Tin khắp nơi – 23/05/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 23/05/2020

Bộ trưởng Quốc Phòng Esper: Hoa Kỳ đang theo dõi Trung Quốc ‘rất chặt chẽ’ – Du Miên

Hoa Kỳ đang theo dõi Trung Quốc “rất chặt chẽ”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mark Esper nhấn mạnh hôm thứ Sáu (22/5).

Trao đổi với người dẫn chương trình phát thanh Hugh Hewitt, ông Esper nói rằng kỷ nguyên này đang chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các cường quốc, với đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Hoa Kỳ là Trung Quốc.

Ông cho biết: “Thách thức của tôi là thực hiện chiến lược đó và hướng tới Trung Quốc, [nhằm] đảm bảo chúng tôi sẽ xử lý vấn đề này, để chúng ta tránh được một cuộc ‘chiến nóng’ với Trung Quốc. Nhưng đồng thời, chúng tôi ủng hộ các giá trị của Hoa Kỳ, chúng tôi đứng về phía các quy tắc trật tự quốc tế, và chúng tôi đứng lên vì những điều mà người dân Hoa Kỳ trân trọng”.

Tuần trước, một tờ báo trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dẫn lời một chuyên gia quân sự Trung Quốc nói rằng, các bài huấn luyện tập trận “có thể biến thành hành động [thực]” bất cứ lúc nào nếu các quan chức Đài Loan cố gắng ly khai khỏi Trung Quốc.

Liệu một cuộc tấn công như vậy có phải là một hành động chiến tranh?

Trả lời câu hỏi này, ông Esper nói: “Thực tế, chúng tôi đang quan sát Trung Quốc rất chặt chẽ. Họ nên thận trọng với [những gì] họ làm. Chúng tôi coi bất kỳ loại hành động quân sự nào như vậy đều rất nghiêm trọng”.

“Và tôi tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ đứng lên bảo vệ các đồng minh và đối tác của mình, và tiếp nữa, bảo vệ trật tự dựa trên các quy tắc quốc tế. Chúng ta đã có được quân lực vĩ đại nhất thế giới và chắc chắn là Hải quân vĩ đại nhất mà lịch sử biết tới. Và chúng tôi sẽ bảo vệ các đồng minh và đối tác của mình”.

Vị quan chức quân sự hàng đầu nhấn mạnh sau đó rằng Hoa Kỳ sẽ “bảo vệ các đồng minh của chúng tôi”.

Đài Loan đã nhận được sự hỗ trợ rộng rãi từ Hoa Kỳ, bao gồm cả việc thiết lập mối quan hệ hữu hảo giữa Hoa Kỳ và Đài Loan vào năm 1979.

Các quan chức Hoa Kỳ gần đây đã hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ việc Đài Loan tham gia với tư cách là thành viên chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một vấn đề mà Trung Quốc và các quốc gia thành viên khác đã nhiều lần ngăn chặn.

Ông Esper phát biểu sau khi Nhà Trắng đưa ra nhận định trong một bản đánh giá mới rằng quân đội hung hăng của ĐCSTQ là một phần của mô hình “hành vi ác tính” của chính quyền này.

Du Miên

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/the-gioi/bo-truong-quoc-phong-esper-hoa-ky-dang-theo-doi-trung-quoc-rat-chat-che-39597.html

 

Nhà Trắng: Mỹ sẵn sàng ‘chấp nhận

căng thẳng quan hệ’ với TQ để bảo vệ lợi ích

Trong số các hành động đe dọa của Trung Quốc được Nhà Trắng nêu trong báo cáo có việc Bắc Kinh tiếp tục củng cố quân đội và tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông

Nhà Trắng ngày 20.5 (giờ Mỹ) đã công bố bản báo cáo mang tên Chiến lược Trung Quốc, liệt kê nhiều hành động khác nhau của Bắc Kinh mà chính quyền Tổng thống Trump cho rằng đe dọa lợi ích kinh tế, an ninh và giá trị của Mỹ.

Báo cáo chiến lược này đã được trình lên quốc hội Mỹ ngày 20.5, sau khi được Tổng thống Donald Trump ký một ngày trước đó, theo 3 quan chức Mỹ.

Chiến lược Trung Quốc không tập trung vào đại dịch Covid-19, nhưng các quan chức trên cho biết báo cáo có nêu rằng Covid-19 là một ví dụ về sự thiếu minh bạch của Trung Quốc và sự cần thiết của việc Mỹ phải tiếp tục tranh đấu với Bắc Kinh.

>> Ngoại trưởng Mỹ thách thức ông Tập Cận Bình ‘công khai, minh bạch’ về Covid-19

Báo cáo cho biết chính quyền Tổng thống Trump “sẵn sàng chấp nhận những căng thẳng lớn hơn trong mối quan hệ song phương” để bảo vệ lợi ích của Mỹ, đặc biệt là lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ, đồng thời nhấn mạnh rằng cạnh tranh không phải dẫn đến xung đột, theo giới chức Mỹ.

Trong số các hành động đe dọa của Trung Quốc được nêu trong báo cáo là việc Trung Quốc tiếp tục củng cố quân đội và tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông, cùng với hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ công nghệ Mỹ. Báo cáo cũng chỉ ra “các hành vi gây hại” của Trung Quốc, chủ yếu trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế và giá trị, theo giới chức Mỹ.

Giới chức Mỹ nói thêm báo cáo trên còn liệt kê danh sách các biện pháp mà Mỹ đang thực hiện để chống lại hành vi đe dọa của Trung Quốc, bao gồm nỗ lực duy trì tự do hàng hải của hải quân Mỹ, trong đó có lực lượng Mỹ hoạt động xung quanh những khu vực tuyên bố có chủ quyền.

Báo cáo chiến lược mới phù hợp với các mục tiêu chính sách hiện tại của chính quyền Mỹ và không phải là một sự thay đổi đáng kể về mặt chiến lược, đồng thời phù hợp với Đạo luật ủy quyền quốc phòng năm tài chính 2019.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/34844-nha-trang-my-san-sang-chap-nhan-cang-thang-quan-he-voi-tq-de-bao-ve-loi-ich.html

 

Mỹ cáo buộc TQ

có ‘hành vi gây rối’ ở biên giới với Ấn Độ

Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Trung Quốc tận dụng các cuộc đụng độ biên giới với Ấn Độ để cố thay đổi hiện trạng và khuyến khích New Delhi kháng cự.

Các cuộc ẩu đả giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới leo thang trong thời gian gần đây

Phát biểu tại tổ chức nghiên cứu Hội đồng Atlantic ở thủ đô Washington D.C ngày 20.5, quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ Alice Wells đã liên hệ tình trạng đụng độ biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc ngày càng leo thang với tình trạng Bắc Kinh gia tăng hoạt động gây quan ngại ở Biển Đông, theo AFP.

“Nếu mọi người theo dõi tình hình Biển Đông, có một cách thức ở đây trong những hoạt động của Trung Quốc, đó là liên tục hung hăng, luôn cố thay đổi các quy tắc, thay đổi hiện trạng. Tình trạng này phải bị ngăn chặn”, bà Wells phát biểu với giới phóng viên trước khi sắp rời khỏi Bộ Ngoại giao Mỹ.

“Dù ở Biển Đông hay ở dọc biên giới giáp với Ấn Độ, chúng ta liên tục chứng kiến những hành động khiêu khích và hành vi gây rối của Trung Quốc dẫn đến nghi ngờ về cách thức nước này sử dụng sức mạnh ngày càng gia tăng của mình”, bà Wells nhấn mạnh, theo tờ The Times of India. Bà nhấn mạnh:

“Tôi muốn thấy một hệ thống quốc tế mang lại lợi ích cho mọi người. Vì vậy, tôi nghĩ các tranh chấp biên giới là sự nhắc nhở về mối đe dọa từ Trung Quốc”.

Bà Wells đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh ẩu đả giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới leo thang trong thời gian gần đây. Trung Quốc hiện vẫn tuyên bố có chủ quyền đối với 90.000 km2 diện tích lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát, theo AFP. Bà Wells nhấn mạnh rằng Mỹ ủng hộ những tuyên bố của Ấn Độ, khuyến khích New Delhi và Bắc Kinh giải quyết các vấn đề giữa hai bên thông qua ngoại giao.

http://biendong.net/bien-dong/34840-my-cao-buoc-tq-co-hanh-vi-gay-roi-o-bien-gioi-voi-an-do.html

 

Mỹ thông qua thỏa thuận

bán 18 ngư lôi hạng nặng cho Đài Loan

Mỹ xem thỏa thuận về cung cấp các ngư lôi hạng nặng cho Đài Loan là giao dịch có lợi cho đôi bên.

Ngư lôi MK-48 được đưa lên tàu ngầm USS California của Hải quân Mỹ

Hãng AFP ngày 21.5 đưa tin Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo về việc phê chuẩn đề xuất bán 18 ngư lôi hạng nặng cho Đài Loan với tổng giá trị 180 triệu USD (4.194 tỉ đồng) và xem đây là giao dịch có lợi cho đôi bên.

“Đề xuất giao dịch này phục vụ cho lợi ích quốc gia, kinh tế và an ninh của Mỹ khi hỗ trợ bên mua tiếp tục nỗ lực hiện đại hóa lực lượng vũ trang và duy trì năng lực phòng vệ đáng tin cậy”, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.

Theo đó, thỏa thuận sẽ “giúp cải thiện an ninh của bên tiếp nhận và hỗ trợ duy trì ổn định chính trị, cân bằng quân sự và tiến triển kinh tế trong khu vực”.

Các ngư lôi MK-48 có thể phóng từ tàu ngầm đang được cung cấp từ nguồn dự trữ của Hải quân Mỹ. Theo Bộ Ngoại giao, Cơ quan Hợp tác quốc phòng và an ninh vừa chuyển quyết định phê duyệt đến Quốc hội để báo cáo.

Động thái trên diễn ra sau khi lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 vào ngày 20.5 kèm theo thông điệp cứng rắn về việc không chấp nhận chính sách “một quốc gia, hai chế độ” của Trung Quốc. Bà Thái cho rằng 2 bên có nghĩa vụ tìm giải pháp nhằm cùng tồn tại về lâu dài và ngăn chặn sự gia tăng đối kháng, khác biệt.

Đài Loan hiện có 2 tàu ngầm diesel-điện mua từ Hà Lan, bên cạnh 2 tàu ngầm khác do Mỹ đóng từ Thế chiến 2 chủ yếu phục vụ mục đích huấn luyện. Năm ngoái, Đài Loan khởi công xây dựng nhà máy đóng tàu ngầm với kế hoạch đóng 8 tàu ngầm diesel và chiếc đầu tiên sẽ xuất xưởng vào năm 2025.

http://biendong.net/bien-dong/34841-my-thong-qua-thoa-thuan-ban-18-ngu-loi-hang-nang-cho-dai-loan.html

 

Mỹ liệt hơn 30 công ty Trung Quốc vào danh sách đen

Hải Lam

Bộ Thương mại Mỹ hôm 22/5 đã đưa 33 công ty Trung Quốc vào danh sách đen do giúp Bắc Kinh giám sát người Duy Ngô Nhĩ thiểu số hoặc dính líu đến chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của quân đội nước này.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong một thông cáo, 7 công ty và 2 tổ chức bị trừng phạt vì “đồng lõa trong việc vi phạm nhân quyền trong chiến dịch đàn áp, giam giữ hàng loạt, cưỡng bức lao động và giám sát công nghệ cao nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ thiểu số” cùng nhóm người khác, theo Reuters.

24 công ty, các tổ chức chính phủ và các tổ chức thương mại còn lại nằm trong danh sách đen của Mỹ – được gọi là “danh sách thực thể (Entity List)” – bị cáo buộc hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị cho quân đội Trung Quốc.

Các công ty bị trừng phạt chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và nhận diện gương mặt. Đây là thị trường những công ty sản xuất chip điện tử của Mỹ như Nvidia và Intel đã đầu tư rất mạnh.

Trong số các công ty Trung Quốc nằm trong danh sách đen của Mỹ có NetPosa, một trong những công ty về trí tuệ nhân tạo nổi tiếng nhất Trung Quốc, chuyên cung cấp thiết bị nhận diện gương mặt nhằm giám sát người Hồi giáo tại Tân Cương.

Hai hãng công nghệ CloudMinds và Qihoo360 cũng bị trừng phạt. CloudMinds – vận hành nền tảng dịch vụ đám mây để chạy robot – đã bị áp lệnh trừng phạt vào năm ngoái vì cáo buộc chuyển giao trái phép công nghệ hoặc thông tin kỹ thuật từ Mỹ sang các văn phòng của họ ở Bắc Kinh.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết, các công ty nằm trong danh sách trừng phạt sẽ bị hạn chế mua hàng Mỹ hoặc một số mặt hàng khác sản xuất tại nước thứ ba nhưng tích hợp công nghệ hoặc bản quyền của Mỹ.

Lệnh trừng phạt mới nhất này được đưa ra sau khi Bắc Kinh hôm 22/5 thông báo kế hoạch áp Luật An ninh Quốc gia cho Hồng Kông.

Chính quyền Tổng thống Trump cũng từng có động thái tương tự vào tháng 10/2019 khi liệt 28 công ty và cơ quan an ninh Trung Quốc vào danh sách trừng phạt vì dính líu đến các hành vi vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân tộc Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác theo đạo Hồi ở khu tự trị Tân Cương.

Theo Reuters

Hải Lam dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-liet-hon-30-cong-ty-trung-quoc-vao-danh-sach-den.html

 

Mỹ sẽ xóa bỏ chế độ đãi ngộ với Hồng Kông nếu

ĐCS Trung Quốc thúc đẩy Luật an ninh Hồng Kông?

Bình luậnMinh Thanh

Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cưỡng chế thông qua Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông thì ĐCSTQ sẽ phải trả giá như thế nào? Hoa Kỳ sẽ hủy bỏ vị thế ưu đãi của Hồng Kông? Các chính trị gia và học giả Mỹ đã bày tỏ quan điểm của mình với Epoch Times.

‘Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông’ bao gồm các nội dung như lật đổ quyền lực nhà nước, chia rẽ quốc gia, hoạt động khủng bố và can thiệp của các thế lực bên ngoài, và không cần phải qua Hội đồng Lập pháp Hồng Kông xem xét. Dự kiến ​​dự luật này sẽ được bỏ phiếu tại Đại hội Nhân dân Toàn quốc vào thứ Năm (28/5) tới và sẽ được thực thi tại Hồng Kông sớm nhất vào tháng 8 năm nay.

Năm ngoái, “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” đã được Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ thông qua, do Tổng thống Trump ký duyệt, và chính thức trở thành luật của Hoa Kỳ. Theo luật này, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phải đệ trình báo cáo lên Quốc hội mỗi năm để xem xét liệu Hồng Kông có còn đủ “quyền tự trị” để hưởng đãi ngộ đặc biệt Hoa Kỳ cấp hay không.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ: Luật an ninh này gây tổn hại cho vị thế đặc biệt của Hồng Kông

Vào ngày 22/5, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ Eliot L. Engel đã đưa ra một tuyên bố rằng: “Nếu ĐCSTQ thông qua đề xuất Luật an ninh quốc gia này, nó sẽ không chỉ gây tổn hại tới vị thế đặc biệt của Hồng Kông mà sẽ làm tổn hại đến lợi ích của bản thân Bắc Kinh”.

Hồng Kông đối mặt với việc mất ưu đãi đặc biệt

Ông Frank Gaffney, Phó chủ tịch ‘Ủy ban ứng phó với các rủi ro hiện tại của ĐCSTQ’ (CPDC) và là cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, đã khẳng định điều này. Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Epoch Times vào ngày 22/5, ông nói: “Nếu ĐCSTQ thực sự đàn áp, họ sẽ mất đi đãi ngộ đặc biệt dài hạn này, chuyển thị trường sản phẩm và hàng hóa qua Hồng Kông. Về cơ bản, điều này đã là luật của Mỹ”.

Ông nói rằng nếu ĐCSTQ thông qua Luật An ninh Quốc gia, điều này sẽ khiến Hoa Kỳ đẩy mạnh ngăn chặn việc ĐCSTQ huy động vốn trên thị trường chứng khoán và trái phiếu Hoa Kỳ. “Điều này sẽ chỉ thúc đẩy hơn nữa hành động của chúng tôi tại thị trường vốn Hoa Kỳ và ngăn chặn ĐCSTQ tiếp tục tìm vốn từ các nhà đầu tư Hoa Kỳ”. Ông nói rằng ĐCSTQ đã huy động được 3.000 tỷ USD từ thị trường vốn Hoa Kỳ, có bằng chứng cho thấy nếu không hành động nhanh chóng ĐCSTQ sẽ tiếp tục huy động thêm 2.000 tỷ – nghĩa là  lên tới 5.000 nghìn tỷ USD.

Ông Gaffney đề cập rằng Thượng viện Hoa Kỳ đang đề xuất Dự luật trừng phạt chống lại Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông, trong đó sẽ có “các biện pháp cứng rắn”. “ĐCSTQ cũng có thể phải đối mặt với sự trả giá khác. Tôi nghĩ rằng nó sẽ là một thách thức cực lớn đối với ĐCSTQ”.

ĐCS Trung Quốc phải đối mặt với sự tách rời khỏi hệ thống kinh tế toàn cầu

Ông Hạ Nghiệp Lương (Xia Yeliang), cựu giáo sư kinh tế tại Đại học Bắc Kinh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng: “Một khi địa vị cảng thương mại tự do của Hồng Kông không được đảm bảo, đặc biệt là quyền tự do của Hồng Kông bị tước đoạt, tôi tin rằng các nước phương Tây sẽ áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để thực thi Dự luật mà Hoa Kỳ đã thông qua. Tôi tin rằng Hoa Kỳ sẽ gây áp lực từ nhiều khía cạnh khác nhau như kinh tế và chính trị”.

“Hồng Kông lúc đó sẽ không còn giống như Hồng Kông trước kia nữa. ‘Một quốc gia, hai chế độ’ sẽ được tuyên bố hoàn toàn chấm dứt”.

Ông Hạ cho biết nếu Hồng Kông không còn là ‘Hòn ngọc Viễn Đông’, thì các quỹ đầu tư và vật tư nước ngoài rất có thể sẽ không vào Trung Quốc thông qua Hồng Kông nữa.

“Hồng Kông từng là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất châu Á. Sau khi Trung Quốc cải cách và mở cửa, một lượng lớn vốn và hỗ trợ vật tư nước ngoài đã vào Trung Quốc thông qua Hồng Kông như một kênh trung chuyển. Nếu mất đi viên ngọc phương Đông này (Hồng Kông), trong tương lai, chính phủ Trung Quốc nói sẽ thay thế vị thế của Hồng Kông bằng các thành phố ở Trung Quốc đại lục như Thượng Hải, Thâm Quyến và thậm chí cả Thiên Tân, hy vọng xây dựng chúng thành trung tâm tài chính và kinh tế, thực tế điều này là chuyện không tưởng. Các quốc gia khác trên thế giới cũng sẽ không coi trung tâm mới mà ĐCSTQ tạo ra này là Hồng Kông. Tôi không nghĩ rằng việc này không thể làm được”.

Ông Hạ cho rằng việc mất đi ưu đãi đặc biệt ở Hồng Kông có khả năng sẽ làm suy yếu nền kinh tế Trung Quốc và khiến nó bị tách khỏi nền kinh tế thế giới. “Điều này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc trở nên cô lập trên thị trường thế giới và hệ thống tài chính ở trạng thái phong bế hơn. Nó sẽ không thể trở thành một thể hợp tác chặt chẽ với hệ thống toàn cầu và có thể tách rời khỏi hệ thống kinh tế toàn cầu hóa”.

Minh Thanh

Theo Epoch Times

https://www.ntdvn.com/the-gioi/my-se-xoa-bo-che-do-dai-ngo-voi-hong-kong-neu-dcs-trung-quoc-thuc-day-luat-an-ninh-hong-kong-39843.html

 

Làm sao chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc?

Bị gián đoạn chuỗi cung ứng do dịch bệnh ở Trung Quốc cộng với lo ngại về thương chiến Mỹ-Trung và chính sách khuyến dụ mạnh mẽ của chính phủ đã khiến các hãng xưởng Nhật có sự dịch chuyển mạnh mẽ ra khỏi Trung Quốc, một nhà quan sát nói với VOA.

Trong lúc này, chính quyền của Tổng thống Donald Trump ở Mỹ cũng đang nghiên cứu các biện pháp về luật và chính sách hỗ trợ để kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ đang sản xuất ở Trung Quốc di dời để tránh bị lệ thuộc vào nước này, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu như vật tư y tế.

Nhật Bản hiện nhập từ Trung Quốc 18% tổng lượng nhập khẩu của họ, trong đó có rất nhiều phụ tùng, thiết bị cung ứng cho chuỗi sản xuất của các tập đoàn lớn. Dịch bệnh virus corona hoành hành ở Trung Quốc trong đầu năm đã khiến nhiều nhà máy bị đóng cửa, làm gián đoạn chuỗi cung ứng của Nhật.

‘Được hưởng ứng’

Trao đổi với VOA, Giáo sư-Tiến sỹ Khương Hữu Lộc hiện giảng dạy cao học về quản trị kinh doanh tại Keller Graduate School of Management, cho biết các hãng xưởng Nhật đã ‘cảm thấy thiệt hại’ và ‘đang hưởng ứng sự vận động của chính phủ’ để dời sản xuất khỏi Trung Quốc.

Ông Lộc dẫn kết quả một cuộc khảo sát trên 2.600 công ty Nhật cho thấy 37% ‘đang ráo riết rút ra khỏi Trung Quốc’.

“Trong thời dịch virus corona, chuỗi cung của Nhật bị gián đoạn mà không thể tìm nơi khác để thay thế được,” ông phân tích. “Họ không thể để chuyện này xảy ra một lần nữa.”

