Tin khắp nơi – 24/06/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 24/06/2019

Thương chiến Mỹ-Trung

sẽ được giải quyết tại thượng đỉnh G20?

Nếu chủ tịch Tập Cận Bình gặp tổng thống Donald Trump tại hội nghị G20 thì Trung Quốc sẽ có một sự mềm dẻo nào đó nhưng Mỹ cũng cần tránh làm Bắc Kinh mất mặt, khách mời nói với Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 20/6/2019, nhân sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh G20 sắp diễn ra tại Nhật Bản.

Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại thành phố Osaka, Nhật Bản từ ngày 27-29/6.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự hội nghị, Tân Hoa Xã cho biết hôm 23/6, đưa ra xác nhận chính thức đầu tiên về sự kiện.

Tân Hoa Xã xác nhận Tập Cận Bình dự G20

G20: Vì sao Trump và Tập sẽ không đi tới thỏa thuận nào?

Trump sẽ gặp Tập Cận Bình tháng tới

Theo Reuters, tại diễn đàn này, ông Tập dự kiến sẽ hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cuộc gặp Trump-Tập được cho là mấu chốt để đưa các cuộc đàm phán trở lại đúng hướng để làm giảm căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

G20 và thương chiến Mỹ-Trung

Tham gia chương trình, giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia, nhà bang giao quốc tế từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, nói với Bàn tròn Thứ Năm (20/6) tại London:

“Nếu Tập Cận Bình gặp Donald Trump tôi nghĩ rằng bên Trung Quốc sẽ có một sự mềm dẻo nào đó.”

Tuy nhiên, thương chiến Mỹ-Trung sẽ không thể được giải quyết trong hội nghị G20 lần này, giáo sư Ngô Vĩnh Long giải thích:

“Vấn đề thương chiến sẽ không ngưng cho đến khi có bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.

“Tổng thống Donald Trump cần gây sự với các nước ngoài để lấy phiếu của người Mỹ” và sự ủng hộ của Đảng Cộng Hòa.”

Trường hợp “nếu vấn đề thương chiến được êm đi thì các vùng khác sẽ bị khó khăn,” ông nói thêm.

“Nếu Trung Quốc mà nhượng bộ nhiều và Trump không thể dùng vấn đề Trung Quốc để đi ra đầu phiếu thì tôi nghĩ Trump sẽ gây sự với chỗ khác, ví dụ như Iran chẳng hạn.”

Nếu ông Trump mà cứ cho mình là trên hết và ép Trung Quốc phải đi theo thì có thể dồn họ vào đường cùng là họ phản ứng chứ họ không có đáp ứngĐỗ Thông Minh, Nhà báo, nhà biên khảo

Từ Tokyo, nhà báo Đỗ Thông Minh bình luận về thương chiến Mỹ-Trung tại G20 sắp diễn ra, ông nói:

“Một số trường hợp cho là ông Tập Cận Bình sẽ kéo dài để qua hết nhiệm kỳ ông Trump biết đâu nhiệm kỳ sau là người khác lên sẽ đỡ đi.

“Điều đó cũng có thể đúng nhưng mà chắc chắn ông Trump sẽ không để cho phía ông Tập Cận Bình có thời gian để câu giờ như vậy mà ông muốn có câu trả lời sớm.

“Bởi vì kỳ họp năm ngoái ở Argentina đã trì hoãn, cũng đã hoãn cho đến bây giờ,” do đó, “đã tới thời điểm quyết định”.

Tuy nhiên, để đạt được kết quả từ phía Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng cần tránh làm mất mặt Bắc Kinh, nhà báo Đỗ Thông Minh nói thêm.

“Cái quan trọng nhất là nếu Mỹ làm quá mà Trung Quốc mất mặt, Trung Quốc bây giờ là nước lớn thứ nhì rồi đừng có làm Trung Quốc mất mặt quá.

“Thành ra nó phải có sự nhượng bộ vừa phải để bên ngoài người ta nhìn vào đừng có quá mất mặt thì nó mới có thể đạt được.

“Nếu ông Trump mà cứ cho mình là trên hết và ép Trung Quốc phải đi theo thì có thể dồn họ vào đường cùng là họ phản ứng chứ họ không có đáp ứng.”

G20 và vấn đề Hong Kong

Liên quan đến vấn đề Hong Kong và các cuộc biểu tình diễn ra gần đây, giáo sư Ngô Vĩnh Long nói rằng nó “không có ảnh hưởng lắm” đến cuộc gặp dự kiến Trump-Tập tại G20.

Vì theo ông Long, “Trump không để ý‎ đến vấn đề nhân quyền”.

“Đối với Trump vấn đề buôn bán, vấn đề làm cái gì để cho Trump có thể chứng minh với dân chúng Mỹ rằng gặp Tập Cận Bình có lợi về kinh tế chứ còn tôi nghĩ vấn đề chính trị, nhất là đối với Hong Kong thì sẽ không có ảnh hưởng gì tới Trump.”

Tuy nhiên, theo tin mới nhất từ Reuters, trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Trương Quân cho biết Trung Quốc sẽ không cho phép thảo luận về vấn đề Hong Kong tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới.

TQ sẽ ‘không cho’ bàn về Hong Kong tại G20

Trước khi gặp Trump, ông Tập thăm Kim Jong-un

Các vấn đề Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, ông Trương Quân phát biểu tại một cuộc họp hôm 24/6 tại Bắc Kinh.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-48746187

 

Biểu tình Hong Kong:

Căng thẳng lan sang Mỹ thế nào?

Zhaoyin FengBBC Tiếng Trung, Washington

Làn sóng từ các cuộc biểu tình ở Hong Kong phủ kín mặt báo trên toàn cầu, thậm chí làn sóng này còn lan sang tận các trường đại học Hoa Kỳ.

“Tôi đến từ một thành phố thuộc sở hữu của một quốc gia mà tôi không thuộc về.”

Mở đầu bài viết của một sinh viên Hong Kong 19 tuổi từ một trường đại học ở Boston. Bài viết có tựa đề “Tôi đến từ Hong Kong, không phải Trung Quốc” của Frances Hui đã khiến cô lạc vào tâm bão.

Lý do giới trẻ Hong Kong vẫn quyết tâm biểu tình?

Biểu tình Hong Kong và một góc nhìn từ Việt Nam

Sau khi được đăng tải vào tháng Tư, ngay trước khi các cuộc biểu tình ở Hong Kong nổ ra, các tài khoản mạng xã hội của Hui đã nhận ‘bão comment’. Cô đã nhận được sự ủng hộ lớn, có cả từ Joshua Wong, nhà hoạt động sinh viên nổi tiếng nhất Hong Kong, người nhấn like bài của Hui.

Nhưng kèm vào đó là một làn sóng chỉ trích từ các sinh viên Trung Quốc đại lục tại Emerson.

Một người nói Hui là “ngu dốt và kiêu ngạo”. Một số ý kiến cho rằng cô và cha mẹ nên thấy xấu hổ.

Một người khác nói Hui lớn lên bằng điện và nước ngọt do đại lục cung cấp, “nhưng bây giờ bạn khẳng định bạn là người Hong Kong chứ không phải người Trung Quốc?”

Bình luận nổi bật nhất có nội dung: “Bất cứ ai xúc phạm Trung Quốc của chúng tôi sẽ bị xử tử, bất kể họ ở đâu”.

Câu này có nguồn gốc từ một cuốn sách lịch sử Trung Quốc cổ đại có niên đại hơn 2.000 năm. Sau khi xuất hiện trong một bộ phim hành động dân tộc chủ nghĩa nổi tiếng của Trung Quốc vào năm 2017, giờ đây nó thường được các cư dân mạng Trung Quốc trích dẫn khi họ thấy Trung Quốc đang bị tấn công.

“Tôi đã hoảng loạn khi thấy bình luận đó”, Hui nói với BBC.

Sau đó, cô nhận thấy một số sinh viên Trung Quốc đại lục nhìn chằm chằm vào cô trong khuôn viên trường, và một số tag tài khoản mạng xã hội của cô, nhận xét rằng cô trông “nhỏ và yếu”.

Hui nói “cô cảm thấy mình bị theo dõi”. Cô nói rằng nhiều người Trung Quốc đại lục cá nhân hóa vấn đề khi Trung Quốc bị chỉ trích, không giống như người Hong Kong thường chỉ trích chính phủ của họ.

Kể từ khi bàn giao năm 1997, nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn đã cho thấy người dân Hong Kong ngày càng mất lòng tin vào chính quyền thành phố và Bắc Kinh, gần đây nhất là vào tháng 6 khi một cuộc tuần hành lớn chống lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi đã diễn ra.

Trung Quốc hứa với Hong Kong một mức độ tự trị cao trong khuôn khổ “một quốc gia, hai hệ thống”, nhưng nhiều người hiện lo rằng tự do chính trị của thành phố đang sụp đổ do sự kìm kẹp chặt chẽ của Bắc Kinh.

Báo TQ đổ lỗi cho Mỹ về các cuộc biểu tình ở Hong Kong

Bà Carrie Lam xin lỗi nhưng không từ chức

Căng thẳng chính trị đã thấm vào sự tương tác giữa người đại lục và người Hong Kong, thậm chí vượt qua Thái Bình Dương lan sang tận Mỹ.

Ba ngày sau khi bài báo của Hui được xuất bản, ba sinh viên Trung Quốc đại lục tại Emerson đã viết một lá thư phản hồi trên tờ báo sinh viên, Berkley Beacon.

Họ viết rằng thế giới đã công nhận Hong Kong là một phần hợp pháp của Trung Quốc. Ba đồng tác giả đã từ chối yêu cầu phỏng vấn của BBC.

Xinyan Fu, một trong ba sinh viên Trung Quốc, đã viết trong một bài công khai trên Facebook rằng họ tôn trọng quan điểm chính trị và tự do ngôn luận của Hui, nhưng cho rằng bài viết của cô thực sự thiếu sót.

Fu kêu gọi các bạn cùng lớp của mình kiềm chế các cuộc tấn công cá nhân, nhưng điều đó dường như không hiệu quả.

Hui nói rằng cô hoan nghênh cuộc tranh luận hợp lý và tôn trọng thông qua báo của sinh viên. Cô khẳng định bài báo của mình không cho rằng Hong Kong không thuộc Trung Quốc. Thay vào đó, đó là về danh tính “người Hong Kong” của cô ấy. Đó là cá nhân và không nên được sửa đổi bởi những người khác.

Mặc dù Hong Kong là lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc, công dân Hong Kong ‘danh tính’ khá đa dạng.

Theo một cuộc thăm dò được thực hiện bởi Chương trình Ý kiến công chúng của Đại học Hong Kong vào tháng 12 năm 2018, 15,1% người Hong Kong nhận mình là người Trung Quốc, trong khi đó thì 40% cho mình là người Hong Kong. 43,2% người tham gia cho biết họ có danh tính hỗn hợp, Người Hong Kong sống ở Trung Quốc hoặc người Trung Quốc ở Hong Kong.

Trong độ tuổi từ 18 đến 29, chỉ có 4,1% người Hong Kong tự nhận mình là người Trung Quốc, trong khi 59,2% cho biết họ là người Hong Kong, trong đó có Hui.

Hui nói cho biết một người bạn cùng lớp tời từ đại lục đồng ý với quan điểm của Hui, nhưng người này không lên tiếng ủng hộ công khai, vì sợ phản ứng dữ dội từ các sinh viên đại lục khác. Học sinh Trung Quốc đe dọa “xử tử” Hui đã được báo cáo tới trường, nhưng cô không biết liệu có biện pháp kỷ luật nào không.

Emerson College cho biết họ cam kết sâu sắc trong việc thúc đẩy một sự trao đổi tôn trọng các quan điểm và quan điểm đa dạng qua một thông báo cung cấp cho BBC.

Sinh viên quốc tế chiếm 16% trong số sinh viên của trường đại học, với hầu hết trong số họ đến từ Trung Quốc đại lục và Đài Loan.

Joshua Wong ra tù, tăng áp lực lên bà Carrie Lam

Cô gái ngồi thiền: Biểu tượng biểu tình ở Hong Kong

4 điều cần biết về biểu tình ở Hong Kong

Vào tháng 6, khi ước tính một triệu người Hong Kong đã xuống đường là thời điểm hầu hết các trường đại học Mỹ đều được nghỉ hè. Cuộc cãi vã giữa Hui và các bạn cùng lớp ở Trung Quốc đại lục đã ‘tạm hoãn’.

Hui chuyển chiến trường của cô ra khỏi khuôn viên trường. Cô đồng tổ chức và tham dự các cuộc biểu tình ở Mỹ để ủng hộ người biểu tình Hong Kong.

Trong một cuộc biểu tình ở New York, cô mặc một chiếc áo phông màu đen có chữ “Tôi là người Hong Kong” được viết bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.

“Bảo vệ Hong Kong!” Cô hô vang khi dẫn đầu đám đông.

Lý do giới trẻ Hong Kong vẫn quyết tâm biểu tình?

Đối với một số sinh viên Hong Kong ở Mỹ, các cuộc biểu tình chống dẫn độ đã trở thành cơ hội cho các cuộc thảo luận cởi mở với người đại lục.

Kenneth Tsui, một sinh viên Hong Kong tại Đại học Maryland, đã nói chuyện về cuộc biểu tình với bạn cùng phòng tới từ Trung Quốc đại lục. Cậu và các bạn cùng lớp ở Trung Quốc đã quen với các cuộc tranh luận trong các lớp học ở Mỹ, Tsui nói, do đó ngay cả khi họ không thuyết phục được nhau, họ cũng chấp nhận sự bất đồng ý kiến từ đối phương.

Trong thời gian biểu tình, Kaze Wong, một sinh viên Hong Kong tại Đại học Johns Hopkins, đã tuyên bố ủng hộ cuộc biểu tình thông qua email và mạng xã hội. Anh nhận được rất nhiều phản hồi từ người đại lục, hầu hết trong số họ muốn tìm hiểu về quan điểm của người biểu tình, Wong nói.

Một trong những người bạn từ đại lục của Wong tại Johns Hopkins, Andre Wang, đã đề nghị giúp đỡ về truyền thông trên mạng xã hội.

“Đối với tôi, Hong Kong đại diện cho niềm hy vọng. Nó cho tôi thấy một sự thay thế của xã hội Trung Quốc. Có lẽ một ngày nào đó đại lục có thể được tự do như Hong Kong”, Wang, người đã đăng lại những bức ảnh biểu tình trên Sina Weibo. Các bài viết nhanh chóng bị xóa.

Wang ủng hộ phong trào chống dẫn độ, nhưng ông nói rằng nhiều sinh viên Trung Quốc thờ ơ vì họ được dạy để “tê liệt” với chính trị và chỉ biết chấp nhận.

Vào tháng 6, Wong và Tsui đã tham dự một cuộc biểu tình chống dẫn độ ở Washington DC, một trong nhiều địa điểm ở nước ngoài góp sức ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong.

Sau đó, những người tham gia chụp ảnh trước Nhà Trắng.

Wong nhận thấy một số, có lẽ từ Trung Quốc đại lục, lặng lẽ bước ra khỏi khung hình.

Có vẻ dù đã ở Mỹ xa xôi, nhưng với người Trung Quốc, phản đối Bắc Kinh vẫn có thể bị xem là quá rủi ro.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-48743031

 

Mỹ tung ‘đòn quân sự’ thách thức cả Nga và TQ

Giới nghị sĩ Mỹ muốn quân đội nước này thách thức Nga và Trung Quốc ở Bắc Cực bằng cách tìm kiếm một hay nhiều hơn một địa điểm để xây dựng một cảng quân sự.

Dự Luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) 2020 đã đề xuất Lực lượng Bảo vệ Bờ biển và các nhánh khác của quân đội Mỹ nên tìm kiếm một cảng chiến lược mới ở Bắc Cực. NDAA công khai nói rằng, động thái của họ là nhằm chống lại sự hiện diện của Nga ở Bắc Cực.

