Tin khắp nơi – 23/08/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 23/08/2020

TikTok sẽ đệ đơn kiện chính quyền Trump trước Tư Pháp Mỹ ngày 24/08/2020

Bị chính quyền Donald Trump tấn công từ nhiều tuần lễ nay, mạng xã hội Trung Quốc TikTok ngày hôm qua 22/08/2020, cho biết sẽ kiện chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump trước các tòa án Hoa Kỳ, chống lại sắc lệnh của tổng thống Mỹ muốn cấm ứng dụng video này hoạt động tại Mỹ.

Theo hãng tin Pháp AFP, trong một tuyên bố, mạng xã hội TikTok xác nhận quyết định kiện chính quyền Trump như sau: “Để đảm bảo sự thượng tôn luật pháp, cũng như việc công ty và người dùng của chúng tôi được đối xử công bằng, chúng tôi (tức là mạng TikTok) không có lựa chọn nào khác ngoài việc thách thức sắc lệnh hành pháp thông qua hệ thống tư pháp”.

Trong một thông cáo riêng biệt, tập đoàn ByteDance, công ty mẹ của TikTok, xác nhận là đơn kiện sẽ được đệ trình vào ngày mai 24/08/2020, giờ Washington D.C.

Từ Houston, thông tín viên RFI Thomas Harm tường trình:

TikTok đã quyết định phản công và sẽ kiện chính quyền Trump.

Trong tầm nhắm là các sắc lệnh ngày 06 và 14 tháng 8, ra lệnh cho tập đoàn ByteDance, chủ nhân của TikTok, là phải nhượng lại các hoạt động ở Mỹ. Từ nhiều tháng qua, tổng thống Mỹ đã tố cáo ứng dụng Trung Quốc là một mối nguy hiểm cho an ninh quốc gia Mỹ, do những hành vi đánh cắp dữ liệu người dùng hay thậm chí làm gián điệp…

TikTok khẳng định là từ gần một năm nay, họ đã đề nghị những giải pháp có tính chất xây dựng, nhưng chỉ gặp những cản trở, can thiệp từ phía chính quyền xen vào những cuộc thảo luận thương mại mang tính chất riêng tư.

Hiện nay, các tập đoàn Microsoft, Twitter hay Oracle được cho là đều muốn mua lại TikTok, và cho dù vụ kiện diễn ra, các cuộc thương lượng vẫn tiếp tục.

Tháng Tư vừa qua, ứng dụng TikTok đã đạt 2 tỷ lượt tải nạp. Tại Hoa Kỳ, có hơn 100 triệu người sử dụng ứng dụng này một cách đều đặn.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200823-tiktok-s%E1%BA%BD-%C4%91%E1%BB%87-%C4%91%C6%A1n-ki%E1%BB%87n-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-trump-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-t%C6%B0-ph%C3%A1p-m%E1%BB%B9-ng%C3%A0y-24-08-2020

 

Tổng thống Trump đe dọa

 cắt đứt quan hệ thương mại với Trung Quốc

Hải Lam

Tổng thống Donald Trump trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News dự kiến phát sóng hôm 23/8 đã nêu ra khả năng tách nền kinh tế Hoa Kỳ khỏi Trung Quốc.

Reuters đưa tin, trong một trích đoạn video, ông Trump nói với người dẫn chương trình Steve Hilton rằng “chúng ta không cần phải” làm ăn với Trung Quốc. Sau đó, ông nói về khả năng tách rời hai nền kinh tế: “Nếu họ không đối xử tốt với chúng ta, tôi chắc chắn, chắc chắn sẽ làm điều đó”.

Trước đó, vào tháng 6, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết nền kinh tế Mỹ – Trung sẽ tách rời nếu các công ty Mỹ không được cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng và công bằng trong nền kinh tế Trung Quốc.

Tổng thống Trump cũng từng nhiều lần nói rằng ông không quan tâm đến việc đàm phán thương mại giai đoạn hai với Trung Quốc vì ông không hài lòng với cách Bắc Kinh xử lý đại dịch Covid-19. Hôm 19/8, Tổng thống Trump nhấn mạnh ông đã hoãn các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc, đồng thời nói thêm rằng hiện tại ông không muốn nói chuyện với chính quyền nước này.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-de-doa-cat-dut-quan-he-thuong-mai-voi-trung-quoc.html

 

Cử tri ủng hộ Trump tăng mạnh sau khi

gia tộc 4 cựu tổng thống Mỹ ‘tấn công’ ông

Hương Thảo

Chuyên gia phân tích đã có đánh giá sơ bộ sau Đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ: Ông Biden đã không hớ khi phát biểu; tỷ lệ ủng hộ ông Trump tăng lên sau màn tấn công dồn dập của Đảng Dân chủ; bầu cử năm nay của nước Mỹ phản ánh sự chống lại tự do, phủ nhận và khiêu chiến với các quan niệm giá trị truyền thống của nước Mỹ của phe cánh tả.

Joe Biden phát biểu, đảng Dân Chủ nín thở

Đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ chính thức hạ màn, và ứng cử viên Biden có bài phát biểu chính thức chấp nhận đề cử. Trong bài diễn văn này, Biden không mắc lỗi nào, quá trình đọc khá suôn sẻ. Nhưng nội dung bài phát biểu không có mấy nội dung thực chất, theo đánh giá của nhà bình luận Lâm Kiêu Nhiên trên Epoch Times ngày 22/8. Ông cáo buộc Tổng thống Trump đã “đẩy nước Mỹ vào bóng tối quá lâu”, và nếu ông ta đắc cử, điều đó sẽ mang lại ánh sáng cho nước Mỹ, dùng tình yêu để chống lại hận thù và hy vọng để chống lại nỗi sợ hãi.

Ông Biden đã tổng kết lại và phát hiện nước Mỹ đang có bốn cuộc khủng hoảng lớn. Thứ nhất, virus viêm phổi Vũ Hán đã lây lan; thứ hai, nền kinh tế rơi vào cuộc đại suy thoái; thứ ba, bất bình đẳng chủng tộc nghiêm trọng; thứ tư, cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.

Biden cáo buộc Trump đã thất bại trong việc ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh, và để đối phó với virus viêm phổi ở Vũ Hán, cách tốt nhất mà ông ta có thể nghĩ đến là tất cả người Mỹ phải đeo khẩu trang khi ra ngoài trong vòng 3 tháng tới. Ông cho biết sẽ ban hành “lệnh đeo khẩu trang bắt buộc trên toàn quốc”.

Để chấn hưng kinh tế, ông Biden chủ trương tạo việc làm trong các lĩnh vực năng lượng sạch và chế tạo, đồng thời giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu cũng sẽ tạo ra nhiều việc làm xanh hơn. Đồng thời, những hứa hẹn về cơ hội việc làm trên được hiện thực hóa bằng cách tăng thuế đối với những người giàu có và các công ty. Biden cáo buộc rằng sự bất công về chủng tộc ở Hoa Kỳ, từ cuộc bạo loạn ở Charlottesville đến cái chết của Freud, tất cả là do Tổng thống Trump tham gia vào “chủ nghĩa da trắng tối thượng”.

Trong chính sách ngoại giao, Biden hiển nhiên coi Nga là đối thủ hàng đầu. Ông Biden từ đầu đến cuối bài diễn văn chỉ một lần đề cập đến Trung Quốc khi nói về sự hồi hương của các ngành chế tạo, nhấn mạnh đến việc di dời ngành dược phẩm khỏi Trung Quốc.

Nhà phân tích Lâm Kiêu Nhiên cho biết, về bài diễn văn của Biden, nhiều người trong Đảng Dân chủ thực sự đã toát mồ hôi hột vì sợ ông lại nhầm lẫn và nói lung tung. Nhóm vận động tranh cử của ông ta đã viết trước cho ông ta một bản nháp để có bài phát biểu trôi chảy; và ngay sau khi nó kết thúc, các trợ lý của ông ta đã vội vã chạy tới chỗ các phóng viên và không cho ai cơ hội đặt câu hỏi. Ngay sau khi bài phát biểu tối qua kết thúc, trong chương trình truyền hình trực tiếp của hãng truyền thông CNN, một nhà bình luận da đen và cựu nhân viên chính quyền Obama, Van Jones, đã vô tình nói ra sự thật.

Van Jones, cựu trợ lý của chính quyền Obama cho biết: “Chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần rằng đây sẽ là một bài phát biểu rất tệ. Miễn là ông ấy không gượng gạo, chúng tôi sẽ bước ra và tán dương ông ấy”.

Tổng thống Trump dường như đã xem bài diễn văn của Joe Biden, ông đăng trên Twitter: “Trong 47 năm qua, Joe đã không làm gì với những gì ông ta vừa diễn giảng. Ông ta sẽ không cải biến, chỉ là nói những lời sáo rỗng!”

Bốn gia tộc cựu tổng thống luân phiên tấn công Trump, nhưng dư luận ủng hộ ông chỉ tăng mà không giảm

Đại hội Đảng Dân chủ đã được cử hành trong 4 ngày liên tiếp, điểm nhấn lớn nhất của năm nay không phải là chính sách, mà là cách cả hai phái cấp tiến và ôn hòa trong Đảng Dân chủ vào hùa cùng nhau kể tội kẻ đối lập chung. Gia tộc của bốn cựu tổng thống luân phiên tấn công đương kim tổng thống Trump, gồm nhà Obama, nhà Clinton, con gái và cháu trai của Kennedy, và cựu Tổng thống Carter liên tiếp đóng vai trò hỗ trợ Biden với mục tiêu chung là phế truất Trump khỏi nhiệm sở.

Phái đối lập trong đảng Cộng hòa do Bush Jr đại diện cũng đã cử người ca ngợi Biden, nói rằng gần 200 người trong chính quyền Bush đã gửi thư ngỏ ủng hộ các ứng cử viên đảng Dân chủ. Tuy nhiên, con số này ít hơn nhiều so với con số 700 người khi ông Trump đối mặt với Hillary vào năm 2016.

Tổ chức điều tra dân ý Rasmussen công bố báo cáo mới nhất hôm nay cho thấy trong tuần khai mạc Đại hội đảng Dân chủ, mức độ ủng hộ Tổng thống Trump trong các cử tri đã tăng thay vì giảm, từ 47% vào thứ Hai tuần này (16/8) đã tăng lên 51% trong ngày 21/8. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở các đảng viên Cộng hòa, lên tới 96%.

Nói cách khác, khi đảng Dân chủ tập tấn công ông Trump, sự ủng hộ đối với ông tiếp tục tăng lên.

Bị đánh đập, cướp bóc, người giàu bỏ trốn khỏi New York

Càng gần đến giai đoạn cuối cuộc tranh cử ở Hoa Kỳ, phong trào ‘Người da đen đáng quý’ (BLM) sẽ trở nên càng hung hãn hơn. Đây là cảnh diễn ra ở Portland, Oregon vào đêm 21, những người biểu tình Antifa và BLM đã đến một khu phố yên tĩnh vào lúc nửa đêm, đại náo khu phố và kêu gọi tầng lớp trung lưu vùng dậy và biểu tình với họ. Đây là đại lộ số 5 nổi tiếng trong khu trung tâm mua sắm ở New York do cư dân mạng chụp lại. Có thể thấy, kính của các cửa hàng bị đập vỡ, và những tấm ván gỗ ở khắp mọi nơi. Thiên đường mua sắm đã biến thành một chiến khu, còn đâu phong cách của một thành phố quốc tế? Cư dân mạng nói trong lúc quay phim rằng các phương tiện truyền thông sẽ không đưa tin cảnh này.

Theo báo cáo, chỉ trong tuần thứ hai của tháng 8, tại thành phố New York đã xảy ra hơn 60 vụ xả súng, khiến 76 người bị thương và 14 người chết, con số này cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Những tên cướp không hề sợ hãi thậm chí còn nhắm vào tầng lớp giàu có ở New York. Theo báo cáo từ Sở Cảnh sát New York vào đầu tháng 8, 27 vụ cướp đã xảy ra trong tháng 7 ở khu thượng lưu giàu có của Manhattan, tăng 286% so với năm trước. Thu nhập trung bình hàng năm của cư dân ở đây vượt quá 300.000 đô la Mỹ.

Trước việc các cửa hàng bị đập phá và cư dân bị cướp, thị trưởng đảng Dân chủ của New York, Bill de Blasio đã không hề thăm hỏi. Ngược lại, trước đó, ông ta đã cắt giảm đáng kể nguồn tài trợ cho cảnh sát trị giá 1 tỷ đô la Mỹ. Ông ta cũng đã thực hiện một buổi tác nghiệp trước tòa Tháp Trump để ủng hộ BLM. Liên minh Cảnh sát Thành phố New York, có 24.000 sĩ quan, đã công khai ủng hộ việc tái đắc cử của Tổng thống Trump.

Truyền thông đã phỏng vấn một công ty dịch vụ chuyển nhà ở New York, ông chủ cho biết gần đây mọi người đã rời bỏ khỏi thành phố theo nhóm, và 90% khách hàng của ông đã chọn chuyển đến những vùng ngoại ô tương đối an toàn, những khách hàng này là gia đình có trẻ em.

Tầng lớp giàu có chạy trốn theo từng nhóm và tình hình trở nên tồi tệ hơn. Thống đốc New York Cuomo cầu xin sự trở lại của gần nửa triệu người New York giàu có đã bỏ trốn do dịch bệnh, bạo loạn và phê phán văn hóa. Vì 1% tầng lớp giàu có này phải chịu 50% thuế của bang New York, nếu không có những người này, New York sẽ khó có thể bù đắp khoản thâm hụt 30 tỷ đô la mà họ sẽ phải đối mặt trong hai năm tới. Mọi người đều biết rằng gia đình ông Trump đã chuyển đến Florida từ đầu năm ngoái vì mức thuế quá cao ở New York.

Thống đốc Cuomo dù sao cũng là một quan chức quản lý địa phương tương đối có năng lực và thành tích trong Đảng Dân chủ, nhưng ngay cả ông ấy cũng bất lực về cuộc khủng hoảng hiện tại.

Vào đêm thứ ba của Hội nghị Dân chủ, cựu Tổng thống Obama đã phát động cuộc tấn công dữ dội nhất vào Trump cho đến nay, nói rằng ông Trump đã coi công việc của tổng thống như một chương trình truyền hình thực tế. Tổng thống Trump phản pháo rằng, ông sẽ không đắc cử nếu không có “cảnh tượng kinh dị” mà Obama để lại cho người Mỹ.

Có thể nói rằng cuộc tổng tuyển cử năm nay của nước Mỹ phản ánh sự chống lại tự do, phủ nhận và khiêu chiến với các quan niệm giá trị truyền thống của nước Mỹ của phe cánh tả. Lá phiếu của cử tri Mỹ sẽ quyết định trực tiếp hướng đi của xã hội Mỹ trong tương lai.

Theo Lâm Kiêu Nhiên, Epoch Times

Hương Thảo biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/cu-tri-ung-ho-trump-tang-manh-sau-khi-gia-toc-4-cuu-tong-thong-my-tan-cong-ong.html

 

Dấu ấn tuần qua:

Bầu cử Mỹ 2020- Chặng cuối ngày càng nóng

Đại Nghĩa

Và sự khác biệt về cương lĩnh tranh cử của hai đảng càng cho thấy sự khác biệt

Vợ chồng cựu TT Obama cùng chỉ trích TT Donald Trump

Từ ngày 17-20/08/2020 tại Trung tâm Wisconsin, Đại hội Đảng Dân chủ Hoa Kỳ đã diễn ra theo hình thức trực tuyến lần đầu tiên do đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Đại hội làm thủ tục chính thức đề cử ông Joe Biden làm ứng cử viên tổng thống cho cuộc bầu cử diễn ra ngày 03/11 sắp tới.

Trước đó, ngày 11/08/2020 ông Joe Biden đã chính thức chọn bà Kamala Harris là ứng viên phó tổng thống cho mình.

Đại hội Đảng Dân chủ Mỹ năm nay tập trung gây chú ý bằng các bài phát biểu của các nhân vật nổi tiếng của Đảng. Thay vì nêu cụ thể cương lĩnh hành động, nội dung chủ yếu của các phát biểu là nhằm chỉ trích trực diện tổng thống Donald Trump và khuyến cáo cử tri Mỹ bầu cho ứng viên Joe Biden.

Đặc biệt là phát biểu của vợ chồng cựu tổng thống (TT) Obama. Ngày 17/08, bà Michelle Obama đã gọi ông Donald Trump là “tổng thống sai lầm của nước Mỹ”. Trong khi ông Obama chỉ trích đích danh tổng thống đương nhiệm: “Ông ấy không quan tâm nỗ lực trong công việc, không chịu tìm kiếm đồng thuận, không tận dụng quyền lực tổng thống để giúp người khác, trừ bản thân và bạn bè. Ông ấy xem nhiệm kỳ tổng thống của mình không khác gì một chương trình truyền hình thực tế nhằm thu hút sự chú ý mà ông ấy khao khát”.

