Tin khắp nơi – 25/11/2020
Quan chức tình báo Hoa Kỳ bất ngờ đến thăm Đài Loan, liệu có liên quan đến Smartmatic?
Bình luận- Đông Phương • 25/11/20
Công ty Hệ thống Bỏ phiếu Dominion và Smartmatic đã trở thành tâm điểm của cuộc bầu cử Mỹ, cả hai công ty đều bị tố cáo là có dính líu đến vụ bê bối gian lận bầu cử. Smartmatic đã thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Đài Loan từ năm 2010. Vì vậy việc gần đây một quan chức tình báo Hoa Kỳ âm thầm đến Đài Loan đã làm dấy lên nhiều suy đoán.
Trong cuộc bầu cử lần này ở Mỹ, các máy bỏ phiếu Dominion ở 29 bang đã dùng hệ thống kiểm phiếu do công ty Smartmatic của Anh phát triển. Gần đây, Luật sư Sidney Powell đã nói với truyền thông Hoa Kỳ rằng, người hộ tống riêng của cố cựu Tổng thống Venezuela đã cáo buộc rằng, các quan chức cấp cao của Smartmatic đã thông đồng với nhà độc tài Venezuela để đánh cắp bầu cử. Nhân chứng này đã có mặt tại hiện trường khi hệ thống được tạo ra.
Smartmatic đã mở một trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D ở Đài Loan vào năm 2010. Nhưng quốc tịch được đăng ký không phải là Vương quốc Anh mà là Barbados, một thiên đường trốn thuế gần Venezuela.
Hãng Thông tấn Trung ương (CNA) của Đài Loan từng đưa tin vào năm 2017 rằng, Smartmatic tuyên bố đã phát triển và sản xuất hơn 275.000 máy bỏ phiếu và máy đếm phiếu ở châu Á kể từ khi nó được thành lập vào năm 2000. “Trung tâm R&D tại Đài Loan đã trở thành chìa khóa để củng cố vị trí lãnh đạo được công nhận trong ngành của công ty này”.
Theo thông tin công khai, Chủ tịch hội đồng quản trị của chi nhánh Smartmatic tại Đài Loan là ông Jorge Vasquez. Ông này còn đảm nhận chức Phó giám đốc điều hành chi nhánh của Smartmatic tại Florida, Hoa Kỳ.
NTDTV dẫn các nguồn tin cho biết, trước ngày 2/11, ngay đêm trước ngày diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ, các nhân vật cấp cao của Smartmatic đã di chuyển từ Florida đến Đài Loan, nguyên nhân đằng sau chuyến đi này vẫn chưa được xác minh.
Ngoài ra, chập tối ngày 22/11, một chiếc chuyên cơ hành chính C37A “Gulfstream 500” của Hải quân Mỹ đã bất ngờ hạ cánh xuống sân bay Tùng Sơn, Đài Bắc. Chiếc chuyên cơ này rất bí mật và mãi cho đến khi tới Đài Loan nó mới bật tín hiệu nhận dạng. Trước đó, có thông tin cho rằng bà Gina Haspel, Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã đến thăm Đài Loan, nhưng Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đã lên tiếng phủ nhận.
Sau đó, Reuters và các kênh truyền thông khác đưa tin rằng, người đến Đài Loan lần này là Thiếu tướng Michael Studeman – Tổng tư lệnh Cơ quan Tình báo Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ. Về thông tin này, Bộ Ngoại giao Đài Loan có trả lời nhưng lại không nêu tên hoặc đưa ra xác nhận: “Chúng tôi hoan nghênh chuyến thăm của các quan chức Hoa Kỳ”.
Truyền thông Đài Loan đưa tin, ông Studeman sẽ thăm Đài Loan trong ba ngày và dự kiến rời đi vào ngày 24/11. Mục đích chính của chuyến thăm Đài Loan lần này là để kiểm tra các tài sản tình báo giữa Đài Loan và Hoa Kỳ. Ông Studeman là quan chức cấp cao thứ ba của Hoa Kỳ đến thăm Đài Loan trong bốn tháng vừa qua, sau Bộ trưởng Y tế Alex Azar và Thứ trưởng Ngoại giao Keith Krach, nhưng lần này lại rất âm thầm và hoàn toàn khác với hai chuyến thăm trước.
Ngay sau khi Hạ nghị sĩ Louie Gohmert của bang Texas tiết lộ rằng, sau khi CIA bị buộc phải đưa ra máy chủ của Dominion ở Frankfurt sau khi bị quân đội Hoa Kỳ ở Đức tấn công bất ngờ, ông Christopher Miller – quyền Bộ trưởng Quốc phòng mới được bổ nhiệm và xuất thân từ lực lượng đặc chủng Hoa Kỳ (United States Army Special Forces, USASF), đã tuyên bố vào ngày 18/11 rằng, USASF và các đơn vị tình báo phải báo cáo trực tiếp cho ông. Vào thời điểm nhạy cảm này, việc người đứng đầu Cơ quan Tình báo Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ bất ngờ và bí mật đến thăm Đài Loan đã làm dấy lên nhiều suy đoán.
Người dẫn chương trình “Ngã tư thế giới” (世界的十字路口) – ông Đường Hạo (Tang Hao) đã phân tích trên YouTube vào ngày 23/11 rằng, chuyến thăm âm thầm tới Đài Loan lần này của quan chức Hoa Kỳ có khả năng là liên quan đến việc theo dõi và điều tra mối quan hệ giữa hệ thống bầu cử và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). “Có nhà sản xuất nào ở Đài Loan đúc phần cứng hoặc hợp tác với Smartmatic không? Có trung tâm dữ liệu nào ở Đài Loan không? Điều này rất đáng để truy đến cùng”.
Điều trùng hợp là, vào ngày 22/11, phía Mỹ có 3 chuyên cơ chở phái đoàn lần lượt hạ cánh xuống Đài Bắc, Manila và Singapore, mà Smartmatic lại đều có cứ điểm tại 3 nước này, Philippines cũng là nơi nổ ra tranh luận bầu cử Tổng thống vì dùng Smartmatic.
Năm 2015, Ủy ban Bầu cử Philippines lo ngại rằng ĐCSTQ sẽ phá hoại cuộc bầu cử Tổng thống Philippines diễn vào tháng 5/2016 nên đã yêu cầu Smartmatic thay đổi địa điểm sản xuất 80.000 máy đếm phiếu từ Trung Quốc chuyển sang Đài Loan.
Tuy nhiên, Reuters dẫn lời ông Randall Schriver, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Chính quyền Tổng thống Trump nói rằng, từ bấy lâu nay, Lầu Năm Góc dưới thời ông Trump vẫn luôn âm thầm cử vị tướng một sao đến Đài Loan theo định kỳ. Trước mối đe dọa quân sự của ĐCSTQ, Hoa Kỳ và Đài Loan càng hợp tác chặt chẽ hơn để trao đổi thông tin tình báo.
Theo cựu Thị trưởng New York và là Luật sư riêng của Tổng thống Trump – ông Rudy Giuliani, Quốc hội Mỹ đã không tin tưởng vào Smartmatic ngay từ hơn 10 năm trước, một số bang đã cấm sử dụng phần mềm bầu cử liên quan đến Smartmatic. Hiện phần mềm này chỉ có tư cách là nhà thầu thứ cấp khi vào Hoa Kỳ một lần nữa. Ông Giuliani cũng tiết lộ rằng, Smartmatic cũng tham gia vào việc gửi dữ liệu phiếu bầu của cuộc bầu cử Mỹ lần này ra ngoài Hoa Kỳ, liên quan đến các công ty liên minh với Venezuela và ĐCSTQ. Hơn nữa, Smartmatic cũng có mối quan hệ kinh doanh mật thiết với các tổ chức tài chính hỗ trợ cho “Antifa” và “Black Lives Matter” của ‘cá sấu’ Soros.
Theo thông tin công khai, ông Peter Neffenger, cựu Chỉ huy Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ (USCG) và hiện là Chủ tịch hội đồng quản trị của Smartmatic, đã tham gia vào “nhóm chuyển giao” của ông Biden và chịu trách nhiệm bàn giao với Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS).
Đông Phương
Theo SOH
Dây xoắn cuối cùng trong thương chiến Mỹ – Trung
Mỹ sẽ áp thuế lên dây xoắn của Trung Quốc, loại dây thường được sử dụng để niêm phong túi bánh mì và buộc dây cáp.
Mỹ cho rằng Trung Quốc đã trợ cấp cho kỹ nghệ dây xoắn, một hành động gây bất lợi cho các nhà sản xuất Mỹ.
Đây là lần đầu tiên Bộ Thương mại Mỹ áp đặt thuế quan nhằm giảm tác động của đồng tiền Trung Quốc.
Bộ Thương mại nói đồng tiền bị định giá thấp của Trung Quốc khiến dây xoắn của Trung Quốc trở nên rẻ hơn cho người tiêu dùng Mỹ, làm bất lợi cho các nhà sản xuất trong ngành này.
“Bộ Thương mại sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ pháp lý theo ý của chúng tôi để mạnh mẽ chống lại việc định giá thấp tiền tệ và các khoản trợ cấp không công bằng khác, đảm bảo cho một sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp và người lao động Mỹ”, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross tuyên bố trong một văn bản.
Công ty đưa ra khiếu nại ban đầu – Bedford Industries từ Worthington, tiểu bang Minnesota – chủ yếu sản xuất các dây xoắn được sử dụng để đóng gói bánh nướng, cà phê và rau quả.
Sản phẩm của Bedford Industries chủ yếu được tìm thấy trong các siêu thị trên khắp nước Mỹ.
Trong một bài đăng trên blog từ đầu năm nay, Bedford Industries lập luận rằng thị phần ngày càng tăng của các nhà sản xuất Trung Quốc lẽ ra “không thể đạt được thông qua cạnh tranh công bằng”.
Thương chiến Mỹ – Trung: TQ “Đàm thì đàm, chiến thì chiến”
Thương chiến Mỹ-Trung: ‘Chúng ta đều phải trả giá’
Ông Trump ‘đồng ý về nguyên tắc’ vụ Oracle mua TikTok
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Joe Biden chuẩn bị nhậm chức, chấm dứt nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump.
Chính quyền của ông Trump có thái độ thù địch với Trung Quốc về thương mại, với những biện pháp áp thuế và hạn chế các công ty công nghệ Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ nói đã khởi xướng 306 cuộc điều tra mới dưới thời ông Trump, tăng 283% so với cùng kỳ của chính quyền trước đó.
Vẫn chưa rõ ông Biden sẽ mang lại những thay đổi gì cho chính sách thương mại, mặc dù ông đã nói rằng sẽ làm việc với các nền dân chủ khác để “thiết lập các quy tắc” về thương mại.
Quy tắc tiền tệ dây xoắn
Giá trị của các dây xoắn nhập khẩu khá nhỏ, ước tính lên tới 4,15 triệu đôla năm ngoái và 6,8 triệu đôla năm trước đó.
Thực thế, chính phủ Hoa Kỳ thậm chí không giữ số liệu thống kê về nhập khẩu dây xoắn, vì vậy ước tính do chính Bedford Industries cung cấp.
Tuy nhiên, trường hợp dây xoắn có thể đặt ra một tiền lệ, bởi vì nó thực hiện một bước bất thường khi tính đến tiền tệ, một điều chỉ được phép tính theo quy định của bộ thương mại kể từ đầu năm nay.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ nói sẽ áp thuế “chống trợ cấp” lên dây xoắn của Trung Quốc, được thiết kế để bù đắp các khoản trợ cấp mà các nhà xuất khẩu và sản xuất Trung Quốc nhận được từ chính phủ của họ.
Các nhà xuất khẩu Trung Quốc được trợ cấp 122,5% khi tính đến tác động của “đồng tiền bị định giá thấp của Trung Quốc”, theo bộ thương mại Hoa Kỳ.
Trước đó, Bộ Ngân khố Mỹ đã bỏ chỉ định Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ vào đầu năm nay.
Đồng nhân dân tệ hiện đang ở giá trị cao nhất so với đô la Mỹ kể từ năm 2018.
Thuế quan sẽ có hiệu lực vào tháng 4, sau khi Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này.
Covid-19 : Mỹ chuẩn bị sẵn sàng tiêm chủng 6 triệu người trong tuần đầu tiên
Thu Hằng
Toàn bộ công tác hậu cần cho việc phân phối hàng triệu liều vac-xin Pfizer/BioNTech đầu tiên đã sẵn sàng, theo phát biểu của nhiều quan chức Mỹ ngày 24/11/2020. Tuy nhiên, cơ quan y tế Mỹ cảnh báo người dân đừng vội từ bỏ khẩu trang vì vac-xin ngừa Covid-19 không giúp Mỹ thoát khỏi khủng hoảng dịch tễ ngay lập tức.
Khoảng 6,4 triệu liều vac-xin sẽ được phân phối trong ba tuần nữa và « 40 triệu liều vào trước cuối năm », gồm cả vac-xin do Moderna bào chế và có thể được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) bật đèn xanh vào tháng 12. Tướng Gus Perna, chỉ huy chiến dịch phân phối, khẳng định quân đội « có thể giao vac-xin đến bất kỳ nơi nào ở Hoa Kỳ ». Đối tượng được ưu tiên trong đợt tiêm chủng đầu là người cao tuổi ở nhà dưỡng lão, nhân viên y tế … Từ quý II năm 2021, vac-xin sẽ được tiêm đại trà cho bất kỳ người dân nào muốn.
Đây là thông tin được trông đợi tại Mỹ vì số ca nhiễm mới không ngừng tăng trong thời gian gần đây, bệnh viện ở một số bang miền bắc và trung Hoa Kỳ bắt đầu quá tải. Từ tuần vừa qua, trung bình mỗi ngày Hoa Kỳ ghi nhận thêm 172.000 ca nhiễm mới và hiện có 86.000 bệnh nhân Covid-19 được
điều trị ở bệnh viện. Theo thống kê ngày 24/11 được AFP trích dẫn, đã có thêm gần 2.000 ca tử vong trong vòng 24 giờ, nâng tổng số người chết từ đầu mùa dịch lên thành 259.641.
Chính quyền nhiều bang kêu gọi người dân tránh di chuyển hoặc tổ chức tiệc tùng, hội họp gia đình trong dịp Lễ Tạ Ơn. Khi ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục, thành phố Los Angeles quyết định đóng cửa hàng quán trong vòng 3 tuần, kể từ tối 25/11, trước kỳ nghỉ lễ Tạ Ơn.
Ngoài ra, người dân Mỹ cũng được khuyến cáo đừng vội lơ là và cần tiếp tục đeo khẩu trang vì phải chờ ít nhất ba tuần nữa mới có đợt tiêm chủng đầu tiên và có thể phải mất thêm nhiều tháng để tình hình trở lại gần như mức sinh hoạt bình thường.
Thống Đốc California Gavin Newsom lên tiếng xin lỗi vì đến ăn tại một nhà hàng
Vào thứ hai (ngày 23 tháng 11), Thống đốc California Gavin Newsom đã lên tiếng xin lỗi vì vi phạm các hướng dẫn an toàn coronavirus mà chính ông đặt ra khi đến ăn tại một nhà hàng ở Napa Valley vào đầu tháng này cùng cùng với các thành viên thuộc những gia đình khác.
Khi được một phóng viên hỏi liệu sự việc trên có làm tổn hại đến uy tín của ông hay không, ông thừa nhận rằng bản thân “đã phạm sai lầm.” Ông cho biết mình đã ăn cùng nhiều người hơn quy định của các hướng dẫn, và cam kết sẽ không phạm phải sai lầm một lần nữa.
Ông Newsom đã nói chuyện với các phóng viên từ nhà riêng ở Sacramento, nơi ông đã cách ly cùng gia đình kể từ tối Chủ nhật (ngày 22 tháng 11), sau khi ba người con của ông đã tiếp xúc với người nhiễm coronavirus. Thống đốc cho biết thêm rằng sau khi phát hiện ra điều này vào thứ sáu (ngày 20 tháng 11), ông cùng gia đình đã tiến hành xét nghiệm vào chủ nhật và nhận được kết quả âm tính.
Số ca nhiễm Covid-19 tại Hoa Kỳ đang đạt kỷ lục trung bình 168,000 ca mới mỗi ngày. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thong-doc-california-gavin-newsom-len-tieng-xin-loi-vi-den-an-tai-mot-nha-hang/
Tổng thống Donald Trump xá tội cho gà tây tại Nhà Trắng dịp Lễ Tạ ơn
Tổng thống Donald Trump đã chính thức xá tội cho một chú gà tây Lễ Tạ ơn, theo truyền thống hàng năm của Nhà Trắng.
Hai chú gà tây, Corn và Cob, được người dân bỏ phiếu bình chọn xem con nào sẽ được xá tội.
Corn chiến thắng, nhưng cả hai con sẽ không bị làm thịt dịp lễ Tạ ơn và được ‘nghỉ hưu’ tại Đại học Bang Iowa.
Tổng thống George HW Bush khởi xướng truyền thống chính thức xá tội gà tây năm 1989.
Nhưng ý tưởng đã có từ thời Abraham Lincoln – xuất phát khi con trai ông, Tad, xin cha không làm thịt con gà tây cho bữa tiệc gia đình ngày lễ Tạ ơn.
TT Trump: GSA không quyết định được ai là tổng thống tiếp theo của Mỹ
Tâm Thanh
Hôm thứ Hai (23/11), giám đốc cơ quan quản lý Dịch vụ Công Hoa Kỳ (GSA) đã gửi một lá thư cho Joe Biden thông báo rằng, GSA sẽ cung cấp các nguồn lực và dịch vụ liên quan cho ứng viên Dân chủ. Tuy nhiên đây được xem là một động thái mang tính chiến thuật của chính quyền Trump, theo Epoch Times.
Trong thư gửi cho ông Biden bà Emily Murphy đã nhấn mạnh rằng, người chiến thắng thực sự trong cuộc bầu cử tổng thống được xác định bởi các thủ tục do Hiến pháp quy định.
Trước đó, Tổng thống Trump tuyên bố rằng, ông ấy đã khuyến nghị bà Emily Murphy cấp kinh phí và hỗ trợ các công việc ban đầu cho nhóm Biden vì bà Murphy và các nhân viên của GSA đã liên tục bị quấy rối. Đồng thời, Tổng thống Trump cũng đã tweet vào hôm thứ Ba (24/11) nêu rõ, GSA không quyết định ai sẽ là tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ.
“Hãy nhớ rằng, GSA đã rất tuyệt vời và Emily Murphy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhưng GSA không xác định ai sẽ là Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ”, Tổng thống Trump cho biết.
Theo Bloomberg, chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Mark Meadows nói trong một bản ghi nhớ gửi các nhân viên Tòa Bạch Ốc rằng, Tòa Bạch Ốc sẽ tuân thủ các hành động liên quan của các thủ tục chuyển tiếp, đồng thời cho biết có quy định rằng các quan chức Tòa Bạch Ốc “không được nói chuyện trực tiếp với các thành viên của nhóm chuyển tiếp Biden hoặc điều phối viên chuyển tiếp liên bang” trừ khi được ủy quyền cụ thể.
Bà Emily Murphy đã nêu rõ trong bức thư gửi cho Biden hôm thứ Hai rằng, bà đã nhận được những lời đe dọa đối với sự an toàn của bản thân, gia đình, nhân viên và thậm chí cả thú cưng của bà để ép bà sớm đưa ra quyết định cấp kinh phí và hỗ trợ các công việc ban đầu cho nhóm chuyển tiếp Biden.
Bà cho biết thêm, ngay cả khi đối mặt với hàng ngàn mối đe dọa, bà vẫn luôn cam kết thượng tôn pháp luật.
Bức thư cũng chỉ ra rằng, bà Murphy sẽ bắt đầu cung cấp cho nhóm chuyển tiếp Biden thông tin, tài liệu và quyền truy cập liên quan đến quá trình chuyển đổi. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh: “Người chiến thắng thực sự trong cuộc bầu cử tổng thống sẽ được xác định bởi các thủ tục bầu cử được quy định chi tiết trong Hiến pháp”.
“Tôi tin rằng, các quy định yêu cầu Giám đốc GSA xác định tổng thống được bầu chứ không phải áp đặt (tổng thống được bầu). Thật không may, các quy định không cung cấp bất kỳ thủ tục hoặc tiêu chuẩn nào cho quá trình này, vì vậy tôi tham khảo các tiền lệ của các cuộc bầu cử trước liên quan đến các thách thức pháp lý và kiểm phiếu không đầy đủ. Cơ quan GSA không quyết định kết quả của các tranh chấp pháp lý và việc kiểm phiếu lại, cũng như không xác định liệu các thủ tục đó có công bằng và hợp lý hay không. Những vấn đề này được quy định bởi Hiến pháp, luật liên bang và luật tiểu bang và nên được quyết định bởi một tòa án có thẩm quyền thông qua các thủ tục và quyết định chứng nhận bầu cử. Tôi tin rằng một cơ quan chịu trách nhiệm cải thiện việc quản lý tài sản và mua sắm liên bang không nên đặt mình lên trên quy trình bầu cử của Hiến pháp”, bà Murphy viết.
Trước đó, đại diện đảng Cộng hòa Jody Hice đã gửi thư cho bà Murphy vào ngày 13/11 bày tỏ rằng, các vụ kiện hiện nay ở nhiều tiểu bang khác nhau đủ cho thấy hiện chưa xác định được tổng thống và phó tổng thống. Ông nói rằng “Đạo luật chuyển giao Tổng thống” đã nêu rõ 3 tình huống tổng thống sẽ chưa được xác nhận, một trong số đó là khi có sự hiện diện của hành vi gian lận hoặc đe dọa cử tri rộng rãi.
Cuối ngày 23/11, Tổng thống Trump cho biết, mặc dù GSA đã được bật đèn xanh để cung cấp các nguồn lực cho nhóm chuyển tiếp của Biden, nhưng trong cuộc bầu cử tham nhũng nhất trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ này, ông sẽ không bao giờ nhượng bộ và sẽ không nhân nhượng đối với những lá phiếu bất hợp pháp và hệ thống Dominion. Ông cũng nhấn mạnh rằng, vụ kiện của chiến dịch Trump đang được thúc đẩy mạnh mẽ và họ sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ, ông tin rằng họ sẽ thắng.
Tucker Carlson: Truyền thông và ông Biden công khai cấu kết đánh cắp bầu cử Mỹ
Vũ Dương
Tối hôm thứ Hai (23/11), người dẫn chương trình nổi tiếng của đài truyền hình Fox News Tucker Carlson cho biết cái gọi là những gã khổng lồ công nghệ và truyền thông chính thống ở Mỹ đều nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Dân chủ, bầu cử lần này bị thao túng là kết quả của “sự thông đồng công khai giữa truyền thông và ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ (Joe Biden)”.
Ông Carlson nói: “Giới truyền thông và ứng cử viên Đảng Dân chủ đã công khai thông đồng với nhau. Ông Biden và bà Harris từ chối cho biết nếu họ đắc cử, họ sẽ làm những gì. Đây là điều chưa từng có trong bất kỳ lần bầu cử tổng thống Mỹ nào trong lịch sử nước Mỹ, nhưng truyền thông lại cho phép họ làm như thế”.
Ông cũng nói rằng, kể từ mùa xuân năm nay, Đảng Dân chủ đã ngang nhiên sử dụng tình trạng khẩn cấp y tế công cộng của nước Mỹ để làm giàu cho Đảng Dân chủ. Họ trừng phạt những người cố gắng tổ chức các buổi mít-tinh bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump, nhưng họ lại hoàn toàn buông thả cho những phần tử cấp tiến, những người thuộc phong trào “Người da đen đáng sống” (BLM), phong trào Antifa làm loạn.
Tucker Carlson nói: “Họ đã biểu lộ rõ ràng điều này”; “Những hạn chế mà họ áp đặt đã đè bẹp các công ty nhỏ của Mỹ vốn là nòng cốt của Đảng Cộng hòa. Đồng thời, họ khiến các nhà tài trợ của họ trở nên giàu có hơn. Trong thời gian đại dịch hoành hành, giá trị ròng của giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos đã tăng thêm 70 tỷ đô-la”.
Carlson cũng cho biết: “Các thành viên của Đảng Dân chủ đã lợi dụng đại dịch Covid-19 để thay đổi hệ thống bỏ phiếu. Họ đã tăng đáng kể số lượng phiếu bầu qua đường bưu điện vì họ biết ứng cử viên của họ sẽ được hưởng lợi từ việc bỏ phiếu kém an toàn này”.
“Họ (Đảng Dân chủ) đã sử dụng tòa án để lật đổ tổ chức hoạt động bầu cử hiệu quả nhất của Đảng Cộng hòa – Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA). Hiệp hội Súng trường Quốc gia là một tổ chức hoạt động bầu cử đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở Hoa Kỳ, nó đã được lệnh rút khỏi các hoạt động bỏ phiếu theo hình thức luật pháp trong hoạt động bầu cử lần này”.
Hoa Kỳ nhất định phải vạch trần sự thật của cuộc bầu cử này bằng mọi giá
Ông Carlson nói thêm rằng bỏ phiếu điện tử kém an toàn hơn nhiều so với kiểm phiếu thủ công truyền thống, và nó sẽ không bao giờ an toàn hơn kiểm phiếu thủ công. “Đó là một thảm họa, và chúng ta nên dừng ngay việc giả vờ rằng nó không phải là một thảm họa”; “Những ai nói với chúng ta đừng nghi ngờ máy bỏ phiếu, đó chính là những người nói rằng điện thoại sẽ không bị nghe lén, họ đang nói dối, chúng ta đều hiểu điều này”.
Tucker Carlson bày tỏ, các nước khác đều tránh bỏ phiếu điện tử, bởi vì họ biết rằng “việc này sẽ phá hoại niềm tin của người dân đối với dân chủ”; “Nếu không có người tin tưởng kết quả bỏ phiếu, vậy thì hệ thống (bầu cử) này sẽ không cách nào vận hành”.
“Ở Mỹ cũng như vậy”, ông nói: “Nhìn về tương lai, bất kể cuộc điều tra kéo dài bao lâu, tiêu tốn bao nhiêu nguồn lực, chúng ta đều phải làm rõ những gì đã xảy ra trong cuộc bầu cử tổng thống tháng này”.
Đảng Dân chủ đã sử dụng những gã khổng lồ công nghệ kiểm duyệt dư luận và đánh cắp bầu cử
Ông Carlson cũng nói thêm rằng, mọi người không nên chỉ tập trung vào máy bỏ phiếu mà phân tán sức chú ý vào những gì đã xảy ra đầu tháng này. Ông nói: “Cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 là không công bằng. Không một người trung thực nào sẽ nói rằng đó là một cuộc bầu cử công bằng. Trong rất nhiều cấp độ, hệ thống tuyển cử này bị thao túng, là vì để tấn công cá nhân ứng cử viên này (ông Trump), và giúp ứng cử viên kia (ông Biden) lên nắm quyền”, “Hơn nữa, nó được tiến hành lén lút, được tiến hành trong tình huống rõ như ban ngày, chúng ta đều đã nhìn thấy”.
Carlson chỉ ra rằng, điều quan trọng nhất là người của Đảng Dân chủ đã lợi dụng sức mạnh của những gã khổng lồ công nghệ để gian lận.
“Thực tế, tất cả tin tức và mọi thông tin trong cộng đồng nói tiếng Anh đều thông qua một công ty duy nhất là Google. Ngay cả các cuộc tranh luận chính trị của chúng ta cũng diễn ra trên Facebook và Twitter. Nếu họ sử dụng công nghệ để kiểm duyệt và chỉ cho phép mọi người có lối nghĩ thế nào trên mạng, thế thì cuối cùng họ sẽ kiểm soát mọi người bỏ phiếu thế nào. Và đó là những gì họ đã làm”, “Chúng ta mở to mắt nhìn tổng tuyển cử bị họ gian lận, nhưng không ai có hành động gì với việc này”.
Tổng thống Trump đã tweet lại chương trình của Tucker Carlson và lặp lại lời tuyên bố của anh: “Không một người trung thực nào có thể nói rằng đây là một cuộc bầu cử công bằng”, “Nó đã bị gian lận và chúng tôi đã tóm được chúng”.
Những diễn biến mới nhất trong cuộc chiến pháp lý của nhóm Tổng thống Trump
Hương Thảo
Mục lục bài viết
Tiểu bang Georgia
Tiểu bang Michigan
Tiểu bang Pennsylvania
Tiểu bang Nevada
Tiểu bang Arizona
Tiểu bang Wisconsin
Những mốc quan trọng tới ngày nhậm chức
Cuộc tổng tuyển cử Hoa Kỳ đã có những bước ngoặt. Chỉ còn hai tuần nữa là đến 8/12, mốc thời gian các bang hoàn thành việc xác nhận kết quả bầu cử. Cuộc chiến pháp lý của đội ngũ Trump hiện đã thực hiện được những điều gì đang là tiêu điểm quan tâm của tất cả các bên. Dưới đây là nội dung tổng hợp của Vision Times về trạng thái của tiến trình này.
Tiểu bang Georgia
Georgia đã hoàn thành lần kiểm phiếu thủ công đầu tiên vào tuần trước và xác minh kết quả nhưng nhóm của Tổng thống Trump yêu cầu kiểm phiếu lại. Lần kiểm phiếu thứ hai sẽ bắt đầu vào ngày 24/11 và dự kiến hoàn thành trước nửa đêm ngày 2/12. Nhóm của Trump đề nghị các chữ ký của cử tri phải được xác minh ở lần kiểm phiếu này. Tuy nhiên ngoại trưởng tiểu bang nói rằng họ sẽ không xác minh chữ ký.
Trong một vụ kiện đang diễn ra ở Georgia, luật sư Lin Wood của nhóm Trump đã kiện ông Brad Raffensperger, ngoại trưởng bang Georgia liên quan tới lệnh cấm chứng nhận kết quả bầu cử.
Bản đệ trình ban đầu của Wood bao gồm một số lời khai đã tuyên thệ phơi bày sai sót về số lượng và gian lận phiếu bầu. Ba nhân chứng nói rằng phiếu bầu của Trump đã được chuyển sang cho ông Biden; ít nhất tám người nói rằng họ đã nhìn thấy một số lô phiếu bầu qua thư mới tinh, không nếp nhăn (Thường thì phiếu bầu được lấy ra khỏi phong bì và luôn có các vết gấp).
Đội ngũ luật sư của Trump và luật sư Powell hiện đang có những vụ kiện tại Georgia một cách riêng biệt. Trước đó bà Powell tiết lộ rằng đang chuẩn bị cho một vụ kiện lớn ở bang, có thể liên quan đến hệ thống bỏ phiếu Dominion và việc nhận hối lộ của Thống đốc bang.
Tiểu bang Michigan
Vào ngày 23/11, Michigan đã xác nhận kết quả bầu cử và công bố chiến thắng của Biden. Luật sư Jenna Ellis của nhóm Trump nói với Just the News vào ngày 23/11 rằng Cơ quan lập pháp bang Michigan đã đồng ý tổ chức phiên điều trần trong tuần này về các báo cáo vi phạm bầu cử và nghi ngờ gian lận.
