Tin khắp nơi – 22/05/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 22/05/2018

Anh ‘làm ngơ’ trước tiền bẩn của Nga

Chính phủ Anh bị cáo buộc là “làm ngơ” đối với tiền “bẩn” của Nga, khiến an ninh quốc gia của nước này bị đặt vào tình thế nguy hiểm.

Đơn vị vũ khí hóa học tới Salisbury vì vụ Skripal

London có thêm vụ người Nga ‘chết khó hiểu’

Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Anh cáo buộc rằng London đã bị lợi dụng để che giấu các tài sản “tham nhũng” của Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng đồng minh của mình.

Quan hệ hai nước đang gặp vấn đề sau khi cựu điệp viên người Nga Sergei Skripal cùng con gái bị đầu độc tại Anh.

Nhưng ủy ban nói hành động rửa tiền vẫn đang diễn ra như bình thường và được ẩn giấu dưới các hoạt động của các tổ chức tài chính.

Chủ tịch của Ủy ban, đồng thời cũng là nghị sĩ của Đảng Bảo thủ, ông Tom Tugendhat đã bình luận về bản báo cáo trên tờ Sunday Times: ” Các phản ứng thờ ơ của Chính phủ Anh được xem là dấu hiệu không dám ngăn chặn họ.”

Phản ứng lại từ chính phủ, ông Ben Wallace, Thứ trưởng về tội phạm an ninh và kinh tế, nói ông đã không được yêu cầu ra làm chứng với ủy ban.

Ông nói: ” Tôi sợ thiếu sót có thể làm suy yếu đến nền tảng của Báo cáo.”

Ông Wallace cũng cho hay, chính phủ Anh đã đặt quyết tâm nói không với các nguồn tiền bẩn cũng như là sẽ không cho phép việc rửa tiền được diễn ra trên lãnh thổ Anh.

“[Chúng tôi] sẽ sử dụng tất cả các quyền hạn mà chúng tôi có, bao gồm cả các quyền hạn mới trong Đạo luật Tài chính Hình sự, để ngăn chặn những người đe dọa đến an ninh,” ông nói thêm.

Còn nghị sĩ Tom Tungendhat cho rằng chính phủ nên điều tra các “kẽ hở” trong cơ chế trừng phạt mà qua đó đã cho phép chính phủ Nga và các cá nhân liên kết với Tổng thống Putin tiến hành mua bán trái phiếu Chính phủ.

Bản báo cáo, lấy tên là “Moscow’s Gold” (Vàng của Moscow), cũng đã chỉ ra gã khổng lồ về khí đốt của Nga là Gazprom đã có thể tiến hành giao dịch trái phiếu ở London vài ngày sau cuộc ám sát hụt điệp viên người Nga Skripal cùng con gái ông.

Công việc kinh doanh giữa Anh và Nga đã được nối lại nhanh đến mức mà Đại sứ quán Nga tại Anh đã đăng lên tài khoản Twitter của mình rằng: “Mọi việc diễn ra như thường lệ?”

Ý kiến đa chiều

Ông Andrey Kortunov – Giám đốc Hội đồng các vấn đề quốc tế của Nga, một cơ quan nghiên cứu được chính phủ Nga bảo trợ cho rằng:” Tôi không nghĩ có thể khảng định rằng phần lớn số tiền của Nga tại London là nhằm để phục vụ cho các chính sách Đối ngoại của Nga”.

Ông cũng nói thêm rằng:”Có những người rất khác nhau, câu chuyện của họ rất đa dạng và một số trong số họ là những đối thủ nguy hiểm đối với Nga.”

Báo cáo của Ủy ban quốc hội Anh kêu gọi chính phủ thể hiện “lập trường chính trị” mạnh mẽ hơn bằng cách tiến hành một số biện pháp như sau:

-Tăng cường và củng cố các biện pháp trừng phạt đối với cá nhân có liên quan tới điện Kremlin.

-Lấp hết các “lỗ hổng” đang tồn tại trong các biện pháp trừng phạt.

-Đẩy mạnh Kế hoạch công khai minh bạch quyền sở hữu công ty.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44160898

 

TQ muốn gì ở tiểu vùng sông Mekong?

Nguyễn HoàngBBC Vietnamese, Hà Nội

Một hội thảo tại Hà Nội mới đây cho thấy Bắc Kinh rất chủ động triển khai cái gọi là ‘Hợp tác Mekong – Lan Thương’ vì mục đích kinh tế và chính trị.

Hợp tác Mekong-Lan Thương bao gồm sáu quốc gia ven sông Mekong – Lan Thương, tính từ thượng nguồn là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Lan Thương là cách Trung Quốc gọi tên cho phần sông Mekong chảy trong lãnh thổ của mình.

Mekong, dòng sông của 60 triệu người

Nước mắt nông dân trên dòng Mekong

Trách nhiệm pháp lý của chính phủ Lào

Bước đi ‘bài bản’

Mặc dù đã có tới khoảng hơn 10 cơ chế hợp tác giữa các nước tiểu vùng sông Mekong với nhau và với các đối tác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, ADB, World Bank, các cơ chế hợp tác này được xem là khá “rời rạc”.

Thực trạng cam kết chưa rõ ràng và thiếu điểm nhấn từ Hoa Kỳ và Nhật Bản là một trong các nguyên nhân khiến Trung Quốc dường như tìm được kẽ hở ở “sân sau” và đang thành công trong nỗ lực đẩy mạnh cơ chế hợp tác.

Trung Quốc từ trước tới nay chỉ tham gia ở mức cấp tỉnh trong cơ chế hợp tác tại sông Mekong.

Tuy nhiên chỉ sau hai năm thành lập, về cơ bản Bắc Kinh đã hoàn thiện giai đoạn định hình hợp tác cấp chính phủ và đang bắt đầu cho giai đoạn triển khai cụ thể các dự án cho Bắc Kinh cấp vốn.

Hơn phân nửa các khoản vay ưu đãi của Trung Quốc đã được bơm vào năm nước lưu vực sông Mekong với các dự án các cơ sở hạ tầng và công nghiệp.

Ông Nguyễn Quốc Trường, từ Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư của Việt Nam, cho rằng Hợp tác Mekong-Lan Thương (sau đây gọi tắt là ‘MLC’) được triển khai mạnh như một phần của ‘Sáng kiến Vành đai – Con đường’ của Bắc Kinh.

‘Các đề xuất MLC trùng hợp với đề xuất kết nối Vàng đai – Con đường của Trung Quốc’, ông Trường nói. ‘Việt Nam cũng có lợi trong việc gia tăng kết nối với các nước về hạ tầng, tuy không có lợi lắm so với Lào và Myanmar bởi Trung Quốc hiện chỉ đẩy mạnh trục Bắc – Nam’.

Sáng kiến Vành đai – Con đường được xem là chiến lược định hình chính sách đối ngoại mới và tạo lập phạm vi ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh.

Điểm đáng chú ý là các tất cả các dự án lớn thuộc Sáng kiến Vành đai – Con đường đều không có tên Việt Nam trong đó.

