Tin khắp nơi – 23/04/2020
Tổng Thống Trump ký sắc lệnh hành pháp tạm dừng di dân đến Hoa Kỳ trong vòng 60 ngày
Vào thứ tư (ngày 22 tháng 4), Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp hạn chế một số di dân vào Hoa Kỳ trong 60 ngày khi Mỹ chuẫn bị mở cửa lại kinh tế sau đại dịch coronavirus. Tuy nhiên, lệnh cấm này lại nghiêm ngặt hơn những gì tổng thống tuyên bố trên Twitter trước đó trong tuần.
Lệnh này, bắt đầu có hiệu lực vào thứ Năm (ngày 23 tháng 4), sẽ không áp dụng cho những người di dân đang sống và làm việc tại Hoa Kỳ và đang tìm cách trở thành thường trú nhân hợp pháp. Các chuyên gia y tế, nông dân và những người khác đến Hoa Kỳ bằng visa tạm thời cũng không bị ảnh hưởng, và lệnh này cũng miễn trừ những người phối ngẫu và con cái chưa thành niên của công dân Hoa Kỳ.
Tổng Thống Trump cho biết lệnh của ông sẽ bảo vệ người Hoa Kỳ khỏi bị lây nhiễm virus đồng thời bảo vệ công ăn việc làm của họ tại thời điểm thất nghiệp quá cao và bất ổn kinh tế. Các chương trình visa dựa trên việc làm sẽ tạm ngưng, cũng như tạm ngưng việc bảo lãnh cho cha mẹ và anh chị em trong gia đình.
Biện pháp này cũng sẽ ngừng chương trình sổ số visa – chương trình ban hành khoảng 50,000 thẻ xanh hàng năm. Thường trú nhân hợp pháp cũng sẽ không thể đưa người phối ngẫu và con cái của họ vào Hoa Kỳ.
Trước đó, Tổng Thống Trump đã nói rằng những hạn chế di dân có thể kéo dài đến hơn thời hạn 60 ngày nếu tổng thống thấy nền kinh tế Hoa Kỳ không thể nhận thêm người di dân. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ban hành khoảng 462,000 visa di dân vào năm ngoái, và hơn một nửa trong số này thuộc các danh mục bị tạm ngừng bởi sắc lệnh của Tổng Thống Trump.
Từ lâu, Tổng Thống Trump đã chỉ trích luật di dân của Hoa Kỳ, đồng thời thất vọng vì không có quyền hạn để hoàn toàn đóng cửa đất nước đối với người ngoại quốc. Tuy nhiên, đại dịch coronavirus đã cho tổng thống một cơ hội để giảm thiểu số người di dân. (BBT)
Tổng Thống Trump không đồng ý với
cách mở cửa nền kinh tế của tiểu bang Georgia
Tin từ Washington, D.C. – Vào hôm thứ tư (22 tháng 4), Tổng Thống Trump cho biết ông không đồng ý với quyết định mở cửa nền kinh tế của tiểu bang Georgia trong bối cảnh đại dịch coronavirus, lập luận rằng việc mở cửa vào thời điểm này là “vẫn còn quá sớm.”
Trước đó, thống đốc Georgia Brian Kemp, một đồng minh của Tổng Thống Trump, đã thông báo quyết định nới lỏng lệnh cách ly xã hội và cho phép mở cửa các cơ sở thương mại như thẩm mỹ viện, tiệm xăm mình và sân chơi bowling vào thứ sáu tới đây (ngày 24 tháng 4).
Tổng Thống Trump nói rằng Georgia không tuân thủ các hướng dẫn của liên bang về việc khi nào các tiểu bang có thể bắt đầu mở cửa nền kinh tế của họ. Tuy nhiên, tại cuộc họp báo hằng ngày, Tổng Thống Trump đã thể hiện sự lạc quan trong cuộc chiến chống lại coronavirus của Hoa Kỳ, đồng thời nói rằng tổng thống rất mừng khi thấy một vài tiểu bang đang bắt đầu nới lỏng lệnh cách ly xã hội và mở cửa nền kinh tế.
Trong khi đó, bác sĩ Anthony Fauci, cố vấn hàng đầu của Tổng Thống về đại dịch, khuyến cáo thống đốc Kemp hãy thật cẩn trọng với quyết định mở cửa. Đáp lại tuyên bố của Tổng Thống Trump và bác sĩ Fauci, Thống đốc Georgia vẫn khẳng định tiểu bang sẽ tiếp tục làm theo kế hoạch.
Ngoài ra, trong buổi họp báo Tổng Thống Trump đã triệu tập giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ Robert Redfield, để giải thích rõ nhận xét của ông rằng coronavirus sẽ trở lại vào mùa thu và có thể tệ hơn tình hình hiện tại. Ông Redfield khẳng định ông không nói rằng tình trạng sẽ tệ hơn, nhưng cho biết nó sẽ khó khăn hơn và phức tạp hơn vì vào thời điểm đó, vì virus cúm và coronavirus sẽ xuất hiện cùng một lúc.
Về vấn đề này, mặc dù Tổng Thống Trump nói rằng sẽ không có nhiều khả năng COVID-19 sẽ trở lại vào mùa thu hoặc mùa đông, nhưng bác sĩ Fauci khuyến cáo Hoa Kỳ nên chuẩn bị cho tình huống này. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-khong-dong-y-voi-cach-mo-cua-nen-kinh-te-cua-tieu-bang-georgia/
Thống Đốc Gavin Newsom tuyên bố
tiểu bang vẫn chưa thể mở cửa trở lại
Vào thứ tư (ngày 22 tháng 4), Thống đốc California Gavin Newsom tuyên bố hiện tại vẫn chưa thể đưa ra một ngày cụ thể để dỡ bỏ các lệnh cách ly xã hội tại tiểu bang. Nhưng ông cũng nói rằng đã có một số tiến bộ đối với khả năng xét nghiệm của California, và việc mở cửa đang ngày một gần hơn.
Giống như ở các tiểu bang khác, California đã chứng kiến một số cuộc biểu tình chống lệnh cách ly nhằm gây áp lực đến các cơ chức năng để mở cửa lại các công ty trong bối cảnh số lượng thất nghiệp gia tăng.
Tuần trước, thống đốc Newsom đã công bố 6 mục tiêu chính mà California phải đạt được để tiến hành mở cửa nền kinh tế, một trong số đó là tăng khả năng xét nghiệm. Theo chính quyền tiểu bang, việc xét nghiệm sẽ cho phép họ hỗ trợ những người bị bệnh và theo dõi những người có thể đã nhiễm bệnh. Đến cuối tháng 3, California có thể thực hiện khoảng 2,000 xét nghiệm một ngày. Đến nay, tiểu bang có thể thực hiện 16,000 xét nghiệm một ngày, đưa tổng số người đã được xét nghiệm lên hơn 465,000.
Thống đốc Newsom tin rằng với hàng trăm cơ sở xét nghiệm drive-thru hiện và nguồn hỗ trợ mà Tổng thống Trump đã hứa sẽ được chuyển đến tiểu bang vào thứ tư, California có thể tiến hành từ 60,000 đến 80,000 xét nghiệm mỗi ngày. Thống đốc cho biết ông rất biết ơn Tổng Thống Trump, không chỉ vì ông luôn trả lời điện thoại ngay lập tức, mà còn vì tổng thống sẵn sàng trực tiếp giúp đỡ mọi người tại California bằng cách cung cấp dụng cụ xét nghiệm.” Với tiến bộ này, California hiện đang đề nghị những người không có triệu chứng như nhân viên chăm sóc sức khỏe, nhân viên khẩn cấp và nhân viên nhà tù đi xét nghiệm.
Theo thống đốc, mặc dù tiểu bang sẽ không xét nghiệm cho tất cả 40 triệu dân, nhưng các viên chức muốn bảo đảm rằng không có cộng đồng nào, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và thu nhập thấp, bị bỏ qua. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thong-doc-gavin-newsom-tuyen-bo-tieu-bang-van-chua-the-mo-cua-tro-lai/
Mỹ mở cửa lại vào lúc này: nên hay không?
Nước Mỹ nên cho người dân ra đường trở lại để cứu nền kinh tế hay tiếp tục chịu đựng thêm một thời gian nữa cho đến khi dịch bệnh thật sự đã được kiểm soát? Người Việt ở Mỹ có cách nhìn nhận khác nhau về việc có nên mở cửa lại vào lúc này hay không.
Sau hơn một tháng thực thi lệnh ở nhà để tránh sự lây lan của virus corona, đến giờ một bộ phận người dân Mỹ đã có thái độ bất mãn. Nhiều người đã xuống đường tại một số tiểu bang của Mỹ để yêu cầu chính quyền mở cửa trở lại nền kinh tế và bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump đã đưa ra hướng dẫn ba bước về việc mở cửa lại và giao cho chính quyền các tiểu bang quyền quyết định, nhưng ông bày tỏ sự ủng hộ đối với những người biểu tình và kêu ‘giải phóng’ một số tiểu bang đang bị đóng cửa.
Vào lúc này, con số lây nhiễm virus corona và tử vong Mỹ vẫn tiếp tục tăng, với 820.000 ca nhiễm và 46.000 trường hợp tử vong, tính đến ngày 22/4.
Bị ‘cầm tù’
Từ tiểu bang Virginia, nơi Thống đốc Ralph Northam đã ra lệnh thực thi lệnh ở nhà cho đến ngày 10/6, ông Tommy Lưu, cư dân thành phố Falls Church, bày tỏ sự bất mãn và gọi việc phải ở nhà này là ‘bị cầm tù’.
“Từ giờ đến ngày 10/6 còn sáu tuần nữa, tức là chúng tôi mới ‘ở tù’ được nửa bản án,” ông nói với VOA khi đang có mặt ở Eden Center, khu thương xá lớn nhất của người Việt ở bờ Đông Hoa Kỳ.
Do đó, ông ca ngợi Tổng thống Trump đã có quyết định đúng là kêu gọi ‘giải phóng Virginia’ trên Twitter.
Theo đề nghị của ông, việc đóng cửa này chỉ được thực hiện ở ‘cấp độ địa phương’ tức là ở phạm vi quận hạt và các thành phố và rằng không thể vì những nơi có nhiều ca nhiễm mà bắt các địa phương có ít ca nhiễm phải đóng cửa theo.
“Có rất nhiều nơi cả thành phố chỉ có một, hai ca nhiễm mà vẫn bị đóng cửa thì thiệt hại rất là lớn,” ông than phiền.
“Không thể phong tỏa hết được vì nó ảnh hưởng đến cả nền kinh tế chứ không phải chỉ vài người. Đất nước không có thu thuế, doanh nghiệp không có doanh thu thì sẽ chết,” ông giải thích.
“Tổng thống Trump đã làm rất đúng là đá quả bóng xuống cho thống đốc các tiểu bang thì bây giờ các thống đốc nên để cho các quận hạt và các thành phố quyết định nơi nào có tỷ lệ ca nhiễm thấp thì nên mở cửa lại, còn những chỗ nào lây nhiễm cao thì duy trì lệnh ở nhà,” ông nói.
Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng việc mở cửa cục bộ có thể không khả thi về mặt kinh tế khi các địa phương lân cận vẫn đóng cửa làm hạn chế việc luân chuyển dòng người bao gồm người lao động và khách hàng.
‘Mở cửa từ từ’
Do đó, ông cho rằng một cách khác nữa là vào lúc này cả nước Mỹ ‘nên cho mở cửa lại từ từ’ với điều kiện là ‘duy trì ‘khoảng cách xã hội’ (social distancing) và bắt buộc người dân đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
“Hiện nay tình hình dịch ở Mỹ đang giảm xuống từ từ, do đó nên cho mở cửa vào lúc này,” ông nói.
Ông dẫn chứng việc một nhà hàng Việt ở Eden ‘bị cảnh sát đến làm việc vì phục vụ khách đến ăn tại chỗ’ – trong khi chỉ thị của chính quyền bang chỉ cho phục vụ khách mang về – là ‘không nên’. Theo lời ông Tommy thì vào lúc này các nhà hàng nên được phép phục vụ khách hàng ăn tại chỗ miễn là dưới 10 thực khách cùng một lúc và duy trì khoảng cách 6 feet (tức 2 mét).
“Phục vụ dưới 10 người vẫn không sao chứ nếu không các tiểu thương sẽ chết hết,” ông nói.
Ông Lưu cho rằng việc mở cửa lại cần đi kèm với ‘giáo dục người dân ý thức tránh lây bệnh cho người khác, chẳng hạn như nếu thấy không được khỏe thì tự giác tự cách ly’.
“Mức độ rủi ro không tăng lắm vì nếu như có người nào đó bị nhiễm thì người ta có thể khoanh vùng, đóng khung khu đó được,” ông nói và cho rằng ‘chỉ cần mọi người đeo khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội thì sẽ không còn rủi ro’.
Ông Tommy Lưu bày tỏ sự ủng hộ đối với những người biểu tình đòi mở cửa lại nước Mỹ và cho rằng việc chính quyền các tiểu bang hạn chế người dân đi lại là ‘xâm phạm quyền tự do của công dân’.
Tuy nhiên, ông cho rằng nên bắt buộc người dân đeo khẩu trang (chứ không chỉ dừng ở mức khuyến cáo) mặc dù việc này ‘cũng xâm phạm quyền tự do’nhưng ‘đó là do trong thời kỳ dịch bệnh’.
Mặc dù ca ngợi ông Trump để cho các tiểu bang quyết định có dỡ phong tỏa hay không, ông Lưu cũng tán đồng việc ông Trump lên Twitter kêu gọi ‘giải phóng’ các tiểu bang. “Ông Trump có quyền nói theo ý ông thích, nhưng quyền quyết định là ở các thống đốc.”
‘Nên chịu đựng một thời gian nữa’
Khác với ông Tommy Lưu, ông Jason Lý, chủ tịch cộng đồng người Việt quốc gia tại thành phố Dallas, tiểu bang Texas, cho rằng lệnh ở nhà ‘vẫn cần thiết’ ở tiểu bang ông vào lúc này.
“Hiện tại bệnh Covid-19 vẫn đang lây lan rất nhiều. Ở đây vẫn chưa giảm xuống,” ông cho biết.
Giữa sức khỏe và kinh tế, ông Lý nói: “Sức khỏe vẫn quan trọng hơn. Cuộc đời còn dài. Mình vẫn có thể làm lại được nhưng sức khoẻ nếu như mình có bệnh dịch thì lại là điều không hay. Như người ta nói có bao nhiêu tiền nữa cũng không mua được sức khỏe và mạng sống con người.”
Khi được hỏi lệnh ở nhà có xâm phạm quyền tự do của công dân không, ông Lý cho rằng: “Khi ra luật thì chính quyền có tham khảo với các luật sư, điều luật của tiểu bang, quốc gia.”
“Mình là công dân Mỹ thì nên cố gắng tuân thủ luật hay điều lệnh của tiểu bang hay quốc gia đưa ra,” ông nói thêm và cho biết trong vấn đề kiểm soát dịch bệnh thì người dân nên tuân theo chính quyền địa phương vì ‘họ nắm rõ tình hình ở mỗi địa phương’.
Dẫu thế, vị chủ tịch cộng đồng này cũng bày tỏ sự băn khoăn về tác hại của lệnh đóng cửa kéo dài. “Trong thời gian ngắn thì chưa ảnh hưởng gì nhiều, nhưng nếu kéo dài thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều cá nhân. Tiền của các tiểu bang và của chính phủ liên bang vẫn chưa đến tay một số người thành thử ra cũng rất khó khăn,” ông nói và giải thích thêm nhiều người Mỹ sống theo kiểu ‘paycheck to paycheck’, tức có đồng lương nào xào đồng đó chứ không có dành dụm cho những lúc ngặt nghèo.
Do đó, ông đề xuất vẫn tiếp tục đóng cửa ‘nhưng chỉ trong thời gian ngắn’ và trong khi đó ‘cần tìm giải pháp tốt hơn’. “Có thể cho tiểu thương mở cửa nhưng có chỉ dẫn để giúp chặn dịch bệnh lây lan,” ông tiếp lời.
“Nói chung phải coi dịch bệnh lây lan như thế nào, có đi xuống hay không hay là nếu vẫn tăng thì kéo dài thêm nữa (đóng cửa) còn nếu dịch bệnh giảm dần thì mình có thể duy trì (đóng cửa) trong thời gian ngắn.”
“Chỉ cần dịch bệnh không còn lây lan nhanh chóng nữa thì cho người dân ra ngoài được rồi,” ông nói thêm.
Ông thừa nhận dù sao thì việc mở cửa khi chưa hết dịch bệnh ‘vẫn có mạo hiểm’ nhưng cần phải làm vì ‘đóng cửa lâu quá thì sẽ ảnh hưởng đến kinh tế đất nước và đời sống người dân’.
“Chính phủ cần cân nhắc điều nào quan trọng hơn, nếu cảm thấy đóng cửa quan trọng hơn thì chính phủ có thể giúp người dân sống qua ngày. Còn chính phủ cảm thấy không đáp ứng nổi thì người dân không thể nào ở nhà mà có tiền mua thức ăn cho bản thân và gia đình.”
‘Tự do hay là chết’
Theo một cuộc thăm dò mới đây của Harvard CAPS/Harris được tờ The Hill đăng tải thì 75% người Mỹ được vấn ý cho rằng việc ‘đóng cửa hoàn toàn’ nước Mỹ là cần thiết để ngăn chặn đà lây lan của virus corona.
Còn trong một cuộc thăm dò khác do Đại học Maryland-Washington Post tiến hành cho thấy chỉ có 9% đồng ý cho tụ tập trở lại vào cuối tháng Tư trong khi có đến 65% người được hỏi cho rằng phải đợi đến cuối tháng Sáu hoặc lâu hơn nữa khi dịch bệnh ‘được kiểm soát đủ’ thì mới cho mở cửa trở lại. Ngoài ra, 54% không tán thành cách ứng phó dịch bệnh của Tổng thống Donald Trump trong khi có đến 72% ủng hộ các chống dịch của thống đốc các tiểu bang.
Trong tuần qua, các cuộc biểu tình đòi mở cửa trở lại đã diễn ra ở các tiểu bang Michigan, Maryland, California, Texas, Wisconsin, Ohio, Virginia, Kentucky, Indiana, Nevada, Minnesota, Florida, North Carolina, Oklahoma và Idaho.
Một trong những cuộc biểu tình đông đảo nhất diễn ra ở Lansing, thủ phủ bang Michigan. Người biểu tình giương biểu ngữ ‘Make America Great Again’ theo khẩu hiệu tranh cử của Tổng thống Trump, hô khẩu hiệu ‘Sống tự do hay là chết’ và đòi bỏ tù nữ Thống đốc Gretchen Whitmer vì lệnh ở nhà hà khắc của bà, theo tường thuật của tờ Daily Mail.
Những người biểu tình ở Michigan lập luận rằng ‘chẳng thà họ chết vì bị nhiễm virus còn hơn là thấy công việc làm ăn của họ bị đóng cửa’. Michigan hiện là một trong những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh với hơn 5.000người chết.
Còn ở Texas, những người biểu tình cáo buộc virus corona là ‘trò lường gạt’ của ‘tầng lớp chính trị thối nát’ (Deep State). Họ lập luận rằng nếu hàng ngàn người Mỹ tập trung biểu tình phản đối lệnh đóng cửa trên khắp nước Mỹ thì họ sẽ thấy ‘virus corona không lây lan như những gì người ta nói’.
Nhiều người biểu tình tuyên bố họ sẽ không đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng và gọi các biện pháp cấm đoán của chính quyền là ‘độc tài, chuyn chế’, theo tường thuật của Guardian.
Thêm 4.4 triệu người nộp đơn xin tiền thất nghiệp,
tổng số thất nghiệp lên hơn 26 triệu người
Tin từ Washington, D.C. – Số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Hoa Kỳ đã đạt con số kỷ lục 26 triệu người trong vòng năm tuần qua. Con số này cho thấy tất cả việc làm được tạo ra kể từ tháng 11 năm 2009, khi nền kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu tạo thêm việc làm trở lại sau cuộc Đại suy thoái, đã bị xóa sổ chỉ trong hơn một tháng khi coronavirus tàn phá nền kinh tế.
Báo cáo thất nghiệp do Bộ Lao Động ban hành định kỳ vào thứ năm (ngày 23 tháng 4) tiếp tục cho thấy những dữ kiện kinh tế ngày càng ảm đạm của Hoa Kỳ. Báo cáo lần này được ban hành trong bối cảnh người dân toàn quốc đang biểu tình phản đối lệnh cách ly xã hội. Tổng thống Trump đã nóng lòng muốn khởi động lại nền kinh tế bị tê liệt.
Vào thứ tư (ngày 22 tháng 4), tổng thống hoan nghênh những nỗ lực của các tiểu bang do do Đảng Cộng hòa lãnh đạo để bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế của họ, bất chấp khuyến cáo từ các chuyên gia y tế về sự gia tăng tiềm năng của số ca nhiễm COVID-19.
Vào tuần kết thúc vào ngày 18 tháng 4, số lượng đơn xin tiền thất nghiệp đã đạt 4.2 triệu ở cấp tiểu bang, ít hơn một tuần trước đó là 5.24 triệu đơn. Tổng số đơn xin tiền thất nghiệp đã nâng lên khoảng 26.45 triệu, kể từ tuần kết thúc vào ngày 21 tháng 3, chiếm khoảng 16.2% lực lượng lao động.
Nền kinh tế tạo ra 22 triệu việc làm trong thời kỳ việc làm tăng trưởng từ tháng 9 năm 2010 và đột ngột kết thúc vào tháng 2 năm nay. (BBT)
Hiểm họa tiềm ẩn đến từ
mạng lưới vệ tinh phát sóng 5G của Elon Musk
Đôn Thành
Liệu bạn có thể tưởng tượng việc 50.000 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo để phát sóng 5G và Wi-Fi tới mọi ngõ ngách trên quả đất. Chuyện nghe như phim, nhưng trên thực tế viễn cảnh này sẽ sớm thành hiện thực.
Tiên phong trong nỗ lực tham vọng này là kế hoạch triển khai 42.000 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo của SpaceX – hãng sản xuất tàu vũ trụ của tỷ phú Elon Musk. Dự án này giúp SpaceX tiến gần đến ngưỡng cửa có thể phát sóng 5G xuống mọi ngóc ngách trên Trái Đất từ mạng lưới vệ tinh trong không gian.
SpaceX dự kiến phóng khoảng 120 vệ tinh mỗi tháng trong năm nay.
Lần triển khai các vệ tinh gần nhất là vào ngày 18/3/2020, khi tên lửa Falcon 9 của SpaceX chở 60 vệ tinh Starlink tiến vào không gian, nâng tổng số vệ tinh internet trong không gian lên gần 400.
Theo thông tin từ ChildrenDefense.org, chưa có bất kỳ cơ quan cấp quốc gia hay quốc tế nào thực hiện các đánh giá để đo lường, giảm thiểu, ngăn chặn hoặc công bố kết quả tác động đến môi trường của bức xạ vệ tinh.
Trang Children Defense cho biết:
“FCC (Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ) chưa từng đánh giá tác động của bức xạ từ 50.000 vệ tinh hay bất kỳ ảnh hưởng hiện hữu và tiềm ẩn nào khác đối với môi trường từ mạng lưới vệ tinh này. Nhiều khả năng FCC sẽ giải thích rằng nghĩa vụ của họ chỉ là đánh giá các hoạt động trên mặt đất cũng như đo lường các thiết bị mà theo quy định pháp lý được định nghĩa là “các cột, tháp, trạm gốc và các hạ tầng cơ sở khác có liên quan” – trong đó không đề cập cụ thể đến các vệ tinh trên trời”.
Tháng 3/2020, FCC đã phê duyệt việc xây dựng mạng lưới ăng ten mặt đất của SpaceX. Theo đó, một cơ sở hạ tầng gồm 1 triệu ăng ten sẽ được thiết lập trên khắp hành tinh để kết nối với hàng ngàn vệ tinh hiện đã bắt đầu hành trình lên không gian.
Bên cạnh các chùm điện từ phát tần số vô tuyến (RF) và bức xạ vi sóng phủ tràn ngập Trái Đất từ các vệ tinh, thì các ăng-ten mặt đất, vốn cũng phát bức xạ, sẽ được lắp đặt gần khu dân sinh, thậm chí bên trong nhà ở.
Trang Children Defense giải thích thêm:
“Song song với bức xạ từ hàng chục ngàn vệ tinh, giấy phép được FCC cấp cho SpaceX còn cho phép thiết lập một triệu thiết bị phát sóng trên mặt đất. Theo đó SpaceX Services (một công ty con của SpaceX) sẽ được phép lắp đặt các thiết bị đầu cuối (terminal) ứng dụng “công nghệ định dạng chùm và ăng-ten tiên tiến” giúp kết nối không dây giữa người dùng cuối (người và máy) trên mặt đất với các vệ tinh quay xung quanh địa cầu.
Việc thiết lập “các thiết bị hướng tới người tiêu dùng” này có thể yêu cầu lắp đặt các thiết bị đầu cuối phát bức xạ trực tiếp trong nhà. Elon Musk tóm tắt quá trình cài đặt hai bước đơn giản cho ăng-ten như sau: “hướng ăng ten lên trời rồi cắm nguồn””.
Nhìn chung, dự án này sẽ tạo nên một mạng lưới bức xạ lan tỏa rộng khắp, Trái Đất khi đó được ví như đang được phủ chùm lên “một tấm chăn bức xạ”. Và điều này có mang đến ảnh hưởng sức khỏe rất thực tại.
Giới khoa học đã trở nên lo ngại trước tác hại của 5G đối với sức khỏe con người, và một lượng lớn nghiên cứu củng cố cho điều này.
Năm 2018, hơn 200 nhà khoa học đã đệ trình Bản kiến nghị về công nghệ 5G lên Ủy ban Châu Âu EU (5G Appeal), kêu gọi đình chỉ việc triển khai 5G trước các mối quan ngại liên quan đến sức khỏe của loại hình công nghệ này. Họ đã trích dẫn lượng lớn bằng chứng khoa học có liên quan.
Các chuyên gia tuyên bố các trường điện từ tần số vô tuyến không chỉ “đã được chứng minh là có hại cho sức khỏe con người và môi trường, mà tổn hại của nó còn vượt quá phạm vi con người. Nhiều bằng chứng cho thấy tác hại đối với cả động vật và thực vật”.
Khi thảo luận về “mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng” của cơ sở hạ tầng 5G trên mặt đất và ngoài không gian, các tác giả bản kiến nghị nhận định:
“Nếu không làm gì, nhân loại sẽ phải trả giá. Đây không phải là một lựa chọn”.
Ngoài ra, một bản kiến nghị khác – Bản kiến nghị Quốc tế dừng 5G trên Trái Đất và trong Không gian (International Appeal to Stop 5G on Earth and in Space) – đề cập đến các tác động tiềm tàng của các vệ tinh đối với từ trường Trái đất – tính đến hôm nay (23/4) đã thu thập được 251,305 chữ ký từ 214 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ trường Trái Đất rất quan trọng, tất cả các sinh vật sống muốn sinh tồn đều phải phụ thuộc vào đó.
SpaceX không phải là doanh nghiệp duy nhất tham gia lĩnh vực này. Những ông lớn khác như Amazon cũng có kế hoạch phóng tổng cộng 3.236 vệ tinh vào không gian.
Thời báo Los Angeles phát hiện Elon Musk đã xây dựng “đế chế” của mình nhờ hàng tỷ USD tiền trợ cấp của chính phủ Mỹ – tiền thuế của dân. Ông Musk hiện đang yêu cầu thêm 16 tỷ USD trợ cấp bổ sung từ chính phủ.
