Tin khắp nơi – 25/01/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 25/01/2018

11 nước ‘sẽ ký CPTPP vào tháng Ba’

Quan chức 11 quốc gia thành viên của Thái Bình Dương vừa kết thúc phiên đàm phán CPTPP và dự kiến sẽ chính thức ký kết vào tháng Ba tại Chile.

Theo AFP, Thủ tướng Canada Justin Trudeau gọi hiệp định này là “một thỏa thuận đúng đắn” và CPTPP đánh dấu “ngày của nền thương mại tiến bộ trên thế giới.”

Trong hai hôm 22-23/1, các quan chức thương mại của 11 nước đã hội đàm tại Tokyo để giải quyết các vấn đề còn vướng mắc giữa các bên.

Bàn tròn thứ Năm: U23 Việt Nam sẽ thắng trận chung kết?

TPP được ‘trợ thở phút chót’ ở Đà Nẵng

Liệu Anh quốc sẽ thực sự gia nhập CPTPP?

Việt Nam có những vướng mắc gì?

Theo báo Thanh Niên, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nói hôm 23/1 rằng phía Mexico đã yêu cầu Việt Nam cải cách vấn đề quyền để người lao động đàm phán tập thể và thành lập công đoàn công sở.

Nhưng ông Tuấn Anh lập luận rằng với trình độ của Việt Nam, cộng với quy trình làm luật của Việt Nam thì cần thời gian nhất định để thực thi các điều kiện này.

Vì vậy theo thỏa thuận sau đàm phán, Việt Nam sẽ có khoảng 5 năm “miễn trừ trừng phạt thương mại” và thêm hai năm “rà soát pháp lý.”

“Với nỗ lực của nước chủ nhà Việt Nam cùng với sự tích cực của Nhật thì các nước CPTPP cũng đã đi đến thống nhất và ghi nhận những điểm khác biệt về cơ chế giám sát dệt may, tranh chấp lao động và công đoàn, sở hữu trí tuệ, khác biệt văn hóa.”

Thêm vào đó, theo ông, CPTPP có thể sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng thêm khoảng 2% GDP.

Vẫn mở cửa chào đón Hoa Kỳ?

Theo Reuters, Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi nói CPTPP hay TPP-11 sẽ là “động lực vượt qua chủ nghĩa bảo hộ” đang nổi lên ở một số nơi trên thế giới.

Ông nói rằng Nhật Bản sẽ giải thích tầm quan trọng của thỏa thuận này với Washington với hi vọng có thể thuyết phục Hoa Kỳ tham gia trở lại.

Thủ tướng Úc Malcom Turnbull nói vào tuần trước rằng thỏa thuận mới vẫn sẽ vẫn mở cửa chào đón sự tái gia nhập của Hoa Kỳ.

Kể từ khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP, Nhật Bản thay thế vai trò dẫn dắt thúc đẩy các bên đạt đến thỏa thuận.

Đây cũng là một chiến thắng cho chính phủ của ông Shinzo Abe, người cho rằng hiệp định này sẽ thúc đẩy phát triển và cải cách cho Nhật Bản.

Ông Abe cũng cho rằng CPTPP là biểu tượng của sự cam kết cho một thị trường thương mại tự do và đa phương trong bối cảnh Tổng thống Trump ưu tiên chính sách “Nước Mỹ trên hết”.

TPP thành CPTPP như thế nào?

Hồi tháng Một 2017, ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump ra quyết định rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định của 12 nước thành viên thuộc Thái Bình Dương.

TPP, trở thành TPP-11 và đổi tên thành CPTPP tại Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11.

CPTPP, đầy đủ là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, đã thay thế Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Hiện tại có 11 thành viên từ các nước: Canada, Úc, Brunei, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Khi đó các bộ trưởng thương mại đã gần như thống nhất về các nguyên tắc cơ bản và quyết định đi đến thỏa thuận dù không có Hoa Kỳ.

Nhưng vì các yêu cầu về các chính sách bảo vệ việc làm và môi trường của Canada, khiến buổi đàm phán cuối cùng không thành công.

Nhưng hôm 23/1, Reuters dẫn lời ông Motegi nói, Việt Nam và Canada sẽ trao đổi thư từ với các bên liên quan về các vấn đề trên tại buổi ký kết.

http://www.bbc.com/vietnamese/business-42814163

 

Nhà ngoại giao Mỹ:

‘Suu Kyi không là lãnh đạo có đạo đức’

Nhà ngoại giao Mỹ Bill Richardson từ nhiệm khỏi Ủy ban Tham vấn về Rohingya do nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi thiết lập.

Ông cáo buộc ủy ban này “che đậy sự thật” và cáo buộc bà Suu Kyi không phải là “lãnh đạo có đạo đức” trong vấn đề này.

Chính phủ Myanmar không phản hồi về cáo buộc, nhưng một thành viên khác của ủy ban nói bình luận ​​của ông Richardson là bất công.

Hơn 650.000 người Hồi giáo Rohingya đã chạy trốn sang Bangladesh năm ngoái khi đối mặt với một cuộc đàn áp quân sự.

Bàn tròn thứ Năm: U23 Việt Nam sẽ thắng trận chung kết?

Giáo hoàng không dùng từ Rohingya ở Myanmar

LHQ: Khủng hoảng Rohingya là ‘thảm họa nhân đạo’

Mỹ gây sức ép với Myanmar vì khủng hoảng Rohingya

Cuộc tấn công dẫn tới cuộc di cư từ bang Rakhine của Myanmar được Liên Hiệp Quốc mô tả là “ví dụ tiêu biểu về thanh lọc dân tộc” – điều mà Myanmar bác bỏ.

Ông Richardson, cựu cố vấn của chính quyền Clinton, nói “lý do chính khiến tôi từ nhiệm khỏi Ủy ban Tham vấn được lập ra để che đậy sự thật.”

‘Đội cổ vũ viên cho chính phủ’

Ông nói với Reuters rằng ông không muốn là thành viên của “đội cổ vũ viên cho chính phủ Myanmar”.

Ông nói mình đã có cuộc tranh luận với bà Su Kyi trong một cuộc họp hôm 22/1 sau khi ông nêu trường hợp hai phóng viên Reuters đang bị xét xử vì vi phạm Đạo luật Bí mật Quốc gia. Các nhà báo này đang tường thuật về cuộc khủng hoảng Rohingya ở thời điểm bị bắt.

Myanmar: Quân nổi dậy tuyên bố tạm ngừng bắn

‘6.700 người Rohingya bị giết trong một tháng’

Cảnh sát Myanmar bắn chết người biểu tình Phật giáo tại Rakhine

Vụ Rohingya: ‘Cơ hội cuối’ cho Suu Kyi

Ông Richardson nói bà Suu Kyi “tức giận”, nhấn mạnh rằng vụ này “không phải là việc của Ủy ban Tham vấn”.

Ông Richardson tiếp tục nói rằng ông “bị sốc” trước cách bà Suu Kyi “coi thường” truyền thông, Liên Hiệp Quốc, các nhóm nhân quyền và cộng đồng quốc tế trong ba ngày họp.

Ông nói đã biết bà Suu Kyi từ những năm 1980 và cho biết thêm: “Bà ấy không nhận được lời khuyên tốt từ êkíp của bà.”

“Tôi rất có thiện cảm và tôn trọng bà ấy, nhưng bà ấy không chứng tỏ được mình là lãnh đạo có đạo đức về vấn đề Rakhine. Tôi rất lấy làm tiếc nhưng phải đưa ra cáo buộc.”

Bà Suu Kyi thành lập Ủy ban Tham vấn thực thi khuyến nghị về bang Rakhine hồi năm ngoái.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42784712

 

Trung Quốc nhân bản vô tính khỉ thành công

Helen BriggsBBC News

Trung Quốc được nhân bản thành công hai con khỉ bằng cách sử dụng kỹ thuật nhân bản cừu Dolly.

Hai con khỉ đuôi dài Trung Trung và Hoa Hoa được sinh ra cách đây vài tuần tại một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.

Các nhà khoa học cho biết những con khỉ giống hệt nhau về mặt di truyền sẽ rất hữu ích trong việc nghiên cứu bệnh ở người.

