Tin khắp nơi – 21/08/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 21/08/2018

Ông Trump sợ bị buộc tội ‘khai gian’

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20/8 nói rằng ông e rằng bất cứ phát ngôn nào mà ông nói với Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller sau lời tuyên thệ có thể sẽ được sử dụng để cáo buộc ông tội khai man trong quá trình điều tra sự can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ 2016 để giúp ông đắc cử Tổng thong.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, ông Trump đã nhắc lại mối quan ngại của luật sư hàng đầu của ông, ông Rudy Giuliani. Trước đó, ông Giuliani đã cảnh báo rằng hễ ông Trump mà ngồi xuống nói chuyện với ông Mueller sẽ ông có khả năng bị mắc vào ‘bẫy khai man’.

Ông Trump bày tỏ lo ngại rằng các nhà điều tra sẽ so sánh lời khai của ông với lời khai của những người khác đã ra làm chứng trong cuộc điều tra, chẳng hạn như cựu giám đốc FBI James Comey và rằng bất cứ sự không trùng khớp nào giữa những lời khai này sẽ được dùng để chống lại ông.

“Ngay cả khi tôi nói sự thật, họ vẫn biến tôi thành kẻ nói dối,” ông Trump nói. “Điều đó không tốt.”

Bất chấp quan ngại này, ông Trump không bình luận liệu cuối cùng ông có đồng ý ngồi nói chuyện với ông Mueller hay không. Một trong những trọng tâm điều tra của ông Mueller là liệu ban vận động tranh cử của ông Trump có thông đồng với Nga trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2016 và liệu ông Trump có cản trở công lý trong cuộc điều tra hay không.

Ông Trump cũng từ chối cho biết liệu ông có tước quyền tiếp cận an ninh của ông Mueller hay không như ông đã làm với Giám đốc CIA John Brennan, người đã liên tục chỉ trích ông Trump về cách xử lý chính sách đối ngoại và các vấn đề an ninh.

Nga đã bác bỏ cáo buộc can thiệp vào bầu cử Mỹ và ông Trump cũng bác bỏ có sự thông đồng với Nga.

https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-trump-s%E1%BB%A3-b%E1%BB%8B-bu%E1%BB%99c-t%E1%BB%99i-khai-gian-/4536895.html

 

Ông Trump công kích

Công tố viên đặc biệt Mueller

Tổng thống Donald Trump ngày 20/8 tăng cường chỉ trích công tố viên đặc biệt Robert Mueller, cáo buộc đội ngũ của ông Mueller là “thích hủy hoại cuộc sống của người khác” và “tìm cách gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử.”

Twitter của ông Trump được đưa ra sau một bài báo của tờ New York Times nói rằng cố vấn pháp lý của Tòa Bạch Ốc Don McGahn đã hợp tác chặt chẽ với toán của công tố viên đặc biệt điều tra về việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ và việc có thể có thông đồng giữa chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump với Nga.

Cuối tuần qua, ông Trump cương quyết cho rằng cố vấn pháp lý của ông không phải là một “Kẻ Phản bội” như cố vấn pháp lý của Tổng thống Richard Nixon và cáo buộc toán ông Robert Mueller “tìm cách gây rắc rối.” Ông Trump nêu lên sự trái ngược giữa ông McGahn và ông John Dean, cố vấn pháp lý Tòa Bạch Ốc dưới thời Tổng thống Nixon trong vụ bê bối Watergate. Ông Dean cuối cùng hợp tác với các công tố viên và góp phần làm nhiệm kỳ Tổng thống của ông Nixon sụp đổ vào năm 1974, dù ông bị tù một thời gian về tội cản trở công lý.

Ông Dean, cố vấn pháp lý Tòa Bạch Ốc cho Tổng thống Nixon cũng là người thường xuyên chỉ trích ông Trump, hôm 19/8 viết trên Twitte rằng ông nghĩ Tổng thống Trump không biết chút gì về những gì ông McGahn đã nói với ông Mueller. Ông Dean viết rằng “Ông Nixon biết tôi gặp các công tố viên vì tôi có báo cho Tổng thống. Tuy nhiên, ông ấy không nghĩ tôi sẽ khai sự thật với các công tố viên!”

Toán pháp lý ban đầu của ông Trump khuyến khích ông McGahn và các giới chức khác Tòa Bạch Ốc hợp tác với ông Mueller, và ông McGahn đã dành nhiều giờ trong các cuộc phỏng vấn của ông Mueller.

https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-trump-c%C3%B4ng-k%C3%ADch-c%C3%B4ng-t%E1%BB%91-vi%C3%AAn-%C4%91%E1%BA%B7c-bi%E1%BB%87t-mueller/4536776.html

 

Trump không kỳ vọng nhiều

từ đàm phán thương mại Mỹ-Trung

Tổng thống Mỹ Donald Trump không kỳ vọng nhiều tiến bộ từ các cuộc thảo luận với Trung Quốc trong tuần này tại Washington.

Trả lời phỏng vấn Reuters ngày 20/8, ông Trump cho biết ông chưa có thời biểu cụ thể về việc chấm dứt tranh cãi thương mại với Bắc Kinh.

Các cuộc đàm phán tuần này diễn ra trong bối cảnh những mức thuế quan mới của Mỹ đánh vào 16 tỷ đô la trị giá hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực, cùng với các mức thuế trả đũa từ Bắc Kinh trên cùng lượng hàng hóa của Hoa Kỳ.

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ tuần này cũng tiếp nhận các đề nghị về thuế quan đối với thêm 200 tỷ đô la trị giá hàng hóa Trung Quốc nữa.

Ông Trump cho biết các nhà đàm phán của Trung Quốc sắp tới Mỹ nhưng ông không kỳ vọng gì nhiều từ các cuộc thảo luận trung cấp này.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-kh%C3%B4ng-k%E1%BB%B3-v%E1%BB%8Dng-nhi%E1%BB%81u-t%E1%BB%AB-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9-trung/4536880.html

 

Đối đầu về Iran, quan hệ thương mại Mỹ-Trung

 thêm căng thẳng

Thu Hằng

Sau khi đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân được ký năm 2015 giữa Teheran và sáu cường quốc (Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức), Hoa Kỳ đã tái lập loạt trừng phạt đầu tiên nhắm vào Iran từ ngày 06/08/2018. Đợt trừng phạt thứ hai chủ yếu nhắm vào lĩnh vực dầu mỏ của nước Cộng Hòa Hồi Giáo, bắt đầu từ ngày 04/11.

Quyết định của Mỹ làm cho nhiều nước châu Âu, Nga, và đặc biệt là Trung Quốc bất bình. Bắc Kinh tuyên bố tiếp tục các trao đổi mậu dịch với Teheran, đương nhiên trong đó có dầu lửa. Lập trường này của Trung Quốc có nguy cơ làm cho quan hệ thương mại giữa Washington và Bắc Kinh thêm căng thẳng.

Để tránh trừng phạt của Mỹ, nhiều tập đoàn châu Âu đã rời Iran dù Liên Hiệp Châu Âu từng tuyên bố tìm cách hỗ trợ. Ngày 20/08, đến lượt tập đoàn dầu khí Total của Pháp quyết định từ bỏ dự án đầu tư 4,9 tỉ đô la ở miền nam Iran, liên doanh cùng tập đoàn CNPCI của Trung Quốc và Petropars của Iran. Hiện chưa rõ tập đoàn CNPCI của Trung Quốc có thay thế Total đứng đầu liên doanh hay không.

Thế nhưng, Trung Quốc có những biện pháp ngược lại : tiếp tục duy trì quan hệ thương mại với Iran. Một mặt, Bắc Kinh « công khai phản đối các cách đơn phương trừng phạt theo “quyền tài phán cánh tay dài” trong quan hệ đối ngoại », theo nội dung cuộc điện đàm ngày 17/08 giữa ngoại trưởng Vương Nghị và đồng nhiệm Zarif, đồng thời khẳng định quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Iran không thể bị tác động vì lợi ích của bất kỳ cá nhân nào.

Theo nhận định của The Wall Street Journal ngày 18/08, dường như để thách thức Hoa Kỳ, Trung Quốc thậm chí có thể tăng khối lượng dầu nhập khẩu từ Iran.

Bên cạnh yếu tố chính trị, ngoại giao, không chấp nhận sự áp đặt trừng phạt của Mỹ, về mặt kinh tế, Trung Quốc cần nhập khẩu dầu lửa của Iran. Thực vậy, Trung Quốc là khách hàng quan trọng nhất của ngành dầu mỏ Iran, nhập gần 1/4 tổng sản lượng dầu xuất khẩu của nước này. Theo trang Gazeta.ru, được Sputnik dẫn lại, trong vòng ba năm gần đây, lượng tiêu thụ dầu lửa tại Trung Quốc tăng trung bình 5% mỗi năm so với mức tăng trung bình 1,7% trên thế giới. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (AIE) thẩm định Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là những nước có nhu cầu năng lượng lớn nhất từ nay cho đến năm 2030.

Ngoài ra, trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ, ngay từ tháng 03/2018, Trung Quốc đã tiến hành nhiều giao dịch quốc tế bằng nhân dân tệ (yuan). Bắc Kinh muốn đi xa hơn khi dùng tiền Trung Quốc để nhập dầu lửa nhằm tránh trừng phạt của Mỹ vì giao dịch bằng đô la. Đô la Mỹ cũng bị Iran tẩy chay. Ngay từ tháng 04/2018, Teheran đã tiến hành mọi giao dịch quốc tế bằng euro. Đồng tiền chung châu Âu cũng được Liên Hiệp Châu Âu và Ấn Độ sử dụng để tiếp tục mua khí đốt của Iran.

Trong khi đó, Hoa Kỳ đã đưa ra những lời đe dọa, chỉ đích danh Trung Quốc, cũng như những nước tiếp tục nhập dầu của Iran, sẽ phải đối mặt với những hậu quả sau khi loạt trừng phạt thứ hai nhắm vào Iran có hiệu lực kể từ ngày 04/11.

Để bảo đảm cho các biện pháp trừng phạt được tuân thủ nghiêm ngặt, Hoa Kỳ thành lập « Nhóm hành động về Iran ». Phát biểu trong lễ nhậm chức đứng đầu « Nhóm hành động », ông Brian Hook, một chuyên gia về Iran khẳng định : « Mục tiêu là cắt hoàn toàn khối lượng dầu nhập khẩu từ Iran ở mỗi nước từ nay đến ngày 04/11 ».

Sự đối đầu về hồ sơ Iran sẽ còn khiến quan hệ Mỹ-Trung thêm phức tạp trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc. Bất bình vì thâm hụt thương mại hơn 24 tỉ đô la với Trung Quốc và hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ gấp bốn lần khối lượng nhập khẩu, tổng thống Donald Trump lần lượt đưa ra các đợt tăng thuế hàng nhập khẩu Trung Quốc, với tổng trị giá lên đến 200 tỉ đô la để lấy lại cân bằng.

Trả lời Reuters ngày 20/08, chủ nhân Nhà Trắng cho biết không trông đợi nhiều lắm vào các cuộc đàm phán với đại diện thương mại Trung Quốc, dự kiến diễn ra ngày 22 và 23/08 tại Washington. Cuộc đối đầu dường như sẽ chưa có hồi kết vì tổng thống Trump không giới hạn thời gian để chấm dứt cuộc khủng hoảng thương mại Mỹ-Trung, vì ông có «một chiến lược dài hơi ».

Phía Trung Quốc cũng chưa rõ bước tiếp theo của chính quyền Mỹ. Một nguồn tin thân cận với chính quyền Bắc Kinh cho Financial Times biết : « Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng vì họ không biết cuộc chiến này cuối cùng sẽ dẫn đến đâu ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180821-doi-dau-ve-iran-quan-he-thuong-mai-my-trung-them-cang-thang

 

Trump: Nhiều khả năng

tôi sẽ gặp lại Kim Jong Un

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngày 20/8 tuyên bố có nhiều phần chắc sẽ gặp lại nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Trong cuộc phỏng vấn với Reuters, ông Trump nói ông tin là Bình Nhưỡng đã có những bước cụ thể tiến tới phi hạt nhân hóa dù nhiều người ngờ vực về ý chí của ông Kim muốn từ bỏ kho võ khí hạt nhân.

Trong khi nhấn mạnh rằng “nhiều điều tốt đang xảy tới” với Triều Tiên, ông Trump cũng chỉ trích Trung Quốc rằng Bắc Kinh không tận lòng hỗ trợ như trước bởi vụ tranh cãi thương mại với Hoa Kỳ.

“Tôi dừng các cuộc thử hạt nhân của Triều Tiên. Tôi dừng các vụ thử phi đạn của Triều Tiên. Nhật ngỡ ngàng. Còn gì tiếp nữa? Ai biết được? Qúy vị sẽ thấy,” ông Trump nói.

Khi được hỏi cuộc gặp tiếp theo với ông Kim Jong Un có khả năng sớm diễn ra hay chăng, Tổng thống Trump nói: “Nhiều phần chắc chúng tôi sẽ gặp lại nhau, nhưng tôi không muốn bình luận.” Ông Trump cũng không cho biết chi tiết về thời gian và địa điểm của cuộc gặp.

Đáp câu hỏi liệu Bình Nhưỡng có thực hiện các bước cụ thể để phi hạt nhân hóa thay vì chỉ phá hủy một địa điểm thử nghiệm bom hạt nhân trước thượng đỉnh, nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng “Tôi là là họ đã có,” nhưng ông không nói gì thêm cụ thể.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-nhi%E1%BB%81u-kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-t%C3%B4i-s%E1%BA%BD-g%E1%BA%B7p-l%E1%BA%A1i-kim-jong-un/4536875.html

 

Bất đồng Mỹ-Bắc Triều Tiên

vẫn đe dọa ổn định trên bán đảo Triều Tiên

Mai Vân

Từ đầu năm đến nay, tình hình bán đảo Triều Tiên đã lắng dịu sau một thời gian dài căng thẳng. Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã tăng cường các cử chỉ hòa giải, trong lúc đối thoại đã được tái lập giữa Bình Nhưỡng và Washington.

