Tin khắp nơi – 24/06/2020
Tổng Thống Trump phản đối di dời tượng Theodore Roosevelt ở bên ngoài viện bảo tàng New York
Vào hôm thứ hai (22 tháng 6), Tổng thống Donald Trump cho biết ông phản đối việc di dời bức tượng bằng đồng của Cựu Tổng thống Theodore Roosevelt bên ngoài Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở thành phố New York. Trên Twitter, Tổng thống Trump đã gọi hành động này là “vô lý” và kêu gọi các viên chức đừng làm vậy.
Bức tượng cho thấy ông Roosevelt, Tổng thống Hoa Kỳ thứ 26, ngồi trên lưng ngựa, và hai bên hông ngựa gồm một người đàn ông bản địa Mỹ và một người đàn ông Phi Châu. Chính Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên đã thông báo về việc di chuyển bức tượng khỏi lối vào chính của viện bảo tàng vào chủ nhật (ngày 21 tháng 6), và được đưa ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc đang lan rộng trên khắp cả nước sau cái chết của ông George Floyd vào ngày 25 tháng 5. Nhiều chuyên gia cho rằng bức tượng tượng trưng cho sự kỳ thị chủng tộc và mở rộng thuộc địa. T
hị trưởng New York, ông Bill de Blasio, vào ngày chủ nhật cho biết thành phố này đã ủng hộ đề nghị từ viện bảo tàng để loại bỏ bức tượng này vì nó “khắc họa hình ảnh người da đen và người bản địa như một tầng lớp kém cỏi và bị khuất phục về chủng tộc.”
Ông Roosevelt, một thành viên Đảng Cộng hòa như Tổng thốngTrump, là tổng thống Hoa Kỳ từ năm 1901 đến 1909. Được biết đến với cách cư xử táo bạo của ông. Ông đã đưa ra những cải cách chống độc quyền, bảo tồn và cải cách “Square Deal”. Các nhà phê bình cho rằng cựu tổng thống Roosevelt đã thực hiện một cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại, bao gồm thể hiện sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ cho khắp thế giới.
Bên cạnh đó, khuôn mặt của ông Roosevelt cũng được khắc họa trên Mount Rushmoore ở South Dakota cùng bốn vị tổng thống khác là với George Washington, Thomas Jefferson và Abraham Lincoln. (BBT)
Cảnh sát ngăn người biểu tình
lật đổ tượng Andrew Jackson gần Tòa Bạch Ốc
Vào tối thứ hai (ngày 22 tháng 6), cảnh sát đã can thiệp và ngăn cản những người biểu tình khi họ tìm cách lật đổ một bức tượng đồng đồng của cựu tổng thống Andrew Jackson trong một công viên bên cạnh Tòa Bạch Ốc.
Với những tiếng hò reo cổ vũ. Những người biểu tình đã ném dây thừng quanh bức tượng của vị tổng thống thứ bảy tại Lafayette Square và cố gắng kéo đổ bức tượng. Cảnh sát đã đến nơi kịp thời để giải tán đám đông.
Trong một khung cảnh hỗn loạn, khoảng 150 đến 200 cảnh sát thuộc Sở cảnh sát U.S. Park và Sở cảnh sát Washington, D.C. đã đến hiện trường, sử dụng bột hóa học để giải tán những người biểu tình đứng xung quanh bức tượng và đẩy lùi họ đến đường H Street NW. Tuy nhiên, trước khi bị đẩy lùi, người biểu tình đã đập vỡ bánh xe bằng gỗ của bốn khẩu pháo giả dưới chân tượng.
Các video quay tại hiện trường cho thấy người biểu tình ném nhiều đồ vật về phía cảnh sát, trong khi lực lượng cảnh sát xô đẩy họ trong cuộc ẩu đả. Đến 9 giờ tối cùng ngày, cảnh sát đứng đối mặt với người biểu tình trong một cuộc đình chiến ôn hòa. Một số người đã hát, và những người khác kêu gọi cảnh sát hãy nghỉ việc.
Cựu Tổng thống Andrew Jackson là một vị tướng trong Quân đội Hoa Kỳ và một chính trị gia dân túy có phóng cách thường được so sánh với Tổng thống Trump. Nổi tiếng với cách đối xử khắc nghiệt với người Mỹ bản địa trong nhiệm kỳ của mình, ông đã ký Đạo luật Indian Removal Act, dẫn đến hàng ngàn người Mỹ bản địa buộc phải tái định cư và cái chết của hàng ngàn người khác.
Trước đó vào thứ sáu (ngày 19 tháng 6), người biểu tình đã lật đổ một bức tượng của Tướng Albert Pike gần Judiciary Square. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-ngan-nguoi-bieu-tinh-lat-do-tuong-andrew-jackson-gan-toa-bach-oc/
Zoomers: Họ là ai
và tại sao họ đang làm ông Trump đau đầu?
Sinh ra giữa thập niên 1990 và đầu thập niên 2010, zoomers, còn gọi là thế hệ Z, là những người am hiểu kỹ thuật số và tích cực tham gia vào xã hội. Họ được cho là đã dùng nền tảng xã hội TikTok để làm xáo trộn vận động tranh cử của ông Trump ở Tulsa.
Vậy chúng ta biết gì về họ?
Cuộc vận động tranh cử của Donald Trump tại Tulsa đã không hoàn toàn đi theo kế hoạch. Và các nhà hoạt động trẻ được cho là chịu trách nhiệm cho việc phá hỏng kế hoạch này của Tổng thống Mỹ.
Nhóm chiến dịch ”Trump 2020” dự đoán số lượng người tham dự kỷ lục sẽ đến Tulsa, Oklahoma, để hỗ trợ ứng cử viên Donald Trump hôm 20/6.
Nhưng cuộc vận động đã gây chú ý của giới truyền thông khi không thể lấp đầy hơn một phần ba của vận động trường có 19.000 chỗ ngồi, nơi sự kiện được tổ chức.
Được biết số người tham dự ít đã bị ảnh hưởng bởi các em tuổi teen dùng mạng xã hội Tik Tok, và giới hâm mộ K-Pop, rủ đồng nghiệp và bạn bè đăng ký xin vé mà không có ý định tham dự sự kiện, như một phần của kế hoạch ”chơi khăm” tổng thống.
Chiến dịch ”Trump 2020” đổ lỗi cho các phương tiện truyền thông và người biểu tình bên ngoài khiến số người tham dự bị ít, và nói rằng những người trẻ tuổi xin vé trực tuyến không ảnh hưởng đến số người tham dự.
Trong khi nhiều người chú ý đến việc người hâm mộ K-pop đã tham gia vào “trò trêu chọc” Trump, sự kiện này cũng được xem như một động thái phô diễn sức mạnh của zoomers – một nhóm nhân khẩu học mới được thiết lập có thể khiến Trump và các chính trị gia khác đau đầu.
Zoomers là ai?
Zoomers là một trong những biệt danh được đặt cho Thế hệ Z, những người được sinh ra từ giữa thập niên 1990 đến đầu thập niên 2010 – mặc dù chính xác năm nào vẫn là vấn đề tranh luận giữa các học giả và nhà bình luận xã hội.
Thuật ngữ zoomers là một cách chơi chữ của từ boomers, biệt danh được đặt cho thế hệ “baby boom” sinh từ năm 1944 đến 1964.
Tại sao họ quan trọng?
Trước hết, giới zoomers chiếm lĩnh thế giới về mặt số lượng. Theo một số tài liệu, họ là thế hệ đông nhất, chiếm tới 32% dân số toàn cầu.
Trong khi giới thiên niên kỷ, millennials, (sinh từ năm 1981 đến 1996) vẫn là nhóm người trưởng thành đông dân nhất thế giới – tuổi trung bình khoảng 30 tuổi-, giới zoomers chiếm 41% lực lượng lao động toàn cầu, theo Ngân hàng Thế giới.
Họ có thực sự khác biệt?
Zoomers nổi bật vì một số lý do, các nhà xã hội học giải thích.
Một điều cốt yếu phải nói: họ là thế hệ đầu tiên “biết kỹ thuật số từ trong bụng mẹ” – nghĩa là mới sinh ra họ đã bước vào một thế giới thay đổi lớn bởi những tiến bộ và đổi mới công nghệ, như internet.
Thật thế, zoomers là nhân khẩu học dùng rất nhiều các phương tiện truyền thông xã hội toàn cầu, đánh bại hẳn thế hệ millennials về số giờ mỗi ngày dùng các nền tảng đó. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy nguồn tin tức đầu tiên của gần 60% giới zoomer đến từ mạng xã hội.
Nghiên cứu chỉ ra rằng ở một số quốc gia, zoomers cũng thường có trình độ học vấn cao hơn thế hệ millennials tiền nhiệm.
Giống như giới millennials, zoomers không ngại tham gia hoạt động, nhưng họ có thể bắt đầu ở tuổi sớm hơn. Một cuộc thăm dò năm 2018 ở Anh cho thấy trẻ em thế hệ zoomer có khuynh hướng ”tiêu dùng có đạo đức” gấp hai lần so với thế hệ millennials khi ở cùng tuổi.
Hai trong số những nhà hoạt động nổi tiếng nhất của zoomers trong những năm gần đây là Malala Yousafzai, 22 tuổi, và người của tạp chí Time năm 2019, Greta Thunberg, cô bé được mệnh danh là “chiến binh khí hậu” 16 tuổi, người Thụy Điển.
Họ có đa dạng hơn?
Điều này đúng ở một số quốc gia. Ở Mỹ, zoomer là thế hệ đa sắc tộc nhất trong lịch sử.
Năm 2019, Trung tâm nghiên cứu Pew ước tính rằng 52% zoomers trên toàn quốc là da trắng, so với tỷ số 60% là người da trắng trong dân số nói chung.
Zoomers cũng đang trở nên đa dạng hơn ở các quốc gia đã nhận được dòng người di cư lớn trong hai thập kỷ qua.
Có phải zoomer khoan dung hơn các thế hệ khác?
Một trong những cuộc khảo sát nổi tiếng nhất về thế hệ zoomer được Tổ chức giáo dục từ thiện Varkey Foundation thực hiện năm 2016, qua đó, họ phỏng vấn 20.000 ở độ tuổi 15-21 tại 20 quốc gia ở tất cả các châu lục.
Kết quả khảo sát này cho thấy các em có quan điểm khác biệt về các vấn đề khác nhau.
Trong khi những người trẻ này mạnh mẽ ủng hộ bình đẳng giới tính (89%), quyền phá thai (63%) và hôn nhân đồng tính (63%) – mặc dù tỷ lệ ủng hộ rất khác nhau tùy khu vực – chỉ 31% tin rằng chính phủ “nên giúp người nhập cư dễ dàng có việc làm và sống hợp pháp” tại quốc gia của họ.
Zoomers có quan tâm đến chính trị?
Câu hỏi được đặt ra là những người để ý đến vấn đề xã hội và am hiểu công nghệ có xu hướng tham gia vào chính trị không?
Chưa thể có câu trả lời nếu chúng ta nhìn vào nước Mỹ.
Tỷ lệ cử tri đi bầu cho người trong độ tuổi 18-29 trong cuộc bầu cử tổng thống thấp nhất, so với các nhóm tuổi khác, và trong cuộc thăm dò tổng thống gần đây nhất (năm 2016, khi ông Trump đắc cử), chỉ 50% cử tri đã đăng ký đi bầu thực sự bỏ phiếu.
Tuy nhiên, tỷ lệ cử tri của cuộc bầu cử giữa kỳ tăng từ 20% năm 2014 lên 36% vào năm 2018.
Các nhà phân tích cho rằng sự khác biệt này đã được thúc đẩy bởi các một số zoomers đến tuổi đi bầu.
Các cử tri trẻ tuổi đứng sau một số thay đổi khác trong chính trị gần đây, chẳng hạn như việc Alexandria Ocasio-Cortez, thuộc giới thiên niên kỷ, hiện 30 tuổi, là người phụ nữ trẻ nhất được bầu vào Quốc hội Hoa Kỳ.
Nói lớn với các em zoomers. Các em làm tôi rất tự hào.Alexandria Ocasio-Cortez, Dân biểu Hoa Kỳ
Không có gì ngạc nhiên khi Alexandria Ocasio-Cortez, tên tắt AOC, đã ca ngợi những em zoomers trong việc làm ”quê mặt” tổng thống Trump trong vận động tranh cử ở Tulsa.
AOC tweet: ”Chúng ta đã rúng động trước việc các thanh thiếu niên trên TikTok đổ xô đi đặt vé giả để xin vào buổi vận động tranh cử của Trump, khiến ban tổ chức tưởng rằng một triệu người muốn nghe phát biểu của giới da trắng thượng đẳng, đến nỗi sẽ kéo đến đông kín một vận động trường trong thời buổi COVID. Nói lớn với các zoomers. Các em làm tôi rất tự hào.”
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, chỉ 37% cử tri trẻ tuổi ủng hộ Trump, trong khi 55% ủng hộ đối thủ của ông, Hillary Clinton của đảng Dân chủ.
Tuy nhiên, nhiều người chỉ ra rằng thật sai lầm khi nghĩ rằng giới zoomers thường khuynh tả: Chiến thắng của Jair Bolsonaro trong cuộc đua tổng thống Brazil 2018, chẳng hạn, đã giành được gần 60% số phiếu của người từ 18 đến 24 tuổi.
Trong khi đó, mặc dù chính trị và giới hâm mộ nhạc pop Hàn Quốc dường như là một cuộc hôn nhân khó xảy ra, đám đông trực tuyến này đã được biết đến với sự tham gia chính trị và xã hội, cũng như đóng góp của họ cho những công việc từ thiện, trong một thời gian khá lâu.
Mới gần đây, trước những cuộc biểu tình chống lại sự phân biệt chủng tộc và tàn bạo của cảnh sát, một nhóm người hâm mộ K-pop toàn cầu đã nổi lên như một đồng minh quan trọng của phong trào Black Lives Matter (BLM) – gây quỹ và huy động sự tham gia của mọi người trên phương tiện truyền thông xã hội trên toàn thế giới.
Với lượng người hâm mộ toàn cầu ngày càng tăng, sự hiện diện chính trị của zoomers có thể sẽ được chú ý nhiều hơn – và gây ra một vài cơn nhức đầu cho Donald Trump và các chính trị gia khác.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53146463
Sách của Cựu Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton
phát hành ngày hôm nay
Cuốn sách đang được mong đợi của cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã ra mắt tại các nhà sách ở New York hôm thứ ba (23 tháng 6).
Hôm thứ Bảy tuần trước, một thẩm phán Hoa Kỳ đã từ chối yêu cầu của chính quyền tổng thống Trump về lệnh ngăn chặn xuất bản cuốn sách của ông John Bolton. Trong cuốn sách, ông Bolton cáo buộc tổng thống tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung Cộng để giành chiến thắng trong cuộc tái tranh cử.
Chính quyền Trump đã tìm kiếm một lệnh cấm tạm thời và lệnh cấm sơ bộ chống lại việc xuất bản cuốn “Căn phòng xảy ra: Hồi ký Tòa Bạch Ốc”, nói rằng nó chứa thông tin mật và đe dọa an ninh quốc gia. Một vụ kiện dân sự đang chờ ra tòa nhằm tìm cách buộc ông Bolton trao bản quyền cuốn sách cho chính phủ và tất cả lợi nhuận thu được từ cuốn sách.
Tổng thống Trump đã sa thải ông Bolton, một con diều hâu trong chính sách đối ngoại, vào tháng 9 năm ngoái sau 17 tháng làm cố vấn an ninh quốc gia. (BBT)
https://www.sbtn.tv/sach-cua-cuu-co-van-an-ninh-quoc-gia-john-bolton-phat-hanh-ngay-hom-nay/
Seattle sắp giải tán vùng chiếm đóng của người biểu tình
Sau hai vụ nổ súng hồi cuối tuần, nhà chức trách ở Seattle có kế hoạch bắt đầu giải tán 6 góc phố trong đô thị bị chiếm đóng bởi những người biểu tình phản đối nạn bạo hành trong ngành cảnh sát và sự bất bình đẳng chủng tộc.
Một thiếu niên bị giết và ít nhất hai người khác bị thương trong những vụ nổ súng trong khu vực bị người biểu tình chiếm đóng.
Thị trưởng Seattle, Jenny Durkan, cho biết nhà chức trách thành phố đang làm việc để chấm dứt việc chiếm đóng này và Sở Cảnh sát Seattle (SPD) sẽ sớm trở lại một tòa nhà mà lực lượng cảnh sát đã bỏ lại trong khu vực và rằng những việc này sẽ được tiến hành một cách ôn hòa trong tương lai gần.
Tổng thống Donald Trump lên án các cuộc biểu tình trong khu vực này là do “những thành phần vô chính phủ” điều hành.
Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và chống nạn bạo hành của cảnh sát đã lan ra toàn thế giới kể từ khi một người đàn ông da đen tên George Floyd thiệt mạng hôm 25/5 tại Minneapolis, Mỹ, trong lúc bị cảnh sát khống chế.
Người biểu tình cũng đòi hỏi nhà cầm quyền dời những tượng đài vinh danh những nhân vật của chính phủ ly khai miền Nam từng ủng hộ chế độ nô lệ cũng như những kiến trúc thuộc địa Châu Âu.
Tổng thống Trump phản đối làn sóng lật đổ tượng
Bình luậnDu Miên
Trên khắp nước Mỹ đang bùng nổ phong trào lật đổ những bức tượng của các danh nhân lịch sử Hoa Kỳ, bao gồm cả 2 vĩ nhân thuộc nhóm Người cha lập quốc của Hoa Kỳ là Tổng thống đầu tiên George Washington và Tổng thống thứ 3 Thomas Jefferson. Tổng thống Donald Trump đã lên án mạnh mẽ cuộc bạo động leo thang biến chất này.
Mặc dù không rõ chính xác ai là người đã ra tay xô đổ mỗi bức tượng, nhưng Tổng chưởng lý William Barr cho biết, gần đây Bộ Tư pháp (DOJ) có bằng chứng cho thấy tổ chức Antifa và các nhóm tương tự khác đã khiến cuộc biểu tình ôn hòa ban đầu “biến chất”. Các cuộc biểu tình ban đầu được tổ chức nhằm phản đối cảnh sát sử dụng bạo lực dẫn đến cái chết của George Floyd.
Trong cuộc vận động chiến dịch tái tranh cử đầu tiên của mình sau nhiều tháng được tổ chức tại Tulsa, Oklahoma, Tổng thống Trump đã ví làn sóng lật đổ các tượng đài gần đây với một cuộc cách mạng lật đổ.
“Chiến dịch kiểm duyệt và xóa bỏ [quá khứ] tồi tệ này đang xúc phạm tới tất cả những gì chúng ta, những công dân Mỹ yêu quý. Họ muốn phá hủy di sản của chúng ta, để họ có thể áp đặt chế độ áp bức mới của họ vào vị trí thay thế”, Tổng thống Trump phát biểu ngày 20/6.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Ted Cruz đã gọi những người biểu tình kéo đổ bức tượng Christopher Columbus ở bang Minnesota là “nhóm [khủng bố] Taliban của Mỹ”.
Tại buổi nói chuyện vận động tranh cử ở Tulsa, Tổng thống nói rằng một “nhóm phá hoại cánh tả cực đoan” đang cố gắng “phá hoại lịch sử của chúng ta… phá hủy các bức tượng của chúng ta, trừng phạt, hủy và bức hại bất cứ ai không tuân theo các yêu cầu của chúng để có được sự kiểm soát tuyệt đối và toàn diện”.
“Chúng ta sẽ không nhân nhượng”, ông Trump nói.
Hàng loạt các bức tượng tại nhiều tiểu bang đã bị kéo đổ. Tại thành phố Portland thuộc tiểu bang Oregon, những người biểu tình đã xô đổ một bức tượng của Tổng thống Washington vào ngày 18/6; một số người trong số họ quấn đầu bức tượng trong một lá cờ Mỹ và sau đó đốt cờ. Một bức tượng của Tổng thống Jefferson cũng bị lật đổ ở thành phố này.
Người biểu tình ở California đã lật đổ một bức tượng của ông Junipero Serra, một linh mục Công giáo La Mã người Tây Ban Nha được coi là người sáng lập của các Sứ vụ tôn giáo California. Đáp lại, Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Washington đã có một loạt bài đăng trên Twitter nói rằng họ thấy rất “hối tiếc về việc phá hủy bức tượng và muốn đưa ra lời nhắc nhở về những nỗ lực tuyệt vời của [linh mục Serra] trong việc hỗ trợ các cộng đồng bản địa”.
Đại sứ quán Tây Ban Nha nói thêm rằng: “Chúng tôi cũng bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về các cuộc tấn công vào chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương; [chúng tôi] yêu cầu rằng cần phải bảo vệ những ký ức về lịch sử của chúng ta, với lòng tôn trọng tối đa dành cho các cuộc tranh luận hiện đang diễn ra”.
Những kẻ phá hoại ở California đã kéo hạ những bức tượng của ông Francis Scott Key, là tác giả quốc ca Hoa Kỳ, và ông Ulysses S. Grant, vị tướng nổi tiếng đã giúp chiến thắng cuộc Nội chiến, chấm dứt chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ. Một video đã ghi lại cảnh tượng này, cho thấy một nhóm người mặc đồ đen đang hô hào trong khi dùng dây để kéo bức tượng của ông Key xuống.
Tướng Grant là một người theo chủ nghĩa bãi nô. Ông là người đã giúp Chính phủ Liên bang chiến thắng một loạt các trận chiến chống lại Liên minh Miền Nam trong cuộc Nội chiến, buộc Tướng Liên minh Miền Nam Robert E. Lee phải đầu hàng vào năm 1865. Sau này, ông Grant trở thành Tổng thống thứ 18 của Hoa Kỳ và đã sử dụng quân đội liên bang để truy tố tổ chức phân biệt chủng tộc Ku Klux Klan. Ông đã làm việc tận lực để thực thi các quyền dân sự cho người da đen cũng như bổ nhiệm họ vào các vị trí nổi bật trong chính quyền của mình.
Ông Grant bị một số nhà hoạt động buộc tội là chủ sở hữu nô lệ. Trên thực tế, ông đã nhận được một nô lệ thông qua cuộc hôn nhân với vợ của ông vốn xuất thân từ một gia đình có sở hữu nô lệ. Tuy nhiên, ông Grant đã trả tự do cho người nô lệ này khoảng một năm sau đó.
Một loạt các bức tượng khác cũng bị phá hoại, bao gồm bức tượng của ông Mohandas Gandhi ở Công viên Trung tâm New York, và tượng của ông Miguel de Cervantes ở San Francisco, một nhà văn Tây Ban Nha vốn bị đối xử như nô lệ trong 5 năm.
Một người dân địa phương chứng kiến và kể lại với CBS SF rằng: “Điều này thật đáng buồn. Nó khiến tôi cảm thấy [mọi thứ] hoàn toàn mất kiểm soát và [điều này] không liên quan gì đến các quyền dân sự”.
Tại Washington, những người biểu tình lật đổ đài tưởng niệm ông Albert Pike, một cựu quân nhân Liên minh Miền Nam. Những kẻ phá hoại đã sử dụng nhiều bộ dây thừng để kéo đổ bức tượng cao 3,35m xuống và đốt nó, luôn miệng hô: “Không có công lý [thì] không có hòa bình!” và “Không còn cảnh sát phân biệt chủng tộc!”. Báo cáo cho biết, cảnh sát Capitol Hill đã có mặt và theo dõi khi bức tượng bị hạ xuống.
Theo WUSA, dù Albert Pike là một vị tướng của Liên minh, nhưng bức tượng của ông vốn được dựng lên để tôn vinh những năm tháng ông phục vụ với tư cách là một thành viên của “Hội Freemason”.
Trong bối cảnh bất ổn, cuộc thăm dò của ABC News / Ipsos ngày 19/6 cho thấy 56% người tham gia phản đối việc thay đổi tên của căn cứ quân sự của Hoa Kỳ theo tên của các nhà lãnh đạo Liên minh Miền Nam.
Năm 2017, Tổng thống Trump đã dự đoán rằng những bức tượng tôn vinh các vị Tổng thống Washington và Jefferson sẽ có ngày trở thành mục tiêu của các nhóm biểu tình.
Trong khi đó, vào ngày 18/6, Chủ tịch Hạ viện là bà Nancy Pelosi đã ra lệnh di dời chân dung của 4 vị cựu chủ tịch Hạ viện phục vụ trong Liên minh Miền Nam trong cuộc nội chiến khỏi Tòa nhà Quốc hội. Bà cũng kêu gọi loại bỏ 11 bức tượng trong Bộ sưu tập Hội trường Tượng đài Quốc gia (9 trong số đó là thành viên của đảng Dân chủ), với lý do những bức tượng này sẽ “[thu hút] sự phẫn nộ” từ các thành phần cực đoan.
