Tin khắp nơi – 24/04/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Virus corona: Quốc hội Mỹ thông qua dự luật cứu trợ kinh tế 484 tỷ đô la

Quốc hội Mỹ đã thông qua gói cứu trợ Covid-19 mới với tổng trị giá 484 tỷ đô la. Đây là dự luật viện trợ thứ tư được Quốc hội Mỹ thông qua để đối phó với đại dịch.

Dự luật, được Hạ viện phê chuẩn, với 39 phiếu thuận, 5 phiếu chống, sẽ bổ sung các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, đồng thời tài trợ cho các bệnh viện và việc mở rộng xét nghiệm.

Virus corona: Đảng Cộng sản Nga tụ tập trước lăng Lenin bất chấp lệnh cấm

Virus corona: Đức bắt buộc đeo khẩu trang

Châu Âu từng bước nới lỏng phong tỏa

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ ban hành dự luật, được Thượng viện thông qua hôm thứ Ba.

Hoa Kỳ có hơn 845.000 ca nhiễm virus và 46.800 ca tử vong.

Tháng trước, Washington đã ban hành gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, với hai nghìn tỷ đô la viện trợ chống dịch.

Dự luật được thông qua hôm thứ Năm sẽ đưa tổng chi tiêu liên bang cho khoản cứu trợ Covid-19 lên tới ba nghìn tỷ đô la, làm thâm hụt ngân sách Mỹ tăng mức kỷ lục.

Ông Trump và đảng Dân chủ rất muốn thông qua một dự luật cứu trợ khác có thể lên tới ba nghìn tỷ đô la, nhưng đảng Cộng hòa của tổng thống không mặn mà.

Lãnh đạo Thượng viện thuộc đảng Cộng hòa Mitch McConnell đã bị lưỡng đảng chỉ trích vì nói rằng ông sẽ ủng hộ các bang tuyên bố phá sản thay vì chính phủ liên bang “vay tiền từ các thế hệ tương lai”.

Hôm thứ Năm, các quan chức Mỹ tập trung vào sự tàn phá đối của đại dịch đối với nền kinh tế khi các số liệu chính thức cho thấy hơn 26 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin thất nghiệp trong năm tuần qua – và 4,4 triệu vào tuần trước.

Trong dự luật được thông qua hôm thứ Năm, các nhà lập pháp đã trao 310 tỷ đô la tiền cho Chương trình bảo vệ tiền lương, nơi cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ để họ có thể giữ nhân viên trong biên chế.

349 tỷ đô la được phân bổ cho chương trình này vào tháng trước đã hết nhẵn vào tuần trước chỉ sau 13 ngày, khiến hàng triệu chủ doanh nghiệp đặt câu hỏi làm thế nào họ có thể tiếp tục hoạt động.

Đã có tình trạng lộn xộn khi lộ ra rằng các công ty lớn, giao dịch công khai đã nhận tiền tài trợ, và Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã cho họ đến ngày 7/5 để trả lại tiền mà không bị phạt.

Trong các cuộc đàm phán cho gói kích thích mới nhất, đảng Dân chủ khẳng định tiền được phân bổ cho các bệnh viện và việc xét nghiệm

Các bệnh viện sẽ nhận được 75 tỷ đô la, và 25 tỷ đô la sẽ dành cho mở rộng xét nghiệm Covid-19 – điều mà các chuyên gia nhấn mạnh là một bước quan trọng để mở cửa lại nền kinh tế.

Việc thông qua dự luật hôm thứ Năm được thực hiện theo quy định giãn cách xã hội – các nhà lập pháp đợi trong văn phòng của mình, rồi ra bỏ phiếu theo từng nhóm nhỏ, và phòng quốc hội được làm sạch giữa các lần bỏ phiếu.

Jim Jordan của đảng Cộng hòa, từ bang Ohio, đã khiến một số thành viên đảng Dân chủ tức giận vì đã tới văn phòng Quốc hội – và được cho là bị ho – không đeo khẩu trang.

Các diễn biến khác:

Thượng nghị sĩ Dân chủ Elizabeth Warren tiết lộ anh cả của bà đã chết do mắc Covid-19

Nữ nghị sĩ đảng Dân chủ Maxine Waters cho biết chị gái bà chết vì Covid-19, và bà muốn tưởng nhớ chị khi bỏ phiếu cho gói cứu trợ

Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết dữ liệu sơ bộ cho thấy thực tế có nhiều người nhiễm Covid-19 hơn là các số liệu được biết, vì các xét nghiệm kháng thể cho thấy hơn 21% trong số 1.300 người được xét nghiệm có virus này.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-52407764

 

Đệ Nhất Phu Nhân Maryland giúp tiểu bang nhận được

500,000 bộ xét nghiệm coronavirus từ Nam Hàn

Tuyên bố trước báo chí vào ngày 20 tháng 4, thống đốc Maryland, ông Larry Hogan tiết lộ vợ ông – bà Yumi Hogan – là người giúp tiểu bang này có được 500,000 bộ dụng cụ xét nghiệm coronavirus, chứ không phải nhận từ chính phủ liên bang.

Đệ nhất phu nhân Maryland sinh ra ở Nam Hàn và nhập tịch Hoa Kỳ vào năm 1994. Bà không chỉ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của bà để giúp mua các bộ xét nghiệm mà còn đích thân tham gia vào đàm phán hợp đồng.

CNN dẫn lời thống đốc Hogan cho biết, ông và vợ đã làm việc liên tục 22 ngày cùng chính phủ Nam Hàn để nhận bộ xét nghiệm coronavirus đang hết sức khan hiếm từ họ. Trước đó vào ngày 18 tháng 4, vợ chồng thống đốc đã có mặt tại Phi Trường Quốc Tế Thurgood Marshall ở Maryland để đón một chiếc máy bay 777 của hãng hàng không Korean Air không chở hành khách. Bên trong chiếc máy bay là các bộ dụng cụ đến từ công ty LabGenomics của Nam Hàn đủ để tiểu bang có thể thực hiện 500,000 xét nghiệm.

Tại buổi họp báo vào thứ hai, bên cạnh là bà Yumi Hogan mặc áo khoác màu hồng, khăn lụa buộc quanh vai và khẩu trang màu xanh, thống đốc Hogan nói rằng vợ ông chính là đại sứ của chiến dịch “Operation Enduring Friendship”.

Tuy nhiên, bà Yumi Hogan không phải là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, bà cũng không phải chính trị gia. Bà là một nghệ sĩ, một họa sĩ trừu tượng có các tác phẩm tập trung vào thiên nhiên. Bà gặp ông Hogan 20 năm trước tại một chương trình nghệ thuật, nơi ông quan tâm đến cá nhân nữ họa sĩ hơn là tác phẩm của bà. Họ kết hôn vào năm 2004, trong một buổi lễ mang truyền thống của Nam Hàn. (BBT)

https://www.sbtn.tv/de-nhat-phu-nhan-maryland-giup-tieu-bang-nhan-duoc-500000-bo-xet-nghiem-coronavirus-tu-nam-han/

 

Mỹ : Thêm hơn 3.000 người chết

trong một ngày vì Covid-19

Thanh Hà

Tính đến tối 23/04/2020, Mỹ sắp chạm ngưỡng 50.000 người chết vì virus corona theo thẩm định của đại học Johns Hopkins. Trong 24 giờ qua, trên toàn quốc có thêm gần 27.000 ca nhiễm và 3.176 ca tử vong. Hoa Kỳ tiếp tục trả giá đắt trong cuộc khủng hoảng y tế lần này.

Đại học Johns Hopkins cho biết hiện đã có gần 870.000 người dương tính với virus corona nhưng số ca lây nhiễm thực sự có thể cao hơn nữa do tới nay, Hoa Kỳ vẫn thiếu các bộ xét nghiệm.

Trong khi đó kinh tế Mỹ tiếp tục sa sút. Sau khi đã thông qua ngân sách 2.200 tỷ đô la hồi cuối tháng Ba, ngày 23/04/2020, Hạ Viện Mỹ lại vừa chấp thuận thêm một gói hỗ trợ thứ nhì trị giá 484 tỷ đô la. Số tiền nói trên chủ yếu nhằm tiếp sức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng ngân sách cho bệnh viện trong mùa dịch.

Theo thống kê của bộ Lao Động, trong một tuần lễ đã có thêm 4,5 triệu người mất việc làm. Trong 5 tuần lễ vừa qua, Covid-19 cướp đi việc làm của 26 triệu người lao động. Thông tín viên đài RFI từ New York, Loubna Anaki tường thuật :

“Từ nay, đây là dấu hiệu liên tục nhắc nhở về tầm mức của khủng hoảng tại Hoa Kỳ kể từ đầu mùa dịch. Trong 5 tuần liên tiếp, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh. Như vậy là có đến 16 % dân số trong tuổi lao động trên toàn quốc không có việc làm. Tổng cộng gần 26,5  triệu người bị mất việc. Đây là một con số cao kỷ lục. Theo nhiều chuyên gia, Covid-19 đã cuốn trôi tất cả số việc làm được tạo ra trên đất Mỹ từ năm 2008 đến nay.

Số người đăng ký xin hưởng trợ cấp thất nghiệp cao đến nỗi hệ thống an sinh xã hội của Mỹ trở tay không kịp. Ở mọi nơi, các trung tâm hỗ trợ người thất nghiệp không kịp trả lời các cuộc điện thoại. Nhiều người vẫn đợi lãnh ngân phiếu đầu tiên một tháng sau khi đã ghi danh thất nghiệp.

Gói hỗ trợ được thông qua cách nay vài tuần chủ yếu nhằm giúp đỡ các gia đình bị mất việc làm, giúp đỡ tiểu thương và các công ty vừa và nhỏ để họ giữ lại nhân công. Nhưng cuối cùng một phần lớn số tiền đó lại đổ vào các tập đoàn lớn của Mỹ. Điều này đã làm dấy lên nhiều chỉ trích.

Do vậy hôm 23/4, Hạ Viện đã thông qua một kế hoạch mới 484 tỷ đô la. Tình hình đáng quan ngại hiện nay càng làm dấy lên căng thẳng vốn đã ở mức độ rất cao về việc dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa và khởi động lại kinh tế”.

WHO: Một mặt trận mới giữa Mỹ và Trung Quốc

Trên mặt trận ngoại giao, Trung Quốc và Tổ Chức Y Tế Tế Giới (WHO) vẫn trong tầm ngắm của Washington. Hôm 23/04/2020 ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhận định, đại dịch Covid-19 làm lộ rõ nhu cầu cần tổ chức lại định chế đa quốc gia này.

Trả lời một đài phát thanh địa phương, ngoại trưởng Mỹ cho rằng trong những điều kiện hiện nay, Hoa Kỳ sẽ không bao giờ tài trợ trở lại cho WHO. Khi được hỏi liệu có thể tính tới việc thay thế WHO bằng một tổ chức khác hay không, Mike Pompeo cho biết Washington đang “nghiên cứu khả năng này“.

Cũng trong chương trình phát thanh nói trên ngoại trưởng Mỹ một lần nữa lên án Bắc Kinh chậm trễ phổ biến thông tin về siêu vi corona chủng mới. Ông thậm chí nêu lên khả năng những ca nhiễm virus corona đầu tiên tại Trung Quốc đã được ghi nhận từ “tháng 11 và chắc chắn là trước giữa tháng 12/2019“. Nhưng mãi đến ngày 31/12/2019, Trung Quốc mới chính thức thông báo với Tổ Chức Y Tế Thế Giới về ổ dịch tại Vũ Hãn với 44 trường hợp lây nhiễm.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200424-hoa-ky-virus-corona-quoc-te-dich-benh

 

Điểm tin COVID Hoa Kỳ

Thêm gói cứu trợ gần 500 tỷ đô

Hạ viện Mỹ thông qua gói cứu trợ dành cho các doanh nghiệp nhỏ và bệnh viện trị giá gần 500 tỷ trong nỗ lực mới nhất nhằm đối phó với COVID-19. Dự luật giờ đã được chuyển qua Tổng thống Trump ký ban hành luật.

CDC báo cáo 828.441 ca nhiễm, 46.379 người chết

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ ngày 23/4 báo cáo toàn nước Mỹ ghi nhận 828.441 ca nhiễm virus corona và số tử vong là 46.379 người. Số kiểm đếm này được tính tới ngày 22/4.

Khảo sát: Gần 3 triệu dân New York có thể đã nhiễm bệnh

Thống đốc New York, Andrew Cuomo, ngày 23/4 cho hay cuộc khảo sát sơ khởi phát hiện gần 14% xét nghiệm dương tính với kháng thể chống lại virus corona, nghĩa là khoảng 2,7 triệu dân New York có thể đã nhiễm bệnh.

Dù lưu ý quy mô thăm dò gồm 3 ngàn người cùng các giới hạn khác của cuộc khảo, ông Cuomo nhấn mạnh tỷ lệ tử vong 0,5% trong số những người bị nhiễm COVID-19 là thấp hơn điều mà một số chuyên gia e sợ.

Cuộc khảo sát nhắm tới những người đi ra đường mua vật dụng cần thiết, không phải đi làm, tức những người không phải là nhân viên thiết yếu như tài xế hay nhân viên ở siêu thị thực phẩm nhưng có khả năng dương tính với kháng thể hơn là những người không ra đường.

Thống đốc New York cũng cho hay số tử vong báo cáo chính thức 15.500 ở New York chắc chắn chưa đầy đủ vì chỉ tính những người chết ở bệnh viện hay viện dưỡng lão.

Số người nhập viện vì corona ở New York giảm trong 10 ngày liên tiếp, tính tới 22/4.

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91i%E1%BB%83m-tin-covid-hoa-k%E1%BB%B3-/5389209.html

 

Covid-19 bùng phát tại nhà máy thịt lợn

có ông chủ thân Trung Quốc

Hương Thảo

Công ty Smithfield Foods, nhà sản xuất và chế biến thịt lợn lớn nhất thế giới, đã trở thành ổ dịch lớn về Covid-19 tại Mỹ. Ít người biết rằng, ông chủ của công ty này – tỷ phú Vạn Long (Wan Long) là người có quan hệ mật thiết với chính quyền Trung Quốc.

Mới đây, Smithfield Foods đã phải đóng cửa các nhà máy ở ba bang tại Mỹ sau khi xuất hiện một loạt các ca nhiễm virus Vũ Hán ở cơ sở tại thành phố Sioux Falls, tiểu bang Nam Dakota của nhà máy.

Cụ thể, sau khi bệnh nhân đầu tiên được phát hiện tại cơ sở sản xuất của Smithfield Foods ở thành phố Sioux Falls, tiểu bang Nam Dakota vào ngày 26/3, cơ sở này đã nhanh chóng trở thành tâm chấn bùng phát virus Vũ Hán.

Theo thống kê của Sở Y tế Nam Dakota, vào ngày 15/4, đã có hơn 518 nhân viên tại cơ sở này cho kết quả dương tính với virus, ngoài ra còn có 126 người không phải là nhân viên của Smithfield bị nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với những nhân viên này.

Tờ The Epoch Times dẫn tin từ ba nhân viên giấu tên cho biết, một tháng trước khi ca nhiễm virus Vũ Hán đầu tiên được xác nhận tại cơ sở này, đã có đại diện từ công ty mẹ của Smithfield ở Trung Quốc đến thăm.

Ngoài ra, hai nhân viên giấu tên nói với tờ The Epoch Times rằng, Giám đốc điều hành của WH Group, công ty chế biến thực phẩm và thịt Trung Quốc – công ty mẹ của Smithfield Foods cũng thường xuyên đến thăm cơ sở này.

Ban đầu, Smithfield Foods là một doanh nghiệp Mỹ, nhưng bị mua lại bởi một công ty Trung Quốc có tên là WH Group vào năm 2013. Đây được coi là thương vụ thâu tóm lớn nhất của một công ty Trung Quốc đối với một doanh nghiệp Hoa Kỳ vào thời điểm đó. Thương vụ này đã khiến WH Group – khi đó gọi là Shuanghui International – trở thành nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới.

Theo tờ The Epoch Times, chủ sở hữu của WH Group, ông Vạn Long, là thành viên của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, cơ quan lập pháp của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Theo Tạp chí Phố Wall, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã trải rộng con đường cho ông Vạn Long giành thống trị trên thị trường thịt lợn ở nước này.

Đồng thời là giám đốc điều hành WH Group, ông Vạn Long đã bắt đầu sự nghiệp tại một nhà máy chế biến thịt ở Tháp Hà, Hà Nam, Trung Quốc. Sau khi leo lên hàng ngũ lãnh đạo, vào lúc cổ phần hóa, ông đã mua lại công ty từ chính phủ vào năm 2006 với giá 326 triệu USD. Một người đồng sáng lập công ty này là Ôn Vân Tùng (Winston Wen), con trai của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Ôn Gia Bảo. Ông Ôn Vân Tùng đã đầu tư vào công ty và có lúc nắm giữ tới 4% cổ phần, theo Tạp chí Phố Wall.

Trước đó, vào năm 2019, khi dịch sốt heo châu Phi hoành hành ở Trung Quốc, Smithfield đã chuyển hướng sản xuất tại ít nhất một nhà máy ở Mỹ sang hướng chỉ cung cấp thịt cho thị trường Trung Quốc. Công ty đã làm như vậy dù biết rằng động thái này có thể tạo ra sự thiếu hụt thịt lợn ở Hoa Kỳ vào năm 2020. Giám đốc mua nguyên vật liệu của Smithfield, Arnold Silver, từng nói tại một hội nghị công nghiệp vào cuối năm 2019 rằng việc bán hàng cho Trung Quốc có thể sẽ tạo ra sự thiếu hụt thịt xông khói và giăm bông cho người tiêu dùng Mỹ.

Mặc dù nhà máy Sioux Falls của Smithfield không phải là cơ sở chế biến thịt duy nhất của Hoa Kỳ có các nhân viên bị nhiễm COVID-19, nhưng quy mô bùng phát dịch ở đây là tồi tệ nhất. Các hãng khác, gồm Sanderson Farms, nhà sản xuất gia cầm lớn thứ ba ở Hoa Kỳ, đã báo cáo 15 trường hợp dương tính với virus Vũ Hán vào đầu tháng Tư. Tyson Foods, hãng chế biến và tiếp thị lớn thứ hai thế giới về thịt gà, thịt bò và thịt lợn, ngày 14/4 đã báo cáo 30 trường hợp dương tính tại một trong những nhà máy ở Washington. Maple Leaf Food, Cargill, West Liberty Foods và JBS cũng phải đóng cửa một số nhà máy sau khi nhân viên hoặc cư dân địa phương được xác nhận có COVID-19.

https://www.dkn.tv/the-gioi/covid-19-bung-phat-tai-nha-may-thit-lon-co-ong-chu-than-trung-quoc.html

 

Nhà lập pháp Mỹ trình dự luật ngăn Trung Quốc

thâu tóm các doanh nghiệp Mỹ lao đao trong đại dịch

Hương Thảo

Hạ nghị sĩ Mỹ Mark Green dự định giới thiệu một dự luật mới nhằm ngăn chặn Trung Quốc thâu tóm các doanh nghiệp quan trọng đối với an ninh quốc gia nước này, cụ thể là các các doanh nghiệp “cung cấp thiết bị, hệ thống và công nghệ cho quân đội Mỹ”, theo The Epoch Times hôm 23/4.

“Trung Quốc đang tìm cách tận dụng cuộc khủng hoảng Covid-19 để nuốt chửng các công ty Mỹ đang trong tình cảnh khốn cùng – dễ bị tổn hại kinh tế và đang khát vốn – nhưng có ý nghĩa sống còn đối với nền quốc phòng của chúng ta,” ông Green nói trong một tuyên bố ngày 22/4. “Chúng ta không thể để điều đó xảy ra được.”

Nhà lập pháp này không chỉ rõ lĩnh vực doanh nghiệp nào được chính quyền Trung Quốc để mắt đến, nhưng cho biết Hoa Kỳ “sẽ dễ bị tấn công và ở thế yếu so với Trung Quốc” nếu các chuỗi cung ứng của Mỹ không được bảo đảm.

Ông Green cho biết ông sẽ đệ trình dự luật SOS ACT (Secure Our Systems Against China’s Tactics – Bảo vệ Hệ thống của chúng ta trước các chiêu trò của Trung Quốc), mà theo đó sẽ được phân bổ 10 tỷ USD từ ngân sách của CARES Act, gói cứu trợ dịch Covid-19 được Tổng thống Trump ban hành hồi cuối tháng 3, “để khuyến khích các nhà đầu tư Mỹ bỏ vốn vào các công ty dễ bị tổn thương kinh tế nhưng đóng vai trò quan trọng đối với an ninh quốc gia”, ông Green nói.

Nghị viện Mỹ hiện đang tạm dừng hoạt động cho đến ít nhất là tháng 5 do lệnh cách ly xã hội.

Trung Quốc đang tìm cách lợi dụng đại dịch để thúc đẩy các mục tiêu kinh tế của nó, theo báo cáo tháng 3 của hãng tư vấn độc lập Horizon Advisory có trụ sở tại Mỹ. Báo cáo này đã phân tích các chính sách và thông báo gần đây được công bố bởi các cơ quan chính phủ Trung Quốc, chính quyền khu vực và các viện nghiên cứu nước này.

Trong một diễn biến liên quan, gần đây, các nhà lập pháp Anh cũng bày tỏ lo ngại khi quỹ đầu tư nhà nước Trung Quốc China Reform muốn bổ nhiệm bốn giám đốc mới vào hội đồng quản trị của Imagination Technologies, một hãng thiết kế chip bán dẫn hàng đầu nước này.

Imagination Technologies đã bị Canyon Bridge – một quỹ đầu tư của Mỹ – thu mua vào năm 2017. Tuy nhiên, Canyon Bridge lại được hậu thuẫn bởi China Reform của Trung Quốc.

“Chúng tôi nghĩ Trung Quốc đang cố gắng xuất khẩu cơ sở công nghệ của chúng ta sang Trung Quốc, và điều này là không ổn”, nhà lập pháp Anh David Davis chia sẻ với Reuters hôm 14/4.

Không chỉ Anh, chính phủ nhiều nước khác trên thế giới cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tham vọng của Trung Quốc trong việc thâu tóm các doanh nghiệp đang chịu tổn thất tài chính do đại dịch Covid-19.

Tuần trước, Ấn Độ tuyên bố vốn đầu tư từ các quốc gia chia sẻ biên giới đất liền với nước này sẽ cần phải thông qua phê duyệt của chính phủ, một động thái nhằm kiềm chế các thương vụ thâu tóm doanh nghiệp “mang tính cơ hội”, theo Reuters.

Luật xem xét các khoản đầu tư mới này được cho là để nhắm đến các công ty Trung Quốc. Hai nguồn tin cấp cao giấu tên của chính phủ Ấn Độ cho Reuters biết rằng các khoản đầu tư từ Hồng Kông cũng sẽ được xem xét.

Cùng lúc, “Đức cũng đang cảnh giác cao độ trước mọi nỗ lực lợi dụng cuộc khủng hoảng kinh tế do virus corona gây ra để thâu tóm các doanh nghiệp nước này,” ông Reinhard Hans Bütikofer, một thành viên của Nghị viện châu Âu, nói với Nikkei Asian Review vào đầu tháng Tư.

Ủy ban Đánh giá các khoản Đầu tư từ Nước ngoài (Foreign Investment Review Board) của Úc cũng rất cảnh giác trước kế hoạch thâu tóm doanh nghiệp bởi nước ngoài, đặc biệt là bởi các công ty Trung Quốc, đối với các doanh nghiệp địa phương đang gặp khó khăn tài chính, tờ Sydney Morning Herald đưa tin vào ngày 26/3.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, trong một cuộc hội thảo online với các bộ trưởng quốc phòng trong liên minh đã cho biết hôm 15/4 rằng “những ảnh hưởng địa chính trị của đại dịch có thể sẽ rất lớn”.

“Một số nước có thể tìm cách lợi dụng tình hình suy thoái kinh tế như một cánh cổng để đầu tư vào các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng ta. Điều này có thể ảnh hưởng đến nền an ninh của chúng ta trong dài hạn và thực lực đối phó với những cuộc khủng hoảng kế tiếp”, Ông Stoltenberg nói.

Tuy nhiên, ông không chỉ rõ quốc gia cụ thể nào.

Theo Frank Fang, The Epoch Times

Hương Thảo dịch & biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-lap-phap-my-trinh-du-luat-ngan-trung-quoc-thau-tom-cac-doanh-nghiep-my-lao-dao-trong-dai-dich.html

 

Giới chức Mỹ: ‘Ánh sáng mặt trời,

nóng và ẩm làm suy yếu virus Covid-19’

Có dấu hiệu cho thấy Virus Covid-19 suy yếu nhanh hơn khi bị phơi ra dưới ánh sáng mặt trời, các điều kiện nóng và ẩm, một giới chức Mỹ nói hôm thứ 23/4, trong một dấu hiệu cho thấy đại dịch có thể sẽ ít lây lan hơn trong những tháng mùa hè.

Các nhà nghiên cứu làm việc cho chính phủ Mỹ đã xác định rằng virus Covid phát triển tốt nhất trong các điều kiện khô, và sẽ mất đi độ nguy hiểm của nó trong điều kiện nắng nóng và độ ẩm cao, nhất là khi virus bị phơi ra dưới ánh nắng mặt trời, theo lời ông William Bryan, quyền Giám đốc ban Khoa học Công nghệ của Bộ Nội An Hoa Kỳ.

Ông nói tại một cuộc họp báo ở Tòa Bạch ốc:

“Con virus chết nhanh nhất khi có ánh sáng mặt trời trực tiếp rọi vào.”

Các kết quả nghiên cứu như thế này có thể củng cố niềm hy vọng rằng virus corona cũng sẽ hành xử tương tự như các virus gây bệnh hô hấp khác chẳng hạn như cúm, vốn ít lây hơn trong thời tiết nóng.

Tuy nhiên, virus Covid đã chứng tỏ sự nguy hiểm của nó trong các điều kiện thời tiết ấm áp khi gây tử vong cao tại những nơi như Singapore, đặt ra những câu hỏi về tác động của các yêu tố môi trường.

TT Trump nói các kết quả vừa nêu nên được diễn giải một cách thận trọng, tuy nhiên cùng lúc ông chỉ ra rằng trước đây ông đã đúng khi nói rằng virus corona sẽ giảm bớt vào mùa hè.

16 bang của Hoa Kỳ đã ra kế hoạch để tái khởi động kinh tế và nới lỏng các biện pháp được áp dụng nhằm làm chậm lại đà lây lan của đại dịch. Trong tuần này, các bang Georgia và South Carolina đã cho phép một số doanh nghiệp mở cửa lại, động thái mà giới thẩm quyền y tế khuyến cáo có thể đẩy cao số tử vong trong bối cảnh chưa có đủ bộ xét nghiệm để có thể đánh giá có bao nhiêu người bị nhiễm tại các bang này.

Chính phủ Trump nói các bang nên chờ cho tới khi có bằng chứng cho thấy đà lây nhiễm đã giảm trong hai tuần lễ liên tiếp.

Phó TT Mike Pence nói các bang nên cho phép các bệnh viện tái tục các ca phẫu thuật không khẩn cấp -mang tính chọn lựa, một nguồn lợi tức quan trọng đã bị các thống đốc cấm để nhường giường bệnh cho các bệnh nhân COVID.

TT Trump nói người Mỹ cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội cho tới đầu mùa hè, mặc dù một số tiểu bang đã có dấu hiệu tiến bộ.

Ông Trump từng khuyến khích các cuộc biểu tình phản đối giãn cách xã hội tại một số bang, nhưng giờ ông chỉ trích Thống đốc Georgia Brian Kemp, cũng thuộc đảng Cộng hòa, là quá vội vàng.

Theo các số liệu do Reuters thu thập thì tại Hoa Kỳ, tính tới sáng thứ Sáu 24/4, có hơn 874.000 ca nhiễm, hơn 49.600 người thiệt mạng vì COVID-19, bệnh đường hô hấp cấp tính do virus Corona chủng mới gây ra.

https://www.voatiengviet.com/a/anh-sang-mat-troi-nong-va-am-lam-suy-yeu-virus-covid19/5390222.html

 

Cựu trợ lý của Joe Biden kiện ông tội tấn công tình dục

Vũ Dương

Sở cảnh sát Washington Hoa Kỳ đã chính thức mở cuộc điều tra về cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Theo báo cáo của trang “The Washington Examiner” ngày 21/4, Sở Cảnh sát Thủ đô thuộc quận Columbia đang điều tra cáo buộc của bà Tara Reade về việc ông Joe Biden –  ứng cử viên Tổng thống từ năm 2020 từ đảng Dân chủ, đã từng tấn công tình dục bà vào năm 1993, mặc dù cáo buộc này đã quá thời gian hiệu lực, không thể đi đến quyết định truy tố.

Người phát ngôn Sở Cảnh sát Washington nói với trang “The Washington Examiner” vào ngày 21/4 rằng cuộc điều tra đang diễn ra và hiện tại không có thêm thông tin chi tiết nào. Sở nói rằng các trường hợp tấn công tình dục trước khi được xử lý phải qua thẩm tra nhiều lần, và vụ việc đang trong quá trình thẩm tra.

Bà Tara Reade tuyên bố rằng vào năm 1993, khi còn là trợ lý trong văn phòng Thượng viện của Joe Biden, bà đã bị ông Biden tấn công. Nhóm vận động tranh cử của ông Biden đã kịch liệt phủ nhận các cáo buộc trong khi bản thân ông Biden không trực tiếp đưa ra  bình luận về vấn đề này.

Ông Joe Biden, hiện 77 tuổi. Trước khi trở thành phó Tổng thống của cựu Tổng thống Barack Obama, ông từng là Thượng nghị sĩ của tiểu bang Delaware trong sáu nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1973 đến 2009.

Bà Tara Reade, 56 tuổi, nói rằng vì “lý do an toàn”, bà đã đưa ra một bản báo cáo rủi ro, mục đích là thiết lập một hồ sơ bằng văn bản để tránh bản thân gặp phải rủi ro và cho thấy những cáo buộc của bà hoàn toàn là chân thật, bởi nếu cố ý đưa ra những cáo buộc sai với phía cảnh sát thì sẽ cấu thành tội danh.

Bà nói với trang “The Washington Examiner” rằng bà thường xuyên nhận được những lời đe dọa và tin nhắn thô tục kể từ sau khi bà đệ đơn kiện ông Biden. Bà nói thêm rằng vì vụ việc này đã vượt quá thời gian thụ lý có hiệu lực, bà chỉ mong cảnh sát sẽ lưu lại khiếu nại của bà chứ không cần phải tiến hành một cuộc điều tra. Bà không có ý định kiện ông Joe Biden tại tòa án dân sự, mặc dù tòa án dân sự của Washington đã hủy bỏ thời gian hiệu lực đối với tội tấn công tình dục.

Bà Tara Reade cũng chia sẻ rằng Sở Cảnh sát Washington đã chỉ định cho bà một luật sư chuyên bào chữa cho nạn nhân và liên lạc với một luật sư bào chữa khác thông qua một tổ chức phi lợi nhuận bên ngoài, chủ yếu là đưa ra hỗ trợ về vấn đề an toàn cho bà.

Theo Lin Guixin, NTDTV.com

Vũ Dương dịch & biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/cuu-tro-ly-cua-joe-biden-kien-ong-toi-tan-cong-tinh-duc.html

 

Mỹ tạm thời hạn chế di dân hợp pháp:

Những điều cần biết

Aline Barros

Một sắc lệnh mới của chính quyền Trump hạn chế di dân hợp pháp đến Mỹ trong 60 ngày, bắt đầu từ 24/4, Tổng thống Donald Trump viện dẫn lý do là cần phải bảo vệ công nhân Mỹ và những nguồn lực chăm sóc sức khỏe tại Mỹ trong đại dịch COVID-19.

Ai chịu ảnh hưởng?

Sắc lệnh ngưng visa thường trú nhân hợp pháp, thường gọi là thẻ xanh, đối với hầu hết những thân nhân trong gia đình công dân Mỹ và những thường trú nhân sống bên ngoài nước Mỹ và không có visa hay giấy tờ du hành hợp lệ.

Lệnh này cũng ngưng đơn xin thẻ xanh cho hàng ngàn người đến Mỹ qua những chương trình khác nhau hay qua hệ thống xổ số. Năm mươi ngàn thẻ xanh được cấp hàng năm cho những người thuộc các nước có tỉ lệ di dân thấp vào Mỹ.

Thẻ xanh là gì?

Trong hơn 50 năm, Mỹ cấp thẻ xanh cho những di dân được phép thường trú tại Mỹ. Đối với nhiều người, có được thẻ xanh là bước cuối cùng trước khi đệ đơn xin quốc tịch Mỹ.

Theo Sở Nhập tịch và Di trú Mỹ, thẻ xanh thường được cấp cho các thân nhân công dân Mỹ và thường trú nhân hợp pháp, cũng như người tị nạn và những người xin tị nạn được nhận vào Mỹ và một số dạng lao động.

Trong Năm Tài chánh 2019, Sở Di trú và Nhập tịch (USCIS) cấp thẻ xanh cho gần 577.000 người.

Ai được miễn áp dụng sắc lệnh?

Theo như Tòa Bạch Ốc, sắc lệnh không áp dụng cho những người đã có “visa di dân hợp lệ vào lúc sắc lệnh có hiệu lực.”

Thêm vào đó, sắc lệnh không cấm những người đến Mỹ với visa tạm thời để làm việc hay du lịch. Sắc lệnh đặc biệt miễn trừ cho những công nhân làm việc “trong ngành sản xuất thực phẩm và những người trực tiếp giúp bảo vệ chuỗi cung cấp,” cũng như các công nhân nhập cư theo mùa với hợp đồng làm việc tại các khu nghỉ mát hay hội chợ của các quận hạt.