Tuy nhiên, trong một bài phân tích ngày 18/08/2018 vừa qua, tuần báo Anh The Economist đã lên tiếng cảnh báo : « Đừng để bị tình hình yên ổn hiện thời trên bán đảo Triều Tiên đánh lừa». Theo tờ báo này, bất chấp những thành công ngoại giao bề mặt trong thời gian gần đây, những hiểm nguy vẫn đầy rẫy trên bán đảo Triều Tiên

Không khí hòa giải

The Economist lược lại : Điểm cần phải ghi nhận trước tiên là không khí hòa dịu giữa hai miền Nam và Bắc Triều Tiên, xuất hiện từ đầu năm, đã tiếp tục được chính quyền hai bên cụ thể hóa trong những ngày cuối tháng Tám này, với liên tiếp hai sự kiện đầy ý nghĩa biểu tượng.

Hôm 20/08/2018, lần đầu tiên từ 3 năm nay, một số gia đình bị ly tán sau Hiệp Định Đình Chiến chia cắt 2 miền Triều Tiên lại có cơ hội trùng phùng với nhau, dù chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Trước đó hai hôm, ngày 18/08, lần thứ hai trong không đầy một năm, vận động viên thể thao Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên lại cùng nhau diễu hành dưới cùng một lá cờ thống nhất tại Á Vận Hội Jakarta 2018.

Đây không phải là một điều mới lạ, vì hai đoàn Nam-Bắc Triều Tiên cũng đã từng đi dưới một lá cờ chung tại Thế vận hội mùa đông hồi tháng 2 tại PyeongChang (Hàn Quốc). Thế nhưng cuộc diễu hành chung tại ASIAD 2018 có ý nghĩa mạnh mẽ hơn vì diễn ra bên ngoài bán đảo Triều Tiên, như thể là cả Seoul lẫn Bình Nhưỡng đều muốn khẳng định trước thế giới ý chí hòa giải của mình.

Theo đa số các nhà quan sát, chính thái độ hòa hoãn trở lại của Bắc Triều Tiên, tạm ngưng tất cả các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa và sẵn sàng đối thoại với Hàn Quốc và Hoa Kỳ là yếu tố quan trọng giúp giảm bớt tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên từ đầu năm đến nay.

Thái độ mới của Bình Nhưỡng đã dẫn đến một loạt những cuộc gặp gỡ trong thời gian qua, kể cả ở cấp cao nhất, giữa Bắc Triều Tiên với hai đối thủ truyền thống là Mỹ và Hàn Quốc, cũng như là với đồng minh cố hữu của Bình Nhưỡng là Trung Quốc.

Trong những ngày tới đây, mặt trận ngoại giao với Bắc Triều Tiên là trung tâm sẽ sôi nổi trở lại, với ít nhất là hai cuộc họp thượng đỉnh đã được chính thức xác nhận :

Trước hết là Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Triều lần thứ ba giữa lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, mà hai bên đã đồng ý tổ chức ở Bình Nhưỡng trước cuối tháng 9, cho dù thời điểm cụ thể chưa được xác định.

Ngoài ra, cũng sẽ có một cuộc họp thượng đỉnh giữa Kim Jong Un và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cũng ở Bình Nhưỡng, nhân chuyến công du Bắc Triều Tiên đầu tiên của ông Tập Cận Bình. Theo nhật báo Singapore The Straits Times ngày 18/08 vừa qua, thì rất có khả năng chủ tịch Trung Quốc đến Bình Nhưỡng vào tháng 9 theo lời mời của lãnh đạo Bắc Triều Tiên nhân kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên ngày 09/09.

Thành công ngoại giao của Kim Jong Un

Đối với The Economist, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã thành công trong việc phá vỡ tình thế cô lập của mình.

Trước hết là với người anh em ở miền Nam. Cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ ba vào tháng 9 tới đây diễn ra trong bối cảnh mà Kim Jong Un nhà độc tài miền Bắc, và Moon Jae In, tổng thống dân cử của miền Nam, mới chỉ gặp nhau lần đầu tiên vào tháng Tư vừa qua, đánh dấu một thay đổi cực kỳ nhanh chóng sau thời kỳ quan hệ lạnh giá trước đây do các vụ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên.

Lãnh đạo Bình Nhưỡng cũng thành công trong việc giải hòa với đàn anh Trung Quốc, vốn rất bất bình trước những vụ thử hạt nhân và tên lửa tại Bắc Triều Tiên. Cụ thể là sau một thời gian dài lạnh nhạt, trong năm nay, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ba lần mời Kim Jong Un đến Trung Quốc, và sắp tới đây, sẽ ghé thăm Bình Nhưỡng lần đầu tiên trong tư cách lãnh đạo Trung Quốc. Theo The Economist, dù chưa có bên nào xác nhận chuyến thăm, nhưng lệnh hủy bỏ đột ngột các chuyến thăm của du khách Trung Quốc tới Bắc Triều Tiên, thông báo về việc « tân trang » tất cả các khách sạn ở Bình Nhưỡng, cộng thêm một chiến dịch trấn áp buôn lậu dọc theo biên giới hai nước, đấy có thể là dấu hiệu về một chuyến thăm cấp cao sắp tới.

Hàn Quốc và Trung Quốc đều là đối thủ của ông Kim Jong Un trong một trận đấu cờ bốn người. Đối thủ quan trọng nhất là Hoa Kỳ cũng đã được lãnh đạo Bình Nhưỡng xử lý tốt, với cuộc họp thượng đỉnh với tổng thống Donald Trump tại Singapore vào đầu tháng Sáu.

Ông Trump đã tuyên bố đó là một chiến thắng cho hòa bình trên trái đất, và đó là nhờ vào ông. Tuy nhiên, ông Kim đã nhân dịp đó vươn mình ra trước ánh đèn sân khấu. Giai đoạn tiếp theo có thể là tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào cuối tháng Chín, và biết đâu chừng, một chuyến thăm Nhà Trắng ở Washington.

Bất đồng từ phía Mỹ

Mọi sự có vẻ như rất suôn sẻ, những theo The Economist, các cộng sự viên của ông Trump không thấy là mọi sự đều tốt đẹp. Cho đến nay, nền ngoại giao hậu thượng đỉnh Singapore hầu như có rất ít kết quả.

Ngoài việc đình chỉ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa, Bắc Triều Tiên đã khẳng định rằng họ đã tỏ thêm một số thiện chí như tháo dỡ một khu thử nguyên tử ngầm dưới lòng đất, và trao trả cho Mỹ hài cốt của 55 lính Mỹ bị mất tích trong chiến tranh Triều Tiên 1950-53. Đối với Bắc Triều Tiên, các thiện chí rõ ràng đó xứng đáng để Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, và nhất là đàm phán về một điểm quan trọng trong thỏa thuận Trump-Kim tại Singapore : đó là thiết lập một « chế độ hòa bình » bền vững trên bán đảo Triều Tiên, tức là thay thế thỏa thuận đình chiến bằng một hòa ước toàn diện.

Theo tuần báo Anh, các nhà đàm phán Mỹ, vốn biết rõ là tổng thống của họ đã bị che mắt như thế nào ở Singapore, có cái nhìn khác. Theo họ, việc « phi hạt nhân hóa » được đồng ý ở Singapore đối với Bắc Triều Tiên chỉ có nghĩa là loại bỏ toàn bộ lực lượng Mỹ ra khỏi bán đảo Triều Tiên, cùng với chiếc ô hạt nhân Mỹ dùng để che chở Hàn Quốc. « Chế độ hòa bình » cũng hàm nghĩa như vậy.

Đầu tháng 8 này, đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Harry Harris, cựu tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, nói rằng bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc chính thức kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên phải bắt đầu với một tuyên bố của Bắc Triều Tiên xác định địa điểm các cơ sở hạt nhân của họ.

Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà đàm phán Bắc Triều Tiên vẫn không chấp nhận cho biết số lượng vũ khí hạt nhân, chứ đừng nói chi là thảo luận về việc tháo dỡ vũ khí. Vox, một trang web tin tức của Mỹ, tiết lộ rằng trong các cuộc thảo luận mới nhất ở Bình Nhưỡng, ông Pompeo đã đề nghị Bắc Triều Tiên bàn giao 60-70% số đầu đạn hạt nhân (được cho là lên đến 60 chiếc) trong vòng sáu hoặc tám tháng. Thế nhưng yêu cầu này đã bị bác bỏ, thậm chí Bắc Triều Tiên còn cho rằng đó là những đề nghị không khác gì của «xã hội đen».

Mỹ đã mất khả nang gây sức ép tối đa

Người Mỹ hiện đang gặp rắc rối. Các biện pháp được thiết kế để trừng phạt Bắc Triều Tiên có nguy cơ không còn hiệu nghiệm.

Trung Quốc là một người thực thi chính, đã ủng hộ các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng. Nhưng sau hội nghị Singapore, Trung Quốc đã mặc nhiên nới lỏng kiểm soát, và hiện nay, trong bối cảnh một cuộc chiến thương mại toàn diện với Mỹ, Bắc Kinh sẽ không mặn mà trong việc hỗ trợ Mỹ trên vấn đề Bắc Triều Tiên. Sự xuất hiện của ông Tập Cận Bình tại Bình Nhưỡng sẽ là tín hiệu về sự khôi phục quan hệ kinh tế Trung-Triều.

Nga cũng sẽ không giúp Mỹ. Kể từ tháng 9 năm ngoái, hơn 10.000 người Bắc Triều Tiên đã được đăng ký làm việc tại Nga – trái với lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc.

Về phía Hàn Quốc, ông Moon Jae In là một người ủng hộ mạnh mẽ yêu cầu của Bắc Triều Tiên về một hòa ước. Lời hứa của ông hôm 15/08 về tuyến đường bộ và đường sắt nối với Bắc Triều Tiên phản ánh hy vọng của ông về một sự thịnh vượng chung của cả hai miền.

Washington không mấy hài lòng với hành động của ông Moon, nhưng cho đến nay tổng thống Hàn Quốc khéo léo tránh không để lộ các bất đồng với Hoa Kỳ về vấn đề Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, theo The Economist, lợi ích của Hàn Quốc và Mỹ chắc chắn không giống nhau. Với tính khí của mình, tổng thống Trump có thể ngày một, ngày hai cho rằng ông Moon đã phản bội ông – với những hậu quả không lường trước được. Ông Trump cũng có thể, đột nhiên cho rằng người bạn mới của ông là Kim Jong Un đã lừa ông và phản ứng với một cơn giận dữ.

Tạp chí Anh kết luận : Do việc biện pháp trừng phạt trở thành một công cụ kém hiệu quả hơn, một lựa chọn quân sự – từng được gọi là « cú đấm sặc máu mũi» – có thể là giải pháp. Tóm lại, bất chấp bề nổi ngoại giao tươi sáng, nguy hiểm vẫn ẩn sâu trên bán đảo Triều Tiên.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180821-bat-dong-my-bac-trieu-tien-van-de-doa-on-dinh-tren-ban-dao-trieu-tien-ok

 

Tòa Bạch Ốc bác điều kiện

thả mục sư người Mỹ của Thổ Nhĩ Kỳ

Chính quyền của Tổng thống Trump vừa từ chối đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ là sẽ trao trả mục sư người Mỹ sau gần hai năm giam giữ, nếu Hoa Kỳ miễn trừng phạt cho một ngân hàng của nước này.

Wall Street Journal dẫn lời một giới chức cấp cao của Tòa Bạch Ốc cho biết yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chỉ được xem xét sau khi mục sư Andrew Brunson được thả ra.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn Hoa Kỳ chấm dứt cuộc điều tra ngân hàng Halkbank, mà phía Mỹ cho rằng có thể đã vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Đổi lại, Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị trao trả mục sư Andrew Brunson, nhân vật trọng tâm trong vụ căng thẳng quan hệ ngày càng trầm trọng giữa hai nước.

Tuy nhiên, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bác ý tưởng này và nói rằng sẽ không có thỏa thuận nào một khi mục sư Brunson vẫn còn bị tù, vẫn theo Wall Street Journal.

Mục sư Brunson bị Thổ Nhĩ Kỳ bắt giam kể từ năm 2016 với cáo buộc trợ giúp cho âm mưu đảo chính chống lại Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Vụ việc đã nhanh chóng làm xấu đi mối quan hệ giữa Washington và Ankara. Hai bên công kích nhau ngày càng thậm tệ và dùng thuế quan để trả đũa.

Hôm thứ Sáu, một tòa án hình sự cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ đã bác kháng cáo của mục sư Brunson đòi được bỏ án quản thúc tại gia và được phép đi ra nước ngoài, sau khi kháng cáo của ông đã bị tòa án cấp thấp hơn bác.

Mục sư Tin Lành Brunson đã sống ở Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn 23 năm với vợ và ba đứa con, CNN dẫn nguồn từ Trung tâm Luật và Tư pháp Mỹ (ACLJ), một tổ chức do Luật sư Jay Sekulow dẫn đầu vận động cho việc phóng thích ông Brunson, cho biết.

Vào tháng 10 năm 2016, vài tháng sau khi cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ, mục sư Brunson đã bị bắt và bị buộc tội âm mưu lật đổ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Ông bị chính thức truy tố vào tháng Ba về tội gián điệp và liên kết với các tổ chức khủng bố, với cáo buộc đã hỗ trợ cho Đảng Công nhân người Kurd, một tổ chức bị đặt ngoài vòng pháp luật, cũng như cho Phong trào Gulen, nhóm mà Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng đã dàn xếp nỗ lực đảo chính.

Đầu tháng này, Tổng thống Trump đã đánh thuế gấp đôi lên khoảng 1 tỷ đôla thép và nhôm của Thổ Nhĩ Kỳ, một động thái được cho là nhằm trừng phạt Ankara vì không chịu trả tự do cho mục sư Brunson. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ trả đũa tương đương lên hàng xuất khẩu của Mỹ.

Ngoài ra, Hoa Kỳ còn áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các bộ trưởng tư pháp và nội vụ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuần trước, Tòa Bạch Ốc nói mức thuế mới đối với thép và nhôm của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn được giữ nguyên ngay cả khi mục sư Brunson được thả ra, vì hai vấn đề này không liên quan với nhau. Tuy nhiên, chính quyền ông Trump cho biết sẽ xem xét lại các biện pháp trừng phạt đối với hai quan chức Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến vi phạm nhân quyền nếu ông Brunson được thả.