Tuy nhiên giới chỉ trích nói việc làm này gây lo ngại về vấn đề đạo đức bằng cách khiến thế giới gần hơn với việc nhân bản con người.

Bàn tròn thứ Năm: U23 Việt Nam sẽ thắng trận chung kết?

Anh Quốc từng bán thịt bò nhân bản

Chó “nhân bản vô tính” tác nghiệp

Những động vật tự ăn thịt mình

Nếu khủng long chưa tuyệt chủng, nhân loại sẽ ra sao?

Qiang Sun thuộc Viện Khoa học thần kinh rung Quốc, cho biết các con khỉ nhân bản sẽ dùng để nghiên cứu các bệnh về di truyền, bao gồm một số bệnh ung thư, rối loạn chuyển hóa và miễn dịch.

“Có rất nhiều câu hỏi về linh trưởng học có thể được nghiên cứu qua các mẫu vật bổ sung này,” ông nói.

Các nhà nghiên cứu nói con khỉ đang được cho bú bình và đang phát triển bình thường. Họ mong đợi nhiều con khỉ đuôi dài nhân bản sẽ được ra đời những tháng tới.

‘Không phải là bước tiến’

Giáo sư Robin Lovell-Hiệu trưởng của Viện Francis Crick, London, cho biết kỹ thuật được sử dụng để nhân bản Trung Trung và Hoa Hoa là “không hiệu quả và nguy hiểm”.

Ông nói: “Công trình nghiên cứu này không phải là một bước tiến để thiết lập các phương pháp nhân bản vô tính con người.

Giáo sư Darren Griffin của Đại học Kent cho biết phương pháp tiếp cận có thể hữu ích trong việc hiểu các bệnh của con người, nhưng đã làm dấy lên quan ngại về nguyên tắc đạo đức.

Ông nói: “Bây giờ cần cân nhắc cẩn thận về yếu tố đạo đức của các thí nghiệm như vậy .”

Cô cừu Dolly đã tạo nên lịch sử cách đây 20 năm khi được nhân bản thành công tại Viện Roslin ở Edinburgh. Đó là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể nhân bản một động vật có vú từ một tế bào gốc trưởng thành, lấy từ bầu vú.

Kể từ đó, nhiều động vật có vú khác đã được nhân bản bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào soma (SCNT), gồm gia súc, lợn, chó, mèo và chuột.

Kỹ thuật này liên quan đến việc chuyển DNA từ hạt nhân của tế bào sang tế bào trứng hiến, vốn đã được loại bỏ DNA. Sau đó phát triển thành một phôi và cấy vào một con vật thay thế.

Trung Trung và Hoa Hoa là những con linh trưởng đầu tiên được nhân bản qua kỹ thuật này.

Năm 1999, một phôi thai khỉ vàng đã được tách làm hai để tạo ra hai cặp song sinh giống hệt nhau. Một con khỉ sinh ra từ kỹ thuật này – được gọi là Tetra – được cho là con khỉ nhân bản đầu tiên trên thế giới, nhưng nó không liên quan đến quá trình chuyển DNA phức tạp.

‘Rất nhiều thất bại’

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell, các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng DNA từ tế bào bào thai.

Sau khi DNA được chuyển sang trứng, cơ chế tái thiết lập gene để thay đổi gene khiến cho phôi ngừng phát triển.

Trung Trung và Hoa Hoa là kết quả sau 79 lần thử nghiệm. Hai con khỉ khác được nhân bản từ một loại tế bào khác, nhưng không sống sót.

Tiến sĩ Sun nói: “Chúng tôi đã thử một số phương pháp khác nhau, nhưng chỉ có một phương pháp thành công. Chúng tôi đã thất bại nhiều lần trước khi chúng tôi tìm ra cách để nhân bản thành công một con khỉ.”

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ tuân theo các nguyên tắc quốc tế chặt chẽ về nghiên cứu động vật do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đặt ra.

Đồng nghiên cứu, Tiến sĩ Muming Poo, cũng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc ở Thượng Hải, nói: “Chúng tôi rất ý thức rằng các nghiên cứu trong tương lai về linh trưởng trên thế giới phụ thuộc nhiều vào việc các nhà khoa học tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghiêm ngặt.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42814162

 

Điều tra Trump-Nga:

Trump ‘trông đợi’ được thẩm vấn

Tổng thống Hoa Kỳ nói ông “sẵn lòng” trả lời thẩm vấn của công tố viên đặc biệt Robert Mueller, trong hai, ba tuần tới, với sự chấp thuận từ luật sư của ông.

“Tôi rất muốn làm điều đó càng sớm càng tốt”, ông Trump nói.

Trước đó, ông Trump nói ‘không chắc’ dự thẩm vấn.

Ông từng gọi cuộc điều tra về can thiệp của Nga là “săn phù thủy” và “trò lừa”.

Con rể Trump bị thẩm vấn về Trump-Nga

Trump: Điều tra vụ Nga ‘làm tổn hại Mỹ’

Trump bị điều tra ‘khả năng cản trở công lý’

FBI ‘để ý’ đến con rể Trump

Phát biểu tại Nhà Trắng hôm thứ Tư 24/1, ông Trump nói đã sẵn sàng tuyên thệ nói thật trong cuộc thẩm vấn.

“Không có sự thông đồng mà cũng chẳng có cản trở gì cả,” ông Trump nói.

Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ kết luận Moscow toan tính tác động đến cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ theo hướng có lợi cho ông Trump, dù Nga phủ nhận việc này.

Cuộc thẩm vấn sẽ diễn ra thế nào?

Các luật sư của tổng thống đã trao đổi với êkíp của ông Mueller về cuộc thẩm vấn.

Cuộc thẩm vấn có thể diễn ra mặt đối mặt, bằng văn bản, hoặc kết hợp cả hai cách.

Về thời điểm khả dĩ của cuộc thẩm vấn, ông Trump nói: “Hôm qua họ nói khoảng hai ,ba tuần nữa.”

Donald Trump xác nhận bị điều tra

Liên hệ Trump với Nga sẽ bị điều tra

Điều tra Trump-Nga ‘phát xuất từ rò rỉ của Úc’

Trump ‘đã yêu cầu FBI ngừng điều tra Flynn’

Khi được hỏi liệu ông có nghĩ ông Mueller công bằng hay không, vị tổng thống trả lời: “Chúng ta sẽ thấy ông ấy thế nào… Tôi hy vọng như vậy.”

Ông Trump nói với phóng viên rằng cựu đối thủ Hillary Clinton từng không sẵn sàng cho cuộc thẩm vấn của FBI về việc sử dụng email cá nhân.

Ông Mueller được cho là đang điều tra liệu việc sa thải cựu giám đốc FBI James Comey có phải là một nỗ lực cản trở việc thực thi công lý hay không.

Diễn tiến gần đây của cuộc điều tra

Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Jeff Sessions bị ông Mueller thấm vấn hàng giờ liền tuần trước.

Ông Sessions được cho là thành viên đầu tiên trong nội các bị thẩm vấn.

Đến nay đã có bốn người bị buộc tội hình sự trong cuộc điều tra của ông Mueller.

Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống, thừa nhận đã nói dối FBI về cuộc gặp với một đại sứ Nga.

Cựu trưởng ban tranh cử của ông Trump, Paul Manafort, bị bồi thẩm đoàn liên bang truy tố 12 tội danh, trong đó có tội âm mưu chống lại Hoa Kỳ và rửa tiền.

Đồng sự của ông Manafort, ông Rick Gates, cũng bị buộc tội âm mưu rửa tiền.

Một cố vấn nữa của chiến dịch – ông George Papadopoulos – cũng nhận tội nói dối FBI.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42814292

 

Đông Nam Á thỏa thuận chống khủng bố

Sáu quốc gia Đông Nam Á vào ngày 25 tháng một khởi động sáng kiến hợp tác tình báo với mục tiêu chống lại các tay súng khủng bố Hồi giáo cực đoan và đối phó với những mối nguy an ninh.