Nhóm của Trump đã nộp ít nhất sáu vụ kiện ở Michigan, và hiện đang kháng cáo lên Tòa án Tối cao của bang để chặn chứng nhận kết quả và tiến hành kiểm toán hoặc bầu cử lại.
Vào ngày 23/11, một thẩm phán của Tòa án Tối cao Michigan đã yêu cầu tòa án cấp dưới xem xét lại và chỉ ra rằng có “những cáo buộc đáng lo ngại và nghiêm trọng về gian lận và bất thường”. Nguyên đơn đã trưng ra bằng chứng để xác nhận rằng nhiều cử tri đã bỏ phiếu không có trong danh sách bầu cử.
Tiểu bang Pennsylvania
Chiến dịch tranh cử của Trump và đảng Cộng hòa đã thực hiện 9 vụ kiện ở Pennsylvania.
Vào giữa tháng 11, nhóm của Trump đã kiện Ngoại trưởng bang Penn Kathy Boockvar lên Tòa án Quận bang Pennsylvania, cáo buộc ông ta đã ban hành các dự luật vi hiến liên quan đến việc gửi phiếu bầu qua thư, và yêu cầu trì hoãn xác minh kết quả bầu cử.
Vào ngày 21/11, vụ án đã bị bác bỏ và ngay lập tức được kháng cáo lên Tòa phúc thẩm số 3 vào ngày 22. Tòa phúc thẩm số 3 đã chấp thuận xem xét lại vụ kiện. Luật sư Giuliani nói rằng ông sẵn sàng kháng cáo lên Tòa án Tối cao Liên bang.
Cuối tuần trước, một nghị sĩ Đảng Cộng hòa và một số ứng cử viên nghị viện của Đảng Cộng hòa đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc chứng nhận kết quả bầu cử hoặc yêu cầu không kiểm phiếu qua đường bưu điện ở Pennsylvania.
Vào sáng ngày 24/11, ngoại trưởng Pennsylvania Kathy Boockvar đã xác nhận kết quả bầu cử của bang với phần thắng cho ông Biden. Thống đốc bang Tom Wolf đã ký xác nhận.
Tiểu bang Nevada
Nhiều bằng chứng cho thấy ở Nevada có “các cuộc bỏ phiếu của người chết ”, trẻ vị thành niên nhận được phiếu bầu, các tổ chức bản địa ủng hộ đảng Dân chủ hối lộ người dân để họ bầu cho Biden, các giám sát viên của đảng Cộng hòa bị từ chối giám sát các quy trình kiểm phiếu quan trọng và hơn 600.000 phiếu bầu đã được gửi qua đường bưu điện, nhiều phiếu chưa được xác nhận tính hợp lệ và ký tên.
Ở bang này đang có bốn vụ kiện của đảng Cộng hòa.
Vào ngày 17/11, đảng Cộng hòa Nevada đã đệ đơn kiện mới, cáo buộc 15.000 người đã rời khỏi Nevada những vẫn bỏ phiếu ở cả Nevada và cả nơi họ đang sinh sống.
Tiểu bang Arizona
Hạt Maricopa, chiếm hơn 60% dân số Arizona, là nơi có nhiều tranh cãi nhất. Một nhân chứng xác nhận rằng các cử tri trong hạt được yêu cầu điền vào các lá phiếu bằng bút dạ, nhưng các lá phiếu như vậy không thể quét bằng máy.
Nhóm của Trump đã đệ đơn kiện nhiều lần để yêu cầu tòa án ngăn hạt Maricopa chứng nhận kết quả bầu cử, nhưng thẩm phán bang cho biết không tìm thấy bằng chứng nào chứng minh gian lận bầu cử.
Thống đốc Arizona, Doug Ducey thuộc đảng Cộng hòa, nói vào ngày 18/11 rằng nếu tòa án không giải quyết vụ kiện, cuộc bầu cử của tiểu bang sẽ không kết thúc và Biden sẽ không được xác nhận.
Tiểu bang Wisconsin
Nhóm pháp lý của Tổng thống Trump hiện không có thủ tục pháp lý nào ở Wisconsin. Chiến dịch Trump đã trả 3 triệu USD để yêu cầu Wisconsin kiểm lại số phiếu ở các hạt Milwaukee và Dane. Quá trình này bắt đầu vào ngày 20/11 và dự kiến sẽ chứng nhận kết quả bầu cử vào ngày 1/12.
Nhóm của Tổng thống Trump tuyên bố rằng có ít nhất 100.000 phiếu bầu qua thư nhưng cử tri có tên trong những phiếu đó không đề nghị bầu cử qua hình thức này. Ngoài ra, ít nhất hàng nghìn người đã được phép bỏ phiếu mà không cần lộ danh tính khi bỏ phiếu qua thư.
Vào ngày 24/12, The Thomas More Society đã đệ đơn khẩn cấp lên Tòa án Tối cao Wisconsin và phát hiện hơn 150.000 lá phiếu ở bang này bị nghi ngờ là gian lận và yêu cầu Tòa án Tối cao Wisconsin chặn việc chứng nhận kết quả bầu cử.
Những mốc quan trọng tới ngày nhậm chức
Ngày 8/12: Các bang hoàn thành xác định kết quả bầu cử và chốt danh sách đại cử tri
Vào ngày 14/12: Đại cử tri các bang bỏ phiếu để bầu ra tổng thống.
Ngày 23/12: Hoàn thành việc vận chuyển các phiếu đại cử tri tới Washington.
Ngày 6/1/2021: Nghị viện kiểm phiếu và xác nhận kết quả
Vào ngày 20/1: Tổng thống đắc cử tuyên thệ nhậm chức.
Chiến dịch TT Trump đưa ra 10 bằng chứng thuyết phục
Tâm Thanh
Tính đến thứ Hai (23/11), chiến dịch của Tổng thống Trump và Đảng Cộng hòa đã khởi xướng 16 vụ kiện chống gian lận bầu cử ở các tiểu bang Pennsylvania, Michigan và Nevada, theo NTDTV.
Luật sư Giuliani của đội ngũ Tổng thống Trump hôm thứ Hai cũng cho biết, ông sẽ kháng cáo lên Tối cao Pháp viện về những vi phạm bầu cử ở ít nhất 5 hoặc 6 tiểu bang.
“Các vụ kiện hiện tại của chúng tôi ở 4 địa phương sẽ được đưa lên Tối cao Pháp viện và sẽ sớm có 2 vụ kiện khác. Tổng thể vụ kiện về cơ bản liên quan đến ít nhất 5 hoặc 6 vụ vi phạm bầu cử của quan chức tiểu bang”, ông GIuliani cho biết.
Cho đến Chủ nhật (22/11), chiến dịch của Tổng thống Trump và các cá nhân đã đệ trình 10 bằng chứng thuyết phục nhất về cáo buộc gian lận bầu cử, bao gồm:
1. Bản khai tuyên thệ của công chức thành phố Detroit, tiểu bang Michigan đã chứng kiến hàng ngàn lá phiếu giả.
2. Gần 3/4 tổng số phiếu bầu ở thành phố Detroit không trùng khớp.
3. Lượng lớn lá phiếu khả nghi được gửi qua đường bưu điện của tiểu bang Georgia.
4. Hàng nghìn lá phiếu hợp pháp của tiểu bang Georgia không được kiểm đếm.
5. Hàng loạt cử tri của tiểu bang Pennsylvania nói rằng lá phiếu vắng mặt của họ không được kiểm đếm, còn có người mạo nhận các lá phiếu được gửi qua đường bưu điện.
6. Quận Clark ở tiểu bang Nevada đã phân biệt tính xác thực của chữ ký lá phiếu, tỷ lệ sai sót là gần 90%.
7. Lỗi máy tính ở thành phố Oakland, tiểu bang Michigan.
8. Máy kiểm phiếu Dominion ở quận Antrim, Michigan bị lỗi.
9. Nhân viên giám sát của Đảng Cộng hòa ở nhiều tiểu bang đã bị đuổi khỏi trung tâm kiểm phiếu hoặc không được giám sát việc kiểm phiếu một cách hiệu quả.
10. Người dân tiểu bang Nevada đã bị mua chuộc để đến bỏ phiếu cho ông Biden.
Tuần trước, luật sư Giuliani cũng đã tiết lộ rằng, chỉ riêng ở tiểu bang Michigan có 220 lời khai.
Trong đó, Jessy Jacob – một nhân viên ở thành phố Detroit, đã cung cấp nhiều bằng chứng về hành vi gian lận bầu cử.
“Tôi đã trực tiếp quan sát hàng ngày, các giới chức và nhân viên bầu cử của thành phố Detroit huấn luyện và cố gắng hướng dẫn cử tri bỏ phiếu cho ông Joe Biden và Đảng Dân Chủ”, bà Jessy Jacob trình bày rõ trong bản khai tuyên thệ. Bà cũng đã được hướng dẫn để đóng tem lùi ngày lên các lá phiếu qua thư để không phát hiện bất kỳ sai sót nào. Jacob cũng tuyên bố bà được yêu cầu không cần nhận dạng khi cử tri đến bỏ phiếu trực tiếp.
Một ngày sau cuộc bầu cử, bà đã chứng kiến các nhân viên bầu cử điền ngày tháng của hàng ngàn lá phiếu vắng mặt để hợp pháp hóa chúng.
Trước ngày bầu cử, bà cũng chứng kiến 70 đến 80 nhân viên bầu cử được hướng dẫn làm giả lá phiếu và bỏ qua việc kiểm tra nhận dạng cử tri.
Chính quyền Biden sẽ ‘dùng liên minh để đối phó’ với Trung Quốc?
Tina Hà Giang
Với việc Nhà Trắng bắt đầu tiến trình chuyển giao quyền lực, và tổng thống đắc cử Biden vừa ra mắt đội ngũ, chính sách đối ngoại của ông Biden lại một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận.
Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt, ba nhà phân tích chính trị Adam Ni, Carl Thayer và David Hutt cùng cho là với chính quyền Biden, ‘căng thẳng Mỹ-Trung sẽ tiếp tục,’ nhưng ông Biden sẽ tiếp cận thách thức Trung Quốc bằng cách thu hút đồng minh để cùng hợp tác đối phó với Bắc Kinh, thay cho cách hành xử đơn phương, một mình một ngựa, của Tổng thống Trump.
BBC: Chiến thắng của Biden sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của Mỹ và chính sách của nước này với Trung Quốc như thế nào?
Carl Thayer: Lưỡng đảng Mỹ đồng thuận rằng Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh chiến lược, và Mỹ có những bất bình chính đáng trước cạnh tranh thương mại không công bằng của Trung Quốc. Tình trạng cưỡng bức chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, cũng như trợ cấp của chính phủ Trung Quốc cho các doanh nghiệp nhà nước, cần phải được giải quyết. Căng thẳng hiện tại sẽ tiếp tục cho đến khi những vấn đề này được giải quyết xong.
David Hutt: Còn phải chờ xem mới biết. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng sự cạnh tranh Mỹ-Trung sẽ tiếp tục dưới thời Biden, mặc dù nó sẽ trở thành một tiến trình hành chánh, hơn là cách hành xử tùy hứng như dưới thời ông Trump. Tôi không lường trước được bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của Hoa Kỳ liên quan đến Biển Đông, mà suy cho cùng là chính sách do Obama đặt ra, cũng như không thấy bất kỳ sự giảm thiểu nào của mối quan hệ Việt – Mỹ ngay cả khi Biden giảm bớt sự thù nghịch với Trung Quốc.
Adam Ni: Có một đồng thuận ở Washington là nước Mỹ cần phải cứng rắn hơn với Trung Quốc, vì tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trên nhiều mặt và sự cạnh tranh giữa Trung Quốc với Mỹ. Tôi không nghĩ với chính quyền Biden, Mỹ sẽ có sự thay đổi chính sách về mặt dài hạn.
Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ có sự khác biệt trong cách tiếp cận, ông Trump tỏ ra khá hung hăng với Trung Quốc trong thời gian gần đây. Với Biden, cách tiếp cận sẽ thiên về việc thu hút đồng minh, cùng nhau hợp tác để cạnh tranh với nước này. Ông Trump phản đối và không tin tưởng vào các tổ chức đa phương, ông ấy cũng không đối xử với đồng minh của Mỹ với sự tôn trọng mà họ xứng đáng được có, vì vậy, một nhiệm kỳ tổng thống của Biden sẽ tốt hơn cho giới lãnh đạo Hoa Kỳ và quốc tế cũng như khả năng xây dựng mạng lưới liên minh để đạt được chính sách kiềm chế sự hiếu chiến của Trung Quốc.
BBC: Nếu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ với Trung Quốc không có gì khác biệt, vậy với chính quyền Biden, sự căng thẳng giữa hai nước sẽ đi đến đâu?
Carl Thayer: Chính quyền Biden sẽ tiếp tục đẩy lùi sự uy hiếp và bắt nạt của Trung Quốc với các quốc gia ven biển và tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc Tuần tra Hoạt động Tự do Hàng hải và các cuộc tập trận hải quân đơn phương và đa phương. Nhưng Chính quyền Biden sẽ loại bỏ những luận điệu chống Trung Quốc quá khích của Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo.
Adam Ni: Với Biden, bạn sẽ có một cách tiếp cận khác, chúng ta đang ở trong một thế giới khác, một thế giới cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ.
BBC: Về tương quan Mỹ – Việt, chiến thắng của ông Joe Biden sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Việt Nam, và tại sao?
Carl Thayer: Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam dưới chính quyền Biden sẽ được tiếp tục vì khuôn khổ cho quan hệ đối tác toàn diện đã có sẵn. Khuôn khổ này được thương lượng khi Barack Obama còn là tổng thống và được nâng cao dưới thời Tổng thống Trump.
Sự thay đổi lớn trong mối quan hệ hai bên là các mối đe dọa về thuế quan và các biện pháp trừng phạt của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ và Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ không còn là tác nhân chính gây khó chịu trong quan hệ song phương. Chính quyền Biden sẽ hợp tác với Việt Nam để giải quyết những lo ngại của mình về khả năng tiếp cận thị trường của các công ty Mỹ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ. Hai nước sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán mang tính xây dựng để giải quyết các mối quan tâm của cả hai bên.
Việt Nam đã phát đi tín hiệu rằng họ sẵn sàng cam kết mua dài hạn khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Hoa Kỳ và đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Hoa Kỳ trị giá hàng tỷ đôla mỗi năm.
David Hutt: Tôi không mong đợi bất kỳ thay đổi cơ bản nào với chính sách Việt Nam – Hoa Kỳ dưới chính quyền Biden. Tuy nhiên, cũng có những tương phản giữa hai chính quyền. Ông Trump từng nhận xét rằng Việt Nam là “kẻ lạm dụng tồi tệ nhất” trong tương quan thương mại của Mỹ, chỉ vài tháng sau khi ông lựa chọn Hà Nội là địa điểm diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình với Triều Tiên, và từ tháng trước Bộ Tài chính của ông Trump đã mở các cuộc điều tra về cáo buộc rửa tiền của Việt Nam.
Nhưng một nhiệm kỳ tổng thống của Biden sẽ đảm bảo sự giao thương với Việt Nam, và chính sách của ông Biden sẽ dễ đoán hơn cho Hà Nội. Tuy nhiên, ông Biden có thể sẽ muốn thảo luận về nhân quyền thường xuyên hơn với Hà Nội, và có thể quay lưng lại với sự kình địch Mỹ -Trung – nhưng sự ủng hộ đối với Việt Nam đến từ lưỡng đảng và tôi không nghĩ là tổng thống Biden sẽ buông bỏ quan hệ thân thiết với Hà Nội.
BBC: Chiến thắng của ông Biden cho chúng ta thấy gì về chủ nghĩa dân túy?
Carl Thayer: Di sản chủ nghĩa dân túy của Donald Trump sẽ đeo bám chính quyền Biden trong nhiều năm tới và làm cho phức tạp nếu không hạn chế khả năng của Biden trong việc thay đổi các chính sách của Hoa Kỳ, từ đối đầu và khó lường sang hợp tác và dễ đoán. Ví dụ, một Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát có thể cản trở bất kỳ nỗ lực nào của Biden trong việc tái gia nhập châu Âu và khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran đạt được dưới thời Tổng thống Obama.
David Hutt: Tôi khuyên những người Việt theo dõi cuộc bầu cử ở Mỹ nên giữ một thái độ cởi mở. Nền dân chủ không hoàn hảo và đôi khi rất lộn xộn, đặc biệt là khi có một người như ông Trump làm tổng thống. Rất có thể Mỹ sẽ vượt qua được thời gian đầy thử thách này với các thể chế dân chủ còn nguyên vẹn, và Biden sẽ nhận được số phiếu phổ thông lớn nhất so với bất kỳ tổng thống Mỹ nào trong hơn một thế kỷ qua. Một số người có thể muốn so sánh nó với Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản sắp tới, nhưng đây sẽ là một việc có trật tự hơn nhiều và nghĩ rằng “nguyên tắc tập trung dân chủ” ít ra là ít hỗn loạn hơn so với nền dân chủ thực sự. Nhưng hãy nghĩ việc xử lý ý kiến của hàng trăm triệu cử tri khó khăn như thế nào, và điều này cũng quan trọng như thế nào.
Bầu cử 2020: “Nước Mỹ đã trở lại”, Biden nói khi ra mắt đội ngũ
Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden vừa công bố tên các quan chức cho 6 chức vụ quan trọng, giữa tiến trình chuẩn bị nhậm chức.
“Nước Mỹ đã trở lại”, ông nói, và “sẵn sàng dẫn đầu thế giới, chứ không lùi khỏi nó”.
Nếu được xác nhận, Avril Haines sẽ là nữ giám đốc tình báo quốc gia đầu tiên và Alejandro Mayorkas là trùm bộ an ninh nội địa người Mỹ gốc Latino đầu tiên.
Donald Trump đã đồng ý các động thái chuyển tiếp phải bắt đầu và ông Biden hiện sẽ nhận được một bản tóm tắt tình báo tuyệt mật.
Tuy nhiên, vị tổng thống đương nhiệm vẫn không chịu thừa nhận thất bại, lặp lại những tuyên bố thiếu căn cứ rằng cuộc bỏ phiếu ngày 3/11 là “gian lận”.
Ngoài việc nhận được Bản tóm tắt hàng ngày của Tổng thống – bản tin cập nhật về các mối đe dọa và sự phát triển quốc tế – ông Biden hiện có thể tiếp cận các quan chức chính phủ chủ chốt và các quỹ hàng triệu đôla trong quá trình chuẩn bị nhậm chức vào ngày 20/1.
Thấy gì với đội ngũ chính sách đối ngoại mới của Biden?
TT Trump chấp nhận phải bắt đầu chuyển giao quyền lực cho Biden
Hôm thứ Ba, Thống đốc Tom Wolf nói ông đã chứng nhận chiến thắng của ông Biden ở Pennsylvania, một tiểu bang chiến trường quan trọng. Một tiểu bang khác, Michigan, đã chứng nhận kết quả tương tự hôm thứ Hai.
Biden nói gì?
Phát biểu tại Wilmington, Delaware, tổng thống đắc cử nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng lại các liên minh, cũng như giải quyết virus corona và biến đổi khí hậu.
Các nhà lãnh đạo thế giới, ông gợi ý, đang “mong đợi Hoa Kỳ tái khẳng định vai trò lịch sử của mình với tư cách là nhà lãnh đạo toàn cầu ở Thái Bình Dương, cũng như Đại Tây Dương, trên toàn thế giới”.
Phát biểu với NBC News, ông nói: “Tổng thống này, Tổng thống Trump, đã thay đổi cục diện. Đó là quan điểm nước Mỹ trước tiên, nước Mỹ đơn độc. Chúng ta thấy mình ở một vị trí mà các liên minh của mình đang bối rối.”
Ông Biden cũng nói với các phóng viên rằng ông đã thảo luận về vấn đề biên giới Ireland với Thủ tướng Anh Boris Johnson và các nhà lãnh đạo khác.
Ông Biden, người có di sản Ai-len, nói ông phản đối một biên giới được bảo vệ, lập luận rằng nó phải được để ngỏ: “Ý tưởng về việc biên giới phía bắc và phía nam một lần nữa bị đóng lại, nó đơn giản là không tốt.”
Nói với NBC, ông Biden nhận xét rằng sự tiếp cận từ Nhà Trắng là “chân thành”, không phải “miễn cưỡng”.
Ông nói, đã có kế hoạch để ông gặp lực lượng đặc nhiệm Covid ở Nhà Trắng về việc phân phối và tiếp cận vaccine.
Cựu phó tổng thống của Barack Obama nói rằng thời gian tại vị của ông sẽ không phải là “nhiệm kỳ Obama thứ ba” vì “chúng ta phải đối mặt với một thế giới hoàn toàn khác so với thời của chính quyền Obama-Biden”.
Những ai đã được Biden chọn?
đã chọn Jake Sullivan, Linda Thomas-Greenfield và Antony Blinken cho các chức vụ then chốt
Ông Biden giới thiệu sáu nhân vật quan trọng hôm thứ Ba:
• Antony Blinken, Ngoại trưởng. Ông Blinken nói Hoa Kỳ sẽ sớm khôi phục mối quan hệ với các nước khác “với các biện pháp bình đẳng về sự khiêm tốn và tự tin”
• John Kerry, Đặc phái viên về biến đổi khí hậu. Ông là một trong những kiến trúc sư hàng đầu của hiệp định khí hậu Paris mà Tổng thống Trump đã rút khỏi. Ông Kerry nói rằng thế giới phải “xích lại gần nhau để chấm dứt cuộc khủng hoảng khí hậu”
• Avril Haines, Giám đốc tình báo quốc gia. Ông Biden nói: “Tôi đã chọn một chuyên gia … một người ủng hộ quyết liệt việc nói ra sự thật”.
• Alejandro Mayorkas, Bộ trưởng An ninh nội địa. Ông Mayorkas nói bộ có “sứ mệnh cao cả, giúp giữ an toàn cho chúng ta và nâng cao lịch sử đáng tự hào của chúng ta như một đất nước được chào đón”
• Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng. Ông Sullivan khen ngợi sếp của mình, nói rằng ông đã dạy ông rất nhiều về khả năng xử lý công việc nhà nước, nhưng “quan trọng nhất là về bản chất con người”
• Linda Thomas-Greenfield, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc. Bà nói rằng đã mang nguồn gốc miền nam Louisiana vào công việc của mình, gọi nó là “một vòng quay cajun” về “ngoại giao gumbo”
Một sự lựa chọn được dự đoán nhưng vẫn chưa được công bố là cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Janet Yellen làm Bộ trưởng bộ ngân khố
Hầu hết các lựa chọn, ngoại trừ hai ông Kerry và Sullivan, sẽ cần sự xác nhận của Thượng viện. Việc từ chối một người được đề cử rất hiếm. Lần cuối cùng là vào năm 1989, mặc dù một số ứng cử viên đã rút khỏi danh sách.
Lựa chọn của Joe Biden cho những vị trí hàng đầu trong chính quyền của ông đã được các đảng viên Đảng Dân chủ trung dung hoan hô là sáng chói về sự đa dạng và kinh nghiệm của những nhân vật, một nhóm gồm các chuyên gia chính sách đối ngoại kỳ cựu, phụ nữ có thành tích và người da màu.
Tuy nhiên, những người cấp tiến cảm thấy bị lừa dối. Họ nói rằng họ đã giúp ông Biden giành chiến thắng, và bây giờ họ đã không cắt ra khỏi vòng quyền lực.
Những người cấp tiến này nói rằng nội các của Biden sẽ chứa đầy “Clinton và Obama lập lại”, như theo cách nói của một người trong số này, mô tả nó như một sự trở lại với “Blob”, một thuật ngữ mà Ben Rhodes, người từng là người viết bài phát biểu cho ông Obama, từng sử dụng mô tả giới chính trị chuyên nghiệp.
Stephen Wertheim từ Học viện Quincy, một tổ chức tư vấn tập trung vào chính sách đối ngoại, nói rằng đội ngũ Dân chủ mới trong Nhà Trắng có thể sẽ hoạt động giống như đội ngũ cũ, một nhóm những người trung dung, theo ông, tập trung nhiều hơn vào các mối đe dọa quân sự hơn là các vấn đề chẳng hạn như biến đổi khí hậu. Ông nói thêm: “Những người cấp tiến có quyền lo lắng về việc liệu sẽ có thay đổi đáng kể hay không.”
Đảng Cộng hòa nói gì?
Trong một lần xuất hiện ngắn ngủi tại phòng họp báo của Nhà Trắng hôm thứ Ba, ông Trump đã ca ngợi công việc của chính quyền ông, ca ngợi chỉ số chứng khoán Dow Jones đã vượt qua mốc 30.000 rồi rời đi mà không trả lời câu hỏi của các phóng viên.
Trong khi ca ngợi các lực lượng vũ trang sau đó ở Vườn Hồng, ông Trump nói: “Và như tôi nói, ‘Nước Mỹ trên hết’. Không nên bỏ đi điều đó … ‘Nước Mỹ trên hết’.”
Biden và chính sách châu Á: Hai góc nhìn từ Hoa Kỳ và Pháp
Sáu trận chiến pháp lý đang rình rập Donald Trump
Thượng nghị sĩ Tom Cotton của tiểu bang Arkansas nói ông Biden đã vây quanh mình với những “người ôm gấu panda”, những người sẽ có thái độ mềm mỏng với Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ tiểu bang Florida, Marco Rubio, người trong ủy ban sẽ bỏ phiếu về đề cử của ông Blinken, tweet: “Lựa chọn nội các của Biden được dành cho những người tốt nghiệp từ những đại học hàng đầu, có lý lịch tốt, tham dự tất cả các hội nghị phù hợp và sẽ là những người chăm sóc lịch sự & trật tự cho sự suy tàn của nước Mỹ. “
Bầu cử Mỹ: Biden tuyên bố Hoa Kỳ trở lại « sẵn sàng lãnh đạo thế giới »
Anh Vũ
Ngay sau khi tiến trình chuyển giao quyền lực được khởi động sau hai tuần bị chính quyền Donald Trump ngăn chặn, ông Joe Biden, hôm qua, 24/11/2020, đã giới thiệu những thành viên chủ chốt đầu tiên của chính quyền tương lai.
Những gương mặt lãnh đạo ngoại giao được bổ nhiệm thể hiện rõ quyết tâm đoạn tuyệt với chính quyền cũ, báo hiệu sự trở lại của nước Mỹ theo chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế rộng mở, sau 4 năm co cụm với chủ trương « Nước Mỹ trước tiên » của Donald Trump.
Thông tín viên Éric de Salve tại Francisco tường trình :
Từ cứ địa Wilmington, Joe Biden giới thiệu 6 quan chức đầu tiên của chính quyền tương lai, 3 nam và 3 nữ. Đa số là những gương mặt dưới thời Obama. Theo tổng thống đắc cử, đó không hẳn là những người mới mà là những người có kinh nghiệm và mang tính đại diện hơn cho nước Mỹ.
Ông nói : « Ban lãnh đạo này thể hiện sự trở lại của nước Mỹ. Một nước Mỹ sẵn sàng lãnh đạo thế giới thay vì thoái lui, sẵn sàng đối mặt với các đối thủ của chúng ta thay vì phủ nhận đồng minh của chúng ta ». Đó là phát biểu đoạn tuyệt với « Nước Mỹ trước tiên » của Donald Trump.
Để dẫn dắt ngành ngoại giao Mỹ, Joe Biden chọn ông Antony Blinken, cố vấn đối ngoại của ông trong hơn 20 năm. Trong phát biểu của mình, ông Blinken đã gợi lại câu chuyện của người bố dượng còn sống sót trong trại tập trung của Đức quốc xã và đã được quân đội Mỹ cứu.
Ông Antony Blinken kể lại : « Từ nơi trốn, ông ấy đã nghe thấy một tiếng động lớn. Đó là một chiếc xe tăng và ông đã chạy về hướng xe tăng. Cửa xe tăng mở ra và một người lính Mỹ gốc Phi xuất hiện, nhìn ông. Ông quỳ gối và chỉ nói được một câu tiếng Anh mà mẹ ông đã dạy cho ông từ trước chiến tranh : Chúa phù hộ nước Mỹ. Nước Mỹ với thế giới là như vậy đó. »
Ngoại giao và chủ trương đa phương đang trở lại, bà Linda Thomas Greenfield, nhà ngoại giao gốc Phi, được ông Biden chọn làm đại sứ của chính quyền mới tại Liên Hiệp Quốc đã nhấn mạnh thêm như vậy. Đây là một chính quyền dường như đối lập hẳn với chính quyền Trump.
Còn có hai dấu hiệu khác cho thấy sự đoạn tuyệt với chủ trương của Trump : Trước hết đó là việc lập ra chức danh đặc sứ về khí hậu, được giao cho một người bạn lớn của Joe Biden là John Kerry. Cựu ngoại trưởng của Barack Obama có nhiệm vụ đấu tranh chống biến đổi khí hậu và đưa Mỹ trở lại Thỏa thuận Paris về khí hậu (COP21). Dấu hiệu thứ 2 là ông Alejandro Mayorkas, một người Cuba nhập cư, được giao làm lãnh đạo bộ An Ninh Nội Địa, phụ trách vấn đề di dân.
Các cơ quan chính phủ bắt đầu khởi động chuyển giao
Cũng trong ngày hôm qua, sau thông báo đồng ý khởi động tiến trình chuyển giao quyền lực của Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp (GSA), chánh văn phòng Nhà Trắng, ông Mark Meadows, và ngoại trưởng Mike Pompeo đã lần lượt thông báo cho các nhân viên của mình bắt đầu thực hiện các hoạt động chuyển giao quyền lực cho các nhóm công tác của ông Joe Biden.
Các bang Pennsylvania và Nevada cũng lần lượt chính thức công bố kết quả kiểm phiếu, khẳng định chiến thắng thuộc về ứng cử viên Joe Biden.
Dù tổng thống Trump bật đèn xanh để GSA tiến hành quá trình chuyển giao quyền lực, nhưng ông vẫn không chập nhận thất bại và tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc chiến pháp lý và tin tưởng « sẽ chiến thắng ».
Mỹ : Chính quyền Joe Biden lật sang trang mới nhưng vẫn thấp thoáng bóng Obama
Anh Vũ
Thở phào nhẹ nhõm khi tiến trình chuyển giao quyền lực được khai thông sau ba tuần bị chính quyền Donald Trump cản trở, tổng thống tân cử Joe Biden khẩn trương hình thành bộ máy hành pháp với quyết tâm sang trang mới, khép lại 4 năm một « nước Mỹ trước tiên » của Donald Trump.
Ngày hôm qua, 24/11/2020, ông Joe Biden đã chính thức giới thiệu những nhân vật trụ cột của chính sách đối ngoại và an ninh nội địa, cùng với những tuyên bố đoạn tuyệt rõ ràng với chính quyền cũ. Trong số những gương mặt được giới thiệu đầu tiên, giới quan sát chú ý nhiều đến Antony Blinken ở vị trí ngoại trưởng, John Kerry, cựu ngoại trưởng thời Obama, nay được cử làm đặc sứ cho các vấn đề khí hậu.
