Tin Khắp Nơi 23-102016

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Khắp Nơi 23-102016

Dân quân IS tấn công thị trấn ở Tây Iraq

A man flees the fighting near Mosul in northern Iraq, 22 October, 2016

Image AFP
Nhiều người đã bỏ trốn khỏi Mosul khi các cánh quân tiến vào
Lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tấn công một thành phố ở phía Tây tỉnh Anbar, nhằm làm phân tán sự chú ý của chiến dịch giành lại Mosul của quân chính quyền.
Thị trưởng Rutba miêu tả IS tấn công ‘dữ dội’ vào thị trấn từ ba hướng khác nhau.
Một số cảnh sát đã thiệt mạng trong lúc lực lượng an ninh đấu tranh giành lại quyền kiểm soát.
Trong khi đó, lực lượng Peshmerga của người Kurd cũng thực hiện thêm tấn công ở phía Đông Bắc Mosul do IS kiểm soát.
Để đối phó với áp lực ngày càng tăng ở Mosul, IS chống trả bằng các vụ đánh bom tự sát và tấn công ở các khu vực khác.
Thị trưởng Rutba, ông Imad al-Dulaimi nói quân nổi dậy giành lối vào thành phố qua khu vực IS dùng để ngủ. Nơi đây bị IS kiểm soát từ năm 2014 nhưng đã lại về tay chính quyền từ bốn tháng trước.
BBC map showing Rutba in Iraq
Hôm thứ Sáu 21/10, IS tấn công thành phố Kirkuk, cách Mosul 170km về phía Đông Nam. Ít nhất 46 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Kirkuk, trung tâm sản xuất dầu lửa lớn, phải chịu giới nghiêm và có thông tin cho hay đụng độ vẫn xảy ra rải rác hôm Chủ nhật 23/10.
Hãng tin Amaq của IS cho đăng một đoạn video vào cùng ngày cho thấy người dân ăn mừng ở Mosul sau vụ tấn công Kirkuk.
Tuy tấn công ở Rutba không mấy ảnh hưởng tới chiến dịch Mosul, đây là lời nhắc nhở cho thấy mối đe dọa IS vẫn còn ở Iraq, phân tích gia Trung Đông của BBC, ông Sebastian Usher nói.
Smoke at Islamic State position in the town of Naweran, near Mosul, 23 October 2016
Image REUTERS
Một vị trí của IS ở Naweran, gần Mosul
Sáng Chủ nhật, lực lượng người Kurd cho biết họ đã tấn công vào các vị trí của IS gần thị trấn Bashiqa.
Hình ảnh của Reuters cho thấy khói bốc lên từ thị trấn này trong lúc các chiến binh Kurd tấn công IS bằng súng cối và súng máy.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Ash Carter, trong lúc nói chuyện với Tổng thống Masoud Barzani của khu vực người Kurd tại Iraq, đã khen lực lượng Peshmerga là “đặc biệt cần thiết và có khả năng”.
Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định lực lượng của mình không thể không làm gì trong lúc xảy ra giao tranh nhằm đẩy lùi dân quân IS khỏi Mosul, tuy nhiên Thủ tướng Haider al-Abadi của Iraq nói với Hoa Kỳ rằng vẫn chưa cần đến lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ.
Liên Hiệp Quốc ước tính 5.000 người buộc phải di dời do giao tranh gần đây ở Mosul và dự kiến khoảng 200.000 người khác cũng sẽ phải di chuyển trong những tuần tới. – BBC