Với những tổn hại kinh tế nước Mỹ đang phải đối mặt do đại dịch Covid-19, một tín hiệu đáng mừng là ông Musk có lẽ sẽ khó có thể đạt được những gì mình muốn trong ngắn hạn.
Bộ phim tài liệu về các tác động xấu đến sức khỏe của công nghệ 5G:
Theo Chris Ford, The BL
Đôn Thành dịch & biên tập
Cuộc đấu Donald Trump, Trung Quốc và WHO:
Chống bê bối, hay trốn trách nhiệm?
Ngô Ngọc VănGửi tới BBC từ London
Tuần trước, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ ngừng cấp tiền cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong khi chính quyền của ông xem xét các hành động của tổ chức này.
Virus corona: Tôi bỏ lại gia đình ở Trung Quốc
Virus corona: Quanh câu chuyện ‘điều tra WHO’ và ‘kiện Trung Quốc’
Ông cáo buộc WHO quản lý yếu kém và che đậy sự lây lan của virus corona sau khi nó xuất hiện ở Trung Quốc và đã không ép Trung Quốc cần phải minh bạch hơn.
Điều này diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ có nhiều ca mắc Covid-19 nhất và số người chết cao nhất thế giới hiện nay, với chính Tổng thống Trump hứng chịu chỉ trích vì cách xử lý đại dịch.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi quyết định của ông Trump đã thu hút sự chỉ trích rộng rãi từ cả trong và ngoài nước, bao gồm Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, Tổng Giám đốc WHO, Tổng thư ký LHQ, các nhà tài trợ lớn, các chuyên gia y tế và các đồng minh châu Âu đã cam kết tiếp tục ủng hộ cho WHO vào thời điểm đầy khó khăn này.
Trung Quốc, nước mà nhiều người coi là mục tiêu thực sự của cuộc tấn công của ông Trump, cũng đã phản ứng nhanh chóng và quyết liệt.
Trung Quốc là mục tiêu thực sự
Tân Hoa Xã đã thể hiện sự phẫn nộ rõ nét nhất trong quyết định của ông Trump, đồng thời tránh đề cập đến những điều mà ông phàn nàn về Trung Quốc.
“Trong cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch này, WHO rất cần các quỹ để phát triển vắc-xin, cung cấp đồ bảo hộ cá nhân và hỗ trợ cho các nước kém phát triển hơn,” Tân Hoa Xã nói.
“Vào thời điểm quan trọng này, Hoa Kỳ không chỉ không đóng góp cho nỗ lực này mà họ còn ngưng hỗ trợ WHO, hành vi xấu như vậy đi ngược lại các nguyên tắc nhân đạo.”
Các nhà bình luận cũng tham gia, chẳng hạn như Tống Lỗ Trịnh, sống ở Pháp nhưng làm việc như một nhà nghiên cứu tại Đại học Phục Đán ở Thượng Hải:
“Khi Trung Quốc vẫn tự chống dịch, WHO đã ca ngợi Trung Quốc về các biện pháp tích cực của họ và khuyến nghị thế giới nên học hỏi. Điều này làm cho một số chính trị gia và truyền thông ở châu Âu và Mỹ không hài lòng, bởi vì nó không phù hợp với các giá trị và cách diễn giải của họ,” ông Tống Lỗ Trịnh viết.
“Đối với Hoa Kỳ, nếu họ có thể phá bỏ WHO thì điều đó là bác bỏ hiệu lực về kinh nghiệm chống dịch của Trung Quốc và họ đã thành công trong việc đẩy trách nhiệm của họ sang cho người khác.”
Nghi ngờ hợp lý
Tôn Vận, nhà nghiên cứu cao cấp và cũng là Giám đốc Chương trình nghiên cứu Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington DC, đưa ra nhận xét:
“Một số quyết định của WHO về Covid-19 mà mọi người đã nghi ngờ bao gồm kêu gọi các quốc gia khác đừng phản ứng quá mức với Covid-19 vào tháng 2 và quyết định của họ về việc hoãn gọi đây là đại dịch toàn cầu. Chúng tôi không biết liệu các quyết định này có động cơ chính trị không, nhưng chúng đã trùng lặp với lập trường của Trung Quốc nhiều tới mức rằng sự nghi ngờ là hợp lý,” Tôn Vận đã nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn.
Đúng là Trung Quốc đã có mối quan hệ làm việc rất tốt với Tedros Adhanom Ghebreyesus, đương kim Tổng Giám đốc WHO.
Ông đã đến Bắc Kinh vào ngày 28 tháng 1 và gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Trong một bài phát biểu tại Geneva vào ngày hôm sau, ông đã ca ngợi ông Tập vì sự lãnh đạo của ông, gọi đó là chuyện hiếm, và đánh giá cao những nỗ lực của Trung Quốc:
“Trung Quốc đã xác định mầm bệnh trong thời gian kỷ lục và chia sẻ nó ngay lập tức, điều này dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của các công cụ chẩn đoán. Họ hoàn toàn cam kết về tính minh bạch, cả bên trong lẫn bên ngoài,” ông Tedros nói.
Nhiều người sẽ chỉ ra rằng Trung Quốc có thể đã chia sẻ thông tin với WHO, nhưng Bắc Kinh đã không thông báo cho người dân của mình đủ sớm về mức độ nghiêm trọng của virus vào tháng Một.
Thay vào đó, họ khiển trách những người cố gắng đưa ra cảnh báo, bịt miệng các bác sĩ muốn thông báo các ca từ bệnh viện và làm dịu đi cuộc khủng hoảng để rồi mọi người đã bị thiếu chuẩn bị cho những gì sắp xảy ra.
Thiếu minh bạch là một trong những lời chỉ trích nhắm vào Trung Quốc, bao gồm cả số người chết. Một số cơ quan truyền thông của chính Trung Quốc đã thực hiện phóng sự dẫn nguồn là nhân viên y tế về báo cáo thiếu về số ca chết do Covid-19.
Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà vài ngày sau tuyên bố của ông Trump, Trung Quốc đã sửa đổi số người chết ở Vũ Hán thành 3.869, tăng 50%. Trung Quốc khẳng định điều này là do báo cáo thiếu thay vì che giấu.
Nhưng Tổng thống Trump không thấy ấn tượng. “Rất nhiều điều kỳ lạ đang xảy ra nhưng có rất nhiều cuộc điều tra đang diễn ra, và chúng tôi sẽ tìm ra,” ông nói.
Chính phủ Pháp và Anh cũng đã đặt câu hỏi về cách xử lý dịch bệnh của Trung Quốc.
Tôn Vận từ Trung tâm Stimson không nghĩ rằng Trung Quốc sẽ hợp tác dưới bất kỳ hình thức điều tra nào về hành vi của mình, nhưng “sẽ có việc rà soát lại lập trường, các tuyên bố, sự không nhất quán và chính sách của Trung Quốc để đưa ra kết luận về những gì Trung Quốc đã làm sai”.
Điều này không phụ thuộc vào sự hợp tác của Trung Quốc, bà Tôn Vận đã nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn.
Quan hệ lâu dài Trung-Mỹ
Vụ việc liên quan tới WHO chỉ là một trong chuỗi các cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian gần đây.
Vương Lập Tư, giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, dự báo tương lai của mối quan hệ song phương đang đi đến một giai đoạn đầy bão tố.
“Sự ngờ vực của chúng tôi với Hoa Kỳ và không thích Hoa Kỳ đã đạt đến một mức độ chưa từng thấy kể từ khi chúng tôi thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 41 năm,” ông Wang nói trong một bài giảng gần đây.
So với các vụ việc gồ ghề khác, ông Vương nhận xét, thì lần này đã đi quá xa đụng chạm vào những lĩnh vực khác rộng hơn, mang nhiều cảm xúc hơn và ăn sâu hơn vào dư luận.
Tôn Vận từ Trung tâm Stimson ở Washington DC cũng nhìn thấy hướng tiêu cực đó.
“Tôi sẽ nói cả hai bên đều có trách nhiệm. Trung Quốc đã cố đổ lỗi cho virus do Hoa Kỳ (một số người Trung Quốc vẫn nói vậy) và cố gắng sử dụng cơ hội để bảo vệ tính chính danh và thậm chí là ưu việt của hệ thống chính trị Trung Quốc. Và rằng sức mạnh mềm, kết hợp với chính sách ngoại giao đanh thép, đã không được nhìn nhận tích cực ở Hoa Kỳ,” Tôn Vận nói với tôi.
Tuy nhiên, bà cảm thấy rằng một khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thành công trong việc kiểm soát Covid-19, một số yếu tố rạn nứt sẽ được loại bỏ và hai bên có thể nhìn về mối quan hệ ổn định hơn.
Nhưng ông Vương Lập Tư từ Đại học Bắc Kinh thì kém lạc quan hơn nhiều.
“Trong tương lai, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ đầy căng thẳng và xung đột, không có nhiều cơ hội để thỏa hiệp và điều chỉnh. Khi một cuộc cạnh tranh toàn diện trở thành đối đầu hoàn toàn, kịch bản Bẫy Thucydides không thể bị loại trừ,” ông Vương nói.
Đó sẽ là một viễn cảnh đen tối. Nếu đại dịch cho ta bài học gì thì có thể nói là virus sẽ giết chết bất kể người ta quốc tịch gì, ý thức hệ và niềm tin gì, và điều quan trọng hơn là các quốc gia chia sẻ thiện chí cũng như kiến thức, kinh nghiệm và chuyên môn, và bảo vệ toàn thể nhân loại.
Trung Quốc và Hoa Kỳ nên đi đầu trong nỗ lực này thay vì phá hủy dần bất kỳ điểm chung nào.
Bà Ngô Ngọc Văn là một nhà phân tích Trung Quốc tại London và là cựu nhà báo lâu năm của BBC.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52387760
Thượng nghị sĩ Mỹ nghi ngờ
Tổng giám đốc WHO nhận tiền từ Trung Quốc
Hải Lam
Tờ Breitbart đưa tin, Thượng nghị sĩ Tom Cotton hôm 21/4 cho rằng Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus và nhiều người khác đã nhận tiền từ chính phủ Trung Quốc.
Trên đài phát thanh Hugh Hewitt Show hôm 21/4, người dẫn chương trình Hewitt đã hỏi Thượng nghĩ sĩ Cotton, liệu ông có nghĩ rằng Tedros và những người khác được Đảng Cộng sản Trung Quốc trả tiền hay không.
Thượng nghị sĩ Cotton đáp: “Tôi cho rằng có việc như vậy. Nhìn lại quãng thời gian Tiến sĩ Tedros ở Ethiopia, quốc gia mà Trung Quốc triển khai một trong những dự án Vành đai – Con đường đầu tiên, dự án này kéo theo nạn tham nhũng, chia chác, hối lộ và đút lót. Ngoài ra, vào năm 2017, Trung Quốc đã tích cực vận động để Tiến sĩ Tedros trở thành người đứng đầu của WHO. Bạn cần tự hỏi, tại sao họ lại làm điều đó? Và nhìn vào cách làm việc của WHO, đặc biệt là trong ba tháng qua, liên quan đến đại dịch này, bạn cần tự hỏi, tại sao họ lại luôn che đậy thông tin và bảo vệ Trung Quốc?”.
Cũng trong chương trình, Thượng nghị sĩ Cotton bình luận rằng WHO là một “tổ chức tham nhũng và mục nát”. Ông cho rằng các thành viên của WHO nên sẵn sàng hợp tác với các vụ kiện tại Mỹ. “Nếu họ không hợp tác, chúng tôi sẽ dựa trên luật pháp để giải quyết vụ việc”.
WHO đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích quốc tế vì đồng lõa với Bắc Kinh trong việc che giấu quy mô và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Gần 1 triệu người đã ký đơn trực tuyến yêu cầu Tổng giám đốc Tedros từ chức. Tổng thống Trump hôm 14/4 thông báo đình chỉ tài trợ cho WHO. Ông Trump nhận định WHO đã thất bại trong việc thực thi nhiệm vụ cơ bản của mình và phải chịu trách nhiệm về điều này.
Hoa Kỳ & ASEAN
hợp tác ứng phó COVID-19, khôi phục kinh tế
Hội nghị trực tuyến đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hoa KỲ đã diễn ra vào sáng 23/4, nhằm trao đổi về tình hình dịch bệnh COVID-19, kinh nghiệm ứng phó và cơ chế hỗ trợ lẫn nhau.
Đại diện Việt Nam, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tham dự. Trên cương vị là nước Chủ tịch ASEAN 2020, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cho hay ASEAN đã thể hiện quyết tâm chính trị ở mức cao nhất, đẩy mạnh phối hợp hành động và ứng phó chung theo tinh thần Gắn kết và Chủ động thích ứng của ASEAN năm 2020.
Cũng tại hội nghị , Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác nghiên cứu kiểm soát và điều trị các ca bệnh, quan tâm bảo đảm quyền lợi và đối xử bình đẳng với công dân các nước ASEAN tại Hoa Kỳ. Đồng thời, ông đề nghị các nước cần quan tâm đến các vấn đề về hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, nâng cao tinh thần đoàn kết, xây dựng lòng tin và thượng tôn pháp luật.
Các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN và Hoa Kỳ đã nhất trí đẩy mạnh chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và nâng cao năng lực ứng phó với tình huống y tế khẩn cấp trong tương lai. Qua đó các nước đều mong muốn sớm có vaccine và thuốc điều trị COVID-19 để sớm kết thúc dịch bệnh, khôi phục lại kinh tế. Đồng thời các Bộ trưởng cam kết hỗ trợ công dân của nhau bị ảnh hưởng COVID-19 và phối hợp hành động nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế do dịch COVID-19 gây ra.
Nhân dịp này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cảm ơn các đối tác ASEAN trong việc hỗ trợ thiết bị y tế kịp thời; đánh giá cao nỗ lực của ASEAN trong việc ứng phó dịch COVID-19 và khẳng định Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ các quốc gia ASEAN đẩy lùi dịch bệnh, khôi phục lại kinh tế. Ngoại trưởng Pompeo cũng cho biết đến thời điểm này, Hoa Kỳ đã hỗ trợ hơn 35,3 triệu USD hỗ trợ y tế khẩn cấp giúp các quốc gia ASEAN chống COVID-19.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Pompeo cũng bày tỏ quan ngại về hoạt động của các đập thượng nguồn của Bắc Kinh đã làm thay đổi dòng chảy sông Mekong khiến 60 triệu dân bị ảnh hưởng, nhất là trong mùa khô gần đây.
Chính khách, giới nhân quyền Mỹ lo Facebook
‘đồng lõa, gây tiền lệ xấu ở Việt Nam’
Một Thượng nghị sĩ Mỹ bày tỏ lo ngại với BBC trước tin Facebook có vẻ thỏa hiệp với sức ép của Việt Nam để chặn các bài “chống nhà nước”.
Kỹ sư Silicon Valley: VN tắt máy chủ Facebook ‘làm lu mờ hình ảnh đẹp’
Từ Silicon Valley nghĩ về dự thảo nghị định thực thi Luật ANM
Hôm thứ Ba, một bài điều tra riêng của Reuters nói các máy chủ của Facebook đặt ở Việt Nam bị đóng hồi giữa tháng Hai, làm chậm tốc độ truy cập, dẫn đến Facebook đồng ý gia tăng kiểm duyệt.
Trả lời riêng BBC, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ Marsha Blackburn, từ tiểu bang Tennessee, bày tỏ lo ngại của bà.
Bà nói bản tin của Reuters khiến bà thấy “lo ngại”.
“Nếu tin này có thật, nó có nghĩa rằng Facebook đang đồng lõa để ngăn chặn tự do biểu đạt của nhân dân Việt Nam.”
“Nhân quyền cần được bảo vệ cả trên mạng và ngoài đời,” Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn phát biểu.
Bà nói tiếp: “Một khi chọn lựa cách tuân thủ luật an ninh mạng của Việt Nam, Facebook đang bật đèn xanh cho các chính phủ nước khác cũng sẽ biến các công ty công nghệ thành vũ khí.”
Hồi đáp của Việt Nam
Trong khi đó, ngày 23/4 Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra phản ứng chính thức về điều tra của Reuters.
Người phó phát ngôn, Ngô Toàn Thắng, phát biểu:
“Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng số ở Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, hỗ trợ đầu tư về công nghệ thông tin, truyền thông trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam.
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần bảo đảm thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về thuế, các trách nhiệm xã hội khác với cộng đồng.
Các doanh nghiệp công nghệ thông tin nên hợp tác với Chính phủ trong việc xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh,” ông Thắng nói.
Bài báo của Reuters ngày 21/4 dẫn lời hai nguồn giấu tên tại Facebook nói các hạn chế của công ty viễn thôong nhà nước Viettel và VNPT khiến máy chủ địa phương của Facebook ngừng hoạt động khoảng bảy tuần.
Trả lời cho Reuters qua email, Facebook xác nhận rằng họ đã “miễn cưỡng tuân thủ” yêu cầu của Việt Nam để “hạn chế tiếp cận các nội dung bị cho là phi pháp”.
‘Tiền lệ tồi tệ’
Tổ chức nhân quyền đặt ở Mỹ, Human Rights Watch (HRW), ra tuyên bố kêu gọi Facebook cần công khai giải thích lý do đi đến quyết định đó.
HRW nói Facebook cần chia sẻ các thông tin về đánh giá tác động nhân quyền trong tình huống này nếu có tiến hành; tường trình về việc có hay không có ý định, và bằng cách nào, khắc phục hậu quả cho các nạn nhân của việc kiểm duyệt.
“Thật khó hình dung được Facebook sẽ hoàn tất được các nghĩa vụ nhân quyền của mình bằng cách nào khi công ty này đang giúp Việt Nam kiểm duyệt tự do ngôn luận,” ông Sifton, giám đốc vận động châu Á của HRW, nói.
Ông Sifton lo lắng: “Facebook đã tạo ra một tiền lệ tồi tệ qua việc thỏa hiệp khi bị chính quyền Việt Nam tống tiền.”
“Giờ đây các quốc gia khác cũng biết cách đạt được điều họ muốn từ Facebook, để buộc công ty này đồng lõa trong việc vi phạm quyền tự do ngôn luận. Tất nhiên, trước hết chính quyền Việt Nam đáng lẽ không được ngăn chặn đường truy cập của Facebook, nhưng Facebook lẽ ra không nên chấp nhận các yêu cầu của họ,” ông Sifton bày tỏ lập trường của HRW.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52398368
HRW kêu gọi Mỹ giúp Facebook
trước ‘sức ép’ của chính quyền Việt Nam
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 23/4 phát biểu rằng Facebook đã đầu hàng trước sức ép của chính quyền Việt Nam và đồng ý chặn bài của những người bất đồng chính kiến, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ dùng đòn bẩy ngoại giao để hỗ trợ công ty mạng lớn nhất của Mỹ trước sức ép này.
Trước đó một ngày, một bài báo chi tiết của Reuters có dẫn các nguồn tin trong nội bộ công ty Facebook, tiết lộ rằng trong mấy tháng gần đây chính quyền Việt Nam đã chặn đường truy cập tới máy chủ của công ty này khiến tốc độ truy cập dịch vụ bị chậm lại, là một cách gây sức ép buộc công ty mạng xã hội, hiện đang được 65 triệu người Việt Nam sử dụng, phải gỡ bỏ hoặc hạn chế các nội dung phê phán chính quyền.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) có trụ sở ở New York, Mỹ, đã kêu gọi Facebook rút lại quyết định nói trên vì cho rằng nó làm gia tăng nguy cơ có thêm nhiều rào cản về nội dung trong tương lai.
“Facebook đã tạo ra một tiền lệ tồi tệ qua việc thỏa hiệp khi bị chính quyền Việt Nam tống tiền”, giám đốc vận động châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, John Sifton, nói. “Giờ đây các quốc gia khác cũng biết cách đạt được điều họ muốn từ Facebook, để buộc công ty này đồng lõa trong việc vi phạm quyền tự do ngôn luận. Tất nhiên, trước hết chính quyền Việt Nam đáng lẽ không được ngăn chặn đường truy cập của Facebook, nhưng Facebook lẽ ra không nên chấp nhận các yêu cầu của họ”, HRW nói.
Theo HRW, chính quyền Việt Nam thường xuyên yêu cầu các công ty truyền thông xã hội gỡ bỏ các bài đăng hay cả tài khoản vì vi phạm các điều luật mơ hồ và lỏng lẻo trong bộ luật hình sự của quốc gia này, có nội dung hình sự hóa các phát ngôn phê phán chính quyền hay lãnh đạo, các nỗ lực tổ chức biểu tình và các hình thức bất đồng chính kiến khác.
Luật An ninh mạng của Việt Nam, có hiệu lực từ tháng 1/2019, buộc các nhà cung cấp dịch vụ và các công ty internet phải gỡ bỏ các nội dung không vừa ý chính quyền trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.
Trong quá khứ, được biết Facebook đã phản đối các yêu cầu chặn đường truy cập tới các bài đăng của người sử dụng, dù đã có một số lần đã gỡ bỏ các bài đăng.
Thời gian các máy chủ của Facebook bị ngắt kết nối và bóp băng thông lại trùng vào đúng lúc những người sử dụng Facebook và internet gia tăng sử dụng các dịch vụ trên mạng để liên lạc với nhau và thu thập hay trao đổi các thông tin trong đợt khủng hoảng dịch COVID-19.
Chính phủ Việt Nam chưa đưa ra phản ứng gì về bài tường thuật của Reuters.
Theo tổ chức nhân quyền quốc tế, Việt Nam có một lịch sử lâu dài về việc hình sự hóa bất đồng chính kiến và truy tố các nhà hoạt động nhân quyền chỉ vì phê phán chính quyền.
HRW cho rằng Facebook cần công khai giải thích lý do đi đến quyết định đó. Tổ chức theo dõi nhân quyền kêu gọi Facebook chia sẻ các thông tin về đánh giá tác động nhân quyền trong tình huống này nếu có tiến hành; tường trình về việc có hay không có ý định, và bằng cách nào, khắc phục hậu quả cho các nạn nhân của việc kiểm duyệt, và trao đổi về kế hoạch của công ty nhằm tránh bị trở thành trung gian kiểm duyệt cho các chính quyền độc tài khác trong tương lai.
Việc gây sức ép với Facebook cũng trùng khớp với một nghị định mới của chính phủ quy định phạt tiền với cá nhân và công ty internet đăng hoặc phát thông tin ở hàng loạt hạng mục với “nội dung bị cấm,” hay các tài liệu “truyền bá tư tưởng phản động” hoặc “xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc”.
HRW cho rằng lẽ ra Hoa Kỳ và các quốc gia khác cần sử dụng tốt hơn đòn bẩy ngoại giao để hỗ trợ Facebook trong tình huống bị chính quyền Việt Nam gây sức ép. Các doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp khác lẽ ra cũng cần ủng hộ Facebook một cách công khai hơn để ngăn ngừa các chiến thuật mạnh tay của chính quyền.
“Đây chưa phải là hồi kết của câu chuyện: chính quyền Việt Nam sẽ đưa ra thêm các yêu sách khác trong tương lai và không chỉ đối với Facebook”, ông Sifton nói. “Cách duy nhất để ngăn cản Việt Nam chấm dứt việc ép buộc các doanh nghiệp phải kiểm duyệt ngôn luận tự do là bảo đảm rằng họ phải trả giá về hành động đó.”
Tướng Mỹ: Kim Jong Un vẫn toàn quyền
kiểm soát vũ khí hạt nhân và quân đội
Triệu Hằng
Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, Tướng John Hyten hôm 22/4 cho biết lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vẫn nắm trong tay quyền kiểm soát vũ khí hạt nhân và quân đội.
“Tôi có thể nói rằng, về khía cạnh tình báo, tôi không xác nhận hay phủ định bất cứ điều gì trong những tin tức đó”, ông John Hyten nói trong một cuộc họp báo của Lầu Năm Góc, “Tôi cho rằng Kim Jong Un vẫn hoàn toàn kiểm soát lực lượng hạt nhân Triều Tiên và lực lượng quân sự Triều Tiên. Tôi không có lý do gì để nghĩ khác”.
Tướng John Hyten cho biết ông không có thông tin nào để thêm vào các báo cáo về sức khỏe của Kim Jong Un.
CNN hôm 21/4 dẫn lời một vị quan chức Mỹ, nói rằng Washinton đang xác minh thông tin tình báo rằng Kim đang gặp “nguy hiểm” sau một cuộc phẫu thuật.
Trước đó, tờ Daily NK của Hàn Quốc chuyên tin tức về Triều Tiên, cho biết Kim Jong Un đã được điều trị y tế sau thủ thuật tim mạch.
Các quan chức Hàn Quốc bác bỏ các tin tức đó và nói rằng không có dấu hiệu bất thường nào ở Triều Tiên để cho rằng có điều gì đó bất ổn với sức khỏe của Kim Jong Un.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên vẫn im lặng về tình hình sức khỏe của lãnh đạo.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba cho biết ông mong Kim Jong Un khỏe mạnh.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo từ chối cung cấp thông tin chi tiết.
LHQ cảnh báo
về việc lấy dịch Covid-19 làm cớ để đàn áp
Hôm 23/4, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho biết một số quốc gia có thể lấy lý do dịch bệnh Covid-19 để áp dụng các biện pháp đàn áp mà những lý do này chẳng có liên quan gì đến đại dịch, theo Reuters.
Ông Guterres đã công bố một báo cáo của LHQ nêu bật việc cần phải lấy nhân quyền làm chỉ dẫn cho hoạt động ứng phó và khôi phục liên quan đến cuộc khủng hoảng y tế, xã hội và kinh tế trên thế giới. Ông nói thêm rằng mặc dù chính Covid-19 không phân biệt đối xử, nhưng ảnh hưởng của nó thì có.
“Chúng tôi thấy những tác động không cân xứng đối với một số cộng đồng nhất định, sự gia tăng của ngôn từ thù ghét, việc nhắm mục tiêu vào các nhóm dễ bị tổn thương, và rủi ro của các phản ứng an ninh mạnh tay đang làm suy yếu các biện pháp ứng phó về kinh tế”, ông Guterres nói.
Báo cáo của LHQ cho biết di dân, người tị nạn và người bị mất nhà cửa ở trong nước là những người đặc biệt dễ bị tổn thương. Báo cáo còn cho biết hơn 131 quốc gia đã đóng cửa biên giới, chỉ còn có 30 quốc gia mở cửa cho người xin tị nạn.
“Trong bối cảnh của chủ nghĩa dân tộc-sắc tộc, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa độc tài dâng cao, và nhân quyền bị đẩy lùi ở một số quốc gia, cuộc khủng hoảng có thể tạo ra một cái cớ để áp dụng các biện pháp đàn áp cho các mục đích không liên quan đến đại dịch”, ông phát biểu. “Đây là điều không thể chấp nhận được”, ông nói thêm.
Người đứng đầu LHQ kêu gọi các chính phủ hãy minh bạch, nhanh nhạy, có trách nhiệm và ông nhấn mạnh rằng các quyền công dân và tự do báo chí là “trọng yếu”. Ông nói: “Phản ứng tốt nhất là phản ứng tương xứng với các mối đe dọa ngay lập tức trong khi vẫn bảo vệ quyền con người và pháp quyền”.
https://www.voatiengviet.com/a/lhq-canh-bao-lay-dich-lam-co-dan-dap/5388385.html
Virus Vũ Hán 23/4: WHO hy vọng Mỹ nối lại tài trợ
Hải Lam
Theo cập nhật của Worldometers lúc 8h19 ngày 23/4 (giờ Việt Nam), dịch Covid-19 xuất hiện tại 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 2.637.673 ca nhiễm, trong đó 184.217 người đã tử vong và 717.625 người khỏi bệnh.
