Tin khắp nơi – 23/09/2017
Bầu cử Đức : Lo ngại cực hữu,
Angela Merkel vận động đến phút chót
Bầu cử Quốc Hội Đức sẽ diễn ra ngày mai. Theo các thăm dò dư luận đảng của thủ tướng Đức có rất nhiều khả năng sẽ chiến thắng, bà Merkel có thể sẽ tái cử chức thủ tướng nhiệm kỳ thứ tư sau 12 năm cầm quyền. Thế nhưng, ảnh hưởng gia tăng của phe cực hữu gây lo ngại. Bà Angela Merkel đã phải tiếp tục sử dụng buổi mít tinh cuối cùng hôm qua để vận động cử tri.
Thông tín viên Pascal Thibault tường trình từ Berlin,
Cuộc mít tinh này đáng nhẽ là điểm kết thúc trong cuộc tranh cử của thủ tướng Đức Angela Merkel. Một cuộc mít tính tại Munkhen (Munich), giữa đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo CDU với đồng minh CSU bang Bayerne, có mục tiêu biểu dương liên minh do đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo lãnh đạo, và sự thống nhất của phe bảo thủ Đức trong giai đoạn chót của cuộc tranh cử.
Thế nhưng các cuộc phản biểu tình đã buộc phải bà Angela Merkel phải lớn tiếng hô hào vận động trong suốt thời gian mít tinh, khiến người ta có ấn tượng là thủ tướng Đức ít được lòng dân và quan điểm của bà không đến được với người dân.
Lãnh đạo đảng CDU kêu gọi : ‘‘Chỉ còn một vài giờ nữa thôi. Mỗi người chúng ta đều hiểu chúng ta đang sống trong một giai đoạn đầy bất ổn. Chính vì vậy mà theo tôi, chúng ta cần đến một đường lối luôn luôn có lợi cho nước Đức, và đây là điều mà đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo theo đuổi. Tôi kêu gọi mọi người hãy bầu cho đảng CDU, vì một nước Đức mạnh hơn, một nước Đức thu hoạch nhiều thành công’’.
Những người Dân Chủ Thiên Chúa Giáo lo ngại. Họ sợ là đông đảo cử tri ủng hộ đảng sẽ không đi bầu, trong bối cảnh từ nhiều tuần này, người ta nhắc đi nhắc lại rằng việc bà Merkel tái đắc cử chỉ là một thủ tục. Các thăm dò dư luận mới nhất cho thấy rõ tỉ lệ người dự định bỏ phiếu cho CDU giảm liên tục, khiến lo ngại gia tăng.
Không loại trừ khả năng là đảng CDU sẽ nhận lấy một kết quả tồi tệ vào tối mai. Việc cử tri dồn ủng hộ cho cánh cực hữu có thể là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với đảng CDU, khi chính thủ tướng Merkel bị cáo buộc đã gián tiếp góp phần vào thành công của các lực lượng dân túy cánh hữu.
Bắc Hàn: Động đất nhỏ xảy ra gần nơi thử vũ khí
Một trận động đất với cường độ 3,4 độ Richter đã được cảm nhận ở Bắc Hàn.
Trận động đất xảy ra cách địa điểm thử nghiệm hạt nhân khoảng 50km, theo giới quan sát.
Các trận động đất trước đây xảy ra trong lúc diễn ra các cuộc thử nghiệm vũ khí.
Bắc Hàn: Vụ thử hạt nhân sẽ dẫn tới chiến tranh?
Động đất xảy ra cách nơi có các cuộc thử nghiệm vũ khí trước khoảng 50 kmLassina Zerbo, Thư ký Điều hành Tổ chức CTBTO
Bắc Hàn nói ‘sẵn sàng tấn công hạt nhân’
Bắc Hàn: Binh lính đói còn tiền đổ vào vũ khí hạt nhân
Các nhà địa chấn học Trung Quốc nói đó là một “vụ nổ đáng ngờ”.
Nhưng Hàn Quốc cho rằng đây có thể là một trận động đất tự nhiên chứ không phải do thử nguyên tử gây ra.
Bắc Hàn đã tiến hành một cuộc ‘thử nghiệm hạt nhân khổng lồ’ vào ngày 3 tháng Chín, động thái đã bị lên án tại Liên Hiệp Quốc.
‘Quy mô nhỏ hơn thông thường’
Quy mô của động đất hôm thứ Bảy, 23/9/2017, nhỏ hơn quy mô thông thường vẫn đo đạc được mỗi khi Bắc Hàn thử nghiệm vũ khí.
Sau lần thử nghiệm gần đây nhất, các báo cáo ban đầu từ cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ đưa ra số liệu động đất có cường độ 5,6 độ Richter ở độ sâu 10km, nhưng cường độ sau đó đã được nâng lên mức 6,3 độ tại 0 (không) km.
Trận động đất mới nhất được ghi nhận ở độ sâu 0 km tại mạn Bắc tỉnh Hamgyong, là nơi có địa điểm thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri, theo cơ quan khí tượng của Hàn Quốc.
Cơ quan này tin rằng trận động đất là tự nhiên, vì các sóng âm đặc biệt do các động đất nhân tạo gây ra không được phát hiện, theo hãng tin Reuters.
Các nhà phân tích từ Tổ chức Hiệp ước Cấm Thử nghiệm Hạt nhân Toàn diện (CTBTO) đang kiểm tra “hoạt động địa chấn bất thường với một cường độ nhỏ hơn nhiều” ở Bắc Hàn, theo một thông điệp trên Twitter của Thư ký Điều hành tổ chức này, Lassina Zerbo.
Ông nói trận động đất xảy ra cách nơi có các cuộc thử nghiệm vũ khí trước khoảng 50 km.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41372624
Iran thử hỏa tiễn nhằm phản đối Trump
Iran nói nước này đã thử nghiệm một hỏa tiễn tầm trung mới, nhằm phản đối Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Vụ phóng hỏa tiễn Khoramshahr, với tầm bay 2.000 km, đã được chiếu trên truyền hình quốc gia, tuy vẫn chưa rõ về thời điểm của vụ thử.