Trong một lá thư ngày 10/6 gửi cho Chủ tịch Ủy ban Hỗn hợp về Thư viện, Thượng nghị sĩ Roy Blunt và Dân biểu kiêm Phó chủ tịch ủy ban Zoe Lofgren, bà Pelosi nói rằng các bức tượng trong Tòa nhà Quốc hội “nên là hiện thân cho lý tưởng cao nhất của chúng ta [với tư cách] là người Mỹ, thể hiện chúng ta là ai và chúng ta khao khát trở thành một quốc gia như thế nào”.
‘Cách mạng Văn hóa’
Chuyên gia nghiên cứu chủ nghĩa cộng sản và tác giả Trevor Loudon đã gọi việc phá hoại các bức tượng là “một chiến thuật theo chủ nghĩa Mao để xóa bỏ hình thức văn hóa”.
Trao đổi với The Epoch Times, ông Loudon cho biết: “Chủ nghĩa Mao nói về việc xây dựng con người mới, xã hội mới. Bạn phải tiêu diệt tất cả tàn dư của xã hội cũ. Bạn phải phá hủy các đài tưởng niệm và nền văn hóa cũ để có thể xây dựng một xã hội mới”.
Theo ông Loudon, các tổ chức theo chủ nghĩa Marx như Liberation Road và Đảng Công nhân Thế giới đều đã tham gia vào các cuộc bạo động leo thang gần đây.
Họ đang noi theo cuộc Đại Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc. Cuộc Đại Cách mạng Văn hóa này đã xóa sạch văn hóa Trung Quốc trước đó; họ lật đổ những bức tượng và mạo phạm những tượng đài”, ông Loudon nói.
Ông cho biết, mục tiêu mà các tổ chức này mong muốn là để mở ra một cuộc cách mạng ở Mỹ nhằm phá hủy Hiến pháp cũng như phá hủy lịch sử Hoa Kỳ.
“Tất cả điều này đều có mối liên kết; tất cả những điều này là hoạt động có tính cách mạng để phá hủy nền văn hóa cũ, và xây dựng một xã hội theo chủ nghĩa xã hội mới”.
Du Miên
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/tong-thong-trump-phan-doi-lan-song-lat-do-tuong-47543.html
Trump: Sẽ không bao giờ có khu tự trị ở thủ đô
nếu tôi còn làm tổng thống
Bình luậnNguyễn Sơn
Tổng thống Trump cảnh báo sẽ sử dụng vũ lực nếu người biểu tình tìm cách thiết lập khu vực “tự trị” tại thủ đô Washington.
“Tôi đã ủy quyền cho chính phủ liên bang bắt giữ bất kỳ ai cố ý làm hư hại hoặc phá hỏng bất kỳ đài tưởng niệm, tượng hoặc tài sản liên bang nào tại Mỹ với mức án lên tới 10 năm tù”, Tổng thống Donald Trump viết trên mạng xã hội hôm 23/6.
“Sẽ không bao giờ có một “vùng tự trị” ở Washington D.C, chừng nào tôi còn là tổng thống. Nếu họ tìm cách làm như vậy, họ sẽ phải đối mặt với vũ lực nghiêm trọng”, ông Trump cảnh báo.
Trước đó 2 tuần, người biểu tình tại thành phố Seattle, bang Washington đã thiết lập “vùng tự trị” giữa lúc làn sóng biểu tình lan rộng tại Mỹ.
Các cuộc biểu tình ôn hòa tại Mỹ đã biến thành các vụ đụng độ với cảnh sát khi nhiều người biểu tình đốt phá, hôi của, phá hoại tài sản để phản đối “phân biệt chủng tộc” và “lực lượng cảnh sát”.
Hôm qua (22/6), thị trưởng thành phố Seattle đã phải ra quyết định dẹp bỏ “khu tự trị” CHOP trước tình trạng “vô chính phủ”, “vô pháp luật” và bạo lực gia tăng ở đây.
Quyết định dỡ bỏ CHOP được đưa ra sau cái chết của một thanh niên 19 tuổi trong vụ nổ súng vào thứ Bảy (20/6), trong đó một người khác bị thương. Hôm Chủ nhật (21/6), một thanh niên 17 tuổi đã bị bắn vào cánh tay ở gần khu vực CHOP.
Vào tối 22/6, một nhóm người biểu tình đã tìm cách kéo đổ tượng của cựu Tổng thống Andrew Jackson, Tổng thống thứ 7 của Mỹ, tại công viên Lafayette, gần Nhà Trắng. Cảnh sát sau đó đã phải dùng hơi cay và vũ lực để giải tán hàng trăm người biểu tình ở khu vực công viên Lafayette.
Sau vụ việc trên, Tổng thống Trump thông báo “rất nhiều người ở Washington đã bị bắt vì hành động phá hoại tượng”, đồng thời cho biết các đối tượng này có thể lĩnh án “10 năm tù”. Bức tượng Jackson là một trong hàng loạt bức tượng ở Mỹ bị kéo đổ hoặc phá hủy gần đây trong các cuộc biểu tình sắc tộc.
Bộ trưởng Tư pháp William Barr cho biết có bằng chứng cho thấy tổ chức Antifa và các nhóm tương tự khác đã khiến cuộc biểu tình ôn hòa ban đầu “biến chất”. Các cuộc biểu tình ban đầu được tổ chức nhằm phản đối cảnh sát sử dụng bạo lực dẫn đến cái chết của George Floyd.
Trước khi tới Arizona để chuẩn bị cho sự kiện vận động tranh cử, Tổng thống Trump hôm qua cho biết ông đang xem xét kéo dài thời gian bỏ tù các đối tượng phá hoại tượng đài liên bang.
“Họ không còn là người biểu tình nữa. Họ là những kẻ vô chính phủ”, ông Trump nói.
Chuyên gia nghiên cứu chủ nghĩa cộng sản và tác giả Trevor Loudon đã gọi việc phá hoại các bức tượng là “một chiến thuật theo chủ nghĩa Mao để xóa bỏ hình thức văn hóa”.
Trao đổi với The Epoch Times, ông Loudon cho biết: “Chủ nghĩa Mao nói về việc xây dựng con người mới, xã hội mới. Bạn phải tiêu diệt tất cả tàn dư của xã hội cũ. Bạn phải phá hủy các đài tưởng niệm và nền văn hóa cũ để có thể xây dựng một xã hội mới”.
Theo ông Loudon, các tổ chức theo chủ nghĩa Marx như Liberation Road và Đảng Công nhân Thế giới đều đã tham gia vào các cuộc bạo động leo thang gần đây.
Những người ủng hộ Tổng Thống Trump
diễn hành bằng thuyền xuôi dòng sông Florida
Vẫy cờ Hoa Kỳ và tổng thống Trump, một đội tàu tham gia cuộc diễn hành thuyền vào hôm thứ Bảy (20/6) qua các sông Indian và Banana ở miền trung Florida để ủng hộ tổng thống Hoa Kỳ.
Cuộc diễn hành này diễn ra trùng với cuộc vận động chiến dịch đầu tiên của tổng thống Trump được tổ chức tại Tulsa, Oklahoma sau một đợt gián đoạn coronavirus kéo dài 3 tháng. Tổng thống Trump muốn sử dụng sự kiện này để tái tạo động lực cho chiến dịch tranh cử sau khi bị chỉ trích vì những phản ứng của ông với coronavirus và với cái chết của ông George Floyd, một người đàn ông da đen thiệt mạng khi bị cảnh sát thành phố Minneapolis bắt giữ.
Theo truyền thông địa phương, những người tham gia cuộc diễn hành thuyền đôi khi hô to khẩu hiệu “Four more years” – Thêm 4 năm nữa. (BBT)
Con trai võ sĩ quyền anh Muhammad Ali:
‘Ông Trump là một tổng thống tốt’
Hương Thảo
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, con trai của biểu tượng quyền anh Mỹ Muhammad Ali cho biết, nếu cha anh còn sống, ông sẽ không tán thành phong trào biểu tình “Black Lives Matter” (BLM – Cuộc sống của người da đen quan trọng).
Phong trào BLM ban đầu là các cuộc biểu tình ôn hòa để phản đối cái chết của ông George Floyd, một nghi phạm da đen, tử vong vì bị cảnh sát kẹp cổ. Sau đó các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ xuất hiện các hành vi bạo lực, phá hoại, hôi của và được cho là có sự xúi giục của nhóm cánh tả Antifa, một nhóm mà Tổng thống Trump cảnh báo sẽ dán nhãn “khủng bố”.
Được đặt tên theo cha, anh Muhammad Ali Jr. đã chia sẻ suy nghĩ của anh về phong trào BLM trong một cuộc phỏng vấn với New York Post được công bố hôm 20/6. Anh cho biết nếu cha anh còn sống, ông sẽ không thích phong trào BLM: “Có lẽ cha tôi sẽ nói: ‘chúng không là gì ngoài lũ quỷ dữ’”.
Báo New York Post đăng bài phỏng vấn anh Muhammad Ali Jr., con trai võ sỹ quyền anh Muhammad Ali (ảnh chụp màn hình).
Anh nói tiếp: “Bố tôi thường nói ‘cuộc sống của mọi người đều quan trọng’. Tôi không nghĩ là ông ấy đồng ý [với BLM]”.
Ali là một người thực hành đức tin Hồi giáo giống cha mình, anh gọi phong trào BLM là một kế hoạch phân biệt chủng tộc.
“Tôi nghĩ chính chúng [BLM] mới là kẻ phân biệt chủng tộc”, anh Ali nói. “Nó không chỉ là cuộc sống của người da đen, cuộc sống của người da trắng, cuộc sống của người Trung Quốc. Mà cuộc sống của tất cả mọi người đều quan trọng. Chúa yêu tất cả mọi người – Ngài không bao giờ bỏ rơi bất cứ ai. Giết người là sai dù đó là ai”.
“Nó [BLM] là một tuyên bố phân biệt chủng tộc. Nó khiến người da đen chống lại những tộc người khác. Nó kích động những thứ phân biệt chủng tộc xảy ra. Tôi căm ghét nó.”
“Chúng chẳng khác gì những kẻ khủng bố Hồi giáo”, anh Ali nói về những kẻ gây bạo loạn. “Chúng nên nhận được những gì chúng xứng đáng. Chúng đã phá hoại các hoạt động kinh doanh, đánh đập những người dân vô tội trong khu phố, đập phá các đồn cảnh sát và cửa hàng. Chúng là những kẻ khủng bố – chúng đang khủng bố cộng đồng. Tôi đồng ý với các cuộc biểu tình ôn hòa, nhưng Antifa, nó muốn giết tất cả mọi người bằng chuyện đó”.
“Đừng mang thứ cống rãnh đó đến đây, đừng biến nơi đây [nước Mỹ] thành rác rưởi”, anh thêm. “Các vị có thể phản đối trong ôn hòa”.
Ali cũng ca ngợi Tổng thống Donald Trump và cho biết rằng người cha là võ sĩ quyền anh của mình sẽ thích ông Trump.
“Tôi nghĩ ông Trump là một tổng thống tốt. Cha tôi nếu còn sống sẽ ủng hộ ông ấy. Ông Trump không phải là người phân biệt chủng tộc. Ông ấy làm việc vì tất cả mọi người. Đảng Dân chủ mới là những kẻ phân biệt chủng tộc, và không vì mọi người” anh Ali nói.
Con trai của huyền thoại quyền anh bình luận: “Ông Trump tốt hơn nhiều so với Clinton và Obama… Người duy nhất hiện thực hóa những gì ông nói ông sẽ làm chính là Donald Trump”.
Tiến Sĩ Fauci cho biết chính phủ
sẽ tiếp tục gia tăng xét nghiệm COVID-19
Tin Washington DC – Bác sĩ Anthony Fauci vào thứ Ba, 23 tháng 6, nói rằng chính phủ liên bang đang cố gắng mở rộng việc xét nghiệm Covid-19, thay vì thu hẹp kế hoạch này như Tổng thống Trump cho biết trong những ngày gần đây.
Trong cuộc điều trần trước Ủy Ban Năng Lượng và Thương Mại Hạ Viện, Bác Sĩ Fauci đã được hỏi về các bình luận gần đây của tổng thống, và ý kiến của ông về việc hạn chế xét nghiệm Covid-19. Bác Sĩ Fauci, chuyên gia hàng đầu Hoa Kỳ về bệnh truyền nhiễm, cho biết chính phủ sẽ tăng xét nghiệm, và thêm rằng không người nào trong nhóm của ông được yêu cầu phải thu hẹp quy mô xét nghiệm.
Bình luận của Bác Sĩ Fauci đối lập trực tiếp với tuyên bố của Tổng Thống Trump vàp cuối tuần trước, khi tổng thống nói với đám đông ủng hộ rằng ông muốn giảm việc xét nghiệm coronavirus. Tổng Thống Trump nói Hoa Kỳ đã thực hiện 25 triệu xét nghiệm, và việc xét nghiệm là một con dao 2 lưỡi, vì xét nghiệm càng nhiều, số lượng người bệnh tìm ra cũng sẽ càng nhiều, do đó, chính phủ nên giảm quy mô xét nghiệm.
Trong phiên điều trần, Bác Sĩ Fauci nói nguy cơ từ coronavirus đang rất phức tạp, do Hoa Kỳ đang bị ảnh hưởng nặng với hơn 120,000 ca tử vong và 2.5 triệu người nhiễm bệnh. Bác sĩ Fauci cũng cho biết nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ đang chứng kiến số lượng ca nhiễm bệnh gia tăng, do đó, chính phủ cần tăng xét nghiệm để nhận dạng, cô lập, và theo dõi các trường hợp bệnh, từ đó hiểu được những điều cần làm để ngăn ngừa lây lan. Bác Sĩ Fauci cũng dự đoán rằng vaccine ngừa Covid-19 sẽ được chế tạo vào đầu năm sau.( Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/tien-si-fauci-cho-biet-chinh-phu-se-tiep-tuc-gia-tang-xet-nghiem-covid-19/
Thống Đốc tiểu bang Texas
cho biết coronavirus đang lây lan
ở tốc độ không thể chấp nhận được
Khi số ca nhiễm COVID-19 và nhập viện đang tăng ở San Antonio và toàn tiểu bang Texas với tốc độ “không thể chấp nhận được”, thống đốc Greg Abbott khuyến khích người dân Texas đeo khẩu trang, nhưng đã ngừng lệnh bắt buộc hoặc gỡ bỏ lệnh các thành phố quy định người dân đeo khẩu trang.
Hôm thứ Hai (22/06/2020) ông Abbott nói rằng việc đóng cửa Texas sẽ luôn là lựa chọn cuối cùng, và đeo khẩu trang là một trong những cách hiệu quả nhất để làm chậm tốc độ lây lan. Ông Abbott mở cuộc cuộc họp báo khi tiểu bang có tỉ lệ số cư dân nhiễm bệnh là 9% và trung bình hơn 3,200 ca nhập viện trong tuần rồi. Tuy nhiên, thống đốc Abbott không ban hành bất kỳ lệnh bắt buộc đeo khẩu trang, mà ông muốn các quận hạt linh hoạt trong chính sách địa phương.
Thống đốc Abbott đã ra lệnh cấm các quận ra quy định buộc người dân phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Tuy nhiên, các quận có thể ra quy định phải đeo khẩu trang ở nơi làm việc. Hôm thứ Hai (22/06/2020) quận Bexar bắt buộc mọi người đeo khẩu trang ở nơi làm việc. Ngoài ra, thống đốc Abbott cũng khuyến cáo về những điều tồi tệ có thể xảy ra nếu sự lây lan không được kiểm soát trong vài tuần tới.
Tuần trước, thành phố San Antonio đã số ca nhiễm coronavirus mới trong một ngày và nhập viện nhiều lần cao kỷ lục, nhưng số ca nhiễm mới trong 7 ngày hiện tại vẫn thấp hơn so với bốn tháng đầu của đại dịch. Tuy nhiên dư luận vẫn chỉ trích thống đốc Abbott đã không đưa ra giải pháp đủ mạnh để kìm chế COVID-19 lây lan, khiến tình trạng tăng mạnh diễn ra. (BBT)
Tổng thống Trump tiếp tục gọi Covid-19 là ‘kung flu’
Hải Lam
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23/6 lại gọi virus corona là “kung flu” trong một bài phát biểu tại tiểu bang Arizona, theo The Washington Post.
“Vũ Hán. Vũ Hán đã nổi tiếng với virus corona, kung flu”, ông Trump nói trước một nhóm sinh viên ủng hộ đảng Cộng hòa, được gọi là tổ chức Turning Point Action.
“Tôi có thể nói cho mọi người rất, rất nhiều tên. Một số người gọi nó là cúm của Trung Quốc, cúm Trung Quốc, họ gọi nó là cúm Trung Quốc”, ông chủ tòa Bạch Ốc nói thêm.
Trước đó, trong cuộc mít tinh vận động tranh cử ở thành phố Tulsa của tiểu bang Oklahoma hôm 20/6, Tổng thống Trump đã gọi virus corona là “kung flu”, một cách chơi chữ lồng ghép từ “kung fu” – một môn võ thuật Trung Quốc và từ “flu” chỉ bệnh cúm.
Cách gọi này của Tổng thống Trump làm dấy lên tranh cãi rằng ông phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Keyleigh McEnany hôm 22/6 cho rằng Tổng thống Trump chỉ muốn nhấn mạnh về nguồn gốc của virus corona.
Tổng thống Trump và các quan chức Mỹ nhiều lần chỉ trích chính quyền Trung Quốc đã khiến dịch Covid-19 lây lan ra toàn thế giới. Ông Trump cũng từng gọi virus corona là “virus Trung Quốc” hay “virus Vũ Hán”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-tiep-tuc-goi-covid-19-la-kung-flu.html
Hải quân Mỹ: Thuỷ thủ tàu sân bay thăm Đà Nẵng
có thể ‘phơi nhiễm’ COVID-19 từ du khách Anh
Sự bùng phát virus corona trên hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt có thể bắt đầu từ chuyến thăm Đà Nẵng hồi tháng 3 vừa qua, theo một báo cáo của hải quân Mỹ mà VOA được xem.
Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội hôm 8/3 thông báo cho tàu Theodore Roosevelt rằng “các thuỷ thủ có thể đã bị phơi nhiễm với COVID-19 trong thời gian ở tại một khách sạn ở Đà Nẵng nơi có hai công dân Anh xét nghiệm dương tính với COVID-19,” theo báo cáo.
Cùng ngày hôm đó, truyền thông Việt Nam cho biết hai du khách người Anh lưu trú tại khách sạn VanDa ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 sau khi đi cùng chuyến bay với bệnh nhân 17 mắc COVID-19 tại Việt Nam.
Sau đó, ban lãnh đạo của tàu Theodore Roosevelt xác định được 37 thuỷ thủ đã ở khách sạn VanDa, nơi có hai du khách người Anh nhiễm virus corona, và có thể đã ở trong khoảng cách 2m với hai công dân Anh này trong hơn 10 phút. Theo báo cáo, các thuỷ thủ này sau đó được Bộ y tế Việt Nam kiểm tra xét nghiệm và sau khi nhận kết quả âm tính được cách ly trên tàu Theodore Roosevelt.
Sau khi rời Việt Nam, theo báo cáo cho biết, các thuỷ thủ nếu phát triển các triệu chứng giống bệnh cúm được yêu cầu đưa đi khám sức khoẻ và xét nghiệm. Lầu Năm Góc, tức Bộ Quốc phòng Mỹ, không đưa ra một kết luận cuối cùng nào về nguồn gốc lây nhiễm trên Theodore Roosevelt. Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc hồi cuối tháng 3 được Tuổi Trẻ trích lời nói rằng phía Mỹ để ngỏ khả năng thuỷ thủ tàu sân bay Theodore Roosevelt có thể mắc COVID-19 “từ một nguồn khác.”
Báo cáo của Hải quân Mỹ cũng cho biết rằng kể từ khi chiến hạm này rời Việt Nam vào ngày 9/3 tới 23/3, 7 chuyến bay của các máy bay giao nhận từ căn cứ không quân Clark Air Force Base ở Philippines đã đưa tổng cộng 29 hành khách và các nhân viên của nhóm giao nhận lên hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt.
Tới ngày 13/4, 585 thuỷ thủ trên tàu Theodore Roosevelt đã xét nghiệm dương tính với virus corona. Hạm trưởng , Đại tá Brett Crozier, đã bị cách chức sau khi viết một tâm thư kêu cứu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 13/4 nói rằng hàng không mẫu hạm với thuỷ thủ đoàn hơn 5.000 người đáng lẽ không nên ghé thăm Việt Nam sau khi có tin một thuỷ thủ tử vong vì nhiễm COVID-19. Ông Trump nói ông “không biết đó là ý tưởng của ai nhưng đó không phải là ý tưởng hay giữa lúc đại dịch.”
Đô đốc Michael Gilday, chỉ huy các hoạt động hải quân Mỹ, nói rằng khi chuyến thăm diễn ra, Việt Nam thông báo ghi nhận 16 ca nhiễm virus Corona ở miền bắc, và rằng Đô đốc Phil Richardson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ, đã ra quyết định thực hiện chuyến thăm.
Hải quân Mỹ viết trong báo cáo rằng tại thời điểm tàu Theodore Roosevelt ghé thăm Đà Nẵng, không có bất kỳ một lệnh hạn chế nào từ Bộ Ngoại giao Mỹ, Bộ Quốc phòng hay CDC đối với việc du hành của công dân Mỹ tới Việt Nam. Trước đó vào ngày 27/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Washington cho biết rằng CDC của Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.
Trước khi tới Đà Nẵng, các thuỷ thủ của tàu Theodore Roosevelt đã được huấn luyện về COVID-19, theo báo cáo của Hải quân Mỹ.
Hàng không mẫu hạm này tới Đà Nẵng ngày 5/3 và theo báo cáo, vào ngày 3/3 có hai nhóm “khách quý” lên tàu gồm 17 người Việt do chính phủ Việt Nam đề cử và 14 thành viên Mỹ của nhóm chuẩn bị cho chuyến thăm của tàu Theodore Roosevelt tới Đà Nẵng.
Tất cả các cuộc giao lưu được lên kế hoạch giữa các nhóm điều hành bay, cứu hoả và dự báo thời tiết liên quan đến các tour thăm quan tàu Theodore Roosevelt đều bị huỷ bỏ vì lo ngại về COVID-19 hoặc tình trạng biển, báo cáo viết. Ban nhạc Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ “nổi tiếng” đã thay đổi chương trình biểu diễn để hỗ trợ chỉ thị từ phía Việt Nam nhằm tránh việc tụ tập đông người cũng do lo ngại về virus.
Theo đại sứ quán Mỹ, Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu USS Bunker Hill đã hoàn thành tốt đẹp chuyến thăm kéo dài 5 ngày được lên kế hoạch từ trước đến Đà Nẵng, Việt Nam vào ngày 9/3. Chuyến thăm nhằm kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, diễn ra tiếp sau chuyến thăm lịch sử năm 2018 của tàu sân bay USS Carl Vinson, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam và một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Tàu Theodore Roosevel trở thành hàng không mẫu hạm Mỹ thứ 2 tới Việt Nam kể từ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc cách đây 45 năm. Chiến hạm Mỹ đầu tiên cập cảng Đà Nẵng sau năm 1975 là USS Carl Vinson trong chuyến thăm vào tháng 3/2018.
Đầu tháng này, tàu Theodore Roosevelt đã ra khơi trở lại trên Thái Bình Dương sau thời gian khủng hoảng vì vụ bộc phát dịch COVID-19 khiến hàng không mẫu hạm này án binh bất động trong khoảng 10 tuần.
Giúp công dân kiện Trung Quốc về COVID-19,
Ủy ban Tư pháp Mỹ xem xét
sửa luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài
Minh Hòa
Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ, ông Lindsey Graham cho biết ông sẽ xúc tiến kế hoạch cho phép người Mỹ kiện chính phủ Trung Quốc để đòi bồi thường thiệt hại từ đại dịch viêm phổi COVID-19, hiện đã gây ra cái chết của gần nửa triệu người trên thế giới, chưa kể vô số thiệt hại về tài chính và kinh tế.
Hãng tin Bloomberg trích lời ông Graham, một đảng viên Cộng hòa từ bang South Carolina, phát biểu trong phiên điều trần tại Ủy ban Tư pháp hôm thứ Ba (23/6): “Tôi thấy không có ý tưởng nào thuyết phục hơn việc cho phép từng người Mỹ hoặc các nhóm người Mỹ đưa ra các vụ kiện chống lại thủ phạm – chính phủ Trung Quốc – vì những thiệt hại đối với gia đình họ, đối với nền kinh tế của chúng ta và đối với tinh thần của dân tộc chúng ta”.