Lệnh cấm cũng không áp dụng đối với những ngành nghề chăm sóc sức khỏe hay nghiên cứu y khoa, trong đó có lao động theo visa H1B- một loại visa cho phép hơn 85.000 người nước ngoài có kỹ năng cao đến Mỹ làm việc ít nhất 3 năm.

Theo sắc lệnh, những người vào Mỹ theo chương trình định cư người tị nạn hay đệ đơn xin tị nạn cũng được miễn trừ, cũng như vợ chồng và con cái của công dân Mỹ hay thường trú nhân.

Những miễn trừ khác bao gồm các gia đình quân nhân, các nhà đầu tư di dân, và những người được xem như quan trọng cho “quyền lợi quốc gia.”

Có phải sắc lệnh là rào cản duy nhất cho di dân đến Mỹ hay không?

Không. Trước khi sắc lệnh được ký, nhiều tòa đại sứ Mỹ đã ngưng cứu xét visa vì COVID-19, ảnh hưởng đến những người muốn đến Mỹ theo diện di dân cũng như visa không di dân.

Thêm vào đó việc nhận người tị nạn vào Mỹ đã được ngưng kể từ 19/3.

Chính quyền cho biết ít nhất trong 1 tháng tới những di dân bị giữ tại biên giới Mỹ-Mexico sẽ tiếp tục bị trả về.

Trong khi đó, một thỏa thuận đạt được mới đây với Canada và Mexico nới rộng hạn chế biên giới đối với việc đi lại không cần thiết cho đến ít nhất giữa tháng 5. Thêm vào đó, việc cấm du hành đối với một số nước vẫn còn hiệu lực cũng như tiếp tục hạn chế du hành vì COVID-19.

Ảnh hưởng thế nào?

Luật sư và những người bênh vực di dân nói với VOA là ảnh hưởng của sắc lệnh khó tiên đoán vì con số di dân đến Mỹ đã chậm lại.

Boundless Immigratin, một công ty tại Seattle giúp di dân vượt qua tiến trình di trú tại Mỹ, ước lượng có khoảng 1/3 đơn xin thẻ xanh có thể bị ảnh hưởng vì sắc lệnh di dân ngày 22/4 chừng nào sắc lệnh này vẫn còn hiệu lực.

Đồng sáng lập Bounsless Immigration, ông Doug Rand nói với VOA là lệnh của ông Trump bất thường nhưng không nhất thiết là không phù hợp với luật Mỹ.

“Có một phần của Luật Di dân và Quốc tịch từ nhiều thập niên nay chưa bao giờ được áp dụng một cách tích cực như vậy,’ ông Rand nói. “Luật cho phép Tổng thống quyền chuyên quyết rộng rãi để cấm những người từ nước khác nếu Tổng thống thấy có hại cho quyền lợi quốc gia. Đây là biện minh pháp lý cho chính quyền ông Trump trong năm cấm một số người tại một vài nước đa số theo Hồi Giáo đến Mỹ,

Lao động có visa H1B trong ngành công nghệ thế nào?

Sắc lệnh không áp dụng cho những công nhân có visa không định cư. Tuy nhiên sắc lệnh qui định là các viên chức Mỹ sẽ tái đánh giá chương trình không định cư “trong vòng 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực của sắc lệnh” và có thể khuyến nghị “những biện pháp khác kích thích kinh tế Mỹ trong cuộc khủng hoảng COVID-19.”

Bà Rosanna Berardi, một luật sư di trú tại Buffalo, New York thấy trước những ảnh hưởng đối với môt loạt các công ty Mỹ nếu sắc lệnh được nới rộng.

“Một số công ty Mỹ lớn nhất như Amazon, Google, Microsoft, Facebook –dựa rất nhiều vào loại visa H1B,” bà Rosanna nói. “Không phải là họ không muốn thuê công nhân Mỹ, họ muốn. Nhanh chóng hơn, đơn giản hơn, dễ hơn và rẻ hơn nếu thuê công nhân Mỹ nhưng không có đủ người Mỹ đủ điều kiện để làm những việc như vậy, hầu hết trong lãnh vực công nghệ.”

Ai hoan nghênh chính sách mới?

Chính quyền ông Trump nói sắc lệnh cần thiết trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế bị đại dịch virus corona tác hại.

Numbers USA, một tổ chức bênh vực những chính sách hạn chế di dân hoan nghênh sắc lệnh rằng “Đại dịch cho thấy tại sao phải cấp thiết có hành động hành chánh ngưng tạm thời hầu hết di dân và những chương trình thuê mướn lao động nước ngoài trong tình hình thị trường việc làm sụp đổ.”

Trước đây trong tuần ông Trump viết trên Twitter là cần phải hạn chế di dân “giữa bối cảnh cuộc tấn công của Kẻ thù Vô hình (virus corona) cũng như sự cần thiết phải bảo vệ việc làm cho Công dân Mỹ Vĩ đại của chúng ta.”

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-t%E1%BA%A1m-th%E1%BB%9Di-h%E1%BA%A1n-ch%E1%BA%BF-di-d%C3%A2n-h%E1%BB%A3p-ph%C3%A1p-nh%E1%BB%AFng-%C4%91i%E1%BB%81u-c%E1%BA%A7n-bi%E1%BA%BFt-/5389700.html

 

Lốc xoáy tại tiểu bang Texas và Oklahoma

 khiến ít nhất 6 người thiệt mạng

Hôm thứ tư (22/4), ít nhất 6người đã thiệt mạng khi lốc xoáy càn quét trên khắp tiểu bang Texas, Oklahoma và vùng Đông Nam Hoa Kỳ.

Ông Seth W. Christensen, phát ngôn viên của Ban quản lý khẩn cấp Texas cho biết, ít nhất ba người đã thiệt mạng và có tới 30 người khác bị thương, sau khi một trận lốc xoáy xảy ra tại thị trấn Onalaska, thuộc hạt Polk, tại khu vực phía Đông tiểu bang Texas.

Thống đốc Greg Abbott cho biết, tiểu bang Texas đã gởi các nhóm cấp cứu và các nguồn lực y tế để hỗ trợ người dân. Ngoài ra, một trận lốc xoáy nguy hiểm khác đã xảy ra tại khu vực ngoại ô thành phố Madill, phía nam tiểu bang Oklahoma vào khoảng 5 giờ chiều, khiến ít nhất hàng chục ngôi nhà bị phá hủy.

Ông Robert Chaney, giám đốc Ban quản lý khẩn cấp hạt Marshall cho biết, có hai người đã thiệt mạng, và một người khác đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện.

NBC News đưa tin rằng, Cơ quan khí tượng quốc gia cho hay, trận lốc xoáy sẽ xảy ra khoảng 100 dặm về phía bắc thành phố Dallas, bao gồm mưa lớn, lũ lụt và giông bão trên khu vực Đông Nam Hoa Kỳ. Tối hôm thứ tư, Cơ quan khí tượng quốc gia đưa ra khuyến cáo lốc xoáy cho một số khu vực thuộc tiểu bang Texas và Louisiana. (BBT)

https://www.sbtn.tv/loc-xoay-tai-tieu-bang-texas-va-oklahoma-khien-it-nhat-6-nguoi-thiet-mang/

 

Ngoại trưởng Mỹ: Dù ai lãnh đạo Triều Tiên,

Hoa Kỳ đều mong họ từ bỏ hạt nhân

Vũ Dương

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng dù ai tiếp quản quyền lãnh đạo Triều Tiên, mục tiêu của Hoa Kỳ đối với Triều Tiên vẫn không thay đổi, đó là yêu cầu Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa hoàn toàn, đồng thời mong muốn người dân Triều Tiên có một tương lai tươi sáng.

Một số kênh truyền thông Hoa Kỳ tiết lộ rằng tình báo Hoa Kỳ cho biết Kim Jong-un gần đây đã trải qua phẫu thuật tim mạch, và ngay cả khi ông được cứu sống thì cũng có thể bị tàn tật.

Ngày 22/4, ông Mike Pompeo đã được hỏi trong một cuộc phỏng vấn với Fox News rằng nếu Kim Jong-un mất hoặc tàn phế, em gái của ông ta là Kim Yo-jong được ngoại giới nhìn nhận sẽ là người kế vị. Thế liệu ông Mike Pompeo sẽ cơ hội đạt được thỏa thuận với Kim Yo-jong hay không?

“Tôi đã gặp cô ấy một vài lần”, ông Pompeo nói. “Nhưng những thách thức (mà Hoa Kỳ phải đối mặt) vẫn như cũ. Mục tiêu của chúng tôi vẫn không thay đổi. Dù ai lãnh đạo Triều Tiên, chúng tôi đều yêu cầu họ từ bỏ các chương trình hạt nhân”.

“Và chúng tôi hy vọng rằng người dân Triều Tiên sẽ có một tương lai tươi sáng hơn”. Ông Mike Pompeo tiếp tục nhắc lại lập trường của Mỹ, “nhưng họ phải đạt được phi hạt nhân hóa. Và đó là phi hạt nhân hóa mà Hoa Kỳ có thể xác minh, bất kể ai lãnh đạo Triều Tiên cũng đều phải như vậy”.

Có tin đồn rằng sau khi Kim Jong-un 36 tuổi trải qua một ca phẫu thuật tim, sức khỏe đang trong tình cảnh nguy kịch. Vào hôm 15 tháng 4, Kim Jong-un đã không có mặt trong ngày lễ Mặt Trời vốn được xem là ngày lễ lớn và quan trọng nhất của Triều Tiên, cũng là ngày kỷ niệm sinh nhật của Kim Nhật Thành (ông nội của Kim Jong-un), điều này đã dấy lên đồn đoán về sức khỏe của Kim Jong-un.

Nhưng vào ngày 22 tháng 4, ông John Hyten, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, trao đổi với các phóng viên: “Tôi cho rằng Kim Jong-un vẫn đang kiểm soát toàn bộ lực lượng hạt nhân và lực lượng quân sự của Triều Tiên”.

Ông Mike Pompeo đã bay đến Triều Tiên 4 lần vào năm 2018 để tiến hành đàm phán và sắp xếp cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Kim Jong-un, thúc đẩy Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân và chấm dứt cuộc đối đầu giữa Mỹ và Triều Tiên đã kéo dài hơn nửa thế kỷ.

Nhưng hai bên đã không đạt được kết quả mang tính xây dựng. Một mặt, Triều Tiên tiếp tục các vụ thử tên lửa. Mặt khác, Bình Nhưỡng yêu cầu các lệnh trừng phạt phải được dỡ bỏ trước khi Bình Nhưỡng giải trừ vũ khí hạt nhân, đương nhiên Hoa Kỳ đã không đồng ý.

Theo Ye Ziwei, Epochtimes.com

Vũ Dương dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-my-du-ai-lanh-dao-trieu-tien-hoa-ky-deu-mong-ho-tu-bo-hat-nhan.html

 

Mỹ tuyên bố không tham gia sáng kiến toàn cầu

của WHO phát triển thuốc và vắc-xin chống COVID

Hoa Kỳ sẽ không tham gia việc phát động một sáng kiến toàn cầu hôm thứ Sáu 24/4 để đẩy nhanh tốc độ phát triển, sản xuất và phân phát thuốc và vắc-xin chống COVID-19, một phát ngôn viên của phái đoàn thường trực của Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc nói với Reuters.

Trả lời một câu hỏi qua email, quan chức này nói:

“Sẽ không có sự tham gia chính thức của Mỹ… Chúng tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn về sáng kiến này để hỗ trợ cho hợp tác quốc tế nhằm phát triển một vắc-xin chống COVID-19 sớm nhất có thể.”

TT Mỹ Donald Trump loan báo sẽ ngưng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, trong khi Mỹ là nước tài trợ nhiều nhất cho tổ chức quốc tế này.

Channel News Asia dẫn lời Phát ngôn viên của WHO, Fadela Chaib, nói hôm 24/4 rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ giúp phát động sáng kiến mà theo WHO, là một “bước ngoặt trong hợp tác quốc tế”, tăng tốc nỗ lực phát triển thuốc và vắc-xin chống đại dịch COVID-19, tại một hội nghị do Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chủ trì.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab và Tổng Thư Ký LHQ Antonio Guterres cũng tham gia hội nghị này, theo các nguồn tin ngoại giao nói với Reuters.

Người phát ngôn của WHO, bà Chaib nói:

“Hội nghị hôm nay có thể coi như một cam kết chính trị của tất cả các đối tác nhằm bảo đảm rằng một khi có những công cụ mới trong tay, sẽ không có ai bị bỏ lại sau lưng. Những người có phương tiên có thể mua vắc-xin, thuốc men, và chia sẻ cho tất cả mọi người.”

Bà nói điều rất quan trọng là tất cả mọi người phải được tiếp cận một cách công bằng các công cụ mới, như thuốc men có phẩm chất, hiệu quả chống COVID-19.

Hiện có hơn 100 vắc-xin chống COVID-19 đang được phát triển, trong đó có 6 vắc-xin đang trong giai đoạn thử nghiệm, theo lời Bác sĩ Seth Berkley, CEO liên minh vắc-xin GAVI, một đối tác chung giữa lĩnh vực công và tư đang dẫn đầu các chương trình chủng ngừa tại các nước nghèo.

https://www.voatiengviet.com/a/my-tuyen-bo-khong-tham-gia-sang-kien-toan-cau-chong-covid/5390541.html

 

Tàu chiến Mỹ lại đi qua eo biển Đài Loan

Một tàu chiến Mỹ đã đi ngang qua eo biển Đài Loan lần thứ nhì trong một tháng, quân đội Đài Loan và Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Sáu 24/4, trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang giữa Đài Loan và Trung Quốc và giữa lúc một tàu sân bay Trung Quốc đang có mặt trong vùng biển gần Đài Loan.

Vốn coi Đài Loan là thuộc lãnh thổ TQ, Bắc Kinh bày tỏ giận dữ về những bước của chính quyền TT Trump tăng cường hỗ trợ cho đảo Đài Loan, như bán thêm vũ khí, tuần tra gần đảo Đài Loan, và đón tiếp Phó Tổng thống đắc cử của Đài Loan, ông William Lai, đến thăm Washington hồi tháng Hai vừa rồi.

Bộ Quốc phòng Đài Loan xác nhận tàu chiến Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan, eo biển hẹp ngăn cách hòn đảo với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc, theo hướng nam và đang tiếp tục đi về hướng nam.

Các lực lượng vũ trang Đài Loan theo dõi chiếc tàu chiến Mỹ thực hiện điều mà họ mô tả là “một nhiệm vụ thường lệ”, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói thêm nhưng không cho biết thông tin chi tiết.

Phát ngôn viên của Hạm đội 7 của Hoa Kỳ, Trung úy Anthony Junco, cho biết tàu chiến này là USS Barry, Trung úy Junco nói tàu khu trục có tên lửa dẫn đường này đã đi ngang qua eo biển Đài Loan trong một nhiệm vụ thường lệ, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Reuters trích lời phát ngôn viên của Hạm đội 7 nói rằng việc điều tàu đi ngang qua eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Ông lặp lại lập trường của Washington rằng Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các chuyến bay, tuần tra và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.”

Cách đây hai tuần, USS Barry cũng đi ngang qua eo biển Đài Loan, cùng ngày máy bay chiến đấu Trung Quốc tập trận trong vùng biển gần đảo quốc Đài Loan.

Đài Loan hôm thứ Năm cho biết một tàu sân bay Trung Quốc đã di chuyển về hướng nam qua Kênh Bashi giữa Đài Loan và Philippines trước khi tiếp tục đi về hướng đông.

Hồi đầu tháng, tàu sân bay TQ cũng đi qua bờ biển phía đông Đài Loan. Trung Quốc cho biết lúc đó, tàu đang trên đường tới các cuộc tập trận thường lệ ở Biển Đông.

Trong mấy tháng gần đây, Trung Quốc đã thực hiện các cuộc tập trận thường xuyên gần Đài Loan. Tham gia tập trận có các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom có năng lực hạt nhân. Chính quyền Đài Loan cho rằng những động thái đó là nhằm đe dọa Đài Loan.

https://www.voatiengviet.com/a/tau-chien-my-lai-di-qua-eo-bien-dai-loan/5390055.html

 

Phụ thuộc Trung Quốc về dược phẩm :

Tây phương tỉnh thức trong đau đớn

Thùy Dương

Trong những năm 1990, hoạt động của ngành công nghiệp dược phẩm châu Âu và Mỹ đa phần chuyển sang Trung Quốc. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, phương Tây tỉnh thức trong đau đớn và phải đối mặt với thách thức làm thế nào để giành lại quyền chủ động về thuốc men, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.

Mọi ngả đường đều dẫn đến Trung Quốc

Theo nhận định của báo Le Figaro trong bài viết « Khi Tây phương từ bỏ ngành sản xuất dược phẩm » đăng ngày 13/04/2020, sức khỏe của người dân phương Tây phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc và chính sự bùng phát toàn cầu của dịch bệnh Covid-19 đã giúp người châu Âu và Mỹ « tỉnh ngộ ». Có một điều các nhà khoa học, giới chuyên môn phần nào đã nắm rõ, nhưng đa phần công chúng thì chưa biết : trong vòng chưa đến 30 năm, tất cả mọi quốc gia trên thế giới, đi đầu là châu Âu và Mỹ, đã « nhường » một phần lớn « chủ quyền » về thuốc men và trang thiết bị y tế cho Trung Quốc. Quốc gia rộng lớn này trở thành xưởng bào chế hơn 80% hoạt chất chính được dùng trong ngành sản xuất dược phẩm. Đáng nói hơn nữa là Trung Quốc nắm giữ 80-90% dược liệu để bào chế ra các hoạt chất chính và các loại thuốc thay thế các dược phẩm hiện giờ không còn được bào chế nữa.

Chẳng hạn, Trung Quốc sản xuất tới 97% dược liệu và hóa chất cần thiết để sản xuất kháng sinh đồng dạng (générique) tiêu thụ tại Mỹ – đối thủ địa chính trị của Trung Quốc. Ấn Độ cũng là một nhà sản xuất dược phẩm được hưởng lợi lớn từ chính sách di dời ngành công nghiệp dược phẩm của Tây phương, song suy cho cùng thì nền sản xuất Ấn Độ cũng không thoát được cảnh phụ thuộc đến 80% vào hoạt chất chính do Trung Quốc bào chế. Nói một cách hình ảnh như chuyên gia Rosemary Gibson của viện Hastings, Mỹ, thì « Tất cả mọi con đường đều dẫn đến Trung Quốc ».

Bức màn bí mật thời « thị trường toàn cầu »

Cũng theo chuyên gia Gibson, điều đáng ngạc nhiên là số liệu thống kê về lĩnh vực dược phẩm thường được bao phủ bằng một bức màn bí mật cho dù chúng ta đang sống trong « một thị trường toàn cầu ». Tuy nhiên, việc khan hiếm nói chung các loại thuốc quan trọng sống còn vào lúc nhiều nhà máy của Trung Quốc phải ngưng hoạt động, khiến chính phủ các nước yêu cầu phải có các số liệu chính xác. Từ tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nguyên thủ Nga Vladimir Putin cho đến lãnh đạo Mỹ Donald Trump dường như đều có chung yêu cầu khôi phục lại nền sản xuất dược phẩm và công nghiệp hóa học của quốc gia. Các nhà lãnh đạo cũng bắt đầu suy tính đến việc đa dạng hóa và « hồi hương » các dây chuyền sản xuất quan trọng.

Ông Bruno Bonnemain, chủ tịch một nhóm làm việc về việc gián đoạn chuỗi cung ứng, cho Le Figaro biết là tại Viện Dược Phẩm Quốc Gia Pháp, từ 10 năm nay, các nhà nghiên cứu đã gióng những hồi chuông báo động về việc Pháp mất quyền tự chủ về dược phẩm do phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và Ấn Độ. Chuyên gia Bonnemain giải thích là, ngay từ năm 2011, cơ quan này đã được huy động để tiến hành một nghiên cứu cho bộ Y Tế Pháp. Theo báo cáo của Viện Dược Phẩm Quốc Gia, « đối với 86% bệnh viện ở châu Âu, việc khan hiếm thuốc đã trở thành một chủ đề gây lo ngại hàng ngày. Những loại thuốc có liên quan nhiều nhất là thuốc chống nhiễm trùng, chống ung thư, tiếp theo đó là các loại thuốc hồi sức cấp cứu, thuốc tim mạch và thuốc gây mê ».

Chiến lược yếu kém

Nhu cầu cao của các nước mới mới trỗi dậy đã khiến nhu cầu thuốc trên toàn cầu khó được đáp ứng. Ngoài ra, còn phải kể đến việc nhiều nhà máy phải ngưng sản xuất vì các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, môi trường, kỹ thuật hay xã hội. Đó là chưa kể đến các vụ tai tiếng về chất lượng thuốc, chẳng hạn héparin, chất làm loãng máu được nhập khẩu từ Trung Quốc đã làm 81 người tại Mỹ thiệt mạng. Chuyên gia Bruno Bonnemain lấy làm tiếc là « Không một ai đáp lại lời kêu gọi của chúng tôi khi vẫn chưa quá muộn ».

Trong những năm 1980, ngành công nghiệp dược phẩm của châu Âu vẫn rất mạnh. Khoảng 80% các hoạt chất chính vẫn được sản xuất tại châu Âu, chỉ có 20% được nhập từ nước ngoài. Ấy vậy mà sau 30 năm, hiện nay các con số này đã bị đảo ngược. Ông Bonnemain nhấn mạnh : « Sự thay đổi lớn bắt đầu diễn ra trong những năm 1990, sau đó tăng tốc dần vào đầu những năm 2000, khi các doanh nghiệp quyết định dịch chuyển ồ ạt vì chi phí nhân công và các quy định về môi trường ».

Kế hoạch ban đầu là tất cả đều được sản xuất tại một nơi. Thế nhưng, với sự cạnh tranh của thuốc đồng dạng generique được sản xuất tại các nước đang phát triển, ngành dược phẩm đã thuê thầu phụ cả mảng sản xuất dược liệu thô, hoạt chất và kể cả thuốc. Đó là thời toàn cầu hóa theo kiểu đôi bên đều có lợi, cho phép một số doanh nghiệp cất cánh và những công ty khác sản xuất với giá thấp. Từng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp dược phẩm, ông Bonnemain nói thẳng : « Sai lầm lớn nhất của các chính phủ của chúng ta là không coi các loại thuốc là sản phẩm chiến lược nữa. Khi ưu tiên giá thành, họ đã để các doanh nghiệp muốn làm gì thì làm. Quyền tự chủ đã bị từ bỏ ».

Quá lơ là về hóa hữu cơ

Đã có thời nước Đức, chứ không phải Trung Quốc, được gọi là nhà máy dược phẩm và hóa chất của cả thế giới. Nói về chuyện nước Đức dịch chuyển các nhà máy dược phẩm, giáo sư Stefan Laufer, từng là chủ tịch hiệp hội Dược Sĩ Quốc Gia Đức cho đến tháng 12/2019, có cùng phân tích như chuyên gia Pháp Bruno Bonnemain. Sự thay đổi cũng bắt đầu từ đầu những năm 1990, và sự di chuyển lớn nền sản xuất sang Châu Á và đặc biệt là tới Trung Quốc cũng diễn ra từ 10 năm nay. Ông Laufet tóm lược : « Do áp lực từ các cơ quan bảo hiểm y tế Đức, thuốc trở thành một sản phẩm mà tiêu chí quan trọng nhất là giá thành chứ không phải chất lượng ». Theo ông, yếu tố môi trường là một lý do lớn dẫn đến việc dịch chuyển ngành hóa học hữu cơ, vốn có lợi cho ngành công nghiệp hóa dược phẩm rất phát triển của Đức. Chuyên gia Laufer lấy làm tiếc là Đức đã quá lơ là, bỏ bê các nhà máy hóa hữu cơ ».

Giáo sư Laufer nhấn mạnh : « Nước Đức đã quá đề cao giá trị thị trường toàn cầu khi cho rằng không cần nghĩ tới sự độc lập quốc gia bởi vì thị trường luôn được đáp ứng. Nhưng đó chỉ là một ảo tưởng. Bây giờ không có thị trường toàn cầu. Nước nào cũng đóng cửa biên giới và đấu đá nhau để giành giật khẩu trang và thuốc men ! » Cũng giống như chuyên gia Pháp Bonnemain, giáo sư Đức Laufer đã gióng những hồi chuông báo động ngay từ năm 2012. Quân đội Đức cũng đã lên tiếng cảnh báo về sự yếu kém về chiến lược. Ông Laufer nhớ lại : « Chúng tôi đã đến Quốc Hội. Các bản báo cáo được gửi đến rất nhiều. Nhưng chẳng ai quan tâm … »

Còn dân biểu Đức Claudia Bernhard, thuộc đảng Die Linke, một người lưu tâm đến hồ sơ này, giải thích : « Sự thiếu phản ứng của các cơ quan công quyền là do sự tác động của các nhà vận động hành lang cho ngành dược phẩm », liên quan đến việc các Quỹ bảo hiểm chịu trách nhiệm ký hợp đồng trực tiếp với các nhà sản xuất thuốc. Dân biểu này lấy làm tiếc là « Sự thiếu vắng hành động của chính phủ trung ương đã duy trì sự phụ thuộc về dược phẩm. Nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh cuối cùng tại Đức đã đóng cửa vào năm 2017. Nhà nước cần cho tái thiết nền công nghiệp dược phẩm, quay lại bào chế các hoạt chất chính. Nói thì dễ hơn làm, nhưng cuộc khủng hoảng không để cho chúng ta có sự lựa chọn, đây là câu hỏi sống còn ». Dân biểu Claudia Bernhard lấy làm mừng vì lãnh đạo Y Tế ở các bang của Đức cũng đề xuất theo hướng nói trên.

Sự thức tỉnh đầy đau đớn

Liên quan đến nước Nga, một nhà tư vấn của hãng tin RNC Pharma, Nikolai Bespalov, cho Le Figaro biết « một cuộc di dời, tương tự những gì đến với phương Tây, đã xảy ra sau khi Liên Xô sụp đổ, tạo ra sự phụ thuộc mạnh mẽ vào Trung Quốc và Ấn Độ (về các hoạt chất và dược liệu thô, 50-70%) » Mối lo là có thật cho dù Nga vẫn có kho dự trữ. Kể từ năm 2010, một nỗ lực dịch chuyển sản xuất về nước đã được khởi động và chính phủ Nga hồi cuối tháng Hai đã quyết định thúc đẩy sản xuất trong ngành hóa chất và dược phẩm.

Nhìn sang nước Mỹ, theo Le Figaro, có môt sự tỉnh thức đầy đau đớn. Với virus corona, người Mỹ mới nhận ra sức khỏe của họ phụ thuộc vào « đại địch thủ » Trung Quốc như thế nào. Mặc dù Mỹ vẫn duy trì sản xuất những hoạt chất chính và các nhà máy vẫn bào chế dược phẩm, nhưng Trung Quốc vẫn thống trị thị trường Mỹ về dược liệu và các hoạt chất chính để sản xuất thuốc đồng dạng và kháng sinh đồng dạng. Tình trạng này tạo ra sự suy yếu chiến lược nghiêm trọng cho nước Mỹ.

Trong một báo cáo của Hội đồng quan hệ đối ngoại, nhà nghiên cưu Yang Zong Yuhan nhắc tới một cuộc trao đổi ở Nhà Trắng mà nhà báo Mỹ Bob Woodward từng nới tới, theo đó kinh tế gia trưởng Gary Cohn của Nhà Trắng lưu ý là trong cuộc chiến thương mại, Trung Quốc có thể dùng thuốc kháng sinh để đáp trả Mỹ vì Trung Quốc cung cấp tới 97 % lượng kháng sinh tiêu thụ tại Mỹ : « Nếu quý vị là người Trung Quốc và quý vị muốn hủy hoại nước Mỹ, đơn giản quý vị chỉ cần ngưng gửi thuốc kháng sinh cho chúng tôi ».

Nhà nghiên cứu Rosemary Gibson của viện Hastings nhấn mạnh virus corona càng khiến Mỹ có ý thức về sự phụ thuộc nói trên. Tân Hoa Xã hôm 04/03 nhận định kịch bản Trung Quốc ngưng xuất khẩu thuốc men sang Mỹ sẽ gây khó khăn cho Mỹ, « nhấn chìm nước Mỹ trong đại dương virus corona ». Nhiều nhà chiến lược Mỹ có ý tưởng tách rời nền kinh tế Mỹ khỏi Trung Quốc. Tại Hạ Viện, một nhóm dân biểu Dân Chủ và Cộng Hòa đề xuất một dự luật nhằm khuyến khích việc « hồi hương » một số dây chuyền sản xuất thuốc.

Tuy nhiên, tất cả các chuyên gia về hồ sơ này đều lưu ý về những khó khăn liên quan đến thời hạn, chi phí, kiến thức hiểu biết để tái lập nền sản xuất. Chuyên gia Đức Laufer cũng tỏ ý hoài nghi về lâu dài : « Việc này sẽ phải mất nhiều năm, các quy trình sản xuất hóa học tinh khiết rất phức tạp, nhất là phải sáng chế ra các công nghệ riêng để đảm bảo tôn trọng tiêu chuẩn xanh (…) Việc này đương nhiên sẽ phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước châu Âu, bởi vì các nước không thể sản xuất toàn bộ chỉ trong nước họ (…) Tất cả những điều trên đòi hỏi có sự thay đổi thực sự trong tư duy. »

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200424-ph%E1%BB%A5-thu%E1%BB%99c-trung-qu%E1%BB%91c-v%E1%BB%81-d%C6%B0%E1%BB%A3c-ph%E1%BA%A9m-t%C3%A2y-ph%C6%B0%C6%A1ng-t%E1%BB%89nh-th%E1%BB%A9c-trong-%C4%91au-%C4%91%E1%BB%9Bn

 

Năm quốc gia sẽ phục hồi nhanh nhất

sau đại dịch Covid-19

Lindsey GallowayBBC Travel

Đại dịch Covid-19 đã gây ra sự bất ổn chưa từng thấy đối với nền kinh tế toàn cầu, với việc các nước trên thế giới phải gồng sức chống lại tình trạng truyền nhiễm lan tràn, thực hiện các chính sách giãn cách xã hội trên diện rộng và cố gắng can thiệp tài chính từ rất sớm nhằm bình ổn thị trường.

Đi du lịch trong mùa Covid-19

Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?

Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?

10 quốc gia có nền kinh tế vững mạnh nhất, theo chỉ số đánh giá toàn cầu năm 2019

1. Na Uy

2. Đan Mạch

3. Thuỵ sỹ

4. Đức

5. Phần Lan

6. Thuỵ Điển

7. Luxembourg

8. Áo

9. Miền trung nước Mỹ

10. Anh Quốc

Tuy việc tìm cách khống chế cuộc khủng hoảng y tế tức thời là điều có ý nghĩa sống còn và cần thiết để có thể ổn định kinh tế, nhưng các chuyên gia nay đã bắt đầu đánh giá bức tranh phục hồi khi virus được khống chế và những quốc gia nào sẽ trở lại đà phát triển tốt nhất.

Để hiểu rõ hơn vấn đề, chúng tôi đã xem xét Chỉ số Khả năng Phục hồi Toàn cầu năm 2019 do hãng bảo hiểm FM Global đưa ra, theo đó xếp hạng khả năng phục hồi của môi trường kinh doanh trên 130 quốc gia, dựa trên các yếu tố như ổn định chính trị, quản trị doanh nghiệp, mức độ rủi ro của môi trường và nguồn cung ứng, và yếu tố minh bạch.

Kết hợp các bảng xếp hạng này với cách phản ứng ban đầu của mỗi quốc gia đối với đại dịch, chúng tôi xác định được các quốc gia có nhiều khả năng duy trì được sự ổn định và khả năng phục hồi trở lại nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng này.

Chúng tôi đã nói chuyện với cư dân và các chuyên gia ở những nước này để tìm hiểu cách họ thích nghi với tình thế hiện thời và những mong đợi của họ trong thời gian sắp tới.

Đan Mạch

Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng, Đan Mạch đạt điểm cao nhờ chủ động được chuỗi cung ứng, và có mức độ tham nhũng thấp.

Đồ uống nóng có tác dụng chống virus corona không?

Covid-19: Sai lầm chết người khi uống nước phòng bệnh

Nhân loại sẽ không tránh khỏi đại dịch cúm chết chóc?

Nước này cũng đã hành động nhanh chóng khi ban hành các biện pháp giãn cách xã hội trước sự lây lan của virus.

Đan Mạch tuyên bố đóng cửa trường học và các doanh nghiệp tư nhân không thiết yếu vào ngày 11/3, và không cho công dân nước ngoài nhập cảnh kể từ 14/3. Đan Mạch có ít ca dương tính với Covid-19. Các động thái này đã cho thấy tính hiệu quả cao.

“Bệnh cúm theo mùa giảm 70% so với năm ngoái, đó là chỉ dấu tốt về tác dụng của các biện pháp mà chính phủ áp dụng,” Rasmus Aarup Christiansen, thành viên điều hành của hãng Pissup Tours có trụ sở tại Copenhagen, nói. “Lúc đầu thì tôi hoài nghi, nhưng khi chứng kiến việc hầu hết các quốc gia khác đã thực hiện các bước tương tự [như phong tỏa hoạt động và đóng cửa biên giới] ngay sau Đan Mạch, thì tôi thấy có vẻ như chính phủ đã làm đúng.”

Văn hóa Đan Mạch, theo đó người dân có xu hướng tin tưởng vào chính quyền và sẵn sàng sát cánh vì một mục đích chung, cũng có tác động đến hiệu quả của các biện pháp chống dịch.

“Từ ‘samfundssind‘ (trong tiếng Đan Mạch có nghĩa là ‘ý thức xã hội’, hay ‘bổn phận dân sự’) là một từ mới trở nên thông dụng ở Đan Mạch, trên cả phương tiện truyền thông báo đài và mạng xã hội. Hầu hết mọi người đều cảm thấy về mặt đạo đức là mỗi người cần có trách nhiệm hy sinh những nhu cầu cá nhân vì sức khỏe cộng đồng,” Aarup Christiansen nói.