Bắc Kinh thành công trong việc đưa hợp tác MLC ở mức cấp bộ trưởng và cao hơn là họp thượng đỉnh với sự tham gia của người đứng đầu chính phủ các nước, giống như các cơ chế hợp tác của Asean, Apec…

Điều này nảy sinh quan ngại rằng Bắc Kinh đã và đang thể chế hóa cơ chế hợp tác chính thức với 5 năm nước thuộc Asean và không loại trừ khả năng bào mòn cơ chế hợp tác của Asean vốn mang nặng tính hình thức và thiếu thực chất, theo giới quan sát.

“Ý nghĩa quan trọng của MLC không chỉ là về đầu tư bởi vẫn còn nhỏ theo qui mô của Trung Quốc. MLC là cơ chế hợp tác tại Đông Nam Á đầu tiên được Trung Quốc gây dựng. Một siêu cường đang lên cần đóng vai trò áp đảo tại các cơ chế hợp tác hiện tại hoặc tự tạo ra cơ chế của mình,” Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu chính trị tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) viết trong bài ‘Trung Quốc đang kết bạn ở Mekong‘ đăng trên eastasiaforum.

Trong khi đó ông Mark Stanitzkim từ Viện Friedrich Naumann vì Tự do nói với BBC rằng các nước tham gia MLC đều là láng giềng của Trung Quốc và cách tốt nhất là hợp tác trên cơ sở cùng có lợi.

Tranh chấp Mekong có thể như Biển Đông?

Nepal thề khôi phục dự án đập thủy điện với TQ

Hồi kết vụ kiện đập thủy điện Xayaburi

Sức ép từ TQ với hội nhập Mekong

TQ bảo vệ đập thủy điện trên sông Mekong

Một diễn giả trong hội thảo mô tả điều được coi là Việt Nam đang vừa hợp tác vừa đấu tranh trên ‘cả nước mặn và nước ngọt’, khi nói tới tới tranh chấp trên Biển Đông và quan ngại về an ninh nguồn nước với các con đập thủy điện trên dòng Mekong.

Trung Quốc đã xây ít nhất 6 đập thủy điện ở thượng nguồn, tạo ra một số quan ngại về an ninh nguồn nước.

Trong khi đó Lào, nơi chiếm 35% nguồn nước sông Mekong, đã và đang xây dựng nhiều đập thủy điện, điển hình là đập Xayaburi gây nhiều tranh cãi.

Trong khi giới quan sát đổ lỗi cho các đập thủy điện của Trung Quốc gây ra hạn hán lớn, điển hình là trường hợp ở Việt Nam hồi năm 2016, thì một số nhà nghiên cứu Việt Nam nói tại chính lãnh thổ Việt Nam đã xây nhiều đập thủy điện.

Được biết một tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam còn đầu tư sang Lào cho một dự án đập thủy điện, khiến dẫn đến việc “khó nói” khi Việt Nam muốn đấu tranh với Lào trong việc muốn Lào ngưng triển khai các dự án đập thủy điện.

Một diễn giả muốn ẩn danh nói chính phủ Việt Nam nên có cách quản lý tốt việc đầu tư ra nước ngoài để tránh điều mà ông gọi là ‘chân phải giẫm vào chân trái’, khi dẫn chiếu về tập đoàn kinh tế này.

Một diễn giả khác tại hội thảo mô tả các con đập thủy điện là vấn đề nhức nhối nhất và ví tranh chấp tiềm năng ở vùng Mekong với tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44211955

 

Mike Pence:

Bắc Hàn không nên ‘chơi’ Trump

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence cảnh báo Bắc Hàn không nên “chơi” Tổng thống Donald Trump nếu gặp nhau vào tháng tới.

“Sẽ là một sai lầm lớn của Kim Jong-un nếu nghĩ rằng anh ta có thể chơi Donald Trump,” ông Pence nói, theo trích đoạn phỏng vấn của ông với Fox News.

Ông Pence cũng cho biết ông Trump có thể rút khỏi hội nghị thượng đỉnh ngày 12/6.

Bắc Hàn đã đe dọa sẽ rút khỏi cuộc họp sau những lời bình luận của Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton.

Làm sao biết Bắc Hàn thực sự phi hạt nhân hóa?

Ông Trump ‘trấn an’ Bắc Hàn

Bắc Hàn sẽ ‘dỡ bỏ địa điểm thử hạt nhân chính’

Bình Nhưỡng phản ứng dữ dội khi ông Bolton đề xuất rằng Bắc Hàn sẽ theo “mô hình Libya” trong tiến trình phi hạt nhân hóa.

Cựu lãnh đạo Libya, Muammar Gaddafi đã đồng ý với các cường quốc phương Tây vào năm 2003 từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy việc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt. Tám năm sau, ông bị giết trong tay phe nổi loạn vốn được phương Tây ủng hộ.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in dự kiến gặp ông Trump tại Washington DC hôm thứ Ba để thảo luận các kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh.

Trong khi đó ông Pence nói: “Tôi không nghĩ Tổng thống Trump quan tâm về quan hệ công chúng, ông ấy quan tâm đến hòa bình,” phó tổng thống nói.

Tờ New York Times đưa tin hôm Chủ nhật rằng Tổng thống Hoa Kỳ đang tham vấn các trợ lý và cố vấn về việc ông có nên tiếp tục cuộc hội nghị thượng đỉnh hay không.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44206005

 

Mỹ: ‘trừng phạt mạnh chưa từng có’ với Iran

Ngoại trưởng Mike Pompeo nói Mỹ đang áp đặt “những biện pháp trừng phạt mạnh nhất trong lịch sử” đối với Iran.

Trong một bài phát biểu tại Washington, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói rằng Iran sẽ phải “chống đỡ để giữ cho nền kinh tế của nước này còn sống” sau khi lệnh trừng phạt có hiệu lực.

Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận Iran

Trump rút khỏi thỏa thuận Iran, Obama nói sai lầm

Những biện pháp mới này sẽ cùng nhau tạo thành “áp lực tài chính chưa từng có đối với chế độ IranNgoại trưởng Mỹ Mike Pompeo

Anh ‘cố thuyết phục Trump’ duy trì thỏa thuận Iran

Hạt nhân Iran: Ngoại trưởng Anh thăm Mỹ

Iran cảnh báo Trump sẽ gặp ‘hối hận lịch sử’

Hạt nhân Iran: Mỹ ủng hộ cáo buộc của Israel

Đồng nhiệm phía Iran của ông Pompeo nói Mỹ “lặp lại những lựa chọn sai lầm giống trước đây và do đó sẽ gặt hái những phần thưởng xấu”.

Đầu tháng này, Tổng thống Donald Trump đã đưa Mỹ rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ từng được dỡ bỏ sau thỏa thuận năm 2015 sẽ được tái áp dụng, ông Pompeo nói, và những biện pháp mới này sẽ cùng nhau tạo thành “áp lực tài chính chưa từng có đối với chế độ Iran”.

Các biện pháp trừng phạt trước đây của Mỹ cấm hầu hết toàn bộ thương mại với Iran, chỉ có một số ngoại lệ đối với hoạt động “được dự kiến phục vụ người dân Iran” chẳng hạn như xuất khẩu thiết bị y tế và nông nghiệp

Ngoại trưởng Mỹ không nói các biện pháp mới mà Washington đang suy tính là gì, nhưng ông Pompeo miêu tả các chế tài được áp đặt tuần trước lên ngân hàng trung ương Iran như “chỉ là khởi đầu”.

