Tin khắp nơi – 23/07/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 23/07/2017

Hải quân Trung-Nga lần đầu tập ở Biển Baltic

Hải quân Trung-Nga lần đầu tập ở Biển Baltic trong lúc một tàu do thám Trung Quốc trên vùng biển quốc tế đã theo dõi cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Úc.

Bloomberg dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Úc nói giới chức của Bộ “có thể khẳng định rằng một chiếc tàu do thám Type 815 lớp Đông Điều, đang hoạt động ngoài khơi bờ biển phía đông bắc của Úc”.

“Tàu Trung Quốc vẫn nằm ngoài lãnh hải của Úc nhưng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Úc ở Biển San Hô.”

Singapore, Ấn Độ tập trận chung ở Biển Đông

Hoa Kỳ tập trận chung với Nhật Bản

Cuộc tập trận chung Talisman Saber của Mỹ và Úc theo định kỳ diễn ra ở khu vực lân cận.

Thông cáo cho biết thêm, sự hiện diện của tàu do thám Trung Quốc không ảnh hưởng đến các mục tiêu của cuộc tập trận chung.

Kênh ABC của Úc đưa tin về hoạt động của tàu do thám Trung Quốc hôm 22/7.

Bộ Quốc phòng Úc cho hay: “Úc tôn trọng quyền của tất cả các quốc gia thực hiện quyền tự do hàng hải trên vùng biển quốc tế theo luật pháp quốc tế.”

Tàu sân bay TQ diễn tập ở Thái Bình Dương

TQ đưa tàu sân bay tập trận bắn đạn thật

Trung Quốc – Nga tập trận chung

Trong một diễn biến khác, lần đầu tiên hải quân Trung Quốc và Nga tập trận chung ở Biển Baltic ngay gần Ba Lan.

Ba tàu chiến của Hải quân Quân Giải phóng (PLAN) do khu trục hạm Hợp Phì mang hỏa tiễn đóng vai trò tàu chỉ huy đã cùng 10 tàu của Nga tập trận ở Baltic.

Bộ tư lệnh của cuộc tập trận Nga – Trung này đóng tại Vistula Spit, dải đất nằm ở cửa sông Vistula bên Vịnh Gdynia nhưng ở bên phần thuộc Nga sát với căn cứ Kaliningrad, theo đài báo Ba Lan.

Cuộc tập trận diễn ra từ 21-28/7, sau đó, ngày 30/7 Nga sẽ tổ chức đại lễ đánh dấu Hải quân Cách mạng 1917-2017.

Hiện hai tàu nguyên tử của Nga gồm cả tàu ngầm Peter Đại đế cũng vừa vào Biển Baltic để chuẩn bị lên St Petersburg dự lễ cuối tháng này.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40667796

 

Brexit: Anh cần ít nhất 3 năm ‘chuyển tiếp’

Chính phủ Anh quốc đồng ý rằng cần có một thời kỳ chuyển tiếp sau tháng 3/2019 để nước Anh ra khỏi Liên hiệp châu Âu.

Trả lời BBC hôm thứ Bảy, ông Liam Fox, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế nói một thời gian 24-25 tháng không phải là một vấn đề lớn.

Anh Quốc đồng ý cho 3 triệu dân EU ở lại

Thượng viện Anh thông qua điều luật Brexit

Người lao động nước ngoài rời Anh vì Brexit

Thậm chí ông Fox, nhân vật hàng đầu trong nhóm chính trị gia Brexiteer (ủng hộ ra khỏi EU) của đảng Bảo thủ, còn gợi ý về hạn chuyển tiếp là tận năm 2022.

Ông cũng nói rằng Anh “chờ 40 năm để ra khỏi EU thì thêm vài tháng không phải là chuyện lớn”.

Ông nói điều quan trọng là thời gian chuyển tiếp đó không nên kéo dài quá kỳ bầu cử Nghị viện Anh tiếp theo, dự kiến vào năm 2022.

Đây là dấu hiệu rõ nhất chính phủ Anh tin rằng nước này khó có thể hoàn tất được các thủ tục ra khỏi EU đúng hạn ngày 31/03/2019.

Mấy năm thì đủ?

Tranh cãi mấy tuần qua trong chính phủ Anh xoay quanh phương án để thời kỳ chuyển tiếp ở mức ngắn, 2 năm, hay dài hơn, 4 năm.

Thủ tướng Theresa May không phát biểu cụ thể về độ dài của giai đoạn này mà chỉ muốn gọi đây là “thời kỳ thực hiện Brexit” (implementation period), hàm ý Anh dùng thời gian đó để đem vào áp dụng các quy định mới tách mình ra khỏi cơ chế EU.

Tuy thế, các chính trị gia khác thì gọi đây là “thời kỳ chuyển tiếp” (transitional period).