Nhật Bản: Nổ hàng loạt ở công viên thành phố Utsunomiya

policemen investigate an explosion site at a park in Utsunomiya on October 23, 2016.
Image AFP
Chiếc ghế băng ở nơi xảy ra vụ nổ bị vỡ nát
Loạt vụ nổ ở khu vực công viên thành phố Utsunomiya, Nhật Bản, khiến ít nhất một người thiệt mạng và hai người bị thương, lực lượng cấp cứu nước này cho biết.
Các vụ nổ xảy ra gần như cùng lúc vào khoảng 11:30 giờ địa phương, ở tỉnh Tochigi, phía Bắc Tokyo.
Hai xe hơi ở khu vực đậu xe gần đó cũng đồng thời bị bắt lửa, cảnh sát cho hay.
Vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra các vụ nổ này.
Hãng thông tấn Kyodo đưa tin, một lễ hội văn hóa truyền thống đã diễn ra ở công viên gần đó, nơi xảy ra ít nhất một vụ nổ.
Một người đàn ông có mặt ở công viên vào thời điểm xảy ra vụ nổ nói với kênh truyền hình NHK rằng ông nghe thấy “tiếng động lớn” và ngửi thấy mùi thuốc pháo.
NHK cũng cho biết, camera ghi hình ở bến tàu Utsunomiya cách đó không xa ghi được tiếng của ba vụ nổ liên tiếp diễn ra vào lúc 11:31, 11:32 và khoảng 15 giây sau là “tiếng nổ lớn hơn” thứ ba.
Police investigate a nearby burned out car which caught fire at the same time as the explosions
Image AFP
Hai chiếc xe hơi ở bãi đậu xe gần đó cũng bị cháy
Hình ảnh cho thấy chiếc ghế băng ở khu vực xảy ra một trong các vụ nổ bị vỡ nát, và hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một cột khói đen bốc lên từ nơi này.
Cảnh sát đã phong tỏa khu vực. – BBC

Syria: Đụng độ ngay sau lệnh ngừng bắn

Các nhóm hoạt động nói người dân không thể tiếp cận bức màn nhân đạo để thoát ra
Image AFP/GETTY IMAGES
Các nhóm hoạt động nói người dân không thể tiếp cận bức màn nhân đạo để thoát ra
Giao tranh dữ dội đã xảy ra ở thành phố Aleppo trong vòng vây ở Syria sau khi lệnh đình chiến ba ngày kết thúc hôm thứ Bảy 22/10.
Lệnh ngừng bắn đơn phương được phía Nga đưa ra cuối tuần trước. Nước này tiến hành các cuộc không kích ủng hộ phe chính phủ Syria.
Nhóm Đài Quan sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh nói giao tranh và không kích đã xảy ra đêm thứ Bảy 22/10.
Nhiều quan ngại về việc hỗ trợ nhân đạo không đến được thành phố trong thời gian ngừng bắn.
Nhóm Đài quan sát nói các cuộc không kích nhắm vào khu vực tiền tuyến ở tậy nam thành phố hôm thứ Bảy 22/10, và đụng độ xảy ra giữa các chiến binh phe phiến quân và phe chính phủ, khiến khu vực do phiến quân chiếm đóng phía đông thành phố Aleppo thêm căng thẳng.
Ismail a-Abdullah, một cư dân ở Aleppo làm công việc thiện nguyện ở nhóm bảo vệ dân sự White Helmets nói với BBC ông chứng kiến các đợt ném bom ở tiền tuyến, và các đợt bắn tỉa trong nhiều giờ từ khi lệnh đình chiến kết thúc.
Hôm thứ Sáu, Liên hiệp Quốc nói việc thiếu đảm bảo an ninh khiến tổ chức này phải hoãn lại kế hoạch sơ tán y tế trong thành phố.
Và trong khi Nga và chính phủ Syria kêu gọi người dân rời thành phố qua các bức màn nhân đạo, một nhóm nói người dân không thể rời khỏi khu vực được.
“Chẳng ai rời đi qua các bức màn nhân đạo,” Zakaria Malahifji, một quan chức của phe phiến quân cùng với nhóm Fastaqim nói với hãng thông tấn Reuters hôm thứ Bảy.
“Rất ít người cố rời khỏi đã gặp phải các cuộc đánh bom xung quanh [khu vực bức màn nhân đạo] và không thể rời đi.”
Các khu vực do các phe chiếm đóng ở Aleppo
Image Các khu vực do các phe chiếm đóng ở Aleppo
Aleppo, một trong những thành phố lớn nhất của Syria và là trung tâm thương mại, công nghiệp quan trọng đã bị hủy diệt vì chiến tranh từ năm 2012. Thành phố này bị chia cắt thành hai phần với phe chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad kiểm soát phía Tây và phiến quân kiểm soát miền đông.
Đầu tháng 9/2016, binh lính và quân đội do Iran ủng hộ đã cắt đứt tuyến đường cuối cùng của phiến quân vào miền Đông và khiến 275.000 dân cư bị bao vây.
Hai tuần sau đó, sau khi lệnh đình chiến toàn quốc do Hoa Kỳ và Nga thỏa thuận sụp đổ, phe chính phủ tiến hành một cuộc tấn công trên bộ nhằm chiếm lại thành phố, và được yểm hộ bởi các đợt oanh tạc lớn chưa từng có.
Trong phiên họp khẩn cấp tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc ở Geneva hôm thứ Sáu 21/10, lãnh đạo Zeid Raad al-Hussein cảnh báo “tội ác kỷ lục” đang xảy ra ở miền đông của thành phố và nhiều nơi khác ở Syri
“Thành phố cổ Aleppo, một nơi với vẻ đẹp và nền văn minh ngàn năm, giờ đã trở thành một lò sát sinh, một nơi khủng khiếp của đớn đau và sợ hãi, nơi những xác trẻ con nằm giữa những con đường đổ nát và phụ nữ mang thai bị đánh bom một cách cố ý,” ông nói. – BBC