“Không ai muốn bị chỉ đích danh là kẻ gây nguy hiểm cho sự sống của người cao niên chỉ vì khăng khăng không chịu từ bỏ những thói quen xa xỉ thường ngày của mình.”

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Đan Mạch không tồn tại những thách thức.

Aarup Christiansen đã tận mắt chứng kiến doanh số hoạt động du lịch của công ty ông giảm mạnh.

Trong lúc đánh giá cao các gói hỗ trợ tài chính của chính phủ, được công bố vào ngày 14/3 (trong đó bao gồm cả việc hỗ trợ một phần chi phí trả lương nhân viên), nhưng ông thấy các quy định và hướng dẫn vẫn chưa đầy đủ, dẫn đến tình trạng bấp bênh và nhiều nhân viên mất việc làm.

Các biện pháp, như trả 90% tiền lương cho các nhân công làm việc theo giờ và 75% lương cho những người được hưởng lương tháng bị ảnh hưởng bởi đại dịch, đang được ca ngợi như một mô hình đáng học tập đối với các nước khác trên thế giới. Về cơ bản đây là hình thức “đóng băng” nền kinh tế cho tới khi bão tố lắng xuống.

Tuy nhiên, cái giá phải trả cho mô hình này không hề rẻ; các biện pháp đó được trông đợi là sẽ ngốn hết khoảng 13% tổng thu nhập quốc gia (GDP).

Mô hình này còn có ý nghĩa ở chỗ, đây là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, và không nghi ngờ gì, khả năng phục hồi của Đan Mạch chắc chắn sẽ phụ thuộc vào cách mà phần còn lại của thế giới thích nghi và mở cửa giao thương ra sao.

“Đan Mạch có thể được lợi thế tương đối bằng cách tránh được một số hậu quả nghiêm trọng hơn,” Aarup Christiansen cho biết.

Trên thực tế, nước này đã bàn về việc nới lỏng một số hạn chế trước lễ Phục sinh dựa trên kết quả kiềm chế dịch tính đến thời điểm đầu tháng Tư, theo tường thuật của Bloomberg.

“Việc lĩnh vực dược phẩm của Đan Mạch phát triển tốt có thể là một lợi thế,” Aarup Christiansen nói. “Tuy nhiên, tôi sẽ không thấy vẻ vang gì nếu kinh tế Đan Mạch tốt hơn nhờ vào việc các quốc gia khác còn đang phải chịu đựng khó khăn.”

Singapore

Singapore đạt chỉ số xếp hạng cao do có nền kinh tế mạnh, rủi ro chính trị thấp, cơ sở hạ tầng tốt và mức độ tham nhũng thấp trong cuộc khảo sát, khiến nước này lên vị trí thứ 21 trong bảng khả năng phục hồi tổng thể.

Singapore cũng hành động nhanh chóng trong việc kiềm chế virus và đã đạt được một trong những đường đồ thị diễn biến đại dịch phẳng nhất.

“Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào chính phủ của mình, vốn tương đối minh bạch về mọi đường đi nước bước nhằm chống lại bệnh dịch này,” cư dân Constance Tan, người làm việc cho nền tảng phân tích dữ liệu Konigle, nói. “Nguyên tắc chung là chính phủ đề ra quy định gì thì chúng tôi tuân thủ quy định đó.”

Nói vậy nhưng vẫn có những người phớt lờ nguyên tắc, và Singapore đã tịch thu hộ chiếu, thẻ lao động của những người vi phạm, theo tường thuật hôm 21/3 của kênh thời sự Channel News Asia.

“Nói chung, chúng tôi đồng lòng cùng nhau và chúng tôi không cần phải lo lắng về tình trạng bất ổn xã hội, người chết trên đường phố hoặc kinh tế xáo trộn,” Tan nói.

Là một nước nhỏ, Singapore phụ thuộc vào sự phục hồi của phần còn lại của thế giới để có thể trở lại đà phát triển thành công nhất, nhưng người dân nơi đây thường tin vào sức mạnh tương lai của nước mình.

“Là một người dân, giống như mọi nơi khác, tôi nghĩ rằng việc sống sót qua đại dịch này sẽ khiến tất cả chúng ta trở nên kiên cường hơn,” ông Justin Fong nói. “Một điều chắc chắn là cần phải áp dụng công nghệ để mang lại hiệu quả tốt cho người dân Singapore.”

Nhiều doanh nghiệp như công ty Konigle đã triển khai thực hiện các chính sách làm việc tại nhà một cách nhanh chóng, và chính phủ đã vận hành ứng dụng Trace Together để giúp theo dõi virus, một ứng dụng được nhiều người dân tải xuống dùng.

Hoa Kỳ

Để khảo sát được các vùng địa lý rộng lớn của Hoa Kỳ, quốc gia này đã được thành các khu vực miền Tây, miền Trung và miền Đông, nhưng nói chung, Hoa Kỳ đều có xếp hạng tốt (lần lượt là 22, 9 và 11) cho môi trường kinh doanh rủi ro thấp và chuỗi cung ứng mạnh.

Việc làm sao để kiềm chế virus lây lan là thách thức ở các siêu đô thị như New York, và tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức lịch sử, chủ yếu là do tác động của lệnh phong tỏa bắt buộc được áp dụng đối với hơn một nửa các tiểu bang.

Lệnh phong toả ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với những người làm việc trong ngành dịch vụ nhà hàng, ngành bán lẻ, cũng như các doanh nghiệp phải dựa vào lượng khách thực sự bước chân vào cửa hàng.

Nhưng chính phủ Hoa Kỳ cũng hành động nhanh chóng với việc thông qua các biện pháp kích thích để ổn định nền kinh tế, và áp dụng chính sách giãn cách xã hội ở nhiều nơi trong cả nước, điều tỏ ra đã có tác dụng làm giảm lây lan của virus, cho phép phục hồi kinh tế nhanh hơn.

Các tổ chức tài chính như Goldman Sachs và Morgan Stanley dự đoán là sẽ xảy ra một cuộc suy thoái và phục hồi hình chữ V, với những tác động tiêu cực tức thời lớn chưa từng thấy (chúng ta đã thấy đáy của chữ V khủng khiếp thế nào trong những ngày qua), nhưng sự phục hồi sẽ tương đối nhanh trong các quý cuối năm.

Các chuyên gia tư vấn như McKinsey thì có một cái nhìn thận trọng hơn, nhưng vẫn đưa ra quan điểm lạc quan về sự phục hồi dựa trên việc thực hiện thành công các biện pháp y tế công – như phong tỏa tại chỗ – và các chính sách can thiệp như gói kích thích 2000 tỷ đô la đã được công bố, mà có thể là sẽ còn có các biện pháp, chính sách khác nữa được đưa ra trong các bước tiếp theo.

Mỹ có vị trị rất quan trọng đối với nền kinh tế chung, chiếm gần một phần tư GDP thế giới. Sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc rất nhiều vào đường đi nước bước của Mỹ.

“Nói chung, so với các nước khác trên thế giới thì nền kinh tế Hoa Kỳ có vị trí tốt hơn để phục hồi sau những cú sốc lớn và những thay đổi dài hạn. Dân số trung bình trẻ hơn và dễ huy động hơn nhiều so với các phần còn lại của thế giới, các hạn chế đối với thị trường lao động thì thường là nhẹ nhàng hơn, cho nên nước Mỹ có thể dễ dàng tái phân bổ nhân lực,” Eric Sims, giáo sư kinh tế tại Đại học Notre Dame, nói.

“Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng Trung ương Anh Quốc (cả hai định chế này đều chưa đưa ra chính sách áp dụng mức lãi suất âm) có tiềm lực tài chính hùng hậu hơn trong việc hỗ trợ tiền tệ so với các ngân hàng trung ương khác trên thế giới, chẳng hạn như Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB hoặc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.”

Để tăng cường hơn nữa sức mạnh phục hồi của Hoa Kỳ, chính quyền liên bang đã đề xuất chia cả nước thành các khu vực khác nhau, theo đó các vùng bị ảnh hưởng ít hơn bởi đại dịch sẽ được phép hoạt động làm ăn như lúc bình thường.

“Tôi nghĩ rằng những biện pháp này có thể áp dụng lâu dài để cuối cùng sẽ tạo điều kiện cho việc phục hồi kinh tế mạnh mẽ,” Peter C Earle, chuyên viên tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Hoa Kỳ, một tổ chức nghiên cứu tư vấn phi lợi nhuận, nói. “Chúng tôi muốn có tiền, hàng hóa, dịch vụ, lao động và muốn được thoải mái tự do đi lại, không chỉ trong nước mà cả quốc tế nữa.”

Sự thiếu hụt lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phổ quát tại Hoa Kỳ là điều bị chỉ trích về năng lực xử lý khủng hoảng của chính quyền, và là một vấn đề cần phải được xem xét đến khi nguòiw ta cân nhắc tới khả năng phục hồi trong tương lai.

“Tôi nghĩ cuối cùng thế giới có thể bật dậy mạnh mẽ hơn sau đại dịch này, và tôi tin rằng Hoa Kỳ cũng vậy. Nhưng tất cả phụ thuộc vào những bài học kinh nghiệm mà chúng ta rút ra được,” ông Michael Merrill, kinh tế gia và là sử gia về lao động tại Trường Quản trị Kinh doanh và Quan hệ Lao động Rutgers, nói.

“Chúng ta sẽ phải đầu tư vào các hình thức mới của lĩnh vực y tế công, tạo ra các hình thức bảo vệ xã hội bền vững và khả năng ứng phó tốt của các cơ quan này nếu chúng ta quay trở lại đời sống xã hội với các hoạt động thương mại dày đặc, liên kết đan xen mật thiết với nhau như chúng ta đã từng như thế chỉ mới một tháng trước đây.”

Rwanda

Chúng tôi tin rằng chính phủ Rwandan có khả năng sẽ xử lý tình huống tốt hơn nhiều so với chính phủ ở nhiều nước khác.

Do những cải thiện gần đây trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, Rwanda đã đạt được một số bước nhảy vọt cao nhất trong chỉ số xếp hạng trong những năm gần đây.

Nước này thăng 35 điểm, lên thứ hạng hiện tại với vị trí là quốc gia thứ 77 có nền kinh tế có sức bật tốt nhất thế giới (và xếp thứ tư ở châu Phi).

Quan trọng nhất, nền kinh tế này có vẻ đặc biệt thuận lợi để thoát khỏi đại dịch Covid-19 khi Rwanda đã ngăn chặn thành công Ebola bên ngoài biên giới khi dịch này bùng phát ngay tại nước láng giềng là Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 2019.

Với sự kết hợp giữa hệ thống chăm sóc sức khỏe phổ quát, dùng thiết bị bay tự động (drone) để cung cấp đồ dùng y tế, và kiểm tra thân nhiệt tại các cửa khẩu biên giới, Rwanda được trang bị tốt để duy trì sự ổn định trong suốt cuộc khủng hoảng, đặc biệt là khi so sánh với các quốc gia khác trong khu vực.

“Rất nhiều sinh viên nước ngoài như tôi ở lại vì chúng tôi tin tưởng rằng chính phủ Rwandan sẽ xử lý tình huống tốt hơn ở nước chúng tôi,” Garnett Achieng, người Kenya, phụ trách nội dung kỹ thuật số cho Baobab Consulting và sinh viên tại Đại học Lãnh đạo Châu Phi, hiện sống ở Kigali, cho biết.

“Trong số các sinh viên châu Phi nước ngoài, điều phải suy nghĩ duy nhất là lo lắng cho gia đình chúng tôi ở quê nhà không được trong tình trạng an toàn tương tự như chúng tôi ở Rwanda.”

Rwanda là quốc gia đầu tiên ở Hạ Sahara, châu Phi, áp dụng phong tỏa hoàn toàn, và đã phân phối thực phẩm miễn phí đến tận cửa cho người dân ở những vùng quê xa xôi dễ bị tổn thương nhất.

Mặc dù du lịch dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì Rwanda là một điểm đến phổ biến cho nhiều hội nghị và triển lãm quốc tế, nhưng Achieng hy vọng rằng đất nước này sẽ có tương đối ít tổn thất vì virus, khiến cho họ có đà tốt để phục hồi nhanh chóng.

New Zealand

Xếp thứ 12 trong số các nền kinh tế có sức bật tốt nhất, New Zealand đạt điểm đặc biệt cao trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp và chuỗi cung ứng.

Quốc gia này cũng đã điều chỉnh nhanh chóng để ngăn chặn sự lây lan của virus bằng cách đóng cửa biên giới với khách du lịch quốc tế vào ngày 19/3 và áp lệnh đóng cửa các hoạt động kinh doanh không thiết yếu vào ngày 25/3.

“Là đảo quốc, New Zealand dễ dàng hơn trong việc kiểm soát biên giới – nguồn lây nhiễm virus chính. Vì vậy, việc đóng cửa biên giới hiệu quả có ý nghĩa quan trọng,” giáo sư Shamubeel Eaqub, kinh tế gia tại công ty tư vấn Sense Partners, cho biết. “So với các nước khác thì phản ứng ở New Zealand quyết liệt và dứt khoát.”

Theo tường thuật của báo Guardian thì các biện pháp này đã đem lại kết quả xứng đáng, vì một số nhà dịch tễ học thấy rằng New Zealand có khả năng trở thành một trong số ít các quốc gia còn lại có thể coi là “bình thường”, loại bỏ được tình trạng lây nhiễm bệnh nếu các biện cứng rắn vẫn được áp dụng thêm vài tuần nữa trong tháng Tư.

Với du lịch và xuất khẩu là hai ngành trọng yếu của nền kinh tế, New Zealand sẽ phải đối mặt với các thử thách kinh tế trong thời gian tới, nhưng điều này không nhất thiết là chuyện xấu.

“Trong giai đoạn cách ly, chúng tôi sẽ có thời gian để điều chỉnh lại,” ông Ron Bull, cư dân Dunedin, giám đốc phát triển chương trình giảng dạy tại Đại học Bách khoa Otago, nói.

“Chúng tôi đã bắt đầu cân nhắc về tác động của những du khách đi cắm trại và du lịch ba lô đối với môi trường, và điều này cho chúng tôi thời gian để cân nhắc những gì quan trọng đối với làn sóng đô la đến từ du lịch.”

Nhìn chung, nước này có vị thế tốt để phục hồi ổn định, với mức nợ chính phủ thấp và khả năng áp dụng việc nới lỏng chính sách tiền tệ để giữ lãi suất thấp.

“Chúng tôi có ít ràng buộc hơn trong việc phải làm giảm nhẹ tác động của việc đối phó với [đại dịch] và nâng khả năng phục hồi,” Eaqub nói. “Quan trọng nhất, New Zealand vẫn là một quốc gia có độ tin cậy tương đối cao. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để phục hồi sau cú sốc y tế và kinh tế lớn nhất trong nhiều thế hệ qua.”

Bull đồng ý rằng đất nước có khả năng hồi phục mạnh mẽ.

“Giống như một gia đình sống cùng nhà, bạn phải tìm hiểu nhau,” ông nói. “Đây là khoảng thời gian để ngồi xuống như một gia đình New Zealand, bàn bạc xem chúng tôi muốn trở thành đất nước như thế nào, và đưa ra một số quyết định để làm cho chúng tôi mạnh mẽ hơn và tốt đẹp hơn.”

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-52377031

 

Thuốc chữa Covid-19:

Chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Hãng Gilead của Mỹ mới đây đã dừng cuộc thử nghiệm đầu tiên về redemsivir, một loại thuốc từng được hy vọng nhiều nhất là có thể chống virus corona chủng mới, nhiều hãng tin quốc tế cho hay hôm 23/4.

Cuộc thử nghiệm được tiến hành ở Trung Quốc cho thấy thuốc này “không thành công” trong điều trị, các hãng tin dẫn lại một dự thảo báo cáo do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vô tình đăng lên mạng và đã rút xuống.

Ứng viên sáng giá nhất thất bại

Redemsivir không cải thiện tình trạng của bệnh nhân và cũng không giảm sự hiện diện của mầm bệnh trong máu, theo bản dự thảo báo cáo.

Cuộc nghiên cứu được tiến hành với 237 bệnh nhân. Các nhà nghiên cứu cho 158 người uống thuốc và so sánh tiến triển của các bệnh nhân này với 79 người còn lại được cho uống giả dược.

Sau một tháng, 13,9% số người uống redemsivir bị tử vong so với 12,8% số người uống giả dược. Cuộc thử nghiệm bị dừng lại sớm vì thuốc có những tác dụng phụ.

Hãng Gilead ra một tuyên bố nói báo cáo mà WHO lỡ đăng chứa đựng những lời mô tả “không phù hợp” về cuộc nghiên cứu. Theo hãng này, cuộc nghiên cứu bị dừng lại sớm vì ít người tham gia và vì vậy không có đủ con số thống kê để đưa ra các kết luận có ý nghĩa.

Nhiều người rất quan tâm đến redemsivir vì hiện không có loại thuốc hay vaccine nào được phê duyệt để phòng chống Covid-19.

Các bác sĩ đang khao khát mong có bất cứ thuốc gì có thể làm thay đổi tác động của dịch bệnh. Căn bệnh này tấn công vào phổi và có thể làm hư hại các bộ phận cơ thể khác trong các ca cực nặng.

Nhiều bác sĩ ở Mỹ đã cho bệnh nhân dùng redemsivir “vì thương cảm” mà không chờ kết quả từ cuộc thử nghiệm.

Chỉ một tuần trước, có tin các nhà nghiên cứu ở Chicago rất phấn chấn về kết quả thử nghiệm redemsivir trên 125 bệnh nhân. Gần như tất cả những người đó đều được cho ra viện trong vòng 1 tuần, theo trang STAT News chuyên đưa tin về ngành dược.

Nhưng tin tức về redemsivir hôm 23/4 làm vỡ vụn những hy vọng rằng sẽ sớm có thuốc điều trị Covid-19.

Mặc dù vậy, lúc này, một số hãng khác vẫn đang tiếp tục tìm cách chế tạo ra vaccine để chống căn bệnh do virus corona chủng mới gây ra.

Chưa tắt hết hy vọng

Tin tức phát đi từ Anh hôm 23/4 cho hay 2 tình nguyện viên đầu tiên đã được tiêm một loại vaccine Covid-19 thử nghiệm. Sẽ có tổng cộng 800 người tham gia nghiên cứu này.

Một nửa số người sẽ được tiêm loại vaccine đang được nghiên cứu, nửa còn lại sẽ được tiêm một loại vaccine khác không bảo vệ họ trước virus corona.

Loại vaccine Covid-19 thử nghiệm nói trên do một nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Oxford phát triển trong vòng chưa đầy 3 tháng.

Vaccine này được làm ra từ một phiên bản virus cảm lạnh thông thường trên tinh tinh đã được làm suy yếu, gọi là adenovirus, và được chỉnh sửa để có thể phát triển trên con người.

Giáo sư Sarah Gilbert, người đứng đầu cuộc nghiên cứu tiền lâm sàng, nói: “Cá nhân tôi tin tưởng ở mức độ cao vào vaccine này”.

Trước đây, bà Gilbert từng nói bà tin tưởng đến 80% là vaccine này sẽ có hiệu quả, nhưng nay bà nói rằng sẽ không đưa ra một con số cụ thể, mặc dù bà “rất lạc quan” về nó.

Cách duy nhất để nhóm nghiên cứu biết được liệu vaccine có hiệu quả hay không là đem so sánh số người nhiễm virus corona chủng mới của hai tập hợp người tình nguyện trong những tháng tới.

Nếu số ca nhiễm giảm nhanh ở Anh, điều này có thể gâyra vấn đề vì sẽ không có đủ dữ liệu. Các nhà nghiên cứu đang ưu tiên tuyển mộ những nhân viên y tế địa phương cho cuộc thử nghiệm vì họ dễ bị phơi nhiễm với virus hơn. Trong những tháng tới, một cuộc thử nghiệm lớn hơn với khoảng 5.000 người tình nguyện sẽ được tiến hành.

Còn ở Mỹ, hãng dược Inovio vừa cho biết họ sẽ tuyển xong 40 người tình nguyện trước cuối tháng 4 để tiến hành thử nghiệm một vaccine chống virus corona chủng mới.

Hãng Inovio, có trụ sở ở bang Pennsylvania, nói những người tình nguyện sẽ nhận 2 liều vaccine có tên là INO-4800, mỗi lần cách nhau 4 tuần. Hãng dự kiến sẽ thu thập được các dữ liệu ban đầu từ cuộc thử nghiệm vào cuối mùa hè năm nay.

Nghiên cứu giai đoạn 1 của Inovio bắt đầu hồi đầu tháng 4 tại Trường Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania và Trung tâm Nghiên cứu Dược ở thành phố Kansas, bang Missouri.

Cuộc nghiên cứu của hãng được hỗ trợ với khoản tài trợ 5 triệu đô la từ Quỹ Bill and Melinda Gates, cũng như nguồn ngân quỹ từ Liên minh Sáng tạo Sẵn sàng Ứng phó Dịch bệnh (CEPI) và Bộ Quốc phòng Mỹ.

Hai hãng khác của Mỹ cũng đang nghiên cứu vaccine là Johnson & Johnson và Pfizer.

Hồi tháng 3, bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia của Hoa Kỳ, đưa ra dự báo rằng sẽ có vaccine được sử dụng rộng rãi trong vòng 12 tới 18 tháng.

Chủ tịch và Tổng Giám đốc Điều hành của Inovio, tiến sĩ Joseph Kim, đồng ý với dự báo của bác sĩ Fauci.

(BBC, Reuters, CNBC, The Guardian)

https://www.voatiengviet.com/a/thuoc-chua-covid-19-chua-thay-anh-sang-cuoi-duong-ham/5390057.html

 

Máy thở thật sự có lợi

cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng?

Bình luậnMỹ Tâm

Suy hô hấp do tổn thương phổi sẽ dẫn đến thiếu oxy nghiêm trọng, lúc này bác sĩ cần dùng máy thở để cung cấp cho bệnh nhân thêm oxy, kéo dài thời gian sống cho họ và gia tăng cơ hội trong điều trị. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp điều trị này…

Hiện nay, dịch virus ĐCSTQ (còn gọi là dịch viêm phổi Vũ Hán, hay dịch COVID-19) vẫn đang tiếp tục lan rộng khắp thế giới. Ở những quốc gia và khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, không chỉ nguồn nhân lực y tế bị thiếu hụt trầm trọng, mà trang thiết bị y tế, cụ thể là máy thở, cũng không đủ để duy trì sự sống cho những bệnh nhân đang nguy kịch.

Bài liên quan: Đặt tên đúng cho loại virus gây ra đại dịch toàn cầu

Tuy nhiên tại New York, một bác sĩ tin rằng việc sử dụng máy thở có thể không đem lại hiệu quả, thậm chí còn gây hại. Bác sĩ này đã phát hiện có gần 80% bệnh nhân nặng đặt nội khí quản bị tử vong. Rốt cuộc sự thật ra sao?

Máy thở và những bất lợi ít ai biết

Suy hô hấp do tổn thương phổi sẽ dẫn đến thiếu oxy nghiêm trọng, lúc này bác sĩ cần dùng máy thở để cung cấp cho bệnh nhân thêm oxy, kéo dài thời gian sống cho họ và gia tăng cơ hội trong điều trị. Nhưng do thiếu hụt trang thiết bị y tế, các bác sĩ ở những điểm nóng trong đại dịch không ngừng phải đối mặt với câu hỏi khó khăn: “Nên cứu ai?”. Còn trên giường bệnh, nhiều người lớn tuổi thậm chí đã nhường máy thở của mình, từ bỏ hy vọng sống. Tuy nhiên, chuyện chưa dừng ở đó.

Theo đài Associated Press đưa tin vào ngày 09/4, các quan chức chính quyền thành phố New York đã cho biết có ít nhất 80% bệnh nhân vẫn tử vong sau khi được sử dụng máy thở. New York là khu vực

đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch viêm phổi Vũ Hán tại Hoa Kỳ, với 268.581 trường hợp nhiễm và 20.861 trường hợp tử vong (tính đến ngày 24/4).

Những lý do khiến máy thở không đủ khả năng cứu sống được bệnh nhân:

Trước mắt chưa có thuốc đặc trị virus nên tình trạng suy hô hấp có thể kéo dài.

Bệnh nhân suy hô hấp nặng thường có tỷ lệ tử vong cao.

Tác dụng phụ của máy thở có thể gây tổn thương cho phổi của bệnh nhân nhiều hơn.

Theo giải thích của bác sĩ Tô Nhất Phong, chuyên khoa lồng ngực tại Đài Loan, bình thường chúng ta sẽ thở dưới một áp lực âm. Có nghĩa là để chúng ta hít vào, thể tích khoang lồng ngực sẽ tăng và tạo thành một áp lực âm, tạo nên lực hút để “kéo” không khí vào phổi. Ngược lại, máy thở sử dụng áp lực dương, tức là sử dụng áp lực nhân tạo, đẩy luồng khí vào phổi, các phế nang theo đó căng phình ra, chu trình này có thể gây tổn thương thực thể cho phế nang.

Ngay cả với một bệnh nhân không có vấn đề về phổi, thở máy vẫn có khả năng làm phổi bị tổn thương. Do đó, thời gian sử dụng máy thở nên “càng hữu hạn càng tốt”.

Bình thường, lưu lượng khí và nồng độ khí oxy từ máy thở không nên quá cao. Lưu lượng khí đi vào phổi quá cao tương đương với lực máy thở đẩy vào phổi sẽ mạnh, và phổi sẽ có khả năng bị tổn thương thực thể nghiêm trọng hơn. Nồng độ oxy trong khí hít vào quá nhiều sẽ làm tăng áp suất oxy trong phế nang, và sẽ gây viêm phế nang. Do đó, các thông số này cần được điều chỉnh tùy theo nhu cầu của từng bệnh nhân.

Tuy nhiên, với trường hợp viêm phổi nặng, bệnh nhân cần được cung cấp oxy với nồng độ 80-,90%, thậm chí 100% (oxy nguyên chất). Bác sĩ Tô Nhất Phong giải thích rằng, khi ấy do chức năng trao đổi khí trong phế nang đã rất kém, nên buộc phải cung cấp oxy nồng độ cao cho bệnh nhân. Tuy nhiên, lúc này vì phổi đã rất mong manh nên tình trạng viêm sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Do tình trạng thiếu máy thở, bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 nặng (viêm phổi Vũ Hán) khó có thể được đặt nội khí quản kịp thời. (MARCO BERTORELLO / AFP qua Getty Images)

Không chỉ vậy, hiện tại chưa có phương pháp đặc hiệu điều trị COVID-19, rất khó dùng thuốc kháng virus để làm giảm lượng virus trong cơ thể bệnh nhân, nên việc điều trị triệu chứng cũng khó. Do đó, tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân có thể kéo dài từ 3 đến 4 tuần, thậm chí lâu hơn, dẫn đến thời gian thở máy cũng phải kéo dài thêm.

Không chỉ New York, các quốc gia và khu vực khác cũng gặp phải những khó khăn tương tự trong vấn đề điều trị bệnh nhân nguy kịch.

Máy thở không phải là nguyên nhân gây tỷ lệ tử vong cao

Một số bác sĩ ở New York hiện nay cho rằng, máy thở không nhất thiết có hiệu quả đối với bệnh nhân nhiễm COVID-19 và hầu hết bệnh nhân không thể hồi phục dù đã được thở máy. Một số bác sĩ New York còn định giảm bớt việc sử dụng máy thở cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bác sĩ Tô Nhất Phong lại cho rằng lý luận như vậy rất không thỏa đáng: “Bệnh nhân bị viêm phổi nặng nếu không được thở máy thì tỷ lệ tử vong có thể lên đến 100%”.

Trong trường hợp bình thường, nếu được đặt nội khí quản và thở máy, thì tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bị suy hô hấp nặng là chỉ khoảng 2-5%. Thế tại sao tỷ lệ tử vong tại New York lại cao hơn nhiều so với các khu vực khác cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của COVID -19?

1. Máy thở rất khan hiếm và không thể đặt nội khí quản cho bệnh nhân kịp thời

Về nguyên tắc, nếu bệnh nhân nặng vẫn còn cơ hội sống sót, thì nên đặt nội khí quản và hỗ trợ thở máy cho họ, tranh thủ thêm thời gian để điều trị. Ở những nơi dịch bệnh rất nghiêm trọng, bác sĩ Tô Nhất Phong cho rằng, rất có thể là bệnh nhân cần phải đợi một thời gian, và cho đến khi tình trạng thiếu oxy máu trở nên rất nghiêm trọng thì mới được đặt nội khí quản. Nhưng lúc này bệnh nhân đã bị suy chức năng tim, phổi, thậm chí là suy đa tạng và việc đặt nội khí quản gần như đã muộn, do đó tỷ lệ tử vong thường cao.

2. Thiếu bác sĩ chuyên khoa hồi sức bệnh nặng

Khi có dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra, máy thở và phòng bệnh có thể được đáp ứng nhanh chóng, nhưng số nhân viên y tế có thể vận hành máy thở chuyên nghiệp thì rất khó có thể đào tạo theo kịp. Một đội ngũ chăm sóc đặc biệt về hô hấp cần bao gồm: bác sĩ chuyên khoa về lồng ngực, bác sĩ gây mê, bác sĩ chuyên khoa hô hấp và y tá có kinh nghiệm.

Bệnh nhân viêm phổi nặng cần được chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Tuy nhiên, do thiếu nhân viên y tế, nhiều bác sĩ ở các khoa không liên quan cũng được điều động ra tiền tuyến để chăm sóc bệnh nhân, như bác sĩ X-quang, bác sĩ tâm thần, thậm chí là sinh viên y khoa chưa đủ tiêu chuẩn. Đội ngũ y tế không chuyên này sẽ gặp ít nhiều vấn đề trong điều trị:

Thời gian được đặt nội khí quản quá muộn hoặc thao tác đặt nội khí quản chậm, kéo dài thời gian thiếu oxy của bệnh nhân.

Thiếu kinh nghiệm trong việc cài đặt và điều chỉnh các thông số máy thở như áp lực khí cung cấp, mode thở (chế độ thở).

Thiếu hiểu biết đầy đủ về chăm sóc bệnh nhân thở máy, bao gồm cả cách sử dụng kháng sinh và thực hiện các liệu pháp chăm sóc đặc biệt.

Nếu bệnh nhân không cải thiện, rất khó để đánh giá phải làm gì tiếp theo.

Theo bác sĩ Tô Nhất Phong cho biết, phải mất 7 năm để đào tạo bác sĩ chuyên khoa về lồng ngực. Họ mất 1 năm làm bác sĩ nội trú, 3 năm đào tạo nội khoa, 2 năm đào tạo lồng ngực và 1 năm đào tạo chăm sóc chuyên về lồng ngực. Đồng thời, các bác sĩ cũng cần có thêm nhiều năm để trau dồi kinh nghiệm lâm sàng, chưa kể một số bác sĩ không có sẵn giấy phép hành nghề.

Do đó, rất khó để các đội y tế không chuyên đạt được hiệu quả điều trị mong muốn, và việc dự đoán tỷ lệ tử vong cao là điều tự nhiên. Ngược lại, tình hình dịch kiểm soát tại Đài Loan tốt hơn là do các bệnh viện hiện vẫn cung cấp đủ nguồn lực y tế. Tỷ lệ đặt nội khí quản là 7% đến 8%, vì vậy số người tử vong thấp, chỉ có 6 người.

Mỹ Tâm

– Theo NTDTV.

https://www.ntdvn.com/suc-khoe/may-tho-that-su-co-loi-cho-benh-nhan-nhiem-covid-19-nang-32897.html

 

EU xem xét tài trợ 2 nghìn tỷ euro

để phục hồi kinh tế sau đại dịch

Hương Thảo

Ủy ban châu Âu đang xem xét kế hoạch tài trợ 2 nghìn tỷ euro (khoảng 2,15 nghìn tỷ USD) nhằm phục hồi sự suy thoái của kinh tế châu Âu được gây ra bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Theo Reuters, một ghi chú nội bộ của Ban điều hành EU cho biết, ngân sách dài hạn cho giai đoạn 2021-2027 của EU và một quỹ mới, được gọi là quỹ “Công cụ Phục hồi”, sẽ được sử dụng để phục hồi nền kinh tế châu Âu.

Ủy ban có thể vay 320 tỷ euro (gần 350 tỷ USD) trên thị trường, và sau đó sẽ cho các chính phủ EU vay khoảng một nửa số tiền đó. Phần còn lại của khoản vay sẽ là một phần của ngân sách dài hạn của EU và được các chính phủ EU hoàn trả sau năm 2027 trong một thời gian dài, hoặc được hoàn lại thông qua thu nhập bổ sung trong tương lai cho ngân sách EU, ví như dưới hình thức thuế mới của EU. Một phần trong khoản tiền có thể được trao cho các quốc gia thành viên dưới dạng tài trợ.

Ngoài ra còn có 200 tỷ euro khác (khoảng 215 tỷ USD) trong ngân sách cho Cơ sở Phục hồi và Tái thiết, và thêm 50 tỷ euro (gần 55 tỷ USD) vào các quỹ liên kết – số tiền thường dùng để cân bằng các tiêu chuẩn sống trong khối 27 quốc gia EU – sẽ được sử dụng trước để chi tiêu trong năm 2021-22.

Theo bản ghi chú, các nhà lãnh đạo EU có thể phê duyệt thành văn bản pháp lý cho kế hoạch này vào tháng 6 để cho phép “Công cụ Phục hồi” có hiệu lực ngay lập tức và khoản ngân sách dài hạn tiếp theo của EU sẽ đi vào hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

https://www.dkn.tv/the-gioi/eu-xem-xet-tai-tro-2-nghin-ty-euro-de-phuc-hoi-kinh-te-sau-dai-dich.html

 

Covid-19 làm NATO thức tỉnh

trước mối đe dọa Trung Quốc ?

