Tin khắp nơi – 24/01/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 24/01/2020

Tổng thống Trump

sắp công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/1 loan báo sẽ công bố kế hoạch hòa bình cho Trung Đông vốn được chờ đợi lâu nay trước khi Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, thăm Washington vào tuần tới.

Phát biểu với báo giới trên Air Force One trên đường đi Miami để dự một sự kiện chính trị, ông Trump cho biết người Palestine thoạt tiên có thể sẽ phản ứng tiêu cực về kế hoạch này nhưng chung cuộc nó sẽ mang lại lợi ích cho họ.

“Đây là một kế hoạch tuyệt vời,” Tổng thống Trump nói.

Ông Trump sẽ gặp ông Netanyahu tại Tòa Bạch Ốc vào thứ Ba tuần tới.

“Đây là kế hoạch thật sự sẽ có hiệu quả,” Tổng thống Trump cho biết.

https://www.voatiengviet.com/a/5257946.html

 

Mỹ tiếp tục trừng phạt nhằm bóp nghẹt kinh tế Iran

Hoa Kỳ hôm 23/01 cho biết họ đã đưa vào danh sách đen hai công ty có trụ sở tại Hong Kong, một ở Thượng Hải và một ở Dubai vì đã giúp công ty quốc doanh Dầu khí Quốc gia Iran (NIOC) xuất khẩu hàng triệu đô la hàng hóa, vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết họ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Công ty hóa dầu Triliance có trụ sở tại Hong Kong và Công ty Sage Energy HK Limited, Công ty TNHH Công nghiệp Peakview có trụ sở tại Trung Quốc và Beneathco DMCC có trụ sở tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Các biện pháp trừng phạt bao gồm việc đóng băng tất cả các tài sản của các công ty này nằm dưới quyền tài phán của Mỹ, cấm các công ty và cá nhân của Hoa Kỳ giao dịch với những công ty này, và có khả năng trừng phạt cả những tổ chức tài chính ngoài Hoa Kỳ cố tình hỗ trợ những giao dịch đáng kể cho các công ty này.

Ngoài ra, chính phủ Hoa Kỳ còn áp dụng lệnh trừng phạt đối với hai công ty khác là Công ty TNHH Jiaxiang Industry Hong Kong và Công ty hóa dầu Oiwangwa Shandong, và hai cá nhân liên quan.

Đây là bước đi mới nhất trong chiến dịch áp lực tối đa của Hoa Kỳ, nhắm mục tiêu bóp nghẹt nền kinh tế Iran, cố gắng buộc nước này chấp nhận xuống thang chương trình hạt nhân, tên lửa đạn đạo và các hoạt động khu vực.

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang kể từ khi chính quyền của ông Trump quyết định rút ra khỏi thoả thuận hạt nhân 2015, kéo theo đó là một loạt sự kiện như việc Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt nhắm vào Iran, cáo buộc Tehran đứng đằng sau các vụ tấn công cơ sở lọc dầu của Ả Rập Xê Út, và mới đây nhất là việc Hoa Kỳ tiêu diệt tư lệnh Qassem Soleimani của Iran bằng máy bay không người lái.

https://www.voatiengviet.com/a/my-tiep-tuc-trung-phat-nham-bop-nghet-kinh-te-iran/5257887.html

 

Châu Âu, mặt trận thương mại mới

giúp Trump tạo thêm thế mạnh tái tranh cử

Thu Hằng

Thỏa thuận giai đoạn 1 với Trung Quốc về thương mại, dù chỉ là hưu chiến, đã tạo đà cho tổng thống Mỹ Donald Trump chuyển hướng tấn công Liên Hiệp Châu Âu. Một thỏa thuận với Bruxelles càng giúp chủ nhân Nhà Trắng củng cố vị thế để tranh cử nhiệm kỳ thứ 2.

Trump cáo buộc Liên Hiệp Châu Âu thủ lợi từ Mỹ

Liên Hiệp Châu Âu bị tổng thống Mỹ cáo buộc « thủ lợi quá nhiều từ đất nước chúng ta (Mỹ) trong nhiều năm nay ». Cụ thể, năm 2018, Mỹ nhập siêu 138 tỉ euro từ Liên Hiệp Châu Âu. Một điểm khác khiến chủ nhân Nhà Trắng bất bình là Mỹ đánh thuế ô tô nhập khẩu từ châu Âu là 2,5%, trong khi xe hơi Mỹ nhập khẩu bị Bruxelles áp mức thuế 10%.

Ngay mùa xuân 2018, Washington đã áp thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm của Liên Hiệp Châu Âu. Bruxelles đáp trả bằng cách tăng thuế nhiều mặt hàng tiêu dùng Mỹ, từ nước cam đến bơ lạc, đồng thời khiếu nại lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO/OMC). Về ô tô nhập từ châu Âu, đã ít nhất hai lần tổng thống Trump dọa tăng mức thuế này.

Giai đoạn tạm hoãn leo thang với Bruxelles từ ngày 25/07/2018 là thời gian để tổng thống Trump tập trung giải quyết hồ sơ thương mại với Trung Quốc, vì ông « không muốn xử lý Trung Quốc và châu Âu cùng lúc ». Tạm rảnh tay, tổng thống Trump thẳng thừng dọa Bruxelles : « Nếu không thể đúc kết được (thỏa thuận), chúng tôi sẽ phải áp mức thuế 25% đối với xe hơi », khi ông trả lời phỏng vấn đài Fox Business Network bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos (Thụy Sĩ) ngày 22/01/2020.

Thỏa thuận trong tầm tay ?

Tổng thống Mỹ tỏ ra lạc quan « đã có trong đầu về ngày tháng và ngày đó sắp đến gần » để đạt được một thỏa thuận. Theo giới chuyên gia, đó phải là ngày trước kỳ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, dự kiến diễn ra vào tháng 11/2020.

Tuy nhiên, ông Donald Trump không nêu rõ thỏa thuận nào. Vì trên thực tế, vào tháng 07/2018, Washington và Bruxelles thống nhất đàm phán hai thỏa thuận : Thứ nhất, công nhận các tổ chức cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn của nhau để giúp các nhà công nghiệp xuất khẩu dễ dàng hơn ; thỏa thuận thứ hai liên quan đến thuế quan đối với hải sản và sản phẩm công nghiệp.

Theo báo Le Monde, hiện mới chỉ có các cuộc thảo luận về mặt kỹ thuật đối với hồ sơ thứ nhất, được bắt đầu từ mùa Thu 2019. Một quan chức của Ủy Ban Châu Âu cho rằng « thỏa thuận về thuế quan trong lĩnh vực công nghiệp có thể nhanh chóng được ký kết, vì không bao gồm bất kỳ vấn đề nào liên quan đến vệ sinh, sở hữu trí tuệ hoặc các chỉ dẫn về nguồn gốc ».

Nếu chỉ cần một thỏa thuận như vậy để phục vụ tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2, ông Donald Trump có thể sẽ đạt được, vì đích thân chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết có thể sẽ nhanh chóng đạt được một thỏa thuận với Mỹ vì « 90% công việc đã được hoàn thiện » và « sẽ có nhiều cuộc họp sẽ được tổ chức trong những tuần sắp tới ».

Tuy nhiên, tổng thống Trump muốn đưa vào đàm phán vấn đề nhập khẩu nông phẩm Mỹ, vì nông dân Mỹ là một bộ phận cử tri đông đảo của ông. Nguyên thủ Mỹ đã thành công khi buộc Trung Quốc cam kết mua thêm hơn 200 tỉ đô la hàng hóa và dịch vụ, trong đó có 32 tỉ đô la nông phẩm của Mỹ. Tuy nhiên, nông nghiệp lại « là lằn ranh đỏ đối với Liên Hiệp Châu Âu ». Bruxelles có những tiêu chuẩn và quy định riêng về nông nghiệp, được cho là chặt chẽ hơn so với Hoa Kỳ. Thêm vào đó, phái đoàn đàm phán châu Âu hiện nay không được ủy quyền về vấn đề này.

Khó khăn đối với châu Âu, theo cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Châu Âu Anthony Gardner khi trả lời trang L’Echo của Bỉ (18/01/2020), là tổng thống Donald Trump « cư xử với Liên Hiệp Châu Âu như là một kẻ thù chứ không phải là một đối tác mà Hoa Kỳ có thể theo đuổi nhiều mục tiêu chung ».

Sau thỏa thuận thương mại ACEUM với Canada và Mêhicô, tiếp theo là với Trung Quốc, thì một thỏa thuận với Liên Hiệp Châu Âu được cho là sẽ củng cố thêm thành tựu kinh tế của đương kim chủ nhân Nhà Trắng. Nhưng ngược lại, nếu không đạt được trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump vẫn thể hiện rằng ông giữ lời hứa thực hiện tái cân bằng cán cân thương mại cho Hoa Kỳ.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200124-lhca-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-trump-t%C3%A1i-tranh-c%E1%BB%AD

 

Thiệt hại Mỹ gánh từ cuộc chiến với TQ

Hoạt động sản xuất suy yếu hay tỷ lệ nông dân phá sản tăng cao là những thiệt hại có thể nhìn thấy được của Mỹ vì chiến tranh thương mại.

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến ký thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” với Trung Quốc vào ngày 15/1. Nhưng thỏa thuận này, dù mất hai năm để hình thành, vẫn không dỡ bỏ một số hàng rào thuế quan mà ông áp đặt với hàng hóa Trung Quốc.

Thỏa thuận sẽ bãi bỏ thuế với khoảng 370 tỷ USD hàng hóa, gần bằng 2/3 số hàng Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc. Thuế quan đã làm tăng giá nhiều mặt hàng, từ mũ bóng chày, vali, xe đạp, TV, giày thể thao đến hàng loạt nguyên vật liệu được các nhà sản xuất Mỹ sử dụng.

Trump sử dụng thuế quan như một công cụ đàm phán nhằm làm tổn thương nền kinh tế và gây áp lực buộc Trung Quốc phải đồng ý với một thỏa thuận mới yêu cầu Bắc Kinh xóa bỏ những hoạt động thương mại không công bằng như trộm cắp tài sản sở hữu trí tuệ hay ép buộc chuyển giao công nghệ. Giới lãnh đạo doanh nghiệp khắp nước Mỹ cũng như các nghị sĩ ở cả lưỡng đảng đều đồng tình với mục tiêu trên.

Song đòn thuế cũng khiến người Mỹ bị ảnh hưởng. Lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm, buộc các ông chủ phải đưa ra quyết định cắt giảm việc làm hay tăng giá với người tiêu dùng.

Mặt khác, việc không biết cuộc chiến thuế quan sẽ kéo dài bao lâu và liệu Trump có muốn tăng thêm sức ép nhằm vào Trung Quốc không còn khiến giới doanh nghiệp lưỡng lự trong những quyết định đầu tư dài hạn, tác động tiêu cực tới tăng trưởng.

Một báo cáo của Moody’s Analytics cho biết cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, khởi phát từ đầu năm 2018, đã khiến Mỹ mất 300.000 việc làm, tính đến tháng 9/2019.

Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng việc làm của Mỹ vẫn tương đối mạnh. Nền kinh tế có thêm 2,1 triệu việc làm mới trong năm 2019, dù thấp hơn năm 2018 với 2,7 triệu việc làm tăng thêm.

Khó có thể xác định được căng thẳng thương mại đóng góp bao nhiêu phần trăm vào tổn thất việc làm nhưng báo cáo của Moody không phải nguồn duy nhất cho thấy thuế quan ảnh hưởng đến người lao động Mỹ.

Theo một cuộc điều tra của công ty nhân sự Gray & Christmas, những khó khăn về thương mại được viện dẫn là nguyên nhân khiến 10.000 việc làm bị cắt giảm, chỉ tính riêng tháng 8 năm ngoái. Một bản phân tích từ Tax Foundation cũng đánh giá chiến tranh thương mại sẽ dẫn tới tình trạng mất việc làm trong dài hạn.

Trump đã sai khi tuyên bố Trung Quốc là bên phải trả thuế. Chi phí thuế thực tế đánh trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của các nhà nhập khẩu Mỹ ngay từ thời điểm hàng về cảng.

Các công ty Mỹ đã phải trả thêm 46 tỷ USD tiền thuế so với khi chưa có những hàng rào thuế quan của Trump, theo bản phân tích dữ liệu chính phủ do liên minh thương mại tự do Tariffs Hurt the Heartland thực hiện.

Nhiều nhà nhập khẩu Mỹ chấp nhận chi phí thuế nhưng số khác chọn cách chuyển một phần hoặc toàn bộ chi phí này cho người tiêu dùng.

Có khả năng các nhà sản xuất Trung Quốc đã hạ giá thành sản phẩm để duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường Mỹ, song ít nhất hai báo cáo được công bố hồi năm ngoái chỉ ra rằng các công ty và người tiêu dùng Mỹ đang phải gánh chịu chi phí thuế.

Một số nghiên cứu cho thấy hàng rào thuế quan cuối cùng lại khiến các gia đình Mỹ chịu thiệt. JPMorgan Chase cho biết các mức thuế Trump áp đặt năm 2018 khiến chi phí trung bình của hộ gia đình Mỹ tăng 600 USD/năm.

Một báo cáo khác từ các nhà nghiên cứu tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, Đại học Princeton và Đại học Columbia, ước tính hàng rào thuế quan thậm chí còn làm tăng chi phí của hộ gia đình Mỹ tới 831 USD/năm. Nghiên cứu cũng tính đến cả chi phí dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc nhằm né thuế.