Dự luật trên sẽ được bỏ phiếu trong tuần này. Theo lẽ tự nhiên, dự luật mới NDAA có thể sẽ khiến Nga lo ngại. Tuy nhiên, với sự hiện diện đã thiết lập được ở Bắc Cực hiện tại, Moscow rõ ràng không có gì đáng phải lo ngại. Moscow chỉ ra rằng họ đang có khoảng 40 xe phá băng ở Bắc Cực trong khi Mỹ chỉ có một. Nga đã “đầu tư đáng kể” vào việc thiết lập một Bộ Chỉ huy Bắc Cực mới. Nga cũng đã xây dựng và cải tạo 18 cảng nước sâu và 14 căn cứ không quân ở Bắc Cực.

Một phần khác của dự luật mới của Mỹ cảnh báo về việc Nga đang phối hợp với Trung Quốc trong việc khai thác các mỏ khí ở Bắc Cực. Vấn đề khai thác các lợi ích kinh tế ở Bắc Cực đang thu hút sự chú ý của nhiều nước.

Kể từ khi nhiều đường biển được mở ra ở Bắc Cực do kết quả gây ra từ tình trạng biến đổi khí hậu, những quốc gia xung quanh vùng Bắc Cực bắt đầu tìm cách giành ảnh hưởng và lợi thế ở khu vực này.

Nga đã đưa hàng chục tàu phá băng và đang nỗ lực tăng cường năng lực của nước này ở Bắc Cực cả trong lĩnh vực thương mại và quốc phòng, bao gồm việc thiết lập những căn cứ quân sự.

Trung Quốc cũng đang bắt tay vào thiết lập một hạm đội tàu phá băng và đang thể hiện mong muốn xây dựng “một con đường tơ lụa” ở Bắc Cực.

Nga đã mở nhiều căn cứ quân sự và khoa học ở vùng Bắc Cực trong những năm gần đây. Tổng thống Putin đã đích thân thực hiện nhiều chuyến thăm đến Bắc Cực.

Bắc Cực là một trong số ít những vùng đất trên Trái đất của chúng ta mà chưa một quốc gia nào chính thức có “sổ đỏ”. Hiện tại, ít nhất 5 nước gồm Nga, Na Uy, Đan Mạch, Canada và Mỹ đều đưa ra những đòi hỏi chủ quyền đối với vùng Bắc Cực bởi đây là nơi chứa rất nhiều tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác, trong đó có dầu mỏ.

Cuộc tranh chấp trên trở nên căng thẳng khi các lớp băng tan chảy mở ra triển vọng về những tuyến đường hàng hải mới và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở đây. Ngoài ra, các chuyên gia cho biết, một chuyến đi từ châu Âu đến châu Á đi qua Bắc Cực sẽ ngắn hơn đi qua kênh đào Panama khoảng 7.408km.

Nga đã chính thức đặt mục tiêu và đề ra kế hoạch triển khai lực lượng vũ trang để bảo vệ các lợi ích kinh tế và chính trị ở Bắc Cực trước năm 2020, trong đó có các đơn vị bảo vệ bờ biển, lính biên phòng cũng như các lực lượng quân đội khác.

Theo quân đội Nga, hai lữ đoàn Bắc Cực sẽ được triển khai ở vùng cực bắc của nước Nga trong vài năm tới. Nga cũng đang lên kế hoạch khôi phục hoạt động trở lại các sân bay từ kỷ nguyên Xô-viết ở Bắc Cực đồng thời thiết lập sự hiện diện hải quân thường trực dọc Đường Biển Bắc có tầm quan trọng chiến lược.

Nga tuyên bố, nước này cần tăng cường sự hiện diện hải quân ở Bắc Cực để bảo vệ các lợi ích kinh tế trong khu vực khỏi sự xâm lấn của các quốc gia NATO. Đây chính là chỉ thị của Tổng thống Vladimir Putin.

http://biendong.net/bi-n-nong/28885-my-tung-don-quan-su-thach-thuc-ca-nga-va-tq.html

 

Mỹ – Huawei kiên quyết tuyên chiến

Huawei kiện Bộ Thương mại Mỹ vì thu giữ vô cớ thiết bị viễn thông của công ty này, có thể khởi kiện loạt công ty Mỹ vì bằng sáng chế.

Reuters ngày 21/6 cho biết, Huawei đã gửi đơn kiện Bộ Thương mại Mỹ vào cùng ngày liên quan đến việc cơ quan này đã thu giữ vô cớ thiết bị viễn thông của Huawei gửi từ Trung Quốc đến Mỹ và rồi lại đưa trở về Trung Quốc.

Đơn kiện của Huawei yêu cầu làm rõ việc những thiết bị viễn thông của họ gửi từ Trung Quốc sang Mỹ rồi lại đưa về Trung Quốc có thuộc thẩm quyền quản lý của Các quy định của cơ quan đặc trách xuất khẩu Hoa Kỳ (Export Administration Regulations – EAR) hay không.

Các thiết bị viễn thông được vận chuyển bằng đường biển từ Trung Quốc, bao gồm một máy chủ máy tính và một thiết bị chuyển mạch Ethernet, tới phòng thí nghiệm tại California. Sau khi việc thử nghiệm hoàn tất, thiết bị này được chuyển bằng tàu biển về lại Trung Quốc. Đơn kiện của Huawei nêu rõ họ không cần phải nộp đơn xin cấp phép cho việc này vì điều đó không cần.

Tuy nhiên sau đó thiết bị của Huawei đã bị nhà chức trách Mỹ thu giữ tại Alaska và tới giờ vẫn chưa có quyết định nào về chuyện có cần xin giấy phép để vận chuyển thiết bị đó của Huawei không.

Hiện tại các thiết bị viễn thông của Huawei vẫn đang bị lưu giữ tại một nhà kho ở Alaska.

Huawei cho rằng thiết bị của họ không cần phải xin giấy phép để vận chuyển ra vào nước Mỹ vì nó không nằm trong hạng mục bị kiểm soát và vì nó được sản xuất bên ngoài nước Mỹ, thêm nữa nó cũng đang được đưa trở lại đúng quốc gia xuất đi ban đầu.

Trong đơn Huawei yêu cầu hoặc nhà chức trách Mỹ phải trả lại thiết bị cho họ để nó tiếp tục được đưa về Trung Quốc, hoặc Bộ thương mại Mỹ phải quyết định nó đã bị vận chuyển trái phép.

Bộ Thương mại Mỹ chưa có phản hồi về đề nghị của Huawei.

Theo lệnh cấm được Tổng thống Donald Trump đưa vào danh sách entity list, cấm được mua hàng hóa công nghệ do các công ty Mỹ sản xuất nếu không có sự đồng ý của chính phủ.

Không chỉ có đơn kiện Bộ Thương mại Mỹ, Huawei có thể sẽ nhằm vào các công ty Mỹ đã sử dụng sản phẩm của họ để kiện về quyền sở hữu bằng sáng chế.

Các chuyên gia cho biết Huawei có thể đòi nhiều tiền bản quyền hơn từ các công ty Mỹ cho những sản phẩm sử dụng công nghệ bản quyền của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc, trong bối cảnh hãng này đang nỗ lực chống lại những áp lực liên tục từ Washington.

Đây sẽ đánh dấu một bước chuyển lớn trong chiến lược của Huawei, thường không được coi là đặc biệt về mặt sở hữu trí tuệ (IPR), mặc dù hãng này có một số bằng sáng chế quan trọng làm nền tảng cho thế giới viễn thông.

Tuần trước, Reuters đưa tin rằng Huawei đã yêu cầu Verizon trả 1 tỷ USD tiền bản quyền cho hơn 230 bằng sáng chế của Huawei. Theo Nhật báo Phố Wall, các bằng sáng chế liên quan đến Huawei bao gồm từ thiết bị mạng lõi đến công nghệ Internet vạn vật – được định nghĩa là các thiết bị vật lý liên kết với nhau qua Internet.

Verizon có thể không phải là công ty duy nhất trong lĩnh vực đòi bản quyền trên của Huawei. Trong tuần này, ông Nhậm Chính Phi, giám đốc điều hành và người sáng lập của công ty, cho biết Huawei có thể tìm kiếm tiền bản quyền từ nhiều công ty khác.

CEO Nhậm Chính Phi cũng thừa nhận xu hướng này: “Trong những năm qua, chúng tôi không tích cực tìm kiếm tiền bản quyền IPR cho các công ty sử dụng IPR của mình – đó là vì chúng tôi bận theo đuổi sự phát triển kinh doanh của mình. Một khi chúng tôi có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, chúng tôi có thể cố gắng kiếm một số tiền từ những công ty sử dụng IPR của chúng tôi”.

Nhà sáng lập Huawei đồng thời cũng cho rằng, các bằng sáng chế sẽ không được sử dụng như một vũ khí để ngăn cản sự phát triển của xã hội.

Huawei đã được cấp hơn 69.000 bằng sáng chế trên toàn cầu liên quan tới mọi thứ từ truyền dẽ liệu đến quản lý lưu lượng mạng. Họ cũng có 49.379 sáng chế khác đã được đệ trình, chờ phê duyệt. Trong số những bằng sáng chế của Huawei, 58% được cấp tại Trung Quốc, 18% ở Mỹ.

Bằng sáng chế thiết yếu (SEP) trong lĩnh vực 5G của Huawei hiện đang dẫn đầu thế giới. Hiện tại, lượng bằng sáng chế trong lĩnh vực 5G của Huawei vào khoảng 1.554 SEP, vượt qua Nokia, Samsung, LG…

http://biendong.net/bi-n-nong/28861-my-huawei-kien-quyet-tuyen-chien.html

 

TT Trump ‘sẵn lòng’ đối thoại với Iran

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẵn sàng đàm phán với Iran về một thỏa thuận tiến tới dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ, nhưng Tehran sẽ cần phải cắt giảm các chương trình hạt nhân và tên lửa, cũng như cắt giảm sự hẫu thuẫn cho các nhóm chiến binh, Reuters trích lời một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ cho biết hôm 24/6.

Reuters trích lời ông Brian Hook, Đặc sứ của Hoa Kỳ về Iran, nói rằng Hoa Kỳ đang tìm cách phê chuẩn một hiệp ước có khả năng sẽ được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn. Ông Hook nói thêm rằng hiệp ước hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc thế giới có thiếu sót vì không có cơ sở pháp lý.

“Đây là một vị tổng thống rất sẵn lòng ngồi đàm phán với chế độ Iran,” ông Hook trả lời qua điện thoại từ Oman, một trong các quốc gia vùng Vịnh, nơi ông đang công du.

“Tôi nghĩ câu hỏi mà mọi người nên đặt ra là … tại sao Iran tiếp tục từ chối [biện pháp] ngoại giao,” ông Hook nói thêm.

Vào năm ngoái, Hoa Kỳ đã rút khỏi hiệp định 2015, theo đó Iran chấp nhận kiềm chế chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy việc nới lỏng lệnh trừng phạt.

Tuần trước, Mỹ và Iran tiến gần nhất tới việc đối đầu quân sự trực tiếp trong nhiều năm, sau khi Iran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ. Tổng thống Trump đã ra lệnh hoãn một cuộc không kích trả đũa Iran chỉ vài phút trước khi khai hỏa.

Ông Hook nói rằng Iran có thể hoặc là ngồi xuống đàm phán hoặc là chứng kiến nền kinh tế của họ “tiếp tục sụp đổ”, theo Reuters.

Ông Hook nói thêm rằng hiện tại, Washington và Tehran không có liên lạc trực tiếp với nhau qua đường ngoại giao hoặc thông qua bên thứ ba.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-san-sang-doi-thoai-voi-iran/4971563.html

 

Mỹ-Iran : Tổng thống Trump đủ tỉnh táo

thoát “bẫy” chiến tranh?

Mỹ và Iran liên tục khẩu chiến gay gắt, để tránh bị mất mặt, từ hôm 20/06/2019 khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran bắn hạ một máy bay do thám không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ. Chiến sự tưởng như sắp nổ ra tại chảo lửa Trung Đông khi tổng thống Donald Trump ra lệnh tấn công ba mục tiêu tại Iran vào tối 20/06, rồi bất ngờ rút lệnh chỉ vài phút trước khi bắt đầu chiến dịch.

Lý do được chủ nhân Nhà Trắng giải thích trên mạng Twitter rằng ông không muốn “150 người sẽ bị thiệt mạng” vì cuộc tấn công trả đũa “bất cân xứng với vụ bắn hạ máy bay không người lái”. Chủ Nhật 23/06, phát biểu trước báo giới trong vườn của Nhà Trắng, tổng thống Trump lại mang triển vọng phát triển kinh tế ra hứa với người dân Iran rằng “họ sẽ có một đất nước giầu có, họ sẽ rất hạnh phúc và tôi sẽ là người bạn tốt nhất của họ” với điều kiện Teheran từ bỏ tham vọng vũ khí nguyên tử.

Mỹ-Iran nắn gân nhau qua lời nói

Vừa mới mang củ cà rốt ra nhử, tổng thống Trump mang luôn cả gậy ra dọa khi tuyên bố áp dụng ngay từ thứ Hai 24/06 một số biện pháp trừng phạt “quan trọng” đối với Iran, song song với cuộc chiến tranh mạng dường như đã được tiến hành để trả đũa hai tầu dầu mới bị tấn công ở biển Oman. Chưa viện đến giải pháp quân sự, nhưng tổng thống Mỹ cho biết không loại trừ khả năng này.

Là người luôn ủng hộ biện pháp đáp trả quân sự, John Bolton, cố vấn “diều hâu” về an ninh của tổng thống Mỹ, cảnh báo : “Cả Iran hay bất kỳ nhân tố thù nghịch nào khác đừng nên nhầm lẫn giữa thận trọng, kiềm chế của Mỹ và yếu đuối. Lực lượng quân sự của chúng tôi (Mỹ) sẵn sàng hành động”.

Tuy nhiên, Iran cũng không khoanh tay để Mỹ “dọa”. Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif vạch thêm tội của quân đội Mỹ từng thâm nhập vào không phận của Iran vào cuối tháng 05/2019 mà hậu quả là một máy bay không người lái MQ9 của Mỹ bị quân đội Iran bắn hạ. Kamal Kharazi, một quan chức ngoại giao cấp cao Iran, đánh giá vụ máy bay Mỹ thâm nhập không phận Iran lần thứ hai là một “bằng chứng” mới cho thấy “băng đảng Bolton suýt kéo được (Trump) vào chiếc bẫy chiến tranh” chống Iran, đồng thời nhận định “sự thận trọng đã tránh được điều này, nhưng “Khủng bố kinh tế” gây thêm căng thẳng”.

Tướng Abolfazl Shekarchi, phát ngôn viên của bộ tham mưu hỗn hợp các lực lượng vũ trang Iran, từng cảnh báo hôm 22/06 rằng “Bắn một viên đạn về phía Iran là sẽ châm lửa đốt lợi ích của Mỹ và các đồng minh” ở Trung Đông.

Iran sẽ tổ chức bầu cử lập pháp trong 8 tháng nữa, giới chính trị gia siêu bảo thủ xoa tay hy vọng kéo tổng thống Trump vào cuộc chiến mà ông không hề muốn. Vincent Eiffing, chuyên gia về Iran thuộc đại học Công giáo Louvain (Bỉ), nhận định với Le Figaro (22/06/2019) : Giả sử nếu xảy ra, các cuộc tấn công của Mỹ sẽ càng khiến người dân Iran tăng cường tinh thần dân tộc và chắc chắn, phe bảo thủ sẽ không từ bỏ cơ hội để khai thác tình huống này. Vì vậy, Iran sẽ tiếp tục khẩu chiến để tránh bị mất mặt, đồng thời vẫn kiềm chế gây thêm khiêu khích.

Có thể chính những hậu quả nặng nề nếu tấn công Iran đã khiến tổng thống Mỹ hạ hỏa, trong đó có một số hậu quả tức thì, theo liệt kê của nhà nghiên cứu Vincent Eiffing : “Iran rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và tái khởi động chương trình nguyên tử, Lực lượng Vệ binh Cách mạng được tăng thêm ảnh hưởng trong quá trình đưa ra quyết định, khả năng Iran tăng cường hoạt động tên lửa đạn đạo ở Trung Đông – điều mà các nước phương Tây tìm cách kiềm chế – và tấn công trả đũa thông qua các lực lượng chi nhánh của Iran ở Trung Đông nhắm vào Hoa Kỳ hoặc những lợi ích của nước này”.

