Tin khắp nơi – 25/05/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 25/05/2020

Lực lượng không gian Mỹ chính thức ra mắt – Nguyễn Minh

Một kỷ nguyên mới của ngành hàng không vũ trụ của con người chuẩn bị bắt đầu, cơ quan vũ trụ Mỹ nói trong một tuyên bố.

Tổng thống Donald Trump sẽ trực tiếp theo dõi khi các phi hành gia khởi hành từ Florida trong lần phóng đầu tiên từ Hoa Kỳ kể từ năm 2011.

Sự kiện này sẽ diễn ra vào ngày 27/5 tại Trung tâm vũ trụ John F. Kennedy trên đảo Merritt. Sự tham dự của Tổng Thống Trump đã được Nhà Trắng công bố vào ngày 22/5.

Tổng thống Trump nói rằng việc thành lập Lực lượng Không gian là kế thừa truyền thống  – Mỹ là quốc gia khám phá vũ trụ hàng đầu trên thế giới.

“Bản chất của người Mỹ là khám phá những chân trời mới và chế ngự những biên giới mới. Nhưng vận mệnh của chúng ta, ngoài Trái đất, không chỉ là vấn đề bản sắc dân tộc, mà còn là vấn đề an ninh quốc gia”, ông Trump nói.

Elon Musk, SpaceX đã phát triển tên lửa để đưa các phi hành gia và thiết bị đến Trạm vũ trụ quốc tế, quay quanh Trái đất. Công ty tên lửa Falcon 9 sẽ đưa các phi hành gia của NASA là Robert Behnken và Douglas Hurley đến nhà ga, nơi có sự hiện diện của phi hành đoàn của Nga, Hoa Kỳ và các quốc gia khác từ châu Âu.

Các tên lửa sẽ tăng tốc lên tốc độ khoảng 17.000 dặm một giờ, theo NASA. Chuyến đi sẽ mất khoảng 24 giờ.

Khoang chứa phi hành đoàn Dragon, sẽ cập bến tại nhà ga và sẽ được sử dụng lại sau vài tháng để đưa các phi hành gia trở lại Trái đất. Khoang chứa này đã được thử nghiệm vào tháng Giêng.

Các phi hành gia người Mỹ đã được phóng lên trạm vũ trụ suốt 09 năm qua từ lãnh thổ của Nga.

Nhiệm vụ mới, hay gọi là Demo-2, là một “bước quan trọng cuối cùng” để chứng nhận phi hành đoàn Dragon sẵn sàng cho các nhiệm vụ về lâu dài.

NASA đang chuẩn bị sử dụng kiến ​​thức thu được trong các nhiệm vụ để đưa phụ nữ đầu tiên và người đàn ông tiếp theo lên bề mặt mặt trăng vào năm 2024.

Một kỷ nguyên mới của ngành hàng không vũ trụ của con người chuẩn bị bắt đầu, cơ quan vũ trụ nói trong một tuyên bố.

Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Mike Pence bắt đầu có các chuyến công du vào tháng trước sau một thời gian tạm dừng do đại dịch COVID-19. Đây sẽ là chuyến đi đầu tiên không liên quan đến dịch bệnh.

“Cách đây không lâu, lần đầu tiên sau gần 10 năm, chúng ta sẽ đưa các phi hành gia Mỹ trở lại vũ trụ trong tên lửa Mỹ từ Kennedy Space” Phó Tổng thống Mike Pence nói với các phóng viên trong khi đến thăm với Thống đốc bang Florida Ron DeSantis vào ngày 21/5.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Fox News, Phó Tổng thống Mike Pence cho biết, “Khi tên lửa được phóng vào tuần tới, thì người dân Mỹ sẽ thấy rằng ngay giữa thời điểm khó khăn nhất, nước Mỹ vẫn tiến về phía trước”.

Nguyễn Minh

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/the-gioi/luc-luong-khong-gian-my-chinh-thuc-ra-mat-40207.html

 

Mỹ dùng lực lượng mạnh răn đe TQ

Mỹ đồng loạt triển khai tàu ngầm hạt nhân, tàu chiến nổi các loại, máy bay ném bom chiến lược tầm xa… và sắp đưa cả tàu sân bay trở lại khu vực tây Thái Bình Dương nhằm nhấn mạnh sự răn đe đối với Trung Quốc.

Dậy sóng với đông đảo chiến hạm

Ngày 22.5, một trang thông tin của Lầu Năm Góc đăng tải hình ảnh chiến đấu cơ E/A-18 Growler, chuyên về tác chiến điện tử, xuất kích từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Hình ảnh được chụp khi tàu đang hoạt động ở vùng biển Philippines. Trước đó một ngày, cả hai tàu sân bay Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) là USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đều ra khơi trở lại. Trước đó, tàu USS Ronald Reagan neo đậu tại Nhật Bản, còn tàu USS Theodore Roosevelt trải qua gần 2 tháng neo đậu tại đảo Guam để ứng phó việc dịch Covid-19 lây lan cho hàng loạt binh sĩ, thủy thủ đoàn trên tàu. Theo thông tin từ phía Mỹ, thì cả hai tàu đều tập trung vào các hoạt động ở vùng Indo-Pacific.

 Khi Mỹ dùng lực lượng hùng hậu răn đe Trung Quốc

Chiến đấu cơ EA-18G Growler chuẩn bị xuất kích trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở vùng biển Philippines

Đây là diễn biến mới nhất sau khi Mỹ đã điều động nhiều chiến hạm nổi đến Biển Đông hay rộng hơn vùng tây Thái Bình Dương nói chung trong những ngày qua. Với sự hoạt động trở lại của hai tàu sân bay, thì hải quân Mỹ gần như đang triển khai đầy đủ các loại chiến hạm, từ tàu tác chiến cận bờ, tàu khu trục, tàu tuần dương… đến tàu đổ bộ tấn công (có mang theo cả máy bay tiêm kích thế hệ 5 tàng hình F-35 để hoạt động như tàu sân bay) và cả tàu sân bay lớp Nimitz.

Ngoài ra, truyền thông Mỹ ngày 19.5 đưa tin Lầu Năm Góc điều động 7 tàu ngầm hạt nhân rời bến đến khu vực tây Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, từ cuối tháng 4 đến nay, Washington điều động oanh tạc cơ hạng nặng B-1 Lancer đến hoạt động ở vùng biển tây Thái Bình Dương, trú đóng ở đảo Guam.

Không những vậy, nhiều thông tin cũng cho thấy các máy bay trinh sát, máy bay chống tàu ngầm của Mỹ gần đây thường xuyên hoạt động ở khu vực. Như vậy, Mỹ đang triển khai một lực lượng đa dạng ở khu vực Indo-Pacific, hiện diện từ trong lòng biển đến trên mặt biển, trên không trung.

3 thông điệp của Mỹ

Trong đó, theo nhận định của TS Satoru Nagao khi trả lời Thanh Niên ngày 22.5, thì diễn biến đáng quan tâm nhất là việc điều động tàu ngầm. Kết hợp với các động thái khác, ông Nagao cho rằng các hoạt động quân sự mà Washington đang triển khai ở Biển Đông nói riêng hay Indo-Pacific nói chung hàm chứa 3 thông điệp nổi bật.

Một là răn đe việc Trung Quốc lợi dụng tình hình dịch Covid-19 để gây rối là ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Sự răn đe này diễn ra sau khi Bắc Kinh có hàng loạt hành vi đáng quan ngại ở Biển Đông cũng như vùng tây Thái Bình Dương như: dùng tàu cảnh sát biển đâm chìm tàu cá Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa; lập 2 đơn vị hành chính cấp quận huyện phi pháp để kiểm soát các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; thiết lập các cơ sở nghiên cứu “dân sự” trên Biển Đông để phục vụ ý đồ tăng cường quân sự; điều động nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh đến vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư rồi tập trận ở Biển Đông… Trong bối cảnh như vậy, việc Mỹ đáp trả bằng sự răn đe là cần thiết.

Thứ hai, thông điệp không chỉ hướng đến Trung Quốc mà còn muốn truyền cho cả các đối tác trong khu vực rằng Mỹ ủng hộ trật tự dựa trên luật pháp quốc tế và những quốc gia đấu tranh cho điều đó.

Thứ ba, cuộc cạnh tranh quyền lực Mỹ – Trung hiện nay ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) là cuộc cạnh tranh cho vai trò dẫn đầu thế giới. Nên nếu Washington không có thái độ mạnh mẽ thì sẽ mất địa vị vào tay Bắc Kinh. Chính vì thế, Mỹ phải tiến hành các động thái cần thiết.

Sẵn sàng sử dụng sức mạnh “khủng”

Liên quan các diễn biến trên, trả lời Thanh Niên ngày 22.5, chuyên gia Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp – Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và nay đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) cho rằng có 4 điểm nhấn cần chú ý.

Mỹ bán ngư lôi hạng nặng cho Đài Loan

Theo AFP, Bộ Ngoại giao Mỹ vừa ra thông cáo về việc phê chuẩn đề xuất bán 18 ngư lôi hạng nặng MK-48 và trang bị liên quan cho Đài Loan với tổng giá trị 180 triệu USD (4.194 tỉ đồng) và xem đây là giao dịch có lợi cho đôi bên. Theo đó, giao dịch này phục vụ cho lợi ích quốc gia, kinh tế và an ninh của Mỹ khi hỗ trợ bên mua tiếp tục nỗ lực hiện đại hóa lực lượng vũ trang và duy trì năng lực phòng vệ đáng tin cậy. Bên cạnh đó, thỏa thuận sẽ “giúp cải thiện an ninh của bên tiếp nhận và hỗ trợ duy trì ổn định chính trị, cân bằng quân sự và tiến triển kinh tế trong khu vực”, theo thông cáo. Các ngư lôi có thể phóng từ tàu ngầm này sẽ được cung cấp từ nguồn dự trữ của hải quân Mỹ.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối giao dịch trên và Thủ tướng Lý Khắc Cường khi phát biểu tại Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC) ngày 22.5 cho biết Trung Quốc “kiên quyết phản đối và răn đe bất cứ hoạt động chia rẽ nào nhằm tìm kiếm độc lập cho Đài Loan”.

Khánh An

Thứ nhất là Covid-19 đã không làm tê liệt lực lượng hải quân Mỹ trong khu vực. Hải quân Mỹ đủ sức và sẵn sàng ứng phó mọi diễn biến.

Thứ hai là thể hiện sự linh hoạt của quân đội Mỹ đối với tình hình khu vực. Sau khi rút máy bay ném bom B-52 khỏi chương trình đồn trú ở đảo Guam, thì Washington có thể điều động khẩn máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer quay lại Indo-Pacific và có thể đồn trú thường xuyên tại đây.

Thứ ba là các tàu ngầm của Mỹ đóng vai trò quan trọng trong sức mạnh hải quân và đây là thứ sức mạnh mà Washington luôn làm chủ để đảm bảo ứng phó cả các mối nguy trong lòng biển. Khi cần, Washington có thể điều động tàu ngầm với sức mạnh khủng khiếp. Đặc biệt, tàu ngầm của Mỹ được đánh giá hoạt động cực kỳ hiệu quả và có thể khiến cho Trung Quốc khó có một phương án đáp trả khả thi.

Thứ tư là sự hiện diện và khả năng ứng phó của Mỹ rất đa dạng, phong phú trước các đối thủ. Tất cả hình thành nên một sức mạnh răn đe nhằm vào Trung Quốc.

http://biendong.net/bi-n-nong/34869-my-dung-luc-luong-manh-ran-de-tq.html

 

Báo cáo “Tiếp cận chiến lược của Mỹ

đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”:

Mỹ lên án hoạt động phi pháp của TQ

Ngày 20/5, Nhà Trắng đã cho công bố báo cáo có tiêu đề “Tiếp cận chiến lược của Mỹ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, trong đó chỉ trích hàng loạt chính sách của Trung Quốc từ thương mại, quân sự đến ứng phó dịch Covid-19.

Báo cáo dài 16 trang, được bố cục thành 4 phần: Phần mở đầu, những thách thức Trung Quốc gây ra với Mỹ, cách tiếp cận của Mỹ và thực thi đối sách. Báo cáo được thực hiện theo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2019 (NDAC 2019) và được phổ biến tới các nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ.

Tài liệu cho rằng, tiếp cận cạnh tranh của Mỹ trước Trung Quốc nhằm hai mục tiêu chính. Một là, duy trì sự vững mạnh trong các thiết chế, liên minh, quan hệ bạn bè của Mỹ chống lại những thách thức mà Trung Quốc tạo ra. Hai là, buộc Bắc Kinh phải dừng hoặc giảm hành vi gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, sống còn của Mỹ, đồng minh và đối tác của Mỹ. Mỹ không tìm cách kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc, không hướng đến việc phân tách với người dân Trung Quốc. Điều Mỹ mong đợi là can dự trong một cuộc cạnh tranh công bằng với Trung Quốc.

Trong báo cáo này, Mỹ nhìn nhận Trung Quốc đang đặt ra 4 thách thức lớn đối với lợi an ninh và lợi ích quốc gia của Mỹ. Về kinh tế, Trung Quốc không thực thi đúng các cam kết về cải cách kinh tế, theo đuổi các chính sách bảo hộ lấy khu vực nhà nước làm đầu tàu, có các hành vi gây hại đến công ty, người lao động Mỹ, bóp méo các thị trường toàn cầu, vi phạm các chuẩn mực quốc tế, gây ô nhiễm môi trường.

Không thực hiện các cam kết đã ký, Trung Quốc khai thác triệt để lợi ích của quy chế thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vươn lên thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, nhưng lại bạo hộ thị trường nội địa một cách có hệ thống. Trung Quốc cũng thách thức các giá trị Mỹ. Trung Quốc tìm cách thúc đẩy một mẫu giá trị đối lập với những giá trị rường cột của Mỹ. Chính quyền Bắc Kinh cố gắng thể hiện rằng hệ thống quản trị của Trung Quốc vận hành tốt hơn “các nước phát triển, phương Tây”, không ngại tuyên bố tham gia vào một cuộc cạnh tranh hệ tư tưởng với phương Tây. Bên cạnh đó, Mỹ cũng phải đối mặt với những thách thức an ninh đến từ Trung Quốc. Mỹ cho rằng Trung Quốc đã không đồng nhất giữa tuyên bố và hành động trong các cam kết với láng giềng, có các hoạt động gây hấn, đe nẹt về quân sự và bán quân sự ở Biển Hoa Đông, Biển Hoàng Hải, Biển Đông hay trên khu vực biên giới Ấn Độ – Trung Quốc.

Về cách tiếp cận của Mỹ, báo cáo của Nhà Trắng nhấn mạnh Mỹ sẽ không chấp hành hành vi của Trung Quốc làm suy yếu một trật tự quốc tế tự do và mở, dựa trên nền tảng luật pháp. Mỹ sẽ tiếp tục phủ nhận tuyên truyền của Trung Quốc cho rằng Mỹ đang thoái lui chiến lược hay từ bỏ các cam kết an ninh quốc tế. Chính quyền Mỹ cũng sẽ hợp tác với mạng lưới các đồng minh, đối tác cùng chí hướng để chống lại các cuộc tấn công nhằm vào giá trị, quy tắc chung. Chính sách của Mỹ sẽ không dựa trên giả định tìm cách thay đổi mô hình quản trị nội bộ tại Trung Quốc. Thay vào đó, chính sách của Mỹ được thiết kế để bảo vệ lợi ích quốc gia, tăng cường sức sống cho các thiết chế tại Mỹ để chống lại hành vi gây hại từ Trung Quốc.

Để thực thi chính sách này, “Tiếp cận chiến lược của Mỹ” đối với Trung Quốc sẽ tập trung vào 4 nhóm giải pháp chính, cũng là 4 trụ cột từng được nêu trong Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ năm 2017 (NSS 2017). Đó là: Bảo vệ người dân, đất nước và lối sống Mỹ; thúc đẩy thịnh vượng Mỹ; duy trì hòa bình dựa trên sức mạnh và cuối cùng là thúc đẩy ảnh hưởng của Mỹ.

Trong khi đó, Bloomberg cho biết, Nhà Trắng đưa ra hàng loạt cáo buộc nhằm vào Trung Quốc, trong đó có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương mại; nhấn mạnh từ những năm 1980, Bắc Kinh đã ký kết nhiều thỏa thuận liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhưng có đến hơn 63% lượng tiền giả trên thế giới có nguồn gốc từ Trung Quốc và gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD cho các doanh nghiệp hợp pháp toàn cầu. Tuy nhiên, báo cáo không nêu cụ thể các biện pháp mà Washington có thể dùng để trả đũa Bắc Kinh.

Đây là những chỉ trích mới nhất của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm vào Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ hai nước leo thang căng thẳng gần đây do dịch Covid-19. Tổng thống Trump và một số quan chức cấp cao trong chính quyền của ông những ngày vừa qua liên tiếp công kích Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm cho những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra. Ông Trump tuần trước cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc. Tuy vậy, một quan chức giấu tên của Mỹ cho biết, báo cáo trên không báo hiệu sự thay đổi trong chính sách của Mỹ. Báo cáo nêu rõ: “Ngay cả khi chúng tôi cạnh tranh với Trung Quốc, chúng tôi vẫn hoan nghênh sự hợp tác ở các lĩnh vực phù hợp với lợi ích của chúng tôi. Cạnh tranh không nhất thiết kéo theo đối đầu và xung đột”.

http://biendong.net/bien-dong/34875-bao-cao-tiep-can-chien-luoc-cua-my-doi-voi-cong-hoa-nhan-dan-trung-hoa-my-len-an-hoat-dong-phi-phap-cua-tq.html

 

Ngoại giao hậu trường Mỹ – Trung trở nên vô dụng

Đại dịch COVID-19 đã phá hết các kênh đối thoại không chính thức, từng đóng vai trò củng cố hay nhiều khi cứu vãn quan hệ Mỹ – Trung.

Các nhà ngoại giao Trung Quốc đang triển khai chiến dịch được gắn với cái tên “Chiến binh sói”. Họ sử dụng các mạng xã hội như Twitter để đáp trả và tấn công lại những chỉ trích Trung Quốc. Tổng thống Mỹ nhiều lần thẳng thừng cáo buộc Trung Quốc có lỗi khiến COVID-19 hoành hành khắp thế giới.

Những cuộc gặp và tiếp xúc ở hậu trường giữa các quan chức chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp, cựu quan chức và học giả, phải dừng lại vì sự thù địch gia tăng và hạn chế đi lại, báo SCMP dẫn thông tin từ những người thường tham gia những hoạt động như vậy cho biết.

“Đại dịch đã cắt đứt những cuộc gặp cá nhân. Điều đó rất tồi tệ”, ông Wang Huiyao, giám đốc Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hoá, nói. Trung tâm này là một tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách, thu hút sự tham gia của các cựu quan chức và học giả có tiếng ở Trung Quốc.

“Nhiều thông điệp chỉ giờ có thể được chuyển tải gián tiếp qua báo chí và người phát ngôn, từ đó có thể giảm hiệu quả trao đổi và dễ dàng gây hiểm lầm”, ông Wang nói. Ông cũng là thành viên ban chuyên gia cố vấn cho Quốc vụ viện Trung Quốc.

Tình trạng này không chỉ bất lợi cho ngoại giao mà còn đe doạ cả thoả thuận thương mại trị giá 200 tỷ USD mà ông Trump muốn dựa vào đó để tăng thu nhập cho các nông dân, công ty năng lượng và các nhà xuất khẩu Mỹ. Tuy nhiên, ông Trump doạ sẽ “cắt đứt toàn bộ quan hệ” với Trung Quốc, bao gồm cả thoả thuận thương mại, trước cái mà ông gọi là sự che đậy của Trung Quốc trong đại dịch COVID-19.

Khi đã không còn lợi thế dựa trên nền kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt, ông Trump đang tận dụng những thông điệp cứng rắn với Trung Quốc để thuyết phục cử tri trước khi bước vào cuộc đua tái tranh cử vào tháng 11 năm nay.

Trong những ngày này, chính quyền Trump quyết định thực hiện hàng loạt hành động chống  Trung Quốc, như ép quỹ hưu trí liên bang dừng đầu tư vào các công ty Trung Quốc và tiếp tục siết quy định về xuất khẩu đối với hãng viễn thông Huawei.

Quốc hội Mỹ đang chuẩn bị thông qua hàng loạt luật nhằm vào Trung Quốc. Ngày 14/5, Quốc hội Mỹ thông qua dự luật cho phép trừng phạt các quan chức Trung Quốc liên quan đến việc bỏ tù người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác ở Trung Quốc. FBI và Cơ quan an ninh mạng Mỹ gần đây cảnh báo các tin tặc Trung Quốc đang tấn công để đánh cắp thông tin về vắc-xin và thuốc điều trị COVID-19 của Mỹ.  Các biện pháp hạn chế đi lại càng khiến hai bên khó gặp gỡ để có thể trao đổi nhằm giảm bớt căng thẳng.

“Chính phủ Trung Quốc không bao giờ thích bàn chuyện qua điện thoại, hội nghị trực tuyến hay họp qua phần mềm như Zoom. Đó không phải cách vận hành của họ”, ông James Green, cố vấn cấp cao tại McLarty Associates, nói. Ông là quan chức phụ trách thương mại của Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh trong năm đầu tiên ông Trump trở thành tổng thống.

Ông Henry Kissinger, cựu ngoại trưởng Mỹ và là người đã giúp Tổng thống Richard Nixon kết nối với Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông, vẫn được Trung Quốc coi là hình mẫu của trao đổi phi chính thức.

Khi đến thăm Bắc Kinh và gặp ông Tập vào tháng 11 năm ngoái, ông Kissinger khuyên hai bên tích cực trao đổi và giải quyết khác biệt. Trước khi đại dịch gây gián đoạn, các cựu quan chức Trung Quốc từng làm việc với Mỹ trong nhiều thập kỷ vẫn giữ quan hệ gần gũi với các cựu quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ.

Một ví dụ là trong các cuộc đối thoại thương mại Mỹ – Trung năm 2018 và 2019, ông Stephen Schwarzma, chủ tịch hãng đầu tư Blackstone Group; Hank Paulson, cựu bộ trưởng tài chính và CEO của Goldman Sachs; và Johnson Thornton, cựu chủ tịch Goldman, lập ra cơ chế đối thoại 3 bên gồm Wall Street, Washington và Bắc Kinh.

Giờ đây, khi những gián đoạn kinh tế quy mô lớn xảy ra ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương, tâm điểm hiện nay là những vấn đề ngắn hạn.

Dù lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia vẫn đang cố gắng can thiệp, nhưng tư vấn của họ đang bị lãnh đạo hai bên để ngoài ta.

“Hiện vẫn có một kênh tiếp xúc từ Wall Street đến Bắc Kinh. Nhưng câu hỏi đặt ra là nó có còn hiệu quả không? Tôi nghĩ câu trả lời rõ ràng là không”, Jude Blanchette, một học giả Trung Quốc công tác tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược tại Washington, nói.

“Khi quan hệ Mỹ – Trung đang tập trung vào cạnh tranh chiến lược và an ninh quốc gia, “sẽ rất khó để duy trì thảo luận như vậy vì cả hai đều nhìn nhau như nghi phạm”, ông Blanchette nói.

Ông Shi Yinhong, một chuyên gia về Mỹ tại ĐH Nhân dân ở Bắc Kinh và là cố vấn của Quốc vụ viện Trung Quốc, nói rằng các kênh trao đổi hậu trường giữa hai nước giờ có ít tác động vì cả hai bên đều thiếu quyết tâm chính trị.

“Nó vô dụng, dù có cả chục ngàn người đi lại giữa hai nước và không thiếu người có thể trở thành người đưa tin”, ông Shi nói.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/34870-ngoai-giao-hau-truong-my-trung-tro-nen-vo-dung.html

 

Mỹ lại kêu gọi

Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân

Minh Anh

Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng, Robert O’Brien, ngày 24/05/2020 nhắc lại lời kêu gọi Bắc Triều Tiên nên từ bỏ chương trình hạt nhân nếu nước này muốn có một « nền kinh tế lớn ».

Trả lời phỏng vấn CBS News trong chương trình truyền hình « Face the Nation », ông Robert O’Brien khẳng định Hoa Kỳ đã « tránh được một cuộc xung đột với Bắc Triều Tiên trong suốt ba năm rưỡi qua. Tổng thống tiến hành một chính sách ngoại giao cá nhân tuyệt vời với Kim Jong Un (…) Nhưng nếu Bắc Triều Tiên muốn hội nhập với thế giới trở lại, nếu họ muốn có một nền kinh tế vững mạnh, chúng tôi hy vọng rằng họ làm điều đó, thì họ phải từ bỏ chương trình hạt nhân ».

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nêu rõ Hoa Kỳ theo dõi chặt chẽ mọi động thái của Bắc Triều Tiên, từ nhiều nguồn khác nhau để có thể có những đáp trả tương thích.

Tuyên bố này của ông Robert O’Brien được đưa ra ngay sau khi có tin lãnh đạo Bắc Triều Tiên chủ trì một cuộc họp của Hội đồng quân sự Trung ương đảng Lao Động Triều Tiên để thảo luận về việc tăng cường răn đe hạt nhân.

Yonhap trích dẫn nhận định của giới quan sát cho rằng việc Bắc Triều Tiên tăng cường năng lực hạt nhân là một dấu hiệu đáng quan ngại, chứng tỏ rằng Bắc Triều Tiên rất có thể tiến hành một số hành động khiêu khích như bắn thử tên lửa đạn đạo từ tầu ngầm để gây áp lực với Hoa Kỳ.

Từ sau cuộc đối thoại giữa các nhóm làm việc Mỹ và Bắc Triều Tiên kết thúc hồi tháng 10/2019 tại Thụy Điển, hai bên chưa có một cuộc thương lượng hạt nhân mới nào. Khi nào diễn ra các cuộc đàm phán lớn giữa đôi bên ? Câu hỏi này sẽ khó có lời giải lúc này do Hoa Kỳ còn đang vật vã đối phó với dịch Covid-19 và tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị cho việc tái tranh cử tổng thống tháng 11/2020.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200525-m%E1%BB%B9-l%E1%BA%A1i-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-t%E1%BB%AB-b%E1%BB%8F-ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n

 

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ra

 “Báo cáo chiến lược mới” đối với TQ

và cách phản ứng của Bắc Kinh

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/5 đã đệ trình lên Quốc hội Mỹ bản “Báo cáo chiến lược của Hoa Kỳ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” dài 16 trang, tronn đó tuyên bố sẽ công khai gây sức ép với Trung Quốc. Phía Trung Quốc đã ngay lập tức đưa ra phản ứng đáp trả lại động thái này của Mỹ.

