Tin khắp nơi – 24/09/2018
Thứ trưởng Tư pháp Mỹ họp tại Nhà Trắng
sau tin ‘từ chức’
Thứ trưởng Tư pháp Mỹ Rod Rosenstein, người giám sát cuộc điều tra về vai trò của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, tới họp tại Nhà Trắng hôm 24/9 sau khi có tin ông tính “từ chức” trước khả năng sẽ bị Tổng thống Donald Trump sa thải, theo Reuters.
Hãng tin Anh dẫn lại trang tin Axios đưa rằng ông Rosenstein, nhân vật cấp cao thứ hai trong Bộ Tư pháp Mỹ, đã nói lời từ chức với Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly.
Một nguồn tin thứ hai cho trang này biết thêm rằng ông Rosenstein “cho rằng mình sẽ bị sa thải” nên đã từ chức.
Sau đó, Reuters dẫn một nguồn tin nói rằng ông Rosenstein chưa bị cách chức nhưng cuối tuần qua ông đã tính chuyện từ chức sau khi xuất hiện một bài báo của tờ New York Times.
Theo Reuters, hiện có nhiều đồn đoán rằng ông Trump sẽ cách chức ông Rosenstein sau khi tờ báo này tuần trước đưa tin rằng quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp này hồi năm 2017 đã gợi ý chuyện bí mật thu âm nguyên thủ Mỹ cũng như vận động các thành viên nội các Mỹ sử dụng một điều khoản trong hiến pháp để loại ông Trump khỏi Nhà Trắng.
Tờ nhật báo nói rằng cả hai kế hoạch trên đều bất thành. Ông Rosenstein sau đó bác bỏ tin của tờ New York Times là “sai và không đúng sự thật”.
Theo các kênh MSNBC và CNN, ông Rosenstein đã được triệu tập tới Nhà Trắng hôm 24/9.
Hãng Reuters nhận định rằng nếu ông Rosenstein từ chức, ông Trump sẽ có cớ để thay thế ông, trong khi nếu sa thải quan chức tư pháp này, sẽ khó cho ông chọn tìm người thay thế.
Ông Rosenstein đảm nhận vai trò giám sát cuộc điều tra về Nga sau khi Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions tự loại mình sau khi báo chí đăng tải thông tin về các cuộc tiếp xúc của ông Sessions với đại sứ Nga ở Washington trong khi còn làm cố vấn tranh cử cho ông Trump.
Ông Trump thường xuyên lên án cuộc điều tra này là một “cuộc truy sát chính trị”.
https://www.voatiengviet.com/a/thu-truong-tu-phap-my-tu-chuc/4584743.html
Ứng viên thẩm phán tối cao Mỹ
đối mặt với cáo buộc mới
Tạp chí New Yorker của Mỹ mới đăng tải tố cáo của một người phụ nữ thứ hai, bà Deborah Ramirez, về các hành vi tình dục không đúng mực của ông Brett Kavanaugh, nhân vật được Tổng thống Donald Trump đề cử vào vị trí thẩm phán Tòa án Tối cao.
Lời cáo buộc mới này được đăng tải ít giờ sau khi bà Christine Blasey Ford, giáo sư đại học trước đó tố cáo ứng viên này tấn công tình dục mình khi hai người còn học trung học, chấp thuận xuất hiện trước một ủy ban của Thượng viện Mỹ vào ngày 27/9, theo Reuters.
Trong khi đó, ông Kavanaugh cũng đồng ý điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ vào 10 giờ sáng ngày 27/9.
Tạp chí New Yorker đưa tin rằng các thượng nghị sĩ thuộc Đảng dân chủ đang điều tra cáo buộc mới đối với ứng viên này liên quan tới năm học 1983 – 1984, khi ông Kavanaugh còn là sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Yale.
Bà Ramirez được trích lời nói rằng ông Kavanaugh đã chạm bộ phận sinh dục vào mặt bà trong một buổi nhậu nhẹt ở ký túc xá.
Ông Kavanaugh từng nói rằng tố cáo của bà Ford “hoàn toàn sai”.
Nhà Trắng tối 23/9 ra thông cáo dẫn lời ứng viên thẩm phán này nói rằng vụ việc bà Ramirez miêu tả “không xảy ra”.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Kerri Kupec nói rằng tố cáo mới là một phần của “chiến dịch bôi nhọ có phối hợp của phe Dân chủ nhằm hủy hoại một người tốt”.
Mỹ bắt đầu biện pháp áp thuế
lên 200 tỉ đô la hàng nhập của Trung Quốc
Hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 200 tỉ đô la Mỹ nhập vào Hoa Kỳ bắt đầu phải chịu thuế bắt đầu từ ngày 24 tháng 9. Như vậy tính đến thời điểm này trong năm nay, tổng thống Donald Trump cho áp thuế đối với 12% tổng số hàng nhập khẩu vào nước Mỹ.
Bắc Kinh lên tiếng cáo buộc Washington ‘dọa nạt thương mại’ khi mà cuộc chiến mậu dịch giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục bế tắc.
Bất chấp nỗi lo mỗi lúc một gia tăng về những tác động đối với kinh tế Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump còn đe dọa sẽ cho đánh thuế đối với tất cả hàng hóa của Trung Quốc nhập vào thị trường Mỹ nếu như Bắc Kinh không thay đổi chính sách mà theo ông Trump là gây hại cho công nghiệp Hoa Kỳ. Đặc biệt là vấn đề Trung Quốc ăn cắp công nghệ Mỹ.
Bắc Kinh vào ngày thứ hai 24 tháng 9 phản bác cho rằng những cáo cuộc mà tổng thống Donald Trump nêu ra đối với Trung Quốc là giả tạo và mọi biện pháp dọa nạt gây áp lực như thế chỉ vì quyền lợi của Mỹ mà thôi.
Những cáo buộc của Bắc Kinh được đưa ra trong Sách Trắng của Hội Đồng Nhà nước Trung Quốc với những cáo buộc ngược lại là Hoa Kỳ theo chủ nghĩa đơn phương, bảo hộ mậu dịch và bá quyền về kinh tế.
Trước đó vào ngày chủ nhật 23 tháng 9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong trả lời phỏng vấn Hãng FOX News tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ chiến thắng trong cuộc chiến mậu dịch với Trung Quốc.
Ông Mike Pompeo nói rõ Mỹ sẽ đạt được kết quả trong cuộc thương chiến này là buộc Trung Quốc phải có hành xử minh bạch, thượng tôn pháp luật, không ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ, nếu như muốn trở thành một cường quốc thế giới.
Mỹ bác bỏ cáo buộc của Iran
về vụ tấn công lễ duyệt binh
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley hôm 23/9 bác bỏ cáo buộc của Iran rằng Washington và các đồng minh ở vùng Vịnh phải chịu trách nhiệm vì gây ra vụ tấn công chết chóc nhắm vào một cuộc duyệt binh.
Trước khi tới Liên Hiệp Quốc tham dự cuộc họp của Đại hội đồng hôm 23/9, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cáo buộc các nước khác, trong đó có Mỹ, đã gây ra vụ tấn công vào một cuộc duyệt binh làm 25 người chết hôm 22/9, theo Reuters.
Nhưng bà Haley đã bác bỏ chỉ trích này và nói với kênh CNN rằng nguyên thủ Iran cần phải nhìn lại chính những gì đang xảy ra ở trong nước.
“Ông ấy có thể đổ lỗi cho chúng tôi tất cả những gì ông ấy muốn. Điều ông ấy cần làm là soi lại bản thân mình trong gương”, nữ đại sứ Mỹ nói.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran hôm 23/9 thề sẽ thực hiện vụ trả đũa “chết chóc và không thể nào quên” cho vụ tấn công.
Các quan chức hàng đầu Iran đã đổ lỗi cho Hoa Kỳ và các vương quốc ở vùng Vịnh gây ra đổ máu đồng thời đe dọa sẽ hành động một cách cứng rắn.
Trong một diễn biến khác, luật sư riêng của Tổng thống Trump, ông Rudy Giuliani, nói với một nhóm đối lập Iran rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran sẽ dẫn tới khó khăn về kinh tế và một “cuộc cách mạng thành công”.
Bộ Ngoại giao Mỹ từng nói rằng các bình luận trước đây của ông Giuliani về Iran không đại diện cho chính quyền Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/my-bac-bo-cao-buoc-cua-iran-ve-vu-tan-cong-le-duyet-binh/4583764.html
Mỹ Lùa Tàu, Nga, Vc Vào Vòng Vây
Vi Anh
Chiến lược toàn cầu của Mỹ thời TT Trump liệt kê Nga hậu CS, Tàu hiện Cộng sản là ‘đối thủ’, chớ không phải ‘đối tác’ như thời TT Obama. Tình hình Nga, Tàu xích lại gần nhau chống Mỹ như thời Chiến Tranh Lạnh, khiến Nga, Tàu trở thành đối địch với Mỹ. Còn CSVN thì đi đu dây với Nga, Tàu, và Mỹ nhưng nghiêng về hai nước hiện CS là TC và Nga hậu CS nhiều hơn. Trong Chiến tranh Thương mại của Mỹ chống TC, CSVN biến VN thành nơi giúp hàng hoá của TC made in China sửa xuất xứ thành made in VN để không bị Mỹ áp thuế quan cao khi nhập vào Mỹ vì CSVN không bị Mỹ tăng thuế.
CSVN cũng cứu nguy Nga bị Liên Âu và Mỹ trừng phạt kinh tế, Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng của Đảng CSVN sang Nga mua cả tỷ Đô vũ khí và quân dụng. TT Trump thừa biết, chỉ khoảng hai tuần lễ sau đó Tổng Thống Donald Trump ký ban hành sắc lịnh cấm vận bán vũ khí cho nước ngoài nào nếu nước đó mua võ khí của Nga.
Thế là CSVN sẽ bị cấm vận mua vũ khí sát thương của Mỹ, điều mà TT Obama đã gỡ cho CSVN. Thế là số 100 triệu Đô la Hà nội mua vũ khí của Mỹ hai bên chưa lãnh hàng hoá, giao ngân coi trớt quớt.
