Tin khắp nơi – 23/06/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 23/06/2019

Hệ thống vũ khí của Iran

bị Mỹ tiến hành tấn công mạng

Mỹ đã tiến hành một cuộc tấn công mạng vào các hệ thống vũ khí của Iran vào thứ Năm, 20/6/2019, khi Tổng thống Trump rút các cuộc không kích vào nước này, theo truyền thông Mỹ.

Cuộc tấn công mạng đã vô hiệu hóa các hệ thống máy tính kiểm soát các bệ phóng hỏa tiễn, phi đạn, Washington Post cho hay.

Đó là hành động trả đũa vụ bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ cũng như các cuộc tấn công vào tàu chở dầu mà Mỹ đã đổ lỗi cho Iran, tờ New York Times cho biết thêm.

Mỹ ‘đã nạp đạn và lên cò’ để đáp trả Iran

Trump: Chiến tranh sẽ “kết thúc Iran”

Mỹ cáo buộc Iran tấn công tàu chở dầu ở Vịnh Oman

Mỹ: Trump chấp thuận ‘bán 8 tỷ đôla vũ khí’ cho Saudi

Không có xác nhận độc lập về thiệt hại cho các hệ thống của Iran.

Mỹ cũng đã áp đặt các lệnh trừng phạt mà Tổng thống Trump mô tả là mạnh mẽ.

Ông nói rằng các biện pháp trừng phạt là cần thiết để ngăn Iran có được vũ khí hạt nhân và áp lực kinh tế sẽ được duy trì trừ khi Tehran thay đổi hướng đi.

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã tăng lên kể từ năm ngoái khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc thế giới và Washington khôi phục các lệnh trừng phạt, gây ra khủng hoảng kinh tế ở Iran.

Tuần trước, Iran nói sẽ vượt quá giới hạn theo thỏa thuận quốc tế về chương trình hạt nhân của nước này.

Ông Trump tuyên bố ông không muốn chiến tranh với Iran, nhưng cảnh báo Iran sẽ phải đối mặt với “sự xóa sổ” nếu xung đột nổ ra.

Nếu Iran muốn trở thành một quốc gia thịnh vượng… điều đó là OK với tôi. Nhưng họ sẽ không bao giờ làm điều đó nếu họ nghĩ rằng trong năm hoặc sáu năm nữa họ sẽ có vũ khí hạt nhânTổng thống Donald Trump

‘Lên kế hoạch từ trước’

Cuộc tấn công đã được lên kế hoạch trong vài tuần, các nguồn tin nói với một số cơ quan truyền thông Hoa Kỳ, và được đề xuất như một cách để đáp trả các cuộc tấn công bằng mìn vào các tàu chở dầu ở Vịnh Ô-man.

Cuộc tấn công nhằm vào các hệ thống vũ khí được sử dụng bởi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) của Iran, là lực lượng đã bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ vào thứ Năm tuần trước và là tác nhân, theo Mỹ, cũng đã tấn công các tàu chở dầu.

Cả Washington Post và hãng tin AP đều cho rằng cuộc tấn công mạng đã vô hiệu hóa các hệ thống này.

Tờ New York Times nói cuộc tấn công dự định đưa loại các hệ thống ra khỏi mạng trong một khoảng thời gian.

Hôm thứ Bảy, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ cảnh báo rằng Iran đang đẩy mạnh các cuộc tấn công mạng của chính nước này nhắm vào Hoa Kỳ.

Christopher Krebs, giám đốc Cơ quan An ninh Cơ sở hạ tầng và An ninh mạng, cho biết “hoạt động không gian mạng độc hại” đang được hướng đến các ngành công nghiệp và cơ quan chính phủ Hoa Kỳ bởi “các chủ thể thuộc chế độ Iran và các tổ chức ủy nhiệm”.

Iran cũng đã cố gắng tấn công mạng vào các hệ thống tàu hải quân của Mỹ, vẫn theo Washington Post.

Tổng thống Mỹ không bình luận các tin tức về các cuộc tấn công mạng. Hôm thứ Sáu, ông Donald Trump nói rằng ông đã rút các cuộc tấn công thông thường vào Iran vì ông được báo cáo rằng 150 người Iran có thể sẽ bị thiệt mạng.

Hôm thứ Bảy, 22/6, Tổng thống Trump nói rằng ông đã cởi mở để nói chuyện với người Iran.

“Nếu Iran muốn trở thành một quốc gia thịnh vượng… điều đó là OK với tôi,” ông Trump nói. “Nhưng họ sẽ không bao giờ làm điều đó nếu họ nghĩ rằng trong năm hoặc sáu năm nữa họ sẽ có vũ khí hạt nhân.”

“Chúng ta hãy làm cho Iran trở nên tuyệt vời trở lại”, ông nói thêm, lặp lại khẩu hiệu chiến dịch của mình từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-48736857

 

TT Trump ‘không gửi tin nhắn’

cảnh báo Iran về cuộc tấn công

Tổng thống Trump hôm 23/6 nói với NBC News rằng ông không nhắn tin cho Tehran để cảnh báo Iran về cuộc tấn công của Mỹ mà sau đó ông đã hủy bỏ.

Theo Reuters, các nguồn tin của Iran nói với hãng này rằng thông qua Oman, ông Trump đã cảnh báo Tehran rằng một cuộc tấn công của Mỹ sắp xảy ra, nhưng nói rằng ông phản đối chiến tranh và muốn đàm phán.

“Tôi không gửi tin nhắn đó”, ông Trump cho biết trong chương trình “Meet the Press” của kênh NBC, nói thêm rằng ông “không mưu tìm chiến tranh”.

XEM THÊM:

Trump nhắm tăng chế tài Iran, vẫn cân nhắc hành động quân sự

Khi được hỏi ông nghĩ gì về mong muốn của Iran, Tổng thống Trump nói: “Tôi nghĩ họ muốn đàm phán. Và tôi nghĩ họ muốn đạt được một thỏa thuận. Và thỏa thuận của tôi là về hạt nhân”.

“Họ sẽ không có vũ khí hạt nhân… Tôi không nghĩ rằng họ thích ở trong tình thế như hiện nay. Nền kinh tế của họ hoàn toàn sụp đổ”, nhà lãnh đạo Mỹ nói tiếp.

Tin cho hay, Tổng thống Trump hôm 21/6 cho biết đã rút lại lệnh tấn công quân sự trả đũa chuyện Iran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ vì lệnh này có thể cướp đi sinh mạng của 150 người và tỏ dấu hiệu cho thấy ông để ngỏ khả năng đàm phán với Tehran.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-kh%C3%B4ng-g%E1%BB%ADi-tin-nh%E1%BA%AFn-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-iran-v%E1%BB%81-cu%E1%BB%99c-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9/4970331.html

 

Trump nhắm tăng chế tài Iran,

vẫn cân nhắc hành động quân sự

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày thứ Bảy nói ông sẽ áp đặt thêm chế tài lên Iran trong nỗ lực ngăn chặn Tehran thủ đắc vũ khí hạt nhân, nói thêm rằng hành động quân sự vẫn là một khả năng.

Ông Trump, nói chuyện với các phóng viên tại Nhà Trắng, đưa ra những phát biểu này sau khi hủy bỏ hành động quân sự nhắm vào Iran để trả đũa việc nước này bắn hạ máy bay không người lái của quân đội Mỹ.

“Chúng tôi sẽ áp đặt thêm chế tài lên Iran,” ông Trump nói. “Trong một số trường hợp chúng tôi tiến chậm, nhưng trong những trường hợp khác, chúng tôi đang tiến nhanh.”

Tổng thống nói hành động quân sự chống lại Iran “luôn được cân nhắc.”

Nhưng ông Trump cũng chỉ ra rằng ông sẵn sàng đảo ngược sự leo thang, đồng thời cho biết ông sẵn lòng nhanh chóng đạt được thỏa thuận với Iran mà ông nói sẽ vực dậy nền kinh tế èo uột của nước này.

“Chúng ta sẽ gọi nó là ‘Hãy làm Iran vĩ đạt trở lại.’”

Ông Trump nói chuyện với các phóng viên khi ông chuẩn bị rời Washington đến Camp David, nơi tịnh dưỡng của tổng thống. Ông nói ông sẽ suy nghĩ về vấn đề Iran tại đây.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-nham-tang-che-tai-ran-van-can-nhac-hanh-dong-quan-su/4969792.html

 

Mỹ-Iran : Washington tiến hành

 «biện pháp trừng phạt mới » kể từ thứ Hai

Tú Anh

Hai ngày sau vụ bắn rơi chiếc máy bay gián điệp của Mỹ, Iran sẽ bị một loạt biện pháp trừng phạt mới của Washington kể từ thứ Hai. Trên đây là tiết lộ của tổng thống Donald Trump với một nhóm phóng viên trước khi đến Camp David họp với ban tham mưu. Theo Washington Post, chiến tranh mạng đã được sử dụng.

Trong cuộc tiếp xúc với báo chí chiều thứ Bảy 22/06/2019 tại Nhà Trắng, tổng thống Donald Trump cho biết là đang chuẩn bị những phương án mới trừng phạt Iran để « không cho Teheran trang bị bom nguyên tử ». « Một số biện pháp sẽ được tiến hành chậm, một số khác sẽ được thi hành ngay » và sẽ được công bố ngày thứ Hai 24. Một lần nữa Donald Trump khẳng định « không loại trừ biện pháp quân sự ».

Một ngày trước, chiến dịch oanh kích trả đũa Iran bắn máy bay gián điệp của hải quân Mỹ đã bị hủy bỏ vào giờ chót vì chủ nhân Nhà Trắng cho là « sẽ gây thiệt hại nhân mạng không tương xứng ».

Chưa biết các biện pháp trừng phạt bổ sung ra sao nhưng theo Washington Post, quân đội Mỹ đã tiến hành chiến tranh mạng, vụ thứ nhất tấn công vào hệ thống máy tính của Iran điều hành phóng tên lửa. Vụ tấn công thứ hai nhắm vào hệ thống theo dõi lưu thông ngang eo biển Ormuz.