Sáu quốc gia gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Brunei, tuyên bố ở Bali, Indonesia, là sẽ làm việc chung theo thỏa thuận mang tên Sáng kiến Đôi Mắt Cảnh Giác, nhằm chia sẻ những tin tức tình báo, xây dựng lòng tin giữa các thành viên với nhau.

Theo đó cứ mỗi hai tuần quan chức cấp cao của 6 nước tham gia sẽ trao đổi thông tin có được về những nhóm phiến quân và phát triển dữ liệu chung về những kẻ cực đoan khủng bố.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Indonesia nói rằng có thể những quốc gia khác cũng sẽ được mời tham gia sáng kiến này.

Sáu quốc gia này, hoặc là những quốc gia Hồi giáo như Indonesia, Malaysia, Brunei, hoặc là có những xung đột với thiểu số Hồi Giáo như Philippines, Thái Lan, Singapore, vốn là những nước cũng có một cộng đồng dân cư đông đảo theo Hồi giáo.

Sáng kiến Đôi Mắt Cảnh Giác được đưa ra hồi năm ngoái sau khi quân khủng bố Hồi giáo tấn công thành phố Marawi của Philippnes, và người ta phát hiện trong số quân khủng bố có cả những người đến từ Malaysia và Indonesia.

Một nhà phân tích tình báo tại Úc là ông John Blaxland nói rằng sáng kiến hợp tác tình báo này rất có ý nghĩa trong tình trạng mất lòng tin giữa các quốc gia nói trên.

Tuy nhiên một nhà phân tích khác giấu tên, thì không lạc quan như vậy, mà nói rằng còn nhiều khó khăn phải vượt qua, tuy nhiên tuyên bố hợp tác còn hơn là không tuyên bố gì.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/se-asian-states-launch-intelligence-pact-to-counter-islamist-threat-01252018084624.html

 

Trung Quốc nói được Mỹ mời tập trận hải quân

Trung Quốc lại được mời tham gia tập trận trên biển chung với Hoa Kỳ

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Ngô Khiêm, vào ngày 25 tháng một cho báo chí biết rằng Bộ này đã nhận được thư mời từ phía Hoa Kỳ và đã cử người đi thảo luận với phía Mỹ, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Cuộc tập trận được đề cập đến có tên Vành đai Thái Bình Dương, RIMPAC, là cuộc tập trận lớn nhất thế giới, được thực hiện mỗi hai năm một lần, vào tháng Sáu và tháng Bảy tại quần đảo Hawaii của Mỹ.

Cuộc tập trận lần trước có sự tham gia của hải quân Trung Quốc.

Theo các nhà quan sát quốc tế thì Mỹ và Trung Quốc hiện nay có những căng thẳng liên quan đến quân sự như chiến dịch tự do hàng hải mà Mỹ liên tục tiến hành ở Biển Đông làm Bắc Kinh không hài lòng, còn Washington thì than phiền rằng Trung Quốc không minh bạch trong vấn đề ngân sách quốc phòng hàng năm.

Tuy nhiên cả hai vẫn có những mối bận tâm chung như là chống khủng bố quốc tế, phòng chống thiên tai, cứu trợ nhân đạo,… vì thế hoạt động tập trận chung, cũng như việc lập đường dây nóng, là để tăng cường hiểu biết lẫn nhau hơn.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-says-has-been-invited-again-to-us-hosted-naval-drills-01252018083506.html

 

Trung Quốc phủ nhận tin 1 tướng cấp cao bị điều tra

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm thứ Năm 25/1 phủ nhận việc cựu quan chức quân đội, tướng Phạm Trường Long, đang bị điều tra liên quan đến tham nhũng.

Reuters trích lời ông Ngô Khiêm, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc khi trả lời báo giới việc ông Phạm Trường Long có đang bị điều tra hay không, ông Ngô Khiêm nói rằng đối với những tin đồn như thế, ông đề nghị các phóng viên hãy đọc bài báo ngày 18 tháng 1 trên tờ Giải Phóng Quân Nhân Dân, trong đó ông Phạm được nhắc đến khi nói về tầm quan trọng của các cuộc tập trận.

Những hình ảnh đời thường của ông Phạm Trường Long, mặc thường phục và viết thư pháp được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc trong tuần này, trong một bài viết về cuộc sống của ông sau khi nghỉ hưu.

Hình ảnh của các quan chức gặp rắc rối thường bị rò rỉ trên mạng xã hội như một cách phủ nhận bất cứ điều gì không hay xảy ra với họ ở Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc trước đây luôn từ chối trả lời câu hỏi về các viên chức bị nghi ngờ tham nhũng hoặc nói họ không biết gì về điều đó.

Hồi đầu tháng này, các phương tiện truyền thông Hong Kong loan tin rằng ông Phạm Trường Long, nguyên Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương đang bị điều tra.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/China-denies-former-senior-officer-being-investigated-01252018080208.html

 

Bắc và Nam Hàn kêu gọi thống nhất

nhân thế vận hội mùa đông

Mười hai nữ vận động viên khúc côn cầu Bắc Hàn đã có mặt tại miền Nam, để tập dượt chung với các nữ vận động viên khúc côn cầu Nam Hàn trước khi đội tuyển Liên Triều ra sân tranh tài ở Thế Vận Hội Mùa Đông 2018.

Ý kiến thành lập đội khúc côn cầu nữ Liên Triều được 2 chính phủ Nam và Bắc Hàn thông qua hồi đầu tháng này trong cuộc họp diễn ra tại Bàn Môn Điếm. Cũng trong cuộc họp này, hai bên còn đồng ý để đoàn vận động viên 2 nước diễn hành chung trong buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội tổ chức tại thành phố Pyongyang của miền Nam vào đầu tháng tới.

Việc chấp thuận lập đội khúc côn cầu nữ chung với miền Bắc được chính phủ Seoul xem là bước tiến quan trọng để giảm bớt căng thẳng đang xảy ra giữa đôi bên. Tuy nhiên, những cuộc thăm dò do truyền thông miền Nam thực hiện cho thấy một số đông dân chúng không tán thành ý kiến này, nói rằng Tổng Thống Moon Jae-in đã coi nặng chuyện chính trị khi quyết định lập đội tuyển Nam-Bắc Hàn, vì sự hiện diện của 12 vận động viên miền Bắc có nghĩa là sẽ có 12 vận động viên miền Nam không có cơ hội tham gia vào đội tuyển quốc gia.

Điều này được các viên chức miền Nam bác bỏ. Nói với báo chí khi đến Davos, Thụy Sĩ, dự Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới, Ngoại Trưởng Nam Hàn Kang Kyung-wah nhấn mạnh chính phủ Seoul không muốn bỏ lỡ cơ hội để đạt mục tiêu quan trọng đã đặt ra là thống nhất hai miền Nam Bắc.

Ngoại Trưởng Nam Hàn còn cho hay Seoul đã chuẩn bị để đối phó với mọi tình huống, kể cả trường hợp nếu Bắc Hàn có hành động gây hấn trong thời gian Thế Vận Hội Mùa Đông 2018 diễn ra, kéo dài từ ngày mùng 9 tháng Hai cho đến ngày 25 tháng Hai 2018.

Tại Washington, Nhà Trắng loan báo Phó Tổng Thống Mike Pence sẽ dẫn đầu phái đoàn đại diện chính phủ Hoa Kỳ dự buổi lễ khai mạc.

Khi loan báo tin này, một giới chức Nhà Trắng nói với báo chí rằng sự hiện diện của Phó Tổng Thống Pence xác nhận Washington ủng hộ quyết định đi tìm hòa bình của đồng minh Nam Hàn, nhưng cũng nói là cả Seoul và Washington vẫn duy trì mức cấm vận khắt khe đối với Bình Nhưỡng, không chấp nhận để Bắc Hàn có võ khi hạt nhân hoặc tiếp tục những hành động gây bất ổn trên bán đảo Triều Tiên.

Trong khi đó vào sáng ngày 25 tháng Một, các cơ quan truyền thông của nhà nước Bắc Hàn đồng loạt phổ biến lời kêu gọi người dân trong và ngoài nước của cả 2 miền Nam-Bắc cùng chung sức để đất nước thông nhất.