Cựu TT Obama nổi tiếng là người có khả năng hùng biện. Ông cùng cựu phó TT Joe Biden đều là các nhân vật chính trị chuyên nghiệp. Trong khi TT Donald Trump xuất thân là một doanh nhân chưa hề có kinh nghiệm trên chính trường.

Ông Donald Trump cũng nổi tiếng với cá tính mạnh và thường xuyên bị công kích vì các phát ngôn “bạo miệng” và hành động khó lường. Sau phát biểu của cựu TT Obama, TT Donald Trump đã phản pháo: “Tôi đã chứng kiến những hậu quả kinh khủng mà ông ta bỏ lại cho chúng ta, sự ngờ nghệch trong những giao dịch mà ông ta đã thực hiện. Tổng thống Obama đã không làm tốt công việc và lý do tôi phải ở đây là vì Tổng thống Obama và cựu Phó Tổng thống Joe Biden”.

Trong khi đó, đương kim phó TT Mike Pence thì đưa ra dẫn chứng cụ thể hơn trên Twitter: Chính phủ của cựu TT Barack Obama và Joe Biden đã làm mất 200.000 việc làm trong lĩnh vực sản xuất. Ông Obama đã nói rằng chỉ có đũa thần mới mang việc làm trở lại được. Nhưng chỉ trong 3 năm rưỡi, chính phủ của TT Donald Trump đã mang về 500.000 việc làm (chỉ riêng trong lĩnh vực sản xuất).

Thực tế là tỷ lệ thất nghiệp dưới thời tổng thống Donald Trump trước đại dịch đã đạt mức thấp kỷ lục 50 năm. Các chỉ số chứng khoán Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều mức cao đạt kỷ lục trong lịch sử.

Đảng Cộng hòa Mỹ dự kiến được tổ chức vào vào ngày 24/8 tại thành phố Charlotte tiểu bang North Carolina để chính thức tái đề cử Tổng thống Donald Trump.

So sánh cương lĩnh tranh cử hai bên

Trả lời Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Giáo sư người Mỹ gốc Việt Khương Hữu Lộc cho biết: Chủ trương của TT Donald Trump là giảm thuế cho cả đối tượng công ty và cá nhân. Mức thuế thu nhập của doanh nghiệp Mỹ dưới thời TT Donald Trump đã giảm từ mức 35% xuống còn 21%. Do đó đã khuyến khích doanh nghiệp Mỹ mang tiền về trong nước đầu tư, tạo ra nhiều công ăn việc làm. Trong khi ứng viên Joe Biden có quan điểm thiên tả. Tăng thuế thu nhập cá nhân đối với đối tượng thu nhập từ 400.000 USD/năm trở lên và tăng thuế thu nhập doanh nghiệp lên mức 28%.

Thực tế quan điểm của hai ứng viên còn nhiều khác biệt khác như ông Joe Biden muốn khôi phục hầu hết các thỏa thuận quốc tế và các chương trình trong nước dưới thời TT Obama mà TT Donald Trump đã hủy bỏ.

Riêng quan hệ với Trung Quốc, hành động của chính phủ TT Donald Trump là đánh thuế mạnh hàng hóa từ Trung Quốc. Trong khi quan điểm của ông Joe Biden cho rằng việc đánh thuế là không hữu hiệu, mà sẽ thiên về phương án đàm phán với Trung Quốc.

Trong thực tế mấy năm qua, hành động của chính phủ TT Donald Trump trở nên ngày càng cứng rắn với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực. Không chỉ tăng thuế, Mỹ còn phản ứng quyết liệt với chính quyền Trung Quốc về các vấn đề biển Đông, Hong Kong, Tân Cương, gián điệp…

Cụ thể hơn về phương án đàm phán với chính quyền Trung Quốc, ông Mike Pompeo cho biết : “Kinh nghiệm của tôi khi còn ở Ủy ban Tình báo Hạ viện, và sau đó là giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và hơn hai năm trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ đã dẫn đến kết luận sau: Cách duy nhất để thực sự thay đổi chính quyền ĐCSTQ là không được hành động dựa trên những gì giới lãnh đạo nói, mà phải dựa trên những gì họ làm”.

Nó cho thấy nếu phương án dựa vào đàm phán thay vì hành động trong quan hệ với chính quyền Trung Quốc, thì khả năng cao là nước Mỹ sẽ tiếp tục bị lợi dụng và làm suy yếu như dưới thời của cựu TT Obama. Đó cũng có lẽ là phương án mà chính quyền Trung Quốc mong muốn.

Theo AFP ngày 07/08/2020, ông William Evanina, giám đốc Trung tâm Phản gián và an ninh quốc gia Mỹ cho biết: “Chúng tôi đánh giá là Trung Quốc muốn Tổng thống Trump không chiến thắng khi tái tranh cử, vì người mà Bắc Kinh thấy là không thể đoán trước được”. Ông cũng cho biết chính quyền Trung Quốc đang nỗ lực gây ảnh hưởng tại Mỹ khiến cử tri không bỏ phiếu cho ông Donald Trump.

Tuy nhiên, do một loạt hành động của chính quyền Trung Quốc gần đây khiến xu hướng chống Trung Quốc đã trở thành chủ đề thống nhất của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Ngay ứng viên Joe Biden, người thường được cho là có nhiều mối quan hệ thân thiện với Trung Quốc, trong cuộc tranh luận ngày 25/02/2020 của Đảng Dân chủ cũng đã gọi tổng bí thư ĐCSTQ là du côn.

Bà Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) cho rằng không hẳn một Biden ở Nhà Trắng sẽ giúp Trung Quốc dễ thở hơn. Nếu ông Biden làm tổng thống, như cương lĩnh của Đảng Dân chủ đã vạch ra, một “mặt trận thống nhất (chống Trung Quốc)” của Washington và đồng minh có thể sớm xuất hiện.

Sơ lược về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020

Theo Wikipedia, cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, sẽ ​​diễn ra vào thứ ba, ngày 3/11/2020. Đây sẽ là cuộc bầu cử tổng thống thứ 59, diễn ra liên tục bốn năm một lần trong lịch sử Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử này bầu chọn một tổng thống và phó tổng thống. Cử tri phổ thông bầu chọn các đại cử tri, và dựa trên kết quả tại khu vực mà họ đại diện, những đại cử tri này sẽ chính thức bầu chọn tổng thống và phó tổng thống.

Có tổng số 538 đại cử tri trực tiếp bầu ra tổng thống và phó tổng thống. Do đó ứng viên nào đạt được từ 270 phiếu đại cử tri trở lên sẽ đắc cử. Đại đa số các đại cử tri sẽ bầu như cam kết với cử tri phổ thông, nhưng cũng có trường hợp thay đổi. Do vậy có trường hợp ứng viên có số phiếu phổ thông ít hơn, nhưng số phiếu đại cử tri cao hơn thì vẫn trúng cử.

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy ứng viên Joe Biden đang dẫn trước đương kim tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên trong cuộc bầu cử năm 2016, một số cuộc thăm dò cho biết bà Hillary Clinton có tới trên 70% ủng hộ. Nhưng chung cuộc ông Donald Trump vẫn đắc cử.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dau-an-tuan-qua-bau-cu-my-2020-chang-cuoi-ngay-cang-nong.html

 

Bầu cử 2020: Tối cao Pháp viện của Trump

thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tái định hình dưới thời Tổng thống Donald Trump được cho là tòa án nghiêng về phe bảo thủ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ hiện đại.

Với hai thẩm phán được bổ nhiệm trong nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống, cán cân tư tưởng của tòa bị nghiêng về bên phải, về phe bảo thủ với số phiếu 5-4.

Tòa án hàng đầu Hoa Kỳ có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của người dân Mỹ, ra phán quyết về các vấn đề gây tranh cãi cao như phá thai và quyền sử dụng súng.

Chín thẩm phán trên băng ghế của tòa có nhiệm kỳ trọn đời, vì vậy khi Tổng thống Trump chọn hai trong số này – Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh – nhiều người dân Hoa Kỳ nóng lòng xem tác động của những thẩm phán được ông bổ nhiệm.

Giờ đây, nhiệm kỳ đầu tiên của tòa án này đã kết thúc, chúng ta cùng nhìn lại 5 vụ án được theo dõi chặt chẽ trong năm nay để xem liệu tòa án có khuynh hướng bảo thủ này có thực sự bỏ phiếu như vậy hay không.

Phá thai

Vào tháng Sáu, Tối cao Pháp viện cho rằng luật của tiểu bang Louisiana yêu cầu bác sĩ thực hiện phá thai phải có đặc quyền được thừa nhận tại các bệnh viện gần đó – nhằm hạn chế số dịch vụ phá thai trong tiểu bang – là vi hiến. Phán quyết, trong đó thẩm phán Justice Roberts đứng về phía bộ tứ cấp tiến của tòa án, được coi là một chiến thắng lớn của phe cấp tiến và những người ủng hộ quyền lựa chọn. Tương

lai của quyền sinh sản ở Mỹ được chú ý nhiều kể từ khi thẩm phán Kavanuagh được đề cử vào năm 2018.

Với đa số bảo thủ được bảo đảm, nhiều người lo ngại các luật tiền lệ bảo vệ quyền lựa chọn của phụ nữ trước đây, cụ thể là Roe v Wade, sẽ bị đảo ngược.

Phân tích

Các nhà hoạt động chống phá thai hy vọng vụ xử này sẽ cung cấp bằng chứng là phần lớn các thẩm phán của tòa sẵn sàng đảo ngược các biện pháp bảo vệ quyền phá thai, với mục tiêu cuối cùng là cho phép các tiểu bang cấm hoàn toàn hành động này. Thay vào đó, nó chứng tỏ rằng Roberts, người đứng về phía bốn thẩm phán cấp tiến, quan tâm đến việc tôn trọng tiền lệ được đặt ra bởi một vụ án gần đây, với các tình tiết tương tự, hơn là nhanh chóng điều khiển tòa án theo hướng bảo thủ.

Mỹ: Kavanaugh tuyên thệ làm thẩm phán tòa Tối cao

Điều trần Kavanaugh – thời khắc quan trọng cho phụ nữ Mỹ

Quyền của giới LGBT

Xem xét ba trường hợp khác nhau, Tối cao Pháp viện quyết định rằng Đạo luật Dân quyền năm 1964 bảo vệ người đồng tính và chuyển giới khỏi bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Hai thẩm phán Roberts và Gorsuch tham dự vào nhóm thẩm phán cấp tiến của tòa để cùng tranh luận rằng Tiêu đề VII của đạo luật, ngăn chặn sự phân biệt đối xử đối với giới tính, áp dụng cho các tuyên bố về khuynh hướng tình dục.

Phán quyết 6-3 là một chiến thắng kiên quyết cho phe cấp tiến và đánh dấu thời điểm quan trọng nhất đối với quyền LGBT ở Mỹ, kể từ khi tòa án hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trên toàn quốc vào năm 2015.

Phân tích

Phán quyết này có lẽ sẽ được coi là bất ngờ lớn của nhiệm kỳ tòa án này, vì những thẩm phán bảo thủ Roberts và Gorsuch đã bỏ phiếu ủng hộ phe cấp tiến để mở rộng các biện pháp bảo vệ việc làm của liên bang cho những người đồng tính và chuyển giới. Nó còn là bằng chứng nữa cho thấy quan điểm của xã hội Mỹ, bao gồm cả tòa án, đã tiến xa như thế nào về quyền của người đồng tính.

DACA

DACA, viết tắt của Deferred Action for Childhood Arrivals (Trì hoãn Xử lý cho Trẻ em Vào Mỹ). Trong vụ án Department of Homeland Security v Regents of the Univeristy of California, chín thẩm phán đã xem xét một chính sách thời Obama nhằm bảo vệ hàng trăm nghìn thanh niên không có giấy tờ – được gọi là Dreamers- khỏi bị trục xuất, và cấp cho họ giấy phép làm việc và học hành. Hơi bất ngờ, Tối cao Pháp viện ra phán quyết rằng nỗ lực của chính quyền nhằm đóng cửa chương trình này là “tùy tiện và thất thường”, điều bị cấm theo luật liên bang.

Một lần nữa, Thẩm phán Roberts đã cùng các thẩm phán cấp tiến mang đến chiến thắng cho những người theo chủ nghĩa cấp tiến.

Phân tích

Vụ án này có tất cả các động cơ chính trị, với viễn ảnh hàng trăm nghìn cư dân Hoa Kỳ có thể đối mặt với viễn cảnh bị trục xuất nếu quyền bảo vệ nhập cư tạm thời của họ bị tước bỏ. Thay vào đó, thẩm phán Roberts một lần nữa chứng tỏ là một người kiên định với thủ tục thích hợp, phán quyết rằng trong khi chính quyền Trump có thể có quyền làm điều gì đó – trong trường hợp này, việc hủy bỏ DACA – chính quyền Trump đã làm cho quá trình này tồi tệ đến mức phải bắt đầu lại từ đầu.

Quyết định gạt bỏ chính sách nhập cư của Trump là ‘phi pháp’

Trump nói Mỹ sẽ ngừng cấp Thẻ xanh trong 60 ngày

Tự do tôn giáo

Tháng trước, Tối cao Pháp viện ra phán quyết rằng các tiểu bang phải cho phép trường tôn giáo tham gia vào chương trình học bổng của tiểu bang, được tài trợ bởi các khoản miễn trừ thuế. Vụ kiện Espinoza v Montana Department of Revenue, tập trung vào một đạo luật của tiểu bang Montana năm 2015 – sau đó đã bị tòa án tối cao tiểu bang hủy bỏ. Đạo luật này cho phép công quỹ dành cho học bổng giúp các gia đình gửi con đến trường tư thục, hầu hết là các trường tôn giáo. Phán quyết 5-4, nằm sát theo ranh giới các luồng ý thức hệ, có thể mở cửa cho việc chính phủ tiếp tục tài trợ cho các tổ chức tôn giáo, đánh dấu một chiến thắng cho giới bảo thủ và chính quyền Trump.

Giới chỉ trích nói phán quyết này có thể khiến ngân quỹ bị chuyển từ trường công lập sang trường tư thục hoặc trường tôn giáo

Phân tích

Trong nhiệm kỳ này Tối cao Pháp viện đã phải xử một số trường hợp liên quan đến tự do tôn giáo cũng như tách biệt tôn giáo ra khỏi hính quyền. Trong khi các quyết định liên quan đến việc bảo hiểm y tế phải gồm thuốc ngừa thai, và phân biệt đối xử nhân viên trong các cơ sở tôn giáo thu hút được nhiều chú ý của truyền thông, báo chí đã để ý đến chi tiết của các luật được đề cập. Không có vụ xử nào cho thấy rõ ràng sự bền bỉ của đa số thẩm phán bảo thủ trong lĩnh vực này hơn là phán quyết trong vụ Montana vs. Epsinoza, nơi năm thẩm phán cho rằng hiến pháp Hoa Kỳ tự nó đòi hỏi các chương trình của chính phủ phải được thực hiện một cách bình đẳng đối với các trường tôn giáo và trường thế tục.

Dùng bệnh tâm thần để bào chữa

Tối cap pháp viện ra phán quyết vào tháng Ba rằng các tiểu bang có quyền bỏ biện pháp dùng bệnh tâm thần để bào chữa trong trường hợp bị cáo lập luận rằng họ không thể phân biệt giữa đúng và sai. Trong một động thái bất thường, Thẩm phán cấp tiến Elena Kagan đã quyết định bỏ phiếu cùng năm thẩm phán bảo thủ. Đa số 6 thẩm phán đưa ra phán quyết rằng luật Kansas năm 1995 loại bỏ việc dùng bệnh tâm thần để bào chữa không vi phạm hiến pháp Hoa Kỳ. Ở tiểu bang này, trạng thái tâm thần chỉ có thể được xem xét trong giai đoạn tuyên án của phiên xử.

Cho đến nay, Kansas là một trong năm tiểu bang đã loại bỏ việc dùng bệnh tâm thần để bào chữa. Phán quyết này có thể khuyến khích những tiểu bang khác làm theo.

Phân tích

Việc sử dụng bệnh tâm thần như một biện pháp bào chữa cho tội phạm đã hiện hữu lâu hơn chính Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ này, thẩm phán Elena Kagan đã có phán quyết khác với các thẩm phán cấp tiến để đồng ý với ý kiến của năm thẩm phán phe bảo thủ, cho phép các tiểu bang hạn chế đáng kể việc sử dụng bệnh tâm thần để bào chữa trong các phiên tòa hình sự.

Đó là một phán quyết đáng chú ý, vì thủ tục hình sự là một lĩnh vực mà gần đây, ngay cả một số thẩm phán bảo thủ cũng bị chia rẽ, vì tòa cố gắng cân bằng quyền của bị cáo với quyền lực của cơ quan hành pháp và tòa án hình sự.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53718845

 

Cựu chiến lược gia của Nhà Trắng tuyên bố

không lùi bước trước ‘đòn chính trị”

Cựu chiến lược gia trưởng Nhà trắng – ông Steve Bannon, đã không nhận tội trong một phiên tòa liên bang tại New York hôm 20/8. Ông đã bị cáo buộc lấy hàng trăm nghìn USD từ chiến dịch “Chúng tôi Xây Bức tường”.

