Tin khắp nơi – 22/03/2020
Phi cơ quân sự Hoa Kỳ được điều động
để đón công dân Mỹ bị mắc kẹt ở nước ngoài
Vào hôm thứ Sáu (20 tháng 03), quân đội Hoa Kỳ đã gửi phi cơ đến đón những công dân bị mắc kẹt ở nước ngoài, do các quốc gia đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus. Quân đội đã gửi phi cơ C-130 tới cả Morocco và Peru. Ngũ Giác Đài cho biết, một chiếc C-17 đã tới Honduras để đón đội túc cầu nữ Hoa Kỳ, khi khách du lịch Hoa Kỳ vẫn đang hoang mang để tìm cách trở về nhà, và tức giận trước phản ứng của Washington khi các nước châu Âu, Mexico và Israel nhanh chóng di tản công dân của họ.
Nhiều quốc gia đã đóng cửa biên giới khi cuộc khủng hoảng coronavirus lan rộng, nhiều chuyến bay thương mại đã bị cấm. Hàng ngàn công dân Hoa Kỳ vẫn bị mắc kẹt ở Nam Mỹ, Morocco và những nơi khác. Israel đã gửi các phi cơ để di tản khách du lịch ở Peru. Tại Đức, Bộ Ngoại giao đã thuê phi cơ của một số hãng như Lufthansa, Condor và TUI và bắt đầu đưa hơn 100,000 du khách Đức bị mắc kẹt tại các quốc gia như Hy Lạp, Ai Cập, Morocco và Cộng hòa Dominican trở về nhà. Vương quốc Anh đã di tản hơn 8,000 công dân trên 45 chuyến bay từ Morocco trong ba ngày.
Người Mỹ ở Morocco cho biết họ đang bao vây Tòa Đại sứ Hoa Kỳ khi các cuộc gọi điện thoại và email của họ vẫn chưa được trả lời. Phản ứng chậm chạp của Washington đã khiến những người Mỹ khác phải tự tìm đường về nhà. Một số khách du lịch ở Honduras cho hay họ đang tìm cách tự thuê phi cơ riêng, sẵn sàng trả khoảng 1,000 Mỹ kim cho mỗi chỗ ngồi trên phi cơ 150 chỗ, hoặc 3,000 Mỹ kim cho phi cơ riêng chở tám người.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/phi-co-quan-su-hoa-ky-duoc-dieu-dong-de-don-cong-dan-my-bi-mac-ket-o-nuoc-ngoai/
FDA dùng máu bệnh nhân đã hồi phục
để nghiên cứu điều trị coronavirus
Trong cuộc họp báo ở Tòa Bạch Ốc, ủy viên của Cơ Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Stephen Hahn thông báo rằng FDA đang xem xét khả năng sử dụng huyết tương được các bệnh nhân coronavirus đã phục hồi hiến tặng, để nghiên cứu phương pháp điều trị cho coronavirus.
Nghiên cứu này do tiến sĩ Arturo Casadevall, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại trường y tế công cộng của đại học John Hopkins, dẫn đầu nhằm thiết lập mạng lưới bệnh viện và ngân hàng máu để thu thập huyết thanh hoặc huyết tương của những bệnh nhân phục hồi từ coronavirus.
Phương pháp này chủ yếu là thu hoạch các kháng thể chống virus từ máu của bệnh nhân bị nhiễm bệnh trước đó. Bệnh nhân có xu hướng tạo ra một số lượng lớn kháng thể chống lại mầm bệnh lây nhiễm, và những kháng thể này thường lưu hành trong máu của những người sống sót trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau đó.
Theo ông Casadevall, bằng cách thu thập, và truyền huyết thanh hoặc huyết tương còn sót lại cho người bệnh, các bác sĩ có khả năng tăng cường phản ứng miễn dịch của bệnh nhân. Hôm thứ Năm (19/03/2020) nhóm nghiên cứu của ông Casadevall đã nộp đơn ghi danh với FDA, để bắt đầu thử nghiệm điều trị. Ông hy vọng có thể sớm xóa bỏ các bó buộc về mặt pháp lý để bắt đầu điều trị bệnh nhân trong vòng bốn đến sáu tuần tới.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/fda-dung-mau-benh-nhan-da-hoi-phuc-de-nghien-cuu-dieu-tri-coronavirus/
Mỹ chấp thuận sử dụng
bộ xét nghiệm virus Vũ Hán cho kết quả nhanh
Lục Du
Cơ quan quản lý y tế Hoa Kỳ đã chấp thuận cho sử dụng bộ xét nghiệm COVID-19 có khả năng phát hiện virus Vũ Hán trong 45 phút và cho kết luận chỉ trong vài giờ, thay vì vài ngày như các xét nghiệm hiện tại.
Thiết bị xét nghiệm mới này được sản xuất bởi Cepheid, một công ty có trụ sở tại tiểu bang California, Mỹ. Công ty Cepheid cho biết các bộ xét nghiệm đầu tiên của họ sẽ sẵn sàng xuất xưởng vào tuần tới.
Bộ xét nghiệm mới có thể giúp nhân viên y tế thuận lợi hơn trong điều trị bệnh nhân và hỗ trợ các bệnh viện phân bổ nguồn lực chính xác hơn, trong bối cảnh các cơ sở y tế ở nhiều bang của Mỹ đang phải căng mình chống chọi với đại dịch.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp giấy phép khẩn cấp cho thiết bị, trong hoàn cảnh nhiều cơ sở y tế đang thiếu nghiêm trọng các bộ dụng cụ xét nghiệm virus Vũ Hán. Các quan chức và nhân viên y tế ở nhiều bang của Mỹ đang nói rằng họ đã không thể làm đủ các xét nghiệm cho người nghi nhiễm nCoV.
“Xét nghiệm tại điểm chăm sóc có nghĩa là kết quả được chuyển đến bệnh nhân ở các cơ sở chăm sóc y tế, như bệnh viện, trung tâm chăm sóc khẩn cấp và các phòng cấp cứu, thay vì các mẫu xét nghiệm được gửi đến phòng thí nghiệm”, Ủy viên FDA, Stephen Hahn, nói về cách thức hoạt động của bộ xét nghiệm mới.
Theo SBS News
Lục Du dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-chap-thuan-su-dung-bo-xet-nghiem-virus-vu-han-cho-ket-qua-nhanh.html
Google ra mắt trang web cung cấp thông tin
về coronavirus tại Hoa Kỳ
Vào hôm thứ bảy (21 tháng 3), Google cho biết họ vừa ra mắt một trang web tại Hoa Kỳ với những thông tin hướng dẫn và xét nghiệm coronavirus, trong lúc quốc gia này nỗ lực ngăn cản sự lây lan của dịch bệnh. Trong một bài đăng trên blog tại bit.ly/2wq4f27, Google cho biết trang web google.com/covid19 sẽ có mặt ở nhiều quốc gia với nhiều ngôn ngữ khác nhau trong những ngày tới. Trang web này chứa đựng các tài liệu, dữ kiện và đường dẫn tập trung vào bệnh hô hấp có khả năng gây tử vong COVID-19.
Trong một bài đăng trên blog vào Chủ nhật tuần trước (ngày 15 tháng 3), Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai thông báo công ty đã hợp tác với chính phủ Hoa Kỳ để tạo ra một trang web ra mắt vào ngày 16 tháng 3. Tuy nhiên, việc ra mắt đã bị trì hoãn vì hướng dẫn tại địa phương và quốc gia đã thay đổi đáng kể từ Chủ nhật đến Thứ Hai, và công ty thông báo họ sẽ tung ra trang web vào cuối tuần.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/google-ra-mat-trang-web-cung-cap-thong-tin-ve-coronavirus-tai-hoa-ky/
Illinois ra lệnh cho 13 triệu cư dân tiểu bang phải ở nhà
Vào hôm thứ Sáu (20 tháng 03), thống đốc tiểu bang Illinois J.B. Pritzker đã ban hành lệnh phải ở nhà, trở thành tiểu bang mới nhất ban hành lệnh có hiệu lực rộng rãi như vậy trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của coronavirus. Ông Pritzker nói rằng cư dân vẫn có thể rời khỏi nhà để đi mua thực phẩm, mua thuốc hoặc đi dạo.
Ông nói rằng mục tiêu lệnh ở nhà là để mọi người duy trì cách ly xã hội, và cho biết đối những người đã thực hiện biện pháp này từ trước thì cuộc sống của họ sẽ không thay đổi nhiều. Thị trưởng thành phố Chicago, Lori Lightfoot kêu gọi cộng đồng nghiêm chỉnh thực hiện mệnh lệnh. Theo thống đốc, lệnh sẽ có hiệu lực vào tối thứ Bảy (21 tháng 03) và sẽ duy trì đến ngày 07/04/2020 nhưng có khả năng kéo dài lâu hơn.
Tiểu bang Illinois, với dân số khoảng 13 triệu người, đã có 585 ca xác nhận nhiễm bệnh và năm ca tử vong tính đến tối thứ Sáu (20 tháng 03). Hãng NBC Chicago cho biết ca tử vong đầu tiên được công bố vào hôm thứ Ba (17 tháng 03) là một phụ nữ ở độ tuổi 60, có bệnh tiềm ẩn.
Hôm thứ Năm (19 tháng 03) ông Pritzker công bố thêm ba ca tử vong. Lệnh bắt buộc ở nhà của tiểu bang được ban hành trong vòng chưa đầy 24 giờ sau khi thống đốc tiểu bang California, ông Gavin Newsom ban hành lệnh tương tự, có hiệu lực vào tối thứ Năm (19 tháng 03) và sẽ giữ nguyên cho đến khi có thông báo mới.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/illinois-ra-lenh-cho-13-trieu-cu-dan-tieu-bang-phai-o-nha/
New York ban hành lệnh đóng
các tiệm làm tóc và làm móng tay,
nhưng tiệm bán rượu bia vẫn được phép mở cửa
Tin từ New York – Vào hôm thứ sáu (20 tháng 3), mặc dù Thống đốc New York Andrew Cuomo đã ban hành lệnh đóng cửa các cơ sở thương mại “không thiết yếu” nhằm làm chậm sự lây lan của coronavirus, những tiệm bán rượu bia vẫn được phép mở cửa.
Nhiều quán bar ở thành phố New York đã đóng cửa kể từ thứ ba (ngày 17 tháng 3), khi Thị trưởng Bill de Blasio yêu cầu tất cả các nhà hàng ngừng dịch vụ ăn uống tại chỗ, và chỉ cho phép giao hàng hoặc mua về nhà.
Vào hôm thứ Sáu, Thống Đốc Cuomo ban hành một lệnh hành pháp bắt buộc tất cả lực lượng lao động không thiết yếu phải ở nhà và tất cả các cơ sở thương mại không thiết yếu phải đóng cửa. Các cơ sở thiết yếu bao gồm bệnh viện, nhà thuốc, cửa hàng tạp hóa và các cơ quan truyền thông.
Mặc dù các tiệm bán rượu bia không được nhắc đến trong tuyên bố của ông Cuomo, nhưng Hiệp Hội Rượu Bia tại tiểu bang New York cho biết các tiệm bán rượu bia được xem là “thiết yếu” và sẽ tiếp tục mở cửa.
Tuy nhiên, các tiệm cắt tóc, tiệm xăm mình và tiệm làm móng tay phải đóng cửa kể từ 8 giờ tối thứ Bảy (ngày 21 tháng 3), vì khách hàng và nhân viên phục vụ tại các cơ sở này không thể giữ khoảng cách an toàn với nhau. (BBT)
Dân chúng kêu gọi hai Thượng Nghĩ Sĩ Hoa Kỳ từ chức
sau khi hai người này bán cổ phiếu
trước khi thị trường lao dốc vì coronavirus
Vào hôm thứ sáu (20 tháng 3), hai thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức sau khi hai người này bán một lượng lớn cổ phiếu trước cuộc khủng hoảng thị trường do coronavirus gây ra, sau khi họ có được thông tin mật về tình hình dịch bệnh.
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Richard Burr đã bán từ 630,000 mỹ kim đến 1.7 triệu mỹ kim cổ phiếu vào ngày 13 tháng 2, trong 33 giao dịch khác nhau. Ông đã thực hiện việc này sau khi đưa ra tuyên bố bảo đảm rằng chính phủ đã sẵn sàng chiến đấu với coronavirus.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Kelly Loeffler đã bán 1.28 triệu mỹ kim đến 3.1 triệu mỹ kim cổ phiếu từ ngày 24 tháng 1 đến giữa tháng 2, trong 29 giao dịch khác nhau. Bản tin của tờ Daily Beast cho biết thượng nghị sĩ Loeffler bắt đầu bán cổ phiếu ngay sau khi Ủy ban y tế của bà tổ chức một cuộc họp kín về coronavirus cho các thượng nghị sĩ.
Vào sáng thứ sáu, các nhà phê bình từ cả hai Đảng đều yêu cầu thượng nghị sĩ Loeffler, và Burr xem xét việc từ chức. Cuộc tranh cãi đã nổ ra khi các thượng nghị sĩ của lưỡng đảng dự kiến sẽ gặp gỡ các viên chức chính quyền Tổng Thống Trump để cố gắng đưa ra kế hoạch giải cứu nền kinh tế đang hỗn loạn vì coronavirus, sau khi đảng Cộng hòa giới thiệu gói viện trợ trị giá 1 ngàn tỷ mỹ kim. (BBT)
Virus corona: Boeing cầu cứu chính phủ Mỹ
Minh Anh
Vận xui chưa buông tha với Boeing. Vào lúc dịch virus corona đang tiếp tục lây lan tại Mỹ, làm hơn 340 người chết, và gần 26.750 người bị nhiễm, chính quyền nhiều bang ra lệnh phong tỏa, hãng máy bay hàng đầu của Mỹ – Boeing, ngày thứ Sáu 20/03/2020, cầu cứu chính phủ, đồng thời thông báo ngưng chia cổ tức và ngừng mọi chương trình mua lại cổ phiếu cho đến khi có lệnh mới.
Theo AFP, ông David Calhoun – tổng giám đốc và ông Larry Kellner – chủ tịch hội đồng quản trị còn tạm ngưng tiền thưởng của mình cho đến cuối năm. Ông Calhoun, 62 tuổi, trở thành lãnh đạo hãng Boeing từ ngày 13/01/2020, thay ông Dennis Muilenburg, bị sa thải hồi tháng 12/2019, lẽ ra sẽ được trả mức lương cơ bản 1,4 triệu đô la.
Trên nguyên tắc, ông sẽ được trả thêm 7 triệu đô la nếu như ông thuyết phục được Cơ quan quản lý hàng không dân dụng dỡ bỏ lệnh cấm các chuyến bay, ban hành ngày 13/03/2019 đối với loại Boeing 737 MAX sau hai vụ tai nạn hàng không làm 346 người thiệt mạng.
Uy tín đã bị tổn hại vì vụ tai tiếng 737 MAX, giờ đây lại cộng thêm dịch bệnh Covid-19 hoành hành, làm nhiều hãng hàng không phải tạm ngưng việc nhận hàng hay hoãn các đơn đặt hàng mới, và làm hãng Boeing thêm khó vực dậy. Boeing đề nghị chính quyền liên bang hỗ trợ 60 tỷ đô la và chuỗi cung ứng nhằm tránh bị phá sản dây chuyền và sa thải ồ ạt.
Lời cầu cứu này đang gây chia rẽ chính quyền Washington. Nhiều cầu hỏi đang đặt ra: Có nên cứu trợ hãng này bằng tiền đóng thuế của dân hay không? Nếu có, dưới những hình thức nào?
Các hãng chế tạo máy bay khác của Mỹ như Lockheed Martin hay Northrop Grumman có thể đang thu hút sự chú ý và đang làm dấy lên nhiều lời đồn thổi trên thị trường.
Covid-19 làm đảo lộn các chiến dịch quân sự Mỹ
Vẫn theo AFP, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Mark Esper trả lời kênh truyền hình Mỹ hôm thứ Sáu 20/03/2020 cho biết các chiến dịch quân sự của Mỹ trên thế giới trong thời gian sắp tới có thể sẽ có những thay đổi.
Theo đó, Hoa Kỳ sẽ tạm ngưng rút 5.000 binh sĩ về nước theo như các thỏa thuận ban đầu với phe Taliban. Tại Irak và Syria, các chương trình huấn luyện binh sĩ cũng sẽ bị ngưng và cho hồi hương một số chuyên gia đào tạo. Các chương trình tập trận chung như với Hàn Quốc, tại châu Phi hay cuộc tập trận lớn Defender-20 với châu Âu hoặc bị hủy, hoặc bị giảm quy mô.
