Tin khắp nơi – 25/07/2018
Chiến tranh thương mại:
Mỹ cấp 12 tỷ đôla cho nông dân
Chính quyền Trump tiết lộ kế hoạch trợ giúp khẩn cấp 12 tỷ đôla cho nông dân Mỹ bị thiệt hại do cuộc chiến thương mại đang leo thang.
Khoản cứu trợ này nhằm bảo vệ ngành nông nghiệp trong bối cảnh các nước tăng thuế nhắm vào các sản phẩm của Mỹ như đậu nành để đáp trả việc Mỹ áp mức thuế mới.
Hoa Kỳ có kế hoạch trợ giúp tiền cho nông dân và thu mua các loại rau củ không bán được.
‘Chiến tranh thương mại thành hiện thực’
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và kinh tế VN
‘Chiến tranh thương mại từng dẫn đến Thế chiến’
Thoả thuận thương mại với Mỹ ‘quan trọng sau Brexit’
Chính sách thuế mới của Chính quyền Trump khiến nông dân Mỹ bức xúc trong khi họ là nhóm cử tri quan trọng đối với tổng thống.
Hôm 24/7, ông Trump mô tả trên Twitter rằng việc áp thuế là “điều tuyệt vời nhất” – nhằm gây áp lực cho các nước phải thay đổi chính sách đối với hàng xuất khẩu của Mỹ.
Trong một bài diễn văn, ông Trump nói nông dân Mỹ sẽ là “người hưởng lợi lớn nhất” sau khi các quốc gia phải theo thỏa thuận thương mại mới.
Nhưng ngành nông nghiệp Mỹ, có khoảng 20% doanh thu đến từ xuất khẩu, cho biết chính sách thuế mới của tổng thống làm tổn hại đến mức cầu sản phẩm và gây thiệt hại lâu dài cho quan hệ với bên mua.
Giá đậu nành đã giảm hơn 15% kể từ tháng 4/2018, khi Trung Quốc – người mua chính của vụ mùa đậu nành – công bố kế hoạch trả đũa.
“Nông dân cần thị trường ổn định để lên kế hoạch cho tương lai”, Brian Kuehl, giám đốc điều hành tổ chức Nông dân vì Tự do Thương mại, đại diện cho người nuôi heo, trồng bắp và các sản phẩm khác nông nghiệp khác, cho biết.
“Chúng tôi kêu gọi chính quyền hành động ngay lập tức để dừng cuộc chiến thương mại và quay lại mở cửa thị trường mới.”
Việt Nam và chiến tranh thương mại Trung Mỹ
Trump tuyên chiến thương mại với Trung Quốc
Trump có đang thua cuộc chiến thương mại với TQ?
Trump bị cô lập ngày đầu tiên tại G7
TQ vui mừng trước việc Trump đổi ý về ZTE
Các cột mốc về thuế quan
Tháng 3/2018: Mỹ loan báo mức thuế đối với thép và nhôm nước ngoài. Mỹ đã nhập kim loại trị giá khoảng 46 tỷ đôla trong năm 2017.
Tháng 4/2018: Trung Quốc trả đũa việc áp thuế kim loại bằng cách tăng thuế đối với hàng Mỹ trị giá 3 tỷ đôla.
Tháng 6/2018: Chính sách miễn thuế kim loại của Hoa Kỳ đối với EU, Canada và Mexico hết hạn. Ba nước này đáp trả thuế quan đối với các sản phẩm Mỹ trị giá 20 tỷ đôla.
Tháng 7/2018: Hoa Kỳ và Trung Quốc áp mức thuế quan ăn miếng trả miếng đối với hàng nhập khẩu của nhau trị giá 34 tỷ đôla Mỹ.
Kế hoạch tiếp tục áp thuế hàng nhập khẩu trị giá 16 tỷ đôla bị trì hoãn.
Mỹ đang cân nhắc mức thuế bổ sung hơn 200 tỷ đôla đối với các sản phẩm Trung Quốc, cũng như thuế đối với ôtô và phụ tùng xe hơi nước ngoài trị giá hơn 300 tỷ đôla trong giao dịch hàng năm. Canada, Mexico và EU cho biết sẵn sàng đáp trả.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44949069
Ivanka Trump
đóng cửa nhãn hiệu thời trang của mình
Cô Ivanka Trump, ái nữ của Tổng thống Mỹ Donald Trump, quyết định từ bỏ nhãn hiệu thời trang mang tên cô mà đa phần là các sản phẩm quần áo được sản xuất tại Trung Quốc giữa những chỉ trích nhắm vào thân phụ cô vốn chủ trương đưa công ăn việc làm về cho người Mỹ.
Cô Ivanka, cũng là cố vấn cao cấp của Nhà Trắng, nói ‘trọng tâm trước mắt là công việc mà hiện tôi đang làm ở Washington’ và gọi việc đóng cửa công ty của cô là ‘kết cuộc công bằng duy nhất đối với đội ngũ của tôi và các đối tác của tôi’, theo Washington Post.
Những người chỉ trích cho rằng các đợt áp thuế của ông Trump lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc không hề đụng đến các sản phẩm may mặc, vốn chiếm 70% lượng hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ, và giày dép, nhờ đó mà các sản phẩm may mặc và giày dép mang nhãn hiệu Ivanka Trump nhập từ Trung Quốc không bị đánh thuế.
Hàng hóa nhập khẩu của công ty Ivanka Trump, có trụ sở tại Tháp Trump ở New York, đã bị những nhà bán lẻ như Nordstrom loại ra khỏi các kệ hàng của mình do doanh số sụt giảm. Toàn bộ sản phẩm của công ty này, bao gồm quần áo, giày dép và túi xách, đều được sản xuất ở nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, do giá nhân công rẻ. Điều này đi ngược lại khẩu hiệu của ông Trump là tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người Mỹ.
Nhãn hiệu thời trang Ivanka Trump vừa túi tiền dành cho những phụ nữ trẻ, trí thức đã trở thành một vấn đề gây chia rẽ đối với người Mỹ. Những người ủng hộ ông Trump nhiệt thành thì mua để ủng hộ cô Ivanka trong khi những người có tư tưởng tự do thì kịch liệt tẩy chay.
Quyết định đóng cửa là một bất ngờ ngay cả đối với những quan chức của hãng, theo Washington Post. Mới tuần trước, hãng này còn đang thảo luận về việc thực hiện quy trình giám sát các xưởng sản xuất của đối tác ở nước ngoài vốn lâu nay bị trì hoãn.
Cô Ivanka bắt đầu kinh doanh các mặt hàng nữ trang vào năm 2007, và từ đó mở rộng sang giày dép, quần áo và mắt kính. Việc cô mở một cửa hàng tại Tháp Trump ở Manhattan của New York mà cô nói rằng hy vọng sẽ bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng không thông qua các nhà bán lẻ khiến cho một số chuyên gia đạo đức quan ngại rằng đó là một cách để đế chế kinh doanh của ông Trump đánh vào túi tiền của những ủng hộ viên.
Cô Ivanka Trump đã kiếm hơn 5 triệu đô la từ công ty thời trang của cô trong khoảng thời gian từ tháng 1/2016 cho đến tháng 3/2017, theo tiết lộ tài chính hồi năm ngoái. Từ đó, cô đã từ bỏ việc điều hành hoạt động hàng ngày của hãng nhưng vẫn sở hữu công ty mà cô thành lập cách nay 11 năm.
https://www.voatiengviet.com/a/ivanka-trump-dong-cua-nhan-hieu-thoi-trang-cua-minh-/4497993.html
Trump: Nga đang tìm cách hỗ trợ Đảng Dân chủ
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/7 nói ông tin rằng Moscow sẽ cố gắng làm lay chuyển cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ vào tháng 11 tới theo hướng có lợi cho Đảng Dân chủ chứ không phải Đảng Cộng hòa của ông, mặc dù các cơ quan tình báo Mỹ đã kết luận rằng Nga đã can thiệp vào bầu cử Mỹ để hậu thuẫn cho ông Trump vào Nhà Trắng trong cuộc bầu cử hồi năm 2016.
“Tôi hết sức lo ngại rằng Nga đang hết sức cố gắng để tác động đến cuộc bầu cử sắp tới. Dựa trên sự thật là không có Tổng thống Mỹ nào cứng rắn với Nga như tôi, họ sẽ cố sức làm lợi cho những người Dân chủ. Họ hoàn toàn không muốn Trump đâu!” Tổng thống Mỹ viết trên Twitter.
Tuy nhiên ông Trump lại không hề đưa ra bất cứ bằng chứng nào để chứng minh cho những lời ông nói.
Bất chấp việc ông nói rằng ông là Tổng thống Mỹ cứng rắn với Nga nhất từ trước đến nay, hội nghị thượng đỉnh giữa ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 16/7 đã chứng kiến ông Trump né tránh quy trách nhiệm cho Nga can thiệp bầu cử, mà thay vào đó, ông lại lên án các cơ quan tình báo và nước Mỹ nói chung rằng đã ‘ngốc nghếch’ làm tổn hại quan hệ với Nga. Ông Trump đã bị chỉ trích là đứng về phía ông Putin và quay lưng lại với lợi ích của nước Mỹ.
Đảng Dân chủ cần thêm hai ghế nữa là chiếm thế đa số tại Thượng viện (hiện cán cân là 49-51 nghiêng về phía Đảng Cộng hòa) và thêm 23 ghế nữa để nắm quyền kiểm soát Hạ viện. Nếu họ làm được điều này trong cuộc bầu cử giữa kỳ, Đảng Dân chủ có thể chặn đứng hoặc làm chệch hướng phần lớn chương trình nghị sự của Tổng thống Trump. Họ cũng có thể đưa ra các biện pháp giám sát mạnh mẽ hơn của Quốc hội và điều tra kỹ lưỡng hơn về các hành động của chính quyền Trump.
Các quan chức tình báo Mỹ cho biết nước Nga vẫn đang tiếp tục phá hoại bầu cử Mỹ và giờ đây đang nhắm tới cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11. Tuy nhiên, không rõ là Nga có đang hỗ trợ cho Đảng Dân chủ như lời ông Trump nói hay không. Đảng Dân chủ ủng hộ mạnh mẽ việc điều tra hành động Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
Facebook lên kế hoạch
mở văn phòng ở Trung Quốc
Facebook đã được cấp giấy phép mở một văn phòng tại Trung Quốc.
Điều này cho thấy Facebook đang rất nỗ lực xâm nhập vào thị trường béo bở nơi trang mạng xã hội của nó vẫn bị chặn.
Facebook cho biết văn phòng mới sẽ là một “trung tâm hiện đại để hỗ trợ các nhà phát triển, sáng tạo và khởi nghiệp Trung Quốc”.
Nếu mở cửa, thì văn phòng này sẽ là đại diện chính thức đầu tiên của Facebook ở Trung Quốc.
Dữ liệu iCloud của TQ đã về tay Bắc Kinh
Facebook bị phạt nửa triệu bảng Anh
Facebook ‘giúp TQ công cụ kiểm duyệt’
Tuy nhiên, bản đăng ký mở văn phòng đã bị xóa khỏi trang web của chính phủ Trung Quốc, cho thấy có thể một số vấn đề đã xảy ra, tờ New York Times cho biết.
Trung Quốc là thị trường truyền thông xã hội lớn nhất thế giới, nhưng tại đây quyền truy cập vào các trang web như Twitter, Facebook và YouTube đều bị chặn.