Thu Hằng

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) luôn bận tâm về đối thủ truyền kiếp là Nga, đau đầu với thành viên ngỗ nghịch là Thổ Nhĩ Kỳ, giờ phải hứng thêm mối đe dọa từ Trung Quốc. Cường quốc gia Đông Á xa xôi về mặt địa lý, giờ trở thành « mối bận tâm ngày càng lớn của NATO », đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng dịch tễ Covid-19.

Chính sách thông tin « gắp lửa bỏ tay người » của Trung Quốc

Trước hết, NATO lo ngại về « những chiến dịch bóp méo thông tin, giờ không chỉ do Nga tiến hành, mà còn đến từ Trung Quốc », theo một quan chức cấp cao của NATO, được Le Figaro (24/04) trích dẫn. Bắc Kinh nhắm đến chiến lược « đổi trắng thay đen », phủ nhận trách nhiệm để dịch Covid-19, xuất phát từ Vũ Hán, lan rộng khắp thế giới.

Trước tiên, ngay từ ngày 12/03, Trung Quốc đã « đổ lỗi » cho Mỹ mang virus corona vào Vũ Hán nhân Đại Hội Thể Thao Quân Đội Thế Giới vào tháng 10/2019, dù không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào. Tiếp theo, « lỗi » của Mỹ lại được đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp ám chỉ trên mạng Twitter ngày 23/03, trong đó tin thứ hai nhắc đến « hàng loạt ca viêm phổi hoặc có triệu chứng tương tự » xuất hiện ngay sau khi trung tâm nghiên cứu lớn nhất của Mỹ về vũ khí hóa học và sinh học, căn cứ Fort Detrick ở bang Maryland, bị bất ngờ đóng cửa vào tháng 07/2019.

Không dừng ở đó, ngày 12/04, đại sứ quán Trung Quốc tiếp tục đăng một bài nhận định của một « nhà ngoại giao ở Paris », theo đó « chiến thắng của Trung Quốc trước dịch bệnh khiến họ (các nước phương Tây) cay đắng ». Châu Âu và Mỹ bị dịch Covid-19 tác động nặng nề nhất, không phải do lỗi thiếu minh bạch của Trung Quốc, mà do đã « đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của virus và chậm trễ đưa ra các biện pháp tương xứng ». Dù bộ Ngoại Giao Pháp triệu mời đại sứ Trung Quốc để phản đối, nhưng bài viết vẫn còn trên trang của đại sứ quán hôm 24/04.

Tung tiền mua ngành công nghệ trọng điểm

Mối lo ngại thứ hai, được ông Mircea Geoana, phó tổng thư ký NATO, đề cập với Atlantic Council, Trung Quốc cũng như « các đối thủ chuyên chế của NATO có thể sẽ biến cuộc khủng hoảng kinh tế (do Covid-19 gây ra) thành cơ hội để lợi dụng điểm yếu và mua lại những cơ sở hạ tầng và ngành công nghiệp chiến lược ».

Về điểm này, Liên Hiệp Châu Âu, trong đó có nhiều nước là thành viên của NATO, đã đưa ra cảnh báo hôm 21/04. Dù nhìn chung, đầu tư của Trung Quốc vào Liên Âu đã giảm đi trong ba năm gần đây, nhưng Bắc Kinh « vẫn quan tâm đến khả năng tiếp cận chiến lược các lĩnh vực công nghệ », theo giải thích với AFP của ông Mikko Huotari, giám đốc Viện Merics ở Berlin, chuyên về Trung Quốc. Vì vậy, theo chuyên gia Đức, cần phải cảnh giác đối với « các nước, trong đó có Trung Quốc, có cơ chế hoạt động khác về kế hoạch kinh tế và không phải là những đối tác trong chính sách an ninh » của Liên Hiệp Châu Âu, cũng như của NATO.

Cuối cùng, dù Trung Quốc không phải là một mối đe dọa ngay sát sườn NATO như Nga, nhưng đang tác động trực tiếp đến an ninh của khối, thông qua các cuộc tập trận chung với Nga, tầu ngầm của Trung Quốc xuất hiện ở Địa Trung Hải, phát triển lĩnh vực không gian mạng… Trong tuyên bố chung nhân cuộc họp thượng đỉnh năm 2019, kỷ niệm 70 năm thành lập NATO, lần đầu tiên, lãnh đạo các nước thành viên lưu ý về sức mạnh quân sự đang trỗi dậy của Trung Quốc, quốc gia chi đến 230 tỉ đô la hàng năm cho quốc phòng (đứng thứ hai sau Mỹ với 730 tỉ đô la).

Dịch Covid-19 có lẽ là cơ hội để NATO xác định lại mối đe dọa Trung Quốc vì « trong thời gian rất lâu, Trung Quốc không có chỗ trong tiềm thức trong nội bộ NATO », theo nhận định với báo Le Figaro của ông Hubert Védrine, người vừa được bổ nhiệm vào nhóm tư vấn về tương lai của NATO. Tuy nhiên, theo vị cựu ngoại trưởng Pháp này, « vấn đề nằm ở chỗ, liệu đến lúc hiểu được điều này thì NATO có khả năng xử lý hay không ? ».

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200424-phan-tich-nato-trung-quoc-quan-su

 

Hậu Covid-19 : Châu Âu chuẩn bị

kế hoạch «đầy tham vọng» chấn hưng kinh tế

Tú Anh

Liên Hiệp Châu Âu vẫn chưa tìm ra được một giải pháp chung để chấn hưng nền kinh tế đang bị virus corona làm suy thoái, ít nhất là từ -5% đến -8% của GDP. Dự án “liên đới nợ nần” là điểm bất đồng không vượt qua được, do “thái độ ích kỷ”của các thành viên phương bắc, theo cáo buộc của thủ tướng Ý.

Cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu ngày hôm qua 23/04/2020, giao cho Ủy Ban Châu Âu chuẩn bị dự án phục hưng kinh tế, từ nay cho đến trung tuần tháng 5, được mô tả là “đầy tham vọng” cho giai đoạn 2021-2027.

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường thuật:

« Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen xem ngân sách chung của Liên Hiệp Châu Âu là ʺsoái hạmʺ trong kế hoạch vực dậy kinh tế, theo như tuyên bố của chính bà. Ursula von der Leyen đã thông báo ý định yêu cầu lãnh đạo các thành viên đóng góp gấp đôi vào ngân sách chung, để có thể đạt mức 2% GDP của 27 nước.

Thiết tưởng cũng nên nhắc lại là trong suốt hai năm qua, kể từ khi đàm phán về ngân sách chung bắt đầu, các chính phủ châu Âu bị chỉ trích mạnh mẽ là chỉ muốn đóng góp có một phần mười số tiền mà chủ tịch Ủy Ban Châu Âu muốn đề nghị.

Trong mọi trường hợp, Ủy Ban Châu Âu sẽ phải tìm nguồn tài chính trên thị trường, một phương cách để có thể tiếp tục đi tới cho dù cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến hôm thứ Năm 23/04/2020 có bị thất bại vì các thành viên giàu có vẫn từ chối không muốn chia sớt nợ nần với các thành viên nghèo.

Đề nghị lập Quỹ vực dậy kinh tế sau khủng hoảng do các nước Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đề xuất là giải pháp gần giống như tung ra công trái phiếu châu Âu. Chính phủ Đức tỏ thái độ do dự. Hà Lan, Thụy Điển và Áo vẫn dứt khoát chống lại dự án liên đới nợ chung.

Điều mọi người biết rõ là để vực dậy nền kinh tế,  Liên Hiệp Châu Âu cần ít nhất 1.000 tỷ euro ».

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200424-lien-hiep-chau-au-kinh-te-dich-benh-thuong-dinh

 

Virus corona: Bệnh nhân đầu tiên ở Anh

được tiêm thử nghiệm vaccine

Fergus WalshPhóng viên Y tế

Thử nghiệm vaccine virus corona đầu tiên trên người tại châu Âu đã bắt đầu tại Oxford.

Hai tình nguyện viên đã được tiêm, là những người đầu tiên trong số 800 người được chọn cho nghiên cứu này.

Một nửa trong số đó sẽ được tiêmvaccine Covid-19, số còn lại sẽ được tiêm vaccine phòng viêm màng não chứ không phòng virus corona.

Những tình nguyện viên tham gia sẽ không biết họ được tiêm loại vaccine nào, chỉ có bác sĩ mới biết điều này.

Elisa Granato, một trong hai người đầu tiên được tiêm thử nghiệm, nói với BBC: “Tôi là một nhà khoa học, do đó tôi luôn muốn hỗ trợ các thử nghiệm khoa học bất cứ nơi đâu.”

Vaccine này được một nhóm nghiên cứu ở Đại học Oxford phát triển trong chưa đầy ba tháng. Sarah Gilbert, giáo sư vaccine học tại Viện Jenner, dẫn đầu cuộc nghiên cứu tiền lâm sàng.

“Cá nhân tôi có niềm tin sâu sắc vào loại vaccine này” bà cho biết.

“Tất nhiên là chúng ta phải thử nghiệm và thu thập dữ liệu trên người. Chúng ta buộc phải chứng minh vaccine hiệu nghiệm và có thể giúp con người tránh bị nhiễm virus trước khi có thể sử dụng rộng rãi.”

Giáo sư Gilbert trước đây từng nói là bà “tin tưởng 80%” rằng vaccine sẽ phát huy tác dụng, nhưng giờ đây bà đã không đưa con số cụ thể nào mà chỉ nói đơn giản là “rất lạc quan”.

Vaccine hoạt động như thế nào?

Vaccine thử nghiệm trên được làm từ một loại virus cúm mùa đã bị làm yếu (gọi là adenovirus) lấy từ tinh tinh và đã được can thiệp để không thể phát triển ở người.

Trước đây, nhóm khoa học gia của Oxford từng phát triển vaccine ngừa MERS, một loại virus corona khác, với phương pháp tiếp cận tương tự và đã cho thấy kết quả khả quan trong các thử nghiệm lâm sàng.

Làm sao để biết vaccine hiệu nghiệm?

Cách duy nhất để nhóm nghiên cứu biết được loại vaccine Covid-19 này phát huy hiệu quả là so sánh số người bị nhiễm trong các tháng tới từ hai nhóm tham gia thử nghiệm.

Trong trường hợp các ca nhiễm ở Anh giảm nhanh thì có thể khiến cuộc thử nghiệm gặp rắc rối do không đủ dữ liệu.

Giáo sư Andrew Pollard, Giám đốc Nhóm Vaccine Oxford và là người dẫn đầu cuộc thử nghiệm, cho biết: “Chúng tôi đang đuổi bắt giai đoạn cuối của đợt dịch hiện tại. Nếu không bắt kịp, trong vài tháng tới chúng tôi sẽ không thể khẳng định được vaccine có hiệu nghiệm hay không. Nhưng chúng tôi cũng nhận định là sẽ có thêm nhiều ca bệnh trong tương lai bởi vì con virus này không biến mất.”

Các nhà nghiên cứu vaccine thường ưu tiên tuyển chọn các nhân viên y tế địa phương cho các cuộc thử nghiệm vì những người này dễ phơi nhiễm virus.

Trong các tháng tới, một cuộc thử nghiệm lớn hơn sẽ được tiến hành với số tình nguyện viên tham gia khoảng 5.000 người không giới hạn độ tuổi

Người lớn tuổi thường có phản ứng miễn dịch yếu hơn khi được tiêm vaccine. Các nhà nghiên cứu đang cân nhắc liệu có nên tiêm cho họ hai liều.

Nhóm nghiên cứu Oxford cũng đang tìm hiểu khả năng tiến hành thử nghiệm ở châu Phi, có thể là Kenya, nơi tỉ lệ lây nhiễm đang tăng nhanh.

Nếu số lượng người nhiễm là vấn đề, tại sao không cân nhắc việc tiêm thử nghiệm vaccine cho các tình nguyện viên nhiễm virus corona?

Đó có thể là phương cách nhanh chóng và rõ ràng để có thể xác định được vaccine có hiệu nghiệm hay không, nhưng làm vậy sẽ đối mặt với vấn đề đạo đức trong bối cảnh chưa có biện pháp chữa trị hữu hiệu đối với bệnh nhân Covid-19.

Nhưng điều đó có thể trở nên khả thi trong tương lai. Giáo sư Pollard chia sẻ: “Nếu một lúc nào đó chúng ta tìm được vài biện pháp điều trị cho căn bệnh này, và có thể đảm bảo an toàn cho các tình nguyện viên, thì đó sẽ là cách rất tốt để thử vaccine.”

Vaccine có an toàn?

Các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm sẽ được giám sát kỹ trong thời gian tới. Họ được cảnh báo là một vài người có thể bị nhức tay, đau đầu hoặc sốt trong vài ngày đầu tiên sau khi tiêm.

Họ cũng được cảnh báo là về lý thuyết thì có thể xảy ra nguy cơ virus thử nghiệm kích hoạt các phản ứng nghiêm trọng từ virus corona, vốn trước đây từng xảy ra trong các cuộc thử nghiệm vaccine SARS trên động vật.

Nhưng nhóm nghiên cứu Oxford nói rằng các dữ liệu thu thập được cho thấy nguy cơ vaccine thử nghiệm khiến cho bệnh tình nặng thêm là rất thấp.

Các nhà khoa học hy vọng vào tháng 9 có thể có được 1 triệu liều vaccine, sau đó có thể tăng quy mô sản xuất, nếu vaccine cho thấy hiệu quả phòng bệnh.

Ai sẽ được tiêm vaccine trước?

Giáo sư Gilbert nói chưa có quyết định về việc này: “Chúng tôi không có bổn phận tuyên bố điều gì sẽ đến, chúng tôi chỉ cố gắng để có được một vaccine hiệu nghiệm và có đủ số lượng vaccine đó. Sau đấy thì là chuyện của người khác.”

Giáo sư Pollard nói thêm: “Chúng tôi sẽ đảm bảo có đủ liều dùng để cung cấp cho những người cần kíp nhất, không chỉ tại Anh mà còn tại các nước đang phát triển.”

Một nhóm khác tại Đại học Imperial London cũng đang hy vọng tiến hành các cuộc thử nghiệm vaccine trên người vào tháng 6.

Các nhóm nghiên cứu của Oxford và Imperial đã nhận hơn 40 triệu bảng từ quỹ của chính phủ.

Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock đã biểu dương hai nhóm nghiên cứu và nói rằng Anh quốc sẽ “dốc toàn lực” để phát triển vaccine.

Cố vấn y tế trưởng của Vương quốc Anh, Giáo sư Chris Whitty, trước đây từng nói là khó có khả năng vaccine và thuốc điều trị sẽ sẵn sàng vào năm tới.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-52408209

 

Benedict Rogers: Những kẻ tra tấn dã man

 thời trung cổ của Trung Quốc phải bị trừng trị

Duy Nghĩa

Trong một bài bình luận đăng trên Uca News, nhà hoạt động nhân quyền Benedict Rogers cho rằng bên cạnh việc chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm gây ra đại dịch, thì những kẻ tra tấn các học viên Pháp Luân Công một cách tàn bạo thời trung cổ, cũng phải bị trừng trị.

Là Phó chủ tịch của Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ (Anh) và là Chủ tịch của Tổ chức nhân quyền phi chính phủ ‘Hong Kong Watch’, ông Rogers cho hay “ngày càng có nhiều tiếng nói kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguyên nhân sâu xa của đại dịch virus corona, và nhiều người cho là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải chịu trách nhiệm vì đã che đậy, bịt miệng những người tố giác và thiếu minh bạch về số người chết, số người lây nhiễm”.

Ngoài ra, theo ông Rogers, nếu thế giới “buộc chế độ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho các hành động của mình liên quan đến đại dịch, thì có một hành động tàn bạo khác liên quan đến ngành y tế mà chúng ta không nên bỏ qua”. Đó là các báo cáo về nạn mổ cướp nội tạng từ những tù nhân lương tâm ở Trung Quốc.

Phán quyết của Tòa án Xét xử Trung Quốc

Tháng trước, Tòa án Xét xử Trung Quốc (China Tribunal), một cơ quan độc lập được thành lập vào năm 2018 tại London, đã công bố phán quyết cuối cùng.

Kết luận của phán quyết là những lời luận tội rõ ràng. Phán quyết nêu rõ: “Hơn một thập kỷ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bị cáo buộc công khai về những hành động tàn ác và độc địa, so sánh ngang với sự tàn ác và độc địa của những kẻ tra tấn và hành quyết thời trung cổ. Nếu những lời buộc tội là đúng, thì hàng ngàn người vô tội đã bị giết – theo yêu cầu – để lấy đi các bộ phận cơ thể sống như thận, gan, tim, phổi, giác mạc và da để trở thành hàng hóa buôn bán”.

Tòa án nhân dân độc lập này có chủ tọa là luật sư Geoffrey Nice QC, người đã khởi tố [cựu Tổng thống Serbia] Slobodan Milosevic, được lập ra với nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi: Những cáo buộc khủng khiếp này có đúng không? và nếu vậy thì nó có nghĩa gì trong luật pháp quốc tế?

Hội đồng xét xử có 7 thành viên, bao gồm: 4 luật sư giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp lý khác nhau, 1 chuyên gia y tế nổi tiếng, 1 học giả và 1 doanh nhân.

“Tất cả các thành viên này trước đây đều không tham gia, hoặc biết về nạn mổ cướp nội tạng, và chỉ có 1 người có chuyên môn cụ thể về Trung Quốc, vì vậy không ai có thể buộc tội họ là những người từng trải hoặc các nhà hoạt động, hoặc tệ hơn, là những người chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc”, ông Rogers lưu ý.

Theo ông Rogers, “họ thực sự độc lập, và thực hiện các kỹ năng của mình để đánh giá những bằng chứng được đưa ra cho họ. Họ được hỗ trợ bởi một cố vấn, người tương tự trước đây không có liên quan đến Trung Quốc, và họ đã hỏi ý kiến của 2 chuyên gia pháp lý độc lập khác”.

Vào tháng 12/2018, tòa án đã đưa ra một phán quyết tạm thời, nêu rõ rằng dựa trên bằng chứng đã được trình bày, họ đã “chắc chắn – nhất trí và chắc chắn không có sự nghi ngờ nào – rằng ở Trung Quốc, nạn mổ cướp nội tạng từ tù nhân lương tâm, đã xảy ra trong một khoảng thời gian đáng kể, liên quan đến một số lượng rất lớn nạn nhân”. Nhưng khi công bố phán quyết tạm thời, Tòa án đã mời và trao cho Trung Quốc một cơ hội để đưa ra bằng chứng chống lại. Lời mời đó, cũng như 5 yêu cầu khác gửi đến Trung Quốc, mời tham gia vào phiên xét xử. Nhưng Bắc Kinh đã im lặng.

Vào tháng 6/2019, tóm tắt bản án cuối cùng đã được công bố, trong đó nhắc lại kết luận rằng, tội ác mổ cướp nội tạng đã được thực hiện. Đó là “một tội ác chống lại loài người”. Phán quyết lập luận những kẻ dính líu với chế độ ĐCSTQ, phải nhận thức được rằng họ “đang tương tác với một quốc gia tội phạm”.

Pháp Luân Công bị nhắm làm mục tiêu

Ông Rogers cho hay phán quyết đầy đủ, được Tòa án Xét xử Trung Quốc công bố vào tháng 3/2020, có tới 160 trang, nhưng với các phụ lục, bao gồm tất cả các bằng chứng bằng văn bản, có tổng cộng 562 trang.

“Phán quyết này cung cấp một bản báo cáo chi tiết về cách tòa án đưa ra những kết luận của mình như thế nào”, ông Rogers giải thích.

Phán quyết viện dẫn các cuộc gọi điện thoại bí mật, cho thấy cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã ra các chỉ thị bằng văn bản để thu hoạch nội tạng, đặc biệt từ các học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện Phật gia.

Phán quyết cũng viện dẫn các cuộc điện thoại, trong đó các bác sĩ từ các bệnh viện cấy ghép hàng đầu Trung Quốc thừa nhận rằng các nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công dường như là có sẵn.

Phiên tòa đã nghe lời khai từ 28 nhân chứng, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình về các sự kiện liên quan đến mổ cướp nội tạng. Phiên tòa cũng đã nhận thêm 16 tuyên bố làm chứng bằng văn bản, nghiên cứu và đọc thêm hàng ngàn trang tài liệu từ các chuyên gia. Tất cả điều này được công bố trên trang web của tòa án.

Hai trong số những vấn đề cốt yếu đối với Trung Quốc, mà Tòa án đặt ra là: (1) Làm thế nào có thể giải thích được sự khác biệt giữa số ca phẫu thuật cấy ghép được thực hiện ở Trung Quốc với số lượng người hiến tặng đã đăng ký? và (2) Làm thế nào để giải thích sự sẵn có của các nội tạng phù hợp cho các bệnh nhân trong một khung thời gian ngắn đáng kinh ngạc như vậy?

Phán quyết lưu ý: “Có một số lượng rất lớn các ca cấy ghép đã được thực hiện tại Trung Quốc.Tòa án đánh giá số lượng các ca cấy ghép từ 60.000 đến 90.000 mỗi năm trong những năm 2000-2014, là những con số đáng tin. Khi so sánh với số lượng những người đăng ký hiến tạng đủ điều kiện cho đến năm 2017, là 5.146 người, con số đó cho thấy một sự thiếu hụt không thể hiểu được”.

Cho rằng “để đạt được số lượng ca cấy ghép đã thực hiện – trước và kể từ năm 2017, năm ước tính gần đây nhất – phải tồn tại một nguồn khác hoặc các nguồn khác của các mô tạng”, tòa án kết luận: “Các bệnh viện ở Trung Quốc đã tiếp cận được với một quần thể những người hiến tặng, nội tạng của họ có thể lấy đi khi có nhu cầu”.

Dựa trên các bằng chứng, phán quyết khẳng định “mổ cướp nội tạng đã xảy ra ở nhiều nơi ở Trung Quốc, nhiều lần trong khoảng thời gian ít nhất là 20 năm, và tiếp tục cho đến ngày nay”.

Mặc dù không kết luận hẳn là tội diệt chủng, phán quyết nhấn mạnh: “không nghi ngờ gì về những hành vi bạo lực được thực hiện là biểu hiện của tội ác diệt chủng”, đặc biệt chống lại các học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ.

Ông Rogers cho rằng không còn nghi ngờ gì nữa, việc mổ cướp nội tạng cấu thành tội ác chống lại loài người. Theo phán quyết của tòa án, đó là “sự vi phạm lớn nhất có thể xảy ra đối với nhân quyền của một người, và là một trong những tội ác tàn bạo nhất thế giới đã phạm phải” trong thời hiện đại.

Mổ cướp nội tạng trong đại dịch Covid-19?

Hôm 29/2/2020, Trung Quốc tuyên bố một bước đột phá y tế lớn, rằng họ đã tiến hành thành công một ca phẫu thuật ghép 2 phổi cho nạn nhân virus corona trong tình huống khẩn cấp.

Theo ông Rogers, việc thực hiện ghép phổi do bị nhiễm Covid-19 trong bối cảnh đại dịch, với thời gian chờ đợi rất ngắn để có được phổi của những người hiến tặng, làm gia tăng sự nghi ngờ về nguồn gốc của các nội tạng này. Những câu hỏi nghiêm túc cần được đưa ra về việc làm thế nào tìm được người hiến tạng nhanh như vậy?

Kể từ đó, ít nhất 3 ca phẫu thuật ghép 2 phổi khác đã được báo cáo, với thời gian chờ đợi chỉ vài ngày.

“Một lần nữa, làm thế nào là điều này có thể xảy ra? Để ghép 2 phổi, bạn không chỉ cần có máu và mô thích hợp mà cần cả kích thước thân thể của người hiến tạng với người nhận phù hợp. Mặc dù là khác nhau, nhưng ở hầu hết các nơi trên thế giới thời gian chờ đợi dự kiến là ít nhất từ 3 đến 6 tháng, chứ không phải vài ngày. Vì vậy, các nhà chức trách Trung Quốc phải được hỏi lại câu hỏi: làm thế nào họ có thể có nguồn và thực hiện ghép phổi nhanh như vậy?”, ông Rogers chất vấn.

Theo ông Rogers, “bi kịch là ở chỗ, giữa tất cả những cái chết và sự hủy diệt khác do Covid-19 gây ra, [họ] có thể thúc đẩy thương mại thu hoạch nội tạng nghiệt ngã ở Trung Quốc. Bệnh nhân Covid-19 bị bệnh nặng thường báo cáo suy nội tạng, đặc biệt là với gan và do đó nhu cầu về nội tạng sẽ tăng cao. Thế giới không thể bỏ qua phán quyết của Toà án Xét xử Trung Quốc này”.

Buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm

Ông Rogers cho hay có một số cách thức có thể thực hiện.

Thứ nhất, như Toà án đã lưu ý, một cách thức có thể là thông qua Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, trong đó yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế đưa ra ý kiến pháp lý về việc liệu nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc có cấu thành tội diệt chủng, chống lại Pháp Luân Công, chống lại người Duy Ngô Nhĩ hay bất kỳ quần thể dân chúng khác bị nhắm làm mục tiêu, hay không?

Theo ông Rogers, không cần Trung Quốc phải đồng ý với yêu cầu này. Đó sẽ là một câu hỏi liệu có đủ các quốc gia thành viên trong Đại hội đồng [LHQ], có can đảm để thông qua một nghị quyết về vấn đề này hay không?

Nguyên tắc ‘Trách nhiệm bảo vệ’ [R2P] – được LHQ thiết lập trong năm 2005 nhằm ngăn chặn nạn diệt chủng, tội ác chiến tranh, thanh lọc sắc tộc và tội ác chống lại loài người – có thể được viện dẫn, để yêu cầu chính phủ các nước thành viên phải can thiệp để ngăn chặn những tội ác này.

Tuy nhiên, theo ông Rogers, “điều này bị hạn chế bởi quyền phủ quyết của Trung Quốc đối với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nhưng ngay cả việc yêu cầu cũng sẽ giúp cảnh báo cộng đồng quốc tế về mức độ nghiêm trọng của các cáo buộc”.

Cách thứ hai, Hội đồng Nhân quyền LHQ có thể xem xét và ủy nhiệm cho một báo cáo viên đặc biệt, điều tra nạn mổ cướp nội tạng của các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc.

“Việc Trung Quốc gần đây được bổ nhiệm vào Ban cố vấn của Hội đồng Nhân quyền, nơi giám sát việc lựa chọn những người nắm giữ nhiệm vụ về nhân quyền của LHQ, đã cản trở điều này, nhưng nó vẫn đáng để theo đuổi”, ông Rogers nhận xét.

Thứ ba, các cơ quan quốc tế cần thúc giục Trung Quốc cho phép một đoàn thanh tra quốc tế độc lập, có thể thực hiện các chuyến thăm không báo trước, không hạn chế [đến Trung Quốc] để điều tra. “Nếu [Bắc Kinh] không có gì để che giấu, thì tại sao lại nói không? Thực tế là chúng ta biết họ sẽ từ chối điều này, nhưng một lần nữa nó sẽ giúp làm nổi bật hơn nữa vấn đề”, ông Rogers nhấn mạnh.

Các cách thức để lựa chọn khác, được đề xuất trong phán quyết của tòa án, bao gồm việc khẳng định các quyền tài phán hình sự phổ quát tại các tòa án trong nước [Trung Quốc] hoặc cho phép các nguyên đơn cá nhân nộp đơn kiện dân sự.

Theo đề xuất của của cựu Bộ trưởng tư pháp Canada Irwin Cotler, các biện pháp trừng phạt mà đạo luật Magnitsky nhắm vào, hiện được đưa vào dự luật ở một số quốc gia, có thể được áp dụng đối với các quan chức trong chính quyền Trung Quốc, những kẻ phải chịu trách nhiệm về nạn mổ cướp nội tạng cũng như che giấu Covid-19.

“Giống như Giáo chủ Hồng y Charles Bo của Myanmar đã dũng cảm yêu cầu chế độ ĐCSTQ xin lỗi và đền bù thế giới cho Covid-19, vậy chúng ta cần kêu gọi một hành động chống lại tội ác dã man của nạn mổ cướp nội tạng”, ông Rogers đề xuất.

Ông Rogers kêu gọi “các tổ chức y tế, có liên kết với những tổ chức/cá nhân ở Trung Quốc tham gia ghép tạng, cần nghiên cứu phán quyết của tòa án, và xem xét cắt đứt quan hệ với đối tác đó. Các chuyên gia y tế – cả bác sĩ và những học giả – cần ngừng trao đổi với những người ở Trung Quốc làm việc trong lĩnh vực cấy ghép tạng. Tổ chức Y tế Thế giới – hiện đang bị chỉ trích ngày càng gia tăng vì mối quan hệ của họ với ĐCSTQ – và Hiệp hội Cấy ghép, cần đánh giá toàn bộ quan điểm của mình, và phải chịu trách nhiệm”.

Ông Rogers cho rằng công chúng tại các nước cũng có vai trò gây áp lực lên chính phủ của mình, xem xét những cáo buộc này một cách nghiêm túc và hành động. Ngoài ra, đối với một công dân bình thường, cần thực hiện việc tẩy chay đối với hàng hóa, từ một chế độ, mà Tòa án mô tả là “một nhà nước hình sự”.

Trong khi một số chính phủ đang nghiên cứu phán quyết của tòa án, và ngày càng có nhiều nghị sĩ trên khắp thế giới lên tiếng, thì các chính phủ cho đến nay đã thể hiện sự miễn cưỡng hành động, rất khó coi.

Cuối cùng nhà hoạt động nhân quyền Rogers kết luận: “Với tất cả những đau khổ mà [Bắc Kinh] đang gây ra, Covid-19 có lẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh. Ít nhất, phần chính yếu của bằng chứng do Toà án Xét xử Trung Quốc thu thập, không được bỏ mặc. Như một số người đã ủng hộ, nếu chính quyền của ĐCSTQ bị trừng trị sau đại dịch, thì việc buộc tội nạn mổ cướp nội tạng phải được xem xét đến trong việc trừng phạt đó”.

Theo Uca News,

Duy Nghĩa dịch và biên soạn.

https://www.dkn.tv/the-gioi/benedict-rogers-nhung-ke-tra-tan-da-man-thoi-trung-co-cua-trung-quoc-phai-bi-trung-tri.html

 

Vương quốc Anh kêu gọi ngừng nhập khẩu bông

 có nguồn gốc từ các ‘trại giam’ Trung Quốc

Bình luậnTâm An

Vào ngày 23/4, các luật sư và các nhà vận động nhân quyền cho biết rằng vấn nạn lao động cưỡng bức ở Trung Quốc có quy mô lớn chưa từng thấy kể từ Thế chiến thứ II, trong khi kêu gọi Anh ngừng việc nhập khẩu mặt hàng bông có nguồn gốc từ khu vực Tân Cương, Trung Quốc.

Các thương hiệu lớn đang nhắm mắt làm ngơ trước vấn nạn lao động cưỡng bức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Các hãng như H&M, IKEA, Uniqlo và Muji là bốn trong số các công ty bán hàng hóa làm từ sợi bông có nguồn gốc từ khu vực Tân Cương, Trung Quốc. Liên Hợp Quốc đã ước tính rằng có ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi giáo tại khu vực này bị giam giữ phi pháp trong các trại giam lớn.

H&M và IKEA cho biết các nhà cung cấp nguồn bông của họ gần đây đã tuyên bố rằng sẽ không chấp nhận nguồn bông từ Tân Cương nữa.

Các điểm bán hàng trên trang web của Uniqlo và Muji đã quảng cáo rằng sản phẩm của họ có nguồn gốc sợi bông từ Tân Cương, hiện họ vẫn chưa trả lời yêu cầu bình luận về vấn đề này.

Một lá thư gửi chính phủ Anh, Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới (WUC) và Mạng lưới Hành động Pháp lý Toàn cầu (GLAN), cho biết có “bằng chứng chắc chắn” rằng người Duy Ngô Nhĩ đang bị sử dụng như nguồn “lao động cưỡng bức” trong ngành công nghiệp bông vải Trung Quốc.

Lá thư kêu gọi vương quốc Anh thực hiện một cuộc điều tra và đình chỉ nhập khẩu mặt hàng sợi bông từ khu vực này, trừ khi các công ty có thể chứng minh rằng họ không sử dụng nguồn “lao động cưỡng bức” để sản xuất sản phẩm của mình. Lực lượng hải quan cũng nên xem xét để thu giữ mặt hàng sợi bông (vốn được sản xuất bằng nguồn lao động cưỡng bức) đã nhập khẩu trong nước Anh.

Ông Gearoid O Cuinn, giám đốc của GLAN, một mạng lưới các luật sư, học giả và nhà báo điều tra, cho biết: “Những chuỗi cung ứng như vậy và việc nhập khẩu bông này phải được tạm dừng”.

“Việc sản xuất của họ phụ thuộc vào việc giam cầm có hệ thống và theo quy mô lớn nhất đối với một nhóm dân tộc kể từ cuộc thảm sát Holocaust (một cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã cùng bè phái tiến hành và đã dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái)”, ông nói với Quỹ Thomson Reuters.

ĐCSTQ nói rằng các trại này được thiết kế để dập tắt… khủng bố, và cung cấp các kỹ năng nghề nghiệp, họ chối bỏ việc sử dụng người Duy Ngô Nhĩ như một lực lượng lao động cưỡng bức. Đại sứ quán Trung Quốc tại London đã không trả lời ngay lập tức về các cáo buộc trong bức thư.

Hơn 80% sản phẩm sợi bông Trung Quốc có nguồn gốc từ Tân Cương, một khu vực rộng lớn ở phía Tây Bắc nước này, nơi có khoảng 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ.

Việc nhập khẩu bông có nguồn gốc từ Tân Cương đã vi phạm luật pháp của Anh, bao gồm cả luật cấm nhập khẩu hàng hóa do nhà tù sản xuất, theo lá thư gửi cơ quan hải quan Anh (HMRC), GLAN và nhóm nhân quyền Duy Ngô Nhĩ.