Biện pháp trả đũa bằng chiến tranh điện tử đã được Lầu Năm Góc đề xuất sau vụ hai tàu dầu bị tấn công trong biển Oman hồi giữa tháng Sáu.

Bolton cảnh cáo Iran

Lên tiếng sau tổng thống Mỹ từ Jerusalem, cố vấn an ninh John Bolton khuyến cáo Teheran không nên đánh giá thấp quyết tâm của Mỹ. Trước khi gặp thủ tướng Israel Netanyahu, nhân vật chủ chiến trong chính quyền Mỹ tuyên bố : « Iran cũng như bất kỳ thế lực nào chống Hoa Kỳ không nên hiểu lầm thái độ thận trọng và chừng mực của Mỹ là yếu đuối. Quân đội Mỹ luôn sẵn sàng ».

Cố vấn an ninh tổng thống Mỹ đến Trung Đông trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Iran căng thẳng cao độ. Ông xác nhận là các biện pháp trừng phạt mới sẽ được công bố vào thứ Hai 24/06.

Xử tử điệp viên Mỹ

Trong khi đó, có tin Iran xử tử một điện viên của CIA. Hãng tin Iran Isna không nói rõ vào lúc nào nhưng cho biết người bị hành quyết là Jalal Haiji Zavar, một cộng tác viên của cơ quan hàng không không gian Iran.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190623-my-iran-washington-tien-hanh-bien-phap-trung-phat-moi-ke-tu-thu-hai

 

Ông Obama từng khuyến cáo tổng thống Trump

về quyết định rút khỏi thỏa thuận nguyên tử Iran

Tin từ Washington, DC — Theo tin từ NBC News, đối với những người ủng hộ thỏa thuận nguyên tử Iran, họ không có gì ngạc nhiên khi Tổng thống Donald Trump đối mặt với nguy cơ chiến tranh với nước này.

Trước khi Tổng thống Trump đắc cử, những người ủng hộ thỏa thuận, bao gồm cựu Tổng thống Barack Obama, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và những nguyên thủ quốc gia khác, từ lâu đã lập luận rằng quyết định từ bỏ hiệp ước sẽ kéo theo những rủi ro nghiêm trọng, và một cuộc xung đột quân sự.

Trong bài phát biểu bảo vệ thỏa thuận trước Quốc hội năm 2015, tổng thống Obama nhấn mạnh Hoa Kỳ phải lựa chọn giữa ngoại giao hoặc một hình thức chiến tranh với Iran. Tổng thống Obama cho rằng nếu Hoa Kỳ không nới lỏng lệnh trừng phạt để Iran giới hạn chương trình nguyên tử, Washington chỉ còn cách gây chiến để ngăn cản Tehran phát triển vũ khí nguyên tử.

Trái lại, kể từ khi là một ứng cử viên tranh cử, Tổng thống Trump cam kết sẽ rút khỏi thỏa thuận mà ông gọi là tồi tệ nhất từ trước đến nay. Tổng thống Trump đã thực hiện lời hứa này vào năm 2018. Chỉ một năm sau khi rút khỏi thỏa thuận, Tổng thống Trump phải thảo luận về những ưu và nhược điểm của quyết định đánh bom Iran. Hôm thứ Sáu (21 tháng 6), Tổng thống đăng dòng tweet thông báo hủy lệnh tấn công quân sự nhằm vào Iran nhằm trả đũa việc một phi cơ không người lái của Hoa Kỳ bị bắn hạ.

Tổng thống Pháp và các nhà lãnh đạo châu Âu từng nhiều lần yêu cầu Tổng thống Trump không nên từ bỏ thỏa thuận, họ lo ngại rằng quyết định này sẽ gây nguy hiểm cho một khu vực vốn đã đầy biến động.

Vào tháng 5/2018, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres cho biết thỏa thuận nguyên tử là một “chiến thắng ngoại giao quan trọng”, nếu không có thỏa thuận này, Trung Đông sẽ ở trong tình thế nguy hiểm. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/cuu-tong-thong-obama-nhieu-lan-khuyen-cao-tong-thong-trump-ve-quyet-dinh-rut-khoi-thoa-thuan-nguyen-tu-iran/

 

Lãnh đạo Mỹ – Triều gửi thư ‘nồng ấm’ cho nhau

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã nhận được một lá thư riêng từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo truyền thông nhà nước.

Ông Kim ca ngợi bức thư là “tuyệt vời” và nói rằng ông sẽ “nghiêm túc chiêm ngưỡng nội dung thú vị”, hãng tin KCNA nói.

Ông cũng ca ngợi “lòng can đảm phi thường” của ông Trump.

Tập Cận Bình nói gì trước chuyến thăm Bình Nhưỡng?

Kim Jong-un chỉ trích màn trình diễn tập thể của Bắc Hàn

Bình Nhưỡng đòi Mỹ trả tàu hàng đang bị bắt giữ

Đầu tháng 6/2019, ông Trump nói nhà lãnh đạo Bắc Hàn đã gửi cho ông một bức thư “đẹp đẽ”.

Tuy nhiên, thông tin từ truyền thông không tiết lộ thời điểm và cách thức mà bức thư của ông Trump đã được gửi cho ông Kim, và không có chi tiết nào về nội dung của bức thư được đưa ra. Nhà Trắng cũng chưa bình luận.

Cuộc hội đàm Mỹ – Triều đã bị đình trệ tại cuộc gặp thượng đỉnh tại Việt Nam giữa ông Kim và ông Trump hồi tháng 2/2019.

‘Tiến triển lớn’

Bức thư là sự tiến triển lớn đầu tiên giữa hai nước kể từ đó, theo phóng viên Laura Bicker của BBC từ Seoul.

Washington đã khăng khăng yêu cầu Bắc Hàn từ bỏ chương trình hạt nhân trong khi Bình Nhưỡng yêu cầu các biện pháp trừng phạt phải được giảm nhẹ.

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, ông Trump đã nói chuyện nồng ấm về ông Kim.

Đầu tháng này, ông nói với các phóng viên rằng Bắc Hàn dưới sự lãnh đạo của ông Kim có “tiềm năng to lớn”.

Và vào tháng 5/2019, trong chuyến thăm Nhật Bản, ông Trump đã mô tả ông Kim là một “người rất thông minh” và nói rằng ông kỳ vọng “rất nhiều điều tốt đẹp” sẽ xuất hiện từ Bắc Hàn.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-48736858

 

Nhà Trắng xác nhận

TT Trump gửi thư cho lãnh tụ Triều Tiên

Nhà Trắng hôm 23/6 xác nhận rằng Tổng thống Donald Trump đã gửi một lá thư tới lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un, vài ngày trước khi nguyên thủ Mỹ công du Nhật Bản và Hàn Quốc.

Theo Reuters, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết rằng ông Trump đã gửi thư và rằng lãnh đạo hai nước thời gian qua đã trao đổi thư từ qua lại.

Trước đó, hãng KCNA của Triều Tiên đưa tin rằng ông Kim sẽ nghiêm túc suy xét nội dung của lá thư, nhưng không tiết lộ chi tiết.

KCNA cũng dẫn lời ông Kim nói rằng “nội dung” lá thư của ông Trump “tuyệt vời” và rằng ông “sẽ nghiêm túc xem xét nội dung thú vị”.

XEM THÊM:

Triều Tiên ‘muốn kiên nhẫn’ với Mỹ

Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên tiếp tục đình trệ kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh bất thành giữa ông Kim và ông Trump ở Hà Nội hồi tháng Hai.

Theo Reuters, một quan chức Mỹ hôm 19/6 nói rằng Hoa Kỳ không đặt ra các điều kiện cho các cuộc đàm phán mới, nhưng nói rằng để đạt được tiến bộ, Triều Tiên cần phải có các bước đi có ý nghĩa và có thể được kiểm chứng nhằm từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.

Cuối tuần này, ông Trump sẽ rời Mỹ để lên đường tới châu Á dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản, và gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ở Seoul.

https://www.voatiengviet.com/a/nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng-x%C3%A1c-nh%E1%BA%ADn-tt-trump-g%E1%BB%ADi-th%C6%B0-cho-l%C3%A3nh-t%E1%BB%A5-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn/4970370.html

 

Trump và Trudeau tìm cách hợp tác

về ‘đất hiếm’ tránh phụ thuộc TQ

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm thứ Năm (20/6) đã ra lệnh cho quan chức hai nước phát triển một kế hoạch hợp tác Mỹ – Canada về “các khoáng sản quan trọng”, Reuters dẫn tuyên bố của Tòa Bạch Ốc sau cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước Mỹ, Canada.

Washington ngày càng gia tăng quan ngại về sự phụ thuộc của mình vào việc nhập khẩu các khoáng sản đất hiếm từ Trung Quốc sau khi Bắc Kinh được cho là sẽ sử dụng khoáng sản quan trọng này làm đòn bẩy trong thương chiến với Washington.

Đất hiếm, một nhóm gồm 17 nguyên tố kim loại không có nhiều trên trái đất, được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm từ laser và thiết bị quân sự tới nam châm của các sản phẩm điện tử tiêu dùng.

Theo Reuters, Trung Quốc cung cấp 80% tổng sản lượng nhập khẩu đất hiếm của Mỹ trong giai đoạn từ năm 2014 tới năm 2017.

Trong tuyên bố phát đi hôm 20/6, Tòa Bạch Ốc cho biết ông Trump và ông Trudeau “đã chỉ đạo các quan chức” hai nước phát triển kế hoạch hành động chung về hợp tác các khoáng sản quan trọng.”

Tòa Bạch Ốc không nói rõ mục đích của chương trình hợp tác chung nêu trên giữa Mỹ và Canada, nhưng không khó để thấy rằng hai nước đồng minh Bắc Mỹ này muốn giảm dần sự phụ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung chưa có hồi kết.

Về phía Trung Quốc, trong lúc chiến tranh thương mại đang như “dầu sôi lửa bỏng”, cuối tháng Năm ông Tập Cận Bình đã đến Giang Tây thị sát nhà máy sản xuất đất hiếm, dường như muốn đưa ra tín hiệu dùng “con át chủ bài” đất hiếm để phản kích lại Mỹ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa công bố thông tin liên quan.

