Tin khắp nơi – 22/06/2020
Hoa Kỳ: Ba cố tổng thống có tượng bị dọn đi hoặc kéo đổ
Thành phố New York đồng ý với quyết định của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên đưa đi tượng Theodore Roosevelt, tổng thống và khôi nguyên Nobel Hòa bình 1906 vì “hạ thấp người da đen và thổ dân Mỹ”.
Thị trưởng New York, Bill de Blasio nói vào hôm Chủ Nhật rằng ông đồng ý với quyết định của bảo tàng nổi tiếng, American Museum of Natural History, đưa tượng Theodore Roosevelt khỏi điểm trang trọng này.
Hiện nay, bức tượng nhìn xuống công viên Central Park gồm ba nhân vật: ông Roosevelt cưỡi ngựa, bên phải có người thổ dân Mỹ bản địa và bên trái là người Mỹ gố̃c châu Phi, đứng ở bên.
Những người phản đối trong phong trào đòi xét lại và lật đổ tượng đài liên quan đến chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ cho rằng bức tượng “mô tả người da đen và người bản địa” ở vị thế thần phục, và kém cỏi hơn người da trắng, theo Reuters hôm 22/06/2020.
Còn theo trang web của đài CNN, tổng thống đương nhiệm Donald Trump đã phản đối việc dọn tượng ông Roosevelt và gọi đó là điều “kỳ quặc”.
Tổng thống Trump đã không ít lần lên tiếng chống lại việc phá tượng các nhân vật lãnh đạo, tướng lĩnh trong lịch sử Hoa Kỳ bị phái “Black Lives Matter” cho là “có tội lỗi vì khai thác nô lệ”.
Đa số các tượng đài này nằm ở các bang miền Nam trước Nội chiến Mỹ (1861-65), và vinh danh lãnh đạo Liên minh miền Nam (Confederate states) vốn ủng hộ việc duy trì chế độ nô lệ với người da đen.
Nhưng phong trào xét lại lịch sử nay đề cập tới cả các nhân vật lớn của Hoa Kỳ giai đoạn sau nữa.
Giải Nobel Hòa bình năm 1906
Ông Theodore Roosevelt sinh năm 1858 ở New York, và hai lần đắc cử vào Hạ viện Mỹ từ cánh của Đảng Cộng Hòa. Ông cũng đã làm thống đốc bang New York, bộ trưởng Hải quân và tướng quân đội.
Năm 1901, từ vị trí phó tổng thống Hoa Kỳ ông lên làm tổng thống thay cho William McKinley bị ám sát.
Chủ trương phát triển hải quân và can thiệp vào tình hình Nam Mỹ, ông đặt nền móng cho sự bành trướnge của Mỹ vào các vùng phụ cận và thúc đẩy ngoại giao Mỹ có vai trò lớn trên thế giới.
Được cho là người “bật đèn xanh” để xây Kênh đào Panama, ông còn là nhà hòa giải chấm dứt chiến tranh Nga – Nhật năm 1905.
Nhờ thành tích đó, ông được trao Nobel Hòa bình năm 1906.
Những tuần qua, các yêu sách ở Anh, Mỹ và châu Âu đòi bỏ tượng các nhân vật bị cho là có liên quan đến thời buôn nô lệ hoặc rộng ra là chế độ thực dân, đế quốc.
Hôm 14/06, một nhóm người kéo đổ tượng tổng thống Thomas Jefferson khỏi trường Jefferson High School ở North Portland, Hoa Kỳ.
Bốn ngày sau, tượng tổng thống George Washington cũng bị kéo đổ ở Northeast Sandy Boulevard, Portland, bang Washington.
Hai bức tượng này hiện đã được cho vào bảo tàng.
Sinh thời, ông Washington từng là chủ nô lệ nhưng trong di chúc năm 1799 ông trả tự do cho tất cả các nô lệ da đen của gia đình.
Vài thời điểm Washington qua đời, điền trang nhà ông là Mount Vernont có 317 nô lệ, gồm một nửa là “của hồi môn” vợ ông, Martha Curtis đem về nhà chồng.
Tuy thế, các sử gia chỉ ra rằng trong số các lãnh đạo lập quốc của Hoa Kỳ là chủ nô, ông Washington là người duy nhất có động tác trao tự do cho nô lệ.
Trường Oriel College, Đại học Oxford sau một thời gian suy nghĩ, đã bỏ phiếu cho dọn tượng cựu lãnh đạo người Anh ở châu Phi, Cecil Rhodes (1853-1902) khỏi tòa nhà của trường tại Oxford.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53137826
Người sáng lập phong trào ‘Black Lives Matter’
thừa nhận theo chủ nghĩa Mác, muốn hạ bệ ông Trump
Hương Thảo
Khi phong trào Người da đen đáng được sống (Black Lives Matter – BLM) tiếp tục lan rộng khắp nước Mỹ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd, một video mới xuất hiện gần đây của một người đồng sáng lập mạng lưới Black Lives Matter toàn cầu tiết lộ những sáng lập viên của nó đều là “những người theo chủ nghĩa Mác”.
Black Lives Matter (BLM, nghĩa đen: Mạng sống của người da đen cũng đáng giá) là một phong trào hoạt động quốc tế, bắt nguồn từ cộng đồng người Mỹ gốc Phi, chiến dịch chống lại bạo lực và phân biệt chủng tộc có hệ thống đối với người da đen, theo Wikipedia. Phong trào này có hệ thống tổ chức, với trụ sở ở Mỹ và các chi nhánh ở nhiều nơi trên thế giới. Tổ chức này đã hoạt động rất tích cực trong các cuộc biểu tình theo sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd khi bị một cảnh sát da trắng ngộ sát.
“Bản thân tôi và Alicia là những nhà tổ chức cộng đồng được đào tạo. Chúng tôi là những người theo chủ nghĩa Mác”, cô Patrisse Cullors – đồng sáng lập Black Live Matters – nói trong cuộc phỏng vấn năm 2015. “Chúng tôi khá thành thạo về các lý thuyết xoay quanh ý thức hệ”.
Tổ chức Black Lives Matter, được thành lập năm 2013 để phản đối việc tòa án tha bổng George Zimmerman – một nhân viên dân phố tự quản da trắng – trong vụ bắn chết chàng thanh niên da màu Trayvon Martin, hiện có một mạng lưới phủ khắp toàn cầu gồm hơn 40 chi nhánh, với sứ mệnh “xóa bỏ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và quy tụ sức mạnh địa phương để can thiệp chống lại nạn bạo lực đối với cộng đồng người da đen gây ra bởi chính phủ và các thành viên đội dân phòng các nơi”, theo thông tin trên trang web của Black Live Matters.
Hồi mới thành lập vào tháng 11/2016, Cullors chia sẻ cô đã “bị sốc, bối rối và tổn thương” khi nhận ra rằng Donald Trump sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ, theo the BL.
Trao đổi với trang QUARTZ, cô Cullors chia sẻ tổ chức của cô muốn đào tạo 300 nhà lãnh đạo da đen trên khắp cả nước để tham gia vào ban giám đốc trường, hội đồng thành phố, hội đồng khu phố, và “mọi cơ cấu của chính phủ”, nhằm đạt mục đích chính là xây dựng “cơ cấu quyền lực chính trị thực sự” từ dưới lên.
“Đó là chiến lược mà các thành viên Đảng Báo Đen đã bắt đầu làm vào giữa chừng phong trào của họ”, cô Cullors đề cập khi nói Đảng Báo Đen – một tổ chức chính trị xã hội chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác. “Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải làm tương tự như vậy”.
Năm 2017, cô Cullors đã so sánh Tổng thống Trump với Adolf Hitler và miêu tả ông Trump là “một điển hình của sự tà ác, sự tập hợp của tất cả các thứ tà ác trên đất nước này – phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa tư bản, thành kiến giới tính (trọng nam khinh nữ), kỳ thị người đồng tính luyến ái”.
Hôm 19/6, cô Cullors đã tuyên bố rõ ràng mục tiêu của Black Lives Matter là “đá ông Trump ra khỏi” Nhà Trắng, trong một lần xuất hiện trên đài CNN.
“Tôi không ủng hộ ông ta – Không chỉ không cần ông ta tại Nhà Trắng sau tháng 11, mà ông ta còn phải từ chức ngay lập tức”, bà Cullors nói. “Ông Trump cần phải ra khỏi Nhà Trắng. Ông ta không phù hợp. Do đó, những gì chúng tôi muốn đạt được là làm sao để khiến Trump rời Nhà Trắng”.
“Tuy rằng, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy và gây áp lực đối với phó tổng thống Joe Biden xoay quanh các chính sách và mối quan hệ của ông ấy đối với việc trị an và luận tội [liên quan đến các sự vụ của người da màu]”, cô nói thêm. “Điều đó cũng quan trọng. Nhưng mục tiêu chủ yếu của chúng tôi là khiến Trump rời Nhà Trắng”.
TQ gây hấn với Ấn Độ, quân sự hóa Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chỉ trích Trung Quốc làm leo thang căng thẳng biên giới với Ấn Độ, cũng như quân sự hóa và tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông. Ông nói rằng nhiều khu vực đang đối diện với thách thức từ Bắc Kinh.
Một ngày sau khi gửi lời chia buồn tới New Delhi vì vụ 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đụng độ với binh sĩ Trung Quốc ở thung lũng Galwan đầu tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tung ra một loạt chỉ trích nhắm vào Trung Quốc.
Trung Quốc “lưu manh” với láng giềng
“Quân đội Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng biên giới với Ấn Độ, nền dân chủ đông dân nhất thế giới. Họ đang quân sự hóa Biển Đông và tuyên bố chủ quyền phi pháp tại đó, đe dọa các tuyến đường biển sống còn”, Hãng tin ANI của Ấn Độ dẫn lại lời của ông Pompeo.
Bình luận này được Ngoại trưởng Pompeo đưa ra khi ông dự Hội nghị thượng đỉnh dân chủ Copenhagen 2020 được tổ chức trực tuyến ngày 19-6.
Theo trang Press Trust of India, vụ đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc hôm 15-6 là cuộc đối đầu lớn nhất giữa quân đội hai nước sau các cuộc đụng độ ở đèo Nathu La vào năm 1967. Đây cũng là vụ đụng độ dẫn tới chết chóc đầu tiên giữa hai nước kể từ năm 1975.
Binh sĩ Trung Quốc được cho là đã sử dụng đá, gậy sắt có hàn đinh khi đối đầu với binh sĩ Ấn Độ.
Tại Hội nghị thượng đỉnh dân chủ Copenhagen 2020, ông Pompeo cũng cáo buộc Trung Quốc có hành vi “lưu manh” với các nước láng giềng.
“Trung Quốc cũng đã nói dối về đại dịch COVID-19 và để cho lây lan ra toàn thế giới. Trong lúc đó, Trung Quốc gây sức ép lên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để hỗ trợ chiến dịch che đậy của họ. Hàng trăm ngàn người đã chết và nền kinh tế toàn cầu đã bị phá hủy một phần lớn”, Ngoại trưởng Pompeo nói.
Tại sự kiện trên, ông Pompeo nhận định: “Châu Âu đang đối mặt với ‘thách thức Trung Quốc’, giống như nước Mỹ và những người bạn ở Nam Mỹ, châu Phi, Trung Đông, châu Á đang đối mặt”.
Nhà lãnh đạo ngoại giao Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc đang “thúc đẩy các thông tin sai lệch và các chiến dịch mạng hiểm độc” nhắm vào chính phủ các nước và để chia rẽ quan hệ giữa Mỹ với châu Âu.
Trung Quốc đối xử với Hong Kong thế nào, Mỹ đối xử thế nấy
Cũng phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh dân chủ Copenhagen 2020 ngày 19-6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng nước Mỹ đối xử với Hong Kong ra sao trong tương lai sẽ tùy thuộc phần lớn vào cách Trung Quốc đối xử với đặc khu hành chính này, theo báo South China Morning Post.
Ông Pompeo nói rằng nếu Trung Quốc xem Hong Kong giống như các phần lãnh thổ khác của Trung Quốc đại lục thì “không có lý do gì để Mỹ đối xử khác với Hong Kong”.
Tháng trước, sau khi Bắc Kinh công bố kế hoạch áp dụng luật an ninh quốc gia mà theo giới chỉ trích có thể làm xói mòn vị thế của Hong Kong, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ đạo cấp dưới bắt đầu xóa bỏ quy chế đặc biệt dành cho đặc khu này.
Ngoại trưởng Pompeo đã từ chối cung cấp thông tin về các bước đi kế tiếp của Nhà Trắng. Tuy nhiên, ông Pompeo cho biết thêm Mỹ sẽ giám sát cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hong Kong dự kiến diễn ra vào tháng 9 năm nay.
“Chúng tôi sẽ theo dõi rất chặt chẽ liệu cuộc bầu cử này có được phép diễn ra một cách tự do và công bằng hay không”, Ngoại trưởng Pompeo nói.
Tại diễn đàn trên, nhà lãnh đạo ngoại giao Mỹ cũng đề cập tới cuộc gặp giữa ông với nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì ở Hawaii hôm 17-6.
Ông Pompeo nói rằng trong khoảng thời gian đó, các ngoại trưởng nhóm G7 đã ra tuyên bố chung về Hong Kong. Điều đó cho thấy các quốc gia lớn đoàn kết ra sao và cho thấy Trung Quốc bị “cô lập” như thế nào nếu Bắc Kinh không thực hiện các nghĩa vụ quốc tế như đã nói.
“Trong lúc tôi gặp ông Dương, tất cả thành viên G7 đã cùng ra tuyên bố về vấn đề Hong Kong. Tôi muốn tuyên bố rằng sự tính toán thời gian như vậy là có chủ ý”, ông Pompeo cho biết.
Căng thẳng Mỹ – Trung có thể tồi tệ hơn thời kỳ Chiến tranh lạnh
Phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình thế giới do Đại học Thanh Hoa tổ chức ở Bắc Kinh giữa tuần này, ông Wang Si Ji – người đứng đầu trường nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh – nhận định quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ rơi xuống mức tồi tệ hơn quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô thời kỳ Chiến tranh lạnh.
“Một câu hỏi hiện nay là liệu sự đối đầu Mỹ – Trung sẽ kéo dài lâu hơn và gây mất mát cho cả hai bên nhiều hơn cuộc cạnh tranh Mỹ – Xô hay không. Một câu hỏi khác là liệu một sự kiện bất ngờ nào đó liên quan căng thẳng hai nước sẽ leo thang thành một cuộc đụng độ chết chóc hay không” – ông Wang nói.
http://biendong.net/bi-n-nong/35386-tq-gay-han-voi-an-do-quan-su-hoa-bien-dong.html
Chiến dịch ”Trump 2020” bác bỏ tuyên bố
‘sự kiện Tulsa vắng người vì bị thao túng’
Elijah Daniel là một thành viên của chiến dịch truyền thông xã hội kêu gọi người dùng đăng ký xin vé, rồi không đến tham dự
Chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump bác bỏ tuyên bố rằng chiến dịch ghi danh giả của người dùng Tik-Tok và người hâm mộ K-Pop khiến số người tham dự cuộc vận động tranh cử ở Tulsa tối thứ Bảy thấp hơn dự kiến.
Nhiều thanh thiếu niên được cho là đã đặt vé giữ chỗ mà không có ý định tham dự sự kiện để tạo ra ghế trống.
Nhưng nhóm ”Trump 2020” cho biết họ đã loại bỏ các yêu cầu giữ chỗ đáng nghi. Ông Trump nói ông dự kiến sẽ có một triệu người tham dự.
Địa điểm tổ chức sự kiện của Trung tâm Ngân hàng Oklahoma tại Tulsa có 19.000 chỗ ngồi. Ban tổ chức còn lên thêm kế hoạch mở rộng buổi vận động tranh cử ra bên ngoài, mặc dù kế hoạch này sau đó đã bị hủy bỏ vì số người tham dự quá ít so với dự kiến.
Sở cứu hỏa Tulsa được trích dẫn cho biết có hơn 6.000 người tham dự, nhưng chiến dịch ”Trump 2020” nói con số này cao hơn nhiều.
Giám đốc chiến dịch tranh cử, ông Brad Parscale, nói trong một tuyên bố rằng “yêu cầu xin vé giả không bao giờ ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng tôi” vì việc tham dự sự kiện dựa trên cơ sở ”đến trước, được phục vụ trước”. Brad Parscale đổ lỗi cho truyền thông và người biểu tình đã can ngăn nhiều gia đình tham dự.
Ông Parscale nói: “Những người cánh tả và những kẻ tấn công trực tuyến đang nhảy múa mừng chiến thắng, nghĩ rằng bằng cách nào đó họ đã tác động đến số người tham dự cuộc vận động tranh cử, là nói mà không hiểu cách các cuộc vận động của chúng tôi được vận hành như thế nào.”
“Đăng ký tham dự cuộc vận động có nghĩa là bạn phải xác nhận tham dự với một số điện thoại di động, và chúng tôi liên tục loại bỏ các số không có thật, như chúng tôi đã làm với hàng chục ngàn người tại cuộc biểu tình Tulsa, để tính xem nhóm người có thể tham dự sự kiện là chừng bao nhiêu.”
Vận động tranh cử của Trump ở Tulsa vắng hơn dự kiến
Cựu cố vấn Bolton: Trump nhờ Tập giúp để tái đắc cử
Cựu chiến lược gia của đảng Cộng hòa và là một nhà chỉ trích Trump, Steve Schmidt, cho biết thanh thiếu niên trên khắp Hoa Kỳ đã ghi danh xin vé mà không có ý định tham dự. Con gái 16 tuổi của ông và bạn bè của cô cũng đã yêu cầu “hàng trăm” vé.
Không rõ có bao nhiêu trong số hàng trăm ngàn lượt đặt vé được quảng cáo bởi chiến dịch tranh cử của Trump là giả, nhưng một video TikTok từ ngày 12 tháng 6 khuyến khích mọi người đăng ký lấy vé miễn phí để đảm bảo sẽ có nhiều ghế trống tại vận động trường đã nhận được nhiều hơn 700.000 lượt thích.
Video trên được đăng ngay sau ngày vận động tranh cử ban đầu được công bố sẽ là 19/6.
Tin về cuộc vận động tranh cử đã gây ra phản ứng giận dữ vì nó rơi vào ngày thứ Sáu, lễ kỷ niệm chấm dứt chế độ nô lệ của Hoa Kỳ. Địa điểm của sự kiện, Tulsa, cũng gây tranh cãi, vì đây là nơi xảy ra một trong những vụ thảm sát chủng tộc tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Bảy giải pháp cho các vấn đề của cảnh sát Mỹ
Vì sao các cuộc biểu tình tại Mỹ lần này mạnh mẽ như vậy?
Sau khi tin về số người tham dự vắng hơn dự trù được đăng tải, chủ sở hữu của tài khoản Mary Jo Laupp đã lên tiếng ca ngợi sự đáp ứng, nói với những người trẻ còn quá trẻ để bỏ phiếu: “Hãy nhớ rằng bạn, khi làm một việc và chia sẻ thông tin, bạn sẽ gây được tác động.”
Nếu đúng, đây không phải là lần đầu tiên người dùng phương tiện truyền thông xã hội đã thể hiện tác động chính trị của họ trong những tuần gần đây.
Những người hâm mộ K-pop, ngành công nghiệp âm nhạc nổi tiếng của Nam Hàn, đã tích cực làm chìm được các hashtag được sử dụng bởi các đối thủ của phong trào Black Lives Matter (BLM) trong những tuần gần đây, và đã quyên tiền sau cái chết của George Floyd vào tháng trước.
Phóng viên Anthony Zurcher của BBC, người có mặt ở Tulsa, nói rằng các nhà tổ chức cuộc biểu tình luôn cho giữ chỗ nhiều hơn số ghế, vì vậy những người chơi khăm đặt chỗ giả thực ra không ngăn được những người ủng hộ thực sự đến tham dự.
Tuy nhiên, có vẻ nhóm trẻ này đã thuyết phục chiến dịch tranh cử của Trump tưởng rằng sẽ có nhiều người sẽ tham dự hơn là thực tế.
Chiến dịch tranh cử của Trump khoe họ nhận được khoảng một triệu RSVP nhưng nếu thậm chí chỉ một nửa người yêu cầu đặt vé là người thực sự muốn tham dự, thì buổi vận động của Trump đã có sự tham dự lớn hơn nhiều, ông nói thêm.
Nỗi lo ngại virus corona
Đã có những lo ngại y tế về việc tổ chức cuộc vận động, lần đầu tiên tụ họp đông đảo như vậy kể từ khi các biện pháp phong tỏa bắt đầu ở nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ.
Người tham dự phải ký giấy đồng ý sẽ không bắt chiến dịch tranh cử của ông Trump chịu trách nhiệm cho bất cứ bệnh tật gì. Vài giờ trước khi sự kiện bắt đầu, ban vận động tranh cử của ông cho biết sáu nhân viên trong ban tổ chức đã xét nghiệm dương tích với virus corona.
Đại dịch là một vấn đề mà ông Trump đề cập đến trong bài phát biểu dài gần hai giờ trước sự cổ vũ của người ủng hộ ở Oklahoma, một trung tâm của đảng Cộng hòa.
Cũng đã sự phản đối quyết liệt, gồm một thách thức pháp lý bị Tòa án tối cao Oklahoma bác bỏ, chống lại việc tổ chức vận động tranh cử trong đại dịch vì lý do sức khỏe.
Một số người lo ngại cuộc vận động có thể trở thành một sự kiện “siêu lây lan” của virus corona.
Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, Mỹ hiện có hơn 2,2 triệu trường hợp nhiễm Covid-19 và 119.000 tử vong.
Ông Trump nói gì?
Trong bài phát biểu khai mạc, ông Trump nói đã có “những người rất xấu ở bên ngoài, họ đang làm những điều xấu”, nhưng không nói rõ chi tiết. Các nhà hoạt động của Black Lives Matter nằm trong số những người phản đối tập trung bên ngoài địa điểm trước sự kiện này.
Về phản ứng với virus corona, ông Trump nói đã khuyến khích các quan chức làm chậm xét nghiệm vì nó dẫn đến nhiều trường hợp được phát hiện. Ông mô tả việc xét nghiệm như một “con dao hai lưỡi”.
“Đây là mặt xấu của vấn đề: Khi bạn xét nghiệm đến mức đó, bạn sẽ tìm thấy nhiều người hơn, bạn sẽ tìm thấy nhiều trường hợp bị nhiễm hơn”, ông nói trước sự cổ vũ của đám đông. “Vì vậy, tôi nói ‘làm chậm việc xét nghiệm xuống’. Họ cứ xét nghiệm và xét nghiệm.”
Virus corona, ông Trump nói, có nhiều tên, trong đó có “Kung Flu”, một thuật ngữ bài ngoại dường như liên quan đến Trung Quốc, nơi Covid-19 bắt nguồn.
Gần 120.000 người đã chết vì Covid-19 tại Hoa Kỳ kể từ khi đại dịch bắt đầu, một con số mà các chuyên gia y tế cho rằng có thể cao hơn nhiều nếu không có việc gia tăng sự xét nghiệm. Xét nghiệm, các quan chức y tế nói, rất quan trọng để hiểu virus corona lan rộng ở đâu và như thế nào, nhờ đó ngăn ngừa được tử vong.