Teheran đánh tiếng rằng sẽ tiếp tục phá rối Hoa Kỳ thông qua các lực lượng đồng minh chủ chốt. Lực lượng Hezbollah Liban – có hơn 100.000 tên lửa sẵn sàng chĩa vào Israel, lực lượng vũ trang Hồi giáo hệ phái Shia ở Irak, từ một tuần nay, gần như hàng ngày vẫn nã rocket vào các căn cứ quân sự nơi có lính Mỹ đồn trú, và lực lượng nổi dậy Houthi ở Yemen tăng cường bắn vào lãnh thổ Ả Rập Xê Út.

Theo nhà nghiên cứu Clément Therme, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Bahrein, chính quyền Teheran biết lợi dụng tình thế tổng thống Trump, vừa thông báo ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, “bị kẹt giữa một bên là cử tri phản chiến và bên kia là đội ngũ cố vấn diều hâu ủng hộ tấn công Iran”. Nhưng để được bầu lại làm tổng thống Mỹ, trong vài tháng tới, chủ nhân Nhà Trắng sẽ cần đến cử tri nhiều hơn.

Theo nhận định của bà Geranmayeh với Le Figaro, “nếu không có nỗ lực từ một bên thứ ba, hoặc từ phía Washington, thế giới sẽ chứng kiến những hậu quả leo thang mới trong vài tháng tới”. Laurence Nardon, phụ trách chương trình Bắc Mỹ thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) có chung nhận định, khi trả lời báo Le Parisien (21/06) : “Nếu cuối cùng Mỹ khai chiến, điều này có lẽ sẽ rất nguy hiểm vì Iran không phải là Afghanistan”. Tương tự, theo ông Pascal Boniface, chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), giả sử xảy ra thêm một vài sự cố khác, “mọi chuyện đều có thể, ngoại từ việc can thiệp ồ ạt vào Iran vì điều này sẽ là sự điên rồ của quân đội Mỹ”.

Tại sao Teheran lại ám ảnh Donald Trump ?

Trong số những đối thủ không đội trời chung của tổng thống thứ 45 của Mỹ, từ Hillary Clinton đến truyền thông… Iran luôn là mục tiêu tấn công ưu tiên của Donald Trump. Ngay từ khi tranh cử tổng thống, nhà tỉ phú địa ốc New York từng gọi nước Cộng Hòa Hồi Giáo Iran là “chế độ cuồng tín”“Nhà nước lưu manh”… Iran có đủ tiêu chuẩn để trở thành đối thủ hoàn hảo của tổng thống Trump, theo giải thích với báo Le Parisien của Dominique Moïsi, cố vấn tại Viện Montaigne.

Thứ nhất, Iran bị coi là kẻ thù từ 40 năm của Mỹ, sau khi xảy ra khủng hoảng con tin dưới thời giáo chủ Khomeyni. Tiếp theo, “Iran còn là kẻ thù chính của Israel và Ả Rập Xê Út, hai đồng minh của Mỹ ở Trung Đông vì tổng thống Trump muốn chuyển giao quyền lực vùng Trung Đông để dần rút khỏi khu vực này nhằm toàn tâm toàn lực vào mục tiêu chính : Đối đầu chiến lược với Trung Quốc”.

Vì vậy, tố cáo thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 chỉ là cái cớ để tổng thống Trump xóa bỏ thành quả của người tiền nhiệm Obama, đồng thời tấn công đối thủ mà ông ghét cay ghét đắng. Tuy nhiên, theo nhà sử học Nicole Bacharan, Donald Trump lại là “người bốc đồng và đơn giản. Ông không bao giờ dự đoán được những quyết định bất ngờ của mình và lèo lái giữa những mâu thuẫn”. Hậu quả là tổng thống Mỹ bị rơi vào cuộc leo thang căng thẳng có thể sẽ kéo đến một cuộc chiến tranh mà ông không hề muốn.

Chiến lược về Iran của Trump : Càng khó hiểu càng tốt

Vậy chiến lược về Iran của tổng thống Trump là gì ? Theo Jean-Eric Branaa, chuyên gia về Hoa Kỳ tại đại học Panthéon-Assas (Paris), đó là “làm cho chiến lược đó không thể hiểu nổi. Khi tổng thống Mỹ nói sẽ trừng phạt Iran, người ta không biết liệu ông ra lệnh phá một căn cứ địa pháo hay… một con thuyền”. Tuy nhiên, “chính tính cách khó lường này lại làm nên sức mạnh của ông”.

Có cùng quan điểm trên, Dominique Moïsi, cố vấn Viện Montaigne, còn “sững sờ” về chiến lược ngoại giao của tổng thống Mỹ mà ông đánh giá là “mưu mẹo và thậm chí là xuất sắc theo cách riêng của ông Trump… Dù sao, ông ấy là người điều khiển cuộc chơi, và đôi khi nhận được kết quả như chiến lược cứng rắn về thương mại với Trung Quốc”.

Nói to, đe dọa rồi đàm phán quả quyết từng là cách làm của nhà tỉ phú địa ốc, nổi tiếng cứng rắn trong kinh doanh. Theo nhà nghiên cứu Dominique Moïsi, phương pháp này lại được áp dụng để thể hiện với cử tri Mỹ rằng “ông là người tài giỏi khi gây được sức ép tối đa với Teheran, sau đó ông sẽ nới lỏng sức ép để thể hiện rằng ông là người có trách nhiệm”.

Tuy nhiên, giảng viên Jean-Eric Branaa, đại học Panthéon-Assas lại cho rằng áp dụng chiến lược “vừa đấm vừa xoa”, tổng thống Mỹ phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó “Chỉ cần phía Mỹ có một người chết, Trump sẽ không được bầu lại” làm tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2021-2024.

***

(Tổng hợp từ Le Figaro, Libération và Le Parisien)

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190624-my-iran-tong-thong-trump-du-tinh-tao-thoat-bay-chien-tranh

 

Gia tăng sức ép Iran, TT Trump có nguy cơ

gây xung đột quân sự ngoài ý muốn

Minh Anh

Mỹ hay Iran, bên nào sẽ châm ngòi cho chảo lửa vùng Trung Đông ? Câu hỏi được đặt ra vào lúc Hoa Kỳ liên tục gia tăng sức ép buộc Iran ngồi đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, tổng thống Mỹ đang thực hiện một chiến lược nguy hiểm có nguy cơ dẫn đến đối đầu quân sự mà cả hai bên đều không mong muốn.

Ngày 23/06/2019, tổng thống Mỹ cho biết không muốn có chiến tranh và muốn đàm phán với Iran trước khi áp đặt một số biện pháp trừng phạt nhắm vào Iran kể từ thứ Hai 24/06. Trước đó vài ngày, nguyên thủ Mỹ khẳng định vào giờ phút chót đã ra lệnh tạm hoãn oanh kích các vị trí quân sự của Iran.

Ông Robert Malley, cựu cố vấn cho đời tổng thống Barack Obama về Trung Đông trên đài RFI, nhận định rằng những tuyên bố trái ngược của Donald Trump « lúc cương, lúc nhu » cho thấy rõ tâm trạng đầy mâu thuẫn trong con người vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Nỗi ám ảnh làm sao tái đắc cử vào năm 2020 đã khiến tổng thống Mỹ như bị phân đôi trước hai xu hướng : Một mặt, ông luôn hoài nghi về các khả năng can thiệp quân sự của Mỹ : Một trong những chủ đề chính trong cuộc vận động tranh cử tổng thống của ông năm 2016 là phản đối các chiến dịch quân sự, đặc biệt là tại Trung Đông.

Mặt khác, nguyên thủ Mỹ lại có nhu cầu đưa ra hình ảnh một vị lãnh đạo « mạnh mẽ », sẵn sàng đàm phán để có được một thỏa thuận tốt hơn so với người tiền nhiệm, nghĩa là sẵn sàng cứng rắn hơn với Iran, bóp nghẹt nền kinh tế Iran và muốn rằng nước này phải chấp nhận tất cả các đề nghị của ông.

Thế nhưng, kiểu chính sách này của Donald Trump dường như đang đi ngược lại những ý định của ông là không muốn có chiến tranh. Bởi vì chiến lược gia tăng áp lực nhắm vào Iran có nguy cơ dẫn đến đối đầu quân sự.

Một quan điểm cũng được bà Armelle Charrier, chuyên gia địa chính trị đồng chia sẻ trên kênh truyền hình France 24. Không như Venezuela và Bắc Triều Tiên, trong cuộc đọ sức với Iran « còn có những thách thức lớn mang tầm cỡ khu vực và có liên quan đến dầu hỏa. Iran là một cường quốc trong khu vực và có một quân đội tinh nhuệ, không biết sợ và quen với chiến trường ».

Mỹ sẽ làm gì nếu như Iran sẽ vi phạm thỏa thuận hạt nhân ? Phải chăng tổng thống Mỹ đang đi quá đà ? Vẫn theo ông Robert Malley, điều này có thể giải thích phần nào phản ứng của Iran trong những ngày qua.

Theo ông, sự việc cho thấy Teheran đã hết kiên nhẫn và nhận thấy rằng cần phải hành động. Thời hạn một năm qua đã đủ, nền kinh tế nước này hầu như kiệt quệ. Do đó, giới lãnh đạo Iran cho rằng phải hành động, hoặc Donald Trump phải thay đổi đường lối chính sách tức là đàm phán trong thế « ngang vai phải lứa » hoặc phải đối đầu quân sự – một điều không bên nào muốn.

Căng thẳng Mỹ – Iran hiện giờ chẳng khác gì một cuộc đọ súng giữa hai đối thủ, lườm mắt gờm nhau mà không ai dám « bóp cò » trước. Ông Ali Vaez, chuyên gia thuộc International Crisis Group ICG trên France 24 cảnh báo : « Chỉ cần một phán đoán sai lầm có thể dẫn đến một cuộc xung đột do tầm mức của những xung khắc hiện nay cũng như là do thiếu vắng những kênh liên lạc giữa hai nước. Và đây sẽ là một miền đất mầu mỡ cho những tính toán sai lầm ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190624-gt-suc-ep-iran-trump-co-nguy-co-gay-xung-dot-quan-su-ngoai-y-muon

 

Mỹ-Bắc Triều Tiên

sẽ tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim thứ 3?

Trọng Nghĩa

Từ hôm 23/06/2019, sau khi Bình Nhưỡng tiết lộ sự kiện tổng thống Mỹ Donald Trump đã gởi một bức thư « rất tốt » cho lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, những suy đoán đã rộ lên về khả năng sắp có cuộc họp thượng đỉnh thứ ba, giữa hai lãnh đạo vào Chủ Nhật 30/06, một hôm sau khi ông Trump thăm Seoul vào thứ Bảy.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo xác nhận hôm 23/06 rằng tổng thống Trump đã gởi một bức thư riêng cho lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.

Dù không cho biết nội dung cụ thể của lá thư, nhưng ông Pompeo tỏ ý hy vọng là bức thư đó có thể cho phép nối lại đối thoại giữa hai bên trên hồ sơ giải trừ hạt nhân. Theo ngoại trưởng Mỹ, Washington sẵn sàng tái lập đàm phán ngay lập tức.

Về phần mình, phủ tổng thống Hàn Quốc hôm 24/06 cũng loan báo sự kiện tổng thống Mỹ chính thức ghé thăm Hàn Quốc trong 48 tiếng đồng hồ kể từ ngày thứ Bảy 29/06. Ông Trump sẽ có cuộc gặp với ông Moon Jae In hôm Chủ Nhật.

Khả năng một cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ ba có vẻ rất được tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, người chủ trương hòa dịu với Bắc Triều Tiên, tán đồng. Tuy nhiên, chủ trương hòa dịu này của ông đang bị phe đối lập chỉ trích, cho là ông làm suy yếu năng lực phòng thủ của Hàn Quốc trước kẻ thù Bắc Triều Tiên.

Những lời chỉ trích càng dữ dội hơn từ khi một chiếc tàu Bắc Triều Tiên mới đây đã tiến vào vùng biển Hàn Quốc mà không bị phát hiện.

Thông tín viên RFI tại Seoul, Frédéric Ojardias, tường thuật :

« Chiếc tàu cá Bắc Triều Tiên với 4 thủy thủ đã vượt làn ranh trên biển phân chia hai nước ngày 12/06, theo lời kể của nhật báo Joongang Ilbo. Chiếc tàu bằng gỗ đã không bị Hải Quân Hàn Quốc phát hiện và đã tự do di chuyển trong vùng biển Hàn Quốc suốt 4 ngày.

Cuối cùng, chiếc tàu đã cặp bến cảng nhỏ Samcheok, nằm cách biên giới 130 cây số ở phía nam. Một thủy thủ xuống tàu, đến chào hỏi một người qua đường, tự giới thiệu mình là người Bắc Triều Tiên và nói : Tôi muốn gọi cho một người cô ở Seoul, tôi có thể mượn điện thoại của ông được không ? Sau đó, ông đã gọi cảnh sát để cho biết là ông đã đến cảng này.

Từ khi vụ việc được tiết lộ, tranh luận bùng lên dữ dội. Lãnh đạo đối lập Hàn Quốc tỏ thái độ vô cùng tức giận, đặt câu hỏi: Nếu đó là một chiếc tàu gián điệp thì sao ?

Các nhà phân tích quân sự tố cáo chính sách hòa dịu hiện thời, bị cho là đã dẫn đến sự lơ là cảnh giác và kỷ luật trong quân đội, khiến an ninh đất nước lâm nguy. Họ cũng chỉ trích việc triệt hạ các đồn canh ở vùng biên giới.

Thủ tướng và bộ trưởng Quốc Phòng Hàn Quốc đã lên tiếng xin lỗi, nhưng vô hiệu. Còn về 4 thủy thủ Bắc Triều Tiên, hai người chọn trở về miền bắc, hai người ở lại phía nam ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190624-my-bac-trieu-tien-se-tien-toi-mot-thuong-dinh-trump-kim-thu-3

 

Mỹ, Nga, Israel lần đầu tiên họp ba bên

về tình hình Trung Đông

Trọng Nghĩa

Các cố vấn an ninh của ba quốc gia, Mỹ, Nga, Israel họp ngày 24/06/2019 tại Jerusalem để thảo luận về tình hình Trung Đông. Đây là một cuộc họp ba bên chưa từng thấy từ trước đến nay.

Thông tín viên RFI, Michel Paul, tường thuật từ Jerusalem :

Đây là một cuộc họp ba bên chưa từng có ở Jerusalem, một sự kiện được xem là lịch sử, và thủ tướng nước chủ nhà Israel là ông Netanyahu đã nói đến một giai đoạn quan trọng để bảo đảm ổn định ở Trung Đông trong thời kỳ hỗn loạn này.

Cố vấn an ninh Mỹ John Bolton, cố vấn Nga Nikolaï Patrouchev và cố vấn Israel Meir Ben Shabbat, theo dự kiến ban đầu, sẽ bàn về nỗ lực của Iran muốn quân đội đóng chốt ở Syria, nhưng với những diễn biến mới, căng thẳng Mỹ – Iran ở vùng Vịnh sẽ là chủ đề ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự.

Đối với thủ tướng Netanyahu, cuộc họp diễn ra tại Jerusalem là dấu hiệu cho thấy vị thế của Israel trên chính trường quốc tế được tăng cường.

Đối với cố vấn Mỹ John Bolton, tình hình trong vùng khiến hợp tác với Israel thêm quan trọng. Sau cuộc họp với thủ tướng Israel, ông Bolton đã nhấn mạnh : Iran cũng như bất kỳ quốc gia thù nghịch nào khác, không nên xem sự thận trọng, thái độ kín đáo của Mỹ là dấu hiệu của sự yếu đuối. Không ai cấp cho Iran giấy phép săn bắn trong vùng, và Iran sẽ không bao giờ có được vũ khí hạt nhân, chống lại Mỹ cũng như phần còn lại của thế giới ».

