Tin khắp nơi – 23/10/2019
Điều tra luận tội: Lời khai ‘đáng sợ”
của Đại sứ Mỹ tại Ukraine
Một nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói rằng ông Trump ra quyết định việc gửi viện trợ quân sự cho Ukraine phải dựa trên điều kiện nước này cam kết họ sẽ điều tra đối thủ chính trị của ông.
Đại sứ Mỵ tại Ukraine Bill Taylor vừa có lời khai trước một cuộc điều tra luận tội rằng ông được cho biết ông Trump muốn Ukraine điều tra các thỏa thuận của cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
Đại sứ Taylor cho biết quan hệ với Ukraine bị “làm suy yếu cơ bản” vì “lý do chính trị trong nước”.
Tổng thống Trump khẳng định không có sự trao đổi nào trong chính sách đối ngoại với Ukraine.
Phản ứng trước lời khai mới nhất tại Quốc hội, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham nói trong một tuyên bố: “Tổng thống Trump không làm gì sai – đây là một chiến dịch bôi nhọ phối hợp từ các nhà lập pháp cực đoan và các quan chức cực đoan gây chiến với Hiến pháp” .
Số người Mỹ đòi luận tội ông Trump tăng
Luận tội một tổng thống có dễ không?
Nhà ngoại giao kỳ cựu Bill Taylor, đặc phái viên Hoa Kỳ tại Ukraine kể từ tháng 6, là nhân vật mới nhất ra làm chứng trước các nhà lập pháp trong cuộc điều tra của đảng Dân chủ về nghi ngờ lạm quyền của Tổng thống Trump.
Một bản ghi chép cuộc gọi mà ông Trump đã gửi cho Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine vào ngày 25 tháng 7 cho thấy ông Trump kêu gọi ông Zelensky điều tra các cáo buộc tham nhũng bị cho là không có căn cứ của cựu Phó Tổng thống Biden và con trai ông, Hunter Biden.
Trong khi ông Biden có một vai trò quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine với tư cách là phó tổng thống, Hunter Biden đã gia nhập hội đồng quản trị của công ty khí đốt Burisma của Ukraine.
Công ty này đã bị công tố viên Ukraine Viktor Shokin điều tra.
Đại sứ Bill Taylor nói gì?
Ông Taylor nói với các nhà lập pháp rằng tổng thống Trump đã nói rõ rằng ông muốn có một cuộc điều tra được công bố công khai về cáo buộc can thiệp của Ukraine trong cuộc bầu cử năm 2016 của Hoa Kỳ.
“Mối quan hệ của chúng ta với Ukraine cơ bản đã bị hủy hoại bởi một kênh bất thường, không chính thức của Hoa Kỳ, hoạch định chính sách và bằng cách từ chối cung cấp viện trợ an ninh quan trọng vì lý do chính trị trong nước”, ông Taylor nói trong bài phát biểu khai mạc được truyền thông Mỹ tường thuật.
Kênh “không chính thức” này bao gồm đặc phái viên Hoa Kỳ tại Ukraine Kurt Volker, Đại sứ tại EU Gordon Sondland, Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry và luật sư riêng của ông Trump, Rudy Giuliani.
Đến giữa tháng 7, ông Taylor cho biết, rõ ràng cuộc gặp mà ông Zelensky muốn có với ông Trump “tùy thuộc vào điều kiện phải điều tra công ty Burisma và cáo buộc can thiệp Ukraine trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2016”.
“Rõ ràng là điều kiện này được thúc đẩy bởi kênh chính sách bất thường mà tôi đã hiểu được ông Giuliani lãnh đạo.”
Ông Taylor cũng lưu ý rằng ông đã nghe một nhân viên quản lý và ngân sách của Nhà Trắng nói rằng bà được lệnh không cấp tiền viện trợ cho Ukraine và nhận ra rằng “một trong những trụ cột chính của sự hỗ trợ mạnh mẽ của chúng ta đối với Ukraine đã bị đe dọa”.
Tôi đã nói vào ngày 9/9 trong một văn bản gửi Đại sứ Gordon Sondland rằng việc từ chối viện trợ an ninh để đổi lấy sự giúp đỡ với một chiến dịch tranh cử trong nước ở Hoa Kỳ sẽ là điều ‘điên rồ’ “, ông Taylor nói. ”Tôi lúc đó đã có quan điểm như thế, và bây giờ vẫn quan niệm như vậy.”
Khẳng định của ông Taylor dường như mâu thuẫn với tuyên bố trước đó của ông Sondland trước các nhà lập pháp, khi ông Sondland nói rằng ông đã “không thảo luận” với các quan chức nhà nước hoặc Nhà Trắng về việc điều tra gia đình Bidens.
Điều đó được gọi là ‘quid pro quo’
Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ
Những tin nhắn cho thấy Đại sứ Bill Taylor có vấn đề với cách Nhà Trắng tiến hành chính sách đối ngoại đối với Ukraine. Hôm thứ Ba, ông Taylor giải thích với Quốc hội tại sao – với những chi tiết gây tổn hại.
Phần lớn tuyên bố mở đầu của ông Taylor chứng thực những tố cáo khác về nỗ lực của Nhà Trắng bắt Ukraine mở các cuộc điều tra có thể gây tổn hại cho đảng Dân chủ và đặc biệt là Phó Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, vị quyền Đại sứ Mỹ tại Ukraine đã làm cho bức tranh thêm rõ nét, và đưa ra những điều mới.
Đặc biệt trong một đoạn, ông Taylor kể về cuộc trò chuyện của ông với Gordon Sondland – một trong những điều phối viên của cái ông gọi là “kênh bất thường, không chính thức của chính sách Hoa Kỳ”.
Ông Sondland, ông nói, nói với ông “tất cả mọi thứ” – bao gồm viện trợ quân sự và chuyến thăm Nhà Trắng – phụ thuộc vào việc tổng thống Ukraine có đưa ra tuyên bố công khai là ông sẽ ra lệnh điều tra hay không.
Điều này, trong tiếng Latin, gọi đó là “quid pro quo”.
Những người bênh vực tổng thống sẽ cố gắng làm suy giảm uy tín của ông Taylor, mặc dù nhà ngoại giao kỳ cựu này là một nhân chứng thuyết phục. Cuối cùng họ cũng có thể khẳng định rằng ngay cả khi những tuyên bố của ông Taylor là đúng, thì nó vẫn nằm trong quyền hạn chính sách đối ngoại của tổng thống.
Tất nhiên, điều đó sẽ tùy thuộc vào các thành viên của Hạ viện – và, có lẽ, các thượng nghị sĩ trong một phiên tòa luận tội – quyết định.
Tại sao có cuộc điều tra luận tội?
Ba ủy ban trong Hạ viện do Dân chủ kiểm soát đang điều tra các cáo buộc về hành vi sai trái của tổng thống.
Đảng Dân chủ cáo buộc ông Trump gây áp lực bất hợp pháp cho Ukraine để đào bới tin xấu về một đối thủ chính trị.
Nhưng đang có một cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu ông Trump có phạm tội không thể chối cãi hay không – bản thân ông Trump nói rằng không làm gì sai.
Nếu Hạ viện tìm thấy đủ bằng chứng, các bài viết luận tội sẽ được đưa ra bỏ phiếu. Nếu chúng được chấp thuận, các thủ tục tố tụng sẽ chuyển sang xét xử tại Thượng viện, nơi đang ược kiểm soát bởi đảng Cộng hòa của ông Trump.
Dư luận phản ứng ra sao?
Nữ dân biểu đảng Dân chủ Debbie Wasserman Schultz mô tả lời khai của ông Taylor là “lời chứng đáng sợ nhất mà tôi từng nghe”.
“Ông ấy đã vẽ một gạch nối trực tiếp rất cụ thể từ Tổng thống Trump đến việc từ chối viện trợ nước ngoài và từ chối một cuộc họp [tổng thống].”
Các thành viên đảng Dân chủ đã lặp lại ý tưởng này và ca ngợi việc ghi chú “tỉ mỉ” của ông Taylor.
Dân biểu Tom Malinowski nói rằng đó là lời chứng “kỹ lưỡng nhất” chứa đầy “chi tiết mà một số nhân chứng khác, bằng cách nào đó, đã quên”.
Nhưng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mark Meadows, một đồng minh trung thành của Trump, nói với các phóng viên rằng ông không nghe thấy “bất cứ điều gì gọi là quid pro quo hay lời hứa về bất cứ điều gì với viện trợ nước ngoài”.
“Không có ai có thể trung thực về mặt trí tuệ và ra khỏi buổi điều trần đó mà có nhận định khác.”
Trước đó hôm thứ Ba, ông Trump đã gây tranh cãi khi gọi cuộc điều tra là “một đòn giang hồ” – một thuật ngữ đề cập đến vụ giết người lịch sử của đám đông trắng chủ yếu chống lại người Mỹ da đen.
Những nhân vật chính trong cuộc điều tra luận tội Trump
Chủ tịch Hạ viện Mỹ: “Dư luận ủng hộ điều tra luận tội Trump”
Trong cuộc họp nội các tại Nhà Trắng hôm thứ Hai, ông Trump nói rằng đảng Cộng hòa nên “cứng rắn hơn và chống lại” các thủ tục luận tội.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50148969
Thêm một quan chức Mỹ cáo buộc
Trung Quốc ‘quấy rối’ Việt Nam ở Bãi Tư Chính
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell vừa lên tiếng cáo buộc Trung Quốc tiếp tục “hăm dọa” các quốc gia trong khu vực trên Biển Đông và “quấy rối” Việt Nam quanh khu vực Bãi Tư Chính.
Phát biểu trước Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hồi tuần trước, ông Stilwell nói rằng “các lãnh đạo của Trung Quốc – thông qua hải quân của Quân đội Giải phóng Trung Quốc, các cơ quan thực thi pháp luật, và dân quân hải quân – tiếp tục hăm dọa và bắt nạt các quốc gia khác” trên Biển Đông.
Nói tại Thượng viện Mỹ hôm 16/10, trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương đặc biệt đề cập đến Việt Nam như là một nạn nhân trực tiếp của sự quấy rối của Trung Quốc.
“Sự quấy rối liên tục (của Trung Quốc) đối với các tài sản của Việt Nam quanh Bãi Tư Chính là một trường hợp rõ rệt,” ông Stilwell nói. “Nếu nó được Trung Quốc dùng để hợp pháp hóa hành vi thái quá và các tuyên bố hàng hải phi pháp của họ, và để trốn tránh các cam kết mà Bắc Kinh đã ký theo luật quốc tế, thì một Bộ quy tắc ứng xử sẽ gây hại cho khu vực và cho tất cả những ai coi trọng tự do hàng hải.”
Trước ông Stilwell, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo và cựu Cố vấn an ninh Nhà Trắng John Bolton cũng đã đưa ra những cáo buộc tương tự đối với Trung Quốc.
Trong hơn 3 tháng qua, Trung Quốc nhiều lần đưa tàu Hải Dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để tiến hành hoạt động địa chấn với mục đích ngăn cản hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam với các đối tác nước ngoài tại khu vực Bãi Tư Chính.
Tại buổi thảo luận về chính sách của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và việc thực hiện Đạo luật Sáng kiến Tái đảm bảo châu Á (ARIA) tại Thượng viện Mỹ ở Washington DC hôm 16/10, ông Stilwell nói “cách thức mà Trung Quốc bắt nạn các quốc gia láng giềng đúng như với tuyên bố của Bộ trưởng ngoại giao lúc đó của Bắc Kinh tại Diễn đàn Khu vực ASEAN 2010 rằng ‘Trung Quốc là một nước lớn và những nước khác là những nước nhỏ, và thực tế là như vậy.’”
Theo vị trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, khái niệm cho rằng nước lớn làm những gì họ muốn trong khi nước nhỏ phải chịu đựng “là một mối đe dọa đối với chủ quyền, hòa bình, chân giá trị, sự thịnh vượng trong khu vực năng động nhất thế giới.”
Mỹ là quốc gia đầu tiên và duy nhất cho tới lúc này lên tiếng chỉ đích danh Trung Quốc quấy rối Việt Nam trong hoạt động khai thác dầu khí ở Bãi Tư Chính. Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Quốc phòng Mỹ đều đã đưa ra tuyên bố chỉ trích Trung Quốc sau khi Việt Nam tố cáo tài Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam kể từ đầu tháng 7.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên Biển Đôn, Mỹ và ASEAN hồi đầu tháng 9 đã lần đầu tiên tiến hành tập trận an ninh hàng hải, mà theo ông Stilwell, là “để tiếp tục mở rộng Sáng kiến Thực thi Luật Hàng hải Đông Nam Á (SEAMLEI) năm 2018.”
Cùng với các hoạt động hàng ngày của các tàu và máy bay của Mỹ trên toàn khu vực, ông Stilwell cho biết, Mỹ còn tiến hành thêm nhiều Hoạt động Tự do Hàng hải ở Biển Đông trong năm 2019 với số lượng nhiều nhất trong 25 năm qua. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói hành động này “để cho thấy rằng Mỹ sẽ tiếp tục bay, đi lại trên biển và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép.”
Ông Trump nói làm tổng thống
khiến ông thất thu 2-5 tỷ USD
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 21/10 nói rằng rằng việc trở thành tổng thống đã khiến ông mất từ 2 tỷ đến 5 tỷ USD mà ông đã có thể thu được nếu tiếp tục công việc kinh doanh của mình thay vì tham gia chính trường. Tuy nhiên, ông Trump đưa ra tuyên bố mà không có bằng chứng.
Ông Trump nói với các phóng viên rằng: “Nếu phải làm lại một lần nữa thì tôi vẫn sẽ làm ngay lập tức, bởi vì ai mà quan tâm, nếu bạn có đủ khả năng thì nó có gì khác biệt?”
Không có bằng chứng nào cho thấy ông Trump mất hàng tỷ đô la kể từ khi ông trở thành tổng thống. Tài sản ròng trị giá 3,1 tỷ USD của ông không thay đổi so với năm ngoái, theo thống kê của tạp chí Forbes công bố hồi tháng 3.
Sau khi ông Trump đưa ra tuyên bố tương tự như vậy hồi tháng 8, Forbes đã bình luận rằng “ông Trump sẽ không mất từ 3 tỷ USD đến 5 tỷ USD. Thu nhập của ông ấy không thể đạt đến 3 tỷ USD.”
Trong khi tài sản cá nhân của ông Trump vẫn giữ nguyên trong năm qua, ông đã vượt lên trong danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes khi hàng chục ông trùm bạn bè của ông phải chịu thất bại về tài chính trong khi bất động sản của ông Trump vẫn giữ được giá.
Không giống như các đời tổng thống Mỹ gần đây, ông Trump đã từ chối công khai tờ khai thuế thu nhập và đã đấu tranh với Quốc hội và tòa án để giữ kín các thông tin tài chính của mình.
Hôm 21/10, ông Trump đã tỏ ra khó chịu khi phải bỏ kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh của Nhóm G7 vào tháng 6 tại khu nghỉ dưỡng và sân golf Doral Quốc gia Trump ở khu vực Miami, Florida.
Kế hoạch của ông tổ chức sự kiện tại khu nghỉ dưỡng Doral đã bị chỉ trích mạnh mẽ từ cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Những người chỉ trích nói rằng họ có ấn tượng như là ông đang tư lợi từ việc trở thành tổng thống.
Ông Trump có một chuỗi các khu nghỉ mát trên khắp thế giới trước khi được bầu làm tổng thống. Các con của ông hầu như đã tiếp quản việc điều hành công việc kinh doanh của gia đình, nhưng ông không từ bỏ quyền sở hữu.
“Dù tôi có mất 2 tỷ đô la, 5 tỷ đô la hay ít hơn, thì nó cũng không tạo ra sự khác biệt nào. Tôi không quan tâm,” ông Trump nói. “Tôi đang làm điều này cho đất nước. Tôi làm điều này cho mọi người.”
Ông Trump nói rằng ông sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7 tại Doral để không mất khoản chi phí nào cho người nộp thuế ở Mỹ nhưng giờ đây ông sẽ phải tìm địa điểm khác.
Vị tổng thống của Đảng Cộng hòa phải đối mặt với những lời chỉ trích và một số cuộc điều tra của quốc hội về các nguồn tài chính và xung đột lợi ích tiềm tàng xuất phát từ việc kinh doanh bất động sản của ông cũng như một cuộc điều tra luận tội về những cáo buộc cho rằng ông theo đuổi lợi ích chính trị trong các vụ việc với Ukraine.
Tổng thống Trump bị phản đối
vì ví vụ điều tra luận tội với “lynching” (đấu tố)
Tin từ Washington, DC – Vào hôm thứ Ba (22 tháng 10), tổng thống Trump khoét sâu vào nỗi đau phân biệt chủng tộc của Hoa Kỳ trong quá khứ khi so sánh việc đảng Dân chủ điều tra luận tội ông với “lynching” (đấu tố)- một chương đen tối trong lịch sử miền nam Hoa Kỳ, thời kỳ mà các đám đông giận dữ công khai treo cổ hàng ngàn người da đen.
KTLA cho biết việc dùng hình ảnh “lynching” để đả kích cuộc điều tra của Hạ viện đối với tiến trình luận tội tổng thống Trump đã tạo ra làn sóng phẫn nộ từ các nhà lập pháp đảng Dân chủ, trong khi các đồng minh Cộng hòa của tổng thống bày tỏ ủng hộ, nhưng bên ngoài Washington lại lên án dữ dội.
Trong suốt nhiệm kỳ, tổng thống Trump đã nhiều lần tìm cách thúc đẩy quyền lợi chính trị khi dùng những từ ngữ mang tính kỳ thị chủng tộc. Việc đề cập đến treo cổ công khai đã khoét vào vết thương âm ỉ với những người da đen có người thân thiệt mạng trong các vụ hành hình người da đen công khai.
Nữ nhà báo Janet Langhart Cohen nói với AP rằng tổng thống Trump là một trong nhiều người da trắng không tôn trọng nạn nhân và con cháu của họ. Những người thân cận nhất ủng hộ tổng thống Trump. Những đảng viên Cộng hòa đã bác bỏ sự so sánh này.
Tổng thống Trump thường diễn vai nạn nhân trong bất kỳ cuộc tranh cãi nào liên quan đến ông.
Những ngày gần đây tổng thống Trump đã tăng áp lực với đảng Cộng Hòa, yêu cầu ủng hộ ông mạnh mẽ hơn để chống lại cuộc điều tra luận tội. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-bi-phan-doi-vi-vi-vu-dieu-tra-luan-toi-voi-lynching-dau-to/
Vụ hối lộ tuyển sinh đại học: Lori Loughlin
và các phụ huynh nhận thêm cáo buộc hối lộ mới
Vào hôm thứ Ba (22 tháng 10), nữ tài tử của “Full House”, Lori Loughlin cùng chồng, một nhà thiết kế thời trang và chín phụ huynh khác tiếp tục nhận thêm các cáo buộc mới trong vụ bê bối hàng chục phụ huynh giàu có hối lộ để đưa con cái vào trường đại học ưu tú, hoặc gian lận kỳ thi tuyển sinh đầu vào.
Bồi thẩm đoàn Boston đã kết tội các phụ huynh cố mua chuộc các viên chức với ít nhất 10,000 Mỹ kim tiền hối lộ. KTLA cho biết trong trường hợp này, họ bị buộc tội hối lộ để đưa con cái vào đại học USC ở California. Các cáo trạng trong bê bối hối lộ có bản án lên tới 5 năm tù và tiền phạt tới 250,000 Mỹ kim.
