Tin khắp nơi – 21/05/2020
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật nhằm loại công ty TQ khỏi sàn chứng khoán
Thượng viện Hoa Kỳ vừa thông qua dự luật có thể ngăn chặn một số công ty Trung Quốc bán cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.
Dự luật sẽ yêu cầu các công ty nước ngoài tuân theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ về kiểm toán và các quy định tài chính khác.
Biện pháp này hiện phải được Hạ viện thông qua trước khi được Tổng thống Trump ký thành luật.
Dự luật xuất hiện khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng trước đại dịch virus và sau vụ bê bối kế toán của Luckin Coffee.
Dự luật cũng sẽ yêu cầu các công ty bán cổ phiếu trên sàn chứng khoán phải tiết lộ liệu là họ có thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ nước ngoài hay không.
Mỹ-Trung đạt thỏa thuận thương mại, Việt Nam hưởng lợi
Thương chiến Mỹ – Trung: TQ “Đàm thì đàm, chiến thì chiến”
Thương chiến Mỹ-Trung: ‘Chúng ta đều phải trả giá’
Dự luật áp dụng cho tất cả mọi công ty nước ngoài, nhưng nhắm vào Trung Quốc, và được đưa ra sau những chỉ trích dữ dội Bắc Kinh của ông Trump và các chính trị gia Mỹ khác.
Ông Trump và các quan chức trong chính quyền cho rằng Trung Quốc đã xử lý sai sự bùng phát của virus corona trong giai đoạn đầu, hiện đã thành đại dịch giết chết gần 330.000 người trên toàn thế giới và làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu.
Các công ty Trung Quốc niêm yết chứng khoán tại Hoa Kỳ đã bị kiểm soát gắt gao trong những tuần gần đây, sau khi Luckin Coffee tiết lộ rằng cuộc điều tra nội bộ cho thấy doanh số năm ngoái hàng trăm triệu đôla của họ là con số ”được chế ra.”
Luckin Coffee nói cuộc điều tra của riêng công ty phát hiện ra rằng doanh số bịa đặt từ quý hai năm ngoái đến quý IV lên tới khoảng 310 triệu đôla, tương đương với khoảng 40% doanh thu ước tính hàng năm.
Kể từ đó, chuỗi tiệm bán cà phê Trung Quốc đã sa thải tổng giám đốc và giám đốc điều hành, trong khi sáu nhân viên khác được cho là có liên quan đến việc làm sổ sách giả đã bị đình chỉ hoặc cho nghỉ.
Luckin Coffee cho biết đã hợp tác với các cơ quan quản lý ở Mỹ và Trung Quốc, giới bắt đầu cuộc điều tra về công ty.
Cổ phiếu bán trên Nasdaq của Luckin là một trong rất ít lần ra mắt thị trường chứng khoán Mỹ thành công năm 2019 của Trung Quốc.
Hôm thứ Ba, Luckin cho biết sàn giao dịch Nasdaq đã thông báo cho công ty về kế hoạch hủy niêm yết, vì các cáo buộc tạo doanh số giả mạo và không minh bạch. Cổ phiếu của Lukin sẽ vẫn nằm trên sàn giao dịch trong khi chờ kết quả kháng cáo, dự kiến trong vòng 45 ngày.
Cổ phiếu của công ty bị tai tiếng này bị đình chỉ kể từ ngày 7/4, đã giảm hơn 35% sau khi tiếp tục giao dịch hôm thứ Tư.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52734717
Hơn 1.100 cựu công tố viên Mỹ chỉ trích nỗ lực bỏ truy tố ông Flynn
Hơn 1.100 cựu công tố viên liên bang Hoa Kỳ hôm 19/5 đã chỉ trích nỗ lực của Bộ Tư pháp dưới quyền Tổng thống Donald Trump, thuộc đảng Cộng hòa, trong việc hủy bỏ cáo buộc chống lại cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn. Họ nói rằng hành động này đã đặt lợi ích cá nhân của ông Trump trước lợi ích của công chúng, theo Reuters.
Lời chỉ trích được đưa ra trong một bản tóm tắt pháp lý mà tổ chức phi lợi nhuận “Protect Democracy Project” dự định đệ trình lên tòa án liên bang ở Washington.
Các cựu công tố viên cáo buộc Tổng chưởng lý William Barr đã vi phạm tuyên thệ khi yêu cầu bác bỏ cáo buộc hình sự đối với ông Flynn, người đã nhận tội nói dối với FBI.
Nhóm này bao gồm cựu quyền Bộ trưởng Tư pháp Stuart Gerson (phục vụ dưới thời Tổng thống Bill Clinton, thuộc đảng Dân chủ), và cựu Thứ trưởng Tư pháp Donald Ayer (phục vụ dưới thời Tổng thống George H.W. Bush, đảng Cộng hòa). Đây là diễn tiến mới nhất trong chuỗi tranh cãi leo thang về việc liệu Thẩm phán Emmet Sullivan có chấp thuận yêu cầu hủy bỏ vụ án của Bộ Tư pháp.
“Yêu cầu của chính phủ trong vụ hợp này dường như không thúc đẩy lợi ích của công lý hay công chúng, và cũng không có vẻ gì tránh được vết nhơ bất hợp pháp và không thể chấp nhận được”, các cựu công tố viên viết trong hồ sơ chuẩn bị đệ trình mà Reuters đọc được, đồng thời nói thêm rằng yêu cầu của Bộ Tư pháp “có vẻ như để phục vụ cho lợi ích chính trị cá nhân của Tổng thống Trump, thay vì lợi ích của công chúng”.
Ông Flynn, một trung tướng lục quân về hưu và từng là cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, đã nhận tội vào năm 2017 là đã nói dối với FBI về những liên lạc với Đại sứ Nga Sergey Kislyak vài tuần trước khi ông Trump nhậm chức.
Sau khi đồng ý hợp tác, ông Flynn đã thay đổi luật sư và chiến thuật, và lập luận rằng FBI đã lừa ông, đồng thời, ông yêu cầu hủy bỏ thỏa thuận nhận tội của ông.
Thẩm phán Sullivan nói rõ rằng ông sẽ không đơn thuần chấp thuận yêu cầu của Bộ Tư pháp. Ông đã chỉ định Thẩm phán hồi hưu John Gleeson trình bày các luận cứ về việc liệu ông Flynn có phải đối mặt thêm cáo buộc hình sự về tội khai man hay không.
Hai con đập ở Michigan bị vỡ, hàng ngàn người phải di tản do lũ lụt
Tin từ Edenville, Michigan – Hôm thứ Ba (19/05/2020) hai con đập ở Michigan bị vỡ do mưa nhiều ngày và nước dâng khiến 10,000 người phải di tản. Thống đốc Michigan cho biết một trung tâm thành phố có thể bị nhấn chìm dưới nước lũ cao 9 feet vào buổi sáng.
Lần thứ hai trong vòng chưa đầy 24 giờ, các gia đình sống dọc theo hai bên hồ và một dòng sông đã được lệnh phải rời khỏi nhà. Cơ quan thời tiết quốc gia đã ban hành lệnh theo dõi khả năng có lũ lụt dọc theo sông Tittabawassee sau khi đập Edenville ở Midland County, khoảng 140 dặm về phía bắc của Detroit và đập Sanford, phía hạ lưu từ Edenville đều bị vỡ.
Sáng sớm thứ Ba (19/05/2020) lực lượng cấp cứu đã đến tận nhà cư dân sống gần đập Edenville để khuyến cáo về việc nước dâng. Một số cư dân đã có thể trở về nhà, nhưng sau đó lại phải rời đi một lần nữa sau vụ vỡ đập.
Phát ngôn viên của quận Midland, Selina Tisdale cho biết lệnh di tản được ban hành ở các thị trấn Edenville, Sanford và một phần của thành phố Midland có 42,000 dân. Tối thứ Ba (19/05/2020) thống đốc tiểu bang Michigan, Gretchen Whitmer đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở quận Midland và kêu gọi cư dân bị lũ đe dọa phải di tản khỏi khu vực, bà cũng nói các nhà tạm trú đã được mở trên toàn quận và
sẵn sàng đón cư dân đến trú ẩn. Michigan phải di tản sau những ngày mưa lớn ở các khu vực ở miền trung tây Hoa Kỳ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hai-con-dap-o-michigan-bi-vo-hang-ngan-nguoi-phai-di-tan-do-lu-lut/
Bộ Cựu chiến binh Mỹ dùng thuốc sốt rét hàng ngày để phòng Covid-19
Quý Khải
Hàng chục ngàn liều thuốc sốt rét hydroxychloroquine đang được Bộ Cựu chiến binh Mỹ sử dụng hàng ngày để phòng Covid-19, theo The Epoch Times.
Bộ Cựu chiến binh là một bộ trong Chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm điều hành các chương trình phúc lợi dành cho cựu chiến binh, gia đình và những thân nhân còn sống của các cựu chiến binh (bao gồm cấp dưỡng tàn tật, hưu bổng, giáo dục và vay tiền mua nhà …), theo Wikipedia.
“Những người chúng tôi, những người từng đi lính – bao gồm một số ngồi xung quanh chiếc bàn này – chúng tôi đã dùng loại thuốc này trong nhiều năm”, Bộ trưởng Cựu chiến binh ông Robert Wilkie chia sẻ với các phóng viên tại Nhà Trắng hôm thứ Ba (19/5).
Ngày nào cũng vậy, cả bộ đều dùng đến 42.000 viên thuốc để phòng Covid-19, ông Wilkie nói thêm.
Việc có nên hay không nên kê hydroxychloroquine cho bệnh nhân Covid-19, một loại thuốc trị sốt rét và lupus ban đỏ, đã trở thành một vấn đề chính trị nóng sau khi loại thuốc này liên tục được Tổng thống Trump ca ngợi trong tuần, và ông cũng cho biết mình đã dùng loại thuốc này hàng ngày từ đầu tháng 5.
Mỗi cựu chiến binh nhận được hydroxychloroquine đều đã tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, bên cạnh gia đình họ, ông Wilkie cho hay.
“Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để bảo vệ cuộc sống các cựu chiến binh. Và đây là một trong những phương tiện mà chúng tôi sử dụng”, ông nói.
Các nhà nghiên cứu tại bang Nam Carolina và bang Virginia đã tiến hành một nghiên cứu thực chứng trên 368 cựu chiến binh nam được cho uống thuốc này, và cho biết họ không tìm thấy bằng chứng hydroxychloroquine có thể trị Covid-19, căn bệnh viêm phổi do virus corona chủng mới. Họ cũng ghi nhận một tỷ lệ tử vong gia tăng ở những bệnh nhân được cho dùng thuốc.
Kết quả này đã bị Bộ trưởng Wilkie phê bình, ông cho biết các cựu binh trong thí nghiệm đều là “những bệnh nhân nặng trong giai đoạn cuối”.
Ông Wilkie đã nhắc lại và bổ sung thêm vào lời phê bình này hôm thứ ba, khi nói rằng các nhà nghiên cứu đã lấy số liệu nhưng “không phân tích lâm sàng chúng”. Kết quả nghiên cứu trên, ông lưu ý, chưa được bình duyệt. Và các nhà nghiên cứu vẫn chưa xem xét “các bệnh lý đi kèm khác của những bệnh nhân được đề cập đến trong nghiên cứu này”.
Trong bài nghiên cứu tiền xuất bản, các nhà nghiên cứu trên cho biết rằng các kết quả này “đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chờ đợi kết quả từ các nghiên cứu tiềm năng, ngẫu nhiên, có đối chứng kế tiếp trước khi áp dụng đại trà loại thuốc này trong điều trị Covid-19”.
Những người chỉ trích việc dùng hydroxychloroquine lưu ý chưa có các thử nghiệm nghiêm ngặt, ngẫu nhiên, có đối chứng nào xem xét tính an toàn và hiệu quả của loại thuốc này được thực hiện. Tuy vậy, có một số nghiên cứu bước đầu đã cho thấy hiệu quả điều trị Covid-19, đặc biệt khi dùng kết hợp với kẽm và kháng sinh azithryomycin, dù rằng chúng thiếu một trong những yếu tố đảm bảo tính chặt chẽ của nghiên cứu (VD: tính nghiêm ngặt, tính ngẫu nhiên, tính có đối chứng,…).
Một số nghiên cứu khác không cho thấy hiệu quả điều trị đồng thời lại gây ra một số tác dụng phụ đáng lo ngại như tim đập nhanh, làm dấy lên cảnh báo từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.
Ông Wilkie lúc đó đang phát biểu tại một cuộc họp nội các chính phủ.
Tổng thống Trump bảo vệ việc sử dụng hydroxychloroquine hàng ngày của bản thân, và nói với các phóng viên rằng loại thuốc này được các nhân viên y tế tuyến đầu dùng như một biện pháp phòng ngừa Covid-19.
“Rất nhiều người đang dùng nó. Rất nhiều bác sĩ đang dùng nó. Rất nhiều người vô cùng tin tưởng vào tác dụng của loại thuốc này”, ông Trump nói. “Nó mang tiếng xấu chỉ vì tôi đang quảng cáo việc dùng nó. Vì vậy, tôi rõ ràng là một nhà quảng cáo rất tồi. Nhưng nếu ai khác đang quảng cáo nó, họ [giới truyền thông] sẽ nói, “Đây là điều tuyệt vời nhất từng xuất hiện]’”.
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/bo-cuu-chien-binh-my-dung-thuoc-sot-ret-hang-ngay-de-phong-covid-19.html
Hàng triệu người Hoa Kỳ sẽ nhận được tiền hỗ trợ coronavirus thông qua thẻ debit
Theo một thông báo của bộ tài chính, khoảng 4 triệu người Hoa Kỳ sẽ sớm nhận được tiền hỗ trợ coronavirus của chính phủ thông qua thẻ debit. Những thẻ này đang được gửi đến những người chưa cung cấp thông tin ngân hàng của họ cho Sở thuế Vụ (IRS), chẳng hạn như các gia đình có thu nhập thấp không có tài khoản ngân hàng hoặc người nộp thuế thường không được hoàn thuế thông qua ký gửi trực tiếp.
Mặc dù 140 triệu người Hoa Kỳ đã nhận được ngân phiếu do IRS gửi đi từ giữa tháng 4, nhưng 10 triệu người nộp thuế khác vẫn đang chờ tiền hỗ trợ. Những tấm ngân phiếu và thẻ ghi nợ trả trước là một phần của Đạo luật CARES Act có hiệu lực vào cuối tháng 3. Những người độc thân kiếm được ít hơn 75,000 mỹ kim sẽ nhận được 1,200 mỹ kim. Tuy nhiên, một số người nộp thuế vẫn chưa nhận tiền đã bày tỏ sự thất vọng với tiến trình này.
Vì hiện nay Sở thuế Vụ buộc phải đóng cửa trung tâm trợ giúp qua điện thoại do đại dịch, người tiêu dùng không thể kết nối với đại diện của cơ quan. Để giải quyết vấn đề này, vào thứ hai (ngày 18 tháng 5), cơ quan sẽ bổ sung thêm 3,500 công nhân để trợ giúp trong việc trả lời các câu hỏi về các khoản thanh toán.
Thẻ Debit, được gọi là Thẻ thanh toán tác động kinh tế (EIP), sẽ được gửi tới 4 triệu người nộp thuế thay vì ngân phiếu hoặc gửi tiền trực tiếp. Thẻ EIP có thể được sử dụng để mua hàng, nhận tiền mặt từ các máy ATM hoặc chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cá nhân mà không mất bất kỳ khoản phí nào. (BBT)
Tỷ lệ người Mỹ gốc Á bị thất nghiệp tăng cao tại New York, dẫn đến nghi ngờ về tình trạng kỳ thị
Tin New York City – Cộng đồng người Mỹ gốc Á đang bị ảnh hưởng nặng bởi tình trạng thất nghiệp tại New York, dẫn đến nghi ngờ về khả năng xuất hiện thành kiến kỳ thị chủng tộc trong giai đoạn đại dịch Covid-19.
Trong 6 tuần lễ kết thúc ngày 9 tháng 5, hơn 195,000 người gốc Á, chủ yếu là người Hoa Lục, Ấn Độ, Việt Nam, đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại New York, cao hơn gấp 56 lần so với con số 3,500 người trong cùng thời điểm này vào năm ngoái, theo dữ kiện của Bộ Lao Động tiểu bang. Đây là tỷ lệ tăng lớn nhất so với mọi nhóm chủng tộc khác. Đối với cộng đồng người Hispanic và Latino, tỷ lệ thất nghiệp tăng 16 lần. Con số này đối với người da trắng là 15 lần, và người da đen là 11 lần.
Tính chung, tỷ lệ thất nghiệp tại New York đã tăng 16 lần trên tổng số 19 triệu dân của tiểu bang. Người Mỹ gốc Á chỉ chiếm 9% trong lực lượng lao động tại New York, nhưng số đơn thất nghiệp của họ lại chiếm 12.4% trên tổng số đơn tại tiểu bang.
Một năm trước, con số này chỉ là 3.7%. Sự gia tăng bất thường này dẫn đến nghi ngờ rằng tình trạng thất nghiệp của người Mỹ gốc Á có thể là do sự kỳ thị chủng tộc, bên cạnh các nguyên nhân kinh tế. New York báo cáo các ca nhiễm coronavirus đầu tiên vào ngày 1 tháng 3. Tuy nhiên, từ tháng 2, nhiều cửa tiệm tại khu Chinatown đã bắt đầu bị giảm doanh thu, với một số tiệm bị giảm từ 50% đến 70% thu nhập.
Theo bà Angie Chung, nhà xã hội học tại Đại học Albany ở New York, thành kiến cho rằng mọi người châu Á đều nhiễm coronavirus có thể đã khiến người dân Mỹ tránh xa các cửa tiệm do người châu Á kinh doanh. (Ngô Bảo)
Viễn cảnh Chiến tranh Lạnh Mỹ – Trung thế kỷ 21
Trung Quốc, theo Trump, là bên phải chịu trách nhiệm khiến Covid-19 bùng phát toàn cầu. Để trừng phạt, ông đang tính đến việc rút lại lời hứa không tăng thuế.
“Việc Tổng thống rút khỏi thỏa thuận mà không cho Trung Quốc cơ hội thực hiện các cam kết của họ sẽ tạo ra bất ổn vô cùng lớn”, Craig Allen, chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc, tổ chức đại diện cho lợi ích của các công ty đa quốc gia lớn đang hoạt động ở Trung Quốc, nhận xét.
Hôm 15/5, Trump công bố các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei. Bộ Thương mại Mỹ đã tiến hành các kế hoạch nhằm ngăn chặn Huawei có được chất bán dẫn sản xuất ở nước ngoài nhưng dựa trên công nghệ Mỹ.
“Có một lỗ hổng kỹ thuật rất lớn mà qua đó Huawei có thể sử dụng công nghệ Mỹ nhờ dựa vào những nhà sản xuất nước ngoài. Chúng ta sẽ không bao giờ để lỗ hổng đó tồn tại”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tuần trước tuyên bố. Ông đồng thời thêm rằng chính phủ đã chi một tỷ USD để giúp các tháp viễn thông vùng nông thôn loại bỏ thiết bị Huawei.
“Ngày càng nhiều công ty nhận ra đại dịch đang làm tê liệt hoạt động kinh doanh của họ và suy tính đến chuyện đa dạng hóa chuỗi cung ứng”, John Scannapieco, một luật sư doanh nghiệp ở Nashville, nhận định. “Họ muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng vì lo sợ một cuộc khủng hoảng tương tự sẽ xảy ra và hẳn nhiên là nó sẽ xảy ra… Họ đang tìm đến các nước khác ở châu Á và Mexico. Họ giảm hiện diện ở Trung Quốc và phân bổ nguồn lực ra những nơi khác nhằm tránh bị mắc kẹt khi một đại dịch khác bùng phát hoặc vì lý do chính trị nào đó”.
