Tin khắp nơi – 24/07/2017
Con rể ông Trump trao tài liệu dài 11 trang
trước phiên điều trần
Ông Jared Kushner, con rể của Tổng thống Trump và là một trong những cố vấn thân cận nhất của tổng thống, cho biết ông đã gặp các quan chức Nga bốn lần trong và sau chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump, tuy nhiên ông Kushner khẳng định là ông không có thông đồng với Nga hoặc bất kỳ chính phủ nước ngoài nào khác.
Hôm thứ Hai 24/7, ông Kushner công bố một bản tuyên bố dài 11 trang trước buổi điều trần kín với Ủy ban Tình báo Thượng viện. Theo dự kiến vào ngày thứ Ba 25/7, ông Kushner cũng sẽ ra điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện. Cả hai ủy ban đang điều tra vụ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm ngoái.
Ông Kushner viết: “Hồ sơ và tài liệu do tôi cung cấp sẽ cho thấy tôi có lẽ đã có bốn cuộc tiếp xúc với các đại diện của Nga trong số hàng ngàn cuộc tiếp xúc đã diễn ra trong chiến dịch vận động tranh cử và thời gian chuyển tiếp sang chính phủ mới. Không có một cuộc tiếp xúc nào ảnh hưởng đến cuộc bầu cử theo bất kỳ cách nào, và cũng không có cuộc tiếp xúc nào đặc biệt đáng lưu ý.”
Ông Kushner mô tả một số cuộc gặp gỡ ngắn với đại sứ Nga tại Hoa Kỳ, nói rằng hai ông thảo luận về ước vọng muốn cải thiện quan hệ Mỹ-Nga, nhưng ông bác bỏ tin cho rằng ông và ông Sergey Kislyak sau đó có tiếp tục trò chuyện qua điện thoại.
Các ủy ban Quốc hội đang tìm cách thu thập thông tin về các cuộc tiếp xúc giữa ông Kushner với phía Nga, kể cả cuộc gặp gỡ với một luật sư Nga hồi tháng 6 năm 2016, và một số nhân vật khác có liên hệ với Moscow.
Người cộng sản Texas gây quỹ vì cuộc chiến Ukraine
Kể từ tháng 4/2014, cuộc xung đột ở vùng Đông Ukraine đã làm chết gần 1000 người, và gần đây nhất, một nhóm phiến quân tuyên bố lập ra quốc gia mới: Nước Nga Nhỏ (Malorossiya – Little Russia) ở Donetsk.
Nhưng không phải chỉ có người nói tiếng Nga tham gia cuộc chiến này.
Trong số các tay phiêu lưu, lính đánh thuê, chuyên viên ngoại quốc có mặt tại vùng đất này, Russell Bentley là người gốc Texas.
TV Putin: Dân Nga xem đều dù không tin?
Thành phố lịch sử Saint Petersburg
Khi Nhà nước đuổi công dân của mình đi
Ngay từ đầu, Bentley đã dùng các trang quyên tiền từ công chúng (crowdfunding websites) để gây quỹ cho các chuyến đi tới Đông Ukraine.
Các trang như GoFundMe, JustGiving và Indiegogo thường được dùng vào mục tiêu gây quỹ từ thiện.
Ví dụ báo Manchester Evening News đã thu về 2,5 triệu bảng Anh nhờ trang JustGiving để lấy tiền cho thân nhân các nạn nhân bị giết hoặc bị thương trong các vụ tấn công khủng bố tại Anh gần đây.
Nhưng Russell Bentley và những người khác lại biết mở những trang riêng để quyên tiền cho các cuộc chiến nhỏ mang tính cá nhân.
Tháng 11/2014, ông tung ra trang trên GoFundMe để “chi phí cho chuyến đi tìm hiểu thực tế” vùng Donbass, nơi xảy ra chiến sự ở Đông Ukraine và chính là vùng có hai nhóm phiến quân “lập chính phủ” ở Donetsk và Luhansk.
Sau khi gây quỹ được 2000 USD, Bentley sang Ukraine và kể từ đó chưa về Mỹ.
Tham gia chiến đấu trong hàng ngũ phiến quân chống chính phủ tại Kiev được sáu tháng, ông ta này nhận nhiệm vụ lo về “chiến tranh thông tin”: đăng tải tin tuyên truyền ủng hộ cho phiến quân.
Ông Russell Bentley là thành viên của phong trào mang tên “Thời khắc Cơ bản” (Essence of Time), một nhóm cộng sản đóng tại Nga hoạt động vì mục tiêu phục hồi Liên Xô, hay còn gọi là “USSR 2.0”.
Họ muốn phá vỡ chủ quyền của Ukraine, và các video của Bentley được đăng trên trang YouTube của nhóm này, với 25.000 người đăng ký.
Trong các đoạn video, Bentley kêu gọi công dân Mỹ gia nhập đội ngũ của ông ta ở Đông Ukraine và hướng dẫn họ quyên tiền rồi mới đi.
Ông không quên dặn các đồng hương Hoa Kỳ, nếu đi thì “đừng tuyên bố là đến Đông Ukraine để chiến đấu”.
Luật Hoa Kỳ và nhiều nước Phương Tây cấm công dân của họ làm lính đánh thuê hoặc tự tham chiến ở nước ngoài.
Nước Nga Nhỏ nằm ở đâu?
Tin về sự ra đời của “Nước Nga Nhỏ” thành lập ở Đông Ukraine đã khiến chính quyền Moscow ngạc nhiên.
“Malorossiya” được thủ lĩnh phiến quân Alexander Zakharchenko tuyên bố thành lập tuần qua, lấy thủ đô là Donetsk, hiện do các nhóm vũ trang chống lại Kiev làm chủ từ năm 2014.
Nhưng chính phủ tại Moscow nói đây chỉ là sáng kiến cá nhân của ông Zakharchenko.