Trong một podcast với tên “War Room” đăng tải hôm 21/8, ông Bannon cho hay: “Tôi sẽ không lùi bước. Đây là một đòn chính trị. Tôi sẽ tiếp tục chiến đấu”.

Ông nhấn mạnh thêm rằng những cáo trạng buộc tội ông được đưa ra là “để bắt nạt những người hậu thuẫn TT Trump xây bức tường biên giới” và nhận định đòn chính trị này còn nhắm vào những gì liên quan tới các biện pháp chủ quyền. Ông Bannon hiện đã được tại ngoại sau khi nộp tiền bảo lãnh 5 triệu USD.

Mộc Nhu

https://etviet.com/us/cuu-chien-luoc-gia-cua-nha-trang-tuyen-bo-khong-lui-buoc-truoc-don-chinh-tri.html

 

Hạ Viện triệu tập một phiên họp vào thứ bảy để bỏ phiếu

 về những thay đổi của dịch vụ bưu chính Hoa Kỳ

Hạ viện Hoa Kỳ sẽ triệu tập một phiên họp vào thứ bảy (ngày 22 tháng 8) để giải quyết tình trạng gián đoạn chuyển phát thư, bỏ phiếu về dự luật nhằm hủy bỏ những thay đổi gần đây của Dịch Vụ Bưu Chính Hoa Kỳ (USPS) và cung cấp ngân sách 25 tỷ mỹ kim để hỗ trợ cơ quan này trước cuộc bầu cử tháng 11.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết USPS sẽ trở thành “trung tâm bầu cử” khi bà triệu tập các nhà lập pháp đến Washington trong một năm bầu cử rất bất thường vì hàng triệu cử tri Hoa Kỳ dự kiến sẽ gửi phiếu bầu qua thư để tránh tụ tập tại các địa điểm bỏ phiếu trong đại dịch coronavirus.

Phiên họp thứ Bảy kéo dài cả ngày diễn ra khi các hoạt động giao nhận thư của USPS gặp phải nhiều chậm trễ trong một năm bầu cử đầy biến động. Trước đó vào thứ sáu (ngày 21 tháng 8), tân  giám đốc

công ty bưu chính Louis DeJoy đã tham gia điều trần tại Thượng viện, nói rằng “ưu tiên số một của USPS là bảo đảm thư bầu cử được gửi đến kịp thời hạn.”

Tuy nhiên, ông DeJoy, một đồng minh của Tổng thống Trump, cho biết ông sẽ không hủy việc cắt giảm số lượng thùng thư và thiết bị phân loại thư đã được thực hiện. Ông đồng thời cũng không thể cung cấp cho các thượng nghị sĩ một kế hoạch để giải quyết phiếu bầu cho cuộc bầu cử.

Để bảo đảm việc gửi phiếu qua thư không bị gián đoạn, Đảng Dân chủ đang gấp rút thông qua dự luật để hủy việc cắt giảm và cung cấp tiền cho cơ quan. Tuy nhiên, dự luật này sẽ khó lòng được thông qua tại Thượng viện do Cộng Hòa kiểm soát. (BBT)

https://www.sbtn.tv/ha-vien-trieu-tap-mot-phien-hop-vao-thu-bay-de-bo-phieu-ve-nhung-thay-doi-cua-dich-vu-buu-chinh-hoa-ky/

 

Một người mẹ cùng 6 người con bị từ chối bay

do không chịu đeo khẩu trang cho đứa con 2 tuổi

Vào hôm thứ Tư (19 tháng 8), một phụ nữ đến từ Brooklyn cùng 6 người con đã bị đuổi khỏi chuyến bay từ Orlando đến New York của hãng JetBlue do không chịu đeo khẩu trang cho đứa con 2 tuổi của bà.

Video quay lại cảnh bà Chaya Bruck tranh luận với tiếp viên hàng không được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Trong đoạn video, bà Bruck hỏi rằng nữ tiếp viên không nhận ra con bà chỉ mới 2 tuổi hay sao, đáp lại nữ tiếp viên nói cô biết nhưng cho hay đứa trẻ không nằm trong diện ngoại lệ của quy định bay.

Hãng JetBlue nói với CBS News rằng bà Bruck đã nói với tiếp viên hàng không rằng bà sẽ không đeo khẩu trang cho đứa trẻ.

Trong video, một số hành khách khác đã tỏ ra bất mãn và bênh vực bà Bruck, cho rằng nên miễn đeo khẩu trang cho đứa trẻ 2 tuổi. JetBlue cho biết khoang hành khách đã trở nên náo động và họ quyết định từ chối cho bà Bruck và con của bà bay.

Theo hãng CBS News, hãng JetBlue tuyên bố chính sách khẩu trang cập nhật vào ngày 10/08/2020 của họ quy định mọi hành khách từ 2 tuổi trở lên phải đeo khẩu trang trong suốt hành trình, kể cả khi làm thủ tục lên phi cơ, khi đang bay và hạ cánh. Ngoài Bruck và gia đình bà, một gia đình khác cũng bị từ chối bay.

Chardette Poinsette, một bà mẹ khác từ Brooklyn, người đã đăng video sự việc, cho biết bà cũng đang bay cùng đứa con 2 tuổi và đã bênh vực bà Bruck vì đồng cảm với khó khăn của việc trông coi trẻ nhỏ. Bà Poinsette cho hay gia đình bà cũng bị loại khỏi chuyến bay đó do không đeo khẩu trang. (BBT)

https://www.sbtn.tv/mot-nguoi-me-cung-6-nguoi-con-bi-tu-choi-bay-do-khong-chiu-deo-khau-trang-cho-dua-con-2-tuoi/

 

Cựu thành viên Lực Lượng Đặc Biệt Quân Đội Hoa Kỳ

bị buộc tội làm gián điệp cho Nga

Một cựu thành viên lực lượng đặc biệt của Quân đội Hoa Kỳ đã bị bắt hôm thứ Sáu (21 tháng 8) với cáo buộc gián điệp, tiết lộ thông tin quốc phòng tuyệt mật cho cơ quan tình báo Nga hơn một thập niên qua.

Theo các công tố viên, từ năm 1996 đến năm 2011, ông Peter Rafael Dzibinski Debbins, 45 tuổi, đã thông đồng với người Nga tự nhận là nhân viên tình báo làm việc cho cơ quan tình báo quân sự chính của quốc gia này, GRU. Trong thời gian đó, ông đã nhiều lần đến Nga, nơi sinh của vợ và mẹ ông.

Các tài liệu của tòa án cho thấy lần đầu ông Debbins được tình báo nước ngoài liên lạc khi đang là sinh viên du học ở Nga vào năm 1996 theo chương trình ROTC của trường đại học Hoa Kỳ.  Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Debbins quay lại Nga vào năm 1997 và được tình báo Nga gán cho mật danh “Ikar Lesnikov” và ký một văn bản tuyên bố muốn “phục vụ nước Nga”.

Sau khi bắt đầu phục vụ tại ngũ tại Hoa Kỳ vào năm 1998, ông Debbins được bố trí đến Nam Hàn với tư cách là trung úy trong Đại đội Hóa chất 4. Trong thời gian nghỉ phép, ông đã đến Nga và tiết lộ thông tin quốc phòng của Hoa Kỳ, bao gồm số lượng người trong trung đội của ông, thiết bị và nhiệm vụ của họ.

Sau khi rời quân đội vào năm 2008, ông trở lại Nga và tham gia chiến dịch tình báo hợp tác với GRU có tên “Fancy Bear”. Chiến dịch này đã hack email của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ trong cuộc bầu

cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Các email đó đã được phát tán trên DCLeaks, WikiLeaks và mạng xã hội khác. Ông Debbins đang bị giam tại nhà tù Alexandria. Nếu bị kết án, ông có thể bị tù chung thân. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cuu-thanh-vien-luc-luong-dac-biet-quan-doi-hoa-ky-bi-buoc-toi-lam-gian-diep-cho-nga/

 

Những người biểu tình ủng hộ và phản đối

Tổng Thống Trump đụng độ tại Tujunga

buộc cảnh sát phải can thiệp

Vào thứ sáu (ngày 21 tháng 8), các viên chức cho biết hai nhóm biểu tình, một ủng hộ, một phản đối Tổng thống Trump, đã đụng độ tại Tujunga, California khiến cảnh sát phải sử dụng đạn cao su để kiểm soát tình hình. Sở Cảnh sát Los Angeles (LAPD) cho biết cảnh sát đến khu vực  đường Foothill Boulevard, gần Lowell Avenue vào khoảng 3 giờ chiều để giải tán một đám đông lớn.

Video trên không từ Sky5 cho thấy người biểu tình từ hai phía tiến hành ẩu đả vào khoảng 5 giờ chiều. LAPD cho biết khi những người ủng hộ Tổng thống Trump biểu tình trên vỉa hè, khoảng 200 người phản đối đã đến và cả hai nhóm bắt đầu xung đột với nhau.

Tại một thời điểm của cuộc ẩu đả, một người phản đối đã tấn công một người ủng hộ Tổng thống Trump bằng ống nước. Khi cảnh sát tiến hành bắt giữ người này vì tội hành hung, một người biểu tình thứ hai bắt đầu can ngăn họ, và cả hai nghi can này đều bị bắt. Cuối cùng, cảnh sát đã tuyên bố cả hai cuộc biểu tình là bất hợp pháp và yêu cầu đám đông giải tán.

Tuy nhiên, những người biểu tình sau đó bắt đầu ném đồ vật về phía cảnh sát, buộc họ phải sử dụng đạn cao su để đáp trả. Cả hai nhóm bắt đầu giải tán vào khoảng 6 giờ chiều.

Một phụ nữ cho biết bà đã giúp tổ chức sự kiện từ phe ủng hộ Tổng thống Trump. Bà cho biết một vài cựu chiến binh và những người khác sống trong khu vực đã đặt các biển hiệu Blue Lives Matter và cờ Tổng thống Trump vào thứ Sáu hàng tuần trong vài tháng gần đây và các cuộc biểu tình vẫn ôn hòa cho đến gần đây. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nhung-nguoi-bieu-tinh-ung-ho-va-phan-doi-tong-thong-trump-dung-do-tai-tujunga-buoc-canh-sat-phai-can-thiep/

 

Thống Đốc California Gavin Newsom yêu cầu

Úc và Canada giúp đỡ với cháy rừng

đang xảy ra trên khắp tiểu bang

Vào hôm thứ sáu (21 tháng 8), Thống đốc Gavin Newsom cho biết California đang gặp khó khăn trong việc kiềm chế những đám cháy rừng lớn đã phá hoại nhiều căn nhà và khiến 6 lính cứu hỏa thiệt mạng.

Trước tình hình này, ông Newsom đã đưa ra lời kêu gọi sự hỗ trợ từ Úc và Canada. Hiện California đã ghi nhận 560 đám cháy rừng khác nhau, trong đó có một số đám cháy lớn nhất từng xảy ra trong lịch sử tiểu bang. Các viên chức cho biết nguyên nhân của các đám cháy rừng trên toàn tiểu bang là do đợt sóng nhiệt nóng chưa từng có cùng 12,000 tia sét khô, với vùng núi ở phía nam và phía đông của San Francisco chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Vào thứ Sáu, các viên chức khẩn cấp cho biết một số đám cháy đã tăng gấp đôi quy mô so với một ngày trước đó và hiện đã buộc 175,000 cư dân phải di tản. Ông Newsom cho biết có 2 đám cháy được ghi nhận là lớn thứ 7 và thứ 10 trong lịch sử tiểu bang.

Ít nhất 43 người bao gồm cả lính cứu hỏa đã bị thương, hàng trăm tòa nhà bị thiêu rụi và hàng nghìn tòa nhà khác bị đe dọa. Nhiều đám cháy đã bùng phát trên những địa hình dốc, khó tiếp cận và phát tán do gió mạnh.

Các đám cháy cũng đang đe dọa các thị trấn lớn hơn bao gồm Santa Cruz, với khuôn viên của đại học University of California Santa Cruz bị đe dọa trực tiếp. Nhiều lính cứu hỏa, xe cứu hỏa và máy bay giám sát đang trên đường đến California từ các tiểu bang khác bao gồm Oregon, New Mexico và Texas để trợ giúp. (BBT)

https://www.sbtn.tv/thong-doc-california-gavin-newsom-yeu-cau-uc-va-canada-giup-do-voi-chay-rung-dang-xay-ra-tren-khap-tieu-bang/

 

Mỹ: Cháy rừng

tiếp tục tàn phá nhiều nơi ở California

Hơn 20 đám cháy rừng lớn hôm 22/8 tiếp tục tàn phá nhiều nơi ở California, Reuters đưa tin, dẫn cơ quan phòng chống cháy rừng của tiểu bang.

Tin cho hay, tới nay, sáu người thiệt mạng và gần 700 căn nhà đã bị thiêu rụi vì cháy rừng, vốn bùng lên sau đợt sấm chớp tuần trước.

Ngoài số tử vong nêu trên, 43 lính cứu hỏa và thường dân đã bị thương.

Các đám cháy rừng hiện đe dọa một số khu vực ở Vùng Vịnh San Francisco, vùng rừng núi gần Đại học California tại Santa Cruz và một khu vực rộng lớn nằm giữa San Francisco và thủ phủ Sacramento của tiểu bang.

Hôm 22/8, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố các đám cháy rừng là một thảm họa lớn, Reuters đưa tin, dẫn lời Nhà Trắng.

Tuyên bố này, vốn cho phép sử dụng ngân quỹ liên bang để giúp đỡ người dân và các cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng bởi cháy rừng, được đưa ra dù ông Trump đầu tuần trước đe dọa giữ lại viện trợ dành cho California, theo Reuters.

Gần 14 nghìn lính cứu hỏa đã được triển khai dập lửa, nhưng cơ hội khống chế các đám cháy lớn vẫn ở mức thấp, và California đã yêu cầu trợ giúp từ các tiểu bang khác.

Reuters dẫn lời Thống đốc Gavin Newsom nói hôm 21/8 rằng lực lượng cứu hỏa hiện đang phải khống chế 560 đám cháy rừng lớn nhỏ khắp California.

Tin cho hay, có khoảng 175 nghìn người đã được yêu cầu rời nhà cửa.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-ch%C3%A1y-r%E1%BB%ABng-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-t%C3%A0n-ph%C3%A1-nhi%E1%BB%81u-n%C6%A1i-%E1%BB%9F-california/5554653.html

 

Số tử vong vì COVID-19 trên thế giới

vượt quá 800 nghìn người

Con số ca tử vong vì virus Corona trên toàn cầu hôm 22/8 đã vượt quá 800 nghìn người, và Mỹ, Brazil, Ấn Độ là ba quốc gia đứng đầu, theo Reuters.

Hãng tin Anh viết rằng thống kê dựa vào dữ liệu trong hai tuần qua cho thấy, trung bình gần 5.900 người chết vì Corona trong 24 giờ. Điều đó đồng nghĩa với 246 người tử vong một giờ hoặc một người chết trong vòng 15 giây.

Tin cho hay, số tử vong ở Mỹ vượt quá 170 nghìn ca hôm 16/8, và đây là tỷ lệ cao nhất thế giới.

Trong khi con số ca nhiễm mới hiện giảm so với mức đỉnh hồi tháng Bảy, Hoa Kỳ vẫn ghi nhận hơn 360 nghìn ca mới mỗi tuần.

Theo Reuters, nhiều trường học và đại học công lập đã mở cửa trở lại, dù tỷ lệ dương tính gần 20% ở một số nơi tại Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, chưa đầy một tuần sau khi đón học sinh, sinh viên trở lại, nhiều trường đã phải chuyển sang học trực tuyến vì tỷ lệ nhiễm gia tăng.

https://www.voatiengviet.com/a/s%E1%BB%91-t%E1%BB%AD-vong-v%C3%AC-covid-19-tr%C3%AAn-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-v%C6%B0%E1%BB%A3t-qu%C3%A1-800-ngh%C3%ACn-ng%C6%B0%E1%BB%9Di/5554594.html

 

Covid-19 vẫn tiếp tục gây tác hại nặng nề ở châu Mỹ

Thu Hằng

Thế giới đã vượt mức 800.000 người chết vì Covid-19, với gần một nửa số tử vong tại châu Mỹ. Ba nước bị tác động nặng nhất là Hoa Kỳ có 174.645 ca tử vong, Brazil có 114.250 và Mêhicô vượt ngưỡng 60.000, theo số liệu tối 22/08/2020. Số ca nhiễm mới vẫn tiếp tục tăng.