Một quan chức Nhà Trắng sau đó nói rằng tổng thống “rõ ràng là đang đùa” về xét nghiệm Covid-19.
Nhắm vào ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ của mình, ông Trump mô tả Joe Biden là “con rối bất lực của phe cực đoan”.
Tổng thống cũng có một giọng điệu hiếu chiến khi nhắc đến các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc – và việc lật đổ các bức tượng – bắt đầu diễn ra sau khi một người đàn ông da đen không vũ trang, George Floyd, bị cảnh sát ở Minneapolis giết chết.
“Đám người cánh tả quá khích đang tìm cách phá hoại lịch sử của chúng ta, mạo phạm di tích của chúng ta – những tượng đài đẹp đẽ của chúng ta – phá bỏ các bức tượng của chúng ta và bức hại bất cứ ai không tuân theo yêu cầu đòi kiểm soát tuyệt đối và toàn diện của chúng. Chúng ta không làm theo” ông nói với đám đông.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53125834
Người dùng Tiktok và người hâm mộ âm nhạc Nam Hàn
tuyên bố họ đã góp phần phá hoại
buổi vận động tại Tulsa của Tổng Thống Trump
Người dùng TikTok và người hâm mộ nhạc pop của Nam Hàn (Kpop) cho biết họ đã góp phần phá hoại buổi vận động tại Tulsa của Tổng thống Trump vào thứ bảy (20 tháng 6). Nhiều người dùng mạng xã hội cho biết họ đã ghi danh tham dự sự kiện nhưng không có ý định tham gia, làm tăng số lượng khách mời dự kiến tại buổi vận động.
Trước sự kiện này, ông Brad Parscale, người quản trị chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, cho biết đã có hơn một triệu đơn ghi danh tham dự. Tuy nhiên, số lượng người tham dự thực tế lại không quá đông, khiến vận động trường 19,000 chỗ ngồi tại BOK Center chỉ có 6,200 người tham dự.
Dân Biểu Alexandria Ocasio-Cortez đăng tải trên Twitter rằng những thanh thiếu niên trên TikTok và các fan hâm mộ Kpop đã lừa chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump. Đáp trả bài viết này, phát ngôn viên Tim Murtaugh của văn phòng chiến dịch Tổng thống nói rằng “những người theo đường lối chính trị cánh tả tự nghĩ bản thân thông minh vì trò chơi khăm này, nhưng việc ghi danh trực tuyến chỉ đồng nghĩa với việc họ đã tiết lộ số điện thoại cá nhân cho chính phủ.”
Ông Murtaugh giải thích rằng cuộc vận động không phát vé, và ai cũng có thể đến tham dự mà không cần ghi danh. Ông Parscale cho biết thêm rằng các viên chức chiến dịch đã loại bỏ các số điện thoại và “hàng chục ngàn” đơn ghi danh giả trong quá trình tính toán số người tham dự.
Các cố vấn chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump xem sự kiện này là một nỗ lực để kêu gọi người ủng hộ trước tình hình các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy tổng thống đang đứng sau đối thủ Dân chủ của mình, cựu phó tổng thống Joe Biden.
Oklahoma đã báo cáo sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 mới trong những ngày gần đây và bộ y tế tiểu bang khuyến cáo rằng những người tham dự cuộc vận động của Tổng thống Trump sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm virus cao hơn. (BBT)
Tổng Thống Trump chỉ trích
các cuộc biểu tình trong cuộc vận động tại Tulsa
Tin từ Tulsa, Oklahoma – Vào hôm thứ bảy (20 tháng 6), trong cuộc vận động tái tranh cử đầu tiên trong nhiều tháng qua, Tổng thống Trump đã chỉ trích các cuộc biểu tình và bảo vệ việc cách ông giải quyết đại dịch trong một nỗ lực để tái khởi động chiến dịch tái tranh cử tổng thống của ông.
Tổng thống Trump, người đã dự đoán rằng cuộc vận động tại Tulsa, Oklahoma sẽ rất đông đảo, đã đổ lỗi cho các phương tiện truyền thông vì đã ngăn cản nhiều người đến tham dự, đồng thời phàn nàn về những hành vi của người biểu tình bên ngoài sân vận động.
Tổng thống Trump đã dự định sẽ tận dụng sự kiện này để hồi phục lại động lực của chiến dịch tái tranh cử của ông, sau khi phải đối mặt với chỉ trích vì những phản ứng của chính quyền với đại dịch Covid-19 và cái chết của ông George Floyd.
Tổng thống Trump đã gạt bỏ những lời chỉ trích về quyết định tổ chức cuộc vận động đầu tiên kể từ ngày 2 tháng 3 tại Tulsa, địa điểm bùng nổ các cuộc tấn công nhằm vào người da đen vào 100 năm trước. Phát biểu trước những người ủng hộ, Tổng thống Trump đã chỉ trích các cuộc biểu tình, nói rằng những nhóm cánh tả cực đoan đang tìm cách “phá hoại lịch sử của Hoa Kỳ, cũng như làm hại bất cứ ai không tuân theo yêu cầu của họ.”
Sự chia rẽ trên toàn quốc về vấn đề chủng tộc hiện đang là tâm điểm chính trị của Tổng thống Trump. Việc tổng thống muốn sử dụng quân đội để đối phó với các cuộc biểu tình George Floyd đã khiến ông bất đồng quan điểm với hầu hết người dân. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-chi-trich-cac-cuoc-bieu-tinh-trong-cuoc-van-dong-tai-tulsa/
Hơn 10 triệu người xem trực tuyến
cuộc mít tinh của Tổng thống Trump ở Tulsa
Hải Lam
Tờ The Epoch Times trích dẫn thông tin từ ông Gary Coby, Giám đốc kỹ thuật số chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump cho biết có hơn 10 triệu người đã xem trực tuyến cuộc mít tinh của ông Trump tại thành phố Tulsa, tiểu bang Oklahoma hôm 20/6.
Con số hơn 10 triệu người này không bao gồm những người xem trên truyền hình. Ông Tim Murtaugh, giám đốc truyền thông của chiến dịch tái tranh cử, cho biết hơn 2,5 triệu người đã theo dõi cuộc mít tinh trước khi ông Trump phát biểu.
Chiến dịch tranh cử của ông Trump công bố số liệu người xem trực tuyến trong bối cảnh nhiều kênh truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin rằng số người tham dự trực tiếp cuộc mít tinh tại Trung tâm BOK ở Tulsa thấp hơn nhiều so với dự kiến.
Chiến dịch Trump trước đó kỳ vọng hội trường có quy mô 19.000 chỗ ngồi sẽ chật cứng, vì họ đã nhận được khoảng 1 triệu đơn đăng ký tham gia. Số lượng tham gia thực tế được ước tính là 12.000 người, căn cứ theo số người đã vượt qua vòng kiểm tra an ninh bằng máy dò kim loại.
Ông Murtaugh cho biết một số hãng truyền thông đã loan tin giả khiến số lượng người đến cuộc mít tính thấp hơn dự kiến.
“Dù giới truyền thông đã cổ động người biểu tình và liên tục dội bom tin lên người Mỹ trong hơn một tuần qua với những cảnh báo nghiêm trọng để phản đối việc tham dự mít tinh của ông Trump, nhưng điều này vẫn không thể ngăn cản được Tổng thống tiếp cận với người dân. Số liệu này chưa phản ánh đúng sự ủng hộ nhiệt thành trong cuộc đua tái tranh cử của Tổng thống, nhưng đây vẫn là con số mà Joe Biden chỉ có thể thấy trong mơ”.
Trong hôm 21/6, chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump đã bác bỏ thông tin cho rằng cuộc mít tinh tại Tulsa của ông đã bị “lừa đảo” bởi các thanh niên tuổi “teen” giả vờ đăng ký vé tham dự, sau đó không tới, khiến lượng người tham gia thấp hơn nhiều so với dự đoán.
Một thiếu niên bị bắn chết khi đang biểu tình tại Seattle
Vào hôm thứ bảy (20 tháng 6), cảnh sát thành phố Seatlle đang điều tra một vụ nổ súng khiến một người thiệt mạng và một người khác bị thương trong cuộc biểu tình phản đối nạn bạo lực cảnh sát và kỳ thị chủng tộc diễn ra tại thành phố.
Sở Cảnh sát Seattle cho biết vụ nổ súng diễn ra tại góc đường 10th Avenue và East Pine bên trong khu vực biểu tình Capital Hill (CHOP), nơi các nhà hoạt động đã chiếm đóng kể từ ngày 8 tháng 6 khi cảnh sát thành phố này quyết định từ bỏ đồn cảnh sát East Precint tại khu vực.
Cảnh sát cho biết họ đã nhận được báo cáo về các vụ nổ súng ở Cal Anderson Park vào khoảng 2 giờ 30 sáng, nhưng khi đến nơi họ mới biết rằng 2 nạn nhân đã được chuyển đến trung tâm y tế Harborview Medical Center.
Phát ngôn viên của Harborview Medical Center cho biết trong số 2 nạn nhân, có một nam thanh niên 19 tuổi đã thiệt mạng không lâu sau khi được chuyển đến bệnh viện này. Người còn lại hiện đang trong tình trạng nguy kịch.
CHOP được thành lập sau khi các cuộc biểu tình chống nạn bạo lực cảnh sát nỗ ra trên toàn quốc sau khi ông George Floyd, một người đàn ông da đen 46 tuổi, thiệt mạng vì bị một viên cảnh sát đè đầu gối lên cổ trong gần 9 phút. (BBT)
https://www.sbtn.tv/mot-thieu-nien-bi-ban-chet-khi-dang-bieu-tinh-tai-seattle/
Cố vấn Nhà Trắng: Trung Quốc cử ‘hàng trăm ngàn’
công dân ra nước ngoài để truyền bệnh COVID-19
Minh Hòa
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro hôm Chủ nhật (21/6) bình luận rằng chính quyền Trung Quốc đã “tạo ra” dịch bệnh COVID-19 và cử “hàng trăm ngàn” công dân Trung Quốc ra nước ngoài để lây lan virus ra toàn thế giới.
Tiến sỹ Navarro, người nổi tiếng với lập trường cứng rắn với Trung Quốc, đưa ra những cáo buộc này trong một cuộc phỏng vấn với đài CNN vào sáng Chủ nhật, giờ địa phương.
“Virus này là một sản phẩm của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, vị cố vấn của Tổng thống Donald Trump nói. “Họ đã che giấu virus. Họ đã tạo ra virus. Họ đã cử hàng trăm ngàn công dân Trung Quốc đến đây để lây lan virus đó trên khắp thế giới”.
Ông Navarro, hiện là Giám đốc Văn phòng Chính sách Thương mại và Sản xuất của Nhà Trắng, nói tiếp: “Dù họ có cố tình làm điều đó hay không – đó vẫn là một câu hỏi mở – nhưng đó là sự thật.”
Tiến sỹ Navarro cho biết: “Năm 2006, trong cuốn sách mà tôi viết có tên “Những cuộc chiến tranh sắp tới với Trung Quốc”, ở trang 150, tôi đã dự đoán rằng Trung Quốc sẽ tạo ra một đại dịch virus có thể giết chết hàng triệu người”.
Tên đầy đủ của cuốn sách mà ông Navarro viết là “The Coming China Wars— Where They Will Be Fought and How They Can Be Won” (tạm dịch: Những cuộc chiến tranh sắp tới với Trung Quốc: Đánh ở đâu và làm thế nào để chiến thắng).
Ông Navarro giải thích: “Tại sao khi đó tôi lại dự đoán như vậy? Bởi vì toàn bộ cấu trúc của cái xã hội độc đoán, đàn áp, không minh bạch đó là hướng đến việc đem đến cho chúng ta một đại dịch, đó chính là điều mà họ đã đem đến cho chúng ta”.
Theo The Guardian, ông Navarro lần đầu tiên được Tổng thống Trump tuyển dụng vào chính phủ của ông, vì nhà kinh tế này đã viết một loạt sách về mối đe dọa chiến lược đến từ Trung Quốc, một trong số đó là cuốn “Death by China” (tạm dịch: Chết bởi Trung Quốc).
Hơn 4 nghìn người đình công
tại công ty đóng tàu cho Hải quân Mỹ
Hơn 4.000 công nhân tại một trong những công ty đóng tàu lớn nhất của Hải quân Mỹ đình công hôm 22/06, sau khi từ chối một hợp đồng ba năm, theo AP. Đó là cuộc đình công đầu tiên của công nhân sản xuất tại nhà máy Bath Iron Works trong 20 năm qua.
Vụ đình công bắt đầu vào lúc nửa đêm khi hợp đồng cũ hết hạn trong một tranh chấp tập trung vào hợp đồng thầu phụ, quy tắc làm việc, và lợi ích thâm niên về tiền lương.
Việc đóng tàu của Công ty Bath Iron Works đã bị đình trệ sáu tháng, một phần do đại dịch Covid-19 và cuộc đình công này đe dọa sẽ tiếp tục trì hoãn việc sản xuất tàu khu trục cho Hải quân Hoa Kỳ, công ty cho biết.
Đề xuất hợp đồng ba năm sẽ giúp công nhân sản xuất tăng lương 3% mỗi năm. Nhưng công đoàn người đóng tàu đã phản đối hợp đồng này với hơn một chục thay đổi mà họ xem là một sự nhượng bộ – bao gồm cả việc thuê các nhà thầu phụ.
Công đoàn Machinists Union Local S6, đại diện cho 4.300 công nhân, đã bỏ phiếu 87% ủng hộ cuộc đình công. Kết quả bỏ phiếu được công bố hôm 21/6, cũng theo AP.
Công nhân thất vọng kể từ hợp đồng cuối cùng trong đó công đoàn Machinists chấp nhận nhượng bộ được coi là cần thiết để giành được một hợp đồng với Tuần duyên Hoa Kỳ – và để công nhân không bị mất việc.
Nhưng vào năm 2016, Bath Iron Works đã mất hợp đồng này vào tay một xưởng đóng tàu khác. Công ty cũng mất một hợp đồng đóng tàu khu trục cho Hải quân vào cuối tháng 4 năm nay.
Vì sao TT Trump trì hoãn trừng phạt quan chức TQ
trong vụ Tân Cương?
Tổng thống Donald Trump trì hoãn việc áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với các quan chức Trung Quốc bị cáo buộc đàn áp người Hồi giáo thiểu số ở Tân Cương. Reuters dẫn lời ông Trump nói trong một cuộc phỏng vấn công bố hôm 21/06 cho biết ông trì hoãn lệnh trừng phạt này vì lo ngại các biện pháp như vậy sẽ gây trở ngại cho các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh.
“Chúng tôi đang thương thảo một thỏa thuận thương mại lớn. Và tôi đã có được một thỏa thuận lớn, có khả năng bán được hàng hóa trị giá 250 tỷ đôla,” ông Trump được dẫn lời trong cuộc phỏng vấn với trang tin Axios hôm 19/06 khi được hỏi tại sao ông không ban hành lệnh trừng phạt của Bộ Tài chính Hoa Kỳ đối với các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc liên quan đến đàn áp ở khu vực Tân Cương.
Liên Hợp Quốc ước tính rằng có hơn một triệu người Hồi giáo đã bị giam giữ trong các trại ở Tân Cương. Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Trung Quốc tra tấn và lạm dụng nhóm người thiểu số này.
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc và nói rằng các trại này giúp đào tạo nghề và giúp chống lại chủ nghĩa cực đoan.
Các quan chức Hoa Kỳ trước đây nói với Reuters rằng kể từ cuối năm 2018, họ đã cân nhắc các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc đối với vấn đề Tân Cương nhưng đã kiềm chế vì các cân nhắc về thương mại và ngoại giao.
Theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được đàm phán vào năm 2019 có hiệu lực vào tháng 2/2020, Trung Quốc đồng ý mua ít nhất 200 tỷ đôla hàng hóa và dịch vụ bổ sung của Hoa Kỳ trong hai năm.
Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton cáo buộc trong một cuốn sách mới rằng Tổng thống Trump, trong một cuộc họp vào năm 2019, đã tìm cách để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, và ông Trump cũng khuyến khích ông Tập cứ việc xây dựng các trại ở Tân Cương.
Ông Trump đã bác bỏ các cáo buộc.
Từ năm ngoái, Hoa Kỳ đặt ra các hạn chế nhập khẩu đối với một số công ty Trung Quốc và cấm thị thực đối với các quan chức không nêu tên của Trung Quốc vì có liên quan đến vấn đề Tân Cương, nhưng không áp dụng các biện pháp trừng phạt của Bộ Tài Chính.
Hôm 17/06, Tổng thống Trump ký ban hành luật kêu gọi trừng phạt đối với Tân Cương, khiến Trung Quốc đe dọa trả đũa. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng ông có toàn quyền quyết định áp dụng bất kỳ biện pháp nào.
Giải trừ hạt nhân: Mỹ-Nga mở lại đàm phán
nhưng không có hy vọng đạt kết quả
Tú Anh
Kể từ hôm nay 22/06/2020 và trong vài ngày tới, thủ đô nước Áo là nơi hai siêu cường hạt nhân thế giới đàm phán một thoả thuận mới kiểm soát vũ khí. Thỏa thuận New Start, Mỹ-Nga ký kết năm 2010 sẽ hết hiệu lực vào ngày 05/02/ 2021. Cuộc thương lượng bị đe dọa thất bại ngay từ đầu vì tổng thống Mỹ đòi đề cập đến vấn đề tên lửa của Trung Quốc nhưng Bắc Kinh đã từ chối.
Theo AFP, hai phái bộ đàm phán đã đến điện Niederösterreich ở Vienna vào sáng nay. Phía Mỹ, đại sứ Marshall Billingslea đại diện cho tổng thống Donald Trump về vấn đề hạt nhân còn phía Nga là thứ trưởng Ngoại giao Sergueï Riabkov. Cả hai đều không đưa ra một lời tuyên bố nào.
New Start, nằm trong khuôn khổ chương trình từng bước giải trừ vũ khí hạt nhân được dự trù trong hiệp định TPN, cấm phổ biến vũ khí nguyên tử (Mỹ và Liên Xô ký năm 1968) giới hạn mỗi bên chỉ giữ 700 dàn phóng chiến lược và 1550 đầu đạn hạt nhân.
Vladimir Putin yêu cầu đàm phán lại từ năm 2019 nhưng Donald Trump đặt điều kiện tiên quyết là phải có Trung Quốc bởi vì Bắc Kinh không minh bạch.
Nhân hội nghị giải trừ vũ khí tại Genève hồi tuần trước, trưởng đoàn Mỹ Robert Wood cho biết thái độ thiếu công khai của Trung Quốc là một “vấn đề” và kho vũ khí hạt nhân sẽ tăng gắp đôi trong 10 năm tới. Phía Nga cũng nhìn nhận lo ngại của Mỹ là có cơ sở nhưng thứ trưởng Sergueï Riabkov tương đối hóa vấn đề .
Mỹ và Nga hiện có trong tay 90% vũ khí hạt nhân trên thế giới.
Trung Quốc hiện có bao nhiêu không ai biết nhưng theo một chuyên gia Trung Quốc, kho vũ khí của Trung Quốc rất ít. Hỏa lực lý tưởng là 2000 đầu đạn và Trung Quốc sẽ không bao giờ đàm phán với Mỹ và Nga.
Liên minh tình báo 5 nước liên thủ đối phó TQ?
Quan hệ Mỹ – Trung leo thang căng thẳng khiến Trung Quốc ngày càng đụng độ gay gắt hơn với Liên minh tình báo lâu đời nhất thế giới do Mỹ đứng đầu: Liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes).
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và liên minh tình báo Five Eyes gồm Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand ngày càng gay gắt hơn trong những tháng gần đây, không chỉ do mối quan hệ Mỹ – Trung xuống mức thấp trong nhiều thập kỷ qua mà còn bởi hàng loạt vấn đề về công nghệ, thương mại và ý thức hệ.
Bắc Kinh tố các thành viên Liên minh Five Eyes đã liên thủ với Washington để ngăn chặn Trung Quốc, “nổi đoá” với Úc vì nước này đã dẫn đầu các cuộc kêu gọi điều tra nguồn gốc virus gây bùng phát dịch Covid-19, nổi giận với Canada vì đã bắt giữ giám đốc tài chính một hãng công nghệ cao của Trung Quốc để đáp ứng yêu cầu dẫn độ của Mỹ.
Vào cuối tháng 5, Bắc Kinh phẫn nộ khi các Bộ trưởng ngoại giao Anh, Úc, Canada và Mỹ đã đưa ra tuyên bố chung về việc Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông và bày tỏ lo ngại rằng việc áp dụng luật này sẽ làm mất đi sự tự do và tự trị của thành phố.
Mặc dù New Zealand không tham gia cáo buộc Trung Quốc nhưng Bộ trưởng ngoại giao nước này cũng phát biểu rằng họ “chia sẻ sâu sắc với những mối lo ngại của các quốc gia dân chủ khác”. Bắc Kinh rõ ràng không hài lòng và đã cáo buộc Mỹ dẫn đầu các nước khác để kiềm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhật báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc –hôm 16-6 đã đăng bài viết nói rằng “Mỹ đã đi xa đến mức vận động thành viên liên minh Five Eyes khác chỉ trích chính phủ Trung Quốc vi phạm tuyên bố chung Trung – Anh về Hồng Kông ký năm 1984”.
Liên minh Five Eyes có nguồn gốc từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, được xây dựng dựa trên thỏa thuận giữa Mỹ và Anh để trao đổi thông tin tình báo nước ngoài. Mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo được mở rộng vào năm 1955 khi Chiến tranh Lạnh ngày càng căng thẳng và chính thức bao gồm cả Canada, Úc và New Zealand.
Vào năm 2013, Cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden đã tiết lộ các tài liệu bí mật cho giới truyền thông về các chương trình giám sát toàn cầu được điều hành bởi Five Eyes mà ông mô tả là “một tổ chức tình báo siêu quốc gia không tuân theo luật pháp của chính nước mình”. Các tài liệu rò rỉ có cả thông tin liên lạc của công dân hằng ngày cũng như các nhân vật chính trị như Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Khi Bắc Kinh bắt đầu quyết liệt hơn trên trường thế giới, các quốc gia Five Eyes không chỉ chia sẻ thông tin tình báo với nhau mà còn cùng nhau thực hiện chiến lược đối phó với Trung Quốc. Năm 2018, hãng tin Reuters thông tin rằng liên mình đã chia sẻ thông tin tình báo để hợp tác với Đức và Nhật Bản xây dựng liên minh nhằm chống lại Trung Quốc.
Cuộc cạnh tranh chiến lược leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ đã đi kèm với sự gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và các thành viên Five Eyes khác. Nhóm này ủng hộ Úc kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của virus corona chủng mới và hỗ trợ Đài Loan tham gia Tổ chức Y tế Thế giới bất chấp chỉ trích từ Bắc Kinh.
Để đáp trả, Bắc Kinh đã ban bố cảnh báo đối với du lịch và du học sang Úc, đồng thời đã áp đặt những hạn chế đối với nhập khẩu lúa mạch và thịt bò Úc.