Nhưng những tính toán kể trên không bao gồm các biện pháp thuế áp đặt từ tháng 9/2019 nhằm vào hàng tiêu dùng như đồ chơi, quần áo và TV. Những vòng thuế trước chủ yếu đánh vào hàng công nghiệp và ít có khả năng trực tiếp làm tăng chi phí của người mua sắm.

Dù vậy, lạm phát vẫn dao động trong khoảng 2% kể từ khi chiến tranh thương mại nổ ra.

Trump khẳng định biện pháp thuế của ông thúc đẩy ngành sản xuất nhưng ngành này lại đang rơi vào suy thoái. Tháng 12, hoạt động sản xuất suy yếu xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động cho thấy chỉ 46.000 việc làm trong ngành sản xuất được tạo ra trong năm 2019, tăng chưa đầy 0,5%.

Theo một nghiên cứu gần đây của các nhà kinh tế học tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, thuế quan chắc chắn là nguyên nhân khiến ngành sản xuất bị đình trệ.

Việc một số doanh nghiệp được hưởng lợi là đúng bởi đòn thuế Trump tung ra khiến hàng hóa của các đối thủ nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn. Nhưng nhiều nhà sản xuất Mỹ cần nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc để sản xuất, lắp ráp hàng hóa trong nước và hàng rào thuế quan nhắm vào những mặt hàng như thép, động cơ hay phụ tùng xe đạp.

Bất kỳ lợi ích nào có được nhờ đòn thuế đều bị kéo lại bằng việc tăng giá nguyên liệu đầu vào và thiệt hại từ biện pháp thuế trả đũa của Trung Quốc nhằm vào hàng hóa Mỹ. Những yếu tố này dẫn tới việc làm trong ngành sản xuất sụt giảm, các nhà kinh tế tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhấn mạnh.

Trung Quốc đã chọn mục tiêu tấn công là các nông dân Mỹ khi áp thuế trả đũa lên những sản phẩm nông nghiệp như đậu nành, lúa mỳ hay ngô.

Nhưng ngay cả khi nông dân Mỹ mất đi thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình, một cuộc khảo sát gần đây cho thấy tâm lý nông dân vẫn tích cực và Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán thu nhập từ nông nghiệp sẽ tăng 10% trong năm nay, lên mức cao nhất từ năm 2014.

Kết quả trên phần lớn có được nhờ một gói cứu trợ của Tổng thống Mỹ. Chính quyền Trump đã chi khoảng 28 tỷ USD cho những nông dân bị ảnh hưởng bởi thuế quan do Trung Quốc áp đặt. Các khoản thanh toán không đủ bù đắp tổng thiệt hại nông dân phải chịu nhưng ít nhiều giúp thu hẹp khoảng cách.

Nếu không có cứu trợ từ chính phủ, thu nhập nông nghiệp sẽ bị thu hẹp đáng kể. Tuy nhiên, tiền hỗ trợ của Trump không thể cứu mọi nông dân. Tỷ lệ nông dân phá sản đã tăng 25% so với năm 2018.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã chậm lại và chạm mức thấp nhất trong gần ba thập kỷ vào năm ngoái, một phần do chiến tranh thương mại. Nhiều nhà nhập khẩu Mỹ đã chuyển dịch chuỗi cung ứng, mua hàng hóa từ các nhà sản xuất ở những quốc gia châu Á khác nhằm né thuế.

Dù thị trường việc làm Mỹ vẫn kiên cường và nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, trong cả năm 2019, nó thực tế đã chững lại.

Rất khó để tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nhưng các mối đe dọa từ đòn thuế của Trump đang tiếp tục khiến môi trường kinh doanh trở nên không chắc chắn. Ngoài Trung Quốc, ông còn áp thuế với thép nước ngoài cùng rượu và pho mát châu Âu.

Chính quyền Trump còn đang cân nhắc tăng các mức thuế kể trên và áp thuế mới với hàng loạt sản phẩm của Pháp, động thái khiến các nhà hàng và nhà nhập khẩu rượu giận dữ.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/32657-thiet-hai-my-ganh-tu-cuoc-chien-voi-tq.html

 

Ba người thiệt mạng

trong vụ tai nạn máy bay chữa cháy ở Úc

Tin từ SYDNEY, Úc – Vào hôm thứ năm (23 tháng 1), một chiếc máy bay thả bom nước bị rơi ở phía đông nam của Úc, khi các nhân viên cứu hỏa chiến đấu với một đám cháy rừng mới bùng lên do nhiệt độ cao và gió mạnh. Theo hãng thông tấn AFP, máy bay vận tải Hercules C-130 thuộc sở hữu của Canada gặp nạn khi đang chiến đấu với đám cháy rừng ở vùng núi Alps của New South Wales.

Chính quyền Úc tuyên bố rằng cả ba nạn nhân đều là người Mỹ, đồng thời cho biết thêm rằng họ vẫn chưa biết được lý do khiến máy bay gặp nạn. Ông Shane Fitzsimmons, Ủy viên Sở cứu hỏa nông thôn ở tiểu bang New South Wales, cho biết chiếc máy bay này được thuê bởi công ty chữa cháy trên không Coulson Aviation của Canada, là công ty có một chiếc C-130 Hercules thứ hai hoạt động trong chiến dịch chữa cháy rừng của Úc. Công ty Coulson cấm đội máy bay vận chuyển lớn của họ hoạt động sau vụ tai nạn, và đang chờ đánh giá để bảo đảm không có vấn đề liên quan nhiên liệu. Công ty Canada này hoạt động theo hợp đồng với Trung tâm chữa cháy trên không của Úc từ năm 2000. Coulson cho biết chiếc máy bay này đang thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và đang chở theo một lượng chất chống cháy. Công ty cho biết họ sẽ cử một đội đến địa điểm của vụ tai nạn để hỗ trợ các hoạt động khẩn cấp.

Vụ tai nạn này nâng số người chết tại hàng trăm đám cháy ở Úc lên tới 32 kể từ tháng Chín. Theo ước tính, một tỷ động vật cũng thiệt mạng, trong khi các đám cháy thiêu rụi 2,500 ngôi nhà và tổng diện tích đất rừng bằng một phần ba diện tích của Đức. Trước đây, chính quyền cho biết máy bay vận chuyển này đang bay ở khu vực Snow Monaro của tiểu bang, phía nam thủ đô Canberra.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/ba-nguoi-thiet-mang-trong-vu-tai-nan-may-bay-chua-chay-o-uc/

 

Nhiều binh sĩ Hoa Kỳ rời khỏi Iraq

vì những thương tích từ vụ tấn công

của Iran vào căn cứ ở Iraq

Tin từ DAVOS, Thụy Sĩ/WASHINGTON – Vào hôm thứ Tư (22/1), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông không xem chấn thương não của 11 binh sĩ Hoa Kỳ trong cuộc tấn công gần đây của Iran vào căn cứ ở Iraq là nghiêm trọng, khi quân đội Hoa Kỳ di chuyển thêm binh sĩ ra ngoài của khu vực để đề phòng các thương tích có thể xãy ra.

Trong một tuyên bố vào hôm thứ Tư (22/1), Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ cho biết nhiều binh sĩ bay từ Iraq tới Đức để đánh giá y tế sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn ngày 8 tháng 1 của Iran vào căn cứ nơi lực lượng Hoa Kỳ đóng quân, sau khi thông báo 11 trường hợp bị thương vào tuần trước. Họ cho biết các trường hợp thương tích khác có thể sẽ được xác định trong tương lai, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Một viên chức ẩn danh của Hoa Kỳ cho biết khoảng một chục binh sĩ đang được chuyển đến Đức.

Tổng thống Trump và các viên chức hàng đầu khác ban đầu tuyên bố rằng cuộc tấn công của Iran không gây thương vong cho bất kỳ binh sĩ nào của Hoa Kỳ trước khi Ngũ Giác Đài thay đổi vào hôm thứ Năm, tuyên bố rằng 11 binh sĩ Hoa Kỳ được điều trị các triệu chứng chấn động sau cuộc tấn công vào căn cứ không quân Ain al-Asad ở miền tây Iraq.

Vào hôm thứ Tư (22/1), tổng thống Donald Trump từ chối giải thích về sự khác biệt này. Các viên chức Ngũ Giác Đài cho biết họ không hề đưa ra nỗ lực nào để giảm thiểu hoặc trì hoãn thông tin về các vụ chấn thương não, nhưng cách giải quyết thương tích sau cuộc tấn công của Tehran đặt ra nghi vấn về chính sách của quân đội Hoa Kỳ về cách giải quyết các chấn thương này. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nhieu-binh-si-hoa-ky-roi-khoi-iraq-vi-nhung-thuong-tich-tu-vu-tan-cong-cua-iran-vao-can-cu-o-iraq/

 

Mỹ siết thị thực đối với nữ du khách mang thai

Chính quyền Trump hôm 23/1 công bố các quy tắc thị thực mới nhằm hạn chế tình trạng “du lịch sinh con” giữa bối cảnh nhiều phụ nữ từ các nước đến Mỹ du lịch rồi sinh con ở Mỹ, để con cái họ có thể có hộ chiếu Hoa Kỳ.

Theo AP, người nộp đơn sẽ bị từ chối thị thực du lịch nếu các nhân viên lãnh sự xác định họ sang Mỹ với ý định để sinh con, theo các quy tắc Đăng kiểm Liên bang.

Những người có nhu cầu y tế sẽ được đối xử như người nước ngoài đến Hoa Kỳ để trị bệnh, chứ không chỉ để sinh con, thì phải chứng minh mình có đủ tiền chi trả cho việc này, bao gồm chi phí vận chuyển và sinh hoạt.

Về cơ bản, việc đi du lịch đến Mỹ để sinh con là hợp pháp, mặc dù có một số trường hợp nhà chức trách bắt giữ những người cầm đầu đường dây “du lịch sinh con” vì gian lận thị thực hoặc trốn thuế.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã hạn chế tất cả các hình thức nhập cư, nhưng ông Trump đặc biệt lo lắng về vấn đề quốc tịch Mỹ dành cho bất kỳ ai sinh ra tại Hoa Kỳ, theo quy định của Hiến pháp Mỹ.

Tổng thống của đảng Cộng hòa đã lên tiếng phản đối quy định này và đe dọa sẽ chấm dứt nó, nhưng các học giả và thành viên trong chính quyền của ông đều cho rằng điều này không dễ thực hiện.

Việc điều chỉnh quy định cấp thị thực du lịch cho phụ nữ mang thai là một cách để giải quyết vấn đề này. Nhưng nó đặt ra câu hỏi làm thế nào mà các nhân viên lãnh sự xác định được một phụ nữ có thai hay không và liệu một phụ nữ có thể bị các nhân viên biên phòng từ chối hay không khi chỉ đơn giản nhìn nữ du khách ấy.

Trong các cuộc phỏng vấn thị thực, nhân viên lãnh sự lại không có quyền hỏi một phụ nữ có đang mang thai hay có ý định mang thai hay không. Nhưng họ vẫn sẽ phải xác định liệu người xin thị thực có đến Hoa Kỳ chủ yếu để sinh con hay không.

“Du lịch sinh con” là một ngành kinh doanh sinh lợi ở cả Hoa Kỳ và nước ngoài. Các công ty đưa ra các quảng cáo và tính phí lên tới 80.000 đô la để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh con, cung cấp phòng khách sạn và chăm sóc y tế. Rất nhiều phụ nữ sang Mỹ du lịch sinh con là từ Nga và Trung Quốc.

Hoa Kỳ đã trấn áp tình trạng này từ trước khi ông Trump nhậm chức.

Hiện không có số liệu bao nhiêu phụ nữ nước ngoài đã đến Hoa Kỳ để sinh con.

Theo ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Nhập cư, một nhóm ủng hộ siết chặt luật nhập cư, vào năm 2012, có khoảng 36.000 phụ nữ nước ngoài đã đến Hoa Kỳ sinh con rồi rời khỏi Mỹ.

“Quy định này sẽ giúp loại bỏ các hoạt động tội phạm liên quan đến ngành công nghiệp du lịch sinh con”, AP trích quy định mới cho biết.

“Các cáo trạng liên bang gần đây cho biết các chương trình du lịch sinh con, trong đó công dân nước ngoài xin visa du lịch đến Hoa Kỳ và nói dối với các viên chức lãnh sự về thời gian của chuyến đi, nơi họ sẽ ở lại và mục đích du lịch của họ”, bản quy tắc nói thêm.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-si%E1%BA%BFt-th%E1%BB%8B-th%E1%BB%B1c-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-n%E1%BB%AF-du-kh%C3%A1ch-mang-thai/5257443.html

 

Ngày thứ 3 xử luận tội:

Phe Dân chủ cáo buộc TT Trump cản trở điều tra

Phe Dân chủ trong vai trò công tố tại phiên xử luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thuyết trình cáo buộc Tổng thống Trump can thiệp bất hợp pháp vào cuộc điều tra của Quốc hội về các thỏa thuận của ông với Ukraine trong ngày tranh luận cuối cùng của bên công tố hôm nay 24/1.

Các đại diện thuộc phe Dân chủ ở Hạ viện sẽ tìm cách thuyết phục Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát, nơi sẽ quyết định liệu có kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, và công chúng Mỹ, những người sẽ quyết định liệu có bỏ phiếu bầu ông vào vào tháng 11 hay không, rằng ông Trump đã giữ không cho các nhân chứng quan trọng ra điều trần và giấu các tài liệu.

Một khi phe Dân chủ kết luận lập luận mở phiền xử luận tội xong, nhóm pháp lý của tổng thống sẽ có 24 giờ trong ba ngày để bào chữa. Phe Cộng hòa ở Thượng viện dự kiến sẽ tha bổng cho ông Trump. Cần phải có đa số hai phần ba Thượng viện 100 ghế để phế truất tổng thống.

