Tin khắp nơi – 24/06/2016

Cac Bai Khac

No sub-categories

Ẩu đả bên ngoài cuộc tập họp của ông Trump ở California

Các cú đấm đá nhau và ít nhất một quả trứng đã bị ném bên ngoài địa điểm nơi ông Donald Trump, người có phần chắc được đảng Cộng hòa đề cử ra tranh chức tổng thống, mở một cuộc tập họp vận động đêm 23/6 tại thành phố San Jose trong bang California.

Mấy trăm người biểu tình và các ủng hộ viên của ông Trump đã đụng độ trước và sau cuộc tập họp. Cảnh sát trang bị vũ khí chống bạo động đã dàn hàng để ngăn cách hai bên.

Người biểu tình nhảy lên các nóc xe và ném những cột chắn giao thông và chai nước vào cảnh sát. Những người khác cướp những chiếc nón với khẩu hiệu vận động của ông Trump “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” của những người ủng hộ ông Trump và nổi lửa đốt. Một phụ nữ ủng hộ ông Trump được quay video đang chế nhạo người biểu tình đã bị bao vây và ném trứng.

Cảnh sát cho hay không có báo cáo về thương tích và thiệt hại tài sản đáng kể, theo tin của hãng AP. Tuy nhiên, truyền thông địa phương loan tin có mấy chục vụ đấm đá nhau đã bùng ra và người ta thấy nhiều người bị thương chảy máu.

Có 4 người bị câu lưu, theo AP, nhưng cảnh sát chưa công bố con số chung cuộc vào tối 23/6.

Thị trưởng San Jose, ông Sam Liccardo, một người ủng hộ người dẫn đầu cuộc đua bên đảng Dân chủ, đã chỉ trích ứng cử viên Cộng hòa là châm ngòi cho các vấn đề ở những thành phố mà các sở cảnh sát địa phương phải đối phó.

Ông Liccardo nói: “Vào một lúc nào đó, ông Donald Trump cần phải nhận lãnh trách nhiệm về thái độ vô trách nhiệm trong cuộc vận động tranh cử của ông”.

Bên trong cuộc tập họp, ông Trump đã kích động đám đông khi nói rằng để ngăn chặn ma túy bất hợp pháp vào Hoa Kỳ từ phía nam, ông sẽ xây một bức tường ở biên giới Hoa Kỳ và bắt Mexico trả tiền phí tổn.

Trong tiếng hô “hãy xây bức tường đó” của người ủng hộ, ông Trump nói “Chúng ta sẽ xây bức tường đó, đó là điều chắc chắn”.

Bà Debbie Tracey, một cựu chiến binh Hải quân Hoa Kỳ ở San Jose nói với hãng tin AP rằng bà là một ủng hộ viên của ông Trump và ủng hộ lời hô hào xây một bức tường ở biên giới.

Bà nói: “Tôi sẽ góp phần xây bức tường bởi vì nếu quý vị đến đất nước này, miền đất của cơ hội, quý vị phải đến một cách hợp pháp”.

Cuộc tập họp diễn ra vài giờ sau khi bà Clinton đọc một bài diễn văn gay gắt ở San Diego, trong đó bà nói ông Trump không “xứng hợp” để làm tổng thống.

Các cuộc biểu tình đã diễn ra thường xuyên hơn tại những buổi tập họp của ông Trump. Tháng trước ở New Mexico, người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát, hàng chục người bị bắt giữ tuần trước ở San Diego sau khi ông Trump tổ chức một cuộc tập họp, và ứng viên này đã phải bãi bỏ một cuộc tập họp ở Chicago hồi tháng 3 sau khi xảy ra những vụ đụng độ giữa những người ủng hộ ông và những người biểu tình.

http://www.voatiengviet.com/a/au-da-ben-ngoai-cuoc-tap-hop-cua-ong-trump-o-california/3390900.html

 

Trung Quốc hoan nghênh tuyên bố của Nga về Biển Đông

Hôm 23/6, Trung Quốc đã hoan nghênh các phát biểu của các quan chức Nga về Biển Đông, gọi đó là tiếng nói của cộng đồng quốc tế.

Mới đây, Đại sứ Nga ở Trung Quốc Andrei Denisov bình luận rằng tình hình căng thẳng ở Biển Đông có liên quan đến sự can thiệp của các nước bên ngoài. Trước đó, ngày 10/6, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga nói nước này tin rằng sự can thiệp từ một nước bên ngoài chỉ làm cho tình hình vốn đã căng thẳng càng trở nên tồi tệ hơn.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo rằng: “Quan điểm của Nga phản ánh tình hình thực tế ở Biển Đông và gốc rễ của vấn đề. Trung Quốc đánh giá cao điều đó”.

Trong nhiều năm nay, đã có những tranh chấp chủ quyền gay gắt giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và một số bên khác. Mỹ không có tranh chấp song tuyên bố có lợi ích trong khu vực và đã thực hiện một số cuộc hành quân khẳng định tự do hàng hải trong vùng biển, làm Trung Quốc tức tối.

Vào ngày 25/6, Tổng thống Nga Putin sẽ thăm Trung Quốc. Chuyến thăm diễn ra vào một thời điểm nhạy cảm về mặt ngoại giao đối với Trung Quốc. Các nhà ngoại giao nước này đang tích cực vận động các chính phủ nước ngoài ủng hộ Bắc Kinh phản bác phán quyết sắp tới của một tòa quốc tế có thể mâu thuẫn với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về Biển Đông.

Ông Alexander Korolev, nhà nghiên cứu về quan hệ Trung-Nga tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu ở Singapore, nói Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “sẽ muốn một điều tương tự như những gì Trung Quốc đã thể hiện dành cho Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine, có nghĩa là hai nước vẫn tiếp tục làm ăn với nhau bình thường, không chỉ trích cụ thể và không tham gia các lệnh trừng phạt tiềm tàng”.

Để đổi lại sự ủng hộ của Moscow, ông Putin có thể muốn Trung Quốc đầu tư nhiều hơn nữa vào vùng Siberia của Nga, nhất là về hạ tầng vận tải và năng lượng.

Ông Korolev nhận định: “Việc ủng hộ hành động của Trung Quốc, hoặc không chỉ trích hành động của họ ở Biển Đông sẽ không phải là việc làm miễn phí. Có lý do để trông đợi rằng Nga sẽ thúc ép để có nhiều hành động hơn là lời nói”.

Theo Wall Street Journal, CCTV.

http://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-hoan-nghenh-tuyen-bo-cua-nga-ve-bien-dong/3390787.html

 

Mỹ cảnh báo Trung Quốc chớ khiêu khích ở Biển Đông

Mỹ đã cảnh báo Trung Quốc chớ có tiến hành “thêm các hành động khiêu khích” sau khi một tòa quốc tế ra phán quyết về Biển Đông. Có nhiều dự báo tòa sẽ bác bỏ phần lớn các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.

Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông hiện diễn ra gay gắt nhất giữa các nước Việt Nam, Trung Quốc và Philippines. Các bên khác cũng có tranh chấp gồm Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Colin Willett đã bày tỏ hoài nghi về lời tuyên bố của Trung Quốc rằng họ được hàng chục nước ủng hộ cho quan điểm của họ về vụ Philippines khiếu nại họ. Bà Willett cũng nói Washington sẽ giữ vững các cam kết về phòng vệ.

Bà nói Washington có “nhiều lựa chọn” để đáp trả bất cứ hành động nào của Trung Quốc trong khu vực có tầm quan trọng sống còn đến các lợi ích của Mỹ. Vào lúc dự kiến phán quyết sẽ được đưa ra trong vòng vài tuần nữa, bà Phó Trợ lý Ngoại trưởng nói Mỹ đang vận động các đồng minh và đối tác trong khu vực để đảm bảo có một mặt trận thống nhất.

Bà Willett nhắc lại quan điểm của Mỹ là phán quyết của tòa phải có tính ràng buộc pháp lý. Bà nói Washington hy vọng Trung Quốc sẽ xem phán quyết như “một cơ hội để tái khởi động những cuộc thảo luận nghiêm túc với các nước láng giềng”.

Cách thức Washington xử lý hệ quả của phán quyết được nhiều người xem là một thử thách về tính đáng tin cậy của Mỹ ở trong khu vực.

Các quan chức Mỹ cho đến nay vẫn cảnh báo Trung Quốc chớ có tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông như đã làm ở Đông Hải hồi năm 2013, cũng như chớ có tăng cường xây dựng và củng cố các đảo nhân tạo.

Về sự kiện hồi tuần trước các nước trong Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á thể hiện sự không thống nhất, bà cho rằng điều đó không quá quan trọng. Sau cuộc họp cấp ngoại trưởng với Trung Quốc, ASEAN đã ra một tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông rồi đột ngột rút lại. Việc này bị xem là do họ chịu áp lực từ Trung Quốc.

Một quan chức cao cấp của Mỹ nói các nước ASEAN đã “chịu một áp lực lớn” và nói rằng ở trong hậu trường Washington đang làm việc để giúp họ có quyết tâm vững chắc.

Theo Straits Times, DNA, The Wire.

http://www.voatiengviet.com/a/my-canh-bao-trung-quoc-cho-khieu-khich-o-bien-dong/3390609.html

 

Bầu cử tổng thống Mỹ : Washington trấn an Philippines

Phát biểu tại một diễn đàn doanh nghiệp Philipines, ngày hôm qua, 23/06/2016, tại Manila, ông John Negroponte, nguyên là đại sứ Mỹ tại Philippines và hiện là đồng chủ tịch Hiệp hội Mỹ-Philippines, trấn an là bất kỳ ai lên làm tổng thống Hoa Kỳ sau cuộc bầu cử vào tháng 11, chính quyền Washington vẫn ủng hộ Manila về kinh tế, đầu tư và an ninh.

Tờ Philippine Star trích phát biểu của cựu đại sứ Mỹ : « Với nền tảng quan hệ vững chắc, chúng ta thấy có nhiều lý do để các tân lãnh đạo ở Philippines và Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, hòa bình và ổn định, sáng tạo và trao đổi giao lưu giữa hai dân tộc. Tôi xin bảo đảm với các vị là chúng tôi sẽ tiếp tục các nỗ lực của mình ».

Năm nay, cả hai nước đều có lãnh đạo mới : tổng thống đắc cử Philippines Rodrigo Duterté nhậm chức vào ngày 30/06, còn Hoa Kỳ sẽ bầu cử tổng thống vào tháng 11.