Báo cáo chiến lược dài 16 trang của Mỹ

Báo cáo mang tên “Phương châm chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc” của Mỹ thừa nhận rằng chính sách tiếp xúc với Trung Quốc trong mấy thập kỷ qua đã thất bại. Báo cáo nói, Hoa Kỳ quyết định thay đổi chiến lược đối với Trung Quốc, áp dụng phương thức gây áp lực công khai để kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, quân sự và chính trị. Báo cáo cũng phê phán toàn diện các chính sách của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, bao gồm chính sách kinh tế, phát triển quân sự, phát tán thông tin sai lệch và vi phạm nhân quyền.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng bản báo cáo này được tập trung vào việc thực hiện Báo cáo Chiến lược An ninh Quốc gia 2017 (NSS). Được biết, báo cáo này được soạn thảo dựa trên cơ sở Báo cáo Chiến lược An ninh Quốc gia 2017, trong đó mở rộng chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ liên quan đến Trung Quốc một cách chi tiết hơn và nhấn mạnh về thách thức của Trung Quốc đối với các khía cạnh kinh tế, quan niệm giá trị và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ: đồng thời giới thiệu các cách làm cụ thể của chính phủ Hoa Kỳ trong việc thực hiện chiến lược này trên những mặt khác nhau.

Phản ứng tức thời của TQ

Ngày 22/5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn của bộ này, ông Triệu Lập Kiên nói, bản báo cáo này, cũng giống như Chiến lược An ninh Quốc gia Hoa Kỳ công bố năm 2017, đã “cố tình làm bóp méo chế độ chính trị và ý đồ chiến lược của Trung Quốc”, “ra sức rêu rao về mối đe dọa của Trung Quốc” và lấy đó làm cớ để cổ súy cho chính sách cứng rắn, tiếp tục gây áp lực toàn diện đối với Trung Quốc.

Ông Triệu Lập Kiên nhấn mạnh, để đáp lại một loạt những lời nói và hành động sai trái của Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc trong hai năm qua; chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố lập trường nghiêm túc và đáp trả mạnh mẽ. Triệu Lập Kiên nói, “sự thật đã chứng minh đầy đủ rằng các chính sách mà Hoa Kỳ theo đuổi mang nặng tư duy Chiến tranh Lạnh và thiên kiến hình thái ý thức, ngay từ đầu đã phạm những sai lầm cơ bản và nhất định sẽ bị thất bại”.

Về vấn đề này, Triệu Lập Kiên nhấn mạnh bốn điểm: 1) Thứ nhất, Trung Quốc sẽ kiên định tiếp tục tiến lên trên con đường chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc và tiếp tục đạt được những thắng lợi mới lớn hơn. 2) Thứ hai, lịch sử thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong hơn 40 năm qua đã chứng minh đầy đủ rằng hai bên Trung – Mỹ “hợp tác thì đều có lợi, đấu nhau sẽ cùng tổn thương”. Hợp tác là sự lựa chọn chính xác duy nhất cho cả hai bên. “Hoa Kỳ cũng tuyên bố trong báo cáo rằng họ không tìm cách kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc. Chúng tôi thúc giục Hoa Kỳ nhất quán trong lời nói và hành động, thiết thực tôn trọng các lợi ích cốt lõi và mối quan tâm lớn lao của Trung Quốc, thay vì nói một đàng, làm một nẻo”. 3) Thứ ba, chính sách của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ là nhất quán và rõ ràng. “Chúng tôi dốc sức nỗ lực với Hoa Kỳ để thực hiện không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, cùng hưởng lợi. Đồng thời, chúng tôi kiên định bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia. Chúng tôi hoan nghênh đối thoại hợp tác, kiên quyết phản đối kiềm chế, đàn áp. Phía Mỹ cũng sẽ không được lợi gì”. 4) Thứ tư, quan hệ Trung – Mỹ hiện tại đang ở một thời điểm quan trọng. Một mối quan hệ Trung – Mỹ ổn định và liên tục phát triển phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước và cũng là kỳ vọng chung của cộng đồng quốc tế. Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt mọi lời nói và hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc và phá hoại quan hệ Trung-Mỹ; hãy đi cùng hướng với Trung Quốc, thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước trở lại quỹ đạo phát triển bình thường”.

http://biendong.net/bien-dong/34878-chinh-quyen-tong-thong-my-donald-trump-ra-bao-cao-chien-luoc-moi-doi-voi-tq-va-cach-phan-ung-cua-bac-kinh.html

 

Tổng thống Trump

hạn chế nhập cảnh từ Brazil vì COVID-19

Minh Hòa

Tổng thống Donald Trump hôm Chủ nhật (24/5) đã ban hành lệnh hạn chế nhập cảnh từ Brazil vào Hoa Kỳ, sau khi tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán ở quốc gia Nam Mỹ này trở nên tồi tệ hơn.

Politico đưa tin, Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany cho biết, quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 28/5 vào lúc 11:59 tối, múi giờ ET, theo đó tất cả những người nước ngoài có mặt tại Brazil trong vòng 14 ngày trước đó sẽ bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Trang tin Breitbart trích lời tuyên bố của bà McEnany: “Hôm nay, Tổng thống đã có hành động quyết đoán để bảo vệ đất nước của chúng ta bằng cách đình chỉ nhập cảnh đối với người nước ngoài đã ở Brazil trong thời gian 14 ngày trước khi tìm cách vào Hoa Kỳ”.

Thông báo cho biết quy định này không áp dụng đối với công dân Hoa Kỳ, những người có tư cách thường trú hợp pháp tại Hoa Kỳ, hoặc thành viên trong gia đình của họ. Sắc lệnh của ông Trump cũng miễn trừ các hoạt động thương mại tự do giữa Mỹ và Brazil.

Trước đó, chính quyền Tổng thống Trump cũng từng tạm dừng nhập cảnh đối với Trung Quốc vào cuối tháng 1 và Iran vào tháng 2. Vào tháng 3, lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ đã được mở rộng đến Khu vực Schengen – bao gồm 26 quốc gia châu Âu – cũng như Vương quốc Anh và Ireland.

Tính đến 01:44 GMT ngày 25/5, Brazil có 363,618 ca nhiễm virus Vũ Hán và 22,716 ca tử vong. Trong khi đó, hai con số này ở Hoa Kỳ là 1,686,436 ca nhiễm và 99,300 người thiệt mạng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-han-che-nhap-canh-tu-brazil-vi-covid-19.html

 

Covid-19 : Gần 100 ngàn người chết,

dân Mỹ từ chối đeo khẩu trang

Minh Anh

Nước Mỹ sắp vượt ngưỡng 100 ngàn người chết vì Covid-19. Theo số liệu do trường đại học Johns Hopkins công bố ngày 24/05/2020, tổng cộng Hoa Kỳ đã có 97.686 nạn nhân.

Tuy số ca tử vong thường nhật xuống dưới ngưỡng 1.000 người, nhưng vẫn còn cao 638 người trong vòng 24 giờ, một số bang đã yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang nơi công cộng. Quy định này vấp phải sự phản đối của một số người dân. Sau phong tỏa, giờ đến lượt việc đeo khẩu trang trở thành một cuộc chiến chính trị.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet giải thích :

« Bỏ khẩu trang ra, gỡ khẩu trang xuống ! », một nhóm phụ nữ hét to nhắm vào một nhà báo có đeo khẩu trang. Cảnh tượng này được ghi hình tại Minnesota. Tại bang này, số ca nhiễm virus corona đang tăng lên. Các hình ảnh video phản đối việc đeo khẩu trang đang lan rộng. Những nhân viên bảo vệ có ý định buộc khách hàng phải đeo khẩu trang trong cửa hàng… thì đôi khi bị số người hành hung, ho thẳng vào mặt hoặc bị phản đối với lý do điều này xâm phạm đến quyền tự do.

Làn sóng phản đối lan rộng đến mức nhiều dân biểu phải can thiệp nhắc nhở rằng đeo khẩu trang là một biện pháp an toàn dịch tễ, như giải thích của ông Doug Burgum, thống đốc bang Bắc Dakota.

Giọng xúc động, ông nói : « Nếu như ai đó đeo khẩu trang thì không hẳn để khẳng định là họ ủng hộ một chính đảng hay một ứng viên nào. Họ làm như thế có thể là vì người đó con nhỏ mới có 5 tuổi đang điều trị ung thư, hay bởi vì trong nhà họ có người lớn sức khỏe kém đang vật vã chống chọi với Covid-19… »

Việc tuân thủ các biện pháp dịch tễ hầu như đang trở thành một cuộc chiến chính trị. Những người ủng hộ Donald Trump hiếm khi đeo khẩu trang. Phải nói là chính bản thân tổng thống cũng từ chối, cảm thấy bị khó coi khi đeo khẩu trang trước công chúng, dù rằng chính phủ của ông khuyến nghị việc này.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200525-covid-19-g%E1%BA%A7n-100-ng%C3%A0n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-d%C3%A2n-m%E1%BB%B9-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%91i-%C4%91eo-kh%E1%BA%A9u-trang

 

Nhiều hãng công nghệ Mỹ tiếp tay

các công ty giám sát Trung Quốc trong danh sách đen

Quý Khải

Nhiều hãng công nghệ Mỹ tiếp tay các công ty giám sát Trung Quốc trong danh sách đen

Một báo cáo mới tuyên bố những gã khổng lồ công nghệ như Amazon, Microsoft và Google là một trong số các doanh nghiệp Mỹ đang cung cấp nhiều dịch vụ website thiết yếu khác nhau cho các công ty giám sát Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm nhân quyền và hiện nằm trong danh sách đen của Hoa Kỳ, theo CNBC.

Top10VPN, một trang web đánh giá dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) và nghiên cứu các khía cạnh xoay quanh quyền riêng tư cho biết trong một báo cáo rằng, trang web này đã xác định được nhiều gã khổng lồ công nghệ Mỹ cung cấp “các dịch vụ website thiết yếu cho các công ty [Trung Quốc vi phạm nhân quyền] này”.

Tháng 10 năm ngoái, một số doanh nghiệp trí tuệ nhân tạo và công nghệ giám sát lớn của Trung Quốc đã bị đưa vào “Danh sách thực thể của Hoa Kỳ”. Đây là một động thái được thiết kế để hạn chế quyền truy cập của các công ty này vào công nghệ Mỹ. Huawei cũng nằm trong danh sách này.

Washington cáo buộc “những công ty này có dính líu đến các vi phạm nhân quyền trong chiến dịch đàn áp, giám sát công nghệ cao và bắt giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan và các nhóm dân tộc thiểu số theo đạo Hồi” ở khu vực Tân Cương.

Trung Quốc đã trở thành điểm nóng dư luận toàn cầu sau khi vỡ lở chính quyền nước này đang tiến hành các “chương trình cải tạo” nhằm giam giữ và tẩy não khoảng 1,5 triệu người Hồi giáo trong các “trung tâm dạy nghề”. Nguyên nhân là vì rất nhiều người trong số đó vi phạm cái mà Tổ chức Ân xá Quốc tế cho là một đạo luật “kiềm tỏa và phân biệt đối xử” mà chính quyền Trung Quốc đang thực hiện để “chống lại chủ nghĩa khủng bố”.

Theo Top10VPN, một số dịch vụ được cung cấp bởi các hãng công nghệ Mỹ bao gồm host trang web và email của hãng giám sát trong các thao tác xác thực (VD: xác thực email khi đăng ký tài khoản mới) .“Thông qua việc cung cấp các dịch vụ web thiết yếu cho các doanh nghiệp gây tranh cãi này, các hãng công nghệ  Mỹ đang tham gia phổ biến các sản phẩm giám sát xâm lấn cao có khả năng làm suy yếu tình trạng nhân quyền trên toàn cầu”,  ông Simon Migliano, người đứng đầu Top10VPN, nhận định.

Trang Top10VPN cho biết, các hãng công nghệ Mỹ đã có dính líu thông qua việc sử dụng kết hợp các công cụ công cộng, kiểm tra mã nguồn các trang web và phân tích lưu lượng truy cập đến các trang web giám sát đó.

Top10VPN cáo buộc Amazon và Google đang cung cấp dịch vụ web cho Dahua Technology và Hikvision, hai công ty Trung Quốc nằm trong danh sách đen của Mỹ.

Một số hãng công nghệ khác của Mỹ cũng được nêu tên, bao gồm công ty xác thực và mã hóa trang web Digicert, Lets Encrypt, Entrust và GeoTrust. Công ty lưu trữ tên miền GoDaddy cũng có tên trong danh sách, bên cạnh hãng an ninh mạng Symantec, hiện được đổi tên thành NortonLifeLock. Stackpath, chuyên tham gia vào việc phân phối nội dung internet, cũng được nêu tên.

Twitter và Facebook cũng được nêu tên như hai nhà cung cấp dịch vụ mạng lưới phân phối nội dung cho Hikvision.

CNBC đã liên hệ với tất cả các hãng công nghệ Mỹ được nêu tên và đề nghị phỏng vấn. Symantec từ chối bình luận, và CNBC chưa nhận được phản hồi từ các công ty khác trong danh sách.

Các hãng giám sát của Trung Quốc đã bị cuốn vào tình trạng căng thẳng leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến hành một chiến dịch chống lại các doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó Huawei là “con hổ” có vị thế lớn nhất. Chính quyền Trump muốn cắt đứt quyền truy cập của doanh nghiệp này vào nền tảng công nghệ Mỹ.

Nhưng theo báo cáo của Top10VPN, mối quan hệ vẫn còn tồn tại giữa các hãng công nghệ Mỹ và Trung Quốc.

“Mặc dù chính quyền Tổng thống Trump đã nỗ lực chia tách giữa hai khu vực khối công nghệ Mỹ và Trung Quốc, nhưng sự hiện diện liên tục của các hãng công nghệ Mỹ trong các môi trường ẩn giấu hơn cho thấy vẫn tồn tại sự hợp tác giữa hai khu vực này”, ông Migiano cho biết.

Theo Arjun Kharpal, CNBC

Tuệ Minh dịch, Quý Khải biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/nhieu-hang-cong-nghe-my-tiep-tay-cac-cong-ty-giam-sat-trung-quoc-trong-danh-sach-den.html

 

Sự phụ thuộc của Hoa Kỳ

vào hàng nhập cảng Trung Cộng

gây ra mối đe dọa tiềm tàng cho an ninh quốc gia

Một báo cáo mới từ viện nghiên cứu của Anh Quốc cho thấy rằng Hoa Kỳ phụ thuộc vào Trung Cộng về 414 loại hàng nhập cảng, trong đó có 114 dịch vụ cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng, và điều này có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia.

Dưới sự lãnh đạo ngày càng độc đoán của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Cộng đang tăng dần thị phần của họ trên nhiều thị trường trong những năm qua. Chủ tịch Tập đã thể hiện rõ tham vọng thống trị toàn cầu của ông.

Theo Fox News đưa tin, Hoa Kỳ phụ thuộc vào Trung Cộng về kháng sinh, bao gồm penicillin và chloramphenicol; các loại pin thiết yếu bao gồm lithium; kim loại đất hiếm và các nguyên tố quan trọng như tungsten; thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và thậm chí cả thùng container, cũng như kính an toàn, máy tính xách tay, điện thoại di động, áo phao và mỏ neo.

Ông Matthew Henderson, giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á thuộc Hiệp hội Henry Jackson, cũng chính là một trong những tác giả của báo cáo trên, cho biết rằng để xoay chuyển vấn đề này đòi hỏi phải tách rời nền kinh tế Hoa Kỳ với Trung Cộng, và hình thành mối quan hệ đối tác mới trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Theo ông, khởi động lại các hiệp định thương mại quốc tế và thương mại tự do, đồng thời tạo mối quan hệ với các nước đối tác đáng tin cậy là phương án giải quyết cho Hoa Kỳ trong tình trạng hiện nay. Đại dịch coronavirus cũng đã cho thấy rõ những nguy hiểm của sự phụ thuộc này. (BBT)

https://www.sbtn.tv/su-phu-thuoc-cua-hoa-ky-vao-hang-nhap-cang-trung-cong-gay-ra-moi-de-doa-tiem-tang-cho-an-ninh-quoc-gia/

 

Nhà Trắng cảnh báo trừng phạt Bắc Kinh

vì dự luật an ninh cho Hồng Kông

Hải Lam

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien hôm 24/5 cảnh báo Washington có thể áp lệnh trừng phạt với Trung Quốc nếu Bắc Kinh thông qua dự luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông.

“Dường như với luật an ninh quốc gia này, họ (Bắc Kinh) về cơ bản sẽ tiếp quản Hồng Kông. Và nếu họ làm như vậy, theo Đạo luật Chính sách Hồng Kông năm 1992 và Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông năm 2019, Ngoại trưởng Pompeo có thể sẽ không chứng nhận Hồng Kông duy trì mức độ tự trị cao. Và nếu điều đó xảy ra, các lệnh trừng phạt sẽ được áp dụng đối với cả Hồng Kông và Trung Quốc”, ông O’Brien nói trong chương trình “Gặp gỡ báo chí” của kênh NBC hôm 24/5.

“Thật khó để nhìn nhận Hồng Kông vẫn là trung tâm tài chính châu Á nếu Trung Quốc tiếp quản”, vị quan chức cấp cao Nhà Trắng nói thêm. Ông O’Brien cho rằng các tập đoàn toàn cầu có khả năng sẽ rời khỏi Hồng Kông nếu dự luật được thông qua.

“Một lý do khiến họ đến Hồng Kông là bởi thành phố có thượng tôn pháp luật, hệ thống doanh nghiệp tự do, hệ thống tư bản, dân chủ và bầu cử lập pháp địa phương. Nếu tất cả những thứ đó biến mất, tôi không chắc làm thế nào để cộng đồng tài chính có thể ở lại đó”, ông O’Brien giải thích.

Cố vấn Nhà Trắng O’Brien nói rằng, Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn vốn từ các nước trên thế giới và tính thanh khoản trên thị trường tài chính. Ông O’Brien cho rằng, nếu Trung Quốc không thể tiếp cận điều này thông qua Hồng Kông, thì đây sẽ là một đòn chí mạng đối với Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hôm 24/5, người dân Hồng Kông đã xuống đường phản đối dự luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh đề xuất. Cảnh sát sử dụng hơi cay, vòi rồng để giải tán đám đông. Theo thông tin từ cảnh sát Hồng Kông, ít nhất 180 người đã bị bắt tính đến 22h ngày 24/5.

Nhiều nhà hoạt động dân chủ cho rằng, nếu dự luật an ninh quốc gia được thông qua, thời kỳ tự trị của Hồng Kông sẽ chấm hết. Ông Quách Vinh Khanh – thành viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông nói rằng luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông còn tà ác gấp 100 lần so với luật dẫn độ.

Nhiều nước phương Tây đã lên án mạnh mẽ dự luật của Bắc Kinh. Hôm 23/5, gần 200 chính trị gia trên thế giới, trong đó có 17 nghị sĩ Mỹ, đã ký tuyên bố chung chỉ trích ý định thông qua đạo luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông. Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cảnh báo sẽ “phản ứng mạnh mẽ” nếu Trung Quốc ban hành luật này.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-trang-canh-bao-trung-phat-bac-kinh-vi-du-luat-an-ninh-cho-hong-kong.html

 

Hàng trăm người biểu tình

chống lại lệnh cách ly xã hội tại Sacramento

Vào thứ bảy (ngày 23 tháng 5), Hàng trăm người biểu tình đã tập trung bên ngoài Tòa nhà Quốc hội tiểu bang California để phản đối lệnh cách ly xã hội, mặc dù tiểu bang đã nới lỏng nhiều hạn chế và cho phép mở cửa bãi biển, tổ chức tiệc và mua sắm vào cuối tuần lễ chiến sĩ trận vong.

Cảnh sát Công lộ California đã đóng cửa khu vực thảm cỏ bên ngoài Tòa nhà Quốc hội, vì vậy những người biểu tình đã tập trung đằng sau một xe vận tải.

Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh lệnh cách ly xã hội đã được nới lỏng tại hầu hết khu vực trên khắp tiểu bang. 45 trên 58 Quận tại California đã được phép mở cửa các cửa hàng và những khu vực công cộng miễn là những nơi này đáp ứng các biện pháp an toàn sức khỏe.

Nhiều người cho rằng đây là một phép thử để chuẩn bị cho ngày lễ lớn đầu tiên từ khi lệnh cách ly xã hội được ban hành vào cuối tháng 3 để đối phó với đại dịch coronavirus. Các biện pháp cách ly xã hội là nguyên nhân chính giúp tỷ lệ tử vong và nhập viện do COVID-19 chậm lại ở nhiều quận, và mọi người được khuyến khích mang khẩu trang và duy trì cảnh giác trong khi tận hưởng những tuyến đường xe đạp, đường mòn và bãi biển vừa được mở cửa trở lại gần đây.

Tại Nam California, nhiều bãi biển chỉ cho phép bơi lội, chạy bộ và các hoạt động cá nhân khác, nhưng tắm nắng hay các hoạt động tập thể như bóng chuyền đều bị cấm. Cảnh sát, nhân viên cứu hộ và các viên chức khác đã khuyến cáo mọi người về mức độ nghiêm trọng của virus khi họ ra ngoài. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hang-tram-nguoi-bieu-tinh-chong-lai-lenh-cach-ly-xa-hoi-tai-sacramento/

 

Tờ New York Times dành trọn trang đầu

để tưởng niệm nạn nhân coronavirus

Trong số báo phát hành hôm Chủ Nhật (24 tháng 5), tờ New York Times đã dành trọn trang nhất để liệt kê một danh sách dài, tưởng niệm những người đã chết trong đại dịch coronavirus.

Trong danh sách là tên họ của những nạn nhân, được chọn ra từ các cáo phó trên khắp đất nước, để lấp đầy sáu cột của danh sách với tiêu đề “US Deaths Near 100,000, an Incalculable Loss” (tạm dịch: “Gần 100,000 người thiệt mạng tại Hoa Kỳ, một mất mát không thể bù đắp”), cùng với một tiêu đề phụ “They Were Not Simply Names on a List. They Were Us.” (tạm dịch: Họ không chỉ là những tên trong danh sách. Họ là một phần của chúng ta).

Cô Simone Landon, phụ tá biên tập của phòng Đồ Họa tờ New York Times cho biết, danh sách toàn chữ này đã thay thế cho các bài báo, hình ảnh và đồ họa thông thường, trong nỗ lực truyền tải sự trống trải và mất mát quá lớn trong đại dịch.

Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, hơn 96,000 người đã chết vì COVID-19 tại Hoa Kỳ.

Ông Tom Bodkin, giám đốc sáng tạo của The Times cho biết, trong suốt 40 năm làm báo của mình, ông không nhớ bất kỳ trang đầu nào mà không có hình ảnh, dù đôi khi cũng có những trang chỉ có đồ họa, nhưng đây là lần đầu 1 trang nhất chỉ có toàn chữ, chứ không có hình ảnh hay đồ họa. (BBT)

https://www.sbtn.tv/to-new-york-times-danh-tron-trang-dau-de-tuong-niem-nan-nhan-coronavirus/

 

Tổng Thống Trump

sẽ tham dự buổi phóng phi thuyền vào không gian

Tin từ Sterling, Virginia – Vào thứ tư tuần sau (ngày 27 tháng 5), Tổng Thống Trump dự kiến sẽ đến bờ biển Florida để chứng kiến các phi hành gia Hoa Kỳ bay vào không gian từ trung tâm Kennedy Space Center.

Đây là lần đầu tiên các phi hành gia Hoa Kỳ bay vào không gian trên một hỏa tiễn do chính quốc gia này sản xuất kể từ khi chương trình không gian của Hoa Kỳ kết thúc vào năm 2011.

Điều đặc biệt là buổi phóng phi thuyền này sẽ do công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk điều hành chứ không phải Cơ Quan Hàng Không và Không gian Hoa Kỳ (NASA).

Buổi phóng thử nghiệm chuyến bay không gian thương mại NASA / SpaceX sẽ mang theo các tân phi hành gia của NASA, Doug Hurley và Bob Behnken, trong phi thuyền không gian SpaceX Crew Dragon đặt bên trong hỏa tiễn SpaceX Falcon 9.

Chuyến bay dự kiến sẽ bắt đầu vào 4 giờ 33 chiều từ dàn phóng 39A. Đây là dàn phóng do các phi hành gia Apollo đã sử dụng để lên mặt trăng. Việc chuyển sang các công ty tư nhân cho phép NASA tập trung hơn vào các chuyến bay sâu hơn vào không gian.

Hiện tại, cơ quan này đang nỗ lực để đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng vào năm 2024 theo lệnh của Tòa Bạch Ốc, nhưng thời hạn đó khó có thể xảy ra dù cơ quan đã thành lập 3 đội mới để phát triển phi thuyền đổ bộ mặt trăng.

Tòa Bạch Ốc mô tả sự kiện vào thứ tư là một phần của lời hứa từ Tổng Thống Trump nhằm tái khẳng định sự thống trị của Hoa Kỳ trong không gian. Tham gia cùng Tổng Thống Trump trong buổi phóng hỏa tiễn có Phó Tổng Thống Mike Pence. (BBT)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-se-tham-du-buoi-phong-phi-thuyen-vao-khong-gian/

 

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc công bố toàn bộ

tấm chi phiếu trị giá 100,000 Mỹ kim mà

Tổng Thống Trump tặng cho Bộ Y Tế Và Xã Hội Hoa Kỳ

Tin từ Washington, DC – Trước đây, chính quyền tổng thống Trump từng nói về tiền lương hàng tam cá nguyệt của ông kể từ khi nhậm chức, nhưng tiết lộ lớn vào hôm thứ Sáu vừa qua (22 tháng 4) đã đi quá xa mức tưởng tượng.

Phát ngôn viên Tòa bạch Ốc Kayleigh McEnany đã bắt đầu cuộc họp báo bằng cách tuyên bố tổng thống Trump sẽ tặng 100,000 Mỹ Kim cho Bộ Y tế và Xã Hội Hoa Kỳ để phát triển các liệu pháp mới cho việc điều trị và ngăn ngừa coronavirus.

Bà McEnany tuyên bố “Đây là tấm chi phiếu” rồi giơ lên tờ chi phiếu của ngân hàng Capital One, trên đó không chỉ ghi tên và chữ ký của tổng thống Trump, mà còn có cả số tài khoản ngân hàng của tổng thống.

Tờ chi phiếu cho thấy rõ ràng là một địa chỉ tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago của tổng thống ở Florida và các chi tiết cá nhân khác, như số tài khoản và số định tuyến (routing numbers).

Trong một tuyên bố vào tối thứ Sáu, phát ngôn viên Judd Deere cho biết tổng thống Trump đã tặng toàn bộ tiền lương của ông kể từ khi nhậm chức – một lời hứa mà ông đã thực hiện và luôn giữ lời. (BBT)

https://www.sbtn.tv/phat-ngon-vien-toa-bach-oc-cong-bo-toan-bo-tam-chi-phieu-tri-gia-100000-my-kim-ma-tong-thong-trump-tang-cho-bo-y-te-va-xa-hoi-hoa-ky/

 

Brazil : Tranh cãi dấy lên sau tiết lộ một đoạn video

cuộc họp của tổng thống Bolsonaro

Minh Anh

Tại Brazil, một « quả bom chính trị » dành cho tổng thống Jair Bolsonaro đã bùng lên vào lúc ông bị chỉ trích mạnh mẽ trong việc xử lý yếu kém dịch bệnh Covid-19 làm 22.666 người chết. Brazil hiện đứng thứ hai, sau Mỹ về số ca nhiễm virus corona chủng mới với tổng cộng 363.211 người.