Canada, trong khi đó, vẫn đang vướng vào một cuộc tranh cãi với Trung Quốc về vụ bắt giữ giám đốc điều hành Huawei Mạnh Văn Chu. Vụ việc 2 người Canada bị bắt giữ ở Trung Quốc sau đó được coi là một động thái trả đũa.
Tài khoản mạng xã hội Xiakedao điều hành bởi ấn bản quốc tế của tờ Nhân Dân nhật báo hôm 12-6 đã có bài viết rằng Mỹ đã sử dụng Liên minh Five Eyes để điều khiển các nước đồng minh và sử dụng họ như cách mà nhóm G7 và NATO đang cố gắng điều khiển thế giới.
“Lúc nào cũng theo sát Mỹ thì cũng có lợi nhưng không có nghĩa là không mất phí gì. Giống như nhà giả kim Faust thời Phục Hưng từng nói, nếu bạn muốn hưởng lợi nhiều hơn khả năng mà bạn có thể kiếm được, bạn phải bán linh hồn cho quỷ… Đối với Canada, Úc và các nước khác, họ cần từ bỏ một ít chủ quyền của họ” – nội dung bài viết ghi.
Mối quan tâm về Bắc Kinh của các nước phương Tây ngày càng tăng. Các chính trị gia từ Úc, Canada, Anh, Mỹ, Nhật Bản, Đức và các nước khác đã lập Liên minh Nghị viện về Trung Quốc vào đầu tháng 6 để phối hợp phản ứng về sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhóm chuyên gia về chính sách đối ngoại của Anh có tên Henry Jackson Society đã cảnh báo trong một báo cáo hồi tháng 5 rằng 5 cường quốc đã và phụ thuộc chiến lược vào Trung Quốc về 831 loại hàng hóa, bao gồm mặt hàng trong các ngành công nghiệp quan trọng như truyền thông, năng lượng, hệ thống giao thông và công nghệ thông tin.
Nhóm này thúc giục 5 cường quốc hãy tách ra khỏi Trung Quốc bằng cách thiết lập các hợp tác kinh tế lớn với các quốc gia tuân thủ luật lệ khác. Nhóm phân tích: “Với cơ sở chia sẻ thông tin tình báo, khả năng tương tác quân sự và quan hệ lịch sử giữa 5 cường quốc, họ có thể mở rộng hợp tác sang những phần khác rộng lớn của thế giới, nơi tồn tại sự chia sẻ văn hoá kinh tế và tài chính”.
Timothy Heath, một nhà nghiên cứu quốc phòng cấp cao của Tập đoàn Rand- đơn vị chuyên nghiên cứu chính sách lớn, cho biết Bắc Kinh chủ yếu quan tâm đến việc các nước Five Eyes sẽ thống nhất với nhau về các hạn chế áp dụng với Huewei và điều này nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn lên các đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Âu và trên toàn cầu.
Đáp lại, Trung Quốc đã tìm cách tạo ra sự chia rẽ giữa 5 quốc gia Five Eyes về lập trường của họ đối với Huawei, trong đó Anh và New Zealand là 2 nước có vẻ dễ “lung lay” nhất dù rằng theo ông Health, các chiến thuật của Trung Quốc có thể “phản tác dụng”.
“Chìa khoá ở đây là liệu Five Eyes sẽ thống nhất lập trường về Huewei hay là sẽ bị chia rẽ” – ông nói.
Theo ông Health, dù 5 quốc gia ngày càng lo lắng về các động thái của Bắc Kinh nhưng sự hợp tác của họ hiện chủ yếu dựa vào tình báo thay vì chia sẻ chiến lược chung để chống lại Trung Quốc, và họ cũng ít hỗ trợ cho cuộc chiến thuế quan và thương mại của Mỹ với Trung Quốc.
“Đối với một số vấn đề thì sẽ có sự liên kết lớn hơn, chẳng hạn như sự nghi ngờ đối với Huewei, sự phản đối các nỗ lực thống trị Biển Đông của Trung Quốc hay sự chỉ trích những hành vi cưỡng chế của Trung Quốc và phong cách ngoại giao “chiến binh sói” của nước này. Tuy nhiên, ngay cả trong những vấn đề này thì không phải lúc nào liên minh cũng có được sự thống nhất về cách tiếp cận tốt nhất để đối phó với những chính sách của Trung Quốc” – ông Health phân tích.
http://biendong.net/bien-dong/35398-lien-minh-tinh-bao-5-nuoc-lien-thu-doi-pho-tq.html
Covid-19 làm thay đổi
các mối quan hệ của chúng ta ra sao
Yi-Ling LiuBBC Future
Đại dịch Covid-19 đã định hình lại các mối quan hệ cá nhân của chúng ta theo những cách chưa từng thấy, buộc chúng ta phải sống gần gũi hơn với một vài người này và xa cách hơn với những người khác.
Cuộc sống trong thời phong tỏa khiến ta duy trì sự tiếp xúc gần gũi hàng ngày với gia đình, giữa vợ chồng con cái, song các biện pháp giãn cách xã hội lại khiến ta tách biệt khỏi bạn bè, cộng đồng xã hội.
Dịch Covid-19 sẽ thay đổi thế giới chúng ta thế nào
Covid-19 và mối nguy hiểm chết người: Khi cơ thể tự tấn công bản thân
Nên ra ngoài trời nhiều để tăng sức đề kháng cho cơ thể
Cả ở Trung Quốc, quốc gia đầu tiên trên thế giới đã áp dụng biện phong tỏa triệt để khi virus xuất hiện, lẫn ở Hong Kong, nơi trường học đóng cửa, cơ sở kinh doanh ngừng hoạt động và nhân viên nghỉ làm, virus đã được kiểm soát và cuộc sống đã dần trở lại bình thường. Song đại dịch đã để lại một số rạn nứt trong mối quan hệ gia đình.
Đáng chú ý nhất là môi trường sống cách ly nhiều áp lực bức xúc, kết hợp với căng thẳng tài chính do nền kinh tế phải nặng gánh tổn thất từ Covid-19, đã dẫn đến sự gia tăng xung đột hôn nhân, theo Susanne Choi, nhà xã hội học tại Đại học Trung Văn Hương Cảng.
Ly hôn nhiều hơn
Điều này thể hiện rõ nhất ở sự tăng đột biến tỷ lệ ly hôn.
Tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây ở phía tây bắc Trung Quốc, văn phòng đăng ký kết hôn đã tiếp nhận số lượng lớn các yêu cầu ly hôn nhiều chưa từng có khi họ mở cửa làm việc trở lại vào tháng Ba.
Trên mạng trực tuyến, việc đăng ký lịch hẹn giải quyết ly hôn tại Tây An đã tạo nên cơn cuồng phong đạt đến 32 triệu lượt xem trên mạng xã hội Weibo.
“Tôi mệt mỏi vì phải cáng đáng cả hai vai trò – vừa là phụ nữ, vừa là đàn ông trong gia đình,” một phụ nữ có tên là Xuebi viết trên mạng xã hội Zhihu của Trung Quốc, trong một mục thảo luận có tựa đề “Sau dịch bệnh, điều đầu tiên tôi muốn làm là đệ đơn ly hôn”.
Là y tá làm việc ở Vũ Hán, công việc của cô ở bệnh viện ngập đầu vì dịch bệnh bùng phát, chồng cô bị mất việc, ở nhà với đứa con trai năm tuổi.
Nhưng người chồng chẳng chịu làm việc nhà, cứ để chất đống chờ cô đi làm về lại phải nai lưng quần quật tiếp, cô phàn nàn. Cô sẽ đệ đơn ly hôn ngay khi các cơ quan hành chính nhà nước mở cửa làm việc bình thường trở lại, cô viết.
Tỷ lệ ly hôn đã đều đặn tăng lên ở Trung Quốc kể từ năm 2003, khi thủ tục ly hôn được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Việc đăng ký cuộc hẹn để nộp đơn ly hôn giờ đây có thể làm online trên mạng xã hội WeChat.
Năm 2019, có 4,15 triệu cặp vợ chồng đệ đơn ly hôn. Tuy nhiên, luật mới, sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/ 2021, yêu cầu những người muốn chấm dứt cuộc hôn nhân của mình phải trải qua “thời gian hòa giải” 30 ngày. Thủ tục hòa giải không áp d dụng trong trường hợp có phát sinh bạo lực gia đình.
Vì sao nhiều người Mỹ chống cách ly xã hội, bất chấp Covid-19?
Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai được sống
Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?
Và có vẻ như trong một số trường hợp căng thẳng hơn, những xung đột phát sinh trong quá trình phong tỏa đã dẫn đến sự gia tăng bạo lực gia đình.
Tại tỉnh Hồ Bắc, tâm điểm của đợt bùng phát đầu tiên, các vụ bạo lực gia đình được báo cáo tăng gấp ba lần so với trước đại dịch.
Mức gia tăng tương tự cũng đã được báo cáo ở nhiều quốc gia khác trên khắp châu Âu nơi áp dụng phong tỏa.
Tại Bắc Kinh, tổ chức NGO Bình Đẳng, hoạt động đấu tranh cho quyền của phụ nữ, nói số các cuộc gọi tới đường dây trợ giúp của họ vì các vấn đề bạo lực gia đình, đã tăng vọt sau khi các biện pháp phong tỏa được thực hiện trên toàn quốc vào đầu tháng Hai.
Tại Hong Kong, Harmony House, trung tâm phòng chống bạo lực gia đình và là nơi nương náu cho phụ nữ, số lượng chị em đến đây đã tăng từ 10 người trong tháng Giêng lên tới người 40 vào tháng Tư.
Bình Bình (tên nhân vật đã được thay đổi để bảo vệ danh tính), đã phải trải qua nạn bạo lực gia đình từ trước khi có đại dịch.
Nhưng sau khi chồng cô bắt đầu làm việc tại nhà vào tháng Giêng, tình trạng căng thẳng ngày càng trở nên tồi tệ.
Họ tranh cãi về cách dọn dẹp và khử trùng nhà cửa, bất đồng trong việc có cho hai đứa con ra ngoài chơi hay không, và khi anh không hài lòng với thức ăn cô nấu, anh gắt gỏng cau có với cô. Nếu cô nói lại, anh tát vào mặt cô và quăng bát đĩa xuống sàn.
“Mặc dù Hong Kong không bị phong tỏa hoàn toàn, nhưng căng thẳng do đại dịch, áp lực làm việc ở nhà, đóng cửa trường học, cô lập xã hội… đã khiến cho cách hành xử thô lỗ, bạo lực gia tăng trong các gia đình,” Susanna Lam, chuyên viên cao cấp hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ cộng động của Harmony House, nói.
Một thế giới mới
Trong các trường hợp xung đột ít gay gắt hơn, nhiều gia đình và các cặp vợ chồng đã nhận ra họ đang đứng trước những vấn đề tệ hại mới, điều này có thể làm trầm trọng thêm những căng thẳng hiện có.
Một điểm chung của sự tranh cãi, chẳng hạn, là thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội như thế nào, Sharmeen Shroff, nhà tâm lý học lâm sàng làm việc tại Hong Kong, nói.
“Giờ đây thì những cuộc trao đổi rất đời thường giữa các cặp vợ chồng như, ‘có nên cho con đến chơi chỗ này chỗ kia không’, cũng trở thành chuyện tranh cãi sống chết,” Shroff nói. “Điều này chắc chắn khiến các gia đình lâm vào tình trạng căng thẳng, và các mối quan hệ bị lung lay.”
Một thách thức khác mà các gia đình đang phải đối mặt là gánh nặng chăm sóc gia tăng do các biện pháp kiểm dịch và các tình huống trẻ con học tại nhà.
Thường thì cuối cùng là người phụ nữ luôn phải quán xuyến một lượng công việc lớn hơn, với sự phân chia điển hình không đồng đều trong lao động gia đình, theo Choi.
Phụ nữ dành nhiều thời gian hơn gấp 2,5 lần cho các công việc không được trả lương so với nam giới ở Trung Quốc, và điều này sẽ có tác động lâu dài đến khả năng phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động.
“Lao động nữ có nguy cơ bị cho nghỉ việc bởi Covid-19 cao hơn so với nam giới,” Choi nói, vừa bởi phụ nữ phải ở nhà chăm sóc gia đình, vừa bởi ở Trung Quốc và Hong Kong, phụ nữ thường được tuyển dụng vào làm trong lĩnh vực bán lẻ nhiều hơn, như ở các nhà hàng, khách sạn và hãng hàng không, là những ngành bị ảnh hưởng trầm trọng nhất bởi đại dịch.
Khi đại dịch ập đến, Susie Gao, vốn đang làm việc trong ngành thương mại điện tử ở Thượng Hải, đã phải đi tìm một công việc mới.
Trong giai đoạn cách ly, điều này là vô cùng thách thức, bởi vì cô còn phải chăm sóc cô con gái hai tuổi, cháu bé không thể gửi nhà trẻ. Chồng cô làm trong ngành kỹ thuật còn đỡ, cô làm việc trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, một lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi đại dịch.
“Ở hầu hết các gia đình tôi biết, gánh nặng tài chính đổ dồn lên vai người đàn ông nhiều hơn, trong khi áp lực việc nhà lại trút lên đầu người phụ nữ,” Gao nói.
Hơn nữa, nhiều người trong số những người bị bởi mất việc làm ở Trung Quốc đại lục là lao động nhập cư, Choi giải thích. Nhiều người đã rời khỏi thành phố để về thăm quê nhà khi dịch bệnh bắt đầu, đúng vào dịp Tết Nguyên đán và sau đó không thể quay lại làm việc do lệnh phong tỏa.
Hu Xiaohong, lao động nhập cư ở Bắc Kinh, về thăm quê ở Sơn Tây, và đã phải ở lại đó với chồng và hai con.
Cô thì lo lắng vì không thể kiếm sống ở quê nhà, nơi tiền lương tương đối thấp hơn Bắc Kinh, nhưng con trai cô thì vô cùng sung sướng.
“Vợ chồng tôi đã để con ở lại Sơn Tây để đến Bắc Kinh làm việc từ 5 năm trước,” cô nói. “Đây là lần đầu tiên con tôi lại được ở chung với mẹ lâu đến thế.”
Giao tiếp kỹ thuật số
Khi đứng trước xung đột và áp lực căng thẳng trong các mối quan hệ gia đình, mọi người thường tìm đến bạn bè và xã hội để được giúp đỡ.
Nhưng với các biện pháp giãn cách xã hội, hầu hết mọi người đều bị cách ly khỏi các hệ thống hỗ trợ thông thường và bị cắt đứt khỏi các cơ chế đối phó quen thuộc.
“Những hoạt động hàng ngày trước đây như giao tiếp xã hội, đi tập gym, tụ tập gặp mặt ăn uống giờ không còn là lựa chọn phù hợp nữa rồi,” Shroff nói. “Vì vậy, chúng ta phải chuyển sang các phương tiện khác để kết nối với mọi người, như các cuộc họp video trực tuyến, trao đổi qua tin nhắn và mạng xã hội.”
Nhưng cũng tồn tại một sự phân tầng trong giao tiếp kỹ thuật số, giữa những người có quyền truy cập vào các công nghệ này và những người không có, Fanny Cheung, nhà tâm lý học tại Đại học Hong Kong, nói.
Những người cao tuổi ít quen thuộc với công nghệ trực tuyến nên ít kết nối với gia đình vì các biện pháp cách ly kiểm dịch, cô giải thích.
Ở phía ngược lại, giới trẻ phụ thuộc nhiều hơn vào các phương tiện công nghệ trực tuyến để kết nối với người khác. Và tuy tình bạn ảo có vẻ như là một điều tốt, nghiên cứu cho thấy việc sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng thực sự lại khiến những người trẻ tuổi càng cảm thấy cô đơn và thu mình hơn trước.
Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?
Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?
Đeo khẩu trang có thực sự giảm lây Covid-19?
Bất chấp những thách thức này, đại dịch cũng mang đến cho mọi người cơ hội để xem xét lại các mối quan hệ của mình.
“Tôi nhận thấy mọi người bắt đầu thiết lập lại các kết nối lâu ngày đã bị lãng quên, không chỉ với những người khác mà còn với chính họ,” Shroff nói.
“Đại dịch đã tạo cơ hội cho vợ chồng tôi và con gái dành nhiều thời gian bên nhau hơn,” Gao nói thêm.
“Vợ chồng tôi giao tiếp với nhau thường xuyên hơn và chúng tôi cũng chơi đùa với con gái nhiều hơn nhiều. Vì vậy, tôi nghĩ chúng tôi đã vượt qua cuộc khủng hoảng này để trở nên một gia đình gắn kết, gần gũi nhau hơn.”
Trên thực tế, trong khi một số người đang vội vã kết thúc cuộc hôn nhân của họ, thì ở Vũ Hán – nơi được cho là virus corona khởi phát – những người khác lại đang đổ xô lên mạng để nộp đơn đăng ký kết hôn
– thông qua một hệ thống được thiết lập trên nền tảng thanh toán di động Alipay – ngay khi 76 ngày phong tỏa được dỡ bỏ.
Ứng dụng này nói số đơn đăng ký kết hôn trực tuyến từ tháng Giêng đến tháng Tư, đã tăng 300%, thậm chí hệ thống còn bị sập trong thời gian ngắn do nhu cầu quá cao.
Hậu quả tâm lý
Nhìn xa hơn, ảnh hưởng của đại dịch và các mối quan tâm liên quan đến sức khỏe tâm thần của chúng ta cũng phải được xem xét.
Một số chuyên gia sức khỏe tâm thần tin rằng đại dịch có thể gieo rắc hệ lụy một cuộc khủng hoảng sức khỏe khác trong thời gian sau dịch. “Nếu chúng ta không hành động nhanh chóng, các bệnh viện sẽ sớm bị quá tải vì yêu cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần,” ông Shroff nói.
Một nghiên cứu về người dân ở Hong Kong sau đại dịch Sars 2002-03 cho thấy, “một năm sau khi dịch bệnh bùng phát, những người còn sống vẫn có mức độ căng thẳng cao và mức độ lo lắng về tâm lý,” bao gồm trầm cảm và sợ hãi.
Nhưng đó không phải toàn là tin xấu – một nghiên cứu khác cho thấy kết quả tích cực cũng có, chẳng hạn như tăng cường mối quan hệ với gia đình và bạn bè, với hơn 60% số người được hỏi nói rằng họ quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc của các thành viên trong gia đình sau cuộc khủng hoảng và rằng họ cảm thấy một nỗ lực gia tăng để tập trung vào sức khỏe tâm lý.
Ở Trung Quốc, nơi vẫn còn nhiều kỳ thị xung quanh các vấn đề về sức khỏe tâm thần, đại dịch Covid-19 có thể là một “hồi chuông cảnh tỉnh tích cực,” buộc chính phủ phải chú ý hơn đến việc đầu tư cho các nguồn lực và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.
“Nếu ưu tiên giờ đây của chúng ta là quản lý sự lây lan của virus, khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo của đại dịch, chúng ta cần tập trung vào việc làm phẳng đường cong sức khỏe tâm thần,” Shroff nói.
Megan Lam, giám đốc điều hành của Neurum, một công ty chăm sóc sức khỏe trực tuyến có trụ sở tại Hong Kong, đã chuyển sang các giải pháp công nghệ để giải quyết các vấn đề về sức khỏe tâm thần, ghép nối người dùng trên nền tảng kỹ thuật số với việc chăm sóc cá nhân.
Tại nơi làm việc, “các công ty giới thiệu các sáng kiến về sức khỏe tâm thần, chính sách công bằng hơn với giờ làm linh hoạt hơn, khiến người lao động của công ty khỏe mạnh ngay cả trong những môi trường bất ổn nhất,” cô nói.
Từ những tiếng hô “Vũ Hán, hãy vững vàng” của người dân Vũ Hán trên các ban công, cho đến các nhà hoạt động xã hội Trung Quốc cùng nhau liên kết trên mạng xã hội để hỗ trợ và chăm sóc cho những người phải trải qua tình trạng bạo lực gia đình và các tổ chức phi chính phủ địa phương ở Hong Kong phân phát khẩu trang với gel sát khuẩn cho các tổ chức từ thiện xung quanh thành phố, đại dịch cũng đã củng cố sức mạnh của các gia đình và cộng đồng, giúp họ gắn bó bên nhau.
“Đã có một ý thức cao hơn về lòng tương thân tương ái và tình đoàn kết,” Shroff bổ sung. “Điều này đã tạo ra ý thức chung về tình thân ái cộng đồng và sự gắn bó với nhau mà tôi chưa từng thấy trước đây.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-53083414
WHO: Số người bị nhiễm Covid-19 trên thế giới
tăng cao nhất trong ngày
Tổ chức Y tế Thế giới WHO vừa ghi nhận số người bị nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới tăng cao nhất trong một ngày, thêm 183.000 trường hợp.
Những trường hợp bị nhiễm mới hầu hết đến từ Brazil, tiếp theo là Mỹ và Ấn Độ.
Số người bị nhiễm cao được xác nhận một phần là do gia tăng xét nghiệm trên toàn cầu.
Brazil vượt qua con số 50.000 tử vong vì Covid-19; trong khi tử vong ở Mỹ còn nhiều hơn, vượt quá 122.000.
Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson sẽ thảo luận về việc giảm quy tắc cách giãn 2m, với quyết định dự kiến sẽ được đưa ra hôm thứ Ba.
Tâm dịch ở Bắc Kinh dường như đang dịu bớt, với chín trường hợp nhiễm mới được báo cáo, giảm nhiều so với 22 ca nhiễm ngày hôm trước, và lần đầu tiên xuống dưới 10 ca mới trong hơn mười ngày qua.
Hơn 230 ca nhiễm được ghi nhận trong “đột biến” gần đây của Bắc Kinh.
Sự bùng phát liên quan đến một ngôi chợ thực phẩm lớn, đã kích hoạt việc phong tỏa và cấm đi lại trong các khu phố trên toàn thành phố.
Tại Nam Hàn, Daejeon, thành phố lớn thứ năm của nước này, sẽ quay trở lại với các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm nhặt hơn sau các cụm dịch virus corona mới.
Nam Hàn thực ra vừa báo cáo số ca nhiễm mới thấp nhất trong gần một tháng, với 17 trường hợp trong 24 giờ qua, sáu trong số này là từ nước ngoài.
Nhưng các quan chức vẫn đang lo ngại về sự bùng phát lẻ tẻ, đặc biệt là ở thành phố Daejeon, khoảng 50 dặm về phía nam Seoul.
Tất cả các cuộc tụ họp trong không gian công cộng tại đây, như bảo tàng, phòng thể thao và thư viện đã bị cấm. Hai mươi hai nhà thờ được sử dụng bởi giáo phái Kitô giáo cũng đã bị đóng cửa.
Úc là một trong những nước xử lý virus corona thành công nhất – một số tiểu bang đã trải qua nhiều tuần không có thêm ca nhiễm mới.
Nhưng việc số người nhiễm trùng ở Victoria gần đây tăng vọt đã mang đến mối lo ngại lớn cho Úc trong một thời gian.
Tiểu bang đông nam ghi nhận hơn 100 ca nhiễm trong tuần qua, chủ yếu ở Melbourne. Mười hai trong số 16 ca bị phát hiện hôm nay bị nhiễm từ bên trong Úc, không giống như nhiều người gần đây bị nhiễm bệnh ở nước ngoài.