Năm ngoái, tổng trao đổi mậu dịch song phương lên tới 18 tỷ đô la. Hoa Kỳ chiếm 18% tổng đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Philippines. Washington cho biết sẵn sàng ủng hộ Philippines tham gia hiệp định tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương – TPP.

Vẫn theo cựu đại sứ Negroponté, ngoài quan hệ kinh tế, Hoa Kỳ vẫn sẽ là đối tác vững chắc của Philippines trong lĩnh vực an ninh, đặc biệt là trong hồ sơ tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, đối phó với Trung Quốc. Ông nói : « Về quan hệ Mỹ-Philippines, bất kỳ kết quả bầu cử tổng thống tại Mỹ như thế nào, hai nước vẫn sẽ cùng nhau đối phó với một loạt các mối đe dọa mang tính toàn cầu, như khủng bố, đe dọa tấn công tin học, vấn đề biến đổi khí hậu, nạn buôn lậu ma túy và buôn người ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20160624-hoa-ky-tran-an-philippines

 

Quyết định của Anh rời khỏi EU gây hậu quả sâu rộng

Riêng lần này, sự khoa trương của giới truyền thông trùng hợp với thực tế. Quyết định của Anh rời khỏi Liên hiệp Âu châu đã gây chấn động khắp thế giới và chấn động ban đầu đánh vào các thị trường tài chính. Đồng bảng Anh sụt xuống các mức chưa từng thấy từ năm 1985 và trị giá của các công ty Anh và Âu châu mất đi hàng tỷ đôla.

Với thị trường sụt mạnh và đa số người Anh bỏ phiếu chống EU, Thủ tướng David Cameron đã loan báo từ chức nhưng sẽ ở lại đảm nhận công tác cho đến khi đảng Bảo thủ Anh chọn được người thay thế trong 3 tháng nữa.

Câu hỏi quan trọng nhất tiếp theo cuộc trưng cầu dân ý không phải là ai sẽ lên thay thế ông, mặc dầu có phần chắc sự kiện này sẽ châm ngòi cho một cuộc nội chiến bên trong đảng Bảo thủ. Khắp châu Âu, các chính trị gia đang nêu thắc mắc liệu Liên hiệp châu Âu có thể sống còn sau “Brexit”, là từ được dùng để chỉ việc Anh rút ra khỏi khối này, hay là quyết định của Anh sẽ là động cơ thúc đẩy cho hiện tượng các nước thành viên khác cũng rút ra?

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đón nhận kết quả một cách thất vọng. Ông nói: “Đây là một ngày buồn thảm cho nước Anh và cho EU”. Nhưng đó không phải là quan điểm của những người theo chủ nghĩa dân tộc cực hữu của châu Âu. Ngay trước cuộc trưng cầu Brexit, những người chủ trương dân túy ở Đan Mạch, Pháp, Italia, Hà Lan và Thụy Điển đã vận động đòi mở các cuộc trưng cầu dân ý tại nước họ. Có phần chắc nay họ sẽ phấn khích hơn trong cuộc vận động này.

Chính trị gia cực hữu của Pháp, bà Marine Le Pen, đã nhắn tin qua Twitter rằng quyết định là một “chiến thắng của tự do”.

Trong khi cố gắng tỏ ra can đảm trước kết quả cuộc trưng cầu, chủ tịch Ủy hội châu Âu Donald Tusk tuyên bố “Cái gì không giết ta sẽ làm cho ta mạnh hơn”. Ông nói thêm rằng 27 thành viên còn lại trong EU “quyết tâm duy trì sự đoàn kết. Châu Âu là khung sườn cho tương lai chung của chúng ta”. Nhưng ông thừa nhận rằng sẽ có một ảnh hưởng nghiêm trọng về ý nghĩa cuộc bỏ phiếu về cách thức vận hành của Liên hiệp châu Âu.

Thắc mắc không phải chỉ được nêu ra về tương lai của EU . Đối với một số người, sự sống còn của chính Liên hiệp Anh cũng bị nghi ngờ.

Bất kể lời hoan nghênh của người vận động cho chủ trương Anh quốc rời khỏi EU, ông Nigel Farage, nói rằng “đây là bình minh của một Vương Quốc Anh độc lập…”. Những người theo chủ nghĩa dân tộc Scotland cảnh báo rằng có phần chắc họ sẽ mưu tìm một cuộc trưng cầu dân ý khác để tách ra khỏi Anh Quốc. Scotland đã ồ ạt ủng hộ phe chủ trương ở lại EU với 62% người Scotland bỏ phiếu muốn ở lại EU.

Tại Bắc Ireland, phần duy nhất của Anh có chung biên giới trên bộ với một nước EU khác, đảng Cộng hòa Sinn Fein của Ireland đã có phản ứng gay gắt và tức thời. Chủ tịch đảng Declan Kearney cảnh báo rằng chính phủ Anh đã “phản bội mọi sứ mạng đại diện cho lợi ích của dân chúng ở bắc Ireland trong các tình huống mà miền bắc bị lôi kéo ra khỏi châu Âu do kết quả của quyết định rời khỏi khối”.

Người đồng sự trong đảng và là đệ nhất phó ban hành pháp, ông Martin McGuinness, kêu gọi mở cuộc thăm dò về biên giới cho một nước Ireland thống nhất.

Trong khi các chính trị gia và các thị trường phản ứng về kết quả, ông Peter Mandelson, một nhà chính trị của đảng Lao Động Anh và là chủ tịch công ty tham vấn sách lược Global Counsel, nói mấy năm sắp tới sẽ đầy bất định và khó khăn cho Anh Quốc và châu Âu. Ông nói: “Sẽ phải mất hai năm để chính phủ Anh thương lượng với các nước từng là đối tác của chúng ta. Sẽ phải dành thêm nhiều năm nữa để thương lượng về tương lai quan hệ của Anh với châu Âu”.

Ông lập luận rằng thời kỳ bất định nên được rút ngắn càng nhiều càng hay và nói chính phủ Anh quốc, dưới sự lãnh đạo của bất kỳ ai, nên châm ngòi cho tiến trình cách ly chính thức càng sớm càng tốt.

Thông báo việc từ chức sáng sớm 24/6, ông Cameron nói ông sẽ để cho người thay thế ông quyết định khi nào bắt đầu những người thương lượng chính thức cho việc cách ly. Các nhà phân tích nói triển vọng là một chính phủ Bảo thủ sẽ có luận điệu chống EU nhiều hơn và do đó có thể dẫn tới những cuộc đàm phán gay gắt hơn. Các nhà lãnh đạo EU và các giới chức cảnh báo trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý rằng Anh Quốc sẽ phải trả một cái giá cho sự ra đi, nếu không phải vì một lý do nào khác hơn là ngăn cản bất cứ thành viên nào khác cứu xét việc rút khỏi khối.

Đối với chính phủ Anh và các chính phủ khắp châu Âu, các mối quan ngại cấp thời hơn đang được tập trung vào hậu quả kinh tế to lớn của cuộc trưng cầu dân ý. Ông Carl Weinberg của công ty tham vấn đầu tư High Frequency Economics, hôm 23/6 cảnh báo khách hàng rằng nếu “các tài sản với mệnh giá đồng sterling – như vàng, trái phiếu và chứng khoán công ty – rớt xuống như một hòn đá ngay lập tức… thì động cơ đó có thể châm ngòi cho những lỗ lã trầm trọng trong các cơ quan tài chính”.

Trong tình hình hỗn loạn tài chính đang sôi động, các nước EU sẽ bị đặt dưới sự giám sát kỹ lưỡng của thị trường và một số nhà phân tích đã bày tỏ sự quan ngại rằng các nước đầy nợ nần như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Italia sẽ bị đặt dưới áp lực ngày càng tăng.

Báo Financial Times của Anh hôm 24/6 cảnh cáo: “Brexit sẽ gây thiệt hại cho sự đoàn kết, tin tưởng và thanh danh của EU trên trường quốc tế, làm suy yếu trật tự kinh tế và chính trị cấp tiến của phương Tây”.

Cựu thủ tướng Anh Tony Blair nói với đài Sky News rằng sẽ có “những hậu quả rất lớn”. Ông gọi kết quả trưng cầu là một “thảm kịch” và nói rằng những người vận động đòi rời khỏi EU là “tìm cách đưa đất nước trở lại một thế giới không còn tồn tại nữa”. Ông cảnh báo rằng: “Ta có thể cưỡi một làn sóng dân túy phẫn nộ nhưng nó không đem lại những câu trả lời” cho các vấn đề và những thách thức của sự toàn cầu hóa.

http://www.voatiengviet.com/a/quyet-dinh-cua-anh-roi-khoi-eu-gay-hau-qua-sau-rong/3390459.html

 

Vụ nổ súng ở Orlando làm thay đổi cuộc tranh luận về kiểm soát súng ống

Đã gần hai tuần lễ trôi qua sau vụ nổ súng giết người hàng loạt lớn nhất ở Hoa Kỳ. Bất kể những lời kêu gọi của công chúng đòi các luật lệ kiểm soát súng ống gắt gao hơn, Quốc hội vẫn ở trong thế bế tắc. Các nhà lập pháp Dân chủ đã sử dụng một chiến thuật dân quyền thời thập niên 1960 để mô tả sự bất bình của họ. Thông tín viên VOA Carolyn Presutti phân tích vụ nổ súng ở Orlando đang làm thay đổi cuộc tranh luận như thế nào, trong bài tường thuật sau.

Những lời hô hào cử tri của đảng Cộng hòa gọi điện thoại cho đại diện của mình vang lên vào lúc diễn ra một cuộc tranh chấp lịch sử hiếm thấy tại trụ sở Quốc Hội, trong khi các đảng viên Dân chủ bất bình trước tình trạng án binh bất động về các dự luật có liên quan đến súng ống tổ chức một cuộc tọa kháng trước khi Quốc Hội nghỉ hè. Họ đã dùng Facebook và Periscope để phổ biến tin tức trực tiếp.

Một đại biểu Dân chủ nói: “Quý vị có thể giúp chúng tôi thắng cuộc chiến này, hỡi nước Mỹ”.

Nhưng công chúng chia rẽ về việc làm đó, ngay cả sau vụ tấn công gây chết chóc tại hộp đêm ở Orlando. Một cuộc thăm dò do đài CNN thực hiện cho thấy 55% ủng hộ các luật lệ kiểm soát súng gay gắt hơn. Nhưng sự ủng hộ dành cho một lệnh cấm sử dụng vũ khí tấn công, kể cả loại đã được sử dụng ở Orlando, đã nhảy lên tới mức 57% trong một cuộc thăm dò của đài CBS. Nhiều người quy trách cho sự vận động của các nhà sản xuất súng.