Doanh nhân Mỹ tặng bảo tàng Orsay Pháp bộ tranh 350 triệu euro

media
Marlene và Spencer Hays, hai nhà mạnh thường quân của bảo tàng Orsay, Pháp. Ảnh ngày 22/10/2016. Reuters
Tối ngày 22/10/2016 tổng thống Pháp trao tặng huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh cho cặp vợ chồng người Mỹ Marlene và Spencer Hays. Là những người yêu nghệ thuật, hai ông bà quyết định hiến cho bảo tàng Orsay bộ sưu tập tranh quý giá, gồm trên dưới 600 tác phẩm của những bậc thầy trong làng hội họa Pháp.
« Khi qua đời, bộ sưu tập của chúng tôi sẽ được dành để tặng người dân Pháp, cho tất cả những ai trên thế giới yêu thích nghệ thuật ». Ông Spencer Hays, 80 tuổi, đã tuyên bố như trên tại điện Elysée, khi nhận huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh từ tay tổng thống Pháp François Hollande. Ngay từ bây giờ 187 tác phẩm- chủ yếu là tranh, tượng- của ông bà đã được chuyển tới bảo tàng Orsay.
Trong hơn 40 năm qua, hai ông bà Hays, một đôi doanh nhân giàu có sinh sống tại bang Texas, đã từng bước mua những bức tranh quý giá của các bậc thầy trong làng hội họa Pháp. Đến nay, bộ sưu tập của Marlene và Spencer Hays ước tính lên tới 350 triệu euro. Trong đó có những bức họa của Bonnard, Redon, Corot, Modigliani hay Degas …
Đáng nói hơn nữa là bộ sưu tập đồ sộ của ông bà Hays không dừng lại ở đây, vì hàng năm, đến sinh nhật của một trong hai người, thì người kia lại mua một bức tranh nổi tiếng để tặng cho người bạn đời. Chẳng hạn như gần đây, Marlene mua một bức tranh của Matisse để mừng sinh nhật chồng. Rồi Spencer lại tặng cho Marlene một bức họa có dấu ấn của Modigliani để mừng ngày bà thêm một tuổi.
Trong buổi lễ ở điện Elysée tối ngày 22/10/2016, doanh nhân người Mỹ Spencer Hays kể lại: Thuở trẻ đối với hai ông bà, du lịch Pháp là một giấc mơ tưởng chừng ngoài tầm tay. Năm 1971 lần đầu họ đặt chân đến Paris, và « tất cả đã bắt đầu từ đấy»: tình yêu của đôi vợ chồng ông bà Hays được dành cho nước Pháp, dành cho các danh họa Pháp ở vào cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX.
Ông bà Hays đặc biệt yêu thích các họa sĩ thuộc trường phái Nabi, phong trào hội họa hình thành vào cuối thế kỷ 19 thiên về chủ nghĩa biểu tượng, với ba gương mặt họa sĩ tiêu biểu là Bonnard, Vuillard và Maurice Denis.
Nguyện vọng cuối đời của ông bà, là công chúng Pháp và tất cả những ai yêu nghệ thuật trên thế giới được thưởng thức những bức tranh và các tác phẩm nghệ thuật trong bộ sưu tập cá nhân của họ. – RFI