‘Rủi ro’

Giám đốc CIA cảnh báo Trump

Macron nói Trump sẽ từ bỏ thỏa thuận Iran

Trump và Macron: Có thể có thỏa thuận Iran mới

“Ngoại giao Mỹ chỉ đơn giản là một sự hồi quy với những thói quen cũ vốn bị cầm tù bởi những ảo tưởng và chính sách thất bạiNgoại trưởng Iran Javad Zarif

Iran sẽ ‘trả đũa’ lệnh trừng phạt của Trump

Một số công ty lớn nhất của châu Âu đổ xô vào làm ăn với Iran sau thỏa thuận hạt nhân nay rơi vào tình thế buộc lựa chọn giữa đầu tư ở đó hay làm ăn kinh doanh với Mỹ. Một số hợp đồng lớn nhất gặp rủi ro bao gồm:

Nhà khổng lồ năng lượng của Pháp, hang Total, với giá trị lên tới 5 tỷ đô la, được ký kết để giúp Iran phát triển mỏ khí đốt lớn nhất thế giới. Tiếp theo có thể kể đến thỏa thuận trị giá 3 tỷ USD của hãng Saga Energy của Norway nhằm xây dựng các nhà máy điện mặt trời

Một thỏa thuận của Airbus bán 100 phi cơ phản lực cho hãng hàng không IranAir. Iran là một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, và xuất khẩu dầu và khí đốt của nước này trị giá hàng tỷ đô la mỗi năm.

Cả sản lượng dầu của cả nước và GDP của Iran đều giảm đáng kể dưới lệnh trừng phạt quốc tế. Các hình phạt sẽ được áp dụng lại ngay lậ tức nhưng phải sẽ theo các giai đoạn gồm ba tháng và sáu tháng.

Ông Pompeo nói Iran sẽ không bao giờ có thể chiếm ưu thế ở Trung Đông.

Trong phản ứng của mình, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif nói “Ngoại giao Mỹ chỉ đơn giản là một sự hồi quy với những thói quen cũ vốn bị cầm tù bởi những ảo tưởng và chính sách thất bại.”

Iran, ông nói thêm, đang làm việc với các đối tác khác của thỏa thuận hạt nhân để tìm một giải pháp.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44200745

 

Trung Quốc và Mỹ ‘gần đạt thỏa thuận’

về tập đoàn viễn thông

Washington gần đạt thỏa thuận dỡ bỏ lệnh cấm các công ty Mỹ cung cấp linh kiện cho tập đoàn viễn thông ZTE của Trung Quốc, Reuters dẫn các nguồn tin cho biết hôm 22/5.

Hãng tin này đưa rằng việc xóa bỏ lệnh cấm kéo dài 7 năm, công bố hồi tháng Tư, có thể bao gồm cả việc Trung Quốc dỡ bỏ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, cũng như mua thêm nông phẩm của Hoa Kỳ.

Reuters cho biết Bộ Thương mại và Tài chính cũng như ZTE chưa hồi đáp ngay yêu cầu bình luận của hãng.

Trước đó, hôm 13/5, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết rằng ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang hợp tác để giúp ZTE “một con đường trở lại hoạt động nhanh chóng”.

Theo Reuters, công ty công nghệ của Trung Quốc đầu tháng này đã ngưng các hoạt động chính sau khi Bộ Thương mại Mỹ cấm các nhà sản xuất Hoa Kỳ cung cấp linh kiện cho tập đoàn này.

Lệnh cấm xuất phát từ việc ZTE không tuân thủ thỏa thuận với chính phủ Mỹ sau khi công ty này năm ngoái thừa nhận đã âm mưu vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ bằng cách vận chuyển trái phép hàng hóa và công nghệ Mỹ sang Iran, Reuters đưa tin, dẫn Bộ Thương mại Hoa Kỳ.

Là một trong các nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, ZTE phụ thuộc vào các linh kiện mà các công ty của Mỹ sản xuất.

Theo ước tính, các công ty Mỹ cung cấp 25 tới 30% bộ phận trong thiết bị của ZTE, vốn bao gồm cả điện thoại thông minh và thiết bị gây dựng mạng viễn thông.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-v%C3%A0-m%E1%BB%B9-g%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A1t-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%81-t%E1%BA%ADp-%C4%91o%C3%A0n-vi%E1%BB%85n-th%C3%B4ng/4404931.html

 

Mỹ củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo

 ở Đông Á

USS Milius, một trong các chiến hạm được trang bị tên lửa hiện đại nhất của Mỹ, cập cảng ở Nhật Bản hôm 22/5 để củng cố tuyến phòng thủ trước khả năng xảy ra các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Bắc Hàn hay của bất kỳ nước nào ở Đông Á.

Tàu khu trục được triển khai tới căn cứ hải quân Yokosuka ba tuần trước cuộc họp thượng đỉnh chưa có tiền lệ giữa lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un và Tổng thống Donald Trump ở Singapore, theo Reuters.

Hãng tin này dẫn lời lực lượng hải quân Mỹ nói trong một tuyên bố rằng Milius sẽ “hỗ trợ an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương bằng cách tăng cường khả năng phòng thủ trước tên lửa đạn đạo”.

Tàu chiến này được chào đón ở Yokosuka, nơi đặt trụ sở của Hạm đội 7 của Mỹ, trong bối cảnh các diễn biến mới đây đã đẩy cuộc gặp giữa nguyên thủ Hoa Kỳ và Bắc Hàn vào tình thế không chắc chắn.

Bắc Hàn tuyên bố sẽ cân nhắc lại cuộc gặp thượng đỉnh sau khi hủy cuộc thương thảo với Seoul để phản đối cuộc tập trận trên không giữa Mỹ và Hàn Quốc.

Bình Nhưỡng cũng tuyên bố sẽ rút lui nếu Washington nhất quyết yêu cầu Bắc Hàn đơn phương từ bỏ kho vũ khí hạt nhân mà nước này nói là cần thiết để tự vệ trước sự xâm lược của Mỹ.

Việc triển khai Milius tới Nhật Bản bị trì hoãn gần một năm để tàu chiến này được nâng cấp hệ thống phòng không Aegis, giúp nó có thể phát hiện và ngăn chặn tên lửa.

Theo Reuters, Milius là một phần của hạm đội tàu khu trục của hải quân Mỹ, đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên của Hoa Kỳ trước bất kỳ các cuộc tấn công sử dụng tên lửa đạn đạo nào của Bắc Hàn.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-c%E1%BB%A7ng-c%E1%BB%91-h%E1%BB%87-th%E1%BB%91ng-ph%C3%B2ng-th%E1%BB%A7-t%C3%AAn-l%E1%BB%ADa-%C4%91%E1%BA%A1n-%C4%91%E1%BA%A1o-%E1%BB%9F-%C4%91%C3%B4ng-%C3%A1/4404639.html

 

Paraguay mở tòa đại sứ mới tại Jerusalem

Ngày thứ Hai 21/5, Paraguay mở một tòa đại sứ mới tại Jerusalem, trở thành quốc gia thứ ba có động thái chính trị nhạy cảm trong tuần qua.