Trong vòng 24 tiếng vừa qua, Mỹ ghi nhận 46.754 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 lên thành gần 5,6 triệu ca. Brazil vượt Mỹ về số ca nhiễm mới trong ngày, ghi nhận thêm 50.032 ca. Trong khi đó, trong số 15 nước châu Mỹ Latinh được đại học Oxford theo dõi, Mêhicô là nước tiến hành xét nghiệm ít nhất, chỉ khoảng 7,96 trên 100.000 dân. Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê vẫn là vùng có số ca tử vong nhiều nhất : tổng cộng 255.129 người.

Canada: Y tá Québec từ nhiệm hàng loạt

Canada xử lý dịch Covid-19 hiệu quả với tổng số ca nhiễm từ đầu mùa dịch là 124.629 ca (tăng thêm 257 trong vòng 24 giờ qua) và 9.071 người chết, theo số liệu ngày 22/08. Đội ngũ nữ y tá đóng vai trò rất lớn khi dịch bùng phát vào mùa Xuân. Tuy nhiên, vùng Québec, đặc biệt là thành phố Montréal, đang phải đối mặt với làn sóng từ nhiệm hàng loạt, trong khi chính quyền lo dịch trở lại vào mùa thu này.

Thông tín viên RFI tại Québec Pascale Guéricolas giải thích lý do :

« Cùng chung sức với mọi người, đội ngũ nữ y tá đã nỗ lực hết sức vào mùa xuân để đối phó với làn sóng bệnh nhân Covid-19. Nhưng giờ thì khác, những nữ y tá này bất bình vì ban giám đốc các bệnh viện không ghi nhận đúng đắn công sức của họ.

Trên thực tế, họ phải chấp nhận làm thêm giờ sau mỗi ngày làm việc, và thời gian nghỉ giải lao bị cắt bớt. Biện pháp này khiến một nữ y tá ở một bệnh viện tâm thần ở Montéral thất vọng. Cô nói : “Tôi không biết có những nơi nào khác cũng cắt bớt ngày nghỉ, xem nhẹ điều kiện làm việc và nhân viên thì bị các nhà quản lý phó mặc như ở đây hay không”.

Thực vậy, chính quyền vùng Québec đã ra sắc lệnh đình chỉ các thỏa thuận tập thể. Đây là biện pháp bị các nghiệp đoàn y tá phản đối. Những nữ thiên thần hộ mệnh, như các nhà lãnh đạo Québec vẫn ca ngợi cách đây vài tháng, giờ có cảm giác bị hệ thống y tế bỏ rơi.

Người nữ y tá nói tiếp: “Chúng tôi đánh cược cả sức khỏe của mình, chúng tôi chịu trách nhiệm về điều đó, nhưng khi không còn điểm tựa, thì nhiều người tự hỏi là liệu có đáng tiếp tục hay không”.

Trong vài tuần sắp tới sẽ có rất nhiều đơn xin nghỉ việc hoặc nghỉ hưu trước thời hạn ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200823-covid-19-v%E1%BA%ABn-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-g%C3%A2y-t%C3%A1c-h%E1%BA%A1i-n%C4%83ng-n%E1%BB%81-%E1%BB%9F-ch%C3%A2u-m%E1%BB%B9

 

TQ cho thử nghiệm trên người

vắc-xin Covid phát triển trong tế bào côn trùng

Trung Quốc đã chấp thuận thử nghiệm trên người đối với một loại vắc-xin ngừa virus corona tiềm năng được nuôi cấy trong tế bào côn trùng, chính quyền địa phương ở thành phố Thành Đô ở vùng tây nam cho biết hôm thứ Bảy.

Trung Quốc đang chạy đua để bào chế những vắc-xin tiết kiệm về chi phí để kiềm chế đại dịch COVID-19.

Sử dụng tế bào côn trùng để phát triển protein cho vắc-xin virus corona – thử nghiệm đầu tiên ở Trung Quốc – có thể đẩy nhanh quá trình sản xuất quy mô lớn, chính quyền thành phố Thành Đô cho biết trong một thông báo đăng trên mạng xã hội WeChat.

Vắc-xin này, do Trung tâm Y học Hoa Tây Đại học Tứ Xuyên ở Thành Đô bào chế, đã nhận được sự chấp thuận của Cục Quản lý Dược phẩm Quốc gia để đưa vào thử nghiệm lâm sàng.

Khi thử nghiệm trên khỉ, vắc-xin được chứng minh là có thể ngăn ngừa nhiễm trùng SARS-CoV-2 mà không có tác dụng phụ rõ ràng, thông báo cho biết thêm.

Các nhà khoa học Trung Quốc đang tiến hành nghiên cứu ít nhất tám loại vắc-xin ngừa virus corona tiềm năng khác đã bước vào các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng khác nhau.

Các công ty nước ngoài, bao gồm BioNTech của Đức và Inovio Pharma ở Mỹ, cũng đã hợp tác với các công ty địa phương để thử vắc-xin thử nghiệm của họ ở Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-cho-thu-nghiem-tren-nguoi-vac-xin-covid-phat-trien-trong-te-bao-con-trung/5554065.html

 

WHO: Trẻ em từ 12 tuổi trở lên

nên đeo khẩu trang như người lớn

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trẻ em từ 12 tuổi trở lên nên đeo khẩu trang để giúp đối phó với đại dịch Covid-19 trong điều kiện tương tự như người lớn, trong khi trẻ em từ 6 đến 11 tuổi nên đeo khẩu trang tùy theo rủi ro.

Trẻ em từ 12 tuổi trở lên đặc biệt nên đeo khẩu trang khi không thể giữ khoảng cách một mét với những người khác và có sự lây lan rộng rãi trong khu vực, WHO và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) nói trong một tài liệu đăng trên website của WHO đề ngày 21 tháng 8.

Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi có nên đeo khẩu trang hay không tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cường độ lây truyền trong khu vực, khả năng sử dụng khẩu trang của trẻ, việc có kiếm được khẩu trang hay không và sự giám sát đầy đủ của người lớn, hai tổ chức này nói.

Tác động tiềm năng đến việc học tập và sự phát triển tâm lý-xã hội, và những tương tác của một đứa trẻ với những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng, cũng đóng một vai trò.

Trẻ em từ năm tuổi trở xuống không nên đeo khẩu trang dựa trên sự an toàn và lợi ích chung của trẻ, WHO và UNICEF nói.

Theo WHO và UNICEF, các nghiên cứu cho thấy trẻ em lớn tuổi hơn có thể đóng một vai trò tích cực hơn trong việc lây truyền virus corona chủng mới so với trẻ em nhỏ tuổi hơn, bổ sung thêm dữ liệu để hiểu rõ hơn vai trò của trẻ em và thanh thiếu niên trong việc lây truyền virus gây bệnh Covid-19.

WHO lần đầu tiên khuyến cáo mọi người đeo khẩu trang ở nơi công cộng vào ngày 5 tháng 6 để giúp giảm sự lây lan của dịch bệnh, nhưng trước đó chưa ban hành hướng dẫn cụ thể cho trẻ em.

Hơn 23 triệu người được báo cáo bị nhiễm virus corona trên toàn cầu kể từ khi nó được xác định lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm ngoái và 798.997 người đã chết, theo số liệu do Reuters kiểm đếm.

https://www.voatiengviet.com/a/who-tre-em-tu-12-tuoi-tro-len-nen-deo-khau-trang-nhu-nguoi-lon/5554034.html

 

Chung kết Champions League:

PSG ở trước cửa thiên đường

Anh Vũ

Một mùa bóng đặc biệt cùng với thành công chưa từng có trên đấu trường châu Âu của làng bóng Pháp. Hai đại diện của Ligue 1, Paris Saint-Germain và Olympique Lyonais vào tới bán kết của giải đấu danh giá nhất châu Âu Champions League. Và nhất là câu lạc bộ của thủ đô Paris, lần đầu tiên đi tới trận chung kết gặp đại diện bóng đá Đức Bayern Munich, trên sân của thủ đô Lisboa, Bồ Đào Nha, tối Chủ Nhật 23/08/2020.

Đây là trận chung kết trong mơ thực sự khi mà cả hai đối thủ đều đã có một hành trình tuyệt vời ở mùa giải châu Âu năm nay. Bayern dù đã có một bảng thành tích dày kín trên sân cỏ châu Âu, nhưng đây là trận chung kết đầu tiên sau 7 mùa giải Champions League. Để bước vào trận chung kết hai đội đều đã có chiến thắng tưng bừng khẳng định vị thế là những đội bóng hàng đầu của châu Âu

Với đội bóng thành Paris, trận chung kết ở sân chới châu Âu không chỉ là giấc mơ lớn đang thành hiện thực mà đó còn là chiến công lịch sử cho câu lạc bộ, cho làng bóng Pháp, vốn hiếm hoi mới thấy xuất hiện ở hai vòng đấu cuối cùng của giải lớn châu Âu. PSG vào chung kết Cúp C1 đã tạo một bầu không khí phấn khích, giữa lúc dịch bệnh đang đe dọa trở lại. Suốt những ngày qua, không chỉ với cổ động viên của đội bóng, truyền thông mà cả các nhà chính trị, từ bộ trưởng Thể Thao, thị trưởng Paris và tổng thống Pháp đều nhắc đến tên PSG một cách đầy tự hào và hy vọng.

Cũng dễ hiểu được tình cảm của người hâm mộ bóng đá Pháp khi mà PSG là câu lạc bộ thứ 5 của giải vô địch quốc gia Pháp vào đến trận chung kết của giải đấu ra đời từ năm 1955 và mới chỉ có duy nhất Olympique de Marseille dành được chiếc Cúp lớn của bóng đá châu Âu năm 1993. Đây cũng là thành quả đầu tiên của người Qatar sau 9 năm đổ tiền không tiếc cho đội bóng của Paris.

Cùng với chuyên gia bóng đá Trần văn Mui, tại Texas Hoa Kỳ, chúng ta cùng đến với chiến công của câu lạc bộ thành Paris:

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200823-chung-k%E1%BA%BFt-champions-league-psg-%E1%BB%9F-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-c%E1%BB%ADa-thi%C3%AAn-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng

 

Tình hình sức khỏe nhà đối lập Nga Navalny

đã “ổn định”

Thu Hằng

Được chuyển đến Berlin, Đức, trên chuyên cơ y tế riêng, nhà đối lập Nga Alexei Navaly đã được đưa vào chữa trị tại bệnh viện đại học Charité sáng 22/08/2020, một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất châu Âu.

Trả lời AFP, ông Jaka Bizilj, người điều hành tổ chức phi chính phủ Cinema for peace của Đức, cho biết : « Tình trạng sức khỏe của Alexei Navalny ổn định ». Chính tổ chức này đã điều máy bay cứu thương đến tận thành phố Omsk, ở Sibêri (Nga) để đưa nhà đối lập sang Đức.

Theo ban giám đốc bệnh viện Charité, nhà đối lập Nga được « chẩn đoán tổng thể » và quá trình này cần « thêm thời gian ». Bệnh viện sẽ chỉ công bố thông tin khi có kết quả cuối cùng. Thứ Bẩy 22/08, Cơ quan y tế vùng Omsk khẳng định đã phát hiện « chất cafein và rượu trong nước tiểu » của nhà đối lập. Tuy nhiên, phía gia đình nạn nhân khẳng định ông Navalny « bị đầu độc ».

Để được chuyển đến Berlin, phía nhà đối lập đã phải đấu tranh rất lâu. Phần Lan được cho là đóng vai trò trung gian giữa Berlin và Matxcơva. Theo thông tín viên RFI Nathalie Versieux, thủ tướng Đức

Angela Merkel không hề có ý định gây sức ép và không muốn làm phật lòng tổng thống Nga Vladimir Putin, mà thông qua vai trò trung gian của tổng thống Phần Lan Niinistö.

Trả lời trên đài phát thanh, phủ tổng thống Phần Lan cho biết nguyên thủ hai nước Nga và Phần Lan đã điện đàm và đề cập đến vấn đề Belarus, cũng như tình trạng sức khỏe của nhà đối lập Navalny.

Trước đó, chính quyền Đức khẳng định sẵn sàng tiếp nhận ông Navalny nếu như gia đình mong muốn. Ngay khi nhà đối lập Nga đến Berlin, tổng thống Đức Franck Walter Steinmeier yêu cầu làm sáng tỏ về khả năng đầu độc.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200823-t%C3%ACnh-h%C3%ACnh-s%E1%BB%A9c-kh%E1%BB%8Fe-nh%C3%A0-%C4%91%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp-nga-navalny-%C4%91%C3%A3-%E1%BB%95n-%C4%91%E1%BB%8Bnh

 

Belarus: Nato bác bỏ cáo buộc của nước này

về mối đe dọa biên giới

Tổng thống Alexander Lukashenko bảo các quan chức của ông chuẩn bị lực lượng ở biên giới với Ba Lan

Tuyên bố của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko rằng “các cường quốc ngoại bang” đang đưa quân đội đến đóng ở biên giới nước này là vô căn cứ, Nato nói.

Trong trang phục quân đội, tổng thống cho biết ông đã đặt các lực lượng vũ trang của mình trong tình trạng “báo động cao”.

Các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra trên đường phố Minsk hôm thứ Bảy sau cuộc bầu cử gây tranh cãi hai tuần trước.

Người biểu tình đang yêu cầu ông Lukashenko từ chức.

Nhà lãnh đạo, người đã cai trị Belarus trong 26 năm, tuyên bố khối Nato đang cố gắng chia cắt Belarus và đặt một tổng thống mới ở Minsk.

Ông cho biết quân đội ở Ba Lan và Lithuania đang chuẩn bị sẵn sàng, và ông đang chuyển lực lượng vũ trang của mình đến biên giới phía tây của Belarus.

Ông Lukashenko nói: “Họ đang làm rung chuyển tình hình bên trong đất nước chúng ta, tìm cách lật đổ nhà chức trách, và nói thêm rằng ông đã ra lệnh cho các giám đốc an ninh “thực hiện các biện pháp cứng rắn nhất để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng ta”.

Nato bác bỏ tuyên bố, nói rằng họ “không gây ra mối đe dọa nào đối với Belarus hoặc bất kỳ quốc gia nào khác và không có việc đưa quân đội đến đóng trong khu vực. Tư thế của chúng tôi là phòng thủ nghiêm ngặt.”

“Chế độ đang cố gắng chuyển hướng sự chú ý khỏi các vấn đề nội bộ của Belarus bằng bất cứ giá nào, bằng những tuyên bố hoàn toàn vô căn cứ về các mối đe dọa tưởng tượng từ bên ngoài”, Tổng thống Litva Gitanas Nauseda nói với hãng tin AFP.

Một quan chức Ba Lan gọi đề xuất rằng Ba Lan lên kế hoạch cho bất kỳ cuộc phá hoại nào ở biên giới, “tuyên truyền chế độ” của người Belarus, “đáng buồn và đáng ngạc nhiên”. “Ba Lan không có ý định như vậy,” quan chức này nói thêm.

Các cuộc biểu tình chống lại việc đàn áp tàn bạo của cảnh sát tiếp tục ở Minsk hôm thứ Bảy

Nato kêu gọi Belarus tôn trọng quyền con người của dân nước này.

Ông Lukashenko tái đắc cử tổng thống ngày 9/8 nhưng cuộc bỏ phiếu bị nhiều người coi là gian lận. Các cuộc biểu tình phản đối kết quả gặp phải một cuộc đàn áp tàn khốc khiến ít nhất 4 người thiệt hại và nhiều người biểu tình cho biết họ đã bị tấn công trong các nhà tù và trung tâm giam giữ.

Những nét chính về Belarus

Belarus ở đâu? Balarus có Nga – đế quốc cũ của nước này – ở phía đông và Ukraine ở phía nam. Ở phía bắc và phía tây là các thành viên của EU và Nato là Latvia, Litva và Ba Lan.Tại sao nước này quan trọng? Giống như Ukraine, quốc gia 9,5 triệu dân này đang vướng vào sự cạnh tranh giữa phương Tây và Nga. Tổng thống Lukashenko, một đồng minh của Nga, được mệnh danh là “nhà độc tài cuối cùng của châu Âu”. Ông Lukashenko đã nắm quyền trong 26 năm, giữ phần lớn nền kinh tế trong tay nhà nước, đồng thời sử dụng các biện pháp kiểm duyệt và đàn áp của cảnh sát với những người chống đối.

Chuyện gì đang xảy ra ở đó? Hiện đang có một phong trào phản đối lớn, đòi hỏi lãnh đạo mới, dân chủ và cải cách kinh tế. Họ nói ông Lukashenko đã gian lận trong cuộc bầu cử ngày 9/8 – theo tin chính thức thì ông đã giành chiến thắng trong một cuộc chiến long trời lở đất. Những người ủng hộ ông nói rằng sự cứng rắn của ông giữ cho đất nước ổn định.

Tổng thống thề sẽ dẹp tan tình trạng bất ổn và trước đó đã đổ lỗi cho phe bất đồng chính kiến là “những nhà cách mạng được nước ngoài hậu thuẫn”.

Hôm thứ Bảy, đám đông biểu tình vẫy đèn sáng từ điện thoại di động và treo cờ Belarus trên đường phố Minsk trong khi hô vang “tự do”.