Một đoạn video ghi lại cuộc họp với các bộ trưởng ngày 22/04 được tiết lộ hôm thứ Sáu 22/05/2020 đã gây ra một tác động như một quả bom chính trị. Cuộc họp này cho thấy tổng thống Jair Bolsonaro xác nhận ý định can thiệp vào tư pháp để bảo vệ gia đình ông, và những bộ trưởng nào muốn tranh thủ sự chú ý của truyền thông vào dịch bệnh, để ban bố đủ loại nghị định, ví dụ như cho phép khai thác rừng Amazonie. Chính giới Brazil đã có phản ứng mạnh mẽ.

Từ Rio de Janeiro, thông tín viên Sarah Cozzolino, tường trình :

« Sự thật » về Chính phủ, đó chính là những gì mà đoạn video phơi bày theo như cựu bộ trưởng Tư Pháp, Sergio Moro, vừa từ nhiệm vài tuần trước đó, khi cáo buộc tổng thống có ý định can thiệp vào tư pháp.

Bị thóa mạ thậm tệ, thống đốc các bang Sao Paulo và Rio de Janeiro cũng cảm thấy choáng váng trước « mức độ » của cuộc họp, tại đó, tổng thống tuôn ra không dưới ba chục lời nguyền rủa.

Đối với ông Fernando Haddad, vốn đối thủ của Jair Bolsonaro trong các kỳ bầu cử gần đây, tổng thống phạm phải một tội trách nhiệm. Ông nói : « chúng ta đang chứng kiến một chính phủ ngầm. Thật là thiếu phẩm cách đến mức tôi khó có thể tin rằng một số người lại có thể vui mừng điều này. Ông ấy đang phạm phải một tội trách nhiệm, mà thậm chí còn nhiều hơn nữa kia, và ông ấy sẽ phải trả lời những điều này ».

Hiện tại, đề nghị phế truất tổng thống ngày một nhiều ở Hạ Viện, và vẫn chưa được đưa ra tranh luận. Nhưng vẫn còn có nhiều người ủng hộ Bolsonaro, như Olavo de Carvalho, nhà tư tưởng của phe Bolsonaro, vốn luôn cho rằng trang bị vũ khí cho người dân là một ưu tiên.

Ông nói : « Bolsonaro chính là vị tổng thống như mơ ước của chúng tôi. Đây chính là vị tổng thống mà tất cả người dân Brzil hằng mong muốn. Một vị tổng thống không chịu được cảnh một đội quân tinh nhuệ trấn áp một dân tộc tay không vũ khí ».

Chủ Nhật 24/05, Jair Bolsonaro một lần nữa đến gặp đám đông ủng hộ ông, đến biểu tình trước Quốc Hội và Tòa Án Tối Cao.

Tâm dịch chuyển sang châu Mỹ Latinh

Diễn biến dịch bệnh tại khu vực Nam Mỹ mỗi lúc thêm trầm trọng. AFP tổng hợp các số liệu cho biết Covid-19 đã làm cho 40.000 người chết, Brazil đứng đầu bảng tử thần, bỏ xa các nước láng giềng như Mêhicô (7.394 ca tử vong) và Peru (3.456).

Trong bối cảnh này, tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 24/05/2020 thông báo cấm nhập cảnh đối với những người đến từ Brazil.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200525-brazil-tranh-c%C3%A3i-d%E1%BA%A5y-l%C3%AAn-sau-ti%E1%BA%BFt-l%E1%BB%99-m%E1%BB%99t-%C4%91o%E1%BA%A1n-video-cu%E1%BB%99c-h%E1%BB%8Dp-c%E1%BB%A7a-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-bolsonaro

 

200 chính trị gia trên thế giới lên án Luật An Ninh

Quốc Gia của Trung Cộng áp đặt lên Hồng Kong

Tin từ Washington, DC –  Vào hôm thứ Bảy (23 tháng 05), gần 200 chính trị gia từ khắp nơi trên thế giới đã lên án kế hoạch ra luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông của Trung Cộng, trong đó có 17 thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ, khi căng thẳng quốc tế gia tăng về đề nghị thành lập các cơ quan tình báo của chính quyền Trung Cộng trong khu vực.

Trong một tuyên bố chung do cựu thống đốc Hồng Kông Christopher Patten và cựu mgoại trưởng Anh Malcolm Rifkind  đưa ra, 186 nhà lãnh đạo luật pháp và chính sách cho biết các luật do Trung Cộng đề nghị là một cuộc tấn công toàn diện vào quyền tự trị của thành phố, luật pháp và các quyền tự do căn bản, và vi phạm trắng trợn của Tuyên bố chung Trung Cộng – Anh Quốc về việc trao trả Hồng Kông cho Trung Cộng vào năm 1997.

Các viên chức Hoa Kỳ cho rằng luật mới của Trung Cộng sẽ gây hại cho nền kinh tế của cả Hồng Kông và Trung Cộng, và có thể gây nguy hiểm cho trình trạng đặc biệt của đặc khu theo luật pháp Hoa Kỳ. Trung Cộng lại cho rằng khiếu nại của các quốc gia khác là sự can thiệp vào nội bộ nước này.

Một số chính trị gia Hoa Kỳ như  thượng nghị sĩ Marco Rubio và thượng nghị sĩ Ted Cruz, thượng nghị sĩ Bob Menendez, dân biểu Eliot Engel, dân biểu Adam Schiff đã ký bản tuyên bố.  44 thành viên của Hạ viện Anh Quốc và 8 thành viên của Thượng viện Anh cũng đã ký tuyên bố này, bên cạnh các chính trị gia khác trên khắp châu Âu, châu Á, Úc và Bắc Mỹ. (BBT)

https://www.sbtn.tv/200-chinh-tri-gia-tren-the-gioi-len-an-luat-an-ninh-quoc-gia-cua-trung-cong-ap-dat-len-hong-kong/

 

Tình trạng phong tỏa làm bùng nổ một ‘thế hệ Zoom’

Zoe KleinmanPhóng viên Công nghệ, BBC News

Tôi nhận ra thái độ về công nghệ đã thay đổi nhanh như thế nào lần đầu tiên, khi mẹ nói với tôi, hai ngày sau khi phong tỏa bắt đầu, rằng mẹ đã tải Skype xuống.

Mẹ không phải là người đi đầu trong việc đón nhận công nghệ mới – trên thực tế, mẹ đã kiên quyết từ chối gọi video với bất cứ ai, cho đến bây giờ.

Phong tỏa đã loại bỏ sự lựa chọn xa xỉ cho nhiều người trong chúng ta. Nếu bạn muốn nhìn thấy người thân, họ chỉ có thể hiển thị được trên màn hình.

Và khi chúng ta vượt qua được sự lúng túng trong giao tiếp xã hội qua “Zoom” – khi nào thì tắt tiếng mic, khi nào ngừng nói – chúng ta nhận ra rằng, hầu hết thì trò chuyện video cũng hữu hiệu.

Cho dù đó là những cuộc đoàn tụ gia đình, những câu đố ở quán rượu, những cuộc họp của công sở hay thậm chí là những cuộc hẹn của thú cưng với bác sĩ thú y, chúng ta có thể nhanh chóng gặp nhau mà không cần ở cùng một phòng – và rất có khả năng là phương tiện giao lưu này sẽ được tiếp tục.

Twitter đã nói với nhân viên rằng họ không cần phải quay lại làm việc ở văn phòng nữa và Đại học Cambridge nói rằng các bài giảng của họ sẽ hoàn toàn trực tuyến cho đến mùa hè năm 2021.

Tuần này, người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg nói rằng sẽ có tới 50% lực lượng lao động có thể làm việc tại nhà trong 5-10 năm tới.

Người đứng đầu của công ty Virtual Reality (thực tế ảo), Andrew Bosworth, đã chia sẻ một video hấp dẫn về không gian làm việc thực tế hỗn hợp – sự kết hợp giữa thế giới thực và hình ảnh kỹ thuật số – có thể hình dung như thế nào.

‘Phụ kiện đáng tin cậy’

Nói chung, cơ sở hạ tầng internet đã đối phó khá tốt với mọi nhu cầu chồng chất lên nó – ít nhất là đối với những người có thể truy cập vào các dịch vụ mạnh mẽ hơn.

Một số chuyên gia từ lâu đã kêu gọi mạng lưới internet được công nhận là một tiện ích công cộng, bên cạnh điện, nước và khí đốt – cũng như các quy định cần thiết đi kèm với dịch vụ này – và có lẽ kêu gọi này giờ đã được quan tâm.

John Graham-Cumming, thuộc công ty bảo mật internet Cloudflare, cho biết công ty hiện đang chứng kiến ba đỉnh cao hàng ngày về lưu lượng truy cập internet trên toàn thế giới – vào đầu mỗi buổi sáng, buổi trưa và buổi tối sớm – và số lượng truy cập lớn hơn bao giờ hết.

“Nếu bạn nghĩ về internet như một tiện ích, bạn có thể nghĩ đến một tiện ích khác có thể duy trì tăng trưởng 50% [trong lưu lượng truy cập] không?” Graham-Cumming nói.

“Mạng lưới internet đã là một phụ kiện đáng tin cậy thông qua tất cả điều này.”

Và các công ty công nghệ chắc chắn đã phát hiện ra cơ hội của họ.

Satya Nadella của Microsoft cho biết chuyển đổi kỹ thuật số đã tiến triển hai năm trong vòng chỉ hai tháng, khi chúng ta tìm cách giải trí, kết nối và theo dõi những gì đang xảy ra trong đại dịch.

Giải pháp công nghệ

Chúng ta đã có thể thấy đầu tư và thiện chí dành cho các giải pháp công nghệ trong việc tìm kiếm cách thức mới để thực hiện nhiều điều: đây có thể là thời điểm giao hàng bằng drone cuối cùng sẽ cất cánh, và phòng tập thể dục ảo sau thời phong tỏa bắt cơ thể chúng ta hoạt động, thông qua màn hình, tai nghe, trong sự thoải mái tại nhà của mình?

Lịch sử cuối cùng sẽ cho thấy liệu phong tỏa có phải là bình minh của một kỷ nguyên mới hay chỉ đơn thuần là một đốm sáng trước khi mọi thứ trở lại như cũ.

Để công nghệ thực sự chứng tỏ có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi, nó phải trở thành một phần của đồ nội thất: nhất quán, đáng tin cậy và do đó, hoàn toàn không đáng kể.

Và như bất cứ ai đã trải qua một lần mất điện bất ngờ tại một thời điểm bực bội trong vài tuần qua sẽ thấy, chúng ta vẫn chưa hoàn toàn đạt đến được mức này.

https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-52794985

 

‘Đòn tâm lý’ giúp đạt thành tích cao hơn

khi chơi thể thao

Anand JagatiaBBC Future

Hiệu ứng giả dược từ lâu đã nổi tiếng trong y học với việc đem lại những hiệu ứng trị bệnh tích cực, nhưng có bằng chứng cho thấy nó cũng khiến vận động viên đạt đỉnh cao.

Pico Simón Bolíva là một trong những dãy núi cao nhất ở Colombia.

Làm sao thoát khỏi sự thống trị của thời gian?

Kỹ năng giúp sinh tồn trong cái lạnh cùng cực

Dùng internet không sạch sẽ như bạn nghĩ

Gần đỉnh núi, lượng oxy chỉ bằng một nửa so với ở độ cao ngang mực nước biển, nằm thấp hơn khoảng 5.500m bên dưới.

Không khí ở đó khiến người ta vất vả dù chỉ đi bộ và nó gây mệt mỏi, nhức đầu, vì vậy cơ thể người cố gắng thích nghi: nhịp thở tăng lên, tim đập nhanh hơn và mạch máu mở rộng để có thể hấp thụ thêm khí oxy vào các mô.

Đúng như bạn nghĩ, đưa cho một người bình khí oxy để thở sẽ làm đảo ngược những thay đổi trên. Họ nhanh chóng cảm thấy đỡ mệt và đầu họ bớt ong ong hơn, nhịp tim và hơi thở trở lại bình thường.

Nhưng có lẽ điều bạn không ngờ, đó là ta có thể đạt được những hiệu quả y hệt như vậy khi đưa cho họ bình oxy là đồ giả – bình khí trống rỗng.

Fabrizio Benedetti là người thực hiện các thí nghiệm trên. Ông làm việc ở Đại học Turin ở Ý, và ông đã cho mọi người những bình oxy giả ở các dãy núi khắp Colombia, Alaska và phòng thí nghiệm của ông ở Dãy Alps, và ông quan sát thấy là việc đó đem lại cùng hiệu ứng – bình oxy giả có thể tạo ra hiệu ứng thật.

Hiệu ứng này chỉ có tác dụng nếu bình oxy thật từng được trao cho người tham gia thí nghiệm vài lần trước đó, và rồi nó bị tráo thành bình giả mà họ không hay biết. Bằng cách này, cơ thể họ kỳ vọng nhận được thêm lượng oxy.

Thật kinh ngạc, dù bình khí trống rỗng, nó vẫn có thể tăng cường khả năng vận động thể chất trong bài tập đi bộ ở độ cao trong phòng thí nghiệm.

Câu hỏi là – làm sao như vậy được?

“Đây là câu hỏi trị giá tỷ đô,” Benedetti cho biết. “Không có oxy trong máu, không có oxy trong cơ thể, nhưng bạn vẫn có được hiệu ứng hệt như khi có oxy thật. Câu trả lời thật sự là chúng tôi không biết.”

Khó hơn, nhanh hơn, khỏe hơn

Ta thường nghe nói về hiệu ứng giả dược trong lĩnh vực y khoa.

Đó là việc đạt hiệu quả trị bệnh tích cực do bệnh nhân có niềm tin rằng một phương thức điều trị nào đó mà họ đang được hướng dẫn thực hiện là có tác dụng, tuy trong thực tế thì chính phương thức đó không tạo ra tác dụng thực sự nào: Giả dược thường chẳng có gì đặc biệt mà chỉ là một viên thuốc làm bằng đường ngọt.

Hiệu ứng giả dược đã cho thấy nhiều triệu chứng được cải thiện ở mọi phương diện, từ ho đến cơn đau, đến trầm cảm và thậm chí cả bệnh Parkinson.

Gần đây, các nhà khoa học như Benedetti đã quan tâm đến cách hiệu ứng giả dược vận hành trong thế giới thể thao.

Bất cứ vận động viên chuyên nghiệp nào cũng sẽ kể cho bạn niềm tin của họ rằng chiến thắng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thành công, và nghiên cứu cho thấy khi điều chỉnh kỳ vọng của họ, hiệu ứng giả dược có thể tạo ra tác động mạnh mẽ với tốc độ của họ hoặc khả năng sẽ đạt thành tích tốt tới mức nào.

Trong một nghiên cứu, các vận động viên đua xe đạp đã qua huấn luyện cẩn thận được thông báo là họ sẽ nhận được một liều caffeine cao, hoặc thấp, hoặc không có caffeine trước đợt thử nghiệm có tính giờ (nhưng thật ta, tất cả họ đều chỉ nhận được giả dược – thí nghiệm trong lĩnh vực này thường có yếu tố đánh lừa).

Vũ trụ tồn tại vĩnh viễn hay sẽ diệt vong?

Khi phụ nữ có thai không phụ thuộc đàn ông

Vì sao trẻ châu Á thường giỏi toán hơn trẻ châu Âu

Các vận động viên nghĩ bản thân nhận được liều thấp thi đấu 1,5% tốt hơn mức chuẩn, trong khi nhóm tưởng mình nhận được liều cao cho thấy khả năng tăng hơn đến 3% trong cuộc đua dài 10km.

“Ba phần trăm nghe có vẻ không nhiều lắm,” Chris Beedie từ Trường Tâm lý thuộc Đại học Kent, tác giả chính của nghiên cứu này, nói. “Nhưng trong giới thể thao đỉnh cao, đó là khác biệt giữa chiến thắng giành huy chương Olympic và vị trí không thể lọt vào nổi top 10. Bạn tập luyện cực kỳ vất vả để đạt được ba phần trăm đó.”

Các nhà khoa học trong lĩnh vực này rất muốn hiểu bằng cách nào chỉ một viên thuốc giả dược lại có thể đem lại hiệu ứng đáng kể đến vậy với những người dành cả đời theo đuổi chế độ tập luyện cực kỳ khắc nghiệt, cố gắng cắt bớt vài phần trăm giây từ thành tích tốt nhất của chính họ.

Beedie cho biết bản thân các vận động viên thường có xu hướng báo cáo họ cảm thấy “tận lực hơn” hoặc “lâng lâng hơn”.

Vì vậy, hẳn là có một giải thích đơn giản là chẳng phải việc một người được cho dùng giả dược sẽ khiến chính họ cố gắng hơn sao?

“Rất khó để tách biệt điều này trong các thử nghiệm,” Beedie thừa nhận.

“Dữ liệu không phải là dữ liệu cuối cùng, nhưng những gì ta thấy là khả năng thể hiện tăng 2-3%, mà không thấy nhịp tim tăng cao hơn, cũng không thấy hiện tượng dồn tụ máu cao hơn hay lọc máu cao hơn – đây vốn là những yếu tố ta thường sẽ thấy nếu đơn thuần là vận động viên cố gắng hơn.”

Nói cách khác, cứ như thể các vận động viên khi được cho dùng giả dược thì bằng cách nào đó họ đã tận dụng cơ thể họ tốt hơn, giống như chiếc xe hơi đi được nhiều dặm đường hơn với một gallon nhiên liệu.

Những thử nghiệm như trên chỉ ra một cơ chế tiềm ẩn trong cách thức mà giả dược tác động đến tăng cường vận động. Tất nhiê, vẫn còn một con đường dài các nhà nghiên cứu mới có thể chứng minh cơ chế đó là gì, nhưng đã có một số ứng viên rõ rệt.

Một giả thuyết là có thể hiệu ứng của giả dược giúp giảm căng thẳng.

Nếu vận động viên đạp xe nghĩ họ được nhận một chất có thể tăng cường khả năng, có thể họ sẽ cảm thấy thư giãn hơn vì thấy bản thân ở trong vùng an toàn.

“Sự căng cơ là một thành tố khá phổ biến từ tình trạng lo âu hay phản ứng căng thẳng,” Beedie nhận định. “Và căng cơ cũng gây tiêu hao năng lượng, mà năng lượng thì cực kỳ thiết yếu cho vận động viên.”

Không đau đớn có nghĩa là đạt tiến bộ

Một khả năng khác là hiệu ứng giả dược tác động đến những cách điều chỉnh cơn đau và khả năng chịu đựng.

“Một trong những yếu tố chính gây giới hạn trong trình diễn thể thao và thể dục thể thao đó là sự mỏi mệt,” Emma Cohen, người đang điều hành Phòng Thí nghiệm Thể Chất Xã hội tại Đại học Oxford, nói. “Bạn có thể cố gắng bỏ qua nó, nhưng cảm giác nhói đau cực kỳ khó bỏ qua.”

Bất cứ ai từng đẩy bản thân đến cực hạn quá mức trong khi tập thể thao đều đau đớn hiểu đó là gì. Nhưng những kích thích đó có mặt vì lý do tốt – là bảo vệ giúp cơ thể tránh khỏi chấn thương.

“Chúng cản ta lại vì thực ra đó là điều cực kỳ cần thiết,” Cohen giải thích. “Về mặt lý thuyết, ta có thể thi đấu hay trình diễn thêm một chút nữa rồi mới dừng lại, nhưng cơ thể và não ta có xu hướng cảnh giác và giữ một chút sức lực để dự phòng. Bạn sẽ không bao giờ biết bạn có thể cần làm gì sau khi cuộc đua kết thúc.”

Não ta liên tục tính toán cần phải giữ lại bao nhiêu dựa trên đủ loại thông tin, Cohen giải thích – như tín hiệu từ cơ bắp, thời tiết ra sao, ta khát đến mức nào, và ta còn cần phải thực hiện việc thi đấu, trình diễn thêm bao nhiêu nữa.

“Nhưng chúng cũng đồng thời thu thập thông tin về nhận thức và cảm xúc từ những trải nghiệm trong quá khứ. Sau đó bộ não ước đoán có thể tiếp tục gắng sức bao xa mà vẫn có thể an toàn duy trì trong những điều kiện như vậy.”

Một liều giả dược có thể tác động như tín hiệu giả gây ảnh hưởng đến những tính toán này, vì vậy nó “mở khóa” cho nguồn lực mà bộ não phân bổ đến cơ bắp trong thời gian tập thể thao. Kỳ vọng mà vận động viên chủ đích muốn đạt được hóa ra lại thể hiện trong vô thức, tác động đến quá trình mà họ không tự nguyện kiểm soát.

Bạn bè trong thể thao

Phòng Thí nghiệm Thể chất Xã hội quan tâm đến một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tính toán của bộ não – đó là hành vi của những người khác.

Họ đưa ra định nghĩa “giả dược xã hội” để mô tả hiện tượng sự gắn bó và và ủng hộ từ người khác có thể giúp khả năng trình diễn thể thao được cải thiện, thông qua việc nó làm giảm thiểu cơn đau, sự mệt mỏi và lo lắng.

Trong thí nghiệm, họ cho thấy các vận động viên chèo thuyền đồng đội có ngưỡng chịu đau cao hơn những người chèo thuyền đơn.

Và họ chứng minh rằng các vận động viên môn bóng bầu dục khi khởi động cùng đồng đội thì sẽ chạy nhanh hơn khoảng sáu giây trong bài kiểm tra chạy bộ nước rút.

“Khi thực hiện các hoạt động này cùng đồng đội, họ không cảm thấy mệt mỏi hơn so với khi thực hiện một mình, cũng không có sự khác biệt nào về nhịp tim tối đa,” Cohen cho biết. “Có vẻ như tín hiệu về sự gắn kết và ủng hộ cho phép vận động viên tận dụng cơ thể họ tốt hơn – mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn, khả năng trình diễn tốt hơn – với cùng mức độ mỏi mệt.”

Đây là kết quả của một tiến trình tiến hóa dễ thấy.

Con người là sinh vật xã hội, và trong quá khứ, sự gắn kết chặt chẽ và các mối quan hệ có thể là tín hiệu quan trọng cho thấy sự an toàn và yên ổn.

“Người thợ săn sẽ hành động tốt hơn nếu anh ta biết có những người hỗ trợ, là những người trong cùng nhóm đi săn, đang chạy bên cạnh mình và có thể giúp anh trong quá trình hồi phục,” Cohen giải thích.

Các yếu tố xã hội có thể giúp giải thích vì sao hiệu ứng giả dược tồn tại.

Theo Benedetti, một liều giả dược không phải là điều trị giả hiệu về bản chất, mà là toàn bộ nghi thức của hành vi chữa bệnh, trong bối cảnh xã hội và tâm lý phức tạp – người đưa thuốc cho bạn, họ nói gì, bạn có thể tin tưởng họ bao nhiêu, và nhiều yếu tố khác nữa.

Vì vậy có lẽ hiệu ứng giả dược – một hiện tượng thời hiện đại – có thể đã khởi động con đường đã tồn tại qua hàng ngàn năm, giống như những người đã giúp tổ tiên ta tận dụng được sự gắn kết xã hội.

Biến giả thành thật

Giảm thiểu cơn đau, sự mệt mỏi và lo âu là các giải thích logic cho thấy hiệu ứng giả dược có thể có tác dụng ra sao. Nhưng chắc chắn một thứ quan trọng như oxy với một nhà leo núi không phải là thứ bạn có thể đánh lừa bộ não tin vào?

“Không, vì để có thể kích thích phản ứng giả dược mạnh mẽ và dồi dào, đầu tiên bạn phải đạt chuẩn điều kiện với khí oxy,” Benedetti. “Có lẽ điều đó có nghĩa là, dù đây mới chỉ là quan sát, oxy ghi lại những dấu ấn trong não.”

Những dấu ấn này có nghĩa là não bộ dự đoán sẽ có thêm khí oxy đến khi dùng giả dược, tạo ra phản ứng sinh lý tương tự dù không có thêm khí oxy.

Quá trình này cũng có những mối quan hệ mật thiết, quan trọng trong thể thao. Điều đó có nghĩa là bạn có thể cho một vận động viên uống loại thuốc bị cấm trong quá trình tập luyện, và sau đó chuyển qua giả dược trước kỳ thi đấu.

“Giả dược có thể gây ra hiệu ứng tương tự, nhưng không để lại bất kỳ loại thuốc nào trong cơ thể,” Benedetti giải thích. “Đây có thể tạo thành vấn đề đối với việc xét nghiệm doping.”

Chống sử dụng thuốc kích thích cũng là nội dung chính trong nghiên cứu của Beedie, một thông điệp mà ông sẵn lòng chia sẻ với vận động viên.

“Nếu bạn có thể hành động nhanh hơn vì giả dược, vậy làm sao bạn đạt dược điều đó mà không sử dụng các loại thuốc? Về bản chất, làm sao bạn có thể nỗ lực và tận dụng những gì mà tiến hóa và cơ thể sinh học dành cho bạn?”

Đó là điều cực kỳ thú vị về hiệu ứng giả dược. Nó chứng minh rằng ta có khả năng làm được tốt hơn – ta chỉ cần tin vào điều đó.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-52733471

 

Anh xem lại

vai trò của Huawei trong việc xây mạng 5G

Mary-Ann RussonPhóng viên kinh doanh, BBC News

Chính phủ Anh sẽ tiến hành việc rà soát mới về tác động của việc cho sử dụng các thiết bị viễn thông của Huawei trong mạng 5G của Anh.

Trung tâm An ninh Mạng Quốc gia (NCSC) tham gia vào việc rà soát, sau khi Hoa Kỳ đưa ra những biện pháp trừng phạt mới đối với hãng công nghệ Trung Quốc do có lo ngại về an ninh.

‘Bão lớn sắp nổi lên trong quan hệ Trung Quốc – Anh’

Nhóm nghị sĩ Bảo thủ Anh ‘muốn soi tham vọng Trung Quốc’

Huawei cảnh báo Anh quốc đừng đổi ý về 5G sau đại dịch

Huawei: Anh ra giải pháp ‘dung hòa sức ép Mỹ – Trung Quốc’

Hồi tháng Giêng, Anh Quốc đã phớt lờ áp lực từ Hoa Kỳ trong việc muốn cấm Huawei tham gia vào việc xây dựng mạng 5G.

Phát ngôn viên của NCSC nói: “An ninh và khả năng phục hồi của các hệ thống mạng của chúng ta là điều tối quan trọng.”

“Sau tuyên bố của Hoa Kỳ về các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Huawei, NCSC đang xem xét cẩn trọng về bất kỳ tác động nào họ có thể gây ra đối với các hệ thống mạng của Anh Quốc.”

Theo các lệnh trừng phạt thì Huawei bị hạn chế trong việc sử dụng công nghệ và phần mềm của Mỹ để thiết kế đồ bán dẫn của mình.

Bộ Thương Mại Hoa Kỳ quan ngại rằng Huawei đã vi phạm các quy định vốn được đưa ra từ hồi năm ngoái, theo đó đòi hãng này phải xin giấy phép mới được xuất khẩu các sản phẩm của Mỹ.

Bộ nói Huawei có thể đã né quy định trên bằng cách dùng linh kiện bán dẫn của Mỹ để sản xuất thiết bị tại nhà máy đặt ở các quốc gia khác.