Ông Graham cho biết ủy ban của ông sẽ xem xét phương án sửa đổi Đạo luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài năm 1976, tức đặc quyền cho phép các quốc gia không bị xét xử bởi bất kỳ cơ quan tài phán nào, dù là quốc tế hay thuộc quốc gia khác.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho biết phiên điều trần hôm thứ Ba có tên: “Đạo luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài, Virus corona, và Xử lý tội lỗi của Trung Quốc”. Tờ báo này cho biết, các thượng nghị sĩ của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Mỹ đều bày tỏ sự tức giận đối với Trung Quốc vì chính quyền nước này đã kiểm duyệt và bất cẩn đối với dịch virus corona, khiến dịch bệnh ở địa phương đã trở thành một đại dịch toàn cầu, cướp đi sinh mạng của gần nửa triệu người trên thế giới.
SCMP cho biết, 2 tiểu bang – Missouri và Mississippi – đã khởi xướng các vụ kiện chống lại Trung Quốc thay mặt cho cư dân của họ. Chưởng lý bang Mississippi, bà Lynn Fitch, đã làm chứng tại phiên điều trần tại Ủy ban Tư pháp, bà nói: “Tôi tin rằng hành động pháp lý này đáng để làm, thay mặt cho người dân Mississippi. Chúng ta không thể bỏ qua những gì mà Trung Quốc đã làm”.
Ít nhất 5 vụ kiện tập thể khác cũng đã được đệ trình chống lại Trung Quốc trong những tuần gần đây tại Florida, California, Nevada, Pennsylvania và Texas.
Theo Bloomberg, một số nhà lập pháp trong Ủy ban Tư pháp, trong đó có một đảng viên hàng đầu của đảng Dân chủ là bà Dianne Feinstein từ bang California, đã lên tiếng hoài nghi về đề xuất sửa đổi Đạo luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài của ông Graham. Họ cho rằng Washington nên tập trung vào cách phản ứng của chính mình đối với đại dịch và sự thất bại trong việc ngăn chặn dịch bệnh lan rộng, khiến hơn 120.000 ca tử vong tại Mỹ.
Một nhân chứng tại phiên điều trần cho rằng việc sửa đổi quyền miễn trừ chủ quyền có thể gây tác dụng ngược đối với Mỹ. Ông Chimène Keitner, giáo sư luật quốc tế tại trường Luật Hastings thuộc Đại học Luật California, ở San Francisco nói: “Việc kiện tụng tư nhân sẽ không buộc Trung Quốc phải đàm phán”.
Tuy nhiên, thượng nghị sỹ Graham cho biết ông muốn có “nhiều đòn bẩy để khiến Trung Quốc phải thay đổi”. Ông cho biết: “Chúng tôi sẽ bỏ phiếu cho dự luật này”.
Các thượng nghị sỹ Cộng hòa khác như Marsha Blackburn, Tom Cotton và Josh Hawley cũng đã đưa ra các đề xuất riêng để tạo điều kiện cho các vụ kiện chống lại Trung Quốc về COVID-19, theo Bloomberg.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Mỹ-Trung sẽ ‘chia cắt’
nếu công ty Mỹ không được cạnh tranh công bằng
Quý Khải
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết hôm thứ Ba (23/6) rằng việc tách rời giữa hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc sẽ xảy ra nếu các doanh nghiệp Mỹ không được phép cạnh tranh trên một cơ sở công bằng và bình đẳng tại thị trường Trung Quốc.
Phát biểu tại một sự kiện trực tuyến đồng tài trợ bởi tập đoàn tài chính Bloomberg và quỹ đầu tư Invesco, ông Mnuchin cho biết ông “có đầy đủ kỳ vọng” Trung Quốc sẽ tuân thủ các điều khoản của hiệp định thương mại giai đoạn một, theo đó Trung Quốc sẽ gia tăng mạnh việc mua hàng hóa, năng lượng và dịch vụ của Mỹ, theo Reuters.
“Nếu chúng ta có thể cạnh tranh với Trung Quốc trên một sân chơi công bằng và bình đẳng, thì đó là cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp và người lao động Mỹ, vì Trung Quốc có một tầng lớp trung lưu lớn mạnh đang phát triển”, ông nói. “Tuy nhiên, nếu chúng ta không thể tham gia và cạnh tranh trên một cơ sở công bằng, thì họ sẽ thấy một sự chia cắt ở phía trước mặt”.
Tổng thống Donald Trump đang chạy đua để cố gắng phục hồi nền kinh tế trước tình trạng phong tỏa do virus corona trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.
Hồi tháng 5, trong một phát biểu trên Twitter cá nhân ông Trump đã nói rằng lợi ích từ các thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh đều trở nên mờ nhạt khi so sánh với những tổn thất từ COVID-19, điều mà ông gọi là “Dịch bệnh từ Trung Quốc”.
Ông đã viết: “Như tôi đã nói từ lâu, giao dịch với Trung Quốc là điều phải trả giá rất đắt. Chúng tôi vừa ký kết một Thỏa thuận thương mại tuyệt vời, mực còn chưa ráo thì thế giới đã bị tấn công bởi Dịch bệnh từ Trung Quốc”.
Tổng thống Trump cho rằng 100 thỏa thuận thương mại cũng không thấm vào đâu so với tổn thất từ virus Vũ Hán – “tất cả những sinh mạng vô tội đó đã bị đánh mất!”
Thượng nghị sỹ New York trình dự luật
cấm sử dụng TikTok của Trung Quốc
Minh Hòa
Ông Chris Jacobs, thượng nghị sĩ bang New York của Hoa Kỳ, đã đề xuất một dự luật mới nhằm cấm các nhân viên tiểu bang tải xuống và sử dụng ứng dụng chia sẻ video TikTok của Trung Quốc trên điện thoại do chính phủ cấp.
“Nhìn bề ngoài, TikTok dường như là một công cụ vô hại để tạo ra các video ngắn có nhạc, nhưng thực tế nó là một công cụ khai thác dữ liệu vi phạm quyền riêng tư của chúng ta và có thể đe dọa an ninh của chúng ta”, ông Jacobs tuyên bố trong một thông cáo báo chí ngày 22/6 từ văn phòng của ông.
Ông cho biết: “Thật là quá dễ dàng để thông tin mà nó thu thập bị tiếp cận bởi chính quyền Trung Quốc, một chính phủ áp bức đang tiến hành một cuộc chiến kinh tế khốc liệt chống lại tiểu bang và đất nước chúng ta.”
Ông Jacobs nói thêm: “Việc thu thập thông tin của nó rất kỹ lưỡng, đến nỗi nó được đặt dưới sự giám sát của Bộ An ninh Nội địa, Lầu năm góc, Bộ Ngoại giao và Cơ quan An ninh Giao thông (Mỹ), tất cả các cơ quan này đều cấm các nhân viên và thành viên dịch vụ của họ sử dụng ứng dụng này đối với các thiết bị do chính phủ ban hành”.
Ông cho biết các dữ liệu bị TikTok thu thập bao gồm địa chỉ IP của người dùng, vị trí, lịch sử tìm kiếm và tìm kiếm, ứng dụng điện thoại và hệ thống tệp tài liệu. Mạng xã hội này thậm chí còn có thể ghi lại các tổ hợp phím mà người dùng gõ.
Vào tháng 9/2019, The Guardian đưa tin TikTok kiểm duyệt một số video đề cập đến các chủ đề được coi là cấm kỵ của chính quyền Trung Quốc, như Vụ thảm sát Thiên An Môn và Pháp Luân Công, môn khí công theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn có hàng triệu người tập trên thế giới nhưng bị đàn áp nghiêm trọng ở Trung Quốc kể từ năm 1999 đến nay.
Với tên gọi “Đạo luật Không dùng TikTok trong các thiết bị chính phủ”, dự luật mà ông Jacobs đưa ra sẽ bổ sung cho phần 103 của luật công nghệ bang New York, cấm các nhân viên và cán bộ công chức của tiểu bang sử dụng TikTok hay bất kỳ ứng dụng nào được phát triển bởi công ty mẹ ByteDance hoặc bất kỳ thực thể nào thuộc sở hữu của ByteDance. Các công chức sẽ được miễn trừ khỏi lệnh cấm nếu họ cần sử dụng ứng dụng TikTok để điều tra, nghiên cứu an ninh mạng, thực thi pháp luật và thu thập thông tin tình báo.
“Đạo luật này là một phản ứng rất hợp lý đối với việc thu thập quá nhiều dữ liệu không cần thiết và lịch sử mất lòng tin mà công ty này tạo ra, cũng như các mối quan hệ của nó với Đảng Cộng sản Trung Quốc”, ông Jacobs cho biết trong bản thông cáo báo chí.
Nam Mexico: Động đất mạnh, gây cảnh báo sóng thần
Một trận động đất mạnh 7,4 độ Richter làm rung chuyển duyên hải miền Nam Mexico hôm 23/6, khiến ít nhất một người chết, phá vỡ những con đường tráng nhựa và gây nên sóng thần ở vùng bờ biển Thái Bình Dương lân cận.
Một người chết tại tiểu bang Oaxaca, Thống đốc Alejandro Mural cho hay, sau khi động đất xảy ra tại tiểu bang duyên hải Thái Bình Dương vào buổi sáng.
Cơ quan theo dõi động đất Mexico cho biết sóng thần tại bờ biển Oaxaca đang diễn tiến với mực nước biển dâng cao 60 centimet tại bãi biển Huatulco, điểm nghỉ mát được du khách Mỹ và Canada ưa chuộng.
Trận động đất ngày 23/6 gây nên cảnh báo sóng thần tại các vùng duyên hải Thái Bình Dương của Mexico, Trung và Nam Mỹ.
Cơ quan Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ cảnh báo vùng duyên hải Mexico có thể có các đợt sóng cao đến một mét.
Virus corona : Trên 100.000 người chết
ở châu Mỹ Latinh và Caribê
Thụy My
Số người thiệt mạng vì đại dịch Covid-19 đến ngày 23/06/2020 đã vượt quá con số 100.000 tại châu Mỹ Latinh và vùng vịnh Caribê, trong đó Brazil chiếm đến phân nửa. Tổng cộng có trên 2,1 triệu ca dương tính, với Brazil, Mêhicô, Pêru và Chilê bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Tại Brazil, quốc gia có số tử vong vì virus corona thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, tình hình vẫn đáng báo động, với số người chết đã vượt quá 50.000. Tuy vậy các thống đốc và thị trưởng những thành phố lớn tiếp tục nới lỏng giãn cách xã hội. Tuần trước, thành phố Rio de Janeiro có số ca dương tính tăng 52%, và giới chuyên gia tỏ ra bi quan.
Từ Rio de Janeiro, thông tín viên Sarah Cozzolino cho biết thêm chi tiết :
« Khó thể tin được Brazil vẫn đang ở đỉnh dịch, khi thấy hình ảnh các bãi biển của Rio đầy người vào cuối tuần qua. Theo bác sĩ Allan Meirelles, làm việc ở bộ phận cấp cứu Covid-19, hậu quả của việc chấm dứt phong tỏa quá sớm sẽ cảm thấy được trong vòng 21 đến 28 ngày tới.
Ông nói : « Những gì được chờ đợi, theo như dịch tễ học và tính toán, thì chúng ta sẽ trải qua một đợt dịch thứ hai, có thể là dữ dội hơn đợt đầu nhiều, gây hỗn loạn thật sự cho ngành y tế và khiến số tử vong tăng lên ».
PUBLICITÉ
Tại Brazil, đường biểu diễn số nạn nhân của virus corona trên đồ thị là một đường thẳng ở mức cao, với số lượng trung bình 1.000 người chết một ngày.
Ligia Bahia, giáo sư chuyên về y tế công, nhận định Brazil còn lâu mới thoát được con virus. Ông cho biết : « Từ đầu đại dịch đến nay đã hơn 100 ngày, chúng tôi vẫn chưa thấy đường biểu diễn này bắt đầu đi xuống. Điều này thật hết sức đáng ngại. Bởi vì ở các nước khác, sau 90 ngày là đồ thị bắt đầu chúc xuống rồi ».
Vị giáo sư cho rằng trách nhiệm là ở tổng thống vốn luôn cố giảm thiểu tác hại của đại dịch, cũng như các thống đốc và thị trưởng đã nhường bước trước áp lực chính trị, cho mở cửa các dịch vụ không thiết yếu ».
Trong khi đó, tư pháp liên bang đã buộc tổng thống Jair Bolsonaro phải mang khẩu trang ở nơi công cộng ở Brasilia và vùng phụ cận, nếu không sẽ bị phạt vạ.
Các nhà lãnh đạo EU đối thoại
cứng rắn với Bắc Kinh về những kế hoạch
đã cam kết nhưng vẫn chưa được thực hiện
Trong 2 buổi hội nghị trực tuyến với thủ tướng Trung Cộng, Lý Khắc Cường và chủ tịch Trung Cộng, Tập Cận Bình diễn ra ở Brussels hôm thứ Hai (22/06/2020), chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã đối thoại cứng rắn ở một loạt các vấn đề.
Trong buổi đối thoại, ban đầu bà đã xác định các lĩnh vực hợp tác giữa EU-Trung Cộng, trước khi chỉ rõ từng vấn đề một mà Trung Cộng đã cam kết nhưng chưa thực hiện. Danh sách các vấn đề rất dài, từ đầu tư song phương, cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới đến mục tiêu chống biến đổi khí hậu. Đặc biệt là những vấn đề khác biệt không thể hòa giải như luật an ninh quốc gia Hồng Kông, nhân quyền và các chiến dịch lan truyền tin thất thiệt do tin tặc Trung Cộng thực hiện.
Về Hồng Kông, bà khuyến cáo về hậu quả Trung Cộng phải chịu nếu ban hành luật an ninh quốc gia. Khi Bắc Kinh đang bị Hoa Kỳ liên tục đe dọa cấm vận kinh tế, chủ tịch Tập đã dùng cách tiếp cận khác, tìm cách xóa nhòa khác biệt với EU để Trung Cộng tránh gặp thêm bất kỳ bất lợi nào.
Trong cuộc họp, chủ tịch Tập nói với đồng cấp EU rằng Trung Cộng chỉ muốn hòa bình thay vì bá quyền. Tuy nhiên, EU vẫn không đồng thuận với cam kết cho chủ nghĩa đa phương của Trung Cộng. Do việc EU và Trung Cộng không đạt được thỏa thuận chung sau hội nghị thượng đỉnh năm nay, bà von der Leyen không che giấu việc quá trình ký kết hiệp ước đầu tư vẫn đang tiến triển chậm chạp, dự kiến sẽ được ký kết vào cuối năm nay. (BBT)
Anh Quốc chấn động
vì vụ tấn công hàng loạt bằng dao mới nhất
Tin từ READING, Anh Quốc – Vào hôm thứ Hai (22/6), thị trấn Reading của Anh Quốc tổ chức một phút mặc niệm cho các nạn nhân của một vụ đâm dao giết chết ba người, trong một cuộc tấn công mà cảnh sát gọi là khủng bố. Ba người cũng phải nhập viện sau khi một người đàn ông cầm một con dao dài năm inch thực hiện vụ tấn công hàng loạt trong công viên vào hôm thứ Bảy, ngẫu nhiên đâm những người đang thưởng thức một buổi chiều hè đầy nắng.
Một nguồn tin an ninh phương Tây ẩn danh thông báo với Reuters rằng nghi can là một người Libya 25 tuổi tên Khairi Saadallah. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Priti Patel thông báo với quốc hội rằng nguy cơ từ những kẻ tấn công đơn độc đang gia tăng, và bà sẽ không do dự nếu chính phủ cần đưa ra thêm hành động để ngăn chặn những sự việc tương tự.
Tờ The Philadelphia Inquirer cho biết một trong những người thiệt mạng là công dân Hoa Kỳ Joe Ritchie-Bennett, 39 tuổi, sinh sống ở Anh Quốc trong 15 năm. Đại sứ Hoa Kỳ Woody Johnson gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân. Giáo viên James Furlong, 36 tuổi, là bạn của ông Ritchie-Bennett theo các bài báo của cơ quan truyền thông, cũng bị sát hại.
BBC và các cơ quan truyền thông khác của Anh Quốc cho biết tên của nạn nhân thứ ba là David Wails, một nhà khoa học. Nguồn tin an ninh thông báo với Reuters rằng Saadallah nằm trong tầm ngắm của cơ quan an ninh nội địa Anh Quốc, MI5, vào năm ngoái, vì thông tin rằng người này có tham vọng đi du lịch cho các mục đích cực đoan.
https://www.sbtn.tv/anh-quoc-chan-dong-vi-vu-tan-cong-hang-loat-bang-dao-moi-nhat/
Đức : Phong tỏa trở lại
hơn 350 nghìn dân quanh ổ dịch lò mổ
Đức cũng như phần đông các nước Châu Âu đã gỡ bỏ hầu hết các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch virus corona lây lan. Nhưng tình hình sau khi phát hiện ổ dịch ở lò mổ tại Gustersloh ngày thêm
trầm trọng, buộc chính quyền bang Nordrhein-Westfalen phải ra quyết định phong tỏa trở lại toàn bộ địa phương.
Thông tín viên Pascal Thibault từ Berlin tường trình:
Trước đó, chính quyền vùng đã hoãn quyết định phong tỏa trở lại nhưng vẫn không loại trừ. Nhưng tình hình nghiêm trọng buộc họ phải mạnh tay. Tình hình vẫn không ngừng trầm trọng thêm xung quanh lò mổ lớn nhất nước Đức từ nhiều ngày qua.
Hơn 1500 trên tổng số khoảng 7000 nhân viên của công ty Tönnies đã bị nhiễm Covid-19. Việc cách ly những người này và đóng cửa trường học, nhà trẻ đã được quyết định.
Từ giờ cho đến 30/06, toàn bộ vùng Gütersloh cùng 365 nghìn dân phải chịu các hạn chế trở lại gần như những tuần trước : Hạn chế tối đa các tiếp xúc giữa mọi người, quán rượu, rạp chiếu phim, bảo tàng bị đóng cửa; nhà hàng chỉ được nhận từng nhóm khách là những người sống cùng nhau.
PUBLICITÉ
Hiện tại đây là ổ lây nhiễm lớn nhất tại Đức. Các điều kiện làm việc và lưu trú của công nhân lò mổ một lần nữa bị chỉ trích. Những lao động này thường đến từ các nước Đông Âu được các nhà thầu nhân công thuê. Công ty bị trách cứ đã lề mề cung cấp tên của các nhân viên. Bộ trưởng Bộ Xã Hội đã đặt vấn đề công ty Tönnies phải bổi thường thiệt hại vì hậu quả của đợt lây nhiễm này đối với vùng.
Virus corona : Pháp tiếp tục giảm, Anh lo xảy ra đợt dịch thứ hai
Ở Pháp, trong 24 giờ qua đã có 57 người chết vì virus corona, nâng tổng số tử vong lên 29.720 người. Cho đến hôm qua 23/06/2020 vẫn còn 9.491 bệnh nhân Covid-19 nằm viện, nhưng số bệnh nặng phải thở máy tiếp tục giảm, tập trung tại bốn vùng chính (Ile de France, Grand-Est, Provence-Alpes-Côte d’Azur, Hauts-de-France).
Tại Anh, nhiều bác sĩ hàng đầu hôm nay 24/06/2020 trong một lá thư ngỏ đã cảnh báo nguy cơ một đợt dịch thứ hai rất có thể xảy ra. Trong khi hôm qua thủ tướng Boris Johnson loan báo các quán rượu (pub), nhà hàng và khách sạn có thể mở cửa lại từ ngày 04/07 tới. Giãn cách xã hội từ hai mét được giảm xuống còn một mét.
Về mặt kinh tế, cơ quan IHS Markit ghi nhận lãnh vực tư nhân ở khu vực đồng euro đã khởi sắc trở lại trong tháng Sáu, với việc dỡ bỏ phong tỏa.
Trong khi đó New York Times cho biết Liên Hiệp Châu Âu đang bàn bạc về các quốc gia được phép nhập cảnh, nhưng Hoa Kỳ không có tên trong danh sách, do đại dịch vẫn hoành hành với trên 120.000 người chết vì virus corona tại Mỹ. Về phía Washington, lệnh cấm công dân 26 nước châu Âu nhập cảnh vẫn có hiệu lực.
Trung Quốc ghi nhận thêm 12 ca nhiễm mới trong ngày
Nhưng Bắc Kinh cho biết đã “kiểm soát được đà lây lan”, “khống chế được dịch bệnh đang tái phát”. Tại Hàn Quốc có 56 ca nhiễm mới. Bộ Y Tế Indonesia thông báo có thêm 1.113 ca nhiễm Covid-19 trong 24 giờ qua. Bị nặng nhất trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia đã vượt ngưỡng 49.000 bệnh nhân và có 2.573 ca tử vong. Úc huy động quân đội tăng viện sau khi dịch bệnh tái phát tại thành phố Melbourne. Từ một tuần qua, bang Victoria, chủ yếu là ở Melbourne, thành phố lớn thứ nhì của Úc, mỗi ngày phát hiện thêm 6 ca. Bộ trưởng Y Tế xem đây là một tỷ lệ lây nhiễm đáng quan ngại. Tới nay, Úc ghi nhận 7.500 bệnh nhân, 103 ca tử vong trên tổng số dân 25 triệu người.
Liên bang Nga kỷ niệm 75 năm ngày Chiến thắng
phát xít Đức bằng duyệt binh ở Moscow.
Đây là ngày lễ đã được chuyển từ ngày 09/05 năm nay vì virus corona.
Tổng thống Putin muốn đưa giáo dục ái quốc vào trường học
Người Việt và virus corona tại Nga
Covid-19: Thêm bác sĩ ‘ngã cửa sổ’ và số ca nhiễm tăng mạnh ở Nga
Tính đến thứ Tư 24/06, nước Nga có trên 600 nghìn ca nhiễm Covid-19, tăng thêm trên 7000 từ 24 giờ qua.
Tuy nhiên, đây là con số lây nhiễm chính thức hàng ngày thấp hơn nhiều so với tháng 5, khi nước này có tuần ghi nhận trên 10 nghìn ca mỗi ngày.
Tại Quảng trường Đỏ ở Moscow, Tổng thống Vladimir Putin đã chứng kiến buổi lễ duyệt binh gồm nhiều vũ khí hạng nặng.
Trong Thế Chiến 2, Liên Xô đã mất đi hơn 20 triệu sinh mạng.
Covid-19: Nga phải hoãn trưng cầu dân ý về hiến pháp
Nga nhất định trưng cầu dân ý, Putin ra vẻ bình tĩnh trước bệnh dịch
Ông Putin có cơ hội cầm quyền đến 84 tuổi?
Nga gọi đây là Đại lễ Chiến thắng đánh dấu 75 năm Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.
Chừng 13 nghìn quân nhân dự cuộc duyệt binh ở Moscow đã phải cách ly trước lễ.
Còn tại Vladivostok, chính quyền và các cựu chiến binh Nga chỉ làm lễ trên mạng.
Ông Putin, 67 tuổi, nhắc đến sự hy sinh to lớn của “người dân Xô Viết để chiến thắng Ác quỷ” là chế độ Hitler.
Bản thân ông có cha bị thương nặng trong Thế Chiến 2, và anh trai ông chết khi mới 2 tuổi trong cuộc chiến quân Đức đánh vào và bao vây Leningrad.
Tuần tới, nước Nga sẽ có cuộc bỏ phiếu để thông qua sửa đổi Hiến pháp, cho phép ông Putin cầm quyền tới 2036.
Gần đây, ông chính thức lên tiếng nói về “nhu cầu của quốc gia tập trung vào công việc, chứ không phải là tìm người kế nhiệm” cho chức vụ của ông.
Đó là chỉ dấu ông sẽ tranh cử nhiệm kỳ thứ năm, với khả năng tái đắc cử cao sau nhiệm kỳ thứ tư kết thúc năm 2024.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53151355
Tổng thống Nga dự lễ duyệt binh
75 năm chiến thắng Đức Quốc Xã
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 24/6 đã tới dự một cuộc duyệt binh ở Quảng trường Đỏ mà, theo Reuters, những người chỉ trích nói là được tổ chức nhằm gia tăng tỷ lệ ủng hộ ông Putin thấp hơn so với thường thấy, trước thềm cuộc bỏ phiếu trên toàn quốc có thể kéo dài thời gian nắm quyền của ông cho tới năm 2036.
Theo hãng tin Anh, ông Putin đã xem các bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa, các máy bay ném bom có khả năng hạt nhân, các đoàn xe tăng và binh sĩ, trong đó có cả lính của một số đồng minh như Trung Quốc.