Mới đây, Bộ trưởng Môi trường Michael Gove cũng nói Anh cần chấp nhận tự do di trú trong giai đoạn chuyển tiếp để “tiếp cận thị trường lao động EU”.

Theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon, sau khi chính thức gửi đơn (tháng 3/2017) để ra khỏi EU, Anh Quốc có đúng hai năm để hoàn tất quá trình này.

Nhưng ngày càng có nhiều tiếng nói từ giới doanh nghiệp Anh và châu Âu yêu cầu London đề ra quá trình chuyển tiếp vì họ không tin là hai năm có thể đủ cho Anh và EU hoàn tất đàm phán.

Nếu không đạt được thoả thuận thương mại mới với EU, giao thương của Anh với EU từ ngày 1/04/2019 sẽ được điều chỉnh bằng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà cả hai là thành viên.

Nhưng giới doanh nghiệp Anh nói các quy định của WTO sẽ đem lại mức thuế nhập cao hơn nhiều cho hàng hoá Anh bán vào EU so với mức bằng không như hiện nay vì Anh thuộc EU.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40699351

 

Quốc hội Mỹ đạt thỏa thuận mới trừng phạt Nga

Các nhà lãnh đạo của lưỡng đảng trong Quốc hội Hoa Kỳ đã đồng ý trên phương diện lập pháp cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Nga vì các cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ năm ngoái.

Thỏa thuận về lập pháp mới cũng sẽ hạn chế khả năng của Tổng thống Donald Trump về việc trừng phạt Nga.

Trump chỉ trích ‘rò rỉ’ chống Bộ trưởng Tư pháp

Cựu phát ngôn nhân Nhà Trắng: ‘tôi không hối hận’

Người thân của Donald Trump ra điều trần

“Một Quốc hội gần như đoàn kết hoàn toàn đã sẵn sàng để gửi tới Tổng thống Putin một thông điệp rõ ràng trên danh nghĩa của người dân Mỹ và các đồng minh của chúng ta, và chúng ta cần Tổng thống Trump giúp chúng ta truyền đạt thông điệp đóThượng Nghị sỹ Ben Cardin

Trước đó, ông Trump từng nói rằng ông cần được tự do về ngoại giao với Kremlin.

Thời gian ông Trump nhậm chức đã bị trần ngập trong các cáo buộc rằng Nga đã cố gắng làm ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ năm 2016.

Moscow phủ nhận bất kỳ hành động sai trái nào nhưng một số cuộc điều tra của Mỹ đang xem xét liệu có ai trong ê-kíp vận động tranh cử của ông Trump thông đồng với các quan chức Nga hay không.

Các phóng viên nói rằng thỏa thuận lưỡng đảng cho thấy quyết tâm của Quốc hội duy trì một lập trường vững chắc chống Nga, bất kể quan điểm của ông Trump.

Tổng thống có quyền phủ quyết dự luật, nhưng làm như vậy sẽ chỉ làm tăng sự nghi ngờ rằng ông quá thân hay ủng hộ điện Kremlin, các phóng viên nói.

Mặt khác, nếu ông ký nó, ông sẽ áp phải thực thi các luật pháp mà chính quyền của ông, với tư cách cánh hành pháp, chống đối.

‘Quốc hội đoàn kết’

Thượng nghị sĩ Ben Cardin, nhân vật cao cấp nhất của đảng Dân chủ trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nói thỏa thuận đã đạt được sau “các đàm phán căng thẳng”.

“Một Quốc hội gần như đoàn kết hoàn toàn đã sẵn sàng để gửi tới Tổng thống Putin một thông điệp rõ ràng trên danh nghĩa của người dân Mỹ và các đồng minh của chúng ta, và chúng ta cần Tổng thống Trump giúp chúng ta truyền đạt thông điệp đó,” ông nói.

Chuck Schumer, lãnh đạo đảng Dân chủ Thượng viện, cho biết Hạ viện và Thượng viện sẽ hành động theo luật “ngay lập tức, dựa trên cơ sở lưỡng đảng rộng lớn”. Ông nói rằng một đạo luật trừng phạt mạnh mẽ là “cần thiết”.

Dự luật cũng bao gồm khả năng trừng phạt thêm đối với Iran và Bắc Hàn. Dự luật đã được Thượng viện thông qua và Hạ viện sẽ bỏ phiếu vào ngày thứ Ba, 25/7/2017.

Luật sẽ cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga vì sát nhập Crimea vào năm 2014, cũng như vì can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ.

Hoa Kỳ đã có một loạt các biện pháp chế tài đối với nhiều cá nhân và công ty Nga trong vụ Crimea. Vào tháng 12, sau khi các tuyên bố về tấn công mạng đối với cuộc bầu cử ở Mỹ, Tổng thống Barack Obama đã trục xuất 35 nhà ngoại giao và đóng cửa hai cơ sở ngoại giao của Nga ở Hoa Kỳ.