Trong khi phiên xử đã kéo dài gần hết tuần lễ thứ nhất, có rất ít dấu hiệu cho thấy phe Dân chủ thuyết phục được phe Cộng hòa ở Thượng viện vụ luận tội này.

Phe Dân chủ đã dành ngày thứ Năm trình bày chi tiết các cáo buộc của họ rằng ông Trump chỉ quan tâm đến tham nhũng ở Ukraine khi có vẻ như ông Joe Biden có thể trở thành một đối thủ chính trị có thể đe dọa ông trong cuộc bầu cử tháng 11 năm nay.

Trong ngày thứ Sáu, phe Dân chủ sẽ lập luận rằng Tổng thống Trump đã bất hợp pháp từ chối hợp tác với cuộc điều tra của Hạ viện về vấn đề này bằng cách cấm các giới chức trong chính quyền của ông ra điều trần theo yêu cầu của phe Dân chủ ở Hạ viện và không giao nộp các tài liệu liên quan cho cuộc điều tra.

Các quan chức chính quyền không tuân thủ các trát của cuộc điều tra bao gồm Phó Tổng thống Mike Pence, Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney và Ngoại trưởng Mike Pompeo. Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã từ chối yêu cầu của Hạ viện đòi ông điều trần.

Phe Dân chủ tìm cách đòi ông Bolton ra điều trần tại phiên xử ở Thượng viện, nhưng các thượng nghị sĩ Cộng hòa đã bác bỏ.

https://www.voatiengviet.com/a/ngay-thu-3-xu-luan-toi-phe-dan-chu-buoc-tt-trump-can-tro-dieu-tra/5258893.html

 

Luận tội TT Trump:Phe Dân chủ cố thuyết phục

thành viên Đảng Cộng hoà

Đảng Dân chủ hôm 23/1 tiếp tục thủ tục luận tội, nhưng chưa có dấu hiệu gì cho thấy là các lập luận của họ có thể thuyết phục các đảng viên của Đảng Cộng hòa hướng tới việc truất phế TT Donald Trump.

Dân biểu Adam Schiff và các công tố viên khác thuộc Đảng Dân chủ nói rằng TT Trump nên bị kết tội về hai điều khoản luận tội đã được Hạ viện thông qua hồi tháng trước- là lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội, vì đã áp lực Ukraina điều tra ông Joe Biden, đối thủ chính trị của ông Trump, và sau đó cản trở các cuộc điều tra vào vụ việc này.

Không thuyết phục được Thượng viện -do Đảng Cộng hòa kiểm soát gọi các nhân chứng mới ra điều trần, Đảng dân chủ đang sử dụng thời gian của họ để phác họa lại các lập luận, đầy đủ với video clip, dựa trên lời khai được trình bày trong phiên điều trần tại Hạ viện.

Vụ việc xoay quanh những cố gắng của ông Trump và các phụ tá của ông, tăng áp lực với tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskiy để ông này tiến hành điều tra cha con ông Joe Biden, một ứng cử viên hàng đầu của Đảng dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, về các cáo buộc tham nhũng không có chứng cớ, và cùng lúc đẩy mạnh giả thuyết đã bị cho là sai trái, rằng Ukraine, chứ không phải là Nga, đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Gần 400 triệu tiền viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine đã bị đóng băng trong giai đoạn này.

Hôm thứ Tư, dân biểu Adam Schiff nói: “Chúng tôi có bằng cớ để chứng minh rằng Tổng thống Trump đã ra lệnh giữ lại món tiền viện trợ cho Ukraine, nhằm mục đích áp lực nước này phải tiếp tay với chiến dịch vận động của ông Trump nhằm duy trì chiếc ghế Tổng thống.”

Ông Schiff nói tiếp: “Chúng tôi có thể và sẽ chứng minh rằng Tổng thống Trump phạm tội với cách hành xử như vậy, và phạm tội cản trở điều tra.”

Tổng thống Trump bác bỏ mọi cáo buộc, nói rằng ông không làm điều gì sai, và các thành viên của Đảng Cộng hoà – đảng đang kiểm soát Thượng viện, nói cách hành xử của ông Trump không cấu thành “trọng tội hoặc khinh tội” đã được phác họa trong hiến pháp Hoa Kỳ như một lý do để bãi nhiệm một Tổng thống.

Điều hầu như chắc chắn, theo bản tin của Reuters, là ông Trump sẽ được trắng án trong phiên xét xử tại Thượng viên gồm 100 nghị sĩ, bởi vì cần tới đa số 2//3 các nghị sĩ có mặt mới có thể bãi nhiệm Tổng thống Trump.

Tuy vậy, vụ xét xử này cũng sẽ giúp xác định liệu ông Trump có cơ may thắng cử để duy trì chức vụ trong thêm một nhiệm kỳ nữa trong cuộc bầu cử tháng 11, hay không.

Trở về Washington đêm thứ Tư 22/1 từ Davos, Thụy sĩ, nơi diễn ra Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Tổng thống Trump lên án các thủ tục luận tội là “bất công và tham nhũng” trong một dòng chia sẻ trên trang Twitter hôm thứ Năm.

Kết quả một cuộc thăm dò do Reuters-Ipsos thực hiện công bố hôm thứ Tư, cho thấy đa số người Mỹ thuộc cả hai đảng, muốn thấy các nhân chứng mới ra điều trần trong phiên xét xử để luận tội Tổng thống.

Tổng thống Trump cấm các quan chức chính phủ, kể cả Ngoại trưởng Mike Pompeo và cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, ra điều trần trong cuộc điều tra tại Hạ viện, đồng thời nhất quyết không cung cấp tài liệu theo yêu cầu của các nhà lập pháp.

https://www.voatiengviet.com/a/luan-toi-tt-trump-dan-chu-co-thuyet-phuc-cong-hoa/5257471.html

 

Khoảng 11 triệu người Mỹ theo dõi

phiên tòa truất phế tổng thống Trump

Thụy My

Khoảng 11 triệu người Mỹ đã theo dõi phiên tòa truất phế tổng thống Donald Trump trên các kênh truyền hình khởi đầu từ hôm thứ Ba, và hôm 24/01/2020, ngày buộc tội cuối cùng của phe Dân Chủ.

Trong hai ngày qua, các công tố viên Dân Chủ sau khi đưa ra các chứng cứ, đã nỗ lực chứng minh ông Donald Trump có tội với các tội danh quy định trong Hiến pháp để có thể truất phế tổng thống : từ phản quốc cho đến tham nhũng hay các tội phạm quan trọng khác.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình :

« Phiên tòa bắt đầu bằng một lời cầu nguyện, nhưng sau một phút im lặng, những mũi tên bắn ra như mưa từ trên bục phát biểu, nơi các công tố viên liên tục đọc các lời cáo buộc.

Dân biểu Jerry Nadler phản bác lý lẽ của phía biện hộ cho ông Donald Trump, theo đó tổng thống không thể bị truất phế vì hồ sơ luận tội không bao gồm khái niệm tội phạm theo nghĩa hình sự. Công tố viên của phe Dân Chủ khẳng định : « Quan điểm này hoàn toàn sai lầm, không có cơ sở Hiến pháp, không có tiền lệ nào theo nghĩa này cả ».

Ông còn đưa ra một video của Lindsay Graham, một trong những người ủng hộ tổng thống Trump tích cực nhất, trong phiên luận tội ông Bill Clinton năm 1988. Hồi đó vị thượng nghị sĩ Cộng Hòa nói rằng : « Đối với việc vi phạm trầm trọng Hiến pháp, không cần phải phạm một tội danh ».

Ông Lindsay Graham đã rời phòng xử vào lúc chiếu video trên đây, và trong thời gian nghỉ giải lao sau đó, trước báo chí thượng nghị sĩ này đặt ra vấn đề số tiền mà con trai của ông Joe Biden đã nhận được tại Ukraina, thay vì nói đến những phát biểu mâu thuẫn của mình ».

Trong khi phiên tòa luận tội tiến hành, tổng thống Donald Trump hôm nay 24/1 lại tham gia cuộc « Tuần hành vì cuộc sống » tại Washington, diễn ra chỉ cách tòa nhà Quốc Hội khoảng vài trăm mét. Đây là lần đầu tiên kể từ 47 năm qua một tổng thống đương nhiệm dự cuộc tuần hành quan trọng nhằm chống phá thai. Một động thái được cho là nhằm làm hài lòng cử tri da trắng theo đạo Tin Lành, có đến 81% đã bỏ phiếu cho ông Trump hồi năm 2016.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200124-11-tri%E1%BB%87u-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-m%E1%BB%B9-phi%C3%AAn-t%C3%B2a-tru%E1%BA%A5t-ph%E1%BA%BF-trump

 

Ứng cử viên Tổng Thống Tulsi Gabbard kiện

bà Hillary Clinton vì bình luận xúc phạm danh dự

Tin từ Washington, D.C. – Vào hôm thứ tư (22 tháng 1), ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Tulsi Gabbard đâm đơn kiện bà Hillary Clinton vì tội xúc phạm danh dự, yêu cầu bà Clinton bồi thường 50 triệu mỹ kim vì đã gọi bà Gabbard là “một  người của Nga”.

Đơn kiện, được đệ trình tại tòa án liên bang New York, cho biết bà Clinton đã “nói dối về bà Gabbard, đồng thời làm ảnh hưởng đến danh tiếng chính trị và cá nhân của bà Gabbard”. Bà Clinton, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2016, đã nói trên một podcast vào tháng 10 rằng Nga đang ủng hộ một ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ, nhưng không nêu tên người này. Trên podcast, bà Clinton cho biết “ứng cử viên này được Nga yêu thích, và người này là một tài sản của Nga.” Sau đó, phát ngôn viên của bà Clinton nói với báo Politico rằng bà Clinton đang nhắc đến bà Gabbard.

Đơn kiện của bà Gabbard cho biết bà Clinton đã từ chối xin lỗi hoặc rút lại các bình luận nói trên. Sau nhận xét nói trên của bà Clinton, bà Gabbard cho biết cựu đệ nhất phu nhân là “hiện thân của tham nhũng đã làm cho Đảng Dân chủ bị tổn thương trong thời gian dài.”

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/ung-cu-vien-tong-thong-tulsi-gabbard-kien-ba-hillary-clinton-vi-binh-luan-xuc-pham-danh-du/

 

Tổng Thống Trump sẵn sàng xem xét cắt giảm

các chương trình y tế và an sinh xã hội như Medicare

Tin từ Washington, D.C. – Vào hôm thứ tư (22 tháng 1), Tổng Thống Trump cho biết ông sẵn sàng xem xét cắt giảm các chương trình y tế như Medicare để giảm thâm hụt ngân sách liên bang nếu ông giành được nhiệm kỳ thứ hai. Đây một sự thay đổi lập trường so với chiến dịch năm 2016 khi tổng thống Trump cam kết sẽ bảo vệ tài trợ cho các chương trình như vậy.

Tổng Thống Trump đưa ra những bình luận này bên lề Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ. Mặc dù hứa hẹn sẽ giảm thâm hụt ngân sách liên bang, nhưng dưới thời của ông, thâm hụt ngân sách đã ngày càng tăng do việc cắt giảm thuế và chi tiêu bổ sung của chính phủ. Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn với CNBC rằng liệu ông có xem xét cắt giảm các chương trình an sinh xã hội hay không, Tổng Thống Trump đã khẳng định, đồng thời nói rằng có nhiều khả năng chính quyền của ông sẽ hạn chế chi tiêu cho chương trình y tế dành cho người cao niên Medicare nhưng không nói chi tiết về những hạn chế này. Tổng Thống sau đó đã tránh trả lời tiếp tục các câu hỏi về chương trình an sinh xã hội, thay vào đó nói đến sự mạnh mẽ của nền kinh tế Hoa Kỳ và việc chính sách của ông đã giúp xóa đói giảm

nghèo và thúc đẩy việc làm cho người thiểu số như thế nào. Trước đây, Tổng Thống Trump từng đề nghị cắt giảm cho một số chương trình an sinh xã hội.

Đề nghị ngân sách gần đây nhất cũng kêu gọi cắt giảm 1.9 ngàn tỷ mỹ kim từ các chương trình an sinh xã hội như Medicaid và Medicare, đồng thời yêu cầu cắt giảm 26 tỷ mỹ kim cho các chương trình An sinh xã hội và chương trình hưu trí liên bang. Trong đó, tổng thống đề nghị cắt giảm 10 tỷ mỹ kim tiền an sinh xã hội dành cho người lao động bị khuyết tật. Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, chi tiêu cho các chương trình nói trên sẽ tiêu tốn của chính phủ liên bang hơn 30 ngàn tỷ mỹ kim đến năm 2029.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-san-sang-xem-xet-cat-giam-cac-chuong-trinh-y-te-va-an-sinh-xa-hoi-nhu-medicare/

 

Nghi can Libya tấn công cơ sở ngoại giao Mỹ

ở Benghazi bị tuyên án 19 năm tù

Một nghi can Libya trong vụ tấn công cơ sở ngoại giao Mỹ ở Benghazi năm 2012 bị tuyên án 19 năm tù hôm 24/1.

Mustafa al-Imam, 47 tuổi, hồi tháng 6 bị bồi thẩm đoàn buộc tội âm mưu cung cấp hỗ trợ vật chất và tài lực cho những kẻ khủng bố, phá hủy và gây thương tích cho người dân, và gây nguy hiểm đến tính mạng – hãng tin NBC trích thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ.