Chiến tranh thương mại của Mỹ đánh vào TC buộc TC phải xích lại gần Nga. CSVN quá lệ thuộc TC và nhiều dính líu với Nga không thoát khỏi vòng kim cô của Nga, Tàu trong Chiến Tranh Lạnh mà Nga và Tàu đang tạo ra để đối phó với Mỹ.
Mỹ tăng thuế quan hàng TC xuất cảng qua Mỹ mà không áp dụng cho CSVN dù Mỹ thừa biết TC sẽ tuồn hàng qua CSVN dán nhãn lại từ made in China thành made in Vietnam để xuất qua Mỹ khỏi bị áp thuế như TC bị. Mỹ để kẽ hở này để Mỹ trắc nghiệm VC coi cái lợi kinh tế thương mại với Mỹ có làm lung lay sự lệ thuộc của Hà nội đối vớí Bắc Kinh hay không. Nếu VC cứ dùng kiểu mua gian, bán lận, giả danh hiệu xuất xứ, thì dễ thôi, Mỹ sẽ đánh CSVN như đánh TC bằng vũ khí thương mại, tức trừng phạt, áp thuế quan hàng của VC xuất cảng sang Mỹ, như Mỹ đã trừng phạt TC.
Kết quả trắc nghiệm của Mỹ đối với CSVN đã có, đã rõ. Nhiều bằng cớ chứng tỏ Nga hậu CS, Tàu hiện CS, và VC hiện CS đang chung lưng đấu cật với nhau để chống Mỹ. Nga mở cuộc tập trận “Vostok-2018”, trong thời gian từ 11 đến 17/09 với quy mô lớn nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh tới
nay, với sự tham dự của 300 ngàn quân nhân, 36 ngàn xe tăng, thiết vận xa chở lính và hơn một ngàn phi cơ.
TC gửi 3.200 quân tới tham gia cùng nhiều thiết giáp xa và máy bay. Mông Cổ cũng gửi một số đơn vị tới nơi. Tập trận qua các khu vực ở Biển Nhật Bản, eo biển Bering và Biển Okhotsk.
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình gặp nhau ở Vladivostok khi cuộc tập trận bắt đầu. Hai Ông bắt tay nhau chặt và tuyên bố “chúng ta có mối quan hệ tin cậy lẫn nhau trong các lãnh vực chính trị, an ninh và quốc phòng”.
Chủ tịch Tập nhơn cơ hội này thiết tha kêu gọi Nga đoàn kết với Trung Quốc chống chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, theo tin của Reuters. Ông nhận định môi trường địa lý chính trị ngày càng trở nên khó đoán hơn đã khiến cho mối quan hệ đối tác giữa Nga và Trung Quốc càng trở nên quan trọng hơn.
Thời sự cho biết Điện Kremlin đã có những nỗ lực nhằm tạo dựng mối quan hệ gắn bó hơn với Bắc Kinh trong những năm trở lại đây giữa lúc các quan hệ giữa Nga với các nước phương Tây trở nên căng thẳng.
Tuyên bố mới đây nhứt của Ô Putin vào lúc bắt đầu các cuộc hội đàm với ông Tập hôm 11/9. “Chúng ta có một mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau trong lĩnh vực chính trị, an ninh và quốc phòng, và chúng tôi biết rằng bản thân các bạn cũng quan tâm nhiều tới sự phát triển trong các quan hệ giữa Nga và Trung Quốc.”
Ông Putin nói ông hy vọng kim ngạch thương mại giữa hai nước sẽ đạt 100 tỷ USD trong năm nay. Thương mại hai chiều giữa Nga và Trung Quốc đạt 87 tỷ USD trong năm 2017.
Bây giờ xem xét vai trò của CSVN khi hai nước Nga hậu CS và TC hiện CS đang liên kết với nhau, thì CSVN tiêu biểu là Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng giúp Nga và TQ như thế nào. TBT Lê Duẫn từng tự hào tuyên bố về CSVN, ‘Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên xô và TQ’. TBT Trọng mưu mẹo hơn, Ông chỉ đạo cho Đảng Nhà Nước CSVN đi du dây, một chân bên Mỹ một chân bên TC và Nga. Ông bí mật mua 100 triệu Đô khí tài của Mỹ, chỉ mới ‘bật mí’ đây dù chưa trả tiền và giao hàng, có lẽ bị Quốc Hội ngăn trở. Ông cũng ‘nhất trí’ (nói theo danh từ CS) cho Bộ Quốc Phòng Mỹ cho hàng không mẫu hạm Mỹ viếng VN. Làm những việc ấy không phải Ông muốn bảo vệ biển đảo của VN, mà để cho dân Việt đỡ phẫn nộ sự bất động CSVN như thông đồng để TC xâm chiếm biển đảo VN, để dằn mặt người dân Việt hy vọng Mỹ sẽ can dự vào nội tình VN, để có thêm vũ khí thị oai sức mạnh của CSVN với phong trào chủ trương lật đổ CSVN.
TBT Trọng còn bật đèn xanh cho Đảng Nhà Nước CSVN giải vây cho TC bị Mỹ tấn công chiến tranh thương mại. Để TC có thế tuồn hàng qua VN, sửa xuất xứ xuất cảng qua Mỹ không bị áp thuế, mà CSVN cũng kiếm được chút cháo và được TC cám ơn, tin tưởng. Tin mới nhứt Việt Nam mới mở thêm cửa khẩu biên giới Chi Ma – Ái Điểm tại tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Tây nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, củng cố hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt. Báo Dân Trí cho biết, với việc mở thêm cửa khẩu này, tỉnh Lạng Sơn đã có 12 cửa khẩu song phương và quốc tế với phía Trung Quốc.
Nhơn khi CSVN đăng cai tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Hà Nội từ ngày 11-13/9 , nhiều chuyên gia lạc quan nhận định: chi phí sản xuất ở Việt Nam thấp hơn so với Trung Quốc, một điểm có lợi để lôi kéo các công ty ngoại quốc chào TC bằng chân, di tản chiến thuật, chiến lược qua CSVN. Hàng hoá sản xuất ở VN không bị Mỹ áp thuế. Chi phí chuyển hàng từ VN qua Mỹ ít tốn hơn ở TQ. Các công ty Trung Quốc muốn lập thêm nhiều nhà máy ở Việt Nam.
Nhưng không qua mắt được dân chúng VN vốn coi TC là giặc ngoại xâm, kẻ thù xâm lược truyền kiếp. Cuộc biểu tình chống Dự luật Đặc khu cho TC mướn đất 99 năm như mua đứt bán đoạn, cho người TQ nhập cảnh VN không cần chiếu khán, và CSVN cho tiền TC xài đồng loạt với tiền VN bên trong các tỉnh này, cho xe TC qua Lạng sơn lái thẳng qua biên giới Việt. Cuộc biểu tình của dân chúng VN chống dự Luật Đặc khu là cuộc biểu tình đông đảo, rộng khắp, lớn nhứt từ khi CSVN chiếm được Miền nam sau 43 năm.
Về đối nội, việc Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng muốn giúp TC liên kết các nước Nga hậu CS và hai nước TQ và VN hiện CS có thể tạo thành một phong trào dân chúng VN chống đối lật đổ CSVN.
Về đối ngoại, Nguyển phú Trong cầm đầu CSVN làm tài khôn đi mai mối cho Nga và TC làm lại cuộc Chiến tranh Lạnh. Đó là một cái ngu đầu tiên mà người Việt đã biến thành ca dao khuyên không nên làm “Ở đời có bốn cái ngu, làm mai, lãnh nợ, dác cu, cầm chầu.” Chuyện làm mai cho TC và Nga liên kết nhau thành Chiến Tranh Lạnh chống Mỹ sẽ có thể làm cho CSVN bị Mỹ trả đũa, khiến CSVN bị mất thị trường xuất cảng Mỹ lớn nhất thế giới, thì CSVN phải khổ như TC bị Mỹ đánh bằng chiến tranh thương mại vậy./.(VA)
https://vietbao.com/p123a285773/my-lua-tau-nga-vc-vao-vong-vay
Trung Quốc là nguồn chính
cung cấp ma túy vào Mỹ?
Ngoài căng thẳng thương mại, giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ còn xích mích về vấn đề khác – buôn bán bất hợp pháp các loại thuốc tổng hợp.
Mỹ tin rằng thuốc giảm đau nhóm opioid – ngày càng bị công dân Mỹ lạm dụng – đang được sản xuất tại Trung Quốc và bán ra từ nguồn này.
Một trong những loại chính là fentanyl – mạnh gấp 50 đến 100 lần so với morphine – chỉ được kê đơn ở Hoa Kỳ cho bệnh nhân chịu những cơn đau dữ dội như trong điều trị ung thư.
Bourdain ‘không dùng ma túy’ trước khi chết
Sứ quán Mỹ sa thải nhân viên vì ma túy
Philippines: Một đêm ‘đẫm máu’
Một thị trưởng Philippines bị bắn chết
Tổng thống Trump kêu gọi Trung Quốc công khai vấn đề này.
Trung Quốc, trong khi không phủ nhận vấn đề, công kích cáo buộc cho rằng hầu hết fentanyl bất hợp pháp bắt nguồn từ nước này.
Một quan chức thuộc Ủy ban Kiểm soát Ma túy Quốc gia của Trung Quốc nói rằng “không có bằng chứng” cho cáo buộc này, mô tả bình luận của Tổng thống Trump “không thể chấp nhận được” và “vô trách nhiệm”.
Trước đó, vị này nói mức cầu ma túy ở Mỹ là vấn đề thực sự và đề xuất nên chia sẻ thông tin tình báo với Trung Quốc.
Úc: Xôn xao ca khúc của người từng ngồi tù ở Bali
Indonesia bắt lại một công dân Mỹ trốn tù Bali
Cai nghiện là xây dựng lại nhân cách
D người ta không biết chính xác về số lượng, những loại thuốc tổng hợp này được sản xuất với giá thành thấp, được bán qua Internet và gửi qua đường bưu điện.
Khi đến nơi, chúng có thể được trộn lẫn với lượng rất nhỏ các loại thuốc khác, nhất là heroin, để tăng hiệu lực.