Cảnh sát đã tìm cách giải tán hơn 1.000 người đang tập trung tại Quảng trường Độc lập của thành phố, theo hãng tin Interfax.

Một chuỗi “đoàn kết” gồm hàng trăm người, nhiều người mặc quần áo trắng, đã hình thành trước đó trong ngày tại khu chợ mua sắm sầm uất Komarovka.

Biểu tình ở Belarus và Thái Lan trong mắt nhà tâm lý học người Việt

Putin ‘cam kết hỗ trợ’ cho tổng thống Belarus

Biểu tình phản đối lấn át mít tinh ủng hộ Tổng thống Belarus

Belarus: Ông Lukashenko “đi dây” và làm khó chính mình?

Sự kiện này diễn ra sau cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Belarus vào cuối tuần trước khi hàng trăm nghìn người đổ đầy ra các đường phố.

Bà Svetlana Tikhanovskaya nói với BBC rằng nếu phong trào dừng lại bây giờ, họ sẽ là “nô lệ”.

“Chúng tôi không có quyền lùi bước bây giờ,” bà nói.

Tikhanovskaya nói với BBC rằng người dân Belarus đã bầu cho bà, không phải với tư cách tổng thống tương lai mà là “biểu tượng của những thay đổi”.

Bà nói trong cuộc phỏng vấn duy nhất của mình với một phương tiện truyền thông phương Tây: “Người dân Belarus đang hò hét vì tương lai của mình, ước muốn được sống trong một đất nước tự do, chống lại bạo lực, vì quyền làm người của mình.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53797732

 

Phản kháng tại Belarus:

Đối lập hy vọng 100.000 người xuống đường

Tú Anh

Áp lực đòi tổng thống Lukachenko từ chức bước sang ngày thứ 15. Theo kế hoạch, nhiều cuộc tuần hành ôn hoà diễn ra tại các thành phố lớn và nhất là tại Minsk cho dù bị đe dọa. Đối lập chờ đợi ít nhất 100.000 người tham gia phản kháng trong ngày Chủ Nhật 23/08/2020, tái lập  kỷ lục cuối tuần trước.

Hôm nay là một ngày căng thẳng tại Belarus. Nhiều cuộc biểu tình lớn được dự trù diễn ra trên khắp nước với cuộc mít-tinh quan trọng tại thủ đô. Theo AFP, ngày hành động hôm nay diễn ra trong bầu không khí lo âu. Tổng thống Loukachenko nhất định bám quyền và tuyên bố với lời lẽ đe dọa sẽ « giải quyết vấn đề » phong trào phản kháng.

Phía đối lập cũng rất kiên quyết. Đây là lần đầu tiên cuộc biểu tình được huy động theo lời kêu gọi của Svetlana Tikhanovskaya, nữ ứng cử viên đối thủ của Lukachenko, người phụ nữ can đảm thách thức và phủ nhận kết quả chính thức. Từ nơi tạm lánh nạn ở Litva, bà tuyên bố là chế độ Lukachenko phải hiểu rằng đối lập không phải « một » phong trào phản kháng mà chính là  « toàn dân » Belarus: « Chúng tôi đã chiếm đa số, chúng tôi không đi đâu cả, chúng tôi đã hết sợ bọn họ ».

Đối với tổng thống Loukachenko thì phong trào đối lập do bàn tay nước ngoài kích động. Ngày hôm qua, ông đến biên giới Ba Lan, ra lệnh cho quân đội « đề phòng xâm lăng ». Tuyên bố này cũng như lời đe dọa « giải quyết vấn đề » gây lo ngại là chính quyền sẽ ra tay đàn áp ngày động viên của đối lập.

Hãng Reuters cho biết thêm là lãnh đạo đối lập Belarus, bà Svetlana Tikhanovskaya sẽ gặp thứ trưởng ngoại giao Mỹ Stephen Biegun vào ngày mai tại Vilnius.

Như tin RFI đã loan hôm qua, thứ trưởng ngoại giao Mỹ Stephen Biegun sẽ đến thủ đô Vilnius của Lítva vào thứ Hai 24/08 trước khi lên đường sang Matxcơva tìm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng Belarus.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200823-ph%E1%BA%A3n-kh%C3%A1ng-t%E1%BA%A1i-belarus-%C4%91%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp-hy-v%E1%BB%8Dng-100-000-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-xu%E1%BB%91ng-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng

 

Ngành giải trí Hàn Quốc lao đao khi 15 người liên tiếp

 dương tính với viêm phổi Vũ Hán

Hương Thảo

Netflix cũng đã phải ra thông báo tạm ngừng sản xuất các bộ phim Hàn Quốc vốn đang rất ăn khách trên nền tảng giải trí này.

Dịch viêm phổi Vũ Hán đã quay trở lại và khá nghiêm trọng ở Hàn Quốc. Số các trường hợp được xác nhận dương tính đã vượt qua ba chữ số trong 7 ngày liên tiếp, và ngành công nghiệp giải trí đang nằm ngoài tầm kiểm soát khi 15 người cho kết quả dương tính.

Nền tảng truyền thông Netflix đã chính thức thông báo vào ngày 21/8 rằng họ sẽ đình chỉ tất cả việc sản xuất phim truyền hình Hàn Quốc.

Theo Epoch Time ngày 22/8, dữ liệu công khai cho thấy tính đến ngày 21/8, số trường hợp được xác nhận dương tính với virus viêm phổi Vũ Hán ở Hàn Quốc đã vượt quá ba chữ số trong 7 ngày liên tiếp. Bao gồm cả đài truyền hình Hàn Quốc, đội ngũ sản xuất chương trình, phim truyền hình và đội ngũ sản xuất sân khấu, tổng cộng 15 người đã được chẩn đoán mắc bệnh, cả làng giải trí đều hoảng loạn.

Seo Sung Jong, nam diễn viên phụ trong phim “To All The Guys Who Loved Me” (tên tiếng Việt là Tình yêu đích thực) đang chiếu hàng tuần, đã được xét nghiệp vào ngày 16/8 sau khi phát triển các triệu chứng và được xác nhận đã dương tính với virus viêm phổi Vũ Hán vào ngày 19. Vì vậy, cảnh kết của bộ phim, dự kiến ​​quay vào ngày 25/8, phải dừng ngay lập tức, tất cả các thành viên đoàn phim, bao gồm các diễn viên chính Hwang Jung Eum, Yoon Hyun Min và Seo Ji Hoon đều phải tự cách ly và làm xét nghiệm.

Seo Sung Jong cũng đang tham gia vào vở diễn sân khấu “Jjamppong”, nên vở diễn cũng khẩn cấp dừng lại, toàn bộ tổ kịch phải làm xét nghiệm.

Diễn viên Ho Dong Won và Kim Won Hae đóng cùng với Seo Sung Jong được chẩn đoán dương tính liên tiếp vào ngày 20/8. Cả hai cùng tham gia đoàn làm phim “Do Do Sol Sol La La Sol” của Hàn Quốc, khiến diễn viên chính của bộ phim là Lee Jae Wook và những người khác đều phải làm xét nghiệm, đoàn phim cũng đã ngừng quay.

Vào chiều ngày 20, nam diễn viên Kim Won Hae, người đang đóng vai chính trong “Những người bạn thanh lịch” của JTBC, cũng đã thông báo về việc chẩn đoán và hủy bỏ tất cả lịch trình.

Seo Yi Suk đã tiếp xúc với các nghệ sĩ đã dương tính, cũng đã bị cách ly. Theo nguồn tin liên quan của đài KBS, vì diễn viên Seo Yi Suk trong “Do Do Sol Sol La La Sol” cũng tham gia quay bộ phim truyền hình mới “Start Up” của đài tvN, nên đoàn phim của Soo Ji và Nam Joo Hyuk đóng vai chính trong “Start Up” cũng đã hủy bỏ buổi quay. May mắn thay, kết quả xét nghiệm của Seo Yi Suk là âm tính, khiến mọi người thở phào.

Phim truyền hình Hàn Quốc của đài truyền hình JTBC cũng bị ảnh hưởng, nữ diễn viên Kim Hee Jeong tham gia “Số phận” do Yong Sung Woo và Jin Rui Eun đóng chính đã có liên hệ với Kim Won Hae, người có kết quả dương tính nên “Số phận” phải tạm dừng khẩn cấp. Kim Won Hae đã cách ly và đang chờ kết quả xét nghiệm lần hai.

Phim “Cuộc sống riêng tư” với sự tham gia của thành viên nhóm nhạc nữ nổi tiếng “Girls ‘Generation” Seo Hyun cũng phải hủy lịch trình quay phim do đoàn phim đã đến phim trường có những diễn viên đã dương tính làm việc.

Ngoài ra, Park Tae Joon, tác giả của bộ truyện tranh nổi tiếng Hàn Quốc “Lookism”, cũng thông báo về tình trạng của mình. Vào ngày 20/8, khi anh đăng một bức ảnh selfie đeo khẩu trang và nằm trên giường bệnh tlên kênh Instagram của mình, anh đã tiết lộ rằng mình bị mất khứu giác và vị giác, bị sốt 38 độ và ho nặng. Anh cũng nói rằng khi tập trung vẽ truyện tranh, các cuộc dạo chơi của anh ấy không vượt quá bán kính 100 mét từ studio, nhưng anh vẫn bị nhiễm bệnh, điều này khiến anh cảm thấy rất vô lý và khó tin.

Ca sĩ Lee Hong Ki của FT Island, người hiện đang tại ngũ, đã phàn nàn trên tài khoản Instagram rằng kỳ nghỉ quân sự buộc phải hủy bỏ do dịch bệnh nghiêm trọng. Anh bất lực thở dài: “Làm ơn, bệnh viêm phổi mới, xin hãy biến mất…”.

Tình hình nghiêm trọng trong ngành công nghiệp giải trí của Hàn Quốc đã dẫn đến thông báo trên trang web chính thức của nền tảng truyền thông trực tuyến Netflix vào ngày 21: “Vì chính phủ (Hàn Quốc) đã ban hành các điều khoản thuyết phục có liên quan để duy trì an toàn quốc gia, và vì sự an toàn của những người tham gia sản xuất phim truyền hình Hàn Quốc, nên chúng tôi tạm thời đã quyết định ngừng sản xuất phim truyền hình Hàn Quốc”.

Bộ phim truyền hình Hàn Quốc gốc gần đây của Netflix – “Squid Game” với sự tham gia của Lee Jung Jae và Park Hae Soo cũng đã quyết định ngừng quay một tháng kể từ ngày 22/8.

Theo Tong Yijia, Epoch Times

Hương Thảo biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/nganh-giai-tri-han-quoc-lao-dao-khi-15-nguoi-lien-tiep-duong-tinh-voi-viem-phoi-vu-han.html

 

Đài Loan: Đại diện Mỹ tham gia tưởng niệm

62 năm trận pháo chiến Kim Môn

Thu Hằng

Ngày 23/08/2020, tổng thống Thái Anh Văn và giám đốc Viện Mỹ tại Đài Loan Brent Christensen đã tưởng niệm 62 năm trận pháo chiến Kim Môn (Kinmen). Đây là lần đầu tiên một quan chức ngoại giao cao cấp của Mỹ tham gia sự kiện này trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung ngày càng gia tăng trên mọi mặt.

Theo Reuters, tổng thống Đài Loan đã đặt vòng hoa tại công viên tưởng niệm trên đảo Kim Môn, chỉ cách Hạ Môn (ở Hoa Lục) vài cây số.

Ông Brent Christensen, giám đốc Viện Mỹ tại Đài Loan, người được cho là “đại sứ” Mỹ, đứng hàng phía sau, thể hiện sự ủng hộ của Mỹ đối với chính quyền hòn đảo. Ông Christensen cũng đặt vòng hoa tưởng niệm hai sĩ quan Mỹ tử trận trong một đợt oanh kích của Trung Quốc nhắm vào Kim Môn năm 1954.

Trận “8.23 pháo chiến” (mà Trung Quốc gọi là “Kim Môn pháo chiến”) bắt đầu vào tháng 08/1958 và kéo dài hơn một tháng. Quần đảo Mã Tổ (Matsu), do Đài Loan kiểm soát, cũng nằm trong đợt không kích và hải chiến do Giải Phóng Quân Trung Quốc tiến hành dưới quyền lãnh đạo của Mao Trạch Đông.

Trong một báo thông cáo, Viện Mỹ tại Đài Loan khẳng định: “Những buổi lễ tưởng niệm như này nhắc lại cho chúng ta rằng sự hợp tác giữa Mỹ và Đài Loan về mặt an ninh được dựa trên bề dày lịch sử đáng tự hào và thể hiện tinh thần ‘những người bạn hữu, tiến bộ thực sự'”.

Phía văn phòng tổng thống Thái Anh Văn đã cảm ơn ông Christensen đến tham gia buổi lễ, được cho là nhằm gợi lại cho người dân Đài Loan về tầm quan trọng của việc bảo vệ tự do và dân chủ. Cả tổng thống Đài Loan và giám đốc Viện Mỹ không trực tiếp bình luận trước truyền thông.

Đến trưa nay, văn phòng phụ trách Đài Loan của Trung Quốc chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về buổi lễ theo yêu cầu của Reuters.

Kim Môn hiện là một địa điểm du lịch nổi tiếng và còn rất nhiều vết tích của cuộc khủng hoảng thứ hai giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Quân đội Đài Loan duy trì một lực lượng đáng kể trên hòn đảo này.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200823-%C4%91%C3%A0i-loan-%C4%91%E1%BA%A1i-di%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9-tham-gia-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-ni%E1%BB%87m-62-n%C4%83m-tr%E1%BA%ADn-ph%C3%A1o-chi%E1%BA%BFn-kim-m%C3%B4n

 

Trung Quốc chần chừ

trả đũa các công ty Mỹ trước ‘án tử’ cho Huawei

Gia Huy

Các nhà phân tích cho biết Trung Quốc đang cảm thấy khó khăn trong việc trả đũa những động thái của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn Huawei tiếp cận công nghệ thiết yếu, bởi bất kỳ động thái trừng phạt nào đối với các công ty Mỹ đều có thể gây tổn hại cho việc phục hồi nền kinh tế của nước này vốn đã suy yếu do đại dịch virus corona gây ra.

Tuần này, Washington đã gia tăng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn Huawei tiếp cận chip và các linh kiện khác của bên thứ ba miễn là có liên quan tới các công nghệ do Mỹ nắm giữ. Điều này được cho là “án tử” đối với gã khổng lồ công nghệ được đánh giá cao nhất của Trung Quốc.

> Mỹ cắt đứt “đường sống” của Huawei với lệnh cấm mới nhất

Mặc dù Bắc Kinh bày tỏ sự tức giận đối với động thái của Hoa Kỳ, nhưng đến nay chưa công bố bất kỳ biện pháp trả đũa nào, bao gồm cả việc hạn chế các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

15 tháng trước, Trung Quốc cho biết họ sẽ lập một ‘danh sách thực thể không đáng tin cậy’ bao gồm các cá nhân, công ty và tổ chức nước ngoài gây ra mối đe dọa đối với nước này. Thời báo Hoàn Cầu sau đó đưa tin vào tháng 5 rằng Trung Quốc có thể áp đặt các hạn chế đối với các công ty công nghệ khổng lồ của Hoa Kỳ như Qualcomm, Cisco và Apple. Tuy nhiên cho đến nay không có động thái cụ thể nào được đưa ra.

Theo các nhà quan sát, sự thận trọng của Bắc Kinh dường như bởi Trung Quốc đang thay đổi chiến lược từ đối đầu ‘ăn miếng trả miếng’ với Washington sang nỗ lực ngăn chặn quan hệ song phương sụp đổ, đặc biệt trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 3/11.

Ông Huo Jianguo, cựu lãnh đạo một tổ chức tư vấn chính phủ thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, nhận định rằng trong khi Bắc Kinh không muốn thỏa hiệp về các lợi ích quốc gia cốt lõi, bao gồm các vấn đề Hồng Kông, Đài Loan, Tân Cương và Biển Đông, thì hiện nước này chỉ còn đặt cược vào mối quan hệ kinh tế để ngăn chặn một cuộc đối đầu toàn diện diễn ra.

Nhưng điều này đòi hỏi Bắc Kinh phải nỗ lực gấp đôi để giành được cảm tình của các công ty Mỹ, vốn được xem là niềm hy vọng duy nhất để đối trọng với quan điểm chỉ trích ngày càng tăng từ phía quân đội, các cơ quan tình báo cũng như giới học thuật và truyền thông Hoa Kỳ, ông Huo nhận xét.

Ông Dan Wang, một nhà phân tích của công ty tư vấn Gavekal, đã nói trong tuần này rằng lệnh hạn chế mới nhất của Hoa Kỳ đối với Huawei là “một bản án tử hình” đối với công ty, nhưng Trung Quốc lại không thể trút cơn giận dữ lên các doanh nghiệp Mỹ.