Tổng thống Paraguay Horacio Cartes nói việc chuyển tòa đại sứ từ Tel Aviv đến Jerusalem là “lịch sử” và giúp củng cố các quan hệ giữa Paraguay và Israel.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hoan nghênh quyết định của Paraguay.

Tuần trước, Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên chính thức mở tòa đại sứ tại Jerusalem, hoàn tất lời hứa của Tổng thống Donald Trump.

Hai ngày sau đó Guatemala chuyển tòa đại sứ từ Tel Aviv đến Jerusalem.

Palestin mạnh mẽ chống lại những thay đổi này. Palestin xem Đông Jerusalem như là thủ đô của quốc gia Palestin tương lai, trong khi Israel xem Jerusalem là một thủ đô không thể chia cắt của nước này.

https://www.voatiengviet.com/a/paraguay-mo-toa-dai-su-moi-tai-jerusalem/4404398.html

 

Bộ Tư pháp Mỹ mở rộng điều tra

sang ‘hành động bất thường’ của FBI đối với Trump

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã đồng ý mở rộng cuộc điều tra về cáo buộc ban vận động tranh cử của ông Donald Trump thông đồng với Nga trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 sang ‘bất cứ điều gì bất thường’ trong chiến thuật của FBI có liên quan đến ban vận động này, phát ngôn nhân Nhà Trắng cho biết.

Hôm thứ Sáu ngày 19/5, Tổng thống Donald Trump đã nói rằng FBI có thể đã cài cắm hoặc tuyển mộ một tay trong trong nhóm vận động tranh cử của ông cho mục đích chính trị và ông nêu lên một nguồn tin không xác định rằng ít nhất đã có một điệp viên FBI ‘được cài cắm’.

Thỏa thuận này đạt được sau cuộc gặp của ông Trump với Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein và Giám đốc Cục điều tra Liên bang Christopher Wray, nữ phát ngôn nhân Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết.

Bộ Tư pháp đã ‘yêu cầu tổng thanh tra mở rộng cuộc điều tra hiện tại để bao gồm bất cứ điều gì bất thường trong chiến thuật của FBI và Bộ Tư pháp liên quan đến chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump,” bà Sanders cho biết trong một thông cáo.

Phát ngôn nhân của Bộ Tư pháp cho biết cơ quan này đã yêu cầu tổng thanh tra của họ mở rộng việc xem xét quá trình yêu cầu lệnh giám sát để bao gồm việc quyết định liệu có hay không sự không thỏa đáng hay động cơ chính trị trong cách FBI tiến hành cuộc điều tra. FBI đã tìm hiểu về mối liên hệ của chiến dịch tranh cử của ông Trump với Moscow trước khi Công tố viên đặc biệt Robert Mueller nhận trách nhiệm điều tra một năm trước đây.

“Nếu có ai đó thâm nhập hay theo dõi các thành viên của một chiến dịch vận động tranh cử tổng thống cho mục đích không phù hợp thì chúng tôi cần được biết và có hành động thích hợp,” ông Rosenstein cho biết hôm 20/5.

Các đảng viên Đảng Dân chủ cho rằng ông Mueller và cuộc điều tra của ông cần được bảo vệ và Tổng thống Trump đang ngày càng có dấu hiệu mất kiên nhẫn với cuộc điều tra do Mueller lãnh đạo khi nó bước sang năm thứ hai và cho rằng cuộc điều tra này có động cơ chính trị và có nguồn gốc từ chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama.

Các đồng minh của ông Trump trong Quốc hội, dẫn đầu là Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Devin Nunes cũng đưa ra thông điệp tương tự.

Hồi tháng Ba, tổng thanh tra của Bộ Tư pháp đã mở cuộc điều tra về cáo buộc của các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa rằng FBI đã có sai lầm nghiêm trọng khi họ yêu cầu lệnh giám sát một cựu cố vấn chiến dịch tranh cử năm 2016 của ông Trump.

Tổng thanh tra Bộ Tư pháp Michael Horowitz nói cuộc điều tra của ông sẽ xem xét liệu FBI và Bộ Tư pháp có làm đúng quy trình hay không khi họ xin lệnh từ Tòa án Giám sát Tình báo Nước ngoài để bí mật theo dõi cựu cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Trump, ông Carter Page, và mối liên hệ của ông này với Nga.

Dân biểu Cộng hòa Lee Zeldin nói ông và 16 thành viên khác trong Quốc hội sẽ đưa ra nghị quyết cáo buộc Bộ Tư pháp và FBI làm sai trong việc theo dõi trong cuộc điều tra mối quan hệ giữa Trump với Nga.

Cả ông Trump lẫn luật sư mới của ông, ông Rudy Giuliani, đều không đưa ra được bất cứ bằng chứng gì về việc chính quyền cài người vào chiến dịch tranh cử của ông Trump.

Tờ New York Times dẫn nguồn tin nắm rõ sự việc cho biết FBI đã điều một người báo tin nói chuyện với hai cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Trump là ông Page và ông George Papadopoulos sau khi cơ quan này nhận được bằng chứng rằng hai người này có liên hệ đáng ngờ với Nga trong chiến dịch tranh cử.

Hồi năm ngoái, ông Papadopoulos đã bị tuyên bố là có tội nói dối với các nhân viên FBI về các mối liên hệ của ông với người Nga.

https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%99-t%C6%B0-ph%C3%A1p-m%E1%BB%B9-m%E1%BB%9F-r%E1%BB%99ng-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-sang-h%C3%A0nh-%C4%91%E1%BB%99ng-b%E1%BA%A5t-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-c%E1%BB%A7a-fbi-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-trump/4404015.html

 

Mây độc xuất hiện trên vùng biển núi lửa Hawai

Khói trắng a-xít và những tinh thể thủy tinh sắc bén nhỏ li ti bay lên bầu trời Hawaii khi phún thạch từ núi lửa Kilauea đổ ra biển, tạo nên một loại khí độc khác khi núi lửa phun trào cách đây hơn hai tuần: Những đám mây khí độc.

Ngày Chủ Nhật, nhà cầm quyền Hawaii cảnh báo dân chúng tránh xa đám mây khí độc được tạo thành do một phản ứng hóa học khi phún thạch chạm nước biển.

Tại sườn núi cao, phún thạch tiếp tục trào ra từ những kẻ nứt rộng lớn trên mặt đất đổ xuống những khu vực dân cư tại một vùng nông thôn của Đảo Lớn. Phún thạch tạo thành những dòng sông chia đôi các khu rừng và nông trại khi uốn khúc chảy về phía bờ biển.

Tỷ lệ khí lưu-huỳnh đi-ô-xít phun lên từ những đường nứt trên mặt đất tăng gấp ba lần, khiến cho Quận Hawaii phải liên tục cảnh báo về chất lượng không khí. Tại đỉnh núi lửa hai vụ nổ lớn làm tung lên những đám mây tro bụi. Gió thổi hầu hết những đám mây này về phía tây nam.

Các nhà khoa học nói những đám mây hơi nước bốc lên tại nơi phún thạch đổ ra biển chứa đầy a-xít HCL và những phân tử thủy tinh nhỏ li ti có thể làm da và mắt bị ngứa và gây nên những vấn đề về hô hấp.