Các công tố viên đang gây áp lực lên những người không nhận tội. Tổng cộng có 35 phụ huynh giàu có và nổi tiếng đã bị buộc tội trong vụ bê bối, cho thấy họ sẵn sàng đi xa tới mức nào để đưa con cái vào trường đại học hàng đầu như Yale và Stanford. Một số phụ huynh bị buộc tội trả tiền cho nhà cố vấn tuyển sinh William “Rick” Singer để làm giả vận động viên vào các trường đại học. Những người khác bị cáo buộc trả tiền cho Singer để gian lận trong các kỳ thi SAT và CAT. Ông Singer đã nhận tội và đồng ý hợp tác với các điều tra viên với hy vọng được hưởng khoan hồng.
Nhà phát triển bất động sản Massachusetts John Wilson cũng bị cáo buộc hai tội mới. Nữ tài tử Loughlin và chồng Giannulli vẫn không nhận tội. Những người còn lại bao gồm người đồng sáng lập quỹ đầu tư với ca sĩ Bono của U2 vào năm 2017, William McGlashan và một nhà phát triển bất động sản nổi tiếng ở Miami, Robert Zangrillo. 11 phụ huynh bị buộc tội hôm thứ Ba (22 tháng 10) nằm trong số 15 người đang phủ nhận các cáo buộc.
Bốn phụ huynh khác đã thay đổi lời biện hộ, đã nhận tội vào thứ Hai (21 tháng 10) và dự định sẽ bị kết án vào năm tới. Thêm 15 phụ huynh đã nhận tội từ các cáo buộc của các công tố viên. (Mộc Miên)
Châu Âu chuẩn bị xem xét
việc gia hạn Brexit một lần nữa
Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu vào hôm qua, 22/10/2019 đã yêu cầu các thành viên Liên Hiệp Châu Âu chấp nhận việc hoãn ngày Brexit lần thứ ba. Ông Donald Tusk đã loan báo quyết định trên trong một tin nhắn Twitter khuya hôm qua, ngay sau cuộc bỏ phiếu của Hạ Viện Anh về Brexit, nhưng có khả năng dẫn đến một cuộc bầu cử trước thời hạn tại Anh Quốc.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm qua đã gặt hái thành công đầu tiên: Hạ Viện rốt cuộc đã đồng ý về nguyên tắc thỏa thuận Brexit mới mà ông đã ký với Bruxelles. Tuy nhiên các dân biểu đã bác bỏ lịch trình thảo luận cấp tốc về nội dung văn bản dài 110 trang từ nay đến thứ Năm 24/10 mà ông muốn áp đặt trên các nhà lập pháp.
Trước quyết định từ chối của Hạ Viện, ông Johnson tuyên bố đình chỉ việc xem xét thỏa thuận cho đến khi Liên Hiệp Châu Âu đưa ra quyết định về việc dời ngày Brexit, hiện được ấn định vào ngày 31/10.
Theo thông tín viên RFI Muriel Delcroix tại Luân Đôn, việc các dân biểu từ chối xem xét khẩn cấp luật về thỏa thuận Brexit sẽ khiến cho Vương Quốc Anh không thể chia tay Liên Hiệp Châu Âu vào đúng ngày 31/10, và như vậy hôm qua thủ tướng Anh chỉ thành công nửa vời:
Boris Johnson đã đạt vượt qua được một cột mốc quan trọng khi rốt cuộc đã giành được sự chấp thuận của Nghị Viện về một thỏa thuận Brexit, điều mà người tiền nhiệm của ông là bà Theresa May đã thất bại ba lần.
Thế nhưng đó là một chiến thắng cay đắng đối với người đã không ngừng lặp đi lặp lại trong nhiều tháng trời rằng Anh Quốc sẽ ra đi vào ngày 31 tháng 10 bằng bất cứ giá nào. Lý do là vì ý muốn buộc Hạ Viện phải thông qua luật Brexit trong vỏn vẹn ba ngày, đã bị bác bỏ, và như vậy, cuộc ly dị với châu Âu không thể diễn ra đúng ngày ông mong muốn.
Nhiều dân biểu đã cho rằng xem xét một văn kiện hệ trọng như vậy trong vỏn vẹn ba ngày là một việc làm vô trách nhiệm, cho nên họ đã bác bỏ yêu cầu của ông Johnson.
Hệ quả là số phận của tiến trình Brexit lại chênh vênh. Boris Johnson đã tuyên bố tạm dừng việc xem xét dự luật Brexit và cho biết ông muốn tham khảo ý kiến các lãnh đạo châu Âu để biết rõ ý định của họ. Nhưng đồng thời ông lại cảnh báo rằng không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường chuẩn bị đối phó với trường hợp ra đi không thỏa thuận.
Thế nhưng Donald Tusk, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu đã cho biết rằng ông sẽ đề nghị với 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu chấp nhận yêu cầu gia hạn của Anh.
Cho dù vậy, phủ thủ tướng Anh tiếp tục nói rằng nếu Brexit bị hoãn cho đến tháng Giêng năm tới, chủ trương của ông Johnson vẫn là tổ chức bầu cử trước thời hạn. Điều này sẽ cho phép thủ tướng Anh phô trương vai trò người hùng của Brexit trước một nghị viện ngoan cố.
Vấn đề là việc bầu cử sớm lại không tùy thuộc vào ông Johnson, vì cần được phe đối lập đồng ý. Ngoài ra, thời hạn Brexit mà châu Âu dành cho ông cần phải đủ lâu.
Thủ tướng Anh đã xin châu Âu một thời hạn ba tháng. Tuy nhiên, các lãnh đạo 27 thành viên hoàn toàn có thể thu ngắn hay kéo dài thời hạn đó.
Theo ông Anand Menon, một chuyên gia về Brexit, Bruxelles có thể chấp nhận dời ngày Brexit đến 31/01 như Luân Đôn yêu cầu, nhưng để cho Anh quyền ra đi sớm hơn nếu đã sẵn sàng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191023-lien-hiep-chau-au-chuan-bi-xem-xet-viec-gia-han-brexit-mot-lan-nua
Thủ tướng Anh muốn bầu cử sớm
nếu EU gia hạn Brexit đến 31/01/2020
Sau khi thời gian biểu lập nghị trình thông qua Brexit bị Hạ viện Anh bác bỏ, Thủ tướng Boris Johnson nói sẽ cho bầu cử sớm nếu EU gia hạn Brexit.
Trước đó, các dân biểu Hạ viện Anh đã ủng hộ, trên nguyên tắc, hai bước của thủ tục thông qua luật Brexit để Anh rời EU, với đa số phiếu 30 dân biểu tối 22/10/2019.
Nhưng ngay sau đó, cùng trong buổi tối sôi động ở Quốc hội Anh, các dân biểu Hạ viện lại bác bỏ một đề nghị (programme motion) để lập ra nghị trình thảo luận và thông qua luật Brexit.
Điều này có nghĩa là luật Brexit không được đem ra thảo luận trong các ngày 23, 24 trong Hạ viện Anh, và khả năng thông qua nó là không có, ít ra vào thời điểm hiện nay.
Bỏ phiếu liên tiếp với hệ quả khác nhau
Hạ viện Anh đã ủng hộ luật Brexit, tức ‘Withdrawal Agreement Bill’ của chính phủ Johnson với 329 trên 299 phiếu.
Nhưng vài phút sau, trong phiên họp muộn, họ lại bác nghị trình tiếp tục để thông qua luật này với đa số quá bán 14 phiếu.
Bị đặt vào tình trạng đó, thủ tướng Johnson tuyên bố ông “tạm dừng” dự luật Brexit, để cho EU trả lời xem có gia hạn thời điểm cho Anh ra khỏi khối này hay không.
Ba thiếu niên Việt được giải cứu khỏi một trại cần sa ở Anh
Brexit: Thủ tướng Anh lại nhận thêm ‘thất bại lớn’
Theo yêu cầu của Anh, EU sẽ xem xét hoãn ngày Anh ra khỏi EU đến cuối tháng 1/2020.
Cho đến nay, hạn chót để ông Boris Johnson đưa Anh ra khỏi EU là 31/10/2019.
Bộ trưởng Tư pháp Anh, Robert Buckland nói sáng 23/10 trên kênh BBC Breakfast rằng “nếu không có tiến triển gì thì tổng tuyển cử để giải quyết” bế tắc là con đường phải tới.
Ông Buckland cũng nói khả năng Anh ra khỏi EU không có thỏa thuận gì vẫn hiện hữu nếu EU chọn cách không gia hạn Brexit quá 31/10 này.
Theo dõi sát quá trình bỏ phiếu Brexit trong Quốc hội Anh, chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nói ngay tối 22/10 rằng ông sẽ khuyến nghị để các lãnh đạo EU gia hạn Brexit, nhưng không nói là bao lâu.
Theo biên tập viên chuyên về châu Âu của BBC, bà Katya Adler thì đa số các nhân vật trong giới chức EU nói không chính thức rằng EU có thể gia hạn Brexit đến 31/01/2020.
Tuy thế, báo chí Anh cũng cho hay tại EU đã bắt đầu có cảm giác mệt mỏi vì bế tắc Brexit ở phía Anh, và khối này không thể nào gia hạn mãi cho Anh mà không rõ khi nào quá trình Brexit được hoàn tất.
Theo bà Adler, có mặt ở Brussels, một nhà ngoại giao đại diện cho một nước EU chủ chốt nói:
“Chúng tôi đã làm hết sức mình.”
“Điều gì tiếp theo không thể còn xem là trách nhiệm của chúng tôi nữa. Chúng tôi đã đàm phán hai thỏa thuận Brexit với hai thủ tướng Anh trong vòng hơn ban năm qua. Nay chúng tôi được đề nghị gia hạn tiếp và phải nhảy múa như con rối Pinocchio trong cuộc chơi này. Thật là chán nản.”
Sang EU sau Brexit, dân Anh cần lo gì?
Biên giới Ireland, Brexit và lời Boris
Theo lịch làm việc của tân Ủy ban EU, ra mắt từ tháng 11/2019 với tân chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cần duyệt ngân sách EU cho mấy năm tới từ giữa năm 2020, trong khi tình hình ra hay ở của Anh vẫn chưa rõ.
Nếu còn ở lại EU, Anh sẽ phải đóng góp vào ngân sách để bộ máy EU vận hành, và phải cử một đại diện làm thành viên Ủy ban châu Âu.
Cho đến nay, thủ tướng Boris Johnson từ chối bổ nhiệm cao ủy người Anh vào cơ quan này với lý do đằng nào thì Anh cũng sẽ rời EU.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50151754
Thi thể 39 người
bị phát hiện trong xe tải ở Essex, Anh Quốc
Thi thể của 39 người vừa được phát hiện trong một xe tải ở hạt Essex, vùng Đông Nam Anh Quốc.
Lực lượng cứu thương gọi cảnh sát Anh tới hiện trường sau khi họ phát hiện vụ việc tại Khu công nghiệp Waterglade ở thành phố Grays thuộc hạt này.
Người lái xe tải, 25 tuổi từ Bắc Ireland, đã bị bắt vì tình nghi sát hại nạn nhân.
Những thông tin ban đầu cho thấy 38 người lớn và một thiếu niên đã qua đời, Cảnh sát Essex cho hay. Họ không nói còn ai sống sót được tìm thấy trên xe tải hay không.
Được biết xe tải chạy từ Bulgaria và vào Anh qua cảng Holyhead, Anglesey hôm thứ Bảy 19/10.
Ba thiếu niên Việt được giải cứu khỏi một trại cần sa ở Anh
EU có gia hạn Brexit cho Anh đến 31/01?
Cảnh sát trưởng Andrew Mariner nói cảnh sát đang cố gắng xác định danh tính các nạn nhân, nhưng trông đợi đây sẽ là một “quá trình kéo dài”.
“Chúng tôi đã bắt giữ người lái xe tải có liên quan tới vụ việc. Người này đang bị cảnh sát tạm giam khi cuộc điều tra đang tiếp diễn,” ông cho biết.
Phó cảnh sát Pippa Mills nói việc nhận diện nạn nhân là “ưu tiên số một của chúng tôi”.
Bà kêu gọi bất kỳ ai có thông tin về con đường xe tải đã đi, hoặc ai đã nhìn thấy chiếc xe hay biết về hành trình của xe, liên hệ với cảnh sát.
Thủ tướng Anh Boris Johnson nói ông “sửng sốt về vụ việc thảm thương này”.
Ông nói: “Tôi nhận tin cập nhật thường xuyên và Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát Essex trong lúc chúng ta xác định chính xác chuyện gì đã xảy ra. Tôi gửi lời chia buồn tới những người đã mất mạng và người thân của họ.”
Seamus Leheny, người phụ trách chính sách của Hiệp hội Giao thông Vận tải Bắc Ireland, nói nếu chiếc xe tải chạy từ Bulgaria sang, thì việc vào Anh Quốc qua đường Holyhead là “tuyến đường không truyền thống.”
Ông cho biết: “Người dân nói an ninh và kiểm tra ở các nơi như cảng Dover và Calais được tăng cường, nên có thể một tuyến đường dễ vào hơn là đi từ Cherbourg hay Roscoff, qua Rosslare và theo đường bộ tới Dublin.
“Đây là đường vòng và sẽ phải mất thêm một ngày cho cả chuyến đi.”
Hồi tháng 6/2000, thi thể của 59 người nhập cư Trung Quốc bị phát hiện trong một xe tải ở cảng Dover. Có hai người sống sót.
Lái xe tải người Hà Lan bị kết án tù năm sau vì tội ngộ sát.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50154374
Quân Nga vượt sông Euphrates
tiến về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria
Nga triển khai quân về phía biên giới Thổ Nhĩ Kỳ -Syria để đuổi các đơn vị Kurd theo một thỏa thuận giữa Ankara và Damascus.
Diễn biến mới nhất này là dấu hiệu chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin dính líu sâu vào chiến sự tại Trung Đông ngay sau khi Hoa Kỳ tuyên bố rút đi.
Các đơn vị quân Nga đã vượt sông Euphrates tiến về phía thị trấn Kobane trong ngày 23/10, theo tin tức từ khu vực.
Thổ Nhĩ Kỳ không kích Syria để chặn người Kurd
Người Kurd nói Donald Trump ‘bỏ rơi đồng minh’ ở Syria
Mỹ rút quân khỏi Syria: Trump cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ
Ba nước Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Syria thỏa thuận việc triển khai quân này sẽ đuổi các nhóm chiến binh người Kurd, cựu đồng minh của Hoa Kỳ khỏi khu vực này để lập một vùng cách ly.
Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Edrodgan đã bắt tay với tổng thống Putin trong cuộc gặp tại Sochi, Nga hôm 22/10/2019 để đồng ý về kế hoạch lập “vùng trái độn” dọc biên giới với Syria.
Các chiến binh Kurd nhận được tối hậu thư trong vòng 150 giờ tính từ chiều thứ Tư 23/10 phải rút khỏi dải biên giới 30 km.
Đến 29/10, khi hạn chót chấm dứt, quân Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ cùng tuần tra dọc phía Tây và Đông của khu vực hiện quân Thổ Nhĩ Kỳ đang có chiến dịch “tẩy sạch” người Kurd.
Moscow và Ankara vừa tuyên bố quân Kurd sẽ bị “tống xuất khỏi Manbij và thị trấn Tal Rifat”, cách đó 50km.
Bộ Quốc phòng Nga cho hay hôm 23/10 rằng quân chính phủ Syria sẽ lập ra 15 trạm kiểm soát dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ luôn chống lại sự hiện diện của người Kurd tại Syria, cũng như thường xuyên tung ra các cuộc hành quân nhắm vào các nhóm Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Dù là đồng minh NATO của Washington, Ankara có cách nhìn nhận vấn đề người Kurd, dân tộc không có tổ quốc, sinh sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Syria và một số nước lân cận, khác với Hoa Kỳ.
Việc “bỏ rơi” cựu đồng minh Kurd vốn giúp Washington trong cuộc chiến chống lại tổ chức tự xưng là ‘Nhà nước Hồi giáo- IS’ khiến có ý kiến phê phán tổng thống Donald Trump.
Ankara gọi các chiến binh Kurd là “khủng bố” và gần đây quân Thổ Nhĩ Kỳ đã giao tranh với họ.
Chiến dịch bắt đầu trong tháng 10/2019 của Ankara được triển khai chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rút lính Mỹ ra khỏi bắc Syria, một quyết định được công bố sau khi có cuộc điện thoại với ông Erdogan vốn làm dấy lên những chỉ trích rộng khắp ở trong nước và cả ở nước ngoài.
Sự hiện diện của Nga
Quân Nga đã có mặt tại Syria trong chiến dịch ủng hộ chế độ Assad từ 2015.
Bộ Quốc phòng Nga gần đây cho hay chừng 63 nghìn quân Nga đã được luân chuyển sang Syria qua nhiều đợt và có được “kinh nghiệm chiến trường” ở Syria.
Chỉ tính đến hết năm 2018, 48 nghìn quân nhân Nga đã được triển khai sang Syria.
Một video của Bộ Quốc phòng Nga công bố nói rằng không quân Nga đã thực hiện 39 nghìn chuyến bay, phá hủy 121 nghìn 466 “cơ sở của khủng bố” và giết 86 nghìn chiến binh.
Chưa có nguồn khác nào xác nhận các con số này
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50156534
Tàu phá băng Nga đưa ra tín hiệu cầu cứu nhầm lẫn
trong cơn bão ngoài khơi Na Uy
Tin từ OSLO/MOSCOW – Vào hôm thứ ba (22/10), một tàu phá băng của Nga với 33 người trên tàu thực hiện cuộc gọi cầu cứu trong một cơn bão ngoài khơi bờ biển phía tây Na Uy, nhưng chính quyền Nga cho biết tín hiệu cầu cứu này vô tình được gửi đi.
Theo hãng tin TASS, Cơ quan vận tải đường biển và sông của Nga cho biết con tàu thực hiện cuộc gọi cầu cứu một cách tình cờ và tàu không hề gặp nạn. Dịch vụ cấp cứu Na Uy cho biết, ban đầu chiếc tàu này báo cáo rằng cả bốn động cơ của họ đều ngừng hoạt động và họ bị cuốn vào cơn bão. Ban đầu, hai tàu kéo và một tàu bảo vệ bờ biển Na Uy đang trên đường đến hiện trường, nhưng sau đó cuộc giải cứu bị hủy bỏ vì chiếc tàu phá băng gởi lộn tín hiệu cầu cứu.
Mộc Miên
TT Nga muốn
“ít ra là nhân đôi” giao thương với châu Phi
Phát biểu khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Châu Phi đầu tiên, mở ra tại thành phố Sotchi (Nga) vào hôm nay, 23/10/2019, tổng thống Nga Vladimir Putin đã nêu bật mục tiêu tăng “ít ra là gấp đôi” khối lượng giao dịch thương mại giữa Nga và châu Phi trong thời hạn năm năm. Trước một cử tọa gồm hàng chục lãnh đạo châu Phi, tổng thống đã cố gắng thể hiện sự quan tâm mới của Nga đối với lục địa này.
Theo tổng thống Nga, Mátxcơva hiện đang xuất khẩu qua châu Phi 25 tỷ đô la thực phẩm, nhiều hơn số lượng vũ khí chỉ đạt 15 tỷ đô la. Con số này có thể được tăng lên gấp đôi từ nay đến 4 hoặc 5 năm nữa. Ông Putin đồng thời nhắc lại rằng trong những năm gần đây, Nga đã xóa 20 tỷ đô la nợ cho các nước châu Phi.
Hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi lần thứ nhất, dự trù kéo dài 2 ngày, là dịp để Nga khẳng định trở lại các tham vọng của mình ở một lục địa mà họ đã bỏ bê từ thời Liên Xô sụp đổ, để cho Trung Quốc và nhiều nước phương Tây qua mặt.