 Ông Tập Cận Bình khó dùng “át chủ bài đất hiếm”

Hôm 4/6, tờ Epoch Times đưa tin, trước thập niên 1990, lượng đất hiếm toàn cầu đều dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc. Bắt đầu từ thời kỳ ông Đặng Tiểu Bình, chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát triển “chiến lược đất hiếm”, khai thác mà không quan tâm đến môi trường, nhưng lại bán ra nước ngoài với giá rẻ.

98% lượng tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc tập trung ở khu vực như Nội Mông Cổ, Giang Tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Sơn Đông. Các doanh nghiệp về đất hiếm chủ yếu có Tập đoàn đất hiếm Bắc Kinh, Tập đoàn đất hiếm Cám Châu, Công ty Cổ phần Kim loại màu Quảng Thành, Tập đoàn đất hiếm Trung Lữ, Công ty Cổ phần đất hiếm Ngũ Khoáng, Công ty Tungsten Hạ Môn, Công ty Cổ phần Trung Sắc.

Các tỉnh phân bố nhiều đất hiếm dường như đều thuộc phe Giang Trạch Dân, từng có thời gian dài là địa bàn mà phe Giang nắm giữ lợi ích chính trị và kinh tế.

Trong đó, Nội Mông Cổ là sào huyệt của cựu Thường ủy Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn; Giang Tây là quê nhà của Tăng Khánh Hồng, nhân vật thứ 2 trong phe Giang Trạch Dân; Tứ Xuyên là địa bàn chính trị của cựu Thường ủy “ngã ngựa” Chu Vĩnh Khang; Sơn Đông là nơi mà những đại lão phe Giang từng nắm quyền như Ngô Quan Chính, Trương Cao Lệ, Khương Dị Khang; quan trường tỉnh Phúc Kiến và gần 10 quan chức cấp phó quốc gia đương nhiệm hoặc đã nghỉ hưu có liên quan đến phe Giang.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28849-trump-va-trudeau-tim-cach-hop-tac-ve-dat-hiem-tranh-phu-thuoc-tq.htmlQUỐC TẾ

 

Donald Trump hoãn lại ngày trục xuất di dân

Minh Anh

Tổng thống Donald Trump hôm qua 22/06/2019 thông báo hoãn đợt bắt giữ những gia đình di dân nào không có giấy tờ hợp lệ. Nguyên thủ Mỹ giải thích đã có quyết định như trên theo yêu cầu của đảng Dân Chủ.

Một ngày trước đó, các kênh truyền thông tại Mỹ loan tin rằng Hoa Kỳ có thể mở chiến dịch truy quét và trục xuất khoảng 2.000 hộ di dân bất hợp pháp ngay từ Chủ nhật 23/06. Từ Washington, thông tín viên Sonia Dridi cho biết thêm :

« Donald Trump tỏ thái độ hòa hoãn. Ông khẳng định dời lại hai tuần chiến dịch trục xuất các hộ gia đình nhập cư trái phép để xem xem các nghị sĩ đảng Dân Chủ và Cộng Hòa có thể đạt được một giải pháp nào từ đây đến đó hay không.

Tổng thống Mỹ cảnh báo : Nếu không có được đồng thuận của cả hai đảng, việc trao trả những người không có giấy tờ về nước sở tại sẽ khởi động. Hồi đầu tuần (thứ Hai 17/06), ông Trump từng cam kết rằng cảnh sát di trú sẽ bắt đầu trục xuất hàng triệu dân nhập cư bất hợp pháp đang định cư tại Mỹ.

Thông tin ngày khởi động một chiến dịch có quy mô lớn dự kiến diễn ra sáng sớm hôm nay đã bị rò rỉ trên báo chí hôm thứ Sáu. Theo nhiều nguồn tin ẩn danh, chính quyền nhắm đến khoảng 2000 hộ gia đình, những người đã không ra trình diện trước tòa hay đã nhận được thông báo trục xuất.

Việc bắt giữ họ lẽ ra phải được tiến hành tại khoảng hơn một chục thành phố lớn. Theo truyền thống Mỹ, tổng thống Trump được bộ trưởng An Ninh Nội Địa cảnh báo về những mối nguy của chiến dịch này.

Lãnh đạo đảng Dân Chủ tại Hạ Viện, bà Nancy Pelosi đã hoan nghênh quyết định trên của ông Trump. Bà khẳng định cần phải có một khoảng thời gian cần thiết để thiết lập một chương trình cải cách chính sách di dân ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190623-donald-trump-doi-ngay-chien-dich-truc-xuat-di-dan

 

Tổng thư ký LHQ kêu gọi

 tránh gây leo thang căng thẳng ở vùng Vịnh

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 23/6 nói rằng cần phải tránh gây leo thang căng thẳng tại vùng Vịnh, trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục dâng lên sau khi Iran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ.

“Thế giới không thể gánh một cuộc đối đầu lớn ở vùng Vịnh”, ông Guterres nói bên lề một hội nghị ở Lisbon, theo Reuters. “Mọi người phải giữ thần kinh thép”.

Hôm 20/6, một quả tên lửa của Iran đã phá hủy drone trinh sát Global Hawk của Mỹ, và Hoa Kỳ nói rằng vụ việc xảy ra trong không phận quốc tế.

XEM THÊM:

TT Trump ‘không gửi tin nhắn’ cảnh báo Iran về cuộc tấn công

Ông Trump sau đó nói rằng ông đã hủy bỏ một cuộc tấn công quân sự trả đũa Iran vì hành động đó có thể giết hại 150 người.

Theo Reuters, Tehran hôm 22/6 lặp lại tuyên bố rằng máy bay không người lái Mỹ bị bắn hạ trong lãnh thổ của nước này và nói sẽ mạnh mẽ đáp trả bất kỳ mối đe dọa nào từ Hoa Kỳ.

Bình luận của ông Guterres được đưa ra một ngày sau khi ông Trump nói rằng ông sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran.

“Điều thực sự cần thiết là phải tránh bất kỳ hình thức gây leo thang [căng thẳng] nào”, ông Guterres nói.

https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%C6%B0-k%C3%BD-lhq-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-tr%C3%A1nh-g%C3%A2y-leo-thang-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-%E1%BB%9F-v%C3%B9ng-v%E1%BB%8Bnh/4970429.html

 

Trận cầu Pháp và Brazil :

Cuộc đọ sức giữa Le Sommer và Marta ?

Anh VũMinh Anh

Cúp Bóng Đá Thế Giới Nữ năm 2019 tiếp tục làm nức lòng người hâm mộ. Hôm qua 22/06/2019, trên sân vận động Grenoble, đội tuyển nữ của Đức đã hạ gục đối thủ Nigeria với tỉ số 3-0, thẳng tiến bước vào tứ kết cùng với đội Na Uy. Chiều tối nay người hâm mộ sẽ biết thêm hai đội nào sẽ được vào tứ kết.

Bên cạnh trận cầu Anh – Cameroun diễn ra vào lúc 17 giờ 30 trên sân vận động Hainaut, Valenciennes, mọi sự chú ý của người dân Pháp sẽ dồn vào trận so tài giữa các nữ tuyển thủ Pháp và Brazil lúc 21 giờ tại sân vận động Ocean, cảng biển Havre, tây bắc nước Pháp.

Huấn luyện Pháp và các nữ tuyển thủ Pháp đã có những chuẩn bị tâm lý như thế nào ? Tường thuật của đặc phái viên Eric Chaurin từ cảng biển Havre :

« Hàn Quốc, Na Uy, Nigeria… lần đầu tiên trong 4 kỳ Cúp thế giới tham dự, các nữ tuyển thủ Pháp giành chiến thắng cả ba trận vòng bảng. Nhưng về cách thắng, trong hai trận sau tuyển Pháp tỏ ra thiếu hiệu quả rõ rệt, đôi khi các cầu thủ tỏ ra mệt mỏi và thiếu sáng tạo. Đó chính là những lý do để lo lắng việc tuyển Pháp bị Brazil loại sớm.

Huấn luyện viên đội tuyển Pháp Corrine Diacre cho biết : ʺChúng tôi có lợi thế hơn một ngày để bình phục sức khỏe. Đó là điều tốt cho chúng tôi, tôi không giấu. Thực ra chúng tôi có một trận sống còn. Từ giờ trước mặt chúng tôi chỉ toàn các trận như thế. Đó là cái hay của Cúp thế giới. Nếu đã nghĩ ngay tới bị loại thì hơi khó cho chúng tôi. Ý tưởng chủ đạo là thi đấu để sau đó không thấy tiếc nuối sau trận đấu.ʺ

Một trận đấu vé đã bán hết. Với một đội hình có hàng hậu vệ không mấy vững chắc, các cầu thủ Brazil đặt niềm tin tưởng vào nữ tiền đạo nổi tiếng nhất thế giới, Marta, người ghi bàn nhiều nhất trong lịch sử Cúp thế giới, kể cả nam lẫn nữ với 17 bàn, thắng trong 5 kỳ World Cup. Cây làm bàn hiện tại của đội tuyển Pháp Eugénie Le Sommer nói về danh thủ Brazil :

ʺĐó là một huyền thoại, đó là một người có sự nghiệp phi thường và sự nghiệp của cô rất dài. Cô còn là người kiến tạo bóng để các đồng đội ghi bàn. Cô vẫn còn khả năng đó. Chúng tôi chắc chắn sẽ phải dè chừng, cô là người quyết định, có khả năng làm mọi chuyện bất kỳ lúc nào. Nói chung đấy là một tiền đạo nguy hiểm cần phải để ýʺ.

Tập trung chú ý ở tuyến dưới và hơi bứt phá ở phía trên. Đó là phương trình của Pháp trước Brazil».

http://vi.rfi.fr/phap/20190623-tran-cau-phap-va-brazil-cuoc-do-suc-giua-le-sommer-va-marta

 

Matxcơva cấm máy bay Gruzia

để trả đũa biểu tình chống Nga

Tú Anh

Những cuộc biểu tình bị xem là « bài Nga » tại Tbilisi trong tuần qua có thể làm cho ngành du lịch hai nước trả giá nặng. Sau sắc lệnh của tổng thống Putin tạm thời cấm phi cơ Nga phục vụ các đường bay với Gruzia, Matxcơva cấm luôn máy bay Gruzia bay sang Nga, như là một biện pháp dùng kinh tế trả đũa chính trị.

