Tin khắp nơi – 22/02/2020
Chỉ có 3 tiểu bang ở Mỹ có thể tự xét nghiệm virus corona
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đang xử lý vô số ca xét nghiệm về virus corona trong lúc phải giải quyết các trục trặc của những bộ xét nghiệm gửi sang cho các tiểu bang. CDC đang thực hiện những bước để chuẩn bị cho việc lây lan của virus, các giới chức của cơ quan cho biết hôm 21/2.
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo là cánh cửa cơ hội chế ngự việc lây lan dịch bệnh trên toàn thế giới đã đóng sau khi có các ca bệnh được báo cáo tại Iran và Libăng. Virus đã xuất hiện tại 26 nước và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung Quốc.
Khả năng xét nghiệm rất quan trọng, nhưng Reuters được biết là chỉ có 3 tiểu bang tại Mỹ có khả năng xét nghiệm tại địa phương. Tất cả các tiểu bang khác phải gởi mẫu bệnh phẩm đến Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh để xét nghiệm, Hiệp hội các Phòng thí nghiệm Y tế Công cộng cho Reuters biết hôm 21/2.
Bác sĩ Nancy Messonnier, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Miễn dịch và Bệnh Đường Hô hấp của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, cho biết cơ quan này đang làm việc với cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ để giải quyết vấn đề dụng cụ xét nghiệm dùng chẩn đoán bệnh nhân tại các tiểu bang.
Bà Messonnier nói CDC chưa gặp vấn đề gì về chất lượng các bộ xét nghiệm đang sử dụng, và công việc xét nghiệm đang diễn ra liên tục tại CDC.
Tuần trước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh nói một số dụng cụ xét nghiệm gởi cho các tiểu bang và ít nhất 30 nước “có những kết quả không chắc chắn và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh có kế hoạch gởi các dụng cụ thay thế để các dụng cụ này hoạt động hoàn hảo.
Ông Scott Becker, giám đốc điều hành của APHL, đại diện cho các phòng thí nghiệm y tế công cộng tại Mỹ, cho biết chỉ có California, Nebraska và Illinois là có khả năng xét nghiệm. Tất cả các tiểu bang khác phải gởi đến Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh có nghĩa là phải mất từ 24 đến 48 tiếng đồng hồ kể từ lúc mẫu bệnh phẩm được lấy cho đến khi có kết quả xét nghiệm.
Căn cứ vào việc virus tiếp tục lây lan, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho biết đã bắt đầu làm việc với các cơ quan y tế tiểu bang và địa phương để lập kế hoạch chuẩn bị trường hợp virus lây lan ra các cộng đồng. Hiện chưa xảy ra, nhưng bà Messonnier nói, “rất có thể và ngay cả chắc chắn” chuyện này sẽ xảy ra trong tương lai.
Vào tuần tới, các chuyên gia CDC dự kiến mở một trang mạng mới về những việc cơ quan đang làm hiện nay để giảm thiểu sự lây lan trong các cộng đồng nước Mỹ, bà Messonnier cho biết.
Liệu Mỹ có sẵn sàng quân sự với TQ’?
Quan chức quốc phòng Mỹ cho rằng nước này cần chuẩn bị tốt cho khả năng xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc
Tờ South China Morning Post ngày 21.2 dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho rằng nước này cần chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc bằng cách phát triển các vũ khí mới, củng cố mối quan hệ với đồng minh và tăng cường hiệu quả của Lầu Năm Góc.
“Đây là một quá trình lâu dài. Chúng ta phải nhanh và khôn khéo”, theo ông Chad Sbragia, phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách về Trung Quốc và là cựu tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh.
Phát biểu trước Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung Quốc thuộc quốc hội, ông Sbragia cho rằng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang là đối thủ ngày càng đáng sợ cùng với tham vọng lâu dài cùng những tài nguyên chưa từng có.
Theo ông, điều này cho phép Trung Quốc và PLA bành trướng hiện diện quân sự toàn cầu, hiện đại hóa năng lực và ngày càng thách thức các lợi ích quốc gia của Mỹ.
Trong khi Trung Quốc tăng cường khả năng đưa các lực lượng ngày càng xa bờ, Lầu Năm Góc cần phát triển nhiều hơn các vũ khí trong những lĩnh vực bội siêu thanh, trí tuệ nhân tạo, rô bốt và laser.
Ưu tiên thứ 2 là củng cố liên minh và thu hút các đối tác mới dựa trên nhiều thỏa thuận đối tác, quan hệ ngoại giao vững chắc và lịch sử thương mại và biên giới tự do và rộng mở, ông Sbragia phát biểu.
Bên cạnh đó, nhằm đối phó với khả năng xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc, Mỹ cần cải tiến chiến lược quân sự, sử dụng ngân sách quốc phòng hiệu quả hơn và tận dụng hiệu quả các sáng kiến từ lĩnh vực dân sự trong khi bảo vệ tốt công nghệ của nước này.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33103-lieu-my-co-san-sang-quan-su-voi-tq.html
Mỹ khẳng định coi trọng hợp tác với ASEAN
và vị trí quan trọng của ASEAN
trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Tại Cuộc họp lần thứ 11 Ủy ban hợp tác chung (JCC) ASEAN-Mỹ diễn ra tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN, Jakarta, Indonesia hôm 14/2, hai bên đánh tiến hành đánh giá tình hình triển khai các dự án và hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Mỹ.
Quang cảnhCuộc họp lần thứ 11 Ủy ban hợp tác chung (JCC) ASEAN-Mỹ tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN, Jakarta, Indonesia hôm 14/2.
ASEAN đánh giá cao Mỹ đã có nhiều hoạt động hợp tác với ASEAN
Cuộc họp đánh giá cao những phát triển quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược thời gian qua, cũng như việc triển khai toàn diện tất cả các nội dung của Kế hoạch Hành động ASEAN-Mỹ giai đoạn 2016-2020. Các chương trình hợp tác về đào tạo, giáo dục, như Thanh niên tình nguyện ASEAN, Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI), học bổng Fulbright và chương trình đào tạo dành cho các nước thuộc Hạ nguồn Mê Công (LMI), góp phần hỗ trợ các nước ASEAN trong nâng cao năng lực để có thể tận dụng cơ hội từ Cách mạng Công nghệ 4.0. Các nước ASEAN cũng đánh giá cao Mỹ đã có nhiều hoạt động hợp tác với ASEAN trong các lĩnh vực như an ninh biển, an ninh mạng, giải quyết các thách thức xuyên quốc gia như khủng bố, thiên tai…, cũng như tích cực tham gia đóng góp trong các cơ chế hợp tác khu vực của ASEAN như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Cấp cao Đông Á (EAS)…
Mỹ tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN và củng cố các cơ chế do ASEAN dẫn dắt
Mỹ khẳng định coi trọng hợp tác với ASEAN và vị trí quan trọng của ASEAN trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trên cơ sở các nguyên tắc tự do, minh bạch, dung nạp, thượng tôn pháp luật, vai trò trung tâm của ASEAN và củng cố các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. Trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với ASEAN thông qua xây dựng Kế hoạch Hành động ASEAN-Mỹ giai đoạn 2021-2025, Chương trình Đối tác về Tối ưu hóa hợp tác khu vực (PROSPECT) hỗ trợ nâng cao năng lực và xây dựng cộng đồng ASEAN, Chương trình Tăng trưởng bao trùm thông qua Sáng tạo, Thương mại và Thương mại điện tử (IGNITE) tạo thuận lợi thương mại, kinh tế số, khoa học và công nghệ, phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME)…
Mỹ tiếp tục ủng hộ lập trường chung của ASEAN về Biển Đông
Mỹ khẳng định tiếp tục ủng hộ các nỗ lực và vai trò của ASEAN trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc, cũng như bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc 1982 (UNCLOS).Đại biện Phái đoàn Mỹ tại ASEAN, bà Melisa Brown đánh giá cao chủ đề “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” và các ưu tiên trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam và khẳng định Mỹ sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam trong vai trò Chủ tịch, và định hướng các chương trình hợp tác ASEAN-Mỹ nhằm hỗ trợ thực hiện các ưu tiên trên, nhất là về phát triển nguồn nhân lực, hợp tác kinh tế số, phát triển bền vững.
Thỏa thuận thương mại Hoa Kỳ – Ấn Độ khó lòng
diễn ra trước chuyến thăm Ấn Độ của tổng thống Trump
Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ năm (20/2), người đứng đầu một nhóm kinh doanh có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết Hoa Kỳ và Ấn Độ khó có thể đạt được thỏa thuận thương mại hạn chế kịp thời cho chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Ấn Độ vào tuần tới, khi loạt thuế mới được Ấn Độ đề nghị khiến các cuộc đàm phán trở nên phức tạp. Bà Nisha Biswal, chủ tịch Hội đồng công ty Hoa Kỳ – Ấn Độ (USIBC), thông báo với các phóng viên rằng hy vọng đang giảm dần về việc hai bên nhanh chóng thu hẹp khoảng cách thương mại. Bà Biswal cho biết hội đồng này và bộ phận cấp trên, Phòng Thương mại Hoa Kỳ, đang thúc giục tổng thống Trump sử dụng chuyến đi ngày 23-24 tháng 2 để làm việc với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhằm “đặt ra một khuôn khổ” cho hai nền dân chủ lớn nhất thế giới có thể gia tăng cơ hội thương mại và đầu tư của họ, bao gồm các bước hướng tới tự do hóa ngành bảo hiểm của Ấn Độ.
Mộc Miên
Coronavirus đang kích động các cuộc tấn công
phân biệt chủng tộc chống lại người Châu Á ở Hoa Kỳ
Tại thành phố New York, một người đàn ông hành hung một phụ nữ đeo khẩu trang, gọi cô bằng từ ngữ lăng mạ liên quan đến coronavirus. Theo tin từ CNN, trên tàu điện ngầm ở Los Angeles, một người đàn ông tuyên bố rằng người dân Trung Cộng là bẩn thỉu và cho rằng “mọi căn bệnh từ trước đến nay đều bắt nguồn từ Trung Cộng”.
Các chuyên gia cho biết sự thiếu hiểu biết và thông tin sai lệch về coronavirus mới dẫn đến hàng loạt các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc và bài ngoại đối với những người Mỹ hoặc bất cứ ai ở Hoa Kỳ trông giống người châu Á. Và nỗi đau này dao động từ thể chất, ngôn từ đến tài chính. Mặc dù coronavirus mới lây nhiễm hơn 75,000 người và giết chết hơn 2,100 người trên toàn thế giới, nhưng trận dịch này gây ra ít thiệt hại về nhân mạng hơn nhiều so với bệnh cúm. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết trên toàn cầu, ước tính có khoảng 290,000 đến 650,000 người chết vì cúm mỗi năm. Trung tâm Kiểm
soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết chỉ riêng tại Hoa Kỳ, ước tính khoảng 12,000 người thiệt mạng vì căn bệnh này trong mùa cúm năm nay, bắt đầu từ ngày 29 tháng 9.
Ngược lại, kể từ khi coronavirus mới được phát hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào tháng 1, 15 người được chẩn đoán mắc bệnh tính đến hôm thứ Tư (19/2). Không ai trong số họ thiệt mạng. Mỗi trường hợp này đều liên quan đến một người vừa trở về từ Vũ Hán, Trung Cộng, hoặc vợ/chồng của một người vừa trở về từ Vũ Hán.
Mộc Miên
Tình báo Hoa Kỳ nói với các nhà lập pháp rằng
Nga đang nỗ lực can thiệp
nhằm giúp Tổng thống Trump tái đắc cử
Tin từ Washington – Vào tuần trước, các viên chức tình báo Hoa Kỳ nói với các nhà lập pháp rằng Nga đang can thiệp vào chiến dịch bầu cử tổng thống 2020 bằng cách tạo ra nghi ngờ về tính toàn vẹn của cuộc bỏ phiếu, và thúc đẩy việc tái đắc cử cho tổng thống Trump.
Vào thứ Năm tuần trước (13 tháng 02), các đồng minh Cộng hòa của tổng thống Trump trong Ủy ban Tình báo Hạ viện đã đặt nhiều câu hỏi về việc đánh giá của các viên chức Văn phòng Tình báo Quốc gia. Cơ quan tình báo khuyến cáo ủy ban lập pháp trong cuộc họp ngắn bí mật rằng Nga đang tìm cách tạo ra những nghi ngờ về tính toàn vẹn của cuộc bỏ phiếu vào ngày 03/11/2020, đồng thời thúc đẩy tái đắc cử cho tổng thống Trump trong nhiệm kỳ bốn năm lần thứ hai.
Hôm thứ Năm (20 tháng 02), tờ New York Times nói rằng một ngày sau cuộc họp, tổng thống Trump đã khiển trách giám đốc Tình báo Quốc gia Joseph Maguire vì để nhân viên của ông xuất hiện trước ủy ban.
Hôm thứ Tư, tổng thống Trump cho biết ông đã thay thế giám đốc Maguire bằng ông Richard Grenell, một người rất trung thành với tổng thống Trump, từng làm đại sứ tại Đức kể từ năm 2018. Từ lâu các viên chức Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng Nga và các quốc gia khác sẽ cố gắng can thiệp vào chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.
Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ nói rằng Nga đã sử dụng tin tức giả, tấn công mạng và các phương pháp khác được thiết kế để xoay chuyển cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, giúp tổng thống Trump chiến thắng ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, nhưng Nga đã phủ nhận mọi cáo buộc. (BBT)
Hạ nghị sĩ Mỹ: Tình trạng thiếu minh bạch
về dịch COVID-19 của Trung Quốc
đang làm chậm lại các giải pháp toàn cầu
Quý Khải
Trong một bài xã luận trên tờ Houston Chronical, hạ nghị sĩ Willl Hurd từ bang Texas (Mỹ) đã chỉ trích việc xử lý sự bùng phát dịch COVID-19 của chính quyền Trung Quốc ở đại lục, khi nói rằng việc giữ bí mật và phong tỏa thông tin của họ đang gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân Trung Quốc và gây khó khăn hơn cho cộng đồng quốc tế trong việc ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của virus này, tờ The Epoch Times ngày 19/2 đưa tin.
“Sự thiếu minh bạch của chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc đối phó với tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu từ virus corona đang góp phần làm hao mòn khả năng giải quyết khủng hoảng của cộng đồng quốc tế”.
“Giải quyết cuộc khủng hoảng này phải là một nỗ lực toàn cầu, nhưng dữ liệu mờ mịt của Trung Quốc đã cản trở những nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc dịch bệnh và giảm thiểu tác động của nó”.
Hạ nghị sĩ Hurd đã khiển trách chính quyền Trung Quốc cho các phản ứng của nó khi dịch bệnh bùng phát lần đầu, khi các quan chức nước này che đậy số liệu về những người bị nhiễm bệnh, làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình hình và bịt miệng các bác sĩ từng cố gắng cảnh báo công chúng về sự bùng phát của một dịch bệnh giống SARS hồi năm 2003.
“Số lượng ca bệnh được xác nhận ở Trung Quốc đã tăng vọt lên hơn 40.000 và số người chết trên toàn cầu đã tăng lên gần 2.000 ca, chủ yếu ghi nhận ở Trung Quốc đại lục”, ông Hurd nói. “Số lượng đã gia tăng nhanh chóng đến nỗi khó có thể duy trì con số chính xác. Khi đối phó với sự bùng phát này, việc chính phủ Trung Quốc cố tình giữ bí mật và kiểm soát toàn bộ tình hình đã đe dọa đến cuộc sống của chính người dân của họ và đe dọa đến sự an toàn của thế giới”.
Hạ nghị sĩ Hurd ca ngợi phản ứng của nước Mỹ trước cuộc khủng hoảng và việc sơ tán nhanh chóng các công dân Hoa Kỳ ra khỏi Vũ Hán, cũng như các biện pháp phòng ngừa tại chỗ để cách ly du khách. Ông cũng ca ngợi Hoa Kỳ đã đề xuất cung cấp hỗ trợ cho Trung Quốc vào thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng.
“Tôi đã được tận mắt chứng kiến những nỗ lực mẫu mực của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) và những người khác để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho tất cả công dân Mỹ”, ông nói.
Ông Hurd phản ứng lại trước cáo buộc của Trung Quốc về việc Hoa Kỳ đã không làm đủ hoặc không đề nghị cung cấp hỗ trợ cho Trung Quốc trong quá trình chống lại dịch bệnh.
“Lần đầu tiên Mỹ đề nghị gửi hỗ trợ chuyên gia và nguồn lực đến Trung Quốc là vào ngày 6/1, và chính phủ Trung Quốc đã phải mất hơn một tháng để cho phép một nhóm nhỏ các chuyên gia WHO tiến vào nước này”.
Vị hạ nghị sĩ nhấn mạnh thêm về sự thiếu minh bạch của ĐCSTQ trong việc chia sẻ thông tin về virus với cộng đồng khoa học toàn cầu. Ông nhấn mạnh thái độ này đang ngăn chặn các giải pháp có khả năng cứu mạng người.
“Sự thiếu minh bạch này đã xảy ra ngay cả khi Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ công bố một bức thư nhấn mạnh rằng cộng đồng khoa học cần nhiều dữ liệu và mẫu bệnh phẩm hơn để hiểu rõ hơn về con virus và nguồn gốc của nó. Sự hiểu biết chậm chạp về con virus này đã trì hoãn sự phát triển của một phản ứng hiệu quả trên toàn cầu”.
Trường hợp lây nhiễm virus corona đầu tiên tại Hoa Kỳ là vào ngày 19/1/2020, và kể từ đó đã gia tăng lên 15.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã nhìn nhận dịch bệnh lần này là một trường hợp khẩn cấp toàn cầu.
Bên ngoài Trung Quốc đại lục, đã có 447 trường hợp lây nhiễm ở 24 quốc gia, ghi nhận 8 trường hợp tử vong. Hai cái chết gần đây nhất được báo cáo là từ một bệnh viện ở thành phố Qom, Iran. Hai bệnh nhân lớn tuổi là những trường hợp tử vong đầu tiên do virus ở Trung Đông. Các ca tử vong cũng đã được báo cáo ở Philippines, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và Pháp.
Mỹ đang chuẩn bị phương án đối phó
trong trường hợp COVID-19 bùng phát
Lục Du
Quan chức y tế của Hoa Kỳ vào thứ Sáu (21/2) cho biết họ đang chuẩn bị cho khả năng dịch COVID-19 bùng phát ở nước Mỹ dẫn tới tình huống buộc phải đóng cửa các trường học và tạm ngưng hoạt động kinh doanh, theo Reuters.
Hoa Kỳ vẫn chưa thấy sự lây nhiễm của COVID-19 trong cộng đồng, nhưng chính quyền đang chuẩn bị nhân sự để đối với với rủi ro này nếu nó xuất hiện, bà Nancy Messonnier, một quan chức của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ nói với các phóng viên qua điện thoại.
Trong những tuần tới, nếu virus bắt đầu lây lan ở Mỹ, cơ quan y tế sẵn sàng chấp thuận việc đóng cửa trường học và hoạt động kinh doanh như những gì các nước châu Á thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này, bà Messonnier cho biết.
“Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa thấy dấu hiệu lây lan [virus COVID-19] ở Mỹ, nhưng nó rất có thể, thậm chí rất có khả năng cuối cùng sẽ xảy ra”, bà Messonnier nói. “Mục tiêu của chúng tôi là tiếp tục
làm chậm tiến trình lây lan virus này vào Hoa Kỳ. Điều này cho phép chúng tôi có thêm thời gian để chuẩn bị cho người dân đối phó với nhiều tình huống và khả năng lây nhiễm kéo dài”.
CDC đang thực hiện các bước để đảm bảo các nhân viên y tế trên tuyến đầu luôn ở trạng thái sẵn sàng khi họ cần, bà Nancy thông tin, và cho biết CDC cũng sẽ làm việc với các doanh nghiệp, bệnh viện, nhà thuốc, nhà sản xuất và các nhà phân phối về những việc mà họ cần làm để không bị động trước tình huống xấu xảy đến.
Theo Worldometers, tính tới hết ngày 20/2, Hoa Kỳ có tổng số 35 ca nhiễm COVID-19, 6 ca đã hồi phục, chưa có trường hợp tử vong và ở trạng thái nguy kịch. Trong số 329 người Mỹ được sơ tán khỏi tàu du lịch Diamond Princess, có nhiều người nhiễm COVID-19, ở Nhật, có 18 người cho kết quả dương tính với chủng mới của virus corona. 11 người trong số này đang được điều trị ở Trung tâm Y tế Đại học Nebraska, 5 người đang nằm ở các cơ sở y tế gần Căn cứ Không quân Travis, bang California, và 2 người còn lại đang được chăm sóc ở gần Căn cứ Không quân Lackland, bang Texas.
WHO cảnh báo,
cánh cửa kiềm chế virus corona đã ‘thu hẹp’ lại
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ quan ngại trước việc một số trường hợp nhiễm virus corona (Covid-19) mới không cho thấy có mối liên hệ rõ ràng nào với Trung Quốc hoặc các trường hợp nhiễm bệnh đã được xác nhận khác.
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra bình luận này sau thông báo của Iran về hai trường hợp tử vong nữa do virus corona ở nước này, nâng tổng số trường hợp tử vong ở nước này lên bốn.
Cánh cửa cơ hội để kiềm chế virus đã “thu hẹp” lại, ông nói.
Bàn tròn BBC: Covid-19 – nhiễu loạn thông tin và tác động xã hội của dịch
Người Việt ở Daegu: “Tôi lo đến run cả người”
Covid-19: Thêm người chết, Hàn Quốc căng thẳng đối phó
Virus corona: Hai người Nhật và một người Hàn tử vong
Các quan chức y tế Iran cho biết, chủng virus corona mới có thể đã có mặt ở “tất cả các thành phố của Iran”.
Đến nay, đã có 1.152 trường hợp nhiễm virus corona đã được xác nhận tại 26 quốc gia bên ngoài Trung Quốc với 8 trường hợp tử vong.
Trong đó có hai trường hợp ở Hàn Quốc – nơi có số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận là lớn nhất chỉ sau Trung Quốc và chiếc du thuyền hiện đang bị cách ly ở Nhật Bản.
Một chuyến bay sơ tán chở 32 hành khách trên du thuyền này là người Anh và châu Âu khác đã cất cánh từ Nhật Bản và sẽ hạ cánh ở Anh sau đó hôm nay 22/2.
Hãng tin Ansa đưa tin, hôm 21/2, các bác sĩ ở Ý xác nhận một người đàn ông 78 tuổi đã trở thành người đầu tiên ở nước này tử vong do virus corona mới.
Trước đó một ngày, Ý công bố thêm 16 trường hợp nhiễm bệnh; Bộ trưởng Y tế nước này cho biết, các trường học và văn phòng sẽ bị đóng cửa, các sự kiện thể thao bị hủy bỏ ở các khu vực bị ảnh hưởng.
Trung Quốc đã báo cáo hiện có 75.567 trường hợp nhiễm bệnh với 2.239 trường hợp tử vong.
Người đứng đầu WHO nói gì?
Tiens sĩ Tedros nói rằng, số trường hợp nhiễm virus corona bên ngoài Trung Quốc “tương đối nhỏ” nhưng mô hình lây nhiễm lại rất đáng lo ngại.
“Chúng tôi lo ngại trước những trường hợp không có liên kết dịch tễ rõ ràng, chẳng hạn như họ từng đi du lịch hay có liên hệ gì với một trường hợp đã được xác nhận,” ông nói.
Những trường hợp tử vong và nhiễm bệnh mới ở Iran là “rất đáng quan tâm”, ông nói.
Virus corona: Người biểu tình Ukraine tấn công xe bus chở người về từ Vũ Hán
Ứng phó với Covid-19: VN ‘trước thụ động, sau thái quá’?
Bị phong tỏa, cuộc sống người dân vùng tâm dịch Sơn Lôi ra sao?
Nhưng ông nhấn mạnh rằng, với các biện pháp mà Trung Quốc và các quốc gia khác đang áp dụng, vẫn còn “cơ hội để chiến đấu” nhằm ngăn chặn sự lây lan hơn nữa của dịch và kêu gọi các nước bổ sung nguồn lực để chuẩn bị cho những đợt bùng phát có thể xảy ra.
Tại Iran thì sao?
Tại Iran, ổ dịch tập trung ở thành phố thánh Qom, phía nam thủ đô Tehran. Đây là điểm đến rất quen thuộc với người Hồi giáo Shia trong khu vực.
Iran đã báo cáo là thêm hai trường hợp tử vong ở Qom vào hôm 21/2, cùng với hai trường hợp khác đã xác nhận một hôm trước đó. Đến nay, nước này đã có tổng cộng 18 trường hợp được xác nhận nhiễm Covid-18.
Lebanon xác nhận trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên là một phụ nữ 45 tuổi, được phát hiện khi bà từ Qom đến Beirut. UAE, Israel và Ai Cập cũng đã loan báo về các trường hợp nhiễm bệnh.
Covid-19: Thêm người chết, Hàn Quốc căng thẳng đối phó
Nhật ký Vũ Hán: nhìn người thân chết đi mà không được chữa trị
Virus corona: Những triệu chứng và cách phòng tránh cần biết
Trong khi đó, giới chức Canada cho biết, một trong chín trường hợp nhiễm bệnh có một phụ nữ vừa trở về từ Iran.
Các quan chức của WHO cho biết, cả Iran và Lebanon đều có khả năng xét nghiệm để phát hiện virus. WHO đã liên hệ với hai nước này để hỗ trợ thêm.
Nhưng Tiến sĩ Tedros cho biết rằng, tổ chức này lo ngại về sự lây lan của virus ở các quốc gia có hệ thống y tế yếu hơn.
Cũng trong cuộc họp báo hôm 21/1, ông Tedros cho biết nhóm chuyên gia y tế của WHO sẽ đến tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) vào hôm nay (22.2) để đánh giá tình hình.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51595555
Nga cấm nhập cảnh đối với toàn bộ người dân TQ
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin vừa kí sắc lệnh tạm thời cấm toàn bộ người dân Trung Quốc nhập cảnh từ ngày 20-2 nhằm hạn chế sự lây lan của virus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
“Từ 0h ngày 20-2-2020, Nga tạm thời cấm tất cả công dân Trung Quốc đi vào biên giới với mục đích lao động, học tập và du lịch”, theo thông báo từ văn phòng của Phó thủ tướng Nga về Chính sách xã hội, Lao động, Y tế và Trợ cấp hưu trí, bà Tatiana Golikova cho hay.
Đây là biện pháp mạnh tay nhất từ trước tới nay nhằm ngăn ngừa virus Covid-19 lan tràn sang Nga. Trước đó, cơ quan đường sắt Nga đã cấm mọi hành khách đi và đến từ Trung Quốc, cùng với đó đường hàng không bị hạn chế và biên giới vùng Viễn Đông được đóng cửa.
Bà Golikova cho biết, lệnh cấm sau cuộc họp khẩn về ngăn ngừa virus Covid-19 ở Nga. Ngoài ra, từ ngày 19-2, Nga cũng sẽ ngừng cấp giấy phép đặc biệt cho những công dân Trung Quốc đến nước này vì mục đích giáo dục.
Hiện tại không có trường hợp nhiễm Covid-19 nào được ghi nhận ở Nga. Hai công dân Trung Quốc nhiễm bệnh từng được cách ly ở Tyumen và Transbaikalia đã hồi phục và xuất viện. Mặc dù vậy, Nga vẫn có một công dân nhập viện ở Nhật Bản vì loại virus này sau khi có mặt trên du thuyền Diamond Princess.
Hơn 1.800 người đã tử vong do virus Covid-19 và hơn 72.000 trường hợp nhiễm bệnh mà phần lớn trong đó là tại Trung Quốc. Điều này đã khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đây là một đại dịch toàn cầu.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33093-nga-cam-nhap-canh-doi-voi-toan-bo-nguoi-dan-tq.html
‘Virus sợ hãi’ đang lan nhanh hơn virus corona?
Băng Thanh
Khi số lượng người nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới đạt đến hơn 77.000 người, thì nỗi sợ hãi đã tăng lên như một cơn sóng thần, và nỗi sợ này không chỉ xảy ra ở Trung Quốc, quốc gia hiện có hơn 2.000 người tử vong.
Xe điện ngầm ở Tokyo và Seoul giờ đây trông giống như trong bệnh viện, với đội quân đi làm đeo khẩu trang, và ném cái nhìn lo sợ vào những ai đang ho hoặc hắt hơi.
Các hội nghị và sự kiện ở Bắc Kinh, Barcelona hay Boston đã bị hoãn lại do dịch bệnh. Ở Bắc Kinh, cuộc họp quốc hội thường niên dự kiến diễn ra đầu tháng 3 đã bị hoãn lại. Tại Barcelona, một hội chợ thương mại di động đã bị hủy bỏ. Nhà sản xuất PlayStation Sony đã rút khỏi một hội nghị trò chơi video ở Boston do lo ngại virus.
“Sợ hãi là một cảm xúc rất mạnh mẽ và nỗi sợ hãi phổ biến đối với virus corona mới đã thúc đẩy mọi người làm mọi việc một cách phi lý mà không suy nghĩ chín chắn”, Bernie Huang, 31 tuổi, một giáo viên trung học ở Đài Bắc, Đài Loan cho biết.
Nỗi sợ hãi có thể được cảm nhận sâu sắc nhất ở những nơi tập trung đông người như nhà thờ, khu mua sắm, trường học.
Tại Philippines, gần đây tại nhiều nhà thờ, gần một nửa số người đã vắng mặt trong các Thánh lễ Chủ nhật. Một nhà thờ Tin lành ở phía bắc Seoul, Hàn Quốc đã chuyển hoàn toàn sang thờ phượng trực tuyến sau khi phát hiện ra một người từng đến đây vài ngày trước, đã có kết quả dương tính với COVID-19.
Cửa hàng bách hóa Lotte ở Seoul phải đóng cửa vài ngày để khử trùng sau khi phát hiện ra rằng một du khách Trung Quốc nhiễm virus đã đến đây. Theo số liệu của các nhà phân tích tài chính cho biết, Lotte đã mất khoảng 20 tỷ won (16,9 triệu USD) doanh thu.
Tại chợ Namdaemun, chợ truyền thống lớn nhất của Seoul, Hàn Quốc, doanh số của các doanh nghiệp đã giảm mạnh sau khi một người nhiễm bệnh được phát hiện đã đến thăm khu vực này vào tháng trước.
“Các thương gia nói rằng các doanh nghiệp của họ đang chết”, Chun Yong-bum, người đứng đầu một hiệp hội của hàng ngàn thương nhân tại Namdaemun cho biết.
Bộ Giáo dục Hàn Quốc gần đây đã công bố bản khuyến cáo gửi đến các trường đại học, là nên hoãn chương trình học đến tháng 3 bởi vì lo ngại rằng hàng ngàn sinh viên Trung Quốc sẽ quay lại trường học.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bày tỏ rằng “nỗi sợ hãi quá mức” có thể làm tổn thương nền kinh tế Hàn Quốc, do các hoạt động tiêu dùng và giải trí công cộng ở nước này bị ảnh hưởng.
Tại Đài Loan, mọi người bắt đầu tích trữ giấy vệ sinh và khăn ăn sau khi một tin đồn trên mạng nói rằng chúng có thể được sử dụng làm khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của virus, Yang Bo-ken, phó giám đốc của Cục phát triển công nghiệp chính phủ cho biết.
Ở Ukraine, hàng trăm cư dân lo sợ bị nhiễm bệnh đã đụng độ hàng giờ với cảnh sát khi những cư dân này chặn một con đường đến một tòa nhà nơi có hơn 70 người sơ tán khỏi Trung Quốc đang được cách ly xem có bị nhiễm COVID-19 hay không.
Tại Nhật Bản, thế vận hội mùa hè sắp tới ở Tokyo cũng bị bao vây bởi nỗi sợ hãi. Ông Toshiro Muto, Giám đốc điều hành Olympic Tokyo, cho biết gần đây ông “vô cùng lo lắng” về việc dịch bệnh có thể phá vỡ Thế vận hội.
“Một điều tôi nhận thấy vào lúc này là sự sợ hãi đang lây lan nhanh hơn virus và điều quan trọng là chúng ta phải dập tắt nỗi sợ hãi đó”, Craig Spence, phát ngôn viên của Ủy ban thế vận hội dành cho người khuyết tật quốc tế cho biết.
Ở Kobe, Nhật Bản, 6.000 khẩu trang phẫu thuật tại một bệnh viện được báo cáo đã bị đánh cắp.
Hai hành khách trên tàu điện ngầm ở Fukuoka, Nhật Bản, đã cãi nhau sau khi một người đàn ông không đeo khẩu trang bắt đầu ho, khiến người đàn ông bên cạnh bấm chuông báo động khẩn cấp, Kyodo News đưa tin.
(Bài viết đăng trên AP ngày 21/2, do Băng Thanh dịch và biên tập).
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-so-hai-dang-lan-nhanh-hon-virus-corona.html
2.360 người chết
và 77.767 người nhiễm COVID-19 tính đến 22/2
Triệu Hằng
Tính đến sáng thứ Bảy (22/2), số người chết vì COVID-19 đã tăng thêm 95 ca, và 976 ca lây nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm virus corona trên toàn cầu 77.767, số người chết 2.360, theo thống kê của SCMP.
Trong đó, Trung Quốc đại lục: 76.288 người nhiễm; 2.345 người chết.
Mặc dù hầu hết các ca nhiễm và tử vong ở Trung Quốc, nhưng có sự tăng mạnh các ca nhiễm và tử vong ở nước ngoài trong tuần qua, bao gồm 4 ca tử vong ở Iran và hàng trăm ca nhiễm ở Hàn Quốc.
Lây nhiễm Covid-19 đã tăng đột biến ở Hàn Quốc, giới chức nước này đã thống kê các ca nhiễm tăng gấp 6 lần trong 4 ngày.
Hàn Quốc đã báo cáo 142 trường hợp nhiễm virus corona mới vào sáng thứ Bảy, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia này lên 346, theo Yonhap.
Số lượng các ca nhiễm tăng đột biến ở Hàn Quốc trong vài ngày qua, hầu hết bắt nguồn từ một nhóm nhỏ Kito giáo ở phía Đông Nam thành phố Daegu. Vào thứ Sáu, Hàn Quốc đã ban bố Daegu và khu vực lân cận Cheongdo trong “vùng chăm sóc đặc biệt”.
Ngoài Trung Quốc, 31 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có người bị nhiễm và tử vong vì COVID-19.
Quốc gia: Số ca nhiễm / Số ca tử vong
Nhật Bản: 727 / 3
Hàn Quốc: 346 / 2
Singapore: 86 / 0
Hong Kong: 69 / 2
Thái Lan: 35 /0
Đài Loan: 26 / 1
Malaysia: 22 / 0
Iran: 18 / 4
Italy: 17 / 1
Australia: 17 / 0
Đức: 16 / 0
Hoa Kỳ: 16 / 0
Việt Nam: 16 / 0
Pháp: 12 / 1
Macau: 10 / 0
Canada: 9 / 0
Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất: 9 / 0
Anh Quốc: 9 / 0
Philippines: 3 / 1
Ấn Độ: 3 / 0
Nga: 2 / 0
Tây Ban Nha: 2 / 0
Bỉ: 1 / 0
Campuchia: 1 / 0
Ai Cập: 1 / 0
Phần Lan: 1/ 0
Israel: 1 / 0
Lebanon: 1 / 0
Nepal: 1/ 0
Sri Lanka:1 / 0
Thụy Điển: 1 / 0
https://www.dkn.tv/the-gioi/2-360-nguoi-chet-va-77-767-nguoi-nhiem-covid-19-tinh-den-22-2.html
Tổng giám đốc WHO kêu gọi thế giới
phải nhanh hành động chống virus corona
Triệu Hằng
“Cánh cửa cơ hội ngăn chặn dịch bệnh chủng mới virus corona lây lan rộng khắp quốc tế đang khép lại”, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo hôm thứ Sáu (21/2), theo hãng tin Reuters.
Tuyên bố trên được tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra khi ông được hỏi liệu dịch COVID-19 có phải đang ở “điểm bùng phát” hay không, sau khi nhiều ca nhiễm và tử vong mới được ghi nhận ở Iran và Lebanon. Dù vậy ông Tedros nói ông vẫn tin rằng có thể ngăn chặn được sự lây lan virus.
“Mặc dù cánh cửa cơ hội đang thu hẹp trong việc ngăn chặn sự bùng phát, chúng ta vẫn có cơ hội để ngăn chặn nó”, ông nói. “Nếu chúng ta lãng phí cơ hội, thì chúng ta sẽ gặp một vấn đề nghiêm trọng”.
Trung Quốc đã báo cáo hơn 75.500 trường hợp nhiễm và 2.239 trường hợp tử vong, ông Tedros nói. Ông lên tiếng lo ngại về sự gia tăng lây nhiễm virus ở tỉnh phía bắc Sơn Đông, nơi có hơn 200 người trong nhà tù đã nhiễm bệnh.
26 quốc gia khác đã báo cáo 1.151 ca nhiễm và 8 trường hợp tử vong.
Ông nói rằng, vấn đề đã “rất lo ngại” khi Iran đã báo cáo 18 ca nhiễm và 4 trường hợp tử vong chỉ trong 2 ngày qua, thêm rằng WHO đang cung cấp bộ thử nghiệm cho Tehran.
Lebanon đã xác nhận ca nhiễm đầu tiên vào thứ Sáu, và cho biết họ đang theo dõi hai người khả năng nhiễm sau khi một phụ nữ 45 tuổi tới từ thành phố Qom (Iran) hôm thứ Năm cho kết quả dương tính với virus, Bộ trưởng y tế Hamad Hassan cho biết.
Ông Tedros cho biết, một đội chuyên gia y tế quốc tế do WHO dẫn đầu và các đối tác Trung Quốc sẽ tới Vũ Hán, tâm chấn của dịch bệnh vào thứ Bảy. Nhóm đầy đủ đã tới Trung Quốc vào cuối tuần trước, bao gồm các chuyên gia từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).