Irak phản đối Thổ Nhĩ Kỳ tham gia giải phóng Mossoul

media
Lực lượng Kurdistan tại thành phố Naweran, gần Mossoul. Ảnh ngày 23/10/2016. Reuters
Ngày 22/10/2016, thủ tướng Irak thông báo không chấp nhận sự hỗ trợ của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến dịch giải phóng Mossoul khỏi tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo. Mossoul là thành phố lớn thứ nhì của Irak, bị Daech kiểm soát từ năm 2014.
Tuyên bố được đưa ra sau cuộc gặp với bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Aston Carter. Thủ tướng Irak Haider Al-Abadi tuyên bố: “Chúng tôi vui mừng về các quan hệ tốt đẹp với láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ… Tuy nhiên, trận chiến Moussoul là chiến dịch của người Irak, Irak tự lên kế hoạch và tự mình thực hiện”.
Trước đó, Mỹ tỏ ý hoan nghênh việc Ankara tham gia vào chiến dịch này, nhưng Bagdad thường xuyên khẳng định không muốn Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ.
Hôm nay, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tới Erbil, Irak, thủ phủ vùng tự trị Kurdistan. Lực lượng Kurdistan Irak cũng tham gia vào chiến dịch Mossoul, nhưng không trực tiếp tiến quân vào thành phố này. Theo thỏa thuận với chính quyền Bagdad, quân Kurdistan sẽ dừng lại ở khu vực cách thành phố khoảng 20 km.
Quân đội Irak tiến sát Mossoul
Về cuộc chiến giải phóng Mossoul, sau sáu ngày chiến đấu, quân đội Irak đã tiến sát thành phố. Từ Qayarah, sở chỉ huy chiến dịch, thông tín viên Sami Boukhelifa cho biết:
«Tư lệnh chiến dịch tướng Fares Abas, có vóc người to lớn, áp tai vào máy bộ đàm. Các binh lính Irak đang tiến về thành phố Mossoul từ phía nam. Họ chuyển về sở chỉ huy các thông tin về vị trí đóng quân và các làng đã chiếm được. 
Hướng về tấm bản đồ lớn treo trên tường, viên tư lệnh chiến dịch cho biết quân đội Irak đã chiếm được tổng cộng 32 ngôi làng. Trước mặt họ là Mossoul. Vòng vây đang khép lại. 
Ông khẳng định: ‘‘Chỉ trong vòng sáu ngày chúng tôi đã chiếm được toàn bộ một khu vực mà dự kiến phải cần đến hai tuần chiến đấu. Daech chỉ là một nhà nước ọp ẹp. Nhà nước này tồn tại được là nhờ tuyên truyền rầm rộ’’. 
Trên thực tế, ngoài chuyện ‘‘tuyên truyền rầm rộ’’, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo vẫn còn duy trì được một lực lượng vũ trang khá quan trọng. Xung quanh sở chỉ huy của quân đội Irak là rất nhiều cột khói đen dày đặc, bao phủ chân trời. Trong khi rút lui, quân thánh chiến đã đốt cháy nhiều giếng dầu». – RFI