Khói mù phún thạch được gọi là “laza” lan rộng xa đến 24 kilômét về phía tây nơi phún thạch gặp biển trên bờ biển phía nam của Đảo Lớn. Phún thạch này chảy song song với bờ biển, khoa học gia Thăm dò Địa chất Mỹ Wendy Stovall nói.

Nhà chức trách cảnh báo là đám mây có thể chuyển hướng nếu gió thay đổi.

Lực lượng Tuần duyên cho biết đã thiết lập một vùng an toàn 300 mét chung quanh nơi phún thạch chảy ra biển.

Thống đốc David Ige nói với các phóng viên tại Hilo là chính quyền tiểu bang đang theo dõi núi lửa và giữ cho dân chúng được an toàn.

https://www.voatiengviet.com/a/may-doc-xuat-hien-tren-vung-bien-nui-lua-hawaii/4403946.html

 

Gián điệp kỳ cựu Gina Haspel tuyên thệ

nhậm chức tân giám đốc CIA

Bà Gina Haspel, người có thâm niên 30 năm làm việc tại Cục Tình báo Trung ương Mỹ, hôm 21/5 tuyên thệ nhậm chức nữ giám đốc đầu tiên của cục này.

Tổng thống Donald Trump đã chứng kiến Phó Tổng thống Mike Pence làm lễ tuyên thệ cho bà Haspel, 61 tuổi, tại trụ sở CIA ở ngoại ô Washington.

“Bà Gina là người bản lĩnh, mạnh mẽ, và khi nói đến bảo vệ nước Mỹ, bà Gina sẽ không bao giờ lùi bước”, ông Trump phát biểu. “Những nhân viên nam nữ của cục xứng đáng có ban lãnh đạo xuất chúng và họ đang nhận được điều đó”.

Bà Haspel thay thế ông Mike Pompeo, người mới đây đã trở thành ngoại trưởng Mỹ. Ông đã có mặt tại buổi lễ, đứng gần bà Haspel, người từng là cấp phó của ông tại CIA, khi bà tuyên thệ nhậm chức.

Bà Haspel mô tả cuộc sống của bà và của các nhân viên tình báo Mỹ khác tại CIA “không chỉ là một sự nghiệp”, mà đúng hơn là “làm theo tiếng gọi” phải bảo vệ đất nước chống lại các cuộc tấn công khủng bố.

“Chúng ta là những người tốt nhất và thách thức đối với chúng ta là luôn luôn phải tốt nhất”, bà phát biểu với các nhân viên CIA tại sảnh của cục.

Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận bà Haspel hôm 17/5 qua một cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 54-45.

https://www.voatiengviet.com/a/gian-diep-ky-cuu-gina-haspel-tuyen-the-nham-chuc-tan-giam-doc-cia/4403313.html

 

‘Ông chủ’ Facebook đối mặt với lãnh đạo châu Âu

Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg hôm 22/5 gặp lãnh đạo Nghị viện châu Âu để trả lời các câu hỏi liên quan tới việc dữ liệu của hàng triệu người sử dụng rơi vào tay một công ty tư vấn chính trị.

Theo Reuters, cuộc gặp diễn ra ba ngày trước khi các luật lệ mới về bảo vệ dữ liệu của Liên hiệp châu Âu có hiệu lực. Theo đó, các công ty sẽ chịu phạt tới 4% doanh thu toàn cầu nếu vi phạm.

Facebook thời gian qua chịu sức ép của các chính trị gia ở cả hai bờ Đại Tây Dương sau khi xuất hiện tin tức cho biết rằng Cambridge Analytica, một công ty tư vấn chính trị Anh có dự án về chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump, đã thu thập dữ liệu trái phép của 87 triệu người sử dụng, trong đó có tới 2,7 triệu người ở Liên hiệp châu Âu.

Trong cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ trước đây, ông Zuckerberg đã xin lỗi vì để lộ thông tin, nhưng hiện vẫn còn câu hỏi về chính sách bảo vệ dữ liệu của Facebook.

Reuters dẫn phát biểu được chuẩn bị trước của ông Zuckerberg, trong đó ông nhấn mạnh tới cam kết của Facebook ở châu Âu, nơi hãng này sẽ tuyển dụng 10 nghìn người vào cuối năm nay.

Ngoài ra, “ông chủ” Facebook cũng xin lỗi vì đã “không xem xét toàn diện” trách nhiệm của công ty, liên quan tới “tin giả, sự can thiệp của nước ngoài vào bầu cử hay việc sử dụng thông tin của người dùng”.

Cuộc gặp giữa ông Zuckerberg với Chủ tịch Nghị viện châu Âu Antonio Tajani cùng với các quan chức cấp cao khác sẽ được truyền trực tiếp sau khi kế hoạch họp kín bị phản đối.

https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-ch%E1%BB%A7-facebook-%C4%91%E1%BB%91i-m%E1%BA%B7t-v%E1%BB%9Bi-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-ch%C3%A2u-%C3%A2u/4404848.html

 

Giá dầu tăng lên 80 đôla giữa lo ngại nguồn cung

Giá dầu hôm 22/5 tăng lên 80 đôla một thùng trong bối cảnh có quan ngại về sản lượng dầu thô sụt giảm ở Venezuela cũng như khả năng Iran giảm xuất khẩu.

Theo Reuters, đây là mức giá giao dịch cao nhất kể từ cuối năm 2014.

Chính phủ Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela sau khi Tổng thống Nicolas Maduro tái đắc cử hôm 20/5.

Reuters dẫn lời các nhà phân tích nói rằng động thái này sẽ cắt giảm thêm nữa sản lượng dầu khí của nước này, vốn đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Trong khi đó, hiện có lo ngại về việc sụt giảm sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Iran sau khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Tehran, cũng như việc Mỹ đe dọa trừng phạt Iran cũng khiến giá dầu tăng.

https://www.voatiengviet.com/a/gi%C3%A1-d%E1%BA%A7u-t%C4%83ng-l%C3%AAn-80-%C4%91%C3%B4la-gi%E1%BB%AFa-lo-ng%E1%BA%A1i-ngu%E1%BB%93n-cung/4404943.html

 

Vắcxin chủng ngừa Ebola đầu tiên tại Congo

Một chiến dịch chủng ngừa nhằm triệt hạ dịch bệnh Ebola bùng phát tại Congo đã bắt đầu ngày thứ Hai 21/5 tại thành phố cảng Mbandaka, nơi 4 trường hợp lây nhiễm căn bệnh chết người này được xác nhận.

Sử dụng thuốc chích SVS-EBOV- một vắcxin thử nghiệm do công ty Merck chế tạo đánh dấu một “chuyển hướng về mô hình” trong việc chống lại Ebola như thế nào, người đứng đầu Đáp ứng Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới nói, và có ý nghĩa đối với những vùng dịch bệnh Ebola bùng phát với những biện pháp y tế công cộng căn bản như cô lập và vệ sinh.

Thuốc chủng được thiết kế để sử dụng trong những kế hoạch được gọi là vòng chủng ngừa. Khi một trường hợp Ebola mới được chuẩn đoán, tất cả những người có thể vừa mới tiếp xúc với bệnh nhân được theo dõi và chủng ngừa để dịch bệnh khỏi lây lan.