Victoria đã gia hạn tình trạng khẩn cấp, áp dụng lại một số biện pháp phong tỏa và đưa ra cảnh báo đối với sáu “điểm nóng” virus.
“Đây là một phần của việc sống với Covid-19”, Thủ tướng Scott Morrison nói với các phóng viên ngày hôm nay.
Số người bị nhiễm Covid-19 tại Ấn Độ tăng lên 410.461 hôm Chủ nhật, sau khi thêm 15.000 trường hợp mới – mức tăng đột biến hàng ngày cao nhất, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins.
Nước này đã báo cáo 13.254 tử vong cho đến nay.
Ấn Độ có số người bị nhiễm cao thứ tư trên thế giới, sau Mỹ, Brazil và Nga.
Ấn Độ đã dỡ bỏ phong tỏa được hai tuần, và số người bị nhiễm từ đó chỉ tăng thêm lên. Một số chuyên gia ước tính rằng đại dịch ở đây sẽ đạt đỉnh trong mùa gió mùa, vào giữa tháng Bảy và tháng Chín.
Nhưng tại các thành phố như Delhi và Mumbai, tác động của số ca bị nhiễm tăng lên đã khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã bị phân mảnh, thêm quá tải.
Brazil trở thành quốc gia thứ hai, sau Mỹ, có hơn 50.000 tử vong liên quan đến Covid-19.
Cột mốc nghiệt ngã này đến trong bối cảnh bất ổn chính trị đang gia tăng, và vài ngày sau khi nước này xác nhận hơn một triệu ca nhiễm.
Các chuyên gia cảnh báo rằng còn nhiều tuần nữa đại dịch ở Brazil mới lên đến đỉnh điểm.
Hôm Chủ Nhật, Brazil thông báo rằng trong 24 giờ qua có 641 người chết, đưa tổng số lên tới 50.617.
Tuy nhiên, đại dịch virus corona tại Hoa Kỳ còn tồi tệ hơn, với 2,2 triệu ca nhiễm và hơn 120.000 tử vong.
Hai biểu đồ trên cho thấy số trường hợp bị nhiễm được xác nhận và tử vong ở Mỹ kể từ tháng Hai.
Trong khi số tử vong vì Covid-19 đã giảm, nhưng số người bị nhiễm có một gia tăng nhẹ.
Hôm thứ Bảy, trong buổi vận động tranh cử tại Tulsa, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói đã khuyến khích các quan chức làm chậm lại xét nghiệm vì nó dẫn đến nhiều trường hợp bị nhiễm được phát hiện.
Tuyên bố này gây nhiều tranh cãi. Một quan chức Nhà Trắng sau đó nói rằng tổng thống lúc đó “rõ ràng là đang đùa”.
Hiện trên toàn cầu, đã có gần 9 triệu ca nhiễm được xác nhận kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, với 467.000 tử vong.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53133008
Châu Âu bắt tay Mỹ
để ‘nắn thẳng lưng’ WHO, kéo ra xa TQ
Anh, Pháp, Đức và Ý đang bắt tay với Mỹ trong kế hoạch cải tổ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với niềm tin rằng nếu có thể kéo tổ chức này ra xa Trung Quốc, Mỹ có thể suy nghĩ lại việc đoạn tuyệt với WHO và tiếp tục bơm tiền tài trợ.
Các quan chức y tế châu Âu giấu tên cho biết việc thảo luận giữa các bên vẫn đang ở cấp độ kỹ thuật. Mục tiêu mà châu Âu hướng tới là “đảm bảo sự độc lập của WHO” – điều mà Hãng tin Reuters nhận định là sự ám chỉ rõ ràng việc tổ chức này nghiêng về Trung Quốc trong thời gian qua.
“Chúng tôi đang thảo luận về cách tách bạch các cơ chế quản lý và phản ứng trong tình trạng khẩn cấp của WHO khỏi sự ảnh hưởng của bất kỳ quốc gia nào”, một quan chức châu Âu tiết lộ.
Các ý tưởng cải cách khác bao gồm hệ thống tài trợ cho WHO. Tổ chức này hiện đang hoạt động với ngân sách cho mỗi hai năm, điều mà châu Âu cho rằng có thể ảnh hưởng đến sự độc lập của WHO trong trường hợp cần huy động tiền cho tình huống khẩn cấp.
Do đó, cần tính đến việc cho WHO một khoản ngân sách có thể được sử dụng dài hơi hơn con số hai năm như hiện tại.
WHO đã bị chỉ trích chậm chạp trong việc tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Tổng giám đốc hiện tại của tổ chức này cũng bị lên án là xa rời khoa học và “chơi bài chính trị” khi liên tục kêu gọi các nước mở cửa để người dân được tự do đi lại trước khi công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu.
Mỹ, nước chỉ trích gay gắt nhất, cho rằng cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc đã nghiêng về Trung Quốc trong đại dịch, điều mà Tổng thống Donald Trump nói đã góp phần khiến thiệt hại vì đại dịch tăng khủng khiếp.
Ông Trump đã tuyên bố “đoạn tuyệt” với WHO và ngừng tài trợ cho tổ chức này, một quyết định gây tranh cãi. Nhiều người tỏ ra lo lắng vì nếu mất đi nhà tài trợ lớn nhất là Mỹ, các hoạt động nhân đạo của WHO tại những nước nghèo có thể phải ngừng lại hoặc thu hẹp.
Reuters nhận định trong bối cảnh đó, các nước châu Âu đã tìm cách tăng ảnh hưởng khi vừa cố gắng giữ Mỹ ở lại, vừa tham gia quá trình cải tổ WHO.
Tài trợ từ châu Âu chiếm 11% trong ngân sách 5,6 tỉ USD của WHO cho giai đoạn 2018 – 2019. Mỹ là nước đóng góp nhiều nhất với 15%, trong khi Trung Quốc, nền kinh tế số 2 thế giới, chỉ góp 0,2%, Reuters cho biết thêm.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35387-chau-au-bat-tay-my-de-nan-thang-lung-who-keo-ra-xa-tq.html
EU và Trung Quốc sắp họp trực tuyến,
tìm cách xoa dịu căng thẳng
Thủy Nguyệt
Liên minh châu Âu và Trung Quốc sẽ tìm cách làm dịu căng thẳng tại một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến tổ chức chiều nay. Đây là cuộc đàm phán chính thức đầu tiên kể từ khi mối quan hệ song phương nguội lạnh khi Châu Âu lên án Bắc Kinh truyền bá thông tin sai lệch về dịch Covid-19.
Các vấn đề được thảo luận bao gồm dịch Covid-19, luật an ninh Hồng Kông, các khoản đầu tư song phương, và một số vấn đề khác. Tham gia cuộc hội đàm trực tuyến có Chủ tịch Ủy ban Châu Âu bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu ông Charles Michel, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo Reuters.
Các quan chức EU cho biết Trung Quốc đã tìm cách gây sức ép với các nước EU khi các nước này chỉ trích việc xử lý dịch bệnh của Bắc Kinh, đồng thời đáp trả bằng cách sử dụng mạng xã hội để truyền bá các tin giả mạo cáo buộc châu Âu bỏ rơi bệnh nhân COVID-19 gây nên các trường hợp tử vong. Hôm 10/6, Phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu bà Vĕra Jourová đã chỉ đích danh Trung Quốc gây làn sóng tin giả khổng lồ về Covid-19. Bắc Kinh đã phủ nhận hành vi này.
Mối quan hệ giữa hai bên cũng trở nên căng thẳng xoay quanh vấn đề Hồng Kông khi vào thứ Sáu tuần trước (19/6), Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) đưa chính quyền Trung Quốc ra Tòa án Công lý Quốc tế, nếu Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông.
Chính phủ các nước EU bày tỏ “quan ngại sâu sắc” việc áp luật này sẽ xâm phạm quyền tự do dân chủ và vai trò của Hồng Kông như một trung tâm tài chính toàn cầu.
Hôm thứ Bảy vừa rồi (20/6), Quốc hội Trung Quốc đã phản ứng giận dữ trước nghị quyết của EU.
Hai bên cũng có sự khác biệt về nhận thức liên quan đến một hiệp định đầu tư đang được đàm phán.
EU cũng đang phải đối mặt với áp lực của Mỹ trước yêu cầu phải có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Liên minh Châu Âu đang bị mắc kẹt trong sự leo thang căng thẳng Mỹ-Trung; EU cần cả hai đối tác và không muốn chọn phe, xa lánh bên nào.
EU và Trung Quốc là thành viên ký kết hiệp định hạt nhân Iran 2015 và Brussels mong muốn duy trì hợp tác với Bắc Kinh về chính sách khí hậu, nhưng EU chỉ trích Trung Quốc không mở cửa kinh tế bất chấp sự hiện hữu của thỏa thuận năm 2019.
Hãng tin Reuters nhận định, sẽ không có tuyên bố chung nào được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh này, tổ chức vào 8:00 GMT (14h theo giờ VN).
https://www.dkn.tv/the-gioi/eu-va-trung-quoc-sap-hop-truc-tuyen-tim-cach-xoa-diu-cang-thang.html
Âu châu và Trung Quốc họp thượng đỉnh
với hy vọng khắc phục những bất đồng khó vượt qua
Tú Anh
Hoa Kỳ là đối tác số một còn Trung Quốc là bạn hàng cần thiết. Trong tinh thần này, hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu-Trung Quốc diễn ra vào hôm nay 22/06/2020 để tìm cách hóa giải những nghi kị trong quan hệ song phương, chướng ngại cản trở hai bên đi đến một hiệp định bảo vệ đầu tư. Trong bối cảnh đại dịch, cuộc họp được tổ chức qua video.
Vào lúc 10 giờ sáng nay, giờ Bruxelles, chủ tịch Hồi Đồng Châu Âu Charles Michel, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von der Leyen đại diện cho Liên Hiệp Châu Âu cùng với thủ tướng Lý Khắc Cường và chủ tịch Tập Cận Bình đại diện cho Trung Quốc bắt đầu hội nghị được mô tả là trong bầu không khí nghi kị lẫn nhau, theo AFP.
Mục tiêu là cố gắng thiếp lập một mối quan hệ tin cậy để thúc đẩy cuộc đàm phán một hiệp định bảo vệ đầu tư.
Doanh nhân châu Âu và Tây phương nói chung, nhức óc vì chính sách phân biệt đối xử khi đầu tư vào Trung Quốc. Đổi lại, Bắc Kinh đang lo âu vì thái độ lạnh nhạt cũng như các biện pháp mới tại châu Âu chặt chẽ hơn đối với đầu tư nước ngoài, tuy không nói ra, Trung Quốc là đối tượng chính.
Cũng theo AFP, không khí nghi kị đã được thể hiện qua các cuộc họp trù bị trong những ngày trước. Châu Âu không giấu quan ngại về chính sách “triệt tự do và quy chế tự trị” của Hồng Kông, thúc giục chính quyền Trung Quốc trả tự do cho các nhà hoạt động nhân quyền và công khai tố cáo Bắc Kinh tuyên truyền dối trá về đại dịch Covid-19.
Nghị Viện Châu Âu cũng sát cánh với hành pháp, với nghị quyết hôm thứ Sáu tuần trước, yêu cầu trừng phạt các quan chức thủ phạm đàn áp tại Hồng Kông nếu luật an ninh Trung Quốc được áp dụng.
Vài giờ trước khi thượng đỉnh khai mạc, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho rằng Trung Quốc sẵn lòng hợp tác với Liên Âu để đạt được kết quả tích cực.
Đại diện ngoại giao cấp cao châu Âu Josep Borrell kêu gọi Bắc Kinh phải tỏ thiện chí vì quan hệ song phương Liên Âu-Trung Quốc phải đặt trên nền tảng “tin cậy lẫn nhau, minh bạch và bình đẳng”. Ông nhấn mạnh là trong thế quan hệ tay ba châu Âu, Mỹ và Trung Quốc, thì Liên Âu, tuy có nhiều bất đồng với tổng thống Donald Trump, vẫn xem Hoa Kỳ là đối tác số một, còn Trung Quốc là bạn hàng cần thiết.
Cho đến nay, trong quá trình đàm phán hiệp định đầu tư với Trung Quốc, Bruxelles cho biết không thấy có tiến triển cụ thể nào.
Anh tìm thấy hào sâu 4500 năm tuổi
gần di chỉ đá Stonehenge
Công tác khai quật các điểm khảo cổ quanh khu Di chỉ cự thạch Stonehenge, vùng Tây Nam nước Anh, vừa đem lại kết quả đặc biệt: đường hào 2 km bao quanh Durrington Walls, vùng Wiltshire.
Có độ sâu tới 5 mét, và rộng 10 mét, điểm khảo cổ mới tìm thấy này nằm cách di chỉ nổi tiếng Stonehenge ba cây số.
Dân Anh cổ bị thay 90% gene 4500 năm trước
Cô gái gốc Việt và bí mật của Kim tự tháp Kheops
Rượu vang 8000 năm ‘thuộc về Georgia’
Các phát hiện ban đầu cho thấy có thể có tới 20 hào sâu, bao quanh điểm tôn thờ của người sống vào thời kỳ Đồ đá và có liên quan đến đền đá (henge).
Theo các nhà nghiên cứu từ một loạt đại học, trường St Andrews, Birmingham, Warwick, Glasgow, và trường University of Wales Trinity Saint David thì tuổi của công trình hào đất mới tìm ra này là khoảng 4500 năm.
Hiện còn rất nhiều dấu tích về sinh hoạt, và môi trường sống của người thời đó đang cần được nghiên cứu từ địa điểm mới khai quật này.
Câu chuyện được các báo Anh nêu ra đúng vào thời gian các nhóm tôn thờ Mặt Trời đến Stonehenge đón ngày Hạ Chí tháng Sáu năm nay.
Họ làm lễ trên mạng chứ không đến được Stonehenge vì lệnh cấm tụ tập do Covid-19 vẫn còn hiệu lực ở Anh.
Mấy nghìn năm lịch sử?
Stonehenge World Heritage Site là điểm được Unesco coi là di sản văn hóa thế giới, nhưng các câu hỏi về mục đích thực của các khối đá lớn, xếp thành vòng tròn ở Wiltshire, Anh Quốc.
Ngoài ra, các nghiên cứu di truyền vẫn tiếp tục đặt câu hỏi rằng nhóm cư dân nào thời cổ đại trên đảo Anh là tác giả của công trình này.
Giới khoa học đồng ý với nhau rằng người Anh cổ đại (ancient Britons) đến từ vùng nay thuộc Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ, và đưa văn hóa cự thạch, xây các công trình lớn bằng đá tới đảo Anh.
Ngoài Stonehenge, họ còn xây dựng các khu dân cư có thành bằng đất bao quanh như ở Skara Brae, Orkneys.
Sau đó, một nhóm khác, đến từ thảo nguyên từ vùng nay thuộc Ukraine tới Kazakhstan, tới Anh 4500 năm trước và lan ra chiếm lĩnh gần như toàn bộ các hòn đảo.
Công trình của nhóm nghiên cứu di truyền do giáo sư David Reich, từ Trường Y khoa Harvard ở Cambridge, Massachussetts, chủ trì cho thấy tới 90% gene của người Anh cổ đại – nhóm xây Stonehenge – bị thay thế chỉ trong vòng vài trăm năm.
Tuy vậy, có ý kiến nói những công trình bằng đá tiếp tục được sử dụng cho mục tiêu thờ cúng trong các nhóm cư dân cổ xưa mãi tới khi xã hội chuyển sang thời kỳ đồ đồng.
Trang English Heritage cho hay các ước tính của giới khảo cổ nói những khối đá đầu tiên của công trình Stongehenge (early henge) được dựng lên lần đầu 5000 năm trước.
Sau đó nó được các thế hệ sau bổ sung và vòng tròn đá có hình dạng như bây giờ (henge circle) hình thành 2500 năm trước Công nguyên.
Còn các đào đất sâu xung quanh điểm thờ cúng gần đó mới chỉ có tuổi trên 4000 năm trước.
Điều này là chỉ dấu việc định cư và sử dụng các khối đá lớn vào thời cúng có thể kéo dài hàng nghìn năm.
Một số nguồn lịch sử ở Anh tin rằng Stonehenge được dân bản địa thờ cho tới tận khi người La Mã sang chiếm đảo Anh vào năm 55 trước Công nguyên.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53130918
4 tuần liên tiếp Vương Quốc Anh và Pháp
có biểu tình chống kỳ thị chủng tộc vào cuối tuần
Hôm thứ Bảy (20 tháng 6) khắp châu Âu vẫn còn biểu tình chống kỳ thị chủng tộc, riêng ở Anh Quốc đã có biểu tình 4 tuần liên tiếp bất chấp lệnh cấm các cuộc tụ tập lớn vì đại dịch coronavirus. Trong khi ở Pháp, hàng trăm người ở Paris đã biểu tình chống kỳ thị chủng tộc, bạo lực cảnh sát và để tưởng nhớ những người da màu đã chết sau những cuộc chạm trán với cảnh sát Pháp hoặc trong những trường hợp đáng ngờ.
Các cuộc biểu tình lấy cảm hứng từ phong trào Black Live Matter đã diễn ra tại các thành phố lớn của Anh như London, Manchester, Edinburgh và Glasgow. Những người biểu tình trẻ tuổi ở London đã ít tuân thủ khoảng cách xã hội hơn so với hai tuần đầu.
Hàng trăm ngàn người đã tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa trên khắp nước Anh kể từ sau cái chết của George Floyd tại thành phố Minneapolis hôm 25/05/2020, thúc giục Vương quốc Anh phải đối diện với lịch sử của chủ nghĩa đế quốc và bất bình đẳng chủng tộc của mình.
Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố ông đang thành lập một ủy ban để xem xét những biện pháp loại bỏ bất bình đẳng chủng tộc, nhưng những người phản đối cáo buộc chính phủ bảo thủ chỉ hứa chứ không hành động.
Các cuộc biểu tình cũng được tổ chức ở Pháp cùng ngày. Nhiều người biểu tình tụ tập tại trung tâm Place de la Republique. Một số người mang một tấm bảng ghi dòng chữ đòi công lý cho Ibrahima Bah, 22 tuổi, người đã chết trong một vụ tai nạn xe gắn máy ở làng Villiers-le-Bel ngoại ô Paris hồi tháng 10/2019, trong lúc cố thoát khỏi sự kiểm tra của cảnh sát. Gia đình của Bah đã đổ lỗi cho cảnh sát về cái chết của anh. (BBT)
Covid-19: Gần 10 triệu học sinh Pháp
trở lại trường học
Minh Anh
Hôm nay, ngày 22/06/2020, ngoại trừ cấp 3, toàn bộ các nhà trẻ, trường mẫu giáo, tiểu học và cấp hai tại Pháp đón học sinh trở lại bình thường khi chỉ còn có hai tuần nữa là đến kỳ nghỉ mùa hè, bắt đầu từ ngày 04/07. Bất chấp các lệnh dỡ bỏ phong tỏa từ trung tuần tháng 5/2020 và việc mở cửa dần dần các cơ sở học đường, từ ba tháng nay rất nhiều trẻ em vẫn chưa thể trở lại trường học.
Các số liệu thống kê mới nhất từ bộ Giáo Dục cho thấy, trong giai đoạn dỡ phong tỏa bán phần, chỉ có 1,8 triệu trong tổng số 6,7 triệu học sinh quay lại trường học, nhưng hiếm khi nào được toàn thời gian. Ở cấp hai, chỉ có khoảng 600 ngàn trong số 3,3 triệu học sinh.
Theo AFP, chính việc giảm bớt các quy định về an toàn dịch tễ được áp đặt nghiêm ngặt cho đến hiện nay, đã có thể cho phép các trường học được mở cửa bình thường trở lại. Cụ thể, kể từ giờ, sẽ không còn quy định giãn cách xã hội tại mẫu giáo. Ở các trường tiểu học, chính phủ chỉ đơn giản khuyến nghị nên giữ khoảng cách một mét giữa các em học sinh. Còn tại các trường cấp hai, trong trường hợp bất khả kháng, học sinh được yêu cầu đeo khẩu trang.
Một ngày trước khi trường học mở cửa trở lại, chính phủ kêu gọi các bậc phụ huynh nên « tin tưởng các cơ sở của bộ Giáo Dục. Mọi việc được thực hiện sao cho các em được đón tiếp trong an toàn ».
Rạp chiếu bóng « hồi sinh »
Cũng trong ngày hôm nay, quy định chỉ được đón một nửa lượng khách cũng được dỡ bỏ hoàn toàn cho các rạp chiếu bóng và điểm sân khấu. Tuy nhiên, bộ trưởng Văn Hóa, ông Franck Riester, ngày 21/06/2020 khuyến nghị người xem nên ngồi cách xa nếu người ngồi cạnh không cùng gia đình, nhóm bạn.
Theo ước tính, lệnh phong tỏa áp đặt từ ba tháng qua đã gây thiệt hại cho ngành sân khấu hơn hai tỷ euro. Giới chuyên ngành yêu cầu « dỡ bỏ hoàn toàn lệnh phong tỏa và từ bỏ giãn cách xã hội » để cứu nguy cho lĩnh vực có khả năng bị « phá sản » nếu không được hồi phục hoạt động.
Tuần lễ thời trang Paris được giới thiệu trên mạng
Tuấn Thảo
Các đợt biểu diễn thời trang trong khuôn khổ Fashion Week thường chỉ có vỏn vẹn 10 phút, nhưng mức đầu tư tiền kỳ về nhân lực, tài chính hay thời gian đều rất cao. Rút kinh nghiệm từ dịch Covid-19, làng thời trang quốc tế buộc phải thay đổi cách tổ chức để thích nghi với hoàn cảnh mới. Chương trình các ‘‘Tuần lễ Thời trang’’ đều được rút gọn lại, trong khi các đợt biểu diễn chủ yếu diễn ra ở trên mạng.
Vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ vào đầu tháng 03/2020, hầu hết các Fashion Week tổ chức tại châu Á đều bị hủy bỏ, trong đó có Tuần lễ Thời trang Rakauten tại Tokyo, rồi đến các Tuần lễ Thời trang Seoul và Thượng Hải. Vào lúc ấy, các bộ sưu tập đã được thu hình rồi giới thiệu đơn thuần trên mạng để cho thấy quá trình sáng tạo của các nhà thiết kế, nỗ lực làm việc nhưng rồi cũng bị uổng công. Tuy vậy, cũng từ những khó khăn ấy, ban quản lý Fashion Week xem xét lại cách tổ chức và buộc phải suy nghĩ về một công thức khác để duy trì các hoạt động, dù là ở mức tối thiểu. Tuần lễ Thời trang Luân Đôn vừa diễn ra trong tuần qua và các thành phố quan trọng khác là Milano, Paris và New York sẽ tổ chức Fashion Week dưới dạng trực tuyến, từ đây cho tới tháng 09/2020.