Một ý kiến cho rằng: “Hiệp hội Súng Quốc gia không điều hành nước này và chúng ta cần lấy lại sự kiểm soát”.

Một số người nói vụ tấn công khủng bố ở Orlando đã có một tác động đối nghịch và khiến mọi người sợ hãi muốn hành động, như ý kiến của ông Robert Cottrol, thuộc trường Đại học George Washington: “Có lẽ có một số người đáng kể cũng nghĩ rằng ‘Có thể tôi cũng có thể có được một khẩu súng để bảo vệ cho mình bởi vì có lẽ đây là một thời đại khủng bố mà cảnh sát có thể không sẵn sàng ở gần để làm việc ấy’”.

Bởi lẽ Quốc hội đang khựng lại không đưa ra quyết định toàn quốc, một số bang như Indiana đang thông qua luật lệ của riêng mình. Dân biểu Dân chủ ở bang Indiana, ông Ed DeLaney nói: “Gần như không có hy vọng nào là Washington sẽ làm gì. Tối cao Pháp viện đã khẳng định rõ rằng chúng ta được phép hạn chế vũ khí tự động, và chúng ta nên làm điều đó”.

Orlando đã đem lại một trọng điểm mới cho cuộc vận động chống súng ống: đó là ngăn cấm những người bị nghi là phần tử khủng bố – những người nằm trong danh sách theo dõi của FBI hay trong danh sách cấm bay – không được mua súng. Nhưng ông Cottrol tiên đoán là sẽ không có thay đổi cơ bản nào về sở hữu súng trong nay mai. Một cuộc thăm dò của tổ chức Pew nhận thấy 2 trong số 5 người Mỹ có một khẩu súng.

http://www.voatiengviet.com/a/vu-no-sung-o-orlando-lam-thay-doi-cuoc-tranh-luan-ve-kiem-soat-sung-ong/3390540.html

 

Đồng bảng Anh sụt giá, thị trường thế giới tuột dốc vì Anh rời khỏi EU

Quyết định lịch sử của Anh ra khỏi Liên hiệp châu Âu đã gây một cơn sốc trên thị trường toàn cầu ngày 24/6, khiến giá các cổ phần sụt giảm và các đồng tiền xáo trộn. Thị trường chứng khoán châu Âu sụt giảm mạnh trong phiên khai mạc và triển vọng chứng khoán tại Mỹ được dự đoán cũng có thể tuột dốc mạnh.

Vào lúc cuộc bỏ phiếu nghiêng về phía ủng hộ việc Anh ra khỏi Liên hiệp châu Âu, đồng bảng Anh rớt giá ở mức kỷ lục, xuống mức thấp nhất trong vòng 31 năm nay so với đồng đôla của Mỹ.

Cuộc khủng hoảng đã lan rộng sang châu Á. Hãng tin Bloomberg ước lượng các thị trường chứng khoán trong vùng mất ít nhất 700 tỉ đôla tiền vốn trong phiên giao dịch ngày 24/6.

Thị trường Hồng Kông sụt hơn 4% và thị trường Nam Triều Tiên giảm hơn 3%. Nhật Bản phải ngưng giao dịch trong 10 phút sau khi áp dụng biện pháp tự động nhằm xoa dịu thị trường. Chỉ số Nikkei Tokyo sụt hơn 8% và giá trị đồng Yen Nhật Bản sụt gần 5% so với đồng đôla Mỹ.

Bộ trưởng Tài chánh Nhật Bản Taro Aso gặp các phóng viên ngay sau khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Anh được công bố và trấn an rằng Nhật Bản đang theo dõi sát các thị trường.

“Sự ổn định của các thị trường ngoại hối có tầm quan trọng đặc biệt đối với tăng trưởng toàn cầu nhưng hiện nay các thị trường này ‘cực kỳ dao động’”.

Chính phủ Nam Triều Tiên cũng hứa làm hết sức mình để “giảm thiểu mọi tác động xấu của hậu quả Brexit đối với nền kinh tế Nam Triều Tiên”. Thông tấn xã Yonhap trích lời Thứ trưởng Tài chánh Choi Sang-mok trong một phiên họp khẩn cấp ngày 24/6 nói rằng “Chúng tôi sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết, trong đó có những hoạt động san bằng để làm dịu bớt thị trường ngoại hối”.

Cho đến nay, nạn nhân lớn nhất của cuộc trưng cầu dân ý dường như là đồng bảnh Anh, sụt xuống còn 1,34 đôla vào giữa ngày 24/6 tại châu Á, so với 1,50 đôla trước đây vào lúc các cuộc bỏ phiếu tại Anh chấm dứt, mức cao nhất trong năm nay.

Các nhà phân tích nói với Đài VOA là các đồng tiền nước ngoài cũng sẽ thấy nhiều xáo trộn.

Ông Frank Lee, trưởng ban đầu tư của Ngân hàng DBS tại Hong Kong nói là theo quan điểm của họ, 1,33 đôla là mức sàn của đồng bảng Anh. Ông cũng nói là trong khi sẽ có một thời kỳ chuyển tiếp sau khi bỏ phiếu, thì cũng sẽ có nhiều cơ hội tiếp theo việc này.

Ông Lee nói: “Nếu tình hình hoặc kế hoạch cứu nguy được thị trường chấp nhận, hay thị trường được ổn định bằng tất cả những đề nghị được đưa ra, thị trường lúc đó có thể tập trung vào những lãnh vực có thể đưa tiền vào, nơi nào có thể đầu tư được”. Ông Lee nói thêm là thị trường châu Á là một nơi chọn lựa tốt vào 6 tháng còn lại năm nay.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các nhà kinh tế thị trường đã cảnh báo về những bất ổn do Brexit gây ra có thể gây tác động đáng kể về kinh tế.

Tuy nhiên ông Andy Xie, một nhà phân tích độc lập tại Hồng Kông nói trong khi nhiều người lo âu về cơn sốc tài chánh do cuộc trưng cầu dân ý gây ra và ảnh hưởng của London về phương diện tài chánh, nhưng ông nghi ngờ là những ảnh hưởng này sẽ không lớn như vậy.

Ông nói trong khi các mối liên hệ của Anh với Liên hiệp châu Âu có thể bị thiệt hại, nhưng việc giảm giá đồng bảng Anh không nhất thiết là một điều xấu vì đồng tiền Anh quá mắc.

Ông Xie nói: “Đó là lý do tại sao việc sản xuất của châu Âu sẽ giảm sút. Và nền kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào London, vào bong bóng bất động sản và đầu cơ tài chánh toàn cầu. Tôi nghĩ nền kinh tế của Vương quốc Anh không lành mạnh, do đó cần phải có một cú sốc để thoát ra khỏi tình trạng này và đi theo một con đường bền vững hơn”.

http://www.voatiengviet.com/a/dong-bang-anh-sut-gia-thi-truong-the-gioi-tuot-doc-vi-anh-roi-khoi-eu/3390505.html

 

Chính phủ Colombia, phe nổi dậy FARC ký thỏa thuận ngưng bắn

Chính phủ Colombia và lực lượng nổi dậy cánh tả FARC hôm nay ký thỏa thuận ngưng bắn và giải giới, đưa đất nước tiến gần tới việc chấm dứt cuộc giao tranh kéo dài 50 năm. Tổng Thống Colombia, Juan Manuel Santos, một nhà kinh tế từng du học tại Mỹ, và một thủ lãnh của FARC tên là Timoleon Jimenez đã ký thoả thuận tại một buổi lễ ở Havana (Cuba) với sự chứng kiến của các lãnh đạo quốc tế, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon, một đặc sứ của Mỹ, và Tổng thống các nước Cuba, Chile, Venezuela, cùng các nước Châu Mỹ La tin khác.

Thỏa thuận hòa bình ghi rõ cách thức phe nổi dậy giải ngũ và giao nộp võ khí một khi lệnh ngưng bắn được thực thi.

Cuộc tấn công quân sự do Mỹ hậu thuẫn kéo dài 15 năm đã làm suy yếu lực lượng nổi dậy, buộc các thủ lãnh cao tuổi của FARC phải ngồi vào bàn thương nghị với chính phủ vào năm 2012.

Phe nổi dậy nhận thấy Tổng thống Santos là một đối tác đáng tin cậy. Trong tuần này, ông Santos lên tiếng bày tỏ hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận hòa bình kịp đánh dấu ngày Colombia tuyên bố độc lập từ Tây Ban Nha 20/7.

Các nhà thương thuyết hồi tháng giêng nhất trí rằng Liên hiệp quốc nên lãnh trách nhiệm giảm sát việc tuân thủ lệnh ngưng bắn và giải quyết các tranh cãi xuất phát từ việc giải giới.

Chỉ còn một vài điểm nhỏ trong thỏa thuận cần được thống nhất trước khi đi tới một hiệp ước hòa bình dứt khoát.

Vấn đề chính và quan trọng nhất là phiên bản chung cuộc của hiệp ước sẽ được thông qua thế nào và dựa trên nền tảng pháp lý thế nào để không bị đổ vỡ trong trường hợp một chính quyền bảo thủ hơn lên thay thế Tổng thống Santos, người sẽ rời chức vào năm 2018.

http://www.voatiengviet.com/a/chinh-phu-colombia-phe-noi-day-farc-ky-thoa-thuan-ngung-ban/3389608.html

 

Các nghị sĩ Dân chủ chấm dứt tọa kháng đòi luật kiểm soát súng

“Cuộc chiến chưa kết thúc, đây chỉ mới là một bước,” biểu tượng tranh đấu cho dân quyền John Lewis tuyên bố như vậy khi ông và một nhóm những nhà lập pháp Dân chủ kết thúc cuộc tọa kháng kéo dài gần 26 tiếng đồng hồ trên sàn Hạ viện Hoa Kỳ để yêu cầu biểu quyết về luật kiểm soát súng.

Chiều nay, nhóm nghị sĩ này bước ra khỏi Điện Capitol trước tiếng reo hò cổ võ của hơn 100 người ủng hộ luật kiểm soát súng.

Những nghị sĩ Đảng Cộng hòa, phe đang kiểm soát Hạ viện, đã bác bỏ lời kêu gọi của các đồng nghiệp bên Dân chủ và sáng sớm hôm nay đã biểu quyết hoãn mọi việc lại cho tới ngày 5 tháng 7.