Hiện Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với 848.994 ca nhiễm và 47.676 ca tử vong. Nhiều bang ở Mỹ đang áp dụng các lệnh phong tỏa ở nhiều mức độ khác nhau.
Vùng dịch lớn thứ hai trên thế giới là Tây Ban Nha. Nước này báo cáo thêm 435 người chết vì nCoV, tăng nhẹ so với hôm qua, nâng số ca tử vong toàn quốc lên 21.717.
Ý, vùng dịch lớn thứ 3 thế giới, ghi nhận 3.370 ca nhiễm và 437 ca tử vong mới, nâng tổng số lên lần lượt 187.327 và 25.085.
Trung Quốc sáng 23/4 ghi nhận thêm 10 ca nhiễm mới nCov nhưng không có thêm trường hợp tử vong. Giới chức y tế nước này cũng báo cáo 27 ca nhiễm mới không triêu chứng. Tuy nhiên, nhiều người dân và quan chức trên thế giới nghi ngờ con số chính thức của chính quyền Bắc Kinh.
Khu vực Đông Nam Á ghi nhận hơn 33.000 ca nhiễm nCov, trong đó hơn 1.200 người đã tử vong. Singapore hiện là ổ dịch lớn nhất khu vực, tiếp đến là Indonesia và Philippines.
Để xem số liệu mới nhất về số ca nhiễm, tử vong và hồi phục tại các nước trên thế giới, quý độc giả có thể truy cập: https://www.worldometers.info/coronavirus/
Dưới đây là một số tin vắn nổi bật về dịch viêm phổi Vũ Hán:
WHO hy vọng Mỹ nối lại tài trợ
Reuters đưa tin, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 22/4 cho biết ông hy vọng rằng chính quyền Tổng thống Trump sẽ xem xét lại việc ngừng tài trợ kinh phí cho tổ chức Liên Hợp Quốc này.
“Tôi hy vọng Mỹ sẽ xem xét lại việc ngừng tài trợ và sẽ lại hỗ trợ cho công việc của WHO cũng như cứu sống nhiều mạng người”, ông Tedros nói. “Tôi hy vọng Mỹ tin rằng đây là khoản đầu tư quan trọng, không chỉ để giúp đỡ người khác mà cũng là để giữ cho nước Mỹ an toàn”, ông Tedros nói với các phóng viên ở Geneva trong cuộc họp báo trực tuyến.
“Chắc chắn rằng chúng ta còn một chặng đường dài phía trước. Virus này sẽ còn đeo bám chúng ta lâu dài”, Tổng giám đốc WHO phát biểu thêm.
Tổng thống Trump ký sắc lệnh nhập cư
Tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 22/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông đã ký sắc lệnh hành pháp tạm ngưng nhập cư sẽ kéo dài 60 ngày, áp dụng đối với người xin thẻ xanh.
“Tôi đã ký sắc lệnh trước khi bước vào phòng này”, ông chủ Nhà Trắng cho biết.
“Điều này sẽ đảm bảo rằng những người Mỹ thất nghiệp thuộc mọi hoàn cảnh sẽ là những người đầu tiên tìm được việc làm khi nền kinh tế của chúng ta mở cửa trở lại”, ông Trump nói và thêm rằng sau 60 ngày ông sẽ xem xét lại sắc lệnh, sau đó ông có thể thay đổi cách thức thực hiện hoặc gia hạn.
Úc kêu gọi các quốc gia G20 đóng cửa chợ động vật hoang dã
Reuters đưa tin, Bộ trưởng Nông nghiệp Úc David Littleproud hôm 23/4 đã kêu gọi các quốc gia G20 đóng cửa các chợ động vật hoang dã ẩm ướt vì lo ngại có gây ra mối đe dọa đối với sức khỏe con người và thị trường nông nghiệp.
“Có những rủi ro với các chợ động vật hoang dã ẩm ướt và chúng có thể là rủi ro lớn đối với các ngành công nghiệp, nông nghiệp của chúng ta vì có thể gây hại cho sức khỏe cộng đồng”, ông David Littleproud nói với đài truyền hình của Úc.
Các quan chức Hoa Kỳ cũng đã kêu gọi các chợ động vật hoang dã ẩm ướt trên khắp châu Á phải đóng cửa. Chợ ẩm ướt tồn tại khắp châu Á, bán rau, hải sản và thịt tươi, và một số chợ cũng bán động vật hoang dã.
Ông Littleproud không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc, nhưng những bình luận trên của ông được đưa ra sau khi Úc thúc đẩy một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc và cách ứng phó với đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Reuters bình luận, động thái có thể làm căng thẳng thêm mối quan hệ với Trung Quốc sau khi Canberra.
Ai Cập sửa luật khẩn cấp
Reuters đưa tin, Quốc hội Ai Cập vào tối 22/4 đã phê chuẩn các sửa đổi trong luật khẩn cấp, cho phép tổng thống và các quan chức có thêm quyền hạn để đối phó với dịch Covid-19.
Các sửa đổi cho phép nhà nước thực thi một loạt các biện pháp như đóng cửa các trường học, cấm các cuộc tụ họp, cách ly khách du lịch quay trở lại, cấm xuất khẩu một số hàng hóa và hạn chế buôn bán hoặc chuyển giao hàng hóa, theo báo cáo của quốc hội.
Tiểu bang cũng sẽ được phép chỉ đạo các bệnh viện tư nhân và cùng các nhân viên và có thể chuyển đổi các trường học, công ty và các địa điểm công cộng khác thành bệnh viện dã chiến.
Kính mời quý độc giả theo dõi thông tin về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại chuyên trang: https://www.dkn.tv/tag/dich-virus-corona
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-vu-han-23-4-who-hy-vong-my-noi-lai-tai-tro.html
Covid-19 : Bị Mỹ đả kích, WHO bào chữa
Minh Anh
Lãnh đạo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Tedros Ghebreyesus, ngày 22/04/2020, trả lời giới báo chí đã phản bác những cáo buộc của tổng thống Mỹ cho rằng WHO đã báo động chậm trễ về dịch Covid-19.
Từ Geneve, thông tín viên Jeremi Lanche tường thuật :
Tedros Ghebreyesus tái khẳng định với một nhà báo : KHÔNG, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã không chậm trễ đưa ra báo động đỏ. Khi ấy, chỉ có 82 ca nhiễm ngoài lãnh thổ Trung Quốc và chưa có một ca tử vong nào. Tedros Ghebreyesus cho rằng thế giới lúc đó có đủ thời gian để chuẩn bị. Khi được hỏi về việc Hoa Kỳ cắt tài trợ, lãnh đạo các chiến dịch khẩn cấp của WHO Mike Ryan thoáng tỏ vẻ khó chịu.
Ông nói : Đành phải chịu thôi… Chúng tôi đang phải đối mặt với một công việc rất khó khăn. Cũng như bao nước khác trên thế giới. Tôi mong là các nhóm làm việc của tôi tập trung vào công việc chống dịch, chứ đừng để ý vào nguồn tiền lương cuối tháng. Một thành viên của WHO vừa qua đời và một người khác trong tình trạng nguy kịch khi họ vận chuyển các mẫu Covid-19 tại Miến Điện. Tôi không tin rằng gia đình của họ lại chỉ quan tâm đến các vấn đề tài chính của chúng tôi.
Tổng giám đốc Tedros Ghebreyesus hy vọng là Washington sẽ xem xét lại việc đóng góp tài chính cho WHO. Hậu quả của việc Hoa Kỳ thoái lui sẽ chưa cho thấy tác động tức thì, nhưng quyết định này của Mỹ có nguy cơ ảnh hưởng đến nhiều chương trình của WHO trong tương lai. Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã cân đối hơn 80% ngân sách của mình đến tận năm 2021.
Trung Quốc tài trợ thêm 30 triệu đô la cho WHO
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 23/04/2020 thông báo sẽ chi thêm 30 triệu đô la cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới nhằm tăng cường công tác « phòng chống và kiểm soát dịch Covid-19 tại các nước đang phát triển ». Thông báo này được đưa ra vài ngày sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định ngưng tài trợ cho WHO. Chủ nhân Nhà Trắng cáo buộc tổ chức này quá gần gũi với Bắc Kinh.
Giới nghiên cứu khuyến cáo virus corona có thể
lây lan qua hệ thống điều hòa không khí
Một bài nghiên cứu vừa mới công bố cho thấy là 3 gia đình giàu có tại Trung Quốc có thể bị nhiễm virus corona qua hệ thống điều hòa không khí tại một nhà hàng cũng phục vụ người bị nhiễm virus.
Bài nghiên cứu của nhóm khoa học gia Trung Quốc dự kiến vào tháng 7 tới đây sẽ đăng trên tạp chí Những bệnh Truyền nhiễm Mới nổi cho biết là 10 người trong 3 gia đình khác nhau bị lây nhiễm corona trong thời gian từ 26/1 đến 10/2 năm nay tại một nhà hàng ở Quảng Châu, Trung Quốc.
Những người này đi ăn tối trong nhà hàng có sự hiện diện của một người bị nhiễm virus nhưng không có triệu chứng.
Trong nhà hàng còn có 73 người khác ngồi cùng một tầng nhưng những người này không nhiễm bệnh, và 8 nhân viên phục vị tại tầng này cũng không bị bệnh.
Tuy nhiên tính chất xã hội của việc ra ngoài ăn uống có thể gia tăng rủi ro.
Thực khách càng ở lâu trong khu vực lây nhiễm thì họ càng hít nhiều virus. Khi ăn uống thì không thể mang khẩu trang. Virus có thể ở trong không khí qua việc thở và nói chứ không chỉ qua ho hay hắt hơi, các nhà nghiên cứu nói.
Mặt khác, tất cả những người lâm bệnh tại nhà hàng này không có ai ngồi chung bàn với người bị lây nhiễm hay tại một hay hai bàn bên cạnh.
“Chúng tôi kết luận là trong vụ lây lan này, các giọt nhỏ li ti được phát tán bởi hệ thống thông gió của máy điều hòa không khí,” các nhà nghiên cứu viết. “Yếu tố chính yếu của lây nhiễm là hướng đi của dòng không khí luân chuyển.
Các nhà khoa học ghi nhận là những giọt li ti bay trong không khí có thể vẫn còn trong không khí và bay đi xa” hơn một mét.
Tuy nhiên, một cuộc nghiên cứu mới đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho thấy virus corona có thể bay xa đến gần 4 mét trong không khí.
Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng 73 khách hàng còn lại trong tiệm ăn này không bị lây nhiễm. Những người đó bị cách ly 14 ngày và không có triệu chứng nào cả.
Kết quả, các nhà nghiên cứu khuyến nghị là cách ly xã hội hiện đang được áp dụng cần được giữ nguyên khi các nhà hàng bắt đầu mở cửa.
“Để ngừa COVID-19 lây lan trong nhà hàng, chúng tôi đề nghị củng cố việc theo dõi nhiệt độ, gia tăng khoảng cách giữa các bàn ăn và cải thiện hệ thống thông hơi,” các nhà nghiên cứu viết.
Hiện nay chưa có cách chữa trị COVID-19. Tuy nhiên đã có một số thử nghiệm, trong đó đổi cách sử dụng các loại thuốc như là thuốc hydroxychloroquine và huyết tương của bệnh nhân COVID-19 đã bình phục, hiện đang được tiến hành.
Tính đến sáng 22/4 có hơn 2,58 triệu ca virus corona được chẩn đoán trên toàn thế giới, trong số này có hơn 825.000 ca tại Mỹ, nước bị ảnh hưởng nhiều nhất trên hành tinh.
NYT/Fox
Tác hại của virus corona không chỉ ở phổi
Giữa lúc virus corona lây lan trên toàn thành phố New York vào cuối tháng 3, bác sĩ tại Bệnh viện Mount Sinai nhận thấy có điều lạ trong máu bệnh nhân.
Dấu hiệu máu đặc lại và những cục máu đông trong những bộ phận của cơ thể được bác sĩ các chuyên ngành khác nhau phát hiện. Điều này có thể trở thành một trong những cách đáng báo động mà virus tàn phá cơ thể con người, khi bác sĩ ở đây và những nơi khác bắt đầu nhận ra.
Tại Mount Sinai, các bác sĩ về thận nhận thấy đường lọc máu trong thận bị nghẽn. Bác sĩ về phổi khi theo dõi bệnh nhân COVID-19 thở bằng máy có thể thấy một phần phổi không có máu một cách lạ lùng. Bác sĩ giải phẫu thần kinh thấy nhiều bệnh nhân bị tai biến mạch máu não vì cục máu đông, tuổi của nạn nhân trẻ hơn, với ít nhất một nửa xét nghiệm dương tính với virus.
Trong một cuộc phỏng vấn bác sĩ giải phẫu thần kinh J. Mocco nói một số bác sĩ nghĩ COVID-19 gây nhiều bệnh hơn là chỉ có bệnh phổi. Trong một số trường hợp, bác sĩ Mocco nói tai biến mạch máu não là triệu chứng đầu tiên của bệnh nhân COVID-19 trẻ.
Vào lúc các bác sĩ chuyên ngành khác nhau nêu nhận xét của họ, các bác sĩ đưa ra một lối chữa trị mới. Bệnh nhân bây giờ được nhận thuốc loãng máu liều lượng cao ngay cả trước khi có bằng chứng máu đóng cục xuất hiện.
Phương pháp mới không áp dụng cho một vài bệnh nhân có nguy cơ cao vì thuốc làm loãng máu có thể đưa đến chảy máu não và những bộ phận khác.
Trong 3 tuần bắt đầu vào giữa tháng Ba, bác sĩ Mocco thấy có 32 bệnh nhân tai biến mạch máu não với những vùng máu đông lớn trong não, gấp đôi con số bình thường trong giai đoạn này.
Năm người trẻ, dưới 49 tuổi, không có yếu tố nguy cơ rõ ràng về tai biến mạch máu não, “thật là bất thường,” ông nói. “Rất bất bình thường,” người trẻ nhất mới 31 tuổi.
Ít nhất một nửa trong số 32 bệnh nhân xét nghiệm dương tính với COVID-19, bác sĩ Mocco nói.
Bác sĩ Hooman Poor, chuyên gia về phổi của Mount Sinai, làm việc ca khuya với 14 bênh nhân thở bằng máy. Ông nhận thấy phổi của họ dường như không bị cứng, như thường thấy trong bệnh sưng phổi, thay vào đó máu dường như không luân lưu thông thoáng qua phổi trong mỗi hơi thở.
Trong đêm đó bác sĩ Poor gặp bác sĩ thận và được biết ống lọc nước tiểu thường bị nghẹt vì cục máu đông.
Ông Reich, giám đốc bệnh viện, nói với bác sĩ Poor về tai biến mạch máu não gia tăng theo nhận xét của bác sĩ Mocco và nói rằng hai bác sĩ này cần họp lại ấn định ngày thảo luận với người đứng đầu các ban khác trong bệnh viện.
Vào lúc các khu trong bệnh viện tràn ngập bệnh nhân COVID-19, các bác sĩ Mount Sinai đọc tài liệu mô tả phát hiện tương tự của các bác sĩ tỉnh Hồ Bắc và những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề, và thảo luận với các đồng nghiệp bằng điện thoại hay trên mạng.
Tại bênh viện Trường đại học Thomas Jefferson, Philadelphia, bác sĩ Pascal Jabbour bắt đầu thấy tai biến mạch máu não gia tăng tương tự trong số các bệnh nhân COVID-19. Cách thức máu các bệnh nhân đông lại khiến ông liên tưởng đến những điều kiện đông máu tại các chứng bệnh như lupus hay một số bênh ung thư.
Tại Boston, Trung tâm Y khoa Beth Israel Deaconess bắt đầu thử nghiệm lâm sàng để xem thuốc tPA, một loại thuốc chống đông máu, có thể giúp bệnh nhân nguy kịch vì COVID-19 hay không.
Cục máu đông có thể phát sinh từ những người bệnh nặng và bất động một thời gian dài khi thở bằng máy, nhưng các bác sĩ nói rằng vấn đề dường như xuất hiện sớm hơn đối với bênh nhân COVID-19, hệ quả trực tiếp của virus.
Tại Mount Sinai, bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt thường nhận được thuốc làm loãng máu heparin với liều lượng thấp. Theo phương pháp mới, liều lượng cao hơn thuốc heparin thường được dùng để làm tan cục máu đông sẽ được cho bệnh nhân uống trước khi phát hiện cục máu đông.
Cách chữa trị này hiện đang được dùng thêm cùng với huyết tương giàu kháng thể của những bệnh nhân COVID đã bình phục hay các thứ thuốc thử nghiệm khác.
Hiệp hội Nghiên cứu Huyết học Hoa Kỳ cũng ghi nhận máu bị đóng cục. Họ nói, trong bảng hướng dẫn cho bác sĩ, rằng lợi ích của lối chữa trị làm loãng máu áp dụng cho các bệnh nhân COVID-19 chưa có dấu hiệu có những cục máu đông “hiện chưa biết được.”
Chất nicotine : “Đồng minh mới”
Thùy Dương
Chất nicotine có tác dụng “chống đỡ” dịch bệnh Covid-19 ? Đây là một hướng nghiên cứu mới nghiêm túc mà các nhà khoa học của Pháp đặt ra sau khi một nhóm bác sĩ của bệnh viện Pitié Salpétrière, Paris, công bố một báo cáo theo đó tỉ lệ người nghiện thuốc lá nhiễm Covid-19 rất thấp.
Ngay khi dịch bệnh Covid-19 mới chớm, nhiều chuyên gia y tế tỏ ý lo ngại là những người hút thuốc lá dễ có nguy cơ mắc bệnh nặng nếu nhiễm virus corona vì phổi của những người nghiện thuốc lá thường đã bị tổn thương. Tuy nhiên, bệnh viện Pitié Salpétrière, Paris, hôm 21/04/2020 công bố một kết quả nghiên cứu trên 482 người dương tính với virus corona, theo đó chỉ có rất ít người hút thuốc lá hàng ngày.
Trả lời đài France Inter, bác sĩ Zahir Amoura, người đứng đầu nghiên cứu nói trên, cho biết : « Chỉ có 5% số bệnh nhân là người hút thuốc lá, một tỉ lệ rất thấp. Nói một cách khái quát, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ nhiễm Covid-19 ở người hút thuốc lá thấp hơn 80 % so với nhóm người bình thường ở cùng độ tuổi và giới tính ». Có tới hơn 25% dân số Pháp hút thuốc lá. Vậy chất nicotine có tác dụng « bảo vệ » người hút thuốc lá khỏi virus corona không ? Giả thuyết khiến nhiều người ngạc nhiên, nhưng theo giới chuyên gia, với virus corona, mọi chuyện đều là có thể !
Nhà sinh học thần kinh có uy tín quốc tế, thành viên Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp, Jean-Pierre Changeux, một chuyên gia về nhận cảm nicotine, cho rằng chất nicotine trong thuốc lá có thể ngăn chặn virus corona xâm nhập vào các tế bào, qua đó cản trở sự lan truyền của loại virus chết người trong cơ thể con người và kìm hãm bệnh phát triển. Còn có một giả thuyết khác là chất nicotine có thể giảm thiểu phản ứng miễn dịch quá mức – hội chứng giải phóng cytokine – vốn đặc trưng cho các ca bệnh Covid-19 nặng nhất. Hội chứng giải phóng cytokine, còn được gọi là cơn bão cytokine, tàn phá các mô phổi, gây suy hô hấp cấp tính, thậm chí là gây suy đa tạng và có thể làm bệnh nhân tử vong.
Một nhóm bác sĩ nội trú của bệnh viện Pitié Salpétrière, Paris, với sự tham gia của giáo sư Jean-Pierre Changeux, sẽ cho tiến hành một thử nghiệm trên các y bác sĩ và bệnh nhân về tác dụng của miếng dán nicotine. Báo Ouest- France hôm qua 22/04 cho biết tùy vào từng nhóm đối tượng, miếng dán nicotine sẽ được thử nghiệm với nồng độ khác nhau nhằm tìm ra tác dụng khác nhau của chất này. Đối với nhân viên y tế, các nhà nghiên cứu sẽ thử nghiệm xem liệu nicotine có thể bảo vệ họ khỏi nguy cơ bị lây nhiễm virus corona hay không (tác dụng phòng phừa). Đối với người dương tính với virus và đang nằm viện, nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu xem liệu miếng dán nicotine có làm giảm các triệu chứng bệnh không. Và cuối cùng, thử nghiệm sẽ cho phép các bác sĩ biết liệu tình trạng nhiễm trùng của các bệnh nhân nặng đang phải điều trị hồi sức tích cực có được cải thiện hay không.
Lo sợ dân chúng đổ xô đi mua miếng dán nicotine, giới chức y tế Pháp lưu ý cần đợi kết quả thử nghiệm lâm sàng. Tổng cục trưởng Tổng cục y tế Pháp, Jérôme Salomon, nhấn mạnh phải hết sức thận trọng vì nicotine có những hệ quả xấu đối với sức khỏe con người. Và đương nhiên, việc hút thuốc lá không được khuyến khích: Mỗi năm, tại Pháp có 75.000 người chết vì hút thuốc lá. Thuốc là là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Pháp.
Điểm tin COVID
Số người nhiễm virus corona trên thế giới đã vượt quá 2,57 triệu và 178.574 người tử vong vì đại dịch, theo dữ liệu của Reuters ngày 22/4.
Châu Mỹ
Tới ngày 22/4, số người chết tại Mỹ vì COVID-19 lên tới 46.000, theo dữ liệu Reuters thu thập. Mỹ là nước có số ca nhiễm nhiều nhất thế giới, hơn 830.000 trường hợp.
Hạ viện Mỹ ngày 23/4 sẽ thông qua gói cứu trợ corona mới nhất, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết, mở đường cho gói cứu nguy kinh tế bổ sung 500 tỷ đô la.
Virus corona đã xuất hiện ở bang California, Hoa Kỳ, từ tháng Giêng, nhiều tuần trước thời điểm mà mọi người từng nghĩ và các ca tử vong sớm có thể đã bị lầm tưởng là chết vì cúm mùa, giới chức hạt Santa Clara nói hôm 22/4.
Bang California từng có hai ca tử vong vì virus corona nhiều tuần trước khi Mỹ báo cáo ca tử vong đầu tiên trong đại dịch này. Hai nạn nhân vừa kể chết tại nhà hôm 6/2 và 17/2, quan chức hạt Santa Clara cho biết.
Đại học Harvard ngày 22/4 loan báo quyết định không cần đến 8,6 triệu đô la từ gói kích thích kinh tế trong đại dịch corona sau khi có nhiều thắc mắc, kể cả từ Tổng thống Donald Trump, về việc trường có thật sự cần đến khoản tiền này hay không.
Giới chức liên bang Mỹ cho hay có hai con mèo thú cưng cho kết quả dương tính với virus corona. Hai con mèo có triệu chứng hô hấp nhẹ và dự kiến sẽ phục hồi.
Chính phủ Ecuador đang chuẩn bị kế hoạch tái kích hoạt kinh tế và cho phép các chuyến bay đưa công dân bị kẹt ở hải ngoại về nước, nhà chức trách loan báo sau một tháng phong toả nghiêm ngặt.
Các bệnh viện ở Peru đang chật vật với số ca nhiễm corona tăng vọt: Thi thể nạn nhân được giữ ở sảnh bệnh viện, khẩu trang liên tục được dùng lại và các cuộc biểu tình của nhân viên y tế bất bình về tình trạng làm việc không đảm bảo an toàn.
Châu Âu
Đức chấp thuận cho thử trên người một loại vaccine tiềm năng chống COVID-19 do hãng BioNTech phát triển.
Đại dịch corona gây ra ít nhất 41.000 ca tử vong ở Anh, theo phân tích dữ liệu chính thức của Financial Times.
Thủ tướng Anh đối mặt với yêu cầu mở cuộc điều tra về cách chính phủ đối phó khủng hoảng sau khi không giải thích được đầy đủ nguyên nhân dữ liệu tử vong một phần, tình trạng xét nghiệm hạn chế và thiếu thiết bị cho các bệnh viện.
Thủ tướng Tây Ban Nha cho biết dự định sẽ bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong toả theo từng giai đoạn vào giữa cuối tháng 5.
Số ca nhiễm corona tại Ba Lan ngày 22/4 vượt quá 10.000, cao nhất ở Trung Âu.
Ukraine gia hạn các biện pháp phong toả mạnh tay cho tới ngày 11/5.
Nga nói các cáo giác về xuất xứ nhân tạo của virus corona là không thể chấp nhận và vô căn cứ.
Châu Á-Thái Bình Dương
Hơn 30 thành viên thuỷ thủ đoàn của du thuyền Ý đang neo đậu tại Nagasaki, Nhật, xét nghiệm dương tính với virus corona.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ngày 22/4 xin lỗi về việc COVID-19 lây lan trên một tàu chiến Hải quân Đài Loan.
Châu Phi
68 người, đa số là nhân viên, bị nhiễm virus corona tại một nhà tù ở thành phố Ouarzazate của Ma-rốc, chưa có báo cáo tử vong.
Úc-Trung leo thang khẩu chiến vì corona
Bộ trưởng Tài chánh Úc Josh Frydenberg ngày 22/4 bác chỉ trích của Trung Quốc rằng Úc đã lặp lại như vẹt lời kêu gọi của Mỹ về minh bạch nguồn gốc virus corona.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton khi vào tuần trước ông kêu gọi Trung Quốc minh bạch về xuất xứ của virus corona.
Bộ trưởng Frydenberg mô tả chỉ trích của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là “không chính đáng và không thể biện minh.”
https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91i%E1%BB%83m-tin-covid/5386996.html
Thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu
tìm giải pháp thoát dịch Covid-19
Thu Hằng
Chiều 23/04/2020, Liên Hiệp Châu Âu họp thượng đỉnh lần thứ tư để bàn về kế hoạch thoát suy thoái do dịch Covid-19 gây ra, trong bối cảnh châu Âu có hơn 110.000 người chết vì virus corona, chiếm gần 2/3 số ca tử vong trên toàn thế giới. Do còn nhiều bất đồng, có lẽ còn phải chờ thêm nhiều tuần nữa để các nước đạt được một thỏa thuận.
Dù không hy vọng có thể đưa ra những thông báo quan trọng, nhưng Hội Đồng Châu Âu muốn thể hiện tình đoàn kết của 27 thành viên. Nguyên thủ các nước sẽ bàn về hai chủ đề lớn : quyết định một chiến
lược chung về dỡ bỏ phong tỏa và thảo luận vấn đề ngân sách (số lượng và cơ chế thực hiện), giao động từ vài trăm tỉ đến 1.500 tỉ euro.
Các điểm bất đồng tập trung vào vấn đề « gánh » nợ chung. Pháp và Tây Ban Nha ủng hộ biện pháp tương trợ nhau về nợ để được hưởng lãi suất ưu đãi (không nhắc đến công trái phiếu). Tây Ban Nha nêu ý tưởng vay vĩnh viễn và chỉ trả lãi, nhưng bị Đức và Hà Lan phản đối. Vì vậy, có lẽ phải chờ đến cuộc họp thượng đỉnh lần thứ 5 để có thể hình thành được bộ khung của thỏa thuận.
Theo thẩm định của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, được AFP trích dẫn, Liên Hiệp Châu Âu sẽ mất 7,1% GDP trong năm 2020. Cuộc khủng hoảng dịch tễ đe dọa 19 nước thành viên của khối đồng euro. Hoạt động trong khu vực đồng euro gần như ngừng lại trong tháng Tư do lệnh phong tỏa chống dịch.