Kremlin đã yêu cầu các cơ sở bị chiếm giữ phải được trả lại và đã đe dọa có “các biện pháp cụ thể” để trả đũa.

Mặc dù tất cả đều đồng ý Tổng thống Hoa Kỳ có toàn quyền ân xá, tại sao lại nghĩ đến điều đó khi tội ác duy nhất là các tin tức rò rỉ chống lại chúng tôi. Tin thất thiệtTổng thống Trump trên Twitter

Sau cuộc hội đàm cấp cao hồi tuần trước, một quan chức Nga nói rằng vụ việc gần như đã được giải quyết.

Tuy nhiên, dự luật mới của Mỹ sẽ gây khó khăn cho Tổng thống Trump sửa đổi các biện pháp trừng phạt hoặc trả lại tài sản ngoại giao mà không có sự đồng ý của Quốc hội.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, ông Trump đã gợi ý ông sẽ cân nhắc việc công nhận Crimea là một phần của Nga và đề nghị gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.

Trong một diễn biến khác, đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak đã về nước, sau khi kết thúc nhiệm kỳ chín năm của mình.

Ông Kislyak đã được liên kết với một số cộng sự của Tổng thống Trump và đã được giới truyền thông Hoa Kỳ coi là một nhân vật chủ chốt trong cuộc điều tra về các can thiệp vào bầu cử Mỹ. Người kế nhiệm ông Kislyak chưa được nêu tên.

Chính quyền Hoa Kỳ tiếp tục điều tra về khả năng có sự thông đồng giữa ê-kíp vận động tranh cử của Trump với Nga, điều mà ông Trump đã nhiều lần phủ nhận.

Trong một thông điệp trên Twitter hôm thứ Bảy, 22/7, tin cho hay ông Trump đang cân nhắc việc ‘ân xá’ của tổng thống cho các thành viên trong gia đình, các trợ lý và thậm chí chính bản thân.

Các tổng thống có quyền tha thứ cho người dân trước khi tội lỗi được xác định hoặc thậm chí trước khi bị buộc tội.

Ông Trump viết trên Twitter: “Mặc dù tất cả đều đồng ý Tổng thống Hoa Kỳ có toàn quyền ân xá, tại sao lại nghĩ đến điều đó khi tội ác duy nhất là các tin tức rò rỉ chống lại chúng tôi. Tin thất thiệt.”

Thượng nghị sĩ Mark Warner, một đảng viên Dân chủ trong Ủy ban Tình báo Tình báo Thượng viện, mô tả động thái trên là đáng lo ngại. “Xin lỗi bất cứ cá nhân nào có liên quan sẽ vượt qua một đường cơ bản,” ông nói thêm.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40698603

 

Ấn Độ điều tra băng đảng trộm cắp dầu thô

Cảnh sát Ấn Độ đã phá vỡ mạng lưới tội phạm bị buộc tội sử dụng các tàu chở dầu để lấy cắp hàng triệu lít dầu thô từ mỏ dầu trên đất liền lớn nhất nước này ở Rajasthan.

Cuộc điều tra tập trung vào mỏ dầu Cairn India ở Barmer và 25 người đã bị bắt.

Tại sao căng thẳng TQ-Ấn Độ ngày càng leo thang?

Công ty nghi ngờ điều gì đó đang gây xáo trộn và phàn nàn với chúng tôi. Và trong quá trình điều tra, chúng tôi thấy đây là một đường dây có tổ chứcGangandeep Singla, Cảnh sát trưởng

VN và Ấn Độ tăng cường quan hệ để đối phó TQ?

Ấn Độ hay Trung Quốc: đâu là “quê hương”?

Theo cảnh sát, 50 triệu lít dầu đã bị đánh cắp trong 6 năm và bán cho hai nhà máy địa phương.

Các ước tính cho thấy số dầu thô bị đánh cắp có thể đạt tới hơn 7 triệu đôla.

Cảnh sát trưởng địa phương, Gangandeep Singla nói với hãng tin AFP rằng hàng chục vụ bắt tiếp theo có thể xảy ra.

“Công ty nghi ngờ điều gì đó đang gây xáo trộn và phàn nàn với chúng tôi.

“Và trong quá trình điều tra, chúng tôi thấy đây là một đường dây có tổ chức”, ông nói.

‘Đổ đầy dầu thô’

Các thùng chở dầu được sử dụng để lấy nước thải từ mỏ dầu.

Tuy nhiên, những người tham gia vào vụ trộm dầu đã đổ dầu thô đầy vào hai trong số năm khoang chứa trong mỗi chiếc thùng chở dầu, tờ Hindustan Times đưa tin.

Ba mươi chín thùng chở dầu đã được sử dụng để trộm cắp và 33 chiếc đã bị bắt giữ, tờ báo trích lời cảnh sát nói.

Các nhà máy ở địa phương được cho là đã bán dầu trên khắp Ấn Độ để sản xuất diesel và xây dựng đường xá.