‘Mạng đáng tin cậy’

Chính phủ Anh trước đó đã phê chuẩn việc để Huawei tham gia với vai trò hạn chế trong việc xây dựng các mạng 5G mới ở Anh.

Hãng công nghệ khổng lồ của Trung Quốc bị cấm cung ứng linh kiện cho “các bộ phận nhạy cảm” của mạng, còn được gọi là phần cốt lõi.

Thêm nữa, hãng chỉ được phép cung ứng 35% linh kiện cho các thiết bị ngoại vi của mạng, trong đó bao gồm các cột vô tuyến điện.

Các nhà mạng di động của Anh được NCSC – là một bộ phận thuộc cơ quan tình báo GCHQ – thông báo rằng họ sẽ có ba năm để tuân thủ mức trần đối với việc sử dụng thiết bị Huawei trong các mạng di động của mình.

Phản ứng về việc Anh chuẩn bị tiến hành rà soát, phó chủ tịch Huawei Victor Zhang nói: “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi vẫn là tiếp tục triển khai một mạng 5G đáng tin cậy và an toàn trên toàn nước Anh.”

Virus corona: Cuộc chiến Mỹ-Trung phía sau cánh gà

Mỹ thêm quy định siết chặt với nhà báo Trung Quốc

Mỹ và châu Âu bất đồng ngôn ngữ về Trung Quốc?

Phán quyết về Huawei 5G là một quyết định ‘có ít lựa chọn tốt’

“Chúng tôi rất vui lòng thảo luận với NCSC về bất kỳ quan ngại nào mà họ có, và hy vọng sẽ tiếp tục mối quan hệ hợp tác thân thiết mà chúng ta đã có trong 10 năm qua.”

Những người chỉ trích thì nói rằng có sự rủi ro về an ninh nếu cho phép công ty Trung Quốc này đóng bất kỳ vai trò nào trong mạng 5G của Anh, do có những lo sợ rằng Bắc Kinh có thể lợi dụng việc này để do thám hoặc thậm chí phá hoại các hoạt động liên lạc.

Trong tháng Ba và tháng Tư, đã có sự phản ứng chống đối ngay trong nội bộ đảng Bảo thủ của ông Boris Johnson, với việc một nhóm các dân biểu Bảo thủ kêu gọi xem xét lại mối quan hệ với Trung Quốc. Nhóm này gửi thư cho ông thủ tướng chỉ một ngày trước khi ông phải nhập viện để điều trị Covid-19.

Đáp lại, Huawei viết thư ngỏ gửi chính phủ Anh, thúc giục nước này chớ “gây gián đoạn” sự tham gia của Huawei trong việc triển khai mạng 5G.

Phân tích của Gordon Corera, phóng viên an ninh

Hồi tháng Giêng, sau cuộc tranh luận dai dẳng và gay gắt, chính phủ Anh dã quyết định để Huawei tham gia với mức hạn chế tối đa là 35% và không liên quan tới các phần nhạy cảm nhất của mạng.

Điều này không cản được việc nổi loạn phản kháng hồi tháng Ba, và áp lực trong nước càng tăng thêm kể từ khi có cuộc khủng hoảng virus corona, theo đó muốn chính phủ có đường lối cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Cùng lúc, chính quyền ông Trump cũng ra chiến dịch vận động Anh và các đồng minh khác loại bỏ Huawei hoàn toàn ra khỏi cuộc chơi.

Tuy việc rà soát tới đây sẽ chỉ dựa trên các cân nhắc về mặt kỹ thuật liên quan tới các lệnh trừng phạt của Mỹ, nhưng nó có thể sẽ đem đến cho chính phủ Anh một lối đi khác với quyết định trước đó, và loại bỏ Huawei hoặc áp thêm các hạn chế – dẫu cho Anh có thể sẽ phải trả giá kinh tế ở trong nước vào đối diện với mối quan hệ căng thẳng hơn nữa với Bắc Kinh.

Huawei luôn bác bỏ việc họ giúp chính phủ Trung Quốc tấn công khách hàng của họ.

Người sáng lập hãng nói ông thà “đóng cửa công ty” còn hơn là hỗ trợ cho “bất kỳ hoạt động gián điệp nào”.

Hiện có ba trong số bốn nhà mạng di động Anh đã quyết định sử dụng và triển khai các sản phẩm của Huawei ở các mảng không thuộc bộ phận cốt lõi, là Vodafone, EE và Three.

Vodafone và EE nay đối diện với việc phải giảm sự lệ thuộc của mình vào bên cung ứng, bởi trên 35% thiết bị sử dụng hiện thời của họ là do Huawei sản xuất.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-52796873

 

Thủ tướng Anh

sẵn sàng nhận người tị nạn đến từ Hồng Kông

Băng Thanh

Hôm 24/5, truyền thông Anh đưa tin rằng, Thủ tướng Boris Johnson sẵn sàng chấp nhận người tị nạn đến từ Hồng Kông ngay cả trước khi chính quyền Trung Quốc áp luật an ninh hà khắc nhằm dập tắt các phong trào phản kháng.

Theo tờ Express của Anh, trong một cuộc họp vào đầu năm nay tại Chequers Court, nơi ở của Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson nói với các bộ trưởng rằng ông đã sẵn sàng nhận người tị nạn đến từ Hồng Kông.

Tuy nhiên, không rõ liệu kế hoạch của ông chỉ bao gồm 315.000 người Hồng Kông đã có hộ chiếu Anh hay toàn bộ 7,5 triệu người Hồng Kông. Đề xuất của ông Johnson đã được thông qua mà không bị phản đối, tương tự như chiến dịch cấp quyền công dân Anh cho người châu Á ở Uganda vào những năm 1970 khi họ bị khủng bố bởi nhà độc tài Idi Amin, cựu Tổng thống Uganda.

Trước đó, vào hôm 22/5, Reuters dẫn lời phát ngôn viên của Thủ tướng Boris Johnson cho biết, Anh hy vọng chính phủ Trung Quốc sẽ tôn trọng các quyền và tự do của Hồng Kông.

“Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và mong muốn chính phủ Trung Quốc tôn trọng các quyền, sự tự do cùng mức tự trị cao của Hồng Kông. Là một bên tham gia tuyên bố chung Trung – Anh, Vương quốc Anh cam kết sẽ bảo vệ quyền tự trị của Hồng Kông và tôn trọng mô hình một quốc gia, hai chế độ”, phát ngôn viên của ông Johnson cho biết.

Mới đây, tờ The Times của Anh dẫn lời ông Chris Patten, thống đốc cuối cùng của Hồng Kông khi thành phố còn thuộc Anh cho biết: “Người dân Hồng Kông đã bị Trung Quốc phản bội” và nhấn mạnh Anh nên có nghĩa vụ “đạo đức, kinh tế và pháp lí” trong việc đứng lên bênh vực Hồng Kông.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-tuong-anh-san-sang-nhan-nguoi-ti-nan-den-tu-hong-kong.html

 

Covid-19: Pháp chuẩn bị giai đoạn 2

của kế hoạch ra khỏi phong tỏa

Anh Vũ

Hôm nay, 25/05/2020, nước Pháp bước vào tuần cuối cùng trong giai đoạn đầu dỡ bỏ phong tỏa, được đánh giá là tuần quyết định, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh có chiều hướng dịu dần. Chính phủ chuẩn bị thông báo các biện pháp cho bước tiếp theo trong kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa kể từ tuần tới.

Tình hình dịch virus corona tại Pháp tuần qua có xu hướng chững lại đặc biệt trong hai ngày cuối tuần. Theo số liệu của bộ Y Tế, đến ngày hôm qua, số bệnh nhân phải nằm viện và hồi sức tiếp tục giảm từng ngày.

Hiện tại Pháp còn hơn 600 bệnh nhân nặng và trên 17 nghìn người đang điều trị tại bệnh viện. Số ca nhiễm mới vẫn tăng nhẹ, 115 ca ngày hôm qua so với hôm trước là 250 ca. Số tử vong cũng đã xuống còn 35 trong tổng số 28.376 người chết từ đầu dịch.

Là những người trên tuyến đầu của cuộc chiến chống Covid-19, các y bác sĩ, nhân viên y tế Pháp hôm nay đang mong đợi chi tiết cải cách y tế của chính phủ nhằm cải thiện các điều kiện làm việc, chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện và đặc biệt việc tăng lương như tổng thống Macron đã hứa với họ.

Chính phủ cũng đang chuẩn bị đưa ra các biện pháp cho giai đoạn dỡ bỏ phong tỏa tiếp theo, bắt đầu từ ngày 02/06. Chủ yếu liên quan đến kỳ nghỉ hè dài và việc cho mở lại các nhà hàng và hỗ trợ ngành công nghiệp xe hơi trong nước.

Chính phủ cũng sẽ phải quyết định cụ thể vào tuần tới về việc có cho mở lại các trường trung học (cấp 3) hay không cũng như về hình thức kỳ thi tốt nghiệp trung học (tú tài).

Theo các nguồn tin từ phủ thủ tướng Pháp, các quyết định trên không thể có trước ngày thứ Năm tuần này. Chính phủ vẫn muốn thận trọng cho rằng còn quá sớm để kết luận cho dù đã có những tín hiệu khả quan về tình hình dịch bệnh.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200525-covid-19-ph%C3%A1p-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-giai-%C4%91o%E1%BA%A1n-2-cu%CC%89a-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-ra-kh%E1%BB%8Fi-phong-t%E1%BB%8Fa

 

Covid-19 : Các bảo tàng Pháp chưa vội mở cửa

Tuấn Thảo

Vào lúc ban quản lý các bảo tàng lớn ở Pháp đều đang nôn nóng chờ đợi lệnh của chính phủ cho phép hoạt động trở lại, thì các bảo tàng nhỏ đã được quyền mở cửa đón khách. Tuy vậy, các viện bảo tàng nhỏ đã không được mở ngay từ giữa tháng 05 mà lại khôi phục từng bước chương trình sinh hoạt từ đây cho đến đầu tháng 06/2020.

Trong kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa, hầu hết các viện bảo tàng lớn như Louvre hay Orsay tại Paris, bảo tàng Mucem ở Marseille, bảo tàng Mỹ thuật ở thành phố Lyon đều vẫn phải đóng cửa do khó thể nào đảm bảo các quy tắc an toàn cho lượng khách tham quan đông đảo. Ngược lại, các bảo tàng nhỏ thuộc quyền quản lý của nhà nước hay của tư nhân đã được phép mở lại từ ngày 12/05, nhưng với sự đồng ý của thị trưởng và của hội đồng cấp vùng.

Tuy nhiên, thông tư của Bộ Văn hóa Pháp không rõ ràng cho lắm, thế nào là một ‘‘bảo tàng nhỏ’’? Dường như, chính phủ Pháp đã giao lại quyền quyết định cho các thị trưởng, xem xét theo từng trường hợp. Điều đó có thể giải thích vì sao lâu đài Chaumont sur Loire sẽ mở lại để đón khách đến tham gia Liên hoan nghệ thuật Vườn hoa, trong khi bảo tàng của danh họa Claude Monet trong vườn Giverny vẫn phải đóng cửa (cho dù không rộng lớn bằng công viên lâu đài Chaumont bên bờ sông Loire).

Thay vì lấy làm mừng trước thông tư của Bộ Văn hóa Pháp, một số thị trưởng lại rỏ ra thận trọng, trong khi giám đốc các viện bảo tàng lại hơi bối rối. Sau ngày 12/05, đã không có hiện tượng các bảo tàng nhỏ đồng loạt mở cửa, mà lại mở cửa dần dần. Đó là trường hợp của Bảo tàng về nghệ thuật Hình ảnh tại Épinal, Trung tâm văn hóa Kerazan ở vùng Finistère. Bảo tàng Montauban dành để trưng bày tác phẩm của hai nghệ sĩ lớn Ingres-Bourdelle trong làng hội họa và điêu khắc Pháp kể từ ngày 20/05. Trong khi bảo tàng Soulages tại thành phố Rodez mở lại chương trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh của danh họa Soulages, vào ngày 21/05/2020.

Theo Trung tâm các di tích quốc gia (Centre des Monuments nationaux, gọi tắt là CMN), cơ quan quản lý hơn một trăm bảo tàng và di tích lịch sử tại Pháp, các địa điểm tham quan cũng như bảo tàng sẽ dần dần được mở lại trong giai đoạn từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7 năm nay. Đa số các bảo tàng quốc gia thừa cơ hội này để trùng tu hay sơn quét lại các phòng trưng bày, trong khi một số di tích như Khải Hoàn Môn tuy nhỏ về tầm vóc nhưng buộc phải áp dụng tối tđa các quy tắc bảo đảm khoảng cách an toàn do không gian đi lại chật hẹp hơn.

Còn theo cơ quan Paris-Musées, tập hợp hầu hết các bảo tàng do thành phố Paris quản lý, ban tổ chức đã thông báo lịch mở cửa các địa điểm thăm viếng kể từ ngày 16/06 trở đi. Trong đó, có kế hoạch mở lại các bảo tàng Bourdelle, La Vie Romantique, Tư gia của văn hào Balzac, Nhà riêng của Victor Hugo, Bảo tàng nghệ thuật châu Á Cernuschi. Theo dự kiến, cuộc triển lãm ‘‘La Force du Dessin’’ tại Viện bảo tàng Petit Palais sẽ được khai mạc vào trung tuần tháng 6.  Paris hy vọng răng cuộc triển lãm này tạo điều kiện mở rộng và nối lại với chương trình sinh hoạt văn hóa thời hậu phong tỏa, trong đó có các triển lãm cũng trong tháng 6 về danh họa Turner tại bảo tàng Jacquemart André, hay triển lãm tranh Cézanne tại bảo tàng Marmottan. Ngoài Paris và các vùng phụ cận, chi nhánh bảo tàng Louvre tại Lens, hay chí nhánh Trung tâm Pompidou tại Metz đều mở lại vào trung tuần tháng 06/2020.

Một cách tương tự, các không gian triển lãm như Atelier des Lumières ở Paris, Bassins de Lumières ở Bordeaux hay là Carrières de Lumières tại Baux-de-Provence, chuyên kết hợp nghệ thuật hội họa với công nghệ hình ảnh video mapping để đưa khách tham quan vào một không gian ba chiều, đều đang háo hức chờ đến cuối tháng 6 để khai mạc triển lãm. Các cuộc triển lãm này thường được tổ chức trong những không gian rộng lớn, nên dễ áp dụng hơn các biện pháp ‘‘cách ly xã hội’’.

Theo bà Delphine Levy, giám đốc cơ quan Paris-Musées tập hợp các bảo tàng và địa điểm tham quan tại thủ đô Pháp, ban quản lý giành ưu tiên cho các bảo tàng đã có sẵn chương trình triển lãm và nay đã chuẩn bị xong việc tiếp đón trở lại khách tham quan. Hiện giờ, cuộc khủng hoảng y tế  đã làm cho các bảo tàng thành phố Paris (không kể tới các bảo tàng quốc gia như Louvre, Orsay hay Grand Palais) bị thất thu hơn 12 triệu euro.

Đối với một số bảo tàng được mở lại ngay từ bây giờ, chẳng hạn như Viện trưng bày các tác phẩm Giacometti, đều phải áp dụng các quy tắc khá nghiêm ngặt để bảo đảm khoảng cách an toàn cho khách tham quan. Khách vào xem triển lãm phải giữ khoảng cách tối thiểu với nhau một mét rưỡi. Tính tổng cộng, chỉ có 60 người được vào xem triển lãm cùng lúc, tính trung bình là cứ mỗi 20 phút là có 10 khách được vào cửa để tránh cho có quá nhiều khách ở cùng một chỗ với nhau, nhiều tấm chắn bằng nhựa được dựng lên để tạo ra lối tham quan một chiều, trong khi thuốc và gel sát trùng được đặt ở mọi lối ra vào. Hy vọng rằng tất cả các quy tắc an toàn ấy sẽ được phổ biến rộng rãi và nhất là có đủ sức thuyết phục hầu trấn an tâm lý khách tham quan, và như vậy mới có thể lôi kéo du khách trở lại viếng thăm các viện bảo tàng.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200525-covid-19-c%C3%A1c-b%E1%BA%A3o-t%C3%A0ng-ph%C3%A1p-ch%C6%B0a-v%E1%BB%99i-m%E1%BB%9F-c%E1%BB%ADa

 

Covid-19: Tỷ lệ tử vong tại Thụy Điển

cao nhất châu Âu,dân chúng bất bình

Anh Vũ

Thụy Điển là nước không áp dụng phong tỏa chống dịch virus corona. Hệ quả là từ nhiều ngày qua, tình hình dịch Covid-19 tại nước này trở nên căng thẳng. Trong tuần vừa rồi, tỷ lệ tử vong hàng ngày tính theo dân số tại Thụy Điển có lúc cao nhất châu Âu, thậm chí có 5 ngày còn đạt mức cao nhất thế giới.

Chính quyền vẫn duy trì chiến lược miễn dịch cộng đồng. Một bộ phận dân chúng bắt đầu bất bình với cách xử lý dịch bệnh của chính phủ. Thông tín viên Frédéric Faux tại Stockholm ghi nhận qua phóng sự:

Ngày Chủ nhật (24/05), tại trung tâm thủ đô Stockholm, khoảng ba chục người tập hợp quanh một chiếc quan tài giả cùng các bó hoa. Sau đó, tên những người ủng hộ cuộc biểu tình nhưng không thể đến đã được xướng lên. Có gần 900 cái tên.

Đây không phải là lần đầu chính sách không phong tỏa dân cư của chính phủ Thụy Điển bị chỉ trích như vậy. Nhiều bác sĩ đã lên tiếng báo động. Số người chết tính đến hôm nay sắp vượt qua con số 4000, điều đã khiến nhiều người phải hành động. Như trường hợp của August, ông cho biết:

“Chúng tôi phản đối chiến lược này của Thụy Điển đã dẫn đến tỷ lệ tử vong ở mức kỷ lục. Chỉ có thể là ngu xuẩn mới làm khác với cả thế giới mà vẫn tin là mình đúng”.

Một chủ đề gây tranh cãi khác ở Thụy Điển, đó là số phận của những người cao tuổi ở nhà dưỡng lão. Những người này thường bị chết tại chỗ không được nhập viện. Với Nelly, người đã mất cha như vậy, thì đó thực sự là một bê bối: 

“Cha tôi chỉ được dùng morphin, không được thở ô xy, truyền dịch hay dùng kháng sinh. Lẽ ra những người già phải được xét nghiệm sớm hơn. Nếu biết thế này tôi đã tự đưa ông nhập viện. Tôi nói lên tiếng nói của nhiều người cao tuổi khác.”

Chính phủ hứa điều tra về các điều kiện phòng chống dịch virus corona tại Thụy Điển, nhưng hiện tại vẫn giữ chính sách y tế của mình.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200525-covid-19-t%E1%BB%B7-l%E1%BB%87-t%E1%BB%AD-vong-t%E1%BA%A1i-th%E1%BB%A5y-%C4%91i%E1%BB%83n-cao-nh%E1%BA%A5t-ch%C3%A2u-%C3%A2u-d%C3%A2n-ch%C3%BAng-b%E1%BA%A5t-b%C3%ACnh

 

Iran ân xá cho hàng ngàn tù nhân chính trị

Anh Vũ

Lãnh tụ tinh thần tối cao Iran, giáo chủ  Ali Khamenei, đã ra lệnh ân xá cho hơn 3.700 tù nhân, chủ yếu là các nhà hoạt động chính trị hay trong phong trào công nhân.

Thông tín viên RFI  Siavosh Ghazi tường trình từ Téhéran:

Theo nhiều nguồn tin truyền thông Iran, Esmail Bakhshi và nhiều nhà hoạt động trong phong trào công nhân nhà máy đường Haft Tapeh ở thành phố Suse, nằm ở miền tây nam Iran đã được hưởng lệnh ân xá.

Esmail Bakhchi là một trong những người lãnh đạo cuộc đình công kéo dài nhiều tuần tại nhà máy hồi 2018. Ông và các đồng chí của mình bị kết án từ 5 đến 7 năm tù. Ông đã được tự do có điều kiện hồi tháng 10/2019 để chờ xử phúc thẩm. 

Trong số các tù nhân được ân xá, có những người đấu tranh trong phong trào sinh viên. 

Từ đầu dịch virus corona, nhiều tháng qua, Iran đã cho phép gần 100 nghìn tù nhân được ra khỏi trại giam, chủ yếu là những người đã bị kết án vì lý do an ninh, chính trị. Nhiều tù nhân được thả sau đó đã được hưởng ân xá. 

Các quyết định như vậy được ban hành khi mà Nghị Viện mới mà phe bảo thủ chiếm đa số, bước vào hoạt động. Phe bảo thủ đã đặt việc đấu tranh vì người nghèo là một trong những mục tiêu chính trị nhằm giữ sự ủng hộ của bộ phận cử tri này.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200525-iran-%C3%A2n-x%C3%A1-cho-ha%CC%80ng-nga%CC%80n-t%C3%B9-nh%C3%A2n-ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B

 

Trong lần xuất hiện đầu tiên sau nhiều tuần,

Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un cam kết

sẽ tăng cường chiến lược răn đe nguyên tử

Theo những hình ảnh trên truyền hình nhà nước Bắc Hàn, các viên chức của đảng cầm quyền đã đeo khẩu trang để chào chủ tịch Kim Jong Un khi ông tham gia cuộc họp của Ủy ban quân sự Trung ương Đảng lao động Bắc Hàn, tuy nhiên không ai được nhìn thấy đeo khẩu trang trong cuộc họp, kể cả ông Kim.

Giữa bối cảnh các cuộc đàm phán phi nguyên tử hóa bị đình trệ với Hoa Kỳ, cuộc họp của Ủy ban quân sự Trung ương đảng đã thảo luận các biện pháp củng cố lực lượng quân sự của Bắc Hàn, cũng như kiềm chế các mối đe dọa quân sự lớn, nhỏ từ các thế lực thù địch.

Cuộc họp cũng thảo luận về việc tăng cường chiến lược răn đe chiến tranh nguyên tử của đất nước và đưa lực lượng quân sự vào một chiến dịch khuyến cáo cao độ, áp dụng các biện pháp quan trọng để tăng cường đáng kể khả năng tấn công hỏa lực của pháo binh.

Theo ông Leif-Eric Easley, giảng viên nghiên cứu quốc tế tại Đại học Ewha Womans ở Seoul, nhận định rằng cam kết tăng cường khả năng nguyên tử của Bắc Hàn được đưa ra trùng thời điểm với các bài báo về việc Hoa Kỳ có thể tiến hành vụ thử nguyên tử chính thức đầu tiên kể từ năm 1992.

Ông Easley cho rằng ý định của Washington khi cân nhắc một hành động như vậy có thể nhằm gây áp lực với Nga và Trung Cộng để họ cải thiện các cam kết và thực thi kiểm soát vũ khí. Tuy nhiên, điều này có thể cung cấp cho Bình Nhưỡng một cái cớ cho hành động khiêu khích tiếp theo của họ, và cũng khuyến khích các quốc gia kể trên chấp nhận rủi ro nguyên tử nhiều hơn. (BBT)

https://www.sbtn.tv/trong-lan-xuat-hien-dau-tien-sau-nhieu-tuan-chu-tich-bac-han-kim-jong-un-cam-ket-se-tang-cuong-chien-luoc-ran-de-nguyen-tu/

 

Bắc Triều Tiên

vẫn muốn đàm phán hạt nhân với Mỹ ?

Thanh Hà

Kim Jong Un tăng cường sức mạnh cho quân đội Bắc Triều Tiên, « tăng cường khả năng răn đe hạt nhân ». Đàm phán hạt nhân với Mỹ liệu có còn là ưu tiên của Bình Nhưỡng ? Chuyên gia Pháp về vũ khí hạt nhân, Benjamin Hautecouverture thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (FRS) phân tích.

Sau hơn 20 ngày vắng mặt, chủ tịch Bắc Triều Tiên xuất hiện trở lại trong cuộc họp của Hội đồng quân sự Trung ương đảng Lao Động Triều Tiên. Theo báo chí Bình Nhưỡng ngày 24/05/2020, ông Kim Jong Un chủ trì cuộc họp và quyết định « tăng cường khả năng răn đe hạt nhân, đưa ra những biện pháp then chốt nhằm tăng cường khả năng tấn công bằng hỏa lực » của quân đội.

Cũng trong cuộc họp này nhiều nhân vật trong quân đội Bắc Triều Tiên đã được thăng chức. Trong số này có phó chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng, phụ trách quân nhu Ri Pyong Chol được bổ nhiệm làm ủy viên Hội Đồng Quốc Vụ, một trong những nhân vật chủ chốt của chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân hay tổng tham mưu trưởng Pak Jogn Chon, chủ nhiệm chương trình phát triển vũ khí mới của Bình Nhưỡng.

Theo hãng tin Mỹ AP, các động thái vừa nêu nhằm khẳng định vai trò trung tâm của quân đội Bắc Triều Tiên và quyết tâm phát triển vũ khí chiến lược như tên lửa xuyên lực địa ICBM và đạn đạo luôn là « ưu tiến số 1 » của chế độ.

Trong cuộc trả lời dành cho RFI tiếng Việt hôm 13/05/2020, chuyên gia Pháp về vũ khí hạt nhân, Benjamin Hautecouverture thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (FRS) tại Paris đã lưu ý : Bất chấp dịch Covid-19, Bình Nhưỡng tăng cường khả năng phòng thủ của quân đội vì đây mới là ưu tiêu hàng đầu của chính quyền Kim Jong Un.

Benjamin Hautecouverture : « Trước hết, về mặt chính trị, quân sự và chiến lược, loạt thử nghiệm tên lửa đạn đạo hồi tháng 3 vừa qua hoàn toàn không gây bất ngờ. Đây là bước kế tiếp của một chương trình trải dài trong nhiều năm và Bình Nhưỡng tập trung vào việc thử nghiệm nhiều loại từ tên lửa tầm ngắn, tầm trung, tên lửa đẩy… trước khâu sản xuất và trang bị các loại tên lửa này cho quân đội Bắc Triều Tiên. Năm 2018 ông Kim Jong Un đã quyết định tạm ngừng các chương trình thử nghiệm tên lửa tầm xa như đã cam kết khi đối thoại trực tiếp với Mỹ, nhưng thỏa thuận không liên quan đến các loại tên lửa

tầm ngắn và tầm trung. Thành thử cho dù là từ tháng 5 đến tháng 11/2019 Bắc Triều Tiên đã nhiều lần thử tên lửa nhưng vẫn không vi phạm thỏa thuận hồi tháng 6/2018 để khai tử đối thoại với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên nếu tính luôn cả các vụ thử nghiệm hồi tháng 3 và tháng 4/2020, trong chưa đầy một năm Bình Nhưỡng đã tiến hành 35 đợt thử vũ khí, đây là một nhịp độ dồn dập chưa từng thấy và với một tỷ lệ thành công rất cao. Điều này chứng tỏ Bắc Triều Tiên hoàn toàn không giảm thiểu chương trình đạn đạo, ngay cả khi đã khởi động đàm phán với Mỹ.

Điểm thứ nhì đáng chú ý là không có gì cho phép kết luận rằng, Bắc Triều Tiên ngừng phát triển tên lửa tầm xa – kể cả tên lửa liên lục địa ICBM trong thời gian từ tháng 5/2019 đến nay, cho dù trong một năm qua, Bình Nhưỡng không thử nghiệm loại vũ khí này.