Lời kêu gọi nói rằng người Triều Tiên khắp nơi cần phải thúc đẩy liên lạc, du lịch, hợp tác giữa Bắc và Nam Hàn, nói thêm rằng đất nước sẽ thống nhất mà không cần sự trợ giúp của bất kỳ quốc gia nào.

Cũng trong lời kêu gọi, Bình Nhưỡng nói rằng sẽ đập tan tất cả mọi ý đồ muốn ngăn cản, không để Nam và Bắc Hàn trở thành một.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/nkorea-and-skorea-call-for-unification-01252018082705.html

 

Du lịch Mỹ giảm từ khi ông Trump nhậm chức

Du lịch Mỹ sụt giảm kể từ khi ông Trump bước vào Tòa Bạch Ốc, hãng tin NBC cho biết.

Hậu quả của sự sụt giảm này làm thất thoát 4,6 tỉ đô la và mất 40.000 công việc, NBC loan tin căn cứ vào dữ liệu mới nhất của Văn phòng Du hành và Du lịch Quốc gia.

Chi tiêu du lịch giảm 3,3%. Dữ liệu cũng cho thấy du lịch trong nước giảm 4%.

Hoa Kỳ cũng không còn là đích đến được yêu thích hàng thứ nhì trên thế giới đối với khách du lịch nước ngoài.

Năm ngoái, ông Adam Sacks, Chủ tịch Kinh tế Du lịch, nói với báo New York Times là “không phải ngôn từ và chính sách của chính quyền này ảnh hưởng đến tình cảm của người dân trên toàn thế giới, tạo ra tình cảm chống Mỹ và ảnh hưởng đến thái độ du lịch.”

Một loạt lệnh cấm du hành của ông Trump và một số luận điệu của ông có thể đã tác động tới du lịch Mỹ, theo NBC trích đánh giá của các chuyên gia.

Tờ Los Angeles Times dầu năm nay loan tin là Hiệp hội Du lịch Mỹ đang có kế hoạch khởi động một sáng kiến “Tham quan nước Mỹ.”

https://www.voatiengviet.com/a/du-lich-my-giam-tu-khi-ong-trump-nham-chuc/4224129.html

 

Mỹ cứu xét

về hành động chống TQ vi phạm ‘sở hữu trí tuệ’

Giới hữu trách thương mại Hoa Kỳ đang điều tra xem có trường hợp nào để có thể có hành động chống lại việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross loan báo ngày 24/1 và gọi chiến lược công nghệ 2025 của Trung Quốc là “một mối đe dọa trực tiếp.”

Một hành động của Hoa Kỳ về việc này sẽ mở ra một mặt trận mới trong trận chiến thương mại toàn cầu có liên hệ tới Mỹ.

Ngày 23/1 Washington áp đặt mức thuế nhập khẩu cao đối với mặt hàng máy giặt và các tấm pin mặt trời, một động thái được xem là cách của Tổng thống Donald Trump bảo vệ công ăn việc làm cho dân Mỹ. Việc này bị Trung Quốc và Hàn Quốc lên án.

Bộ trưởng Ross bác những quan ngại về một cuộc đại chiến về thương mại. Ông nói Washington chỉ muốn một sân chơi bình đẳng và vẫn mở rộng khả năng thảo luận về thương mại với Liên hiệp Châu Âu.

https://www.voatiengviet.com/a/my-cuu-xet-ve-hanh-dong-chong-tq-vi-pham-so-huu-tri-tue/4224119.html

 

JD.com Trung Quốc khiếu nại chính sách bảo hộ của Mỹ

Người đứng đầu công ty thương mại điện tử lớn hàng thứ nhì Trung Quốc JD.com Inc, ngày 24/1 cáo buộc Hoa Kỳ thi hành chủ nghĩa bảo hộ “nghiêm khắc” chống lại các công ty Trung Quốc và khuyến cáo rằng việc này sẽ có ảnh hưởng ngược đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Ngày 23/1, Hoa Kỳ áp đặt thuế quan cao đối với mặt hàng máy giặt và bảng pin mặt trời trong một động thái được xem là phương cách của Tổng thống Donald Trump nhằm bảo vệ công ăn việc làm cho dân Mỹ. Những biện pháp này bị Trung Quốc và Hàn Quốc lên án.

Chính phủ Mỹ cũng vừa mới đây bác bỏ kế hoạch của công ty Trung Quốc Ant Financial muốn thâu tóm công ty chuyển tiền Mỹ MoneyGram International Inc. vì những lo ngại về an ninh. Đây là thỏa thuận quan trọng nhất của Trung Quốc bị cấm dưới chính quyền ông Trump.

Chính phủ Mỹ đã có lập trường cứng rắn đối với việc bán các công ty Mỹ cho các thực thể Trung Quốc, giữa lúc đã có những căng thẳng trong quan hệ thương mại hai nước, với việc Washington quyết tâm thu hẹp thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc vốn đã lên tới mức 347 ngàn tỉ đô la trong năm 2016.

Ông Richard Liu, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc JD.com nói công ty ông không những chỉ muốn vượt qua công ty Alibaba như là một công ty bán lẻ trên mạng lớn nhất Trung Quốc, mà còn muốn trở thành công ty toàn cầu. Tuy nhiên, giống như các Tổng giám đốc Trung Quốc khác, ông Liu nói ông thấy khó xâm nhập thị trường Mỹ.

Hiện nay công ty đang nhắm vào thị trường Đông Nam Á và sẽ tìm cách tăng trưởng trong vùng cả về mặt tổ chức lẫn việc mua lại các công ty địa phương.

Vào tháng 1 năm nay, JD.com cho hay đã đầu tư vào một công ty thương mại điện tử của Việt Nam là Tiki.vn, động thái mới nhất trong khuôn khổ cú đẩy chiến lược vào khu vực, nơi mà Alibaba và Amazon cũng đã có những đầu tư đáng kể trong năm qua.

https://www.voatiengviet.com/a/jdcom-trung-quoc-khieu-nai-chinh-sach-bao-ho-my/4224125.html

 

Bộ Tư pháp Mỹ

áp lực các địa phương giao nộp di dân bất hợp pháp

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 24/1 yêu cầu 23 tiểu bang và thành phố cung cấp thêm bằng chứng mới cho thấy họ hợp tác với giới hữu trách di trú liên bang cung cấp thông tin về các di dân không giấy tờ từng bị giam giữ vì phạm tội.

Trong nỗ lực mới nhằm xóa sổ những nơi ẩn náu an toàn cho di dân bất hợp pháp, còn được gọi là các thành phố ‘trú ẩn’ đối với các di dân nhập cảnh Mỹ trái phép, cơ quan thực thi luật pháp hàng đầu của nước Mỹ đe dọa cắt giảm hàng triệu đô la viện trợ từ liên bang cho tiểu bang hoặc thành phố nào không chịu trình giấy tờ chứng minh là đã chỉ đạo lực lượng thực thi luật pháp địa phương và các trại giam phải trao đổi với giới chức di trú liên bang.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions, một người có quan điểm cứng rắn chống di dân, kêu gọi giới hữu trách liên quan cân nhắc lại các chính sách mà ông cho là đang đặt các cộng đồng và cư dân địa phương trước nguy cơ rủi ro.

“Bao che cho những người nước ngoài phạm tội khỏi sa lưới giới hữu trách di trú liên bang là bất chấp lý lẽ thường tình và gây phương hại pháp quyền,” ông Sessions nhấn mạnh.

Trong số các địa phương bị Bộ Tư pháp yêu cầu đưa bằng chứng cho thấy đang hợp tác với nhà chức trách di trú có 3 bang Illinois, Oregon và California cùng 5 thành phố lớn New York, Los Angeles, San Francisco, Chicago và Denver.

Văn thư của Bộ Tư pháp gửi tất cả 23 bang và thành phố cảnh cáo nếu các nơi này không chứng minh được là chính sách của họ không ngăn cản hoạt động của giới hữu trách di trú liên bang, thì chính phủ liên bang sẽ tìm cách có trát đòi các văn kiện cho thấy các giới chức tiểu bang và địa phương được chỉ thị xử lý những di dân không giấy tờ bị giam cầm như thế nào.

