Tin khắp nơi – 23/09/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 23/09/2018

TNS Grassley cho bà Christine Blasey Ford

thêm thì giờ quyết định ra điều trần

The Hill – Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng Viện Hoa Kỳ Charles Grassley tối qua tuyên bố ông sẽ cho bà Christine Blasey Ford thêm thì giờ nhằm quyết định có ra điều trần hay không về vụ bà tố cáo ông Brett Kavanaugh đã hãm hiếp bà trong thập niên 1980.

Trên trang mạng Twitter, ông Grassley cho hay ông vừa cho kéo dài thì giờ thêm thời gian cho tiến sĩ Ford để bà có muốn thật sự ra điều trần về lời tố cáo của bà đưa ra trong tuần trước hay không.

Nhưng ông Grassley không nói rõ khoảng thời gian ông gia tăng cho bà Ford là bao nhiêu, nhưng lời loan báo của ông khởi động cho tiến trình thương thảo về một cuộc điều trần công khai của bà Ford.

Ông Grassley viết: “Bà Ford cần có quyết định để chúng ta đi tới, tôi muốn nghe bà ấy muốn nói những gì”. Ông cũng cho biết ủy ban của ông đã cho bà Ford 5 lần gia hạn để bà quyết định có muốn đi gặp các thành viên trong ủy ban của ông hay không.

Sau đó ông viết riêng cho bà Ford như sau: “Tiến sĩ Ford, nếu bà có thay đổi quyết định, xin hãy lên tiếng để chúng ta đi tới, tôi muốn nghe bà điều trần. Bả hãy đến với chúng tôi hay để chúng tôi đến với bà”

Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng Viện Hoa Kỳ Charles Grassley. Photo Credit: The Hill

Ông Grassley hạn cho bà Ford 10 giờ tối thứ sáu là thời gian cuối để bà trả lời về quyết định của bà và ông cũng đe dọa trong trường hợp bà vẫn giữ im lặng thì đến thứ hai tuần sau, Ủy ban Tư pháp Thượng Viện sẽ bỏ phiếu chuẩn thuận cho ông Kavanaugh

Trần Vũ

https://www.baocalitoday.com/hoa-ky/tns-grassley-cho-ba-christine-blasey-ford-thi-gio-quyet-dinh-ra-dieu-tran.html

 

Vụ Kavanaugh: Người cáo buộc

chấp nhận điều trần trước Thượng Viện Mỹ

Minh Anh

Dưới áp lực chính trị, người phụ nữ cáo buộc ông Kavanaugh ứng viên chức thẩm phán Tối Cao Pháp Viện cuối cùng đã chấp nhận ra điều trần trước Thượng Viện vào cuối tuần tới bất chấp các lời đe dọa.

Bà Christine Ford, giảng viên ngành Tâm lý học cáo buộc Brett Kavanaugh « xâm hại tình dục » khi bà còn là học sinh trung học.

Từ San Francisco, thông tín viên đài RFI, Eric de Salve cho biết thêm:

«Ngày giờ và cách thức cụ thể về cuộc điều trần vẫn còn đang thương lượng, nhưng Christine Ford sẽ phải điều trần trước Thượng Viện vào cuối tuần tới. Các nghị sĩ đảng Cộng Hòa muốn thúc đẩy nhanh vụ việc đã ra thời hạn cuối cùng là thứ Sáu (28/09) tới đây, đồng thời dọa sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu chấp thuận việc bổ nhiệm ông Kavanaugh mà không cần nghe lời chứng.

Về phần mình, bà Christine Ford mong muốn được trình bày trước các nghị sĩ ngày thứ Năm cùng với một nhân chứng của vụ việc. Hiện là giáo sư ngành Tâm lý học trường đại học Palo Alto, ở California, bà Ford cáo buộc thẩm phán Brett Kavanaugh, nổi tiếng bảo thủ và theo công giáo, đã cưỡng hiếp bà trong một buổi tiệc rượu khi mà cả hai còn là học sinh trung học trong những năm 1980.

Thách thức rất lớn, do bởi lời chứng của bà có thể ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm Brett Kavanaugh, ứng viên do ông Donald Trump đề cử vào Tối Cao Pháp Viện. Theo những người phản đối, việc bổ nhiệm này rất có thể làm thay đổi thế cân bằng chính trị tại Tòa Án Tối Cao và đe dọa đến quyền phá thai, cũng như các quyền của người da đen hay đồng tính.

Hôm thứ Sáu (21/09), trên mạng Twitter, ông Donald Trump đã tỏ ra ngạc nhiên vì sự im lặng của Christine Ford trong hơn 30 năm qua. Việc đặt câu hỏi nghi ngờ lời nói của một nạn nhân từ nguyên thủ Mỹ ngay lập tức đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ.

Nữ nghị sĩ bang California, bà Diane Feinstein người đầu tiên tiết lộ các cáo buộc này đã đáp lại: Chúng ta phải đối xử với những người sống sót sau các hành động xâm hại tình dục, với thái độ tôn trọng, đừng nên sỉ nhục họ, cũng đừng nên cố ép họ giữ im lặng mãi ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180923-vu-kavanaugh-nguoi-cao-buoc-chap-nhan-dieu-tran-truoc-thuong-vien-my

 

Nga đã hết kiên nhẫn, Mỹ đối mặt với ác mộng?

Mỹ lại bất ngờ tung ra thêm đòn trừng phạt Nga. Thông tin này chắc chắn sẽ khiến Moscow tức giận và từ bỏ hy vọng khôi phục lại quan hệ đang căng thẳng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.

Hồi đầu tháng 8, Mỹ đã ra thông báo về một gói biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga vì cáo buộc Moscow liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái ông này ở Anh hồi tháng 3.

Mỹ hôm qua (20/9) đã thêm vào danh sách trừng phạt ngành quốc phòng và tình báo Nga thêm 33 cá nhân và thực thể. Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ ai hợp tác hay làm ăn giao dịch với những cá nhân hay thực thể có tên trong danh sách trừng phạt của Mỹ đều sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt theo Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA), Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí được phát đi ngày hôm qua.

“Ngoại trưởng Mỹ đã thêm 33 cá nhân và thực thể vào Danh sách Cá nhân Cụ thể liên quan đến điều 231 của Đạo luật CAATSA vì việc họ là một phần hoặc họ hoạt động cho những cơ quan trong lĩnh vực quốc phòng và tình báo của Chính phủ Liên bang Nga”, bản thông cáo báo chí đã viết như vậy. “Bất kỳ ai cố tình giao dịch hoặc hợp tác với bất kỳ cá nhân hay thực thể nào có tên trong danh sách sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt theo Điều 231 của Đạo luật CAATSA.”

Bình luận về bước đi mới nhất nói trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauer cho biết, chính quyền Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện đạo luật CAATSA và kêu gọi các nước khác chấm dứt hợp tác hay giao dịch với những nhân vật trong ngành quốc phòng và tình báo của Nga.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện tích cực đạo luật CAATSA và kêu gọi tất cả các nước ngừng quan hệ với ngành quốc phòng và tình báo Nga – cả hai ngành này đều có liên quan đến các hoạt động xấu trên khắp thế giới”, phát ngôn viên Nauert nói.

Thời gian qua, Nga liên tiếp phải hứng chịu các biện pháp trừng phạt của Mỹ vì cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ và thực hiện vụ đầu độc cựu điệp viên Nga ở nước Anh.

Moscow phủ nhận mọi cáo buộc trên nhưng điều đó không ngăn được việc Washington tiếp tục dồn ép Nga. Lần gần đây nhất Mỹ tung đòn trừng phạt Nga là vào tháng 8 sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, họ xác định Nga là thủ phạm sử dụng chất độc thần kinh Novichok để cố tình thực hiện vụ đầu độc cha con nhà cựu điệp viên Skripal. Các biện pháp trừng phạt được cho là sẽ chính thức có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 22/8 tới.

Nga và phương Tây đã rơi vào một đối đầu căng thẳng sau khi hồi đầu tháng Ba xảy ra một vụ đầu độc bằng chất độc thần kinh ở Salisbury, cách thủ đô London khoảng 154km. Nạn nhân của vụ đầu độc là cựu điệp viên hai mang của Nga – ông Sergei Skripal và con gái ông này. Ông Skripal và con gái được tìm thấy bất tỉnh nhân sự trên một chiếc ghế đá ngoài công viên vì bị đầu độc bằng chất độc thần kinh. Ông Skripal từng làm việc cho một cơ quan tình báo quân sự của Nga và sau đó là Bộ Ngoại giao Nga. Ông này bị bắt ở Moscow năm 2004 và đã thú nhận bị cơ quan tình báo Anh lôi kéo làm việc cho họ gần 10 năm trước. Ông này bị kết án 13 năm tù vào năm 2006, nhưng đã được tha tội như một phần của kế hoạch trao đổi điệp viên giữa Mỹ và Nga.