Căng thẳng trong mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ đã liên tục tăng lên trong nhiều tuần, ngay cả khi hai đồng minh NATO vẫn hợp tác trong các lĩnh vực khác, trong đó có việc điều phối căn cứ không quân của Mỹ ở Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ.

https://www.voatiengviet.com/a/toa-bach-oc-bac-dieu-kien-tha-muc-su-nguoi-my-cua-tho-nhi-ky/4536440.html

 

Microsoft: Tin tặc Nga nhắm tấn công

các think-tank bảo thủ của Mỹ

Microsoft cho biết là tập đoàn này hồi tuần trước đã chặn đứng các âm mưu tấn công nhắm các tổ chức tư vấn chính sách bảo thủ của Mỹ bằng cách khống chế các trang web mà tin tặc đã thiết kế để nhái các trang web của Viện Cộng hòa Quốc tế (International Republican Institute- IRI) và Viện nghiên cứu Hudson (Hudson Institute). Khách truy cập được chuyển tới một địa chỉ giả mạo và tại đây được yêu cầu điền tên người dùng và mật khẩu.

Chính quyền Nga chưa bình luận ngay lập tức về tin này nhưng dự kiến điện Kremlin sẽ có phản ứng trễ hơn trong ngày hôm nay, thứ Ba 21/8. Điện Kremlin thường bác bỏ các cáo buộc cho rằng họ đã dùng tin tặc để ảnh hưởng tới các cuộc bầu cử và quan điểm chính trị tại Hoa Kỳ.

Coi những cáo buộc như này như là một phần trong chiến dịch chống Nga được thiết kế để biện minh cho các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, họ nói rằng họ muốn cải thiện không làm tồi tệ thêm mối quan hệ với Washington.

Đêm 20/8, tập đoàn Microsoft tải thông điệp sau đây lên trang blog của họ:

“Chúng tôi lo ngại rằng những âm mưu như thế này và các nỗ lực khác đặt ra một mối đe dọa an ninh cho một loạt các tổ chức có liên kết với cả hai đảng chính trị Mỹ trong cuộc bầu cử năm 2018”.

Viện Cộng hòa quốc tế có một Hội đồng Quản trị gồm nhiều nhân vật tai to mặt lớn trong đảng Cộng hòa, trong đó có Thượng nghị sĩ John McCain, người thường xuyên chỉ trích các quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Nga, và những tai tiếng của Moscow về nhân quyền.

Viện Hudson, một tổ chức bảo thủ khác, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về nhiều chủ đề trong đó có an ninh mạng. Viện này còn theo dõi sự leo thang của các ‘chế độ đạo tặc’ (kleptocracy), đặc biệt là ở Nga. [Kleptocracy được định nghĩa là một chế độ chính trị tham nhũng, nơi mà chính phủ tồn tại để làm giàu cá nhân và củng cố thế lực chính trị của giới thống trị]. Viện Hudson cũng thường chỉ trích nhà nước Nga, theo tường trình của tờ New York Times.

Giám đốc của dự án Bảo vệ Nền Dân chủ Kỹ thuật số của Đại học Harvard, ông Eric Rosenbach, nói với tờ New York Times:

“Người Nga đang tiếp tục các cuộc tấn công mà họ cho là nhắm vào các lợi ích quốc gia của chính họ”.

Ông nói tiếp:

“Mục đích của họ là gây gián đoạn và hạ uy tín của bất kỳ tổ chức, đoàn nhóm nào dám thách thức Nga và các hoạt động của chính quyền Nga ở trong nước cũng như trên khắp thế giới.”

Tập đoàn Microsoft lên tiếng trong bối cảnh căng thẳng trên mạng giữa Moscow và Washington đang leo thang trong thời gian dẫn tới các cuộc bầu cử quốc hội Mỹ vào tháng 11 năm nay.

 

Hồi tháng 7, một bồi thẩm đoàn liên bang tại Hoa Kỳ đã kết tội 12 nhân viên tình báo Nga về tội xâm nhập hệ thống máy tính của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton và Đảng Dân chủ.

Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang điều tra vai trò của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và liệu chiến dịch tranh cử của ông Trump có thông đồng với người Nga trong cuộc đầu phiếu hay không. Nga bác bỏ những lời tố cáo cho rằng họ đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, và Tổng thống Trump cũng bác bỏ những cáo buộc, nói rằng không có bất kỳ sự thông đồng nào với Nga.

Cuối tháng trước, Facebook (FB) cho biết đã xóa bỏ 32 trang mạng và nhiều tài khoản giả mạo sử dụng FB, trong một nỗ lực chống lại can thiệp của nước ngoài trong thời gian dẫn tới các cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ.

https://www.voatiengviet.com/a/microsoft-tin-tac-nga-nham-tan-cong-cac-thinktank-bao-thu-my/4537575.html

 

Mỹ trục xuất lính canh trại Phát xít về Đức

Chris Hannas

Mỹ vừa trục xuất người cuối cùng được biết làm việc cho Phát xít về Đức sau nhiều năm bị áp lực về pháp lý, ngoại giao và chính trị.

Người vừa bị trục xuất, Jakiw Palij, đã sống ở khu vực Queens của thành phố New York mấy chục năm qua sau khi tới Mỹ vào năm 1949.

Mỹ sẽ không dung thứ cho những ai phạm tội ác của Phát xít và những vi phạm về nhân quyền.

Nhà Trắng

Nhà Trắng nói trong một thông cáo rằng cơ quan di trú đã thi hành lệnh trục xuất người này vào sáng ngày 21/8.

Không rõ liệu ông Palij, 95 tuổi, sẽ đối mặt với những thủ tục pháp lý gì ở Đức.

“Việc trục xuất ông Palij gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng: Mỹ sẽ không dung thứ cho những ai phạm tội ác của Phát xít và những vi phạm về nhân quyền, và họ sẽ không tìm được thiên đường an toàn trên đất Mỹ,” Nhà Trắng cho biết.

Ông Palij trở thành công dân Mỹ vào năm 1957, nhưng vào năm 2001 đã thú nhận với các nhà điều tra của Bộ Tư pháp rằng ông từng là một lính canh tại trại tập trung của Phát xít Đức ở Ba Lan lúc đó đang bị Đức chiếm đóng. Ông bị tước quốc tịch Mỹ vì lý do ông đã có nó một cách bất hợp pháp và vào năm 2004 một quan tòa về di trú ra lệnh trục xuất ông.

 

Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, ông Palij được đào tạo và làm lính canh tại trại tập trung lao động cưỡng bức Trawniki. Tại đây vào tháng 11/1943, lực lượng SS của Phát xít giết hơn 6.000 người Do thái chỉ trong một ngày.

“Bằng việc ngăn chặn sự đào thoát của những tù nhân này trong thời gian làm việc tại trại Trawnkiki, ông Palij đã đóng một vai trò không thể thiếu được trong việc đảm bảo rằng số phận bi thảm của những người này sau đó nằm trong tay của Phát xít,” theo Bộ Tư pháp Mỹ.

Mỹ sẽ không bao giờ là một thiên đường an toàn cho những ai đã từng tham gia vào các tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh, và những vi phạm về nhân quyền.

Jeff Sessions, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ

Trước đây, chính phủ Mỹ đã yêu cầu Đức và các quốc gia khác nhận ông Palij nhưng những yêu cầu đó liên tục bị từ chối.

Năm ngoái, các nhà lập pháp đại diện cho New York đã mở một chiến dịch mới, tập trung vào trường hợp của ông Palij, và Nhà Trắng nói trong thông cáo ra ngày 21/8 rằng Tổng thống Donald Trump coi nó là một ưu tiên hàng đầu của chính phủ ông.

“Thông qua những cuộc thương lượng lớn, Tổng thống Trump và đội ngũ của ông đã có thể trục xuất ông Palij trở về Đức và nâng cao nỗ lực hợp tác của Mỹ với một đồng minh quan trọng ở châu Âu,” Nhà Trắng nói và đồng thời chê trách các chính quyền trước đây đã không thể tiến hành việc trục xuất.

Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions nói bộ của ông trước đây đã giúp trục xuất 67 lính Phát xít khác một cách thành công và rằng Mỹ “sẽ không bao giờ là một thiên đường an toàn cho những ai đã từng tham gia vào các tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh, và những vi phạm về nhân quyền.”

https://www.voatiengviet.com/a/my-truc-xuat-linh-gac-phat-xit-ve-duc/4537725.html

 

Vì sao giới trẻ Mỹ nay thích Chủ nghĩa Xã hội?

Nguyễn Quang Duy

Kết quả khảo sát của hãng Gallup vào tháng 8/2018 cho thấy 51% số người trẻ ở Mỹ và 57% số người theo đảng Dân Chủ thích chủ nghĩa xã hội.

Số liệu trên phù hợp với sự kiện các phụ nữ trẻ thuộc tổ chức Dân chủ Xã hội Hoa Kỳ (Democratic Socialists of America) thắng các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân Chủ.

Mạng lưới điệp viên Nga cài cắm ở Mỹ

Bà Stephanie Ngọc Dung Murphy thành Nghị sỹ QH Mỹ

Ai đang muốn đưa Chủ nghĩa Toàn trị trở lại?

Bản chất của CNXH đặc sắc Trung Quốc là gì?

Thêm người gốc Việt vào lập pháp California?

Theo dự đoán sẽ có người thắng cử Hạ Viện vào tháng 11/2018 này.

Ở Việt Nam vì Đảng Cộng sản đã độc tôn sử dụng và diễn giải cụm từ ‘Chủ nghĩa Xã hội’ theo cách riêng của họ từ nhiều năm nên nhiều người Việt cả hai phía theo và chống cộng đến nay vẫn mang định kiến về chủ nghĩa này.

Nhưng bạn có thể không biết chính Đức Huỳnh Phú Sổ (1920-1947) đã sáng lập Phật Giáo Hòa Hảo và Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng để truyền bá tư tưởng dân chủ xã hội đến quần chúng Việt Nam.

Chủ trương Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng gồm chính trị cho toàn dân, chống độc tài dưới mọi hình thức và xây dựng dân chủ để thực thi công bằng xã hội.

Trước đây tôi viết bài ‘Tù mù về Chủ nghĩa Marx’ đăng trên diễn đàn BBC để góp ý nhà báo Bùi Tín và cách hiểu sơ sài của ông về các đảng Dân chủ Xã hội tại Âu châu dù đã sống ở Pháp 20 năm.

Lần này xin đề cập đến khuynh hướng dân chủ xã hội tại Hoa Kỳ và nhân tiện thảo luận về tình trạng phân hóa giàu nghèo tại Việt Nam và nêu ra đường hướng giải quyết.

Hai nước Mỹ: một giàu một nghèo

Nhà tư tưởng xã hội Michael E. Harrington là người khai sinh Tổ Chức Dân chủ Xã hội Hoa Kỳ.

Ông là người theo Công giáo, học trường dòng và từ năm 1951 đến năm 1953 làm biên tập viên tờ Công nhân Công giáo tại New York.

Năm 1954, ông gia nhập Liên minh Xã hội Độc lập, một tổ chức theo đường lối của Leon Trotsky do Max Shachtman đứng đầu.

Năm 1962, ông ra mắt cuốn sách “Có một nước Mỹ khác” (The Other America), với phụ đề “Nghèo khó ở Mỹ” (Poverty in the United States), tôn chỉ được ghi rõ ở trang bìa “Cuốn sách này phát động cuộc chiến chống lại nghèo khó”.

Ba Lan và bài học cải tổ chính trị hậu cộng sản

Ai xây “chủ nghĩa tư bản man rợ” ở VN?

Chủ nghĩa Xã hội đang ‘nhen nhóm’ ở Mỹ?

Hậu Cộng sản – cuộc chuyển đổi ‘chưa có điểm kết’

Năm 1972, Harrington nhận chức chủ tịch Đảng Xã hội Chủ nghĩa và xây dựng Uỷ ban Dân chủ Xã hội (DSOC – Democratic Socialist Organizing Committee).

Đến năm 1981, Ủy Ban Dân chủ Xã hội cùng tổ chức Hoa Kỳ mới (New America) hình thành tổ chức Dân chủ Xã hội Hoa Kỳ (Democratic Socialists of America). Ông lãnh đạo tổ chức này cho đến khi mất năm 1989.

Như đã giới thiệu đầu bài tổ chức này đã thắng nhiều cuộc bầu cử sơ bộ đảng Dân Chủ vừa qua.

Theo Harrington có hai nước Mỹ: một của người giàu và một của người nghèo.

Quyền lực chính trị và kinh tế đều nằm trong tay người giàu và vì vậy chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng, người đã giàu lại càng giàu hơn.

Thế giới của người nghèo, trong nền kinh tế “tăng trưởng thô bạo” (ruthless growth) ngày càng mở rộng, càng nghèo là nguyên nhân mọi vấn nạn xã hội.

Theo Harrington, muốn thay đổi xã hội phải dứt khoát từ bỏ đấu tranh giai cấp do Karl Marx đề ra, phải thực hiện đấu tranh chính trị, phải tái cấu trúc hệ thống các đảng chính trị và phát động cuộc chiến chống lại nghèo khó.

Chính trị Hoa Kỳ rất đơn giản về đảng phái

Chiến tranh TM Mỹ-Trung: Giai đoạn hai có gì lạ?

Trump đàm phán ‘cứng rắn’ với Nato

Trump ‘phàn nàn về Trung Quốc’

Hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ thật sự bao gồm hàng ngàn tổ chức chính trị, các nhóm dân sự nhỏ, hàng chục triệu thành viên tham gia với tư cách cá nhân.

Các nghiệp đoàn Mỹ đều tích cực gây ảnh hưởng chính sách, ủng hộ và vận động cử tri tham gia bỏ phiếu đảng nào đấu tranh bảo vệ quyền lợi của nhiệp đoàn đó.