“Fentanyl có khả năng gây tử vong, thậm chí ở liều rất thấp. Chỉ cần liều nhỏ cỡ 0,25mg là có thể gây chết người”, Cơ quan Phòng chống ma túy Hoa Kỳ (DEA) cho biết.
Cũng dễ thay đổi cấu trúc hóa học của nó để sản xuất chất tương tự fentanyl nhằm qua mặt việc kiểm soát buôn bán opioid.
Chính quyền Mỹ ngày càng quan ngại về sự lạm dụng opioid và hiện tại đã liệt kê tất cả các sản phẩm liên quan đến fentanyl vào danh mục “thuốc nguy hiểm nhất”.
Phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Trợ lý Ngoại trưởng Kirsten Madison mô tả đây là cuộc khủng hoảng ma túy “nghiêm trọng nhất” mà Hoa Kỳ từng đối mặt.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45623305
Chiến tranh thương mại : Nhật Bản,
nạn nhân sắp tới của Washington ?
Thuế đánh lên xe hơi Nhật Bản bán sang Mỹ sẽ là trọng tâm cuộc thảo luận Donald Trump-Shinzo Abe ngày 26/09/2018 bên lề Đại Hồi Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. Trong bối cảnh Washington thẳng tay áp thuế nhập khẩu tổng cộng 250 tỷ đô la hàng Trung Quốc, không kể nhôm thép, liệu Nhật Bản, đồng minh châu Á của Mỹ, có tránh được cơn thịnh nộ của chủ nhân Nhà Trắng?
Tổng thống Mỹ Donald Trump thường than phiền là Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ đã bị Nhật cạnh tranh bất chính và ông dọa sẽ buộc Nhật phải trả giá cho hiện tượng xuất siêu.
Tuy nhiên, trên thực tế, cán cân thương mại Mỹ-Nhật chỉ bất lợi cho Mỹ có 68 tỷ đô la, theo số liệu năm 2017. Nếu so với các đối tác khác của Mỹ về mức thâm thủng thì Nhật đứng hàng thứ ba, sau Trung Quốc (375 tỷ đô la), sau cả Mexicô (71 tỷ đô la). Trong bảy tháng đầu năm nay, thâm thủng Mỹ-Nhật cũng giảm đi, còn 40 tỷ đô la.
Đập Trung Quốc …
Đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ gần như khiêu chiến. Nếu tuyên bố của ngoại trưởng Mike Pompeo phản ảnh đúng sự thật thì « Trung Quốc đã tiến hành chiến tranh thương mại chống kinh tế Mỹ từ nhiều chục năm nay… giờ đây, Mỹ quyết tâm chiến thắng và sẽ đánh thắng ».
Mục đích của Mỹ là gì ? Cũng theo tuyên bố của ngoại trưởng Mike Pompeo, đó là « buộc Trung Quốc phải hành xử như một cường quốc thế giới, phải minh bạch trong lãnh vực thương mại và thượng tôn pháp luật ». Nhật báo kinh tế Les Echos, trong bài phân tích ngày 20/09/2018, cho biết là nhiều người trong chính phủ Trung Quốc nghĩ rằng Donald Trump « đã thắng ».
Theo nhà kinh tế Harumi Taguchi của viện tư vấn IHS Markit, một khi tìm được nhượng bộ của Trung Quốc và Mehicô, Donald Trump sẽ nhìn sang Nhật Bản.
So với Trung Quốc của Tập Cận Bình, Nhật là một quốc gia tự do không khác gì nước Mỹ. Công nhân có nghiệp đoàn bảo vệ, không cô đơn như công nhân Trung Quốc. Chính phủ Nhật không can thiệp vào hối suất để bảo trợ xuất khẩu, không sử dụng các biện pháp hành chính nhiêu khê để bảo hộ thị trường, cũng không ép buộc công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ.
Dù vậy, hình ảnh hàng chục triệu xe hơi Nhật tràn ngập đường phố Mỹ làm chủ nhân Nhà Trắng khó chịu, nhất là xe Mỹ bán sang Nhật lại ít người mua. Khác với chính sách Mỹ, kể từ thời Ronald Reagan, chính phủ Nhật không áp thuế lên xe nhập khẩu để bảo vệ doanh nghiệp nội địa. Theo giới chuyên gia trong lãnh vực xe hơi, xe Mỹ khó bán vì không hợp với sở thích của người Nhật. Đuối lý, Donald Trump viện lý do chẳng liên quan gì đến thuế quan :« thanh tra chất lượng » của Nhật quá khắt khe.
… để hù Nhật
Đàm phán Mỹ-Nhật bắt đầu vào tháng 08/2018 tại Washington và đợt hai diễn ra vào thứ Hai 24/09 tại New York. Tokyo ưu tiên cho một thỏa thuận đa phương và hy vọng kéo được Mỹ trở lại Hiệp Định TPP mới. Tuy vậy, theo Kyodo, Shinzo Abe cũng sẵn sàng thương lượng một hiệp định song phương Mỹ-Nhật, với điều kiện để khu vực xe hơi qua một bên. Nếu thất bại và nếu Donald Trump thực hiện lời đe dọa thì cơn ác mộng kinh hoàng nhất của nước Nhật là bị áp thuế xe hơi, vũ khí lợi hại nhất của Washington mà chính quyền Mỹ đang thảo luận với Tokyo. Nếu bị áp thuế 25%, GDP của Nhật sẽ mất từ 0,4 đến 0,5%, theo bà Harumi Taguchi.
Trong tình huống này, Tokyo có ba phương án để xoa dịu Donald Trump nhưng cái nào cũng bất toàn.
Một là mua thật nhiều vũ khí của Mỹ như máy bay F-35, lá chắn chống tên lửa …nhưng không đủ. Thứ hai là gia tăng đầu tư sản xuất xe tại Mỹ (từ thời Reagan). Chuyện này khó bởi vì mức cầu có giới hạn : các công ty Nhật đã chế tạo mỗi năm 4 triệu xe và sử dụng 1,5 triệu nhân viên tại Mỹ. Giải pháp thứ ba là thủ tướng Shinzo Abe chấp nhận một loạt nhượng bộ, đặc biệt là về nông nghiệp. Nhưng gạo và thịt bò là hai lãnh vực « nhạy cảm » : giới chăn nuôi, trồng trọt là cử tri truyền thống của đảng Tự Do Dân Chủ.
Tân chủ tịch Cuba
lần đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ
Đến dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel, đã đến New York vào hôm qua, 23/09/2018. Ông cho biết muốn có quan hệ « lịch sự » với Hoa Kỳ, nhưng sẽ tố cáo lệnh cấm vận của Mỹ. Theo dự kiến, chủ tịch Cuba sẽ phát biểu vào ngày thứ Tư, 26/09, 58 năm sau cố chủ tịch Fidel Castro, cũng tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc này.
Trả lời nhà báo khi đặt chân đến New York, chủ tịch Cuba nhấn mạnh ông sẽ tố cáo trong phát biểu của ông trước Đại Hội Đồng cấm vận thương mại, kinh tế, tài chính mà Washington áp đặt, với lời khẳng định rằng « Mỹ sẽ thất bại và luôn luôn thất bại ».
Ông Miguel Diaz – Canel cho biết muốn có một « quan hệ lịch sự với Hoa Kỳ cho dù hai bên khác ý thức hệ », nhưng với chính quyền Donald Trump thì « khó mà có quan hệ bình đẳng ».
Theo AFP, Đại Hội Đồng Liên Quốc, trong một tháng tới đây, sẽ thông qua một nghị quyết không mang tính ràng buộc, kêu gọi Mỹ bãi bỏ cấm vận Cuba. Đại Hội Đồng hàng năm đều đưa ra lời kêu gọi này từ năm 1991 đến nay.
Hoa Kỳ vào năm ngoái 2017 bỏ phiếu chống, trong khi một năm trước đó, vào năm 2016, khi ông Donald Trump chưa nhậm chức, lần đầu tiên trong vòng ¼ thế kỷ Mỹ, đã quyết định không bỏ phiếu.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180924-tan-chu-tich-cuba-lan-dau-tien-dat-chan-len-dat-my
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc :
Mục tiêu đả kích của Trump sẽ là Iran
Khoảng hơn 130 nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ sẽ tham gia Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, bắt đầu từ ngày mai, 25/09/2018, tại New York. Chưa bao giờ có đông đảo lãnh đạo thế giới có mặt tại Đại Hội Đồng như thế, điều này cho thấy là cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại trước những bế tắc ngoại giao trong các khủng hoảng lớn, từ Syria, Yemen, cho đến chống phổ biến hạt nhân.
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, lần thứ hai đến dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Năm ngoái, ông đã khiến các nước đồng minh sững sờ khi tuyên bố sẽ hủy diệt hoàn toàn Bắc Triều Tiên. Nhưng năm nay, đến lượt Iran nằm trong tầm ngắm của chủ nhân Nhà Trắng.
Từ New York, thông tín viên Marie Bourreau gởi về bài tường trình :
« Năm nay tình hình có thay đổi kể từ khi Washington bắt đầu thảo luận với Bình Nhưỡng. Bắc Triều Tiên sẽ không còn là trọng tâm của Hoa Kỳ nữa, cho dù Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dự trù sẽ có một cuộc họp về hồ sơ này. Lần này, Iran, một quốc gia khác nằm trong « trục tội ác », mà Washington thường tố cáo là kẻ bảo trợ chính cho khủng bố quốc tế, sẽ là mục tiêu đả kích dữ dội của ông Donald Trump.
Với tư cách là tổng thống của quốc gia hiện nắm chức chủ tịch luân phiên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong tháng 09, ông Trump muốn mở một cuộc họp vào thứ Tư tới về các hoạt động « gây mất ổn định » của Teheran.