Các luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền đã phác thảo bằng chứng cho biết họ đã chứng minh được việc ĐCSTQ sử dụng người Duy Ngô Nhĩ như một nguồn lao động cưỡng bức, và việc này được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sợi bông, cả về khâu chế biến bông thô, đến việc biến nó thành quần áo và các hàng hóa khác.

H&M cho biết họ đã cấm việc sử dụng lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng của mình và chưa bao giờ làm việc với các nhà máy may mặc ở Tân Cương.

Họ nói rằng họ đã nhập khẩu tất cả bông từ Trung Quốc thông qua tổ chức Sáng kiến ​​Bông tốt hơn (BCI), một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu cam kết cải thiện điều kiện của nhân công làm việc trong lĩnh vực này.

Vào tháng 3/2020, BCI cho biết rằng họ sẽ không cấp phép cho tổ chức gọi là “Bông tốt hơn“ (Better Cotton) từ Tân Cương đối với mùa vụ bông 2020-2021, và đã ký hợp đồng với một chuyên gia bên ngoài để xem xét tình hình.

IKEA cho biết họ đã hỗ trợ các đánh giá của BCI. “Chúng tôi sẽ không chấp nhận bất cứ trường hợp nào, dưới bất kỳ hình thức lao động cưỡng bức nào trong chuỗi cung ứng của IKEA”, người phát ngôn của IKEA nói thêm.

Nước Anh đã được ca ngợi như một nhà tiên phong trong nỗ lực toàn cầu để chấm dứt chế độ nô lệ trong thời hiện đại, và đã cùng với các nước khác thúc giục ĐCSTQ nhằm ngăn chặn các vụ giam giữ hàng loạt.

GLAN cho biết họ sẽ xem xét thực hiện các hành động pháp lý nếu chính phủ không hành động.

Tại Hoa Kỳ, các nhà lập pháp đã đề xuất luật nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hóa được thực hiện bằng nguồn lao động cưỡng bức ở Tân Cương.

Tâm An

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/kinh-te/vuong-quoc-anh-keu-goi-ngung-nhap-khau-bong-co-nguon-goc-tu-cac-trai-giam-trung-quoc-32761.html

 

Bác sĩ Pháp kể lại trải nghiệm chữa bệnh

 cho gia đình Kim Jong Un: Bí ẩn, toát mồ hôi lạnh

Phụng Minh

Trong khi tình hình sức khỏe của lãnh đạo Triều Tiên vẫn còn là một ẩn số, hãy cùng nhìn lại bức màn bí ẩn xung quanh việc chữa bệnh của gia tộc họ Kim.

Tình trạng sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (Kim Chính Ân) đến nay vẫn chưa rõ ràng hơn. Tờ LCI News cho biết Kim Jong Un đã từng có một tình huống tương tự khi không xuất hiện trước công chúng gần 6 tuần vào năm 2014. Theo cơ quan tình báo Hàn Quốc, sau đó ông đột ngột xuất hiện trở lại với tay chống nạng, trong chuyến thăm một dự án khu dân cư ở Bình Nhưỡng, do vừa trải qua ca phẫu thuật chân trái.

LCI nói rằng, lần đó không rõ ông Kim có được các bác sĩ Pháp tiến hành chữa trị hay làm phẫu thuật cho hay không, nhưng các bác sĩ Pháp đã từng được “mời” đến Bình Nhưỡng xem điện tâm đồ và giải phẫu cho một người thần bí nào đó.

Câu chuyện liên quan tới bài báo ngày 11/12/2008 trên tờ Le Figaro có tên “Ces médecins français au chevet de Kim Jong-il” (Những bác sĩ người Pháp bên giường bệnh Kim Jong Il). Theo đó, kể từ đầu năm 1990, các bác sĩ Pháp thường được mời đến Bình Nhưỡng xem bệnh cho một nhân vật cấp cao. Trong nhiều năm, các bác sĩ đã giữ kín miệng, và họ không sẵn sàng nói bất cứ điều gì liên quan tới sự việc này với ai, để tránh gây rắc rối cho chính họ.

Lối đi ngầm tới biệt thự

Yves Boin, một bác sĩ phẫu thuật thần kinh đã nghỉ hưu, kể lại rằng vào mùa xuân năm 2004, ông đột nhiên nhận được một cuộc gọi từ cơ quan tình báo Pháp vì họ cho rằng ông có trong tay mẫu máu nghi bị nhiễm HIV của Kim Jong Il (Kim Chính Nhật). Sở dĩ họ nghĩ vậy vì ông Boin đã từng phẫu thuật cho người tình ở Paris của Kim Jong Il là Ko Young Hee, vì bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư năm đó.

Bác sĩ Boin nói rằng ông và vợ đã tới Bình Nhưỡng bốn lần để gặp những người quan trọng. Có một lối đi ngầm giữa khách sạn họ ở và biệt thự của Kim Jong Il. Ông nhớ lại rằng “nếu có vấn đề, họ sẽ gọi cho tôi, nếu không là thay thế van tim nhân tạo thì đó là để lấy heparin (một chất chống đông máu)”.

Vào thời điểm đó, Tchoë-il, đại diện của Bắc Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc có thể nói tiếng Pháp hoàn hảo, là người mai mối giữa các bác sĩ Pháp và người bệnh nhân bí ẩn này. Một bác sĩ khác là Francois-Xavier Roux, chuyên ngành phẫu thuật thần kinh tại Bệnh viện Sainte-Anne ở Paris, tiết lộ với phóng viên Le Figaro rằng Kim Jong Il đã bị đột quỵ nhưng không thực hiện phẫu thuật.

Trên thực tế, trong thời đại của Kim Il Sung (Kim Nhật Thành), các quan chức cấp cao của Triều Tiên đã nhiều lần mời các bác sĩ Pháp đến Bình Nhưỡng để khám chữa bệnh. Theo Le Figaro, vào tháng 11/1991, Kim Il Sung bị suy tim. Tchoë-il, đại diện của Bắc Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc, ban đầu muốn thuê một bác sĩ Thụy Sĩ, nhưng đã bị từ chối, sau đó ông đã tìm đến bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Lyon.

Nhân vật bí mật được cấy ghép máy điều hòa nhịp tim

Bác sĩ Boin kể lại rằng, một ngày nọ đại diện của Bắc Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Tchoë-il cho bác sĩ bệnh viện Lyon xem điện tâm đồ của một bệnh nhân, nói rằng người này cần cấy ghép một máy điều hòa nhịp tim. Nhưng đó là ai, thì họ không được biết.

Mười ngày sau, bác sĩ gây mê, bác sĩ phẫu thuật cùng vợ và một y tá lên máy bay tới Bình Nhưỡng cùng với Tchoë-il. Bất ngờ đầu tiên: tại sân bay Geneva, họ thấy mười hộp hàng quá khổ đăng ký theo diện ngoại giao, do đó được miễn kiểm soát, bên cạnh hành lý của họ. Sau khi tới nơi, họ phát hiện ra đó là 350 máy điều hòa nhịp tim, với tổng giá trị khoảng một triệu franc tại thời điểm đó (650.000 euro vào năm 2008 khi bài báo xuất bản). Tiến sĩ Bouin lưu ý: “Đây là cách chế độ này phá vỡ các biện pháp trừng phạt để lấy nguyên liệu hoặc thuốc quý hiếm”.

Sau khi đến Bình Nhưỡng, bác sĩ Pháp đã cấy ghép máy điều hòa nhịp tim cho 15 binh sĩ trẻ. Ngay sau ca phẫu thuật khó khăn, các quan chức Triều Tiên đột nhiên nói rằng ca phẫu thuật chưa kết thúc và một người khác cũng cần phẫu thuật tương tự. Nhưng anh ấy đã lớn tuổi và bác sĩ người Pháp không hỏi nhiều mà chỉ tiến hành phẫu thuật tương tự. “Sau khi trở về Pháp, tôi được biết bệnh nhân là Kim Il Sung”, ông nói.

Kim Il Sung ngã từ ngựa

Sau vài năm, Kim Il Sung bị ngã từ trên lưng ngựa xuống gây chấn thương đầu và xuất huyết não. Vào thời điểm đó, hai nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên đã đến một bệnh viện ở Paris và yêu cầu các bác sĩ Pháp nhanh chóng tới Bình Nhưỡng. Nhưng họ đã không nói bệnh nhân là ai và họ cũng không cho biết tình trạng bệnh nhân này có nghiêm trọng hay không.

Bác sĩ phẫu thuật thần kinh đã đến đó, nhưng ở Bình Nhưỡng, ông ta không bao giờ nhìn thấy bệnh nhân. Ông chỉ được xem hình ảnh trình chiếu của máy quét. Cuối cùng, bác sĩ người Pháp cho rằng không cần thiết phải phẫu thuật. Nhưng người nhà của Kim không hài lòng với kết luận này. Sau đó hai bác sĩ phẫu thuật thần kinh khác được đưa đến từ Lyon, những người này cũng có cùng quan điểm, trong khi không hề được biết ý kiến của những người khám trước. Ở Triều Tiên, nếu điều trị y tế thất bại, một bác sĩ khác sẽ được thuê để kiểm tra xem bác sĩ trước có lừa họ hay không.

Trải nghiệm toát mồ hôi lạnh

Bác sĩ Boin kể lại rằng một lần ông được mời tới Bình Nhưỡng để thực hiện ca phẫu thuật cho một người nào đó. Chính quyền Bình Nhưỡng trước tiên yêu cầu vợ ông trở về Pháp, để ông lại một mình. Sau đó, ông đã thực hiện phẫu thuật cột sống vùng thắt lưng cho hơn 10 người. Như trước đó, ông không biết danh tính thực sự của những bệnh nhân này.

Nhưng điều khiến ông sợ hãi là chính quyền Bắc Triều Tiên đã tách vợ ông ra khỏi ông, và ông đã lo sợ rằng họ có thể khiến ông biến mất không có lý do. Ông nói với phóng viên Le Figaro rằng, sau này khi nghĩ lại, ông đã toát mồ hôi lạnh.

Tại sao Triều Tiên chọn chuyên gia Pháp? Bác sĩ người Pháp cho rằng, ngoài trình độ chuyên môn cao của y tế Pháp, Triều Tiên còn “đánh giá cao sự độc lập nhất định về mặt chính trị” của các bác sĩ Pháp.

Theo Le Figaro

Phụng Minh biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-si-phap-ke-lai-trai-nghiem-chua-benh-cho-gia-dinh-kim-jong-un-bi-an-toat-mo-hoi-lanh.html

 

Pháp : Covid-19 làm nổi rõ bất bình đẳng xã hội

Thu Hằng

Bất kỳ ai, dù giầu nghèo hay mầu da gì, đều có nguy cơ nhiễm virus corona. Thế nhưng, chiến lược phòng chống dịch Covid-19, trong đó có biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội, lại đào sâu thêm tình trạng bất bình đẳng trên toàn thế giới. Pháp không phải là trường hợp ngoại lệ.

Với biện pháp phong tỏa, chỉ có khoảng 44% người lao động Pháp có thể làm việc từ xa (chủ yếu ở các đô thị lớn), theo thống kê của OpinionWay. Những đối tượng này ít bị dịch Covid-19 tác động về mặt kinh tế. Ngược lại, chỉ có 3% công nhân có thể làm việc từ xa, hơn 50% công nhân bị thất nghiệp bán phần và được hưởng 84% lương thực lĩnh trong giai đoạn dịch. Trong khi đó, rất nhiều sinh viên và thanh niên bị mất việc làm thêm.

Gần 1 tỉ euro cho 3 triệu hộ khó khăn

Khoảng 3 triệu hộ gia đình khó khăn nhất sẽ nhận được một khoản trợ cấp, từ 229 đến 320 euro, tùy theo thu nhập, trong khoản ngân sách gần 1 tỉ euro, được tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo trong bài diễn văn tối 13/04/2020 :

« Đối với những người nghèo khó nhất, những tuần này là thời gian rất khó khăn. Tôi muốn cảm ơn các thị trưởng, các dân biểu địa phương và các hiệp hội đã rất tích cực hành động cùng với chính phủ. Những tôi cũng muốn đề nghị họ đi xa hơn và chuyển ngay cho các gia đình khó khăn có con cái một khoản trợ cấp đặc biệt để họ có thể đáp ứng những nhu cầu thiết yếu.

Những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đôi khi sống xa gia đình, đặc biệt là đối với những sinh viên đến từ các vùng lãnh thổ hải ngoại, cũng sẽ được hỗ trợ…

Đối với những người bị thiệt thòi nhất, những người sống cô đơn, chúng ta sẽ kết hợp với các hiệp hội lớn, cũng như với các cơ quan địa phương để họ được đảm bảo ăn uống, được bảo vệ và được hưởng những dịch vụ mà chúng ta cần trợ giúp họ ».

Do mất thu nhập hoặc giảm thu nhập, trong khi phải chi nhiều hơn cho lương thực vì cả gia đình ăn ngày ba bữa tại nhà, nên khả năng tài chính của nhiều gia đình trở nên eo hẹp hơn. Ngoài ra, rất nhiều người trong số họ cũng mất khoản thu nhập phụ nhờ « làm chui », như trông trẻ, dọn dẹp… vì không còn nhu cầu. Một số gia đình khác, khó khăn hơn, bị mất nguồn cung cấp từ thiện từ các tổ chức nhân đạo như Resto Du coeur, hoặc các kho lương thực tương ái…, bị đóng cửa theo quyết định phong tỏa chống dịch.

Tiếp theo, vì trường học đóng cửa, nhiều gia đình có thu nhập thấp đã mất đi khoản trợ cấp căng tin cho con học tiểu học (tùy theo giá quy định của mỗi thành phố), trong khi lại phải chi thêm để mua thực phẩm tại nhà. Ví dụ tại Paris, họ chỉ phải trả 0,13 euro hoặc 0,85 euro hoặc 1,62 euro/bữa ăn căng tin.

Vì vậy, trước khi chính phủ thông báo khoản ngân sách đặc biệt gần 1 tỉ euro, thành phố Paris, cũng nhiều đô thị lớn khác, đã quyết định chuyển thẳng khoản tiền trợ cấp căng tin đến các gia đình được hưởng. Paris giành 3,5 triệu euro cho 28.579 gia đình thuộc diện trên, mỗi gia đình nhận được từ 50 đến 150 euro.

Hơn 15.700 gia đình ở Marseille, thuộc diện trên, cũng nhận được số tiền trợ cấp tương đương. Tuy nhiên, nhiều lời kêu gọi tương ái đã được đăng trên các trang mạng chuyên quyên góp để giúp đỡ những gia đình khó khăn nhất ở Marseille, theo giải thích với RFI của bà Virginie Aklioouat, thuộc nghiệp đoàn giáo viên SNUipp :

« Tình hình rất đáng lo lắng. Thời gian phong tỏa càng kéo dài thì tình hình tài chính của các gia đình này càng thêm nghiêm trọng. Rất nhiều lời kêu gọi quyên góp xuất hiện trên các trang chuyên quyên

góp trên mạng, hoặc một số nơi tổ chức điểm quyên góp lương thực. Theo tôi biết đã có 10 điểm như vậy ».

Cuộc sống bấp bênh của nhiều sinh viên

Một bộ phận sinh viên là đối tượng tiếp theo bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19. Mất thu nhập làm thêm vì các hàng quán « không cần thiết » bị đóng cửa, lại không có trợ cấp thất nghiệp vì hợp đồng thời vụ nên cuộc sống của họ bấp bênh hơn, không đủ khả năng trả tiền thuê nhà, sinh hoạt phí… Một số sinh viên, được đài truyền hình France 24 phỏng vấn (15/04), cho biết sống nhờ vào những phiếu mua hàng tại các siêu thị mà nhân viên xã hội gửi cho họ.

Các trường đại học Pháp đóng cửa đến tháng 9. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều sinh viên ở lại ký túc xá, thường là những người khó khăn nhất, vì gia đình ở xa hoặc là sinh viên nước ngoài. Hầu hết các trường và các hiệp hội sinh viên cố gắng hỗ trợ phần nào cho cuộc sống của những sinh viên này. Ví dụ đại học Grenoble Alpes cho sinh viên mượn máy tính hoặc máy tính bảng, tặng thẻ internet 4G, giúp đỡ tài chính, tâm lý và thực phẩm.

Bà Véronique Pueyo, giám đốc Crous Grenoble Alpes, giải thích với đài phát thanh France Bleu Isère (20/04/2020) :

« Lương thực được Crous phân phối một tuần một lần vào thứ Năm và một lần khác do hội sinh viên Grenoble Agoraé tổ chức. Lương thực của Crous chủ yếu là sản phẩm từ mạng lưới France Frais, từ kho của ngân hàng thực phẩm và kho dự trữ của Crous vì các nhà ăn sinh viên bị đóng cửa nên chúng tôi có nhiều mặt hàng sẽ hết hạn vào cuối năm học và vì thế chúng tôi cung cấp cho sinh viên.

Nhân viên của Crous đóng từng túi thực phẩm cá nhân, sau đó được phân phát ở một nhà ăn ở Grenoble hoặc được hội sinh viên chuyển đến tận những khu ký túc xá nằm cách xa nhà ăn nói trên ».

Vào cuối tháng 03/2020, bộ Đại Học Pháp đã giải ngân 10 triệu euro để « trợ giúp khẩn cấp đặc biệt » cho những sinh viên khó khăn. Đây là khoản đầu tư « cần thiết, nhưng chưa đủ », theo Liên hiệp Sinh viên Pháp (Unef) vì chỉ có thêm 20.000 sinh viên được hưởng khoản trợ cấp này.

160.000 người vô gia cư

Cuối cùng, phải kể đến những người không có chỗ ở cố định. Cùng lúc, họ phải đối mặt với hai khó khăn : virus corona và thiếu ăn. Rất nhiều trung tâm phân phát lương thực, thực phẩm phải đóng cửa. Các nhà hàng hào phóng giúp đỡ lương thực và thức ăn cũng không hoạt động. Nhiều người cũng không thể xin tiền người qua đường vì mọi người đều ở nhà do lệnh phong tỏa. Để giúp đỡ những người có cuộc sống bấp bênh và người nhập cư không được hưởng chăm sóc y tế, tổ chức Y sĩ Không biên giới đã mở một khu khám bệnh miễn phí ở quận 19 Paris, giáp ranh với tỉnh Seine-Saint-Denis.

Tuy nhiên, tình hình phong tỏa cũng khiến một số tổ chức từ thiện, như Emmaüs, nổi tiếng với những cửa hàng nội thất từ đồ thu lượm, đang bị khủng hoảng tài chính. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến 20.000 người được phong trào hỗ trợ. Luôn tự hào về khả năng tự chủ tài chính, lần đầu tiên kể từ 70 năm nay, Emmaüs France đã phải kêu gọi quyên góp và cần đến 5 triệu euro.

Trả lời đài RFI, ông Jean-François Maruszyczak, tổng giám đốc của Emmaüs France giải thích :

« Sự tồn tại của phong trào bị đe dọa trước một nguy cơ lớn : Khả năng tự chủ tài chính của chúng tôi đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì sắc lệnh ngừng mọi hoạt động kinh doanh.

Hiện có 200 trên tổng số 290 cơ sở Emmaüs phải ngừng hoạt động. Như vậy có 20.000 người phải ngừng làm việc tại các trung tâm thu nhặt, quyên góp và bán lại các đồ vật trong các cửa hàng liên đới, vẫn được người dân Pháp biết rõ. Đó là những người có cuộc sống bấp bênh, họ vừa là những người đồng hành, vừa là nhân viên theo diện hòa nhập, tất cả được Emmaüs đón nhận. Đó là những người từng bị tổng thương và gặp khó khăn trong cuộc sống. Chúng tôi muốn giúp họ tái hòa nhập, tự tin vào bản thân. Thế nhưng, công việc này lại đang gặp nguy hiểm.

Hiện nay, chúng tôi không còn tài chính để tiếp tục chương trình vì các cửa hàng Emmaüs đều ngừng hoạt động. Vì thế, chúng tôi kêu gọi quyên góp hỗ trợ trong giai đoạn này, vô cùng phức tạp và mang tính sống còn cho phong trào Emmaüs và cho phép những người đó được tiếp tục công việc trong tương lai. Nếu không, chúng tôi sẽ không còn khả năng giúp đỡ họ và họ sẽ lại phải ra đường ».

Giai đoạn hậu phong tỏa là một chặng mới rất tế nhị đối với chính phủ, vì vừa phải tìm được một lối thoát cho cuộc khủng hoảng dịch tễ, vừa phải nghiên cứu biện pháp để hạn chế khủng hoảng nặng nề về kinh tế. Theo các chuyên gia Quỹ Jean Jaurès, thất bại trong giai đoạn này có thể sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200424-ph%C3%A1p-covid-19-l%C3%A0m-n%E1%BB%95i-r%C3%B5-b%E1%BA%A5t-b%C3%ACnh-%C4%91%E1%BA%B3ng-x%C3%A3-h%E1%BB%99i

 

Netflix mua quyền chiếu phim Pháp kinh điển

Tuấn Thảo

Kể từ hôm 24/04/2020, mạng Netflix của Mỹ cho phát hành 50 tác phẩm kinh điển. Loạt tác phẩm này được dẫn đầu với dòng phim của đạo diễn Pháp François Truffaut. Đôi khi bị chỉ trích là chuyên phổ biến dòng phim thương mại, Netflix đã thực hiện cú đột phá ngoạn mục, bằng cách hợp tác và khai thác ‘‘tủ phim’’ của nhà phân phối Pháp MK2.

Không phải ngẫu nhiên mà trong bước đầu Netflix cho phát hành 12 bộ phim nổi tiếng nhất (trong số 21) của François Truffaut. Qua đời vào năm 1984, đạo diễn Pháp cùng với Jean-Luc Godard là hai gương mặt hàng đầu của phong trào điện ảnh Nouvelle Vague (Làn sóng mới). Lúc sinh tiền, François Truffaut là một trong những đạo diễn Pháp nổi tiếng nhất ở nước ngoài và được khá nhiều đồng nghiệp cùng thời ngưỡng mộ, kể cả Steven Spielberg và Francis Ford Coppola.

Giới yêu nghệ thuật thứ bảy được dịp khám phá lại kiệt tác “Les 400 coups” (phát hành vào năm 1959), bộ phim đầu tiên mà François Truffaut đã dành cho cậu bé Antoine Doisnel, một nhân vật hư cấu nhưng phản ánh nhiều điều thú vị về gia cảnh cũng như câu chuyện của bản thân nhà đạo diễn thời ông còn nhỏ tại Paris những năm 1950. Trong vòng 20 năm sau đó, đạo diễn Pháp đưa người xem theo dõi câu chuyện của cậu bé Antoine qua nhiều giai đoạn khác nhau trong cuộc đời nhân vật, thời mới biết yêu trong bộ phim ‘‘Baisers volés’’, thời lập gia đình trong ‘‘Domicile Conjugal’’, thời chia tay khi tình yêu vụt bay trong ‘‘L’Amour en fuite’’  (phát hành vào năm 1979)…

François Truffaut còn nổi tiếng là đạo diễn biết đề cao các vai nữ trong cách đặt ống kính và hướng góc nhìn về tâm lý nhân vật. Khán giả khám phá lại nụ cười có duyên của Françoise Dorléac trong phim ‘‘La Peau douce’’ (Làn da mềm mại), vẻ đẹp kiêu sa dù khá lạnh lùng của Catherine Deneuve trong ‘‘Le Dernier Métro’’ (Chuyến tàu cuối cùng), sự quyến rũ lạ thường của Fanny Ardant trong phim ‘‘La femme d’à côté’’(Cô láng giềng), nét hồn nhiên ngây thơ của Julie Christie trong phim ‘‘Fahrenheit 451’’, dựa theo tác phẩm khoa học viễn tưởng của Ray Bradbury. Dĩ nhiên, một trong nữ diễn viên từng đóng phim Truffaut rất trội vẫn là Jeanne Moreau, đặc biệt trong tác phẩm “Jules et Jim” nói về mối tình tay ba đầy sóng gió, phóng tác từ tiểu thuyết cùng tên của Henri-Piere Roché, mà đạo diễn François Truffaut từng đánh giá là quyển tiểu thuyết lãng mạn nhất mà ông được đọc để hiểu hơn về duyên phận kiếp người trong “cơn lốc cuộc đời” (Le Tourbillon de la Vie).

Sau dòng phim Truffaut trong tháng 04/2020, mạng Netflix sẽ tiếp tục khai thác bộ sưu tập của MK2, công ty phân phối này nổi tiếng ở Pháp nhờ các rạp xinê thiên về dòng phim nghệ thuật nhiều hơn là phim thương mại. Netflix lần lượt đưa vào danh mục các tác phẩm nhạc kịch theo kiểu Pháp của đạo diễn Jacques Demy, tác giả của hai bộ phim “Les Demoiselles de Rochefort” và “Les Parapluies de Cherbourg”. Trong thể loại phim hài, Netflix đã mua quyền khai thác trên mạng trong những tháng tới, nhiều bộ phim của Charlie Chaplin (vua hề Charlot) do MK2 nắm giữ tác quyền, kế theo đó là phim của đạo diễn Alain Resnais, phía châu Âu có phim của đạo diễn người Serbia Emir Kusturica, nhà làm phim hai quốc tịch Áo-Pháp Micheal Haneke, đạo diễn người Ba Lan Kieslowski, phía Bắc Mỹ có Xavier Dolan người Canada hay David Lynch đến từ Hoa Kỳ…

Tất cả những tên tuổi này (chủ yếu là châu Âu) giúp cho nguồn phim của Netflix trở nên phong phú, đa dạng hơn. Giới ghiền xem phim truyền hình nhiều tập vẫn mê theo dõi ‘‘Kingdom’’, phim lịch sử cổ trang của Hàn Quốc kết hợp với thây ma và xác sống hay ‘‘La Casa de Papel’’ (Phi vụ triệu đô) của Tây Ban Nha. Giới thích xem phim của các đạo diễn có nhãn quan độc đáo riêng biệt cũng có thể tìm thấy hầu như toàn bộ các tác phẩm của Martin Scorsese (Mean Streets, Goodfellas ‘‘Les Affranchis’’, Sòng bạc Casino, Bí mật đảo Shutter), hay các tác phẩm của đạo diễn Tarantino (Reservoir Dogs, Pulp Fiction, hai tập phim Kill Bill…) Dòng phim Clint Eastwood cũng hiện diện trên mạng nhưng ít hơn (Gran Torino, Space Cowboys, Mystic River). Gần đây hơn nữa, Netflix đã chuyển hướng sang dòng phim hoạt hình với các tác phẩm của đạo diễn Nhật Bản Hayao Miyazaki.

Tuy nhiên, giới yêu chuộng ‘‘điện ảnh thế giới’’ cho tới giờ này vẫn nhận thấy mạng Netflix còn thiếu khá nhiều tác phẩm ‘‘quan trọng’’ của làng nghệ thuật thứ bảy, trong đó có các tác phẩm châu Âu từng đoạt giải nhất tại ba liên hoan lớn là Venise, Berlin và Cannes. Ngoài ra, các nền điện ảnh đã tỏa sáng từ lâu như Iran hay Thổ Nhĩ Kỳ hay đang trỗi dậy như Arhentina hay Hungary dù cho ra lò nhiều tác phẩm có giá trị, nhưng dường như vẫn chưa đủ ‘‘tiềm năng’’ thương mại để hiện diện trên mạng Netflix.

Đối với công ty phân phối MK2, việc nhượng lại một phần quyền khai thác bộ sưu tập phim kinh điển là một cách để tạo thêm nguồn thu nhập, vào lúc các rạp xinê của công ty này nói riêng và của ngành phân phối phim nói chung đều phải đóng cửa. Còn đối với Netflix, việc hợp tác để có thêm nguồn cung cấp là nhằm để thu hút nhiều đối tượng khán giả khác. Theo công ty tư vấn FutureSource, trong thời gian phong tỏa, Netflix đã thu hút thêm 6 triệu thành viên, lên đến 15,8 triệu người đăng ký so với 9,5 triệu, so với cùng thời điểm năm 2019. Trên toàn cầu, Netflix hiện có hơn 183 triệu người đăng ký.

Trong cuộc chạy đua giành lấy thị phần phim video trực tuyến, mạng Netflix đã muốn tạo thêm nét mới lạ khác biệt, đa dạng hóa nguồn phim nhất là các nguồn đến từ châu Âu. Thị trường phim trực tuyến gồm nhiều đối thủ cạnh tranh đáng gờm là Disney+, Apple TV hay là Amazon Prime. Tuy nhiên, về mặt bản chất cũng như cơ cấu, Netflix và MK2 rất khác nhau. Việc đôi bên chấp thuận rồi ký kết hợp tác (vì cả hai phía đều có lợi trong thời buổi hiện nay) trước sau gì vẫn là một cuộc ‘‘hôn nhân’’ vì lý trí nhiều hơn là vì tình cảm.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200424-netflix-hoa-ky-dien-anh-quoc-te

 

Covid-19 : Học sinh Pháp sẽ trở lại trường

trên cơ sở tự nguyện của bố mẹ

Thanh Phương

Trong bối cảnh tình hình khống chế dịch Covid-19 còn đòi hỏi nhiều thời gian, việc học sinh trở lại trường sẽ dựa trên sự tự nguyện của bố mẹ, đó là thông báo của phủ tổng thống Pháp hôm 23/04/2020, trong lúc chính phủ đang chuẩn bị chiến lược dỡ bỏ phong tỏa từ ngày 11/05.

Sau một cuộc họp giữa tổng thống Emmanuel Macron với các dân biểu địa phương, điện Elysée cũng thông báo là sẽ không có việc dỡ bỏ phong tỏa theo vùng, mà các chiến lược dỡ bỏ sẽ thích ứng với từng vùng.

Cụ thể, trong bản thông cáo, phủ tổng thống Pháp cho biết việc học sinh trở lại trường kể từ ngày 11/05 sẽ được tiến hành « từng bước, có sự phối hợp với các dân biểu địa phương, tùy theo tình hình thực tế của địa phương ». Ưu tiên sẽ được dành cho những em nhỏ nhất, những em chưa tự lập, và những em đang gặp khó khăn nhất. Nhưng điện Elysée nhấn mạnh : việc học sinh trở lại trường là không bắt buộc, mà sẽ dựa trên sự tự nguyện của bố mẹ.

Ngoài ra phủ tổng thống Pháp cũng cho rằng trong các phương tiện chuyên chở công cộng, kể từ sau ngày 11/05 rất có thể sẽ bắt buộc mọi người đeo khẩu trang để ngăn ngừa dịch Covid-19. Tổng thống Macron khuyến khích các thị trưởng đặt mua nhiều khẩu trang loại dành cho công chúng, nhưng đó là khuyến cáo chứ không bắt buộc.

Về tình hình dịch bệnh, hôm qua, Pháp ghi nhận thêm 516 ca tử vong trong vòng 24 giờ, nâng tổng số người chết vì dịch Covid-19 lên 21.856. Nhưng trong khi đó, số bệnh nhân nặng phải nằm phòng hồi sức tiếp tục giảm trong ngày thứ 15 liên tiếp, nay chỉ còn 5.053 người, ít hơn 165 bệnh nhân so với hôm thứ Tư 22/4. Ngoài ra, mỗi ngày vẫn có thêm người nhập viện do bị nhiễm virus corona, nhưng tổng số bệnh nhân hiện nằm viện cũng tiếp tục giảm, chỉ còn 29.219, ít hơn 522 người so với hôm trước.

Đức: Số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng

Về tình hình dịch bệnh tại Đức, tính đến hôm nay, theo thống kê của viện Robert Koch về các bệnh truyền nhiễm, tổng số ca lây nhiễm ở nước này đã vượt quá 150.000 người, và tổng số ca tử vong là 5.321 người. Còn tại Ý, các số liệu công bố hôm 23/04/2020 cho thấy số ca tử vong mỗi ngày đã tăng trở lại, nhưng số ca nhiễm mới giảm đi. Ý vẫn là quốc gia có số người nhiễm Covid-19 cao thứ nhì thế giới, sau Hoa Kỳ với tổng cộng 189.973 ca nhiễm được xác nhận và 25.549 ca tử vong.

Tại Tây Ban Nha, theo số liệu được công bố hôm nay, trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua đã có thêm 367 người chết. Đây là số ca tử vong trong một ngày thấp nhất từ một tháng nay. Tổng số người chết vì dịch Covid-19 ở Tây Ban Nha nay lên tới 22.524.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200424-phap-truong-hoc-giao-d%E1%BB%A5c-dich-benh

 

Covid-19:

Ba yếu tố giúp Đức chống dịch tốt hơn Pháp

Mai Vân

Pháp và Đức là hai nước châu Âu có số lượng ca nhiễm virus corona gần như nhau, nhưng số tử vong tại Đức chỉ bằng 1/4 số người chết tại Pháp. Trong thời gian qua, Pháp phải vất vả chống chọi với dịch bệnh, trong lúc Đức lại bình thản hơn, thậm chí còn có khả năng nhận cả trăm bệnh nhân Pháp trong tình trạng nguy kịch qua chữa trị tại các bệnh viện Đức.

Do đâu mà Đức lại có thể chống được dịch Covid-19 bệnh tốt hơn Pháp như vậy? Đây là một câu hỏi mà nhật báo Pháp Les Echos ngày 23/04 đã thử tìm cách trả lời và cho rằng kinh nghiệm thành công của Đức là một “bài học” mà Paris cần suy ngẫm.

Gần nhau về ca nhiễm nhưng khác xa nhau về ca tử vong

Khác biệt Pháp-Đức trong vấn đề chống dịch Covid-19 được thấy rõ qua những con số. Theo thống kê của trường Đại Học Mỹ Johns Hopkins, tính đến hết ngày 23/04, Pháp và Đức là hai nước thuộc diện bị virus tác hại nặng nề nhất, đứng thứ ba và thứ tư châu Âu (sau Tây Ban Nha và Ý). Về số lượng ca nhiễm, Pháp có gần 160.000 trường hợp cao hơn một chút so với Đức, có hơn 153.000 ca nhiễm.