Virus corona – Covid-19 :
WHO báo động trước những ca “không điển hình”
Thanh Hà
Tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO ngày 22/02/2020 bày tỏ lo ngại về số ca lây nhiễm virus corona – Covid-19 mà không thể phát hiện những triệu chứng viêm phổi chủng mới. Trong số này có những trường hợp không từ Trung Quốc trở về, hay không có liên hệ với các bệnh nhân.
Trên mạng xã hội Twitter ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh đến hai điểm : một là “lo ngại dịch bệnh tiềm tàng tiếp tục lây lan tại các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém”, lãnh đạo WHO muốn nói đến một số ca lây nhiễm vừa được phát hiện tại Iran, hay Liban . Điểm đáng lo thứ nhì liên quan đến những trường hợp viêm phổi vì virus corona “không điển hình”. Đó có thể là những ca không liên quan đến Trung Quốc, cho dù số này hiện nay là rất thấp.
Ngoài ra ngày càng có nhiều trường hợp bệnh nhân bị lây nhiễm nhưng không có triệu chứng viêm phổi. Chính quyền Vũ Hán hôm nay (22/02/2020) thông báo phát hiện ca đã ủ bệnh trong vòng 27 ngày, hay trường hợp một cụ bà đã truyền virus cho 5 người chung quanh, dương tính với Covid-19 mà không hề có dấu hiệu ho, sốt hay viêm phổi.
Theo thống kê chính thức của Tổ Chức Y Tế Thế Giới trong số những ca lây nhiễm, 80 % vẫn đang trong vòng điều trị và trong số này, có 20 % thuộc diện “bệnh tình nghiêm trọng”. Dù vậy vẫn theo WHO các trường hợp tử vong chiếm 2 % trong số những người bị nhiễm.
Liên Hiệp Châu Âu :
Đàm phán về ngân sách chung thất bại
Thanh Hà
Kết thúc hai ngày họp thượng đỉnh tại Bruxelles vào tối 21/02/2020, 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu không đạt được đồng thuận về ngân sách chung cho giai đoạn 2021-2027. Một trong những vướng mắc là chính sách nông nghiệp chung của châu Âu (PAC). Đây là ngân sách đầu tiên từ khi Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.
Đặc phái viên Aabla Jounaïdi gửi về bài tường trình từ Bruxelles :
“Đạt được thỏa thuận giữa 27 thành viên về ngân sách trong vỏn vẹn một cuộc họp thượng đỉnh là kịch bản chưa từng xảy ra bao giờ. Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, Charles Michel tuy vậy đã tưởng chừng vượt qua được thách thức đó. Ông đã bỏ ra rất nhiều thời gian để đàm phán cho đến khi phải chấp nhận thực tế qua tuyên bố : Đây là một đề tài rất khó. Các cuộc thương lượng đã diễn ra một cách rất gay go. Đặc biệt là trong bối cảnh Brexit. Vắng nước Anh, các bên phải bù vào từ 60 đến 75 tỉ euro. Chúng
tôi đã làm việc rất cực nhọc để tìm cách trấn an các lo ngại và dung hòa những quan điểm, lợi ích của các bên. Nhưng chúng ta cần có thêm thời gian.
Tại Bruxelles, các nhóm đương đầu với nhau. Có những quốc gia quyết liệt chống lại việc phải đóng góp nhiều hơn. Ngược lại, một số khác thì chủ trương duy trì một sự hài hòa trong khối hay tài trợ cho chính sách nông nghiệp chung của châu Âu. Mỗi bên đều đặt quyền lợi của mình lên trên hết.
Vào lúc chuẩn bị khai mạc hội chợ nông nghiệp Paris vào hôm nay, tổng thống Pháp, Emmanuel Macron hài lòng vì Bruxelles chưa quyết định về việc có cắt giảm hay không ngân sách dành ngành nông nghiệp của châu Âu. Nguyên thủ Pháp ghi nhận : Đã có một số cải thiện trên hồ sơ này để bảo vệ các nông gia Pháp, nhưng các bên vẫn chưa đạt được đồng thuận về chính sách nông nghiệp chung. Các biện pháp đề xuất vẫn chưa đủ. Các bên cần tiếp tục đối thoại.
Như tất cả các vòng đàm phán về ngân sách chung, các bên sẽ lại phải tổ chức một cuộc thượng đỉnh mới, có lẽ là trong vài tuần nữa, mà cũng có thể là trong vài tháng sắp tới”.
Một người đàn ông bị bắt sau khi đâm người chủ trì
buổi cầu nguyện trong nhà thờ Hồi Giáo ở London
Tin từ London – Cảnh sát và nhà thờ Hồi giáo cho biết, một người chủ trì buổi cầu nguyện đã bị đâm trong một nhà thờ Hồi giáo ở London vào hôm thứ Năm (20 tháng 2), và nghi can tấn công đã bị bắt vì tình nghi âm mưu giết người. Theo cảnh sát thủ đô London, nạn nhân là một người trong độ tuổi 70s, và các thám tử cho rằng sự việc không liên quan đến khủng bố. Hình ảnh đăng tải trên Twitter cho thấy các cảnh sát đang bắt giữ một người đàn ông trong phòng cầu nguyện của nhà thờ Hồi giáo, gần Công viên Regents và áp giải anh ta đi. Một nhân chứng cho biết khoảng 100 tín đồ đang ở trong nhà thờ Hồi giáo vào thời điểm xảy ra vụ tấn công, và khoảng 20 người đã xông vào khống chế nghi can. Một nhân chứng nói rằng nạn nhân bị đâm vào vai bởi một người đàn ông gia nhập vào nhà thờ Hồi giáo từ khoảng sáu tháng trước. Thủ tướng Anh, Boris Johnson cho biết ông vô cùng đau buồn khi nghe tin về vụ tấn công.
Mộc Miên
Pháp đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Fessenheim
bất chấp phản đối
Trọng Nghĩa
Tập đoàn năng lượng Pháp EDF vào hôm nay 22/02/2020, đã bắt đầu tiến trình đóng cửa nhà máy điện hạt nhân lâu đời nhất của Pháp sau 43 năm hoạt động. Lò phản ứng đầu tiên tại Fessenheim, thị xã dọc theo sông Rhin gần biên giới phía đông giữa Pháp, Đức và Thụy Sĩ, đã bị ngắt kết nối vào đúng 2 giờ sáng, trong giai đoạn đầu tiên của việc đóng cửa hoàn toàn nhà máy.
Fessenheim là nhà máy điện hạt nhân lâu đời nhất của Pháp còn đang hoạt động. Việc đóng cửa nhà máy này là một phần trong chiến lược về năng lượng của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, muốn cân bằng năng lượng từ hạt nhân với năng lượng tái tạo.
Sau lò phản ứng thứ nhất hôm nay, lò thứ hai còn lại của Fessenhiem sẽ bị ngắt điện vào ngày 30 tháng 6, nhưng sẽ phải mất thêm vài tháng trước khi hai lò đủ nguội để có thể bắt đầu gỡ bỏ nhiên liệu đã sử dụng
Việc loại bỏ nhiên liệu dự kiến sẽ được hoàn thành vào mùa hè năm 2023, nhưng nhà máy sẽ chỉ được ngừng hoạt động hoàn toàn sớm nhất là vào năm 2040.
Việc ngừng hoạt động nhà máy điện hạt nhân Fessenheim là một chiến thắng cho phe chống hạt nhân, nhưng lại là cú sốc cho nhân viên nhà máy và cư dân thị xã nhỏ bé này của Pháp, đã tuyên bố không hiểu được quyết định của chính phủ.
Thoạt đầu các công nhân nhà máy đã đe dọa sẽ không tuân lệnh chính phủ và không áp dụng các quy trình dừng hoạt động, tách nhà máy ra khỏi mạng lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, mọi sự đã kết thúc suông sẻ.
Thị trưởng Fessenheim Claude Brender một lần nữa đã tố cáo việc đóng cửa nhà máy sắp tới. Ông yêu cầu nhà nước đừng bỏ rơi địa phương của ông. Nhà máy Fessenheim đã tạo ra gần 2.000 việc làm trực tiếp, gián tiếp cho người Pháp.
Virus corona – Covid-19 : Một vài ngộ nhận
Đức Tâm
Thông tin về dịch virus corona (Covid-19) và cách thức trị bệnh tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên mạng xã hội. Để tránh tình trạng « bội thực » thông tin cả đúng lẫn sai, báo Pháp Le Parisien, ngày 20/02/2020, nêu ra 6 câu hỏi-đáp để làm rõ một vài ngộ nhận, hoặc thông tin chưa chính xác.
Thời gian ủ bệnh là bao lâu ?
Các tờ báo đưa ra số ngày khác nhau, như 7, 14, 24, 34…Tại Pháp, Viện Pasteur thẩm định là thời gian ủ bệnh « dường như là khoảng 7 ngày nhưng có thể kéo dài đến 14 ngày ». Đây cũng là số ngày mà Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thường xuyên nêu ra.
Cách nay hơn chục ngày, một nhóm chuyên gia Trung Quốc đã công bố một tiền-nghiên cứu (chưa được cơ quan độc lập thẩm định khoa học chính thức công nhận), với số liệu liên quan đến 1099 bệnh nhân Trung Quốc. Các tác giả khẳng định thời gian ủ bệnh có thể từ 0 đến 24 ngày, với thời gian trung bình là 3 ngày. Trong khi chờ đợi nghiên cứu được chấp nhận về mặt khoa học, các chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh là « không nên sử dụng nghiên cứu này để làm hướng dẫn cho các xử lý lâm sàng ».
Virus corona (Covid-19) trở thành « đại dịch » ?
Cho đến lúc này, Tổ Chức Y Tế Thế Giới chưa coi là « đại dịch ». Vào cuối tháng Giêng, WHO mới chỉ nâng mức báo động dịch lên mức « khẩn cấp quốc tế ». Bà Sylvie Briand, phụ trách vụ Chuẩn bị đối phó với nguy cơ dịch bệnh trên thế giới của WHO, cho biết, « hiện nay, chúng ta không ở trong tình trạng đại dịch » mà chỉ trong giai đoạn có dịch với nhiều ổ dịch.
Theo giải thích của giới chuyên gia, tình trạng « khẩn cấp quốc tế » có nghĩa là dịch bệnh « nghiêm trọng, bất ngờ, không như thông lệ hoặc không ngờ tới » và dịch bệnh gây ra « những hệ quả đối với lĩnh vực y tế công cộng, vượt ra ngoài biên giới quốc gia của nước bị nhiễm », do vậy, có thể quốc tế phải hành động ngay lập tức.
Virus sống tới 9 ngày trên bề mặt đồ vật ?
Cư dân trên mạng xã hội xôn xao báo động : « Virus corona có thể sống tới 9 ngày ». Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng rất khó để khẳng định điều này hoàn toàn đúng.
Thực ra, đây là thông tin mà các nhà khoa học Đức đưa ra khi nghiên cứu về virus cùng chủng loại, như virus dịch viêm phổi cấp tính điển hình SARS (được phát hiện vào năm 2002) và virus hội chứng hô hấp ở Trung Đông Mers (hồi năm 2012). Theo tạp chí Sciences et Avenir, trong nghiên cứu nói trên, các nhà khoa học Đức khẳng định là virus có thể sống sót trên bề mặt nhiều đồ vật, từ « 2 giờ đến 9 ngày ».
Về phần mình, WHO nhận định : « Người ta vẫn không biết là virus 2019-nCov sống sót trên các bề mặt được bao lâu, cho dù các thông tin sơ khởi nói rằng chúng có thể sống sót được vài giờ. Các chất tẩy trùng đơn giản có thể khử được virus, ngăn cản chúng lây lan sang những người khác ».
Virus lây lan qua không khí ?
Dường như đây là thông tin trên trang mạng của Tân Hoa Xã Trung Quốc, nhưng có ít chi tiết.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới vẫn thận trọng với giả thuyết này : « Virus corona mới là loại virus hô hấp lây lan chủ yếu do tiếp xúc với người bị nhiễm qua những sợi giọt nước, bụi nước của hệ thống hô hấp phun ra ngoài khi một người ho hoặc hắt xì hơi hoặc qua những giọt nước bọt, nước mũi ».
Vẫn theo WHO, « khi một người ho hoặc hắt xì hơi, những giọt nước lớn có thể văng ra ngoài. Tuy nhiên, những giọt nước này không bay lơ lửng trong không khí lâu, chúng rơi xuống đất ». Như vậy, cho đến nay, khó có thể khẳng định chắc chắn rằng virus corona mới lây lan qua không khí. Tuy nhiên, đối với một số virus khác như Mers, WHO cho biết là có « những thông tin về sự lây lan qua môi trường không khí bình thường ».
Virus corona mới được tạo ra từ virus HIV ?
Giả thuyết này liên tục được nhắc tới kể từ khi bùng phát dịch Covid-19, với các phiên bản khác nhau. Gần đây nhất, có tin nói rằng virus gây dịch bệnh lần này dường như do một phòng thí nghiệm tạo ra từ virus HIV.
Thực ra, đây chỉ là một tiền-nghiên cứu (tức là chưa được thừa nhận về mặt khoa học) của một nhóm chuyên gia Ấn Độ. Họ cho biết khi phân tích trình tự di truyền, đã tìm thấy những đoạn chèn « duy nhất » chỉ thấy có trong virus HIV và nhận thấy có nhiều tương đồng giữa virus corona mới và virus HIV. Thế nhưng, theo giới khoa học quốc tế, thì những đoạn chèn này cũng có thể được tìm thấy trong các bộ phận khác và không có gì cho phép khẳng định về mối liên hệ với virus HIV. Vả lại, từ đó, tiền-nghiên cứu này đã bị rút bỏ.
Cho đến nay, nguồn gốc virus dịch Covid-19 rất có thể xuất phát từ động vật, trong lúc giới chuyên gia vẫn chưa rõ loại thú nào có thể lây truyền virus sang người.
Cần lưu ý, không nên nhầm lẫn tranh luận về nguồn gốc virus corona mới với thông tin mà báo chí Mỹ đưa, theo đó, Trung Quốc đang thử chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm virus corona mới bằng cách kết hợp trị liệu cúm thông thường và chống virus HIV.
Liệu có « thuốc tiên » trị virus corona mới ?
Có đủ loại « thần dược », phương pháp « hiệu nghiệm » trên mạng xã hội, như uống nước javel ! ăn tỏi hay uống dầu vừng… Toàn những biện pháp chữa trị « thần kỳ » không hề được kiểm chứng. Xin cảnh báo, uống nước javel nguy hiểm, làm tổn thương dạ dầy và gây phản ứng nghiêm trọng nếu nồng độ javel cao.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới tuyên bố rõ ràng : « Không có liệu pháp cụ thể nào chống lại bệnh nhiễm virus corona mới ». Vẫn theo định chế này, « tuy nhiên, có nhiều triệu chứng có thể xử lý được, chữa trị dựa trên tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Ngoài ra, việc chăm sóc hỗ trợ cho người bị nhiễm có thể rất hiệu quả ».
Theo số liệu chính thức, tính đến ngày 20/02/2020, đã có 17 ngàn người khỏi bệnh trong tổng số 75 ngàn người bị nhiễm bệnh trên thế giới.
Virus corona- Covid-19 :
Nạn nhân châu Âu đầu tiên tử vong tại Ý
Thanh Hà
Dịch viêm phổi xuất phát từ Trung Quốc đang lan rộng ra thế giới với nhịp độ đáng sợ. Một làn sóng hoảng sợ đang dấy lên tại Ý sau cái chết vào hôm 21/02/20220 của một người châu Âu đầu tiên. Trưa nay Roma xác nhận một ca tử vong thứ hai.
Nạn nhân đầu tiên là một ông thợ hồ đã về hưu, 78 tuổi qua đời vì virus corona – Covid-19 tại vùng Veneto, miền đông bắc nước Ý. Bộ Y Tế nước này cho biết ông Adriano Trevisan đã qua đời sau 15 ngày được điều trị tại bệnh viện. Cách nay hai tuần Adriano Trevisan đã phải nhập viện vì một lý do khác, trong quá trình điều trị, ông bị phát hiện dương tính với siêu vi mới. Nạn nhân thứ hai là một người Ý sống tại vùng Lombardie.
Hai ca tử vong đầu tiên trên lãnh thổ Ý đang tạo ra tâm lý hoảng loạn, vào lúc khoảng 15 người bị nhiễm đang được điều trị. Chính quyền tại 11 thành phố ở miền bắc nước Ý ban hành lệnh đóng cửa trong vòng một tuần lễ các nơi công cộng, hủy các sinh hoạt tại các địa điểm đông người như giải thích sau đây của thông tín viên Anne Le Nir từ Roma :
“Tại vùng Lombardia, tỉnh Lodi, 14 ca nhiễm virus corona đã được phát hiện. Đây là những trường hợp lây nhiễm từ người sang người đầu tiên tại Ý. Người đầu tiên bị nhiễm là một nhà quản lý 38 tuổi. Tại thị trấn Codogno, với 15 ngàn dân cư, anh này đã gặp một người bạn từ Trung Quốc trở về hôm đầu tháng 2 vừa qua. Còn trong vùng Veneto, hai trường hợp đã được phát hiện tại tỉnh Padova. Sau khi đã phối hợp với bộ Y Tế, chính quyền vùng Lombardia quyết định phong tỏa hơn một chục thành phố. Đóng cửa tất cả những nơi công cộng, từ vườn trẻ, trường học đến quán cà phê, nhà hàng, cửa hàng mua bán, văn phòng hay các trung tâm thể dục thể thao. Dân cư trong vùng, trên dưới 50 ngàn người, được kêu
gọi ở yên trong nhà, tránh lui tới những nơi đông người cho đến khi có lệnh mới. Các biện pháp nói trên có thể được mở rộng ra nhiều thành phố khác ở miền bắc nước Ý”.
Thị trấn Ý đóng cửa trường học vì COVID-19
Các giới chức Ý ra lệnh cho các trường học và quán cà phê đóng cửa tại một thị trấn nhỏ bé ở miền bắc vào ngày 21/2 sau khi 6 người được xét nghiệm dương tính với virus mới, trong đó có một số người không đến Trung Quốc hay tiếp xúc với nguồn gây nên tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.
Đây là những ca lây nhiễm đầu tiên tại Ý bị lây qua người nhiễm thứ cấp và làm tăng gấp 3 lần các ca lây nhiễm tại Ý lên đến 9 ca. Người đầu tiên mắc bệnh gặp một người nào đó vào đầu tháng 2, người này từ Trung Quốc trở về hôm 21/1 nhưng không có triệu chứng gì về virus mới, nhà chức trách y tế nói.
Nhà chức trách cho rằng người này lan truyền virus sang cho một người Ý 38 tuổi và bệnh nhân đã đến một bệnh viện tại thị trấn Codogno với những triệu chứng như cúm vào ngày 18/2 nhưng được cho về nhà. Ông này trở lại bệnh viện sau khi tình hình sức khoẻ trở nên tệ hại và hiện đang nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, giám đốc an sinh xã hội vùng Lombardy, ông Giulio Gallera, nói.
Vợ và một người bạn chơi thể thao với bệnh nhân cũng dương tính với virus. Bộ Y tế Ý ra lệnh bất cứ người nào tiếp xúc trực tiếp với 3 người này phải bị cách ly 14 ngày. Có khoảng 150 người kể cả nhân viên y tế bị cách ly để xét nghiệm.