Từ Matxcơva, thông tín viên Etienne Bouche tường thuật :

Biện pháp ngưng liên lạc hàng không giữa Nga và Gruzia, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 8 tháng Bảy theo thông báo của bộ Giao Thông Nga. Luận điểm chính thức cho là để « bảo đảm an ninh hàng không » nhưng cũng để trả đũa các hãng máy bay Gruzia chậm trả các khoản tiền còn thiếu.

Quyết định này được đưa ra sau khi tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh cấm tạm thời phi cơ dân dụng Nga bay sang Gruzia. Chính quyền Nga cũng yêu cầu các hãng du lịch ngưng các chương trình thăm quốc gia láng giềng.

Theo điện Kremlin, an ninh của công dân Nga là ưu tiên số một, nhưng phản ứng của Matxcơva giống như một biện pháp trả đũa kinh tế. Với những món ăn ngon, với địa điểm sát biển và gần gũi với Nga từ văn hóa đến địa lý, Gruzia là điểm du lịch rất được người Nga yêu chuộng, nhất là không cần xin visa nhập cảnh.

Năm 2018, du khách Nga đứng hàng thứ ba trong số khách nước ngoài đến Gruzia, tổng cộng 1,7 triệu theo thống kê của Hiệp hội Du lịch Nga.

Nhật báo kinh tế Vedomosti, số ngày thứ Bảy 22/6 cho biết thêm là ngoài du lịch, nhiều lãnh vực kinh tế khác có thể bị vạ lây nếu quan hệ Matxcơva và Tbilisi suy thoái : Nga là thị trường lớn của rượu vang Gruzia.

Theo AFP, tối thứ Bảy, vẫn còn biểu tình chống Nga tại thủ đô Tbilissi, tuy ít hơn những ngày trước. Khoảng ba ngàn người tuần hành với khẩu hiệu thù ghét tổng thống Putin.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190623-matxcova-cam-may-bay-gruzia

 

Bầu cử thị trưởng Istanbul :

Một thách thức quốc gia

Minh Anh

Hôm nay, 23/06/2019, khoảng 15 triệu cử tri thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, phải đi bỏ phiếu lại để bầu chọn thị trưởng, sau khi kết quả bầu cử ngày 31/03 đã bị hủy dưới áp lực của tổng thống Erdogan.

Tuy là một cuộc bỏ phiếu địa phương, nhưng đây lại là một bài trắc nghiệm về tỉ lệ được lòng dân đối với tổng thống Erdogan và đảng chính trị của ông trong bối cảnh đất nước gặp khó khăn kinh tế nghiêm trọng.

Đối với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, điều quan trọng là phải giữ được thành phố lớn với hơn 15 triệu dân này, thủ phủ kinh tế và văn hóa của đất nước mà đảng của ông kiểm soát từ hơn 25 năm qua. Từng tuyên bố rằng « Ai nắm được Istanbul nắm lấy cả Thổ Nhĩ Kỳ », thất bại lần này sẽ là một thất bại nhục nhã cho ông Erdogan.

Từ Istanbul, thông tín viên Anne Andlauer nhận định :

« Trên nguyên tắc, người dân Istanbul bầu một thị trưởng như họ đã thực hiện hôm 31/03. Ekrem Imamoglou, ứng viên phe đối lập, trong cuộc vận động lần này, đã lấy lại chiến lược đã đưa ông đi đến thắng lợi lần đầu tiên : luôn quan tâm các địa bàn, không phản hồi các tranh cãi, đưa ra hình ảnh một người tập hợp tại một đất nước Thổ Nhĩ Kỳ đang bị tình trạng phân hóa gậm nhấm.

Đối diện với ông, cựu thủ tướng Binali Yildirim cũng đang cố gắng tập trung vào những thách thức của địa phương. Nhưng cuộc vận động tranh cử này – giống như lần đầu – đã vuột khỏi tầm tay của ông, bị cuốn trôi bởi những phát biểu của tổng thống Thổ trong những ngày cuối của đợt vận động.

Istanbul là nơi « chôn nhau cắt rốn » của ông Recep Tayyip Erdogan. Đây là thành phố mà lần đầu ông trở thành thị trưởng năm 1994, nơi mà đã từng đẩy ông lên đến đỉnh cao quyền lực mà ông thụ hưởng từ 25 năm qua, lại có một khả năng tiềm tàng to lớn về tài chính và huy động bầu cử.

Quả thật, Chủ nhật này, 23/06/2019, cuộc chiến diễn ra ít nhất vừa là giữa hai ứng viên cho chiếc ghế thị trưởng nhưng cũng vừa là giữa Recep Tayyip Erdogan và một gương mặt đối lập đang lên mà ông muốn chặn bằng mọi giá.

Khi đòi hủy kết quả bầu cử mà ông đã thua, tổng thống đang gánh lấy một rủi ro lớn. Bởi vì, một thất bại vẫn còn chấp nhận được. Nhưng nếu là hai thất bại liên tiếp, đó rất có thể sẽ là một cú tát trời giáng cho ông Erdogan. »

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190623-bau-cu-thi-truong-istanbul-mot-thach-thuc-quoc-gia

 

Thủ đô Czech sắp chứng kiến biểu tình lớn nhất

từ khi cộng sản sụp đổ

Thủ đô Praha vào Chủ nhật có thể sẽ chứng kiến cuộc biểu tình lớn nhất kể từ năm 1989 khi chế độ cộng sản bị lật đổ ở nước từng là Tiệp Khắc.

Khoảng 400.000 người đã kí vào một kiến nghị kêu gọi Thủ tướng Czech Andrej Babis từ chức liên quan tới các cáo buộc gian lận và tiền trợ cấp trả cho các công ty cũ của ông. Và hàng trăm ngàn người dự kiến sẽ tụ tập tại một cuộc biểu tình ở Praha vào Chủ nhật.

Ông Babis, một doanh nhân tỉ phú trở thành chính trị gia dân túy, không nao núng và chỉ ra thành tích của ông trong việc lèo lái nền kinh tế.

Cuộc biểu tình tại Công viên Letna được xem là cuộc biểu tình lớn nhất chống lại chính phủ kể từ Cuộc cách mạng Nhung năm 1989 và khép lại một làn sóng các cuộc biểu tình trên khắp đất nước, AP cho biết.

Sự phản đối ông Babis tăng lên hồi gần đây sau khi ông bổ nhiệm một bộ trưởng tư pháp mới vào lúc các công tố viên phải quyết định có nên truy tố ông Babis về cáo buộc gian lận liên quan đến ngân quỹ của Liên minh Châu Âu hay không.

Những người biểu tình lo ngại bộ trưởng mới có thể làm suy yếu sự độc lập của hệ thống tư pháp của đất nước, như đã đã xảy ra ở một số quốc gia khác ở Trung và Đông Âu, như Ba Lan.

Một báo cáo của Liên minh Châu Âu rò rỉ vào tháng 5 kết luận rằng ông Babis có thể đối mặt với mâu thuẫn lợi ích về các khoản trợ cấp của EU liên quan đến đế chế kinh doanh cũ của ông.

Ông Babis phủ nhận mọi hành vi sai trái và đã công kích EU là tìm cách gây bất ổn cho Cộng hòa Czech.

Ông Babis cũng đối mặt với những cáo buộc nói ông đã hợp tác với cảnh sát mật trong những ngày trước năm 1989, cũng như những chỉ trích về thỏa thuận chia sẻ quyền lực của ông với Đảng Cộng sản.

https://www.voatiengviet.com/a/thu-do-sap-chung-kien-bieu-tinh-lon-nhat-ke-tu-khi-cong-san-sup-do/4969833.html

 

Iran khẳng định từng gởi ra 2 tín hiệu

khuyến cáo trước khi bắn hạ máy bay robot của Mỹ

Tin từ TEHERAN, Iran — Vào  hôm thứ Sáu (21 tháng 6), chỉ huy nhánh hàng không thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng ưu tú của Iran cho biết nước này từng đưa ra hai tín hiệu khuyến cáo trước khi bắn hạ một máy bay do thám không người lái của Hoa Kỳ trên Vịnh Oman.

Thiếu tướng Hajizadeh cho hay, tất cả những máy bay không người lái, như chiếc bị bắn rơi vào hôm thứ Năm, đều có hệ thống chuyển tiếp những lời khuyến cáo và thông tin liên lạc khác đến những người điều khiển cách xa hàng ngàn cây số ở Hoa Kỳ. Theo ông Hajizadeh, khi Mỹ không hồi đáp, quân đội đã đưa ra khuyến cáo lần thứ hai vào lúc 3 giờ 55 phút sáng (23:25 GMT hôm thứ Tư). Những chiếc máy bay vẫn tiếp tục thu hẹp khoảng cách và không thay đổi quỹ đạo bay. Vào lúc 4 giờ 05 phút sáng (23:35 GMT), phía Iran buộc phải bắn hạ chiếc máy bay này.

Thiếu tướng Hajizadeh nhấn mạnh rằng lệnh khai hỏa chỉ được đưa ra sau khi máy bay đã tiến vào không phận Iran. Vụ bắn hạ máy bay vào hôm thứ Năm – sự việc được Washington khẳng định là xảy ra ở trên vùng biển quốc tế – đã khiến tình hình căng thẳng giữa hai nước gia tăng đột biến sau một loạt các cuộc tấn công vào các tàu chở dầu mà Hoa Kỳ quy trách nhiệm cho Iran. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/iran-khang-dinh-tung-goi-ra-2-tin-hieu-khuyen-cao-truoc-khi-ban-ha-may-bay-robot-cua-my/

 

Nhiều quốc gia Đông Nam Á

bắt tay dẫn độ người hoạt động

Tin từ Bangkok, ngày 23/6/2019: Nhà cầm quyền CSVN, Cambodia, Malaysia và Thái Lan bắt tay nhau trong việc dẫn độ người hoạt động và trả về quốc gia mà họ là công dân và là nơi mà họ đối mặt với tù tội.