Để giúp các nước thành viên chống dịch, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (BCE) đã nới lỏng các quy định, khi thông báo ngày 22/04 là sẵn sàng chấp nhận các trái phiếu bị xếp là « không có giá trị » như là các bảo đảm đối với các khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng. Biện pháp này giúp cho các ngân hàng có đủ vốn để có thể tham gia vào việc cung cấp tín dụng và tài chính cho các nền kinh tế của khối đồng euro.
Trong khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới xác định « dịch còn kéo dài », vac-xin chống virus corona vẫn là giải pháp được trông đợi nhất. Ngày 22/04, Viện Paul Ehrlich (IPE) của Đức thông báo công ty BioNTechn, ở Mayence (Đức), hợp tác với phòng thí nghiệm Mỹ Pfizer, sẽ tiến hành đợt thử nghiệm lâm sàng đầu tiên tại Đức, trên 200 người tình nguyện từ 18 đến 55 tuổi. Đây là đợt thử nghiệm lâm sàng trên người lần thứ 5 trên thế giới.
Covid-19: Áp lực với các bệnh viện Pháp tiếp tục giảm
Thanh Phương
Hôm qua, 22/04/2020, Pháp đã ghi nhận thêm 554 ca tử vong vì dịch Covid -19 trong 24 tiếng đồng hồ, nâng tổng số người chết lên 13.236 người, nhưng áp lực lên các bệnh viện tiếp tục giảm.
Theo số liệu được công bố hôm qua, số bệnh nhân nặng trong phòng hồi sức nay chỉ còn 5.218 người, ít hơn gần 2.000 người so với cách đây hai tuần. Như vậy là trong 14 ngày liên tiếp, số bệnh nhân nặng cần được điều trị tích cực đã liên tục giảm. Tuy nhiên, áp lực đối với hệ thống bệnh viện vẫn mạnh, bởi vì số bệnh nhân nói trên vẫn còn cao hơn so với khả năng của nước Pháp trước khi khởi đầu dịch bệnh, đó là 5.000 giường trong các phòng hồi sức.
Trong ngày thứ tám liên tiếp, tổng số người đang nằm viện ở Pháp cũng giảm đi, chỉ còn 29.741 người, ít hơn 365 người trong vòng 24 tiếng đồng hồ, tính đến chiều qua. Nhưng tổng cục trưởng Tổng Cục Y Tế Pháp Jérôme Salomon trong cuộc họp báo hôm qua cảnh báo dân Pháp rằng tốc độ lây lan của virus corona vẫn rất cao và mọi người phải tiếp tục tuân thủ lệnh phong tỏa và các động tác phòng ngừa dịch bệnh.
Trong khi đó, theo hãng tin AFP, một nghiên cứu dịch tễ học của Viện Pasteur tại một trường trung học ở tỉnh Oise, phía bắc Paris, từng là tâm chấn của dịch Covid-19 tại Pháp, cho thấy chỉ có 26% giáo viên, học sinh và gia đình họ bị nhiễm virus corona và trong người có kháng thể chống virus này.
Theo các nhà nghiên cứu của Viện Pasteur, tỷ lệ nói trên là hoàn toàn không đủ và cũng cho thấy là sẽ không nhanh chóng có sự miễn dịch tập thể tại Pháp. Về mặt lý thuyết, phải có từ 60 đến 70% tổng dân số bị lây nhiễm thì mới có được một sự miễn dịch tập thể đủ để ngăn chận dịch Covid-19, với điều kiện các kháng thể thật sự đủ sức chống virus corona và sự miễn dịch này kéo dài ít nhất nhiều tháng.
Hiện giờ, các nhà khoa học vẫn chưa biết được là những người đã bị nhiễm có được bảo vệ đủ để không bị lây nhiễm lần nữa hay không và nếu có thì trong bao lâu.
Về tác động kinh tế của dịch Covid-19, hôm nay, Viện Quốc gia Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế INSEE công bố báo cáo mới, ghi nhận là nền kinh tế nước Pháp giống như là « một cơ thể đang bị gây mê, chỉ còn bảo đảm những chức năng thiết yếu nhất ». INSEE cho biết hoạt động của toàn bộ nền kinh tế Pháp đã giảm đi 35%. Tám tuần thi hành lệnh phong tỏa đã buộc chính phủ Pháp hai lần hạ thấp mức dự báo tăng trưởng, với tổng sản phẩm nội địa GDP năm 2020 sẽ sụt giảm 8%.
Covid-19 :Air France
mở lại đường bay quốc tế mùa hè 2020
Tuấn Thảo
Sau khi chính phủ Pháp quyết định dỡ bỏ lệnh phong tỏa kể từ ngày 11/05/2020, hãng hàng không Pháp Air France đang xem xét việc mở lại các chuyến bay. Tuy nhiên, quyết định này ban đầu chỉ liên quan đến các tuyến nội địa, trong khi việc phục hồi các chuyến bay quốc tế sẽ dần dần được mở rộng sớm lắm là vào tháng 07/2020.
Theo kế hoạch vừa được công bố hồi đầu tuần, Air France dự định tăng các chuyến bay trên lãnh thổ Pháp vào ngày 11/05/020. Trước tiên, các chuyến bay nội địa khứ hồi nối liền Paris với ba thành phố Nice, Toulouse và Marseille sẽ được nhân lên gấp đôi. Trong khi các chuyến bay từ Paris đến các thành phố khác của Pháp sẽ hoạt động trở lại ít nhất là hai chuyến bay vào những ngày trong tuần.
Cũng cần biết rằng trong suốt thời gian dịch Covid-19 bùng phát, hãng hàng không Air France chỉ duy trì chưa tới 5% mức hoạt động. Mỗi tuần, chỉ có một vài chuyến bay được lên lịch (từ hai đến bốn chuyến bay khứ hồi). Nhờ biện pháp này, Air France tiếp tục hồi hương những kiều dân Pháp còn bị kẹt ở nước ngoài, duy trì các chuyến bay đến các vùng lãnh thổ ở hải ngoại như Cayenne, Fort de France, Pointe à Pitre hay Saint Denis trên đảo Réunion.
Ngoài ra, khi có yêu cầu, Air France còn tham gia vào việc chuyên chở thuốc men và chuyên viên y tế đến những vùng có nhu cầu cấp bách như các tình phía Đông thuộc vùng Grand Est.
Theo mạng thông tin chuyên ngành AirJournal, hãng hàng không Pháp Air France dự trù tăng tốc độ từ tháng 07/2020, bằng cách tăng số lượng chuyến bay từ dưới 5% lên đến 30%. Kế hoạch này sẽ được thực hiện theo từng bước, ban đầu mở lại các chuyến bay trong khu vực Schengen, một khi nước Pháp mở lại biên giới với các quốc gia châu Âu láng giềng, kế đến là các tuyến đường bay đến các quốc gia châu Âu nằm ngoài Liên hiệp.
Cuối cùng là các chuyến bay quốc tế vào tháng 7 năm 2020, thành phố châu Á đầu tiên mở lại chuyến bay khứ hồi Paris là Tokyo. Quyết định này còn phụ thuộc vào tình hình bệnh dịch, trong trường hợp một số khu vực có thể còn bị xem là rủi ro, hầu tránh một đợt lây nhiễm thứ nhì.
Về phía chính phủ Pháp, Bộ trưởng bộ Kinh tế và Tài chính Bruno Le Maire cho biết đang lên kế hoạch để hỗ trợ cho hãng hàng không Air France cũng như một số tập đoàn khác của Pháp mang tính ‘‘chiến lược’’. Ngân sách tài trợ các công ty này được ước lượng khoảng 20 tỷ euro trên tổng số 110 tỷ euro mà nước Pháp dự trù chi cho kế hoạch chấn hưng kinh tế trong thời kỳ hậu khủng hoảng.
Tuy danh sách các công ty được nhà nước Pháp giúp đỡ vẫn chưa được công bố, nhưng trước mắt các công ty ngành giao thông như hàng không và đường sắt, sau đó là các tập đoàn năng lượng, viễn thông có khả năng được nhà nước bảo đảm một phần khả năng chi trả trong trường hợp các công ty này không còn đủ nguồn thanh khoản hay tiền mặt.
Trong trường hợp của Air France, khả năng quốc hữu hóa hãng hàng không Pháp dường như chưa phải là giải pháp ưu tiên. Điều này cũng dễ hiểu vì hãng hàng không Pháp nằm trong tập đoàn Air France-KLM. Do vậy, theo ông Bruno Le Maire, sẽ không có chuyện quốc hữu hóa nếu không có sự đồng thuận của Hà Lan (hai nước Pháp và Hà Lan đều nắm giữ 14% cổ phần của tập đoàn Air France-KLM). Cũng như đa số các công ty hàng không, tập đoàn này đang trải qua một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy.
Trong tháng 03/2020, có đến hơn 3.600 chuyến bay đã bị hủy bỏ. Các chuyến bay đường dài ngoài các vùng tâm dịch đạt chưa tới 10%, và cho dù có duy trì đường bay, đa số các máy bay hầu như đều không có hành khách. Đến đỉnh điểm mùa dịch tại châu Âu vào đầu tháng Tư, ngành hàng không đã giảm 98% tại Pháp, riêng Air France chỉ đảm bảo 18 chuyến bay ‘‘cần thiết’’ nhất so với hàng ngàn chuyến mỗi ngày, trước khi dịch Covid-19 đổ ập vào châu Âu.
Dù vậy, theo Quốc vụ khanh đặc trách ngành Giao thông Jean-Baptiste Djebbari, cũng như hai nhóm Lufthansa và British Airways, tập đoàn Air France-KLM vẫn được xem là có đủ sức chịu đựng những tác động đầu tiên của đại dịch, nhưng thời kỳ hậu khủng hoảng sẽ rất khỏ khăn đối với các công ty nào không có nguồn vốn ‘‘dự trữ’’. Vai trò của nhà nước là sát cánh giúp đỡ các công ty này khôi phục lại từng bước mức hoạt động, để tránh sa thải nhân viên. Để đảm bảo điều này, công ty Air France nếu cần
có thể huy động vốn với sự giúp đỡ của nhà nước và quan trọng hơn nữa là giữ được các khoản ‘‘tiền mặt’’ để có đủ khả năng thanh toán.
Theo luật hiện hành tại châu Âu, một hãng hàng không đã hũy bỏ chuyến bay, buộc phải hoàn trả lại toàn bộ tiền vé cho hành khách. Về điểm này, Air France đã tìm cách lách luật mà không sợ bị nhà nước khiển trách. Thay vì hoàn trả tiền mặt, Air France chỉ cung cấp cho hành khách một khoản ‘‘tín dụng’’ tương đương, có thể được dùng trong vòng từ một năm đến 18 tháng, tức là ít nhất cho tới mùa hè 2021. Cho dù có muốn hay không, khách hàng có thể thay đổi thời điểm chuyến bay, nhưng không thể bay với một hãng khác. Bằng cách này, Air France giữ nguyên các khoản ‘‘tiền mặt’’ để ứng phó với những khó khăn cấp bách hiện thời.
Covid-19:
Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán, bài học lọc lừa
Tú Anh
Liệu siêu vi corona SARS-CoV-2 gây đại dịch trên thế giới “sổng chuồng” từ phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán chứ không phải tự nhiên xuất hiện tại chợ động vật hoang dã như chính quyền Trung Quốc lý giải ? Không thể loại trừ xác suất siêu vi lây cho một nhà khoa học, một nhân viên, và người này lây nhiễm cho dân Vũ Hán. Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, lại có thể thoát khỏi mọi kiểm soát?
Không phải vô cớ mà Mỹ điều tra và Anh, Pháp muốn Trung Quốc trả lời sáng tỏ. Cũng phải có lý do Trung Quốc cấm chuyên gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới đến thanh tra tận nơi cũng như giấu biệt thông tin về một nhà nghiên cứu trẻ tuổi Hoàng Diễm Linh.
Cội nguồn : Ngây thơ hay tham lợi
Đối với công luận Pháp, nước Pháp thiếu chín chắn khi cung cấp cho Hoa lục một phòng thí nghiệm tối tân, được xem là “quả bom hạt nhân sinh học“. Ngược dòng thời gian về năm 2004 với một số nhân vật có thế lực lúc bấy giờ qua bài điều tra của Le Figaro: “Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, thoát khỏi mọi kiểm soát?”.
Nghi vấn phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán có thể là nơi xuất phát SARS-CoV-2, gây ra đại dịch được đặt tên Covid-19 (theo yêu cầu của Trung Quốc) được ba nhà lãnh đạo Tây phương trực tiếp nêu lên và muốn làm sáng tỏ : Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đồng nhiệm Anh Dominic Raab và tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì tuyên bố, « có nhiều chuyện xảy ra ở đó mà chúng ta không biết ».
Paris bối rối là phải. P4 là phòng thí nghiệm sinh học cực an toàn dùng để nghiên cứu các loại siêu vi cực độc mà chưa có thuốc trị, cũng không có vác-xin phòng ngừa. Vào lúc đó, đề án hợp tác trong một lãnh vực nhạy cảm như thế với y tế Trung Quốc đã gây căng thẳng trong nội bộ của Pháp.
Từ năm 2004, giới tình báo và an ninh quốc phòng, chuyên gia vũ khí sinh học Pháp đã khuyến cáo các chính phủ tại Paris không nên xuất khẩu phòng thí nghiệm P4, hạng “an toàn tối đa” cho Trung Quốc để nghiên cứu siêu vi SARS. Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị và công nghiệp, với những lý do khác nhau, người thì sợ Bắc Kinh trả đũa, kẻ muốn hợp tác để kiểm soát không cho đối tác âm thầm chế tạo vũ khí vi trùng.
Nhóm phóng viên điều tra của Radio France phát hiện vào năm 2004, tổng thống Jacques Chirac và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào quyết định hai nước hợp tác chống các bệnh truyền nhiễm mới nẩy sinh. Trong chiều hướng này, ngoại trưởng Michel Barnier ký thỏa thuận chuyển giao một phòng thí nghiệm P4.
Trước đó, thủ tướng đầu tiên của tổng thống Chirac, nhiệm kỳ hai, Jean- Pierre Raffarin (một người bạn của Trung Quốc như đánh giá của Bắc Kinh) gặp bác sĩ Trần Chu, đang được đào tạo chuyên môn tại bệnh viện Saint Louis, và là người thân cận của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, tiền nhiệm của Hồ Cẩm Đào.
Một năm trước đó, 2003, Trung Quốc bị dịch Viêm phổi cấp tính SARS. Theo lời kể của một công chức cao cấp, theo dõi hồ sơ này, vào lúc đó trong giới chính trị Pháp, một số người cho rằng cần phải giúp các nhà sinh học Trung Quốc nghiên cứu các loại siêu vi mới như Ebola, SARS, trong điều kiện tốt. Tránh cho họ tự mò mẫm nghiên cứu với các phương tiện thiếu thốn và kiến thức còn hạn hẹp. Nói rõ hơn là không để Trung Quốc âm thầm chế tạo vũ khi sinh học.
Nhưng dự án này gây tranh luận trong nội bộ Pháp. Jacques Chirac, Jean-Pierre Raffarin ủng hộ. Trong giới y khoa, trong đó có bác sĩ cựu bộ trưởng Bernard Kouchner tán đồng. Nhà doanh nghiệp kỹ nghệ dược phẩm, vắc-xin Alain Merieux, cũng hăng hái cùng điều hành hội đồng chỉ đạo với đối tác bác sĩ Trần Chu.
Trái lại, các chuyên gia chống phổ biến vũ khí sinh học ở bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng, Văn Phòng Quốc Phòng và An Ninh Quốc Gia trực thuộc phủ thủ tướng và trong giới nghiên cứu khoa học đều lo ngại. Họ sợ P4 biến thành nơi chế tạo vũ khí sinh học. Nhất là, khác với vũ khí hóa học và hạt nhân, cộng đồng quốc tế không có một cơ chế kiểm soát các phòng thí nghiệm “y tế“.
Cụ thể là một số phòng thí nghiệm loại P3, lưu động, mà chính phủ Jean-Pierre Raffarin bán cho Trung Quốc ngay sau khi dịch SARS kết thúc, cũng không được Trung Quốc xác minh dùng để làm gì. Phe tìm cách trì hoãn thi hành thỏa thuận khuyến cáo chính phủ Pháp đừng xem nhẹ bởi vì “P4 là một nhà máy nguyên tử vi khuẩn”.
Gửi trứng cho ác: Viện P4 Vũ Hán
Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị quyết định thi hành, chống lại ý kiến của các chuyên gia. P4 được xây dựng xong vào năm 2015. Ngày P4 Vũ Hán đi vào hoạt động, tháng 01/2018, trùng hợp với chuyến viếng thăm của tổng thống Emmanuel Macron. Pháp cũng làm nhiều cách để kéo dài thời gian nhưng cuối cùng cũng phải “giao hàng“, một chuyên gia cho biết như thế.
Bởi vì vào thời điểm đó, Pháp có nhiều dự án khác với Trung Quốc như xây một nhà máy xử lý phóng xạ, hợp đồng bán máy bay Airbus. Khác với Hoa Kỳ, Pháp chỉ là cường quốc hạng trung, không có đủ khả năng đối đầu với các biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Bắc Kinh còn bắt chẹt doanh nghiệp Pháp để chiếm đoạt công nghệ. Theo một nhà ngoại giao Pháp, cái tội của chính quyền Pháp là “quá ngây thơ, nghĩ là có thể tin vào chữ tín của chính quyền Trung Quốc”.
Những gì xẩy ra sau đó cho đến đại dịch Covid-19 chứng minh là phe “không tin” Trung Quốc có lý. Nhà thầu Trung Quốc lãnh phần xây dựng nhưng không đáp ứng được nhu cầu kiến trúc bảo đảm an toàn rất phức tạp.
Thất vọng vì không thấy kết quả hợp tác cụ thể, năm 2015, đồng chủ tịch hội đồng hợp tác song phương Alain Merieux từ chức. Nhóm chuyên gia Pháp, 50 người, lẽ ra sẽ cùng làm việc với các đồng nghiệp Trung Quốc tại P4 trong 5 năm đầu, không bao giờ đến Vũ Hán. Bắc Kinh ngăn chận hay vì Pháp thiếu tài chính?
Khi phòng thí nghiệm bán thú hoang ra chợ
Điều rõ ràng là Trung Quốc không minh bạch, không tôn trọng thỏa thuận. Hoạt động tại P4 được giữ kín. Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, sau khi thăm P4 năm 2018, đã cảnh báo Washington về tình trạng thiếu an toàn của phòng thí nghiệm.
Ngày 16/04/2020, báo chí Trung Quốc cũng nói đến những bất cập: Nhiều nhà khoa học tại P4 đã vất dụng cụ xuống cống rãnh mà không qua sát trùng. Họ còn bán thú rừng thử nghiệm ra chợ Vũ Hán, để có thêm thu nhập.
Một nhà nghiên cứu mất tích
Nhưng sự kiện gây bối rối cho Trung Quốc là các câu hỏi liên quan đến số phận một chuyên gia về siêu vi SARS tại P4 tên Hoàng Diễm Linh. Phải chăng nhà nghiên cứu trẻ tuổi này là bệnh nhân ZERO.
Ảnh của Hoàng Diễm Linh đột nhiên bị xóa trên trang mạng của P4. Viện P4, lúc đầu cũng chối là không có nhân viên tên Hoàng Diễm Linh rồi sau đó đăng trở lại. Truyền thông Nhà nước lập đi lập lại “Hoàng Diễm Linh, vẫn khỏe mạnh, không bị nhiễm siêu vi corona, đang làm việc ở một thành phố khác, không trở lại Vũ Hán”. Nhưng cho đến nay, Hoàng Diễm Linh vẫn biệt vô âm tín.
Nguồn: Le Figaro, RFI, SciencePost
Virus corona: Đức bắt buộc người dân đeo khẩu trang
Tất cả các tiểu bang của Đức đã công bố kế hoạch bắt buộc đeo khẩu trang để ngăn sự lây lan của virus corona.
Bremen trở thành tiểu bang cuối cùng ủng hộ các biện pháp phòng chống virus corona. Thượng viện đã lên kế hoạch để thông qua quyết định vào thứ Sáu.
Việt Nam: Chợ động vật hoang dã trên mạng ‘âm thầm’ nhưng ‘nhộn nhịp’
Covid-19: Tiểu bang Missouri khởi kiện TQ
Virus corona: Bao giờ VN cấm hẳn tiêu thụ động vật hoang dã?
Đeo khẩu trang sẽ trở thành việc bắt buộc đối với người sử dụng phương tiện giao thông công cộng trên khắp nước Đức và gần như tất cả các bang cũng sẽ bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang khi đi mua sắm
Thủ tướng Angela Merkel khẩn thiết khuyến khích đeo khẩu trang vào tuần trước khi bà nới lỏng các biện pháp phong tỏa trên toàn quốc.
Các quốc gia khác nhau đã ban hành hướng dẫn khác nhau về việc đeo khẩu trang.
Áo buộc người dân đeo khẩu trang khi đi mua sắm vào đầu tháng này. Nhưng vào thứ Tư, Thụy Sĩ đã xác nhận sẽ không bắt công dân đeo khẩu trang khi nước này nới lỏng các lệnh hạn chế.
Viện Robert Koch của Đức (RKI) đã xác nhận 145.694 ca nhiễm và 4.799 ca tử vong ở nước này.
Dữ liệu hôm thứ Tư cho thấy Đức trải qua ngày thứ hai liên tiếp có các ca nhiễm tăng, với 281 trường hợp tử vong so với 194 hôm thứ Ba. Đại học Johns Hopkins ở Mỹ đưa ra con số người chết ở Đức là 5.117.
Viện vaccine liên bang của Đức đã phê duyệt các thử nghiệm lâm sàng cho một loại vaccine cho người vào thứ Tư. Khoảng 200 tình nguyện viên khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 55 sẽ được thử nghiệm các biến thể của thuốc. Đây là các vaccine do công ty dược phẩm Pfizer của Mỹ và công ty BioNTech của Đức điều chế.
Các nhà khoa học tại Đại học Oxford chuẩn bị thử nghiệm trên người vào thứ Năm, chính phủ Anh cho biết. Các thử nghiệm riêng biệt cũng đang diễn ra tại thành phố Seattle của Hoa Kỳ.
Các quy định ở Đức
Các quy tắc mới có hiệu lực ở hầu hết các tiểu bang từ thứ Hai, một khi chúng được thông qua tại các cơ quan lập pháp địa phương. Nhưng các tiểu bang khác nhau lại có yêu cầu khác nhau về địa điểm phải đeo khẩu trang.
Tất cả 16 tiểu bang sẽ bắt buộc người tham gia giao thông công cộng phải đeo khẩu trang. Nhưng ở Berlin, người dân không bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đi mua sắm.
Quy định của Berlin cũng giống ở bang miền bắc Mecklenburg-Western Pomerania: tiểu bang này tuyên bố phạt 27 đô la Mỹ với bất kỳ ai không đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng. Các tiểu bang khác vẫn chưa đưa ra hình phạt.
Rhineland-Palatinate ở phía tây nam nói rằng học sinh sẽ được phát khẩu trang có thể tái sử dụng khi bắt đầu đi học trở lại vào đầu tháng Năm, trong khi ở Bavaria người dân từ bảy tuổi trở lên bắt buộc phải đeo khẩu trang từ thứ Hai.
Ngay cả quy định đeo loại khẩu trang nào cũng không được đưa ra nhất quán. Thủ hiến Winfried Kretschmann, bang Baden-Wurmern, đã nói rằng mặt nạ y tế nên được dành riêng cho nhân viên y tế, trong khi người dân thường có thể dùng khăn hoặc khẩu trang vải.
Nhiều lãnh đạo tiểu bang trước đây đã đặt câu hỏi về sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp đối với người dân.
Thủ hiến tiểu bang Thuringia, ông Bodo Ramelow, nói rằng khi các tiểu bang láng giềng Bavaria và Sachsen tuyên bố các biện pháp, tiểu bang miền đông của ông đã quyết định làm theo. Tuy nhiên, ông Ramelow cũng cho biết việc sử dụng khẩu trang có thể tạo ra cảm giác an toàn giả cho người đeo.
Đeo khẩu trang cũng bắt buộc ở nơi khác?
Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liên tục nói rằng chỉ có người bệnh và những người chăm sóc người bệnh cần đeo khẩu trang.
Nghiên cứu cho thấy chúng không hiệu quả bằng việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, và có thể khiến người đeo khẩu trang tự tin một cách sai lầm.
Nhưng một số nước ở châu Âu đang bắt đầu buộc người dân đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và trong các cửa hàng, bao gồm Áo, Cộng hòa Séc và Slovakia.
Những nước khác đã bắt đầu phát khẩu trang cho hành khách, chẳng hạn như Tây Ban Nha. Pháp đã hứa sẽ sản xuất đủ khẩu trang cho mọi người dân nếu họ muốn đeo.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52391831
Hiệu ứng domino – thêm một thành phố của Thụy Điển
cắt đứt quan hệ hữu nghị với địa phương Trung Quốc
Vũ Dương
Sau khi hai thành phố Linkoping và Orebro của Thụy Điển gần đây tuyên bố hủy bỏ quan hệ hữu nghị với các thành phố của Trung Quốc, ngày 22 tháng 4 thành phố lớn thứ hai của Thụy Điển là Gothenburg cũng tuyên bố cắt đứt quan hệ hữu nghị với Thượng Hải.
Nhật báo “Dagens Nyheter” của Thụy Điển cho hay, Gothenburg – thành phố lớn thứ hai của Thụy Điển, vào ngày 22 tháng 4 đã tuyên bố chấm dứt mối quan hệ hữu nghị kéo dài 34 năm với Thượng Hải.
Ông Axel Josefson, Chủ tịch Hội đồng thành phố Gothenburg, nói: “Về cơ bản chúng tôi không có giao lưu nhiều với Thượng Hải, do vậy chúng tôi quyết định không tiếp tục duy trì quan hệ thành phố thân thiện với Thượng Hải nữa”.
Những tháng gần đây, vì ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và đàn áp những “người thổi còi” trong nước, khiến đại dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng trên thế giới, làm hơn 2,2 triệu người nhiễm bệnh, 170.000 người thiệt mạng và thiệt hại kinh tế khó mà ước tính được. Giới lãnh đạo Trung Quốc bị cả xã hội quốc tế lên án.
Bài báo nói rằng ngày càng nhiều người Thụy Điển trong thời gian này đã nhận ra bộ mặt thật của ĐCSTQ và họ rất phẫn nộ với những tuyên bố sai lệch của truyền thông ĐCSTQ, với người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ. Gần đây, rất nhiều thành phố của Thụy Điển, bao gồm thành phố Linkoping và Orebro đã lần lượt đã tuyên bố hủy bỏ hợp tác hữu nghị với các thành phố của Trung Quốc.
Trước đây, Thụy Điển từng có 116 thành phố thiết lập quan hệ hữu nghị với các thành phố của Trung Quốc và hiện có gần 100 thành phố đã ngừng mối quan hệ hợp tác này.
Theo Li Yuan, Epochtimes.com
Vũ Dương dịch và biên tập
Virus corona: Đảng Cộng sản Nga tụ tập
trước lăng Lenin bất chấp lệnh cấm
Hôm 22/04/2020, lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga, ông Gennady Zyuganov cùng một nhóm đồng chí đã đến trước Lăng Lenin để đặt vòng hoa, bất chấp lệnh cấm tụ tập đông người ở Moscow để chống Covid-19.
Nước Nga: Moscow phải gỡ khẩu hiệu đòi dỡ tượng Lenin
Lenin tống cổ trí thức Nga sau Cách mạng ra sao?
Trong video do các trang mạng ở Nga đăng tải, người ta có thể thấy ông Zyuganov không đeo khẩu trang, dẫn đầu một nhóm vài chục người, cầm cờ đỏ và ảnh Lenin, tới Quảng trường Đỏ.