Nhưng để không bị cô lập trước những đồng minh vẫn chủ trương duy trì thỏa thuận về hạt nhân, chủ đề của cuộc họp cuối cùng đã được mở rộng ra thành chống phổ biến hạt nhân. Tuy nhiên, trong khi chỉ vài tuần nữa là đến bầu cử giữa kỳ tại Mỹ, tổng thống Trump sẽ không bỏ lỡ dịp này để có những lời lẽ cay độc nhắm vào Iran và qua đó được lên trang nhất các báo. Lý do là vì cử tri Mỹ đa số vẫn có thái độ thù nghịch đối với chế độ Teheran. Về các hồ sơ lớn khác, từ Syria, Yemen, cho đến Libya, sẽ chỉ có các cuộc họp cấp bộ trưởng, mà các nhà ngoại giao không trông chờ sẽ có những tiến bộ nào. Một dấu hiệu cho thấy nền ngoại giao đang khựng lại : theo đánh giá của một chuyên gia, các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc trong tuần này chủ yếu sẽ cố tránh cho tình hình tồi tệ thêm và tránh đối đầu nhau. »
Trước phiên khai mạc Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, hôm nay, tại New York tổng thống Trump sẽ gặp tổng thống Moon Jae In, một cuộc gặp sẽ được theo dõi sát sao, nhất là vì lãnh đạo Hàn Quốc vừa mới họp thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Tối hôm qua, tổng thống Hoa Kỳ đã gặp thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng để bàn về hồ sơ Bắc Triều Tiên và thương mại. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180924-dai-hoi-dong-lien-hiep-quoc-muc-tieu-da-kich-cua-trump-se-la-iran
Tại Litva, giáo hoàng tưởng niệm
nạn nhân của phát xít và xô viết
Trước khi rời Litva trong khuôn khổ chuyến đi thăm ba quốc gia vùng Baltic, đức giáo hoàng Phanxicô hôm qua, 23/09/2018 đến nghiêng mình trước đài tưởng niệm các nạn nhân người Do Thái bị Đức Quốc Xã thảm sát tại Vilnius cách nay 75 năm. Ngài cũng nhắc đến nỗi đau của người dân Litva thời chế độ Xô Viết, khi ghé thăm một phòng tra tấn trước đây của mật vụ Liên Xô KGB.
Tại đài tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát Vilnius, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo đã đặt một bó hoa hồng vàng trước khi cầu nguyện.
Một nạn nhân sống sót sau vụ thảm sát hàng trăm ngàn người Do Thái tại Vilnius cách nay 75 năm, cho rằng việc đức giáo hoàng cầu nguyện cho các nạn nhân của Đức Quốc Xã rất quan trọng, trong bối cảnh ngày nay vẫn còn có người cho rằng vụ diệt chủng hồi Thế Chiến Thứ Hai do chính người Do Thái bịa đặt.
Khi nhắc đến Thế Chiến Thứ Hai, người Litva nói về cả hai cuộc xâm lược của Đức và Liên Xô. Cơ quan KGB đã chiếm hữu một nhà tù của mật vụ Đức Gestapo trước đó và đã sử dụng cơ sở này cho đến những năm 1980 để làm nơi giam giữ và thẩm vấn các linh mục.
Tel Sigitas Tamkevicius, ngoài 80 tuổi, nay là tổng giám mục, đã bị bắt năm 1983, và bị KGB hỏi cung về việc phát hành một tờ báo bí mật nói về tệ nạn truy bức người Công Giáo. Đức giáo hoàng đã đến tham quan phòng giam đức giám mục Tamkevicius.
Trong một lời cầu nguyện chính thức đọc trước một tượng đài tưởng niệm các nạn nhân của chế độ Xô Viết, giáo hoàng Phanxicô hy vọng rằng ký ức của họ sẽ giúp cho mọi người tránh được những « khẩu hiệu đơn giản » mị dân ngày nay.
Nga thêm vòi dẫn khổng lồ bơm khí đốt sang TQ
Cùng với việc hoàn thành dự án đường ống dẫn khí đốt mang tên Sức mạnh của Siberia (Power of Siberia), Nga sắp làm dự án đường ống mới.
Một trong những đường ống dẫn khí dài nhất thế giới – Power of Siberia – đang dần đi vào hoàn thiện và sẽ sớm khởi động, cho phép cung cấp khí đốt từ Nga sang Trung Quốc.
Nguồn khí đốt được cung cấp từ đường ống này dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm tới. Khối lượng ban đầu sẽ đạt 5 tỷ mét khối/năm. Đến năm 2024, lượng khí đốt được cung cấp sẽ là 38 tỷ mét khối/năm.
Tuy nhiên, triển vọng hợp tác Nga- Trung còn mạnh mẽ hơn khi hai nước dường như đã bắt tay vào dự án đường ống dẫn khí mới.
Thỏa thuận về “Power of Siberia -2” hay còn có tên gọ khác là “Tuyến đường phía Tây” để cung cấp khí đốt của Nga từ vùng Viễn Đông đến Trung Quốc có thể được ký trong nửa đầu năm 2019.
Thông tin này được ông Bạch Khắc Lực, Giám đốc Cục Quản lý Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, Phó Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc thông tin. Đường ống mới sẽ cung cấp 30 tỷ mét khối khí thiên nhiên mỗi năm từ phía Nga.
“Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục tham vấn… Nếu chúng tôi đồng ý về “Tuyến đường phía Tây”, thì tổng cộng sẽ có hơn 80 tỷ mét khối khí đốt/năm từ Nga cung cấp sang Trung Quốc. Điều này có nghĩa là Nga sẽ trở thành một nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của Trung Quốc” – TASS dẫn lời ông Bekri cho biết.
Tổng giám đốc điều hành của Gazprom, ông Alexey Miller trước đó cho biết rằng, Nga và Trung Quốc đã đồng ý chấp thuận cung cấp khí đốt thông qua “Tuyến đường phía Tây” trong thời gian ngắn nhất có thể.
Nhu cầu về nguồn cung cấp khí đốt của Nga đang gia tăng ở Trung Quốc, và theo ông Miller, đến năm 2035, có thể đạt 80-100 tỷ mét khối/năm.
Một báo cáo gần đây của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy rằng nhà nhập khẩu khí tự nhiên lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc, sẽ chiếm ít nhất một phần tư mức tăng trưởng tiêu thụ khí tự nhiên toàn cầu trong khoảng từ năm 2015 đến năm 2040.
Thỏa thuận trên “Tuyến đường phía Đông” là ý tưởng đã có từ rất lâu, kéo dài hơn một thập kỷ để đàm phán. Vào tháng 5/2014, Gazprom và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã ký một thỏa thuận khung trị giá 30 tỷ USD trong vòng 30 năm để cung cấp 38 tỷ mét khối khí đốt của Nga cho Trung Quốc hàng năm.
Trong năm 2017, Gazprom đã đầu tư 158,8 tỷ rúp (2,4 tỷ USD) vào dự án. Năm nay, họ dự kiến đầu tư thêm 218 tỷ rúp (3,25 tỷ USD). Đường ống của Power of Siberia là dự án đường ống cấp khí đốt đầu tiên từ Nga cho Trung Quốc, kéo dài 3.000 km (1.900 dặm), còn dài hơn cả khoảng cách giữa Moscow và London.
Ngoài các dự án đường ống, Trung Quốc cũng đang chuẩn bị mua 2 lô khí tự nhiên hóa lỏng từ dự án Yamal ở vùng Bắc Cực của Nga. Hiện tại nhà sản xuất khí đốt Nga Novatek đang hợp tác với CNPC để thực hiện dự án năng lượng do Nga dẫn đầu ở Yamal LNG.
Với sự hợp tác mạnh mẽ thời gian gần đây, Nga và Trung Quốc đang hướng dần đến việc thắt chặt một liên minh kinh tế. Nếu trở thành nhà cung cấp năng lượng hàng đầu cho Trung Quốc, Nga chắc chắn sẽ có nhiều ưu thế chiến lược.
Tuy nhiên, trước đây, việc hợp tác với Trung Quốc được đánh giá là luôn bị trì hoãn và Nga đã phải nhiều lần “nếm đòn đau” vì các dự án Trung Quốc bỏ ngỏ.
Trước tình hình kinh tế nhiều biến động hiện nay, liệu Trung Quốc có thỏa mãn những kỳ vọng của Nga?
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/23744-nga-them-voi-dan-khong-lo-bom-khi-dot-sang-tq.html
Máy bay Nga bị bắn hạ ở Syria :
Matxcơva lại buộc tội Israel
Bộ Quốc phòng Nga hôm 23/09/2018 đưa ra kịch bản giải thích vụ máy bay trinh sát Nga bị tên lửa Syria bắn rơi ở Lattaquié, làm 15 quân nhân thiệt mạng, ngay sau khi bốn chiếc F-16 của Israel rời khu vực. Matxcơva, sau khi lên giọng rồi dịu giọng, cuối cùng lại mạnh mẽ buộc tội Israel.
Từ Matxcơva,thông tín viên Etienne Bouche tường thuật :
“Ông Igor Konachenkov khẳng định : Trách nhiệm trong thảm nạn máy bay Illiouchine-20 của Nga hoàn toàn là do không quân Israel và những kẻ chủ mưu gây ra. Phát ngôn viên quân đội Nga trình bày kết quả điều tra, tố cáo Israel cung cấp “tin tức đánh lừa” khiến cho công việc đổi hướng máy bay qua vùng an toàn không thực hiện được.
“Những dữ kiện khách quan mà Israel cung cấp chứng tỏ hành động của các phi công Israel hoặc thiếu là chuyên nghiệp, hoặc là sai sót gây chết người”. Phát ngôn viên quân đội Nga không một chút nhẹ lời đối với quân đội Israel, mà ông cho là “những kẻ phiêu lưu mạo hiểm” . Ông nói : “Trong bối cảnh hợp tác xây dựng giữa Nga và Israel trong hồ sơ Syria, chúng tôi khó có thể hiểu được Tel Aviv muốn gì ?”
Những tuyên bố trên đây đi ngược lại thái độ muốn hạ nhiệt của tổng thống Vladimir Putin. Tổng thống Nga đã nói đến một thảm kịch do nhiều yếu tố không may dẫn đến.”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180924-may-bay-nga-bi-ban-ha-o-syria-matxcova-lai-buoc-toi-israel
Đài Loan mở rộng điều kiện nhập tịch
đối phó “chảy máu chất xám”
Đài Loan vừa đề xuất Dự luật di trú kinh tế nhằm phản ứng lại những nỗ lực của Bắc Kinh đang thu hút nhiều nhân tài khỏi hòn đảo tự trị.