Phát ngôn viên của Điện Kremlin Dmitry Peskov nói Liên bang Nga vẫn tôn trọng các cam kết ký tại Minsk với Ukraine.
Phía Nga cũng cho hay họ chỉ biết tin này từ truyền thông.
Nhà nước tự xưng “Nước Nga Nhỏ” này nói đã có quốc ca riêng và lấy ông Bohdan Khmelnytsky một thủ lĩnh Cossack chống Ba Lan vào thế kỷ 17 làm anh hùng dân tộc.
Nhân vật lịch sử này cũng là anh hùng dân tộc của Ukraine và có tượng tại Kiev.
Sau xung đột 2014, đã có hai “nhà nước tự xưng” ra đời ở Đông Ukraine: Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk nhưng không được quốc gia nào, kể cả Nga công nhận.
Hiện chưa rõ tầm kiểm soát lãnh thổ của các nhân vật tuyên bố lập ra Nước Nga Nhỏ rộng tới đâu.
Theo ông Zakharchenko, lãnh thổ nước ông bao trùm toàn bộ Ukraine.
Cái tên Malorossiya từng được sử dụng trong tiếng Nga thời Sa Hoàng chỉ toàn bộ vùng Nam Ukraine.
Còn Russell Bentley thì hứa trên mạng rằng ai đóng góp cho cuộc đấu tranh sẽ nhận được “tour du lịch Kiev và Odessa chừng nào chúng tôi giải phóng các vùng đất đó”.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-40708250
Tiêm thuốc là cách mạng trong điều trị HIV
Các nhà khoa học cho biết việc chữa trị HIV có thể sẽ tạo nên một cuộc cách mạng mới khi thuốc viên sử dụng hàng ngày có thể được thay thế bằng việc tiêm sáu liều một năm.
Tiêm, có khả năng truyền thuốc chữa HIV vào cơ thể từ từ và liên tục, đang được thử nghiệm.
Dữ liệu thử nghiệm trên 309 bệnh nhân cho thấy việc tiêm vào mỗi một hoặc hai tháng có tác dụng tương đương với sử dụng thuốc uống ARV hàng ngày – thuốc kháng HIV đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Các kết quả thử nghiệm đã được báo cáo tại Hội nghị Quốc tế IAS về HIV.
‘Bố đã truyền HIV vào người tôi’
Uống vitamin bổ sung có lợi cho sức khỏe không?
Đình chỉ nhân viên y tế sau vụ các bé trai mắc bệnh xã hội
Thuốc viên kháng HIV (ARV) hàng ngày có tác dụng kìm hãm virus, ngăn chặn HIV phá hủy hệ miễn dịch và ngưng sự phát triển của AIDS.
Sự thành công của liệu pháp này đã giúp số lượng người tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS giảm một nửa từ năm 2005 xuống mức khoảng một triệu người một năm.
Tử vong vì Aids giảm một nửa nhờ nhiều người sử dụng thuốc hơn
Tuy nhiên thuốc men cũng là một gánh nặng. Với một người nhiễm bệnh từ tuổi 20 có thể sẽ uống khoảng hơn 20,000 viên thuốc HIV trong cả cuộc đời – và đây không phải là điều dễ dàng mà ai cũng làm được, dẫn đến việc họ bị nhiễm HIV trở lại và virus sẽ kháng lại tác dụng của liệu pháp điều trị này.
Việc thử nghiệm phương pháp mới được thực hiện tại 50 trung tâm ở Mỹ, Canada, Đức, Pháp và Tây Ban Nha.
Sau khi được chẩn đoán bị nhiễm HIV bênh nhận ban đầu sẽ được cho uống thuốc ARV để có thể kiểm soát sự phát triển của virus trong cơ thể.
Sau đó các bệnh nhân sẽ qua 96 tuần uống thuốc hàng ngày hoặc tiêm hàng tháng hoặc tiêm hai tháng một lần.
Kết quả được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet cho thấy sau khi kết thúc đợt thử nghiệm:
•84% bệnh nhân dùng thuốc ARV hàng ngày có thể kìm hãm sự phát triển của virus
•Tỉ lệ này là 87% đối với những người tiêm bốn tuần một lần
•Và 94% đối với những người tiêm tám tuần một lần
Các tác dụng phụ bao gồm: tiêu chảy và nhức đầu – là tương đương giữa các nhóm.
Tuy nhiên, quy mô thử nghiệm này còn khá nhỏ và những thử nghiệm dài hơi hơn với số lượng người lớn hơn đang được thực hiện nhằm khẳng định các kết quả này.
Cuộc thử nghiệm này được các công ty sản xuất thuốc: ViiV Healthcare, chủ yếu thuộc sở hữu của GSK, và Janssen, công ty con của Johnson & Johnson, tài trợ.
Tiến sỹ David Margolis, một trong các nhà nghiên cứu tại ViiV Healthcare, cho biết: “Tuân thủ uống thuốc vẫn là một thách thức lớn trong việc điều trị HIV.
“Việc đưa vào loại thuốc chỉ cần một viên duy nhất là một bước tiến lớn trong liệu pháp uống kháng HIV.
“Phương pháp tiêm ARV dài hạn có thể là một cuộc cách mạng mới trong điều trị HIV, cung cấp cho bệnh nhân một lựa chọn để có thể giảm gánh nặng khi điều trị bằng thuốc viên hàng ngày.”
‘Cột mốc’
Các công ty dược phẩm đang sản xuất và đóng gói hai loại dược phẩm kháng virus (Cabotegravir và Rilpivirine) thành những hạt nano, để có thể tiêm vào cơ.