Theo lời ông Lộc thì Nhật đang lệ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc các phụ tùng để sản xuất xe hơi. Ngoài ra Nhật còn nhập từ Trung Quốc các thiết bị điện, điện tử và lò phản ứng nguyên tử…

“Những tháng đầu năm nay, Nhật rất thiếu phụ tùng chính yếu để sản xuất xe hơi, thiết bị điện tử. Trong khi đó các hãng Hàn Quốc đang canh trạnh rất mạnh với Nhật lợi dụng điều đó để chiếm lĩnh thị trường,” ông nói thêm.

“Nhật Bản không có tài nguyên, nhiên liệu nhân công. Họ lại từng bị động đất, sóng thần nên họ đã quyết định đưa ngành chế tạo ra khỏi đất nước và trong đó, họ để cho Trung Quốc chế tạo rất nhiều,” ông phân tích.

“Sự hiện diện của họ ở Trung Quốc lúc đầu rất có lời nhưng bây giờ lợi nhuận đó đã hết rồi,” ông giải thích. “Các công ty đã thấy giá lao động của Trung Quốc không còn thấp, cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung đã làm họ bị ảnh hưởng một phần, rồi nguồn cung bị gián đoạn trong giai đoạn dịch Covid-19.”

Do tâm lý của các hãng xưởng Nhật đã tính đến chuyện ra khỏi Trung Quốc nên việc chính phủ Nhật đưa ra các khuyến dụ ‘chỉ là cú hích cuối cùng’ để càng đẩy nhanh việc di dời mà thôi, ông nói.

Chính phủ Nhật đã bỏ ra 2,2 tỷ đô la để giúp các công ty của họ di dời khỏi Trung Quốc, trong đó 2 tỷ là để trợ cấp còn 200 triệu đô la là để giúp chi phí di dời. Tuy nhiên, họ chỉ dừng ở mức ‘khuyến dụ’ chứ không ra luật ép các công ty phải di dời.

“Khi có tiếng nói và chỉ đạo của chính phủ thì người dân và các công ty của Nhật nghe theo nhanh hơn Mỹ,” tiến sỹLộc nói.

Có chiến lược

Tuy nhiên, do Nhật Bản nhập cảng từ Trung Quốc rất nhiều nên việc kéo hãng xưởng trở về Nhật cùng một lúc có rất nhiều thách thức, theo phân tích của vị giáo sư này.

“Việc di dời sản xuất rất phức tạp. Tùy ngành nghề mà nó kéo dài từ một năm cho đến một năm rưỡi mới hoàn thành. Nếu công nghệ thấp thì có thể thực hiện trong vòng 6 tháng, công nghệ bậc trung thì dưới một năm còn công nghệ cao thì lâu hơn,” ông cho biết.

Ngoài ra nếu tổ chức sản xuất ở Nhật thay vì tại Trung Quốc thì các hãng xưởng Nhật có nguy cơ mất lợi thế cạnh tranh tại thị trường khổng lồ của Trung Quốc với hơn 1,4 tỷ dân.

“Mất thị trường Trung Quốc thì chắc chắn là có vì giá cả hàng hóa (sản xuất ở Nhật) sẽ tăng, rồi thêm chi phí vận chuyển nữa,” ông phân tích. “Nhưng bù lại Nhật có thể tránh được việc sản xuất bị gián đoạn khiến thị trường bị mất vào tay các đối thủ khác như Hàn Quốc.”

Ngoài giá cả hàng hóa sẽ tăng, các công ty di dời khỏi Trung Quốc cũng cần phải tính đến các yếu tố như năng lực sản xuất có đáp ứng đủ, thời gian sản xuất để đưa vào thị trường có kéo dài hay không…

“Nhưng nếu họ dời sang Việt Nam thì cũng có thể chuyển hàng sang tiêu thụ ở Trung Quốc dễ dàng vì Việt Nam nằm cạnh Trung Quốc, hay chuyển về Nhật Bản cũng không xa Trung Quốc lắm,” ông nói thêm.

Do đó, ông Lộc cho rằng Nhật đã có chiến lược di dời khỏi Trung Quốc một cách có chọn lọc – tùy ngành nghề, tùy công ty – chứ không làm ồ ạt.

“Tất cả những ngành công nghệ cao hay công nghệ trung nhưng chính yếu cho chuỗi cung ứng phải trở về chính quốc, nhưng các ngành nghề công nghệ thấp vẫn phải giữ lại ở Trung Quốc,” ông nói.

“Ngoài ra, các ngành công nghệ thấp có thể chuyển sang các nước khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam,” ông nói thêm nhưng cũng thừa nhận rằng những quốc gia này khó lòng thay thế sức sản xuất của Trung Quốc trong một sớm một chiều.

Nhìn về nước Mỹ

Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, ông Lộc cho rằng Mỹ cũng nên làm tương tự là chia ra từng kỹ nghệ chứ không nhất thiết phải rút toàn bộ các hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc.

“Các ngành công nghệ thấp chủ yếu là hàng giá rẻ mà đưa về Mỹ thì giá nhân công mắc mỏ, luật lệ môi trường khắt khe, phí vận chuyển đắt thì có giảm thuế cho họ cũng không đủ,” ông giải thích. “Do đó, có bảo họ về Mỹ thì họ cũng không về.”

“Phải mở đường cho họ rời khỏi Trung Quốc và đi sang quốc gia khác (thay vì về Mỹ),” ông đề xuất và cho rằng động lực để các công ty này dời sang các nước khác là ‘trong tương lai hàng hóa sẽ không bị đánh thuế khi nhập vào Mỹ’.

Còn về những ngành công nghệ trung hay cao thì Mỹ cần khuyến dụ về lại Mỹ nhưng phải có lộ trình giảm thuế trong ngắn hạn cũng như dài hạn, ông nói thêm. Song song đó, chính quyền Mỹ cũng cần áp đặt mức thuế nhập khẩu cao hơn đối với những hãng xưởng sản xuất ở Trung Quốc.

“Mỹ cũng sẽ phải cân nhắc: ngành nghề nào sản xuất ở Trung Quốc mà đại đa số tiêu thụ ở Trung Quốc thì giữ lại ở Trung Quốc, còn ngành nghề nào sản xuất ở Trung Quốc mà hai phần ba bán cho Mỹ và các nước khác thì nên di chuyển,” tiến sỹ Lộc góp ý.

Riêng đối với những ngành nghề mang tính chiến lược, ông Lộc cho biết: “Mỹ đã kêu gọi nhưng các công ty không về nhiều. Chính quyền nên đưa ra những luật lệ bắt buộc những kỹ nghệ về an ninh quốc phòng và thiết bị y tế, và thuốc men chính yếu cho sinh mạng của người dân phải về. Nếu không về thì bị phạt.”

Bên cạnh đó, Mỹ cũng nên ‘tài trợ giúp cho các công ty di chuyển’ như cách làm của Nhật và giảm thuế cho số tiền mà họ dự trữ trong quá trình kinh doanh ở Trung Quốc thì họ mới mang tiền về, ông nói.

Chuyên gia này nhận định rằng trong vòng năm năm tới, nếu Mỹ đưa được chỉ 1/3 số hãng xưởng của họ khỏi Trung Quốc thì ‘đã là thành công’.

https://www.voatiengviet.com/a/l%C3%A0m-sao-chuy%E1%BB%83n-chu%E1%BB%97i-cung-%E1%BB%A9ng-kh%E1%BB%8Fi-trung-qu%E1%BB%91c-/5432254.html

 

TT Trump: Mỹ sẽ xét lại

Hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân với Nga

Tổng Thống Donald Trump hôm thứ 21/5 nói rằng các hành vi vi phạm của Nga là nguyên nhân khiến Hoa Kỳ không thể ở lại một hiệp ước cho phép hơn 30 quốc gia thực hiện các chuyến bay quan sát trên lãnh thổ của nhau, tuy nhiên ông ra dấu hiệu cho thấy là Hoa Kỳ có thể xem xét lại quyết định rút lui khỏi hiệp ước này.

TT Trump ra thông báo giữa lúc Mỹ bắt đầu các cuộc đàm phán về vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân mới với Kremlin nhằm thay thế một hiệp ước vũ khí sắp hết hạn bằng một hiệp định ba bên hiện đại có khả năng thuyết phục Trung Quốc tham gia. Các quan chức chính quyền cấp cao cho biết việc TT Trump sẵn sàng rút ra khỏi Hiệp ước ‘Bầu trời mở’ _Open Skies, do Hoa Kỳ thực hiện là bằng chứng cho thấy giám sát và thực thi kiểm soát vũ khí sẽ quan trọng như thế nào trong các cuộc đàm phán mới.

Hiệp ước ‘Bầu trời Mở’ có hiệu lực năm 2002, cho phép các quốc gia thành viên thực hiện các chuyến bay giám sát ngắn, không vũ trang, trên lãnh thổ các nước thành viên khác để thu thập dữ liệu về các lực lượng và hoạt động quân sự.

Hiện 35 nước, trong đó có Nga, Mỹ và một số nước thành viên khác của Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đã ký tên vào hiệp ước. Kyrgyzstan đã ký nhưng chưa phê chuẩn. Năm ngoái, Washington đã rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân tầm trung với Moscow.

Chính quyền TT Trump đã thông báo cho các thành viên khác trong hiệp ước rằng Hoa Kỳ có kế hoạch rút ra trong sáu tháng – tức là sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ- vì Nga đang vi phạm hiệp ước.

Dự kiến thông báo của Hoa Kỳ cho biết đự định của Mỹ rút ra khỏi hiệp ước sẽ làm phật lòng một số dân biểu và nghị sĩ ở Quốc hội, cũng như các đồng minh châu Âu, vốn được hưởng lợi từ hình ảnh được thu thập bởi các chuyến bay của Open Skies do Hoa Kỳ thực hiện.

Phát ngôn viên của Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric nói chấm dứt các thỏa thuận như vậy mà không có bất cứ gì để thay thế có thể dẫn đến các hoạt động gây bất ổn, chẳng hạn như một cuộc chạy đua vũ trang mới có nguy cơ dẫn đến tính toán sai lầm.

Tại Moscow, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko chỉ trích quyết định của Hoa Kỳ.

“Lập trường của chúng tôi hoàn toàn rõ ràng và trước sau như một: Việc Mỹ rút ra khỏi hiệp ước này sẽ giáng thêm một đòn mạnh nữa vào hệ thống an ninh quân sự ở châu Âu vốn đã suy yếu vì các động thái trước đây của chính quyền Mỹ”, ông Grushko nói với Tass, hãng thông tấn nhà nước Nga.

Cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, Robert O’Brien, nói Tổng thống Trump khẳng định rõ rệt rằng Hoa Kỳ sẽ không tham gia bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào đã bị các bên khác vi phạm và không còn phục vụ các lợi ích của Mỹ. Ông lưu ý rằng chính các vi phạm của Nga đã khiến Tổng Thống Trump rút ra khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân năm 1987 với Nga hồi năm ngoái.

Hiệp ước quốc tế đó có chữ ký của Tổng thống Ronald Reagan và lãnh tụ Liên Xô Mikhail Gorbachev, cấm việc sản xuất, thử nghiệm và triển khai các tên lửa hành trình tầm trung trên đất liền và tên lửa đạn đạo với tầm phóng từ 500 đến 5.500 km (310 đến 3.410 dặm).

Hiệp ước START mới sẽ hết hạn vào tháng 2, ngay sau lễ nhậm chức của Tổng Thống Mỹ kế tiếp. Giờ nó là hiệp ước duy nhất còn lại hạn chế kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga. Nó áp đặt các giới hạn về số lượng đầu đạn hạt nhân và bệ phóng hạt nhân tầm xa của Mỹ và Nga. Nga đã đề nghị gia hạn hiệp ước, nhưng Tổng Thống Trump đang nuôi hy vọng đàm phán để đạt được thỏa thuận ba bên với Nga và Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-my-se-xet-lai-hiep-uoc-kiem-soat-vu-khi-hat-nhan-voi-nga/5432317.html

 

Hoa Kỳ thử nghiệm thành công vũ khí laser

Bình luậnVăn Thiện

Vào ngày 16/5, tàu Hải quân Hoa Kỳ đã bắn hạ một máy bay không người lái bằng “laser trạng thái rắn” trên Thái Bình Dương.

Hải quân Hoa Kỳ cho biết trong buổi diễn tập tuần trước, lần đầu tiên họ sử dụng laser trạng thái rắn lớp năng lượng cao. Tàu USS Portland (LPD-27), một tàu cập cảng vận tải đổ bộ lớp San Antonio, đã triển khai Trình diễn Công nghệ Hệ thống Vũ khí Laser Trưởng thành (LWSD) để tiêu diệt một máy bay không người lái (UAV).

Ông Karrey Sanders, Đại úy hải quân Hoa Kỳ và là sĩ quan chỉ huy tàu cho biết: “Bằng cách tiến hành các cuộc thử nghiệm tiêu diệt UAV và các máy bay nhỏ trên biển, chúng tôi sẽ có được thông tin có giá trị về khả năng của Trình diễn Hệ thống Vũ khí Laser Trạng thái Rắn trong việc chống lại các mối đe dọa tiềm tàng”.

Ông Sanders nói thêm: “Trình diễn Hệ thống Vũ khí Laser Trạng thái Rắn là một khả năng độc đáo mà tàu Portland có thể thử nghiệm và vận hành cho Hải quân, đồng thời mở đường cho các hệ thống vũ khí trong tương lai. Với khả năng tiên tiến mới này, chúng tôi đang xác định lại cách thức chiến tranh trên biển cho Hải quân”.

Theo Hải quân Hoa Kỳ, hệ thống vũ khí đang được phát triển do “số lượng mối đe dọa ngày càng tăng” bao gồm UAV, tàu nhỏ có vũ trang và hệ thống tình báo, giám sát và trinh sát đối thủ.

Vào năm 2017, Hải quân nước này cũng từng sử dụng các hệ thống vũ khí laser khác trên các tàu của mình, bao gồm Hệ thống Vũ khí Laser lớp 30 kW (LaWS) trên tàu USS Ponce. Vào thời điểm đó, Trung úy Cale Hughes, một sĩ quan hệ thống vũ khí laser, đã mô tả cách vũ khí này hoạt động.

Ông Hughes nói: “Nó phóng một lượng lớn photon vào một vật thể đang bay tới. Với loại vũ khí này, chúng ta không phải lo lắng về gió, không lo lắng về phạm vi, không lo lắng về bất cứ điều gì khác. Chúng ta có thể nhắm vào các mục tiêu với tốc độ ánh sáng”.

Hải quân hy vọng pháo laser có thể bảo vệ hạm đội khỏi máy bay không người lái và thậm chí cả các tên lửa tầm xa mà đang được các đối thủ như Trung Quốc chế tạo.

Về phần mình, Quân đội Hoa Kỳ cũng đang phát triển vũ khí laser của riêng mình, Laser Năng lượng cao có Khả năng Bảo vệ Hỏa lực Gián tiếp (IFPC-HEL), dự kiến sẽ bắn lên tới 300 kW và đánh chặn tên lửa, pháo và súng cối.

Vào năm 2015, Văn phòng Nghiên cứu Hải quân đã lần đầu tiên trao cho Northrup Grumman, công ty hàng không vũ trụ và công nghệ quốc phòng toàn cầu của Mỹ, một hợp đồng trị giá 53 triệu USD để phát triển loại LWSD 150 kW.

Giám đốc của dự án Guy Renard nói tại thời điểm đó: “Với giá của một gallon (gần 4 lít) nhiên liệu diesel mỗi lần bắn, chúng tôi sẽ cung cấp cho Hải quân một phương pháp phòng thủ có độ chính xác cao và chi phí thấp”.

Văn Thiện

Theo Businessinsider, CNN

https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/hoa-ky-thu-nghiem-thanh-cong-vu-khi-laser-39859.html

 

Hoa Kỳ thảo luận

việc tiến hành thử hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Chính quyền Trump đã thảo luận vào tuần trước về việc có nên tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên kể từ năm 1992 hay không, theo Washington Post, tờ đầu tiên đưa tin này hôm thứ Sáu 22/5.

Chủ đề này nổi lên tại một cuộc họp của các quan chức cấp cao đại diện cho các cơ quan an ninh quốc gia hàng đầu của Mỹ sau những cáo buộc từ chính quyền Trump rằng Nga và Trung Quốc đang tiến hành các vụ thử hạt nhân năng suất thấp, Washington Post cho biết.

Lầu Năm Góc: TQ ‘quấy rối’ và ‘thách thức’ Mỹ trên Biển Đông trong đại dịch

TQ muốn đột phá về tổng hợp hạt nhân

Nga, Trung Quốc đề xuất dỡ bỏ trừng phạt với Bắc Hàn

Cuộc họp, tuy nhiên, đã không kết thúc với bất kỳ thỏa thuận nào để tiến hành thử hạt nhân.

Một quyết định cuối cùng đã được đưa ra để thực hiện các biện pháp khác nhằm đối phó với các mối đe dọa do Nga và Trung Quốc đặt ra và tránh nối lại các vụ thử nghiệm, bài báo của Washington Post cho biết thêm.

Theo Reuters, không thể liên lạc ngay với các quan chức Hoa Kỳ để yêu cầu bình luận về vấn đề này.

Tờ The Guardian hôm 23/5 cũng đưa tin giới chức Mỹ đang “cân nhắc thử hạt nhân trở lại sau 28 năm gián đoạn”.

Các cuộc thảo luận được tổ chức trong tháng này như một cách để gây sức ép buộc Nga và Trung Quốc đồng ý thỏa thuận kiểm soát vũ khí, các quan chức nói với The Guardian.

Họ nói rằng cuộc thảo luận đã diễn ra tại một cuộc họp của các quan chức an ninh quốc gia cấp cao tại Nhà Trắng vào ngày 15/5, nhưng đề xuất này hiện thời đã bị hoãn lại.

“Vẫn còn một số chuyên gia trong phòng họp nói với họ đây là một ý tưởng tồi tệ, cảm ơn Chúa,” trợ lý của một nghị sỹ cho hay.

Các cuộc thảo luận diễn ra vào thời điểm hiệp ước kiểm soát vũ khí có nguy cơ bị bãi bỏ hoàn toàn. Chính quyền Trump đã rút khỏi ba thỏa thuận kiểm soát vũ khí, mới nhất trong tuần này với thông báo rằng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, vốn cho phép Nga và các quốc gia phương Tây tiến hành các chuyến bay giám sát ngắn, không vũ trang, trên toàn bộ lãnh thổ nước thành viên khác để thu thập dữ liệu về các lực lượng và hoạt động quân sự.

Hiệp ước kiểm soát vũ khí lớn cuối cùng còn lại là hiệp định Khởi đầu mới năm 2010, hạn chế các đầu đạn chiến lược được Mỹ và Nga triển khai. Nó sẽ hết hạn vào tháng Hai năm sau nhưng chính quyền Trump tuyên bố họ không muốn gia hạn mà không đưa Trung Quốc vào các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí. Bắc Kinh đã từ chối, với lý do kho dự trữ của họ rất nhỏ so với kho vũ khí của Mỹ và Nga (ước tính chỉ hơn một phần hai mươi kích thước).

Động cơ rõ ràng đằng sau đề xuất nối lại thử nghiệm hạt nhân của Hoa Kỳ là gây thêm áp lực cho Trung Quốc.

“Họ đã thảo luận về thử nghiệm ngầm trong bối cảnh cố gắng đưa Trung Quốc lên bàn đàm phán về thỏa thuận ba bên,” một cựu quan chức cho biết. “Trong số các chuyên gia trong chính quyền, ý tưởng đã bị loại bỏ này vừa không thể thực hiện được vừa ngu ngốc. NNSA [Cơ quan an ninh hạt nhân Mỹ] chắc chắn không tham gia vào việc thảo luận này. Và có vẻ như Bộ Ngoại giao Mỹ cũng không tham gia.”

Hoa Kỳ và bốn cường quốc vũ khí hạt nhân được công nhận chính thức khác đã ký Hiệp ước cấm thử nghiệm hạt nhân toàn diện (CTBT) năm 1996, nhưng Thượng viện đã bỏ phiếu không phê chuẩn hiệp ước, khiến Hiệp ước này chưa có đủ sự phê chuẩn để có hiệu lực.

Hoa Kỳ đã quan sát một lệnh cấm thử nghiệm từ năm 1992, phù hợp với chính sách hạt nhân của các cường quốc hạt nhân khác. Phá vỡ lệnh cấm đó có thể làm thất bại CTBT, và cho thấy sự bất ổn tại một thời điểm đang có những lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới, theo The Guardian.

https://www.bbc.com/vietnamese/52781024

 

Hoa Kỳ cam kết mua

300 triệu liều Vaccine tiềm năng cho COVID-19

của hãng dược Astrazeneca

Hoa kỳ đã cam kết chi 1.2 tỷ Mỹ kim để mua 300 triệu liều vaccine thử nghiệm cho COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca, khi các cường quốc thế giới đang cố gắng đưa nền kinh tế của họ hoạt động trở lại.

Mặc dù chưa được chứng minh là có hiệu quả chống lại coronavirus, vaccine được các nhà lãnh đạo thế giới xem là cách duy nhất để tái khởi động lại nền kinh tế đang bị đình trệ của họ, và thậm chí để có được lợi thế so với các đối thủ trên toàn cầu.

Sau khi tổng thống Trump yêu cầu cần có vaccine, Bộ Y tế và Xã hội Hoa Kỳ (HHS) đã đồng ý cung cấp tới 1.2 tỷ Mỹ kim để thúc đẩy hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh Quốc chế biến vaccine và bảo đảm cung cấp 300 triệu liều cho Hoa Kỳ.

Vaccine, trước đây gọi là ChAdOx1 nCoV-19 và bây giờ là AZD1222, được nghiên cứu bởi đại học Oxford và được cấp phép chuyến giao nghiên cứu cho hãng AstraZeneca. Hiện vẫn chưa chắc chắn khả năng tạo miễn dịch với coronavirus của vaccine, vì vậy chưa rõ mục đích sử dụng chúng.

Thỏa thuận của Hoa Kỳ cho phép thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối, hoặc Giai đoạn 3, vaccine cho 30,000 người ở Hoa Kỳ. AstraZeneca có trụ sở tại Cambridge, Anh Quốc cho biết họ đã ký kết các thỏa thuận cung cấp ít nhất 400 triệu liều vaccine và bảo đảm khả năng sản xuất đến 1 tỷ liều, lô hàng đầu tiên sẽ bắt đầu được giao vào tháng 09/2020.