Đây là nội dung được Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng loan đi vào ngày 24 tháng 9, và cho biết thêm các nhà lập pháp của Đài Loan dự kiến sẽ quyết định vào tháng tới về việc liệu có cung cấp quyền công dân cho sinh viên và công nhân lành nghề từ Đông Nam Á để giúp đối phó với việc chảy máu chất xám sang Đại Lục.
Theo dự luật được đưa ra thì những người có kỹ năng đặc biệt sẽ có thể nộp đơn xin thường trú sau khi làm việc tại Đài Loan trong 3 năm; các chuyên gia nước ngoài sẽ có thể làm tương tự sau khi làm việc trên đảo trong 5 năm, và các kỹ thuật viên trung cấp hoặc công nhân lành nghề sau 7 năm.
Ngoài ra, sinh viên nước ngoài tốt nghiệp và làm việc tại Đài Loan từ 5 đến 7 năm sẽ hội đủ điều kiện để nộp đơn. Luật mới cũng sẽ áp dụng cho các công nhân nước ngoài có tay nghề đã làm việc tại Đài Loan trong 7 năm.
Nếu được thông qua, dự luật sẽ ưu tiên mở cửa cho các chuyên gia từ Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Myanmar và các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, luật cũng áp dụng cho các chuyên gia và sinh viên từ các nước ngoài khối.
Các quan chức và nhà phân tích cho biết, bên cạnh việc giải quyết vấn đề mất đi nguồn nhân lực lành nghề, dự luật này là một cách để Đài Loan giải quyết vấn đề lực lượng trong tuổi lao động đang bị giảm đi đáng kể.
Những nhà lãnh đạo ngành công nghiệp hài lòng đón nhận dự luật này. Tuy nhiên các nhà phê bình chỉ ra rằng các công dân Đài Loan tiềm năng mới sẽ không đầu tư vào trái phiếu chính phủ hay doanh nghiệp vì lợi nhuận để thúc đẩy tạo việc làm tại địa phương.
Do đó, Tsai Lien-sheng, tổng thư ký Liên đoàn Công nghiệp Quốc gia cho rằng các nhà lãnh đạo Đài Loan cần phải học hỏi từ Singapore và Hoa Kỳ, cho phép các nhà đầu tư có được quốc tịch nếu họ đáp ứng các yêu cầu nhập cư đầu tư của họ.
Đảng ủng hộ Hong Kong độc lập
chính thức bị cấm
Hong Kong – Hôm Thứ Hai (24 tháng 9), Chính quyền Hong Kong chính thức cấm một tổ chức thúc đẩy độc lập từ Trung Cộng.
Đây là lần đầu tiên Hong Kong cấm một tổ chức chính trị, kể từ khi Anh Quốc trao trả Hong Kong lại cho Trung Cộng hồi năm 1997. Tổ chức bị cấm là Đảng Quốc Gia Hong Kong. Lệnh cấm được đưa ra bởi Bộ trưởng an ninh Hong Kong John Lee, trong một tuyên bố ngắn gọn được đăng trên báo của chính phủ. Lệnh cấm chính thức được ban hành 10 ngày sau khi đảng này đệ trình những lập luận chống lại hành động cấm đoán của chính phủ.
Lệnh cấm được thực hiện theo một luật có từ thời thuộc địa ít được chú ý trước đó. Luật yêu cầu tất cả các nhóm và tổ chức xã hội phải ghi danh với cảnh sát. Luật cho phép chính phủ cấm các nhóm hoạt động với lý do vì lợi ích an ninh quốc gia, trật tự công cộng, hoặc bảo vệ quyền và tự do của nhân dân.
Bộ trưởng Lee cho biết, đảng này được thành lập cách đây 2 năm, có ý định nhân danh độc lập để đe dọa an ninh quốc gia và phá vỡ Luật Cơ Bản, hiến pháp liên quan đến quan hệ của Hong Kong với Trung Cộng. Ông Lee cho rằng tổ chức này có một chương trình rõ ràng để đưa Hong Kong trở thành một nước cộng hòa, nhóm này lan truyền “sự hận thù và phân biệt đối xử chống lại Đại Lục”.
Chính quyền ở Bắc Kinh lên tiếng ủng hộ lệnh cấm vừa được đưa ra của Hong Kong.
Hong Kong được cai quản theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Chế độ ở Hong Kong cho phép trung tâm tài chính toàn cầu này có quyền tự chủ và tự do cao, bao gồm hệ thống pháp lý độc lập và tự do ngôn luận, trái ngược với ở Trung Cộng. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dang-ung-ho-hong-kong-doc-lap-chinh-thuc-bi-cam/
Mua S-400 bị Mỹ trừng phạt,
TQ muốn Washington sửa sai
Sau khi bị Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt vì mua vũ khí Nga, Trung Quốc liên tiếp có hành động nhằm phản đối quyết định này.
Trong diễn biến mới nhất, ngày 22/9, Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) đã chính thức gửi lời phản đối lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ nhằm vào Bắc Kinh.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Hợp tác quân sự quốc tế của CMC, ông Hoàng Tuyết Bình đã triệu tập quyền tùy viên quốc phòng của Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh để làm việc.
Ông Hoàng khẳng định quan hệ hợp tác giữa Nga và Trung Quốc là mối quan hệ bình thường giữa hai quốc gia có chủ quyền, phù hợp với các quy định quốc tế.
Theo quan chức này, Trung Quốc không bao giờ chấp nhận và kiên quyết phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ.
Phía Bắc Kinh yêu cầu Washington ngay lập tức sửa sai và rút lại các lệnh trừng phạt.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng cho biết, nước này đã hủy kế hoạch thăm Mỹ của Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Phó Đô đốc Thẩm Kim Long.
Theo kế hoạch ban đầu, ông Thẩm Kim Long sẽ tham dự Hội thảo Chuyên đề về Các cường quốc trên biển tại Đại học Chiến tranh Hải quân ở thành phố Newport thuộc bang Rhode Island. Ông Thẩm Kim Long cũng có kế hoạch thăm Lầu Năm Góc.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm tuyên bố, quyết định của Trung Quốc mua các máy bay chiến đấu và các hệ thống tên lửa của Nga là điều bình thường trong quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia có chủ quyền và Mỹ không có quyền can thiệp.
Quan chức trên nhấn mạnh hành động của Mỹ là sự vi phạm rõ ràng các chuẩn mực cơ bản trong quan hệ quốc tế, thể hiện rõ chủ nghĩa bá quyền và can thiệp nghiêm trọng vào mối quan hệ của hai quốc gia và hai quân đội.
Ông cảnh báo Mỹ sẽ “phải gánh chịu hậu quả” nếu không ngay lập tức rút lại các lệnh trừng phạt.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad để trao công hàm chính thức phản đối các biện pháp trừng phạt mà Mỹ áp đặt đối với một tổ chức quân đội của Trung Quốc.
Trung Quốc gần đây mua 10 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 và các tên lửa S-400 của Nga.
Chính quyền Mỹ cho rằng những vụ mua bán như vậy làm cản trở các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Moskva, vốn được đưa ra liên quan đến cáo buộc can thiệp vào chính trị Mỹ, điều mà Nga luôn bác bỏ.
Cục Phát triển Thiết bị Trung Quốc (EDD) và người đứng đầu là ông Lý Tôn Phúc, đã bị Mỹ trừng phạt vì thực hiện “các giao dịch quan trọng” với công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga.
Ông Lý Tôn Phúc đã được thêm vào Danh sách Người bị chặn, có nghĩa là bất kỳ tài sản nào của họ tại Mỹ đều bị đóng băng.
Ngoài ra, EDD cũng bị từ chối giấy phép xuất khẩu và bị loại khỏi hệ thống tài chính của Mỹ.
Trong vài tháng qua, Mỹ cảnh báo sẽ hành động chống lại những nước nào mua thiết bị quân sự Nga.
Hồi đầu năm nay, Washington cho biết chính phủ một số nước đã hủy bỏ các thương vụ mua vũ khí Nga trị giá vài tỷ USD kể từ khi Đạo luật Chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt (CAATSA) có hiệu lực năm 2017. Nga và Trung Quốc đã lên án hành động của Mỹ.
Liene quan đến việc Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì mua vũ khí Nga, ngày 21/9, Nga đã cáo buộc Mỹ chơi không công bằng và áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt mới nhằm ép Moskva ra khỏi thị trường vũ khí toàn cầu.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ: “Đây là sự cạnh tranh không công bằng, không trung thực, một âm mưu sử dụng các biện pháp phi thị trường đi ngược lại tiêu chuẩn và nguyên tắc thương mại quốc tế, nhằm buộc đối thủ chính của các hãng sản xuất Mỹ rời khỏi thị trường”.
Ông Peskov cũng gọi việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới này là hành động thù địch và khó lường, song không nêu rõ Nga sẽ đáp trả thế nào.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố năm ngoái, giai đoạn 2012-2016, Mỹ vẫn đứng đầu các nước xuất khẩu vũ khí với lượng vũ khí xuất khẩu tăng 21% so với giai đoạn 2007-2011, trong đó một nửa là xuất sang Trung Đông.
Mỹ xuất khẩu vũ khí sang ít nhất 100 quốc gia, chủ yếu là máy bay chiến đấu mang tên lửa hành trình và các vũ khí có độ chính xác cao cũng như các hệ thống phòng không và chống tên lửa hiện đại thế hệ mới nhất.
Trong thời gian này, vũ khí của Nga chiếm 23% lượng xuất khẩu vũ khí toàn cầu, chủ yếu bán sang các nước Ấn Độ, Trung Quốc và Algeria… Xuất khẩu vũ khí của Nga tăng 4,7% so với 5 năm trước.
http://biendong.net/bien-dong/23742-mua-s-400-bi-my-trung-phat-tq-muon-washington-sua-sai.html
Không phá giá Nhân dân tệ,
TQ đấu Mỹ cách nào?