Tại Liên Hiệp Quốc hôm thứ Ba, 19/9/2016, ông Trump đã chỉ trích chương trình hỏa tiễn của Iran và thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với nước này.
Diễn văn của Trump ở LHQ bị chỉ trích
Trump cảnh báo về nguy cơ hạt nhân Iran
Iran ‘ghê tởm’ vì bình luận của Donald Trump
Hôm thứ sáu, 22/9, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói Iran sẽ tăng cường sức mạnh quân sự của mình.
Hỏa tiễn Khoramshahr được phóng vào hôm thứ Sáu ở Tehran.
Nó có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân, theo truyền hình nhà nước Iran.
Hoa Kỳ đã loan bố các biện pháp cấm vận mới với Iran hồi tháng Bảy nhắm vào chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran và điều mà chính quyền Trump nói là sự trợ giúp của Iran với các tổ chức khủng bố.
Chính quyền Mỹ cũng áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran sau một cuộc thử hỏa tiễn đạn đạo hồi tháng Một.
Mạt sát lẫn nhau
Mỹ nói rằng các vụ phóng thử đã vi phạm tinh thần của thỏa thuận năm 2015 giữa Iran và sáu cường quốc thế giới để hạn chế các chương trình hạt nhân của Iran nhằm đổi lấy sự giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt.
Tổng thống Trump dự kiến sẽ nói với Quốc hội vào ngày 15 tháng Mười liệu ông có tin rằng Iran đã tuân thủ thỏa thuận hạt nhân hay không và liệu ông có cho rằng Hoa Kỳ có thể tiếp tục tuân thủ thỏa thuận này.
Tại Đại hội đồng LHQ tuần này, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Iran đã có những lời lẽ qua lại chỉ trích, mạt sát lẫn nhau.
Tổng thống Trump phát biểu, đưa Iran vào trong một nhóm các chế độ độc tài nhỏ “xấu xa”, nói chế độ này sẽ dẫn tới “cái chết và sự hủy diệt” và cho rằng thỏa thuận hạt nhân với Iran là điều đáng “xấu hổ” với nước Mỹ.
Ông Rouhani đáp lại bằng cách nói ông Trump là một “gã xấu” mới xuất hiện với chính trị quốc tế và nói các phát ngôn của lãnh đạo Mỹ là “ngu dốt, vô lối và thù hận”.
Ông Rouhani nói quốc gia của ông sẽ “không làm người đầu tiên” vi phạm thỏa thuận mà ông Trump đã đe dọa rút nước Mỹ ra khỏi, mặc dù các nước kí kết khác và giới quan sát quốc tế nói Iran đã tuân thủ các điều khoản.
Hôm thứ Tư, ông Trump nói ông đã có quyết định của mình nhưng chưa tiết lộ.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41372620
Nga: Trump và Kim cư xử như trẻ mẫu giáo
Ngoại trưởng Nga nói cuộc khẩu chiến giữa Donald Trump và Kim Jong-un giống như một cuộc ẩu đả của trẻ mẫu giáo.
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn trước đó nói Tổng thống Hoa Kỳ bị “rối loạn thần kinh” và là “gã lẩm cẩm” sau khi ông Trump đe dọa sẽ tiêu diệt Bắc Hàn.
Ông Trump đáp lại bằng một dòng tin trên mạng xã hội Twitter, gọi ông Kim là “tên điên rồ”.
Kim Jong-un nói cần vũ khí hạt nhân vì Trump ‘loạn trí’
Bắc Hàn nói phát biểu của Trump là ‘tiếng chó sủa’
Ngoại trưởng Sergei Lavrov kêu gọi hai bên dừng lại, “để làm dịu đi những cái đầu nóng.”
Ông nói: “Vâng, chúng ta không thể chấp nhận được việc Bắc Hàn tiếp tục với các phi vụ quân sự hạt nhân nhưng cũng không thể chấp nhận chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên được.”
Ông kêu gọi cho một tiến trình chính trị, mà ông nói là một phần quan trọng trong tiến trình của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
“Cùng với Trung Quốc chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm một cách tiếp cận hợp lý chứ không phải một cách cảm tính như khi lũ trẻ ở trường mẫu giáo bắt đầu đánh nhau và không ai có thể ngăn cản chúng,” ông nói.
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn đã công kích ông Donald Trump vài ngày sau bài diễn văn của tổng thống Hoa Kỳ tại LHQ, nói ông sẽ “tiêu diệt hoàn toàn” Bắc Hàn nếu Hoa Kỳ buộc phải tự bảo vệ mình hoặc các đồng minh.
Ông cũng nhạo báng Kim Jong-un với lời bình luận: “Anh hùng hỏa tiễn đang thực hiện phi vụ tự tử.”
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Bắc Hàn nói những nhận xét “nhục mạ” của Tổng thống Hoa Kỳ chứng tỏ ông đã đúng khi phát triển vũ khí cho Bắc Hàn.
Trong một tuyên bố cá nhân hiếm hoi, ông Kim nói rằng ông Trump sẽ “phải trả giá đắt” cho bài phát biểu mà ông Kim đánh giá là “lời nói gàn dở bất lịch sự chưa từng thấy”.
Ông Kim nói rằng ông Trump đã xúc phạm Bắc Hàn trong con mắt của thế giới, và đe doạ “chắc chắn và nhất định phải kiểm soát gã lẩm cẩm rối loạn thần kinh người Mỹ này bằng lửa.”
Các chuyên gia nói rằng đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Triều Tiên đưa ra một phản ứng trực tiếp nhắm đến một cá nhân quốc tế – và động thái này cần phải được xem xét nghiêm túc và triệt để.