Cuộc duyệt binh này đánh dấu 75 năm chiến thắng của Liên bang Xô Viết trước Đức Quốc xã trong Thế Chiến II.
Sự kiện đã bị hoãn ngày 9/5 vì COVID-19 bùng phát, nhưng những người chỉ trích cho rằng việc vẫn tổ chức lễ duyệt binh là hành động vô trách nhiệm, theo Reuters.
Điện Kremlin đã bác bỏ lời chỉ trích này, nói rằng các ca nhiễm mới hàng ngày, dù là hàng nghìn người, đang trên đà suy giảm, nhất là tại thủ đô Moscow, tâm điểm dịch bệnh, và rằng tất cả các biện pháp ngăn ngừa virus lây lan đã được thực hiện.
Các tình nguyện viên đã đưa khẩu trang và găng tay cho những người xem duyệt binh ở Quảng trường Đỏ và yêu cầu họ ngồi cách xa nhau hai ghế.
Ông Putin không đeo khẩu trang, nhưng những người ngồi quanh ông, trong đó có các cựu chiến binh, đã được xét nghiệm virus Corona khi được cách ly tại một khu nghỉ ở ngoại ô thủ đô Moscow.
Nga, Mỹ bất ngờ nhảy vào bàn cờ Trung – Ấn ra sao?
Từng khẳng định “không can thiệp” vào quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc, phía Nga gần đây bất ngờ thay đổi cách tiếp cận. Tuần sau sẽ có cuộc họp Nga – Trung – Ấn.
Căng thẳng biên giới Trung – Ấn lên cực điểm sau các vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai bên, dẫn tới cái chết của 20 quân nhân Ấn Độ tuần này. Xung đột bạo lực giữa hai quốc gia đông dân, hai nền kinh tế lớn và có ảnh hưởng địa chính trị lớn trên thế giới đã vượt ngoài khuôn khổ song phương.
Pompeo “tấn công”
Va chạm biên giới với Ấn Độ diễn ra trong thời gian Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức trên toàn cầu. Một trong những vấn đề lớn nhất là xử lý mối quan hệ căng thẳng với Mỹ. Chính vì vậy, thái độ của Mỹ đối với sự kiện xung đột biên giới Trung – Ấn đã thu hút sự chú ý lớn.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây “tấn công” Trung Quốc thẳng thừng và không chỉ đề cập tới Ấn Độ. “Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã leo thang căng thẳng với Ấn Độ, nền dân chủ đông dân nhất thế giới. Trung Quốc cũng quân sự hóa Biển Đông và đưa thêm các tuyên bố chủ quyền phi pháp ở đó, đe dọa các tuyến đường biển quan trọng” – ông Pompeo phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh dân chủ Copenhagen 2020 qua video hôm 19-6.
Báo chí Mỹ cũng nhanh chóng hình dung kịch bản về việc xung đột sẽ khiến các đối thủ của Trung Quốc “ngã về hướng khác”. Đài CNN ngày 18-6 cho rằng tranh chấp biên giới Trung – Ấn sẽ thúc đẩy Ấn Độ “đến gần hơn với những đối thủ hàng đầu của Bắc Kinh”.
Trên thực tế, giai đoạn COVID-19 vừa qua chứng kiến Mỹ bắn tín hiệu mời gọi Ấn Độ tham gia các sáng kiến mới do Washington dẫn đầu. Một bản tin điển hình cho điều này là kế hoạch không chính thức có tên “Mạng lưới thịnh vượng kinh tế” mà Reuters đề cập, trích lời nguồn thạo tin Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng từng nói hoãn họp hội nghị G7 ở Mỹ vì cho rằng nhóm này đã lỗi thời, cần mời thêm các nước khác tham gia, trong đó có Ấn Độ.
Nga không ngồi yên
Không giống như tình hình Hong Kong, Đài Loan hay COVID-19, cuộc xung đột Ấn – Trung có vẻ khiến người Nga quan tâm hơn. Trong ngày 20-6, Nga cũng đưa ra một động thái rất cụ thể: tham gia một cuộc họp cùng Ấn và Trung để giải quyết tình hình.
Truyền thông Ấn Độ cho biết nước này xác nhận việc Ngoại trưởng S.Jaishankar sẽ tham dự cuộc họp ba bên cùng quan chức Nga và Trung Quốc ngày 23-6 tới. Trước đó, thông tin về cuộc gặp các ngoại trưởng nêu trên đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết tại một cuộc họp báo.
Tính thời điểm của việc công bố cuộc họp này được lựa chọn cẩn thận, trong lúc nhiều nguồn tin tiết lộ Nga đã âm thầm tham gia xử lý xung đột Ấn – Trung. Báo The Hindu (Ấn Độ) dẫn các nguồn tin ngoại giao Nga cho biết Matxcơva có “lợi ích lớn” trong câu chuyện Trung – Ấn ở cấp độ toàn cầu. Đây là chi
tiết mới so với các phát biểu ngay trước đó vào ngày 18-6 của Nga, khi Matxcơva khẳng định không can thiệp chuyện nội bộ hai nước này và ủng hộ các nỗ lực đối thoại để họ “tự giải quyết”.
Cuộc họp trực tuyến ngày 23-6 tới vì vậy sẽ thu hút nhiều sự chú ý, bất kể Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov từng khẳng định nội dung họp “không bao gồm thảo luận các vấn đề liên quan tới quan hệ song phương của một quốc gia với một quốc gia khác trong nhóm (3 nước) này”.
Truyền thông Ấn “soi” các đồng minh
Báo giới Ấn Độ hiện cũng quan sát kỹ lưỡng các động thái của đồng minh và đối tác, phân tích cách Mỹ, Nga, Liên minh châu Âu (EU), Anh, và các nước láng giềng. Một bài trên Indian Express ngày 18-6 cho rằng mặc dù các tuyên bố liên quan của nhóm đối tác trên được xem là “trung lập” (trước khi ông Pompeo chỉ trích Trung Quốc), các đối tác của Ấn Độ cũng “có quan hệ song phương với Trung Quốc và những cân nhắc địa chính trị trước lúc bình luận về vụ xung đột giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35418-nga-my-bat-ngo-nhay-vao-ban-co-trung-an-ra-sao.html
Erdogan muốn khẳng định
vai trò cường quốc khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ
Tú Anh
Đưa quân vào Syria đối đầu với Bachar al Assad, đồng minh của Nga, đẩy lùi quân nổi dậy ở Libya do Nga yểm trợ, đe dọa tàu chiến Pháp ở Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO củng cố vai trò cường quốc cấp vùng. Chiến thuật cương-nhu phối triển của tổng thống Erdogan giúp Ankara từng bước khôi phục giấc mơ Đại Thổ Nhĩ Kỳ, trước sự bất lực của Châu Âu.
Sự kiện hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa tàu chiến Pháp đang thi hành một hải vụ của NATO chống vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc cung cấp vũ khí cho Libya hồi cuối tuần qua cho thấy Ankara tự tin đến mức độ nào. Bị tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ trích “chơi trò nguy hiểm” ở Libya, Ankara, qua tuyên bố của Ngoại trưởng Mevlüt Çavuşoğlu, đáp trả bằng giọng điệu tương tự .
Những biến chuyển mới ở Libya cho thấy nhận định của nhiều chuyên gia quốc tế, gọi tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là “kẻ phá bĩnh khôn ngoan”, không phải là vô căn cứ.
Từ hồ sơ di dân, vụ mua tên lửa phòng không của Nga, cho đến tình hình Syria và Libya, tổng thống Erdogan tỏ ra là một tay cao thủ chính trị, đấu trí với tất cả cường quốc thế giới từ Châu Âu, Mỹ cho đến Nga.
Trong từng hồ sơ, Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai đồng minh tự nhiên với các đại cường, nhưng để chứng tỏ mình là tác nhân không thế thiếu, nếu không muốn nói thẳng là kẻ chủ động trong bàn cờ khu vực trước đây từng là chiếc nôi của đế chế Ottoman.
Trong quan hệ với Mỹ và Nga, Ankara luôn giữ thế cân bằng và khoảng cách. Là thành viên của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ dựa vào ô dù hạt nhân của Mỹ để che chở. Duy trì quan hệ với Châu Âu, với tư cách là ứng viên xin gia nhập, Ankara được Bruxelles viện trợ hàng tỷ euro trong vấn đề hợp tác ngăn chận làn sóng nhập cư và được hợp tác trong lãnh vực kinh tế.
Trong quan hệ với Nga, tận dụng lợi thế có cùng biển Đen, Thổ Nhĩ Kỳ được hưởng lợi từ nguồn dầu khí của Nga, nhưng dứt khoát đối đầu với Putin trên nhiều hồ sơ khác. Syria và Libya là hai trường hợp cụ thể. Chiến thuật cương nhu của Erdogan mang lại nhiều kết quả.
Chính tại Libya, với máy bay tự hành trang bị rốc-kết, điểm mạnh của quân đội Ankara, lính đánh thuê người Syria, sĩ quan tham mưuThổ Nhĩ Kỳ, các đơn vị dân quân của chính quyền Tripoli, từ thế bị bao vây, đã nhanh chóng phản công đẩy lùi lực lượng của tướng Haftar, tuy được Matxcơva củng hộ về chính trị và lính đánh thuê Nga về quân sự.
Với chiến thắng này, Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát gần nửa nước Libya, không kể một vùng duyên hải rộng lớn mà Tripoli trả ơn qua một hiệp định hợp tác khai thác đụng chạm quyền lợi của Hy Lạp, một thành viên của Liên Âu và cũng là thành viên của NATO như Thổ Nhĩ Kỳ.
Không biết làm gì hơn trước thế thượng phong của Ankara, Matxcơva vội vàng tăng cường chiến đấu cơ Mig-29 và oanh tạc cơ Sukhoi ở căn cứ không quân Djoufra, miền đông Libya, để bảo vệ cho tướng Haftar.
Theo phân tích của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Địa Trung Hải của Pháp, mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ không còn là điều bí mật. Tuy biết là không thể làm sống lại đế chế Ottoman, tổng thống Erdogan khi nhấn mạnh vùng Tripolitaine của Libya là một chiếc nôi của Đại Thổ, đủ biết ông muốn gì.
Tham vọng, hay cao vọng, của nhà lãnh đạo đang tìm mọi cách làm tổng thống mãn đời như Putin, là thành lập một trục chiến lược đối đầu với Ả Rập Xê Út và Ai Cập, để trở thành đại cường duy nhất trong khu vực đầy khủng hoảng này.
Sau khi can thiệp vào Irak, Syria đến lượt Libya là bàn đạp của Ankara phát huy ảnh hưởng xuống sừng Châu Phi.
Iran tuyên bố để ngỏkhả năng đàm phán nếu Mỹ xin lỗi
Hãng tin Reuters dẫn lời Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói rằng Tehran để ngỏ khả năng đàm phán với Mỹ nếu Washington xin lỗi vì đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và đền bù cho Tehran.
Hãng tin Anh nhận định rằng căng thẳng giữa Tehran và Washington gia tăng kể từ năm 2018, khi Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà các cường quốc ký với Iran năm 2015, đồng thời tái áp đặt các biện pháp trừng phạt được cho là gây tác động lớn tới nền kinh tế Iran.
Iran đã từ chối tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào với Hoa Kỳ nếu Mỹ không dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Tehran và trở lại thỏa thuận cũ. Trong khi đó, Washington tìm cách buộc Tehran phải thương thảo một thỏa thuận mới, theo Reuters.
Viết trên Twitter hồi đầu tháng Sáu, Tổng thống Trump kêu gọi tiến tới một thỏa thuận mới, siết chặt hơn chương trình hạt nhân cũng như tên lửa đạn đạo của Tehran và chấm dứt các cuộc chiến ủy nhiệm của Iran kéo dài nhiều thập kỷ qua ở khu vực, theo Reuters.
Hãng tin này nói rằng để trả đũa cho chính sách “gây áp lực tối đa” của Washington, Iran đã từng bước rút lại các cam kết hạt nhân, tiến trình Tehran nói là có thể đảo ngược nếu các nước châu Âu ký vào thỏa thuận năm 2015 tuân thủ các cam kết bảo vệ nền kinh tế Iran trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Dự án đường sắt hơn 3 tỷ đô của nhà thầu Trung Quốc
bị tòa Kenya phán quyết là ‘bất hợp pháp’
Tâm Tuệ
Một dự án đường sắt tốn kém của nhà thầu Trung Quốc tại Kenya có nguy cơ “đi tới hư vô” khi tòa án phúc thẩm ở nước này kết luận dự án là “bất hợp pháp”.
Hôm thứ Sáu (19/6), một tòa án phúc thẩm ở Kenya đã đưa ra phán quyết kết luận dự án đường sắt trị giá 3,2 tỷ USD giữa Kenya và Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (CRBC) là bất hợp pháp.
Phán quyết cho biết, Tập đoàn Đường sắt Kenya đã không tuân thủ quy định pháp luật trong “hoạt động mua sắm liên quan tới dự án SGR”, một dự án đường sắt được coi là “dự án cưng” của Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta, theo hãng tin DW của Đức.
Nhà hoạt động xã hội Okiya Omtatah và tổ chức Hội luật gia Kenya, đã nộp đơn kiện lên tòa Thượng thẩm năm 2014 nhằm ngăn cản dự án SGR, yêu cầu dự án phải tuân theo một quy trình mua sắm công bằng, cạnh tranh và minh bạch.
Hồ sơ vụ kiện cho thấy hợp đồng xây dựng tuyến đường đã được giao cho duy nhất nhà thầu Trung Quốc, không thông qua đấu thầu, trong khi gánh nặng trả nợ đè lên vai người đóng thuế Kenya.
Tòa Thượng thẩm Kenya đã bác bỏ vụ kiện, tuyên bố rằng các tài liệu của nguyên đơn đã bị thu thập một cách bất hợp pháp. Phía nguyên đơn đã bất bình với phán quyết và kháng cáo và giành được chiến thắng tại tòa phúc thẩm vào hôm 19/6.
Hiện chưa rõ dự án đường sắt này sẽ đối mặt với điều gì. Các chuyên gia cho rằng chính phủ Kenya, chủ sở hữu Tập đoàn Đường sắt Kenya, và CRBC sẽ có nghĩa vụ phải giải trình trước Tòa án tối cao của Kenya.
Ông Nelson Havi, chủ tịch Hiệp hội Luật pháp Kenya, nói chính phủ nước này có thể dùng phán quyết trên để chối bỏ trách nhiệm với dự án đường sắt nếu muốn. Phán quyết của tòa phúc thẩm có thể là một quá trình chuẩn bị để Kenya bác bỏ dự án trong trường hợp Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc kiện Kenya vi phạm hợp đồng ra tòa án quốc tế.
Tuy nhiên, ông Gad Ouma, một luật sư tại công ty luật G.M. Gamma Advocates, cho rằng Kenya sẽ không dễ trốn trách trách nhiệm khi mà dự án đã được hoàn tất phần lớn.
Dự án SGR được cấp vốn 90% từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, 10% còn lại là từ chính phủ Kenya. Đây là dự án cơ sở hạ tầng tốn kém nhất của Kenya kể từ khi nước này giành độc lập.
Theo hãng tin DW, dự án SGR bị chỉ trích là “tuyến đường sắt dẫn tới hư vô”, nối từ thủ đô Nairobi của Kenya, leo qua các con mương và các vách đá của Thung lũng Tách giãn Lớn (Central Rift Valley) và kết thúc là một tuyến đường cụt ở một ngôi làng hẻo lánh.
Triều Tiên: Kim Jong-un ‘tạm ngưng
hành động quân sự’ chống lại miền Nam
Triều Tiên đã tạm ngưng “hành động quân sự” chống lại Hàn Quốc, theo truyền thông nhà nước.
Căng thẳng giữa hai nước gia tăng trong những tuần gần đây khi các nhóm ở Nam Hàn lên kế hoạch phát tán truyền đơn qua bên kia biên giới.
Nhưng truyền thông nhà nước cho biết, tại một cuộc họp do nhà lãnh đạo Kim Jong-un chủ trì, quyết định tạm ngưng hành động quân sự đã được đưa ra.
Bóng bay tiếp tục ‘đổ dầu vào lửa’ quan hệ liên Triều
Nam Hàn muốn ngăn dân gửi thông điệp bằng bóng bay sang Bắc Hàn
Quân ủy Trung ương đã đưa ra quyết định trên sau khi đánh giá tình hình chung.
Hơn một tuần trước, em gái của ông Kim Jong-un, bà Kim Yo-jong, đã truyền lệnh cho quân đội, cho biết Bắc Triều Tiên sẽ “thực hiện động thái tiếp theo”, một phần nguyên nhân là do Bình Nhưỡng cho rằng Seoul đã không ngăn các nhà hoạt động Nam Hàn thả bóng bay gắn truyền đơn sang bên kia biên giới.
Tại sao gần đây căng thẳng leo thang?
Kể từ khi hạ nhiệt căng thẳng hồi năm 2018, hai đối thủ lâu năm đã nỗ lực cải thiện mối quan hệ và duy trì đối thoại.
Nhưng quan hệ dường như đã xấu đi nhanh chóng trong những tuần gần đây.
Một phần, sự sứt mẻ này là do các nhóm đào ngũ sang Nam Hàn phát tán truyền đơn về phía Bắc Hàn.
Các nhà hoạt động thả bóng bay gắn kèm truyền đơn, thẻ nhớ USB hoặc đĩa DVD chứa nội dung chỉ trích chế độ Bình Nhưỡng, cùng các bài báo tường thuật của Nam Hàn hay thậm chí cả phim ảnh Nam Hàn.
Tất cả những việc làm này đều nhằm vào việc phá vỡ sự kiểm soát thông tin trong nước của miền Bắc với hy vọng người dân Bắc Hàn rốt cuộc sẽ đứng lên lật đổ chế độ.
Bắc Triều Tiên cho rằng việc thả truyền đơn vi phạm thỏa thuận tránh đối đầu giữa hai nước.
Chính phủ Hàn Quốc đã tìm cách ngăn chặn các nhóm gửi truyền đơn qua biên giới vì cho rằng hành động của họ đẩy cư dân sống gần biên giới vào thế nguy hiểm.
Đầu tháng này, Bắc Hàn đã cắt đứt mọi đường dây liên lạc liên Triều, bao gồm cả đường dây nóng giữa các lãnh đạo hai nước.
Bắc Hàn ‘làm nổ tung văn phòng liên lạc’ với Nam Hàn
Bắc Hàn dọa điều quân, Nam Hàn nói sẽ không nín nhịn thêm
Hôm thứ Sáu, Triều Tiên đã cho nổ tung Văn phòng Liên lạc liên Triều, được thành lập hai năm trước ở biên giới để đảm bảo đối thoại thường xuyên giữa hai bên.
Những lời đe dọa hành động quân sự của bà Kim Yo-jong – vốn được đưa ra mà không kèm lý giải chi tiết – khiến căng thẳng gia tăng.
Tuy nhiên, không khí cuộc họp hôm thứ Ba ở Triều Tiên dường như cho thấy một sự xuống giọng.
Cuộc họp cũng thảo luận các văn kiện về sách lược “tiếp tục củng cố sức mạnh răn đe quân sự của đất nước”, hãng thông tấn nhà nước KCNA đưa tin.
Vào đầu năm, Kim Jong-un cho biết ông sẽ chấm dứt lệnh đình chỉ các vụ thử nghiệm tên lửa tầm xa và hạt nhân được đưa ra trong các cuộc đàm phán với Mỹ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53160552
Hé lộ cách TQ thâu tóm
cảng biển chiến lược của Sri Lanka
Việc Sri Lanka phải gán nợ cảng biển chiến lược Hambantota cho Trung Quốc được nhiều nước nhìn nhận như biểu tượng cho chính sách “ngoại giao bẫy nợ” của Bắc Kinh.
Tháng 7/2017, sau một thời gian chật vật vì nợ tiền doanh nghiệp Trung Quốc, Chính phủ Sri Lanka ký thỏa thuận trị giá 1,12 tỷ USD cho phép tập đoàn China Merchants Port Holdings khai thác cảng Hambantota trong 99 năm, bất chấp phản đối của các phe đối lập vì lo ngại an ninh.
Theo thỏa thuận, Sri Lanka đồng ý bán 70% cổ phần cảng, dùng số tiền trên để thanh toán khoản nợ 6 tỷ USD từng vay của Trung Quốc. Phía Bắc Kinh nhất trí đầu tư thêm 600 triệu USD để phát triển Hambantota.
“Chúng tôi cảm ơn Trung Quốc vì đã bố trí nhà đầu tư để giúp chúng tôi thoát nợ”, Bộ trưởng Cảng Sri Lanka Mahinda Samaraasinghe phát biểu tại lễ ký kết thỏa thuận khi đó.
Phó giám đốc điều hành của China Merchants Port Holdings Hu Jianhua khẳng định các cơ sở và trang thiết bị tại Hambantota vẫn thuộc quyền sở hữu của Sri Lanka. Chính quyền Colombo lý giải, phía Trung Quốc chỉ điều hành các hoạt động thương mại của cảng, còn nước chủ nhà vẫn nắm quyền kiểm soát an ninh.
Vị trí chiến lược của Hambantota
Cảng Hambantota là một trong những dự án hàng đầu trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mahinda Rajapaksa, từ năm 2005 đến 2015. Nắm bắt được mong muốn của nhà lãnh đạo Sri Lanka muốn phát triển quê nhà Hambantota của ông thành trung tâm du lịch và thương mại đẳng cấp quốc tế, Trung Quốc đã lập tức tiếp cận và hành động.
Một liên doanh của Tập đoàn Sinohydro và Công ty Cơ khí Cảng Trung Quốc (CHEC) đã được ký hợp đồng cho giai đoạn đầu tiên xây dựng cảng vào tháng 1/2008, còn phía Cảng vụ Sri Lanka cung cấp các kỹ sư giám sát dự án. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đóng góp khoảng 85% tổng chi phí 361 triệu USD hoàn tất giai đoạn này, và 15% còn lại do Cảng vụ Sri Lanka đảm nhận. Nhưng để có được khoản vay đó, Sri Lanka phải chấp nhận để CHEC xây cảng – một yêu cầu điển hình mà Trung Quốc cũng áp dụng với nhiều nước khác trên thế giới.
Tọa lạc ở vị trí có tầm quan trọng chiến lược lớn, cảng Hambantota nằm gần trung tâm tuyến vận tải biển nhộn nhịp thuộc miền Nam Sri Lanka, nhìn ra Ấn Độ Dương. Đây cũng là nơi hơn 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua.
Kể từ khi đi vào hoạt động tháng 11/2010, cảng Hambantota tỏ ra kém hiệu quả và thua lỗ dù được hứa hẹn là “cảng lớn nhất được xây dựng trên đất liền trong thế kỷ 21”. Với hàng chục nghìn con tàu chạy ngang qua, cảng chỉ thu hút được 34 tàu trong năm 2012. Tình trạng này đã tạo cơ hội cho Trung Quốc dễ dàng thâu tóm.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, khi tiếp quản cảng Hambantota, Trung Quốc sẽ kết nối mắt xích này vào “Con đường tơ lụa trên biển”, tạo ra một hành lang biển xuyên suốt từ Trung Quốc qua Đông Nam Á tới hệ thống các cảng do Trung Quốc đầu tư tại châu Phi trước khi qua Trung Đông và châu Âu.
Khi thỏa thuận được ký, có không ít ý kiến chỉ trích mạnh mẽ rằng nơi đây rốt cuộc sẽ trở thành “thuộc địa” của Trung Quốc. Nhiều người ở thủ đô Colombo đã xuống đường biểu tình phản đối. Họ nghi ngờ Trung Quốc có thể sử dụng cảng nước sâu đủ năng lực tiếp đón những tàu chở hàng lớn nhất thế giới này làm căn cứ quân sự.
Ở bên ngoài Sri Lanka, các nước như Mỹ và Ấn Độ cũng bày tỏ lo ngại viễn cảnh Bắc Kinh sẽ khuếch trương sự hiện diện cả về kinh tế lẫn chiến lược ở Ấn Độ Dương.
Nỗ lực “sửa sai” của Sri Lanka
Hai năm sau thỏa thuận, vào 2019, chính phủ mới ở Sri Lanka muốn Trung Quốc trao lại cảng nước sâu này để khai thác nhằm trang trải các khoản nợ. Tân Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa thẳng thừng bày tỏ: “Tôi luôn cho rằng Chính phủ Sri Lanka phải kiểm soát được tất cả các dự án quan trọng chiến lược như cảng Hambantota, chứ không phải Trung Quốc. Rồi thế hệ sau của đất nước này sẽ nguyền rủa chúng ta vì đã cho đi những thứ quý giá”.