Thủ tướng Trung Quốc khẳng định sẽ không bao giờ phá giá đồng Nhân dân tệ vì nó mang tới bất lợi.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 19/9 đã tuyên bố nước này sẽ không phá giá đồng tiền nội tệ của mình bởi đó là quyết định có hại.
“Biến động gần đây trong tỷ giá đồng Nhân dân tệ bị xem là một biện pháp có chủ đích, nhưng điều đó là không đúng.
Phá giá một chiều đồng tiền sẽ gây hại nhiều hơn là tốt cho nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không bao giờ hỗ trợ xuất khẩu bằng cách phá giá Nhân dân tệ” – Thủ tướng Trung Quốc khẳng định.
Thủ tướng Trung Quốc cũng khẳng định, những hành động thương mại đơn phương sẽ không thể giải quyết được bất kỳ vấn đề nào.
Tuyên bố của Thủ tướng Lý Khắc Cường đã giúp đồng nhân dân tệ phục hồi trong phiên giao dịch ngày 19/9, khi bối cảnh đồng nội tệ Trung Quốc đã mất khoảng 9% giá trị kể từ giữa tháng 4 tới nay do chịu tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Số liệu của chính phủ Mỹ cho thấy, Trung Quốc chỉ nhập khẩu khoảng 130 tỷ USD từ Mỹ.
Sự “kém cạnh” của Bắc Kinh cũng thể hiện ra ở việc chỉ áp thuế 5%-10% đối với hàng hóa của Mỹ, để vẫn có thể đối phó nếu Mỹ quyết định tăng thuế suất từ 10% lên 25% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc bắt đầu từ năm sau.
Trong cuộc chiến không cân sức này, Bắc Kinh đã chịu nhiều phần thiệt.
Diễn biến mới nhất của cuộc đối đầu này là Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế 10% đối với lượng hàng hóa nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc vào hôm 24/9 tới và mức thuế này sẽ được nâng lên 25% vào đầu năm 2019.
Ngay sau đó, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố áp thuế đáp trả đối với hàng hóa trị giá 60 tỷ USD của Mỹ. Quyết định này cũng sẽ có hiệu lực từ ngày 24/9 tới.
“Chúng tôi rất lấy làm tiếc; để bảo vệ quyền lợi chính đáng và trật tự mậu dịch tự do toàn cầu, phía Trung Quốc buộc phải tiến hành giáng trả đồng bộ” – vị này tuyên bố.
Sau đó ít phút, trang web của Bộ Tài chính Trung Quốc đã đăng quyết định của Ủy ban thuế quan Quốc Vụ viện về thực hiện tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ nhập khẩu.
Chiều ngày 18/9, tại cuộc họp báo do Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức, ông Cảnh Sảng, người phát ngôn bộ này đã tuyên bố Trung Quốc đáp trả quyết định tăng thuế đối với 200 tỷ hàng hóa Trung Quốc của phía Mỹ và nói: “Hành động này của Mỹ đã đẫn tới sự không xác định cho cuộc đàm phán mới giữa hai bên. Mong phía Mỹ hãy nhận thức được những hậu quả xấu do hành động của họ gây nên và áp dụng biện pháp sửa chữa khiến người ta tin phục”.
Giới quan sát nhận thấy, hành động này của Trung Quốc đã không còn mạnh mẽ như hồi ông Trump tuyên bố tăng thuế lần đầu tiên.
Tờ The New York Times ngày 19/9 cho rằng, sự đáp trả của Trung Quốc không thể ngăn cản được thế tấn công mậu dịch của ông Trump.
Trang tin Đa Chiều của Trung Quốc chú ý tới chi tiết đặc biệt hơn: ông Trump tuyên bố tăng thuế đúng lúc tiến trình đối thoại cấp cao Mỹ – Trung đang khởi động lại.
Tờ The Wall Strett Journal trước đó đã đưa tin: Bắc Kinh sẽ cử Phó Thủ tướng Lưu Hạc tới Mỹ gặp Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin để đàm phán về vấn đề mậu dịch, thời gian diễn ra đàm phán dự kiến trong 2 ngày 27 và 28/9.
Nhưng với quyết định của ông Trump và tuyên bố chiều 18/9 đáp trả thuế quan của Trung Quốc thì hy vọng về cuộc đàm phán này đã tắt ngấm.
Trước thực tế này, giới phân tích cho rằng, Trung Quốc có rất ít cách để phản kháng với Mỹ trong cuộc đối đầu này: phá giá đồng Nhân dân tệ hoặc gây trở ngại cho các doanh nghiệp Mỹ.
Nhưng theo cách nào, Trung Quốc cũng có bất lợi.
Giới phân tích cho rằng, khi không còn thể đánh thuế với hàng hóa Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ gây khó cho các doanh nghiệp lớn của Mỹ làm ăn của Trung Quốc như Apple hay Boeing. Một số doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở Trung Quốc đã bắt đầu phàn nàn về những trở ngại mà họ gặp phải do căng thẳng thương mại giữa 2 siêu cường, như vấn đề hải quan, thanh tra.
Với việc gây trở ngại cho các doanh nghiệp Mỹ, Bắc Kinh có nguy cơ khiến cho chính họ trở nên kém hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài khác.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/23754-khong-pha-gia-nhan-dan-te-tq-dau-my-cach-nao.html
Bắc Kinh lên án thuế Mỹ
trên 200 tỷ đô la hàng Trung Quốc
Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục nóng lên. Hôm nay, 24/09/2018, loạt trừng phạt mới đánh vào hàng nhập từ Trung Quốc mà Washington loan báo hồi tuần trước chính thức có hiệu lực. Trước mắt, tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ áp thuế 10%, nhưng trên 200 tỷ hàng Trung Quốc nhập khẩu, tỷ lệ này sẽ tăng dần lên 25% vào tháng 01/2019.
Để trả đũa, Trung Quốc đã loan báo áp thuế trên 60 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Mỹ. Và hôm nay, một tiếng đồng hồ sau khi lệnh trừng phạt mới của Washington bắt đầu có hiệu lực, Bắc Kinh đã cho công bố một quyển sách trắng gần 40.000 từ, tố cáo những « phương pháp côn đồ » của Mỹ.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường thuật :
« Thông báo của Quốc Vụ Viện Trung Quốc được dự kiến công bố hồi 12 giờ trưa nay. Nhưng rốt cuộc phải đợi thêm một tiếng đồng hồ nữa mới thấy Tân Hoa Xã phát hành quyển sách trắng nhằm « làm rõ sự thật về quan hệ kinh tế và thương mại Trung-Mỹ ».
Đối với Trung Quốc, sự thật không thể rõ ràng hơn : Washington bị buộc tội sử dụng các « chiêu thức » của « trò sách nhiễu thương mại », và muốn « hù dọa » Trung Quốc trên bình diện kinh tế.
Trung Quốc : Sự xâm nhập « êm ái »
vào Mỹ Latinh và Caribê
Đã tròn một thập kỷ đã trôi qua kể từ khi Trung Quốc xác định quan hệ chiến lược với khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribê vào năm 2008. Từ đó tới nay, Bắc Kinh đã khẳng định Trung Quốc là một đối tác thương mại và tài chính không thể thiếu tại khu vực vốn trước đây vẫn được coi là « sân sau » của Mỹ. Tuy nhiên, châu Âu vẫn không nắm rõ, thậm chí có thể nói là « mù tịt » về lợi ích và hành động của Bắc Kinh tại châu Mỹ Latinh và vùng Caribê.
Trên đây là nhận định trong bài viết « Sự xâm nhập êm ái của Trung Quốc vào châu Mỹ Latinh và vùng Caribê » của hai tác giả Thierry Kellner, giảng viên Chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Đại học Bruxelles và Sophie Wintgens, nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế của Viện FRS – FNRS, cũng thuộc Đại học Bruxelles. Bài viết đăng ngày 06/09/2018 trên trang The Conversation.
Đầu tư của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế tài tài chính tại châu Mỹ Latinh và vùng Caribê tăng nhanh như thế nào ?
Vào năm 1990, trao đổi hàng hóa giữa Trung Quốc và châu Mỹ Latinh và vùng Caribê hầu như không đáng kể, chỉ đạt 10 tỉ đô la. Tuy nhiên, theo thống kê của Ủy ban kinh tế châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, kể từ năm 2000, con số này tăng vùn vụt và đạt 266 tỉ đô la vào năm 2017, tương đương với tổng giá trị trao đổi mậu dịch giữa Hoa Kỳ với khu vực này.
Nhờ giao thương với các đối tác châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, Bắc Kinh đảm bảo được nguồn hàng hóa chiến lược ổn định (chất đốt, khoáng sản, lương thực, thực phẩm …), cũng như các nguyên liệu sản xuất khác để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, và mở mang thị trường mới cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
Ngoài trao đổi thương mại, Trung Quốc cũng trở thành nhà đầu tư quan trọng và cung cấp vốn dưới hình thức cho vay. Từ năm 2010 đến năm 2015, trong khi các ngân hàng phát triển của phương Tây giảm hỗ trợ từ 36 tỉ đô la xuống còn có 29,1 tỉ đô la, thì số tiền Trung Quốc cho các nước châu Mỹ Latinh và vùng Caribê vay lại tăng gấp đôi, nhiều hơn cả vốn tài trợ của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển liên Mỹ (BID) và Ngân hàng Phát triển Châu Mỹ Latinh (CAF) cộng lại.
Chính sách của Trung Quốc có lợi cho cả đôi bên, nhưng không có nghĩa là không tiềm ẩn nguy cơ và thách thức. Chẳng hạn, khủng hoảng kinh tế khiến Venezuela không thể đảm bảo thanh toán nợ cho Bắc Kinh. Ngược lại, các đối tác của Trung Quốc trong khu vực cũng có nguy cơvỡ nợ.
Các nước Mỹ Latinh và vùng Caribê ngày càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ ?