Thế nhưng khi xét về số ca tử vong vì virus corona, tình hình ở Pháp tồi tệ hơn rất nhiều so với Đức. Tính đến ngày 23/04, Pháp đã ghi nhận 21.856 người chết, trong lúc ở Đức “chỉ” có 5.575 trường hợp.

Trong lúc hệ thống bệnh viện Pháp lâm vào tình trạng gần như là quá tải, với số giường hồi sức không đủ đáp ứng nhu cầu, thì sức chứa của các bệnh viện Đức cao hơn hẳn, và Berlin đã mở cửa đón nhận khoảng 200 bệnh nhân các nước láng giềng đang gặp khó khăn, trong đó có đến 130 bệnh nhân Pháp.

Ba yếu tố dẫn đến thành công

Các số liệu trên đây cho thấy rõ thực tế theo đó Đức đã thành công hơn Pháp trong việc khống chế dịch bệnh. Theo Les Echos, có ba yếu tố chủ chốt giải thích thành công của Đức:

1/ Dự đoán tốt hơn về nguy cơ đại dịch để sẵn sàng đối phó. Ngay khi những trường hợp tử vong đầu tiên xuất hiện tại Đức, chính quyền nước đã triển khai ngay lập tức một chiến lược truy tìm người nhiễm virus có hiệu quả, kềm hãm được đà lây lan trong dân chúng.

Một ví dụ cụ thể: Hiện nay, Đức đang thực hiện từ 300.000 đến 500.000 xét nghiệm mỗi tuần, so với không đầy 100.000 xét nghiệm  tại Pháp tính đến cuối tháng 3.

2/ Chuyển ngay trọng tâm vào việc chế tạo trang thiết bị y tế. Tính linh hoạt cao của guồng máy sản xuất Đức, được các liên đoàn chuyên nghiệp điều phối kịp thời, đã cho phép nước Đức chuyển hướng nhanh chóng qua việc sản xuất với số lượng lớn các phương tiện xét nghiệm và các thiết bị hô hấp nhân tạo cần thiết cho việc chống Covid-19.

3/ Sự tồn tại của một hệ thống y tế vững chắc. Theo số liệu của Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế OCDE, vào lúc dịch bệnh mới bùng lên, hệ thống bệnh viện ở Đức có đến 28.000 giường “hồi sức” (hay chăm sóc đặc biệt), trong lúc ở Pháp chỉ có khoảng 5.500 giường loại này. Chi phí bình quân theo đầu người về y tế tại Đức lên đến 6.000 đô la, trong lúc tại Pháp, con số này chỉ khoảng 5.000.

Sự kết hợp của ba yếu tố kể trên là chìa khóa thành công của Đức, và đây không phải là lần đầu tiên mà Berlin chống chọi với khủng hoảng tốt hơn Pháp.

Đức có truyền thống đối phó với khủng hoảng tốt hơn Pháp

Theo Les Echos, trong cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro 2009-2012 chẳng hạn, Đức đã phục hồi nhanh hơn Pháp, nhanh chóng khống chế được thất nghiệp, có được thặng dư thương mại và duy trì được nợ công ở mức vừa phải. Ngược lại thì tại Pháp, cả nợ công lẫn thất nghiệp đều bùng nổ !

Đối với nhật báo Pháp, tuy chưa thể đưa ra tổng kết cuối cùng về các tác hại y tế và xã hội mà con virus corona chủng mới gây ra cho châu Âu, nhưng có thể cho rằng Đức sẽ vượt qua khủng hoảng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn tất cả các láng giềng khác.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200424-covid-19-ba-y%C3%AA%CC%81u-t%C3%B4%CC%81-giu%CC%81p-%C4%91%C6%B0%CC%81c-ch%C3%B4%CC%81ng-di%CC%A3ch-t%C3%B4%CC%81t-h%C6%A1n-pha%CC%81p

 

Thủ tướng Nhật Bản

muốn rút các công ty khỏi Trung Quốc?

Tuệ Minh

Trong khi dịch bệnh đang hoành hành trên thế giới, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất các biện pháp nhằm xây dựng nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc.

Lời kêu gọi của ông Abe đã dẫn đến cuộc tranh luận sôi nổi trong giới chính trị ở Trung Quốc. Một nguồn tin trong lĩnh vực kinh tế ở Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang có những lo ngại nghiêm trọng về việc các công ty nước ngoài rời khỏi Trung Quốc.

Nếu đại dịch viêm phổi Vũ Hán không xảy ra, ông Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên và kết thúc bằng việc ông Tập tự hào tuyên bố “kỷ nguyên mới” trong quan hệ Trung – Nhật. Tuy nhiên, mối quan hệ Trung – Nhật giờ đang đứng giữa ngã tư đường khi chuyến đi của ông Tập bị hoãn lại.

Có thể nhìn thấy những tín hiệu sớm nhất về chính sách mới của ông Abe từ ngày 5/3. Cụ thể, trong cuộc họp Hội đồng về Đầu tư cho tương lai, ông Abe cho biết, ông muốn các cơ sở sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao sẽ trở về Nhật Bản. Một cách tình cờ, ngày 5/3 cũng là ngày công bố hoãn chuyến thăm Nhật của ông Tập.

“Do virus corona, sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc đến Nhật Bản ít hơn”, ông Abe nói trong cuộc họp. “Mọi người đang lo lắng về chuỗi cung ứng của chúng ta”.

“Chúng ta nên cố gắng di dời các mặt hàng có nhiều giá trị gia tăng trở về Nhật Bản”, ông cho biết. “Và đối với những mặt hàng khác, chúng ta nên đa dạng hóa sản xuất tại nhiều quốc gia như các nước ASEAN”.

Ngày 7/4, chính phủ Nhật Bản đã thông qua gói kích thích kinh tế khẩn cấp nhằm kêu gọi tái lập chuỗi cung ứng đã bị tấn công bởi dịch bệnh. Chính phủ dành khoảng 2,2 tỷ USD trong kế hoạch ngân sách bổ sung cho năm tài khóa 2020 để hỗ trợ các công ty Nhật chuyển nhà máy về nước hoặc chuyển đến các nước Đông Nam Á nhằm đa dạng hóa sản xuất.

Ngoài ra, tại Hoa Kỳ, đã có những cuộc họp bàn đến sự phụ thuộc về chuỗi cung ứng của Mỹ vào Trung Quốc.

Nếu cả Hoa Kỳ và Nhật Bản, nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ ba thế giới, đều rời khỏi Trung Quốc, việc này sẽ tạo ra tác động rất lớn đến nền kinh tế nước này.

Năm Canh Tý 2020 sẽ như thế nào đối với Trung Quốc?

Hiện tại, đang có một chủ đề được thảo luận sôi nổi trong giới trí thức Trung Quốc, đó là, dựa theo biểu đồ chiêm tinh học của nước này, năm Canh Tý 2020 là năm chuột vàng, 60 năm mới có một lần. Tuy nhiên, năm Canh Tý thường được cho là năm mà Trung Quốc xảy ra các biến động lịch sử lớn.

Ví như, vào năm 1840, dưới triều đại nhà Thanh, chiến tranh nha phiến nổ ra đã dẫn đến sự đình trệ của Trung Quốc kéo dài hơn một thế kỷ.

Sáu mươi năm sau, vào năm 1900, đến cuối triều đại nhà Thanh, một liên minh 8 quốc gia gồm Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Ý, Nga, Nhật Bản, Áo – Hungary đã bao vây, chiếm đóng Bắc Kinh, được gọi là năm Quốc nạn Canh Tý.

Tiếp theo, vào năm 1960, xảy ra nạn đói do cuộc cách mạng Đại nhảy vọt gây ra. Yang Jisheng, cựu nhà báo của Tân Hoa Xã đã tiết lộ rằng, có tới 36 triệu người đã chết vì nạn đói này, vượt xa con số mà chính phủ Trung Quốc công bố.

Hiện tại, với năm 2020, mặc dù Trung Quốc đã đi qua đỉnh của dịch bệnh, nhưng nhóm chuyên gia lâm sàng nghiên cứu về virus Vũ Hán của nước này cảnh báo đợt bùng phát thứ hai có thể xảy ra vào tháng 11 hoặc muộn hơn. Nhà dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc, ông Chung Nam Sơn cho biết, chủng virus corona mới đã đột biến và tỷ lệ tử vong do virus này gây ra có thể đạt đến mức cao hơn 20 lần so với bệnh cúm thông thường.

Trong quá khứ, đại dịch cúm Tây Ban Nha những năm 1918-1920 cho thấy, làn sóng lây nhiễm thứ hai nghiêm trọng hơn lần đầu. Hồi đó, ước tính 1/3 dân số trên trái đất với khoảng 500 triệu người đã bị nhiễm bệnh và 50 triệu người tử vong.

Virus Vũ Hán xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối năm 2019 và sau đó lan rộng ra toàn cầu. Cuộc đàn áp những người đã cố gắng cảnh báo cho công chúng về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và việc trì hoãn những phản ứng ban đầu của Trung Quốc đã khiến cộng đồng quốc tế nổi giận.

Ngoài ra, Tổng thống Trump đã gọi virus corona chủng mới là “virus Trung Quốc” và yêu cầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về hậu quả của dịch bệnh. Nếu các công ty lớn của nước ngoài rút khỏi Trung Quốc, bao gồm các công ty của Nhật Bản, đó sẽ là “đòn chí mạng” đánh vào kinh tế của quốc gia này.

Theo Nikkei Asian Review

Tuệ Minh dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-tuong-nhat-ban-muon-rut-cac-cong-ty-khoi-trung-quoc.html

 

Truyền thông Triều Tiên

‘im hơi lặng tiếng’ về Kim Jong Un

Triệu Hằng

Truyền thông Triều Tiên vẫn không cho biết nhà lãnh đạo Kim Jong Un (Kim Chính Ân) hiện nay ở đâu và không đưa tin về các hoạt động công khai của ông Kim, trong bối cảnh những suy đoán về sức khỏe của ông Kim ngày gia tăng.

Trước đó, cơ quan thông tấn Triều Tiên KCNA đã đưa tin về các việc như Kim Jong Un gửi thư ngoại giao và chuyển quà tặng cho các công dân được vinh danh. Trong hai tuần gần đây, KCNA không đưa tin, ảnh về những chuyến đi hoặc “hướng dẫn thực địa” của ông Kim.

Kênh CNN (Mỹ) trong một bài báo đầu tuần này dẫn lời một quan chức Mỹ nói rằng Washington đang xác minh thông tin tình báo cho rằng ông Kim gặp “nguy hiểm” sau phẫu thuật.

Hãng Yonhap (Hàn Quốc) cho biết, Kim Jong Un được nhìn lần thấy lần cuối trên các phương tiện truyền thông nhà nước vào ngày 11/4 khi chủ trì một cuộc họp của đảng Lao động cầm quyền, yêu cầu các biện pháp nghiêm ngặt chống Covid-19.

KCNA ngày 13/4 đưa tin, Triều Tiên đã tổ chức một phiên họp của Hội đồng Nhân dân Tối cao vào ngày Chủ nhật (12/4), muộn hai hôm so với lịch trình ban đầu, chủ trì phiên họp là vị lãnh đạo số 2 của đất nước, người được cho là cánh tay phải của Kim Jong Un trong bộ máy chính trị Triều Tiên.

Tờ Korea Herald ngày 13/4 cho biết, dường như ông Kim vắng mặt trong cuộc họp hôm Chủ nhật (12/4).

KCNA cho biết, cuộc họp hôm Chủ nhật nhằm giải quyết các vấn đề ngân sách và nhân sự.

Theo thông lệ hàng năm, Ủy ban Quốc vụ thường tổ chức phiên họp toàn thể vào mỗi tháng Tư, chủ yếu là để giải quyết vấn đề ngân sách nhà nước và cải tổ nội các. Giới quan sát nước ngoài thường theo dõi chặt chẽ các cuộc họp như vậy ở Triều Tiên để tìm kiếm bất cứ thông tin nào về định hướng chính sách của nước này, bao gồm lập trường của Bình Nhưỡng trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ.

Tuy nhiên, trong cuộc họp tháng 4 năm nay, dường như không có thông điệp nào liên quan đến Mỹ, và ông Kim dường như cũng không tham dự. Tại cuộc họp tương tự vào năm ngoái, Kim Jong Un có dự và có một bài phát biểu về chính sách, kêu gọi Mỹ đưa ra đề xuất mới trong các cuộc đàm phán hạt nhân giữa hai nước.

Đáng chú ý, sự vắng mặt của Kim Jong Un trong sự kiện Ngày Mặt trời (15/4) nhân dịp 108 năm ngày sinh lãnh tụ Kim Nhật Thành đã làm dấy lên những đồn đoán rõ nét về sức khỏe của ông Kim. Nhà lãnh đạo Triều Tiên chưa bao giờ vắng mặt trong những chuyến viếng lăng ông nội kể từ khi nhậm chức vào cuối năm 2011.

Kim Yo Jong (Kim Nhữ Trinh) là em gái của Kim Jong Un, phụ trách cơ quan tuyên truyền ở Triều Tiên. Tháng trước, cô Kim đã lên án nước láng giềng Hàn Quốc vì phản đối các cuộc diễn tập bắn đạn thật mới nhất của Triều Tiên.

Năm 2015, Yonhap dẫn nguồn tin giấu tên từ Trung Quốc cho biết, ở độ tuổi khoảng 27 hoặc 28 tuổi, Kim Yo Jong đã đảm nhận một vị trí cấp cao trong đảng cầm quyền. Được biết, cô là thành viên duy nhất khác trong gia tộc ông Kim có một vai trò chính thức trong chính phủ.

Kim Yo Jong đã kết hôn với Choe Song, con trai thứ hai của ông Choe Ryong Hae – bí thư đảng Lao động Triều Tiên Choe Ryong Hae.

Các nhà phân tích cho rằng, nếu Kim Jong Un thực sự gặp nạn, Kim Yo Jong sẽ kiểm soát quốc gia với sự hậu thuẫn của những nhóm trung thành cho đến khi người kế vị đủ tuổi lên nắm quyền.

Phiên họp quốc hội Triều Tiên năm nay được tổ chức bất chấp những lo ngại về đại dịch Covid-19 khiến nhiều quốc gia ngừng các cuộc họp gặp mặt trực tiếp.

Triều Tiên là một trong số ít các quốc gia tuyên bố rằng không có ca nhiễm Covid-19, nhưng nhiều nhà quan sát hoài nghi rằng Bình Nhưỡng có thể đang che giấu một ổ dịch. Tuy vậy, phiên họp hôm Chủ nhật phê duyệt tăng 7,4% chi tiêu cho y tế công, cao hơn mức 5,8% năm ngoái, cho thấy có nỗ lực chống dịch Covid-19 ở Triều Tiên.

https://www.dkn.tv/the-gioi/truyen-thong-trieu-tien-im-hoi-lang-tieng-ve-kim-jong-un.html

 

Liên Triều : Nhiều hoạt động quân sự

bất bình thường tại Bắc Tiều Tiên

Tú Anh

Seoul ghi nhận Bắc Triều Tiên có một số hoạt động không bình thường trên bộ, vùng duyên hải biển Nhật Bản, khu vực giáp ranh với Trung Quốc trên biển Hoàng hải, trong bối cảnh có nhiều tin đồn về tìng trạng sức khỏe của lãnh đạo Kim Jong Un.

Theo hãng Yonhap, trong diễn văn chúc mừng một đơn vị quân y chống dịch siêu vi corona đi vào hoạt động ngày 24/04/2020, bộ trưởng Quốc Phòng Hàn Quốc Jeong Kyeong Doo cho biết trong những ngày qua, Bắc Triều Tiên có một số hoạt động quân sự khác thường như thanh tra lực lượng pháo binh, gia

tăng các phi vụ tập huấn tác chiến. Bình Nhưỡng cũng tiếp tục phát triển, chế tạo vũ khí và từ chối nối lại đối thoại với Seoul, bộ trưởng Quốc Phòng Hàn Quốc lưu ý.

Yonhap, dẫn lời một sĩ quan cao cấp, cho biết thêm : Ngoài các cuộc tập trận pháo binh, trong tuần qua, BắcTriều Tiên thử nghiệm một loạt tên lửa, có thể thuộc loại hành trình, phóng ra biển Nhật Bản. Cùng ngày, các chiến đấu cơ loại Sukhoi, Mig của không quân miền bắc tuần tra trên bầu trời thành phố cảng Wonsan, phía đông Bình Nhưỡng, phóng một loạt tên lửa không đối địa xuống biển Nhật Bản. Bắc Triều Tiên còn thực hiện các phi vụ quan sát, tuần tra trên biển Hoàng Hải, trong vùng giáp ranh với Trung Quốc.

Cũng theo Yonhap, không quân Mỹ-Hàn vừa kết thúc một cuộc tập trận chung kéo dài bốn ngày, đến ngày cuối cùng là hôm nay 24/04 mới loan báo. Cuộc tập trận này là “lời cảnh cáo” đối với Bình Nhưỡng.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200424-han-quoc-bac-trieu-tien-quan-su-kim-jong-un

 

Dịch bệnh làm nguội biểu tình, cuộc chiến pháp lý

Hồng Kông – Bắc Kinh vẫn tiếp diễn

Hương Thảo

Sự độc lập của hệ thống tư pháp Hồng Kông đang bị tấn công bởi giới lãnh đạo Bắc Kinh, đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tính pháp quyền của thành phố tự do nhất Trung Quốc kể từ khi Anh trao trả thuộc địa cũ này cho Trung Quốc vào năm 1997, các thẩm phán có thâm niên tại Hồng Kông chia sẻ với Reuters.

Ngay cả khi virus Vũ Hán, thường được biết đến với cái tên Covid-19, khiến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông chững lại, thì cuộc đấu tranh cho tương lai của thành phố tự do nhất Trung Quốc vẫn tiếp diễn. Ba trong số các thẩm phán thâm niên của Hồng Kông tâm sự với hãng tin Reuters rằng, cơ quan tư pháp độc lập, nền tảng làm nên sự tự do của thành phố cảng này, đang đấu tranh cho sự sống còn của nó.

Theo thông tin từ hơn hai chục cuộc phỏng vấn với các thẩm phán, các luật sư và nhà ngoại giao hàng đầu ở Hồng Kông, nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm kiểm soát hệ thống tư pháp của Hồng Kông là rất đa hướng và nhiều chiều. Truyền thông tại đại lục do ĐCSTQ kiểm soát đã cảnh báo các thẩm phán Hồng Kông không được “tha tội” cho những người biểu tình bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình vào năm ngoái.

Các thẩm phán và luật sư cho rằng có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang cố gắng hạn chế thẩm quyền của các tòa án Hồng Kông trong việc đưa ra các phán quyết về các vấn đề cốt lõi trong hiến pháp. Và những người thân cận với Thẩm phán hàng đầu thành phố, Geoffrey Ma – Chánh án Tòa Phúc thẩm tối cao – cho biết ông đã phải đấu tranh với các quan chức ĐCSTQ, những người đang thúc đẩy việc phổ cập quan điểm của Bắc Kinh cho rằng, tính pháp quyền của Hồng Kông rốt cục cũng sẽ trở thành công cụ để duy trì chế độ cai trị một đảng ở Đại lục.

Căng thẳng này đã bùng phát vào tháng 9 năm ngoái khi ông Ma phát biểu tại một hội nghị của Hiệp hội Luật sư Quốc tế tại Seoul về tính pháp quyền, bao gồm các biện pháp bảo vệ nhân quyền sâu rộng được xây dựng vào trong hệ thống pháp luật Hồng Kông.

Các thẩm phán không thể bị ảnh hưởng bởi “các yếu tố bên ngoài như chính trị’”, Chánh án Tòa Phúc thẩm tối cao Hồng Kông khẳng định.

Khi ông Ma kết thúc bài phát biểu, một đại diện của Văn phòng Luật sư AllBright, một công ty luật hàng đầu ở Trung Quốc đại lục, tổ chức đồng tài trợ cho sự kiện bữa trưa, đã vội vã lên bục phản đối Chánh án Ma, tuyên bố rằng bài phát biểu của ông Ma mang đầy “tính chính trị”. Trong bầu không khí xáo động và chế nhạo đối với hành vi khiếm nhã, người đàn ông này đã được dẫn ra khỏi bục diễn thuyết, 3 nhân chứng có mặt tai sự kiện cho hay. Văn phòng luật sư AllBright sau đó không đưa ra bình luận khi được hỏi về sự việc.

Chánh án Tòa Phúc thẩm tối cao Hồng Kông Geoffrey Ma Tao-li (ảnh chụp màn hình Youtube/LSE).

Một số nhà lập pháp của thành phố hiện đang chuẩn bị cho khả năng Trung Quốc sẽ bắt đầu can thiệp vào việc bổ nhiệm các thẩm phán mới, theo sau sự phản đối của một số nhà lập pháp ủng hộ Bắc Kinh tại Hồng Kông đối với hai quyết định bổ nhiệm gần đây cho các vị trí tại tòa án tối cao. Khi tòa án tối cao hiện đang tìm kiếm thêm ít nhất một thẩm phán mới, ba thẩm phán chia sẻ với Reuters rằng họ e ngại các vị trí trống sẽ tạo cơ hội và thu hút sự chú ý của Bắc Kinh.

Bất kỳ sự can thiệp nào của Bắc Kinh vào quá trình tuyển chọn thẩm phán mới, có khả năng sẽ thúc đẩy sự từ chức của các ứng viên trên băng ghế dự bị, một thẩm phán nói.

“Chúng tôi lo lắng rằng họ đang mất kiên nhẫn, và sẽ tìm mọi cách để siết chặt quyền kiểm soát của mình,’ một thẩm phán nói khi đề cập đến giới lãnh đạo Bắc Kinh.

“Thông qua tiếp xúc với các thẩm phán cấp cao ở đại lục, chúng tôi biết rằng họ không hiểu được Hồng Kông chút nào”, một thẩm phán nói với điều kiện giấu tên. “Họ luôn muốn biết tại sao Hồng Kông lại hỗn loạn như vậy, chứ không ‘yêu nước’”.

Người phát ngôn của trưởng đặc khu Hồng Kông Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) cho biết chính quyền trung ương ở Bắc Kinh “đã nhiều lần nói rõ rằng” họ sẽ tiếp tục thực thi đầy đủ nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” để định hình mối quan hệ tự trị của Hồng Kông trong bối cảnh chủ quyền thuộc Trung Quốc. Người phát ngôn này nói thêm, Bắc Kinh luôn cam kết thực hiện Luật Cơ bản, một bản hiến pháp mini của thành phố nhằm bảo vệ các quyền lợi và sự tự do của đặc khu hành chính này.

Chính quyền Trung Quốc không phản hồi trước các câu hỏi từ Reuters.

Các cuộc biểu tình quy mô lớn

Mối quan ngại sâu sắc trước sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc vào các vấn đề nội bộ của Hồng Kông đã thúc đẩy các cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra vào năm ngoái. Sự bất ổn được kích hoạt bởi một sự xâm phạm vào hệ thống tư pháp. Chính quyền thành phố này đã đề xuất một dự luật cho phép dẫn độ các bị cáo sang Trung Quốc đại lục, nơi các tòa án bị ĐCSTQ kiểm soát chặt chẽ.

Chính phủ cuối cùng đã phải rút dự luật trong bối cảnh các cuộc biểu tình nổ ra liên tiếp trên diện rộng, tuy nhiên lúc đó việc phản đối dự luật đã leo thang thành một phong trào đòi quyền dân chủ rộng lớn hơn.

Những người biểu tình đôi lúc hướng sự phẫn nộ của họ vào các tòa án, nơi đang xử lý hàng ngàn các trường hợp người biểu tình đang phải đối mặt với cáo buộc hình sự.

Một cuộc thăm dò ý kiến ​​của Reuters vào tháng 3 cho thấy ngay cả khi các cuộc biểu tình trầm lắng xuống giữa đại dịch, sự ủng hộ đối với các yêu cầu của người biểu tình ủng hộ dân chủ vẫn gia tăng. Chẳng hạn, tỷ lệ ủng hộ quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông đã tăng lên 68% từ 60% trong tháng 12. Tỷ lệ ủng hộ các cuộc biểu tình vẫn mạnh mẽ, ở mức 58%, so với 59% trước đây.

Bắc Kinh phủ nhận việc can thiệp vào việc điều hành Hồng Kông. Nó đã đổ lỗi cho các thế lực phương Tây kích động tình hình bất ổn trong thành phố. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại công thức “một quốc gia, hai chế độ”, được áp dụng khi thành phố cảng được Anh trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997, đang dần bị xói mòn.

Phản hồi trước câu hỏi của Reuters, một phát ngôn viên ngành tư pháp cho biết chánh án Ma “không đưa ra bất kỳ bình luận nào”.

Ngành tư pháp hiện đang đứng ở trung tâm của cuộc chiến giành quyền tự trị cho Hồng Kông. Những cuộc xung đột này phần lớn diễn ra đằng sau hậu trường, trong bầu không khí ảm đạm của thành phố.

Với bộ tóc giả cùng tấm áo choàng trang trọng và truyền thống của ngành tư pháp, các thẩm phán Hồng Kông tượng trưng cho một trong những cam kết cốt lõi khi đặc khu này được bàn giao: quyền được xét xử công bằng và bình đẳng trước pháp  luật, tất cả được điều hành bởi một cơ quan tư pháp độc lập.

Những quyền lợi này là di sản của nước Anh, vốn không tồn tại ở đại lục. Tuy nhiên, chúng được viết vào Luật Cơ bản, một bộ hiến pháp nhỏ của riêng Hồng Kông.

Những quyền lợi đó từ lâu đã được chính phủ Hồng Kông tôn vinh, như nền tảng cơ sở của một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất trên thế giới. Đáng chú ý, nó bao gồm quyền bổ nhiệm các thẩm phán nước ngoài của Chánh án Hồng Kông.

Nhưng Luật Cơ bản có một chỗ sơ hở, rằng sau cùng, các phán quyết của tòa án tối cao Hồng Kông – Tòa Phúc thẩm Tối cao – có thể bị phủ quyết bởi Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc, cơ quan cầm quyền của chính quyền đại lục. Lần gần đây nhất, Bắc Kinh đã sử dụng quyền lực này vào cuối năm 2016 để ngăn chặn một số nhà lập pháp ủng hộ dân chủ nhậm chức. Trao đổi với Reuters, có 3 thẩm phán cho biết họ e sợ Trung Quốc sẽ bắt đầu sử dụng quyền lực này thường xuyên hơn, từ đó làm suy yếu hệ thống tòa án của đặc khu.

Vào tháng 11, một tòa án Hồng Kông đã ra phán quyết đảo ngược lệnh cấm người biểu tình đeo mặt nạ để che giấu danh tính của chính quyền đặc khu. Ngày hôm sau, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã dẫn lời một phát ngôn viên của một cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ nói rằng, các tòa án Hồng Kông không có quyền đưa ra phán quyết và thảo luận về tính hợp hiến của lệnh cấm được chính quyền thành phố ban hành. Tuyên bố này đã nhanh chóng bị lên án bởi các luật sư địa phương,

các học giả trong và ngoài nước. Tuy vậy, vào tuần trước, chính phủ Hồng Kông đã giành thắng lợi bước đầu trong bản kháng cáo phán quyết trên của tòa án Hồng Kông.

Thông điệp của đại lục cho Hồng Kông

Các phương tiện truyền thông do Trung Quốc kiểm soát đã gia tăng áp lực khi các cuộc biểu tình tăng cường vào năm ngoái. Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo trực thuộc Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ – đã viết trong một bài bình luận tháng 11 như sau:

“Tính pháp quyền có thể cứu Hồng Kông, nhưng tiền đề là những kẻ bạo loạn phải bị trừng phạt”.

“Các thẩm phán và luật sư tuyên trắng án cho những kẻ bạo loạn sẽ bị khinh thường, tương tự như những kẻ bạo loạn đó”, tờ báo nói thêm.

Viết trên một tạp chí của ĐCSTQ vào năm ngoái, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã giải thích quan điểm của ông về tính pháp quyền. Theo ông, “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng”, ông viết trên tạp chí Qiushi, tựa đề tạp chí có nghĩa là “Tìm kiếm sự thật”.

Trung Quốc, theo ông Tập, “không được sao chép” các quốc gia khác, hay tuân theo “tính độc lập của ngành tư pháp theo kiểu phương Tây”.

Giới lãnh đạo Trung Quốc cũng từng nói rõ kỳ vọng của họ đối với Hồng Kông. Năm ngoái tại Bắc Kinh, phó thủ tướng Hàn Chính đã công khai nói với đặc khu trưởng Carrie Lam rằng, việc ngăn chặn bạo lực là “trách nhiệm chung” của chính phủ, cơ quan lập pháp và tư pháp của đặc khu.

Khi nói như vậy, ông Hàn đã làm mờ đi đường ranh phân chia quyền lực giữa 3 nền tư pháp, hành pháp và lập pháp của Hồng Kông – một cơ chế giám sát và kiểm soát quyền lực của chính phủ không tồn tại ở đại lục.

Và trong tháng này, một quan chức hàng đầu Trung Quốc tại Hồng Kông đã đề cập đến sự cần thiết phải củng cố hệ thống luật pháp của thành phố để “bảo vệ” an ninh quốc gia của đất nước.

Theo nội dung lời tuyên thệ nhậm chức, các thẩm phán Hồng Kông phải tránh xa các xung đột chính trị. Do đó, theo sau bình luận của ông Hàn, tại một vấn đề liên quan đến các cuộc biểu tình và tự do báo chí, một thẩm phán đã sử dụng phán quyết của mình ở để nhấn mạnh nguyên tắc độc lập của quyền lực các bên.

Hai ngày sau lời nhận xét của Phó thủ tướng Hàn Chính, Thẩm phán Russell Coleman đã viết như sau:

“Tôi không nghĩ bất kỳ viên chức tư pháp nào ở Hồng Kông cần bất cứ ai, dù ở Hồng Kông hay ở nơi khác, nói cho anh ấy (hoặc cô ấy) biết họ phải thực hiện vai trò của mình, với tư cách là một bộ phận của ngành tư pháp độc lập, như thế nào”.

“Tính pháp quyền và một ngành tư pháp độc lập theo hiến pháp được bảo vệ bởi Luật Cơ Bản”, người phát ngôn của bà Lam cho biết.

Một số người ở Hồng Kông tin rằng Bắc Kinh sẽ đấu tranh để buộc hệ thống tư pháp thành phố này phục tùng.

“Cái gốc của luật phổ quát đã bám rễ sâu ở Hồng Kông và sẽ không dễ dàng bị bật nhổ, vì vậy tôi nghĩ rằng Bắc Kinh cuối cùng cũng chỉ có thể sử dụng một biện pháp tiếp cận dần dần, bất chấp những ngôn luận mạnh mẽ của họ”, ông Simon Young, một luật sư và giáo sư tại Đại học Luật Hồng Kông cho biết. “Những giá trị đó đã ăn sâu vào hệ thống này”.

Ông Young được khích lệ bởi thái độ bảo vệ công chúng mạnh mẽ của nền tư pháp thành phố, được kiến tạo bởi thẩm phán hàng đầu Hồng Kông, ông Ma, cũng như ông Coleman và những người khác.

Một thẩm phán cấp cao đã nghỉ hưu, trao đổi với điều kiện giấu tên, cho biết trong khi đại lục rõ ràng đang cố gây áp lực với ngành tư pháp Hồng Kông, nhưng vẫn chưa tạo nên một mối đe dọa hiện hữu đối với hệ thống luật pháp. Phép thử, cựu thẩm phán này nhận định, sẽ là liệu hệ thống luật pháp có khuất phục trước những áp lực này hay không.

“Tôi chưa nhìn thấy điều đó.”

‘Lên tiếng cho tính pháp quyền của Hồng Kông’

Chánh án Ma, 64 tuổi, trở thành chánh án của Tòa Phúc thẩm tối cao vào cuối năm 2010, sau một thời gian dài làm luật sư và thẩm phán Tòa án tối cao Hồng Kông. Trong bối cảnh các cuộc biểu tình rung chuyển thành phố vào năm ngoái, ông đã mạnh mẽ bảo vệ sự độc lập của nền tư pháp thành phố này.

Kết thúc bài phát biểu tại Seoul năm ngoái, chánh án Ma nói với khán giả: “Lên tiếng bảo vệ tính pháp quyền với bản chất thật sự của nó, là một phần những gì một luật sư nên làm. Hãy nhìn vào bản thân và tự hỏi liệu bạn đã sẵn sàng đứng lên và trở thành nơi gửi gắm niềm tin của người dân hay chưa”.

Trong một lần xuất hiện công khai vào tháng 1 tại Hồng Kông, chánh án Ma lại đề cập đến tính độc lập của nền tư pháp. Ông liên tục nói với các phóng viên rằng ông không thể thảo luận về chủ đề chính trị, hoặc thậm chí các câu hỏi pháp lý được nêu ra trong các tuyên bố của giới lãnh đạo Bắc Kinh.

Nhưng, ông cũng lưu ý: “Sức mạnh của tòa án đã được nêu trong Luật Cơ bản. Hồng Kông phải có quyền tư pháp độc lập, và nó được hiểu chính xác là như vậy”.

Ông Ma còn đi xa hơn, khi nói: “Các thẩm phán không thể nhìn vào xuất thân cũng như lập trường chính trị của các bên trong vụ kiện”, ông nói. “Tính pháp quyền sẽ bị xâm phạm khi tòa án nghĩ rằng không phải ai cũng bình đẳng trước pháp luật, và một số người quan trọng hơn những người khác”.

Một số bạn bè và đồng nghiệp cũ của ông Ma nói rằng ông đang có dấu hiệu căng thẳng do công việc, bao gồm việc phải liên tục bảo vệ sự trung thực của tòa án.