Rời khỏi Trung Quốc đầu tiên sẽ là những ngành nghề có liên quan tới an ninh quốc gia. Trong quá khứ, đó là thép, còn trong tương lai gần có thể là bất cứ thứ gì liên quan tới y tế, giới chuyên gia nhận định.
Trong những giai đoạn căng thẳng địa chính trị hoặc thế giới phải đối mặt với đại dịch toàn cầu như hiện nay, sự phụ thuộc vào các nguồn cung từ nước ngoài có thể trở thành mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, theo một nghiên cứu dài 52 trang của Hiệp hội Henry Jackson ở London công bố hồi tháng trước.
Điều này đặc biệt đúng với Mỹ nếu nhà cung cấp quan trọng lại chính là một đối thủ địa chính trị như Trung Quốc. Sự phụ thuộc thậm chí có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi đối thủ lại là nước dẫn đầu về công nghệ liên quan đến một ngành công nghiệp cụ thể nào đó bởi việc mua hàng ở nơi khác dường như là không thể, báo cáo nhấn mạnh.
Mỹ hiện phụ thuộc vào Trung Quốc ở 16 mặt hàng dàn trải trên 5 lĩnh vực, từ những thứ người ta ít nghĩ đến như nguyên liệu đất hiếm cho tới những thứ phổ biến hơn như các viên thuốc vitamin C, vitamin D sử dụng trong gia đình hay phòng y tế trường học.
Với Mỹ, câu chuyện được lưu truyền thịnh hành là Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành một cường quốc công nghệ nhờ ăn cắp tài sản sở hữu trí tuệ.
Với Trung Quốc, câu chuyện của họ là họ có những nhân công thông minh và chăm chỉ nên không cần ăn trộm bất kỳ đoạn mã máy tính nào từ Mỹ.
Nhưng như hầu hết phần còn lại của thế giới, Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào công nghệ Mỹ, từ chất bán dẫn tới hệ điều hành cho điện thoại di động.
Theo Apjit Walia, giám đốc điều hành Deutsche Bank, hậu Covid-19, kịch bản mà nhiều người dễ dàng nghĩ tới là một cuộc Chiến tranh Lạnh công nghệ toàn cầu.
“Cuộc Chiến tranh Lạnh thế kỷ 21 này tiềm ẩn nguy cơ dựng lên một ‘bức tường công nghệ’ chia cắt thế giới thành hai nửa, hai nền công nghệ song song, một trụ cột ở Mỹ và một trụ cột ở Trung Quốc với rất ít hoặc hầu như không có tương tác”, ông nói. Khi đó, các đối tác buộc phải chọn phe, giống như chọn giữa Apple và Microsoft. Thiết bị Apple không thể chạy phần mềm Word và thiết bị sử dụng hệ điều hành Windows không thể download phần mềm từ hệ thống Mac.
Tác động của cuộc Chiến tranh Lạnh công nghệ lên mọi mặt đời sống toàn cầu có thể kéo dài hàng thập kỷ, thậm chí qua nhiều thế hệ. Đó là thứ mà mọi nhà lập pháp, tổ chức hay tập đoàn đều phải ghi nhớ khi họ lên kế hoạch cho hoạt động hậu Covid-19, Walia nhận định trong một bài viết gần đây với tiêu đề “The Coming Tech Wall”.
Theo dbDig, một nền tảng dữ liệu lớn của Deutsche Bank, Trung Quốc có khả năng tiếp cận dễ dàng tới thị trường vốn toàn cầu và thực sự nắm giữ nhiều bộ óc tài năng, vì thế họ được dự đoán đạt tới điểm cân bằng về công nghệ với Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 2025 đến 2030.
Tuy nhiên, chiến lược của Trump nhằm làm chậm chân Trung Quốc dường như đang phát huy tác dụng. “Điều này có thể gây ngạc nhiên cho một số người lâu nay tin rằng chiến lược với Trung Quốc mà Tổng thống Trump theo đuổi là sai lầm”, Walia nói. Chúng không sai nhưng không thể duy trì mãi mãi, ông lưu ý.
Trump có thể phải rời Nhà Trắng trong 8 tháng nữa. Đảng Dân chủ có thể sẽ tìm cách quay trở lại chiến lược thời Obama là đấu tranh với Trung Quốc thông qua các hiệp định về lao động và thương mại công nghệ, như Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
“Đối đầu với Trung Quốc mà không có đồng minh không phải là cách làm đúng đắn và tôi tin rằng (Joe) Biden sẽ quay trở lại cách tiếp cận ngoại giao cũ (thời Obama)”, Nicole Lamb-Hale, giám đốc điều hành tại Kroll, chi nhánh của công ty tư vấn tài chính Duff & Phelps, trụ sở ở Washington, nhận định, đề cập tới ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ. “Nếu làm một mình, chúng ta sẽ không có bất kỳ đòn bẩy nào. Đây chính là điều mà TPP thực sự hướng tới. Họ có thể kiềm chế Trung Quốc khi tất cả các nước Đông Nam Á cùng nhau thiết lập một tiêu chuẩn mới. Điều đó có thể buộc Trung Quốc phải thay đổi. Chúng ta đã từ bỏ cách tiếp cận này khi Trump lên nắm quyền và tôi tin phe Dân chủ sẽ quay lại hướng đi đó”.
Trong lúc đó, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh năng lực phát triển công nghệ nội địa. Khu vực Vịnh Lớn (Greater Bay Area), dự án kết nối Hong Kong, Macau và 9 thành phố phía nam Trung Quốc, được đánh giá sẽ là một đối thủ thực thụ của Thung lũng Silicon, Mỹ.
Những người ủng hộ tách rời khỏi Trung Quốc cho rằng cách duy nhất khiến họ “tuân thủ luật chơi” là trừng phạt về kinh tế. Song nhiều người lo ngại các biện pháp trừng phạt tài chính nhằm vào những ngân hàng nhà nước Trung Quốc sẽ đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ Mỹ – Trung.
Ngay cả Adam Smith, “cha đẻ của thương mại tự do”, cũng đã nêu rõ rằng việc một quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung những sản phẩm thiết yếu từ nước khác là điều không mong muốn bởi nếu khủng hoảng nổ ra, họ không thể tự bảo vệ mình. Tình trạng thiếu máy thở và khẩu trang ở phương Tây giữa Covid-19 là một ví dụ điển hình.
Theo báo cáo từ Hiệp hội Henry Jackson, quá trình rời xa Trung Quốc có thể được thực hiện theo hai cách tích cực và tiêu cực. Hệ quả tiêu cực sẽ xuất hiện khi Mỹ và các đồng minh quyết định thực hiện những động thái như thông qua các cơ chế, điều luật ngăn các thực thể Trung Quốc kiểm soát những ngành công nghiệp chiến lược; cùng hợp sức trừng phạt các doanh nghiệp Trung Quốc có hành vi giao dịch không công bằng hay ban hành những điều luật ở cấp quốc gia nhằm giảm thiểu phụ thuộc nhập khẩu vào Trung Quốc.
Trái lại, các tác giả của báo cáo nhấn mạnh những kết quả tích cực sẽ xuất hiện nếu Mỹ và đồng minh không tìm cách “trù dập” Trung Quốc mà thay vào đó sử dụng những bước đi căn bản hơn như áp dụng một chiến lược kinh tế quốc gia nhằm đảm bảo quyền tiếp cận an toàn với những hàng hóa cần thiết đáp ứng các nhu cầu công nghiệp quan trọng, trong đó nội địa hóa những hàng hóa này là ưu tiên. Mặt khác, Mỹ cũng cần tăng cường tài trợ cho nghiên cứu và phát triển nhằm giữ vững và khôi phục vị thế lãnh đạo công nghệ trước Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34807-vien-canh-chien-tranh-lanh-my-trung-the-ky-21.html
‘Sẵn sàng xích mích’ với Bắc Kinh, chính quyền Trump công bố báo cáo 20 trang
lên án Trung Quốc
Minh Hòa
Chính quyền Trump hôm thứ Tư (20/5) đã công bố một báo cáo lên án mạnh mẽ hàng loạt hành vi của Bắc Kinh, từ hoạt động kinh tế kiểu cướp bóc đến việc gia tăng quân sự ở Biển Đông.
Báo cáo dài 20 trang của Nhà Trắng cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump “sẵn sàng xích mích lớn hơn trong mối quan hệ song phương” để bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ, đặc biệt là lợi ích kinh tế và an ninh, theo lời một quan chức Mỹ nói với NBC News.
Hãng tin này cho biết báo cáo này liệt kê các hành vi đe dọa của Bắc Kinh, trong đó có việc Trung Quốc liên tiếp gia tăng quân sự và yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, cũng như các hành vi trộm cắp tài sản trí
tuệ của Hoa Kỳ. Các quan chức chính quyền Trump cho biết báo cáo cũng chỉ ra “những hành vi ác tính” của Trung Quốc, chủ yếu trong lĩnh vực an ninh, kinh tế.
Hãng tin Associated Press (AP) trích lời của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố hôm thứ Tư, ngay trước khi Nhà Trắng đưa ra báo cáo: “Việc giới truyền thông tập trung vào đại dịch hiện nay đặt ra nguy cơ bỏ lỡ bức tranh rộng lớn hơn về thách thức mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đặt ra”.
Ông Pompeo cho biết: “Trung Quốc bị cai trị bởi một chế độ tàn bạo, độc tài, một chế độ cộng sản từ năm 1949. Trong nhiều thập niên, chúng ta đã tưởng rằng chế độ này sẽ trở nên giống chúng ta hơn – thông qua hoạt động thương mại, trao đổi khoa học, tiếp cận ngoại giao, [vậy nên mới] cho phép họ tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới với tư cách là một quốc gia đang phát triển. [Tuy nhiên] điều đó đã không xảy ra”.
“Chúng ta đã đánh giá quá thấp mức độ thù địch của Bắc Kinh về mặt tư tưởng và chính trị đối với các quốc gia tự do. Cả thế giới đang thức tỉnh trước thực tế này”.
Cũng hôm thứ Tư, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố đã phê chuẩn việc bán các ngư lôi hiện đại cho quân đội Đài Loan, một động thái chắc chắn thu hút chỉ trích từ Bắc Kinh, theo AP.
Hãng tin này cho biết, trong 20 năm qua, Hoa Kỳ đã mở rộng thị trường cho Trung Quốc, đầu tư tiền vào Trung Quốc, giúp nước này tiếp cận công nghệ của Hoa Kỳ và đào tạo các sỹ quan quân đội Trung Quốc, với hy vọng rằng những điều này sẽ giúp Trung Quốc tiến tới tự do hóa về chính trị. Tuy nhiên, AP bình luận, chính quyền Trung Quốc thậm chí còn độc đoán hơn kể từ sau vụ quân đội nước này thảm sát sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, và giờ đây thì ĐCSTQ đang thúc đẩy quan điểm chính trị của mình trên phạm vi toàn cầu.
Tổng thống Donald Trump nhận thức rõ mối đe dọa từ ĐCSTQ và đảo ngược lại quan điểm nhân nhượng của những người tiền nhiệm đối với Trung Quốc. Theo AP, báo cáo của chính quyền Trump tuyên bố Nhà Trắng không nhận thấy “giá trị nào” trong việc gắn bó với Bắc Kinh. Báo cáo viết: “Khi hoạt động ngoại giao thầm lặng trở nên vô ích, Hoa Kỳ sẽ gia tăng áp lực công khai đối với Trung Quốc”.
NBC cho biết, các quan chức Mỹ nói rằng báo cáo này cũng bao gồm một loạt các biện pháp mà chính quyền Trump đang thực hiện để chống lại các hành vi của Trung Quốc, trong đó có các cuộc tuần tra tự do hàng hải ở những vùng biển mà Bắc Kinh đặt ra yêu sách.
Báo cáo của Nhà Trắng tiếp tục làm nóng mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc xoay quanh vấn đề thương mại, đại dịch viêm phổi COVID-19 và sự ủng hộ của chính quyền Trump đối với Đài Loan. Cũng hôm thứ Tư, cuộc khẩu chiến giữa Bắc Kinh và Washington đặc biệt bùng phát khi Tổng thống Trump công khai lên án “sự bất tài” và đổ lỗi của Trung Quốc trong đại dịch virus corona, hiện đã lây lan tới 213 quốc gia và khiến hơn 300.000 tử vong.
Hoa Kỳ cảnh báo tàu nước ngoài tránh xa chiến hạm Mỹ ở vùng Vịnh ít nhất 100m
Triệu Hằng
Hải quân Hoa Kỳ ngày 20/5 khuyến cáo các tàu nước ngoài ở vùng Vịnh hãy cách tàu chiến Mỹ một khoảng cách an toàn là 100m hoặc có nguy cơ “bị hiểu là một mối đe dọa và phải chịu các biện pháp phòng thủ hợp pháp”, đây được xem là thông điệp nhắm thẳng vào Iran.
Thông báo theo sau mối đe dọa của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hồi tháng trước rằng sẽ lệnh bắn bất kỳ tàu Iran nào quấy rối tàu Hải quân Mỹ.
“Các tàu vũ trang nằm trong phạm vi 100m của tàu hải quân Mỹ sẽ được coi là một mối đe dọa”, hãng tin Reuters ngày 21/5 trích thông báo từ phía Mỹ.
Bộ Tư lệnh Các lực lượng hải quân Mỹ đặc trách miền Trung cho biết, thông báo này được đưa ra nhằm “tăng cường đảm bảo sự an toàn hàng hải và giảm thiểu khả năng hiểu nhầm và hạn chế nguy cơ tính toán sai lầm”.
Tuyên bố từ Mỹ cũng ra sau một sự vụ xảy ra hồi tháng trước, khi đó 11 tàu Iran đã áp sát các tàu của Hải quân Mỹ ở Vùng vịnh, điều mà quân đội Mỹ gọi là “hành vi nguy hiểm và khiêu khích”. Trong vụ
việc này, quân đội Mỹ cho biết, cùng một lúc, các tàu Iran đã “cắt mặt” tàu Maui của Cảnh sát biển Hoa Kỳ trong phạm vi 9m.
Phản ứng trước tuyên bố của ông Trump, người đứng đầu Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đe dọa phá hủy tàu chiến Mỹ nếu an ninh nước này bị đe dọa tại Vùng vịnh.
Mối bất hòa giữa Washington và Tehran đã leo thang kể từ năm 2018, khi ông Trump rút Mỹ khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và tái áp dụng các biện pháp trừng phạt Iran.
Mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm vào tháng 1/2020, khi Mỹ “trảm” vị tướng hàng đầu Iran Qassem Soleimani trong một cuộc không kích bằng thiết bị bay không người lái ở Baghdad, Iraq.
Iran trả đũa vào ngày 9/1 khi bắn tên lửa vào các căn cứ ở Iraq, gây chấn thương lính Mỹ.
Việc tàu quân sự Iran giáp sát tàu Mỹ không phải là hiếm trong các năm 2016 và 2017. Nhiều lần, phía tàu Hải quân Mỹ đã bắn những phát đạn cảnh cáo vào các tàu Iran khi những tàu này ở quá gần.
Về phía Iran, vào ngày 10/5, một sự cố hy hữu xảy ra khi hải quân nước này trong một cuộc tập trận ở Vịnh Oman đã bắn tên lửa trúng tàu hỗ trợ của chính họ. Konarak, tàu hỗ trợ lớp Hendijan, đang tham gia cuộc tập trận đã ở vị trí quá gần mục tiêu. Truyền thông Iran ngày 11/5 nói tên lửa vô tình bắn trúng tàu.
Quan sát Cuộc sống Đó đây Hồ sơ Mỹ cảnh báo tàu nước ngoài tránh xa chiến hạm Mỹ ít nhất 100m
Bộ Quốc phòng Mỹ khuyến cáo tất cả tàu nước ngoài duy trì khoảng cách an toàn với tàu của hải quân Mỹ ít nhất 100m ở vùng biển quốc tế.
Trong một thông báo đưa ra cho các thủy thủ vào hôm qua (19/5), Bộ Quốc phòng Mỹ khuyến cáo “tất cả tàu thuyền phải duy trì khoảng cách an toàn với tàu của hải quân Mỹ ít nhất 100 m trong vùng biển hoặc eo biển quốc tế”.
“Những tàu vũ trang nằm trong phạm vi 100m của tàu hải quân Mỹ sẽ được coi là một mối đe dọa và phải chịu các biện pháp phòng thủ hợp pháp”, Reuters dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
Hãng tin này cũng dẫn lời một quan chức Mỹ không tiết lộ danh tính nói rằng, thông báo nói trên không phải là một sự thay đổi quy tắc giao chiến trong quân đội Mỹ.
Bộ Tư lệnh Các lực lượng hải quân Mỹ đặc trách miền Trung cho biết, thông báo này được đưa ra nhằm “tăng cường đảm bảo sự an toàn hàng hải và giảm thiểu khả năng hiểu nhầm và hạn chế nguy cơ tính toán sai lầm”.
Đây dường như là thông điệp cứng rắn mà Mỹ gửi tới Iran sau vụ 11 tàu của Iran hoạt động gần với tàu của Hải quân Mỹ ở vùng Vịnh mà Washington cho là “hành vi nguy hiểm và khiêu khích”.
Trước đó vào tháng 4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu tàu chiến Mỹ phá hủy mọi tàu của Iran hoạt động ở khoảng cách quá gần họ. Trong tuyên bố trên trang Twitter, ông Trump viết, ông đã chỉ thị cho Hải quân Mỹ bắn hạ và tiêu diệt các tàu của Iran nếu họ quấy rối chiến hạm Mỹ trên biển. Phản ứng trước tuyên bô của ông Trump, người đứng đầu Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đe dọa phá hủy tàu chiến Mỹ nếu an ninh của nước này bị đe dọa tại vùng Vịnh.
Mỹ muốn rút khỏi TQ, nước nào ‘trải thảm đỏ’?
Một mặt, đại dịch COVID-19 trở thành cơn ác mộng với cả thế giới, nhưng mặt khác lại trở thành vận may của một số nước.
Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ không còn là điều mới mẻ. Mấy năm nay, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt tay vào thực hiện mục tiêu giảm phụ thuộc của các ngành công nghiệp Mỹ vào Trung Quốc, và đại dịch COVID-19 càng đẩy nhanh quá trình này.
Ông Trump quyết định chuyển khoảng 27 nhà máy từ Trung Quốc xuống Indonesia và có thể bổ sung thêm danh sách sau khi Tổng thống Indonesia cử Bộ trưởng đầu tư Luhut Binsar Pandjaitan làm việc với các công ty Mỹ để đưa họ về Indonesia. Công viên công nghiệp Brebes ở tỉnh Trung Java, với diện tích khoảng 4.000 héc-ta sẽ là khu vực tiếp nhận các công ty Mỹ dừng chân, The Policy Times đưa tin.
Indonesia cho rằng nguồn nhân lực dồi dào, hạ tầng tốt, diện tích đất rộng, chính sách thuận lợi là những nhân tố giúp Indonesia thu hút được các doanh nghiệp Mỹ muốn chuyển khỏi Trung Quốc.
Indonesia nhận định xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc mang lại lợi ích cho nước này. Không chỉ các công ty Mỹ mà cả châu Âu và Nhật Bản cũng sẽ chuyển khỏi Trung Quốc và thay đổi chuỗi cung ứng. Trong số các nước Đông Nam Á, Indonesia được nhiều công ty Mỹ chọn để phát triển cơ sở mới.