Ba người khác thuộc vùng Lombardy cũng xét nhiệm dương tính hôm 21/2, Bộ Y tế cho biết.
Israel xác nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên
Một trong 11 người Israel được đưa về nước sau khi bị cách ly trên một du thuyền ở Nhật Bản được xét nghiệm dương tính với virus COVID-19. Các giới chức ngày 21/2 nói đây là ca đầu tiên được báo cáo tại Israel.
Những hành khách Israel trên du thuyền, tất cả đều được xét nghiệm âm tính với virus corona, về đến Israel trên một chuyến bay thuê bao trong đêm. Những người này được các nhân viên y tế trong quần áo bảo hộ đón tại phi trường và ngay lập tức được đưa đến bệnh viện Sheba gần Tel Aviv và sẽ được cách ly.
Bác sĩ Gili Regev-Yochay, người đứng đầu một đơn vị bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện, nói tất cả 11 người này đều được xét nghiệm lại một lần nữa. Bà cho hay một phụ nữ xét nghiệm dương tính với virus nhưng “hoàn toàn khoẻ mạnh” và không có triệu chứng nào cả.
Bốn công dân Israel khác nhập viện tại Nhật Bản sau khi được xét nghiệm dương tính với virus. Bác sĩ Regev-Yochay nói những người này cũng không có triệu chứng nào cả.
Tàu Diamond Princess neo đậu tại cảng Yokohama là nơi có nhiều ca lây nhiễm nhất bên ngoài Trung Quốc, với 634 ca được xác nhận vào cuối ngày 20/2. Hai hành khách đã chết.
Hàng chục người đã được đưa về nước bằng những chuyến bay do chính phủ họ thuê bao.
Israel hủy các chuyến bay đi và trở về từ Trung Quốc, và đang yêu cầu các công dân Israel từ Trung Quốc, Hong Kong, Macau, Singapore hay Thái Lan trở về phải tự cách ly tại nhà trong hai tuần.
Bầu cử Iran: Phòng phiếu bị tẩy chay,
phe bảo thủ dự báo chiến thắng
Trọng Nghĩa
Hôm nay 22/02/2020, công việc kiểm phiếu đã bắt đầu được tiến hành tại Iran sau một cuộc bầu cử Quốc Hội vào hôm qua bị người dân tẩy chay, với tỉ lệ đi bầu không vượt quá 50%.
Lý do là vì đã số người dân Iran đã từ chối một chế độ áp bức, đồng thời muốn tỏ thái độ phản đối việc chính quyền bác quyền ứng cử của hàng loạt ứng cử viên theo xu hướng cải cách.
Từ Iran, đặc phái viên RFI Oriane Verdier ghi nhận:
Các phòng phiếu vẫn mở cửa cho đến nửa đêm, tức là thêm cả năm tiếng đồng hồ so với dự kiến, với hy vọng thu hút được những người chưa quyết định bỏ phiếu. Hiện tượng này được ghi nhận rõ ràng tại thủ đô Teheran, nơi tỉ lệ cử tri vắng mặt đặc biệt cao.
Thế nhưng việc kéo dài thời gian mở cửa phòng phiếu kể như vô ích vì nhiều người đã quyết định từ lâu là họ sẽ không đi bỏ phiếu. Theo họ, đó là phương tiện phản kháng duy nhất trong một quốc gia mà việc chống đối chính quyền có thể gây nguy hiểm.
Đối với nhiều người Iran, bỏ phiếu cho phe cải cách hoặc bảo thủ dường như không làm cho tình hình thay đổi bao nhiêu, vì cả hai phe đều ủng hộ cùng một hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, theo những thông tin không chính thức đầu tiên, phe Bảo Thủ được cho là sẽ chiếm đa số rõ ràng trong Quốc Hội mới. Kết quả chung cuộc sẽ không được biết trước ngày mai, hãng tin Fars của Iran cho biết là phe bảo thủ sẽ được 60% số ghế.
Đây là một kết quả không làm ai ngạc nhiên, nhất là sau khi nhiều ứng cử viên cải tổ đã bị Hội Đồng Bảo Vệ Hiến Pháp, cơ quan phụ trách giám sát các cuộc bầu cử, bác đơn ứng cử ngay từ đầu. Tại một số đơn vị bầu cử, các ứng viên bảo thủ đã không gặp bất kỳ ứng viên cải cách nào.
Bộ Nội Vụ Iran cho biết sẽ công bố tỉ lệ đi bầu trong ngày hôm nay.
Afghanistan khởi đầu cuộc hưu chiến lịch sử một tuần
Thụy My
Một tuần lễ hưu chiến bắt đầu từ 12 giờ khuya hôm nay 22/02/2020 tại Afghanistan, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong cuộc xung đột kéo dài 18 năm qua. Đây sẽ là bước đầu tiên để tiến đến một thỏa thuận hy vọng được ký kết giữa Hoa Kỳ và Taliban vào ngày 29/2 tới, với điều kiện các vụ đụng độ phải giảm xuống trên toàn lãnh thổ Afghanistan.
Từ Islamabad, thông tín viên Sonia Ghezali cho biết thêm về tình hình :
« Điều được thực sự chờ đợi là sẽ bớt đi những trận đánh tại các thành phố và những trục giao thông lớn. Người dân Afghanistan là những người đầu tiên vui mừng. Trên mạng xã hội, tối qua một số người đăng lên các video quay cảnh người ta nhảy múa ở các tỉnh với lời bình : « Tối nay Mỹ không oanh kích ».
Tuần lễ này có giá trị thử nghiệm. Nếu thành công, Hoa Kỳ và Taliban đến ngày 29 tháng Hai sẽ ký kết một thỏa thuận tiến đến việc rút quân Mỹ khỏi Afghanistan. Đó là thỏa thuận mà Mỹ và Taliban đàm phán tại Doha từ hơn một năm qua.
Phe nổi dậy từ chối khởi động thương lượng hòa bình một khi vẫn còn quân đội nước ngoài tại Afghanistan. Về phía người Mỹ thì đòi hỏi một số bảo đảm, như phải giảm bạo động và lãnh thổ Afghanistan sẽ không bị các nhóm khủng bố sử dụng để chống lại các nước khác.
Một yêu sách nữa là phải có thương thảo giữa người Afghanistan với nhau. Và điểm này thì hết sức nhạy cảm. Taliban từ chối công nhận tính chính danh của chính phủ Kabul. Đối với họ, tổng thống Ashraf Ghani chỉ là một con rối trong tay người Mỹ.
Giai đoạn này gây ra nhiều lo lắng, vì chính giới Afghanistan hết sức chia rẽ. Đất nước chìm vào một cuộc khủng hoảng chính trị kể từ khi kết quả chính thức của cuộc bầu cử tổng thống được loan báo ».
Tokyo hoãn huấn luyện
tình nguyện viên Thế vận hội vì sợ virus
Ban tổ chức Thế vận hội Mùa hè Tokyo 2020 đã hoãn huấn luyện các tình nguyện viên vì virus corona lây lan tại Nhật Bản.
Việc huấn luyện đã được lên lịch bắt đầu vào ngày thứ Bảy nhưng sẽ được dời lại, ban tổ chức cho biết trong một thông cáo phát đi vào cuối ngày thứ Sáu.
Việc hoãn huấn luyện sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động chuẩn bị khác, và ban tổ chức không xem xét hủy bỏ thế vận hội, thông cáo cho biết.
Nhật Bản đang đối mặt với ngày càng nhiều câu hỏi về việc liệu nước này có đang làm đủ để ngăn chặn virus corona hay không. Virus này xuất hiện ở miền trung Trung Quốc vào cuối năm ngoái và đã lan sang 24 quốc gia khác.
Một số nhà đầu tư đang bắt đầu lo lắng dịch bệnh có thể phá hỏng Thế vận hội, dự kiến khai mạc tại Tokyo vào ngày 24 tháng 7.
Hơn 400 hành khách người Nhật và người nước ngoài sắp sửa rời khỏi du thuyền Diamond Princess bị nhiễm virus gần Tokyo sau nhiều tuần cách li trên tàu.
Hơn 600 người trên du thuyền đã bị nhiễm bệnh. Họ được cách li ngoài khơi thành phố Yokohama kể từ khi tàu đến vào ngày 3 tháng 2 chở theo 3.700 người.
Hai trong số họ – đều là người Nhật ở độ tuổi 80 – đã qua đời hôm thứ Năm và khoảng 100 hành khách sẽ được chuyển lên bờ trong những ngày tới để tiếp tục cách li.
Trên khắp Nhật Bản, hơn 80 người xét nghiệm dương tính với virus này, vốn đã giết chết hơn 2.000 người ở Trung Quốc đại lục.
Tàu Diamond Princess: Hành khách âm tính với corona
cho kết quả dương tính khi về nước
Hai người Australia xét nghiệm âm tính với virus corona sau khi bị cách ly hai tuần lễ trên du thuyền Diamond Princess neo đậu tại Nhật Bản, lại cho kết quả xét nhiệm dương tính với virus khi họ trở về nhà.
Ông Brendan Murphy, viên chức y tế hàng đầu của Australia nói “Có thể có nhiều người xét nghiệm dương tính trong vài ngày tới.”
Kết quả xét nghiệm dương tính đã gây nghi ngờ về việc cách ly của Nhật Bản. Ông Yoshihide Suga, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản, ngày 21/2 xác quyết là nước ông có khả năng xét nghiệm chính xác để phát hiện virus, nói rằng các thủ tục của chính phủ thích ứng.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo đã đến lúc “tấn công virus,” “kẻ thù chung số 1.”
Tại Trung Quốc nơi virus lần đầu tiên xuất hiện vào cuối năm qua, con số những ca mới được báo cáo ngày 21/2 lên đến 889 sau hai ngày liên tiếp sụt giảm.
Thông tấn xã Pháp AFP loan tin là có hơn 200 ca mới tại hai nhà tù ở miền đông Trung Quốc mà cả tù nhân lẫn cai ngục đều xét nghiệm dương tính với virus.
Hơn 1.000 ca lây nhiễm virus với 11 người thiệt mạng được ghi nhận tại ít nhất 25 nước bên ngoài Trung Quốc. Cho tới nay có ít nhất 2.200 người trên toàn thế giới chết vì virus corona.
Ngày 21/2, Hàn Quốc báo cáo 52 ca lây nhiễm mới nâng con số bệnh nhân tại đây lên đến 156 người.
Daegu, thành phố lớn thứ tư của Hàn Quốc bỗng trở nên ‘một thành phố ma,’ người dân được lệnh chớ ra đường, nếu có thể, sau khi 35 ca mới trong thành phố và vùng ngoại ô được báo cáo chỉ trong một ngày 20/2.
Một phụ nữ sau đó xét nghiệm dương tính được biết là đã lây nhiễm cho những người khác tại một buổi sinh hoạt của một nhà thờ.
“Hạ cánh nơi anh”:
Người đào tẩu đem hơi thở cuộc sống Bắc Hàn lên phim
Chuyện tình lãng mạn giữa một nữ tài phiệt Hàn Quốc Yoon Se Ri (diễn viên Son Ye-jin thủ vai) và đại úy Bắc Hàn Ri Jung Hyuk (Hyun Bin đóng) trong “Hạ cánh nơi anh” (Crash landing on you) đã lấy không ít nước mắt của khán giả mộ phim Hàn ở Việt Nam.
“Hạ cánh nơi anh” dài 16 tập, do Lee Jeong-hyo đạo diễn, Park Ji-eun viết kịch bản, với sự tham gia của các diễn viên Hyun Bin, Son Ye-jin, Kim Jung-hyun, Kim Sun-young-III, Kim ung-nan…
Hình ảnh, thông tin hay bình luận về phim được người hâm mộ Việt Nam lan truyền rất nhiều trên mạng xã hội gần đây.
“Hạ cánh nơi anh” tất nhiên là một chuyện tình lãng mạn điển hình theo kiểu phim Hàn, nhưng được yêu thích và khen ngợi nhờ các vai diễn đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và thể hiện đúng sắc thái cuộc sống ở Bắc Hàn.
Có được điều này, theo lời giải thích của Subin Kim, đến từ BBC tiếng Hàn, là nhờ trong đội ngũ viết kịch bản và cố vấn cho phim, có một người từng đào tẩu khỏi Bắc Hàn.
Với đôi vai rộng và hơi đậm người, Kwak Moon-wan mang vẻ ngoài của một vệ sĩ hơn là một cố vấn phim ảnh.
Điều đó cũng có lẽ là bởi, cho đến năm 2004, ông vẫn đang phục vụ cho Bộ Tư lệnh Bảo vệ Tối cao, tức lực lượng an ninh tinh nhuệ để bảo vệ cho gia đình ông Kim – nhà lãnh đạo của Bắc Hàn.
‘Phim Ký sinh trùng cứu rỗi sự nhàm chán của giải Oscar’
Sức hấp dẫn của những bộ phim xem hoài không chán
“Người Tuyết bé nhỏ” và “Ròm” – nghịch lý kiểm duyệt ở VN
Lấy chồng Hàn Quốc và nỗi niềm cô dâu Việt
Ông được tin tưởng đến độ còn được chỉ định làm việc cho một công ty thương mại của Bắc Hàn tại Moscow (Nga), để đem ngoại tệ về cho Bắc Hàn.
Thực tế là, chỉ một số ít người Bắc Hàn được làm việc ở nước ngoài như ông Kwak. Và để bảo đảm cho lòng trung thành của ông, một biện pháp đã được nhà cầm quyền áp dụng, là ông Kwak phải để vợ và con trai ở lại trong nước.
Năm 2004, ông được lệnh trở về Bình Nhưỡng. Và khi dừng chân ở Bắc Kinh, ông mới phát hiện ra rằng, hóa ra một người bạn của ông ở Moscow đã báo cáo lên thượng cấp của họ ở Bình Nhưỡng những gì mà ông nói trong một cuộc trò chuyện cá nhân.
Ông biết rằng, ông sẽ gặp rắc rối lớn ra sao nếu về nhà.
Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi tại một quán cà phê ở Seoul, Kwak cứ liếc mắt nhìn xung quanh để kiểm tra xem, những người quanh mình là ai. Kwak không lặp lại với tôi về những gì ông đã nói với người bạn đó của ông. Ông kể rằng, ông chỉ nói về những gì ông chứng kiến trong một lần hộ tống các thành viên của gia đình Kim tại đó.
Và ông quyết định đào tẩu. Một mình. Và ông đã sống ở Hàn Quốc mà không có gia đình bên cạnh, từ ngày đó.
“Tôi chỉ một thân một mình”, Kwak tâm sự, “Đó chính là cuộc sống của tôi ở Hàn Quốc.”
Sau khi đến Hàn Quốc, Kwak cũng như hàng ngàn người đào tẩu khác từ Bắc Hàn, bắt đầu tiến trình xây dựng cuộc sống mới. Và đã có một bước ngoặt đáng kể trong số phận của Kwak khi ông tìm được con đường để bước chân vào thế giới giải trí, vốn đang bùng nổ tại Hàn Quốc.
Từ người đào tẩu đến người cố vấn phim
Thật ra, trước khi đi lính ở Bắc Hàn, Kwak đã có một quãng thời gian học về nghệ thuật thứ bảy.
Quay lại với thời kỳ những năm 1980, khi ấy, ngành công nghiệp điện ảnh Bắc Hàn có dịp bùng nổ, cũng nhờ tình yêu với phim ảnh của nhà lãnh đạo Kim Jong Il.
Khi đó, Kwak chuẩn bị bước vào đại học và ông đã được nhận vào học ngành đạo diễn tại Đại học Sân khấu và Nghệ thuật Điện ảnh Bình Nhưỡng.
Khi Kwak quyết định đào tẩu ở lại Hàn Quốc, thời điểm đó, một nhà làm phim nổi tiếng đang ấp ủ dự định thực hiện một bộ phim có chủ đề về Bắc Hàn và ông ta đã tiếp cận cơ quan tình báo của Hàn Quốc để được tư vấn.
Còn Kwak thì cũng vừa kết thúc các cuộc thẩm vấn như một phần trong quá trình tái định cư mà những người mới đào tẩu đều phải trải qua. Trong cuộc thẩm vấn ấy, Kwak có nói về kỹ năng làm phim của ông.
Vậy là cơ quan này đã kết nối Kwak với nhà làm phim nọ, Và nhà làm phim đã nhận Kwak vào làm tại công ty điện ảnh của ông ta. Kwak nhận lời ngay.
Con tàu Mỹ thần kỳ cứu 14.000 người Bắc Hàn đêm Giáng sinh
Nhân viên tình báo Nam Hàn bị cáo buộc cưỡng bức người đào tẩu Bắc Hàn
Thêm tin về nhóm người Bắc Hàn ‘bị giữ ở Lạng Sơn’
Kwak đã làm cố vấn và biên kịch cho một số phim điện ảnh và truyền hình. Rồi đến năm 2018, một đồng nghiệp cũ đã giới thiệu ông với bà Park Ji-eun – biên kịch chính của bộ phim “Hạ cánh nơi anh”.
Bà Park có ý tưởng về một bộ phim hài lãng mạn, kể về mối tình giữa một sĩ quan Bắc Hàn và một người thừa kế giàu có ở Hàn Quốc, nhưng bà lại không có sự hiểu biết sâu về cuộc sống ở nửa phía Bắc của bán đảo Triều Tiên,
Vậy là Kwak tham gia nhóm khởi động dự án sản xuất bộ phim truyền hình có tên “Hạ cánh nơi anh”.
Vỏ bọc điệp viênvà trẻ em vô gia cư
“Hạ cánh nơi anh” đã trở thành một trong những bộ phim truyền hình Hàn Quốc thành công nhất mọi thời đại.
Phim kể về mối tình giữa một nữ giám đốc giàu có, người thừa kế sáng giá của một tập đoàn kinh tế lớn ở Hàn Quốc Yoon Se-ri với sĩ quan Bắc Hàn Ri Jeong-hyuk.
Bất ngờ gặp tai nạn trong lần thử nghiệm dù lượn, Se-ri buộc phải hạ cánh khẩn cấp ở Bắc Hàn. Tại đây, cô gặp Ri Jung Hyuk (Hyun Bin thủ vai) – một sĩ quan ưu tú của Bắc Hàn.
Ri Jung Hyuk đã giữ cho cô được an toàn và giúp cô trở về nhà. Và một điều không thể tránh khỏi đã đến – họ yêu nhau.
Phim Ròm vs. Xích lô và những cái ‘án treo’
Những ‘hit’ gây kinh ngạc của điện ảnh quốc tế năm 2018
Giáng Sinh Năm Ngoái không ngọt ngào
Hiểu biết về cuộc sống và cách thức hoạt động của chính quyền Bắc Hàn đã giúp Kwak đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng các tình tiết trong phim trở nên hợp lý và chân thật hơn.
Ví dụ, một lần, một công an mật tình cờ gặp Se-ri trốn trong làng. Jeong-hyuk đã nhanh chóng nghĩ đến chuyện bịa ra một vỏ bọc cho Se-ri, rằng cô là điệp viên của Sư đoàn 11 – một đơn vị quân đội miền Bắc hoạt động gián điệp ở Nam Hàn.