Anh và các đồng minh phương Tây nhanh chóng đổ lỗi vụ đầu độc trên cho Nga dựa trên căn cứ chất độc được sử dụng trong vụ đầu độc là Novichok – một loại chất độc thần kinh cấp độ quân sự được Liên Xô phát triển vào những năm 1970.

Bước đi mới nhất của Washington chắc chắn sẽ khiến Moscow tức giận và có thể là dấu chấm hết cho hy vọng của Nga về việc khôi phục lại quan hệ với Mỹ. Hành động của Mỹ cũng có thể khiến Moscow hết kiên nhẫn và tung đòn đáp trả. Trước đó, Nga vẫn còn kiềm chế chưa tung ra các biện pháp trừng phạt để trả đũa Mỹ.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/23734-nga-da-het-kien-nhan-my-doi-mat-voi-ac-mong.html

 

Mỹ không chấp nhận điều kiện của Triều Tiên

Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định sẽ không chùn tay cho đến khi CHDCND Triều Tiên tiến hành giải giới hạt nhân.

Hãng Yonhap ngày 21.9 đưa tin giới chức Mỹ bác bỏ điều kiện của Triều Tiên đưa ra để đổi lai việc tháo dỡ bãi thử hạt nhân, đồng thời tuyên bố việc giải giới hạt nhân phải được tiến hành trước khi Washington nhượng bộ.

Tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều, lãnh đạo Kim Jong-un bày tỏ thiện chí đóng cửa cơ sở hạt nhân tại Yongbyon nếu Mỹ có “các biện pháp tương xứng”.

Được hỏi về việc Mỹ có chấp thuận không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho biết quan điểm của Washington là không thay đổi.

“Tôi nghĩ rằng tôi sẽ nhắc lại những gì tôi đã đề cập về vấn đề này trước đây, và không gì có thể xảy ra nếu chưa có giải giới hạt nhân. Việc giải giới hạt nhân phải được tiến hành trước”, bà Nauert phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ.

Nhà lãnh đạo Kim còn cam kết sẽ tháo dỡ bải thử tên lửa với sự chứng kiến của các thanh sát viên quốc tế. Tuy nhiên, ông chưa đề cập đến các tổ chức hay quốc gia cụ thể.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lại hoan nghênh quyết định của ông Kim về việc tháo dỡ các cơ sở này “với sự chứng kiến của các thanh sát viên Mỹ và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)”.

Trong diễn biến liên quan, giám đốc chương trình chính sách Mỹ-Triều thuộc Hội đồng Ngoại giao Mỹ Scott Snyder cho rằng Triều Tiên “có ý định nghiêm túc” về việc chuyển giao danh sách các đầu đạn hạt nhân cho Mỹ, nếu Washington có các biện pháp tương ứng

http://biendong.net/bi-n-nong/23725-my-khong-chap-nhan-dieu-kien-cua-trieu-tien.html

 

Mỹ dọa trừng phạt bất cứ ai

cung cấp nhiên liệu cho Bắc Triều Tiên

Thùy Dương

Hôm qua 22/09/2018, bộ Ngoại Giao Mỹ tuyên bố Washington sẽ không ngần ngại trừng phạt bất cứ cá nhân, tổ chức nào cố ý lách lệnh trừng phạt quốc tế để cung cấp chất đốt cho Bắc Triều Tiên.

Theo Reuters, đây được coi là lời cảnh báo nhắm vào Nga, vì bị tố cáo đã « gian lận » để cung cấp khí đốt cho Bình Nhưỡng.

Trong một thông cáo, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Heather Nauert chỉ trích Bắc Triều Tiên vẫn sử dụng sách lược để né lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Bà Heather Nauert cũng nhấn mạnh là các thành viên Liên Hiệp Quốc phải tiếp tục tôn trọng lệnh cấm vận chuyển chất đốt sang Bắc Triều Tiên. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ khẳng định Washington « sẽ không ngần ngại áp lệnh trừng phạt lên bất cứ cá nhân, cơ quan hay con tàu nào ủng hộ các hoạt động phi pháp của Bắc Triều Tiên », bất kể cá nhân, tổ chức đó là của nước nào.

Hồi đầu tuần qua, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Nikki Haley, đã tố cáo Nga nhiều lần vi phạm lệnh trừng phạt quốc tế nhắm vào Bắc Triều Tiên. Theo bà đại sứ, Matxcơva đang tìm cách tiếp tế chất đốt cho Bình Nhưỡng.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180923-my-doa-trung-phat-bat-cu-ai-cung-cap-nhien-lieu-cho-bac-trieu-tien

 

Mỹ tăng thuế hàng TQ chỉ là

giải pháp kỹ thuật thương mại?

Theo PGS. Nguyễn Thường Lạng, việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc thực chất chỉ là điều chỉnh kỹ thuật cán cân thương mại song phương.

Ngay trong giai đoạn tranh cử, Tống thống Mỹ Donald Trump đã đề cập đến việc lấy lại công bằng cho nền thương mại Mỹ. Đến nay, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đang sắp đến nên cần bảo đảm danh dự của lời hứa.

Thương mại thâm hụt triền miên

Kể từ năm 1985 đến hết tháng 7/2018, cán cân thương mại hàng hóa của Mỹ thâm hụt ngày càng trầm trọng với Trung Quốc. Đặc biệt, năm 2017 – hơn 1 năm sau khi Tổng thống Donald Trump nắm chính quyền, thâm hụt thương mại Mỹ-Trung đạt con số kỷ lục gần 376 tỷ USD.

Mỹ cho rằng Trung Quốc thao túng tiền tệ thông qua phá giá nhân dân tệ cũng như thực hiện thương mại không công bằng. Hàng “Made in China” giá rẻ tràn ngập trong các siêu thị và cửa hàng Mỹ làm mất việc làm của nhiều lao động Mỹ. Nếu để tình trạng này kéo dài, nền kinh tế Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc, đe dọa công nghiệp và an ninh quốc gia.

Mở “nút bấm” thuế quan cho Tổng thống Mỹ

Điều 301 Luật Thương mại Mỹ 1974 trao quyền cho Tổng thống Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt thương mại lên các nước vi phạm hiệp định hoặc ứng xử thương mại không công bằng. Nếu đàm phán bỏ biện pháp cản trở thương mại thất bại, Mỹ có quyền tăng thuế nhập khẩu lên hàng hóa nước ngoài để lấy lại cân bằng do không được nhượng bộ.

Đàm phán Mỹ – Trung không đạt được kết quả. Thuế nhập khẩu là công cụ kỹ thuật lợi hại thực hiện mục tiêu bảo đảm cân bằng cán cân và bảo vệ thương mại công bằng.

Ngày 6/7/2018, sau 34 năm thâm hụt, Mỹ lần đầu tiên tuyên bô đánh thuế vào 34 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc, con số này tăng lên 200 tỷ USD kể từ ngày 24/9. Cùng với sự gia tăng cơ sở đánh thuế, mức thuế nhập khẩu bổ sung cũng được tăng lên từ 10% đến 25% từ năm 2019. Thuế leo thang được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhất vào thời điểm hiện tại để giảm thâm hụt thương mại Mỹ-Trung.

Để tiếp tục giảm thâm hụt thương mại tương xứng với tình trạng thâm hụt tăng triền miên 34 năm, không có gì có thể cản trở việc Mỹ có thể tiếp tục mở rộng danh mục hàng nhập khẩu chịu thuế và tăng thuế bổ sung.

Bên cạnh đó, Mỹ còn khởi kiện Trung Quốc ra Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vì vi phạm sở hữu trí tuệ. Đây là các biện pháp mang tính kỹ thuật để giải quyết thâm hụt thương mại, lấy lại công bằng và cân bằng trong thời giăn ngắn. Nó tạo hiệu ứng tích cực về cách ứng xử của ông Donald Trump trước cử tri Mỹ.

Trung Quốc trả đũa mang tính “truyền thông”

Nền kinh tế Trung Quốc chưa phải là nền kinh tế thị trường cho nên có thể bị áp dụng các biện pháp phân biệt đối xử tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ. Điều này gây bất lợi khi Trung Quốc kiện Mỹ ra WTO.

Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ tối đa 130 tỷ USD – chiếm khoảng ¼ tổng kim ngach có thể chịu thuế nhập khẩu của Trung Quốc nên khi mức thuế bổ sung để trả đũa Mỹ ngang nhau thì cơ sở đánh thuế của Trung Quốc cũng ít hơn – chỉ 60 tỷ USD – chưa đến 1/3 lượng giá trị chiu thuế của hàng Trung Quốc. Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế thị trường cho nên chưa chắc toàn bộ 60 tỷ USD hàng nhập khẩu đáng phải chịu thuế nhập khẩu bổ sung của Trung Quốc.

Các tuyến bố của Trung Quốc như đánh thuế hàng nhập khẩu của Mỹ để bảo vệ “phẩm giá quốc gia”, “Trung Quốc sẵn sàng trả đũa kiên quyết”… mang tính truyền thông cao hơn so với biện pháp thực tế áp dụng. Các phản ứng của Trung Quốc thường diễn sau so với các biện pháp áp dụng của Mỹ.

Chứng khoán Mỹ chỉ chao đảo ngắn hạn

Thị trường chứng khoán Mỹ cũng chỉ chao đảo ngắn hạn trong khi đó thị trường chứng khoán Hong Kong, Thượng Hải sụt giảm. Một số cố phiếu của các công ty lớn như Alibaba,Tencent… niêm yết tại Mỹ giảm mạnh. Đồng USD giá ngắn hạn và đang trở về trạng thái cân bằng. Xuất hiện tâm lý lo lắng trong các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ và doanh nghiệp Mỹ đầu tư ở Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ cũng như chiều ngược lại, do nguy cơ tăng lượng hàng hóa không tiêu thụ được trên thị trường truyền thống. Chí phí tìm thị trường mới tạo áp lực mới đối với doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên hầu hết thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên, các tác động này chỉ mang tính ngắn hạn, vì xét về sâu xa, các biện pháp đánh thuế bổ sung chỉ là biện pháp điều chỉnh kỹ thuật tạm thời cán cân thường mại giữa hai quốc gia và “không chóng thì chầy” chúng cũng sẽ bị loại bỏ.

Thực ra, nếu có sự hợp tác chặt chẽ về chính sách thương mại Mỹ-Trung trong thế giới toàn cầu hóa và phụ luộc lẫn nhau cao độ, các tác động gây chao đảo kinh tế, thương mại và tài chính ngắn hạn này sẽ bị triệt tiêu.

Nếu Trung Quốc điều chỉnh tự nguyên hạn chế lượng hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ, tôn trọng nguyên tắc thương mại công bằng, không quá cứng nhắc các biện pháp trả đũa khi đang ở vị thế thấp và phụ thuộc quá lớn vào thị trường Mỹ thì chiến tranh thương mại theo cách nói hiện tại, chỉ là các biện pháp điều chỉnh kỹ thuật cán cận thương mại thông thường để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ và bảo vệ thương mại công bằng luôn được các quốc gia đề cao

http://biendong.net/goc-nhin-moi/23727-my-tang-thue-hang-tq-chi-la-giai-phap-ky-thuat-thuong-mai.html

 

Thị trường bắt đầu tin Mỹ sẽ đi đến cùng

về thuế quan với TQ

Vòng áp thuế mới nhằm vào 200 tỉ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc đang cho thấy quyết tâm của Mỹ trong cuộc xung đột thương mại với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

“Thị trường đang bắt đầu hiểu rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thực hiện tất cả những cảnh báo thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, và tôi nghĩ rằng Trung Quốc phải chuẩn bị trước về điều này”, Victor Chu, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn Eastern Investment Group có trụ sở tại Hồng Kông, nói với CNBC.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 17.9 đã công bố vòng thuế quan mới 10% lên 200 tỉ USD giá trị hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời cảnh báo “nếu Trung Quốc có bất cứ hành động trả đũa nào chống lại nông dân hoặc các ngành công nghiệp khác của chúng tôi, chúng tôi sẽ ngay lập tức tiến hành vòng đánh thuế thứ ba nhắm vào 267 tỉ USD giá trị hàng hóa”.

Theo ông Chu, thị trường sẽ tiếp tục lo lắng và giới đầu tư sẽ muốn lui về nơi trú ẩn an toàn. Họ cũng rất dễ dàng thanh lý phần vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà đầu tư đều phản ứng ngay lập tức. Những người có tầm nhìn dài hạn có xu hướng sẽ chờ đợi và xem xét.

“Họ sẽ chờ xem tình hình sẽ diễn ra như thế nào, đặc biệt là sau cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ vào tháng 11. Họ sẽ xem liệu xung đột thương mại có thực sự kéo dài hơn trong trung hạn và trở thành cuộc chiến thương mại toàn diện hay không, hoặc liệu sẽ có một thỏa thuận chính trị nào đó nào xuất hiện sau khoảng thời gian giữa tháng 11.2018 hay không”, ông Chu cho hay.

Bên cạnh xung đột thương mại Mỹ – Trung, hiện vẫn còn “những vấn đề thực sự” khác mà nền kinh tế toàn cầu đang phải vật lộn, bao gồm cuộc khủng hoảng các thị trường mới nổi, cũng như nguy cơ khủng hoảng tài chính có thể xảy ra sớm.

Vài tuần qua, khó khăn kinh tế đã gây tổn thương đến Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina, dẫn đến tình trạng bán tháo trong thị trường các đồng tiền mới nổi. Một số đồng tiền châu Á cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể, đồng rupiah của Indonesia đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 20 năm và đồng rupee Ấn Độ đang phải chịu sức ép không hề nhỏ.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/23696-thi-truong-bat-dau-tin-my-se-di-den-cung-ve-thue-quan-voi-tq.html

 

Chủ công ty in súng 3 chiều Texas

bị bắt giữ ở Đài Loan và trục xuất về Mỹ

Texas – Vào Thứ Sáu (ngày 21 tháng 9), nhà sáng lập của công ty sản xuất súng in 3 chiều Defense Distributed đã bị bắt tại Đài Bắc, sau khi các nhà chức trách ở Texas cáo buộc nghi can này có quan hệ tình dục với một cô gái vị thành niên.

Nghi can tên Cody Wilson, 30 tuổi, là người sáng lập công ty in súng 3 chiều Defense Distributed, đã gây tranh cãi lớn ở Mỹ trong tháng 7/2018, khi đạ được thỏa thuận với chính phủ trump định đưa tập tin in súng 3 chiều lên internet. Những người chống cho rằng đây sẽ tạo ra một thảm họa súng mới.

Hôm Thứ Tư (ngày 19 tháng 9), cảnh sát điều tra Texas cho biết họ đã được lệnh bắt giữ ông Wilson vì ông đã trả 500 mỹ kim để quan hệ tình dục với một cô gái 16 tuổi tại thủ phủ Austin, Texas. Trước khi lệnh bắt giữ được đưa ra, nghi can đã chạy trốn đến Đài Loan vào đầu tháng này, sau khi được một người bạn thông báo rằng cảnh sát đang điều tra về cô gái vị thành niên nói trên.

Vào ngày 21/09, Cody Wilson đã bị cảnh sát bắt giữ tại Đài Bắc rồi đưa đến Cơ quan Di Trú Quốc Gia của Đài Loan. Tại đây, nghi can được lệnh phải rời khỏi Đài Loan vì passport Hoa Kỳ của ông đã bị hủy.

Là người sáng lập của công ty Defense Distributed, Cody Wilson hiện đang phải đối mặt với cuộc chiến pháp lý kéo dài về việc đăng tải các bản thiết kế súng in 3 chiều lên mạng. Với bản thiết kế này, bất kỳ ai có máy in 3 chiều tại nhà đều có thể sản xuất vũ khí. Vào ngày 31/07,  các thẩm phán liên bang đã ban hành lệnh cấm toàn quốc, nhằm ngăn chặn các bản thiết kế được đăng trên mạng. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/chu-cong-ty-in-sung-3-chieu-texas-bi-bat-giu-o-dai-loan-va-truc-xuat-ve-my/

 

Bất chấp luật giảm thuế, các công ty

vẫn không chuyển lợi nhuận về Hoa Kỳ

Washington DC.- Khi quốc hội thông qua luật giảm thuế vào năm 2017, chính phủ đã hy vọng rằng một khoản lợi nhuận lớn của các công ty sẽ được chuyển về lại Hoa Kỳ, khoản tiền mà trước đây thường được lưu giữ ở nước ngoài để tránh mức thuế cao ở Hoa Kỳ.