Binh sĩ Mỹ được lệnh ở trong trại, và bị cấm mọi di chuyển quốc tế, từ việc đi du lịch ở nước ngoài hay về nước thăm gia đình. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định: “Nhiệm vụ số một đối với quân đội Mỹ vẫn là bảo đảm việc bảo vệ người dân Mỹ, bảo vệ đất nước và các lợi ích của Mỹ ở nước ngoài.”
Hoa Kỳ thử nghiệm thành công hỏa tiễn siêu âm
trong nỗ lực bắt kịp Trung Cộng và Nga
Vào hôm thứ Sáu (20/3), Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ thử nghiệm thành công một hỏa tiển siêu âm (hypersonic). Đây là một loại vũ khí có thể mang đầu đạn nguyên tử , và có thể đẩy nhanh cuộc chạy đua vũ trang giữa các siêu cường. Ngũ Giác Đài cho biết một hỏa tiễn bay thử nghiệm ở tốc độ siêu âm – gấp năm lần tốc độ âm thanh, hay Mach 5 – đến một điểm, và bắn trúng mục tiêu được chỉ định.
Cuộc thử nghiệm này diễn ra sau cuộc thử nghiệm hỗn hợp của Bộ Binh và Hải quân Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2017, khi hỏa tiễn nguyên mẫu thể hiện khả năng lướt theo hướng của mục tiêu ở tốc độ siêu âm. Vũ khí siêu âm có thể đưa chiến tranh hỏa tiễn, đặc biệt là chiến tranh nguyên tử, lên một cấp độ mới. Những vũ khí này có thể di chuyển nhanh hơn nhiều so với các hỏa tiễn đạn đạo và hành trình của nó có thể chuyển hướng trong không trung và không bay theo một vòng cung có thể dự đoán được như các hỏa tiễn thông thường, khiến chúng khó theo dõi, và bị đánh chặn.
Mộc Miên
Ăn cá biển ngày càng dễ bị ngộ độc hơn
Naomi TomkyBBC Travel
Một điều khiến tôi yêu thích đi du lịch vòng quanh Mexico đó là hiếm khi nào bạn cách xa nhà vệ sinh.
Đúng là đi vệ sinh tốn khoảng 5 peso (tương đương 0,2 bảng Anh), nhưng giá đó là rẻ cho vài lớp giấy vệ sinh, bệ ngồi sạch sẽ và sự yên tâm.
Nhưng điều mà tôi không biết khi khám phá Oaxaca tháng Năm vừa rồi, trong khi trả vài đồng peso để đổ mồ hôi trải nghiệm từ nhà vệ sinh của nhà thờ thành phố, đi qua vài tiệm đồ sứ và đến khu chợ Abasto sầm uất, đó là tôi không biết mình sẽ bị một cú ngộ độc thực phẩm tào tháo rượt điển hình.
Loài cây cực độc cứu sống cả hòn đảo ở Nhật
Cá ngừ vằn nướng tái, món ăn ngon nhất Nhật Bản
Axolotl, ‘con cá đi bộ’ ở Mexico City
Tôi gọi đó là “tình trạng ngộ độc cá kỳ dị” của tôi.
Khoảng 12 giờ sau một đợt buồn nôn, khi đang ngồi một mình trong phòng khách sạn thì tôi thấy ngón tay và ngón chân bắt đầu tê dại, và cơn tê dại dần lan lên khuỷu tay và mắt cá chân.
Cảm giác đau như kim châm lạ lùng khiến tôi cảm thấy như thể mình tỉnh giấc ở tư thế nằm ngủ kỳ quặc, đầu thì tỉnh nhưng tay chân mình vẫn còn như đang ngủ – chỉ khác là trong trường hợp này, tay chân tôi không từ từ trở về trạng thái bình thường mà cơn tê dại vẫn tiếp diễn.
Tôi đột nhiên nghĩ rằng nếu cơn tê dại đó vẫn tiếp tục, có thể tôi sẽ khó gọi người hỗ trợ khi tôi cần được cứu chữa. Vì vậy tôi hành động, theo suy nghĩ đúng đắn duy nhất mà lúc đó tôi nghĩ ra được: đó là tôi đi bộ xuống phố ăn kem.
Cuối cùng sau đó tôi cũng phát hiện ra thủ phạm gây ra tình trạng trên là ngộ độc cá biển: một kiểu ngộ độc thực phẩm lạ lùng và đặc thù vì chất độc có trong một số loài cá.
Ngộ độc dai dẳng
Nó khiến nạn nhân cực kỳ khổ sở trong 12 giờ và hiệu ứng sau đó thường kéo dài nhiều tháng, có khi nhiều năm.
Món hạt tiêu ngon nhất thế giới ở Campuchia
Matcha thượng hạng chỉ có duy nhất ở Nhật Bản
Không có cách nào để kiểm tra xem cá có chất độc hay không và không có cách gì chữa trị, và có vẻ như tình trạng gây ngộ độc này ngày càng trở nên phổ biến khi biến đổi khí hậu làm đại dương ấm dần
lên, gây ra nhiều cơn bão hơn, và tình trạng ngộ độc ngày càng lan rộng vì cá được xuất khẩu đi khắp thế giới.
Bởi tôi không chén cả tấn hải sản khi ăn uống ở thành phố Oaxaca nằm trong đất liền mà chủ yếu là ăn những món đặc sản làm từ ngô – như món bánh mì ngô mỏng tlayudas, bánh tetelas và món tamales – nên tôi có thể đoán ra và nghĩ rằng cơn đau của mình là do món gỏi hải sản ceviche mà tôi ăn ở một nhà hàng cao cấp trong trung tâm thành phố.
Nhưng cũng như tất cả những ca ngộ độc thực phẩm khác, nếu không có xét nghiệm từ chính món ăn đó, không cách nào tôi biết chắc chắn được mình bị ngộ độc do đâu.
Và, như sau này tôi sớm nhận ra, việc biết rõ về mối nguy hiểm không hẳn sẽ giúp tôi tránh được nó.
Là người coi ẩm thực là con đường bước vào văn hóa bản địa, tôi xem việc ăn bất cứ gì và mọi thứ tôi tìm được là cách tìm hiểu một điểm đến và con người địa phương thật vui vẻ và đầy thông tin.
Tôi chưa từng tỏ ra nghi ngại với những thứ tôi ăn trong suốt hành trình du lịch – ngoại trừ có lần tôi đã khôn ngoan không ăn món bánh mì hamburger màu xám kỳ quặc trên máy bay của một hãng hàng không Đông Nam Á, thứ đã khiến chồng tôi phát bệnh mấy ngày.
Tất nhiên, điều này cũng khiến tôi gặp nạn vài lần, thường là tôi sẽ bị một đêm khó chịu, chứ chưa có gì nghiêm trọng.
Nhưng khi đứng trong công viên El Llano chiều hôm đó và ăn cây kem vị zapote negro (một loại quả màu đen giống quả hồng), tôi không hề biết nhiều tháng sau đó tôi vẫn còn lãnh chịu hậu quả: vẫn nằm quặn đau trên giường nhà ở Seattle, không ngủ được vì cơn tê liệt và đau như kim châm ở đầu các ngón tay.
Theo Tiến sĩ Mindy Richlen, chuyên viên nghiên cứu tại Viện Hải Dương học Woods Hole, người nghiên cứu các đợt tảo nở hoa độc hại, giải thích rằng ngộ độc cá có thể đến từ việc ăn các loại cá có nhiễm chất độc ciguatoxin, là thứ có trong loại trùng roi xoắn nhiệt đới (là cá thể đơn bào nhỏ xíu) sống dựa vào các vi tảo chủ yếu mọc ở các rạn san hô chết.
Nói đơn giản là: rạn san hô chết là nơi cung cấp thức ăn nhiễm độc cho cá, và đến lượt con người sẽ phát bệnh nếu ăn phải loài cá đã ăn trúng chất độc này.
Lúc ban đầu, ngộ độc cá biển được coi là ngộ độc thực phẩm thông thường, nhưng rốt cuộc nó chuyển thành cơn tê dại trên đầu ngón tay và ngón chân, và có thể xảy ra lặp lại trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.
Thỉnh thoảng nó gây ra cảm giác kích thích chuyển đổi cảm giác nóng lạnh (một tác dụng phụ may mắn là tôi không bị, nhưng với nhiều người, họ cảm thấy như thể ly nước ngọt ướp lạnh đang làm bỏng họ hoặc khiến họ không lường được là đang uống phải cà phê quá nóng).
Mặc dù nhiệt độ nước biển tăng và những hiện tượng thời tiết liên quan đã khiến tình trạng ngộ độc cá biển được báo chí chú ý giật tít, nhưng chất độc này đã cực kỳ phổ biến trong suốt một thời gian dài.
Từ Thế kỷ 4 trước Công nguyên, Alexander Đại đế được cho là đã cấm binh lính của ông ăn cá vì một căn bệnh được cho là ngộ độc cá biển.
Thật thú vị khi đọc lại mô tả từ Thế kỷ 18 của một trong những thuyền viên trên tàu của Thuyền trưởng James Cook, viết về thứ có vẻ như là ngộ độc cá biển khi họ khám phá vùng Nam Thái Bình Dương trên con tàu HMS Revolution, và so sánh triệu chứng được mô tả với tình cảnh của tôi.
“Các ngón tay, cẳng chân và ngón chân cảm thấy như thể bị tê, nói đúng hơn là tê liệt ở mức nào đó.”
Thập niên sau đó, Phó Đô đốc William Bligh có thể đã bị nhiễm độc cá biển sau khi ăn cá nục heo (còn gọi là cá mahi mahi), lúc ông và những người trung thành với ông bị mắc kẹt trên một hòn đảo sau Cuộc nổi loạn trên tàu Bounty, một sự kiện đã được ghi vào sách vở.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Bệnh tật (CDC) cho biết có đến khoảng 50.000 ca ngộ độc cá biển được ghi nhận mỗi năm trên khắp thế giới, nhưng không ai thực sự biết kiểu ngộ độc này phổ biến đến mức nào, bởi vì cũng như tôi, nhiều người không thực sự nhận ra họ bị ngộ độc cho đến thời gian rất lâu sau khi họ ăn cá.
Thêm vào đó, cách duy nhất để xác minh xem thực ra con cá đó có bị nhiễm độc không là phải xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Ngộ độc cá biển được cho là nguyên nhân gây ra một số ít vụ chết người trong nhiều năm qua – hầu hết là vì biến chứng do hiệu ứng chất độc tác động lên hệ thần kinh và hệ tiêu hóa – nhưng kiểu ngộ độc này hiếm khi gây chết người.
“Ngộ độc cá biển thường bị coi nhẹ,” Richlen cho biết. “Nếu bạn xem trong văn bản, sẽ có ước tính sơ sài từ khoảng ’50 đến 500 ngàn người ngộ độc mỗi năm'”, bởi vì rất khó biết được thực sự là ai bị ngộ độc.
Cá có chất độc từ trùng roi xoắn có vẻ ngoài không khác biệt gì, nên không có cách nào khả thi để xét nghiệm cá; và dù nấu chín hay đông lạnh cá đều không tiêu hủy chất độc này.
Cũng chưa có phương thức nào giúp chữa hay giải độc được ngộ độc cá từ trùng roi xoắn.
Một ngày sau khi bị ngộ độc, cơn tê tê vẫn còn đâu đó trên bàn tay và bàn chân khi tôi lên máy bay đi Mexico City.
Nhưng cơn tê nhanh chóng giảm dần và tôi quên hẳn nó đi cho đến vài tuần sau đó.
Nằm trên giường sau một bữa ăn sushi ở bán đảo Baja, tôi cảm thấy hệt như đêm đó tại Oaxaca, nhưng không có vấn đề gì với tiêu hóa.
Vì vậy, giống như các bạn đồng trang lứa trong thế hệ thiên niên kỷ, tôi ‘tham vấn’ bác sĩ Google để xem mình có thể đang bị gì, và cuối cùng tìm thấy thông tin về một chứng bệnh có triệu chứng giống như tôi đang bị.
Thời gian của triệu chứng tiêu hóa ban đầu của tôi ở Oaxaca và cảm giác tê dại liên quan cực kỳ khớp với nhau, nhưng yếu tố giúp tôi xác nhận lại về sự tự chẩn đoán của mình đó là khi tôi đọc đến phần hệ quả lâu dài của việc bị ngộ độc.
Thông tin trên mạng ghi chú rằng ngộ độc cá gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và việc lặp lại nhiều lần – như tình trạng tê dại – được cho là có liên quan đến việc ăn một số thức ăn, trong đó có cả món sushi yêu thích của tôi từ thịt cá hồng.
Một thông tin hài hước đó là không ai thực sự biết đó là những món ăn nào, mặc dù có vẻ như cá là nguyên nhân gây ngộ độc, đặc biệt là cá sống ở rặng san hô.
Nhiều nguồn khác như đậu phộng, gà, thịt heo, rượu cồn, caffeine và thậm chí như tập thể dục cũng có thể kích thích gây cơn bệnh.
Lạ lùng là, nhiều tháng sau khi lần đầu bị ngộ độc cá biển, tôi phát hiện ra thức ăn vùng Tứ Xuyên có thể là yếu tố kích thích đặc thù với tôi, mặc dù tôi không biết thứ nguyên liệu hay gia vị nào gây ra điều đó.
Hầu hết các chẩn đoán ngộ độc cá biển dựa vào loại cá mà người đó ăn và vùng đánh bắt cá.
Việc ngộ độc xảy ra cực kỳ phổ biến ở các vùng biển nhiệt đới Caribbe, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương – những nơi đầy bãi biển ngập nắng và sôi động vốn luôn khiến dân du lịch mơ đến – và ngộ độc thường từ các loại cá sống ở rặng san hô như cá mú và cá hồng.
Nhưng khi xem qua ảnh chụp trong thực đơn ở nhà hàng tại Oaxaca mà tôi nghĩ mình đã bị ngộ độc cá, bức ảnh chỉ cho thấy tôi đã gọi món “cá trong ngày”, được chế biến thành gỏi cá, được ướp trong sốt ớt đen, ăn với dưa leo, hành củ đỏ và ớt habanero.
Dù vĩ độ của Oaxaca nằm trong vùng khuyến cáo của CDC nơi có hầu hết các ca ngộ độc cá (là vùng vĩ độ từ 35 độ Nam đến 35 độ Bắc), nhưng vùng này vẫn chưa ghi nhận có ca ngộ độc chính thức nào.
Vì không biết nguồn gốc cá mà tôi từng ăn cùng với triệu chứng rõ ràng như vậy, Richlen đồng ý rằng có vẻ như tôi bị ngộ độc cá biển.
Nhưng vì tôi chẳng thể làm gì một khi đã bị ngộ độc, cho nên chẩn đoán chính thức (có cách để xét nghiệm ra ngộ độc) cũng chẳng có ý nghĩa gì lắm.
Với Richlen, thiếu thông tin về loại cá khiến tôi ngộ độc chính là yếu tố làm nổi bật một trong những vấn đề nghiêm trọng với tình trạng ngộ độc cá biển.
“Với tình hình xuất khẩu cá ngày càng gia tăng trên thế giới, sẽ ngày càng nhiều người [bị nhiễm độc] trong những vùng [hoàn toàn trong đất liền] như [người Mỹ] ở miền Trung Tây [nước Mỹ],” bà nói.
Richlen nhắc tới đợt bùng phát hồi 2014 ở một chợ cá ở Hong Kong, bắt nguồn từ việc đem cá từ vùng Nam Thái Bình Dương về.
Theo Liên Hiệp Quốc, từ năm 1976 đến năm 2016, lượng hải sản xuất khẩu khắp thế giới vì mục đích làm thực phẩm cho con người đã tăng khoảng 514%, và con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng thêm 24% nữa vào năm 2030.
Một nhà nghiên cứu khác về ngộ độc cá biển tại Đại học Florida Gulf Coast, Tiến sĩ Mike Parsons, kể lại ông từng phải xử lý cuộc gọi từ một luật sư có khách hàng bị ngộ độc cá vì ăn cá nhồng ở Thành phố New York.
Tác động của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu
Parsons cũng tin rằng những khu vực có người bị ngộ độc cá biển giờ đây cũng đang thay đổi vì một lý do khác: đó là biến đổi khí hậu. “Tôi nghĩ người ta sẽ bắt phải cá có độc ở những khu vực mà trước đây tình trạng ngộ độc chưa phổ biến.”
Richlen và Parsons giải thích rằng nhiệt độ nước biển ấm dần lên đã thay đổi phạm vi mà chất độc cá biển phát triển: vùng nước trở nên quá nóng khiến trùng roi xoắn độc hại không thể phát triển ở những
nơi nó từng sinh sôi, và nay nó sinh sôi rất mạnh ở những vùng xa hơn về phía bắc nơi trước đây từng quá lạnh.