Thay vào đó, người dùng Trung Quốc chỉ có thể truy cập các trang mạng xã hội thay thế như Weibo, Renren và YouKu mà chính phủ có thể theo dõi.
Người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg nhiều năm qua đã có nhiều nỗ lực lấy lòng các quan chức Trung Quốc, thậm chí còn học tiếng Quan Thoại.
Công ty con của Facebook đã được đăng ký tại thành phố Hàng Châu phía nam Trung Quốc và được tài trợ với khoản đầu tư 40 triệu đôla, theo thông tin hồ sơ, được Reuters và New York Times nhìn thấy trên trang Thông tin tín dụng doanh nghiệp quốc gia Trung Quốc trước khi thông tin này bị xóa.
Tuy nhiên, theo phóng viên Dave Lee của BBC ở San Fransico, Mark Zuckerberg nói rằng “vẫn còn rất xa để có thể làm bất cứ điều gì” ở Trung Quốc.
Nhưng đây là một sự khởi đầu và là một cơ hội cho Facebook thử nghiệm loại hình kinh doanh ở quốc gia này, nhất là với tình trạng xâm phạm quyền riêng tư.
Các tập đoàn khổng lồ ở Silicon Valley luôn thèm khát thị trường khổng lồ của Trung Quốc, Facebook không phải là một ngoại lệ.
Gần đây nhất, Apple cũng đã chuyển giao toàn bộ thông tin dữ liệu người dùng Trung Quốc cho một đối tác là các doanh nghiệp sở hữu bởi Bắc Kinh.
Điều này gây lo ngại rằng chính quyền sẽ tìm cách lợi dụng nó để xâm phạm quyền riêng tư của người dân.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44948400
Các hãng hàng không Mỹ
thay đổi cách gọi Đài Loan vì sợ TQ phạt
Ba hãng hàng không lớn nhất của Mỹ đã thay đổi cách cách gọi Đài Loan trên trang web của họ để tránh các hình phạt của Bắc Kinh trước hạn chót 25/7.
Hôm 24/7, hãng Reuters cho biết hãng hàng không American Airlines, Delta Air Lines, và United Airlines đã thay đổi cách gọi các sân bay Đài Loan trên trang web của họ. American Airlines đã xác nhận sự thay đổi này trong ngày 24/7.
Hôm 25/7, CNN cho biết American Airlines và Delta đã cập nhật thông tin điểm đến trên trang web của họ, thể hiện rằng các chuyến bay đến “Đài Bắc,” và không đề cập đến từ “Đài Loan.” Trước đó thì hai trang này ghi là các chuyến bay đến “Đài Bắc, Đài Loan.”
Hãng United cũng loại bỏ một số ký hiệu điểm đến “TW” – viết tắt tên tiếng Anh của Đài Loan – trên trang web của hãng, theo CNN.
Reuters ghi nhận hãng Hawaiian Airlines vào chiều 24/7 đã sửa thông tin, khi ghi điểm đến thành phố Đài Bắc thuộc Đài Loan là “Đài Bắc, Đài Bắc” (Taipei, Taipei).
Theo Reuters, Bắc Kinh khen việc thay đổi này là “tích cực.”
Đầu năm nay, Trung Quốc yêu cầu các công ty nước ngoài, và các hãng hàng không nói riêng, không được đề cập đến “Đài Loan” như một lãnh thổ trên trang web. Vào tháng 5, Tòa Bạch Ốc nói yêu cầu của Bắc Kinh là “phi lý.”
Trung Quốc tuyên bố sẽ “tuyệt đối không thương lượng” về đòi hỏi của họ, theo đó buộc các hãng hàng không Mỹ gọi Đài Loan, hòn đảo tự trị, là một phần thuộc lãnh thổ Trung Quốc với hạn chót là ngày 25/7.
Bắc Kinh nhất mực đòi các hãng hàng không quốc tế kể từ ngày 25/7, phải thay đổi cách mô tả Đài Loan trên trang web của mình từ “Đài Loan” thành “Đài Loan, Trung Quốc”.
Đài Loan đã tách ra khỏi Trung Quốc trong cuộc nội chiến năm 1949, tuy nhiên Bắc Kinh vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan, và gần đây đã sử dụng ảnh hưởng kinh tế của mình để cô lập đảo Đài Loan.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng, hôm 24/7 nói rằng Trung Quốc hy vọng chính phủ Mỹ sẽ thúc giục các công ty/doanh nghiệp Mỹ tuân thủ yêu cầu của Trung Quốc.
Người phát ngôn không nói cụ thể Trung Quốc sẽ trừng phạt những hãng hàng không chống đối như thế nào, mà chỉ nói Trung Quốc sẽ “chờ xem.”
Trump: Mỹ sẵn sàng
đạt thỏa thuận thực chất với Iran
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/7 để ngỏ khả năng đàm phán một thỏa thuận giải trừ kho vũ khí hạt nhân của Iran, hai ngày sau khi ông lớn tiếng đe dọa quốc gia này trên Twitter.
“Chúng ta sẽ chứng kiến chuyện gì xảy ra, nhưng chúng ta sẵn sàng đạt được một thỏa thuận thật sự, không phải thỏa thuận mà chính quyền trước đây có được vốn là một thảm họa,” ông phát biểu trong một bài diễn văn trước Đại hội các cựu chiến binh tham chiến ở nước ngoài ở Kansas City.
Một ngày trước đó, Iran đã bác bỏ lời cảnh báo giận dữ của ông Trump rằng Tehran sẽ chịu những hậu quả thảm khốc ‘mà có ít nước nào phải gánh chịu trong suốt lịch sử trước đây’ nếu như họ đe dọa Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã từ chối trả lời trực tiếp câu hỏi liệu ông có quan ngại rằng luận điệu của ông Trump sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và làm gia tăng nguy cơ có tính toán sai.
Tuy nhiên, ông Mattis phát biểu tại một cuộc họp báo ở California đã nêu lên nhiều quan ngại của ông đối với hành động của Iran tại Trung Đông, trong đó có sự ủng hộ của Tehran đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến ở nước này và sự hậu thuẫn đối với các chiến binh Houthi nổi dậy chống lại chính phủ được quốc tế công nhận của Yemen.
“Đã đến lúc Iran phải làm tốt hơn và thể hiện trách nhiệm như là một quốc gia có trách nhiệm. Họ không thể tiếp tục có thái độ vô trách nhiệm như là một tổ chức cách mạng vốn chăm chăm vào việc xuất khẩu khủng bố và làm gián đoạn các nước trong khu vực,” ông Mattis nói.
“Do đó tôi cho rằng Tổng thống đã nói rất rõ rằng họ đang đi sai đường,” ông nói thêm.
Ngoại trưởng Mỹ tin rằng
Bình Nhưỡng đang giải trừ hạt nhân
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng tin tức về việc Bắc Triều Tiên bắt đầu tháo dỡ cơ sở một điểm thử nghiệm hỏa tiễn là ‘nhất quán với cam kết mà Bình Nhưỡng đưa ra tại cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim hồi tháng trước’.
Tuy nhiên, ông Pompeo cũng cho rằng Bình Nhưỡng cần phải đi xa hơn và giải trừ hoàn toàn khi vũ khí hạt nhân của họ.
Ông Pompeo đã đưa ra phát biểu này sau cuộc gặp với người tương nhiệm Úc ở California. Ông nói rằng Mỹ đã áp lực Bắc Triều Tiên cho phép các thanh sát viên vào kiểm tra trên thực địa khi địa điểm thử nghiệm có tên là Sohae được tháo dỡ và điều này cũng ‘nhất quán’ với cam kết của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un với Tổng thống Mỹ Donald Trump khi hai ông gặp nhau ở Singapore hồi tháng 6.
Trong khi đó, phát biểu tại một hội nghị của cựu chiến binh Mỹ ở Kansas City, ông Trump nói rằng ông hy vọng rằng hài cốt của những binh sỹ Mỹ tử trận trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 sẽ sớm được phía Triều Tiên trao trả. Đây cũng là một thỏa thuận giữa hai nhà lãnh đạo nhưng tốc độ thực thi từ cuộc gặp thượng đỉnh đến nay rất chậm chạp.
“Như quý vị đã biết chúng tôi đang làm việc để hồi hương hài cốt các chiến hữu của quý vị – những người đã bỏ mình cho Hàn Quốc,” ông Trump nói. “Tôi hy vọng rằng những người chiến sỹ đã ngã xuống này sẽ mau chóng được trở về quê hương để yên nghỉ trên đất Mỹ.”
Viện nghiên cứu chiến lược ‘38 vĩ độ Bắc’ có trụ sở ở Washington hôm 23/7 cho biết các hình ảnh vệ tinh chụp được của Trạm phóng Vệ tinh Sohae hồi tuần trước cho thấy Bắc Triều Tiên đã bắt đầu tháo dỡ một tòa nhà được dùng để lắp ráp các phương tiện phóng vào không gian và trạm thử nghiệm động cơ tên lửa ở gần đó vốn được dùng để phát triển các động cơ sử dụng nhiên liệu lỏng cho tên lửa đạn đạo và các phương tiện phóng vào không gian.
Một báo cáo của viện nghiên cứu này cho biết đây là bước đi đầu tiên của Bình Nhưỡng trong việc hoàn thành một cam kết trong cuộc gặp thượng đỉnh và là một bước đi xây dựng lòng tin quan trọng giữa những câu hỏi ngày càng tăng về sự sẵn sàng của Bắc Triều Tiên để từ bỏ chương trình hạt nhân của nước này.
Các quan chức của chính quyền Trump vẫn luôn cho rằng Bắc Triều Tiên cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên Bình Nhưỡng không hề nói rõ họ sẽ tiến hành việc này như thế nào.
Ngoài ra, Bình Nhưỡng dường như cũng đang tìm cách kéo dài các cuộc đàm phán về việc hồi hương hài cốt của binh sỹ Mỹ. Hôm 18/7, ông Pompeo cho biết đã có tiến triển trên vấn đề này và ông cho rằng đợt trao trả đầu tiên sẽ được thực hiện trong vòng một vài tuần tới.
ZTE, yếu tố chính trị
trong cuộc đọ sức kinh tế Mỹ-Trung
Nộp phạt và nhất là chấp nhận để một ủy ban của Mỹ giám sát trong 10 năm : cái giá tập đoàn mũi nhọn Trung Quốc ZTE phải trả để tiếp tục hoạt động tại Hoa Kỳ. Cuộc đọ sức với chính quyền Mỹ chính thức khép lại sau nhiều màn gay cấn. Bài toán thêm phức tạp khi bên cạnh các yếu tố về luật lệ và kinh doanh, còn là cả một mảng an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Hơn 500 khách hàng của ZTE hiện diện tại 140 quốc gia có thể thở phào nhẹ nhõm sau quyết định của chính quyền Trump ngày 13/07/2018, cho phép tập đoàn công nghệ viễn thông này hoạt động trở lại bình thường. Ba tháng trước, viện cớ đại tập đoàn Trung Quốc này đã vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran và Bắc Triều Tiên, Washington cấm các công ty Hoa Kỳ cung cấp trang thiết bị cho ZTE trong vòng 7 năm. ZTE bị đe dọa khai tử.
Đích thân chủ tịch Tập Cận Bình can thiệp, yêu cầu tổng thống Mỹ xét lại quyết định phạt con chim đầu đàn ngành công viễn thông và thông tin này của Trung Quốc. Washington và Bắc Kinh tiến hành đàm phán cho tới khi Nhà Trắng quyết định « tha » cho ZTE. Hãng này năm 2017 đã bán ra 46 triệu chiếc điện thoại thông minh, đứng hạng thứ 7 trong số các nhà cung cấp smartphone của thế giới.