Nhưng al-Imam không bị kết án về các tội danh khác, trong đó có các cáo buộc giết chết người trong khi tấn công một cơ sở ngoại giao của Mỹ.

Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp đặc trách An ninh Quốc gia John C. Demers nói trong một tuyên bố: “Chúng tôi đã không ngưng nỗ lực mang ra trước công lý những kẻ liên quan đến các vụ tấn công khủng bố nhắm vào cơ sở của chúng tôi ở Benghazi, dẫn đến cái chết của bốn người Mỹ can đảm.”

Đại sứ Hoa Kỳ Christopher Stevens và Glen Doherty, Sean Smith và Tyrone Woods bị giết chết ngày 11 tháng 9 năm 2012 khi những kẻ nổi loạn tấn công cơ sở ngoại giao của Mỹ ở Benghazi.

Ông Smith là một chuyên gia truyền thông của Bộ Ngoại giao, và ông Woods và ông Doherty là các nhà thầu an ninh của CIA.

Phe Cộng hòa của Mỹ đã kịch liệt chỉ trích phản ứng của chính quyền Obama trong vụ tấn công này.

(Theo NBC, CNN)

https://www.voatiengviet.com/a/nghi-can-libya-tan-cong-o-benghazi-bi-19-nam-tu/5259130.html

 

Bản đồ địa lý, một công cụ chính trị hơn là khoa học

Minh Anh

Báo La Croix số ra ngày 21/01/2020 cho rằng bản đồ hiếm khi nào giống nhau giữa nước này với nước khác bởi vì loại tài liệu này còn phụ thuộc vào các quốc gia. Nhất là tại những vùng có tranh chấp như ở Biển Đông chẳng hạn.

Nhật báo Công giáo nhắc lại một sự cố xảy ra vào một ngày tháng 10/2019 tại Paris. Khi đến xem một cuộc triển lãm « Al-Ula, kỳ quan của Ả Rập Xê Út » được tổ chức tại Viện Thế giới Ả Rập (IMA) ở Paris, một nhà báo bất ngờ phát hiện tấm bản đồ Trung Đông ngự trị ngay lối vào không có tên nước Israel. Nói đúng hơn, có một đất nước không có tên, trái ngược với các nước Ả Rập bên cạnh và vùng Lãnh thổ Palestine.

Thiếu sót hay là có chủ ý ? Được trưng bày ở IMA – một cơ quan Nhà nước do bộ Ngoại Giao Pháp đồng quản lý – bản thân cuộc triển lãm còn được Ả Rập Xê Út tài trợ. Quốc gia Ả Rập này không công nhận Israel nhưng vẫn duy trì các mối quan hệ thương mại với Israel.

Khi được hỏi, Viện Thế giới Ả Rập đáp rằng đây là « bản đồ về thế giới Ả Rập » nên chỉ thể hiện đường biên giới và tên của tất cả các nước nào là thành viên của Liên đoàn Ả Rập. « Sai lầm » đã được chỉnh sửa và không gây ra hệ quả nào.

Đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông

Tuy nhiên, theo báo La Croix, không phải lúc nào bản đồ cũng được chỉnh sửa ngay như trường hợp vừa nêu. Ngày nay, bản đồ vẫn là đối tượng các tranh chấp biên giới. Một trong những bất đồng xưa cũ nhất là vùng Kashmir. Cuộc chiến 1947 – 1948 giữa Ấn Độ và Pakistan đã dẫn đến hình thành một đường biên giới kiểm soát năm 1949. Lằn ranh hưu chiến này đã trở nên phức tạp với sự tham gia của Trung Quốc. Năm 1959, Bắc Kinh cho sáp nhập vùng Ladakh – một vùng lãnh thổ theo Phật giáo của Kashmir vào Trung Quốc.

Kết quả là mỗi bên lập các chốt lính gần với lằn ranh có tranh chấp. Tình hình ở đây đã trở nên căng thẳng vào tháng 08/2019, khi chính phủ của thủ tướng Modi cho xóa bỏ quyền tự trị của Kashmir thuộc Ấn Độ, nhằm áp dụng chính sách chủ nghĩa dân tộc tại vùng ly khai này. La Croix lưu ý các nghị quyết 1947-1948 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, liên quan đến việc tổ chức trưng cầu dân ý về quyền tự quyết, cho đến lúc này vẫn hoàn toàn vô hiệu lực.

Một điểm nóng khác cũng được La Croix nhắc đến là các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Ông Michel – Fourcher, giáo sư địa chính trị tại College d’Etudes Mondiales giải thích : « Trung Quốc viện dẫn quyền lịch sử, hiện vẫn đang gây tranh luận, để đòi hỏi quyền sở hữu rất nhiều đảo, trong đó có các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và bãi cạn Scarborough ».

Trên các tấm bản đồ, tên vùng biển bao bọc xung quanh các đảo thay đổi theo từng nước : Trung Quốc gọi là « Biển Trung Hoa », còn Việt Nam gọi là « Biển Đông ». Những yêu sách chủ quyền này đang làm dấy lên các căng thẳng giữa các ngư thuyền, tuần duyên và quân sự, kể cả giữa Mỹ và Trung Quốc gần đây.

Liên quan đến bãi cạn Scarborough, thuộc chủ quyền Philippines, Trung Quốc đã cho thôn tính bãi cạn này từ năm 2012 và bồi đắp xây dựng thành một căn cứ quân sự. Chính quyền Manila kiện và Tòa Án Trọng Tài Thường Trực tại La Haye năm 2016 phán quyết là hành động chiếm hữu này của Trung Quốc không dựa trên một cơ sở pháp lý nào.

Vô ích. Bắc Kinh vẫn tiếp tục có những yêu sách chủ quyền trên hầu hết diện tích vùng Biển Đông. Đây là giao lộ chiến lược của nhiều con đường hàng hải và có một trữ lượng lớn về dầu khí và hải sản.

Bản đồ địa lý : Hình ảnh chính trị của một quốc gia

Trong những bối cảnh như thế, các nhà địa lý học phải làm sao ? Họ tiến hành như thế nào để vẽ lại những vùng có tranh chấp ? Ai quyết định ? Ông Franck Tetart, nhà địa chính trị học đơn cử trường hợp vùng Kashmir để giải thích với La Croix như sau : « Mỗi bên tự công bố một bản đồ của chính mình, trong khi các nhà lập bản đồ của Liên Hiệp Quốc hay bộ Ngoại Giao Pháp – những định chế phải tỏ ra trung lập – vẽ lại bản đồ đều có tính đến yếu tố luật quốc tế. »

La Croix nhắc lại, trong một chương trình truyền hình mang tên « Les dessous des cartes » của kênh truyền hình Arte, nhà lập bản đồ này cho biết thêm là « những nhà lập bản đồ đó phải thêm vào trong bản đồ các miêu tả những tác nhân khác nhau. Ví dụ, các phần lãnh thổ của vùng Kashmir có đòi hỏi chủ quyền với đường biên giới được vẽ bằng những nét đứt đoạn, bề mặt có gạch chéo hay tô xám gạch chéo, và có kèm theo những đoạn chú thích dán chồng lên những vùng có tranh chấp. Hơn nữa, lợi ích trước hết của ʺnhững tấm bản đồ địa chính trịʺ là giải thích rõ những thách thức mà không đánh lừa công luận cũng như là không tuyên truyền ».

Liên quan đến các hòn đảo ở Biển Đông, các nhà lập bản đồ Trung Quốc mô tả những hòn đảo này – chưa được công nhận chính thức – bằng cách nối liền các đường ranh giới hải phận liên quan. Đến mức các đảo này tạo thành một dạng hình « chiếc lưỡi » nằm ngay giữa biển, có cùng mầu sắc với phần lục địa, giống như vùng Tây Tạng bị xâm chiếm năm 1950. Ngược lại, các tấm bản đồ phương Tây lại không gộp chúng vào.

Ông Frank Tetart cho rằng « bản đồ địa lý không còn là một tấm bản đồ địa chất nữa, mà là một hình ảnh chính trị ». Eudes Girard, nhà địa lý, cũng có cùng phân tích. Theo ông, « thật là ảo tưởng nếu muốn có được một sự miêu tả phổ quát, được tất cả mọi người công nhận ».

Rốt cuộc, một tấm bản đồ địa lý rất liên quan đến thời cuộc. Ông Michel Foucher tóm tắt như sau : « Đó là họa đồ có chủ ý, dựa trên những thông tin có liên quan đến thế giới mà người ta biết, vào thời điểm lập bản đồ. »

Một quyền hạn lập bản đồ ngày nay thuộc về Nhà nước. Bởi vì, vẫn theo ông Foucher, « không hề có một định chế quốc tế nào có thể nói sự thật. Chỉ có các định chế dùng luật pháp, dựa trên các hiệp định, chứ không phải dựa vào các bản đồ để giải quyết các tranh chấp biên giới lãnh thổ, đó là Tòa Án Công Lý Quốc Tế (CIJ) và Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye, Công Ước Hàng Hải Montego Bay chuyên giải quyết các tranh chấp về ranh giới lãnh hải ».

Một vài điểm nóng có liên quan đến Pháp

Năm 2020, thế giới có khoảng hơn một trăm vùng lãnh thổ đang có tranh chấp, liên quan hai hay nhiều nước (thậm chí là 6 quốc gia và lãnh thổ, như vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông).

Nước Pháp cũng có nhiều tranh chấp đảo như quần đảo Glorieuses với Madagascar, đảo Mayotte với Comores, Tromelin với quần đảo Mauricc hay như ba hòn đảo ở phía đông New-Caledonia với Vanuatu. Tại quần đảo Antilles ở biển Caribe, Pháp cũng có tranh chấp đảo Saint-Barrthélemy với Antigua và đảo Saint-Martin với Hà Lan.

Trên dãy núi Mont-Blanc, lằn ranh biên giới giữa Pháp và Ý vẫn còn gây tranh cãi.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200124-b%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%93-%C4%91%E1%BB%8Ba-l%C3%BD-c%C3%B4ng-c%E1%BB%A5-ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B-khoa-h%E1%BB%8Dc

 

Một vài điểm nổi bật tại diễn đàn kinh tế Davos

Vào hôm thứ Tư (22/1), Cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra tại khu nghỉ mát trượt tuyết Davos của Thụy Sĩ. Tổng thống Trump cho biết ông rất muốn thấy nhà hoạt động Greta Thunberg phát biểu tại Davos.

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của họ trở thành tâm điểm trong hai ngày đầu tiên. Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam tự tin khẳng định rằng bà đang tại chức với tư cách là người lãnh đạo thành phố do Trung Cộng cai quản và bác bỏ những lời kêu gọi từ chức. Bà tuyên bố rằng bà phải tại chức để giải quyết một cuộc khủng hoảng kinh tế và coronavirus giết chết 17 người ở Trung Cộng.

Hoàng tử Charles bắt tay với cô Thunberg sau khi thông báo với những người tham dự rằng đã đến lúc mọi người trong vai trò lãnh đạo phải hành động “ở cấp độ và tốc độ cách mạng” và lắng nghe những người trẻ tuổi về vấn đề biến đổi khí hậu.

Khi kêu gọi một thỏa thuận ngừng đánh thuế cho đến cuối năm nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết ông đồng ý với Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin rằng Pháp sẽ không yêu cầu các công ty nộp thuế kỹ thuật số trong năm nay, và Mnuchin đồng ý đình chỉ mối đe dọa về thuế trong thời gian đó.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho rằng thế giới không thể chỉ đoàn kết trên Facebook, khi mọi người đăng lại bài phát biểu của cô Greta Thunberg, hoặc những bức ảnh về những vụ cháy kinh hoàng ở Úc, hoặc những bức ảnh về một chiếc máy bay Ukraine bị bắn rơi ở Iran. (BBT)

https://www.sbtn.tv/mot-vai-diem-noi-bat-tai-dien-dan-kinh-te-davos/

 

Soros: Thế giới đẹp hơn

nếu Trump và Tập không cầm quyền.

Tại diễn đàn Davos, tỷ phú và nhà hoạt động từ thiện nổi tiếng, George Soros phê phán cả hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình, theo tường thuật của Daniel Thomas, BBC News.

Trong năm bầu cử Mỹ, ông Soros, người Mỹ gốc Hungary, coi cả Trump và Tập đều là “những lãnh đạo độc đoán”.

Là công dân Mỹ, ủng hộ cho đảng Dân chủ, ông Soros gọi TT Trump là “kẻ lừa gạt” (conman), hiện đã “phá vỡ hạn chế quyền lực mà Hiến pháp Hoa Kỳ quy định”.

Chân dung tỷ phú từ thiện George Soros

Ông Tập nói Myanmar và TQ là ‘anh em cùng mẹ’

Giới nhân quyền nghĩ gì về hội nghị Trump-Kim?

Còn về Tập Cận Bình, ông Soros nói nhà lãnh đạo này đang dùng công nghệ để kiểm soát toàn bộ cuộc sống của người dân Trung Quốc.

Ông kết luận tại Diễn đàn Kinh tế Davos, Thụy Sĩ:

“Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu hai người này không nắm quyền.”

“Trump sẵn sàng hy sinh quyền lợi quốc gia cho quyền lợi cá nhân ông ta, và ông ta sẽ làm tất cả, không từ một cái gì, để tái đắc cử.”

Cũng trong phát biểu tại Davos đầu 2019, ông Soros nêu quan điểm rằng ‘Tập Cận Bình nguy hiểm cho xã hội tự do’.