Phương pháp tiêm ARV dài hạn có thể là một cuộc cách mạng mới trong điều trị HIV, cung cấp cho bệnh nhân một lựa chọn để có thể giảm gánh nặng khi điều trị bằng thuốc viên hàng ngày.Tiến sỹ David Margolis
Biện pháp này có thể bảo vệ cơ thể trong thời gian dài khi các hạt nano này phân hủy và giải phóng thuốc vào cơ thể.
Trên thế giới hiện tại có 36.7 triệu người đang chung sống với HIV và chỉ 53% được tiếp cận với liệu pháp hiện tại.
Trong một đánh giá về nghiên cứu trên, các giáo sư Mark Boyd và David Cooper từ hai trường đại học Adelaide và New South Wales của Úc bình luận: “Nghiên cứu [này] đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển các liệu pháp chữa HIV.”
Tuy nhiên, họ cũng lưu ý rằng đối với một số bệnh nhân, việc sử dụng thuốc viên hàng ngày có thể sẽ dễ dàng hơn là gặp bác sỹ để tiêm hàng tháng hoặc hai tháng một lần.
“Chắc chắn sẽ có một sự đánh đổi giữa việc không bị ràng buộc với thuốc viên hàng ngày và sự không thoải mái liên quan đến phương pháp tiêm ARV dài hạn.
“Có khả năng phương pháp tiêm ARV sẽ hấp dẫn hơn nếu số lần tiêm giảm đi.”
http://www.bbc.com/vietnamese/world-40706173
Tổng thống Ba Lan phủ quyết luật về Toà Tối cao
Tổng thống Andrzej Duda của Ba Lan cho biết ông sẽ phủ quyết bộ luật mới gây nhiều tranh cãi.
Luật này, nếu có hiệu lực, cho phép chính phủ cánh hữu sai thải hết các thẩm phán Tòa Tối cao của Cộng hòa Ba Lan và thay họ bằng các nhân vật chính phủ ủng hộ.
Ông Duda, bản thân từng là thành viên Đảng Pháp luật và Công lý (PiS), nói trên truyền hình nhà nước rằng ở cương vị nguyên thủ quốc gia, ông “không cảm thấy luật mới này làm tăng công lý”.
Luật về Tòa Tối cao chỉ là một phần trong ba dự án cải cách ngành tư pháp Ba Lan được Quốc hội mà đảng PiS chiếm đa số, thông qua trong tuần qua.
Sự kiện này gây ra biểu tình phản đối ở Warsaw và nhiều đô thị trên cả nước.
Ba Lan hạ lương hưu hàng nghìn công an CS
Khủng hoảng Ba Lan: Quốc hội bị cắt điện
Ba Lan: Biểu tình ‘Biển Nến’ vì tam quyền phân lập
Tự do báo chí ở Ba Lan tụt hạng
Trước Quốc hội Ba Lan hôm thứ Năm đã có Đêm Thắp nến để lên tiếng bảo vệ tam quyền phân lập.
Liên Hiệp châu Âu, mà Ba Lan là thành viên, cảnh báo Warsaw sẽ phải chịu hình phạt nếu tiếp tục ra các luật hạn chế tư pháp, tự do ngôn luận.
Tiêu chuẩn ‘yêu nước’ kiểu mới
Từ khi lên cầm quyền năm 2015, đảng PiS đã liên tiếp thực hiện chính sách nhân sự “gây choáng” và thanh lọc bộ máy dựa trên tiêu chuẩn ý thức hệ.
Chính quyền do PiS nắm, mà thực chất là do dân biểu Jaroslaw Kaczynski người không nắm chức Thủ tướng nhưng điều hành từ hậu trường, đã công khai cổ vũ cho một nghị trình quốc gia, dân tộc chủ nghĩa.
Ý thức hệ dân tộc chủ nghĩa và đạo Công giáo theo cách hiểu hẹp hòi được chính phủ đề cao.
Họ đang dần loại trừ các nhà báo, biên tập viên các đài truyền hình, truyền thanh công cộng nếu có “biểu hiện” phê phán đảng cầm quyền.
Mới đây, nhà báo Wojciech Dabrowski – người phụ trách chương trình ‘Thông điệp trong ngày’ – đã bị cắt hợp đồng tại Đài phát thanh quốc gia Ba Lan vì đặt ra câu hỏi khó khi phỏng vấn nữ Thủ tướng Beata Szydlo.
Chỉ sau nhiều phản đối rộng khắp Đài phát thanh Ba Lan mới cho ông Dabrowski quay lại làm việc hôm 17/07.
Chỉ số tự do báo chí của Ba Lan liên tục tuột dốc, theo công bố của Tổ chức Phóng viên không biên giới RSF, từ 18 (2015) xuống 47 (2016) và tiếp tục xuống thêm 7 bậc nữa trong 6 tháng đầu năm nay, và hiện ở vị trí 54.
Gần đây, Tòa Hiến pháp Ba Lan cũng bị đảng PiS ra luật để biến đổi thành phần của hội đồng thẩm phán cao cấp.
PiS bổ nhiệm vào chức Chánh án Tòa Hiến pháp Ba Lan một nữ luật sư theo tư tưởng cánh hữu, bà Julia Przylebska, vốn đã không hành nghề trong 9 năm liền.
Bị gọi lên đồn công an chỉ vì là cộng sản?
Thăm Thành Cổ mới nhất thế giới ở Ba Lan
Làm báo tiếng Việt hải ngoại dễ hay khó?
Vụ việc đã gây choáng cho nhiều trí thức Ba Lan nhất là khi họ biết rằng trước khi rời ngành tư pháp để theo chồng ra nước ngoài (chồng bà là đại sứ Ba Lan tại Đức), thẩm phán Przylebska chỉ làm đến thẩm phán cấp huyện.
Sau khi trở về Ba Lan, bà cũng chỉ làm phó phòng tư pháp chuyên về bảo hiểm ở Poznan nhưng theo các báo Ba Lan, chồng của bà, ông Andrzej Przylebski, là người được các lãnh đạo đảng cầm quyền ưa thích.