Trước hết là tại Paris: ban đầu được dự trù vào ngày 27/03, Tuần lễ Thời trang rốt cuộc sẽ diễn ra trên mạng vào cuối tháng 6, đầu tháng 7. Tuần lễ từ 23/06 đến 28/6 được dành để giới thiệu thời trang Xuân
Hạ phái nam, còn tuần lễ từ 05/07 đến 09/07 được dành cho các bộ sưu tập thời trang cao cấp Thu-Đông nữ cũng như nam. Theo Liên đoàn thời trang cao cấp và thiết kế y phục FHCM của Pháp, các bộ sưu tập của mỗi thương hiệu sẽ được giới thiệu miễn phí dưới dạng phim video, chủ đề sáng tạo hoàn toàn tự do, chứ không nhất thiết bị đóng khung như các đợt biểu diễn trực tiếp. Trên nguyên tắc, chỉ có lịch chính thức mới được duy trì, tức là các thương hiệu sẽ lần lượt được giới thiệu theo thứ tự của chương trình ban đầu. Ngoài việc giới thiệu các bộ sưu tập thời trang, các bộ phim video còn xen kẽ các phần thuyết trình, các đoạn phỏng vấn nhà thiết kế cũng như giới chuyên gia, tựa như một bộ phim tài liệu ngắn ‘‘making of’ cho thấy hậu trường cũng như các giai đoạn tiền kỳ trong quá trình sáng tạo của các nhà tạo mốt.
Hiện giờ, trong khuôn khổ ‘‘Tuần lễ thời trang Paris’’ chỉ có việc giới thiệu bộ sưu tập thời trang phái nữ ‘‘Xuân-Hạ 2021’’ mới được duy trì vào mùa thu từ ngày 28/09 đến 06/10/2020, tuy nhiên hiệu thời trang Saint Laurent đã tuyên bố không tham gia sự kiện Tuần lễ Thời trang Paris và sẽ tổ chức riêng việc trình bày các bộ sưu tập của mình, vào một thời điểm thích hợp hơn.
Về phía Milano, Phòng thương mại Thời trang Ý cho biết Fashion Week Milano sẽ diễn ra trên mạng từ 14/07 đến 17/07. Thay vì phân biệt các bộ sưu tập thời trang, Milano cũng như Luân Đôn đã rút ngắn thời gian nhưng ngược lại mở rộng tối đa khuôn khổ chương trình. Hầu hết các thương hiệu Ý đều có thể tham gia và các bộ sưu tập không còn bị ‘‘khoanh vùng’’ tùy theo giới tính (nam/nữ) hay tùy theo mùa (Xuân-Hạ / Thu-Đông). Mô hình của Tuần lễ Thời trang Milano vào tháng 07/2020 tạo điều kiện cho các thương hiệu thời trang Ý giới thiệu các bộ sưu tập mới, trong vòng 15 phút video.
Theo chủ tịch Phòng Thương mại Carlo Capasa, các hiệu thời trang tự do chọn lựa cách biểu diễn phù hợp nhất với tình huống hiện nay. Các thương hiệu lớn trong đó có Ermenegildo Zegna, có thể tổ chức biểu diễn thời trang trực tiếp nhưng sẽ không có khán giả, còn những thương hiệu nhỏ hơn có thể chọn công thức giới thiệu qua phim video và hình ảnh quay từ hậu trường. Đây không phải lần đầu tiên Phòng thương mại Ý thực hiện Tuần lễ Thời trang trực tuyến. Vào năm 2019, bộ sưu tập thời trang Thu-Đông từng được giới thiệu trên mạng nhắm vào thị trường Trung Quốc. Kết quả là đã có 26 triệu lượt người xem trên hai mạng Tencent và Weibo.
Điều quan trọng nhất theo chủ tịch Carlo Capasa là song song với việc trình bày với công chúng các bộ sưu tập thời trang, còn có các showroom trực tuyến dành riêng cho giới chuyên ngành, mô hình này giống như là một hội chợ thời trang để cho các khách hàng quốc tế có thể chọn lựa kiểu mẫu, để rồi đặt hàng với các nhà thiết kế. Trong thời hậu Covid-19, khi mà các quy định giãn cách xã hội còn áp đặt khá nhiều ràng buộc, mạng internet trở thành một công cụ lợi ích cho các chiến dịch quảng cáo và bán hàng.
Tuần lễ Thời trang Milano trong tháng 07/2020 sẽ không có sự hiện diện của hai hiệu thời trang hàng đầu của Ý là Gucci và Giorgio Armani. Công ty Armani cho biết sẽ giới thiệu các dòng sản phẩm thời trang nam và nữ của hai thương hiệu Giorgio Armani và Emporio Armani vào tháng 09/2020. Còn đợt biểu diễn bộ sưu tập thời trang hạng sang Armani Privé (haute couture) tuy vẫn diễn ra tại Milano nhưng sẽ bị dời lại vào đầu tháng Giêng năm 2021, và một cách đặc biệt sẽ giới thiệu y phục mùa đông, bên cạnh một số kiểu mẫu nhẹ hơn dành cho mùa hè.
Cuối cùng tại New York, Tuần lễ Thời trang từ tháng 06/2020 đã bị dời sang tháng 09/2020. Fashion Week ở New York đã gặp rất nhiều khó khăn hồi tháng 2 vừa qua, và nay thành phố này vẫn bị virus corona tác động nặng nề. Tuần lễ Thời trang dự trù vào tháng 6 rốt cuộc sẽ được tổ chức từ 11/09 đến 16/09. Ngoài 4 thành phố chính là Luân Đôn, Paris, Milano, New York, ban quản lý Fashion Week hầu như đã phải hủy bỏ tất cả các sự kiện còn lại, trong đó có hai Tuần lễ thời trang quan trọng tại Madrid và Ibiza.
Trong giới chuyên ngành, hầu như mọi người đều hy vọng tình hình sẽ được cải thiện vào mùa thu tức là từ trung tuần tháng 9 trở đi. Mùa tựu trường cũng là điểm hẹn quan trọng nhất của làng thời trang quốc tế với hàng loạt sự kiện lớn nhỏ kéo dài cho tới cuối năm. Hy vọng rằng, các sinh hoạt sẽ được phục hồi từng bước từ đây cho tới mùa thu và các Fashion Week sẽ diễn ra đúng hẹn. Bằng không, nhiều thương hiệu của ngành thời trang quốc tế sẽ khó mà trụ vững và chỉ có các tập đoàn lớn, vốn có nhiều khả năng chi trả, mới hy vọng không bị quật ngã.
Chiến binh Taliban ở Afghanistan
bắt cóc hàng chục thường dân làm con tin
giữa các nỗ lực thúc đẩy hòa bình
Tin từ Kabul – Vào hôm Chủ nhật (21 tháng 6) các viên chức cho biết các chiến binh Taliban đã bắt cóc khoảng 60 thường dân ở miền trung Afghanistan trong tuần qua, với hơn một nửa số đó vẫn đang bị giam giữ giữa lúc Hoa Kỳ và các đồng minh bắt đầu đàm phán hòa bình.
Theo phó thống đốc tỉnh Daikundi, Mohammad Ali Uruzgani, Taliban bắt con tin ở tỉnh Daikundi sau khi một phụ nữ trốn thoát khỏi một ngôi làng do Taliban kiểm soát ở một tỉnh lân cận. Ông Uruzgani cho hay khoảng 26 thường dân, có cả phụ nữ và trẻ em đã được thả ra và những người lớn tuổi trong bộ lạc đang đàm phán để giải thoát những thường dân còn lại.
Một phát ngôn viên của Taliban đã phủ nhận việc họ bắt cóc thường dân. Các chiến binh đã ký một thỏa thuận rút quân với Hoa Kỳ được thiết kế để mở đường cho các cuộc đàm phán hòa bình với chính phủ Afghanistan hồi tháng 02/2020. Nhưng bạo lực vẫn diễn ra tràn lan sau thỏa thuận và bất hòa về việc thả tù nhân Taliban đã cản trở tiến trình đàm phán chính thức.
Một phát ngôn viên của hội đồng an ninh quốc gia cho biết Taliban đã giết hơn 40 thường dân trên khắp Afghanistan trong tuần qua. Hôm Chủ nhật (21 tháng 6), phái đoàn của Liên Hiệp Quốc ở Afghanistan đã công bố một báo cáo thể hiện lo lắng về 15 cuộc tấn công nhắm vào nhân viên y tế và các cơ sở chăm sóc sức khỏe trong đại dịch coronavirus, quy trách nhiệm phần lớn các cuộc tấn công cho Taliban. (BBT)
Tàu hải cảnh TQ liên tục hoạt động
gần Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản phản ứng
Chính phủ Nhật Bản mới đây gửi công hàm phản đối Bắc Kinh sau khi 4 tàu hải cảnh Trung Quốc bị phát hiện hoạt động gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hôm 17.6.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần và bên trong vùng biển Nhật Bản tuyên bố có chủ quyền xung quanh Senkaku/Điếu Ngư trong 65 ngày liên tiếp. Đây là thời gian hoạt động lâu nhất kể từ tháng 9.2012, khi căng thẳng Nhật-Trung leo thang sau khi chính phủ Nhật mua và quốc hữu hóa 3 hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư, theo tờ South China Morning Post tối 19.6.
“Chúng tôi cho rằng những hoạt động này tiếp tục diễn ra là cực kỳ nghiêm trọng. Chúng tôi sẽ phản ứng một cách cứng rắn và bình tĩnh đối với phía Trung Quốc”, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nhấn mạnh, nhưng không nói rõ các tàu hải cảnh Trung Quốc làm gì trong vùng biển xung quanh Senkaku/Điếu Ngư.
Ông Suga đưa ra tuyên bố trên khoảng 5 tuần sau khi tàu tuần duyên Nhật can thiệp ngăn chặn một nhóm tàu hải cảnh Trung Quốc quấy rối một tàu cá Nhật hoạt động gần một hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư. Nhóm tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực sau khi tàu Nhật phát cảnh báo qua sóng vô tuyến.
Tàu hải cảnh Trung Quốc liên tục hoạt động gần Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản phản ứng – ảnh 1
Tàu tuần duyên Nhật tuần tra gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
“Bắc Kinh không ngừng cố tìm kiếm cơ hội để khai thác những điểm yếu của Nhật xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và đây là một phần trong chiến lược lâu dài của họ”, theo giáo sư quan hệ quốc tế Stephen Nagy thuộc Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế ở Tokyo. Ông Nagy cho rằng mục tiêu của Trung Quốc đưa tàu vào vùng biển tranh chấp là chứng minh với cộng đồng quốc tế rằng tuyên bố chủ quyền của Nhật đối với Senkaku/Điếu Ngư còn yếu vì Tokyo không thể thực hiện việc kiểm soát hành chính đối với khu vực, theo South China Morning Post.
Tương tự, giáo sư Yoichi Shimada thuộc Đại học tỉnh Fukui (Nhật Bản) cho rằng Trung Quốc có tham vọng lâu dài đối với Senkaku/Điếu Ngư và cách duy nhất Nhật có thể ngăn chặn các động thái của Trung Quốc đối với quần đảo này là thắt chặt mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Covid-19: Hàn Quốc xác nhận
bị làn sóng lây nhiễm thứ hai
Giới chức y tế tại Hàn Quốc tin rằng nước này đang có làn sóng lây nhiễm virus corona thứ hai, tuy chỉ ghi nhận được số ca bệnh tương đối thấp.
Hàn Quốc đã là một câu chuyện thành công trong việc chống Covid-19, nhưng nay e rằng đại dịch sẽ tiếp tục diễn ra trong nhiều tháng nữa.
Quan hệ Hàn – Việt: Chuyện gì ra chuyện đó
Du học sinh Việt ở Daegu, Hàn Quốc và mối lo ‘ở hay về’
Người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), Jung Eun-kyeong, nói rằng làn sóng dịch bệnh đầu tiên đã kéo dài cho tới tháng Tư.
Kể từ tháng Năm tới nay, các ổ dịch mới đã tăng thêm, trong đó có cả các điểm bùng phát tại các hộp đêm ở thủ đô Seoul.
Giữa hai giai đoạn đó, số ca nhiễm bệnh được ghi nhận chính thức hàng ngày đã giảm từ gần một ngàn xuống còn gần như bằng không trong ba ngày liên tiếp.
Các quan chức hôm thứ Hai nói rằng trong 24 giờ qua, có 17 trường hợp nhiễm mới đã được ghi nhận tại các ổ bệnh khác nhau, gồm ở các văn phòng lớn và các nhà kho.
Bác sỹ Jeong nói rằng tình trạng nhiễm nhiều trở lại trong thời gian gần đây khiến bà kết luận rằng Han Quốc đang rơi vào làn sóng nhiễm virus thứ hai, và bà cho rằng làn sóng này sẽ tiếp diễn.
Virus corona: Lạc đà ốm đã giúp Hàn Quốc chống dịch ra sao?
Cho tới nay, KCDC nói làn sóng nhiễm virus đầu tiên ở Hàn Quốc chưa bao giờ thực sự kết thúc.
Nhưng bác sỹ Jeong nói rằng rõ ràng là một kỳ nghỉ cuối tuần hồi đầu tháng Năm đã đánh dấu sự bắt đầu của một làn sóng lây nhiễm mới, chủ yếu tập trung ở khu vực Seoul mở rộng, nơi trước đó chỉ có một số ít các ca bệnh.
Trước đó, hôm thứ Hai, thành phố Daejeon ở phía nam thủ đô tuyên bố sẽ cấm các cuộc tụ tập nơi công cộng như bảo tàng, thư viện, sau khi có một số ổ dịch nhỏ được phát hiện.
Covid-19: Nỗi sợ hãi trong phòng hồi sức cấp cứu
Thị trưởng Seoul cũng cảnh báo rằng thủ đô có thể sẽ cần áp dụng trở lại biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, nếu như các ca nhiễm bệnh lên đến trung bình là 30 ca trong vòng ba ngày tới, và nếu tỷ lệ tiếp nhận bệnh nhân cần giường bệnh trong các bệnh viện thành phố vượt quá 70%.
Hàn Quốc đã tránh được việc phải phong tỏa toàn quốc. Thay vào đó, nước này dựa vào các biện pháp giãn cách xã hội tự nguyện bên cạnh việc áp dụng chiến lược tìm dấu vết, phát hiện và xét nghiệm để đối phó với bệnh dịch.
Đã có tổng số 280 người tử vong kể từ khi nước này báo cáo về ca bệnh đầu tiên hôm 20/1.
Nhìn chung, có hơn 12 ngàn ca nhiễm bệnh đã được ghi nhận, và hiện được cho là đang có 1277 ca bệnh rõ rệt ở nước này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53137005
Triều Tiên chuẩn bị 3.000 bóng bay
để rải 12 triệu truyền đơn sang Hàn Quốc
Hải Lam
Kênh truyền thông nhà nước Triều Tiên KCNA hôm nay (22/6) đưa tin nước này sẽ dùng 3.000 bóng bay để rải khoảng 12 triệu truyền đơn sang Hàn Quốc, đồng thời đe dọa rằng thời điểm trả đũa đang đến gần.
Theo KCNA, các tổ chức xuất bản và in ấn tại thủ đô Bình Nhưỡng đã phát hành 12 triệu truyền đơn các loại, phản ánh “sự phẫn nộ và thù địch của người dân từ mọi tầng lớp”.
“Nhiều thiết bị và phương tiện phân phát tờ rơi, bao gồm hơn 3.000 quả bóng bay các loại có khả năng rải tờ rơi vào sâu bên trong Hàn Quốc, đã được chuẩn bị”, hãng truyền thông Triều Tiên cho biết thêm. Bình Nhưỡng cũng cảnh báo: “Thời điểm để trả đũa đang đến gần”.
KCNA không đề cập khi nào sẽ rải truyền đơn, song giới quan sát dự đoán Triều Tiên sẽ thực hiện kế hoạch này vào ngày 25/6, nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến tranh liên Triều (1950-1953).
Trước đó, vào hôm 20/6, Bộ Thống Nhất Hàn Quốc kêu gọi Bình Nhưỡng dừng ngay kế hoạch rải truyền đơn, gọi đây là sự vi phạm thỏa thuận thượng đỉnh liên Triều năm 2018. Tuy nhiên, Bộ Mặt trận Thống
nhất Triều Tiên hôm 21/6 tuyên bố không có ý định tái xem xét hoặc thay đổi kế hoạch này, đồng thời gọi thỏa thuận của hai miền “đã chết”.
Căng thẳng Triều Tiên – Hàn Quốc leo thang kể từ đầu tháng 6, khi Bình Nhưỡng liên tục chỉ trích Seoul vì không ngăn các nhóm đào ngũ và các nhà hoạt động rải truyền đơn về phía Bắc. Triều Tiên đã gọi Hàn Quốc là “kẻ thù” và tuyên bố cắt đứt mọi đường dây liên lạc xuyên biên giới giữa hai miền. Tuần trước, Triều Tiên thậm chí còn cho nổ một văn phòng liên lạc chung ở thị trấn biên giới Kaeson và tuyên bố cho quân đội trở lại các đơn vị ở khu vực biên giới phi quân sự giữa hai nước.
Hai bộ mặt của Kim Yo Jong,
phụ nữ quyền lực nhất Triều Tiên
Thế giới bắt đầu biết đến Kim Yo Jong khi Triều Tiên, một đất nước hầu như hoàn toàn cô lập, hé mở cánh cửa đóng kín từ 3 thế hệ để giao lưu với thế giới bên ngoài. Kim Yo Jong là em gái và là phụ tá đắc lực, tín cẩn của Chủ tịch Kim Jong Un, nhà độc tài trẻ tuổi nắm quyền sinh sát tại miền Bắc bán đảo Triều Tiên.
Một thế giới tò mò khám phá một cách thích thú một phụ nữ trẻ trung, năng động, dáng mảnh khảnh, ăn mặc giản dị và lịch sự, khi Kim Yo Jong được cử sang Hàn Quốc dự Thế vận hội Mùa Đông 2018.
Đây là lần đầu tiên một thành viên của gia đình họ Kim ngự trị ở miền Bắc tới thăm Hàn Quốc sau chiến tranh Triều Tiên 1950.
Trong chuyến thăm lịch sử, nụ cười tươi và cung cách tự nhiên của bà Kim Yo Jong khi giao tiếp với Tổng Thống Hàn quốc Moon Jae-in, ngay lập tức chiếm được cảm tình của người dân miền Nam và sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
‘Vũ khí mới’ của Triều Tiên
Truyền thông quốc tế ví bà Kim Yo Jong như “vũ khí mới” của Triều Tiên trong chiến dịch thu phục nhân tâm, thu hút sự chú ý của thế giới mà không cần thử nghiệm hạt nhân hay phóng tên lửa như mọi khi, và chuyến đi lịch sử này được coi là một thành công vì đã giúp cải thiện hình ảnh của một nước Triều Tiên xưa nay vẫn khép kín và hầu như hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài.
Sau đó Kim Yo Jong thường xuyên xuất hiện bên cạnh anh trai, lãnh tụ Kim Jong Un, trong các cuộc họp thượng đỉnh với Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump. Tại cuộc họp thượng đỉnh ở Hà Nội vào cuối tháng 2/2019 thế giới lại chứng kiến bà Kim Yo Jong, dáng dấp nhanh nhẹn, có mặt ở mọi lúc mọi nơi để kiểm tra và bảo đảm mọi sự đều suôn sẻ.
Thượng đỉnh ấy thất bại khiến mối quan hệ ‘đặc biệt’ giữa lãnh tụ Kim và Tổng Thống Trump rơi vào bế tắc, và các quan hệ liên Triều trở nên căng thẳng trở lại.
Đến tháng 4, khi nhà độc tài họ Kim biến mất một cách bí ẩn, không xuất hiện trước công chúng trong suốt 3 tuần lễ, có tin đồn ông lâm trọng bệnh, có thể đã chết.
Ông Kim xuất hiện trở lại vào đầu tháng 5, nhưng tin đồn vẫn râm ran về tình trạng sức khỏe của ông và khả năng ai sẽ lên thay thế ông.
Phụ nữ quyền lực nhất Triều Tiên
Trước tình huống đó, mọi con mắt đều đổ dồn về Kim Yo Jong. Một số nhà phân tích suy đoán, nếu lãnh tụ họ Kim có hề hấn gì, thì có khả năng ông sẽ trao quyền cho em gái, người được ông tín cẩn nhất, ít nhất là cho tới khi con cái của ông tới đã đủ lớn.
Suy đoán này dường như có cơ sở bởi vì trong hơn tuần qua, thế giới ngạc nhiên khi thấy bà Kim Yo Jong chủ động lên tiếng về nhiều vấn đề quốc sự.
Hôm 9/6, bà Kim Yo Jong loan báo tuyệt giao với Hàn quốc.
Bà gọi miền Nam là “kẻ thù”, đòi phá hủy Văn phòng liên lạc liên Triều, đe dọa hành động quân sự nhắm vào miền Nam, và nặng lời đả kích Tổng Thống Hàn quốc. Bà mô tả một bài diễn văn của Tổng Thống Moon Jae In, đánh dấu kỷ niệm 20 năm cuộc họp thượng đỉnh liên Triều đầu tiên, là “đáng ghê tởm”.
Báo Daily Mirror của Anh hôm 18/6 tường trình rằng, bà Kim miệt thị miền Nam là “đồ chó hoang”, và tuyên bố sẽ điều binh tới vùng biên giới, làm tăng lo ngại về nguy cơ xảy ra chiến tranh.
Bà Kim Yo Jong miêu tả những người đào tị là “rác rưởi của nhân loại, hay những con thú hoang đã phản bội quê hương.”
Khó có thể liên kết những lời lẽ miệt thị và thái độ hung hăng đó với hình ảnh của một Kim Yo Jong đã chiếm được cảm tình của thế giới khi đến dự Thế vận hội Mùa Đông ở Hàn quốc hay sang Việt Nam dự thượng đỉnh Trump-Kim.
Kim Yo Jong là ai?
Bà Kim Yo-jong, em gái Chủ tịch Kim Jong-un, là con gái út và duy nhất của ông Kim Jong Il và người vợ không chính thức, bà Ko Yong Hui, một vũ công người Triều Tiên lai Nhật, theo báo Washington Post.
Theo cơ quan tình báo Hàn quốc thì Kim Yo Jong sinh ngày 26/9/1987 tại Bình nhưỡng. Nhưng trong tài liệu của Bộ Tài chính Mỹ thì Kim Yo Jong ra đời ngày 26/9/1989. Chi tiết này được tiết lộ năm 2019 khi Bộ Tài chính Hoa Kỳ ghi tên bà vào sổ đen gồm những nhân vật bị trừng phạt về những vi phạm về nhân quyền.
Theo Washington Post, bà là con gái út trong 7 người con của ông Kim Jong Il, và được ông yêu thương đặc biệt.
Thuở còn bé Kim được gia sư giảng dạy ở nhà, đến những năm 1990 và những đầu năm 2000, bà được đưa được đưa sang Thụy Sĩ theo học tại trường công lập Liebefeld-Steinhölzli tại thành phố Bern, dưới tên Pak Mi Hyang.
Chuyên gia về các vấn đề Triều Tiên Bruce Bennett nhận định về bà Kim Yo Jong trong một bài báo của tờ Daily Beast được tạp chí Forbes trích dẫn mới đây:
“Kim Yo Jong là người thông minh, tính toán, nắm quyền hành lớn trong tay. Trong thành phần ưu tú của Triều Tiên, Kim Yo Jong là người có cơ may cao nhất để thừa kế ngôi vị quyền lực”, nếu Kim Jong Un có mệnh hệ gì.