Diễn tiến này là đỉnh điểm của một đêm đầy kịch tính trong Điện Capitol, với các nghị sĩ Cộng hòa chốc chốc lại quay lại nghị trường để biểu quyết trong khi các nghị sĩ Dân chủ tập hợp xung quanh hô vang khẩu hiệu ‘Không ra luật, không ngưng’ và la ó phản đối Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan.

Giữa những cuộc biểu quyết, các nghị sĩ Cộng hòa cho Hạ viện nghỉ giải lao, và việc này có nghĩa là camera và micro bên trong nghị trường bị tắt. Các nghị sĩ Dân chủ tải trực tiếp hình ảnh cuộc biểu tình của họ lên điện thoại di động qua Facebook cùng ứng dụng Periscope, và mạng lưới truyền hình cáp phi lợi nhuận C-SPAN quay qua truyền hình ảnh từ các máy điện thoại thay vì từ các camera của Hạ viện như thường lệ.

Dân biểu John Lewis của bang Georgia trưa thứ Tư đã phát động lời kêu gọi phải có hành động pháp lý sau vụ xả súng hàng loạt ở thành phố Orlando bang Florida, hối thúc phe Cộng hòa cùng thông qua “những giải pháp hợp lý.”

Trước 4 giờ sáng ngày thứ Năm, trong khi một số đồng nghiệp của ông tiếp tục diễn thuyết, ông Lewis tuyên bố người dân Mỹ muốn giới lập pháp hành động và các nghị sĩ Dân chủ sẽ tiếp tục tạo áp lực khi Hạ viện trở lại nghị họp vào tháng 7.

Ông Lewis nói: “Đây là cuộc chiến tiếp diễn. Chúng tôi sẽ không mãn nguyện, chúng tôi sẽ không thỏa ý, chúng tôi sẽ không hài lòng cho tới khi chúng tôi làm được điều gì đó quan trọng, ban hành một biện pháp quan trọng để chấm dứt bạo lực súng ống ở Mỹ. Chúng ta đã mất quá nhiều trẻ em, quá nhiều những người cha, người mẹ, anh chị em của chúng ta, và chúng ta sẽ tiếp tục tranh đấu.”

Đêm qua, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan đã chỉ trích các nghị sĩ Dân chủ về điều mà ông gọi là “chiêu trò gây chú ý.”

Nghị sĩ Dân chủ Gerry Connolly nhấn mạnh việc làm này ‘hơn cả một chiêu trò gây chú ý.’

Hôm thứ Tư, một số thượng nghị sĩ đã băng qua Điện Capitol để tham gia cùng những đồng nghiệp bên Hạ viện trong tinh thần bày tỏ sự ủng hộ.

http://www.voatiengviet.com/a/cac-nghi-si-dan-chu-cham-dut-toa-khang-doi-luat-kiem-soat-sung/3389589.html

 

Đông Bắc Nigeria: Mất an ninh, dân khó tiếp cận viện trợ

Chris Stein

Tổ chức từ thiện Y sĩ Không biên giới (MSF) cho hay mỗi ngày có tới 6 ca tử vong tại một trại tị nạn dành cho những người bị thất tán ở thị trấn Bama, Đông Bắc Nigeria. Từ Lagos, thông tín viên Chris Stein của đài VOA tường trình về cuộc khủng hoảng nhân đạo khởi nguồn từ cuộc nổi dậy của Boko Haram.

24 ngàn người thất tán bị tổ chức khủng bố Boko Haram buộc phải rời bỏ nhà cửa hiện đang sống trong cơn “thảm họa nhân đạo khẩn cấp” tại một khu nhà của bệnh viện ở thị trấn Bama, Nigeria, theo nguồn tin từ nhóm Y sĩ Không biên giới.

Tổ chức nhân đạo này cho hay trong tháng qua, có 188 người thiệt mạng tại đây và trong chuyến thăm tuần này, MSF thống kê có hơn 1.200 trăm ngôi mộ được đào ở đây trong năm qua. Trong đó có 480 ngôi mộ của trẻ em.

Phát ngôn nhân Cơ quan Quản lý Tình huống Khẩn cấp Quốc gia tại khu vực Đông Bắc, ông Abdul Ibrahim, cho biết những người bị suy dinh dưỡng nhất trong trại là những người mới tới từ các vùng hẻo lánh phía Đông Bắc.

Ông Ibrahim nói: “Vì họ ở trong các cộng đồng bị cô lập không thể tiếp cận. Cư dân những vùng đó không có được tiếp tế thực phẩm và y tế.”

Ông Ibrahim cho hay Cơ quan Quản lý Tình huống Khẩn cấp Quốc gia đã cung cấp lương thực và thuốc men cho trại. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc cũng đã thiết lập sự hiện diện thường trực tại Bama.

Tháng trước quân đội Nigeria mở Chiến dịch Truy quét, cuộc tấn công đẩy các thành phần chủ chiến Boko Haram ra khỏi cứ địa của họ trong rừng Sambisa, gần Bama.

Các phần tử nổi dậy Hồi giáo tràn vào các thị trấn và làng mạc ở Đông Bắc Nigeria, kể cả Bama, vào năm 2014 và 2015. Kể từ năm ngoái, họ bị đánh bật bởi cuộc phản công của các binh sĩ từ Nigeria và các nước láng giềng. Nhưng tình trạng mất an ninh vẫn còn.

Ông Ibrahim cho hay Cơ quan Quản lý Tình huống Khẩn cấp Quốc gia hy vọng phối hợp với quân đội để tiến vào các thị trấn và làng mạc bị cô lập bởi giao tranh.

Ông nói: “Chúng tôi hy vọng mang đến cho họ thuốc men và thực phẩm, những thứ họ đang thiếu thốn, đó là vấn đề chính.”

Trong bảy năm qua, lực lượng nổi dậy Boko Haram đã cướp đi sinh mạng của khoảng 20 ngàn người và khiến 2,7 triệu người khác trong vùng bị thất tán.

http://www.voatiengviet.com/a/dong-bac-nigeria-mat-an-ninh-dan-kho-tiep-can-vien-tro/3389541.html

 

Biểu tình chống Mỹ cho thấy sự chống đối gia tăng đối với đảng cầm quyền của Thủ tướng Abe

Những cuộc biểu tình chống Mỹ hồi gần đây ở Nhật Bản cho thấy sự bất mãn ngày càng tăng đối với những chính sách quân sự quyết đoán của Thủ tướng Shinzo Abe, điều mà phe đối lập muốn dùng làm một vấn đề chủ chốt trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 7 này. Song họ vẫn chưa thể đưa ra những lựa chọn thay thế có tính thuyết phục.

Vào cuối tuần trước hơn 65.000 người đã biểu tình tại Okinawa, nơi mà sự tức giận của công chúng nhắm vào những căn cứ quân sự của Mỹ tập trung trên hòn đảo này đã gia tăng cường độ sau khi một cựu Thủy quân Lục chiến Mỹ bị bắt liên quan đến cái chết của một phụ nữ địa phương hồi tháng 5 và sự kiện một thủy thủ của Hải quân Mỹ nhận tội cưỡng hiếp một du khách người Nhật vào tháng 3.

Cũng hôm Chủ nhật tuần trước, khoảng 7.000 người Nhật đã biểu tình trước tòa nhà quốc hội ở Tokyo.

Ngoài việc kêu gọi loại trừ hoặc giảm thiểu sự hiện diện quân sự của Mỹ ở đất nước họ, những người biểu tình cũng lên tiếng phản đối việc ông Abe củng cố liên minh an ninh của Nhật Bản với Mỹ và những nỗ lực của ông ta nhằm tu chính hiến pháp chủ hòa của đất nước để gia tăng sức mạnh và phạm vi hoạt động của quân đội Nhật Bản.

Jeff Kingston, giám đốc chương trình Nghiên cứu Châu Á tại Đại học Temple ở Tokyo, cho biết: “Phải nói là thái độ của công chúng ở Okinawa đã chuyển từ tức giận sang phẫn nộ và thái độ của công chúng Nhật Bản được đánh dấu bởi sự lo ngại rằng ông Abe sẽ lôi kéo Nhật Bản kéo vào chiến tranh, bằng cách nào đó, ở nơi nào đó theo chỉ thị của Washington.”

Cuộc tranh luận bầu cử

Năm ngoái, những người ủng hộ ông Abe trong cơ quan lập pháp lưỡng viện Nhật Bản, được gọi là Kokkai (tức Quốc hội), đã thông qua luật an ninh gây tranh cãi sửa đổi 10 luật hiện hành để cho quân đội nhiều sự tự do hơn trong việc bảo vệ người dân và những lợi ích của Nhật Bản, cũng như tham gia phòng vệ tập thể và bảo vệ những đồng minh như Mỹ.

Những người chống đối lập luận rằng những dự luật này vi phạm Điều 9 của Hiến pháp hậu chiến của đất nước. Hiến pháp hậu chiến từ bỏ việc sử dụng vũ lực tấn công để tiến hành chiến tranh hoặc giải quyết những tranh chấp quốc tế, hoặc khiến Nhật Bản vướng vào những cuộc xung đột quốc tế.

Tại một cuộc tranh luận giữa lãnh đạo những đảng lớn của Nhật ở Tokyo hôm 21 tháng 6, Katsuya Okada, nhà lãnh đạo “Đảng Dân tiến” thuộc phe đối lập tuyên bố sẽ chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi hiến pháp. Ông nói: “Cuộc tranh luận hồi năm ngoái về an ninh, và về việc sửa đổi Điều 9 của hiến pháp, đó là điều chúng tôi không thể chấp nhận.”

Những người chống đối cho rằng những chính sách quân sự của ông Abe sẽ không làm cho đất nước an toàn hơn.

Ông Kingston nhận định: “Tôi nghĩ rằng họ cảm thấy chính sách đối ngoại mang tính quân sự hóa nhiều hơn của ông ta là phản tác dụng, và nó thực sự khiến Nhật Bản có phần bị cô lập ở Châu Á bởi vì không nước Châu Á nào khác muốn tham gia một khuôn khổ an ninh khu vực dựa trên sự đối đầu mang tính quân sự hóa với Trung Quốc.”

Thủ tướng Shinzo Abe và những người ủng hộ ông ta lập luận rằng Nhật Bản cần một quân đội mạnh hơn và ít bị hạn chế hơn để đối phó với một nước Trung Quốc quyết đoán hơn và một nước Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân.