Phải chăng nguyên thủ Mỹ động lòng trắc ẩn, muốn bảo vệ công việc làm cho 75.000 nhân viên của ZTE -20.000 trong số đó làm việc ở các chi nhánh ngoài Hoa Lục ? Hay do Nhà Trắng biết rằng khai tử một đại tập đoàn mà có tới 30 % linh liện điện tử nhập của nước ngoài, chủ yếu là của Mỹ, sẽ ảnh hưởng mạnh tới hoạt động của thung lũng công nghệ cao Silicon Valley ? Nhà tỷ phú Donal Trump liệu có quan tâm tới quyền lợi của ngân hàng JP Morgan và quỹ đầu tư BlackRock, theo thứ tự là cổ đông đứng hạng thứ 2 và 3 của ZTE ? Hay ZTE là lá chủ bài để Donald Trump mặc cả những chuyện gì khác nữa với Tập Cận Bình ? Biết đâu ZTE là con ngựa thành Troie để công nghệ Mỹ theo dõi công nghệ Trung Quốc ?
Ngần ấy câu hỏi chưa thể giải đáp, nhưng trước hết mời quý thính giả cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa nhìn lại chuyện dài nhiều tập giữa một ông khổng lồ của công nghệ mũi nhọn Trung Quốc với hai chính quyền Mỹ liên tiếp, bởi cuộc đọ sức này đã khai mào từ năm 2012, dưới chính quyền Obama.
Nguyễn Xuân Nghĩa :Công ty Tân Trung Hưng tại Thâm Quyến của tỉnh Quảng Đông, mà cả thế giới gọi theo Anh ngữ là ZTE có một quy chế đặc biệt, là một doanh nghiệp có vốn của nhà nước Bắc Kinh, nhưng lại do tư nhân quản trị. Quy chế hỗn hợp đó còn che giấu bản chất lưỡng thể là phục vụ hai mục tiêu dân sự lẫn quân sự vì các cơ quan nhà nước Bắc Kinh làm chủ phần vốn lại liên hệ đến lãnh vực an ninh, đến không gian điện toán mà tôi gọi là điện não và khu vực kỹ thuật cao. Vì vậy, đằng sau các yếu tố luật lệ hay kinh doanh, chúng ta còn nên thấy yếu tố an ninh.
Với quy chế là công ty cổ phần hữu hạn, có cổ phiếu giao dịch trên các thị trường Thâm Quyến và Hồng Kông, ZTE hoạt động trong ba lãnh vực là phát triển mạng dẫn điện tử, thiết bị đầu dẫn và viễn thông, nhưng sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ chiến lược như trang bị vô tuyến, tổng đài, cáp quang, nhu liệu viễn thông, điện thoại di động và có thị trường tỏa rộng tại 140 quốc gia. ZTE chỉ thua tập đoàn Huawei hay Hoa Vi về sản xuất điện thoại và là mũi nhọn về công nghệ cao của Trung Quốc, có khả năng theo dõi mọi người trên không gian điện não. Khốn nỗi đại gia này vẫn cần nhập cảng nhiều cơ phận quan trọng từ Hoa Kỳ.
Tháng 3/2017 ZTE nhận tội và bị bộ Thương Mại phạt một tỷ 190 triệu đô la vì bán kỹ thuật của Mỹ cho Bắc Hàn và Iran khi hai xứ này bị lệnh cấm vận. Nhưng sau đó, ZTE còn thăng thưởng chứ không kỷ luật các nhân viên vi phạm, nên ngày 19/04/2018 Hoa Kỳ cấm các doanh nghiệp Mỹ bán hàng cho ZTE trong bảy năm. Ngoài khoản tiền phạt kỷ lục, việc cấm vận ấy mới là đòn sinh tử. Có lẽ quyết định ấy khiến Tổng bí thư Tập Cận Bình liên lạc với Trump để xin giảm án cho ZTE bằng cách cho doanh nghiệp Mỹ vẫn bán hàng cho ZTE.
Quan hệ môi hở răng lạnh giữa ZTE và các doanh nghiệp Mỹ
Nguyễn Xuân Nghĩa : Ông Trump nêu ra một lý do quá phi lý nên khó tin, là để 75.000 nhân viên ZTE khỏi mất việc, trong khi ông đang tranh đấu để tạo thêm việc làm cho dân Mỹ và vừa mở ra một trang mới trong mâu thuẫn mậu dịch với Bắc Kinh. Sự thể có khi rắc rối hơn vậy vì ta không quên yếu tố an ninh lồng trong kinh tế.
Quyết định mới do tổng trưởng Thương Mại Wilbur Ross thông báo gồm các chi tiết sau đây : các doanh nghiệp Mỹ được bán cơ phận cho ZTE; nhưng công ty phải nộp phạt một tỷ đô la; ký thác 400 triệu để dự phòng nhiều khoản phạt khác sau này; trong tổ chức quản trị của ZTE phải có một ủy ban của người Mỹ để theo dõi và ngăn ngừa tái phạm luật kiểm soát xuất cảng; ủy ban sẽ định kỳ báo cáo về bộ Thương Mại Hoa Kỳ trong suốt 10 năm tới. Lý luận của chính quyền Trump là việc giảm án đó đáp ứng ba yêu cầu, thứ nhất tạm cho công ty Mỹ bán hàng cho ZTE với điều kiện, thứ hai là thêm ký thác dự phòng tái phạm và thứ ba, về an ninh thì đã có nhân viên Mỹ kiểm soát ngay trong công ty ZTE.
Đúng, sai trong quyết định của chính quyền Trump
Nguyễn Xuân Nghĩa : Tôi thích truyện trinh thám gián điệp vì tính sáng tạo. Khi biết ZTE là gì, có những ai ở đằng sau, Hoa Kỳ kiểm soát ngay các cơ phận doanh nghiệp bán qua đó và còn có nhân viên theo dõi từ bên trong. Nghĩa là Mỹ cấy cả người và vật trong một doanh nghiệp mũi nhọn của Bắc Kinh. Vì vậy, ta chưa biết mèo nào sẽ cắn mỉu nào trong thế giới kỹ thuật kỳ ảo mà Trung Quốc đòi vượt Mỹ, trong khi ZTE bị điêu đứng vì khoản tiền phạt làm cổ phiếu có lúc mất giá tới 25% và doanh lợi sẽ sụt phân nửa.
Tuy nhiên, Quốc Hội Mỹ lại nghĩ khác. Thứ nhất, họ cho là hành pháp có quá nhiều quyền hạn về ngoại thương nên chính quyền Trump mới tự ý quyết định khi xiết khi thả vì lý do an ninh. Hôm 18/07/2018, Thượng Viện Mỹ biểu quyết với đa số 88-11 một thủ tục khẳng định vai trò của Quốc Hội trong các quyết định thương mại liên quan tới an ninh. Nhưng thủ tục ấy vô quyền vì không có giá trị cưỡng hành. Khó thu hẹp thẩm quyền của Hành pháp, hai viện đang dùng ngón võ rất Mỹ, là chỉ chuẩn chi ngân sách quốc phòng nếu việc cấm vận, là cấm doanh nghiệp Mỹ bán hàng cho ZTE, được tái lập toàn phần hay một phần. Hai viện đưa ra hai đề luật sẽ thống nhất làm một mà đáng chú ý trong chuyện này là vài nghị sĩ Cộng Hòa lại vận động việc cấm đoán doanh nghiệp Mỹ để phong tỏa ZTE. Hóa ra trận đánh về thương mại không chỉ bùng nổ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mà còn leo thang trong chính trường Mỹ và ngay trong đảng Cộng Hòa của ông Trump. Chuyện ZTE chỉ là một phần của hiện tượng Hoa Kỳ Dị mà thôi.
Quyết định « tha » hay « phạt » ZTE bao gồm cả vế kinh tế, chính trị, lẫn chiến lược. Thuần về kinh tế, Mỹ khó có thể buông Trung Quốc khi mà các công ty nước này tiêu thụ đến 45 % bọ điện tử của thế giới và là một khách hàng quan trọng của các tập đoàn điện tử Mỹ.
Về phương diện chính trị, chính Donald Trump giữa tháng 4/2018 đã nêu lý do an ninh quốc gia để phạt các tập đoàn nước ngoài, tố cáo Trung Quốc « ăn cắp công nghệ » của Mỹ. Chỉ một tháng sau, cũng ông Trump bắt đầu đổi ý. Theo tiết lộ của báo kinh doanh BusinessInsider ấn bản ngày 16/05/2017, ba ngày trước khi Washington và Bắc Kinh đạt được một thỏa thuận về nguyên tắc liên quan đến tập đoàn ZTE, một ngân hàng thương mại Trung Quốc đã đồng ý cấp tín dụng 500 triệu đô la cho một dự án tại Jarkarta. Chủ dự án đó chính là đế chế Trump Organization.
Sau cùng có một số các chuyên gia cho rằng, Donald Trump đã phơi bày ra ánh sáng những nhược điểm của mô hình phát triển Trung Quốc và đó lại càng là động cơ để Bắc Kinh tăng tốc đầu tư vào công nghệ mũi nhọn, thông minh nhân tạo hay công nghệ viễn thông …
Ở Bắc Kinh ông Tập Cận Bình không điều hành đất nước một cách ồn ào như Donald Trump.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180724-zte-yeu-to-chinh-tri-trong-cuoc-do-suc-kinh-te-my-trung
IS nhận trách nhiệm vụ xả súng ở Toronto
Hôm 25/7, Nhà nước Hồi giáo (IS) đã tuyên bố đã thực hiện vụ xả súng ở thành phố Toronto của Canada hôm Chủ nhật 22/7 làm 2 người chết và 13 người bị thương, hãng tin Reuters trích nguồn tin của mạng lưới AMAQ thuộc nhóm IS cho biết.
Kẻ tấn công “là một chiến binh của IS và thực hiện cuộc tấn công để đáp lời kêu gọi nhắm mục tiêu vào công dân của các quốc gia liên minh”, một tuyên bố của nhóm IS cho biết.
Tuy nhiên nhóm IS không cung cấp thêm chi tiết hoặc bằng chứng cho tuyên bố này.
Nghi can được xác định danh tánh là Faisal Hussain, cư dân Toronto, 29 tuổi. Người đàn ông này bị tố cáo bắn 15 người, giết chết 2 người trên một con phố sầm uất ở Toronto cuối ngày 22/7. Hung thủ đã chết.
https://www.voatiengviet.com/a/is-nhan-trach-nhiem-vu-xa-sung-o-toronto/4498988.html
Cháy ở Hy Lạp: Ít nhất 74 người chết,
“lửa đuổi tận đến biển”
Những người sống sót sau đám cháy rừng giết chết ít nhất 74 người ở Hy Lạp nói ngọn lửa bỏng rát và tàn khốc như “bị súng phóng hỏa bắn vào người”.
“Các ngọn lửa đuổi theo chúng tôi đến tận biển,” một nạn nhân nói.
Trong khi đó, thi thể của 26 người lớn và trẻ em dường như đã chết khi ôm lấy nhau đã được tìm thấy gần biển.