Với 43 nhà lãnh đạo, bao gồm nhiều lãnh đạo châu Phi, và hơn 3.000 người tham gia, Nga hy vọng là cơ chế Thượng Đỉnh Nga-Châu Phi sẽ cho phép Nga lấy lại được phần nào ảnh hưởng, giống như Bắc Kinh, đã tranh thủ được Thượng Đỉnh Trung Quốc-Châu Phi để trở thành đối tác số một của lục địa đen.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, thế mạnh của Nga tại châu Phi vẫn là vũ khí. Trong số những gian triển lãm và trưng bày trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh tại Sotchi, các gian hàng của giới sản xuất vũ khí chiếm ưu thế, trong lúc các ngành công nghiệp khác chẳng thấy đâu.
Điều đáng chú ý là trong số khoảng 20 gian trưng bày, không có gian nào của ngành năng lượng, vốn được xem là thế mạnh của Nga trong hợp tác với nước ngoài.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận
loại bỏ lực lượng YPG người Kurd khỏi biên giới Syria
Tin từ SOCHI, Nga/ANKARA – Các lực lượng Syria và Nga sẽ bố trí ở phía đông bắc Syria, để loại bỏ các chiến binh YPG người Kurd và vũ khí của họ khỏi biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, theo thỏa thuận vào hôm Thứ Ba 22/10.
Cả Moscow và Ankara đều ca ngợi thỏa thuận này là một thắng lợi. Theo Reuters, vài giờ sau khi thỏa thuận được công bố, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Hoa Kỳ thông báo với Thổ Nhĩ Kỳ rằng các chiến binh người Kurd hoàn tất việc rút khỏi “khu vực an toàn” theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc Syria. Phía Hoa Kỳ cho biết họ không cần phải bắt đầu một chiến dịch khác bên ngoài khu vực hoạt động hiện tại theo tình hình hiện nay.
Thỏa thuận Nga – Thổ Nhĩ Kỳ được ký kết tại khu nghỉ mát Sochi ở Biển Đen, ủng hộ việc các lực lượng dưới quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad quay lại biên giới cùng với quân đội Nga, thay thế các lực lượng Hoa Kỳ kiểm tra khu vực này trong nhiều năm với các đồng minh người Kurd cũ của họ.
Sự việc này chấm dứt cuộc tấn công quân sự bắt đầu vào ngày 9 tháng 10 bị chỉ trích trên toàn thế giới. Thỏa thuận này được đưa ra, sau khi thỏa thuận ngừng bắn hết hạn vào hôm Thứ Ba. Thỏa thuận thể hiện rõ những thay đổi nhanh chóng ở Syria kể từ khi Tổng thống Trump tuyên bố rút quân. (Mộc Miên)
Syria : Erdogan đuổi Mỹ giúp Putin
Giấc mơ của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan là kiểm sóat một vùng biên giới Syria dài 440 km và sâu vào bên trong lãnh thổ láng giềng 32 km. Donald Trump bật đèn xanh, nhưng chiến lược của Ankara bị tổng thống Nga Vladimir Putin khôn khéo chận lại qua thỏa thuận Sotchi. Cụ thể ra sao ?
Với lý do cần một vùng trái độn an toàn dọc theo biên giới Syria để đưa 3,8 triệu người Syria tị nạn hồi hương và để dập tắt mưu đồ lập quốc của người Kurdistan kéo dài từ Syria, Irak đến Thổ Nhĩ Kỳ, tổng thống Erdogan mở chiến dịch « Nguồn Hòa Bình » vào ngày 09/10. Sau một tuần lễ, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm được hai thành phố và 40 ngôi làng dọc 120 cây số biên giới. Sau đó, theo tinh thần thỏa hiệp với phó tổng thống Mỹ Mike Pence hôm 17/10, Ankara chấp thuận ngưng bắn trong 5 ngày để cho chiến binh Kurdistan triệt thóai.
Những gì Trump không làm được, Putin lại thành công
Trên thực tế, những gì Donald Trump không làm được, Vladimir Putin thành công.
Theo thỏa thuận Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ ngày 17/10, Hoa Kỳ không những triệt thoái mà còn buộc đồng minh Kurdistan-Syria rút bỏ một vùng kiểm sóat sâu 30 km tính từ biên giới Syria và để toàn bộ khu vực dài 420 km cho Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. Tổng thống Erdogan vẫn khẳng định không có tham vọng lãnh thổ, nhưng ngoại trưởng Mevlut Çavuşoğlu, tuyên bố một cách hứng khởi : Quân đội chúng ta sẽ ở lại.
Thế rồi, một ngày trước khi lệnh hưu chiến hết hạn, tổng thống Erdogan, theo lời mời của tổng thống Nga sang Sotchi đàm phán một thỏa thuận khác. Sau hơn 5 tiếng đồng hồ thương lượng, Putin đã thuyết phục được Erdogan đồng ý một thỏa thuận ngưng bắn khác mà theo tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là một « quyết định lịch sử ». Trước đó, theo yêu cầu của lực lượng Kurdistan, quân đội Syria và quân cảnh Nga được đưa lên vùng biên giới.
Erdogan mất hai phần ba chỉ tiêu ban đầu ?
Thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ ngày 23 tháng 10 nói gì ? Nga bảo đảm để cho chiến binh Kurdistan rút khỏi khu vực 440 cây số chiều dài và 30 cây số chiều rộng như Ankara yêu cầu. Thổ Nhĩ Kỳ cũng được quyền kiểm soát 120 cây số biên giới đã chiếm được. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là không giao hết diện tích đất đai vùng biên giới Syria, 13200 km2, cho Thổ Nhĩ Kỳ. So với thỏa thuận với phó tổng thống Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ kiểm sóat được có một phần ba.
Đã vậy, thỏa thuận Sotchi còn quy định hai bên Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra chung dọc theo 320 cây số còn lại ở khoảng cách « 10 cây số » cách biên giới, hầu bảo đảm « toàn vẹn lãnh thổ Syria ». Nhưng toàn bộ 320 cây số biên giới là do Nga và Syria kiểm sóat.
Nói cách khác, Thổ Nhĩ Kỳ không thực hiện được kế hoạch tự kiểm soát một vành đai an ninh 13200 cây số vuông. Sau khi hãnh diện tuyên bố « đuổi Mỹ ra khỏi khu vực », tổng thống Erdogan gặp lính Nga.
Chưa hết, chiến dịch « Nguồn Hòa Bình » chống người Kurdistan xem như chấm dứt. Vấn đề là liệu về lâu dài có giải quyết được khủng hoảng hay không ?
Theo chuyên gia Maxim Souchkov thuộc Hội Đồng Quốc Tế Vụ của Nga, tình hình vẫn còn nhiều bất trắc : Nếu quyết định triệt thoái của chiến binh Kurdistan đã được Damas và đại diện của phe này thỏa thuận với nhau rồi, thì cuộc đàm phán tại Sotchi là màn đạo diễn tuyệt vời của tổng thống Putin. Còn nếu chưa có thỏa thuận thì coi chừng diễn biến phức tạp.
Liên minh ngầm Damas-Kurdistan ?
Chưa chi mà phát ngôn viên điện Kremlin cảnh báo « Mỹ đã khuyến khích chiến binh Kurdistan ở lại chống quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ».Ai khuyến khích ? Hư thực chưa rõ.
Điều chắc chắn là mưu kế của tổng thống Erdogan trấn đóng lâu dài tại miền bắc Syria sẽ gặp nhiều khó khăn. Tổng thống Bachar al Assad nhiều lần tuyên bố sẽ không để thế lực ngoại nhập kiểm soát Syria. Dù có lệnh ngưng bắn, ông sẽ tiếp tục chiến dịch tái chiếm lãnh thổ. Hôm thứ Ba, khi nhắc đến tình hình biên giới, lãnh đạo Syria lên án Thổ Nhĩ Kỳ «là bọn cướp đất» và cam kết sẽ « ủng hộ mọi cuộc kháng chiến chống Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược » tuy không nhắc tên lực lượng võ trang Kurdistan.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191023-syria-putin-can-duong-chinh-phat-cua-erdogan
Nhật Bản và Trung Quốc
tập trận chung lần đầu tiên sau 8 năm
Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản cho biết họ đang tiến hành các cuộc tập trận chung với hải quân Trung Quốc lần đầu tiên sau 8 năm, trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước ấm dần lên.
Theo các giới chức Nhật Bản, tàu khu trục Samidare của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản đã thực hiện một loạt các cuộc tập trận phối hợp và liên lạc vô tuyến với tàu khu trục tên lửa dẫn đường Trung Quốc Thái Nguyên trong vùng biển phía nam Nhật Bản vào ngày 16/10, truyền thông Nhật đưa tin hôm 22/10.
Đây là cuộc tập trận thiện chí đầu tiên giữa hai nước kể từ năm 2011.
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo đã gần như rơi vào khủng hoảng sau một cuộc tranh chấp ngoại giao lớn hồi tháng 9 năm 2010, khi một tàu cá Trung Quốc, Minjinyu 5179, bị Cảnh sát biển Nhật Bản bắt giữ vì hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển Nhật Bản xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Với cuộc tập trận này, tàu Thái Nguyên trở thành tàu hải quân đầu tiên của Trung Quốc đến thăm Nhật Bản trong vòng một thập niên qua.
Đây được xem là nỗ lực mới nhất của hai nước nhằm khôi phục các hoạt động trao đổi quốc phòng, vốn đã bị đình chỉ do căng thẳng liên quan đến quần đảo Senkaku. Nhật Bản đang kiểm soát quần đảo, nhưng cả Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền.
Hồi tháng Tư, lần đầu tiên sau hơn bảy năm, Nhật Bản đã gửi một tàu của Lực lượng phòng vệ hàng hải đến Trung Quốc để tham gia lễ duyệt hạm đội của Bắc Kinh.
Các quan chức Nhật nói họ vẫn “để mắt” đến các hoạt động hàng hải của Trung Quốc, nhưng cũng hy vọng sẽ xây dựng được mối quan hệ đáng tin cậy với hải quân Trung Quốc thông qua các trao đổi quân sự.
Hàn Quốc tố chiến đấu cơ Nga
xâm phạm khu vực phòng không
Hàn Quốc đã điều tiêm kích giám sát các chiến đấu cơ của Nga đi vào trong khu vực nhận dạng phòng không của Hàn Quốc vào ngày 22/10 – diễn biến mới nhất trong loạt các vi phạm tương tự của Nga, Reuters dẫn nguồn tin quân đội của Seoul cho biết.
Tổng cộng có 6 máy bay quân sự Nga liên tục đi vào Khu vực nhận dạng phòng không Hàn Quốc (KADIZ) trong khoảng thời gian 6 giờ đồng hồ, bắt đầu từ 9:23 sáng, Reuters dẫn lời Tham mưu trưởng liên quân Seoul (JCS) cho biết.
Vụ việc đánh dấu lần thứ 20 vi phạm KADIZ của máy bay quân sự Nga trong năm nay, JCS nói.
“Chúng tôi đã khẩn cấp phái các chiến đấu cơ theo dõi và bám sát máy bay của Nga, và phát cảnh báo”, tuyên bố của JTS cho biết thêm.
Các cuộc gọi của Reuters tới Đại sứ quán Nga ở Seoul để yêu cầu bình luận đều không được trả lời.
Vùng biển giữa Nhật Bản, Nga và bán đảo Triều Tiên từ lâu đã là điểm nóng giữa một loạt các tranh chấp không phận trong khu vực.
Vào tháng 7, các chiến đấu cơ của Hàn Quốc đã bắn pháo sáng và hàng trăm phát súng cảnh cáo gần các máy bay ném bom của Nga xâm phạm không phận Hàn Quốc. Phía Moscow giải thích rằng đó là cuộc tuần tra chung của không quân khu vực lần đầu tiên của nước này với Trung Quốc.
Nhưng vụ xâm nhập của máy báy Nga ngày 22/10 đã không xảy ra bắn súng cảnh cáo, quân đội Seoul cho biết.
ADIZ thường là khu vực mà các quốc gia có thể đơn phương yêu cầu máy bay nước ngoài thực hiện các bước đặc biệt để nhận diện, không giống như không phận quốc gia, tức là không gian bên trên lãnh thổ của đất nước đó.
Vụ việc mới nhất xảy ra một ngày trước khi quân đội Hàn Quốc và Nga tổ chức các cuộc đàm phán để thảo luận về kế hoạch mở đường dây nóng giữa lực lượng không quân của hai nước, là một phần trong nỗ lực kiềm chế các vụ xâm nhập ADIZ không được báo cáo.
Trong khi đó, hãng thông tấn Nga Interfax dẫn nguồn Bộ Quốc phòng nói rằng hai trong số các máy bay ném bom chiến lược của họ đã bay trên vùng biển trung lập ở Biển Nhật Bản và Hoàng Hải, nhưng phủ nhận đã xâm phạm không phận của bất kỳ quốc gia nào.
Nga cũng cho biết Hàn Quốc và Nhật Bản đã điều chiến đấu cơ giám sát máy bay ném bom của mình trong một phần hành trình.
Nam Hàn sử dụng phi cơ phản lực
để chặn phi cơ của Nga
Tin từ Seoul, Nam Hàn – Hôm thứ ba (22/10), Nam Hàn đột ngột cho cất cánh các chiến đấu cơ nhằm đưa ra sự khuyến cáo đến các phi cơ chiến đấu của Nga. Nam Hàn cho biết, các phi cơ trên đi vào khu vực nhận dạng phòng không của nước họ. Đây được xem là sự việc mới nhất trong một loạt các sự kiện tương tự.
Tham mưu trưởng liên quân Seoul (JCS) cho biết, 6 phi cơ quân sự của Nga nhiều lần tiến vào Khu vực nhận dạng phòng không Nam Hàn (KADIZ) trong khoảng thời gian sáu tiếng đồng hồ. Khu vực trên giống như một không phận quốc gia, là nơi các quốc gia có thể yêu cầu phi cơ ngoại quốc thực hiện các bước đặc biệt để nhận dạng. Tham mưu trưởng cho biết thêm, quân đội Nam Hàn cấ tốc phái các chiến đấu cơ theo dõi và giám sát các phi cơ Nga, và phát đi các thông điệp khuyến cáo. Sự việc trên đánh dấu sự vi phạm KADIZ lần thứ 20 của phi cơ quân sự Nga trong năm 2019. Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Nga phủ nhận việc phi cơ thả bom đi cùng với các chiến đấu cơ khác của nước này vi phạm không phận của bất kỳ quốc gia nào. Bên cạnh đó, Nga cho biết các phi cơ này bay trên vùng biển trung lập tại khu vực biển Nhật Bản, Hoàng Hải và biển Đông Hải.
Chính quyền Nga cho biết thêm, các chiến đấu cơ của Nam Hàn cũng như Nhật Bản đi cùng hai phi cơ thả bom chiến lược của Nga trong một phần của cuộc tuần tra theo kế hoạch. Vấn đề về khu vực biển giữa Nhật Bản, Nga và bán đảo Triều Tiên từ lâu đã là một điểm nổi bật giữa một loạt các tranh chấp không phận trong khu vực.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nam-han-su-dung-phi-co-phan-luc-de-chan-phi-co-cua-nga/
Kim Jong Un ra lệnh phá hết
khu nghỉ dưỡng của Hàn Quốc ở núi Kim Cương
Hôm 23/10, Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un cho biết các cơ sở nghỉ dưỡng của Hàn Quốc trên núi Kumgang “tồi tàn” và “lạc hậu,” và ông ra lệnh phá dỡ hết khu này để xây lại theo cung cách hiện đại, Reuters dẫn truyền thông nhà nước Triều Tiên loan tin.
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA hôm 23/10 loan tin rằng khi đi thăm khu nghỉ dưỡng Kumgang, còn gọi núi Kim Cương, ông Kim nói các cơ sở ở đây “tồi tàn và thiếu tính dân tộc.” Bản tin của KCNA cho biết ông Kim chỉ trích các chính sách của Triều Tiên dưới thời của cha ông là “quá phụ thuộc vào miền Nam” và tuyên bố rằng Triều Tiên sẽ tự tái thiết núi du lịch này.
Ông Lee Sang-min, phát ngôn viên của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cho biết miền Nam “sẽ tích cực bảo vệ quyền sở hữu của người dân [Hàn Quốc] và sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên về bất cứ đề xuất nào
về các cơ sở này. Ông không trả lời cụ thể khi được hỏi liệu Hàn Quốc có thể làm gì để ngăn chặn nếu Triều Tiên bắt đầu đơn phương phá hủy các cơ sở này.
Các chuyên gia cũng không rõ liệu Triều Tiên có thực sự muốn phát triển du lịch độc lập tại núi Kim Cương hay không hay đang cố gắng gây áp lực lên Hàn Quốc để khởi động lại các tour du lịch và nâng cấp các cơ sở đang xuống cấp.
Các tour nghỉ dưỡng đến Núi Kim Cương là một biểu tượng hợp tác chính giữa hai miền Triều Tiên trước khi Hàn Quốc đình chỉ hoạt động khu này vào năm 2008 sau khi một lính gác Triều Tiên bắn chết một du khách Hàn Quốc tại đây.
Được triển khai vào năm 1998 với sự đầu tư của các công ty Hàn Quốc như Hyundai Asan Corp và Ananti Inc, khu du lịch núi Kim Cương này thu nhiều triệu đôla mỗi năm cho Bình Nhưỡng.
Núi Kumgang là một trong hai dự án kinh tế liên Triều có quy mô lớn, cùng với khu công nghiệp Kaesong và là một dấu hiệu quan trọng của sự hợp tác giữa hai miền Triều Tiên.
Chủ tịch Kim và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đồng ý tại một hội nghị thượng đỉnh năm ngoái để khởi động lại các sáng kiến kinh tế chung tại khu này.
AP cho biết Seoul không thể khởi động lại các hoạt động kinh tế liên Triều vì như vậy đi ngược lại các lệnh trừng phạt quốc tế do Mỹ dẫn đầu đối với Bình Nhưỡng, vốn đã tăng nặng hơn từ năm 2016 khi Triều Tiên bắt đầu tăng tốc các vụ thử hạt nhân và tên lửa.
https://www.voatiengviet.com/a/kim-jong-un-ra-lenh-pha-khu-nghi-duong-nui-kim-cuong/5136110.html
Bình Nhưỡng kêu gọi Mỹ – Hàn Quốc
thay đổi chính sách với Triều Tiên
Theo Thứ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kim Hyong-ryong, Mỹ và Hàn Quốc phải tìm ra giải pháp mới cho sự đối đầu hiện tại trên bán đảo Triều Tên, đồng thời cảnh báo chính sách khiêu khích nhằm vào Bình Nhưỡng sẽ dẫn đến hậu quả.
Ông Kim Hyong Ryong cho rằng, Triều Tiên đã xây dựng một nền tảng vững chắc nhưng tình hình vẫn rơi vào một vòng lặp nguy hiểm do các hành động của chính quyền Mỹ và Hàn Quốc.
“Mặc dù đã hơn một năm kể từ khi tuyên bố chung của Mỹ và Triều Tiên được đưa ra, vẫn không có sự tiến triển trong việc cải thiện quan hệ song phương. Điều này hoàn toàn do chính sách khiêu khích của Mỹ chống lại Triều Tiên”, ông Kim Hyong Ryong nhấn mạnh trong bài phát biểu tại diễn đàn Xiangshan ở Bắc Kinh vào hôm 21-10, đồng thời chỉ trích thái độ “hai mặt” của Hàn Quốc khi tiếp tục tiến hành tập trận và mua vũ khí hiện đại của Mỹ.
Những bình luận được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng cũng nhiều lần bày tỏ sự không hài lòng với tiến trình đàm phán cùng Washington. Vào đầu tháng 10, Bình Nhưỡng đã đe dọa chấm dứt việc ngừng thử nghiệm tên lửa đạn đạo giữa sức ép tăng cường trừng phạt của Mỹ.
Triều Tiên và Mỹ đã nối lại đàm phán hạt nhân cấp chuyên viên vào hôm 7-10 sau nhiều tháng dài đình trệ, tuy nhiên, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Triều Tiên Kim Myong Gil đã gọi đây là sự thất bại khi Mỹ không mang đến cuộc họp bất kì ý tưởng đột phá nào.