Tại cuộc tranh luận ông Abe dường như hạ giảm tối đa quyền hành của đa số quá bán trong quốc hội để thay đổi hiến pháp, nói rằng “những nhà lập pháp có thể thông qua luật bằng thế đa số, nhưng với hiến pháp thì không như vậy.”

Việc tu chính hiến pháp đòi hỏi phải có sự đồng thuận của hai phần ba cả hai viện Quốc hội và ông Abe nói rằng vấn đề này cần được đưa vào một cuộc trưng cầu dân ý.

Những cuộc khảo sát dư luận cho thấy hơn một nửa dân số Nhật Bản chống đối cả luật an ninh mới đây và việc thay đổi hiến pháp chủ hòa của đất nước.

Liên minh của Abe vẫn dẫn đầu

Hiện tại chưa rõ liệu phe đối lập của Nhật Bản có thể biến sự bất mãn của công chúng thành sự ủng hộ chính trị nhiều hơn hay không. Những cuộc khảo sát gần đây cho thấy đảng cầm quyền là Đảng Dân chủ Tự do đang dẫn đầu với cách biệt tương đối lớn trước đối thủ chính là Đảng Dân tiến.

Ông Abe hôm 22 tháng 6 đã bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử thượng nghị viện với cam kết vực dậy nền kinh tế.

Phát biểu trước một đám đông ở Kumamoto, miền nam Nhật Bản, ông Abe nói cuộc bầu cử vào ngày 10 tháng 7 tới sẽ quyết định “liệu chúng ta có mạnh mẽ tiến lên phía trước với những chính sách kinh tế, làm cho Nhật Bản phát triển…hay quay trở lại thời kỳ đen tối và trì trệ.”

Những người chỉ trích nói rằng mặc dù có sự chống đối rộng khắp đối với những chính sách an ninh của ông Abe và sự bực tức về việc những chính sách tài chính bảo thủ của ông ta (được gọi là là “Abenomics”) tới giờ chưa hồi sinh được nền kinh tế, song phe đối lập vẫn chưa thể đưa ra những lựa chọn thay thế có tính thuyết phục.

Trung Quốc và những nước khác ở châu Á từng bị Nhật Bản chiếm đóng trong Thế chiến thứ hai đã nêu lên lo ngại rằng Tokyo có thể một lần nữa trở thành một cường quốc quân sự hung hăng nếu Nhật Bản tiếp tục nới lỏng những hạn chế hiến định của mình.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của ông đối với liên minh quân sự chặt chẽ với Nhật Bản trong chuyến thăm thành phố Hiroshima vào tháng 5. Nhưng ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump trước đó đã chỉ trích Nhật Bản về việc không hoàn trả đủ cho Mỹ chi phí của việc đồn trú 50.000 binh lính Mỹ để bảo vệ đất nước của họ. Và nếu được bầu làm tổng thống, ông Trump nói rằng ông ta sẽ rút quân nếu không đạt được một thỏa thuận tốt hơn, và ông ta sẽ cho phép Nhật Bản thủ đắc vũ khí hạt nhân để tự vệ.

http://www.voatiengviet.com/a/bieu-tinh-chong-my-cho-thay-su-chong-doi-gia-tang-doi-voi-dang-cam-quyen-cua-thu-tuong-abe/3389479.html

 

Người tỵ nạn Fallujah trong tình trạng tuyệt vọng

Người tỵ nạn từ Fallujah đang trong tình trạng tuyệt vọng, bị thiếu nước uống, nơi tạm trú và cả nhà vệ sinh.

Tại một trại dành cho 3.000 người vừa chạy thoát khỏi Fallujah, chỉ có một nhà vệ sinh duy nhất.

Phụ nữ được dùng nhà vệ sinh trong khi đàn ông và trẻ con phải sử dụng những con đường mòn đầy bụi bặm phía sau hàng dãy lều màu trắng nơi họ đang tạm trú.

Hội đồng Tỵ Nạn Na Uy, gọi tắt là NRC, một trong những nhóm cứu trợ đang tìm cách giúp những người bị dời cư, đang chật vật xoay sở để làm nhiệm vụ của họ.

Giám Đốc của NRC đặc trách Iraq, Nasr Mulflahi nói: “Nước uống an toàn, các nhà vệ sinh và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ là ưu tiên tức thời và vô cùng khẩn cấp.”

Ước lượng có tới 85,000 người đang sống trong các trại như trại này, dựng lên bên ngoài Fallujah. Một số trại có các điều kiện khả quan hơn. Một số còn tệ hơn.

Trong khi cái nóng bức của mùa hè có khi lên tới 45 độ C, thành phần dễ bị tổn thương nhất có nhiều người ngất xỉu vì quá sức chịu đựng.

Cao uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đang xây thêm các trại mới để chứa gần 19,000 người, và đang lắp đặt các máy phát điện để cung cấp điện cho 3.000 gia đình.

Nhưng làm như vậy cũng chưa giúp được tới ¼ những người giờ đang lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.

Tuần trước, Liên Hiệp Quốc giải ngân 15 triệu đôla từ quỹ khẩn cấp để cung cấp những dịch vụ cần thiết để cứu mạng. Nhiều người tỵ nạn còn bị kẹt tại Falluhah còn phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, thuốc men, điện nước trầm trọng hơn nữa.

Mặc dù Thủ Tướng Iraq Haider al-Abadi tuyên bố đã đánh bại các phần tử cực đoan Nhà Nước Hồi giáo tại thành phố này tuần trước, giao tranh vẫn tiếp diễn. Các chỉ huy quân sự Iraq tuyên bố phần lớn thành phố này đang nằm dưới quyền kiểm soát của họ.

Một liên minh lỏng lẻo gồm các lực lượng an ninh Iraq, cảnh sát liên bang, các dân quân Shia được Iran hậu thuẫn và các chiến binh Sunni đã chiến đấu trong một tháng để tái chiếm thành phố Fallujah.

Theo liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo, tới hôm thứ Ba, chỉ có 1/3 Fallujah là không còn quân IS, trong khi các phần tử chủ chiến IS vẫn còn ẩn nấp tại khu vực tây bắc thành phố.

http://www.voatiengviet.com/a/nguoi-ti-nan-fallujah-trong-tinh-trang-tuyet-vong/3389261.html

 

Tòa án Tối Cao chặn kế hoạch nhập cư của ông Obama

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã ngăn chặn kế hoạch của Tổng thống Barack Obama trì hoãn việc trục xuất hàng triệu người nhập cư không có giấy tờ.

Quyết định 4-4 của Tòa án Tối cao có nghĩa là phán quyết của tòa án cấp thấp hơn được giữ nguyên. Tòa án cấp thấp hơn đã bác bỏ nỗ lực của ông Obama nhằm định ra chính sách nhập cư mới bằng sắc lệnh hành pháp sau khi Quốc hội không thông qua được những cải tổ di trú toàn diện.

Ông Obama gọi đây là một phán quyết “đau lòng” cho những người nhập cư, những người sẽ không thể “bước ra khỏi bóng tối để đóng góp đầy đủ hơn cho đất nước này một cách có ý nghĩa.” Tuy nhiên, ông cho biết sẽ không có chuyện thúc đẩy trục xuất những người nhập cư tuân thủ pháp luật đang sống ở Mỹ, mặc dù phán quyết này đặt sự hiện diện tiếp tục của họ ở Mỹ trong tình trạng bất định về mặt pháp lý.

Cũng như trong quá khứ, ông Obama lên án những nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Thượng viện vì từ chối cứu xét việc bổ nhiệm Thẩm phán tòa phúc thẩm liên bang, Merrick Garland, để ngồi vào chiếc ghế thứ chín bị bỏ trống từ đầu năm nay do Thẩm phán Antonin Scalia qua đời. Các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa này cho rằng vị trí ấy sẽ được tổng thống kế tiếp của Mỹ bổ nhiệm, sau khi ông Obama rời nhiệm sở vào tháng 1.

Texas và 25 bang khác đã đệ đơn kiện chính quyền Obama về kế hoạch nhập cư của ông, lập luận rằng kế hoạch này vi hiến vì nó mâu thuẫn với luật nhập cư liên bang hiện tại. Tuy nhiên, chính quyền lập luận rằng các bang không có tư cách khởi kiện, vì luật thuộc phạm vi thẩm quyền của chính phủ liên bang.

Paul Ryan, Chủ tịch Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát, ca ngợi phán quyết của tòa vừa đưa ra. Ông nói nó cho thấy “tổng thống không được phép viết nên luật pháp, chỉ có Quốc hội mới được làm vậy. Đây là một chiến thắng lớn nữa trong cuộc đấu tranh của chúng ta nhằm khôi phục lại sự phân chia quyền lực.”

http://www.voatiengviet.com/a/toa-an-toi-cao-chan-ke-hoach-nhap-cu-cua-ong-obama/3389726.html

 

Brexit và tác động toàn cầu

Sự kiện đang được tường thuật

21:01

Quan chức Nga, ông Boris Titov từ Điện Kremlin viết về hậu quả của Brexit trên Facebook rằng:

“Hệ quả lâu dài,, theo ý kiến của tôi, là châu Âu sẽ rời xa trục Anglo-Saxon, tức là Hoa Kỳ. Đây không phải Anh độc lập khỏi châu Âu mà châu Âu ngày càng độc lập khỏi Hoa Kỳ.

“Tương lai của khối Âu-Á (united Eurasia) sẽ không còn xa, chừng 10 năm nữa thôi.”

20:49

Trang tin VnExpress:

“Chứng khoán Việt mất hơn một tỷ USD trong ngày Anh rời EU. Thanh khoản lên cao nhất từ đầu năm 2015, song việc gần 500 mã giảm giá đã khiến vốn hóa 2 sàn mất gần 2% sau một phiên.

“Nhiều ngân hàng Anh mất 30% vốn hóa sau nửa giờ/Gần 500 cổ phiếu Việt mất giá khi Anh rời EU.”

20:46

20:35Tin Mới Nhất

Nói về Brexit, Tổng thống Barack Obama khẳng định: “Quan hệ đặc biệt giữa Anh và Hoa Kỳ là bền vững.”

Đưa tin này, các báo Anh nhắc lại hồi tháng 4 ông Obama đã sang Anh để ủng hộ thủ tướng David Cameron giữ Anh ở lại EU.