Ông Wang viết: “Huawei là một công ty quan trọng, nhưng Bắc Kinh hiện đang thực hiện một chiến dịch quyết đoán nhằm thuyết phục các công ty lớn của Hoa Kỳ ở lại Trung Quốc, bởi họ vẫn cần công nghệ Mỹ và họ cần các doanh nghiệp Mỹ như một đồng minh trong nỗ lực nhằm giảm bớt sự thù địch của chính phủ Hoa Kỳ.”

Thay vì thực hiện các biện pháp trừng phạt trả đũa, một chiến lược tốt hơn sẽ giúp Huawei tồn tại trong vài tháng với hy vọng rằng ông Biden sẽ chiến thắng, ông Wang cho biết thêm.

Tháng trước, Trung Quốc đã thông báo trừng phạt đối với nhà thầu quốc phòng Mỹ Lockheed Martin vì đã bán vũ khí cho Đài Loan. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không nói rõ chi tiết của lệnh trừng phạt này. Các nhà phân tích cho biết quyết định này cho thấy công ty Mỹ này chỉ có sự hiện diện không đáng kể ở Trung Quốc.

Đồng thời, các quan chức Trung Quốc đang thể hiện thiện chí nhằm duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các công ty Mỹ đang hoạt động tại Đại lục.

Ông Wang Shouwen, thứ trưởng Bộ Thương mại và là thành viên quan trọng của phái đoàn đàm phán thương của Trung Quốc, vào cuối tháng trước đã đảm bảo với các thành viên của Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc, bao gồm General Motors, Intel và Starbucks, rằng họ vẫn nhận được sự ủng hộ của Bắc Kinh.

“Chúng tôi hy vọng rằng cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể phát huy tốt vai trò của mình như một cầu nối để mở rộng hợp tác song phương và biến mối quan hệ thương mại và kinh tế thành một yếu tố giúp ổn định quan hệ song phương,” ông Wang nói.

Mặc dù những người theo chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc đã lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh trả đũa các công ty Mỹ, nhưng chính phủ trung ương Trung Quốc đã hứa sẽ mở rộng cửa hơn nữa cho đầu tư nước ngoài và bảo vệ các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại nước này.

Ông Ding Shuang, nhà kinh tế trưởng của Greater China tại ngân hàng Standard Chartered, cho biết ưu tiên của Bắc Kinh là giữ chân các công ty nước ngoài ở lại nước này càng nhiều càng tốt để làm chậm việc tách rời giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ông Ding nói: “Trung Quốc không nên phản ứng thái quá đối với các động thái của Hoa Kỳ và phải tính toán thiệt hơn trước khi làm bất kỳ điều gì. Đây chưa phải là thời điểm thích hợp để Trung Quốc công bố ‘danh sách thực thể không đáng tin cậy’ bởi điều này sẽ chỉ làm leo thang trả đũa từ phía Hoa Kỳ. Động thái này sẽ dẫn đến tác động sâu rộng. Do đó nó có thể là một lựa chọn sau khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc.”

Hôm thứ 5 (20/8), Bắc Kinh cho biết các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ gặp nhau để đàm phán “trong những ngày sắp tới” sau khi ông Trump thông báo đã hoãn cuộc gặp vào tuần trước.

Gia Huy (theo SCMP)

https://trithucvn.net/the-gioi/trung-quoc-chan-chu-tra-dua-cac-cong-ty-my-truoc-an-tu-cho-huawei.html

 

Chuyên gia: Vấn nạn mổ cướp nội tạng

ở Trung Quốc chưa được chú ý đúng mức

Đại Nghĩa

Hồ sơ vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ đối với chính người dân của mình cần phải được tiếp tục phơi bày, đặc biệt là hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm, Levi Browde, người phụ trách Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp tại Hoa Kỳ cho biết.

Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, là một môn khí công  tu luyện cả tâm lẫn thân. Môn này có năm bài tập thiền định, cùng các bài giảng đạo đức dựa trên nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Môn tập này đã bị chính quyền Trung Quốc đàn áp nghiêm trọng trong hai thập kỷ qua.

Trong một cuộc phỏng vấn với Michael Harrison, nhà xuất bản tạp chí Talkers, ông Browde mô tả việc giam cầm, tra tấn và mổ cướp nội tạng mà những người theo môn tập tinh thần này phải đối mặt ở Trung Quốc. Ông cho rằng cần phải tăng cường nâng cao nhận thức của người dân về cuộc đàn áp tàn bạo này, theo The Epoch Times.

Hệ thống cấy ghép nội tạng của Trung Quốc đã bị dò xét kỹ lưỡng trong những năm gần đây, nhiều cuộc điều tra quốc tế đã được tiến hành, đơn cử là cuộc điều tra của một Tòa án Nhân dân độc lập có trụ sở tại Luân Đôn – Tòa án về Trung Quốc (China Tribunal).

Sau gần hai năm điều tra, tháng 6/2019, Tòa án về Trung Quốc đã đi đến kết luận: “Không còn nghi ngờ gì nữa”, nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm đã được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho phép và hậu thuẫn. Vấn nạn này đã diễn ra suốt nhiều năm ở Hoa Lục “với quy mô lớn”, và hiện vẫn không có dấu hiệu dừng lại. Đặc biệt, nguồn cung nội tạng chính là các học viên Pháp Luân Công.

Trao đổi trong một podcast ngày 18/8, ông Browde nói: “Với mức độ tà ác của tội ác mổ cướp tạng, đây phải là tin tức trên trang nhất, lặp đi lặp lại, cho đến khi nó dừng lại mới thôi — nhưng điều đó lại không xảy ra”.

Trước đó, trong một báo cáo dài 160 trang được công bố hồi tháng 3, Tòa án về Trung Quốc đã đưa ra kết luận sơ bộ rằng “không có bằng chứng hoạt động này bị dừng lại”. Tòa án cũng cho biết việc thiếu hụt sự giám sát quốc tế đã dẫn đến tình trạng “rất nhiều người chết một cách thảm khốc và vô nghĩa”.

Một lượng lớn các học viên đang bị giam giữ và ép buộc thử máu định kỳ để xác định mẫu mô. Khi ai đó trả tiền ghép tạng, người bị giam giữ sẽ bị giết để đáp ứng nhu cầu, ông Browde cho hay.

“Họ mổ cướp nội tạng để cấy ghép cho bệnh nhân”, ông Browde nói thêm, đồng thời cho biết ngành công nghiệp ghép  tạng bất hợp pháp do nhà nước điều hành và hậu thuẫn này là một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Khi virus viêm phổi Vũ Hán hoành hành ở Trung Quốc hồi nửa đầu năm, nhưng ngành công nghiệp cấy ghép tạng của Trung Quốc vẫn hoạt động bình thường, và gần như không có thời gian chờ đợi nội tạng cấy ghép, theo một cuộc điều tra của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Một y tá tỉnh Quảng Tây nói với các nhà điều tra rằng, mặc dù có lo ngại bị nhiễm bệnh trong đại dịch, nhưng họ sẽ “phẫu thuật bất cứ khi nào có bệnh nhân”.

Ông Browde cho biết người Trung Quốc không hề biết đến hoạt động mổ cướp tạng ở nước họ. Lý do là vì ĐCSTQ kiểm soát của các phương tiện truyền thông và phong tỏa internet thông qua Vạn lý Tường lửa.

Hoạt động mổ cướp tạng thực ra đã được  chính quyền Trung Quốc thực hiện từ lâu. Bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc Enver Tohti (người Duy Ngô Nhĩ) – một người trong cuộc – đã tiết lộ nhiều bí mật xoay quanh hoạt động này tại nhiều cơ quan và hãng truyền thông nước ngoài bao gồm Nghị viện Ireland, đài BBC. Ông đã chia sẻ một lần nọ:

“Vào năm 1995, cuối cùng cũng đến lượt tôi phải thực hiện công việc này… Các bác sĩ trưởng yêu cầu và hướng dẫn chúng tôi mổ lấy ra gan và hai quả thận của người đàn ông vẫn còn sống… Nhưng tôi không cảm thấy tội lỗi, vì lúc ấy tôi nghĩ tôi đã làm nhiệm vụ của mình loại bỏ một kẻ thù cho đất nước”.

Hiện nay, song song với các học viên Pháp Luân Công, chính quyền ĐCSTQ cũng đang giam giữ hàng triệu người Hồi Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Đây cũng những người đối diện nguy cơ mổ cướp nội tạng rất cao.

 

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-van-nan-mo-cuop-tang-o-trung-quoc-chua-duoc-chu-y-dung-muc.html

 

Nhân viên sứ quán Houston về nước được biểu dương,

dân mạng mỉa mai ‘đốt tài liệu lập đại công’

Tâm Thanh

Tháng trước, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Houston. Tối ngày 17/8, tất cả nhân viên của lãnh sự quán này đã thuê riêng máy bay trở về Bắc Kinh và giành được bằng khen tập thể hạng ba. Cư dân mạng chế giễu rằng nhờ đốt tài liệu mà lập được đại công.

Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức lễ đón tại sân bay Thủ đô vào tối ngày 17/8 cho tất cả các nhân viên công tác tại Tổng lãnh sự Trung Quốc tại thành phố Houston trở về. Trong bài phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng, tất cả các nhân viên của Đại sứ quán đã “đứng trước nguy hiểm mà không hỗn loạn, gặp phải biến cố mà không sợ hãi… trong tình huống cực kỳ khó khăn, thậm chí rất nguy hiểm,… vẫn bảo vệ được lợi ích nòng cốt của quốc gia”.

Tại buổi lễ, Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao Tề Ngọc cũng tuyên bố trao tặng bằng khen tập thể hạng ba cho các nhân viên làm việc tại Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Houston.

Về điều này, có cư dân mạng đã mỉa mai:

“Biểu hiện không tệ, các văn kiện được thiêu rụi quá mau lẹ”.

“Đốt văn kiện được tính là thắng lần 1, khóa cửa lãnh sự quán được tính là thắng lần 2, khi trở về nước được trao bằng khen là thắng lần 3, nước cờ này đúng thật là thắng lớn mà”.

“Đốt tài liệu lập được đại công”.

“Nhân viên của lãnh sự quán về nước thì được chào đón nồng nhiệt, trong khi du học sinh về nước lại bị tố là mang mầm bệnh từ nghìn dặm trở về”.

Ngày 21/7, Hoa Kỳ hạn cho Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Houston phải đóng cửa trong vòng 72 giờ. Ngày hôm sau (22/7), ngay tại sân sau của lãnh sự quán, người ta quay chụp được hình ảnh các nhân viên đốt vật phẩm trong thùng sắt lớn. Đám cháy lớn khiến người dân xung quanh phát hoảng phải gọi điện báo cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Lực lượng cứu hỏa vội đến hiện trường để chữa cháy, nhưng các quan chức Trung Quốc không cho họ vào làm nhiệm vụ. Khi rời đi, nhân viên lãnh sự Trung Quốc còn khóa cửa chính của  lãnh sự quán này.

Sau đó, do ĐCSTQ trả đũa, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc buộc phải đóng cửa. Khi các nhân viên làm việc tại Tổng lãnh sự Hoa Kỳ dời đi, hiện trường ngay ngắn trật tự, cũng không có màn thiêu rụi vật phẩm nào tương tự như bên lãnh sự Trung Quốc tại Hoa Kỳ.

Tổng lãnh sự Hoa Kỳ còn đặc biệt công bố một video về nghi thức hạ cờ tại Tổng lãnh sự Thành Đô trên Twitter kèm dòng trạng thái: “Hôm nay, chúng tôi mang theo niềm tự hào về công việc chúng tôi đã làm và tình hữu nghị của người dân vùng tây nam Trung Quốc đã ăn sâu trong ký ức chúng tôi để bắt đầu một công việc mới”.

Ngoài ra, trên mạng còn đăng tải một tấm hình của các nhân viên công tác tại Tổng lãnh sự Hoa Kỳ trong phòng chờ đợi của sân bay. Mọi người tay giăng biểu ngữ: “Chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau!”, “Thành Đô cố lên!”, “Trung Quốc cố lên!”, trên khuôn mặt của mỗi người đều toát lên những nụ cười thân thiện và chân thành.

Có cư dân mạng thở dài: “Nhìn thấy những lời phát biểu của hai nước sau khi rút khỏi lãnh sự quán của nhau có thể thấy được biểu hiện và tố chất hoàn toàn khác nhau giữa hai bên, không thể không thừa nhận phong thái và tố chất của nước lớn (Hoa Kỳ) thật tuyệt vời”, “Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Thành Đô bị đóng cửa, các nhân viên công tác không dùng thùng sắt lớn để đốt các tài liệu, thay vào đó họ đã khích lệ Trung Quốc cố lên, Thành Đô cố lên, khích lệ mọi người rằng chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau. Thật sự đã toát lên ánh hào quang của sự thiện lương, tự tin và tinh thần hữu nghị của một dân tộc ưu tú!”.

Trước đó, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ David Stillwel hôm 22/7 cho biết Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston là một trung tâm tình báo của quân đội nước này. “Quân đội Trung Quốc đã gửi sinh viên cả công khai lẫn bí mật tới các trường đại học Mỹ để nghiên cứu những thứ có thể thúc đẩy lợi thế chiến tranh của họ”, ông Stillwel nói trong cuộc phỏng vấn với NYTimes hôm 22/7. Ông nhấn mạnh rằng tất cả hoạt động này được hỗ trợ bởi Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston.

Cùng ngày (22/7), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết sở dĩ Washington đã chỉ đạo đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston “để bảo vệ tài sản trí tuệ của Mỹ và thông tin cá nhân của người Mỹ”.

Theo Yuan Ming Qing, Soundofhope.org

Tâm Thanh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/nhan-vien-su-quan-houston-ve-nuoc-duoc-bieu-duong-dan-mang-mia-mai-dot-tai-lieu-lap-dai-cong.html

 

Cuộc phong bế sông Mê Kông của Bắc Kinh

 đang bị một liên minh ra sức lên án

Hương Thảo

Những công dân Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc… đang liên thủ đấu tranh chống bá quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu lên tiếng cho các nước ở hạ lưu Mê Kông, sau phát ngôn mở đầu của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ.

Mê Kông cạn khô

Epoch Times dẫn nguồn tin từ kênh truyền thông Hoa Kỳ cho biết mực nước ở hạ lưu sông Mê Kông gần đây đã chạm đáy mới. Ủy ban sông Mê Kông (MRC) đã đưa ra báo cáo vào tháng 8 kêu gọi Trung Quốc và các nước Đông Nam Á chia sẻ thêm dữ liệu về hoạt động của các đập thủy điện.

Báo cáo cho rằng lưu lượng thấp ở hạ lưu sông Mê Kông năm 2020 có liên quan đến một loạt điều kiện khí tượng thủy văn. “Kể từ năm 2019, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thời tiết El Niño, hạ lưu sông Mê Kông có lượng mưa thấp bất thường“. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể do bị ảnh hưởng bởi các đập trên thượng nguồn sông Mê Kông ở Trung Quốc và các phụ lưu. Tuy nhiên, ủy ban MRC cũng tuyên bố rằng hiện tại không có dữ liệu và thông tin chính thức để xác minh tác động tiềm tàng của các hoạt động lưu trữ nước ở thượng nguồn.

Theo báo cáo, hiện có 13 nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Lan Thương (Mê Kông), gồm 11 nhà máy ở Trung Quốc và 2 nhà máy ở Lào.

Báo cáo cũng cho biết, mực nước thấp sẽ tác động lớn đến Biển Hồ và Đồng bằng sông Cửu Long, gây mất cân bằng sinh thái, giảm nguồn cá, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội.

Arne Kislenko, một phó giáo sư tại Đại học Ryerson ở Canada, từng nói: “11 đập mà Trung Quốc xây dựng trên sông Lan Thương đang đóng và trữ toàn bộ nước. Trên thực tế, Trung Quốc đang ‘tàng trữ’ tài nguyên nước, phá hủy nền nông nghiệp ở các quốc gia nằm ở hạ lưu. Ví dụ, Thái Lan đã báo cáo lượng nước ở các tỉnh phía bắc của họ giảm 50% so với năm ngoái”.

Báo cáo khuyến nghị rằng “Nếu tình hình hiện tại tiếp tục, các quốc gia thành viên cũng có thể cân nhắc yêu cầu ĐCSTQ tiến hành mở đập để ‘bổ sung nước’“. Báo cáo cũng nêu rõ “việc chia sẻ thông tin và dữ liệu minh bạch là điều trọng yếu. Việc thiếu thông tin về vận hành cơ sở hạ tầng đặt ra thách thức lớn đối với việc đánh giá toàn diện và dự báo chính xác“.

Một báo cáo nghiên cứu được công bố vào giữa tháng 4 cũng cho thấy các đập của Trung Quốc trên sông Lan Thương thượng nguồn sông Mê Kông dường như làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ở vùng hạ lưu của Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar.