Tại Ấn Độ, chính phủ nước này đang dành quỹ đất rộng gần 462.000 héc-ta để thu hút các doanh nghiệp sẽ chuyển khỏi Trung Quốc, India Times dẫn các nguồn tin nắm được vấn đề cho biết.
Đất đai là một trong những trở ngại lớn nhất đối với các công ty tìm cách đầu tư vào Ấn Độ.
Chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đang làm việc với các chính quyền bang để thay đổi tình hình, nhằm thu hút các công ty muốn giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, sau khi đại dịch COVID-19 khiến các nguồn cung cấp bị gián đoạn nghiêm trọng.
Chính phủ Ấn Độ đã lựa chọn 10 ngành, trong đó có điện tử, dược, thiết bị y tế, công nghiệp nặng, thiết bị năng lượng mặt trời, chế biến thực phẩm, hóa chất và dệt may, là những lĩnh vực trọng tâm thu hút đầu tư. Chính phủ Ấn Độ chỉ đạo các đại sứ quán của nước này tìm hiểu các công ty đang muốn di chuyển sản xuất.
Cơ quan xúc tiến đầu tư của Ấn Độ tiếp nhận yêu cầu chủ yếu từ Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc, bày tỏ mong muốn chuyển nhà máy đến nền kinh tế lớn thứ ba ở châu Á, India Times dẫn các nguồn tin cho biết.
Trong khi đó, các nghị sĩ và quan chức Mỹ đang soạn thảo đề xuất nhằm khuyến khích các công ty của nước này chuyển sản xuất hoặc cơ sở cung cấp quan trọng ra khỏi Trung Quốc. Giảm thuế, ban hành quy định mới và trợ cấp là những biện pháp đang được tính đến, Reuters đưa tin.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34794-my-muon-rut-khoi-tq-nuoc-nao-trai-tham-do.html
Trích dẫn lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, AT&T ngừng cung cấp dịch vụ truyền hình cho Venezuela
Vào hôm thứ Ba (19 tháng 5), AT&T cho biết họ đã ngừng cung cấp dịch vụ DirecTV cho Venezuela tuân theo lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Quyết định của AT&T đã cắt đi một nguồn giải trí quan trọng cho hàng triệu người Venezuela khi họ phải ở nhà để hạn chế sự lây lan của dịch coronavirus.
DirecTV là dịch vụ truyền hình phổ biến nhất tại Venezuela, cung cấp một loạt các băng tần của ngoại quốc và là một lựa chọn giải trí thay thế cho ngành công nghiệp truyền hình địa phương, vốn được cho là bị vùi dập bởi cuộc khủng hoảng kinh tế siêu lạm phát.
Theo Reuters, các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ cấm các công ty Mỹ ký hợp đồng với các cơ quan nhà nước, nhưng luật pháp địa phương của Venezuela lại yêu cầu phải mua dịch vụ thuê bao thì mới xem được các băng tần do chính phủ điều hành.
Theo tuyên bố của công ty AT&T, vì đơn vị DIRECTV của họ không thể tuân thủ các yêu cầu pháp lý của cả hai quốc gia, nên AT & T buộc phải kết thúc việc cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền ở Venezuela.
DirecTV trong nhiều năm qua là dịch vụ giải trí chính cho các khu dân cư nghèo ở Venezuela, nơi dĩa nhận sóng của AT&T thường được nhìn thấy trên mái nhà của những gia đình có thu nhập thấp. (BBT)
Căng thẳng Mỹ- Trung càng gia tăng, Hoa Kỳ càng ngọt ngào với Đài Bắc
Thanh Hà
Hiếm khi nào Đài Loan lại chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ như ở vào thời điểm này. Chính quyền Trump không ngớt lời ca ngợi thành công vượt bực của Đài Bắc trong việc xử lý khủng hoảng Covid-19, đòi cho Đài Loan phải có một chỗ đứng xứng đáng hơn trong các định chế quốc tế và tăng tốc cung cấp vũ khí cho chính quyền của tổng thống Thái Anh Văn.
Nhưng không chắc Mỹ sẵn sàng thay đổi nguyên tắc “một nước Trung Hoa” vốn là nền tảng bang giao Mỹ-Trung.
Vào lúc virus corona gây nhiều thiệt hại về nhân mạng và kinh tế cho nước, dịch Covid-19 “đổ thêm dầu vào lửa” trong quan hệ Mỹ- Trung, Đài Loan trở thành một “vũ khí” của chính quyền Trump để tấn công Bắc Kinh : Nhà Trắng đề cao thành tích rực rỡ của Đài Loan chống dịch Covid-19 chỉ nhằm chứng minh là một nước lớn như Trung Quốc đã bất lực trước một con siêu vi, tệ hơn thế nữa Bắc Kinh đã thiếu minh bạnh trên hồ sơ này để gây ra đại dịch. Tổng thống Trump chỉ trích Tổ Chức Y Tế Thế Giới là “con rối” trong tay Trung Quốc, gạt bỏ mọi cảnh báo và thông tin do Đài Loan cung cấp về virus corona chủng mới.
Về mặt quân sự, ngoài việc điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan, Hoa Kỳ chọn đúng thời điểm tổng thống Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức thêm nhiệm kỳ thứ hai để thông báo hợp đồng bán ngư lôi cho Đài Bắc.
Theo quan điểm của chuyên gia Elizabeth Economy thuộc trung tâm nghiên cứu về quan hệ quốc tế Mỹ Council on Foreign Relations, từ trước tới nay, Quốc Hội Mỹ luôn có khuynh hướng ủng hộ Đài Loan, nhưng ở cấp chính quyền, Washington “tránh lộ liễu phô trương quan điểm đó nhằm duy trì thế cân bằng vốn dễ vỡ” giữa hai siêu cường kinh tế và quân sự của thế giới này.
Dễ vỡ bởi từ những năm 1970 các chính quyền Mỹ liên tiếp luôn tôn trọng nguyên tắc “Một nước Trung Hoa”, nhưng về mặt an ninh thì Hoa Kỳ là điểm tựa quan trọng của Đài Loan. Trong khi đó Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, đồng thời Trung Quốc vẫn theo đuổi ý định thống nhất hòn đảo với 23 triệu dân này, kể cả bằng vũ lực.
Từ ngày bước chân vào Nhà Trắng tổng thống Trump, về mặt chính thức, cũng tuân thủ nguyên tắc ngoại giao truyền thống nói trên, nhưng ít kín đáo hơn những đời tổng thống tiền nhiệm, ông đã ủng hộ Đài Loan về nhiều mặt, đặc biệt là để hòn đảo này có một vị trí xứng đáng hơn trên sân khấu chính trị quốc tế. Việc Đài Bắc thành công kiểm soát dịch Covid-19 lại càng làm tăng uy tín của hòn đảo này trong mắt lãnh đạo Hoa Kỳ, như ghi nhận của chuyên gia Elizabeth Economy.
So sánh với Hoa lục, Washington xem đây là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy thế thượng phong của một mô hình dân chủ ngay cả trong việc giải quyết khủng hoảng về y tế. Mỹ cũng thừa biết rằng, càng ca ngợi tấm gương sáng của Đài Loan bao nhiêu, Bắc Kinh lại càng tức tối bấy nhiêu.
Nhưng có lẽ Đài Bắc không ngây thơ để tin vào những lời đường mật của Nhà Trắng. Ngoại trưởng Mỹ tuy đã đề cao “mô hình dân chủ Đài Loan mà cả khu vực và thế giới cần noi theo”, nhưng Mike Pompeo đã khá lúng túng khi được hỏi rằng liệu Hoa Kỳ có đẩy mạnh hơn nữa quan hệ với Đài Loan, với nguy cơ mở thêm một mặt trận với Trung Quốc hay không.
Theo quan điểm của chuyên gia Abraham Denmark, thuộc trung tâm nghiên cứu Wilson Center, trụ sở tại Washington, trước mắt Mỹ và Trung Quốc vẫn còn nể nhau, chưa khai thác Đài Loan như một công cụ để tranh giành ảnh hưởng về mặt chiến lược. Điển hình là dưới áp lực của Trung Quốc, Đài Bắc vẫn phải đứng ngoài Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, nếu như Bắc Kinh cảm thấy vị thế của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, vấn đề chủ quyền của nước này hay đà vươn lên của Trung Quốc, bị đe dọa vì hồ sơ Đài Loan, có khả năng giới lãnh đạo Bắc Kinh sẽ “phản ứng gay gắt” và khi đó thì Hoa Kỳ sẽ “mất tất cả mọi phương tiện gây sức ép với Trung Quốc”, như ghi nhận của nhà quan sát Ryan Hass thuộc viện nghiên cứu Brookings Institution.
Về phần tổng thống Thái Anh Văn, bà thừa biết rằng, Đài Loan vẫn trong thế trên đe dưới búa giữa hai ông khổng lồ của thế giới, là Mỹ và Trung Quốc. Hơn nữa về đối ngoại, Washington luôn rất thực dụng. Với Donald Trump ở Nhà Trắng, chắc chắn Hoa Kỳ sẽ không ngần ngại bỏ rơi Đài Loan, một khi Mỹ và Trung Quốc sưởi ấm quan hệ. Ngoài ra, tổng thống Trump cũng sẵn sàng “quên” hẳn Đài Bắc, nếu như việc đó có ích cho quyền lợi từ kinh tế đến quân sự và thương mại hay ngoại giao của Mỹ.
Chính phủ Mỹ có kế hoạch bán 18 ngư lôi cho Đài Loan
Hải Lam
Chính phủ Mỹ đã thông báo cho Nghị viện về kế hoạch bán ngư lôi tiên tiến trị giá khoảng 180 triệu USD cho Đài Loan, một động thái có khả năng làm mối quan hệ Mỹ – Trung thêm căng thẳng.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ hôm 20/5 cho biết trong một thông báo, Bộ Ngoại giao đã phê chuẩn việc bán 18 quả Ngư lôi Hạng nặng Công nghệ Tiên tiến MK-48 Mod 6 và các thiết bị liên quan.
“Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ đã cung cấp chứng nhận cần thiết để thông báo cho Nghị viện về thương vụ tiềm năng này”, thông báo cho biết.
Cũng theo thông báo, việc đề xuất bán ngư lôi này nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, an ninh và kinh tế Mỹ thông qua việc ủng hộ Đài Loan “tiếp tục nỗ lực hiện đại hóa lực lượng vũ trang và duy trì năng lực phòng thủ đáng tin cậy”.
Thông báo của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ được đưa ra cùng ngày Tổng thống Thái Anh Văn nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai. Trong bài phát biểu nhậm chức, bà Thái tiếp tục phản đối mô hình “Một quốc gia, Hai chế độ” mà Bắc Kinh đề xuất.
Trung Quốc đã tăng cường các cuộc tập trận quân sự gần Đài Loan kể từ khi bà Thái tái đắc cử, điều chiến đấu cơ và tàu chiến hoạt động xung quanh hòn đảo.
Mỹ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng thường xuyên bán vũ khí cho hòn đảo để nâng cao năng lực phòng thủ. Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 8/2019 đã phê duyệt hợp đồng bán 66 tiêm kích F-16V, 75 động cơ và trang thiết bị trị giá 8 tỷ USD cho Đài Loan.
Theo Reuters
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-co-the-ban-18-ngu-loi-cho-dai-loan.html
Khẩu chiến Mỹ-Trung bùng phát, ông Trump nói Bắc Kinh ‘bất tài’ và ‘lập dị’
Minh Hòa | ĐKN 12 giờ trước 1,195 lượt xem
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư (20/5) đã bày tỏ sự bất bình đối với tình trạng “bất tài” và đổ lỗi của giới chức Trung Quốc trong dịch viêm phổi COVID-19, căn bệnh tới nay đã gây ra cái chết của hơn 300.000 người, với hơn 5 triệu ca lây nhiễm tại 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ông chủ Nhà Trắng viết trên Twitter cá nhân: “Một số kẻ lập dị ở Trung Quốc vừa đưa ra một tuyên bố đổ lỗi cho tất cả mọi người trừ Trung Quốc về loại virus mà hiện đã giết chết hàng trăm ngàn người. Xin hãy giải thích cho tên ngốc này rằng đó là do ‘sự bất tài của Trung Quốc’, không có lý do nào khác, chính điều đó đã gây ra tình trạng giết người hàng loạt này trên khắp thế giới!”
Hiện chưa rõ Tổng thống Trump ám chỉ “những kẻ lập dị” mà ông nói đến là ai. Tuy nhiên, ông đưa ra bình luận này sau khi một quan chức trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ trích ông về cách ứng phó của Mỹ trong đại dịch Vũ Hán.
Vị quan chức này là ông Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), tổng biên tập báo Hoàn Cầu (Global Times) thuộc kiểm soát của tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ. Hôm thứ Ba (19/5), ông Hồ Tích Tiến đã lớn tiếng chỉ trích Tổng thống Trump dùng “trò phù thủy” để chống dịch.
Ông Tiến tuyên bố trên Twitter, mạng xã hội bị cấm ở Trung Quốc nhưng thường được các quan chức nước này sử dụng để công kích phương Tây: “Tổng thống Trump đang lãnh đạo cuộc chiến của Mỹ chống đại dịch bằng trò phù thủy, kết quả là hơn 90.000 người đã chết. Nếu là ở Trung Quốc, thì Nhà Trắng đã bị thiêu rụi bởi những người dân phẫn nộ”.
Trước đó, Tổng thống Trump đã công khai ủng hộ đề xuất của Australia về việc điều tra dịch COVID-19, trong đó gần như chắc chắn Bắc Kinh là tâm điểm của cuộc điều tra với tình trạng che giấu dịch bệnh và đàn áp những người cảnh báo sớm cho công chúng về virus corona.
Cuộc khẩu chiến giữa giới chức Mỹ – Trung bùng phát hôm thứ Tư không chỉ xoay quanh dịch viêm phổi Vũ Hán, mà còn liên quan đến sự kiện lễ nhậm chức của tổng thống Đài Loan, hay Trung Hoa Dân Quốc.
Hôm thứ Tư, bà Thái Anh Văn đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống Đài Loan nhiệm kỳ thứ hai. Ngoại trưởng của Tổng thống Trump, ông Mike Pompeo đã gửi lời chúc mừng tới bà Thái, đồng thời ca ngợi nền dân chủ Đài Loan là “nguồn cảm hứng cho khu vực và thế giới”.
Ngay sau đó, chính quyền Trung Quốc phản bác những lời chúc mừng của giới chức Mỹ, gọi nền độc lập của Đài Loan là “con đường dẫn đến cái chết”, theo ABC.
The Washington Post trích lời tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng bình luận của ông Pompeo “đe dọa nghiêm trọng mối quan hệ giữa hai nước và hai quân đội, đồng thời làm tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”.
Trong khi đó, Văn phòng Trung Quốc về các vấn đề Đài Loan hăm dọa rằng việc chiếm đoạt Đài Loan là điều không thể tránh khỏi. Tuyên bố viết: “Việc tái thống nhất (Đài Loan) là một tất yếu lịch sử đối với sự trẻ hóa vĩ đại của nhân dân Trung Hoa”.
Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh ly khai và sẵn sàng chiếm đoạt bằng vũ lực. Khác với các tổng thống tiền nhiệm, Tổng thống Trump thể hiện sự ủng hộ đối với Đài Loan bất chấp những lời hăm dọa từ chính quyền Trung Quốc. Sau khi đắc cử tổng thống Mỹ vào năm 2016, tỷ phú Trump đã có cuộc điện đàm với bà Thái Anh Văn, một động thái được cho là xuất sắc và không có mấy nhược điểm trong việc thể hiện sức mạnh của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.
Đại dịch Codiv-19: Trump lên án
Thanh Hà
Vào lúc dịch Covid-19 làm hơn 320.000 người chết trên toàn cầu, 92.000 ca tử vong riêng tại Mỹ, tổng thống Donald Trump ngày 20/05/2020 quy trách nhiệm cho Bắc Kinh “bất tài”, để dịch bệnh tràn lan. Theo tổng thống Mỹ, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về một “cuộc thảm sát trên quy mô toàn cầu”.
Khẩu chiến giữa Mỹ và Trung Quốc vì virus corona càng ngày càng gay gắt. Trên Twitter, Donald Trump viết “có một kẻ điên tại Trung Quốc vừa ra thông cáo lên án tất cả các quốc gia trên thế giới, ngoại trừ Trung Quốc, về trách nhiệm trước việc virus corona đã giết chết hàng trăm ngàn người. (…) Làm ơn giải thích cho gã ngớ ngẩn ấy rằng, chính là việc Trung Quốc bất tài, chứ không phải vì bất kỳ một điều gì khác, đã dẫn tới vụ sát hại hàng loạt trên quy mô toàn cầu”.
Không nêu đích danh kẻ “ngớ ngẩn” ở Bắc Kinh là ai, nhưng tất cả mọi người đều biết, tổng thống Trump muốn nhắm tới phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian). Quan chức này từng mạnh mẽ chỉ trích Washington “bôi nhọ những nỗ lực của Bắc Kinh chống virus corona”, đồng thời cho rằng, Mỹ cũng cần nhìn nhận đã có những “sai lầm và thiếu sót” trong việc xử lý khủng hoảng y tế lần này.
Trump muốn tổ chức G7 tại Camp David
Về ngoại giao, tổng thống Trump trong cuộc họp báo ngày 20/05/2020 thông báo ý định tổ chức thượng đỉnh G7, từ ngày 10 đến 12/06/2020 tại Camp David, khu nghỉ dưỡng của các vị nguyên thủ Mỹ cách thủ đô Washignton 93 cây số về phía tây bắc. Từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 buộc tất cả các thượng đỉnh và hội nghị quốc tế diễn ra qua cầu truyền hình. Donald Trump nhấn mạnh Hoa Kỳ muốn trực tiếp đối thoại với 6 cường quốc công nghiệp khác của thế giới (Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada và Nhật Bản). Paris cho biết tổng thống Macron sẵn sàng đến dự thượng đỉnh G7, nếu các điều kiện y tế cho phép.
Ngoại trưởng Mỹ: Đóng góp của Trung Quốc quá nhỏ so với thiệt hại gây ra
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 20/5 tiếp tục chỉ trích Trung Quốc về vấn đề virus corona. Ông gọi khoản tiền 2 tỷ đô la mà Bắc Kinh cam kết chống đại dịch là “quá nhỏ” so với mất mát hàng trăm ngàn sinh mạng con người và hàng ngàn tỷ đô la, theo Reuters.
Ông Pompeo đã bác bỏ tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Bắc Kinh đã hành động minh bạch sau khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ nói nếu ông Tập muốn thể hiện điều đó, ông nên tổ chức một cuộc họp báo và cho phép các phóng viên hỏi ông bất cứ điều gì họ muốn.
“Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố trong tuần này rằng Trung Quốc đang hành động với trách nhiệm công khai, minh bạch. Tôi ước gì sự thật là như vậy”, Reuters dẫn lời ông Pompeo nói tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Ngoại trưởng Mỹ buộc tội Bắc Kinh tiếp tục giữ các mẫu virus, chưa cho phép tiếp cận các cơ sở, kiểm duyệt thảo luận, và nhiều việc khác nữa.
Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng đột biến trong những tuần gần đây, với việc ông Pompeo và Tổng thống Donald Trump đả kích Bắc Kinh về việc xử lý dịch bệnh.
Hoa Kỳ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch toàn cầu.
Vào thời điểm nhiều quốc gia đang thúc giục đoàn kết và hợp tác đẩy mạnh cuộc chiến chống virus, ông Trump đã đề xuất rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới vì bất bình về sự ứng phó của tổ chức mà ông gọi là “một con rối của Trung Quốc”, trong khi ông Tập lại cam kết trợ giúp 2 tỷ đô la.