Nhưng nay, Anh Quốc “làm ngược lại” lời khuyên của Tổng thống Mỹ, một số tờ báo viết.

20:28

Báo Gazeta Wyborcza của Ba Lan:

“Từ sáng chúng tôi đã nhận được nhiều email hỏi điều gì sẽ xảy ra – bà Agnieszka Rogusz-Hopwood, tổng thư ký hội kiều dân Ba Lan, ‘British Poles’ cho hay.

Chúng tôi trả lời, – Cứ sống bình thường như vừa qua, nếu đã mua nhà thì nó vẫn là của mình, cứu đi làm, và không ai cấp vé cho các bạn ‘một chiều’ về Ba Lan vì đàm phán Anh và EU còn mấy nhiều năm.”

Trang báo Ba Lan cũng chạy tựa đề “Điều gì xảy ra với 850 nghìn kiều dân Ba Lan sau Brexit?”

Báo này viết nhiều người Ba Lan nay quyết định xin nhập tịch Anh và trích nguồn chính phủ Anh cho hay trong năm 2015 đã có 3763 người Ba Lan được nhận hộ chiếu Anh.

18:58

Ông Donald Trump bình luận rằng Brexit là “điều tuyệt vời” rằng người dân ở Anh “đã giành lại đất nước họ” sau khi bỏ phiếu rời EU.

18:58

Lãnh đạo Đảng Anh Quốc Độc lập (UKip), ông Nigel Farage nói ông “không muốn làm thủ tướng Anh thời Brexit”.

18:33

Ông Stanley Johnson, cha của dân biểu Boris Johnson lại là người ủng hộ ở lại EU.

Trả lời BBC News về chuyện con ông có khả năng làm thủ tướng Anh không, ông Stanley Johnson nói “Boris là một ứng viên và việc đó còn tùy vào phiếu bầu”.

Đại hội Đảng Bảo thủ sẽ mở ra vào tháng 10 để chọn tân lãnh đạo, người sẽ làm thủ tướng Anh thay ông David Cameron.

18:12

Mark Rutte, Thủ tướng Hà Lan: “Sự bất mãn mà quý vị thấy tại Anh Quốc cũng hiện diện ở các nước khác, trong đó ở chính nước tôi. Nó phải là động lực để có thêm cải tổ và thêm phúc lợi.”

Ông cho biết quá trình rút ra khỏi EU sẽ là một quá trình dài. “Trước hết Anh Quốc phải quyết định khi họ muốn bắt đầu tiến trình rút khỏi Liên hiệp châu Âu này.”

http://www.bbc.com/vietnamese/rolling_news/2016/06/160624_uk_eu_referendum

 

Brexit và câu hỏi với Scotland

Kết quả trưng cầu dân ý ở Liên hiệp Vương quốc Anh muốn bỏ EU đặt ra câu hỏi về Scotland, xứ đã có cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập khỏi không thành hai năm trước.

Khi đó, 62/38% cử tri Scotland ủng hộ ở lại Liên hiệp Vương quốc Anh.

Trong lần trưng cầu dân ý này, toàn bộ 32 hạt bầu cử tại Scotland đều có số phiếu quá bán ủng hộ ở lại EU, khác hẳn với các phần thuộc xứ Anh (England).

Vậy khả năng Scotland lại mở trưng cầu dân ý lần hai để đòi độc lập ra sao?

Nick Eardley, BBC News:

Kết quả chọn Ra đi đặt câu hỏi về tương lai của Scotland. Tất cả mọi khu vực ở xứ này đều bỏ phiếu ở lại, tuy tỷ lệ Ra đi cao hơn so với dự kiến trước đó.

Bộ trưởng Thứ nhất và là lãnh đạo đảng SNP (Đảng Quốc gia Scotland) bà Nicola Sturgeon nói mọi khả năng nay đều được đặt lên bàn để cân nhắc khi cần tính đến việc bảo vệ quan hệ của Scotland với châu Âu, và vị trí của Scotland trong khối thị trường chung.

Sáng nay (24/6), một trong các bộ trưởng của bà dự đoán là Scotland sẽ có phản ứng mạnh mẽ.

Liên hiệp Anh và Scotland

Luật nghị viện England và Scotland lần đầu 1603 không thành

Luật về liên hiệp Anh và Scotland 1707 có hiệu lực

Luật 1863 sửa quy chế hai xứ Anh (England) và Scotland

Trưng cầu dân ý 2014 không đem lại độc lập cho Scotland

Những người vận động Ra đi không tin là bà Sturgeon có thẩm quyền để kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý nữa đòi độc lập cho Scotland.

Nhiều người trong đảng SNP của bà không tin chắc là họ sẽ giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu đó.

Tuy nhiên, hãy chờ xem vấn đề sẽ được nêu ra trong mấy hôm tới ra sao.

JK Rowling, nhà văn, tác giả Harry Potter:

“Brexit sẽ đẩy nhanh Scotland tới nền độc lập. Cameron để lại di sản là thủ tướng phá vỡ Liên hiệp Anh.”

Trang Scotsman bình luận rằng nữ nhà văn nổi tiếng thế giới (người Anh) “sống ở Scotland đa số thời gian trong đời từng là nhân vật vận động mạ̣nh mẽ chống lại việc Scotland đòi độc lập trong kỳ trưng cầu dân ý hai năm trước”.

Hiện bình luận của bà Rowling trên mạng Twiter rằng trưng cầu dân ý ở Anh vừa qua thúc đẩy nền độc lập cho Scotland đang được bình luận rộng rãi.

Bà JK Rowling cho rằng cả cuộc trưng cầu dân ý vừa qua “là không cần thiết”.

Martin Kettle, báo The Guardian:

Về thủ tục, bà Nicola Sturgeon không có quyền kêu gọi mở cuộc trưng cầu dân ý lần hai về độc lập cho Scotland. Chỉ có Quốc hội Liên hiệp Anh có quyền đó. Quốc hội có đồng ý không? Nếu bà Sturgeon cứ thúc đẩy yêu cầu này, nhân danh sự ‘bất công’ thì các toà án vẫn có thể ngăn bà lại và cấm dùng ngân quỹ cho công việc đó. Công chức ở Scotland có thể bị cấm làm việc cho cuộc trưng cầu dân ý đó.

Tin mới nhất:

Bà Nicola Sturgeon vừa nói trên truyền hình từ Edinburgh “Scotland kiên quyết ở lại Liên hiệp châu Âu”.

Lãnh đạo SNP: “cuộc trưng cầu dân ý thứ hai vì độc lập cho Scotland là một khả năng rất cao”.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/06/160624_brexit_scotland_future

 

Biển Đông: Philippines không muốn chiến tranh

Một cuộc tuần hành để ủng hộ cộng đồng ngư dân gần bãi cạn Scaborough đã được tổ chức trước thềm thời gian Toà Trọng tài Thường trực Quốc tế ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông.

Ngư dân ở Masinloc (tỉnh Zambales, Philippines) từng đánh bắt cá ở khu vực bãi cạn Scaborough nhiều năm.

“Cách đây khoảng ba năm, các tàu cá Trung Quốc đi cùng với các tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đẩy ngư dân ở đây ra khỏi những khu vực có cá,” Ông Ruperto C. Apilado, lãnh đạo ngư dân tỉnh Zambales nói với BBC Tiếng Việt.

Ngư dân địa phương nói tàu của họ chịu sự “quấy rối” khi đánh cá.

“Tôi đã đánh cá ở đây từ khi bảy tuổi và cá ở Scaborough rất nhiều, chúng tôi vẫn thường vào đó đánh bắt. Nhưng giờ không ai có thể vào đó nữa. Nếu đi vào, tàu cảnh sát biển Trung Quốc sẽ bắt nạt và đuổi ra,” ông Leonardo N. Cuaresma, một ngư dân ở Masinloc nói.

Masinloc nằm trong “tâm” của tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Philippines, vì tỉnh của họ cách bãi cạn Scaborough khoảng 230km và là địa phương gần nhất để đi tàu ra bãi cạn.

“Ngư dân ở Zambales chủ yếu là thợ lặn, chúng tôi cần lặn xuống những khu vực có cá nhưng giờ không thể được nữa. Tàu Trung Quốc đuổi tàu của ngư dân ở đây, bắt nạt, đụng vào tàu và không cho chúng tôi vào các nơi có cá. Ở bãi cạn Scaborough ngư dân cũng bị như vậy,” ông Apilado mô tả tình trạng của những làng đánh cá ven biển gần đó.

Cuộc biểu tình ngày 22/6 có gần 100 ngư dân kéo về tham dự. Những người đứng đầu hội nghề cá có mặt từ rất sớm, mang theo nhiều khẩu hiệu “Đứng lên chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc”; “Trung Quốc: Tôn trọng chủ quyền của Philippines”; “Trung Quốc ngừng lại! Trung Quốc đang cải tạo đảo trong lãnh thổ Philippines”.

‘Không muốn chiến tranh’

Nhiều người trông đợi phán quyết của Toà trọng tài The Hague với nhiều tự tin phiên toà sẽ đứng về phía Philippines trong tranh chấp ở khu vực này.

Thủ lĩnh của nhóm ngư dân ông Apilado nói “hi vọng Trung Quốc sẽ tôn trọng phán quyết của toà án” và “không muốn chiến tranh xảy ra”.

Một trong những lãnh đạo cuộc biểu tình từ Phong trào Thanh niên vì Biển Tây Philippines (NYMWPS), ông Gerald Miranda nói với BBC: “Từ thời thuộc địa, đã có nhiều ngư dân đánh cá ở đây, đánh cá cho gia đình. Đó là lí do chúng tôi tổ chức biểu tình ở đây.”

“Chúng tôi không biết liệu Trung Quốc có nhận ra hay chấp nhận phán quyết của toà trọng tài hay không. Nếu trong trường hợp Trung Quốc không chấp nhận và tiếp tục quấy rầy ngư dân của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh, đưa thông tin lan truyền đi trên mạng xã hội và chúng tôi sẽ ủng hộ mọi phong trào dành cho ngư dân, cho gia đình và sinh kế của họ.”

Ngư dân địa phương tuần hành ra bờ biển với các lãnh đạo phong trào về biển đảo Philippines.

Cựu nghị sĩ, cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Golez đi cùng một đoàn motor từ Manila đến tham dự tuần hành.

Được hộ tống bởi những chiếc motor có gắn biểu ngữ về chủ quyền, ông Roilo Golez phát biểu trước dân địa phương: “Giờ đây chúng tôi trông đợi toà trọng tài sẽ ra phán quyết sớm.”