Điều này đã giúp giải thích cho chất giọng miền Nam, rồi cách ăn vận của cô, hay việc cô thiếu các giấy tờ. Và điều đó cũng giúp cô có thể tự do khám phá, chuyện trò với những người dân làng; trong khi vẫn có thể từ chối trả lời các câu hỏi của họ về cuộc sống của cô ở miền Nam, với lý do để giữ bí mật.
Suốt phim, rất nhiều phân cảnh về cuộc sống ở Bắc Hàn và chúng trở nên chân thực hơn nhờ những hiểu biết từ một người như Kwak.
Xe lửa bị dừng đột ngột do cúp điện, hay trẻ em vô gia cư trên đường phố, rồi tủ lạnh được dùng làm nơi đựng sách vở và quần áo thay vì giữ thực phẩm.
Kwak cũng giúp tạo ra một tuyến phụ khác trong phim, kể về một cặp tình nhân khác, mà cả hai cũng đến từ hai miền Bắc và Nam Hàn – Gu Seung-joon và Seo.
Sau khi biển thủ một số tiền lớn từ anh trai của Se-ri, Seung-joon chạy trốn và quyết định ẩn náu ở Bắc Hàn.
“Bắc Hàn là nơi duy nhất mà Interpol không thể tiếp cận được”, Kwak nói.
“Có phải Bắc Hàn trở thành nơi trú ẩn cho những tên tội phạm bị truy nã để đổi lấy một số tiền lớn?. “Điều đó rất hợp lý,” Kwak nói. “Đó là tất cả những gì tôi muốn nói.”
Khen ngợi từ những người đào tẩu khác
Một số người cho rằng, “Hạ cánh nơi anh” xây dựng nên một hình ảnh sai lệch về những nét đáng yêu ở Bắc Hàn. Chẳng hạn, dân làng dường như có rất nhiều thực phẩm, trong khi trên thực tế, tình trạng thiếu lương thực vẫn là một vấn đề lớn, tái diễn thường xuyên ở nước này.
Nhưng những sắc thái này trong đời sống ở Bắc Hàn hiếm khi được giới thiệu với người miền Nam. Và thậm chí, bộ phim còn khiến những người khác, cũng từng đào thoát khỏi Bắc Hàn, thấy phấn khích.
Chun Hyo-jin, người từng đào thoát khỏi miền Bắc năm cô mới 19 tuổi, nói rằng, phim có chút phản ánh không sát thực tế, nhưng điều đó không làm cô thôi háo hức với phim.
Hầu hết các thành viên trong gia đình cô hiện sống ở miền Nam, và bộ phim đã trở thành chủ đề bàn luận giữa họ mỗi kỳ phát sóng.
“Mỗi lần phim phát sóng, chúng tôi lại gọi điện cho nhau và nói về bộ phim”, cô Chun nói.
“Phim khiến nhiều người quan tâm hơn đến Bắc Hàn. Bạn bè hỏi tôi về cuộc sống ở Bắc Hàn và tôi thực sự biết ơn người làm phim về điều đó.”
Phim cũng giành được lời khen ngợi từ những người như Sokeel Park – đang làm việc trong tổ chức phi lợi nhuận ‘Liberty in North Korea’, hỗ trợ cho những người sau khi đào tẩu khỏi Bắc Hàn.
“Các phân cảnh phản ánh các khía cạnh khác nhau của xã hội Bắc Hàn rõ ràng là đã được nghiên cứu kỹ, từ đó miêu tả về xã hội Bắc Hàn tốt hơn so bất kỳ phim điện ảnh hay truyền hình nào cho đến nay,” ông nói với BBC.
“Phim đã miêu tả các khía cạnh khác nhau của xã hội Bắc Hàn mà không cần phải đưa ra những phán xét một cách không cần thiết. Đây là điều mới mẻ và nó cho thấy, người dân Bắc Hàn là những con người khá da dạng, về thẳm sâu vẫn là những con người lành hiền, thậm chí đáng yêu, ngay cả khi có sự khác biệt về văn hóa.”
Người ta biết rằng người Bắc Hàn, nhất là những người trẻ, cũng hâm mộ phim Hàn Quốc và theo như những gì thể hiện trong “Hạ cánh nơi anh”, rất nhiều phim điện ảnh và truyền hình Hàn Quốc đã vào đến Bắc Hàn.
Kwak nói rằng, ông chưa nghe nói gì về chuyện, có người Bắc Hàn nào đã xem “Hạ cánh nơi anh” hay chưa.
“Tôi chắc chắn họ sẽ rất thích. Phim phản ánh câu chuyện của họ, nói về họ.
“Và tôi đoán rằng, những người đàn ông ở Bắc Hàn hẳn sẽ thầm thấy biết ơn, khi có một anh chàng đẹp trai như Hyun Bin vào vai một người đàn ông Bắc Hàn,” ông cười khúc khích.
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-51595831
Ca nhiễm tăng chóng mặt khiến
Hàn Quốc trở nên ‘nổi bật’ trên bản đồ Covid-19
Nam Sơn t
Tính đến ngày 22/2, Hàn Quốc có thêm 229 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số trường hợp nhiễm tại nước này lên 433. Điều này khiến Hàn Quốc trở nên nổi bật trên bản đồ nhiễm COVID-19 của các nước bên ngoài Trung Quốc.
Hãng tin Yonhap cho biết số ca nhiễm trong ngày 22/2 là tăng đột biến nhất kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện ở nước này vào cuối tháng 1-2020.
Trong 229 ca nhiễm mới, có 114 ca liên quan đến bệnh viện Daenam ở Cheongdo và 62 ca liên quan đến giáo phái Shincheonji.
Nhiều ca nhiễm Covis-19 đã được phát hiện vào hôm 21/2 tại Hàn Quốc, với 2 người chết và 204 người bị nhiễm. Số người nhiễm đã tăng gấp 4 lần so với hai ngày trước đó. Đến sáng ngày 22/2, Hàn Quốc công bố tiếp 229 ca nhiễm mới, nâng tổng trường hợp nhiễm bệnh lên đến 433. Tốc độ tăng khiến người ta liên tưởng đến Vũ Hán trong những ngày đầu của dịch.
Số ca nhiễm tăng theo cấp số nhân ở Hàn Quốc cho thấy virus này lây lan rất dễ dàng. Các ca nhiễm bệnh ban đầu có liên quan đến Trung Quốc. Tuy nhiên, các trường hợp mới phát hiện ở Hàn Quốc không có mối liên hệ rõ ràng với việc đi lại sang Trung Quốc.
Trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở Daegu được phát hiện vào hôm 18/2. Đến ngày 21/2, cả thành phố và các khu vực lân cận có 152 ca nhiễm, bao gồm cả 2 trường hợp tử vong đầu tiên của Hàn Quốc do Covid-19.
Hầu hết trường hợp nhiễm bệnh ở đây có liên quan đến một nhà thờ của giáo phái Shincheonji, nơi một phụ nữ 61 tuổi tham dự hai hoạt động trước khi xét nghiệm dương tính với virus.
Khoảng 1.000 người tham dự các hoạt động với người phụ nữ trên đã bị cách ly tại nhà để theo dõi và các cơ quan y tế cho biết họ đang cố gắng theo dõi hàng nghìn thành viên khác của nhà thờ.
Giáo phái Shincheonji, được cho là có hơn 200.000 tín đồ tại Hàn Quốc, tuyên bố đã đóng cửa toàn bộ 74 nhà thờ trên toàn quốc và yêu cầu các thành viên ở nhà cầu nguyện, xem nghi thức qua trang mạng Youtube thay vì tụ tập đông người.
Ổ dịch thứ 2 ở Hàn Quốc liên quan đến bệnh viện Daenam ở quận Cheongdo. Tại bệnh viện Daenam, cho đến nay có tổng cộng 114 ca nhiễm COVID-19 được báo cáo, trong đó có 9 nhân viên bệnh viện và 102 bệnh nhân. Hiện bệnh viện đã đóng cửa.
Khoảng cách địa lý giữa bệnh viện Daenam và nhà thờ Deagu chỉ có 35km, nên chính quyền địa phương đang cố gắng tìm mối liên hệ giữa 2 ổ dịch này.
Thủ đô Seoul cũng phát hiện 20 ca nhiễm trong ngày 21-2.
Trong cuộc họp cấp cao khẩn cấp vào ngày 21/1, Hàn Quốc đã thừa nhận nỗ lực trong việc ngăn chặn virus corona chủng mới (Covid-19) lây lan trong đất nước đã thất bại. Và hiện tại, chiến lược mới đã chuyển sang “khống chế”.
Cụ thể theo Yonhap đưa tin, thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết: “Kể từ giờ phút này, Hàn Quốc sẽ tập trung toàn lực để ngăn chặn virus lây lan trong phạm vi nội địa”. Ông đồng thời khẳng định, ưu tiên số 1 hiện tại là “tìm kiếm những người đã tiếp xúc với người bệnh và tập trung điều trị”.
Hàn Quốc: Virus corona tăng tốc lây lan,
với một ca tử vong thứ 2
Trọng Nghĩa
Diễn biến dịch bệnh Covid-19 tại Hàn Quốc đang rất đáng lo ngại. Vào hôm nay, 22/02/2020, theo số liệu được chính quyền công bố, Hàn Quốc đã có đến 433 trường hợp bị nhiễm virus corona, tăng hơn gấp hai lần so với hôm qua, và gấp 8 lần trong vỏn vẹn 4 ngày.
Nỗi lo ngại lại càng lớn trong bối cảnh quốc gia Bắc Á này đã ghi nhận một trường hợp tử vong thứ hai vì virus Covid-19, và 17 bệnh nhân khác trong tình trạng nguy kịch.
Theo hãng tin Mỹ AP, phát biểu với báo giới vào hôm nay, thứ trưởng bộ Y Tế Hàn Quốc Kim Gang Iip công nhận rằng tình hình dịch bệnh đã chuyển qua một giai đoạn mới, nhưng vẫn có thể khống chế được tại ổ dịch là Daegu và vùng phụ cận là tỉnh Bắc Gyeongsang. Daegu là thành phố lớn thứ tư của Hàn Quốc, nơi ca lây nhiễm đầu tiên được phát hiện vào hôm thứ Ba 18/02.
Thứ trưởng Y Tế Hàn Quốc cho rằng mặc dù đã xuất hiện một số ca lây nhiễm ở nhiều nơi, nhưng chủ yếu dịch bệnh tập trung tại vùng Daegu và Bắc Gyeongsang. Ông kêu gọi duy trì kiểm soát chặt chẽ biên giới để tình trạng lây nhiễm đến từ Trung Quốc và những nước khác.
Một cách cụ thể, hầu hết các ca lây nhiễm mới ở Hàn Quốc đều dính líu đến nhà thờ Tin Lành Shincheonji và bệnh viện Cheongdo ở khu vực Daegu. Tính ra, có khoảng 230 ca lây nhiễm liên quan đến nhà thờ Shincheonji (Tân Thiên Địa), và 110 ca trong những người có tiếp cận với bệnh viện Cheongdo.
Trong số 9.300 tín đồ của nhà thờ Tin Lành được giới chức y tế Hàn Quốc theo dõi, đã có 1.261 người bị ho và một số triệu chứng khác. Trong số này có bốn người đã đi du lịch nước ngoài trong những tháng gần đây, trong đó có một người đã đến Trung Quốc vào đầu tháng Giêng dù đến một nơi cách xa Hồ Bắc.
Covid-19: Hơn 77.000 người bị nhiễm bệnh ở 29 nước với hơn 2.300 người chết
Trong bối cảnh nỗi lo ngại gia tăng tại Hàn Quốc, chính quyền Trung Quốc hôm nay cho biết số ca bị nhiễm virus corona hàng ngày đã giảm đáng kể xuống còn 397. Bên cạnh đó vẫn có thêm thêm 109 người khác chết vì Covid-19. Hầu hết các trường hợp mới và các ca tử vong đều được ghi nhận tại tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch bệnh bắt đầu.
Nhìn chung, tổng số trường hợp lây nhiễm virus corona ở Hoa Lục đã lên đến 76.288, với 2.345 trường hợp tử vong. Trên toàn thế giới, đã có hơn 77.000 người bị nhiễm bệnh ở 29 quốc gia và lãnh thổ, với hơn 2.300 người chết.
Tại Hoa Kỳ, 35 người đã bị xét nghiệm dương tính với virus corona, , trong đó có 18 người từ du thuyền Diamond Princess hồi hương về Mỹ, và một ca mới được ghi nhận ở California vào hôm qua (21/02).
Tại vùng Trung Đông, như vậy, Iran đã ghi nhận tổng cộng 5 trường hợp tử vong, và 18 ca lây nhiễm, trong lúc Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất loan báo có thêm hai trường hợp nhiễm mới, một người Philippines và một người Bangladesh, nâng số người nhiễm virus corona lên thành 11 người.
Ả Rập Xê Út đã cấm đi du lịch qua Iran và cho biết bất kỳ ai đến từ Iran phải qua chế độ cách ly 14 ngày. Quyết định của Riyad rất hệ trọng vì trực tiếp tác động đến hàng ngàn người Hồi Giáo Iran thường hành hương đến Mecca và Medina, mặc nhiên cấm những người này nhập cảnh.
Virus corona: Trung Quốc muốn
ASEAN dỡ bỏ hạn chế đi lại với người TQ
Trung Quốc đã tận dụng cơ hội Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc về hợp tác ứng phó dịch bệnh Covid-19, tổ chức tại Vientiane (Lào) hôm 20/2 để hối thúc các nước dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh đối với người Trung Quốc. theo Nikkei Asean Review.
Theo tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp tại Viêng Chăn, các bộ trưởng đã đồng ý chia sẻ thông tin về các phương pháp điều trị và kiểm soát dịch bệnh, thúc đẩy việc phát triển vắc-xin chung.
Đồng thời, cam kết “nối lại và tăng cường trao đổi và hợp tác” tùy thuộc vào “tiến trình phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh”.
Bàn tròn BBC: Covid-19 – nhiễu loạn thông tin và tác động xã hội của dịch
Diễn đàn ASEAN có lợi cho Trung Quốc?
Nông sản Việt gặp khó do virus corona
Ứng phó với Covid-19: VN ‘trước thụ động, sau thái quá’?
Theo Nikkei Asean Review, tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã nhắc đến sự suy giảm các trường hợp nhiễm bệnh mới tại Trung Quốc gần đây và hối thúc các quốc gia ASEAN nới lỏng các lệnh cấm đối với các công dân Trung Quốc và các hạn chế du lịch khác, được các nước đưa ra nhằm kiềm chế sự lây lan của virus.
Các biện pháp như vậy đã gây khó khăn cho các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc và các doanh nghiệp trong đi lại, khiến ảnh hưởng của dịch bệnh đối với nền kinh tế Trung Quốc thêm trầm trọng, theo Nikkei Asean Review.
Ông Vương Nghị nói rằng, cần tôn trọng các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nỗ lực để đưa các hoạt động giao thương trở lại như bình thường, càng sớm càng tốt.
TQ muốn VN “sớm khôi phục việc đi lại của công dân TQ”
Trong một diễn biến khác liên quan, truyền thông Việt Nam loan tin, nhân dịp dự hội nghị nói trên tại Lào, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam là ông Phạm Bình Minh cũng có cuộc gặp song phương với ông Vương Nghị.
Tại cuộc họp, ông Vương Nghị cũng đề nghị Việt Nam sớm khôi phục việc đi lại của công dân Trung Quốc sang Việt Nam và nhấn mạnh rằng, Trung Quốc sẵn sàng tăng cường nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam, theo tờ Tuổi trẻ.
Liên quan đến đề nghị này, trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 20/2, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Đoàn Khắc Việt cho biết:
“Để phòng chống dịch bệnh Covid-19 lan rộng và có ảnh hưởng đến sức khỏe của công dân Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua đã và đang phối hợp rất chặt chẽ trong việc quản lý các hoạt động giao thương, giao thông vận tải giữa hai nước. Trên tinh thần phòng chống dịch nhưng không “đóng cửa”, không để ảnh hưởng đến các hoạt động hợp tác kinh tế – thương mại, thời gian vừa qua, trao đổi thương mại qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc đã từng bước được khôi phục, song vẫn đảm bảo tuân thủ nghiêm quy trình kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo nguyên tắc an toàn nhất”.
Nông sản Việt gặp khó do virus corona
Cánh cửa kiềm chế virus corona đã ‘hẹp’ lại
Người Việt ở Daegu: “Tôi lo đến run cả người”
Người phát ngôn này cũng nói khi trả lời một câu hỏi khác rằng, “khi nào kiểm soát được dịch bệnh tốt, việc giao thương, trao đổi sẽ được tạo tiền đề vững chắc hơn”.
Một thông tin khác liên quan, tờ Vietnamplus dẫn báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nước này hôm 21/2 cho hay, tại 55 địa phương của Việt Nam, hiện có hơn 7.100 lao động Trung Quốc làm việc tại Việt Nam đang được cách ly, theo dõi; trong đó có 4 ca nghi nhiễm Covid-19.
Cũng theo báo cáo, tại Việt Nam có 34.423 lao động Trung Quốc đang làm việc.
Còn các nước ASEAN phản ứng ra sao?
Mức độ ủng hộ của các quốc gia thành viên khác của ASEAN với đề nghị của ông Vương Nghị rất khác nhau, theo Nikkei Asean Review.
Indonesia, nước đưa ra lệnh cấm nhập cảnh với các công dân nước ngoài đã đến Trung Quốc trong vòng hai tuần trước đó, thừa nhận sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ hơn, nhưng chưa rõ có đồng ý sớm giảm bớt các hạn chế hay không.
Bộ trưởng Ngoại giao nước này Retno Marsudi tweet hôm 20/2 rằng, đã “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin về việc sơ tán các công dân ASEAN khỏi các vùng dịch ở bất kỳ nơi nào trên thế giới” tại cuộc họp.
Singapore thậm chí còn cấm những người mang hộ chiếu Trung Quốc nhập cảnh.
Nhưng một số thành viên khác của ASEAN, vốn đặt quan hệ với Bắc Kinh vào ưu tiên cao hơn, có các quy định nới lỏng hơn, hoặc không áp đặt hạn chế gì cả.
Thái Lan không hạn chế nhập cảnh với du khách Trung Quốc do lo ngại ngành du lịch nước này sẽ bị ảnh hưởng. Năm ngoái, Thái Lan đón số lượng kỷ lục du khách Trung Quốc đến nước này, với 11 triệu người.
Campuchia vốn có mối quan hệ khá gần với Trung Quốc, cũng không áp dụng quy định hạn chế đi lại. Nước này còn cho phép hành khách từ tàu du lịch Westerdam rời khỏi tàu sau khi bị 5 cảng khác từ chối, do lo ngại virus corona.