Sau cùng, quân đội Bắc Triều Tiên đã trực tiếp điều hành loại tên lửa KN-25 hồi tháng 3/2020. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng sắp trang bị cho quân đội loại vũ khí này ».

RFI : Bình Nhưỡng muốn gì ?

Benjamin Hautecouverture : « Việc khởi động lại hàng loạt các cuộc thử nghiệm, đối với Kim Jong Un, đây là cách để khẳng định quyết tâm đặt quyền lợi quốc gia, chính sách phòng thủ lên trên hết. Chưa bao giờ Bình Nhưỡng xao nhãng với hai mục tiêu này. Tín hiệu thứ nhì là chương trình đạn đạo của Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục được phát triển.

Điểm thứ ba là quân đội hoạt động bình thường, tiếp tục các chương trình tập huấn, vẫn được trang bị thêm vũ khí bất chấp khủng hoảng về y tế. Tất cả những yếu tố này nhắm vào Hoa Kỳ và cả một số thành phần trong nội bộ guồng máy Bắc Triều Tiên từng nghi ngờ khi ông Kim Jong Un bắt đầu đàm phán với Mỹ.

Tuy nhiên theo tôi, điều này chỉ đúng một phần và là một cách giải mã quá « dễ dãi » về tình hình Bắc Triều Tiên. Vấn đề cốt lõi ở đây là Bắc Triều Tiên luôn luôn chú trọng vào chiến lược lâu dài. Có nghĩa là, nếu không có dịch Covid-19 các đợt thử nghiệm hồi tháng 3 và tháng 4 vừa rồi đã được thực hiện vào cuối mùa đông năm ngoái. Nói cách khác, trong mọi trường hợp, Bình Nhưỡng vẫn theo đuổi các mục tiêu quân sự và chiến lược. Đó mới là thông điệp chính chế độ Kim Jong Un gửi tới cộng đồng quốc tế ».

RFI : Có liên hệ hay không giữa hai hồ sơ chương trình đạn đạo và dịch Covid-19 ?

Benjamin Hautecouverture : « Tôi nghĩ rằng có yếu tố khủng hoảng y tế, nhưng không đó không là yếu tố quyết định. Đành rằng Bắc Triều Tiên ý thức là nếu không kiểm soát được đại dịch, virus corona có thể đe dọa đến sự tồn tại của chế độ. Dù vậy 9 vụ thử tên lửa đạn đạo trong tháng 3 và đến tháng 4, Bắc Triều Tiên thử tiếp tên lửa hành trình.

Nhịp độ dồn dập như vậy chứng tỏ trong mọi trường hợp, chương trình phát triển vũ khí chiến lược vẫn là ưu tiên số 1 của chế độ và virus corona không làm đảo lộn lịch trình của Bình Nhưỡng trên hồ sơ này. Bắc Triều Tiên muốn phô trương thanh thế là đã bình tĩnh trước đại dịch. Thực tế theo một số nguồn tin chúng tôi có được, dịch Covid-19 khiến chính quyền nước này căng thẳng hơn nhiều bởi Bắc Triều Tiên ý thức được rằng, hệ thống y tế còn yếu kém, dù có nhiều bắc sĩ giỏi, nhưng họ thiếu phương tiện đối mặt với đại dịch ».

RFI : Triển vọng đàm phán hạt nhân Mỹ- Bắc Triều Tiên ?

Benjamin Hautecouverture 4 : « Có nhiều điểm liên quan đến câu hỏi này. Kim Jong Un trong bài diễn văn hôm 01/01/2020 tuyên bố không có gì cấm cản Bắc Triều Tiên tiếp tục chương trình tên lửa tầm trung và tầm xa đồng thời Bình Nhưỡng sẽ trình làng một loại vũ khí chiến lược mới trong tương lai không xa. Do vậy, rất có thể loạt thử nghiệm vừa rồi mới chỉ là khúc dạo đầu cho cả một chương trình dầy đặc cho tới tháng 11/2020. Câu hỏi còn lại là Bắc Triều Tiên sẽ dừng lại ở đâu.

Ngoài ra, hôm 14/04/2020, Bắc Triều Tiên đã cho thử tên lửa hành trình đúng một ngày trước kỷ niêm 108 năm ngày sinh lãnh tụ Kim Nhật Thành. Qua đó Bắc Triều Tiên cảnh cáo cộng đồng quốc tế là nước này tiếp tục phát triển vũ khí chống hạm. Riêng về đàm phán hạt nhân Mỹ- Bắc Triều Tiên, đối thoại đã bị đóng băng từ hơn một năm này. Hôm 31/03/2020 Bình Nhưỡng dọa chấm dứt đàm phán.

Theo tôi, không có tiến triển trên hồ sơ này trong năm nay vào lúc Hoa Kỳ chuẩn bị bầu lại tổng thống. Hiện tại Donald Trump ngưng tất cả mọi đối thoại với Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên có thể tổng thống Hàn Quốc sẽ  đề xuất một số sáng kiến mới, bởi vì ông Moon Jae In đang trong thế mạnh : Seoul đã đẩy lùi được  dịch Covid-19 và đảng cầm quyền của tổng thống Moon Jae In thắng lợi vẻ vang trong đợt bầu cử Quốc Hội hồi tháng 4/2020. Đề xuất của Seoul thành công được tới đâu, đó lại là một chuyện khác ».

*

Chuyên gia Pháp Benjamin Hautecouverture thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược – Fondation pour la Recherche Stratégique (FRS).

Trong bài viết mang tựa đề Corée du Nord : la reprise des essais balistiques entre réalité stratégique et crise sanitaire -Bắc Triều Tiên khởi động lại loạt thử nghiệm tên lửa đạn đạo : giữa mục tiêu chiến lược và khủng hoảng y tế đăng trên trang mạng của Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược hôm 11/05/2020, tác giả xem đợt thử nghiệm tên lửa đạn đạo và hành trình trong hai tháng 3 và 4/2020 báo trước Bình Nhưỡng tăng tốc « khả năng răn đe hạt nhân », « phát triển vũ khí chiến lược mới » và tăng thêm sức mạnh cho quân đội Bắc Triều Tiên.

Tất cả những yếu tố này đã được khẳng định trong cuộc họp Hội đồng quân sự Trung ương đảng Lao Động Triều Tiên, được hãng tin KCNA đăng tải hôm 24/05/2020.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200525-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-v%E1%BA%ABn-mu%E1%BB%91n-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-v%E1%BB%9Bi-m%E1%BB%B9

 

Báo TQ chọc ngoáy

Đài Loan mua ngư lôi Mỹ ‘vừa mắc vừa vô dụng

Hoàn Cầu thời báo nói 18 quả ngư lôi Đài Loan vừa mua của Mỹ không chỉ mắc gấp 3 lần bình thường mà còn chẳng thay đổi được cục diện gì nếu nổ ra chiến sự giữa Đài Bắc và đại lục.

Thông tin Mỹ bán 18 ngư lôi MK-48 Mod6 cho Đài Loan đã chọc giận Trung Quốc trong ngày 21-5. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ gây bất ổn khu vực, đồng thời yêu cầu Washington hủy bỏ hợp đồng vũ khí trị giá 180 triệu USD với Đài Loan.

Tờ Hoàn Cầu thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cười chê rằng 18 quả ngư lôi mà giá 180 triệu USD thì chỉ có khả năng Đài Loan mua bị hố dù theo Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ, hợp đồng trên đi kèm với các dịch vụ khác.

Giá “bình thường” của loại ngư lôi này, theo Hoàn Cầu thời báo, chỉ khoảng 3,5 triệu USD/quả. “Tính luôn các dịch vụ và thiết bị liên quan cũng không mắc như vậy. Rõ ràng Đài Loan đang trả thêm tiền bảo kê cho Mỹ, còn các công ty vũ khí Mỹ thì tha hồ thu lợi từ hợp đồng này”, Hoàn Cầu thời báo lập luận.

Tờ báo của đại lục dẫn lời một chuyên gia quân sự Trung Quốc thừa nhận MK-48 Mod6 nằm trong số những loại ngư lôi hạng nặng tiên tiến nhất thế giới, nhưng khi nằm trong tay Đài Loan thì chỉ là vật vô dụng.

Theo chuyên gia này, MK-48 Mod6 có thể được sử dụng trên các tàu ngầm thông thường của Đài Loan để tấn công các tàu đổ bộ, tàu chiến mặt nước của Trung Quốc nếu xảy ra chiến sự.

“Nhưng các tàu ngầm của Đài Loan đã lỗi thời nên có thể dễ dàng bị Trung Quốc phát hiện và phá hủy ngay lập tức trước khi chúng có cơ hội sử dụng ngư lôi”, tờ báo có quan điểm hiếu chiến của Trung Quốc khẳng định.

Các tàu ngầm lớp Hải Long của Đài Loan có thể mang tối đa 6 ngư lôi cỡ 533mm, phù hợp để mang ngư lôi MK-48 Mod6 – Ảnh: Cơ quan quốc phòng Đài Loan

Theo các thông tin công khai, Đài Loan hiện có ít nhất 64 ngư lôi MK-48 Mod6, trong đó có 46 quả mua vào năm 2017.

Việc mua bán vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan hết sức sôi động dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.

Năm 2018, Mỹ đồng ý bán phụ tùng cho máy bay quân sự Đài Loan, bao gồm F-16 và F-5E/F. Năm 2019, chính quyền Mỹ phê duyệt việc bán 108 xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2T và 66 máy bay chiến đấu F-16C/D Block 70 cùng các thiết bị đi kèm cho Đài Loan.

Đài Loan chọn tác chiến phi đối xứng

Trong diễn biến khác liên quan, trang Defence Blog dẫn nguồn từ truyền thông Đài Loan cho biết Đài Bắc sắp hoàn tất thỏa thuận mua hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động từ Mỹ. Hệ thống này sẽ sử dụng tên lửa chống hạm Harpoon Block II, cho phép nó ngăn chặn các vụ đổ bộ chiếm đảo.

Hiện Đài Loan đã sở hữu các hệ thống tên lửa phòng thủ Hùng Phong 2 và 3 tự phát triển nội địa.

Hôm 20-5, nhà lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn khẳng định hòn đảo này đang theo đuổi chiến lược “phi đối xứng” để chống lại các mối đe dọa từ Trung Quốc.

Chiến lược này thiên về phòng thủ và sử dụng một số lượng ít vũ khí chính xác nhưng đủ sức gây ra các thiệt hại lớn cho kẻ tấn công, buộc đối phương phải chùn bước và suy nghĩ lại. Đây thường là lựa chọn của những nước có ngân sách quốc phòng hạn chế nhưng vẫn muốn răn đe các ý định xấu.

Chẳng hạn nếu kẻ thù đóng tàu chiến thì họ mua tên lửa diệt hạm siêu âm, kẻ thù chế nhiều máy bay thì họ mua tên lửa phòng không, kẻ thù sử dụng xe tăng thì mua vũ khí chống tăng.

http://biendong.net/bi-n-nong/34872-bao-tq-choc-ngoay-dai-loan-mua-ngu-loi-my-vua-mac-vua-vo-dung.html

 

Đài Loan phát triển tên lửa hành trình

có thể tấn công TQ

Theo các phương tiện truyền thông Đài Loan, tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tien Kung-3 có thể đánh chặn tên lửa Trung Quốc đã được thử nghiệm tại căn cứ quân sự Pingtung, nam Đài Loan.

Đài Loan dự kiến sẽ đẩy mạnh phát triển tên lửa có thể tấn công Trung Quốc đại lục trước các mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Bắc Kinh.

Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố trong bài phát biểu hôm 20-5 rằng sẽ củng cố phòng thủ lãnh thổ bằng chiến lược chiến tranh phi đối xứng, báo trước quan hệ xuyên eo biển Đài Loan sẽ gập ghềnh trong bốn năm tới.

Trong chiến tranh phi đối xứng, một bên sử dụng vũ khí phi truyền thống để chống lại kẻ thù mạnh hơn. Các nhà phân tích cho rằng việc tăng cường chương trình tên lửa của Đài Loan đồng nghĩa với việc lãnh thổ này có thể ứng phó với Trung Quốc trước khi Mỹ tới giải cứu.

“Danh mục vũ khí trong chiến lược này bao gồm tên lửa, ngư lôi, máy bay và máy bay không người lái. Nhưng cho tới nay, tên lửa là cách hiệu quả nhất để tấn công và đe dọa kẻ thù”, ông Chieh Chung – nhà nghiên cứu cấp cao về an ninh quốc gia tại Đài Bắc – cho biết.

Ông Chieh nói rằng không có gì ngạc nhiên khi Đài Loan muốn đẩy mạnh chương trình phát triển tên lửa để đảm bảo khả năng tấn công nếu cuộc xung đột trên eo biển Đài Loan nổ ra. Thực tế là Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc lớn mạnh hơn và ngân sách quân sự của Đài Loan quá hạn chế để chạy đua vũ trang với Bắc Kinh.

Theo báo South China Morning Post, Viện Khoa học và công nghệ Chung Shan của Đài Loan đã làm việc với quân đội từ năm 1970 để phát triển tên lửa tầm ngắn và tầm trung.

Trong chuyến thăm tới viện vào tháng 1, bà Thái Anh Văn đã yêu cầu tăng tốc kế hoạch sản xuất hàng loạt phiên bản cải tiến của Tien Kung-3 và tên lửa siêu thanh Hsiung Feng-3 để tăng cường khả năng phòng thủ của Đài Loan.

Tháng trước, viện đã thử nghiệm các tên lửa, bao gồm Tien Kung-3 và một tên lửa có khả năng tấn công mục tiêu trên đất liền.

Theo các phương tiện truyền thông Đài Loan, tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tien Kung-3 đã được thử nghiệm từ ngày 5 đến 23-4 tại căn cứ quân sự Pingtung, phía nam Đài Loan. Hơn nữa, phiên bản mới nhất của Tien King-3 lắp đặt trên tàu đã được thử nghiệm vào ngày 9 và 10-4.

Việc phát triển tên lửa Tien Kung-3 được tiết lộ lần đầu trong phiên họp đánh giá ngân sách năm 2014. Loại tên lửa này thuộc 1 trong 10 hạng mục phát triển vũ khí trong dự án Chiang Kung trị giá 233 triệu USD. Tien Kung-3 dự kiến sẽ đi vào sản xuất hàng loạt vào năm tới, theo báo Liberty Times của Đài Loan.

Chang Cheng – một kỹ sư đã về hưu của Viện Khoa học và công nghệ Chung Shan, cho biết tầm bắn của Tien Kung-3 đã tăng từ 45km lên khoảng 70km, cho phép đánh chặn tên lửa của quân đội Trung Quốc. Nhưng sẽ là sai lầm nếu nhận định nó có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo Dongfeng của Bắc Kinh.

Viện Chung Shan cũng thử nghiệm tên lửa Yun Feng vào ngày 14 và 15-4 tại căn cứ Jiupeng, theo United Daily News.

Các chuyên gia quân sự cho biết tên lửa hành trình Yun Feng có tầm bắn 1.500km, có khả năng tấn công các mục tiêu bên trong Trung Quốc, bao gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải hay đập Tam Hiệp.

Su Tzu Yun – nhà phân tích tại Viện nghiên cứu quốc phòng và an ninh Đài Loan, cho biết Yun Feng được triển trai để làm suy yếu khả năng chiến đấu của Trung Quốc.

“Tên lửa này được cho là có thể tấn công các mục tiêu chiến lược, bao gồm sân bay, bến cảng và căn cứ chỉ huy quân sự ở miền trung Trung Quốc. Nó là một phần quan trọng trong chiến tranh phi đối xứng của Đài Loan”, Su Tzu Yun cho biết.

Ngoài ra, Đài Loan được cho là có tên lửa Hsiung Feng-2E với tầm bắn 1.000km, đủ sức đe dọa sông Dương Tử và đồng bằng châu thổ Châu Giang.

Đây là hai khu vực kinh tế lớn của Trung Quốc và bất kỳ cuộc tấn công nào cũng sẽ làm tê liệt hoạt động của nước này.

http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/34871-dai-loan-phat-trien-ten-lua-hanh-trinh-co-the-tan-cong-tq.html

 

Đài Loan hứa

cấp ‘sự hỗ trợ cần thiết’ cho người Hồng Kông

Triệu Hằng

Đài Loan sẽ cấp “sự hỗ trợ cần thiết” cho người dân Hồng Kông, hãng tin Reuters hôm 25/5 dẫn lời Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.

Đài Loan đã trở thành một nơi ẩn náu cho một số lượng nhỏ nhưng ngày càng nhiều những người biểu tình vì dân chủ đang chạy thoát khỏi Hồng Kông, thành phố vốn rung chuyển bởi các cuộc biểu tình vào năm ngoái.

Vào Chủ nhật (24/5), hàng ngàn người Hồng Kông đã xuống đường phản đối dự luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh, cho đây là một mối đe dọa đối với các quyền tự do dân sự của người Hồng Kông và dấu chấm hết cho mô hình “Một quốc gia, Hai chế độ” tại đặc khu. Cảnh sát Hồng Kông đã bắn hơi cay và phun vòi rồng để giải tán những người biểu tình.

Viết trên trang Facebook của mình vào cuối ngày 24/5, bà Thái Anh Văn nói rằng, luật đề xuất là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các quyền tự do và độc lập tư pháp của Hồng Kông.

Những viên đạn và sự đàn áp không phải là cách đối đãi với những khát vọng tự do và dân chủ của người Hồng Kông, bà Thái cho biết.

Đài Loan không có luật tị nạn áp dụng cho những người biểu tình Hồng Kông đang xin tị nạn ở Đài Loan. Mặc dù vậy, luật của Đài Loan hứa giúp công dân Hồng Kông có sự an toàn và tự do khi họ bị đe dọa vì lý do chính trị.

Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã giành được sự đồng cảm rộng rãi ở Đài Loan, sự ủng hộ của bà Thái và chính quyền của bà dành cho những người biểu tình có thể khiến mối quan hệ vốn xấu giữa Đài Bắc và Bắc Kinh thêm phần tồi tệ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-loan-hua-cap-su-ho-tro-can-thiet-cho-nguoi-hong-kong.html

 

Hong Kong

‘cần luật an ninh để đối phó với khủng bố’

Hong Kong cần luật an ninh mới đang gây tranh cãi để giải quyết trình trạng “khủng bố gia tăng”, giám đốc an ninh của lãnh thổ này, ông John Lee nói.

Ông John Lee nói cho biết thành phố đã trở nên “bị che khuất trong bóng tối của bạo lực”.

Sau nhiều tháng im lặng, Hong Kong cuối tuần này đã có một cuộc biểu tình mới sau khi chính phủ ở Bắc Kinh đề xuất một luật an ninh sẽ thay đổi hoàn toàn tình trạng đặc biệt của Hong Kong.

Giới phản đối nói rằng đó là một nỗ lực trực tiếp nhằm hạn chế các quyền tự do và bịt miệng những tiếng nói chỉ trích.

Dự luật được đưa ra hôm thứ năm khi quốc hội Trung Quốc, Quốc hội Nhân dân Quốc gia (NPC), đã họp vì buổi họp hàng năm bị trì hoãn.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Wang Yi, cho biết đạo luật – sẽ cấm những hành vi “phản quốc, ly khai, dụ dỗ và lật đổ” – cần được ban hành ngay, “không chậm trễ một chút”.

Hôm Chủ nhật, hàng ngàn người đã bất chấp cảnh báo của chính phủ, tuần hành qua trung tâm thành phố để phản đối dự luật.

Cảnh sát chống bạo động đã bắn hơi cay và súng nước vào người biểu tình, những người đang đeo mặt nạ để bảo vệ chống lại sự lây lan của virus corona. Có ít nhất 180 vụ bắt giữ.

Trong một tuyên bố hôm thứ Hai, Bộ trưởng An ninh John Lee nói rằng trong năm vừa qua, “bạo lực ở Hong Kong đã leo thang, với nhiều vụ án liên quan đến chất nổ và súng thật”.

“Chủ nghĩa khủng bố đang gia tăng trong thành phố và các hoạt động gây tổn hại đến an ninh quốc gia, như ‘độc lập Hong Kong’, trở nên rầm rộ hơn.”

Luật an ninh mới của Trung Quốc ‘có thể kết liễu Hong Kong’

Trung Quốc: ‘Bạo lực leo thang ở Hong Kong’

Biểu tình chống TQ: Giới trí thức Hong Kong nghĩ gì, làm gì?

Ông nói rằng các cuộc đụng độ hôm Chủ nhật cho thấy “sự cần thiết và cấp bách của quyết định được NPC cân nhắc” và luật pháp sẽ đảm bảo “sự thịnh vượng và ổn định lâu dài” của Hong Kong.

Ủy viên cảnh sát Chris Tang cũng hoan nghênh dự luật, nói rằng vũ khí và chất nổ thu giữ từ người biểu tình cho thấy Hong Kong “đang ở thời điểm nguy cơ của an ninh quốc gia và cần có biện pháp hiệu quả để ngăn chặn tình hình trở nên xấu đi”.

Luật đang được đề xuất quy định gì?

Theo Luật cơ bản của Hong Kong – hiến pháp nhỏ được áp dụng kể từ khi lãnh thổ này trở lại sự cai trị của Trung Quốc vào năm 1997 – Hong Kong chủ yếu chịu trách nhiệm về các vấn đề nội bộ và an ninh của chính mình.

Nhưng “dự thảo quyết định” – tên gọi của bản dự thảo trước khi được Quốc hội Nhân dân Trung Quốc chấp thuận – bao gồm một điều khoản nói rằng Hong Kong “phải cải thiện” an ninh quốc gia.

Điều khoản quy định thêm: “Khi cần thiết, các cơ quan an ninh quốc gia của Chính phủ Nhân dân Trung ương sẽ thành lập các cơ quan ở Hong Kong để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.”

Điều đó có nghĩa là Trung Quốc có thể sẽ có các cơ quan thực thi pháp luật của riêng mình ở Kong Kong, cùng với luật của chính thành phố.

Một nhóm gồm 200 chính trị gia cao cấp từ khắp nơi trên thế giới đã đưa ra tuyên bố chung chỉ trích kế hoạch của Trung Quốc.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cũng lên án kế hoạch này, mô tả chúng như một “hồi chuông báo tử” cho các quyền tự do của thành phố. Vương quốc Anh, Úc và Canada cũng đã bày tỏ “mối quan tâm sâu sắc” của họ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-52794984

 

Dân Hong Kong có hộ chiếu Anh (BNO)

‘vẫn bị coi là người TQ’

Cuộc xuống đường của hàng trăm nghìn thanh thiếu niên Hong Kong đặt ra câu hỏi họ học theo nền văn hóa nào, và được hưởng những quyền gì theo quy chế riêng cho Đặc khu Hành chính Hong Kong.

Về văn hóa, nhiều sinh viên – như Joshua Wong – học các trường Thiên Chúa Giáo hoặc hệ thống trường tư và công khác hẳn với giáo dục ở Trung Quốc.

Cùng lúc, không ít người Hong Kong không coi mình là “người Trung Quốc” (Chinese person), dù có thể vẫn nhận là họ có nguồn gốc và văn hóa Trung Hoa.

Về pháp lý, sau năm 1997, Anh cho người Hong Kong một quy chế ưu đãi hơn so với các cựu thuộc địa khác và điều này tạo ra bản sắc khác cho Hong Kong.

Đó là tấm hộ chiếu hải ngoại của Anh, gọi là British National Overseas – BN(O) mà người Hong Kong có thể đăng ký nhận qua ‘British Nationality Selection Scheme’.

Theo Reuters (28/06/2017), hàng vạn người Hong Kong đã xin hộ chiếu BN (O) chỉ trong năm 2016 vì sợ về tương lai ngày một bị kéo về Trung Quốc.

“Đây là hộ chiếu đặc biệt cho người thường trú tại Hong Kong từ trước 1997. Hơn 37 nghìn 500 tấm hộ chiếu BN(O) được cấp năm ngoái, tăng 44% so với 2015…”

Dù Bộ Ngoại giao Anh và chính quyền Hong Kong không cung cấp con số cụ thể về số dân Hong Kong mang hộ chiếu BN (O), những số liệu đơn lẻ từng năm cho thấy đây là con số rất lớn.

Một bài trên trang South China Morning Post (28/06/2014) trích nguồn chính thức nói, “có 500 nghìn đơn xin hộ chiếu Anh vẫn còn chưa giải quyết xong”.

Điều này cho thấy con số đều đặn hàng năm luôn có người Hong Kong nộp đơn lấy hộ chiếu Anh cho cư dân hải ngoại.

Hộ chiếu hải ngoại cũng là cánh cửa để người Hong Kong sang định cư tại Anh và xin nhập tịch Vương quốc Anh dễ dàng hơn.

Được biết trưởng đặc khu hành chính Hong Kong, bà Carrie Lam từng học ở Cambridge và tại Anh đã quen người sau làm chồng bà, cũng người Hong Kong.

Hiện nay chồng bà Lam và hai con trai đều mang hộ chiếu và quốc tịch Anh, theo từ Sunday Times.

Hộ chiếu Anh cho bạn quyền gì?

Anh Quốc có truyền thống bảo vệ công dân của mình ở nước ngoài và hỗ trợ lãnh sự cho cả công dân các thuộc địa, lãnh thổ phụ thuộc Anh.

Trong quá khứ, mọi người sống ở Anh và hải ngoại đều bị coi là ‘thần dân’ (subjects) của Hoàng gia Anh.

Sau này người ta đặt ra hai loại chính, công dân của Liên hiệp Vương quốc Anh – British citizens, và ‘dân Anh hải ngoại’, British nationals’

Cụ thể về giấy tờ, hộ chiếu hải ngoại Anh vẫn có nhiều hạng mục dành cho ‘British overseas territories citizen’, ‘British overseas citizen’, ‘British subject’, British national (overseas)…

Công dân Anh chỉ những người sống ở Anh, mang quốc tịch Anh hoặc con cháu họ vẫn duy trì liên hệ với Anh, mặc dù họ sống ở nước ngoài.

Dân Anh (British nationals) gồm người dân từ các nước thuộc địa cũ mà nay gộp thành trên 60 quốc gia khối Commonwealth.

Nhưng con số này giảm đi sau khi các thuộc địa, từ Úc, Singapore, Malaysia, tới Ấn Độ, Pakistan, và các đảo như Antigua và Barbuda… tuyên bố độc lập.

Anh Quốc coi những ai đã là công dân quốc gia mới thì không còn có quyền xin hộ chiếu hải ngoại của Anh nữa.

Hong Kong, nơi Đông – Tây hội ngộ

Cô gái ngồi thiền: Biểu tượng biểu tình ở Hong Kong

Hong Kong: Giới trẻ cấp tiến hết sợ hơi cay

Biểu tình Hong Kong: Giới vận động VN nghĩ gì?

Chỉ những người sinh trước một thời điểm cụ thể (1983, 1997), hoặc đã sống dưới thời thuộc địa, ủy trị của Anh, có thể xin hộ chiếu nhưng phải chờ cứu xét.