Ông Golez nói với BBC: “Nói chung chúng tôi mong đợi phán quyết sẽ có lợi thế cho Philippines, và chúng tôi phải chuẩn bị cho sự kiện này.Tôi hoàn toàn ủng hộ tổng thống mới của chúng tôi ông Duterte, và chúng tôi có thể cho một cơ hội khoảng hai năm để phán quyết được thực thi.”

“Liệu Trung Quốc có tôn trọng phán quyết hay không? Liệu phán quyết có phát huy hiệu quả không? Và các quốc gia khác sẽ ra áp lực gì, đặc biệt là EU, khối G7, các nước như Hoa Kỳ, Úc, Việt Nam hay Ấn Độ, để có thể có hành động đáp trả nếu Trung Quốc không tôn trọng phán quyết của Toà trọng tài?”

“Chúng tôi hi vọng các áp lực quốc tế sẽ khiến Trung Quốc điều chỉnh, có lẽ không được đến 100% nhưng chúng tôi hi vọng họ sẽ điều chỉnh và tôn trọng vùng biển Tây Philippines của chúng tôi. Bãi cạn Scaborough là của chúng tôi,” ông Golez nói trước hơn 100 người tham gia cuộc biểu tình.

Trong khi đó một nhóm các nhà hoạt động trẻ của Philippines vừa thực hiện một chuyến đi bằng tàu cá ra Bãi cạn Scarborough/bãi Hoàng Nham để thách thức sự hiện diện của tàu Trung Quốc tại khu vực này.

Nhóm Kalayaan Atin Ito, thực hiện chuyến đi vào 12/6/2016, đúng ngày Độc Lập của nước này. nhằm gửi đi một thông điệp về chủ quyền của Philippines đối với bãi cạn. Trong cuộc phỏng vấn với BBC Tiếng Việt tại Manila, trưởng nhóm Vera Joy Ban-eg nói chiếc tàu cá họ bị nhiều ca-nô và tàu cảnh sát biển của Trung Quốc vây và quấy rối khi họ tiếp cận khu vực bãi cạn.

Bà Vera Ban-eg nói nhóm của họ mang theo cờ Philippines và năm thành viên trong nhóm đã quyết định “bơi vào bãi cạn vẫy cờ” khi bị bủa vây. “Chúng tôi sẽ tiếp tục các chuyến đi ra những nơi có tranh chấp để thể hiện với những người lính của chúng tôi rằng chúng tôi ủng hộ họ và rằng chúng tôi thực sự thấu hiểu tầm quan trọng của nghĩa vụ bảo vệ lãnh thổ quốc gia,” bà Vera Ban-eg nói.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/06/160624_fishermen_rally_zambales

 

Lốc xoáy, mưa đá gây chết người ở TQ

Một cơn lốc xoáy và trận mưa đá khiến ít nhất 98 người thiệt mạng và làm bị thương gần 800 người tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, báo nước này tường thuật.

Lốc xoáy diễn ra kéo theo mưa to ở ngoại ô thành phố Diêm Thành chiều thứ Năm 23/6.

Tại khu vực ngoại ô, sức gió lên đến 125km/giờ.

Mưa đá và lốc xoáy khiến công tác cứu hộ gặp khó khăn, CCTV đưa tin.

Ngày thứ Sáu 24/6, đội cứu hộ đã đưa những người dân làng bị thương đến bệnh viện và cung cấp thực phẩm, nước uống cho những người khác, Tân Hoa Xã cho hay.

Những chiếc lều và đồ cứu trợ khác đang được gửi đi từ Bắc Kinh.

Video clip từ hiện trường cơn lốc xoáy cho thấy nhiều chiếc xe hơi bị lật, cây cối, cột đèn và các trụ điện gãy đổ.

“Cảnh tượng giống như tận thế vậy”, một người dân địa phương nói với Tân Hoa Xã.

“Tôi nghe thấy tiếng gió lớn bên ngoài và vội chạy lên lầu đóng cửa sổ. Đang bước trên cầu thang thì tôi nghe một tiếng ầm và thấy toàn bộ bức tường với cửa sổ bị vỡ toang.”

Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ đạo “huy động tất cả nỗ lực cứu trợ” để giúp những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Nhiều khu vực tại Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi những trận mưa xối xả trong tuần này.

Lũ lụt ở miền Nam khiến 22 người thiệt mạng hồi đầu tuần và gần 200.000 người phải sơ tán, báo nước này cho hay.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/06/160624_tornado_kill_scores_jiangsu

 

Brexit : Thủ tục « ly dị » sẽ kéo dài 2 năm

Thanh Phương

Các lãnh đạo châu Âu, gồm chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker và thủ tướng Mark Rutte của Hà Lan, chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu, hôm nay, 24/06/2016, đã đồng loạt yêu cầu Anh Quốc tiến hành « ngay khi có thể được » thủ tục rút ra khỏi khối này.

Thủ tục ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu được quy định trong điều 50 của Hiệp ước Lisboa năm 2009. Sau cuộc trưng cầu dân ý hôm qua, 23/06/2016, thủ tướng Anh phải viết thư cho Hội Đồng Châu Âu, cơ chế đại diện cho các nước thành viên, chính thức yêu cầu rút ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.

Thủ tục này sẽ kéo dài đến 2 năm, với các cuộc thương lượng giữa Luân Đôn với 27 nước thành viên còn lại của Liên Hiệp Châu Âu. Nói cách khác, Anh Quốc sẽ vẫn là thành viên Liên Hiệp Châu Âu cho đến năm 2018, trong thời gian thương lượng về các thể thức « chia tay » và về quan hệ mới giữa Luân Đôn với Bruxelles.

Từ đây đến đó, các luật lệ quy định và các hiệp ước châu Âu tiếp tục được áp dụng đối với Anh Quốc, cho đến khi thỏa thuận rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu bắt đầu có hiệu lực. Để có hiệu lực, thỏa thuận còn phải được đưa ra biểu quyết ở Nghị Viện Châu Âu và sau đó được Hội Đồng Châu Âu thông qua. Nhưng trong thời gian đó, Anh Quốc sẽ không được tham gia vào các quyết định ở cấp độ châu Âu. Tuy nhiên, do chưa bao giờ có một quốc gia thành viên ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, các thủ tục vẫn còn rất mơ hồ.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160624-brexit-thu-tuc-%C2%AB-ly-di-%C2%BB-se-keo-dai-2-nam

 

Tình báo Hàn Quốc bị kiện về vụ giam giữ nhân viên Bắc Triều Tiên

Minh Anh

Hôm nay, 24/06/2016, một nhóm luật sư bảo vệ nhân quyền tại Hàn Quốc đã đệ đơn kiện lãnh đạo tình báo đã giam giữ trái phép 12 người Bắc Triều Tiên. Những người này là nhân viên nhà hàng của Bình Nhưỡng làm việc tại Trung Quốc và đã đào tẩu sang Hàn Quốc hồi tháng 04/2016.

Trong đơn kiện nộp lên cảnh sát, nhóm luật sư độc lập đã yêu cầu điều tra ông Lee Byung-Ho, lãnh đạo Cơ quan Tình báo Quốc gia NIS, về tội lạm dụng quyền hành. Họ cáo buộc ông đã giam giữ số người trên một cách phi pháp và đã từ chối không cho họ tiếp xúc với luật sư.

Theo AFP, 12 người này, đều là nhân viên nữ một nhà hàng của Bắc Triều Tiên đặt tại Trung Quốc, đã cùng với vị quản lý bỏ trốn sang Hàn Quốc. Đây là đợt đào tẩu đông nhất trong năm nay.

Tổ chức “Các luật sư vì một Xã hội Dân chủ” đã tìm cách gặp những người đào tẩu để thẩm định rõ lời khai của họ. Được sự ủy thác của gia đình những người đào tẩu ở phía bắc, nhóm luật sư này đã cố gắng thuyết phục mở một phiên điều trần tại tòa hôm thứ Ba, 21/06/2016, để nghe số phụ nữ trên trả lời các chất vấn. Tuy nhiên, Cơ quan tình báo Quốc gia nói những người này không muốn ra làm chứng và từ chối đưa những người này ra tòa để điều trần.

Trên nguyên tắc, những người mới đến từ Bắc Triều Tiên đều bị NIS giam giữ trong vòng ba tháng tại một trung tâm thẩm vấn để truy xét xem họ có phải là gián điệp hay không. Sau đó họ sẽ được đưa về một trung tâm tái định cư để đào tạo trong vòng ba tháng.

Cơ quan Tình báo Quốc gia NIS trong tuần này thông báo là 12 phụ nữ trên có lẽ sẽ còn ở lại trại tạm giam của cơ quan này, thay vì là được đưa về các trại như thông lệ.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20160624-luat-su-han-quoc-kien-lanh-dao-tinh-bao-ve-vu-nhan-vien-bac-trieu-tien-bo-tron

 

Hàn Quốc bắt giam một lãnh đạo công ty Volkswagen tại Hàn Quốc

Thùy Dương

Hôm nay, 24/06/16, một lãnh đạo của công ty sản xuất xe hơi Đức Volkswagen tại Hàn Quốc đã bị bắt trong khuôn khổ của một cuộc điều tra về vụ tai tiếng liên quan đến động cơ xe hơi.

Tòa án Seoul đã ra lệnh bắt giam ông Yoon, một lãnh đạo của công ty xe hơi Đức Volkswagen tại Hàn Quốc. Ông này bị truy tố vì tội giả mạo kết quả thử nghiệm khí thải động cơ xe hơi để có giấy phép lưu hành các loại xe này ở Hàn Quốc. Hãng tin Yonhap cho biết Tòa án đang điều tra xem có phải ông này tuân theo lệnh của công ty mẹ tại Đức hay không.

Tháng 09/2015, tập đoàn sở hữu 12 nhãn hiệu xe hơi (Volkswagen, Audi, Seat, …) thừa nhận đã gian lận về các phần mềm cài đặt trên 11 triệu xe hơi bán ra trên thế giới nhằm làm giảm mức độ ô nhiễm khí thải thực sự của các động cơ xe hơi.

Vụ bê bối này đã gây ra hàng loạt vụ kiện và yêu cầu đòi bồi thường từ phía chính quyền, khách hàng và các nhà đầu tư.