Lào: Vỡ đập thủy điện, hàng trăm người mất tích
Cháy rừng California: Số người chết vẫn gia tăng
Trong khi cuộc tìm kiếm những người mất tích tiếp tục, một trang web đã được thiết lập để giúp người nhà tìm kiếm những người thân bị mất tích.
Hàng trăm nhân viên cứu hỏa đã phải chiến đấu với ngọn lửa bị gió thổi lên tới 100 km/h và đã tàn phá ngôi làng ven biển Mati, nhấn chìm nhiều ngôi nhà và xe cộ.
Mati nằm trong khu vực Rafina, nơi nổi tiếng với khách du lịch địa phương, đặc biệt là những người nghỉ hưu và trẻ em tham dự các trại hè.
Một số con đường và các tuyến đường sơ tán bị chặn bởi đám cháy và một số video clip cho thấy nhiều người lái xe máy lái qua làn khói dày để chạy thoát khỏi khu vực.
Một người sống sót, Nikos Stavrinidis, nói với ABC News rằng mặc dù có điều hòa không khí trong xe, ông vẫn có thể cảm thấy sức nóng ở bên ngoài khi đi trên đường cao tốc.
“Chúng tôi đang lái xe dọc theo con đường đi vào làn khói, sau đó đột nhiên một ngọn lửa bất ngờ thổi vào một bên xe.”
“Tất cả các ngôi nhà trên ngọn đồi bên cạnh đường cao tốc đã hoàn toàn bị thiêu rụi,” ông Stavrinidis nói.
Dimitri Piros, giám đốc dịch vụ y tế cho Ekav, dịch vụ xe cứu thương trên toàn quốc ở Hy Lạp, nói rằng nhiều người đã bị thương rất nặng vì tốc độ di chuyển của ngọn lửa.
Đây là thảm hoạ hỏa hoạn tồi tệ nhất của Hy Lạp kể từ năm 2007, khi hàng chục người thiệt mạng ở bán đảo Peloponnese phía nam.
Thủ tướng Alexis Tsipras cũng tuyên bố tổ chức tang lễ quốc gia 3 ngày.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44948399
Hy Lạp để tang nạn nhân chết
trong các đám cháy rừng
Thứ Tư 25/7, Hy Lạp để tang để tưởng nhớ các nạn nhân giữa lúc các toán cấp cứu tiếp tục kiểm soát các nhà cửa và xe cộ bị cháy nám trong những đám cháy rừng có tốc độ di chuyển nhanh đã giết chết ít nhất 80 người.
Thủ Tướng Hy Lạp Alexis Tsipras hôm thứ Ba tuyên bố 3 ngày để tang trên toàn quốc.
Hỏa hoạn hoành hành dữ dội nhất ở gần cảng Rafina, kế cận Athens, nhiều người đã chạy về hướng các bờ biển và nhảy xuống biển để thoát thân. Tàu thuyền đã sơ tán được hơn 700 người.
Gần 200 người đã được đưa vào các bệnh viện để điều trị, phần lớn là những vết bỏng.
Hiện chưa có một số liệu chính thức về số người mất tích.
Gió giật mạnh đã giúp các đám cháy lan rộng nhanh chóng trong các điều kiện thời tiết khô hạn.
Các nhà dự báo thời tiết trông đợi sẽ có một lượng mưa nhỏ đổ xuống khu vực trong ngày thứ Tư, giữa lúc các đội cứu hỏa tiếp tục tìm cách dập tắt các đám cháy.
https://www.voatiengviet.com/a/hy-lap-de-tang-nan-nhan-chay-rung/4498992.html
Nhân chứng hiếm hoi của nhà tù Gulag qua đời
Một trong những nhân chứng hiếm hoi sống sót sau khi bị giam giữ trong hệ thống nhà tù Gulag khét tiếng dưới thời Stalin đã qua đời ở tuổi 89 ở miền viễn đông Nga.
Ông Vasily Kovalyov, từng bị giam giữ trong nhà tù lạnh giá và bị tra tấn một cách tàn bạo, qua đời hôm 23/7.
Ông rất có khả năng là tù nhân cuối cùng của nhà tù Gulag ở vùng Magadan.
Andrei Sakharov và trái bom ‘thần thánh’ của Liên Xô
Mikhail Gorbachev có ân hận vì để mất Liên Xô?
‘Nhiều người Nga còn lưu luyến Liên Xô’
‘Các anh không thể giết được tôi’
Theo Vesma, Vasily Kovalyov sinh vào năm 1930, ở một ngôi làng ở vùng Odessa, may mắn thoát chết khi 11 tuổi vì tham gia phá các xe tăng của Đức trong cuộc chiến Xô-Đức (1941-1945). Nhưng đến 1950, ở tuổi 20, ông bị kết tội chống lại chủ nghĩa Xô Viết, theo Điều 58 Luật hình sự của Liên Xô.
Một thanh kiếm cũ mà ông dùng để cắt rau sau nhà đã được dùng để làm bằng chứng kết tội ông.
Đầu tiên Kovalyov bị đưa đến đến Norilsk, ở Cực Bắc của Nga, nơi ông tụ tập được một nhóm các tù nhân để chuẩn bị cho cuộc nổi dậy.
Nhưng ông bị phản bội, và sau đó bị chuyển đến Kolyma, một hệ thống trại lao động cực kỳ khắc nghiệt ở phía bắc Magadan.
Năm 1954, ông và hai tù nhân khác trốn thoát và trú ẩn trong một hầm mỏ. Cả ba cũng chuẩn bị một cuộc nổi dậy vũ trang, nhưng Kovalyov lại một lần nữa bị phản bội.
Ai đó đã báo cho các lính canh, khiến ông và hai tù nhân khác bị truy bắt.
“Những người thợ mỏ biết địa điểm trong và ngoài hầm mỏ đã đi cùng với [lính canh] và nói rằng chúng tôi sẽ không thể chịu được lớp băng vĩnh cửu ở đó không quá một tuần,” ông nói với tờ Vesma.
“Chúng tôi đã ở đó năm tháng, dưới lòng đất, trong bóng tối, với cái đói. Sau ba tháng chúng tôi đã ăn tất cả thức ăn chúng tôi có, và cuối cùng chúng tôi đã phải nhai gỗ bào.”
Ông nói họ cuối cùng đã tìm ra cách đào một con đường xuyên qua lớp băng vĩnh cửu và khi ra được bên ngoài, họ “nửa mù, giống như những con chuột chũi”.
Nhưng đó là phút giây tự do ngắn ngủi vì khi họ đến một thị trấn gần đó, tất cả lại bị bắt.
Để trừng phạt, ông Kovalyov kể lại, các lính canh thả một con chó chăn cừu lớn vào phòng nhốt chung với ông.
“Nó nhảy bổ vào tôi, nhưng tôi đã có đinh tán kim loại trên ủng của mình, và tôi đá nó xuống. Tôi không để cho nó nhổm dậy, tôi lao vào nó, nhắm vào cổ họng của nó và cắn. Sau đó tôi nghe thấy một tiếng gãy, con chó rùng mình rồi chết,” Kovalyov kể lại.
Sau đó ông bị đánh đập, tra tấn và tống vào một phòng giam, nơi ông cố nhỏm dậy và hét: “Các anh không thể giết tôi!”
Kovalyov bị đánh bất tỉnh, và tống vào trong một phòng giam lạnh giá, không máy sưởi.
Stalin: tư tưởng độc tài gia đình bất hạnh
Tranh cãi về ‘Di chúc Lenin muốn loại Stalin’
Những chuyện nực cười trong cái chết của Stalin
Ông kể người bị giam buồng bên cạnh đã không thể chịu nổi cái lạnh buốt xương. đã dùng một chiếc thìa nhọn tự đâm vào bụng, với dòng chữ bằng máu trên tường: “Lao động trên toàn thế giới, hãy đoàn kết!”
Nhưng người này được cứu chữa, khâu lại vết thương và bị quăng lại chính căn phòng đó, Kovalyov kể với Vesma.
Hàng triệu người đã chết dưới sự cai thế độc tài của Joseph Stalin – bị trục xuất, bỏ đói, bị ép tập thể hóa, bị hành quyết và bị giam giữ.
Những nỗi kinh hoàng của Kovalyov vạch trần sự thanh trừng mà Đảng Cộng sản Liên Xô và chính quyền đã tiến hành.
Không thể tha thứ
Kovalyov được thả vào 1957, sau khi người kế nhiệm Stalin, Nikita Khrushchev tuyên bố ân xá các tù nhân Gulag, thời kỳ hậu-Stalin.
Ông vẫn ở Magadan, nơi ông làm kỹ sư máy sưởi và cuối cùng qua đời hôm thứ Hai vì một cơn đau tim.
Theo Vesma, “ngay cả trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông ấy không bao giờ quên những gì Liên Xô đã làm với hàng triệu người, những người phải trải qua các trại cải tạo lao động, đánh mất những năm tháng đẹp nhất, sức khỏe và cả cuộc đời họ ở đó.”
“Ông ấy kể lại chuyện ông ấy quay trở lại vùng Odessa, nơi ông gặp lại những người đã bắt giam ông. Ông đã không tha thứ cho họ. Sự tàn nhẫn và tra tấn tại những nhà tù đó đã dạy ông cách để tồn tại, và cùng lúc đó ông vẫn là một con người.”
Có rất ít tù nhân ở Kolyma dưới thời Stalin còn sống, một nhà sử học Nga nói với BBC.
Alyona Kozlova, giám đốc ở Trung tâm lưu trữ Tưởng niệm nói “Tôi biết ba người ở Moscow, và có khả năng ông ấy là người cuối cùng ở Magadan.”
Nhưng khoảng 4 triệu người từng sống dưới thời Liên Xô cũ, và từng bị giam giũ trong các nhà tù của Stalin, vẫn còn sống đến ngày hôm nay.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44948401
Ukraina-Syria : Trọng tâm hội đàm
giữa Macron và Lavrov tại Elysée
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian ngày 24/07/2018 đã tiếp ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov và chỉ huy trưởng lực lượng Nga Valery Guerassimov tại điện Elysée. Hai chủ đề chính của cuộc hội đàm là xung đột tại Ukraina và Syria.
Theo AFP, cuộc gặp ngoài khuôn khổ thông thường và không được báo trước này diễn ra theo yêu cầu của tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi hội đàm với đồng nhiệm Pháp vào cuối tuần trước. Trước khi sang Paris, hai quan chức Nga đã gặp thủ tướng Đức Angela Merkel và ngoại trưởng Heiko Maas tại Berlin, thủ tướng Benjamin Netanyahu tại Israel vào ngày 23/07.
Đức và Pháp đỡ đầu cho tiến trình đàm phán hòa bình tại Syria và Ukraina, hiện đang rơi vào ngõ cụt. Về tình hình Syria, Matxcơva cho biết một trong những chủ đề được đề cập là « việc hồi hương di dân » Syria trốn chạy sang các nước Liban, Jordani, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức.
Trong khi đó tại Syria, có ít nhất 50 người chết và 78 người bị thương trong loạt tấn công tự sát tại thành phố Sweida và vùng ngoại ô, phía tây nam Syria. Theo bản tin ngày 24/07 của Al Manar, kênh truyền hình của Hezbollah, ba kẻ đánh bom tự sát đã bị chính quyền bắn hạ.