Điều này có thể thấy khá rõ, khi chánh án Ma xuất hiện tại sự kiện thường niên vào tháng giêng – một cuộc họp đầu năm của các thẩm phán, luật sư hàng đầu và các quan chức chính phủ và nhà ngoại giao cấp cao.

Ông Ma xác nhận rằng đây sẽ là lần cuối cùng ông chủ trì sự kiện thường niên này bởi ông sẽ nghỉ hưu vào tháng 1/2021, khi ông tròn 65 tuổi, từ bỏ việc lựa chọn gia hạn thời gian phục vụ.

Đến lúc đó, ông sẽ phục vụ được hơn một thập kỷ với tư cách chánh án. Ông Ma là người thứ hai phục vụ ở vị trí này kể từ khi Hồng Kông được bàn giao vào năm 1997.

Người kế vị ông sẽ là thẩm phán Andrew Cheung, thành viên Tòa án phúc thẩm Tối cao và việc bổ nhiệm đã được công bố vào tháng 3 vừa qua.

Một số người thân cận với ông Ma nói rằng dù ông không bị ép buộc phải rời đi, nhưng trận chiến dai dẳng bảo vệ sự trong sạch của nền tư pháp đã khiến ông hao mòn. Họ cho biết công việc của ông bao gồm việc đối phó với các thẩm phán đại lục đến công tác và tiếp nhận báo cáo từ các quan chức Trung Quốc tại địa phương, vốn là một công việc rất khó khăn.

Những người thân cận với chánh án Ma cho biết, các thẩm phán và quan chức Trung Quốc liên tục tìm cách thúc đẩy chương trình nghị sự “yêu nước” của Bắc Kinh bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống tư pháp trong việc bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia Trung Quốc.

“Tôi biết ông đang rất mệt mỏi với những quan chức ĐCSTQ, những người không cách nào hiểu được hình thức phân quyền tồn tại ở Hồng Kông, hiểu được ý nghĩa hay giá trị thực sự của một nền tư pháp đứng độc lập,” một người thân cận với ngài chánh án cho biết. “Đôi khi ông ấy ngừng trao đổi… và chỉ đơn giản là cố gắng tán ngẫu về chuyện bóng đá”.

Bổ nhiệm các thẩm phán mới

Ông Ma đang trông chờ thời điểm được nghỉ hưu, để có thể dành thời gian cho niềm đam mê trọn đời của ông với điện ảnh, môn cricket và đội bóng Anh Manchester United.

Sinh ra ở Hồng Kông và tiếp nhận nền giáo dục ở Anh, ông Ma hòa nhập dễ dàng trong giới luật sư quốc tế khi ông tuyển dụng các nhân tài ngành tư pháp từ nước ngoài, các đặc phái viên và thẩm phán nước ngoài cho biết. Khả năng liên tục thu hút các thẩm phán nước ngoài hàng đầu về phục vụ tại tòa án Hồng Kông là niềm tự hào của ông.

Tòa án Phúc thẩm Tối cao hiện có 23 thẩm phán, trong đó có 15 người là người nước ngoài. Nhiều người đến từ Vương quốc Anh, Canada và Úc. Tất cả phục vụ trong vai trò các thành viên không thường trực ở tòa, có nghĩa là họ được gọi định kỳ để thụ lý các vụ án. Sự hiện diện của họ bắt nguồn từ một thỏa thuận được thiết lập tại thời điểm bàn giao Hồng Kông, và nó đã trở thành một phong tục truyền thống của hệ thống tư pháp thành phố.

Tất cả các vụ kiện đưa lên tòa án tối cao Hồng Kông, Tòa Phúc thẩm Tối cao, bao gồm các vấn đề chủ chốt về hiến pháp và nhân quyền, thường được xét xử bởi một hội đồng gồm năm thẩm phán, bao gồm chánh án, ba thẩm phán thường trực và một thẩm phán không thường trực.

Ông Ma hiện đang dẫn đầu cuộc tìm kiếm ít nhất một thành viên mới cho tòa án tối cao trong vai trò người đứng đầu một ủy ban phụ trách bổ nhiệm các vị trí tư pháp.

Cơ quan tuyển chọn, được gọi là Ủy ban Khuyến nghị Cán bộ Tư pháp, bao gồm các thẩm phán, luật sư cao cấp và các nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng cũng như đại diện chính phủ, và Bộ trưởng Tư Pháp. Theo luật họ không được bàn luận về công việc của họ. Bất kỳ tài liệu cốt lõi nào được họ sử dụng đều phải được giao tận tay.

“Một câu hỏi đặt ra là liệu các thế lực bên ngoài có cố gắng can thiệp vào” khi quyết định bổ nhiệm cần phê duyệt hay không, một người có kiến ​​thức trực tiếp về các cuộc thảo luận bí mật của ủy ban, đã nói với điều kiện giấu tên. “Tôi phải có niềm tin hệ thống sẽ hoạt động, nhưng nó chỉ bị ràng buộc bởi một quy ước”.

Các vị trí bổ nhiệm phải được đặc khu trưởng Carrie Lam và cơ quan lập pháp thông qua. Trước đây, các đề xuất này thường được phê duyệt một cách thông thuận. Nhưng một số đề xuất bổ nhiệm quan

trọng vào năm 2018 đã gặp phải trở ngại hiếm gặp, khi một số nhà lập pháp thân Bắc Kinh chất vấn các ứng viên trong cơ quan lập pháp, cũng như quy trình bổ nhiệm.

Brenda Hale, khi đó là chủ tịch Tòa án Tối cao Anh, và Beverley McLachlin, cựu Chánh án Canada, là những người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào tòa án cao nhất của Hồng Kông. Các nhà lập pháp thân Bắc Kinh đặt câu hỏi liệu họ có quá thoáng đối với Hồng Kông, dựa trên các phán quyết trong quá khứ của họ.

Các vị trí bổ nhiệm rốt cục đã được phê duyệt, nhưng thông điệp đã được gửi đi – ông Ma và những người kế nhiệm ông có thể sẽ phải đối mặt với các cuộc chiến bổ nhiệm trong tương lai, đặc biệt với việc bổ nhiệm các thẩm phán nước ngoài. “Đó là một mũi tên đã lên dây cung”, một trong ba thẩm phán cấp cao chia sẻ với Reuters. “Tất cả chúng tôi đều thấy chuyện này”.

Một trong số các thẩm phán nói với Reuters rằng ông lo ngại một sự thay đổi thế hệ đang diễn ra trên băng ghế bổ nhiệm dự bị, khiến thiếu mất các thẩm phán đủ kiên cường để chống lại sự can thiệp của đại lục trong những năm tiếp theo.

“Các áp lực sẽ đè nặng lên vai các nhà lãnh đạo tư pháp mới”, một thẩm phán cho biết. “Một số người trong chúng ta nghi ngờ liệu họ sẽ có thể chịu được những áp lực đó như các thế hệ trước đã làm được hay không. Chúng ta nên hy vọng là họ có thể làm được”, ông nói. “Bởi sự đảm bảo tính pháp quyền của Hồng Kông sẽ phụ thuộc vào họ”.

Theo The Epoch Times

Hương Thảo dịch & biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/dich-benh-lam-nguoi-bieu-tinh-cuoc-chien-phap-ly-hong-kong-bac-kinh-van-tiep-dien.html

 

Virus corona: Nhà báo TQ ‘biến mất’

sau khi bị truy đuổi ở Vũ Hán xuất hiện trở lại

Một nhà báo Trung Quốc bị truy đuổi, sau đó bị giam giữ tại Vũ Hán – tâm dịch Covid-19 ở nước này – đã xuất hiện trở lại sau gần hai tháng.

Lý Triết Hoa đã đăng video việc anh bị cảnh sát rượt đuổi và giam giữ vào 26/2, sau đó người ta không thấy anh xuất hiện nữa.

Virus corona: Quốc hội Mỹ thông qua dự luật cứu trợ kinh tế 484 tỷ đô la

Virus corona: Đảng Cộng sản Nga tụ tập trước lăng Lenin bất chấp lệnh cấm

Virus corona: VN thận trọng nới lỏng giãn cách xã hội

Vào thứ Tư, anh vừa đăng một video nói rằng anh đã “cách ly” hai tuần tại Vũ Hán, sau đó là cách ly dài hơn ở thị trấn quê nhà.

Anh đã được cho biết anh cần cách ly vì anh đã đã đến “các khu vực nhạy cảm”.

Lý Triết Hoa là ai?

Lý Triết Hoa là một nhà báo tự do, anh đã đến Vũ Hán vào tháng Hai, sau khi một nhà báo khác, Trần Thu Thực, mất tích. Trong video đầu tiên của anh từ Vũ Hán, anh giải thích lý do tới đó.

“Trước khi tôi vào Vũ Hán, một người bạn làm việc ở một cơ quan báo chí chính thống của Trung Quốc đã nói với tôi … tất cả những tin tức xấu về dịch bệnh đã được chính quyền trung ương thu thập.

“Các báo chính thống địa phương chỉ có thể đưa tin tốt về sự phục hồi của bệnh nhân và vân vân. Tất nhiên, vẫn không chắc liệu đó có phải là sự thật hay không, bởi vì đây chỉ là những gì tôi nghe được từ bạn bè.”

Những câu chuyện của anh bao gồm một cáo buộc các ca nhiễm bị giấu nhẹm, và về một nhà hỏa táng đang chạy hết công suất. Các video này đã được xem hàng triệu lần trên YouTube và Twitter của Trung Quốc.

Điều gì đã xảy ra vào ngày 26/2?

Trong video mới, Lý Triết Hoa , người được cho là 25 tuổi, cho biết anh đang lái xe ở Vũ Hán khi những người trong một chiếc xe khác bảo anh dừng lại.

Thay vì dừng lại, anh tăng tốc, nói rằng anh “bối rối” và “sợ hãi”. Anh bị rượt đuổi và lái xe chạy 30km. Một phần của cuộc hành trình được đăng YouTube với tiêu đề “SOS”.

Anh về chỗ ở và bắt đầu phát sóng trực tiếp trước khi “một vài” người trong đội cảnh sát hoặc an ninh gõ cửa nhà gần đó.

Anh tắt đèn và ngồi im lặng trong khi các cảnh sát gõ một cái cửa khác, và cuối cùng là cửa nhà anh. Anh lờ họ đi nhưng ba tiếng sau họ lại gõ cửa.

Anh mở cửa và được đưa đến đồn cảnh sát, nơi anh được dấu vân tay và mẫu máu, trước khi được đưa đến một “phòng thẩm vấn”.

Anh được cho biết là “bị nghi gây rối trật tự công cộng”, nhưng rằng sẽ không có hình phạt nào.

Tuy nhiên, vì anh đã từng đến “vùng dịch bệnh nhạy cảm”, nên anh cần phải cách ly.

Những gì đã xảy ra tiếp theo?

Lý Triết Hoa được cảnh sát trưởng đưa đến một trung tâm cách ly ở Vũ Hán, nơi các thiết bị điện tử của anh bị mang đi.

Anh ở đó hai tuần, nói rằng anh “an toàn” và có thể xem tin tức trên TV Trung Quốc.

Sau đó anh bị đưa đến một trung tâm kiểm dịch ở quê nhà thêm hai tuần nữa, trước khi trở về với gia đình.

“Trong toàn bộ quá trình, cảnh sát đã thực thi luật pháp một cách văn minh, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi và đồ ăn cho tôi. Họ cũng quan tâm đến tôi rất nhiều”, anh nói.

“Sau khi kết thúc cách ly, tôi trở về với gia đình. Bây giờ tôi đang lên kế hoạch cho sự phát triển của mình trong năm nay.

“Tôi biết ơn tất cả những người chăm sóc tôi và quan tâm đến tôi. Tôi ước tất cả những người mắc bệnh có thể vượt qua. Chúa phù hộ Trung Quốc. Tôi ước thế giới có thể đoàn kết lại với nhau.”

Trần Thu Thực vẫn mất tích, theo một tài khoản Twitter do bạn bè anh quản lý. Anh đã bị mất liên lạc trong 75 ngày.

Một nhà báo khác từng tường thuật từ Vũ Hán, Phương Bân, cũng đã không có tin tức gì kể từ tháng Hai.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-52407765

 

Biển Đông: TQ tiếp tục ‘mềm nắn, rắn buông’

và tranh giành ảnh hưởng

Trung Quốc được cho là tiếp tục có các hành động ‘mềm nắn, rắn buông’ nhằm tranh thủ đại dịch Covid-19 để thu được lợi thế trên Biển Đông và khu vực, theo một số ý kiến.

Hôm 17/4/2020 Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu bang giao quốc tế từ Đại học George Mason và Giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia, nhà nghiên cứu Trung Quốc, trước hết bình luận về động thái Trung Quốc mới gửi tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng một nhóm tàu hải cảnh trở lại Biển Đông và vùng biển ở khu vực Đông Nam Á.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Theo chỗ tôi biết thì đến chiều ngày 15/4/2020, tầu thăm dò địa chất Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc còn lởn vởn gần vùng bãi cạn Luconia của Malaysia hơn là bãi Tư Chính, và vào thời điểm đó có 3 tầu của Việt Nam theo dõi.

Nên nhớ gần đây Malaysia đã ủng hộ Việt Nam trong việc tầu Trung Quốc đâm tầu đánh cá viêt Nam hôm 3 tháng Tư, bằng cách trách Trung Quốc hành động nhỏ nhen để “bảo vệ cá và quyền lịch sử tưởng tượng” trong khi “COVID-19 mới là mối đe dọa thật sự đang đòi hỏi sự đoàn kết và tin tưởng lẫn nhau” để đối phó.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Chiến lược của Trung Quốc từ nhiều năm nay là vẫn quấy nhiễu và đe doạ các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam cũng như dùng các tàu hải cảnh để đâm chìm các tàu cá của Việt Nam và một số nước khác trong khu vực Biển Đông.

Các tàu hải cảnh của Trung Quốc có trang bị các thanh gắn phía trước và hai bên tàu để dùng vào việc đâm vào các tàu của các nước khác trong khu vực.

Thuỷ thủ của các tàu hải cảnh Trung Quốc đã được huấn luyện để làm việc nầy và các chỉ huy của các tàu hải cảnh Trung Quốc cũng đã được chính phủ Trung Quốc cho phép tự ý đâm vào tàu các nước khác, miễn là vì lý do bảo vệ “chủ quyền” của Trung Quốc, mà không cần hỏi ý kiến Trung Ương.

Nhưng lần này việc Trung Quốc gửi tàu Hải Dương Địa Chất 8, một nhóm tàu hải cảnh và tàu cá là có thêm một số lý do khác tôi sẽ lần lượt trả lời trong các câu hỏi phía dưới.

Cắt nghĩa thế nào?

BBC: Động thái này có thể được hiểu thế nào khi trước đó Trung Quốc cũng tiến hành tập trận ở vùng biển khu vực, kể cả việc hải quân Trung Quốc được cho là có những chuyển động ở vùng biển Hoa Đông và gần eo biển Đài Loan v.v… trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra?

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Trung Quốc vẫn nói rằng đó là những hoạt động bình thường trong “vùng biển chủ quyền của họ.” Đó là cách biện minh cho mục tiêu tối hậu của họ là độc chiếm Biển Đông, đẩy dần Mỹ ra khỏi nơi đó, và trở thành một lực lượng chủ yếu ở vùng biển chiến lược này. Đó là điều mà ai cũng biết, kể cả Mỹ và các nước nhỏ trong khu vực.

Chiến thuật của Trung Quốc là mềm nắn, rắn buông và lơi dụng thời cơ. Viêc quốc tế và các nước lân cận đang lúng túng đối phó dịch cúm Covid-19 trong khi mối đe dọa dịch cúm giảm đi ở Trung Quốc, cùng môt lúc với sự kiện tầu sân bay của Mỹ bi tê liệt vì Covid-19 và việc cách chức vụng về, vội vã vị tư lệnh hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt gây bất mãn trong hải quân Mỹ đã tạo ra cơ hội ấy.

Nói về lợi dụng thời cơ thì gần đây phái đoàn thường trưc của Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc cũng gửi công hàm cho Tổng Thư Ký Liên Hiêp Quốc tái khẳng định phản đối các yêu sách của Trung Quốc, và yêu cầu ông Tổng Thư ký lưu hành công hàm này đến tất cả các thành viên của Công ước Luật biển, cũng như cho tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc.

GS. Ngô Vĩnh Long: Trung Quốc đã và đang lợi dụng việc các quốc gia trong vùng biển Hoa Đông và vùng Biển Đông, mà Trung Quốc gọi là Nam Hải, đang bận chống đại dịch Covid-19 để tăng cường quấy nhiễu và đe doạ. Trung Quốc cũng nghĩ rằng các nước ngoài khu vực cũng đang bị chi phối bởi việc Covid-19 đang hoành hành nên sẽ không có khả năng hay quyết tâm ủng hộ sự phản kháng của Việt Nam hay một số nước khác trong khu vực, chẳn hạn như Philippines.

Riêng đối với Việt Nam thì mặc dầu năm nay là chủ tịch ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á), đại dịch Covid-19 làm Việt Nam mất cơ hội đưa các việc liên quan đến vấn đề Biển Đông, trong đó có việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam đầu tháng Tư này và việc Trung Quốc đưa tàu Hải Dương Địa Chất 8 đến khu vực bãi Tư Chính để khám sát hay khảo sát.

Nhiều cuộc họp của ASEAN đã bị hoãn hay bị bãi bỏ.

BBC:Phản ứng của quốc tế và khu vực, kể cả khối Quad, Asean, cũng như Việt Nam, trước các động thái trên của Trung Quốc và hải quân Trung Quốc có thể thấy thế nào theo ông?

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Phản ứng chung chung vẫn có của các nước lớn liên hệ, như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Âu châu và Ấn Độ, và môt số nước trong khu vực là những tuyên bố tổng quát về nhu cầu tư do lưu thông hàng hải, hòa bình khu vực, và giải quyết tranh chấp ôn hòa căn cứ trên luật quốc tế.

Riêng đối với vụ viêc này người ta chưa thấy có những phản đối cụ thể, có thể vì nó chưa gây đụng chạm rõ rệt.

Nhưng Việt Nam là nước bị ảnh hưởng trưc tiếp, nên họ phải theo dõi và đề phòng, như họ đang làm. Nêu có đụng chạm như viêc tầu Trung Quốc đâm tầu cá của Việt Nam hồi đầu tháng này thì Mỹ cũng đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc “khẳng định các yêu sách bất hợp pháp của họ” ở Biển Đông.

GS. Ngô Vĩnh Long: Việc Việt Nam và một số quốc gia khác trong khối ASEAN cùng tuyên bố chủ quyền biển đảo và việc các nước nầy cùng với các nước ngoài khu vực phản đối các động thái vừa kể trên của Trung Quốc và hải quân Trung Quốc là hai việc khác nhau, tuy có liên quan.

Vấn đề tuyên bố chủ quyền- nhiều hơn hay ít hơn- là các việc riêng giữa các nước ven Biển Đông.

Các nước này sẽ thảo luận và đàm phán những việc nầy giữa họ với nhau và sẽ cần nhiều thời gian để giải quyết.

Nhưng việc họ phản đối hành động của Trung Quốc, đặc biệt là sự lên tiếng của Philippines ủng hộ sự phản đối chính thức của Việt Nam, là một sự kiện rất khích lệ. Tôi nghĩ Việt Nam cần cố gắng vận động các nước trong khu vực và ngoài khu vực hơn nữa, trên lãnh vực ngoại giao chính thống và ngoại giao nhân dân như qua các phương tiện truyền thông đại chúng của trong nước và ngoài nước.

Tín hiệu mới ‘đồng thuận’

BBC:Việc cả Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ nối nhau ra tuyên bố quan ngại sâu sắc hay lên án đích danh hành vi Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam ở vùng biển khu vực phát đi tín hiệu gì và ý nghĩa ra sao?

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Đó là tín hiệu mới phản ảnh một sư đồng thuận ở Mỹ về một chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc từ áp lực của quân đội, các chiến lược gia và Quốc hội Mỹ, cùng với mâu thuẫn kinh tế – thương mại giữa hai nước được đẩy mạnh lên nhân cơ hội dich cúm Covid-19 trùng hợp với nhu cầu đổ tội cho người khác của Tông thống Donald Trump.

GS. Ngô Vĩnh Long: Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Mỹ vẫn có những tuyên bố “quan ngại sâu sắc,” như Việt Nam cũng đã từng tuyên bố như thế.

Nhưng hành động thiết thực như thế nào là chuyện khác.

Dưới chính quyền Trump thì khó mong Bộ Ngoại Giao Mỹ hay Nhà Trắng làm gì hơn là những tuyên bố như thế.

Tuy nhiên phải công nhận là Việt Nam đã làm tốt trong việc tăng cường quan hệ với Bộ Quốc Phòng Mỹ vì, dầu sao đi nữa, thì an ninh của Mỹ cũng như ý nguyện cố gắng giữ vài trò siêu cường của Mỹ (nếu không nói là Make America Great Again của Tổng Thống Trump) cần Mỹ duy trì sức mạnh của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Trong đó Việt Nam là nước có vị trí địa chính trị quan trọng nhất trong khu vực Biển Đông, đặc biệt trong việc hổ trợ khối Quad.

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Việt Nam đang mở rộng quan hệ hợp tác với Mỹ

Xấu đi hay tốt lên?

BBC:Có thể dự đoán gì về tình hình Biển Đông từ nay tới cuối năm, cũng như trong trung hạn? Liệu tình hình sẽ xấu đi, căng thẳng leo thang hay sẽ có thể diễn tiến theo kịch bản nào? Đặc biệt Mỹ và các cường quốc khác có thể sẽ có động thái đối phó đáng kể gì trước Trung Quốc?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Xấu đi hay tốt hơn tùy thuôc hai yếu tố chính: thời cơ và tương quan lưc lượng trong khu vực.

Mục tiêu tối hậu của Trung Quốc không thay đổi, nhưng việc thực hiên mục tiêu đó tùy thuộc vào sự tính toán về thời cơ của Trung Quốc. Thời cơ này tùy thuộc những biến chuyển nhất thời, như đại dịch Covid-19, và sự thay đổi trong cán cân lực lượng.

Các nước nhỏ trong khu vực phải nương theo chiều gió để bảo vệ quyền lợi và chủ quyền của mình.

Họ muốn có một thế quân bình lực lượng giữa Trung Quốc một bên, với Mỹ và đồng minh của Mỹ, bên kia. Họ không muốn khả năng và cam kết của Mỹ trong khu vực bi suy yếu vì các chính trị gia Mỹ phải lo chống đối với đại dịch, vực dậy kinh tế trong nước, và nhu cầu tranh cử năm 2020.

Nếu vì những lý do này, thế của Mỹ xuống thì thế của Trung Quốc sẽ lên, và áp lưc của Trung Quốc đối với các nước nhỏ trong khu vực sẽ gia tăng. Đó là mối lo của các nước này.

GS. Ngô Vĩnh Long: Trung Quốc thì cứ tiếp tục xiết, như một con trăn.

Nhưng tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ leo thang đến nỗi có xung đột trên Biển Đông nếu một số nước có thái độ cứng rắn hơn như những phản ứng vừa qua của Philippines, Indonesia, và Malaysia.

Trung Quốc càng tăng cường đe doạ thì Việt Nam, đặc biệt là đang có vai trò quan trọng hơn trong ASEAN vài tại Liên Hiệp Quốc, nên cố gắng hơn trong các hoạt động đưa Trung Quốc ra trước toà án công luận quốc tế.

Mỹ và các cường quốc khác sẽ bắt buộc có những động thái đáng kể hơn hiện nay khi có áp lực quốc tế và khi dân chúng họ hiểu là an ninh của nước họ cần có sự ủng hộ của nhân dân thế giới.

BBC: Sau đại dịch Covid-19, nhận thức của quốc tế và khu vực, phương Tây trước Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, trên Biển Đông, có thể có thay đổi đáng kể, căn bản nào không về mặt an ninh, quân sự? Tác động, hệ lụy của các điều chỉnh chiến lược đó, nếu có, là gì?

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Nói chung và trong trường kỳ, dài hạn, thế giới phải đối phó với “thách thức Trung Quốc” và sự thay đổi đang xảy ra trong trật tư thế giới (world order), ai lên ai xuống, bắt nguồn từ sư cạnh tranh chiến lươc giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trong đoản kỳ hay ngắn hạn, trước mắt đại dịch Covid-19 làm nước nào cũng phải đối phó cùng một lúc hai vấn đề: an toàn sức khỏe của dân chúng và phục hồi kinh tế quốc gia. Nước nào làm tốt hai vấn đề này sẽ có thế thượng phong.

Trong khi việc giải quyết hai vấn đề ấy, cần sự cộng tác và phối hợp của nhiều nước, thì mối lo trước mắt phải đối phó với Covid-19 khiến nhiều nước chú tâm đến việc giải quyết vấn đề trong nước mà không có khả năng lưu tâm đến những biến chuyển xảy ra ngoài nước. Điều này có lợi cho những nước có tham vọng bành trướng ảnh hưởng.

Tuy nhiên, đại nạn cúm cũng làm suy yếu vị thế của Mỹ, không những về kinh tế mà còn về khả năng lãnh đạo hướng đến việc tạo ra một trật tự thế giới phản ánh giá trị nhân bản Tây phương. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Mỹ đứng ra lãnh đạo và đoàn kết khối được gọi là “Thế giới Tự do” xây dựng lại nền kinh tế và xã hội đổ nát ở Âu Châu, chống bành trướng cộng sản. Mỹ có lợi nhưng cũng phải hy sinh nhiều.

Với chính sách “Mỹ trên hết” (America First), Mỹ đã gây nghi kỵ, làm mất cảm tình, và làm suy yếu trầm trọng các liên minh hậu chiên, và hạ thấp “quyền lực mềm” (soft power) của Mỹ. Cộng với sức mạnh kinh tế, liên minh quân sư và quyền lực mềm của Mỹ vốn dĩ là căn bản tạo nên môt trật tự thế giới hậu chiến khiến cho không những chỉ riêng các quốc gia Tây phương, mà còn nhiều nước khác đươc sống thoải mái.

Cán cân lực luợng và trật tự thế giới đang thay đổi và đang cần sư lãnh đạo và phối hợp của Mỹ để giải quyết các mối quan tâm chung, như biến đổi khí hậu, phục hồi kinh tế và các thách thức của Trung Quốc. Thiếu sự lãnh đạo và phối hợp này, thế giới sẽ chia ra nhiều khối để đoàn kết, tự bảo vệ, và thích ứng thách thức của Trung Quốc.

Đó là mối lo của những nuớc không muốn sống dưới môt trật tự thế giới mới do Trung Quốc lãnh đạo mà tiếng Anh gọi là Chinese World Order.

GS. Ngô Vĩnh Long: Như đã đề cập ở trên, đại dịch Covid-19, đang thay đổi nhận thức quốc tế và khu vực về vai trò của Trung Quốc cũng như của Việt Nam.

Chưa biết có thay đổi gì lớn trong việc điều chỉnh chiến lược về mặt an ninh, quân sự tại khu vực Ấn-Thái Bình Dương hay không.

Nhưng rõ ràng là Việt Nam đang có cơ hội củng cố địa vị của mình trong khu vực cũng như đối với các nước ven Biển Đông.

http://biendong.net/dam-luan/34305-bien-dong-tq-tiep-tuc-mem-nan-ran-buong-va-tranh-gianh-anh-huong.html

 

Bị tiểu bang Mỹ kiện vì COVID-19, TQ phản ứng

Trung Quốc hôm thứ Tư chỉ trích vụ kiện của bang Missouri, Mỹ chống lại nước này vì COVID-19 là “rất vô lý”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói hành động của tiểu bang Mỹ “rất vô lý”, không có cơ sở pháp lý và thực tế. Ông Cảnh nói kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, Trung Quốc đã hoạt động chống dịch một cách cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm, và chính phủ Mỹ nên từ bỏ những vụ kiện tụng như vậy.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc và các cơ quan chính phủ khác cũng đã phủ nhận mạnh mẽ các cáo buộc cho rằng nước này trì hoãn tiết lộ thông tin dịch bệnh. Các nhà ngoại giao Trung Quốc kêu gọi “sự đoàn kết” và hợp tác chống lại dịch bệnh, nói rằng đây không phải là lúc để chỉ tay đổ lỗi.

Tiểu bang Missouri, Mỹ đang kiện Trung Quốc vì đã gây ra “cái chết to lớn, đau khổ và thiệt hại kinh tế” cho thế giới. Khoảng 200 người đã chết vì virus corona ở bang này. Đây là nơi đầu tiên kiện chính phủ Trung Quốc về cách xử lý dịch bệnh.

Bang Missouri cáo buộc các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm cho đại dịch khi nói dối về sự nguy hiểm của virus và đã không hành động đủ để làm chậm sự lây lan dịch bệnh.

Tuy nhiên, theo AP, hành động của Missouri dường như chủ yếu mang tính biểu tượng, vì các vụ kiện chống lại các quốc gia khác thường không có kết quả tại Mỹ.

http://biendong.net/doc-bao-viet/34298-bi-tieu-bang-my-kien-vi-covid-19-tq-phan-ung.html

 

Trung Quốc đã quên mất lời khuyên của Trịnh Hòa

Thế kỷ 15, những người đi biển Trung Quốc đã phát hiện, khám phá nhiều điều thú vị từ những miền đất xa xôi. Từ đó nhà vua đã có tham vọng chinh phục thế giới. Hoàng đế Trung Hoa triều Minh, Vĩnh Lạc đã cử nhiều đoàn thám hiểm sang những châu lục khác để tìm kiếm của cải và phô trương uy thế hàng hải của mình

Hải đoàn đầu tiên rời khỏi Trung Quốc với hơn 400 con thuyền lớn và gần 28.000 thủy thủ, do Trịnh Hòa chỉ huy. Mỗi chuyến thám hiểm như thế kéo dài khoảng 2 năm và họ đã đến rất nhiều nơi xa xôi trên đại dương. Hoàng đế Trung Hoa chọn Trịnh Hòa vì ông theo đạo Hồi, là một hoạn quan trong triều đình. Trịnh Hòa có thân hình cao lớn, da mặt sần sùi như vỏ cam nhưng đôi mắt rực sáng. Ông là người đã cụ thể sự quan tâm của hoàng đế đến những gì nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

So với những con thuyền của châu Âu cùng thời thì những con thuyền lớn làm bằng gỗ do Trịnh Hòa chỉ huy được xem là quái vật trên biển. Những con thuyền Trung Quốc có những cột buồm bằng tre dễ điều khiển, la bàn, nhiều khoang chứa và một số được thiết kế không thấm nước biển để chứa nước ngọt phục vụ sinh hoạt.

Những miền đất mà người Trung Hoa đến quả thật có nhiều điều hấp dẫn. Lần đầu tiên người Trung Hoa nhìn thấy những loại động vật quý hiếm không có ở đất nước của họ, ví dụ như hươu cao cổ. Trong các cuộc hành trình của mình, những người Trung Hoa thường mang theo những mặt hàng thương mại

như đồ gốm, tơ lụa và gia vị. Những chuyến đi của Trịnh Hòa là sự mở đầu và cũng là sự kết thúc cho giấc mơ chinh phục thế giới bằng con đường hàng hải.

Năm 1430, chính Trịnh Hòa đã khuyên Hoàng đế Trung Hoa từ bỏ giấc mơ thống trị thế giới. Nhiều quan lại trong triều đình nhà Minh lúc đó cũng cho rằng những miền đất xa xôi không đem lại lợi lộc gì cho Trung Quốc. Năm 1433, Trịnh Hòa không ra biển nữa, những chuyến đi trước đó của ông cũng dần dần bị lãng quên.

Những đến giữa thế kỷ 20, Trung Quốc lại bùng lên khát vọng về biển cả. Khác với mục đích của Trịnh Hòa là khám phá các vùng đất mới, Trung Quốc lúc đó lại chủ trương chiếm giữ các vùng biển và hải đảo. Trịnh Hòa một lần nữa lại được các nhà cầm quyền nhắc đến khi họ quyết định tiến ra biển.

Đầu tiên, Trung Quốc nhắm đến các vùng biển, các đảo ở gần Trung Quốc, nằm trên biển Đông và biển Hoa Đông. Họ sẵn sàng dùng vũ lực để chiếm các đảo và quần đảo. Mặc dù thời nay, thế giới đã có Công ước về Luật biển, nhưng Trung Quốc bất chấp khi cho rằng nơi nào thì biển đảo cũng đã thuộc về họ từ lâu. Bất chấp phản ứng của các nước, họ ngang nhiên tuyên bố chủ quyền tới hơn 80% diện tích biển Đông. Không dừng lại ở đó, họ bắt đầu nhòm ngó đến những vùng biển xa hơn như Ấn Độ Dương bằng những cách như đầu tư xây cảng, lập căn cứ quân sự, khống chế các con đường hàng hải của thế giới.

Khát vọng biển đảo của Trung Quốc ngày càng gia tăng với tham vọng thống trị thế giới trên đất liền và trên biển. Trung Quốc đã quên mất lời khuyên của Trịnh Hòa là nên từ bỏ giấc mơ thống trị thế giới, chắc chắn họ sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.

http://biendong.net/bien-dong/34306-trung-quoc-da-quen-mat-loi-khuyen-cua-trinh-hoa.html

 

Trung Quốc bị cả thế giới quay lưng

vì xuất khẩu sản phẩm y tế kém chất lượng

Vũ Dương

Chính quyền Trung Quốc gần đây đẩy mạnh chiến dịch “ngoại giao khẩu trang”, xuất khẩu lượng lớn vật tư y tế sang nhiều nước khác nhằm “nâng cao hình ảnh trên trường quốc tế”. Nhưng “gậy ông đập lưng ông”, điều này trái lại lại trở thành một trò hề khiến xã hội quốc tế quay lưng.