Tháng 11/2015, chính phủ Hàn Quốc đã ra lệnh cho hãng Volkswagen thu hồi 125.000 xe hơi động cơ diesel đang bày bán trên thị trường Hàn Quốc và tuyên phạt hãng này 14,1 tỉ won (11,5 triệu euro).

Những năm gần đây, xe hơi của các hãng xe Đức bán rất chạy trên thị trường Hàn Quốc và chiếm 15% thị phần xe hơi nước này. Khoảng 70% xe hơi nước ngoài bán ra tại Hàn Quốc được trang bị động cơ diesel.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20160624-han-quoc-toa-an-ra-lenh-bat-giam-mot-lanh-dao-cong-ty-volkswagen

 

Phản ứng quốc tế: Anh bỏ phiếu rời EU

Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng châu Âu

Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng châu Âu: “Đây không phải là thời khắc để có phản ứng mất bình tĩnh. Hôm nay, nhân danh 27 nhà lãnh đạo, tôi có thể nói rằng chúng ta quyết tâm duy trì đoàn kết như một khối 27 nước.

“Cho đến khi nào Liên hiệp Vương quốc Anh chính thức rời EU, luật của EU vẫn tiếp tục áp dụng với Anh và tại Anh, và điều đó có nghĩa bao gồm cả các quyền lợi và nghĩa vụ.”

“Mọi quy trình cho việc rút ra khỏi EU của Anh Quốc đều đã được đề ra trong các hiệp ước. Để thảo luận các chi tiết, tôi sẽ đề nghị gặp gỡ không chính thức với 27 nước bên lề cuộc họp của Hội đồng châu Âu vào tuần tới. Tôi cũng sẽ đề nghị chúng ta bắt đầu quá trình nhìn lại rộng lớn hơn về tương lai liên hiệp của chúng ta.”

“Những năm qua đã là những năm tháng khó khăn nhất trong lịch sử Liên hiệp nhưng cha tôi thường nói với tôi rằng: Điều gì không giết hại được con sẽ làm con mạnh hơn lên.”

Martin Schulz, Chủ tịch Nghị viện châu Âu

“Chúng tôi tôn trọng kết quả. Chúng tôi hiểu rõ về việc để Anh đi đường riêng của họ.

“Nay là thời điểm chúng ta phải hành xử nghiêm túc và có trách nhiệm. Ông David Cameron có trách nhiệm với đất nước của ông, chúng ta có trách nhiệm với tương lai của EU. Qu‎ý vị có thể thấy những gì đang xảy ra với đồng bảng Anh trên thị trường. Tôi không muốn điều tương tự xảy ra với đồng euro.”

Geert Wilders, Lãnh tụ đảng Tự Do Hà Lan

“Hoan hô Anh Quốc! Giờ tới lượt chúng tôi. Đã tới lúc cho một cuộc trưng cầu dân ý tại Hà Lan!”

Marine Le Pen, Lãnh tụ đảng Mặt trận Dân tộc theo đường lối cực hữu tại Pháp

“Thắng lợi của tự do! Như tôi đã đòi hỏi nhiều năm nay, giờ là lúc chúng ta cần có một cuộc trưng cầu dân ý tương tự tại Pháp và ở các nước khác của Liên hiệp Châu Âu.”

Mateo Salvini, lãnh tụ Liên đoàn Miền Bắc bài di trú của Ý

“Hoan hô can đảm của những công dân tự do! Trái tim, khối óc và niềm tự hào đã đánh bại những lời dối trá, đe dọa và tống tiền.

“CẢM ƠN ANH QUỐC, giờ tới lượt chúng tôi.”

Sebastian Kurz, Ngoại trưởng Áo

“Không thể loại bỏ ảnh hưởng dây chuyền lên các nước khác. “

Ông nói với đài phát thanh Áo rằng EU là tổ chức thống nhất sẽ tồn tại sau sự kiện này.

Mariano Rajoy, Thủ tướng Tây Ban Nha

“Tây Ban Nha sẽ cam kết ở lại với EU.”

Jose Manuel Garcia-Margallo, Ngoại trưởng Tây Ban Nha

Phát biểu trên đài Tây Ban Nha, ông nói kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Anh có thể dẫn tới việc Gibraltar trở về dưới sự kiểm soát của Tây Ban Nha lần đầu tiên kể từ thế kỷ thứ 18.

Ông cho biết điều này cho phép vùng lãnh thổ nhỏ bé này của Anh Quốc tại miền nam Tây Ban Nha được duy trì quyền hoạt động trong thị trường chung châu Âu.

Fabian Picardo, Bộ trưởng Gibraltar

“Chúng ta đã vượt qua những thách thức lớn hơn. Đây là thời điểm cho tinh thần đoàn kết, bình tĩnh và tư duy hợp lý. Đoàn kết và thống nhât chúng ta sẽ tiếp tục đi tới thịnh vượng.”

Chính phủ Ireland

“Kết quả này rõ ràng có những ảnh hưởng rất quan trọng cho Ireland, cũng như cho Anh Quốc và cho Liên hiệp châu Âu. Chính phủ sẽ họp sáng nay để nhận định về kết quả này. Theo sau cuộc họp, Thủ tướng Ireland sẽ có tuyên bố trước công chúng.”

Mark Rutte, Thủ tướng Hà Lan

“Sự bất mãn mà quý vị thấy tại Anh Quốc cũng hiện diện ở các nước khác, trong đó ở chính nước tôi. Nó phải là động lực để có thêm cải tổ và thêm phúc lợi.” Ông cho biết quá trình rút ra khỏi EU sẽ là một quá trình dài.

“Trước hết Anh Quốc phải quyết định khi họ muốn bắt đầu tiến trình rút khỏi LH châu Âu này.”

Frank-Walter Steinmeier, Ngoại trưởng Đức

“Tin từ Anh Quốc là thực sự nghiêm túc. Nó giống như một ngày đáng buồn cho châu Âu và cho Anh Quốc.”

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/06/160624_uk_referendum_international_reax

 

Nước Anh rời EU và tác động, ảnh hưởng

Nước Anh đã lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu với kết quả phiếu bầu 52% tán thành ra đi so với 48% ở lại, sau cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6/2016.

Đâu là tác động, ảnh hưởng và các hệ lụy của quyết định này của nước Anh đối với chính đảo quốc này cũng như với phần còn lại của EU và thế giới, đặc biệt là ở khu vực châu Âu.

Đây cũng là chủ đề của Bàn tròn Trực tuyến tuần này của BBC Việt ngữ với Tọa đàm trực tuyến được phát từ lúc 18h30 tới 19h00 giờ Việt Nam ngày thứ Sáu, 24/6, mời quý vị đón theo dõi tại đây.

Các khách mời sẽ là các nhà quan sát, bình luận, doanh nhân tham dự từ Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Việt Nam.

Lấy làm tiếc

Thủ tướng Anh, David Cameron, đã tuyên bố sẽ rời chức vụ ở nội các sau khi nước Anh có quyết định rời EU vào buổi sáng ngày 24/6 trước Văn phòng số 10 Downing Street.

Cựu Thị trưởng London, Boris Johnson khen ngợi đóng góp của Thủ tướng Anh, nhưng đề nghị người dân ‘không vội vàng’.

Thủ tướng Đức, Angela Merkel, kêu gọi EU bình tĩnh và cho rằng quyết định của nước Anh là điều ‘đáng tiếc nhất’.

Bà cũng đề nghị họp khẩn lãnh đạo EU vào thứ Tư tuần sau.

Trong khi đó, Tổng thống Pháp nói quyết định của nước Anh là một ‘sự lựa chọn buồn’.

Bộ trưởng thứ nhất phụ trách Scotland, bà Sturgeon, tuyên bố trưng cầu dân ý lần thứ hai của Scotland về độc lập khỏi nước Anh ‘đang đặt trên bàn’.

Bà cũng nói Scotland sẽ tôn trọng ý kiến của cử tri về việc ‘ở lại EU’.

Mời quý vị đón theo dõi Bàn tròn Bình luận của chúng tôi tại đây.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/06/160624_hangout_uk_brexit_impacts

 

Nga triển khai tên lửa Iskander tối tân đến giữa châu Âu để đáp trả Mỹ

Vũ Tú,

ANTĐ -Nga có kế hoạch đặt các tên lửa hiện đại với khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân sâu bên trong châu Âu. Động thái này được cho là biện pháp đáp trả hệ thống phòng thủ tên lửa được Mỹ và các đồng minh NATO xây dựng.

Theo nguồn tin quốc phòng Nga, vùng lãnh thổ Kaliningrad – trên biển Baltic giữa Ba Lan và Lithuania – sẽ là nơi Nga triển khai các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Iskander.

Crimea, được sáp nhập vào Nga từ Ukraine vào năm 2014, cũng có thể là căn cứ thứ hai để triển khai loại tên lửa này.

Theo ông Mikhail Barabanov, chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST), việc triển khai Iskander tại vùng Kaliningrad chắc chắn sẽ được thực hiện và hoàn thành trước khi kết thúc năm 2019.

Nga thường xuyên bị cáo buộc “thôn tính” Crimea, xâm lược ở Đông Âu và vùng Baltic. Các nhà lãnh đạo của Lithuania, Latvia và Estonia đã nhiều lần bày tỏ quan ngại rằng, Nga đang chuẩn bị một cuộc tấn công trên biển Baltic và tăng cường khả năng quân sự của mình để chống lại các mối đe dọa.

Triển khai tên lửa Iskander là động thái mới nhất nhằm hiện thực hóa tuyên bố Nga sẽ đáp trả việc Mỹ kích hoạt lá chắn tên lửa tại Romania hồi tháng trước, và lá chắn tên lửa thứ hai sẽ được triển khai ở Ba Lan vào năm 2018.

Việc triển khai tên lửa Iskander của Moscow sẽ khiến mối quan hệ giữa Nga và phương Tây vốn đã căng thẳng, lại càng thêm bế tắc, đẩy các quốc gia thành viên NATO láng giềng với Nga là Ba Lan, Litva và Estonia vào “vùng nguy hiểm”.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander được Nga cho là có đủ sức xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ của Mỹ và phương Tây. Loại tên lửa này có thể mang cả đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân, và có tầm bắn 500 km. Như vậy, tên lửa Iskander có thể bắn trúng mục tiêu xa xôi như Đông Đức, toàn bộ khu vực Baltic và Ba Lan.

http://anninhthudo.vn/quan-su/nga-trien-khai-ten-lua-iskander-toi-tan-den-giua-chau-au-de-dap-tra-my/686913.antd