Còn cố vấn Nga Nikolaï Patrouchev thì khẳng định là Iran hiện diện ở Syria là do lời mời của chính quyền hợp pháp ở Damas, cho nên ông nhấn mạnh là « phải tính đến quyền lợi của Iran ».

Mỹ công bố vế kinh tế của kế hoạch hòa bình Trung Đông

Cuộc họp an ninh về vùng Cận Đông mở ra tại Israel vào lúc Hoa Kỳ chuẩn bị công bố vế kinh tế của kế hoạch hòa bình cho vùng Cận Đông nhân một hội nghị được tổ chức trong hai ngày 25-26/06/2019 tại Bahrein.

Mang tựa đề « Từ hòa bình đến thịnh vượng », kế hoạch do ông Jared Kushner, con rể của tổng thống Mỹ soạn thảo, dự trù huy động 50 tỷ đô la trong 10 năm để phát triển kinh tế của vùng lãnh thổ Palestine và các quốc gia lân cận. Dự án hàng đầu là tạo ra một hành lang nối Dải Gaza với Cisjordanie, hai vùng lãnh thổ của Palestine cách nhau vài chục km.

Phía Palestine đã bác bỏ kế hoạch này, cho rằng một kế hoạch hòa bình cho vùng phải ưu tiên cho vế chính trị hơn là kinh tế. Họ đồng thời tố cáo chính quyền Trump là muốn chôn vùi ý muốn của người Palestine về một quốc gia độc lập.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190624-my-nga-israel-lan-dau-tien-hop-ba-ben-ve-tinh-hinh-trung-dong

 

Giới lập pháp Mỹ dọa

ra trát đòi cố vấn Kellyanne Conway

Một ủy ban của Hạ viện Hoa Kỳ cảnh báo trong một lá thư rằng có thể ra trát đòi bà Kellyanne Conway, cố vấn cấp cao của Tổng thống Donald Trump, nếu bà không xuất hiện tại phiên điều trần dự kiến diễn ra hôm 26/6.

Theo Reuters, Ủy ban Giám sát Hạ viện cho biết sẽ bỏ phiếu về việc ra trát đòi bà Conway nếu bà không hiện diện tại phiên họp ​​tập trung vào cáo buộc bà vi phạm đạo luật Hatch.

Joe Biden bác cáo buộc ‘hành xử thiếu chuẩn mực’

Mỹ: Kirsten Gillibrand tranh cử tổng thống

Mỹ: Đảng viên Dân chủ nào tranh cử năm 2020?

Paul Manafort, cựu giám đốc tranh cử của Trump bị bỏ tù

Luật ban hành năm 1939 cấm công chức chính phủ tham gia hoạt động chính trị công khai khi đang tại vị.

Phiên điều trần đã được lên kế hoạch sau khi Văn phòng Công tố viên Đặc biệt, cơ quan giám sát của chính phủ Hoa Kỳ, hồi đầu tháng này đề nghị sa thải bà Conway vì liên tục vi phạm đạo luật Hatch khi chê bai các ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ.

Ông Trump nói rằng ông sẽ không sa thải bà Conway, 52 tuổi, người quản lý chiến dịch Trump năm 2016 và là người phụ nữ đầu tiên giám sát chiến dịch tranh cử tổng thống của Hoa Kỳ.

Nhà Trắng chưa đưa ra bình luận về động thái của Ủy ban nêu trên.

Việc ra trát đòi bà Conway là chỉ dấu của sự thất vọng ngày càng tăng của phe Dân chủ tại Hạ viện.

Các quan chức cấp cao gồm Bộ trưởng Ngân khố Steven Mnuchin, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và Bộ trưởng Tư pháp William Barr đều từ chối yêu cầu ra trát từ các ủy ban do phe Dân chủ lãnh đạo trong những tháng gần đây.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-48660432

 

Cựu dân biểu Dân Chủ Joe Sestak

tuyên bố tranh cử tổng thống

Vào hôm Chủ Nhật (23 tháng 6), cựu dân biểu tiểu bang Pennsylvania kiêm cựu đô đốc Joe Sestak tuyên bố tranh cử tổng thống, trở thành ứng cử viên thứ 25 tranh cử trong đảng Dân Chủ.

Ông Sestak đã đưa ra thông báo trong đoạn phim đăng tải trên trang web tranh cử cá nhân. Trong cuộc vận động tranh cử ở Waterloo, Iowa, ông Sestak nói với cử tri rằng Hoa Kỳ cần một tổng thống mà họ có thể tin tưởng.

Với sự tham gia của ông Sestak, cuộc chạy đua của đảng Dân chủ nhằm giành lại Tòa Bạch Ốc từ tay Tổng thống Trump ngày càng trở nên đông đúc hơn. Trong một cuộc thăm dò gần đây của CBS News / YouGov, 71% cử tri cho rằng cuộc bầu cử có quá nhiều ứng cử viên.

Ông Sestak giải thích ông tham gia muộn hơn các ứng cử viên khác, vì con gái ông đang chiến đấu với căn bệnh ung thư não. Cựu đô đốc hải quân nói với các phóng viên ở Waterloo rằng ông dự định sẽ đưa ra thông điệp tranh cử theo “từng bước”.

Trước đó vào năm 2007, ông Sestak đánh bại dân biểu Cộng Hòa Wayne Curtis Weldon, người từng nắm giữ 10 nhiệm kỳ để giành ghế ở Hạ viện; sau đó, ông tái đắc cử vào năm 2009 tại tiểu bang ủng hộ đảng Cộng Hòa. Tại cuộc vận động tranh cử, ông Sestak nhắc lại thành tựu này, đồng thời ủng hộ các chính sách tiến bộ như kiểm tra lý lịch phổ quát của người sở hữu súng, và quyền lựa chọn của phụ nữ trong chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ông Sestak cho biết nếu đắc cử, ông sẽ thành lập hình thức chăm sóc sức khỏe công cộng. Ông lưu ý rằng hàng triệu người Hoa Kỳ ghi danh hình thức chăm sóc sức khỏe tư nhân, nên ông sẽ thận trọng trong việc loại bỏ ngay lập tức loại bảo hiểm này.

Ông Sestak nhấn mạnh kinh nghiệm về an ninh quốc gia, và mô tả các chính sách của Tổng thống Trump đang cô lập Hoa Kỳ với thế giới. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/cuu-dan-bieu-dan-chu-joe-sestak-tuyen-bo-tranh-cu-tong-thong/

 

FedEx xin lỗi vì gửi trả lại điện thoại Huawei

FedEx Corp, công ty chuyển phát nhanh của Hoa Kỳ, đã xin lỗi vì gửi trả lại một gói bưu phẩm mà người gửi cho biết là một chiếc điện thoại thông minh Huawei gửi tới Mỹ, cho rằng do “lỗi vận hành,” theo hãng tin Reuters.

Lỗi này xảy ra gần một tháng sau khi công ty FedEx lên tiếng xin lỗi vì đã chuyển hướng các gói bưu phẩm giữa các văn phòng của công ty Huawei. Hai bưu kiện chứa các tài liệu được gửi từ Nhật Bản đến văn phòng ở Trung Quốc đã bị chuyển hướng đi đến Hoa Kỳ mà không được phép, theo tin của Reuters.

XEM THÊM:

Mỹ cấm các thực thể TQ mua linh kiện Mỹ cho siêu máy tính

Vài tuần trước, công ty Huawei bị chính phủ Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen gọi là “Entity List”, và điều đó có nghĩa là các công ty Mỹ phải nộp đơn xin giấy phép đặc biệt mới có thể tiến hành kinh doanh với các công ty trong danh sách này.

Chính phủ Hoa Kỳ xem công ty Huawei là một mối nguy về an ninh vì theo Reuters, luật pháp Trung Quốc yêu cầu các công ty địa phương phải tuân thủ với công tác tình báo.

Công ty Huawei phụ thuộc vào các công ty có liên hệ với Hoa Kỳ để mua linh kiện và phần mềm cho thiết bị mạng và điện thoại thông minh của mình.

Hôm 21/6, tạp chí PC Magazine của Mỹ đưa tin, công ty FedEx đã trả lại cho họ một chiếc điện thoại Huawei mà tạp chí này đã gửi từ Anh sang Hoa Kỳ.

Trả lời phỏng vấn của Reuters, công ty FedEx hôm 23/6 cho biết họ có thể “chấp nhận và vận chuyển tất cả các sản phẩm của Huawei, trừ bưu phẩm nào gửi đến các thực thể Huawei bị liệt kê trong Danh sách đen của Hoa Kỳ.”

Hôm 24/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng công ty FedEx nên đưa ra một lời giải thích thỏa đáng.

Trên Twitter, tờ Global Times của Trung Quốc viết rằng Bộ Ngoại giao của nước này đã thúc giục FedEx “chịu trách nhiệm vì việc không chuyển một chiếc điện thoại của Huawei tới Mỹ”.

Global Times cũng nói rằng Bộ này “không bình luận” về việc liệu FedEx có bị đưa vào một “danh sách đen” mà Reuters nói rằng giống như danh sách của Mỹ.

Đây là danh sách bao gồm những tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân không đáng tin cậy, có nguy cơ gây phương hại đến lợi ích của doanh nghiệp Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/fedex-xin-loi-vi-gui-tra-lai-dien-thoai-huawei/4971303.html

 

Du khách Hoa Kỳ thứ 10 tử vong

tại Cộng Hòa Dominica

CNN dẫn lời một viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, thêm một du khách Hoa Kỳ thiệt mạng trong khi đi nghỉ mát ở Cộng hòa Dominica vào đầu tháng này. Đây là du khách thứ 10 thiệt mạng tại quốc gia thuộc quần đảo Caribbean.

Trong cuộc phỏng vấn với CNN, viên chức này đã xác nhận trường hợp của nam du khách, khi trả lời các câu hỏi về những thông tin liên quan đến người đàn ông này. Gia đình của nam du khách cho biết ông đột nhiên bị bệnh và qua đời vào thứ Hai tuần trước. Dù vậy, viên chức Bộ Ngoại giao không cung cấp thông tin chi tiết về danh tính, hay nguyên nhân tử vong.

Theo CNN và hãng tin News 12 Long Island, một thành viên gia đình xác nhận danh tánh của nam du khách là ông Vittorio Caruso (56 tuổi), sinh sống tại Glen Cove, Long Island. Chị dâu của ông Carus, bà Lisa Maria Caruso, nói với News 12 Long Island rằng ông Vittorio Caruso tử vong sau khi bị suy hô hấp và có khả năng ông bị đau tim trong kỳ nghỉ. Bà kể lại gia đình nhận được một cuộc gọi điện thoại báo rằng ông Caruso bị ốm, vài phút sau, họ nhận được cuộc gọi thứ hai thông báo rằng ông đã qua đời.

Theo News 12 Long Island, ông Caruso đang tận hưởng thời gian nghỉ hưu tại Cộng hòa Dominica, sau khi ông bán cửa hàng pizza Glen Cove mà ông đồng sở hữu với anh của ông trong 12 năm qua.

Cảnh sát Cộng hòa Dominica xác nhận với CNN rằng ông Caruso tử vong tại một bệnh viện ở Santo Domingo. Theo cảnh sát, ông Caruso được chăm sóc y tế từ ngày 11 tháng Sáu và qua đời vì suy hô hấp. Hiện quá trình khám nghiệm tử thi đang được tiến hành.

Hiện FBI đang hỗ trợ chính quyền địa phương kiểm tra độc tính trong thi thể của ít nhất ba trong số các trường hợp tử vong gần đây. Tình trạng công dân Hoa Kỳ chết trong khi đang nghỉ mát tại Cộng hòa Dominica đang ở mức đáng lo ngại. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/du-khach-hoa-ky-thu-10-tu-vong-tai-cong-hoa-dominica/

 

Pháp chuẩn bị đối phó với cơn nắng nóng kỷ lục

Trọng Nghĩa

Theo dự báo khí tượng, nước Pháp tuần này sẽ phải trải qua một đợt nắng nóng bất thường, cả về thời điểm xảy ra và cả về mức độ khắc nghiệt. Ẩn số duy nhất là đợt nóng bức này kéo dài bao lâu. Cơ quan khí tượng Pháp nói đến khả năng tối thiểu là 6 ngày.

Theo các chuyên gia khí tượng, nước Pháp chưa bao giờ gặp một cơn nóng kéo dài như vậy vào tháng Sáu. Lần này, khí nóng từ vùng Bắc Phi, Tây Ban Nha tràn lên sẽ đánh vào các khu vực miền trung và miền tây và đông bắc. Nhưng từ thứ Ba, 25/06, nhiệt độ từ 35 đến 40°C được dự báo ở phần lớn các vùng. Cơn nắng nóng sẽ đạt đỉnh vào hai ngày thứ Tư (26/06) và thứ Năm (27/06). Chỉ có vùng bờ biển Đại Tây Dương là duy trì được nhiệt độ dưới mức 35°.

Dĩ nhiên, các thành phố lớn sẽ phải gánh chịu đợt nóng bức nhiều nhất, với nhiệt độ cao hơn đến mười độ so với vùng nông thôn. Tại Paris chẳng hạn, nhiệt độ cảm nhận được có thể lên tới 48°C.

Dẫu sao thì nhiệt độ sẽ rất cao, kể cả vào ban đêm. Điểm nguy hiểm của tình trạng này là chất lượng không khí kém, một phần do khí thải từ xe hơi. Nhà khí hậu học Hervé Le Treut nhắc lại rằng vào năm 2003, tỷ lệ tử vong do nắng nóng đã tăng cao dưới hai tác động : trực tiếp do nhiệt độ, và gián tiếp do chất lượng không khí xấu.

Các cơ quan chính quyền tại Pháp tăng cường hoạt động để sẵn sàng đối phó. Bộ trưởng Y Tế, bà Agnès Buzin, khẳng định rằng « mọi việc đã được chuẩn bị để không có lỗ hổng » trong kế hoạch cấp cứu của các bệnh viện trong đợt nắng nóng đầu tiên này.

Mọi người đều nghĩ đến thảm họa của ba tuần nắng nóng liên tục tháng 08/2003, đã làm cho gần 15.000 người thiệt mạng.

http://vi.rfi.fr/phap/20190624-phap-chuan-bi-doi-pho-voi-con-nang-nong-ky-luc

 

Nga cảnh báo lặp lại

cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba với Mỹ

Việc Mỹ triển khai các hệ thống tên lửa trên đất liền gần biên giới Nga có thể dẫn đến một cuộc đối đầu tương tự với cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, Reuters dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết hôm 24/6.

Nga đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các kế hoạch của Hoa Kỳ trong việc triển khai các hệ thống tên lửa ở Đông Âu và phản đối việc Washington rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga.

Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba nổ ra vào năm 1962 khi Liên Xô đáp trả việc triển khai tên lửa của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách đưa tên lửa đạn đạo tới Cuba, gây ra một cuộc đối đầu đẩy thế giới trên bờ vực chiến tranh hạt nhân.

“Nếu mọi thứ tiến xa đến mức thực sự triển khai các hệ thống này trên thực địa, thì tình hình sẽ không chỉ trở nên phức tạp hơn, mà nó sẽ leo thang tới mức căng thẳng như trước đây,” hãng tin RIA dẫn lời ông Ryabkov cho biết.

“Chúng ta có thể rơi vào tình thế khủng hoảng tên lửa, không chỉ gần giống với cuộc khủng hoảng những năm 1980 mà còn gần giống với cuộc khủng hoảng Caribbe,” ông Ryabkov nói, sử dụng tên mà Nga hay dùng khi đề cập đến cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.

Vào tháng 2, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã đưa ra nhận xét tương tự, khi ông cảnh báo rằng Moscow sẽ phản ứng tương thích với bất kỳ động thái triển khai tên lửa mới gần Nga nào của Hoa Kỳ bằng cách đặt tên lửa của mình gần Mỹ hơn, triển khai tên lửa nhanh hơn hoặc triển khai song song cả hai.