Sự nghiệp chính trị
Kim Yo Jong gia nhập Đảng Lao Động Triều Tiên vào năm 2007, và sau này làm bí thư cho cha trước khi ông Kim Jong Il qua đời vào năm 2011. Kim Yo cũng phục vụ trong cương vị Phó Chủ nhiệm thứ nhất Ban công tác Mặt trận Thống nhất, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên.
Khi anh của bà, ông Kim Jong Un, lên cầm quyền, Kim Yo Jong trở thành Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị để thay thế một bà cô. Trong vai trò Phó Chủ tịch Ủy ban tuyên truyền của đảng Lao động Bắc Triều Tiên, Kim Yo Jong là người luôn chăm chút và bảo vệ hình ảnh của anh, Kim Jong Un.
Theo một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học John Hopkins, Tiến sĩ Michael Madden, thì Kim Yo Jong là cố vấn thân cận và tín cẩn nhất của lãnh tụ Kim Jong Un.
Chuyên gia về các vấn đề Triều Tiên Bruce Bennett nhận định về bà trong một bài báo của tờ Daily Beast được trích dẫn trong tạp chí Forbes.
“Kim Yo Jong là người thông minh, tính toán, nắm trong tay quyền hành lớn, trong số những thành phần ưu tú của Triều Tiên, Kim Yo có cơ may cao nhất để thừa kế ngôi vị quyền lực”, nếu ông Kim Jong Un vì lý do nào không giữ vị thế này.
Dựa trên nhận định của các chuyên gia vẫn theo sát tình hình Triều Tiên, thì trong tương lai, chúng ta sẽ còn được nghe nói nhiều về người phụ nữ này.
Hàn Quốc: Bolton ‘bóp méo’ sự thật
về hội nghị thượng đỉnh Trump – Kim
Hôm 22/06, Hàn Quốc cho biết các thông tin của cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton viết về các cuộc thảo luận giữa các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và hai miền Triều Tiên trong cuốn hồi ký của ông là không chính xác và bị bóp méo, theo Reuters.
Ông Bolton đưa ra chi tiết trong cuốn sách về các cuộc đàm thoại trước và sau ba cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, bao gồm cả lý do vì sao hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai của họ tại Việt Nam bất thành.
Cuốn sách có tựa: “The Room Where It Happened: A White House Memoir,” dự kiến xuất bản vào 23/06 nhưng báo chí đã trích đăng.
Báo chí dẫn lời Bolton viết rằng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người rất muốn cải thiện quan hệ với Triều Tiên, đã đưa ra những kỳ vọng không thực tế đối với cả ông Kim và ông Trump vào trong chương trình nghị sự “thống nhất” của riêng mình.
Ông Chung Eui-yong, Cố vấn an ninh quốc gia của Hàn Quốc, cho biết trong một tuyên bố đề cập đến mô tả của Bolton về các cuộc tham vấn cấp cao nhất: “Nó không phản ánh các thông tin thật, và đã bóp méo thông tin.”
Ông Chung không nói chi tiết về các lĩnh vực cụ thể mà Hàn Quốc cho là không chính xác nhưng cho biết ấn phẩm này đã đặt ra “một tiền lệ nguy hiểm.”
Ông nói: “Việc đơn phương xuất bản các tham vấn được thực hiện dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản của ngoại giao và có thể làm tổn hại nghiêm trọng các cuộc đàm phán trong tương lai.”
Ông Trump và ông Kim gặp nhau lần đầu tiên tại Singapore vào tháng 6/2018, với hy vọng nỗ lực ép Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân và về phần Washington thì sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Nhưng hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ hai, diễn ra tại Việt Nam vào đầu năm 2019, đã sụp đổ khi ông Trump từ chối lời đề nghị của ông Kim về việc dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt của Mỹ thì Triều Tiên mới từ bỏ cơ sở hạt nhân chính của họ.
Hậu trường chính trị: Thông điệp cứng rắn của Đài Loan
Lãnh đạo Thái Anh Văn tháng trước là người đầu tiên lên tiếng cam kết sẽ có biện pháp giúp đỡ những người Hồng Kông muốn di cư.
Chính quyền Đài Loan mới đây thông báo sẽ thành lập văn phòng chuyên trách về hỗ trợ nhân đạo đối với những người Hồng Kông muốn di cư đến Đài Loan, sau khi Trung Quốc đại lục có nhiều động thái nhằm tăng cường kiểm soát đối với đặc khu, bao gồm dự luật an ninh quốc gia mới. Theo ông Trần Minh Thông, phụ trách Hội đồng Các vấn đề về đại lục của Đài Loan, văn phòng này sẽ khai trương vào ngày 1.7, cũng chính là ngày Anh trao trả Hồng Kông cách đây 23 năm.
Động thái mới nhất cho thấy chủ trương cứng rắn của Đài Loan, sau khi lãnh đạo Thái Anh Văn tháng trước là người đầu tiên lên tiếng cam kết sẽ có biện pháp giúp đỡ những người Hồng Kông muốn di cư. Bắc Kinh đã lên án đề xuất của bà Thái và tiếp tục xúc tiến kế hoạch về dự luật an ninh. Trong động thái mới nhất, Bắc Kinh hôm qua điều tiêm kích J-10 tiếp cận Đài Loan lần thứ tư trong 4 ngày qua, buộc Đài Loan điều các tiêm kích cảnh cáo.
Trước đó, gần 200 người Hồng Kông đã trốn đến Đài Loan kể từ khi phong trào biểu tình nổ ra ở đặc khu vào năm ngoái. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng Đài Loan không có sự chuẩn bị cần thiết để tiếp nhận số lượng lớn người Hồng Kông và thiếu kinh nghiệm về vấn đề người tị nạn, chưa kể vấn đề kiểm soát Covid-19 vì hiện Đài Loan vẫn áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35385-hau-truong-chinh-tri-thong-diep-cung-ran-cua-dai-loan.html
Trung Quốc cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự
gia tăng với Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương
Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia Trung Quốc dự kiến sẽ công bố một báo cáo vào ngày 23/6 tới liên quan đến sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Biển Đông, đồng thời cảnh báo về xung đột giữa hai nước do nguy cơ đụng độ quân sự gia tăng.
Theo Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc hôm 22/6, báo cáo mới đưa ra các thông tin cụ thể về chính sách an ninh của Mỹ, việc triển khai và hiện diện quân sự cũng như các hoạt động quân sự của Mỹ gần đây trong khu vực.
Theo báo cáo, kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền vào đầu năm 2017, việc cạnh tranh giữa các cường quốc giống như dưới thời chiến tranh lạnh, chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương của chính phủ Mỹ được đưa ra vào năm 2018 nhắm tới việc bảo vệ vị trí đứng đầu của Mỹ trên thế giới và khu vực.
Báo cáo cho biết Hoa Kỳ có khoảng 375.000 quân thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương, bao gồm 60% quân thuộc các tàu hải quân, 55% thuộc lục quân và 2/3 thuộc thuỷ quân lục chiến. Với một lượng lớn vũ khí mới và hiện đại, quân đội Mỹ đã duy trì vị trí đứng đầu hoàn toàn của Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương trong nhiều năm, trong khi tiếp tục tìm kiếm việc điều quân mới, ngân sách và nguồn lực để đối phó với Nga và Trung Quốc.
Báo cáo cũng nói tới việc tàu của hải quân Hoa Kỳ đã gia tăng các hoạt động tuần tra ở khu vực Biển Đông trong thời gian gần đây, đi qua các vùng nước mà Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông và eo biển Đài Loan. Gần đây nhất Hoa Kỳ đã điều động cùng một lúc 3 hàng không mẫu hạm đến Biển Đông.
Giới chức quân sự của Trung Quốc cho Hoàn Cầu Thời Báo biết quân đội Trung Quốc đã đuổi những tàu của hải quân Mỹ ra khỏi các vùng nước gần quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời thực hiện các cuộc tập trận để gia tăng khả năng chiến đấu, cho thấy khả năng và quyết tâm của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền của mình.
Báo cáo cảnh báo việc Hoa Kỳ đã tăng cường triển khai quân đến khu vực, gia tăng hợp tác với các đồng minh quân sự và có các hoạt động gây hấn nhắm vào Trung Quốc, “khiến Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng chi tiêu quân sự và xây dựng các lực lượng quân sự hợp lý để bảo vệ an ninh quốc gia”.
Lo ngại TQ trao thêm quyền cho hải cảnh
Trung Quốc dự kiến sửa luật để lực lượng hải cảnh có thể cùng quân đội huấn luyện, tập trận nhằm tham gia các chiến dịch chung nếu xảy ra chiến tranh.
Tờ Nikkei Asian Review ngày 21.6 đưa tin Trung Quốc sẽ đẩy mạnh sự phối hợp giữa lực lượng hải cảnh và quân đội khi cho phép 2 bên tập trận chung và tham gia các chiến dịch cùng nhau nếu xảy ra chiến tranh.
Nội dung này được đề cập trong dự thảo đề xuất sửa đổi luật liên quan Lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân, được thông qua bởi Ủy ban Thường vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (quốc hội) Trung Quốc vào ngày 20.6.
Mở rộng năng lực trên biển
Giới quan sát cho rằng thông qua sự phối hợp giữa 2 lực lượng trên, Trung Quốc đang muốn xây dựng mạng lưới liền mạch trong việc xử lý mọi vấn đề từ tuần tra biển cho đến tiến hành chiến dịch quân sự, nhất là trên biển.
Luật sửa đổi đưa Lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân về dưới sự chỉ huy của Quân ủy Trung ương (CMC), nghĩa là quy tụ lại dưới 5 chiến khu trong bối cảnh chiến tranh. Trước đó, lực lượng này do CMC và Quốc vụ viện cùng lãnh đạo.
Hải cảnh là một bộ phận của Lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân nên cũng áp dụng theo luật mới. Do đó, quân đội và hải cảnh Trung Quốc có thể tham gia cùng nhau nếu giới lãnh đạo quyết định rằng tình huống chiến tranh xảy ra ở biển Hoa Đông hay Biển Đông. Ngay cả khi bình thường, hải cảnh cũng có thể tham gia huấn luyện, diễn tập và cứu hộ khẩn cấp với quân đội.
Với quân số ước tính 600.000 – 700.000 người, Lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân chủ yếu xử lý các vấn đề trên bờ như giữ gìn an ninh và bảo vệ những cơ sở hạ tầng trọng yếu. Tuy nhiên, dự luật sửa đổi nêu rõ rằng “việc bảo vệ lợi ích trên biển và thực thi pháp luật” là một trong các sứ mệnh chính của lực lượng này.
Nhận diện mối nguy từ hải cảnh
Hồi tháng 12.2019, các thay đổi về pháp lý này chưa được đề cập trong kế hoạch của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Giới quan sát cho rằng việc bà Thái Anh Văn tái đắc cử hồi tháng 1 có thể đã khiến việc sửa đổi nhanh chóng được đưa vào chương trình nghị sự.
Những thay đổi trong luật cũng được đưa ra trong bối cảnh các tàu hải cảnh của Trung Quốc bị tố nhiều lần xuất hiện ở các vùng biển tranh chấp như khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản.
Đáng chú ý, giới quan sát cho rằng Trung Quốc đang sử dụng tàu hải cảnh cùng tàu dân quân biển ngụy trang dưới dạng tàu cá cho chiến thuật “vùng xám” nhằm vào các bên khác ở Biển Đông.
Chiến thuật “vùng xám” với những hành động “dưới ngưỡng chiến tranh”, là việc thay thế quân đội bằng những lực lượng quân sự hoặc bán quân sự trá hình nhằm không gây phản ứng mạnh từ các nước. Do đó, Trung Quốc không ngừng mở rộng lực lượng hải cảnh với đội tàu trên 1.000 tấn tăng từ khoảng 60 chiếc vào năm 2010 lên hơn 130 chiếc hiện nay, đồng thời gia tăng hoạt động ở những vùng biển tranh chấp, theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra năm ngoái.
Theo trang Asian Military Review, đội tàu hải cảnh của Trung Quốc có quy mô lớn nhất thế giới nhằm phục vụ cho các yêu sách chủ quyền phi pháp của nước này ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Đội tàu hải cảnh của Trung Quốc còn thường xuyên gây hấn, đâm chìm tàu cá các nước trong khu vực, hỗ trợ hoạt động phi pháp của các tàu khảo sát ở Biển Đông. Mới đây, tàu hải cảnh số hiệu 4006 của Trung Quốc còn ngang nhiên cướp tài sản, đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đang hoạt động ở Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tàu sân bay Mỹ tấp nập ở cửa ngõ Biển Đông
Trang web hải quân Mỹ ngày 21.6 đưa tin 2 nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz vừa bắt đầu các chiến dịch bay song song ở vùng biển Philippines. Trên biển, 2 nhóm tàu sẽ hỗ trợ các cuộc diễn tập phòng không, trinh sát biển, tiếp tế, huấn luyện phòng thủ khi tác chiến trên không, tấn công tầm xa, thao tác phối hợp và nhiều hoạt động khác. Trong khi đó, trang Twitter của hải quân Mỹ hôm 20.6 cho hay nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan vừa tiến hành các chiến dịch bay của lực lượng sẵn sàng chiến đấu nhằm bảo vệ các lợi ích hàng hải chung của đồng minh, đối tác ở vùng biển Philippines.
Theo tờ The Japan Times, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017, hải quân Mỹ đưa 3 nhóm tác chiến tàu sân bay đến cửa ngõ Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh tiếp tục diễn biến xấu. Hải quân Mỹ nhấn mạnh rằng Washington có mối quan tâm lớn trong việc duy trì an ninh, thịnh vượng, giải pháp hòa bình đối với tranh chấp, thương mại hợp pháp không bị cản trở và sự tôn trọng tự do hàng hải, hàng không trên khắp các khu vực chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
http://biendong.net/bien-dong/35400-lo-ngai-tq-trao-them-quyen-cho-hai-canh.html
Báo cáo của TQ đe dọa Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương
Báo cáo sắp công bố của Trung Quốc cảnh báo về nguy cơ đối đầu với Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời kêu gọi duy trì mối quan hệ hai bên cùng có lợi.
Hoàn Cầu thời báo tối 21.6 đưa tin Trung Quốc sắp công bố báo cáo năm 2020 về khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có nội dung cảnh báo về nguy cơ đối đầu trước các hoạt động của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được Washington khẳng định là nhằm duy trì khu vực tự do và rộng mở.
Dự kiến sẽ được Viện Quốc gia về Nghiên cứu biển Hoa Nam (tên Trung Quốc dùng để gọi Biển Đông) công bố ngày 23.6, báo cáo đề cập đến các hoạt động của Mỹ tại khu vực trong thời gian qua, nhất là từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức vào năm 2017.
Đáng chú ý, báo cáo cảnh báo về nguy cơ đối đầu và các mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ trở nên xấu đi.
Song song đó, báo cáo khẳng định Trung Quốc tích cực duy trì mối quan hệ quân sự với Mỹ theo các nguyên tắc không mâu thuẫn, không đối đầu, tôn trọng nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Do đó, hai bên cần kiểm soát những bất đồng và đề phòng mâu thuẫn.
Bên cạnh đó, báo cáo kêu gọi 2 nước nên duy trì các kênh liên lạc, áp dụng các thỏa thuận về xây dựng lòng tin về quân sự và ngăn ngừa khủng hoảng, tạo điều kiện thông tin và đối thoại về an ninh hạt nhân, không gian mạng, không gian và trí tuệ nhân tạo.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh giới chức Mỹ lo ngại Trung Quốc lợi dụng đại dịch Covid-19 để đẩy mạnh các yêu sách chủ quyền vô căn cứ ở Biển Đông, theo Reuters.
Theo trung tướng Kevin Schneider chỉ huy các lực lượng Mỹ ở Nhật Bản, Trung Quốc gia tăng các hoạt động của tàu hải quân, tàu hải cảnh và tàu dân binh nhằm quấy rối các tàu nước khác ở Biển Đông, nơi nước này ngang ngược tuyên bố chủ quyền.
Mới đây, quốc hội Trung Quốc thông qua dự luật cho phép lực lượng hải cảnh tập trận, tham chiến chung với quân đội, dẫn đến lo ngại về việc các tàu hải cảnh sẽ gia tăng các hành vi ngang ngược ở Biển Đông và biển Hoa Đông, theo Nikkei Asian Review.
Chưa hết, mạng truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) ngày 18.4 ngang nhiên đưa tin theo phê chuẩn của chính phủ Trung Quốc, cái gọi là thành phố Tam Sa đã lập hai quận quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trong bối cảnh này, Mỹ điều 3 nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, USS Ronald Reagan và USS Nimitz đến vùng biển Philippines, đồng thời khẳng định quan điểm duy trì các vùng biển, vùng trời chung được tự do và rộng mở.
Liên quan diễn biến trong khu vực, trang Business World ngày 21.6 đưa tin Bộ Năng lượng và Bộ Ngoại giao Philippines đang muốn khôi phục lại hoạt động thăm dò ở vùng biển phía tây nước này vì các quy định phòng chống Covid-19 được nới lỏng, đồng thời cũng vì nhu cầu khẳng định chủ quyền ở vùng biển tranh chấp.
http://biendong.net/bien-dong/35399-bao-cao-cua-tq-de-doa-my-o-chau-a-thai-binh-duong.html
Tàu ngầm TQ vào sát lãnh hải Nhật
thử khả năng chống ngầm của Nhật-Mỹ?
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay một tàu ngầm nước ngoài chạy về hướng tây trong vùng tiếp giáp lãnh hải nằm phía đông bắc đảo Amami Oshima thuộc tỉnh Kagoshima vào chiều 18.6 và nguồn tin cho rằng đó là tàu Trung Quốc.
Tờ The Japan Times dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nhật cho hay Lực lượng phòng vệ trên biển (MSDF) đã triển khai tàu khu trục và máy bay tuần tra theo dõi tàu ngầm nói trên. Đến sáng 20.6, tàu ngầm nước ngoài chạy về hướng tây tại vùng biển bên ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải nằm phía tây của đảo Yokoate, cũng thuộc Kagoshima.
Theo Bộ Quốc phòng Nhật, chiếc tàu ngầm nước ngoài đi qua vùng biển nằm giữa chuỗi đảo Tokara thuộc Kagoshima và đảo Amami Oshima mà không nổi lên. Luật pháp quốc tế không cấm tàu ngầm nước ngoài đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải thuộc nước khác.
Bộ Quốc phòng Nhật không tiết lộ tàu ngầm lạ của nước nào hay thuộc loại gì vì việc tiết lộ như thế có thể cung cấp manh mối về khả năng phát hiện tàu ngầm của MSDF.
Trong khi đó, một số nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật cho rằng đó là tàu ngầm Trung Quốc và hành vi của tàu là bất thường. Nguồn tin cho rằng tàu ngầm này “có thể đã thử khả năng tác chiến chống tàu ngầm của Nhật và Mỹ”.
Vào tháng 1.2018, Tokyo thông báo đã phát hiện một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc hoạt động gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Đó là lần đầu tiên một tàu ngầm Trung Quốc bị phát hiện hoạt động gần vùng tiếp giáp lãnh hải xung quanh vùng biển Nhật gọi là lãnh hải ở Senkaku/Điếu Ngư.
Mực nước đập Tam Hiệp tiếp tục dâng cao,
vượt quá giới hạn kiểm soát lũ 2 mét
Vũ Dương
Trung Quốc gần đây mưa bão không ngừng, 24 tỉnh thành bị lũ lụt tàn phá nặng nề, những lời cảnh báo về nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp lần nữa được lan truyền rộng rãi. Ngày 21/6, đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng đã thừa nhận rằng, mực nước đập Tam Hiệp tiếp tục dâng cao, hiện đã vượt quá giới hạn phòng lũ.
Kênh tài chính của CCTV tối ngày 21/6 đưa tin, ngày 20/6, dòng chảy của đập Tam Hiệp tăng lên đến 26.500 m3/s, tăng 6.000 m3/s so với lưu lượng 20.500 m3/s vào ngày 19/6. Hiện tại, mực nước trong hồ chứa đạt gần 147 mét, vượt quá gần 2 mét so với mực nước giới hạn phòng lũ.
Đập Tam Hiệp nhiều lần được Hội Đập lớn Thế giới (ICOLD) liệt kê là “con đập nguy hiểm nhất thế giới”. Thời gian gần đây có những bức ảnh từ xa cho thấy con đập đã có sự dịch chuyển “đáng ngờ”, thậm chí biến dạng.
Chuyên gia nổi tiếng về đập Tam Hiệp Vương Duy Lạc (Wang Weiluo) cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, so với biến dạng của con đập, vấn đề rò rỉ của đập Tam Hiệp càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là rò rỉ xung quanh âu tàu của con đập là nghiêm trọng nhất.
Ông Vương Duy Lạc nói rằng một khi đập Tam Hiệp bị vỡ, trận đại hồng thủy sẽ tấn công toàn bộ khu vực giữa và hạ lưu của sông Dương Tử cho đến Thượng Hải. Việc vỡ đập không chỉ mang lại lũ lụt, hơn nữa còn có 2 đến 3 tỷ mét khối bùn cát, sức tàn phá của bùn cát còn nghiêm trọng hơn cả lũ lụt.
Ông đặc biệt nhắc nhở người dân sống ở hạ du của đập Tam Hiệp phải chuẩn bị sẵn tinh thần, hiểu rõ hoàn cảnh địa lý xung quanh mà mình đang sống, đồng thời lên kế hoạch thoát hiểm càng sớm càng tốt, nhất là cần chuẩn bị sẵn phao cứu sinh.
Theo NTDTV.com
Vũ Dương biên dịch
Có gì đặc biệt trong dự luật an ninh Hong Kong
vừa được TQ hé lộ?
Bắc Kinh hôm 20/6 tiết lộ chi tiết dự thảo luật an ninh quốc gia mới cho Hong Kong, mở đường cho những thay đổi lớn với thành phố này kể từ năm 1997.
Nội dung của dự thảo được Tân Hoa xã công bố vài giờ sau khi Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc kết thúc cuộc họp 3 ngày về luật, bao gồm luật an ninh quốc gia mới áp dụng cho Hong Kong.
Theo dự thảo luật, chính quyền Hong Kong sẽ tăng cường nỗ lực giám sát và quản lý các trường học và những nơi có liên quan tới an ninh quốc gia. Hong Kong sẽ thành lập một ủy ban để bảo vệ an ninh quốc gia. Ủy ban này sẽ do Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong đứng đầu và bao gồm 1 cố vấn do Bắc Kinh bổ nhiệm.
Ngoài ra, lãnh đạo Hong Kong sẽ bổ nhiệm các thẩm phán xét xử các vụ án theo luật an ninh quốc gia.
Một cơ quan chính quyền trung ương sẽ được thành lập để phân tích tình hình an ninh ở Hong Kong cũng như “giám sát, điều phối” nỗ lực của chính quyền địa phương, thu thập thông tin tình báo và xử lý các trường hợp liên quan.
Một điểm đặc biệt là luật an ninh mới sẽ thay thế cho luật hiện hành của Hong Kong có nội dung mâu thuẫn với luật này.