“Tôi mong sẽ thấy họ thực sự thực hiện cam kết trị giá 2 tỷ đô la đó. Những đóng góp của Trung Quốc trong việc chống lại đại dịch là quá nhỏ, so với thiệt hại mà họ đã gây ra trên thế giới”, Reuters dẫn lời ông Pompeo nói.
“Đại dịch này đã giết chết khoảng 90.000 sinh mạng người Mỹ. Hơn 36 triệu người Mỹ đã mất việc kể từ tháng 3. Toàn cầu mất 300.000 sinh mạng, có thể lên tới 9 nghìn tỷ đô la, theo ước tính của chúng tôi, đó là cái giá mà thế giới phải trả cho thất bại của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, Ngoại trưởng Mỹ nói tiếp.
Tại Bắc Kinh, Trung Quốc nói ông Pompeo “cực kỳ vô trách nhiệm”, và kêu gọi ông giải thích về những thiếu sót trong phản ứng của Mỹ đối với chủng virus mới này.
“Tại sao chính phủ Hoa Kỳ không thực hiện bất kỳ biện pháp kiểm soát và phòng ngừa nào từ giữa tháng 1 đến tháng 3?”, Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói.
“Tại sao Mỹ thất bại trong việc ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của virus corona? Ông có trách nhiệm giải thích điều này với thế giới”, đại diện của Trung Quốc nói thêm.
Ngoại trưởng Pompeo cũng cáo buộc Trung Quốc đe dọa Úc bằng trừng phạt kinh tế, vì nước này tìm cách điều tra độc lập về nguồn gốc của dịch bệnh, đồng thời cáo buộc tội Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã có “mối quan hệ gần gũi bất thường với Bắc Kinh từ lâu trước khi xảy ra đại dịch này”, là điều mà ông cho là “rất đáng quan ngại”.
WHO hiện chưa lên tiếng về các cáo buộc của ông Pompeo.
Dịch bệnh tại Brazil mất kiểm soát, Tổng thống Trump xem xét lệnh cấm đi lại
Vũ Dương & Quý Khải
Trong bối cảnh số người nhiễm Covid-19 ở Brazil đã tăng mạnh, tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây cho biết ông đang cân nhắc lệnh cấm đi lại với nước này, theo Epoch Times.
Tổng thống Trump đã nói với các phóng viên tại Nhà Trắng vào tối thứ Ba (19/5):
“Chúng tôi đang cân nhắc nó (lệnh cấm). Chúng tôi hy vọng chúng tôi sẽ không gặp vấn đề gì”.
“Tôi lo lắng về mọi thứ. Tôi không muốn người dân từ Brazil sang đây và lây nhiễm cho người dân chúng ta. Nhưng tôi cũng không muốn người dân ở Brazil bị nhiễm bệnh. Chúng tôi đang hỗ trợ máy thở cho Brazil …Brazil đang gặp rắc rối [với Covid-19]. Không có gì phải bàn cãi về vấn đề này”, ông nói tiếp.
Ông Trump cũng cho biết có một lượng lớn số ca lây nhiễm đã được xác nhận tại Mỹ. Điều này ở một góc độ nào đó đã cho thấy công tác kiểm dịch xét nghiệm tại Mỹ được làm tốt vì phát hiện được nhiều người nhiễm bệnh.
Hôm thứ Ba (19/5), số ca tử vong do Covid-19 ở Brazil đã tăng lên mức kỷ lục, đạt 1.179 ca. Trước đó, vào ngày 12/5, Brazil ghi nhận số ca tử vong trong một ngày lớn nhất, ở mức 881 người.
Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, tính đến nay đã có hơn 270.000 người ở Brazil bị nhiễm Covid-19 , trong đó 17.983 người đã chết.
Số ca lây nhiễm ở Brazil đã tăng lên mức cao thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Nga. Cũng cần lưu ý rằng, cộng đồng quốc tế đã nhiều lần bày tỏ nghi ngờ ĐCSTQ che giấu số liệu dịch bệnh thật sự tại đại lục, nên số liệu tại Trung Quốc không được đưa vào so sánh ở đây, mặc dù nó cũng có thể là rất lớn.
Ông Bruno Covas, thị trưởng thành phố Sao Paulo, Brazil, cảnh báo hệ thống y tế của thành phố này có thể sụp đổ trong vòng hai tuần tới. Sao Paulo là thành phố lớn nhất ở Brazil với dân số khoảng 12 triệu người.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã phải đối mặt với sự chỉ trích ngày càng gia tăng vì sự yếu kém trong cách xử lý dịch bệnh.
Theo Lin Yan, Epochtimes.com
Vũ Dương dịch, Quý Khải biên tập
O’TOOLE: Canada phải ngừng ‘hợp pháp hóa’ hành vi của chế độ Trung Quốc
Thiện Lan
Erin O’Toole có bài trên Toronto Sun (15/5) cho rằng, dưới thời Justin Trudeau, việc bảo vệ tự do của Canada đã trở nên có điều kiện. Điều kiện là phải cầu cạnh Bắc Kinh. Điều kiện là phiếu bầu ở Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Chính phủ Tự do này liên tục đặt lợi ích chính trị của nó lên trước lợi ích quốc gia.
Sau đây là những bình luận của Erin O’Toole:
Thủ tướng nổi tiếng với dòng tweet “Chào mừng đến với Canada” từ tháng 1 năm 2017. Các tweet chỉ là một nhân vật đóng thế để đánh bóng tên tuổi trên truyền thông nhưng nó đã làm xói mòn các mối quan hệ và cuối cùng là niềm tin của công chúng vào hệ thống nhập cư và tị nạn. Các tweet cũng cho thấy một cách tiếp cận sáo rỗng của Trudeau vì nó nên bao gồm những hành động. Ngay bây giờ, có 46 người tị nạn từ Hồng Kông sẽ bị bức hại nếu họ không được Canada chào đón. Thủ tướng biết điều này nhưng vẫn im lặng.
Nhiều người Canada gốc Trung Quốc biết điều này vì nó đã diễn ra rất bi thảm đối với thành viên gia đình của họ. Họ biết rằng nếu những người này bị gửi trở lại Hồng Kông, họ sẽ bị tống vào tù.
Canada đã im lặng một cách rõ ràng khi các quốc gia khác chỉ trích hành động của Bắc Kinh và Tổ chức Y tế Thế giới trong phản ứng với COVID-19. Đổi lại, Trung Quốc gọi Canada là “đối tác tốt” và nhắc nhở rằng Canada đang xếp hàng để được cung cấp vật tư y tế với điều kiện phải có sẵn tiền mặt khi máy bay đến.
Khi Canada dám bày tỏ mối quan ngại thậm chí rất ít về việc bắt giữ các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông, Bắc Kinh đã lên án những tuyên bố như vậy là vô trách nhiệm.
Hàng triệu khẩu trang, tăm bông và bộ xét nghiệm đã bị từ chối vì không đủ tiêu chuẩn hoặc bị nhiễm khuẩn. Hai chiếc máy bay hoàn toàn trống rỗng rời Trung Quốc giữa những ngày tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng nhưng chúng tôi được khuyến khích bởi các chuyên gia truyền thông và thậm chí Bộ trưởng Y tế không đặt câu hỏi liên quan tới chế độ Trung Quốc vì làm như vậy gây nguy hiểm cho việc cung cấp các mặt hàng này.
Mượn một cụm từ của một người bảo thủ: “Kiềm chế khi đối mặt với tống tiền là không có đạo đức”.
Chúng tôi phải thừa nhận rằng mình đang bị tống tiền. Ngay cả khi chúng tôi sản xuất tất cả các vật tư y tế của riêng mình, tiếp theo chúng tôi sẽ được thông báo rằng không thể chống lại Bắc Kinh vì người Canada bị giam giữ như tù nhân chính trị.
Mỗi khi chúng tôi từ chối đứng lên đòi tự do và niềm tin cốt lõi của một quốc gia trước sự xâm lược của chế độ Trung Quốc, có nghĩa là đã hợp pháp hóa hành vi của họ và khuyến khích các hành động bắt nạt nhiều hơn.
Chúng tôi cũng làm mình thất vọng vì đang cho các đồng minh trên toàn thế giới biết rằng cam kết tự do của chúng tôi có giới hạn và những cân nhắc chính trị. Chúng tôi cho thấy rằng Canada có thể làm như vậy miễn là điều đó dễ dàng
Theo torontosun.com,
Thiện Lan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/otoole-canada-phai-ngung-hop-phap-hoa-hanh-vi-cua-che-do-trung-quoc.html
Covid-19: Peru đứng thứ 2 Nam Mỹ về ca nhiễm
Trọng Thành
Trong lúc dịch Covid-19 có xu hướng dịu xuống tại châu Âu và nhiều nơi khác, thì tại Nam Mỹ, đại dịch dường như đang phát triển mạnh. Với tổng cộng 100.000 ca nhiễm, Peru trở thành nước đứng thứ hai Nam Mỹ về số người nhiễm virus corona mới.
Theo bộ Y Tế Peru, hôm nay, 21/05/2020, quốc gia này đã có 104.020 ca nhiễm, với 3.024 người thiệt mạng. Peru đứng thứ hai Nam Mỹ về ca nhiễm, sau Brazil, và thứ ba về số người chết, sau Brazil và Mêhicô. Kể từ ngày 30/04, số người nhiễm virus và số người tử vong tăng gấp 3 lần tại Peru.
Số người nhập viện vì Covid-19 tại Peru hiện nay là hơn 7.500. Giới y tế nước này không ngừng lên tiếng báo động tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng về trang thiết bị và dược phẩm tại các bệnh viện công. Hôm qua, 20/05, nhiều nhân viên y tế đã xuống đường tại thủ đô Lima, để phản đối. Ông Miguel Armas, y tá tại bệnh viện công Hipolito Unanue, bày tỏ với hãng tin Pháp AFP : « Bên trong bệnh viện của chúng tôi, không khí giống hệt như trong một bộ phim kinh dị, khắp nơi la liệt tử thi. Nhiều bệnh nhân qua đời ngay trên ghế hay xe lăn ».
Các lò hỏa thiêu của thủ đô Peru hoạt động suốt ngày đêm, vì số lượng người chết do virus corona quá nhiều. Con trai của một bệnh nhân cho biết là bố của anh chết do không có bác sĩ chăm sóc, do không có thuốc.
Ngoài khu vực thủ đô, đại dịch Covid-19 cũng hoành hành tại một số tỉnh phía bắc, và ở một số thị trấn và làng mạc hẻo lánh thuộc vùng rừng Amazon của Peru, nơi cư trú của nhiều cộng đồng thổ dân.
PUBLICITÉ
Peru đang bước vào tuần lễ phong tỏa thứ 9. Đây là quốc gia Nam Mỹ đầu tiên thực hiện chính sách phong tỏa bắt buộc với 32 triệu dân cư. Tuy nhiên, theo giới quan sát, biện pháp này có vẻ như không đủ để hãm lại đà lan truyền nhanh chóng của virus tại Peru.
Brazil đặt hy vọng vào thuốc chloroquine
Giống như tổng thống Mỹ Donald Trump, chính quyền Brazil của tổng thống Jair Bolsonaro cũng đặt niềm tin vào thuốc chloroquine, có thể dùng để đẩy lùi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nếu tổng thống Mỹ chỉ tỏ ra tin tưởng ở mức ca ngợi loại thuốc này, và quyết định dùng cho riêng mình, thì Brazil dưới áp lực của tổng thống Bolsonaro quyết định sử dụng đại trà loại thuốc trị sốt rét này.
Hôm qua, 20/05, bộ Y Tế Brazil khuyến cáo sử dụng chloroquine và hydroxychloroquine đối với những bệnh nhân Covid-19 ở thể nhẹ. Quyết định của bộ Y Tế Brazil được đưa ra sau khi con số người thiệt mạng vì Covid-19 trong vòng 24h, lần đầu tiên vượt quá 1.000 người (chính xác là 1.179 người). Tổng cộng đã có hơn 17.970 người chết vì Covid-19 tại Brazil.
Tổng thống Brazil theo tư tưởng cực hữu giải thích trên Twitter : « Hiện tại cho dù chưa có bằng chứng khoa học (là thuốc có tác dụng với Covid-19), nhưng dược phẩm này đã được dùng một cách an toàn tại Brazil và trên thế giới. Chúng ta đang trong tình trạng thời chiến, vì vậy tốt hơn là hành động cho dù thất bại, còn hơn phải hổ thẹn vì đã không chiến đấu ».
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) từng cảnh báo về các phản ứng phụ của thuốc hydroxychloroquine, cũng như nguy cơ về tim mạch.
Covid-19 và máy hô hấp: Bộ trưởng Y Tế Bolivia bị bắt vì tham nhũng
Tú Anh
Bộ trưởng Y Tế Bolivia là người phải trả giá đầu tiên trong vụ tham ô, đẩy giá lên gấp ba, khi nhập khẩu 170 máy hô hấp của một công ty Tây Ban Nha. Đại dịch Covid-19 đã lây nhiễm cho 4000 dân Bolivia và giết chết 200 nạn nhân theo báo cáo mới nhất. Vụ bê bối làm tổn hại ngân sách hơn 3 triệu đô la trong khi bệnh viện thiếu trang bị do một phóng viên điều tra phát hiện.
Từ La Paz, thông tín viên Alice Campaignolle tường thuật:
“28.000 đô la một máy hô hấp nhân tạo. Đó là giá của một máy trợ thở loại cơ bản, loại dùng cho trường hợp khẩn trương, trong khi Bolivia cần những máy tối tân hơn để trị liệu hồi sức cấp cứu.
Hệ quả là Bolivia phải chi ra 4,7 triệu đôla để nhập 170 máy thở của một công ty Tây Ban Nha với giá 10.000 đô la mỗi cái.
Đương nhiên là phải tính thêm tiền chuyên chở xuyên Đại Tây Dương. Nhưng, một phóng viên điều tra phát hiện một nhà nhập khẩu địa phương đề nghị giá chỉ có 12.500 đô la mỗi máy chứ không đắt tới 28.000. Vậy thì ai bỏ túi số tiền khác biệt béo bở trong thương vụ này ? Cảnh sát đang tìm hiểu.
Trong khi đó, bộ trưởng Y Tế Marcelo Navajas, người chuẩn y quyết định mua máy trợ thở bị bắt giam cùng với hai công chức của Ngân hàng phát triển liên châu Mỹ BID, cơ quan cấp tín dụng cho Bolivia. Bộ trưởng Y Tế bị cách chức ngay lập tức ? Quyền tổng thống Bolivia cam kết là tất cả những kẻ tham ô sẽ phải bồi hoàn tiền ăn cắp cho đến đồng xu cuối cùng.
Vụ bê bối mới này thêm vào một loạt tai tiếng đang gây chấn động tại Bolivia. Nhất là chuyện biển thủ công quỹ có liên quan đến những nhân vật thân cận với quyền tổng thống Jeanine Añez.”
Dịch Covid-19: tại sao lãnh đạo nói một đằng, làm một nẻo?
Ian LeslieBBC Worklife
Để giảm thiểu những đau khổ do Covid-19 gây ra, các nhà lãnh đạo toàn cầu đang kêu gọi mọi người hy sinh.
Trong một khoảng thời gian, mọi người trên khắp thế giới đang từ bỏ nhiều thứ mà họ vẫn thích làm như: thăm bạn bè và gia đình, đi du lịch, mua sắm, tụ tập với người khác.
Covid-19: Vì sao không cần hoảng sợ lo thiếu lương thực?
Văn phòng sẽ thay đổi thế nào hậu Covid-19
Cuộc sống TQ có trở lại bình thường hậu phong tỏa?
Điều đó là khó làm, nhưng do các chính phủ khuyên rằng đây là cách làm có trách nhiệm duy nhất, nên hầu hết mọi người đều làm theo.
Đạo đức giả?
Nếu có những ai mà bạn cho rằng sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc mới này, thì đó sẽ là những người ban hành quy tắc.
Các chính trị gia và các quan chức chính phủ nhận thức sâu sắc hơn về mức độ nghiêm trọng của tình hình hơn bất kỳ ai và có thêm trách nhiệm làm gương cho số còn lại trong chúng ta.
Vậy nhưng tại sao rất nhiều người trong số họ không làm theo lời khuyên của chính mình?
Người đứng đầu ngành y tế của Scotland, bác sĩ Catherine Calderwood, buộc phải từ chức sau khi báo chí phát hiện ra rằng trong thời gian phong tỏa, bà đã hai lần đi đến ngôi nhà thứ hai của bà, nằm cách tư gia của bà ở Edinburgh một giờ lái xe.
Ở New Zealand, Bộ trưởng Y tế David Clark bị giáng chức sau khi ông vi phạm quy tắc phong tỏa toàn quốc để đưa gia đình đi biển.
Ở Nam Phi, một bộ trưởng bị cho ngưng chức sau khi bà bị chụp hình ăn trưa với bạn.
Tất nhiên, đây không phải là một hiện tượng chỉ giới hạn ở cuộc khủng hoảng hiện tại hoặc chỉ một số chính phủ.
Vì sao nhiều người Mỹ chống cách ly xã hội, bất chấp Covid-19?
Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai được sống
Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?
Năm 2019, giám đốc điều hành của McDonald, Steve Easterbrook, bị sa thải sau khi mọi việc vỡ lỡ rằng ông có quan hệ yêu đương với một nhân viên. Mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy mối quan hệ đ
có gì khác hơn ngoài sự đồng thuận, mối quan hệ này rõ ràng đã vi phạm các quy tắc nghiêm ngặt của công ty về yêu đương tại nơi làm việc – mà Easterbrook vốn là người chịu trách nhiệm cuối cùng.
Sức mạnh của một nhà lãnh đạo phụ thuộc vào việc mọi người có cảm nhận họ là người chính trực; với việc hành động một cách đạo đức giả, các nhà lãnh đạo làm suy yếu vị trí của chính họ.
Và hầu hết các lãnh đạo đều muốn được yêu mến, ấy vậy mà mọi người lại tức giận vì tiêu chuẩn kép.
Vậy thì, tại sao hành vi này lại phổ biến như vậy – và điều gì giải thích cho việc này?
Làm hài lòng nhiều người khác nhau
Daniel Effron là nhà tâm lý học xã hội và phó giáo sư tại Trường Kinh doanh London, nghiên cứu hành vi đạo đức giả.
“Mọi người có thể không nhất quán mà vẫn không bị cho là đạo đức giả,” ông nói. “Nếu một người nghiện nói mọi người rằng đừng chơi ma túy, sẽ có ít người lên án họ vì điều đó.”
“Nhưng nếu ai đó miệng nói đạo đức trước mặt mọi người trong khi sau lưng họ lại làm điều xấu, mọi người sẽ tức giận vì họ cho rằng người đó đang có được những lợi ích đạo đức – của việc làm người tốt trong mắt mọi người – điều mà họ không xứng đáng.”
Chính là sự không công bằng, chứ không phải không nhất quán mới là điều tác động đến chúng ta.
Nếu các nhà lãnh đạo biết rằng đạo đức giả sẽ đem lại hậu quả tồi tệ, vậy tại sao họ lại để cho mọi người có lý do để buộc tội họ?
Cách giải thích đơn giản nhất là họ nghĩ rằng họ có thể không sao.
Tuy rằng điều đó có thể đúng trong một số trường hợp, nhưng Effron chỉ ra rằng hầu hết mọi người muốn coi mình là người có đạo đức.