Trước đó, vào đầu tháng 2, Hoa Kỳ cho biết sẽ rút khỏi INF trong sáu tháng trừ khi Moscow chấm dứt vi phạm hiệp ước kiểm soát vũ khí năm 1987. Tuy nhiên, Nga phủ nhận các vi phạm này.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-canh-bao-lap-lai-cuoc-khung-hoang-ten-lua-cuba-voi-my/4971618.html

 

CH Séc : Biểu tình rầm rộ ở Praha

đòi thủ tướng từ chức

Thanh Hà

Ngày 23/06/2019, hàng trăm ngàn người dân tập hợp tại quảng trường Letna ở thủ đô Praha đòi thủ tướng Séc từ chức. Ông Andrej Babis bị tình nghi bỏ túi trợ cấp của Liên Hiệp Châu Âu cho Cộng Hòa Séc và đưa đất được vào mô hình toàn trị.

Quảng trường Letna là biểu tượng của phong trào đấu tranh năm 1989 dẫn tới sự sụp đổ của đảng cộng sản Tiệp Khắc thời đó. Đặc phái viên Anastasia Becchio tường thuật từ thủ đô Praha :

“Từ chức” là khẩu hiểu mà một biển người tại quảng trường Letna đã hô to. Letna là nơi người dân đã tập hợp để lật đổ chế độ cộng sản năm 1989.

Magdalena Chodovic, 46 tuổi, từ Moravia đến đây biểu tình, nhưng người phụ nữ này không nuôi ảo vọng. Bà đánh giá Andrej Babis không dễ từ chức, tuy nhiên, cuộc biểu dương lực lượng rầm rộ này gây bất lợi cho thủ tướng.

Bà nói: Điều này làm xấu đi hình ảnh của thủ tướng Babis đối với cộng đồng quốc tế. Nếu như có nhiều người chống đối thủ tướng, thì đầu tư vào Cộng Hòa Séc sẽ bất lợi. Đã có những người tẩy chay các sản phẩm làm tại Cộng Hòa Séc và có cả những ứng dụng để biết nên tẩy chay những mặt hàng nào”.

Trên khán đài, giới văn nghệ sĩ thay phiên nhau phát biểu. Benjamin Rolle, sinh viên môn thần học và cũng là phó chủ tịch tổ chức bảo vệ dân chủ Millions de Moments, trong ban tổ chức cuộc tập hợp lần này cho biết : Mục tiêu chính là để thức tỉnh xã hội dân sự, bởi vì trong nhiều năm, xã hội đã thụ động và thậm chí là cam tâm chịu đựng. Thủ tướng Babis đã tận dụng hoàn cảnh này. Ông bảo với dân chúng rằng không cần phải lo lắng gì hết, ông sẽ gánh vác tất cả. Nhưng chúng tôi muốn làm thay đổi tâm trạng này.

Người biểu tình không chờ đợi sẽ nhanh chóng có một sự thay đổi. Họ sẽ tiếp tục xuống đường sau dịp nghỉ hè lần này”.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190624-ch-sec-bieu-tinh-ram-ro-o-praha-doi-thu-tuong-tu-chuc

 

Phe đối lập Thổ Nhĩ Kỳ

giành quyền kiểm soát Istanbul

Tin từ ISTANBUL, Thổ Nhĩ Kỳ — Theo tin từ Reuters, phe đối lập của Thổ Nhĩ Kỳ vừa giáng một đòn mạnh vào Tổng thống Tayyip Erdogan, bằng cách giành quyền kiểm soát Istanbul trong một cuộc tái bầu cử thị trưởng.

Sự việc này đã phá vỡ hào quang bất khả chiến bại của ông Erdogan, và gửi đi một thông điệp từ các cử tri không hài lòng về chính sách của ông. Theo hãng tin Anadolu, ông Ekrem Imamoglu của đảng Cộng hòa Nhân dân (CHP) đã giành được 54.21% phiếu bầu. Đây là một chiến thắng thuyết phục hơn so với thắng lợi khít khao của ông hồi ba tháng trước.

Kết quả trước đó đã bị hủy bỏ sau các cuộc biểu tình từ Đảng AK gốc Hồi giáo của ông Erdogan, cho biết đã có những yếu tố bất thường lan rộng trong cuộc bầu cử. Quyết định tổ chức lại cuộc bầu cử đã bị các đồng minh phương Tây chỉ trích, và vấp phải sự bất bình từ những đối thủ trong nước, những người cho rằng nền dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ đang bị đe dọa.

Vào hôm Chủ Nhật (23/6), hàng chục ngàn người ủng hộ ông Imamoglu đã ăn mừng trên đường phố Istanbul, sau khi Ekrem Imamoglu giành chiến thắng trước ứng cử viên do chính tay ông Erdogan lựa chọn với cách biệt gần 800,000 phiếu bầu. Ủy ban bầu cử cao cấp hiện vẫn chưa công bố kết quả chính thức, nhưng ông Erdogan đã chúc mừng ông Imamoglu về chiến thắng của ông. Đối thủ của ông Imamoglu là ông Binali Yildirim của Đảng AK cầm quyền đã chúc ông may mắn chỉ hai giờ sau khi các cuộc bỏ phiếu kết thúc.

Chính sách độc tài và thân Nga của tổng thống Erdogan hiện đang gây ra bất mãn với người dân Istanbul, thành phố quan trọng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/phe-doi-lap-tho-nhi-ky-gianh-quyen-kiem-soat-istanbul/

 

Nhóm Houthis của Yemen tấn công

phi trường Saudi- 1 người thiệt mạng, 21 bị thương

Tin từ RIYADH, Saudi Arabia — Reuters dẫn lời liên minh do Saudi dẫn đầu cho biết, vào hôm Chủ Nhật (23/6), phong trào Houthi của Yemen đã tấn công vào phi trường dân sự Abha ở miền nam Saudi Arabia, khiến một người chết và 21 người khác bị thương.

Trước đó, đài truyền hình Al-Masirah do Houthi điều hành có cho biết rằng phong trào liên kết với Iran đã nhắm vào các phi trường Abha và Jizan ở phía nam vương quốc bằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. Đài truyền hình Al Arabiya TV của Saudi cho biết một máy bay không người lái bị tình nghi đã tấn công bãi đậu xe trong phi trường Abha, cách khoảng 200 km về phía bắc của biên giới Yemen chuyên cung cấp các tuyến bay nội địa và trong khu vực.

Đài truyền hình Saudi cho biết các chuyến bay đã được tiếp tục tại phi trường, nơi các hoạt động hiện đang được tiến hành bình thường.

Trước đó trong tháng này, một hỏa tiễn Houthi đã bắn trúng phi trường Abha trong một cuộc tấn công khiến 26 người bị thương. Hồi năm 2015, liên minh Hồi giáo Sunni do phương Tây hậu thuẫn được Saudi Arabia và Tiểu vương quốc Arab thống nhất lãnh đạo đã can thiệp vào Yemen, để cố gắng khôi phục chính phủ được quốc tế công nhận đã bị Houthis lật đổ ở Sanaa vào cuối năm 2014.

Nhóm Houthis liên kết với Iran đã đẩy mạnh các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái vào các thành phố của Saudi Arabia trong tháng vừa qua, giữa tình hình căng thẳng gia tăng giữa Iran và các quốc gia Arab vùng Vịnh liên minh với Hoa Kỳ. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/nhom-houthis-cua-yemen-tan-cong-phi-truong-saudi-1-nguoi-thiet-mang-21-bi-thuong/

 

ASEAN kêu gọi kiềm chế ở Biển Đông,

ủng hộ hiệp định tự do thương mại với Trung Quốc

Lãnh đạo các nước ASEAN hôm 23/6 ra tuyên bố chung kêu gọi các nước kiềm chế trong các hoạt động của mình ở Biển Đông để tránh làm phức tạp thêm tình hình, và theo đuổi giải pháp cho các tranh chấp một cách hòa bình, theo luật quốc tế.

Tuyên bố chung Thượng đỉnh ASEAN như mọi năm không nêu tên cụ thể bất cứ nước nào có liên quan đến tình hình căng thẳng ở Biển Đông.

Theo AP, việc ASEAN không công khai nêu tên nước nào trong vấn đề Biển Đông như Trung Quốc hay Mỹ là một thông lệ, tuy nhiên tại các cuộc họp kín, vấn đề này có thể được đem ra thảo luận.

Trước Thượng đỉnh ASEAN diễn ra ở Bangkok, Thái Lan, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói rằng ông sẽ đề cập vấn đề xung đột tranh chấp trên Biển Đông tại Thượng đỉnh. Ông Duterte đưa ra tuyên bố này sau vụ tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Philippines hôm 9/6 ở Bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và Philippines.

Cũng tại Thượng đỉnh lần này, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã có bài phát biểu khai mạc kêu gọi sự đoàn kết của toàn khối để hoàn tất đàm phán hiệp định tự do thương mại với Trung Quốc, hay còn được biết đến với cái tên hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP). Đây là hiệp định do Trung Quốc khởi xướng với sự tham gia của 10 nước ASEAN cùng Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc và New Zealand.

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng được lãnh đạo các nước nói đến tại Thượng đỉnh lần này. Tổng thống Philippines Duterte kêu gọi hai cường quốc giải quyết bất đồng trước khi tình hình vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Đây cũng là điều được Thủ tướng Thái nói tới trong phát biểu của mình ở Thượng đỉnh.

Lãnh đạo các nước Singapore, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam sẽ tham dự Thượng đỉnh G 20 sắp tới ở Nhật Bản, nơi sẽ diễn ra cuộc gặp được trông đợi giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/asean-leaders-call-for-restraint-amid-sea-row-06242019092901.html

 

ASEAN không bỏ qua

hành vi đe dọa ngư dân ở Biển Đông

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định ASEAN cần chú ý tới những diễn biến trên thực địa ở Biển Đông, trong đó có hành vi đe dọa tới ngư dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm nay đề cao tầm quan trọng của đoàn kết, nhất trí trong ASEAN nhằm xây dựng Cộng đồng cũng như bản lĩnh trong ứng xử với các đối tác khi phát biểu tại phiên họp hẹp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 34 ại Bangkok, Thái Lan, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.

Thủ tướng đã bày tỏ quan điểm của Việt Nam về vấn đề Biển Đông, cho rằng ASEAN cần nhìn nhận thẳng thắn, vừa ghi nhận những tích cực bước đầu trong đàm phán Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc, song cũng không bỏ qua các diễn

biến trên thực địa như cải tạo đất trái phép, quân sự hóa, cản trở khai thác hợp pháp tài nguyên biển, thậm chí đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân.

Thủ tướng cho hay trong năm 2020, với tư cách chủ tịch ASEAN và trên cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam sẽ phối hợp với Indonesia đẩy mạnh vị thế ASEAN thông qua tăng cường kết nối ASEAN – Liên Hợp Quốc và mong các nước hỗ trợ để Việt Nam đảm nhiệm tốt vai trò này.

Về cạnh tranh thương mại Mỹ – Trung, đại diện các nước tham dự cuộc họp đều bày tỏ lo ngại trước những hệ lụy từ căng thẳng trong quan hệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Theo các lãnh đạo, ASEAN cần cùng nhau hoạch định những biện pháp phù hợp nhằm vừa giảm thiểu tác động tiêu cực, vừa thích ứng hiệu quả với hoàn cảnh mới.

http://biendong.net/bi-n-nong/28862-asean-khong-bo-qua-hanh-vi-de-doa-ngu-dan-o-bien-dong.html

 

Nhìn gương Hong Kong, giới chính trị Đài Loan

giữ khoảng cách với Bắc Kinh

Nhiều ứng viên tranh cử vị trí lãnh đạo Đài Loan lên tiếng né tránh sự gần gũi với Trung Quốc, trong bối cảnh các cuộc biểu tình Hong Kong làm gia tăng lo ngại ở Đài Loan.

Ngay cả những ứng viên thân Trung Quốc cũng chỉ trích chính sách “một quốc gia, hai chế độ”. Chủ tịch Terry Gou của Công ty Foxconn, người đang tranh vị trí ứng viên của Quốc Dân đảng, ra sức bác bỏ sự thân thiết với Trung Quốc về chính trị lẫn làm ăn.

“Một quốc gia, hai chế độ đã thất bại ở Hong Kong” – tờ Nikkei Asian Review ngày 21-6 dẫn lời ông Gou.

Trước nay, mối quan hệ của ông với Trung Quốc được coi là thế mạnh cho công việc lắp ráp điện thoại và các thiết bị điện tử khác của Foxconn tại đại lục.

Hồi đầu năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thúc Đài Loan thông qua khuôn khổ “một quốc gia, hai chế độ” và thống nhất với đại lục. Khuôn khổ này, đã được sử dụng ở Hong Kong và Macau, cho phép các hệ thống hành chính và kinh tế riêng biệt và Bắc Kinh sẽ kiểm soát các vấn đề đối ngoại và quốc phòng.

Các cuộc biểu tình ở Hong Kong gần đây, xuất phát từ dự luật gây tranh cãi sẽ cho phép nghi phạm hình sự bị dẫn độ sang Trung Quốc, khiến người Đài Loan lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ cứng rắn hơn với Đài Loan nếu hai bên thống nhất.

Sự bất mãn của cử tri về kinh tế và các chính sách khác đã khiến lãnh đạo đương nhiệm Thái Anh Văn bị các ứng cử viên của Quốc Dân đảng bỏ xa trong các cuộc thăm dò.

Nhưng bà Thái – người được đề cử cho Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) độc lập vào tuần trước – đã nhanh chóng thu ngắn cách biệt khi khuynh hướng chống Trung Quốc gia tăng.

Nhìn gương Hong Kong, giới chính trị Đài Loan giữ khoảng cách với Bắc Kinh – Ảnh 2.

Làn sóng biểu tình ở Hong Kong làm nóng các lo ngại tại Đài Loan – Ảnh: REUTERS

Còn Quốc Dân đảng dự kiến chọn ra đại diện vào giữa tháng sau để tham gia cuộc đua vào ghế lãnh đạo Đài Loan vào tháng 1-2020. Lãnh đạo thành phố Cao Hùng, ông Han Kuo Yu đến nay vẫn là ứng viên sáng giá nhất, tiếp theo là ông chủ Foxconn.

Hồi đầu tháng 6-2019, ông Han từ phải trả giá khi tỏ vẻ thờ ơ với cuộc biểu tình ở Hong Kong, nói rằng ông không biết gì nhiều. Sự ủng hộ cho ông còn sụt giảm thêm khi truyền thông đưa tin ông từng gặp lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam hồi tháng 3-2019.

Tuy nhiên, ông đã nhanh chóng sửa chữa sai lầm. “Phải bước qua xác của tôi” – ông Han nói về vấn đề “một quốc gia, hai chế độ” trong một phát biểu cuối tuần qua.

Lãnh đạo thành phố Đài Bắc Ko Wen Je, nhiều khả năng sẽ ra tranh cử độc lập, cũng đã khẳng định không ủng hộ “một quốc gia, hai chế độ”.

Theo các nhà quan sát, Bắc Kinh sẽ muốn Quốc Dân đảng chiến thắng. Đảng này cũng từng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương hồi tháng 11-2018.

“Kết quả phản ánh ý chí mạnh mẽ của công chúng Đài Loan trong hi vọng tiếp tục chia sẻ lợi ích từ sự phát triển hòa bình mối quan hệ qua eo biển Đài Loan” – Văn phòng Đài Bắc của Trung Quốc tuyên bố khi đó.

Sự thân thiết của Quốc Dân đảng với Trung Quốc là không thể phủ nhận và phó chủ tịch đảng này từng dự một sự kiện thúc đẩy thống nhất với đại lục hồi tháng trước. Nhiều người cũng cho rằng những phát ngôn cứng rắn về vấn đề với Trung Quốc của ông Gou cũng chỉ là nói suông mà thôi.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/28865-nhin-guong-hong-kong-gioi-chinh-tri-dai-loan-giu-khoang-cach-voi-bac-kinh.html

 

TQ sẽ ‘không cho’ bàn về Hong Kong tại G20

Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Trương Quân cho biết Trung Quốc sẽ không cho phép thảo luận về vấn đề Hong Kong tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới, theo Reuters.

Các vấn đề Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, ông Trương Quân phát biểu tại một cuộc họp hôm 24/6 tại Bắc Kinh.