Tuy vậy, cơ hội giành lại cảng của Sri Lanka được đánh giá là rất mong manh. Phía Trung Quốc không tỏ dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ suy nghĩ lại.
Một trong những lý do là cảng Hambantota đóng vai trò như một mắt xích quan trọng của sáng kiến Vành đai, Con đường mà Trung Quốc theo đuổi với tham vọng xây dựng các tuyến vận tải và thương mại kết nối toàn bộ châu Phi và khu vực lân cận. Bên cạnh đó, kể từ năm 2009, Bắc Kinh cũng đã rót hàng triệu đôla vào các chương trình cơ sở hạ tầng tại Sri Lanka, một nền kinh tế chưa thể thu hút đầu tư tư nhân dài hạn và đạt tốc độ tăng trưởng cao sau nhiều năm rơi vào nội chiến.
Theo giới phân tích, vụ Trung Quốc thâu tóm cảng Hambantota có thể đặt ra một tiền lệ xấu cho Sri Lanka và không ít nước khác đang vay tiền Trung Quốc. Theo đó, họ có thể chấp nhận những thỏa thuận bất lợi để gán nợ, thậm chí phải hy sinh cả chủ quyền ở một số vùng lãnh thổ hay tài sản quốc gia.
Hiện tại, rất nhiều quốc gia nghèo khó ở châu Phi cũng đang ngập trong nợ nần vì vay tiền Trung Quốc làm đường sắt trên cao. Như trường hợp Ethiopia, dù được Trung Quốc làm đường sắt trên cao khá nhanh và tổng đầu tư thấp, nước này vẫn đội cả núi nợ do các dự án đường sắt hoạt động không mấy hiệu quả.
Đầu 2019, truyền thông châu Phi gây chú ý khi nêu ra viễn cảnh Kenya phải chuyển giao cảng Mombasa cho Trung Quốc trong trường hợp chính phủ nước này không thể trả được khoản vay nợ cho dự án Kenyan Railway. “Các nước trong khu vực bắt đầu nhận ra những cái giá về lâu dài họ phải trả từ những cam kết đầu tư khổng lồ của Bắc Kinh”, Constantino Xavier, một học giả tại Tổ chức Carnegie India ở New Delhi, bình luận.
http://biendong.net/bien-dong/35437-he-lo-cach-tq-thau-tom-cang-bien-chien-luoc-cua-sri-lanka.html
‘Chơi rắn’ với Ấn Độ, TQ có thể nếm trái đắng
Bất chấp một loạt thách thức bủa vây, Trung Quốc vẫn mạnh tay với Ấn Độ ở biên giới, nhưng họ dường như đang đánh giá thấp hậu quả.
Tại khu vực tranh chấp nơi biên giới trên vùng núi cao Himalaya, Trung Quốc và Ấn Độ từng thống nhất không đụng độ bằng súng đạn, theo các thỏa thuận ký năm 1996 và 2005, nhằm kiềm chế khả năng xung đột lãnh thổ kéo dài bùng phát thành chiến tranh.
Tuy nhiên, sự đồng thuận mong manh giữa họ bị lung lay nghiêm trọng sau vụ ẩu đả hôm 15/6. Truyền thông Ấn Độ cáo buộc quân đội Trung Quốc xây đập chặn sông rồi bỏ chặn khi binh sĩ Ấn Độ tới gần, khiến nhiều người bị ngã vì sức nước mạnh. Lính Trung Quốc sau đó dùng gậy sắt hàn đinh để tấn công,
làm ít nhất 20 lính Ấn Độ thiệt mạng, hàng chục người bị thương. Phía Trung Quốc cũng có thương vong, nhưng thông tin không được tiết lộ.
Cuộc đụng độ diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc được cho là đang từng bước xây dựng lực lượng, cơ sở hạ tầng và gia tăng các cuộc tuần tra xung quanh Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), nơi được coi là biên giới trên thực tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Hôm 20/6, Bắc Kinh cáo buộc New Delhi “cố tình khiêu khích”, đồng thời chỉ trích quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực biên giới của nước này. Tuy nhiên, các nhà bình luận cho rằng hoạt động xây dựng của Ấn Độ đều được tiến hành bên trong lãnh thổ mà họ nắm quyền kiểm soát.
“Động thái của Trung Quốc dường như là một phần trong nỗ lực thúc đẩy có chủ đích nhằm thay đổi hiện trạng lãnh thổ”, Andrew Small, chuyên gia cấp cao tại Quỹ Marshall của Đức, nhận định. Theo Small, Trung Quốc rõ ràng đang tăng cường hiện diện tại biên giới với Ấn Độ, dù thông tin về khu vực này khá rời rạc, chủ yếu từ nguồn của Ấn Độ cùng ảnh vệ tinh.
“Quân đội Trung Quốc đang củng cố chỗ đứng của họ tại nhiều địa điểm, không chỉ đơn giản là tiến hành các cuộc tuần tra phía bên kia LAC, mà còn xây dựng cơ sở hạ tầng và duy trì hiện diện liên tục”, Small nói.
Theo bình luận viên Emma Graham-Harrison của Guardian, các chỉ huy tại một vùng biên giới đầy tranh chấp dường như cũng không có khả năng lên kế hoạch cho một vụ ẩu đả chết chóc như vậy, nếu không nhận được “cái gật đầu” từ những lãnh đạo cấp cao nhất.
Tuy nhiên, Graham-Harrison cho rằng thời điểm hiện nay không thích hợp để Bắc Kinh kích động rắc rối với nước láng giềng, do họ đang phải đương đầu với nhiều cuộc khủng hoảng. Nền kinh tế Trung Quốc bị Covid-19 tàn phá, trong khi quan hệ với Mỹ đang ở một trong những mức thấp nhất kể từ khi hai nước tái thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1979. Tình hình Hong Kong cũng bất ổn sau khi Bắc Kinh công bố kế hoạch áp luật an ninh cho đặc khu.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn căng thẳng với Australia sau khi Canberra kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế độc lập về Covid-19, đồng thời đang trong thế đối đầu với Canada về việc xem xét dẫn độ Mạnh Vãn Chu, con gái người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi và là giám đốc tài chính của “gã khổng lồ” viễn thông Trung Quốc.
Nhiều nhà phân tích đánh giá việc Trung Quốc gây hấn ở biên giới với Ấn Độ là một phản ứng trước những áp lực bủa vây, nhằm tỏ ra kiên quyết về vấn đề chủ quyền quốc gia.
“Covid-19, những chỉ trích của dư luận quốc tế với Trung Quốc, khủng hoảng kinh tế trong nước, kèm theo sự lao dốc trong quan hệ Mỹ – Trung đã thúc đẩy Bắc Kinh thể hiện lập trường cứng rắn đối với một số vấn đề về chủ quyền, nhằm ám chỉ rằng họ sẽ không bị đe dọa”, Taylor Fravel, giám đốc chương trình nghiên cứu an ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts, nêu ý kiến.
Một số người khác nhìn nhận Trung Quốc, sau nhiều năm ưu tiên phát triển kinh tế và tập trung vào ổn định toàn cầu trong chính sách đối ngoại, đang nhân cơ hội để thể hiện chủ nghĩa dân tộc một cách quyết liệt hơn.
Bình luận viên Graham-Harrison cho rằng có lẽ không nước nào muốn đối đầu với Trung Quốc. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng có động thái hạ nhiệt căng thẳng, khi nói rằng binh sĩ Trung Quốc không xâm nhập vào lãnh thổ của họ, dù phát ngôn này mâu thuẫn trực tiếp với tuyên bố trước đó của Ngoại trưởng Ấn Độ.
“Từ quan điểm của Trung Quốc, họ sẽ tự hỏi cớ gì mà không tiếp tục lấn tới?”, June Dreyer, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Miami, Mỹ, cho hay. Quy mô nền kinh tế Trung Quốc lớn gấp 5 lần Ấn Độ. Ngân sách quốc phòng của họ nhiều hơn 100 tỷ USD. Các cuộc biểu tình và lời đe dọa tẩy chay hàng Trung Quốc tại Ấn Độ cũng ít có khả năng gây ra tác động lớn.
Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể đã đánh giá thấp thiệt hại từ xung đột với New Delhi. “Một trong những điều chúng ta rút ra được từ cuộc khủng hoảng này là hiểu biết của Trung Quốc về Ấn Độ khá ít ỏi, thường bị lu mờ bởi những định kiến”, Ashley Tellis, cựu cố vấn cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho hay.
Cái chết của những binh sĩ Ấn Độ, cùng sự chấm dứt thỏa thuận ngầm về việc tránh gây tử vong giữa hai nước, có khả năng khiến cả người dân và giới chức Ấn Độ cứng rắn hơn trước Trung Quốc. Điều đó có thể dẫn tới những hậu quả về lâu dài, cả trong lĩnh vực kinh tế lẫn ngoại giao, đối với Bắc Kinh.
“Tôi ngờ rằng Trung Quốc đã làm mất lòng thêm một thế hệ nữa ở Ấn Độ. Nhiều người trong số họ từng coi Trung Quốc là một cơ hội, nhưng giờ đây, về cơ bản những người đó không thể tin tưởng Trung Quốc được nữa”, Tanvi Madan, giám đốc dự án Ấn Độ tại Viện nghiên cứu Brookings ở Washington, nhận định.
“Cuộc xung đột cũng gạt bỏ suy nghĩ rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế sẽ làm giảm bớt căng thẳng về chính trị”, Madan nói thêm.
http://biendong.net/bien-dong/35436-choi-ran-voi-an-do-tq-co-the-nem-trai-dang.html
TQ nói đập Tam Hiệp ‘còn nguyên’
dù mưa lớn làm nước về nhiều hơn
Truyền thông nhà nước Trung Quốc khẳng định đập Tam Hiệp vẫn an toàn, trong lúc có nhiều thông tin nói con đập thủy điện lớn nhất thế giới này có nguy cơ vỡ ngay trong mùa mưa năm nay.
Các khu vực phía nam và đông Trung Quốc đang trải qua mùa mưa khó lường. Mưa lớn trên diện rộng kéo dài gây lũ lụt và ảnh hưởng tới cuộc sống ít nhất 2 triệu người, thiệt hại kinh tế lên tới hàng tỉ nhân dân tệ.
Mực nước tại hồ chứa của đập Tam Hiệp đã chạm mốc 147m vào cuối tuần trước, cao hơn 2m so với mức cảnh báo lũ. Lưu lượng nước đổ về tăng từ 20.500 m3/s lên 26.500 m3/s chỉ sau một ngày làm dấy lên nhiều lo lắng cấu trúc đập đang đứng trước sức ép lớn và người dân gần đó cần được sơ tán ngay lập tức.
Tin đồn về đập Tam Hiệp sắp vỡ trên một số tờ báo phương Tây như đổ thêm dầu vào lửa buộc truyền thông nhà nước Trung Quốc phải lên tiếng.
Thời báo Hoàn Cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 22-6 dẫn lời một số chuyên gia khẳng định đập Tam Hiệp được thiết kế để đủ sức chịu nhiều áp lực hơn như thế.
Ông Guo Xun, nhà nghiên cứu tại Viện Cơ học kỹ thuật Trung Quốc, khẳng định đập Tam Hiệp vẫn an toàn kể cả khi mực nước tại hồ chứa cao tới 175m và lưu lượng nước đổ về đạt 75.000 m3/s.
Ông này cũng lưu ý việc mực nước hiện tại cao hơn mức cảnh báo lũ 2m nghĩa là Tam Hiệp cần phải xả đập để giữ lại cân bằng.
“Tuy nhiên, đây là chuyện bình thường trong mùa mưa. Nước không phải là thách thức lớn với hồ chứa”, Guo khẳng định.
Tân Hoa xã không phủ nhận các tin đồn hay khẳng định sự an toàn tại đập Tam Hiệp. Thay vào đó, cơ quan thông tấn này phát đi bản tin về số lượng tàu thuyền đi qua đập trong năm 2019 và 16 năm trước đó.
Tân Hoa xã khẳng định hệ thống “thang máy” dành cho tàu bè tại đập Tam Hiệp cũng như nhiều cấu trúc khác của nó vẫn an toàn. Năm 2019, có đến 146 triệu tấn hàng hóa đã được vận chuyển qua các âu tàu của Tam Hiệp.
Đây không phải là lần đầu tiên siêu đập thủy điện của Trung Quốc bị đồn sắp vỡ tung. Hồi năm ngoái, một bức ảnh trên Google Map cho thấy một đoạn của đập Tam Hiệp bị lõm như thể đang phải chịu một sức ép cực lớn.
Tập đoàn đập Tam Hiệp sau đó phải lên tiếng khẳng định công trình vẫn an toàn, rằng trong khi các biến dạng vẫn có thể xảy ra nhưng sẽ không làm ảnh hưởng tới đập bởi vẫn trong độ đàn hồi an toàn.
Đập Tam Hiệp hiện vẫn giữ kỷ lục đập thủy điện lớn nhất thế giới với 34 tổ máy phát điện, cho phép đạt công suất tới 22.500 MW.
Công trình bao gồm một con đập dài 2.309m, cao 185m nằm chắn ngang sông Dương Tử. Chi phí xây dựng hơn 30 tỉ USD tính từ thời điểm khởi công năm 1994.
TQ dọa đáp trả Nhật vì đổi tên quần đảo Senkaku
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo sẽ có thêm các động thái đáp trả sau khi phản đối Nhật Bản đổi tên đơn vị hành chính quản lý quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Bắc Kinh gọi quần đảo Senkaku là Điếu Ngư, nhưng Tokyo hiện là bên quản lý trực tiếp kể từ năm 1972. Cả Nhật và Trung Quốc đều khẳng định có bằng chứng cho thấy họ đã xác lập chủ quyền với quần đảo này từ hàng trăm năm trước.
Theo Đài NHK, chính quyền thành phố Ishigaki thuộc tỉnh Okinawa của Nhật Bản đã thông qua một nghị quyết đổi tên đơn vị hành chính quản lý Senkaku ngày 22-6. Theo đó, kể từ ngày 1-10 tới, quận đảo Tonoshiro sẽ được đổi sang tên mới là Tonoshiro Senkaku.
Việc đổi tên để tránh nhầm lẫn vì có một địa điểm khác ở thành phố Ishigaki cũng được gọi là Tonoshiro. “Việc đổi tên này chỉ nhằm cải thiện hiệu quả các thủ tục hành chính, không tính đến chuyện giữa nước này với nước kia”, hội đồng thành phố lập luận.
Động thái diễn ra trong bối cảnh các tàu hải cảnh Trung Quốc hiện diện ngày càng nhiều ở vùng biển quanh Senkaku. Cá biệt, có tàu đã lảng vảng tại khu vực trong 70 ngày liên tục. Một số tàu còn tiến vào vùng biển Senkaku để xua đuổi tàu cá Nhật với lý do “thực thi lệnh cấm đánh bắt cá”.
Trung Quốc đã phản ứng giận dữ sau động thái của Nhật Bản. Đài Loan, vùng lãnh thổ có tuyên bố chủ quyền với Senkaku, cũng phản đối Tokyo, theo Hãng tin Reuters.
Trong cuộc họp báo chiều 22-6, người phát ngôn Triệu Lập Kiên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gọi hành động của phía Nhật là “một sự khiêu khích nghiêm trọng đối với chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, một hành động bất hợp pháp, vô lý và không thể thay đổi thực tế rằng quần đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc”.
Hồi cuối tuần trước, Trung Quốc cũng phát đi một tuyên bố cảnh báo Nhật khi biết ý định đổi tên quận đảo quản lý Senkaku. Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cho rằng việc đổi tên hành chính của Tokyo tạo ra nhiều nguy cơ bất ổn và dễ dẫn tới khủng hoảng.
Tuy nhiên, tờ báo trên lại quên rằng cách đây không lâu, chính Bắc Kinh đã ngang ngược đặt tên cho hàng chục thực thể trên Biển Đông và thiết lập trái phép “quận đảo Nam Sa, Tây Sa” để quản lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/35415-tq-doa-dap-tra-nhat-vi-doi-ten-quan-dao-senkaku.html
Zimbabwe: Ông chủ Trung Quốc
bắn nhân viên vì đòi tiền lương
Băng Thanh
Một ông chủ Trung Quốc, người quản lý một mỏ vàng ở miền trung Zimbabwe đã bắn và làm bị thương hai cựu nhân viên da đen khi hai người này yêu cầu trả tiền lương.
Cảnh sát đã bắt giữ người Trung Quốc này với tội danh cố ý giết người, truyền thông Zimbabwe đưa tin hôm 23/6.
Zhang Xuelin, quốc tịch Trung Quốc, 41 tuổi, là chủ sở hữu và Tổng giám đốc của một mỏ vàng gần thành phố Gweru ở miền trung Zimbabwe, bị cáo buộc đã bắn và làm bị thương Wendy Chikwaira 31 tuổi và Kennedy Tachiona 39 tuổi, theo trang Anadolu Agency.
Zhang trước đó đã sa thải hai người nhân viên này. Vào ngày 21/6, hai người nhân viên đã tiếp cận Zhang để đòi tiền lương. Cuộc nói chuyện đã biến thành một cuộc cãi lộn và kết thúc bằng việc Zhang bắn hai cựu nhân viên này.
Tachiona bị nhiều vết thương do súng bắn và được đưa vào bệnh viện tư ở thành phố Gweru còn Chikwaira hiện đã được xuất viện.
Nói về vụ việc, người đứng đầu Công đoàn người lao động và đồng minh khoáng sản kim cương (ZDAMWU) của Zimbabwe hôm 23/6 cho biết, vụ bắn súng hôm 21/6 diễn ra chỉ một tuần sau khi một chủ nhân người Trung Quốc khác đã chĩa súng vào một nhân viên cũng do cãi vã về tiền lương ở thị trấn Zvishavane thuộc tỉnh Midlands của Zimbabwe.
“Kể từ khi người Trung Quốc xâm chiếm lĩnh vực khai thác ở Zimbabwe, các vụ đánh đập, quấy rối và đối xử tệ với người lao động của các chủ nhân có vũ trang đang đầy rẫy và điều đáng lo ngại hơn là những chủ nhân này khoe khoang về mối liên hệ chính trị của họ”, người đứng đầu công đoàn, ông Justice Chinhema nói với tờ New Zimbabwe.
Ông Justice Chinhema cũng cảnh báo tất cả các chủ nhân người Trung Quốc trong lĩnh vực khai thác nên ngừng sử dụng “cách thức và thói quen” vốn đã dưỡng thành ở Trung Quốc trong xử lý các tranh chấp lao động tại Zimbabwe.
https://www.dkn.tv/the-gioi/zimbabwe-ong-chu-trung-quoc-ban-nhan-vien-vi-doi-tien-luong.html
Thảm kịch Vũ Hán tái diễn ở Bắc Kinh: Chính quyền
hàn cứng cửa không cho người dân ra ngoài
An Hòa
Người Trung Quốc bình luận, đây là cách để mặc người dân tự sinh tự diệt, là cách chống dịch không cần thuốc của chính quyền.
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát nghiêm trọng ở Bắc Kinh. Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, chính quyền Bắc Kinh đã cho người dùng máy hàn hàn cứng cửa nhà có người nhiễm bệnh, khiến người ở trong không thể đi ra ngoài. Cư dân mạng chất vấn, làm như vậy, một khi chẳng may xảy ra hỏa hoạn hoặc sự cố khác, người bên trong chỉ có con đường chết.
Một đoạn video được cư dân mạng công bố cho thấy, ở một tiểu khu nào đó của Bắc Kinh, do dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng, nhân viên phòng dịch đã đến thi công, dùng máy hàn hàn chết cứng lối ra vào của hộ dân bị lây nhiễm Covid-19, ngăn không cho người trong khu nhà đi ra ngoài. Những người mặc quần áo bảo hộ màu trắng có khả năng là cảnh sát, còn những người mặc quần áo màu cam là công nhân xây dựng.
Có cư dân mạng bình luận: “Làm vậy chính là để người ở bên trong tự sinh tự diệt, nếu có thể chống chọi được thì sống sót, không chống chọi được thì đợi người ta đến thu xác. Không được điều trị y tế, cũng không có được sự trợ giúp nào. Trước đây, chính quyền Vũ Hán chính là chống chọi dịch bệnh theo cách này”.
Dưới đây là một bức thư cầu cứu đau khổ của cư dân tiểu khu Trường Giang, quận Hán Dương, thành phố Vũ Hán trong thời gian nơi cô đang ở bị phong tỏa. Cô khóc lóc kể rằng, nhà cô đã bị phong tỏa, không có nước, không có gì để ăn. Cô đã gọi cho 110, gọi cho 12345, nhưng đều vô dụng, không một ai đến giúp cô cả.
Ngày 3/3, trên mạng Internet xuất hiện một video có cảnh người dân nhảy lầu tự tử. Trong video, một giọng nữ người Vũ Hán nói rằng cụ già đơn thân trong chính tiểu khu của cô đã nhảy lầu. Người đăng video nói rằng đó là hai cụ bà góa phụ ở huyện Hán Dương, Vũ Hán, chính quyền phong tỏa các lối ra vào, họ không thể ra ngoài, trong nhà hết sạch thức ăn, nên đã cùng nhau nhảy lầu tự tử.
Cư dân mạng bình luận:
“Cả thế giới không ai học theo cách làm của Vũ Hán, giờ Bắc Kinh đã bắt đầu học theo rồi! Cửa ra vào bị hàn chết cứng, già trẻ gái trai không được phép ra ngoài! Tiếp theo rất có thể sẽ phải chết đói? Hoặc người già người trẻ cùng nhau nhảy lầu? Hoặc lò hỏa táng của nhà tang lễ phải làm việc liên tục trong 24 để đốt xác?”
“Dùng máy hàn hàn chết cửa nhà người ta, sau đó đi thu gom xác. Đây chính là những lời dối trá không cần thuốc giải cũng có thể kiểm soát được dịch bệnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc! Ấy vậy mà người Trung Quốc vẫn tin theo”.
“Đây là bắt chước cách làm của Vũ Hán mà, quả nhiên chỉ có người của mình mới bắt chước được giống đến vậy!”
Theo Hao Yan, Soundofhope
Vũ Dương biên dịch
Làn sóng bùng phát mới tại Bắc Kinh
khiến phần còn lại của thế giới lo sợ
Bình luậnNgân Hà
Ngày 17/6, Bắc Kinh đã nâng mức cảnh báo khẩn cấp lên cấp hai và hủy bỏ hơn 60% các chuyến bay đến thủ đô trong bối cảnh bùng phát mới của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán – điều này đang cảnh báo thế giới về sự dai dẳng của dịch bệnh.
Trong khi giới chức đang nỗ lực cân bằng giữa việc tái khởi động nền kinh tế và kiểm soát đại dịch, số ca nhiễm mới đang tăng đột biến ở Ấn Độ, Iran và các tiểu bang của Hoa Kỳ.
Từ giữa tháng 6/2020, các quốc gia châu Âu đã bắt đầu mở cửa ở quy mô rộng hơn. Điều này thật đáng lo ngại khi châu Mỹ đang gồng mình ngăn chặn làn sóng đầu tiên của đại dịch và các quốc gia châu Á như Trung Quốc và Hàn Quốc báo cáo về các đợt bùng phát mới.
Theo giới chức Trung Quốc, tình hình Bắc Kinh là “cực kỳ nghiêm trọng.”
Ông Thái Kỳ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh phát biểu trong cuộc họp Ủy ban Thường vụ Đảng Cộng sản Bắc Kinh: “Đây thực sự là hồi chuông cảnh báo cho chúng ta.”
Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc, cho biết, sáng ngày 17/6, hai sân bay lớn của thủ đô Bắc Kinh đã phải hủy 1.255 chuyến bay (2/3 tổng số chuyến bay trong ngày). Sân bay thủ đô Bắc Kinh là sân bay bận rộn thứ hai trên thế giới.
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, kể từ khi virus viêm phổi Vũ Hán xuất hiện tại Trung Quốc vào cuối năm 2019 và lan rộng toàn thế giới, đã có hơn 8,1 triệu người mắc bệnh và ít nhất 443.000 người thiệt mạng. Các chuyên gia cho rằng con số tổn thất thực sự còn lớn hơn, vì nhiều người chết không được xét nghiệm và vì nhiều lý do khác.
Canada và Hoa Kỳ đã quyết định tiếp tục đóng cửa biên giới giữa hai nước đến ngày 21/7 để hạn chế các chuyến đi không cần thiết. Nhiều người Canada lo lắng về việc mầm bệnh có thể “nhập cảnh” từ Hoa Kỳ.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói: “Quyết định này nhằm bảo vệ người dân của cả hai quốc gia khi cuộc chiến chống đại dịch viêm phổi Vũ Hán còn đang tiếp tục.”