Trung Cộng lên kế hoạch thay thế
đặc khu trưởng Carrie Lam bằng lãnh đạo “tạm thời”
Tờ Financial Times trích dẫn các nguồn tin trong cuộc và đưa tin, rằng Trung Cộng đang lên kế hoạch thay thế đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam bằng một lãnh đạo “tạm thời”.
Sự việc này sẽ chấm dứt quyền cai trị của bà Lam sau nhiều tháng biểu tình bạo lực ủng hộ dân chủ. Theo Reuters, bà Lam trở thành cột thu lôi cho các cuộc biểu tình, vì những lo sợ rằng Bắc Kinh đang thắt chặt quyền kiểm soát, hạn chế các quyền tự do được hưởng dưới nguyên tắc “một quốc gia, hai hệ thống” được áp dụng khi thực dân Anh Quốc trao trả Hồng Kông cho Trung Cộng vào năm 1997.
Các nguồn tin thông báo với Financial Times rằng các lãnh đạo Trung Cộng muốn tình hình ở Hồng Kông ổn định trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, vì họ không bị xem là đang nhượng bộ trước tình trạng bạo lực. Nếu Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình quyết định tiến hành, người kế nhiệm của bà Lam sẽ được bổ nhiệm vào tháng 3 và sẽ đảm nhận cả phần còn lại trong nhiệm kỳ kết thúc vào năm 2022 của bà.
Theo bài báo này, các ứng cử viên hàng đầu để thay thế bà Lam bao gồm ông Norman Chan, cựu giám đốc của Cơ quan tiền tệ Hồng Kông; và ông Henry Tang, người cũng từng giữ chức Bộ trưởng Tài chính và tổng thư ký cho chính quyền Hồng Kông.
Vào tháng 9, khi trả lời một bài báo của Reuters về một bản ghi âm của bà Lam rằng bà sẽ từ chức nếu có thể, bà cho biết bà chưa bao giờ yêu cầu chính phủ Trung Cộng cho phép bà từ chức để chấm dứt cuộc khủng hoảng . (Mộc Miên)
Hong Kong chính thức rút Dự luật dẫn độ,
Bắc Kinh bác tin thay bà Carrie Lam
Cơ quan lập pháp Hong Kong hôm 23/10 đã chính thức rút lại dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc, cùng lúc Bắc Kinh bác bỏ các nguồn tin nói rằng Trung Quốc có kế hoạch thay thế Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam, theo Reuters.
Sau 20 tuần biểu tình ở Hong Kong, dự luật dẫn độ gây tranh cãi đã chính thức được rút khỏi Cơ quan Lập pháp Hong Kong.
AP trích lời Bộ trưởng An ninh John Lee phát biểu với cơ quan lập pháp thành phố bán tự trị của Trung Quốc rằng chính quyền Hong Kong đã đình chỉ dự luật vì nó đã dẫn đến “xung đột trong xã hội.”
“Tôi xin chính thức tuyên bố dự luật đã được rút lại,” ông Lee nói với các nhà lập pháp Hong Kong.
Cũng hôm 23/10, Trung Quốc lên tiếng bác bỏ tin của báo Financial Times nói rằng Bắc Kinh có kế hoạch thay thế Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam.
Một quan chức cấp cao ở Bắc Kinh nói rằng FT đăng tin “sai sự thật,” và căn cứ vào Luật Cơ bản, được xem như là “hiến pháp” của Hong Kong, có hiệu lực vào năm 1997, thì không ai trong số những người mà FT nêu tên có thể có thể thay thế bà Lam.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng bản tin của FT là “tin đồn chính trị với động cơ sâu xa,” theo trang South China Morning Post.
Bà Hoa nhấn mạnh rằng chính phủ trung ương sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ bà Lam và những nỗ lực ngăn chặn bạo lực và khôi phục trật tự càng sớm càng tốt của chính quyền Hong Kong.
Trước đó, tờ báo của Anh nói rằng chính phủ Trung Quốc đang phát triển kế hoạch thay thế Đặc khu trưởng Carrie Lam trước tháng 3 năm tới.
Các nguồn FT nói rằng các ứng cử viên hàng đầu thay thế bà Lam là ông Norman Chan, cựu Giám đốc Cơ quan Quản lý Tiền tệ Hong Kong và ông Henry Tang, cựu Bộ trưởng Tài chính Hong Kong.
https://www.voatiengviet.com/a/hong-kong-chinh-thuc-rut-du-luat-dan-do/5136099.html
Trung Quốc:
Nền độc tài ở thế phòng vệ hay phản công?
Nền độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tìm cách tấn công vào định chế dân chủ của Hoa Kỳ hay chỉ đơn thuần là tìm cách bảo vệ mình khỏi sự sụp đổ trước sự tấn công của Mỹ và phương Tây – vấn đề này gây tranh cãi tại một buổi hội thảo mới đây ở thủ đô Washington của Mỹ.
Dưới chủ đề ‘Có phải Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh về ý thức hệ’, buổi hội thảo nhằm phân định có hay không cuộc chiến ý thức hệ giữa hai siêu cường đã được tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) hôm 21/10.
Mở đầu phiên thảo luận, ông Jude Blanchette thuộc Chương trình Freeman về Nghiên cứu Trung Quốc ở CSIS, nhìn nhận rằng ‘có sự đồng thuận ngày càng tăng ở Washington rằng Mỹ và Trung Quốc đang trong cuộc canh trạnh địa chính trị lâu dài’ nhưng trên khía cạnh ý thức hệ việc hai nước có cạnh tranh hay không vẫn là vấn đề đang gây tranh cãi.
Nền độc tài ‘phòng ngự’
“Trung Quốc chỉ muốn làm cho thế giới trở thành nơi an toàn để cho phép chế độ độc đoán cùng chung sống với nền dân chủ,” phó giáo sư Jessica Chen Weiss thuộc Đại học Cornell nói tại phiên thảo luận.
“Mục tiêu trước hết của họ là đảm bảo duy trì sự cai trị của Đảng Cộng sản ở Trung Quốc,” bà nói thêm.
“Lẽ dĩ nhiên Trung Quốc có những lựa chọn thay thế cho các định chế do Mỹ lãnh đạo,” bà lập luận. “Họ tìm cách đấu tranh với các giá trị phổ quát để giúp cho các chế độ chuyên chế tồn tại và lớn mạnh một cách dễ dàng hơn.”
Bà Weiss nói rằng ‘sẽ là sai lầm’ nếu ‘nhìn vào xu thế chuyên chế của Trung Quốc ở trong nước và sức ảnh hưởng càng tăng của họ trên thế giới để kết luận rằng quốc gia này là mối đe dọa sống còn’.
Dẫn chứng mà bà đưa ra là kể từ sau thời Mao Trạch Đông đến nay Bắc Kinh ‘chưa hề tìm cách xuất khẩu cách mạng hay lật đổ các nền dân chủ’.
Bà nhắc đến việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ‘hơn tất cả các lãnh đạo nào khác trước đây của Trung Quốc đã tự hào xem Trung Quốc là mô hình cho các nước khác học tập’ nhưng đồng thời ông cũng ‘lưu ý rằng Trung Quốc sẽ không xuất khẩu mô hình này hay yêu cầu các nước khác bắt chước họ’.
“Cho dù chúng ta có tin vào giọng điệu này hay không, tôi cho rằng rất khó để các nước khác học theo mô hình kinh tế và chính trị của Trung Quốc,” bà nói.
Theo kiến giải của bà thì việc ông Tập thúc đẩy mô hình Trung Quốc như vậy là vì ông ‘muốn phản công lại suy nghĩ cho là cuối cùng nhân loại sẽ hội tụ về con đường dân chủ và rằng dân chủ là cần thiết để phát triển và hiện đại hóa các định chế quốc tế’.
Một dẫn chứng khác mà bà Weiss đưa ra là mặc dù Bắc Kinh tìm cách che chở cho các quốc gia độc tài trước sức ép quốc tế nhưng không phải lúc nào cũng vậy, chẳng hạn như họ đã bỏ phiếu ủng hộ trừng phạt Syria hay tuân theo các nghị quyết trừng phạt quốc tế miễn là chúng không ‘đe dọa thay đổi chế độ’.
Ngoài ra, việc Bắc Kinh xuất khẩu các công nghệ giám sát và kiểm duyệt của họ dù có giúp cho các chế độ chuyên chế tăng cường kiểm soát người dân của họ nhưng đó ‘không phải là nỗ lực khiến các nước đi theo con đường của Trung Quốc’.
Đề cập đến những nỗ lực gần đây của Bắc Kinh nhằm bóp nghẹt tiếng nói bất đồng ở phạm vi thế giới (chẳng hạn như việc Bắc Kinh có biện pháp trừng phạt một lãnh đạo giải bóng rổ NBA của Mỹ có phát biểu ủng hộ cuộc biểu tình ở Hong Kong) vốn đã làm ‘xói món quyền tự do ngôn luận và các giá trị tự do bên ngoài Trung Quốc’, bà Weiss cho rằng điều này ‘không phải là nỗ lực nhằm phá hoại dân chủ và lan truyền nền cai trị chuyên chế trên toàn thế giới mà xuất phát từ mong muốn duy trì sự cai trị của Đảng Cộng sản ở trong nước’.
Do đó, bà cho rằng ‘không có cuộc Chiến tranh Lạnh’ mới giữa Mỹ và Trung Quốc trên lĩnh vực ý thức hệ.
Ngoài ra, việc định hình cuộc tranh chấp Mỹ-Trung theo quan điểm ý thức hệ sẽ bỏ qua ‘nguồn gốc thật sự của ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc: đó là nền kinh tế và sức mạnh kỹ thuật ngày càng lớn mạnh’, bà nói.
Tuy nhiên, bà thừa nhận rằng nỗ lực ‘phòng ngự’ này của Trung Quốc ‘đe dọa các giá trị dân chủ’ ở các nước phương Tây, nhưng đó chỉ là ‘kết quả’ của hành động chứ không phải là ‘dụng ý’ của các lãnh đạo Trung Quốc.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta nên làm việc cùng với Trung Quốc và đàm phán một hiểu biết chung về điều gì là nỗ lực có thể chấp nhận được để bảo vệ quyền cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà ít nhất chúng ta có thể dung chấp và điều gì là sự can thiệp không thể chấp nhận vào công việc nội bộ của nước khác,” bà nói.
“Nếu Trung Quốc cố tình hủy hoại nền dân chủ hay lan truyền chủ nghĩa độc tài thì việc kiềm chế là phù hợp,” bà nói thêm. “Nhưng một chiến lược nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở bất cứ nơi nào trên thế giới là sai lầm và nguy hiểm.”
“Không chỉ vì Mỹ không được trang bị đủ để chiến thắng trong cuộc chiến kiểu ‘theo ta hay theo nó’ với Trung Quốc mà nguy hiểm hơn nó sẽ đe dọa tính chất mở của xã hội Mỹ và các nguyên tắc tự do mà Mỹ chủ xướng,” bà giải thích.
Do đó, bà đề xuất cách làm tốt nhất để đương đầu với Trung Quốc là Mỹ và các nước phương Tây phải ‘bảo vệ và khôi phục nền dân chủ’ ở nước mình để làm tấm gương cho các nước khác noi theo.
Ngoài ra, theo bà, Mỹ nên tái cam kết trở lại với các định chế đa phương và các đồng minh để có nỗ lực phối hợp trong việc đối phó Trung Quốc và ngăn chặn những cách hành xử tệ hại của nước này.
Bên cạnh đó, Washington cũng cần làm việc với Trung Quốc trên những hồ sơ mà sự tham gia của Bắc Kinh là hết sức quan trọng như biến đổi khí hậu hoặc trên những vấn đề không đi ngược lại các nguyên tắc dân chủ.
Đồng thời, Mỹ và các nước nên cùng hợp tác để kiềm chế những ảnh hưởng tệ hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc ‘cho dù đó là xuất khẩu kiểm duyệt hay hưởng lợi không công bằng từ các hiệp định thương mại’, bà nói.
Học thuyết Lenin
Không đồng ý với cách phân tích này, ông Dan Tobin, Khoa nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Tình báo Quốc gia, cho rằng cuộc canh tranh ý thức hệ ‘mới chính là nguồn gốc của sự mất tin tưởng giữa hai nước’ chứ không phải là nỗi sợ về cường quốc mới nổi sẽ soán ngôi cường quốc hiện trạng (bẫy Thucydides).
Ông dẫn chứng là Ấn Độ cũng là cường quốc mới nổi như Trung Quốc nhưng đối với Hoa Kỳ không đặt ra mối đe dọa như Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Tobin cũng lưu ý rằng mặc dù có sự cạnh tranh ý thức hệ nhưng đó ‘không phải là cuộc xung đột giữa các nền văn minh’ hay Mỹ xung đột với văn hóa Trung Hoa hay người dân Trung Quốc mà là xung đột với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông chỉ ra hệ tư tưởng Lenin và sự pha trộn giữa học thuyết này với chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc là động lực cho tham vọng toàn cầu của Trung Quốc và đặt nước này vào thế đối đầu với Mỹ.
“Chúng ta không ở trong cuộc đối đầu nói chung giữa độc tài và dân chủ mà cụ thể là cuộc đối đầu với hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc vốn kể từ giữa những năm 1980 đã được gọi là chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc,” ông giải thích và nói rõ đó chính là một phiên bản của chủ nghĩa Lenin.
Ông giải thích chủ nghĩa Lenin cho rằng sự nghèo khổ lạc hậu của một nước là do chủ nghĩa đế quốc và sự bóc lột của tư bản nước ngoài và chỉ có Đảng Cộng sản với chuyên chính vô sản mới giúp chuyển hóa quốc gia lạc hậu thành một nước hiện đại. Ông cũng phản bác quan điểm cho răng ngày nay Đảng Cộng sản Trung Quốc đã từ bỏ chủ nghĩa Lenin và thay vào đó là chủ nghĩa dân tộc và tính chính danh về kinh tế.
“Một nhà nước Leninist mạnh mẽ luôn là giải pháp duy nhất đối với sự yếu ớt của Trung Quốc trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20,” ông nói. “Đó là lập luận mà Đảng nói kể từ thời của Mao cho đến thời của Tập.”
“Đảng cho rằng nền dân chủ và chủ nghĩa tư bản không thể cứu được Trung Quốc. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể giúp Trung Quốc phát triển.”
“Ngay cả trong những thời kỳ đen tối nhất như giữa đống đổ nát của những chính sách kinh tế thất bại của Mao Trạch Đông, các lãnh đạo Đảng Trung Quốc vẫn dứt khoát cho rằng cuối cùng họ cũng sẽ chứng tỏ sự ưu việt của chủ nghĩa xã hội,” ông nói.
“Giờ đây, dưới thời kỳ Tập Cận Bình, Đảng nói rằng việc Trung Quốc vươn đến vị thế đệ nhị cường quốc để chứng tỏ được chủ nghĩa xã hội trên trường quốc tế và do đó Trung Quốc nên có một vị trí lãnh đạo vì đã tìm ra con đường thay thế cho con đường của phương Tây,” ông nói thêm.
“Điều này có nghĩa là tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ là phòng vệ để làm cho thế giới an toàn hơn cho chế độ chuyên chế mà còn là biến Trung Quốc thành lãnh đạo thế giới dựa trên những thành tựu của chế độ của họ,” ông lập luận.
Ông cũng cho rằng những lời phủ nhận của lãnh đạo Trung Quốc rằng họ không tìm cách xuất khẩu mô hình của họ là ‘không đáng tin’ vì logic của việc thúc đẩy mô hình Trung Quốc ‘phát xuất trực tiếp từ tham vọng nhất quán của Trung Quốc là có đóng góp lớn hơn cho sự phát triển của nhân loại dựa trên cơ sở của chủ nghĩa xã hội’.
Do đó, ông cho rằng mục tiêu của Trung Quốc là trở thành nước lãnh đạo toàn cầu vào giữa thế kỷ này là để cho thấy ‘mô hình quản trị Leninist là có ảnh hưởng hơn mô hình phương Tây’.
“Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh cạnh tranh để chiến thắng chứ không phải để sinh tồn,” ông lập luận.
Ông Tobin cũng nhấn mạnh sự đối lập giữa tư tưởng Lenin và các giá trị của phương Tây.
“Chúng ta xem con người là mục tiêu và chúng ta tin rằng tự do là đáng để ưu tiên ngay cả khi tự do đó khiến cho các quyết định chính trị trở nên khó khăn hơn và phí tổn nhiều hơn và có khi đi ngược lại lợi ích của tập thể,” ông giải thích. “Ngược lại chủ nghĩa Lenin xem con người là phương tiện để đạt được những mục tiêu xã hội chung.”
Vì lẽ đó mà Bắc Kinh xem nhân quyền, trong đó có các quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do hội họp, cần phải bị bóp nghẹt vì lợi ích của an ninh và phát triển, ông cho biết. Thay vào đó, họ cho rằng mô hình chính trị xã hội cần phải được phán xét dựa trên thành quả kinh tế.
Lăng kính ý thức hệ
Cũng đồng ý là có cuộc cạnh tranh ý thức hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Toshi Yoshihara, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược, giải thích là do Đảng Cộng sản Trung Quốc ‘nhìn thế giới qua lăng kính ý thức hệ’ và cho rằng ‘họ đang trong cuộc chiến ý thức hệ với phương Tây’.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc cảm nhận mối đe dọa ý thức hệ đến từ Mỹ và phương Tây và họ đã tiến ra toàn cầu trong nỗ lực chống lại thách thức ý thức hệ này,” ông Yoshihara cho biết.
Những dẫn chứng ông đưa ra để chứng minh cho lập luận này là những văn bản của Bộ Công tác Chiến tuyến Thống nhất Trung ương (United Front Work Department – UFWD), một cơ quan của Đảng nhằm lôi kéo người dân và nhân sỹ ngoài Đảng ủng hộ Đảng Cộng sản.
Một văn bản của cơ quan này mà ông trích dẫn nêu lên nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô về bản chất ‘là về tư tưởng’.
“Nguyên nhân gốc rẽ là sự thiếu kỷ luật trong Đảng khiến cho người dân mất lòng tin,” ông trích dẫn văn bản này và giải thích rằng bài học rút ra từ việc này là ‘sự thỏa mãn về tư tưởng là yếu tố chết người đối với sự sống còn của Đảng’.
“Nói cách khác, một khi Đảng không thể xây dựng được sự tin tưởng vào hệ tư tưởng thì người dân sẽ mất lòng tin và Đảng sẽ sụp đổ,” ông giải thích.
Kể từ khi Trung Quốc mở cửa và tăng cường tiếp xúc với phương Tây, họ lại gặp thêm mối đe dọa về ý thức hệ từ bên ngoài, ông cho biết.
Ông giải thích rằng sự tiếp xúc với phương Tây đã dẫn đến sự đa dạng hóa các luồng tư tưởng trong xã hội Trung Quốc và điều này ‘đã đẩy nhanh sự lan rộng của những ý tưởng nguy hiểm về mặt chính trị’.
Ông dẫn một văn bản khác của UFWD cho rằng thế giới ngày nay ‘có cuộc chiến không thuốc súng trong lĩnh vực tư tưởng ở khắp mọi nơi’ và rằng ‘Mỹ và phương Tây tìm cách thực thi những lợi ích chiến lược toàn cầu của học dưới ngọn cờ dân chủ, tự do và nhân quyền’ và đối với Trung Quốc thì ‘cố gắng xâm nhập và cản trở chúng ta’ và ‘lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa’.
Cũng theo cơ quan này, mô hình phương Tây đang ‘suy sụp’ với hiệu quả giảm và thất bại trong hoạt động đã cho thấy trần trụi những bất lợi và hạn chế của hệ thống chính trị phương Tây. Do đó, mô hình của Trung Quốc ‘về cơ bản ưu việt hơn mô hình phương Tây’ và ‘thích hợp hơn với hoàn cảnh và sự phát triển lịch sử của Trung Quốc’.