Hàng ngàn người Hong Kong tiếp tục biểu tình

Joshua Wong ra tù, tăng áp lực lên bà Carrie Lam

Việt Nam có thể có một Joshua Wong hay không?

Hong Kong: Cảm nhận nhà báo giữa biển người

Hàng triệu người đã xuống đường biểu tình tại Hong Kong trong tháng này để phản đối dự luật cho phép dẫn độ người được cho là phạm tội về Trung Quốc để đối mặt với các phiên tòa tại các tòa án do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát.

Dự luật này đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình dữ dội nhất trong nhiều thập kỷ qua tại Hong Kong, khi cảnh sát bắn đạn cao su và hơi cay để giải tán đám đông. Sự chèn ép của Bắc Kinh cũng châm ngòi cho các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ của phong trào Dù Vàng năm 2014, làm tê liệt một phần Hong Kong trong 79 ngày.

Ông Tập Cận Bình sẽ dự G20

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Nhật vào tuần sau, Tân Hoa Xã cho biết hôm 23/6, đưa ra xác nhận chính thức đầu tiên về sự kiện.

Theo Reuters, tại diễn đàn này, ông Tập dự kiến sẽ hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại thành phố Osaka từ ngày 27-29/6. Tân Hoa Xã không cho biết thêm chi tiết về chuyến đi của ông Tập.

Cuộc gặp Trump-Tập có thể là mấu chốt để đưa các cuộc đàm phán trở lại đúng hướng để làm giảm căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Trước khi ‘đối mặt’ với Donald Trump ở G20, ông Tập thăm Bình Nhưỡng để ‘tăng vị thế’ nhờ nắm con bài Kim Jong-un, theo một báo Anh.

Ông Tập Cận Bình dự kiến có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông tới CHDCND Triều Tiên vào hai ngày 21 và 22/6/2019.

Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của nguyên thủ quốc gia Trung Quốc sang láng giềng, đồng minh duy nhất Đông Bắc Á từ 14 năm qua.

“Qua việc mở hội nghị thượng đỉnh với ông Kim, nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn cho Hoa Kỳ và Nam Hàn thấy họ có thể đóng vai trò điều phối viên cho thảo luận xóa bỏ vũ khí nguyên tử và họ có thể đưa ông Kim quay trở lại bàn đàm phán,” bà Ahn Yinhay, giáo sư ngành quan hệ quốc tế ở Đại học Nam Hàn (Korea University), Seoul nói với tờ Telegraph của Anh.

Theo chuyên gia này, ông Tập cũng muốn dùng ảnh hưởng với Bắc Hàn để tạo thế cho Bắc Kinh nhằm tạo tiến bộ trong cuộc thương chiến ngày càng nặng nề với Mỹ.

Thậm chí, tác động của Trung Quốc lên Bắc Hàn có thể trở thành lá bài cho Bắc Kinh trong các vấn đề như Đài Loan và tranh chấp Biển Đông, theo tờ báo Anh.

Một nhà quan sát khác, giáo sư Viên Kính Đông, từ Đại học Sydney đồng ý rằng chuyến thăm của ông Tập nhằm gửi ra thông điệp “quý vị không thể bỏ qua Trung Quốc”.

Theo ông, Chủ tịch Tập sẽ dùng hội nghị thượng đỉnh với ông Kim là “lá bài mặc cả” trong thương chiến với Mỹ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-48741241

 

TQ yêu cầu các địa danh đổi tên ‘thuần TQ’,

loại bỏ yếu tố ‘ngoại lai’, dân phản ứng dữ dội

Cuộc cách mạng đổi tên các địa danh, địa điểm mà giới chức Trung Quốc phát động đang vấp phải làn sóng phản đối của không ít người dân.

Đầu năm 2018, 6 cơ quan chính phủ Trung Quốc đồng loạt triển khai chiến dịch yêu cầu các chính quyền tỉnh, thành phố và các quận đổi tên tất cả các địa danh, địa điểm mang yếu tố ‘to lớn, nước ngoài, kỳ quái” trong tên của mình.

Hôm 21/6, Bộ Nội vụ Trung Quốc tái khẳng định họ sẽ tiếp tục theo đuổi chiến dịch này, nhắc nhở chính quyền các địa phương thực hiện chỉ đạo một cách thận trọng và phù hợp.

Theo chiến dịch, nhiều công trình, địa điểm của Trung Quốc, đặc biệt là các khách sạn hay chung cư cao tầng có chứa các từ như Manhattan, California hoặc Paris trong tên của họ sẽ phải đổi tên nếu không muốn bị trừng phạt.

Những cái tên chứa các từ như “thế giới”, “to lớn”, “quốc tế” cũng phải cải biên vì vi phạm yếu tố “to lớn”. Trong khi đó các địa danh sẽ bị liệt vào “kỳ quái” nếu tên của chúng là sự kết hợp chữ và số như “Tổ hợp No. 6” ở tỉnh Thiểm Tây.

Theo tờ Sanqin Metropolis Daily, tại thành phố Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, có ít nhất 98 dự án căn hộ, khách sạn, tháp văn phòng cần phải xóa bỏ các yếu tố vi phạm trong tên của mình.

Đối với một số người, kế hoạch này không mang lại bất cứ ý nghĩa nào mà chỉ phung phí thời gian và tiền bạc.

“Nếu các dự án buộc phải đổi tên thì tên trên giấy chứng nhận tài sản, giấy phép doanh nghiệp và đăng ký thuế thì sao? Có phải đổi cả không?”, Zhu Yun, một phụ nữ sống ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông thắc mắc.

“Chỉ là một sự lãng phí tiền bạc, năng lượng của người dân và không mang lại bất cứ điều gì cho văn hóa quốc gia cả”, Zhu Min cũng tới từ Quảng Đông chia sẻ. Anh này cho rằng cách làm hiện nay làm gợi nhắc tới cuộc Cách mạng văn hóa, thời kỳ đen tối trong lịch sử Trung Quốc .

“Vào thời điểm đó, một số lượng lớn tên phố, đường xá và cửa hàng buộc phải đổi tên bởi vì chúng chứa các yếu tố mang hơi hướng phong tục cũ và văn hóa cũ”, Zhu chia sẻ.

Bất chấp phản ứng kịch liệt từ dư luận, Bộ Nội vụ Trung Quốc khẳng định kế hoạch này là một biện pháp quan trọng để loại bỏ các vi phạm tới giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội, làm tổn hại niềm tin quốc gia.

“Các quy định và hướng dẫn liên quan của chiến dịch cần được tuân thủ nghiêm ngặt để ngăn chặn việc mở rộng chiến dịch một cách tùy tiện”, Bộ này nhấn mạnh trong thông báo.

http://biendong.net/diem-tin/28888-tq-yeu-cau-cac-dia-danh-doi-ten-thuan-tq-loai-bo-yeu-to-ngoai-lai-dan-phan-ung-du-doi.html

 

Chiến tranh thương mại:

Tập đoàn đường sắt lớn nhất TQ

 điêu đứng trước mối nghi ngờ là gián điệp

Đầu tư, xây dựng những dự án đường sắt lớn nhưng thay vì trở thành biểu tượng cho tiềm năng tái tạo, nhà máy thuộc sở hữu của CRRC hiện đang mắc kẹt trong căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Xe lửa của tập đoàn quốc hữu CRRC (China Railway Rolling Stock Corporation) của Trung Quốc bị nghi ngờ có thể sử dụng cho mục đích gián điệp.

Vào thời kỳ hoàng kim vào thế kỷ 19, thành phố Springfield, Massachusetts sản xuất dây chuyền lắp ráp công nghiệp đầu tiên, ô tô chạy xăng đầu tiên và xe lửa giường nằm đầu tiên. Wason, một trong những công ty hàng đầu tại đây, đã sản xuất xe khách và ô tô cho khách hàng trên toàn nước Mỹ và nhiều quốc gia khác. Khi Wason giải thể vào những năm 1930, Springfield vẫn phát triển rực rỡ vào đầu thế kỉ 20 trước khi nhiều nhà máy tại đây bị buộc phải đóng cửa do phi công nghiệp hoá.

Vì vậy, khi một doanh nghiệp Trung Quốc tuyên bố đầu tư 95 triệu USD vào xây dựng nhà máy sản xuất xe lửa mới trên địa điểm nhà máy Westinghouse cũ, nhiều người dân Springfield cảm thấy vô cùng hào hứng. Trong bốn năm qua, khoảng 200 công nhân đã được tuyển dụng cho nhà máy sản xuất xe lửa mới để xây dựng hệ thống tàu điện ngầm Boston.

Tuy nhiên, thay vì trở thành biểu tượng cho tiềm năng tái tạo, nhà máy này hiện đang mắc kẹt trong căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Nhà máy này thuộc sở hữu của CRRC, doanh nghiệp nhà nước sản xuất xe lửa lớn nhất của Trung Quốc.

Các chính khách hàng đầu của Mỹ ở cả hai đảng đã buộc tội doanh nghiệp này sử dụng quan hệ của mình với Trung Quốc nhằm cạnh tranh không công bằng và “tiếp tay” cho hoạt động gián điệp Trung Quốc. Nhiều chính khách đã yêu cầu loại bỏ CRRC khỏi dự án tàu điện ngầm tại Washington và New York.

Những chỉ trích này khiến Springfield vô cùng bất ngờ. John Scavotto Jr, lãnh đạo liên hiệp công nhân kim loại tấm địa phương, cho biết CRRC, với mức lương cao và phúc lợi tốt, là một “món quà của chúa”. Ông cảm thấy lo lắng cho tương lai của tập đoàn này và tức giận trước thái độ thù địch của tổng thống Mỹ và Washington.

Cơn thịnh nộ đối với CRRC và nhà máy tại Massachusetts thể hiện cho thái độ tiêu cực ngày càng tăng đối với các hạng mục đầu tư của Trung Quốc tại Mỹ khi căng thẳng chiến lược và thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang.

Các hạng mục đầu tư của Trung Quốc tại Mỹ luôn là một chủ đề gây tranh cãi ngay cả sau khi Trung Quốc đã gia nhập WTO vào năm 2001. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) của Trung Quốc tại Mỹ có xu hướng tăng trong những năm gần đây, và đạt đỉnh vào năm 2016 với trị giá đầu tư 46 tỉ USD.

Sau khi ông Trump đắc cử, FDI của Trung Quốc đã giảm mạnh xuống còn 29 tỉ USD vào năm 2017 và 5 tỉ USD vào năm 2018. Và thái độ thù địch của Mỹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt giảm này. Các thương vụ Trung Quốc mua lại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ nhạy cảm của Mỹ cũng gặp khó khăn vì lý do an ninh quốc gia theo Uỷ ban Đầu tư Nước ngoài của Mỹ.

Nhà máy tại Springfield chính xác là hình thức đầu tư được cả Washington và Bắc Kinh ủng hộ trước căng thẳng thương mại – tiền và bí quyết sản xuất của Trung Quốc đầu tư cho một ngành công nghiệp đã “chết” từ lâu tại Mỹ. Sau khi vượt qua các đối thủ từ Canada, Nhật Bản và Hàn Quốc vào năm 2014 và giành được dự án tàu điện ngầm Boston, CRRC tiếp tục trúng thầu chế tạo xe lửa tại Chicago, Philadelphia và Los Angeles từ tháng 3/2016 đến tháng 3/2017.

Bốn hợp đồng trên đánh dấu những giai đoạn khác nhau trong quan hệ Mỹ-Trung. Sau khi Trump tuyên bố ý định sẽ chặt chẽ hơn trong các vấn đề thương mại và đầu tư của Trung Quốc, CRRC đã để mất ít nhất ba gói thầu chế tạo xe lửa, bao gồm New York và Atlanta.

Những bộ phận xe lửa do Trung Quốc sản xuất và CRRC lắp ráp tại Springfield là “nạn nhân” trong vòng thuế quan đầu tiên của Trump. CRRC đã làm đơn xin miễn thuế quan vào đầu năm nay nhưng bị văn phòng đại diện thương mại Mỹ từ chối.

Ngoài Massachusetts, CRRC có một liên doanh tại Chicago, CRRC Sifang America. Liên doanh này chịu trách nhiệm chế tạo xe lửa cho hệ thống tàu điện ngầm tại Chicago, và có thể là cả hệ thống tàu điện tại Washington nếu CRRC trúng thầu.

Tuy nhiên, khi CRRC mở rộng hoạt động thì cũng là lúc phản đối chính trị tăng cao. Marco Rubio, một nghị sĩ Cộng hoà tại Florida, cho biết: “Đây là một phần trong chiến lược dài hạn nhằm phá hoại nền công nghiệp Mỹ và chiếm lĩnh công nghệ tiên tiến của thế kỷ 21 của Trung Quốc.”

Ngoài ra, nhiều người lo ngại rằng hệ thống tàu điện ngầm có thể bị xâm nhập, bởi theo RSA, công nghệ tiên tiến hiện nay trên xe lửa hiện đại có các cảm biến và hệ thống dò tìm và điều tiết mọi yếu tố, từ nhiệt độ đến vị trí. Cáo buộc CRRC sẽ là phương tiện tiến hành các hoạt động gián điệp cũng khiến nhiều người quan ngại.

Chủ nghĩa bảo hộ đã dấy lên nhiều phản ứng dữ dội chống lại các doanh nghiệp Trung Quốc. Theo Thilo Hanemann, đối tác của Rhodium, nhiều dự án xây dựng tại Mỹ của Trung Quốc bị các nhóm lợi ích đặc thù phản đối nhằm bảo vệ thị trường, và tình hình hiện nay có lợi cho họ.

Jia Bo, phó chủ tịch của nhà máy của CRRC tại Massachusetts, phản đối những chỉ trích từ RSA và các nhà làm luật. Ông cho biết xe lửa được chế tạo tại Springfield tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và các quy tắc thương mại được áp dụng cho hầu hết các sản phẩm sản xuất tại Mỹ. Về cáo buộc gián điệp, Bo cho biết trên các toa xe lửa đều lắp đặt các camera an toàn nhằm đảm bảo tàu chạy an toàn và dữ liệu được chuyển tới cơ quan trung chuyển phù hợp.

Tại Washington, CRRC nhận được sự ủng hộ của Richard Neal, chủ tịch Uỷ ban Tài chính Hạ viện thuộc đảng Dân chủ. Neal đại diện cho Springfield và các khu vực xung quanh và đã đáp trả một số chỉ trích. Ông cho biết Trung Quốc từng có nhiều hành động đe doạ việc làm, công nghệ và an ninh quốc gia tại Mỹ, nhưng cần cân bằng hợp lý giữa bảo vệ quốc gia và chào đón các doanh nghiệp tạo ra việc làm và đầu tư cho cộng đồng.

Giovanni De Caro, một công nhân lắp ráp và sửa chữa 43 tuổi tại nhà máy của CRRC tại Springfield, cho biết CRRC đã đem sự sống trở lại nơi này. Ông tin rằng CRRC sẽ tiếp tục giành được nhiều dự án khác tại Mỹ. Đồng thời, ông cũng bày tỏ sự cảm thông với TT Trump trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Ông cho biết: “Tôi cho rằng chiến tranh thương mại sẽ phản tác dụng. Nó sẽ gây thiệt hại lâu dài cho chúng tôi, không chỉ gói gọn trong công ty này. Hàng hoá sẽ đắt đỏ hơn, và điều đó khiến các gia đình lao động khó khăn hơn.”

http://biendong.net/doc-bao-viet/28886-chien-tranh-thuong-mai-tap-doan-duong-sat-lon-nhat-tq-dieu-dung-truoc-moi-nghi-ngo-la-gian-diep.html

 

Chính giới Philippines kêu gọi

phong trào “Sự thật về Biển Đông”

để phản đối, vạch trần các hành vi của TQ

Trước việc Trung Quốc liên tục quân sự hóa Biển Đông và công khai tuyên bố “đây là quyền hợp pháp, chính đáng” của nước này, chính giới Philipines đứng đầu là Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio đang kêu gọi tiến hành một chiến dịch phản bác Bắc Kinh mang tên “Sự thật về Biển Đông”.