Tổng thống Donald Trump đắc cử chính là nhờ có đường lối rõ ràng bảo vệ quyền lợi công nhân chống lại bất công do thương mãi toàn cầu hóa gây ra được nhiều nghiệp đoàn lớn ủng hộ và vận động cử tri bầu cho ông.

Còn các nhóm theo chủ nghĩa xã hội và dân chủ xã hội hầu như đều gia nhập cánh tả là đảng Dân Chủ.

Theo Luật Liên bang, Tổ chức Dân chủ Xã hội Hoa Kỳ là một hội phi vụ lợi nếu chi tiêu của tổ chức này cho vận động chính trị ít hơn 50% ngân sách chung.

Còn về hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, ở cấp liên bang không có cơ quan nào kiểm soát đảng viên, các hoạt động hoặc quan điểm chính trị của đảng viên.

Ở cấp tiểu bang các Uỷ Ban của đảng sẽ chịu trách nhiệm gây quỹ và tổ chức bầu cử sơ bộ.

Đa số các đảng viên gia nhập đảng chỉ để bầu chọn người đại diện cho quyền lợi và niềm tin của họ.

Đảng viên không có bất cứ quyền lợi, nghĩa vụ hay bó buộc nào liên quan đến đảng mình ghi danh.

Mọi cử tri có thể thay đổi đảng một cách hết sức dễ dàng chỉ cần ghi danh là có quyền bầu đại diện trong cuộc bầu cử sơ bộ.

Các Ủy Ban không có quyền ngăn cản người ra tranh cử ngay cả khi người ấy bất đồng quan điểm đa số trong đảng hay công khai chống lại các mục tiêu của đảng.

Quyết định ai đại diện đảng ra tranh cử thuộc về đa số cử tri đi bầu.

Tất cả các chính trị gia đều phải qua cuộc bầu cử sơ bộ. Chính trị gia thắng cử sơ bộ sẽ được Ủy Ban vận động tranh cử với các đảng khác.

Về giàu nghèo ở VN và giới tư bản mới

Tư tưởng Marx ‘không phải là già cỗi’

5 điều đáng nhớ về Karl Marx

Karl Marx được tôn thờ từ khi nào?

Bằng cách công khai tranh luận chính sách các chính trị gia lôi cuốn các nhóm nhỏ và cá nhân gia nhập đảng, xây dựng sức mạnh chiến thắng đối phương.

Quyền hạn của chủ tịch đảng được giới hạn trong việc tổ chức bầu cử. Lãnh đạo đảng là những chính trị gia thắng cử như Tổng Thống, lãnh đạo đảng ở Thượng Viện và Hạ Viện.

Xã hội Mỹ là xã hội tự do, dân sự, đa văn hóa, đa nguyên, đa dạng nên chính nhờ phương cách sinh hoạt chính trị này người Mỹ không bị ràng buộc bởi ý thức hệ, không cực đoan chính trị, dễ đồng thuận, dễ thỏa hiệp và rất thực dụng.

Tư tưởng chính trị qua các đời tổng thống

Tư tưởng xã hội của Harrington đã ảnh hưởng đến chính sách của Tổng thống John Kennedy nhờ thế một kế hoạch chống lại nghèo khó đã ra đời.

Tổng thống Lyndon Johnson tiếp tục kế hoạch và đã đạt được những kết quả nhất định, tình trạng nghèo khó tại Mỹ được cải thiện đáng kể và chênh lệch giàu nghèo được thu hẹp.

Đáng tiếc nhiều người nghèo khi được chính phủ lo cho lại bị lệ thuộc vào tiền trợ cấp cho an sinh nên rơi vào cái bẫy của nghèo đói.

Họ không thể thoát ra, vươn lên và hội nhập vào xã hội, và cuối cùng là mãi mãi nghèo.

Sang thập niên 1980, Tổng Thống Ronald Reagan theo khuynh hướng tân tự do có đường lối hoàn toàn trái ngược.

Ông cho giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ vào kinh tế và xã hội, tư nhân hóa các phục vụ công và toàn cầu hóa tự do thương mại.

Khuynh hướng tân tự do nhanh chóng ảnh hưởng toàn thế giới, nhiều công ty đa quốc gia hình thành và phát triển, nhiều quốc gia có mức độ tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận nhưng đồng thời khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng trên toàn thế giới.

Trên nền tảng sinh hoạt chính trị toàn cầu, Trung Quốc và Việt Nam là hai trường hợp ngoại lệ.

Dù danh nghĩa là cánh tả, ở hai nước này, độc quyền về chính trị vẫn được duy trì trong khi kinh tế thị trường méo mó lại gây nhiều bất công trong việc cạnh tranh sản xuất và thương mại.

Tổng Thống Bill Clinton vì tin vào lời Bắc Kinh hứa hẹn là sẽ mở cửa kinh tế và thay đổi chính trị nên chấp nhận cho phép Trung Quốc gia nhập WTO.

GS Tạ Ngọc Tấn: ‘Gorbachev là kẻ cơ hội’

Mùa xuân Prague và cuộc đàn áp đẫm máu

Đảng Cộng sản Anh không ra tranh cử

Bắc Kinh đã không thực hiện lời hứa lại còn cho gián điệp ăn cắp bí mật công nghệ Hoa Kỳ.

Được hưởng tự do thương mãi với Mỹ, hàng hóa Trung Quốc tràn ngập nước Mỹ, hãng xưởng Mỹ bị đóng cửa, công nhân bị sa thải, khoảng chênh lệch giàu nghèo tại Mỹ càng lúc càng mở rộng.

Về bản chất, việc Tổng Thống Donald Trump đắc cử và việc phong trào dân chủ xã hội bộc phát có điểm chung là cử tri Mỹ chống lại xu hướng toàn cầu hóa và muốn bảo vệ sự công bằng cho dân Mỹ.

Sự khác biệt giữa ông Trump và phong trào dân chủ xã hội là phương cách giải quyết vấn đề.

Ý thức Xã hội Chủ nghĩa từ lý tưởng tới thực tế

Tổ chức Dân chủ Xã hội chủ trương công nhân có quyền bỏ phiếu cho việc lãnh đạo công ty, có vậy thì người chủ mới chịu bảo vệ công việc tại Mỹ thay vì mang tiền đầu tư ở nước ngoài.

Còn ông Trump ngay từ khi thông báo ra tranh cử Tổng Thống đã hứa đưa người dân Mỹ trở lại lực lượng lao động.

Một mặt ông Trump đề ra các chính sách tạo ra công ăn việc làm, như giảm thuế công ty, lôi kéo tư bản Mỹ hồi hương, tạo công bằng thương mãi Mỹ-Trung…

Mặt khác ông đưa ra các điều khoản thắt chặt trợ cấp xã hội, khuyến khích người thất nghiệp đi làm và nhờ thế thu hẹp khoảng chênh lệch giàu nghèo.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ vào tháng 3/2018 có hơn 40 triệu người nghèo đăng ký nhận trợ cấp từ chương trình Trợ cấp Thực phẩm (Food Stamps) của chính phủ Liên bang.

Con số này thấp hơn hẳn số 48 triệu người nhận Food Stamps vào năm 2013 thời Tổng thống Barack Obama.

Cô Alexandria Ocasio-Cortez một thành viên Dân chủ Xã hội mới 28 tuổi đã bất ngờ thắng Dân biểu Hạ viện lão thành Joseph Crowley tại New York khi đưa ra những kế hoạch vô cùng lý tưởng.

Cô chủ trương chăm sóc y tế miễn phí (universal healthcare), miễn phí đại học (tuition-free universities), bảo đảm công ăn việc làm (Universal jobs guarantee), lương tối thiểu 15 Mỹ kim và đầu tư vào phát triển nhiên liệu xanh (Green energy).

Các kế hoạch này đều rất tốn kém nên rất khó được các dân biểu hay nghị sỹ ngay trong đảng Dân Chủ bỏ phiếu thông qua.

Nhiều kế hoạch trên đã được thực hiện tại Úc và Tây Âu nhưng vì tốn kém mà người đi làm và doanh nhân phải chịu mức thuế rất cao nên dần dần bị hủy bỏ.

Nói cách khác khi còn trẻ vì lý tưởng người trẻ dễ tin vào triết lý dân chủ xã hội.

Nhưng khi trưởng thành sống với kinh nghiệm thực tế người trưởng thành sẽ cân đối hơn giữa trái tim nhân bản và dùng lý trí giải quyết bất công xã hội.

Chiến lược tăng trưởng dựa trên bảo trợ công nghệ và xuất cảng của Việt Nam có ảnh hưởng xấu đến nông thônNguyễn Quang Duy

Những người dân chủ xã hội lại thường là những người chống độc tài và không khoan nhượng những vi phạm nhân quyền do các thể chế độc tài gây ra.

Một cách tích cực, khuynh hướng dân chủ xã hội buộc các chính trị gia thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ phải lắng nghe tiếng nói của dân nghèo và đề ra các chính sách có lợi cho dân nghèo và cho nước Mỹ.

Đó chính là ưu việt của thể chế tự do dân chủ, không thể có được tại các quốc gia do đảng cộng sản lãnh đạo như Trung Quốc và Việt Nam.

Thực trạng Việt Nam: một giàu một nghèo

Tình trạng bất bình đẳng ở Việt Nam tệ hại hơn nước Mỹ rất nhiều nhưng đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Nước Nga: 25 năm thăng trầm

Trước đây, Đảng Cộng sản nắm độc quyền về cả chính trị lẫn kinh tế, nên cả xã hội ‘bình đẳng’ trong nghèo đói.

Khi Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng toàn diện rồi sụp đổ, để sống còn Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải mở cửa giao thương với nước ngoài, nhưng vẫn kiểm soát chính trị, phương tiện sản xuất và phân phối.

Đến nay nhiều ngành như điện, nước, xăng, dầu, xuất nhập cảng gạo, cảng, vận tải, viễn thông, hàng không, ngân hàng… vẫn tiếp tục chịu sự kiểm soát nặng nề của Nhà nước, có ngành vẫn do chính quyền nắm giữ hoàn toàn.

Mô hình này tạo ra một tầng lớp tư sản mới hưởng đặc quyền, đặc lợi và trong không ít trường hợp là nguồn gốc cho nạn tham nhũng bòn rút tài sản quốc gia.

Các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam hưởng lợi do tiền lương rẻ, ưu đãi về đất đai, về thuế vụ và được nhà nước bảo hộ.

Để thực hiện mục tiêu ‘tăng trưởng thô bạo’ nền kinh tế Việt Nam đến nay chủ yếu dựa trên đầu tư và vay nợ quốc tế.

Hậu quả là ngân sách thu ít, không đủ chi và phải trả nợ lời.

Tư liệu sản xuất là đất được biến thành nguồn vốn của nhà nước và khiến không ít người dân mất đất, mất kế sinh nhai.

Một ví dụ là Thủ Thiêm ngay trung tâm thành phố Hồ Chí Minh chia làm hai khu vực: một của giới nhà giàu với những cao ốc đầy đủ tiện nghi giàu có, một của các chủ đất chưa được đền bù sống bần cùng không có ngày mai.

Chiến lược tăng trưởng dựa trên bảo trợ công nghệ và xuất cảng có ảnh hưởng xấu đến nông thôn.

Nông dân càng ngày càng nghèo và chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng mở rộng.

Giới trẻ nông thôn phải rời lên thành thị tìm việc. Công việc tại thành thị ngày một khó kiếm và lợi tức thấp hơn làm chênh lệch giàu nghèo ngay trong thành thị ngày càng mở rộng.

‘Chán Đảng khô Đoàn’ có phải là mới?

Karl Marx được tôn thờ từ khi nào?

Đổi mới 30 năm, VN thu nhập vẫn thua Kosovo

‘Số Đảng viên đông mà không chất lượng’

Tầng lớp nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị chịu đựng bao đựng bao bất công xã hội, từ lợi tức thấp, giáo dục kém, y tế tồi… nên chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội ngày một cách xa, là nguyên nhân của mọi tệ nạn xã hội.

Việc đấu tranh đòi quyền tự do vì thế cần tiến hành song song với đấu tranh cho một xã hội công bằng.

Có như thế người đấu tranh mới thực sự gần dân, do dân, vì dân và giải quyết được những vấn nạn xã hội do mô hình thể chế gây ra.

Thay đổi thể chế để có ‘chủ nghĩa xã hội’ theo cách thực hiện công bằng xã hội đúng đắn chính là điều kiện để phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam thực sự bền vững, lâu dài.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy, một nhà hoạt động cộng đồng tại Melbourne, Úc. BBC luôn hoan nghênh các ý kiến ủng hộ hoặc phản biện lại những bài đã đăng trên Diễn đàn. Xin các bạn gửi bài về địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-45257431

 

Đổi tiền, dân Venezuela ồ ạt trữ hàng

Người dân Venezuela phải vất vả tính giá thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng sau khi một chính sách tiền tệ mới nhằm kìm hãm đà lạm phát phi mã của nước này bắt đầu có hiệu lực.

Đồng tiền mới được phát hành, có tên gọi là ‘đồng bolivar chủ quyền’, được định giá là một đơn vị ăn 100.000 đồng bolivar cũ – tức là bỏ bớt năm con số không trong giá cả hiện hành. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã tính toán rằng lạm phát ở quốc gia này sẽ lên đến một triệu phần trăm cho đến cuối năm nay.

Nhiều người dân Venezuela nhân ngày cuối tuần đã tranh thủ mua sắm thật nhiều và tích trữ những nhu yếu phẩm khó tìm trước khi đồng tiền mới được lưu hành vào sáng thứ Hai ngày 20/8. Nhiều cửa hàng đã đóng cửa hôm thứ Hai vì một lệnh nghỉ lễ trên toàn quốc để làm giảm căng thẳng xung quanh việc xuất hiện của đồng tiền mới.

“Nhiều người mua đầy cả xe hàng – một quanh cảnh mà tôi chưa từng thấy trong nhiều năm qua,” cô Paola Martinez, một người trí thức trẻ mua hàng tiêu dùng tại một trong những khu vực giàu có nhất ở thủ đô Caracas trước khi đồng tiền mới được lưu hành, nói. Cô cho biết nhiều người mua những thứ như là đồ dùng làm bếp vốn ít khi nào họ mua trong danh sách các mặt hàng mua sắm thường xuyên.