Ngoài ra, hãng thông tấn Sana của Syria cho biết tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tấn công vào ba ngôi làng khác ở phía đông bắc thành phố Sweida khiến nhiều người chết và bị thương song không nêu con số cụ thể.
http://vi.rfi.fr/phap/20180725-ukraina-syria-trong-tam-hoi-dam-giua-macron-va-lavrov-tai-elysee
Macron nhận trách nhiệm vụ bê bối của vệ sĩ
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói ông là ‘người duy nhất chịu trách nhiệm’ trong vụ việc vệ sĩ riêng của ông đánh đập người biểu tình. Scandal này đã leo thang trở thành bê bối chính trị lớn nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Macron cho đến nay.
Đây là lần đầu tiên ông Macron lên tiếng sau một tuần im lặng kể từ khi đoạn băng được báo chí tung ra ghi lại cảnh Alexandre Benalla, vệ sĩ thân cận của ông, đội mũ bảo hiểm của cảnh sát đánh đập mạnh tay người biểu tình trong ngày Quốc tế Lao động 1/5 tại Quảng trường Contrescarpe ở thủ đô Paris.
Vụ việc đã khiến dư luận nước Pháp sục sôi do ông Benalla không có phận sự gì tại khu vực xảy ra biểu tình nhưng lại mang theo trang bị của cảnh sát và do thái độ phản ứng khá nhẹ nhàng của ông chủ Điện Élysée mà những người chỉ trích cho rằng ông đang bao che cho thuộc cấp. Phe đối lập đã liên tục chất vấn chính phủ trong khi Quốc hội Pháp cũng phải hoãn lại phiên họp về dự luật cải tổ Hiến pháp.
“Những gì xảy ra vào ngày 1/5 là nghiêm trọng. Và đối với tôi đó là một sự thất vọng, sự phản bội. Không có ai, không có bất kỳ ai thân cận với tôi hay nằm trong nội các của tôi được bao che hay thoát khỏi sự trừng phạt của quy định, của luật pháp nền Cộng hòa, của quyền của tất cả công dân,” ông Macron được tờ Le Monde dẫn lời phát biểu hôm 24/7 trước các nghị sỹ và các bộ trưởng của Đảng Cộng hòa Tiến bước (LREM) của ông tại một sự kiện do Đảng này tổ chức tại Ngôi nhà Mỹ Latin ở Paris nhân kết thúc một kỳ họp của Quốc hội.
“Nếu mọi người tìm kiếm người chịu trách nhiệm, người chịu trách nhiệm duy nhất thì đó là tôi và chỉ có tôi mà thôi,” ông Macron nói. “Chính tôi là người đã tin tưởng Alexandre Benalla.”
Trước đó, đối diện với các câu hỏi chất vấn của lưỡng viện Quốc hội hôm 24/7, Thủ tướng của ông Macron là ông Édouard Philippe đã biện hộ cho cách xử lý khủng hoảng của Điện Élysée. “Vụ việc Benalla chỉ là một sai lầm cá nhân chứ không phải là một vấn đề của nhà nước,” ông Philippe phát biểu trước Quốc hội.
Sau khi vụ việc của Benalla xảy ra, người cận vệ này đã bị đình chỉ chức vụ trong hai tuần – một hình phạt mà những người chỉ trích cho rằng không tương xứng với hành động của ông ta. Mãi đến ngày 20/7, ông Macron mới quyết định sa thải Benalla.
Tờ Le Monde, tờ báo đã tung ra đoạn video này, cho rằng chính quyền của ông Macron ‘đã bao che cho Benalla’ chỉ vì người này nằm trong số những người tín cẩn nhất của ông Macron.
Tổng thống Macron lâu nay vẫn chủ trương tập trung quyền lực vào tay ông, tức là ông thích làm việc với những người thân tín, để thực hiện mục tiêu là cải cách đất nước hiệu quả và không vấp phải cản trở. Tuy nhiên, vụ việc Benalla đã khiến uy tín của chính phủ của ông bị tổn hại.
Quản lý nhà xã hội,
bài toán khó cho chính quyền Paris
Paris là một trong những thành phố có giá nhà đắt đỏ vào bậc nhất thế giới. Đa phần người dân thuê nhà chứ không phải chủ sở hữu. Từ vài chục năm trở lại đây, nhà xã hội (nhà HLM) là điều mơ ước của những người không đủ điều kiện để thuê nhà của tư nhân theo giá thị trường. Hiện ở Paris có 200.000 căn hộ HLM, chiếm 20% số nhà ở tại thành phố này, ngoài ra phải kể tới 120.000 người đã nộp hồ sơ và đang chờ tới lượt thuê.
Trung bình, giá thuê nhà xã hội chỉ thấp bằng ½ giá thị trường. Vì thế, tiêu chí chính để được thuê nhà xã hội là mức thu nhập. Tuy nhiên, mọi chuyện không chỉ đơn giản có vậy. Thời gian chờ đợi trung bình từ khi nộp hồ sơ cho đến khi được thuê nhà xã hội là 3-3,5 năm. Thời gian chờ đợi 5-6 năm cũng không phải quá hiếm, thậm chí có người phải chờ tới gần 10 năm mà vẫn « chưa tới lượt ». Trong một số khu phố được coi là « đẹp » ở Paris, chẳng hạn ở phố Poliveau, quận V, một căn hộ nhỏ 2 phòng có tới 637 người đăng ký thuê.
Trong khi « cung không đủ cầu », thì vào đầu năm 2017, Thẩm Kế Viện (Cour des Comptes) lại nói tới tình trạng chệch hướng trong quản lý nhà xã hội. Trả lời phỏng vấn trên đài France 5, kinh tế gia Pascal Perri giải thích : « Thẩm Kế Viện đã khẳng định những điều mà chúng ta vẫn biết qua thăm dò ý kiến tại các địa phương. Đó là có nhiều người ở nhà xã hội lại có thu nhập vượt quá tiêu chuẩn dành cho người được ở nhà HLM, bởi vì thu nhập của họ đã tăng sau khi họ chuyển đến ở đó. Trên lý thuyết, hợp đồng thuê nhà xã hội là hợp đồng trọn đời, có nghĩa là một khi họ vào ở trong các khu nhà xã hội, họ sẽ ở lại đó mãi. Có nhiều người chuyển đến đó khi họ có đông con cái, rồi sau đó con cái họ lớn dần lên và chuyển đi ở nơi khác.
Trong những trường hợp đó, phải xem xét lại điều kiện của họ, phải tính đến số người sinh sống thực trong hộ gia đình đó và quy mô của căn hộ. Nhưng người ta lại không làm như vậy. Chính vì thế mà giờ chúng ta thấy có những người hơn 60 tuổi sống một mình trong những căn hộ HLM hay những nhà chỉ còn có hai vợ chồng nhưng sống trong căn hộ có tới 4-5 phòng mà họ đã sống suốt 25-30 năm qua. »
Tình trạng người ở nhà xã hội trong khi có thu nhập cao đặc biệt nhiều ở Paris : 23% số hộ ở nhà xã hội cho dù đã có thu nhập cao so với tỉ lệ 10% tên toàn nước Pháp. Chẳng hạn, cặp dân biểu đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (La France Insoumise) Alexis Corbière và Raquel Garrido sống trong căn hộ 80m2, 4 phòng, tại một khu nhà xã hội quận 12, với giá thuê nhà chỉ có 1.200 euro/tháng. Khi thuê căn hộ này vào năm 2003, ông Alexis Corbière là giáo viên, có 2 con, thu nhập của ông là khoảng 29.000/năm, đủ tiêu chuẩn thuê nhà xã hội. Nhưng vấn đề là hiện nay thu nhập của vợ chồng ông lên tới 14.000 euro/tháng, cao gấp nhiều lần so với ngưỡng thu nhập tối đa 30.000 euro/năm để được thuê nhà xã hội.
Thực ra, để khắc phục tình trạng như của gia đình dân biểu Alexis Corbière và Raquel Garrido, chính quyền Paris đã đề ra vài biện pháp. Ông Ian Brossat, trợ lý phụ trách nhà ở cho thị trưởng Paris Anne Hidalgo, giải thích là từ nay hàng năm, những hộ ở nhà xã hội phải thông báo thu nhập cho cơ quan quản lý nhà xã hội. Nếu thu nhập cao hơn quy định 20%, ngoài tiền thuê nhà, họ phải trả thêm một khoản phí chênh lệch, nếu thu nhập vượt quá 50% so với quy định để ở nhà xã hội, họ có 18 tháng để chuyển ra khỏi các khu nhà HLM. Paris đã xác định 500 hộ ở trường hợp nói trên và yêu cầu họ chuyển đi nơi khác sống.
Nhưng ông Ian Brossat cho biết thêm là quy định này không áp dụng với những người trên 65 tuổi, cho dù thu nhập của họ có cao đến mấy đi chăng nữa. Quyết định này bị coi là bất cập, điển hình là với trường hợp của ông Jean-Pierre Chevènement, 77 tuổi, từng là bộ trưởng, dân biểu, thượng nghị sĩ và thị trưởng, ông được hưởng lương hưu rất cao, sở hữu hai căn hộ cho thuê ở ngoại ô, nhưng vẫn được tiếp tục sống trong một căn hộ HLM ở quận V, Paris với giá thuê nhà 2.000 euro so với giá 3.500 euro nếu thuê nhà tư nhân theo giá thị trường.
Do vậy, Thẩm Kế Viện Pháp đã đề nghị thay đổi quy định theo đó hợp đồng thuê nhà xã hội chỉ là « hợp đồng tạm thời », để cơ quan quản lý có thể định kỳ đánh giá lại xem người thuê nhà xã hội có đủ tiêu chuẩn ở tiếp hay không.Kinh tế gia Pascal Perri giải thích thêm : « Từ giờ, cơ quan quản lý nhà xã hội chỉ cho quý vị thuê nhà với thời hạn 5 năm sau khi đánh giá thu nhập và nhu cầu của quý vị. Và sau 5 năm nữa, họ sẽ xem xét lại. Đây là một ý rất hay, cho phép quay vòng nhà xã hội. Khi chúng tôi so sánh nhà của tư nhân cho thuê và nhà xã hội, hệ số quay vòng thay đổi từ 0-4, nhà tư nhân quay vòng rất nhanh, trong khi người thuê nhà xã hội thường ở rất lâu. Đó là một trong những lý do khiến việc thuê nhà xã hội của nhiều người có thu nhập thấp bị nghẽn lại. »
Hồi tháng 04/2018, dự luật ELAN đã được đệ trình lên Hội Đồng Bộ Trưởng Pháp. Một nội dung quan trọng của dự luật liên quan đến cải cách phương thức và quản lý cho thuê nhà xã hội. Mục tiêu là tạo điều kiện cho những người có nhu cầu cấp bách nhất được sớm thuê nhà HLM, đặc biệt là tại những khu vực « cung không đủ cầu ». Dự luật ELAN đã được Hạ Viện Pháp thông qua và hiện đang được thảo luận tại Thượng Viện.
Cũng theo dự luật ELAN, cứ sau sáu năm, hồ sơ của các hộ gia đình ở nhà xã hội sẽ được rà soát lại để tránh tình trạng người có thu nhập tăng đột xuất, cao vượt ngưỡng nhiều vẫn được ở nhà cho người có thu nhập khiêm tốn, hoặc những người mà con cái đã tách ra ở riêng vẫn được thuê những ngôi nhà có rất nhiều phòng, vượt quá nhu cầu thực tế.