“Sự thật về Biển Đông”

Philippines đã đưa ra cảnh báo cho Trung Quốc trước những hành động gia tăng triển khai quân đội và vũ khí trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn khẳng định đó là quyền hợp pháp của Trung Quốc để xây dựng cơ sở quốc phòng nhằm chống lại các mối đe dọa trong khu vực.

Philippines nằm trong số những quốc gia vướng vào cuộc tranh chấp với Bắc Kinh từ khi Trung Quốc ngày càng gia tăng áp lực lên khu vực Biển Đông. Trước tình hình đó, Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio, trong một bài phát biểu với “Viện Báo chí và Truyền thông châu Á” vừa qua, đã kêu gọi các nước khu vực hợp sức để lan tỏa phong trào “Sự thật về Biển Đông” nhằm chống lại những tuyên truyền thông tin giả của Bắc Kinh.

“Lịch sử thực sự rất rõ ràng và đơn giản: Trung Quốc chưa bao giờ sở hữu Biển Đông. Trong khi có những vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông chỉ thuộc về các quốc gia ven biển liền kề. Chúng ta có thể gọi chiến dịch thông tin này là phong trào ‘Sự thật về Biển Đông’, một phong trào của nhân dân sử dụng quyền tự do ngôn luận để giải thích sự thật về lịch sử Biển Đông. Chúng ta có thể mời người dân của những quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế cũng bị lấn chiếm bởi đường lưỡi bò của Trung Quốc như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei cùng tham gia đẩy mạnh phong trào này”, Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio.

Phản ứng ngang ngược từ giới chức và báo chí TQ

Bắc Kinh đã thừa nhận triển khai quân đội và vũ khí trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Trước những chỉ trích của các nước trong khu vực, Trung Quốc tuyên bố sẽ bảo vệ những gì họ xem là lãnh thổ của đất nước. Vừa qua tại Diễn đàn Shangri-la lần thứ 18, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa còn cho biết khu vực này nằm trong quyền xây dựng cơ sở quốc phòng của Bắc Kinh. Thượng tướng He Lei của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng khẳng định triển khai quân đội và vũ khí trên các đảo của Biển Đông là quyền hợp pháp của Trung Quốc và được cho phép bởi luật pháp quốc tế. “Tất cả nhận xét vô trách nhiệm về vấn đề này là vi phạm với vấn đề đối nội của Bắc Kinh”, theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng dẫn lời vị quan chức này của Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố.

Bên cạnh đó, ông He cũng so sánh việc xây dựng các tiền đồn quân sự trên Biển Đông giống như việc nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình gửi một đơn vị đồn trú PLA tới Hong Kong sau khi Anh trao trả đặc khu này về Trung Quốc năm 1997. Bình luận của ông được đưa ra sau khi cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cáo buộc nước này đang đe dọa các quốc gia láng giềng của họ bằng những hoạt động quân sự. Theo hình ảnh vệ tinh tháng trước, Trung Quốc đã gia tăng sự hiện diện quân sự trên các đảo thuộc vùng biển tranh chấp trong khu vực.

Chuyên gia quân sự Andrei Chang cũng nhận định rằng cơ sở trên các đảo này không phải dùng cho mục đích dân sự. “Những bức ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đã đẩy mạnh tiến trình quân sự hóa các tiền đồn trên các đảo này, nơi sẽ trở thành căn cứ không quân và hải quân của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong tương lai. Các cơ sở và tòa nhà trên đảo không nhằm phục vụ mục đích dân sự mà là một khu phức hợp quân sự với quy mô lớn”, theo vị chuyên gia này.

Hiệu ứng từ các phong trào tương tự như “Sự thật về Biển Đông”

Chiến dịch phản bác Bắc Kinh mang tên “Sự thật về Biển Đông” do Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio phát động tiếp tục cho thấy những tiếng nói chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ tại Philippines và khu vực do các hành vi quân sự hóa, theo đuổi yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông. Khi được lan rộng, phòng trào này sẽ góp phần phác bác mạnh mẽ hành động và tuyên bố đánh lừa dư luận của Trung Quốc về sự phát triển hòa bình rằng Biển Đông thuộc Trung Quốc… vốn chỉ được coi là những tuyên bố chính trị mà không đi liền với những hành động thực tế.

Không chỉ tấn công công luận trực diện Trung Quốc, Thẩm phán Antonio Carpio cũng nhiều lần chỉ trích chính sách nhu nhược của chính quyền Tổng thống Philipines Duterte. Năm 2016, ông từng tuyên bố Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vi phạm hiến pháp Philippines nếu ông nhượng bộ Trung Quốc về vấn đề bãi cạn Scarborough. Theo hiến pháp Philippines năm 1986, tổng thống có thể bị phế truất vì bị luận tội vi phạm hiến pháp, phản quốc, nhận hối lộ, tham nhũng hoặc phản bội lòng tin của người dân. “Nếu tổng thống nhượng bộ chủ quyền của chúng ta với bãi cạn Scarborough, ông ấy có thể bị luận tội”, Thẩm phán Antonio Carpio cho biết.

Chính Thẩm phán Antonio Carpio tháng trước cũng kêu gọi Manila nộp đơn kiện việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đe dọa chiến tranh. Thẩm phán Carpio cho biết việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp giữa các nước là vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc. Theo ông, nếu Tổng thống Philippines không làm gì để phản đối, điều này đồng nghĩa với việc “bán đứng người dân”.

Ngày 21/3/2019, hai cựu quan chức cao cấp của chính phủ Philippines đã đệ đơn kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) về tội ác chống lại loài người do gây thiệt hại môi trường nghiêm trọng ở Biển Đông.Trong đơn kiện gửi tới Văn phòng Công tố viên của ICC, cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario và bà Conchita Carpio Morales, nguyên lãnh đạo cơ quan chống tham nhũng của Philippines, thay mặt cho hàng trăm ngàn ngư dân và người dân nước này, cáo buộc ông Tập Cận Bình và các quan chức cấp cao Trung Quốc đã phạm tội “gây thiệt hại môi trường nghiêm trọng, gần như tàn phá vĩnh viễn môi trường biển trên khắp các quốc gia”. Họ nói rằng thiệt hại về môi trường xảy ra khi ông Tập Cận Bình và các quan chức khác thực hiện “kế hoạch mang tính hệ thống của Trung Quốc nhằm chiếm lấy Biển Đông”.Ông Del Rosario, bà Morales và các ngư dân viết trong đơn kiện: “Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức khác đã có những hành vi vi phạm luật quốc tế khi gây ra tổn hại nghiêm trọng cho (a) nhóm những người quốc tịch Philippines, những người phụ thuộc vào việc đánh bắt cá để kiếm sống, và (b) cho các thế hệ cư dân ven biển hiện tại và tương lai của các quốc gia ở Biển Đông, bao gồm cả những người mang quốc tịch Philippines, bằng cách đẩy nhanh sự sụp đổ nghề cá và do đó dẫn tới tình trạng thiếu lương thực ở một số quốc gia”.Với hiệu ứng từ các chiến dịch trên, chắc chắn làn sóng phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ không ngừng lan rộng.

http://biendong.net/bien-dong/28882-chinh-gioi-philippines-keu-goi-phong-trao-su-that-ve-bien-dong-de-phan-doi-vach-tran-cac-hanh-vi-cua-tq.html

 

Tàu Philippines bị đâm ở biển Đông: Chờ bên thứ ba

Việc Philippines chọn ai đóng vai trò là bên thứ ba trung lập trong cuộc điều tra vụ đâm tàu cá Philippines sẽ hé lộ phần nào chính sách của Manila về biển Đông sắp tới.

Theo hãng thông tấn quốc gia của Philippines (Philippine News Agency), Tổng thống Rodrigo Duterte đã chấp nhận đề nghị của Trung Quốc (TQ) để cùng điều tra vụ việc một tàu cá TQ đã đâm chìm và bỏ mặc sinh mạng của 22 người Philippines ở bãi Cỏ Rong, phía Đông Bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, người phát ngôn của tổng thống Philippines cho biết hôm 22-6.

Nhưng ngoài TQ và Philippines, ông Duterte muốn một quốc gia thứ ba được đưa vào ủy ban điều tra chung. Trong khi trước đó, hàng loạt quan chức cao cấp nhất của Philippines đã công khai tố cáo thuyền viên TQ hành xử “vô nhân đạo, đáng bị lên án và đáng khinh bỉ”. Thêm vào đó, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin cũng đã lên tiếng kịch liệt phản đối hành động của Bắc Kinh.

Theo hãng tin Reuters, vụ việc này thực sự là một thách thức rất lớn đối với ông Duterte, bởi lẽ đương kim tổng thống Philippines thời gian qua vẫn muốn xây dựng mối quan hệ bền chặt với TQ bất chấp những bất đồng về mặt lợi ích quốc gia của hai bên trên biển Đông ngày càng rõ nét, cùng với thái độ nghi ngờ sâu sắc của đồng minh quân sự là Mỹ.

Ai sẽ là “quốc gia trung lập”?

Một cuộc điều tra chung về vụ việc ở bãi Cỏ Rong lần đầu tiên được đề xuất bởi một số quan chức Philippines, bao gồm Bộ trưởng Tư pháp Menardo Guevarra và người phát ngôn của Tổng thống Duterte, ông Salvador Panelo.

Thêm vào đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Lục Khảng trong một cuộc họp báo vào hôm 20-6 đã chủ động đề xuất tiến hành một cuộc điều tra chung và nói rằng đây là chìa khóa để tìm ra “giải pháp thích hợp” cho vụ việc.

Ông Salvador Panelo nói rằng Tổng thống Duterte muốn cuộc điều tra được thực hiện bởi “những cá nhân có trình độ và năng lực cao”. Philippines và TQ sẽ cử ra mỗi bên một đại diện. Ngoài ra sẽ có một thành viên thứ ba từ một “quốc gia trung lập”. Ông Panelo khẳng định một cuộc điều tra chung và vô tư là cách duy nhất để chốt lại vấn đề này.

Ngoại trưởng Philippines Tedoro Locsin dù từng bác bỏ ý tưởng về một cuộc điều tra chung với TQ nhưng hôm 22-6 ông cũng hy vọng các bên sẽ tổ chức “một cuộc điều tra với một bên thứ ba độc lập, ví dụ như Brunei”, theo đài CNN Philippines.

Theo Bộ trưởng Tư pháp Philippines Menardo Guevarra, bên thứ ba trung lập sẽ có vai trò cực kỳ quan trọng nếu có sự khác biệt trong kết luận điều tra vụ việc giữa TQ và Philippines. Một số quan chức Philippines cho rằng Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) cũng có thể tham gia tiến hành điều tra.

IMO, một cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại London (Anh), có chức năng tập trung vào an toàn, an ninh và tác động môi trường của hàng hải quốc tế. Cả Philippines và TQ đều là các quốc gia thành viên của IMO.

Một số ý kiến khác đề xuất chính phủ Philippines nên chọn Singapore để làm bên trung lập. Bởi vì Singapore có nhiều chuyên gia giỏi về lĩnh vực Luật Biển và không có yêu sách tại biển Đông. Mặt khác, giới quan sát cho rằng nếu Philippines chọn Nga hay Triều Tiên – vốn có quan hệ đặc biệt tốt đẹp với TQ thì cuộc điều tra chỉ là vỏ bọc cho một “thỏa thuận ngầm” giữa ông Duterte với TQ, theo Rappler.

Thượng tôn pháp luật: Một tiền lệ tốt

Ông Salvador Panelo hôm 22-6 khẳng định: “Để có được một phán quyết của công lý đòi hỏi phải có chứng cứ đầy đủ về các dữ kiện mà cuối cùng dẫn đến việc 22 ngư dân tội nghiệp của chúng tôi bị bỏ rơi ở giữa biển và trách nhiệm của những người có lỗi. Một cuộc điều tra chung và công bằng sẽ không chỉ thúc đẩy giải quyết vấn đề nhanh chóng mà còn tuân thủ

luật pháp quốc tế. Trong đó, cần phải hết sức nhấn mạnh vào việc sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp quốc tế”.

Cùng với đó, ông Panelo cũng cho biết: “Chính phủ Manila đang đòi công lý cho những đồng bào của chúng tôi và đang sử dụng tất cả biện pháp cho mục đích đó”.

Nếu Philippines và TQ cùng chọn lựa một bên thứ ba công tâm và đưa ra các kết luận trên tinh thần thượng tôn pháp luật thì đây là một tiền lệ tốt trong việc quản lý va chạm hay xung đột trên biển.

Ngược lại, nếu Bắc Kinh tiếp tục ngăn cản hay làm thay đổi tính khách quan của vụ việc, điển hình như việc từ chối sự thật tàu Việt Nam đã cứu 22 ngư dân Philippines thì hình ảnh của Bắc Kinh sẽ càng xấu hơn trong cộng đồng quốc tế.

Cần nhớ lại rằng một loạt cuộc đối đầu giữa tàu TQ và Philippines trong năm 2011 và 2012 đã trở thành tiền đề cho việc Philippines khởi kiện TQ lên Tòa Trọng tài quốc tế vào ngày 22-1-2013.

Tháng 7-2016, Tòa Trọng tài quốc tế đã ban hành phán quyết với phần thắng gần như tuyệt đối nghiêng về Philippines. Các xung đột giữa Philippines và TQ trong thời gian gần đây một lần nữa gợi ý Manila tăng cường áp dụng các biện pháp nhằm đạt ưu thế trước Bắc Kinh trên mặt trận pháp lý.

http://biendong.net/doc-bao-viet/28887-tau-philippines-bi-dam-o-bien-dong-cho-ben-thu-ba.html

 

Tổng thống Philippines Duterte không dám

bảo vệ ngư dân trước gã khổng lồ TQ

Trong vụ tàu Trung Quốc cố tình đâm chìm tàu cá của ngư dân Philippines ở bãi Cỏ Rong, người dân Philippines đang mong chờ sự bảo vệ của Chính quyền trước những hành động “man rợ” của Bắc Kinh. Tuy nhiên, Tổng thống Philippines Duterte lại đưa tuyên bố “lạ đời”, dập tắt hết hy vọng của người dân.

Tuyên bố “lạ đời” của Tổng thống Rodrigo DuterteKể từ khi vụ tàu cá FB Gimver 1 của Philippines bị tàu Trung Quốc (9/6) đâm chìm, Tổng thống Rodrigo Duterte (17/6) đã lần đầu tiên lên tiếng và khẳng định đây chỉ là “một vụ va chạm nhỏ”. Ông Duterte cảnh báo tránh làm tình hình căng thẳng leo thang, cho rằng “những gì xảy ra chỉ giống như một vụ va chạm. Đây là một vụ va chạm hàng hải. Đừng tin vào những chính trị gia ngu dốt, những người muốn triển khai lực lượng hải quân tới đó”; nhấn mạnh “đừng làm cho nó trở nên tồi tệ hơn” và Philippines chưa sẵn sàng đấu lại Trung Quốc.

Cũng theo Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ông đang chờ đợi kết quả điều tra cuối cùng liên quan tới vụ việc tàu cá nước này bị đâm chìm trên Biển Đông. Tổng thống Duterte cũng chỉ trích một “quan chức quốc gia” – người đã đề xuất đưa tàu chiến tới đối phó Trung Quốc trên Biển Đông. “Bạn biết đấy, tôi thích ý tưởng đó. Nếu tôi có sự lựa chọn, tôi cũng muốn hành động như vậy, nhưng tôi không còn ở độ tuổi thiếu niên nữa”, ông Duterte nói.

Đây là lần đầu tiên Tổng thống Duterte lên tiếng về vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines sau gần 6 ngày kể từ khi Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana tiết lộ sự việc vào hôm 12/6. Tổng thống Duterte bao biện rằng không đưa ra tuyên bố vì chưa có cuộc điều tra về sự việc này và điều duy nhất có thể làm là chờ đợi và để các bên liên quan có quyền lên tiếng.

Duterte không dám bảo vệ ngư dân

Giới chuyên gia nhận định, tuyên bố “mềm yếu” và chịu “lép vế” của Tổng thống Philippines Duterte cho thấy ông không dám đứng ra bảo vệ ngư dân trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông; cho rằng Chính quyền của ông Duterte đã bị Trung Quốc chi phối hoàn toàn.