Còn tại một khu chợ sầm uất ở phía bên kia thành phố, người bán cá Amaril Arays cho biết những người đi chợ vào cuối tuần qua mua lượng hàng nhiều gấp ba lần so với những ngày cuối tuần trước. Bà cho biết bà vẫn chưa niêm yết giá bằng đồng tiền mới bởi vì khách hàng của bà, nhất là người lớn tuổi, rất dễ bị nhầm lẫn.

Juan Segovia, một tiểu thương bán rau ở chợ này, cho biết người đi chợ đã ‘mua hàng trong sự lo lắng’.

Tổng thống Nicolas Maduro lần đầu tiên công bố định giá lại đồng nội tệ vào giữa tháng Ba, tuy nhiên động thái này đã bị hoãn lại hai lần trước khi cuối cùng cũng có hiệu lực trong tuần này.

Cố Tổng thống Hugo Chávez từng tiến hành đợt định giá tiền tệ tương tự hồi năm 2008 bằng cách bỏ đi tám số không trên các tờ tiền. Vào lúc đó, việc chuyển đổi được thông báo trước gần một năm và quá trình chuẩn bị kéo dài trong sáu tháng.

Ông Maduro hồi tuần trước cũng thông báo tăng lương tối thiểu của nước này đến gấp 30 lần bắt đầu từ tháng Chín. Ông cũng loan báo những thay đổi trong hệ thống thuế và tài chính của nước này.

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BB%95i-ti%E1%BB%81n-d%C3%A2n-venezuela-%E1%BB%93-%E1%BA%A1t-tr%E1%BB%AF-h%C3%A0ng/4536887.html

 

Ecuador thắt chặt nhập cảnh

đối với di dân Venezuela

Thu Hằng

Đời sống bấp bênh, rối loạn chính trị khiến làn sóng người Venezuela bỏ xứ ra đi không ngừng tăng, phần lớn đi qua ngả Colombia, trong khi nước Ecuador nhỏ bé áp dụng biện pháp mới từ ngày 18/08/2018, chỉ cho phép người Venezuela có hộ chiếu nhập cảnh.

Thông tín viên RFI Marie-Eve Detoeuf có mặt tại cầu Rumichaca, điểm nối chính giữa Colombia và Ecuador:

« Dưới chân cầu Rumichaca, một đoàn người Venezuela rồng rắn chờ được đóng dấu nhập cảnh vào hộ chiếu. Họ tới đây bằng xe buýt hoặc đi nhờ xe. Họ muốn đi tiếp đến Peru hoặc một nước nào đó xa hơn.

Cạnh đó, ngồi trên vỉa hè, nhiều người khác cũng muốn tiếp tục hành trình nhưng họ không có hộ chiếu. Từ 72 giờ nay, Ecuador yêu cầu di dân Venezuela phải có hộ chiếu. Biện pháp này đã khiến nhiều người ngạc nhiên. Một người Venezuela nói:

« Tổng thống Ecuador không muốn nhân nhượng. Điều ông ấy làm với chúng tôi thật kinh khủng. Chúng tôi không muốn ở lại nước của ông ấy, chúng tôi chỉ muốn đi qua vì gia đình chúng tôi đang chết đói ở Venezuela. Bệnh viện không có thuốc men, không còn gì để ăn. Nếu đất nước chúng tôi vẫn ổn định, chúng tôi đã ở lại Venezuela rồi ».

Tại sao họ ra đi mà không có hộ chiếu? Vì rất khó để được cấp ở Venezuela. Ông nói tiếp:

« Nếu không luồn lách, thì không thể có được. Phải trả tiền để có hẹn, mà bây giờ họ bắt trả bằng đô la. Chúng tôi lại không có tiền. Không phải chúng tôi không muốn có giấy tờ hợp lệ mà là do chúng tôi không thể làm được ».

Những người Venezuela không có hộ chiếu chuẩn bị ngủ thêm một đêm trên vỉa hè, co ro trong những chiếc chăn nhỏ. Trời đang lạnh ở Nam Mỹ và ở độ cao 2.900 mét so với mực nước biển ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180821-ecuador-that-chat-nhap-canh-doi-voi-di-dan-venezuela

 

AIEA : Bắc Triều Tiên

vẫn tiếp tục các hoạt động hạt nhân

Thanh Phương

Trong một báo cáo mà hãng tin AFP tham khảo được hôm nay, 21/08/2018, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA cho biết là Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục tiến hành các hoạt động hạt nhân, mặc dù lãnh đạo nước này Kim Jong Un đã cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn.

Trong bản báo cáo sẽ được đệ trình lên Đại hội đồng của AIEA vào tháng tới, tổng giám đốc của cơ quan này, ông Yukiya Amano, cho rằng việc duy trì và phát triển chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên là « rất đáng lo ngại ».

Theo AIEA, có những dấu hiệu cho thấy đã có những hoạt động liên quan đến « phòng thí nghiệm phóng xạ hóa học » của Bắc Triều Tiên trong khoảng thời gian từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2018, tức là sau cuộc họp thượng đỉnh liên Triều vào tháng 4. AIEA còn cho biết là lò phản ứng thử nghiệm của cơ sở hạt nhân Yongbyon vẫn tiếp tục « chu kỳ vận hành »khởi đầu từ tháng 12/2015. Mặt khác, cũng theo AIEA, Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục xây dựng lò phản ứng bằng nước nhẹ tại cơ sở hạt nhân Pyongsan.

Cho rằng các hoạt động nói trên của Bắc Triều Tiên là vi phạm các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tổng giám đốc AIEA Amano một lần nữa kêu gọi Bình Nhưỡng « thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ » của nước này và ông tuyên bố AIEA sẳn sàng gởi các thanh tra viên đến tại chổ.

Ngày 12/06 vừa qua, khi họp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Donald Trump, lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng Kim Jong Un đã cam kết sẽ phi hạt nhân hóa « hoàn toàn » bán đảo Triều Tiên, nhưng không đưa ra lịch trình cụ thể cũng như thể thức thực hiện.

Vào tuần trước, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định là các cuộc thảo luận với Bắc Triều Tiên « đang đi theo đúng hướng », cho biết đã có các cuộc họp kín giữa Washington với Bình Nhưỡng.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180821-aiea-bac-trieu-tien-van-tiep-tuc-cac-hoat-dong-hat-nhan

 

Đức Giáo hoàng lên án lạm dụng tình dục trẻ em

và sự che đậy của Giáo Hội

Đức Giáo Hoàng Francis đã lên án “những tội ác” lạm dụng tình dục trẻ em trong một lá thư gửi 1,2 tỷ người theo đạo Công giáo La Mã trên thế giới.

Bức thư cho “Người dân của Thiên Chúa” kêu gọi chấm dứt việc ngược đãi và xin cầu mong cho sự tha thứ.

Bức thư phản hồi lại một báo cáo của một đại bồi thẩm đoàn của bang Pennsylvania, về tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em trong suốt bảy thập niên.

Cuộc điều tra cho thấy hơn 1.000 trẻ em đã bị lạm dụng bởi 300 linh mục ở tiểu bang này của Hoa Kỳ.

Mỹ: Các linh mục đã xâm hại ‘hàng ngàn’ trẻ em

Phong trào #MeToo đã lan đến Trung Quốc?

Giáo hoàng chỉ dẫn nữ tu dùng mạng xã hội

Còn hàng ngàn người khác cũng được cho là nạn nhân, nhưng chưa xác nhận được danh tính và thông tin. Cuộc điều tra phát hiện có một sự che đậy có hệ thống trong Giáo Hội đối với tình trạng lạm dụng, khiến nhiều trường hợp đã quá cũ để truy tố.

Sau khi báo cáo được công bố, Vatican nói Đức Giáo Hoàng ủng hộ các nạn nhân trong việc chống lại các linh mục lạm dụng tình dục.

Đức Giáo Hoàng viết gì?

Vatican cho biết đây là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng gửi thư cho toàn bộ người dân Công giáo về vấn đề lạm dụng tình dục.

Trong lá thư dài 2.000 từ hôm thứ Hai, ông thừa nhận vụ bê bối tại Mỹ và trách nhiệm của Giáo Hội trong việc không hành động sớm hơn.

Ông nói “những nói đau đớn” của các nạn nhân này “đã bị bỏ qua, bị giữ trong im lặng một thời gian dài”.

“Với sự xấu hổ và ăn năn, chúng ta thừa nhận là một cộng đồng giáo hội, chúng ta đã không có mặt nơi mà chúng ta được cần nhất, chúng ta đã không hành động kịp thời, dù nhận ra sự nghiêm trọng và những nỗi đau đớn nó đã gây ra cho nhiều người,” lá thư viết.

“Chúng ta đã không quan tâm đến những đứa trẻ, chúng ta đã bỏ rơi chúng.”

Lá thư của Đức Giáo Hoàng trích dẫn một đoạn trong Kinh Thánh rằng “nếu một người đau đớn, tất cả đau đớn cùng nhau”.

“Điều cần thiết là chúng ta, với tư cách là một Giáo hội, có thể thừa nhận và lên án, với nỗi buồn và sự xấu hổ, về những tội ác gây ra bởi những người dâng hiến cho Chúa, các giáo sĩ, và tất cả những người được giao nhiệm vụ quan sát và chăm sóc những người dễ bị tổn thương nhất. Chúng ta hãy cầu xin sự tha thứ cho tội lỗi của chính mình và tội lỗi của người khác. “

Phản ứng là gì?

Margaret McGuckin từ tổ chức từ thiện Những người sống sót và Nạn nhân của sự Lạm dụng có hệ thống, nói phản ứng của Đức Giáo hoàng là “quá ít quá muộn” và nói “không có gì thay đổi”.

Anne Barrett-Doyle, đồng giám đốc của trang BishopAccountability.org theo dõi tình trạng lạm dụng ở các giáo sĩ nói rằng cần phải có “nhiều hành động hơn, ít lời nói hơn” từ Đức Giáo Hoàng Francis.

“Ông ấy cần một quy trình kỷ luật hiệu quả cho các giám mục và các lãnh đạo tôn giáo cấp cao, những người đã biết về tình trạng lạm dụng”.

Marie Collins, một người từng bị một linh mục lạm dụng khi còn là một thiếu niên, hoan nghênh sự lên án của Giáo Hội, nhưng bà nói rằng cần có hành động cụ thể hơn trong việc truy cứu trách nhiệm.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45254951

 

Iran cho ra mắt chiến đấu cơ tự chế tạo đầu tiên

Thùy Dương

Chính quyền Teheran hôm nay 21/08/2018 cho « trình làng » chiến đấu cơ đầu tiên 100% do Iran chế tạo, nhân cuộc diễu hành trong ngày Công nghiệp Quốc phòng toàn quốc. Tổng thống Hassan Rohani khẳng định sức mạnh quân sự của Iran chỉ nhằm « răn đe » kẻ thù.

Chiếc chiến đấu cơ có tên gọi « Kowsar ». Theo hãng tin Iran Tasnim, phi cơ này được có nhiều trang thiết bị kỹ thuật « mũi nhọn », trong đó có các radar đa năng. « Kowsar » đã được thử nghiệm thành công. Một số phương tiện truyền thông Nhà nước Iran đã phát các hình ảnh về chuyến bay trình diễn.

Trong một bài diễn văn phát trên truyền hình, tổng thống Rohani phát biểu : « Khi chúng ta nói về khả năng quốc phòng, có nghĩa là chúng ta tìm kiếm hòa bình lâu dài (…) Một số người nghĩ rằng người ta thường tăng cường sức mạnh quân sự để gây chiến. Nhưng chúng ta đi tìm hòa bình, chúng ta không muốn chiến tranh (…) Thiếu phương tiện răn đe là bật đèn xanh cho các nước khác tiến vào đất nước chúng ta ».

Thứ Bảy tuần trước, bộ trưởng Quốc Phòng Amir Hatami cũng khẳng định Iran đang tìm cách cải thiện hệ thống tên lửa đạn đạo để đối phó với các mối đe dọa từ Israel và Mỹ mà Teheran coi là hai kẻ thù.

Còn tại Mỹ, một người Mỹ gốc Iran (Ahmadreza Mohammadi-Doostdar) và một người Iran (Majid Ghorbani) sống tại California bị tư pháp Hoa Kỳ bắt vì tội làm gián điệp cho chính phủ Iran. Hai người này đã thu thập thông tin về các nhà đối lập với chính quyền Teheran và lén chụp ảnh các cơ sở Do Thái tại Mỹ. AFP cho biết hai người này bị bắt hôm 09/08 nhưng hôm qua một tòa án ở Washington mới tiết lộ thông tin.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180821-iran-cho-ra-mat-chien-dau-co-tu-che-tao-dau-tien

 

Hãng Total rời bỏ Iran do lệnh cấm vận của Mỹ

Tập đoàn dầu khí khổng lồ của Pháp Total, trước đây là một trong những khách hàng châu Âu mua dầu của Iran nhiều nhất, cho biết họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải dừng mua dầu của Iran và từ bỏ những dự án họ đang xây dựng ở nước này để bảo toàn hoạt động của họ ở Hoa Kỳ.

Washington đã áp đặt lệnh cấm vận lên xuất khẩu dầu mỏ của Iran nhắm vào các công ty có mua bán dầu với quốc gia này sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 5. Mỹ đã yêu cầu các khách hàng mua dầu của Iran phải cắt giảm lượng dầu nhập khẩu kể từ tháng 11 nếu không sẽ bị chế tài của Mỹ.

Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và đa số các quốc gia châu Âu đã cắt giảm hoạt động giao thương với Iran.

Hôm thứ Hai ngày 20/8, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết Total đã chính thức rời bỏ dự án khí đốt South Pars của Iran.

Sau đó, Total xác nhận rằng họ đã thông báo cho chính quyền Iran về quyết định rút khỏi dự án South Pars sau khi họ thất bại trong việc thuyết phục Mỹ miễn trừ cho họ các biện pháp trừng phạt.