Chính vì vậy mà cơ quan này xem những giá trị của phương Tây là ‘nọc độc tư tưởng’ và những người tiếp xúc với văn hóa phương Tây như người dân ở các vùng lãnh thổ Hong Kong, Macau hay Đài Loan là ‘truyền bá nọc độc’.
Ngoài ra, các sinh viên Trung Quốc du học ở các nước phương Tây bên cạnh là nguồn vốn trí thức cho đất nước còn bị cơ quan này xem là có thể ‘du nhập những tư tưởng nguy hiểm của phương Tây vào trong nước’ nên Đảng cần có chiến dịch gây ảnh hưởng lên thành phần này, ông Yoshihara cho biết.
Vì những đe dọa đó về mặt tư tưởng, ông phân tích, nên ‘cách phòng vệ tốt nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc là phản công ở mặt trận bên ngoài’.
Ông Yoshihara lập luận rằng sở dĩ Trung Quốc có thái độ như vậy là ‘vì có những nhân tố bên ngoài tìm cách lật đổ họ’, trong đó có các nước phương Tây vốn không hoàn toàn chấp nhận tính chính danh của chế độ chuyên chế. Do đó, ông đề nghị rằng ‘Mỹ nên chấp nhận điều đó’ mặc dù về cơ bản Mỹ ‘không thoải mái với bản chất của chế độ Trung Quốc’ và rằng ‘chiến lược can dự của Mỹ với Trung Quốc, chứ không phải đối đầu, sẽ dẫn đến sự tự do hóa ở Trung Quốc’.
Vụ ám sát ‘dây mơ rễ má’ ở Trung Quốc:
Đến sát thủ còn bị ‘ăn chặn’
Một vụ ám sát ‘dây mơ rễ má’ cười ra nước mắt vừa xảy ra ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Một doanh nhân tên Tan Youhui thuê một sát thủ để “hạ gục” đối thủ với giá hai triệu Nhân dân tệ.
Nhưng người sát thủ này lại thuê một sát thủ khác, với giá một triệu Nhân dân tệ. Và chính người sát thủ thứ hai này lại thuê một khác, rồi người này lại thuê một người khác, và người này cũng lại thuê một người khác.
Kế hoạch bị bại lộ khi người sát thủ cuối cùng chỉ được hứa thù lao khoảng 100.000 tệ, đã quyết định gặp “nạn nhân”, được biết là ông Wei, và đề nghị ông này “giả chết”.
Trung Quốc kiểm duyệt video ‘châm biếm’
Kiều Việt Nam có đẹp hơn Kiều Trung Quốc?
‘Chúa của chúng tôi là Trung Quốc’
Tất cả 6 người đàn ông, gồm 5 sát thủ và ông Tan đã bị kết tội âm mưu giết người tại tòa án ở Nam Ninh, Quảng Tây, sau một phiên tòa kéo dài ba năm.
Chuyện gì đã xảy ra?
Mọi chuyện bắt nguồn từ một cuộc tranh chấp vào năm 2013, khi ông Wei có hành động pháp lý chống lại công ty của Tan, theo trang web Tòa án Nhân dân Trung cấp Nam Ninh.
Lo sợ mất một khoản tiền lớn cho một cuộc tranh chấp pháp lý kéo dài, Tan đã liên lạc với sát thủ Xi Guangan và đề nghị trả hai triệu Nhân dân tệ để giết ông Wei.
Xi nhận lời nhưng ngay sau đó lại thuê một sát thủ khác là Mo Tianxiang, để giết chết ông Wei, đề nghị trả Mo một triệu tệ sau khi vụ việc xong xuôi.
Nhưng Mo lại liên lạc với một người đàn ông khác, Yang Kangsheng, người đã đồng ý thực hiện vụ giết người với mức phí trả trước là 270.000 tệ, và 500.000 tệ khác sẽ được trả sau đó.
Yang Kangsheng sau đó lại nhờ một sát thủ khác là Yang Guangsheng, với 200.000 tệ để ám sát ông Wei, và 500.000 tệ sau khi hoàn thành.
Ông Yang Guangsheng sau đó tìm đến ông Ling Xiansi, thuê ông này giết ông Wei với giá 100.000 tệ.
Thay vì tiến hành vụ ám sát, Ling gặp ông Wei trong một quán cà phê và bảo rằng có một kế hoạch ám sát ông và cả hai có thể giả cái chết của ông Wei.
Ông Wei đồng ý tạo dáng, bị bịt miệng và trói, cho một bức ảnh mà Ling chụp lại cho Yang Guangsheng.
Ông Wei sau đó báo cáo vụ việc với cảnh sát.
Vụ án ban đầu được đưa ra xét xử vào năm 2016, nhưng sáu bị cáo sau đó được tha bổng do thiếu bằng chứng. Các công tố viên đã kháng cáo quyết định này, và phiên tòa thứ hai kéo dài ba năm.
Tan, người đã thuê sát thủ ban đầu, bị kết án 5 năm tù, trong khi Xi, sát thủ đầu tiên, bị kết án 3 năm 6 tháng.
Yang Kangsheng và Yang Guangsheng bị kết án 3 năm và 3 tháng, Mo bị kết án 3 năm, và Ling bị kết án 2 năm 7 tháng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50135692
Sau đảo ở Philippines,
TQ tiếp tục chiếm quyền kiểm soát đảo của Solomons
Hãng tin AFP (17/10) cho biết, Công ty China Sam của Trung Quốc đã ký một thỏa thuận để thuê toàn bộ hòn đảo Tulagi ở Quần đảo Solomon. Đây được coi là một bước mới của Trung Quốc trong việc nắm quyền kiểm soát khu vực Thái Bình Dương.
Theo thông tin trên, Công ty China Sam của Trung Quốc đã ký một thỏa thuận để thuê toàn bộ hòn đảo Tulagi ở Quần đảo Solomon một ngày sau khi Bắc Kinh coi quốc gia Thái Bình Dương này là đồng minh mới nhất trong khu vực quan trọng chiến lược này. Tài liệu rò rỉ cho thấy, tỉnh miền Trung của Solomons (22/9) đã ký “thỏa thuận hợp tác chiến lược” với Công ty China Sam về đảo Tulagi, nơi có cảng biển nước sâu có thể phục vụ mục đích quân sự. Thỏa thuận này nêu rõ: “Bên A sẵn sàng cho bên B thuê toàn bộ đảo Tulagi và các đảo xung quanh để phát triển đặc khu kinh tế”. Thỏa thuận cũng nói rằng đặc khu kinh tế này bao trùm “bất kỳ lĩnh vực công nghiệp nào phù hợp cho phát triển, bao gồm phát triển dầu khí”. Thỏa thuận cho phép China Sam thuê hòn đảo trong 75 năm và có thể gia hạn. Thỏa
thuận còn cho phép thiết lập một cơ sở về nghề cá, một trung tâm điều hành và “xây dựng hoặc nâng cấp sân bay”.
Tulagi, hòn đảo chỉ rộng khoảng 2km và có dân số 1.200 người, là nơi Nhật Bản từng mở một căn cứ hải quân và cũng là một trong những chiến trường ác liệt trong Thế chiến 2.
Trước thông tin về thỏa thuận này, nhiều người dân địa phương đã bày tỏ sự tức giận. Một số quan chức Mỹ và Solomon nói rằng, nhiều doanh nghiệp và quan chức Trung Quốc từ lâu đã tiếp cận các chính trị gia địa phương bằng những khoản tiền hối lộ và quà tặng xa xỉ như những chuyến đi nghỉ dưỡng đến Trung Quốc và Singapore. Ở đất nước nghèo khó với chỉ khoảng 600.000 dân và quốc hội với 50 thành viên, họ không dành nhiều thời gian để tranh luận. Giới chuyên gia nhận định, một căn cứ quân sự ở đảo Tulagi sẽ có tầm quan trọng về biểu tượng và chiến lược. Mỹ và các đồng minh khu vực, đặc biệt là Australia, lo sợ rằng mục đích cuối cùng của Bắc Kinh là lập một căn cứ hải quân ở Thái Bình Dương để gia tăng hiện diện quân sự ở khu vực này. Bước đi đó sẽ làm mất ưu thế của Australia và New Zealand khi nằm ở vị trí xa Trung Quốc và có một vùng đệm quốc phòng đáng giá.
Trước sự lo ngại của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và Australia, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (17/10) khi được hỏi về thông tin trên, đã cho rằng “không nắm được không tin” và “Chính phủ Trung Quốc nhất quán khích lệ các doanh nghiệp Trung Quốc tuân thủ nguyên tắc thị trường và nguyên tắc quốc tế; triển khai hợp tác thương mại với nước ngoài dựa trên các nguyên tắc luật pháp cơ bản của nước sở tại”.
Trước đó, sau khi truyền thông Philippines loan tin các nhà đầu tư Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển 3 hòn đảo chiến lược ở miền bắc Philippines thành các đặc khu kinh tế và du lịch. Kế hoạch trên là một phần trong khoản đầu tư trị giá gần 12,2 tỉ USD (khoảng 283.000 tỉ đồng) do Trung Quốc cam kết trong chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hồi tháng 4/2019. Trong đó có kế hoạch xây dựng “thành phố thông minh” trị giá 2 tỉ USD tại đảo Fuga do một tập đoàn Trung Quốc đề xuất. Theo cơ quan Quản lý đặc khu kinh tế Cagayan (Ceza), công ty này dự định sẽ xây dựng một trung tâm gây giống nông nghiệp, trường y và một khu công nghiệp cao trên đảo Fuga. Được biết, Cagayan hiện đã trở thành một trong những địa điểm đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư Trung Quốc. Bên cạnh dự án Fuga trị giá 2 tỷ USD, Ceza cũng ghi nhận các dự án với nguồn vốn đăng ký lên tới 1,9 tỷ USD nằm ở nhiều khu vực khác nhau ở tỉnh Cagayan, khu vực chiến lược ở cực đông bắc Philippines.
Quân đội Philippines (6/8) lên tiếng cảnh báo Chính phủ về việc cho phép các nhà đầu tư Trung Quốc phát triển 3 hòn đảo nhỏ nhưng chiến lược có thể “làm tổn hại” đến an ninh của Manila. Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Philippines, Thiếu tướng Edgard Arevalo (6/8) đề nghị Chính phủ Philippines nên nghiên cứu kỹ lưỡng ý nghĩa an ninh của việc cho các thực thể nước ngoài đầu tư vào các hòn đảo này. Ông Edgard Arevalo cho biết, “không có nghi ngờ gì về việc các hòn đảo này có ảnh hưởng đến an ninh chiến lược của chúng ta nếu chúng rơi vào tay người khác. Chúng có một tầm quan trọng chiến lược đối với nền quốc phòng của chúng ta. Dù xác định nền kinh tế của chúng ta đang cần những động lực, nhưng vẫn nên lưu ý rằng yếu tố an ninh có thể bị tổn hại nếu chúng ta không nghiên cứu đầy đủ tác động của việc cho người nước ngoài thuê những hòn đảo này”. Ngoài vấn đề liên quan đến các hòn đảo, ông Arevalo cho biết quân đội đã được báo động về tình trạng gia tăng số lượng lao động Trung Quốc tại Philippines, trong đó có cả “những báo cáo về việc khách du lịch Trung Quốc chụp hình các căn cứ hải quân” của nước này. Trong khi đó, Người phát ngôn của Tổng thống Philippines Salvador Panelo cho biết ông Duterte đã nhận thức về việc có những đề nghị đầu tư vào các đảo Grande và đảo Chiquita nằm tại cửa của căn cứ hải quân cũ của Mỹ trước đây trên vịnh Subic, cũng như đảo Fuga nằm ở cực Bắc nước này; đồng thời nhấn mạnh rằng việc đầu tư tại các hòn đảo hiện mới chỉ là “kế hoạch”, hơn nữa, “việc xem xét những nguy cơ về an ninh trong mọi vấn đề” là chức trách của các cơ quan quân sự và quốc phòng.
Theo giới chức Philippines, các đảo Fuga ở tỉnh Cagayan, Grande và Chiquita ở vịnh Subic thuộc tỉnh Zambales đều đóng vai trò quan trọng trong an ninh quốc gia. Đảo Fuga có diện tích 10.000 ha, nằm trong nhóm đảo Babyyan, nhóm đảo cực Đông Bắc lớn thứ 2 Philippines. Vị trí của Fuga giúp tiếp cận dễ dàng Thái Bình Dương và Biển Đông. Trong khi đó, vịnh Subic chỉ cách bãi cạn tranh chấp Scarborough chỉ khoảng 260 km. Tuy nhiên, một quan chức quân sự cấp cao của Philippines bày tỏ lo ngại mục đích cuối cùng của Trung Quốc là sẽ sử dụng đảo Fuga để hỗ trợ các mục tiêu địa chính trị của mình ở Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. Trong khi đó, đối với lực lượng hải quân Philippines, Fuga cùng các quần đảo thuộc nhóm đảo Batanes được xác định mang tính “chiến lược” bởi “khả năng có thể kiểm soát tuyến đường tới eo biển Luzon”. Không những vậy, đảo Fuga còn mang yếu tố quan trọng có một không hai đối với lực lượng hải quân khi trên đảo có một sân bay tư nhân và
một tuyến cáp thông tin liên lạc dưới biển nối khu vực này với đất liền. Ở khu vực Tây Bắc Philippines, công ty GFTG Property của Trung Quốc và Sanya CEDF cũng đã kí kết thỏa thuận hợp tác phát triển dự án trị giá 298 triệu USD trên các đảo Grande và Chiquita thuộc vịnh Subic. Vịnh Subic, trước đây là một căn cứ quân sự Mỹ cho đến khi bị đóng cửa vào năm 1992, nằm cách bãi cạn Scarborough do Trung Quốc kiểm soát 260km. Đảo Grande nằm ở cửa vịnh Subic, và là căn cứ phòng thủ của hải quân Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai. Trong khi ở phía tây Philippin, Trung Quốc đã không ngừng gia tăng sự hiện diện quân sự nhằm kiểm soát khu vực Biển Đông, vùng biển chiến lược quan trọng của khu vực. Trong thời gian qua, những hoạt động đầu tư cũng như sáng kiến Vành đai và Con đường của chính quyền Bắc Kinh đã làm dấy lên lo ngại trên toàn cầu về việc những dự án về thương mại ban đầu sẽ mở đường cho sự hiện diện về quân sự sau này. Một quan chức quân sự cấp cao Philippin nhận định có khả năng đảo Fuga sẽ được Trung Quốc sử dụng để thúc đẩy các mục tiêu địa chính trị của nước này ở khu vực Thái Bình Dương thông qua các dự án đầu tư. Sự hiện diện của Trugn Quốc ở trên đảo này sẽ tạo lợi thế lớn về con đường tiếp cận biển Thái Bình Dương và biển Đông, đồng thời có thể kéo Philippines vào một cuộc xung đột Trung Quốc – Đài Loan nếu xảy ra trong tương lai, vị quan chức này nói.
Từ chối tham gia cắt giảm vũ khí hạt nhân:
TQ một mình một kiểu
Vụ trưởng Vụ kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Phó Thông (16/10) cho biết, vũ khí hạt nhân của Trung Quốc không cùng cấp độ với Nga và Mỹ, nên Bắc Kinh sẽ không đàm phán về cắt giảm vũ khí này.
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo kiểm soát vũ khí quốc tế Bắc Kinh lần thứ 16 (16/10), Vụ trưởng Phó Thông cho biết, Trung Quốc lấy làm tiếc trước việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), đồng thời cho rằng động thái của Mỹ sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với ổn định và cân bằng chiến lược toàn cầu, gây ảnh hưởng tiêu cực đối với hòa bình và an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu cũng như đối với hệ thống kiểm soát vũ khí quốc tế; nhấn mạnh Trung Quốc kiên quyết phản đối Mỹ bố trí tên lửa tầm trung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cảnh báo, Trung Quốc sẽ không ngồi yên và có biện pháp đáp trả thích đáng. Theo ông Phó Thông, chỉ sau hai tuần rút khỏi INF, Mỹ đã thử tên lửa hành trình cho thấy ý đồ “tháo khỏi ràng buộc”, nhằm tìm kiếm ưu thế quân sự vượt trội của Mỹ
Về đề xuất đàm phán kiểm soát vũ khí ba bên Trung – Mỹ – Nga, ông Phó Thông cho biết, Trung Quốc đã nhiều lần phản đối, đồng thời khẳng định tương quan sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc không cùng cấp độ với Nga và Mỹ, do đó Trung Quốc sẽ không tham gia vào đàm phán cắt giảm vũ khí hạt nhân giữa hai nước Nga – Mỹ.
Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (6/5) cho biết, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc không thể sánh với Nga hay Mỹ, nên Bắc Kinh không có ý định tham gia bất cứ đàm phán nào về kho hạt nhân bởi không cần thiết, đồng thời cho rằng các nước có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất cần có trách nhiệm “cắt giảm lượng vũ khí này một cách có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược”.
Thực tế, Trung Quốc được cho là hiện sở hữu 280 đầu đạn hạt nhân, đứng thứ 4 thế giới, chỉ xếp sau Mỹ, Nga và Pháp. Trong số vũ khí hạt nhân Trung Quốc đang sở hữu, có nhiều loại đủ khả năng tấn công tới cả Mỹ và Nga, gây ra mối đe dọa an ninh toàn cầu. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Trung Quốc đã tăng số đầu đạn hạt nhân của nước này lên 280, tức nhiều hơn 10 đầu đạn so với năm 2017. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống phóng vũ khí hạt nhân, một phần trong chiến lược cải thiện năng lực tác chiến và khả năng răn đe của lực lượng hạt nhân. Với việc sở hữu 280 đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc hiện có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 4 thế giới, chỉ xếp sau Mỹ, Nga và Pháp. Mỹ và Nga hiện là hai quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Nga hiện có 6.850 đầu đạn hạt nhân, trong đó 1.600 thiết bị đã được triển khai. Mỹ có tổng cộng 6.450 đầu đạn hạt nhân, trong đó 1.750 đầu đạn ở trong trạng thái sẵn sàng khai hỏa. Cả Nga và Mỹ hiện tập trung phát triển các loại vũ khí hạt nhân loại nhỏ với độ chính xác cao. Tuy nhiên, SIPRI cũng cho
biết Trung Quốc hiện chưa lắp đặt các đầu đạn hạt nhân của nước này vào tên lửa hoặc triển khai tại các bệ phóng sẵn sàng khai hỏa. Các đầu đạn của Trung Quốc phần lớn được bảo quản tại các cơ sở lưu trữ.
Những năm qua, Trung Quốc liên tục mở rộng ngân sách quốc phòng nhằm cải thiện sức mạnh của lực lượng vũ trang nước này. Trung Quốc chi 228 tỷ USD cho quốc phòng năm 2017, tăng 5,6% so với năm 2016. Các chuyên gia nhận định dù Trung Quốc về tổng thể vẫn ở phía sau so với Mỹ trong nấc thang hạt nhân, Bắc Kinh dường như đã đạt được một số bước tiến đáng kể, đặc biệt về công nghệ vũ khí hạt nhân loại nhỏ. Trung Quốc hiện tập trung phát triển các loại vũ khí chiến thuật tác chiến trong phạm vi gần, có khả năng xóa sổ hoàn toàn một nhóm tàu sân bay.