“Đây là lần đầu tiên giữa lúc dịch bệnh bùng phát…chúng tôi sử dụng việc chủng ngừa như là một phương cách chặn đứng dịch bệnh lây lan.” Ông Peter Salama thuộc Tổ chức Y tế Thế giới nói trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại. Ông Salama nói tiếp “Đây là một thời điểm quan trọng thay đổi cách thức chúng ta nhìn Ebola trong vòng 40 năm qua.”

Chiến lược này đã được dùng để thử nghiệm vắcxin Merck tại Guinea vào cuối năm 2015 đến cuối vụ bùng phát Ebola tại Tây Phi từ năm 2013 đến năm 2016. Kết quả thử nghiệm cho thấy vắcxin này an toàn và có một mức độ bảo vệ rất cao chống lại Ebola.

Khoảng 30 nhân viên y tế Guinea, trực tiếp liên hệ đến việc thử nghiệm vắcxin vào năm 2015 đã đến Congo và sẽ giúp việc miễn dịch tại đây, ông Salama nói.

Ebola gây sốt xuất huyết, nôn mữa và tiêu chảy và lây lan qua việc tiếp xúc với dịch trong thân thể người bị lây nhiễm. Hơn 11.300 người đã thiệt mạng khi dịch bệnh bùng phát tại Tây Phi.

Các trường hợp Ebola tại Mbandaka, một thành phố cảng trên sông Congo, đã gây nên những lo ngại là virút có thể lây lan xuống hạ lưu con sông đến thủ đô Kinshasa, với dân số 10 triệu người.

Ông Salama, đến thăm Congo sau khi Ebola bùng phát được báo cáo lần đầu tiên vào ngày 8 tháng 5 nói có khoàng 1.000 người-trước hết tại Mbandaka và kế đến là Bikoro và những khu vực bị ảnh hưởng khác-có thể được chủng ngừa trong tuần tới.

Có khoảng 7.300 liều sẵn sàng tại Congo, và hàng trăm ngàn liều nữa trong kho của Merck.

https://www.voatiengviet.com/a/vacxin-chung-ngua-ebola-dau-tien-t%E1%BA%A1i-congo/4403993.html

 

Mỹ – Trung :

Cuộc đọ sức thương mại vẫn trường kỳ

Anh Vũ

Cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Washington kéo dài nhiều tháng qua về thương mại cuối cùng đã có được kết quả. Cuối tuần qua hai bên đã thông báo về những nguyên tắc thỏa hiệp để tránh cho một cuộc chiến thương mại có thể nổ ra mà trong đó chắc chắn không có bên nào thắng.

Trung Quốc đã có nhượng bộ mà chính quyền Trump chấp nhận được, nhưng theo các chuyên gia, cuộc đọ sức thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn còn chưa dứt vì những vấn đề cốt lõi vẫn chưa được giải quyết.

Ám ảnh với con số nước Mỹ bị thâm hụt quá lớn trong làm ăn với Trung Quốc (375 tỉ đô la trong năm 2017), Donald Trump đã quyết định áp thuế 25% vào thép và 10% vào nhôm nhập từ Trung Quốc và đe dọa đánh thuế bổ sung lên tới 150 tỉ đô la vào hàng hóa Trung Quốc. Giờ đây, tổng thống Mỹ dường như đã thỏa mãn với một thỏa hiệp đơn giản là Bắc Kinh chấp nhận sẽ nhập khẩu nhiều hơn hàng hóa Mỹ, đặc biệt là các mặt hàng nông phẩm.

Chính quyền Mỹ đã đánh giá tích cực thỏa hiệp đạt được. Hôm qua ( 21/05), Larry Kudlow, cố vấn chính về kinh tế của Nhà Trắng, trên kênh truyền hình Mỹ CNBC đã đánh giá thỏa hiệp với Bắc Kinh « là bước tiến lớn » và ông ví von như là « một kiểu hiệp ước hòa bình ».

Quả thực, đó là một dấu hiệu hòa hoãn tích cực khi mà chỉ vài tuần trước đó, cả thế giới nói về một viễn cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, mà ai cũng hiểu những hệ lụy của nó sẽ không chỉ nằm trong biên giới của Mỹ hay Trung Quốc mà còn là tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Cho dù một loạt các cuộc thương lượng cấp tập trong một thời gian ngắn đã dẫn đến cuộc đọ sức giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới tạm hòa hoãn, giới quan sát vẫn tỏ ra dè dặt. Ông Eswar Prasad, chuyên gia về Trung Quốc, giáo sư chính sách thương mại thuộc Đại học Cornell (Hoa Kỳ), nhận thấy « những bất đồng căn bản về thương mại và những vấn đề kinh tế khác vẫn còn chưa được giải quyết »khiến cho các xung khắc triền miên trong làm ăn giữa hai nước có thể dấy lên căng thẳng bất kỳ lúc nào.

Hai bên mới chỉ đi đến những thỏa hiệp về nguyên tắc, chưa có một thỏa thuận chi tiết hay những con số cụ thể về trao đổi hàng hóa. Các cam kết của Trung Quốc sẽ mua nhiều hàng Mỹ hơn vẫn còn rất mơ hồ. Bắc Kinh vẫn cố cưỡng lại đòi hỏi của Washington muốn giảm 200 tỉ đô la thâm hụt buôn bán.

Tổng thống Trump từ khi lên nắm quyền đã không ngớt lời kêu ca quan hệ thương mại mất cân đối với Bắc Kinh là mối đe dọa với các doanh nghiệp và người lao động Mỹ. Ông hối thúc Bắc Kinh chấm dứt cách làm ăn không trung thực như cố ép chuyển giao hoặc thậm chính đánh cắp công nghệ, sở hữu trí tuệ của Mỹ…

Vậy mà chỉ một cam kết còn chưa cụ thể về việc sẽ nhập nhiều hơn nữa hàng nông sản Mỹ, ông Trump đã hài lòng. Trên Twitter tổng thống Mỹ phấn chấn bình luận : « Trung Quốc đã chấp nhận mua THÊM lượng lớn nông sản, đó là một trong những điều tốt nhất có thể đến với các nhà nông của chúng ta từ nhiều năm nay ». Đổi lại, theo nhật báo tài chính Wall Street Journal, Hoa Kỳ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm các công ty Mỹ bán các kinh kiện và phần mềm cho nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu Trung Quốc ZTE. Nếu sự việc được khẳng định thì chính Mỹ đã phải nhượng bộ Trung Quốc trong màn đọ sức thương mại vừa rồi.

Theo chuyên gia thương mại quốc tế Edward Alden thuộc Council for Foreign Relation, trong quan hệ làm ăn với Trung Quốc « nhà nông của Mỹ không bao giờ là vấn đề. Vấn đề là công nghệ và công nghiệp trong tương lai ».

Có thể ông Trump đã nhận thấy nếu trừng phạt Trung Quốc, Mỹ phải nhận đòn trả đũa và nông dân Mỹ sẽ là những người đầu tiên phải trả giá. Đó là chưa kể đến việc Bắc Kinh sẽ phải tìm cách kết nối với các nước đang bị chính sách bảo hộ của Mỹ chèn ép.

Từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ( WTO) năm 2011, Bắc Kinh và Washington đã có hàng chục lần kiện nhau trước định chế trọng tài kinh tế quốc tế này mà không lần nào đi được đến đâu.

Là một tỉ phú, nổi tiếng là nhà thương lượng làm ăn có tài, ông Trump chắc chắn hiểu rằng đối đầu thương mại Mỹ -Trung là cuộc đọ sức trường kỳ của hai hệ thống, mô hình kinh tế khác biệt nhau rất xa.

Phải chăng với một nước Trung Quốc, đông dân, nhiều của, tiềm năng thị trường rộng lớn thì ông Donald Trump đành phải « mềm nắn, rắn buông », hay là một thỏa hiệp như thế với Bắc Kinh đủ để làm hài lòng cử tri, nhất là khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đang tới gần ?

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180522-my-trung-cuoc-do-suc-thuong-mai-van-con-truong-ky

 

Công chức Pháp xuống đường

phản đối chính phủ Macron

Trọng Nghĩa

Công chức Pháp vào hôm nay, 22/05/2018, lại xuống đường theo lời kêu gọi đình công, biểu tình của các nghiệp đoàn. Hơn 130 cuộc xuống đường, tuần hành được dự kiến ở khắp nước Pháp. Đây là lần thứ ba trong vòng tám tháng, tức là từ tháng 10 năm ngoái, Các công đoàn công chức kêu gọi đình công, biểu tình phản đối chính sách nhà nước giảm chi tiêu.

Các nghiệp đoàn chỉ trích chính phủ về « cách tiếp cận thuần túy ngân sách », không quan tâm đến vai trò trọng yếu của các dịch vụ công cộng mà hơn 5 triệu công chức phải đảm trách.

Họ cũng tố cáo ý định giảm biên chế – theo kế hoạch giảm 120.000 biên chế – và chủ trương không tăng chỉ số lương, có nghĩa là phong tỏa lương bổng của giới công chức.

Bà Bernadette Groison, tổng thư ký công đoàn FSU giải thích là « từ một năm nay, tức từ khi ông Emmanuel Macron được bầu, thì chính sách đối với công chức là một chính sách cân đong đo đếm. Ông nói giảm biên chế, giảm chu vi hoạt động của ngành công chức, ông nói đến hợp đồng cá nhân và mỗi khi ông trình bày đề án của mình thì luôn giải thích đó là để giảm bớt chi tiêu cho ngân sách ».

Một vấn đề gây lo ngại khác là chủ trương thuê dịch vụ tư nhân đảm trách phần việc của công chức. Những người được thuê làm bằng hợp đồng này đã chiếm 1 phần 5 công việc làm của công chức và chính phủ còn muốn tăng thêm phần hợp đồng này.

Các công đoàn rất bất bình, cho là chính phủ không quan tâm đến đề nghị của họ, đó là lý do họ vận động biểu tình vào hôm nay.

http://vi.rfi.fr/phap/20180522-cong-chuc-phap-xuong-duong-phan-doi-chinh-phu-macron

 

Mỹ: CIA bị TT Trump tố cáo cài người

vào ê-kíp của ông

Trọng Nghĩa

Sau khi yêu cầu bộ Tư Pháp điều tra Cục Điều Tra Liên Bang FBI, tổng thống Mỹ hôm qua, 21/05/2018, đã chuyển mũi dùi qua tấn công luôn cả Cục Tình Báo Trung Ương tức là cơ quan CIA: Donald Trump cáo buộc cơ quan này cài người thâm nhập vào ê-kíp thân cận với ông. Lời tố cáo của ông Trump nhắm vào giám đốc CIA thời cựu tổng thống Barack Obama.

Trong một tin Twitter, tổng thống Donald Trump đã lấy lại lời tố cáo của nhà báo Dan Bongino trên đài Fox News nói về cuộc điều tra của công tố viên độc lập Mueller nhằm vào ông : « Đây hoàn toàn là vụ ám sát chính trị, không phải một cuộc điều tra của ngành tình báo ».

Theo nhà báo Bongino, chính cựu giám đốc CIA John Brennan, một người rất ghét ông Trump, đã khởi xướng cuộc điều tra về việc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ và giúp đỡ cho ông Trump thắng cử. Ông Brennan là giám đốc CIA giai đoạn 2013-2017, tức là dưới thời tổng thống Obama.

Vào tuần trước, báo chí Mỹ tiết lộ rằng một điểm chỉ viên của CIA tại Anh Quốc đã tiếp xúc với các thành viên của vận động tranh cử của ứng viên Trump. Nhân vật này làm việc trong khuôn khổ cuộc điều tra nói trên.

Ngay từ hôm Chủ Nhật, ông Trump đã kêu gọi Bộ Tư Pháp mở điều tra về vụ theo dõi chiến dịch của ông mà ông cho là « có động cơ chính trị ».

Những cáo buộc của ông Trump được đưa ra vào lúc CIA chính thức có giám đốc mới là người được tổng thống Trump đề cử. Ngày 21/05, bà Gina Haspel đã tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ giám đốc đầu tiên của cơ quan CIA.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180522-my-den-luot-cia-bi-tt-trump-to-cao-cai-nguoi-vao-e-kip-cua-ong

 

Ý : Đảng Năm Sao và Liên Đoàn Phương Bắc

 cử một luật gia làm thủ tướng

Trọng Nghĩa

Liên minh giữa Phong Trào 5 Sao và Liên Đoàn Phương Bắc ngày 21/05/2018 đã chính thức giới thiệu ứng cử viên cho chiếc ghế thủ tướng nước Ý : Đó là ông Giuseppe Conte, một luật gia hoàn toàn không được quảng đại quần chúng biết đến. Đề cử của hai đảng còn phải được tổng thống chuẩn y.

Sau khi ông Conte được hai đảng giới thiệu, tổng thống Ý Sergio Mattarella vào hôm nay đã bắt đầu tham khảo ý kiến của chủ tịch Quốc Hội và chủ tịch Thượng Viện trước khi đưa ra quyết định có phê chuẩn ông Conte làm thủ tướng hay không. Theo Hiến Pháp nước Ý, tổng thống nước này là người duy nhất có quyền phê chuẩn hay bác bỏ đề cử ứng viên vào chức thủ tướng chính phủ.

Theo hãng AFP, tổng thống Ý đã có thái độ rất thận trọng trong việc phê chuẩn. Một thông cáo của phủ tổng thống Ý vào trưa nay cho biết là sẽ không có quyết định phê chuẩn nào được công bố vào hôm nay.

Ông Conte năm nay 54 tuổi, là một luật gia và là giảng viên đại học. Trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng Ba vừa qua, ông từng được Phong Trào 5 Sao giới thiệu trong danh sách tranh cử.

Việc một liên minh chống Liên Hiệp Châu Âu thành công trong việc hợp lại với nhau để lên lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ ba trong Liên Hiệp Châu Âu (không có Anh và chỉ sau Đức và Pháp) đồng thời là nền công nghiệp thứ hai của châu Âu (sau Đức), đã khiến Bruxelles rất lo ngại.