Chính phủ PiS cũng sa thải một loạt tướng lĩnh quân đội Ba Lan, gây lo ngại cho khối Nato.
Hồi năm 2015, chính phủ PiS bổ nhiệm ông Bartlomiej Misiewicz, sinh năm 1990 và chưa một ngày vào quân đội, làm phát ngôn viên Bộ Quốc phòng.
Ông Misiewicz đã gây ra nhiều điều tiếng sau khi ra lệnh cho các đơn vị quân đội Ba Lan đón ông tới thăm phải làm lễ đón đặc biệt, có chào cờ, hát quốc ca và các sỹ quan phải xếp hàng chào ông.
Sang tháng 4 năm 2017, vì các vụ scandal ông Misiewicz gây ra như nạn bia rượu và lời hứa giải quyết việc làm trong Bộ Quốc phòng cho người thân quen, chính phủ PiS đã sa thải ông.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-40705446
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Anh và Mỹ
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế với Mỹ và Anh trong năm nay, sau “hoạt động yếu hơn dự kiến” trong ba tháng đầu.
IMF nói họ nay hy vọng Anh sẽ tăng trưởng 1,7% trong năm nay, so với mức 2% họ dự báo trước đó.
Hoa Kỳ nay sẽ tăng trưởng 2,1%, so với mức 2,3% được dự đoán vào tháng Tư.
IMF giữ nguyên dự đoán rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,5% vào năm 2017, và 3,6% vào năm 2018.
Việt Nam ‘tiến bộ về sáng tạo’
Nhiều triệu phú Trung Quốc muốn ra nước ngoài định cư
Mỹ và TQ đàm phán mậu dịch không thành
Việt Nam vượt Pháp về lượng du khách TQ
Trong đánh giá mới nhất về ‘Triển vọng Kinh tế Thế giới’ của mình, IMF cho biết “đà tăng trưởng toàn cầu” mà tổ chức này dự đoán trong cuộc khảo sát vào tháng Tư “vẫn đi đúng hướng”.
Một người phát ngôn cho Bộ Tài chính Anh nói dự báo của IMF cho thấy tại sao kế hoạch của chính phủ nhằm tăng năng suất và hướng tới “thỏa thuận tốt nhất với EU” sau Brexit là “cực kỳ quan trọng”.
“Thực trạng công ăn việc làm là ở mức kỷ lục cao và thâm hụt giảm ba phần tư, cho thấy rằng nền kinh tế của chúng ta cơ bản rất mạnh,” Bộ Tài chính Anh nói thêm.
Dự báo tăng trưởng cho Vương quốc Anh năm 2018 vẫn không thay đổi ở mức 1,5%, nhưng tăng trưởng của Hoa Kỳ cho năm tới nay được dự đoán sẽ đạt 2,1%, thay vì 2,5% theo dự báo trước đó.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump trước đây được dự kiến sẽ theo đuổi các chính sách bao gồm cắt giảm thuế và đầu tư cơ sở hạ tầng, theo đó có vai trò lực đẩy mạnh cho nền kinh tế Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, kế hoạch này dường như khó thực hiện.
Đà của khu vực dùng đồng Euro
IMF đã điều chỉnh tăng lên với dự báo cho một số nền kinh tế khu vực dùng đồng euro, bao gồm Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha. IMF cho biết tăng trưởng trong quý đầu tại những nước này “nói chung là cao hơn kỳ vọng”.
Việc điều chỉnh lớn nhất tại khu vực dùng đồng euro là đối với nền kinh tế Tây Ban Nha và Ý. Tây Ban Nha hiện được dự báo sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm nay, tăng so với dự báo trước đó là 2,6%. Ý được dự báo tăng trưởng năm 2017 từ 0,8% lên 1,3%.
Khu vực dùng đồng euro nói chung được dự kiến sẽ tăng trưởng 1,9% trong năm nay, tăng so với 1,7%.
Dự báo tăng trưởng của Trung Quốc cũng đã được điều chỉnh tăng lên và phản ánh điều mà IMF gọi là “quý đầu tiên mạnh mẽ của năm 2017 và mong đợi có việc tiếp tục hỗ trợ tài chính”.
Dự báo năm 2017 Trung Quốc có tăng trưởng 6,7% so với dự báo trước đó là 6,6% trong khi tốc độ tăng trưởng năm 2018 hiện đang dự kiến sẽ đạt 6,4% thay vì mức 6,2%.
http://www.bbc.com/vietnamese/business-40701912
Đảng Cộng hòa lại cố gắng lật ngược Obamacare
Các đảng viên đảng Cộng hòa trong tuần này một lần nữa lại dự tính đẩy mạnh nỗ lực hướng tới mục tiêu hủy bỏ và thay thế Obamacare, luật chăm sóc sức khoẻ được đưa ra dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Trong tháng qua, Thượng viện đã chứng kiến hai phiên bản của dự luật chăm sóc sức khoẻ: một nhằm huỷ bỏ và thay thế Obamacare và một dự luật khác sẽ bắt đầu một chu kỳ hai năm để hủy bỏ Obamacare, nhằm giúp các nhà lập pháp có thời gian để chuẩn bị một dự luật thay thế.
Cả hai dự luật đều đối mặt với sự chống đối triệt để của Đảng Dân chủ và sự phản đối khá mạnh từ cả các đảng viên Đảng Cộng hòa, nên cả hai dự luật đều không tiến xa bao nhiêu.
Thượng nghị sĩ John Thune, một trong 52 thành viên của Đảng Cộng hòa tại Thượng viện -gồm tất cả 100 ghế, hôm Chủ Nhật cho biết thủ lãnh phe đa số Mitch McConnell sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu vào tuần này về một dự luật chăm sóc sức khoẻ mới để làm đề tài tranh luận và sửa đổi.