Thủ tướng nước này, Hun Sen cũng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Bắc Kinh kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
Nikkei Asean Review phân tích rằng, quy định nhập cảnh của các nước ASEAN với công dân các quốc gia khác trong khối vốn khá mềm. Nếu virus bắt đầu lây lan trong các nước thành viên của khối, các quy định nhập cảnh chặt chẽ hơn có thể được áp dụng. Điều này sẽ làm giảm số du khách qua lại giữa các nước trong khối và có nguy cơ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của khối.
https://www.bbc.com/vietnamese/51595572
Trung Quốc xả đập thủy điện trên sông Mekong,
sự hợp tác mang tính ‘kẻ cả’
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi phát biểu tại một cuộc họp hôm 20/2, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Mekong – Lan Thương lần thứ 5 tại Lào, cho biết Trung Quốc đã xả nước ở các đập thủy điện trên sông Mekong để giúp các nước ở hạ nguồn đối phó với hạn hán. Ông Vương Nghị nói việc các nước trong khu vực đang bị hạn hán là do thiếu mưa và Trung Quốc cũng gặp khó khăn tương tự.
Quá muộn
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, thuộc Trường đại học Cần Thơ, nhận định:
“Trung Quốc đang cố chứng tỏ họ có thiện chí trong việc chia sẻ nguồn nước sông Mekong. Tuy nhiên tôi cho rằng, tuyên bố này là quá muộn rồi, bởi vì ĐBSCL hay các vùng hạ lưu ở Campuchia, nói đang giữa mùa khô hạn, không còn gì để cứu nữa. Những cánh đồng khô hạn hiện không ai canh tác nữa. Bây giờ Trung Quốc nói xả nước xuống cũng không đáng kể bao nhiêu, tình trạng mặn đã nhiễm sâu, không có nguồn nước nào có thể cứu.”
Tôi cho rằng, tuyên bố này là quá muộn rồi, bởi vì ĐBSCL hay các vùng hạ lưu ở Campuchia, nói đang giữa mùa khô hạn, không còn gì để cứu nữa.
-PGS. TS. Lê Anh Tuấn
Theo ông Lê Anh Tuấn, Trung Quốc xả đập thủy điện trên sông Mekong, nhưng nước không tới được ĐBSCL, nếu nước tới được Đồng bằng sông Cửu Long cũng phải mất 3 tuần sau, lúc đó lúa đang thiếu nước ở đó cũng đã chết.
Theo Tổng cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, mới giữa tháng 2, là giai đoạn bắt đầu bước vào mùa khô, nhưng nhiều địa phương đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn mặn.
Cũng theo Tổng cục Thủy lợi, nguyên nhân mùa khô năm nay sẽ khốc liệt hơn do toàn bộ thượng nguồn sông Mekong thiếu 65% tổng lượng mưa. Do thiếu nước, hiện độ mặn 2,9% trên sông Tiền đã vào sâu cách biển 81km. Sông Vàm Cỏ, độ mặn 7,6% đã vào cách cửa biển 75km.
Một người trồng lúa ở ĐBSCL giấu tên, hôm 21/2 cho RFA biết tình hình hiện tại ở địa phương mình:
“Ở khu vực này bị thiếu nước, giờ đang cắt lúa… Trà Ôn, Vũng Liêm, những tỉnh gần Trà Vinh, nước biển vô thì bị ngập mặn… do nắng hạn.”
Theo Tổng cục Thủy lợi, tính đến giữa tháng 2, tổng cộng thiệt hại lúa ở các mức độ vụ mùa 2019 và đông xuân 2019-2020 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 29.700ha, trong đó vụ mùa thiệt hại 16.000ha, và vụ đông xuân thiệt hại 13.700ha.
Thái độ “kẻ cả” của Trung Quốc
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng, các nước hạ nguồn sông Mekong phải thương thảo, đấu tranh để Trung Quốc chia sẻ thông tin về các dòng chảy trên sông, cũng như việc vận hành các đập thủy điện. Vì từ trước đến nay, Trung Quốc không chia sẻ các thông tin về việc đóng mở đập để các nước hạ nguồn chuẩn bị:
“Đến mức khô hạn như thế mới thả ít nước ra rồi nói đây là thiện chí của mình, hợp tác đó mang tính hơi ‘kẻ cả’ chút xíu đối với các nước hạ nguồn. Ngoài ra, mọi người cũng nhận thấy rằng, Trung Quốc sử dụng các đập này như công cụ để kiểm soát các nước hạ nguồn, nhiều hơn cho mục đích kinh tế hay phát điện, dù đó cũng là mục tiêu của họ, nhưng không phải là mục tiêu chính.”
Trong phát biểu của mình tại hội nghị ở Lào, Ngoại trưởng Vương Nghị cũng cho biết Trung Quốc đang xem xét để chia sẻ thông tin với các nước khác trong tương lai.
Theo thông tin từ Ủy hội sông Mekong, hiện trên sông Lan Thương, là thượng nguồn sông Mêkông đoạn chảy qua Trung Quốc, đã có 11 đập thủy điện, với tổng sản lượng điện 21.300 megawatt. Tổng sản lượng này hơn cả tổng sản lượng của tất cả các đập thủy điện của các nước hạ nguồn cộng lại. Ngoài ra, Trung Quốc còn đang lên kế hoạch xây thêm 8 đập ở lưu vực sông, cả ở dòng chính và trên các nhánh phụ.
Một nghiên cứu của Mekong Freedom Network công bố hồi năm ngoái xác định 8 đập thủy điện trên sông Mekong của Trung Quốc đã giữ lại tổng cộng hơn 40 tỷ mét khối nước cho các mục đích phát điện, tưới tiêu. Và đây được xác định là nguyên nhân chính khiến dòng chảy sông Mekong trở nên bất thường thời gian qua.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc tuyên bố xả đập với lý do cứu hạn mặn cho các nước hạ nguồn. Vào năm, 2015-2016, vùng ĐBSCL cũng như các vùng hạ nguồn, bị khô hạn nghiêm trọng. Lúc đó Bộ ngoại giao VN đã yêu cầu chính phủ Trung Quốc cho xả nước ở đập Cảnh Hồng, với lưu lượng khoảng trên 2100 m3/ giây. Sau đó Trung Quốc đáp ứng yêu cầu này. Tuy nhiên theo quan sát của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn khi đó, không giúp nhiều mà còn gây thiệt hại:
Đến mức khô hạn như thế mới thả ít nước ra rồi nói đây là thiện chí của mình, hợp tác đó mang tính hơi ‘kẻ cả’ chút xíu đối với các nước hạ nguồn.
-PGS, TS. Lê Anh Tuấn
“Thứ nhất là nó không đều đặn, thứ hai là nó không đủ để giúp cho chuyện khô hạn và xâm nhập mặn ở ĐBSCL bao nhiêu, mà nó gây thêm cái hại vì người dân không hiểu thông tin đầy đủ, họ nghĩ là Trung Quốc xả nước thôi, chứ không hiểu là đến ĐBSCL được bao nhiêu, vì dọc đường lượng nước đã bị hấp thu ở hành lang ở Lào và biển hồ Campuchia. Khi đó nông dân đã gieo xạ để cứu một số lúa trước đó, nhưng nước không có bao nhiêu và nông dân bị thiệt hại nhiều hơn. Nhưng Trung Quốc vẫn lấy điều này tuyên truyền rằng, những đập ở Trung Quốc có tác dụng cứu hạn trong mùa khô, do trữ nước trong mùa mưa và xả trong mùa khô.”
Ông Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung Tâm Stimson ở Washington DC, khi trả lời RFA trước đây cho rằng, cơ hội để Việt Nam tự giải quyết vấn nạn hạn mặn, có thể xem là không nhiều. Đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực sản xuất nông nghiệp trọng yếu của Việt Nam, cách để giảm thiểu tác động từ thượng nguồn là trữ nước trong mùa mưa cho mùa khô.
Ông Brian Eyler cho rằng, Việt Nam cần làm việc với cả Lào, Campuchia, Trung Quốc trong hợp tác xúc tiến phương cách thay thế có thể chuyển đổi tương lai sản xuất thủy điện sang các nguồn điện khác; cũng như bàn bạc với các quốc gia thượng nguồn, đừng tích nước mà phải xả nước xuống hạ nguồn trong thời gian khô hạn, để lưu lượng dòng chảy được tự nhiên như bình thường.
Còn theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn, cần nghiên cứu những giải pháp về công trình xây dựng cơ bản, về các chính sách thay đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi cây trồng, thay đổi công thức luân canh, các giải pháp kỹ thuật như nghiên cứu các giống cây trồng chịu hạn, chịu mặn…
Virus corona ‘kìm chân’
sáng kiến Vành đai và Con đường
Khi ông Tập thúc đẩy các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tỷ USD, ít ai ngờ sáng kiến Vành đai và Con đường sẽ bị nCoV kìm hãm.
Dịch Covid-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc từ tháng 12/2019. Tới thời điểm Trung Quốc tích cực chống dịch từ ngày 20/1, nCoV đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. 74.576 ca nhiễm được phát hiện tại Trung Quốc đại lục, với 2.118 trường hợp tử vong. Toàn thế giới ghi nhận 75.662 người nhiễm nCoV và 2.130 người chết.
Nhằm ngăn virus lây lan, Trung Quốc áp lệnh phong tỏa nhiều địa phương cùng các biện pháp hạn chế đi lại, khiến khoảng 780 triệu người, tương đương hơn một nửa dân số cả nước, nằm trong vòng kiềm tỏa. Một số hãng hàng không ngừng bay đến Trung Quốc, trong khi hơn 133 nước áp dụng các biện pháp hạn chế nhập cảnh với công dân Trung Quốc hoặc những người từng đến nước này.
Thế cô lập khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải “dậm chân tại chỗ”, đồng thời kìm hãm sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), kế hoạch đầy tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng nối với khu vực Đông Nam Á, Trung Á, Trung Đông, châu Âu và châu Phi. Bắc Kinh cho biết tính đến tháng 3/2019, 125 quốc gia và 29 tổ chức đã ký kết 173 thỏa thuận hợp tác trong khuôn khổ BRI.
“Nhiều nhà máy tại Trung Quốc vẫn đóng cửa, còn những nơi đã hoạt động trở lại không thể đạt công suất tối đa”, nhà phân tích Boyang Xue tại công ty tư vấn Ducker Frontier cho biết.
Theo chuyên gia này, các dự án thuộc sáng kiến BRI tại nước ngoài thường nhập thiết bị, máy móc từ nhà sản xuất ở Trung Quốc, nên sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng sẽ gây trì hoãn tiến độ, trong khi hoạt động của các công ty ở nước ngoài bị đình trệ vì công nhân Trung Quốc chưa thể quay lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Dự án của một số công ty Trung Quốc tại Indonesia, như Tsingshan Holding Group và Zhejiang Huayou Cobalt, bị gián đoạn do Indonesia hồi đầu tháng 2 quyết định ngừng các chuyến bay từ Trung Quốc, đồng thời từ chối nhập cảnh với những người từng ở Trung Quốc đại lục trong vòng 14 ngày.
Dự án đường sắt cao tốc trị giá 6 tỷ USD, giúp kết nối thủ đô Jakarta với Bandung, trung tâm dệt may của Indonesia cách đó khoảng 140 km, cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tập đoàn Đường sắt Quốc tế Trung Quốc, công ty chịu trách nhiệm tiến hành dự án, đã thành lập một nhóm công tác nhằm giám sát sự lây lan của nCoV, đồng thời kêu gọi tất cả nhân viên Trung Quốc về nhà đón Tết Nguyên đán không trở lại Indonesia, một giám đốc cấp cao giấu tên của công ty cho biết. Nguồn tin nói thêm rằng hơn 100 nhân viên Trung Quốc, chủ yếu là công nhân lành nghề và quản lý, chưa thể quay lại Indonesia làm việc.
“Chúng tôi phải tập trung vào những phần việc ít quan trọng hơn của dự án đường sắt này, tới khi một số nhân lực chủ chốt quay lại”, nguồn tin cho hay. “Chúng tôi đang có một khởi đầu vô cùng tệ vào năm 2020. Dự án vốn đình trệ bởi sự chậm trễ và những tranh cãi giờ đây đối mặt thách thức lớn hơn vì dịch bệnh”.
Văn phòng của các quản lý cấp cao người Trung Quốc tại Đặc khu Kinh tế Sihanoukville ở Campuchia cũng trống vắng. Khu vực này được coi là dự án mang tính “bước ngoặt” trong sáng kiến BRI, bao gồm hơn 160 doanh nghiệp và khoảng 20.000 công nhân.
Hầu hết công nhân trong các nhà máy do Trung Quốc điều hành là người Campuchia, nhưng thách thức đối với việc duy trì hoạt động vẫn nghiêm trọng bởi họ phụ thuộc vào nguồn cung ứng vật tư từ Trung Quốc.
Một số kế hoạch khác thuộc sáng kiến BRI chịu tác động từ dịch Covid-19 rõ ràng hơn, như nhà máy nhiệt điện Payra tại Bangladesh, công trình dự kiến bắt đầu đưa vào hoạt động thương mại từ đầu tháng 2. Tuy nhiên, dịch Covid-19 khiến Bangladesh lo ngại và tuyên bố hoãn kế hoạch này, cùng vài dự án xây dựng khác.
Đường hầm thuộc dự án đường sắt Jakarta – Bandung ở Indonesia hồi tháng 5/2019. Ảnh: Xinhua.
Đường hầm thuộc dự án đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung ở Indonesia hồi tháng 5/2019. Ảnh: Xinhua.
Bành Thanh Hoa, quan chức phụ trách Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Quốc gia Trung Quốc, hôm 18/2 thừa nhận dịch Covid-19 gây ra “nhiều khó khăn” cho một số dự án và kế hoạch đầu tư ở nước ngoài, nói thêm rằng Bắc Kinh “đã liên lạc với các công ty, đơn vị chủ quản và chính quyền nước ngoài sớm nhất có thể, nhằm nhận được sự hỗ trợ và cảm thông”.
Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, sáng kiến BRI từng gặp trở ngại hồi năm 2018, khi nhiều quan chức Indonesia, Malaysia, Sri Lanka và một số nước khác chỉ trích các dự án tốn kém và không cần thiết. Một số quốc gia đã xem xét hủy bỏ hoặc giảm bớt các điều khoản vay nợ trong dự án, viện dẫn những lo ngại về chi phí, tổn hại chủ quyền và tham nhũng, khiến Trung Quốc buộc phải thu hẹp quy mô một số dự án.
Nick Marro, chuyên gia tại Cơ quan Tình báo Kinh tế có trụ sở ở Anh, cảnh báo tình trạng đình trệ có thể khiến thời gian thực hiện các dự án thuộc BRI bị kéo dài, dẫn tới tăng chi phí. Thêm vào đó, dù dịch bệnh có thể chỉ ảnh hưởng đến những hoạt động trong quý đầu tiên, tốc độ tăng trưởng chậm hơn của kinh tế Trung Quốc sẽ tác động đến cả khu vực và toàn cầu, Marro nhận định.
Mặc dù vậy, giám đốc giấu tên của một công ty cho biết “những dự án mới có thể bị trì hoãn một chút, nhưng không quá nghiêm trọng”. Ban quản lý Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC), siêu dự án trị giá 62 tỷ USD, cũng trấn an rằng dịch Covid-19 chưa gây ra tác động nào với họ, dù một số nhân viên quản lý bị cách ly sau khi từ Trung Quốc quay lại làm việc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33105-virus-corona-kim-chan-sang-kien-vanh-dai-va-con-duong.html
Giải mã cuộc tập trận “bất thường” của TQ
Đang đối mặt với đại dịch Covid-19, nhưng Trung Quốc vẫn tiến hành một cuộc tập trận ở Thái Bình Dương khiến giới chuyên gia quốc tế quan tâm.
Cụ thể, tờ Hoàn Cầu Thời báo ngày 17.2 đưa tin hải quân Trung Quốc (PLAN) vừa tổ chức diễn tập phòng không tại Thái Bình Dương, nhưng không nêu rõ địa điểm. Cuộc tập trận không chỉ quy tụ tàu khu trục lớp 052D trang bị tên lửa dẫn đường, tàu hộ tống tối tân lớp 054A mà còn có cả tàu trinh sát điện tử, tàu tiếp dầu.
Tăng sức chiến đấu ngoài chuỗi đảo thứ nhất
“Răn đe” các nước láng giềng
Việc tập trận thường xuyên của PLAN là sự răn đe mà Bắc Kinh muốn gửi đến các nước láng giềng rằng Trung Quốc có nhiều công cụ để áp đặt theo ý riêng. Lâu nay, Trung Quốc vẫn tập trung vào những cách thức phi quân sự, nhưng cuộc tập trận cũng là dấu hiệu cho thấy sự tập trung có thể chuyển hướng sang hình thức sử dụng quân sự. Chính vì thế, các nước láng giềng của Trung Quốc cần nhận thức rõ sự quan trọng của việc cũng phải tăng cường thực lực chống phong tỏa, chống tiếp cận trên biển.
TS Patrick Cronin (Chủ tịch chương trình An ninh châu Á – Thái Bình Dương, Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ)
Trả lời Thanh Niên, TS Swee Lean Collin Koh (chuyên gia quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore) cho rằng cuộc tập trận là động thái rất đáng quan tâm.
“Những năm qua, PLAN thường xuyên tập trận ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương, đặc biệt là ở phía đông chuỗi đảo thứ nhất (bắt đầu tại quần đảo Kuril/Chishima, kết thúc ở đảo Borneo/Kalimantan và phần phía bắc của Philippines – NV). Gần đây, các lực lượng tác chiến trên không và trên biển của PLAN đã thể hiện khả năng hoạt động vượt qua chuỗi đảo thứ nhất khi điều động phương tiện đi qua eo biển Miyako, eo biển Đài Loan”, TS Collin Koh nói.
Tuy nhiên, theo ông, các học giả và chiến lược gia Trung Quốc cho rằng hải quân Mỹ vẫn chiếm nhiều ưu thế ở khu vực tây Thái Bình Dương, nên PLAN vẫn còn phải vượt qua nhiều thách thức để có thể hoạt động ổn định, lâu dài ở ngoài chuỗi đảo thứ nhất. Vì thế, thời gian gần đây, PLAN tiến hành nhiều hoạt động nhằm tăng cường sức chiến đấu ở ngoài chuỗi đảo thứ nhất.
Để thực hiện điều đó, trong cuộc tập trận trên, PLAN tăng cường tích hợp nhiều lực lượng. Bước thứ nhất là tăng cường khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công công nghệ cao từ Mỹ, có thể là chống lại các hình thức gây nhiễu điện từ. Trong tương lai, PLAN sẽ bổ sung các hoạt động tấn công chiến
thuật khi tập trận. Xa hơn nữa, việc tập huấn tác chiến ở khu vực này có thể quy tụ cả tàu sân bay chứ không chỉ giới hạn lực lượng như đội tàu trên.
Tương tự, trả lời Thanh Niên, TS James R.Holmes (chuyên gia chiến lược hàng hải – Đại học Hải chiến Mỹ) đánh giá: “Cuộc tập trận của PLAN nhằm khẳng định với Mỹ cùng các đồng minh rằng Trung Quốc có khả năng tác chiến bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất, để hoạt động mạnh mẽ ở tây Thái Bình Dương”.
Lâu nay, Washington cùng các đồng minh cũng tổ chức tập trận ở khu vực này nhằm thể hiện đủ sức đánh bại Bắc Kinh tại đây. Ngay trước cuộc tập trên của Trung Quốc, Mỹ – Nhật cũng tiến hành một cuộc tập trận đổ bộ bên bờ Thái Bình Dương. Đó cũng là thông điệp rằng Mỹ và Nhật Bản đủ sức bảo vệ các đảo mà Tokyo tuyên bố chủ quyền, hay tiến hành đổ bộ tái chiếm.