Một lý do tinh tế hơn là kết cục họ làm chuyện này nhưng miệng thì nói chuyện khác để muốn làm hài lòng các nhóm khán giả khác nhau.
“Trong tất cả các tổ chức, mọi người bị kẹt giữa các yêu cầu trái ngược của các bên khác nhau,” Effron nói. “Cử tri này muốn điều A, cử tri kia không muốn A, và nhà lãnh đạo cố gắng làm vừa lòng cả hai: một bên bằng lời nói, bên kia hành động, mặc dù lời nói và hành động mâu thuẫn nhau.”
Bạn có thể nghĩ rằng trong một cuộc khủng hoảng như thế này, các nhà lãnh đạo quốc gia chỉ có một đối tượng để nhắm tới – công chúng.
Nhưng hãy thử xem xét từ quan điểm của họ, Effron nói. “Đôi khi, một trong những đối tượng có liên quan sẽ là người thân của họ. Họ có thể cần phải cân bằng nhu cầu của gia đình trước trách nhiệm vụ của họ đối với công chúng.”
Đối với một cá nhân đang cố gắng làm hài lòng nhiều đối tượng, không nhất thiết chúng ta phải cảm thấy như là họ làm điều tốt trước công chúng và điều xấu sau lưng. Có thể nghĩ là họ đang cố làm điều tốt trong hai bối cảnh khác nhau.
Effron đã nghiên cứu cách mọi người từ các nơi khác nhau trên thế giới nghĩ về hành vi không nhất quán.
Ông nhận thấy rằng trong các nền văn hóa vốn nhấn mạnh lợi ích của tập thể hơn là lợi ích cá nhân, như có thể thấy ở một số nước châu Á và Mỹ Latin, thì hành vi không nhất quán không đương nhiên được cho là gắn kết với tính đạo đức giả như ở các nền văn hóa mang tính cá nhân hơn như Anh và Mỹ.
Trong các nền văn hóa mang tính cộng đồng, người ta chấp nhận rằng các chính trị gia có nhiều đối tượng để phục vụ và sẽ ưu tiên giữ gìn các mối quan hệ – ngay cả khi điều đó có nghĩa là nói một đằng, làm một nẻo.
Tích trữ đạo đức
Có một lý do nữa khiến cho các nhà lãnh đạo hành xử đạo đức giả, đặc biệt là khi họ chịu áp lực.
Nó liên quan đến một hiện tượng mà các nhà tâm lý học gọi là ‘cấp phép đạo đức’.
Vào năm 2008, năm mà ông Barack Obama trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, Effron và các đồng nghiệp của ông đã tuyển mộ một nhóm những ủng hộ viên da trắng của ông Obama trong một thử nghiệm.
Tất cả những người tham gia được hỏi rằng liệu một công việc cụ thể nào đó thì phù hợp với người da đen hơn hay với người da trắng hơn.
Phân nửa những người tham gia được hỏi một câu hỏi sơ bộ rằng họ có phải là người ủng hộ ông Obama hay không (họ không biết rằng người đặt câu hỏi đã biết về sự ủng hộ của họ đối với Obama).
Những người trả lời câu hỏi bổ sung này dễ cho rằng công việc tổng thống thì phù hợp với người da trắng hơn là người da đen.
Nói cách khác, họ không quan tâm đến việc bị đánh giá là có định kiến, bởi vì một khi đã bày tỏ sự ủng hộ dành cho Obama đã khiến họ cảm thấy an tâm về bằng chứng chống phân biệt chủng tộc của họ.
Các nhà tâm lý học nhận thấy rằng việc cấp phép đạo đức thể hiện trong tất cả các bối cảnh.
Chẳng hạn, nhớ lại trường hợp gần đây về hành vi đạo đức của chính bản thân mình có thể làm giảm đi ý định của họ trong việc quyên góp, hiến máu và làm các công việc tình nguyện.
Mua một sản phẩm thân thiện với môi trường có thể khiến mọi người có khả năng gian lận và ăn cắp hơn.
Nói hoặc làm điều gì đó đạo đức dường như khiến mọi người cảm thấy có quyền hành động theo cách có thể khiến đạo đức tính của họ bị nghi ngờ.
Các nhà lãnh đạo, đặc biệt là trong những cuộc khủng hoảng như hiện tại, thường hoạt động hết mình cho những gì họ xem là lợi ích chung.
Họ có thể cố gắng giữ cho mọi người khỏe mạnh trong đại dịch hay đảm bảo tương lai cho đảng phái của họ. Về mặt tâm lý, họ đang tích lũy cho mình thành tích đạo đức.
Điều đó khiến họ có thể đánh giá hành vi của họ dễ dãi hơn, ngay cả khi nó đi về phía phi đạo đức.
“Chúng ta luôn có thể nghĩ về những lời giải thích cho lý do tại sao ‘Tôi phải được hưởng ngoại lệ’,” Effron nói. “Và chúng ta thực sự giỏi trong việc thuyết phục bản thân rằng đó là những lý do đúng.”
Không chỉ vậy, mọi người cũng tự thuyết phục bản thân rằng những người khác cũng sẽ đánh giá hành vi của họ giống như họ.
Trong một thí nghiệm khác của Effron, mọi người được yêu cầu quay hình họ đang thảo luận về tầm quan trọng của một giá trị, như ý thức bảo vệ môi trường.
Sau đó, họ được yêu cầu viết ra một thời điểm mà họ không làm theo lời khuyên của chính mình. Trước khi lời thú nhận của họ được trưng ra cho người khác xem, họ đã đánh giá thấp mức độ của sự lên án mà họ sắp hứng chịu vì hành vi không nhất quán của họ.
Điều này nghe có vẻ ngây ngô, nhưng tất cả chúng ta đều gặp khó khăn để hiểu những người khác nghĩ gì.
Các nhà lãnh đạo không tuân theo các quy tắc chính họ đã đặt ra có thể làm vậy là vì những lý do mà họ thấy là hoàn toàn hợp lý đối với họ.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC WorkLife.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-52733464
Buôn bán với ma quỷ
Hương Thảo
James Gorrie đã viết một bài phân tích có tựa đề “Buôn bán với ma quỷ” trên The Epoch Times ngày 18/5, nói lên việc phương Tây đã nhận ra bộ mặt thật của Bắc Kinh như thế nào. Sau đây là toàn văn bài phân tích.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường không quen với việc bị đẩy ra ngoài cuộc chơi. Nhưng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump biết cách, và khi đặt quyết tâm của mình vào đó, ông đã làm điều này rất tốt. Chỉ trong khoảng hơn một năm, từ 2018 đến 2019, ông đã xé bỏ tất cả các thỏa thuận thương mại thật bất công, những thỏa thuận mà nhờ đó Trung Quốc đã tạo dựng sự giàu có dựa trên những phí tổn của các nhà sản xuất Mỹ trong 40 năm qua.
Do đó, không ai ngạc nhiên về phản ứng của Bắc Kinh đối với cuộc chiến tranh thương mại gay gắt và chính sách thuế quan cứng rắn của Hoa Kỳ. Phần lớn phản ứng ban đầu của Trung Quốc là sử dụng các biện pháp trả đũa đối với các sản phẩm của Hoa Kỳ, như hủy bỏ việc mua đậu nành của Hoa Kỳ và các sản phẩm nông nghiệp khác.
Bắc Kinh đứng sau các bang đỏ của Hoa Kỳ
Không phải ngẫu nhiên, Trung Quốc cũng đã trừng phạt các bang ủng hộ Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Đó là sự ma mãnh của Bắc Kinh, nhưng nó không thể thay đổi được gì. Tổng thống Trump vẫn tiếp tục cản trở nền kinh tế Trung Quốc với hàng rào thuế quan của mình, khiến nó tiếp tục suy giảm. Ngay cả bây giờ, vào giữa mùa bầu cử Mỹ 2020, việc Trung Quốc nhắm mục tiêu trả đũa vào các bang ủng hộ Tổng thống Trump, được thiết kế để làm xói mòn sự ủng hộ đối với người đàn ông, mà nó không thể chịu đựng việc ông ta làm Tổng thống Hoa Kỳ, dù không thể thay đổi được cục diện.
Trong khi đó, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đang cố gắng tước quyền miễn trừ pháp lý của Trung Quốc, và điều này sẽ cho phép công dân Hoa Kỳ kiện chính quyền Trung Quốc bồi thường thiệt hại từ đại dịch COVID-19.
Chiến lược ranh mãnh hơn
Đồng thời, chiến lược toàn cầu của Trung Quốc đã ranh mãnh hơn một chút. Ý tưởng là cô lập Hoa Kỳ khỏi các đồng minh của mình, đặc biệt là những nước phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về thương mại. Suy nghĩ của Bắc Kinh đối với hầu hết các quốc gia, là lợi dụng mối quan hệ thương mại béo bở của họ với Trung Quốc làm lá bài để xói mòn các liên minh của Hoa Kỳ về chính trị, văn hóa và thậm chí là quân sự.
Và trong một thời gian, điều đó đã có tác dụng; ít nhất là trong một số trường hợp. Cho đến gần đây, Úc là một ví dụ hoàn hảo về chính sách đó.
Úc đã liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ kể từ Thế chiến thứ nhất. Nhưng là một quốc gia khá đông dân, giàu tài nguyên thiên nhiên và gần hơn về địa lý, Úc dựa vào Trung Quốc như một thị trường chính cho hàng hóa của mình, bao gồm nhiều loại khoáng sản, than, khí đốt và quặng, cũng như lúa mạch và thịt bò. Nói tóm lại, Úc đã được hưởng lợi nhiều từ sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Trên thực tế, ngày nay, xét về cả nhập khẩu và xuất khẩu, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc. Úc nhập khẩu khoảng 25% hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc, và xuất khẩu 13% sản lượng than sang Trung Quốc.
Nước Úc – một cơ hội hoàn hảo
Úc đã tạo ra một cơ hội tuyệt vời để Bắc Kinh có thể tăng cường và mở rộng các mối quan hệ kinh tế và văn hóa với một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ.
Điều đó giải thích tại sao, vào cuối tháng 5/2019, cựu thủ tướng Úc Julia Gillard khẳng định rằng Úc sẽ không đứng về phía nào trong các tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đó là một hành động trung lập khó khăn vào thời điểm đó. Úc không muốn gây trở ngại cho quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Không phải là các chính phủ Úc kế tiếp nhau không nhận thức được các đại kế hoạch của Bắc Kinh muốn thống trị toàn cầu trong mọi lĩnh vực. Cũng không có gì bí mật rằng một phần trong tham vọng của Trung Quốc là muốn vượt trội về công nghệ, quân sự và văn hóa.
Suy nghĩ của Úc là: Liệu Úc có thể làm gì? Kiềm chế Bắc Kinh vượt ra ngoài khả năng của Canberra. Nếu như có ai đó đảm trách công việc như vậy, thì đó phải là Washington. Mãi cho đến gần đây, Canberra đã hành xử đúng như cách Bắc Kinh hy vọng. Nhưng sau đó, chính Bắc Kinh đã phá hoại chiến lược ranh mãnh nhất của nó.
Những ngày này, Úc đang tìm cách quản trị các rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường như Trung Quốc, đặc biệt là rủi ro khi làm ăn với một chính quyền độc tài, sẵn sàng ngược đãi người dân và các đối tác thương mại của nó.
Ngày nay, giống như phần lớn thế giới, Úc giờ đã hiểu ra hai sự thật rất quan trọng về Trung Quốc mà họ không còn có thể bỏ qua.
Sai lầm của Bắc Kinh trong đại dịch
Trước đó, luật dẫn độ phi lý của Bắc Kinh và cuộc khủng hoảng Hồng Kông chỉ là bản dạo đầu cho thế giới nhìn thấy sự tráo trở của ĐCSTQ. Phần tiếp có lẽ mới là màn chính, việc đàn áp người báo động, che đậy dịch bệnh, là nguyên nhân gây ra sự bùng phát virus Vũ Hán với quy mô lớn trên toàn cầu, hành xử của ĐCSTQ thực sự đã phá vỡ mọi nguyên tắc. Đại dịch do ĐCSTQ tạo ra đã tàn phá các nền kinh tế thế giới và đập tan mọi ảo tưởng còn lại đối với Trung Quốc, dù là của nước Úc hay của nhiều đối tác thương mại khác.
Đối với nhiều quốc gia phương Tây, bao gồm cả Úc, chính các hành động của ĐCSTQ đã khiến họ không còn có thể giữ được lập trường trung lập trong cuộc chiến Mỹ – Trung. Thậm chí sẽ là phi đạo đức nếu họ vẫn giữ lập trường trung lập.
ĐCSTQ không chỉ tạo ra virus, mà còn dối trá về nguồn gốc và thời điểm bùng phát. Giới lãnh đạo ĐCSTQ đã bịt miệng các bác sĩ của nó, phủ nhận việc virus lây truyền từ người sang người và giữ kín thông tin khoa học quan trọng với phần còn lại của thế giới.
Trung Quốc là một quốc gia ngoài vòng pháp luật
Bằng tất cả những điều này, Bắc Kinh đã thể hiện rõ rằng nó hành động ngoài vòng pháp luật. Hầu hết các quốc gia hiện nay đều hiểu rằng, dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ, Trung Quốc đang hiện thực hóa những tham vọng chính trị của nó mà không đếm xỉa gì đến cuộc sống của nhân loại, không vì công dân của nó, cũng không vì sự thịnh vượng của phần còn lại của thế giới.
Với uy tín lớn của mình, Úc đã đưa ra lời kêu gọi điều tra về nguồn gốc virus và nguyên nhân gây ra đại dịch, mặc dù nó đã khiến họ phải trả giá đắt trong xuất khẩu sang Trung Quốc. Úc đã từng không dứt
khoát đứng về bên nào trong trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, thì bây giờ họ đã dứt khoát đứng về phía Hoa Kỳ.
Bắc Kinh thổi bay cơ hội lớn với Vương quốc Anh và thế giới
Nhưng Úc không phải là quốc gia duy nhất thức tỉnh trước mối đe dọa từ Trung Quốc. Với việc Tổng thống Trump gây sức ép yêu cầu Anh từ bỏ Huawei với tư cách là nhà cung cấp thiết bị mạng 5G, “mối quan hệ đặc biệt” giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã trở nên “ít quyết định hơn” trong một vài năm qua. Trong nhiều tháng, Tổng thống Trump đã cảnh báo Vương quốc Anh sẽ có ít cơ hội thương mại hơn và hạ thấp mức độ hợp tác an ninh với Hoa Kỳ nếu Vương quốc Anh phê chuẩn Huawei tham gia cung cấp mạng 5G.
Thủ tướng mới của Anh, ông Boris Johnson, đã không muốn hợp tác với Hoa Kỳ về vấn đề rất nhạy cảm đó. Do đó, vấn đề của Huawei đã mang đến một cơ hội tuyệt vời cho Trung Quốc để chia rẽ liên minh Mỹ – Anh trong nhiều thế kỷ.
Tuy nhiên, quyết định ngu ngốc của Bắc Kinh khiến virus lây nhiễm toàn thế giới đã phá hủy mọi cơ hội cho phép Huawei trở thành một phần của bản nâng cấp 5G của Anh. Trên thực tế, Vương quốc Anh hiện đang xem xét lại mọi khía cạnh về cách họ nên cư xử với chế độ Trung Quốc.
Bất chấp chiến dịch tuyên truyền hoành tráng và biến Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom thành con rối của nó, Bắc kinh chỉ khiến hầu hết thế giới văn minh hiểu rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về đại dịch.
ĐCSTQ đã gây ra một đại dịch, và sau đó cố gắng lợi dụng đại dịch để bước lên vị trí lãnh đạo toàn cầu đã chứng minh thực tế là, các chế độ độc tài không nhằm phục vụ lợi ích của loài người. Do vậy nó chỉ có rất ít hiểu biết về những gì thế giới dân chủ làm. Kết quả là, những kẻ độc tài vũ phu ở Bắc Kinh thiếu tầm nhìn và cách tiếp cận cần thiết để có thể hiểu được phản ứng của các quốc gia phương Tây đối với các tội ác nghiêm trọng nhất của ĐCSTQ chống lại loài người.
‘Các thỏa thuận thương mại của Faustian’ (Faustian: kẻ bán linh hồn cho quỷ sứ) mà nhiều quốc gia phương Tây đang thực hiện với Trung Quốc đang dần dần sụp đổ nhiều hơn mỗi ngày, khi mà đảng cộng sản Trung Quốc đã chỉ rõ cho phương Tây thấy, việc thực hiện một thỏa thuận với ma quỷ mang nghĩa lý gì.
Tác giả bài viết, James R. Gorrie là tác giả của cuốn sách “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc” (NXB Wiley, 2013) và thường viết trên blog riêng của mình: “TheBananaRepublican.com”. Ông sống tại Nam California.
Theo The Epoch Times,
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/buon-ban-voi-ma-quy.html
Virus corona: Số ca nhiễm trong ngày tăng cao kỷ lục
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm thứ Tư cảnh báo rằng còn lâu mới hết đại dịch virus corona, giữa lúc số ca nhiễm mới trong ngày trên toàn cầu cao kỷ lục.
WHO cho biết 106.000 ca nhiễm mới đã được báo cáo trong 24 giờ qua.
Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ mối quan ngại đặc biệt về tình trạng lây nhiễm gia tăng ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.
Cảnh báo trên được đưa ra giữa lúc tổng số ca nhiễm toàn cầu đã lên gần năm triệu.
Số ca nhiễm có thể sẽ vượt qua cột mốc nghiệt ngã này chưa đầy hai tuần sau khi thế giới chạm mốc bốn triệu.
Các chuyên gia cảnh báo số người nhiễm thực sự có thể cao hơn nhiều, do tỷ lệ xét nghiệm thấp ở nhiều quốc gia khiến dữ liệu thu thập được không chính xác.
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, toàn thế giới đã có hơn 326.000 người chết do nhiễm virus corona.
Mỹ vẫn là quốc gia chịu thiệt hại nặng nhất, với hơn 1,5 triệu ca nhiễm và 92.000 người chết cho đến nay.
WHO nói gì?
“Trong 24 giờ qua, đã có 106.000 trường hợp được báo cáo cho WHO – cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bệnh bắt đầu,” Tiến sĩ Tedros nói trong cuộc họp báo hôm thứ Tư.
“Trong đó có bốn nước chiếm gần hai phần ba số ca nhiễm”, ông nói thêm.
Tiến sĩ Tedros sau đó cảnh báo thế giới vẫn còn “một chặng đường dài nữa mới qua được đại dịch”.
Cảnh báo của ông được đưa ra giữa lúc một số quốc gia, bao gồm Mỹ, bắt đầu nới lỏng phong tỏa.
Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc bộ phận tình trạng khẩn cấp của WHO, trong cuộc họp mới đây nhất cũng đã lên tiếng về việc sử dụng thuốc điều trị sốt rét chloroquine và hydroxychloroquine để chống Covid-19.
Ý kiến của Mike Ryan được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông đã dùng thuốc hydroxychloroquine để chống virus, bất chấp giới chức y tế công cộng của ông đã cảnh báo về các mối nguy khi sử dụng loại thuốc này.
“Ở giai đoạn hiện tại, (cả) hydroxychloroquine và chloroquine vẫn chưa được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị Covid-19, cũng như trong điều trị dự phòng đối với căn bệnh này”, bác sĩ Ryan nói.
Virus corona: TQ đóng cửa thành phố Thư Lan vì số người bị nhiễm tăng
Hơn bốn triệu người nhiễm virus corona trên toàn thế giới
Bất chấp những lo ngại trên, hôm thứ Tư, Bộ Y tế Brazil đã ban hành hướng dẫn mới phê duyệt sử dụng rộng rãi hơn hai loại thuốc trên trong các trường hợp nhiễm virus corona nhưng tình trạng bệnh nhẹ.