Tuy nhiên, dự luật cũng vấp phải nhiều ý kiến phản đối. Nhiều người cho rằng những trường hợp đặc biệt như của vợ chồng dân biểu Alexis Corbière và Raquel Garrido hay chính trị gia Jean-Pierre Chevènement chỉ chiếm số ít. Việc xem xét định kỳ hồ sơ như vậy sẽ đẩy một số gia đình vào cảnh bấp bênh, vì cho dù thu nhập của họ vượt ngưỡng được ở nhà xã hội, nhưng nhiều khi lại không đủ cao để có thể thuê nhà tư nhân theo giá trị trường vốn thường đắt gấp đôi nhà HLM.
Một số người khác lại lập luận rằng từ trước tới nay, những người có thu nhập thấp ở nhà xã hội có một điều an ủi là họ cảm thấy an tâm khi thuê được nhà ở lâu dài, việc xét lại hồ sơ định kỳ sẽ khiến họ cảm thấy không an tâm, nhất là nhiều người đã ở nhà xã hội 35-40 năm, thậm chí suốt 50 năm qua và giờ tuổi đã cao, sắp về hưu nên thu nhập sẽ giảm nhiều.
Thêm vào đó, việc không cho người có thu nhập cao quá định mức tiếp tục thuê nhà xã hội, góp phần dẫn tới nguy cơ các khu nhà HLM trở thành các « ghetto » – « khu biệt cư » dành cho người nghèo.
Kinh tế gia Pascal Perri gợi ý thay vì đầu tư trung bình 65.000 euro để xây một căn hộ HLM thì Nhà nước nên dùng số tiền đó hỗ trợ những người có thu nhập ở mức trung bình thuê nhà tư nhân, tạo ra những không gian sống « hỗn hợp », có nghĩa là những khu nhà có cả người khá giả và người có thu nhập khiêm tốn sống chung.
Trái ngược với tình trạng người dân chờ đợi quá lâu, ông Ian Brossat, trợ lý phụ trách nhà ở cho đô trưởng Paris Anne Hidalgo cũng cho biết thêm một vấn đề khác gây khó khăn cho cơ quản lý nhà xã hội. Chỉ tính riêng năm 2017, có 3.534 người từ chối căn hộ HLM mà các cơ quan quản lý nhà xã hội ở Paris đề xuất cho dù một khi từ chối, người muốn thuê nhà sẽ bị treo hồ sơ trong vòng 1 năm.
Một số người có lý do xác đáng để từ chối căn hộ được đề xuất, nhưng cũng có nhiều người từ chối vì « kén cá, chọn canh ». Họ đưa ra những lý do « nực cười » kiểu : « Cái tủ lạnh kiểu Mỹ của tôi không đưa lọt vào bếp được », « Căn hộ này nằm bên trên một trường học. Bọn trẻ gây nhiều tiếng ồn lắm ! », « Phòng khách không được vuông vắn », « Nhà này không có sân ngoài trời » hay « Không có phòng cho mèo » …
Những lý do « trời ơi, đất hỡi » khiến các nhà quản lý nhà xã hội cũng phải « vò đầu, bứt tai », còn hàng trăm ngàn người đang ngày đêm mong chờ tới lượt mình thuê nhà cảm thấy khó hiểu và khó chịu. Một phần ba số đề nghị của cơ quan cho thuê nhà xã hội đã bị người dân Paris từ chối, một con số không hề nhỏ ! Dường như phân bổ và quản lý nhà xã hội ở Pháp, đặc biệt ở Paris vẫn còn là một bài toán khó có đáp án làm thỏa lòng tất cả mọi người.
http://vi.rfi.fr/phap/20180725-quan-ly-nha-xa-hoi-mot-bai-toan-kho-cho-chinh-quyen-paris
Hàn Quốc tính rút ra
khỏi khu phi quân sự với Triều Tiên
Hàn Quốc đang cân nhắc chuyện rút lực lượng quân đội ra khỏi khu phi quân sự (DMZ) ngăn chia hai miền Triều Tiên trong bước đầu tiên hướng đến chuyển khu vực này thành một ‘khu vực hòa bình.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm 24/7 đã trình một báo cáo lên các nhà lập pháp nước này cho biết họ sẽ di chuyển một số binh lính và thiết bị ra khỏi các vị trí biên phòng trên cơ sở thử nghiệm trước khi dần dần rút hết toàn bộ lực lượng ra khỏi khu vực DMZ theo từng giai đoạn.
Kế hoạch này là một phần của thỏa thuận đạt được giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tại cuộc gặp thượng đỉnh hồi tháng Tư ở làng Bàn Môn Điếm. Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý chấm dứt mọi hành động thù địch và biến khu phi quân sự thành ‘khu vực hòa bình’.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng thông báo với các nghị sỹ rằng họ sẽ cố gắng tìm kiếm chương trình hợp tác với miền Bắc và Hoa Kỳ để khai quật hài cốt bị chôn vùi của những binh sỹ tử trận tại khu vực đệm giữa hai nước.
Khu DMZ được thành lập theo một lệnh đình chiến chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 để phân chia hai miền Triều Tiên. Hai bên vẫn còn trong tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật do vẫn chưa ký kết hiệp định hòa bình.
‘Cục pin châu Á’ vỡ đập thủy điện chết người
Lào ồ ạt xây đập dọc sông Mekong để bán điện cho nhiều nước trong đó có Việt Nam, bất chấp cảnh báo về các mối nguy cho an sinh của cộng đồng.
Thời báo Vientiane dẫn lời tỉnh trưởng Attapeu, ông Bounhom Phommasane, cho hay 19 người chết, hàng trăm người mất tích và hàng ngàn người chờ được cứu sau vụ vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy đang xây dựng hôm 23/7.
Vương quyền Lào và vị vua chết trong im lặng
‘Cha tôi và cuộc chiến bí mật của CIA ở Lào’
Chưa rõ nguyên nhân gây vỡ đập. Nhưng theo TTXVN, công ty xây dựng đập thủy điện này cho hay đập bị vỡ do mưa lớn trong nhiều ngày.
Nước sẽ tràn về Việt Nam vài ngày tới
Ông Hoàng Văn Thắng (Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Phó ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai) trả lời truyền thông Việt Nam rằng sự cố này ‘nếu có ảnh hưởng đến Việt Nam thì không lớn’, theo VnExpress.
“Đây là chiếc đập đang trong quá trình thi công và đã bắt đầu tích nước. Tuy nhiên, lượng nước tích được hiện nay chưa ai xác định được nên chưa thể có thông số chính xác”, ông Thắng được VOV trích lời.
Cũng theo ông Thắng, các nhà khoa học ước tính trong 5-6 ngày tới nước từ vụ vỡ đập Lào sẽ tràn vào Việt Nam.
Mực nước khi về đến Tân Châu, Châu Đốc (An Giang) sẽ dâng lên khoảng 5 cm so với hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Tỉnh – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) phát biểu trên VOV cũng cho hay do mực nước ở các sông Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang thấp, nên khi nước từ Lào tràn về sẽ không ảnh hưởng nhiều.
Trong khi đó, ông Trần Đức Cường – Phó Chánh văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mekong Việt Nam, vỡ đập thủy điện ở Lào sự cố đột xuất nên “chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến Đồng bằng sông Cửu Long”.
“Hiện họ đang thu thập số liệu và kết quả phân tích sẽ có trong 1-2 ngày tới để cảnh báo cho các quốc gia, đặc biệt là vùng ĐBSCL của Việt Nam, “ông Cường cho biết trên VOV.
Đó là ảnh hưởng trước mắt.
Còn về lâu dài, các mối nguy từ kế hoạch xây nhiều đập thủy điện với an toàn lương thực cho Việt Nam và toàn khu vực Đông Nam Á từ các đập thủy điện dọc sông Mekong đã được cảnh báo từ lâu.
Lợi và hại từ tham vọng biến Lào thành ‘cục pin’
Theo Mạng lưới Sông ngòi Quốc tế, các đập thủy điện trên sông Mekong có thể dẫn tới nguy cơ giảm tới 30-40% sản lượng cá đánh bắt được vào năm 2040, giảm sản lượng nông nghiệp, kéo theo đói nghèo và làm tăng mức độ dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu của các nước ở hạ lưu sông Mekong, trong đó có Việt Nam.
Lào: Vỡ đập thủy điện, hàng trăm người mất tích
Trung Quốc muốn gì ở tiểu vùng sông Mekong?
Lào tuyên bố rút quân khi Hun Sen thăm
Trong số các đơn vị thi công đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy có công ty Cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam – CMVietnam, theo Vietnamnet.
Sau khi hoàn thành, 90% sản lượng điện sản sinh từ dự án sẽ được bán cho công ty điện EGAT Thái Lan, và 10% còn lbán cho công ty điện EDL của Lào.
Không thấy nhắc đến khách hàng Việt Nam trong dự án đâp này. Nhưng trên thực tế Việt Nam đã và đang mua điện từ các đập thủy điện của Lào.
Khi Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Lào, ông Khammany Inthirath sang thăm Việt Nam hồi 4/2018, ông đã gặp và bàn việc hợp tác xuất khẩu điện cho Việt Nam với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Hai bên đã tìm cách xây dựng các khung pháp lý và hạ tầng để thực hiện việc này, theo The Diplomat.
Thực tế là Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu điện. Theo ước tính, sản lượng điện cần nhập khẩu vào Việt Nam tăng hơn 37.5 % vào năm 2025 và tăng lên 58.5 % vào năm 2035, theo Tae-jun Kang, tác giả bài báo hồi tháng 4/2018.
Theo báo Singapore, tờ The Strait Times, Lào có tham vọng trở thành ‘cục pin xạc’ của châu Á (the battery of Asia), với nhiều dự án xây đập thủy điện có vốn đầu tư nước ngoài dọc hệ thống sông ngòi nước này.
Trong khi châu Âu lưỡng lự đầu tư vào thủy điện ở Lào do lo ngại ảnh hưởng tới cá ở khu vực sông Mekong thì các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc đã đầu tư ầm ầm vào lĩnh vực này tại Laos, theo Nikkei Asian Review.
Còn theo The Diplomat, Lào có khát vọng trở thành nhà xuất khẩu điện lớn nhất trong khu vực.
Hiện nay các đập thủy điện ở Lào có công suất 6,000 MW. Chính phủ Lào tham vọng đạt công suất 14,000 MW vào năm 2020.
Trên 30% khoản tiền đầu tư nước ngoài 6,6 tỷ USD vào Lào từ 1986 được bỏ vào các đập thủy điện, theo The Diplomat.
Hiện Lào đã vận hành 42 nhà máy thủy điện, 39 đập thủy điện, và còn đang xây 53 đập thủy điện nữa.
Tin mới nhất cho hay chính quyền Thái Lan và mạng xã hội Thái đăng tải nhiều lời kêu gọi quyên góp hỗ trợ nạn nhân vụ lụt do vỡ đập ở Lào.
Dư luận Thái Lan muốn “đền ơn đáp nghĩa” nước Lào đã cử đội cứu trợ tham gia đợt giải cứu đội bóng nhí tại hang Tham Luang, Chiangrai gần đây.
Tuy nhiên, có vẻ như là chính quyền Lào không muốn truyền thông nước ngoài vào đưa tin về vụ vỡ đập.
Một số nhà báo Thái Lan cho BBC hay đơn xin visa (M-B2) để tác nghiệp báo chí của họ bị Bộ Ngoại giao Lào hôm 25/07 từ chối.
Khác với đa số các quốc gia trên thế giới, Lào yêu cầu báo chí nước ngoài phải có thị thực đặc biệt mới có thể vào đưa tin.