Tại đó, họ đặt vòng hoa kỷ niệm 150 năm ngày sinh cố lãnh tụ nước Nga Cộng sản Vladimir Lenin (1870-1924) trước cửa Lăng vốn đã bị đóng trong dịp phong tỏa.
Khác với ông Zyuganvo đã 75 tuổi, các thành viên trẻ hơn trong nhóm dự lễ có đeo khẩu trang nhưng đi khá gần nhau.
Thủ đô Moscow đã áp dụng lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội đến 01/05 tới đây và người dân chỉ được ra khỏi nhà để mua thực phẩm thiết yếu, dắt chó đi dạo, theo tờ Moscow Times.
Tờ báo này nói ngày 23/04 cả nước Nga có thêm 4,774 ca lây nhiễm virus corona mới.
Chừng 550 người đã chết vì virus corona với số tử vong ở Moscow là cao nhất nước.
Phó thị trưởng Moscow, bà Anastanis Rakova cảnh báo rằng “tình hình sẽ khó khăn” và đỉnh dịch vẫn còn ở phía trước.
Phản đối Lenin
Hôm đầu tuần, để phản đối ngày sinh nhật 150 của Lenin, một biểu ngữ ghi dòng chữ “Đối tượng của giải trừ chủ nghĩa cộng sản” được một số người dán vào bệ bức tượng ông tại Moscow.
Chính quyền Moscow đã nhanh chóng gỡ tấm biểu ngữ, theo đài truyền hình Dozhd TV.
Tuy thế, bức hình đã được các nhóm vận động chống di sản chủ nghĩa cộng sản chia sẻ trên mạng xã hội Vkontakte ở Nga.
Hiện nhiều quốc gia từng thuộc Liên bang Xô Viết đã tháo bỏ tượng Lenin khỏi các nơi công cộng.
Về bức tượng Lenin tại Moscow, năm ngoái các dân biểu địa phương đã tranh cãi về đề nghị của phái dân tộc chủ nghĩa chống cộng sản Nga đòi di dời tượng ra khu Kaluzhskaya Ploshchad.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52399970
Covid-19 đe dọa tham vọng chính trị
của tổng thống Putin
Thanh Hà
Một con siêu vi nhỏ virus corona liệu có thể phá hỏng chiến lược của tổng thống Vladimir Putin để trị vì ở điện Kremlin cho đến năm 2036 và đưa nước Nga trở lại trung tâm bàn cờ quốc tế ? Trước mắt, dịch Covid-19 làm lộ rõ ba nhược điểm : sự yếu kém về kinh tế và y tế của nước Nga, quyền lực tổng thống bị sói mòn và về địa chính trị, nước Nga cần phải tìm được một chỗ đứng giữa hai trọng tâm quyền lực thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
Trên nguyên tắc, ngày 22/04/2020 Nga tổ chức cuộc tham khảo ý kiến toàn dân về bản Hiến Pháp vừa được sửa đổi với nội dung chính là cho phép Vladimir Putin giữ chiếc ghế tổng thống cho đến năm 2036. Kết quả cuộc tham khảo ý kiến toàn dân này đã được biết trước. Chẳng ngờ giờ phút vinh quang đó của chủ nhân điện Kremlin đã bị hoãn lại vô hạn định vì dịch Covid-19.
Siêu vi corona chủng mới còn làm tiêu tan luôn cả kế hoạch của Matxcơva tổ chức rầm rộ lễ kỷ niệm 75 năm chiến thắng Đức Quốc Xã vào ngày 09/05/2020 với nhiều nguyên thủ phương Tây sẽ hiện diện trên khán đài danh dự ở Quảng Trường Đỏ. Đây sẽ là cơ hội hiếm có vào lúc nước Nga vẫn bị quốc tế trừng phạt vì đã thôn tính bán đảo Crimée của Ukraina từ năm 2014. Virus corona cướp mất cơ hội để tổng thống Putin trong cương vị chủ nhà đón tiếp hàng chục lãnh đạo quốc tế.
Liên Bang Nga phải đối mặt với nhiều thực tế phũ phàng. Dầu hỏa tuột dốc không phanh đe dọa trực tiếp đến thu nhập của Nhà nước Nga, vốn bảo đảm đến hơn một nửa ngân sách và chiếm đến 30 % GDP. Gần 150 triệu dân Nga có nguy cơ lại trải qua cơn ác mộng như hồi năm 2014 khi vàng đen mất giá, đồng rúp « rơi tự do » đẩy lạm phát lên cao.
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự phóng tổng sản phẩm nội địa Nga giảm 5,5 % trong năm nay, nhưng giới trong ngành bi quan hơn nhiều. Một trong những ngân hàng lớn nhất của Nga cho hãng tin Reuters biết với kịch bản giá dầu trên thị trường quốc tế rơi xuống dưới ngưỡng 10 đô la một thùng, GDP của Nga bị giảm mất đến 15 %. Phòng Công Nghiệp và Thương Mại Matxcơva báo trước sẽ có khoảng 3 triệu doanh nghiệp bị phá sản trong những tháng tới và sẽ có tới 8 triệu người lao động Nga mất việc vì Covid-19.
Về mặt y tế, tổng thống Putin bị chỉ trích chậm trễ ban hành những biện pháp cần thiết, nhất là ai cũng biết về thực trạng của các bệnh viện công tại Nga.
Điều hiển nhiên là dịch bệnh càng tăng nhanh, những khó khăn kinh tế càng chồng chất thì uy tín của tổng thống Vladimir Putin càng sụt giảm.
Theo thăm dò được công bố hôm 14/04/2020 do trung tâm nghiên cứu chính trị Levada trụ sở tại Matxcơva thực hiện uy tín của ông Putin đã « rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2013 » (thăm dò được thực hiện trong thời gian từ ngày 19 đến 25/03/2020). Tỷ lệ có quan điểm « tiêu cực » về ông Putin hoặc cho rằng ông chỉ bảo vệ quyền lợi của những thành phần giàu có và thế lực cũng đã tăng lên trong những tuần lễ vừa qua.
Trong điều kiện đó, nhà nghiên cứu về chính trị Nga tại viện IFRI của Pháp, Tatiana Kastoueva Jean cho rằng, sau đại dịch, khi được tham khảo ý kiến, chưa chắc cử tri Nga sẽ « ồ ạt » tán đồng việc để cho Vladimir Putin tiếp tục trị vì đến 2036. Vẫn theo chuyên gia này, virus corona đã « Cướp đi một cơ hội để Vladimir Putin củng cố thêm quyền lực » trong bối cảnh rạn nứt ngày càng lớn giữa ông với công luận kể từ khi Matxcơva thông báo kế hoạch cải tổ chế độ hưu bổng trong mùa Cúp bóng đá Thế Giới 2018.
Về đối ngoại, chuyên gia Kastoueva Jean nhận định, dịch Covid-19 cho thấy điện Kremlin đánh giá đúng tình hình. Đó là phương Tây đang mất đà. Vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ bị thách thức, có nhiều rạn nứt trong liên minh Âu -Mỹ và bản thân châu Âu không thoát khỏi những cãi vã nội bộ để có được một tiếng nói có trọng lượng trên bàn cờ địa chính trị. Trong khi đó thì không một ai có thể nghi ngờ về sự trỗi dậy của Trung Quốc, Nga có khuynh hướng « thiên về mô hình của Trung Quốc ».
Trật tự quốc tế mới ngày càng được tập trung vào tay Bắc Kinh và Washington. Điều đó có nghĩa là theo giám đốc IFRI đặc trách khu vực các nước thuộc Liên Xô Cũ và Nga, Matxcơva phải tìm được một thế cân bằng trong quan hệ cả với Mỹ lẫn Trung Quốc và nhất là sẽ phải tìm ra một hướng đi mới để duy trì ảnh hưởng của Nga trên các hồ sơ lớn của thế giới.
Tướng Iran: Sẽ tiêu diệt tàu chiến Mỹ
nếu an ninh Iran ở vùng Vịnh bị đe dọa
Iran sẽ tiêu diệt các tàu chiến của Hoa Kỳ nếu an ninh của nước này bị đe dọa ở vùng Vịnh, người đứng đầu Lực lượng Vệ binh Cách mạng tinh nhuệ của Iran nói với đài truyền hình nhà nước hôm thứ Năm 23/4, một ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cảnh báo Tehran về hành vi quấy nhiễu các tàu của Mỹ.
“Tôi đã ra lệnh cho lực lượng hải quân của chúng ta tiêu diệt bất kỳ lực lượng khủng bố nào của Mỹ ở Vịnh Péc-xích mà đe dọa đến an ninh của các tàu quân sự hoặc phi quân sự của Iran”, Thiếu tướng Hossein Salami nói. “An ninh ở Vịnh Péc-xích là một phần trong các ưu tiên chiến lược của Iran”, ông này nói.
Tổng thống Trump nói hôm 22/4 rằng ông đã chỉ thị cho Hải quân Hoa Kỳ bắn vào bất kỳ tàu Iran nào quấy nhiễu lực lượng của Mỹ trên biển, nhưng sau đó ông nói thêm là ông không thay đổi các quy tắc tham chiến của quân đội.
Hồi đầu tháng này, quân đội Hoa Kỳ cho biết 11 tàu hải quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng đã tiến lại gần các tàu của Hải quân và Tuần duyên Hoa Kỳ ở vùng Vịnh, họ gọi các động thái đó là “nguy hiểm và gây hấn”.
Tehran quy trách nhiệm vụ việc cho Mỹ, vốn bị Iran coi là kẻ thù lâu năm. Hôm 23/4, Bộ Ngoại giao Iran đã triệu đại sứ Thụy Sĩ tại Tehran, người đại diện cho lợi ích của Hoa Kỳ tại Iran, để nói về những căng thẳng gần đây giữa Tehran và Washington.
“Tôi nói với phía Mỹ rằng chúng tôi hoàn toàn kiên quyết và nghiêm túc trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, đường biên trên biển, an toàn của tàu thuyền và của lực lượng an ninh của chúng tôi, và chúng tôi sẽ phản ứng dứt khoát đối với bất kỳ sự phá hoại nào”, ông Sal Salami nói.
Căng thẳng giữa Iran và Hoa Kỳ đã leo thang kể từ năm 2018, khi ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran với 6 cường quốc thế giới và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề.
https://www.voatiengviet.com/a/tuong-iran-tau-chien-my-se-bi-tieu-diet-neu-de-doa-iran/5388233.html
Thị trường Nhật Bản xuất hiện khẩu trang
kém chất lượng giả mạo khẩu trang Đài Loan
Vũ Dương
Từ bao năm nay, hầu hết chúng ta đều đã quen với những hàng giả, hàng nhái và sản phẩm kém chất lượng có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng ngay cả vật tư y tế cần thiết trong công tác phòng chống dịch bệnh như khẩu trang, bộ xét nghiệm liên quan trực tiếp đến mạng sống con người cũng bị làm giả làm nhái thật khiến người ta không khỏi bị chấn động. Sau khi nhiều quốc gia như Hà Lan gửi trả lại vật tư y tế cho Trung Quốc, gần đây trên thị trường Nhật Bản xuất hiện lượng lớn khẩu trang kém chất lượng giả mạo nhãn hiệu Đài Loan nhưng thực tế khả năng cao được sản xuất tại Trung Quốc.
Thời gian gần đây, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán ở Nhật Bản không ngừng leo thang, theo đó khẩu trang y tế cũng đã trở thành một trong những mặt hàng thiết yếu nhất của người dân Nhật Bản lúc này. Hãng tin CNA cho hay, gần đây liên tiếp có cư dân mạng Nhật Bản – Đài Loan phát hiện ngoài thị trường Nhật Bản xuất hiện loại khẩu trang khả nghi, tuy nhãn là “Made in Taiwan”, nhưng nơi sản xuất lại là
Trung Quốc, hơn nữa còn đính kèm giấy chứng nhận kiểm tra do Trung Quốc cấp phát. Những chiếc khẩu trang này chất lượng không đạt tiêu chuẩn của bộ y tế, không có hiệu quả phòng dịch.
Cư dân mạng chỉ ra rằng chính phủ Đài Loan đã ra chỉ thị cấm xuất khẩu khẩu trang cho đến tận cuối tháng 6 năm nay, số khẩu trang được Đài Loan gửi đến Nhật Bản để nhân viên y tế tuyến đầu sử dụng đều là “trao tặng”, vậy nên cư dân mạng Đài Loan kết luận rằng khẩu trang đang được rao bán trên thị trường Nhật Bản không phải của Đài Loan. Do đó, cư dân mạng ở Đài Loan khuyên “bạn bè Nhật Bản” đừng bị mắc lừa.
Về chuyện này, có cư dân mạng tức giận để lại lời bình rằng: “Kiếm tiền cũng phải xét đến lương tri, đồng tiền thất đức trục lợi từ khổ nạn của người khác kiểu này sớm muộn gì cũng bị báo ứng”.
Theo Ming Xuan, NTDTV.com,
Vũ Dương dịch và biên tập
Nghi vấn xoay quanh sức khỏe của Kim Jong Un
Triệu Hằng
Triều Tiên đã phóng thử tên lửa vào ngày 14/4, đêm trước kỷ niệm 108 năm ngày sinh cố lãnh tụ Kim Nhật Thành. Vụ thử diễn ra trong bối cảnh nhiều quốc gia đã tạm ngừng các hoạt động quân sự vì dịch Covid-19, khiến giới quan sát Triều Tiên đặt câu hỏi mục đích của vụ thử là gì.
Vào ngày 13/4, Triều Tiên tổ chức một phiên họp Hội đồng Nhân dân Tối cao và dường như nhà lãnh đạo Kim Jong Un vắng mặt trong sự kiện này.
Trong khi đó, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin, chủ trì cuộc họp là nhân vật quan trọng thứ hai của đất nước là ông Choe Ryong Hae. Phiên họp của cơ quan lập pháp được tiến hành sớm hai ngày so với dự kiến, theo Korea Herald.
Ông Choe Ryong Hae là cánh tay đắc lực của Kim Jong Un. Nhiều tin tức nói rằng, em gái của Kim Jong Un là Kim Yo Jong đã kết hôn với con trai của ông Choe Ryong Hae.
Ngày 14/4, Bình Nhưỡng tiến hành các vụ thử tên lửa mới. Hãng tin AP dẫn nguồn quân đội Hàn Quốc cho biết, một loạt các đầu đạn của Triều Tiên phóng từ mặt đất và từ máy bay chiến đấu trúng vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông Triều Tiên. Vụ phóng như một màn trình diễn vũ trang trước thềm lễ kỷ niệm Ngày Mặt trời 15/4 quan trọng hàng đầu của Triều Tiên và trước cuộc bầu cử quốc hội của Hàn Quốc.
Tình báo Mỹ, Hàn đang xác minh bối cảnh của vụ phóng tên lửa, cũng như đặc điểm vũ khí. Được biết, đây là vụ thử tên lửa thứ năm do Bình Nhưỡng thực hiện kể từ đầu năm nay.
Tờ The Hill dẫn lời người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu, Tướng quân đội Hoa Kỳ Mark Milli cho biết trong cuộc họp báo hôm 14/4 ở Bộ Quốc phòng rằng đó là những tên lửa tầm ngắn, chúng “không phải là thách thức cũng không phải là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ”. Vị tướng không loại trừ khả năng vụ thử nghiệm liên quan tới sự kiện ngày 15/4.
Tuy nhiên, thời điểm Triều Tiên phóng tên lửa đã dấy lên câu hỏi, Kim Jong Un tiến hành các vụ thử tên lửa nhằm mục đích gì, khi hoạt động quân sự ở phần lớn các quốc gia đã lắng xuống trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lan rộng toàn cầu. Liệu đây có đúng là hành động chào mừng sinh nhật ông của Kim Jong Un?.
Vụ thử hôm 14/4 là sự tiếp nối của loạt vụ phóng tên lửa mà Triều Tiên thực hiện từ đầu năm 2020. Truyền thông Triều Tiên thường đưa tin về các vụ thử nghiệm. Đơn cử ví dụ, ngày 29/3 tờ Nodon Sinmun báo cáo về việc phóng thử nghiệm thành công nhằm xác nhận các đặc tính chiến thuật và kỹ thuật của bệ phóng đa năng đa đầu đạn.
Theo Sputnik News, nếu xét ở góc độ từ phía Triều Tiên không có các thông báo chính thức về vụ phóng thử ngày 14/4, có thể giả định Kim Jong Un không có mặt tại đó.
Theo AP, Tổng thống Trump ngày 18/4 trong một cuộc họp báo ở Nhà Trắng cho biết, ông mới đây nhận được một bức thư “tốt đẹp” từ lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ông Trump khẳng định ông “vẫn có quan hệ rất tốt” với Kim. Ngày hôm sau (19/4), truyền thông Triều tiên KCNA tuyên bố: “Chúng tôi không biết liệu đó có phải là những lần trao đổi thư tín trong quá khứ hay không, nhưng lãnh đạo tối cao của chúng tôi gần đây không gửi bất kỳ bức thư nào cho Tổng thống Mỹ”.
Ngày 21/4, báo chí quốc tế rộ lên thông tin về tình hình sức khỏe của Kim Jong Un, sau một bài báo của đài CNN dẫn lời một vị quan chức Mỹ, nói rằng Washington đang xác minh thông tin tình báo rằng Kim đang gặp “nguy hiểm” sau một cuộc phẫu thuật.
Trước đó, tờ Daily NK (Hàn Quốc) chuyên tin tức về Triều Tiên, cho biết Kim đã được điều trị y tế sau thủ thuật tim mạch
Các quan chức Hàn Quốc bác bỏ các thông tin đó và nói rằng không có dấu hiệu bất thường nào ở Triều Tiên để cho rằng có điều gì đó bất ổn với sức khỏe của Kim Jong Un.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba cho biết ông mong Kim Jong Un khỏe mạnh.
Hãng tin Yonhap cho biết hôm 21/4, Đại sứ quán Triều Tiên tại Trung Quốc vẫn im ắng và không có dấu hiệu bất thường nào sau tin tức từ CNN.
Truyền thông Triều Tiên sau khi im lặng về tình hình sức khỏe của lãnh đạo, mới đây, KCNA đăng tin nói rằng Kim Jong Un ngày 22/4 đã hồi âm cho Tổng thống Syria để cảm ơn lời chúc mừng của ông Bashar al-Assad nhân dịp 108 năm ngày sinh cố lãnh tụ Kim Nhật Thành.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nghi-van-xoay-quanh-suc-khoe-cua-kim-jong-un.html
Chuyên gia: Nếu Kim Jong Un thực sự gặp nạn,
đó sẽ là một cơn ác mộng tồi tệ của Bắc Kinh
Phụng Minh
Tin đồn về tình hình sức khỏe của ông Kim Jong Un vẫn chưa thật sự được xác minh ngoài việc truyền thông Bắc Triều Tiên đưa tin ông Kim cảm ơn lời chúc mừng sinh nhật ông nội mình.
Ngày 21/4, cộng đồng quốc tế tràn ngập các báo cáo về tình trạng sức khỏe nguy kịch của ông Kim, các cơ quan tình báo, nhà báo và nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia đang cố gắng làm rõ sự thật. Sang tới ngày 22/4, cơ quan thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA đã nhanh chóng đăng tải thông điệp Kim Jong Un gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tổng thống Cộng hòa Ả Rập Syria, vì đã gửi lời chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 108 năm ngày sinh ông Kim Nhật Thành.
Tuy nhiên thông tin này vẫn chưa đủ xóa tan nghi ngờ về tình trạng sức khỏe hiện tại của ông Kim Jong Un (Kim Chính Ân), khi sinh nhật ông Kim Nhật Thành là ngày 15/4, mà tới 22/4 ông Kim Jong Un mới gửi thư cảm ơn. Không rõ Tổng thống Cộng hòa Ả Rập Syria gửi lời chúc mừng vào ngày nào, nhưng theo phép tắc ngoại giao, chắc hẳn ông sẽ không gửi lời chúc quá muộn.
Trước đó, một số phương tiện truyền thông dẫn lời tình báo Hoa Kỳ nói rằng ông Kim Jong Un đang trong tình trạng nguy kịch sau khi trải qua phẫu thuật tim mạch gần đây. Quan chức tình báo Mỹ tiết lộ với CNBC News rằng Kim Jong Un có thể đã tàn phế vì chết não.
Ngày 22/4, theo một phân tích đăng trên Newsweek, nếu ông Kim qua đời hoặc bị tàn phế, đây sẽ là cơn ác mộng lớn của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khi Bắc Kinh đang phải đối phó với các cáo buộc làm bùng phát đại dịch viêm phổi Vũ Hán, kèm theo chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, vấn đề khủng hoảng Hồng Kông và nguy cơ sụp đổ nền kinh tế.
Newsweek cho rằng trên thực tế, Triều Tiên từ lâu đã là một con bài thương lượng ngoại giao hữu ích của ĐCSTQ. Quốc gia bí mật này cung cấp vùng đệm cho Bắc Kinh, ngăn cách với một Hàn Quốc dân chủ có sự hiện diện của hàng ngàn lính Mỹ. Hơn 1 triệu binh sĩ Trung Quốc đã được phái tới Bắc Triều Tiên để thực hiện “viện trợ chống Mỹ cho Triều Tiên”.
Hiện tại, chưa có người thừa kế được ấn định sau ông Kim Jong Un. Nếu ông thực sự chết, điều đó có thể khiến Triều Tiên rơi vào hỗn loạn. Đây có thể nói là điều mà Bắc Kinh không muốn thấy. Với tình hình hiện tại ở Bắc Kinh, đó có thể là “họa vô đơn chí”.
Đại diện đặc biệt của Hoa Kỳ về Chính sách Bắc Triều Tiên, đồng thời cũng là Phó trợ lý Bộ trưởng ngoại giao về các vấn đề Hàn Quốc và Nhật bản của Hoa Kỳ, ông Doãn Nhữ Thượng (Joseph Yun) nói với Newsweek rằng nếu sức khỏe của Kim xấu đi, đó sẽ là một vấn đề lớn đối với chính phủ Trung Quốc. Bất kể điều gì xảy ra, điều quan trọng đối với Trung Quốc là ai sẽ trở thành nhà lãnh đạo ở Bắc Triều Tiên mà họ có thể tin tưởng. Những gì Bắc Kinh muốn là một người họ biết và có mối quan hệ thân cận với họ.
Ông Doãn cũng nói, Bắc Kinh sợ rằng trường hợp xấu nhất sẽ là một sự hỗn loạn ở Triều Tiên và Hàn Quốc hoặc Hoa Kỳ sẽ có thể tận dụng giai đoạn “chân không quyền lực” của Triều Tiên. Quốc gia có
nhiều quan hệ nhất với sự sinh tồn của chính quyền Bắc Triều Tiên là Hàn Quốc, tiếp theo là ĐCSTQ, nhưng Hàn Quốc không đặt cược nhiều, còn Bắc Kinh đã đặt cược rất nhiều vào Bắc Triều Tiên.
Nếu có một cuộc nội chiến ở Bắc Triều Tiên hoặc đất nước sụp đổ, điều này có nghĩa là hàng triệu người tị nạn có thể đổ về Hàn Quốc hoặc Đông Bắc Trung Quốc. Ngoài suy dinh dưỡng về thể chất, họ còn mang trong mình nỗi đau về chế độ.
Harry Kazianis, Giám đốc cao cấp của Phòng nghiên cứu Hàn Quốc thuộc Trung tâm lợi ích quốc gia Hoa Kỳ (Center for the National Interest) cũng nói với Newsweek rằng cơn ác mộng tồi tệ đối với ĐCSTQ là sự bất ổn ở Bắc Triều Tiên, bên cạnh cuộc chiến với Hoa Kỳ.
Ông Kazianis nói rằng, Trung Quốc thường xuyên gặp Kim Jong Un gần đây và ĐCSTQ cũng chẳng hề mến mộ Kim; nhưng họ thà đối phó với những kẻ độc tài mà họ biết còn hơn là thấy vũ khí hạt nhân rơi vào tay người khác hoặc bị bán.
Kazianis ám chỉ rằng Tập Cận Bình và các trợ lý cao cấp của ông rất có thể sẽ liên lạc với Kim Jong Un và em gái của ông để điều tra tình hình sức khỏe thực sự của Kim. “Thật không may, ngay cả Tập Cận Bình có thể cũng không biết sự thật. Có lẽ ông ấy cũng giống như chúng ta, chỉ khi thấy Kim Jong Un tuyên bố phóng tên lửa một lần nữa hoặc Bình Nhưỡng tuyên bố cái chết của ông ta thì mới biết rõ sự thật”.
Theo Secretchina
Phụng Minh biên dịch
Truyền thông Triều Tiên:
Kim Jong Un hồi đáp thư của Tổng thống Syria
Triệu Hằng
Kim Jong Un ngày 22/4 đã hồi đáp Tổng thống Syria Bashar al-Assad, do vị này đã gửi lời chúc mừng tới Kim Jong Un nhân kỷ niệm ngày sinh ông nội của Kim là cố lãnh tụ Kim Nhật Thành.
Tin tức trên do cơ quan thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA đăng ngày 22/4, trong bối cảnh báo chí quốc tế đang xoay quanh vấn đề sức khỏe của Kim Jong Un.
Theo KCNA, Kim Jong Un trong thông điệp của mình đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tổng thống Cộng hòa Ả Rập Syria vì đã gửi thông điệp bày tỏ sự chân thành và thể hiện sự tôn trọng nồng nhiệt dành cho Chủ tịch Kim Nhật Thành, nhân dịp kỷ niệm 108 năm ngày sinh của ông.
Cuộc khủng hoảng COVID-19
giúp Đài Loan có cơ hội chống lại Trung Cộng
Tin Đài Bắc, Đài Loan – Chính quyền Đài Loan trong thời gian gần đây đang cố gắng biến sự thành công của đảo quốc này trong việc chống Covid-19 thành một lợi thế chống lại Trung Cộng.
Trong thời gian qua, Đài Loan đã xuất cảng hàng triệu khẩu trang Made in Taiwan đến các nước phương tây bị ảnh hưởng nặng bởi coronavirus, đồng thời tạo ra hashtag TaiwanCanHelp trên mạng xã hội. Đài Loan hiện đang cạnh tranh với Trung Cộng trong việc hỗ trợ nước khác đối phó dịch bệnh, nhằm chống lại các nỗ lực cô lập của Bắc Kinh.
Đài Loan đang tự quảng bá đảo quốc này là một hình mẫu dân chủ hiệu quả, nhằm phá vỡ chiến lược của Trung Cộng vốn đang muốn dùng cuộc khủng hoảng Covid-19 để chứng minh sức mạnh của hệ thống cai trị độc tài. Thế giới hiện đang bắt đầu có hồi đáp trước các nỗ lực của Đài Loan.
Nhiều viên chức Hoa Kỳ và châu Âu đã ca ngợi việc Đài Loan gởi tặng hơn 10 triệu khẩu trang. Nhiều chính trị gia, lãnh đạo thương nghiệp, và những người nổi tiếng, bao gồm cả tỷ phú Bill Gates và nữ ca sĩ Barbra Streisand, đã gọi hòn đảo châu Á này là hình mẫu cho nỗ lực chống coronavirus.
Phó Tổng Thống Đài Loan Chen Chien-jen trong tuần này nói rằng tình hình hiện nay là cơ hội để mọi người biết rằng Đài Loan là một công dân tốt của thế giới, và Đài Loan phải nỗ lực để được quốc tế công nhận.