Trước đó, giới chức Iran cho biết tập đoàn Nhà nước CNPC của Trung Quốc sẽ mua lại cổ phần của Total. Ông Zanganeh cho biết quá trình thay thế hãng dầu của Pháp hiện đang diễn ra.

“Về tương lai cổ phần của Total, chúng tôi chưa được thông báo về lập trường chính thức của CNPC, nhưng như chúng tôi luôn nói, CNPC có quyền mua lấy cổ phần của chúng tôi nếu họ có quyết định đó,” Total cho biết trong một thông báo.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã liên tục kêu gọi bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran và bảo vệ cho lợi ích của các công ty châu Âu làm ăn ở Iran.

Tuy nhiên, đa số các công ty châu Âu thừa nhận rằng họ bị buộc phải từ bỏ hoạt động ở Iran do lo ngại bị chế tài và mất quyền trong những hoạt động vốn cần đồng đô la Mỹ.

https://www.voatiengviet.com/a/h%C3%A3ng-total-r%E1%BB%9Di-b%E1%BB%8F-iran-do-l%E1%BB%87nh-c%E1%BA%A5m-v%E1%BA%ADn-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9/4536885.html

 

Cảnh quan hùng vĩ Nhà thờ Đức Bà Reims

Tuấn Thảo

Sau hơn ba năm sửa chửa, Nhà thờ Đức Bà Reims vào mùa hè 2018 đã mở lại toàn bộ mặt tiền cho khách tham quan. Được xem như là một trong những kỳ quan của nghệ thuật kiến trúc gothic (thế kỷ thứ XIII), Nhà thờ Đức Bà Reims nay được ‘‘tân trang’’ diện mạo, hùng vĩ lộng lẫy y như lúc mới được xây cất cách đây hàng trăm năm.

Chi phí công trình trùng tu Nhà thờ Đức Bà Reims còn được gọi ngắn gọn là Thánh đường Reims, lên tới 3,3 triệu euro. Phần lớn phí tổn là do chính quyền địa phương đảm nhận, một phần ba còn lại là do Hiệp hội những người bạn của Thánh đường Reims (Société des Amis de la Cathédrale de Reims) bao gồm nhiều mạnh thường quân và các nhà tài trợ tư nhân.

Một khi giàn giáo bằng sắt che khuất mặt tiền Thánh đường Reims đã được tháo gỡ, khách thăm viếng được dịp chiêm ngưỡng 56 pho tượng chạm trỗ công phu bao bọc tầng cao nhất của nhà thờ chính toà của tổng giáo phận Reims. Ba pho tượng quan trọng nhất nằm ở chính giữa, đó là bức tượng của đức vua Clovis Đệ Nhất đang chấp hai tay xin ơn Chúa nhân lễ rửa tội, phía bên trái là bức tượng của hoàng hậu Clotilde, còn bên phải là tượng thánh Remi nguyên là giám mục kinh thành Reims.

Tục truyền rằng một con chim bồ câu từ trên trời cao bay xuống, trong miệng ngậm một lọ Dầu Thánh (Saint Chrême hay là Sainte Ampoule). Ngài Remi, giám mục thành Reims đã dùng lọ Dầu Thánh mà Chúa Trời đã ban cho để làm lễ rửa tội cho vua Clovis Đệ Nhất (vào khoảng năm 496), được sách sử xem như là vị vua đầu tiên của xứ Franc, sau này là vương quốc Pháp. Từ điển tích này, kinh thành Reims được chọn làm nơi tổ chức lễ đăng quang của các vì vua Pháp.

Kể từ đầu thế kỷ XI trở đi, khoảng 30 vì vua của nước Pháp đã chính thức lên ngai vàng tại Nhà thờ Đức Bà Reims, vị vua đầu tiên lên ngôi là Henri Đệ Nhất vào năm 1027, vị vua cuối cùng là Charles X vào năm 1825. Hầu hết các vì vua Pháp từng được đăng quang tại Reims sau đó đã được tạc tượng, và được vinh danh trên mặt tiền Thánh đường Reims trên tầng cao gọi là ‘‘Galerie des Rois’’.

Thánh đường Reims nổi tiếng nhờ vào lối kiến trúc độc đáo, hùng vĩ, công phu tinh tế với các vòm cung nhọn và hai tháp chuông cao thuộc vào hàng nhất nhì nước Pháp. Ngoài các pho tượng ‘‘đế vương’’ ở mặt tiền, còn nổi tiếng nhờ vào hơn 2.300 bức tượng đá minh họa các điển tích Kinh Thánh ở bên ngoài cũng như tượng trang trí ở bên trong nhà thờ.

Một trong những bức tượng được chụp hình nhiều nhất là ‘‘Nụ cười thiên thần’’ (Le Sourirre de l’Ange), nay được chọn làm biểu tượng của thành phố Reims. Cùng với nhà thờ tu viện Basilique Saint Remi, Thánh đường Reims từng được cơ quan UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1991.

Đi vào phía bên trong nhà thờ, khách tham quan được dịp ngắm nhìn trong một bầu không khí tĩnh lặng trang nghiêm, các cửa sổ kính màu khổng lồ, một trong những nét độc đáo nhất của Thánh đường Reims. Ngoài các cửa sổ với những họa tiết đặc biệt mà danh họa Marc Chagall đã từng vẽ riêng cho nhà thờ Đức Bà Reims vào năm 1974, hầu hết các kính màu còn lại đều tuân thủ truyền thống, từ chất liệu cho đến màu sắc, được làm lại y hệt như các bộ kính đầu tiên thực hiện vào cuối thế kỷ XIIII.

Một trong những cửa sổ kính màu lộng lẫy nhất chính là cửa kính hình hoa hồng (rosace hay là rose window) nằm trên cổng chính phía tây. Với đường kính rộng hơn 12 thước, loại cửa sổ kính màu to lớn này được xem như là một kỳ công về mặt kiến trúc thời Trung Cổ.

Cửa sổ hình hoa hồng nói riêng và cửa sổ kính màu nói chung giúp cho các nhà thờ có thêm được chiều cao và giúp cho ánh sáng tự nhiên lọt vào bên trong. Vào ban ngày, Thánh đường Reims không cần phải thắp đèn mà vẫn sáng nhờ vào lượng ánh nắng ban ngày. Trong lối kiến trúc này, toàn bộ các cửa sổ như thể đã được sắp xếp, lắp đặt để thu hút càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt.

Mặc dù chỉ cách Paris có 45 phút đi bằng tàu điện cao tốc, nhưng Thánh đường Reims (khởi công xây cất vào năm 1211) thu hút hàng năm khoảng một triệu rưỡi lượt khách tham quan, tức chỉ bằng khoảng một phần mười so với Nhà thờ Đức Bà Paris (xây vào năm 1163). Đến thăm Reims nhân dịp hè nhưng lại không thấy cảnh đám đông đứng xếp hàng, chật kín quảng trường.

Có lẽ cũng vì lượng khách tham quan không quá đông, mà du khách có thêm thời gian để quan sát chiêm ngưỡng các đường nét tinh xảo của trường phái Reims trong nghệ thuật điêu khắc, cũng như cách tạo dáng công phu cầu kỳ của các bộ kính màu. Một khi gộp lại, tất cả những yếu tố đó cho thấy Thánh đường Reims là một kỳ công của giai đoạn ‘‘gothique rayonnant’’, nhờ cửa sổ khổng lồ mà quần thể kiến trúc lại càng lộng lẫy tỏa sáng.

http://vi.rfi.fr/phap/20180821-canh-quan-hung-vi-nha-tho-duc-ba-reims

 

Tây Ban Nha: Vụ đâm dao vào cảnh sát

Một người đàn ông hôm 20/8 cầm dao và hô to hai tiếng “Thượng Đế” khi xông vào tấn công một nhân viên cảnh sát tại một trạm cảnh sát gần Barcelona, Tây Ban Nha. Hung thủ bị bắn chết. Vụ này được cảnh sát xem như một hành vi khủng bố.

Cảnh sát nói nghi can đi vào trạm cảnh sát tại Cornella, thuộc vùng Catalona ở phía bắc, trước 0400 giờ GMT, hỏi thăm tin tức.

Sau đó người này xông về phía một nhân viên cảnh sát, vung một con dao lớn, cảnh sát nói. Kẻ tấn công, chỉ được biết là sống tại Cornella, bị bắn chết.

“Nhân viên cảnh sát chỉ nhớ là anh ta dùng từ Thượng Đế, những từ khác không thể hiểu được,” cảnh sát trưởng điều tra vùng Rafel Comas nói tại một cuộc họp báo. “Với bằng chứng này, chúng tôi xem đây là một cuộc tấn công khủng bố.”

Cảnh sát nói thêm trên Twitter là kẻ tấn công “muốn tự sát.” Ông Comas không xác nhận tin của truyền thông Tây Ban Nha rằng kẻ tấn công là một người Algeria 29 tuổi, ông chỉ nói người này có mặt tại Tây Ban Nha “trong nhiều năm”

Không có bằng chúng cho thấy có mối liên hệ giữa cuộc tấn công với bất cứ tổ khủng bố nào, ông Comas nói thêm là Tây Ban Nha sẽ vẫn giữ mức báo động khủng bố ở mức 4, thấp hơn mức cao nhất một bậc. Báo động ở mức cao nhất có nghĩa là khủng bố chắc chắn xảy ra.

Thứ Sáu 17/8 vừa qua, Barcelona kỷ niệm một năm xảy ra cuộc tấn công khi một phần tử Hồi Giáo trẻ tuổi lái xe vào một đại lộ đông người ở trung tâm thành phố giết chết 14 người và làm bị thương 100 người khác.

https://www.voatiengviet.com/a/t%C3%A2y-ban-nha-v%E1%BB%A5-%C4%91%C3%A2m-dao-v%C3%A0o-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-l%C3%A0-h%C3%A0nh-%C4%91%E1%BB%99ng-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91-/4536717.html

Đạo diễn Ukraina Oleg Sentsov

tuyệt thực đến ngày thứ 100

Thanh Phương

Hôm nay, 21/08/2018, đạo diễn Ukraina Oleg Sentsov, bị cầm tù ở miền bắc nước Nga, đã tuyệt thực đến ngày thứ 100 mà vẫn không có hy vọng được trả tự do, mặc dù tình trạng sức khỏe suy kiệt và phương tây gây áp lực với điện Kremlin.

Đạo diễn Ukraina 42 tuổi này đã tuyệt thực từ ngày 14/05 để đòi trả tự do cho toàn bộ các tù chính trị Ukraina đang bị giam giữ ở Nga. Nay ông chỉ sống được là nhờ được ban quản lý nhà tù truyền thức ăn qua ống thông.

Mặc dù nhiều nhà văn, diễn viên và nhà làm phim phương Tây đã kêu gọi phóng thích Oleg Sentsov, nhưng Matxcơva kiên quyết không nhượng bộ, nhắc lại rằng đạo diễn Ukraina đã bị kết án tù vì một tội rất nặng là tội « khủng bố » và dẫu sao muốn được ân xá thì chính ông Sentsov phải làm đơn xin. Cho tới nay, đạo diễn Ukraina vẫn từ chối viết đơn xin ân xá.

Theo lời bà Natalia Kaplan, người nhà ông Sentsov, nói với hãng tin AFP tuần trước, đạo diễn Ukraina nay đã « hết hy vọng »  « không còn tin sẽ được tự do ». Còn theo bà Zoia Svetova, một nhà hoạt động Nga đã gặp được Sentsov ngày 14/08 vừa qua, đạo diễn Ukraina cho biết ông đã sụt mất 17 kg. Nhưng vào giữa tháng 8, chính quyền Nga khẳng định là khi một ủy ban giám sát các nhà tù đến thăm Sentsov, đạo diễn Ukraina « đã không than phiền gì cả ».

Trước đó, ngày 10/08, khi nói chuyện qua điện thoại với tổng thống Nga Vladimir Putin, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đưa ra nhiều đề nghị để « cấp tốc tìm ra một giải pháp nhân đạo » cho vụ Sentsov, nhưng điện Elysée lúc đó không nói rõ chi tiết những đề nghị này.

Là một người chống lại việc sát nhập Crimée vào Nga, Oleg Sentsov đã bị kết án 20 năm tù vào năm 2015 với cáo buộc « khủng bố » và « buôn lậu vũ khí », trong một phiên xử mà tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Ukraina, Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đã đồng thanh lên án.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180821-dao-dien-ukraina-oleg-sentsov-tuyet-thuc-den-ngay-thu-100

 

50 năm Cách Mạng Mùa Xuân,

Nga không còn là kẻ thù chính của CH Séc

Minh Anh

Hôm nay, 21/08/2018, cộng hòa Séc kỷ niệm 50 năm cuộc « Cách mạng Mùa xuân Praha ». Báo Le Figaro nhắc lại sự kiện 1968 bi thương này và có những nhận xét sâu sắc trong cách nhìn của người dân Séc ngày nay về « kẻ thù » bên ngoài.

« Ngày 21 tháng Tám năm 1968 : Chiến xa của Liên Xô tại Praha », Le Figaro đề tựa. Trên thực tế, vào ngày 20/08/1968, sau nửa đêm, một đội quân hùng hậu gồm 450.000 binh sĩ – Liên Xô, Ba Lan, Hungary và Đông Đức –, cùng với 6.300 xe tăng, 800 chiến đấu cơ và một số lượng đại bác nhiều vô kể đã tràn vào xâm chiếm Tiệp Khắc 15 triệu dân.

Sáng sớm ngày 21/08 người dân thủ đô Praha ngỡ ngàng phát hiện thủ đô của mình tràn đầy xe tăng Nga đến « giải phóng » người dân Tiệp khỏi quân « phát xít ». Già và trẻ Praha, giận dữ và tuyệt vọng đến giải thích với những đạo quân đó rằng chẳng có một « tên phát xít » nào ở đây cả và yêu cầu họ trở về Matxcơva. Vài vụ va chạm đã diễn ra và súng đã nổ, hàng trăm người thiệt mạng, trong đó có nhiều người bị xe tăng nghiền nát.