Các báo Việt Nam hôm thứ Tư đưa tin công ty Hoàng Anh Gia Lai của nước này có hoạt động tại Lào, sẽ dùng trực thăng đưa 26 công nhân và trẻ em về nước an toàn.
Theo VietnamNet, công ty này cũng lập đội cứu nạn gồm các bác sỹ, y tá để đến Attapeu 25/07 để trợ giúp nỗ lực cứu trợ của chính phủ Lào.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44948690
Thảm họa vỡ đập bên Lào:
Hàn quốc gửi đội cứu hộ khẩn cấp
Ít nhất 19 ca tử vong đã được xác nhận tiếp theo sau thảm họa vỡ đập hôm thứ hai ở miền nam nước Lào. Hàng trăm người đã mất tích và hàng ngàn cư dân rơi vào cảnh màn trời chiếu đất trong sự cố này.
Đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy sập đổ vào chiều tối thứ Hai ở tỉnh Attapeu khiến 5 tỷ mét khối nước tràn xuống, cuốn trôi hàng trăm ngôi nhà, làm hàng ngàn cư dân lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Nhiều người vẫn còn mất tích.
Theo hãng tin KPL của nhà nước Lào, số người vô gia cư ở hạ lưu đập, cách thủ đô Vientiane khoảng 500 km về hướng Nam, lên tới khoảng 6.600 người.
Hãng tin Reuters tường thuật rằng Tổng Thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã hạ lệnh triển khai một đội cứu hộ khẩn cấp tới Lào để hỗ trợ các nỗ lực phục hồi. Hai công ty Hàn Quốc, SK Engineering và Construction and Korea Western Power, có chân trong một tập đoàn công ty đã xây con đập cùng với 1 công ty Thái Lan và công ty Lào, là Lao Holding State Enterprise. Tập đoàn này có tên chung gọi tắt là PNPC.
Đập Xepian-Xe Nam Noy có công xuất 410 megawatt, dự kiến sẽ hoàn tất vào năm tới với kinh phí ước lượng vào khoảng 1 tỉ USD.
Chỉ vài giờ trước thảm họa vỡ đập vào đêm thứ Hai, tập đoàn PNPC viết thư cảnh báo rằng hàng triệu tấn nước sẽ tràn xuống sông Xe-Pian nếu con đập mất an toàn này bị vỡ.
“Vài tiếng đồng hồ sau khi thư được công bố vào xế chiều thứ Hai, đập Xepian-Xe Nam Noy sập đổ thật. Rõ ràng là hệ thống cảnh báo không đạt tiêu chuẩn và lời cảnh báo dường như được đưa ra quá trễ cho rất nhiều người.”
Bà Maureen Harris, Giám Đốc đặc trách Châu Á của tổ chức Sông Ngòi Quốc tế
Bà Maureen Harris, Giám Đốc đặc trách Châu Á của tổ chức Sông Ngòi Quốc tế, nói với VOA:
“Vài tiếng đồng hồ sau khi thư được công bố vào xế chiều thứ Hai, đập Xepian-Xe Nam Noy sập đổ thật. Rõ ràng là hệ thống cảnh báo không đạt tiêu chuẩn và lời cảnh báo dường như được đưa ra quá trễ cho rất nhiều người.”
Con đập bị sập là một đập phụ để chứa nước thặng dư từ con đập chính. Trong thư cảnh cáo, tập đoàn PNPC nói đập phụ trở nên mất an toàn do lượng mưa quá lớn và 5 triệu tấn nước sẽ tràn xuống sông Xe Pian nếu đập bị vỡ.
Ông Kijja Sripatthangkura, Giám Đốc điều hành của công ty Thủy điện Ratchaburi nói con đập “có nhiều vết rạn nứt, và nước đã thoát ra và tràn xuống vùng hạ lưu sông Xe-Pian, nằm cách con đập khoảng 5 km.”
Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào không trả lời các câu hỏi của VOA, trong khi Ủy ban sông Mekong, MRC, cho biết ủy ban đang điều tra thảm họa vỡ đập và sẽ lên tiếng bình luận trong ngày thứ Tư.
Video và hình ảnh do truyền thông nhà nước tải lên Facebook cho thấy nhiều khu vực rộng lớn bị ngập lụt và nhiều cư dân bị mắc kẹt trên mái của những ngôi nhà bị ngập của họ. Thủ tướng Thongloun Sisoulith đã đến thăm khu vực bị ảnh hưởng.
Các đập Xe-Pian-Xe-Namnoy chảy xuống sông Sekong qua Campuchia, và đang có nhiều lo ngại về tác động của thảm họa này ở vùng hạ lưu.
Ủy ban Sông Mekong cho biết mực nước trên toàn khu vực Mekong đã tăng cao nhanh chóng từ hôm 15/7, trong một trường hợp mực nước lên cao hơn bốn mét ở thành phố Luang Prabang của Lào, vì lượng mưa rất lớn do bão Sơn Tinh gây ra.
Bà Harris nói sự cố này nêu bật những lo ngại về những rủi ro xung quanh các thiết kế đập không có khả năng đối phó với các điều kiện thời tiết cực đoan đã trở nên trầm trọng hơn bởi hiện tượng biến đổi khí hậu, và sự thích nghi của các hệ thống cảnh báo, bao gồm cả các đập đang được xây dựng.
Hiện có hơn 70 con đập đang được xây dựng hoặc được quy hoạch ở Lào, trong đó có một số đập trên dòng chính của sông Mekong.
Giám Đốc Châu Á của tổ chức Sông Ngòi Quốc tế Maureen Harris nói tiếp theo sau thảm họa vỡ đập, phải đặt ra những nghi vấn nghiêm túc về vai trò cũng như trách nhiệm của các công ty tư nhân phát triển các dự án xây đập.
https://www.voatiengviet.com/a/4499085.html
Lào vỡ đập thủy điện : vớt được hàng chục thi thể,
giới môi trường lo thảm họa tái diễn
Sau vụ vỡ đập thủy điện tại miền nam Lào hôm thứ Hai, 23/07/2018, các nhân viên cứu hộ đã vớt được hơn hai chục thi thể, trong khi vẫn còn hàng trăm người mất tích. Giới bảo vệ môi trường cảnh báo khâu thiết kế đập thủy điện và báo động thảm họa tại Lào không bảo đảm an toàn, trong bối cảnh các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng, do biến đổi khí hậu.
Đập Xepian-Xe Nam Noy, do một công ty hợp doanh ba quốc gia Lào, Hàn Quốc và Thái Lan thi công, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm tới 2019, với 90% điện sau đó sẽ được bán cho Thái Lan. Trả lời AFP, đại diện ngoại giao Thái Lan có mặt tại chỗ cho biết đã tìm được hơn hai chục thi thể, hơn 6.000 người không nơi cư trú. Về phần mình, Lào không thông báo về con số người chết, chính quyền Vientiane chỉ cho biết có « 131 người mất tích ».
Nhiều đoạn phim được truyền thông địa phương đưa lên mạng cho thấy dân chúng bị kẹt trên các mái nhà chờ cứu nạn, nhiều người chỉ kịp chạy khỏi nhà với vài vật dụng vội mang theo. Tổng cộng 7 ngôi làng chìm trong nước.
Đập vỡ do mưa lớn
Về nguyên nhân trực tiếp của vỡ đập, theo một người phụ trách Hàn Quốc, đợt mưa dữ dội cuối tuần trước đã làm đập bị nứt. Ngay từ thứ Sáu, 20/07, người ta đã quan sát được một vết nứt rộng 11 cm ở phần giữa đập. Một nhà thầu Hàn Quốc khác cho biết « phần trên của đập » đã bị nước cuốn đi gần 24 giờ trước khi toàn bộ con đập đổ sụp vào lúc 20 giờ ngày thứ Hai, 23/07, xả ra một khối lượng nước khổng lồ. Theo một trong các nhà thầu Hàn Quốc, chính quyền địa phương đã được thông báo ngay từ hôm Chủ nhật, và việc sơ tán dân cư vùng ven đập đã bắt đầu được tiến hành trước khi đập vỡ. Nỗ lực cứu vãn đập đã không thành công, một phần do mưa rất lớn.
Báo Anh The Guardian dẫn lời người phát ngôn của tổ chức môi trường International Rivers, theo đó « các hiện tượng thời tiết cực đoan và không thể dự báo đang xảy ra ngày càng thường xuyên hơn tại Lào và trong khu vực, do biến đổi khí hậu ». Ông Maureen Harris, chuyên gia về đập thủy điện, làm việc cho International Rivers, thì khẳng định là có rất nhiều câu hỏi đặt ra về độ an toàn của các đập thủy điện ở Lào, và hệ thống báo động trong quá trình xây dựng và vận hành đập là không tương thích với tình hình mới này.
Đập thủy điện vừa bị vỡ là nằm trong hệ thống 11 đập dòng chính, và khoảng 120 đập trên các dòng nhánh của sông Mêkông tại Lào, dự kiến sẽ hoàn tất trong hai thập niên tới. Trong đó, hơn 50 đâp đang thi công. Trung Quốc đã xây cất 8 con đập trên thượng nguồn Mêkông và tiếp tục đầu tư xây dựng nhiều đập trên phần Mêkông qua Lào.
Giới bảo vệ môi trường liên tục tố cáo những thảm họa khôn lường của các đập thủy điện, làm sụt giảm lượng nước, phù sa, tổn hại với các hệ sinh thái, khiến đời sống của hàng chục triệu cư dân ở hạ lưu thêm khó khăn. Vấn đề ảnh hưởng nguy hại của thủy điện trên dòng Mêkông đang ngày càng được thảo luận rộng rãi hơn.
Vụ vỡ đập mới này cho thấy đập thủy điện còn trực tiếp đe dọa mạng sống của người dân trong vùng.
Vỡ đập tại Lào : Thảm họa được báo trước
Năm tỉ mét khối nước đã đổ ập xuống, làm chìm ngập ít nhất bảy ngôi làng ở miền đông nam nước Lào tối thứ Hai 23/07/2018 làm hàng trăm người mất tích. Cho đến hôm nay, hàng chục thi thể đã được tìm thấy.
Cụ thể là bao nhiêu người đã bị mất tích tại tỉnh Altapeu ? Chính quyền Lào không thể trả lời được câu hỏi này của báo Le Monde. Chỉ biết rằng vào khoảng 20 giờ tối thứ Hai 23/7, đập Xe-Pian Xe Nanmoy đã bị vỡ. Dòng nước hung dữ đã cuốn đi nhiều căn nhà, người dân phải leo lên nóc những công trình còn đứng vững để trú ngụ, hoặc đeo bám trên cây.
Hôm qua 24/7, hãng thông tấn nhà nước KPL chỉ mơ hồ : « Hàng trăm người bị mất tích ». Tại vùng đất hẻo lánh của đất nước nhiều đồi núi này, và chính quyền không có thói quen minh bạch, tổng thiệt hại khó thể biết được. Đến sáng nay, lãnh sự quán Thái Lan tại Lào mới cho biết con số 19 xác nạn nhân tìm được (và nay đã là 26).
Các hình ảnh của kênh truyền hình ABC Laos News cho thấy các ngôi làng mà chỉ còn cây cối và một số nóc nhà trồi lên khỏi mặt nước bùn đục ngầu. Trong một video, một phụ nữ run rẩy bế một em bé bước lên một chiếc xuồng gỗ, cho biết mẹ của bà vẫn phải trốn trên một cành cây. Có ít nhất 6.000 người dân đã bị mất nhà.