Cũng theo luật mới, các hành vi ly khai, lật đổ chính quyền, khủng bố và thông đồng với các lực lượng bên ngoài đe dọa an ninh quốc gia sẽ bị cấm. Chính quyền Hong Kong cũng phải thành lập các cơ quan mới để bảo vệ an ninh quốc gia và cho phép các cơ quan an ninh ở đại lục hoạt động ở thành phố khi cần thiết.
Kể từ khi Bắc Kinh tiết lộ kế hoạch về luật an ninh mới với Hong Kong, nhiều người quan ngại luật này sẽ vi phạm các quyền tự do của người dân Hong Kong hoặc làm xói mòn các giá trị cốt lõi của thành phố.
Nhưng theo Tân Hoa xã, luật mới làm rõ rằng chính quyền Hong Kong cần tôn trọng và bảo vệ quyền con người vì nó bảo vệ an ninh quốc gia.
“Luật an ninh quốc gia với Hong Kong phải bảo vệ các quyền tự do ngôn luận, báo chí, xuất bản, hiệp hội, hội nghị mà người Hồng Kông được hưởng theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa”, Tân Hoa xã dẫn nội dung trong dự luật.
Hiện chưa rõ khi nào luật an ninh mới với Hong Kong có hiệu lực, nhưng nguồn tin của SCMP nói rằng dự luật có thể được thông qua trước cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hong Kong hôm 6/9.
Yêu sách chủ quyền của TQ
tại nơi được ví với Biển Đông bị bác bỏ
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava ngày 20/6 đã bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với thung lũng Galwan ở phía Đông vùng lãnh thổ liên bang Ladakh – nơi mà binh lính 2 nước vừa có vụ đụng độ chết người hôm 15/6.
Ông Srivastava nêu rõ: “Lập trường liên quan tới khu vực Thung lũng Galwan luôn rõ ràng theo lịch sử. Ý định của phía Trung Quốc tới nay khi gia tăng những tuyên bố cường điệu và vô căn cứ liên quan tới Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) là không thể chấp nhận được. Chúng không phù hợp với lập trường của chính Trung Quốc trong quá khứ”.
Quan chức ngoại giao Ấn Độ khẳng định, binh lính nước này hoàn toàn thông thuộc vị trí của đường LAC trên tất cả các khu vực của biên giới Ấn – Trung, trong đó có cả thung lũng Galwan, và họ đều tuân thủ các quy tắc hoạt động tại đây.
Thung lũng Galwan là khu vực xảy ra vụ đụng độ bạo lực giữa quân đội hai nước vào tối 15/6, trong đó một đại tá và 19 binh sĩ lục quân Ấn Độ thiệt mạng. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vẫn không đề cập tới con số thương vong trong vụ đụng độ này.
Người phát ngôn Srivastava nói thêm rằng phía Trung Quốc có ý định xâm phạm LAC ở những khu vực khác thuộc khu phía Tây biên giới Ấn – Trung kể từ giữa tháng 5. Theo ông, Ấn Độ trông đợi Trung Quốc sẽ tuân thủ thỏa thuận mà ngoại trưởng hai nước mới đạt được nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định tại khu vực biên giới.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây cũng tuyên bố Trung Quốc là bên phải chịu trách nhiệm cho cuộc đụng độ ngày 15/6 với Ấn Độ, đồng thời ví điểm nóng biên giới giữa 2 quốc gia châu Á đang bị quân sự hóa tương tự Biển Đông thời gian qua.
“Chính quân đội Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng biên giới với Ấn Độ, nền dân chủ đông dân nhất thế giới, giống như việc nước này cũng đang quân sự hóa Biển Đông, tuyên bố chủ quyền phi pháp ở đây và đe dọa an ninh của các tuyến đường biển sống còn”, The Times of India dẫn lời ông Pompeo hôm 20/6.
Đáng chú ý, bất chấp các phát ngôn cứng rắn của các nhà ngoại giao, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lại bất ngờ khẳng định không binh sĩ nào của Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Ấn Độ và cũng không chốt quân sự nào bị chiếm giữ hôm 15/6. Một số nhà phân tích cảnh báo bình luận của Thủ tướng Modi có thể làm suy yếu vị thế đàm phán tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc của Ấn Độ.
Trung Quốc “thổi lửa” tranh chấp với Ấn Độ
qua tuyên bố chủ quyền
Cuộc đối đầu Ấn Độ – Trung Quốc không chỉ tồn tại trên thực địa, nó bắt đầu lan sang lĩnh vực pháp lý với các tuyên bố với khu vực tranh chấp.
Trung Quốc dường như đang đặt những bước đầu tiên trên mặt trận này, tại nơi vừa xảy ra đối đầu với binh lính Ấn Độ. Một chuyên gia nghiên cứu về biên giới tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc vừa tuyên bố nước này yêu sách với toàn bộ thung lũng Galwan – nơi hiện đang xảy ra tranh chấp với Ấn Độ. Đây là một bước ngoặt lớn trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực thuộc vùng lãnh thổ liên bang Ladakh của Ấn Độ.
Trong cuộc phỏng vấn trên tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 19/6, nghiên cứu sinh Trương Dũng Phan (Zhang Yongpan) tại Viện Nghiên cứu Biên giới Trung Quốc, thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc ngày 19/6 tuyên bố: “Nhiều tài liệu từ triều đại nhà Thanh (từ năm 1644-1911) và các văn tự phương Tây đã ghi nhận thung lũng Galwan là lãnh thổ của Trung Quốc… Dựa trên các nguyên tắc về ‘các quyền lịch sử’, Trung Quốc có quyền tài phán với toàn bộ khu vực thung lũng”.
Tuyên bố mới này đánh dấu sự thay đổi lớn về chiến lược của Trung Quốc. Theo đó, nước này giờ đây có tuyên bố chủ quyền với lãnh thổ phía Tây của đường Kiểm soát Thực tế (LAC) và tới cả điểm giao nhau giữa sông Galwan và sông Shyok. Điều này cũng có nghĩa Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền với toàn bộ thung lũng này. Trong khi đó, hầu hết các bản đồ của Trung Quốc cho thấy toàn bộ sông Galwan thuộc lãnh thổ Trung Quốc; nhưng bờ Tây của con sông này – nơi nó gặp sông Shyok lại chưa từng được thể hiện trong bất kỳ tấm bản đồ nào của Trung Quốc.
Thời báo Hoàn cầu dẫn lời nhà nghiên cứu này nói: “Trong khu vực gần sông Shyok ở phía Tây sông Galwan, Ấn Độ đã xây sân bay, các cây cầu vĩnh cửu, đường xá và làng mạc. Trong nhiều năm, nước này đã tìm cách để thâm nhập vào lãnh thổ Trung Quốc”.
Thông tin này xuất hiện sau một tuyên bố hôm 16/6 của người phát ngôn Mặt trận phía Tây của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đại tá Trương Thủy Lợi (Zhang Shuili), rằng “Trung Quốc luôn luôn bảo vệ chủ quyền của mình tại khu vực thung lũng Galwan”. Đại tá Trương khẳng định như
vậy vào thời điểm một ngày sau vụ đụng độ đẫm máu nhất giữa binh lính hai nước tại biên giới kể từ năm 1967.
Những yêu sách không có cơ sở
Đáp trả tuyên bố của PLA, Bộ Ngoại giao Ấn Độ gọi các yêu sách này là một cách cường điệu và không có cơ sở để biện minh.
Theo đó, đường LAC chạy về phía đông của ngã ba sông Galwan – Shyok, và cuộc đụng độ hôm 15/6 được cho là đã xảy ra ở khu vực nằm giữa ngã ba sông và LAC, thuộc phía Ấn Độ. Mặc dù LAC chưa bao giờ được phân định ranh giới và có những nhận thức khác nhau ở ít nhất hơn một chục điểm dọc theo LAC, nhưng yêu sách chủ quyền này của Trung Quốc không nằm trong số đó. Và người ta cũng chưa ghi nhận sự cố tranh chấp nào trong quá khứ.
Trả lời tờ The Hindu của Ấn Độ trước đó, Taylor Fravel, một chuyên gia về quân đội Trung Quốc tại Viện Công nghệ Massuchusetts- MIT, khẳng định: Các bản đồ Trung Quốc cho thấy gần như toàn bộ dòng sông Galwan nằm trong phần lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong khu vực. Sự khác biệt duy nhất sẽ là mũi phía tây của sông Galwan khi nó gặp Shyok. Ở đây, vài km cuối cùng của sông Galwan thường được miêu tả là nằm bên ngoài biên giới Trung Quốc. Tuy nhiên, cách người ta xác định các tham số của thung lũng có thể khác với sông.
Trung Quốc muốn chặn quyền kiểm soát của Ấn Độ
Theo các nhà quan sát, Trung Quốc đã lên kế hoạch gây hấn kể từ khi Ấn Độ cho mở con đường Darbuk- Shyok- Daulet Beg Oldie (DSDBO) với vai trò quan trọng chiến lược vào năm 2019. Hướng lên phía Bắc của tuyến đường này chạy song song với LAC được khánh thành năm 2019, cho phép Ấn Độ tiếp cận trong mọi điều kiện thời tiết với chốt biên giới Daulet Beg Oldie, một trong những điểm cực bắc ở Ladakh. Giờ Trung Quốc muốn ngăn Ấn Độ phát triển nó sang phía Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể đang muốn kiểm soát các khu vực gần hợp lưu của hai con sông, từ đó có thể vô hiệu hóa tuyến đường này.
Sau lần va chạm giữa hai bên từ năm 1962, thung lũng Galwan đã lại trở thành điểm nóng trên biên giới Ấn – Trung. Đơn giản bởi nó có giá trị chiến lược vào lúc này. Nắm được thung lũng, cả Trung Quốc và Ấn Độ sẽ sở hữu nguồn nước dồi dào, và là một điểm kiểm soát quan trọng kết nối Trung Quốc và Nam Á. Với Ấn Độ, giữ được điểm nóng này cũng có nghĩa họ sẽ giữ được an ninh cho cả Ladakh và Kashmir- hai miền đất xa xôi nhưng luôn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn
Thực lực của quân đội Trung Quốc ra sao ?
Minh Anh
Từ vụ đụng độ với Ấn Độ trên dãy Himalaya, làm thiệt mạng 20 binh sĩ Ấn, cho đến những căng thẳng xung quanh Đài Loan và Biển Đông, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (APL), khiến các nước láng giềng lo lắng, e sợ rằng quân đội Trung Quốc sẽ tận dụng lợi thế chiến lược mà đại dịch Covid-19 sẽ đem lại cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, sử gia Benjamin Lai trả lời phỏng vấn tuần báo Pháp Le Point nhắc rằng các lực lượng quân đội Trung Quốc vẫn chưa thể bắt kịp các chậm trễ công nghệ và giải quyết được các vấn đề cơ cấu so với quân đội các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Từng là cựu quân nhân dự bị Hồng Kông cho quân đội Hoàng gia Anh, ông Benjamin Lai nghiên cứu kỹ từng biến đổi gia tăng của APL mà ông đề cập đến trong nhiều tập sách (Dragon’s Teeth, The Casemate, 2016 và The Chinese People’s Liberation Army since 1949, Osprey Publishing, 2012). Như ông quan sát từ Thượng Hải ngày nay, nền quốc phòng Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi. Trong trào lưu chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình, quân đội Trung Quốc buộc phải cắt giảm lực lượng bộ binh cồng kềnh, và kể từ giờ tìm cách xây dựng lực lượng hải quân và không quân có khả năng tác chiến xa, bên ngoài biên giới quốc gia.
RFI Tiếng Việt xin giới thiệu bài phỏng vấn giữa Le Point và nhà sử học Benjamin Lai. Mời quý vị theo dõi.
******
Le Point : Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (APL) được cho là một đội quân đông đảo nhất thế giới với khoảng 2,18 triệu quân nhân. Tại sao quân đội Trung Quốc chưa là một quân đội hùng mạnh nhất thế giới ?
Benjamin Lai : Người ta không đánh giá một quân đội chỉ bằng các con số. Số lượng không là chất lượng, cũng không phải là điều có ích. Nước Pháp năm 1940 có nhiều xe tăng hơn Đức nhưng vẫn bại trận. Trên thực tế, Trung Quốc không ngừng giảm bớt quân số các binh chủng, đặc biệt là bộ binh, theo truyền thống là có quân số đông nhất, và ngày nay, ưu tiên được dành cho hải quân và không quân. Ngoài ra, APL còn bao gồm cả những quân nhân mà phương Tây xem như là dân sự : Đó là những họa sĩ, nhà văn, diễn viên múa và ca sĩ, và thậm chí cả người dẫn chương trình TV… Nhiều quân y viện cũng mở cửa cho các thường dân, và cả các nhà khoa học nữa. Rất nhiều nhà xưởng sản xuất vũ khí nằm trong hệ thống của APL và các nhân viên chủ chốt của họ được xem như là những ʺngười línhʺ.
Ngoài ra, cũng đừng quên diện tích to lớn của Trung Quốc, đây là một đất nước rất rộng. Với 9,5 triệu km2, lớn hơn nước Pháp đến 14 lần. Nhưng quân đội Trung Quốc cũng chỉ đông hơn quân đội Pháp có 8 lần, vốn chỉ có 268.000 người bao gồm cả khối dân sự. Nếu so sánh với tầm mức của Trung Quốc, quân đội nước này không mấy gì đông đảo. Cuối cùng, quân đội Trung Quốc là quân đội bao gồm lính nghĩa vụ, trong khi quân đội Pháp là quân đội chuyên nghiệp. Các quân đội lính nghĩa vụ thường đông hơn các quân đội lính tình nguyện chuyên nghiệp có đào tạo. Lính nghĩa vụ của Trung Quốc hầu như không được trả lương. Họ được nuôi ăn, ở, nhưng không cần phải đãi ngộ tốt như những người theo nghiệp nhà binh với đầy đủ các tiện nghi hiện đại…
Phải chăng Quân đội Giải phóng Nhân dân đã đạt được một trình độ công nghệ có thể tương đương với phương Tây, đặc biệt là với Hoa Kỳ ?
Trên phương diện công nghệ thì Không. Trung Quốc vẫn đứng sau Hoa Kỳ rất xa, cho dù là quân đội nước này càng ngày càng khá hơn. Quân đội Trung Quốc có cùng cấp độ hoặc tiến bộ hơn một chút trong một số lĩnh vực, rất hạn chế. Trong lễ diễu binh ngày 01/10/2019, người ta đã có thể nhìn thấy chiếc máy bay siêu thanh DF-ZF, một tên lửa hành trình siêu thanh rất tiên tiến, có lẽ là hiện đại hơn cả tên lửa của Hoa Kỳ. Trung Quốc còn nghiên cứu chế tạo cả railgun – một loại đại pháo điện từ và có thể là đang dẫn trước trong việc phát triển loại vũ khí này.
Nhưng quân đội Trung Quốc đặc biệt yếu về công nghệ tầu ngầm và chống tầu ngầm, cũng như là trong việc sản xuất động cơ hàng không. Hệ quả là, các chiến đấu cơ của Trung Quốc không đủ mạnh. Quân đội Trung Quốc cũng yếu về hàng không mẫu hạm. Nước này chỉ có hai chiếc. Đúng hơn là một chiếc rưỡi vì Trung Quốc chỉ mới đang học cách sử dụng. Năng lực triển khai quân xa của Trung Quốc vẫn còn thấp. Các lực lượng của Trung Quốc chưa thể đi quá xa ngoài lãnh thổ. Dù là họ đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này.
Hồi tháng 4/2020, Trung Quốc đã cho hạ thủy một tầu tấn công đổ bộ mới, Type 75, một bãi đáp đổ bộ cho trực thăng. Họ cũng đã nâng cấp chiếc máy bay vận tải hạng nặng, Y-20, chiếc đầu tiên thuộc loại này của Trung Quốc. Tuy nhiên, hệ thống công nghiệp – quân sự của Trung Quốc có một lợi thế so với phương Tây, đó là tất cả các linh kiện mà họ sử dụng đều được sản xuất tại Trung Quốc.
Về mặt luyện tập, quân đội Trung Quốc liệu có cùng trình độ với phương Tây ?
Liên quan đến chương trình luyện tập, Trung Quốc có một vấn đề, đó là từ năm 1980, họ không có tham chiến vào một cuộc chiến nào. Trong khi đó người Mỹ không ngừng chiến đấu kể từ năm 1945. Giờ bay của phi công Trung Quốc ít hơn phi công Mỹ. Và các tướng lĩnh Trung Quốc ít sáng tạo hơn trong các cuộc luyện tập, thường hay theo sát một kế hoạch đã được lập trước. Nhưng điều này đang có những thay đổi nhanh chóng. Năm 2012, Trung Quốc cho thiết lập lực lượng đối kháng riêng của mình, phỏng theo mô hình Opfor của Mỹ, một đơn vị chuyên đóng vai kẻ thù trong các cuộc luyện tập.
Quân đội Trung Quốc đã xây một căn cứ rất lớn dành cho luyện tập quân sự tại vùng Nội Mông, trại Chu Nhật Hòa (Zhu Ri He), rộng hơn 1.000 km2. Trung Quốc giờ cũng chuyển sang luyện tập theo kiểu phương Tây, tức là không luyện tập theo một chương trình định sẵn từ trước mà sử dụng trí não là chính. Trong một bộ phim tài liệu mới đây về Opfor Trung Quốc, viên chỉ huy của lực lượng này giải thích rằng trong số 7 đợt luyện tập, ông ta đánh bại những kẻ tấn công Trung Quốc đến 6 lần. Điều này cho thấy là quân đội Trung Quốc vẫn chưa mấy đổi mới trong các phương thức chiến đấu.
Ngân sách của APL cho năm 2020 dự kiến tăng 6,6% dù là kinh tế trì trệ. Tại sao ? Phải chăng là Trung Quốc đang chuẩn bị bị tấn công như một số truyền thông phương Tây khẳng định khi trích dẫn một báo cáo bí mật của hội đồng tham vấn CICIR ?
Tôi không mấy tin vào những thông tin rò rỉ giả mạo đó. Ở Trung Quốc, loại thông tin như vậy không được tiết lộ ra ngoài. Tốt hơn hết nên nhớ rằng kể từ năm 1949, Trung Quốc chưa bao giờ được yên tĩnh cả. Lúc nào cũng có những mối đe dọa, tranh chấp với Liên Xô, xung đột với Đài Loan và Hoa Kỳ đứng ở phía sau, và thậm chí là các cuộc chiến tranh biên giới, tại Triều Tiên và ở Việt Nam… Chính vì lý do này mà Trung Quốc chú trọng đến chính sách phòng thủ. Bây giờ thì tranh chấp biên giới đã được giải quyết với Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ, quốc gia còn lại mà Trung Quốc có tranh cãi biên giới là Ấn Độ.
Nhưng trong năm 2020 này, mối đe dọa không còn đến từ một cuộc xâm lược trên bộ nữa. Điều đó sẽ chẳng xảy ra. Các cuộc tấn công ngày nay là kinh tế và chính trị, đặc biệt là những « cuộc cách mạng màu », những cuộc nổi dậy được nước ngoài ủng hộ nhằm dẫn đến việc thay đổi chế độ như tại Libya chẳng hạn. Cuối cùng, việc tăng ngân sách quân sự thêm 6,6% cho năm 2020 trên thực tế là một sự suy giảm so với mức tăng 7,5% năm 2019. Kể từ những năm 1980, chi tiêu quân sự của Trung Quốc tương đối ổn định tỷ lệ theo GDP, dưới 2% GDP. Đơn giản là vì kinh tế Trung Quốc đã tăng rất nhiều. 2% của một chiếc bánh lớn là rất nhiều tiền.
Liệu có những lý do nội bộ nào cản trở việc giảm ngân sách hay không ?
Quân đội Trung Quốc không nắm, không điều khiển được chính phủ cũng như đảng Cộng sản. Cho dù quân đội Trung Quốc có một tầm ảnh hưởng lớn trong đảng, nhưng đảng Cộng sảng kiểm soát quân đội chứ không phải ngược lại. Các tướng lĩnh thực ra không có quyền lực ở mức có thể nói với Tập Cận Bình phải làm gì !
Để phát triển, đâu là những ưu tiên của APL hiện nay ?
Kể từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền, đã có những thay đổi lớn trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ông ấy tấn công nạn tham nhũng. Điều này có thể thấy rõ trong giai đoạn 2014 – 2016, ít thấy hơn trong 2019 – 2020. Giang Trạch Dân đã bổ nhiệm những tay chân thân tín để lãnh đạo quân đội và ông ấy vẫn còn kiểm soát Trung Quốc trong hậu trường khi Hồ Cẩm Đào là chủ tịch nước. Giang Trạch Dân vẫn là chủ tịch Quân Ủy Trung Ương trong suốt bốn năm đầu Hồ Cẩm Đào đứng đầu Nhà nước. Trong suốt những năm đó, ông ta đã đặt bạn bè của ông ta vào những vị trí chủ chốt trong quân đội. Điều này đã làm cho quân đội trở nên bị tham nhũng nặng, một số người còn mua cả chức vụ và bậc hàm. Nhiều sĩ quan điều hành đơn vị của họ như là những tiểu vương quốc của cá nhân. Một số người vẫn giữ nhà công vụ, trị giá đôi khi hàng triệu đồng sau khi rời khỏi vị trí. Số khác thì lén lút cho người ngoài thuê tài sản của quân đội, để xây nhà ở, khách sạn hay điểm kinh doanh, như ở đây Thượng Hải chẳng hạn, các bãi đỗ xe của các viện quân y từ lâu trở thành các cửa hiệu.
Tôi cũng không nói là APL giờ hoàn toàn không còn nạn tham nhũng nữa, nhưng tệ nạn này kể từ giờ có quy mô nhỏ hơn. Thật sự là rất khác so với cách nay 5 năm theo như những mối quen biết của tôi trong quân đội và ngành công nghiệp quân sự cho biết. Không còn những bữa dạ tiệc, không còn rượu cognac trong các bữa ăn của các sĩ quan ! Tập Cận Bình đã sa thải những ai không tuân thủ ông ấy và những kẻ tham nhũng, đồng thời nắm lại quyền kiểm soát quân đội, cho phép ông khởi động một chương trình cải cách trong Quân Ủy Trung Ương, và bốn bộ chỉ huy của ông ta, chính trị, hậu cần, vũ khí và nhân sự. Ông ta đã giảm số quân khu từ 7 xuống còn 5. Tập Cận Bình còn thành lập một nhánh mới của quân đội : Lực lượng hỗ trợ chiến lược, có khả năng tiến hành chiến tranh mạng. Hải quân đóng nhiều tàu chiến mới. Không quân cũng đang chuyển các chiến đấu cơ từ hệ thứ 4 sang thứ 5.
Nhưng vì quân đội Trung Quốc rất lớn, mọi sự thay đổi trang thiết bị đòi hỏi nhiều thời gian. Họ vẫn còn cho bay các chiếc J-7 đời cũ, tương đương với loại Mig-21 cũ, các loại chiến đấu cơ thời Chiến Tranh Lạnh, và họ còn sử dụng các chiếc xe tăng đời thứ nhất, T-59, một bản sao của xe tăng Liên Xô T-54, có từ năm 1954 ! Hơn nữa, những loại vũ khí mới đắt hơn rất nhiều : Chiếc T-59 giá chỉ vừa 30.000 đô la, xe tăng đời mới T-99MBT giá hơn hai triệu đô la/chiếc. Tiền lương cho lính đã được cải thiện, các doanh trại cũng vậy, và giờ có thể tiếp đón các gia đình binh sĩ. Sau cùng, APL bắt đầu mở cửa cho phép các công ty tư nhân cung cấp hậu cần như SF Express chẳng hạn.