Đến nay, AstraZeneca đã đồng ý cung cấp 100 triệu liều vaccine cho người dân ở Anh Quốc, với 30 triệu sẵn có sớm nhất là tháng 09/2020. Các bộ trưởng đã hứa với Anh Quốc sẽ là nơi đầu tiên được tiếp nhận vaccine. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-cam-ket-mua-300-trieu-lieu-vaccine-tiem-nang-cho-covid-19-cua-hang-duoc-astrazeneca/

 

Tranh cãi về việc dùng thuốc sốt rét trị Covid

Tranh cãi về việc dùng thuốc sốt rét trị bệnh Covid-19 được ‘hâm nóng’ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/5 tiết lộ ông đang dùng thuốc hydroxychloroquine (HCQ) để tự vệ trước virus corona và đã tham vấn với bác sỹ riêng.

Kể từ đầu mùa dịch Covid-19, Tổng thống Trump đã nhiều lần đề cao công dụng của loại thuốc sốt rét này trong điều trị Covid-19 cho dù giới chuyên môn còn nghi ngờ về công dụng hoàn toàn của thuốc và cảnh báo về tác dụng phụ.

Thuốc bán ra ‘tăng vọt’

Doanh số của thuốc HCQ đã ‘tăng gấp đôi’ trong vòng một năm, từ tháng Ba năm 2019 đến tháng Ba năm nay và đã đạt trên 50 triệu đô la, theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường IQVIA được CNN dẫn lại.

Theo đó thì các nhà thuốc bán lẻ ở Mỹ đã bán loại thuốc này cho 830.000 toa thuốc bác sỹ kê trong tháng Ba năm nay, tăng lên so với gần 460.000 đơn thuốc trong cùng kỳ năm ngoái.

Đó là trước khi Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ FDA đưa ra cảnh báo là không nên sử dụng loại thuốc này cho các bệnh nhân Covid-19 trừ khi được sử dụng trong các bệnh viện cho các bệnh nhân nặng.

Mãi lực tăng vọt khiến cộng đồng y khoa lo ngại về sự thiếu hụt thuốc hydroxychloroquine cho các bệnh nhân cần được chữa trị các căn bệnh nghiêm trọng khác không phải Covid-19.

Trao đổi với VOA, bà Cristina Cao, một dược sỹ gốc Việt có thâm niên trong ngành dược 15 năm, từng làm trưởng khoa Dược ở các bệnh viện và hiện đang làm việc tại Bệnh viện Tim Bakersfield, thành phố Bakersfield, bang California, nói rằng bản thân bà không xem lời tuyên bố của ông Trump là ‘lời khuyên mọi người nên làm theo’.

“Ông Trump đã có nói lời nào khuyên mọi người làm theo ông ấy đâu?” bà lập luận. “Chúng ta toàn là người lớn. Chúng ta phải tự mình quyết định cho mình chứ.”

Ngay cả những người nếu vì tin tưởng ông Trump mà ra nhà thuốc tìm mua thuốc HCQ cũng không mua được vì ‘phải có đơn thuốc của bác sỹ’, bà nói.

“Khi quyết định cho bệnh nhân sử dụng loại thuốc này thì dĩ nhiên các bác sỹ phải xem xét có nguy cơ hay không, có những căn bệnh khác ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân không,” dược sỹ Cristina tiếp lời.

Ông Trump tuyên bố tại Toà Bạch Ốc hôm 18/5 rằng ông ‘đã nghe rất nhiều điều hay về HCQ và nếu như nó không có tác dụng, tôi sẽ nói với quý vị rằng tôi sẽ không bị thương tổn gì’.

Dù đã ban hành lệnh cho phép dùng khẩn cấp một cách thích hợp thuốc chống sốt rét đối với những bệnh nhân Covid nhập viện, nhưng FDA kêu gọi cẩn trọng trong việc dùng thuốc này để điều trị Covid bên ngoài bệnh viện hoặc bên ngoài thử nghiệm lâm sàng vì nguy cơ gây rối loạn nhịp tim.

FDA cảnh báo người dân không nên mua thuốc này từ các nhà thuốc nếu chưa được bác sĩ kê toa và cho biết họ đã được báo cáo về ‘những tác động nghịch nghiêm trọng đến tim và thậm chí là tử vong’ ở những bệnh nhân Covid được chữa trị bằng HCQ.

Một cuộc nghiên cứu với các bệnh nhân vốn là cựu chiến binh ở Mỹ cho thấy những ai dùng thuốc này có tỷ lệ tử vong là 27,8% so với 11,4% ở nhóm bệnh nhân còn lại. Tổng thống Trump đã gọi nghiên cứu này là ‘giả dối’ (phony) và do ‘những người chắc chắn không phải là bạn của chính quyền thực hiện’. Ông cho rằng nghiên cứu này tiến hành trên những bệnh nhân ‘đã quá già’ và ‘sắp chết’.

Mới đây nhất, cuộc nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa The Lancet hôm 22/5, phân tích dữ liệu từ 671 bệnh viện và quan sát hơn 96.000 người nhập viện vì Covid-19, cho thấy những ai được chữa trị bằng hydroxychloroquine hay thuốc chloroquine tương tự có nguy cơ tử vong cao hơn khi so sánh với những người không dùng thuốc này.

Các tác giả cuộc nghiên cứu nói họ không thể xác nhận rằng việc uống thuốc này có đưa tới kết quả nào có lợi nơi bệnh nhân Covid-19 hay không và khuyến cáo không nên dùng thuốc vừa kể để trị Covid bên ngoài các cuộc thử nghiệm lâm sàng cho tới khi có được kết quả thử nghiệm lâm sàng để xác nhận tính an toàn và hiệu nghiệm của thuốc đối với bệnh nhân Covid-19.

https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-trump-kh%C3%B4ng-h%E1%BB%81-khuy%C3%AAn-d%C3%B9ng-thu%E1%BB%91c-s%E1%BB%91t-r%C3%A9t-cho-covid-19/5432286.html

 

Dùng kháng thể bệnh nhân đã lành

để trị COVID cho kết quả khả quan

Các nhà khoa học Trung Quốc loan báo một loại thuốc mới cho thấy có nhiều kết quả đầy hứa hẹn trong việc chữa trị và phòng ngừa COVID-19, có thể chấm dứt dịch bệnh hữu hiệu trước khi có vaccine.

Các nhà khoa học Mỹ nói cách chữa trị của Trung Quốc “có tiềm năng,” nhưng có thể mất một thời gian dài trước khi xác định được đây có phải là một giải pháp thực tế hay không.

Hôm 19/5, các nhà khoa học tại Trường đại học Bắc Kinh cho báo giới biết họ thu thập kháng thể của 60 người đã lành COVID-19 và sau đó xác định xem loại kháng thể cụ thể nào hiệu nghiệm nhất trong việc giết chết virus corona trong những cuộc thử nghiệm trên động vật.

Các nhà khoa học này nói tiến trình của họ có thể không chỉ rút ngắn thời gian bình phục của các bệnh nhân COVID-19 nhưng còn có thể cung cấp miễn nhiễm ngắn hạn đối với virus.

Nhóm nghiên cứu Trường đại học Bắc Kinh tuyên bố đã phát triển được cách chữa trị mà họ tin là có sức mạnh ngăn chặn đại dịch COVID-19.

“Việc này tương tự như trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ nhận được kháng thể của mẹ từ sữa mẹ. Kháng thể của bà mẹ giúp bảo vệ con khỏi bị nhiễm trùng,” bác sĩ Laura H. Kahn, một học giả trong Chương trình về Khoa học và An ninh Toàn cầu của Trường đại học Princeton, nói. “Những kháng thể COVID-19 này trên lý thuyết có thể giúp trung lập hóa virus và giúp ngừa bệnh, tùy thuộc vào thời gian kháng thể tồn tại trong cơ thể bao lâu.”

Bác sĩ Zong-Mei Sheng, một chuyên gia về vaccine thuộc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, giải thích là cách chữa trị hoạt động tương tự như huyết tương của những bệnh nhân bình phục.

“Tôi sẽ không gọi đây là thuốc. Đây là một kháng thể, như hiện nay, một bệnh viện dùng huyết tương của bệnh nhân hồi phục từ COVID chứa các kháng thể trung lập hóa.”

Bác sĩ Sheng nói với VOA là kháng thể trung lập hóa của SARS-CoV-2 có thể bảo vệ chống lại virus corona nên có thể được dùng để chữa trị lẫn phòng ngừa.

Cách chữa trị của Trung Quốc cũng có thể giải quyết một trong những vấn đề chính trong việc sử dụng huyết tương được bệnh nhân bình phục hiến tặng: số lượng hiện cần để chống đại dịch.

Bác sĩ Sheng nói “vì ở bệnh nhân, huyết tương không thể được sản xuất với số lượng lớn, đó là lý do tại sao cuộc nghiên cứu của Trung Quốc cố sử dụng tế bào B để làm ra nhiều hơn. Đây là ý tưởng tốt, nhưng là một tiến trình lâu dài, và tôi không biết liệu có thể là một giải pháp thực tế hay không,” bà nói.

Tiến trình của Trung Quốc lấy kháng thể của 60 bệnh nhân, cho chạy qua các máy vi tính tinh vi vốn xâu chuỗi các kháng thể khác nhau và xác định có bao nhiêu loại cả thảy nơi bệnh nhân. Bác sĩ sau đó lấy những kháng thể này và chữa cho chuột bị lây nhiễm.

Khoa học gia trưởng trong cuộc nghiên cứu, ông Sunney Xie, Trường đại học Bắc Kinh, nói với thông tấn xã Pháp AFP rằng phương thuốc này thành công trong thí nghiệm trên động vật.

Vì cuộc nghiên cứu chỉ hoàn tất thử nghiệm lâm sàng trên những động vật nhỏ, câu hỏi chưa được trả lời là còn bao lâu nữa thuốc này trở thành một loại thuốc hiệu nghiệm đặc biệt đối với COVID-19.

Bác sĩ Kahn nói với VOA rằng “Cần phải qua các giai đoạn 1, 2, 3 nghiên cứu lâm sàng để đánh giá hiệu quả và an toàn trước khi chấp thuận cho sử dụng rộng rãi.

“Những cuộc nghiên cứu này cần có thời gian. Tôi không thể cho các bạn một khung thời gian chính xác,” bác sĩ Kahn nói.

(Nguồn BTV Forest Cong)

https://www.voatiengviet.com/a/d%C3%B9ng-kh%C3%A1ng-th%E1%BB%83-b%E1%BB%87nh-nh%C3%A2n-%C4%91%C3%A3-l%C3%A0nh-%C4%91%E1%BB%83-tr%E1%BB%8B-covid-cho-k%E1%BA%BFt-qu%E1%BA%A3-kh%E1%BA%A3-quan/5432270.html

 

Điểm tin COVID

Bộ Y tế Ấn Độ ngày 22/5 báo cáo ghi nhận số ca COVID tăng cao kỷ lục trong 24 giờ qua: 6.088 người bị nhiễm. Số tử vong trong cùng thời gian là 148 trường hợp, tính từ sáng 21/5 đến 22/5. Đất nước đông dân này có hơn một trăm ngàn ca nhiễm virus corona.

Tại Anh, trong cuộc chiến ngăn chặn virus corona lây lan, bất cứ ai bay vào nước này kể cả công dân Anh đều phải tự cách ly trong 14 ngày. Du khách quốc tế sẽ phải cung cấp địa chỉ và sẽ bị kiểm tra nơi ở và bị phạt nếu họ vi phạm cách ly, Bộ trưởng phụ trách Bắc Ireland trong chính phủ Anh, Brandon Lewis, nói với Sky News hôm 22/5. Thủ tục mới sẽ bắt đầu vào tháng tới.

Hơn 5 triệu ca COVID-19 và trên 333.000 người chết trên toàn thế giới, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins.

Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu về số ca nhiễm và tử vong. Mỹ có hơn 1,5 triệu người nhiễm virus corona và gần 95.000 người chết.

Nga đứng hàng thứ hai, với hơn 317.000 ca nhiễm virus.

Brazil đứng hàng thứ ba với hơn 310.000 ca.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh treo cờ rũ tại tất cả tòa nhà liên bang và đài tưởng niệm trong 3 ngày để tưởng nhớ những người chết vì virus corona.

Ông loan báo vào cuối ngày 21/5 trên Twitter, đồng thời nói việc treo cờ rũ từ ngày 25/5 trong lúc nước Mỹ tưởng niệm Ngày Chiến sĩ Trận vong còn để vinh danh các quân nhân nam-nữ đã hy sinh vì Tổ quốc.

Cũng trong ngày 21/5, Tổng thống loan báo chính phủ Mỹ đã thỏa thuận với công ty dược Anh AstraZeneca sản xuất 400 triệu liều vaccine tiềm năng chống virus corona.

AstraZeneca nói đã nhận được hơn 1 tỉ đô la từ các nhà nghiên cứu liên bang. “Chúng ta tiến xa hơn mọi người nghĩ,” ông Trump nói với các phóng viên.

Ngoài ra, chính phủ Mỹ còn có các thỏa thuận khác với công ty Johnson & Johnson, Moderna và công ty Pháp Sanofi để chế tạo vaccine.

Một số chỉ trích nói rằng họ e là những nước giàu như Mỹ sẽ thâu tóm thị trường vaccine vì số tiền đầu tư khổng lồ của họ.

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91i%E1%BB%83m-tin-covid/5432293.html

 

Mỹ thử nghiệm đại trà vac-xin ngừa Covid-19

Thanh Phương

Theo hãng tin Reuters, Hoa Kỳ hiện tiến hành một chương trình thử nghiệm đại trà nhiều loại vac-xin ngừa Covid-19, với sự tham gia của hơn 100.000 người tình nguyện. Các nhà nghiên cứu trong chương trình này cho biết mục tiêu là đẩy nhanh nghiên cứu để từ đây đến cuối năm có một vac-xin bảo đảm an toàn và công hiệu ngừa virus corona chủng mới.

Vac-xin do viện bào chế Moderna của Mỹ phát triển cùng với Viện Y tế Quốc gia ( NIH) sẽ là vac-xin đầu tiên được thử nghiệm trong khuôn khổ chương trình này kể từ tháng 7, theo lời giám đốc NIH, tiến sĩ Francis Collins, nói với Reuters. Ngay sau đó sẽ đến lượt vac-xin do đại học Oxford của Anh Quốc đang phát triển cùng với tập đoàn dược phẩm AstraZenaca.

Các vac-xin của các tập đoàn J&J, Sanofi và Merck có thể cũng sẽ được thử nghiệm vào mùa hè một khi hoàn tất các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1. Các vac-xin khác có thể sẽ được thêm vào chương trình thử nghiệm.

Theo dự báo của tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện quốc gia các bệnh dị ứng và bệnh truyền nhiễm, trực thuộc NIH, nếu mọi chuyện diễn ra tốt đẹp, chúng ta có thể có một vac-xin ngừa Covid-19 từ đây đến tháng 12 hoặc tháng 1/2021.

Về tình hình dịch bệnh tại Hoa Kỳ, theo số liệu do đại học Johns Hopkins công bố hôm qua, trong vòng 24 giờ đã có thêm 1.260 người chết vì virus corona, nâng tổng số ca tử vong lên 95.921 người trên 1,6 triệu ca nhiễm được ghi nhận cho tới nay.

Mặc dù số ca tử vong vẫn còn cao, 50 bang của Hoa Kỳ đã bắt đầu dỡ bỏ dần dần lệnh phong tỏa, nhưng vẫn duy trì các hạn chế đối với những cuộc tập hợp để ngăn chận sự lây lan của virus. Trong cuộc họp báo hôm qua tại Nhà Trắng, tổng thống Donald Trump đã kêu gọi thống đốc các bang cho mở cửa trở lại ngay lập tức các nhà thờ và những nơi thờ phượng tại Mỹ. Tổng thống Trump dọa là nếu các thống đốc không làm như vậy, ông sẽ vượt qua quyền của họ, nhưng không nói rõ là bằng cách nào. Tại Hoa Kỳ, việc mở cửa trở lại các nhà thờ là thuộc thẩm quyền của mỗi bang.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200523-m%E1%BB%B9-th%E1%BB%AD-nghi%E1%BB%87m-%C4%91%E1%BA%A1i-tr%C3%A0-vac-xin-ng%E1%BB%ABa-covid-19

 

Tổng Thống Trump ra lệnh treo cờ rũ để tưởng niệm

gần 100,000 người Mỹ chết vì COVID-19

Tin Washington DC – Theo Tổng Thống Trump thông báo vào tối thứ năm, 21 tháng 5, các tòa nhà chính phủ, căn cứ quân sự, và các tòa đại sứ Hoa Kỳ trên khắp thế giới, sẽ treo cờ rũ trong suốt dịp cuối tuần và lễ Memorial Day (chiến sĩ trận vong), để tưởng niệm gần 100,000 người Mỹ đã chết vì Covid-19. Quyết định này được đưa ra theo đề nghị của các lãnh đạo Dân Chủ tại Quốc Hội.

Theo lời Tổng Thống Trump, cờ Mỹ sẽ được hạ thấp từ thứ Sáu cho đến khi mặt trời lặn vào ngày Chủ Nhật. Sau đó, lá cờ sẽ được hạ thấp một lần nữa vào thứ Hai để vinh danh các binh sĩ đã qua đời khi đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ.

Cờ Mỹ thường được treo rũ, tức treo ở phân nửa độ cao thường lệ, mỗi khi quốc gia tưởng niệm một nhân vật, một sự kiện, hoặc sau khi trải qua một thảm kịch toàn quốc.

Tính đến thứ Sáu, đại dịch Covid-19 đã giết chết hơn 95,000 người Mỹ và gây xáo trộn cuộc sống của hàng triệu người. Trong thông báo về việc treo cờ rũ, Tổng Thống Trump viết, nước Mỹ hết sức đau buồn trước mỗi sinh mạng mất đi vì đại dịch, và người dân Hoa Kỳ sẽ cùng nhau chống lại kẻ thù vô hình này.

Trước đó, Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi và Lãnh đạo thiểu số Thượng Viện Chuck Schumer đã gởi thư đề nghị tổng thống ra lệnh treo cờ rũ, để đánh dấu ngày Hoa Kỳ chứng kiến cột mốc 100,000 người tử vong vì coronavirus. Vào đầu tháng này, các thống đốc tại các tiểu bang bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh cũng ra lệnh treo cờ rũ tại các tòa nhà chính phủ, bao gồm New York, Massachusetts, và Colorado. (BBT)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-ra-lenh-treo-co-ru-de-tuong-niem-gan-100000-nguoi-my-chet-vi-covid-19/

 

Thượng Viện Hoa Kỳ phê chuẫn Dân biểu John Ratcliffe

trở thành Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia

Vào hôm thứ Năm (21 tháng 05), Thượng viện Hoa Kỳ vừa phê chuẫn dân biểu John Ratcliffe trở thành giám đốc tình báo quốc gia (DNI), bất chấp sự phản đối của đảng Dân chủ vì lo rằng ông sẽ chính trị hóa công việc của cộng đồng tình báo dưới quyền tổng thống Trump.

Mọi thành viên Dân chủ trong Thượng viện đã bỏ phiếu phản đối ông Ratcliffe, nhưng kết quả bỏ phiếu là 49-44 với đa số thuộc về đảng Cộng hòa. Dân biểu Ratcliffe trở thành giám đốc cơ quan DNI đầu tiên được hai đảng bỏ phiếu kể từ khi vị trí này được thành hình vào năm 2005.

Ông Ratcliffe sẽ đảm nhận chức vụ giữa thời điểm hỗn loạn. Hoa Kỳ đang phải đối mặt với các mối đe dọa từ Iran và Bắc Hàn, với các chiến dịch lan truyền thông tin thất thiệt của Nga để can thiệp vào các cuộc bầu cử, và căng thẳng gia tăng với Trung Cộng về cạnh tranh và về sự lây lan của coronavirus. Đồng thời, tổng thống Trump đã bày tỏ sự ngờ vực đối với các cơ quan tình báo và đã loại hoặc sa thải nhiều viên chức.

Ông Ratcliffe sẽ thay thế quyền giám đốc hiện tại Richard Grenell, người đã thực hiện một số thay đổi nhân sự. Ông Grenell là đại sứ Hoa Kỳ tại Đức và có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực tình báo, được coi là người trung thành với tổng thống Trump. Hiếm khi đảng Dân chủ cho phép bỏ phiếu nhanh chóng như việc đề cử ông Ratcliffe lần này, bỏ qua các thủ tục chậm chạp thông thường bất chấp hoài nghi của họ, vì đảng Dân Chủ vẫn thích ông Ratcliffe tiếp quản công việc này hơn là ông Grenell.

Trong buổi tuyên thệ, ông Ratcliffe khẳng định rằng ông sẽ là một nhà lãnh đạo độc lập, nhưng vẫn đối mặt với nhiều hoài nghi. (BBT)

https://www.sbtn.tv/thuong-vien-hoa-ky-phe-chuan-dan-bieu-john-ratcliffe-tro-thanh-giam-doc-tinh-bao-quoc-gia/

 

Covid-19: Nam Mỹ thành tâm dịch mới,

Brazil thứ 2 thế giới về số ca nhiễm

Anh Vũ

Đại dịch virus corona tiếp tục đà lây lan mạnh tại Nam Mỹ, khu vực giờ đã trở thành tâm dịch mới, theo đánh giá của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Với hơn 300 nghìn ca covid-19, Brazil hiện đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ về số ca nhiễm.

Hôm qua, 22/05/2020, ông Michael Ryan, phụ trách tình trạng khẩn cấp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, nhận định: “ Chúng tôi thấy số ca nhiễm đang tăng nhanh tại nhiều nước Nam Mỹ, nhưng rõ ràng bị nặng nhất giai đoạn này là Brazil”.