Hiện trên trang chính phủ Anh có danh sách cụ thể người từng sinh ra ở đâu thuộc trên 50 quốc gia, vùng lãnh thổ thì được quyền xin hộ chiếu British national, ví dụ ở cả Malaysia chỉ có dân Penang có quyền này.

Họ không được EU coi là ‘công dân Anh’ và bìa hộ chiếu không có chữ Liên hiệp châu Âu (European Union).

Riêng Hong Kong, vì không phải là nước độc lập và không có quốc tịch riêng, nên người dân của họ nay vẫn được hưởng quyền xin hộ chiếu Anh đến tận hôm nay.

Không kể những người sống ở Hong Kong trước 1997 là năm Trung Quốc nhận lại Hong Kong, mà con cháu họ cũng có quyền xin hộ chiếu BN (O).

Tấm hộ chiếu British National (Overseas) cũng cho người Hong Kong nhiều quyền khi sang Anh.

Họ được vào Anh 6 tháng miễn visa, và một khi đã có mặt ở Anh, người đó có thể đăng ký để có được quyền định cư vĩnh viễn. Họ chỉ cần đăng ký chứ không phải xin và chờ nhiều năm như công dân các nước khác.

Một khi có quyền định cư, người Hong Kong mang hộ chiếu BN(O) được hưởng ngay các quyền bầu cử, và ứng cử vào Thượng viện (House of Lords) và Hạ viện (House of Commons) ở Anh.

Họ có quyền bỏ phiếu trong bầu cử EU tại Anh khi Anh còn là thành viên EU.

Cuối cùng, dân Hong Kong mang hộ chiếu BN(O) có quyền đăng ký để nhập tịch Anh Quốc, trở thành công dân, mà không phải xin hoặc chờ nhiều năm như cả các công dân EU đến Anh.

Trung Quốc không công nhận

Vấn đề cho người mang hộ chiếu BN(O) là Bắc Kinh không công nhận loại giấy tờ này, theo chỉ dẫn của chính phủ Hong Kong.

Trung Quốc chỉ công nhận hộ chiếu đó là một dạng “giấy thông hành” (document issued by foreign governments for the purpose of travelling) và chỉ có giá trị ở các nơi khác, ngoài chính Hong Kong và Trung Quốc.

Chính phủ Hong Kong trả lời trên trang về di trú của họ như sau:

“Căn cứ vào Luật Quốc tịch CHND Trung Hoa, quy chế công dân Anh mà công dân Trung Quốc ở Hong Kong nhận được qua “British Nationality Selection Scheme” sẽ không được công nhận. Họ sẽ vẫn là công dân Trung Quốc, và không được nhận sự bảo vệ của Lãnh sự Anh tại Đặc khu Hành chính Hong Kong, hoặc ở bất cứ phần đất nào thuộc CHND Trung Hoa.”

Tức là Trung Quốc coi mọi người ở Hong Kong có gốc Hoa (Chinese descent) chỉ là người Trung Quốc, vì Trung Quốc không công nhận song tịch, theo điều 3 & 13 Luật Quốc tịch CHND Trung Hoa.

Theo chính phủ Hong Kong, người Hong Kong gốc Hoa là người Trung Quốc, “trừ khi người đó đã từ bỏ quốc tịch Trung Quốc, chứng minh bằng giấy tờ rằng mình không còn là công dân Trung Quốc, và đã được lãnh sự quán nước có quốc tịch mới đã lựa chọn, bảo vệ”.

Nhưng chính phủ Hong Kong khuyến cáo ngay, người thuộc nhóm đó “có thể mất quyền sinh sống tại Đặc khu Hành chính (HKSAR).

Được biết ngay từ khi còn là thuộc địa Anh, Hong Kong là nơi có các nhóm dân Á và Âu đến sinh sống.

Những người “bản địa” nhưng gốc Ấn Độ tại Hong Kong cũng đang xin hộ chiếu BN(O).

Họ và các sắc dân không phải Hoa (Hán) khác, không bị Trung Quốc nghiễm nhiên coi là công dân Trung Quốc.

Căn cước đặc biệt của người Hong Kong vốn chỉ là một di sản lịch sử từ thời thuộc địa Anh, nhưng cộng thêm bản sắc ngôn ngữ tiếng Quảng Đông, và truyền thống pháp lý khác nước Trung Quốc cộng sản, lại đang góp phần vào việc tạo ra phong trào phản đối điều mà giới vận động Hong Kong cho là sự can thiệp của Trung Quốc.

https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-48679786

 

Họa sỹ Úc: Hồng Kông ‘đang phải trả giá’

như Thảm sát Thiên An Môn 1989

Minh Hòa

Khi ngày kỷ niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn (4/6/1989) đang đến gần, một nghệ sỹ gốc Hoa cảnh báo những người ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông đang đối mặt với nguy hiểm không kém sự kiện Lục Tứ cách đây 31 năm.

Họa sỹ người Úc gốc Hoa, Ba Đâu Thảo (Badiucao) nói với Hong Kong Free Press (HKFP): “Tôi nghĩ có một điều rất quan trọng là phải kết nối các tham chiếu lịch sử với nhau, và tái hiện chúng trong bối cảnh hiện tại, [với sắc màu hiện tại]”.

Ông bình luận: “Đã 31 năm kể từ vụ Thảm sát Thiên An Môn, nhưng Trung Quốc hiện giờ vẫn là Trung Quốc năm xưa, còn Hồng Kông đang phải trả giá giống các sinh viên năm 1989”.

Ngày 4/6/1989, quân đội Trung Quốc đã dùng súng ống và xe tăng đàn áp phong trào dân chủ của sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Một bức điện tín mật từ Anh Quốc tiết lộ con số tử vong trong sự kiện Lục Tứ (đặt theo ngày 4/6) là ít nhất 10.000 người.

Hiện sống ở Australia, họa sỹ Ba Đâu Thảo đang dùng các bức tranh của ông để châm biếm chính sách bạo lực của chính quyền Trung Quốc.

Ông nói với HKFP: “Tôi nghĩ rằng các chế độ độc đoán, chuyên quyền hay độc tài không bao giờ … hiểu được vẻ đẹp của nghệ thuật châm biếm”.

Trong bức tranh mới nhất, ông Thảo đã dựa trên hình ảnh Tank Man năm 1989 để phác họa một người đàn ông đứng trước đoàn xe tăng. Đoàn xe tăng có vẻ ngoài tựa con virus corona, có lẽ là một cách để châm biếm việc chèn ép những tiếng nói cảnh báo sớm về Covid-19 của chính quyền Bắc Kinh, khiến dịch bệnh cục bộ tại đại lục bùng phát thành đại dịch toàn cầu.

Người đàn ông cầm chiếc ô màu vàng, một biểu tượng đặc trưng của phong trào dân chủ ở Hồng Kông trong những năm qua, cũng là lời cảnh báo từ nghệ sỹ Ba Đâu Thảo, rằng những người biểu tình ở thành phố cảng này có thể đang đối mặt với nguy hiểm to lớn giống những người kêu gọi dân chủ năm 1989.

Người nghệ sỹ lưu vong nói rằng ông muốn mọi người ghi nhớ sự kiện Thiên An Môn và ngăn chặn “lịch sử tái diễn”. Ông nói với HKFP: “Đôi khi việc đàn áp có thể không đi kèm súng ống đạn dược mà có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác”.

Ông Thảo bình luận về chính quyền Trung Quốc: “Cuộc đàn áp của họ ngày càng tinh vi hơn, đi kèm hoạt động tuyên truyền được thiết kế cẩn thận. Nó có vẻ không khốc liệt như xe tăng cán người ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, nhưng nó chẳng kém nguy hiểm và tàn khốc so với hồi đó”.

Ngày nay rất ít thanh niên Trung Quốc biết đến vụ Thảm sát Thiên An Môn, dù các cuộc tưởng niệm những nạn nhân trong sự kiện này vẫn diễn ra hàng năm tại nhiều nơi trên thế giới.

https://www.dkn.tv/the-gioi/hoa-sy-uc-hong-kong-dang-phai-tra-gia-nhu-tham-sat-thien-an-mon-1989.html

 

Hồng Kông: Người biểu tình chống dự luật an ninh

bị coi là “khủng bố”

Thu Hằng

Hơn 180 người Hồng Kông biểu tình ngày 24/05/2020 để chống dự luật an ninh quốc gia đã bị cảnh sát bắt giữ. Đây là lần xuống đường có quy mô lớn nhất kể từ khi áp dụng các biện pháp chống dịch Covid-19. Ngày 25/05, trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) lên án “tình trạng khủng bố” gia tăng ở đặc khu hành chính bán tự trị.

Trong một thông cáo, ông Lý Gia Siêu (John Lee), người đứng đầu lực lượng an ninh Hồng Kông, đã so sánh: “Khủng bố và các hành động gây hại đến an ninh quốc gia, cũng như đến độc lập của Hồng Kông ngày càng lan như dịch bệnh”. Theo ông: “Luật an ninh quốc gia cần thiết để bảo vệ thịnh vượng và ổn định của Hồng Kông”.

Đây cũng là nhận định của ông Đặng Bỉnh Cường (Chris Tang), người đứng đầu lực lượng cảnh sát đặc khu hành chính, khẳng định rằng “cảnh sát ủng hộ hoàn toàn dự luật”.

Theo Reuters, rất nhiều cơ quan hành chính công khác, như hải quan, lính cứu hỏa, cũng ra thông cáo ủng hộ dự luật an ninh của Bắc Kinh. Trước đó, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cam kết “hợp tác hoàn toàn” với chính quyền trung ương.

Tuy nhiên, dự luật an ninh mà Bắc Kinh muốn đưa ra bỏ phiếu trong phiên bế mạc Quốc Hội Trung Quốc ngày 28/05 đi ngược với quy chế “một quốc gia, hai chế độ” mà Hồng Kông được hưởng cho đến năm 2047. Chính quyền trung ương tuyên bố “áp dụng đến từng chi tiết” luật mới này để trấn áp phong trào dân chủ ở đặc khu hành chính và ngăn chặn “can thiệp của nước ngoài”.

Bất chấp đe dọa, người dân Hồng Kông sẽ tiếp tục biểu tình vào thứ Tư 27/05, một ngày trước khi Quốc Hội Trung Quốc bỏ phiếu thông qua dự luật.

Đài Loan ủng hộ dân Hồng Kông

Về phần mình, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, trên mạng Facebook ngày 24/05, hứa rằng chính quyền Đài Bắc sẽ cung cấp “mọi sự trợ giúp cần thiết” cho người dân Hồng Kông.

Đài Loan hiện là một trong những nơi lánh nạn của nhiều nhà đấu tranh vì dân chủ cho Hồng Kông, trong đó có một số chủ nhà sách.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200525-h%C3%B4%CC%80ng-k%C3%B4ng-ng%C6%B0%C6%A1%CC%80i-bi%C3%AA%CC%89u-ti%CC%80nh-ch%E1%BB%91ng-d%E1%BB%B1-lu%E1%BA%ADt-an-ninh-b%E1%BB%8B-coi-l%C3%A0-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91

 

Luật an ninh Hồng Kông:

Bắc Kinh bóp nghẹt dân chủ, chống Mỹ can thiệp

Thu Hằng

Hồng Kông trở thành một mặt trận mới trong cuộc đối đầu vốn đã rất căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Dường như Bắc Kinh đã mất kiên nhẫn vì Hồng Kông vẫn chưa có bất kỳ đạo luật nào trừng phạt các tội “phản bội, ly khai, phản loạn và lật đổ”, theo quy định trọng điều 23 của Luật Cơ Bản. Xã hội tại đặc khu hành chính này bị xáo trộn từ một năm nay vì các phong trào đòi dân chủ và tự chủ, bị Bắc Kinh cáo buộc là do nước ngoài giật dây.

Dự luật an ninh áp dụng ở Hồng Kông, được đưa ra bỏ phiếu trong phiên bế mạc Quốc Hội Trung Quốc ngày 28/05, thực ra chỉ mang tính hình thức. Theo AFP, dự thảo luật gồm 7 điều, một mặt là để “cảnh báo, ngăn chặn và trừng phạt” trên lãnh thổ Hồng Kông “mọi hành động nhằm chia rẽ đất nước, lật đổ chính quyền, tổ chức và tiến hành các hoạt động khủng bố” hoặc mọi hành vi “gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia”. Nhưng thực chất là để trấn áp phong trào đòi dân chủ, diễn ra suốt năm 2019, từ ôn hòa của người dân đến bạo lực của một bộ phận cực đoan đòi độc lập.

Mỹ : Thế lực bên ngoài bị Bắc Kinh nhắm đến

Mặt khác, dự luật cũng kêu gọi “cứng rắn chống lại mọi hình thức can thiệp của các thế lực nước ngoài” và “đưa ra những biện pháp đáp trả cần thiết”. Một trong những “thế lực nước ngoài” mà Bắc Kinh nhắm đến chính là Washington. Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc vốn đã căng thẳng, giờ lại thêm Hồng Kông, có thể “đẩy Bắc Kinh đến bờ một cuộc chiến tranh lạnh mới” với Hoa Kỳ, theo cảnh báo của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong buổi họp báo ngày 24/05.

Quy chế tự trị của Hồng Kông từng được tổng thống Mỹ Donald Trump cứng rắn cảnh báo trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 09/2019. Không chỉ bảo vệ lợi ích thương mại, tài chính của hơn 1.300 doanh nghiệp Mỹ với khoảng 85.000 công dân Mỹ thường trú ở đặc khu hành chính, Washington

còn muốn sử dụng Hồng Kông làm phương tiện gây sức ép trong cuộc chiến thương mại chưa hồi kết giữa hai đại cường thế giới.

Cứng rắn hơn tổng thống Trump về vấn đề dân chủ ở Hồng Kông, Quốc Hội lưỡng viện Mỹ đã thông qua việc tài trợ cho nhiều nhóm đối lập ở đặc khu hành chính. Theo tổng kết hàng năm của tổ chức phi lợi nhuận National Endowment for Democracy của Mỹ, được nhà nghiên cứu Trung Quốc Jin Kai đăng trên The Diplomat (06/05/2020), trong những năm 2016-2019, hơn 2,3 triệu đô la đã được phân bổ đến nhiều tổ chức khác nhau để ủng hộ các phong trào đấu tranh vì dân chủ hoặc bảo vệ nhân quyền ở Hồng Kông, trong đó có Trung Tâm Tương Ái (Solidarity Center), Trung Tâm Tư Pháp Hồng Kông (Justice Centre Hong Kong Limited) và Liên Đoàn Nhà Báo Quốc Tế (International Federation of Journalists, Asia Pacific).

Ngoài ra, Quốc Hội Mỹ cũng thông qua nhiều dự luật quan trọng về Hồng Kông vào cuối năm 2019, trong đó phải kể đến Đạo Luật Nhân Quyền và Dân Chủ Hồng Kông năm 2019 (Hong Kong Human Rights and Democracy Act of 2019, HKHRDA). Đích thân Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) và một số nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông khác đã đến tận Mỹ điều trần trước một ủy ban lưỡng đảng vào ngày 17/09 để vận động Quốc Hội Mỹ thông qua đạo luật trên.

Hồng Kông : Mặt trận mới giữa Mỹ và Trung Quốc

Đạo Luật Nhân Quyền và Dân Chủ Hồng Kông năm 2019 quy định về việc ban hành biện pháp ngoại giao và trừng phạt kinh tế trong một số kịch bản. Chính vì vậy, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thường xuyên phải xác nhận trước Quốc Hội Mỹ liệu Trung Quốc có tôn trọng “mức độ tự chủ cao” được trao cho Hồng Kông từ năm 1997 hay không để tiếp tục hoặc đình chỉ quy chế thương mại đặc biệt áp dụng với Hồng Kông.

Thứ Sáu 22/05, ngay khi dự luật an ninh Hồng Kông được trình lên Quốc Hội Trung Quốc, ngoại trưởng Mỹ đã dọa không cấp chứng nhận trên. Ngoài ra, các nghị sĩ Mỹ dự kiến đề xuất vào ngày 27/05 một dự thảo luật nhằm trừng phạt mọi quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc vi phạm quyền tự chủ của Hồng Kông.

Nếu được thông qua, những biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ khiến nền kinh tế Trung Quốc thêm lao đao, nhưng cũng “có nguy cơ làm hại tất cả mọi người và khiến quá trình tái thiết Hồng Kông thêm khó khăn hơn”, theo đánh giá của ông Quách Vinh Khanh (Dennis Kwok), một nghị sĩ Hồng Kông ủng hộ dân chủ.

Chưa bao giờ kể từ năm 1970, mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc lại xấu và nguy hiểm như hiện nay và cả “hai nước đều có nguy cơ thua cuộc” nếu “không có tầm nhìn chiến lược và kế hoạch để hạn chế xung đột”, theo nhận định của ông Richard Haass, chủ tịch Hội Đồng Quan Hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations).

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200525-lu%E1%BA%ADt-an-ninh-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-b%E1%BA%AFc-kinh-b%C3%B3p-ngh%E1%BA%B9t-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-ch%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-can-thi%E1%BB%87p

 

Virus corona: TQ nói có thế lực

‘đang bắt quan hệ Trung-Mỹ làm con tin’

Ngoại trưởng Trung Quốc vừa lên tiếng cáo buộc Hoa Kỳ là tung “các thuyết âm mưu và những lời dối trá” về virus corona, làm căng thêm mối quan hệ giữa hai quốc gia.

Nước Mỹ đã bị lây nhiễm một “loại virus chính trị” khiến một số chính trị gia liên tục tấn công Trung Quốc, ông Vương Nghị nói với các phóng viên hôm Chủ Nhật.

Virus corona: Vì sao Pháp và Mỹ ‘nêu tên’ TQ liên tục?

Vì sao nhiều người Mỹ chống cách ly xã hội, bất chấp Covid-19?

Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai được sống

Ông thúc giục Hoa Kỳ hãy “chấm dứt việc lãng phí thời gian và chấm dứt việc phung phí sinh mạng quý giá” trong việc đối phó với dịch bệnh Covid-19.

Căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đã leo thang trong lúc virus lây lan mạnh.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người sắp đối diện với kỳ tái tranh cử trong năm nay và đã bị chỉ trích nặng nề về cách xử lý đại dịch, đã đổ lỗi cho Trung Quốc là che giấu dịch bệnh.

Tuy nhiên, vào hôm Chủ Nhật, ông Vương Nghị lặp lại quan điểm của Trung Quốc rằng nước này đã hành động có trách nhiệm trong việc bảo vệ sức khỏe dân chúng toàn cầu kể từ khi virus bắt đầu xuất hiện, hồi tháng 12 năm ngoái.

Trung Quốc còn nói những gì?

Phát biểu tại cuộc họp báo thường niên được tổ chức trong thời gian họp Quốc hội Trung Quốc, ông Vương nói rằng “một số thế lực chính trị tại Hoa Kỳ đang bắt quan hệ Trung-Mỹ làm con tin”.

Ông không nói cụ thể đó là gì, nhưng nói các thế lực đó “đang đẩy hai nước chúng ta vào bờ vực của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”.

“Bên cạnh sự tàn phá tan hoang mà virus corona chủng mới gây ra thì còn có một loại virus chính trị mới đang lây lan khắp nước Mỹ,” ông nói tiếp.

“Thứ virus chính trị này chính là việc dùng mọi cơ hội để tấn công và bôi nhọ Trung Quốc,” ông nói. “Một số chính trị gia đã hoàn toàn bỏ qua những thực tế căn bản và đã thêu dệt quá nhiều những lời dối trá nhắm vào Trung Quốc, và đã đưa ra quá nhiều thuyết âm mưu.”

Tuy nhiên, ông kêu gọi Washington và Bắc Kinh hãy hợp tác để đối phó dịch bệnh.

Những khó khăn kinh tế của Trung Quốc tồi tệ đến mức nào?

‘Bão lớn sắp nổi lên trong quan hệ Trung Quốc – Anh’

Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?

“Cả hai chúng ta đều mang một trọng trách đối với hòa bình và sự phát triển của thế giới,” ông nói. “Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ có lợi nếu hợp tác với nhau nhưng sẽ thua thiệt nếu đối đầu.”

Tổng thống Trump và Bắc Kinh đã liên tục đấu khẩu trong những tuần gần đây quanh nhiều chủ đề, từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho đến khả năng kiện Trung Quốc, cho đến việc cáo buộc Trung Quốc che giấu bệnh dịch.

Hôm Chủ Nhật, ông Vương nói rằng việc cho là Mỹ có thể đem Trung Quốc ra kiện quả là “nằm mơ giữa ban ngày” và chưa từng có bất kỳ tiền lệ nào về việc này.

Ông cũng bảo vệ WHO và tổng giám đốc của tổ chức này, Tedros Adhanom Ghebreyesus, người gần đây đã bị Mỹ chỉ trích nặng nề.

Hồi tuần trước, ông Trump cáo buộc WHO là “con rối của Trung Quốc” và là kẻ đã để cho Covid-19 trở nên “mất kiểm soát” với cái giá phải trả là “nhiều sinh mạng”.

‘Can thiệp công việc nội bộ ở Hong Kong’

Bên cạnh Covid-19, ông Vương Nghị cũng cáo buộc Hoa Kỳ đang can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, và nói Bắc Kinh không bao giờ dung thứ cho sự can thiệp của nước ngoài.

Ông nhắc tới Hoa Kỳ khi tuyên bố Trung Quốc sẽ cho ra luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong, nơi các cuộc biểu tình chống chính phủ đang tiếp diễn.

Ngoại trưởng Trung Quốc cũng nói về điều ông gọi là các hành động bạo lực và khủng bố đang leo thang ở Hong Kong, với sự can thiệp bất hợp pháp của nước ngoài gây, ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia của Trung Quốc.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-52789509

 

Hải quân TQ ở Ấn Độ Dương:

Điểm nóng ngầm mới trên biển

Ấn Độ đang chuẩn bị khả năng để sẵn sàng thích nghi với xu thế mới và ứng phó tình hình mới liên quan hoạt động của hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Thư ký Bộ Quốc phòng Ấn Độ Ajay Kumar mới đây nhấn mạnh khu vực Ấn Độ Dương đang trở thành trọng tâm mới cho các hoạt động nên Ấn Độ cần có những kế hoạch tăng cường an ninh ở khu vực để nền kinh tế xanh liên quan đến đánh bắt và khai thác năng lượng có thể được hỗ trợ. Ông Kumar cho rằng cần có thêm nguồn lực hải quân hoặc một số khả năng trên không để đảm bảo an ninh ở Ấn Độ Dương.

Ông đưa ra nhận định trên trong bối cảnh New Delhi được cho là ngày càng quan ngại về những hoạt động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở những quốc gia khu vực như Sri Lanka và Bangladesh, Trung Quốc đã lập căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên ở Djibouti và thực hiện hoạt động tuần tra trong khu vực. Trung Quốc cũng đã có những cuộc tuần tra tàu ngầm và thường xuyên có chuyến thăm cảng ở Pakistan.

Giới chức Ấn Độ tin rằng khả năng Trung Quốc điều nhóm tàu sân bay lần đầu tiên đến Ấn Độ Dương chỉ là vấn đề thời gian trong bối cảnh hải quân nước này đang mở rộng một cách nhanh chóng. Một số nhà quan sát thì dự đoán hải quân Trung Quốc chắc chắn sẽ hiện diện lâu dài ở Ấn Độ Dương.

Do đó, nhận định trên của ông Kumar có thể cho thấy ông muốn Ấn Độ chuẩn bị khả năng để sẵn sàng thích nghi với xu thế mới và ứng phó tình hình mới liên quan hoạt động của hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

http://biendong.net/bi-n-nong/34868-hai-quan-tq-o-an-do-duong-diem-nong-ngam-moi-tren-bien.html

 

Huawei ‘ta về ta tắm ao ta’?

Gã khổng lồ viễn thông của Trung Quốc Huawei đang đối mặt với thách thức sống còn chưa từng có kể từ khi thành lập. Khả năng cao Huawei sẽ quay về thị trường Trung Quốc, nơi một cửa sống vừa được hé mở.

Theo tạp chí Nikkei Asian Review của Nhật Bản ngày 22-5, Tập đoàn sản xuất vật liệu bán dẫn quốc tế (SMIC) của Trung Quốc đã nhận được hàng tỉ USD cùng yêu cầu tập trung phát triển và sản xuất chip cho Huawei sau khi TSMC của Đài Loan quay lưng với tập đoàn Trung Quốc.

Động thái diễn ra trong bối cảnh Mỹ vừa siết chặt các biện pháp xuất khẩu công nghệ và chất bán dẫn nhằm ngăn chặn các sản phẩm này rơi vào tay Huawei, tập đoàn bị Mỹ cáo buộc có quan hệ với Chính phủ Trung Quốc.

Canada có một hệ thống tư pháp độc lập hoạt động mà không có sự can thiệp hay lạm quyền của các chính trị gia. Nhưng Trung Quốc không hoạt động theo cách đó và họ không hiểu sự độc lập của tư pháp Canada

Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 21-5 thúc giục Bắc Kinh thả hai công dân Canada liên quan đến vụ việc của “công chúa Huawei” Mạnh Vãn Chu.

Đặt niềm tin vào công ty nội địa

Theo Nikkei Asian Review, khoản trợ cấp 2,25 tỉ USD mà Bắc Kinh dành cho Huawei sẽ được rót gián tiếp thông qua các quỹ đầu tư do chính phủ và thành phố Thượng Hải quản lý. SMIC sẽ bán ít nhất 11,6% cổ phần tại nhà máy ở Thượng Hải cho những quỹ đầu tư nói trên, chấp nhận chỉ còn nắm giữ 38,5% cổ phần.

TSMC, hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, đã từng là nhà sản xuất và cung cấp chip chính của Huawei sau khi công ty đại lục mất quyền tiếp cận các nhà cung cấp Mỹ vì lệnh hạn chế giao dịch hồi năm ngoái. Tập đoàn có trụ sở tại Đài Loan đã quyết định ngừng nhận đơn hàng mới từ Huawei sau các biện pháp siết chặt xuất khẩu của Washington và công bố kế hoạch 12 tỉ USD xây dựng nhà máy sản xuất chip tiến trình 5 nanomet tiên tiến nhất thế giới tại Mỹ.

Kế hoạch ban đầu của Huawei là sản xuất chip trên tiến trình 12 nanomet của TSMC nhưng dường như đoán trước việc sẽ bị trù dập dựa trên các căng thẳng ngày càng tăng trong quan hệ Mỹ – Trung, Huawei đã quyết định chuyển sang tiến trình 14 nanomet do SMIC sản xuất dù nó lạc hậu hơn.

SMIC đã gây xôn xao toàn ngành vào tháng 4 rồi khi hãng này tặng nhân viên điện thoại Honor Play 4T mới của Huawei để kỷ niệm 20 năm thành lập công ty. Trên mỗi hộp đều có dòng chữ “Powered by SMIC”, một sự ngầm thừa nhận của SMIC rằng hãng đã sản xuất con chip Kirin 710A 14 nanomet được công ty con của Huawei là HiSilicon Technologies thiết kế.