Điều không rõ ràng là dự luật nào sẽ được mang ra bỏ phiếu. Hạ viện đã thông qua luật huỷ bỏ và thay thế Obamacare vào tháng 5.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Susan Collins nói: “Chúng tôi không biết liệu có một cuộc bỏ phiếu cho dự luật mà Hạ viện đã thông qua, hay phiên bản đầu tiên của dự luật do Thượng viện đưa ra, phiên bản thứ hai của Thượng viện, một phiên bản mới của dự luật do Thượng viện đưa ra, hay là một dự luật năm 2015 nhằm bãi bỏ Obamacare.”
Giữa lúc Thượng viện đang chuẩn bị bỏ phiếu, Tòa Bạch Ốc nói Tổng thống Donald Trump sẽ đưa ra 1 tuyên bố về vấn đề chăm sóc sức khoẻ trong ngày thứ Hai 24/7, sau cuộc gặp gỡ gần đây nhất giữa chính quyền của ông với “những nạn nhân của Obamacare.”
Tối Chủ Nhật 23/7, ông Trump lại dùng Twitter để tiếp tục gây áp lực với các thành viên đảng Cộng hòa tại Quốc hội, để họ đáp ứng lời hứa của ông sẽ cải tổ hệ thống chăm sóc sức khoẻ mà giới chỉ trích cho là quá tốn kém và không công bằng, buộc người Mỹ phải mua bảo hiểm sức khoẻ, nếu không sẽ bị phạt vạ.
Ông Trump viết:
“Nếu các thành viên đảng Cộng hòa không huỷ bỏ và thay thế ObamaCare, thì hậu quả sẽ lớn hơn xa, so với những gì họ hiểu!”
https://www.voatiengviet.com/a/dang-cong-hoa-lai-co-gang-lat-nguoc-obamacare/3956550.html
Nhật ký thỏa thuận hợp tác công nghệ quốc phòng với Đức
Nhật Bản và Đức đã ký một thoả thuận hợp tác để phát triển công nghệ quốc phòng mới. Đây là hiệp định song phương thứ tám mà Tokyo đã ký với nước ngoài kể từ khi chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe tái xét những hạn chế pháp lý, và Hạ viện Nhật thông qua luật an ninh, cho phép lực lượng tự vệ Nhật Bản sát cánh chiến đấu với các đồng minh trong trường hợp bị tấn công.
Báo Asahi Shimbun tường thuật rằng Nhật Bản đã âm thầm ký thỏa thuận với nước Đức, mở ra cánh cửa hợp tác về phát triển công nghệ quốc phòng.
Theo yêu cầu của phía Đức, không có thông báo chính thức nào được đưa ra.
Tuy nhiên, một số nguồn tin của chính phủ đã xác nhận thỏa thuận về chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng đã được ký kết giữa Đại sứ Takeshi Yagi và bà Katrin Suder, Thứ trưởng Quốc phòng Đức.
Các thỏa thuận trước đây Nhật Bản ký với Hoa Kỳ và Anh, và các thỏa thuận tiếp theo cũng liên kết ngành quốc phòng Nhật với Pháp và Hà Lan.
Theo kế hoạch mới được biết dưới tên Chính sách Quốc phòng Năng động, trọng tâm chuyển sang khả năng chủ động bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản và đóng góp cho hòa bình và ổn định quốc tế.
Theo các quy định mới, được gọi là “Ba Nguyên tắc về Thiết bị Quốc phòng và Chuyển giao Công nghệ”, Nhật Bản có thể xuất khẩu các thiết bị phòng thủ để hỗ trợ hòa bình và ổn định quốc tế.
Mặc dù Nhật Bản không đề cập đến những mối đe doạ cụ thể mà nước này phải đối mặt, rõ ràng mối quan ngại chính là Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng vọt, Bắc Kinh hồi gần đây cho biết tàu sân bay đầu tiên của họ đã đi vào hoạt động và nhấn mạnh một chuỗi đảo hiện do Nhật Bản kiểm soát, mà Bắc Kinh nói Nhật Bản “đang chiếm giữ” ngoài khơi đảo Okinawa, là “thuộc chủ quyền lịch sử của Trung Quốc”. Tokyo bác bỏ tuyên bố này và đã chuyển từ tư thế phòng thủ trên đất liền sang tập trung nhiều hơn vào khả năng tấn công phối hợp trên biển và trên không –tại các vùng lãnh thổ tại vùng Tây- Nam Nhật Bản.
Bắc Triều Tiên vẫn là một nước khó đoán trước – chế độ của Kim Jong Un đã đạt những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân. Một số cuộc thử nghiệm gần đây cho thấy tên lửa của Bắc Triều Tiên rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
https://www.voatiengviet.com/a/nhat-ky-thoa-thuan-hop-tac-cong-nghe-quoc-phong-voi-duc/3956808.html
Tấn công ở Thụy Sĩ, 5 người bị thương
Một người đàn ông sử dụng cưa máy làm hung khí gây thương tích cho 5 người ở thị trấn Schaffhausen, Thụy Sĩ, hôm thứ Hai 24/7, theo nguồn tin cảnh sát.
Bà Cindy Beer, phát ngôn viên của sở cảnh sát Schaffhausen, nói trong một video clip đăng trên trang web của hãng tin Blick:
“Hiện tại, có 5 người bị thương … hai người bị thương trầm trọng và ba người bị thương nhẹ.”
Cảnh sát cho biết họ đã xác định danh tính của nghi phạm, nhưng người này đang chạy trốn. Nhà chức trách đã phát hành một thông báo nhận dạng nghi phạm này. Họ cho biết đây không phải là một hành động khủng bố.