Hôm thứ Năm (23/4), nhiều kênh truyền thông đưa tin rằng Tây Ban Nha đã mua 640.000 bộ dụng bộ xét nghiệm nhanh từ công ty Sinh học Dịch Thụy, Thâm Quyến (gọi tắt là công ty Dịch Thụy), kết quả 58.000 bộ xét nghiệm được giao vào cuối tháng trước bị lỗi. Bất ngờ hơn là các bộ xét nghiệm được chuyển đến trong tháng Tư này vẫn không cho kết quả xét nghiệm chính xác. Tây Ban Nha đành phải hủy đơn đặt hàng và yêu cầu hoàn lại tiền.

Cùng ngày, chính phủ Canada tuyên bố, khoảng 1 triệu khẩu trang KN95 (đây là phân loại khẩu trang Trung Quốc khác với khẩu trang N95 của phương Tây) được mua từ các công ty Trung Quốc không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn mà Bộ y tế đưa ra, nên chúng sẽ không được phân phối cho các tỉnh hoặc thành phố.

Trong khi các quốc gia bị đại dịch viêm phổi Vũ Hán tấn công, cần gấp bộ xét nghiệm và thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), thì việc sử dụng các sản phẩm Trung Quốc kém chất lượng không chỉ nguy hiểm đến tính mạng, mà còn ảnh hưởng công tác phòng chống dịch bệnh và tiến độ tranh thủ thời gian trong việc cứu người.

Tệ hại hơn nữa, cùng lúc chính quyền Trung Quốc thúc đẩy xuất khẩu các thiết bị bảo hộ cá nhân và bộ xét nghiệm ra thế giới, các công ty Trung Quốc đã “đục nước béo cò”, tăng giá những mặt hàng này và yêu cầu phải trả tiền trước khi giao hàng, do đó thu được lợi nhuận đáng kể.

Ngoài ra, khi các quốc gia phàn nàn về chất lượng kém của các sản phẩm được mua từ Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc đã không xem xét cải thiện chất lượng sản phẩm, thay vào đó đổ lỗi cho người dùng sử dụng không đúng cách.

Ngoài Tây Ban Nha và Canada, trước đó, ngày 21/3, Bộ Y tế Hà Lan cho biết trong một tuyên bố, họ phải thu hồi hàng chục nghìn chiếc khẩu trang đã được phân phối cho các bệnh viện vì chúng không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng.

Ngày 8/4, chính phủ Phần Lan tuyên bố, 2 triệu khẩu trang y tế được mua từ Bắc Kinh không đạt tiêu chuẩn và không thể sử dụng trong các bệnh viện. Ông Tomi Lounema, người đứng đầu Cơ quan Cung ứng Khẩn cấp Quốc gia (NESA), chia sẻ trong một cuộc họp báo rằng, thị trường khẩu trang Trung

Quốc “vô cùng hỗn loạn, giá cả không ngừng tăng lên, việc mua hàng cần phải chốt sớm và trả tiền trước, rủi ro thương mại rất cao”.

Hai ngày sau, ông Tomi Lounema thừa nhận đã chi 10 triệu Euro để mua số vật tư y tế đó, kết quả nếu không phải bệnh viện không sử dụng được thì chính là hợp đồng đã ký mà bên kia không thực hiện đúng như thỏa thuận. Ông Lonema cuối cùng đã phải từ chức.

Tháng trước, Cộng hòa Séc cũng tuyên bố rằng ít nhất 80% trong số 150.000 bộ xét nghiệm virus nhanh được mua từ Trung Quốc không sử dụng được và độ chính xác không cao như các dụng cụ xét nghiệm khác. Cộng hòa Séc đã buộc phải tiếp tục sử dụng các dụng cụ xét nghiệm thông thường khác.

Trong tháng này, các phương tiện truyền thông xã hội đã lan truyền một đoạn video về một công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất khẩu trang Trung Quốc đã lau giày bằng khẩu trang. Các quan chức biên giới Úc đã thu giữ khoảng 800.000 chiếc khẩu trang bị lỗi được mua từ Bắc Kinh, trị giá 7,6 triệu USD. Một bộ trưởng cao cấp của chính phủ nước này đã nói rằng, hành vi tăng giá của các công ty Trung Quốc chẳng khác chi “tống tiền”.

Các nhà khoa học ở Slovakia, Thổ Nhĩ Kỳ và vương quốc Anh đã phàn nàn rằng bộ dụng cụ phát hiện virus được mua từ các công ty Trung Quốc không sử dụng được, khiến tổn thất hàng triệu đô la.

Quốc gia Georgia đã hủy đơn đặt hàng mua bộ xét nghiệm từ công ty Dịch Thụy, trong khi Malaysia chuyển sang đặt mua hàng của một công ty Hàn Quốc.

Hoa Kỳ cũng xuất hiện tình huống tương tự. Thống đốc bang Illinois J.B. Pritzker đã bỏ ra 17 triệu đô la để đặt mua khẩu trang KN95 từ các công ty Trung Quốc.

Vào giữa tháng 4, vì khẩu trang không đạt tiêu chuẩn, bang Missouri đã thu hồi từ các nhân viên cấp cứu khoảng 48.000 khẩu trang KN95 do Trung Quốc sản xuất.

Hành động của bang Missouri đã khiến các quan chức của Bộ Y tế Công cộng bang Illinois (IDPH) đưa ra cảnh báo rằng khẩu trang do Trung Quốc sản xuất không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn. Khuyến cáo rằng chỉ sử dụng chúng trong trường hợp bất đắc dĩ và nhân viên y tế vẫn nên sử dụng khẩu trang N95.

Theo Ye Ziwei, Epochtimes.com

Vũ Dương dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-bi-ca-the-gioi-quay-lung-vi-xuat-khau-san-pham-y-te-kem-chat-luong.html

 

Mưa đá lớn ở Vân Nam,

thời tiết thất thường khắp Trung Quốc

Phụng Minh

Sau trận tuyết rơi dày vào tháng 4 ở nhiều nơi trên địa bàn Hắc Long Giang, mưa đã lớn đã bất ngờ xuất hiện tại Hồng Hà tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Mưa đá to bằng lòng bàn tay

Một đoạn video cho thấy, ngày 22/4 theo giờ địa phương, một phần của Hồng Hà, tỉnh Vân Nam đã hứng chịu những cơn mưa lớn và gió mạnh trong 12 giờ liên tục. Sau đó, mưa đá rơi xuống vào đêm khuya khiến nhiều cửa sổ và mái nhà địa phương bị đập vỡ.

Theo hình ảnh mưa đá được ghi lại bởi người dân địa phương, hình dạng viên đá lớn như quả trứng và một số lớn hơn lòng bàn tay một người trưởng thành.

Một video khác cho thấy mái chuồng lợn và nhà ở vùng nông thôn địa phương đã bị đập vỡ, trong khi những ngôi nhà bị bao phủ bởi nước. Một số cư dân mạng lo lắng rằng các loại cây trồng trên cánh đồng không thể sống sót qua được trận mưa này, ảnh hưởng tới nguồn cung cấp lương thực của dân địa phương.

Hạn hán nặng, hơn 1,47 triệu người ở Vân Nam không có nước uống

Điều đáng chú ý là tính đến ngày 15/4, tổng cộng 100 con sông và 180 hồ chứa ở tỉnh Vân Nam đã cạn kiệt, dẫn đến khó khăn trong việc cung cấp nước sinh hoạt cho 1,47 triệu người và 410.000 gia súc lớn, theo Secretchina.

Dữ liệu của Sở Tài nguyên nước tỉnh Vân Nam vào đầu tháng 4 cho thấy, từ ngày 1/2/2019 đến ngày 30/3/2020, lượng mưa trung bình lũy kế ở tỉnh Vân Nam là 916,1 mm, giảm 219,2 mm (tương đương 19,3%) so với cùng kỳ năm trước, là mực nước mưa thấp thứ 3 trong lịch sử đo đạc được.

Trước đó, Sở Tài nguyên nước tỉnh Vân Nam cho biết, từ phân tích dự báo khí tượng thủy văn và phân tích các đặc điểm nổi bật của hạn hán theo mùa ở Vân Nam, trong hai tháng 4 và 5, hầu hết các khu vực của tỉnh sẽ bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng của hạn hán khí tượng. Nhìn chung, nó sẽ nặng hơn bình thường và sẽ tiếp tục cho đến đầu mùa mưa.

Nhưng thật bất ngờ, một trận mưa đá lớn đã xuất hiện, gây thiệt hại cho người dân địa phương.

Thời tiết bất thường khắp Trung Quốc, gió bão ở phía bắc, mưa lớn ở miền Nam

Theo Đài quan sát Khí tượng Trung ương Trung Quốc, từ đêm 22 đến 24/4, có những cơn mưa vừa đến mưa to ở miền nam Giang Nam, miền trung và miền đông Trung Quốc. Mưa lớn cục bộ kèm theo giông bão.

Mạng thời tiết Trung Quốc báo cáo rằng thời tiết đang thay đổi một cách bất thường thời gian gần đây, phía đông bắc đã gặp phải tình trạng tuyết rơi hiếm và nặng. Phía đông Nội Mông Cổ và phía tây Hắc Long Giang vào tháng 4 đã có tuyết rơi. Cáp Nhĩ Tân, Trường Xuân và Thẩm Dương đã gặp phải nhiệt độ thấp hiếm có vào cuối tháng 4. Đông Bắc Trung Quốc và Bắc Trung Quốc cũng trải qua những cơn gió mạnh từ cấp 7 đến 9 cấp, và thậm chí đạt tới 10 đến 11 ở một vài địa khu.

Theo Lý Tiểu Quỳ, Secretchina

Phụng Minh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/mua-da-lon-o-van-nam-thoi-tiet-that-thuong-khap-trung-quoc.html

 

Trung Quốc có thể mất trắng 3,8 nghìn tỷ USD

trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường do Covid-19

Bình luậnThủy Tiên

Theo một báo cáo mới của Oxford Business Group, virus Corona Vũ Hán có thể phá hủy Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, một sáng kiến đã khởi động 2.951 dự án trị giá 3,87 nghìn tỷ USD kể từ năm 2013.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng đã lấy cảm hứng cho sáng kiến Vành đai – Con đường (gọi tắt là BRI) từ Con đường Tơ lụa được hình thành cách đây 2.000 năm trong thời nhà Hán để kết nối Trung Quốc với Địa Trung Hải. ‘Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa’ đã liên kết Trung Quốc bằng đường bộ đến Đông Nam Á, Trung Á và Nga.

Trong khi đó, ‘Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21’ của Trung Quốc bao phủ các tuyến thương mại thế kỷ 19 của Đế chế Anh bằng cách kết nối với 138 quốc gia, bao gồm 38 quốc gia ở châu Phi cận Sahara và 18 quốc gia vùng Caribbean và Mỹ Latinh.

Theo một nghiên cứu của Viện Kiel của Đức, Trung Quốc trở thành chủ nợ song phương lớn nhất thế giới, với các dự án BRI được cấp tiền từ các ngân hàng chính sách quốc doanh và quỹ chuyên gia của Trung Quốc. Nghiên cứu này ghi nhận rằng khoản nợ của 50 quốc gia đang phát triển mà Trung Quốc cho vay đã tăng từ mức trung bình 1% GDP năm 2015 lên hơn 15% GDP vào năm 2017.

Không giống như các tổ chức đa phương như Ngân hàng Thế giới, các ngân hàng chính sách của Trung Quốc cho vay tiền với lãi suất thương mại và được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, chẳng hạn như dầu hoặc hàng hóa. Tương tự như công trình cơ sở hạ tầng thuộc địa dưới thời Đế chế Anh, BRI chỉ định các dự án này cho các nhà thầu, công nhân và nhà cung cấp Trung Quốc thay vì yêu cầu đấu thầu cạnh tranh.

Mặc dù Trung Quốc có đầy đủ nhận thức vào giữa tháng 1 rằng virus Corona Vũ Hán đã trở thành một dịch bệnh trên toàn quốc, nhưng nước này vẫn ký 33 hiệp định BRI song phương để thúc đẩy Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Myanmar. Các dự án mới này bao gồm các tuyến đường sắt và một cảng nước sâu tại Kyaukpyu, cho phép Tây Nam Trung Quốc kết nối trực tiếp với Ấn Độ Dương.

Hãng nghiên cứu Oxford Business Group (OBG) lưu ý: do virus Corona Vũ Hán đã bắt đầu trở thành đại dịch toàn cầu, nên các chính phủ có dự án BRI đã đóng cửa các ngành công nghiệp không thiết yếu và yêu cầu công dân ở nhà.

“Việc hạn chế nhân công và vật tư xây dựng của Trung Quốc chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sự ngừng hoặc giãn tiến độ các dự án ở Pakistan, Campuchia, Indonesia, Myanmar và Malaysia”.

Một số quốc gia nghèo hơn đang dừng chi tiêu cho dự án BRI để ưu tiên các nhu cầu hỗ trợ y tế và chăm sóc sức khỏe, theo ông Chris Devonshire-Ellis tại công ty tư vấn thuế và kế toán Dezan Shira & Associates. Với việc virus Corona Vũ Hán đang gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, các dự án BRI sử dụng số lượng lớn công nhân xây dựng của Trung Quốc hiện là một vấn đề gây tranh cãi gay gắt đối với các quốc gia có dự án này, ông Ellis cho biết.

OBG tuyên bố rằng BRI đã là động lực chính cho sự phát triển cơ sở hạ tầng ngốn rất nhiều tiền trong cái gọi là “miếng màu vàng” của chiếc bánh kinh tế toàn cầu vì chiếm 21% dân số toàn cầu, nhưng chỉ chiếm 10% GDP toàn cầu. Các nhà kinh tế ước tính rằng 35 quốc gia mới nổi có thể tăng trưởng gấp đôi so với các quốc gia tiên tiến, nhưng họ cũng cảnh báo rằng đầu tư vào các quốc gia này là thể hiện của các cơ hội rủi ro cao, lợi nhuận cao.

Ví dụ, Ai Cập được xếp hạng trong Cơ sở dữ liệu Refinitiv BRI như là quốc gia có số lượng dự án liên kết BRI cao thứ hai về khối lượng, chỉ đứng sau Nga. Là một quốc gia thuộc “miếng màu vàng” với quy mô GDP 250 tỷ USD, Ai Cập có 109 dự án BRI đang được xây dựng hoặc đang trong quá trình xây dựng với giá trị tổng cộng là 100 tỷ USD.

Ả Rập Xê Út với 106 dự án BRI được xếp hạng thứ tư về khối lượng, nhưng đứng thứ hai về giá trị ở mức 195,7 tỷ USD. Myanmar, Indonesia và các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cũng lọt vào top 10 trong bảng xếp hạng về cả khối lượng và giá trị dự án.

Nhiều dự án BRI đã rất túng quẫn về mặt tài chính trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Khi Sri Lanka vỡ nợ 1,3 tỷ USD vì nợ dự án BRI vào tháng 12/2017, nước này đã nhượng lại hơn 70% cảng Hambantota chiến lược của mình trên Ấn Độ Dương cho một công ty quốc doanh Trung Quốc dưới hình thức cho thuê 99 năm. Có lẽ vì lời cảnh tỉnh này mà Myanmar năm 2018 đã tái đàm phán, giảm mức đầu tư dự án đập nước sâu Kyaukpyu từ 7,3 tỷ USD xuống còn 1,3 tỷ USD.

OBG lập luận rằng sự suy thoái kinh tế do con virus Vũ Hán gây ra có nguy cơ làm gia tăng gánh nặng nợ đối với các nền kinh tế đang phát triển và cũng khiến Trung Quốc phải chịu áp lực tài khóa gia tăng.

Chính quyền Trung Quốc đã đàm phán lại những dự án BRI bị vỡ nợ một cách riêng rẽ với từng chính phủ. Nhưng do quy mô cho vay của mình, Bắc Kinh đã buộc phải tham gia Thỏa thuận G-20 vào ngày 15/4 để đưa ra một lệnh hoãn trả nợ song phương cho các quốc gia kém phát triển nhất.

Thủy Tiên

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/kinh-te/trung-quoc-co-the-mat-trang-38-nghin-ty-usd-trong-sang-kien-vanh-dai-va-con-duong-do-covid-19-32884.html

 

Dịch corona: Trung Quốc tung tin thất thiệt tại Mỹ

Các cơ quan tình báo Mỹ kết luận là các hoạt vụ Trung Quốc loan tin thất thiệt nói rằng chính quyền ông Trump có kế hoạch đóng cửa toàn quốc để chống virus corona bùng phát, theo báo New York Times.

Báo này cho biết những tin tức này xuất hiện đầu tiên trong tháng trước trên những điện thoại di động, các phương tiện truyền thông xã hội khác, nói rằng Tổng thống Donald Trump sẽ ra lệnh phong toả ngay khi binh sĩ có mặt “để giúp ngăn ngừa hôi của và quấy rối.” Tin tức này được loan truyền rộng rãi trong hai ngày nên Hội đồng An ninh Quốc gia phải đưa ra một tuyên bố trên Twitter nói rằng những tin này là tin giả.

Tờ báo căn cứ câu chuyện của họ vào tin tức của 6 viên chức Mỹ tại 6 cơ quan khác nhau, những người này cho báo biết tin với điều kiện ẩn danh.

Hai trong số viên chức này nói họ tin những tin tức này không do các hoạt vụ Trung Quốc dựng nên nhưng thổi phồng những tin hiện có.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi những cáo buộc này là “vô lý và không đáng để phản bác.”

Mỹ và Trung Quốc đang lâm vào cuộc chiến ‘ông nói qua bà nói lại’ về việc ai chịu trách nhiệm trong đại dịch COVID-19.

Trong quá khứ Tổng thống Trump đã gọi virus corona là “virus Trung Quốc” ám chỉ đến sự kiện là virus được phát hiện đầu tiên tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc hồi năm ngoái trong khi các giới chức Mỹ khác cáo buộc là Bắc Kinh thiếu minh bạch khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc quân đội Mỹ đưa virus đến Vũ Hán trong một bài viết trên Twitter vào tháng trước. Các giới chức Mỹ bác bỏ cáo buộc này.

https://www.voatiengviet.com/a/d%E1%BB%8Bch-corona-trung-qu%E1%BB%91c-tung-tin-th%E1%BA%A5t-thi%E1%BB%87t-t%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9-/5389245.html

 

Ngoại giao khẩu trang của Trung Quốc đại bại

Thụy My

Theo nhà bình luận Alain Frachon của Le Monde, sau nhiều tuần lễ lũng đoạn và dối trá, Trung Quốc muốn trưng ra bộ mặt một siêu cường nhân từ. Tuy nhiên do Bắc Kinh lạm dụng thế mạnh của mình, nên gậy ông đã đập lưng ông.

« Ngoại giao khẩu trang » không làm thay đổi hình ảnh của Trung Quốc, chiến dịch này đã thất bại trong việc làm thế giới quên đi trách nhiệm của Bắc Kinh làm đại dịch lan tràn.

Sau nhiều tuần lễ vừa chối bỏ sự kiện, vừa nhào nặn thông tin, Trung Quốc đến cuối tháng Hai đã chuyển sang thế tiến côn, với tham vọng trưng ra bộ mặt nhân từ của một siêu cường. Bắc Kinh đã ngăn chận được con virus ở trong nước và nay ra tay cứu độ toàn thế giới. Bắc Kinh tự khen mình và, cùng với các container khẩu trang, còn xuất khẩu (lậu) tính « ưu việt » của hệ thống cai trị Trung Quốc.

Lẽ ra chiến dịch này phải thành công – cũng giống như với văn hóa Mỹ : trang phục jean, nhạc rock and roll, phim ảnh Hollywood và phim truyền hình nhiều tập mang hơi hướng dân chủ và quyền lực Hoa Kỳ. Còn đây là khẩu trang, dụng cụ xét nghiệm, máy trợ thở đi cùng với khúc khải hoàn ca của chế độ Bắc Kinh.

Tuy nhiên Trung Quốc đã thất bại, ít ra là với thế giới phương Tây. Vì sao ? Câu trả lời không có gì đáng ngạc nhiên với Tập Cận Bình, đó là tầm nhìn của chủ tịch Trung Quốc và cách thức mà ông ta cai trị.

Trung Quốc ỷ mình là nước duy nhất có khả năng cung cấp một số phương tiện thiết yếu chống lại virus corona, để tự tạo ra hình ảnh một người khổng lồ tử tế. Trước mặt Bắc Kinh là cả một đại lộ mà Donald Trump đã mở ra. Bất lực trước đại dịch, tổng thống Mỹ hoàn toàn muốn rút lui khỏi nhiệm vụ lãnh đạo thế giới. Nhưng đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã quá lạm dụng ưu thế của mình. Dù là bậc thầy trong việc lợi dụng bất kỳ hành động nào để tuyên truyền, Bắc Kinh đã đi quá trớn.

Tuyên truyền một cách ngạo mạn

Hậu quả là vào tháng thứ tư của đại dịch, hình ảnh của Trung Quốc trên báo chí không mấy đẹp đẽ. Những từ ngữ thường thấy trong các bài viết về Trung Quốc luôn là « không tin tưởng », « nghi ngờ », « khả nghi »…

« Ngoại giao khẩu trang » đã gặp phải một số trục trặc. Nhưng bên cạnh một số chuyến hàng bị phát hiện là dỏm, còn kèm theo cung cách ngạo mạn dạy đời, chê bai các nền dân chủ phương Tây. Tóm lại, cùng với những chiếc khẩu trang được chờ đón, trong bao bì còn có các truyền đơn, và được dàn cảnh quá lố.

Bí mật dai dẳng về nguyên nhân thảm kịch Vũ Hán, một nửa sự thật, những con số thay đổi và khó tin – còn phải tính đến tất cả những điều này. Đồng thời chế độ Bắc Kinh còn trục xuất một số nhà báo Mỹ, tống giam những người dân Trung Quốc chỉ trích chính sách của ĐCSTQ trong hồ sơ này. Toàn bộ diễn ra trên cái nền dân tộc chủ nghĩa được thổi bùng lên.

Chiến dịch « ngoại giao khẩu trang » rầm rộ đã thu lượm được không  bao nhiêu kết quả, thậm chí còn phản tác dụng. Liên Hiệp Châu Âu sẽ kiểm soát chặt chẽ đầu tư của Trung Quốc vào châu lục. Ngành kỹ nghệ dược phẩm sẽ dịch chuyển nhiều nhà máy từ Trung Quốc trở về châu Âu. Nhật Bản trợ giúp các công ty của mình chuyển sản xuất từ Hoa lục về Nhật hoặc các nước kế cận. Tại Washington, những người chủ trương tách rời kinh tế Mỹ với Trung Quốc đang thắng thế. Châu Phi chờ đợi xem Bắc Kinh có xóa nợ hay không. Và trầm trọng hơn, chừng như các tuyên bố chính thức của Bắc Kinh đã đặc biệt mất đi tính khả tín.

Tại sao lại thất bại như thế ? Trung Quốc có những nhà ngoại giao có năng lực. Ngành công nghiệp nước này đã nhanh nhạy cố gắng sản xuất khẩu trang, dụng cụ xét nghiệm và máy trợ thở. Bắc Kinh tỏ ra hào hiệp trong việc hỗ trợ New York và một số nước châu Phi. Trung Quốc can đảm chống lại con virus ở Hoa lục. Chuyện gì đã xảy ra ?

Dấu ấn Tập Cận Bình

một Trung Quốc của Tập Cận Bình. Ông chủ tịch đã đặt trở lại ĐCSTQ làm trung tâm của xã hội, sự hiện diện của đảng được tăng cường khắp nơi : trong các trường trung tiểu học, đại học, cơ quan chính quyền và nền kinh tế (nơi mà lãnh vực quốc doanh được ưu tiên)…Khác với những người tiền nhiệm, ý tưởng về một cơ cấu chính quyền, một cơ quan chuyên môn hoạt động tương đối độc lập với ĐCSTQ là đi ngược lại với « tư tưởng Tập Cận Bình ».

Theo ông Richard McGregor, một trong những chuyên gia giỏi nhất về ĐCSTQ trong cuốn sách gần đây nhất « Xi Jinping : The Backlash » thì đối với Tập Cận Bình, chính trị được đặt trên chuyên môn (kể cả về y tế, như đã diễn ra ở Vũ Hán) và thực tế.

« Tư tưởng Tập Cận Bình » được dấy động với các chiến dịch chấn chỉnh ý thức hệ, khoe khoang những ưu điểm của hệ thống cai trị Trung Quốc đồng thời ám chỉ rằng các chế độ tự do dân chủ đang suy tàn. Ở trong nước, cần đấu tranh chống « các ý tưởng thù địch phương Tây », còn với bên ngoài, phải ca ngợi ưu thế của « kinh nghiệm Trung Quốc ».

Ngành ngoại giao không thoát khỏi chủ trương này. Trên các diễn đàn quốc tế, cung cách cai trị độc đoán cần phải có cùng tính chính đáng, nếu không là cao hơn so với dân chủ tự do ; đối kháng với phương Tây luôn nằm trong chương trình của Trung Quốc.

Tập Cận Bình tái áp đặt ý thức hệ lên Trung Quốc – theo nhà nghiên cứu Alice Ekman trong cuốn sách « Rouge vif. L’idéal communiste chinois » (tạm dịch « Đỏ sẫm, lý tưởng cộng sản Trung Quốc »). Theo Ekman, giai đoạn cực đoan về ý tưởng này đối với Tập Cận Bình không chỉ là phương tiện để tái khẳng định quyền lực của mình trong thời buổi kinh tế khó khăn, mà ông ta còn tin vào chủ thuyết mác-xít. Nếu việc xử lý khủng hoảng Covid-19 của Trung Quốc là thiếu thực tế và đôi khi phản tác dụng, đó cũng là do ông Tập thiên về lý tưởng.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200424-ngo%E1%BA%A1i-giao-kh%E1%BA%A9u-trang-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%E1%BA%A1i-b%E1%BA%A1i

 

Philippines gửi hai công hàm

phản đối TQ về Biển Đông

Philippines ngày 22-4 phản đối Trung Quốc vì chĩa súng vào tàu Philippines và việc Bắc Kinh tuyên bố “lãnh thổ của Philippines” thuộc về tỉnh Hải Nam của Trung Quốc.

Thông tin này do Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin viết trên Twitter ngày 22-4. Ông Locsin cho hay đã gửi hai công hàm phản đối Trung Quốc liên quan tới các động thái gần đây ở Biển Đông.

Theo đó, Ngoại trưởng Philippines cho rằng vào 5h17 hôm nay (22-4), Đại sứ quán Trung Quốc đã nhận hai công hàm phản đối.

Công hàm đầu tiên nói về việc súng rađa Trung Quốc chĩa vào tàu Hải quân Philippines “ở vùng biển Philippines”.

Công hàm thứ hai về việc Trung Quốc tuyên bố “các phần lãnh thổ Philippines thuộc về tỉnh Hải Nam”.

Theo Ngoại trưởng Locsin, cả hai hành động này “đều vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền Philippines”.

Philippines là nước cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, và lời ông Locsin đi theo quan điểm của Manila.

Chiều 22-4, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tiết lộ tàu tuần tra BRP Conrado Yap của Hải quân Philippines là con tàu bị Trung Quốc chĩa rađa, theo báo Rappler. Ông Lorenzana nói: “Tôi đã chỉ đạo Hải quân Philippines gửi thông tin chi tiết về vụ việc này”.

Ông Locsin không nêu rõ công hàm phản đối thứ hai dành cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên “các phần lãnh thổ Philippines” là gì, tuy nhiên Rappler đưa tin và trích dẫn việc Trung Quốc gần đây đặt tên hai chính quyền quản lý Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông.

Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần ở Trường Sa.

Cựu ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario trước đó đã thúc giục Philippines phản đối các động thái của Trung Quốc, cho rằng hành động của Bắc Kinh gần đây cho thấy họ “đã không ngừng lạm dụng đại dịch do virus corona chủng mới gây ra (COVID-19), khi tiếp tục theo đuổi các yêu sách và mở rộng bất hợp pháp của mình ở Biển Đông”, Rappler viết.

http://biendong.net/bi-n-nong/34293-philippines-gui-hai-cong-ham-phan-doi-tq-ve-bien-dong.html

 

Ấn Độ xây cầu

trong khu vực tranh chấp với Trung Cộng

Tin New Delhi, Ấn Độ – Theo bản tin từ Bloomberg, chính phủ Ấn Độ vừa xây một cây cầu mới trong khu vực đang tranh chấp với Trung Cộng tại biên giới, nhằm có thể điều động quân đội và vũ khí nhanh hơn. Sự việc này nhiều khả năng sẽ làm xấu thêm quan hệ giữa hai cường quốc châu Á. Cây cầu mới, có trọng tải 40 tấn, được xây tại tiểu bang Arunachal Pradesh thuộc vùng đông bắc Ấn Độ, nơi cũng được Trung Cộng tuyên bố chủ quyền và nằm gần một địa điểm từng xảy ra các vụ đụng độ trước đây.

Theo nguồn tin của Bloomberg, các vụ xâm nhập biên giới lẫn nhau tại tiểu bang Arunachal đã tăng 50% trong năm 2019 so với những năm trước đó. Việc Ấn Độ xây đường và cầu mới dọc theo biên giới với Trung Cộng diễn ra giữa lúc căng thẳng giữa 2 quốc gia đang tăng cao, do Bắc Kinh cáo buộc New Delhi cố tình cản trở các công ty Trung Cộng hoạt động tại Ấn Độ, bằng cách thắt chặt kiểm soát đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua lại công ty nội địa.

Cây cầu mới xây nằm trong khu vực từng xảy ra vụ đối đầu quân sự kéo dài nhiều tháng giữa Ấn Độ và Trung Cộng vào năm 2017, liên quan đến cao nguyên Doklam, nơi được tuyên bố chủ quyền bởi Trung Cộng và Bhutan, đồng minh của Ấn Độ. Đây là một trong những vụ đối đầu nghiêm trọng nhất kể từ khi Trung Cộng chiến thắng cuộc chiến biên giới với Ấn Độ vào năm 1962.

Dưới thời Thủ Tướng Narendra Modi, Ấn Độ đã gia tăng phát triển cơ sở hạ tầng dọc biên giới. Tuy nhiên, New Delhi nói rằng hành động này không nhằm vào bất kỳ nước nào, mà chỉ nhằm hỗ trợ các khu vực xa xôi hẻo lánh của quốc gia. (BBT)

https://www.sbtn.tv/an-do-xay-cau-trong-khu-vuc-tranh-chap-voi-trung-cong/

 

Thủ tướng Úc gọi điện cho lãnh đạo Mỹ, Pháp, Đức

quyết điều tra nguồn gốc virus corona

Thủ tướng Úc Scott Morrison đã dành cả tối 21-4 để gọi cho các nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp và Đức sau khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc chỉ trích Canberra là cái loa của Washington trong những chuyện liên quan đến COVID-19.

Hãng tin Reuters dẫn thông báo của chính phủ Úc sáng 22-4 cho biết các cuộc gọi đều tập trung vào việc thúc đẩy một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc virus corona chủng mới.

Viết trên Twitter cá nhân sau đó, Thủ tướng Úc Morrison cho biết ông đã có “một cuộc thảo luận rất xây dựng” với Tổng thống Mỹ Donald Trump về cách thức đối phó với dịch bệnh và sự cần thiết phải mở cửa, vực dậy nền kinh tế.

Ông Morrison cũng nói chuyện với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron qua điện thoại về vai trò của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), văn phòng thủ tướng Úc thông tin thêm.

Việc Úc trở thành quốc gia hăng hái nhất kêu gọi điều tra độc lập nguồn gốc virus corona cũng như phản ứng của WHO đã vấp phải sự chỉ trích từ Trung Quốc. Bắc Kinh hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Canberra.

Trong thông cáo được phát đi tối muộn 21-4, Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc đã chỉ trích Úc là “cơ quan ngôn luận” của Mỹ, rằng các nhà lập pháp Úc “đang lặp lại như vẹt những gì người Mỹ nói và hùa theo Mỹ trong các cuộc công kích có ý đồ chính trị nhắm vào Trung Quốc”.

Mỹ trước đó đã chỉ trích dữ dội Trung Quốc, WHO đồng thời cắt viện trợ cho tổ chức này bất chấp các ý kiến phản đối của Bắc Kinh và dàn lãnh đạo WHO.

Hiện Úc đang xem xét vai trò của WHO trong việc để đại dịch bùng phát ra toàn cầu. Xét về bản chất, WHO là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc. Hồi tháng 2 vừa rồi, một nhóm các nhà khoa học quốc tế do WHO dẫn dắt đã đến Trung Quốc đánh giá công tác kiểm soát dịch bệnh của nước này. Cùng đi khi đó có các nhà khoa học Trung Quốc.

Theo Reuters, Úc đang đặt vấn đề tại sao WHO lại được trao quyền hạn như một thanh sát viên vũ khí quốc tế và tự ý vào điều tra, kết luận về ổ dịch khi chưa có sự đồng ý của của Liên Hiệp Quốc hay cụ thể hơn là các nước lớn.

Úc đã ghi nhận chỉ hơn 6.600 trường hợp nhiễm virus trên toàn quốc, với 4 trường hợp mới vào ngày 22-4. Quan hệ giữa Úc và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng khi Canberra cáo buộc Bắc Kinh tìm cách gây ảnh hưởng, can thiệp quá nhiều vào chính trường nước này.

Chuyên gia Richard McGregor thuộc Viện nghiên cứu Lowy nhận xét Thủ tướng Úc Morrison đã cố gắng hạn chế đưa ra bình luận về Trung Quốc trong bối cảnh hiện tại. Song điều này không thể cứu vãn được mối quan hệ song phương đang ngày càng tệ và định kiến ở Bắc Kinh rằng “Úc là tay sai của Mỹ”.

http://biendong.net/doc-bao-viet/34296-thu-tuong-uc-goi-dien-cho-lanh-dao-my-phap-duc-quyet-dieu-tra-nguon-goc-virus-corona.html