Những nơi như Vịnh Mexico, Parson giải thích, trùng roi xoắn nhiệt đới và cận nhiệt đới thường chết đi trong mùa đông, nhưng giờ đây chúng vẫn sống và phát triển quanh năm.
Một yếu tố khác gây ra tình trạng ngộ độc cá biển gia tăng đồng thời cũng là lĩnh vực chuyên môn mà Parson theo đuổi: đó là mối quan hệ giữa tình trạng nhiễm độc cá biển (mà sinh vật biển mang trong mình) và các rặng san hô bị hủy hoại.
Dù là tình trạng tẩy trắng san hô, bão nhiệt đới ngày càng tăng, hay suy thoái san hô do hoạt động của con người, ông nói, “Tôi ước đoán tình trạng nhiễm độc cá biển sẽ tăng lên khi sức khỏe của rạn san hô suy tàn.”
Hiện thời, ông đang so sánh sự phân bố của loài trùng roi xoắn có độc tố ở nhiều khu vực tại Bahamas bị bão Dorian tấn công hồi tháng Tám và các khu vực không bị ảnh hưởng bão.
Dù vẫn đang có nghiên cứu về tình trạng ngộ độc cá biển, nhưng vẫn chưa có nhiều thông tin đáng tin cậy giải thích vì sao các rặng san hô chết gây ra tình trạng này.
Theo Richlen, trùng roi xoắn sống dựa vào một loại tảo phổ biến ở rặng san hô chết, và loại tảo này là thức ăn ưa thích của rất nhiều loài cá san hô.
Cá nghĩ rằng chúng bơi qua một cửa hàng kẹo dưới biển, ăn ngấu nghiến bọn tảo có tẩm độc và gia tăng khả năng khiến con người bị nhiễm độc cá biển.
Trong 30 năm qua, 50% trong số các rặng san hô trên khắp thế giới đã chết, phần lớn là vì biến đổi khí hậu, và một số dự báo cho biết có thể 90% sẽ chết vào thế kỷ tới.
Là người du lịch đến rất nhiều vùng có xảy ra tình trạng dịch ngộ độc cá biển, tôi hỏi Richlen và Parsons liệu có cách nào giúp tránh bị ngộ độc khi đi chơi không.
Cả hai lập tức đề cập đến cá nhồng, một thủ phạm chính gây ngộ độc cá biển vì loài cá này ăn những con cá san hô nhỏ hơn đã bị nhiễm độc.
Nhưng nói chung Richlen khuyên ta không nên ăn cá ở rặng san hô, như cá hồng hay cá mú.
“Các rặng san hô đang chịu quá nhiều áp lực từ nhiều nguồn, trong đó có tình trạng đánh bắt cá quá mức. Có lẽ tôi sẽ bỏ không ăn vì nhiều lý do,” bà cho biết.
Parsons nói ông biết nhiều khu nghỉ dưỡng ở St Thomas và St Croix, cũng như ở nhiều đảo khác, đã phòng xa tới mức nhập khẩu cá.
“Họ không sử dụng cá ở địa phương nữa vì họ không tin tưởng chúng, họ không muốn khách hàng phát bệnh.”
Ông cũng lưu ý rằng các loài cá kích cỡ lớn hơn có nguy cơ tích tụ chất độc gây bệnh nhiều hơn, vì vậy có vẻ như ăn các loài cá nhỏ sẽ an toàn hơn.
“Quan trọng là phải biết bạn đang ăn cá gì và nó được đánh bắt từ đâu” và biết rằng loài cá nào trong khu vực đó có nguy cơ có chất độc, ông giải thích.
Richlen gửi tôi một vài áp phích ở nhiều nơi trên thế giới, cảnh báo mọi người về những loại cá có nguy cơ, như cá hề chấm đỏ ở Fiji hay cá khế vây vàng ở Guadeloupe, và Parsons đề nghị bạn nên nói chuyện với ngư dân địa phương xem ăn cá gì thì an toàn vì họ sẽ biết rõ nhất.
Gần tám tháng sau đó, tôi vẫn bị ngộ độc tái phát.
Tôi không còn lo lắng tay mình sẽ bị liệt vĩnh viễn hay lo rằng sẽ bị nguy hiểm chết người như ngày đầu tiên bị nhiễm độc nữa.
Thay vào đó, tôi cười về tình trạng nhiễm độc cá kỳ quặc của mình và vẫn còn kinh ngạc về chuyện chúng ta, những người ăn cá, lại hầu như không hiểu biết gì về thứ thức ăn mà mình ăn vào, đặc biệt là khi đi du lịch.
Giờ đây, ngay cả khi đã được trang bị kiến thức về ngộ độc cá biển, tôi vẫn nhận ra rằng chẳng kiến thức nào có thể giúp tôi. Tôi không biết loài cá mình đã ăn. Tôi không biết cá đó đến từ nơi nào.
Tất cả những gì tôi biết là cá đó ngon, và tôi biết có lẽ tôi sẽ lại ăn chúng lần nữa.
Tất nhiên, bị ngộ độc cá biển một lần khiến bạn mẫn cảm hơn với chất độc, vì vậy có thể tôi sẽ lại bị ngộ độc lần nữa.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-51911983
Thuốc trị Ebola được thử nghiệm
để trị coronavirus
Các nước trên toàn thế giới phải đóng cửa biên giới trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của coronavirus, và việc săn lùng vaccine cho dịch coronavirus là mục tiêu chung của quốc tế với hàng trăm nhà khoa học trên khắp thế giới hợp tác để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Hiện tại không có vaccine hoặc phương pháp điều trị cho bệnh hô hấp COVID-19, vì vậy bệnh nhân chỉ có thể được chăm sóc cẩn thận để tăng sức đề kháng.
Các nhà khoa học trên toàn cầu đưa ra các nghiên cứu để xem liệu các loại thuốc gốc giá rẻ và phổ biến hiện nay có thể được sử dụng để giúp điều trị bệnh do coronavirus chủng mới gây ra hay không. Tại Đan Mạch, Giáo sư Jens Lundgren và nhóm của ông tại Bệnh viện Danish National Hospital đang hướng tới việc kiểm tra xem loại thuốc Remdesivir chống virus đang trong quá trình thử nghiệm có tác dụng chống lại coronavirus hay không. Ông Lundgren cho biết, một người đã được tiêm thuốc Remdesivir và họ hiện đang chờ lệnh từ chính quyền cho giai đoạn một của việc thử nghiệm có thể bắt đầu vào tháng Sáu năm nay. Thuốc này ban đầu được phát triển bởi công ty Gilead Science của Hoa Kỳ dành cho dịch bệnh Ebola, nhưng chưa bao giờ được đưa vào sử dụng và sau đó bị tạm gác lại. Đây là một loại thuốc được dùng cho bệnh nhân thông qua truyền tĩnh mạch trong vài ngày. Vào đầu tháng này, Tạp chí Y học New England mô tả cách mà thuốc được sử dụng thành công trên bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm coronavirus ở Hoa Kỳ. Sẽ mất một thời gian để một loại vaccine nào đó được sẵn sàng đưa vào sử dụng. Remdesivir là một trong khoảng năm mươi loại thuốc được xác định là có khả năng hiệu quả trong việc đánh bại virus.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thuoc-tri-ebola-duoc-thu-nghiem-de-tri-coronavirus/
Gần 13.600 người trên thế giới
tử vong vì virus Vũ Hán, 1 tỷ dân phải ở nhà
Hải Lam
Tính đến 19h09 ngày 22/3 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận gần 13.600 trường hợp tử vong vì virus Vũ Hán, gần 1 tỷ người bị hạn chế ra ngoài để tránh lây nhiễm. Số ca nhiễm của Tây Ban Nha vượt Mỹ, trở thành vùng dịch lớn thứ 3 trên thế giới.
Hơn 315.000 ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán đã được xác nhận trên toàn thế giới. Đại dịch hoành hành khiến 35 quốc gia trên thế giới đóng cửa biên giới, áp lệnh hạn chế đi lại, ảnh hưởng cuộc sống của người dân, ngành du lịch và kinh doanh. Chính phủ các nước công bố các gói cứu trợ khẩn cấp hàng trăm tỷ đô la để cứu nền kinh tế khỏi tác động của virus.
Các biện pháp chưa từng có để chống lại sự lây lan của COVID-19 khiến nhiều giải đấu thể thao quốc tế bị hủy hoặc hoãn, và áp lực đang đè lên các nhà tổ chức Olympic về việc hoãn Thế vận hội Tokyo 2020.
Khi các nhà lãnh đạo thế giới tuyên bố sẽ chiến đấu với đại dịch, số người chết và nhiễm bệnh vẫn tiếp tục gia tăng, đặc biệt là ở các quốc gia châu Âu – điểm nóng chính của toàn cầu.
Tình hình dịch bệnh ở Ý đang xấu đi, khi tổng số người chết ở nước này tăng vọt lên hơn 4.800 – chiếm hơn 1/3 số ca tử vong toàn cầu. Hiện quốc gia 60 triệu dân này là vùng dịch lớn nhất ở châu Âu với 53.578 ca nhiễm bệnh và tỷ lệ tử vong ở mức 8,6%, cao hơn nhiều so với các nước khác. Thủ tướng Giuseppe Conte cuối ngày 21/3 tuyên bố đóng cửa tất cả các nhà máy không thiết yếu.
Tây Ban Nha đã báo cáo thêm 394 ca tử vong mới tăng vào ngày 22/3, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh ở nước này lên 1.720, trong khi đó số ca nhiễm virus là 28.572. Tây Ban Nha đã trở thành ổ dịch lớn thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Ý. Trước đó, Thủ tướng Pedro Sanchez cho biết trong một bài phát biểu trên truyền hình rằng đất nước cần chuẩn bị cho “những ngày rất khó khăn phía trước”.
Số ca tử vong ở Pháp đã tăng lên 562 khi các quan chức cảnh sát cho biết máy bay trực thăng và máy bay không người lái đã được triển khai nhằm đảm bảo người dân ở nhà.
Pháp, Ý, Tây Ban Nha và các nước châu Âu khác đã ra lệnh cho người dân ở nhà, đồng thời cảnh báo sẽ phạt tiền nếu vi phạm.
Vương quốc Anh cho biết với các quán rượu, nhà hàng và nhà hát đóng cửa phải đóng cửa và cảnh báo người dân ngừng mua sắm hoảng loạn. Thủ tướng Boris Johnson cảnh báo ngành y tế Anh có thể gặp phải khủng hoảng như Ý trong vài tuần tới nếu người dân không ở nhà để ngăn dịch lây lan.
Bên kia Đại Tây Dương, hàng chục triệu người dân Mỹ được yêu cầu ở nhà. Ít nhất 5 bang đã áp dụng các biện pháp giới hạn được xem là chưa có tiền lệ để kìm hãm dịch bệnh, bao gồm New Jersey, California, New York, Illinois và Connecticut. Bên cạnh đó, thống đốc các bang khác của Mỹ cũng kêu gọi người dân tránh tụ tập đông người dù chưa có lệnh cấm.
Đại dịch đã tác động các thị trường chứng khoán toàn cầu và Mỹ – nền kinh tế lớn nhất thế giới – đang chuẩn bị một gói kích thích khẩn cấp có thể lên tới 1.000 tỷ đô la.
Tính đến chiều 22/3, Mỹ ghi nhận 26.900 ca nhiễm virus Vũ Hán và 348 trường hợp tử vong. Hiện nước này là ổ dịch lớn thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Ý và Tây Ban Nha.
Hàng triệu người dân phải ở nhà. Thống đốc New Jersey Phil Murphy đã ra lệnh cho tất cả các doanh nghiệp không thiết yếu phải đóng cửa các cửa từ 21h (giờ địa phương).
Tại New York, Thống đốc Andrew Cuomo cảnh báo rằng việc phong tỏa có thể kéo dài trong nhiều tháng chứ không phải vài tuần.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cũng đã phê duyệt việc sử dụng bộ xét nghiệm virus cho kết quả sau 45 phút.
Vợ chồng Phó Tổng thống Mike Pence đã làm xét nghiệm nCov sau khi một nhân viên của ông nhiễm virus. Văn phòng báo chí của ông hôm 21/3 thông báo, phó tổng thống và vợ có kết quả âm tính với nCov.
Ấn Độ ban lệnh giới nghiêm kéo dài 14 giờ, từ 1h30 đến 15h30 hôm 22/3, để hạn chế virus Vũ Hán lây lan trong bối cảnh nước này ghi nhận hơn 300 ca nhiễm nCoV. Động thái này được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho là thử nghiệm quan trọng với một quốc gia về khả năng chống lại đại dịch.
Tại châu Phi, số ca nhiễm bệnh lên tới hơn 1.000, khiến nhiều chuyên gia lo ngại vì hệ thống y tế ở châu lục này yếu kém. Trung Đông vẫn ở trong tình trạng báo động cao. Iran hiện là vùng dịch lớn nhất tại khu vực, với 21.638 ca nhiễm bệnh, trong đó 1.685 người đã tử vong. Nhưng Cộng hòa Hồi giáo Iran vẫn chưa ban hành các biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn dịch lây lan.
Theo AFP
Hải Lam dịch và biên tập
Chuyên gia cảnh báo: Virus Vũ Hán có thể
gây ra ‘làn sóng thứ ba’ tấn công người yếu thế
Triệu Hằng
Những người dễ bị tổn thương nhất thế giới có thể là những người bị ‘xếp vào hàng cuối’ được nhận hỗ trợ trong cuộc chiến chống dịch viêm phổi Vũ Hán.
Các quốc gia đang đương đầu với khủng hoảng nhân đạo và tị nạn nay phải chật vật tìm kiếm các nguồn lực khác để đối phó với đại dịch vào thời điểm nó xảy đến với họ, tờ The Guardian hôm 20/3 dẫn lời các chuyên gia cho biết trong một hội thảo trực tuyến do New Humanitarian tổ chức hôm thứ Năm (19/3).
Thiết bị bảo vệ và nguồn lực cho xét nghiệm hiện đang là mối quan tâm của Trung Quốc và châu Âu, nhưng một làn sóng thứ ba có thể đẩy các nước đang phát triển có hệ thống y tế yếu kém vào một tình trạng tồi tệ hơn – mặc dù hầu hết những quốc gia này hiện báo cáo số lượng ca bệnh tương đối nhỏ.
Các chuyên gia làm việc về người tị nạn, phản ứng nhân đạo và sức khỏe toàn cầu đã cảnh báo cộng đồng quốc tế rằng cần bắt đầu hợp tác chặt chẽ với các chính phủ trên khắp thế giới để giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất.
“Tôi không nghĩ chúng ta đã sẵn sàng cho các cuộc chiến đang diễn ra với nguồn cung cấp thiết bị bảo vệ cá nhân hạn chế, nguồn cung cấp vắc-xin hạn chế và nguồn cung cấp trị liệu hạn chế”, Jeremy Konyndyk, chuyên gia nghiên cứu chính sách tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu ở Washington DC., cho biết.
“Khi 100 triệu liều vắc-xin đầu tiên được đưa ra, đó sẽ là một cuộc chiến lớn về việc ai sẽ nhận được, và điều rất quan trọng rằng vắc-xin không thể chỉ tới tay những người có đủ khả năng chi trả”.
Châu Phi đã có khoảng 600 ca nhiễm, ít hơn so với hàng ngàn ca nhiễm ở nhiều nước châu Âu nói riêng. Nhưng người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết, cần phải thử nghiệm nhiều hơn trên khắp lục địa này.
“Châu Phi nên thức tỉnh, lục địa của tôi nên thức tỉnh”, ông Tedros nói.
“Thử nghiệm phải diễn ra, đó là ưu tiên hàng đầu. Vấn đề là có lẽ làn sóng thứ ba đang tiến đến các nước thu nhập thấp, sau Trung Quốc, sau châu Âu. Tiếp cận với thử nghiệm sẽ trở thành vấn đề còn phải bàn”, Karl Blanchet, giám đốc Trung tâm Giáo dục và Nghiên cứu Hành động Nhân đạo (CERAH), trụ sở tại Geneva, cho biết.
Theo The Guardian
Triệu Hằng dịch và biên tập
Virus corona làm châu Âu nháo nhào
Minh Anh
Dịch virus Covid-19 tiếp tục hoành hành dữ dội tại châu Âu. Sau Ý, Tây Ban Nha trở thành ổ dịch lớn thứ hai với số nạn nhân tăng vọt hơn 30%. Anh Quốc vội vã yêu cầu 1,5 triệu dân, những người ốm yếu nhất phải cách ly tại nhà trong vòng 3 tháng.