Các ý kiến phản đối

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã tweet về vấn đề sông Mê Kông vào ngày 14/8: “Hoa Kỳ ủng hộ lời kêu gọi của Ủy ban sông Mê Kông (MRC) nhằm tăng cường tính minh bạch về hoạt động của các đập trên sông Mê Kông. Thao túng lượng nước theo cách như vậy đã làm tổn hại đến lợi ích của các nước hạ lưu sông Mê Kông“.

Sau tiếng nói của Ngoại trưởng Pompeo, các thành viên của “Liên minh trà sữa” (Milk Tea Alliance) – một liên minh ủng hộ phong trào dân chủ được thành lập bởi những người ủng hộ dân chủ ở Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông và những nơi khác, cũng đã tập hợp trên Internet để lên án ĐCSTQ. Họ đã sử dụng các nhãn bắt đầu bằng # “Liên minh trà sữa” (#奶茶聯盟 hay #MilkTeaAlliance) và “Dừng đập Mekong” (#StopMekongDam) trên Twitter và nói “Chúng ta phải ngăn chặn sự áp bức bá quyền của ĐCSTQ”.

Một số cư dân mạng nói: “Nước là quyền lợi cơ bản của mỗi cá nhân. ĐCSTQ đã xây dựng các con đập trên sông Mê Kông, làm gián đoạn nguồn nước ở một số quốc gia”.

Chuyên gia: Vấn đề sông Mê-Kông là một ví dụ cho thấy ĐCSTQ coi thường lợi ích của các nước láng giềng

Ông Gregory Poling, nhà nghiên cứu của Dự án Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một tổ chức tư vấn của Hoa Kỳ, nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng vấn đề Mê Kông là ví dụ rõ ràng nhất về việc ĐCSTQ phớt lờ lợi ích của các nước láng giềng, lợi dụng thông tin hư giả và không minh bạch để che giấu hành động của mình. Đây là ví dụ minh hiển nhất.

Ông James Buchanan, đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Hồng Kông và nghiên cứu các vấn đề của Thái Lan, cho biết: “Các vấn đề như Đập trên sông Mê Kông cho thấy sự quan ngại trước hành động bành trướng ngày càng tăng của ĐCSTQ và sự bất an trong khu vực này. Trong khu vực này, ĐCSTQ luôn bị coi là ức hiếp các nước láng giềng nhỏ hơn. Trên thực tế, đây đang trở thành hình ảnh của ĐCSTQ trên toàn thế giới“.

Theo Epoch Times

Hương Thảo biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/cuoc-phong-be-song-me-kong-cua-bac-kinh-dang-bi-mot-lien-minh-ra-suc-len-an.html

 

Vũ Hán và những thảm họa

xuất phát từ sự dối trá của ĐCSTQ

Thụ Cúc

Thành phố Vũ Hán từng trở thành một “thị trấn ma” trong đại dịch COVID-19, và cũng là nơi bùng phát của thảm họa gây ra cái chết cho 800.000 người dân thế giới, khiến 23 triệu người nhiễm bệnh tính đến cuối tháng 8/2020. Nhìn lại lịch sử của Vũ Hán dưới thời cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chúng ta sẽ không khỏi giật mình về những sự kiện đau thương và bất hạnh. Thành phố này không chỉ là tâm chấn của COVID-19, mà còn xảy ra nhưng sự kiện đáng chú ý khác, đều có liên quan đến sự dối trá tàn bạo của chế độ.

Vũ Hán là thủ phủ của Hồ Bắc, một trong những thành phố cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc với di sản văn hóa lịch sử nguy nga tráng lệ. Một sự kiện nổi tiếng nhất từng diễn ra nơi đây là Khởi nghĩa Vũ Xương năm 1911 dẫn đến sự sụp đổ của Nhà Thanh và sự ra đời của Trung Hoa Dân Quốc, nhà nước cộng hòa đầu tiên ở Châu Á.

Với vị trí địa lý chiến lược và dân số 11 triệu người, Vũ Hán cũng trở thành một trung tâm kinh tế của Hoa Trung (miền Trung Trung Quốc), và được mệnh danh là “Chicago của Trung Quốc”. Đây là nơi có hơn 350 viện nghiên cứu, 1.656 doanh nghiệp công nghệ cao, và nhiều đơn vị ươm tạo doanh nghiệp được cấp vốn bởi 230 công ty trong danh sách Fortune 500.

Với điều kiện như vậy, người ta tưởng rằng Vũ Hán sẽ phải là trung tâm của văn minh, nhưng ngược lại, nơi đây đã xảy ra những câu chuyện thương tâm thấm đầy máu và nước mắt.

1958: Vũ Hán trở thành “kiểu mẫu” trong thời kỳ Đại nhảy vọt

Sau Chiến dịch Chỉnh đốn chống hữu khuynh năm 1957 nhằm hạ thấp giới trí thức, lãnh đạo ĐCSTQ bấy giờ là Mao Trạch Đông tham vọng đưa Trung Quốc vượt qua Anh Quốc và Hoa Kỳ về sản lượng công nghiệp trong vòng 15 năm.

Để đáp lại lời kêu gọi của Mao và biểu hiện của nó trong phong trào Đại Nhảy Vọt năm 1958, nhiều lãnh đạo ĐCSTQ, cán bộ địa phương, và phóng viên ở Trung Quốc đua nhau vượt trội hơn người bằng cách ngụy tạo những con số sản xuất nông nghiệp cao ngất ngưởng. Chẳng hạn, một cây bắp cải Trung Quốc ở Hà Bắc được báo cáo là “nặng 250kg”.

Trong cuộc “luyện tập nói dối toàn quốc” này, Vũ Hán nói riêng và Hồ Bắc nói chung đã trở thành “kiểu mẫu”.

Ngày 13 tháng 8 năm 1958, tờ Nhân dân Nhật báo đã đăng bài báo cho biết Ma Thành, thành phố cấp huyện ngay cạnh Vũ Hán, có năng suất lúa gần 37.000 cân/mẫu, cao gấp khoảng 90 lần so với sản lượng thực tế vào thời điểm đó.

Tin này nhanh chóng được tờ Pravda, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Liên Xô, tái bản. Hơn 100.000 người đã đến thăm “cánh đồng vệ tinh” này để học hỏi kinh nghiệm của nông dân, gồm cả nhiều chuyên gia của các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Đông Đức, Cộng hòa Séc, Triều Tiên, v.v.. Thủ tướng Trung Quốc lúc đó là Chu Ân Lai cũng đích thân đến và cho dựng một bộ phim về chuyến thăm của ông.

Vì sao lại có thể báo cáo con số tưởng chừng như nực cười này? Chuyện là, để đánh bại một xã khác, nơi đã báo cáo năng suất đơn vị là 10.000 cân/mẫu, xã Bạch Quả số 1 đã quyết định cân đi cân lại những thúng gạo giống nhau cho đến khi họ đạt mốc 37.000 cân.

Khi một thanh niên trong đoàn thanh tra hỏi họ làm thế nào mà trồng được nhiều lúa với mật độ dày đến vậy, trưởng đoàn đã buộc tội anh ta là “quá đáng” và “chống đối chính quyền trung ương ĐCSTQ và Mao Chủ tịch”. Anh thanh niên này bị kéo sang một bên và bị chỉ trích ngay tại chỗ. Sau đó, anh còn bị gán mác cánh hữu và bị trừng phạt.

Suy ngẫm một chút, điều này tương tự với những gì đã xảy ra vào giai đoạn đầu đại dịch COVID-19. Ngày 30 tháng 12 năm 2019, khi bác sỹ Lý Văn Lượng ở Vũ Hán chia sẻ thông tin về virus corona trên mạng xã hội với các đồng nghiệp y tế của mình, anh lập tức bị chính quyền khiển trách và kỷ luật vì “tung tin đồn”. Đáng buồn thay, bác sỹ Lý đã chết vì nhiễm chính chủng virus này sau đó.

Chưa đầy một năm sau “thời khắc vinh quang” của xã Bạch Quả số 1, Trung Quốc đã phải hứng chịu nạn đói thảm khốc do chính sách phi lý của ĐCSTQ và các lãnh đạo Đảng địa phương mù quáng đi theo đường lối của đảng. Điều này xảy ra bởi vì Đảng “nói dối” nhưng lại muốn tất cả cho rằng nó nói thật.

Để cho mọi người thấy rằng ĐCSTQ luôn luôn đúng, hoa màu đã bị chính quyền sung công như một hình thức đánh thuế theo sản lượng đã bị thổi phồng lên này. Hậu quả là, khẩu phần ngũ cốc, giống và lương thực chủ yếu của nông dân tất cả đều đã bị sung công. Khi yêu cầu vẫn chưa được đáp ứng đủ, nông dân còn bị buộc tội là đã giấu hoa màu của mình đi.

Như vậy là xã Bạch Quả chỉ còn lại một ít ngũ cốc, khiến dân làng không còn lựa chọn nào khác, đành phải ăn các loại thảo mộc hoang dã và vỏ cây. Năm 2019, ông Cung Chính Đường, một người sống sót sau thảm kịch, đã nói với phóng viên: “Thực sự là khủng khiếp. Số người chết nhiều đến mức không đếm xuể.”

Trong lịch sử, vào những lúc có nạn đói, vua quan sẽ cấp cháo, phân phát hoa màu và cho phép các nạn nhân di tản khỏi những khu vực có nạn đói. Còn ĐCSTQ lại coi việc chạy khỏi nơi có nạn đói là một điều ô nhục đối với uy tín của Đảng, và đã ra lệnh cho dân quân chặn đường không cho các nạn nhân chạy thoát khỏi các khu vực có nạn đói. Khi các nông dân bị đói quá nên phải cướp ngũ cốc ở các kho lương thực, ĐCSTQ đã ra lệnh bắn vào đám đông để trấn áp việc cướp thóc gạo và dán nhãn cho những người bị chết là các phần tử phản cách mạng.

Một số lượng lớn nông dân đã bị chết đói ở nhiều tỉnh gồm có Cam Túc, Sơn Đông, Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên, và Quảng Tây. Nông dân đã bị đói nhưng vẫn còn bị bắt phải tham gia làm các việc như tưới nước, xây đập và luyện thép. Nhiều người đã bị ngã xuống đất trong khi đang làm việc và đã không bao giờ đứng lên được nữa. Cuối cùng thì cả những người sống sót cũng không còn có đủ sức để chôn những người bị chết. Nhiều làng đã bị chết toàn bộ khi mọi người lần lượt bị chết vì đói.

Theo một thống kê đáng tin cậy, từ năm 1959 đến 1962, khoảng 45 triệu người Trung Quốc đã chết trong nạn đói nhân tạo này. Cho đến nay, các lãnh đạo của ĐCSTQ chưa từng xin lỗi về những việc làm sai trái của họ.

Năm 1967: Thảm họa bên dòng Dương Tử, Hán Dương, Vũ Hán

Năm 1962, Mao kêu gọi thanh niên Trung Quốc “thanh tẩy bản thân” ở sông hồ. Bản thân là một vận động viên bơi lội cừ khôi, lần cuối Mao bơi ở sông Dương Tử là ngày 16 tháng 7 năm 1966, ở tuổi 73. Để kỷ niệm việc Mao bơi trên sông Dương Tử, ngày 1 tháng 8 năm 1967, chính quyền ĐCSTQ ở Vũ Hán đã tổ chức sự kiện “Vượt sông Dương Tử” để hòa vào phong trào “sùng bái” lãnh tụ dối trá. Nhưng đối với nhiều người, sự kiện này đã trở thành một ngày thảm khốc.

Thời đó, sự cuồng tín đối với Mao khiến ông ta được tâng bốc như kẻ cao hơn cả thần thánh. Thanh niên trẻ, phần lớn là sinh viên các trường cao đẳng và đại học, đã tham gia sự kiện vượt sông này với niềm tự hào và vinh dự.

Hàng chục nghìn khán giả chen chúc dọc bến Hán Dương của Vũ Hán ngày hôm đó. Trời nóng như đổ lửa, có những người đã ngất xỉu vì cái nắng hè như thiêu như đốt trong khi hết quan chức đến quan chức kia phát biểu dài dòng. Mọi người bắt đầu náo loạn.

Đúng lúc ấy, tiếng súng khai nổ, đám đông đổ xô xuống sông. Hàng nghìn người chen nhau xông vào qua lối vào chỉ rộng 20 mét. Một cuộc giẫm đạp bắt đầu, có người bị giẫm đạp đến chết, có người bị ngạt thở đến chết, có người bị đẩy xuống sông mà chết đuối.

Một người sống sót nhớ lại cơn ác mộng này: “Vừa nhảy xuống sông, đầu và vai tôi lập tức bị mấy bàn tay dìm xuống nước. Theo bản năng, tôi kéo và đá để cố ngoi lên mặt nước, nhưng tôi cảm thấy quanh mình toàn những tay, chân và thân người quẫy đạp loạn xạ trong nước. Cuối cùng, tôi cũng ngoi được lên mặt nước, nhưng chẳng thấy bạn bè của tôi đâu cả. Tôi chỉ có thể nhìn thấy vô số cái đầu đang ngóp ngóp trong nước, như cái nồi luộc bánh cái nổi, cái chìm.”

Phòng đông lạnh của Nhà máy Chế biến thịt Vũ Hán chất đầy thi thể của sự kiện này, các bệnh viện và nhà tang lễ cũng vậy. Không ai biết chính xác số người chết là bao nhiêu.

Cũng như thảm họa này, người ta không biết đã có bao nhiêu người chết trong thảm họa COVID-19 tại Vũ Hán. Con số 2.531 người mà chính quyền công bố thì người dân không còn tin. Chỉ biết rằng các trường hợp lây nhiễm dịch bệnh sẽ được chuyển đến Nhà tang lễ Hán Khẩu, mà nhà tang lễ này có 14

lò hỏa thiêu hoạt động suốt ngày đêm. Trong khi đó sau đại dịch, hàng ngày, 7 nhà tang lễ lớn ở Vũ Hán phân phát tổng cộng trung bình 3.500 lọ tro cốt cho thân nhân người quá cố. Việc này kéo dài suốt 12 ngày (23/3-5/4), để phát xong tro cốt trước lễ Thanh Minh. Nhẩm tính sơ bộ và khấu trừ con số tử vong tự nhiên, tự nhiên là biết được có bao nhiêu người dân đã chết vì COVID-19.

Năm 1999: Tích cực theo sát cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công. Đài Truyền hình Vũ Hán đi đầu trong chính sách bức hại của ĐCSTQ. Ngay cả trước khi chính thức khởi xướng cuộc đàn áp này, người đứng đầu đài truyền hình lúc đó là Triệu Trí Chân đã theo sát Đảng và ra một chương trình bôi nhọ Pháp Luân Công. Bộ phim dài 6 giờ này sau đó đã được ĐCSTQ dùng làm tài liệu tẩy não và được phát sóng trên toàn quốc để kích động mọi người. Hậu quả là vô số người dân Vũ Hán thù ghét Pháp Luân Công.

Ngành giáo dục của Vũ Hán cũng hùa theo ĐCSTQ và tích cực tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công như một nhóm xã hội đen. Chẳng hạn, Đại học Vũ Hán, một tổ chức học thuật, đã thành lập cái gọi là “Hiệp hội Chống Tà giáo Hồ Bắc” trong khuôn viên trường, biên soạn tài liệu giảng dạy để bôi nhọ Pháp Luân Công và tuyên truyền thông tin sai lệch ra xã hội quốc tế. Vô số người, nhất là thanh niên, đã bị tẩy não bởi những cuốn sách giáo khoa bôi nhọ và cái gọi là “kết quả nghiên cứu” để rồi mù quáng đứng về phía ĐCSTQ.

Các tổ chức y tế của Vũ Hán cũng tích cực tham gia vào tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống của người tập Pháp Luân Công. Theo báo cáo của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc Bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG), Lâm Chính Bân và hơn 80 bác sỹ khác tại Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán, cùng 48 người khác từ Bệnh viện Liên minh Vũ Hán, đã tham gia vào việc thu hoạch nội tạng. Năm 2014, các nhà điều tra phát hiện chỉ riêng Bệnh viện Hiệp Hòa đã thực hiện gần 3.000 ca ghép thận, và đến năm 2018, con số này đã lên đến con số khiến người ta phải giật mình là 6.000 ca, cao nhất trong số các bệnh viện ở Trung Quốc. (Xem thêm: 10 ngày 4 quả tim: Thực trạng ngành công nghiệp ghép tạng của ĐCSTQ)

Vũ Hán còn là một trong những thành phố đàn áp Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất. Trong 21 năm qua, có hơn 60 trung tâm tẩy não ở các quận của thành phố này đã tham gia đàn áp Pháp Luân Công dưới nhiều hình thức như đánh đập, cấm ngủ triền miên, sốc điện bằng dùi cui điện ở những vùng nhạy cảm, trói ở những tư thế gây đau đớn, và nhiều hình thức tra tấn thể xác và tinh thần khác.