Cuộc tiến công này được tiến hành theo lệnh của Leonid Brejnev (một người cộng sản gốc Ukraina lúc ấy là chủ nhân điện Kremlin) nhằm dập tắt làn gió tự do Mùa xuân Praha. Nhân dịp đó, ông Brejnev đã cho phát triển học thuyết của mình về « chủ quyền có giới hạn » tại các nước Đông Âu, các đồng minh chủ yếu của Liên Xô nằm trong khối Hiệp ước Vacxava.

Với nhà báo Renaud Girard, trong tiềm thức của người dân Tiệp Khắc suốt nửa cuối thế kỷ XX, kẻ thù chính của họ chính là Matxcơva. Đối với họ, năm 1948 và 1968 là hai năm đầy chấn động bi thương. Bởi vì trước đó 20 năm, vào tháng 2/1948, Staline đã ra lệnh cho đảng Cộng sản tàn phá chính phủ liên minh dân tộc hậu chiến và chiếm lấy quyền lực bằng sức mạnh, buộc ngoại trưởng Tiệp Khắc thời bấy giờ là ông Jan Masaryk, thân phương Tây nhảy cửa sổ tự sát.

Thế nhưng, theo nhà báo Renaud Girard, có một sự khác biệt lớn giữa hai sự kiện. Năm 1948, một bộ phận không nhỏ trí thức Tiệp đã thấm nhuần tư tưởng cộng sản Matxcơva. Ngược lại, năm 1968, hầu hết giới trí thức Tiệp Khắc đều ủng hộ phong trào Mùa Xuân Praha. Và họ đã phải trả giá đắt cho sự nhiệt tình đó ngay sau đợt xâm chiếm.

Giống như năm 1948, những ai chọn không chạy tị nạn, đều bị tước mất việc giảng dậy, nghiên cứu, biên tập, điện ảnh hay phóng viên và buộc phải làm những công việc lao động hạ cấp. Đó cũng là những gì diễn ra cho ông Milos Zeman, tổng thống cộng hòa Séc ngày nay.

Kinh tế gia trẻ tuổi thời ấy, mang tư tưởng cải cách đã bị mất việc và khai trừ đảng năm 1970 do chống đối hành động xâm chiếm đất nước của các nước anh em. Rồi cuộc Cách Mạng Nhung 1989 nổ ra. Thời thế thay đổi. Ông lãnh đạo đảng Xã hội – Dân chủ, để rồi từng bước nắm giữ các vị trí trong chính phủ : Thủ tướng (1998-2001) và tổng thống kể từ năm 2013.

Nhưng điều thu hút sự chú ý của nhà báo Girard chính là quan điểm về « kẻ thù » của người dân Séc. Năm mươi năm sau, « đối với cộng hòa Séc, Nga không còn là kẻ thù chính nữa ». Bất chấp cuộc khủng hoảng Ukraina với sự can dự của Nga, tổng thống Zeman từ chối chống Nga một cách có hệ thống.

Trước những lời chỉ trích bất kể là từ Mỹ, ông khẳng khái nhắc lại vai trò quyết định của Nga trong cuộc chiến chống phát xít Đức cũng như quyền tự quyết của dân tộc. Năm 2017, tổng thống Séc thực hiện chuyến viếng thăm nhà nước đến Matxcơva. Trước chủ nhân điện Kremlin, ông Milos Zeman tuyên bố « tương lai của Liên Hiệp Châu Âu ngự trị trong mối quan hệ hữu hảo với Nga ».

Bất chấp những lời chỉ trích về thái độ thân Nga, Milos Zeman vẫn tái đắc cử tổng thống vào tháng Giêng năm 2018. Làm thế nào giải thích một sự quay ngoắc chiến lược như thế trong lòng người dân Séc, vốn dĩ rất bám chặt vào Liên Hiệp Châu Âu ?

Nhà báo Renaud Girard khẳng định đó là vì người dân Séc không còn xem nước Nga như là kẻ thù chính của họ nữa. Năm 2011, ông Milos Zeman đã từng phát biểu : « Kẻ thù, chính là sự chống lại nền văn minh, đang lan rộng từ Bắc Phi đến Indonesia. Ở đó, có hai tỷ người dân sinh sống và hành động chống lại nền văn minh đó được tài trợ một phần nhờ vào bán dầu hỏa, và một phần từ buôn thuốc phiện ».

Cũng như những nước láng giền thân cận nằm trong nhóm Visegrad, người dân Séc hoảng sợ trước những vấn đề mà châu Âu phương Tây đã gây ra cùng với di dân Hồi giáo. Chưa bao giờ họ nghĩ rằng một vụ thảm sát như vụ Bataclan lại có thể xảy ra ở Paris.

Do vậy họ từ chối tiếp nhận những người di dân mà Pháp và Đức đang đề nghị. Tương tự cho những người tị nạn từ Cận Đông, họ chỉ chấp nhận những người Kito giáo. Trong vòng 50 năm, từ 1968 – 2018, cảm nhận về mối đe dọa đến từ bên ngoài đã hoàn toàn thay đổi ngay trong lòng người dân Séc.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180821-50-nam-cach-mang-mua-xuan-nga-cong-hoa-sec

 

Ý cho tầu chở di dân cập cảng Sicilia

nhưng cấm lên bờ

Thu Hằng

Sau bốn ngày lênh đênh ngoài khơi đảo Lampedusa, con tầu Diciotti của lực lượng tuần duyên Ý chở khoảng 180 di dân được phép cập cảng Catania, trên đảo Sicilia, ngày 20/08/2018. Tuy nhiên, những người di dân này bị cấm lên bờ, chừng nào Ý chưa tìm được giải pháp với Liên Hiệp Châu Âu về phân bổ họ đi các nước.

Đặc phái viên RFI Anne Le Nir tường trình từ Catania :

« Cầu cảng, nơi con tầu của lực lượng tuần duyên Ý neo đậu, chật kín người. Người ta nhìn thấy rất nhiều cảnh sát có vũ trang, chịu trách nhiệm theo dõi mọi hoạt động trên tầu Diciotti đang chở 177 người di dân được cứu ngoài khơi từ ngày 15 đến 17/08.

Về mặt chính thức, chính quyền Ý xem đây chỉ là một sự « quá cảnh kỹ thuật ». Nói một cách khác, con tầu quân sự được dọn dẹp, được chu cấp thêm thức ăn, thuốc men và nhiên liệu để lại khởi hành đến một địa điểm vẫn chưa rõ ở đâu. Vì vậy, hành trình còn chưa chấm dứt với những di dân trên tầu, không giống với kết thúc của di dân trên tầu Aquarius hồi tháng Bẩy vừa qua.

Bộ trưởng Nội Vụ Ý Matteo Salvini đòi phải có được bảo đảm về sự phân bổ những người nhập cư này đến các quốc gia châu Âu khác, sau đó mới để cho họ lên bờ. Tuy nhiên, các cuộc thương lượng với Bruxelles từ 48 giờ qua, theo yêu cầu của ngoại trưởng Ý, dường như khá phức tạp.

Về phần mình, đại diện tại Ý của Phủ Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc Carlos Tassami nhắc lại rằng những người trên tầu Diciotti đã bị lạm dụng và tra tấn ở Libya và họ có quyền xin tị nạn ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180821-y-cho-tau-cho-di-dan-cap-cang-sicilia-nhung-cam-len-bo-ok

 

TQ mua máy bay Nga để tăng cường không lực

Theo các chuyên gia quân sự, không quân Trung Quốc sẽ được củng cố cả về số lượng và năng lực khi loạt máy bay chiến đấu của Nga được giao cho Bắc Kinh cuối năm nay.

Chính phủ Nga xác nhận hôm thứ Hai 20/8 rằng 10 máy bay tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng Su-35 của Nga sẽ được giao cho Bắc Kinh đúng tiến độ, theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng.

Hãng thông tấn Sputnik cho hay Nga sẽ cung cấp máy bay phản lực cũng như tên lửa và các hỗ trợ hậu cần khác.

Trung Quốc trở thành nước đầu tiên mua Su-35 – nâng cấp lên từ Su-27 – sau khi đồng ý trả 2,5 tỷ đô la cho 24 máy bay vào tháng 11/2015. Đây là những máy bay chiến đấu đầu tiên của Trung Quốc được trang bị động cơ đẩy vectơ đa chiều, siêu cơ động.

Bốn chiếc đầu tiên được giao trong năm 2016 và 10 chiếc khác vào năm 2017.

TQ chạy ‘hết công suất’ in tiền nước ngoài

TQ ‘đang luyện tập để tấn công’ các mục tiêu Mỹ

Doanh nghiệp Mỹ thất vọng vì TQ hứa nhưng ‘không tiến bộ’

Song Zhongping, một quan sát viên quân sự tại Hồng Kông cho biết, với 10 máy bay chiến đấu còn lại được giao vào cuối năm nay, Trung Quốc sẽ có thể tăng cường chương trình đào tạo cho các phi công mới.

Bắc Kinh đã biểu diễn sức mạnh quân sự vào tháng Năm nhằm ‘dằn mặt’ Đài Loan, bằng cách điều chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 và máy bay ném bom chiến lược H-6K bay qua kênh Bashi nằm giữa Đài Loan và các đảo phía bắc của Philippines.

Bắc Kinh rất tức giận vì sự hỗ trợ ngày càng tăng của Washington đối với Đài Loan. Tuần trước, Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối Washington khi tổng thống Đài Loan dừng chân tại Hoa Kỳ trong chuyến công du nước ngoài.

Hiện không biết liệu máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất của Trung Quốc, chiếc J-20 được sản xuất trong nước, có phải là một phần của chương trình Đài Loan hay không.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45255161

 

Trung Quốc né cấm vận Mỹ, mua dầu Iran

Trung Quốc trong nỗ lực né lệnh cấm vận của Mỹ sẽ sử dụng các tàu chở dầu xuất phát từ Iran để mua dầu thô của Tehran trong lúc các tập đoàn dầu khí châu Âu như hãng Total của Pháp đang tìm cách rút khỏi quốc gia Trung Đông này do lo sợ bị Washington trả đũa.

Hoa Kỳ đang tìm cách chặn đường Iran xuất khẩu dầu trong nỗ lực buộc Tehran đàm phán lại một thỏa thuận hạt nhân mới và kiềm chế ảnh hưởng của nước này ở Trung Đông. Trong khi đó, Trung Quốc đã giảm lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ trong lúc hai nước đang tranh cãi về thương mại.

Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối lệnh cấm vận đơn phương của Mỹ và bảo vệ cho quan hệ thương mại của họ với Iran.

Hôm thứ Hai ngày 20/8, các nguồn tin cho biết các công ty nhập khẩu dầu của Iran đang bắt đầu chuyển hàng của họ sang những chiếc tàu do Tập đoàn Tàu dầu Quốc gia Iran (NITC) sở hữu cho gần như toàn bộ dầu nhập khẩu của họ.

Trung Quốc hiện là khách hàng mua dầu lớn nhất của Iran.

Tehran cũng dùng cách tương tự trong giai đoạn từ năm 2012 cho đến 2016 để lách các lệnh trừng phạt của phương Tây vốn khiến cho các lô hàng xuất khẩu của Iran không thể nào mua bảo hiểm được.

Iran là quốc gia sản xuất dầu lớn thứ ba trong khối OPEC. Quốc gia này dựa vào việc bán dầu thô cho Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước EU để thu phần lớn ngân sách và giúp nền kinh tế của họ đứng vững.

Vòng trừng phạt đầu tiên của Mỹ, vốn bao gồm không cho Iran và bất cứ doanh nghiệp nào làm ăn với nước này tiếp cận với hệ thống tài chính Mỹ, đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 7/8.

Lệnh cấm mua dầu của Iran sẽ có hiệu lực từ tháng 11. Các công ty bảo hiểm, vốn chủ yếu đặt trụ sở ở Mỹ hay ở châu Âu, đã bắt đầu giảm bớt các hoạt động làm ăn có liên quan đến Iran để tuân thủ lệnh cấm.

Để bảm đảo nguồn cung, tập đoàn giao dịch dầu khí nhà nước Zhuhai Zhenrong và tập đoàn lọc dầu lớn nhất châu Á Sinopec đã kích hoạt một điều khoản trong thỏa thuận dài hạn với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Iran để cho phép họ sử dụng các tàu dầu do Iran điều hành.

Theo đó, giá bán dầu của Iran cũng được điều chỉnh lại vì Iran giờ đây phải gánh mọi chi phí và rủi ro trong việc vận chuyển dầu thô cũng như phải chịu phí bảo hiểm.

Hiện vẫn chưa rõ làm cách nào mà Iran mua bảo hiểm cho lượng dầu xuất cảng sang Trung Quốc vốn có trị giá 1,5 tỷ đô la một tháng. Phí bảo hiểm thường bao gồm bảo hiểm cho hàng hóa, trách nhiệm của bên thứ ba và ô nhiễm.

https://www.voatiengviet.com/a/4536882.html

 

Rộ nghi ngờ về chuyến thăm đầu tiên

của Tập Cận Bình đến Bình Nhưỡng

Tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp đi thăm Triều Tiên vào tháng Chín đã làm dấy lên nghi ngờ về việc liệu Bắc Kinh có nới lỏng trừng phạt đối với Bình Nhưỡng hay không, vì mối quan hệ Trung-Mỹ đang ngày càng căng thẳng về vấn đề thương mại.

Woo Su-keun, một nhà phân tích và giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Đông Hoa nói: “Giống như câu tục ngữ nói rằng kẻ thù của kẻ thù ta là bạn ta”, Trung Quốc đang đáp ứng các yêu cầu của Triều Tiên”.

Tờ báo Singapore Straits Times hôm 18/8 đưa tin rằng ông Tập sẽ dự lễ kỷ niệm lần thứ 70 ngày độc lập của Triều Tiên tại Bình Nhưỡng vào ngày 9/9, theo lời mời của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa xác nhận tin này.

Tờ nhật báo trực tuyến NK và tờ Korea Times ở Seoul gần đây cũng dự đoán Triều Tiên đang chuẩn bị cho chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc, một phần dựa vào thông tin nói rằng việc tuần tra ở biên giới Trung Quốc với biên giới Triều Tiên tăng lên, và Bình Nhưỡng đã tạm ngừng cho phép tham quan du lịch theo nhóm.