Thông cáo của bộ Y Tế Tây Ban Nha ngày 22/3/2020 cho biết, trong vòng có 24 giờ, có 1.326 ca tử vong mới, tăng 32%. Tổng cộng cả nước đã có 24.926 người nhiễm bệnh, tăng gần 25% trong vòng một ngày. Madrid là vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng nặng nhất với 8.921 ca nhiễm. Với con số này, Tây Ban Nha trở thành ổ dịch lớn thứ ba, sau Trung Quốc và Ý, đứng trước Iran.
Tính đến ngày 21/3/2020, nước Đức cũng ghi nhận tổng cộng có 16.662 ca nhiễm, tăng thêm 2.705 ca so với thứ Sáu 20/3, theo như công bố của Viện Robert Koch, cơ quan y tế liên bang Đức. Tổng số người thiệt mạng vì Covid-19 là 47, tăng thêm 16 ca.
Tại Anh, dịch virus corona những ngày gần đây lan mạnh, làm 177 người chết. Chính phủ của thủ tướng Boris Johnson, ngày 22/03/2020 ra thông cáo yêu cầu 1,5 triệu dân, những người được cho là ốm yếu nhất nên ở trong nhà trong vòng ba tháng. Một đường dây điện thoại sẽ được thiết lập nhằm giúp đỡ những ai có nhu cầu. Việc cung cấp nhu yếu phẩm và thuốc men rất có thể sẽ được giao tận nhà cho những người bị cách ly.
Ngay sau thông báo này của thủ tướng Anh, người dân ồ ạt đi vơ vét hàng hóa tại các cửa hàng và siêu thị. Theo tường thuật của thông tín viên Muriel Delcroix tại Luân Đôn, ngoài những mặt hàng thiết yếu, tình trạng khan hiếm vệ sinh bắt đầu dẫn đến hiện tượng nghẹt ống thoát nước thải, do người dân dùng đến các loại khăn ướt và giấy báo.
Virus corona: Anh khuyến cáo
dân chúng duy trì ‘khoảng cách xã hội’
Việc duy trì khoảng cách xã hội (social distancing) sẽ cần thực hiện trong “ít nhất là nửa năm” để chặn tình trạng gây quá tải cho các bộ phận chăm sóc người bệnh nặng, theo các cố vấn của chính phủ Anh.
Nhóm Cố vấn Khoa học Về Các Trường hợp Khẩn cấp (Sage) khuyến nghị việc áp dụng đan xen các biện pháp chặt chẽ và nới lỏng hơn trong thời gian kéo dài gần như cả năm.
Covid-19: ‘Đại dịch làm hại doanh nghiệp Anh’
Virus corona có thể sống trên các bề mặt bao lâu?
Covid-19: Kinh nghiệm từ Đại dịch cúm Tây Ban Nha
Covid-19: Vì sao người dân đổ xô đi mua hàng?
Các biện pháp nghiêm ngặt gồm có đóng cửa trường học và duy trì khoảng cách xã hội đối với tất cả mọi người.
Các biện pháp nới lỏng hơn gồm có cách ly các trường hợp đơn lẻ và các gia đình.
Quyết định trên được đưa ra sau khi Thủ tướng Boris Johnson hôm thứ Năm nói rằng nước Anh có thể “đẩy lui” bệnh dịch Covid-19 trong vòng 12 tuần.
Hơn 65 ngàn bác sỹ, y tá đã nghỉ hưu tại Anh và Xứ Wales được yêu cầu trở lại làm việc để giúp hệ thống y tế công đối phó dịch Covid-19.
Các trường học ở Anh, Scotland và Xứ Wales đóng cửa từ thứ Sáu 20/3 cho tới khi có thông báo mới, tuy nhiên vẫn mở cho các trẻ dễ bị tổn thương và con cái của những người được xác định là lực lượng lao động thiết yếu cho xã hội.
Các tiệm cà phê, quán rượu, nhà hàng tại Anh được yêu cầu đóng cửa.
Các hộp đêm, nhà hát, rạp chiếu phim, cơ sở tập thể dục thể hình, các trung tâm thể thao cũng phải đóng cửa “càng sớm càng tốt”, chính phủ Anh nói.
Đây là những bước đi nằm trong các biện pháp duy trì khoảng cách xã hội tại Anh. Mọi người được yêu cầu tránh tiếp xúc gần với người khác, nếu không cần thiết.
Các yêu cầu được đưa ra sau khi những người có các triệu chứng giống như bị cúm – ho khan và sốt cao – được yêu cầu tự cách ly tại gia để tránh làm lây nhiễm sang người khác.
Tại sao cần duy trì khoảng cách xã hội?
Duy trì khoảng cách tiếp xúc là điều quan trọng, bởi virus corona lây lan khi người bị nhiễm virus ho, làm bắn ra các giọt nước bọt nhỏ xíu trong đó chứa đấy virus. Những hạt này có thể bị người khác hít vào, hoặc gây lây nhiễm khi ta chạm tay vào bề mặt mà các hạt rơi xuống, sau đó dụi tay vào mắt, mũi hoặc miệng.
Càng ở gần nhau trong khoảng thời gian ngắn chừng nào thì chúng ta càng ít nguy cơ bị nhiễm virus chừng đó.
Mọi người nay được yêu cầu tuân thủ các biện pháp tự duy trì khoảng cách, đặc biệt là với những người trên 70 tuổi, phụ nữ có thai và những người thuộc nhóm thường được tiêm vaccine phòng cúm.
Tự giữ khoảng cách như thế nào
Làm việc từ nhà, nếu có thể
Tránh đi lại nếu không cần thiết
Tránh những nơi đông người như các câu lạc bộ, nhà hát, và các địa điểm tổ chức sự kiện
Tránh tụ tập với bạn bè, gia đình, nếu có thể
Các quán cà phê, quán rượu và nhà hàng đã được lệnh đóng cửa – một biện pháp mà chính phủ nói sẽ thực thi “nghiêm ngặt”
Tôi được phép làm gì khi duy trì khoảng cách xã hội?
Bạn có thể đi dạo hoặc chạy ngoài trời nếu như bạn giữ khoảng cách 2m đối với người khác
Bạn có thể đi thăm gia đình, bạn bè nếu cần thiết
Bạn có thể dắt chó đi dạo
Bạn có thể chăm sóc thân nhân và hàng xóm là người cao niên nếu như bạn không có triệu chứng nhiễm bệnh
Bạn có thể đi cửa hàng mua thực phẩm, rau quả
Tự cách ly là gì?
Tự cách ly là việc ở trong nhà, không đi ra ngoài trừ khi ra tập thể dục.
Không đi làm, đi học hoặc tới các khu công cộng trong thời gian này.
Nếu có thể, bạn thậm chí đừng đi ra ngoài mua thực phẩm hay các món đồ thiết yếu. Nếu bạn không thể đặt mua giao hàng tại nhà thì việc cần làm là bạn có thể hạn chế tiếp xúc với người khác ở mức cao nhất khi bạn ra khỏi nhà.
Ai cần phải tự cách ly?
Tất cả những người có các triệu chứng nhiễm virus corona – sốt từ 37 độ 8 trở lên, ho kéo dài hoặc khó thở – và những ai sống cùng nhà với người có triệu chứng
Nếu sống một mình, bạn cần ở nhà ít nhất bảy ngày kể từ khi có triệu chứng
Nếu bạn hoặc người ở cùng nhà có triệu chứng, tất cả mọi người trong nhà cần cách ly 14 ngày kể từ ngày bắt đầu có triệu chứng
Bất kỳ ai trong nhà nếu bắt đầu có triệu chứng mới trong thời gian cách ly 14 ngày đó sẽ cần ở nhà thêm bảy ngày, bất kể họ đã cách ly từ trước được bao lâu
Người có các triệu chứng cần phải ở trong phòng thoáng khí, có cửa sổ mở ra được, và tránh tiếp xúc với những người khác trong nhà.
Người dân được khuyên không gọi điện cho đường dây y tế NHS 111 để báo cáo các triệu chứng trừ phi họ cảm thấy lo lắng.
Những ai khác cần tự cách ly?
Những người có tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng cần tránh để nhiễm virus trong thời gian khoảng 12 tuần, bằng cách áp dụng các biện pháp cách ly và cảnh giác đặc biệt mà giới chức sẽ sớm thông báo.
Nhóm này gồm:
Các bệnh nhân ung thư điều trị hoá trị hoặc xạ trị
Các bệnh nhân cấy ghép bộ phận cơ thể
Những người có các bệnh nặng hoặc phải lọc máu
Những người bị xơ nang hoặc hen suyễn nặng
Sẽ thế nào nếu bạn sống cùng người dễ bị tổn thương trong thời gian tự cách ly?
Bạn cần giữ khoảng cách ít nhất là 2m giữa mình với người đó (phụ nữ có thai, người cao niên hoặc người có bệnh nền) trong suốt thời gian cách ly, theo giới chức y tế Anh.
Nên hạn chế thời gian ở cùng nhau trong các không gian chung như bếp, và hãy giữ cho các phòng thông thoáng. Nếu có thể thì những người dễ bị tổn thương nên mang đồ ăn về phòng riêng và ăn trong đó.
Người dễ bị tổn thương cũng cần dùng riêng khăn lau, khăn tắm. Nếu có thể thì nên dùng nhà tắm riêng. Nếu không thì phòng tắm cần được làm vệ sinh sạch sẽ mỗi khi có ai đó dùng (chẳng hạn như bạn cần lau sạch các bề mặt mà bạn tiếp xúc vào trong quá trình dùng nhà tắm).
Những người sống cùng đối tượng cần cách ly phải nhớ rửa tay thường xuyên, dùng xà phòng và nước để rửa trong ít nhất la 20 giây – đặc biệt là sau khi có tiếp xúc gần nhau.
Rác thải cá nhân (như khăn giấy) cần phải cho vào túi rác hai lớp và để riêng trong 72 giờ rồi mới bỏ vào thùng rác chung.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51991150
Bệnh viện Paris chuẩn bị cho đỉnh dịch vào tháng 4
Các bệnh viện Paris đang đổ xô tìm thêm giường chăm sóc khẩn cấp, máy thở, và nhân viên y tế trước con số bệnh nhân virus corona dự trù tăng cao trong những ngày tới, dự kiến đỉnh điểm là tháng 4, các bác sĩ ngày 20/3 khuyến cáo.
Các ca virus corona tại Paris và vùng phụ cận chiếm khoảng một phần tư trong số 11.000 ca tại Pháp và có khoảng 250 ca đang được chăm sóc đặc biệt, tăng cao so với chỉ có 50 ca cách đây 5 ngày. Tính đến tối ngày 20/3 con số tử vong trên toàn nước Pháp là 450 người.
“Chúng tôi đang làm việc hết tốc độ để có được nhiều giường chăm sóc đặc biệt,” ông Antoine Vieillard-Baron, người đứng dầu đơn vị giải phẫu và chăm sóc đặc biệt (ICU) của Bệnh viện Trường đại học Ambroise Pare, nói với các phóng viên trong một cuộc hội thoại.
“Cao điểm của dịch bệnh dự trù vào đầu tháng 4, nhưng không chính xác và chúng tôi dự trù một làn sóng đông đảo bệnh nhân vào tuần này và tuần tới,” ông nói.
Các giới chức đang nỗ lực kêu gọi người dân chớ ra đường nhằm làm chậm lại việc lây lan của virus.
Ngày 20/3 cảnh sát cấm dân chúng ra bờ sông Seine, bãi cỏ chung quanh tháp Eiffel và một số khu vực được ưa chuộng khác. Cảnh sát cũng tăng cường việc kiểm soát sau khi các chợ thực phẩm vẫn đông người và dân Paris vẫn tiếp tục đi bộ hay chạy bộ trên các đường phố và công viên.
“Chúng tôi đang trong tình trạng đặc biệt và tố chức của bệnh viện chúng tôi hoàn toàn bị gián đoạn. Chúng tôi biết cuộc chiến này sẽ kéo vài tuần hay hơn nữa,” ông Remi Salomon, bác sĩ và đại diện hệ thống y tế công cộng của Paris nói.
Giường bệnh
Các giới chức nói họ đang tìm cách tăng gấp đôi khả năng chăm sóc đặc biệt của Paris vào khoảng 1.000 giường cuối tuần này, trong đó có 600 giường cho bệnh nhân virus corona.
Hệ thống bệnh viện Paris đã đặt mua thêm 186 máy thở cộng thêm từ 1.000 đến 1.400 máy hiện có.
Các bác sĩ nói họ cũng hy vọng tìm thêm được chỗ tại bệnh viện cho một số người dân Paris rời khỏi thủ đô đến những căn nhà thứ hai tại các tỉnh để tránh những qui luật cách ly khắc nghiệt áp đặt lên Paris cách đây 4 ngày.
Cho tới nay có khoảng 345 nhân viên y tế dương tính đối với virus tại Paris và hai người hiện được chăm sóc đặc biệt.
Việc này và công việc nhiều giờ của các nhân viên khiến phải thu dụng thêm nhân viên y tế tại các bệnh viện khác.
“Sẽ cần phải tổ chức không những chỉ về khả năng thiết bị của chúng ta nhưng cũng phải có đủ nhân viên cho những khả năng này,” ông Martin Hirsch, Tổng giám đốc hệ thống bệnh viện Paris nói. Ông cho biết thêm hệ thống bệnh viện ở Paris đang phải chạy đua với thời gian để sẵn sàng.
50 năm huyền thoại máy bay siêu thanh Concorde
Thùy Dương
Ngày 02/03/1969, cách nay tròn 50 năm, máy bay siêu thanh Concorde bay thử nghiệm chuyến đầu tiên, cất cánh từ sân bay Toulouse-Blagnac, Pháp, sang Rio de Janeiro, Brazil, với một chặng nghỉ ở Dakar. « Chim trắng » Concorde bước vào lịch sử ngành hàng không dân dụng như một máy bay khác thường, độc nhất vô nhị, « chiếc máy bay của mọi kỷ lục », đánh dấu cuộc phiêu lưu mới của nhân loại. (Tạp chí phát lần đầu ngày 20/03/2019.)
Dài 62.10m, cao 12.19 m, với chiều rộng sải cánh 25.25m, Concorde là máy bay siêu thanh dân dụng đầu tiên trên thế giới, là thành quả của chương trình hợp tác giữa Pháp và Anh. Về phía Pháp, công ty phát triển Concorde là Sud-Aviation, sau này đổi tên thành Aérospatiale, EADS và cuối cùng thành tập đoàn Airbus vào năm 2014. Concorde có nghĩa là sự hòa hợp, nhằm đề cao tinh thần hòa hợp của hai nước láng giềng. Concorde sở hữu nhiều nét hoàn toàn mới lạ so các máy bay dân dụng truyền thống, chẳng hạn cánh máy bay hình tam giác, chiếc mũi nhọn có thể hạ thấp xuống khi máy bay hạ cánh.
Trong phóng sự ngày 04/03/2019 của báo Le Figaro, bà Catherine Maurouny, giám đốc Bảo tàng Hàng không và Không gian Le Bourget, ngoại ô Paris, người từng có may mắn trải nghiệm một chuyến bay với « chim trắng » Concorde, nhận xét : « Tôi tin đó là có một điều hoàn toàn mới mẻ và khác thường đã diễn ra trong thế giới hàng không. Hầu như là ở mức ngang bằng với việc con người đặt chân lên mặt trăng. (…) Thật là khác thường, và gần như là phi lý. Cuộc phiêu lưu đó của con người đã mang lại rất nhiều điều ! »
« Chim trắng » bay nhanh hơn tốc độ âm thanh
Có điều đáng lưu ý là trong chuyến bay đầu tiên ngày 02/03/1969, Concorde chưa đạt tốc độ âm thanh (1.224 km/h). Tốc độ này chỉ đạt được trong chuyến bay thử nghiệm thứ 45 vào ngày 01/10/1969. Một năm sau đó, vào ngày 04/11/1970, sau 102 chuyến bay thử nghiệm, Concorde mới đạt tốc độ Mach 2,02, tức là nhanh gấp đôi tốc độ âm thanh, trong vòng một giờ. Chỉ khi máy bay lướt qua rồi, người ta mới nghe thấy âm thanh. Vận tốc cao nhất của Concorde là gần 2.500 km/h, ở độ cao từ 16.000 – 18.000m. Concorde như vậy cũng bay cao hơn gấp đôi so với các loại máy bay thông thường.