Xem thêm: Từ “Trời diệt Trung Cộng” đến làn sóng thoái xuất khỏi ĐCSTQ

Người dân Vũ Hán thức tỉnh khi đối mặt với thảm họa

Vũ Hán là nơi đầu tiên bị COVID-19 tấn công và phải chịu thiệt hại rất nặng nề. Do chính quyền ĐCSTQ che đậy nên đến nay vẫn chưa biết chính xác số người chết ở Vũ Hán cũng như toàn Trung Quốc. Đại dịch này đã khiến nhiều người thức tỉnh, cả ở Trung Quốc và trên thế giới.

Ngày 14 tháng 3 năm 2020, trong bài báo của Đài VOA có tựa đề “Tôi có nghĩa vụ lên tiếng thay cho những người đã khuất” (I Have the Obligation to Speak for the Dead), Đồ Long, một thanh niên sinh trưởng ở Trung Quốc trong những năm 1990 đã nói lên tiếng nói có thể coi là đại diện cho điều người dân Trung Quốc đang suy nghĩ.

Đồ Long từng tin rằng chỉ cần anh không nói gì khác lạ và làm một “công dân ngoan ngoãn” thì có thể thăng tiến trong cuộc sống. Nhưng cách nhìn của anh đã hoàn toàn thay đổi sau khi biết sự thật nhờ đọc thông tin bên ngoài bức tường lửa của ĐCSTQ. Đồ Long viết:

“Khi họ trục xuất ‘lao động cấp thấp’ [lao động nhập cư] ở Bắc Kinh, tôi tự nhủ, mình đã làm việc rất chăm chỉ. Tôi không phải là một ‘lao động cấp thấp’, tôi sẽ không bị trục xuất.”

“Khi họ xây trại tập trung ở Tân Cương [dành cho người Duy Ngô Nhĩ], tôi nghĩ, tôi không phải là người dân tộc thiểu số, tôi không có tín ngưỡng tôn giáo, vì vậy tôi sẽ không gặp rắc rối.”

“Tôi đồng cảm với nỗi khổ của người dân Hồng Kông, nhưng tôi nghĩ mình sẽ không xuống đường biểu tình [vì dân chủ], vì nó không liên quan gì đến tôi.”

Nhưng…

“Lần này nó [COVID-19] đã ập đến quê hương tôi. Nhiều người xung quanh tôi đã mắc bệnh, có người đã chết, vì vậy tôi không thể chịu đựng thêm được nữa.”

Đồ Long phẫn nộ trước cách xử lý đại dịch của các quan chức ĐCSTQ:

“Cho đến hôm nay, không những không có [quan chức nào] bước ra xin lỗi người dân Vũ Hán, mà họ còn bảo chúng tôi phải thù hận Hoa Kỳ, chúng tôi phải thù hận Nhật Bản, chúng tôi phải thù hận Hàn Quốc, chúng tôi phải thù hận Đài Loan, và chúng tôi phải thù hận Tạp chí Phố Wall. Không ai đứng ra chịu trách nhiệm.”

Đồ Long thấy thật lố bịch khi các quan chức bắt đầu ca ngợi ĐCSTQ vì “sự lãnh đạo sáng suốt” và ăn mừng “thành công rực rỡ” của nó khi mà người dân vẫn đang mắc bệnh và chết dần.

“Phần lớn người Trung Quốc, kể cả tôi, không hẳn là vô tội. Chúng tôi để mặc cho lãnh đạo ĐCSTQ làm điều ác, và có những người thậm chí còn tiếp tay cho họ hành ác.”

Những gì Đồ Long nói chứng minh phát ngôn nổi tiếng của ông Edmund Burke, một chính khách và triết gia người Ireland vào thế kỷ 18: “Điều duy nhất giúp cái ác chiến thắng là những người tốt không làm gì cả.”

Đồ Long đại diện cho một bộ phận lớn người dân Trung Quốc không còn tin tưởng vào ĐCSTQ. Họ đã bắt đầu thức tỉnh, hối hận và đang khao khát tự do.

Nhiều người cho rằng những người đứng ở tuyến đầu của cuộc chiến với ĐCSTQ ở bất kể phương diện nào chính là đang tham gia vào một cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa chính và tà. Cuộc chiến này là một khảo nghiệm dành cho tất cả chúng ta. Rất có thể khi tội ác của chế độ đỏ bị báo ứng, đó sẽ là một bước ngoặt đối với Vũ Hán, đối với Trung Quốc, và đối với toàn thế giới.

Dựa theo Minghui.org

Tác giả: Thụ Cúc

Minh Nhật biên tập

https://trithucvn.net/trung-quoc/vu-han-va-nhung-tham-hoa-xuat-phat-tu-su-doi-tra-cua-dcstq.html

 

Trung Quốc từ chối rút quân, tiếp tục

xây dựng cơ sở hạ tầng dọc biên giới Trung-Ấn

Quý Khải

Trung Quốc không có ý định rút quân khỏi đông Ladakh – khu vực biên giới xảy ra xung đột Trung-Ấn gần đây – trong khi tiếp tục xây dựng đường xá, cầu, bãi đáp trực thăng và các cơ sở hạ tầng quân sự khác dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC) nhằm tăng cường hậu cần quân đội tại khu vực xung đột trực diện, theo Times of India.

“Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật đánh bóng bàn, khi xoay vòng vòng giữa nỗ lực đàm phán ngoại giao và quân sự, nhưng không có bất kỳ nỗ lực nghiêm túc nào nhằm giải quyết xung đột. Không có thay đổi nào về tình hình thực địa”, một quan chức quân đội cấp cao cho biết hôm thứ Bảy (22/8). Tất nhiên, Ấn Độ đã triển khai các biện pháp đối phó để đối kháng lại việc xây dựng quân đội, điều động pháo binh, xe tăng và các loại vũ khí hạng nặng khác tại cả ba khu vực dài gần 3.500 km, trải dài từ Ladakh đến Arunachal, bang Pradesh.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã chủ trì cuộc họp kéo dài hai giờ với cố vấn an ninh quốc gia Ajit Doval, tham mưu trưởng quốc phòng, Tướng Bipin và ba Tổng cục trưởng Bộ Quốc phòng – Tướng M M Naravane, Đô đốc Karambir Singh và Nguyên soái Không quân R K S Bhadauria – hôm thứ Bảy.

Trước đó, Tướng Naravane đã triệu tập một cuộc họp đột xuất với bảy chỉ huy quân đội hàng đầu mình trên khắp đất nước vào hôm thứ Năm và thứ Sáu để xem xét “tình hình an ninh và khả năng sẵn sàng tác chiến trên cả hai mặt trận phía bắc và phía tây” với Trung Quốc và Pakistan. “Luôn luôn tồn tại khả năng xảy ra mối đe dọa thông đồng giữa họ,” một sĩ quan khác nói.

“Có vẻ như Trung Quốc đã quá sa đà vào chiến lược đẩy LAC về phía tây Ladakh. Nó đang tiến hành phát triển cơ sở hạ tầng quân sự với tốc độ cấp số nhân kể từ khi quân đội nước này xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ tại nhiều vị trí ở những khu vực có vĩ độ cao hồi đầu tháng 5”, ông nói.

Từ việc xây dựng các con đường ở một số khu vực gần LAC và tăng cường năng lực cho các căn cứ không quân của họ tại Hotan và Kashgar ở Tân Cương cũng như Gargunsa, Lhasa-Gonggar và Shigatse ở Tây Tạng đến việc đặt cáp quang cho quân đội của mình tại các địa điểm đối đầu ở Pangong Tso và các khu vực Gogra-Hot Springs, Trung Quốc đang làm tất cả những gì có thể, các sĩ quan cho biết.

Vài vòng đàm phán ngoại giao và quân sự cho đến nay đã không thể phá vỡ được thế bế tắc trong tình trạng đình trệ việc rút quân ở Pangong Tso và Gogra cũng như giảm leo thang việc bồi đắp các cơ sở quân sự của đối phương ở Depsang Plains-Daulat Beg Oldie ( DBO), theo Times of India. Khi phía Ấn Độ nhấn mạnh LAC là vấn đề “không thể thương lượng”, quân đội và không quân Ấn Độ đang chuẩn bị cho mùa đông dai dẳng sắp tới tại khu vực biên giới.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-tu-choi-rut-quan-tiep-tuc-xay-dung-co-so-ha-tang-doc-bien-gioi-trung-an.html

 

Trung Quốc lại thêm một thảm họa, người Lạc Sơn

hoảng loạn rời thành phố như ‘kiến vỡ tổ’

Quý Khải

Hôm thứ Năm (20/8), hoảng loạn đã bao trùm thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên sau khi xảy ra một vụ rò rỉ nhà máy hóa chất gây ra một cuộc di cư ồ ạt.

Khi thông tin về vụ việc lan truyền trên mạng xã hội, cư dân thành phố phía tây nam Trung Quốc này đã rời nhà bằng ô tô, xe đạp và bất cứ thứ gì khác mà họ có thể tìm thấy để thoát khỏi thảm họa diệt vong tiềm tàng, theo SCMP.

Một người dùng Weibo – mạng xã hội giống Twitter của Trung Quốc – cho biết họ đã nhìn thấy “khối khí màu trắng đục dày đặc” tỏa ra từ nhà máy ở quận Wutongqiao của thành phố kể từ đêm thứ Tư (19/8).

Một cuộc điều tra cho thấy khí hydro clorua đã được thải ra từ nhà máy vào sáng thứ Năm (ảnh: Weibo).

Chính quyền địa phương đã tìm cách xoa dịu lo ngại của người dân khi cho biết họ đã tiến hành điều tra và không phát hiện hóa chất độc hại nào trong không khí.

Tuy nhiên, họ cho biết có một lượng nhỏ khí hydro clorua đã được thải ra ngoài môi trường sáng thứ Năm từ một nhà máy sản xuất polysilicon.

Họ cho biết, vụ rò rỉ xảy ra khi hệ thống xử lý khí thải nhà máy bị trục trặc sau khi mất nguồn cung nước và điện.

Bất chấp nỗ lực trấn an công chúng của chính quyền, không phải ai cũng bị thuyết phục.

Trước thông tin từ chính quyền cho rằng đó chỉ là một lượng nhỏ những vệt hóa chất trong không khí, một người dùng Weibo trực tiếp chứng kiến khối khí màu trắng đục đã miêu tả quan điểm này là “vớ vẩn”.

Một người dùng khác đưa ra một lập luận khoa học hơn.

Người này nói:

“Khi tiếp xúc với nước, hydro clorua tạo thành axit clohydric, một loại axit mạnh.

“Làm sao nó có thể vô hại đối với cơ thể con người được đây? Và bao nhiêu thì được tính là “một lượng nhỏ”? ”

Wutongqiao nơi đặt trụ sở của hơn 60 công ty hóa chất quy mô lớn và cũng là một trong 10 cơ sở sản xuất nguyên liệu thô hàng đầu Trung Quốc.

Trung Quốc đã trải qua nhiều thảm họa liên quan đến ngành công nghiệp hóa chất của họ. Tháng 3 năm ngoái, 78 người đã thiệt mạng và hơn 600 người bị thương do một vụ nổ tại một nhà máy hóa chất ở tỉnh Giang Tô. Năm 2015, 173 người thiệt mạng khi 700 tấn natri xyanua phát nổ tại một nhà máy hóa chất ở Thiên Tân.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ro-ri-hoa-chat-nguoi-lac-son-hoang-loan-roi-thanh-pho-nhu-kien-vo-to.html

 

Chuyên gia: Tam Hiệp làm lũ lụt trầm trọng thêm,

nó không nên được tồn tại

Phụng Minh

Tuyên bố về mục tiêu kiểm soát lũ lúc xây dựng con đập càng được khẳng định là sai lầm?

Từ ngày 18 đến ngày 20/8, lũ số 5 trên sông Dương Tử và lũ số 2 trên sông Gia Lăng đã qua trung tâm thành phố Trùng Khánh, ở bất cứ nơi nào nước đi, mọi thứ đều bị nhấn chìm. Chính quyền Trùng Khánh lần đầu tiên trong lịch sử phải sử dụng lệnh ứng phó khẩn cấp cấp độ 1 (cấp độ cao nhất). Đập Tam Hiệp mở 11 cửa xả lũ nhưng Trùng Khánh vẫn còn ngập lụt. Một lần nữa khả năng kiểm soát lũ lụt của Tam Hiệp lại bị đặt dấu hỏi.

Gần đây, khu vực đô thị chính của Trùng Khánh đã phải hứng chịu một trận lũ lụt thảm khốc, theo số liệu từ mạng lưới thủy văn sông Dương Tử của đại lục, vào lúc 8h15 sáng ngày 20, mực nước của Trạm thủy văn Thốn Than đạt đỉnh 191,62 mét, vượt quá mực nước đảm bảo là 8,12 mét, mức cao nhất trong cả trăm năm qua.

Lu Media đưa tin, hơn 260.000 người bị ảnh hưởng trong thành phố, hơn 20.000 cửa hàng bị ngập, nhiều địa danh như Từ Khí Khẩu, Nam Tân Đường, Triều Thiên Môn đều bị ngập sâu trong nước.

Video so sánh lúc trước và sau khi Triều Thiên Môn bị ngập (Twitter).

Cột đo mức nước lũ tại Trùng Khánh cao hơn 4m đã chỉ còn nhìn thấy phần chóp (Twitter).

Tam Hiệp đã mở 11 cửa xả lũ lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại của mình, với lưu lượng xả 49.200 mét khối mỗi giây. Trùng Khánh, nằm ở thượng nguồn sông Dương Tử, hứng chịu lũ lụt. Năng lực chống lũ của đập Tam Hiệp một lần nữa bị giới quan sát hoài nghi.

Chuyên gia thủy lợi đang sống ở Đức, Vương Duy Lạc nói với tờ báo tiếng Đức Deutsche Welle rằng việc kiểm soát lũ của dự án Tam Hiệp trong trận lũ lần này không bao gồm việc bảo vệ Trùng Khánh, “bởi vì bất kỳ con đập lớn nào cũng không thể thông qua việc chặn dòng lũ hoặc cắt giảm lượng nước lũ mà bảo vệ được các khu vực thượng du, ngược lại, chính việc nâng cao mực nước tại vị trí của con đập, thành phố tại thượng nguồn sẽ bị lũ đe dọa nhiều hơn, thảm họa lũ lụt càng nặng hơn”.

Tờ “Tin tức Bắc Kinh” ngày 20/8 đưa tin, Trùng Khánh đang ở thượng nguồn và phải thực hiện nhiệm vụ chặn lũ. Nếu không bị ngăn chặn, các khu vực phía đông Trùng Khánh, khu vực trung và hạ lưu sông Dương Tử sẽ bị cuốn trôi. Bao gồm Cảnh Giang, Nhạc Dương, Cửu Giang và toàn bộ khu vực Hán Trung, nơi liên quan đến tính mạng và tài sản của hàng trăm triệu người.

Tuy nhiên, ông Vương Duy Lạc cho rằng thượng nguồn Tam Hiệp muốn xả nước, thì hạ lưu sẽ bị kẹt. “Đứng ở vị trí của Tam Hiệp, nó nên làm gì bây giờ? Có nên xả hay không?”

Ông Vương chỉ ra, “Trong trận lũ lụt năm nay, cái gọi là lợi ích kiểm soát lũ lụt của Dự án Tam Hiệp thật đáng thất vọng, thấp hơn nhiều so với lợi ích kiểm soát lũ lụt mà các chính trị gia và những người khác đã hứa với người dân Trung Quốc trước và sau quyết định về Dự án Tam Hiệp”.

Trước đó, David Shankman, giáo sư địa lý tại Đại học Alabama, người chuyên nghiên cứu lũ lụt ở sông Dương Tử ở Trung Quốc, cũng chỉ ra rằng hồ chứa Tam Hiệp không thể đối phó với lũ lụt nghiêm trọng như vậy trong năm nay. Ông nói: “Tổng dung tích chống lũ của hồ Tam Hiệp chỉ chứa được một phần nhỏ trong tổng lượng lũ sẽ tới hạ du đập và sông Dương Tử. Vì vậy, bình thường nó có thể chứa được một phần lũ. Nhưng trong điều kiện khắc nghiệt như thế này, nó không có cách nào đem lại tác dụng hiệu quả”.

Hoàng Quan Hồng, con trai của chuyên gia kỹ thuật cấp nước nổi tiếng của Trung Quốc Hoàng Vạn Lý, cho biết trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với NTDTV rằng, cha của anh đã phản đối việc xây dựng con đập tại cuộc họp đánh giá xây dựng đập Tam Hiệp vì Trùng Khánh và Vũ Hán là hai thành phố lớn nằm trên trục sông chính. Việc xây đập là không được phép, cho dù có xây cũng không ngăn được lũ mùa hè, và đây chính là sai sót lớn nhất trong thiết kế của Hồ chứa nước Tam Hiệp.

Theo Fu Mingzhen, Soundofhope

Phụng Minh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-tam-hiep-lam-lu-lut-tram-trong-them-no-khong-nen-duoc-ton-tai.html