Theo ông Charles Santiago- nghị sỹ quốc hội Malaysia, cũng là chủ tịch Hội nghị sỹ nhân quyền ASEAN -tình trạng này trở nên đáng lo ngại.

Hãng thông tấn Reuters nói rằng bốn nước trên bị tố cáo trong việc bắt giữ và dẫn độ nhiều người bất đồng chính kiến của quốc gia lân cận. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân là người đã được Liên Hợp quốc cấp quy chế tỵ nạn.

Trước đây, Thái Lan được cho là nơi trú ẩn an toàn của người bất đồng chính kiến từ nhiều quốc gia độc tài trong khu vực. Nhưng kể từ 2014 khi giới quân sự đảo chính và nắm quyền, nhà cầm quyền ở đất nước chùa tháp đã yêu cầu các quốc gia lân bang bắt giữ và trao trả người đối lập chính trị, và cũng tuân thủ yêu cầu tương tự của các quốc gia này.

Tháng trước, Malaysia đã bắt giữ một người Thái có tư tưởng chống nền quân chủ và trả về Thái Lan sau khi người này đã ghi danh xin quy chế tỵ nạn chính trị tới cơ quan của Liên Hiệp Quốc. Giờ đây, cô Praphan Pipithnamporn sắp phải ra toà với cáo buộc kêu gọi chống chính quyền và tội phạm có tổ chức. Thủ tướng Mahathir Mohamad bảo vệ quyết định trục xuất, nói rằng Malaysia là “láng giềng thân thiện” với Thái Lan.

Năm ngoái, chính quyền Thái bắt giữ hai người Campuchia và trả họ về nước. Một người là Sam Sokha, lànhà hoạt động công đoàn và là người đã ném dép vào chân dung của thủ tướng Hun Sen. Giờ đây, cô này đang thụ án tù 2 năm về tội danh “làm nhục quan chức chính phủ.”

Một người khác, anh Rath Rott Mony, bị bắt ở Bangkok vào tháng 12 và bị buộc phải về Campuchia. Phiên toà xét xử anh sẽ diễn ra vào ngày 26/6 tới và anh đối mặt với án tù 3 năm vì tham dự vào việc làm một bộ phim về tình dục trẻ em.

Lực lượng an ninh CSVN và Thái Lan cũng hợp tác chặt chẽ trong việc bắt giữ và trục xuất người bất đồng chính kiến. Theo Ân xá Quốc tế, Cảnh sát Hoàng gia Thái bắt giữ cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất và trao cho phía Việt Nam trong cuối tháng 1 năm nay. Và tháng sau, Việt Nam bắt giữ 3 nhà bất kiến Siam Theerawut, Chucheep Chivasut và Kritsana Thapthai rồi trục xuất về Thái.

Trong khi nhiều người hoạt động bị trục xuất dựa trên luật pháp, thì cũng có một số trường hợp bị bắt cóc và trả về cố quốc, như trường hợp của ông Nhất.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/nhieu-quoc-gia-dong-nam-a-bat-tay-dan-do-nguoi-hoat-dong/

 

ASEAN loan báo đạt « tiến bộ » về RCEP,

dự án mậu dịch với Trung Quốc

Tú Anh

Các nhà lãnh đạo ASEAN, họp tại Bangkok trong hai ngày cuối tuần 22-23/06/2019, đã đạt được một số tiến triển trong dự án thiết lập vùng thương mại tự do gọi tắt là RCEP do Bắc Kinh đề xuất, gồm 16 nước. Theo thủ tướng Thái Lan, đàm phán sẽ kết thúc vào cuối năm nay 2019.

Chủ nhật 23/06/2019, trong cuộc họp báo kết thúc hai ngày thượng đỉnh ASEAN, thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha tuyên bố : “ASEAN phải làm việc tay trong tay trong cuộc thương lượng về dự án mậu dịch tự do ở châu Á để có thể kết thúc trong năm nay”. Thủ tướng nước chủ nhà cũng dành lời phê phán « chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch » để đả kích nước Mỹ của ông Donald Trump.

Theo AFP, bản thông cáo chung thượng đỉnh ASEAN cũng xác nhận xu hướng chống « bảo hộ thị trường ». Được Trung Quốc tung ra vào năm 2012 để đối trọng với dự án TPP của tổng thống Mỹ Barack Obama thời bấy giờ, dự án RCEP sẽ giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Châu Á, nhất là từ khi Donald Trump rút chân ra khỏi TPP.

Tuy thủ tướng Thái Lan tỏ ý lạc quan, AFP cho biết còn khá nhiều cản lực gay go trong tiến trình đàm phán. Trước hết, Úc và New Zealand muốn đưa vào thỏa thuận các điều kiện mà Trung Quốc và một vài nước châu Á xem nhẹ, cụ thể là tăng cường quyền lợi của người lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ sở hữu trí tuệ. New Delhi cũng không muốn thỏa thuận RCEP mở đường cho hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Ấn Độ, tiêu diệt nền công nghiệp quốc gia.

Đây là những đề tài đàm phán gay go nhất.

ASEAN đoàn kết chống ô nhiễm trên biển

Trong một văn kiện mang tên « Tuyên bố Bangkok về cuộc chiến chống ô nhiễm biển trong khối ASEAN », 10 nước Đông Nam Á cam kết mỗi nước cố gắng « làm giảm đáng kể rác thải đổ ra biển ». Vấn đề là, như thông lệ, những tuyên bố của ASEAN không bao giờ có biện pháp cụ thể đính kèm. Theo AFP, phát ngôn viên của tổ chức Green Peace (Hòa Bình Xanh) Thái Lan bi quan : Tuyên bố Bangkok là vô dụng, không giảm đồ nhựa dùng một lần rồi bỏ thì chẳng giải quyết được ô nhiễm biển.

Hình ảnh những con sông đầy rác nhựa ở Philippines, những bờ biển Việt Nam đầy rác rưởi, xác rùa chết vì ăn plastic nổi trôi trên biển Thái Lan đã làm cho công luận thế giới và khu vực xúc động nhưng các chính quyền địa phương vẫn không có biện pháp cụ thể, theo nhận định của AFP.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190623-asean-loan-bao-dat-tien-bo-ve-rcep-du-an-mau-dich-voi-trung-quoc

 

Hồng Kông, cuộc tranh đấu cho tương lai

Đinh Yên Thảo, Dallas, Texas

Có lẽ Hồng Kông là một quốc gia gắn bó và ảnh hưởng nhiều với người dân Việt Nam về nhiều mặt, trong đó phải kể đến văn hóa, xã hội. Từ trước năm 75, tất nhiên còn nhiều điều khác hơn để nhắc đến, nhưng với giới trẻ miền Nam Việt Nam thì khi nhắc đến  Hồng Kông, người ta khó lòng quên được Kim Dung cùng các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp kỳ tình của ông hay các bộ phim võ thuật Hồng Kông với những minh tinh nổi tiếng như Lý Tiểu Long, Trần Tinh, Vương Vũ, Địch Long, Khương Đại Vệ… mà nhiều người đã từng say mê một thời. Sau 75, những năm thập niên 80 khi phim bộ Hồng Kông trở thành một hiện tượng tại Châu Á thì hệ thống an ninh dày đặc của công an Việt Nam cũng không ngăn được người dân thuê mướn chui, chuyền tay lén lút xem những bộ phim Hồng Kông hấp dẫn, cuốn hút cho đến khi chúng được chính thức cho phép công chiếu rộng rãi về sau. Từ trong nước ra đến hải ngoại, phim bộ Hồng Kông đã lấy đi bao nhiêu giấc ngủ cùng nước mắt của nhiều người khi thức sáng đêm xem các bộ phim tình cảm xã hội hay xã hội đen của Hồng Kông.

Giới trẻ rành và hâm mộ Lưu Đức Hòa, Trương Mạn Ngọc hơn cả những lãnh tụ cách mạng luôn được nhà cầm quyền tô vẽ và ra sức tuyên truyền.

Hương Cảng, tên gọi của Hồng Kông được đặt tên với ý nghĩa là một “cảng thơm hương” bởi tương truyền nó từng là bến cảng vận chuyển những mộc dược, thảo hương của thế giới. Là một thương cảng và quân cảng có vị trí chiến lược, Hồng Kông được phương Tây chú ý khi sang giao thương với đại lục từ vài thế kỷ trước. Về mặt địa lý, Hồng Kông là một đảo duyên hải vùng Đông Nam của Trung Hoa Lục Địa, từ Hải Phòng đến Hồng Kông chỉ hơn 600 hải lý nên Hồng Kông cũng từng là một điểm đến của làn sóng thuyền nhân Việt Nam từ những năm cuối thập niên 70, trong đó có không ít thuyền nhân miền Bắc đã tìm đường vượt thoát chế độ để đến với Hồng Kông. Với diện tích chỉ hơn một ngàn cây số vuông và khoảng hơn bảy triệu dân , Hồng Kông có thể xem như tương đương với Sài Gòn về diện tích và dân số, hay chính xác hơn là rộng hơn khoảng phần tư và ít dân hơn cả Sài Gòn hiện nay nhưng lại là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu tại Châu Á và thế giới, cũng như là một quốc gia phát triển cao, thuộc hàng giàu có của thế giới khi GDP bình quân đầu người cao hơn cả Hoa Kỳ, theo số liệu từ World Bank và IMF.