Những người ủng hộ biện pháp mạnh tay chống tội phạm cho rằng giới hữu trách tiểu bang và địa phương nên tích cực hợp tác với các viên chức di trú Hoa Kỳ, giao nộp các di dân không giấy tờ để truy tố và trục xuất.

Phe bảo vệ các thành phố ‘trú ẩn’ nói họ cải thiện an toàn công cộng, khuyến khích lòng tin giữa các cộng đồng di dân với giới chấp pháp địa phương trong việc báo cáo tội phạm, để dành ngân quỹ cho cảnh sát đấu đấu tranh chống lại các tội phạm hình sự nghiêm trọng hơn.

Tranh cãi chính trị về chính sách di trú Mỹ là tâm bão 3 ngày đóng cửa chính phủ từ thứ bảy tuần trước tới thứ hai tuần này.

Tòa Bạch Ốc và Quốc hội tới nay chưa thống nhất được biện pháp bảo vệ cho 800 ngàn di dân bất hợp pháp tới Mỹ khi còn nhỏ khỏi bị trục xuất. Để đổi lại việc bảo vệ cho số di dân này khỏi bị hồi hương về nguyên quán,Tổng thống Trump muốn có ngân quỹ xây tường biên giới và siết chặt hơn các chính sách di dân khác. Ông Trump nói bức tường thành 3200 cây số dọc theo biên giới Tây Nam của Mỹ với Mexico nhằm ngăn di dân lậu tràn vào Mỹ.

Năm ngoái, ông Trump chấm dứt chương trình trì hoãn trục xuất các di dân tới Mỹ bất hợp pháp khi còn nhỏ.

Tòa Bạch Ốc cho biết thứ hai tuần tới sẽ đề ra chi tiết cụ thể những thay đổi về chính sách di trú mà bên hành pháp muốn bên lập pháp phải thông qua.

https://www.voatiengviet.com/a/bo-tu-phap-my-ap-luc-cac-dia-phuong-giao-nop-di-dan-bat-hop-phap-/4222726.html

 

Mỹ chế tài mạng lưới kinh doanh của Triều Tiên

tại Trung Quốc, Nga

Chính quyền ông Trump vừa áp đặt một loạt chế tài đối với mạng lưới tài chánh và kinh doanh của Triều Tiên tại Trung Quốc và Nga trong nỗ lực mới nhất cắt các nguồn tiền bạc cung cấp cho việc phát triển hạt nhân và phi đạn của nước này.

Bộ Tài chánh Mỹ cũng đưa vào danh sách đen 5 công ty tàu biển và 6 chiếc tàu của Triều Tiên.

Bộ trưởng Tài chánh Steve Mnuchin cho biết Hoa Kỳ đang nhắm vào một cách có hệ thống các cá nhân và thực thể tài trợ cho chính phủ Kim Jong Un và chương trình vũ khí của ông ta cũng như giúp nước này tránh thoát các chế tài.

Trong số những cá nhân và thực thể bị nhắm mục tiêu trong đợt chế tài mới nhất lần này có 10 đại diện ở Trung Quốc và Nga của Tổng Công ty Korea Ryonbong hiện đang hỗ trợ cho công nghiệp quốc phòng Triều Tiên và đã bị Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc chế tài.

Người Mỹ bị cấm không được giao dịch với những đối tượng bị liệt kê này. Washington cũng muốn những đối tượng đó bị trục xuất khỏi quốc gia đang cư trú.

https://www.voatiengviet.com/a/my-che-tai-mang-luoi-kinh-doanh-cua-trieu-tien-tai-trung-quoc-nga/4222716.html

 

TQ bác tin xây căn cứ quân sự ở Afghanistan

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm thứ Năm bác bỏ tin cho rằng Bắc Kinh đang có kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự ở Afghanistan, nói rằng những tin đó là “vô căn cứ”.

Hãng thông tấn Nga Ferghana News, chuyên tường trình các vấn đề Trung Á, cho biết Trung Quốc sẽ xây căn cứ quân sự ở miền bắc Afghanistan. Bài báo được tạp chí The Diplomat của Mỹ dẫn lại hồi tuần trước, sau đó tới truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm nói hai nước có quan hệ hợp tác an ninh bình thường, và cũng như các quốc gia khác, Trung Quốc đang hỗ trợ cho Afghanistan để tự bảo vệ và chống khủng bố.

“Cái gọi là vấn đề Trung Quốc xây căn cứ quân sự ở Afghanistan là tin hoàn toàn vô căn cứ”, ông Ngô Khiêm nói.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng bác bỏ tin tức cho rằng nhiều quân xa của Trung Quốc đang tuần tra bên trong Afghanistan.

Trung Quốc từ lâu vẫn lo ngại tình trạng bất ổn ở Afghanistan có thể lan sang khu vực Tân Cương ở miền cực Tây, quê hương của người Hồi giáo Uighur, nơi hàng trăm người đã chết trong mấy năm gần đây vì những vụ bất ổn mà Trung Quốc đổ lỗi cho các các phần tử chủ chiến Hồi giáo.

Trung Quốc trong thời gian qua cũng làm việc với Pakistan và Hoa Kỳ để mở các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc nổi dậy của phe Taliban ở Afghanistan, nổi lên sau khi Taliban bị các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn lật đổ hồi năm 2001.

Trung Quốc mở căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên tại quốc gia Sừng châu Phi Djibouti vào năm ngoái. Trước đó, Trung Quốc cũng phủ nhận kế hoạch xây căn cứ ở nước ngoài. Hoa Kỳ tin rằng Trung Quốc sẽ xây thêm căn cứ, và có nhiều khả năng Pakistan là một địa điểm được chọn.

https://www.voatiengviet.com/a/tq-bac-tin-xay-can-cu-quan-su-o-afghanistan/4224659.html

 

Trung Quốc-Campuchia tập trận

Trung Quốc sẽ tập trận lần thứ nhì với Campuchia vào tháng 3 năm nay, chú trọng lĩnh vực chống khủng bố, quân đội Campuchia loan báo hôm 24/1. Đây là một dấu hiệu khác cho thấy quốc gia Đông Nam Á này đang củng cố các mối liên hệ với Bắc Kinh.

Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia trong một tuyên bố cho biết cuộc tập trận gồm có 280 binh sĩ Campuchia và 190 binh sĩ Trung Quốc để kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao hai nước.

Trung Quốc tập trận hải quân chung với Campuchia lần đầu vào năm 2016, thắt chặt mối quan hệ có thể giúp Bắc Kinh có một chân đứng nhỏ, nhưng chiến lược, trong khu vực mà Hoa Kỳ đang nỗ lực ‘ve vãn.’

Lực lượng vũ trang Campuchia được hưởng lợi nhiều từ các cuộc huấn luyện quân sự và trang thiết bị của Trung Quốc gồm các dàn phóng rocket và máy bay trực thăng.

Campuchia năm ngoái ngưng các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ vô thời hạn, viện dẫn lý do bận chuẩn bị cho các cuộc bầu cử địa phương.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-campuchia-tap-tran/4224107.html

 

Trung Quốc ngừng nhập khẩu rác:

Cơ hội vàng cho kinh tế tái chế ?

Trọng Thành

Đầu tháng Giêng 2018, quyết định chính thức ngừng nhập khẩu 24 loại rác thải công nghiệp và gia dụng của chính quyền Trung Quốc gây một cơn sốc đối với thị trường các nước phát triển. Phụ thuộc nặng nề vào ngành tái chế Trung Quốc, các nền kinh tế phát triển sẽ xoay sở ra sao sau quyết định này ? Tuy nhiên, nhiều doanh nhân và chính trị gia phương Tây cũng nhìn nhận rằng tình thế khó khăn nói trên là một cơ hội vàng cho sự bật dậy của « kinh tế tái chế », đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế Xanh, gây tổn hại ít nhất cho môi trường.

Chấn động

Trước hết về tác động gây sốc, hãng tin AFP có bài nhận định « Rác thải, Trung Quốc đóng cửa thùng rác ở nhà mình, hoảng loạn tại các nước giàu ». Kể từ ngày 01/01/2018, nhà nhập khẩu rác số một thế giới đóng cửa với 24 loại rác thải rắn, trong đó có nhiều loại nhựa, giấy, vải vóc… Biện pháp này đã được Bắc Kinh thông báo trước đó sáu tháng, với lý do để bảo vệ môi trường.