Trên đài France 3, ngày 02/03/2019, ông Daniel Costes, một cựu phi công lái máy bay Concorde hồi tưởng : « Vào lúc máy bay cất cánh, vận tốc cao khác thường so với một chiếc máy bay thông thường. Nếu mọi chuyện diễn ra bình thường, việc điều khiển máy bay khá dễ dàng. Được lái máy bay Concorde là điều tuyệt vời ! »
Còn hành khách cảm nhận thế nào về tốc độ Mach 2,02 ? Giám đốc Bảo tàng Hàng không và Không gian Le Bourget giải thích : « Concorde bay nhanh gấp hai lần vận tốc âm thanh nhưng ở bên trong máy bay, không gian nhỏ, chứ không lớn lắm. Đúng là hành khách thấy có ghi là Mach, nhưng không cảm nhận thấy có sự khác biệt gì. Hành khách bay trên cao hơn mọi máy bay khác, nhanh hơn mọi máy bay khác, hành khách biết là như vậy nhưng trên thực tế, họ không hề cảm thấy có sự khác biệt. Đó chính là điều tuyệt vời ».
Với máy bay Concorde, hành khách chỉ mất 3 giờ 30 phút cho hành trình Paris – New York, thay vì hơn 7 tiếng như với máy bay truyền thống. Vì lệch giờ, thời gian bay lại ngắn nên khi máy bay hạ cánh ở New York, đồng hồ vẫn chỉ giờ sớm hơn so với giờ máy bay cất cánh ở Paris. Vì thế, người ta còn gọi đó là chuyến bay « thách thức mặt trời ». Kỷ lục là vào dịp Giáng Sinh năm 1989, hành trình Paris – New York trên « chim trắng » Concorde chỉ mất 2 giờ 59 phút và 40 giây.
Ông Jean-François Louis, từng là hành khách trên máy bay Concorde thích thú nhớ lại :« Khi nghiêng người và nhìn qua cửa sổ máy bay, chúng tôi nhìn thấy hình tròn của Trái đất. Đây không phải là phi tuyền con thoi, nhưng cũng không khác nhiều lắm. Concorde là máy bay duy nhất cho hành khách một trải nghiệm khác thường như vậy ».
Chuyến bay trong mơ
Nhiều người gọi chuyến bay trên « chim trắng » Concorde tuyệt đẹp là « chuyến bay trong mơ ». Đương nhiên, giá vé để « được bay như trong mơ » không hề rẻ.Trung bình, để mua vé khứ hồi Paris – New York, hành khách phải chi khoản tiền tương đương 8.100 euro. Với giá « trên trời » như vậy, khách hàng đương nhiên được hưởng những dịch vụ cao cấp, uống rượu sâm banh hảo hạng. Món ăn xa xỉ trứng cá muối caviar thì lúc nào cũng có, luôn luôn là như vậy trên máy bay Concorde.
Vậy hành khách đi máy bay siêu thanh Concorde, họ là ai ?Giám đốc Bảo tàng Hàng không và Không gian Le Bourget nhớ lại: « Vào thời đó, trên máy bay Concorde, hành khách thực ra chỉ là những người thuộc giới tinh hoa, bởi vì vé máy bay quá đắt. (…) Concorde có chất lượng phi thường, nhưng cũng có một số điểm hạn chế, chẳng hạn giá vé quá cao. »
Bà Caroline Cadier, từng là tiếp viên rồi tiếp viên trưởng trên các chuyến bay bằng máy bay Concorde. Đối với bà, đó là một vinh dự, một đặc quyền. Bà tự hào: « Đó là đặc quyền được tiếp đón những nhân vật nổi tiếng trên thế giới. Họ là các hoàng tử, ngôi sao, chẳng hạn Paul Newman. Nếu quý vị được bắt gặp ánh nhìn từ đôi mắt xanh của Paul Newman, quý vị sẽ không thể quên được. Ông ấy có đôi mắt màu xanh như màu trời, những hôm trời rất đẹp ».
Giấc mơ lụi tàn
31 năm sau chuyến bay đầu tiên, vào ngày 25/07/2000, Concorde gặp tai nạn kinh hoàng ở Gonesse, ngoại ô Paris. Máy bay bốc cháy chỉ chưa đầy 2 phút sau khi cất cánh từ sân bay Roissy để bay sang New York. Theo các cuộc điều tra kỹ thuật và tư pháp, tai nạn xảy ra vì một mảnh titan nhỏ rơi xuống đường băng từ phi cơ DC10 của hãng hàng không Continental cất cánh trước Concorde.
Chuyến bay định mệnh khiến 113 người thiệt mạng đã báo hiệu giấc mơ Concorde sắp lụi tàn.Vào năm 2003, hãng Air France ngừng khai thác Concorde vào ngày 31/03, hãng British Airway cũng ngưng các chuyến bay Concorde vào tháng 11. Concorde ngừng tung cánh trên bầu trời sau 5.500 chuyến bay.
Công bằng mà nói, vụ tai nạn thảm khốc nói trên chỉ là « giọt nước làm tràn ly » khiến giấc mơ Concorde lụi tàn. Trên thực tế, trong suốt 27 năm được khai thác thương mại, không như nhiều người nghĩ, máy bay siêu thanh Concorde không hề mang lại lợi nhuận cho nước Pháp. Paris chấp nhận bù lỗ để duy trì các chuyến bay Concorde chỉ vì uy tín và niềm tự hào công nghệ.
Nguyên nhân thất bại
Concorde thất bại vì nhiều lý do: máy bay« ngốn » rất, rất nhiều nhiên liệu. Có thể nói, Concorde là loại máy bay tiêu thụ nhiều nhiên liệu nhất. Vì tốn nhiều nhiên liệu nên mỗi chuyến bay của Concorde chỉ kéo dài tối đa 4 tiếng đồng hồ, đạt khoảng 6.000 km.Điểm hạn chế khác là công tác bảo dưỡng máy bay cũng rất phức tạp, đòi hỏi nhiều nhân lực và chi phí. Mỗi lần bảo dưỡng Concorde cần tới 120 kỹ thuật viên, trong khi một chiếc Boing 777 chỉ cần khoảng mười nhân viên bảo dưỡng.
Ngoài ra, Concorde còn bị chỉ trích là gây quá nhiều tiếng ồn. Máy bay cất cánh tạo ra tiếng ồn lên tới mức 119,5 décibel, so với mức 88 décibel của máy bay A 380. Chuyến bay thương mại đầu tiên của Concorde là từ Paris qua Rio de Janeiro, Brazil ngày 21/01/1976. Còn Mỹ, viện lý do Concorde gây quá nhiều tiếng ồn, Mỹ ra lệnh cấm Concorde hạ cánh tại sân bay New York. Chính điều này đã khiến nhiều hãng hàng không không mặn mà với Concorde.
Trong khi chờ đợi lệnh cấm trên được dỡ bỏ, hãng hàng không Pháp Air France chỉ khai thác Concorde cho chuyến bay sang Rio de Janeiro – Brazil và Caracas – Venezuela, còn hãng British Airway của Anh có chuyến bay hàng ngày sang Bahrein. Phải đến cuối năm 1977, Mỹ mới dỡ bỏ lệnh cấm máy bay Concorde.
Tuy nhiên, Concorde thất bại phần nhiều cũng do cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973. Trong quá trình thử nghiệm, nhà sản xuất đã nhận được 60-70 đơn đặt hàng từ nhiều nước. Người ta từng nghĩ rằng Concorde sẽ bán rất chạy. Thế nhưng, khủng hoảng nổ ra, đa số các đơn đặt hàng bị hủy.
Hướng dẫn viên Jean-Xavier Naillet ở bảo tàng Aéroscopia tại Toulouse-Blagnac giải thích chi tiết : « Nhiều hãng hàng không đã đặt mua máy bay Concorde sau này đều phá sản ( …) do giá dầu tăng quá cao. Chính vì thế mà vào các năm 1972, 1973, tất cả các đơn đặt hàng Concorde đều lần lượt bị hủy. Đến cuối năm 1973, đầu năm 1974, nhà sản xuất chỉ bán được tổng cộng 14 chiếc : 7 máy bay cho hãng British Airways, bảy chiếc cho hãng Air France. Đây cũng là hai hãng hàng không của hai nước chế tạo Concorde : Pháp và Anh. »
Vậy sau khi ngừng khai thác, số phận của Concorde ra sao ? Giám đốc Bảo tàng Hàng không và Không gian Bourget giải thích : « Có nhiều máy bay được trưng bày trong các bảo tàng. Ở đây chúng tôi có 2 máy bay Concorde. Có 2 chiếc trong bảo tàng ở Toulouse, 1 chiếc ở sân bay Roissy. Các bảo tàng ở Mỹ cũng có, chẳng hạn ở bảo tàng Washington. Concorde cũng được trưng bày ở Anh Quốc. Quý vị biết đấy, người Anh cũng có đam mê như chúng ta. Rõ ràng là, cũng như Pháp, Anh Quốc là một trong hai
« đấng sinh thành » ra máy bay Concorde. Một số máy bay đã bị tháo dỡ. Một chiếc Concorde bị tháo rời ở sân bay Roissy. Ở nhiều nơi khác nữa, ở New York, Washington cũng có thể có ».
Cho dù Concorde đã ngừng bay cách nay 16 năm, nhưng cho tới giờ, 50 năm sau chuyến bay đầu tiên năm 1969, Concorde vẫn còn được nhắc tới với lòng ngưỡng mộ. Bà Catherine Maurouny, giám đốc Bảo tàng Hàng không và Không gian Le Bourget tự hào : « Đó là loại máy bay độc nhất vô nhị trong lịch sử ngành hàng không, với bước phát triển đột phá về công nghệ, với vẻ đẹp đặc biệt … Concorde đã để lại một hình ảnh không thể thay thế ». Điều đáng tiếc nhất là đỉnh cao công nghệ đã thất bại về mặt kinh tế !
Virus corona : Quốc Hội Pháp bật đèn xanh
thiết lập ‘tình trạng khẩn cấp y tế’
Thu Hằng
Trước tình hình dịch virus corona ngày càng lan rộng và trở nên nghiêm trọng, Hạ Viện Pháp đã thông qua dự luật tình trạng khẩn cấp y tế trong đêm 21 rạng sáng 22/03/2020. Dự luật sẽ được Thượng Viện thảo luận lại trong ngày 22/03.
Theo AFP, văn bản này cho phép chính phủ có quyền ban hành nhiều biện pháp đặc biệt như phong tỏa, hạn chế di chuyển, trưng dụng, huy động nhân lực… trong vòng hai tháng. Chính phủ cũng được ra sắc lệnh về các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp và hoãn vòng hai bầu cử địa phương.
Ngoài ra, dự luật còn cho phép gia tăng các biện pháp trừng phạt. Người vi phạm quyết định phong tỏa bị phạt 135 euro, nếu tái phạm « trong vòng 15 ngày » sẽ bị phạt 1.500 euro và nếu « vi phạm bốn lần trong vòng 30 ngày » thì sẽ bị « phạt 3.700 euro và tối đa là 6 tháng tù ». Để người dân tuân thủ nghiêm ngặt hơn, nhiều thành phố đã tự ban hành lệnh giới nghiêm, từ 22 hoặc 23 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.
Chính phủ Pháp sẽ ra quyết định về « thời hạn kéo dài và quy mô » của lệnh phong tỏa trên toàn quốc sau phiên họp với Ủy ban Khoa học ngày 23/03. Bộ trưởng Y Tế Pháp cũng nhấn mạnh đến việc có thể tăng số lượng xét nghiệm khi hết phong tỏa.
Các biện pháp mạnh tay được chính phủ đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng lan rộng tại Pháp. Theo tổng kết tối 21/03, Pháp có 14.459 ca nhiễm virus corona, trong đó có 1.525 trường hợp nặng và 562 người chết, có nghĩa là thêm 112 người chết trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, bộ Y Tế Pháp cho rằng trên thực tế, có thể có từ 30.000 đến 90.000 người bị nhiễm virus corona.
Trước tình trạng quá tải ở một số bệnh viện vùng Grand Est, được coi là ổ dịch của Pháp, hai nước láng giềng Đức và Thụy Sĩ cho biết sẽ đón một số bệnh nhân Pháp trong tình trạng nguy kịch, cần máy trợ thở. Cụ thể, vùng Baden-Württemberg của Đức chuẩn bị 12 giường bệnh. Còn ba tổng (bang) của Thụy Sĩ sẽ tiếp nhận 6 bệnh nhân Pháp. Trên Twitter, chủ tịch Hội đồng tỉnh Haut-Rhin cảm ơn tình liên đới của các bệnh viện vùng biên giới. Trước đó, nhiều bệnh nhân nặng ở vùng Grand Est cũng đã được máy bay quân sự đưa đến một số bệnh viện ở miền nam Pháp để điều trị.
Virus corona : Thiếu khẩu trang,
người dân Pháp kêu gọi tình liên đới
Minh Anh
Đối mặt với những chỉ trích về tình trạng khan hiếm khẩu trang, chính phủ Pháp ngày 21/03/2020 cho biết đặt mua hơn 250 triệu chiếc. Cùng lúc, tổ chức nhân đạo Fondation de France kêu gọi tình liên đới của người dân và các doanh nghiệp đóng góp thêm khẩu trang hỗ trợ cho các nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch.
Theo AFP, kho dự trữ về khẩu trang của Pháp đang bị thiết hụt nghiêm trọng, hiện chỉ có 86 triệu chiếc vào lúc nhu cầu mỗi tuần là khoảng 24 triệu khẩu trang. Trước những lời ca thán của giới y tế, bộ trưởng Olivier Véran thông báo đã đặt mua hơn 250 triệu chiếc.
Trong tình hình này, bộ trưởng Y Tế Pháp khẳng định ưu tiên dành khẩu trang cho các nhân viên y tế ở thành phố cũng như tại các bệnh viện hay các nhân viên chăm sóc người già, dự kiến tiêu dùng đến 500.000 chiếc/ngày tại các nhà dưỡng lão.
Lãnh đạo ngành Y Tế Pháp lưu ý chưa nhắm đến yêu cầu sử dụng đại trà khẩu trang trong dân chúng và nhắc lại rằng Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) chưa có khuyến cáo.
Từ nước hoa thành dung dịch sát trùng
Do khan hiếm cả dung dịch rửa tay khử trùng, tổ chức Fondation de France, tập hợp khoảng 857 quỹ và hiệp hội được Nhà nước công nhận, đã đưa ra sáng kiến kêu gọi toàn dân và các doanh nghiệp đóng góp khẩu trang và dung dịch rửa tay sát trùng.
Theo kênh truyền hình France Bleu, lời kêu gọi này đã được nhiều cá nhân và doanh nghiệp hưởng ứng. Nhiều doanh nghiệp may mặc vừa và nhỏ đã bị ngưng hoạt động nay mở lại nhà xưởng để sản xuất các loại khẩu trang có thể giặt được.
Hãng thời trang cao cấp của Pháp, LVMH cho biết sẽ sản xuất một lượng lớn dung dịch rửa tay sát khuẩn tại ba điểm chuyên dành chế tạo nước hoa và mỹ phẩm (Dior, Guerlain và Givenchy) và chỉ dành cho các bệnh viện.
Hãng rượu Pernod-Ricard cũng thông báo cung cấp lượng alcool dự trữ cho hãng Cooper để sản xuất nước rửa tay và cung cấp cho các tiệm bán thuốc trên toàn quốc ;
Cạn nguồn máu hiến
Quy định phong tỏa toàn quốc và nỗi sợ virus corona còn dẫn đến một hệ quả khác : Nguy cơ khan hiếm máu hiến. Tổ chức Hiến Máu Pháp (EFS) đang phải đối mặt với nguồn dự trữ máu hiến đang cạn dần những ngày qua. EFS kêu gọi người dân tiếp tục cho máu khi báo động « nguồn dự trữ hồng cầu chỉ đủ cho chưa tới 15 ngày và tiểu cầu là cho ba ngày ».