Trong số vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, có thể kể đến một số loại hiện đại bậc nhất thế giới, cụ thể: (1) Tên lửa ICBM DF-4 là một tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng 2 giai đoạn, tên lửa có kích thước khá đồ sộ dài tới 28,5m, đường kính 2,24m, trọng lượng phóng tới 82 tấn, tầm bắn lý thuyết khoảng 5.500 – 7.000 km. Do kích thước khá đồ sộ nên tên lửa chỉ được phóng ở bệ phóng cố định trên mặt đất. DF-4 sử dụng hệ thống dẫn hướng bằng quán tính tồn tại khá nhiều nhược điểm và độ chính xác rất kém. Bán kính lệch mục tiêu của tên lửa khoảng 1.500m. Tên lửa được trang bị đầu đạn thông thường nặng 2.190 kg hoặc đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 3,3MT. Mặc dù tên lửa có độ chính xác không cao nhưng với một đầu đạn hạt nhân thì khoảng cách 1.500m đến khu vực mục tiêu hầu như không có ý nghĩa. Một đầu đạn hạt nhân có thể san bằng mọi thứ trong bán kính lên đến hàng chục thậm chí là hàng trăm km. Theo thông tin của tình báo Mỹ, DF-4 được phát triển với số lượng rất hạn chế, hiện tại có khoảng 10 tên lửa DF-4 đang phục vụ chiến đấu trong lực lượng pháo binh Trung Quốc với vai trò dự phòng. (2) DF-5 loại ICBM khủng nhất trong kho vũ khí của Trung Quốc xét trên phương diện thông số kỹ thuật. DF-5 có chiều dài 32,6m, đường kính 3,35m, trọng lượng phóng tới 183 tấn. Biến thể nâng cấp DF-5A có trọng lượng phóng tới 202 tấn. DF-5 có tầm bắn lý thuyết khoảng từ 12.000 – 15.000 km. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng 3 giai đoạn. Tên lửa được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1971, chấp nhận vào trang bị khoảng 10 năm sau đó vào năm 1981. Việc vận hành DF-5 là một quá trình rất vất vả và tốn khá nhiều thời gian. Tên lửa được lưu trữ ở dạng nằm ngang, trước khi phóng nó phải được kéo ra ngoài trời để tiếp nhiên liệu. Người Trung Quốc gọi cách triển khai hoạt động này là “bắn một khẩu pháo ngoài trời”. Quá trình nạp nhiên liệu cho tên lửa mất đến 2 tiếng đồng hồ. Tên lửa được đưa lên giá phóng thẳng đứng trước khi phóng. Trong thời buổi công nghệ trinh sát hình ảnh phát triển rầm rộ như hiện nay thì việc triển khai phóng của DF-5 rất dễ bị lộ. Để khắc phục điểm yếu này, Trung Quốc đã cho xây dựng rất nhiều giếng phóng giả xung quanh vị trí triển khai DF-5 để đánh lừa các phương tiện trinh sát hình ảnh của đối phương. DF-5 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ từ 4-5Mt. Tên lửa được dẫn hướng bằng quán tính kết hợp với máy tính điều khiển trên tên lửa, CEP của DF-5 khoảng 1.000m. Trung tâm tình báo hàng không vũ trụ Mỹ NASIC nhận định, Trung Quốc có khoảng 20-25 ICBM DF-5 được triển khai hoạt động trong giai đoạn 1999-2008. (3) DF-31 loại ICBM mới nhất, hiện đại nhất trong kho vũ khí của Trung Quốc. Đây là loại ICBM hiện đại nhất Trung Quốc xét trên nhiều phương diện khác nhau. DF-31 khắc phục hầu hết các nhược điểm của các thế hệ ICBM trước đó. Loại tên lửa này sẽ là trụ cột cho năng lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc. DF-31 là một loại tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn 3 giai đoạn. Điểm mạnh của tên lửa này là có khả năng triển khai hoạt động trên xe phóng cơ động tương tự như tên lửa ICBM Topol của Nga. DF-31 được trang bị khá nhiều công nghệ tiên tiến như các ICBM của Nga, Mỹ, tên lửa được trang bị hệ thống dẫn hướng quán tính tiên tiến, hệ thống mồi bẫy để đánh lừa hệ thống phòng thủ tên lửa, cuối cùng tên lửa có thời gian triển khai chiến đấu khá nhanh. ICBM này có chiều dài 13m, đường kính 2,25m, trọng lượng phóng 42 tấn, tên lửa được đặt trên xe phóng di động tạo thuận lợi trong triển khai phóng và cơ động để tránh lộ vị trí. DF-31 có tầm bắn khoảng 7.000 – 8.000 km. Tên lửa mang theo đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 1MT. Biến thể nâng cấp DF-31A, có tầm bắn khoảng 11.000 km, đặc biệt biến thể này được cho là có khả năng trang bị nhiều đầu đạn tấn công các mục tiêu khác nhau theo công nghệ MIRV, theo đó mỗi tên lửa DF-31A có thể mang theo 3 đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ khoảng 150KT. Tuy nhiên, giới tình báo phương Tây vẫn khá hoài nghi về việc sở hữu công nghệ MIRV của Trung Quốc vì đây là một công nghệ rất phức tạp đòi hỏi chi phí phát triển rất cao. Trên thế giới hiện nay chỉ có Nga, Mỹ làm chủ được công nghệ này. Ngoài ra, DF-31 còn có một biến thể sử dụng trên tàu ngầm được gọi là JL-2 có tầm bắn khoảng 8.000 km sử dụng trên tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094. Tuy nhiên, việc triển khai hoạt động trên tàu ngầm này đang gặp khá nhiều vấn đề kỹ thuật. Theo thông tin của tình báo Mỹ ước tính vào năm 2009, Trung Quốc có khoảng 15 tên lửa DF-31 và 20 tên lửa DF-31A. (4) DF-26 thuộc loại tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn có khả năng mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân. Một trong những tính năng nổi bật của tên lửa này là có khả năng đánh trúng các mục tiêu di động. Tên lửa
có khả năng phóng từ silo cố định hoặc bệ phóng di động. DF-26 có tầm bắn khoảng 3.500 km. Theo đánh giá của các nhà phân tích thuộc Viện hàn lâm Khoa học Quân sự Trung Quốc, DF-26 là một trong những chương trình phát triển tên lửa tiên tiến nhất nước này. Khả năng đặc biệt của vũ khí mới là tốc độ cao trong triển khai và vận hành. DF-26 cho phép Trung Quốc tiến hành cuộc tấn công đáp trả một cách nhanh chóng ngay khi bị đối phương tấn công trước, theo các nhà phân tích quân sự. Tên lửa được trang bị công nghệ dẫn hướng độc đáo và chưa được tiết lộ. Công nghệ dẫn hướng mới cho phép nó bám theo những mục tiêu di động. Đây là tính năng chưa từng có đối với các tên lửa đạn đạo tầm trung.
Nhìn chung, với kho đầu đạn hạt nhân lớn thứ 4 trên thế giới và sở hữu nhiều loại tên lửa đạn đạo liên tục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, đủ sức đe dọa an ninh của cả Mỹ và châu Âu, nhưng Trung Quốc lại không tham gia đàm phán, ký kết các hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân. Điều này cho thấy dã tâm của Bắc Kinh trong việc phát triển vũ khí hạt nhân và cạnh tranh ảnh hưởng, cũng như gia tăng sức răn đe trong khu vực, cũng như trên thế giới. Hành động này của Trung Quốc không có lợi cho hòa bình, ổn định trên thế giới. Trung Quốc với vai trò là nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cần nghiêm tục làm gương và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.
Những dấu ấn phi pháp của TQ trên Biển Đông
Những hòn đảo và thực thể mà Trung Quốc bất chấp chủ quyền của các bên liên quan, bất chấp luật pháp quốc tế dùng vũ lực chiếm đóng trái phép trên Biển Đông hoàn toàn không giúp họ đòi chủ quyền, trái lại còn là những “biểu tượng” cho sự vi phạm luật pháp quốc tế của họ.
Tài khoản Twitter chính thức của Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ ngày 20-10 đã đăng lại đường link về bài viết trên tờ Breitbart về việc Hải quân Mỹ tổ chức diễn tập “chiến tranh cấp cao” với sự tham gia của nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan (phiên hiệu CVN 76) và nhóm tàu đổ bộ USS Boxer (Boxer ARG) của Hạm đội 7 ở khu vực Biển Đông. Cuộc diễn tập được mô tả chưa từng có của Hải quân Mỹ hay “chiến dịch tàu sân bay kép” của Mỹ ở Biển Đông vì tàu USS Boxer được trang bị hàng chục máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cất/hạ cánh thẳng đứng hiện đại nhất của quân đội Mỹ.
Đại úy Anthony Junco, Người phát ngôn của Hạm đội 7, cho biết từ trước đến nay Hải quân Mỹ chưa từng diễn tập phối hợp giữa hai nhóm tàu sân bay và tàu đổ bộ ở Biển Đông. Theo Đại úy Anthony Junco, lần gần đây nhất chứng kiến một “chiến dịch tàu sân bay kép” ở Biển Đông của Hải quân Mỹ là vào ngày 17-8-2001 khi hai tàu sân bay USS Carl Vinson và USS Constellation cùng hoạt động tại vùng biển chiến lược trọng yếu này, song đó là chiến dịch giữa hai tàu sân bay với nhau chứ không phải chiến dịch giữa một tàu sân bay và một tàu đổ bộ trang bị máy bay chiến đấu như cuộc diễn tập hiện nay của lực lượng Hải quân Mỹ và lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ.
Tham gia cùng hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và tàu đổ bộ USS Boxer trong cuộc diễn tập được Hải quân Mỹ tuyên bố là nhằm đảm bảo khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở và “răn đe những ai thách thức các giá trị chung”, này còn có Không đoàn CVW 5, các tàu tuần dương lớp Ticonderoga và khu trục hạm lớp Arleigh Burke, tàu đổ bộ lớp San Antonio, tàu đổ bộ lớp Harpers Ferry cùng Đơn vị viễn chinh 11 với hơn 2.000 lính Thủy quân lục chiến. Nội dung cuộc diễn tập bao gồm, các chiến dịch tấn công trên biển, tìm kiếm và cứu hộ, chiến lược phòng thủ bằng tàu tấn công nhanh, chặn đường tiếp tế, diễn tập bắn đạn thật và các chiến dịch chống máy bay, chống ngầm.
Cuộc diễn tập “chưa từng có của Hải quân Mỹ” ở Biển Đông diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang leo thang các hành động gây hấn, hung hăng nhằm đòi chủ quyền phi lý và phi pháp trên vùng biển chiến lược này thể hiện qua việc ráo riết bồi đắp trái phép các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ dùng vũ lực chiếm đóng thành các đảo nổi nhân tạo, ồ ạt tiến hành quân sự hóa các đảo và các thực thể chiếm đóng trái phép… Đặc biệt, mới đây nhất là việc liên tục có các hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại các vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa phù hợp với luật pháp quốc tế ở khu vực bãi Tư Chính.
Những hành vi hung hăng đòi chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc dựa theo yêu sách “đường lưỡi bò 9 đoạn” (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”, “đường 9 đoạn”) chính thức công bố năm 2009 mà theo đòi chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông và còn lớn hơn nữa theo học thuyết “Tứ sa” (gồm
quần đảo Pratas, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và bãi ngầm Macclesfield mà Trung Quốc đặt bằng 4 cái tên “Hán hóa” lần lượt là Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa) công bố năm 2013.
Theo “đường lưỡi bò 9 đoạn” mà Trung Quốc tự vẽ ra một cách mơ hồ để đòi chủ quyền có những vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Philippines, Việt Nam, Malaysia… phù hợp theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (Công ước UNCLOS 1982).
Cùng với việc đơn phương công bố yêu sách chủ quyền theo “đường lưỡi bò 9 đoạn” và học thuyết “Tứ sa”, Trung Quốc thời gian qua đã huy động nguồn vật chất khổng lồ để tiến hành quân sự hóa các đảo chiếm đóng trái phép thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đồng thời bồi đắp các thực thể cưỡng chiếm phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành các đảo nổi nhân tạo. Những hành động trái phép và quân sự hóa ồ ạt các đảo, thực thể thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam không có mục đích gì khác là Trung Quốc muốn dựa vào chúng làm căn cứ để đòi chủ quyền, quyền chủ quyền trên Biển Đông.
Tuy nhiên, mọi tham vọng chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc chỉ là ảo vọng những đảo và đảo nổi nhân tạo, thực tế mà họ dùng vũ lực chiếm đóng trái phép hoàn toàn không được thừa nhận theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước UNCLOS 1982. Theo Công ước UNCLOS 1982 (Điều 60), những cái gọi là “hòn đảo” mà Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng, bồi đắp phi pháp hoàn toàn không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, căn cứ mà Trung Quốc dựa vào để ngang nhiên đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền hợp pháp của Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính hiện nay.
Cho đến nay, Trung Quốc cũng chưa được bất cứ căn cứ nào phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước UNCLOS 1982, để hậu thuẫn cho đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông theo yêu sách “đường lưỡi bò 9 đoạn” ngoài lý do ngụy biện mà họ gọi là “quyền lịch sử”. Tuy nhiên, Công ước UNCLOS 1982 đã quy định rất rõ rằng, muốn gọi là “vùng biển lịch sử” thì phải đáp ứng ba yếu tố, gồm nhà nước cai quản khu vực, cai quản trong thời gian dài và được các nước láng giềng chấp nhận yêu sách hàng hải. Căn cứ vào Công ước được xem là bản “Hiến pháp về đại dương” của cả thế giới này, Trung Quốc thậm chí còn không có nổi một yếu tố nào trong 3 yếu tố để có thể căn cứ vào đó đòi chủ quyền theo “quyền lịch sử”.
Vì thế, những hòn đảo, thực thể mà Trung Quốc bất chấp chủ quyền các bên liên quan, bất chấp luật pháp quốc tế, đổ tiền của khổng lồ để xây dựng, bồi đắp trên Biển Đông hoàn toàn không có giá trị pháp lý để đòi chủ quyền theo luật pháp quốc tế. Trái lại, đó lại chính là những biểu tượng về sự vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền các bên liên quan của Trung Quốc trên Biển Đông.
Nhiều quốc gia đã, đang và sẽ tiến hành các hoạt động phù hợp với luật pháp quốc tế ở Biển Đông nhằm bác bỏ đòi hòi chủ quyền phi lý và phi pháp trên vùng biển này, như các hoạt động tuần tra của tàu chiến Mỹ cũng như “chiến dịch tàu sân bay kép” của Mỹ. Chuẩn Đô đốc George M. Wikoff, Chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm 70 thuộc Hạm đội 7, nêu rõ sự hiện diện của Mỹ qua cuộc diễn tập phản ánh cam kết đối với các giá trị chia sẻ chung với nhiều đối tác và đồng minh trong khu vực, đồng thời cho biết Mỹ sẵn sàng răn đe những ai thách thức các giá trị chung này bằng “lực lượng vượt trội từ sự phối hợp của nhóm tàu sân bay và nhóm tàu tấn công đổ bộ”.
Trên thực tế, Việt Nam luôn kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền hợp pháp, được công nhận và bảo hộ theo Công ước UNCLOS 1982. Bảo vệ chủ quyền của mình bằng biện pháp hòa bình, Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tái diễn vi phạm nghiêm trọng, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu Hải Dương 8 trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam theo Công ước UNCLOS 1982 và luật pháp quốc tế. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên Biển Đông theo đúng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
“Tình hình Biển Đông gần đây diễn biến phức tạp, trong đó có việc vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các thỏa thuận cấp cao. Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước. Chúng ta đã, đang và tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng nhiều biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước UNCLOS 1982 và đấu tranh trên thực địa; đồng thời gìn giữ môi trường hòa bình và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước.
Chủ trương đúng đắn, lập trường chính nghĩa và các nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta đã nhận được sự đồng tình, chung sức của nhân dân cả nước và sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, ngày 21-10)
http://biendong.net/bi-n-nong/31026-nhung-dau-an-phi-phap-cua-tq-tren-bien-dong.html
Những lần TQ lồng ghép “đường 9 đoạn”
để tuyên truyền về “chủ quyền” ở Biển Đông
Trung Quốc được cho là bậc thầy về “ăn không nói có” và thủ đoạn tinh vi trong việc lồng ghép, xuyên tạc nhận vơ “chủ quyền” ở Biển Đông. Một trong ví dụ điển hình là nước này đã cố tình lồng ghép bản đồ có in “đường 9 đoạn” vào các ấn phẩm, trò chơi, ứng dụng… để tuyên truyền cho cái gọi là “chủ quyền lịch sử” ở Biển Đông.
Hộ chiếu in “đường lưỡi bò”
Năm 2012, Trung Quốc phát hành hộ chiếu điện tử mới với hình ảnh “đường 9 đoạn” mập mờ và không có cơ sở pháp lý nhằm tìm cách tuyên truyền và củng cố yêu sách “chủ quyền” ở Biển Đông. Theo đó, hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc, trong đó có in chìm tấm bản đồ mà Trung Quốc cho là lãnh thổ của mình, đã bắt đầu được cấp phát hồi trung tuần tháng 5/2012. Trong bản đồ này, ngoài “đường lưỡi bò” (đường đứt khúc chín đoạn nêu lên yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ khu vực Biển Đông), còn có đảo Đài Loan và hai khu vực ở Ấn Độ đang do New Dehli kiểm soát mà Trung Quốc cho là lãnh thổ của mình. Để tìm cách biện minh cho hành động vô lối của minh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng: “Hình ảnh trên hộ chiếu không nên bị diễn giải quá lên. Trung Quốc sẵn sàng duy trì liên lạc với các nước liên quan và thúc đẩy trao đổi hòa bình giữa nhân dân Trung Quốc và thế giới. Vấn đề về bản đồ trên hộ chiếu mới của Trung Quốc không nên bị săm soi. Mục đích của họ chiếu điện tử mới chỉ là tăng cường về tiện ích về công nghệ và giúp các công dân Trung Quốc thuận tiện hơn khi xuất nhập cảnh một quốc gia”.
Để đáp trả và đối phó với hành vi vô lối trên, Philippines đã đóng dấu lên visa trong hộ chiếu của các công dân Trung Quốc. Tuy nhiên, con dấu đóng lên hộ chiếu Trung Quốc sẽ có hình bản đồ của Philippines với toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Trong khi đó, công dân Trung Quốc mang hộ chiếu “đường lưỡi bò” sẽ không được cấp thị thực điện tử ở Việt Nam, tuy nhiên Việt Nam vẫn giải quyết cho những công dân Trung Quốc mang hộ chiếu trên nhập cảnh nhưng không đóng dấu vào hộ chiếu mà cấp thị thực rời để giữ mối quan hệ 2 nước.
Việc Trung Quốc cố tình in hộ chiếu có “đường 9 đoạn” cũng vấp phải sự chỉ trích lên án mạnh mẽ của người dân trong nước. Tờ South China Morning Post (Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam) có trụ sở ở Hồng Kông đã có bài viết nhận định, việc Trung Quốc in hình bản đồ có “đường lưỡi” bò phi lý vào hộ chiếu phổ thông mới của nước này là hành động “ngu ngốc” và “đi quá xa”.Trong khi đó, việc người dân Trung Quốc gặp phiền toái khi sử dụng hộ chiếu điện tử in chìm bản đồ “đường lưỡi bò” trên Biển Đông đã trở thành tâm điểm tranh luận tại các diễn đàn trực tuyến ở nước này thời gian qua.