Theo số liệu của bộ Y Tế Brazil, hôm qua, 22/05/2020, trong vòng 24 giờ, nước này ghi nhận hơn 1000 người chết vì Covid-19. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp Brazil có số ca tử vong trên một nghìn người mỗi ngày, nâng tổng số thiệt mạng vì Covid-19 từ đầu dịch lên trên 21 nghìn người. Cũng trong vòng 24 giờ qua, số ca nhiễm mới tăng thêm gần 21 nghìn người. Đến giờ, quốc gia lớn nhất Nam Mỹ này ghi nhận tổng số 330.809 ca nhiễm virus. Đa số các nạn nhân của Covid-19 hiện tập trung ở vùng Sao Paolo, tuy nhiên các giới chức y tế lo ngại dịch đang lan sang các vùng xa xôi hẻo lánh, đặc biệt là vùng Amazon, nơi thổ dân da đỏ sinh sống, hầu như không có hệ thống chăm sóc y tế.

Peru kéo dài lệnh phong tỏa

Sau Brazil là Peru, đất nước có gần 32 triệu dân với hạ tầng cơ sở y tế nghèo nàn đang chật vật chống đỡ với làn sóng lây lan của virus corona. Mặc dù đã chính quyền đã phong tỏa cả nước từ hôm 16/03, Peru đã ghi nhận hơn 110 nghìn ca nhiễm và trên 3.100 ca tử vong. Hôm qua, tổng thống Peru Martin Vizcarra đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa đến 30/06.

Theo các số liệu chắc chắn không thể đầy đủ, đại dịch Covid-19 từ khi bùng lên ở Trung Quốc tháng 12 năm ngoái, đến nay đã lây nhiễm đến 5,1 triệu người và làm 335.538 người chết trên thế giới, theo thống kê của AFP.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200523-covid-19-nam-m%E1%BB%B9-th%C3%A0nh-t%C3%A2m-d%E1%BB%8Bch-m%E1%BB%9Bi-brazil-th%E1%BB%A9-2-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%81-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m

 

Phương Tây yêu cầu Trung Quốc tôn trọng

quyền tự chủ của Hồng Kông

Thu Hằng

Dự luật về an ninh quốc gia đã được trình trước Quốc Hội Trung Quốc ngày 22/05/2020 nhằm chống các hành vi « phản bội, ly khai, phản loạn và lật đổ » và « can thiệp của nước ngoài ». Ngay lập tức, văn bản trên đã bị các nhà đấu tranh đòi dân chủ ở Hồng Kông lên án mạnh mẽ. Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và nhiều nước phương Tây đồng loạt lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh « tôn trọng quyền tự chủ của Hồng Kông ».

Thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình phản ứng của Washington :

“Luật an ninh mà Trung Quốc muốn áp đặt để lách quy trình lập pháp của Hồng Kông có thể sẽ là một đòn chí mạng cho quyền tự chủ mà Bắc Kinh hứa với Hồng Kông”. Ngoại trưởng Mỹ nhận định như trên trong một bản thông cáo, đồng thời yêu cầu Trung Quốc xem xét lại dự luật mà ông đánh giá là « tai hại ».

Tổng thống Mỹ thì ít dông dài hơn và chỉ tuyên bố : « Nếu luật này được áp dụng, chúng tôi sẽ hành động cứng rắn ». Ông Donald Trump chưa bao giờ tỏ ra bận tâm thực sự về tình hình nhân quyền. Ông từng giữ im lặng rất lâu trước các cuộc trấn áp người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông vào mùa hè năm ngoái. Dù nguyên thủ quốc gia Mỹ cáo buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về đại dịch vượt ngoài tầm kiểm soát, thì ông vẫn cố giữ quan hệ tốt với đồng nhiệm Trung Quốc, thường được ông coi là một người bạn.

Ngược lại, Quốc Hội Mỹ lại rất nhạy cảm về vấn đề nhân quyền. Ngay thứ Năm 21/05, các thượng nghị sĩ Dân Chủ và Cộng Hòa đã dọa bỏ phiếu các biện pháp trừng phạt Bắc Kinh nếu dự luật về an ninh quốc gia được áp dụng ».

Phương Tây phản đối, Hồng Kông biểu tình

Ngay ngày 22/05, trong một thông cáo được cả 27 nước thành viên thông qua, Liên Hiệp Châu Âu đã yêu cầu Trung Quốc « tôn trọng quyền tự chủ của Hồng Kông » theo quy chế « một quốc gia, hai chế độ » và cho biết tiếp tục « theo dõi sát sao diễn tiến tình hình ».

Trong khi đó, Anh Quốc, Úc và Canada, thông qua tuyên bố chung của ngoại trưởng ba nước, đã bày tỏ « quan ngại sâu sắc », đồng thời nhắc lại rằng tuyên bố chung « mang tính ràng buộc pháp lý, được Trung Quốc và Anh Quốc ký » có đề cập đến « các quyền và quyền tự do, trong đó có nhân quyền tự do báo chí, hội họp và nhiều quyền khác được quy định trong luật pháp của Hồng Kông ».

Bất bình về dự luật an ninh của chính quyền trung ương, trong khi lãnh đạo đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố sẵn sàng « hợp tác hoàn toàn » với Bắc Kinh, người dân Hồng Kông ủng hộ dân chủ quyết tâm xuống đường phản đối vào Chủ Nhật 24/05.

Ông Jimmy Sham, lãnh đạo hội Mặt trận dân sự về nhân quyền, một trong những người kêu gọi biểu tình, so sánh dự luật an ninh của Bắc Kinh là « vũ khí nguyên tử lớn nhất chưa từng được đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để phá hủy Hồng Kông ». Còn Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), gương mặt hàng đầu của phong trào sinh viên, lên án Trung Quốc trên mạng Twitter : « Bắc Kinh đang cố bịt miệng bằng vũ lực và sợ hãi những tiếng nói của người dân Hồng Kông chỉ trích họ».

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200523-ph%C6%B0%C6%A1ng-t%C3%A2y-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-trung-qu%E1%BB%91c-t%C3%B4n-tr%E1%BB%8Dng-quy%E1%BB%81n-t%E1%BB%B1-ch%E1%BB%A7-c%E1%BB%A7a-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng

 

Châu Âu muốn duy trì hiệp ước « Bầu trời mở »

Anh Vũ

Sau khi Mỹ thông báo đơn phương rút khỏi hiệp ước “Bầu trời mở” ký năm 1992, hôm qua, 22/05/2020,các thành viên NATO đã họp khẩn cấp tại Bruxelles. Cho dù không thể ngăn cản được quyết định của Mỹ, các thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương muốn tỏ rõ quan điểm phải duy trì hiệp ước giải trừ vũ khí. Nhiều nước châu Âu đã kêu gọi Washington xét lại quyết định

Thông tín viên Pierre Benazet từ Bruxelles tường trình:

“Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã ra một thông cáo dài trong đó nhấn mạnh thực sự Nga đã tự tách mình ra khỏi các nghĩa vụ của hiệp ước «  Bầu trời mở » với việc áp đặt các hạn chế bay trên vùng trời biên giới của họ với Gruzia hay vùng Kaliningrad.

Tất cả các đồng minh đều nhất trí về điểm này. Nhưng một phần quan trọng nhất của thông cáo nói lên tâm trạng của các thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, cho biết các đồng minh sẽ tiếp tục ủng hộ, tôn trọng và thúc đẩy giải trừ vũ khí, kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí. NATO nhấn mạnh là quyết định của Mỹ chỉ có giá trị trong 6 tháng.

Mười một nước châu Âu đã chính thức kêu gọi Mỹ xét lại quyết định, trong số đó có Pháp, Đức, Ý và  cả Anh và Ba Lan. Đó là những nước vẫn mong muốn có sự bảo đảm an ninh của Mỹ với khối NATO.

Một số nước chỉ trích việc rút khỏi hiệp ước « Bầu trời mở » là một quyết định mang tính ý thức hệ của ông Donald Trump, sẽ làm khó khăn thêm cho việc thiết lập trật tự thế giới trên cơ sở quan hệ đa phương.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200523-ch%C3%A2u-%C3%A2u-mu%E1%BB%91n-duy-tr%C3%AC-hi%E1%BB%87p-%C6%B0%E1%BB%9Bc-b%E1%BA%A7u-tr%E1%BB%9Di-m%E1%BB%9F

 

Cựu thống đốc Anh nói

Trung Quốc đã phản bội Hong Kong

Trung Quốc đã phản bội người dân Hong Kong vì vậy phương Tây nên thôi nhún nhường Bắc Kinh, theo lời Chris Patten, thống đốc cuối cùng của thuộc địa cũ của Anh.

Bắc Kinh sắp sửa áp đặt luật an ninh quốc gia mới lên Hong Kong sau một chiến dịch biểu tình đòi dân chủ kéo dài vào năm ngoái tại thành phố này, vốn được hưởng nhiều quyền tự do không được cho phép ở Trung Quốc đại lục.

“Người dân Hong Kong đã bị Trung Quốc phản bội,” ông Patten được báo The Times của Anh dẫn lời nói. Ông nói Anh có nghĩa vụ “đạo đức, kinh tế và pháp lí” đứng lên bênh vực Hong Kong.

Ông Patten, giờ 76 tuổi, từng chứng kiến quốc kì của Anh được hạ xuống ở Hong Kong khi thuộc địa này được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 sau hơn 150 năm cai trị của Anh – áp đặt lên lãnh thổ này sau khi Anh đánh bại Trung Quốc trong cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất.

Quyền tự chủ của Hong Kong được bảo đảm theo thỏa thuận “nhất quốc lưỡng chế” được minh định trong Tuyên bố Chung Trung-Anh năm 1984 do Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher kí kết.

Nhưng việc Trung Quốc định áp đặt luật an ninh có nguy cơ hủy hoại tuyên bố đó, ông Patten nói.

Mỹ đã gọi luật này là “hồi chuông báo tử” đối với quyền tự trị của thành phố và Anh nói họ hết sức lo ngại về luật mà họ nói sẽ làm suy yếu nguyên tắc “nhất quốc lưỡng chế.”

“Điều chúng ta đang chứng kiến là một chế độ độc tài mới của Trung Quốc,” ông Patten nói. “Chính phủ Anh nên nói rõ rằng điều chúng ta đang thấy là sự hủy hoại hoàn toàn Tuyên bố Chung.”

Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Washington sẽ phản ứng “rất mạnh” nếu Bắc Kinh xúc tiến luật an ninh này.

Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam cho biết chính phủ của bà sẽ “hợp tác trọn vẹn” với Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của Trung Quốc để bảo vệ an ninh quốc gia, điều mà bà nói sẽ không ảnh hưởng đến các quyền, quyền tự do hay sự độc lập tư pháp.

Ông Patten nói rằng phương Tây nên ngừng theo đuổi hứa hẹn hão huyền về những lợi lộc từ Trung Quốc và rằng Anh nên suy nghĩ thấu đáo về sự tham gia của công ty sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei trong mạng 5G của nước này.

Thủ tướng Boris Johnson đang định sẽ giảm bớt sự tham gia của Huawei trong mạng 5G của Anh trong bối cảnh khủng hoảng virus corona, báo The Daily Telegraph đưa tin.

https://www.voatiengviet.com/a/cuu-thong-doc-anh-noi-trung-quoc-da-phan-boi-hong-kong/5432978.html

 

Covid-19 :

Anh cách ly người nhập cảnh, Pháp bất bình

Thu Hằng

Kể từ ngày 08/06/2020, tất cả những người nhập cảnh vào nước Anh bằng mọi phương tiện tầu hỏa, phà hoặc máy bay đều phải cách ly 14 ngày để hạn chế đà lây lan của virus corona. Người vi phạm có thể bị phạt 1.000 bảng Anh. Biện pháp được bộ trưởng Nội Vụ Anh Priti Patel công bố hôm 22/05 đã gây tranh luận trong nước, còn chính phủ Pháp cũng tỏ vẻ bất bình.

Thông tín viên Muriel Delcroix tường trình từ Luân Đôn :

« Biện pháp cách ly gây tranh cãi này được chính phủ Anh khẳng định là nhằm tránh một « đợt đỉnh dịch tang thương thứ hai », đồng thời họ hứa là cứ ba tuần sẽ đánh giá lại biện pháp này.

Công dân Anh có thể tự cách ly tại nhà, còn du khách sẽ phải tự lo chỗ cách ly hoặc chọn một địa điểm được chính phủ đề xuất, nhưng tự thanh toán chi phí. Ngoài ra, những hành khách này sẽ phải tự đến nơi cách ly bằng phương tiện riêng, cấm sử dụng giao thông công cộng hoặc taxi. Chính quyền sẽ tiến hành kiểm tra bất ngờ, người vi phạm sẽ bị phạt 1.000 bảng, thậm chí là bị trục xuất khỏi Anh.

Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, trong đó có tài xế xe tải đường dài, nhân viên y tế, người lao động thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc những hành khách quá cảnh để đến Ailen và những đảo nhỏ ở biển Manche (phía bắc nước Pháp). Hiện Luận Đôn không áp dụng bất kỳ ngoại lệ nào cho hành khách từ Pháp đến, trái với ý định ban đầu giữa hai nước.    

Thế nhưng các biện pháp này gây nhiều thắc mắc. Một số người đặt câu hỏi tại sao không áp dụng sớm hơn biện pháp cách ly. Ngược lại, các nhà quản lý lĩnh vực hàng không và du lịch thì tức giận. Họ cảnh báo rằng biện pháp sẽ chỉ làm nghiêm trọng thêm tình hình và cho rằng không thể buộc được tất cả mọi người tuân thủ thời hạn cách ly ».

Pháp sẽ áp dụng biện pháp tương tự với công dân Anh

Bộ Nội Vụ Pháp đã nhanh chóng cho biết « lấy làm tiếc về quyết định của chính phủ Anh », trong khi ngày 10/05, hai nước cùng thông báo « biện pháp cách ly sẽ không áp dụng đối với hành khách từ Pháp đến » và « mọi biện pháp do bên này hoặc bên kia đều được đưa ra với sự đồng thuận và tương tự ». Vì vậy, ngày 22/05, bộ Nội Vụ Pháp cho biết « sẵn sàng áp dụng biện pháp tương tự » đối với mọi hành khách từ Anh đến.

Tuy nhiên, theo AFP, chính phủ Pháp cho rằng, không chỉ mang ý nghĩa chống dịch, quyết định của Luân Đôn còn thể hiện Anh Quốc nắm lại quyền kiểm soát biên giới trong bối cảnh đàm phán hậu Brexit.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200523-covid-19-anh-c%C3%A1ch-ly-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nh%E1%BA%ADp-c%E1%BA%A3nh-ph%C3%A1p-b%E1%BA%A5t-b%C3%ACnh

 

Covid-19 : Pháp cho phép mở lại các nghi lễ tôn giáo

Thanh Phương

Tại Pháp, chính phủ cho phép mở lại các nghi lễ tôn giáo, trong bối cảnh số ca bệnh Covid-19 nặng tiếp tục giảm. Hôm nay, 23/05/2020, bộ Nội Vụ Pháp vừa đăng trên Công báo một sắc lệnh có hiệu lực ngay lập tức cho phép tổ chức các nghi lễ tôn giáo với điều kiện tuân thủ các biện pháp bảo đảm an toàn dịch tễ.

Sắc lệnh nói trên đã được ban hành sau khi Tham Chính Viện hôm thứ hai vừa qua ra lệnh cho chính phủ Pháp trong vòng 8 ngày phải hủy bỏ lệnh cấm hoàn toàn các cuộc tập hợp tôn giáo đã được quy định trong sắc lệnh dỡ bỏ phong tỏa ngày 11/05.

Theo sắc lệnh vừa được công bố, những người quản lý các nơi thờ phượng và những người tổ chức các nghi lễ tôn giáo phải bảo đảm là các tín đồ tuân thủ những quy định về giãn cách xã hội, cụ thể là khi đi dự lễ, mọi người phải đeo khẩu trang và phải tẩy trùng bàn tay. Ở cửa vào các nơi thờ phương sẽ có người đứng giám sát để khống chế số người vào không vượt quá số lượng tối đa cho phép.

Về tình hình dịch Covid-19 tại Pháp, theo các số liệu được công bố hôm qua, số bệnh nhân nặng phải nằm phòng hồi sức tiếp tục giảm, bớt đi 44 người, nay chỉ còn 1.701 ca, cho thấy áp lực lên các bệnh viện vẫn được giải tỏa dần. Số người chết trong các bệnh viện chỉ tăng thêm 74 người, nâng tổng số ca tử vong tại Pháp lên 17.944.

Ưu tiên tranh cử qua mạng

Hôm qua, chính phủ Pháp đã thông báo quyết định tổ chức vòng hai bầu cử hội đồng thành phố ngày 28/06/2020. Tuy nhiên, thủ tướng Edouard Philippe đã báo trước là quyết định có thể thay đổi, nếu đại dịch Covid-19 lại bùng phát mạnh.

Theo thông báo của bộ trưởng Nội Vụ Christophe Castaner, để bảo đảm an toàn dịch tễ, các cử tri đi bỏ phiếu sẽ phải đeo khẩu trang bảo hộ y tế ( loại nào cũng được, kể cả loại dành cho công chúng ) và phải dùng bút riêng của mình để ký tên. Những người tham gia điều hành các phòng phiếu thì bắt buộc phải đeo khẩu trang loại dành cho bác sĩ giải phẫu, với mức độ bảo hộ cao hơn.

Cũng nhằm tránh cho virus lây lan thêm, chiến dịch tranh cử lần này sẽ diễn ra khác với thường lệ, hạn chế tối đa những tiếp xúc trực tiếp giữa các ứng cử viên với cử tri. Bộ trưởng Castaner khuyến cáo nên ưu tiên tổ chức các cuộc vận động tranh cử qua mạng.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200523-covid-19-ph%C3%A1p-cho-ph%C3%A9p-m%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-c%C3%A1c-nghi-l%E1%BB%85-t%C3%B4n-gi%C3%A1o

 

Bao che cho Trung Quốc,

Tây Ban Nha bị nhiễm nặng virus corona

Thái Học

Các quốc gia tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị tàn phá bởi virus corona chủng mới (virus ĐCSTQ). Tây Ban Nha đã từng vận động mạnh mẽ cho BRI. Nhiều bình luận chỉ ra rằng Cộng đồng Ghép tạng Tây Ban Nha đã giúp ĐCSTQ tránh các cáo buộc quốc tế về việc mổ cướp nội tạng sống. Có lẽ đây là nguyên nhân chính gây ra thảm trạng ở Tây Ban Nha, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất ở Châu Âu.

Vào tháng 12 năm 2019, hội nghị hiến tạng quốc tế Trung Quốc lần thứ tư đã được tổ chức tại Côn Minh, Trung Quốc cùng với Viện hiến tặng và cấy ghép (DTI) của Tây Ban Nha là nhà tổ chức. Một trong những đồng chủ tịch của hội nghị là ông Marti Manyalich, một bác sĩ người Tây Ban Nha, người tiên phong trong sự hợp tác giữa Cộng đồng Ghép tạng Tây Ban Nha và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông cũng là cựu Chủ tịch Hiệp hội Hiến tặng và Mua sắm Nội tạng Quốc tế (viết tắt là ISODP) và Chủ tịch của Tổ chức Hiến tặng và Cấy ghép (viết tắt là TPM-DTI).

Hợp tác và phát triển quốc tế trong việc hiến tặng và cấy ghép nội tạng trong khuôn khổ Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của ĐCSTQ ngay cả khi ĐCSTQ thực hiện việc mổ cướp nội tạng đối với các học viên Pháp Luân Công và đã bị đưa ra cộng đồng quốc tế vào đầu tháng 3 năm 2006.

Sau hơn 10 năm điều tra, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã công bố danh sách 891 bệnh viện Trung Quốc và 9.519 bác sĩ cấy ghép liên quan đến việc mổ cướp nội tạng sống. Tính đến tháng 1 năm 2020, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã công bố hơn 80 báo cáo điều tra, 581 bản ghi âm và hơn 2000 tài liệu là bằng chứng của Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện việc mổ cướp nội tạng. Trong số những bằng chứng này, có 58 bản ghi âm làm chứng về việc mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công.

Người phát ngôn của Tổ chức Thế giới điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ông Uông Trí Viễn cho biết: “Từ khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc diệt chủng học viên Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, sự phát triển của cấy ghép nội tạng đã phát triển bùng nổ ở Trung Quốc. Lấy ghép gan làm ví dụ, số bệnh viện ghép gan ở Trung Quốc đã tăng từ 9 lên hơn 500 và số liệu thống kê chính thức về ghép gan đã tăng 180 lần trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến 2006. Năm 2007, con số này tăng gấp 436 lần”.

Chính phủ Châu Âu, Hoa Kỳ và Úc đã thông qua nhiều nghị quyết để lên án mạnh mẽ và yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt việc mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công. Trước những cáo buộc quốc tế, ĐCSTQ không thể đưa ra thông tin nguồn gốc của một lượng lớn nội tạng được cấy ghép, và phải viện đến lý do sử dụng nội tạng của các tử tù để lấp liếm.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đề cập đến “ Cơ quan quản lý mua sắm cấy ghép nội tạng” của ông Marti Manyalich (viết tắt là TPM), được gọi là “Kiểu mẫu Tây Ban Nha”. Ông Marti Manyalich đã trở thành chuyên gia nước ngoài được kính trọng nhất trong Cộng đồng cấy ghép nội tạng của ĐCSTQ và dẫn dắt các chuyên gia y tế Tây Ban Nha khác tham gia tích cực vào các bệnh viện, trường đại học và diễn đàn lớn ở Trung Quốc.

Theo Luật Hiến tặng Nội tạng Tây Ban Nha, tất cả công dân được coi là người hiến tạng, trừ khi chính bản thân công dân đó từ chối làm việc này trong đời. Đây được coi là một lý do quan trọng khiến Tây Ban Nha trở thành quốc gia hiến tạng số một thế giới.

Ông Hoàng Khiết Phu, giám đốc của Ủy ban quyên góp và cấy ghép các cơ quan của Trung Quốc, tiết lộ với Thời báo Hoàn cầu vào tháng 7 năm 2018 rằng mô hình cấy ghép nội tạng của người Trung Quốc là vay mượn từ những kinh nghiệm tiên tiến của Tây Ban Nha. ông Marti Manyalich đã nói chuyện với hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc về Hội nghị cấy ghép nội tạng quốc tế lần thứ 27 rằng Trung Quốc hiện đủ tốt để trở thành một hình mẫu cho thế giới bởi hệ thống phân phối nội tạng và hệ thống chia sẻ.