Những vụ va chạm ở biên giới gần đây với Ấn Độ trên dãy Himalaya được nói đến như thế nào tại Trung Quốc ?
Trên các kênh truyền thông có rất ít giải thích. Nhìn từ góc độ lịch sử, Trung Quốc chưa bao giờ công nhận đường kiểm soát thực sự, nơi mà quân đội hai bên dừng lại vào cuối cuộc chiến năm 1962, và Ấn Độ xem như là biên giới của họ. Tại sao ư ? Bởi vì trước đây, Trung Quốc chưa bao giờ ký kết chấp nhận đường ranh giới Mac Mahon, được thỏa thuận vào năm 1914 giữa Anh Quốc và người Tây Tạng. Chính phủ Trung Quốc không công nhận Tây Tạng như là một đất nước tự do. Một chính quyền địa phương không có thẩm quyền ký kết các thỏa thuận. Bây giờ Ấn Độ tố cáo Trung Quốc xâm nhập vào lằn ranh này. Chúng ta đang trở lại với vấn đề của thế kỷ XIX.
Phải chăng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc mạnh hơn quân đội Ấn Độ như một số nhà bình luận có nói đến ?
Trung Quốc vượt trội trên phương diện vũ khí, nhưng chủ yếu là có lợi thế địa hình chiến lược. Đầu tiên, Tây Tạng nằm ở phía trên cao, Ấn Độ thì ở phía dưới. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tốt hơn rất nhiều, như tàu hỏa, đường bộ, viễn thông… Trung Quốc có thể vận chuyển quân và tiếp tế cho họ nhanh hơn rất nhiều. Ấn Độ cố gắng bù đắp điều này bằng cách trang bị các chiếc máy bay vận tải của Mỹ như chiếc C-17 Globemaster. Nhưng quân đội Ấn Độ cũng bị bất lợi do thiếu sự phối hợp tập trung. Các lực lượng vũ trang của Ấn Độ có đến 17 loại súng khác nhau, được mua từ Mỹ, Úc, Israel… Làm đau đầu ban quân nhu ! Tiểu liên INSAS do Ấn Độ chế tạo chưa bao giờ được sản xuất hàng loạt, và cảnh sát Ấn Độ lại rất ưng loại AK-47. Dẫu sao thì Ấn Độ cũng có một lợi thế đáng kể, đó là các đội quân sơn cước của họ có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, chống quân đội Pakistan trên cao nguyên. Ấn Độ có thể lấy lại thế thắng đó nhưng dường như vẫn chưa làm được điều đó.
Ông Kiều Lương (Qiao Liang), một chiến lược gia Trung Quốc gần đây có đánh giá rằng tiến hành xâm lược Đài Loan có lẽ sẽ « trả giá đắt ». Tại sao ông ấy nói như thế ? Có phải là vì sẽ phải đối đầu với một liên minh phương Tây ? Hay bởi vì APL không có khả năng tiến hành một chiến dịch đổ bộ như thế mà không bị tổn thất nặng nề ?
Ông Kiều Lương là giáo sư tại Học Viện Quân Sự và là tác giả thuộc APL. Những gì ông ấy nói không phải là đúng. Hơn nữa, đó cũng không phải là lập trường chính thức của APL, cũng như là của Tập Cận Bình. Dù sao, như cuộc xâm lược Irak của Hoa Kỳ đã minh chứng rõ, vấn đề không phải là thắng trận, mà là có được hòa bình. APL có lẽ sẽ chẳng gặp vấn đề gì khi đè bẹp quân đội Đài Loan. Nhưng người dân Đài Loan sẽ có phản ứng ra sao nếu như nhà cửa của họ bị phá hủy và nếu như họ bị mất người thân ?
Trung Quốc muốn sáp nhập Đài Loan trở về với mẫu quốc, nhưng lựa chọn quân sự không là một giải pháp. Tốt hơn hết là nên dùng đòn kinh tế và chính trị, với một chút xíu dọa nạt quân sự. Một cuộc phục kích nhỏ là rất có khả năng. Tàu chiến Đài Loan rất có thể sẽ bị phá hủy. Các hòn đảo đối diện với Hạ Môn (Xiamen) như đảo Kim Môn (Jinmen) rất có thể sẽ bị xâm chiếm hoàn toàn để cho thấy rõ là Trung Quốc có thể nghiền nát Đài Loan một cách dễ dàng. Nhưng người ta sẽ không được thấy một cuộc đổ bộ hùng hậu như D-Day tại vùng Normandie của Pháp. Người ta nghĩ nếu như vậy thì giống cách nay 70 năm, họ đã xem quá nhiều phim chiến tranh.
Cuối cùng, tôi không nghĩ rằng quân đội Trung Quốc khiếp hãi trước những tổn thất đáng kể. Trung Quốc không là một nền dân chủ phương Tây. Những người đang điều hành Trung Quốc chẳng phải được bầu lên mỗi bốn năm. Họ không lo lắng cho những tổn thất đó. Năm 1979, Trung Quốc mất rất nhiều binh sĩ trong cuộc chiến chống Việt Nam. Nhưng điều đó không quan trọng đối với Trung Quốc, bởi vì nước này đã đạt được mục tiêu chiến lược của mình.
Mục tiêu khi ấy là không còn tranh chấp biên giới với Việt Nam nữa, để khởi xướng kế hoạch mở cửa kinh tế của Đặng Tiểu Bình. Việt Nam trở thành một vấn đề (đối với Trung Quốc) vì lúc đó, Việt Nam nghĩ rằng sẽ có được sự ủng hộ của người anh cả Liên Xô. Nhưng Liên Xô đã không đến hỗ trợ như là Hoa Kỳ từng đến cứu Israel năm 1973. Việt Nam hiểu ra rằng nếu cuộc chiến kéo dài, họ sẽ thua. Về mặt chiến thuật, Trung Quốc thua nhưng nước này lại thắng cuộc tranh luận chiến lược.
Những lực lượng nào của quân đội Trung Quốc hiện diện tại vùng Biển Đông ?
Những hòn đảo ở Biển Đông rất là nhỏ, diện tích chỉ bằng một hay hai sân đá bóng. Các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở đó chỉ để hỗ trợ hậu cần, để cho tàu bè và phi cơ được tiếp liệu. Các lực lượng chính nằm ở đảo Hải Nam, gắn liền với lục địa. Căn cứ quân sự chính là căn cứ hải quân Du Lâm (Yulin). Chắc chắn đó là nơi neo đậu các tầu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Trên các đảo đá ở Biển Đông chỉ là những tiền đồn mà thôi !
Một ngày nào đó, phải chăng hải quân Trung Quốc rất có thể sẽ thống trị hải quân Mỹ như một số người tin như thế ?
Đây là một câu hỏi khó. Nếu đối đầu xảy ra gần bờ biển Trung Quốc, hải quân của APL có lợi thế. Lực lượng này sẽ được bảo vệ bởi một dàn tên lửa rất hiệu quả đặt trên đất liền. Nhưng ở xa Trung Quốc thì hải quân nước này bị mất lợi thế đó. Hơn nữa, các tầu chiến của Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp liệu nếu đi quá xa Trung Quốc. Chính vì điều này mà Bắc Kinh quyết định mở một căn cứ quân sự tại Djibouti. Trong 20 năm nữa, Trung Quốc có thể sẽ có khả năng điều tầu chiến đi xa hơn. Nhưng Trung Quốc không có lợi lộc gì tại Địa Trung Hải, như là ở Ấn Độ Dương, bờ đông châu Phi và tại Đông Nam Á.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200622-trung-quoc-quan-doi-quoc-phong-quan-su
Bắc Kinh tố cáo Washington gây căng thẳng
Minh Anh
Truyền thông Trung Quốc ngày 21/06/2020 trích dẫn báo cáo của một viện nghiên cứu Trung Quốc sắp công bố, dọa rằng gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể đi đến chiến tranh nếu Washington tiếp tục khiêu khích Bắc Kinh.
Hoàn Cầu Thời Báo, một tờ báo Nhà nước Trung Quốc, cho biết đây chính là nội dung một bản báo cáo nghiên cứu năm 2020 về sự hiện diện quân sự Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào thời điểm căng thẳng và các hoạt động thù nghịch mà Trung Quốc cho là nhắm vào nước này có xu hướng gia tăng. Theo bản báo cáo sẽ được Viện Nghiên Cứu Nam Hải của Trung Quốc công bố vào ngày 23/06, khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh Mỹ – Trung là rất có thể, do đó cần phải được xử lý và hạn chế.
Báo cáo của Trung Quốc cho rằng kể từ khi trở thành chủ nhân Nhà Trắng năm 2017, Donald Trump đã khởi động một « cuộc tranh đua giữa các siêu cường », gần như là Chiến Tranh Lạnh. Trang tin Pakistan Eurasiantimes lưu ý, đây cũng là lần đầu tiên trong một tài liệu chiến lược về an ninh quốc gia, Trung Quốc nói đến chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương nhắm thẳng đến sự thống trị của Mỹ trên toàn cầu.
Theo báo cáo này, bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ có đến 375.000 nhân sự hiện diện trong các đơn vị hải quân, quân đội và thủy quân lục chiến. Hơn nữa, với hơn 85.000 quân được triển khai trước đó và một số lượng lớn vũ khí tiên tiến, quân đội Hoa Kỳ đã duy trì một thế thống trị tại châu Á – Thái Bình Dương trong nhiều năm qua.
Báo cáo được Hoàn Cầu Thời Báo nhắc đến còn tố cáo Mỹ tiến hành một loạt các hoạt động nhằm kềm hãm Trung Quốc nhất là trong các hồ sơ dịch Covid-19, Hồng Kông, Đài Loan, công nghệ cao và quốc phòng. Báo cáo này cho rằng nhiều tầu chiến Mỹ thường xuyên xâm nhập vùng lãnh hải Trung Quốc, tiến hành các chiến dịch quân sự ở Biển Đông và đi xuyên eo biển Đài Loan. Và một trong những hành động được cho là khiêu khích nhất là việc Mỹ cho điều 3 chiếc hàng không mẫu hạm trong khu vực.
Cuối cùng, báo cáo kết luận, do những mối liên hệ chặt chẽ giữa Trung Quốc với nhiều nước trong khu vực và an ninh quốc gia, tranh chấp và mối quan hệ Trung – Mỹ trở nên trầm trọng có nguy cơ làm gia tăng xác suất xảy ra chiến tranh hay một cuộc xung đột.
Hun Sen nói đối thủ phải ‘đợi đến kiếp sau’
mới có cơ hội cầm quyền ở Campuchia
Minh Hòa
Sau hơn 30 năm cầm quyền, Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm nay (22/6) tuyên bố ông sẽ tiếp tục giữ ghế trong thời gian dài, và đảng đối lập phải “đợi đến kiếp sau” mới có cơ hội lãnh đạo ở xứ sở chùa tháp.
Hãng tin Reuters trích lời ông Hun Sen, người giữ chức thủ tướng Campuchia từ năm 1985 tới nay: “Ai có khả năng thay thế Hun Sen ngay bây giờ? Hãy nói trung thực ra đi. Không ai cả”.
“Có lẽ các vị phải đợi đến kiếp sau”, ông Hun Sen, Chủ tịch đảng Nhân dân Campuchia (CPP), tuyên bố. “Khi Hun Sen còn ở đây, đảng CPP còn ở đây, các vị phải đợi đến kiếp sau”.
Theo Reuters, ông Hun Sen đưa ra tuyên bố này trong một chuyến thị sát một công trình xây dựng sân bay và được phát trực tiếp trên Facebook.
Ông Hun Sen cũng nói rằng các trụ sở mới xây trị giá 30 triệu USD của đảng CPP ở thủ đô Phnom Penh và các tỉnh là một dấu hiệu cho thấy đảng này sẽ lãnh đạo quốc gia trong một thời gian dài sắp tới.
Ông Hun Sen tuyên bố: “Chúng không phải là để dùng trong 2, 3 năm, mà là dùng trong 50 năm tới, 100 năm tới, các vị phải nhớ đấy”.
Giới truyền thông phương Tây đưa tin, năm 2017, chính quyền Hun Sen đã thực hiện một cuộc đàn áp quy mô lớn đối với phe đối lập, giải tán đảng Cứu quốc Campuchia (một liên minh của đảng Sam Rainsy và đảng Nhân quyền), bắt giam người đứng đầu và cấm 118 thành viên đảng này tham gia các hoạt động chính trị trong vòng 5 năm.
Ông Hun Sen, 67 tuổi, là một trong những nhà lãnh đạo lâu đời nhất thế giới và tới nay ông chưa có ý định nhường ghế cho bất kỳ ai, kể cả con trai. VOA Cambodia đưa tin, hôm 14/2, ông Hun Sen tuyên bố ông chưa có kế hoạch chuyển giao quyền lực cho con trai cả Hun Manet, và con trai của ông sẽ phải đợi ít nhất 10 năm nữa mới có thể tiếp quản quyền lực của cha.
Xung đột biên giới Ấn-Trung:
Ẩu đả thời hiện đại dùng vũ khí Trung cổ?
Truyền thông Ấn Độ mô tả loại gậy nghi Trung Quốc sử dụng trong cuộc ẩu đả ở biên giới hồi đầu tuần là “vũ khí thời Trung cổ”, có sức sát thương lớn.
Cuộc đụng độ gây chết người đầu tiên giữa Trung Quốc và Ấn Độ sau 45 năm bắt đầu khi một đội tuần tra của Ấn Độ chạm trán với quân đội Trung Quốc trên sườn núi hẹp ở độ cao khoảng 4.300m tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh, nơi cả cả 2 nước đều tuyên bố chủ quyền.
Theo thỏa thuận trước đó vài ngày, binh sỹ Trung Quốc phải rút lui khỏi khu vực này. Tuy nhiên, khi đội tuần tra của Ấn Độ tới nơi, họ phát hiện những chiếc lều dã chiến cùng khoảng 100 lính Trung Quốc vẫn đóng tại đây.
Binh sỹ Ấn Độ một mực yêu cầu lính Trung Quốc rời đi và bắt đầu dỡ lều của họ. Lính Trung Quốc bắt đầu phản ứng dữ dội.
Do thỏa thuận song phương năm 1996 quy định 2 bên không được dùng súng khi đụng độ, binh lính 2 bên lao vào ẩu đả tay đôi. Sau đó, một sỹ quan chỉ huy Ấn Độ bị đẩy khỏi sườn núi hẹp và rơi xuống, tử nạn.
Cuộc ẩu đả leo thang khi 2 bên gọi thêm chi viện. Quân tiếp viện của Ấn Độ được điều động tới từ một đồn quân sự cách đó khoảng 4 km. Về phần mình, Trung Quốc cũng gọi thêm quân với số lượng đông đảo hơn đối phương. Họ mặc đồ bảo hộ và mang theo đá, gậy quấn đinh hoặc dây thép gai.
600 binh sỹ 2 bên đối đầu với nhau trong bóng đêm gần 6 giờ đồng hồ. Hầu hết các trường hợp thiệt mạng là những người lính bị rơi xuống vùng nước chảy xiết với nhiệt độ nước dưới 0 độ C. Trong khi đó, truyền thông Ấn Độ cho biết thi thể của các binh sỹ thiệt mạng qua đời có nhiều thương tích và vết bầm dập trên người.
Trong khi Trung Quốc không cập nhật chi tiết về diễn biến, vũ khí mà 2 bên sử dụng trong cuộc tấn công, giới chức Ấn Độ cáo buộc lính Trung Quốc dùng gậy sắt gắn đinh để đánh đập quân Ấn Độ.
“Họ đánh đập lính chúng tôi bằng gậy sắt quấn dây thép gai hoặc gậy tre gắn đinh. Lính chúng tôi chỉ chống trả bằng tay không”, một quan chức cấp cao của quân đội Ấn Độ nói với đài BBC.
Đối đầu thời hiện đại bằng vũ khí Trung cổ?
Mạng xã hội Ấn Độ những ngày qua cũng xôn xao trước bức ảnh BBC đăng tải mà hãng này nói nhận được từ một quan chức cấp cao Ấn Độ phụ trách vấn đề biên giới với Trung Quốc.
BBC cho biết thêm rằng vị quan chức trên khẳng định đây là vũ khí mà Trung Quốc sử dụng trong vụ đụng độ tại biên giới với Ấn Độ hôm 15/6.
“Những cây gậy gắn đinh này được binh sỹ Ấn Độ tại thung lũng Galwan chụp lại. Trung Quốc đã sử dụng chúng để tấn công đội tuần tra của Ấn Độ và giết chết 20 binh sĩ Ấn Độ. Phải lên án sự man rợ này. Đây là côn đồ chứ không phải lính”, nhà phân tích quân sự Ấn Độ Ajai Shukla đăng trên Twitter khi chia sẻ lại bức ảnh.
Tuy nhiên, kênh India TV dẫn nguồn tin từ Tổng hành dinh quân đội Ấn Độ nói bức ảnh này là giả, dù không phủ nhận thông tin Trung Quốc dùng gậy sắt quấn đinh để tấn công binh sỹ nước này.
Trong cuộc phỏng vấn với Telegraph, các bác sỹ khám nghiệm tử thi cho các binh sỹ thiệt mạng hôm 16/5 cũng nói rằng các vết thương của họ phù hợp thương tích gây ra bởi các loại vũ khí gắn đinh hoặc dây thép gai.
Ngoài 20 lính chết sau vụ đụng độ, 76 lính Ấn Độ bị thương, trong đó 18 người bị thương nghiêm trọng.
Theo Economic Times, thứ vũ khí mà Trung Quốc sử dụng – gậy gắn đinh hay dây thép gai – tương tự như các vũ khí được dùng trong Thế chiến I, khi mà các bên tham chiến sử dụng các vũ khí thô sơ từ thời trung cổ để tấn công đối phương.
Những vũ khí như vậy, bao gồm gậy gắn mũi nhọn, dây thép gai hoặc mũi dao được thiết kế để gây ra sát thương nghiêm trọng.
Theo các báo cáo, quân đội Trung Quốc từng dùng gậy quấn dây thép gai trong cuộc đụng độ với Ấn Độ hồi tháng 4 ở Hồ Pangong. Nhiều lính Ấn Độ bị thương nặng sau cuộc đối đầu này.
Lính Trung Quốc và Ấn Độ tại điểm nóng biên giới.
Báo cáo này khẳng định Trung Quốc sử dụng các loại vũ khí này họ tin rằng những cây gậy sát thương mà họ dùng không hề vi phạm thỏa thuận không được dùng súng.
Theo tờ Medium, trong cuộc đối đầu hồi tháng 4, binh sỹ Ấn Độ đã hết sức ngạc nhiên với loại vũ khí kỳ quái mà Trung Quốc sử dụng.
Sau thương vong lớn hồi đầu tuần, Ấn Độ được cho là đang trang bị các bộ “giáp” chống bạo động, được gia cố bằng vật liệu polycarbonate cho các binh sỹ bảo vệ họ trước các cuộc tấn công bằng đá hay vũ khí sắc nhọn.
Lô hàng đầu tiên với 500 bộ được vận chuyển tới thị trấn Leh, vùng Ladakh hôm 18/6, trước khi được chuyển tới tay các binh sỹ tuần tra dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC).
Thủ tướng Ấn Độ:
quân đội có toàn quyền giải quyết căng thẳng với TQ
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 19.6 tuyên bố quân đội nước này tự do thực hiện các biện pháp cần thiết để giải quyết căng thẳng với Trung Quốc theo sau vụ đụng độ chết người giữa binh sĩ hai nước hôm 15.6.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 19.6 tuyên bố quân đội nước này tự do thực hiện các biện pháp cần thiết để giải quyết căng thẳng với Trung Quốc theo sau vụ đụng độ chết người giữa binh sĩ hai nước hôm 15.6.
Chiến đấu cơ và trực thăng quân sự Ấn Độ ở vùng Ladakh hôm 19.6
Thủ tướng Modi đưa ra tuyên bố trên tại một cuộc họp với lãnh đạo của các đảng đối lập ở Ấn Độ, theo Kyodo News. Thủ tướng Modi nhấn mạnh toàn đất nước Ấn Độ bị “tổn thương và nổi giận” với vụ đụng độ nhưng ông khẳng định lãnh thổ Ấn Độ vẫn nguyên vẹn.
Thủ tướng Modi còn tuyên bố dù Ấn Độ muốn hòa bình và tình hữu nghị, ưu tiên vẫn là bảo vệ chủ quyền. Ông cho hay Ấn Độ sẽ tiếp tục phát triển cơ sở hạt tầng ở biên giới với tốc độ nhanh chóng và luôn đứng vững trước sức ép từ bên ngoài.
Hôm 15.6 xảy ra vụ đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ở thung lũng Galwan trong khu Ladakh thuộc vùng Kashmir do New Delhi kiểm soát, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Đây là vụ đụng độ chết người đầu tiên giữa hai nước kể từ sau vụ 4 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng sau khi bị lính Trung Quốc phục kích trong lúc họ tuần tra dọc biên giới giữa hai nước vào năm 1975.
Sau vụ đụng độ ở thung lũng Galwan, không quân Ấn Độ đã triển khai chiến đấu cơ Su-30 MKI, Mirage 2000 cùng trực thăng tấn công Apache đến khu vực gần biên giới để có thể tiến hành các chiến dịch một cách nhanh chóng khi nhận được lệnh, theo hãng tin ANI.
Căng thẳng dâng cao dọc biên giới giữa hai nước, còn được gọi là Đường kiểm soát thực tế (LAC), hồi tháng trước, khi New Delhi và Bắc Kinh cáo buộc lẫn nhau về việc vượt qua LAC.
Hôm 18.6, Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS, Anh) cho hay những hình ảnh chụp từ vệ tinh gần đây cho thấy binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc củng cố sức mạnh ở dọc LAC, theo tờ South China Morning Post. IISS tin rằng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã gia tăng binh sĩ đóng ở khu tranh chấp Aksai Chin từ 1.000-1.500 binh sĩ, tăng từ khoảng 500-600 binh sĩ trong những lúc bình thường.
Thủ tướng Ấn Độ: quân đội có toàn quyền giải quyết căng thẳng với Trung Quốc – ảnh 1
Hình ảnh chụp từ vệ tinh ngày 16.6 dường như cho thấy Ấn Độ và Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực tranh chấp
Cũng theo IISS, Trung Quốc đã huy động các lực lượng tác chiến khác, có thể từ Sư đoàn cơ giới 6 đóng tại Khu tự trị Tân Cương, để củng cố sức mạnh, dù lực lượng chi viện đóng cách xa biên giới tranh chấp.
Ngoài ra, khoảng 100 xe tải quân sự Trung Quốc dường như đã được điều đến khu vực biên giới, theo Reuters. Ấn Độ được cho là cũng đã triển khai 30-40 xe quân sự tới khu vực.