Không nên xem nhẹ nguy cơ các nước bị vỡ nợ Trung Quốc. Một nghiên cứu cho thấy 8/68 nước tham gia dự án « Một vành đai, một con đường » do Tập Cận Bình khởi xướng năm 2013 đang nợ nhiều đến mức không thể trả nổi. Rất tiếc là nghiên cứu trên không đề cập đến các nước Mỹ Latinh và vùng Caribê. Ngoài những khó khăn kinh tế – xã hội, khoản nợ khiến các nước này khó chống đỡ trước sức ép đòi hỏi từ Trung Quốc. Đơn cử trường hợp của Sri Lanka, mới đây, do không thể trả nợ nên phải cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong vòng 99 năm.
Vấn đề không chỉ có vậy. Một số nghiên cứu nhấn mạnh là sự mất cân đối trong giao thương với Trung Quốc thúc đẩy quá trình phi công nghiệp hóa ở các nước Mỹ Latinh và vùng Caribê, biến các đối tác của Trung Quốc thành nạn nhân trong cạnh tranh hàng hóa, và có thể khiến nền kinh tế của các quốc gia này lệ thuộc vào Bắc Kinh.
Hơn nữa, tiền tài trợ vô điều kiện của Trung Quốc có thể làm giầu cho các cá nhân và đảng phái chính trị. Việc Bắc Kinh đầu tư và cho vay vô điều kiện cũng có thể làm công tác quản lý ở các nước sở tại trở nên yếu kém, khiến nạn tham nhũng trong khu vực nghiêm trọng hơn, thậm chí « gieo mầm » một cuộc khủng hoảng nợ mới tại khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribê.
Nói tóm lại, trong bối cảnh tham vọng của Bắc Kinh ngày càng lớn, việc Trung Quốc tăng cường giao thương và đầu tư tài chính vào châu Mỹ Latinh và vùng Caribê cũng đặt ra nhiều câu hỏi.
Chủ trương trung lập về chính trị đối với các nước này có lợi gì cho Trung Quốc ?
Chính chủ trương không can thiệp vào đường hướng chính trị của các nước đối tác ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê tạo thuận lợi để Bắc Kinh thâm nhập vào thị trường thương mại và tài chính của khu vực này, trong bối cảnh các cường quốc phương Tây và nhiều định chế quốc tế cố định hướng chính trị đối với một số chế độ, khiến các quốc gia có liên quan bực tức.
Bắt đầu từ thời chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, và nhất là dưới thời Tập Cận Bình, Bắc Kinh tăng cường các chuyến thăm và các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo chính trị cấp cao của các quốc gia Mỹ Latinh và vùng Caribê, thiết lập quan hệ thân thiện với các nước này, dựa trên cơ sở thỏa thuận « đối tác chiến lược ». Quan hệ với các nước Brasil, Venezuela, Mêhicô, Achentina, Peru, Chilê, Ecuador, và sắp tới đây là Uruguay, được nâng lên tầm đối tác chiến lược cao nhất theo thang bậc của bộ Ngoại Giao Trung Quốc.
Các quan hệ đối tác này bao trùm mọi lĩnh vực : từ chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, công nghệ … cho tới an ninh. Hợp tác quân sự giữa Trung Quốc với khu vực này chưa mạnh, nhưng cũng đủ để khiến chúng ta phải lưu ý, thậm chí khiến các nhà quan sát ở Washington phải lo ngại. Không chỉ bán vũ khí cho một số nước, Bắc Kinh còn phát triển cả hợp tác về quân lực và gìn giữ hòa bình trong khu vực, chẳng hạn ở Haiti. Trao đổi cấp cao với lãnh đạo quân sự của các quốc gia trên cũng được Bắc Kinh duy trì ở mức thường xuyên. Trung Quốc cũng tạo điều kiện chuyển giao công nghệ quân sự cho các nước trong khu vực.
Quyền lực mềm của Trung Quốc có hiệu quả không ?
Trung Quốc củng cố quan hệ chính trị với nhiều nước thông qua việc thành lập các diễn đàn đa quốc gia, chẳng hạn Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Mỹ Latinh và vùng Caribê. Các diễn đàn và tham vấn định kỳ về các vấn đề trong khu vực và trên quốc tế và có lợi cho cả đôi bên được tổ chức : Diễn đàn cấp bộ về hợp tác, Diễn đàn nông nghiệp, Diễn đàn sáng chế khoa học và công nghệ, diễn đàn Doanh Nghiệp, Diễn đàn của các tổ chức tư vấn, Diễn đàn cho các nhà lãnh đạo chính trị trẻ, Diễn đàn hợp tác về hạ tầng cơ sở, Diễn đàn về tình hữu nghị giữa các dân tộc, Diễn đàn về các đảng chính trị.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng tận dụng Thượng đỉnh của nhóm BRICS (Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) để thúc đẩy quan hệ với Nam Mỹ. Và cuối cùng, ngoài tăng cường sự hiện diện về kinh tế, tài chính và chính trị, quyền lực mềm của Trung Quốc còn thể hiện rõ qua việc tăng thêm số Viện và khóa đào tạo về Khổng Giáo, sự ra đời của phương tiện truyền thông nhắm tới cộng đồng người nói tiếng Tây Ban Nha.
Hơn nữa, có khá đông người Hoa sinh sống từ khá lâu ở châu Mỹ Latinh. Bắc Kinh có thể tranh thủ cộng đồng 1,8 triệu Hoa Kiều để dễ dàng thâm nhập vào khu vực.
Theo thăm dò ý kiến viện nghiên cứu Pew của Mỹ thực hiện hồi mùa xuân năm 2017, Trung Quốc dường như đã thành công trong việc tuyên truyền hình ảnh tích cực về các hoạt động đa dạng và sự hiện diện đang gia tăng của Bắc Kinh tại một số quốc gia. 61% số dân Peru được hỏi đánh giá tích cực về Trung Quốc. Tỉ lệ này là 52% ở Brasil và Venezuela, 51% ở Chilê, nhưng chỉ vào khoảng trên 40% ở Colombia, Mêhicô và Achentina.
Trung Quốc trở thành đối thủ mới của Hoa Kỳ về địa chính trị ?
Chỉ trong vòng một thập kỷ, trong khi châu Âu không để ý, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia có những hoạt động và tầm ảnh hưởng không thể phủ nhận ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, cho dù sự hiện diện đa dạng hiện nay của Trung Quốc cũng đặt ra nhiều câu hỏi và gặp nhiều hạn chế.
Nhiều người cho rằng Trung Quốc đã trở thành một đối thủ mới tầm cỡ của Mỹ về địa chính trị. Nhưng một số người khác cho rằng vào thời điểm hiện tại, vị thế của Trung Quốc được đánh giá cao hơn so với thực tế. Không những vậy, họ còn cho rằng tham vọng của Trung Quốc sẽ vấp phải nhiều trở ngại trong khu vực.
Dù sao đi chăng nữa, đây cũng là một chuyển biến lớn trong quan hệ quốc tế. Sự xâm nhập của Trung Quốc đang tiếp diễn, nhưng đâu là những hệ quả lâu dài về kinh tế, tài chính, chuẩn mực, chính trị, địa chính trị, xã hội và môi trường tại các nước châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, cũng như đâu là những ảnh hưởng đối với các đối tác truyền thống của những quốc gia này ? Những vấn đề này sẽ còn được bàn cãi nhiều.
Ân Xá Quốc Tế : Bắc Kinh phải minh bạch
vụ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ
Trong một báo cáo công bố hôm nay, 24/09/2018, tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế (AI) đã kêu gọi Trung Quốc làm sáng tỏ vụ “đàn áp hàng loạt” nhắm vào cả triệu người Duy Ngô Nhĩ Hồi Giáo ở vùng Tân Cương.
Trong bản báo cáo, với lời chứng của nhiều người bị giam giữ trong các trại “cải tạo”, Ân Xá Quốc Tế cáo buộc Bắc Kinh thực hiện “một chiến dịch do chính phủ chủ trương nhằm giam giữ đại trà, giám sát cả đời tư cá nhân, tẩy não chính trị và cưỡng bức đồng hóa văn hóa”.
Theo Ân Xá Quốc Tế, người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi Giáo khác tại Trung Quốc đang bị trừng phạt vì vi phạm luật cấm để râu và mặc áo trùm burqa, và vì sở hữu kinh Coran Hồi Giáo một cách bất hợp pháp.
Theo hãng tin Pháp AFP, ông Nicholas Bequelin, giám đốc phụ trách Đông Á của Ân Xá Quốc Tế, xác định rằng hàng trăm ngàn gia đình người Duy Ngô Nhĩ đã bị chia cắt do chính sách đàn áp đó, và “đang mỏi mòn tìm hiểu xem những gì đã xảy ra với người thân của họ”.
Theo ông, đã đến lúc nhà chức trách Trung Quốc cung cấp cho họ câu trả lời. Ân xá Quốc tế đồng thời kêu gọi thế giới gây sức ép buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về “cơn ác mộng” tại Tân Cương.
Tháng Tám vừa qua, Trung Quốc bị cáo buộc trước một ủy ban nhân quyền LHQ là đã hoặc đang giam giữ khoảng một triệu người tại các trung tâm cải tạo. Nhiều người bị giam giữ vì tội rất nhỏ như liên lạc với người thân sống ở nước ngoài hoặc chào nhau trên mạng xã hội nhân dịp lễ hội Hồi Giáo.
Bắc Kinh phủ nhận tất cả những cáo buộc này, nhưng bằng chứng về sự tồn tại của các trại đang ngày càng nhiều, qua các tài liệu chính thức và lời khai của những người đã trốn thoát khỏi các trại.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180924-an-xa-quoc-te-bac-kinh-phai-minh-bach-vu-dan-ap-nguoi-duy-ngo-nhi
Nhân quyền ở đâu
trong lối chào K-pop của Kim Jong-un?
Laura BickerBBC News, Seoul
Hình ảnh Kim Jong-un đang cố gắng làm làm dấu hình trái tim theo kiểu chào thân thiện của K-pop khiến trái tim người Seoul tan chảy. Nhưng nó có phải là dấu hiệu Bắc Hàn sẽ chấm dứt những vi phạm về nhân quyền?
Hình trái tim kiểu K-pop Hàn Quốc là kiểu chào khi đặt đầu ngón tay cái lên ngón tay trỏ.