Quy định mới của Mỹ đã tạo ra cơ hội cho SMIC phát triển nhưng nhiều người cho rằng trong ngắn hạn nó sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu của Huawei. Khoảng cách công nghệ giữa SMIC và TSMC là rất lớn dù đã cố chiêu dụ các kỹ sư từ đối thủ Đài Loan. TSMC từng kiện SMIC cố gắng đánh cắp bí mật công nghệ của tập đoàn này từ các kỹ sư đã từng làm việc cho TSMC nhưng chuyển đến SMIC sau đó.

Mỹ kêu gọi các nước tham gia “5G sạch”

Trong mắt chính quyền Mỹ, Huawei và ZTE – hai tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc – là điển hình cho chiến lược ăn cắp sở hữu trí tuệ của nước khác để vươn lên của Bắc Kinh. Cáo buộc Huawei cấu kết với tình báo quân đội Trung Quốc để thu thập dữ liệu thông qua các cổng hậu trên thiết bị viễn thông, Mỹ đã kêu gọi các nước không cho Huawei tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cho mạng lưới 5G.

Mới đây nhất, trong cuộc họp báo qua điện thoại với các phóng viên châu Á ngày 20-5, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach đã kêu gọi các nước đồng minh và đối tác tham gia “Sáng kiến con đường 5G sạch” được Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố hôm 29-4.

Theo đó, các thiết bị do Huawei và ZTE sản xuất cần được loại bỏ khỏi tất cả các thiết bị liên lạc đầu – cuối trong trụ sở công quyền, ngăn các thông tin nhạy cảm rơi vào tay Trung Quốc. Ông Krach cho biết

các cơ sở ngoại giao Mỹ đã được yêu cầu chỉ chuyển dữ liệu bằng mạng 5G thông qua các thiết bị nằm trong danh sách đáng tin cậy và tuyệt đối không sử dụng thiết bị của Huawei, ZTE.

Công chúa Huawei sắp được thả?

Tờ South China Morning Post của Hong Kong ngày 22-5 cho biết giám đốc tài chính toàn cầu Huawei, bà Mạnh Vãn Chu, có thể sẽ được thả sau phiên tòa quan trọng ngày 27-5. Con gái nhà sáng lập Huawei bị bắt giữ tháng 12-2018 tại Vancouver (Canada) theo yêu cầu của Mỹ và bị cáo buộc lách lệnh trừng phạt của Mỹ để làm ăn với Iran.

Thẩm phán Canada sẽ quyết định liệu hành vi lách luật của bà Mạnh có vi phạm cùng lúc luật Mỹ và Canada hay không. Các luật sư bảo vệ bà Mạnh biện hộ rằng tòa không cần thụ lý vụ này vì Canada đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran từ nhiều năm trước, do đó bà Mạnh phải được trả tự do. Ngược lại, các công tố viên cho rằng bà Mạnh phải bị dẫn độ vì đã lừa dối các ngân hàng, một tội danh ở cả Mỹ và Canada.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/34873-huawei-ta-ve-ta-tam-ao-ta.html

 

Áp lực tứ bề, Bắc Kinh ép người dân

dành trọn niềm tin cho chính phủ

Lục Du

Chính quyền Trung Quốc đang đối mặt với làn sóng bất bình trên toàn thế giới vì tình trạng bưng bít thông tin và che giấu dịch bệnh, khiến virus corona bùng phát từ Vũ Hán, lây lan tới 213 quốc gia, trên 5 triệu ca nhiễm và hơn 300.000 người tử vong. Trước áp lực truy cứu toàn cầu về đại dịch COVID-19, những ai thân cận với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đều đang gặp nguy hiểm, theo cảnh báo của một nghị sĩ Úc vào tháng trước.

Trong bối cảnh đó, bộ máy cầm quyền đang ép buộc người dân phải dành trọn niềm tin của họ cho ĐCSTQ, theo báo cáo của Bitter Winter, một chuyên trang về nhân quyền có trụ sở tại Ý.

Phải mừng ngày ‘sinh nhật chính trị’

Bitter Winter cho biết, vào năm 2019, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ đã ban hành hai tài liệu nhằm ràng buộc các thành viên của họ hơn nữa. Tài liệu thứ nhất có tiêu đề “Quan điểm về củng cố lập trường chính trị”, tài liệu thứ hai có tên “Củng cố và nâng cao hơn nữa hạt nhân của Đảng và Nhà nước”. Trong hai tài liệu này ĐCSTQ đưa ra yêu cầu đảng viên phải kỷ niệm ngày họ gia nhập Đảng, đây được coi là “sinh nhật chính trị” của họ.

Các cơ quan truyền thông của chính quyền Trung Quốc đã cùng nhau nhấn mạnh tầm quan trọng của sinh nhật chính trị và các hình thức khác nhau để tổ chức sự kiện này. Họ gợi ý, khi ăn mừng sinh nhật chính trị, đảng viên có thể nghĩ ra cách mới để bày tỏ lòng trung thành với ĐCSTQ như “việc học tập tư tưởng”, hoặc làm các tấm thiệp mời người khác tới dự sinh nhật chính trị của mình.

Bitter Winter cho hay, theo quan niệm của ĐCSTQ, “sinh nhật” của một người là để tôn vinh cuộc sống, còn “sinh nhật chính trị” là để bày tỏ tình yêu, lòng trung thành, và thái độ tôn kính với ĐCSTQ “vì đã cho chúng ta một cuộc đời chính trị và nuôi chúng ta như một người mẹ”.

Một thành viên của ĐCSTQ nói với Bitter Winter rằng trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế hỗn loạn do dịch bệnh, ĐCSTQ muốn củng cố lòng trung thành của người dân bằng cách “giới thiệu các hoạt động chính trị dưới các hình thức khác nhau để bày tỏ lòng biết ơn”. Vị đảng viên cho biết thêm, nhiều người chán ghét những nghi lễ này vì nó khiến họ nhớ về thời đại Mao Trạch Đông.

“Trong thời cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông đã bắt người dân phải ghi nhớ những câu danh ngôn của ông ta”, Bitter Winter trích lời của một cụ ông ở tỉnh Sơn Tây. Cụ cho biết, giờ đây “Tập Cận Bình cũng làm như vậy: Mọi người phải đọc bài phát biểu của ông ấy và tôn thờ ông ấy. Ai cũng phải làm điều này. Xã hội này đã bị hủy hoại”.

Phải học tập tư tưởng Tập Cận Bình

Theo Bitter Winter, trong thời gian đại dịch diễn ra vừa qua, ở Trung Quốc, các đảng viên, giáo viên, học sinh, nhân viên y tế và nhiều người dân khác liên tục phải chịu nhận các bài tuyên truyền của truyền thông nhà nước. Họ buộc phải bày tỏ lòng biết ơn đối với ĐCSTQ vì nó là “lực lượng có sức mạnh vô biên” và với Chủ tịch Tập Cận Bình vì “ông là nhà lãnh đạo thông thái và không thể thiếu được” trong cuộc chiến chống lại virus.

Một quan chức ở thành phố Lüliang, tỉnh Sơn Tây, nói với Bitter Winter rằng trong đại dịch, các quan chức địa phương được giao hạn ngạch giới thiệu từ 60 đến 300 người sử dụng ứng dụng “[Chủ tịch] Tập nghiên cứu quốc gia hùng mạnh”, viết tắt là XSSN, trên WeChat, một mạng xã hội được Bắc Kinh cho phổ biến ở Trung Quốc.

Vào tháng Hai, cư dân của một ngôi làng ở Lüliang thấy trong tài khoản WeChat của họ xuất hiện tin nhắn của quan chức địa phương yêu cầu người dân, dù là già hay trẻ, đều phải mua điện thoại thông minh để tải ứng dụng XSSN.

Một cụ ông ở độ tuổi 80 nói rằng ông không biết dùng ứng dụng này nhưng nếu không dùng thì sẽ bị cắt các khoản trợ cấp.

Vào tháng Ba, người đứng đầu các phòng giáo dục, bệnh viện và nhà thờ ở Khai Phong, một thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam, cũng được hướng dẫn tăng cường sử dụng ứng dụng XSSN.

“Mỗi cấp chính quyền đều yêu cầu cấp dưới của mình dùng ứng dụng này”, một giáo viên ở Khai Phong ngao ngán cho biết. “Vì thế, trường học yêu cầu phụ huynh học sinh phải học tập tư tưởng Tập”.

Một nữ giáo viên ở thành phố Anyang, tỉnh Hà Nam, giải thích rằng ứng dụng này ghi lại lượng thời gian người dân sử dụng nó và tính điểm. “Để tích lũy điểm, chúng tôi phải đăng các bài phát biểu và tin tức về Tập Cận Bình trên các nhóm WeChat khác, nhưng đôi khi bài của chúng tôi bị các nhóm xóa vì người ta chán ngấy với việc đăng bài của chúng tôi”, cô giáo này cho biết thêm. “Những người có điểm thấp sẽ bị chỉ trích, vì vậy, mỗi ngày, chúng tôi tiếp tục cho đăng lại [những bài ca ngợi ông Tập] trong các nhóm khác, cảm giác [việc này] như ăn trộm vậy”.

Vào tháng Hai, một số trường tiểu học và trung học ở thành phố Jinzhong, tỉnh Sơn Tây, đã yêu cầu giáo viên, học sinh và phụ huynh của họ sử dụng ứng dụng XSSN.

Ban tuyên giáo của Trung ương ĐCSTQ và Ủy ban Giáo dục và Công tác theo dõi lượng người sử dụng XSSN mỗi ngày. Hai cơ quan này cũng giới thiệu các phương pháp đánh giá để khắc phục “tỷ lệ người dân tham gia sử dụng XSSN thấp và dành ít thời gian cho ứng dụng này”, Bitter Winter cho biết.

Bitter Winter cho rằng, trên thực tế sự việc không giống như những gì hệ thống tuyên truyền cưỡng buộc người dân hiểu, ĐCSTQ đã che giấu những thông tin quan trọng liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán, bịt miệng những người cảnh báo về loại virus nguy hiểm và mở các chiến dịch tuyên truyền thao túng thông tin có lợi cho họ trên toàn thế giới. Giáo sư Zhang Yongzhen, người đã chia sẻ với cộng đồng khoa học quốc tế về bộ gen của virus Vũ Hán, đã bị chính quyền khiển trách, và Ủy ban Y tế Thượng Hải đóng cửa phòng thí nghiệm của ông để “điều chỉnh lại” vào ngày 11/1.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ap-luc-tu-be-bac-kinh-ep-nguoi-dan-danh-tron-niem-tin-cho-chinh-phu.html

 

Chính quyền Trung Quốc đàn áp

người dân đi khiếu nại trong thời gian họp Lưỡng hội

Hải Lam

Tài liệu mật từ các cơ quan chính quyền địa phương Trung Quốc tiết lộ rằng, giới chức nước này đã ngăn cản công dân đến Bắc Kinh để khiếu nại các vụ việc trong thời gian kỳ họp Lưỡng hội diễn ra.

Lưỡng hội là kỳ họp thường niên của cơ quan lập pháp và cơ quan tư vấn, tập trung vào việc ban hành các chính sách và chương trình nghị sự. Cuộc họp năm nay khai mạc vào ngày 21/5 và kéo dài trong khoảng một tuần.

Trong khoảng thời gian diễn ra các cuộc họp quan trọng của đảng hoặc ngày kỷ niệm chính trị, chính quyền Trung Quốc thường đàn áp những người bất đồng chính kiến. Và năm nay cũng không ngoại lệ.

Tài liệu rò rỉ

Kênh truyền thông The Epoch Times có trụ sở tại Mỹ đã xem được những tài liệu mật đề cập đến các kế hoạch theo dõi những người dân muốn đi khiếu nại.

Trong bộ máy chính quyền Trung Quốc, các văn phòng được thành lập trong chính quyền địa phương và trung ương để tiếp nhận các khiếu nại, được gọi là văn phòng khiếu nại. Những người dân đã đến Bắc Kinh với hy vọng kháng cáo các vụ kiện, đã bị giam giữ và bị trả về quê nhà. Trong khi đó, chính quyền ở Bắc Kinh cũng đã bắt giữ một lượng lớn người dân ở thủ đô muốn khiếu nại.

Một tài liệu từ chính quyền thành phố Thất Đài Hà thuộc tỉnh Hắc Long Giang, đã nêu rõ nhiệm vụ của các quan chức trong việc đối phó với những người khiếu nại.

Trong tài liệu đề ngày 24/4 có viết rằng, những chỉ thị này được ban hành theo yêu cầu của chính quyền trung ương và tỉnh, với mục tiêu là ngăn người dân đến Bắc Kinh hoặc các thành phố địa phương để khiếu nại.

Tài liệu cũng nhấn mạnh rằng, chính quyền trung ương và cấp tỉnh trước đây đã xác định 45 nhóm mục tiêu và 203 người chủ chốt, là những người có khả năng đi khiếu nại, đồng thời cũng đưa ra một danh sách đen những người khiếu nại.

Đối với nhóm người mục tiêu này, chính quyền thành phố Thất Đài Hà yêu cầu các quan chức phân công 3 nhân viên giám sát họ 24/24.

Một tài liệu được ban hành vào ngày 22/4/2019 đã xác định năm nhóm “mục tiêu quan trọng”, cụ thể: những người đã liên tục kiến ​​nghị trong 5 năm qua; những người đã kiến ​​nghị trong năm trước; những người bất đồng với cảnh sát trong khi thỉnh nguyện ở Bắc Kinh; những người mắc bệnh tâm thần hoặc có thành viên trong gia đình đang điều trị tại Bắc Kinh; và những người hiện đang kiến ​​nghị.

Mặc dù các văn phòng khiếu nại địa phương là nơi mọi người có thể bày tỏ sự bất bình, nhưng chính quyền không cho phép công dân gửi thư thỉnh nguyện rộng rãi và thường quấy rối những người thỉnh nguyện gửi đơn kiện hoặc phản đối công khai.

Bắt giữ công dân

Người dân đi khiếu nại tại Bắc Kinh nói với The Epoch Times rằng, một lượng lớn trong số họ đã bị bắt giữ kể từ ngày 17/5, sau khi tập trung trước văn phòng thỉnh nguyện của chính phủ trung ương có tên là Cơ quan Khiếu nại và Đề xuất Công cộng Quốc gia.

Chính quyền đã triển khai hơn 10 xe buýt để đưa họ đến Jiujingzhuang, một nhà tù khét tiếng ở quận Phong Đài chuyên giam giữ những người khiếu kiện. Những bức ảnh mà người dân cung cấp cho thấy những chiếc xe buýt đi đến nhà tù Jiujingzhuang chật cứng người. Những người khác bị buộc rời khỏi Bắc Kinh bằng tàu hỏa.

Cảnh sát Bắc Kinh cũng bắt giữ những người thỉnh nguyện sống ở thủ đô.

Zhang Hua và Wu Linmei là hai người thỉnh nguyện đến từ Thượng Hải. Họ cùng thuê một căn hộ ở thị trấn Trường Dương, quận Phòng Sơn ở Bắc Kinh. Hai người này thường xuyên đến văn phòng khiếu nại của chính phủ trung ương. Vào tối ngày 18/5, hơn 20 cảnh sát đã phá cửa và bắt giữ họ.

“Cảnh sát từ đồn Trường Dương và nhân viên từ văn phòng chính phủ Thượng Hải (Bắc Kinh) đã giam giữ chúng tôi tại Trung tâm dịch vụ cứu trợ Bắc Kinh”, Zhang Hua nói với tờ The Epoch Times ngày 19/5. Zhang Hua cho biết thêm một nhóm người đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện đã buộc phải rời khỏi thành phố và trở về Thượng Hải.

Wang Su’e là một người thỉnh nguyện đến từ tỉnh Liêu Ninh. Cô có một công việc tạm thời ở quận Thông Châu ở Bắc Kinh. Vào ngày 16/5, 4 cảnh sát đã bắt giữ cô ngay tại nơi làm việc và trao trả cô cho cảnh sát tỉnh Liêu Ninh để đưa cô trở về quê.

Một trường hợp khác là Shen Aibin, sống ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, đã lên kế hoạch đi tàu tới thành phố Tô Châu gần đó vào sáng ngày 17/5, nhưng đã bị cảnh sát bắt giữ tại nhà ga.

Vào ngày 15/5, Lu Yuanfang, Xiao Chenglin, Zhao Liang và Hu Guiqin, làm việc tại Trùng Khánh, đi tàu đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Tại một trạm dừng tàu, cảnh sát đã lên tàu và bắt giữ họ. Một ngày sau đó, những người thỉnh nguyện khác là Zhao Qunzhen, Chen Lan và Yang Changhua đã bị bắt giữ tại nhà ga xe lửa Trùng Khánh.

Theo The Epoch Times

Hải Lam dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-trung-quoc-dan-ap-nguoi-dan-di-khieu-nai-trong-thoi-gian-hop-luong-hoi.html

 

Trung Quốc tuyên bố

thực hiện luật an ninh Hồng Kông đến cùng

Hải Lam

Phó thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính hôm 24/5 tuyên bố Bắc Kinh sẽ thực hiện đến cùng luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), ông Hàn Chính, người phụ trách các vấn đề về Hồng Kông và Ma Cao, đã gặp phái đoàn đến từ đặc khu hành chính Hồng Kông tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 24/5, trong khuôn khổ kỳ họp “Lưỡng Hội” đang diễn ra.

“Đừng đánh giá thấp quyết tâm của Bắc Kinh. Một khi quyết định được đưa ra, chúng tôi sẽ thực hiện đến cùng”, ông Wong Yuk-shan, phó đoàn đại biểu Hồng Kông dẫn lời ông Hàn Chính nói về dự luận an ninh cho đặc khu.

Tuyên bố của ông Hàn được đưa ra trong bối cảnh người dân Hồng Kông và cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại về tình hình của đặc khu nếu dự luật an ninh được thông qua. Dù các quan chức Trung Quốc hứa hẹn quyết định của Bắc Kinh sẽ không ảnh hưởng tới cư dân của hòn đảo, cũng như sự tự do tại nơi đây, song các nhà ủng hộ dân chủ Hồng Kông cho rằng, việc dự luật được thông qua sẽ đặt dấu chấm hết cho chính sách “Một quốc gia, Hai chế độ”.

Chiều ngày 24/5, hàng ngàn người dân Hồng Kông đã xuống đường để phản đối dự luật mà Bắc Kinh đề xuất. Cảnh sát sử dụng hơi cay, vòi rồng để giải tán đám đông. Trong cuộc phỏng vấn với NBC, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien cảnh báo Washington có thể áp lệnh trừng phạt với Trung Quốc nếu Bắc Kinh thông qua dự luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông.

Trước đó, nhiều nước phương Tây đã lên án mạnh mẽ dự luật của Bắc Kinh. Hôm 23/5, gần 200 chính trị gia trên thế giới, trong đó có 17 nghị sĩ Mỹ, đã ký tuyên bố chung chỉ trích ý định thông qua đạo luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông. Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ “phản ứng mạnh mẽ” nếu Trung Quốc ban hành luật này.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-tuyen-bo-thuc-hien-luat-an-ninh-hong-kong-den-cung.html

 

‘Lưỡng hội’ phải chăng có biến? Một đoàn tàu

đã chở lượng lớn xe tăng, đại bác và xe quân sự

tiến về Bắc Kinh

Vũ Dương

“Lưỡng hội” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị trì hoãn hơn hai tháng do dịch bệnh, hiện đã được khai mạc tại Bắc Kinh. Một video trực tuyến vào ngày 23/5 cho thấy trên chuyến tàu hỏa từ Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc chạy hướng về phía Bắc Kinh chở theo một lượng lớn xe tăng, đại bác và xe quân sự, khiến không ít người suy đoán rằng phải chăng Bắc Kinh sắp có đại biến, và liệu một cuộc đảo chính quân sự có diễn ra?

Theo đài NTD, vào ngày 23/5, tại một vùng ngoại ô của thị trấn Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, người dân địa phương đã quay lại video ngay trước nhà của họ. Video cho thấy trên một chuyến tàu hỏa chạy hướng về phía Bắc Kinh chở theo một lượng lớn xe tăng, đại bác, súng trái phá, tên lửa, xe tiếp tế quân sự, xe cứu thương quân sự, và nhiều vật tư quân sự trên toa xe.

Một người phụ nữ trong video nói: “Xe quân sự. Thật không thể ngờ! Trời ạ, cảnh này lần đầu tiên mới được nhìn thấy, đây đều là xe quân sự, mới nãy đều là đại bác các loại. Nhìn vào đây, thật là ngoạn mục! Hết rồi, đây là xe cứu thương”.

Bắc Kinh cách Thừa Đức chỉ 220 km, và đoàn tàu có thể đến đó trong khoảng 3 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, đến sáng ngày 24/5, các quan chức Trung Quốc vẫn không công bố bất kỳ thông tin nào như điều động, thay đổi quân cảnh, hoặc có biến động đặc biệt.

Vì “Hai phiên họp” của ĐCSTQ đang được cử hành tại Bắc Kinh, nhiều người suy đoán: “Bắc Kinh lại xảy ra chuyện ư?”, “Chuẩn bị trước khi triển khai một cuộc đàn áp?”, “Đến Bắc Kinh hộ giá, có gì phải suy đoán chứ!”, “Điều động quân đội đến Bắc Kinh, lẽ nào sắp có động thái lớn? Ai lại tạo phản rồi? “, “Ngoài đấu đá nội bộ, hù dọa lẫn nhau ra còn có thể làm gì khác nữa!”.

Trước mắt ĐCSTQ đang ở trong thời khắc nhạy cảm khi bị vướng vào những khó khăn nghiêm trọng cả trong lẫn ngoài. Đối ngoại, ĐCSTQ phải đối mặt với truy cứu trách nhiệm và yêu cầu bồi thường từ nhiều quốc gia vì che giấu dịch bệnh. Đối nội, tình hình dịch bệnh không ngừng gia tăng, áp lực kinh tế đè nặng chưa từng có, các cuộc đấu đá quyền lực nội bộ liên tục được đăng tải trên Internet gieo rắc những lời đồn thổi.

Một trận chiến đang được âm thầm triển khai bên ngoài Trung Nam Hải. Nhìn từ việc “Hồng nhị đại” [1] Nhậm Chí Cường bị bắt sau khi đăng tải bài viết phê phán Tập Cận Bình, đến “Hồng nhị đại” Trần Bình đăng tải một bức thư ngỏ kêu gọi Tập từ chức, rồi sau đó lại xuất hiện một bức thư ngỏ ký tên “Đặng Phác Phương” chống lại Tập, thật thật giả giả, tất cả đều có liên quan vấn đề ông Tập có từ chức hay không?

Đặc biệt là trước thềm “Lưỡng hội”, ông Tôn Lực Quân, thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc ngã ngựa và ông Phó Chính Hoa – nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc đã bị cách chức, cùng với tin đồn

ông Mạnh Kiến Trụ – cựu Bí thư Ủy ban Chính pháp ĐCSTQ đã bị bắt giữ. Lượng lớn các quan chức cấp cao trong quân đội ở Bắc Kinh và Thượng Hải bị đưa đi do chịu liên lụy…, tất cả những sự tình này đều được cho rằng có liên quan với âm mưu đảo chính lật đổ Tập của Tôn Lực Quân.

Đặc biệt, quan chức cao tầng trong quân đội quốc phòng Bắc Kinh cũng đã xuất hiện những thay đổi liên tục. Vương Xuân Ninh – Tư lệnh Cảnh vệ Bắc Kinh, đã bị cách chức chỉ sau 4 tháng bước chân vào Thường vụ Thành ủy Thành phố Bắc Kinh, có thể dính líu đến đấu đá quyền lực nội bộ cấp cao ĐCSTQ; chức vụ này do Trương Phàm Địch, Chính trị viên Cảnh vệ khu Bắc Kinh tiếp quản. Điều đáng chú ý là Trung tướng Vương Thành Nam, nguyên Bí thư Ủy ban Kỷ luật Không quân kiêm Giám đốc Ủy ban Giám sát, được xác nhận vào ngày 15/5 rằng ông đã nhậm chức phó Chính ủy Chiến khu Trung ương, kiêm Ủy viên Chính trị Không quân Chiến khu Trung ương. Chiến khu Trung ương có trách nhiệm bảo vệ Bắc Kinh, sự thay đổi này cũng đã thu hút sự chú ý của giới quan sát bên ngoài.

Cộng thêm vào trung tuần của tháng 5, ĐCSTQ đã tổ chức cuộc tập trận quân sự trên bộ, trên không và trên biển quy mô lớn trên biển Bột Hải. Ngay thời điểm dịch bệnh hoành hành, đang khiến kinh tế Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề, lãnh đạo ĐCSTQ vì sao lại hao phí lượng lớn nhân lực, vật lực, tài lực, tinh lực để thực hiện các cuộc tập trận quân sự quy mô như vậy? Về điểm này, ông Trần Phá Không, một chuyên gia phân tích về các vấn đề thời sự chính trị của Trung Quốc, cho biết Tập Cận Bình huy động cuộc tập trận quân sự có bốn mục đích: đe dọa Đài Loan; khiêu khích Mỹ; phòng bị Nga, Triều Tiên và răn đe các đối thủ chính trị trong đảng. Ông Trần tin rằng Tập Cận Bình mượn dùng cuộc tập trận quân sự lần này, mục đích chính là răn đe và đối phó kẻ thù chính trị trong nội bộ đảng.

Tuy nhiên, trong thời gian diễn ra “Hai phiên họp”, bầu không khí chính trị ở Trung Nam Hải ngày càng trở nên rất kỳ lạ. Bà Vương Thụy Cầm, cựu Ủy viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tỉnh Thanh Hải, đã gửi thư ngỏ công khai đến Lưỡng hội ĐCSTQ trên Internet, kêu gọi tất cả đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và ủy viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc cùng đứng lên bãi miễn Tập Cận Bình, ký tên buộc Tập Cận Bình phải từ chức.

Nguồn tin từ đài Á Châu Tự do cho biết, ông Thành Danh, phó giáo sư Khoa học Xã hội tại trường đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông cho rằng, việc kêu gọi ký tên phế truất Tập Cận Bình cơ bản là điều không thể. Điều này tương đương với việc thực hiện một cuộc cách mạng trong giai tầng lãnh đạo ĐCSTQ, nhưng sự việc này phản ánh thái độ bất mãn của các quan chức trong nội bộ đảng đối với ông Tập.

Ông Thành chia sẻ, sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, một tay đã viện đến thủ đoạn đàn áp, một tay lấy phát triển kinh tế để trấn an lòng người, nhưng trong tình hình dịch bệnh, người dân thất nghiệp trầm trọng, dưới sự đàn áp chính trị và thiệt hại nặng về kinh tế, người dân tự nhiên sẽ đứng lên phản kháng. Nếu nền kinh tế không thực thi tốt, sự phẫn nộ của người dân sẽ ngày càng lớn hơn, điều này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị.