Những gương mặt mang tính biểu tượng cao cho sự thay đổi của chính quyền Biden tương lai hầu hết đều đã kinh qua các trọng trách trong chính quyền của Barack Obama. Họ là những nhà chính trị có kinh nghiệm, có năng lực và điềm tĩnh trong công việc. Những nhân vật lãnh đạo đó sẽ phải gánh trách nhiệm đưa nước Mỹ trở lại với chủ nghĩa đa phương, đối lập hoàn toàn với chủ trương co cụm « nước Mỹ trước tiên » của tổng thống Donald Trump.
Điều này đã được khẳng định trong những phát biểu đầu tiên của lãnh đạo tương lai của ngoại giao Hoa Kỳ. Ông Antony Blinken tuyên bố : « Chúng ta không thể một mình giải quyết các vấn đề của thế giới ». Ý tưởng này cũng được bà Linda Thomas-Greenfild, người được chỉ định làm đại sứ tương lai của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh thêm là « chủ nghĩa đa phương đang trở lại, ngoại giao đang trở lại ».
Quả thực, trong 4 năm lãnh đạo nước Mỹ, Donald Trump đã làm thay đổi sâu sắc diện mạo chính trị thế giới, với quan điểm bất cần ngoại giao. Chính sách đối ngoại của chính quyền Trump đã làm đảo lộn quan hệ đồng minh của Mỹ ở châu Âu, cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới, gây chia rẽ trong liên minh quân sự NATO. Ông Trump chủ trương gây áp lực trong quan hệ thương mại, sẵn sàng rút khỏi hoặc phá bỏ các thỏa thuận quốc tế, từng là thành quả công sức gây dựng của nhiều chính quyền trước ông cùng với đồng minh.
Trong màn ra mắt giới thiệu thành phần nội các đầu tiên cùng với phó tổng thống đắc cử Kamala Harris, tại Wilmington, ông Joe Biden tuyên bố đây là đội ngũ « phản ánh thực tế nước Mỹ đang trở lại, sẵn sàng lãnh đạo thế giới, không thoái lui … sẵn sàng đối mặt với các đối thủ … không phủ nhận đồng minh và sẵn sàng bảo vệ các giá trị của chúng ta ».
Trong 4 năm lãnh đạo cường quốc Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump đã cố gắng giữ lời hứa tranh cử « làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại » bằng cách phủ nhận, phá bỏ tất cả di sản của chính quyền của tổng thống Dân Chủ Obama để lại, từ trong nước ra đến quốc tế. Dù chính quyền Trump tỏ ra chống Trung Quốc toàn diện trên mọi mặt trận, nhưng thực tế là những năm qua, Trung Quốc vẫn tiếp tục bành trướng sức mạnh ảnh hưởng ở khắp nơi trên thế giới. Tương tự, nước Nga cũng không còn ngại vai trò của Hoa Kỳ trong các hồ sơ quốc tế lớn. Niềm tự hào của một nước Mỹ vĩ đại làm sao có thể còn khi Washington rút ra khỏi các thỏa thuận mà họ đóng vai trò quan trọng, khi mà tổng thống Mỹ lớn tiếng chỉ trích đe nẹt các đồng minh bằng những đòn kinh tế !
Tới đây, ông Joe Biden, sau 8 năm làm phó tướng cho Obama, sẽ trở lại với một chính sách đối ngoại quay ngoắt 180 độ so với chính quyền Trump. Đó cũng là điều dễ hiểu. Nhưng liệu chính quyền Biden có trở lại điểm xuất phát cách đây 4 năm hay không ? Đó là câu hỏi đang được dư luận đặt ra, trong khi những chỉ trích về đường lối đối ngoại và vai trò của cường quốc Mỹ với thế giới dưới thời Obama vẫn mang tính thời sự.
Quyết tâm sang trang mới là điều dễ hiểu đối với chính quyền tương lai của Joe Biden. Nhưng thách thức chủ yếu là phải bắt đầu từ đâu, trong bối cảnh nội tình đất nước bị chia rẽ sâu sắc, còn ở bên ngoai, hệ thống các mối quan hệ quốc tế đã biến dạng không còn như trước.
Biden chọn Blinken: tín hiệu đảo ngược quan điểm ngoại giao thời TT Trump?
Là một người phản đối mạnh mẽ cách tiếp cận ‘Nước Mỹ trên hết’ của Tổng thống Donald Trump, ông Anthony Blinken, người được đề cử làm ngoại trưởng mới của Mỹ, sẽ bảo vệ vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới và sẽ phối hợp với các đồng minh để vừa hợp tác vừa kiềm chế Trung Quốc, một nhà quan sát chính trị nói với VOA.
Hôm 23/11, ông Blinken được Tổng thống đắc cử Joe Biden đề cử cho vị trí Ngoại trưởng. Ông còn phải được Thượng viện phê chuẩn sau khi ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1 năm 2021.
Ông Anthony Blinken từng phục vụ trong chính quyền của Tổng thống Barack Obama với tư cách thứ trưởng ngoại giao và phó cố vấn an ninh quốc gia, đồng thời ông cũng làm cố vấn an ninh quốc gia cho ông Joe Biden khi đó là phó tổng thống.
Ông Blinken từng đóng vai trò trung tâm trong đội ngũ chính sách đối ngoại của ông Obama và có vai trò quan trọng trong phản ứng trước việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea và hậu thuẫn cho phe ly khai ở Ukraine, cuộc đột kích tiêu diệt thủ lĩnh Al-Qaeda Osama Bin Laden vào năm 2011, và cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria.
Nếu được phê chuẩn, ông Blinken sẽ thực hiện cam kết của ông Biden là khôi phục vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, củng cố các mối quan hệ đồng minh và cổ vũ dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới.
‘Bảo vệ liên minh’
Trao đổi với VOA, ông Tạ Văn Tài, một cựu giáo sư tại Đại học Harvard, nhấn mạnh đến viện ông Blinken được nhiều người gọi là ‘người bảo vệ các liên minh toàn cầu’.
“Ông ấy sẽ bảo vệ các mối quan hệ đồng minh hay đối tác mà nước Mỹ đã xây dựng,” Giáo sư Tài nói và chỉ ra việc ông Blinken là người phản đối khẩu hiệu ‘Nước Mỹ trên hết’ ngay từ đầu.
“Ông ấy muốn bảo vệ thế lãnh đạo của Mỹ trong các liên minh hay đối tác thế giới. Ông ấy sẽ cố gắng kết hợp lại thế đồng minh đã bị lung lay dưới thời ông Trump. Việc làm như vậy là làm yên trí các nhà ngoại giao Mỹ vốn đã mất niềm tin dưới thời ông Trump,” ông Tài phân tích. (4:00)
Ngoài ra, chính sách đối ngoại mới này của ông Blinken cũng sẽ làm ‘lãnh đạo các nước trên thế giới bình tâm hơn chứ không còn bị dao động hay chao đảo trước những chính sách của ông Trump’.
Vị cựu giáo sư này cũng nhận định về một số đường hướng chính của ông Blinken nếu được Quốc hội chuẩn thuận như sau: tiếp tục xem châu Âu là những đồng minh hàng đầu của Mỹ, giữ thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh với Nga, kết hợp với các đồng minh kiềm chế Trung Quốc để nước này không lấn lướt Mỹ về thương mại hay xâm nhập về kỹ thuật, tiếp tục chính sách của lưỡng Đảng là tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có liên kết chặt chẽ với Ấn Độ…
“Đối với Việt Nam, chính quyền Biden sẽ tiếp tục chính sách từ xưa đến nay là muốn giúp đỡ Việt Nam trong các vấn đề quyền lợi trên Biển Đông để chống lại Trung Quốc,” ông nhận định. “Nhưng chính quyền Biden sẽ không có tiền hậu bất nhất như dưới thời ông Trump nữa mà sẽ có chính sách bền bỉ hơn.”
‘Phải hợp tác mới kiềm chế Trung Quốc được’
Giáo sư Tài cho rằng Mỹ và Trung Quốc không thể nào tiêu diệt nhau được nên ‘phải vừa hợp tác vừa đấu tranh’. “Những gì mâu thuẫn quyền lợi thì dứt khoát phải đấu tranh nhưng không thể nào chống đối hoàn toàn được,” ông nói.
Ông đưa ra ví dụ như việc chính quyền Trump đánh thuế hàng hóa Trung Quốc là ‘không ăn thua gì hết mà chỉ có thiệt hại cho dân Mỹ phải mua hàng mắc hơn’.
“Chỉ có thương lượng mới giải quyết được vấn đề hàng hóa Trung Quốc qua Mỹ quá nhiều và để Trung Quốc ngăn cản các công ty quốc doanh của họ bán phá giá,” ông nói.
Ông Tài cũng nhận định, mặc dù Mỹ đã bị cô lập và thoái lui vai trò lãnh đạo trước Trung Quốc dưới thời ông Trump, chính quyền ông Joe Biden ‘sẽ cố gắng lật ngược xu thế này để đảm nhận lại vai trò lãnh đạo của Mỹ’.
Ông chỉ ra việc Bắc Kinh đã thành công trong việc cho ra đời khối Hiệp định đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, tức RCEP và tuyên bố muốn gia nhập hiệp ước Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ, tức CPTPP mà chính quyền Trump đã rút ra.
“Như vậy nếu nước Mỹ mà lơ tơ mơ sẽ bị đứng một mình với chính sách dùng thuế quan đánh các nước khác. Lúc đó nước Mỹ sẽ chịu thiệt mà thôi,” ông phân tích.
Nhận định về các đề cử của ông Biden cho các vị trí lãnh đạo về ngoại giao-an ninh, trong đó có ông Anthony Blinken, Giáo sư Tạ Văn Tài cho rằng ông Biden ‘đề cử những người dày dặn về kinh nghiệm’. Điều này khác với cách làm việc của ông Trump là ‘đề cử những người trung thành với ông ấy hay người ông ấy thích’.
Lập trường với Nga
Blinken cổ súy cho lập trường cứng rắn đối với Nga với kinh nghiệm của ông trong việc chống lại hành động xâm lược và sáp nhập một phần lãnh thổ Ukraine của Moscow.
Hồi năm 2014, Blinken phát biểu ở Viện Brookings rằng cô lập Nga là ‘cần thiết’. Ông giải thích: “Một cách mà Tổng thống Vladimir Putin và nước Nga định hình quyền lực là bằng ảnh hưởng địa chính trị mà Nga có thể giành được. Và làm suy yếu Nga về mặt chính trị trên cộng đồng quốc tế và cô lập nước này về mặt chính trị sẽ làm giảm sức mạnh đó”.
Hồi tháng 9, ông Blinken từng cảnh báo rằng các nước như Nga và Trung Quốc đã được lợi dưới nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump và đang cố gắng thổi bùng sự phân cực chính trị ở Mỹ. “Nền dân chủ đang suy thoái và các chế độ chuyên chế từ Nga đến Trung Quốc đang cố gắng khai thác những khó khăn của chúng ta,” ông từng phát biểu trên kênh CBS News.
Blinken cũng chỉ trích Trump vì đã quá mềm mỏng với Tổng thống Vladimir Putin. “Khi Tổng thống Trump đứng cùng Vladimir Putin trên vũ đài thế giới và nghe theo lời Putin về các cuộc tấn công của Nga vào cuộc bầu cử của chúng ta hơn là tin các các cơ quan tình báo của chúng ta, điều đó làm trầm trọng thêm vấn đề,” ông nói.
“Khi chúng ta có một tổng thống được thông báo rằng Nga treo tiền thưởng cho đầu binh lính chúng ta ở Afghanistan mà không làm gì cả – thực ra, còn tệ hơn là không làm gì, như chính ông ấy đã thừa nhận, ông ấy đã nói chuyện với Tổng thống Putin ít nhất sáu lần sau khi ông ấy nhận được tin đó mà không nêu lên, không chất vấn Putin và thậm chí còn mời Tổng thống Putin đến Washington và đòi cho Nga trở lại G7 thì chúng ta đang gặp phải một vấn đề cơ bản thực sự,” ông Blinken từng nói.
“Tổng thống Biden sẽ đối đầu với ông Putin vì những hành động gây hấn của ông ấy, chứ không phải vuốt đuôi Putin,” Blinken nói. “Không ném NATO vào sọt rác, mà là tăng cường khả năng răn đe của khối”.
Đối với Trung Quốc
Blinken từng nói rằng Hoa Kỳ phải tìm kiếm cơ hội hợp tác với Trung Quốc, chẳng hạn trên vấn đề kiểm soát vũ khí và biến đổi khí hậu. Hồi tháng 9, Blinken cho biết việc cố gắng cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Bắc Kinh như một số người trong chính quyền Trump và Đảng Cộng hòa ủng hộ là ‘không thực tế’ và ‘phản tác dụng’.
“Đó sẽ là một sai lầm,” ông Blinken nói và nói rằng chính quyền ông Biden sẽ tìm cách đối phó với Trung Quốc bằng cách mở rộng các liên minh của Mỹ.
“Hiện tại, xét trên mọi chỉ số chính, vị trí chiến lược của Trung Quốc đã mạnh hơn và vị trí chiến lược của Mỹ đã yếu hơn,” ông nhận định.
“Điều đầu tiên là chúng ta phải thoát ra từ lỗ hổng chiến lược mà Tổng thống Trump đã đẩy chúng ta vào,” ông nói trên Bloomberg TV hồi tháng. Ông cáo buộc ông Trump đã giúp Trung Quốc ‘thúc đẩy các mục tiêu chiến lược quan trọng của họ’ bằng cách làm suy yếu các liên minh của Mỹ, bỏ qua vấn đề nhân quyền và phá hoại nền dân chủ của Hoa Kỳ.
Blinken cho biết chính quyền Biden sẽ không né tránh phản công những hành vi của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông nói trên CBS: “Tôi nghĩ ông Biden sẽ nói rằng chúng ta phải bắt đầu với việc đặt mình ở thế mạnh để từ đó can dự với Trung Quốc để mối quan hệ tiến triển theo ý chúng ta muốn hơn là theo luật chơi của họ.”
Ông cũng cảnh báo rằng nếu không thách thức các hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc ở Hong Kong có thể khuyến khích Đảng Cộng sản Trung Quốc tham vọng hơn ở những nơi khác. “Nếu Trung Quốc nhận được tín hiệu là họ sẽ không bị trừng phạt, thì mối quan ngại sẽ là họ có thể nghĩ rằng họ có thể làm điều tương tự với Đài Loan,” ông Blinken nói trên Bloomberg TV:
Blinken nói ông Biden sẽ ‘tăng cường bảo vệ nền dân chủ của Đài Loan bằng cách vạch trần những nỗ lực can thiệp của Bắc Kinh’.
Chiến tranh thương mại
Blinken cho biết thỏa thuận thương mại giai đoạn một do Mỹ và Trung Quốc kí kết hồi đầu năm là ‘một thất bại’ vì nó không giải quyết được các vấn đề mang tính hệ thống giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và Trung Quốc thậm chí còn không đáp ứng các mục tiêu là tăng mua hàng hóa Mỹ như đã thỏa thuận.
Ông nói rằng chính quyền Biden sẽ tập trung xây dựng lại khả năng cạnh tranh của Mỹ để cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc.
Ông nói rằng Mỹ nên thay đổi cách tiếp cận để có thể đàm phán với Trung Quốc và chống lại hành vi của họ trên thị trường toàn cầu, nhưng né tránh câu hỏi liệu ông sẽ tìm cách tái gia nhập hay khôi phục Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, tức TPP, mà Tổng thống Trump đã rút ra hay không.
Theo ông Blinken, Biden sẽ ủng hộ áp thuế quan nếu cần, ‘nhưng thuế quan cần được hỗ trợ bởi một chiến lược để thành công chứ không phải là giả vờ cứng rắn và gây hại cho chính người dân nước Mỹ’.
Cơ chế đa phương
“Nói một cách đơn giản, những vấn đề lớn mà chúng ta phải đối mặt với tư cách là một quốc gia và với tư cách là một hành tinh, cho dù là biến đổi khí hậu, đại dịch hay là sự phổ biến vũ khí nguy hiểm – để nói rõ rằng, không có vấn đề nào trong số này có thể được giải quyết bằng giải pháp đơn phương,” ông Blinken từng phát biểu ở Viện Hudson hồi tháng Bảy. “Ngay cả một quốc gia hùng mạnh như Hoa Kỳ cũng không thể một mình xử lý được”.
Hợp tác với các quốc gia khác, ông Blinken nói, có thể có thêm lợi ích khi đương đầu với một thách thức ngoại giao lớn khác: cạnh tranh với Trung Quốc bằng các nỗ lực đa phương để thúc đẩy thương mại, đầu tư công nghệ và nhân quyền – thay vì ép các nước lựa chọn giữa hai siêu cường.
“Trong thời kỳ khủng hoảng hoặc thảm họa, nước Mỹ luôn là nơi thế giới tìm đến đầu tiên,” ông Blinken phát biểu tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ hồi năm 2015.
“Chúng ta không phải là nhà lãnh đạo mọi người tìm đến đầu tiên bởi vì chúng ta luôn đúng, hoặc bởi vì chúng ta được mọi người yêu thích, hoặc vì chúng ta có thể chi phối kết quả,” ông nói. “Đó là vì chúng ta cố gắng hết mức trong khả năng để cho hành động của mình phù hợp với các nguyên tắc của chúng ta và bởi vì sự lãnh đạo của Mỹ có khả năng đặc biệt để huy động các nước khác và tạo ra sự khác biệt.”
Tuyên bố ‘Nước Mỹ đã trở lại’, Biden ra mắt đội ngũ an ninh quốc gia
Tuyên bố “Nước Mỹ đã trở lại,” Tổng thống tân cử Joe Biden trình làng đội ngũ an ninh quốc gia của ông, dấu hiệu đầu tiên báo trước đường hướng chính sách của ông sẽ thay đổi ra sao so với thời đại Tổng thống Trump và chính sách “Nước Mỹ trên hết”.
Theo hãng tin AP, ông Biden chọn các chuyên gia thuộc thành phần gạo cội của đảng Dân Chủ để phục vụ trong vai trò cố vấn quan trọng nhất của ông.
“Cùng nhau, các công bộc này sẽ khôi phục vị thế của nước Mỹ trên thế giới, vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trên toàn cầu, cả về mặt đạo đức”, ông Biden nói từ thành phố Wilmington, Delaware, tiểu bang quê nhà của ông. “Đây là một đội ngũ phản ánh sự kiện Nước Mỹ đã quay trở lại, sẵn sàng dẫn dắt thế giới, không tránh xa thế giới”.
Những người được ông chọn để nắm các chức vụ quan trọng là những nhân vật có kinh nghiệm và có liên hệ tới chính phủ của Tổng thống Obama, một dấu hiệu thể hiện cố gắng của ông Biden để đưa nước Mỹ trở lại trạng thái bình thường sau những sóng gió trong nhiệm kỳ 4 năm của Tổng thống Donald Trump.
Một dấu hiệu khác cho thấy ông Biden sắp sửa lên nắm quyền: Ông lên kế hoạch để đọc một bài diễn văn trong ngày Lễ Tạ Ơn vào chiều thứ Tư 25/11, dự kiến tập trung vào những sự hy sinh chung trong mùa Lễ Tạ Ơn, và bày tỏ tin tưởng rằng nhân dân Mỹ sẽ cùng nhau vượt qua đại dịch.
Những người được ông Biden đề cử cho thấy sự khác biệt rõ rệt so với nội các của Tổng thống Trump, vốn phần lớn là đàn ông, và hầu hết là da trắng. Trong thành phần được ông Biden chọn, có nhiều phụ nữ và người da màu, một số sẽ phá vỡ những rào cản truyền thống, nếu họ được chuẩn thuận để nắm các chức vụ mới.
Đội ngũ của Tổng thống tân cử Joe Biden gồm có: Antony Blinken, một cựu quan chức có kinh nghiệm về chính sách ngoại giao và rất có uy tín tại Điện Capitol, và cũng là người thân cận của ông Biden suốt 20 năm nay, được đề cử vào chức Bộ trưởng Ngoại giao; Luật sư Alejandro Mayorkas sẽ nắm chức Bộ trưởng Bộ Nội an; nhà ngoại giao lão thành Linda Thomas-Greenfield được đề cử vào chức vụ Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc; cựu quan chức thời Tổng thống Obama, Jake Sullivan, sẽ nắm chức Cố vấn An ninh Quốc gia.
Bà Avril Haines, cựu Phó Giám đốc CIA, được chọn cho chức Giám đốc Tình báo quốc gia, người phụ nữ đầu tiên nắm chức vụ này; và cưu Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry sẽ trở lại chính trường với chức Đặc sứ của Tổng thống về vấn đề biến đổi khí hậu.
Một số nghị sĩ đảng Cộng hòa không tán thành những sự lựa chọn nhân sự của ông Biden.
Thượng nghị sĩ Tom Cotton của đảng Cộng hòa, một ứng viên tổng thống tiềm năng cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, nói rằng ông Biden chọn toàn là những người sẽ tỏ ra hòa hoãn với Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio, môt ứng viên tổng thống tiềm năng khác cho cuộc bầu cử năm 2024, thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện sẽ xem xét các đề cử của ông Biden, tỏ ý chê những chọn lựa sơ khởi kể trên.
Ông Biden nói những sự chọn lựa của ông “phản ánh ý kiến rằng chúng ta không thể đối đầu với những thách thức bằng lối suy nghĩ và thói quen cũ”. Ông Biden nói ông đã giao cho họ nhiệm vụ khôi phục vị thế của nước Mỹ trên trường quốc tế, cũng như vị trí dẫn đầu về mặt đạo đức, trong một động thái rõ rằng chỉ trích chính sách của Tổng thống Trump, vốn hay cưỡng lại các liên minh truyền thống của Mỹ ở nước ngoài.
Tổng thống tân cử Joe Biden nói ông có ấn tượng mạnh về việc nhiều lãnh đạo thế giới, trong các cuộc điện đàm chúc mừng ông, nói họ trông mong Hoa Kỳ “tái khẳng định vai trò lịch sử của Mỹ để lãnh đạo thế giới” dưới quyền ông.
Hôm thứ Ba, Tổng thống Trump bênh vực thế giới quan của ông khi ông xá tội cho gà tây, một truyền thống của Tòa Bạch Ốc trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Ông Trump nói Hoa Kỳ không nên từ bỏ chính sách “Nước Mỹ trên hết”.
Trong khi ông Trump đòi hỏi nội các của ông phải tuyệt đối trung thành với ông, ông Biden nói ông trông đợi các cố vấn của ông “nói cho tôi biết những gì cần biết, chứ không phải những gì tôi muốn biết”.
Hôm thứ Ba, một lần nữa Tổng thống Trump từ chối công nhận thất cử và tiếp tục thách thức kết quả bầu cử.
Ông viết trên Twitter: “Văn phòng Quản trị Dịch vụ Công (GSA) không quyết định ai sẽ là vị Tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ”
Rò rỉ thông tin từ cuộc họp mật của TT Trump cho thấy một âm mưu gây nguy hiểm cho nước Mỹ
Thiện Phong
Mới đây việc thông tin từ cuộc họp bí mật với Bộ Quốc phòng của Tổng thống Trump bị rò rỉ đã góp phần cho giới truyền thông Hoa Kỳ lan truyền những thông tin cô lập tổng thống. Phân tích của Stephen Bryen cho thấy một góc nhìn khác.
Sau đây là nguyên văn bài viết của Stephen Bryen trên The Epoch Times:
Lầu Năm Góc, dường như đã trở thành một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Tuyên bố này nghe có vẻ khó hiểu, nhưng không có gì ngạc nhiên khi các nhân viên của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã tiết lộ tin tức về cuộc họp siêu bí mật, có sự tham gia của tổng thống và các cố vấn cấp cao của ông.
Chưa có ai nói đây không phải là sự thật.
Tóm tắt ngắn gọn như sau, Tổng thống Donald Trump tuần này đã đặt câu hỏi về một số phương án lựa chọn, bao gồm một cuộc tấn công vào căn cứ hạt nhân chính của Iran ở Natanz, sau khi nhận được báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, cho biết trữ lượng uranium của Iran gấp 12 lần lượng cho phép về thỏa thuận hạt nhân. Các cố vấn của Tổng thống, bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại trưởng, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng, Cố vấn An ninh Quốc gia và Phó Tổng thống, đều đưa ra ý kiến với TT Trump rằng kế hoạch ném bom hoàn toàn không phải là một ý tưởng hay, vì nó sẽ làm leo thang tình hình vốn đã rất căng thẳng.
Một vị Tổng thống luôn lo lắng về vấn đề hạt nhân Iran có quyền hỏi các cố vấn của mình cách đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng này.
Ý kiến mà ông nhận được là, bất luận nói như thế nào, thì việc triển khai hành động lần này nguy hiểm sẽ rất lớn, nó sẽ dẫn đến xung đột rộng hơn.
Bất kể bạn có đồng ý với câu trả lời mà Tổng thống nhận được hay không, thực tế mà nói việc ông đưa ra câu hỏi này là hợp lý và thỏa đáng. Vì sao nói như vậy?
Trước hết, cả hai cựu Tổng thống Barack Obama và George W. Bush đều hứa trong nhiệm kỳ của họ rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ cho phép Iran trở thành một cường quốc hạt nhân. TT Trump cũng có chính sách tương tự. Câu hỏi đặt ra là, chính sách này có nghĩa chính xác là gì?
Thứ hai, Tổng thống có thể đã đọc được tin tức như những người khác. Ông có thể cảm thấy ngạc nhiên khi chưa được nghe cố vấn của mình nói về các bước mà Hoa Kỳ nên thực hiện, để đối phó với sự gia tăng nhanh chóng lượng dự trữ uranium trong kho của Iran và các thông tin khác về căn cứ hạt nhân bí mật mới của Iran.
Tại sao Lầu Năm Góc giữ im lặng về mối đe dọa ngày càng gia tăng này?
Thứ ba, tại sao các cố vấn của Trump lại sợ làm trầm trọng thêm căng thẳng với Iran như vậy? Lẽ nào họ chưa chuẩn bị sẵn sàng cho loại tình huống khẩn cấp này? Câu trả lời đáng buồn là, nếu đây là một chính sách nhất quán, thì mọi phàn nàn của chúng ta về Iran chẳng khác nào đặt ghế trên boong tàu Titanic đang chìm.
Tất nhiên là, ngay cả khi đề xuất của Tổng thống là không hoàn toàn chính xác, thì ông ấy vẫn xứng đáng nhận được nhiều hơn so với một lời từ chối. Một vấn đề được đặt ra là Ả Rập Saudi và Israel có thái độ như thế nào trước các cuộc tấn công quân sự của Mỹ? Trong thâm tâm, có vẻ như Israel muốn sử dụng một loạt các biện pháp chủ động như làm nổ tung và đốt phá để ngăn cản sức mạnh hạt nhân của Iran, nhằm trì hoãn khiến cho Iran không thể trở thành một cường quốc hạt nhân.
Vậy vì sao chúng ta lại không giúp đỡ?
Một vấn đề khác là, Hoa Kỳ có thể làm gì để thúc đẩy sự thay đổi chế độ ở Iran, vì một chính quyền ôn hòa hơn có thể ngừng chi tiêu những khoản tiền khổng lồ cho vũ khí hạt nhân và tên lửa, đồng thời có thể chấm dứt tham vọng lãnh thổ, thao túng chính trị của Iran ở Trung Đông.
Chi tiết cuộc họp bí mật về an ninh quốc gia của Tổng thống đã bị rò rỉ trên tờ “New York Times”, người ta nói rằng một số người trong Lầu Năm Góc đã làm điều đó. Vụ rò rỉ cho thấy TT Trump đang yếu thế và không có cố vấn nào ủng hộ ông.
Bằng cách “vạch mặt tổng thống” – nếu đó là ý tưởng, những kẻ rò rỉ đã đảm bảo rằng thế giới ngày nay thậm chí còn nguy hiểm hơn ngày hôm qua, bởi vì bây giờ bất kỳ kẻ thù nào của Hoa Kỳ cũng có thể có niềm tin lớn hơn rằng tổng thống Hoa Kỳ đang rất yếu thế và có thể không còn thực hiện bất kỳ hành động nào để ứng phó trong một cuộc khủng hoảng. Đây hẳn là một tin tuyệt vời đối với Trung Quốc và Nga cũng như đối với các nhà độc tài trên khắp thế giới, chẳng hạn như Kim Jong Un.
Đây là một tin tuyệt vời cho Iran, giờ đây Iran có thể làm bất cứ điều gì mình muốn mà không gặp bất kỳ nguy hiểm nào nào. Đây là một kết quả khủng khiếp của vụ rò rỉ thông tin này.
Việc vi phạm nghiêm trọng quy định về bảo mật là sự kiện quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Sự cố này bị nghi ngờ là do các nhân viên của Bộ Quốc phòng hoặc các cơ quan khác của chính phủ, họ đã gây nguy hiểm cho tất cả chúng ta. Các thủ phạm đã thoát sau khi làm rò rỉ thông tin nhạy cảm và tuyệt mật. Đây là một diễn biến khủng khiếp vượt xa phạm vi của tổng thống, nó cần phải được dừng lại ngay lập tức.
Stephen Bryen được coi là nhà lãnh đạo tư tưởng về chính sách an ninh công nghệ, hai lần được trao tặng huân chương dân sự cao quý nhất của Bộ Quốc phòng, Huân chương Công vụ Xuất sắc. Cuốn sách gần đây nhất của ông là “An ninh công nghệ và sức mạnh quốc gia: Người thắng và người thua”.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của DKN.
Truyền thông Mỹ : Donald Trump dự định ân xá Michael Flynn
Thu Hằng
Ông Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Donald Trump, có thể sẽ được ân xá. Năm 2017, ông Flynn thừa nhận đã nói dối Cục Điều Tra Liên Bang (FBI) về những cuộc tiếp xúc với một nhà ngoại giao Nga vào cuối năm 2016, trước khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ.
Theo một số nguồn tin ẩn danh, được trang tin Axios và báo New York Times trích ngày 24/11/2020, quyết định ân xá cho ông Flynn có thể nằm trong loạt ân xá của tổng thống Donald Trump vào những ngày cuối nhiệm kỳ.
Trước đó, vào tháng 05, bộ Tư Pháp Mỹ đã rút đơn kiện cựu cố vấn an ninh quốc gia vì cho rằng cuộc điều tra « không có cơ sở pháp lý ». AFP nhắc lại, đây là một chiến thắng chính trị cho tổng thống Trump vì ông luôn khẳng định Micheal Flynn « vô tội ».
Ông Michael Flynn tham gia chiến dịch vận động tranh cử tổng thống 2016 của nhà tỉ phú địa ốc và nhiều lần trao đổi bí mật với đại sứ Nga tại Washington, Serguei Kisliak, vào tháng 12/2016, trước khi ông Trump nhậm chức tổng thống. Trở thành cố vấn an ninh quốc gia, ông bị cảnh sát liên bang thẩm vấn ngày 24/01/2017 vì che giấu những cuộc tiếp xúc trên. Ngoài ra, ông Flynn còn nói dối phó tổng thống Mike Pence và buộc phải từ chức, chỉ sau 22 ngày làm cố vấn an ninh cho ông Trump.