Hiện tại hàng năm Liên Hiệp Châu Âu xuất khẩu khoảng một nửa rác thải nhựa đã qua tuyển lựa, trong đó 85% là xuất sang Trung Quốc. Về phần mình, Hoa Kỳ xuất sang Trung Quốc năm 2016 hơn một nửa lượng rác thải kim loại ngoài sắt, cùng với giấy và nhựa, tổng cộng khoảng 16,2 triệu tấn.

Về quyết định chính thức của Trung Quốc, ông Arnaud Brunet, giám đốc Văn Phòng Quốc Tế về Tái Chế (BIR), có trụ sở tại Bruxelles, phản ứng : « Đây là một cơn động đất… Nền công nghiệp chúng ta bị đặt trong tình trạng căng thẳng cao độ, bởi một điều đơn giản là Trung Quốc là thị trường số một thế giới về nguyên liệu tái chế ».

Không có cửa đưa rác sang Trung Quốc, làm gì đây với các đồ thải này ? Giám đốc BIR hy vọng sẽ tìm ra các thị trường nhập khẩu mới để thay thế, cụ thể là Ấn Độ, Pakistan hay Cam Bốt. Tuy nhiên, chuyên gia về tái chế rác thải này cũng ghi nhận là điều này sẽ phải mất nhiều thời gian, và trong hiện tại, tình trạng rác thải ùn tắc tại châu Âu chắc chắn sẽ là « một đe dọa lớn » về môi trường, bởi một số lớn trong lượng rác thải ùn tắc sẽ phải được đem đi chôn, một số khác sẽ bị đốt.

Riêng tại Mỹ, trả lời AFP, ông Brandon Wright – người phát ngôn của NWRA (Liên Đoàn Mỹ về Rác Thải và Tái Chế), cho biết « các doanh nghiệp đang tìm » nơi để đặt số chất thải dôi dư, thậm chí « một số buộc phải giữ tạm số rác thừa tại bãi đậu xe, hay tại các địa điểm của công ty ở xa ».

Tiếp tục con đường cũ ?

Theo các ước tính « thận trọng » của Văn Phòng Quốc Tế về Tái Chế (BIR), ảnh hưởng trước mắt sẽ rất tiêu cực, khi lượng giấy thải xuất khẩu sang Trung Quốc dự kiến sẽ sụt giảm đến một phần tư năm nay so với 2016, lượng nhựa thải sẽ sụt giảm đến 80%, từ 7,35 triệu tấn xuống còn 1,5 triệu tấn.

Để hóa giải thách thức rất lớn này, một số doanh nghiệp tỏ ra khá lạc quan về triển vọng trung hạn, với việc chuyển dịch thị trường xuất khẩu rác sang các nước châu Á, láng giềng với Trung Quốc, thậm chí ở châu Mỹ Latinh. Đây cũng là quan điểm của công ti tái chế rác thải dân dụng số một nước Mỹ Wast Managemet. Theo người phát ngôn của công ti này, từ nhiều năm nay, họ đã làm việc với các đối tác tại Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan.

Cái khó ló cái khôn

Trái ngược với quyết định chuyển dịch thị trường nói trên, thực chất vẫn nằm trong lô gic khai thác kiệt quệ môi trường, chuyển dịch các gánh nặng sinh thái ra nơi khác (1), nhiều quốc gia phương Tây đang hướng đến một giải pháp triệt để (2).

Hôm thứ Ba, 19/01, vừa qua, Ủy Ban Châu Âu công bố chiến lược giảm mạnh lượng bao bì nhựa chỉ dùng một lần, để hướng đến mục tiêu 100% bao bì tái chế, từ nay đến năm 2030. Quyết định mới đây của Ủy Ban Châu Âu thể hiện quyết tâm lớn chuyển sang kinh tế Xanh của Liên Hiệp.

Chúng ta biết, hiện tại mới chỉ có 30% bao bì nhựa ở châu Âu được tái chế, 39% được sử dụng làm năng lượng, phần còn lại là rác chôn. Ông Francs Timmermans, chính trị gia người Hà Lan, hiện là phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu khuyến nghị : « Chúng ta cần sử dụng quyết định này (của Trung Quốc) để đặt chính mình thành vấn đề. Chúng ta hãy tự hỏi tại sao người châu Âu chúng ta không thể tự tái chế rác thải của chính mình ? ».

Không phân loại rác thải từ nguồn : Tổn thất khổng lồ

Việc Trung Quốc từ chối nhập rác quốc tế là một cơ hội lớn cũng là quan điểm của ông Arthur Lepage, chủ tịch công ty Pháp Excelrise chuyên về bao bì, một công ty đang được đánh giá là phát triển nhanh với nhiều hứa hẹn.

Trả lời tạp chí Environnement-magazine.fr, lãnh đạo công ti Excelrise nhấn mạnh đến một « cơ hội lịch sử », « một tiềm năng kinh tế thực sự ». Bởi riêng về rác thải nhựa thị trường Pháp hàng năm phải chuyển sang Trung Quốc khoảng 500.000 tấn. Doanh nhân Pháp vạch rõ các nhược điểm lớn của ngành tái chế tại Pháp, và cũng là của nhiều nước châu Âu nói chung. Thứ nhất, về phía các doanh nghiệp, đó là việc các thiết bị và cơ sở « ít thích ứng » với việc tái chế rác nhựa. Thứ hai là, « thói quen của các đối tác truyền thống » trong lĩnh vực này là không đề cao việc phân loại rác thải ngay từ nguồn. Một thói quen xấu khiến, một mặt, rác thải giảm giá trị, và mặt khác giá thành xử lý lại tăng lên rất nhiều.

Theo ước tính của quỹ Ellen McArthur, chuyên về kinh tế tuần hoàn (circular economy), tổn thất toàn cầu hàng năm – riêng về kinh tế – do việc rác thải không được xử lý tốt nói trên là từ 80 đến 120 tỉ đô la.

Cần học hỏi ”thói quen Thụy Điển”

Nhà doanh nghiệp Pháp cũng nhắc đến kinh nghiệm dẫn đầu của Thụy Điển, quốc gia được biết đến như là nơi mà 99% rác thải được tái chế. Theo một số thông tin mới đây, chính Thụy Điển đã phải tính tới việc nhập khẩu rác thải từ một số nước láng giềng, để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp tái chế đang phát triển mạnh. Bí quyết của mô hình thành công Thuỵ Điển là « văn hóa tái chế » đã bắt rễ trong đời sống xã hội, người Thụy Điển có thói quen phân loại rất tỉ mỉ mọi đồ thải loại trong đời sống hàng ngày, từ sách báo, bao bì đến kim loại…

Để tiến nhanh đến mục tiêu 100% bao bì được tái chế từ nay đến 2030, cũng như thúc đẩy nền kinh tế tái chế nói chung, nhà doanh nghiệp Pháp đề nghị áp dụng một số biện pháp kiên quyết hơn. Trước hết thực hiện nghiêm ngặt quy định phân 5 luồng rác thải, bao gồm đồ nhựa, gỗ, giấy, kim loại và thủy tinh (Quy định vốn được đưa ra từ năm 2016). Lập ra các khoản tiền thưởng « đóng góp môi trường » cho các doanh nghiệp nào sử dụng vật liệu tái chế từ 50% trở lên, đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng 100% vật liệu tái chế…

—-

(1) Cho đến gần đây, công luận mới có thêm thông tin về tình trạng ô nhiễm nặng nề của ngành vận tải đường biển, vốn rất ít được biết đến. Báo chí thường đưa ra con số một tàu vận tải cỡ lớn gây ô nhiễm tương đương với một triệu xe hơi, do sử dụng nguồn dầu giả rẻ chất lượng kém. (Xem bài La pollution insidieuse des géants des mers, Le Figaro, 07/08/2017)

(2) Quyết định của tư pháp châu Âu điều tra về việc các tập đoàn lớn, như Apple, Epson hay Samsung, « cố ý hạn chế tuổi thọ của sản phẩm » trong thời gian gần đây cũng cho thấy xu thế đảo chiều của chính giới châu Âu, trong bối cảnh ngành xuất khẩu rác mất thị trường tại Trung Quốc (xem thêm : Lần đầu Pháp điều tra về cáo buộc doanh nghiệp « hạn chế tuổi thọ sản phẩm », RFI, 10/01/2018).