Theo bản báo cáo chính phủ công bố tuần này, khoản lợi nhuận mà các công ty Hoa Kỳ chuyển về vào khoảng 170 tỷ Mỹ Kim trong quí 2. Dù con số thoạt nghe có vẻ to lớn nhưng lại thấp hơn 295 tỷ Mỹ kim lợi nhuận chuyển về Hoa Kỳ trong quí 1. Trên thực tế, số tiền trong quí 2 chỉ chiếm 17% của con số ước tính 2,700 tỷ Mỹ Kim tổng số lợi nhuận mà các công ty như Apple và Pfizer dự trữ ở nước ngoài.

Hành động giữ lợi nhuận ở nước ngoài giúp các công ty tránh được mức thuế ở Hoa Kỳ, và các công ty này cũng không thể dùng số tiền đó để đầu tư trong nước. Luật giảm thuế nhắm đến việc giải quyết vấn đề này, bằng cách đánh thuế một lần với mức 15.5% đối với lợi nhuận mà các công ty chuyển về Hoa Kỳ, qua đó sẽ tăng cơ hội đầu tư, tạo việc làm và thúc đẩy nền kinh tế.

Tổng thống Trump đã ủng hộ điều luật, và dự đoán 4,000 tỷ Mỹ kim sẽ được chuyển về nước khi luật giảm thuế có hiệu lực.

Hồi đầu tuần này, Wall Street Journal đã công bố bản phân tích hồ sơ chứng khoán của 108 công ty thương mại cấu thành khoản lợi nhuận 2,700 tỷ. Theo đó, tờ báo đã đặt câu hỏi cho từng công ty rằng họ định dùng số tiền lợi nhuận như thế nào. Tờ Journal xác định được hai công ty Cisco Systems và Gilead Sciences đã chuyển về 143 tỷ Mỹ kim, chiếm 2/3 tổng số lợi nhuận mang về Hoa Kỳ trong tam cá nguyệt 2. Tờ báo dẫn lời chuyên gia Todd Castagno, cho rằng rất khó để đánh giá bao nhiêu phần lợi nhuận có thể chuyển về Hoa Kỳ dễ dàng, do các công ty dùng tiền lời để đầu tư tại đất nước đã sinh lời cho họ. Điều đó khiến số tiền này khó đưa về Hoa Kỳ hơn. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/bat-chap-luat-giam-thue-cac-cong-ty-van-khong-chuyen-loi-nhuan-ve-hoa-ky/

 

Hiệp ước NAFTA cải tiến

có thể sẽ không có Canada

Washington DC – Vào Thứ Sáu (ngày 21 tháng 9), Cố Vấn Kinh Tế Tòa Bạch Ốc Kevin Hassett cho biết Hoa Kỳ đang tiến “rất gần” đến việc hoàn thành thỏa thuận Hiệp Định Thương Mại Tự Do Bắc Mỹ (NAFTA) với Mexico mà không có sự tham gia của Canada.

Trong cuộc phỏng vấn với đài Fox News, ông Hassett cho biết Hoa Kỳ đã đưa ra kỳ hạn đến ngày 1 tháng 10 để công bố nội dung thỏa thuận cải tiến Hiệp Định NAFTA, nhưng Hoa Kỳ và Canada vẫn chưa thể đồng ý về các điều khoản. Trước đó, Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận thương mại song phương với Mexico vào cuối tháng 8, và đang đe dọa sẽ loại trừ Canada nếu cần thiết.

Hôm Thứ Năm (ngày 20 tháng 9), Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland đã rời Washington sau hai ngày đàm phán không có kết quả với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer.

Khi được hỏi về phản ứng trước tuyên bố của ông Hassett, phát ngôn viên của bà Freeland đã nhắc lại lời của bà Freeland rằng Canada sẽ không bị chi phối bởi kỳ hạn sắp tới và chỉ chấp nhận một thỏa thuận có lợi cho nước này.

Hôm Thứ Sáu, một viên chức cao cấp của Tòa Bạch Ốc cho biết ông  hy vọng Canada sẽ đồng ý tham gia vào thỏa thuận Hoa Kỳ-Mexico trước cuối tháng này. Nhưng nếu thỏa thuận ba bên không được ký kết, thì một thỏa thuận song phương với Mexico cũng sẽ được các nhà lập pháp ủng hộ.

Canada cho biết họ không tin Tổng thống Trump có đủ quyền hành để đơn phương thay đổi Hiệp Định NAFTA thành một thỏa thuận chỉ có Mexico và Hoa Kỳ. Các nhóm kinh doanh của Hoa Kỳ và một số thành viên cao cấp của Đảng Dân chủ khẳng định rằng hiệp định NAFTA phải được duy trì là một thỏa thuận ba nước. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/hiep-uoc-nafta-cai-tien-co-the-se-khong-co-canada/

 

Dân chúng Venezuela dùng xe hơi

chặn đường phản đối sự thiếu hụt xăng dầu

San Cristobal, Venezuela – Hôm Thứ Sáu (ngày 21 tháng 9), hàng chục người dân Venezuela đã dàn xe hơi của họ trên các tuyến đường của thành phố Andean tại San Cristobal, để cản trở giao thông, nhằm phản đối tình trạng thiếu hụt xăng dầu.

Người dân Venezuela cảm thấy phẫn nộ vì phải rơi vào tình cảnh “cầu xin” xăng dầu, mặc dù Venezuela là một đất nước rất giàu có về tài nguyên này. Sau khi những chiếc xe hơi bị lực lượng quân đội chính phủ kéo dời đi, người dân tiếp tục dùng cành cây, vỏ chai, lốp xe và túi rác để cản trở giao thông.

Venezuela là thành viên của Hiệp hội các nước xuất cảng dầu mỏ OPEC, và là nước có giá dầu rẻ nhất thế giới. Tuy nhiên, quốc gia này đang bị ảnh hưởng trầm trọng bởi việc thiếu hụt nhiên liệu trong những tháng gần đây. Nguyên nhân là do nền công nghiệp dầu mỏ của Venezuela đang vướng phải vấn đề tụt giảm sản lượng, và hệ thống nhà máy lọc dầu có năng suất kém. Trước sự thiếu hụt xăng dầu trầm trọng, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đổ lỗi cho việc cắt điện thường xuyên ở tiểu bang Zulia. Trong khi các nhà phê bình chính phủ lại đỗ lổi cho việc cai quản không hiệu quả của nhà nước.

Trong tháng này, chính phủ đã đưa ra một hệ thống chi trả mới ở 8 tiểu bang nằm gần biên giới Colombia, nhằm ngăn chặn nạn buôn lậu xăng dầu sang nước láng giềng. Tổng thống Maduro, cho biết hệ thống thanh toán sẽ tính theo giá nhiên liệu quốc tế, nhằm củng cố kho bạc của nhà nước trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế siêu lạm phát. Từ trước đến nay, giá xăng dầu tại Venezuela rẻ đến mức gần như miễn phí. Theo như tổng thống Maduro thông báo vào tối thứ năm (20/9), hệ thống chi trả mới sẽ được tiến hành trên toàn Venezuela vào ngày 24/09. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/dan-chung-venezuela-dung-xe-hoi-chan-duong-phan-doi-su-thieu-hut-xang-dau/

 

Vatican công nhận giám mục do Bắc Kinh chỉ định

Vatican công nhận bảy giám mục Công giáo do chính quyền Trung Quốc chỉ định theo một thỏa ước lịch sử trong quan hệ hai bên.

Thỏa ước này được cho là để cải thiện quan hệ giữa Vatican và quốc gia Cộng sản.

Quan hệ Bắc Kinh – Vatican đi về đâu?

Thỉnh cầu Vatican ‘minh xét’ về cựu TGM Kiệt

Croatia và một trang sử đen tối

Một số vụ thanh trừng khét tiếng lịch sử

Giáo hoàng không dùng từ Rohingya ở Myanmar

Nghệ An: ‘Hội Cờ Đỏ’ tự phát nhưng được phép?

Vấn đề ai bổ nhiệm giám mục là tâm điểm của tranh cãi từ khi Trung Quốc đầu tiên cắt quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh vào năm 1951.

Trung Quốc có khoảng 10 triệu người Công giáo.