Để hiểu lý do tại sao Hồng Kông từng là nhượng địa của Anh rồi được trao trả lại Trung Cộng năm 1997, để rồi cùng với Macau đã trở thành một đặc khu hành chính (SAR – Special Administrative Region) của Trung Cộng, có lẽ cần nhắc lại đôi điều lịch sử. Dù theo sau các quốc gia Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong việc thám hiểm, tìm kiếm thuộc địa và giao thương, Anh nhanh chóng bắt kịp các nước này để trở thành một cường quốc và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình khắp thế giới. Từ Châu Mỹ, Châu Phi sang đến Châu Á-Thái Bình Dương, rồi Úc Châu, Tân Tây Lan, nơi đâu cũng có thuộc địa và lãnh thổ của Anh. Giai đoạn cực thịnh kéo dài hàng thế kỷ từ đầu thế kỷ 19, Đế Chế Anh xem như kiểm soát khoảng một phần tư dân số và diện tích thế giới. Từ Ấn Độ, người Anh đến với Trung Hoa trong mục đích giao thương hơn là tìm kiếm thuộc địa vì xứ sở này quá rộng lớn. Trong khi hàng hóa từ Trung Hoa được bán sang Châu Âu như tơ lụa, trà, gốm sứ… khá nhiều thì ngược lại hàng hóa của Anh và Châu Âu bán lại cho vùng đất này không bao nhiêu, nên các hãng Anh tại Ấn Độ đã tuồn bán nha phiến sang Trung Hoa để bù đắp và đó là một nguồn lợi lớn lao. Triều đình Mãn Thanh từng nghiêm cấm và tịch thu nha phiến lậu trong nhiều năm cho đến khi một số lượng nha phiến khá lớn của Anh bị tịch thu, cuộc Chiến Tranh Nha Phiến lần thứ nhất đã xảy ra vào năm 1839. Đông quân nhưng vũ khí thô sơ, triều đình nhà Thanh nhanh chóng thất trận và đầu hàng, buộc phải ký Thỏa Ước Nam Kinh vào năm 1942, nhường lại Hồng Kông cho Anh và để cho phương Tây tràn vào lục địa. Những bất đồng và tranh chấp giữa hai nước lại tiếp tục gia tăng nên đến năm 1856, Chiến Tranh Nha Phiến lần hai lại diễn ra giữa liên quân Anh-Pháp với sự kết quả đương nhiên là nhà Thanh lại thất trận, nhường thêm bán đảo Cửu Long (Kowloon) phía Bắc Hồng Kông, hợp pháp hóa việc giao thương nha phiến và cho phép  tự do tôn giáo qua Thỏa Ước Bắc Kinh năm 1860.

Đến cuối thế kỷ 19, từ sự suy yếu và thất bại của nhà Thanh sau cuộc chiến Thanh-Nhật trong việc tranh giành ảnh hưởng với Triều Tiên, Nga cùng các nước phương Tây một lần nữa chiếm đất Trung Hoa qua các điều ước mang danh nghĩa thuê nhượng. Năm 1898, theo sau các khế ước thuê đất của Nga và Pháp, Anh đã mở rộng thêm Hồng Kông thành vùng Tân Giới (New Territories)  để ký Thỏa Ước Bắc Kinh lần hai, buộc nhà Thanh cho thuê Hồng Kông miễn phí trong vòng 99 năm, thời hạn mà người Anh nghĩ rằng sẽ là vĩnh viễn và không bao giờ trao trả. Trong tay người Anh, Hồng Kông đã thật sự trở thành một quốc gia phát triển mạnh mẽ, trở thành một trung tâm thương mại và tài chính hùng mạnh nối liền giữa Đông-Tây, không chịu nhiều ảnh hưởng theo các biến động tại Châu Á và thế giới trong suốt thế kỷ 20.

Nhưng một thế kỷ trôi qua nhanh hơn người Anh của thế kỷ trước đã từng suy nghĩ, sau nhiều năm thương thuyết, đến năm 1984 chính phủ Anh dưới thời Thủ Tướng Maragret Thatcher và Trung Cộng dưới quyền Tổng Bí Thư Hồ Diệu Bang đã đi đến thỏa thuận là Anh đồng ý giao trả Hồng Kông lại cho Trung Cộng khi hết thời hạn thuê mướn vì không muốn những biến động xảy ra với Hồng Kông. Cuộc bàn giao đã xảy ra vào giữa năm 1997,  bất kể sự phản đối của người dân Hồng Kông cũng như làn sóng rời bỏ Hồng Kông sang Canada cùng nhiều quốc gia khác trước cuộc trao trả. Theo như thoả thuận này, Hồng Kông trở thành một đặc khu hành chính của Trung Cộng theo chính sách một quốc gia, hai thể chế như hiện nay. Hồng Kông được toàn quyền tự trị như một quốc gia dân chủ có chủ quyền, có hệ thống kinh tế, hành chính, pháp luật tiếp tục như xưa nay, ngoại trừ vấn đề ngoại giao và quốc phòng trong vòng 50 năm, tức cho đến năm 2047. Đồng thời Hồng Kông có quyền đa đảng và người dân có quyền tự do ngôn luận như vốn dĩ. Nhưng điều này xem ra đang bị lung lay trong các năm qua, khi Trung Cộng đã không tuân thủ theo cam kết sẽ không can dự vào nền dân chủ và tự trị của Hồng Kông. Bởi Trung Cộng không phải là các quốc gia dân chủ Tây Phương.

Chỉ hơn bảy triệu dân nhưng các nguồn tin cho biết đã có đến hai triệu dân xuống đường phản đối dự luật dẫn độ của Trung Cộng và đòi giới chấp pháp thân Trung Cộng của Hồng Kông phải từ chức, quốc gia dân chủ lâu đời như Hồng Kông không thể dễ dàng khuất phục trước “mẫu quốc”. Joshua Wong, tức chàng thủ lĩnh sinh viên Hoàng Chi Phong 22 tuổi từng phát biểu đầy khẳng khái rằng, “Tôi hy vọng rằng, ngay cả khi tôi phải vào tù thì việc này cũng thôi thúc ngày càng nhiều người Hồng Kông dự phần quyền tự quyết cho tương lai của mình thay vì trông vào giới cầm quyền đã đang chi phối đến tương lai chúng ta”.  Xin gởi lời ủng hộ và lòng ngưỡng mộ đến cuộc tranh đấu của người dân Hồng Kông hiện nay.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/ReadersOpinions/hongkong-fight-future-06232019001100.html

 

Cuộc biểu tình Hồng Kông đập tan tham vọng

“một quốc gia, hai hệ thống” của Bắc Kinh với Đài Loan

Tin Đài Bắc. — Khi những người biểu tình và cảnh sát đụng độ bên ngoài cơ quan lập pháp Hồng Kông liên quan đến dự luật dẫn độ vào hôm thứ Tư tuần trước, đảng cầm quyền ủng hộ độc lập của Đài Loan cũng kết thúc cuộc bầu cử của họ.

Vào ngày hôm sau, trước tình hình căng thẳng ở Hồng Kông, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã đánh bại cựu thủ tướng của bà, ông William Lại Thanh Đức, và giúp Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) có cơ hội tái đắc cử vào tháng Giêng.

Nhưng mọi chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó. Ngay cả những ứng cử viên tổng thống dẫn đầu từ phe đối lập chính Quốc Dân Đảng ủng hộ Hoa Lục, bao gồm cựu chủ tịch Foxconn Terry Gou và thị trưởng Cao Hùng nổi tiếng Hàn Quốc Du, cũng thông báo với các cử tri rằng dự luật dẫn độ của Hồng Kông đã chứng minh được việc áp dụng công thức “một quốc gia, hai hệ thống” cho Đài Loan sẽ không hiệu quả đối với hòn đảo này. Đến hôm Thứ Bảy (22/6), ông Hàn Quốc Du công khai chỉ trích cách chính quyền Hồng Kông giải quyết dự luật dẫn độ, có thể mở đường cho việc trao trả người tị nạn Đài Loan cho Trung Cộng – đây là một sự thay đổi quan điểm rõ ràng của ông Hàn.

Các nhà phân tích có trụ sở tại Đài Loan cho biết, sự thất bại ở Hồng Kông không chỉ hỗ trợ triển vọng tái đắc cử của bà Thái Anh Văn, mà còn làm suy yếu chính sách Đài Loan của Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình. Bắc Kinh xem hòn đảo tự trị này là một tỉnh nổi loạn, và sẽ chiếm lại khu vực này bằng vũ lực nếu cần thiết. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/cuoc-bieu-tinh-hong-kong-dap-tan-tham-vong-mot-quoc-gia-hai-he-thong-cua-bac-kinh-voi-dai-loan/

 

Tân Hoa Xã xác nhận

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự G20

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Nhật vào tuần sau, Tân Hoa Xã cho biết hôm 23/6, đưa ra xác nhận chính thức đầu tiên về sự kiện.

Theo Reuters, tại diễn đàn này, ông Tập dự kiến sẽ hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mỹ cấm các hãng Trung Quốc ‘làm siêu máy tính’

Tập Cận Bình nói gì trước chuyến thăm Bình Nhưỡng?

G20: Vì sao Trump và Tập sẽ không đi tới thỏa thuận nào?

Trump sẽ gặp Tập Cận Bình tháng tới

Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại thành phố Osaka từ ngày 27-29/6. Tân Hoa Xã không cho biết thêm chi tiết về chuyến đi của ông Tập.

Cuộc gặp Trump-Tập có thể là mấu chốt để đưa các cuộc đàm phán trở lại đúng hướng để làm giảm căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Trước khi ‘đối mặt’ với Donald Trump ở G20, ông Tập thăm Bình Nhưỡng để ‘tăng vị thế’ nhờ nắm con bài Kim Jong-un, theo một báo Anh.

Ông Tập Cận Bình dự kiến có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông tới CHDCND Triều Tiên vào hai ngày 21 và 22/6/2019.

Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của nguyên thủ quốc gia Trung Quốc sang láng giềng, đồng minh duy nhất Đông Bắc Á từ 14 năm qua.

Tập Cận Bình: Đài Loan ‘phải và sẽ’ hợp nhất với TQ

Tập Cận Bình: Chủ nghĩa bảo hộ ‘ắt thất bại’

‘Tư tưởng Tập Cận Bình’ đứng đầu App Store TQ

Tỷ phú Mỹ: ‘Tập Cận Bình nguy hiểm cho xã hội tự do’

“Qua việc mở hội nghị thượng đỉnh với ông Kim, nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn cho Hoa Kỳ và Nam Hàn thấy họ có thể đóng vai trò điều phối viên cho thảo luận xóa bỏ vũ khí nguyên tử và họ có thể đưa ông Kim quay trở lại bàn đàm phán,” bà Ahn Yinhay, giáo sư ngành quan hệ quốc tế ở Đại học Nam Hàn (Korea University), Seoul nói với tờ Telegraph của Anh.