Du khách Trung Quốc mặc áo “đường 9 đoạn”
Một nhóm du khách Trung Quốc (13/5/2018) khi đến Việt Nam mặc áo in bản đồ “đường lưỡi bò”. Trước vụ việc trên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam Mai Tiến Dũng cho rằng đây là “những biểu hiện lợi dụng thông qua khách du lịch để tuyên truyền, quảng bá có ý đồ, có tổ chức, có sự chuẩn bị chứ không phải vô tình”. Tờ New Delhi Times (22/05/2018) cũng đã có bài viết về vụ du khách Trung Quốc mặc áo thun in hình lưỡi bò, nhắc lại rằng ít nhất đây là vụ thứ tư liên quan đến các du khách Trung Quốc trong vòng hai năm trở lại đây. Theo tờ báo Ấn Độ, những vụ này cho thấy Bắc Kinh đang dùng “quyền lực mềm” để nhắc Việt Nam về tranh chấp Biển Đông và mỗi lần như thế thì công luận Việt Nam lại phẫn nộ. Giáo sư Alan Chong, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Singapore, được New Delhi Times trích dẫn cũng có cùng nhận xét: Trong lịch sử, Trung Quốc vẫn khuyến khích công dân nước họ quảng bá chính sách đối ngoại khi đi ra nước ngoài, và đặc biệt là sửa chữa những cái nhìn “sai lệch” của thế giới về Trung Quốc. Mọi hình thức hoạt động của người dân ở bên ngoài đều có thể được hướng vào mục đích tuyên truyền. Cùng quan điểm trên, Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhận định, “nếu
nhìn vào bức tranh rộng hơn, chúng ta có thể thấy là chính quyền Trung Quốc sử dụng ngày càng nhiều thường dân để quảng bá đòi hỏi chủ quyền của họ trên Biển Đông, từ ngư dân quân cho đến các du khách”.
“Người tuyết bé nhỏ” cũng chỉ là phương tiện để Trung Quốc tuyên truyền
Mới đây nhất, thông tin về việc bộ phim “Everest: Người tuyết bé nhỏ” (tên tiếng Anh là Abominable) do DreamWorks Animation Studio (Mỹ) và Pearl Studio (Trung Quốc) đồng sản xuất có tới 2 đoạn và 4 cảnh phim xuất hiện hình ảnh “đường 9 đoạn” phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông khiến cộng đồng quốc tế phản ứng gay gắt. Đáng chú ý, Pearl Studio thuộc sở hữu của China Media Capital, một tập đoàn lớn của Trung Quốc được thành lập với mục tiêu gây dựng “đế chế truyền thông toàn cầu” để “quảng bá những giá trị Trung Quốc ra khắp thế giới”. China Media Capital từng nhận được khoản đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD từ các tập đoàn lớn của Trung Quốc như Alibaba và Tecent để hiện thực hóa mục tiêu này. Hiện bộ phim trên đã bị cấm chiếu ở Việt Nam
Ngoài ra, Trung Quốc còn tích cực lợi dụng các ấn phẩm quảng cáo du lịch, sách giáo khoa, sách tham khảo, trò chơi trực tuyến, ứng dụng bản đồ, ứng dụng thời tiết… để lồng ghép bản đồ “đường 9 đoạn”. Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh mới đây phát hiện một số ấn phẩm quảng cáo du lịch có in “đường 9 đoạn” tại Hội chợ Du lịch quốc tế. Chưa hết, những người dùng iPhone, iPad bằng tiếng Việt hoặc tiếng Trung, khi tra bản đồ thời tiết Weather.com được cài đặt sẵn trên thiết bị, sẽ nhìn thấy “đường lưỡi bò” 9 đoạn bao trùm toàn bộ Biển Đông. Không những vậy, bản đồ thời tiết của kênh The Weather Channel (TWC) của Mỹ cũng bị cài cắm “đường 9 đoạn”. Điều đáng chú ý là “đường 9 đoạn” này chỉ hiển thị trên phiên bản tiếng Việt, tiếng Indonesia, tiếng Nhật, tiếng Trung của bản đồ thời tiết, không hiển thị trên bản đồ tiếng Anh, Pháp hay tiếng Hindi. Cá biệt, nếu ta chọn phiên bản tiếng Trung từ vùng lãnh thổ Đài Loan, bản đồ TWC cũng không hiển thị “đường 9 đoạn” bao phủ Biển Đông. Bằng việc cắm “đường 9 đoạn” vào đây và chỉ thể hiện trên phiên bản của một số ngôn ngữ, rõ ràng Trung Quốc đã chọn lựa đối tượng tuyên truyền của mình – những quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc hoặc những quốc gia đã bác bỏ yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp của nước này. Gần đây, cộng đồng mạng quốc tế cũng phát hiện hình ảnh “đường 9 đoạn” xuất hiện trên một đồ họa của kênh thể thao hàng đầu thế giới ESPN giới thiệu về lãnh thổ Trung Quốc trong chương trình SportCenter. Dù ESPN sau đó lên tiếng nhận lỗi và thanh minh rằng việc sử dụng đồ họa nói trên “là sai lầm vô ý” và ESPN sửa sai bằng “một tấm bản đồ hoàn toàn khác” không bao gồm “đường 9 đoạn”, giới quan sát cho rằng, điều này cho thấy “ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với các hãng truyền thông và giải trí lớn có tác động đến cộng đồng quốc tế để truyền bá thông điệp đầy sai trái của mình”. Trước đó, hồi năm 2016, Tập đoàn Google cũng bị phản ứng gay gắt khi cộng đồng mạng chia sẻ hình ảnh trang Google Maps thể hiện “đường 9 đoạn” trong phần bản đồ Trung Quốc và khu vực Biển Đông. Đáng chú ý, tấm bản đồ “đường 9 đoạn” này chỉ thể hiện trên trang Google Maps phiên bản Trung Quốc có đường dẫn maps.google.cn nhưng lại không xuất hiện ở phiên bản toàn cầu với đường dẫn maps.google.com. Dù sau đó Google “sửa sai” nhưng động thái này cũng gây tổn hại không nhỏ đến uy tín của một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới.
Nguồn gốc “đường 9 đoạn” của Trung Quốc
“Đường đứt khúc”, “đường chữ U” hoặc còn gọi bằng cái tên khác là “đường lưỡi bò” – đơn giản là nhìn trên bản đồ, nó giống hình lưỡi con bò liếm xuống Biển Đông. Nguồn gốc của “đường chữ U” ngày nay bắt nguồn từ những hoạt động của Ủy ban Điều tra Bản đồ Đất và Biển nước Trung Hoa dân quốc (ROC) thành lập năm 1933. Nhiệm vụ của Ủy ban này bao gồm việc khảo sát và đặt tên cho các đảo ở Biển Đông và xuất bản các bản đồ thể hiện các đảo này thuộc “lãnh thổ” của Trung Quốc. Bản đồ chính thức đầu tiên thể hiện “đường đứt đoạn” có nguồn gốc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bản đồ này được Vụ Biên giới và Lãnh thổ, Bộ Nội vụ ROC xuất bản tháng 12/1946. Trong bản đồ này, “đường chữ U” bao gồm 11 nét đứt bao trùm phần lớn Biển Đông và các đảo ở khu vực này. Bắt đầu từ đường biên giới Việt – Trung, hai nét đầu tiên đi qua Vịnh Bắc Bộ. Nét thứ 3 và thứ 4 lần lượt tách bờ biển Việt Nam ra khỏi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nét thứ 5 và 6 đi qua Bãi James Shoal (4o Bắc), bãi ở cực Nam đường yêu sách của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) và Đài Loan. Đi theo hướng Nam – Đông, hai nét đứt tiếp theo một mặt nằm giữa Trường Sa và mặt khác giữa Borneo (Indonesia, Malaysia và Brunei) và Philippines (tỉnh Palawan). Nét thứ 9, 10,11 tách biệt Philippines với ROC. Sau khi đánh đuổi Quốc Dân đảng ra khỏi đại lục, Trung Quốc mới thành lập đã tiếp tục chính sách của các Chính phủ Trung Quốc trước đó, minh họa các nét đứt tương tự đã xuất hiện trên các bản đồ của ROC. Từ đó trở đi, cả Trung Quốc và Đài Loan đều bảo vệ “đường chữ U”. Tuy nhiên, từ năm 1953, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã phê chuẩn việc bỏ 2 đoạn đứt khúc trong vịnh Bắc Bộ. Như vậy, bản đồ
“đường lưỡi bò” do Trung Quốc xuất bản từ giai đoạn này chỉ còn có 9 đoạn; trong đó, có nhiều đoạn của đường yêu sách này được vẽ sát bờ biển Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines; trong đó, có đoạn chỉ cách bờ biển Việt Nam 50-100km… Đầu năm 2013, cơ quan Đo đạc bản đồ và Thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc cho công bố bản đồ “đường lưỡi bò” gồm 10 đoạn và khẳng định lần đầu tiên Trung Quốc đã thể hiện rõ các đảo ở Biển Đông trên tấm bản đồ này, nhưng không hề giải thích lý do tại sao “đường lưỡi bò” từ 9 đoạn thành 10 đoạn.
“Đường 9 đoạn” không có cơ sở pháp lý, lịch sử
Công hàm ngày 7/5/2009 là văn bản đầu tiên, thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về yêu sách “đường 9 đoạn” và cũng là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố đường yêu sách này với các quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Với công bố này, Trung Quốc yêu sách cộng đồng quốc tế phải thừa nhận tính chất “lịch sử của đường lưỡi bò”, coi Biển Đông như một “vịnh lịch sử” của Trung Quốc; “đường lưỡi bò” được hiểu như đường biên giới trên biển của Trung Quốc và như thế Trung Quốc sẽ độc chiếm 80% diện tích của Biển Đông và Biển Đông trở thành vùng nước “nội thủy” của Trung Quốc. Tuy nhiên, hành động của Trung Quốc đã bị Việt Nam và cộng đồng quốc tế bác bỏ, coi “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đã thể hiện trên sơ đồ là không có giá trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn.
Thứ nhất, không thể coi “đường lưỡi bò” là đường biên giới trên biển của Trung Quốc; bởi vì, theo nhiều án lệ quốc tế thì đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là sự ổn định và dứt khoát; trong khi đó, “đường lưỡi bò” lại không có tính ổn định và xác định… Đến nay, “đường lưỡi bò” vẫn chưa có tọa độ chính xác để có thể xác định một cách rõ ràng trên thực tế. Mặt khác, Trung Quốc đã phải tự bỏ đi 2 đoạn (từ 11 đoạn vào năm 1948, xuống còn 9 đoạn vào năm 1953), vì bản chất vô lý của nó. Một đường không có điểm cơ sở, không xác định cụ thể kinh độ, vĩ độ theo luật pháp quốc tế thì không thể gọi là đường biên giới quốc gia.
Thứ hai, càng không thể coi Biển Đông là “vịnh lịch sử của Trung Quốc”; bởi vì, theo Ủy ban Pháp luật quốc tế, một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử phải thỏa mãn tối thiểu 3 điều kiện: (1) Quốc gia ven biển thực thi chủ quyền của mình đối với vùng nước được yêu sách. Trên thực tế, các văn kiện chính thức của nhà nước phong kiến Trung Quốc, như Đại Nguyên nhất thống chí (1294), Đại Minh nhất thống chí (1461), Đại Thanh nhất thống chí (1842) trước năm 1909 đều khẳng định “cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam”. Các bản đồ lãnh thổ Trung Quốc của người Trung Quốc. Bản đồ lãnh thổ Trung Quốc của người nước ngoài cùng thời cũng vẽ và giải thích phù hợp với cách hiểu này của người Trung Quốc. Bản đồ Trung Quốc thế kỷ XVII của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer thuộc Công ty Đông Ấn, Hà Lan cũng có lời giải thích rất rõ: “Nơi xa nhất của Trung Quốc bắt đầu từ phía Nam đảo Hải Nam ở 18 độ vĩ Bắc, rồi từ đó ngược lên phía bắc đến vĩ độ 42 độ”. Trung Quốc chỉ thực sự bước chân lên quần đảo Hoàng Sa năm 1909 khi quần đảo này đã thuộc Việt Nam, không còn là đất vô chủ. Về Trường Sa, cho tới tận năm 1932, Công hàm ngày 29 tháng 9 năm 1932 của Phái đoàn Ngoại giao Trung Hoa dân quốc tại Paris vẫn còn khẳng định các nhóm đảo “Amphitrite” (Lưỡi Liềm) và “Croissant” (An Vĩnh) của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) “tạo thành phần lãnh thổ Trung Quốc nằm tận cùng ở phía Nam”. Trung Quốc đã không đưa ra được bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hòa bình từ thời xa xưa. Các sách Hán văn cổ đều ghi nhận các hoạt động của dân đánh cá và dân buôn Ả Rập, Ấn Độ, Ma-lay, Việt, và vùng Vịnh trong vùng biển này, không có một bằng chứng nào cho thấy Biển Đông hoàn toàn là “ao hồ Trung Quốc”. Các chính quyền phong kiến Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì có lợi cho họ một sự độc tôn nào trong vùng biển này, khả dĩ có thể loại bỏ hoạt động khai thác của các Đội Hoàng Sa và Bắc Hải của triều Nguyễn. Ngược lại còn có những hành động thừa nhận tính hợp pháp của các hoạt động đó như trường hợp năm 1774: quan huyện Văn Xương giúp đội viên Đội Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ bị bão dạt vào đất Trung Quốc. “Đường đứt khúc 9 đoạn” của Trung Quốc không phải là một con đường có tính ổn định và xác định. Từ 11 đoạn, nó đã phải bỏ đi hai đoạn trong Vịnh Bắc Bộ vì quá vô lý. Tính chất không liên tục của đường này được các tác giả Trung Quốc giải thích để cho “những điều chỉnh cần thiết trong tương lai”. Một con đường như vậy rõ ràng không thể nào lại được coi là “biên giới quốc gia” theo luật pháp quốc tế. Đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là tính ổn định và dứt khoát. Trong một xã hội có trật tự riêng, các đường biên giới là một trong số các thể chế ổn định nhất từ tất cả các thể chế. Vậy mà ở đây đến cả người Trung Quốc, tác giả của đường này, còn chưa biết nó đi thế nào, thì sao có thể gọi đó là biên giới quốc gia được? (2) Sự liên tục của việc thực thi quyền lực đó theo thời gian; (3) Quan điểm của các quốc gia khác đối với yêu sách đó. Ngoài ra, một quốc gia yêu sách danh nghĩa lịch sử phải có trách nhiệm đưa ra bằng
chứng đối với các vùng nước có vấn đề đang tranh cãi này. Cả trên phương diện pháp lý, lịch sử và thực tiễn, Trung Quốc đã không đưa ra được bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách thực sự, liên tục, hòa bình… Các chính quyền Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì sự quản lý độc tôn nào trong vùng biển này. Mặc dù trước đó, đường yêu sách này đã được thể hiện nhiều lần trên bản đồ Trung Quốc, nhưng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ có một tuyên bố chính thức nào về “đường lưỡi bò” của mình; thậm chí, trong những văn bản pháp lý quan trọng của Trung Quốc về các vùng biển (Tuyên bố về Lãnh hải 1958, Luật về Lãnh hải và vùng tiếp giáp 1992, Tuyên bố về đường cơ sở 1996; về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 1998) đều không hề nhắc đến đường yêu sách này. Có thể khẳng định, từ khi xuất bản bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò” trên Biển Đông cho đến trước ngày 7/5/2009 thì cả chính quyền Trung Hoa dân quốc cũng như Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đều chưa bao giờ chính thức yêu sách hay có lời giải thích gì về “đường lưỡi bò”. Vì vậy, các quốc gia khác đã không lên tiếng phản đối vấn đề này là lẽ đương nhiên. Sự im lặng này không được coi là “mặc nhiên thừa nhận”. Mặt khác, năm 1951, tại Hội nghị San Francisco, các nước tham dự đã bác đề nghị của Liên Xô (cũ) về việc trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… Thực tế, tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đòi hỏi của các nước khác trong vùng đối với một bộ phận của quần đảo Trường Sa đã chứng minh đường yêu sách của Trung Quốc chưa bao giờ có được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế. Vì vậy, về mặt lịch sử, Trung Quốc không thể khẳng định yêu sách “đường lưỡi bò” do chính họ tự vẽ ra từ năm 1947, với lý do không có ai phản đối.
Thứ ba, Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Từ lâu, quần đảo này đã thuộc chủ quyền của Việt Nam, không phải là lãnh thổ vô chủ. Hơn nữa, trong Công hàm ngày 29/9/1932 của phái đoàn ngoại giao Trung Hoa dân quốc tại Pa-ri khẳng định các nhóm đảo Lưỡi Liềm, An Vĩnh của quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) “tạo thành lãnh thổ Trung Quốc nằm tận cùng ở phía Nam”. Như vậy, quần đảo Trường Sa chưa hề xuất hiện trên bản đồ chủ quyền của Trung Quốc. Lịch sử đã ghi nhận, các quốc gia trong khu vực vẫn tiến hành mọi hoạt động trên Biển Đông, như: Hàng hải, dầu khí, nghề cá… một cách bình thường mà không hề gặp phải sự ngăn cản nào của Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc không thể nói mình đã thực hiện chủ quyền thực sự một cách liên tục và hoà bình đối với Biển Đông từ năm 1947. “Đường lưỡi bò” được Trung Quốc thể hiện trên sơ đồ đính kèm Công hàm ngày 7/5/2009 cũng không thể mang lại cho Trung Quốc quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển nằm phía trong đường này theo quy chế vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật Biển 1982; bởi vì, bản chất tiến bộ của Công ước Luật Biển 1982 đã công nhận và mở rộng quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên gắn với lãnh thổ của mình; trong khi đó, “đường lưỡi bò” cách xa lục địa Trung Quốc hàng ngàn km… Rõ ràng, yêu sách của Trung Quốc không phù hợp các quy định của Công ước Luật Biển 1982. Theo luật pháp quốc tế, “đường yêu sách do Trung Quốc tự vẽ dựa theo bản đồ của một cá nhân là hoàn toàn không có cơ sở khoa học, không có giá trị pháp lý quốc tế và không ai có thể chấp nhận được và nội dung công hàm của phía Trung Quốc và bản đồ kèm theo công hàm đó đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông”.
Thứ tư, trong phán quyết của Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển trong vụ kiện giữa Cộng hoà Philippines và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Tòa đã tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong “đường lưỡi bò”. Tòa Trọng tài cho rằng trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong UNCLOS. Toà cũng nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy, Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong “đường 9 đoạn”. Theo Tòa Trọng tài, Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại không thể khắc phục đối với hệ san hô ở quần đảo Trường Sa. Tòa khẳng định các tàu hành pháp Trung Quốc tạo ra nguy cơ xảy ra va chạm cao khi tiếp cận tàu Philippines. Phán quyết còn cho rằng Trung Quốc đã cản trở các quyền của ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough bằng cách ngăn họ tiếp cận khu vực này. Ngoài ra, việc Trung Quốc cải tạo đất, xây dựng các đảo nhân tạo là không phù hợp với nghĩa vụ của một quốc gia trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Từ góc độ luật pháp quốc tế cũng như tình hình thực tế các hoạt động thực thi chủ quyền của các nước trên khu vực Biển Đông từ trước đến nay cho thấy, yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là một yêu sách không có giá trị pháp lý quốc tế, không được các nước, và các học giả trên thế giới công nhận. Thậm chí yêu sách này còn bị chỉ trích mạnh mẽ vì tính phi lý và hão huyền của nó. Ngay sau khi Trung Quốc gửi công hàm phản đối Việt Nam và Malaysia, ngày 08/5/2009, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã có Công hàm số 86/HC-2009 gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc bác bỏ công hàm và sở đồ nói trên. Cùng ngày, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam cũng đã trả lời phỏng vấn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và coi yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc thể hiện trên sơ đồ là “không có giá trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn”.
Trung Cộng đưa ra hạn ngạch miễn thuế
cho 10 triệu tấn đậu nành của Hoa Kỳ
Tin từ Bắc Kinh/ Singapore – Hôm thứ ba (22/10), Trung Cộng cho phép 10 triệu tấn hạn ngạch miễn thuế khi các nhà máy nghiền đậu nành lớn của Trung Cộng nhập cảng đậu nành từ Hoa Kỳ. Hạn ngạch trên được áp dụng đối với các nhà máy nghiền thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, và các nhà giao dịch quốc tế lớn với các nhà máy nghiền ở Trung Cộng.