Năm 2017, Michael Flynn đã thừa nhận khai man và chấp nhận hợp tác với các nhà điều tra về nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016. Cuộc điều tra, do công tố viên đặc biệt Robert Mueller đứng đầu, bị ông Trump gọi là « cuộc truy bắt phù thủy ». Sau 2 năm điều tra, nhóm cộng sự của ông Mueller đã không tìm được bằng chứng về vụ này.
Năm 2019, trước nguy cơ lĩnh án 6 tháng tù, ông Flynn đã thay đổi nhóm luật sư và chiến lược bào chữa. Ông yêu cầu hủy thủ tục tố tụng và tự nhận là nạn nhân của một âm mưu thao túng.
Các tổ chức dân quyền lo ngại khi Tổng Thổng Trump khởi kiện tại những thành phố có đông người da đen
Tin Philadelphia, Pennsylvania – Cử tri da đen được cho là một trong các yếu tố giúp ông Joe Biden chiến thắng tại các tiểu bang Michigan, Wisconsin, Pennsylvania, và Georgia. Tuy nhiên, Tổng Thống Trump và các đồng minh của ông đang khởi kiện tại nhiều thành phố có phần lớn dân số là người da đen, trong nỗ lực đảo ngược kết quả bỏ phiếu.
Ban tranh cử của tổng thống Trump cho tới nay vẫn không có bằng chứng gì về cáo buộc gian lận, và liên tục thất bại tại tòa án. Tuy nhiên, sự kiên trì của tổng thống và những người Cộng Hòa trung thành với ông đã gây lo ngại cho các lãnh đạo da đen và các nhà hoạt động dân quyền, vì những người này cho rằng đây là một nỗ lực chưa từng có nhằm tước quyền của hàng trăm ngàn cử tri, với phần lớn trong số này là người da đen.
Ban tranh cử của Tổng Thống Trump bác bỏ mọi cáo buộc kỳ thị, nói rằng các đơn kiện đòi kiểm phiếu lại không nhằm vào cử tri da đen. Trong khi đó, một nhóm cử tri tại Michigan đã khởi kiện ban tranh cử của tổng thống Trump, cáo buộc phía tổng thống muốn tước quyền của cử tri, bằng cách gây áp lực buộc cơ quan bầu cử không xác nhận kết quả bỏ phiếu tại tiểu bang của họ.
Đối với các nhà hoạt động dân quyền, chiến lược của phía Tổng Thống Trump là nỗ lực vốn đã kéo dài nhiều thập niên của đảng Cộng Hòa, nhằm giành thêm quyền lực bằng cách đàn áp tiếng nói của người da màu. Các nhà hoạt động cũng cáo buộc Tổng Thống Trump có động cơ kỳ thị chủng tộc, khi tập trung khởi kiện tại các thành phố như Detroit, Philadelphia, và Atlanta. (Ngô Bảo)
Sidney Powell hứa hẹn sẽ có vụ kiện ‘quy mô thần thánh’ đối với gian lận phiếu bầu
Phụng Minh
Cựu công tố viên Liên bang Sidney Powell đã đưa ra những thông tin “bom tấn” trong nhiều ngày qua và chuẩn bị đệ đơn kiện như bà mô tả là một vụ kiện “quy mô thần thánh” ở Georgia, cáo buộc gian lận phiếu bầu điện tử khổng lồ khiến một số tiểu bang đã chuyển chiến thắng từ Tổng thống Trump sang cho ông Joe Biden.
Trong một cuộc phỏng vấn với Newsmax TV, bà Powell cũng cáo buộc Thống đốc bang Georgia Brian Kemp và Thư ký tiểu bang Brad Raffensperger đã thực hiện một thỏa thuận mua Hệ thống bỏ phiếu Dominion như một âm mưu rửa tiền với Trung Quốc trị giá 100 triệu đô la.
Khi được hỏi về kết quả bầu cử của tiểu bang đã được chứng nhận cho ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden vào cuối tuần qua, bà Powell đã phủ nhận mạnh mẽ.
“Đó là một trò hề. Georgia có lẽ sẽ là tiểu bang đầu tiên mà tôi sẽ cho nổ tung, ông Kemp và thư ký tiểu bang cần phải ra đi cùng với nó vì họ đang ở trong trò lừa đảo của Dominion với việc “mua vào phút cuối” hoặc nhận lại quả trị giá 100 triệu đô la”, bànói, đồng thời gợi ý rằng các quan chức thực thi pháp luật Georgia nên điều tra điều đó.
Bà cũng nói thêm:
“Chúng tôi có rất nhiều bằng chứng; nó rất nhiều, thật khó để tập hợp tất cả lại với nhau. Hy vọng rằng tuần này chúng tôi sẽ chuẩn bị sẵn sàng để nộp hồ sơ, và nó sẽ có quy mô thần thánh. Đó là một dự án lớn để thu thập khiếu nại gian lận cùng với bằng chứng mà tôi muốn đưa vào”.
“Chúng tôi đã có những lá phiếu bị xé nhỏ, những lá phiếu bị ném vào túi rác, những người làm việc trong trung tâm [kiểm phiếu] làm điều gian dối, những lá phiếu bị chuyển đổi, các thuật toán đang được chạy… bạn kể ra có bao nhiêu cách gian lận thì nó đều đã xảy ra ở Georgia. nói.
Newsmax TV tiếp tục tóm tắt các tuyên bố của bàPowell, dựa trên bằng chứng, lời khai và bản tuyên thệ của nhân chứng:
Chỉ có 3/4 số phiếu của Tổng thống Donald Trump được đếm.
Các thuật toán đã mang lại cho đảng Dân chủ thêm 35.000 phiếu bầu.
Các sửa đổi được thực hiện đối với máy bỏ phiếu sau ngày giới hạn theo luật định cho các thay đổi.
Những chiến thắng trong cuộc bầu cử trong quá khứ, bao gồm cả chiến thắng sơ bộ của Hillary Clinton trước Thượng nghị sĩ Bernie Sanders là do Hệ thống Bầu cử Dominion quyết định.
Các cáo buộc quan chức nhà nước nhận tiền, thậm chí có khả năng là Thống đốc Georgia đã nhận một khoản tài trợ để đưa Hệ thống bỏ phiếu Dominion vào sử dụng.
Và Powell không phải là người duy nhất đưa ra cáo buộc – về gian lận phiếu bầu lớn và tham nhũng liên quan đến Thống đốc Georgia.
“Tôi đã gặp Sidney Powell rất lâu. Tôi đã xem các bằng chứng liên quan đến máy Dominion và phần mềm họ sử dụng, và cách họ điều hành nó từ Barcelona ở Tây Ban Nha, nơi họ thao túng các phiếu bầu”, luật sư Lin Wood cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu (20/11).
“Tôi tin rằng Brian Kemp (Thống đốc Georgia) đã tham nhũng. Và ông ta đã bị mua chuộc bằng tiền của Trung Quốc”, ông Wood nói thêm, “Tôi không tin rằng ông ta muốn cuộc bầu cử này bị lật đổ và khi kết quả thực sự được công bố, Brian Kemp sẽ phải đối mặt với một tổng chưởng lý của chính quyền Trump và Brian Kemp sẽ phải ngồi tù”.
Cả bà Powell và ông Wood đều là những luật sư dày dạn kinh nghiệm. Trên thực tế, trong cuộc phỏng vấn của mình, Wood đã cho phép Kemp đệ đơn kiện mình tội bôi nhọ nếu ông Wood sai – điều mà ông ấy không tin rằng Kemp sẽ làm.
Hai con đại bàng bên ngành pháp lý này sẽ không vứt bỏ sự nghiệp của họ, đặc biệt là với những phát ngôn mạnh mẽ như vậy. Họ có thể đang rất chắc chắn vào các bằng chứng sắp được tiết lộ trong tương lai.
‘Nhà nước ngầm’ và ‘Đầm lầy Washington’
Hương Thảo
Bầu cử Mỹ hiện vẫn chưa có kết quả chung cuộc. Tuy nhiên, thông qua cuộc bầu cử lần này thế giới quả thật đã được chứng kiến rất nhiều điều khuất tất, ví như cái gọi là “Đầm lầy Washington” và thế lực “Nhà nước ngầm” trong nội bộ nước Mỹ, theo Vision Times.
“Đầm lầy Washington” là một cụm từ ám chỉ những nhóm lợi ích thâm căn cố đế tại thủ đô nước Mỹ, được ví von với những con cá sấu đầy rẫy trong đầm lầy. Chính những nhóm lợi ích này trên thực tế đang nắm thực quyền, đang thống trị nền chính trị tại Hoa Kỳ.
Vậy còn cụm từ Nhà nước ngầm (Deep State)? Ngoài chính phủ trên bề mặt mà chúng ta có thể nhìn thấy được ra, còn có một thế lực đen tối hắc ám, ẩn giấu trong bóng tối nhưng lại đang mạnh mẽ chi phối sự vận hành của chính phủ, sức ảnh hưởng của thế lực này là rất lớn đối với các quyết sách của chính phủ, do đó được đặt tên là Nhà nước ngầm.
Ở Mỹ, “Nhà nước ngầm” bao gồm những thành phần sau: các cơ quan tình báo chủ yếu của đất nước, các nhân vật chính trị cấp cao, một số quan chức thâm niên hoặc lâu năm không được bầu trong chính phủ (chẳng hạn như công chức cấp cao), các cá nhân nắm giữ quyền kiểm soát các tập đoàn thương mại, quân sự hoặc tội phạm chủ chốt, các cá nhân và công ty trong ngành công nghiệp quốc phòng, công
nghiệp chống khủng bố, ngành tài chính quốc gia, các kênh truyền thông, … Các nhóm này đã cấu thành một nhóm lợi ích chung đan xen rất phức tạp, ở một mức độ nào đó rất giống với các nhóm đặc quyền thời phong kiến. Thế lực Nhà nước ngầm này tồn tại đã lâu, nhiều đời tổng thống Mỹ quả thật đã phát hiện ra điều này, nhưng có thể họ ném chuột sợ vỡ bình quý, vậy nên thường không động chạm đến chúng.
Ban đầu, các thành viên của “Nhà nước ngầm” này có ở cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, nhưng nhìn chung phần đông họ nghiêng nhiều về phía Đảng Dân chủ hơn. Vì kể từ khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ vào năm 1992, thế giới bắt đầu bước vào kỷ nguyên “toàn cầu hóa”. Trong kỷ nguyên “toàn cầu hóa” này (từ năm 1992 đến 2016), đảng Dân chủ đã cầm quyền được 16 năm (Clinton và Obama), trong khi Đảng Cộng hòa chỉ có 8 năm (Bush con), và chính lợi thế nắm quyền trong thời gian dài hơn là yếu tố đầu tiên khiến lượng lớn các đảng viên Đảng Dân chủ trở thành thành viên của thế lực đen tối này.
Điểm thứ hai là, so với Đảng Cộng hòa, Đảng Dân chủ ủng hộ toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn, đồng thời bản thân thế lực Nhà nước ngầm này cũng nhận được nhiều lợi ích nhất từ toàn cầu hóa. Hai yếu tố này khiến thế lực đen tối ở “đầm lầy Washington” thể hiện sự ủng hộ nhiều hơn đối với Đảng Dân chủ.
Ngay từ trước khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã nhiều lần cảnh báo sẽ “tát cạn đầm lầy”. Theo thống kê ghi nhận được, ông đã nhắc đến cụm từ này đến 79 lần chỉ tính riêng trong cuộc bầu cử năm 2016. Trong 4 năm tại vị, ông cũng đã 75 lần đề cập đến nó. Trên thực tế ông cũng đang tấn công “cái đầm lầy” này trong một số lĩnh vực. Dù chưa thể nhổ tận gốc, nhưng những hành động của ông cũng đã có tác dụng nhất định đến quyền lợi của thế lực Nhà nước ngầm này, nên họ đã tìm mọi cách ngăn chặn việc tái đắc cử của ông. Trong lần bầu cử này, người ta có thể phần nào thấy được hành tung của cái thế lực đó.
Sau khi sự cố máy tính của Hunter Biden – con trai ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden bị phanh phui, tất cả các kênh truyền thông dòng chính cánh tả ở Mỹ đều im hơi lặng tiếng, và các mạng xã hội chủ chốt ở Mỹ như Twitter hay Facebook cũng mạnh tay che giấu tất cả các ngôn luận xoay quanh vụ bê bối này của gia đình Biden.
Hành động đồng bộ của một loạt các kênh truyền thông dòng chính như vậy khiến mọi người phải tự hỏi liệu có một thế lực nào ở Mỹ đang chi phối các kênh truyền thông khác nhau hay không. Bởi sau khi “Đạo luật Viễn thông năm 1996” được thông qua dưới thời chính quyền Clinton, ngành truyền thông Mỹ đã bị lũng đoạn nghiêm trọng. Sáu tập đoàn lớn, cụ thể là Viacom, News Corp, Comcast, CBS, Time Warner và Disney đã kiểm soát hơn 90% các công ty truyền thông trên khắp nước Mỹ.
Trong suốt quá trình bầu cử, các thông điệp của Tổng thống Trump liên tục bị kiểm duyệt và phong tỏa bởi các kênh truyền thông dòng chính. Ngay cả khi ông đưa ra cáo buộc gian lận trong một cuộc họp báo của Tòa Bạch Ốc sau ngày bầu cử, tất cả các kênh truyền thông dòng chính đều ngắt chương trình phát sóng trực tiếp của ông với lý do không có bằng chứng xác thực. Họ chỉ là người đưa tin, tại sao họ lại có quan điểm của một nhà xuất bản.
Việc các kênh truyền thông dòng chính có thể đạt được sự đồng bộ nhất trí trong phối hợp như vậy là một điểm đáng kinh ngạc. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc hành nghề cơ bản trong ngành truyền thông.
Không chỉ vậy, tất cả các bình luận trên Twitter và Facebook đề cạp đến gian lận bầu cử đều bị chặn hoặc đặt cảnh báo, gồm cả của những nhà xuất bản truyền thông cũng như người dân bình thường. Trong một xã hội nhấn mạnh chủ nghĩa đa nguyên như Mỹ, thật khó hiểu tại sao một hành vi kiểm duyệt bóp nghẹt tự do ngôn luận mang tính đồn thuận như vậy lại có thể tồn tại giữa ban ngày.
Các nhóm lợi ích thâm căn cố đế trong giới chính trị Hoa Kỳ đã trực tiếp lũng đoạn chính sách đối nội và ngoại giao, tiến hành can thiệp quân sự và các hiệp định thương mại quốc tế hòng giúp một số ít giới tinh tú doanh nghiệp kiểm soát nguồn tài nguyên toàn cầu.
Thế lực đen tối này tin rằng quốc gia dân tộc chính là chướng ngại lớn đang ngáng trở họ, do vậy họ đang cố gắng hết sức để loại bỏ Tổng thống Trump, làm đủ mọi cách khiến ông rớt đài. Tổng thống Trump phản đối chủ nghĩa toàn cầu, chủ trương xé bỏ các hiệp định thương mại đa phương, điều này đã đe dọa đến lợi ích của nhóm người này, từ đó khiến Tổng thống Trump trở thành cái gai trong mắt.
Tổng thống Trump, một doanh nhân nhỏ bé chưa bao giờ nằm trong vòng tròn chính trị Washington, nhưng lại quyết tâm sẽ “Tát cạn đầm lầy Washington”, thì làm sao không bị các thế lực đen tối thâm căn cố đế này tẩy chay cho được? Nếu không hiểu rõ bối cảnh này, chúng ta sẽ rất khó hiểu được một loạt các hiện tượng kỳ lạ đang xảy ra trong cuộc bầu cử lần này.
Luật sư Lin Wood: Nước Mỹ sẽ bị sốc về mức độ ấu dâm, sùng bái Satan trong chính phủ
Phụng Minh
Trước khi chiến dịch của Tổng thống (TT) Trump bắt đầu hoàn toàn lật tẩy gian lận bầu cử, có thể có rất nhiều tiết lộ khác xuất hiện trước, theo luật sư Lin Wood, một trong những luật sư của Tổng thống Trump.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên chương trình radio Thrive Time, ông Wood đã thảo luận về việc TT Trump không lãng phí thời gian của mình, để chuẩn bị rất tốt cho cuộc chiến.
Ông Lin Wood nói: “Tối cao Pháp viện được tái thiết. Bộ Quốc phòng gần đây đã được tổng thống bổ nhiệm lại chức vụ chuyên gia về khủng bố mạng và khủng bố”.
Ông cũng chỉ ra một lệnh hành pháp do TT Trump ban hành vào năm 2018, đặc biệt xử lý sự can thiệp của nước ngoài vào các cuộc bầu cử quốc gia của Hoa Kỳ. Nói cách khác, tổng thống đã chuẩn bị khá sớm để “giải phóng Kraken” như luật sư Sidney Powell đã nói .
Mục tiêu cuối cùng, theo ông Wood, là đưa tất cả bọn họ (những người đứng sau gian lận bầu cử) vào tù, rất nhiều người đã tham gia trong nhiều thập kỷ qua và họ có thể thuộc hoặc không thuộc chính phủ Hoa Kỳ.
Ông Wood cho biết: “Trong một thế giới hoàn hảo, tôi muốn thấy báo cáo của John Durham được công bố và nhiều người sẽ phải ngồi tù”.
“Tôi muốn thấy những người liên kết với Jeffrey Epstein và Ghislaine Maxwell phải vào tù. Tôi muốn xem những gì trên máy tính xách tay của Hunter Biden và xem những người đó phải vào tù. Tôi muốn xem những gì trên máy tính xách tay của Anthony Weiner, và tôi muốn thấy nhiều người phải vào tù. Và sau đó khi chúng ta đi đến giai đoạn cuối cùng của gian lận bầu cử, tôi muốn thấy nhiều người hơn nữa phải vào tù”.
Nói cách khác, có rất nhiều vụ truy tố chuẩn bị được tiến hành, và một khi quá trình thực sự diễn ra, sẽ có rất nhiều quả bom được thả xuống gây chấn động thế giới.
“Vì vậy, có khả năng sẽ là một sự thức tỉnh tuyệt vời”, ông Wood cảnh báo, lưu ý rằng trong một “thế giới hoàn hảo”, tất cả sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch.
“Sự thật phải được tiết lộ và tôi tin rằng nó sẽ được tiết lộ… Mọi lời nói dối sẽ được tiết lộ. Đất nước này sẽ bị sốc khi biết sự thật về kẻ đã chiếm giữ Phòng Bầu dục trong một số năm. Mọi người sẽ bị sốc về mức độ ấu dâm của họ”.
Wood lạnh lùng lưu ý rằng sẽ sớm có những tiết lộ hàng loạt về những người được công chúng thần tượng, tham gia vào tất cả các loại thờ cúng quỷ Satan – những người mà hầu hết chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ nghĩ rằng họ sẽ làm như vậy.
Ông Wood cũng đang làm việc ở tiểu bang Georgia để truy ra tới cùng gian lận bầu cử diễn ra ở đó, được cho là đã chuyển phiếu của TT Trump sang cho Joe Biden.
TT Trump đã thắng ở Georgia vào năm 2016, và mới phá vỡ kỷ lục về số phiếu bầu nhiều nhất từ trước đến nay cho một tổng thống đương nhiệm vào năm 2020. Vậy làm thế nào, ông được cho là đã thua ở Georgia, một bang thường có màu đỏ (ủng hộ Đảng Cộng hòa)? Natural News đặt câu hỏi.
Câu trả lời là TT Trump đã không để mất Georgia, như sẽ sớm được tiết lộ. Và ông Wood đang giúp việc tiết lộ đó sớm có thể thực hiện được, trong khi chờ đợi sự giúp đỡ từ những người yêu nước Georgia.
“Tôi cần danh tính của bất kỳ cử tri Georgia nào đã bỏ phiếu quân nhân vắng mặt”, Wood đã tweet cho những người theo dõi của mình. “Nếu bạn bỏ phiếu như vậy hoặc biết ai đó đã bỏ phiếu, vui lòng gửi email cho tôi theo địa chỉ lwood@fightback.law… We The People sẽ hành động để bảo vệ phiếu bầu của chúng ta”.
Mối quan hệ thực sự giữa hệ thống kiểm phiếu Dominion và Smartmatic
Tâm Thanh
Mục lục bài viết
Sự khởi đầu của Smartmatic
Smartmatic đã mua hệ thống bỏ phiếu Sequoia của Anh
Dominion sở hữu Smartmatic và Sequoia
Quyền sở hữu tài sản trí tuệ của Dominion thuộc về ai?
Những tiểu bang sử dụng phần mềm kiểm phiếu Dominion đều xảy ra vấn đề
Dominion đối mặt với nhiều cáo buộc gian lận bầu cử
Hệ thống kiểm phiếu Smartmatic vốn là một công cụ được thiết kế cho các nhà độc tài Venezuela, vì thế mối quan hệ thực sự giữa Smartmatic và Dominion rất đáng để quan tâm, và ai là người có quyền sở hữu trí tuệ đối với thiết kế phần mềm của hệ thống bỏ phiếu Dominion? Phân tích của Zhong Xuan trên Sound of Hope sẽ đưa độc giả đến với mối quan hệ phức tạp giữa Smartmatic ở Hoa Kỳ, hệ thống bỏ phiếu Sequoia ở Vương quốc Anh và Dominion ở Canada.
Gần đây, Tổng thống Trump đã dẫn lại nguồn tin từ kênh truyền thông Hoa Kỳ OANN trên Twitter cho biết: “Dominion đã xóa 2,7 triệu phiếu bầu của Trump trên toàn quốc… và các tiểu bang sử dụng hệ thống kiểm phiếu Dominion đã chuyển 435.000 phiếu bầu cho Trump sang cho Biden”. Đây là một lời tố cáo khiến những ai quan tâm tới cuộc bầu cử phải kinh ngạc.
Luật sư riêng của Tổng thống Trump, ông Giuliani cáo buộc rằng, dữ liệu phiếu bầu tại 28 tiểu bang của Hoa Kỳ đã được gửi đến Đức và Tây Ban Nha được Smartmatic kiểm đếm.
Ông cũng tiết lộ rằng, đằng sau Dominion là sự kiểm soát của Smartmatic và Mark Malloch Brown – một cộng sự lâu năm của Soros, là chủ tịch của công ty cổ phần SGO Corporation Limited có trụ sở tại London. Đây là tổ chức lớn thứ hai trong tập đoàn tài chính khổng lồ của George Soros – một nhà tài trợ lớn nhất của Đảng Dân chủ.
Luật sư Powell cũng tiết lộ rằng, do gian lận kiểm phiếu điện tử, trong cuộc tổng tuyển cử này, Biden đã có thêm 10 triệu phiếu bất hợp pháp (125%), trong khi phiếu bầu của Trump bị giảm đi 7 triệu (chỉ tính 75%). Hơn nữa, các quốc gia độc tài có lịch sử tồi tệ nhất trên hành tinh, chẳng hạn như Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Venezuela và Cuba đã cung cấp kinh phí để Dominion can thiệp vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ.
Một người tố giác cho biết, ông đã chứng kiến nhà độc tài của Venezuela, Hugo Chavez đã sử dụng hệ thống kiểm phiếu này để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và sắp xếp toàn bộ quá trình giành được người mà Hugo Chavez muốn.
Sự khởi đầu của Smartmatic
Theo tờ El American, vào ngày 11/4/2000, 3 kỹ sư trẻ đến từ Venezuela đã thành lập công ty Smartmatic tại Delaware, Hoa Kỳ. Trong số các thành viên hội đồng quản trị của công ty, có cố vấn chiến dịch của cựu độc tài Venezuela Hugo Chávez. Họ đã dốc lực để phát triển một phần mềm quản lý quá trình bầu cử.
Theo New York Times, đầu năm 2004, một tổ chức tài chính của chính phủ Venezuela đã đầu tư 200.000 USD vào Bitza Technology, mà chủ sở hữu của Bitza cũng sở hữu Smartmatic .
Năm 2004, sau nhiều tháng biểu tình của phe đối lập Venezuela chống lại chế độ độc tài Chávez, hai bên đã đồng ý tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 15/8. Điều đáng chú ý là, cuộc trưng cầu dân ý dân này là lần đầu tiên Venezuela sử dụng phần mềm bầu cử do 3 kỹ sư này thiết kế. Điều này đã cho phép Chávez giành được chiến thắng một cách suôn sẻ. Smartmatic sau đó đã đạt được hai hợp đồng và doanh thu đáng kể từ chính phủ Chávez.
Smartmatic đã mua hệ thống bỏ phiếu Sequoia của Anh
Tháng 3/2005, Smartmatic mua lại hệ thống bỏ phiếu Sequoia từ công ty De La Rue của Anh với giá 16 triệu USD.
Theo New York Times, Sequoia đã thay đổi mục tiêu trở thành công ty dẫn đầu toàn cầu về bỏ phiếu điện tử kể từ khi được Smartmatic mua lại.
Vào tháng 5/2006, đại diện Đảng Dân chủ Carolyn Maloney đã yêu cầu Bộ Tài chính điều tra việc mua Sequoia của Smartmatic. Bà cho rằng, việc Smartmatic – một công ty có nền tảng liên quan tớ chính phủ độc tài Venezuela lại phục vụ cuộc bầu cử Hoa Kỳ là điều không phù hợp khi tiềm ẩn các vấn đề an ninh quốc gia. Vào thời điểm đó, hệ thống bỏ phiếu Sequoia thuộc sở hữu của Smartmatic đã được phép lắp đặt thiết bị bỏ phiếu cho 17 tiểu bang của Hoa Kỳ và Đặc khu Columbia.
Tháng 8/2007, Ngoại trưởng California lúc bấy giờ là Debra Bowen cũng đã phát hiện ra một lỗ hổng bảo mật lớn trong hệ thống Sequoia. Do đó, bà đã bác bỏ việc sử dụng máy bỏ phiếu Sequoia và máy quét quang học của nó.
Tháng 11/2007, để tránh tình trạng độc quyền và tham nhũng, Smartmatic được ủy ban Đầu tư Nước ngoài Hoa Kỳ ra lệnh bán Sequoia. Kết quả khách hàng mua lại là người quản lý nhân viên nội bộ công ty có quốc tịch Mỹ.
Các tài liệu của tòa án cho thấy Jack Blaine, cựu giám đốc điều hành của Smartmatic đã trở thành giám đốc điều hành của Sequoia. Hơn nữa, Smartmatic vẫn giữ phần lớn quyền kiểm soát tài chính của Sequoia, đồng thời giữ quyền sở hữu một số sản phẩm của Sequoia được phát hành trên toàn nước Mỹ.
Dominion sở hữu Smartmatic và Sequoia
Sau khi sự việc bị phanh phui vào ngày 4/6/2010, trước sức ép của chính phủ, Sequoia đã được bán cho một công ty nhỏ của Canada là Dominion Voting Systems, đồng thời Dominion cũng mua lại toàn bộ phần mềm và phát triển công nghệ mà Smartmatic đã áp dụng. Điều này rốt cuộc vẫn là “bình mới rượu cũ”, đổi tên của Smartmatic thành Dominion, có nghĩa là Dominion sở hữu cả Sequoia và Smartmatic.
Điều quan trọng là, bởi vì Dominion ở Canada, do đó, nó hoàn toàn có thể thoát khỏi sự giám sát của Hoa Kỳ.
Sau này, Dominion Voting Systems mua lại Premier Election, một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của ES&S tại Hoa Kỳ. Theo Huffington Post, tại thời điểm đó, chỉ có hai đối thủ tại thị trường Mỹ là: ES&S (Election Systems & Software LLC / 40% thị phần) và Hart InterCivic (10% thị phần).
Tuy nhiên, ES&S sau đó đã bán Premier Election theo yêu cầu của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ vì vấn đề độc quyền tiềm ẩn của nó. Khi đó, hệ thống bỏ phiếu của Premier đã được sử dụng tại hơn 1.400 khu vực pháp lý ở 33 tiểu bang, phục vụ gần 28 triệu cử tri Mỹ.
Quyền sở hữu tài sản trí tuệ của Dominion thuộc về ai?
Một báo cáo độc quyền trên Huffington Post đã tiết lộ những bí mật giữa Smartmatic, Sequoia và Dominion.
Báo cáo chỉ ra rằng, “tài sản trí tuệ” của hệ thống bỏ phiếu Sequoia do Dominion mua lại vẫn thuộc sở hữu bí mật của Smartmatic. Phát ngôn viên của Dominion, Chris Riggall từng xác nhận: “Vì Sequoia không sở hữu quyền sở hữu trí tuệ của Smartmatic. Vì vậy, nó không phải là một phần của giao dịch Sequoia”.
Trong khi đó, ủy ban đầu tư nước ngoài của Mỹ từng nhất trí rằng, nếu Smartmatic thoái vốn hoàn toàn cho Sequoia thì sẽ kết thúc cuộc điều tra. Tuy nhiên, theo báo cáo của Huffington Post, không có sự thoái vốn thực sự và hãy nhớ rằng Mark Malloch Brown, chủ tịch của Smartmatic là nhân vật số hai trong tổ chức lớn nhất của gã khổng lồ tài chính George Soros và Soros là nhà tài trợ lớn nhất của Đảng Dân chủ.
Những tiểu bang sử dụng phần mềm kiểm phiếu Dominion đều xảy ra vấn đề
Theo Wall Street Journal, một báo cáo được công bố bởi các nhà nghiên cứu từ Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania chỉ ra rằng, trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020, Election Systems & Software LLC và Dominion sẽ cung cấp công nghệ phục vụ cho hơn 75% cử tri.
Tuy nhiên, phần mềm Smartmatic mà Dominion mua khi mua lại Sequoia vào năm 2010 đã được sử dụng ở 28 tiểu bang của Hoa Kỳ, bao gồm 6 tiểu bang chiến trường: Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin hiện đang phải đối mặt với các vụ kiện tụng. Luật sư riêng của Tổng thống Trump, Giuliani nói rằng, dữ liệu của 28 tiểu bang đã được gửi đến Đức và Tây Ban Nha để xử lý. Đội ngũ luật sư của Tổng thống Trump cũng tuyên bố 4 thế lực nước ngoài đã xem dữ liệu bỏ phiếu của Hoa Kỳ từ hệ thống này.
Dominion đối mặt với nhiều cáo buộc gian lận bầu cử
Vào tháng 12 năm ngoái, 3 dân biểu Đảng Dân chủ, bao gồm Elizabeth Warren đã nêu lên quan ngại: “Các công ty cổ phần tư nhân kiểm soát gần như tất cả công nghệ bỏ phiếu ở Hoa Kỳ”. Họ cho rằng, sự thiếu minh bạch của các công ty bầu cử tư nhân đe dọa tính công bằng của các cuộc bầu cử.