Nhiều bản tin cho biết khu vực này đã bị phong tỏa và các cửa hàng địa phương Tấn công ở Thụy Sĩ, 5 người bị thương bị đóng cửa.
https://www.voatiengviet.com/a/tan-cong-o-thuy-si-5-nguoi-bi-thuong/3956542.html
Đánh bom tự sát ở Afghanistan, ít nhất 35 người chết
Một vụ đánh bom tự sát do phiến quân Taliban thực hiện đã giết chết ít nhất 35 người, và làm bị thương hàng chục người ở Kabul, thủ đô của Afghanistan.
Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Najib Danish nói với các phóng viên rằng kẻ đánh bom lái xe gài chất nổ lao vào một chiếc xe buýt nhỏ chở công chức làm việc cho chính phủ Afghanistan ở phía tây thành phố Kabul.
Vụ nổ xảy ra khi chiếc xe buýt đi ngang qua một khu chợ đông đúc, gây thương vong cho nhiều người bán hàng và người đi đường.
Ông Noor Ullah, một nạn nhân nói:
“Sau vụ nổ là một cảnh tượng kinh hoàng – nhiều người nằm la liệt trên mặt đất, tôi len lỏi được vào xe cứu thương. Rồi sau đó tôi không biết chuyện gì xảy ra.”
Một phát ngôn viên cảnh sát ở Kabul nói với VOA rằng các nạn nhân chủ yếu là nhân viên ngành khai thác mỏ và dầu khí. Các giới chức bệnh viện ước lượng số người chết sẽ còn tăng cao.
Phe Taliban lập tức nhận trách nhiệm đã lập kế hoạch cho vụ nổ này, nói rằng người đánh bom tự sát của họ nhắm tấn công hai chiếc xe buýt loại nhỏ chở nhân viên của cơ quan tình báo Afghanistan, NDS. Họ nói 38 người đã thiệt mạng.
Nhóm nổi dậy này thường thổi phòng số thương vong trong các cuộc tấn công tương tự.
Lên án vụ đánh bom nhắm vào thường dân, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani nói đây là cuộc tấn công hèn nhát và đáng lên án.
LHQ từ lâu đã cảnh báo rằng cuộc xung đột vũ trang ở Afghanistan đã gây ra tử vong cao chưa từng thấy nơi thường dân trong 6 tháng đầu năm 2017.
Sứ mạng Hỗ trợ của LHQ ở Afghanistan ghi nhận từ ngày 1/1 đến ngày 30/6, đã có gần 1.700 ca tử vong nơi thường dân, 20% ca thương vong xãy ra ở thủ đô Kabul.
https://www.voatiengviet.com/a/danh-bom-tu-sat-o-afghanistan-it-nhat-35-nguoi-chet/3956490.html
Báo chí Trung Quốc
tố cáo phương Tây xúi dục vợ Lưu Hiểu Ba
Cho tới ngày 24/07/2017, vẫn chưa một ai liên lạc được với bà Lưu Hà, vợ góa của giải Nobel Hòa Bình Trung Quốc, Lưu Hiểu Ba. Tổng biên tập tờ Hòa Cầu Thời Báo, một người nổi tiếng là chống đối mọi hình thức dân chủ, lên án các phương tiện truyền thông phương Tây xúi dục bà Lưu Hà “chống phá chế độ”.
Bà Lưu Hà bị quản thúc tại gia từ năm 2010. Trong đoạn video được công bố ngày 24/07/2017, tổng biên tập Hoàn Cầu Thời Báo, ông Hồ Tích Tiến (Hu Xijin) tuyên bố : Các phương tiện truyền thống phương Tây đang muốn thổi phồng vai trò của bà Lưu Hà, biến bà thành một ngọn cờ đấu tranh. Nhưng chưa hẳn đây là điều vợ giải Nobel Hòa Bình Trung Quốc mong muốn. Chủ trương của ông Lưu Hiểu Ba, theo tổng biên tập tờ báo này, là “không có tương lai tại một đất nước Trung Hoa ổn định và đang phát triển. Lưu Hiểu Ba đã hủy hoại cuộc đời”.
Tổng biên tập Hoàn Cầu Thời Báo kêu gọi quốc tế tránh đẩy bà Lưu Hà vào con đường đó. Ông Hồ Tích Tiến khẳng định : “sẽ không một ai nhớ đến ông Lưu Hiểu Ba như một người hùng. Truyền thông phương Tây có thể xem ông Lưu Hiểu Ba như một vị thánh, nhưng thực ra ông này chỉ được biết tới với những lập luận quá khích và những ý tưởng của ông là một sự phản bội đối với nhân dân (…) Phương Tây đã khai thác một vài nhà trí thức Trung Quốc ngây thơ, để họ lãng phí cuộc đời vì mục đích xấu xa”.
Để đoạn video trên đây của tổng biên tập tờ báo được phổ biến rộng rãi, Hoàn Cầu Thời Báo đã sử dụng luôn cả mạng xã hội Twitter, vốn bị cấm hoạt động tại Trung Quốc. Trong mắt nhà đấu tranh nhân quyền Hồ Giai (Hu Jia), một người bạn của cặp vợ chồng Lưu Hiểu Ba- Lưu Hà, quan điểm của tổng biên tập Hoàn Cầu Thời Báo chỉ là một tiếng nói riêng lẻ, không tiêu biểu cho đa số người dân Trung Quốc.
Một ủy viên bộ Chính Trị Trung Quốc
bị điều tra tham nhũng
Báo chí chính thức Trung Quốc hôm nay 24/07/2017 loan báo, cơ quan chống tham nhũng của đảng Cộng Sản đã mở điều tra đối với ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), ủy viên bộ Chính Trị và mới cách đây một tuần còn là bí thư thành ủy Trùng Khánh.
Theo Tân Hoa Xã, Ủy ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương đang điều tra ông Tôn Chính Tài vì « vi phạm kỷ luật nghiêm trọng » – từ ngữ thường dùng trong các vụ điều tra tham nhũng.