Giáo Hoàng Francis hy vọng thỏa ước “sẽ làm cho các vết thương của quá khứ liền da” và mang lại sự đoàn kết Công giáo trọn vẹn ở Trung Quốc, Vatican cho hay.

Một giám mục thứ tám, người đã qua đời năm ngoái, cũng được Vatican công nhận sau khi chết.

‘Thành quả’

Bắc Kinh từ lâu nhấn mạnh rằng họ phải phê chuẩn việc bổ nhiệm các giám mục ở Trung Quốc, đi ngược lại lập trường của Giáo hội rằng đó là quyết định của giáo hoàng.

Hiện nay, người Công giáo ở Trung Quốc phải đối mặt với sự lựa chọn đi lễ tại các nhà thờ được Bắc Kinh phê chuẩn hoặc đến cầu nguyện với các giáo đoàn kín thề trung thành với Vatican.

“Hiệp định lâm thời” được Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Siêu ký cùng Đức Ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh tại Bắc Kinh.

Người ta cho rằng các giám mục trong tương lai sẽ được nhà chức trách Trung Quốc đề xuất và sau đó được Giáo Hoàng Francis phê chuẩn, phóng viên BBC James Reynolds tường thuật từ Rome.

Bắc Kinh nói rằng hy vọng hiệp định sẽ đem lại mối quan hệ tốt đẹp hơn với Vatican.

Vatican đã mô tả đó là “thành quả của việc tái lập quan hệ từng bước sau một quá trình đàm phán cẩn thận và lâu dài”.

Động thái này có khả năng mở đường cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Trung Quốc, phóng viên của chúng tôi nói.

Nhưng các nhà chỉ trích – kể cả Tổng giám mục Hong Kong – nói rằng quyết định của Vatican đạt thỏa ước với đảng Cộng sản Trung Quốc là một sự phản bội.

Nhà nước Vatican hiện là quốc gia châu Âu duy nhất công nhận Đài Loan, tức Trung Hoa Dân Quốc.

Đại sứ Đài Loan tại Vatican, Matthew Lee S.M (Lý Thế Minh) được báo chí trích lời nói:

“Chúng tôi tin rằng Vatican muốn các thỏa thuận sẽ giúp cho người Trung Quốc cơ hội có sinh hoạt tôn giáo bình thường, giảm bớt áp chế đối với người Công giáo tại Trung Quốc, và giúp các giáo hội Công giáo ở Trung Quốc hội nhập với giáo hội toàn cầu, và đổi lại là giúp thúc đẩy tự do tôn giáo ở Trung Quốc.”

Đài Loan phải chuẩn bị tinh thần

Một số bình luận, theo Taiwan News, tin rằng Đại sứ Đài Loan chuẩn bị tinh thần cho dư luận về khả năng Trung Quốc cắt đứt quan hệ với Đài Loan để công nhận Trung Quốc.

Đổi lại, Trung Quốc sẽ đồng ý để người Công giáo công nhận Đức Giáo hoàng Francis và Tòa Thánh La Mã.

Hiện nay, tại Trung Quốc có hai giáo hội Công giáo, một của nhà nước quản lý và không thần phục Vatican, một của những tín đồ và giám mục ‘ngoài luồng’, hướng về Tòa Thánh.

Vatican muốn các thỏa thuận sẽ giúp cho người Trung Quốc cơ hội có sinh hoạt tôn giáo bình thường, giảm bớt áp chế đối với người Công giáo tại Trung QuốcĐại sứ Matthew Lee

Thỏa thuận mới, mà một số nhà bình luận nói là theo ‘mô hình Việt Nam’ sẽ cho phép đảng cộng sản Trung Quốc chuẩn thuận tên các giám mục Vatican bổ nhiệm.

“Đài Loan lo ngại vì không rõ một thỏa thuận như thế sẽ tác động thế nào đến quan hệ ngoại giao của đảo quốc với đồng minh duy nhất ở châu Âu là Vatican”, theo Taiwan News.

Các nguồn tin cũng nói đại sứ Matthew Lee vừa gặp Đức Giáo hoàng Francis để thảo luận lo ngại của Đài Loan.

Vẫn theo nguồn tin này thì ông Lee cho hay các quan chức Vatican xác nhận thỏa thuận chỉ nhằm giải quyết vấn đề của người Công giáo ở Trung Quốc mà không có hàm ý gì khác về ngoại giao”.

Ngay từ tháng 3/2018, Reuters đã đưa tin “Đài Loan lo lắng” về khả năng Vatican và Bắc Kinh tiến tới một thỏa thuận về chuyện thụ phong và bổ nhiệm giám mục tại Trung Quốc.

Một thỏa thuận dù chưa toàn bộ, có thể mở đường cho quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Vatican và cho phép Giáo hội Công giáo có cơ chế hoạt động hợp pháp để chăm sóc chừng 12 triệu tín đồ Công giáo Trung Quốc, Reuters viết trong bài ‘As Vatican and China talk, Taiwan looks on nervously‘ (25/03/2018).

Xin nhắc đây là con số ước tính tín đồ thuộc Giáo hội “hoạt động ngầm” và trung thành với Vatican.

Mâu thuẫn Vatican – Trung Quốc thỉnh thoảng lại bùng lên khi có tin giáo dân hoặc giám mục tại Trung Quốc bị trấn áp.

Hồi tháng 6/2017, Tòa thánh Vatican công khai bày tỏ sự quan ngại sâu sắc sau khi một giám mục bị đuổi khỏi giáo phận rồi bị bắt.

Giám mục Peter Thiệu Chúc Mẫn bị quan chức bắt giữ hồi tháng 5/2017, phát ngôn viên Tòa Vatican Greg Burke nói với báo chí chừng một tháng sau đó.

Hiện Giáo hội Công giáo La Mã đang gặp phải vấn đề lan rộng liên quan đến các vụ linh mục lạm dụng tình dục trẻ em, và điều này khiến một số người “ngạc nhiên” vì sao Vatican lại tìm cách trao cho Đảng Cộng sản Trung Quốc quyền kiểm soát giáo hội tại Trung Quốc vào thời điểm này”, theo Taiwan News.

Nay, thông tấn xã CNA của Đài Loan trích lời đại sứ Lee nói rằng Đức Giáo hoàng Francis có vẻ đang tiến tới quan điểm rằng “một thỏa thuận không hoàn hảo còn tốt hơn là không có gì”.

Đại diện cuối cùng của Vatican bị trục xuất khỏi Trung Quốc năm 1951.

Tòa Thánh từ đó đã chuyển trụ sở của khâm sứ sang Đài Loan, nơi chính quyền Quốc Dân Đảng chiếm giữ và làm chủ sau khi thua cuộc Nội chiến 1949.

Tại Hoa Lục, ban đầu chính quyền của Mao Trạch Đông cấm mọi hoạt động tôn giáo nhưng những năm nay, CHND Trung Hoa cho lập ra Giáo hội Công giáo yêu nước do Đảng CS kiểm soát.

Kể từ thập niên 1970, sau khi Liên Hiệp Quốc công nhận CHND Trung Hoa, Tòa Thánh không gửi khâm sứ (đại sứ) sang Đài Loan nữa nhưng giữ cơ quan ngoại giao ở cấp đại biện lâm thời.

Điều gây ra đồn đoán rằng một ngày Vatican sẽ quay sang công nhận Trung Quốc còn được thể hiện ở chỗ dù Đài Loan có đại sứ ở Vatican, danh mục điện thoại và giấy tờ của Tòa Thánh ghi chức danh, vị trí của người này dưới mục ‘China’ (Trung Quốc), chứ không phải Republic of China (Trung Hoa Dân Quốc), tên chính thức của Đài Loan.

Nhiệm kỳ của chủ tịch Tập Cận Bình là thời gian Trung Quốc tăng cường gây cô lập Đài Loan trên trường quốc tế.

Ông Tập Cận Bình đã coi việc đưa Đài Loan về với Trung Quốc là vấn đề mang tính ‘lợi ích cốt lõi’ của Bắc Kinh.

Càng gần đây càng có thêm các nước bỏ Đài Loan để quay sang công nhận Trung Quốc.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45617159

 

Không lực 8 nước quần thảo bầu trời Ukraine,

gây uy hiếp cho Nga?

Lực lượng Không quân đến từ 8 nước, trong đó có Mỹ, sẽ đổ vào Ukraine trong tháng tới để tham gia vào một cuộc tập trận không quân lớn nhất từ trước đến nay của NATO. Tuy nhiên, cuộc tập trận này lại khiến Nga lo ngại.