Theo chuyên gia này, ông Tập cũng muốn dùng ảnh hưởng với Bắc Hàn để tạo thế cho Bắc Kinh nhằm tạo tiến bộ trong cuộc thương chiến ngày càng nặng nề với Mỹ.

Thậm chí, tác động của Trung Quốc lên Bắc Hàn có thể trở thành lá bài cho Bắc Kinh trong các vấn đề như Đài Loan và tranh chấp Biển Đông, theo tờ báo Anh.

Một nhà quan sát khác, giáo sư Viên Kính Đông, từ Đại học Sydney đồng ý rằng chuyến thăm của ông Tập nhằm gửi ra thông điệp “quý vị không thể bỏ qua Trung Quốc”.

Theo ông, Chủ tịch Tập sẽ dùng hội nghị thượng đỉnh với ông Kim là “lá bài mặc cả” trong thương chiến với Mỹ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-48660430

 

Bản đồ tiết lộ “Trang trại người”

để thu hoạch nội tạng tại TQ

Ngày 18/6 vừa qua, một trang tin của Úc đã đăng tải lại bản đồ bệnh viện cấy ghép nội tạng và bản đồ các trại giam giữ tù nhân  tập trung tại Trung Quốc, phần nào tiết lộ bí mật về những “Trang trại người” (Human Farms) tại Trung Quốc. Quốc gia đông dân nhất thế giới này hiện có khoảng hơn 1 triệu người bị bắt và giam giữ, họ có thể bị thu hoạch nội tạng bất cứ lúc nào. Bản tin dẫn lại tuyên án của Toà án quốc tế

Nhiều năm qua, các tổ chức nhân quyền vẫn luôn kêu gọi công chúng chú ý tới khoảng 1,5 triệu tù nhân đang bị chính quyền Trung Quốc giam giữ, nhiều người trong số họ trở thành một phần trong “Hệ thống trang trại người” (Human Farming system) của chính quyền ĐCSTQ.

Trong bối cảnh các cáo buộc về tội ác thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc ngày càng thu thập được nhiều chứng cứ, thì nhu cầu về một tòa án để đánh giá các cáo buộc này là rất quan trọng. Một tòa án quốc tế như vậy đã không thể được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức, do Trung Quốc là 1 trong 5 thành viên có quyền phủ quyết (veto right) trong Hội đồng Bảo an. Do các vấn đề về ngoại giao và lợi ích kinh tế, việc xét xử chính quyền Trung Quốc tại một quốc gia khác cũng trở nên không còn thích hợp.

“Toà án Quốc tế Độc lập” (China Tribunal) được thành lập tại Thủ đô London của Anh đã giải quyết nhu cầu đó. Toà án được thành lập bởi các chuyên gia đến từ Anh, Mỹ, Malaysia và Iran, trong đó có chuyên gia nhân quyền, bác sĩ và y tá về phẫu thuật cấy ghép, và các chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế. Toà án độc lập đã lắng nghe điều trần của 50 nhân chứng, đồng thời cũng có được nhiều bằng chứng là video và văn bản đã thu thập thẩm tra trong một năm qua.

Chủ tọa của tòa án độc lập là ngài Geoffrey Nice, một luật sư Anh Quốc rất uy tín trên trường quốc tế, từng tham gia vào nhiều tòa án độc lập quốc tế, hoạt động trong Tòa án Hình sự Quốc tế và tư vấn luật miễn phí cho các nhóm nạn nhân khác nhau. Đáng chú ý, ông đã đảm trách vụ truy tố cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic tại Tòa án Hình sự Quốc tế.

Tòa cũng đặc biệt quan tâm tới hai nhóm người bị giam giữ và trở thành nguồn cung chính cho nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ là những người tập Pháp Luân Công và những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

Hôm 17/6, tòa tuyên bố phán quyết cuối cùng, một lần nữa khẳng định nạn thu hoạch tạng do ĐCSTQ hậu thuẫn đang diễn ra trên quy mô lớn, đồng thời cho biết chính quyền ĐCSTQ đã phạm Tội ác chống lại loài người.

Đáng chú ý, trong số các chứng cứ trực quan tại tòa, bản đồ về các bệnh viện có dịch vụ cấy ghép tạng cùng bản đồ các trung tâm giam giữ người đã cho thấy mối liên hệ mật thiết của chúng, theo trang tin Úc.

Bản đồ tiết lộ “Trang trại người” để thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc

Bản đồ các trại tập trung (đã xác định) tại Trung Quốc phân theo cấp độ. Bản đồ tiết lộ “Trang trại người” để thu hoạch nội tạng tại Trung QuốcBản đồ nơi tập trung các bệnh viện ghép tạng tại Trung Quốc.

Phán quyết của toà án chỉ rõ: số lượng các ca phẫu thuật cấy ghép đã thực hiện, thời gian đợi nhận tạng của người cần ghép, cho đến việc mở rộng bệnh viện một cách bất thường đều cho thấy ngành cấy ghép tạng của Trung Quốc vượt xa phạm vi nghi ngờ. Tòa khẳng định “thu hoạch tạng trên quy mô lớn đã xảy ra nhiều năm ở Trung Quốc”.

Chủ tọa Geoffrey Nice nhận định, “Thu hoạch nội tạng là sự tàn ác chưa từng có, là thủ đoạn giết hại sinh mệnh, còn vượt quá cả những tội ác giết người hàng loạt trên quy mô lớn ở thế kỷ trước.”

Toà án cho biết, việc ĐCSTQ thu hoạch tạng rất có thể đã bắt đầu từ rất lâu trước đó, nhưng khoảng năm 2001 mới bắt đầu tiến hành trên quy mô lớn. Trong 20 năm qua, ước tính mỗi năm Trung Quốc tiến hành khoảng 60.000 ca phẫu thuật, trong đó phần lớn là tạng của những tù nhân bị giết hại.

“Ngoài những năm bị giam cầm mà không được xét xử công bằng, điều kiện sống khắc nghiệt, bị tra tấn và đe doạ đến tính mạng, người may mắn sống sót đã đưa ra bằng chứng về việc bị kiểm tra sức khoẻ, bao gồm xét nghiệm máu, chụp X-Quang, và siêu âm”, báo cáo của toà án viết. “Chuyên gia cho rằng, giải thích hợp lý và duy nhất cho việc kiểm tra sức khoẻ này là để đảm bảo nội tạng khoẻ mạnh và phù hợp để cấy ghép”.

Giá thị trường chợ đen rất cao, đơn cử một lá gan khoẻ mạnh có giá lên tới khoảng 160.000 USD.

Chính quyền ĐCSTQ vẫn luôn phủ nhận các cáo buộc liên quan đến vấn nạn thu hoạch nội tạng. Tuy nhiên hồ sơ tại toà cũng chỉ ra, lập trường ĐCSTQ trong quá khứ liên tục thay đổi.

“Năm 2001, một phát ngôn chính thức từ một quan chức ĐCSTQ tuyên bố, nguồn cung cấp tạng người chủ yếu là từ công dân Trung Quốc hiến tặng,” hồ sơ tại toà viết.  “Tuy nhiên, chỉ sau đó 4 năm, tuyên bố của chính quyền đã thay đổi và nói rằng, đa số nội tạng đến từ tử tù tự nguyện hiến tặng.”

Ngày càng nhiều nhân sĩ trong giới y học và học thuật trên thế giới chỉ ra, với quy mô giao dịch nội tạng lớn như thế, nếu chỉ dựa vào nguồn tạng do hiến tặng tự nguyện thì không thể nào chèo chống được.

Chủ tọa Geoffrey Nice cũng đồng thời lên án việc một số cộng đồng quốc tế vẫn nhắm mắt làm ngơ, để cho nhiều trường đại học và các bệnh viện tích cực hợp tác với Trung Quốc nhằm tiến hành nghiên cứu và đào tạo về lĩnh vực cấy ghép tạng. Nhiều năm qua, thị trường đen buôn bán nội tạng người của Trung Quốc vẫn không ngừng tăng trưởng nhanh chóng.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28848-ban-do-tiet-lo-trang-trai-nguoi-de-thu-hoach-noi-tang-tai-tq.html

 

Công ty Trung Cộng đưa 300 người

sang Việt Nam làm việc “chui”

Tin Hải Dương, Vietnam.-  Báo Trithucvn ngày 23 tháng 6 năm 2019 loan tin, Uỷ ban tỉnh Hải Dương vừa xử phạt Công ty hữu hạn Công trình xây dựng điện lực An Huy 1, thuộc tập đoàn Xây dựng năng lượng Trung Cộng số tiền 135 triệu đồng.

Nguyên nhân: công ty An Huy 1 đã đưa hơn 300 người Trung Cộng sang làm việc tại gói thầu 2A dự án nhiệt điện BOT Hải Dương, Việt Nam, trong số người trên thì có 193 người làm việc “chui” không được cấp phép. Ngoài xử phạt hành chính, tỉnh Hải Dương còn đình chỉ công ty Trung Cộng này không được sử dụng lao động ngoại quốc trong vòng hai tháng.

Trước đó, dự án nhà máy Nhiệt điện BOT có tổng công suất 1,200 MW với vốn đầu tư 2,2 tỷ Mỹ kim, được cấp giấy chứng nhận vào tháng 6 năm 2011, đến tháng 10 năm 2015 được sửa đổi lại. Chủ đầu tư là công ty Jaks Pacific Power Ltd của Malaysia, và công ty này đã thành lập công ty con có tên công ty trách nhiệm hữu hạn điện lực Jaks ở Hải Dương để thực hiện dự án. Theo hợp đồng, công ty của Malaysia sẽ xây dựng và khai thác nhà máy trong vòng 25 năm sau khi dự án đi vào hoạt động, hết hợp đồng thì công ty sẽ bàn giao laị cho bộ Công thương.