Syria: Bạo động và chiến sự gia tăng trở lại tại Aleppo

RFI – 23-10-2016
media
Lệnh ngừng bắn hết hiệu lực, Aleppo lại chìm trong khói lửa. GEORGE OURFALIAN / AFP
Sau khi lệnh ngưng bắn hết hạn vào tối ngày 22/10/2016, Aleppo lại phải đối mặt với các trận mưa bom. Xung đột giữa quân chính phủ Syra và phe nổi dậy ở phía đông thành phố gia tăng cường độ. Tường trình của thông tín viên đài RFI trong khu vực, Paul Khalifeh.
«Ngay sau khi lệnh ngưng bắt hết hiệu lực, quân đội Syria và đồng minh mở cuộc tấn công nhắm vào khu Salaheddine, một trong những căn cứ của phe nổi dậy ở phía đông Aleppo, và oanh tạc Bheidine ở phía đông bắc thành phố. 
Song song với các đợt tấn công bằng súng và đại bác trên bộ, còn phải kể đến các đợt oanh kích nhắm và khu vực ở phía đông Aleppo.
Theo Cơ Quan Quan Sát Nhân Quyền Syria, OSDH quân đội chính phủ đã huy động đông đảo lực lượng để chọc thủng hệ thống phòng thủ của đối phương ở phía đông thành phố. Quân nổi dậy thì đã điều các chiến binh xuống khu vực ở phía tây nam Aleppo, để chuẩn bị đương đầu với quân đội Syria trong trường hợp các căn cứ của phe nổi dậy bị phong tỏa.
Nhìn lại lệnh ngưng bắn đã có hiệu lực trong ba ngày và đã hết hạn vào tối ngày hôm qua, đây là một sáng kiến của Nga và chính quyền Damas với mực đích cho phép thường dân Aleppo được tiếp tế lương thực, về mặt nhân đạo, thì đây hoàn toàn là một sự thất bại. 
Không một thường dân nào đã rời khỏi các khu bị bao vây. Không một người bị thương hay bệnh nhân nào được đưa ra ngoài khu vực này. Tám hành lang nhân đạo được Nga thiết lập để cho phép dân cư Aleppo và quân nổi dậy di tản trong ba ngày vừa qua hoàn toàn vắng bóng người. Quân thánh chiến Hồi giáo đang cố thủ ở phía đông Aleppo từ chối đề nghị của phía Nga, vì coi đó, không hơn không kém là một hình thức đầu hàng». 
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, có khoảng 200 người bị thương và bệnh nặng cần được sơ tán khẩn cấp khỏi Aleppo. Tại Matxcơva, ngày 22/10/2016 phát ngôn viên của tổng thống Vladimir Putin một lần nữa nhấn mạnh việc Nga can thiệp quân sự vào Syria là nhằm « giải phóng » quốc gia này thoát khỏi tay quân thánh chiến Hồi giáo, việc duy trì ông Bachar Al Assad ở chức vụ tổng thống là « cần thiết».
Một ngày sau khi Liên Hiệp Quốc nhận được báo cáo liên quan đến các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria do cả phía quân đội chính quy và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tiến hành, Pháp yêu cầu Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết lên án và trừng phạt thủ phạm các « hành vi vô nhân đạo » nói trên. Hoa Kỳ cũng « manh mẽ » lên án việc sử dụng vũ khí hóa học và tố cáo chính quyền Syria coi thường luật pháp quốc tế chống sử dụng loại vũ khí này. – RFI