Cảnh sát đang xem xét các cáo buộc rằng một số nhân viên địa phương hợp tác với mạng lưới tội phạm này.

Cairn India sáp nhập vào tháng 4/2017 với Vedanta Resources, một nhà khổng lồ về khai thác mỏ từ Anh quốc.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40698607

 

8 người chết trong thùng xe tải ở Texas

Cảnh sát bang Texas, miền nam nước Mỹ, cho biết 8 người đã chết trong thùng xe container tại một bãi đậu xe của hãng Walmart.

Sếp của Sở Cứu hỏa San Antonio Charles Hood cho biết ít nhất 28 người, trong đó có trẻ em, đã được đưa ra khỏi xe tải. 17 người trong số họ bị thương nặng vì nóng bức.

Đây là một xe container đông lạnh, nhưng điều hòa không khí đã không hoạt động.

Ông Hood cho biết người lái xe tải đã bị bắt.

Vụ việc bị phát hiện khi có người từ xe tải xin nước của một nhân viên Walmart.

Nhân viên đó đã cho nước và sau đó gọi cảnh sát đến kiểm tra.

Cảnh sát trưởng William McManus nói: “Chúng tôi thấy đây là một vụ tội phạm buôn bán người”. Ông nói vụ này là một “thảm kịch khủng khiếp”.

San Antonio chỉ cách tiểu bang Nuevo Leon của Mexico vài giờ lái xe.

https://www.voatiengviet.com/a/tam-nguoi-chet-trong-thung-xe-tai-o-texas/3955599.html

 

Trump đưa vào sử dụng tàu chiến tối tân gần 13 tỉ đôla

Tổng thống Donald Trump tuyên bố đưa vào sử dụng USS Gerald R. Ford, một tàu chiến có công nghệ tối tân trị giá gần 13 tỉ đôla mà ông nói sẽ gửi “một thông điệp 100.000 tấn cho thế giới” và sẽ khiến kẻ thù của Mỹ “run sợ.”

Sau ba năm trì hoãn và đội chi phí thêm hàng tỉ đôla, ông Trump chính thức bàn giao hàng không mẫu hạm đầu tiên của thế hệ hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân thế hệ kế tiếp cho Hải quân Hoa Kỳ tại Căn cứ Hải quân Norfolk ở bang Virginia phía đông nam.

“Ở bất cứ nơi nào mà chiếc tàu này đi ngang qua chân trời, đồng minh của chúng ta sẽ an tâm và kẻ thù của chúng ta sẽ run sợ vì mọi người đều biết rằng Mỹ đang tới và Mỹ đang tới một cách oai phong,” ông nói.

Tổng thống nói tàu chiến này đóng vai trò “răn đe để chúng ta không phải chiến đấu,” nhưng nếu xung đột nảy sinh thì “nó sẽ luôn kết thúc theo cùng một cách. Chúng ta sẽ thắng, thắng, thắng.”

Sau khi chỉ trích chính quyền trước “thiếu tính sẵn sàng về mặt quân sự,” ông Trump kêu gọi Quốc hội “làm nhiệm vụ của mình” và cung cấp “mức kinh phí ổn định và đoán định được” cho quân đội.

​Hàng không mẫu hạm mới này sẽ là chiếc tàu chủ chốt của lớp “siêu hàng không mẫu hạm mới,” là lớp mới đầu tiên trong vòng 40 năm và là những tàu chiến đắt tiền nhất từng được chế tạo.

Công tác đóng tàu USS Gerald R. Ford bắt đầu vào năm 2009 và theo lịch trình hoàn tất vào năm 2015 với chi phí là 10,5 tỉ đôla. Hải quân Mỹ cho biết chi phí bị đội lên và những sự chậm trễ trong quá trình đóng tàu là do công nghệ tối tân của nó.

Con tàu này sẽ có tuổi thọ 50 năm và nhà máy điện hạt nhân của nó sẽ cho phép nó hoạt động thêm 20 năm nữa mà không cần phải tiếp nhiên liệu.

Chiếc USS Ford được đặt theo tên của tổng thống thứ 38 của Mỹ, một trung úy chỉ huy trong Hải quân thời Thế chiến thứ hai. Nó được con gái của ông, Susan Ford Bales, đặt tên vào năm 2013.

Những hàng không mẫu hạm lớp Ford sẽ thay thế những siêu hàng không mẫu hạm Nimitz hiện thời, một lớp gồm 10 tàu chiến chạy bằng hạt nhân được đặt theo tên Đô đốc Hải quân Chester W. Nimitz thời Thế chiến thứ hai.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-dua-vao-su-dung-tau-chien-toi-tan-gan-13-ti-dola/3955020.html

 

Đại sứ Nga gây tranh cãi ở Mỹ kết thúc nhiệm kỳ

Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga ở thủ đô của Hoa Kỳ, nhân vật chính trong cuộc điều tra Moscow can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ, đã kết thúc nhiệm kỳ hôm 22/7.