Ủy Ban Châu Âu vào hôm nay đã lên tiếng cảnh cáo nước Ý là cần phải thận trọng, không nên để cho ngân sách quốc gia bị thâm hụt quá trớn.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180522-y-dang-nam-sao-va-lien-doan-phuong-bac-cu-mot-luat-gia-lam-thu-tuong

 

Malaysia : Cựu thủ tướng Najib

bị cơ quan chống tham nhũng thẩm vấn

Thùy Dương

Cơ quan chống tham nhũng Malaysia, hôm nay, 22/05/2018, thẩm vấn cựu thủ tướng Najib Razak, trong vụ bê bối biển thủ công quỹ. Một nhân viên của cơ quan chống tham nhũng Malaysia cho biết đã từng bị đe dọa trong quá trình điều tra về vụ này.

Theo AFP, cuộc thẩm vấn diễn ngay tại trụ sở của cơ quan chống tham nhũng, tại Putrajya, thủ phủ hành chính của Malaysia. Cựu thủ tướng Najib Razak phải trả lời các câu hỏi về SRC International, thoạt đầu là một chi nhánh của Quỹ 1MDB do ông Razak thành lập khi lên nắm quyền thủ tướng vào năm 2009. Theo điều tra của Wall Street Journal, 42 triệu ringgit (9 triệu euro) đã được SRC International chuyển vào các tài khoản cá nhân của ông Najib Razak.

Chính quyền thời thủ tướng Najib Razak đã “tấn công” tất cả những ai “đả động” tới quỹ 1MDB, ra lệnh ngưng mọi cuộc điều tra về vụ bê bối biển thủ công quỹ, cô lập những người chỉ trích chính phủ trong vụ này, “bịt miệng” truyền thông và thẩm vấn những người đề cập tới vụ tai tiếng 1MDB.

Ông Shukri Abdull, một nhân vật nổi tiếng của cơ quan chống tham nhũng Malaysia, người từng bị ép nghỉ hưu sớm nhưng đã được thủ tướng Mahathir phục chức, đã khóc trong một cuộc họp báo khi tiết lộ ông đã phải chịu “một sức ép không thể tưởng tượng nổi” và “bị quấy rối khủng khiếp” trong cuộc điều tra trước đây về vụ bê bối 1MDBn, thời ông Najib Razak còn làm thủ tướng.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180522-malaysia-cuu-thu-tuong-bi-co-quan-chong-tham-nhung-tham-van

 

Tổng thống Iran phản ứng gay gắt

 trước đe dọa của ngoại trưởng Mỹ

Thùy Dương

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua 21/05/2018 đã trình bày « một thỏa thuận mới » về hạt nhân Iran, với 12 điều kiện vô cùng khắt khe. Nếu Iran tuân thủ thì Mỹ có thể giảm nhẹ cấm vận đối với Teheran, nếu không chế độ Iran sẽ phải hứng chịu những trừng phạt « nặng nề nhất trong lịch sử ». Phản ứng trước những đe dọa của ngoại trưởng Mỹ, tổng thống Iran Hassan Rohani khẳng định Mỹ không thể đơn phương quyết định thay cho Iran và thế giới.

Từ Teheran, thông tín viên RFI Siavosh Ghazi cho biết chi tiết :

“Tổng thống Iran Hassan Rohani đã phản ứng gay gắt trước những lời đe dọa của Mike Pompeo và khẳng định rằng “thế giới ngày nay không chấp nhận chuyện Mỹ một mình quyết định” thay cho tất cả. Tổng thống Rohani cũng nói thêm : “Nhân dân Iran đã nghe hàng trăm lần những câu nói như vậy nên không còn quan tâm”.

Thực vậy, Iran đã bị Mỹ trừng phạt từ gần 40 năm nay. Và các biện pháp trừng phạt của Mỹ ngày càng cứng rắn trong vòng 20 năm trở lại đây.

Hôm thứ Hai, Mike Pompeo đe dọa Iran sẽ phải chịu “các đòn trừng phạt nặng nhất trong lịch sử” nếu nước này không tuân thủ các điều kiện do Mỹ đặt ra. Washington đã rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Teheran ký hồi tháng 07/2015 với các cường quốc.

Mike Pompeo đã nêu lên 12 điều kiện, nhất là Iran phải ngưng chương trình làm giàu uranium và chương trình tên lửa đạn đạo, phải rút quân khỏi Syria, ngưng trợ giúp cho lực lượng Hezbollah Liban và các nhóm Hồi giáo cực đoan Palestine. Đối với Teheran, các điều kiện này không thể chấp nhận được. Và Iran đang muốn dựa vào các nước châu Âu, cũng như Nga và Trung Quốc để đối phó với sức ép của Mỹ.

Thực vậy, trong những ngày qua, nhiều quan chức Iran đã khẳng định không chấp nhận thương lượng lại về thỏa thuận hạt nhân và cũng như không có chuyện tiến hành thương lượng về chương trình tên lửa đạn đạo của Iran hay về vai trò và ảnh hưởng của nước này trong khu vực.”

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180522-iran

 

Thái Lan : Đối lập biểu tình

đòi chính quyền quân sự tổ chức bầu cử

Anh Vũ

Chính quyền quân sự Thái Lan sau nhiều lần trì hoãn, đã dự kiến tổ chức bầu cử vào tháng Hai 2018. Hôm nay, 22/05/2018, khoảng một nghìn người tập trung trong đại học Thamasat ở thủ đô Bangkok đã biểu tình đòi chính quyền quân sự từ nay đến tháng 11 tổ chức bầu cử Quốc Hội. Xô xát đã xẩy ra khi cảnh sát chống bạo động đã được điều đến để giữ người biểu tình không ra khỏi khu đại học.

Thông tín viên Arnaud Dubus tại Bangkok tường trình :

Có khoảng một nghìn người biểu tình đối mặt với cảnh sát chống bạo động trước đại học Thamasat, nằm trong khu phố lịch sử của thủ đô Bangkok. Nhiều người trương các biểu ngữ nhưng « tôi thù ghét độc tài » hay « nhân dân muốn bầu cử ». Nhiều người khác vẫy quạt in hình lãnh đạo tập đoàn quân sự, tướng Prayuth Chan-O-Cha có chiếc mũi dài như kiểu nhân vật hoạt hình Pinocchio. Theo Ekkachai Hongkangwang, một trong số lãnh đạo biểu tình, đó là cách đả kích chế độ độc tài dối trá. Ông cho biết: Bây giờ chúng tôi đến trụ sở của chính phủ và nói với giới quân sự rằng các vị đã nắm quyền từ bốn năm nay, và các vị đã hoãn cuộc bầu cử hơn bốn lần rồi. Không còn ai tin các vị nữa. Năm ngoái các vị đã nói bầu cử sẽ diễn ra trong năm nay, nhưng tháng Giêng, các vị lại một lần nữa hoãn lại. Không còn ai tin vào các vị nữa. »

Không khí căng thẳng, người biểu tình định vượt qua hàng rào cảnh sát để tiến về trụ sở chính phủ. Lo ngại biểu tình lan rộng, lãnh đạo chính quyền quân sự, tướng Prayuth đã ra lệnh cho cảnh sát làm tất cả để giữ người biểu tình trong khuôn viên trường đại học.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180522-thai-lan-doi-lap-bieu-tinh-doi-chinh-quyen-quan-su-to-chuc-bau-cu-0