Tuy nhiên, đến tháng 3 năm 2016 dự án mới được khởi công xây dựng, và công ty thực hiện dự án là tập đoàn Xây dựng năng lượng Trung Cộng. Theo dự trù, đến tháng 1 năm 2019, tổ máy số 1 được vận hành, đến tháng 6 năm 2020, mới vận hành. Như vậy, dự án được thực hiện chậm 4 năm so với dự trù vì năng lực tài chính kém.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/cong-ty-trung-cong-dua-300-nguoi-sang-viet-nam-lam-viec-chui/

 

Người Philippines đốt cờ TQ,

phê phán ông Duterte “yếu nhược”

Những người biểu tình ở Manila đốt cờ Trung Quốc và chỉ trích Tổng thống Rodrigo Duterte vì phản ứng “yếu nhược” sau vụ tàu Trung Quốc húc đổ tàu ngư dân Philippines và để mặc những người này dưới nước.

Cầm những tấm biển khẩu hiệu ghi “Chấm dứt sự hung hăng của Trung Quốc” và “Trung Quốc hãy bỏ tay khỏi ngư dân Philippines”, khoảng 50 người biểu tình tham gia vào buổi tập trung gọi là “Công lý cho Philippines” tại công viên Rizal. Cuộc biểu tình được tổ chức sau khi công luận nước này tức giận trước những gì bị coi là phản ứng yếu ớt và cố tình làm nhẹ bớt tình hình của ông Duterte trước vụ người Trung Quốc hất tung 22 ngư dân Philippines xuống biển và bỏ mặc họ dưới nước hồi đầu tháng 6.

Người biểu tình đốt 22 lá cờ Trung Quốc, biểu tượng cho 22 ngư dân của chiếc tàu FB Gimver 1 bị tàu Trung Quốc húc đổ. Vụ đụng độ xảy ra khi tàu Philippines đang hoạt động ở Bãi Cỏ Rong, cách bờ 150km, tức là hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Những ngư dân này đã được một tàu đánh cá của Việt Nam đi qua cứu sống toàn bộ.

Sau nhiều ngày dư luận Philippines tỏ ra phẫn nộ với Trung Quốc về vụ việc, Tổng thống Duterte đã phá vỡ im lặng lần đầu tiên vào hôm thứ Hai (17/6), nói rằng đây chỉ là “một sự va chạm”. Ông Duterte thúc giục người Philippines không “làm cho tình hình tệ hơn” và khẳng định lại rằng Philippines không sẵn sàng cho một cuộc chiến chống Trung Quốc và ông đã bác bỏ ý kiến gửi tàu chiến tới khu vực va chạm.

Phát ngôn của ông Duterte đi ngược với tuyên bố của nhiều quan chức Philippines, những người tố cáo Trung Quốc đã “đánh rồi chạy” và đang yêu cầu kiện Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc. Ông Duterte cũng gây tức giận trong công luận Philippines, với nhiều ý kiến cho rằng ông ta đã chứng minh sự ưu tiên của mình là nằm ở quan hệ với Bắc Kinh chứ không phải thường dân Philippines.

Biểu tình được tổ chức bởi một nhóm chống Trung Quốc có tên “Bảo vệ việc làm Philippines”. Người phát ngôn của nhóm này Christian Lloyd Magsoy tố cáo ông Duterte đã

làm thất vọng không chỉ trước những ngư dân mà còn “trước người dân Philippines nói chung, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta.”

“Trái với những gì ông Duterte tỏ ra đối với những người phê bình, phát ngôn yếu đuối của ông ta chống lại sự hung hăng và bắt nạt của Trung Quốc đã vạch trần ông ta là một tổng thống thân Trung Quốc, chống người Philippines”.

Nhóm này cáo buộc Tổng thống Duterte đã phản bội công dân Philippines bằng việc cho phép hàng loạt lao động Trung Quốc tay nghề thấp tới đây để làm những công việc mà họ nói đáng ra phải để cho người lao động địa phương thực hiện.

“Trung Quốc không chỉ ăn cắp biểu, đất, tài nguyên và chủ quyền của chúng ta, mà họ từ lâu đã chiếm lấy việc làm của chúng ta. Điều khiến nó tồi tệ hơn là chính phủ của chúng ta dường như cho phép những tội ác chống lại chúng ta xảy ra”, Magsoy nói.

Ramon Beleno III, trưởng khoa khoa học chính trị tại Đại học Ateneo de Davao, nói rằng cuộc biểu tình là sản phẩm của sự bất mãn tích lũy từ lâu, đặc biệt là bất mãn đối với thực tế rằng công việc của họ đã đang bị mất cho người Trung Quốc. Ông nói Manila cần phải giải quyết sự bất mãn này nếu không căng thẳng sẽ tiếp tục dâng cao.

“Trừ khi và cho đến khi có các hành động cụ thể từ chính quyền, tôi nghĩ sự tức giận của người dân sẽ tăng lên”, Beleno nói.

“Người dân bình thường đang nhìn vào vấn đề này như ví dụ của việc Trung Quốc bắt nạt. Họ nghĩ rằng người Trung Quốc không chỉ đang chiếm đoạt ngư trường, mà cả những công việc đáng ra là của người Philippines”.

“Nếu người Trung Quốc nhìn thấy cảnh đốt cờ này, họ có thể dâng lên những cảm xúc tương tự và đó sẽ thành một vấn đề”.

Trong khi đó, đại sứ Mỹ tại Philippines Sung Kim kêu gọi một cuộc điều tra đầy đủ về vụ va chạm và kêu gọi sự cần thiết phải có một bộ quy tắc ứng xử trên biển.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28850-nguoi-philippines-dot-co-tq-phe-phan-ong-duterte-yeu-nhuoc.html

 

Phillipines sẽ đề cập

căng thẳng Biển Đông ở Thượng đỉnh ASEAN

Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines sẽ đề cập vấn đề Trung Quốc tiếp tục gây hấn ở Biển Đông tại Thượng đỉnh ASEAN sắp diễn ra cuối tuần này tại Thái Lan.

Bà Junever Mahilum-West, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Philippines hôm 18/6 cho báo giới biết nghị trình của Thượng đỉnh lần này sẽ bao gồm vấn đề Biển Đông và lãnh đạo các nước ASEAN sẽ trao đổi quan điểm về vấn đề này.

Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông nơi các nước khác cũng đòi chủ quyền, bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và Đài Loan.

Hôm 9/6 vừa qua, một tàu cá Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Phillipines ở Bãi Cỏ Rong ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa các nước. Giới chức Philippines cáo buộc tàu Trung Quốc đã bỏ mặc 22 ngư dân Philippines phải chờ hàng giờ trên mặt biển trước khi được cứu bởi một tàu cá của Việt Nam.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila hôm 15/6 xác nhận tàu cá nước này đã ‘đâm phải’ tàu của Philippines, nhưng từ chối cáo buộc ‘đụng rồi bỏ chạy’ của giới chức Philippines.

Tổng thống Rodrigo Duterte từ khi lên nắm quyền vào năm 2016 đã theo đuổi chính sách xích lại gần hơn với Trung Quốc, đang phải chịu sức ép buộc phải cứng rắn hơn với Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông Duterte hôm 17/6 cho rằng vụ việc là một tai nạn hàng hải bình thường và kêu gọi quân đội ‘tránh gây rắc rối’.

Lập trường trên của ông Duterte gặp phải phản ứng của nhóm dân tộc chủ nghĩa ở Philippines. Hôm 18/6, một nhóm nhà hoạt động Philippines biểu tình ở Manila và đốt 22 cờ Trung Quốc để phản đối.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/28847-phillipines-se-de-cap-cang-thang-bien-dong-o-thuong-dinh-asean.html

 

Cam Bốt : Một tòa nhà do Trung Quốc xây sụp đổ,

ít nhất 18 người chết

Thụy My

Tại Cam Bốt, một tòa nhà 7 tầng đang xây tại Sihanoukville đã bị sụp đổ hôm 22/06/2019 đã làm ít nhất 18 người chết và 24 người bị thương, theo tổng kết hôm nay. Chủ đầu tư là người Trung Quốc, công trình này không có giấy phép xây dựng.

Trên 1.000 người trong đó có các quân nhân, cảnh sát, nhân viên y tế tiếp tục đào bới để cố gắng tìm những người sống sót. Từ Phnom Penh, thông tín viên Juliette Buchez gởi về bài tường trình :

« Cho đến đầu giờ chiều hôm qua, con số được loan báo là ít nhất 3 người chết và khoảng 20 người bị thương. Nhưng số thương vong sẽ còn nặng nề hơn vì nhiều công nhân đang còn bị chôn vùi dưới đống đổ nát.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao tòa nhà bị sụp đổ, nhưng bốn người Trung Quốc trong đó có một giám sát công trường đã bị công an thẩm vấn.

Chỉ trong vài năm qua, thành phố duyên hải Sihanoukville đã trở thành nơi đón nhận luồng đầu tư ồ ạt từ Trung Quốc. Năm 2018, một phần ba số du khách đến Cam Bốt là người Trung Quốc, và một phần tư trong số đó cho biết đến để làm ăn.

Sihanoukville ngày nay khác xa vẻ xinh đẹp nổi tiếng của thời xưa. Giờ đây thành phố này trở thành một công trường lớn ngoài trời, được cho là nhằm biến thành một địa điểm du lịch sang trọng. Số tòa nhà cao hơn 5 tầng từ con số 188 của năm 2017, đã tăng lên thành 238 trong năm 2018.

Việc phát triển nhanh chóng của thành phố chủ yếu nhờ vào việc mở ra khoảng mấy chục sòng bài, do người Trung Quốc xây lên để phục vụ cho khách người Hoa. Nếu năm 2015 mới có khoảng 15 cơ sở, thì nay Sihanoukville đã có gần 90 casino.

Giá thuê nhà tăng vọt, khó khăn trong việc quản lý rác, tội phạm gia tăng, nước ô nhiễm bị thải thẳng ra biển : hậu quả của việc xây dựng ồ ạt đã bị nhiều nhà hoạt động chỉ trích.

Tòa nhà bị sụp đổ không có đầy đủ giấy phép cần thiết, và công an đã hai lần yêu cầu ngưng xây dựng. Tuy vậy công trình này đã hoàn thành được 80% trước khi nó bị đổ sập.»

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190623-cam-bot-mot-toa-nha-do-trung-quoc-xay-sup-do-it-nhat-18-nguoi-chet