Theo Reuters, đại sứ quán Nga ở Washington viết trên Twitter rằng Phó đại sứ Denis V. Gonchar sẽ làm đại biện lâm thời cho tới khi người thay thế ông Sergei Kislyak tới nhận nhiệm vụ.

Ông Kislyak đã làm đại diện hàng đầu của Nga ở Mỹ kể từ năm 2008, và người sẽ tới thay ông là Thứ trưởng Ngoại giao Anatoly Antonov.

Việc đề cử ông Antonov, mà Kremlin vẫn chưa thông qua, được đưa ra vào thời điểm quan hệ sóng gió giữa Moscow và Washington, sau khi Hoa Kỳ cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm ngoái.

Tên của ông Kislyak nổi lên trong mối quan hệ với một số cộng sự của ông Trump. Hôm 21/7, tờ Washington Post đưa tin rằng các cơ quan tình báo Mỹ đã nghe được chuyện ông Kislyak nói với người quản lý mình rằng ông đã thảo luận các vấn đề liên quan tới chiến dịch tranh cử, trong đó có cả các vấn đề quan trọng với Moscow, với ông Jeff Sessions trong chiến dịch tranh cử năm 2016, theo Reuters.

Trên cương vị Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, ông Sessions đã tự loại mình khỏi cuộc điều tra sự can dự của Nga do FBI tiến hành sau khi ông thừa nhận đã trao đổi với đại sứ Nga.

Ông Sessions đã bác bỏ chuyện thảo luận các vấn đề tranh cử với các quan chức Nga và nói rằng ông chỉ gặp ông Kislyak trên cương vị thượng nghị sĩ Mỹ.

Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Michael Flynn từng buộc phải từ chức hồi tháng Hai sau khi xuất hiện tin ông đã không tiết lộ nội dung cuộc trò chuyện với ông Kislyak và lừa dối phó tổng thống về các cuộc gặp.

Cố vấn cấp cao đồng thời cũng là con rể của ông Trump, Jared Kushner, gặp ông Kislyak tại Tòa nhà Trump ở New York tháng 12 năm 2016 hay tháng Tư năm 2016 ở thủ đô Washington. Ông Kushner cũng gọi điện cho ông Kislyak trong khoảng thời gian từ tháng Tư và tháng 11 năm 2016.

Moscow bác bỏ chuyện can thiệp vào bầu cử Mỹ, trong khi ông Trump nói rằng chiến dịch tranh cử của ông không hợp tác với Nga.

https://www.voatiengviet.com/a/dai-su-nga-gay-tranh-cai-o-my-ket-thuc-nhiem-ky/3955667.html

 

Taliban chiếm hai huyện miền trung Afghanistan

Giao tranh ác liệt đang diễn ra ở miền trung Afghanistan. Các quan chức nói phe Hồi giáo Taliban đã chiếm được hai huyện chủ chốt và đang tấn công các tiền đồn của chính phủ ở các khu vực gần đó.

Theo các quan chức Afghanistan và Taliban, phiến quân đã tràn vào huyện Taywara thuộc tỉnh Ghor vào hôm 23/7, sau khi giành quyền kiểm soát quận vùng biên Kohistan ở tỉnh Faryab liền kề ở phía bắc.

Tỉnh trưởng của Ghor, Nasir Khazay, nói với VOA rằng hàng ngàn phần tử Taliban đã tham gia vào cuộc tấn công trước lúc bình minh và vấp phải sự chống cự mạnh mẽ từ lực lượng Afghanistan trước khi đè bẹp họ.

Một phát ngôn nhân của chính quyền ở Faryab nói với VOA rằng khoảng 700 phần tử Taliban đã tấn công vào Kohistan trong đêm và nhanh chóng chiếm được các căn cứ chính, bao gồm cả trụ sở cảnh sát, trước khi thiết lập sự kiểm soát toàn bộ huyện.

Một phát ngôn viên Taliban, Zabihullah Mujahid, tuyên bố phiến quân gây ra thương vong nặng nề cho các lực lượng của chính phủ và giết chết hàng chục quân chính phủ trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát hai huyện.

Người ta không thể xác minh độc lập các tuyên bố này.

https://www.voatiengviet.com/a/taliban-chiem-hai-huyen-mien-trung-afghanistan/3955653.html

 

Phe đối lập Venezuela kêu gọi đình công toàn quốc 2 ngày

Phe đối lập ở Venezuela tuyên bố đình công dài hai ngày trong tuần này nhằm gây áp lực buộc Tổng thống Nicolas Maduro hủy bỏ cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi vào ngày 30/7 để bầu quốc hội mới.

Những người biểu tình đã tuần hành hôm 22/7 ở Caracas, tiến đến Tòa án tối cao, hô vang các khẩu hiệu phản đối kế hoạch của Tổng thống Nicolas Maduro về sửa đổi hiến pháp.