Trước nhiều cáo buộc, Dominion cho biết trong một tuyên bố: “Dominion không có quan hệ tài sản với gia đình Pelosi, gia đình Feinstein, Tổ chức Sáng kiến Toàn cầu Clinton, Smartmatic hoặc bất kỳ thực thể nào liên quan đến Venezuela”.
Tuy nhiên, theo báo cáo, Dominion gần đây đã đóng cửa văn phòng trụ sở Canada, Mỹ và hơn 100 nhân viên đã xóa tên công ty trên LinkedIn. Thậm chí, người đứng đầu Dominion đáng nhẽ phải tham dự phiên điều trần của Quốc hội Pennsylvania nhưng đã trốn tránh, không tới tham dự. Eric Coomer, một giám đốc điều hành của Dominion đã tuyên bố tại Hội nghị Antifa sẽ không để Trump thắng cử, cũng đã biến mất.
Đội ngũ pháp lý của Tổng thống Trump và luật sư Sidney Powell cũng đưa ra nhiều tin tức quan trọng chống lại sự tham gia gian lận bầu cử của Dominion và thề sẽ thực hiện cuộc chiến tư pháp đến cùng.
Bà Powell nói rằng, gian lận bầu cử quy mô lớn của Dominion đã được tính toán từ trước và liên quan đến các vấn đề an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, đây là một trọng tội liên bang. “Hiện tại đã có rất nhiều
bằng chứng, chúng [chứng cớ] xuất hiện như một cơn sóng thần, thậm chí là không kịp để giải quyết, nhưng chắc chắn tội phạm sẽ bị đưa ra công lý”.
Vì sao việc truyền thông liên tục nói Biden trúng cử là hành động vi hiến?
Thiện Phong
Mục lục bài viết
Chưa có cơ quan quyền lực nào chứng nhận “Biden thắng cử”
Truyền thông không có quyền quyết định ai là Tổng thống
Truyền thông “bức vua thoái vị” bằng cách sử dụng các thủ đoạn của ĐCSTQ
Phần lớn các phương tiện truyền thông vừa qua, đã thay thế cử tri và chính quyền Hoa Kỳ, công bố Joe Biden trúng cử, sau đó họ bắt đầu tung ra một loạt bình luận tấn công, để yêu cầu Tổng thống Trump thoái vị và chuyển giao quyền lực. Nếu xem xét kỹ càng, các trình tự và thủ tục pháp luật liên quan ở Hoa Kỳ, thì sẽ nhận thấy rằng việc làm này quả thật đã trái với hiến pháp và vi phạm pháp luật, theo bình luận của Đường Thanh trên Epoch Times.
Cuộc tổng tuyển cử Hoa Kỳ là theo thể lệ về phiếu bầu đại cử tri, các ứng cử viên cần đạt được một nửa số phiếu đại cử tri (270 phiếu) để được bầu làm tổng thống. Biden có được 270 phiếu bầu chỉ là dự đoán của giới truyền thông và nó chưa được chính quyền các bang chứng nhận, kết quả phiếu bầu hoàn toàn chưa được chứng thực.
“Tu chính án thứ 20” của Hiến pháp Hoa Kỳ, quy định rõ nhiệm kỳ của tổng thống kết thúc vào trưa ngày 20/1 sau cuộc bầu cử. “Đạo luật chuyển giao quyền Tổng thống” năm 1963, đã nêu chi tiết về việc chuyển giao quyền lực. Cơ quan Dịch vụ Công Hoa Kỳ (GSA) chịu trách nhiệm sắp xếp việc chuyển giao quyền lực giữa tổng thống mới và tổng thống cũ theo luật này. GSA sẽ đưa ra các thủ tục liên quan giúp chính phủ liên bang xác nhận tổng thống chính thức.
Sau khi ông Joe Biden đơn phương tuyên bố “chiến thắng”, ông đã nhiều lần ép buộc GSA phải tiến hành chuyển giao quyền lực. tuy nhiên ngày 9/11 GSA đã tuyên bố việc chuyển giao quyền lực sẽ được thực hiện sau khi tổng thống đắc cử được xác nhận theo đúng trình tự thủ tục do Hiến pháp quy định.
Chưa có cơ quan quyền lực nào chứng nhận “Biden thắng cử”
Đại diện Đảng Cộng hòa, ông Jody Hice, Dân biểu của tiểu bang Georgia, đã gửi một bức thư đến bà Emily Murphy, giám đốc cục quản lý GSA, vào ngày 13/11, yêu cầu phải căn cứ vào Hiến pháp để xác nhận người thắng cử.
Jody Hice nói, tình hình trước mắt cho thấy các vụ kiện ở các tiểu bang vẫn đang diễn ra, nên chưa đủ căn cứ, để nói ai là người thắng cử vào lúc này.
Căn cứ theo lịch sử lập pháp, ba tình huống dưới đây, có thể chứng minh tổng thống đắc cử chưa được công nhận, cho nên không thể chuyển giao quyền lực.
“Đạo luật chuyển giao quyền Tổng thống”, có ghi: Nếu trong quá trình bầu cử xảy ra gian lận trên diện rộng, hoặc có hành vi ép buộc, cưỡng bức cử tri bỏ phiếu, người thắng cử sẽ không được công nhận. Tình huống này, được áp dụng cho cuộc bầu cử năm 2020, đội ngũ của TT Trump đã đệ đơn kiện lên nhiều tòa án các bang.
Trong “Đạo luật chuyển giao quyền Tổng thống” có nói: “Nếu Giám đốc GSA có bất kỳ nghi vấn nào” thì không thực hiện việc chuyển giao. Trước mắt cho thấy, một vài bang vẫn chưa công nhận người thắng cử, một số bang vẫn đang kiểm phiếu. Hiện tại chưa thể xác định ứng cử viên nào sẽ thắng.
Căn cứ vào tiền lệ bầu cử Tổng thống năm 2000, muốn công nhận một tổng thống đắc cử, thì đối thủ tranh cử cần phải thừa nhận thất bại, hoặc không có kiện tụng pháp lý. Cả hai điểm trên đều chứng minh rằng, chưa có Tổng thống đắc cử trong cuộc tuyển cử 2020 này.
Thực tế cho thấy, việc ông Biden trúng cử chỉ là do giới truyền thông tạo ra, chứ chưa hề có cơ quan chức năng nào chứng thực. Việc tuyên bố tùy tiện này của các phương tiện truyền thông đã vi phạm pháp luật và vi phạm thông lệ bầu cử của Hoa Kỳ.
Truyền thông không có quyền quyết định ai là Tổng thống
Một số Thượng nghị sĩ liên bang của Đảng Cộng hòa bày tỏ quan điểm này, nhưng đều bị giới truyền thông phớt lờ. Chỉ có một vài phương tiện truyền thông giữ lập trường công bằng và không công bố tùy tiện.
Truyền thông tùy tiện loan tin, nói hoa mỹ chính là họ đã làm vượt quá phận sự được cho phép, còn nói trắng ra chính là “bức vua thoái vị”, cướp chính quyền, gây loạn, làm hại đất nước. Quốc gia có pháp luật của quốc gia, Liên bang có quy định của Liên bang. Nước Mỹ, vốn lấy tự do và pháp chế để tự hào với thế giới, nếu không thể giữ điểm mấu chốt này, thì ngay cả tổng thống cũng bị sự hỗn loạn của giới truyền thông định đoạt. Vậy sẽ không còn là Hoa Kỳ.
Cuộc tuyển cử này, đã xuất hiện quá nhiều điều kỳ lạ, để lại quá nhiều nghi vấn. Trong đêm bầu cử, mỗi bang đều đang kiểm phiếu, khi thấy TT Trump sắp giành chiến thắng, bỗng nhiên tất cả các bang đều đình chỉ việc kiểm phiếu trong một khoảng thời gian, sau đó TT Trump bắt đầu mất lợi thế về số phiếu bầu. Tại sao xuất hiện việc này? Vì sao Biden và giới truyền thông không muốn tìm câu trả lời, tại sao giới truyền thông nóng lòng muốn TT Trump từ chức, tại sao Biden háo hức thành lập nội các? Tại sao không thể đợi một vài tuần, đường đường chính chính thông qua các thủ tục pháp lý mà xác định Tổng thống mới của Hoa Kỳ? Thật khó để giải thích những vấn đề đằng sau nó?
Cùng một nhóm người và cùng một nhóm truyền thông, đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp của cuộc tuyển cử Tổng thống năm 2016, trong 4 năm vừa qua, họ luôn phủ nhận việc TT Trump đắc cử Tổng thống. Hôm nay họ lại muốn TT Trump, ngay lập tức thừa nhận và chấp nhận “kết quả bầu cử”, khi mà hai bên còn đầy tranh chấp, sơ hở và chưa được giải quyết.
Tổng thống Trump, đã phát động một cuộc chiến Pháp lý chống gian lận bầu cử, chính là để bảo vệ sự tôn nghiêm của Hiến pháp Hoa Kỳ, và giữ gìn danh dự và công bằng của quốc gia. Tổng thống có quyền làm như vậy, nhưng truyền thông, không có quyền tước đoạt bất kỳ quyền lợi hợp pháp nào của công dân và tổng thống. Tranh cử công bằng, không chỉ là quyền lợi mà TT Trump nên có, nó cũng là quyền mà Biden nên có, không chỉ Đảng Cộng hòa phải bảo vệ, mà cả Đảng Dân chủ cũng phải bảo vệ, đây là giá trị cơ bản của Hoa Kỳ.
Truyền thông “bức vua thoái vị” bằng cách sử dụng các thủ đoạn của ĐCSTQ
Hãy xem cách họ thổi phồng việc Joe Biden thắng cử như thế nào, và hãy xem, cách họ bôi nhọ và ngăn cản đội ngũ của TT Trump tố cáo gian lận như thế nào. Sự kìm hãm quyền tự do ngôn luận của một số mạng xã hội lớn, đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, ngay cả phát ngôn của tổng thống cũng bị họ kiểm duyệt.
Chúng ta hãy nhìn cách dùng lời lẽ theo kiểu Cách mạng Văn hóa này, nó giống với các phương tiện truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như thế nào:
Associated Press: “Điều tra sự thật: Lời nói dối như bão lũ của Trump”, The New York Times: “Những lời dối trá hỗn loạn”, CNN: “Tố cáo gian lận bầu cử là vô căn cứ”, CBS: Đơn kiện gian lận bầu cử là rác”…
Các loạt tin giả bắt nguồn từ thông tin “Biden đắc cử” nhiều vô kể trên mặt báo hàng ngày ở Hoa Kỳ. Ví dụ như: Biden thành lập nội các, Trump đã từ chối trao quyền, đề xuất sử dụng quân đội Mỹ đuổi Trump ra khỏi Tòa Bạch Ốc, ông Trump đã ngăn chặn Biden thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh để cứu người…
Chẳng trách bình luận viên thời sự Tư Mã Thái đã thốt lên rằng: “Bên trong nước Mỹ cũng có Ban Tuyên giáo Trung ương!”
ĐCSTQ xưa nay vẫn luôn phát động các chiến dịch quốc gia định hướng dư luận, lấy sự dối trá làm ưu thế. Ví dụ, trong vụ trấn áp ngày 4 tháng 6 (Thảm sát Thiên An Môn), trước tiên họ dùng các tờ báo để chỉ trích vụ việc, sau đó nổ súng giết người. Việc đàn áp Pháp Luân Công cũng bị truyền hình, báo chí và các trang mạng quốc gia dồn dập bôi nhọ, sau đó bắt giữ và đàn áp.
Mao Trạch Đông đã đánh bại Lưu Thiếu Kỳ, như thế nào? Trước tiên ra lệnh cho Bộ tư lệnh tấn công, sau đó phát động một chiến dịch toàn quốc chỉ trích Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ cho đến khi ông ấy bị giết.
Trước cuộc tổng tuyển cử lần này, các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ do New York Times đứng đầu và các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ, cùng những người nổi tiếng, đã phối hợp hạ bệ Tổng thống Trump.
Ví dụ: Tờ “Boston Globe” của Mỹ đăng bài xã luận: “Bàn tay của Trump đầy máu, ông ta phải thanh toán vào tháng 11!”. Sau đó Global Times của ĐCSTQ đăng lại vào ngày 9/4/2020.
New York Times có bài: “Đảng Cộng hòa đã chết, Trump là thủ phạm đằng sau nó”, China Times liền đăng lại vào ngày 25/10.
“Sự thối nát của Trump là vượt trội trong số các tổng thống Mỹ hiện đại”, là bài viết được World Journal tiếng Trung dẫn lại từ New York Times, ngày 17/10.
“Tham nhũng, tức giận, hỗn loạn, bất tài” là bài xã luận của New York lên tiếng phê phán Trump, được Guancha đăng vào 18/10.Sức mạnh từ ngôn từ của các phương tiện truyền thông, là phương tiện giết người vô hình. Chống lại sự dối trá của giới truyền thông, và đương đầu với con ngựa thành Troy của ĐCSTQ đang tiến vào Hoa Kỳ là ưu tiên hàng đầu của người dân Hoa Kỳ vào lúc này, tác giả Đường Thanh kết luận.
Thư ký trưởng Georgia: Không thể đối chiếu chữ ký trong cuộc kiểm phiếu lại
Bình luậnNguyễn Minh
Ngày 23/11, Thư ký trưởng của bang Georgia cho biết, tiểu bang này sẽ không thể thực hiện việc xác minh chữ ký trong cuộc kiểm phiếu lại lần thứ hai được dự kiến bắt đầu vào sáng thứ Ba ngày 24/11 (giờ Mỹ), trong bối cảnh các yêu cầu từ chiến dịch Trump và đảng Cộng hòa về việc “thực hiện một cuộc kiểm phiếu trung thực”.
Văn phòng Thư ký trưởng Brad Raffensperger đã nhiều lần khẳng định rằng, tại thời điểm này, việc đối chiếu chữ ký là không thể vì các quy tắc bầu cử của tiểu bang được xây dựng để bảo vệ quyền riêng tư của cử tri. Sau khi xác minh ban đầu, các lá phiếu ở tiểu bang được tách ra khỏi phong bì vốn có chữ ký của cử tri.
Văn phòng của ông Raffensperger cho biết, điều này dẫn đến việc không thể khớp chữ ký sau khi các lá phiếu được kiểm đếm. Trong khi đó, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump cáo buộc rằng quy trình kiểm phiếu ban đầu không phải quy trình hợp lý, vì có các trường hợp cử tri bất thường, các vấn đề với máy bỏ phiếu và quyền quan sát cuộc bỏ phiếu của các quan sát viên.
Chiến dịch tranh cử của ông Trump đã đệ trình một bản kiến nghị cho một cuộc kiểm phiếu khác ở Georgia sau khi bang này hoàn thành cuộc thanh tra giảm rủi ro trên toàn bang khi cách biệt của 2 ứng viên Tổng thống thấp dưới 0,5%.
Văn phòng Thư ký trưởng cho biết cuộc kiểm phiếu lại bằng tay “đã xác nhận và tái khẳng định kết quả ban đầu do máy kiểm phiếu thực hiện với số phiếu bầu”. Chiến dịch tranh cử của ông Trump đã phản bác kết quả với lập luận rằng “Georgia chỉ đơn giản là đã kiểm lại tất cả các lá phiếu bất hợp pháp đã được đưa vào tổng số phiếu bầu”.
Hơn một chục nhân chứng của cuộc kiểm phiếu đã ký vào bản lời khai có tuyên thệ xác nhận các sai sót và gian lận tiềm ẩn, bao gồm cả các phiếu bầu của ông Trump đã được tính cho ông Biden và các lô phiếu vắng mặt không có dấu hiệu người đã sử dụng, không bị sai lệch và được điền giống hệt nhau.
Kết quả cho thấy ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden dẫn trước Tổng thống Donald Trump 12.284 phiếu, tương đương 0,26%.
Việc kiểm phiếu hạn chế rủi ro đã phát hiện ra hàng nghìn phiếu bầu chưa được kiểm đếm ở 4 hạt. Một báo cáo cấp hạt cho thấy tổng cộng 5.262 lá phiếu chưa được kiểm đếm đã được phát hiện trong quá trình kiểm đếm lại, với 2.464 ở hạt Floyd, 1.642 ở Gwinnett, 732 ở Dekalb, 634 ở Fulton, 120 ở Hall , và 117 ở Fayette, và ít hơn 100 lá phiếu ở một số nơi khác. Các phiếu bầu bổ sung ở hạt Floyd bầu cho Biden là 92, những người ở Gwinnett ủng hộ ông Trump là 285, những người ở Dekalb ủng hộ Biden bởi 560, và số lá phiếu bổ sung ở hạt Fulton ủng hộ ông Trump là 345.
Tổng thống Trump và chiến dịch tranh cử của ông đã nhiều lần tuyên bố rằng, cuộc kiểm phiếu lại hạn chế rủi ro của bang Georgia là vô nghĩa nếu không kiểm tra chữ ký trên phong bì phiếu bầu.
“Tổng thống Trump và chiến dịch của ông tiếp tục nhấn mạnh cần có một cuộc kiểm phiếu trung thực ở bang Georgia, điều này phải bao gồm việc khớp chữ ký và các biện pháp bảo vệ quan trọng khác. Nếu không thực hiện việc đối chiếu chữ ký, cuộc kiểm phiếu này sẽ là một trò giả tạo và một lần nữa cho phép các phiếu bầu bất hợp pháp được kiểm đếm”.
“Nếu không có sự kiểm tra đối chiếu chữ ký, điều này sẽ là trò giả mạo như cuộc kiểm phiếu ban đầu. Hãy ngừng đưa ra kết quả sai cho người dân. Phải có lúc nào đó chúng ta ngừng kiểm những lá phiếu bất hợp pháp. Hy vọng rằng điều đó sẽ sớm ra xảy ra”.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu, Thống đốc bang Georgia là ông Brian Kemp đã thúc giục quan chức bầu cử hàng đầu của bang tiến hành kiểm tra chữ ký trên các phong bì bỏ phiếu.
Ông Kemp nói: “Có vẻ như đủ đơn giản để tiến hành kiểm tra mẫu chữ ký trên phong bì phiếu bầu của người vắng mặt và so sánh chúng với chữ ký trong đơn và trong hồ sơ tại văn phòng Thư ký trưởng”.
Cuộc kiểm phiếu lại lần thứ hai của tiểu bang Georgia bắt đầu lúc 9 giờ sáng ngày 24 tháng 11 và phải hoàn thành trước nửa đêm ngày 2 tháng 12.Gabriel Sterling, trưởng ban triển khai hệ thống bỏ phiếu
của Georgia, cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Hai rằng, không có quy trình pháp lý nào được áp dụng tại tiểu bang để cho phép xác minh chữ ký như một phần của cuộc kiểm phiếu lại.
Ông Sterling nói với các phóng viên: “Không có cách nào để lấy lại [lá phiếu]. Biện pháp duy nhất sẽ là bỏ tất cả các lá phiếu vắng mặt… ở một hạt cụ thể. Tôi không nghĩ rằng có một thẩm phán trong nước sẽ loại bỏ tất cả những phiếu bầu hợp pháp đó nếu có bằng chứng về một số ít những phiếu bầu bất hợp pháp có khả năng xảy ra, chúng tôi không thấy bằng chứng hoặc có bằng chứng nào thực sự tồn tại”.
Tuy nhiên, ông Sterling cho biết, một cuộc kiểm phiếu lại để kiểm tra sự trùng khớp chữ ký của các quan chức địa phương sẽ không dễ dàng nhưng có thể khả thi nếu cần có bằng chứng. Các nhân viên kiểm đếm có thể kiểm tra chữ ký trên phong bì so với chữ ký trên đăng ký của cử tri.
Ông Sterling nói thêm rằng, văn phòng Thư ký trưởng không mong đợi việc kiểm phiếu lại sẽ thay đổi đáng kể kết quả của cuộc bầu cử ở tiểu bang.
“Bạn biết đấy, khả năng nó thay đổi, đó là năm 2020, bạn không bao giờ biết được, những điều điên rồ xảy ra nhưng khả năng xảy ra là rất thấp. Chúng tôi không mong đợi nó sẽ thay đổi, nhưng bạn không bao giờ biết chắc chắn”, ông Sterling nói.
Ông Raffensperger nói với Fox News hôm thứ Hai: “Khi chúng tôi thực hiện cuộc kiểm đếm lại đầu tiên, chúng tôi đã phát hiện ra những sai sót ở 3 hạt và điều đó đã thêm hơn 1.000 phiếu bầu cho Tổng thống Trump. Tất cả điều đó đã được giải thích, và vì vậy tôi nghĩ điều này sẽ rất gần với những gì chúng ta có ở hiện tại. Tôi không thấy có nhiều sự khác biệt”.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
TT Trudeau: Người Canada không trong số đầu tiên được tiêm chủng vaccine
Ngày 24/11, Thủ tướng Justin Trudeau nói Canada sẽ phải chờ vaccine vì những vaccine đầu tiên ra khỏi dây chuyền sản xuất chắc chắn được dùng cho những công dân của những nước sản xuất vaccine.
Ông Trudeau nói là Canada không có những cơ sở sản xuất vaccine. Hoa Kỳ, Anh và Đức thì có.
Ông Trudeau nói có thể hiểu được là các công ty dược Mỹ sẽ phân phối vaccine tại Mỹ trước khi phân phối trên toàn thế giới.
“Một ít lâu sau đó họ sẽ bắt đầu tôn trọng hợp đồng và phân phối như đã ký với các nước khác trong đó có Canada,” ông Trudeau nói. “Chúng ta hy vọng bắt đầu nhận được các liều vaccine vào một vài tháng đầu năm 2021.”
Ông Trudeau nói người Canada không phải chờ cho đến khi mọi người tại Mỹ được tiêm chủng trước khi Canada nhận được vaccine.
Vấn đề này được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tuần qua và ông Trudeau nói ông đang làm việc với các đồng minh để đảm bảo là có sự luân chuyển tự do các hợp đồng.
Ông nói là các nước công nhận là “không nơi nào có thể qua khỏi COVID-19 cho đến khi mọi nơi qua khỏi COVID-19.”
Ông Trudeau nói ông đã đặt mua trước một loạt các ứng viên vaccine từ các nhà sản xuất nước ngoài. Việc này sẽ giúp ngưới Canada có những liều hiệu nghiệm càng sớm càng tốt và ông nói thêm Canada đã mua trước nhiều triệu liều.
Không vắc-xin, không đi đâu cả: Cơ quan Vận tải Toàn cầu phát triển ‘thẻ thông hành’ liên kết việc tiêm vắc-xin Covid với hộ chiếu
Hương Thảo
Nhóm vận động hành lang trong ngành vận tải hàng không lớn nhất thế giới đang phát triển một ứng dụng toàn cầu gọi là ‘COVID travel pass’ (thẻ thông hành COVID). Thẻ này sẽ liên kết tình trạng tiêm chủng và kết quả xét nghiệm Covid-19 với giấy thông hành của một người, theo Infowars ngày 24/11.
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), đại diện cho nhiều hãng hàng không trên toàn cầu, vừa thông báo ứng dụng của họ sẽ được tiến hành thử nghiệm bởi IAG SA, công ty mẹ của hãng hàng không Anh Quốc British Airways trước cuối năm. Dự kiến việc triển khai toàn diện sẽ được tiến hành vào những tháng đầu năm 2021.
Ứng dụng này sẽ có mặt trên tất cả các thiết bị di động trên nền tảng iOS và Android. Theo đó nó sẽ hiển thị phiên bản điện tử của hộ chiếu một người cùng với ‘bằng chứng tiêm chủng’ chính thức và kết quả xét nghiệm Covid-19.
“Ưu tiên chính của chúng tôi là đảm bảo an toàn trong đi lại. Điều đó có nghĩa là mang lại cho các chính phủ niềm tin rằng việc xét nghiệm Covid-19 một cách hệ thống có thể thay thế cho các biện pháp cách ly thông thường”, Phó Chủ tịch cấp cao IATA Nick Careen cho biết.
Tổng giám đốc kiêm Giám đốc điều hành IATA Alexandre de Juniac chia sẻ với hãng tin Deutsche Welle rằng cơ quan này đang đề xuất một quy trình xét nghiệm có hệ thống đối với tất cả hành khách đi máy bay.
Thẻ thông hành của IATA khác với CommonPass, một chương trình được tài trợ bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới, nhằm mục đích thúc đẩy một kế hoạch gọi là “Sự Tái thiết Vĩ đại” hậu COVID trên toàn cầu.
Ứng dụng thẻ thông hành ‘COVID travel pass’ thứ ba, được gọi là AOKpass và được phát triển bởi công ty an ninh du lịch International SOS, hiện đang được thử nghiệm giữa hai địa điểm Abu Dhabi và Pakistan.
Đồng sáng lập tổ chức SOS quốc tế Arnaud Vaissie nói với các phóng viên rằng “Có rất nhiều nhu cầu tiềm năng”, cũng như “nỗi sợ hãi to lớn đối với việc đi du lịch và đây là điều chúng tôi đang cố gắng giảm thiểu”.
Những diễn biến này xảy ra sau khi Giám đốc điều hành của Hãng hàng không Qantas tuyên bố rằng vắc xin COVID-19 sẽ trở thành điều bắt buộc đối với bất kỳ ai lên chuyến bay của họ, và nó sẽ trở thành tiêu chuẩn cho tất cả các chuyến bay quốc tế.
Qantas cũng cho biết họ có thể sẽ áp dụng ứng dụng ‘thẻ thông hành’ đang được phát triển bởi IATA.
Thế giới lúng túng tìm cách hạn chế COVID khi số ca nhiễm sắp lên đến 60 triệu
Các quốc gia trên khắp thế giới đau đầu về việc cần phải hành động đến mức độ nào để hạn chế virus corona khi Giáng sinh và các ngày lễ khác đang đến gần, giữa lúc tính đến ngày 25/11 số ca lây nhiễm toàn cầu sắp lên đến 60 triệu người.
Các quan chức Hoa Kỳ khẩn khoản đề nghị người Mỹ ở nhà trong dịp Lễ Tạ ơn. Người ta dự báo rằng ngày lễ kết hợp với kỳ nghỉ cuối tuần có thể sẽ làm tăng thêm nhiều các ca lây nhiễm ở Mỹ, quốc gia đang đứng đầu thế giới với số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt, và số người nhiễm tính theo ngày là 2.000 ca hôm 24/11, đây là con số cao nhất trong 24 giờ kể từ đầu tháng 5.
Hy vọng về một loại vắc-xin thành công, do Pfizer, AstraZeneca và Moderna nỗ lực chế tạo, là lực đẩy làm tăng điểm ở các thị trường chứng khoán trên thế giới.
Nhưng phải mất nhiều tháng nữa, một loại vắc-xin được phê duyệt mới có thể được phổ biến rộng rãi. Lúc này, các nhà khoa học nhấn mạnh rằng mọi người cần phải tiếp tục cảnh giác. Các chính trị gia hiện cân nhắc những hạn chế sẽ áp dụng trong dịp lễ Giáng sinh, giữa lúc có đợt đại dịch thứ hai.
Hôm 25/11, Đức ghi nhận con số tử vong vì COVID-19 đạt mức kỷ lục là 410 người trong 24 giờ, trước khi 16 nhà lãnh đạo liên bang của nước này và Thủ tướng Angela Merkel thảo luận về việc gia hạn các hạn chế vào tháng 12 và cho dịp Giáng sinh cũng như Tết Tây.
Ý ghi nhận 853 trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19 vào 24/11, tăng vọt so với mức 630 của ngày hôm trước và là con số hàng ngày cao nhất kể từ ngày 28/3.
Nhưng số ca nhiễm mới và số người nhập viện vì virus này ở Pháp lại giảm mạnh khi cuộc phong tỏa ở quốc gia này bước sang tuần thứ tư.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 24/11 cho biết mọi người có thể bắt đầu được cung cấp vắc-xin vào cuối năm nay.
Ông Macron cho hay Pháp sẽ bắt đầu nới lỏng việc phong tỏa vì COVID-19 vào cuối tuần này để đến dịp lễ Giáng sinh, các cửa hàng, nhà hát và rạp chiếu phim sẽ mở cửa trở lại và mọi người có thể quây quần hay đi nghỉ với gia đình.
Bốn thành viên Vương quốc Liên hiệp Anh, vốn đã đưa ra các chính sách riêng về đại dịch cho đến nay, đã đồng ý nới lỏng các hạn chế đối với lễ Giáng sinh, theo đó, cho phép tối đa ba hộ gia đình gặp nhau tại nhà trong năm ngày.
Bộ trưởng tài chính Rishi Sunak cho biết chính phủ sẽ chi 280 tỷ bảng Anh (374 tỷ đô la) trong năm nay để đưa đất nước vượt qua đại dịch.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cảnh báo không nên nới lỏng việc phong tỏa quá nhanh.
Bà nói trước Nghị viện châu Âu: “Chúng ta phải rút kinh nghiệm từ dịp mùa hè và không lặp lại những sai lầm tương tự. Nới lỏng quá nhanh và quá thoáng là nguy cơ dẫn đến làn sóng thứ ba sau Giáng sinh”.
Lithuania và Na Uy đã gia hạn các hạn chế cho đến giữa tháng 12.
(Reuters)
Cựu luật sư Anh: Tình báo MI6 nhận được tài liệu ‘xác nhận gian lận bầu cử quy mô lớn’ ở Mỹ
Ngọc Mai
Ngày 9/11, ông Michael Shrimpton, cựu luật sư người Anh đã viết một bài báo trên Veteran Today tiết lộ rằng một tài liệu được gửi từ Paris cho Tình báo MI6 đã “xác nhận gian lận quy mô lớn”.
Bài báo có tiêu đề “Đây là một vụ trộm” và nhấn mạnh: “Joe Biden không phải là tổng thống đắc cử, tự nhận mình là tổng thống không giống với việc được Đại cử tri Đoàn tuyên bố là tổng thống. Thật đáng buồn đây là cuộc bầu cử tổng thống tham nhũng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, còn tệ hơn năm 1960”.
“Đây là một vụ trộm”
Ông giải thích, bài viết của mình được công bố muộn hơn dự kiến, vì ông cần phải làm một số công việc hậu trường, bao gồm báo tin cho Tòa Bạch Ốc rằng MI6 đã nhận được một tài liệu đến từ Paris vào tối ngày 6/11. Tài liệu đã chứng minh sự tồn tại của “gian lận quy mô lớn” trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ.
Bài báo viết “Tôi tin rằng hồ sơ này xác định Người B từ Cục Tình báo Trung ương (CIA) là người điều phối hoạt động mờ ám của CIA để trao cuộc bầu cử cho ‘Joe Biden Trung Quốc’, người đã nhận lương biên chế của Bắc Kinh trong vài năm. Tất nhiên, hoạt động của CIA đang được kiểm soát từ Frankfurt”.
Ông nói các quan chức cấp cao của EU ở Brussels (thủ đô của Bỉ) đã biết về kế hoạch thao túng cuộc bầu cử của CIA và biết trước Biden sẽ “chiến thắng”. Vì vậy, họ đã liên lạc với chính phủ Anh trước cuộc bầu cử và ép Anh chấp nhận các hiệp định thương mại có lợi cho các nhà xuất khẩu của Đức.
gian lận quy mô lớn, bài viết của cựu luật sư
Bài báo của ông Shrimpton đăng trên Veteran Today (ảnh chụp màn hình).