Sửa chữa quan hệ

Nếu được xác nhận, thì đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo Trung Quốc đến thủ đô Triều Tiên kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012, và 13 năm sau chuyến thăm cuối cùng của một Chủ tịch Trung Quốc, khi người tiền nhiệm của ông Tập là ông Hồ Cẩm Đào đến Triều Tiên vào năm 2005.

Nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên, lên nắm quyền vào năm 2011 sau khi cha ông là Kim Jong Il qua đời, đã có mối quan hệ căng thẳng với ông Tập. Mãi cho đến hồi đầu năm nay, Kim Jong Un đã từ chối đi thăm đồng minh quan trọng nhất về kinh tế và chiến lược của mình, và bỏ qua lời khuyên của Bắc Kinh trong việc kiềm chế các cuộc thử nghiệm hạt nhân và đạn đạo đầy khiêu khích.

Đáp lại, Tập Cận Bình đã ủng hộ các vòng trừng phạt ngày càng nghiêm khắc của Liên Hiệp Quốc, hiện đang ngăn chặn hầu hết các giao dịch tài chính và 90% thương mại với Triều Tiên.

Nhưng năm nay, Kim Jong Un đã tìm cách sửa chữa mối quan hệ với Tập Cận Bình khi đình chỉ thử nghiệm vũ khí và đồng ý làm việc theo hướng giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Singapore, và trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Lãnh đạo Triều Tiên cũng đã thăm Tập Cận Bình tại Trung Quốc ba lần trong năm nay và thảo luận về việc cải thiện hợp tác giữa hai nước và cải cách kinh tế. Ông Kim Jong Un cũng đã mời Chủ tịch Trung Quốc tới Bình Nhưỡng trong cuộc họp đầu tiên với Chủ tịch Tập vào tháng Ba.

Trì trệ tiến độ

Bắc Kinh gần đây kêu gọi nới lỏng cấm vận Triều Tiên. Nhưng để làm được điều này, phải có tất cả các thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ, trong đó có Hoa Kỳ, đồng ý thì mới có thể thay đổi được các biện pháp trừng phạt mà trước đó đã được thống nhất thông qua.

Tuy nhiên theo một số bài báo, Trung Quốc đã cho phép gia tăng buôn lậu với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng đình chỉ thử nghiệm hạt nhân, và có những lo ngại cho rằng chuyến thăm của ông Tập đến miền Bắc sẽ tiếp tục mở rộng mối quan hệ kinh tế phi chính thức.

Trong khi đó, các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Washington và Bình Nhưỡng đang chững lại vì Mỹ khăng khăng nói vẫn duy trì trừng phạt cho đến khi Triều Tiên tháo dỡ hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân của mình.

Chính phủ Kim Jong Un muốn được dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt sớm để tăng tốc tiến trình, và có một tuyên bố hòa bình chung để thay cho cơ chế đình chiến năm 1953, được đưa ra kể từ khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên.

Hỗ trợ càng tăng của Trung Quốc đối với Triều Tiên cũng có thể là một động thái chiến lược để liên kết tiến trình giải trừ hạt nhân với việc giải quyết căng thẳng ngày càng tăng với Washington trong thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc và những cáo buộc “thương mại không công bằng” của chính quyền ông Tập.

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo dự kiến sẽ sớm đi thăm Bình Nhưỡng cho một cuộc đàm phán hạt nhân khác, theo lời cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, John Bolton, hôm Chủ nhật.

https://www.voatiengviet.com/a/ro-nghi-ngo-ve-chuyen-tham-dau-tien-cua-tap-can-binh-den-binh-nhuong/4536480.html

 

Đài Loan mất thêm một đồng minh ngoại giao

 về tay Trung Quốc

Richard Green

El Salvador vừa cắt đứt các mối quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan và chuyển sang quan hệ với Trung Quốc, góp phần tăng thêm áp lực của Bắc Kinh đòi quốc đảo tự trị này phải chấp nhận là một phần của Trung Hoa đại lục.

Mối quan hệ được thiết lập hôm 21/8 khi Bộ trưởng Ngoại giao El Salvador, Carlos Casteneda, ký kết một hiệp ước với người đồng cấp phía Trung Quốc, Vương Nghị, tại một buổi lễ ở Bắc Kinh. Ông Vương nói người dân El Salvador sẽ hưởng những lợi ích hữu hình từ mối quan hệ song phương mới được thiết lập này.

Chỉ còn lại 17 nước nhỏ và nghèo hiện đang công nhận Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền.

Trong bài diễn văn công bố việc chuyển đổi mối quan hệ, Tổng thống El Salvador Sanchez Ceren nói chính phủ của ông tin chắc rằng “đó là một bước đi đúng hướng” phù hợp với “các xu hướng không thể tránh khỏi trong thời đại của chúng ta.”

El Salvador là quốc gia thứ 3 từ bỏ Đài Loan để thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc trong năm nay, theo sau Cộng hòa Dominica và quốc gia Tây Phi Burkina Faso. Chỉ còn lại 17 nước nhỏ và nghèo hiện đang công nhận Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền.

Tại một buổi họp báo sáng ngày 21/8, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn thề rằng đảo quốc của bà sẽ không chịu khuất phục khi đưa ra phản ứng về việc El Salvador thay đổi quan hệ ngoại giao với nước bà, và nói rằng Đài Loan càng quyết tâm hơn trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Trước đó trong ngày 21/8, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Joseph Wu lên án chính sách “ngoại giao đô la” của Trung Quốc, ám chỉ các nỗ lực của Bắc Kinh tách Đài Loan ra khỏi cộng đồng quốc tế bằng việc dùng các lợi ích kinh tế để lôi kéo các nước. Ông nói rằng El Salvador trước đó liên tục yêu cầu Đài Loan tài trợ cho một dự án phát triển hải cảng, nhưng Đài Bắc đánh giá dự án đó không bền vững về mặt tài chính.​

Đài Loan sẽ không chịu khuất phục và càng quyết tâm hơn trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan

​​Trung Quốc và Đài Loan chia tách vào năm 1949 sau khi các lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc của Tưởng Giới Thạch bị phe Cộng sản của Mao Trạch Đông đánh bại, phải chạy khỏi đại lục đến đảo Đài Loan. Bắc Kinh coi hòn đảo này là một tỉnh nổi loạn cần phải được thống nhất với đại lục – bằng vũ lực, nếu cần thiết.

Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực để chia cắt Đài Loan với thế giới kể từ khi bà Thái Anh Văn, nhà lãnh đạo Đảng Dân Tiến theo đường lối dân chủ, lên nhậm chức vào năm 2016 và từ chối chấp nhận chính sách “một Trung Quốc” đã có từ lâu của Bắc Kinh. Hai quốc gia khác, gồm Sao Tome & Principe và Panama, cũng đã chuyển mối quan hệ của họ sang với Bắc Kinh trong nhiệm kỳ của Tổng thống Thái Anh Văn, và Bắc Kinh đã thành công trong việc ngăn chặn Đài Loan tham gia vào nhiều diễn đàn quốc tế và các tổ chức toàn cầu.

Trung Quốc gần đây cũng đã gây sức ép với nhiều hãng hàng không quốc tế phải hoặc là thay đổi cách viết tên Đài Loan sang “Đài Loan thuộc Trung Quốc” hoặc là xóa bỏ Đài Loan trong các kết quả tìm kiếm điểm đến của họ và thay vào đó dùng tên của thủ đô của quốc đảo này.

https://www.voatiengviet.com/a/dai-loan-mat-them-mot-dong-minh-ngoai-giao-ve-tay-trung-quoc/4537677.html

 

Đài Loan quyết không quy phục áp lực Trung Quốc

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ngày 20/8 nói hòn đảo tự trị này sẽ không cúi đầu trước áp lực sau chuyến đi của bà đến Châu Mỹ La Tinh, trong đó có những chặng dừng chân tại Hoa Kỳ khiến Trung Quốc chỉ trích.

Trung Quốc xem Đài Loan là lãnh thổ của nước này và đã tạo các áp lực quân sự và ngoại giao trong một nỗ lực hành xử chủ quyền đối với Đài Loan, ngay cả khi chính phủ Hoa Kỳ mới đây bác bỏ việc này.

Vào tháng 3 năm nay, Tổng thống Donald Trump ký Luật Du hành Đài loan—một đạo luật không có tính cách ràng buộc khuyến khích Hoa Kỳ phái các giới chức cao cấp đến Đài Loan để gặp các đối tác Đài Loan.

Dù bà Thái không được mời chính thức viếng thăm nước Mỹ, nhưng bà đã gặp một số Thượng nghị sĩ Mỹ khi có mặt tại đây, tham dự dạ tiệc với những người Đài Loan ở nước ngoài và phát biểu về sự cần thiết có những quan hệ chặt chẽ với Washington.

Con số các quốc gia chính thức công nhận Đài Loan hiện rút xuống còn 18, tiếp theo những động thái của Burkina Faso ở Tây Phi và Cộng hòa Dominica ở vùng Caribê là hai quốc gia đã chính thức chuyển các quan hệ từ Đài Loan sang Trung Quốc trong năm nay.

“Đài Loan sẽ không cúi đầu trước áp lực. Áp lực chỉ làm chúng tôi thêm quyết tâm và đoàn kết. Áp lực chỉ đẩy mạnh quyết tâm của chúng tôi vươn ra nước ngoài,” bà Thái tuyên bố tại phi trường quốc tế Đài Loan khi về đến phi trường vào cuối ngày thứ Hai 20/8 sau chuyến đi kéo dài 9 ngày. Bà không cho biết thêm chi tiết.

Bà Thái cho biết trong các cuộc thảo luận với các nguyên thủ quốc gia trong chuyến đi, bà “đã chứng tỏ quyết tâm của Đài Loan về giá trị của tự do và dân chủ.”

Trung Quốc tin là bà Thái muốn đẩy mạnh độc lập chính thức cho Đài Loan. Bắc Kinh đã than phiền với Washington về những chặng dừng chân khi bà đến và rời khỏi nước Mỹ trong chuyến đi thăm Paraguay và Belize hai tuần qua.

Đài Loan là một trong những vấn đề lãnh thổ nhạy cảm nhất của Trung Quốc và những chặng dừng chân của bà tại Hoa Kỳ, một tập tục mà các Tổng thống Đài Loan hay làm, diễn ra vào lúc cuộc chiến tranh thương mại giữa Bắc Kinh và Washington ngày càng tăng.

Hoa Kỳ không có quan hệ chính thức với Đài Loan nhưng Mỹ là nước cung cấp vũ khí chính và các khí tài quân sự khác cho Đài Loan và là nước ủng hộ ngoại giao không chính thức mạnh mẽ nhất của Đài Loan.

Trong một dấu hiệu căng thẳng địa-chính trị, một chuỗi các loại bánh với nhiều nhãn hiệu khác nhau của Đài Loan biến mất khỏi các ứng dụng thực phẩm chính của Trung Quốc giữa những kêu gọi tẩy chay sau khi bà Thái ghé uống cà phê tại một trong những cửa hàng Đài Loan ở Los Angeles.

Để đáp trả, tuần trước bà Thái yêu cầu người dân Đài Loan đoàn kết và bà vẫn có thái độ bất chấp trước áp lực của Bắc Kinh.

“Chính quyền của tôi sẽ tiếp tục củng cố mọi khía cạnh của quan hệ Đài Loan- Hoa Kỳ. Hẹn gặp lại!” bà Thái viết trên Twitter khi rời một phi trường Hoa Kỳ vào sáng 20/8, cùng với một bức ảnh bà nắm tay ông James F. Moriarty, Chủ tịch Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan.

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%C3%A0i-loan-quy%E1%BA%BFt-kh%C3%B4ng-quy-ph%E1%BB%A5c-%C3%A1p-l%E1%BB%B1c-trung-qu%E1%BB%91c/4536751.html

 

Malaysia chính thức bỏ hai dự án Trung Quốc,

 lo ngại chủ nghĩa thực dân kiểu mới

Thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad tuyên bố bỏ hai dự án khổng lồ do Trung Quốc đầu tư tại Malaysia vì không cần thiết và khiến đất nước phải chịu một khoản nợ quá lớn.

Ông Mahathir nói điều này với các phóng viên vào ngày hôm nay 21/8 ngay tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, trong ngày cuối của chuyến thăm chính thức nước này.

Hai dự án bị bỏ là dự án đường sắt Bờ Đông trị giá 20 tỉ đô la Mỹ, và dự án đường ống dẫn khí trị giá 2,3 tỉ đô la Mỹ.

Ông Mahathir nói rằng với khoản nợ từ Trung Quốc trong hai dự án này, Malaysia nếu không cẩn thận có thể sẽ bị phá sản.

Mặc dù vậy, Thủ tướng Malaysia cho biết nước này sẽ vẫn phải trả những khoản phạt đáng kể khi bỏ hai dự án này và phải tìm cho ra những khoản tiền mà Malaysia đã trả cho các dự án đã đi đâu.

Ông Mahathir cũng cảm ơn lãnh đạo Trung Quốc đã thông cảm với Malaysia trong quyết định này.

Trong buổi họp báo, ông Mahathir cũng nói đến lo ngại của nhiều người về tham vọng của Bắc Kinh khi đầu tư các dự án này. Ông nói “chúng ta không muốn có một phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân”.

Các dự án mà Malaysia vừa hủy bỏ nằm trong đại dự án Vành đai- Con đường do Trung Quốc chủ xướng nhằm thiết lập các hệ thống đường sá, cảng biển, từ Trung Quốc xuống Ấn Độ Dương đi sang Châu Phi, cũng như từ Trung Quốc qua Trung Á sang Châu Âu.

Sri Lanka đã lâm vào cảnh nợ nần khi tham gia Đại dự án này, và phải trao quyền quản lý hải cảng của mình cho Bắc Kinh.

Không chỉ có Srilanka, mà cả Thái Lan và một số nước khác cũng đang phàn nàn là các dự án này quá tốn kém và lãng phí, không cung cấp việc làm là bao cho các công ty trong nước trong khi lại tạo điều kiện cho tham nhũng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/malaysia-canceled-chinese-projects-08212018082922.html