Tính đến thứ Tư, 22 tháng 4, đảo quốc Đài Loan với dân số 23 triệu người đã báo cáo 426 ca nhiễm coronavirus và 6 ca tử vong, một tỷ lệ rất thấp so với nhiều nước khác. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cuoc-khung-hoang-covid-19-giup-dai-loan-co-co-hoi-chong-lai-trung-cong/
Chính quyền Hồng Kông cải tổ nội các
Minh Anh
Trưởng đặc khu Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, ngày 22/04/2020 xác nhận bổ nhiệm 5 bộ trưởng mới trong nội các. Đây là đợt cải tổ chính phủ đầu tiên kể từ khi bà lên nắm quyền lãnh đạo đặc khu hành chính vào ngày 01/07/2017.
Tuy nhiên, theo nhận định của thông tín viên Florence de Changy từ Hồng Kông, động thái này cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh can dự ngày càng nhiều hơn vào chuyện nội bộ của đặc khu:
Lâm Trịnh Nguyệt Nga ra sức “bảo đảm” rằng đợt cải tổ nội các này chẳng có gì liên quan đến cuộc tranh cãi trong những ngày qua về vai trò của Văn Phòng Liên Lạc của Bắc Kinh trong chuyện nội bộ của Hồng Kông.
Thế nhưng, việc bộ trưởng phụ trách các vấn đề Hiến Pháp bị mất chức và được chỉ định ở một vị trí thấp hơn lại cho thấy điều ngược lại. Ông Patrick Nip trước đó đã phải lên tiếng xin lỗi về những lộn xộn gây ra sau một chuỗi các thông cáo nói một đằng và phát biểu của ông nói một nẻo liên quan đến quyền can thiệp vào chuyện nội bộ Hồng Kông của Bắc Kinh.
Theo Basic Law, một dạng Hiến Pháp Hồng Kông, không một cơ quan đại diện nào cho chính quyền trung ương có quyền can thiệp vào công việc nội bộ Hồng Kông. Nhưng kể từ hôm thứ Sáu, 17/4, Văn Phòng Liên Lạc của Bắc Kinh tại Hồng Kông, đã khẳng định không phải tuân theo quy định này nữa.
Cách diễn giải mới một chiều về Hiến Pháp Hồng Kông này làm dấy lên lo ngại về quyết tâm can thiệp của Bắc Kinh vào chuyện nội bộ tại đặc khu hành chính này.
TQ đang toan tính gì trong kế hoạch đưa
nhóm tàu sân bay đến eo biển Đài Loan và Biển Đông?
Trước thông tin liên quan việc Trung Quốc có thể đang chuyển hướng tàu sân bay Liêu Ninh và nhóm tàu hộ tống xuống eo biển Đài Loan và Biển Đông, giới chuyên gia, quan sát khu vực đã chỉ ra ngay âm mưu, ý đồ của Bắc Kinh trong động thái này.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh gồm tổng cộng 6 chiến hạm, ngoài tàu Liêu Ninh, gồm các tàu còn lại là 2 tàu khu trục Tây Ninh (117) và Quý Dương (119) cùng loại Type-052D (lớp Lữ Dương 3), 2 tàu hộ tống Tảo Trang (542) và Nhật Chiếu (598) cùng loại Type-054A (lớp Giang Khải 2), tàu hậu cần Hồ Hô Luân (965) loại Type-901.Các tàu khu trục và tàu hộ tống trong nhóm tác chiến này đều thuộc thế hệ mới với nhiều trang bị khí tài hiện đại. Trong đó, tàu khu trục lớp Lữ Dương 3, độ choán nước 7.500 tấn, được Bắc Kinh tự hào giới thiệu đã tích hợp hệ thống phòng thủ tên lửa tương đương hệ thống Aegis trên các khu trục hạm lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Mỹ. Tàu khu trục lớp Lữ Dương 3 còn được trang bị 64 ống phóng thẳng đứng có thể khai hỏa nhiều loại tên lửa khác nhau như tên lửa phòng không HHQ-9, tên lửa tấn công tàu chiến hoặc mục tiêu trên đất liền YJ-18, tên lửa chống tàu ngầm CY-5. Kèm theo đó còn có nhiều loại vũ khí và radar, tác chiến điện tử. Tàu hộ tống lớp Giang Khải 2, độ choán nước 4.000 tấn, được trang bị 32 ống phóng thẳng đứng dùng khai hỏa tên lửa đối không HQ-16 và tên lửa chống tàu ngầm Yu-8, kèm theo còn có hệ thống pháo cận chiến, ngư lôi…
Chuyên gia Stephen Robert Nagy từ Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế tại Nhật Bản, Học giả tại Quỹ châu Á – Thái Bình Dương ở Canada
Phó Giáo sư Stephen Robert Nagy cho rằng “Bắc Kinh đang sử dụng cuộc tập trận của tàu sân bay Liêu Ninh ở vùng biển ngoài khơi Đài Loan để gửi thông điệp đến Đài Bắc rằng quân sự vẫn là một trong các chọn lựa để thống nhất Đài Loan nếu Đài Bắc tiếp tục tìm cách độc lập”. Đưa ra tuyên bố chủ quyền (phi pháp), Trung Quốc vẫn tự cho rằng Biển Đông là lợi ích cốt lõi của nước này. Vì thế, cuộc tập trận của tàu Liêu Ninh còn ẩn chứa cả tín hiệu rằng Bắc Kinh sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ lợi ích cốt lõi. “Không những vậy, khi cho tàu sân bay tập trận ở Biển Đông, Bắc Kinh cũng gửi thông điệp đe dọa đến các nước ASEAN liên quan tranh chấp chủ quyền tại vùng biển này. Đưa ra tuyên bố chủ quyền (phi pháp), Trung Quốc vẫn tự cho rằng Biển Đông là lợi ích cốt lõi của nước này. Vì thế, cuộc tập trận của tàu Liêu Ninh còn ẩn chứa cả tín hiệu rằng Bắc Kinh sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ lợi ích cốt lõi”, chuyên gia Nagy nói.
Chuyên gia Satoru Nagao từ Viện Nghiên cứu Hudson (Mỹ)
Tiến sỹ Satoru Nagao cho rằng Trung Quốc từ sớm đã chuẩn bị để nhóm tác chiến tàu sân bay tập trận ở khu vực Thái Bình Dương. Cuối tháng 2, nhóm 4 tàu chiến Trung Quốc, trong đó có tàu khu trục Hô Hào Hạo Đặc (161) cũng thuộc lớp Lữ Dương 3 và 1 tàu hậu cần, đã tổ chức cuộc tập trận gần Hawaii. Sau khi Bắc Kinh công bố nội dung cuộc tập trận, giới chuyên gia quốc tế nhận xét đây là hoạt động tiền trạm để Bắc Kinh tiến hành một cuộc tập trận của nhóm tác chiến tàu sân bay ở vùng Thái Bình Dương. Liên quan cuộc tập trận hồi tháng 2 vừa qua, trên đường quay về đến biển Philippines thì gặp máy bay săn ngầm P-8A Poseidon của Mỹ. Khi đó, tàu Trung Quốc đã chiếu laser vào máy bay Mỹ khiến Washington kịch liệt phản đối vì gây nguy hiểm và “thiếu chuyên nghiệp”. Cũng theo chuyên gia Nagao, trong bối cảnh hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương đang gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 thì Trung Quốc muốn đẩy mạnh hoạt động, cố gắng tạo bước ngoặt trong chiến lược hoạt động bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất và thậm chí là chuỗi đảo thứ hai. Chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai là các khái niệm nằm trong Chiến lược chuỗi đảo mà Mỹ xây dựng nhằm vây xung quanh Trung Quốc và Liên Xô cũ. Theo đó, chuỗi đảo thứ nhất bắt đầu tại quần đảo Kuril/Chishim và kết thúc ở Borneo và phần phía Bắc của Philippines. Chuỗi đảo thứ hai thường được tính là từ quần đảo Bonin (Nhật Bản) đến quần đảo Mariana (được xem là lãnh thổ Mỹ) nằm ở phía Đông của Philippines. Khi đạt được bước tiến vượt ngoài 2 chuỗi đảo này, Trung Quốc sẽ hạn chế ảnh hưởng của Mỹ tại liên Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Chuyên gia James Holmes từ Đại học Hải chiến Mỹ và Chuyên gia Patrick Cronin từ Viện Nghiên cứu Hudson (Mỹ)
Việc tập trận lần này của Trung Quốc nhằm hoàn thiện khả năng tác chiến như xuất kích, hạ cánh chiến đấu cơ trên tàu sân bay. Bằng cách thể hiện một lực lượng đầy đủ của nhóm tác chiến tàu sân bay, Bắc Kinh muốn phô trương sức mạnh để ép buộc các nước khác ở Đông Nam Á. Bắc Kinh đang công khai sử dụng tàu sân bay tập trận để đe dọa các nước láng giềng và bao gồm cả răn đe Đài Loan. Động thái này còn nhằm thể hiện tàu sân bay Trung Quốc có thể hoạt động như tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt, vốn đang phải neo tại đảo Guam vì dịch bệnh Covid-19. Trung Quốc tuyên bố rằng cuộc tập trận thường lệ, đã được lên kế hoạch từ trước. Nhưng tuyên bố này có thể chỉ nhằm mục đích né tránh việc Bắc Kinh bị chỉ trích đã lợi dụng tình hình các nước đang ứng phó dịch bệnh để tăng cường hoạt động ở vùng biển Thái Bình Dương. Lần này, nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc có hải trình đi theo ven Thái Bình Dương qua ngả Đài Loan để vào Biển Đông. Hải trình này nhằm thể hiện thông điệp chứng minh rằng Trung Quốc có thể cắt đường cung từ Mỹ và Nhật Bản qua Đài Loan, rồi bao vây Đài Loan.
Tuy nhiên, thực tế thì số lượng chiến đấu cơ mà Bắc Kinh đang bố trí trên tàu sân bay khó có thể đủ sức cắt đường cung nối từ Mỹ và Nhật Bản qua Đài Loan. Đó là chưa kể một thực tế rằng vẫn chưa có bằng chứng nào thuyết phục về việc tàu sân bay Liêu Ninh thực sự có thể triển khai máy bay tiêm kích để tác chiến. Đối với các nước Đông Nam Á, nhóm tác chiến tàu sân bay có mức độ đe dọa khá lớn, bởi nếu so về tương quan quân sự thì lực lượng chiến đấu cơ của các nước trong khu vực ASEAN khá khiêm tốn. Bên cạnh đó, xét về ý nghĩa chính trị thì hoạt động của tàu sân bay Liêu Ninh lần này còn mang một thông điệp của Bắc Kinh gửi đến Washington là tàu sân bay của Trung Quốc đã an toàn trong đại dịch Covid-19, còn các tàu sân bay của Mỹ thì không.
Ngoài ra, thực tế thì Bắc Kinh đang có cải thiện đáng kể về hoạt động tàu sân bay. Tháng 12/2016, tàu Liêu Ninh lần đầu tiên triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay vượt eo biển Miyako để đến khu vực tây Thái Bình Dương. Đến tháng 4/2018, tàu sân bay Liêu Ninh lại đạt bước tiến mới khi lần đầu tiên chiến đấu cơ cất cánh thành công từ tàu này ở vùng biển tây Thái Bình Dương. Rồi tháng 6/2019, dù không mang theo chiến đấu cơ, nhưng tàu sân bay Liêu Ninh đã thành lập một nhóm tác chiến đầy đủ được hộ tống bởi 6 chiến hạm gồm tàu khu trục và tàu hộ tống, cùng 1 tàu tiếp tế để vượt qua eo biển Miyako. Lần này, chiến hạm Liêu Ninh lại vượt eo biển Miyako, qua khu vực Ba Sĩ và tiến vào Biển Đông theo
đội hình nhóm tác chiến tàu sân bay để đến Biển Đông tập trận. Do chưa có thông tin đầy đủ về việc tàu Liêu Ninh mang theo chiến đấu cơ nên chỉ có thể dự báo nhiều khả năng, Trung Quốc lần này sẽ tổ chức tập trận với chiến đấu cơ xuất kích từ tàu sân bay. Qua hải trình lần này, chờ xem tàu Liêu Ninh có thể hoạt động liên tục bao lâu trên biển để chứng minh năng lực của thủy thủ đoàn vốn chưa có nhiều kinh nghiệm tác chiến tàu sân bay.
Đại dịch COVID-19:
Trò bẩn của TQ bị cộng đồng quốc tế vạch trần
Trong bối cảnh dịch bệnh đe dọa an toàn tính mạng của cả cộng đồng quốc tế, các nước cần chung tay đối phó dịch bệnh, bảo vệ người dân. Tuy nhiên, Trung Quốc lại lợi dụng dịch bệnh để tiến hành các âm mưu, ý đồ chiến lược riêng. Hành vi của giới cầm quyền Bắc Kinh đã bị cộng đồng quốc tế phát giác và có những biện pháp đề phòng, đáp trả.
Chiêu bài viện trợ y tế
Sau khi kiểm soát được dịch bệnh trong nước, Trung Quốc triển khai chiến lược viện trợ vật tư y tế, khẩu trang, máy thở, thậm chí điều các bác sỹ tới quốc gia khác trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ y tế quy mô lớn. Bắc Kinh tập trung viện trợ cho các nước ở châu Âu, Trung Đông, châu Phi và châu Á.
Tuy nhiên, đồ viện trợ hoặc đồ thiết bị y tế Trung Quốc bán cho các nước đa phần là không sử dụng được. Tây Ban Nha đã đặt mua tại Trung Quốc một số thiết bị, vật tư y tế trị giá tổng cộng 467 triệu đô la, bao gồm 5.500.000 bộ xét nghiệm, 950 máy trợ thở, 11 triệu đôi găng tay và 500 triệu khẩu trang. Sau đó, giới y tế nước này đã báo động là gần 70% bộ xét nghiệm mua từ Trung Quốc đã cho kết quả không chính xác. Chính phủ Trung Quốc đổ lỗi cho một công ty không được chính quyền Trung Quốc cấp phép. Hà Lan mua 1.300.000 khẩu trang từ Trung Quốc và nay phải thu hồi 600.000 chiếc đã được phân phát đến các bệnh viện vì phát hiện lô hàng này không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng. Philippines cũng phải bỏ các bộ kit xét nghiệm từ Trung Quốc do mức chính xác quá thấp, không đạt yêu cầu. Cộng hòa Séc cũng nhập những bộ kit xét nghiệm từ Trung Quốc và một quan chức y tế địa phương của nước này đã tố cáo kết quả xét nghiệm từ các bộ kit nhanh của Trung Quốc cho kết quả sai đến 80%. Thứ trưởng Y tế Philippines thông báo kit thử COVID-19 của Trung Quốc có độ nhạy chỉ 40%.
Mới đây nhất, Ấn Độ phát hiện khoảng 50.000 trong số 170.000 bộ đồ bảo hộ y tế cá nhân xuất xứ từ Trung Quốc được tặng cho chính phủ Ấn Độ không đáp ứng tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng. Những bộ đồ bảo hộ y tế cá nhân (PPE) không đạt chất lượng nói trên được chuyển từ Trung Quốc đến Ấn Độ vào ngày 5/4. Số PPE nói trên được kiểm tra tại phòng thí nghiệm của Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ. Trong đó có vài kiện hàng PPE được tặng không đạt tiêu chuẩn và không thể dùng được.
Ý đồ của Trung Quốc
Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn thực thi chính sách “không có bữa ăn miễn phí”, khi viện trợ các nước phòng chống dịch luôn kèm theo các yêu cầu về vấn đề chính trị, kinh tế.
Đầu tiên, Trung Quốc luôn tìm cách đạt được các lợi ích kinh tế, chính trị. Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Italy Giuseppe Conte vào tháng 3 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định sẵn sàng hợp tác với Italy để đóng góp vào các nỗ lực hợp tác quốc tế nhằm kiểm soát đại dịch. Ông hy vọng sẽ thành lập một con đường tơ lụa y tế, là một phần của Sáng kiến Vành đai-Con đường, đồng thời cho biết thêm 2 nước nên tăng cường trao đổi và hợp tác sau khi dịch bệnh qua đi.
Thứ hai, biến các nước nhận được viện trợ thành công cụ tuyên truyền, quảng bá cho Trung Quốc. Bộ ngoại giao Đức cho biết, Trung Quốc đã vận động nhiều quan chức và nhân viên cấp cao trong chính phủ Đức để “ca ngợi cách thức ứng phó dịch bệnh của Bắc Kinh”, nên đã ra ra thông cáo yêu cầu tất cả các bộ ngành từ chối nỗ lực tiếp cận này của Chính quyền Bắc Kinh.
Thứ ba, phá vỡ đoàn kết trong các khối liên minh như EU, để tăng cường ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang cố gắng biến cuộc khủng hoảng y tế thành một cơ hội địa chính trị nhằm mục đích lấp đẩy khoảng trống do Mỹ để lại. Ông Noah Barkin, chuyên gia tại Quỹ Marshall của Đức nhận định, bằng cách cung cấp sự hỗ trợ cho các quốc gia khác như Italy hay Tây Ban Nha, Bắc Kinh đang khoét sâu sự rạn nứt trong EU, cũng như tạo ra bức tranh tương phản với Mỹ. Nhà ngoại
giao hàng đầu châu Âu Josep Borrell thì cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đang tìm cách tận dụng chiến lược “chính trị hào phóng” để làm suy yếu tinh thần đoàn kết của châu Âu. Cùng quan điểm trên, Marcin Przychodniak, một nhà phân tích tại Viện các vấn đề quốc tế Ba Lan, cho biết các nước tiếp nhận nguồn cung, đặc biệt là ở Trung và Đông Âu, sẽ đánh giá cao sự hỗ trợ của Bắc Kinh, nhưng cũng không tránh khỏi những lo ngại về động cơ chính trị và kinh tế tiềm ẩn đằng sau đó. Để đảm bảo nhận được các nguồn hỗ trợ này, chính phủ các nước phải hợp tác trực tiếp với chính phủ Trung Quốc để có thể đặt mua hàng hóa y tế.
Thứ tư, định hướng tuyên truyền dư luận trong nước. Chiến dịch viện trợ nhân đạo của Trung Quốc, không chỉ nhằm mục đích trấn an người dân trong nước mà còn hướng đến cộng đồng quốc tế. “Nó gửi thông điệp đến người dân rằng Trung Quốc đã vượt qua cơn khủng hoảng và hiện tại có thể giúp đỡ những quốc gia khác. Điều này có thể sửa chữa hình ảnh từng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do những thất bại ban đầu trong ứng phó dịch bệnh. Tại phương Tây, nhiều ý kiến cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách chuyển sự chú ý ra khỏi cáo buộc nước này đã thiếu minh bạch thông tin về dịch bệnh, gây ra sự trì hoãn trong phản ứng quốc tế và khiến dịch bệnh lan rộng một cách không kiểm soát.
Thứ năm, lợi dụng các nước đang bận đối phó với dịch bệnh, Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động phi pháp trên Biển Đông, Hoa Đông, Hoàng Hải nhằm tìm cách củng cố hiện diện trên thực địa. Nổi bật nhất là vụ Trung Quốc cho tàu Hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, đưa tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 ra hoạt động trong khu vực phía Nam Biển Đông.
Trung Quốc khó đạt ý đồ
Đã có nhiều ý kiến phân tích, bình luận cho rằng âm mưu, ý đồ của Trung Quốc khi lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính sẽ không đạt được như mong muốn. Hiện lãnh đạo một số nước, bao gồm Campuchia, Iran, Pakistan hay Serbia, thời gian qua có nhiều tán thưởng về hành động của Trung Quốc sau khi Bắc Kinh triển khai “ngoại giao y tế” – hỗ trợ, viện trợ, xuất khẩu nhiều thiết bị, vật tư y tế và đội ngũ y bác sĩ ra nước ngoài chống dịch. Tuy nhiên, rất ít chính phủ các nước tán thành với những thông điệp gần đây của Trung Quốc.
Thứ nhất, chính phủ các nước thường chịu áp lực từ dân chúng khi chấp nhận sự hỗ trợ của Trung Quốc. Dư luận các nước dường như không đặt nhiều niềm tin vào sự giúp đỡ của Bắc Kinh, nhất là khi nước này thường dùng “ngoại giao vật chất” đổi lấy sự ảnh hưởng ngoài kỳ vọng của các nước, ví dụ đòi hỏi quyền lợi quá tầm ở nước sở tại.
Thứ hai, chất lượng các gói hỗ trợ của Trung Quốc không cao. Nhiều quốc gia nhận viện trợ từ TQ trong đợt dịch này khẳng định các bộ xét nghiệm, thiết bị bảo hộ y tế Trung Quốc không đảm bảo chất lượng. Gần nhất, thủ tướng Phần Lan đã sa thải người đứng đầu cơ quan cung ứng thiết bị khẩn cấp vì đã chi hàng triệu euro để mua khẩu trang Trung Quốc kém chất lượng. Một số lãnh đạo khác đã bác bỏ các thông điệp của TQ, tìm cách thuật lại chính xác câu chuyện về phản ứng (thiếu minh bạch, hiệu quả) của TQ trước đại dịch. Ông Josep Borrell, đại diện ngoại giao và an ninh cấp cao kiêm phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, mới đây đã công khai chỉ trích các nỗ lực (chống dịch) của Trung Quốc chỉ để gia tăng ảnh hưởng. Lãnh đạo Brazil và Ấn Độ, vốn cũng đang chịu thách thức từ đại dịch, cũng chỉ trích và từ chối nhận viện trợ của Trung Quốc. Ở châu Phi, các câu chuyện về nạn phân biệt chủng tộc lan rộng ở miền Nam Trung Quốc đối với người nước châu Phi khiến dư luận tại “lục địa đen” rất quan tâm. Cùng lúc đó, niềm tin của các quốc gia châu Á đối với Trung Quốc từ trước khi dịch bùng phát đã suy giảm. Một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew tại sáu nước châu Á được công bố vào cuối tháng 2 cho thấy công luận nghiêng về phía Mỹ hơn là Trung Quốc.
Thứ ba, nền kinh tế của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến nước này không “đủ lực” để chi phối, tác động đến các nước khác. Mặc dù Trung Quốc cho mở cửa lại các nhà máy, giúp nguồn cung sản phẩm gia tăng nhưng việc kích cầu còn gặp nhiều khó khăn thật sự. Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ và châu Âu. 12 quốc gia đang chịu thiệt hại nặng nề nhất từ dịch bệnh hiện nay chiếm khoảng 40% thị trường xuất khẩu của Trung Quốc. Đa số các quốc gia này cũng là nhà cung cấp hàng hóa trung gian quan trọng nhất của Trung Quốc ra thị trường thế giới. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ không thể quay lại quỹ đạo tăng trưởng ở mức 5%-6% mỗi năm như trước đây cho đến khi nền kinh tế Mỹ và châu Âu phục hồi. Vì vậy, chính phủ Trung Quốc có thể sẽ phải kìm hãm việc kích cung (tức hỗ trợ sản xuất) cho đến khi nhu cầu thị trường thế giới trở lại bình thường. Trong khi đó, việc tung ra các gói kích cầu hay các gói tín dụng hỗ trợ trong nước cũng khó khăn với Trung Quốc khi mức nợ công tăng mạnh. Theo Viện Tài chính quốc tế (IIF), tổng nợ của Trung Quốc hiện tiệm cận mức 310% GPD, mức cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, GDP quý I/2020 của Trung Quốc giảm 6,8%, đánh dấu quý tăng trưởng âm đầu tiên kể từ năm 1992. Mặc dù giới chức Trung Quốc đã nỗ lực vực dậy một số lĩnh vực của nền kinh tế vào tháng 2 sau khi tốc độ lây lan của dịch Covid-19 tại nước này bắt đầu chậm lại, song các chuyên gia phân tích cho rằng giới hoạch định chính sách Trung Quốc vẫn phải đối mặt với thách thức cực lớn trong bối cảnh đại dịch khiến nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm.
Thứ tư, các nước châu Âu đang cảnh giác với kế hoạch thâu tóm tập đoàn công nghệ quan trọng của Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc đã thực hiện nhiều thương vụ mua lại đáng chú ý trong ngành công nghệ châu Âu. Năm 2016, đại gia công nghệ Trung Quốc Tencent đã mua phần lớn cổ phần của công ty phát triển trò chơi di động Phần Lan Supercell. Một hãng sản xuất thiết bị điện Trung Quốc là Midea đã mua lại công ty robot Kuka của Đức. Năm ngoái, Ant Financial, nhánh công nghệ tài chính của Alibaba, cũng đã tiếp quản công ty giao dịch tiền tệ WorldFirst có trụ sở tại Anh. Tham vọng tiếp quản của Trung Quốc đang khiến nỗi lo lắng ở châu Âu tăng cao. Margrethe Vestager, Phó chủ tịch điều hành của Ủy ban châu Âu đã đề xuất các nước nên xem xét đầu tư, hỗ trợ cho các công ty công nghệ trong khu vực để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mạnh mẽ thực hiện một chiến dịch ngăn chặn hãng thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei vì nghi ngờ thiết bị của hãng này có thể được Bắc Kinh sử dụng cho mục đích gián điệp, đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ.
Giới học giả: TQ hành xử “côn đồ” trên Biển Đông
Thời gian gần đây, khi các nước đang tập trung mọi nguồn lực đối phó với đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã gia tăng nhiều hoạt động khiêu khích, vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông nhằm củng cố yêu sách “chủ quyền” tròng vùng biển này.
Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã triển khai nhiều hoạt động phi pháp ở Biển Đông như xây dựng và đưa vào sử dụng trạm “nghiên cứu khoa học” trên đá Chữ Thập và đá Subi, tiến hành tập trận trên Biển Đông, cho tàu Hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam, đưa tàu khảo sát vào hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam và các nước, cho tàu khu trục Type-052D tấn công máy bay tuần tra của Mỹ… những hành động trên của Trung Quốc bị chính giới, chuyên gia, học giả khu vực và quốc tế nhận định lên án, cho rằng Bắc Kinh đang lợi dụng cả thế giới đang bận rộn với việc chống đại dịch COVID-19 để leo thang căng thẳng ở Biển Đông.
Chuyên gia Kelsey Broderick, nhà phân tích Trung Quốc tại Eurasia Group, nhận định, về cơ bản, Trung Quốc không để việc bùng phát đại dịch làm ảnh hưởng đến việc theo đuổi các vấn đề chính sách đối ngoại của họ. Theo Broderick, không chỉ Biển Đông, Bắc Kinh còn gây sức ép lên Đài Loan. Có thể Trung Quốc đang kỳ vọng rằng những hành động ấy sẽ gửi đến các quốc gia Biển Đông thông điệp nước này sẽ không chùn bước trong bất kỳ trường hợp nào. Tương tự, Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) nhận xét việc gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông là “không có gì mới” dù hầu hết mọi người đều nghĩ Trung Quốc lợi dụng đại dịch để lấn tới. Hiện không có dấu hiệu Trung Quốc sẽ ngừng lại việc thiết lập quyền kiểm soát các vùng biển tranh chấp.
Bên cạnh đó, giới quan sát nhận định chính quyền Bắc Kinh đang cố gắng “chuyển lửa ra ngoài” bằng cách gây sóng gió ở Biển Đông để khỏa lấp những lo lắng mà người dân Trung Quốc đang phải đối mặt vì ảnh hưởng của đại dịch. Gregory Poling, Giám đốc AMTI, nhận định Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đang bị ràng buộc trách nhiệm trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng gây ra từ đại dịch. Vậy nên lãnh đạo chính quyền Bắc Kinh giao lại cho các cơ quan chức trách địa phương tiến hành các động thái tạo sức ép nhằm khẳng định chủ quyền trên biển. Sớm hay muộn thì việc Trung Quốc tìm cách gây hấn ở Biển Đông cũng sẽ diễn ra. Cùng quan điểm với ông Poling, chuyên gia Broderick cũng nhận định các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông hay Đài Loan đều muốn gửi thông điệp đến người dân nước họ về sự lãnh đạo mạnh mẽ của người cầm quyền.