Trung Quốc cũng kêu gọi hai bên hạ nhiệt, nói rằng vấn đề “phức tạp và nhạy cảm”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khang nói: “Tất cả các bên liên quan nên kiềm chế thay vì kích động lẫn nhau.”
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41370979
Thái tìm thấy xe bà Yingluck Shinawatra dùng để bỏ trốn
Cảnh sát Thái Lan vào hôm 22 tháng 9 tiến hành kiểm tra một chiếc xe được cho là bà cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra đã dùng để trốn khỏi đất nước.
Cảnh sát Thái Lan cho biết họ vẫn đang cố gắng để khẳng định một giả thuyết đưa ra rằng bà Yingluck rời nhà hai đêm trước khi toà có phán quyết, sau đó di chuyển bằng xe ra ngoại ô và sau đó tiếp tục đến biên giới Campuchia.
Các nhà điều tra cho rằng bà Yingluck đã đào thoát bằng đường bộ tới Campuchia và sau đó bằng đường hàng không tới một nước thứ ba, có thể là Dubai để hội ngộ với người anh trai Thaksin Shinawatra, một cựu thủ tướng khác bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự năm 2006 và phải đối mặt với án tù nếu ông ta quay trở lại Thái Lan.
Chính phủ của bà Yingluck bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2014. Bà này đã bỏ trốn thay vì phải ra hầu toà ngày 25 tháng 8. Bà Yingluck bị cáo buộc là sao nhãng trong việc giám sát chương trình trợ cấp gạo khiến công quỹ bị thất thoát.
11 quốc gia còn lại
tiến tới giai đoạn cuối cùng ký kết hiệp định TPP
Tokyo, Nhật Bản. (Reuters) – Hôm nay 22/09, một nhà thương thuyết Hiệp Định Đối Tác Tự Do Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương, TPP, cho biết 11 quốc gia thành viên vẫn tiếp tục ở lại sau khi Hoa Kỳ tuyên bố rút lui, đang tiến đến giai đoạn cuối cùng của việc ký kết.
TPP trong giai đoạn khởi thuỷ bao gồm 12 quốc gia thành viên nhằm mục đích phá bỏ mọi rào cản trong lĩnh vực thương mại tại một số quốc gia Á châu có nền kinh tế phát triển nhanh nhất. Tuy nhiên, hồi tháng 1 vừa qua, Hiệp định này rơi vào tình trạng bấp bênh, khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố rút lui, để ưu tiên thực hiện chính sách bảo vệ việc làm cho công dân Hoa Kỳ.
Các nhà thương thuyết của 11 quốc gia còn lại đã tham dự cuộc họp kéo dài 2 ngày tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản, để thảo luận nhiều lĩnh vực khác nhau của thoả ước ban đầu, để cứu vãn hiệp định mậu dịch tự do đầy tham vọng này. 11 thành viên của khối TPP đồng ý sẽ gặp gỡ lần nữa vào tháng tới cũng tại Nhật Bản để hoàn tất giai đoạn ký kết, trước khi tham dự Hội Nghị Hợp Tác Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương tại thành phố Đà Nẵng của Việt Nam vào tháng 11 năm nay.
Nhà thương thuyết TPP hàng đầu của Nhật Bản, ông Kazuyoshi Umemoto, người chủ toạ cuộc họp kéo dài 2 ngày cho biết họ đã đạt được bước tiến đáng kể. Nhật Bản muốn thúc đẩy việc thương lượng TPP, quảng bá cho nền mậu dịch tự do để đối phó với chủ nghĩa bảo hộ của Hoa Kỳ, với hy vọng Washington sẽ xem xét lại chính sách “Hoa Kỳ trên hết” của ông Trump.
Nguồn tin này nói rằng mặc dù các quốc gia còn lại đã lên tiếng cam kết theo đuổi TPP với tổng sản lượng quốc gia của cả khối lên tới 12.4 ngàn tỉ Mỹ kim, dư luận vẫn lo sẽ có thêm quốc gia khác theo chân Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định. (Song Châu)
http://www.sbtn.tv/11-quoc-gia-con-lai-tien-toi-giai-doan-cuoi-cung-ky-ket-hiep-dinh-tpp/
Đại Sứ TQ Ở Mỹ:
Trump Sẽ Thăm TQ Để Giải Quyết Tranh Chấp
WASHINGTON – Ông Cui Tiankai là đại diện ngoại giao của Trung Cộng tại thủ đô Hoa Kỳ phát biểu tại 1 hội thảo do thông tấn Bloomberg tổ chức: chuyến công du sắp tới của TT Trump sẽ góp phần giải quyết các tranh chấp, dọn đường cho sáng kiến đầu tư quy mô về hạ tầng cơ sở trong vùng.
ĐS Cui nói: 2 bên sẽ đạt tới thỏa thuận về 1 số vấn đề đang thương luợng, viễn ảnh giao thương vì lợi ích hỗ tương sẽ trở thành khả quan hơn. Ông Cui khẳng định “Chúng tôi không muốn bất cứ hình thức chiến tranh nào với bất cứ ai, chắc chắn không với Hoa Kỳ”.
Trong tháng qua, đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer khởi động điều tra các tố giác về trộm cắp tác quyền chống lại doanh nghiệp Trung Cộng theo luật cho phép TT đơn phương cuỡng chế thuế phạt và các hạn chế để bảo vệ các ngành nghề trong nuớc chống lại mậu dịch không công bằng. Tiến trình điều tra sẽ dẫn tới 1 thỏa uớc, trừng phạt đơn phương, hay kiện tại “tổ chức mậu dịch quốc tế – WTO”.
ĐS Cui cũng nói tới dự án “Belt and Road”, là sáng kiến phát triển hạ tầng cơ sở từ Á sang Âu, và xác nhận: doanh nghiệp Hoa Kỳ đuợc mong đợi tham gia.