Căn cứ Không quân Starokostiantyniv nằm cách thủ đô Kiev về phái tây nam khoảng 150 dặm (gần 250km) sẽ là nơi đón tiếp khoảng 950 binh sĩ đến từ 8 quốc gia gồm Mỹ, Bỉ, Đan Mạch, Estonia, Hà Lan, Ba Lan, Rumani và Anh. Lực lượng này sẽ tham gia vào cuộc tập trận đa quốc gia mang tên Clear Sky, tờ Stars & Stripes hôm qua (19/9) đưa tin.

Cuộc tập trận Clear Sky sẽ huấn luyện các binh sĩ một loạt bài tập gồm chủ quyền trên không, đánh chặn trên không, phối hợp tác chiến giữa trên không và mặt đất, các chiến dịch cơ động trên không, phòng thủ trên mạng và khôi phục lực lượng nhân sự, tờ Stars & Stripes đưa tin.

Thông tin về cuộc tập trận nói trên được đưa ra ngay sau khi chính phủ Ukraine vừa thông báo kế hoạch mở một căn cứ quân sự mới ở Biển Azov – một khu vực nằm giữa vùng Rostov, Krasnodar của Nga và Crimea. Tuy nhiên, hầu hết phần bờ biển phía bắc của Biển Azov là thuộc Ukraine.

Thông tin về cuộc tập trận của 8 nước ở Ukraine cũng được đưa ra sau khi Đặc phái viên của Mỹ về Ukraine hồi cuối tuần vừa rồi tuyên bố, Washington sẽ cân nhắc cung cấp thêm vũ khí sát thương cho Kiev – “kẻ thù không đội trời chung” hiện giờ của Nga.

Ukraine không phải là một thành viên của NATO nhưng rất khát khao được gia nhập vào liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, đặc biệt trong bối cảnh nước này đang đối đầu gay gắt với nước láng giềng Nga. Hồi cuối tháng trước, Cố vấn An ninh Quốc gia của Mỹ – ông John Bolton sau khi trở về từ Kiev đã nói, Ukraine đã đạt được tiến bộ trong nỗ lực xin gia nhập NATO nhưng nước này vẫn còn nhiều việc phải làm.

Việc NATO tổ chức cuộc tập trận ở Ukraine chắc chắn sẽ gây quan ngại rất lớn cho Nga khi mà NATO và Ukraine đang có mối quan hệ căng thẳng leo thang với Moscow.

Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở Ukraine. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia. NATO thậm chí đang triển khai các lực lượng hàng nghìn quân đến đóng tại các khu vực sát với biên giới Nga.

Việc NATO tiến sát đến biên giới Nga đi ngược lại những cam kết mà liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đưa ra trong Dự luật Nga-NATO. Dự luật này quy định liên minh quân sự phương Tây không được phép triển khai một số lượng binh lính đáng kể đến lãnh thổ của các nước thành viên NATO mới nằm sát Nga. Những bước đi của NATO khiến Nga không thể ngồi yên. Nga liên tục cáo buộc NATO muốn bành trướng vào khu vực ảnh hưởng hậu Xô-viết của Nga. Moscow bắt đầu thực hiện một loạt bước đi nhằm sẵn sàng đối phó và đáp trả NATO.

Trong khi đó, quan hệ giữa Nga và Ukraine hiện nay giống như những “kẻ thù không đội trời chung”. Cuộc đối đầu giữa hai bên xuất phát từ cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng bùng lên ở Ukraine hồi cuối năm 2013. Cuộc khủng hoảng này xuất phát ban đầu từ làn sóng biểu tình phản đối quyết định của Tổng thống Yanukovych hồi cuối năm 2013 trong việc dừng ký kết các thỏa thuận với Liên minh Châu Âu (EU) để ưu tiên cho mối quan hệ gắn bó hơn với Nga. Bước đi này đã làm dấy lên làn sóng biểu tình của hàng nghìn người ở thủ đô Kiev. Kết quả là ông Yanukovych bị lật đổ và Crimea được sáp nhập vào Nga. Cùng với đó, cuộc nổi dậy ở miền đông Ukraine bắt đầu bùng lên.

Chính quyền Kiev hiện nay đang theo đuổi một chính sách chống Nga mạnh mẽ và quyết liệt. Trong suốt mấy năm qua, Kiev liên tục đổ lỗi, cáo buộc cho Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở đất nước của họ cũng như kích động cuộc xung đột đẫm máu ở miền đông. Kiev tố cáo Moscow đưa quân và vũ khí vào hậu thuẫn cho lực lượng ly khai miền đông Ukraine. Đáp lại, Nga bác bỏ mọi lời cáo buộc như trên, đồng thời tố cáo ngược lại rằng Kiev hoàn toàn không muốn thúc đẩy tiến trình hòa bình ở nước này và chỉ muốn đối đầu với Nga.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/23735-khong-luc-8-nuoc-quan-thao-bau-troi-ukraine-gay-uy-hiep-cho-nga.html

 

Dân Nga tiếp tục biểu tình chống cải cách hưu trí

Minh Anh

Ngày 22/09/2018, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra trên khắp nước Nga, theo lời kêu gọi của đảng Cộng sản nhằm chống dự luật cải cách hưu trí.

Tuy nhiên, đợt biểu tình lần này đã không quy tụ được đông đảo người tham gia như mong muốn của ban tổ chức.

Từ Tver, thông tín viên Etienne Bouche có bài phóng sự:

« Trước cửa trường trung học kỹ thuật, dướibức tượng Lê-nin mạ bạc, một nhóm nhỏ chừng 100 người đến tụ tập. Cuộc tập hợp này đã được chính quyền cho phép và các nhà tổ chức hy vọng huy động được đông đảo người tham gia.

Một thanh niên nói: ʺChúng tôi sẽ phải làm việc cho đến cuối đời và chúng tôi sẽ chẳng được hưởng chút hưu bổng nào và nhiều thứ khác nữaʺ.

Khi chỉ trích dự luật cải cách hưu trí không đuợc lòng dân, đảng cộng sản muốn có thêm được sự ủng hộ trong công luận. Thế nhưng, đa số dân Nga cho rằng đảng này không có khả năng làm thay đổi chính sách của chính phủ. Trên micro là các bài phát biểu ca tụng hệ thống kinh tế Xô Viết và ru ngủ một thế hệ luôn hoài niệm quá khứ. Một phụ nữ lớn tuổi giận dữ nói: ʺChúng tôi không đến đây biểu tình để ủng hộ người về hưu, chúng tôi đến đây vì giới trẻ! Đấu tranh cho con cháu của chúng tôi. Không thể nào sống trong những điều kiện như thế. Chúng tôi ủng hộ chủ nghĩa xã hội!ʺ

Kinh tế ở Tver ảm đạm. Thành phố có quy mô trung bình này hứng chịu hậu quả của việc quá gần thủ đô. Việc làm hiếm hoi và giới trẻ đều bỏ đi đến Matxcơva, ở đó mức lương cao hơn nhiều. Cải cách chế độ hưu trí khó được chấp nhận tại một đất nước mà người về hưu phải sống chật vật.

Bà Olga, một giáo viên về hưu cho biết: ʺNếu một người về hưu vẫn có khả năng đi làm, họ sẽ tiếp tục làm việc, vì lương hưu quá thấp. Tôi 65 tuổi nhưng tôi vẫn có thể làm việc. Nếu chỉ có lương hưu, tôi sẽ chẳng đủ sốngʺ

Dự luật sẽ được đưa thảo luận lần thứ hai vào tuần tới. Kết quả đương nhiên là không có gì bất ngờ.»

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180923-dan-nga-tiep-tuc-bieu-tinh-chong-cai-cach-huu-tri

 

Công Đảng Anh họp đại hội

trong bối cảnh bị chia rẽ

Thùy Dương

Brexit sẽ là một trong các chủ đề chính trong chương trình nghị sự của đại hội Công Đảng Anh khai mạc trong ngày hôm nay 23/09/2018 tại Liverpool.

Đảng đối lập do ông Jeremy Corbyn lãnh đạo đã chỉ trích những thất bại của chính phủ của thủ tướng Theresa May tại thượng đỉnh căng thẳng ở Salzbourg, Áo, vừa qua và về tình trạng bế tắc hiện nay, thế nhưng, đảng này lại không đưa ra được giải pháp thay thế.