Giám đốc điều hành Volkswagen
tuyên bố đóng cửa nhà máy hơn hai tuần
Vào hôm thứ Bảy (21 tháng 03), nhà sản xuất xe hơi Đức Volkswagen AG thông báo đóng cửa các nhà máy trong vòng hai tuần, nhưng tại một số khu vực sẽ là ba tuần, do lo lắng về sự lây lan của đại dịch coronavirus. Vào cùng ngày, Khoa Truyền nhiễm của Viện Robert Koch cho biết số ca nhiễm coronavirus ở Đức tăng thêm 2,705 người trong vòng một ngày, nâng tổng số người nhiễm lên 16,662. Hôm thứ Ba (17 tháng 03), Volkswagen cho hay họ đang tạm ngừng các nhà máy trên khắp châu Âu khi đại dịch tấn công doanh số và làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Nhà sản xuất xe hơi sở hữu các thương hiệu Audi, Bentley, Bugatti, Ducati, Lamborghini, Porsche, Seat và Skoda, cũng không thể đưa ra dự báo về tình hình kinh doanh năm nay do không biết rõ ảnh hưởng của coronavirus sẽ tệ như thế nào.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/giam-doc-dieu-hanh-volkswagen-tuyen-bo-dong-cua-nha-may-hon-hai-tuan/
Virus corona: Lombardy, Ý cấm
mọi sinh hoạt thể thao ngoài trời, kể cả của cá nhân
Khu vực Lombardy của Ý vừa công bố các biện pháp phong tỏa chặt chẽ hơn trong nỗ lực khắc phục sự lây lan của virus corona.
Theo quy định mới được công bố vào cuối ngày thứ Bảy, thể thao và hoạt động thể chất bên ngoài, thậm chí của cá nhân, đều bị cấm. Sử dụng máy bán hàng tự động cũng bị cấm.
Lombardy là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trong nước Ý với 3.095 tử vong.
Tổng thống Attilio Fontana của khu vực này công bố các biện pháp mới trong một tuyên bố.
Các doanh nghiệp đã được yêu cầu đóng tất cả các hoạt động không bao gồm chuỗi cung ứng “thiết yếu”. Mọi việc làm tại các công trình xây dựng phải ngừng lại, trừ tại bệnh viện, đường bộ và đường sắt.
Tất cả các chợ trời mở hàng tuần đã bị đình chỉ.
Lombardy đã bị phong tỏa từ ngày 8 tháng 3 và chính phủ Ý từng hy vọng sẽ thấy kết quả ở đó trước tiên.
Hôm thứ Bảy, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte ra lệnh đóng cửa tất cả các doanh nghiệp “không thiết yếu” trong nước. Tuy nhiên, ông không chỉ định doanh nghiệp nào sẽ được coi là thiết yếu.
Các siêu thị, nhà thuốc, bưu điện và ngân hàng sẽ vẫn mở cửa và giao thông công cộng sẽ tiếp tục làm việc.
Trong một diễn văn toàn quốc phát đi trên truyền hình, ông nói: “Chúng ta sẽ làm chậm lại động cơ sản xuất của đất nước, nhưng sẽ không bắt nó ngừng lại.”
Ông Giuseppe Conte mô tả tình huống này là “khủng hoảng khó khăn nhất trong thời kỳ hậu chiến”.
Bất kể các biện pháp được đưa ra cho đến nay, số ca mắc và tử vong mới tại Ý vẫn tiếp tục gia tăng.
Đã có 220.000 trường hợp nhiễm virut trên toàn thế giới với hơn 9.000 ca tử vong.
Những nơi khác thì sao?
Bộ Y tế Tây Ban Nha báo cáo mức tử vong mới vì Covid-19 tăng 32% với 1.326 ca tử vong được xác nhận, mức cao thứ hai ở châu Âu sau Ý.
Trong một cuộc họp báo vào tối thứ Bảy, Thủ tướng Pedro Sánchez của Tây Ban Nha cảnh báo “điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến” và “những ngày rất khó khăn đang ở phía trước”.Chính phủ đã ban hành lệnh phong tỏa cho khoảng 46 triệu người, giờ chỉ được phép rời khỏi nhà vì công việc thiết yếu, mua sắm thực phẩm, lý do y tế hoặc dắt chó đi dạo.
Một số nhà lãnh đạo thế giới và các nhân vật chính trị đã bảo công dân phải tuân thủ mọi quy định.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cảnh báo là Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh có thể bị “choáng ngợp” nếu mọi người không làm sao để làm chậm sự lây lan “tăng tốc” của virus corona. Ông kêu gọi mọi người tham gia vào “nỗ lực tối đa và tập thể” và làm theo lời khuyên ”hạn chế giao tiếp xã hội.”
Bộ trưởng Kinh tế Nông thôn và Du lịch của Scotland, ông Fergus Ewing kêu gọi mọi người không đi du lịch đến vùng Cao nguyên Scotland sau khi có báo cáo về những người ở cắm trại bằng xe vans đang tìm cách khuây khỏa vì lây lan bệnh dịch ở những nơi khác trên khắp Vương quốc Anh.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran tấn công những người đưa ra các chỉ thị về hạn chế giao tiếp xã hội, nói những người này là “nguy hiểm” và “vô trách nhiệm”. Hơn 12.500 người đã bị nhiễm virus corona ở Pháp với số người chết được ghi nhận là 562 tính đến hôm thứ Bảy.
Thống đốc New York Andrew Cuomo chỉ trích những người trẻ tuổi mà ông cáo buộc đã phớt lờ các lệnh không được tập hợp thành nhóm. Cuomo nói rằng ông dự định đến thăm một công viên “để xem tận mắt tình hình ra sao”.
“Tôi không cần biết lý do tại sao [họ phải tụ họp]. Đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng và bạn không thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người khác”, ông nói. “Bạn cũng không nên gây nguy hiểm cho chính mình.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51993018
Nạn nhân của virus corona ở Ý, họ là ai?
Số tử vong vì virus corona tại Ý tăng vọt thêm 627 người nữa, lên thành 4.032
ca tổng cộng, giới chức loan báo ngày 20/3. Đây là số tăng cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Ý cách nay một tháng.
Từ 19/3, Ý đã qua mặt Trung Quốc trở thành nước có nhiều người chết nhất vì virus corona.
Số người nhiễm virus tại Ý hiện là 47.021 người.
Trong phân tích đầy đủ nhất được công bố từ khi dịch bùng phát tới nay, Viện Y tế Quốc gia Ý cho biết độ tuổi trung bình của các nạn nhân tử vong vì COVID-19 là trên dưới 78, nạn nhân nhỏ tuổi nhất là 31 và nạn nhân cao tuổi nhất là 103.
41% các nạn nhân tử vong là từ 80-89 tuổi. Nhóm từ 70-79 tuổi thiệt mạng vì virus corona chiếm 35%.
Ý có dân số già nhất thế giới sau Nhật, 23% dân số trên 65 tuổi. Điều này, theo giới chuyên gia y tế, giải thích vì sao tử vong vì virus corona ở Ý cao hơn nhiều so với các nơi khác trên thế giới.
Phúc trình của Viện Y tế Quốc gia, dựa trên khảo sát 3.200 ca tử vong, cho thấy nam giới chiếm trên 70% và phụ nữ chiếm gần 30% ca tử vong.
Phân tích sâu hơn 481 trường hợp trong số các ca tử vong cho thấy gần 99% là những người có vấn đề về sức khoẻ trước khi bị nhiễm virus corona như cao huyết áp, tiểu đường hay bệnh tim mạch.
Lúc nhập viện, 76% bị sốt, 73% khó thở, 40% bị ho, và 8% bị tiêu chảy.
Thời gian trung bình từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên cho tới ngày qua đời là 8 ngày, với trung bình khoảng 4 ngày nằm viện.
Trong 3.200 ca tử vong được khảo sát, chỉ có 9 người dưới 40 tuổi, đa số là đàn ông.
Virus corona : Thêm gần 800 người chết
trong một ngày, Ý mạnh tay chống dịch
Thu Hằng
Ý vừa lập một kỉ lục đáng buồn, có thêm gần 800 người chết chỉ trong một ngày, nâng tổng số người thiệt mạng vì virus corona lên thành 4.821 người, cao nhất thế giới và 53.578 người bị nhiễm. Trước tình trạng khẩn cấp này, trong đêm 21 rạng sáng 22/03/2020, thủ tướng Giuseppe Conte đã quyết định ngừng mọi hoạt động sản xuất không cần thiết.
Thông tín viên RFI Anne Le Nir tường trình từ Roma :
« Nếu như thủ tướng Giuseppe Conte đã ra quyết định, mà ông cho là « khó khăn », đó là vì các cơ quan y tế, chủ tịch các vùng miền Bắc, các nghiệp đoàn công nhân, lên tiếng báo động về hậu quả ngày càng nặng nề : 4.825 người chết vì virus corona chỉ trong vòng bốn tuần. Đây là một kỉ lục thế giới đáng buồn. Tuy nhiên, hiện nay, không một chuyên gia nào có khả năng nói rằng khi nào thì các biện pháp phong tỏa sẽ cho kết quả rõ rệt.
Điều chắc chắn duy nhất là Ý đang bước vào thời kỳ lây nhiễm dữ dội và các bệnh viện ở miền bắc Ý, khu vực công nghiệp hóa nhất nước, trong đó có vùng Lombardia, đã bị quá tải. Họ thiếu nghiêm trọng máy trợ thở và trang thiết bị bảo hộ cá nhân.
Trong những điều kiện này, khó có thể bảo đảm được việc chăm sóc phù hợp cho các bệnh nhân nên phải tuyệt đối kìm hãm đà lây nhiễm của virus corona. Điều này giải thích tại sao phải ngừng hoàn toàn mọi hoạt động sản xuất không cần thiết, ít nhất cho đến ngày 03/04 ».
Nga, Cuba điều chuyên gia giúp Ý chống dịch
Sau Trung Quốc, đến lượt Nga và Cuba điều chuyên gia giúp Ý chống dịch. Trang Sputnik cho biết chín máy bay vận tải quân sự Il-76 của Nga chở « trang thiết bị chẩn đoán và khử trùng » đã được triển khai tại sân bay Chkalovsky, theo lệnh của bộ trưởng Quốc Phòng Nga Serguei Choigou, cùng với 100 chuyên gia đã sẵn sàng đến Ý trong ngày 22/03.
Cuba cũng cử một đoàn chuyên viên, gồm 36 bác sĩ, 15 y tá và một nhà điều phối, đến vùng Lombadia từ ngày 21/03 để trợ giúp. Chuyên gia Cuba đã có kinh nghiệm trong đợt đối phó dịch Ebola ở Tây Phi năm 2014. Theo Reuters, đây là nhóm chuyên gia thứ sáu được Cuba điều ra nước ngoài để chống dịch Covid-19. Năm quốc gia trước đó đều ở Nam và Trung Mỹ, gồm Venezuela, Nicaragua, Jamaica, Suriname và Grenada.
Tây Ban Nha cảnh báo ‘điều tồi tệ nhất chưa đến’
dù hơn 1.300 người tử vong
Triệu Hằng
Chính phủ Tây Ban Nha trong hôm thứ Bảy (21/3) tuyên bố sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để chống đại dịch virus corona và cảnh báo “điều tồi tệ nhất chưa đến” sau khi số ca tử vong vì virus Vũ Hán đã vượt quá 1.300 và gần 25.000 ca nhiễm bệnh độc.
Tây Ban Nha là nước có số người nhiễm COVID-19 cao thứ 2 ở châu Âu, sau Italy, cho thấy không có dấu hiệu chậm lại khi số người chết tăng hơn 300 ca so với ngày hôm trước.
Hãng tin Reuters ngày 22/3 dẫn lời Thủ tướng Pedro Sanchez cho biết, Tây Ban Nha đã không trải qua cơn khủng hoảng như vậy kể từ cuộc nội chiến 1936-1939 khiến nửa triệu người chết.
Chính phủ của ông Sanchez cách đây một tuần đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 15 ngày trên toàn quốc cấm mọi người khỏi mọi hoạt động trừ khi có nhiệm vụ cần thiết.
Số ca tử vong của Tây Ban Nha đã nhảy vọt lên 1.326 từ 1.002 ngày hôm trước, theo dữ liệu của Bộ Y tế công bố ngày 21/3. Số trường hợp nhiễm tăng lên 24.926 từ 19.980.
Cũng trong hôm thứ Bảy, chính phủ Tây Ban Nha công bố họ đã mua hơn 640.000 bộ kit xét nghiệm nhanh và nói rằng có thể lên tới 1 triệu bộ.
6 triệu bộ nữa cũng có thể đang trên đường tới, ông Sanchez nói.
Bà Raquel Yotti, giám đốc Viện Y tế Công cộng Carlos III trước đó cho biết, chính phủ đang nỗ lực để có được 4 robot để tăng khả năng kiểm tra lên gần 80.000 xét nghiệm mỗi ngày.
Theo Reuters
Triệu Hằng dịch và biên tập
Virus corona: Nga nhất định trưng cầu dân ý,
Putin ra vẻ bình tĩnh trước bệnh dịch
Sarah RainsfordBBC News, Moscow
Tổng thống Nga Vladimir Putin có kế hoạch lớn cho mùa xuân này, tất cả nhắm vào việc nhấn mạnh sự ổn định và phô trương thanh thế.
Nhưng chương trình nghị sự đó đã bị sự lây lan của virus corona và sự sụt giảm nghiêm trọng cả về giá dầu và đồng rúp cướp mất sự chú ý.
Tháng Tư đã được dành cho một cuộc trưng cầu dân ý để phê chuẩn những thay đổi trong hiến pháp, cho phép Vladimir Putin tiếp tục nắm quyền trong tuổi bát tuần của mình.
Và tháng Năm được dự trù là sẽ có một cuộc diễu hành quân sự khổng lồ, đánh dấu kỷ niệm 75 năm Ngày Chiến thắng.
Nhưng tâm trạng mới ở Nga bây giờ là có thể đây là một trong những điều không lấy gì làm chắc chắn.
Cho đến giờ, cả cuộc trưng cầu dân ý lẫn buổi diễu hành vẫn chính thức diễn ra và ông Putin đang truyền tải một hình ảnh bình tĩnh trong thời kỳ hỗn loạn.
Ông Putin tuyên bố rằng sự bùng phát của virus corona nằm “dưới sự kiểm soát” ở Nga nhờ các biện pháp “kịp thời” của nước này, trong khi các phương tiện truyền thông nhà nước lên án châu Âu vì cách “quản lý” đại dịch và nhấn mạnh “sự thất bại của tình đoàn kết EU”.
Vì vậy, khi các nhà lãnh đạo châu Âu tập trung vào việc kiểm dịch và cơn khủng hoảng, Tổng thống Putin đã đến Crimea để kỷ niệm sáu năm kể từ khi Nga sáp nhập lãnh thổ này vào Nga từ Ukraine.
It’s a deliberate show of business as usual: the president out and about, meeting crowds and shaking hands, not “social-distancing”.
Đó là một màn trình diễn như thường lệ: tổng thống đi đó đây, gặp gỡ đám đông và bắt tay hẳn hòi, chứ không phải “hạn chế giao tiếp xã hội”.
Nhưng đó chỉ là màn trình diễn.
Nga: Xác suất Tổng thống Putin có tới 6 nhiệm kỳ thế nào?
Ông Putin có cơ hội cầm quyền đến 84 tuổi?
Thay đổi gì thì Hiến pháp Nga cũng ‘ở trong đầu Putin’
Putin sửa hiến pháp, cả chính phủ Nga từ chức
Tất cả những người tiếp xúc gần gũi với Tổng thống Putin đều phải được xét nghiệm trước xem có bị nhiễm virus corona không.
Những người được sàng lọc qua xét nghiệm bao gồm tất cả những người đàn ông được gắn huy chương vào ngực của ở Crimea trong tuần này, cũng như nhân viên Kremlin và các nhà báo được công nhận. Vài tuần trước, họ chỉ bị kiểm tra nhiệt độ.
“Chúng tôi coi đây là một bước hợp lý để tổng thống có thể tiếp tục công việc một cách tự tin”, phát ngôn viên của ông, Dmitry Peskov nói với BBC.
Bản thân Vladimir Putin chưa được xét nghiệm.
“Ông không có triệu chứng gì, cảm thấy khỏe tuyệt vời và tiếp tục công việc của mình theo lịch trình,” ông Peskov giải thích.
Nhưng tỷ lệ lây nhiễm ở Nga đã bắt đầu leo thang ngay cả theo số liệu chính thức, con số mà một người nghi rằng đang được ”mát xa”.
Vì vậy, mặc cho mô về Covid-19 của Tổng thống Putin như một thứ gì đó được nhập khẩu, một “mối đe dọa nước ngoài”, các biện pháp bảo vệ đang gia tăng.
Chúng bao gồm tất cả mọi thứ từ đóng cửa biên giới và trường học đến lệnh cấm tụ tập đông người.
Nhưng không có lệnh nào bắt dân ở nhà và hôm Thứ Sáu, Kremlin nhấn mạnh rằng việc phong tỏa với Moscow là “hoàn toàn không được thảo luận”.
Nhiều người nghi ngờ sự thận trọng này có liên quan trực tiếp đến cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp Nga và mong muốn đảm bảo con đường tái đắc cử của ông Putin càng sớm càng tốt.