Truyền thông Hoa Kỳ tường thuật 1 hội nghị về Belt và Road tại Beijing hồi Tháng 5 với ý e ngại mục đich của Trung Cộng – ngay sau đó, ĐS Cui xác quyết: dự án ấy không đe dọa quyền lợi của Hoa Kỳ như 1 dòng tựa tin tức của CNN “Trung Cộng có kế hoạch lớn để chế ngự mậu dịch thế giới”.
https://vietbao.com/p122a272466/dai-su-tq-o-my-trump-se-tham-tq-de-giai-quyet-tranh-chap
Giá Dầu Ổn Định,
OPEC Sẽ Họp Về Sản Lượng Dầu Sản Xuất
LONDON – Giá dầu thô trên thị trường quốc tế hôm Thứ Sáu là ổn định trong khi giới đầu tư chờ xem hội nghị OPEC đồng ý hay không chủ trương gia hạn hạn chế sản luợng dầu xuất cảng đến hết Tháng 3-2018.
Tại London, giá dầu Brent là 56.71 MK, tăng 28 cents/thùng, và là gá cao nhất từ Tháng 3. Hưá phiếu dầu WTI đuợc trao đổi với giá 50.53 MK, giảm 2 cents/gallon.
Bộ trưởng năng luợng Nga Alexander Novak tiết lộ: không quyết định gia hạn trước Tháng 1 – các bộ trưởng khác nhận thấy có thể quyết định gia hạn hay không trước cuối năm. Bộ trưởng Novak nói: cần bàn chiến luợc áp dụng từ Tháng 4-2018.
Trong 3 tháng qua, dầu thô tăng giá hơn 15%, ám chỉ thương luợng kiểm soát nguồn cung là hiệu quả.
Bộ trưởng dầu khí Kuwait al-Marzouq nhận xét: có bằng chứng thị trường đang hướng tới tái cân bằng.
Tại Hoa Kỳ, sản lượng dầu thô của tuần lễ chấm dứt ngày 15-9 là 9.51 triệu thùng/ngày, tăng từ 8.78 triệu thùng/ngày trong tuần trước, theo ghi nhận hôm Thứ Tư của cơ quan thông tin năng luợng (EIA).
Mặt khác, tin thư của Commerzbank ghi: giá dầu có hậu thuẫn từ căng thẳng gây ra bởi kế hoạch trưng cầu dân ý của vùng Kurd bán tự trị.
Bangdad và các nước phương gây phản đối trưng cầu dân ý tại vùng giàu tài nguyên dầu tiếp giáp Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đang lúc không ổn định.
https://vietbao.com/p122a272461/gia-dau-on-dinh-opec-se-hop-ve-san-luong-dau-san-xuat
Cựu Giám Đốc FBI Đọc Diễn Văn Tại Trường Howard, Bị La Ó
WASHINGTON – Số người phản đối hò hét ồn ào khi cựu giám đốc FBI James Comey chuẩn bị đọc diễn văn tại Howard University, đuợc biết tiếng là 1 trường truyền thống của người da đen tại khu vực thủ đô Washington.
Phản đối bắt đầu ngay khi ông Comey tiến lên diễn đàn. Phe phản đối tung nắm đấm lên trời, chửi tục và hô “Không công lý không có hoà bình”.
Ông Comey không thể lên tiếng – sau 5, 6 phút, ông định tìm cách bắt đầu – ông tỏ ý hy vọng đuợc lắng nghe những điều ông phải nói ra, và dành 4 phút lắng nghe cử tọa, và lại ngưng.
Khôi hài thay, nội dung bài diễn văn của cựu giám đốc Comey là về hầu khắp thế giới luôn luôn huyên náo không có thời gian để phản tỉnh và trường Howard là 1 hải đảo.
Ông thường phải lên giọng trong lúc 1 số người tiếp tục hò hét – ông nói: sau đối thoại, chúng ta càng trở nên tinh tường hơn.
Phóng viên xác nhận: ông Comey không nói tới các bàn tán về tổng tuyển cử 2016 hay về nghi án toa rập với viên chức Nga.
Thông điệp của ông Comey là về nhu cầu lắng nghe lẫn nhau. Ông kết thúc với câu “Tôi mong đợi trò chuyện như người trưởng thành về những gì là đúng, là thật”.
https://vietbao.com/p122a272455/cuu-giam-doc-fbi-doc-dien-van-tai-truong-howard-bi-la-o
Giới chức Mỹ: Sắp có những giới hạn du hành mới
Các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của Mỹ đã đề nghị với Tổng thống Donald Trump những tiêu chuẩn mới cho du khách và người nhập cư nộp đơn xin nhập cảnh Mỹ.
Chưa đầy hai ngày nữa trước khi các giới hạn tạm thời đối với du khách đến từ sáu nước đa số dân Hồi giáo sẽ đáo hạn (Chủ nhật), Tổng thống vẫn chưa công bố quyết định của mình về chính sách mới rộng hơn này, là kết quả của một sắc lệnh của ông Trump duyệt lại tiêu chuẩn của các quốc gia khác cho quá trình được gọi là “rà soát.”
Trong một cuộc điện đàm với các phóng viên hôm thứ Sáu, các quan chức từ Nhà Trắng và ba cơ quan liên bang từ chối xác định bao nhiêu nước hoặc tên của các nước không tuân thủ các tiêu chuẩn mới mặc dù các quan chức Mỹ đã thảo luận từ nhiều tuần nay.
“Mọi nước trên thế giới đều được thông báo về tiêu chuẩn cơ sở mới này,” Miles Taylor, cố vấn của Bộ trưởng An ninh nội địa nói.
Các quan chức cũng từ chối mô tả chi tiết những quy định mới được đề nghị, nhưng mô tả các tiêu chuẩn mới là có liên quan đến chất lượng của những giấy tờ xác minh danh tính và liên quan tới các nước “chủ động” chia sẻ thông tin về những kẻ khủng bố.