Theo Fan Ming, NTDTV.com

Vũ Dương dịch và biên tập

Chú thích:

[1] Hồng Nhị Đại: Thế hệ hậu duệ thứ hai của các nhà cách mạng Trung Quốc, gọi chung là Hồng nhị đại, là một nhóm nhỏ gồm con cháu của những người tham gia cuộc cách mạng Cộng sản trước năm 1949, dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, để thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

https://www.dkn.tv/the-gioi/luong-hoi-phai-chang-co-bien-mot-doan-tau-da-cho-luong-lon-xe-tang-dai-bac-va-xe-quan-su-tien-ve-bac-kinh.html

 

Đòi Trung Quốc bồi thường về COVID-19

là ‘nằm mơ giữa ban ngày’, Vương Nghị tuyên bố

Minh Hòa

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm Chủ nhật (24/5) bình luận rằng Hoa Kỳ sẽ chỉ “nằm mơ giữa ban ngày” nếu theo đuổi các vụ kiện Bắc Kinh liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán COVID-19, theo Reuters.

Là một Ủy viên Quốc vụ và đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Vương Nghị đưa ra bình luận này trong cuộc họp báo bên lề kỳ họp quốc hội của Trung Quốc.

Ông Vương tuyên bố: “Thật đáng tiếc, ngoài virus corona đang hoành hành, còn có một loại virus chính trị cũng đang lan rộng ở Hoa Kỳ. Virus chính trị này đang tận dụng mọi cơ hội để tấn công và bôi nhọ Trung Quốc”.

Ông này cáo buộc: “Một số chính trị gia đã bỏ qua những sự thật cơ bản nhất và đưa ra quá nhiều lời nói dối về Trung Quốc và gieo rắc quá nhiều âm mưu”.

Nhà ngoại giao hàng đầu Bắc Kinh tiếp tục: “Nếu các vị muốn xâm phạm chủ quyền và nhân phẩm của Trung Quốc bằng việc kiện tụng bừa bãi, cướp đoạt thành quả làm việc chăm chỉ của nhân dân Trung Quốc, tôi e rằng đây là nằm mơ giữa ban ngày và các vị sẽ chỉ tự làm bẽ mặt mình”.

Mối quan hệ Mỹ – Trung đang tụt dốc nghiêm trọng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, trong đó giới chức Hoa Kỳ lên án tình trạng che giấu dịch bệnh và thiếu minh bạch của Bắc Kinh, khiến virus lây lan từ Vũ Hán tới hơn 200 quốc gia và cướp đi sinh mạng của hơn 300.000 người.

Hoa Kỳ đang dẫn đầu làn sóng khiếu kiện chính quyền Trung Quốc về trách nhiệm gây ra đại dịch toàn cầu COVID-19. Tháng trước, bang Missouri đã trở thành tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ kiện Bắc Kinh về vấn đề này.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đang xúc tiến các đề xuất pháp lý để hỗ trợ các nạn nhân chịu thiệt hại từ virus Vũ Hán nộp đơn kiện chính quyền Trung Quốc tại các tòa án Hoa Kỳ.

Viện nghiên cứu Henry Jackson Society ở Anh cho rằng nhóm các nước phát triển G7 có thể sẽ kiện cáo để đòi Bắc Kinh bồi thường ít nhất 4.000 tỷ USD. Tờ báo Bild của Đức công bố một “hóa đơn” yêu cầu Trung Quốc bồi thường Đức số tiền lên tới 149 tỷ Euro (hơn 161 tỷ USD). Báo ABC của Úc có bài viết nhận định Australia có thể đòi Trung Quốc bồi thường thiệt hại hơn 58 tỷ USD.

https://www.dkn.tv/the-gioi/doi-trung-quoc-boi-thuong-ve-covid-19-la-nam-mo-giua-ban-ngay-vuong-nghi-tuyen-bo.html

 

Phân tích: Niềm tin trong xã hội đại lục sụp đổ,

người thất nghiệp bất mãn dâng cao

Bình luậnThanh Hương

Hiện tại, truyền thông nước ngoài rất chú ý về sự sụp đổ của niềm tin xã hội ở đại lục, điều này có thể gây khó khăn cho việc duy trì tính hợp pháp của chế độ do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tạo ra. Do tình hình dịch bệnh, nền kinh tế Trung Quốc đã suy giảm, một số lượng lớn người thất nghiệp đã bắt đầu bày tỏ sự không hài lòng, và nguồn vốn nước ngoài thì đang mất niềm tin vào môi trường đầu tư của đại lục.

Đài phát thanh quốc tế Pháp trích dẫn phân tích của tờ Le Figaro rằng Báo cáo công việc của chính phủ năm nay trong kỳ họp lưỡng hội của ĐCSTQ không đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm 2020, do ĐCSTQ đối với các yếu tố bất ổn xã hội như tỷ lệ thất nghiệp cao thì lo ngại hơn so với việc tốc độ phát triển kinh tế chậm lại.

Sự bất mãn giữa những người thất nghiệp tại đại lục đang rất cao

Phân tích tin rằng nhiều người thất nghiệp đại lục đã bày tỏ sự không hài lòng của họ trên Internet. ĐCSTQ luôn hy vọng dựa vào nền kinh tế và việc làm để chứng minh tính hợp pháp của chế độ của mình, nhưng tình hình hiện nay đang đặt ra một thách thức lớn cho cơ quan quyền lực này.

Báo cáo công việc của chính phủ trong kỳ họp lưỡng hội của ĐCSTQ tuyên bố rằng số lượng việc làm giảm 2 triệu so với năm trước, và ĐCSTQ chính thức tuyên bố tỷ lệ thất nghiệp khảo sát đô thị là 6%. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp thực tế có thể vượt quá 20% và số lượng người thất nghiệp mới có thể lên tới 80 triệu.

Một số cư dân mạng đã bình luận về phiên họp lưỡng hội của ĐCSTQ, chỉ thẳng vào tình hình hiện tại ở đại lục:

“Chính phủ đã hết tiền, công ty đã đóng cửa, số người thất nghiệp tăng đáng kể, lại còn phải đối mặt với khủng hoảng lương thực”.

“Hãy nhìn vào khu vực phía đông bắc, sẽ còn có làn sóng bùng phát dịch thứ hai và thứ ba”.

Bloomberg đã đưa tin vào ngày 21/5 rằng sau khi cải cách và mở cửa, vùng đồng bằng Châu Giang, vốn là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của ĐCSTQ, hiện đang trải qua một làn sóng thất nghiệp. Một nhà sản xuất tại Đông Quản (thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) nói rằng 9 trên 10 nhà máy đã đóng cửa, và tiền lương của các nhà máy còn lại đã quay trở lại mức 10 năm trước.

Gu Su, giáo sư triết học và luật tại Đại học Nam Kinh, nói rằng các cam kết kinh tế trong quá khứ của ĐCSTQ không còn có thể thực hiện được, điều này tương đương với tuyên bố thất bại của Đảng Cộng sản. Mặt khác, nếu nó tiếp tục tuyên truyền về sự thành công của nền kinh tế Trung Quốc, nó sẽ chọc giận tầng lớp trung lưu đang ngày càng thất vọng.

Theo tin tức ngày 24/5, thị trường cổ phiếu A của Trung Quốc đang trải qua một đợt giảm cổ phần. Từ đầu tháng 5 đến nay, tổng cộng 264 công ty niêm yết đã ban hành kế hoạch cắt giảm cổ đông, dựa trên hạn mức giảm và giá đóng cửa mới nhất. Tổng số tiền giảm vượt quá 41,2 tỷ nhân dân tệ.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 4 của đại địa được phát hành gần đây đã chạm mức thấp nhất trong 4 năm, giảm 3,1% so với năm trước. Chuyên gia kinh tế Trung Quốc của ING Bank, ông Peng Suwa, phân tích rằng tỷ lệ thất nghiệp ở đại lục vẫn sẽ cao trong một khoảng thời gian, nền kinh tế có thể mất vài năm để phục hồi hoặc rơi vào vòng luẩn quẩn của “tỷ lệ thất nghiệp cao và tiêu dùng không đủ”.

Nguồn vốn nước ngoài không có niềm tin vào các doanh nghiệp đại lục

Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, phát biểu vào ngày 19/5 rằng không ai tự tin đầu tư vào các công ty Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc thiếu minh bạch và không tuân thủ các quy định và luật lệ. Hoa Kỳ cần phải bảo vệ các nhà đầu tư của mình khỏi sự vô trách nhiệm và thiếu minh bạch của Trung Quốc.

Học giả Đài Loan Xie Jinhe đã đăng trên Facebook vào ngày 22/5 rằng nhiều doanh nghiệp do Trung Quốc tài trợ đã vướng vào các vụ bê bối, sớm nhất là Jia Yueting LeTV, cho đến mới đây nhất là iQiyi và Luckin Coffee… Một loạt các tài khoản lừa đảo gây tranh cãi đã nhiều lần hủy hoại niềm tin của các nhà đầu tư vào các doanh nghiệp Trung Quốc. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là cơ quan giám sát của ĐCSTQ phụ trách giám sát doanh nghiệp dường như chỉ “nhắm mắt làm ngơ”.

“Giá cổ phiếu giảm, các nhà đầu tư không có lợi nhuận, và các công ty Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ đã bị bán tháo. Vào ngày 22/5, Ali đã giảm 5,87% và Baidu giảm 6,1%, JD.com giảm 5,08%, Luckin Coffee giảm 30,85% và iQiyi giảm 15,5% … Các nhà đầu tư toàn cầu đang chạy trốn khỏi chứng khoán Trung Quốc”.

Một yếu tố khác khiến nguồn vốn nước ngoài mất niềm tin vào các công ty Trung Quốc chính là cách xử lý dịch bệnh của ĐCSTQ. Ông Kudlow nói rằng trừ khi các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến sự bùng phát virus Corona Vũ Hán được giải quyết, không ai có thể thực sự yên tâm khi đầu tư vào đại lục.

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence cho biết vào ngày 23/5 rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) thiếu minh bạch trong việc đối phó với dịch bệnh và đã gây ra thiệt hại trên toàn thế giới. Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ phải chịu trách nhiệm. “Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khiến cả thế giới thất vọng”.

Thanh Hương

Theo Epoch Times

https://www.ntdvn.com/kinh-te/phan-tich-niem-tin-trong-xa-hoi-dai-luc-sup-do-nguoi-that-nghiep-bat-man-dang-cao-40273.html

 

Biên chế tàu trang bị tên lửa FF-150 đầu tiên,

Philippines cho thấy quyết tâm

xây dựng một lực lượng hải quân đa năng, hiện đại

Lực lượng Hải quân Philippines thông báo tàu chiến trang bị tên lửa FF-150 đầu tiên của nước này đã về đến căn cứ hải quân tại Subic vào ngày 23/5, sau 5 ngày khởi hành từ Ulsan, Hàn Quốc. Dự kiến tàu này sẽ mang tên BRP Jose Rizal và chính thức bàn giao vào ngày 19/6. Bộ Quốc phòng Philippines đang chi 554 triệu USD ngân sách cho Hải quân vào năm 2020, trong bối cảnh nước này đang gặp phải các vấn đề an ninh hàng hải như việc tàu chiến Trung Quốc đi lại trái phép trong vùng biển Philippines và tranh chấp trên biển Đông vẫn đang diễn biến căng thẳng.

Hải quân Philippines cho biết, tàu trên sẽ mang tên BRP Jose Rizal và lễ ra mắt, bàn giao tàu dự kiến được tổ chức vào ngày 19/6 tới.Tuyên bố của Hải quân Philippines khẳng định việc tiếp nhận tàu chiến BRP Jose Rizal đã đánh dấu một bước tiến lớn trong việc hoàn thành mục tiêu của lực lượng này là có được hệ thống và cơ sở trang thiết bị vũ khí hiện đại, trở thành một lực lượng hải quân đa năng.Do các quy định về phòng chống dịch Covid-19 hiện tại, trong thời gian con tàu này đang neo đậu tại căn cứ Subic, các thành viên thủy thủ sẽ được cách ly 2 tuần theo các quy trình do Bộ Y tế Philippines đặt ra.

Hiện tại, Quân đội Philippines đang thực hiện chương trình hiện đại hóa quy mô lớn giai đoạn thứ 2. Ở giai đoạn này, Hải quân Philippines được phân bổ nguồn tài chính đặt mua ít nhất 2 tàu hộ tống và 6 tàu tuần tra hiện đại. Đây là sự bổ sung cần thiết khi năng lực tác chiến của Hải quân Philippines đã suy giảm đáng kể do phần lớn trang bị đều đã cũ, lạc hậu, thậm chí là không có khả năng hoạt động. Hồi tháng 8/2019, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phê duyệt kế hoạch mua 2 tàu ngầm, 8 tàu tấn công nhanh mới có khả năng mang tên lửa với tốc độ lên tới 40 hải lý/giờ, 6 tàu tuần tra xa bờ mới, hai tàu hộ tống mới, tân trang, sửa chữa hai tàu hộ tống lớp Pohang và tàu BRP Conrado Yap. Bên cạnh việc trang bị thêm các tàu này, Hải quân Philippines cũng đang cố gắng thúc đẩy khả năng tự đóng tàu, 4 trong số 8 tàu tấn công nhanh có khả năng mang theo tên lửa cũng sẽ được chế tạo tại nước này.

Ngoài tàu chiến, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) cũng đã ký hợp đồng sẽ bao gồm 6 máy bay, động cơ, tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, đạn rocket, huấn luyện, phụ tùng, thiết bị điện tử hàng không liên quan… của Mỹ trị giá lần lượt là 1,5 tỷ USD và 450 triệu USD. DSCA khẳng định, việc bán hàng được đề xuất sẽ hỗ trợ chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia của Mỹ qua việc hỗ trợ Philippines nhằm phát triển và duy trì khả năng tự vệ, chống khủng bố và bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng. Kế hoạch trên sẽ được đệ trình lên Quốc hội Mỹ. Trong vòng 1 tháng tới, nếu các nhà lập pháp Mỹ không có ý kiến phản đối, hai hợp đồng sẽ tự động được phê duyệt và đi đến giai đoạn đàm phán để Manila chốt phương án cuối cùng.

Bộ Quốc phòng Philippines đang chi 554 triệu USD ngân sách cho Hải quân vào năm 2020, trong bối cảnh nước này đang gặp phải các vấn đề an ninh hàng hải như việc tàu chiến Trung Quốc đi lại trái phép trong vùng biển Philippines và tranh chấp trên biển Đông vẫn đang diễn biến căng thẳng. Ngày 8/4, Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc trước thông tin về vụ đâm chìm một tàu cá của Việt Nam hôm 3/4 trên Biển Đông. Thông cáo nêu rõ: “Kinh nghiệm tương tự của chính chúng tôi cho thấy bao nhiêu niềm tin vào một tình bạn đã bị đánh mất bởi tình bạn ấy, và các hành động nhân đạo của Việt Nam trực tiếp cứu mạng các ngư dân Philippines của chúng tôi đã tạo nhiều niềm tin như thế nào. Chúng tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ ngừng biết ơn Việt Nam. Với suy nghĩ ấy, chúng tôi ra tuyên bố thể hiện sự đoàn kết này”. Bộ Ngoại giao Philippines coi trọng việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, đồng thời nhận thấy những vụ việc như thế đang hủy hoại triển vọng về một mối quan hệ khu vực thật sự sâu sắc và đáng tin cậy giữa ASEAN và Trung Quốc. Với đà tích cực từ các cuộc thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), điều then chốt là tránh những vụ việc như vậy và các khác biệt cần được giải quyết theo hướng tăng cường đối thoại và niềm tin lẫn nhau. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines cho rằng việc tiếp tục tăng cường các quan hệ khu vực đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh ASEAN-Trung Quốc cam kết cùng nhau ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện nay do dịch Covid-19 gây ra, như được khẳng định trong Tuyên bố của Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc về hợp tác ứng phó dịch bệnh Covid-19 diễn ra ngày 20/2 vừa qua tại Lào.

http://biendong.net/bien-dong/34876-bien-che-tau-trang-bi-ten-lua-ff-150-dau-tien-philippines-cho-thay-quyet-tam-xay-dung-mot-luc-luong-hai-quan-da-nang-hien-dai.html

 

Chuyên gia Blake Herzinger: Malaysia không chắc

về việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông

Malaysia duy trì các yêu sách quá mức đi ngược lại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), điều mà Mỹ thách thức thông qua hoạt động hàng hải trước đây. Khi các lực lượng Mỹ tiến về phía nam, các nhà hoạch định chính sách và tổ chức quốc phòng của Malaysia không thể chắc chắn liệu Mỹ đang tới hỗ trợ của họ hay để thách thức các yêu sách hàng hải của họ.

Theo chuyên gia về chính sách quốc phòng người Mỹ Blake Herzinger, trong nhiều năm, phản ứng của Malaysia đối với hành động cướp bóc của Trung Quốc tại vùng biển Malaysia đã bị “tắt tiếng”, gắn liền với quan điểm của cựu thủ tướng Mahathir Mohamad, rằng Biển Đông nên “không có tàu chiến lớn”. Theo ông Blake Herzinger, Malaysia miễn cưỡng thách thức Trung Quốc một cách công khai, cả do lực lượng hàng hải yếu lẫn sự phụ thuộc thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, Malaysia duy trì các yêu sách quá mức đi ngược lại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), điều mà Mỹ thách thức thông qua hoạt động hàng hải trước đây. Khi các lực lượng Mỹ tiến về phía Nam, các nhà hoạch định chính sách và tổ chức quốc phòng của Malaysia không thể chắc chắn liệu Mỹ đang tới hỗ trợ của họ hay

để thách thức các yêu sách hàng hải của họ. Sự bối rồi này của Malaysia là hoàn toàn có thể tránh được. Mỹ đã cung cấp các mạng liên lạc an toàn cho Malaysia theo Sáng kiến An ninh Hàng hải Ấn Độ-Thái Bình Dương và có các mạng tương tự cả trên bờ và trên tàu chiến.

Thời gian gần đây, khi công ty dầu khí quốc gia Malaysia, Petronas, ký hợp đồng với tàu thăm dò West Capella, Trung Quốc đã đáp trả bằng cách phái tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 cùng một đội tàu bảo vệ bờ biển và tàu bán quân sự tới khu vực. Đáp lại, lực lượng Mỹ duy trì sự hiện diện chung liên tục gần tàu West Capella trong gần một tháng.

Đầu tiên, tàu chiến đấu duyên hải USS Gabrielle Giffords, được triển khai tới Ấn Độ-Thái Bình Dương kể từ tháng 9 năm 2019, đã thực hiện một cuộc tuần tra trong khu vực từ ngày 26-28/4. Vào ngày 29/4, hai máy bay ném bom B-1B Lancer của Không quân Mỹ đã cất cánh từ căn cứ không quân Ellsworth, Nam Dakota và thực hiện một nhiệm vụ kéo dài 32 giờ đưa chúng tới biển Đông. Hơn một tuần sau, tàu tác chiến duyên hải USS Montgomery và tàu hậu cần USNS Cesar Chavez đã tiến hành một cuộc tuần tra qua khu vực (USS Montgomery là chiếc thứ hai trong số hai tàu chiến đấu duyên hải được triển khai luân phiên tới Singapore).

Bên cạnh đó, máy bay ném bom B-52 và B-2 trú đóng tại Mỹ đã thực hiện một nhiệm vụ răn đe chiến lược xuyên suốt các khu vực của Bộ Tư lệnh Châu Âu và Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương vào ngày 7/5. Ngày 8/5, hai máy bay ném bom khác được phái đi từ đảo Guam và bay qua biển Đông. Máy bay đã bay vào gần vị trí của tàu West Capella. Lực lượng tàu ngầm Thái Bình Dương của Mỹ tuyên bố vào ngày 8/5 rằng tất cả các tàu ngầm được triển khai trên tiền tuyến của hạm đội đang tiến hành các hoạt động “đáp trả ngẫu nhiên”. Vì các tàu ngầm, do bản chất hoạt động dưới sâu, không phải là một cơ chế báo hiệu tốt, Hạm đội 7 của Mỹ đã công bố bức ảnh của một trong những tàu ngầm hoạt động trên mặt nước. Bức ảnh này kèm theo thông báo rằng ba tàu ngầm cùng với tàu mặt nước và máy bay đã tiến hành một cuộc tập trận ở biển Philippines vào ngày 9/4. Ngoài ra Hải quân Mỹ cũng đã tiến hành hai hoạt động tự do hàng hải riêng biệt và hai lượt “quá cảnh” eo biển Đài Loan trong giai đoạn này. Cuối cùng, khi West Capella kết thúc hoạt động, USS Gabrielle Giffords đã thực hiện chuyến đi cuối qua khu vực.

Tuy nhiên, trái ngược với phản ứng cứng rắn của phía Mỹ, Malaysia hầu như “im hơi, chịu trận”, chấp nhận để Trung Quốc lộng hành trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Chỉ đến ngày 23/4, Chính quyền Malaysia mới đưa ra phản ứng yếu ớt. Theo đó, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Datuk Seri Hishammuddin kêu gọi giải quyết vấn đề Biển Đông bằng giải pháp hòa bình, song nhấn mạnh nước này quyết bảo vệ lợi ích và quyền lợi của mình tại đó; cho rằng mặc dù luật pháp quốc tế bảo đảm tự do hàng hải, sự hiện diện của tàu chiến và các tàu khác trên biển Đông có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng, dẫn đến những tính toán sai lầm có thể gây ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và sự ổn định khu vực. Ngoài ra, ông Hishammuddin còn cho biết Malaysia sẽ tiếp tục liên lạc cởi mở với mọi bên liên quan, trong đó có Trung Quốc và Mỹ.

Hành động và sự yếu kém của chính quyền Malaysia đã vấp phải sự chỉ trích, lên án của người dân trong nước. Điều này khiến Quốc vương Malaysia Sultan Abdullah Sultan Ahmad Shah (18/5) phải đưa ra tuyên bố yêu cầu cảnh giác với tình hình hiện tại ở Biển Đông; nhấn mạnh: “Hãy thể hiện sự trưởng thành trong chính trị. Chúng tôi tin rằng chỉ có sự đoàn kết của người dân và chính phủ mới có thể tạo ra một Malaysia ổn định, hòa bình và thịnh vượng” và kêu gọi các nhà lập pháp tuân theo “văn hóa làm chính trị sạch”. Quốc vương Malaysia cho biết ông hy vọng khuôn khổ chiến lược và chính sách quốc phòng trong tương lai của Malaysia sẽ tính đến tầm quan trọng của ngoại giao quốc phòng, các chính sách đối ngoại thực tế, các hiệp ước quốc tế và quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương. Hoạt động lực lượng vũ trang của Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông có sự gia tăng trong thời gian gần đây. Do đó, Malaysia phải luôn cảnh giác trên mặt trận hàng hải và khung chiến lược để duy trì lợi ích địa chính trị của quốc gia.

Được biết, Được biết, Malaysia tuyên bố chủ quyền đối với 10 đảo san hô vòng ở quần đảo Trường Sa. Chính phủ Malaysia dường như đã từ bỏ chủ quyền đối với cấu trúc địa hình thứ 11, đá Louisa, trong một thỏa thuận song phương nhằm phân định ranh giới trên biển với Brunei vào năm 2009. Dựa trên nguyên tắc phân định thềm lục địa, Kuala Lumpur cũng tuyên bố quyền tài phán đối với bãi ngầm James (cách Sarawak 45 hải lý) và một nhóm các cấu trúc địa hình ngầm và nửa ngầm được biết đến với tên gọi cụm bãi cạn Luconia (cách Sarawak 54 hải lý). Bên cạnh đó, Malaysia chiếm giữ 5 đảo san hô vòng ở quần đảo Trường Sa: đá Swallow (đá Hoa Lau), chiếm giữ năm 1983; đá Mariveles (đá Kỳ Vân) và đá Ardasier (đá Kiệu Ngựa) năm 1986; bãi Investigator (bãi Thám hiểm) và đá Erica (đá Én ca) năm 1999. Họ cũng tuyên bố chủ quyền đối với hai cấu trúc địa hình chưa bị chiếm giữ là đá Dallas (đá Suối cát, gần đá Ardasier) và đá Royal Charlotte (Đá Sắc Lôt, gần đá Swallow).

Tuyên bố chủ quyền của Malaysia chồng lấn với tuyên bố của Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Philippines. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các cấu trúc địa hình mà Malaysia tuyên bố chủ quyền vì cho rằng chúng nằm trong phạm vi “đường 9 đoạn” bành trướng tới hơn 80% Biển Đông. Ngay cả bãi ngầm James nằm dưới mặt nước Trung Quốc cũng tuyên bố thuộc lãnh thổ nằm ở phía cực Nam của họ. Malaysia tuyên bố chủ quyền trái phép đối với đảo An Bang và đá Alison (đá Tốc Tan) của Việt Nam và đá Commodore (đá Công Đo) do Philippines chiếm giữ.

http://biendong.net/bien-dong/34879-chuyen-gia-blake-herzinger-malaysia-khong-chac-ve-viec-my-tang-cuong-hien-dien-quan-su-o-bien-dong.html

 

Bình thản trả lời phỏng vấn trong lúc xảy ra động đất,

nữ thủ tướng New Zealand gây ‘bão’ mạng

Băng Thanh

Các cuộc phỏng vấn trực tiếp thường bị gián đoạn bởi trẻ em, mèo, điện thoại reo, chó và bây giờ…. động đất.

Vào ngày 25/5, khi bà Jacinda Ardern, Thủ tướng New Zealand đang trả lời phỏng vấn trực tiếp về việc dỡ bỏ các hạn chế do Covid-19 ở New Zealand thì một trận động đất mạnh 5,6 độ xảy ra gần thủ đô Wellington.

Khi máy quay rung lên, bà Ardern vẫn tươi cười nói với người dẫn chương trình: “Chúng tôi đang có một chút động đất ở đây, khá là – một cú rung lắc khá mạnh ở đây”.

Khi được hỏi liệu bà có cảm thấy “an toàn và tốt để tiếp tục cuộc phỏng vấn không”, Ardern trả lời “Tôi vẫn ổn” và còn nói đùa rằng “Tôi hiện không ở dưới bất kỳ đèn treo nào”.

Phản ứng “lạnh lùng” của bà Ardern nhanh chóng gây sốt trên Twitter và các phương tiện truyền thông xã hội khác.

Theo CNN, giống như hầu hết người dân New Zealand, bà Ardern đã quen với động đất. New Zealand được biết tới là quốc gia nằm trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo va chạm tạo ra hơn 15.000 trận động đất mỗi năm, nhưng chỉ có 100-150 trận đủ mạnh để có thể cảm nhận được.

Theo GeoNet, tổ chức theo dõi hoạt động địa chất ở New Zealand, nước này thường trải qua khoảng 20.000 trận động đất mỗi năm, hoặc từ 50 đến 80 trận động đất mỗi ngày, mặc dù đại đa số các trận động đất quá nhỏ để con người cảm nhận được.

GeoNet cho biết, trận động đất hôm 25/5 là mạnh nhất kể từ đầu năm 2020. Theo cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, trận động đất xảy ra ở độ sâu khoảng 52 km với tâm chấn cách phía bắc thủ đô Wellington của New Zealand khoảng 90 km. Trận động đất diễn ra trong khoảng 30 giây, khiến nhiều người dân ở thủ đô Wellington hoảng loạn.

“Đã cảm thấy đợt rung lắc mạnh, kéo dài ở thủ đô Wellington. Điều này không vui vẻ gì”, một người dùng Twitter viết.

https://www.dkn.tv/the-gioi/binh-than-tra-loi-phong-van-trong-luc-xay-ra-dong-dat-nu-thu-tuong-new-zealand-gay-bao-mang.html