Chiến lược lâu dài
Ngày 20.2, trả lời Thanh Niên, PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả tại Quỹ châu Á – Thái Bình Dương ở Canada) nhìn nhận: Cuộc tập trận mới đây nói riêng hay những cuộc tập trận thời gian qua nói chung của Trung Quốc đều nhằm củng cố mục tiêu lâu dài là đẩy mạnh sự hiện diện trong khu vực.
Ông Nagy giải thích thêm rằng: Mục tiêu dài hạn này được xây dựng từ thập niên 1950 bởi tướng Lưu Hoa Thanh (1916 – 2011, từng giữ vị trí tư lệnh PLAN và được xem là “cha đẻ” của hải quân Trung Quốc thời hiện đại – NV). Chiến lược này nhằm hướng đến việc Bắc Kinh thống trị vùng biển tây Thái Bình Dương. Và chiến lược này nhấn mạnh sự kiểm soát cả chuỗi đảo thứ nhất lẫn chuỗi đảo thứ hai (chuỗi đảo thứ hai thường được hiểu là từ quần đảo Ogasawara và quần đảo Volcano của Nhật Bản đến quần đảo Mariana thuộc Mỹ – NV). Sự kiểm soát đó nhằm đảm bảo ngoại vi Trung Quốc khỏi sự phong tỏa.
“Cuộc tập trận mà tờ Hoàn Cầu Thời báo ngày 17.2 đưa tin cũng không nằm ngoài mục đích trên. Nhưng thực tế thì quy mô tập trận chưa đủ để chứng minh cho năng lực đủ sức thay đổi cán cân quân sự ở vùng biển tây Thái Bình Dương. Bởi Mỹ vẫn có một vị thế áp đảo tại đây, đồng thời có nhiều kinh nghiệm hoạt động ở vùng này”, chuyên gia Nagy nói.
Đánh giá thêm về thực lực, PGS Nagy cho rằng: “Nhìn lại thì lợi thế của Trung Quốc hiện tại là ngoại vi trực tiếp, tức các vùng biển lân cận mà Bắc Kinh đã triển khai vũ khí, tên lửa cùng khí tài chống tiếp cận, nhằm đảm bảo hải quân Mỹ không đến quá gần. Trong tương lai, Trung Quốc có lẽ sẽ tiếp tục điều động hạm đội ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất, nhưng thực lực chủ yếu vẫn dựa vào phương tiện chống tiếp cận như vũ khí không gian, máy bay không người lái, tên lửa…”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33104-giai-ma-cuoc-tap-tran-bat-thuong-cua-tq.html
Người Duy Ngô Nhĩ bị giam trong các ‘trại cải tạo’
ở Tân Cương là ‘con mồi cho virus corona’
Ông Abdul M. Mujahid, chủ tịch tổ chức ‘Sound Vision’ yêu cầu Trung Quốc phải đóng cửa các “trại cải tạo”, vì cho rằng người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ sẽ là con mồi cho virus corona, theo US Today.
Là chủ tịch danh dự của Hồng đồng Đại hội Tôn giáo Thế giới (Parliament of the World’s Religions), ông Mujahid nhận định rằng do dịch bệnh đang lan rộng mạnh mẽ khắp Trung Quốc, đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi virus tấn công người dân vô tội trong các trại tập trung đông đúc của Trung Quốc.
Ông Mujahid lưu ý “sự lây lan của virus corona mới đặc biệt thu hút sự chú ý của thế giới, khiến cho chúng ta không được bỏ rơi hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ bị cầm tù ở Trung Quốc, vốn có sự tiếp cận hạn chế đến bệnh viện, nuôi dưỡng và khu vực cách ly’’.
Một nghiên cứu mới cho biết có tới 75.815 người ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi có nguồn gốc virus, có thể đã bị nhiễm vào ngày 25/1 – gấp 8 lần số trường hợp được báo cáo tại thời điểm đó. Nghiên cứu bổ sung cho thấy số người nhiễm bệnh tăng khoảng gấp đôi số lượng mỗi tuần trong vài tuần đầu của đợt bùng phát.
Theo ông Mujahid, thế giới đã đúng khi thực sự lo lắng vì hiện không có vắc-xin nào có sẵn để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Hậu quả là, Google đã đóng cửa các văn phòng tại Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, trong khi Microsoft và Amazon đã thực hiện các biện pháp bổ sung, để ngăn chặn sự lây lan của virus giữa các công nhân của mình. Các trường học ở Bắc Kinh bị đóng cửa vô thời hạn, trong khi Hồng Kông đã đóng cửa các trường học cho đến tháng 3/2020. Đây là tất cả các biện pháp quan trọng để bảo vệ con người khỏi những gì có thể là một đại dịch chết người.
“Tuy nhiên, khi thế giới đang gắng hết sức mình chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất, Trung Quốc đã từ chối đóng cửa ‘các trại cải tạo’ của họ ở tỉnh Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ, một thiểu số Hồi giáo bị đàn áp ở Trung Quốc, và các nhà quan sát nhân quyền, gọi theo cách chính xác hơn, là các trại tập trung’’, ông Mujahid nhận xét.
Bí mật của Trung Quốc khiến người ta không biết gì
Theo ông Mujahid, những trại [tập trung] này, nơi có tới 3 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ, có nguy cơ trở thành nơi chết chóc.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố virus corona là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trong tháng này. Tuy nhiên chính phủ Trung Quốc, WHO và Liên Hợp Quốc dường như đã im lặng về mối nguy hiểm tiềm tàng đối với người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm.
“Điều đáng lo ngại hơn là nếu virus lây lan trong các trại, không ai ở thế giới bên ngoài có thể sẽ biết các quan chức y tế Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào, hoặc thậm chí không biết được mức độ tử vong vì không có tổ chức nhân quyền hay phương tiện truyền thông nào được tự do tiếp cận đến những trại này. Hơn một chục trường hợp virus corona đã được báo cáo ở Tân Cương, nhưng Trung Quốc không tiết lộ liệu có bất kỳ người nào trong các trại đã bị nhiễm bệnh hay không”, ông Mujahid nhấn mạnh.
Ông Mujahid cho rằng chính quyền Trung Quốc đã giữ bí mật trước khi đối mặt công khai với cuộc khủng hoảng đang gia tăng, và có nguy cơ xảy ra rối loạn chính trị. Nhưng thế giới không còn có thể bỏ qua hành vi độc đoán của Trung Quốc vì những hậu quả có thể xảy ra.
“Năm ngoái, tôi đã nói chuyện ở Mỹ với cô Mihrigul Tursun, một người sống sót sau cuộc đàn áp ngày càng gia tăng của chính phủ Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ. Dựa trên cuộc trò chuyện của chúng tôi, cũng như lời khai của chính cô ấy trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ mà tôi tham dự, điều kiện kinh khủng của các cơ sở này và sức khỏe bị tổn hại của những người bị giam giữ, sẽ khiến họ là con mồi cho virus’’, ông Mujahid chia sẻ đầy lo lắng.
Cô Tursun đã nói với ông Mujahid rằng cô ấy đã bị chuyển đến 3 trại trong thời gian bị giam giữ năm 2017, nhưng phòng giam của cô ấy ở các trại này đều quá đông tù nhân, đến mức nguy hiểm.
Ước tính mỗi xà lim như vậy, với diện tích 430 feet vuông (gần 40 mét vuông), chứa khoảng 60 phụ nữ, cô Tursun cho rằng đó là một không gian quá chật hẹp, mà những người phụ nữ bị buộc phải thay phiên nhau ngủ và đứng.
“Những điều kiện chật chội này lại giúp virus corona lây lan từ người này sang người khác rất nhanh”, ông Mujahid nhận định.
Trại tập trung không vệ sinh, quá đông đúc và nguy hiểm
Điều kiện vệ sinh tồi tệ hơn nhiều so với những gì mà các chuyến thăm ngắn của truyền thông được Trung Quốc được chỉ đạo cho xem. Cô Tursun nói với ông Mujahid rằng phòng giam của cô có một cái hốc duy nhất ở góc, không được che chắn, để làm chỗ vệ sinh cho tất cả 60 phụ nữ sử dụng.
Những điều kiện mất vệ sinh, bạo hành và quá đông đúc như vậy có thể khiến các trại trở thành nơi sinh sản của virus corona.
Theo ‘The Washington Post’, sự ngược đãi, vi phạm nhân quyền được cho là quá kinh khủng. Một cựu nữ tù nhân, người hiện đang ở Kazakhstan, phía bên kia biên giới của Trung Quốc, nói rằng nhiều phụ nữ đã bị ép phá thai, uống thuốc không rõ nguồn gốc hoặc phải sử dụng “dụng cụ tránh thai” được cấy ghép ngoài ý muốn khi họ bị giam giữ.
Một cựu tù nhân không nêu danh, nói với tờ báo này rằng các nữ giám thị thậm chí còn ra lệnh cho họ bôi hỗn hợp ớt xay lên trên bộ phận sinh dục của họ.
Theo cô Tursun, những điều kiện này đã giết chết 9 người phụ nữ trong xà lim nơi cô Tursun bị giam giữ và đó là trước khi WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp sức khỏe toàn cầu.
Những người có hệ miễn dịch yếu, bao gồm người già, trẻ sơ sinh, những người suy dinh dưỡng và những người có mức độ căng thẳng cao, chẳng hạn như những người bị giam giữ trong các trại này, đặc biệt dễ bị nhiễm virus corona.
“Do đó, điều rất quan trọng đối với thế giới là cần gây áp lực lên Trung Quốc, ngay lập tức đóng cửa các trại này và đưa các tù nhân về lại nhà của họ. Chúng ta không thể và không được chờ đợi cho đến khi có các báo cáo xuất hiện về vô số tù nhân đã chết, rồi mới hành động”, ông Mujahid kêu gọi.
Hệ thống theo dõi, bắt giữ người Duy Ngô Nhĩ
trong tài liệu rò rỉ mới ở Tân Cương
Vanessa Đỗ
Hãng truyền thông quốc tế lớn của Đức DW, ngày 17/2 đã phân tích một tài liệu, tiết lộ những thông tin chi tiết về cách mà chính quyền Trung Quốc định đoạt cuộc đời của hàng trăm nghìn người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo ở Tân Cương.
Vụ rò rỉ cung cấp thông tin về lý do tại sao mọi người bị giam giữ, đồng thời tiết lộ rằng chính quyền Trung Quốc đang sử dụng giám sát công nghệ cao và nhân lực tuyệt đối để theo dõi danh tính, địa điểm và thói quen của mỗi người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Tài liệu này chứa thông tin chi tiết về danh sách của 311 người bị giam giữ đưa đi “cải tạo” vì những điều vô hại nhất như để râu, ăn chay hoặc xin hộ chiếu.
DW, cùng với các đài truyền hình Đức NDR và WDR và tờ báo Süddeutsche Zeitung, đã dành nhiều tuần để dịch tài liệu và phân tích dữ liệu.
Cuộc đàn áp Tân Cương của chính quyền Trung Quốc
Sau khi xảy ra vụ đánh bom tấn công thành phố thủ đô của Tân Cương vào tháng 5/2014, chính quyền Trung Quốc đã cài đặt một hệ thống các trung tâm giám sát và giam giữ hàng loạt. Nhà cầm quyền Trung Quốc chính thức gọi đó là “Trung tâm đào tạo giáo dục nghề nghiệp” tự nguyện. Theo ước tính, ít nhất 1 triệu trong số khoảng 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ sống ở Tân Cương đã bị giam giữ trong các trung tâm này.
Trong một báo cáo bí mật của Bộ Ngoại giao Đức vào tháng 12/2019, các trung tâm được gọi là “trại cải tạo hiệu quả” với “các khóa đào tạo tư tưởng hà khắc”.
Trung Quốc tuyên bố rằng “các trung tâm đào tạo” là một công cụ hữu hiệu trong cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo.
Tuy nhiên, trái ngược với tuyên bố chính thức từ Bắc Kinh, gần như không có dấu hiệu nào trong tài liệu rò rỉ mới nhất cho thấy chính quyền Trung Quốc ở Tân Cương đang nhắm vào những kẻ khủng bố.
Một ‘trung tâm đào tạo giáo dục nghề nghiệp’ ở Tân Cương, Trung Quốc với tháp canh, tường, hàng rào và dây thép gai (ảnh chụp màn hình trang dw.com).
Phân tích tài liệu của DW và các đối tác của đưa ra một bức tranh chi tiết về điều mà nhiều nhà quan sát nhân quyền quốc tế lo ngại về một chiến dịch có hệ thống để tẩy não và giam giữ độc đoán ngoài luật pháp.
Danh sách này dài 137 trang và theo dõi các chi tiết nhỏ, chẳng hạn như video mà ai đó đã tải xuống 6 năm trước hoặc tin nhắn WeChat được trao đổi với bạn bè ở nước ngoài.
Danh sách Karakax
“Danh sách Karakax”, bao gồm những cách thức mà chính quyền Trung Quốc đang sử dụng để đánh giá những biểu hiện về niềm tin tôn giáo, như dấu hiệu của sự thiếu trung thành.
Danh sách Karakax dường như là bằng chứng quan trọng nhất về cách thức chính quyền thu thập thông tin một cách chi tiết và việc chúng được sử dụng như thế nào để đưa mọi người vào các trại tập trung.
DW biết về tài liệu mới rò rỉ vào tháng 11/2019 qua Abduweli Ayup, nhà ngôn ngữ học người Duy Ngô Nhĩ hiện đang sống lưu vong ở Na Uy.
Các tài liệu này không có dấu hoặc chữ ký chính thức. Nhưng những gì nó tiết lộ tương tự như tài liệu rò rỉ hồi cuối năm ngoái. Vào tháng 11/2019, Thời báo New York xuất bản “Tài liệu Tân Cương” và “Vỏ bọc Trung Quốc” đã được xuất bản bởi Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế.
Cả 2 báo cáo đều tiết lộ quy mô kiểm soát hà khắc của Bắc Kinh đối với cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở Tây Bắc Trung Quốc. Tài liệu mới này đặc biệt cho thấy rõ các lý do giam giữ và cung cấp cái nhìn cận cảnh hơn về thực tế cuộc sống hàng ngày của người Duy Ngô Nhĩ dưới sự giám sát có hệ thống.
Ông Adrian Zenz, một chuyên gia hàng đầu thế giới về Tân Cương của Đức, và là thành viên cao cấp của “Tổ chức tưởng niệm nạn nhân Cộng sản” ở Washington, đã giải mã được vụ rò rỉ mới này kể từ khi nó được đưa ra ánh sáng.
Hoạt động giám sát quy mô lớn
Một trường hợp bị giam giữ được nêu trong tài liệu là một người đàn ông đã mọc “râu dài” và người vợ của anh ta đã “che mặt bằng một tấm mạng che”.
Dựa trên hồ sơ này, chính quyền Trung Quốc kết luận rằng cặp đôi này đã “nhiễm những ý tưởng tôn giáo và cực đoan”. Người đàn ông bị gửi đến một trại, và một trong những đứa con trai tuổi teen của ông ta cũng vậy.
Rian Thum, một chuyên gia về chính sách Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc tại Đại học Nottingham, nói với DW rằng việc giám sát cuộc sống riêng tư của mọi người “là quá mức” về mức độ chi tiết của nó.
Cưỡng bức lao động trong các nhà máy
Số phận của người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cũng phụ thuộc vào hành động của những người thân ở bên ngoài. Trong một số trường hợp, hành vi của các thành viên trong gia đình cũng được coi là điều xem xét ảnh hưởng trực tiếp việc một người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ có thể được “phóng thích” hay không.
DW đã tìm thấy tài liệu minh chứng về một hệ thống lao động cưỡng bức trong các nhà máy.
Những đứa trẻ “không hợp pháp”
Tuy nhiên, nguyên nhân hàng đầu để bắt giữ người Duy Ngô Nhĩ từ Karakax là vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình nghiêm ngặt của Trung Quốc.
Trong mắt các nhà chức trách Trung Quốc dường như, có quá nhiều trẻ em là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy, người Duy Ngô Nhĩ đặt lòng trung thành đối với văn hóa và truyền thống của họ lên trên sự tuân phục đối với chỉ thị của nhà nước.
Và những con số rõ ràng cho thấy rằng nhiều đàn ông đã bị giam giữ hơn phụ nữ vì vi phạm luật kế hoạch hóa gia đình này.
Sự chênh lệch có thể chỉ ra rằng chính quyền Trung Quốc coi đàn ông Duy Ngô Nhĩ là mối đe dọa chính đối với sự kiểm soát của họ ở Tân Cương.
“Tôi nghĩ với định kiến chống Hồi giáo, đàn ông nói chung, đặc biệt là thanh niên, luôn là mục tiêu và được coi là những kẻ khủng bố tiềm năng”, chuyên gia Tân Cương Darren Byler của Đại học Colorado nói với DW.
Phân tích của DW cũng cho thấy nhà nước Trung Quốc đặc biệt nhắm đến thế hệ trẻ. Trong tài liệu, thuật ngữ “người đáng lo ngại” hoặc “người không đáng tin” được sử dụng cho những người sinh từ năm 1980 đến năm 2000.
Có mối liên hệ với nước ngoài
Hàng chục người được liệt kê trong tài liệu đã bị bắt vì có kết giao “một nhân vật khả nghi sống ở nước ngoài”, hoặc vì đi hành hương Hồi giáo, như Hajj đến Mecca.
Có khoảng 40 trường hợp bị bắt sau khi họ xin hộ chiếu.
Chính quyền Trung Quốc đã chính thức coi 26 quốc gia là “nhạy cảm”. Hầu hết là các quốc gia Hồi giáo, như Algeria, Pakistan và Ả Rập Saudi. Mọi người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đều bị giam giữ nếu có bất kỳ sự liên lạc nào với những nước này.
Danh sách “các quốc gia nhạy cảm” này cũng bao gồm các nước láng giềng trung tâm của Trung Quốc như Kazakhstan, nơi nhiều người Duy Ngô Nhĩ có gia đình và bạn bè, cùng với các mối quan hệ văn hóa và dân tộc.
“Nếu chính quyền Trung Quốc có thể loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của đạo Hồi ra khỏi cuộc sống Duy Ngô Nhĩ, thì văn hóa Duy Ngô Nhĩ chắc chắn sẽ bị xóa bỏ”, Timothy Grose, một học giả Tân Cương tại Viện Công nghệ Rose Hulman ở Mỹ nói.
Điều này được minh chứng bằng sự phá hủy các nhà thờ Hồi giáo và nghĩa trang Hồi giáo trong khu vực.
Các chuyên gia tin rằng mục đích của Bắc Kinh là đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác ở Tân Cương nhằm từ bỏ tôn giáo và di sản văn hóa của họ. Người Hồi giáo bị cấm thực hành bất kỳ hình thức Hồi giáo bình thường nào để buộc họ đồng hóa vào xã hội Trung Quốc “chính thống”.
Người Hồ Bắc bị xa lánh trên chính đất nước mình
Coco Liu và Nikki Sun | Triệu Hằng biên tập
Khi Zhang Yu’e bước vào một cửa hàng thời trang cao cấp ở thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) vào tháng trước, cô đã được những người bán hàng thân thiện chào đón. Nhưng ngay khi Zhang điền thông tin của mình vào thẻ thành viên thì những nụ cười nhạt dần và các nhân viên cửa hàng lùi lại.