Tuy nhiên, người phát ngôn của Tổ chức Thế giới điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ông Uông Trí Viễn đã chỉ ra rằng cái gọi là “nội tạng được hiến tặng” của ĐCSTQ không có nguồn gốc truy tìm và thông tin trên internet về hệ thống phân phối nội tạng của họ là lời nói dối. Hơn nữa, phần lớn người Trung Quốc dưới những ảnh hưởng truyền thống, thông thường không sẵn sàng hiến tạng. Ông nói tiếp: Khi ông Marti Manyalich giúp ĐCSTQ thành lập ‘Mô hình cấy ghép nội tạng Trung Quốc’ bằng cách sử dụng cái gọi là ‘Mô hình kiểu Tây Ban Nha’ thực ra là sử dụng nó để gây bối rối cho cộng đồng quốc tế và xoa dịu những buộc tội của quốc tế về việc mổ cướp nội tạng sống tàn ác của ĐCSTQ.

Các ca cấy ghép nội tạng bất hợp pháp của ĐCSTQ đã được phơi bày ra quốc tế. Vào tháng 3 năm 2010, Hội nghị hiến tạng và cấy ghép nội tạng châu u được tổ chức tại Madrid đã mời ông Hoàng Khiết Phu, người bị buộc tội liên quan đến việc thu hoạch nội tạng sống để tham dự và phát biểu.

Vào tháng 8 năm 2013, ông Marti Manyalich và các chuyên gia cấy ghép nội tạng khác đã đến Bệnh viện You-An ở Bắc Kinh để giới thiệu về tình hình ghép tạng, mô hình và kinh nghiệm ghép tạng ở Tây Ban Nha.

Vào tháng 12 năm 2014, Cơ quan Quản lý Mua sắm Cấy ghép (TPM) và Tổ chức Hiến tặng và Cấy ghép (DTI) từ Tây Ban Nha, cùng với Bệnh viện Nhân dân số 1 Côn Minh đã tổ chức Khóa đào tạo cấy ghép nội tạng quốc tế đầu tiên.

Viện nghiên cứu của Bệnh viện Trung Nam thuộc Đại học Vũ Hán cũng đã thuê ông Marti Manyalich làm giáo sư danh dự. Theo ông Hoàng Khiết Phu, nếu không có Vũ Hán, sẽ không có ngành ghép tạng ở Trung Quốc.

Tân hoa xã, một phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, nhấn mạnh trong báo cáo ngày 7 tháng 7 năm 2018 rằng ông Marti Manyalich đã hỗ trợ Trung Quốc đào tạo hơn 1500 điều phối viên ghép tạng.

ông Uông Trí Viễn nói: “ĐCSTQ thực hiện việc mổ cướp nội tạng trực tiếp đối với các học viên Pháp Luân Công là tội ác diệt chủng và bằng chứng rất nhiều. Giờ đây, sự bùng phát của virus ĐCSTQ ở các quốc gia như Tây Ban Nha là sự trừng phạt và cảnh báo của Chúa đối với những người phớt lờ những kẻ đàn áp nhân quyền trong ĐCSTQ. Các quốc gia trên khắp thế giới, bao gồm cả Tây Ban Nha, đã chọn cách phớt lờ và thậm chí đứng về phía tà ác, ĐCSTQ. Đó là kẻ phá hoại cuối cùng các giá trị đạo đức cơ bản của con người và đó là lý do tại sao thế giới vẫn đang phải chịu đựng coronavirus. Đây là lời cảnh báo của chúa”.

ông Uông chỉ ra thêm: Hôm nay, người dân đang phải chịu hậu quả của việc phạm tội thừa nhận hoặc hỗ trợ tội ác diệt chủng ĐCSTQ. Nếu họ không hối cải hành động của mình, thì loài người sẽ phải đối mặt với một hậu quả thậm chí còn tồi tệ hơn.

Theo The Epoch Times,

Thái Học dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-che-cho-trung-quoc-tay-ban-nha-bi-nhiem-nang-virus-corona.html

 

Sách Xanh Ngoại giao 2020:

Nhật Bản khẳng định chủ quyền trên biển

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu ( 19/5) đã công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2020, đề cập nhiều vấn đề, trong đó nhấn mạnh tới xu hướng thay đổi chính sách với một số nước như Nga, Hàn Quốc, Triều Tiên…

Quan hệ Nhật – Nga: Sách Xanh Ngoại giao nhấn mạnh 4 đảo mà Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc và Nga gọi là quần đảo Kuril là “thuộc chủ quyền của Nhật Bản”. Theo đó, Sách Xanh Ngoại giao năm 2020 khẳng định vấn đề tranh chấp đối với các hòn đảo này là vấn đề “quan ngại nhất” và Nhật Bản sẽ tiếp tục các nỗ lực để đạt được thỏa thuận với Nga về vấn đề này. Trước đó, trong Sách Xanh Ngoại giao năm 2018, Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố “4 hòn đảo ở phía Bắc thuộc về Nhật Bản” nhưng loại bỏ câu này trong phiên bản năm 2019. Vào thời điểm đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hy vọng thuyết phục được Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng ý trao trả đảo Shikotan và nhóm đảo Habomai cho nước này theo tuyên bố chung mà hai nước đã ký năm 1956. Tuy nhiên, tại cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Osaka – Nhật Bản hồi tháng 6 năm ngoái, các nhà lãnh đạo hai nước đã không đạt được thỏa thuận nào, khiến triển vọng ký kết hiệp ước hòa bình trở nên xa vời hơn bao giờ hết.

Quan hệ Nhật – Hàn: Sách Xanh Ngoại giao khẳng định chủ quyền đối với quần đảo hiện do Seoul kiểm soát và gọi là Dokdo trong khi Tokyo gọi là Takeshima; cho rằng quần đảo nói trên là “phần lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản về phương diện lịch sử và luật pháp quốc tế” và cho rằng Hàn Quốc vẫn “đang chiếm đóng trái phép quần đảo này”. Bên cạnh đó, Sách Xanh cũng đề cập đến tình trạng căng thẳng gia tăng trong quan hệ với Hàn Quốc do các biện pháp siết chặt kiểm soát hoạt động xuất khẩu và vấn đề bồi thường cho lao động cưỡng bức trong thời chiến; mô tả Hàn Quốc là “nước láng giềng quan trọng” đối với Nhật Bản, nhưng quan hệ giữa hai nước vẫn “đang rất nghiêm trọng” liên quan đến các vấn đề lịch sử. Quan hệ giữa hai nước đã trở nên căng thẳng sau các phán quyết vào năm 2018 của tòa án Hàn Quốc yêu cầu các công ty Nhật Bản bồi thường cho những người Hàn Quốc bị cưỡng ép lao động trong giai đoạn năm 1910-1945. Nhật Bản hồi tháng 7 năm ngoái đã siết chặt kiểm soát hoạt động xuất khẩu nguyên liệu quan trọng sang Hàn Quốc. Đáp lại, Hàn Quốc loại Nhật Bản ra khỏi danh sách các quốc gia được hưởng ưu đãi thương mại.

Quan hệ Nhật – Trung: Sách Xanh khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Senkaku; chỉ trích các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Quần đảo Senkaku là nhóm đảo nhỏ nằm cách đảo chính của tỉnh Okinawa, Nhật Bản, khoảng 400 km về phía Tây. Quần đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và thường xuyên đưa tàu hoặc máy bay đến vùng biển này. Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc căng thẳng trong nhiều năm do các vấn đề lịch sử và tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo nói trên. Ngoài ra, Sách Xanh cũng đề cập chuyến

thăm Nhật Bản của Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến thực hiện vào mùa Xuân năm nay bị hoãn do dịch Covid-19 và cho rằng chuyến thăm này sẽ được thực hiện và mở ra thời đại mới cho quan hệ hai nước.

Trong một diễn biến liên quan, tại các cuộc điện đàm và hội đàm trực tuyến lần lượt với người đồng cấp Singapore, Indonesia và New Zealand, Bộ trưởng Quốc phòng Kono (20/5) đã đề cập tới các hành động đơn phương của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông và Biển Đông. Bộ trưởng Kono cho biết Chính phủ Nhật Bản cực lực phản đối các hành vi đơn phương sử dụng sức mạnh nhằm thay đổi hiện trạng và gây căng thẳng trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, không phù hợp với luật biển quốc tế hiện hành trên các vùng biển này.

Quan hệ Nhật – Triều: Sách Xanh Ngoại giao lên án Triều Tiên tiếp tục tiến hành các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo bất chấp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc; cho rằng các vụ phóng thử tên lửa liên tiếp của Bình Nhưỡng đang đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng không chỉ đối với Nhật Bản mà còn với cộng đồng quốc tế và “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Ứng phó dịch COVID-19: Sách Xanh Ngoại giao năm 2020 cũng đề cập tới sự ứng phó của Nhật Bản đối với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có việc sơ tán công dân từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) về nước.

Phản ứng về nội dung Sách Xanh Ngoại giao của Nhật Bản, Vụ trưởng các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Kim Jung-han đã triệu ông Hirohisa Soma, một quan chức cấp cao tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul, đến bày tỏ lấy làm tiếc về nội dung Sách Xanh, đồng thời hối thúc Nhật Bản rút lại những tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo trên. Hàn Quốc luôn bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo trên, khẳng định phía Hàn Quốc đã giành lại độc lập từ ách cai trị của Nhật Bản và lấy lại chủ quyền lãnh thổ, bao gồm quần đảo Dokdo. Từ năm 1954 đến nay Hàn Quốc đã triển khai một đơn vị cảnh sát trên quần đảo này.

http://biendong.net/bien-dong/34834-sach-xanh-ngoai-giao-2020-nhat-ban-khang-dinh-chu-quyen-tren-bien.html

 

‘Bạn thân’ của Kim Jong-un: Nếu Kim Yo-jong

xuất hiện trên TV, điều hành đất nước,

 thì hiện có gì đó không ổn

Băng Thanh

Nếu em gái của Kim Jong-un xuất hiện trên truyền hình như thể cô ấy đang điều hành đất nước, thì có thể sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên đang có gì đó không ổn, ngôi sao bóng rổ Dennis Rodman nói với một chương trình truyền hình của Anh hôm 21/5.

Dennis Rodman được biết tới là một vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp người Mỹ đã nghỉ hưu và là một “người bạn” Hoa Kỳ thân thiết của Kim Jong-un. Vào tháng 5/2013, nhờ tình bạn đặc biệt này, Rodman đã công khai đề nghị nhà lãnh đạo Triều Tiên trả tự do cho Kenneth Bae – mục sư người Mỹ gốc Hàn bị kết án 15 năm tù vì âm mưu lật đổ chính quyền. Sau khi Rodman gửi một lá thư cho Kim Jong-un đề nghị trả tự do cho Kenneth Bae, nhà truyền giáo này đã được thả chỉ sau một tuần.

Xuất hiện trên chương trình “Chào buổi sáng nước Anh (Good Morning Britain)” của kênh truyền hình ITV (Anh) để thảo luận về bóng rổ, Rodman đã được hỏi về sức khỏe của Kim.

Người dẫn chương trình “Chào buổi sáng nước Anh” hỏi Rodman: “Anh có biết ông ấy (Kim Jong-un) hiện giờ thế nào không?”.

Rodman trả lời rằng, anh có liên lạc với Triều Tiên và “nếu các vị thấy em gái của ông ấy trên TV, điều hành đất nước, thì các vị nên biết là hiện có gì đó không ổn, đó là tất cả những gì tôi có thể cung cấp”.

Cuộc phỏng vấn với Dennis Rodman trong chương trình “Chào buổi sáng nước Anh (Good Morning Britain)” thuộc kênh truyền hình ITV của Anh.

Sự suy đoán về sức khỏe của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nổi lên sau khi ông vắng mặt tại Lễ kỷ niệm ngày sinh của ông nội và là cố chủ tịch Triều Tiên – Kim Nhật Thành (Kim Il-sung), ngày lễ quan trọng nhất của Triều Tiên, lần đầu tiên kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2011.

Có nhiều tuyên bố được đưa ra như Kim Jong-un đang gặp nguy hiểm sau khi phẫu thuật tim, và thậm chí còn có tin đồn rằng ông đã chết cùng một bức ảnh giả được cho là của Kim trong một quan tài lưu hành trên mạng xã hội vài tuần trước.

Truyền thông Triều Tiên sau đó đã công bố những bức ảnh và cảnh quay cho thấy Kim Jong-un đã tham gia cắt băng khánh thành tại một buổi lễ khai trương nhà máy phân bón ở Sunchon, tỉnh Nam Pyongan.

Trong một số bức ảnh chụp Kim tham quan nhà máy được công bố bởi Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên cho thấy, Kim đang mỉm cười và nói chuyện với mọi người tại buổi lễ, nhưng hãng tin Reuters cho biết, độ tin cậy của những bức ảnh là không thể xác minh.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ban-than-cua-kim-jong-un-neu-kim-yo-jong-xuat-hien-tren-tv-dieu-hanh-dat-nuoc-thi-hien-co-gi-do-khong-on.html

 

Nền kinh tế Hồng Kông có nguy cơ sụp đổ

khi Trung Quốc áp luật an ninh mới?

Băng Thanh

Thị trường chứng khoán Hồng Kông đã bị rung chuyển bởi một cuộc bán tháo lớn vào hôm 22/5 sau khi chính quyền Trung Quốc tuyên bố ý định áp luật an ninh hà khắc để dập tắt các phong trào phản kháng.

Theo AFP hôm 22/5, các nhà đầu tư nước ngoài đang lo lắng về việc gửi tiền hoặc nhân sự của họ tới Hồng Kông, dẫn đến cổ phiếu bất động sản và tài chính giảm sáu đến chín phần trăm, trong khi chỉ số thị trường chứng khoán Hang Seng giảm bốn phần trăm vào sáng 22/5. Đồng đô la Hồng Kông cũng giảm do bị bán tháo.

Cụ thể, cổ phiếu của Tập đoàn Sun Hung Kai Properties, đế chế bất động sản lớn nhất Hồng Kông thuộc sở hữu của gia tộc Kwok, gia tộc giàu nhất xứ Cảng Thơm đã mất 7,1%; Tập đoàn Swire giảm 7%; HSBC mất 4,7%; ngân hàng BOC Hồng Kông giảm gần 6%, trong khi đại gia bảo hiểm AIA giảm 6,2% và công ty bảo hiểm nhân thọ Trung Quốc China Life giảm 5,8%.

“Các nhà đầu tư đang bỏ chạy với nhiều lo lắng về ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với trung tâm tài chính bán tự trị (Hồng Kông) và họ cho rằng sẽ trở nên vô nghĩa khi kinh doanh ở đó”, AFP cho biết.

“Các thương nhân trên khắp thế giới đang chơi trò chơi chờ đợi để xem chi tiết về luật mới của Hồng Kông, nhằm đánh giá mức nghiêm trọng của các điều khoản. Và hơn nữa, họ đang chờ phản ứng của Nhà Trắng trong việc quyết định liệu Hồng Kông có nên được hưởng tình trạng kinh tế đặc biệt hay không”, ông Stephen Innes, chiến lược gia trưởng khu vực châu Á của AxiTrader nói với AFP.

Trước đó, hãng Reuters dẫn tin từ một quan chức Trung Quốc hôm 21/5 cho biết, Bắc Kinh đang chuẩn bị áp luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông. Đây được cho là động thái mạnh nhất của Bắc Kinh trong việc kiểm soát Hương Cảng kể từ khi được Anh trao trả vào năm 1997. Theo truyền thông Hồng Kông, luật an ninh quốc gia mới sẽ cấm ly khai, cấm sự can thiệp từ nước ngoài, khủng bố và tất cả các hoạt động có chủ đích nhằm lật đổ chính quyền Trung Quốc.

Các nhà dân chủ cho rằng động thái này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của Hồng Kông, vốn là một trung tâm tài chính của châu Á và có quyền tự chủ cao.

“Nếu động thái này diễn ra, mô hình ‘Một quốc gia, hai chế độ’ sẽ chính thức bị hủy bỏ”, nhà lập pháp dân chủ Hồng Kông Dennis Kwok cho biết.

“Đây là sự kết thúc của Hồng Kông”, Dennis Kwok nói thêm.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết trong thông cáo ngày 22/5: “Bất cứ quyết định nào liên quan đến quyền tự do và dân chủ của Hồng Kông, vốn được đảm bảo theo Tuyên bố Trung – Anh và Luật Cơ bản (của đặc khu), chắc chắn sẽ tác động đến đánh giá của chúng tôi về chính sách ‘Một quốc gia, hai chế độ’ và tình trạng của đặc khu”.

CNN cảnh báo luật an ninh có thể “kết thúc Hồng Kông” không chỉ vì sự hiện diện của tình báo Trung Quốc tại Hồng Kông sẽ khiến các doanh nghiệp nước ngoài sợ hãi, mà bởi vì sự ổn định pháp lý của Hồng Kông sẽ bị phá vỡ bởi sự kiểm soát của Trung Quốc.

“Việc thực thi luật pháp ở Hồng Kông cũng có thể là cơn ác mộng đối với các tòa án của thành phố, vốn hoạt động độc lập với hệ thống pháp luật của Trung Quốc và không chịu các áp lực chính trị đến từ các thẩm phán ở Trung Quốc đại lục”, CNN cho biết.

Sau khi tin tức về việc Bắc Kinh đang chuẩn bị áp luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông được tiết lộ, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng hiện ông chưa rõ chi tiết về động thái này của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông cho biết: “Nếu điều đó xảy ra, chúng tôi sẽ phản ứng rất mạnh mẽ”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nen-kinh-te-hong-kong-co-nguy-co-sup-do-khi-trung-quoc-ap-luat-an-ninh-moi.html

 

‘Bão lớn sắp nổi lên trong quan hệ Trung Quốc – Anh’

James LandalePhóng viên ngoại giao

Trong các thập niên gần đây, chính trị Anh chứng kiến các cuộc đấu quyết liệt vì châu Âu.

Huawei: Anh ra giải pháp ‘dung hòa sức ép Mỹ – Trung Quốc’

Cuộc sống người dân Anh mùa Covid-19

Thủ tướng Anh từng tính đến ‘nếu tôi chết vì Covid-19…’

Nhưng nay Trung Quốc đang chiếm chỗ là vấn đề đối ngoại lớn nhất.

Thái độ chống Trung Quốc có vẻ đang gia tăng trong chính trị Anh, một phần vì cách Bắc Kinh ứng phó trong đại dịch virus corona, và cũng vì Trung Quốc mới nhất muốn áp đặt luật an ninh lên Hong Kong.

Có những nhóm mới do nghị sĩ đảng Bảo thủ lập ra, như China Research Group, đòi đường lối mạnh mẽ hơn.

Các mạng lưới của giới nghị sĩ lập nhóm trên Whatsapp để hợp tác về chính sách.

Dean Godson, từ Policy Exchange, cho rằng các nhánh khác nhau trong đảng Bảo thủ lại đang tìm tới nhau để đòi cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Ông nói các nhánh này gồm: nghị sĩ thân Mỹ sợ thỏa thuận thương mại Anh – Mỹ bị đe dọa nếu Anh không thù hằn Trung Quốc bằng Tổng thống Trump; các nghị sĩ quan tâm vấn đề nhân quyền của người Hồi giáo Uighur; những người lo Trung Quốc thách thức trật tự thế giới; các nghị sĩ ở miền Bắc nước Anh lo lắng rằng nhà máy vùng này bị Trung Quốc đe dọa.

Một số nghị sĩ muốn Thủ tướng Boris Johnson từ bỏ hoặc giảm bớt kế hoạch cho phép Huawei tham gia mạng 5G.

Một số lại muốn có phản ứng mạnh hơn vì Hong Kong.

Nhiều người kêu gọi Anh phải xét lại căn bản chiến lược về Trung Quốc.

Nhưng không phải ai cũng chia sẻ.

Thủ tướng Boris Johnson của đảng Bảo thủ ủng hộ giao thiệp với Trung Quốc.

Khi còn là thị trưởng London, ông ủng hộ Thủ tướng David Cameron trong việc muốn tạo ra “thời đại vàng son” trong quan hệ Anh – Trung.

Làm ngoại trưởng, ông luôn nói với các vị khách Trung Hoa rằng con gái ông đang học tiếng Hoa.

Trong phỏng vấn được Phoenix Television phát ở Hong Kong hè năm ngoái, ông nói: “Chúng tôi rất thân Trung Quốc.”

Một số nghị sĩ đảng Bảo thủ lo ngại về điều họ xem là giọng điệu chống Tàu mới của đồng nghiệp.

Một người nói: “Tôi không chắc họ hiểu gì nhiều về Trung Quốc.”

Nghị sĩ Richard Graham, chủ tịch nhóm All Party Parliamentary China Group, nói: “Điều quan trọng nhất là việc làm. Như thế, có đối tác mạnh với Trung Quốc là rất đúng.”

Một số nghị sĩ tin rằng Anh quốc sẽ không chịu nổi một cuộc chiến chính trị với Bắc Kinh trong khi cần đầu tư Trung Quốc.

Vậy chính phủ Anh có thể làm gì trước các sức ép khác nhau này?

Các bộ trưởng Anh sẽ cố gắng để Anh bớt phụ thuộc chiến lược vào Trung Quốc.

Sẽ có thêm bảo vệ để các công ty Anh không bị Trung Quốc thâu tóm.

Tuần này Thủ tướng nói tại Hạ viện rằng ông “lo ngại về các nước đang mua lấy công nghệ Anh”.

Sức ép hạn chế Huawei đầu tư vào mạng 5G tại Anh có thể khó mà cưỡng lại.

Cũng sẽ có cố gắng thiết lập liên minh chặt hơn với nhiều nước để điều phối áp lực với Trung Quốc.