Trong khi đó, cũng có những ý kiến bao biện cho ông Duterte. Nhà khoa học chính trị Ramon Beleno III tại Đại học Ateneo De Davao cho biết, phản ứng của Tổng thống Duterte là nhằm hạ nhiệt căng thẳng thay vì đối đầu với Trung Quốc. Theo ông Beleno, “Tổng thống

Philippines đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc trong bối cảnh Manila không còn tiếp nhận sự hỗ trợ từ các đồng minh như Mỹ”.

Theo Rappler, tuyên bố trên của ông Duterte phản ánh suy nghĩ của ông rằng thách thức Trung Quốc đồng nghĩa là sẽ gây chiến với cường quốc châu Á này. Trong khi đó, phó thẩm phán cấp cao của Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio trước đó cho biết: “Bản thân Trung Quốc không muốn chiến tranh vì chiến tranh sẽ cho Mỹ một cái cớ để can thiệp quan sự vào Biển Đông dựa theo Hiệp ước phòng thủ hiện có giữa Philippines và Mỹ. Do vậy, chiến lược của Trung Quốc là kiểm soát Biển Đông mà không cần bắn một phát đạn nào”.

Người dân thất vọng hoàn toàn

Thuyền trưởng tàu cá Philippines bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên Biển Đông đã bày tỏ sự thất vọng về phát biểu của Tổng thống Rodrigo Duterte liên quan tới vụ va chạm gần đây. Thuyền trưởng Junel Insigne cho biết: “Tôi buồn vì có vẻ như hành động đâm vào tàu chúng tôi đã được cho qua. Vậy nếu nhiều người trong số chúng tôi chết thì sao?”, tái khẳng định “tàu FB Gimver 1 đang thả neo thì họ cố tình đâm vào”; cho biết “Tôi muốn nghe ông ấy nói rằng, thuyền trưởng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm. Tôi cũng hy vọng các tàu cá Trung Quốc bị yêu cầu rời đi vì vụ việc này có thể tái diễn vào năm tới”.

Thuyền trưởng Insigne ban đầu dự kiến gặp Tổng thống Duterte vào ngày 17/6, nhưng kế hoạch này sau đó bị hủy. Ông Insigne là một trong số 22 thuyền viên có mặt trên tàu cá Philippines vào thời điểm xảy ra vụ va chạm với tàu Trung Quốc. Ông Insigne cho biết nếu có dịp gặp Tổng thống Duterte, ông sẽ đề nghị tổng thống yêu cầu những người gây ra vụ đâm chìm tàu phải chịu trách nhiệm, đồng thời giúp đỡ các ngư dân Philippines gặp nạn.

Mâu thuẫn nội bộ gia tăng

Trái ngược với sự “mềm yếu” của Tổng thống Duterte, Phó Tổng thống Philippines Leni Robredo (16/6) cũng đã bày tỏ sự phẫn nộ sâu sắc và kiên quyết yêu cầu Trung Quốc xét xử những người trên con tàu đâm chìm tàu Philippines rồi bỏ rơi 22 ngư dân. Bà Robredo cũng chỉ trích chính quyền ông Duterte về việc đã áp dụng một chính sách “ít quyết đoán hơn” với các yêu sách phi lý của Trung Quốc về Biển Đông. Theo bà Robredo, “vẫn chưa quá muộn, bây giờ là lúc để thay đổi chính sách, từ thụ động sang can đảm hơn trong việc khẳng định các quyền của Philippines ở Biển Đông”.

Cùng quan điểm trên, Thượng nghị sỹ Philippines Ping Lacson cho biết, người Philippines rất mong đợi tuyên bố của Tổng thống Duterte về vụ tàu cá nước này bị tàu Trung Quốc đâm chìm nhưng rồi nhận lại là sự thất vọng và đau lòng. Theo Thượng nghị sỹ Ping Lacson, “Tổng thống phá vỡ sự im lặng nhưng rồi lại khiến chúng ta đau lòng. Ông ấy không nghiên cứu tất cả các nguồn tin sẵn có trước khi thực hiện lựa chọn cuối cùng là đầu hàng. Tôi không gợi ý cho Thế chiến thứ III nhưng ít nhất cần phải cho Trung Quốc thấy được sự cân bằng quyền lực ở Biển Đông”.

http://biendong.net/bien-dong/28879-tong-thong-philippines-duterte-khong-dam-bao-ve-ngu-dan-truoc-ga-khong-lo-tq.html

 

Đã có 24 người chết trong vụ sập tòa nhà

 do Trung Quốc xây ở Campuchia

Vụ sập một tòa nhà cao 7 tầng do Trung Quốc xây dựng ở thành phố Sihanoukville, Campuchia hôm 22/6 đã khiến ít nhất 24 người tử vong. Cảnh sát thành phố cho truyền thông biết thông tin này hôm 24/6.

Ngoài số người tử vong đến nay đã lên đến 24, số người bị thương cũng đã lên đến 30 người. Hiện tại công tác cứu hộ chỉ mới đưa được khoảng 75% gạch đá từ đống đổ nát ra ngoài.

Theo thông báo của cảnh sát Campuchia, đã có 3 người Trung Quốc và một người Campuchia bị bắt giữ.

New York Times trích lời ông Yun Min, tỉnh trưởng tỉnh Preah Sihanouk cho biết tòa nhà được xây dựng mà không có những giấy phép thích hợp. Người chủ Trung Quốc đã được cảnh báo hai lần về những vấn đề nghiêm trọng về công trình và đã được lệnh phải ngừng xây nhưng một số người vẫn tiếp tục xây.

Sihanoukville từng là một làng chài trước khi trở thành địa điểm du lịch. Người Trung Quốc ồ ạt đầu tư vào thành phố này những năm gần đây với hơn 100 sòng bạc và hàng chục khách sạn cùng khu nghỉ dưỡng sang trọng đã và đang được xây dựng .

Chỉ trong 3 năm, từ 2016 đến 2018, chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đã đầu tư vào tỉnh Preah Sihanouk khoảng 1 tỉ USD.

Những công trình do Trung Quốc xây dựng ở Việt Nam thời gian qua cũng gặp phải nhiều chỉ trích do vấn đề chất lượng và an toàn. Nhiều tổ chức và cá nhân ở Việt Nam mới đây đã ký một tuyên bố chung kêu gọi chính phủ Việt Nam không cho phép các nhà thầu Trung Quốc tham gia xây dựng dự án cao tốc Bắc Nam vì lý do chất lượng và an toàn.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/24-people-died-in-the-collapse-of-a-chinese-building-built-in-cambodia-06242019091502.html

 

Hải quân Ấn Độ thử thành công

tên lửa tầm trung Barak-8,

đối trọng mới của TQ ở khu vực

Hải quân Ấn Độ vừa tiến hành phóng thử thành công loạitên lửa tầm trung mang tên Barak-8từ các tàu khu trục Kochi và Chennai tại vùng biển phía Tây Ấn Độ, giúp tăng cường đáng kể sức chiến đấu của lực lượng hải quân trong tương lai.

Tên lửa Barak-8 được phóng đi từ các tàu khu trục Kochi và Chennai tại vùng biển phía Tây Ấn Độ và được điều khiển bởi chỉ huy ngồi trên một tàu khác nhằm đánh chặn các mục tiêu trên không khác nhau trên phạm vi rộng. Là một sản phẩm hợp tác giữa Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và Tập đoàn Công nghiệp hàng không (IAI) của Israel, tên lửa Barak-8 do tập đoàn Bharat Dynamics Limited chịu trách nhiệm sản xuất. Barak-8 vừa có khả năng triển khai cả trên bộ và tàu chiến, nên có tính cơ động cao.

Dòng tên lửa tầm trung này có khả năng phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu chiến đấu cơ, máy bay không người lái, rocket và nhiều loại tên lửa trong bán kính 70 km. Người phát ngôn Hải quân Ấn Độ tuyên bố tên lửa tầm trung Barak-8 sẽ giúp tăng cường đáng kể sức chiến đấu của lực lượng hải quân. Các tàu khu trục lớp Kolkata của Ấn Độ đều được trang bị tên lửa Barak-8. Trong tương lai, Ấn Độ muốn loại tên lửa này có mặt trên toàn bộ tàu chiến. Trước đó, IAI từng cho rằng Barak-8 có thể đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách 150 km. Ngoài ra, hệ thống sẽ tiếp tục nhận dữ liệu từ radar ngay khi được phóng, qua đó giúp tên lửa điều chỉnh đường bay trước khi tấn công mục tiêu.

Vừa qua, Ấn Độ đã triển khai tàu khu trục hạm INS Kolkata và tàu chở dầu INS Shakti tham gia cuộc tập trận chung với ba nước là Mỹ, Nhật Bản và Philippines ở Biển Đông từ ngày 2/5 đến 8/5/2019. Ngoài hai tàu Ấn Độ, tham dự có tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS William P Lawrence của Mỹ, tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản và một tàu tuần tra của Philippines. Đây đều là những tàu hải quân chủ chốt của các nước, trong đó đã tiến hành các hoạt động phối hợp chung như hoạt động tuần tra tự do hàng hải chung; cứu trợ thảm họa tự nhiên, hỗ trợ nhân đạo; chống cướp biển; vận tải đường biển; tiếp tế nhiên liệu.

http://biendong.net/bien-dong/28881-hai-quan-an-do-thu-thanh-cong-ten-lua-tam-trung-barak-8-doi-trong-moi-cua-tq-o-khu-vuc.html

 

Indonesia, đồng minh bất ngờ của Trung Quốc

 về Tân Cương

Mai Vân

Vùng Tân Cương, Trung Quốc, lại thu hút chú ý trong tuần qua, trước tiên với chuyến thăm của phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đặc trách chống khủng bố, bị Hoa Kỳ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền chỉ trích, cho rằng chuyến đi gọi là thị sát này sẽ chứng thực cho luận điểm chống khủng bố được Bắc Kinh dùng để biện minh cho việc đàn áp, bắt giữ cả triệu người Hồi Giáo.

Trong bối cảnh chính sách Tân Cương của Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế lên án, Bắc Kinh vừa có được một đồng minh không ai ngờ : Indonesia, quốc gia đông dân cư Hồi Giáo nhất hành tinh.

Theo tờ báo lớn Indonesia, Kompas, ngày 18/06/2019, có cuộc gặp tại đại sứ quán Trung Quốc ở Jakarta giữa các nhà ngoại giao Trung Quốc và đại diện các tổ chức Hồi Giáo Indonesia lớn trên vấn đề khủng bố trong cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ.

Tờ báo trích lời tổng thư ký Hội Hữu Nghị của các tổ chức Hồi Giáo Indonesia, Lufti Amir Attamini, cho rằng « khủng bố ngày nay là kẻ thù chung lớn nhất của chúng ta. Trung Quốc được hoan nghênh khi đến hợp tác với Indonesia vì chúng tôi rất có kinh nghiệm trong việc chống khủng bố ».

Kompas cũng trích nguyên văn lời đại diện Ủy Ban Luật Pháp Quốc Hội Trung Quốc, đã tham gia cuộc gặp và giải thích rằng « trong khuôn khổ áp dụng luật chống khủng bố, chúng tôi cũng áp dụng biện pháp trừng phạt nhằm giúp các công dân hội nhập vào cộng đồng, vào gia đình. Chúng tôi giúp họ, giáo dục họ, cho họ những kỹ năng tốt và có ích cho cộng đồng ».

Một chuyến thăm Tân Cương để phủ nhận việc có đàn áp

Cuộc gặp tại Jakarta nói trên là kết luận của một chuyến đi thăm Tân Cương của đại diện các tổ chức Hồi Giáo Indonesia do Trung Quốc tổ chức vào tháng 02/2019, có sự tham gia của Hội Đồng Các Nhà Thần Học Indonesia, rất bảo thủ, các nhà giáo lý truyền thống của hiệp hội Nahdlatul Ulama và các giáo sĩ tiến bộ của tổ chức Muhammadiyah.

Lãnh đạo Hội đồng Các Nhà Thần Học, ông Mujidin Junardi, vào lúc ấy, đã giải thích với báo Kompas : « Ngoài việc thắt chặt quan hệ với những người Hồi Giáo khác, chuyến đi còn nhằm phản bác các thông tin và lời tố cáo, theo đó người người Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp, truy bức, kể cả việc bị bắt bớ, giam cầm trong các trại cải tạo ».

Nhân vật này còn nói thêm là « không nên để bị các truyền thông phương Tây ảnh hưởng, nhất là trong thời buổi chiến tranh thương mại, phải thận trọng trước tin thất thiệt có lợi cho một số quốc gia ».

Báo Kompas nhắc lại là tại Trung Quốc có 23 triệu người Hồi Giáo thuộc 13 sắc tộc khác nhau. Người Duy Ngô Nhĩ chiếm khoảng 10 triệu, và có 720 tổ chức Hồi Giáo tập hợp trong một tổ chức Hồi Giáo duy nhất ở cấp toàn quốc.

Tờ báo Indonesia tỏ vẻ tán thưởng : « Tuy là một quốc gia Cộng Sản tách biệt nghiêm ngặt giữa tôn giáo và Nhà nước, nhưng Trung Quốc qua nhiều cách, đã góp phần cho việc phát triển tôn giáo. Ví dụ đã trợ cấp cho tất cả các đền thờ, tài trợ cho chương trình giáo dục đối với những người muốn trở thành chức sắc Hồi Giáo ».

Tại sao Jakarta không lên tiếng về Tân Cương

Cuộc gặp tại đại sứ quán Trung Quốc ở Jakarta tuần qua và thái độ hậu thuẫn Trung Quốc từ phía các tổ chức Hồi Giáo Indonesia đã được tờ South China Morning Post chú ý. Trong bài báo ngày 23/06/2019, tờ báo tìm cách giải thích : Vì sao Indonesia lại im lặng trước vấn đề các trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ (ở Trung Quốc), trong lúc lại phẫn nộ trước cuộc khủng hoảng người Rohingya (ở Miến Điện) ?

Tờ báo Hồng Kông trích một bản báo cáo mới công bố ngày 20/06 của Viện Phân Tích về Chính Sách các Tranh Chấp, trụ sở ở Jakarta, nêu bật trước tiên sự kiện là một số nhân vật và tổ chức Hồi Giáo Indonesia nhìn thấy những thông tin về đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc là những luận điệu tuyên truyền của phương Tây nhằm hạ bệ Trung Quốc, trong lúc mà Bắc Kinh đang có tranh chấp thương mại với Mỹ.

Lý do thứ hai là phía chính quyền của tổng thống Joko Widodo lo ngại rằng việc lên tiếng mạnh mẽ hơn trên vấn đề Tân Cương sẽ khuyến khích cánh Hồi Giáo cực đoan, giúp phe này có ảnh hưởng nhiều hơn trên chính trường Indonesia.

Báo cáo của Viện nghiên cứu nói trên đã trích lời tiến sĩ Munajat Stain một cố vấn cấp cao của tổng thống Joko Widodo, giải thích rằng chính quyền « không muốn dấn thân vào chuyện đàn áp người Duy Ngô Nhĩ vì điều đó chỉ làm tăng sức mạnh của phe Hồi Giáo cực đoan trong cánh đối lập ».

Cố vấn này xác định : « Các vấn đề ngoại giao của chúng tôi đối với Trung Quốc không phải là chuyện Tân Cương, mà là các hành vi xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông và gây bất ổn định an ninh cho vùng Đông Nam Á, chứ không phải là người Duy Ngô Nhĩ ».

Về người Duy Ngô Nhĩ, Indonesia xem hành động của Bắc Kinh là câu « trả lời chính đáng trước vấn đề ly khai », Jakarta có phần nể nang đối tác thương mại quan trọng, không muốn can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc…

Vả lại, hai tổ chức Hồi Giáo lớn của Indonesia là Nahdlatul Ulama và Muhammadiyah đã đến Tân Cương và đã tin vào lời bảo đảm của Trung Quốc là họ bảo vệ tự do tôn giáo.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190624-indonesia-dong-minh-bat-ngo-cua-trung-quoc-ve-tan-cuong