Trong khi Hoa Kỳ đang vật lộn với làn sóng đầu tiên của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, thì các quốc gia được cho là đã kiểm soát được dịch bệnh đang phải đối mặt với những diễn biến đáng lo ngại.
Giới chức Hàn Quốc báo cáo 43 ca nhiễm mới trong bối cảnh hoạt động công cộng gia tăng. Họ cho biết trong các ca nhiễm mới có 25 ca từ Seoul, nơi trước đó hàng trăm ca nhiễm liên quan đến hộp đêm, các buổi lễ tại nhà thờ, nhân viên thương mại điện tử và nhân viên giao hàng tại nhà. Mười hai trong số các ca nhiễm mới “nhập cảnh” từ nước ngoài.
Vừa mới tuyên bố hết dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán thì New Zealand lại phải đối phó với tình hình tái bùng phát. Thủ tướng Jacinda Ardern đã giao trọng trách kiểm dịch biên giới cho nhà lãnh đạo quân sự cấp cao nhất sau những gì xảy ra được bà mô tả là “sai sót không thể chấp nhận” của các quan chức y tế.
Các quan chức ý tế đã cho phép hai công dân New Zealand trở về từ London rời khỏi khu vực cách ly để về gặp người thân đang hấp hối, mà không làm xét nghiệm. Hai người phụ nữ này sau khi xét nghiệm có kết quả dương tính, New Zealand phải bắt đầu truy tìm những cá nhân đã tiếp xúc với hai mầm bệnh này để hạn chế lây lan trong cộng đồng.
Các ca nhiễm của New Zealand đã làm dấy lên lo sợ rằng du lịch hàng không quốc tế có thể châm ngòi cho làn sóng bùng phát mới của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, bởi vì nhiều quốc gia đang dần dần mở cửa sân bay để thúc đẩy ngành công nghiệp du lịch đang bị đại dịch tàn phá.
Việc các chuyến bay ở Trung Quốc bị hủy là một trong số các giới hạn du lịch được áp đặt đối với thủ đô Bắc Kinh. Trước ngày 13/6, Bắc Kinh về cơ bản đã xóa bỏ lây nhiễm trong cộng đồng địa phương. Từ ngày 13-17/6, xuất hiện các ca nhiễm mới ở Bắc Kinh và con số này lên tới 137 ca.
Vào ngày 17/6, thành phố 20 triệu dân này đã nâng mức độ cảnh báo từ 3 lên 2, đóng cửa trường học, trì hoãn mở cửa và yêu cầu dãn cách xã hội quyết liệt hơn. Trung Quốc đã nới lỏng nhiều biện pháp kiểm soát virus viêm phổi Vũ Hán sau khi Đảng Cộng sản tuyên bố chiến thắng virus vào tháng 3.
Ấn Độ đã công bố thêm hơn 2.000 ca tử vong, bao gồm 1.672 ca trước đây chưa báo cáo tại bang Delhi và Maharashtra. Trong hai tuần qua, Ấn Độ đã báo cáo gần 10.000 ca nhiễm mới và hơn 300 ca tử vong mỗi ngày, nâng tổng số ca tử vong lên 11.903.
Tại châu Âu, nơi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán cướp đi 184.000 sinh mệnh, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez tuyên bố sẽ tổ chức lễ tưởng niệm hơn 27.000 người chết vì dịch bệnh vào ngày 16/7.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đan Mạch kêu gọi bất cứ ai tham gia vào cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc ngày 7/6 tiến hành xét nghiệm “có xuất hiện triệu chứng hay không” sau khi một người biểu tình xét nghiệm có kết quả dương tính.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đan Mạch Magnus Heunicke nói: “Chừng nào virus còn xuất hiện tại châu Âu và Đan Mạch, thì nó sẽ còn bùng phát. Chúng ta đang đối phó với dịch bệnh có độ lây nhiễm cao” .
Tác giả: Ken Moritsugh, David Rising và Rod McGuirk.
Ngân Hà
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/lan-song-bung-phat-moi-tai-bac-kinh-khien-the-gioi-lo-so-47514.html
Khám phá mạng lưới giám sát mờ ám
của Trung Quốc tại Biển Đông
Hương Thảo
Một mạng lưới giám sát thông tin chiến lược đã được Trung Quốc bí mật xây dựng trên Biển Đông, khu vực gần đảo Hải Nam. Dưới lớp vỏ hệ thống giám sát môi trường biển, mạng lưới giám sát đa thiết bị này tiềm ẩn mục đích quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc.
Trong nhiều năm Trung Quốc đã triển khai một mạng lưới các thiết bị cảm biến và liên lạc giữa đảo Hải Nam của Trung Quốc và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam – eo biển Quỳnh Châu. Mạng lưới thiết bị này là một phần của “Mạng lưới Thông tin Đại dương Xanh” – còn gọi là Lam Hải Tin Tức – được phát triển bởi Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC), một doanh nghiệp nhà nước, với mục đích bề mặt là hỗ trợ việc thăm dò và kiểm soát môi trường hàng hải thông qua công nghệ thông tin, theo thông tin từ Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á AMTI, một tổ chức có trụ sở tại Mỹ chuyên nghiên cứu các vấn đề tranh chấp biển đảo ở khu vực Biển Đông.
Vị trí eo biển Quỳnh Châu, nơi đặt mạng lưới thiết bị giám sát Lam Hải Tin Tức, trên Google Maps.
Được thiết lập tại phía Bắc Biển Đông trong giai đoạn đầu năm 2016 đến 2019, mạng lưới thông tin này hiện mới chỉ là một nguyên mẫu thử nghiệm. Tuy nhiên, trong tương lai dự án Lam Hải Tin Tức sẽ mở rộng mạng lưới cảm biến và liên lạc đến các khu vực còn lại của Biển Đông, Biển Hoa Đông và các vùng biển khác cách xa lãnh thổ Trung Quốc. Mặc dù Lam Hải Tin Tức bề mặt là một hệ thống giám sát môi trường, nhưng các ứng dụng quân sự tiềm tàng trong cảm biến và thông tin liên lạc của nó khiến việc giám sát sự tiến triển của nó trở nên rất quan trọng, theo nhận định của tổ chức AMTI.
Hai cấu trúc nổi bật nhất của mạng lưới này là hai loại “trạm điện tử đại dương”, gồm “Trạm Thông tin Tích hợp Nổi (IIFP) (gọi tắt là Ụ thông tin Nổi) ” và “Trạm Thông tin Tích hợp cố định gắn trên Đảo san hô (IRBIS) (gọi tắt là Ụ thông tin cố định)”.
Trung Quốc triển khai Ụ nổi và Ụ cố định
Sử dụng ảnh chụp vệ tinh, AMTI cho biết kể từ hồi đầu tháng, Tập đoàn CETC đã triển khai 5 ụ nổi xung quanh đảo Hải Nam và một ụ cố định tại Đá Bông Bay – một rạn san hô vòng thuộc nhóm đảo An Vĩnh của quần đảo Hoàng Sa.
Vào tháng 3/2016, CETC đã triển khai nguyên mẫu ụ nổi thử nghiệm đầu tiên, FT3001, đặt cách bờ biển phía đông đảo Hải Nam 10 hải lý. Vào đầu năm 2017, có bốn ụ nổi – đánh số từ FT3002 đến FT3005 – đang được thi công tại xưởng của CETC.
Vào cuối năm 2017, CETC lúc đó đang xây dựng hai ụ cố định tại một rạn san hô. Một chiếc đã được chuyển đến Đá Bông Bay vào tháng 4/2018.
CETC đã tuyên bố rằng các ụ nổi neo đậu có thể được di dời trong ít nhất một tuần. Vào tháng 3/2019, nó đã tái bố trí ụ nổi FT3002 từ phía nam đảo Hải Nam đến đầu cuối phía tây eo biển Quỳnh Châu.
Ba tháng sau, tập đoàn CETC đã di chuyển FT3003 đến đầu kia của eo biển, cách FT3002 30 hải lý về phía đông. Các ụ này khi phối hợp cùng nhau có thể giám sát tất cả hoạt động giao thông hàng hải ra vào eo biển Quỳnh Châu.
Chức năng các ụ nổi
Đầu năm 2016, thời điểm CETC triển khai ụ nổi thử nghiệm nguyên mẫu, tập đoàn này đã bắt đầu nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho một “hệ thống giám sát thông tin” có thể nổi trên biển, và ít nhất một bằng sáng chế ở Mỹ cho một “hệ thống quan sát nổi”.
Hồ sơ bằng sáng chế miêu tả chi tiết ụ nổi và nhiều kết cấu thành phần của nó, nhưng chỉ đề cập khái quát đến việc tích hợp các “thiết bị quan sát” có khả năng thu thập các dữ liệu môi trường như dòng điện, áp suất không khí, nhiệt độ và độ mặn của nước biển. Trong hồ sơ không có đề cập cụ thể nào đến các hệ thống giám sát dưới nước như sonar (hệ thống phát hiện vật thể dưới nước và đo độ sâu bằng xung âm) hoặc hydrophones (máy dò sóng âm trong nước) lắp đặt trên cho các ụ nổi, chỉ có duy nhất một ghi chú rằng “các loại thiết bị quan sát và thiết bị phụ trợ khác phù hợp cho việc giám sát khu vực biển có thể được lắp đặt bổ sung”.
Dù vậy, hồ sơ xin cấp sáng chế có chỉ ra rằng phần lớn chức năng truyền thông tin liên lạc và cảm biến của ụ nổi được đặt bên trong vòm bọc ăng-ten bên trên boong. Thiết bị liên lạc sẽ bao gồm một số loại radar và ăng-ten, bao gồm ăng ten sóng di động và ăng ten vệ tinh. Các tàu và máy bay lớn có thể được phát hiện nếu lọt vào tầm nhìn của radar. Radar có ngưỡng phát hiện là 30 hải lý đối với máy bay nhỏ hơn, còn với máy bay không người lái thì có thể phát hiện trong cùng phạm vi bằng radar có mặt cắt ngang dài ít nhất 1,8 m vuông.
Các ụ cố định dường như có thêm một số tính năng mà các ụ nổi không có. Một thiết bị bổ sung đi kèm đáng chú ý là sự hiện diện của các ăng-ten phân tán tầng đối lưu, gắn ở mé phía bắc của ụ trong các bức ảnh và hình ảnh vệ tinh.
Các hệ thống ăng-ten phân tán tầng đối lưu cho phép trao đổi liên lạc qua-đường-chân-trời, với quy mô vượt quá 200 hải lý. Các ăng ten tại Đá Bông Bay dường như hướng về các cơ sở của Trung Quốc tại đảo Phú Lâm, cách đó 46 hải lý. So với liên lạc qua vệ tinh hoặc các loại giao tiếp radio khác, giao tiếp qua hệ thống phân tán tầng đối lưu này sẽ rất khó phát hiện, gây nhiễu hoặc chặn.
Hệ thống thử nghiệm mạng lưới Lam Hải Tin Tức
Theo miêu tả của tập đoàn CETC, Lam Hải Tin Tức không chỉ bao gồm các ụ thông tin nổi và cố định, mà còn bao gồm các thành phần khác như phao cứu đắm, các cảm biến cố định và có thể di chuyển ngầm dưới nước bao gồm trạm thủy âm sonar và ống nghe dưới nước hydrophones, máy bay không người lái (UAV), tàu ngầm không người lái và tàu nổi không người lái (USV). Các ụ được triển khai cho đến nay dường như là một phần của hệ thống minh họa thử nghiệm.
Một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Tự động hóa của Viện Khoa học Trung Quốc cũng cho biết rằng mạng lưới này còn tích hợp các vệ tinh quan sát thời tiết và trái đất của Trung Quốc, cùng với các vệ tinh liên lạc như Chinasat-11.
Tham vọng của mạng lưới Lam Hải Tin Tức
Các ụ nổi và cố định cùng các bộ phần khác của hệ thống Lam Hải Tin Tức đã làm dấy lên nỗi lo ngại ở Biển Đông. Tổ chức AMTI nhận định, tuy rằng tập đoàn CETC tuyên bố sử dụng chủ yếu mạng lưới này như một hệ thống giám sát môi trường và thông tin liên lạc, nhưng các ụ này cùng các thiết bị bao hàm liên quan rõ ràng tiềm ẩn mục đích quân sự. Ngoài ra, một bài viết trên tờ PLA Daily (nhật báo quân đội Trung Quốc) hồi tháng 4/2019 đã thừa nhận rằng các ụ này sẽ được dùng “để bảo vệ các đảo và đá san hô trên Biển Đông”.
Khả năng nhanh chóng di dời các ụ thông tin và cảm biến có thể mang lại lợi thế thông tin cho chính quyền Trung Quốc trong một cuộc khủng hoảng. Điều này có thể bao gồm việc giám sát liên tục các vùng biển tranh chấp hoặc một hòn đảo tranh chấp. Một ứng dụng quân sự rõ ràng Lam Hải Tin Tức là tăng cường phủ sóng liên lạc radar, sonar,… trong một cuộc đối đầu quân sự nhờ vào các ụ nổi và hệ thống ngầm dưới nước.
Tuy vậy, theo nhận định của Tổ chức AMTI, việc triển khai các ụ nổi và các thiết bị khác thuộc hệ thống Lam Hải Tin Tức của Trung Quốc ở những khu vực mở rộng, xa hơn trên Biển Đông, ví như Bãi Tư Chính, sẽ làm dấy lên các cuộc tranh chấp và đối đầu tiềm năng với các nước láng giềng.
Tham vọng này đã được đại diện tập đoàn CETC đưa ra trước đây. Lam Hải Tin Tức đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Trung Quốc xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển thuộc Sáng kiến Vành Đai & Con Đường. Tổ chức AMTI nhận định, Lam Hải Tin Tức là dự án tham vọng và quy mô lớn nhất thuộc thể loại này, sử dụng công nghệ thông tin để thúc đẩy mục tiêu trở thành cường quốc hàng hải của Trung Quốc.
Trong tháng 6, không có ụ nổi hay cố định mới nào được xây dựng, nhưng việc quan sát dự án này của Trung Quốc là điều cần thiết, theo AMTI.
https://www.dkn.tv/the-gioi/kham-pha-mang-luoi-giam-sat-mo-am-cua-trung-quoc-tai-bien-dong.html
Chuyên gia: Đập Tam Hiệp có nguy cơ sụp đổ,
gây nguy hiểm cho 400 triệu sinh mạng ở hạ lưu
Minh Hòa
Đài truyền hình NTD hôm 23/6 dẫn lời một nhà thủy văn học nổi tiếng cho rằng đập Tam Hiệp ở Trung Quốc có nguy cơ sụp đổ do chất lượng kém và áp lực trên sông Dương Tử, trong bối cảnh các trận lũ lụt nghiêm trọng đang diễn ra ở miền trung và miền nam Trung Quốc.
Đập Tam Hiệp bắt đầu được xây dựng vào năm 1994 và hoàn tất vào năm 2006, trở thành con đập lớn nhất thế giới với vùng hồ chứa tới 42 tỉ tấn nước.
Tuy nhiên, nhà thủy văn học người Đức gốc Hoa, ông Vương Duy Lạc (Wang Weiluo) cho biết công trình khổng lồ này được xây dựng với chất lượng kém và có nguy cơ sụp đổ trước các trận lũ lụt lịch sử tại Trung Quốc hiện nay.
Đập Tam Hiệp được xây dựng trên sống Dương Tử và nằm ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. Hiện tại, một nhánh của sông Dương Tử đang gánh chịu một trận lụt lớn chưa từng có trong 80 năm qua. NTD cho biết chính quyền đã sơ tán khoảng 40.000 cư dân địa phương và đưa ra cảnh báo màu vàng về các trận mưa bão.
Hôm 20/6, mực nước bên trong hồ chứa đập Tam Hiệp đã tăng cao lên gần 2 mét so với mức cảnh báo. Dù vậy, chính quyền Trung Quốc cam đoan rằng cấu trúc của con đập rất chắc chắn và không có nguy cơ sụp đổ. Liệu lời cam đoan của chính quyền Trung Quốc có đáng tin? Ông Vương Duy Lạc đã đưa ra nhận định trái ngược với tuyên bố của Bắc Kinh về chất lượng của đập tam Hiệp.
Sai sót trong thiết kế
Ông Vương cho biết sau trận lụt nghiêm trọng năm 1998, Trung Quốc khi đó đã thuê các chuyên gia phương Tây để đánh giá kiểm soát chất lượng của đập Tam Hiệp. NTD cho biết các chuyên gia khi đó kết luận rằng việc hàn nối các thanh thép của con đập đã không đạt chuẩn.
Giới chức Trung Quốc không hài lòng, cho rằng lời chê bai của chuyên gia phương Tây là phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, lời chê bai đó đã đến quá muộn.
“Việc hàn thép và đổ xi măng ở bờ bên trái của con đập đã hoàn tất. Họ không thể làm lại nó”, ông Vương nói.
NTD cho biết, đập Tam Hiệp đã không được kiểm tra chất lượng bởi một cơ quan riêng biệt, mà chính đội ngũ thiết kế và xây dựng con đập đã tự làm điều đó.
Khi con đập bắt đầu hoạt động, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lớn tiếng tuyên bố rằng con đập có thể chịu đựng một trận lụt tồi tệ nhất trong 10.000 năm. Nhiều năm sau, họ đã sửa tuyên bố này thành 1.000 năm, và một năm sau đó, lại sửa đổi thành 100 năm. NTD bình luận, điều đó cho thấy chính các quan chức Trung Quốc cũng đã giảm sút niềm tin vào đập Tam Hiệp.
Năm 2010, truyền thông nhà nước dẫn lời các quan chức Trung Quốc nhấn mạnh rằng người dân có thể dành trọn niềm tin vào khả năng kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp.
Nhưng năm 2019, các hình ảnh từ vệ tinh cho thấy con đập có dấu hiệu bị biến dạng do áp lực của nước. Bắc Kinh chỉ đơn giản bình luận rằng con đập đang “đàn hồi tốt”.
Tuy nhiên, ông Vương chỉ ra rằng con đập bị biến dạng là do sai sót trong thiết kế.
Trong một bài báo năm 2019, ông Vương cho biết con đập bao gồm hàng chục khối bê tông độc lập. “Những khối này không được kết nối với lớp nền bên dưới, chúng chỉ ngồi lên nó”, ông Vương cho biết.
Chuyên gia về thủy văn học nhận định, nếu đập Tam Hiệp sụp đổ, nó sẽ đặt ra nguy hiểm cho hơn 400 triệu sinh mạng sống ở hạ lưu.
Từ khúc giữa đến hạ lưu của sông Dương Tử đều là các khu vực có mật độ dân cư đông đúc, trong đó các thành phố lớn như Thượng Hải và Vũ Hán.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng con đập này không có nguy cơ sụp đổ, và chỉ trích điều này chỉ là “tin đồn bị thổi phồng bởi giới truyền thông phương Tây”.
Dù vậy, những lời cam đoan của Bắc Kinh tới nay chưa có tác dụng chấn an những lo ngại về tình hình đập Tam Hiệp, trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc được biết đến rộng rãi về những tuyên bố sai lệch và che giấu thông tin. Một ví dụ điển hình là tình trạng bưng bít về dịch viêm phổi Vũ Hán, khiến virus corona lây lan ra khắp thế giới trong khi lẽ ra nó đã có thể được khống chế ở địa phương.
Bắc Kinh mua chuộc nước Mỹ như thế nào?
Bình luậnĐức Thiện
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) làm bại hoại mọi sự vật và con người mà nó tiếp xúc – từ văn hóa của chúng ta, nền kinh tế cho đến chính phủ của chúng ta…
ĐCSTQ đang tiến hành chiến tranh thông tin để nhào nặn dư luận xã hội Mỹ và ảnh hưởng đến chính sách kinh tế và chính phủ Mỹ vì lợi ích của họ.
ĐCSTQ không định hình dư luận bằng cách mua biển quảng cáo và quảng cáo trên TV. Kiểu thuyết phục đó là kiểu Mỹ.
Thay vào đó, họ lôi kéo sự hợp tác của lãnh đạo của chúng ta và mua toàn bộ các công ty của chúng ta.
Các phương pháp của Trung Quốc tinh vi và quỷ quyệt hơn, không chỉ đơn giản là gửi phong bì nhét đầy tiền mặt cho các cá nhân có ảnh hưởng tại Mỹ. Thông thường, đặc vụ (các cá nhân bị lợi dụng này) thậm chí còn không biết rằng họ đã được tuyển dụng.
ĐCSTQ thao túng lợi ích cá nhân của các mục tiêu của nó, biến họ thành các điệp viên trong vô thức.
Hiếm khi bạn nghe những người bị mua chuộc này nói rằng, “Đảng Cộng sản Trung Quốc chắc chắn là tuyệt vời, chúng ta nên nghe theo chỉ đạo của họ! Mọi người hay cùng ủng hộ nhé!”.
Thay vì vậy, họ sẽ nói điều gì đó theo kiểu “các hoạt động kinh doanh với ĐCSTQ cũng như kinh doanh theo kiểu chủ nghĩa tư bản thị trường tự do”, hay “chúng ta cần một thế giới hòa bình và hài hòa”, hay “đó là điều mà bất kỳ người có lý trí nào cũng sẽ ủng hộ“.
Nhưng tất cả những gì họ nói và làm – hay không nói và không làm – đều giúp thúc đẩy các mục tiêu của ĐCSTQ.
Một số trong những người có ảnh hưởng này có được lợi ích từ việc giữ nguyên hiện trạng.
Disney, công ty mẹ của ABC News, sở hữu một công viên vui chơi giải trí và phân phối các bộ phim ở Trung Quốc. Ditto NBC (Công viên / studio giải trí Universal), CBS (Paramount Studios) và CNN (công viên và studio chủ đề của Warner Brothers). Hollywood cần sự cho phép của chính phủ Trung Quốc khi phân phối các bộ phim của họ, vì vậy họ cho phép chính quyền cộng sản ở Bắc Kinh thực hiện bước “kiểm duyệt cuối cùng”.
Trong nhiều thập kỷ, các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc đã từ chối lên tiếng ngay cả khi ĐCSTQ đột nhập vào máy tính của họ, đánh cắp bản thiết kế và sản xuất các sản phẩm của chính họ. Họ không chỉ không nộp đơn khiếu nại chống lại các vi phạm luật thương mại, mà họ còn đi xa hơn và ủng hộ việc tiếp tục mối quan hệ vô lý tương tự, việc này đã trao quyền cho Bắc Kinh. Họ sợ xúc phạm tới chế độ mà đang kiểm soát tuyệt đối việc kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Họ biết rằng Trung Quốc có thể giữ lại hoặc thu hồi giấy phép, áp đặt các hạn chế và thậm chí tịch thu các nhà máy của họ.
Các nhà tài chính ở Phố Wall kiếm tiền tỷ khi làm kinh doanh với chính phủ Cộng sản Trung Quốc. Bắc Kinh đã trao hàng tỷ đô-la cho Bridgewater Capital, một quỹ đầu tư tư nhân do Ray Dalio điều hành. Đương nhiên, bạn sẽ thường thấy Dalio trên TV nói với chúng ta rằng chế độ Cộng sản của Trung Quốc vượt trội so với chế độ của chúng ta.
Hank Paulson đứng đầu Goldman Sachs trước khi ông là Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ. Ông và các chủ ngân hàng đồng nghiệp ở Phố Wall đã và đang là những đối tác đáng tin cậy trong việc thúc đẩy đường lối của ĐCSTQ ủng hộ chủ nghĩa toàn cầu tối cao. Phố Wall đang ở trong guồng quay đó vì tiền, và họ không nhận ra hoặc không quan tâm rằng họ đang bán rẻ Hoa Kỳ. Thương mại đã làm suy yếu tinh thần yêu nước của họ.
Phố Wall đã đẩy mạnh đầu tư quỹ hưu trí và quỹ chỉ số của Mỹ vào các công ty do chính phủ Trung Quốc kiểm soát. Điều này không chỉ đẩy tiền cho những kẻ độc tài, mà còn đe dọa biến hàng triệu người Mỹ bình thường thành những kẻ đồng lõa vô thức của Trung Quốc vì họ sẽ không dám đứng thẳng trước ĐCSTQ vì sợ lương hưu và danh mục đầu tư chứng khoán của mình bị đe dọa.
Bắc Kinh đã trực tiếp trả tiền cho các chuyên gia tư vấn quản lý của McKinsey & Company, và đáp lại, McKinsey sẽ nói với các khách hàng lớn của mình – bao gồm các công ty hàng đầu và các chính trị gia – rằng ĐCSTQ là một đối tác kinh doanh tuyệt vời và có trách nhiệm cao.