Các quan chức này không thể cung cấp thời biểu cho biết khi nào tổng thống sẽ loan báo quyết định của ông về những nước nào sẽ bị ảnh hưởng và biện pháp chế tài nào mà họ sẽ phải đối mặt vì không tuân thủ.
“Chính quyền của Trump sẽ đảm bảo rằng những người du hành đến Mỹ được rà soát thích đáng và những người không đáng có mặt ở đây sẽ không được phép nhập cảnh,” Jonathan Hoffman, trợ lý Bộ trưởng An ninh Nội địa đặc trách Sự vụ Công chúng, cho biết trước đó trong ngày.
Lệnh cấm du hành vẫn luôn có tính cách tạm thời, cho Bộ An ninh Nội địa 90 ngày để thu thập thông tin và báo cáo về việc rà soát du khách nước ngoài. Bản báo cáo đó gần đây đã được gửi đến Nhà Trắng ngay khi lệnh cấm du hành đối với du khách từ Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen sắp sửa hết hạn.Ông Trump gần đây đã kêu gọi một lệnh cấm du hành “rộng lớn hơn, nghiêm khắc hơn và cụ thể hơn” trên Twitter.
https://www.voatiengviet.com/a/gioi-chuc-my-sap-co-nhung-gioi-han-du-hanh-moi/4040834.html
McCain lại nói không,
dự luật bãi bỏ Obamacare mới nhất hấp hối
Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), một cơ quan phi đảng phái, đang thẩm định dự luật này, nhưng sẽ không thể hoàn thành công tác trước ngày 30 tháng 9. CBO nghiên cứu chi phí và những hậu quả kinh tế của các dự luật được đề xuất.
Ông McCain lưu ý trong tuyên bố của ông rằng ông phản đối dự luật này ngay cả khi nó được bảo trợ bởi người bạn thân của ông là Thượng nghị sĩ Lindsey Graham.
“Tôi không hề lấy làm vui sướng khi loan báo sự phản đối của tôi,” ông McCain nói. “Các tác giả của dự luật là những người bạn thân thiết của tôi, và tôi hết sức kính trọng họ. Tôi biết họ đang hành động nhất quán với niềm tin của họ và với ý thức về điều gì là tốt nhất cho đất nước này. Tôi cũng vậy.”
Chưa rõ liệu Thượng viện có tiến hành biểu quyết về dự luật này trước ngày 30 tháng 9 hay không. Đó là thời hạn để phe Cộng hòa thông qua dự luật này với đa số quá bán 51 người biểu quyết thuận. Sau ngày đó, cần phải có 60 người biểu quyết thuận để xúc tiến dự luật chăm sóc y tế. Hiện có 52 thượng nghị sĩ Cộng hòa tại Thượng viện.
Hồi tháng 7, chính ông McCain là người đã đánh bại một nỗ lực trước đây của phe Cộng hòa nhằm bãi bỏ Obamacare. Ông McCain trình diện để biểu quyết dù ông phải giải phẫu một khối u não chỉ vài ngày trước đó.
Facebook sẽ giao cho Quốc hội Mỹ
các quảng cáo chính trị của Nga
Facebook nói họ sẽ chia sẻ với các nhà điều tra Quốc hội 3.000 quảng cáo trên mạng truyền thông xã hội này mà đã bị phát hiện có liên quan đến sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2016.
Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đưa ra thông báo này hôm thứ Năm, nhắc lại sự hợp tác của công ty của ông với các cuộc điều tra của Bộ Tư pháp và các ủy ban Quốc hội.
Ông Zuckerberg trước đó đã phải đối mặt với chỉ trích vì đã không làm nhiều hơn để ngăn chặn những người bị gọi là “phần tử xấu” sử dụng Facebook để thao túng hoặc gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử.
Cuộc điều tra của Facebook cho thấy một hoạt động được tổ chức ở Nga đã chi 100.000 đôla cho các quảng cáo tìm cách gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Nga đã phủ nhận bất kỳ sự can thiệp nào.
Trung Quốc hạn chế xuất khẩu
sản phẩm dầu mỏ sang Triều Tiên
Trung Quốc hôm thứ Bảy loan báo họ sẽ hạn chế xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ sang Triều Tiên để tuân hành những chế tài của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhắm vào chương trình phát triển hạt nhân và phi đạn của miền Bắc.
Bộ Thương mại Trung Quốc nói trong một thông cáo đăng trên website của mình rằng dầu lọc xuất khẩu cho Bình Nhưỡng sẽ được giới hạn ở mức hai triệu thùng mỗi năm có hiệu lực vào tháng 10. Thông cáo nói việc buôn bán khí thiên nhiên hóa lỏng sẽ bị cấm ngay lập tức.
Dầu mỏ xuất khẩu để sử dụng trong chương trình phi đạn đạn đạo hoặc các hoạt động khác của Triều Tiên bị cấm theo các chế tài của Liên Hiệp Quốc, thông cáo nói.
Bắc Kinh cũng sẽ cấm nhập khẩu hàng dệt may từ Triều Tiên ngay lập tức. Hàng dệt may là nguồn thu chính cuối cùng của Bình Nhưỡng sau nhiều vòng chế tài liên tục của Liên Hiệp Quốc, mà theo đó Trung Quốc đã cắt đứt than đá, quặng sắt, hải sản và những hàng hóa khác.
Trung Quốc chiếm khoảng 90 phần trăm thương mại của Triều Tiên. Sự hợp tác này mang tính thiết yếu đối với Bình Nhưỡng và những chế tài mới nhất càng gia tăng thêm áp lực buộc đất nước cộng sản này từ bỏ phát triển vũ khí hạt nhân và phi đạn tầm xa
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã che chở cho miền Bắc, nhưng gần đây đã bày tỏ sự bực bội với chính quyền Kim Jong Un.
Người tị nạn Rohingya ngừng chạy sang Bangladesh
Hàng trăm nghìn người sắc tộc thiểu số Rohingya theo đạo Hồi phải chạy nạn sang Bangladesh trong những tuần qua, do bị quân đội Miến Điện đàn áp. Cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ chính quyền Naypyidaw. Giới chức Bangladesh, hôm nay 23/09/2017, cho biết dòng người tị nạn dường như đã ngừng lại.