Brazil đã thay tới hai bộ trưởng y tế chỉ trong vòng vài tuần, sau khi hai người trước đây bất đồng với Tổng thống Jair Bolsonaro về việc ông xử lý dịch bệnh.
Nước này hiện có hơn 270.000 ca nhiễm Covid-19 được xác nhận, cao thứ ba trên thế giới, trong đó chỉ riêng hôm thứ Tư đã có thêm gần 20.000 ca nhiễm mới.
Các chuyên gia cảnh báo còn vài tuần nữa Brazil mới đạt đỉnh dịch, hiện đang có nhiều mối lo ngại về dịch bệnh lây lan tại các khu vực nghèo và cộng đồng bản địa.
Các diễn biến khác
Bộ trưởng Bộ Y tế Bolivia đã bị bắt giữ với cáo buộc tham nhũng khi mua máy thở quá đắt để phục vụ bệnh nhân virus corona
Một siêu bão đã đổ bộ vào miền đông Ấn Độ và Bangladesh, nhưng các lệnh hạn chế hoạt động để chống virus corona đang khiến công tác sơ tán và cứu trợ trở nên khó khăn
Thụy Điển đã công bố đánh giá quốc gia về các nhà chăm sóc vì lo ngại một số địa điểm không cung cấp đủ oxy cho bệnh nhân
Giới chức Hy Lạp nói rằng họ hy vọng sẽ bắt đầu mùa du lịch vào tháng tới bất chấp đại dịch toàn cầu
Tây Ban Nha thay đổi quy định trong đó có việc bắt buộc phải đeo khẩu trang tại những nơi không thể thực hiện giãn cách xã hội bắt đầu áp dụng từ thứ Năm
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52734157
Covid-19: Thế giới vượt ngưỡng 5 triệu ca nhiễm
Thanh Phương
Theo tổng kết của hãng tin AFP, hôm nay, 21/05/2020, tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã vượt qua ngưỡng 5 triệu. Cụ thể, đã có 5.006.730 ca nhiễm được ghi nhận cho tới hôm nay, trong đó có 328.047 ca tử vong. Bị nặng nhất vẫn là châu Âu với gần 2 triệu ca nhiễm, trong đó có 169.880 ca tử vong.
Theo AFP, tình hình trái ngược nhau tùy theo khu vực: trong khi Trung Quốc chuẩn bị tuyên bố « chiến thắng » virus, châu Âu đang dỡ bỏ phong tỏa dần dần, thì tại châu Mỹ số bệnh nhân và số ca tử vong không ngừng tăng thêm.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới hôm qua thông báo số ca nhiễm mới trong một ngày trên thế giới đã đạt mức kỷ lục tính từ đầu mùa dịch Covid-19. Cụ thể là trong vòng 24 giờ đã có thêm 106.000 người bị nhiễm virus corona trên toàn cầu, với gần 2 phần 3 số ca nhiễm mới này được ghi nhận ở 4 quốc gia.
Tuy nhiên, tờ nhật báo kinh tế Les Echos của Pháp cho biết, theo các trang mạng của đại học Johns Hopkins và Worldometers, đà lây lan của đại dịch Covid-19 đang chậm lại ở gần như khắp nơi trên thế giới trong những ngày qua, với số ca mới và các ca tử vong kèm theo đang giảm, tính về con số tuyệt đối, trung bình chỉ chiếm 1,2% trên tổng số ca nhiễm được ghi nhận và chiếm 0,5% tổng số ca tử vong. Các khoa cấp cứu của các bệnh viện không còn bị quá tải nữa và có thể trong vòng một tháng nữa đại dịch Covid-19 có thể chựng lại hoàn toàn
Dữ liệu của WHO bỏ qua việc Trung Quốc đàn áp bác sĩ cảnh báo COVID
Dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới về những cuộc tấn công vào hệ thống y tế không nhắc gì đến việc chính phủ Trung Quốc bóp nghẹt tiếng nói của các bác sĩ tìm cách báo động về virus corona—một điều mà những người chỉ trích cho là dấu hiệu mới nhất về lập trường thiên vị Trung Quốc của WHO.
Sáng kiến của WHO phản ánh các cuộc tấn công vào hệ thống y tế được thành lập để thu thập tin tức về những vụ tấn vào hệ thống y tế trên toàn cầu, cũng như cổ suý chấm dứt những cuộc tấn công như vậy và quảng bá cách thức tốt nhất để bảo vệ hệ thống y tế.
Trong khuôn khổ của sáng kiến này, theo trang mạng của tổ chức, họ thu thập dữ liệu gần như “tại thời điểm thực” qua các văn phòng của WHO ở các nước và các đối tác tại chỗ, sử dụng Hệ thống Theo dõi những cuộc Tấn công vào Hệ thống Y tế (SSA).
Chương trình này định nghĩa một cuộc tấn công là “bất cứ hành động bằng lời nói hay bạo hành thể chất hay cản trở hay đe dọa bạo động can thiệp vào việc có được hay tiếp cận và cung cấp dịch vụ y tế chữa trị hay phòng ngừa trong tình trạng khẩn cấp.”
Trong dữ liệu đó từ cuối năm 2019 tới nay, có những phúc trình về những cuộc tấn công tại các nước, bao gồm Afghanistan, Libya, Syria và Miến Điện, từ bạo động với vũ khí nặng cho tới lấy các tài sản chăm sóc y tế.
Tuy nhiên, dữ liệu này không đề cập đến việc đàn áp và làm im tiếng các bác sĩ tại Trung Quốc là những người tìm cách cảnh báo thế giới về virus corona xuất hiện tại Vũ Hán trước khi nó biến thành đại dịch lây nhiễm nhiều triệu người và gây nên tổn hại đáng kể cho kinh tế trên toàn thế giới.
Các bác sĩ này bao gồm bác sĩ Lý Văn Lượng chuyên về nhãn khoa, 34 tuổi, tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán. Ông Lý từng bị chính phủ Trung Quốc khiển trách và sau đó ông qua đời vì virus corona sau khi ông cảnh báo mọi người về bệnh này cuối tháng 12 năm ngoái.
Ông Lý nằm trong số 8 bác sĩ bị công an Trung Quốc khiển trách cuối năm ngoái vì cảnh báo trên mạng xã hội về mối đe dọa của virus corona. Chính phủ Trung Quốc sau đó lên tiếng và xin lỗi về cách đối xử với ông Lý.
Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc đóng cửa một phòng thí nghiệm của một bác sĩ tìm đựơc chu kỳ gen của virus hồi tháng 1.
WHO không trả lời yêu cầu bình luận của Fox News về tin này.
Những người chỉ trích nói rằng đây là một chỉ dấu khác cho thấy WHO thiên vị Trung Quốc.
“WHO chịu trách nhiệm bảo vệ ‘quyền y tế’ bằng cách theo dõi chặt chẽ những tấn công vào hệ thống y tế trên tòan cầu, những cuộc tấn công bao gồm cản trợ việc cung cấp y tế. Và vào năm 2020, Trung Quốc không có tên trong danh sách của WHO liệt kê 9 nước hay vùng lãnh thổ có vấn đề,” bà Anne Bayefsky, chủ tịch Tiếng nói Nhân quyền của Viện Touro về Nhân quyền và Holocaust nói với Fox News.
“Biểu tượng của hệ thống Liên hiệp quốc, đây là một biến dạng chính trị hóa không thể dung thứ được, đã gây tác hại to lớn cho hệ thống y tế toàn cầu,” bà nói, ám chỉ đến việc WHO theo dõi những cuộc tấn công vào hệ thống y tế.
Tổng thống Donald Trump đã ngưng tài trợ cho WHO trong tháng này, một phần vì WHO bị cáo buộc thân Bắc Kinh. Mỹ tố giác WHO nhượng bộ trước áp lực chính trị của Trung Quốc trong những ngày đầu của cuộc khủng hoảng, trong khi cũng ca ngợi Trung Quốc về “tính minh bạch.”
Ông Trump trong tuần này loan báo ông có ý định ngưng tài trợ vĩnh viễn cho WHO trừ phi WHO cam kết có “cải thiện toàn diện quan trọng.” Ông cũng nêu khả năng Mỹ hoàn toàn rút khỏi tổ chức này.
(Nguồn Fox News)
Covid-19: Châu Âu yêu cầu dùng khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn trên máy bay
Tú Anh
Cơ quan An Toàn Hàng Không Châu Âu (EASA) và Trung Tâm Châu Âu Phòng Ngừa và Kiểm Soát Dịch Bệnh (ECDE) đồng loạt yêu cầu tôn trọng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh dịch tễ tối đa trên máy bay khi chuyên chở hành khách. Cụ thể nhất là khẩu trang và khoảng cách an toàn.
Trong bối cảnh ngành hàng không dân dụng tại nhiều thành viên châu Âu chuẩn bị hoạt động trở lại, tài liệu hướng dẫn công bố hôm thứ Tư 20/05/2020, chỉ thị một loạt biện pháp bảo đảm an toàn sức khỏe cho hành khách và nhân viên phi hành.
Tất cả mọi người đều phải đeo khẩu trang từ khi bước vào phi trường nơi khởi hành, cho đến khi ra khỏi phi trường điểm đến. Trên máy bay phải có đủ khẩu trang, để thay đổi mỗi 4 tiếng đồng hồ một lần. Khoảng cách tối thiểu giữa hai hành khách là 1,5 mét. Nếu không thể sắp xếp giữ khoảng cách, thì phải áp dụng triệt để các biện pháp khác phòng siêu vi lây nhiễm. Dịch vụ trên máy bay phải hạn chế đến mức cần thiết.
Tại Ý, giao thông hàng không được phép hoạt động lại kể từ ngày 03/06 tới, để phục vụ mùa du lịch, theo quyết định phải vực dậy kinh tế càng sớm càng tốt. Là quốc gia châu Âu đầu tiên bị đại dịch Covid-19, Ý ban hành lệnh đóng cửa phi trường từ ngày 12/03/2020.
Trong khi đó, chính phủ Áo ra biện pháp đặt hành khách trước hai lựa chọn: hoặc xét nghiệm siêu vi corona ngay tại phi trường với giá 190 euro, hoặc phải bị cách ly 14 ngày.
Covid-19: Chính phủ Pháp nhức đầu về chuyện bầu cử
Thanh Phương
Nên tổ chức vòng hai bầu cử hội đồng thành phố vào cuối tháng 6 hay đầu năm sau ? Đây là bài toán đang khiến chính phủ Pháp nhức đầu, vì vấn đề này gây chia rẽ công luận và chính giới thì chưa có sự đồng thuận, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn hoành hành tại Pháp.
Theo hãng tin AFP, trong cuộc họp hôm qua, 20/05/2020, thủ tướng Edouard Philippe đã nói với lãnh đạo các chính đảng là vòng hai của cuộc bầu cử hội đồng các thành phố và các xã tại Pháp, bị dời lại do tình hình dịch bệnh, sẽ diễn ra hoặc là ngày Chủ nhật 28/06, hoặc là sẽ diễn ra trễ nhất là tháng 01/2021. Thủ tướng Pháp nhấn mạnh là hiện giờ chính phủ chưa quyết định.
Hôm thứ Hai vừa qua, Hội đồng Khoa học, cố vấn cho chính phủ về dịch Covid-19, đã cho một ý kiến rất thận trọng về việc tổ chức vòng hai bầu cử. Thứ Sáu hoặc sáng thứ Bảy, chính phủ của thủ tướng Philippe sẽ trình Quốc Hội một báo cáo cho biết phương án được chọn, hoặc ít ra là phương án ưu tiên.
Chính phủ Pháp từng bị chỉ trích nặng nề vì đã tổ chức vòng một bầu cử hội đồng thành phố ngày 15/03 vào lúc mà dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát mạnh. Lần này, chính phủ cố tìm được một sự đồng thuận rộng rãi trước khi quyết định dứt khoát về ngày tổ chức vòng hai.
Về tình hình dịch bệnh tại Pháp, theo các số liệu được công bố hôm qua, trong vòng 24 giờ đã có thêm 110 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 28.132. Nhưng áp lực đối với các bệnh viện tiếp tục giảm, với số bệnh nhân nặng phải nằm trong phòng hồi sức đã bớt đi 100 người, nay chỉ còn 1.794 ca.
Trong tuần này, dân Pháp được nghỉ bắc cầu 4 ngày từ thứ Năm, Lễ Thăng Thiên, cho đến Chủ Nhật. Trước khả năng số người đi chơi ở các nơi sẽ rất đông, nhà chức trách đang đề cao cảnh giác, tăng cường kiểm tra việc tuân thủ quy định cấm đi xa hơn 100 km tính từ nơi ở. Chính quyền một số địa phương gần biển đã quyết địnnh đóng cửa các bãi biển, được mở lại vào cuối tuần trước, sau khi nhận thấy có rất nhiều người không tuân thủ quy định về giãn cách xã hội.
Ý: Xã hội đen lấy tiền trợ cấp xã hội, 101 “đầu gấu” bị nhận diện
Tú Anh
Tại miền nam nước Ý, lãnh địa của mạng lưới xã hội đen, 101 thành viên tên tuổi của tổ chức mafia N’dranghetta rơi vào lưới pháp luật sau khi bỏ túi 516.000 euro, tiền trợ cấp xã hội. Tất cả những tay “đầu gấu” này sẽ phải bồi hoàn cho Nhà nước toàn bộ số tiền dành cho dân nghèo.
Cảnh sát vùng Reggio de Cerlabre thông báo như trên ngày 20/05/2020. Cuộc điều tra tiếp diễn để truy tìm đồng lõa trong guồng máy hành chánh.
Thông tín viên Anne Treca tại Ý tường thuật:
“Phần đông những kẻ lợi dụng hệ thống an sinh xã hội là những nhân vật có tiếng tăm thuộc thành phần xã hội đen địa phương, lắm bạc nhiều tiền, chủ nhân biệt thự và nhiều xe hơi hạng sang.
Trong số này có Alessandro Pannuzi, biệt danh là Pablo Escobar, có khả năng nhập vào nước Ý mỗi tháng 2 tấn cocain. Alessandro Pannuzi bị bắt vào năm 2018, nhưng sau đó đã vượt ngục.
Thế mà tên ông ta nằm trong danh sách 101 đầu gấu mafia địa phương được trợ cấp 800 euro mỗi tháng, giống như mọi công dân Ý nghèo khó.
Đây không phải là lần đầu tiên cảnh sát Ý đánh được mẻ lưới to. Cách nay một tháng, cảnh sát tài chính tóm được 230 thành viên của mạng lưới xã hội đen N’drangheta, có tên trong danh sách dân nghèo. Để truy ra tông tích những con cá mập, cảnh sát Ý đối chiếu danh sách các cá nhân có tiền án, bị cấm đi bầu, với danh sách dân nghèo được hưởng trợ cấp xã hội. Bởi vì để được trợ cấp, không phải chỉ có điều kiện thu nhập thấp, mà còn phải làm tờ khai danh dự chưa từng bị kết án.
Công cuộc điều tra vẫn tiếp diễn, vì cảnh sát Ý nghi ngờ các băng đảng xã hội đen có đồng lõa trong cơ quan hành chánh”.
Covid-19: Áo xét nghiệm siêu vi corona ngay phi trường với giá 190 euro
Tú Anh
Chính phủ Áo bắt buộc những người được phép vào nước này phải chịu cách ly 14 ngày trừ phi có chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19, ít nhất là từ 4 ngày trước. Kể từ ngày 04/05/2020, phi trường quốc tế Vienna Schwechat có dịch vụ xét nghiệm tại chỗ với giá khá cao. Phản ứng của hành khách có vẻ thuận lợi.
Từ Vienna, thông tín viên Isaure Hiace ghi nhận :
Từ đầu tháng 05, hành khách đến phi trường Vienna có thể xin làm xét nghiệm siêu vi corona tại chỗ. Trong vòng ba giờ là có kết quả.
Dịch vụ y tế này phục vụ cho tất cả những người cư trú tại Áo như trường hợp Robert Koch, và các bạn đồng hành vừa được xét nghiệm giải thích: Chúng tôi phải làm xét nghiệm trước khi lấy máy bay sang Copenhagen công tác. Hãng của chúng tôi yêu cầu như thế để Chủ Nhật này khi trở về Áo không bị cách ly bắt buộc 14 ngày.
Vì do một phòng sinh hóa tư nhân thực hiện, nên phải trả tiền 190 euro cho mỗi xét nghiệm. Ceny, một hành khách than phiền là đắt nhưng cũng nhìn nhận là nhanh chóng. Tại quê của ông, chỉ phải trả có 115 euro, nhưng phải chờ hai ngày mới có kết quả.
Peter Kleemann, phát ngôn viên phi trường cho biết là trong những tuần lễ tới, nhu cầu xét nghiệm sẽ tăng thêm. Trong tương lai, sẽ có nhiều công ty hàng không hoạt động trở lại, hành khách cũng đông hơn. Hiện nay, trong bình mỗi ngày có 150 người được xét nghiệm.
Trong vòng hai tuần qua, kể từ khi bỏ hạn chế phong tỏa giao thông, khoảng 1.500 cuộc xét nghiệm được thực hiện tại phi trường Vienna.
Thượng viện Czech bỏ phiếu ‘phản đối sức ép Bắc Kinh’
Thượng viện Cộng hòa Czech bỏ phiếu ủng hộ Chủ tịch Thượng viện thăm Đài Loan, trong động thái chỉ trích Bắc Kinh.
TQ đe dọa và đòi Mỹ ‘sửa sai’ trong việc chúc mừng bà Thái Anh Văn
Bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Đài Loan
Nghị quyết gửi phái đoàn kinh doanh thăm Đài Loan do Chủ tịch Thượng viện Milos Vystrcil dẫn đầu, được thông qua hôm 20/5 với tỉ lệ phiếu 54/1.
Nghị quyết nói chuyến thăm “đồng nhất với lợi ích ngoại giao lâu dài của Cộng hòa Czech”.
Thượng viện Czech phản ứng sau khi Sứ quán Trung Quốc ở Prague gửi thư đe dọa cho văn phòng Tổng thống Czech hồi tháng Giêng.
Lá thư nói Bắc Kinh sẽ trừng phạt các công ty Czech ở Trung Quốc nếu Chủ tịch Thượng viện thăm Đài Loan.
Thủ tướng Czech Andrej Babis nói Trung Quốc cần thay đại sứ.
Nghị quyết của Thượng viện hôm 20/5 nói hành vi của sứ quán Trung Quốc “vượt quá giới hạn”, theo tường thuật của trang Taiwan News.
Chủ tịch Thượng viện Milos Vystrcil hôm 19/5 nói Trung Quốc càng can thiệp thì khả năng ông thăm Đài Loan càng cao.
Ông cũng chúc mừng Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã nhậm chức lần hai hôm 20/5.
Chủ tịch Thượng viện Milos Vystrcil đã gặp Tổng thống Czech Milos Zeman hôm 19/5.
Ông Milos Vystrcil cho hay Tổng thống nói rằng chuyến thăm Đài Loan không đóng góp cho kinh tế Czech.