Sau đó là việc vận động hành lang của những nhà nhập khẩu. Mọi người từ Walmart và Hiệp hội Giày dép và May mặc (thực sự là hiệp hội nhập khẩu giày dép và may mặc) cho đến Phòng Thương mại Hoa Kỳ và Hội nghị Bàn tròn Kinh doanh đều đang phụ thuộc vào hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc. Họ vận động hành lang chống lại thuế quan đối với Trung Quốc – đây chính xác là những gì mà ĐCSTQ muốn họ làm. Lưu ý rằng nhiều tờ báo phụ thuộc vào doanh thu quảng cáo đến từ các nhà nhập khẩu này và các nhà bán lẻ hàng hóa của họ.
Khi những nhóm lợi ích cục bộ này nói rằng đó là “lợi ích quốc gia”, chúng ta sẽ tiếp tục con đường hợp tác hiện tại với Trung Quốc; thực ra đó không phải lợi ích quốc gia nào cả mà là lợi ích kinh doanh của chính họ.
Đảng Cộng sản Trung Quốc hiểu cách mua chuộc sự ảnh hưởng của giới kinh doanh nước ngoài. Nhà báo và tác giả tài chính Eamonn Fingleton giải thích cách đế chế Trung Quốc mở cửa cho nguồn vốn quốc tế trong thế kỷ 19.
“Các nhà đầu tư nước ngoài đã thành lập liên minh với giới tinh hoa địa phương, những người này lại trở thành những người vận động hành lang cho vốn nước ngoài. Tiền nước ngoài nhanh chóng tràn ngập chính phủ và về cơ bản vô hiệu hóa việc hoạch định chính sách độc lập. Chẳng mấy chốc, giới tinh hoa địa phương cũng đồng nhất lợi ích với người nước ngoài”, ông viết.
ĐCSTQ đã học được từ lịch sử đó và bây giờ diễn cùng một vở kịch, chỉ có điều là ngược lại. Họ đã mua giới thượng lưu Mỹ và sử dụng họ như những người vận động hành lang ở Washington. Giới tinh hoa đã tự đồng hóa lợi ích của họ với lợi ích của ĐCSTQ. Các doanh nghiệp Mỹ trở thành người xin lỗi, khóc mướn và vận động hành lang thay cho Bắc Kinh.
ĐCSTQ sử dụng chiến thuật tương tự trên khắp thế giới.
Đức, Pháp và Anh cũng có các tập đoàn toàn cầu háo hức đắm mình trong dòng tiền của ĐCSTQ. Liên minh Châu Âu và Đức gần như im lặng khi Bắc Kinh đè bẹp Hong Kong. Các nhà ngoại giao ở Brussels và Berlin đã nghe theo các tập đoàn không muốn phá vỡ hoạt động kinh doanh với Bắc Kinh.
Hãy nhớ điều này vào lần tới khi bạn nghe thấy ai đó nói “chúng ta không thể đi một mình, chúng ta phải hợp tác với các đồng minh” để đối đầu với Trung Quốc.
ĐCSTQ có kinh nghiệm trong việc bóc tách đồng minh. Nó khai thác điểm yếu của các mục tiêu để tranh thủ chúng.
Doanh nhân thích tiền, vì vậy Bắc Kinh cung cấp các cơ hội thương mại sinh lợi. Các chính trị gia cần tiền, vì vậy ĐCSTQ có các nhà tài trợ tranh cử để làm việc theo ý của họ. Các nhà hoạch định chính sách cần tin rằng họ là những nhà tư tưởng lớn và là các bộ não chiến lược, vì vậy ĐCSTQ che giấu chương trình nghị sự dân tộc của mình bằng ngôn ngữ của “toàn cầu hóa”, “chủ nghĩa toàn cầu” và “một tương lai hậu quốc gia”. Các phóng viên dễ bị suy nghĩ kiểu bầy đàn và tư tưởng trào lưu. Họ tự kiểm duyệt trong trạng thái bất định về trí tuệ và phụ thuộc vào các nguồn tin quyền lực từ Phố Wall và ở Washington, vì vậy ĐCSTQ tìm cách dùi sâu vào những điểm yếu này.
ĐCSTQ làm bại hoại mọi sự vật và con người mà nó tiếp xúc – từ văn hóa của chúng ta, nền kinh tế cho đến chính phủ của chúng ta.
Về tác giả:
Curtis Ellis là giám đốc chính sách với các chính sách America First (đặt nước Mỹ lên hàng đầu). Ông từng là cố vấn chính sách cao cấp cho chiến dịch Trump-Pence 2016, trong Nhóm chuyển tiếp của Tổng thống, và là cố vấn đặc biệt cho Bộ trưởng Lao động Hoa Kỳ tại Văn phòng Lao động Quốc tế vụ.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.
Đức Thiện
Theo amgreatness.com
https://www.ntdvn.com/kinh-te/bac-kinh-mua-chuoc-nuoc-my-nhu-the-nao-47967.html
Trung Quốc đem vaccine ngừa COVID
ra nước ngoài thử nghiệm
Tập đoàn Công nghệ Sinh học Quốc gia Trung Quốc (CNBG) được chấp thuận cho tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên diện rộng “Giai đoạn 3” vaccine của họ tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), công ty loan báo ngày 23/6.
Trung Quốc tìm cách thử nghiệm vaccine ở nước ngoài vì thiếu bệnh nhân mới trong nước.
Hơn một chục vaccine đang được thử nghiệm trên toàn thế giới. Không có vaccine nào thành công trong việc hoàn tất giai đoạn cuối “Giai đoạn 3” để quyết định tính hiệu nghiệm trong việc bảo vệ con người trước COVID, virus hiện đã giết chết hơn 470.000 người trên toàn thế giới.
Những thử nghiệm như vậy liên hệ đến hàng ngàn người tham gia và thường diễn ra tại những nước virus lây lan sâu rộng, để vaccine có thể được quan sát trong một môi trường thực tế.
Tuy nhiên Trung Quốc, nguồn gốc của đại dịch toàn cầu, trong tháng trước trung bình mỗi ngày báo cáo dưới 10 ca mới, và các nhà nghiên cứu của họ đang tìm kiếm nơi thử nghiệm ở nước ngoài.
CNBG loan báo tin này trên trang truyền thông xã hội Weibo nhưng không nêu tên vaccine sẽ được thử nghiệm tại UAE.
Tiếng nổ lớn bí ẩn cùng xuất hiện
ở Thành Đô và Thẩm Dương, cách nhau 2.100km
Quỳnh Chi
Dân cư ở hai địa danh này bị làm cho khiếp sợ, đã lên mạng hỏi han xem đây là hiện tượng gì.
Vào lúc 11h45 sáng ngày hôm qua (23/6), tại Thẩm Dương, Liêu Ninh và Thành Đô, Tứ Xuyên xuất hiện tiếng ồn lớn gần như cùng lúc và thậm chí người dân còn cảm giác được chấn động. Nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã hỏi rằng chuyện gì xảy ra. Các từ khóa tìm kiếm “Tiếng ồn lớn ở Thẩm Dương” và “Tiếng ồn lớn ở Thành Đô” cũng nhanh chóng xuất hiện trên Weibo. Tuy nhiên, đến giờ nguyên nhân phát ra tiếng ồn lớn vẫn chưa được làm rõ, các quan chức địa phương cũng chưa có bất kỳ tuyên bố chính thức nào.
Theo News.ltn, vào lúc 11h45 sáng nay, ở Thẩm Dương và Thành Đô, vốn cách nhau hơn 2.100km, xuất hiện tiếng ồn lớn gần như đồng thời. Hai tiếng động lớn làm rung chuyển các tòa nhà và nhiều cư dân mạng Weibo đều để lại những chia sẻ tương tự, “chấn động rất mạnh, sóng xung kích phải vô vùng lớn”, “cảm giác cả không khí cũng rung chuyển”, “cả tòa nhà đang rung chuyển”, “tiếng ồn lớn ở Thẩm Dương” và “tiếng ồn lớn ở Thành Đô” đã được tìm kiếm rất nhiều trên Weibo liên tục cho đến khoảng 1h chiều.
Người dùng mạng Trung Quốc hỏi nhau về tiếng ồn lớn.
Nhiều cư dân mạng tại các địa phương khác nhau ở Thẩm Dương, bao gồm quận Hoàng Cô, quận Thiết Tây và Đại Đông, đều nói rằng đã nghe thấy một tiếng động lớn. Một người dân sống ở quận Hoàng Cô, Thẩm Dương nói rằng cô ấy đang nấu ăn vào thời điểm đó, “đột nhiên nghe thấy một âm thanh lớn từ bên ngoài cửa sổ truyền đến và cửa sổ theo đó không ngừng rung động, giống như vừa có một tiếng sấm lớn vậy”. Nhiều người ở Thành Đô cũng cho biết họ nghe thấy tiếng động lớn.
Về vấn đề này, Weibo chính thức của Cục địa chấn Liêu Ninh trưa nay cho biết các nhân viên đã nghe thấy một tiếng ồn bất thường ở khu vực Tam Đài Tử của Thẩm Dương, theo xác minh ban đầu “đó không phải địa chấn”, nhân viên Cục quản lý ứng phó khẩn cấp Thẩm Dương và Thành Đô đều nói rằng trước mắt “họ đã biết về tiếng ồn xuất hiện bất thường đó và đang tiến hành điều tra xác thực”.
Tuy nhiên, do khoảng cách đường thẳng giữa Thẩm Dương và Thành Đô là hơn 2.100km và thời gian bay mất 4 giờ, tiếng ồn lớn đồng thời từ hai thành phố cũng khiến người dùng mạng Trung Quốc không ngừng suy đoán. Một số người cho rằng đó là tiếng nổ của máy bay chiến đấu, cũng có thể là âm thanh của chuyến bay thử nghiệm trên tàu sân bay, thậm chí là đơn vị tên lửa của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được gọi là Pháo binh Thứ hai đang thực hiện thử nghiệm vũ khí, cũng có một số người nghi ngờ rằng đó là do một vụ phun trào núi lửa gây ra.
Theo News.ltn
Quỳnh Chi biên dịch
Thực lực của quân đội TQ ra sao ?
Từ vụ đụng độ với Ấn Độ trên dãy Himalaya, làm thiệt mạng 20 binh sĩ Ấn, cho đến những căng thẳng xung quanh Đài Loan và Biển Đông, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (APL), khiến các nước láng giềng lo lắng, e sợ rằng quân đội Trung Quốc sẽ tận dụng lợi thế chiến lược mà đại dịch Covid-19 sẽ đem lại cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, sử gia Benjamin Lai trả lời phỏng vấn tuần báo Pháp Le Point nhắc rằng các lực lượng quân đội Trung Quốc vẫn chưa thể bắt kịp các chậm trễ công nghệ và giải quyết được các vấn đề cơ cấu so với quân đội các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Từng là cựu quân nhân dự bị Hồng Kông cho quân đội Hoàng gia Anh, ông Benjamin Lai nghiên cứu kỹ từng biến đổi gia tăng của APL mà ông đề cập đến trong nhiều tập sách (Dragon’s Teeth, The Casemate, 2016 và The Chinese People’s Liberation Army since 1949, Osprey Publishing, 2012). Như ông quan sát từ Thượng Hải ngày nay, nền quốc phòng Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi. Trong trào lưu chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình, quân đội Trung Quốc buộc phải cắt giảm lực lượng bộ binh cồng kềnh, và kể từ giờ tìm cách xây dựng lực lượng hải quân và không quân có khả năng tác chiến xa, bên ngoài biên giới quốc gia.
Le Point : Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (APL) được cho là một đội quân đông đảo nhất thế giới với khoảng 2,18 triệu quân nhân. Tại sao quân đội Trung Quốc chưa là một quân đội hùng mạnh nhất thế giới ?
Benjamin Lai : Người ta không đánh giá một quân đội chỉ bằng các con số. Số lượng không là chất lượng, cũng không phải là điều có ích. Nước Pháp năm 1940 có nhiều xe tăng hơn Đức nhưng vẫn bại trận. Trên thực tế, Trung Quốc không ngừng giảm bớt quân số các binh chủng, đặc biệt là bộ binh, theo truyền thống là có quân số đông nhất, và ngày nay, ưu tiên được dành cho hải quân và không quân. Ngoài ra, APL còn bao gồm cả những quân nhân mà phương Tây xem như là dân sự : Đó là những họa sĩ, nhà văn, diễn viên múa và ca sĩ, và thậm chí cả người dẫn chương trình TV… Nhiều quân y viện cũng mở cửa cho các thường dân, và cả các nhà khoa học nữa. Rất nhiều nhà xưởng sản xuất vũ khí nằm trong hệ thống của APL và các nhân viên chủ chốt của họ được xem như là những ʺngười línhʺ.
Ngoài ra, cũng đừng quên diện tích to lớn của Trung Quốc, đây là một đất nước rất rộng. Với 9,5 triệu km2, lớn hơn nước Pháp đến 14 lần. Nhưng quân đội Trung Quốc cũng chỉ đông hơn quân đội Pháp có 8 lần, vốn chỉ có 268.000 người bao gồm cả khối dân sự. Nếu so sánh với tầm mức của Trung Quốc, quân đội nước này không mấy gì đông đảo. Cuối cùng, quân đội Trung Quốc là quân đội bao gồm lính nghĩa vụ, trong khi quân đội Pháp là quân đội chuyên nghiệp. Các quân đội lính nghĩa vụ thường đông hơn các quân đội lính tình nguyện chuyên nghiệp có đào tạo. Lính nghĩa vụ của Trung Quốc hầu như không được trả lương. Họ được nuôi ăn, ở, nhưng không cần phải đãi ngộ tốt như những người theo nghiệp nhà binh với đầy đủ các tiện nghi hiện đại…
Phải chăng Quân đội Giải phóng Nhân dân đã đạt được một trình độ công nghệ có thể tương đương với phương Tây, đặc biệt là với Hoa Kỳ ?
Trên phương diện công nghệ thì Không. Trung Quốc vẫn đứng sau Hoa Kỳ rất xa, cho dù là quân đội nước này càng ngày càng khá hơn. Quân đội Trung Quốc có cùng cấp độ hoặc tiến bộ hơn một chút trong một số lĩnh vực, rất hạn chế. Trong lễ diễu binh ngày 01/10/2019, người ta đã có thể nhìn thấy chiếc máy bay siêu thanh DF-ZF, một tên lửa hành trình siêu thanh rất tiên tiến, có lẽ là hiện đại hơn cả tên lửa của Hoa Kỳ. Trung Quốc còn nghiên cứu chế tạo cả railgun – một loại đại pháo điện từ và có thể là đang dẫn trước trong việc phát triển loại vũ khí này.
Nhưng quân đội Trung Quốc đặc biệt yếu về công nghệ tầu ngầm và chống tầu ngầm, cũng như là trong việc sản xuất động cơ hàng không. Hệ quả là, các chiến đấu cơ của Trung Quốc không đủ mạnh. Quân đội Trung Quốc cũng yếu về hàng không mẫu hạm. Nước này chỉ có hai chiếc. Đúng hơn là một chiếc rưỡi vì Trung Quốc chỉ mới đang học cách sử dụng. Năng lực triển khai quân xa của Trung Quốc vẫn còn thấp. Các lực lượng của Trung Quốc chưa thể đi quá xa ngoài lãnh thổ. Dù là họ đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này.
Hồi tháng 4/2020, Trung Quốc đã cho hạ thủy một tầu tấn công đổ bộ mới, Type 75, một bãi đáp đổ bộ cho trực thăng. Họ cũng đã nâng cấp chiếc máy bay vận tải hạng nặng, Y-20, chiếc đầu tiên thuộc loại này của Trung Quốc. Tuy nhiên, hệ thống công nghiệp – quân sự của Trung Quốc có một lợi thế so với phương Tây, đó là tất cả các linh kiện mà họ sử dụng đều được sản xuất tại Trung Quốc.
Về mặt luyện tập, quân đội Trung Quốc liệu có cùng trình độ với phương Tây ?
Liên quan đến chương trình luyện tập, Trung Quốc có một vấn đề, đó là từ năm 1980, họ không có tham chiến vào một cuộc chiến nào. Trong khi đó người Mỹ không ngừng chiến đấu kể từ năm 1945. Giờ bay của phi công Trung Quốc ít hơn phi công Mỹ. Và các tướng lĩnh Trung Quốc ít sáng tạo hơn trong các cuộc luyện tập, thường hay theo sát một kế hoạch đã được lập trước. Nhưng điều này đang có những thay đổi nhanh chóng. Năm 2012, Trung Quốc cho thiết lập lực lượng đối kháng riêng của mình, phỏng theo mô hình Opfor của Mỹ, một đơn vị chuyên đóng vai kẻ thù trong các cuộc luyện tập.
Quân đội Trung Quốc đã xây một căn cứ rất lớn dành cho luyện tập quân sự tại vùng Nội Mông, trại Chu Nhật Hòa (Zhu Ri He), rộng hơn 1.000 km2. Trung Quốc giờ cũng chuyển sang luyện tập theo kiểu phương Tây, tức là không luyện tập theo một chương trình định sẵn từ trước mà sử dụng trí não là chính. Trong một bộ phim tài liệu mới đây về Opfor Trung Quốc, viên chỉ huy của lực lượng này giải thích rằng trong số 7 đợt luyện tập, ông ta đánh bại những kẻ tấn công Trung Quốc đến 6 lần. Điều này cho thấy là quân đội Trung Quốc vẫn chưa mấy đổi mới trong các phương thức chiến đấu.
Ngân sách của APL cho năm 2020 dự kiến tăng 6,6% dù là kinh tế trì trệ. Tại sao ? Phải chăng là Trung Quốc đang chuẩn bị bị tấn công như một số truyền thông phương Tây khẳng định khi trích dẫn một báo cáo bí mật của hội đồng tham vấn CICIR ?
Tôi không mấy tin vào những thông tin rò rỉ giả mạo đó. Ở Trung Quốc, loại thông tin như vậy không được tiết lộ ra ngoài. Tốt hơn hết nên nhớ rằng kể từ năm 1949, Trung Quốc chưa bao giờ được yên tĩnh cả. Lúc nào cũng có những mối đe dọa, tranh chấp với Liên Xô, xung đột với Đài Loan và Hoa Kỳ đứng ở phía sau, và thậm chí là các cuộc chiến tranh biên giới, tại Triều Tiên và ở Việt Nam… Chính vì lý do này mà Trung Quốc chú trọng đến chính sách phòng thủ. Bây giờ thì tranh chấp biên giới đã được giải quyết với Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ, quốc gia còn lại mà Trung Quốc có tranh cãi biên giới là Ấn Độ.
Nhưng trong năm 2020 này, mối đe dọa không còn đến từ một cuộc xâm lược trên bộ nữa. Điều đó sẽ chẳng xảy ra. Các cuộc tấn công ngày nay là kinh tế và chính trị, đặc biệt là những « cuộc cách mạng màu », những cuộc nổi dậy được nước ngoài ủng hộ nhằm dẫn đến việc thay đổi chế độ như tại Libya chẳng hạn. Cuối cùng, việc tăng ngân sách quân sự thêm 6,6% cho năm 2020 trên thực tế là một sự suy giảm so với mức tăng 7,5% năm 2019. Kể từ những năm 1980, chi tiêu quân sự của Trung Quốc tương đối ổn định tỷ lệ theo GDP, dưới 2% GDP. Đơn giản là vì kinh tế Trung Quốc đã tăng rất nhiều. 2% của một chiếc bánh lớn là rất nhiều tiền.
Liệu có những lý do nội bộ nào cản trở việc giảm ngân sách hay không ?
Quân đội Trung Quốc không nắm, không điều khiển được chính phủ cũng như đảng Cộng sản. Cho dù quân đội Trung Quốc có một tầm ảnh hưởng lớn trong đảng, nhưng đảng Cộng sảng kiểm soát quân đội chứ không phải ngược lại. Các tướng lĩnh thực ra không có quyền lực ở mức có thể nói với Tập Cận Bình phải làm gì !
Để phát triển, đâu là những ưu tiên của APL hiện nay ?
Kể từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền, đã có những thay đổi lớn trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ông ấy tấn công nạn tham nhũng. Điều này có thể thấy rõ trong giai đoạn 2014 – 2016, ít thấy hơn trong 2019 – 2020. Giang Trạch Dân đã bổ nhiệm những tay chân thân tín để lãnh đạo quân đội và ông ấy vẫn còn kiểm soát Trung Quốc trong hậu trường khi Hồ Cẩm Đào là chủ tịch nước. Giang Trạch Dân vẫn là chủ tịch Quân Ủy Trung Ương trong suốt bốn năm đầu Hồ Cẩm Đào đứng đầu Nhà nước. Trong suốt những năm đó, ông ta đã đặt bạn bè của ông ta vào những vị trí chủ chốt trong quân đội. Điều này đã làm cho quân đội trở nên bị tham nhũng nặng, một số người còn mua cả chức vụ và bậc hàm. Nhiều sĩ quan điều hành đơn vị của họ như là những tiểu vương quốc của cá nhân. Một số người vẫn giữ nhà công vụ, trị giá đôi khi hàng triệu đồng sau khi rời khỏi vị trí. Số khác thì lén lút cho người ngoài thuê tài sản của quân đội, để xây nhà ở, khách sạn hay điểm kinh doanh, như ở đây Thượng Hải chẳng hạn, các bãi đỗ xe của các viện quân y từ lâu trở thành các cửa hiệu.
Tôi cũng không nói là APL giờ hoàn toàn không còn nạn tham nhũng nữa, nhưng tệ nạn này kể từ giờ có quy mô nhỏ hơn. Thật sự là rất khác so với cách nay 5 năm theo như những mối quen biết của tôi trong quân đội và ngành công nghiệp quân sự cho biết. Không còn những bữa dạ tiệc, không còn rượu cognac trong các bữa ăn của các sĩ quan ! Tập Cận Bình đã sa thải những ai không tuân thủ ông ấy và những kẻ tham nhũng, đồng thời nắm lại quyền kiểm soát quân đội, cho phép ông khởi động một chương trình cải cách trong Quân Ủy Trung Ương, và bốn bộ chỉ huy của ông ta, chính trị, hậu cần, vũ khí và nhân sự. Ông ta đã giảm số quân khu từ 7 xuống còn 5. Tập Cận Bình còn thành lập một nhánh mới của quân đội : Lực lượng hỗ trợ chiến lược, có khả năng tiến hành chiến tranh mạng. Hải quân đóng nhiều tàu chiến mới. Không quân cũng đang chuyển các chiến đấu cơ từ hệ thứ 4 sang thứ 5.
Nhưng vì quân đội Trung Quốc rất lớn, mọi sự thay đổi trang thiết bị đòi hỏi nhiều thời gian. Họ vẫn còn cho bay các chiếc J-7 đời cũ, tương đương với loại Mig-21 cũ, các loại chiến đấu cơ thời Chiến Tranh Lạnh, và họ còn sử dụng các chiếc xe tăng đời thứ nhất, T-59, một bản sao của xe tăng Liên Xô T-54, có từ năm 1954 ! Hơn nữa, những loại vũ khí mới đắt hơn rất nhiều : Chiếc T-59 giá chỉ vừa 30.000 đô la, xe tăng đời mới T-99MBT giá hơn hai triệu đô la/chiếc. Tiền lương cho lính đã được cải thiện, các doanh trại cũng vậy, và giờ có thể tiếp đón các gia đình binh sĩ. Sau cùng, APL bắt đầu mở cửa cho phép các công ty tư nhân cung cấp hậu cần như SF Express chẳng hạn.
Những vụ va chạm ở biên giới gần đây với Ấn Độ trên dãy Himalaya được nói đến như thế nào tại Trung Quốc ?
Trên các kênh truyền thông có rất ít giải thích. Nhìn từ góc độ lịch sử, Trung Quốc chưa bao giờ công nhận đường kiểm soát thực sự, nơi mà quân đội hai bên dừng lại vào cuối cuộc chiến năm 1962, và Ấn Độ xem như là biên giới của họ. Tại sao ư ? Bởi vì trước đây, Trung Quốc chưa bao giờ ký kết chấp nhận đường ranh giới Mac Mahon, được thỏa thuận vào năm 1914 giữa Anh Quốc và người Tây Tạng. Chính phủ Trung Quốc không công nhận Tây Tạng như là một đất nước tự do. Một chính quyền địa phương không có thẩm quyền ký kết các thỏa thuận. Bây giờ Ấn Độ tố cáo Trung Quốc xâm nhập vào lằn ranh này. Chúng ta đang trở lại với vấn đề của thế kỷ XIX.
Phải chăng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc mạnh hơn quân đội Ấn Độ như một số nhà bình luận có nói đến ?