Chỉ huy biên phòng Bangladesh, ông Manzurul Hasan Khan, thông báo : « Những ngày vừa qua không có người Rohingya nào vượt qua biên giới ». Liên Hiệp Quốc cũng đã lên tiếng xác nhận hiện tượng nói trên. Song cả Bangladesh và Liên Hiệp Quốc đều không đưa ra lời giải thích nào cho sự việc này. Ước tính cho đến nay có khoảng 429 000 người Rohingya tị nạn ở Bangladesh.
Hôm qua, điều phối viên của Liên Hiệp Quốc thường trú tại Dacca, Robert D.Watkins, cho biết cơ quan này ước tính cần 200 triệu USD để hỗ trợ những người tị nạn Rohingya trong vòng 6 tháng tới. Tuy nhiên, theo ông, con số này mới chỉ là dự kiến được tính toán dựa trên những nhu cầu cấp bách và chưa được khẳng định chính thức.
Hơn nữa, Liên Hiệp Quốc cũng không muốn đưa ra những bản kế hoạch quá dài hạn, vì «điều này có thể… gửi đi thông điệp chính trị là… những người này (sẽ có điều kiện)…. ở lại đây lâu dài », điều mà tổ chức này không hề muốn.
Sau nhiều chỉ trích và áp lực từ quốc tế, tình hình tại bang Rakhine dường như đã có một số biến chuyển. Căng thẳng đã có dấu hiệu hạ nhiệt, song nhiều rắc rối vẫn tiếp diễn ở bang Rakhine. Hôm nay, chỉ huy quân đội Miến Điện cáo buộc các chiến binh Rohingya là thủ phạm một vụ nổ bom trước một nhà thờ Hồi Giáo. Trong khi đó, một tổ chức bảo vệ nhân quyền lên án quân đội gây ra hỏa hoạn trong khu vực để ngăn cản những người tị nạn hồi hương.
Trong khi đó, trang tin Đông Nam Á Channel News Asia cho hay, hôm qua 22/09, chính phủ Miến Điện thông báo sẽ lập một nhóm làm việc để theo diễn chiến dịch « hồi hương khẩn cấp» hàng trăm ngàn người tị nạn sang Banladesh, bao gồm người Rohingya và cư dân một số sắc tộc khác. Chiến dịch được thực hiện với sự phối hợp của Bangladesh, theo một thỏa thuận giữa hai chính quyền.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170923-bangladesh-dong-nguoi-ti-nan-rohingya-da-ngung-lai
Irak : Vùng tự trị Kurdistan
quyết tổ chức trưng cầu dân ý độc lập
Cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập tại vùng tự trị Kurdistan, Irak, dự kiến vào ngày thứ Hai, 25/09/2017, bị chống đối mạnh từ tất cả các quốc gia trong vùng, và bị Hội Đồng Bảo An khuyến cáo ngừng tổ chức. Tuy nhiên, ngày hôm qua, 21/09, lãnh đạo vùng tự trị nói trên khẳng định cuộc trưng cầu dân ý vẫn sẽ diễn ra.
Lãnh đạo chính quyền vùng tự trị, ông Massoud Barzani, cho biết người Kurdistan sẵn sàng « trả bất cứ giá nào cho tự do của mình », và bác bỏ các kêu gọi hủy bỏ cuộc trưng cầu dân ý dự kiến.
Hôm nay là ngày kết thúc cuộc vận động trưng cầu dân ý. Trong bài phát biểu trước hàng chục nghìn người tham gia mít tinh ở Erbil, trụ sở của chính quyền vùng, ông Barzani nhấn mạnh là những hy sinh của người Kurdistan trong cuộc chiến chống các lực lượng Hồi Giáo cực đoan được ca ngợi, thế nhưng « người ta » lại không để cho họ và gia đình của những người hy sinh được tự quyết định số phận của mình.
Lãnh đạo Kurdistan Irak tái khẳng định cam kết của người Kurdistan đứng trong hàng ngũ chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia theo sát nhất các diễn biến liên quan đến cuộc trưng cầu dân ý. Tối hôm qua, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nước này đã có một phiên họp bất thường, do tổng thống Erdogan chủ trì. Trả lời báo giới, người phát ngôn chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tái khẳng định đòi hỏi của Ankara là cuộc trưng cầu dân ý phải bị hủy bỏ, và để trả đũa, « mọi biện pháp đang được xem xét ».
Sáng nay, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết quân đội nước này đang gia tăng tập trận tại vùng biên giới. Theo người đứng đầu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, không loại trừ khả năng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ can thiệp và đây là một biện pháp đã được trù tính.
Đối mặt với khả năng ra đời một Nhà nước Kurdistan (Irak) độc lập, trong những ngày gần đây, Ankara liên tục tìm cách phối hợp với chính quyền Iran và chính quyền trung ương Irak, để tìm biện pháp đối phó. Hôm nay, tại Ankara diễn ra có cuộc gặp giữa tổng tham mưu trưởng quân đội Irak và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170923-irak-vung-tu-tri-kurdistan-quyet-to-chuc-trung-cau-dan-y-doc-lap
Canada đánh vào túi tiền tổng thống Venezuela
vì “hủy hoại dân chủ”
Chính phủ Canada hôm qua 22/09/2017 loan báo trừng phạt tài chính đối với tổng thống Venezuela, ông Nicolas Maduro và 39 người khác « chịu trách nhiệm về việc hủy hoại nền dân chủ ».
Các biện pháp được chính quyền của ông Justin Trudeau áp đặt là « đóng băng các tài sản và cấm mọi giao dịch với những cá nhân bị trừng phạt ». Người dân Canada cũng bị cấm « cung cấp các dịch vụ tài chính hay các dịch vụ liên quan » cho những người này.