Quá trình đó đã diễn ra quá nhanh một cách bí ẩn ngay từ khi bắt đầu, nó được mệnh danh là một “hoạt động đặc biệt”.
Lãnh đạo đối lập Alexei Navalny đã cảnh báo rằng việc tổ chức trưng cầu dân ý, đưa người đã hưu trí ra khỏi nhà giữa cơn đại dịch sẽ là “tội ác” và các quan chức đã nhấn mạnh rằng sự kiện này có thể bị hoãn vì an toàn dân chúng hoặc chuyển lên mạng.
Nhưng hôm thứ Sáu, ủy ban bầu cử của Nga tiết lộ kế hoạch đơn giản là cho bỏ phiếu trong suốt một tuần để hạn chế đám đông.
Nhà phân tích chính trị Konstantin Kalachev nói với tờ Nezavisimaya Gazeta, rằng ”nhiều người muốn có cuộc trưng cầu dân ý, chứ không muốn hoãn nó,” cho biết các quan chức vẫn hy vọng “mọi thứ sẽ qua đi” và Nga sẽ tránh được điều tồi tệ nhất.
Đối với một số người, cách tiếp cận dịch bệnh này khiến họ yên tâm. Có một câu nói phổ biến ở đây rằng biết càng ít biết thì bạn càng ngủ ngon.
“Chúng tôi không muốn nghe nhiều hơn, thật đáng sợ”, Ksenia, một người bán kem ở vùng ngoại ô Moscow giải thích.
“Chúng tôi biết rằng chúng tôi phải rửa tay và không đi ra ngoài quá nhiều, nhưng mọi người đã mua tất cả mọi thứ trong các cửa hàng và điều đó thật đáng sợ”, bà nói.
Nhưng chỉ một vài dặm từ quầy bán hàng của bà, biểu tượng của cuộc khủng hoảng đang tiến vào Nga – và phần lớn thế giới – đang gia tăng mỗi ngày. Một bệnh viện tạm thời hoàn toàn mới đang được xây dựng với tốc độ nhanh nhất để chăm sóc tới 500 bệnh nhân bị nhiễm virus corona.
Ở những nơi khác, Bộ Quốc phòng báo cáo rằng họ đã tiến hành các cuộc tập trận khẩn cấp để kiểm soát virus và tất cả các khu vực của Nga đã được đặt trong tình trạng báo động cao.
Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu để kéo dài quyền lực của Vladimir Putin vẫn dự trù sẽ xảy ra trong ngày 22/4.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51993027
Nga triển khai quân y tới giúp Ý ngăn chặn virus Corona
Quân đội Nga hôm 22/3 thông báo bắt đầu trợ giúp Italy ngăn chặn sự lây lan của virus Corona sau khi nhận được chỉ thị của Tổng thống Vladimir Putin, theo Reuters.
Ông Putin một ngày trước đó điện đàm với Thủ tướng Ý Giuseppe Conte, đề xuất đưa các xe diệt khuẩn và các nhân viên y tế tới trợ giúp các khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất ở Ý.
Gần 800 người thiệt mạng ở Ý hôm 21/3, nâng tổng số người tử vong vì virus Corona lên gần 5 nghìn người.
Đại sứ Anh cám ơn Việt Nam ‘hỗ trợ công dân’ bị cách ly vì virus Corona
Theo Reuters, quân đội Nga cho biết sẽ đưa các quân y, các xe khử trùng đặc biệt và các thiết bị y tế tới Ý từ ngày 22/3.
Hãng Interfax đưa tin rằng Nga cũng sẽ triển khai khoảng 100 chuyên gia về virus và dịch bệnh tới Ý.
Nga tới nay ghi nhận 306 ca nhiễm virus Corona, phần lớn ở Moscow và một trường hợp tử vong.
Covid-19: Nga cấp tốc
xây bệnh viện chống dịch gần Matxcơva
Trọng Nghĩa
Trong bối cảnh virus corona đang hoành hành dữ dội tại Tây Âu, tình hình dịch bệnh tại Nga có vẻ yên ắng. Số liệu chính thức sáng nay 22/03/2020 chỉ là 306 ca nhiễm Covid-19 và không một trường hợp tử vong. Chính quyền khẳng định vẫn kềm hãm được dịch bệnh, nhưng lại dự kiến là tình hình sẽ xấu đi trong những tuần tới. Một ví dụ cụ thể: Từ một chục ngày qua, hàng trăm công nhân đang cấp tốc xây dựng một bệnh viện 500 giường ở ngoại ô thủ đô Nga
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Paul Gogo tường trình:
Những con số liên quan đến công trình quả là to lớn: Hàng chục chiếc xe và phương tiện xây dựng, đèn chiếu sáng trải rộng trên 70.000 mét vuông, 35 công ty với hơn 5.000 công nhân làm việc cất lực trên công trường cả ngày lẫn đêm. Truyền hình Nga đã cho thấy cảnh nền của bệnh viện đã được đắp xong và các thành phần của bệnh viện đang dần dần được lắp ráp.
Các công nhân chỉ có hai tuần lễ để hoàn thành công việc xây dựng bệnh viện này, chuyên dùng cho các loại bệnh truyền nhiễm, có thể nhận đến 500 bệnh nhân. Tiếp theo đó, chính quyền sẽ xây dựng một ký túc xá có sức chứa 2.000 bác sĩ.
Một bức ảnh công bố trên báo chí Nga hôm qua 21/03 cho thấy các áp phích kiểu Liên Xô trước đây treo ở lối vào công trường để khích lệ công nhân. Một trong số này cho thấy hình một công nhân lực lưỡng cơ bắp với dòng chữ “Bạn đang mệt và tay đang nhức phải không? Việc xây dựng tòa nhà này sẽ biến bạn thành một chiến binh”.
Công trường xây dựng bệnh viện đã trái ngược với thái độ của chính quyền, đang chủ trương giảm nhẹ tầm mức nghiêm trọng của dịch bệnh tại Nga. Từ 19 ca nhiễm, số người mắc bệnh đã tăng mạnh trong những ngày gần đây, và virus corona hiện đã lan rộng ra nhiều vùng của đất nước. Nhiều người Nga đã nghi ngờ các số liệu chính thức và đã quyết định tự cách ly mà không cần chờ lệnh từ chính quyền.
Trong lúc điện Kremlin như đang lo ngại về nguy cơ các ca nhiễm tăng vọt trong những ngày tới, thị trưởng Matxcơva, đơn vị phụ trách xây dựng cấp tốc bệnh viện này, vẫn từ chối ban hành lệnh phong tỏa đối với 14 triệu cư dân thành phố.
Virus corona: Hàn Quốc theo dõi
người nhập cảnh qua ứng dụng định vị
Thu Hằng
Số ca nhiễm virus corona tại Hàn Quốc lại giảm dưới ngưỡng 100 người trong vòng 24 giờ, theo thông báo ngày 22/03/2020 của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa bệnh tật Hàn Quốc. Trong số những ca mới, 15 người được xét nghiệm dương tính với virus corona sau khi đi du lịch nước ngoài về, cụ thể 8 người từ châu Âu, 5 người từ Mỹ.
Chính vì vậy, chính phủ Hàn Quốc tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng dịch đối với người từ châu Âu nhập vào Hàn Quốc. Anh Trần Công, nghiên cứu sinh tại Seoul, cho biết thêm :
Từ ngày 19/03/2020, tất cả những người nhập cảnh Hàn Quốc, bao gồm cả công dân Hàn Quốc và người nước ngoài, đã phải làm rất nhiều thủ tục để xác định vị trí, cũng như để hỗ trợ khi cần thiết vì Covid-19.
Đầu tiên, tất cả những người nhập cảnh hàn Quốc đều phải điền tài liệu sức khỏe, tiếp theo là đo thân nhiệt và thứ ba là cung cấp địa chỉ và số điện thoại của người thân tại Hàn Quốc. Điểm thứ tư, rất đặc biệt, là họ phải cài đặt một ứng dụng để theo dõi sức khỏe trên điện thoại thông minh (smartphone).
Việc này giúp chính phủ theo dõi được người nhập cảnh. Nếu như người nhập cảnh dương tính với Covid-19 thì ngay lập tức, người ta dựa trên GPS đã được cài đặt sẵn trên smartphone để tìm được những vị trí mà người nhập cảnh đã đi qua và việc đó giúp khoanh vùng dịch rất đơn giản.
Hôm nay, tại Hàn Quốc có 8.897 người mắc virus corona và có 98 người mắc mới. hiện tại, có 106 người chết. Có 2.909 người đã được chữa khỏi. Đặc biệt là mẫu xét nghiệm đã giảm, chỉ còn phải xét nghiệm 14.540 mẫu trong ngày hôm nay.
Điều này chứng minh rằng khả năng khoanh vùng dịch của chính phủ Hàn Quốc rất tốt và tương lai về dịch sẽ tươi sáng hơn.
Covid-19 trên khắp 5 châu
Tại vùng Trung Cận Đông, dịch Covid-19 hoành hành mạnh nhất tại Iran. Bộ Y Tế nước này ngày 22/03/2020 cho biết tổng cộng đã có 1.685 người chết vì virus corona, trong đó có 129 ca mới. Tổng số người bị nhiễm là 21.638, với 1.028 ca mới. Bất chấp dịch bệnh lan mạnh, lãnh đạo tối cao, giáo chủ Ali Khamenei phản đối đề nghị trợ giúp chống dịch của Mỹ. Theo vị lãnh đạo tinh thần này, đây là một đề nghị “kỳ lạ”, các nhà lãnh đạo Mỹ là những kẻ “lang băm và dối trá”.
AFP cho biết, tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới (MSF) sẽ gởi lều trại để lập bệnh viện dã chiến có sức chứa 50 giường bệnh cùng với một nhóm 9 bác sĩ đến Iran để hỗ trợ chống dịch.
Tại Ấn Độ, tuy mức độ lây lan không như tại châu Âu, chỉ mới có 200 ca nhiễm và 4 tử vong, nhưng dịch bệnh lây lan một cách đáng lo ngại, tăng 20% trong một ngày. Chính quyền New Dehli ban hành lệnh giới nghiêm nguyên ngày Chủ Nhật 22/03/2020 từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối.
Lệnh giới nghiêm cũng được nước láng giềng Sri Lanka áp đặt từ thứ Sáu 20/3 đến sáng thứ Hai 23/3.
Dịch bệnh tại Hồng Kông có diễn biến đột ngột. Trong vòng ngày thứ Sáu, 20/3, số ca nhiễm mới tăng thêm 48 người, nâng tổng số ca nhiễm lên thành 256 người. Người Hồng Kông từ châu Âu và Mỹ ồ ạt trở về là nguyên nhân chính của mức tăng đột biến này.
Trong khi đó virus corona bắt đầu len lỏi vào lục địa đen châu Phi. Một số nước vùng hạ Sahara như Burkina Faso, Gabon, đảo Maurice và Cộng Hòa Dân Chủ Congo, bắt đầu ghi nhận một số ca tử vong và hơn 500 ca nhiễm bệnh. Trước mối nguy này, nhiều nước bắt đầu cho đóng cửa biên giới như Rwanda, hay ban hành lệnh giới nghiêm từ 19 giờ đến 5 giờ sáng như Burkina Faso.
Triều Tiên nói Trump viết thư cho Kim,
đề nghị hợp tác về virus corona
Triều Tiên ngày thứ Bảy hoan nghênh điều mà họ nói là một bức thư của Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi cho lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un, nói rằng đó là một tín hiệu cho thấy “mối quan hệ cá nhân đặc biệt và rất vững chắc” giữa hai nhà lãnh đạo bất chấp những xích mích gần đây.
Một quan chức cao cấp của chính quyền Trump xác nhận ông Trump đã gửi bức thư và nói việc này “nhất quán với những nỗ lực của ông nhằm giao tiếp với các nhà lãnh đạo toàn cầu trong lúc đang có đại dịch,” Reuters cho biết.
Tổng thống mong tiếp tục những liên lạc trao đổi với Chủ tịch Kim, quan chức này nói.
Kể từ khi ông Trump tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba với ông Kim vào tháng 6 năm ngoái và bước chân vào lãnh thổ Triều Tiên từ khu phi quân sự với Hàn Quốc, vẫn chưa có tiến triển nào trong nỗ lực của tổng thống Mỹ thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ các chương trình hạt nhân và phi đạn của mình.
Triều Tiên đã phóng thử một loạt các phi đạn, bao gồm vụ phóng hai phi đạn dường như là tầm ngắn vào ngày hôm qua, trong khi họ tìm cách gây áp lực với Mỹ và các đồng minh để dỡ bỏ các chế tài kinh tế.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết ông Kim đã nhận được một lá thư từ ông Trump, trong đó tổng thống Mỹ nói ông rất có ấn tượng với những nỗ lực của nhà lãnh đạo Triều Tiên bảo vệ người dân khỏi virus corona.
Ông Trump “bày tỏ ý định hợp tác trong công tác chống dịch bệnh, nói rằng ông rất có ấn tượng với những nỗ lực của Chủ tịch để bảo vệ người dân của mình khỏi mối đe dọa nghiêm trọng của dịch bệnh,” thông tấn xã nhà nước Triều Tiên KCNA đưa tin. Họ không nói nhận được thư vào lúc nào.
Bức thư nói rằng dù hai nhà lãnh đạo có mối quan hệ cá nhân tốt đẹp, “song nếu không có sự vô tư và cân bằng và nếu không loại bỏ ý định đơn phương và tham lam thì mối quan hệ song phương sẽ tiếp tục xấu đi.”
Nhà báo Trung Quốc tiết lộ việc chính quyền
kiểm soát và trừng phạt truyền thông về dịch bệnh
Thiện Lan
Một nhà báo ở miền Trung Trung Quốc tiết lộ các biện pháp kiểm soát và trừng phạt mà ĐCSTQ áp dụng đối với các phương tiện truyền thông trong đại dịch virus Vũ Hán.
Trong đợt dịch virus Vũ Hán, truyền thông nhà nước Trung Quốc bận rộn với vai trò của cơ quan ngôn luận của ĐCS và làm mọi cách có thể để duy trì danh tiếng và sự ổn định của chế độ.
“Trong thời gian đặc biệt này, ĐCSTQ giống như một con thú nhạy cảm có thể cắn bất cứ ai nếu bị chạm vào, vì vậy mọi người đều rất thận trọng”, một nữ nhà báo yêu cầu được giấu tên làm việc ở cơ quan truyền thông chính thức ở miền Trung Trung Quốc tiết lộ với Bitter Winter.
Nữ nhà báo này nói rằng chính quyền địa phương đã đưa ra các chỉ thị đặc biệt cho các cơ quan truyền thông trong thời gian xảy ra dịch bệnh. Trong số đó có lệnh cấm đưa tin trực tiếp từ các tỉnh (chỉ thông tin được chính phủ phê duyệt mới được phép công bố), để chính quyền địa phương có thể kiểm soát tình hình. Ngoài ra, nhà báo không thể viết về một số chủ đề nhất định, như nhân viên hỏa táng được điều đến Vũ Hán – tâm chấn của dịch bệnh, hoặc nữ nhân viên y tế dùng thuốc để trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt để không phải thay quần áo bảo hộ.
Các phương tiện truyền thông ở một số khu vực cũng bị cấm sử dụng thuật ngữ tiếng Trung 鄂 鄂 (yuánè, nghĩa là giúp Hồ Bắc) vì nó là từ đồng âm của thuật ngữ 援 惡 (yuánè, có nghĩa là tiếp tay cho ác quỷ). Nhà báo cũng tiết lộ rằng để đảm bảo bí mật, tất cả các tài liệu và thông báo, các địa phương đều được yêu cầu sao chép bằng tay và chuyển đi bởi các “nhân viên bí mật”. Bằng cách không lưu hành các tài liệu chính thức, ĐCSTQ hy vọng sẽ tránh được sự chỉ trích và trách nhiệm về các quyết định xử lý virus Vũ Hán trong tương lai.
Chính phủ ra lệnh cho tất cả các nhà báo tuân thủ chặt chẽ các chính sách và hướng dẫn, đồng thời đe dọa sẽ trừng phạt họ nếu không tuân thủ.
“Nguyên tắc viết bài hiện tại là phải thể hiện sự hỗ trợ cho chính sách của chính phủ để các doanh nghiệp quay trở lại làm việc”, nguồn tin cho biết. “Ví dụ, chúng tôi phải viết những câu chuyện về các doanh nghiệp thuê máy bay hoặc xe buýt đưa nhân viên của họ đi làm và tất cả đều được kiểm tra y tế kỹ lưỡng. Trong mọi trường hợp, các phương tiện truyền thông không thể đưa tin rằng một số người trở về nhà bị sốt và nghi ngờ bị nhiễm bệnh, vì điều này trái với chính sách mà chính phủ đưa ra là mọi người nên quay lại làm việc”.