Lính cảnh vệ quốc gia đã sử dụng hơi cay tại ít nhất một địa điểm ở Caracas, ngăn chặn những người biểu tình bằng với cách phun hơi cay mù mịt và triển khai nhiều nhân viên công lực đi xe máy.

Bạo lực trong suốt bốn tháng bất ổn phản đối chính phủ đã làm hơn 100 người thiệt mạng, hàng ngàn người bị thương, hàng trăm người bị bắt giam, và càng làm suy thoái thêm nền kinh tế đã lao dốc trong hơn 3 năm qua.

https://www.voatiengviet.com/a/phe-doi-lap-venezuela-keu-goi-dinh-cong-toan-quoc-2-ngay/3955642.html

 

Vì sao Trung Quốc ngưng xây dựng ở Quảng Châu?

Chính quyền thành phố Quảng Châu ở miền nam Trung Quốc hôm 23/7 quyết định ngưng mọi dự án xây dựng.

Chỉ thị này được đưa ra sau khi một chiếc cần cẩu tại một công trường đổ sập một ngày trước đó, làm 7 người thiệt mạng, theo Reuters.

Ủy ban phụ trách về xây dựng và nhà ở của Quảng Châu nói rằng mọi công trường ở thành phố cần phải được kiểm tra an toàn trước khi công việc xây dựng tái tục.

Theo hãng tin của Anh, vụ tai nạn xảy ra hôm 22/7 tại một công trường thuộc một đơn vị của công ty xây dựng truyền thông Trung Quốc.

Các vụ nổ và tai nạn thường xảy ra ở Trung Quốc, một phần vì việc thực thi an toàn lao động lỏng lẻo, theo Reuters.

Chính quyền Trung Quốc vừa qua đã cam kết cải thiện việc kiểm tra và thanh tra để ngăn chặn các vụ tai nạn như vậy.

https://www.voatiengviet.com/a/3955630.html

 

Quân đội Syria loan báo thực thi khu an toàn ở Đông Ghouta

Quân đội Syria hôm thứ Bảy loan báo ngưng chiến sự tại một số nơi thuộc Đông Ghouta sau khi đạt được một thỏa thuận giữa phiến quân và Nga, một đồng minh của chế độ Syria.

Trong một tuyên bố, quân đội nói rằng “việc đình chỉ chiến sự tại một số khu vực của Đông Ghouta ở tỉnh Damascus” sẽ có hiệu lực vào giữa ngày thứ Bảy sau khi tất cả các bên nhất trí với những chi tiết của một thỏa thuận khu an toàn.

Tuy nhiên quân đội Syria nói rằng họ sẽ “trả đũa một cách phù hợp” nếu phiến quân vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.

Trước đó trong ngày Thứ Bảy, Nga cho biết đã ký một thỏa thuận với phiến quân Syria trong các cuộc đàm phán hòa bình ở Cairo để phác thảo cách thức mà các khu an toàn sẽ hoạt động.

Nga nói thỏa thuận sẽ bao gồm “các tuyến đường cung cấp viện trợ nhân đạo cho dân chúng và cho sự di chuyển tự do của cư dân,” và rằng các đoàn xe nhân đạo đó sẽ được điều tới trong vài ngày nữa.

Khu vực Đông Ghouta là một trong bốn khu an toàn được đề xuất ở Syria sau các cuộc đàm phán giữa Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu năm nay.

Theo Nga, tất cả các bên đều đã nhất trí về đường ranh giới chính xác của khu an toàn, “cũng như vị trí triển khai và quyền hạn của các lực lượng theo dõi leo thang.”

Cuộc nội chiến Syria đã làm thiệt mạng hơn 330.000 người, theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, và cơ quan thế giới này đã thành lập một ủy ban điều tra các vụ tra tấn, giết người chóng vánh và những hành vi tàn bạo khác của tất cả các bên trong cuộc xung đột.

https://www.voatiengviet.com/a/quan-doi-syria-loan-bao-thuc-thi-khu-an-toan-o-dong-ghouta/3954959.html

 

Indonesia :

Cảnh sát được quyền bắn người buôn ma túy nếu chống cự

Tú Anh

Phải chăng tổng thống Indonesia Joko Widodo theo vết chân của đồng nhiệm Philippines và thủ tướng Thái Lan bị lật đổ Thaksin Shinawatra ? Theo lệnh của tổng thống, từ hôm nay, cảnh sát Indonesia có quyền bắn hạ nghi can buôn ma túy nếu chống cự khi bị bắt.

Theo AFP, trong diễn văn đọc trước một cử tọa gồm đại diện của các đảng chính trị ngày Chủ nhật 23/07/2017, tại Djakarta, tổng thống Indonesia khuuyến khích lực lượng cảnh sát « Cứng rắn. Nhất là đối với những con buôn ma túy người nước ngoài đem hàng quốc cấm vào Indonesia. Chỉ cần chống cự một chút thôi là bắn liền ».