Trung Quốc vượt trội trên phương diện vũ khí, nhưng chủ yếu là có lợi thế địa hình chiến lược. Đầu tiên, Tây Tạng nằm ở phía trên cao, Ấn Độ thì ở phía dưới. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tốt hơn rất nhiều, như tàu hỏa, đường bộ, viễn thông… Trung Quốc có thể vận chuyển quân và tiếp tế cho họ nhanh hơn rất nhiều. Ấn Độ cố gắng bù đắp điều này bằng cách trang bị các chiếc máy bay vận tải của Mỹ như chiếc C-17 Globemaster. Nhưng quân đội Ấn Độ cũng bị bất lợi do thiếu sự phối hợp tập trung. Các lực lượng vũ trang của Ấn Độ có đến 17 loại súng khác nhau, được mua từ Mỹ, Úc, Israel… Làm đau đầu ban quân nhu ! Tiểu liên INSAS do Ấn Độ chế tạo chưa bao giờ được sản xuất hàng loạt, và cảnh sát Ấn Độ lại rất ưng loại AK-47. Dẫu sao thì Ấn Độ cũng có một lợi thế đáng kể, đó là các đội quân sơn cước của họ có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, chống quân đội Pakistan trên cao nguyên. Ấn Độ có thể lấy lại thế thắng đó nhưng dường như vẫn chưa làm được điều đó.
Ông Kiều Lương (Qiao Liang), một chiến lược gia Trung Quốc gần đây có đánh giá rằng tiến hành xâm lược Đài Loan có lẽ sẽ « trả giá đắt ». Tại sao ông ấy nói như thế ? Có phải là vì sẽ phải đối đầu với một liên minh phương Tây ? Hay bởi vì APL không có khả năng tiến hành một chiến dịch đổ bộ như thế mà không bị tổn thất nặng nề ?
Ông Kiều Lương là giáo sư tại Học Viện Quân Sự và là tác giả thuộc APL. Những gì ông ấy nói không phải là đúng. Hơn nữa, đó cũng không phải là lập trường chính thức của APL, cũng như là của Tập Cận Bình. Dù sao, như cuộc xâm lược Irak của Hoa Kỳ đã minh chứng rõ, vấn đề không phải là thắng trận, mà là có được hòa bình. APL có lẽ sẽ chẳng gặp vấn đề gì khi đè bẹp quân đội Đài Loan. Nhưng người dân Đài Loan sẽ có phản ứng ra sao nếu như nhà cửa của họ bị phá hủy và nếu như họ bị mất người thân?
Trung Quốc muốn sáp nhập Đài Loan trở về với mẫu quốc, nhưng lựa chọn quân sự không là một giải pháp. Tốt hơn hết là nên dùng đòn kinh tế và chính trị, với một chút xíu dọa nạt quân sự. Một cuộc phục kích nhỏ là rất có khả năng. Tàu chiến Đài Loan rất có thể sẽ bị phá hủy. Các hòn đảo đối diện với Hạ Môn (Xiamen) như đảo Kim Môn (Jinmen) rất có thể sẽ bị xâm chiếm hoàn toàn để cho thấy rõ là Trung Quốc có thể nghiền nát Đài Loan một cách dễ dàng. Nhưng người ta sẽ không được thấy một cuộc đổ bộ hùng hậu như D-Day tại vùng Normandie của Pháp. Người ta nghĩ nếu như vậy thì giống cách nay 70 năm, họ đã xem quá nhiều phim chiến tranh.
Cuối cùng, tôi không nghĩ rằng quân đội Trung Quốc khiếp hãi trước những tổn thất đáng kể. Trung Quốc không là một nền dân chủ phương Tây. Những người đang điều hành Trung Quốc chẳng phải được bầu lên mỗi bốn năm. Họ không lo lắng cho những tổn thất đó. Năm 1979, Trung Quốc mất rất nhiều binh sĩ trong cuộc chiến chống Việt Nam. Nhưng điều đó không quan trọng đối với Trung Quốc, bởi vì nước này đã đạt được mục tiêu chiến lược của mình.
Mục tiêu khi ấy là không còn tranh chấp biên giới với Việt Nam nữa, để khởi xướng kế hoạch mở cửa kinh tế của Đặng Tiểu Bình. Việt Nam trở thành một vấn đề (đối với Trung Quốc) vì lúc đó, Việt Nam nghĩ rằng sẽ có được sự ủng hộ của người anh cả Liên Xô. Nhưng Liên Xô đã không đến hỗ trợ như là Hoa Kỳ từng đến cứu Israel năm 1973. Việt Nam hiểu ra rằng nếu cuộc chiến kéo dài, họ sẽ thua. Về mặt chiến thuật, Trung Quốc thua nhưng nước này lại thắng cuộc tranh luận chiến lược.
Những lực lượng nào của quân đội Trung Quốc hiện diện tại vùng Biển Đông ?
Những hòn đảo ở Biển Đông rất là nhỏ, diện tích chỉ bằng một hay hai sân đá bóng. Các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở đó chỉ để hỗ trợ hậu cần, để cho tàu bè và phi cơ được tiếp liệu. Các lực lượng chính nằm ở đảo Hải Nam, gắn liền với lục địa. Căn cứ quân sự chính là căn cứ hải quân Du Lâm (Yulin). Chắc chắn đó là nơi neo đậu các tầu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Trên các đảo đá ở Biển Đông chỉ là những tiền đồn mà thôi !
Một ngày nào đó, phải chăng hải quân Trung Quốc rất có thể sẽ thống trị hải quân Mỹ như một số người tin như thế ?
Đây là một câu hỏi khó. Nếu đối đầu xảy ra gần bờ biển Trung Quốc, hải quân của APL có lợi thế. Lực lượng này sẽ được bảo vệ bởi một dàn tên lửa rất hiệu quả đặt trên đất liền. Nhưng ở xa Trung Quốc thì hải quân nước này bị mất lợi thế đó. Hơn nữa, các tầu chiến của Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp liệu nếu đi quá xa Trung Quốc. Chính vì điều này mà Bắc Kinh quyết định mở một căn cứ quân sự tại Djibouti. Trong 20 năm nữa, Trung Quốc có thể sẽ có khả năng điều tầu chiến đi xa hơn. Nhưng Trung Quốc không có lợi lộc gì tại Địa Trung Hải, như là ở Ấn Độ Dương, bờ đông châu Phi và tại Đông Nam Á.
http://biendong.net/bien-dong/35430-thuc-luc-cua-quan-doi-tq-ra-sao.html
Trung Quốc phóng vệ tinh,
hoàn thành hệ thống định vị Beidou
Trung Quốc hôm 23/6 đã phóng thành công và đưa vào quỹ đạo vệ tinh cuối cùng của hệ thống định vị Beidou, hy vọng có thể cạnh tranh với hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ.
Vệ tinh được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên vào lúc 10h15 ngày 23/6, giờ Bắc Kinh, theo Reuters. Vụ phóng được chiếu trực tiếp trên Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc -CGTN.
Ý kiến phát triển một hệ thống định vị riêng cho Trung Quốc đã manh nha từ thập niên 1990 trong bối cảnh quân đội Trung Quốc tìm cách giảm sự lệ thuộc vào hệ thống định vị GPS, vốn do Không Lực Hoa Kỳ điều hành.
Khi vệ tinh Beidou-1 được phóng lên quỹ đạo vào năm 2000, hệ thống định vị này chỉ giới hạn trong nội địa Trung Quốc. Giờ đây các dịch vụ liên hệ tới hệ thống định vị Beidu – như giám sát giao thông, đã được xuất khẩu sang 120 nước.
Năm 2003 Trung Quốc tìm cách tham gia dự án định vị vệ tinh Galileo do Liên hiệp Châu Âu đề xuất, nhưng sau đó Bắc Kinh đã rút ra khỏi dự án này để tập trung vào Beidou.
Nhà phân tích Alexandra Stickings thuộc Viện nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia, một tổ chức tư vấn chính sách của Anh, nói các tín hiệu dân sự từ Beidou không khá hơn so với GPS hay Galleo.
Bà nói rất nhiều nước sử dụng hệ thống định vị Beidou cũng tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc nhằm xây dựng “Con Đường Tơ lụa mới” để phát triển thương mại và đầu tư.
Theo nhà nghiên cứu này, hệ thống định vị Beidou phải có tín hiệu tố và chứng minh các dịch vụ của họ là đáng tin cậy để có thể thuyết phục người sử dụng trên khắp thế giới và cạnh tranh với hệ thống định vụ GPS của Hoa Kỳ.
Trung Quốc cảnh báo
nguy cơ xung đột trên biển với Hoa Kỳ
Thụy My
Ông Ngô Sĩ Tồn (Wu Shicun), giám đốc Viện nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, hôm qua 23/06/2020 cho rằng quân đội Mỹ triển khai ồ ạt chưa từng thấy tại châu Á-Thái Bình Dương, và cảnh báo khả năng xảy ra xung đột.
Nhân dịp giới thiệu một báo cáo về sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực, Ngô Sĩ Tồn cho biết Mỹ đã triển khai 375.000 quân nhân và 60% số chiến hạm tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ba hàng không mẫu hạm đã được Washington gởi đến khu vực này. Trong suốt tám năm dưới thời Barack Obama, Hải quân Mỹ chỉ tiến hành 4 hoạt động bảo vệ tự do hàng hải, trong khi con số này chỉ trong nhiệm kỳ đầu của ông Donald Trump đã là 22.
Theo Ngô Sĩ Tồn, nếu có sự cố về quân sự, binh lính hai bên nổ súng sẽ là thảm họa cho quan hệ song phương. Đôi bên « cần phải tăng cường thông tin để tránh những hiểu lầm và tính toán sai lạc », qua việc tái lập các cuộc họp quân sự cấp cao, mở một đường dây điện thoại trực tiếp và tiến hành tập trận chung. Cũng theo báo cáo, Trung Quốc không coi Hoa Kỳ là đối thủ tiềm năng, và « không muốn có một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Mỹ ».
Căng thẳng Mỹ-Trung đã tăng lên kể từ khi ông Donald Trump lên làm tổng thống năm 2017. Hoa Kỳ thường xuyên tuần tra vì tự do hàng hải trên Biển Đông, nơi Bắc Kinh xây nhiều đảo nhân tạo và quân sự hóa, gây lo ngại cho các nước láng giềng.
Mỹ-Nhật thao dượt chung trên Biển Đông
Hải quân Hoa Kỳ ngày 23/06/2020 cho biết các chiến hạm Gabrielle Giffords, Kashima và Shimayuki đã cùng thao dượt để cải thiện khả năng phối hợp và thông tin. Chuẩn đô đốc Fred Kacher, chỉ huy nhóm tác chiến viễn chinh (ESG) 7 nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc thao dượt song phương Mỹ-Nhật, nhằm duy trì một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Đệ thất Hạm đội, đơn vị có nhiều chiến hạm nhất của Hải quân Mỹ, thường có những hoạt động phối hợp với 35 quốc gia ven biển nhằm duy trì an ninh hàng hải, tránh xảy ra những xung đột.
Campuchia mở cửa biên giới với Việt Nam
Campuchia đã mở cửa biên giới với Việt Nam, dỡ bỏ lệnh cấm du khách qua lại biên giới chung sau khi cấm mọi sự đi lai trong hơn 3 tháng qua vì đại dịch Covid-19, báo New Straits Times của Malaysia tường trình.
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia, ông Ouch Borith, cho biết Việt Nam đã được thông báo về quyết định này.
VTV4 cho biết trong thông báo gửi cho Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia thông báo bãi bỏ hiệu lực công hàm ngày 18/3/2020 liên quan tới việc hạn chế qua lại biên giới của các công dân Campuchia và Việt Nam.
Thông báo khẳng định việc bãi bỏ hiệu lực công hàm có hiệu lực ngay lập tức từ ngày 19/6/2020.
Hôm 23/6, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Campuchia Koy Kuong cho biết là tuy mở cửa biên giới, nhưng các biện pháp phòng dịch Covid-19 sẽ vẫn được duy trì.
Báo Khmer Times trích dẫn phát biểu của Tướng Keo Vanthorn, Phó Giám đốc Di trú thuộc Bộ Nội vụ Campuchia, xác nhận tin Pnom Penh mở cửa biên giới và nói rằng biện pháp này sẽ đẩy mạnh kinh tế, đầu tư và thương mại giữa hai nước.
Tuy nhiên hiện chưa rõ liệu Việt Nam có đáp ứng với một động thái tương tự hay không.
Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, ông Vũ Quang Minh, nói nới lỏng các hạn chế ở biên giới sẽ cho phép sinh viên được trở lại trường để tiếp tục học vấn tại Việt Nam, hay tại Campuchia.
Báo New Straits Times dẫn lời Đại sứ Minh nói cho tới giờ, hai nước láng giềng đã tương đối thành công trong việc đối phó với đại dịch Covid-19, cả hai có thể tự hào và nghĩ tới các biện pháp nới lỏng hạn chế đi lại giữa hai bên.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chính sách Chan Sophal cũng bày tỏ sự hậu thuẫn cho quyết định mở cửa biên giới mặc dù vẫn còn những quan ngại về một đợt lây nhiễm mới.
Ông nói đây là “thời điểm thích hợp” để mở cửa biên giới. Nhưng cho tới hôm nay, Lào và Thái Lan vẫn đóng cửa biên giới và hạn chế giao thương với Campuchia.
Báo Pnom Penh Post nói các nước Á Châu đang thảo luận về các biện pháp khả dĩ để hồi sinh lại ngành du lịch khu vực.
https://www.voatiengviet.com/a/campuchia-mo-cua-bien-gioi-voi-vietnam/5475863.html
Em trai thủ tướng Singapore gia nhập đảng đối lập
Ông Lý Hiển Dương, em trai của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, hôm 24/6 cho biết đã gia nhập một đảng đối lập sẽ cạnh tranh với Đảng Hành động Nhân dân (PAP) của anh trai mình trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 10/7.
Theo Reuters, ông Lý Hiển Dương cho biết ông tham gia Đảng Singapore Cấp tiến (PSP), nhưng chưa quyết định liệu ông có ra tranh cử hay không.
Tin cho hay, hai anh em nhà họ Lý thời gian qua đã tranh chấp căn nhà của người cha quá cố cũng là người sáng lập Singapore và PAP, ông Lý Quang Diệu.
Theo Reuters, ông Lý Hiển Dương đã chỉ trích PAP, vốn lãnh đạo Singapore kể từ 1965, năm nước này giành được độc lập.
Viết trên Twitter, PSP chào mừng tân thành viên Lý Hiển Dương gia nhập đảng này.
Hỏa lực Ấn-Trung, bên nào hơn?
Trung Quốc đang chiếm ưu thế về công nghệ và vũ khí mới. Ấn Độ có kinh nghiệm tác chiến bộ binh lẫn trên không.
Ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong vụ ẩu đả với binh sĩ Trung Quốc đêm 15-6 tại thung lũng Galvan, vùng Ladakh ở Kashmir. Đây trở thành vụ đụng độ chết người nhất giữa hai nước trong gần 50 năm. Các chuyên gia cảnh báo về một điểm nóng địa chính trị mới ở Nam Á, theo kênh Al Jazeera.
Căng thẳng dâng cao giữa hai cường quốc hạt nhân khiến cộng đồng quốc tế lo lắng. Liên Hợp Quốc hối thúc hai bên kiềm chế tối đa.
Đài CNN đã trích dẫn nghiên cứu gần đây của Trung tâm Belfer (Mỹ) và Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) để so sánh sức mạnh của quân đội Ấn Độ và Trung Quốc.
Vũ khí hạt nhân
Không ai hy vọng những căng thẳng mới bùng nổ thành chiến tranh hạt nhân nhưng thực tế là cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ đều là cường quốc hạt nhân.
Trung Quốc trở thành cường quốc hạt nhân năm 1964 và Ấn Độ vào năm 1974.
Theo số liệu do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ở Thụy Điển công bố hồi tuần trước, ước tính Trung Quốc có khoảng 320 đầu đạn hạt nhân, hơn gấp đôi Ấn Độ (150 đầu đạn).
Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều mở rộng kho vũ khí hạt nhân trong năm 2019, Bắc Kinh tăng 40 đầu đạn và New Delhi tăng 10 đầu đạn, theo SIPRI.
Cả hai nước duy trì bộ ba răn đe hạt nhân gồm tên lửa, máy bay ném bom mang vũ khí hạt nhân và tàu ngầm. Tuy nhiên, cả Ấn Độ và Trung Quốc theo đuổi chính sách “không sử dụng trước”, tức là họ cam kết chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm trả đũa một cuộc tấn công hạt nhân của quốc gia khác.
Không quân
Ấn Độ có khoảng 270 tiêm kích và 68 máy bay tấn công mặt đất. Theo nghiên cứu hồi tháng 3 của Trung tâm Belfer của Mỹ, Ấn Độ có thể triển khai số khí tài này trong trường hợp nổ ra xung đột quân sự với Trung Quốc.
New Delhi cũng sở hữu một loạt căn cứ không quân nhỏ gần khu vực biên giới với Trung Quốc có khả năng tiếp nhận và hỗ trợ các chiến đấu cơ, theo nghiên cứu của Trung tâm Belfer.
Về phía Trung Quốc, nước này sở hữu 157 tiêm kích và một phi đội máy bay không người lái trong khu vực, nghiên cứu của Belfer cho biết. Không quân Trung Quốc sử dụng tám căn cứ trong khu vực, song hầu hết là sân bay dân sự nằm ở độ cao lớn.
“Độ cao của các căn cứ không quân Trung Quốc ở Tây Tạng và Tân Cương kèm theo địa hình, thời tiết khó khăn trong khu vực khiến tiêm kích Trung Quốc chỉ có thể mang theo một nửa vũ khí và nhiên liệu so với thiết kế”, nghiên cứu cho hay.
Việc tiếp nhiên liệu trên không có thể giúp máy bay chiến đấu Trung Quốc mang thêm vũ khí và kéo dài thời gian tác chiến. Tuy nhiên, không quân Trung Quốc không đủ máy bay tiếp nhiên liệu để thực hiện nhiệm vụ này, theo nghiên cứu.
Nghiên cứu của Belfer tiết lộ thêm không quân Ấn Độ có thể triển khai tiêm kích đa nhiệm Mirage 2000 và Su-30 làm nhiệm vụ ở biên giới, trong khi Trung Quốc có thể sử dụng các tiêm kích J-10, J-11 và Su-27.
Ngoài ra, một báo cáo hồi tháng 10-2019 của Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) cho hay Ấn Độ đã xây dựng các căn cứ ở khu vực biên giới với Trung Quốc giúp nước này có thêm lợi thế.
“Để vượt qua cuộc tấn công tiềm tàng của quân đội Trung Quốc, Ấn Độ đã chú trọng hơn vào gia cố cơ sở hạ tầng, hệ thống chỉ huy, kiểm soát và liên lạc dự phòng, cải thiện hệ thống phòng không”, báo cáo cho biết.
Nghiên cứu của Belfer cho biết Trung Quốc – đang đối mặt mối đe dọa từ Mỹ ở phía Đông và phía Nam – tập trung tăng cường các căn cứ ở đó khiến khu vực Himalaya, nơi có ít nhất bốn căn cứ không quân dễ bị tổn thương.
“Nếu Ấn Độ phá hủy hoặc vô hiệu hóa tạm thời những căn cứ này, điều này sẽ phơi bày những điểm yếu của không quân Trung Quốc”, CNAS đánh giá.
Kinh nghiệm tác chiến
Báo cáo của Belfer cũng tiết lộ một lợi thế khác của không quân Ấn Độ, đó là kinh nghiệm tác chiến.
“Những cuộc xung đột gần đây với Pakistan giúp không quân Ấn Độ có kinh nghiệm đắt giá về vận hành mạng lưới tác chiến trong thực tế”, báo cáo nhận định.
“Các cuộc diễn tập không theo kịch bản của không quân Trung Quốc gần đây đều cho thấy phi công dựa quá nhiều vào chỉ huy mặt đất để định hướng chiến thuật. Điều này cho thấy hiệu quả chiến đấu của không quân Trung Quốc có thể thấp hơn đáng kể so với dự tính”, báo cáo của Trung tâm Belfer có đoạn.
CNAS cho rằng Ấn Độ cũng đã củng cố kinh nghiệm chiến đấu cho bộ binh sau các cuộc giao tranh ở khu vực Kashmir và những vụ đụng độ lẻ tẻ ở biên giới với Pakistan.
“Ấn Độ đã tích lũy thêm kinh nghiệm sau hàng loạt cuộc xung đột cường độ thấp. Ngược lại, Trung Quốc không có kinh nghiệm thực chiến đáng kể nào kể từ năm 1979”, báo cáo của CNAS đánh giá.
Quanh khu vực Himalaya, Trung tâm Belfer ước tính Ấn Độ bố trí khoảng 225.000 binh sĩ, trong khi con số này của Trung Quốc là 200.000 – 230.000. Tuy nhiên, con số của Trung Quốc là đã tính cả các đơn vị đảm nhận nhiệm vụ chống nổi dậy ở Tây Tạng và Tân Cương hoặc đối phó xung đột tiềm tàng dọc biên giới Trung-Nga.
Nghiên cứu của Belfer dẫn lời một cựu sĩ quan không quân Ấn Độ ước tính Trung Quốc sẽ cần 220 tên lửa đạn đạo để vô hiệu hóa một căn cứ không quân Ấn Độ trong một ngày. Với 1.000-1.200 tên lửa trong biên chế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, Trung Quốc nhiều khả năng không đủ vũ khí để loại bỏ toàn bộ sân bay quân sự Ấn Độ.
Công nghệ và vũ khí mới
Một lĩnh vực Trung Quốc có thể đang chiếm ưu thế là công nghệ và vũ khí mới. Với ngân sách quốc phòng lớn và hiện đại hóa quân đội nhanh chóng, cán cân sức mạnh đang nghiêng về Trung Quốc.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc gần đây liên tiếp đưa tin và đăng tải video về các vũ khí mới được triển khai diễn tập ở khu vực Tây Tạng, bao gồm xe tăng hạng nhẹ Type 15 và lựu pháo gắn trên xe tải cỡ nòng 155 mm mới.
Trung Quốc lần đầu trình làng cả hai vũ khí mới này tại lễ duyệt binh nhân ngày quốc khánh Trung Quốc năm 2019.
Những vũ khí này được tối ưu cho những chiến dịch chiếm ưu thế địa hình cao nguyên và có thể đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ khu vực biên giới, các chuyên gia quân sự nói với tờ Global Times.
Đồng minh
Trong khi Trung Quốc chủ yếu dựa vào chính mình để đối đầu với Ấn Độ tại khu vực Himalaya, Ấn Độ lại phát triển các mối quan hệ quốc phòng với những quốc gia lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Những năm gần đây, Ấn Độ thắt chặt quan hệ quốc phòng với Mỹ. Mỹ cũng từng gọi Ấn Độ là “đối tác quốc phòng lớn”.
Trong trường hợp nổ ra xung đột quy mô lớn ở Himalaya, tình báo và trinh sát Mỹ có thể giúp Ấn Độ có được bức tranh rõ ràng hơn về chiến trường.
http://biendong.net/bien-dong/35431-hoa-luc-an-trung-ben-nao-hon.html
Căng thẳng với TQ,
Ấn Độ giục Nga sớm giao ‘rồng lửa’ S-400
Ấn Độ xem xét thúc giục Nga đẩy nhanh quá trình cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400, trong bối cảnh xung đột biên giới với Trung Quốc đang căng thẳng.
Nguồn tin của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, New Delhi xem xét thúc giục Nga đẩy nhanh cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-400. Matxcơva mới đây thông báo trì hoãn kế hoạch giao hàng đến tháng 12/2021, do tác động của dịch COVID-19.
Theo đó, việc đẩy nhanh đơn hàng quân sự trị giá 5,4 tỷ USD này dự kiến sẽ được thảo luận trong cuộc họp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh với người đồng cấp Nga Sergei Shoigu tới đây. Theo đó ông Rajnath Singh có chuyến thăm 3 ngày tới Nga và tham dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng hôm 24/6.
Ấn Độ quyết định cử Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh tham gia sự kiện tại Nga, sau khi tham vấn ý kiến của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Trung Quốc đang gia tăng.
Ấn Độ trước đó cũng mua của Nga 33 máy bay chiến đấu, bao gồm 12 chiếc Su-30MKI và 21 MiG-29.
Trước chuyến thăm Nga hôm 24/6, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ chia sẻ trên mạng xã hội rằng, chuyến đi của ông là cơ hội để tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược và quốc phòng Ấn-Nga.
Theo Sputnik, Ấn Độ có thể đang coi sự kiện này là cơ hội để tăng cường hoạt động hớp tác với Nga và Trung Quốc. Bởi vì Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa cũng có khả năng có mặt tại lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng ngày 24/6.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajanth dự kiến sẽ gặp Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov, người phụ trách các vấn đề quân sự và hàng không vũ trụ.