Từ Luân Đôn, thông tín viên RFI Muriel Delcroix giải thích:

« Ngay từ đầu, Công Đảng đã khôn khéo thể hiện thái độ không rõ ràng về Brexit. Nhưng lần này, khi thời hạn đàm phán với Liên Hiệp Châu Âu sắp hết, cả Luân Đôn và Bruxelles ngày càng lên giọng căng thẳng, sức ép ôối với Công Đảng ngày càng lớn và các đảng viên muốn lãnh đạo đảng thể hiện quan điểm rõ ràng.

Lãnh đạo Công Đảng Jeremy Corbyn trong những tháng qua tuyên bố ông không ủng hộ quan điểm rời khỏi Liên Hiệp châu Âu mà không đạt được đồng thuận với Bruxelles, nhưng ông cũng không ủng hộ kế hoạch Chequers mà thủ tướng Theresa May đề xuất.

Liên quan tới việc có chính thức ủng hộ ý tưởng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai hay không, ý kiến của Công Đảng thay đổi từ ngày này sang ngày khác. Một số người trong ban lãnh đạo Công Đảng cho rằng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý khác sẽ ảnh hưởng đến dân chủ, trong khi một số nhân vật khác ủng hộ cuộc trưng cầu thứ hai cho rằng không loại trừ khả năng sẽ có được điều mà họ gọi là « lá phiếu của người dân ». Lãnh đạo Công Đảng bị chỉ trích là đã cố ý không thể hiện rõ ràng quan điểm nhằm che giấu sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ đảng.

Đúng là ngoài chủ đề Brexit, Công Đảng còn bị chỉ trích về thái độ bài Do Thái trong nội bộ. Lãnh đạo Jeremy Corbyn hứa bài trừ tệ nạn này nhưng lại không hành động. Điều này cũng gây chia rẽ các thành viên. Nếu lãnh đạo đảng kêu gọi tổ chức bầu cử lập pháp trước thời hạn, ông sẽ phải tìm cách cho mọi người thấy là Công Đảng đoàn kết và sẵn sàng lãnh đạo đất nước ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180923-cong-dang-anh-hop-dai-hoi-trong-boi-canh-bi-chia-re

 

Iran qui trách các nước vùng Vịnh

về vụ tấn công diễu hành quân sự

Lãnh tụ Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei cáo buộc các quốc gia Ả-rập vùng Vịnh được Mỹ hậu thuẫn đã thực hiện một vụ tấn công nhắm vào một cuộc diễu hành quân sự làm thiệt mạng 25 người, gần một nửa trong số họ là thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng tinh nhuệ của nước này.

Ông Khamenei ra lệnh cho lực lượng an ninh đưa ra trước công lí những người chịu trách nhiệm về một trong những cuộc tấn công nghiêm trọng nhất từng nhắm vào Vệ binh Cách mạng, là lực lượng quân sự hùng mạnh nhất và được vũ trang nhiều nhất ở Iran.

Cáo buộc này có phần chắc sẽ làm gia tăng căng thẳng với địch thủ Ả-rập Saudi và các đồng minh vùng Vịnh của Iran, những nước đã cùng với Mỹ nỗ lực cô lập nước Cộng hòa Hồi giáo này.

“Tội ác này là sự tiếp nối những mưu đồ của các quốc gia trong vùng làm con rối của Mỹ, và mục tiêu của chúng là gây nên sự bất an ninh ở đất nước thân yêu của chúng ta,” ông Khamenei nói trong một tuyên bố đăng trên website của ông.

Ông không nêu tên các quốc gia trong vùng mà ông tin là chịu trách nhiệm về vụ tấn công. Israel cũng là một đồng minh trọng yếu của Mỹ chống lại Tehran.

Vụ tấn công, làm hơn 60 người bị thương, nhắm vào một khán đài nơi các quan chức Iran tụ tập tại thành phố Ahvaz để dự khán một sự kiện thường niên đánh dấu khởi đầu cuộc chiến tranh năm 1980-1988 của Iran với Iraq.

Vụ đổ máu là một cú giáng mạnh vào an ninh ở quốc gia sản xuất dầu mỏ này, vốn tương đối ổn định so với các nước Ả-rập láng giềng vẫn đang vật lộn với biến động kể từ cuộc nổi dậy năm 2011 khắp Trung Đông.

Một phong trào đối lập của người Iran sắc tộc Ả-rập được gọi là Kháng chiến Quốc gia Ahvaz, hiện đang tìm kiếm một quốc gia riêng ở tỉnh Khuzestan giàu dầu mỏ, đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

Các chiến binh Nhà nước Hồi giáo cũng đã nhận trách nhiệm. Không nhóm nào cung cấp bằng chứng. Cả bốn kẻ tấn công đều tử vong.

Có phụ nữ và trẻ em thiệt mạng trong vụ tấn công, hãng thông tấn IRNA đưa tin.

https://www.voatiengviet.com/a/iran-qui-trach-cac-nuoc-vung-vinh-ve-vu-tan-cong-dieu-hanh-quan-su/4583036.html

 

Bắc Kinh triệu đại sứ Mỹ để phản đối

lệnh trừng phạt của Washington

Thùy Dương

Trong bối cảnh chiến thương mại giữa hai nước, Hoa Kỳ mới đây thông báo áp dụng các lệnh trừng phạt đối với một cơ quan quân sự của Trung Quốc vì đã mua vũ khí của Nga. Quyết định của Washington khiến Bắc Kinh nổi giận.

Theo Nhân Dân nhật báo, hôm qua, 22/09/2018, thứ trưởng Ngoại Giao Trịnh Trạch Quang (Zheng Zequang) đã triệu đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh lên bộ Ngoại Giao để chính thức phản đối lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Từ Thượng Hải, thông tín viên Angélique Forget cho biết chi tiết:

« Đối với nhà chức trách Trung Quốc, Washington vừa phạm một sai lầm làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, cũng như quân đội hai nước.

Washington chỉ trích việc Bắc Kinh đã mua 10 chiến đấu cơ và nhiều tên lửa địa đối không của Nga trong vòng hai năm qua. Chính vì thế, Trung Quốc sẽ bị trừng phạt về tài chính.

Bắc Kinh giận dữ. Đối với bộ Quốc Phòng Trung Quốc, Hoa Kỳ không có quyền can thiệp vào mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga – hai nước có chủ quyền.

Bắc Kinh dọa nếu không hủy bỏ các lệnh trừng phạt này, Mỹ sẽ phải gánh chịu hậu quả. Thế nhưng, Trung Quốc không cho biết chi tiết.

Tuy nhiên, chắc chắn quyết định của Mỹ sẽ không làm thay đổi quan hệ hợp tác quân sự giữa Bắc Kinh và Matxcơva; hai bên không ngừng thể hiện sự đồng thuận. Và quyết định này cũng không làm Trung Quốc bớt quan tâm tới hệ thống phòng không của Nga.»

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180923-bac-kinh-trieu-dai-su-my-de-phan-doi-lenh-trung-phat-cua-washington

 

Tàu hải quân Trung Quốc lần đầu tới Venezuela

Một tàu hải quân Trung Quốc lần đầu tiên tới Venezuela sau khi Tổng thống Nicolas Maduro công du Bắc Kinh trong tháng này nhằm mưu tìm hỗ trợ của Trung Quốc.

Tàu y tế hải quân cập cảng La Guaira hôm 22/9 trong “chuyến thăm hữu nghị” kéo dài 8 ngày tới Venezuela, Reuters đưa tin, dẫn lại Tân Hoa Xã.

Ông Maduro tới Trung Quốc đầu tháng này, trong bối cảnh chính phủ cánh tả của ông đối mặt với nhiều chỉ trích vì nền kinh tế suy thoái và tình trạng siêu lạm phát kéo dài suốt 5 năm qua.

Quan chức Trung Quốc đã cam kết giúp đỡ, nhưng không đề cập cụ thể các khoản hỗ trợ mới, theo Reuters.
Chính quyền Bắc Kinh hơn một thập kỷ qua đã hỗ trợ Venezuela để đổi lấy dầu mỏ nhằm có nguồn năng lượng phục vụ nền kinh tế phát triển nhanh chóng trong khi củng cố một đồng minh chống Mỹ ở khu vực Mỹ Latin.
Tuy nhiên, theo Reuters, sự hỗ trợ này ngưng gần ba năm trước khi Venezuela đề nghị thay đổi các điều khoản thanh toán trong khi giá dầu và sản lượng dầu thô giảm, đẩy kinh tế nước này lâm vào cảnh khó khăn.