Lord Hague, cựu ngoại trưởng, cho rằng nghệ thuật hay là làm sao các bộ trưởng tìm ra cách để tăng độc lập chiến lược cho Anh, mà cũng tìm ra căn bản mới để đối thoại với Trung Quốc.

Một quan chức rất cao của Anh nói với tôi: “Chúng ta cần tìm con đường giữa ‘đế quốc xấu xa’ và ‘cúi đầu cam chịu’.”

Tìm ra con đường đó sẽ khó lắm, khi mà Anh đang gặp sức ép từ Washington, Bắc Kinh và Nghị viện tại London.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-52782654

 

Những khó khăn kinh tế của Trung Quốc

tồi tệ đến mức nào?

Karishma VaswaniPhóng viên mảng Kinh doanh khu vực châu Á

Trong khi các nhà kinh tế nói rằng dữ liệu kinh tế của Trung Quốc luôn không thể tin cậy, thì giờ đây họ có một vấn đề nan giải mới – không có dữ liệu.

Vào thứ Sáu 22/3, Trung Quốc cho biết họ sẽ không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay.

Đó là điều chưa từng có – chính phủ Trung Quốc chưa từng làm vậy kể từ khi bắt đầu công bố những mục tiêu kinh tế vào năm 1990.

Virus corona: Kinh tế Trung Quốc sụt giảm lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ

Khi ‘Trung Hoa mộng’ gặp ‘Nước Mỹ vĩ đại’

Bữa tiệc kinh tế và gọng kìm TQ với VN

Từ bỏ mục tiêu tăng trưởng là một sự thừa nhận về việc phục hồi ở Trung Quốc sẽ khó khăn như thế nào trong kỷ nguyên hậu đại dịch.

Và trong khi các số liệu gần đây chỉ ra rằng Trung Quốc đang trên đường thoát khỏi sự tăng trưởng chậm lại, nó cho thấy đó là sự phục hồi không đồng đều.

Đầu tiên, tin tốt.

Lần đầu tiên kể từ khi đại dịch tấn công Trung Quốc – các nhà máy đang sản xuất hàng hóa trở lại.

Sản lượng công nghiệp trong tháng Tư tăng 3,9% so với dự kiến – một sự khác biệt rõ rệt so với sự sụt giảm 13,5% trong hai tháng đầu năm nay khi áp dụng các biện pháp phong tỏa trên diện rộng.

Ngoài ra còn có một loạt các dữ liệu khác mạnh đến mức đáng ngạc nhiên – chỉ ra điều mà các nhà kinh tế muốn gọi là sự phục hồi hình chữ V – một sự sụp đổ mạnh, nghiêm trọng, ban đầu – tiếp theo là sự phục hồi nhanh chóng trong hoạt động kinh tế.

Các chỉ tiêu tiêu thụ than của sáu nhà máy phát điện lớn đã tăng trở lại mức lịch sử sau kỳ nghỉ lễ “Tuần lễ vàng” của tháng Năm, theo ngân hàng đầu tư JP Morgan. Nó hiện đang cao hơn 1,5% so với mức trung bình lịch sử, cho thấy nhu cầu năng lượng đã trở lại bình thường.

Và bầu trời Trung Quốc không ô nhiễm mà chúng ta đã thấy nhờ lệnh phong tỏa – ôi, chúng đã biến mất khi hoạt động kinh tế bắt đầu trở lại.

Mức độ ô nhiễm không khí của Trung Quốc gần đây đã vượt qua mức cùng kỳ năm ngoái lần đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng virus corona, do khí thải công nghiệp.

Tất cả những điều này cho thấy Trung Quốc đang dần quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường.

Nhưng đó không phải là công việc kinh doanh như thường lệ, và điều này cho thấy chúng ta sẽ khó khăn như thế nào để đưa nền kinh tế hoạt động trở lại.

Số liệu bán lẻ gần đây cho thấy thật khó khăn để đưa khách quay trở lại mua sắm ở cửa hàng.

Doanh số đã giảm 7,5% trong tháng Tư – dù tốt hơn so với tháng Ba – nhưng nó vẫn chưa chạm được vào mức cần thiết để nền kinh tế vận hành hết khả năng. Nhiều người Trung Quốc vẫn lo lắng đợt lây nhiễm thứ hai và họ không chi tiêu nhiều như trước đây.

Không có gì lạ khi Trung Quốc từ bỏ mục tiêu tăng trưởng trong năm nay – chính phủ biết rằng thật khó để dự đoán cuộc khủng hoảng này đã trở nên sâu sắc như thế nào.

Thất nghiệp gia tăng

Cộng tất tất cả những điều đó – là những con số thất nghiệp cực kỳ quan trọng – chính thức tăng cao hơn một chút vào tháng Tư so với tháng Ba, ở mức 6%, gần với mức cao nhất trong lịch sử.

Nhưng hầu hết các nhà kinh tế nói rằng con số thực còn tồi tệ hơn nhiều.

“Mức thất nghiệp thực sự có khả năng cao gấp đôi con số này”, với khoảng một phần năm số lao động nhập cư chưa trở lại thành phố, theo chuyên gia kinh tế của Capital Economics.

Ngay cả cơ quan ngôn luận cứng rắn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thời báo Toàn cầu – vốn là đội cổ vũ nhiệt tình nhất cho nền kinh tế Trung Quốc – đã chỉ ra bức tranh việc làm khủng khiếp như thế nào.

Người ta nói rằng năm nay “nhân viên Trung Quốc trong khu vực tư nhân gần như không thể kiếm được mức lương như họ từng năm 2019”, vì các doanh nghiệp nhỏ đã phải sa thải hoặc cắt giảm nhân viên.

Mọi việc sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi trở nên tốt hơn.

Khoảng 85% doanh nghiệp tư nhân sẽ đấu tranh để tồn tại trong ba tháng tới, Giáo sư Justin Yifu Lin của Đại học Bắc Kinh viết, trích dẫn một cuộc khảo sát của Đại học Thanh Hoa vào tháng Ba.

“Phá sản doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự gia tăng thất nghiệp”, ông nói thêm.

Có điều là, nhiều người Trung Quốc được tuyển dụng bởi các doanh nghiệp nhà nước, và hệ thống kinh tế của Trung Quốc có thể hấp thụ đội ngũ những người thất nghiệp tốt hơn so với Hoa Kỳ.

Người dân Trung Quốc có nhiều tiền tiết kiệm hơn, có sự hỗ trợ tốt hơn từ gia đình, và nhiều người lao động nhập cư ó đất ở quê nhà nơi họ có thể dựa vào cho các nhu cầu cơ bản và thậm chí duy trì trong hoàn cảnh tồi tệ nhất.

“Bạn sẽ thấy một sự chuyển đổi lớn của những người lao động nhập cư quay trở lại làng của họ, nơi họ có mảnh đất của riêng mình”, Wang Huiyao thuộc Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa nói với tôi.

“Vâng, sẽ có một số khó khăn, nhưng những người bên ngoài Trung Quốc có thể không hiểu cách chúng tôi nhìn nhận những khó khăn và trở ngại- điều mà người dân Trung Quốc vừa trải qua cách đây không lâu khi Trung Quốc rất nghèo.”

Lần này thì khác

Đảng Cộng sản luôn tuyên bố mục tiêu tăng trưởng cần đạt được như một cách báo hiệu Trung Quốc đang làm tốt như thế nào.

Nhưng rõ ràng lần này khác: không có mục tiêu – vì vậy không thể tránh khỏi thực tế là môi trường kinh tế hiện tại là thách thức nhất mà Trung Quốc phải đối mặt trong những năm gần đây.

Thật vậy, Trung Quốc đã trải qua thời kỳ kinh tế khó khăn trước đây – ví dụ, những năm 1990, đã chứng kiến một số lượng lớn người bị mất việc.

Nền kinh tế thời đó bị chi phối bởi các doanh nghiệp nhà nước – họ cung cấp việc làm cho phần lớn dân số.

Khi nền kinh tế chậm lại, họ đã khiến hàng triệu công nhân rơi vào tình trạng thất nghiệp – và tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, tăng một điểm phần trăm mỗi năm theo Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia.

Các doanh nghiệp nhà nước đã đi từ việc sử dụng 60% dân số làm việc năm 1995 đến 30% vào năm 2002.

Nhưng Trung Quốc đã phục hồi, và khu vực tư nhân bước vào để thuê những người trẻ tuổi.

Lần này, có sự khác biệt và khu vực tư nhân cũng chịu áp lực, nhà kinh tế học George Magnus, cộng tác viên tại Trung tâm Trung Quốc, Đại học Oxford cho biết. “Không ai nói về các cuộc chiến thương mại vào thời điểm đó. Thuê sản xuất và gia công ở Trung Quốc được tiến hành.

“Bây giờ, phần còn lại của thế giới là một sự khủng hoảng kinh tế – không có nhu cầu tiêu dùng, và chẳng có gì cả về mặt ngoại thương. Tất cả những cơn gió táp mà Trung Quốc đang phải đối mặt trước đại dịch nay đã dồn lại do virus corona.”

‘Giấc mộng Trung Hoa’ dưới áp lực

Trong 40 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có thể hứa hẹn một hợp đồng đơn giản với công dân của mình: chúng tôi sẽ đảm bảo chất lượng cuộc sống của bạn được cải thiện và bạn sẽ làm theo để chúng ta có thể giữ Trung Quốc đi đúng hướng.

Đó là hợp đồng xã hội mà nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết tinh thành “giấc mộng Trung Hoa” khi ông công bố vào năm 2012.

Năm 2020 là một phần quan trọng trong kế hoạch lớn đó – năm Trung Quốc sẽ xóa đói giảm nghèo tuyệt đối, nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn sống cho hàng triệu người.

Nhưng virus corona là mối nguy cho hợp đồng xã hội đó.

Có thể cho rằng hơn bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế nào khác trong lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cuộc khủng hoảng sức khỏe này đã trở thành một mối đe dọa lớn cho sự ổn định xã hội ở nước này.

Hàng triệu người trẻ có thể không được đảm bảo mức độ thành công như thế hệ của cha mẹ họ đã thấy. Giữ hợp đồng về giàu có, việc làm và ổn định là chìa khóa cho tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đó là lý do tại sao phục hồi kinh tế đối với Trung Quốc là rất quan trọng – và việc không có mục tiêu tăng trưởng mang lại cho chính phủ sự linh hoạt cần thiết để đưa ra kế hoạch.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-52781023

 

Ý kiến chuyên gia: Giới lãnh đạo quân sự TQ lo ngại

và đang tìm kiếm ngân sách trong bối cảnh

dịch covid-19 và sự bao vây cô lập từ Mỹ

Báo chí Hồng Công cho biết các nhà lãnh đạo quân sự của Trung Quốc đang đấu tranh để tăng ngân sách nhằm đối phó với những thách thức không ổn định ở trong và ngoài nước mà đứng đầu danh sách là cuộc đối đầu ngày càng tăng với Mỹ.

Quan hệ Trung – Mỹ đã rơi xuống mức thấp trong cuộc chiến thương mại, nhân quyền và vấn đề Đài Loan, cùng với đó là xung đột về các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh trong Biển Đông. Thêm vào đó là những cáo buộc giữa Washington và Bắc Kinh về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.

Từ quan điểm của Bắc Kinh, các mối đe dọa quân sự đang nổi lên ngay khi máy bay ném bom của Mỹ tăng cường bay qua các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Các tàu chiến của hải quân Mỹ cũng đã tiến hành nhiều quyền tự do hoạt động hàng hải trong khu vực. Song Zhongping, một nhà bình luận quân sự có trụ sở tại Hồng Kông, cho biết, Bắc Kinh cảm thấy các mối đe dọa an ninh do Mỹ và các nước ngoài khác gây ra đang gia tăng, vì vậy Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) muốn tăng ngân sách để hỗ trợ hiện đại hóa quân đội và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. sĩ quan trong PLA.

Mặc dù quy mô thực tế của ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là vấn đề tranh chấp, những người trong quân đội cho biết PLA sẽ muốn khớp hoặc vượt quá tốc độ tăng trưởng 7,5% của năm ngoái – với ước tính tăng 9% – khi căng thẳng leo thang trên nhiều mặt trận, bao gồm cả ma sát Đài Loan lâu năm. Trong khi những ước tính tăng trưởng chi tiêu có vẻ không xa lạ, họ sẽ chống lại bối cảnh nền kinh tế trong nước bị cản trở nghiêm trọng bởi sự bùng nổ Covid-19 và mối đe dọa suy thoái kinh tế toàn cầu. Vào cuối tháng 3, ngân hàng đầu tư China International Capital Corporation đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc vào năm 2020 xuống còn 2,6% từ mức 6,1% trong tháng 1.

Lu Li-shih, cựu giảng viên của học viện hải quân Đài Loan, cho biết sự nghi ngờ giữa Bắc Kinh và Washington là tồi tệ nhất kể từ khi nối lại quan hệ ngoại giao vào những năm 1970, nhưng ông đánh giá khả năng xảy ra xung đột quân sự là thấp. Trong khi đó, Collin Koh, một nghiên cứu viên của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, cho biết các đối tác quân sự của PLA và Mỹ có các kênh liên lạc.

Quan hệ quân sự song phương có thể không phải lúc nào cũng hiệu quả, nhưng ít nhất cũng đóng vai trò là “van áp lực” hiện tại đối với rừng và có khả năng giảm thiểu rủi ro phát sinh từ căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington, ông Koh Koh nói. Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình, Chủ tịch Quân ủy Trung ương đã ra lệnh cho PLA tăng cường năng lực chiến đấu khi mối quan hệ trở nên tồi tệ với Washington. Đó là một sự lặp lại của Tập Cận Bình đã sẵn sàng để giành chiến thắng trong đơn đặt hàng chiến tranh khi ông đưa ra kế hoạch mở rộng quân sự cho Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản vào năm 2017.

Ni Lexiong, chuyên gia về chiến lược hải quân của Trung Quốc và là cựu Giáo sư tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải, cho biết dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, bao gồm 66 máy bay chiến đấu F-16 Viper, đã cho PLA thêm các món hời xin thêm tiền. Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc phải được trả lại cho đại lục, bằng vũ lực nếu cần thiết. PLA đã lên kế hoạch cho một sự kiện như vậy kể từ năm 1949, khi Đảng Quốc gia bị Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh bại trong cuộc Nội chiến Trung Quốc và trốn sang đảo.

Căng thẳng về Đài Loan đã tăng lên kể từ khi Tsai Ing-wen trở thành tổng thống năm 2016. Cô được bầu lại trong một trận lở đất vào tháng 1 trên một nền tảng đứng lên Bắc Kinh và bảo vệ Đài Loan như một nền dân chủ tự do. Cô sẽ được khánh thành cho nhiệm kỳ bốn năm thứ hai vào thứ Tư, chỉ hai ngày trước khi NPC khai trương.

Alexander Huang Chieh-cheng, Giáo sư về các vấn đề quốc tế và nghiên cứu chiến lược tại Đại học Tam Khang ở Đài Bắc, nói rằng trong khi hai cuộc xung đột quân sự giữa đại lục và Đài Loan sẽ khó xảy ra trong hai năm tới, vì Bắc Kinh cần tập trung nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, nguy cơ xung đột đã tăng lên. Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ tiếp tục gây sức ép mạnh lên chính quyền Đài Bắc trong 4 năm tới.

Trung Quốc đã tăng số lượng chuyến bay quân sự vào không phận Đài Loan, và trong các bài báo gần đây, một số quan chức quân đội Trung Quốc đã nghỉ hưu cho rằng Mỹ không ở vị trí để bảo vệ Đài Loan vì cả 4 tàu sân bay của họ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương đều là bị tấn công bởi Covid-19. Đại dịch Covid

19 đã làm trầm trọng thêm những nghi ngờ và nghi ngờ giữa Bắc Kinh và Washington và tương tự giữa Bắc Kinh và Đài Bắc. Trung Quốc đang đối mặt với một vòng ngăn chặn mới được đặt ra bởi các nước phương Tây do Mỹ lãnh đạo tương tự như Chiến tranh Lạnh.

Chiến lược trẻ hóa quốc gia của Tập Cận Bình cho Trung Quốc bao gồm việc định hình lại PLA thành lực lượng chiến đấu hàng đầu vào năm 2050, bao gồm khởi động ít nhất bốn nhóm tấn công tàu sân bay vào năm 2035, nghiên cứu và phát triển vũ khí tiên tiến, và cải tổ toàn bộ cấu trúc chỉ huy quân sự.

Trung Quốc hiện có hai tàu sân bay; Tàu Liêu Ninh là một tàu được trang bị lại được mua từ Ukraine, trong khi Sơn Đông là tàu đầu tiên được chế tạo trong nước. Sơn Đông vẫn đang trải qua các thử nghiệm trên biển để đáp ứng những gì được gọi là khả năng hoạt động ban đầu, hay IOC, cho tàu chiến.

Hải quân đã lên kế hoạch thử nghiệm trên biển cho hai bến cảng trực thăng Type 075 mới được ra mắt, một loại tàu đổ bộ, với lượng giãn nước 40.000 tấn. Nó cũng có kế hoạch cho tám tàu ​​khu trục tên lửa dẫn đường Type 055, tàu chiến mạnh nhất của nó và trong số các loại tiên tiến nhất ở châu Á. Lần đầu tiên được đưa vào hoạt động vào tháng 1 và ba người khác đang được trang bị. Việc hiện đại hóa PLA của cả hoạt động quân sự truyền thống và phi truyền thống sẽ không chậm lại, Song nói tại Hồng Kông. PLA cũng đang tranh cãi để có thêm tiền, trích dẫn các thách thức an ninh phức tạp và phi truyền thống khác tại nhà, từ ly khai đến khủng bố và cực đoan tôn giáo.

Quân đội Trung Quốc cũng đứng đầu trong một trận chiến khác trong năm nay khi hàng chục ngàn nhân viên được đưa vào cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19 tại trung tâm ban đầu, Vũ Hán vào tháng 1. PLA đã cung cấp cho các bác sĩ để điều trị cho bệnh nhân, cũng như các binh sĩ và hậu cần cho việc khóa kiểm dịch, tất cả các chi phí bổ sung ảnh hưởng đến kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Bên cạnh các đại dịch chiến đấu, quân đội cũng dự kiến ​​sẽ góp phần cung cấp việc làm cho hàng ngũ thất nghiệp đang gia tăng khi các doanh nghiệp đấu tranh để phục hồi sau thiệt hại kinh tế do căn bệnh này gây ra. Hơn 8,7 triệu sinh viên sẽ tốt nghiệp vào mùa hè này và PLA đã được yêu cầu tiếp thu nhiều hơn trong số họ, một lý do khác để yêu cầu thêm tài trợ.

Ban lãnh đạo quân đội vẫn đang đấu tranh với những người ra quyết định của NPC để tăng ngân sách lên tới 9% trong năm tới, mặc dù tình hình kinh tế toàn cầu và trong nước rất đáng lo ngại, ông cho biết, người yêu cầu giấu tên do sự nhạy cảm của các cuộc đàm phán. PLA đã triển khai hơn 4.500 nhân viên y tế quân sự đến tỉnh Hồ Bắc bị thiệt hại nặng nhất và thủ đô Vũ Hán của nó, cũng như các hỗ trợ hậu cần khác ở nơi khác trong tỉnh từ tháng Hai. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng yêu cầu các nhà khoa học của Học viện Khoa học Quân y tham gia cuộc đua toàn cầu để tìm ra một loại vắc-xin cho Covid-19, đây là một khoản đầu tư dài hạn và tốn kém. Thật khó để dự đoán chi phí quân sự từ đại dịch Covid-19, bởi vì chúng ta không biết nó sẽ kéo dài bao lâu.

http://biendong.net/bien-dong/34838-y-kien-chuyen-gia-gioi-lanh-dao-quan-su-tq-lo-ngai-va-dang-tim-kiem-ngan-sach-trong-boi-canh-dich-covid-19-va-su-bao-vay-co-lap-tu-my.html

 

TQ dự định chi 1,4 nghìn tỉ USD

 soán ngôi đầu của Mỹ về công nghệ

Trung Quốc muốn giành vị trí dẫn đầu thế giới về công nghệ, lên kế hoạch bơm hơn 1 nghìn tỉ USD vào nền kinh tế để tung ra nhiều công nhệ từ mạng di động thế hệ mới cho đến trí tuệ nhân tạo (AI).

Trong kế hoạch tổng thể được Chủ tịch Tập Cận Bình hậu thuẫn, Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 10 nghìn tỉ nhân dân tệ (1,4 nghìn tỉ USD) trong vòng 6 năm (2020-2025), kêu gọi chính quyền các cấp và tập đoàn công nghệ cao tư nhân như Huawei Technologies phối hợp triển khai mang di động thế hệ thứ 5 (5G), lắp đặt camera an ninh, đồng thời phát triển phần mềm AI để phục vụ từ xe hơi tự lái cho đến các nhà máy tự động và giám sát hàng loạt.

Khoản đầu tư sẽ giúp các công ty Trung Quốc giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, lặp lại mục tiêu được đề ra trước đó trong chương trình “Made in China 2025”, một sáng kiến đã hứng chịu rất nhiều chỉ trích từ chính phủ Mỹ với cáo buộc cho rằng Bắc Kinh sẽ hỗ trợ cho công ty trong nước, tạo cạnh tranh không công bằng.

“Đây là nỗ lực của Trung Quốc nhằm giành chiến thắng trong cuộc đua công nghệ toàn cầu. Bắt đầu từ năm nay, chúng tôi thực sự bắt đầu thấy dòng tiền đổ vào lĩnh vực công nghệ”, bà Maria Kwok, Giám đốc điều hành tập đoàn Digital China Holdings tại văn phòng Hồng Kông, cho biết.

Đầu tư vào công nghệ là một phần của gói tài chính đang chờ được thông qua tại kỳ họp quốc hội Trung Quốc trong tuần này. Chính phủ đồng thời sẽ công bố gói tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng lên tới 563 tỉ USD trong năm nay. Các tập đoàn công nghệ lớn như Alibaba, Tencent Holdings và Huawei sẽ đi tiên phong, đón nguồn vốn đầu tư này.