Theo báo cáo chính thức, trong số 220 triệu dân, quần đảo Indonesia hiện có 6 triệu người dùng ma túy. Đối với tổng thống Joko Widodo, đây là con số rất lớn, phải được xem là « tình trạng khẩn cấp ».

Những lời tuyên bố trên đây đã bị giới nhân quyền chỉ trích. Từ một năm nay, các tổ chức nhân quyền đã đánh động công luận phản đối chính cách bài trừ ma túy của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại nước láng giềng. Hơn 7000 người Philippines đã bị hạ sát vì bị xem là kẻ buôn bán hay dùng ma túy, thậm chí bị giết oan vì lạc đạn hay bị bắn lầm.

Chuyên gia Andreas Harsono của Human Rights Watch cảnh báo : ” Tuyên bố của tổng thống Indonesia có thể xem là đèn xanh cho phép nổ súng mà không cần thủ tục”.

Fin publicité dans 23 s

Tuần trước, một công dân Đài Loan bị bắn chết khi tìm cách thoát thân với một tấn ma tuý tổng hợp amphetamine.

Luật chống ma túy của Indonesia có tiếng nghiêm khắc không thua gì Singapore. Từ 5 gram trở lên, không thoát được án tử hình.

Tại Thái Lan thời thủ tướng Thaksin Shinawatra, từ năm 2003 đến 2008, lệnh cho phép cảnh sát bắn nghi phạm buôn ma túy đã làm cho 2800 người chết, tất cả chỉ là con buôn lẻ. Giới phân tích cho biết những tay « đầu nậu » tai to mặt lớn trong xã hội vẫn bình yên.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170723-indonesia-canh-sat-duoc-quyen-ban-nguoi-buon-ma-tuy-neu-chong-cu

 

Hội nghị quốc tế chống SIDA Paris:

Hy vọng xen lẫn lo ngại

Tú Anh

Từ Chủ nhật, 23/07/2017, đến thứ Tư, Paris đón tiếp 6.000 chuyên gia siêu vi trùng học, miễn dịch học và di truyền học nghiên cứu bệnh liệt kháng SIDA. Đây là dịp để tổng kết mức tiến triển của khoa học từ chăm sóc, trị liệu cho đến cơ hội cho bệnh nhân được cung cấp thuốc men. Trong bối cảnh tổng thống Donald Trump đề nghị cắt giảm 3/4 ngân sách bài trừ SIDA/AIDS, hội nghị năm nay không tránh được màu sắc chính trị.

Về tiến bộ, phải nói ngay là 34 năm từ khi siêu vi HIV được phát hiện, hy vọng tìm ra được thuốc ngừa hiệu nghiệm vẫn còn xa . Chướng ngại lớn nhất là siêu vi có khả năng ẩn náu trong một số tế bào và chờ xong đợt trị liệu thì tái xuất hiện.

Mục tiêu hiện nay là duy trì tình trạng « yên nghỉ » của HIV càng lâu càng tốt và hạn chế sức công phạt của thuốc chống siêu vi. Cuối cùng là tìm hình thức trị liệu nào đơn giản và ít tốn kém cho bệnh nhân nghèo ở các nước nghèo.

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc công bố trước hội nghị quốc tế, thành quả đáng khích lệ được ghi nhận trong 10 năm gần đây là tỷ lệ bệnh nhân bị tử vong giảm 50% trên thế giới ( một triệu trong năm 2016).

Cũng trong năm 2016, trên địa cầu có 36,7 triệu người chung sống với HIV, hơn phân nửa có được thuốc trị.

Hoa Kỳ là quốc gia cung cấp đến hai phần ba ngân sách phòng chống SIDA trên thế giới. Trong năm 2016, một mình Hoa Kỳ đóng góp gần 5 tỷ đôla. Chương trình Pepfar, do tổng thống George W Bush đề ra từ năm 2003, giúp trị liệu cho 12 triệu người.

Tuy nhiên, gần đây, tổng thống Donald Trump yêu cầu giảm chi phí này trong dự luật ngân sách 2018 của Mỹ.

Tại Paris, trước giờ hội nghị quốc tế chống SIDA khai mạc, ban tổ chức công bố « Bản Tuyên Bố Paris » bày tỏ quan ngại. Tuy không gọi đích danh nước Mỹ của Donald Trump , hội nghị cảnh báo là « HIV sẽ không bao giờ bị diệt nếu không có nghiên cứu. Nghiên cứu sẽ không tiến triển nếu không có đầu tư lâu dài ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170723-sida-hoi-nghi-quoc-te-chong-sida-khai-mac-tai-paris-voi-hy-vong-lan-lo-ngai

 

Bạo lực leo thang tại Jerusalem, Hội Đồng Bảo An họp khẩn

Trong vòng hai ngày 21 và 22/07/2017, vòng xóay bạo lực tại thành phố thánh Jerusalem và khu phụ cận đã làm cho 8 người chết, trong đó có  5 người Palestine và ba người Israel.