Shrimpton cho rằng Bắc Kinh biết rõ ràng. Ông nói ĐCSTQ là chế độ độc tài còn tà ác hơn cả Liên Xô cũ. ĐCSTQ đã đưa một chủng virus Vũ Hán đột biến mới vào Đan Mạch trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Đây là kế hoạch thảm sát hàng loạt mới nhất được ĐCSTQ thực hiện ở phương Tây.
Ông cho rằng đây tất nhiên là một hành động chiến tranh liên quan đến vũ khí hủy diệt quy mô lớn. Đan Mạch là một quốc gia phi hạt nhân hóa, nhưng người dân của họ đã trở thành con mồi của những kẻ xâm lược sở hữu vũ khí hủy diệt quy mô lớn (như ĐCSTQ). Mặc dù Đan Mạch là một thành viên quan trọng của NATO, NATO đã không đáp trả cuộc tấn công của ĐCSTQ vào Đan Mạch, điều này cho thấy NATO đang trên bờ vực sụp đổ.
Ông tin rằng chính quyền ĐCSTQ không muốn Trump tái đắc cử. Cựu luật sư giải thích nếu Hoa Kỳ tiếp tục có một nhà lãnh đạo cứng rắn sau ngày 20/1, Bắc Kinh sẽ không bao giờ dám nâng cấp vũ khí hủy diệt quy mô lớn để chống lại phương Tây. Nếu một con rối của ĐCSTQ được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ, chắc chắn sẽ dẫn đến việc Vương quốc Anh rút khỏi NATO và sự tan rã của NATO.
15 cách để thao túng kết quả bầu cử
Trong bài viết của mình, cựu luật sư Shrimpton cũng nêu ra 15 cách để thao túng kết quả bầu cử trong đó bao gồm một số điểm chính như sau
Chèn phiếu bầu. Có thông tin rằng CIA đã in khoảng 3,75 triệu lá phiếu có hình chìm (watermark). Theo tính toán của Shrimpton, số phiếu của ứng viên Biden đã tăng khống ít nhất 2,5 triệu phiếu “không phải cử tri” (non-voters).
Hủy phiếu bầu. Trong cuộc tổng tuyển cử này, có vẻ như hàng chục ngàn phiếu bầu đã không cánh mà bay. Theo tìm hiểu của Shrimpton, trụ sở của Bộ Quốc Phòng Mỹ đang quan tâm chặt chẽ đến vấn đề này.
Trộm phiếu. Có nhân chứng xác nhận phiếu gửi qua bưu điện vẫn chưa đến mà “họ” đã được ghi nhận là bỏ phiếu rồi. Đánh cắp thư tín rất dễ dàng. Một khi kẻ trộm biết được các lá thư sẽ được gửi đến một địa điểm cụ thể, chúng chỉ cần đi theo những người đưa thư và đánh cắp thư khi họ rời đi.
Cho phép người nhập cư bất hợp pháp bỏ phiếu. Đặc biệt là tại tiểu bang Arizona và Nevada. Biden nói rằng “người dân” đã lên tiếng nhưng không giải thích ông đang nhắc tới người Guatemala, Mexico hay người dân Hoa Kỳ.
Đóng giả là cử tri để bầu cử.
Điền hộ phiếu bầu qua đường bưu điện. Một người nào đó có thể thay mặt một gia đình hoặc nhóm đoàn thể điền các lá phiếu.
Hối lộ.
Máy bỏ phiếu điện tử bị thao túng. Hệ thống bỏ phiếu Dominion có trụ sở tại Denver (thủ phủ tiểu bang Colorado) dường như đã bị Cục Tình báo Trung ương (CIA) thâm nhập. Đặc biệt ở tiểu bang Michigan, tất cả các phiếu bầu trong tiểu bang nên được đếm lại thủ công theo lệnh của tòa án, bởi vì hệ thống kiểm phiếu có thể bị khống chế bởi phần mềm để chuyển các phiếu bầu của TT Trump cho Joe Biden.
Các nhân viên công tác tuyển cử tham nhũng. Họ đã điền vào những phiếu bầu không hợp lệ (đã có video quay lại). Shrimpton cho rằng, nhìn chung đảng viên Cộng hòa đều là những người tử tế và tuân thủ luật pháp (trái với Đảng dân chủ).
Bỏ phiếu trùng lặp: Trường hợp này là về một người nào đó đã bỏ phiếu qua đường bưu điện, nhưng sau đó vào ngày bầu cử lại tiếp tục bỏ phiếu.
Chuyển từ bang chiến trường sang bang khác mà không cần đăng ký lại. Đặc biệt là Quận Clark, tiểu bang Nevada, và cả Las Vegas.
Kiểm phiếu bầu muộn. Đếm số phiếu được gửi sau ngày bỏ phiếu. Đây là vấn đề nổi cộm ở Pennsylvania, các quan chức bầu cử tiểu bang đã cố tình không tuân theo lệnh tòa án về việc vô hiệu hóa các phiếu bầu muộn.
Người chết bỏ phiếu. Tức là những cử tri đăng ký hợp pháp nhưng họ đã chết trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu.
Vào ngày 20/11, Tối cao pháp viện Hoa Kỳ đã tiến hành điều chỉnh phương thức hoạt động, 4 thẩm phán bảo thủ sẽ phụ trách một số bang chiến trường. Chúng ta hãy tiếp tục theo dõi diễn biến cuộc bầu cử.
Ngọc Mai (tổng hợp)
Anh đề xuất dự luật ‘bom tấn’: Dùng thiết bị Huawei phạt 100.000 bảng Anh mỗi ngày
Bình luậnĐông Phương
Chính phủ Anh đã mở một trang web vào ngày 24/11 để cảnh báo các công ty kỹ thuật số và công nghệ nước này về những rủi ro đạo đức, pháp lý và thương mại mà họ có thể gặp phải khi mở rộng thị trường ở Trung Quốc và tiếp nhận đầu tư từ Trung Quốc. Một luật mới cũng được đưa ra, nếu công ty viễn thông vi phạm quy định sử dụng thiết bị do Huawei sản xuất sẽ bị phạt tới 10% doanh thu hoặc phạt 100.000 bảng Anh (khoảng 135.000 USD) mỗi ngày.
Hãng Thông tấn Trung ương (CNA) của Đài Loan đưa tin, Vương quốc Anh sẽ công bố một dự luật trong tháng này, trao cho người đứng đầu các Bộ và Ủy ban quyền hạn rộng rãi để can thiệp vào các giao dịch của những công ty có thể đe dọa đến an ninh quốc gia.
Lời cảnh báo trên trang web do chính phủ Anh thiết lập khá là “bắt mắt”, đó là “Trung Quốc: Nhìn thấy tiềm năng. Minh bạch thách thức” (China. See the Potential. Know the Challenge.). Mục đích của trang web này là đóng vai trò làm kim chỉ nam cho các công ty kỹ thuật số và công nghệ của Anh, khuyến khích họ có các hành động phù hợp và nâng cao nhận thức về các vấn đề tiềm ẩn.
Bộ trưởng phụ trách Kỹ thuật số và Văn hóa Caroline Dinenage cho biết trong một tuyên bố: “Vương quốc Anh quyết tâm hỗ trợ các doanh nghiệp của chúng tôi giao thương với Trung Quốc theo cách phản ánh các giá trị của Anh và có suy xét đến các vấn đề an ninh quốc gia”.
Ngoài việc cung cấp các nghiên cứu dựa trên đối tượng và hoàn cảnh cụ thể (case study), hướng dẫn về cách tiến hành thẩm tra về một doanh nghiệp hoặc một cá nhân trước khi ký một hợp đồng (due diligence) và cung cấp thông tin về các nhà tư vấn chuyên nghiệp, trang web này cũng đưa ra các cảnh báo nghiêm khắc.
Phần rủi ro đạo đức của trang web nhấn mạnh rằng, Vương quốc Anh lo ngại về sự tồn tại của phần mềm kiểm duyệt nhận dạng khuôn mặt và giám sát quy mô lớn ở Trung Quốc. “Công nghệ của công ty bạn có thể được sử dụng để vi phạm nhân quyền”.
Trang web cũng cảnh báo: “Việc thực hiện các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của bạn ở Trung Quốc là rất quan trọng, nhưng các công ty cũng nên xem xét vấn đề an ninh mạng”.
Đầu năm nay, người đứng đầu các Bộ và Ủy ban của Anh đã loại Huawei ra khỏi một bộ phận mạng viễn thông của nước này với lý do Huawei có thể trợ giúp cho các hoạt động gián điệp của chính phủ Trung Quốc. Huawei tuyên bố rằng những nghi ngờ đó là vô căn cứ.
Chính phủ Anh cũng đề xuất luật mới vào hôm 24/11, rằng nếu các công ty viễn thông vi phạm quy định sử dụng thiết bị do Huawei sản xuất, họ sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 10% doanh thu hoặc là phạt 100.000 bảng Anh (khoảng 3,1 tỷ VNĐ) mỗi phạt.
Vào ngày 14/7 năm nay, chính phủ Anh đã quyết định cấm các nhà khai thác di động trong nước mua thiết bị 5G của Huawei kể từ năm 2021 và từ cuối năm 2027, sẽ cấm sử dụng các sản phẩm Huawei trên mạng 5G ở Anh.
Ông Oliver Dowden, Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao của Vương quốc Anh, tuyên bố rằng mạng 5G và cáp quang chỉ thực sự có lợi ích nếu chúng vừa an toàn vừa linh hoạt. Ông nói: “Dự luật mang tính đột phá này sẽ tạo ra một trong những hệ thống an ninh viễn thông nghiêm ngặt nhất trên thế giới cho Vương quốc Anh và cho phép thực hiện các hành động cần thiết để bảo vệ hệ thống mạng của Vương quốc Anh”.
Đông Phương
Theo NTD tiếng Trung
Cảnh sát sử dụng hơi cay để giải tán trại tị nạn ở trung tâm Paris
Tin từ Paris, Pháp – Cảnh sát đã sử dụng hơi cay khi tháo dỡ một trại tị nạn chứa hàng trăm người ở trung tâm Paris. Trước đó, vào tối hôm thứ Hai (23/11), tại khu vực Place de la Republique thuộc trung tâm thủ đô Paris, các tình nguyện viên đã dựng khoảng 500 chiếc lều dành cho hàng trăm người di dân, chủ yếu đến từ Afghanistan.
Khoảng một giờ sau, cảnh sát đến để tháo dỡ khu trại, thu dọn lều khi vẫn còn người tị nạn ở trong, trước sự phản đối của người di dân và những lời chế nhạo từ các tình nguyện viên. Cảnh sát sau đó đã sử dụng hơi cay để giải tán trại, xua đuổi những người di dân ra các đường phố ở trung tâm Paris. Việc dỡ bỏ khu trại diễn ra một tuần sau khi những người di dân rời khỏi các khu tạm trú ở ngoại ô phía bắc khu vực Saint-Denis mà không được cung cấp nơi ở khác.
Phó thị trưởng thành phố, ông Ian Brossart đã chỉ trích luật và cách cảnh sát đối phó với một tình huống xã hội như vậy. Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin sau đó cho biết những hình ảnh về việc tháo dỡ trại tịn nạn là “gây sốc” và đã yêu cầu cảnh sát thành phố báo cáo sự việc.
Hàng ngàn người di dân đã từ Paris đến cảng Calais với mong muốn được lên những chiếc xe tải đi qua eo biển Manche để đến Anh Quốc. Một số lượng nhỏ người di dân đã cố gắng đi bằng thuyền. Sự việc diễn ra sau khi chính phủ Pháp thông qua luật an ninh sửa đổi đã cấm việc tuyên truyền các bức ảnh hoặc video có mặt các cảnh sát khi họ đang thực thi nhiệm vụ trong khu vực công cộng. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-su-dung-hoi-cay-de-giai-tan-trai-ti-nan-o-trung-tam-paris/
Covid-19: Tổng thống Pháp công bố lịch giảm nhẹ phong tỏa qua ba giai đoạn
Mai Vân
Trong bài phát biểu trang trọng vào tối 24/11/2020 trên truyền hình, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã loan báo các bước tiếp theo trong kế hoạch chống Covid-19. Lộ trình giảm phong tỏa bao gồm ba mốc quan trọng.
Trước hết, ngay từ ngày 28/11, chính quyền sẽ cho mở cửa trở lại các cơ sở kinh doanh được gọi là “không thiết yếu”, như hiệu sách hoặc cửa hàng quần áo, nhưng chỉ đến 21 giờ hàng ngày.
Bên cạnh đó, những nơi thờ phụng tôn giáo cũng được mở lại, với giới hạn tối đa 30 người. Khi ra đường, mọi người vẫn phải có tờ khai, nhưng sẽ được phép đi lại trong bán kính 20 km từ nơi ở và trong vòng 3 giờ, thay vì 1 km và 1 tiếng như hiện nay.
Qua ngày 15/12, lệnh phong tỏa có thể được bãi bỏ và thay thế bằng lệnh giới nghiêm từ 21 giờ đến 7 giờ sáng hôm sau trên toàn lãnh thổ. Và đến ngày 20/01/2021, đến lượt các nhà hàng, quán bar và phòng tập thể thao có thể được mở cửa trở lại.
Tổng thống Emmanuel Macron đã kêu gọi người Pháp “tiếp tục nỗ lực” trong cuộc chiến chống Covid-19 vì dù đà lây lan đã chậm lại, nhưng virus vẫn tồn tại. Do vậy, việc nới lỏng các biện pháp hạn chế phải diễn ra từ từ, theo ba giai đoạn cho đến ngày 20/01/2021 và nhất là việc thực hiện sẽ phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh.
Hơn 50.000 ca tử vong ở Pháp kể từ khi bắt đầu đại dịch
Nếu dịch Covid tiếp tục chậm lại ở Pháp, thì số người chết vẫn không ngừng tăng lên : Thêm 458 người chết trong vòng 24 giờ, tổng số ca tử vong từ đầu dịch đến nay đã lên thành 50.237, bao gồm cả những người đã chết trong các viện dưỡng lão và cơ sở y tế-xã hội.
Theo bộ Y Tế Pháp, có thêm 9.155 ca nhiễm mới được phát hiện trong 24 giờ vào hôm qua, so với con số 4.452 người dương tính một ngày trước đó. Tổng cộng, 12.174 trường hợp nhập viện mới được ghi nhận trong 7 ngày qua, bao gồm 1.833 bệnh nhân phải điều trị đặc biệt.
Châu Âu cũng giảm nhẹ các giới hạn, nhưng không có “Noel bình thường”
Một số quốc gia châu Âu tuyên bố dỡ bỏ dần các biện pháp chống Covid nhưng kêu gọi người dân có trách nhiệm khi sắp đến kỳ nghỉ lễ cuối năm.
Nước Anh, sau bốn tuần phong tỏa, vào đầu tháng 12 sẽ mở cửa trở lại các cửa hàng không thiết yếu và cho các cơ sở tôn giáo hoạt động trở lại, kèm theo một chương trình lớn xét nghiệm tầm soát virus. Thủ tướng Anh Boris Johnson cảnh báo: “Sẽ không thể có một lễ Giáng Sinh bình thường”.
Tại Đức, các bang đã yêu cầu giới hạn số lượng khách đến nhà vào dịp Giáng Sinh và Năm mới tối đa là 10 người.
Liên Hiệp Châu Âu công bố hợp đồng vac-xin với tập đoàn dược phẩm Moderna.
Ủy Ban Châu Âu đã đạt được thỏa thuận với Moderna về việc cung cấp vac-xin chống Covid-19. Tập đoàn dược phẩm của Mỹ đã thông báo vào tuần trước rằng vac-xin của họ đạt hiệu quả 94,5%.
Pháp phong tỏa chống Covid-19 : Black Friday và trang thương mại điện tử Amazon bị tẩy chay mạnh
Thùy Dương
Những ngày vừa qua, trong bối cảnh mùa lễ cuối năm đang về, lệnh phong tỏa chống dịch Covid-19 đẩy nhiều tiểu thương Pháp đến nguy cơ phá sản, đóng cửa vĩnh viễn, ngày đại hạ giá Black Friday và trang thương mại điện tử Amazon của Mỹ là một chủ đề được truyền thông Pháp nói tới rất nhiều. Thủ tướng Pháp, nhiều bộ trưởng, quan chức chính phủ, cũng như dân biểu, nghị sĩ, các hội đoàn thương mại … đều có những phát biểu liên quan đến Black Friday và Amazon.
Black Friday là gì ?
Black Friday là ngày hội giảm giá, thường rơi vào ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng 11 hàng năm. Ra đời tại Mỹ trong những năm 1960, Black Friday phát triển mạnh vào cuối những năm 1990, lan tỏa ra nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, rồi sang Canada, Mêhicô và gần đây mới du nhập vào châu Âu, vào đầu những năm 2010, chủ yếu qua các tập đoàn thương mại điện tử nổi tiếng của Mỹ, nhất là Amazon. Khác với ở Mỹ, khi du nhập vào châu Âu, Black Friday chủ yếu phát triển qua kênh thương mại điện tử.
Vào năm 2019, Black Friday tại Pháp ghi nhận con số kỷ lục 56 triệu lượt mua sắm thanh toán bằng thẻ ngân hàng, tăng 5 triệu so với Black Friday năm 2018, trong khi dân số Pháp là khoảng 67 triệu người. Le Monde ngày 17/11/2020 trích dẫn ông Jacky Rihouet, chủ tịch Intersport, một trong những mạng
lưới phân phối sản phẩm thể thao hàng đầu tại Pháp, theo đó năm ngoái tính trên toàn quốc, ở cả cửa hàng và trên mạng, doanh thu chương trình Black Friday lên tới hơn 6 tỉ euro.
Năm nay, tại Pháp, theo dự kiến, Black Friday không chỉ diễn ra trong ngày 27/11 mà kéo dài thành cả tuần Black Week, kể từ ngày 20/11, thậm chí vắt sang đến tận ngày 30/11 – Cyber Monday (Thứ Hai Điện Tử, tức chỉ giảm giá khi mua sắm trên mạng internet). Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 kéo theo lệnh phong tỏa, Black Friday và đặc biệt trang thương mại điện tử Amazon bị đả kích nặng nề chưa từng có tại Pháp.
Cuối cùng, trong cuộc họp với bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire hôm 20/11, Amazon chi nhánh Pháp cùng một số trang thuơng mại điện tử, chuỗi siêu thị lớn khác tuyên bố lùi Black Friday từ ngày 27/11 đến ngày 04/12, nhằm bảo đảm cạnh tranh bình đẳng và tránh tình trạng các cửa hàng, cửa hiệu quá đông người trong những ngày đầu tiên vừa mở cửa trở lại (28/11), trong bối cảnh dịch bệnh.
Tại sao Amazon lại đặc biệt bị chính giới Pháp nhắm tới nhân dịp Black Friday ?
Thực ra, chiến dịch đại hạ giá Black Friday không phải là của riêng trang thương mại điện tử Mỹ Amazon mà liên quan đến mọi trang thương mại điện tử khác của Pháp như Cdiscount, La Fnac, Darty, Boulanger, La Redoute …, các chuỗi siêu thị lớn của Pháp như Carrefour, Leclerc, Auchan, Monoprix, các nhà phân phối lớn của Pháp trong nhiều lĩnh vực như Sephora, Nocibé, Marionnaud (về mỹ phẩm), Micromania (về trò chơi điện tử), cũng như nhiều nhà sản xuất như Dyson, Samsung, Sony, Hoa Vi …
Chủ tịch của nhiều liên đoàn thương mại của Pháp (đại diện của nhiều ngàn doanh nghiệp và thương hiệu trên toàn nước Pháp) đã ký tên trên diễn đàn của tuần báo Chủ Nhật (JDD) để phản đối ngày hội giảm giá Black Friday, kêu gọi thay thế Black Friday bằng Local Friday để ủng hộ giới tiểu thương ở các địa phương, thúc đẩy người Pháp tiêu dùng hàng nội địa “made in France” và nhất là sản phẩm trong vùng. Thậm chí, nhiều chính trị gia, dân biểu, giới tiểu thương còn kêu gọi chính phủ vận dụng các bộ luật có sẵn, hay tạo ra đạo luật mới để cấm, hủy ngày đại hạ giá Black Friday tại Pháp, nhưng bộ trưởng Le Maire đã khẳng định không đủ công cụ pháp lý để làm điều đó.
Có thể nói, Black Friday hiện giờ là sân chơi lớn cho tất cả, thế nhưng không thể phủ nhận Amazon đang chiếm thế thượng phong, là một trong những cái tên nổi bật nhất, là “nhà vô địch” của Black Friday. Khủng hoảng Covid-19, với hai đợt phong tỏa kéo dài, cho dù đẩy giới tiểu thương Pháp vào cảnh điêu đứng, nhưng lại mang lại “cơ hội vàng” cho trang thương mại điện tử Amazon. Chi nhánh Pháp của tập đoàn này ghi nhận hoạt động đạt mức tăng trưởng 30 – 50%. Chính thành công ngoạn mục của Amazon trong bối cảnh nước Pháp đang vật lộn đối phó với Covid-19 như “giọt nước làm tràn ly”, khiến trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới hứng chịu “mũi dùi”, không chỉ từ giới tiểu thương Pháp mà cả chính giới và nhiều thành viên trong chính phủ.
Cũng phải nói thêm là ngay từ đợt dịch Covid-19 đầu tiên hồi mùa xuân, Amazon đã làm dấy lên làn sóng giận dữ trong công luận Pháp, chủ yếu là về các giá trị đạo đức, xã hội. Amazon Pháp nhiều lần bị tố cáo để người lao động làm việc trong điều kiện không bảo đảm vệ sinh dịch tễ, thiếu phương tiện bảo vệ, thậm chí không đóng cửa các trung tâm xử lý phân phối hàng cho dù có nhiều ca nhiễm Covid. Trước đó, chi nhánh này thường xuyên bị tố cáo về điều kiện lao động khắc nghiệt, phi nhân tính, với chế độ lương bất công, rô-bốt hóa các trung tâm xử lý hàng hóa và sa thải hàng loạt nhân viên …
Amazon còn bị tố cáo lợi dụng Covid-19 để trục lợi, làm giàu trên đất Pháp nhưng lách luật để không đóng góp nhiều cho kinh tế Pháp như các trang thương mại điện tử của Pháp, chẳng hạn Cdiscount. Đối với một phần công luận Pháp, Amazon gắn với thói cơ hội, ích kỷ, sự bất công, phương thức kinh doanh không trung thực, thiếu đạo đức …
Trang thương mại điện tử Amazon bị gây sức ép thế nào tại Pháp trong đợt phong tỏa chống dịch Covid-19 lần 2 ?
Sau khi tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo tái phong tỏa đất nước, buộc các cửa hàng bán các loại mặt hàng không thiết yếu phải đóng cửa, buộc các siêu thị đóng cửa các quầy hàng bán sản phẩm không thiết yếu, chính quyền Pháp bị chỉ trích là đã tiếp tay cho các đại gia thương mại điện tử. Hiệp hội công dân Attac của Pháp còn tố cáo ông Emmanuel Macron, trong 6 năm trên cương vị bộ trưởng Kinh Tế và tổng thống Pháp, đã góp phần vào sự bành trướng của Amazon tại Pháp.
Thủ tướng Pháp Jean Castex kêu gọi người tiêu dùng trong nước trì hoãn mua sắm thay vì đặt hàng trên trang thương mại điện tử của nước ngoài. Trong bối cảnh công luận phản đối mạnh mẽ việc đóng cửa các hiệu sách, chế phẩm văn hóa, bộ trưởng Văn Hóa Pháp, Roselyne Bachelot, kêu gọi người dân không mua sách truyện trên các trang thương mại điện tử, thậm chí bà còn chỉ đích danh Amazon là đã hưởng lợi nhiều từ nước Pháp và kêu gọi người tiêu dùng Pháp ngưng “vỗ béo” cho tập đoàn Mỹ.
Trong khi đó, theo ý tưởng của dân biểu Matthieu Orphelin, với sự ủng hộ của nhiều tổ chức phi chính phủ và dân biểu Pháp, một đơn kiến nghị phản đối Amazon với khẩu hiệu “Giáng Sinh không Amazon” đã được tung lên mạng ngày 17/11. Chỉ trong vòng 2 ngày đầu, đơn kiến nghị đã thu được chữ ký của 25.000 ngàn người. Thị trưởng thành phố Grenoble, Eric Piolle, cũng đích thân kêu gọi dân chúng tẩy chay Amazon trong mùa lễ Giáng Sinh, bởi theo ông, trang thương mại điện tử này đã cướp đi việc làm của nhiều người Pháp.
Trên các mạng xã hội, tràn ngập khẩu hiệu “Tôi mua hàng trong vùng của tôi, chứ không mua trên Amazon”. Không chỉ có những lời kêu gọi bài xích, tẩy chay, trên mạng còn có plug-in (phần bổ trợ trên trình duyệt) giúp người tiêu dùng có thể tìm một cuốn sách trên Amazon nhưng mua của một hiệu sách hay hướng người tiêu dùng đến những trang mua sắm khác bán cùng sản phẩm như Amazon nhưng với giá phải chăng hơn.
Liệu có quá vô lý khi nước Pháp “đổ hết tội” cho Amazon ?
Từ khi du nhập vào Pháp năm 2013, Amazon vẫn thường bị chỉ trích là gây hại cho giới kinh doanh truyền thống, nhỏ lẻ. Nhưng chiến dịch tẩy chay Amazon lần này thì có quy mô lớn chưa từng có. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng coi Amazon là vật tế thần là phi lý và Amazon đang bị nước Pháp trút giận quá đà. Cédric O, quốc vụ khanh chuyên trách chuyển đổi kỹ thuật số, thuộc bộ Kinh Tế, ví chiến dịch bài Amazon của người Pháp với chứng loạn tâm thần và cho rằng phong trào tẩy chay không mang lại nhiều ý nghĩa, bởi Amazon chỉ chiếm có 20% thị phần thương mại điện tử tại Pháp, thấp nhất trong Liên Hiệp Châu Âu.
Ông Cédric O cũng nhấn mạnh đến thiện chí của Amazon chi nhánh Pháp khi trang thương mại điện tử này đã ngưng chương trình quảng cáo Black Friday sau khi có thông báo tái phong tỏa đất nước. Không chỉ vậy, trang thương mại điện tử Amazon còn lập thêm mục “Chúng ta hãy ủng hộ các doanh nghiệp Pháp” và các mục chuyên về sản phẩm của Pháp như “đồ chơi của Pháp”, “các công ty khởi nghiệp của Pháp”, “công ty vừa và nhỏ của Pháp” …
Christian Poiret, thị trưởng Lauwin-Planque, vùng Nord-Pas-de-Calais, thì nhấn mạnh nên ngưng việc đặt thương mại truyền thống và thương mại điện tử vào thế đối đầu, bởi hai phương thức này hoàn toàn có thể đồng hành, các cơ sở kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ hoàn toàn có thể kết nối với thương mại điện tử. Hiện giờ, mới chỉ có khoảng 1/3 tiểu thương Pháp có trang web bán hàng trên mạng, trong khi tỉ lệ này ở Đức là 2/3.
(Tổng hợp từ L’Opinion, Business Insider France, Actu Economie, France Info, The Conversation, RTL)
Azerbaijan tiếp quản quận Kelbadjar từ tay Armenia
Mai Vân
Quân đội Azerbaijan đã tiếp quản thêm một quận sát cạnh vùng Thượng Karabakh vào sáng sớm hôm nay, 25/11/2020. Đây là một phần của thỏa thuận chấm dứt chiến tranh được ký kết vào đầu tháng 11 giữa Armenia, Azerbaijan và Nga.
Theo AFP, bộ Quốc Phòng Azerbaijan cho biết là các đơn vị quân đội Azerbaijan đã giành lại quyền kiểm soát quận Kelbadjar, giáp ranh với Thượng Karabakh, vào đêm thứ Ba rạng sáng thứ Tư 25/11. Đây là quận thứ hai trong ba quận Armenia phải trao lại cho Azrbaijan, căn cứ theo thỏa thuận lệnh ngừng bắn kết thúc sáu tuần giao tranh chết chóc ở khu vực tranh chấp.
Nằm giữa nước cộng hòa tự phong Thượng Karabakh và Armenia, Kelbadjar lẽ ra phải được nhượng lại vào ngày 15/11, nhưng Baku đã hoãn sự kiện này, với lý do nhân đạo. Khi ký lệnh ngừng bắn, Erevan đồng ý trả lại 3 quận (Agdam, Kelbadjar và Lachin) xung quanh Thượng Karabakh, những quận đã thoát sự kiểm soát của Baku trong gần 30 năm và cuộc chiến đầu tiên vào những năm 1990.
Quận Kelbadjar, giống như Agdam, đã được trao trả ngày 20/11 và quận Lachine, sẽ được trao trả vào ngày 01/12, thuộc vùng đệm bao quanh Thượng Karabakh. Bốn quận khác cũng là vùng an toàn đã bị Baku lấy lại bằng vũ lực.
Thủ tướng Nhật kêu gọi ổn định quan hệ với Trung Quốc trong cuộc họp cấp cao
Tại hội nghị cấp cao đầu tiên với Bắc Kinh, Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga nói ổn định quan hệ với Trung Quốc là điều rất quan trọng, giữa lúc nước ông đang cố tìm một thế cân bằng với nước láng giềng.
Hôm thứ Tư 25/11, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp gỡ ông Suga vào lúc sắp kết thúc chuyến đi 2 ngày tới thăm Nhật Bản. Đây là hội nghị cấp cao đầu tiên từ khi ông Suga được bầu vào chức lãnh đạo hồi tháng 9.
“Mối quan hệ ổn định giữa hai nước là điều quan trọng, không những cho Nhật Bản và Trung Quốc, mà còn cho khu vực và cộng đồng quốc tế”, ông Suga nói với ông Vương trong cuộc gặp gỡ khoảng 20 phút.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc diễn ra giữa lúc quan tâm đang tăng về sự lấn át của Trung Quốc trong khu vực.
Trong khi ông Suga tránh không dùng những lời lẽ nặng nề với Trung Quốc như đồng minh Mỹ, ông đã có hành động chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc bằng cách thắt chặt quan hệ với nước Úc. Ông Suga cũng đã chọn Việt Nam và Indonesia làm điểm đến trong chuyến công du đầu tiên của ông ra nước ngoài.
Chiến lược an ninh của Nhật Bản được đặt trên nền tảng liên minh với Hoa Kỳ, nhưng cùng lúc, Tokyo cũng theo đuổi các lợi ích kinh tế với Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của Nhật Bản.
Dịp này, Ngoại trưởng Vương Nghị cũng chuyển lại thông điệp của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi đến Thủ tướng Suga, rằng Trung Quốc muốn xây dựng “các quan hệ hữu hảo với Nhật Bản”.
Ông Vương nói các quan hệ song phương “rốt cuộc đã quay lại và đi theo đúng hướng”.