Nhưng năm nay, ông nói thêm rằng ông Tập “sẵn lòng khai thác những điểm yếu của Trump và dùng trí tuệ nhân tạo để nhắm tới mục tiêu kiểm soát toàn bộ người dân Trung Quốc”.

Theo ông Soros, cả Washington và Bắc Kinh hiện nay, “đang đe dọa các xã hội mở”.

Tuy thế, ông Soros, nhà đầu tư tài chính nổi tiếng, có đánh giá đáng chú ý về hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc trong mảng kinh tế.

Ông nói “Tập Cận Bình tìm cách bóp nghẹt kinh tế Trung Quốc, còn Trump lại hun nóng kinh tế Hoa Kỳ.”

“Chứng khoán Mỹ cao giá nhưng không thể giữ ở mức quá nóng (boiling point) quá lâu.”

Theo phóng viên BBC Daniel Thomas có mặt tại Davos (24/01/2020), ông Soros cũng cảnh báo về chủ nghĩa dân tuý, biến đổi khí hậu và cam kết bỏ ra 1 tỷ USD để lập ra một mạng lưới các đại học trên toàn cầu nhắm chống lại nạn phân biệt, thói không bao dung.

Nổi tiếng nhưng gây chia rẽ

Sinh năm 1930 ở Budapest, hồi nhỏ, George Soros cùng gia đình (cha là luật sư người Do Thái) phải dùng giấy tờ giả để lẩn trốn sự truy bắt chống Do Thái của phát-xít Đức.

Năm 17 tuổi, ông sang Anh sinh sống và làm bằng tiến sĩ ở Trường Kinh tế London (LSE).

Trong thời gian đi học, ông sống bằng nghề hầu bàn, và làm thêm ở chân khuân vác hỏa xa.

Năm 1956, ông sang Hoa Kỳ và trở thành nhà đầu tư (có người nói là đầu cơ) thị trường chứng khoán.

Tiếng tăm đến với ông trong vụ đặt cược và gây ra cú phá giá đồng bảng Anh, trong ngày Thứ Tư Đen (Black Wednesday).

Trong vụ việc ngày 16/09/1992, ông đã đặt cược chống lại đồng tiền Anh và thắng 1 tỷ bảng Anh chỉ trong một đêm.

Hậu quả của cú đánh này là Anh Quốc phải rút khỏi Cơ chế Hoán đổi tiền tệ châu Âu – European Exchange Rate Mechanism (ERM).

Ngân hàng Anh Quốc mất hàng tỷ bảng và chính trị bị khủng hoảng, khiến ông Soros được mệnh danh là “kẻ đã đánh quỵ Ngân hàng Anh Quốc”.

Ông Soros cũng bị một số người đổ lỗi là “dàn dựng” ra khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

Cùng lúc, ông có tiếng là đã bỏ nhiều tỷ USD vào việc khuyến khích đa nguyên chính trị, nhân quyền và tự do học thuật, qua quỹ Xã hội mở và các trường đại học ở Đông Âu.

Điều này được một số quốc gia hoan nghênh trong giai đoạn chuyển đổi, rời xa mô hình XHCN sang dân chủ, đa đảng sau 1991.

Nhưng cùng với làn sóng dân tộc chủ nghĩa dâng lên ở Hungary, Ba Lan, Slovakia…một số chính trị gia địa phương bắt đầu phê phán ông Soros.

Các chỉ trích nhắm vào ông thường có cả màu sắc bài Do Thái.

Năm 2015, Nga cấm tổ chức Xã hội Mở (Open Society), và năm 2017, Hungary buộc một đại học do quỹ của ông Soros tài trợ phải rút đi.

Sang năm 2018, Thổ Nhĩ Kỳ cũng buộc tổ chức do ông Soros tài trợ phải đóng cửa.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51237535

 

Thỏa thuận Brexit

vượt qua bước đầu tiên tại Nghị Viện Châu Âu

Thụy My

Nữ hoàng Elizabeth II ngày 23/01/2020 phê chuẩn thỏa thuận về việc Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Quả bóng được giao sang phía Bruxelles, và Nghị Viện Châu Âu sẽ phải phê duyệt để Brexit được thực hiện kể từ 23 giờ GMT ngày 31 tháng Giêng tới.

Cùng ngày, Ủy ban về các vấn đề thể chế (AFCO) đã thông qua thỏa thuận, trước khi Nghị Viện họp phiên toàn thể vào tuần tới. Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Bénazet cho biết thêm chi tiết :

« Ủy ban về các vấn đề thể chế của Nghị Viện Châu Âu đã thông qua thỏa thuận về việc Anh ra khỏi Liên hiệp, với 23 phiếu thuận và 3 phiếu chống. Như vậy Ủy ban chính thức khuyến cáo thông qua thỏa thuận trong phiên họp toàn thể vào thứ Tư tới, và mọi người chờ đợi hầu hết các nghị sĩ sẽ bỏ phiếu đồng ý.

Đó chỉ là một giai đoạn, chứ không phải là một trở ngại thực sự đã được vượt qua, vì kết quả này đã được đoán trước. Người ta biết rằng đa số các đảng sẽ khuyến nghị bỏ phiếu thuận, trong các hành lang Nghị Viện mọi người khẳng định không ai có lợi khi ngăn chận thỏa thuận. Ngược lại, nhiều nghị

sĩ nói trước rằng họ không vui khi làm nghĩa vụ : lần đầu tiên phải bỏ phiếu như những người chống lại châu Âu.

Tuy nhiên cuộc bỏ phiếu ở Ủy ban cũng cho thấy trước sẽ có phiếu chống từ một số nghị sĩ Anh, bởi vì ba phiếu chống hôm qua là của ba nghị sĩ Anh phản đối việc Anh quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Công Đảng, Dân chủ Tự do và đảng Xanh chiếm phân nửa trong số 72 nghị sĩ Anh. Nhiều người trong số này dường như muốn bỏ phiếu chống lại thỏa thuận vào thứ Tư tới, để biểu thị một lần cuối cùng là họ phản đối Brexit ».

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200124-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-brexit-ngh%E1%BB%8B-vi%E1%BB%87n-ch%C3%A2u-%C3%A2u

 

Tổng Thống Pháp ra lệnh cho nhân viên an ninh Israel

rời khỏi nhà thờ Jerusalem

Tin từ Israel – Một đoạn video được quay trên điện thoại thông minh cho thấy khoảnh khắc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có vẻ gần như mất bình tĩnh với các nhân viên an ninh Israel trong chuyến thăm một nhà thờ ở Jerusalem vào hôm thứ Tư (22 tháng 1).

Trong một cuộc gây  gỗ với những nhân viên bảo vệ người Israel, ông Macron yêu cầu họ rời khỏi vương cung thánh đường Jerusalem mà ông đến thăm trước hội nghị tưởng niệm Holocaust. Lá cờ tam tài của Pháp tung bay trên Nhà thờ Thánh Anne ở Thành phố cổ có tường bao quanh của Jerusalem kể từ khi nơi này được đế quốc Ottoman tặng cho Hoàng đế Pháp Napoleon đệ Tam vào năm 1856. Pháp xem việc cảnh sát Israel xâm nhập vào khu vực sa thạch của nhà thờ là một hành động khiêu khích. Khu vực này là một phần của Jerusalem bị Israel chiếm đóng và sáp nhập trong cuộc chiến Trung Đông năm 1967. Đoạn video cho thấy tổng thống Macron, chen lấn giữa một vòng người đông đúc giữa nhân viên bảo vệ của chính ông và nhân viên an ninh của Israel, bao gồm một số cảnh sát bán quân sự mặc đồng phục, dưới một cổng vòm dẫn vào nhà thờ.

Sau đó, ông tổng thống Macron ngừng xô đẩy và hô to trước mặt nhân viên an ninh Israel bằng tiếng Anh. Kế tiếp, ông hạ giọng và yêu cầu họ bước ra ngoài. Khi trả lời phỏng vấn với các phóng viên, ông Macron cho biết sự việc này đã kết thúc êm đẹp và ông bắt tay với các viên chức an ninh của Israel.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/tong-thong-phap-ra-lenh-cho-nhan-vien-an-ninh-israel-roi-khoi-nha-tho-jerusalem/

 

Virus corona: Một phụ nữ Vũ Hán

‘lừa’ máy đo thân nhiệt để vào Pháp

Sứ quán Trung Quốc tại Paris đã tìm ra một phụ nữ Trung Quốc ở Vũ Hán, người nói rằng bà ta đã uống thuốc để lừa đi qua máy kiểm tra ở sân bay.

Người này khoe trên mạng rằng bà bị sốt, nhưng uống thuốc để hạ nhiệt.

Sứ quán Trung Quốc nói họ đã tìm ra bà ta và rằng triệu chứng đã được kiểm soát.

Người phụ nữ này khoe trên phương tiện truyền thông xã hội rằng, bà ta bị sốt nhưng đã uống thuốc hạ sốt nhằm lọt qua khâu kiểm tra về thân nhiệt tại sân bay.

Sau đó, bà đăng những bức ảnh cho thấy, mình đang ăn tối ở một nơi mà bà nói rằng, đó là nhà hàng được gắn sao Michelin ở Lyon, Pháp.

Viện Pasteur nói nguy cơ hai ca dương tính lây ra cộng đồng thấp

2019-nCoV: Báo VN nói có hai ca ‘người TQ’

VN kiểm soát chặt cửa khẩu, lo dịch xâm nhập khi nghỉ Tết

Người phụ nữ này rời TP Vũ Hán – nơi phát xuất của chủng virus corona mới gây ra viêm phổi cấp – trước thời điểm các chuyến bay đi và đến từ thành phố này bị phong tỏa. Sau đó, bà vượt qua được vòng kiểm tra thân nhiệt tại nơi đến.

Kể từ hôm qua 23/1, giao thông công cộng ở Vũ Hán đã bị phog tỏa, và cư dân ở đây được yêu cầu không rời khỏi thành phố.

Người phụ nữ này kể một cách khá chi tiết về hành trình của mình đến Lyon trên mạng WeChat.

“Cuối cùng, tôi cũng có một bữa ăn ngon làmh. Tôi thấy như mình đã phải nhịn đói cả hai ngày rồi vậy. Khi bạn ở một thành phố ẩm thực, tất nhiên bạn phải ăn [ở cửa tiệm gắn sao] Michelin”, bà viết.

“Ngay trước khi tôi lên đường, tôi bị sốt nhẹ và ho. Tôi sợ quá và vội vàng uống thuốc [hạ sốt] rồi kiểm tra nhiệt độ. May mắn thay, nhiệt độ được kiểm soát và tôi đã có hành trình suôn sẻ. “

Bà cũng đăng tải hình ảnh của bữa ăn, mà bà nói là rất thích.

Hiện chưa biết chính xác thời điểm bà này đến Pháp.

Bài đăng của người phụ nữ trên nhanh chóng lan truyền và bị nhiều chỉ trích từ người dùng mạng xã hội.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris cho biết, họ đã nhận được các cuộc gọi và email, phản ánh chuyện người phụ nữ này dùng thuốc hạ sốt để qua mặt khâu kiểm tra thân nhiệt.

Ít nhất 10 thành phố TQ hạn chế đi lại do lo dịch lan rộng

Bộ Y tế VN họp khẩn về virus viêm phổi corona

Virus viêm phổi corona đáng lo ngại tới đâu?

Đại sứ quán này cũng cho biết là, họ đã liên lạc với người phụ nữ trên vào tối 22/1 và yêu cầu bà ta phải đến khám tại các cơ sở y tế.

Hôm 23/1, trong một thông báo mới, Đại sứ quán cho biết, người phụ nữ đã hết sốt và ho.

Thông báo cũng nói rằng, tại thời điểm này, người phụ nữ trên chưa bị yêu cầu làm thêm các “kiểm tra nào khác” về sức khỏe.

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):

Q: Người bị nhiễm 2019-nCoV có nghiêm trọng không? Các triệu chứng của bệnh là gì?

Thông tin hiện nay cho thấy nhiều trường hợp có biểu hiện nhẹ và như vậy rất có thể sẽ có nhiều ca bệnh bị bỏ sót vì mọi người lầm tưởng chỉ là cảm lạnh hay cúm mùa thông thường, tự khỏi và không đến khám tại cơ sở y tế. Tuy nhiên vi rút corona mới này cũng có thể gây bệnh nặng và dẫn đến tử vong. Báo cáo từ Trung Quốc cho thấy phần lớn những trường hợp tử vong đều có những bệnh mãn tính và có thể đã làm suy yếu hệ thống miễn dịch của họ. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điều chưa được biết về loại vi rút mới này và WHO đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch.

Q: Tôi hiểu 2019-nCoV là một loại vi rút Corona. Tôi cảm thấy bối rối khi nghe những thông tin về vi rút Corona. Chúng từ đâu đến?

Vi rút Corona (CoV) là một họ vi rút lớn có thể gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nặng hơn, như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV). Một loại vi rút Corona mới, chẳng hạn như 2019-nCoV, là một chủng mới mà trước đây chưa thấy ở người.

Các loại vi rút Corona gây bệnh lây truyền từ động vật sang người, nghĩa là nó có thể lây lan từ động vật sang người. Các cuộc điều tra trước đây nghi ngờ rằng SARS-CoV được truyền từ dơi sang cầy hương rồi sang người, và MERS-CoV truyền từ lạc đà một bướu sang người. Một số vi rút corona được biết đến lưu hành ở động vật nhưng chưa gây bệnh ở người.

Q: Tôi thấy trên truyền thông đăng tin có nhiều người bị nhiễm 2019-nCoV. Họ đã bị nhiễm vi rút này như thế nào?