Trong danh sách 40 nhân vật bị trừng phạt, ngoài tổng thống Nicolas Maduro, còn có bộ trưởng Quốc Phòng Vladimir Padrino Lopez, chủ tịch ủy ban bầu cử quốc gia Tibisay Lucena Ramirez, chủ tịch ủy ban phụ trách liên lạc với tổng thống của Quốc hội lập hiến Jose Jaua Milano.
Các trừng phạt này nhằm « đáp trả việc chính quyền Venezuela tiếp tục sa vào tình trạng độc đoán …. duy trì áp lực để Venezuela tái lập trật tự Hiến pháp và tôn trọng các quyền dân chủ của nhân dân ». Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland tuyên bố : « Canada không thể giữ im lặng khi chính quyền Venezuela tước đoạt các quyền cơ bản của người dân nước mình ».
Vào cuối tháng Tám, Hoa Kỳ cũng đã trừng phạt Venezuela về tài chính, qua việc hạn chế luồng vốn nước ngoài đối với chế độ Nicolas Maduro. Trong lúc đó, Caracas đang thiếu ngoại hối trầm trọng do nền kinh tế lệ thuộc rất lớn vào dầu thô mà giá cả liên tục sụt giảm từ ba năm qua.
Pháp: Tổng thống Macron ký các sắc lệnh
cải cách Luật lao động
Năm sắc lệnh về cải cách Luật lao động được tổng thống Pháp Emmanuel Macron ký hôm qua đã được đăng trên Công báo sáng nay 23/09/2017, và có hiệu lực ngay lập tức. Đảng Nước Pháp Bất Khuất (LFI) hôm nay kêu gọi đông đảo người dân xuống đường phản đối.
Quyết tâm không nhượng bộ phong trào phản kháng, tổng thống Emmanuel Macron đã trịnh trọng ký trước ống kính truyền hình năm văn bản sửa đổi bộ Luật lao động vốn phức tạp của Pháp, dày trên 3.000 trang.
Một số biện pháp cải cách được áp dụng ngay khi công bố, như chế độ bồi thường khi bị sa thải, làm việc từ xa. Còn việc sáp nhập các tổ chức đại diện người lao động còn phải chờ các nghị định hướng dẫn sẽ được ban hành từ nay cho đến ngày 31/12.
Để có giá trị vĩnh viễn, các sắc lệnh trên đây còn phải được Quốc Hội phê chuẩn, dự kiến vào khoảng cuối tháng 11. Những sắc lệnh này tập hợp một loạt các biện pháp giúp các doanh nghiệp được rộng tay hơn : định mức trần bồi thường trong trường hợp sa thải bất hợp lý, giảm thời hạn được khởi kiện sau khi bị sa thải, không cần sự hiện diện của nghiệp đoàn trong thương lượng đối với các công ty dưới 20 nhân viên…Được giới chủ hoan nghênh, các biện pháp trên đây khiến các nghiệp đoàn hết sức lo ngại.
Sau các cuộc đình công và biểu tình ngày 12 và 21/9 do nghiệp đoàn CGT đề xướng, hôm nay đến lượt đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất kêu gọi giới thanh niên, nhân viên, người hưu trí biểu tình đông đảo để phản đối « cú đảo chính về xã hội » của ông Macron – theo thủ lĩnh đảng này là ông Jean-Luc Mélenchon.
Nhiều xe ca đã được thuê để đưa người biểu tình trên toàn quốc đến Paris, mà LFI hy vọng sẽ tập hợp được khoảng 130.000 người như trong cuộc « Tuần hành vì nền cộng hòa » hôm 18/3. Tuy nhiên cánh tả đang chia rẽ, không mấy nhiệt tình hưởng ứng. Đảng Cộng Sản Pháp chỉ gởi đến một đoàn đại biểu, đảng Sinh Thái và Xã Hội không chính thức kêu gọi.
http://vi.rfi.fr/phap/20170923-tong-thong-ky-mot-loat-sac-lenh-cai-cach-luat-lao-dong
Giới trẻ và chiến dịch vận động bầu cử Quốc Hội Đức
Hai ngày trước cuộc bầu cử ở Đức, những người tranh đấu của các tổ chức thanh niên nghĩ gì về các đảng phái trong cuộc chạy đua bầu cử. Phóng sự của thông tấn viên Pascal Thibault tại Berlin, nhân cuộc tranh luận được tổ chức bởi Cơ quan Pháp-Đức vì Thanh niên.
Nước Đức đang già hóa. Độ tuổi trung bình của các cử tri của hai đảng lớn Liên Minh Dân Chủ – Thiên Chúa Giáo (CDU) và Dân Chủ Xã Hội Đức (SPD) là 53. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi những đảng này trước hết quan tâm tới nhóm cử tri có tuổi và người về hưu.
Vì vậy, các tổ chức thanh niên của các đảng phái chính trị hơn bao giờ hết phải chú trọng vào việc lấy ý kiến của giới trẻ.
Florian Muller, thuộc đoàn Thanh Niên Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, phấn khởi cho biết phong trào của mình đã vận động sự ủng hộ cho nguyên tắc ngăn chặn những khoản nợ mới. Muller thấy rằng những vấn đề khác cũng quan trọng.
Anh nói : Tôi thấy không khó để làm cho các bạn trẻ hào hứng với cuộc bầu cử. Nước Đức đang ổn. Nhưng thế hệ chúng tôi ở đảng Liên Minh Dân Chủ-Thiên Chúa Giáo muốn rằng những vấn đề tương lai liên quan đến giới trẻ phải cần phải được tính đến, ví dụ như hưu trí.
Trong khi đó, phó chủ tịch đoàn Thanh Niên Dân Chủ-Xã Hội Kevin Kuhnert lại cảm thấy hài lòng với những bước tiến mà tổ chức của mình đạt được.