Ông Tôn Chính Tài là thành viên đầu tiên trong số 25 ủy viên bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc bị điều tra, kể từ khi người tiền nhiệm ở Trùng Khánh là Bạc Hy Lai – một trong những đối thủ tiềm năng của ông Tập Cận Bình – bị bắt giam năm 2013 và bị lãnh án tù chung thân. Tuy nhiên, bản tin của Tân Hoa Xã không đề cập đến việc ông Tôn Chính Tài có còn là ủy viên bộ Chính Trị hay không.
Năm nay 53 tuổi, Tôn Chính Tài là ủy viên bộ Chính Trị trẻ tuổi nhất, được cho là ứng viên sáng giá để trở thành một trong bảy ủy viên thường trực đầy quyền lực của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Từ ngày 15/07, ông Tôn đã bị mất chức bí thư thành ủy, người thay thế là ông Trần Mẫn Nhi (Chen Min’er), 56 tuổi, một nhân vật thân cận của Tập Cận Bình, và rất có thể sẽ được đôn lên làm ủy viên thường trực bộ Chính Trị.
Tuần trước nhật báo Hồng Kông South China Morning Post cũng đã khẳng định Tôn Chính Tài bị điều tra tham nhũng, nhưng tin này hôm nay mới được chính thức loan báo. Sự kiện này diễn ra vào lúc sắp đến Đại hội Đảng lần thứ 19, dự kiến diễn ra vào cuối năm nay.
Nhà nghiên cứu Simone van Nieuwenhuizen ở Sydney nói với AFP : « Sự thất sủng của Tôn Chính Tài cho thấy tâm trạng bất an nơi Tập Cận Bình và phe cánh của ông ta. Ông Tôn được thăng tiến với tư cách người do cựu chủ tịch Hồ Cầm Đào đề cử. Tập Cận Bình có thể coi đây là mối đe dọa cho kế hoạch đưa vây cánh của mình vào. Một số người thuộc phe Hồ Cẩm Đào cũng đã từng bị Tập cản đường ».
Bill Bikales, phụ trách nhóm Bikales Advisors nhận định, mục tiêu của ông Tập là loại hết các tay chân của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào và thủ tướng Ôn Gia Bảo, « đích thân kiểm soát tiến trình đề cử những người kế nhiệm, theo một cách mà cả Giang Trạch Dân lẫn Hồ Cẩm Đào chưa bao giờ làm nổi ».
Còn theo giáo sư Trần Đạo Ngân (Chen Daoyin), trường đại học Khoa học Chính trị và Luật ở Thượng Hải, cú đòn đánh vào Tôn Chính Tài là lời cảnh cáo cho các phe phái khác, chứng tỏ Tập Cận Bình là tiếng nói quyết định duy nhất trong đảng, có thể áp đặt nhân sự theo ý riêng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170724-mot-uy-vien-bo-chinh-tri-trung-quoc-bi-dieu-tra-tham-nhung
Chuyên gia Ấn cảnh báo về logic kẻ mạnh của Trung Quốc
Chỉ trong một vài tuần lễ gần đây, Bắc Kinh đã có một loạt những động thái cứng rắn, thậm chí đe dọa dùng đến quân sự để áp đặt ý muốn của mình đối với các láng giềng dám kháng cự lại Trung Quốc, từ vấn đề Biển Đông, Biển Hoa Đông, cho đến cuộc đọ sức với Ấn Độ đang diễn ra tại vùng biên giới Trung Quốc-Bhutan.
Trong bài viết trên báo Ấn Độ Livemint ngày 24/07/2017, giáo sư quan hệ quốc tế người Ấn, Harsh V. Pant tại trường King’s College ở Luân Đôn, đã cho rằng cách hành xử của Trung Quốc nằm trong logic bình thường của một cường quốc, một khi đã in được dấu ấn của mình về mặt kinh tế trên toàn thế giới, thì tất nhiên muốn ghi dấu ấn về mặt quân sự, và các nước khác không nên ngộ nhận trước những biểu hiện hòa hoãn mà Bắc Kinh phô bày.
Bên cạnh cuộc đối đầu hiện nay với Ấn Độ, chỉ trong một vài tuần lễ nay, Bắc Kinh đã không ngần ngại dùng sức mạnh quân sự hù dọa các láng giềng. Giáo sư Pant đã nêu bật hai trường hợp cụ thể.
Trước hết là đối với Nhật Bản. Vào tuần trước, Bắc Kinh đã nói với Tokyo rằng nên « tập làm quen » với việc máy bay chiến đấu Trung Quốc áp sát không phận Nhật Bản sau khi sáu chiến đấu cơ Trung Quốc bay ngang eo biển Miyako cắt ngang Nhật Bản ở phía nam, nhân một cuộc diễn tập quân sự.
Còn đối với Đài Loan cũng thế, bộ Quốc Phòng Đài Loan phàn nàn rằng các oanh tạc cơ Trung Quốc đã bay sát ngay bên ngoài vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo này.
Ngoài hai ví dụ được giáo sư Pant nêu bật, cũng có thể nói đến một sự kiện liên quan đến Việt Nam, vừa được báo chí tiết lộ : đó là việc Trung Quốc đã đe dọa tấn công các cơ sở của Việt Nam tại vùng quần đảo Trường Sa, nếu Hà Nội không cho ngừng các hoạt động thăm dò tại một lô dầu khí ở Biển Đông mà Trung Quốc cho là của họ.
Không chỉ giới hạn ở những nơi gần, trong tuần Trung Quốc cũng đã phái quân tới Djibouti ở châu Phi, thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên của nước này ở hải ngoại…
Giáo sư Pant ghi nhận là trong thời gian gần đây, Trung Quốc có mặt ở mọi nơi, lúc thì thách thức trật tự thế giới, lúc thì chứng tỏ rằng họ là người bảo đảm trật tự kinh tế toàn cầu trong thời đại Donald Trump. Tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới đầu 2017, Tập Cận Bình đã cố tô vẽ Trung Quốc như là nước bảo vệ tự do thương mại và thị trường mở cửa.