Dân số Czech chỉ có gần 11 triệu người, với GDP đầu người năm 2019 là khoảng 39.741 USD, theo OECD.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52755093
Nga có kế hoạch mở lãnh sự quán ở Vũ Hán
Băng Thanh
“Thành phố Vũ Hán đã nổi tiếng với chúng ta từ lâu. Trước Vũ Hán, có thành phố Hán Khẩu. Đất nước chúng ta đã có mặt ở Hán Khẩu vào cuối thế kỷ 19, có một tổng lãnh sự quán. Bây giờ Bộ Ngoại giao Nga đã quyết định mở lại tổng lãnh sự quán ở Vũ Hán. Chúng tôi hy vọng rằng khi ngân sách cho phép, chúng tôi sẽ khôi phục sự hiện diện của chúng tôi ở Vũ Hán”, Andrei Denisov, Đại sứ Nga tại Trung Quốc nói tại một cuộc họp giao ban trực tuyến hôm 20/5.
Hán Khẩu là một trong ba thành phố, cùng với Vũ Xương và Hán Dương, được nhập với nhau thành Vũ Hán ngày nay.
Theo tờ Breitbart, mặc dù có chung đường biên giới trên bộ và những điểm tương đồng về lịch sử chính trị, hai nước trong quá khứ thường coi nhau là đối thủ chiến lược hơn là đồng minh. Tuy nhiên, ngay sau khi Tổng thống Putin lên nắm quyền vào cuối thế kỷ 20, hai cường quốc đã ký kết 20 năm “Hiệp ước láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác Trung-Nga”.
Trong cuộc chiến chống đại dịch viêm phổi Vũ Hán, cả hai nước đã lên tiếng ca ngợi những nỗ lực của nhau trong cuộc khủng hoảng, mặc dù hầu hết các nhà phân tích cho rằng họ không thành công lắm trong cuộc chiến chống Covid-19. Vào tháng 3, trong một cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình, ông Putin đã ca ngợi phản ứng của Trung Quốc về sự bùng phát virus ở Vũ Hán.
Tuy nhiên, theo một báo cáo của tờ The Epoch Times mới đây, người dân ở thành phố Vũ Hán đang hoảng loạn khi thành phố này bùng phát làn sóng dịch bệnh lần hai. Vào ngày 14/5, chính quyền Vũ Hán đã ra lệnh cho tất cả cư dân thành phố phải xét nghiệm axit nucleic để xác định xem họ có bị nhiễm bệnh hay không.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nga-co-ke-hoach-mo-lanh-su-quan-o-vu-han.html
Vì sao một quốc gia ít được biết đến ở Châu Phi lại bị thiệt hại nặng bởi virus Vũ Hán?
Thiện Lan
Burkina Faso là một quốc gia nhỏ không giáp biển nằm ở Tây Phi. Mặc dù đất nước này không phải là nơi trung chuyển và cách xa Trung Quốc nhưng nó bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch viêm phổi Vũ Hán. Trong số 23 thành viên nội các thì 6 bộ trưởng đã bị nhiễm virus Vũ Hán.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2018, Burkina Faso trải rộng 273.600 km2. Liên Hợp Quốc ước tính nước này có dân số khoảng 20,8 triệu người. Từng là thuộc địa của Pháp, quốc gia này được đổi tên thành Burkina Faso vào năm 1984, nghĩa là “Vùng đất của những người khó tính” trong ngôn ngữ bản địa.
6 Bộ trưởng Nội các bị nhiễm Covid-19
Burkina Faso đã có 809 ca nhiễm và 52 trường hợp tử vong do virus, tính đến ngày 21 tháng Năm.
Theo African News, Burkina Faso đang một trong những nước có tỷ lệ nhiễm virus cao nhất ở châu Phi .Cho đến nay, 6 bộ trưởng trong số 23 thành viên nội các đã được xác nhận bị nhiễm bệnh bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao, Thương mại, Khai thác mỏ, Giáo dục, Nội vụ và Bộ Ngoại thương, theo Reuters đưa tin vào ngày 10 tháng 4.
Nước này đã tuyên bố ca tử vong do COVID-19 đầu tiên vào ngày 17 tháng 3. Bệnh nhân là Rose Marie Compaore, 62 tuổi, từng là Phó chủ tịch Quốc hội.
Ông Alpha Barry, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xác nhận là đã bị nhiễm virus ĐCSTQ vào ngày 20 tháng 3.
Số lượng các ca nhiễm có lẽ chỉ đại diện cho “phần nổi của tảng băng chìm”, ông Jerry-Jonas Mbasha, một quan chức đại diện cho Burkina Faso tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết.
Theo New Humanitarian, một cơ quan truyền thông độc lập tiết lộ rằng phòng xét nghiệm duy nhất ở nước này nằm ở Bobo-Dioulasso, thành phố lớn thứ hai và cách thủ đô năm giờ lái xe. Điều này có nghĩa là các bệnh nhân trên toàn quốc sẽ mất ít nhất 12 giờ để nhận kết quả chẩn đoán.
Hiện tại chỉ có một bệnh viện với 500 giường và một phòng khám nhỏ, mỗi phòng chỉ có một vài máy thở, được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm virus ĐCSTQ, theo báo cáo.
Chính phủ muốn lập phòng thí nghiệm thứ hai tại thủ đô Ouagadougou nhưng không có đơn vị nào trong nước có đủ điều kiện để cung cấp trang thiết bị.
Năm ngoái, 135 trung tâm y tế trên cả nước đã phải đóng cửa do bạo lực leo thang từ các nhóm phiến quân cực đoan và quân đội địa phương đã buộc gần 800.000 người phải rời bỏ nhà cửa, báo cáo cho biết. Số lượng bệnh nhân nhiễm virus ngày càng tăng mạnh trước một hệ thống y tế suy yếu, dẫn đến một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.
Điều kiện sống tồi tàn ở Burkina Faso cũng là một nhược điểm lớn khi chiến đấu chống lại Covid – 19. Do thiếu nước sinh hoạt dẫn đến việc vệ sinh kém mà việc rửa tay thường xuyên là một trong những phương pháp chủ yếu để ngăn chặn virus lây lan.
Ngoài ra, nhiều người tị nạn sống trong các khu vực gần nhau với năm đến mười người chung nhau một lều. Do đó không thể duy trì sự giãn cách xã hội.
Một quan chức của WHO nói với hãng tin Ả Rập Al Jazeera rằng cộng đồng quốc tế cần phải can thiệp để giúp ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lớn.
Bài học xương máu
Các quốc gia có quan hệ gần gũi hoặc sinh lợi với chế độ Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid – 19. Burkina Faso cũng không ngoại lệ.
Vào ngày 24 tháng 5 năm 2018, Burkina Faso tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nơi mà chế độ Trung Quốc coi là một phần của lãnh thổ của họ. Hai ngày sau, Bộ trưởng Ngoại giao Alpha Barry đã ký một thỏa thuận với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị để nối lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Kể từ năm 2016, Bắc Kinh đã tập trung vào việc thu hút các đồng minh của Đài Loan bằng cách cung cấp cho họ các khoản đầu tư và cho vay. Mặc dù Đài Loan là một hòn đảo tự trị với chính phủ được bầu cử dân chủ, Bắc Kinh coi đây là một tỉnh nổi loạn nên có thể sẽ thống nhất với đại lục và sử dụng lực lượng quân sự nếu cần thiết.
Burkina Faso và Trung Quốc đã thành lập một ủy ban kinh tế và thương mại chung ngay sau khi nối lại quan hệ. Kể từ đó, thương mại song phương đã nhanh chóng phát triển và đã có nhiều chuyến thăm cấp cao chính thức giữa hai nước.
Vào tháng 9 năm 2018, Chủ tịch Burkina Faso, ông Marc Marc Christian Kabore đã đến thăm Trung Quốc và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh của Diễn đàn về Hợp tác Trung Quốc-Châu Phi. Tháng 1 năm 2019, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến thăm bốn quốc gia châu Phi, bao gồm Burkina Faso.
Vào tháng 4 năm 2019, Tổng thống và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Burkina Faso đã thực hiện một chuyến thăm cấp nhà nước khác tới Trung Quốc.
Vào tháng 7 năm 2019, khi Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Khuất Đông Ngọc được bầu làm Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), ông Khuất đã nhận được sự hỗ trợ từ Burkina Faso. Truyền thông nhà nước Trung Quốc China Daily đưa tin, ông Wang Yi phát biểu rằng “từ giờ trở đi, Trung Quốc đã có một người bạn tốt khác, đó là các đồng minh châu Phi của chúng ta, bên trong các tổ chức quốc tế của Liên Hợp Quốc”.
Tại Hội đồng Nhân quyền Hoa Kỳ năm 2019, 22 quốc gia đã lên án việc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc. Trong khi đó, hơn 50 quốc gia đã cùng nhau đưa ra một tuyên bố chung bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với chế độ Trung Quốc. Burkina Faso là một trong những quốc gia chọn ủng hộ ĐCSTQ. Một số người ủng hộ ĐCSTQ bao gồm những nước vi phạm nhân quyền như: Nga, Venezuela, Bắc Triều Tiên, Miến Điện (Myanmar) và Campuchia.
Đại đa số các nước châu Phi là đang phát triển và họ là trọng tâm trong các nỗ lực ngoại giao của ĐCSTQ. Bắc Kinh muốn gây ảnh hưởng và thao túng các quốc gia này bằng cách cung cấp các thỏa thuận có lợi như hỗ trợ kinh tế, đầu tư và thương mại, cũng như giúp đỡ các dự án cơ sở hạ tầng địa phương.
Hiện tại, các quốc gia châu Phi bị nhiễm virus nhiều nhất có mối quan hệ chính trị hoặc kinh tế chặt chẽ với chế độ Trung Quốc, như Ai Cập, Nam Phi, Morocco và Algeria.
Ngược lại, Swaziland, chính thức gọi là eSwatini, là nước duy nhất ở Châu Phi chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc, có ít trường hợp nhiễm virus hơn. Chỉ có 217 ca nhiễm được xác nhận và 2 trường hợp tử vong tính đến ngày 21 tháng Năm.
Trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay, việc thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại với Trung Quốc là điều khá phổ biến. Vấn đề chính là liệu một quốc gia hay một cá nhân có thể hiểu được bản chất thực sự của hệ tư tưởng của ĐCSTQ hay không và lập trường của họ liên quan đến việc vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ.
Hai ví dụ điển hình là Hồng Kông và Đài Loan. Mặc dù gần với Trung Quốc đại lục, cũng như thương mại và du lịch chặt chẽ đến và đi từ Trung Quốc, hai khu vực này có ít người nhiễm và số người chết thấp. Đặc biệt là trong trường hợp của Hồng Kông, một lượng lớn người Trung Quốc đại lục đã vào Hồng Kông mỗi ngày trước khi thành phố đóng cửa một phần biên giới với đại lục vào ngày 23 tháng 3. Sự thành công của việc ngăn chặn virus ở Đài Loan và Hồng Kông khó có thể được giải thích bằng khoa học hiện đại.
Tại sao chuyện này đang xảy ra? Người dân Hồng Kông đã nói “không” với ĐCSTQ bằng cách tham gia các cuộc biểu tình chống chính phủ, còn người dân Đài Loan thì công khai ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông. Đài Loan đã thông qua các cuộc bầu cử dân chủ và tuân theo ý muốn của người dân để tránh xa ĐCSTQ.
Burkina Faso, một quốc gia châu Phi nằm cách xa Trung Quốc, đang phải hứng chịu những trái đắng khi duy trì quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ. Đây thực sự là một bài học kinh nghiệm đầy xương máu.
Li Mingxiang, Epoch Times,
Thiện Lan dịch và biên tập
Tổng Thống Đài Loan bác bỏ chế độ một quốc gia hai hệ thống, đồng thời kêu gọi Trung Cộng đàm phán để cùng tồn tại
Tin từ Đài Bắc, Đài Loan – Vào hôm thứ Tư (20/5), tổng thống Thái Anh Văn tuyên bố Đài Loan không thể chấp nhận việc trở thành một phần của Trung Cộng theo đề nghị tự trị “một quốc gia, hai hệ thống” của họ, trong một lời bác bỏ mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng, nhưng kêu gọi đàm phán để các bên có thể cùng tồn tại.
Trong một bài phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai và cuối cùng, bà Thái Anh Văn cho biết quan hệ giữa Đài Loan và Trung Cộng đạt đến một bước ngoặt lịch sử. Tổng thống Thái Anh Văn và Đảng Dân chủ Tiến bộ của bà giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào tháng 1, thề sẽ đứng lên chống Trung Cộng.
Trung Cộng sử dụng chính sách “một quốc gia, hai hệ thống”, được thiết kế để điều hành thuộc địa Hồng Kông cũ của Anh Quốc, nơi trở lại quyền cai trị của Trung Cộng vào năm 1997. Họ đề nghị chính sách này với Đài Loan, dù tất cả các đảng lớn của Đài Loan đều bác bỏ.
Hiện Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra phản ứng tức thời đối với bài phát biểu của bà Thái Anh Văn, nhưng phản ứng của họ rất có thể sẽ mang tính tiêu cực, vì Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình xem chính sách “một quốc gia, hai hệ thống” thành một trụ cột chính trong chính sách Đài Loan của ông. (BBT)
Ngày bà Thái Anh Văn nhậm chức, TC tung video nói có thể chiếm Đài Loan chỉ trong 24 giờ
Băng Thanh
Cùng ngày với lễ nhậm chức của Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn, tạp chí quân sự Trung Quốc Warship Knowledge đã công bố một video tuyên bố, nước này có thể chiếm Đài Loan chỉ trong 24 giờ.
Theo Taiwan News, đoạn video dài 11 phút được đăng lên mạng xã hội Trung Quốc Weibo mô tả cuộc tấn công vào Đài Loan sẽ được chia thành ba giai đoạn: cô lập cưỡng bức, tấn công trên biển và trên không và các hoạt động đổ bộ.
Theo video, mục tiêu của giai đoạn đầu tiên là ngăn chặn Hoa Kỳ và các quốc gia khác đến viện trợ cho Đài Loan. Giai đoạn thứ hai của cuộc xâm lược sẽ loại bỏ chỉ huy, ngăn chặn các cảnh báo sớm, loại bỏ hệ thống phòng không và phòng thủ bờ biển của Đài Loan.
Nói về đoạn video Trung Quốc mới công bố, ông Su Tzu-yun, nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Đài Loan nói với Dịch vụ Truyền hình Công cộng Đài Loan PTS News rằng, video này thể hiện sự “quá tự tin” của Bắc Kinh. Theo ông Su, Bắc Kinh hình như đang tưởng rằng quân đội Đài Loan là được tạo thành từ những người lính nhựa và hệ thống phòng thủ của Đài Loan là được làm từ giấy.
Theo PTS News, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đài Loan, ông Shih Shun-wen nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc từ trước đến nay chưa bao giờ từ bỏ tham vọng chiếm lấy Đài Loan bằng vũ lực. Tuy nhiên, theo ông, quân đội Đài Loan luôn tin rằng họ có đủ sức mạnh để bảo vệ quốc đảo.
Trùng ngày Trung Quốc công bố video, ngày 20/5, bà Thái Anh Văn đã có lễ nhậm chức nhiệm kỳ hai. Trong bài phát biểu tại lễ nhậm chức, bà Thái nói rằng quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đã đạt đến một bước ngoặt lịch sử.
“Ở đây, tôi muốn nhắc lại những cụm từ ‘hòa bình, bình đẳng, dân chủ và đối thoại’. Chúng tôi sẽ không chấp nhận việc chính quyền Bắc Kinh sử dụng “Một quốc gia, Hai chế độ’ để hạ thấp Đài Loan và làm suy yếu hiện trạng qua eo biển. Chúng tôi kiên định theo nguyên tắc này”, Tổng thống Đài Loan nói trong lễ nhậm chức.
Trung Quốc đã sử dụng chính sách “Một quốc gia, Hai chế độ” để cai trị Hồng Kông sau khi thành phố được Anh trao trả năm 1997. Bắc Kinh cũng muốn áp dụng mô hình này với Đài Loan, song tất cả các đảng lớn ở quốc đảo đã không đồng ý.
Bà Thái nói rằng Đài Loan là một quốc gia độc lập với tên gọi chính thức Trung Hoa Dân Quốc (Republic of China), và không muốn trở thành một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Bắc Kinh cai trị.
TQ đe dọa và đòi Mỹ ‘sửa sai’ trong việc chúc mừng bà Thái Anh Văn
TQ lên án một thông điệp hiếm hoi từ Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo gửi bà Thái Anh Văn, nhân dịp bà nhậm chức tổng thống Đài Loan là hành động “sai trái và rất nguy hiểm”, theo The Strait Times.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói trong một tuyên bố hôm thứ 20/5 rằng quân đội sẽ “thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền của Trung Quốc, trong khi Bộ Ngoại giao nước này đe dọa trả đũa riêng.
Các cảnh báo này được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Pompeo phá vỡ tập quán cũ của Hoa Kỳ hôm thứ Ba, qua việc gửi lời chúc mừng bà Thái Anh Văn trước lễ nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ hai.
‘Sẽ nhận lãnh hậu quả’
“Trung Quốc kêu gọi phía Mỹ phải sửa chữa ngay những sai lầm của mình”, Bộ Ngoại giao nước này viết trong một văn bản.
“Phía Trung Quốc sẽ có những biện pháp đối phó cần thiết để đáp trả những hành động sai lầm trên của phía Mỹ. Và Mỹ sẽ phải gánh chịu hậu quả từ việc làm này.”
Trong lời gửi chúc mừng bà Thái Anh Văn nhậm chức tối 19/5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo viết:
“Khi chúng ta nhìn về tương lai, tôi tin tưởng rằng, với Tổng thống Thái Anh Văn tại vị lãnh đạo, quan hệ đối tác của chúng tôi với Đài Loan sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.”
Bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Đài Loan
Bầu cử Đài Loan: Bà Thái Anh Văn tái đắc cử tổng thống
Bà Thái Anh Văn: Trung Quốc cần tỏ ra ‘tôn trọng’ Đài Loan
Trước khi Bộ Quốc phòng TQ lên tiếng, Ma Xiaoguang, phát ngôn viên Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Bắc Kinh tại Đài Bắc khẳng định là Bắc Kinh sẽ “không bao giờ dung túng” việc Đài Loan tách khỏi Trung Quốc, theo Tân Hoa Xã.
“Chúng tôi có đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, và sẽ không bao giờ dung túng cho bất kỳ hành động ly khai hay lực lượng bên ngoài nào can thiệp vào chính trị nội bộ của Trung Quốc,” Ma Xiaoguang được trích lời nói.
Quan hệ tay ba
Washington từ lâu đã có mối quan hệ sâu sắc (nhưng không chính thức) với Đài Bắc, và các ngoại trưởng Hoa Kỳ trước đây, kể cả Hillary Clinton đã gặp các tổng thống Đài Loan, nhưng nước này cũng cố tránh các động thái có thể được xem là sửa đổi quyết định chuyển sang công nhận Bắc Kinh năm 1979.
Tổng thống Donald Trump từng biểu hiện mong muốn xây dựng quan hệ mạnh mẽ hơn với Đài Bắc, với cuộc gọi điện thoại chưa từng có với bà Thái Anh Văn tháng 12, 2016, nhưng sau đó đã tái khẳng định chính sách “một Trung Quốc” của Hoa Kỳ.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn luôn khẳng định rằng Đài Loan không thể chấp nhận trở thành một phần của Trung Quốc theo đề nghị tự trị “một quốc gia, hai hệ thống” của nước này.
Trong bài phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai và cuối cùng tại văn phòng, bà Thái Anh Văn nói quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đã đạt được một bước ngoặt lịch sử.
“Cả hai bên đều có nhiệm vụ tìm cách cùng nhau tồn tại lâu dài và ngăn chặn sự tăng cường của đối kháng và khác biệt”, bà nói.