Theo nguồn tin từ những người tham dự, quyết định trên được đưa ra tại một cuộc họp bởi phòng hoạch định nhà nước, thuộc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia. Theo Reuters, cuộc họp được thực hiện sau khi diễn ra các cuộc đàm phán thương mại vào đầu tháng 10/2019 giữa hai nước. Tại đây, tổng thống Trump cho biết ,Trung Cộng đồng ý mua tới 50 tỷ Mỹ kim sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ hàng năm. Tuy nhiên, các thương nhân cho biết, trong những tuần sau các cuộc hội đàm, Trung Cộng mua ít nhất 480,000 tấn đậu nành Brazil trị giá khoảng 170 triệu Mỹ kim, và tránh xa thị trường Hoa Kỳ. Một nguồn tin thân cận với sự việc cho hay, Bắc Kinh gửi một thông điệp tới các nhà nhập cảng rằng cần lưu ý đến cục diện tình hình. Bên cạnh đó, nguồn tin này cũng đề cập đến mong muốn của Bắc Kinh để thể hiện thiện chí trong các cuộc đàm phán. Hợp đồng đậu nành hoạt động mạnh nhất của Ủy ban thương mại Chicago tăng khoảng 1.2% lên 9.5 Mỹ kim một giạ, với hy vọng Trung Cộng có thể mua thêm từ Hoa Kỳ.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/trung-cong-dua-ra-han-ngach-mien-thue-cho-10-trieu-tan-dau-nanh-cua-hoa-ky/
Hãy thận trọng với các Học Viện Khổng Tử Trung Quốc!
Vào lúc mà các hành động của Trung Quốc để buộc các cá nhân hay tập thể nước ngoài phải ép mình theo quan điểm của Bắc Kinh ngày càng lộ liễu, điều được nhật báo Anh Financial Times gọi là « chế độ kiểm duyệt của Trung Quốc đang bành trướng ra bên ngoài biên giới », tạp chí Mỹ Foreign Policy ngày 15/10/2019 đã nêu bật trường hợp cụ thể của các Học Viện Khổng Tử Trung Quốc được cắm vào trong các trường đại học Phương Tây. Bài phân tích mang tựa đề không thể rõ ràng hơn : « Tuyên truyền của Trung Quốc không có chỗ đứng trong khuôn viên trường đại học ».
Đối với tác giả là Andreas Fulda, thuộc Viện Nghiên Cứu Châu Á của Đại học Nottingham tại Anh Quốc, vấn đề đã nghiêm trọng đến mức mà Nhà nước phải can thiệp vào vấn đề hợp tác giữa các Học Viện Khổng Tử Trung Quốc với các trường đại học của nước mình, chứ không thể để cho các đại học tự xử lý.
Đà bành trướng của các Học Viện Khổng Tử đang bị khựng lại
Ghi nhận đầu tiên của nhà nghiên cứu Fulda là trong 15 năm gần đây, với đà bành trướng ngày càng mạnh của các Học Viện Khổng Tử Trung Quốc, một vấn đề đã luôn luôn được gợi lên : Vai trò của các
Học Viện Khổng Tử, do Nhà nước Trung Quốc tài trợ và điều hành, trong việc mở rộng quyền kiểm duyệt của Bắc Kinh trên các trường đại học phương Tây.
Kể từ năm 2004, đã có khoảng 550 Học Viện Khổng Tử đã được mở ra trên toàn thế giới, với gần 100 ở Mỹ và 29 ở Vương Quốc Anh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, giới lãnh đạo các trường đại học trên khắp thế giới đã bớt nhiệt tình hẳn đối với việc đón nhận các Học Viện Khổng Tử. Bên cạnh đó, số lượng các viện này bị đóng cửa ngày càng tăng.
Theo tác giả bài phân tích, có hai nguyên nhân giải thích hiện tượng khựng lại kể trên. Một là phản ứng địa chính trị ngày càng tăng chống lại một đảng Cộng Sản Trung Quốc càng lúc càng độc đoán dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình và hai là chính các Học Viện Khổng Tở cũng phải chịu làn sóng đàn áp chính trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc tương tự như mọi định chế khác của Trung Quốc, kể cả khi ở ngoài nước.
Vai trò quảng bá tư tưởng, đường lối của Bắc Kinh
Đối với ông Fulda, các Học Viện Khổng Tử trong các trường đại học phương Tây đóng một vai trò kép, vừa là một cơ quan văn hóa, vừa là một tổ chức chính trị.
Các Học Viện Khổng Tử đã bị chỉ trích vì liên tục đi chệch ra ngoài nhiệm vụ chính được tuyên bố công khai của họ là giúp đào tạo tiếng Quan Thoại, để lao vào lãnh vực tư tưởng và ý thức hệ.
Đã có những bằng chứng cho thấy là các tài liệu học tập của Viện đã bóp méo lịch sử Trung Quốc đương đại và ém nhẹm các thảm họa nhân đạo do đảng Cộng Sản gây ra như cuộc Đại Nhảy Vọt (1958-1961) và Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976).
Tại các sự kiện của Học Viện Khổng Tử, các vấn đề nhạy cảm như Đài Loan, Tây Tạng và Thiên An Môn cũng không thể được thảo luận công khai. Ví dụ như vào năm 2014, một hội nghị tại Braga, Bồ Đào Nha, với sự đồng tài trợ của cả trụ sở trung ương của Học Viện Khổng Tử lẫn Hiệp Hội Tưởng Kinh Quốc vì Trao Đổi Học Giả Quốc Tế có trụ sở tại Đài Loan, đã bị bà Hứa Lâm (Xu Lin), lãnh đạo Học Viện Khổng Tử làm gián đoạn một cách thô bạo.
Và căn cứ theo các điều kiện của chỉ thị gọi là « Bảy Điều Không Được Nói », thì khi ở nước ngoài, các cán bộ giáo dục Trung Quốc bị cấm không được nói về các giá trị phổ quát, quyền tự do ngôn luận, xã hội dân sự, dân quyền, các lỗi lầm lịch sử của đảng Cộng Sản Trung Quốc, giới tư sản của chế độ và quyền độc lập của tư pháp.
Bài viết của tạp chí Foreign Policy còn ghi nhận là ngay cả giới nghiên cứu Trung Quốc cũng đang tự kiểm duyệt.
Một cuộc khảo sát gần đây đã cho thấy rằng trước chế độ kiểm duyệt ngày càng tăng của đảng Cộng Sản Trung Quốc, giới nghiên cứu đã sử dụng một số chiến thuật ứng phó. Gần một nửa – khoảng 48% – số người được hỏi đã thích nghi cách họ mô tả dự án để tiếp tục thực hiện, 25% thay đổi trọng tâm của dự án và 15% đã ngừng dự án vì lo ngại về tính chất nhạy cảm – hoặc tính chất khả thi – vì khả năng không được phép tham khảo các tài liệu lưu trữ ở Trung Quốc làm cho nhiều dự án không thể thực hiện được.
Theo nhà nghiên cứu Fulda, các Học Viện Khổng Tử còn mang đến một yếu tố khác : Hy vọng được tài trợ và nỗi lo sợ bị mất nguồn tài chánh.
Tranh chấp với đại học tại chỗ : ví dụ đại học Lyon tại Pháp.
Khi thảo luận về vai trò gây tranh cãi không kém của các hiệp hội sinh viên Trung Quốc có mối quan hệ chặt chẽ với các đại sứ quán Trung Quốc, học giả người Anh Martin Thorley gần đây đã dùng thuật ngữ « mạng lưới tiềm ẩn » để chỉ các công cụ mà Nhà nước Trung Quốc dùng để gây áp lực ra bên ngoài.
Các tổ chức trong mạng lưới đó không nhất thiết bị đảng Cộng Sản Trung Quốc kiểm soát trực tiếp trong các công việc hàng ngày của họ, nhưng họ phụ thuộc vào sự bảo trợ của Đảng và do đó, chịu sự chỉ đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Số phận của Học Viện Khổng Tử Lyon (LCI), đặt tại trưởng Đại Học Lyon ở miền đông nam nước Pháp nêu bật nguy cơ mà các Học Viện Khổng Tử trong tư cách là mạng lưới tiềm ẩn gây ra.
Vào mùa thu năm 2012, viên giám đốc được Bắc Kinh cử qua phụ trách Học Viện Khổng Tử Lyon đã đòi áp dụng tại viện này một chương trình giảng dạy theo kiểu Trung Quốc. Tranh chấp đã nổ ra với phía lãnh đạo người Pháp. Khi chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của Học Viện Lyon là ông Gregory Lee thành công trong việc chống lại chương trình theo kiểu Trung Quốc mà giám đốc học viện người Trung Quốc muốn áp đặt, quan hệ giữa Đại Học Lyon với Hán Biện (Hanban), trụ sở trung ương của các Học Viện Khổng Tử ở Bắc Kinh, đã xấu hẳn đi, với kết quả là Học Viện Khổng Tử Lyon đã bị đóng cửa.
Đối với ông Fulda, bất kỳ trường đại học nào khác trên thế giới hiện đang hợp tác với các Học viện Khổng Tử, trong tương lai đều có thể chia sẻ số phận của Lyon.
Chính quyền sở tại nên can thiệp
Tất cả điều này chỉ ra một sự thật quan trọng : Quyết định tổ chức các Học viện Khổng Tử trong các trường đại học phải do Nhà nước đưa ra.
Theo ông Fulda, trừ phi họ sẵn sàng chấp nhận sự kìm kẹp của đảng Cộng Sản Trung Quốc đối với các tổ chức của chính họ, các chính phủ trên toàn thế giới nên cấm các Học Viện Khổng Tử hoạt động trong các khuôn viên trường đại học. Đây không phải là một kiểu chống cộng cực đoan, mà là một biện pháp bảo vệ quyền tự chủ học thuật và tự do ngôn luận, chống lại việc đảng Cộng Sản Trung Quốc dùng tiền làm sức mạnh để khống chế các đại học.
Sự can thiệp của Nhà nước như vậy cũng sẽ cung cấp vỏ bọc cần thiết giúp các trường đại học chấm dứt các thỏa thuận hợp tác hiện có với các Học Viện Khổng Tử mà không bị buộc tội bài xích Trung Quốc.
Ông Fulda cũng đưa ra một giải pháp là bên ngoài các trường đại học, các Học Viện Khổng Tử hoàn toàn có thể đăng ký hoạt động như bất kỳ một tổ chức văn hóa nào khác hoạt động ở nước ngoài. Đây là chính là cách các tổ chức văn hóa phương Tây như Viện Goethe của Đức, British Council của Anh và Viện Văn Hóa Pháp hoạt động trên toàn cầu..
Và nếu thấy rằng Trung Quốc quan trọng, vì lý do an ninh quốc gia hay xã hội và văn hóa, các nước phương Tây cần đầu tư đúng mực, bù đắp cho việc mất doanh thu hạn chế bằng cách tài trợ đầy đủ cho ngành học tiếng Hoa và nghiên cứu Trung Quốc đương đại.
Các nhà giáo dục phương Tây vẫn có trách nhiệm chủ động thu hút các sinh viên và học giả Trung Quốc với tư cách cá nhân và đi đầu trong việc giới thiệu sinh viên của mình qua học tại Trung Quốc, thay vì để cho đảng Cộng Sản Trung Quốc và các cơ quan ngoại vi của họ độc quyền thao túng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191023-hay-than-trong-voi-cac-hoc-vien-khong-tu-trung-quoc
Hoàng quý phi Thái Lan
bị tước bỏ mọi danh hiệu như thế nào?
Hôm 21/10, bà Sineenat Wongvajirapakdi đột nhiên bị nhà vua tước bỏ mọi danh hiệu và cấp bậc hoàng gia, chỉ vài tháng sau khi bà được sắc phong tước hiệu này.
Hồi tháng 7, Sineenat Wongvajirapakdi được phong tước hiệu Hoàng quý phi bên cạnh Hoàng hậu mới. Tuy nhiên, nay thì thông cáo chính thức của Hoàng gia Thái Lan cho biết, bà Sineenat Wongvajirapakdi bị trừng phạt vì cố “đặt mình ngang hàng với Hoàng hậu.”
Theo một số nhà quan sát, việc bà bị tước bỏ tước hiệu cho thấy nhiều điều về hướng đi của chế độ quân chủ Thái Lan, cũng như về những hành vi mà bà bị trừng phạt.
Vua Thái tước mọi danh hiệu của Hoàng quý phi
Tân Hoàng quý phi Thái Lan lái phản lực cơ
Quốc vương mới của Thái Lan, vua Maha Vajirusongkorn lên ngôi năm 2016 sau khi cha ông qua đời.
Ở Thái Lan, mọi hành vi phỉ báng Hoàng gia và chỉ trích chế độ quân chủ bị trừng phạt nặng theo luật ‘phạm thượng’ (lèse-majesté) và những người có hành vi này sẽ chịu án tù.
Hoàng quý phi là gì?
Hoàng quân hoặc hoàng phi là từ dùng để chỉ vợ, chồng hoặc bạn đời của một vị vua hoặc nữ hoàng đang trị vì.
Nhưng ở Thái Lan, hoàng quý phi được sử dụng dành cho một người bạn đời của vua bên cạnh Hoàng hậu – người vợ chính thức của vua.
Sineenat, 34 tuổi, là hoàng quý phi đầu tiên ở Thái Lan trong gần một thế kỷ qua. Khi bà nhận tước hiệu này vào tháng 7, bà được xem là người bạn đời chính thức của vua – nhưng không phải là Hoàng hậu – sau khi nhà vua kết hôn với người vợ thứ tư, Hoàng hậu Suthida.
Trong lịch sử, chế độ đa thê và việc nhà vua lấy nhiều vợ đã được hoàng gia Thái Lan sử dụng nhằm bảo đảm sự trung thành của các gia đình quyền lực trên khắp vương quốc.
Nhiều thế kỷ nay, các vị vua Thái Lan đã lấy nhiều vợ. Nhưng lần cuối cùng một vị vua Thái Lan có một hoàng quý phi là vào những năm 1920.
Và danh hiệu này đã không được sử dụng kể từ khi đất nước này chuyển sang chế độ quân chủ lập hiến vào năm 1932.
Chúng ta biết gì về bà Sineenat?
Thông tin về bà khá sơ sài, trừ tiểu sử do hoàng gia công bố vào thời điểm đó.
“Chúng ta chỉ có thể biết những gì mà hoàng gia muốn chúng ta biết về quá khứ của bà,” Pavin Chachavalpongasta, Phó giáo sư nghiên cứu về Đông Nam Á tại Đại học Kyoto, giải thích.
Sinh năm 1985, bà Sineenat đến từ miền bắc Thái Lan. Đầu tiên, bà làm y tá.
Sau khi bà có mối quan hệ với Vajirusongkorn, khi đó còn là Thái tử, cuộc sống của bà đã thay đổi.
Bà trở thành vệ sĩ, phi công, lính nhảy dù và gia nhập vào đội cận vệ hoàng gia. Đầu năm nay, bà được bổ nhiệm Thiếu tướng.
Nhưng vinh dự nhất vẫn là việc bà được phong tước hiệu Hoàng quý phi đầu tiên, sau gần một thế kỷ qua tại Thái Lan, vào tháng Bảy vừa rồi.
Ngay sau đó, hình ảnh của bà trên một chiếc máy bay tiêm kích được hoàng gia công bố, cùng với thông tin tiểu sử chính thức. Nhưng nay, chúng đã bị gỡ khỏi trang web chính thức.
Điều gì đã xảy ra cho bà Sineenat?
Theo thông báo chính thức, đăng trong công báo của hoàng gia, bà Sineenat bị tước bỏ tước hiệu vì “hành vi sai trái và không trung thành với quốc vương.”
Tuyên bố nói rằng bà “tham vọng” và cố “đặt mình ngang hàng với Hoàng hậu.”
“Hành vi của Hoàng quý phi bị coi là thiếu tôn trọng,” thể hiện “sự bất tuân chống lại Vua và Hoàng hậu” và lạm dụng quyền lực của mình khi ra lệnh thay cho nhà vua.
Theo tuyên bố này, nhà vua đã nhận thấy rằng “bà ta không biết ơn với tước hiệu được ban, bà đã không hành xử đúng với tước hiệu của mình.”
Hồi tháng Bảy, bà Sineenat knelt được phong tước hiệu Hoàng quý phi.
Tamara Loos, Giáo sư về lịch sử Thái Lan tại Đại học Cornell, cho rằng, sự thiếu minh bạch về những gì đã xảy ra có thể là chìa khóa để hiểu rõ hơn về chuyện này.
“Trong những tình huống như vậy, thường sẽ có một hệ thống bảo trợ đằng sau hậu trường. Bà Sineenat có thể cũng có một hệ thống bảo trợ đó, nhưng có thể bà ấy đã không sử dụng hiệu quả”. Giáo sư Tamara Loos nói.
Bà Loos cũng nói thêm rằng, ngôn ngữ trong tuyên bố đưa ra về việc tước bỏ danh hiệu của bà Sineenat “gợi nhớ về thời đại mà phụ nữ không thể có quyền lực chính trị trực tiếp. Bởi vậy, người ta thường dùng chữ ‘tham vọng’ khi nói về những phụ nữ ‘có ảnh hưởng’.”
Đối với bà Loos, tuyên bố này phù hợp với những gì bà xác định là “sự trỗi dậy của một chế độ quân chủ tuyệt đối hiện đại ở Thái Lan.”
Thái tử Vajiralongkorn sắp lên ngôi vua
Dân Thái thương tiếc Vua Bhumibol
Công chúa Thái Lan ra ứng cử chức thủ tướng
Vua Thái không tán thành cho chị ruột ra tranh cử
Điều gì sẽ xảy ra với bà Sineenat?
Cho đến nay, bà Sineenat chỉ bị tước danh hiệu và chưa rõ điều gì sẽ xảy đến với bà.
“Chúng tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra với bà ấy,” ông Pavin giải thích, và nói thêm rằng, các chi tiết khó có thể công khai.
Cũng như những thông tin về quá khứ của bà Sineenat, thông tin tương lai của bà có thể sẽ bị hoàng gia kiểm soát.
Việc bà Sineenat bất ngờ bị phế truất lặp lại những gì đã xảy ra với hai người vợ cũ của vua Vajirusongkorn.
Năm 1996, vua Thái tố cáo người vợ thứ hai của mình, bà Sujarinee Vivacharawongse – đã trốn sang Hoa Kỳ – và chối bỏ bốn người con trai của ông với bà này .
Năm 2014, người vợ thứ ba của ông, bà Srirasmi Suwadee – hiện không rõ nơi ở – cũng bị tước mọi tước hiệu và bị trục xuất khỏi hoàng gia. Cha và mẹ của bà bị bỏ tù vị tội khi quân; còn con trai của bà, năm nay 14 tuổi, được vua Vajirusongkorn nuôi dưỡng.
Những người vợ cũ của nhà vua chưa bao giờ đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về hoàn cảnh cụ thể của họ.
Chúng ta còn biết thêm gì nữa?
Dân Thái thương tiếc Vua Bhumibol
Vua Thái giúp bóp nghẹt dân chủ?
Hình ảnh làm chấn động cả Thái Lan
Kể từ khi lên nắm quyền, vua Vajirusongkorn đã thực thi quyền lực của mình một cách trực tiếp hơn so với cha.
Đầu năm nay, hai đơn vị quân đội quan trọng nhất ở thủ đô Bangkok được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của ông, cho thấy sự tập trung quyền lực quân sự chưa từng thấy ở nước Thái Lan hiện đại vào tay hoàng gia.
“Ngôn ngữ dùng để buộc tội bà Sineenat là cách nhà vua muốn hợp pháp hóa sự trừng phạt dành cho bà ấy,” ông Pavin giải thích.
Bà Loos cũng đồng ý rằng, nhà vua đang gửi đi một thông điệp về quyền lực của ông.