Đập nước này được xây dựng trên một nhánh sông Mêkông tại vùng cực nam nước Lào, gần biên giới Việt Nam và Cam Bốt. Dự án đập thủy điện, với 90% sản lượng sẽ được bán cho Thái Lan một khi đi vào hoạt động, là công trình hợp tác giữa Nhà nước Lào với một công ty Thái Lan và hai tập đoàn Hàn Quốc – trong đó có một chi nhánh của SK, một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc.
Dự án đập thủy điện 410 megawatt được ước tính bắt đầu hoạt động vào năm 2019, gồm hai đập chính và năm hồ chứa, làm chuyển dòng ba nhánh sông. Chi nhánh kỹ thuật và xây dựng của tập đoàn SK loan báo phần trên cao của một trong những công trình phụ « đã bị cuốn trôi » trong đêm Chủ nhật 22/7, sau nhiều ngày mưa lớn.
Hồ trữ dài 770 mét và cao 16 mét đã bị vỡ một ngày sau đó. Năm mươi ba lao động Hàn Quốc đã được sơ tán. Hiện trạng này khiến người ta đặt câu hỏi về những khiếm khuyết của hệ thống cảnh báo cho người dân địa phương, cho dù tập đoàn SK nói rằng « đã báo động ngay lập tức cho chính quyền và bắt đầu di tản dân làng » vào tối Chủ nhật.
45 đập thủy điện đang được xây dựng
Thảm họa này là minh chứng cụ thể cho mối quan ngại lâu nay, tại một đất nước muốn trở thành « cột trụ châu Á » với tiềm năng to lớn về thủy điện. Là một quốc gia nhiều núi non hiểm trở, không có biển, được một đảng hậu cộng sản lãnh đạo theo kiểu toàn trị, có thể toàn quyền quyết định mô hình phát triển theo ý mình, từ một thập niên qua Lào đã tung ra rất nhiều dự án thủy điện trên những dòng sông chính, trong đó có dòng sông Mêkông và các phụ lưu.
Có đến 45 đập thủy điện được xây dựng tại Lào, trong đó khoảng 12 đập đã đi vào hoạt động. Theo ông Martin Burdett, cộng tác viên của International Journal on Hydropower & Dams, Lào « có thể cung cấp 26.500 megawatt từ thủy điện, và hiện nay chỉ mới khai thác 25% tiềm năng này ».
Nhưng hậu quả là các sự cố liên tục xảy ra. Một đập thủy điện ở miền trung Lào đã bị vỡ hôm 11/09/2017. Các quan chức địa phương cáo buộc đơn vị phụ trách đã xây dựng trên khu vực đầm lầy, đồng thời đổ thừa cho mưa lũ. Trước đó vào tháng 12/2016, một đường ống dẫn nước đến tua-bin của một công trình thủy điện ở một tỉnh miền nam, gần biên giới Việt Nam, cũng đã bị vỡ. Đó là do được xây dựng trên vùng đất có độ dốc trước đây đã xảy ra các vụ đất trượt, và nay càng trở nên bất ổn vì công trường xây dựng đập nước.
Đọc thêm: Các đập thủy điện đe dọa sự sinh tồn của các loài cá lớn trên sông Mekong
Tác động tai hại của việc lạm dụng xây dựng thủy điện đối với môi trường đều đã rõ : hệ sinh thái sông ngòi bị xuống cấp, sự đa dạng các loài thủy sản bị ảnh hưởng, dẫn đến sản lượng ngư nghiệp đánh bắt từ sông Mêkông ở vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam bị giảm sút nặng nề.
Một dự án thủy điện lớn khác đang được tiến hành tại Lào là đập Xayaburi do tập đoàn Thái Lan CH Kamchang xây dựng, có trị giá ước tính 3,8 tỉ đô la và công suất 1.285 megawatt, là nguồn gây căng thẳng với Việt Nam và Cam Bốt, hai quốc gia nằm ở hạ nguồn đang lo sợ sẽ phải chịu đựng những hậu quả.
Ông Marc Goichot, phụ trách chương trình nước của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tại khu vực sông Mêkông nhận xét : « Một nước nhỏ vốn không có năng lực về kỹ thuật và quản lý để theo dõi các nghiên cứu về tác động, nhưng lại lao vào xây dựng một loạt các đập thủy điện, là đặc biệt nguy hiểm ! ».
Theo ông Goichot : « Các công trình thủy điện quy mô rất hấp dẫn đối với một quốc gia đang phát triển, nhưng hàm chứa nhiều rủi ro. Khủng khiếp nhất là vỡ đập, và một trong những hậu quả cay đắng là ngành đánh cá bị suy tàn, làm cho những người nghèo khổ nhất không còn phương cách mưu sinh ».
Chỉ tính lợi ích kinh tế trước mắt, bất kể thảm họa
Các công trình quan trọng được giới quan chức địa phương coi là đòn bẩy thăng tiến, và ngân sách khổng lồ đổ vào cũng là nguồn tham nhũng trong một đất nước thiếu minh bạch. Trước các quan chức chính quyền được giao nhiệm vụ giám sát nhưng không có đủ kiến thức cần thiết để quản lý chặt chẽ dự án, các tập đoàn xây dựng và điện lực lớn có thể thương lượng trên thế mạnh và thủ thế kỹ về mặt pháp luật, để đổ trách nhiệm cho chính quyền địa phương trong trường hợp có vấn đề.
Đối với các ngân hàng lớn nước ngoài, những dự án thủy điện còn khả tín hơn khi được áp lên những con dấu của các công ty quốc doanh Trung Quốc chẳng hạn. Quốc gia láng giềng khổng lồ can dự vào một số lượng lớn các dự án này, bên cạnh đó là Cơ quan sản xuất điện lực Thái Lan, khách hàng mua điện. Thế nên các dự án thủy điện được dành cho lượng tín dụng mà chỉ riêng Lào không thể được cấp.
Các đập thủy điện được giới thiệu là chiến lược phát triển của Lào, việc bán điện cho nước khác mang lại nguồn tài chính lớn cho Nhà nước, giảm bớt thâm hụt thương mại của một đất nước không có nền kỹ nghệ. Nhưng trên thực tế, các quyết định hành chính được đưa ra bởi các bộ chỉ quan tâm đến việc thu lợi nhanh chóng, mà không hề nghĩ đến tác động về lâu về dài, và nguy cơ xảy ra những thảm họa.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180725-vo-dap-tai-lao-tham-hoa-duoc-bao-truoc
Ít nhất 31 người chết trong ngày bầu cử ở Pakistan
Hôm 25/7, ít nhất 31 người chết và 40 người bị thương trong vụ nổ bên ngoài một điểm bỏ phiếu ở tây nam Pakistan, chỉ vài giờ sau khi hàng triệu cử tri bắt đầu bỏ phiếu bầu quốc hội mới.
Một viên chức cảnh sát cấp cao nói với VOA rằng một kẻ đánh bom tự sát bằng xe máy đã tấn công một đám đông bên ngoài một điểm bỏ phiếu ở thành phố Quetta. Nạn nhân bao gồm các cử tri, nhân viên cảnh sát và các nhà hoạt động chính trị.
Nhà nước Hồi giáo (IS) tuyên bố đã thực hiện vụ tấn công. Quetta là thủ phủ của tỉnh Baluchistan, nơi xảy ra một vụ đánh bom tự sát nhắm vào một cuộc vận động bầu cử hồi đầu tháng này giết chết 151 người, trong đó có một ứng cử viên hội đồng cấp tỉnh.
Cuộc bầu cử lần này được xem là cuộc đua giữa đảng Liên đoàn Hồi giáo Pakistan (PML-N) và đảng Pakistan Tehreek – e – Insaf (PTI) của ông Imran Kha.
Chính trường Pakistan trở nên căng thẳng kể từ khi Tòa án Tối cao nước này hồi tháng 7/2017 phế truất chức thủ tướng của ông Nawaz Sharif trong phiên xét xử ông với các cáo buộc tham nhũng.
Sau khi ông Sharif bị phế truất, ông Shahid Khaqan Abbasi lên nắm quyền lãnh đạo đảng PML-N.
Vụ tấn công hôm 25/7 xảy ra đúng ngày Pakistan tổ chức cuộc tổng tuyển cử lịch sử, bầu thủ tướng mới, 272 thành viên quốc hội và hội đồng địa phương tại 4 tỉnh lớn của nước này.
Hàng trăm ngàn binh sĩ và cảnh sát đã được triển khai tại 85.000 điểm bỏ phiếu của Pakistan trong ngày 25/7.
https://www.voatiengviet.com/a/it-nhat-31-nguoi-chet-trong-ngay-bau-cu-o-pakistan/4498993.html
Thượng đỉnh BRICS : Trọng tâm là
‘‘Chiến tranh thương mại’’ do Mỹ khởi xướng
Lãnh đạo năm cường quốc kinh tế thuộc khối BRICS sẽ họp thường niên trong ba ngày, từ hôm nay, 25/07 đến ngày 27/07/2018, tại Johannesburg, Nam Phi. Theo giới quan sát, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil, sẽ nhân thượng đỉnh lần này, để tìm kiếm lập trường chung nhằm đối phó với cuộc chiến thương mại, do tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng.
Theo AFP, về mặt chính thức, thượng đỉnh lần thứ 10 của khối BRICS có mục tiêu thảo luận về chủ đề « Hợp tác nhằm hướng đến viễn cảnh tăng trưởng kinh tế mở rộng cho tất cả ». Thế nhưng bối cảnh hiện nay là rất khác, với việc Washington từ nhiều tháng nay liên tục đưa ra các biện pháp bảo hộ mậu dịch.
Trước cuộc họp thượng đỉnh này, các cường quốc kinh tế đang nổi lên liên tục lên án chủ nghĩa bảo hộ của Hoa Kỳ làm « xói mòn tăng trưởng của thế giới ». Hồi tuần trước, bộ trưởng Kinh Tế Nga Maxime Orechkine tuyên bố, trong bối cảnh này, thảo luận giữa các lãnh đạo BRICS là dịp « đặc biệt quan trọng để phối hợp quan điểm của các bên ».
Theo ông Sreeram Chaulia, một chuyên gia Ấn Độ về quan hệ quốc tế, các nước khối BRICS « có lợi ích chung trong việc khuyến khích trao đổi thương mại » trong khối. Chuyên gia Ấn Độ nêu trường hợp Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản vừa ký kết một thỏa thuận trao đổi thương mại tự do, để đối phó với Mỹ, như một ví dụ.
Vẫn theo bộ trưởng Kinh Tế Nga, lập trường của Matxcơva là, nhân cơ hội cuộc chiến thương mại do Mỹ khởi xướng, để cổ vũ cho việc các nước BRICS gia tăng gấp bội các trao đổi thương mại thông qua đồng tiền quốc gia, thoát khỏi sự lệ thuộc vào đồng đô la.
Trung Quốc thông báo đầu tư 14 tỉ vào Nam Phi
Chủ tịch Trung Quốc đang trong chuyến công du Nam Phi, để dự thượng đỉnh BRICS, và cũng nhằm thắt chặt quan hệ với nền kinh tế số một của châu Phi. Theo tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Bắc Kinh hứa hẹn sẽ đầu tư 14 tỉ đô la, trong hàng loạt lĩnh vực, như cơ sở hạ tầng, kinh tế đại dương, kinh tế xanh, khoa học, công nghệ, nông nghiệp, môi trường tài, chính.