Chuyên gia Nannan Kou của Bloomberg đánh giá: “Gói kích thích mới của Trung Quốc có thể dẫn đến việc hợp nhất các nhà cung cấp internet, trở thành tập đoàn lớn mạnh hơn để cạnh tranh, vượt mặt những tập đoàn hàng đầu thế giới như GE (Mỹ) và Siemens (Đức) vào năm 2025”.

Kế hoạch 10 nghìn tỉ nhân dân tệ sẽ bao gồm những lĩnh vực Trung Quốc xác định là ưu tiên hàng đầu, như AI và IoT (Mạng lưới vạn vật kết nối Internet) cùng những sản phẩm như đường dây điện áp cực cao (UHV) và đường sắt cao tốc, theo Trung tâm Thông tin về Phát triển Công nghiệp Trung Quốc.

Trong động thái nhằm tránh phụ thuộc vào công nghệ Mỹ, Digital China sẽ thực hiện dự án lưu trữ dữ liệu đám mây cho thành phố Trường Xuân (Trung Quốc), thay thế công nghệ của công ty Mỹ IBM, Oracle và EMC bằng công nghệ nội địa.

Các công ty Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh xây dựng hàng loạt trung tâm dữ liệu. Bên cạnh đó, chính quyền hơn 20 tỉnh ở Trung Quốc áp dụng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ điện toán đám mây nội địa, theo nghiên cứu hồi tháng 3 của tập đoàn UBS.

Chính quyền Mỹ cho rằng chiến lược phát triển công nghệ của Bắc Kinh là ví dụ điển hình cho mô hình phát triển dựa trên cạnh tranh không lành mạnh, gây bất lợi cho doanh nghiệp Mỹ bằng cách tài trợ cho doanh nghiệp Trung Quốc và giới hạn doanh nghiệp ngoại tiếp cận thị trường.

Những chỉ trích nặng nề nhất dành cho chương trình “Made in China 2025” cho rằng các mục tiêu đầy tham vọng của nó đang là động lực cho những hành vi mà giới chức Mỹ cáo buộc Trung Quốc thực hiện, bao gồm chuyển giao kỹ thuật bắt buộc và trộm thông tin mạng.

http://biendong.net/doc-bao-viet/34843-tq-du-dinh-chi-1-4-nghin-ti-usd-soan-ngoi-dau-cua-my-ve-cong-nghe.html

 

Nhờ phán quyết dẫn độ, giám đốc tài chính Huawei

Mạnh Vãn Chu có thể được tự do vào tuần tới

Vào hôm thứ Năm (21/5), Tối Cao Pháp Viện British Columbia cho biết một phán quyết quan trọng trong vụ án dẫn độ chống lại giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu của Huawei sẽ được công bố vào tuần tới bởi một thẩm phán Canada, và có thể giúp bà Mạnh được tự do.

Quyết định vào thứ Tư tuần tới của Phó Chánh án Heather Holmes sẽ đề cập đến việc liệu vụ kiện chống lại bà Mạnh có thỏa mãn luật tội phạm kép hay không. Đây là luật yêu cầu nghi can trong các vụ án dẫn độ phải bị cáo buộc về một hành vi tội phạm ở Canada, cũng như quốc gia yêu cầu.

Vụ bắt giữ Bà Mạnh tại phi trường Vancouver vào ngày 1 tháng 12 năm 2018, theo yêu cầu của chính quyền Hoa Kỳ, những người muốn bà phải đối mặt với phiên tòa ở New York về tội lừa đảo, là một thời điểm biến đổi trong quan hệ Trung Cộng – Hoa Kỳ.

Mối quan hệ của Bắc Kinh với Canada cũng đạt mức thấp kỷ lục với các công dân Canada Michael Spavor và Michael Kovrig bị bắt vì tội gián điệp. Hành động này phần lớn được xem là sự trả thù cho cách đối xử với bà Mạnh.

Nếu thẩm phán Holmes quyết định luật tội phạm kép không được đáp ứng, thì bà Mạnh có thể được tự do, mặc dù điều đó có thể phụ thuộc vào việc luật sư của chính phủ Canada đại diện cho Hoa Kỳ có quyết định kháng cáo hay không. Nếu bà Holmes tuyên bố rằng luật tội phạm kép được đáp ứng, vụ án dẫn độ sẽ tiếp tục, với các luật sư của bà Mạnh cố giúp bà được tự do bằng lý do khác. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nho-phan-quyet-dan-do-giam-doc-tai-chinh-huawei-manh-van-chu-co-the-duoc-tu-do-vao-tuan-toi/

 

Trung Cộng đưa ra kế hoạch

áp đặt luật an ninh Hồng Kông mới

Tin từ HỒNG KÔNG/Bắc Kinh/WASHINGTON – Vào hôm thứ Năm (21/5), một viên chức Trung Cộng cho biết Trung Cộng chuẩn bị áp dụng luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông sau cuộc bất ổn ủng hộ dân chủ hồi năm ngoái, khiến Tổng thống  Trump khuyến cáo rằng Washington sẽ phản ứng “rất quyết liệt” chống lại nỗ lực giành thêm quyền kiểm soát thuộc địa cũ của Anh Quốc.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng khuyến cáo Trung Cộng, tuyên bố rằng một mức độ tự chủ cao và sự tôn trọng nhân quyền là chìa khóa để duy trì tình trạng đặc biệt của lãnh thổ này trong luật pháp Hoa Kỳ. Tình trạng đặc biệt này giúp Hồng Kông duy trì vị thế là một trung tâm tài chính thế giới.

Hành động của Trung Cộng có thể châm ngòi cho các cuộc biểu tình mới ở Hồng Kông, nơi có nhiều quyền tự do không được hưởng ở đại lục.

Sau các cuộc biểu tình bạo lực năm 2019 khiến thành phố rơi vào tình trạng hỗn loạn trầm trọng nhất kể từ khi trao trả lại cho Bắc Kinh vào năm 1997. Tổng thống Trump, người tăng cường chỉ trích Trung Cộng khi ông vận động tranh cửa cho nhiệm kỳ 2, nói với các phóng viên rằng “vẫn chưa có ai biết rõ” các chi tiết trong kế hoạch của Trung Cộng.

Ông Zhang Yesui, phát ngôn viên của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Cộng, cho biết thông tin chi tiết về luật này sẽ được đưa ra vào hôm thứ Sáu khi nghị viện tổ chức phiên họp thường niên. (BBT)

https://www.sbtn.tv/trung-cong-dua-ra-ke-hoach-ap-dat-luat-an-ninh-hong-kong-moi/

 

Nhiều nước quan ngại dự luật an ninh Hồng Kông

Quý Khải

Các nước phương Tây đã lên án mạnh mẽ giới lãnh đạo Trung Quốc khi muốn áp đặt một dự thảo luật an ninh quốc gia nhằm nghiêm cấm “các hành vi phản quốc, ly khai và lật đổ ở Hồng Kông” – động thái được coi là đòn giáng mạnh vào nền dân chủ của thành phố tự do nhất Trung Quốc này.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau, một người thường không mấy khi công khai và vốn vẫn luôn e dè trong việc chỉ trích Bắc Kinh, cho biết ông khá quan ngại trước quyết định áp đặt luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông – một dự luật sẽ kiềm chế các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ và làm suy giảm đáng kể quyền tự trị của đặc khu này, theo the Globe and Mail.

“Chúng tôi khá lo ngại về tình hình ở Hồng Kông. Chúng tôi có khoảng 300.000 người Canada sống ở Hồng Kông”, ông Trudeau nói với các phóng viên hôm thứ Sáu (22/5). “Đó là một trong những lý do tại sao chúng tôi muốn đảm bảo rằng mô hình ‘một quốc gia, hai chế độ’ tiếp tục được duy trì ở Hồng Kông”.

Phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng kêu gọi Trung Quốc đảm bảo quyền tự trị cho trung tâm tài chính toàn cầu.

“Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và mong Trung Quốc tôn trọng các quyền, tự do cũng như quyền tự trị cao của Hồng Kông. Là một bên tham gia Tuyên bố chung, Anh cam kết ủng hộ quyền tự trị của Hồng Kông và tôn trọng mô hình ‘một quốc gia, hai chế độ’”, người phát ngôn cho hay.

Trong một tuyên bố chung hôm thứ Sáu, 3 nước Canada, Anh và Úc cho biết việc áp dụng luật an ninh mới của Bắc Kinh đối với Hồng Kông “rõ ràng sẽ làm suy yếu” các quyền tự do được bảo đảm cho vùng đất thuộc địa cũ của Anh này trong hiệp ước Trung-Anh năm 1984.

Ngoại trưởng Canada François-Philippe Champagne, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab và Ngoại trưởng Úc Marise Payne cho biết họ “rất quan ngại” trước dự luật được đề xuất bởi Bắc Kinh.

Trong bản tuyên bố chung, 3 nước đã nhắc nhở Trung Quốc rằng nước này đã ký vào một bản tuyên bố “ràng buộc về mặt pháp lý” hồi những năm 1980, đảm bảo “mức độ tự trị cao” mà Hồng Kông sẽ được hưởng trong 50 năm sau khi được trao trả về Trung Quốc năm 1997.

Trung Quốc đã cam kết rằng “các quyền và tự do, bao gồm quyền công dân, quyền báo chí, quyền tự do hội họp và lập hội sẽ được đảm bảo bởi luật pháp Hồng Kông”, cũng như các điều khoản của hai công ước của Liên Hợp Quốc về quyền con người.

Việc đệ trình dự luật mới này “mà không có sự tham gia trực tiếp” của người dân Hồng Kông, cơ quan lập pháp hoặc tư pháp của địa khu là sự vi phạm các cam kết mà Trung Quốc đã ký, theo bản tuyên bố chung của 3 nước.

Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc vừa tổ chức một phiên họp thường niên để phác thảo những chính sách lớn sẽ được chính quyền Đảng Cộng sản Trung thông qua, vừa tuyên bố hôm thứ Năm rằng họ sẽ thông qua một dự luật “bảo vệ an ninh quốc gia” bằng cách “thiết lập và cải thiện hệ thống tư pháp và các cơ chế thực thi luật pháp” ở Hồng Kông.

Dự luật được đề xuất này sẽ cho phép Bắc Kinh vượt mặt cơ quan lập pháp Hồng Kông để hạn chế các cuộc biểu tình hoặc các hoạt động khác mà giới cầm quyền độc tài ở Bắc Kinh nhìn nhận là mang tính lật đổ.

Vương Thần, Ủy viên Bộ Chính trị, cho biết hôm thứ Sáu rằng dự luật mới sẽ cho phép các cơ quan an ninh Trung Quốc hoạt động tại Hồng Kông trên quy mô rộng, nhấn mạnh điều này là cần thiết bởi “các lực lượng chống Trung Quốc, quấy nhiễu Hồng Kông đã công khai thúc đẩy sự độc lập của thành phố này”.

“Phải có những biện pháp mạnh mẽ theo luật để ngăn chặn, chặn đứng và trừng phạt những thế lực đó”, ông Vương nói.

Trưởng đặc khu Hồng Kông, bà Carrie Lam, hiện đang ở Bắc Kinh để dự phiên họp toàn thể, nói với các phóng viên hôm thứ Sáu rằng bà ủng hộ dự luật này, cho rằng nó sẽ bảo vệ an ninh cho tất cả người dân Hồng Kông.

Nhưng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã gọi quyết định của Bắc Kinh là một “hồi chuông báo tử” đối với các quyền tự do mà lãnh thổ này được hưởng.

“Mỹ thúc giục Bắc Kinh xem xét lại dự thảo luật tai hại của mình, tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế và tôn trọng mức độ tự trị cao, các thể chế dân chủ và quyền tự do dân sự của Hồng Kông”, ông Pompeo nói trong một tuyên bố.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cảnh báo Mỹ sẽ phản ứng cứng rắn nếu Trung Quốc ban hành luật an ninh.

“Nếu điều đó xảy ra, chúng tôi sẽ phản ứng rất mạnh mẽ với vấn đề này”, tổng thống Trump nói.

Một cố vấn kinh tế cấp cao của Nhà Trắng, Kevin Hassett, người từng giám sát Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Trump, đã lặp lại thanh âm của ông Pompeo hôm thứ Sáu.

“Chúng tôi chắc chắn sẽ không cho Trung Quốc qua cửa dễ dàng”, ông Hassett nói với CNN, đồng thời nói thêm rằng, dự luật này là “một động thái rất khó khăn, đáng sợ”.

“Động thái của Trung Quốc ở Hồng Kông sẽ rất tồi tệ cho nền kinh tế Trung Quốc và Hồng Kông. Chúng tôi cũng đang xem xét những phản ứng có thể”, Hassett nói với phóng viên tại Nhà Trắng.

Ông Ryan Hass, một giám đốc cấp cao phụ trách khu vực châu Á trong Hội đồng Bảo an Quốc gia dưới thời Tổng thống Barack Obama nói:

“Nếu Hồng Kông mất đi vị thế thương mại đặc biệt, thuế quan và các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ áp dụng cho Hồng Kông”.

“Chuỗi hành động-đáp trả này giữa Trung Quốc và Mỹ đối với Hồng Kông; Trung Quốc thắt chặt kìm hãm còn Mỹ đình chỉ vị thế kinh tế đặc biệt của Hồng Kông, chúng sẽ làm suy yếu vị thế của Hồng Kông trong vai trò một trung tâm tài chính toàn cầu”.

Liên minh châu Âu EU cũng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng quyền tự do của thành phố cảng này. Đại diện cấp cao của EU phụ trách chính sách đối ngoại, ông Josep Borrell, cũng kêu gọi “bảo vệ quyền tự trị cao độ của Hồng Kông”.

“Liên minh châu Âu có lợi ích lớn trong sự ổn định và thịnh vượng liên tục của Hồng Kông theo nguyên tắc ‘Một quốc gia, hai chế độ”, ông Borrell nhấn mạnh.

Sự lên án mạnh mẽ từ các quốc gia phương tây nhiều khả năng sẽ làm chính quyền Trung Quốc tức giận, trong bối cảnh chính quyền này cũng đang bị chỉ trích vì sự tắc trách trong cách thức xử lý đại dịch Covid-19, bên cạnh các hoạt động gián điệp và chính sách thương mại trục lợi của mình.

Hồng Kông, một thuộc địa cũ của Anh, đã được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997 và được quản lý bởi một chính phủ độc lập bảo đảm các quyền tự do ngôn luận và bầu cử, những quyền lợi không được cho phép ở Trung Quốc đại lục.

Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ đã kêu gọi tổ chức các cuộc biểu tình lớn phản đối luật an ninh quốc gia mới. Họ cho rằng Bắc Kinh đang lợi dụng đại dịch Covid-19 để thúc đẩy dự luật này.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nhieu-nuoc-quan-ngai-du-luat-an-ninh-hong-kong.html

 

Chính quyền Trung Quốc ‘dập dịch Covid-19’

 bất chấp vi phạm nhân quyền

Hải Lam

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố đã giành được “chiến thắng vĩ đại” trong đại dịch COVID-19 nhờ vào “sự lãnh đạo tài ba” và hệ thống “xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, nhiều người tham gia vào cuộc chiến không đồng ý với tuyên bố này của chính quyền Trung Quốc.

Giữa đại dịch viêm phổi Vũ Hán, ĐCSTQ đã thiết lập bộ máy tuyên truyền để thể hiện cho người dân trong nước và thế giới rằng chỉ có “sự lãnh đạo tài ba” của giới cầm quyền Trung Quốc và “hệ thống xã hội chủ nghĩa ưu việt” mới có thể đánh bại loại virus chết người.

Các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát tiếp tục khoe mẽ về năng lực của các nhà lãnh đạo đất nước trong việc đối phó với dịch bệnh, loan tin xây dựng các bệnh viện lớn “với tốc độ nhanh hiếm có trên thế giới”, rồi phái hàng chục ngàn nhân viên y tế đến Vũ Hán chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi, “tin tưởng vào khả năng huy động xã hội và tổ chức mạnh mẽ”của chính quyền. Các bản tin từ các kênh truyền thông này cũng thường xuyên đề cập rằng các quốc gia trên thế giới đang phải vật lộn với tình trạng thiếu giường bệnh, nhân sự và vật tư y tế.

Vào tháng 4, các phương tiện truyền thông chính thức của nhà nước đã đăng một loạt các bài báo có tiêu đề “Nghệ thuật chống đại dịch của Tập Cận Bình”, ngợi ca sự lãnh đạo của vị chủ tịch đất nước. Nhưng cái giá phải trả là gì? Lời chia sẻ từ những người góp phần tạo nên “sức mạnh to lớn đánh bại đại dịch” cho biết, Bắc Kinh đã vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của công dân để đạt được cái gọi là “chiến thắng” dịch bệnh.

Các nhân viên y tế bị đe dọa

Một bác sĩ làm việc ở Hà Nam tiết lộ với Bitter Winter rằng vào tháng 2, bệnh viện của anh đã nhận được lệnh từ Ủy ban Y tế địa phương, yêu cầu phái các nhân viên y tế đến Vũ Hán, tâm chấn của dịch Covid-19. “Cấp trên của chúng tôi nói rằng chính phủ sẽ liệt chúng tôi vào danh sách đen nếu chúng tôi không chịu đi, con cháu của chúng tôi và chúng tôi sẽ bị hạn chế nhiều hoạt động trong tương lai”, vị bác sĩ nói. “Sau khi gửi danh sách các nhân viên y tế sẽ tới Vũ Hán, bệnh viện đã tập hợp họ và cấm họ về nhà, vì sợ rằng các y bác sĩ sẽ trốn thoát. Sau đó, họ được đưa đến một địa điểm được chỉ định để chờ đến Vũ Hán vào buổi chiều”.

Một bác sĩ ở độ tuổi 30 đến từ thành phố Thái Châu, tỉnh Chiết Giang đã được chỉ định đến Vũ Hán. Vì cô có hai con nhỏ, nên cô đã đề nghị được miễn nhiệm vụ để có thể chăm sóc con mình. Nhưng ban quản trị bệnh viện không những từ chối yêu cầu của cô mà còn đe dọa sẽ đuổi việc nếu cô không đi.

Dân làng và các đảng viên nghèo khó buộc phải quyên tiền cho chính phủ

Đáp lại lời kêu gọi từ Ủy ban Trung ương của ĐCSTQ, hầu hết các đảng viên trên toàn quốc đã quyên góp tiền để thể hiện sự đồng lòng của họ đối với các biện pháp nhằm ngăn chặn và kiểm soát sự dịch Covid-19 của chính phủ. Đến cuối tháng 3, gần 80 triệu đảng viên, nhóm đã “tự nguyện” quyên góp 8,26 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1,2 tỷ USD) cho “các dự án lớn và quan trọng”.

Theo một nhân viên làm việc cho chính quyền huyện Văn Đăng (Wenden), thành phốUy Hải (Weihai), tỉnh Sơn Đông, giới chức địa phương đã thực hiện một hệ thống quyên góp tiền dành cho công tác ứng phó với dịch Covid-19. Để đảm bảo mọi người quyên tiền, các quan chức địa phương đã đe dọa liệt những người từ chối quyên góp vào danh sách đen.

Vào ngày 6/3, các quan chức tại một ngôi làng thuộc quyền quản lý của thành phố Kinh Châu thuộc tỉnh Hồ Bắc, đã đi đến từng hộ gia đình để thu tiền quyên góp. Nhiều người dân, đặc biệt là thuộc các hộ gia đình nghèo khó, đã bối rối về lý do tại sao họ buộc phải quyên tiền cho chính phủ. Một người dân hỏi: “Tôi sống ở tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất vì dịch bệnh. Tuy nhiên, chính phủ không những không hỗ trợ cho tôi mà còn yêu cầu tôi quyên góp”.

Vào ngày 17/2, một quan chức ở thành phố Uy Hải, tỉnh Sơn Đông đã đến nhà của một đảng viên cao tuổi không thể tự chăm sóc bản thân sau một tai nạn xe hơi và kêu gọi ông quyên góp. Một đảng viên khác ở Uy Hải ở độ tuổi 90, đã buộc phải bảo con gái của ông quyên góp thay cho ông vào ngày 5/3.

Những biện pháp như vậy thường được ĐCSTQ dùng trong các hoạt động cứu trợ, đã buộc mọi người phải chứng minh lòng trung thành của mình với nhà nước bằng các khoản quyên góp “tự nguyện”.

Công nhân xây dựng bệnh viên ở Vũ Hán bị bóc lột và bị bịt miệng

Theo báo cáo của Đài Á Châu Tự Do (RFA), những người lao động nhập cư xây dựng Bệnh viện Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn ở Vũ Hán để điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19, họ cảm thấy bế tắc sau khi biết rằng chính phủ và các bên trung gian bóc lột tiền lương của họ. Khi họ cố gắng bảo vệ quyền lợi của mình, chính quyền địa phương đã đàn áp họ dưới danh nghĩa “duy trì trật tự”.

Một công nhân tham gia xây dựng Bệnh viện Lôi Thần Sơn ở Vũ Hán đã đăng lên mạng rằng Công ty TNHH Tập Đoàn Xây Dựng Đường Sắt Số 3 do nhà nước quản lý đã không trả lương cho công nhân. Các quan chức đã yêu cầu người công nhân xóa video và hình ảnh của bệnh viện và ký cam kết không bao giờ đề cập đến điều này. Không có tiền và chỗ ở, cũng không thể về nhà, các công nhân bị bỏ lại trên đường phố Vũ Hán.

Vào giữa tháng 2, một nhà tù ở thành phố Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông đã tuyển dụng lao động nhập cư để xây dựng các khu cách ly tạm thời, hứa hẹn mức lương 1.500 nhân dân tệ (khoảng 200 USD) mỗi người mỗi ngày. Tuy nhiên, theo một nguồn tin nội bộ, các công nhân không được trả số tiền như được hứa hẹn. Hơn nữa, họ còn không được thông báo rằng một số tù nhân đã bị nhiễm Covid-19. Nhà tù cũng buộc các công nhân ký cam kết bí mật không tiết lộ bất kỳ thông tin nào.