Tới nay đã rõ ràng có sự lây lan của vi rút từ người sang người. Tuy nhiên cần thêm các phân tích dịch tễ học để hiểu rõ hơn mức độ và quy mô của sự lây lan từ người sang người này.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51233851

 

Pháp : Dự luật cải cách hưu trí

được trình Hội đồng bộ trưởng

Thu Hằng

Dựluật cải cách hưu trí được trình bày tại Hội đồng Bộ trưởng ngày 24/01/2020 trước khi được đưa ra thảo luận ở Hạ Viện Pháp từ ngày 17/02 để có thể bỏ phiếu lần đầu vào đầu tháng Ba. Các công đoàn phản đối chọn ngày này để kêu gọi tuần hành liên ngành trên quy mô lớn khắp nước Pháp.

Ngày 24/01 đánh dấu phong trào bãi công phản đối bước sang ngày thứ 51 và là cuộc tuần hành liên ngành lần thứ 7, vì « chính phủ ngoan cố, nên phải tiếp tục gây sức ép với chính phủ », theo phát biểu của tổng thư ký nghiệp đoàn CGT Philippe Martinez trên đài truyền hình France 2.

Tại Paris, đoàn tuần hành xuất phát lúc 11 giờ, từ quảng trường Cộng Hòa (Place de la République, quận 11) và đến quảng trường Concorde, cách không xa phủ tổng thống Pháp và dự kiến kết thúc vào lúc 19 giờ. Lực lượng cảnh sát được huy động đông đảo để phòng các trường hợp « bạo lực và đập phá », đồng thời kêu gọi « trách nhiệm của mỗi người ».

Giao thông công cộng tại Paris tiếp tục bị xáo trộn nhẹ, chỉ có ba tuyến tầu điện ngầm hoạt động bình thường. Tháp Eiffel bị đóng cửa cả ngày 24/01 vì một bộ phận nhân viên đình công.

Theo kết quả thăm dò của viện BVA công bố ngày 24/01, khoảng 70% người dân Pháp ủng hộ phong trào phản đối dự luật. Sau cuộc họp sáng 24/01, các nghiệp đoàn phản đối dự luật cải cách hưu trí kêu gọi tiếp tục đông đảo xuống đường ngày 29/01.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200124-ph%C3%A1p-d%E1%BB%B1-lu%E1%BA%ADt-c%E1%BA%A3i-c%C3%A1ch-h%C6%B0u-tr%C3%AD-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng

 

Hạ viện Nga biểu quyết ủng hộ

kế hoạch cải cách chính trị của TT Putin

Viện Duma, tức Hạ viện Nga, nhất trí ủng hộ đề xuất của TT Putin sửa đổi hiến pháp trong một cuộc biểu quyết sơ khởi về các biện pháp sửa đổi hiến pháp Nga, được coi rộng rãi như một cố gắng của ông Putin nhằm duy trì ảnh hưởng sau khi hết làm Tổng thống.

Các biện pháp cải cách được ông Putin trình làng hồi tuần trước, được sự ủng hộ của tất cả 432 nhà lập pháp tham gia cuộc biểu quyết tại Viện Duma. Không một ai bỏ phiếu chống, hay phiếu trắng. Viện Duma đang nằm dưới quyền kiểm soát của Đảng Đoàn kết Nga, đảng ủng hộ ông Putin.

Những thay đổi đó được coi là nhằm mục đích giúp ông Putin có rộng chỗ để giữ ảnh hưởng, một khi nhiệm kỳ Tổng thống hiện nay của ông kết thúc vào năm 2024, mặc dù vào cuối tuần rồi ông Putin nói ông không thích cách vận hành của thời Xô viết, khi các nhà lãnh đạo cai trị suốt đời, hoặc qua đời trong khi còn tại chức.

Luật pháp mới lần đầu tiên nâng cao vị trí của Hội đồng Nhà nước, hiện là một cơ chế ít được biết tới có nhiệm vụ cố vấn cho Tổng thống về hiến pháp. Một số quyền hành rộng rãi của Tổng thống có thể bị cắt bớt trong khi quyền hạn của quốc hội tăng.

Ông Putin, 67 tuổi, chưa tiết lộ kế hoạch của ông một khi ông rời điện Kremlin.

Trước khi trở thành luật, các tu chính hiến pháp phải được thông qua tại Hạ viện trong hai lần biểu quyết nữa trước khi được đưa lên Thượng viện bầu, được xem xét tại các nghị viện khu vực, và sau cùng, được Tổng thống Putin ký thành luật.

Hiến pháp Nga chưa thay đổi kể từ năm 1993.

Ông Putin đã nói rằng những thay đổi nên được đưa ra để cả nước biểu quyết, nhưng hiện chưa rõ cuộc biểu quyết đó sẽ diễn ra dưới hình thức nào, và khi nào, truyền thông Nga cho rằng cuộc biểu quyết đó có thể diễn ra vào tháng Tư sắp tới.

https://www.voatiengviet.com/a/ha-vien-nga-bieu-quyet-ung-ho-ke-hoach-cai-cach-chinh-tri-cua-putin/5257787.html

 

Người Iraq biểu tình đòi đuổi quân đội Mỹ

Hàng chục ngàn người Iraq đã tập trung tại trung tâm thủ đô Baghdad hôm thứ Sáu 24/1 đòi đuổi quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Iraq. Cuộc biểu tình đã kết thúc vài giờ sau đó, mặc dù lo ngại có thể nổ ra bạo động sau khi một giáo sĩ kêu gọi nhiều người tham gia.

Giáo sĩ có nhiều ảnh hưởng Moqtada al-Sadr đã tổ chức cuộc tuần hành sau khi Hoa Kỳ giết chết một tướng Iran và một thủ lĩnh bán quân sự Iraq ở Baghdad hồi đầu tháng này. Quyết định của ông tổ chức cuộc tuần hành tách biệt với phong trào biểu tình chống chính phủ và cách xa đại sứ quán Hoa Kỳ trông có vẻ như là một yếu tố quan trọng giữ cho cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa.

Cuộc biểu tình bắt đầu vào sớm thứ Sáu tại Quảng trường al-Hurriya gần trường đại học chính của Baghdad. Họ tránh Quảng trường Tahrir, biểu tượng của các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại giới cầm quyền Iraq.

“Chúng tôi muốn tất cả ra khỏi Iraq – Mỹ, Israel và các chính trị gia tham nhũng trong chính phủ,” ông Raed Abu Zahra, một nhân viên y tế từ thành phố Samawa ở miền nam đến tham gia cuộc biểu tình, nói.

Các cuộc biểu tình đã phá vỡ sự yên tĩnh gần 2 năm qua sau khi Nhà nước Hồi giáo thất bại năm 2017, và đặt ra mối đe dọa sẽ kéo Iraq trở lại cuộc xung đột dân sự lớn.

Việc Mỹ hồi đầu tháng này hạ sát một chủ mưu quân sự Iran Qassem Soleimani đã làm tăng thêm chiều hướng mới cho cuộc khủng hoảng.

Quốc hội Iraq kêu gọi chính phủ đuổi quân đội Hoa Kỳ ra khỏi nước sau vụ tướng Soleimani bị hạ sát, nhưng các chính trị gia Sunni và Kurd đã tẩy chay phiên họp.

Người Sunni và người Kurd thường phản đối việc rút quân đội Hoa Kỳ, vì họ coi là rất quan trọng trong cuộc chiến chống lại tàn quân IS và là bước đệm chống lại sự thống trị của Iran.

https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-iraq-bieu-tinh-doi-duoi-quan-doi-my/5258958.html

 

Tướng kế nhiệm chỉ huy Iran

bị dọa sẽ cùng số phận nếu giết người Mỹ

Người kế nhiệm chỉ huy Iran bị giết trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Hoa Kỳ sẽ chịu chung số phận nếu đi theo con đường tương tự bằng cách giết người Mỹ, đại diện đặc biệt của Hoa Kỳ về Iran nói với báo Asharq al-Awsat và được Reuters dẫn lại.

Washington đổ lỗi cho Tướng Qassem Soleimani là chủ mưu các cuộc tấn công của dân quân liên kết với Iran chống lại lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ra lệnh tấn công bằng máy bay không người lái vào ngày 3/1 tại Iraq, sau khi căng thẳng leo thang kể từ tháng 12 khi các cuộc tấn công bằng tên lửa đã giết chết một nhà thầu người Mỹ, mà Washington đổ lỗi cho một dân quân có liên kết với Iran ở Iraq thực hiện.

Iran đã đáp trả vụ giết chết Tướng Soleimani bằng cách phóng tên lửa vào các mục tiêu của Hoa Kỳ tại Iraq vào ngày 8/11, mặc dù không có lính Mỹ nào bị giết.

Sau cái chết của Soleimani, Tehran nhanh chóng bổ nhiệm Esmail Ghaani làm người đứng đầu mới của Lực lượng Quds, một đơn vị tinh nhuệ của Vệ binh Cách mạng Iran chuyên xử lý các hành động ở nước ngoài.

Tướng Ghaani từng thề sẽ “tính sổ” vụ giết Tướng Soleimani.

“Nếu (Esmail) Ghaani đi theo con đường tương tự là giết người Mỹ thì ông ta cũng sẽ có số phận tương tự”, đặc phái viên Mỹ Brian Hook nói với nhật báo tiếng Ả Rập Asharq al-Awsat.

Trong cuộc phỏng vấn ở Davos, ông cho biết từ lâu, ông Trump đã nói rõ rằng bất kỳ cuộc tấn công nào nhắm vào người Mỹ hoặc vào lợi ích của người Mỹ thì đều bị đáp trả bằng một phản ứng dứt khoát”.

“Đây là một mối đe dọa mới. Tổng thống luôn nói rằng ông sẽ luôn đáp trả lời dứt khoát để bảo vệ lợi ích của Mỹ”, đặc phái viên Hook nói. “Tôi nghĩ rằng chế độ Iran bây giờ đã hiểu rằng họ không thể tấn công nước Mỹ và chạy thoát”.

Sau khi được bổ nhiệm, Tướng Ghaani nói rằng ông sẽ “tiếp tục đi trên con đường xán lạn” mà Tướng Soleimani đã đi, và nói rằng mục tiêu là đẩy lực lượng Hoa Kỳ ra khỏi khu vực, một chính sách đã có từ lâu của Iran.

Căng thẳng giữa Washington và Tehran đã gia tăng liên tục kể từ khi ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với các cường quốc thế giới vào năm 2018, và áp đặt các lệnh trừng phạt cứng rắn, gây thiệt hại cho nền kinh tế Iran.

https://www.voatiengviet.com/a/t%C6%B0%E1%BB%9Bng-k%E1%BA%BF-nhi%E1%BB%87m-ch%E1%BB%89-huy-iran-b%E1%BB%8B-d%E1%BB%8Da-s%E1%BA%BD-c%C3%B9ng-s%E1%BB%91-ph%E1%BA%ADn-n%E1%BA%BFu-gi%E1%BA%BFt-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-m%E1%BB%B9/5257587.html

 

Người biểu tình ở Hồng Kông đang thay đổi chiến thuật

Tin từ HỒNG KÔNG – Sự giảm mạnh về mức độ và số người tham dự các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông đã đặt ra câu hỏi về tương lai của phong trào không người lãnh đạo, khi các vụ bắt giữ ngày càng gia tăng và chiến thuật ngày càng hung hăng của cảnh sát. Theo tin từ AFP, tại một cuộc biểu tình gần đây ở trung tâm khu tài chính của Hồng Kông, nhân viên thư ký 36 tuổi Freesia có nhiều cảm xúc lẫn lộn.

Như rất nhiều người Hồng Kông khác, ông dành phần lớn thời gian trong bảy tháng qua bất chấp nguy cơ bị thương và bị truy tố bằng cách tham dự các cuộc biểu tình thúc đẩy dân chủ và yêu cầu cảnh sát hải chịu trách nhiệm. Nhưng sau 7,000 vụ bắt giữ và Bắc Kinh không hề có dấu hiệu nhượng bộ, ông tự hỏi liệu có phải đã đến lúc thay đổi chiến thuật hay không. Các cuộc tranh luận tương tự hiện đang nổ ra trên các diễn đàn trực tuyến, trong các quán cà phê, quán bar và trên các bàn ăn tối – làm thế nào để duy trì phong trào dân chủ của Hồng Kông? Bảy tháng vừa qua khiến trung tâm kinh doanh toàn cầu thay đổi hoàn toàn. Thành phố này đang bị chia rẽ về ý thức hệ hơn bao giờ hết, chính phủ và lực lượng cảnh sát bị căm thù bởi phần đông dân chúng, và nền kinh tế đang suy thoái. Các nhà quan sát cho rằng việc bắt giữ 3,000 người biểu tình trong hai tháng giáng một đòn nặng nề vào phong trào – đặc biệt là sau khi cảnh sát nhốt hàng trăm người trong một cuộc bao vây khuôn viên trường đại học.

Tuy nhiên những vụ bắt bớ cho thấy cảnh sát đang thắng trên mặt trận vũ lực, nhưng thất bại trên mặt trận chính trị. Nhiều người khác tự hỏi, nếu tiếp tục thì chỉ có người Hồng Kong đánh lại người Hồng Kong (cảnh sát cũng là người Hong Kong), chứ người Hoa Lục chẳng hề hấn gì.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/nguoi-bieu-tinh-o-hong-kong-dang-thay-doi-chien-thuat/

 

Trung Quốc xác nhận ca tử vong

do coronavirus thứ hai ngoài trung tâm Vũ Hán

Trung Quốc vào ngày 24 tháng 1 xác nhận trường hợp tử vong thứ hai ngoài trung tâm dịch coronavirus ở thành phố Vũ Hán, nâng tổng số người chết vì loại virus lạ tính đến thời điểm này là 26 người.