Hàng ngàn người biểu tình tại Roma chống thủ tướng Ý

RFI – 23-10-2016
media
Thủ tướng Ý Matteo Renzi hứa từ chức nếu thất bại trong việc sửa đổi Hiến Pháp. REUTERS/Stefano Rellandini
Tại Ý, chiều ngày 22/10/2016 một biển người tuần hành trên đường phố Roma với khẩu hiệu «No Renzi» chống lại chính sách theo khuynh hướng tự do của thủ tướng Matteo Renzi. Cánh tả và giới công đoàn Ý chủ xướng cuộc xống đường nói trên, 45 ngày trước cuộc trưng cầu dân ý về việc sửa đổi Hiến Pháp, giải tán Thượng Viện.
Thông tín viên Anne Le Nir từ Roma cho biết.
«Từ lâu rồi, một cuộc tuần hành, chủ yếu do cánh cực tả khởi xướng, mới lại diễn ra trên đường phố Roma. Tất cả các phong trào đối lập như đang thức tỉnh với kế hoạch cải tổ Hiến Pháp do thủ tướng Matteo Renzi đề xuất.
Cuộc biểu tình rầm rộ hôm qua diễn ra vài tuần trước trưng cầu dân ý về việc sửa đổi Hiến Pháp. Theo quan điểm của thủ tướng Ý, biện pháp cải tổ này sẽ giúp bên Lập Pháp được ổn định hơn. Phe chống đối dự luật cải tổ Hiến Pháp thì xem việc đòi xóa bỏ Thượng Viện là nhằm tập trung quyền lực vào trong tay một người là thủ tướng. 
Chiều hôm qua hàng chục ngàn người biểu tình đã hô to khẩu hiệu: ‘một ngày chống Renzi’. Không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra tại Roma. Nhưng trên đảo Sicilia, đụng độ đã xảy ra giữa người biểu tình và cảnh sát, cụ thể là ở Palermo và Trapani. 
Đây là hai nơi mà đích thân thủ tướng Renzi đã đến nơi vận động cử tri ủng hộ tiến trình cải tổ Hiến Pháp. Ông hứa hẹn là ‘mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn sau khi nước Ý được cải tổ’».  – RFI

Pakistan gia tăng sức ép lên các lãnh đạo Taliban

Hình tư liệu - Một binh sĩ Pakistan đứng gác ở khu vực biên giới Pakistan và Afghanistan, ngày 15 tháng 6 năm 2016.
Hình tư liệu – Một binh sĩ Pakistan đứng gác ở khu vực biên giới Pakistan và Afghanistan, ngày 15 tháng 6 năm 2016.
ISLAMABAD — Các quan chức và các nguồn tin phiến quân giấu tên nói với VOA trong các cuộc phỏng là các lãnh đạo Taliban đang lẩn trốn hiện đang chịu ngày càng nhiều áp lực phải rời khỏi Pakistan cùng với gia đình và các doanh nghiệp của họ vì từ chối tham gia các cuộc đàm phán hòa bình với Kabul.

Một quan chức cấp cao Pakistan trực tiếp tham gia vào các vấn đề liên quan đến chính sách đối với Afghanistan nói: “Việc gây sức ép đang tiếp tục đối với Taliban, và một số đã ra đi, hoặc đang rời khỏi Pakistan”.
Quan chức này không muốn nêu tên vì về mặt công khai, chính phủ Pakistan vẫn chưa thừa nhận về cuộc trấn áp, là một phần của chính sách nhằm hồi hương sớm từ Pakistan gần ba triệu người tị nạn Afghanistan có đăng ký lẫn những người không có giấy tờ.
Pakistan đã chịu áp lực từ các đối tác quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, về việc không cung cấp chỗ trú chân cho Taliban và các nhóm khác tiến hành cuộc nổi dậy bạo lực ở Afghanistan.
Pakistan bác bỏ cáo buộc là cơ quan tình báo nước này có những trợ giúp ngầm giúp cho Taliban và đồng minh của chúng là mạng lưới Haqqani kéo dài cuộc chiến ở Afghanistan và mở rộng ảnh hưởng của phiến quân sau khi các lực lượng chiến đấu quốc tế do Mỹ dẫn đầu rút đi.
Việc tăng đột biến nạn bạo lực đã làm xói mòn những nỗ lực cải thiện quan hệ song phương giữa Afghanistan và Pakistan. – VOA