Theo Bitter Winter

Hải Lam dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-trung-quoc-dap-dich-covid-19-bat-chap-vi-pham-nhan-quyen.html

 

Nỗi sợ Trung Quốc bùng dịch lần 2

khi số liệu Covid-19 bất nhất và thiếu minh bạch

Quý Khải | ĐKN 8 giờ trước lượt xem

Hàng triệu người Trung Quốc có thể bị buộc trở lại tình trạng phong tỏa, khi sự khác biệt trong số liệu báo cáo chính thức và sự gia tăng thực tế các trường hợp Covid-19 ở đông bắc Trung Quốc hé lộ một đợt bùng phát dịch Covid-19 mới đang xảy ra.

Hiện chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố tình trạng “thời chiến” tại ít nhất hai thành phố, bao gồm thủ đô Bắc Kinh, nơi gần đây báo cáo hàng chục bệnh nhân có triệu chứng sốt, nhưng chính quyền khẳng định họ bị nhiễm vi khuẩn chứ không phải Covid-19.

Giới chức đông bắc Trung Quốc đã cách ly khoảng 8.000 người sau khi họ tiếp xúc với các bệnh nhân Covid-19 được xác nhận. Sáu quan chức địa phương đã bị sa thải vì không ngăn chặn được dịch bùng phát.

Trong khi đó, tại Vũ Hán, nơi virus bùng phát lần đầu, chính quyền tiến hành xét nghiệm bắt buộc có trả phí với tất cả 11 triệu cư dân, sau khi một số trường hợp lây nhiễm được báo cáo. Thành phố này đã dỡ bỏ các lệnh phong tỏa vài tuần trước đó khi tuyên bố rằng virus đã được ngăn chặn.

Khi chính quyền Trung Quốc tiếp tục phản pháo những chỉ trích quốc tế về cách thức xử lý khủng hoảng, đồng thời ca ngợi hệ thống xã hội chủ nghĩa như một hình mẫu chống dịch, thì cảnh tượng hỗn loạn tại các khu xét nghiệm và sự che đậy nhất quán từ đầu đến cuối đã phủ bóng nghi ngờ lên số liệu nhiễm Covid-19 chính thức tại đại lục.

“Họ chẳng báo cáo bất cứ điều gì, bạn có biết không? Báo cáo [số liệu thực tế] sẽ tạo ra sự hoảng loạn trong cộng đồng”, cô Yang, một chủ doanh nghiệp nhỏ đến từ thành phố Cát Lâm phía đông bắc Trung Quốc, nói với tờ The Epoch Times. “Bây giờ tất cả chúng tôi đều biết sự việc nghiêm trọng đến nhường nào, bởi vì nó xảy ra ngay cạnh chúng tôi”.

Số liệu bất nhất và sai lệch

Kể từ khi virus bùng phát lần đầu, những con số lây nhiễm và tử vong mâu thuẫn được báo cáo bởi chính quyền Trung Quốc đã khiến giới nghiên cứu quốc tế và người dân đại lục bối rối. Số liệu nội bộ chính phủ được tờ The Epoch Times thu thập cũng đã tiết lộ rằng chính quyền địa phương thường xuyên báo cáo giảm số liệu thực.

Một cảnh sát theo dõi Tuyến 1 tàu điện ngầm chạy qua Đại lễ đường Nhân dân, nơi diễn ra Đại hội Nhân dân Quốc gia (NPC) sắp diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 19/5 (ảnh: Thomas Peter/Reuters).

Sự hoảng loạn tái hiện ngày 18/5 khi giới chức y tế tỉnh Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc báo cáo 5 trường hợp lây nhiễm mới trong khi Ủy ban Y tế Quốc gia chỉ báo cáo có 2 trường hợp tại khu vực này.

Chính quyền Cát Lâm sau đó đã hạ giảm con số của họ trong một bản cập nhật, giải thích rằng 3 người kia được xác nhận sau nửa đêm ngày 18/5 và do đó được tính vào dữ liệu ngày hôm sau.

Cùng ngày, Thượng Hải không ghi nhận trường hợp mới, điều này mâu thuẫn với báo cáo của Ủy ban Y tế Quốc gia rằng có một ca bổ sung. Giới chức chưa đưa ra lời giải thích cho con số mâu thuẫn này.

Tại Vũ Hán, chính phủ đã vội vã sa thải một quan chức địa phương sau khi một ổ dịch 6 ca nhiễm mới xuất hiện, phá vỡ một khoảng thời gian “im ắng” dài hơn một tháng không ghi nhận ca nhiễm mới.

Sự thiếu minh bạch của chính quyền khiến việc tìm hiểu quy mô thực sự của dịch bệnh trở nên khó khăn.

“Có vẻ như con virus này tuân lệnh chính quyền”, Ge Bidong, một nhà bình luận chính trị ở California, chia sẻ với NTD, một hãng tin trực thuộc The Epoch Times. “Có một khoảng sai lệch lớn giữa số liệu

và số ca lây nhiễm cũng như số người chết trên khắp thế giới trong vòng ba tháng qua”. Ông cũng lưu ý rằng thậm chí số người chết ở các quốc gia nhỏ đã vượt quá Trung Quốc. “Có ai tin được điều này không?”

Chuyên gia hàng đầu về bệnh đường hô hấp của Trung Quốc Chung Nam Sơn đã cảnh báo về những thách thức u ám trước mặt.

“Phần lớn …  người dân Trung Quốc hiện vẫn dễ bị nhiễm Covid-19 vì [thiếu] khả năng miễn dịch, ông Chung cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN ngày 16/5. “Chúng tôi đang đối mặt với [một] thách thức lớn; Tình hình ở đây không tốt hơn nước ngoài là bao”.

Ổ dịch miền bắc Trung Quốc

Khu vực phía đông bắc lần đầu báo cáo một chuỗi các ca lây nhiễm bắt đầu từ một người lao công 45 tuổi ở Thư Lan, một thành phố nhỏ nằm trong lòng thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm. Thông qua việc di chuyển xung quanh thành phố và tiếp xúc gần với nhiều người, người lao công này đã nhanh chóng lây truyền virus cho người dân sống ở các thành phố khác.

Kể từ đó, thành phố Thư Lan đã tuyên bố “tình trạng thời chiến” và niêm phong các khu phố địa phương, chỉ cho phép một người từ mỗi hộ ra ngoài hai ngày một lần, mỗi lần giới hạn trong 2 giờ, để mua đồ dùng thiết yếu. Hơn 1.100 tòa nhà dân cư, 1.200 ngôi làng và 9 khu dân cư lân cận hiện đang bị phong tỏa do tiềm ẩn khả năng lây nhiễm.

Qiu Haibo, một chuyên gia Ủy ban Y tế Quốc gia, cho biết các bệnh nhân ở khu vực đông bắc Trung Quốc dường như mang virus trong một khoảng thời gian dài hơn so với các trường hợp ở Vũ Hán thời kỳ đầu, thời gian phục hồi cũng lâu hơn, theo cuộc phỏng vấn với đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV ngày 19/5 .

Người dân đeo khẩu trang xếp hàng chờ xét nghiệm tại một khu dân cư ở Vũ Hán, thành phố Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh ngày 17/5 (ảnh: Aly Song / Reuters).

Nghi vấn xoay quanh biện pháp xét nghiệm hàng loạt

Người dân từng được xét nghiệm hàng loạt ở Vũ Hán cũng phàn nàn về quy trình cẩu thả có thể khiến kết quả xét nghiệm không chính xác và chiêu mời các rủi ro về an toàn.

Trong khu dân cư Shengshi Dongfang, người dân cho biết các mẫu xét nghiệm họng hầu của họ được tùy ý ném vào cùng một hộp hoặc chai mà không đề tên dán nhãn – đôi lúc hàng chục mẫu một lúc, theo một video gần đây được quay bởi người dân địa phương. Các nhân viên y tế cũng không được trang bị đầy đủ trang thiết bị; Tuy rằng có đến khoảng 6.000 cư dân, nhưng các nhân viên chỉ mang theo khoảng 600 bộ dụng cụ xét nghiệm.

“Họ đang làm gì ở đây? Một người phụ nữ hét lên trong video. “Nếu không thể biết được mẫu xét nghiệm nào thuộc về ai, thì xét nghiệm để làm gì?”

Một nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm từ một nhân viên nhà máy sản xuất màn hình máy tính AOC ở Vũ Hán ngày 15/5 (ảnh: STR/AFP thông qua Getty Images).

Không chỉ vậy, nhiều người dân cũng chỉ trích cơ quan chức năng trục lợi từ việc xét nghiệm này. Xét nghiệm không miễn phí, mỗi người phải trả khoảng 260 nhân dân tệ (khoảng 37 USD), theo ông Li, cư dân tại một khu khác ở Vũ Hán. Khu dân cư của ông đã thu xếp xét nghiệm cho cư dân từng tòa một.

Ông Wang, một người dân địa phương cho biết cả gia đình ông đã từ chối làm xét nghiệm. “Họ đối xử với chúng tôi như những con chuột lang làm cảnh vậy”, ông tâm sự trong cuộc phỏng vấn. Mỗi lần các cán bộ địa phương ép ông đi xét nghiệm, ông sẽ chất vấn họ về độ chính xác của những xét nghiệm đó. “Nếu nó không chính xác, tôi sẽ không làm”, ông chia sẻ.

Theo The Epoch Times

Quý Khải dịch & biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/noi-so-trung-quoc-bung-dich-lan-2-khi-so-lieu-covid-19-bat-nhat-va-thieu-minh-bach.html

 

Trung Quốc đồng ý điều tra nguồn gốc

virus Corona Vũ Hán, mưu tính đằng sau là gì?

Bình luậnLý Tịnh

Gần đây, thái độ của Bắc Kinh đối với việc điều tra nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán đã có sự chuyển biến, từ phản đối gay gắt đến nay đã chuyển thành đồng thuận. Vậy mưu tính đằng sau sự thay đổi này

là gì? Ngoài ra, tại sao kết quả điều tra độc lập của WHO về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại không đáng tin cậy?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đến 194 quốc gia thành viên, bao gồm Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hôm 19/5, tại Đại Hội đồng Y tế Thế giới (WHA), tất cả các nước thành viên đã thông qua một nghị quyết yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra “đánh giá độc lập” về phản ứng của toàn cầu đối với đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Nghị quyết này cũng yêu cầu điều tra vai trò của WHO trong trận đại dịch này.

Nghị quyết này đã được nhất trí thông qua bởi 194 quốc gia thành viên tham dự cuộc họp, kêu gọi WHO điều tra “nguồn gốc và cách lây truyền sang người của virus [Corona Vũ Hán]”, đồng thời đề nghị cuộc điều tra này cần được “đánh giá công bằng, độc lập và toàn diện”.

Trước đó, Úc đã yêu cầu điều tra về nguồn gốc virus Corona Vũ Hán và vai trò của ĐCSTQ trong đại dịch lần này. Chính quyền Bắc Kinh đã có hành động “trả đũa” và chứng minh tầm ảnh hưởng của mình khi áp đặt thuế quan thương mại mới để đe dọa Úc.

Giới chức Trung Quốc đã chỉ trích các quan chức Úc “là những người vô trách nhiệm” và cáo buộc Úc đang phá hoại các nỗ lực toàn cầu khi nước này kêu gọi một cuộc điều tra về virus Corona Vũ Hán.

Hôm 20/5, tại một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo nói rằng những lời ĐCSTQ đe dọa đối với Úc là “không thích đáng”. Ông nói: “Chúng tôi đứng về phía Úc và hơn 120 quốc gia khác. Họ đã hưởng ứng lời kêu gọi của Hoa Kỳ cho một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán, để chúng ta có thể hiểu vấn đề nằm ở đâu và cứu sống nhiều người hơn nữa, cả ở hiện tại và trong tương lai”.

Theo CNN, mặc dù nghị quyết được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua hôm 19/5 hoàn toàn sử dụng ngôn từ ngoại giao, không vạch rõ quốc gia cụ thể, nhưng nghị quyết  bắt nguồn từ lời kêu gọi của Úc về một cuộc điều tra đối với ứng phó thất bại của ĐCSTQ trong giai đoạn đầu bùng phát dịch bệnh.

WHO cuối cùng đã bác bỏ đề xuất của Canberra (Úc), và chọn áp dụng một cuộc bỏ phiếu từ các nước Liên minh Châu Âu. Nhưng ít ra đây cũng là một sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế, bày tỏ sự bất mãn về việc che giấu và ứng phó của ĐCSTQ đối với dịch bệnh bắt nguồn từ Vũ Hán này.

Tập Cận Bình phát biểu tại WHA, có ý muốn đổ thừa trách nhiệm

Bắc Kinh trước nay luôn phản đối mạnh mẽ bất kỳ cuộc điều tra nào của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả những người phụ trách điều tra của WHO.

Tuy nhiên, khi phát biểu tại cuộc họp thường niên giữa các thành viên của WHO hôm 18/5, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có thái độ ôn hòa hơn. Ông Tập nói rằng “ĐCSTQ ủng hộ việc đánh giá toàn diện về phản ứng toàn cầu đối với dịch bệnh sau khi dịch bệnh toàn cầu được kiểm soát”. Đồng thời, ông Tập cũng chỉ ra rằng “công việc này đòi hỏi một thái độ [làm việc] khoa học và chuyên nghiệp, đòi hỏi WHO phải lãnh đạo và tuân thủ các nguyên tắc khách quan và công bằng”.

Bà Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Hoa Kỳ, nói với tờ Financial Times rằng: ông Tập Cận Bình hiện đang cố gắng chống lại sự chỉ trích toàn cầu về cách thức ĐCSTQ xử lý khi dịch bệnh giai đoạn đầu bùng phát. Sự chỉ trích của Washington đối với ĐCSTQ đã đạt đến một mức cao hơn dự kiến, cho thấy tình hình này vẫn sẽ tiếp tục gia tăng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào đầu tháng 11 tới.

“Ông Tập Cận Bình rất coi trọng việc tự bảo vệ. Ông ấy phải ngăn chặn thế giới lên án ĐCSTQ và tìm kiếm sự ủng hộ”, bà nói.

Bà Bonnie Glaser chỉ ra rằng, bài phát biểu của Tập Cận Bình tại WHA cho thấy giọng điệu của ông tương tự như khi ông lên tiếng về việc bảo vệ toàn cầu hóa tại hội nghị Davos năm 2017.

“Vào thời điểm đó, có quan điểm cho rằng ĐCSTQ sẽ trở thành nhà vô địch toàn cầu hóa và là người bảo vệ trật tự đa phương”, bà nói. “Tôi nhớ rằng nhiều người châu Âu đã nghĩ rằng Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo mới của thế giới”.Thực tế ĐCSTQ vẫn luôn phá vỡ các quy tắc toàn cầu, mà không phải là một quốc gia tuân thủ các quy tắc. Bà Bonnie Glaser nói thêm: “Tôi nghĩ chúng ta không nên mong đợi chính quyền Trung Quốc sẽ trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại của trật tự đa phương”.

 

Bà cho biết, bà hy vọng rằng quan điểm của mọi người về chính quyền Bắc Kinh ngày nay sẽ càng “trở nên thực tế và tỉnh táo hơn”.

ĐCSTQ đồng ý cuộc điều tra là ‘cuộc chơi’ dài hạn

Tiếp đến, ông Tập Cận Bình cam kết không ‘vượt quá’ phạm vi những chỉ trích trước đó đối với Bắc Kinh. Các quan chức của ĐCSTQ đã bày tỏ sự ủng hộ tương tự đối với cuộc điều tra do WHO đứng đầu về nguồn gốc và sự lây lan của virus Corona Vũ Hán trên toàn cầu. Tuy nhiên, họ cũng đặt ra thêm một số điều kiện.

Ngày 06/5, đại sứ Trung Quốc Trần Húc (Chen Xu) tại trụ sở của Liên Hợp Quốc ở Geneva, đã được hỏi trong cuộc họp trực tuyến rằng khi nào WHO sẽ nhận được lời mời từ Trung Quốc để một lần nữa đến Trung Quốc điều tra nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán. Vào thời điểm đó ông Trần Húc nói rằng, ĐCSTQ sẽ không cho phép cộng đồng quốc tế điều tra nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán trước khi đạt được “chiến thắng cuối cùng” chống lại trận đại dịch này.

Đồng thời, ông Trần Húc cũng nói rằng ĐCSTQ “không dị ứng với bất kỳ hình thức điều tra, yêu cầu hoặc đánh giá nào”.

CNN cho biết, ông Tập Cận Bình đồng ý cuộc điều tra là “chơi một cuộc chơi dài hạn”, và nên cung cấp cho chính phủ Trung Quốc nhiều hướng đi để tránh hậu quả tiềm tàng sau này.

“Đại dịch đã làm tổn hại nghiêm trọng đến vị thế của Trung Quốc. Nhưng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại WHA ngụ ý rằng, về lâu dài, tác động của bất kỳ cuộc điều tra nào có thể ảnh hưởng tới ông ấy là rất nhỏ”, bài báo viết.

Do tính phức tạp và tính toàn cầu của cuộc điều tra, khó có thể tưởng tượng rằng WHO có thể tiến hành điều tra ngoài phạm vi thẩm quyền của mình. Về lý thuyết, các cuộc điều tra có thể được WHO hỗ trợ, nếu không có bất kỳ tác động tiềm tàng nào thì tổ chức này có thể tự do tìm kiếm các kênh điều tra của riêng mình, và công bố kết quả điều tra mà không phải lo lắng về hậu quả chính trị.

Nhưng ngay cả với một nhóm điều tra hoàn hảo về mặt lý thuyết và không có bất kỳ áp lực chính trị nào, ĐCSTQ cũng sẽ trì hoãn việc điều tra về nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán.

Ngoài ra, các cuộc điều tra toàn diện về virus Corona Vũ Hán cũng sẽ mất rất nhiều năm để hoàn thành. Nếu các quốc gia không xem xét việc ĐCSTQ muốn trì hoãn cuộc điều tra này, và bị phụ thuộc vào các lợi ích kinh tế trong mối quan hệ với ĐCSTQ, trở thành một “chư hầu” cho chính quyền Trung Quốc, đến lúc này sẽ không còn gì để điều tra.

Mặt khác, một cuộc điều tra độc lập do WHO dẫn đầu gần như không có được mức độ tín nhiệm cao. Theo CNN đưa tin, cuộc điều tra do WHO đứng đầu khó có thể thể trấn an các tổ chức lên tiếng chỉ trích ĐCSTQ và tổ chức này, vì cuộc điều tra không có “tính khách quan và công bằng” trong khi các quan chức cấp cao của WHO quá “thân thiết” với chính quyền Bắc Kinh.

Đối với lời cam kết của ông Tập Cận Bình rằng sẽ hỗ trợ cho WHO 2 tỷ USD (khoảng 46.519 tỷ VNĐ) trong vòng 2 năm, nhiều người đánh giá ĐCSTQ đang muốn tích trữ một khoản nợ chính trị để đổi lại sự đền đáp.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo một lần nữa chỉ trích mối quan hệ giữa ĐCSTQ và Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.

“Tôi biết rằng mối quan hệ thân mật khác thường của ông Tedros  với Bắc Kinh đã bắt đầu từ rất lâu trước khi đại dịch này xảy ra, điều này rất đáng lo ngại”, ông Pompeo nói.

Lý Tịnh

Theo Epoch Times

https://www.ntdvn.com/the-gioi/trung-quoc-dong-y-dieu-tra-nguon-goc-virus-corona-vu-han-muu-tinh-dang-sau-la-gi-39850.html

 

Quan chức kiểm soát dịch hàng đầu TQ

chấp nhận chỉ trích về cách ứng phó đại dịch

Quan chức kiểm soát dịch bệnh hàng đầu của Trung Quốc ngày thứ Bảy nói rằng những chỉ trích của công chúng về vụ bùng phát coronavirus ban đầu là có thể hiểu được, nhưng bênh vực cách thức ứng phó của Bắc Kinh đối với cuộc khủng hoảng.

“Với một dịch bệnh lớn như vậy ở Trung Quốc và thế giới, việc công chúng chỉ trích là điều rất bình thường,” Cao Phúc, giám đốc trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc, nói với các phóng viên bên lề cuộc họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

“Chúng tôi chấp nhận chỉ trích với sự khiêm nhường,” ông Cao nói.

Các nước bao gồm Mỹ và Úc đã chỉ trích Bắc Kinh về sự thiếu minh bạch trong những ngày đầu của đại dịch. Trung Quốc phản bác các cáo buộc này là “lố bịch.”

Ông Cao cho biết trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc nên cải thiện cơ chế báo cáo dịch bệnh và giải quyết vấn đề cạn kiệt tài năng nghiêm trọng sau vụ bùng phát virus.

Nhưng dù một số khuyết điểm trong cơ quan của ông lộ ra trong đợt dịch này, vốn lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái, ông Cao nói rằng cách thức ứng phó của Trung Quốc là “tốt” so với các nước khác vì phải tự mình xoay sở với ít sự hỗ trợ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc vẫn chưa thể xác định được virus truyền sang người như thế nào, ông Cao nói, và nói thêm: “Tôi hi vọng công chúng có thể cho các nhà khoa học thêm thời gian để chúng tôi hiểu được virus này.”

Sự cạnh tranh giữa các quốc gia để phát triển vắc-xin ngừa virus corona là “tích cực,” ông Cao nói.

“Trung Quốc đang thương thuyết với nhiều quốc gia về việc hợp tác nghiên cứu và phát triển vắc-xin,” ông nói thêm.

“Chúng tôi đang thảo luận về thời điểm mà chúng tôi cần cạnh tranh thông qua việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để đẩy nhanh tiến độ.”

Trung Quốc đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh các trường hợp lây truyền tại địa phương kể từ tháng 3 vì những hạn chế nghiêm ngặt đối với việc đi lại của người dân đã giúp nước này kiểm soát dịch bệnh ở nhiều nơi, theo Reuters.

Số trường hợp được xác nhận ở đại lục đứng ở mức 82.971 và số người chết vẫn không thay đổi ở mức 4.634.

https://www.voatiengviet.com/a/quan-chuc-kiem-soat-dich-hang-dau-trung-quoc-chap-nhan-chi-trich-ve-cach-ung-pho-dai-dich/5432942.html