Giới chức y tế của Trung Quốc được truyền thông quốc tế dẫn lời xác nhận trường hợp tử vong mới nhất được chính thức xác nhận là tại tỉnh Hắc Long Giang ở mạn đông bắc Hoa Lục, giáp ranh với nước Nga. Tỉnh này cách thành phố Vũ Hán chừng 2000 kilomet.

Ủy Ban Y tế Nhà nước Trung Quốc vào ngày 24 tháng 1 cũng xác nhận con số nhiễm coronavirus lạ tính đến lúc này là 830 trường hợp.

Chủng coronavirus lạ này khởi phát tại thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và lây lan sang nhiều thành phố lớn khác tại Hoa Lục gồm Bắc Kinh, Thượng Hải và đặc khu hành chánh Hong Kong.

Một số trường hợp nhiễm coronavirus lạ được xác nhận tại những quốc gia khác trên thế giới gồm Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Hoa Kỳ.

Tổ chức Y Tế Thế giới – WHO, vào ngày 23 tháng 1 gọi đợt bùng phát dịch coronavirus lạ hiện nay là tình trạng khẩn cấp; tuy nhiên chưa công bố đó là dịch.

Đến nay chưa có vắc xin đối với loại virus mới này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-confirms-second-wuhan-virus-death-outside-of-epicenter-01242020074302.html

 

Quân đội TQ liên tục bị tai nạn chết người

Tiếp sau những tai nạn chết người trong quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc (PLA), lực lượng này vừa ban hành hai quy định mới để bảo đảm an toàn, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 21.12.

Tiếp sau những tai nạn chết người trong quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc (PLA), lực lượng này vừa ban hành hai quy định mới để bảo đảm an toàn, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 21.12.

Theo SCMP, vài ngày sau khi Trung Quốc kỷ niệm 70 năm ngày lập quốc bằng một cuộc duyệt binh khổng lồ ở Bắc Kinh ngày 1.10, đã có 3 lính không quân thiệt mạng khi một trực thăng vận tải bị rơi ở tỉnh Hà Nam. Một trong 3 người chết là phi công từng tham dự cuộc duyệt binh kể trên.

Tám ngày sau lại xảy ra một tai nạn máy bay khác ở Tây Tạng, khi một chiến đấu cơ J-10 lúc bay tập tầm thấp đã đâm vào ngọn núi, theo một nguồn tin của SCMP. Phi công được cho là sống sót.

Hồi tháng 3, một máy bay của hải quân PLA bị rơi ở tỉnh đảo Hải Nam, làm chết 2 người. Một tổ bay 12 người của một máy bay tiếp liệu mới (được nâng cấp từ chiếc vận tải cơ Y-8) đã bị rơi ở tỉnh Quý Châu hồi đầu năm 2018. Đây là tai nạn nghiêm trọng nhất trong những năm gần đây.

Chi tiết của tài liệu quy định an toàn mới – có chữ ký phê duyệt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình- không được công bố, nhưng Tân Hoa xã nói quy định an toàn gồm giảm thiểu rủi ro, kiểm tra an toàn và giám sát hoạt động diễn tập quân sự chặt chẽ, cùng cách xử lý- điều tra các vụ tai nạn. Tài liệu còn quy định rõ trách nhiệm lập hồ sơ lưu trữ ở từng cấp PLA, và phải chuẩn hóa công tác này trong thời chiến.

Trung Quốc đã mạnh tay chi tiền ngân sách cho phòng thủ, với 1,18 ngàn tỉ nhân dân tệ (168,59 tỉ USD) trong năm 2019, tức tăng 7,5% so với năm 2018. Nhưng đã có các ý kiến rằng PLA cũng cần chú ý tới sự an toàn, khi đã gặp phải nhiều tai nạn chết người trong quá trình tăng cường khả năng chiến đấu, theo yêu cầu của ông Tập – người muốn quân đội Trung Quốc phải là một lực lượng vũ trang hiện đại tầm cỡ thế giới kể từ năm 2035.

Chuyên gia quân sự Chu Thần Minh (ở Bắc Kinh) nói các quy định mới là cần thiết, để chuẩn hóa các hoạt động của PLA và giảm thiểu vụ tai nạn. Ông nói các vụ tai nạn thường xuyên xảy ra trong hoạt động hằng ngày của PLA.

Từ khi ông Tập trở thành Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC) hồi cuối năm 2012, PLA đã tăng cường luyện quân, nhằm đáp ứng tham vọng xây dựng PLA thành lực lượng chiến đấu hiện đại theo yêu cầu của ông Tập.

Như một phần của chương trình hiện đại hóa, các học viện quân sự và trường học Trung Quốc được tái cơ cấu, nhằm tương thích với quân đội và để điều phối chính sách dễ dàng hơn. Bắc Kinh cũng tăng chi cho hoạt động nghiên cứu-phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng.

Ông Timothy Heath, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao của tổ chức nghiên cứu RAND Corporation, nói các quy định mới đã tách hẳn khỏi việc quá chú trọng vào trang bị phần cứng, để tập trung huấn luyện quân nhân: “Việc tăng cường các quy định có thể giúp PLA cải thiện cấp độ năng lực và tính chuyên nghiệp”.

Ông Malcolm Davis, một chuyên gia về PLA ở Viện Chính sách chiến lược Úc, nói các quy định mới có thể giúp PLA thực hiện nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả hơn: “Chúng tôi chú ý về mảng phương tiện trong quá trình hiện đại hóa của PLA, một dấu chỉ dễ thấy nhất về sự phát triển khả năng. Nhưng khâu huấn luyện người có kỹ năng và xây dựng tính chuyên nghiệp là cần thiết, nếu PLA muốn tránh không trở thành một lực lượng rỗng tuếch”.

Ông Charlie Lyons Jones, một nhà nghiên cứu chuyên về khâu PLA hiện đại hóa cũng của viện trên, đồng ý rằng các quy định mới giúp cải thiện khả năng chiến đấu: “Vì PLA không có kinh nghiệm chiến đấu, những hệ thống quản lý nội bộ này được cho là cung cấp hướng dẫn rõ ràng cho các quân nhân, về cách tối ưu hóa khả năng thực hành cùng lúc bảo đảm an toàn trong quá trình huấn luyện cùng các cuộc tập trận cấp độ lớn. Việc bảo đảm ghi nhận tốt và trung thực về các kết quả huấn luyện- tập trận là một cách quan trọng khác để PLA rút tỉa bài học từ các thành quả và sai lầm”.

Nhưng ông Jones cũng lưu ý, rằng còn phải chờ xem liệu các quy định mới có giúp PLA trở thành một lực lượng sẵn sàng chiến đấu, có thể thực hiện nhiệm vụ một cách an toàn và hiệu quả hay không.

http://biendong.net/diem-tin/32268-quan-doi-tq-lien-tuc-bi-tai-nan-chet-nguoi.html

 

Trung Cộng không hồi hương công nhân Bắc Hàn,

bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Tư (22/1), một viên chức cao cấp của Hoa Kỳ cho biết Trung Cộng vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc khi không gửi công nhân Bắc Hàn về nhà trước thời hạn tháng 12, đồng thời cho biết thêm rằng đây là lý do khiến Washington đưa vào danh sách đen hai cơ quan liên quan đến việc xuất cảng lao động của Bình Nhưỡng.

Theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào năm 2017, một nghị quyết mà Trung Cộng ủng hộ, Liên Hiệp Quốc yêu cầu tất cả các nước hồi hương tất cả công nhân Bắc Hàn vào ngày 22 tháng 12 để ngăn họ kiếm ngoại tệ cho các chương trình hỏa tiễn đạn đạo và nguyên tử của Bắc Hàn. Hoa Kỳ ước tính Bình Nhưỡng kiếm được hơn 500 triệu mỹ kim mỗi năm từ gần 100,000 công nhân ở ngoại quốc, trong đó có khoảng 50,000 người ở Trung Cộng và 30,000 người ở Nga.

Hồi tuần trước, Washington áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hai cơ quan của Bắc Hàn, bao gồm cả cơ sở lưu trú Beijing Sukbakso có trụ sở tại Trung Cộng, tuyên bố rằng các cơ quan này có liên quan đến việc đưa người Bắc Hàn đi làm việc ở nước ngoài trái với lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Các quốc gia được yêu cầu nộp báo cáo giữa kỳ cho ủy ban trừng phạt Bắc Hàn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào đầu năm ngoái về việc tuân thủ nghị quyết năm 2017, và hiện đang đệ trình một báo cáo cuối cùng vào cuối tháng 3 về việc có bao nhiêu công nhân Bắc Hàn đã được hồi hương. (BBT)

https://www.sbtn.tv/trung-cong-khong-hoi-huong-cong-nhan-bac-han-bat-chap-lenh-trung-phat-cua-lien-hiep-quoc/

 

TQ đóng cửa giao thông, đền chùa,

Vạn Lý Trường Thành để chặn dịch viêm phổi

Trung Quốc tăng cường các biện pháp ngăn chặn virus viêm phổi đã gây tử vong cho 26 người và lây nhiễm hơn 800 người, đình chỉ giao thông công cộng ở 10 thành phố, đóng cửa các đền chùa trong dịp Tết Nguyên đán và thậm chí đóng cửa Tử Cấm Thành và một phần Vạn Lý Trường Thành.

Kỳ nghỉ Tết Canh Tý dài một tuần bắt đầu vào thứ Sáu 24/1 đang làm dấy lên lo ngại rằng lây nhiễm virus có thể tăng nhanh khi hàng trăm triệu người đi lại trong lẫn ngoài nước. Công viên giải trí Disneyland Thượng Hải cũng đóng cửa từ thứ Bảy cho đến khi có thông báo mới.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Trung Quốc để ngăn chặn chủng virus corona mới, nhưng chưa đến mức đại dịch khiến toàn thế giới phải chú tâm.

Tất cả 26 ca tử vong ghi nhận được cho đến ngày 24/1 đều ở Trung Quốc, nhưng các bệnh nhân lây nhiễm virus đã được phát hiện tại Thái Lan, Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Hoa Kỳ. Một quan chức y tế cho hay rất có khả năng ở Anh đã có bệnh nhân nhiễm virus corona mới này.

Tại thành phố Vũ Hán ở miền trung của Trung Quốc, nơi dịch bệnh bột phát hồi tháng trước, các hiệu thuốc không còn thuốc để cung cấp, còn các bệnh viện và phòng khám tràn ngập cư dân địa phương lo sợ đến khám chẩn đoán.

Tính đến thứ Năm 23/1, đã có 830 trường hợp lây nhiễm được xác nhận và 26 bệnh nhân đã tử vong, theo Ủy ban Y tế Quốc gia.

Hầu hết các ca lây nhiễm đều ở Vũ Hán, nơi virus được cho là phát xuất từ chợ buôn bán trái phép động vật hoang dã. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy virus có thể đã lây từ rắn sang người.

11 triệu cư dân thành phố Vũ Hán, và khoảng 7 triệu người ở thành phố Hoàng Cương kế cận bị cấm túc, không được ra khỏi thành phố. Tàu hỏa ngưng hoạt động, các chuyến bay bị đình chỉ và trạm kiểm soát được đặt trên các tuyến đường chính vào và ra.

Vũ Hán gấp rút lập một bệnh viện 1.000 giường dự kiến sẽ bắt đầu nhận bệnh vào thứ Hai tới, theo nhật báo Trường Giang.

Nhiều hãng hàng không đã ngưng các chuyến bay đến Vũ Hán, trong khi các sân bay trên toàn thế giới đẩy mạnh việc sàng lọc hành khách từ Trung Quốc.

Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành đóng cửa

Chính quyền khuyến cáo người dân tránh nơi đông người. 10 thành phố thuộc tỉnh Hồ Bắc, trong đó có Vũ Hán, đã ngưng hoạt động một số dịch vụ giao thông, theo nhật báo Hồ Bắc.

Một số phần của Vạn Lý Trường Thành gần Bắc Kinh sẽ bị đóng cửa từ thứ Bảy, truyền thông nhà nước cho biết.

Những đền chùa nổi tiếng cũng đã bị đóng cửa, trong đó có đền Bắc Kinh Lama, nơi có rất đông người đến cúng dường cho năm mới; Tử Cấm Thành, nơi thu thút du khách nổi tiếng nhất của thủ đô Trung Quốc, cũng đóng cửa.

Thượng Hải Disneyland sẽ đóng cửa từ thứ Bảy. Công viên giải trí có công suất phục vụ 100 ngàn lượt khách hàng ngày này đã bán sạch vé trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm ngoái.

Virus corona Vũ Hán có thể sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vốn đã gặp trở ngại sau nhiều tháng căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ.

Các chuyên gia của ngân hàng Úc National Australia Bank ước tính GDP của Trung Quốc trong quý một giảm một điểm phần trăm.

https://www.voatiengviet.com/a/tq-dong-cua-giao-thong-den-chua-van-ly-truong-thanh-de-chan-dich-viem-phoi/5258731.html

 

Virus corona : Hơn 40 triệu người Trung Quốc bị cách ly

Thụy My

Đến ngày 24/01/2020, loại virus corona mới từ Vũ Hán đã làm cho 26 người chết và 830 người bị lây nhiễm. Chính quyền Trung Quốc ra lệnh « nội bất xuất, ngoại bất nhập » tại 13 thành phố, cô lập tổng cộng 41 triệu người, cao hơn cả dân số Ba Lan hay Canada.