Ngày hôm trước, ông Vương đã gặp Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi. Hai nhà lãnh đạo đồng ý hợp tác về thương mại và nỗ lực chống đại dịch Covid-19, nhưng hai ông duy trì lập luận của mình về các cuộc tranh chấp lãnh thổ.
Trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc, các quan chức hàng đầu Nhật Bản nhắc lại những quan tâm của họ về các hoạt động của Trung Quốc vẫn tiếp diễn trong khu vực, nhưng ông Vương duy trì lập trường của Bắc Kinh, rằng Trung Quốc chỉ bảo vệ chủ quyền của mình.
Chính phủ Nhật Bản than phiền về những vụ xâm nhập liên tục vào các vùng biển chung quanh các hòn đảo mà hai nước đều tuyên bố chủ quyền.
Các quan chức ở Tokyo, kể cả ông Suga, nhiều lần bày tỏ quan ngại với ông Vương về những diễn biến ở Hong Kong, một vấn đề nhạy cảm đối với Bắc Kinh.
Mặt khác, hai bên ủng hộ các sự kiện Olympic như Thế vận hội ở Tokyo trong năm tới, và Thế vận hội Mùa Đông do Trung Quốc đăng cai năm 2022.
Sau chuyến thăm Nhật Bản, ông Vương sẽ lên đường hôm thứ Năm sang thăm Seoul, nơi ông sẽ gặp gỡ Tổng thống Hàn quốc Moon Jae-in.
Nhật-Trung hợp tác thương mại và y tế nhưng vẫn bất đồng về Senkaku/Điếu Ngư
Mai Vân
Công du Nhật Bản trong hai ngày, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm nay 25/11/2020 được tân thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga tiếp tại Tokyo. Vương Nghị là nhân vật cấp cao nhất của Trung Quốc tiếp xúc với thủ tướng Suga từ ngày ông nhậm chức.
Theo đài truyền hình Nhật Bản NHK, ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu hôm qua đã hội đàm với đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị trong khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ ở Tokyo và hai bên đã nhất trí là sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau để giải quyết các vấn đề mà Trung – Nhật cùng quan tâm.
Theo ông Motegi, quan hệ ổn định giữa 2 nước rất quan trọng đối với khu vực cũng như toàn thế giới và hai bên nên góp phần giải quyết các vấn đề mà thế giới đang phải đối phó như đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, thương mại và đầu tư.
Về phần mình, ông Vương Nghị cho rằng hai láng giềng vốn từ lâu đã là đối tác của nhau, nên duy trì liên lạc chiến lược và hợp tác sâu rộng trong một loạt các lĩnh vực như ứng phó với đại dịch, bảo vệ chủ nghĩa đa phương và xây dựng quan hệ song phương.
Tuy nhiên, cũng chính trong lãnh vực quan hệ song phương, bất đồng tiếp tục nổi cộm giữa hai bên liên quan đến quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Quần đảo do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Trung Quốc đòi chủ quyền. Tokyo luôn duy trì quan điểm theo đó không tồn tại vấn đề về chủ quyền đối với quần đảo này và thường xuyên tố cáo Bắc Kinh cho tàu xâm phạm lãnh hải của Nhật Bản ngoài khơi quần đảo Senkaku.
Trong cuộc họp báo chung sau buổi hội đàm, ngoại trưởng Nhật Motegi xác nhận rằng ông đã nêu lên vấn đề này và thúc giục Trung Quốc hành động mang tính xây dựng. Để đáp lại, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tái khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục bảo vệ quyền chủ quyền của mình.
Người Mông Cổ biểu tình phản đối Trung Quốc tại Tokyo
Tại Tokyo, hàng chục người Mông Cổ đã tập hợp hôm qua 24/11 trước Nghị Viện Nhật Bản để phản đối chuyến viếng thăm của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Đây là lần thứ hai người Mông Cổ tại Nhật biểu tình phản đối chính sách họ coi là “diệt chủng” văn hóa mà Trung Quốc đang tiến hành ở vùng Nội Mông.
Một người biểu tình đã giải thích với RFI lý do xuống đường :
“Từ khi Trung Quốc áp dụng chính sách giảng dậy song ngữ mới ở Nội Mông, đây là lần thứ hai chúng tôi, những người Mông Cổ sống ở Nhật, xuống đường chống lại cải cách đó. Hàng ngàn người đã biểu tình lần đầu tiên trước sứ quán Trung Quốc ở Nhật, nhưng tiếc thay chúng tôi không được lắng nghe vào lúc mà tình hình Nội Mông thật đáng lo ngại.
Gần một triệu người đã ký một bản kiến nghị chống lại luật mới. Một số người đã tự tử để cho thấy ý chí của mình. Hơn một ngàn người bị bắt giam, thông tin thì bị kiểm duyệt, những đường dây liên lạc bị cắt.
Người ở Nội Mông không thể biểu tình, nhưng chúng tôi may mắn được biểu tình ở đây. Hôm nay, với chuyến viếng thăm của Vương Nghị, lần đầu tiên chúng tôi có thể chuyển thông điệp trực tiếp đến lãnh đạo Trung Quốc rằng các người không thể bóp nghẹt chúng tôi.”
Đài Loan đóng tàu ngầm, quyết tâm bảo vệ chủ quyền đảo quốc
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm thứ Ba thề bảo vệ chủ quyền của đảo quốc theo thể chế dân chủ này với dự án đóng một đội tàu ngầm được thiết kế và chế tạo ở trong nước, dự án thiết yếu được Hoa Kỳ hậu thuẫn để chống lại nước láng giềng Trung Quốc.
Bắc Kinh vẫn coi Đài Loan là thuộc lãnh thổ Trung Quốc, và trong nhiều năm qua, Đài Loan đã tăng cường các nỗ lực để tân trang lực lượng tàu ngầm, một số đã có từ thời Đệ nhị thế chiến, và không thể nào chống chọi được với đội tàu Trung Quốc, vốn bao gồm các tàu chiến có khả năng phóng vũ khí hạt nhân.
Tại buổi lễ khởi công xây dựng dự án đóng đội tàu ngầm tại Cao Hùng (Kaohsiung), Tổng thống Thái Ăn Văn gọi động thái này là “một mốc điểm lịch sử” đối với khả năng phòng vệ của Đài Loan, sau khi vượt qua được “nhiều thách thức và hoài nghi.”
Bà nói:
“Đóng tàu ngầm chứng minh cho thế giới thấy ý chí mạnh mẽ của Đài Loan quyết tâm bảo vệ chủ quyền của mình”
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn
Hiện diện tại buổi lễ có ông Brent Christensen, nhân vật được coi như Đại sứ trên thực tế của Hoa Kỳ tại Đài Bắc.
“Tàu ngầm là một thiết bị quan trọng cho sự phát triển khả năng chiến đấu của hải quân Đài Loan trong một cuộc chiến tranh bất cân xứng, để răn đe các tàu địch không bao vây Đài Loan.”
Năm 2018, chính phủ Mỹ đã bật đèn xanh cho các nhà sản xuất Mỹ tham gia chương trình này, một động thái được xem là để giúp Đài Loan thủ đắc các thiết bị chủ yếu, mặc dù hiện không rõ các công ty Mỹ nào tham gia công trình này.
Tập đoàn CSBC được sự hậu thuẫn của nhà nước Đài Loan cho hay họ sẽ giao chiếc tàu ngầm đầu tiên trong tất cả 8 chiếc sẽ được đóng từ giờ tới năm 2025, đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa quân sự và kế hoạch tự lực tự cường của Tổng thống Thái Anh Văn.
Các lực lượng vũ trang Đài Loan về phần lớn được Hoa Kỳ trang bị, nhưng bà Thái Anh Văn đã đặt mục tiêu phát triển công nghệ quốc phòng tiên tiến trong nước lên hàng ưu tiên.
Quân đội Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động quân sự gần Đài Loan, đôi khi điều máy bay chiến đấu bay qua lằn ranh bán chính thức giữa hai bên trên eo biển Đài Loan.
Lãnh đạo Hồng Kông ca ngợi luật an ninh mới bất chấp những lời chỉ trích
Mai Vân
Trưởng đặc khu Hồng Kông, Lâm Trịnh Nguyệt Nga, hôm nay 25/11/2020 ca ngợi là luật an ninh quốc gia mới do Bắc Kinh áp đặt đã có « hiệu quả rõ rệt trong việc khôi phục sự ổn định ». Tuyên bố được đưa ra bất chấp những lời chỉ trích là bộ luật này đang thu hẹp nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận và đối lập chính trị tại Hồng Kông.
Trong bài phát biểu về chính sách hàng năm, lãnh đạo Hồng Kông cho rằng luật an ninh mới đã ngăn chặn sự trở lại của tình trạng bất ổn chính trị, vào lúc việc bình thường hóa trở lại hệ thống chính trị là một ưu tiên cấp thiết.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nhấn mạnh : « Những chủ trương đòi độc lập của Hồng Kông và sự cấu kết với các thế lực bên ngoài đã dần lắng xuống, một số nhân vật nổi bật đã im tiếng, các tổ chức cực đoan đã ngừng hoạt động hoặc bị giải thể ». Đối với lãnh đạo Hồng Kông, « sau một năm bất ổn xã hội với nỗi sợ hãi cho an toàn cá nhân, người dân Hồng Kông có thể một lần nữa được hưởng các quyền tự do cơ bản của họ ».
Lãnh đạo Hồng Kông cũng chỉ trích là các chính phủ nước ngoài đã can thiệp vào vấn đề của Hồng Kông, nói rằng điều đó đe dọa an ninh quốc gia.
Luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt cho Hồng Kông đã bị các nhóm bảo vệ nhân quyền và chính phủ nước ngoài cực lực đả kích. Họ cho rằng Trung Quốc đã phản bội lời hứa trong khuôn khổ chính sách « một quốc gia, hai chế độ » mà Bắc Kinh đã cam kết, tức là Hồng Kông được duy trì hệ thống pháp luật và quyền tự do dân sự riêng trong 50 năm sau khi Anh Quốc trao trả Hồng Kông vào năm 1997.
Chính quyền Hồng Kông bị chỉ trích là đã hạn chế quyền tự do ngôn luận khi coi các tuyên bố ủng hộ nền độc lập của Hồng Kông và chỉ trích Trung Quốc là bất hợp pháp, rút bỏ sách có quan điểm chính trị bị cho là đáng ngờ ra khỏi các thư viện công cộng và phát triển “giáo dục lòng yêu nước” trong trường học.
Vương quốc Anh dự kiến rút thẩm phán khỏi tòa án tối cao Hồng Kông
Cũng để phản đối Bắc Kinh vi phạm cam kết về Hồng Kông, Luân Đôn đã thông báo khả năng rút các thẩm phán Anh ra khỏi Tòa Chung Thẩm – tòa án cấp cao nhất của Hồng Kông.
Trong một báo cáo định kỳ 6 tháng về tình hình Hồng Kông gởi lên Nghị Viện Anh ngày 24/11, ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho rằng luật an ninh quốc gia, được ban hành vào cuối tháng 6 tại Hồng Kông, và nghị quyết của Quốc Hội Trung Quốc cho phép cách chức bất kỳ nhà lập pháp nào bị coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, đã đặt ra những câu hỏi « nghiêm trọng » về việc Bắc Kinh tôn trọng nguyên tắc « Một quốc gia, hai chế độ ».
Vì thế, ngoại trưởng Anh cho biết : « Tôi đã bắt đầu tham vấn ông Robert Reed, chủ tịch Tòa Án Tối Cao Vương Quốc Anh, để thảo luận về việc để các thẩm phán Anh làm thẩm phán không thường trực ở Tòa Chung Thẩm Hồng Kông liệu có còn phù hợp hay không ».
Theo thỏa thuận trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997, có hai thẩm phán của Tòa Án Tối Cao Anh hiện diện tại định chế tư pháp cao nhất đặc khu, bên cạnh một số thẩm phán đã nghỉ hưu từ Anh, Úc và Canada.
Tập Cận Bình chúc mừng tổng thống đắc cử tự nhận Joe Biden
Hải Lam
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình hôm 25/11 đã chúc mừng Tổng thống đắc cử tự nhận Joe Biden và bày tỏ mong muốn “hợp tác cùng có lợi” trong bối cảnh Mỹ – Trung xung đột về thương mại, công nghệ và an ninh.
CNA dẫn tin từ hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc kênh Tân Hoa Xã cho biết, trong bức điện chúc mừng, Tập nói với Biden rằng các mối quan hệ “lành mạnh và ổn định” là “kỳ vọng chung của cộng đồng quốc tế”.
Ông Tập cũng bày tỏ hy vọng hai nước sẽ nêu cao tinh thần “không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi, kiểm soát sự khác biệt, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định của quan hệ Trung – Mỹ”.
Tân Hoa Xã cũng cho biết, Phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn cũng chúc mừng “phó tướng” của Biden, Kamala Harris.
Trước đó, vào hôm 13/11, chính phủ Trung Quốc đã gửi lời chúc mừng tới Joe Biden.
Hôm 7/11, giới truyền thông Mỹ xướng tên Joe Biden đắc cử tổng thống, và bản thân Biden cũng tự tuyên bố như vậy bất chấp kết quả chưa ngã ngũ. Chiến dịch Tổng thống Trump khẳng định có gian lận cử tri trên diện rộng và đang thúc đẩy nhiều vụ kiện pháp lý.
Theo đài NTD, tính đến thứ Hai (23/11), chiến dịch của Tổng thống Trump và Đảng Cộng hòa đã khởi xướng 16 vụ kiện chống gian lận bầu cử ở các tiểu bang Pennsylvania, Michigan và Nevada. Luật sư Giuliani của đội ngũ Tổng thống Trump hôm 23/11 cũng cho biết, ông sẽ kháng cáo lên Tối cao Pháp viện về những vi phạm bầu cử ở ít nhất 5 hoặc 6 tiểu bang. Chiến dịch của Tổng thống Trump và các cá nhân đã đệ trình 10 bằng chứng thuyết phục nhất về cáo buộc gian lận bầu cử.
Thủ đoạn đặc biệt để ĐCSTQ nắm thóp nhà Biden là gì?
Hương Thảo Cha con ông Joe Biden (ảnh chụp màn hình CBS Evening News).
Mục lục bài viết
“Bê bối ổ cứng máy tính” của con trai Biden
Quan hệ giữa Hunter Biden và các quan chức Trung Quốc
Thủ đoạn ‘đặc biệt’ của ĐCSTQ để nắm thóp các quan chức cao cấp ở nước ngoài
Bê bối ở cứng của Hunter Biden, con trai ứng cử viên tổng thống Joe Biden, đã gây ra hàng loạt chấn động trước bầu cử Mỹ đồng thời cũng phanh phui một thủ đoạn trọng yếu được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quen dùng để bắt ép các chính trị gia và giới thương gia phương Tây phải phục tùng.
“Bê bối ổ cứng máy tính” của con trai Biden
Tháng 10 năm nay, một ổ cứng máy tính chứa lượng lớn ảnh nhạy cảm, email và hồ sơ cuộc gọi của Hunter Biden, con trai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Joe Biden, đã bị tờ New York Post phanh phui. Bằng chứng cho thấy Hunter có hành vi sử dụng ma túy, bê bối tình dục với trẻ vị thành niên, cũng như các giao dịch và hợp tác của gia đình Biden với các quan chức ĐCSTQ.
Luật sư của TT Trump Rudy Giuliani đã tiết lộ với giới truyền thông có hàng nghìn bức ảnh từ “vô đạo đức” đến “phạm pháp” trong ổ cứng của Hunter.
Wayne Root, người dẫn chương trình nổi tiếng của Mỹ cũng nói rằng, những người cấp cao mà ông phỏng vấn đã xem video đồi trụy trên ổ cứng của Hunter. Khi đó, Hunter đang xâm hại bé gái chừng 8 tuổi người Trung Quốc.
Ông Wayne nói: “Các nguồn tin của tôi – ngày càng nhiều – hôm nay (19/10), (họ) đã xem video trong ổ cứng laptop của Hunter. Họ nói thẳng với tôi… không phải là tin đồn … Họ đã xem Hunter cưỡng gian và giày vò nhiều trẻ em Trung Quốc… ĐCSTQ cũng có các video đó… và Biden đã thỏa hiệp. Ông ấy bị họ bắt thóp. Ông ấy không thể trở thành tổng thống”.
Quan hệ giữa Hunter Biden và các quan chức Trung Quốc
Theo một bài báo của Gnews Media, Hunter Biden có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Từ năm 2010 đến năm 2014, Hunter Biden đã đến Trung Quốc ít nhất 5 lần và gặp gỡ nhiều giám đốc ngân hàng và doanh nghiệp của Đại lục.
Lần đầu tiên Hunter Biden đến Trung Quốc cùng với Joe Biden, khi này đang là Phó tổng thống Mỹ. Xa Phong (Che Feng), ông trùm tài chính Trung Quốc đã tiếp đón họ ở Khách sạn Pangu (một khách sạn bảy sao ở Bắc Kinh).
Bề ngoài, Xa Phong là một ông trùm tài chính kiểm soát ít nhất 30 công ty hoạt động trên toàn cầu. Thực tế, anh ta là “găng tay trắng” của các quan chức cấp cao ĐCSTQ và là gián điệp được ĐCSTQ lợi dụng để thâm nhập vào các chính trị gia phương Tây.
Hầu hết các điệp viên của ĐCSTQ như Xa Phong đều tốt nghiệp từ Học viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc. Họ được đào tạo bí mật (tên gọi nội bộ của lớp này là “Lớp đào tạo đặc vụ”). Các khóa học này dạy sinh viên cách sử dụng điểm yếu trong bản chất con người để khiến họ tham nhũng, mua chuộc các nhân vật chính trị và người nổi tiếng khắp thế giới.
Khi Hunter đến thăm Trung Quốc lần đầu tiên, nhiệm vụ của Xa Phong là hối lộ Hunter. Xa Phong nghĩ nhiệm vụ này không quá dễ dàng nhưng ngay từ khi gặp mặt, Hunter đã phàn nàn “Tôi quá nghèo, tôi thích một căn nhà, và cần khoảng 100-200 triệu USD, tôi cần tiền, làm sao tôi có thể kiếm tiền?” Hunter thậm chí hỏi: “Có cô gái nào có thể vui chơi cùng tôi không?”
Thái độ của Hunter khiến Xa Phong ngạc nhiên, anh ta không nghĩ mình có thể mua chuộc con trai Phó tổng thống dễ dàng như vậy. Kể từ đó, ĐCSTQ tiếp tục thỏa mãn nhưng ham muốn biến thái của Hunter và anh ta ngày càng trở thành bù nhìn của bộ máy ĐCSTQ.
Ngoài ra, theo Vision Times, các kênh truyền thông hải ngoại từng đưa tin Xa Phong đã đầu tư một số tiền khổng lồ vào Bắc Kinh để cải tạo các câu lạc bộ bí mật, đồng thời chiêu mộ các nữ sinh xinh đẹp từ học viện vũ đạo, điện ảnh và nghệ thuật… chuyên phục vụ các quan chức cấp tỉnh và giám đốc ngân hàng để đổi lại lợi ích dài hạn.
Sau khi Xa Phong bị bắt giữ vì nghi ngờ tham nhũng, những video liên quan đến danh sách ô dâm tại các câu lạc bộ này bị giao nộp. Theo nhà bình luận thời sự Mã Vị Hành, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khi đó là ông Vương Kỳ Sơn hiển nhiên phải nắm trong tay danh sách này. Rất có thể danh sách này cũng chứa cái tên Hunter Biden?
Cựu Tổng Giám mục Công giáo tại Hoa Kỳ Carlo Maria Viganò trong bức thư gửi cho Tổng thống Trump có nói rằng: “Nhược điểm bị nắm thóp của Joe Biden… sẽ khiến ông ta bị lợi dụng không chút kiêng kỵ, cho phép các quyền lực bất hợp pháp can thiệp vào cả chính trị trong nước lẫn cán cân quốc tế”.
Có phân tích cho rằng “các lực lượng bất hợp pháp nắm thóp ông Joe Biden” có thể là chỉ ĐCSTQ. Điều này khiến người ta liên tưởng đến ma trận “mặt trận thống nhất” của ĐCSTQ đối với giới chính trị và thương mại của Mỹ.
Thủ đoạn ‘đặc biệt’ của ĐCSTQ để nắm thóp các quan chức cao cấp ở nước ngoài
Thời Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã từng có tiền lệ về việc bí mật quay các video khiêu dâm khi giới chính trị và giới thương mại của Trung Quốc tấn công đối thủ hoặc để kìm kẹp một số nhân vật cao cấp.
Vào ngày 9/6/2006, Lưu Chí Hoa, phó thị trưởng Bắc Kinh, bị bắt vì một đoạn phim khiêu dâm dài 60 phút. Đoạn video này được quay bởi thiết bị giám sát do Mã Kiến, Thứ trưởng Bộ Công an lúc bấy giờ, đã sắp xếp cho các đặc vụ sắp đặt trong khách sạn Hồng Kông nơi Lưu Chí Hoa ở. Tháng 10/2008, Lưu Chí Hoa bị kết án tử hình.
Thủ đoạn này cũng được ĐCSTQ mở rộng ra nước ngoài. Mối quan hệ giữa Hunter Biden với ĐCSTQ là một trường hợp điển hình của việc thể chế độc tài này sử dụng những khoản hối lộ khổng lồ, bê bối tình dục và ma túy để mua chuộc các nhân vật chính trị và người nổi tiếng phương Tây.
Tần Bằng (Qin Peng) nhà bình luận về kinh tế và các vấn đề thời sự trên nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc và Anh, cho rằng tầng nước ngầm này quá sâu. Trường hợp của Biden và Hunter tiết lộ rằng ĐCSTQ đã sử dụng hình thức cung cấp đặc quyền cho các quan chức cấp cao ở nước ngoài: Hiến nội tạng, phụ nữ, tiền… không chỉ để giao hoán quyền lực và tài sản, ĐCSTQ cũng sẽ quay video kiểm soát hơn nữa các quan chức nước ngoài và các thành viên trong gia đình họ.
Ngày 19/7 năm nay, nhà sáng lập kiêm CEO của tổ chức AI Cyrus A Parsa đã đăng một đoạn video ngắn trên Twitter, cáo buộc các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ đã bị ĐCSTQ quay video dâm ô.
Ông yêu cầu Tổng thống Trump để Bộ Tư pháp Hoa Kỳ điều tra việc này. Ông Parsa cũng tự hỏi tại sao những nhân vật quyền lực ở Mỹ này lại im lặng trước tội ác chống lại loài người của ĐCSTQ. Liệu điều này có liên quan đến những khoản hối lộ khổng lồ và video dâm ô của họ hay không?
Vào đầu tháng 4 năm nay, Ngụy Kinh Sinh, lãnh đạo phong trào dân chủ Trung Quốc, đã phát biểu tại Quốc hội Đan Mạch rằng hối lộ tình dục là một trong những phương thức truyền thống của ĐCSTQ, và các phương thức hối lộ các chức sắc và nhà ngoại giao nước ngoài của ĐCSTQ thậm chí còn vượt xa thế giới ngầm.
Năm 2010, ông Faden, lúc đó là giám đốc tình báo Canada, đã công khai rằng ĐCSTQ đã thâm nhập vào chính trường Canada. Ông nói rằng trong thời gian ĐCSTQ mời các quan chức Canada đến thăm Trung Quốc, rượu và đàn bà đẹp thay nhau được bày ra.
Hồ Lực Nhậm, một doanh nhân Thượng Hải sống lưu vong ở Hoa Kỳ, cũng đã tiết lộ vào tháng 4 năm nay rằng việc hối lộ tiền và tình dục của Trung Quốc đã chiến thắng các chính trị gia nước ngoài. Hồ Lực Nhậm đã tweet rằng Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ có một nhân viên phi chính thức lương cao ở Bắc Kinh chuyên tìm kiếm phụ nữ đẹp để qua đêm với các quan chức nước ngoài đến thăm.
Cũng không khó để đưa ra nhận định, cha con Biden từ lâu đã bị ĐCSTQ nắm thóp!
TQ nói Giáo hoàng nhận xét ‘vô căn cứ’ về người Uighur
Giáo hoàng Francis chỉ trích cách thức ‘những người Uighur tội nghiệp’ bị đối xử
Bắc Kinh bác bỏ những lời chỉ trích của Giáo hoàng Francis về cách thức đối xử của Trung Quốc đối với cộng đồng thiểu số người Uighur theo Hồi giáo tại Tân Cương.
Trung Quốc phản ứng sau khi người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã lên tiếng cùng nhiều tiếng nói quốc tế khác, nói trong một cuốn sách mới rằng người Uighur đang “bị ngược đãi”.
Trung Quốc đẩy mạnh chương trình chuyển đổi lao động tại Tây Tạng
Người Uighur bị đưa đi cải tạo chỉ vì ‘để râu’ và ‘che mặt’
Trung Quốc ‘mời Mesut Ozil thăm Tân Cương’
Người ta tin rằng chính phủ Trung Quốc đã giam giữ tới 1 triệu người Uighur tại những nơi mà nhà nước gọi là các “trại cải tạo”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói các nhận xét của Giáo hoàng là “vô căn cứ”.
Trong cuốn sách của mình, ‘Hãy Để Chúng Ta Mơ Ước: Con Đường Dẫn Tới Tương Lai Tốt Đẹp Hơn’, Giáo hoàng Francis viết rằng, “Tôi thường nghĩ về những người bị ngược đãi, người Rohingya, người Uighur tội nghiệp, người Yazidi”.
Đây là lần đầu tiên Ngài nhắc tới người Uighur trong bối cảnh như vậy.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đáp trả rằng Bắc Kinh “luôn bảo vệ các quyền hợp pháp của các sắc tộc thiểu số một cách bình đẳng”.
Bắc Kinh được cho là đã bắt giữ hơn một triệu người từ vùng Tân Cương trong những năm gần đây, với lý do ngăn chặn khủng bố và đối phó nguy cơ đe dọa an ninh.
Trung Quốc biện minh việc giam giữ người mẫu Uighur ở Tân Cương
Video của người mẫu Uighur tiết lộ gì về trại cải tạo tập trung của TQ?
Người ta cũng cáo buộc rằng giới chức đang buộc phụ nữ Uighur phải triệt sản hoặc đặt các dụng cụ tránh thai vào cơ thể, rõ ràng là để nhằm kiểm soát mức tăng dân số.
Trung Quốc ban đầu bác bỏ việc có các trại cải tạo, nhưng sau nói rằng đó là các các trung tâm giáo dục và đào tạo.
Người Uighur chủ yếu là người Kurd Hồi giáo, vốn tự coi mình là gần gũi với các quốc gia Trung Á về mặt văn hóa và và sắc tộc.
Chụp lại video,
Tài liệu bị rò rỉ cho thấy Trung Quốc tẩy não người Uighurs ở Tân Cương
Đa số họ sống tại tỉnh Tân Cương của Trung Quốc, với khoảng 11 triệu người, tương đương 45% dân số khu vực.
Qua nhiều năm, chính sách của chính quyền trung ương đã dần hạn chế các hoạt động tôn giáo, thương mại và văn hóa của người Uighur, với việc có nhiều người sắc tộc Hán của Trung Quốc được khuyến khích chuyển lên sinh sống tại vùng này.
Hàng loạt doanh nghiệp nhà nước vỡ nợ kinh động Trung Nam Hải
Quý Khải
Gần đây, hoàng loạt các trái phiếu xếp hạng AAA của nhiều doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã vỡ nợ, kích hoạt tình trạng hỗn loạn trên thị trường trái phiếu nước này, theo Sound of Hope.
Giới đầu tư ngờ rằng các doanh nghiệp nhà nước này có ý định “trốn nợ”, và vụ việc đã kinh động đến các quan chức cấp cao. Vài ngày trước, Phó Thủ tướng phụ trách tài chính của ĐCSTQ, Lưu Hạc, nói rằng ông ta sẽ áp dụng thái độ “không khoan nhượng” đối với các vụ việc tài chính bất thường. Một số nhà phân tích môi giới chỉ ra rằng Ủy ban Tài chính ĐCSTQ tuyên bố rằng nó có thể tránh được rủi ro tín dụng lan rộng hơn nữa trong ngắn hạn. Tuy nhiên, rủi ro vỡ nợ tín dụng có giảm được hay không còn tùy thuộc vào mức độ cải thiện kinh tế và cải thiện xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
Trái phiếu doanh nghiệp nhà nước đối mặt giông bão liên miên, Lưu Hạc bày tỏ ý kiến
Ngày 21/11, Phó Thủ tướng phụ trách tài chính ĐCSTQ Lưu Hạc, đã tuyên bố tại một cuộc họp của Ủy ban Tài chính rằng sự gia tăng gần đây các vụ vỡ nợ của doanh nghiệp nhà nước là kết quả tổng hợp nhiều yếu tố như chu kỳ kinh tế, hệ thống kinh tế của ĐCSTQ và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ông cho rằng cần duy trì chính sách “không khoan nhượng”, điều tra nghiêm ngặt việc chuyển giao tài sản có mục đích xấu và các loại hành vi “trốn nợ” khác nhau, để tránh phát sinh nguy cơ rủi ro đối với toàn hệ thống.
Tuần trước, Tập đoàn Điện lực và Than Vĩnh Thành (Vĩnh Doanh) thuộc sở hữu nhà nước ở tỉnh Hà Nam đã phải đối mặt khả năng vỡ nợ trái phiếu trị giá 26,5 tỷ nhân dân tệ (4 tỷ USD). Tuần trước, khoản nợ 1 tỷ Nhân dân tệ của tập đoàn này không được thanh toán đúng tiến độ, cấu thành việc vi phạm hợp đồng. Vĩnh Thành sẽ có nhiều trái phiếu đáo hạn hơn, và thị trường lo ngại những trái phiếu này có thể vỡ nợ.
Hôm thứ Hai (23/11), Vĩnh Thành đã thông báo rằng hai trái phiếu siêu ngắn hạn, “20 Vĩnh Thành SCP004” và “20 Vĩnh Thành SCP007”, với số tiền phát hành là 1 tỷ nhân dân tệ mỗi trái phiếu kèm thời gian đáo hạn lần lượt là 270 và 210 ngày, sẽ đến hạn chi trả vào ngày 22/11 và ngày 23/11. Do tính thanh khoản của doanh nghiệp không đủ, các khoản hoàn trả cho số trái phiếu siêu ngắn hạn hai giai đoạn đã không được chuyển cho tổ chức giám sát một cách đúng hạn và đầy đủ. Hiện tại, việc hoàn trả lãi và gốc của hai trái phiếu vẫn chưa chắc chắn.
Tờ Financial Times của Anh ngày 23/11 đưa tin, các nhà đầu tư trái phiếu Trung Quốc thường tin rằng các doanh nghiệp nhà nước do chính phủ ĐCSTQ nắm vốn, bất kể tình trạng tài chính của họ như thế nào, đều sẽ an toàn hơn vì họ được hưởng sự đảm bảo ngầm từ chính quyền địa phương. Tuy nhiên, những vi phạm gần đây đã phá vỡ quan điểm này.