Anh cho biết : Với chúng tôi, chiến dịch này thành công về mặt cương lĩnh. Chúng tôi có thể đưa ra rất nhiều đề xuất như thù lao tối thiểu cho người học việc, nâng mức học bổng, giảm tuổi bắt đầu được quyền bầu cử, cũng như nhiều vấn đề khác mà chúng tôi đã phải đấu tranh suốt nhiều năm, và ngày hôm nay, chúng tôi có thể giành ưu tiên cho chúng.
Nhìn chung với giới trẻ, đảng Liên Minh Dân Chủ-Thiên Chúa Giáo của bà Angela Merkel chiếm được nhiều cảm tình hơn so với đảng Dân Chủ Xã Hội Đức.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170923-gioi-tre-duc-va-chien-dich-bau-cu
Thái Lan : Ba sĩ quan cảnh sát
bị cáo buộc giúp bà Yingluck trốn thoát
Phó thủ tướng Thái Lan Prawit Wongsuwon hôm nay 23/09/2017 cho biết có ba sĩ quan cảnh sát đã giúp cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra đào thoát vào tháng trước, trong khi bà có nguy cơ lãnh án đến 10 năm tù giam.
Chính quyền Thái Lan đã thẩm vấn ba sĩ quan cảnh sát, sau khi tịch thu một chiếc xe hơi được cho là đã đưa bà Yingluck ra đến biên giới Cam Bốt, từ đó trốn sang nước khác.
Theo ông Prawit, ba sĩ quan này khai rằng đã nhận được lệnh giúp đỡ bà Yingluck đi trốn, và người ra lệnh là ở Thái Lan, nhưng ông từ chối nói rõ đó là ai. Phó thủ tướng Thái cũng nói rằng bà Yingluck không thông qua ngõ kiểm soát biên phòng chính thức để sang Cam Bốt.
Bà Yingluck Shinawatra, bị phe quân sự đảo chính năm 2014, đã biến mất vào hôm 25/8, đúng ngày bà phải ra tòa để nghe tuyên án, với cáo buộc đã gây thiệt hại cho ngân sách do chương trình trợ giá lúa cho nông dân.
Chính quyền quân sự khẳng định không biết bà có ý định đào thoát, trong khi bà Yingluck thường kêu ca là bị theo dõi sau vụ đảo chính.
Các nhà phân tích và báo chí kết luận là cựu thủ tướng đã thỏa thuận với chính quyền để có thể rời khỏi Thái Lan. Các tướng lãnh cầm quyền bác bỏ giả thiết này, nói rằng trách nhiệm là ở ngành cảnh sát.
Trước đó quân đội Thái khẳng định bà Yingluck đã đánh lạc hướng giám sát bằng cách thay điện thoại và xe hơi, trong những ngày trước khi bỏ trốn.
Các nhà phân tích cho rằng chính quyền quân sự có lợi trong việc này, để cựu thủ tướng không thu hút được cảm tình trong vai nạn nhân, trước một phiên tòa bị tố cáo là mang tính chính trị.
Phe ông Shinawatra luôn thắng trong các cuộc bầu cử từ năm 2001, nhưng giới tinh hoa, quân sự và tư pháp luôn hạ bệ các chính quyền của phe này bằng các vụ đảo chính, vì coi là mối đe dọa cho vương quốc.
Theo một số thông tin, bà Yingluck nay ở Dubai, nơi anh ruột là cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra đang sống lưu vong.
Tây Ban Nha :
Căng thẳng leo thang giữa Catalunya và trung ương
Tại Tây Ban Nha, gần đến thời điểm vùng ở Catalunya tổ chức trưng cầu dân ý đòi độc lập, căng thẳng gian tăng từng ngày. Nhất là khi chính quyền trung ương tăng cường lực lượng giữ gìn trật tự gồm cảnh sát quốc gia và hiến binh đến Barcelona, thủ phủ vùng Catalunya.
Theo nguồn tin chính thức, có 11 000 cảnh sát quốc gia Tây Ban Nha và 16 500 cảnh sát vùng Cataluny (Mossos), đang rơi vào trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, giữa một bên là « pháp chế Tây Ban Nha » và một bên « tính chính đáng của vùng Catalunya ».
Trong khi đó, những người chủ trương đòi độc lập cho Catalunya vẫn tiếp tục huy động các cuộc tập hợp.Từ đêm qua, hàng trăm sinh viên đã chiếm giữ đại học Barcelona, phản đối nỗ lực của chính chính quyền Madrid nhằm ngăn chặn cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của Catalunya, dự trù vào ngày 1/10 tới.
Thông tấn viên François Musseau tường trình từ Barcelone
Mỗi khi có xe của hiến binh hay cảnh sát quốc gia xuất hiện, hàng trăm người hò hét, la ó, phản đối, như thể đây là lực lượng chiếm đóng xâm lược.
Kể từ vụ bắt giữ những viên chức cao cấp của chính quyền Catalunya hôm thứ Tư vừa qua, sự phẫn nộ của đông đảo người đòi độc lập đang chiếm giữ đường phố, tiếp tục gia tăng.
Họ tin rằng lực lượng hiến binh và cảnh sát ngày càng tỏ ra sẵn sàng trấn áp. Chắc chắn là quân số của lực lượng này đã tăng lên.
Bộ Nội vụ đã cho tăng cường lực lượng, tạm hoãn kì nghỉ của họ, và bố trí hàng trăm cảnh sát trên hai tàu du lịch ven bờ biển thành phố Barcelona và Tarragone.
Cảm nhận chung của mọi người ở đây là họ bị bao vây bởi quân đội của một nước kẻ thù. Ngoài ra, người ta cũng cảm thấy là những cảnh sát địa phương buộc phải tuân theo mệnh lệnh áp đặt của người Tây Ban Nha.
Ta có thể hình dung rằng tình hình này sẽ chỉ làm gia tăng mong muốn li khai.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170923-tay-ban-nha-cang-thang-leo-thang-giua-vung-catalunya-va-trung-uong