Vào ngày 23/2, tại một hội nghị trên video toàn quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã yêu cầu người dân quay trở lại làm việc và sản xuất một cách trật tự. Nhưng biện pháp nhằm “bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế” và chế độ chính trị này được thực hiện với cái giá là mạng sống của người dân.
“Điều này không khác gì giết người. Giống như những tin tức ban đầu rằng ‘dịch bệnh có thể phòng ngừa được’ và ‘không lây lan từ người sang người’”, nữ nhà báo nói thêm. “Các cơ quan báo chí của Trung Quốc, về bản chất là phục vụ chế độ, bạn chỉ có thể đọc bất kỳ tin tức nào mà chính phủ cho phép bạn đọc và bạn phải suy nghĩ theo cách họ cho phép bạn suy nghĩ”.
Nhà báo phàn nàn rằng các yêu cầu kiểm duyệt có thể thay đổi từng đêm, khiến các nhà báo và cơ quan truyền thông lâm vào tình huống rối ren. Cô đưa ra một ví dụ, Cơ quan Quản lý không gian mạng Trung Quốc – cơ quan quản lý Internet Trung ương, yêu cầu tuyên truyền rằng chính phủ đang làm mọi cách
để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Vì vậy, các nhà báo phải viết về rất nhiều trạm kiểm soát được thiết lập trên đường cao tốc. Nhưng nếu ngày hôm sau chính phủ tuyên bố rằng mọi người nên quay trở lại làm việc, thì các bài báo về các trạm kiểm soát sẽ được xem là “mâu thuẫn với chính sách của chính phủ” và người viết có thể bị phạt.
Nhà báo nói thêm rằng, các quan chức chính quyền địa phương và bộ phận tuyên truyền tiếp tục cảnh báo các phương tiện truyền thông rằng họ nên cẩn thận với những gì họ viết. “Họ nói điều này là vì sự an toàn của chúng tôi: chúng tôi sẽ gặp rắc rối nếu các bài viết của chúng tôi không phản ánh đúng chỉ thị của chính quyền trung ương. Mọi người đều sợ hãi. Nếu một nhà báo phạm sai lầm, thì cả biên tập viên trong tòa báo sẽ phải liên tiếp viết bản kiểm điểm. Họ cũng sẽ bị chỉ trích công khai và có thể bị sa thải”.
Theo Bitter Winter
Thiện Lan dịch và biên tập
Bệnh dịch theo ‘Một vành đai, một con đường’
của Trung Quốc lan ra toàn thế giới
Kiên Định
Kế hoạch ‘Một vành đai, một con đường’ của chính quyền Trung Quốc làm người ta nhớ tới con đường tơ lụa cổ đại nối liền đế quốc Mông Cổ với châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, kết quả lại có vẻ như đang ngược lại với mong muốn của tất cả các nước tham gia.
Tác giả James Gorrie, một nhà văn, diễn giả ở Nam California, cũng là tác giả của cuốn The China Crisis (tạm dịch: Cuộc khủng hoảng Trung Quốc) mới đây đã chia sẻ góc nhìn của mình về vấn đề này.
Tương tự như việc cố gắng của người cai trị đế quốc Mông Cổ thế kỷ thứ 13, tầng lớp lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang hy vọng kế hoạch Một vành đai, một con đường có thể giúp họ đạt mục tiêu mở rộng ảnh hưởng thương mại và chính trị trên toàn lục đia Á – Âu.
Theo dự tính của nhiều chuyên gia, khi có nhiều dự án trực tiếp đầu tư ở nước ngoài, dĩ nhiên sẽ mang tới cho ĐCSTQ càng nhiều cơ hội, mở rộng quyền bá chủ kinh tế và chính trị của Bắc Kinh trên khắp Tây Âu, châu Phi và châu Mỹ.
Lần đầu tiên trong lịch sử, ĐCSTQ có thể nhìn xa thấy tương lai của mình sẽ ảnh hưởng tới nền thương nghiệp toàn cầu, là trung tâm của công nghệ và ngành chế tạo. Đương nhiên, để thực hiện được kế hoạch vĩ đại này, trước tiên Bắc Kinh cần dịch chuyển trọng tâm kinh tế toàn cầu từ Mỹ sang Trung Quốc.
Dịch bệnh lây lan trên toàn cầu dọc theo kế hoạch ‘Một vành đai, một con đường’ của ĐCSTQ.
Trên thực tế, hiện thực rõ ràng có thể thấy là kế hoạch vĩ đại này của ĐCSTQ không mang lại sự phát triển kinh tế và chiến thắng chính trị toàn cầu cho chính họ, mà ngược lại mang tới thảm họa tiềm tàng cho toàn thế giới.
Tới thời điểm hiện nay, virus Vũ Hán hay đang được đề xuất gọi là “virus Trung cộng” vẫn đang không ngừng lan sang các quốc gia khác. Trên thực tế, mọi người đã bắt đầu so sánh nó với sự lây lan của Cái chết đen vào giữa thế kỷ 13.
Tối thiểu có thể nói, sự tương đồng lịch sử giữa hai sự kiện là đáng ngạc nhiên
Ví dụ, giống như dịch bệnh Cái chết đen năm đó, virus corona cũng bắt nguồn từ ĐCSTQ. Ngoài ra, cũng giống như dịch hạch, mầm bệnh chết người mới này lan rộng về phía tây, theo dấu chân của kế hoạch Một vành đai, một con đường của ĐCSTQ xuyên qua Iran (Ba Tư cổ đại) đi vào châu Âu qua cảng Italia.
Tỷ lệ lây nhiễm ở các nước láng giềng của Trung Quốc khá thấp
Giống như ôn dịch năm đó, những quốc gia có quan hệ thương mại với Bắc Kinh trở thành nhân tố chính trong sự lây lan của dịch bệnh, cho dù chắc chắn đó không phải là nhân tố duy nhất. Một số quốc gia có quan hệ kinh tế mật thiết hay liên hệ chiến lược với chính phủ Trung Quốc đều bị ảnh hưởng rất nặng. Mặt khác, một số đối tác thương mại gần Trung Quốc lại nghĩ cách tránh tỷ lệ lây nhiễm và tử vong cao.
Ví dụ, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều có quan hệ thương mại vững chắc với Bắc Kinh. Tính đến ngày 21/3, Nhật Bản và Hàn Quốc ghi nhận số ca nhiễm virus lần lượt là 1.054 và 8.799.
Điều đáng chú ý nhất trong giai đoạn này chính là tình hình ôn dịch ở Đài Loan và Hồng Kông. Cả hai khu vực đều kiên quyết chống Trung cộng dù có liên quan mật thiết tới Trung Quốc đại lục. Tính đến hết ngày 21/3, Đài Loan chỉ ghi nhận 153 trường hợp nhiễm bệnh.
Điều này phần lớn là do hành động nhanh chóng của chính phủ Đài Loan. Các biện pháp này bao gồm cấm đi du lịch ở Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Ma Cao, cấm xuất khẩu khẩu trang để đảm bảo nguồn cung cấp quốc gia và hạn chế du lịch để nhanh chóng xác định người mang virus tiềm năng.
Tình hình ở Hồng Kông cũng tương tự. Tính đến hết ngày 21/3, chỉ có 273 người bị nhiễm bệnh ở Hồng Kông và 4 người đã chết, mặc dù đây được coi như cửa nhà của ĐCSTQ.
Không còn nghi ngờ gì nữa, sự phản cảm của thành phố này đối với chính quyền ĐCSTQ và đấu tranh của dân chúng đã hạn chế du khách tới du lịch, từ đó đã giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh tới nơi này. Kinh nghiệm Hồng Kông về dịch SARS năm 2002 cũng là một yếu tố chính. So với những nơi khác, thói quen vệ sinh tốt và đeo khẩu trang đã trở thành một phần trong cuộc sống của người dân Hồng Kông.
Iran bị virus tấn công
Ngược lại, những quốc gia có mối quan hệ chính trị và các hoạt động thương mại với Bắc Kinh được xác minh là những quốc gia có virus lây lan hiệu quả nhất. Ở Trung Đông, mối quan hệ chiến lược của Iran với ĐCSTQ đồng nghĩa với việc họ sẽ tiếp xúc nhiều hơn với căn bệnh truyền nhiễm này, dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm và tử vong cao hơn.
Trong khi hàng trăm công nhân Trung Quốc đang làm việc tại Iran, tác động của dịch bệnh đã ảnh hướng tới các nhà lãnh đạo cao nhất của Iran, với ít nhất 23 nghị sĩ (10% các nhà lập pháp Iran) bị nhiễm virus Vũ Hán.
Các nhà lãnh đạo của Iran đã chết vì virus bao gồm Hashem Bathayi Golpayegani, thành viên hội đồng giáo sĩ chịu trách nhiệm bổ nhiệm lãnh tụ tối cao Iran. Mohammad Mirmohammadi, một người bạn thân và cố vấn của nhà lãnh đạo tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei cũng đã tử vong. Hadi Khosrowshahi, cựu đại sứ Iran tại Vatican và là thành viên quốc hội mới được bầu đã qua đời hôm 27/2. Vài ngày sau đó, Hossein Sheikholeslam, 68 tuổi, cựu cố vấn ngoại trưởng Iran và cựu đại sứ Iran tại Syria cũng chết vì virus Vũ Hán.
Nhiều nhà lãnh đạo Iran cũng nhiễm virus, trong đó có Thứ trưởng Bộ Y tế Iraj Harirchi, Phó Tổng thống Masoumeh Ebtekar, Phó Chủ tịch về Phụ nữ và Gia đình, An ninh Quốc gia của Quốc hội Iran Và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Mojtaba Zolnour.
Ý một lần nữa phá vỡ cửa ngõ vào châu Âu
Ở châu Âu, Ý là một ví dụ khác có kết quả tương tự, nhưng nguyên nhân có rất nhiều. Là một thành viên đang gặp khó khăn của nhóm G7, Ý coi đầu tư trực tiếp nước ngoài của ĐCSTQ là nguồn tài trợ cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng. Dân số già của đất nước, các khoản nợ lớn và sự chia rẽ chính trị đã mang tới gánh nặng kinh tế.
Vì những lý do này, Ý đã hết lòng lôi kéo nhóm G7 toàn tâm toàn ý chấp nhận các kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng cùng bến cảng của Bắc Kinh tại Genova và các nơi khác.
Tuy nhiên, một số người tin rằng việc Ý gia nhập ‘Một vành đai một con đường’ từ đó đưa dòng người Trung Quốc đông đảo tràn vào trong nước là lý do khiến nước này có tỷ lệ nhiễm và tử vong cao nhất bên ngoài Trung Quốc. Cơ quan Bảo vệ Dân sự Ý hôm 21/3 cho biết, nước này ghi nhận 53.578 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó 4.825 đã chết. Tỷ lệ tử vong là 9%, cao hơn nhiều so với mức bình quân toàn cầu là 4,2% (theo số liệu từ worldometer).
Công nhân của kế hoạch Một vành đai một con đường của ĐCSTQ là những người cần chịu trách nhiệm một phần cho tỷ lệ lây nhiễm và tử vong cao của Ý. Nhưng có một nguyên nhân khác là có thể công dân Trung Quốc đã di cư bất hợp pháp sang Ý và các nước châu Âu khác. Hai yếu tố này, cùng với sự gia tăng dân số cao tuổi ở Ý, đã dẫn đến tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong cao bất thường ở nước này. Một điều làm người ta kinh sợ hơn đó là, 60 triệu người trên khắp nước Ý hiện đang phải cách ly.
Trên thực tế, ĐCSTQ và kế hoạch ‘Một vành đai một con đường’ của nó đã không thể dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu bước vào thế kỷ 21, mà ngược lại đang phá hủy nó. Ở Ý, nhiều nhà máy đã bị đóng cửa vì các thị trấn và thành phố đã bị cách ly trong nhiều tuần.
Dịch bệnh dường như đang tuân theo một quy tắc, những quốc gia vì lợi ích kinh tế mà nhắm mắt làm ngơ trước ĐCSTQ và sự tàn bạo của nó sẽ thu hoạch được hạt giống mà họ đã gieo. Đối với những người đồng minh với các nhà lãnh đạo ĐCSTQ, giấc mơ chinh phục thế giới của họ đã trở thành cơn ác mộng.
Dịch bệnh toàn cầu do virus ĐCSTQ mang đến cho thế giới bắt đầu biểu hiện rõ ràng. Các công ty từ nhiều quốc gia khác nhau đang tìm cách tháo chạy khỏi Trung Quốc nhanh hơn bao giờ hết. Các lệnh cấm du lịch đến Trung Quốc của các nước trên thế giới đã trở nên phổ biến. Hiện tại, hoạt động kinh tế thương mại với Bắc Kinh ở trong khu vực bao gồm cả ở Mỹ đang chậm lại, giảm xuống nhiều so với vài tuần trước.
Nói tóm lại, thế giới mà ĐCSTQ hy vọng chiếm được và thống trị bây giờ đã rất khác, mọi người không còn sẵn lòng lắng nghe những gì ĐCSTQ muốn nói, thậm chí người ta đang bắt đầu kêu gọi hãy gọi tên con virus mang tên ĐCSTQ.
Theo The Epochtimes
Kiên Định dịch và biên tập
Covid-19: Dịch bệnh bớt hẳn,
Trung Quốc khởi động lại cỗ máy kinh tế
Trọng Nghĩa
Hôm nay, 22/03/2020, Trung Quốc cho biết là trong 24 tiếng đồng hồ vừa qua, chỉ có thêm vỏn vẹn một ca nhiễm “nội địa” trong số 46 ca nhiễm mới, chủ yếu là “ngoại nhập”. Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh bắt đầu cho khởi động lại guồng máy kinh tế, tuyên bố giảm thuế để kích thích đầu tư, thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng nhằm phục hồi nền kinh tế thứ hai thế giới thứ hai, bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh bùng lên tại Vũ Hán hơn hai tháng trước đây.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Stéphane Lagarde phân tích:
Đây là lần thứ hai trong một tuần lễ mà cơ quan kế hoạch hóa kinh tế đầy uy lực của Trung Quốc công bố các biện pháp khởi động lại nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Theo Reuters, Ủy Ban Cải Cách và Phát Triển Quốc Gia chủ trương thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng các “cơ sở hạ tầng mới”, đặc biệt là các dự án “thành phố thông minh”, kèm theo việc mở rộng mạng 5G.
Đây là một cách để trấn an Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, đang lo ngại trước tình trạng suy thoái đang tiến lại gần với tốc độ cực cao và hôm thứ Ba vừa qua đã lên tiếng kêu gọi một chủ trương “dùng ngân sách để kích thích tăng trưởng một cách đồng bộ và có phối hợp ở cấp độ toàn cầu”.
Giới hoạch định chính sách tại Trung Quốc như vậy là đã trả lời sẵn sàng. Theo họ, gần 90% các dự án cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc đã được thực hiện trở lại, ngoại trừ tại tỉnh Hồ Bắc bị dịch bệnh tác hại nặng nề.
Trước mắt, Bắc Kinh đang chủ yếu dựa vào chính quyền các tỉnh, được yêu cầu hỗ trợ tiêu dùng thông qua việc phát hành các loại trái phiếu để “giúp người tiêu dùng tăng phần chi tiêu”. Điều này rất quan trọng vì doanh số bán lẻ, động lực tăng trưởng của Trung Quốc, đã giảm hơn 20% kể từ đầu năm nay.
Câu hỏi đặt ra là liệu người tiêu dùng lo sợ trước dịch bệnh, có sẽ mua sắm trở lại hay không? Một số người cho rằng biện pháp khuyến khích tiêu thụ phiếm diện ở cấp địa phương sẽ không đủ để khởi động lại cỗ máy kinh tế, nhưng một số người khác thì ngược lại chủ trương không cần đáp ứng ngay lập tức lời kêu gọi của quốc tế.
Theo ông Dư Vĩnh Định (Yu Yong Ding), cựu cố vấn ngân hàng trung ương Trung Quốc, thì Bắc Kinh cần kiên nhẫn, không nền dùng các biện pháp “đại pháo” để cứu nền kinh tế.
Đối với chuyên gia này, trước khi đáp ứng lời kêu gọi của quốc tế, Trung Quốc trước hết cần phải đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn dịch bệnh, khôi phục hoàn toàn các nhà máy trước khi tung ra các biện pháp ngân sách và tiền tệ.