“Không ai ở cửa hàng muốn tới gần tôi”, Zhang kể. Tên của cô là một cái tên truyền thống phổ biến ở Hồ Bắc, nơi quê nhà cha cô. Nhưng tại một quốc gia nơi có hơn 2.000 người đã chết vì dịch virus corona bắt nguồn từ Hồ Bắc, thì ngày càng có sự kỳ thị khi nhắc đến tỉnh này.
Phải mất một lúc cho tới khi người quản lý cửa hàng tiến đến Zhang và giữ một khoảng cách “an toàn” rồi hỏi cô: “Gần đây chị có về quê không”.
“Tôi thấy câu hỏi thật lố bịch”, Zhang nói.
Zhang được sinh ra ở Trùng Khánh, và phương ngữ Trùng Khánh cũng tiết lộ gốc gác của cô, nhưng “họ vẫn sợ hãi”.
Trải nghiệm của Zhang phản ánh một thử thách không dễ chịu đối với Hồ Bắc và khoảng 59 triệu dân của tỉnh này. Những người đến từ tỉnh bùng phát dịch COVID-19 và thậm chí những người có mối liên hệ xa xôi, có nguy cơ cao bị phân biệt đối xử ở chính nước họ. Ví như, một số nhà máy đã quay lưng với tất cả các công dân Hồ Bắc.
Thật khó để biết chính xác bao nhiêu người dân Hồ Bắc đã phải chịu sự đối xử như vậy chỉ vì nơi sinh hoặc một số người do có bà con thân thuộc ở tỉnh này, nhưng tình hình đã đủ nghiêm trọng để thu hút sự chú ý của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc.
“Nỗi sợ hãi ngày càng tăng đã biến chống virus thành chống người Hồ Bắc”, tờ Guangming Daily cho biết trong một bài bình luận xuất bản ngày 29/1. “Hành vi như vậy đã vượt xa khỏi ranh giới kiểm dịch y tế và có khả năng sẽ vi phạm các quyền của những người vô tội”.
Còn tờ Nhân dân Nhật báo kêu gọi công dân nước này “tránh xa virus corona, nhưng không tránh xa người Hồ Bắc”.
Mặc dù vận chuyển người Hồ Bắc ra nước ngoài đã bị đình chỉ kể từ cuối tháng 1, dòng du khách tự do trước khi thành phố bị phong tỏa đã làm dấy lên mối lo ngại về sự lây lan virus.
Chỉ riêng ở Vũ Hán, khoảng 5 triệu người đã rời khỏi thành phố trước khi phong tỏa hồi tháng Một. Trước khả năng lây truyền của virus, nhiều thành phố ở Trung Quốc đã đóng cửa với khách du lịch từ Hồ Bắc.
Nhiều gia đình cũng bị các khách sạn quay lưng, và những tài xế xe tải bị kẹt trên đường nhiều ngày vì những trạm kiểm soát trên đường cao tốc không cho phép họ đi qua. Ngay cả những người rời quê hương vài tháng hoặc nhiều năm trước để bắt đầu một cuộc sống mới ở nơi khác đã trở thành nạn nhân của chống-Hồ Bắc theo cảm tính.
Lấy ví dụ, Li Yuansheng, 26 tuổi, một công nhân nhà máy ở Thâm Quyến, là người Hồ Bắc, trao đổi với Nikkei rằng trong năm qua, anh không về quê, nhưng anh bị sa thải ngay sau khi dịch virus corona bùng phát.
“Nhà máy nói rằng họ sợ tôi có thể đã tiếp xúc với những người từ Hồ Bắc”, Li nói.
Wang Qiang, 23 tuổi, một lao động nhập cư từ Hồ Bắc cũng gặp khó khăn tương tự. Anh đã cố gắng nhưng không tìm được việc làm ở Thâm Quyến dù rằng anh mất tới 3 tuần mệt mỏi đi xin việc.
“Tất cả các nhà máy tôi đã liên hệ đều nói với tôi rằng họ không nhận công nhân từ Hồ Bắc”, anh nói.
Lu Peiyi, một nhà tuyển dụng tại một công ty điều phối nhân lực có trụ sở ở Đông Quan nói với Nikkei rằng, các nhà máy mà cô đại diện đều không nhận người Hồ Bắc trong thời điểm này, kể cả người nộp đơn có thể chứng minh họ đã không ở Hồ Bắc từ lâu trước khi dịch bùng phát.
Để tránh sự lây lan của virus corona, nhiều thành phố đã áp dụng chính sách yêu cầu các nhà máy ngừng hoạt động nếu có dù chỉ một người trong nhà máy xét nghiệm dương tính với căn bệnh.
Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa như vậy dẫn đến lao động Hồ Bắc gặp khó khăn hơn trên thị trường việc làm, Li Qiang, giám đốc điều hành của China Labor Watch có trụ sở ở New York cho biết.
“Sự phân biệt đối xử với lao động Hồ Bắc có thể thấy khắp mọi nơi và họ không thể tìm được việc làm”, Li nói.
Li cho biết, sự vắng mặt của công nhân Hồ Bắc trong các nhà máy sẽ tăng thêm tình trạng thiếu hụt lao động mà các nhà sản xuất Trung Quốc đối mặt. Ngoài ra, “điều này chắc chắn sẽ tạo sự thù địch giữa lao động Hồ Bắc và những người khác”, ông nói.
Do nỗi sợ chống Hồ Bắc theo cảm tính, “người từ Vũ Hán và Hồ Bắc, cũng như những người gần đây đến thăm khu vực, có thể sẽ che giấu danh tính và lịch sử du lịch để tránh bị phân biệt đối xử”, Chen Youhua, một nhà xã hội học thuộc Đại học Nam Kinh cho biết trong một ý kiến được công bố trong tháng này.
“Điều đó sẽ làm tồi tệ thêm sự lây lan của dịch virus corona”, Chen cảnh báo.
(Bài viết của Coco Liu và Nikki Sun, đăng trên Nikkei Asian Review ngày 21/2, do Triệu Hằng dịch và biên tập).
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-ho-bac-bi-xa-lanh-tren-chinh-dat-nuoc-minh.html
Một cô gái Vũ Hán không có dấu hiệu nhiễm bệnh
đã lây COVID-19 cho 5 người thân
Triệu Hằng
Một cô gái khoảng 20 tuổi người Vũ Hán – tâm chấn bùng phát dịch virus corona – đã đi 675 km tới Anyang, ở đây cô lây bệnh cho 5 người họ hàng, nhưng cô không có dấu hiệu nhiễm bệnh, Reuters hôm 22/2 dẫn tin các nhà khoa học Trung Quốc báo cáo hôm 21/2.
Ca nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đưa ra manh mối về cách thức virus corona lây lan, và gợi ý vì sao nó khó có thể ngăn chặn.
“Các nhà khoa học từng đặt câu hỏi về việc liệu bạn có thể lan truyền virus mà không bị ốm. Câu trả lời rất rõ ràng là có”, bác sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt cho biết.
Theo báo cáo của Tiến sĩ Meiyun Wang thuộc Bệnh viện Nhân dân Đại học Trịnh Châu và các đồng nghiệp, người phụ nữ đã từ Vũ Hán tới Anyang vào ngày 10/1 và thăm một số người thân. Khi họ bắt đầu bị bệnh, các bác sĩ đã cách ly người phụ nữ và xét nghiệm xem cô có bị nhiễm virus corona hay không. Ban đầu, kết quả xét nghiệm người phụ nữ này là âm tính, nhưng kết quả xét nghiệm sau đó là dương tính.
Cả 5 người họ hàng của cô đều bị viêm phối do COVID-19, nhưng đến ngày 11/2, cô gái vẫn không có bất kỳ triệu chứng nào, chụp CT lồng ngực của cô vẫn bình thường, cô không bị sốt, hay biểu hiện các triệu chứng như ho và đau họng.
Bắc Kinh đang tái hiện Cách mạng văn hóa
trong chiến dịch loại bỏ ‘sách cấm’
Lục Du
Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động chiến dịch loại bỏ các ấn phẩm “gây hại cho sự đoàn kết dân tộc” vào năm ngoái, nhiều cuốn sách đã biến mất khỏi thư viện dành cho học sinh, sinh viên. Nhiều người liên tưởng chiến dịch này với cuộc Cách mạng Văn hóa mà ĐCSTQ thực hiện trong khoảng thời gian từ 1966-1976.
Vào tháng 10/2019, Bộ Giáo dục Trung Quốc yêu cầu thư viện ở các trường học trên khắp cả nước phải tiêu hủy những quyển sách “phá hoại sự đoàn kết dân tộc, chủ quyền hoặc các vùng lãnh thổ của quốc gia, những quyển sách làm đảo lộn trật tự và bất ổn xã hội, những cuốn sách vi phạm các nguyên tắc và chính sách của đảng, bôi nhọ hoặc phỉ báng đảng, lãnh đạo đất nước và các anh hùng”. Tất cả các sách và tạp chí xuất bản định kỳ trong đó có nội dung truyền bá và dạy tôn giáo cũng được yêu cầu loại bỏ.
Chiến dịch hủy hoại sách báo này của ĐCSTQ đã làm dấy lên sự chỉ trích mạnh mẽ từ công chúng, người dân so sánh chiến dịch này với những gì đã xảy ra trong quá khứ, như việc lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc cho đốt sách trong Cách mạng Văn hóa hay hành động tương tự mà Đức Quốc xã đã làm ở Đức vào năm 1933.
Theo lệnh của Bộ Giáo dục, các tỉnh sẽ phải nộp báo cáo việc rà soát và loại bỏ “sách báo độc hại” trước ngày 31/3/2020. Cộng tác viên của Bitter Winter đã đến thăm một số thư viện của các trường tiểu học, trung học và đại học ở một số tỉnh để điều tra tình hình và phát hiện thấy một số vấn đề.
Sách tuyên truyền thế chỗ sách viết về tôn giáo
Ở tỉnh miền trung Hà Nam, các tài liệu viết về tôn giáo đã được loại bỏ khỏi các kệ sách trong nhiều thư viện. Khi một người tìm kiếm các đầu sách về tôn giáo trên các trang web của những thư viện này thì nhận được một thông báo rằng họ không thể mượn sách. Ở một số thư viện, chỉ còn lại một vài cuốn sách viết về nghệ thuật trong tôn giáo.
Tất cả các cuốn sách về tôn giáo đã biến mất khỏi thư viện vào đầu tháng 11; ngay cả những cuốn sách bàn về tử vi, một sinh viên đại học ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, nói với Bitter Winter. Nam sinh viên này cho biết thêm rằng những cuốn sách đó đã được thay thế bằng sách tuyên truyền, chẳng hạn như cuốn “Những câu nói của Chủ tịch Mao Trạch Đông” hay “Những tác phẩm tuyển chọn của Đặng Tiểu Bình”.
“Chính phủ kiểm soát chặt chẽ và điều tra tất cả các cuốn sách về tôn giáo, cấm chúng”, một người làm việc trong một thư viện của một trường đại học ở tỉnh Hà Nam cho hay. Người này thông tin thêm rằng, các trường đại học giảng dạy khoa học và kỹ thuật mà anh biết đã loại bỏ tất cả các sách tôn giáo, còn các trường đại học nghệ thuật và nhân văn vẫn giữ một số lượng nhỏ những cuốn sách như vậy nhưng chỉ giới hạn trong các thư mục đặc biệt, tách biệt và được kiểm soát chặt chẽ.
Khi cộng tác viên của Bitter Winter hỏi thủ thư để mượn một cuốn sách tôn giáo phục vụ cho việc viết một bài luận, thủ thư trả lời rằng chỉ cho phép đọc cuốn sách đó khi người mượn được cấp một giấy phép đặc biệt. Người thủ thư cũng gợi ý rằng không nên viết luận về đề tài tôn giáo bởi nhà nước kiểm soát chặt chẽ các đề tài dạng này. “Nếu bài luận không tuân thủ các chính sách của nhà nước, thì rất khó để vượt qua kỳ thi”, người thủ thư cảnh báo.
“Trẻ em không biết gì về tôn giáo, nhưng chính phủ vẫn ra lệnh cho tất cả các trường mẫu giáo kiểm tra xem có lưu giữ sách tôn giáo hay không”, một giáo viên mẫu giáo ở tỉnh Sơn Đông nói với Bitter Winter. “Những đứa trẻ được yêu cầu phải yêu mến đảng và ủng hộ lãnh đạo Tập Cận Bình. Việc điều tra sách này khiến tôi nhớ về thời Cách mạng Văn hóa”.
Hủy sách cấm là nhiệm vụ chính trị
Theo ghi nhận của Bitter Winter, các trường tiểu học và trung học ở Khu tự trị Nội Mông, tỉnh Liêu Ninh, Sơn Đông và Hà Nam đã phải tổ chức các cuộc họp đặc biệt để thảo luận về các biện pháp nhằm thi hành kế hoạch rà soát và loại bỏ sách cấm được cấp trên yêu cầu triển khai từ tháng 10 đến tháng 12/2019.
Một giáo viên trung học ở Nội Mông nói với Bitter Winter rằng các quan chức của Phòng An ninh và Phòng Văn hóa đã tổ chức nhiều lần việc điều tra các thư viện trường học, coi đây là một phần trong chiến dịch toàn quốc “xóa bỏ các tài liệu khiêu dâm và các ấn phẩm bất hợp pháp”. Nhiều cuốn sách, bao gồm cả sách bằng tiếng Mông Cổ về Phật giáo Tây Tạng và kể cả những sách bằng tiếng Quan thoại viết về 12 con giáp, hay lý giải về giấc mơ, cũng đã bị loại bỏ khỏi các thư viện. “Họ tới kiểm tra thư viện thường xuyên, ngay cả vào Chủ nhật hoặc kỳ nghỉ, gọi cho chúng tôi [để kiểm tra] bất cứ khi nào”, người giáo viên này phàn nàn.
Một giáo viên tiểu học ở tỉnh Sơn Đông tiết lộ rằng tất cả các sách về Kinh thánh và Chúa Jesus đã bị lấy đi khỏi thư viện của trường nơi giáo viên này công tác.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở tỉnh Hà Bắc nói với Bitter Winter rằng trường của ông phải hoàn thành nhiều biểu mẫu và báo cáo theo yêu cầu của cấp trên về việc thực thi kế hoạch rà soát và loại bỏ sách cấm. “Chúng tôi được quán triệt rằng nhiệm vụ này đặc biệt cấp bách và chúng tôi phải phân công nhân sự để thực hiện. Nếu việc rà soát và loại bỏ sách không được thực hiện đúng cách, cá nhân phụ trách sẽ phải chịu trách nhiệm” theo quy định. “Mỗi trường học đã thành lập một nhóm đặc biệt để tự kiểm tra trước. Sau đó, các quan chức trong ngành giáo dục sẽ rà soát lại. Nhà nước không cho phép giới trẻ theo tôn giáo. Phòng Giáo dục đã yêu cầu chúng tôi đảm bảo rằng các học sinh phải tuân theo hệ tư tưởng của ĐCSTQ. Chúng tôi không được cho phép học sinh đọc sách tôn giáo dưới bất cứ hình thức nào”.
Nhiều giáo viên nói với Bitter Winter rằng, chính quyền rất coi trọng chiến dịch điều tra loại bỏ sách cấm trong bối cảnh các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông liên tục nổ ra trong suốt năm qua, các cấp lãnh đạo yêu cầu giáo viên phải coi đây là một nhiệm vụ chính trị.
Theo Bitter Winter, ĐCSTQ tin rằng các cuộc biểu tình ở Hồng Kông sở dĩ diễn ra là vị ngành giáo dục đã thất bại khi thực hiện nhiệm vụ của mình, tức công tác giáo dục giới trẻ ở đặc khu vốn là thuộc địa của Anh thiếu các bài học về truyền thống yêu nước và không kiểm soát đúng mức các loại sách trong thư viện, cho phép học sinh ở đó tiếp cận những loại sách không nên đọc.
Bệnh nhân ở Thành Đô
tái nhiễm virus corona sau khi xuất viện
Một bệnh nhân mắc virus corona ban đầu được xuất viện sau khi hồi phục ở thành phố Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên ở tây nam đã tái nhập viện sau khi xét nghiệm dương tính trong thời gian cách li tại nhà, trung tâm y tế công cộng lâm sàng của thành phố này cho biết hôm thứ Sáu.
Bệnh nhân xét nghiệm dương tính trong một lần kiểm tra 10 ngày sau khi được xuất viện, trung tâm cho biết trong một thông cáo. Các trường hợp tương tự đã được báo cáo ở các khu vực khác.
Kết quả dương tính sau khi xuất viện có thể là do sự chênh lệch trong các mẫu xét nghiệm, tờ Nhân dân Nhật báo của nhà nước đưa tin vào cuối ngày thứ Sáu, dẫn lời một chuyên gia.
Hướng dẫn chính thức cho biết bệnh nhân phải xét nghiệm âm tính với virus hai lần, với ít nhất một ngày giữa các lần kiểm tra, trước khi được cho xuất viện.
Các bệnh viện đã sử dụng mẫu bệnh phẩm từ mũi và họng cho các xét nghiệm như vậy trước khi cho bệnh nhân xuất viện, nhưng giờ bắt buộc phải sử dụng các mẫu từ phổi, nơi virus dễ được phát hiện nhất khi nó phát triển, Lei Xuezhong, một bác sĩ đang nghiên cứu tìm cách chữa trị bệnh viêm phổi do virus corona gây ra ở tỉnh Tứ Xuyên nói với Nhân dân Nhật báo.
Ủy ban Y tế Quốc gia của Trung Quốc khuyến nghị các bệnh nhân hồi phục theo dõi sức khỏe của họ trong 14 ngày, đeo khẩu trang và giảm các hoạt động ngoài trời sau khi rời bệnh viện do rủi ro mắc các mầm bệnh khác.
Chính quyền tỉnh TQ nói
có người ủ virus corona 27 ngày mới phát bệnh
Một người đàn ông 70 tuổi ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc bị nhiễm virus corona nhưng không cho thấy triệu chứng nào cho đến 27 ngày sau đó, chính quyền địa phương cho biết hôm thứ Bảy. Điều này có nghĩa là thời gian ủ bệnh của virus có thể lâu hơn nhiều so với khoảng thời gian được cho là 14 ngày.
Thời gian ủ bệnh dài hơn có thể làm phức tạp các nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan mà đến nay đã giết chết hơn 2.000 người và lan ra bên ngoài Trung Quốc.
Người đàn ông, chỉ được xác định bằng họ là Jiang, vào ngày 24 tháng 1 lái xe hơi trở về Thần Nông Giá, ở tây bắc tỉnh Hồ Bắc, từ Ngạc Châu ở phía đông, nơi ông ta có tiếp xúc với em gái của mình, người đã bị nhiễm virus, theo website của chính phủ tỉnh Hồ Bắc, tâm điểm của dịch bệnh.
Ông này bị sốt vào ngày 20 tháng 2 và xét nghiệm dương tính với virus corona một ngày sau đó, theo thông cáo của chính phủ.