Các doanh nghiệp nhà nước vỡ nợ gần đây đã được các tổ chức xếp hạng của Trung Quốc xếp hạng AAA ở mức cao nhất, điều này đã tác động lớn đến niềm tin của nhà đầu tư, tín dụng của các doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp nhà nước phải tạm dừng phát hành trái phiếu. Vì các công ty này phải phát hành trái phiếu mới để trả nợ cũ nên có thể có nhiều vụ vỡ nợ hơn trong tương lai.
Vĩnh Doanh có 180.000 công nhân, và một số công nhân cho biết họ đã không được nhận lương trong vài tháng và đang đối diện với các đợt sa thải quy mô lớn.
Kinh tế Trung Quốc đi xuống, chính phủ không giúp được các doanh nghiệp nhà nước
Sau khi trái phiếu của hai doanh nghiệp nhà nước Liêu Ninh Brilliance Group và Hà Nam Vĩnh Doanh bị vỡ nợ, thị trường trái phiếu tín dụng sơ cấp đã phải đối mặt với sự trì trệ. Thị trường trái phiếu liên ngân hàng đã hủy bỏ hoặc trì hoãn các thông báo phát hành ở khắp nơi, với quy mô được mở rộng đáng kể so với giai đoạn trước. Tại thị trường thứ cấp, các trái phiếu “rủi ro cao” như Tập đoàn Than Vĩnh Doanh, Năng lượng và Hóa chất Hà Nam, Thanh Hoa và Chí Quang đã gia tăng rõ rệt, với những đợt sụt giá mạnh theo thời gian.
Phó Thủ tướng Lưu Hạc bày tỏ hy vọng sẽ xua tan nỗi lo của thị trường về vấn nạn “trốn nợ”, cho biết ông sẽ giữ thái độ “không khoan nhượng” đối với các vụ vỡ nợ tài chính, nhưng không nêu ra chính sách hỗ trợ tài chính cụ thể nào đi kèm. Nhiều nhà phân tích bày tỏ hoài nghi về việc liệu cuối cùng có thể ngăn chặn được sự bùng phát rủi ro nợ tín dụng hay không.
Ủy ban Tài chính Trung Quốc nhìn nhận rằng có ba yếu tố gây ra các vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp nhà nước gần đây, yếu tố đầu tiên là chu kỳ kinh tế. Nền kinh tế Trung Quốc đang theo một chu kỳ đi xuống, và tài chính của ĐCSTQ cũng không khá hơn trước đây, do đó không thể chi tiền giúp đỡ các doanh nghiệp dưới quyền. Hồi tháng trước Sở Tài chính Hà Nam đã tuyên bố rằng chi tiêu tài khóa của chính phủ vượt quá nguồn thu, và ĐCSTQ đang phải đối mặt với một “tình huống nghiêm trọng”.
Báo cáo mới nhất của Jianghai Securities tin rằng thái độ của Ủy ban Tài chính Trung Quốc có thể tránh được rủi ro tín dụng lan rộng trong ngắn hạn để ngăn chặn tác động lớn đến thị trường tài chính, nhưng
trong trung hạn, rủi ro vỡ nợ của thị trường tín dụng trái phiếu có thể thực sự giảm được không, thì vẫn còn phụ thuộc vào mức độ cải thiện kinh tế và nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp.
Theo báo cáo, “Kể từ đợt dịch này, tỷ lệ đòn bẩy vĩ mô (tỷ lệ trợ cấp cho doanh nghiệp nhà nước) đã tăng lên đáng kể. Một khi chính sách bắt đầu được thu lại vào năm sau, áp lực vỡ nợ đối với doanh nghiệp có thể tăng lên. Do đó, chưa thể lạc quan rằng rủi ro tín dụng sẽ giảm bớt”.
Nhóm nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô Tạ Á Hiến của tập đoàn vân tải đa quốc gia China Merchants Securities đã chỉ ra rằng vụ vỡ nợ đột ngột của Vĩnh Doanh đã vượt khỏi dự đoán của thị trường, nhưng kết hợp với bối cảnh vĩ mô hiện tại, điều này cho thấy sự gia tăng tình trạng suy yếu tài chính dưới điều kiện thắt chặt biên thanh khoản vĩ mô dự kiến là tất yếu.
Nhóm của Tạ Á Hiến cho biết từ đầu năm nay, tỷ lệ đòn bẩy của các doanh nghiệp phi tài chính Trung Quốc đã tăng lên đáng kể, và tỷ trọng trái phiếu trong các khoản nợ phải trả lãi của nhiều công ty cũng đạt mức cao. Trong bối cảnh đó, một khi tỷ lệ thanh khoản vĩ mô bắt đầu thắt chặt, các sản phẩm trái phiếu sẽ tạo ra những ràng buộc cứng nhắc và áp lực thanh toán đối với doanh nghiệp, dẫn đến rủi ro vỡ nợ.
Học giả Trung Quốc: 4.000 người chết do dịch bệnh ‘cũng tương đương với chẳng có người nào chết’
Bình luậnNgọc Trân
Gần đây, ông Lý Nghị (Li Yi), một học giả Trung Quốc đại lục đã cười nhạo tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tại Hoa Kỳ. Ông Lý tuyên bố rằng, Trung Quốc có 1,4 tỷ dân nhưng mới có 4.000 người chết vì dịch bệnh, điều này “cũng tương đương với chẳng có người nào chết”. Phát ngôn này đã khiến dư luận dậy sóng.
Ông Lý là một học giả sống lâu năm tại Mỹ, nguyên là Nhà nghiên cứu, Giáo sư của Viện Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân Dân Trung Quốc, cũng là cựu Giám đốc Viện nghiên cứu Đài Loan thuộc Đại học Phúc Châu, Phúc Kiến. Mới đây, một đoạn video về bài phát biểu của ông này tại “Diễn đàn Vịnh Thâm Quyến” hôm 16/10 được lan truyền trên mạng ở cả trong và ngoài Trung Quốc đã khiến dư luận phẫn nộ.
Khi phát biểu tại diễn đàn, ông Lý Nghị vừa cười vừa nói rằng: “Coronavirus mới là thứ bất lợi nhất với Âu Mỹ, [nhưng] nó lại có lợi nhất với Triều Tiên và Trung Quốc. Chúng ta đã chết 4.000 người, đúng không? Nhưng so với 220.000 người chết ở Mỹ, thì 4.000 người cũng tương đương với chẳng có người nào chết! Thiếu chút nữa là số ca nhiễm bệnh của chúng ta gần như bằng 0, số ca tử vong bằng 0”. Bởi vì “1,4 tỷ dân mà chết có 4.000 người, thì cơ bản cũng bằng như chẳng có ai nhiễm bệnh, chẳng có ai chết cả”.
Ông này còn tươi cười nói rằng, thời điểm Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ đã đến sớm hơn dự kiến. “Nếu không có vấn đề gì thì đến năm 2027, Hoa Kỳ sống không nổi rồi”. 1,4 tỷ người Trung Quốc đều không nhận ra điều này. “Không phải Hoa Kỳ đang chỉnh đốn Trung Quốc, mà là chúng ta đang ép Hoa Kỳ không sống được nữa rồi”.
Đoạn video ngay lập tức được lan truyền chóng mặt trên Internet, đông đảo cư dân mạng chỉ trích Lý Nghị là kẻ máu lạnh, vô nhân đạo và cặn bã. Tờ The Beijing News đã đưa ra bình luận về việc này vào tối 23/11 và phản vấn Lý Nghị rằng: “4.000 người chết cũng tương đương với không có ai chết, làm sao mà sinh mệnh của những người đã chết lại có thể quy về con số 0 như vậy?”.
Bài báo bình luận nói rằng, nguy cơ về dịch bệnh còn chưa được loại bỏ mà đã có lập luận gây sốc như vậy, thật là kinh khủng. Điều kinh ngạc hơn nữa là “học giả” này lại cười đùa cợt nhả khi thốt ra những ngôn luận đầy lố bịch như vậy, “hoàn toàn không có chút tôn trọng nào đối với sinh mệnh”.
Bài viết còn nói rằng, một học giả xã hội học, sao lại có thể thiếu sự tôn trọng đối với sinh mệnh như vậy? Điều này thực sự khiến người ta ‘sởn tóc gáy’, có lẽ nó liên quan đến nền tảng giáo dục của ông ta.
Bài viết còn chỉ ra rằng, người Trung Quốc thời nay thường thiếu đi sự tôn trọng đối với sinh mệnh, mà một dân tộc không tôn trọng sinh mệnh, thì còn lại chỉ là sự coi thường. Một giáo sư Trung Quốc còn từng nói rằng dịch bệnh lần này đã mang lại cho Trung Quốc khoảng 67 nghìn tỷ nhân dân tệ, ngụ ý tức là rất đáng để chúc mừng. Những phát ngôn như vậy khiến người ta phải lạnh sống lưng. Trên thế giới có nhiều người chết như vậy hoá ra lại là việc tốt, lại là cơ hội phát tài của họ, đây là cách nghĩ quỷ quái gì vậy?
Tuy nhiên, Lý Nghị đã từ chối xin lỗi ngay cả khi bị hàng nghìn người chỉ trích, thậm chí ông ta còn đăng một bài viết phản hồi tác giả bài bình luận của tờ The Beijing News và cảnh báo rằng tốt nhất anh ta nên “thận trọng trong lời nói lẫn hành động”. Lý Nghị tuyên bố ông ta phát biểu như vậy là để “ca ngợi những thành tựu rực rỡ của Trung Quốc đã đạt được trong cuộc chiến chống dịch bệnh và phê phán những sai lầm lớn của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống dịch này”.
Kết luận của Lý Nghị xuất phát từ một nghịch lý
Luận điệu của Lý Nghị là giống hệt với giọng điệu của các kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Để che đậy tội ác khiến dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán lây lan ra toàn thế giới, ĐCSTQ đã không ngừng so sánh số người chết của Trung Quốc với Hoa Kỳ trong các tuyên truyền trước đó để chứng tỏ rằng “chế độ của ĐCSTQ là ưu việt”.
Trên thực tế, con số 4.000 người chết do chính quyền ĐCSTQ công bố sớm đã bị đông đảo ngoại giới nghi ngờ là làm giả. Bắt đầu từ ngày 23/3 năm nay, trong 7 nhà tang lễ ở Vũ Hán, mỗi ngày mỗi nhà tang lễ đều phân phát 500 lọ tro cốt cho người nhà của những người đã chết. Tờ Caixin của Trung Quốc tiết lộ rằng, đã có 5.000 lọ tro cốt được chuyển đến Nhà tang lễ Hán Khẩu chỉ trong vòng hai ngày, gấp đôi con số tử vong vì nhiễm viêm phổi Vũ Hán do chính quyền ĐCSTQ công bố.
Các học giả đến từ Trường Y Đại học Washington và Đại học Tiểu bang Ohio Hoa Kỳ đã căn cứ vào dữ liệu các lò hỏa táng tại Vũ Hán và chính quyền địa phương phân phát hũ tro cốt người chết cho các gia đình đến lĩnh nhận, và ước tính ra rằng số người chết do nhiễm bệnh trên thực tế gấp 10 lần con số chính quyền ĐCSTQ công bố. (con số do chính quyền công bố vào thời điểm đó là 2.500 người).
The Epoch Time đã thực hiện một cuộc điều tra độc quyền và phỏng vấn kín các quản lý cấp cao của nhiều nhà tang lễ ở tỉnh Hồ Bắc, được biết, nhà tang lễ Hán Khẩu (là nhà tang lễ lớn nhất ở Vũ Hán) đã thiêu ít nhất 225 người chết vì viêm phổi Vũ Hán trong một ngày. 60% người nhiễm bệnh chết tại nhà do không thể nhập viện, những xác chết này đã được gửi thẳng từ nhà đến nhà tang lễ và không được liệt vào danh sách xác chẩn nhiễm virus.
Ngoài ra, định nghĩa về số người chết do dịch bệnh của Trung Quốc và Hoa Kỳ hoàn toàn khác nhau. Các trường hợp tử vong do virus Corona Vũ Hán được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ công bố là chỉ tất cả các trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19 (all deaths involving COVID-19). Trong đó bao gồm cả các biến chứng liên quan đến virus Corona Vũ Hán. Cũng có một số người chết không hẳn là liên quan trực tiếp đến virus Corona Vũ Hán, và người cao tuổi chiếm tuyệt đại đa số trong số các ca tử vong.
Ngọc Trân
Theo Epoch Times tiếng Trung
ĐCS Trung Quốc ‘truy quét diệt trừ các băng đảng và tệ nạn’ nhưng ai mới là trùm thực sự?
Bình luậnĐông Phương
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động một “cuộc đấu tranh đặc biệt truy quét diệt trừ các băng đảng và tệ nạn” từ năm 2018. Chỉ tính riêng ở tỉnh Giang Tây, đã có hơn 3.700 quan chức trên toàn tỉnh bị lập hồ sơ và xét xử. Cư dân mạng chế nhạo rằng ĐCSTQ mới là “tổ chức xã hội đen lớn nhất”.
Truyền thông tỉnh Giang Tây đưa tin vào ngày 21/11 rằng, Văn phòng Nhóm lãnh đạo Cuộc đấu tranh đặc biệt truy quét diệt trừ các băng đảng và tệ nạn tỉnh Giang Tây thông báo rằng, kể từ khi phát động cuộc đấu tranh đặc biệt này, tính đến cuối tháng 10/2020, cơ quan thanh tra và giám sát kỷ luật của tỉnh đã lập hơn 3.780 hồ sơ xét xử tội phạm tham nhũng liên quan đến các tổ chức xã hội đen. Các vụ án này liên quan đến hơn 3.700 cán bộ cấp vụ, cấp sở, cấp phòng ban trở xuống.
Theo Văn phòng trên, kể từ đầu năm nay, Giang Tây đã tiến hành điều tra và đào sâu hơn 70 vụ án liên quan đến thế lực băng đảng, hơn 320 người liên quan bị lập hồ sơ và xét xử. Đối với những vụ việc có nhiều “ô dù bảo vệ”, gặp nhiều cản trở và đối kháng, sẽ tổ chức xử án chéo ở nhiều nơi.
Về vấn đề này, nhiều cư dân mạng đã chế nhạo rằng ĐCSTQ mới là “tổ chức xã hội đen lớn nhất”.
ĐCSTQ là băng đảng tà ác lớn nhất
Kể từ khi ĐCSTQ phát động cuộc đấu tranh chính trị “truy quét diệt trừ các băng đảng và tệ nạn” vào năm 2018, các quan chức trong hệ thống Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án nhân dân ở nhiều nơi đã lần lượt ngã ngựa.
Theo các báo cáo công khai, các “nhân vật số một” của cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án Nhân dân ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, và các quan chức trong hệ thống công an ở tỉnh Giang Tây đều đã ngã ngựa vì “lôi bè kết đảng” và làm “bảo kê” cho các vụ tham nhũng.
Tuy nhiên do ĐCSTQ không đưa ra tiêu chí cụ thể nên biểu ngữ “truy quét diệt trừ các băng đảng và tệ nạn” đã bị lạm dụng ở một số địa phương. Thậm chí có một số khu vực ở tỉnh Hồ Nam, Sơn Tây, Hà Bắc… còn đưa “thất độc gia đình” (gia đình đã mất đi đứa con duy nhất) hay “bệnh nhân tâm thần” vào làm mục tiêu “truy quét diệt trừ các băng đảng và tệ nạn”. Những người đi thỉnh nguyện, người bảo vệ nhân quyền, các học viên Pháp Luân Công tu luyện chiểu theo Chân – Thiện – Nhẫn và nhiều đối tượng khác đã trở thành mục tiêu bị đàn áp.
Có người dân ở Đại lục bày tỏ rằng, thực ra thì ĐCSTQ cũng không cần phải phân định tiêu chuẩn bị truy quét diệt trừ nữa vì rốt cuộc ai là xã hội đen, ai là ô dù của xã hội đen thì nhìn một cái là thấy ngay.
Tờ Epoch Times đã đăng một bài báo có tựa đề “ĐCSTQ xã hội đen hóa từ trong chính bản chất của nó”, nói rằng, nhìn từ lịch sử có thể thấy, ngay từ khi bắt đầu hình thành thì ĐCSTQ đã là một tổ chức xã hội đen. Khi mới ‘khởi nghiệp’, nó đã chiêu mộ được một lượng lớn những tên côn đồ vô lại, thổ phỉ và kẻ cướp của thời điểm đó nhập hội, nó đã cướp đoạt ruộng đất và tài sản của người dân. Quốc Dân Đảng luôn coi ĐCSTQ là thổ phỉ, lưu manh và kẻ bắt cóc tống tiền.
Sau khi ĐCSTQ thành lập chính quyền, thông qua các cuộc vận động trấn áp bạo lực như Trấn phản, Cải cách ruộng đất, Tam phản, Ngũ phản, Phản hữu và Cải tạo “giai cấp Công-Thương”, nó đã cướp đoạt trắng trợn tài sản hợp pháp của tầng lớp Công-Nông-Thương. Sau khi tiến hành “cải cách và mở cửa”, ĐCSTQ cũng không từ thủ đoạn để tranh giành lợi ích với người dân, cướp bóc tài sản của người dân thông qua các phương thức bạo lực như cưỡng chế phá dỡ nhà ở, tịch thu đất đai, trục xuất những người dân tầng đáy ra khỏi thành thị, v.v.
Thông qua việc cấu kết với thương nhân hay bảo kê cho các vụ làm ăn phi pháp của gia đình, bạn bè, thân thích…, các quan chức ĐCSTQ đã cướp đoạt tài sản của người dân, doanh nghiệp tư nhân và thậm chí của cả doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, khi những người bị đàn áp đi thỉnh nguyện, những người bất đồng chính kiến đưa ra ý kiến khác nhau, hoặc thuê luật sư để kháng cáo, các quan chức ĐCSTQ các cấp lại bảo vệ lẫn nhau, dùng bạo lực để duy trì ổn định, chặn dân oan đi kêu oan, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và đánh luật sư. Bản chất xã hội đen của chính quyền ĐCSTQ đã bộc lộ hoàn toàn.
Việc ĐCSTQ bị cáo buộc là “tổ chức xã hội đen lớn nhất”, không chỉ bởi vì có những hành vi nêu trên, mà còn biểu hiện ở việc các quan chức các cấp của ĐCSTQ đều bao che và dung túng cho các hành vi phạm tội của tổ chức xã hội đen. Ví dụ, các quan chức đã ngã ngựa như Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương Trương Việt (Zhang Yue), Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), v.v. đều đóng vai trò là ô dù bảo vệ cho các tổ chức xã hội đen.
Đồng thời, ĐCSTQ cũng bị cáo buộc là “tập đoàn tội phạm” lớn nhất thế giới, nó đã xuất khẩu một loạt thủ đoạn được áp dụng trong nước ra xã hội quốc tế. Ví dụ, nó hỗ trợ các tổ chức khủng bố quốc tế và hỗ trợ các “quốc gia anh em” khác để phá rối xã hội.
Đông Phương
Theo NTD tiếng Trung
Thái Lan khôi phục luật cấm chỉ trích nhà vua để kiềm chế biểu tình
Để kiềm chế các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài nhiều tháng, Thái Lan đã khôi phục một đạo luật ngăn cấm việc chỉ trích gia đình hoàng gia vốn gây tranh cãi.
Một số nhà hoạt động đã bị triệu tập sẽ phải đối mặt với các cáo buộc theo luật lèse-majesté (tội khi quân) có mức án lên đến 15 năm tù cho mỗi tội danh.
Đây là lần đầu tiên trong hơn hai năm nay, những cáo buộc như vậy đã được khởi kiện.
Các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo đòi thay đổi chế độ quân chủ kéo dài trong nhiều tháng đã làm rung chuyển Thái Lan.
Người biểu tình cũng đang kêu gọi cải cách hiến pháp và cách chức thủ tướng của nước này.
Biểu tình rung chuyển Bangkok, hơn 40 người bị thương
Biểu tình Thái Lan: Thêm kế hoạch xuống đường ở Bangkok bất chấp vòi rồng
Hôm thứ Ba, một nhà hoạt động sinh viên nổi tiếng 22 tuổi, Parit Chiwarak, được biết đến nhiều với biệt danh “Penguin”, nói anh đã nhận được lệnh triệu tập vì tội khi quân – cùng với những cáo buộc khác – nhưng nói anh “không sợ”.
“Trần nhà đã bị phá vỡ rồi. Không có gì kiềm hãm chúng ta được nữa”, Parit Chiwarak tweet, cùng với tấm hình chụp lệnh triệu tập.
Tin cho biết, ít nhất sáu nhà lãnh đạo biểu tình chủ chốt khác, gồm luật sư nhân quyền Anon Nampa và Panusaya Sithijirawattanakul, sẽ phải đối mặt với các cáo buộc tương tự.
‘Xử kín và các hình phạt nặng’
Luật lệ đáng sợ nhất ở Thái Lan đã được áp dụng trở lại sau khi tạm ngừng ba năm, được cho là do Vua Vajiralongkorn ra lệnh.
Việc khôi phục luật này diễn ra sau khi người phản đối gia tăng chỉ trích mãnh liệt nhằm vào nhà vua, bằng các màn hát hò, diễn thuyết, và bằng các hình họa graffiti dung tục đến sửng sốt đối với nhiều người Thái. Đây là một điều rất mới ở Thái Lan. Ngay cả trong những cuộc bất ổn chính trị trước đây, rất ít người dám tấn công chế độ quân chủ. Nhưng thế hệ các nhà hoạt động này khẳng định rằng quyền lực và việc chi tiêu của nhà vua phải được thách thức.
Vua Thái chạm trán người biểu tình ở thủ đô Bangkok
Cô sinh viên dám thách thức chế độ quân chủ Thái Lan
Giờ đây họ đối mặt với luật cho phép xử kín, một hình thức xét xử tạo áp lực lớn khiến các bị cáo phải nhận tội để có thể được giảm các án phạt vốn dĩ hết sức hà khắc. Tuy nhiên, so với quá khứ, luật này hiện có lẽ sẽ trở nên kém hiệu quả hơn trong việc trấn áp không khí chống nền quân chủ, trong bối cảnh mà thông tin về các bê bối của hoàng gia liên tục được lan truyền trên mạng xã hội.
Việc sử dụng luật này thậm chí có thể phản tác dụng, làm mất sự đồng cảm đối với nền quân chủ Thái trong khi nó vốn được sử dụng trong một nỗ lực để củng cố sự ủng hộ đối với thể chế này.
Luật lèse-majesté của Thái Lan, cấm bất kỳ sự xúc phạm nào đối với chế độ quân chủ, là một trong những luật lệ hà khắc nhất trên thế giới.
Việc áp dụng lại các tội danh theo luật lèse-majesté diễn ra trước một cuộc biểu tình được lên kế hoạch hôm thứ Tư tại Cục Tài sản Hoàng gia, một cơ quan thay mặt cho chế độ quân chủ kiểm soát tài sản hoàng gia, nằm ở thủ đô Bangkok.
Đây là diễn biến mới nhất sau những chỉ trích nhà vua ngày càng thẳng thắn của những người biểu tình.
Vua Vajiralongkorn bị lên án vì dành hầu hết thời gian ở Đức.
Các cuộc biểu tình gồm những yêu cầu hạn chế quyền lực được nới rộng gần đây của chế độ quân chủ và thách thức quyết định của nhà vua khi ông tuyên bố khối tài sản hoàng gia là của cá nhân ông. Điều này đã khiến ông hiện tại trở thành người giàu nhất Thái Lan. Cho đến nay, việc này được tin tưởng trên danh nghĩa là vì lợi ích của người dân.
Giới hoạt động trẻ Thái Lan áp dụng chiến thuật của Hong Kong
Thái Lan chặn app nhắn tin để đối phó biểu tình
Cũng có nhiều nghi vấn về quyết định của Vua Vajiralongkorn trong việc nắm quyền chỉ huy cá nhân đối với tất cả các đơn vị quân đội đóng tại Bangkok – việc tập trung quyền lực quân sự vào tay hoàng gia vốn không tiền khoáng hậu ở Thái Lan thời hiện đại.
Tuần trước, ít nhất 41 người bị thương sau các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát ở thủ đô Bangkok của Thái Lan. Những người biểu tình đã cố gắng tiếp cận tòa nhà quốc hội, nnơi các nhà lập pháp đang tranh luận về những thay đổi khả dĩ đối với hiến pháp.
Họ ném bom khói và túi sơn vào cảnh sát. Cảnh sát đã trả đũa bằng vòi rồng và xịt hơi cay.
Tại sao biểu tình bùng nổ ở Thái Lan?
Thái Lan có lịch sử lâu đời về biểu tình và bất ổn chính trị, nhưng làn sóng mới đây bắt đầu vào tháng Hai khi tòa án ra lệnh giải tán một đảng đối lập ủng hộ dân chủ non trẻ.
Các cuộc biểu tình lại bùng nổ trở lại vào tháng 6 khi nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng Wanchalearm Satsaksit mất tích ở Campuchia, nơi ông sống lưu vong kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014. Có tin tức đưa rằng Wanchalearm Satsaksit đã bị tóm cổ trên đường phố và bị tống vào một chiếc xe.
Những người biểu tình cáo buộc chính phủ Thái Lan đứng sau vụ bắt cóc – cảnh sát và các quan chức chính phủ đều phủ nhận cáo buộc này.
Nhưng mọi thứ chỉ thực sự bắt đầu khi những người biểu tình bắt đầu chất vấn về quyền lực của của chế độ quân chủ.
Biểu tình Thái Lan: Sự trỗi dậy của thế hệ tranh đấu cho dân chủ
Thái Lan: Hàng chục nghìn người biểu tình bất chấp lệnh cấm
Động thái này đã gây ra cơn địa chấn khắp đất nước mà từ khi mới sinh ra, người dân được dạy rằng phải tôn kính và yêu mến chế độ quân chủ và biết sợ hậu quả khi nói về chế độ.
Không có định nghĩa rõ ràng về sự xúc phạm đối với chế độ quân chủ và các nhóm nhân quyền nói rằng luật thường được sử dụng như một công cụ chính trị để kiềm hãm tự do ngôn luận và những lời kêu gọi của phe đối lập về việc cải cách và thay đổi.
Những người theo chủ nghĩa bảo hoàng đã ra mặt phản đối các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo – và nói rằng những người biểu tình muốn bãi bỏ chế độ quân chủ – điều mà những người biểu tình phủ nhận.
Chụp lại video,
Người dân Thái biểu tình rầm rộ đòi thủ tướng từ chức
Cảnh sát Thái Lan cáo buộc các nhà lãnh đạo biểu tình về tội khi quân
Tin từ Bangkok, Thái Lan – Vào hôm thứ Ba (24/11), một nguồn tin cảnh sát và một nhóm nhân quyền cho biết cảnh sát Thái Lan triệu tập 7 thủ lĩnh của các cuộc biểu tình chống chính phủ để đối mặt với các cáo buộc khi quân vì những bình luận tại các cuộc biểu tình yêu cầu cải cách chế độ quân chủ.
Đây sẽ là lần đầu tiên những cáo buộc này được đưa ra theo luật khi quân liên quan đến những lời xúc phạm hoàng gia trong hơn hai năm. Những cáo buộc này có mức án tối đa là 15 năm tù. Các cuộc biểu tình bắt đầu từ tháng 7 chống lại Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đang ngày càng chuyển sang yêu cầu kiềm chế quyền lực của Vua Maha Vajiralongkorn, phá vỡ điều cấm kỵ lâu nay về việc chỉ trích chế độ quân chủ.
Nguồn tin cảnh sát ẩn danh cho biết các nhà lãnh đạo cuộc biểu tình phải trả lời lệnh triệu tập trước ngày 30 tháng 11, vốn được đưa ra vì các bình luận tại các cuộc biểu tình vào ngày 19 và 20 tháng 9. Một trong bảy người, Parit “Penguin” Chiwarak, thông báo với Reuters rằng gia đình ông nhận được lệnh triệu tập và ông không hề lo lắng. Những người khác được nêu tên bao gồm luật sư nhân quyền Arnon Nampa, người trở thành người đầu tiên kêu gọi cải cách hoàng gia vào ngày 3 tháng 8 và Panusaya “Rung” Sithijirawattanakul, một thủ lĩnh sinh viên đưa ra 10 yêu cầu cải cách hoàng gia.
Tổ chức Thai Lawyers for Human Rights thông báo với Reuters rằng cảnh sát thông báo cho luật sư của các nhà lãnh đạo biểu tình. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-thai-lan-cao-buoc-cac-nha-lanh-dao-bieu-tinh-ve-toi-khi-quan/
Thái Lan dùng luật khi quân truy tố 12 lãnh đạo ủng hộ dân chủ
Thu Hằng
Sau khi bị cảnh sát triệu tập ngày 25/11/2020, 12 nhà tổ chức phong trào ủng hộ dân chủ tại Thái Lan bị truy tố vì tội khi quân. Một cuộc tuần hành mới dự kiến diễn ra cùng ngày ở Bangkok để lên án hoàng gia mập mờ về tài chính.
Theo Hội luật sư Thái Lan bảo vệ nhân quyền, « 12 người bị triệu tập theo điều 112 của Luật Hình Sự ». Luật khi quân của Thái Lan là một trong những đạo luật hà khắc nhất trên thế giới, trừng phạt đến 15 tù về tội xúc phạm, phỉ báng, chỉ trích quốc vương hoặc thành viên hoàng tộc. Lần đầu tiên kể từ năm 2018, điều khoản này được sử dụng để bắt giữ 12 nhà đấu tranh ủng hộ dân chủ.
Trả lời AFP, Parit Chiwarak, một trong 12 người bị bắt, cho rằng « thái độ như vậy sẽ còn thu hút đông đảo người xuống đường hơn ». Phong trào ủng hộ dân chủ dự kiến tuần hành vào ngày hôm nay 25/11. Mục tiêu ban đầu là Cục Quản lý Tài sản Hoàng gia (Crown proprety bureau, CPB). Tuy nhiên, để tránh đối đầu với phe bảo hoàng, họ quyết định tập hợp trước trụ sở của Siam Commercial Bank, một trong những ngân hàng lớn ở Thái Lan. Quốc vương Maha Vajiralongkorn là một trong những cổ đông chính của ngân hàng này.
Người biểu tình yêu cầu cải tổ sâu rộng thể chế và kiểm soát khối tài sản khổng lồ của hoàng tộc. Trước đó, quốc vương Vajiralongkorn đã cho thông qua một đạo luật trao cho quốc vương toàn quyền kiểm soát Cục Quản lý Tài sản Hoàng gia (CPB), thay cho bộ Tài Chính Thái Lan, đại diện cho chính phủ.
Cục Quản lý này không công bố tài sản của hoàng gia Thái Lan, được ước tính từ 30 đến 60 tỉ đô la, bao trùm mọi lĩnh vực từ xây dựng, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, hóa học … Với khối tài sản này, hoàng gia Thái Lan được cho là một trong những chế độ quân chủ giầu nhất thế giới.