Chuyên gia Collin Koh (Đại học Nanyang, Singapore) nhận định có những lời đồn về việc đại dịch có khả năng ảnh hưởng đến năng lực an ninh, quốc phòng của Trung Quốc. Điều đó có thể khiến người dân Trung Quốc và cộng đồng quốc tế hiểu nhầm rằng đại dịch có thể khiến Trung Quốc lơ là với vấn đề lợi ích trên biển. Đó là lý do khiến Trung Quốc tiếp tục tiến hành hoạt động gây sức ép ở Biển Đông. Bên cạnh đó, Trung Quốc liên tục sử dụng các chiêu trò “thăm dò”, “khảo sát khoa học”, “phục vụ dân
sinh” hay “phúc lợi chung” để che giấu mục tiêu “khống chế” Biển Đông mà không cần nổ 1 viên đạn. Trên thực tế, Trung Quốc đang muốn biến hành động tự tiện nghiên cứu tài nguyên dầu khí và địa chất ở khu vực Biển Đông thành một chuyện thường lệ mà các quốc gia khác trong khu vực không thể làm gì, ngoài các phản đối ngoại giao. Sau khi tuyên bố kết thúc nhiệm vụ của tàu Hải Dương 8 vào tháng 10/2019, Trung Quốc tự tin tiếp tục đưa con tàu này quay trở lại Biển Đông năm nay. Dù cho mục tiêu của con tàu này là khảo sát hay thăm dò địa chất ở khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam hay của quốc gia khác trong khu vực Biển Đông, thì cũng là hành động vi phạm luật pháp quốc tế. Trung Quốc tin rằng thế giới rồi sẽ quen với việc Trung Quốc đơn phương thực hiện các hành động xác định chủ quyền ở khu vực Biển Đông như chính sách đơn phương cấm đánh bắt cá hằng năm mà Trung Quốc bắt đầu triển khai vào năm 1999, rồi chấp nhận việc cải tạo đảo nhân tạo của Trung Quốc từ năm 2012 – 2015.
Giáo sư Carl Thayer (Đại học New South Wales) cho rằng tuyên bố của Trung Quốc rằng tàu cá Việt Nam đâm tàu hải cảnh của Trung Quốc là một sự “tuyên truyền và hoàn toàn đánh lạc hướng” dư luận. Theo vị giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia, cần phải có thêm chi tiết về vụ đụng độ mà Trung Quốc lại “chưa cung cấp bằng chứng bằng video để hỗ trợ cho tuyên bố của họ”. Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở ở Singapore, nói với Reuters rằng đây là hành động của Bắc Kinh nhằm một lần nữa đưa ra các tuyên bố chủ quyền không có cơ sở trên Biển Đông. Trung Quốc đang lợi dụng việc đánh lạc hướng vào đại dịch virus corona để tăng cường tuyên bố chủ quyền trên biển Đông giữa lúc Mỹ và châu Âu đang phải đối phó với loại virus mới.
Theo giới chuyên gia, các nước cần tăng cường hợp tác để đối phó với Trung Quốc. Elbridge Colby – từng là phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ – cho rằng để ngăn chặn mục tiêu tạo chuyện đã rồi của Trung Quốc ở Biển Đông cần phải ngăn chặn kế hoạch của Bắc Kinh từ ngay khi mới bắt đầu; cho rằng việc chấp nhận chuyện đã rồi của Trung Quốc đã tạo sức mạnh cho nước này thực hiện các mục tiêu lớn hơn. Đảo Chữ Thập sau khi Trung Quốc cải tạo đã trở thành một căn cứ quan trọng cho Trung Quốc trong tiếp liệu cho tàu Hải Dương 8 liên tục xâm phạm khu đặc quyền kinh tế Việt Nam trong nhiều tháng liền năm ngoái. Lần này có lẽ không là ngoại lệ. Các quốc gia trong khu vực cần phải có cách tiếp cận khác hơn. Đã đến lúc các quốc gia ASEAN phải đoàn kết như bó đũa thông qua việc thiết lập thiết chế tuần tra hàng hải chung. Đây cũng là câu chuyện “bây giờ hay không bao giờ” trước khi mọi thứ quá trễ. Thiết chế này là sự hợp tác đa phương cảnh sát biển của các quốc gia trong khu vực. Để tránh gây căng thẳng quá mức, cơ chế hợp tác đa phương tuần tra chung này mang tính dân sự hay bán quân sự giữa các lực lượng tuần duyên hay cảnh sát biển, thay vì giữa các lực lượng hải quân các nước. Nếu cần thiết có sự hỗ trợ thì cơ chế đa phương này cần có mô hình mở rộng với các quốc gia đối tác như các thể chế khác của ASEAN như ASEAN+3, ADMM+ để thúc đẩy việc tuần tra có hiệu quả như đào tạo nhân lực, cơ sở hạ tầng, tập huấn năng lực hoạt động và kỹ thuật, cũng như cung cấp thông tin tình báo từ vệ tinh cũng như từ các máy bay giám sát. Việc tuần tra chung không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên biển của các quốc gia trong khu vực mà còn cung cấp các dịch vụ cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai (bão lụt). Các quốc gia trong khu vực đã đến lúc nhận thức những xung đột có thể bùng phát ở khu vực Biển Đông không chỉ là chuyện riêng của một quốc gia tranh chấp nào mà là câu chuyện chung của toàn khu vực và đòi hỏi sự đoàn kết thống nhất trong khối. Tiến sỹ Zach Abuza (Học viện Chiến tranh quốc gia Mỹ) cho rằng với việc chính phủ khu vực và các nước khác toàn tâm cho nhiệm vụ ứng phó dịch COVID-19, bên cạnh đó là rất nhiều chính phủ đang chịu ơn sự viện trợ của Trung Quốc, Bắc Kinh rõ ràng đang lợi dụng sự lơi lỏng trong ánh mắt giám sát của quốc tế. Tàu khảo sát Trung Quốc được hộ tống bằng 5 tàu hải cảnh. Tuy nhiên Trung Quốc cũng đang triển khai tàu sân bay Liêu Ninh và các tàu hải quân khác. Sẽ rất đáng chú ý nếu họ sử dụng nghiên cứu địa chất như một bài diễn tập về khả năng tương tác, phối hợp giữa các bộ phận khác nhau trên biển.
http://biendong.net/bien-dong/34289-gioi-hoc-gia-tq-hanh-xu-con-do-tren-bien-dong.html
Nhiều mũi giáp công ở Biển Đông,
TQ lớn tiếng chỉ trích Việt Nam
Người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng xác nhận nước này vừa gửi thư cho Liên Hiệp Quốc phản bác Việt Nam, tái khẳng định chủ quyền biển đảo.
Ở họp báo hôm 21/4, ông Cảnh Sảng nói phái đoàn Trung Quốc ở LHQ hôm thứ Sáu tuần trước đã gửi công hàm ngoại giao cho Tổng thư ký Antonio Guterres, nhắc lại chủ quyền.
Công hàm hôm 17/4 của Trung Quốc nói Việt Nam “đưa quân xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp các đảo, đá thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc hòng tạo ra tranh chấp”.
Công hàm này nói Bắc Kinh đã liên tục “phản đối sự xâm lược và chiếm đóng trái phép của Việt Nam” và yêu cầu Việt Nam “rút tất cả người và phương tiện, thiết bị ra khỏi các đảo, đá đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp”.
Việc này để phản ứng Việt Nam vào cuối tháng Ba gửi công hàm cho LHQ khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc đặt tên cho hàng chục đảo, thực thể trên Biển Đông
Mới hôm 19/4, Bộ Dân chính Trung Quốc công bố “danh xưng tiêu chuẩn” cho 25 đảo, bãi đá ngầm cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông.
Phần lớn số này nằm trong quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc cũng công bố kinh độ và vĩ độ của các đảo, bãi đá và thực thể.
Việt Nam nói trong những thực thể này có những bãi cạn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có điểm chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lý hoặc đường cơ sở Việt Nam khoảng 50 hải lý.
Chỉ một ngày trước, 18/4, truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này đã quyết định thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” thuộc “thành phố Tam Sa”.
Đây là “đơn vị hành chính” mà Trung Quốc đã thành lập vào năm 2012 để quản lý “Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa”.
Ngày 19/4, người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng phản đối Trung Quốc thông báo thành lập “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa”.
“Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới,” bà Hằng nói.
Ngày 20/4, từ Bắc Kinh, người phát ngôn Cảnh Sảng hồi đáp rằng việc nước này thành lập các đơn vị hành chính là “thuộc chủ quyền”.
“Trung Quốc kiên quyết phản đối ngôn từ và hành động của Việt Nam gây hại cho chủ quyền, lợi ích của Trung Quốc ở Nam Hải,” ông Cảnh Sảng nói.
Quay lại buổi họp báo mới nhất ngày 21/4, trang báo nhà nước CGTN dẫn lời ông Cảnh Sảng:
“Cố gắng của bất kỳ nước nào muốn vi phạm chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc ở Nam Hải và đòi chủ quyền phi pháp sẽ chỉ vô ích.”
Nói với BBC gần đây, các nhà quan sát Việt Nam cho rằng Trung Quốc đang có nhiều toan tính quyết đoán trên Biển Đông.
Từ Khoa Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu Hoàng Việt hôm 17/4 bình luận:
“Thực ra Việt Nam cũng có nhiều tham vọng trong nhiệm kỳ làm chủ tịch luân phiên của Asean, trong đó Việt Nam cũng muốn đẩy mạnh vai trò, bản lĩnh của mình, cũng như là đang đẩy mạnh quá trình tìm kiếm bản COC hay Bộ tư cách ứng xử trên Biển Đông.
“Tuy nhiên cái khó là ngay trong dịch Covid-19 này, việc hạn chế gặp gỡ của các bên cũng làm giảm đi rất nhiều vai trò của Việt Nam trong việc làm chủ tịch, và liệu có sự đồng ý của các quốc gia khác trong khối này hay không.
“Chính vì vậy, Việt Nam phải thể hiện được bản lĩnh và vai trò của mình trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, thế nhưng một vấn đề thứ hai là thách thức đoàn kết trong khối rất lớn, nên vấn đề vẫn còn đang rất khó khăn.”
Biển Đông: Bước tiến mới trong âm mưu của TQ?
Giới phân tích nói với BBC Trung Quốc có thể đang dọn đường cho hành động bất ngờ và quyết đoán hơn ở Biển Đông và khu vực.
Đi kèm với các tuyên bố, quyết định gây tranh cãi về thành lập các đơn vị hành chính trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông, Trung Quốc đồng thời tiến hành nhiều hành động quyết đoán trên thực địa. Có thể kể đến việc Trung Quốc điều tàu thăm dò và hải cảnh xuống Biển Đông, tập trận hải quân ở vùng biển khu vực, cho xuất hiện tàu hải quân ở eo biển Đài Loan, thậm chí có động thái gây chú ý ở Biển Hoa Đông, gần Nhật Bản.
Các động thái này báo hiệu một đổi mới nâng cấp “dọn đường” trong kế hoạch và ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông và khu vực trong giai đoạn mới, trong bối cảnh đại dịch toàn cầu Covid-19 chưa chấm dứt. Trung Quốc đòi hỏi Việt Nam và các quốc gia trong khu vực và có liên quan, quan tâm phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác và đề phòng, theo một số ý kiến từ giới quan sát và phân tích an ninh, chính trị khu vực.
Không loại trừ khả năng nào
Nhận định tình hình trên hôm 20/4/2020 từ Hà Nội, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói với BBC News Tiếng Việt:
“Tôi nghĩ rằng dùng chữ bàn đạp cũng có thể được, nhưng đây có thể nói là những mũi tiến công dọn đường, chuẩn bị cho những chiến dịch mới của Trung Quốc, mạnh mẽ hơn, lớn hơn mà khả năng của nó có thể là dùng quân sự, có thể là dùng phối hợp với các biện pháp dân sự, kinh tế, kỹ thuật mà thường được gọi là chiến tranh mềm. Để mà gây sức ép buộc các nước khác thừa nhận yêu sách phi lý của họ.”
Liên quan tới hai điểm đang được quan tâm về an ninh, quân sự ở khu vực và trên Biển Đông hiện nay là Trường Sa và eo biển Đài Loan, Tiến sỹ Trần Công Trục nói tiếp:
“Đây là những điểm rất đáng quan tâm, đáng suy nghĩ mà theo tôi chúng ta không loại trừ khả năng Trung Quốc bất ngờ có hành động quân sự đồng thời hoặc liền chuỗi ở hai điểm này, bởi vì Trung Quốc như mọi người biết, trong khi họ thực hiện các chiến lược của mình, thì họ thường áp dụng kế sách dương đông – kích tây, rồi gây rối loạn nhiều nơi, để mà họ có thể đục nước béo cò v.v…
“Lần này, chỉ riêng chuyện họ di chuyển các con tàu để gọi là “nghiên cứu” đó, xuống biển Đông và nam Biển Đông và dưới danh nghĩa là tự do hàng hải, theo quy định của Công ước Quốc tế về Luật Biển, thế nhưng họ đi nhưng mà không phải để mà đi chơi.
“Họ sẽ làm cái gì đấy, nhưng có thể gây ra một sự chú ý, đánh lạc hướng nào đó, để họ tiến hành một hoạt động mạnh mẽ hơn khác, ở vùng khác, trong đó vấn đề eo biển Đài Loan cũng không thể loại trừ khả năng này.”
Liệu có “nuốt nổi?”
Từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia, nhà nghiên cứu Trung Quốc học, bình luận:
“Người Mỹ có một câu nói là Trung Quốc đang cắn một miếng rất là lớn, nhưng không có thể nuốt nổi.
“Chính với Đài Loan bây giờ, Đài Loan cũng có thái độ rất là cương quyết đối với Trung Quốc và họ cương quyết hơn những năm trước.
“Và những chuyện gì xảy ra ở trong khu vực đó thì cũng sẽ ảnh hưởng đến các nước như Hàn Quốc và Nhật Bản, chưa nói là ảnh hưởng đến các nước khác.
“Cho nên đe dọa Đài Loan còn chưa được, huống chi là cùng một lúc lại phô trương với tất cả các nước ở trong khu vực và ven Biển Đông.
“Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã phô trương quá nhiều và điều đó sẽ có tác hại cho Trung Quốc về xa về dài.
“Tôi cho rằng Việt Nam đến nay phản ứng vừa phải, nhưng vẫn còn dè dặt, mà tôi nghĩ Việt Nam không cần phản ứng thẳng với Trung Quốc.
“Nghĩa là phản ứng như vậy cũng đã là đầy đủ rồi, bây giờ Việt Nam nên đem những vấn đề vừa xảy ra trước công luận của thế giới, mà đặc biệt ở vùng châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
“Bởi vì dầu sao đi nữa, Việt Nam cần vận động các nước láng giềng của mình để đương đầu với Trung Quốc, còn các nước khác ngoài khu vực như là Ấn Độ, Úc, Mỹ, Nhật Bản, cái đó là vấn đề lâu dài, bây giờ họ rất là bận tâm nhiều chuyện khác.
“Thì vận động gọi là cũng được rồi, nhưng mà nay là cơ hội cho Việt Nam vận động thêm các nước láng giềng của mình để có một để có một cuộc đương đầu tốt hơn đối với Trung Quốc.”
Trung Quốc đạt kết quả?
Cùng ngày 20/4, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS, Singapore), nói với BBC:
“Nhật Bản, Úc, Ấn Độ hành động theo khung Ấn – Thái Dương (Indo-Pacific), ngoài ra, Nhật, Úc hoạt động trên cơ sở đồng minh chiến lược của Mỹ.
“Các nước Asean, thì có bốn nước có tranh chấp quyền ở Biển Đông, những nước này đang cùng với toàn bộ 6 nước khác trong Asean đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) với Trung Quốc, không có kết quả mong muốn.
“Chính sách chia để trị của Trung Quốc nhiều năm nay có vẻ có một số tác dụng, tuy nhiên từ 2016, sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), Philippines, Malaysia và Việt Nam đã có một số hợp tác để chống lại việc độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.
“Đến nay, tất cả các nước, kể cả Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, đều theo đuổi các biện pháp hòa bình.
“Trung Quốc luôn coi các tính toán và hành động của họ đối với Biển Đông là khả thi. Đến nay, các hành động dựa trên vũ lực của Trung Quốc, chiếm giữ các đảo, đắp đảo, quân sự hóa ở biển Đông một cách phi pháp, các hoạt động phi pháp khác, đều có kết quả như Trung Quốc mong muốn.
“Cộng đồng quốc tế theo tôi chưa hề có các biện pháp khả thi nào để ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông. Các nước có tranh chấp ở Biển Đông đến nay, mới chỉ có Philippines khởi kiện Trung Quốc, nhưng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) 2016 cho Philippines không được Trung Quốc công nhận và tuân thủ.
“Tuyên bố Tứ Sa và tuyên bố Lưỡi Bò đều mập mờ và đều là công cụ pháp lý mập mờ của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông. Tuyên bố Tứ Sa sử dụng vài thuật ngữ trong UNCLOS 1982 cho có vẻ có tính pháp lý, nhưng thực chất không có ý nghĩa pháp lý gì. Năm 2017, Trung Quốc thêm Đông Sa vào đường Lưỡi Bò, trong đó đã có Trung Sa, Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa). Ngoài ra, không có gì khác.
Đã sẵn sàng “tấn công”?
Về tình hình liên quan Trường Sa, eo biển Đài Loan, đặc biệt các diễn biến mới đây trên Biển Đông và khu vực, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận tiếp:
“Có thể thấy trong chính sách, từ các tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc từ 2012 đến nay, từ các bố trí lực lượng quân sự, từ việc quân sự hóa ở biển Đông, và eo biển Đài Loan, có thể thấy Trung Quốc đã sẵn sàng tấn công Đài Loan và tấn công Việt Nam ở biển Đông (Trường Sa).
“Tuyên bố lập hai huyện ở biển Đông ngày 17/4/2020 đương nhiên có liên quan đến các chuẩn bị dùng vũ lực để đánh chiếm chủ yếu ở Trường Sa bất cứ lúc nào Trung Quốc thấy có thể.
“Việt Nam đã lập hai huyện đảo Trường Sa và Hoàng Sa vào tháng 12/1982. Đấy là một thủ tục pháp lý, đồng thời là một biểu tượng cần thiết về chủ quyền. Khác hoàn toàn với hành động tương tư của TQ ngày 17 tháng Tư.
“Việt Nam đã chuẩn bị đáp ứng mọi tình huống trong quan hệ với Trung Quốc, trong đó có các quan hệ liên quan đến biển Đông. Truyền thống Việt Nam cho thấy, nếu Việt Nam bị xâm lược, Việt Nam sẽ bảo vệ đất nước, giáng trả và đánh đuổi xâm lược.”
Tin cho hay, sau khi Trung Quốc thông qua quyết định thành lập hai huyện đảo đặt trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, Việt Nam đã có phản ứng, cổng thông tin và trang mạng của Chính phủ Việt Nam hôm 20/4 dẫn một tuyên bố nói:
“Ngày 19/4/2020, trước việc Trung Quốc ngày 18/4/2020 thông báo thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại “thành phố Tam Sa”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
“Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới.
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai.”
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34282-bien-dong-buoc-tien-moi-trong-am-muu-cua-tq.html
TQ còn gây hấn đến bao giờ
Trung Quốc có 14 nước láng giềng cùng có chung biên giới. Trước năm 1949, biên giới Trung Quốc và các nước tương đối yên ả. Tuy nhiên từ sau năm 1949 thì Trung Quốc bắt đầu tranh chấp, xung đột bên giới với 13 nước.
Trước hết là Nga, có chung hơn 4.000 km đường biên giới với Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng nhiều vùng đất của Nga trước đây là của họ. Xung đột biên giới Nga-Trung căng thẳng nhất vào thập niên 1970 của thế kỷ trước, kéo dài đến năm 2001 mới ký được hiệp ước khẳng định hai nước không còn tranh chấp lãnh thổ, nhưng vẫn tiếp tục giải quyết ở một số khu vực còn chưa nhất trí. Ngày nay nhiều người Nga cho rằng nguy cơ Trung Quốc sẽ dần dần thôn tính vùng viễn đông bằng việc đưa người Trung Quốc sang vùng này thuê đất làm ăn.
Tiếp theo là Ấn Độ, hiện nay Trung Quốc đang chiếm giữ của Ấn Độ phần lãnh thổ hơn 39.000 km vuông dọc theo dãy núi Himalaya. Năm 1962, Ấn Độ thua Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới. Người Ấn Độ cho rằng Trung Quốc không bao giờ tự nguyện trả lại phần lãnh đổ đã chiếm của Ấn Độ.
CHDCND Triều Tiên có 1.416 km đường biên giới với Trung Quốc. Hai nước có bất đồng trong việc phân định biên giới trên hai con sông và các bãi nổi. Tuy nhiên vì là đồng minh thân cận và phụ thuộc nhiều mặt vào Trung Quốc nên Triều Tiên chưa có ý kiến gì.
Mông Cổ có chung 4.677 km đường biên giới với Trung Quốc. Sau năm 1949, Trung Quốc đã tuyên bố toàn bộ lãnh thổ Mông Cổ là của Trung Quốc vì trước đây thuộc nhà Nguyên. Trên thực tế, chính Thành Cát Tư Hãn là người đánh chiếm và đưa lãnh thổ Trung Quốc vào nhà Nguyên. Phải đến năm 1962, hai nước mới lập được hiệp định về biên giới và không còn tranh chấp.
Kazakhstan có 1.700 km đường biên giới với Trung Quốc. Vì là nước ở sát vùng Tân Cương của Trung Quốc nên Trung Quốc đã tìm cách chiếm vùng lãnh thổ của Kazakhstan. Đến năm 1994, hai nước ký hiệp định về biên với.
Với Tajikistan, mặc dù đã ký hiệp định về biên giới năm 1999 nhưng hiện tại Trung Quốc vẫn chiếm khoảng 1.000 km của nước này.
Các nước nhủ Buhtan, Myanmar, Nepal, Lào đều có chung đường biên giới với Trung Quốc và đều phải chịu ít nhiều thiệt thòi.
Việt Nam ngay từ năm 1957 đã đề nghị Trung Quốc tôn trọng đường biên giới được Pháp và nhà Thanh ký cào các năm 1885, 1887. Trung Quốc lúc đó cũng đã đồng ý. Nhưng đến năm 1979, Trung Quốc gây chiến tranh biên giới và phải đến năm 1999, biên giới hai nước với được hoạch định lại.
Sau khi giải quyết được về cơ cơ bản các vấn đề biên giới trên bộ, Trung Quốc tìm cách gây hấn đòi chủ quyền trên biển với các nước ở biển Hoa Đông và biển Đông.
Ngoài việc đánh chiếm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc còn ngang nhiên đưa ra bản đồ chín đoạn, đòi chủ quyền hơn 80% diện tích biển Đông.
Những năm gần đây Trung Quốc liên tục đưa tàu thăm dò, dàn khoan xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngay cả khi thế giới đang vất vả đối phó với đại dịch Covid-19 thì họ vẫn tiếp tục gây hấn ở biển Đông làm cho nhiều nước rất bất bình. Tờ báo Sự thật của Nga đã từng bình bình luận: Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới hiện nay vẫn dùng vũ lực để bành trướng.
http://biendong.net/bien-dong/34277-tq-con-gay-han-den-bao-gio.html
Một tỷ lệ đáng ngạc nhiên
về nạn nhân Covid-19 ở Trung Quốc
Quý Khải
Hai tài liệu rò rỉ gần đây từ nội bộ chính quyền Trung Quốc đã cho thấy một bức tranh đáng ngạc nhiên về các nạn nhân Covid-19 ở Trung Quốc.
Một tài liệu được thu thập vào cuối tháng 3, liệt kê những ca tử vong thuộc một đơn vị phòng chống virus, 88% số ca ghi nhận là thành viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tỷ lệ này cao bất thường. Ở Trung Quốc, 6,6% dân số là thành viên ĐCSTQ, tức là 15 người sẽ có 1 người là thành viên ĐCSTQ. Tỷ lệ tử vong trong nhóm này cao gấp 13 lần so với xác suất ngẫu nhiên.
Một tài liệu rò rỉ khác cho thấy một danh sách những người tử vong vào tháng Hai. Tài liệu này cung cấp tên tuổi, giới tính, địa điểm và ngày giờ tử vong. Danh sách này cũng cho biết liệu người đó có phải là thành viên ĐCSTQ hay không. Trong số 300 người trong danh sách, có khoảng 200 người là thành viên ĐCSTQ. Phải chăng virus corona có linh tính? Nó đang lựa chọn đối tượng gây tử vong là thành viên ĐCSTQ?
Theo kho tàng trí tuệ thâm sâu hàng nghìn năm của người Trung Hoa, vào thời điểm xảy ra dịch hạch, một “đội quân bệnh dịch hạch” vô hình sẽ rời địa ngục, bao phủ lấy một khu vực và tìm kiếm những người có trong danh sách của chúng. Chúng sẽ nhắm vào một số người nhất định và không ai có thể thoát khỏi cuộc truy bắt này.
Điều này cũng giống với hiểu biết trong văn hóa truyền thống của người phương Tây. Trong các tác phẩm nghệ thuật cổ điển, với vai trò như ấn chứng lịch sử, một thiên thần chỉ vào một cánh cửa và một con quỷ sẽ hành động theo chỉ lệnh. Những người được định sẵn sẽ tử vong do bệnh dịch hạch gây ra. Những người không được “chọn” sẽ vẫn bình an vô sự, ngay cả khi họ dường như đang gặp nguy hiểm trong thảm họa kinh tâm.
Chúng ta hiện đang sống trong một thế giới coi trọng vật chất, khoa học đã trở thành một loại tôn giáo. Liệu chúng ta có thực sự hiểu rõ về bệnh dịch như ông cha của chúng ta không?
Chúng ta biết rằng virus Vũ Hán, thường được gọi là Covid-19, khởi nguồn từ Trung Quốc và lan rộng ra khắp thế giới. Từ hai tài liệu rò rỉ bên trên chúng ta có thể thấy rằng con virus này dường như nhắm vào các thành viên của ĐCSTQ. Khi nó lan rộng ra khắp thế giới, nó cũng nhắm đến các khu vực có mối liên hệ mật thiết với Trung Quốc.
Iran là một đồng minh chính trị quan trọng của Trung Quốc trong một khoảng thời gian dài. ĐCSTQ đã giúp Iran xây dựng chương trình hạt nhân và đã hỗ trợ tài chính cho Iran bằng việc mua dầu của nước này, ngay cả khi nó đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt cứng rắn từ quốc tế. ĐCSTQ đã thành công trong việc sử dụng Iran để dẫn hướng sự chú ý của Mỹ khỏi các hành vi xấu tệ của Trung Quốc trong nhiều năm.
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã tạo ra một cú sốc lớn đối với người đồng minh chính trị này của Trung Quốc. Hàng chục nhà lãnh đạo hàng đầu của Iran, bao gồm một phó tổng thống và 10% thành viên của cơ quan lập pháp đã bị nhiễm bệnh.
Ý là nước đầu tiên và duy nhất trong số các nước G-7 tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Ý đã phát triển mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, và khu vực kinh tế cho năng suất cao nhất của nước này đã bị virus tấn công. Ý trở thành khu vực đầu tiên ở phương Tây phải thực hiện lệnh phong tỏa. Thiệt hại kinh tế là rất khó đo lường, ước tính chỉ riêng thiệt hại về du lịch đã lên đến khoảng 7 tỷ euro.