Xung đột bùng lên từ khi chính quyền Israel, vì lý do an ninh, ban hành các biện pháp mới, kiểm sóat lối vào quảng trường các đề thờ Hồi Giáo bằng máy dò kim loại. Người Palestine nghi ngờ Israel muốn độc quyền kiểm sóat khu thánh địa này, hiện do Jordanie quản lý.

Từ Jerusalem, thông tín viên Guilhem Delteil gửi về bài phóng sự :

Trong một con phố nhỏ của khu phố cổ, hàng trăm người Hồi Giáo ngày nào cũng vậy từ một tuần nay thể hiện sự gắn bó của họ với nhà thờ Al Qaqsa và với nhà tiên tri Mohamet. Các khẩu hiệu được hô vang mỗi khi họ đối diện với cảnh sát Israel. Hôm qua cảnh sát đã chặn đường  dẫn tới nhà thờ Hồi Giáo.

Một người đàn ông trong đám đông nói : « Họ không muốn có đông người tụ tấp. Họ muốn chia rẽ chúng tôi, ngăn cản chúng tôi tập họp vào một nơi ».

Vào giờ cầu nguyện, một giáo sĩ lên tiếng kêu gọi mọi người giữ bình tĩnh trong khi tập trung cầu nguyên. Nhưng trong lúc các tín đồ im lặng, người ta vẫn nghe thấy có nhiều tiếng súng nổ.

Các vụ đụng độ đã nổ ra bên ngoài bức tường nhà thờ, sau đó yên tĩnh tạm thời trở lại. Nhưng những người phản kháng vẫn chuẩn bị cho một cuộc đối đầu sau buổi cầu kinh cuối cùng trong ngày.

Một người đàn ông khác nói : « Các vị sẽ thấy, trong 10 phút nữa sẽ lại như chiến tranh cho mà xem».

Sau buổi cầu nguyện, một nhóm thanh niên tiến lại gần rào chắn lại hô hào các khẩu hiệu phản đối. Cảnh sát  bắn chỉ thiên và dùng vũ lực giải tán đám đông.

Theo yêu cầu của ba nước Pháp, Thụy Điển và Ai Cập, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ họp khẩn cấp vào ngày  24/07/2017 để tìm một giải pháp ngăn chận bạo lực lan rộng.

Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi Israel và Jordanie cùng tìm giải pháp chung để bảo vệ an ninh cho người Palestine lẫn người Israel.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu cam kết tôn trọng « nguyên trạng pháp lý ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170723-bao-luc-leo-thang-tai-jerusalem-hoi-dong-bao-an-hop-khan

 

Philippines : Phe đối lập lo ngại lạm dụng thiết quân luật

Quốc Hội Philippines đã thông qua việc triển hạn thiết quân luật trên đảo Mindanao tới cuối năm 2017, đúng theo mong muốn của tổng thống Rodrigo Duterte. Tuy nhiên, trong bối cảnh quân đội và các tay súng Hồi Giáo Maute vẫn tiếp tục giao tranh ở thành phố Marawi, phe đối lập lo ngại việc triển hạn thiết quân luật có thể sẽ mang lại nhiều mối nguy hiểm.

Thông tín viên RFI Marianne Dardard tại Manila:

Trong một Quốc hội chiếm đại đa số là các đồng minh của tổng thống Rodrigo Duterte thì việc bỏ phiếu thông qua thiết quân luật là điều không có gì ngạc nhiên.

Trái lại, phe đối lập với tổng thống đánh giá việc kéo dài tình trạng thiết quân luật đến hết năm là một quyết định không tương xứng. Nhất là vì thiết quân luật vẫnkhơi dậy tình trạng lạm dụng dưới thời chế độ độc tài Ferdinand Marcros hồi năm 1972. Khi đó chế độ Marcos đã sử dụng thiết quân luật để bỏ tù tất cả những người chống đối.

Về phần mình, tổng thống Rodrigo Duterte đã nhiều lần đe dọa áp dụng thiết quân luật trong cả nước và ông hứa sẽ cứng rắn không kém gì với chế độ độc tài.

Ủy ban Nhân quyền Quốc gia, một định chế độc lập, vừa mở điều tra về khả năng quân đội lạm dụng quyền hành kể từ khi tổng thống Duterte  ban hành  thiết quân luật toàn bộ vùng miền nam đất nước. Cũng ủy ban trên đã tiến hành cuộc điều tra khác về những vụ giết người vô tội vạ không qua xét xử trong cuộc chiến chống ma túy.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170723-philippines-phe-doi-lap-lo-ngai-tong-thong-keo-dai-thiet-quan-luat-o-mien-nam