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180125-trung-quoc-ngung-nhap-khau-rac-quoc-te-co-hoi-cho-kinh-te-tai-che

 

Chính sách mới của Mỹ về vũ khí hạt nhân gây lo ngại

Thanh Phương

Vào tuần tới, Lầu Năm Góc sẽ công bố chính sách của tổng thống Donald Trump về vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ. Một bản dự thảo của chính sách mới này vừa được báo chí Mỹ tiết lộ và đang gây lo ngại cho các chuyên gia, vì họ sợ nó sẽ kéo theo một cuộc chạy đua vũ trang mới và làm tăng thêm nguy cơ tính toán sai lầm dẫn đến chiến tranh nguyên tử.

Trong bản Đánh giá Khả năng Hạt nhân ( Nuclear Posture Review ), bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ muốn xem xét lại kho vũ khí hạt nhân của nước này và muốn phát triển một loại vũ khí nguyên tử mới, có cường độ hạn chế. Như vậy là Washington nay có chính sách khác hẳn chính sách của cựu tổng thống Barack Obama, người mà vào năm 2009 ở Praha đã ra lời kêu gọi tiêu hủy hoàn toàn các loại vũ khí hạt nhân.

Đánh giá rằng tình hình thế giới hiện nay phức tạp hơn rất nhiều so với năm 2010 ( thời điểm mà bộ Quốc phòng Mỹ công bố bản đánh giá mới nhất ), Lầu Năm Góc cho rằng kho vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ phải thích ứng với những mối đe dọa mới, đặc biệt là từ Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Nga.

Trong lời mở đầu của bản dự thảo nói trên, bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ nay đang đối đầu với một mối đe dọa hạt nhân đa dạng hơn và lớn hơn bao giờ hết. Cho nên, Lầu Năm Góc đề nghị phát triển những loại vũ khí nguyên tử mới, với cường độ hạn chế, còn được gọi là « vũ khí hạt nhân mini ». Những vũ khí này có khả năng phá hủy các căn hầm hoặc các cơ sở chôn sâu dưới đất.

Đặt trong giả thuyết là Hoa Kỳ sẽ không bao giờ sử dụng các vũ khí hạt nhân quy ước, quá mạnh và có sức tàn phá quá lớn, Lầu Năm Góc dự trù phát triển những vũ khí có sức công phá thấp hơn, nhưng có khả năng đánh sâu vào hàng phòng thủ của đối phương, chẳng hạn như các tên lửa hải đối địa.

Đối với ông Barry Blenchman, đồng sáng lập viên trung tâm nghiên cứu chính sách Stimson Center ở Washington, một chuyên gia về chống phổ biến hạt nhân, bản đánh giá nói trên là một bước lùi so với những nỗ lực của những chính quyền trước đây nhằm làm giảm bớt nguy cơ xung đột hạt nhân.

Về phần Hans Kristensen, giám đốc dự án thông tin hạt nhân của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, ông cho rằng chiến lược quân sự của Mỹ không cần đến một loại vũ khí nguyên tử mới. Theo ông Kristensen, có thể dự trù một kịch bản trong đó tổng thống Mỹ sẽ bớt ngần ngại sử dụng một vũ khí nguyên tử, nếu ông nghĩ rằng nó sẽ không gây nhiều thương vong cho thường dân.

Trong khi đó, dân biểu Adam Smith ( Dân Chủ ), thuộc Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ, tức là ủy ban giám sát các hoạt động của Lầu Năm Góc, thì nhận định rằng những đề xuất của bộ Quốc Phòng không giúp gia tăng bảo đảm an ninh cho Hoa Kỳ, mà trái lại sẽ kéo theo một cuộc chạy đua vũ trang mới và làm gia tăng nguy cơ tính toán sai lầm dẫn đến chiến tranh hạt nhân.

Tuy nhiên, đối với ông Matthew Costlow, một nhà phân tích quốc phòng thuộc Viện quốc gia chính sách công, những mối quan ngại nói trên là quá đáng, vì trật tự hạt nhân của thế giới sẽ không thể bị xáo trộn do việc thêm bớt một vài đầu đạn nguyên tử bởi một cường quốc hạt nhân có trách nhiệm như Hoa Kỳ.

Vấn đề là vào năm 2010, cựu tổng thống Obama đã ký với tổng thống Nga thời đó là Dmitri Medvedev một hiệp ước gọi là START mới, dự trù giảm đáng kể kho vũ khí hạt nhân của hai nước. Hiệp ước này sẽ hết hạn vào năm 2021, thời điểm có thể ông Donald Trump làm tổng thống nhiệm kỳ hai. Một số chuyên gia sợ rằng ngôn từ của chính sách mới về vũ khí hạt nhân Mỹ có thể khiến cho thương thuyết với Nga về việc triển hạn hiệp ước này thêm khó khăn.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180125-chinh-sach-moi-cua-my-ve-vu-khi-hat-nhan-gay-lo-ngai

 

Tranh cãi về việc sử dụng xe tăng Đức ở Syria

Thanh Phương

Việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng xe tăng Leopard của Đức, trong cuộc can thiệp vào miền bắc Syria chống một nhóm dân quân Kurdistan, đang gây nhiều tranh cãi ở Đức về vấn đề xuất khẩu vũ khí.

Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibault gởi về bài tường trình :

« Phe đối lập xem đây là một vụ tai tiếng, các tổ chức phi chính phủ thì lên án thái độ đạo đức giả của chính phủ Đức. Berlin hiện rất bối rối. Các chiến xa này được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng trong khuôn khổ chiến dịch can thiệp vào Syria chống lực lượng dân quân người Kurdistan YPG, mà Ankara xem là khủng bố. Nhiều người tại Đức đã lên tiếng chỉ trích việc này.

Trong những thập niên gần đây, Berlin đã xuất khẩu nhiều vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ và nhất là xe tăng chiến đấu Leopard. Trong quá khứ, những vụ bán vũ khí này vẫn gây nhiều tranh cãi, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO. Cách đây 25 năm, các chiến xa của Đức đã từng được sử dụng để chống các lực lượng Kurdistan ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Irak.

Chính phủ của thủ tướng Schroeder vào năm 2005 đã xóa bỏ một điều khoản hạn chế việc sử dụng các xe tăng của Đức, tức là chỉ cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng các chiến xa này để phòng thủ khi bị tấn công. Cho nên, Ankara nay không còn bị ràng buộc gì nữa.

Tranh cãi hiện nay nổ ra sau khi có những số liệu cho thấy xuất khẩu vũ khí của Đức đã gia tăng trong nhiệm kỳ Quốc Hội vừa qua, trong khi Berlin thì nói là muốn giảm đi. Vấn đề rất nhạy cảm này sẽ được đưa ra bàn thảo trong các cuộc thương thuyết sắp tới về việc thành lập chính phủ liên minh. Cả phe tả lẫn phe hữu đều muốn hạn chế hơn nữa việc xuất khẩu vũ khí».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180125-tranh-cai-ve-viec-su-dung-xe-tang-duc-o-syria

 

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ-Hàn

thảo luận về Bắc Triều Tiên tại Hawai

Thu Hằng

Sau chuyến công du Indonesia và Việt Nam, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đến Hawai ngày 25/01/2018 và gặp đồng nhiệm Hàn Quốc Song Young Moo để bàn về vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên.

Giải thích với báo giới trên chuyên cơ, ông Mattis cho biết chọn Hawai « vì địa điểm thuận lợi cho việc đi lại của cả hai bên ». Cuộc gặp diễn ra ở trụ sở của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ trong doanh trại H. M. Smith. Hai bộ trưởng sẽ có « tuyên bố chung » trong buổi họp báo.

Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, buổi làm việc tập trung vào việc điều phối hoạt động của hai đồng minh sau khi Bắc Triều Tiên chấp nhận tham gia Thế Vận Hội mùa đông Pyeongchang khai mạc ngày 09/02, sau hai năm căng thẳng.

Mười hai nữ vận động viên khúc quân cầu trên băng (hockey) của Bắc Triều Tiên đã đến Hàn Quốc ngày 25/01/2018 để tập luyện chung trong đội tuyển liên Triều tại Thế Vận Hội, sau gần 30 năm thi đấu riêng lẻ. Theo Reuters, 23 thành viên đội tuyển Hàn Quốc đã mang hoa chào đón « đồng đội » Bắc Triều Tiên trên một tuyến đường cách không xa khu công nghiệp Kaesong.

Cũng trong ngày 25/01, Bắc Triều Tiên đã gửi đến « toàn thể nhân dân Triều Tiên » một thông điệp bất thường, thông qua hãng thông tấn nhà nước KCNA, thể hiện mong muốn hướng tới thống nhất bán đảo, cùng « thúc đẩy giao tiếp, du lịch và hợp tác giữa hai miền », không cần sự can thiệp từ bên ngoài, mà theo Bình Nhưỡng hiện vẫn là « một trở ngại quan trọng » trong tiến trình cải thiện quan hệ liên Triều.

Mỹ gia tăng trừng phạt Bắc Triều Tiên

Ngày 24/01, Hoa Kỳ lại thông qua thêm danh sách trừng phạt nhắm vào chế độ Bình Nhưỡng, gồm nhiều công ty hàng hải Bắc Triều Tiên, 6 tầu chở hàng trong đó có 1 tầu chở dầu ; 16 cá nhân, chủ yếu là người Bắc Triều Tiên, chủ yếu sống ở Trung Quốc và Nga ; hai công ty thương mại của Trung Quốc (Chengxing Trading Co và Dandong Jinxiang Trade Co). Hai công ty Trung Quốc nói trên bị cáo buộc đã chuyển 68 triệu đô la hàng hóa cho Bắc Triều Tiên, trong đó có nhiều tấn kim loại chất lượng cao.

Những biện pháp trừng phạt mới này cho thấy chính quyền Mỹ ngày càng tập trung vào cuộc chiến chống buôn lậu của Bắc Triều Tiên, để lách các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180125-bo-truong-quoc-phong-my-han-thao-luan-ve-bac-trieu-tien-tai-hawai

 

Diễn đàn Davos : Phái đoàn Mỹ chuẩn bị phản công

Minh Anh

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay, 25/01/2018, tới Davos, Thụy Sĩ, tham dự Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới. Ông sẽ phát biểu vào ngày mai và bài phát biểu này sẽ rất được chú ý. Ngay từ hôm qua, phái đoàn Hoa Kỳ tại Davos đã chuẩn bị dư luận, giải thích chính sách kinh tế của Donald Trump.

Đặc phái viên Mounia Daoudi cho biết thêm thông tin.

« Hôm qua, bộ trưởng Tài Chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin và bộ trưởng Thương Mại Wilbur Ross tổ chức họp báo lúc 9 giờ sáng và đưa ra hai thông điệp chính : khẩu hiệu Nước Mỹ trước đã của tổng thống Donald Trump có nghĩa là làm việc, hợp tác với phần còn lại của thế giới và mọi người đến Davos là để bàn chuyện làm ăn.

Bộ trưởng Tài Chính Mỹ phát biểu với thái độ hòa giải hơn, giải thích rằng kế hoạch cải cách thuế mà Hoa Kỳ vừa đưa ra không phải là một cuộc chạy đua cạnh tranh về thuế. Thậm chí ông còn trấn an là ông dành thời gian cần thiết để giải tỏa những bối bận tâm của các đồng nghiệp châu Âu, vì cách nay vài tuần họ đã gửi thư tới ông bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về chính sách cải cách thuế này.

Với cách nói khô khốc hơn, bộ trưởng Thương Mại Wilbur Ross cố gắng thuyết phục. Ông nói, chiến tranh thương mại đã kéo dài khá lâu rồi. Điểm khác biệt hiện nay là phía Mỹ xông lên chiến tuyến.

Về quyết định của Canada tham gia Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch xuyên Thái Bình Duơng – TPP – được thủ tướng Justin Trudeau thông báo hôm thứ Ba tại Davos, bộ trưởng Thương Mại Mỹ gạt phắt ngay và cho rằng đó là một cách đơn giản để gây áp lực đối với các cuộc tái thương lượng hiện nay về Hiệp Định Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ Alena ».

Merkel – Macron ủng hộ toàn cầu hóa

Trước chủ trương « Nước Mỹ trước đã » của Donald Trump, tại diễn đàn Davos, hai lãnh đạo Pháp và Đức đã hết lời ca ngợi những lợi điểm của toàn cầu hóa.

Theo nguyên thủ Pháp, thế giới nên có một « khế ước mới » để hạn chế các mặt tiêu cực của toàn cầu hóa, bằng không « trong vòng 10-15 năm, những tư tưởng cực đoan sẽ chiếm lĩnh thế giới ». Theo đó, các đại tập đoàn nên từ bỏ việc trốn thuế, các chính phủ nên có một « chiến lược thuế khóa phối hợp ở cấp độ quốc tế » nhằm đánh thuế vào những tập đoàn công nghệ nào không muốn nộp thuế, cũng như chấm dứt tình trạng cạnh tranh thuế khóa giữa các chính phủ.

Đọc thêm : Diễn đàn Kinh tế Davos : Merkel-Macron bảo vệ mầu cờ Liên Hiệp Châu Âu

Vài giờ trước đó, thủ tướng Đức Angela Merkel cũng có bài phát biểu khẳng định « chính sách bảo hộ mậu dịch không phải là một giải pháp tốt », đồng thời kêu gọi một cơ chế hợp tác đa phương để giải quyết mọi vấn đề trên thế giới. Một lời nhắc nhở ám chỉ đến Hoa Kỳ, với chủ trương « Nước Mỹ trước đã » của Donald Trump, người sẽ có bài phát biểu vào ngày mai, thứ Sáu 26/01.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180125-dien-dan-davos-phai-doan-my-chuan-bi-phan-cong

 

Ấn Độ và ASEAN họp thượng đỉnh ở New Delhi

Thanh Phương

Hôm nay 25/01/2018, tại New Delhi, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khai mạc cuộc họp thượng đỉnh Ấn Độ với lãnh đạo 10 nước Đông Nam Á, để đánh dấu 35 năm quan hệ đối tác New Delhi – ASEAN.

Theo báo chí Ấn Độ, trong cuộc họp thượng đỉnh này, các lãnh đạo Ấn Độ và ASEAN chủ yếu sẽ bàn về việc tăng cường hợp tác về chống khủng bố, an ninh, mậu dịch… Một trong những chủ đề sẽ được thảo luận là hợp tác hàng hải, trong đó có đề xuất hải quân hai bên thao dượt chung trên biển ở khu vực gần eo biển Malacca.

Về mậu dịch, lãnh đạo Ấn Độ và ASEAN sẽ thảo luận về hiệp định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực RECEP. Đây là hiệp định sẽ quy tụ ASEAN và 6 quốc gia mà khối này đã có các hiệp định thương mại : Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

Bên lề thượng đỉnh Ấn Độ – ASEAN, hôm qua, thủ tướng Modi đã có các cuộc gặp song phương với một số lãnh đạo Đông Nam Á, trong đó có thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Theo phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Ấn Độ, nhân dịp này lãnh đạo hai nước đã ký các hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực thông tin, phát thanh truyền hình và không gian. Việt Nam đã nâng quan hệ với Ấn Độ lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện. Ngoài Ấn Độ, hiện nay Hà Nội chỉ mới có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Trung Quốc và Nga.

Sau cuộc họp thượng đỉnh hôm nay, ngày mai các lãnh đạo ASEAN sẽ dự lễ kỷ 69 năm Ngày Cộng Hòa của Ấn Độ với tư cách khách mời đặc biệt.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180125-an-do-asean-hop-thuong-dinh-o-new-delhi