Tình huống đáng chú ý nhất diễn ra ở New York. Để so sánh, Bang California có số người Trung Quốc nhiều gấp đôi New York. Vào tháng 1, có 3.600 người bay thẳng từ sân bay Vũ Hán đến San Francisco, một trong 20 thành phố hải ngoại hàng đầu tiếp nhận người dân đến từ Vũ Hán. New York không nằm trong top 20 thành phố này. Tuy nhiên, số người chết ở New York hiện cao gấp 10 lần ở California. Và càng khó hiểu hơn, khi khu phố Tàu ở nhiều thành phố không chứng kiến số ca lây nhiễm cao. Không có lời giải thích khoa học nào cho bức tranh chúng ta đang thấy trước mặt.
Đằng sau mật độ tập trung lây nhiễm cao ở thành phố New York, chúng ta có thể thấy mối quan hệ mật thiết của khu vực này với ĐCSTQ.
Trong hai thập niên qua, nền kinh tế Trung Quốc đã vài lần tiếp cận lằn ranh sụp đổ, khiến bản thân ĐCSTQ lao đao trực ngã. Chính các hãng sản xuất của Mỹ, thị trường Mỹ và chứng khoán Mỹ đã cứu ĐCSTQ ra khỏi bờ vực. Dòng vốn của Mỹ đã chủ động và tích cực đưa các hãng sản xuất của Mỹ và chuỗi cung ứng đến Trung Quốc.
Khi các doanh nghiệp nhà nước lớn của Trung Quốc đang bên bờ vực phá sản, ĐCSTQ đã nhận được sự trợ giúp từ các hãng kế toán, công ty luật ở Phố Wall của Hoa Kỳ trong việc tái thiết các doanh nghiệp này nhằm đáp ứng tiêu chuẩn lên sàn chứng khoán Mỹ. Điều này đã thu hút vốn đầu tư từ người dân bình thường ở Mỹ. Các quan chức ĐCSTQ từng truyền tai nhau một trò đùa thế này: Nếu muốn cứu một doanh nghiệp nhà nước bên bờ vực phá sản, “hãy đến hút tiền tại Phố Wall”.
Các tập đoàn lớn và dòng vốn khổng lồ của New York đã “tiếp máu” cho ĐCSTQ và duy trì sự sống của nó. Trong hai thập kỷ, New York đã lèo lái nước Mỹ “bơm” 3 nghìn tỷ USD để nuôi sống ĐCSTQ.
Nếu một “đội quân dịch bệnh” đang càn quét những thành viên của ĐCSTQ, thì nó cũng sẽ càn quét những người có đóng góp to lớn để duy trì sự sống cho ĐCSTQ.
Bài viết này của Tiến sĩ Diana Zhang đăng trên tờ The Epoch Times ngày 22/4. Tiến sĩ Diana Zhang là một cây bút có 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu về Trung Quốc. Bài viết phản ánh ý kiến riêng của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của báo Đại Kỷ Nguyên. Bài viết do Quý Khải dịch và biên tập.
https://www.dkn.tv/the-gioi/mot-ty-le-dang-ngac-nhien-ve-nan-nhan-covid-19-o-trung-quoc.html
Phân biệt đối xử với người da đen
ở Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch
Hương Thảo
Chuyện người châu Phi bị lạm dụng và phân biệt đối xử ở miền nam Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch đã gây ra phản ứng dữ dội ở Phi châu, dẫn đến các căng thẳng ngoại giao. Dù đã tuyên bố thành công trong việc ngăn chặn mầm dịch, chính phủ Trung Quốc trong tháng qua chỉ công bố một vài ca nhiễm trong nước, nhấn mạnh đến các ca bệnh nhập khẩu, mặc dù thông tin từ người dân địa phương và các tài liệu nội bộ thách thức tính xác thực của những dữ liệu được công bố chính thức.
Quảng Châu, một trung tâm công nghiệp ở phía nam tỉnh Quảng Đông là một trong những tỉnh có nhiều người Phi nhất châu Á. Người Phi ở đây đang thấy họ trở thành mục tiêu bị phân biệt đối xử liên quan đến virus, sau khi một số ca nhiễm được thông báo đến từ những người di cư châu Phi.
Các video đăng trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy người châu Phi bị buộc rời khỏi khách sạn sau khi chủ khách sạn sợ rằng họ có khả năng mang virus. Họ cũng bị từ chối phục vụ tại các nhà hàng và cửa hàng, bị giữ hộ chiếu và kiểm dịch bắt buộc. Một số thậm chí phải ngủ trên đường phố. Trong một video, một nhóm người quốc tịch châu Phi đã được nhìn thấy đang kéo hành lý của họ trên đường phố sau khi bị đuổi khỏi nơi cư trú.
Một video khác với chú thích: “Đây là cách họ đối xử với người da đen ở Trung Quốc bây giờ”. Video quay cảnh hai người đàn ông mặc com lê ngăn một phụ nữ da đen trẻ tuổi vào trung tâm mua sắm. Người phụ nữ thắc mắc khi thấy một khách hàng da trắng được thử đồ còn mình thì không. Dùng cử chỉ bằng tay, một trong những người đàn ông ra hiệu rằng người sau có thể vào trong khi người phụ nữ da đen không được chào đón.
Một lần nữa, đối với những người vẫn nghi ngờ rằng người da đen và đặc biệt là người Phi tại Trung Quốc đang bị nhắm mục tiêu, chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm chia sẻ điều này. Một chuỗi cửa hàng McDonald tại Quảng Châu gần đây đã hiển thị một thông báo nói rằng người da đen không được phép vào nhà hàng. Chi nhánh thức ăn nhanh khổng lồ này sau đó đã đăng xin lỗi trên tài khoản truyền thông xã hội Weibo chính thức của mình và cho biết họ đã tạm dừng hoạt động tại cửa hàng vào ngày 12/4 để đào tạo lại.
Trong một cộng đồng dân cư ở tỉnh Quảng Đông, một thông báo ngày 5/4 đã yêu cầu các chủ nhà liên lạc với những người thuê nhà da đen để yêu cầu họ rời đi, nói rằng cộng đồng sẽ không còn cho phép người nước ngoài vào ở, “đặc biệt là người da đen”.
Trong khi tâm lý bài ngoại gia tăng trên toàn cầu chủ yếu do quan điểm cá nhân, thì ở Trung Quốc, cùng một loại phân biệt chủng tộc đang diễn ra ở cấp độ chính quyền, theo nhà phân tích chính sách và nhà xuất bản của Journal of Political Risk: “Đây là phiên bản phân biệt chủng tộc thực tế của Trung Quốc: Chính quyền đã tuyên bố rằng họ không còn trường hợp nào nữa, rằng họ đã đánh bại căn bệnh, đánh bại đại dịch tại chính đất nước họ. Và như vậy, theo logic của họ, bất kỳ trường hợp mới nào ở Trung Quốc đều phải đến từ nguồn bên ngoài”, ông Corr nói.
Bị kỳ thị
Trong khoảng 86.475 người nước ngoài sống ở Quảng Châu trong năm qua, 13.652 người trong số họ là người gốc Phi, thị trưởng thành phố này cho biết vào ngày 12/4. Chính quyền đã cấm nhập cảnh vào hầu hết các công dân nước ngoài kể từ cuối tháng ba. Căng thẳng leo thang tại Quảng Châu sau khi một nhóm 16 ca nhiễm bùng ra giữa các cư dân châu Phi, ở quận được gọi là Tiểu Phi, vào ngày 7/4. Các quan chức sau đó bắt buộc người châu Phi phải xét nghiệm và sau đó là kiểm dịch, bằng chi phí của họ, cho dù họ có nhiễm virus hay không. Theo tin từ chính quyền địa phương, hơn 4.550 người châu Phi tại Quảng Châu đã được xét nghiệm kể từ đầu tháng 4, và ít nhất 111 đã có kết quả dương tính.
Corr cho biết nạn phân biệt chủng tộc của chính quyền đã chứng minh rằng Trung Quốc không phải là một nơi an toàn để làm kinh doanh. “Những gì Trung Quốc đang làm là thực sự tự bắn vào chân mình, vì cả thế giới đang dõi vào điều này và nhận ra rằng Trung Quốc không thực sự là một nơi an toàn để đến, đó không phải là một nơi an toàn để kinh doanh nếu bạn trông giống như bất kỳ [dân tộc thiểu số] nào khác ngoài người Hán”, Corr nói.
Zhou, một người địa phương Quảng Châu, nói với ET rằng một cặp vợ chồng người châu Phi đang điều hành một nhà hàng cách làng của ông một dặm, đều bị nhiễm virus. “Bây giờ, người gốc Phi có thể bị cảnh sát bắt giữ bất cứ khi nào họ xuất hiện trên đường phố,” ông cho biết.
Asita Awovie, một người Nigeria hiện đang học ngành kỹ thuật dân dụng tại Đại học Tràng An ở tỉnh Thiểm Tây, đang lên kế hoạch trở về nước sau chưa đầy một năm ở nước này. “Bố mẹ tôi lo lắng vì họ nghĩ rằng cuộc sống ở đây không còn an toàn nữa,” anh ấy nói với tờ ET. “Tình hình trong khu vực của tôi là khá ổn, và trường đại học đã cố gắng giữ an toàn cho chúng tôi, nhưng đối với tôi, tôi không thực sự tin tưởng Trung Quốc nữa.”
Quan hệ song phương sáo rỗng
Chính quyền Trung Quốc là một trong những chủ nợ lớn nhất của Châu Phi, đã cho các quốc gia châu Phi vay khoảng 143 tỷ đô la từ năm 2000 đến 2017, theo nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins. Vào năm 2018, khoảng một phần năm khoản nợ nước ngoài của lục địa này là nợ Trung Quốc, theo nhóm vận động Nubilee có trụ sở tại Anh. Tuy nhiên, mối quan hệ kéo dài hàng thập kỷ với các nước châu Phi hiện phải đối mặt với những thách thức sau hậu quả của các sự cố phân biệt chủng tộc ở Quảng Châu.
Anozie Maduabuchi Cyril, tổng lãnh sự quán Nigeria tại Quảng Châu, đã đả kích các quan chức Trung Quốc vì đối xử không công bằng, lưu ý rằng chính phủ Nigeria đã không loại trừ người Trung Quốc trong khi xử lý vụ dịch ở Nigeria. “Nếu một người đang mang một hộ chiếu Nigeria, thì nó giống như họ đang đại diện cho đất nước Nigeria,” ông nói trong một video đã trở nên nổi tiếng.
Các đại sứ châu Phi tại Bắc Kinh tuần trước đã viết một lá thư cho ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, yêu cầu chấm dứt ngay lập tức “các xét nghiệm, kiểm dịch mang tính bắt buộc và các đối xử vô nhân đạo khác đối với người châu Phi”.
Chủ tịch Hạ viện Nigeria Femi Gbajabiamila cũng triệu tập đại sứ Trung Quốc vào ngày 10/4. Ông đã cho xem một video clip về cáo buộc lạm dụng ở Trung Quốc và thúc ép quan chức Trung Quốc giải thích. Ông nói: “Cách tôi diễn đạt dường như không theo chuẩn tắc ngoại giao, nhưng đó là vì tôi quá buồn về những gì diễn ra”.
Đại sứ quán Sierra Leone tại Trung Quốc, trong một thông báo ngày 10/4, cho biết các đại diện của các đại sứ châu Phi đã gặp gỡ các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc để phản đối “những trưởng hợp bị quấy rối và bị làm nhục” và nhắc nhở trách nhiệm Trung Quốc hỗ trợ người gốc Phi.
Đối mặt với áp lực quốc tế, chính phủ Trung Quốc cho rằng họ “không khoan nhượng đối với sự phân biệt đối xử”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, trong cuộc họp báo ngày 12/4, nói “Trung Quốc và châu Phi là những người bạn, là đối tác và anh em tốt”.
Lãnh sự quán Hoa Kỳ đã đưa ra một cảnh báo vào ngày 13/4 khuyên người Mỹ gốc Phi nên “tránh khu vực đô thị Quảng Châu cho đến khi có thông báo mới”, do các nhà chức trách nghi ngờ rằng họ có thể bị lẫn với công dân châu Phi. “Việc lạm dụng và ngược đãi người châu Phi sống và làm việc tại Trung Quốc là một lời nhắc nhở đáng buồn về mối quan hệ đối tác giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) và châu Phi thực sự là như thế nào,”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết vào ngày 11/4.
“Vào thời điểm mà chúng ta nên hỗ trợ nhau để phục hồi sau đại dịch, các quan chức PRC đã liều lĩnh đi ngược lại xu thế, bận rộn vào việc đuổi học sinh Phi châu ra đường mà không cho họ có thức ăn hoặc nơi trú ẩn”, lãnh sự quán Hoa Kỳ bổ sung.
Theo Eva Fu, The Epoch Times ngày 21/4/2020
Toluwani Eniola đã đóng góp cho báo cáo này
Hương Thảo biên dịch
Bắc Kinh phủ nhận bộ xét nghiệm Covid-19
của Trung Quốc không đáng tin cậy
Hôm 22/4, các hãng tin Reuters và BBC loan tin rằng công tác xét nghiệm Covid-19 của Trung Quốc có vấn đề vì cho kết quả sai nhưng Bắc Kinh đã phủ nhận.
Ông He Ximing, một người buôn bán nhỏ ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, nói rằng ông không biết vì sao và từ đâu mà ông đã nhiễm virus corona, và tại sao mấy lượt xét nghiệm bằng phương pháp axit nucleic đều cho kết quả âm tính, theo Reuters.
Trước đó, các bác sĩ cho ông biết rằng ông không bị nhiễm Covid-19, mặc dù ông bị khó thở, nghẹt mũi từ đầu tháng 2.
Nhưng tình trạng của ông He khiến nhà chức trách lo lắng nên họ đã đưa ông vào trung tâm cách ly.
Ông nghi rằng mình đã bị nhiễm Covid-19 và vào cuối tháng 3, ông đã đến một bệnh viện ở Vũ Hán để làm thêm xét nghiệm, trong đó có một xét nghiệm tìm kháng thể. Lần này, kết quả là dương tính.
“Tôi đã không mong đợi điều đó”, người bán rau 52 tuổi nói khi ông cho Reuters thấy một bản sao kết quả xét nghiệm của ông – dương tính với các kháng thể cho thấy bị phơi nhiễm với virus corona.
Trường hợp của ông He không phải là duy nhất. Các trường hợp tương tự ở Trung Quốc và các nơi khác đã gây lo ngại về tính chính xác của xét nghiệm Covid-19, ngay cả khi nhà chức trách sử dụng hàng loạt xét nghiệm như thế này làm phương pháp chính để xử lý dịch bệnh.
Việc xét nghiệm không đáng tin cậy có thể hủy hoại các chiến lược không chỉ để ngăn chặn virus mà còn để mở cửa các nền kinh tế đang bị phong tỏa.
Xét nghiệm axit nucleic, được thực hiện trên các mẫu bệnh phẩm lấy từ sâu trong họng của bệnh nhân hoặc từ đường hô hấp của bệnh nhân, là cách chính dùng để phát hiện bệnh Covid-19.
Các chuyên gia cho biết các xét nghiệm này khó theo dõi, và dễ xảy ra nhầm lẫn.
Một cuộc khảo sát của các bác sĩ Trung Quốc vào tháng 2 đối với các bệnh phẩm của 213 bệnh nhân cho thấy tỷ lệ âm tính giả là khoảng 30%.
Truyền thông Trung Quốc cũng đã loan tin các trường hợp nhiều lần trước đây xét nghiệm âm tính nhưng cuối cùng nhận được kết quả dương tính.
Vào tháng 2, tờ Nhân dân Nhật báo loan tin về trường hợp một người phụ nữ bị bệnh viêm phổi, xét nghiệm Covid-19 cả 4 lần đều âm tính, nhưng lần thứ 5 thì dương tính.
Một số bang ở Ấn Độ lên tiếng phàn nàn rằng các bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 đã bị trục trặc, theo BBC.
Ấn Độ đã nhập gần một triệu bộ dụng cụ từ Trung Quốc để tăng cường công tác xét nghiệm Covid-19.
Cũng theo BBC, một số quốc gia khác đã báo cáo rằng bộ xét nghiệm từ Trung Quốc có vấn đề, nhưng Bắc Kinh đã phủ nhận vấn đề chất lượng của bộ xét nghiệm.
https://www.voatiengviet.com/a/bo-xet-nghiem-covid19-cua-tq-co-van-de-/5388188.html
Covid-19 : Đường lây nhiễm mới
tại Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc
Thanh Hà
Trung Quốc ngày 23/04/2020 thông báo phát hiện thêm 10 ca nhiễm virus corona trên toàn quốc. Vùng đông bắc tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch lây lan, đặc biệt là tại tỉnh Hắc Long Giang sát biên với Nga. Riêng tại thủ phủ tỉnh này là Cáp Nhĩ Tân (Harbin), hàng loạt quan chức đang trong vòng bị điều tra vì đã để một bệnh nhân lây nhiễm cho khoảng 60 người chung quanh.
Thông tín viên trong khu vực Đông Bắc Á, Stéphane Lagarde cho biết thêm :
Giới truyền thông ban đầu nói đến một nam sinh viên từ thành phố New York trở về, nhưng sau đó đã sửa lại giới tính của nguồn lây nhiễm. Đó là một nữ sinh từ Mỹ về lại Cáp Nhĩ Tân hôm 19/03 vừa qua và có thể cô là điểm khởi đầu của cả một chuỗi lây nhiễm dài.
Người bị nhiễm đầu tiên là một cô bạn gái của nữ sinh viên đó. Cả hai ở cùng một chung cư. Kế tới đến lượt gia đình và bạn bè bị lây nhiễm. Trong số này có một cụ ông 87 tuổi và ông cũng là một kênh truyền nhiễm quan trọng.
Theo đài truyền hình địa phương, khi phải nhập viện ông đã lây sang cho nhiều người khác. Về phần cô nữ sinh từ Mỹ trở về, sau hai tuần lễ đầu bị cách ly, hai đợt khám hôm 31/03 và 03/04 cho thấy cô không mang bệnh, nhưng chỉ một tuần lễ sau đó xét nghiệm cho thấy nữ sinh này dương tính với virus corona.
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, tổng cộng cô gái này là đầu mối lây nhiễm cho khoảng từ 50 đến 60 người, khiến cả tỉnh trong tư thế báo động. Một chuỗi lây nhiễm dài như vậy chứng tỏ mọi người đã mất cảnh giác quá sớm, theo như tờ báo này nhận định. 18 quan chức của thành phố, trong đó có giám đốc cơ quan y tế đang bị điều tra.
Biển Đông: Philippines nói Trung Quốc
‘vi phạm chủ quyền và luật quốc tế’
Philippines hôm 22/4/2020 đã trao hai công hàm ngoại giao phản đối và lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền cũng như vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines.
“Vào lúc 5:17 chiều hôm nay, Đại sứ quán Trung Quốc đã nhận được hai công hàm ngoại giao phản đối: một về việc đã chĩa súng radar vào tàu Hải quân Philippines ở vùng biển Philippines và hai về đã tuyên bố một phần lãnh thổ Philippines là một phần của tỉnh Hải Nam,” Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. hôm thứ Tư nói, và được tờ báo tiếng Anh Inquirer.net trích dẫn cũng ngày 22/4.
Một tàu Hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã chĩa súng radar vào một tàu Hải quân Philippines gần Rizal Reef (Việt Nam gọi là Đá Công Đo) mà Philippines đang chiếm giữ trong nhóm đảo Kalayaan, quần đảo Trường Sa.
Hôm 19/4, Bộ Dân chính Trung Quốc công bố “danh xưng tiêu chuẩn” cho 25 đảo, bãi đá ngầm cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông.
Phần lớn số này nằm trong quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc cũng công bố kinh độ và vĩ độ của các đảo, bãi đá và thực thể.
Trong một diễn biến có liên quan trong khu vực, cùng hôm thứ Tư, truyền thông Mỹ cho hay hải quân của cả Mỹ lẫn Úc đều xuất hiện và hiện diện gần các tàu ‘thăm dò’ của Trung Quốc trên Biển Đông.
“Một tàu khu trục của Úc đã cùng tham gia với ba tàu chiến Mỹ hiện diện gần một khu vực nơi tàu Trung Quốc bị nghi đang thực hiện việc thăm dò dầu khí gần vùng nước ở Biển Đông mà Việt Nam và Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền,” một bản tin trên VOA hôm thứ Tư cho biết.
“Tàu chiến Úc tuần này đã tới gần khu vực nơi tàu thăm dò của Trung Quốc là Hải Dương 8 hoạt động. Tàu của chính phủ Trung Quốc hiện diện gần một tàu của công ty dầu khí Petronas của nhà nước Malaysia, vốn đang tiến hành thăm dò dầu khí, các nguồn tin an ninh khu vực cho biết.”
Giới quan sát Việt Nam bức xúc
Theo dõi các động thái diễn ra trong tuần này của phía Trung Quốc ở trên Biển Đông, một số nhà quan sát thời sự và an ninh khu vực chia sẻ góc nhìn, nhận định của mình với BBC News Tiếng Việt.
“Các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông và ở khu vực đang diễn ra thể hiện nước này đang có những hành vi ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp dư luận quốc tế và kể cả những bằng chứng lịch sử chủ quyền khách quan đã được quốc tế nhận thức,” Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nói.
“Các nước trong khu vực và quốc tế, trong đó có cả Nhật Bản, Asean, Úc, New Zealand và các cường quốc phương Tây cần hết sức cảnh giác trước các động thái và toan tính của Trung Quốc và cần đoàn kết để có lập trường và hành động thống nhất ngăn chặn kịp thời các hành động trái phép, ngang ngược của họ,” ông Trục nói.
Còn từ Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu Hoàng Việt nói với BBC:
“Trung Quốc đang có những vấn đề ở bên trong và họ đang sử dụng hai mũi nhọn một là ngoại giao viện trợ thời Covid-19 và thứ hai là các động thái quyết đoán, hung hăng ở Biển Đông và khu vực để vừa đạt thực lợi, vừa thu hút sự chú ý của công luận Trung Quốc ra bên ngoài, nhờ đó ban lãnh đạo Trung Quốc hy vọng sẽ giảm được áp lực nội bộ.”
Cũng từ Việt Nam, nhà nghiên cứu Biển đông Đinh Kim Phúc nhận xét với BBC:
“Các động thái của Trung Quốc từ tập trận với hiện diện, dẫn dắt của tàu sân bay Liêu Ninh, gây chú ý ở Biển Hoa Đông, cận Nhật Bản, cho tới rình rập ở eo biển Đài Loan, rồi điều tàu xuống Biển Đông, kể cả sâu xuống khu vực biển ở Đông Nam Á vừa ngang ngược, vừa răn đe các nước ở khu vực trong đó có Việt Nam và kể cả thách thức các cường quốc, trong đó có Hoa Kỳ.
“Trung Quốc nhận định đây là thời cơ tốt nhất, khi cho rằng Covid-19 đang làm cả thế giới bận rộn, hải quân Hoa Kỳ cũng gặp một số khó khăn.”
“Nhưng tôi tin rằng Việt Nam luôn sẵn sàng với các tình huống, trong đó có sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình,” ông Đinh Kim Phúc nói.
Liên quan các động thái của một số quốc gia trong khối Asean, Tiến sỹ Trần Công Trục bình luận thêm:
“Tôi cho rằng các quốc gia trong khu vực, trong đó có Philippines, bên cạnh Việt Nam, Malaysia, Indonesia và các nước khác có liên quan, đã ngày càng có thêm những nhận thức chung phù hợp với chuyển động an ninh ở trong khu vực, trước ý đồ của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
“Lòng tin chiến lược của các quốc gia đã được củng cố, tới đây, theo tôi các nước Asean có liên quan phải đề cao tinh thần đoàn kết, cảnh giác để tiếp tục củng cố nhận thức chung và lập trường chung nhằm đảm bảo lợi ích chung và an ninh ở khu vực.
“Tôi cũng mong muốn ngoài Mỹ, Nhật, Ấn Độ, EU v.v…, thì Úc và New Zealand cũng tiếp tục quan tâm, ủng hộ Việt Nam và các quốc gia ở trong khu vực trước những động thái, toan tính và mưu đồ quyết đoán của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông,” Tiến sỹ Trục nói với BBC.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52390880
Malaysia kêu gọi giải quyết hòa bình
về tranh chấp Biển Đông
Hôm 23/4, Malaysia kêu gọi các tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, theo hãng tin Reuters.
Tuần trước, tàu Hải dương Địa chất 8, cùng với tàu Cảnh sát biển của Trung Quốc, đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Malaysia và bắt đầu một cuộc khảo sát gần nơi tàu khoan dầu West Capella của Malaysia đang hoạt động.
Cho đến hôm 23/4, tàu Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc vẫn còn trong vùng EEZ của Malaysia, cách đảo Borneo khoảng 337 km, theo dữ liệu từ trang web theo dõi tàu thuyền Marine Traffic.
Trung Quốc nói rằng tàu Hải dương Địa chất 8 đang thực hiện các hoạt động bình thường.
Hôm 23/4, Malaysia cho biết họ vẫn cam kết bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Đông.
“Tuy luật pháp quốc tế đảm bảo quyền tự do hàng hải, song sự hiện diện của tàu chiến và tàu thăm dò ở Biển Đông có khả năng làm gia tăng căng thẳng dẫn đến tính toán sai lầm có thể ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực”, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein nói.
Ông Hishammuddin cho biết Malaysia đã duy trì “liên lạc mở và liên tục” với các bên liên quan, bao gồm cả Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Reuters dẫn lời các quan chức và các nguồn tin an ninh cho biết ba tàu chiến của Hoa Kỳ và một tàu khu trục Úc đã tiến hành một cuộc thao dượt chung ở Biển Đông trong tuần này, gần địa điểm của các hoạt động của tàu khoan dầu West Capella.
https://www.voatiengviet.com/a/malaysia-keu-goi-giai-quyet-hoa-binh-ve-tranh-chap-bd/5388207.html
Úc tuyên bố rằng tất cả các thành viên WHO
nên ủng hộ một cuộc điều tra về coronavirus
Tin từ SYDNEY, Úc – Vào hôm thứ Năm (23/4), thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nên ủng hộ một đánh giá độc lập được đề nghị về đại dịch coronavirus, đe dọa thêm mối quan hệ căng thẳng với Trung Cộng.
Úc trở thành một trong những quốc gia phê bình Bắc Kinh mạnh mẽ nhất về cách giải quyết sự lây lan của coronavirus, khi thủ tướng Morrison kêu gọi một số nhà lãnh đạo thế giới ủng hộ một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc và sự lan truyền của dịch bệnh.
Bắc Kinh quyết liệt từ chối những lời kêu gọi tổ chức một cuộc điều tra, và mô tả những nỗ lực này là sự tuyên truyền do Hoa Kỳ lãnh đạo chống lại Trung Cộng. Nhưng thủ tướng Morrison tuyên bố rằng tất cả các thành viên của WHO nên có trách nhiệm tham gia vào một cuộc đánh giá.
Theo tính toán của Reuters, COVID-19 lan rộng và lây nhiễm khoảng 2.3 triệu người trên toàn cầu và giết chết gần 160,000 người. Trung Cộng là đối tác thương mại lớn nhất của Úc, nhưng các mối quan hệ ngoại giao suy thoái trong những năm gần đây giữa các cáo buộc rằng Bắc Kinh thực hiện các cuộc tấn công mạng và cố gắng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Canberra. Lời kêu gọi tổ chức một cuộc điều tra của Úc sẽ nhận được sự ủng hộ của Tòa Bạch Ốc. (BBT)