Sau Tử Cấm Thành, sân vận động « tổ chim » ở Bắc Kinh và Disneyland ở Thượng Hải, đến lượt nhiều đoạn Vạn Lý Trường Thành cũng bị đóng cửa với khách tham quan.

Trong số các bệnh nhân bị lây nhiễm, có 177 ca bệnh nặng, và 34 người được cho là « khỏi bệnh » được cho xuất viện, hơn 1.000 trường hợp khác đang được xem xét. Chính quyền cam kết trong vòng 10 ngày sẽ xây xong một bệnh viện mới có diện tích 25.000 mét vuông với 1.000 giường dành riêng cho việc chữa trị các bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde mô tả tình trạng ảm đạm tại thủ đô Trung Quốc những ngày cận Tết :

« Tòa đô chính Bắc Kinh chuẩn bị một lễ hội Tết thật hoành tráng, nhưng con virus corona đã làm tiêu tan giấc mộng. Trên những đại lộ lạnh vắng của thủ đô Trung Quốc tối ngày 23/01, những hàng cây quấn đầy những dây đèn lung linh nhiều màu sắc trở nên cô đơn.

Gần sân vận động Công Nhân, cũng như tất cả những nơi khác, đường phố vắng bóng người dân Bắc Kinh. Nhiều người đã về quê trong dịp « xuân tiết » (chunjié) để ăn Tết cùng với gia đình, nhưng còn việc đi lễ ở các đền chùa vào cuối tuần này thì nên quên đi là hơn.

Giống như tại thành phố Vũ Hán ở miền trung, Chiết Giang ở miền đông hay Macao tận phía nam, người dân Bắc Kinh không còn hứng thú gì đối với những cuộc vui tập thể. Cơ quan văn hóa và du lịch loan báo hủy bỏ tất cả những lễ hội ở thủ đô.

Những cuộc hội hè trong dịp Tết âm lịch thường diễn ra sau bữa tiệc gia đình : người ta cùng thưởng thức các món mứt Tết, thắp hương và phóng tay mua các mặt hàng bày bán quanh đền chùa. Một điều trở thành bất khả khi mọi cuộc tụ tập được coi là ổ phát tán virus. Tương tự đối với các cơ sở khác, các viện bảo tàng…

Tử Cấm Thành không còn tung ra những cuộc múa lân, múa rồng mừng xuân Canh Tý nữa. Công trình nổi tiếng nhất Trung Quốc đóng cửa từ hôm nay cho đến khi có lệnh mới ».

Tại Hồng Kông trong vòng 24 giờ qua, có 18 người phải nhập viện và 27 bệnh nhân bị cách ly. Thông tín viên Florence de Changy cho biết :

« Trường hợp nhiễm coronavirus đầu tiên ở Hồng Kông là một người Trung Quốc 39 tuổi, từ Vũ Hán đến cùng với gia đình bằng xe lửa. Người này đã bị cách ly tại một trung tâm chuyên về bệnh truyền nhiễm. Nhưng trong thời gian chính quyền lo cô lập bệnh nhân thì thân nhân của ông ta đã đi máy bay đến Philippines.

Ca thứ hai được xác nhận là một người Hồng Kông 56 tuổi, từ Vũ Hán về qua Thâm Quyến cách đây ba ngày. Tất cả những ai có tiếp xúc với hai bệnh nhân trên đây vì đi cùng xe lửa, máy bay, taxi hay ở cùng khách sạn đều được kêu gọi ra trình diện cơ quan y tế.

Nhiều dân biểu đối lập tố cáo thái độ thờ ơ của chính quyền, mà họ cho rằng do không muốn làm phật lòng Bắc Kinh bằng những biện pháp khắt khe hơn. Còn tại Macao, vốn đã có hai trường hợp nhiễm virus, trưởng đặc khu muốn đóng cửa toàn bộ các casino ».

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200124-coronavirus-40-tri%E1%BB%87u-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-trung-qu%E1%BB%91c-c%C3%B4-l%E1%BA%ADp

 

Dịch bệnh Trung Quốc do « con gì cũng ăn » ?

Thụy My

Loại coronavirus mới đã làm 17 người chết và 634 người lây nhiễm (tính đến ngày 22/01/2020) bị nghi ngờ xuất phát từ chợ hải sản Hoa Nam (Huanan) ở Vũ Hán (Wuhan), thành phố 11 triệu dân ở miền trung Trung Quốc. Nơi đây tập trung nhiều loại động vật hoang dã, như loài chồn hương đã làm lan truyền dịch SARS năm 2002-2003.

Tuy mang tên là chợ hải sản, nhưng chợ này còn bán nhiều loại động vật khác – theo như một brochure quảng cáo và điều tra của báo chí Hoa lục. Ngôi chợ đã bị đóng cửa vào tháng trước, sau khi phát hiện trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên nơi một nhà buôn trong chợ.

Hôm thứ Tư 22/1, Gao Fu, giám đốc Trung tâm Kiểm tra và Phòng ngừa Dịch tế quốc gia nhìn nhận, việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp thường diễn ra tại chợ này.

Phải chăng chuyện cũ lặp lại ? Dịch SARS đã giết hại 650 người tại Trung Quốc vào đầu những năm 2000, là từ loài chồn hương vốn thường được bày bán ở các chợ Quảng Châu. Bị cấm tiêu thụ trên lý thuyết, chồn hương vẫn nằm trong danh sách 112 mặt hàng được một thương nhân ở chợ Vũ Hán chào bán.

« Sản phẩm được đông lạnh và giao tận nhà sau khi giết mổ ». Tờ quảng cáo giới thiệu đủ loại động vật sống, từ chuột, chồn, cá sấu, chó sói, kỳ nhông khổng lồ cho đến những con công, rắn, nhím, thịt lạc đà. Cửa hàng mang tên « Thú rừng và thú nuôi bán sỉ » từ thứ Năm 23/01/2020 không còn liên lạc được cả qua điện thoại lẫn internet.

Một nhật báo Bắc Kinh, tờ Beijing News dẫn ra một số thương gia khác trong chợ, chuyên bán động vật hoang dã cho đến khi chợ này bị đóng cửa.

« Con gì cũng ăn »

Người Trung Quốc thường khoe sẵn sàng ăn « tất cả những gì có bốn chân trừ cái bàn, những gì bơi được trừ tàu thuyền, những gì bay được trừ máy bay ». Những loài động vật hiếm cũng được săn lùng vì tin rằng có dược tính.

Tuy nhiên thói quen « con gì cũng xơi tuốt » tiềm ẩn những nguy cơ cho sức khỏe con người – Christian Walzer, hiệp hội sinh thái Mỹ Wildlife Conservation Society cảnh báo. Theo ông, 70% bệnh lây nhiễm là từ động vật hoang dã, và các ngôi chợ là môi trường lý tưởng của virus để truyền bệnh sang người.

Theo một nghiên cứu về di truyền học được công bố hôm thứ Ba 21/1, chủng coronavirus mới có thể sinh ra từ loài dơi. Tạp chí của Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc tiết lộ loại virus này rất gần với một chủng virus hiện diện nơi những con dơi.

Loài dơi là nơi tồn trữ virus, nhưng không có nghĩa là chúng truyền bệnh trực tiếp sang người. Ngược lại, một bài viết trên Journal of Medical Virology hôm thứ Tư 22/1 khẳng định loài rắn có thể là vật trung gian truyền bệnh sang con người.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200123-d%E1%BB%8Bch-b%E1%BB%87nh-trung-qu%E1%BB%91c-do-con-g%C3%AC-c%C5%A9ng-%C4%83n

 

Tổng thống Philippines dọa

chấm dứt thỏa thuận quân sự với Hoa Kỳ

MANILA, Philippines (NV) – Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte, hôm Thứ Năm, 23 Tháng Giêng, đe dọa sẽ hủy bỏ một thỏa thuận quân sự với Hoa Kỳ, nếu Washington không tái cấp visa nhập cảnh cho một đồng minh chính trị của ông.

Tổng Thống Duterte tỏ thái độ tức giận khi chỉ trích Hoa Kỳ về việc từ chối cấp visa cho ông Ronaldo dela Rosa, một cựu giám đốc cảnh sát quốc gia, nay là thượng nghị sĩ Philippines.

Ông Dela Rosa nói tòa đại sứ Mỹ ở Philippines không giải thích lý do vì sao visa của ông bị hủy, nhưng ông tin rằng đây là vì các cáo buộc liên quan đến việc giết người không cần xét xử trong hơn hai năm ông là giám đốc cảnh sát.

Ông Dela Rosa là người thi hành chiến dịch chống ma túy của ông Duterte, khiến có hơn 5,000 người bị giết, phần lớn là các thành phần buôn bán ma túy vặt. Cảnh sát nói những người này bị nhân viên công lực bắn chết trong các hành động tự vệ.

Với lời nói hằn học, kèm theo từ ngữ thô tục, ông Duterte khi đọc bài diễn văn trước các cựu phiến quân Cộng Sản Philippines, đe dọa rằng nếu chính phủ Hoa Kỳ “không sửa sai” thì ông sẽ hủy thỏa thuận về thăm viếng quân sự (Visting Forces Agreement VFA) và ra hạn định cho Washington là “một tháng kể từ ngày hôm nay.”

Thỏa thuận VFA, ký kết năm 1998, cho phép hàng ngàn quân nhân Hoa Kỳ được vào Philippines mỗi năm để tham dự các cuộc tập trận và các nỗ lực cứu trợ thiên tai.

Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines, ông Delfin Lorezana, từ chối không bình luận gì khi được hỏi là ông có đồng ý với phát biểu của Tổng Thống Duterte hay không.

Hoa Kỳ là đồng minh quân sự lớn nhất của Philippines và hàng triệu người dân Philippines có họ hàng thân nhân là công dân Hoa Kỳ.

Hồi tháng qua, ông Duterte cấm hai thượng nghị sĩ Mỹ là Richard Durbin và Patrick Leahy, đều thuộc đảng Dân Chủ, không được vào Philippines sau khi họ đưa ra điều khoản theo đó cấm không cho ai liên hệ đến việc giam giữ bà Leila de Lima, một thượng nghị sĩ, từng là bộ trưởng Tư Pháp và cũng là người chống đối ông Duterte, được vào Hoa Kỳ.

Bà de Lima bị chế độ Duterte bắt giam sau khi bà mở cuộc điều tra về việc có hàng ngàn người bị giết trong chiến dịch bài trừ ma túy của ông Duterte.

Bà được nhiều tổ chức tranh đấu nhân quyền trao giải thưởng và coi bà là một tù nhân lương tâm. (V.Giang)

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/tong-thong-philippines-doa-cham-dut-thoa-thuan-quan-su-voi-hoa-ky/

 

Bất chấp yêu cầu của CIJ, Miến Điện khẳng định

không có nạn diệt chủng người Rohingya

Thùy Dương

“Không có nạn diệt chủng”. Đây là lời đáp của Miến Điện đối với Tòa Án Công Lý Quốc Tế. Trước khả năng xẩy ra nạn diệt chủng, định chế tài phán cao nhất của Liên Hiệp Quốc hôm qua 23/01/2020 đã yêu cầu chính phủ Miến Điện bảo vệ người Hồi Giáo thiểu số Rohingya.

Từ Rangun, thông tín viên RFI Sarah Bakaloglou giải thích :

« Miến Điện ghi nhận quyết định của Tòa Án Công Lý Quốc Tế nhưng tái khẳng định là không có nạn diệt chủng. Đây là tiêu đề thông cáo được bộ Ngoại Giao Miến Điện phát đi. Trong tài liệu này, Miến Điện nhắc lại những kết luận của Ủy ban điều tra riêng của nước này, một ủy ban bị chỉ trích là thiếu tính độc lập. Ủy ban điều tra của Miến Điện kết luận có thể xẩy ra các tội ác chiến tranh, nhưng không có nạn diệt chủng, và các tội ác này sẽ do tư pháp Miến Điện xử.

Như vậy là quan điểm của chính phủ Miến Điện vẫn không thay đổi. Họ không nói có tuân theo các yêu cầu của Tòa Án Công Lý Quốc Tế hay không, chẳng hạn về việc trong vòng 4 tháng nữa phải đưa ra một báo cáo liên quan tới các biện pháp cụ thể để bảo vệ người Rohingya. Thế nhưng, trong một bài viết đăng trên báo Financial Times vài giờ trước đó, đích thân lãnh đạo Aung San Suu Kyi đã chỉ trích định chế tư pháp quốc tế và nói thêm là nhiều người Rohingya tị nạn có thể đã nói quá lên.

Mặc dù quyết định của Tòa tạo thêm sức ép quốc tế đối với chính phủ Miến Điện, nhưng nước này vẫn có những sự ủng hộ quan trọng, chẳng hạn của Trung Quốc. Và ngay trong nước, chỉ có ít người lên tiếng bảo vệ cộng đồng Hồi Giáo thiểu số Rohingya, bất chấp thực tế hiếm thấy là khoảng một trăm tổ chức xã hội dân sự của Miến Điện đã ủng hộ quyết định của Tòa Án Công Lý Quốc Tế. »

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200124-b%E1%BA%A5t-ch%E1%BA%A5p-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-c%E1%BB%A7a-cij-mi%E1%BA%BFn-%C4%91i%E1%BB%87n-kh%E1%BA%B3ng-%C4%91%E1%BB%8Bnh-kh%C3%B4ng-c%C3%B3-n%E1%BA%A1n-di%E1%BB%87t-ch%E1%BB%A7ng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-rohingya