Các ngôi sao K-pop thường dùng dấu hiệu này để gửi lời chào và tình yêu đến các fan. Sau đó giới trẻ Hàn Quốc thường dùng cử chỉ này khi chụp selfies.
Chúng tôi lần đầu nghe về việc ông Kim nỗ lực ra dấu trái tim từ người phát ngôn Nhà Xanh của Nam Hàn, rằng ông đã làm cử chỉ này cùng với các bộ trưởng của Nam Hàn.
“Làm nó như thế nào đấy? Tôi không thể tạo được đúng hình trái tim,” ông Kim được dẫn lời.
Mỹ sẵn sàng ‘tái đàm phán’ với Bắc Hàn
Diễn văn đầu tiên của ông Moon ở Bắc Hàn
Bắc Hàn đồng ý đóng cơ sở thử tên lửa
Những hình ảnh trên mạng xã hội đã khiến nhiều người ở Nam Hàn mô tả ông Kim trên Twitter là dễ thương.
Họ xem việc ông Kim dùng cử chỉ này được như một dấu hiệu ông nghiêm túc về việc phát triển mối quan hệ với Nam Hàn.
Thật dễ dàng để bị cuốn đi bởi những hình ảnh về tình bằng hữu đang tràn ngập trên màn hình.
Tôi đã xem những hình ảnh của ông Kim bên dòng Mount Paektu cho đến trong phòng họp báo. Thật khó nhận ra một Kim Jong-un ‘điên rồ’, ‘búp bê ngu xuẩn’ như ông Trump từng mô tả năm ngoái.
Nhà lãnh đạo trẻ cười và đùa với ông Moon và phu nhân, họ nắm chặt tay bên hồ nước.
Đó là thời khắc của sự hợp nhất đặt trong bối cảnh tuyệt đẹp – điều người ta không thể tưởng tượng được vào ngày này năm ngoái.
“Bây giờ chúng ta có một nhóm nhỏ nhưng tôi hi vọng trong tương lai nhiều người Nam Hàn và người nước ngoài có thể tới đây,” ông Kim nói.
“Chúng ta có thể viết một trang sử khác giữa miền Nam và miền Bắc thông qua việc phản ánh về lịch sử mới của chúng ta bên Hồ Thiêng.”
Đây có phải là nhà độc tài giết người với một kho vũ khí hạt nhân mà chúng ta được cho là một mối đe dọa toàn cầu?
Và sau đó vài ngày, Nhà Xanh của Nam Hàn phát đi hình ảnh ông Kim đang ra dấu chào hình trái tim. Nó dùng để phục vụ độc giả Nam Hàn. Để làm hình ảnh ông Kim mềm mại hơn, khi mà ông đã gần như trở thành người nổi tiếng ở Nam Hàn.
Thậm chí người ta còn gợi ý dùng hình này làm hình nền trên máy tính.
Thế còn vấn đề nhân quyền?
Nhưng cái chưa được nói tới là cũng chỉ với một cái bấm tay như vậy, Kim Jong-un có thể kết thúc tội ác chống lại loài người tại Bắc Hàn.
Chỉ với một mệnh lệnh, ông ta có thể giải phóng hàng chục ngàn tù nhân chính trị khỏi những trại giam, trong đó có sáu người Nam Hàn, nhiều người trong số họ bị buộc phải lao động khổ sai.
Một điều nữa không được đề cập là dù cử chỉ này rất được yêu thích bởi các ngôi sao K-pop, nó không được biết đến ở Bình Nhưỡng, bởi vì ngay cả nghe nhạc Hàn Quốc cũng là một tội ác.
Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc được công bố vào năm 2014 đã kết luận rằng chính phủ Bắc Hàn đang thực hiện “những tội ác không thể nói thành lời” chống lại dân chúng trên phạm vi rộng lớn.
Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền cho biết những tội tác này “giống một cách đáng kinh ngạc” với những tội ác của Đức Quốc xã trong Thế chiến II bao gồm hành quyết, nô lệ, đói, hiếp dâm và bắt phá thai.
Bản thân ông Kim bị nghi ngờ ra lệnh ám sát anh em cùng cha khác mẹ của ông, Kim Jong Nam, ở Malaysia, cũng như ám sát chú của ông, Jang Song Thaek, vào năm 2013.
Nhưng đây có lẽ không phải thời điểm thích hợp để nói về nhân quyền của Bắc Hàn.
Khi tôi ám chỉ tội ác của Bắc Hàn trên Twitter, tôi nhận được một làn sóng chỉ trích từ Nam Hàn.
Tôi bị buộc tội là một người nước ngoài, dội gáo nước lạnh lên tiến trình hòa bình giữa hai miền Nam Bắc và lên sự hiểu lầm của người dân Triều Tiên.
Giới chức Bắc Hàn, đã được cảnh báo đừng ‘ném đá vào mối quan hệ Bắc Nam mỏng như băng’, đã không hề đưa vấn đề nhân quyền làm chủ đề chính của ba hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên.
Thay vào đó, họ chỉ tập trung bàn về cải cách kinh tế nhằm cải thiện đời sống cho người Bắc Hàn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45623005
Singapore phạt Uber, Grab 9,5 triệu đôla
vì vụ sáp nhập ở Đông Nam Á
Cơ quan giám sát cạnh tranh của Singapore vừa phạt hãng cung cấp ứng dụng gọi xe khổng lồ Uber và đối thủ của hãng này trong khu vực là Grab 13 triệu đôla Singapore (khoảng 9,5 triệu đôla Mỹ) vì vụ sáp nhập ở Đông Nam Á. Cơ quan này nói vụ sáp nhập đã đẩy giá vé tăng lên và làm giảm cạnh tranh trên thị trường, theo AP.
Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Singapore hôm 24/9 nói rằng việc Uber bán doanh nghiệp trong khu vực của mình cho Grab hồi tháng 3 đã vi phạm Luật Cạnh tranh.
Theo thỏa thuận, Uber nắm giữ 27,5% cổ phần của Grab và được trao một ghế trong hội đồng quản trị. Grab là một công ty đang phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tài chính, vận chuyển thực phẩm và gọi xe ở Đông Nam Á.
Việc Grab nắm giữ 80% thị phần sau khi sáp nhập đã khiến cho giá vé tăng 10-15%, theo cơ quan giám sát của Singapore.
“Giao dịch đã làm giảm đáng kể sự cạnh tranh trong việc cung cấp các nền tảng ứng dụng gọi xe ở Singapore”, cơ quan này nói thêm.
Uber đã bị yêu cầu phải trả 6,6 triệu đôla Singapore (4,8 triệu đôla Mỹ) tiền phạt, trong khi Grab bị phạt 6,4 triệu đôla Singapore (4,7 triệu đôla Mỹ).
Ủy ban của Singapore nói rằng số tiền phạt mang ý nghĩa “ngăn chặn việc sáp nhập hoàn toàn, vĩnh viễn, gây nguy hại cho sự cạnh tranh”.
Công ty cũng được yêu cầu phải sử dụng hệ thống thuật toán trước khi sáp nhập để định giá và tiền hoa hồng cho tài xế, và ngừng việc làm hợp đồng độc quyền với các tài xế và các công ty taxi.
Ông Lim Kell Jay, Giám đốc Grab ở Singapore, nói rằng cơ quan giám sát đã sử dụng “một định nghĩa rất hạn hẹp về thị trường để đưa ra kết luận”. Ông phủ nhận giá vé đã được tăng lên.
“Grab hoàn thành giao dịch theo quyền hợp pháp của mình, và vẫn cho rằng chúng tôi không cố ý hay vô ý vi phạm luật cạnh tranh”, AP dẫn lời ông Lim nói.
Grab chuyên cung cấp dịch vụ tại Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Campuchia. Công ty này cho biết mỗi năm họ nhận khoảng năm triệu tài xế, đại lý và có hơn một tỷ giao dịch.
Quân đội Miến Điện :
LHQ “không được can thiệp” vào hồ sơ Rohingya
Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện hôm qua, 23/09/2018, đã cảnh báo Liên Hiệp Quốc là “không có quyền can thiệp” vào chủ quyền đất nước của ông. Đây là phản ứng công khai đầu tiên của tướng Min Aung Hlaing, một tuần sau khi một phái đoàn điều tra của Liên Hiệp Quốc chính thức yêu cầu truy tố ông cùng một số tướng lãnh Miến Điện khác ra trước Tòa Án Hình Sự Quốc Tế về tội “diệt chủng” trong cuộc khủng hoảng Rohingya.
Hãng tin Pháp AFP, trích dẫn tờ báo quân đội Miến Điện Myawady, cho biết là trong một phát biểu trước quân đội vào hôm qua, tướng Min Aung Hlaing đã phản ứng gay gắt về các đề nghị của đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc
Ông nhấn mạnh là không một quốc gia, tổ chức hay nhóm nào, “có quyền can thiệp và đưa ra quyết định trên chủ quyền của một đất nước”. Theo tư lệnh Quân Đội Miến Điện, việc “lạm bàn vào công việc nội bộ một nước sẽ (gây ra) hiểu lầm”.
Trong bản báo cáo điều tra dầy hơn 440 trang được công bố chính thức vào tuần trước, Liên Hiệp Quốc nêu bật những “tội ác” của quân đội Miến Điện, đã có những hành vi tra tấn, giết người, hãm hiếp, bạo hành ở mức khó tưởng tượng ở bang Rakhine, khiến hơn 700.000 người Rohingya phải chạy sang Bangladesh lánh nạn.
Các nhà điều tra đã thúc giục Hội Đồng Bảo An đưa lãnh đạo quân đội Miến Điện ra trước Tòa Án Hình Sự Quốc Tế La Haye. Họ cũng chỉ trích sự im lặng của chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi.
Quân đội Miến Điện hoàn toàn bác bỏ những lời cáo buộc kể trên, trong lúc Tòa Án Hình Sự Quốc Tế thì cho biết sẵn sàng thụ lý hồ sơ.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, con đường truy tố giới tướng lãnh Miến Điện hoàn toàn không dễ dàng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180924-quan-doi-mien-dien-lhq-khong-co-quyen-can-thiep-vao-ho-so-rohingya