Bộ Tài chính Venezuela hồi tháng Bảy cho biết sẽ nhận 250 triệu đôla từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc nhằm thúc đẩy sản xuất dầu khí, nhưng không cho hay các chi tiết cụ thể.

Venezuela trước đó đã chấp nhận 5 tỷ đôla từ Trung Quốc cho lĩnh vực dầu khí nhưng chưa nhận được toàn bộ khoản tiền này.

Tân Hoa Xã đưa tin rằng trong chuyến thăm, chỉ huy tàu hải quân Trung Quốc sẽ thăm và hội đàm với các quan chức chính trị và quân sự cũng như tới các cơ sở y tế và quân sự của Venezuela.

https://www.voatiengviet.com/a/tau-hai-quan-trung-quoc-lan-dau-toi-venezuela/4583656.html

 

Trung Cộng chia cắt trẻ em

người Duy Ngô Nhĩ khỏi gia đình

Bắc Kinh, Trung Cộng. – Chính quyền Trung Cộng đã biến bốn đứa con của bà Meripet thành trẻ mồ côi, mặc dù vợ chồng bà vẫn còn sống.

Cặp vợ chồng này để bốn đứa trẻ lại với bà nội khi đi thăm người cha bị bệnh của Meripet ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng khi các nhà chức trách Trung Cộng bắt đầu bắt giam hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ vì những cáo buộc phản quốc như du lịch nước ngoài, thì chuyến thăm của họ lại bị biến thành chuyến lưu vong. Sau đó, mẹ chồng của bà đã bị bỏ tù. Meripet đã được một người bạn báo tin rằng bốn đứa con từ 3 đến 8 tuổi của bà đã bị đưa vào một trại trẻ mồ côi ở khu vực Tân Cương.

Gia đình của bà Meripet nằm trong số hàng chục ngàn người bị cuốn vào chiến dịch của Tập Cận Bình, nhằm đàn áp một khu vực khó kiểm soát, bao gồm cả việc giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác.

Giờ đây, đã có bằng chứng cho thấy chính quyền nước này đang đưa con cái của các tù nhân và người lưu vong vào hàng chục trại trẻ mồ côi trên khắp Tân Cương. Thông qua các cuộc phỏng vấn với hơn một chục người Hồi giáo và sau khi xem xét các tài liệu, hãng thông tấn AP đã phát hiện ra rằng các trại trẻ mồ côi này, là ví dụ mới nhất về cách Trung Cộng chia cắt một cách có hệ thống những trẻ em Hồi giáo ở Tân Cương khỏi gia đình và nền văn hóa của họ. Chính phủ đã xây dựng hàng ngàn ngôi trường được gọi là “song ngữ”, nơi trẻ em thiểu số bị phạt vì sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ thay vì tiếng Phổ Thông. Trong đó có một số trường là trường nội trú, là những ngôi trường mà người Duy Ngô Nhĩ cho biết rằng họ bị bắt buộc học, và con những gia đình người Kazakh bị bắt theo học ở những trường này từ khi mới 5 tuổi. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/trung-cong-chia-cat-tre-em-nguoi-duy-ngo-nhi-khoi-gia-dinh/

 

Đường sắt cao tốc HK – TQ đại lục:

người ủng hộ, kẻ tẩy chay

Một tuyến đường sắt cao tốc nối Hong Kong với Trung Quốc lục địa vừa được khánh thành.

Hành khách đi tàu trên tuyến cao tốc mới từ Hong Kong tới Quảng Châu sẽ chỉ mất 40 phút, chưa đầy một nửa thời gian so với các chuyến tàu trên tuyến cũ.

Các quan chức Trung Quốc sẽ có thể hoạt động tại một trạm kiểm soát chung tại nhà ga, cũng như trên các chuyến tàu.

Sự kiện này gây tranh cãi vì đây là lần đầu tiên luật hình sự của Trung Quốc sẽ được thực thi trên lãnh thổ Hong Kong.

Trung Quốc giận dữ với nhà hoạt động Hong Kong

Tập Cận Bình lần đầu thăm Hong Kong

Cô gái Hong Kong bị lừa cưới chồng ở TQ

Giới chỉ trích nói điều này vi phạm quyền tự do và hiến pháp mini của Hong Kong.

Tuyến đường sắt mới được khánh thành tại một buổi lễ hôm thứ Bảy 22/9. Một luật gia địa phương ca ngợi chuyến tàu nhanh tới Nam Quảng Châu là “rất êm, như là tôi đi máy bay vậy”.

Các quan chức chính phủ nói tuyến đường sắt này sẽ làm tăng lượng hành khách đi tàu ở Hong Kong, Thẩm Quyến và Quảng Châu.

Tuyến đường chính thức mở cho dân chúng vào Chủ Nhật 23/9, và cũng cải thiện kết nối bằng tàu hỏa với các miền còn lại của Trung Quốc, trong đó có thủ đô Bắc Kinh.

TQ cho phép tàu cao tốc chạy tốc độ tối đa

Ga ngầm Hà Nội ‘có làm nghiêng Hồ Gươm’?

Cát Linh – Hà Đông: Nợ cao mà chậm?

Tuy nhiên, các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ đã tẩy chay lễ khánh thành, và tổ chức biểu tình bên ngoài nhà ga. Họ nói tuyến đường sắt mới làm tổn hại đến hệ thống luật pháp độc lập của Hong Kong.

Hong Kong, một thuộc địa cũ của Anh, được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 theo một thỏa thuận quy định Hong Kong sẽ hưởng “một mức độ tự quyết lớn, trừ các lĩnh vực ngoại giao và quân sự,” trong vòng 50 năm.

Vì thế, Hong Kong có luật pháp riêng, có sự bảo vệ một số quyền và tự do nhất định, và hầu hết các luật của Trung Quốc đại lục không thể được áp dụng ở Hong Kong.

Tuyến đường sắt mới đánh dấu lần đầu tiên các quan chức Trung Quốc có thể thực thi luật Trung Quốc ở Hong Kong, tại nhà ga và trên các chuyến tàu.

Cơ quan luật pháp cao nhất của Trung Quốc nói cách điều hành tuyến đường sắt cao tốc không làm ảnh hưởng đến quyền tự trị của Hong Kong. Những người ủng hộ cũng chỉ ra tuyến này sẽ làm tối giản quy trình xuất nhập cảnh.

Tuy nhiên, các chuyên gia luật từ Hội Luật sư Hong Kong chỉ trích chuyện này, và cho rằng nó đối nghịch với hiến pháp mini của Hong Kong.

Dự án đường sắt cao tốc cũng bị chỉ trích vì tiến độ chậm mất ba năm, và chi phí vượt dự tính ban đầu tới gần 3 tỷ USD.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45617989

 

Tỉ phú Jack Ma cảnh báo nguy cơ

chiến tranh thương mại Mỹ – Trung kéo dài 20 năm

Nhà sáng lập Alibaba, tập đoàn thương mại điện tử số 1 Trung Quốc, cảnh báo thế giới nên chuẩn bị tinh thần đối mặt với cuộc chiến thương mại có thể kéo dài đến 2 thập niên.

Tình hình kinh tế hiện không mấy khả quan, và tình trạng này có thể kéo dài nhiều năm, Reuters dẫn lời tỉ phú Ma phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại thành phố Thiên Tân.

Ông Ma cho rằng Trung Quốc nên tập trung đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dọc theo “Con đường tơ lụa” thời hiện đại, bao phủ châu Phi, Đông Nam Á và châu Âu.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Alibaba cảnh báo tập đoàn này có thể không còn giữ được lời hứa mang đến 1 triệu việc làm cho Mỹ vì căng thẳng thương mại, Tân Hoa xã đưa tin hôm 19.9.

Trong một diễn biến liên quan, Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 20.9 bày tỏ hy vọng rằng Mỹ sẽ cho thấy sự “thành thật” và thực thi những bước thay đổi hành vi của mình, sau khi hai nước đồng loạt áp thuế suất mới cho một loạt các hàng hóa nhập khẩu của nhau.

Phát ngôn viên của bộ, ông Cao Phong cho biết chính quyền Bắc Kinh đang nghiên cứu nhiều biện pháp khác nhau nhằm hỗ trợ các công ty nước ngoài hoạt động trên địa bàn nước này trước tác động tiêu cực từ quyết định mới của Tổng thống Donald Trump.

http://biendong.net/bi-n-nong/23726-ti-phu-jack-ma-canh-bao-nguy-co-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-keo-dai-20-nam.html