Có điều, theo giáo sư Pant, bất cứ ai quan sát kỹ lưỡng Trung Quốc đều thấy rằng Bắc Kinh đã lũng đoạn ngoại hối để thủ lợi, khép chặt thị trường vốn, và thiết lập các hàng rào phi thuế quan tinh vi dẫn đến sự mất cân bằng thương mại có hại cho nước khác. Những yếu tố đó khiến Bắc Kinh không thể trở thành một lãnh đạo kinh tế toàn cầu.
Vấn đề là thế giới lại nhắm mắt làm ngơ trước những thiếu sót đó để chạy theo Trung Quốc, để tự trấn an mình. Ấn Độ cũng không là ngoại lệ, cũng đã từng đi nghe theo những lập luận hòa hoãn của Trung Quốc.
Giáo sư Pant đã chỉ trích thái độ húy kỵ Trung Quốc của Ấn Độ, chẳng hạn như đã từng tránh tập trận chung với các quốc gia có cùng quan điểm trong khu vực vì sợ rằng Trung Quốc hiểu lầm, từng không ký các thoả thuận quan trọng với Mỹ vì sợ bị cho là bám đuôi Washington, mà không thấy rằng làm như vậy đã hạn chế khả năng theo dõi tàu ngầm Trung Quốc ở Ấn Độ Dương…
Theo giáo sư Pant, thái độ quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc bắt nguồn từ sức mạnh đang lên của Trung Quốc và nhận thức riêng của nước này về lợi ích của họ. Sức mạnh kéo theo sự bành trướng, và đà bành trướng về kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc trên thế giới hiện đang kéo theo sự bành trướng về quân sự.
Đối với giáo sư Pant, hiểu điều đó không phải là hiếu chiến, mà là chuẩn bị cách đối phó thích hợp.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170724-chuyen-gia-an-canh-bao-ve-logic-ke-manh-cua-trung-quoc
Trung – Nga tập trận :
Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc của phương Tây
Ngày 24/07/2017, Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc của phương Tây xem đợt tập trận chung giữa Hải Quân Trung Quốc và Nga trong vùng biển Baltic là một hành vi “khiêu kích”. Cuộc tập trận chung nói trên được dự trù mở ra từ ngày 25 đến 28/07/2017.
Thông tín viên đài RFI Heike Schmidt từ Bắc Kinh cho biết :
” Các cuộc tập trận không nhắm vào bất kỳ một bên thứ ba nào. Những cáo buộc đó hoàn toàn không có cơ sở. Báo chí chính thức tại Bắc Kinh đã vội vàng khẳng định như trên, trước khi Hải Quân Trung Quốc và Nga bắt đầu cuộc tập trận chung. Đây là lần đầu tiên ba tàu chiến Trung Quốc cùng với bảy chiếc tàu của Nga tuần tra trong khu vực biển Baltic, cách không xa Kaliningrad nằm giữa Ba Lan và Litva. Theo tiết lộ của nhật báo China Daily, chương trình diễn tập lần này huy động cả hơn một chục chiến đấu cơ và trực thăng của quân đội hai nước.
Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO – xem cuộc tập trận chung của Hải Quân Nga và Trung Quốc ngay trong vùng ảnh hưởng của mình là một hành động khiêu khích. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc trên và nhấn mạnh các cuộc thao diễn này cho phép tăng cường khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa đối với an ninh hàng hải, cũng như đối với hoạt động kinh tế của Nga và Trung Quốc trong vùng biển Baltic.
Đây chính là luận điểm luôn được Bắc Kinh sử dụng để giải thích về sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, bất chấp chống đối của các nước trong vùng, như Philippines hay Việt Nam”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170724-trung-nga-tap-tran-bac-kinh-bac-bo-cao-buoc-cua-phuong-tay
Pyeongchang 2018 :
Hàn Quốc sẽ đợi Bắc Triều Tiên đến phút chót
Theo hãng tin Yonhap, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In hôm nay 24/07/2017 tái khẳng định lời mời Bắc Triều Tiên tham gia Thế vận hội mùa đông sẽ được tổ chức vào đầu năm tới, nói rằng Seoul sẽ mở cửa đợi Bình Nhưỡng cho đến phút cuối.
Phát biểu của tổng thống Moon Jea In được đưa ra nhân một sự kiện nhằm xúc tiến Thế vận hội mùa đông, sẽ diễn ra tại Pyeongchang ở miền đông Hàn Quốc, vào đúng 200 ngày nữa tính từ hôm nay. Ông Moon tuyên bố : « Một lần nữa tôi thúc giục Bình Nhưỡng hãy có quyết định. Chúng tôi không vội vã cũng chẳng bi quan, nhưng sẽ mở cửa cho đến giây phút cuối ».
Cách đây đúng một tháng, ông Moon đã đề nghị Bắc Triều Tiên cùng với Hàn Quốc hợp thành một đoàn vận động viên duy nhất tham gia Thế vận hội mùa đông, từ ngày 9 đến 25 tháng Hai năm 2018. Nhưng Bình Nhưỡng vẫn im lặng trước lời mời này, cũng như đề nghị đối thoại trước đó về chủ đề Hồng thập tự (tổ chức cho các gia đình ly tán được gặp gỡ) và quân sự (giảm bớt căng thẳng dọc theo biên giới Triều Tiên).
Reuters cho biết thêm, Ủy ban Thế vận Quốc tế (IOC) vào đầu tháng này nói rằng sẽ cố gắng tìm cách để các vận động viên Bắc Triều Tiên được tham gia.