Việc Trung Quốc lên tiếng đe dọa Hoa Kỳ vì đã chúc mừng Thái Anh Văn cho thấy lời kêu gọi ”cùng nhau ngăn chặn sự đối kháng và khác biệt” giữa đôi bên của bà bị bỏ ngoài tai.
Chưa thấy Hoa Kỳ có phản ứng với đe dọa sẽ trả đũa của Bắc Kinh.
Tại sao Đài Loan sẽ không được dự đàm phán về virus corona
Đài Loan bác bỏ chỉ trích của Tổng Giám đốc WHO, người được TQ bảo vệ
Virus corona: Giám đốc WHO kêu gọi chấm dứt ‘chính trị hóa’ virus
Nhưng hôm 18/5, Ngoại trưởng Pompeo đã công bố một thông cáo báo chí lên án việc Đài Loan không được tham gia buổi họp của Hội đồng Y tế Thế giới. Thông cáo báo chí viết:
”Hoa Kỳ lên án việc loại trừ Đài Loan khỏi Hội đồng Y tế Thế giới. Vào thời điểm thế giới tiếp tục đấu tranh với đại dịch COVID-19, chúng ta cần các tổ chức đa phương để thực hiện các nhiệm vụ đã nêu và phục vụ lợi ích của tất cả các quốc gia thành viên, không chơi trò chính trị trong khi cuộc sống bị đe dọa.”
”Đài Loan, cho đến giờ, đã có một trong những nỗ lực thành công nhất thế giới để ngăn chặn đại dịch, mặc dù ở gần sát với nơi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc. Đây không phải là một bất ngờ. Các nền dân chủ minh bạch, sôi động và đổi mới như Đài Loan luôn phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn với đại dịch hơn là các chế độ độc tài.”
”Tổng giám đốc WHO Tedros có mọi quyền lực pháp lý và tiền lệ để bao gồm Đài Loan trong thủ tục tố tụng WHA. Thay vào đó, dưới áp lực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), ông chọn loại bỏ Đài Loan khỏi tiến trình này. Sự thiếu độc lập của Tổng Giám đốc đã làm tổn hại thêm đến uy tín và hiệu quả của WHO vào thời điểm mà thế giới cần nhất.”
”Hành động cay nghiệt của PRC để làm câm lặng Đài Loan phơi bày sự trống rỗng trong tuyên bố của Bắc Kinh là muốn minh bạch và hợp tác quốc tế để chống lại đại dịch, và làm cho sự khác biệt giữa Trung Quốc và Đài Loan trở nên rõ ràng hơn.”
‘Công nhận’ và ‘thừa nhận’
Việc lời qua tiếng lại giữa Washington và Bắc Kinh cho thấy quan hệ Mỹ-Trung ngày càng xấu đi một cách trầm trọng, và Đài Loan chắc chắn là chủ đề tiếp tục tạo căng thẳng cho hai bên.
Trong một loạt các thỏa thuận đưa đến việc Mỹ thiết lập quan hệ với Bắc Kinh hơn bốn thập kỷ trước, Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng cố tình để Đài Loan trong tình trạng mơ hồ.
Hoa Kỳ ”công nhận” Cộng hòa Nhân dân là “chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc”, đồng thời “thừa nhận” quan điểm của Bắc Kinh rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc.
Trong nhiều thập niên, Trung Quốc từng cáo buộc Hoa Kỳ vi phạm thỏa thuận giữa hai bên khi bán vũ khí cho Đài Loan hoặc cho phép các quan chức Đài Loan đi qua lãnh thổ Mỹ, thăm đội ngũ đối tác ngoại giao chính thức ngày càng ít đi của họ.
Như đổ dầu vào lửa, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 20/5 phê duyệt việc bán 18 ngư lôi tiên tiến cho Đài Loan với chi phí ước tính 180 triệu đôla, để nước này có khả năng chống lại sự gia tăng lưu lượng hải quân Trung Quốc quanh đảo.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52734713
Bị phương Tây quay lưng, TQ cần châu Phi hơn bao giờ hết
Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng y tế thế giới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh chuyện giữ gìn quan hệ với các nước châu Phi, trong bối cảnh Bắc Kinh đang đối diện với những chỉ trích kịch liệt từ phương Tây về vai trò của họ trong đại dịch COVID-19.
Là một nhà tài trợ lớn của châu Phi, Trung Quốc giờ đang muốn trở thành một lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực y tế.
Tại cuộc họp cùng các quốc gia thành viên WHO ngày 19/5, ông Tập cam kết dành 2 tỷ USD cho WHO trong 2 năm tới để hỗ trợ các nước đang phát triển, và nhắc nhở châu Phi rằng quan hệ lâu dài của họ với Bắc Kinh đã chứng kiến các khoản viện trợ của Trung Quốc giúp ích cho 200 triệu người châu Phi trong 7 thập kỷ qua.
Ông Tập cam kết giúp đỡ 30 bệnh viện ở châu Phi, thành lập cơ quan y tế xuyên châu Phi và đảm bảo quyền tiếp cận vắc-xin giá rẻ sau khi Trung Quốc điều chế thành công.
Những gì ông Tập nói đến không chỉ để Trung Quốc đóng vai trò đi đầu ở châu Phi mà còn để bảo đảm một sự ủng hộ mà Bắc Kinh nhận được vào thời điểm chuyển giao quan trọng trong quan hệ của nước này với lục địa đen.
Dù chưa có nguyên thủ quốc gia nào ở châu Phi công khai chỉ trích cách Trung Quốc ứng phó với COVID-19, nhưng đầu tuần này, một nhóm quốc gia châu Phi ủng hộ dự thảo nghị quyết do EU soạn thảo để kêu gọi triển khai một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc và sự lây lan của COVID-19.
Trước đó, các đại sứ châu Phi viết một lá thư chung để yêu cầu Bắc Kinh trả lời về tình trạng phân biệt đối xử với người châu Phi ở Trung Quốc khi COVID-19 xảy ra.
Khi virus corona khiến Bắc Kinh ngày càng bị cô lập trên vũ đài thế giới, bài phát biểu của ông Tập cho thấy sự ủng hộ của các quốc gia châu Phi quan trọng như thế nào với Bắc Kinh.
Hậu thuẫn quan trọng
Quan hệ ngọai giao của Trung Quốc với các nước châu Phi bắt đầu từ giữa thế kỷ 20, khi Bắc Kinh kết bạn với các quốc gia mới giành được độc lập và nỗ lực tìm kiếm chỗ đứng của mình.
Châu Phi tạo nên sự hậu thuẫn ngoại giao quan trọng đối với Bắc Kinh, nhất là trong nỗ lực của nước này nhằm đẩy Đài Loan ra khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc vào năm 1971 và trở thành một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.
Trong những thập kỷ sau đó, khi Bắc Kinh vấp phải nhiều chỉ trích kịch liệt từ phương Tây, các nước châu Phi tiếp tục đứng cạnh Trung Quốc.
Gần đây nhất là trong vụ Mỹ gây sức ép lên tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei, cáo buộc hãng này là con ngựa thành Troj của chính phủ Trung Quốc, các chính phủ quan trọng ở châu Phi, trong đó có Kenya và Nam Phi, hoan nghênh sự hiện diện của Huawei.
“Mỗi lần Mỹ hay phương Tây gia tăng chỉ trích Trung Quốc, Bắc Kinh đều quay sang với tình hữu nghị lâu dài và trả qua mọi điều kiện thời tiết với châu Phi”, Lina Benabdallah, trợ lý giáo sư chuyên ngành quan hệ Trung Quốc – châu Phi tại ĐH Wake Forest University, đánh giá.
“Bắc Kinh cần các đối tác châu Phi để thúc đẩy hình ảnh rằng Trung Quốc không bị cô lập hoặc không có bất kỳ người bạn nào trên vũ đài quốc tế”, bà Lina nói.
Khi Mỹ quyết liệt cho rằng Bắc Kinh có lỗi khi để COVID-19 lây lan, sự ủng hộ của châu Phi một lần nữa lại có vai trò quan trọng khi Bắc Kinh nỗ lực đáp trả cáo buộc của phương Tây và đóng vai trò lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực y tế.
Dù Bắc Kinh tiếp tục cố gắng, tác động trực tiếp của đại dịch lên cuộc sống của người dân châu Phi đang bộc lộ những dấu hiệu cho thấy COVID-19 có thể gây đứt gãy cho quan hệ Trung Quốc – châu Phi.
Cuối tháng 2, dư luận Keny phẫn nộ khi một chiếc máy bay của hãng China Southern Airlines từ Trung Quốc đại lục hạ cánh ở Nairobi. 239 hành khách được xuống máy bay mà không cần xét nghiệm, trong khi tình hình COVID-19 đang diễn biến nghiêm trọng.
Điều đó dẫn đến lời kêu gọi phải dừng các chuyến bay giữa Trung Quốc với châu Phi đến khi dịch bệnh được kiểm soát.
Tháng 4 vừa qua, các bộ trưởng châu Phi đề nghị G20 thông qua gói cứu trợ 100 tỷ USD, trong đó có 44 tỷ hoãn trả hoặc xóa nợ. Trung Quốc, nước được cho là đang nắm giữ 1/5 số nợ của châu phi, đáp lại rằng họ sẽ làm như các nước G20 khác và không có đối xử ưu đãi nào với đối tác lâu năm.
Nhưng mối đe dọa mới nhất cho quan hệ Trung Quốc – châu Phi là những hình ảnh gây sốc về tình cảnh nhiều người châu Phi ở Quảng Châu bị chủ nhà trọ đuổi ra đường và khách sạn từ chối tiếp nhận. Giới chức thành phố cũng bắt tất cả người châu Phi xét nghiệm và cách ly, bất chấp họ có ra nước ngoài gần đây hay không.
Những bài báo về tình trạng đó dẫn đến một bức thư chưa từng thấy mà một nhóm đại sứ châu Phi cùng ký để gửi đến chính phủ Trung Quốc. Dù Bắc Kinh nhanh chóng vào cuộc để xử lý khủng hoảng, nhưng cơn giận ở châu Phi tiếp tục sôi sục. Các bộ trưởng trong chính phủ Nigeria đề xuất các biện pháp trả đũa, như điều tra tình trạng pháp lý của tất cả người Trung Quốc đang ở nước này.
“Đối xử bất công với người châu Phi ở Quảng Châu là một vết ố trong quan hệ châu Phi – Trung Quốc. Bằng cách tập trung vào châu Phi (trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Y tế thế giới), ông Tập dường như muốn gửi tín hiệu cho châu Phi rằng họ vẫn là ưu tiên của Trung Quốc”, Eguegu, một nhà phân tích về quan hệ quốc tế tại Nigeria, nói với CNN.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34800-bi-phuong-tay-quay-lung-tq-can-chau-phi-hon-bao-gio-het.html
TQ nguy cơ ‘ngậm bồ hòn’ với chiến lược ‘bẫy nợ’
Nhiều quốc gia muốn được xóa hoặc giãn những khoản nợ hàng tỷ USD vì Covid-19, đẩy Trung Quốc vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Khi Covid-19 lan khắp thế giới, Ngoại trưởng Pakistan tháng trước điện đàm với người đồng cấp ở Bắc Kinh để đưa ra một yêu cầu khẩn thiết: Nền kinh tế của quốc gia này đang suy thoái và họ muốn được tái cơ cấu khoản vay hàng tỷ USD từ Trung Quốc.
Trung Quốc cũng nhận được yêu cầu tương tự từ Kyrgyzstan, Sri Lanka và một số quốc gia châu Phi, đề nghị được tái cơ cấu, hoãn trả hoặc xóa hàng tỷ USD khoản nợ đến hạn trong năm nay.
Mỗi yêu cầu như vậy như một chướng ngại với Trung Quốc trong nỗ lực trở thành chủ nợ lớn nhất của các nước đang phát triển. Hơn hai thập kỷ qua, Bắc Kinh đã đẩy mạnh chiến dịch cho vay toàn cầu, đổ vào các nước nghèo hàng trăm tỷ USD, nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng và trở thành một siêu cường kinh tế – chính trị.
Nhiều chuyên gia quốc tế đã gọi đây là “chiến lược bẫy nợ”, khi các nước để vay được tiền từ Trung Quốc cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đã phải “thế chấp” bằng cảng biển, mỏ khoáng sản hoặc những tài sản có giá trị khác.
Nhưng chiến lược “bẫy nợ” chưa bao giờ rơi vào tình cảnh lung lay như hiện nay, khi nền kinh tế thế giới chao đảo vì Covid-19 khiến ngày càng nhiều quốc gia thông báo với Bắc Kinh rằng họ không thể trả tiền khi đến hạn.
Thực tế này khiến Trung Quốc đứng trước những lựa chọn khó khăn. Nếu Bắc Kinh tái cơ cấu hoặc xóa các khoản nợ trị giá nhiều tỷ USD, nó có thể gây áp lực rất lớn cho hệ thống tài chính của quốc gia này, đồng thời khiến người dân Trung Quốc tức giận khi chính họ cũng đang phải chịu những ảnh hưởng từ nền kinh tế đình trệ.
Nhưng nếu Trung Quốc kiên quyết thu hồi nợ trong bối cảnh nhiều quốc gia đang phẫn nộ về phản ứng với đại dịch của Bắc Kinh, mục tiêu gia tăng ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh toàn cầu có thể bị đe dọa.
“Trung Quốc đang trong thế bất lợi về mặt chính trị”, Andrew Small, thành viên cấp cao của Quỹ German Marshall, viện nghiên cứu chính sách công của Mỹ, nhận định. Small thêm rằng nếu quyết tâm xiết nợ, “Bắc Kinh sẽ tiếp quản các tài sản chiến lược ở những quốc gia giờ không có đủ khả năng chăm lo cuộc sống cho người dân của họ”.
Danh tiếng của Trung Quốc đang bị đe dọa. Nhiều quốc gia công khai nghi ngờ về vai trò của Bắc Kinh trong đợt bùng phát đại dịch, sau khi giới chức nước này hồi tháng 1 đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng và khả năng lây nhiễm của nCoV. Bắc Kinh đã bán và tặng khẩu trang, thiết bị y tế cho nhiều quốc gia nhằm khôi phục hình ảnh. Giờ đây, một bước đi sai lầm trong thu hồi nợ có thể khiến tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh chịu thất bại lớn.
Các khoản tiền mà Trung Quốc cho vay cũng rất lớn. Viện Kiel, nhóm nghiên cứu của Đức, cho rằng Trung Quốc đã cho các quốc gia đang phát triển vay khoảng 520 tỷ USD hoặc hơn, với phần lớn được chia thành các khoản vay nhỏ trong vài năm qua. Điều này khiến Bắc Kinh trở thành chủ nợ lớn hơn cả Ngân hàng Thế giới (WB) hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Đứng đầu trong chiến dịch cho vay nợ của Trung Quốc là Sáng kiến Vành đai và Con đường, kế hoạch trị giá một nghìn tỷ USD được Chủ tịch Tập Cận Bình phát động để tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và tìm kiếm đồng minh trên khắp thế giới. Kể từ khi sáng kiến này bắt đầu năm 2013, Trung Quốc đã cho vay 350 tỷ USD, trong đó phần lớn nước đi vay được xem là “con nợ” có rủi ro cao.
Trung Quốc đã bác bỏ ý tưởng xóa nợ đồng loạt, nhưng phát tín hiệu rằng Bắc Kinh sẵn sàng đàm phán. Trong một số trường hợp, Bắc Kinh thực sự đã hành động. Chính phủ Kyrgyzstan hồi tháng 4 thông báo Trung Quốc đã đồng ý lùi thời hạn trả khoản nợ 1,7 tỷ USD, nhưng không tiết lộ chi tiết.
Một số quốc gia khác cũng hy vọng được nhận được sự trợ giúp tương tự. S.R. Attygalle, Bộ trưởng Tài chính Sri Lanka, cho biết Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã tăng hạn mức tín dụng tới 700 triệu USD, hạ mức lãi suất và hoãn nợ trong hai năm cho Sri Lanka.
Ngoài những động thái đó, một số nguồn tin thân cận cho biết giới chức Trung Quốc vẫn chưa quyết định sẽ giải quyết vấn đề này thế nào.
Giảm nợ không phải cách đơn giản và hiệu quả, Tống Vi, quan chức thuộc bộ phận nghiên cứu của Bộ Thương mại Trung Quốc, viết trên tờ Global Times. “Những gì Trung Quốc có thể làm để giúp đỡ các nước là đưa các dự án được tài trợ bằng vốn vay hoạt động trở lại và thu được lợi nhuận bền vững, thay vì các biện pháp đơn giản như xóa nợ”, quan chức này cho biết.
Sáng kiến Vành đai và Con đường đã trở thành một chủ đề nhạy cảm trước khi đại dịch bùng phát. Giới chức Trung Quốc lo lắng liệu có quá nhiều ngân hàng và công ty đang đổ tiền vào cùng một địa điểm hay không, nhưng các cơ quan, tổ chức này rất ít hợp tác với nhau. Hệ thống tài chính của Trung Quốc đang chịu áp lực từ các khoản nợ công của các công ty nhà nước và chính quyền địa phương để duy trì tăng trưởng.
Một số người ở Trung Quốc bắt dầu đặt câu hỏi liệu những khoản tiền họ vất vả kiếm được có đang bị sử dụng lãng phí ở nước ngoài hay không. Mặc dù Trung Quốc ngày càng trở nên giàu có, nhiều hộ gia đình ở nước này vẫn có thu nhập thấp hơn so với người dân ở các nước phát triển. Nền kinh tế của quốc gia này cũng chao đảo vì đại dịch, khiến tăng trưởng lần đầu tiên sụt giảm trong nhiều thập kỷ qua.
Chiến lược “bẫy nợ” của Trung Quốc cũng hứng chịu nhiều chỉ trích từ dư luận quốc tế. Khoản vay mà Trung Quốc dành cho các nước đang phát triển rất khác so với tiền vay từ các nước giàu hoặc từ các tổ chức như WB. Bắc Kinh thường để lãi suất cao hơn và thời gian đáo hạn ngắn hơn, yêu cầu tái cấp vốn sau mỗi hai năm. Họ cũng thường xuyên yêu cầu các nước thế chấp bằng tài sản quốc gia. Các yếu tố này khiến các ngân hàng nhà nước Trung Quốc thêm tin tưởng khi cho các quốc gia nghèo vay tiền.
Ở một số quốc gia, các khoản vay đã tăng vọt. Tiền vay Trung Quốc của Djibouti chiếm hơn 80% sản lượng kinh tế hàng năm, trong khi tỷ lệ của Ethiopia là 20% và của Kyrgyzstan là khoảng 40%.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Trung Quốc sử dụng “chính sách ngoại giao bẫy nợ”, khi cho các quốc gia nghèo vay khoản tiền vượt quá khả năng chi trả của họ, với mục đích cuối cùng là thâu tóm những tài sản chiến lược và mở rộng ảnh hưởng về kinh tế, quân sự.
Bắc Kinh phủ nhận những cáo buộc này và nhiều chuyên gia Trung Quốc đồng tình với điều đó. Họ tranh luận rằng việc thâu tóm các tài sản thế chấp ở nước ngoài là chuyện rất khó khăn. Khoản vay của Trung Quốc có lãi suất cao hơn bởi các “chủ nợ” phải đối mặt với nguy cơ không thu hồi được tiền.
“Rất nhiều khoản vay đáng lẽ phải có mức lãi suất cao hơn để phản ánh đúng những rủi ro thực sự có thể xảy ra”, Trần Long, đối tác của Primus, công ty phân tích kinh tế ở Bắc Kinh, cho hay.
Nhưng làn sóng phản đối Trung Quốc đã tăng cao trong những năm gần đây, khi nhiều quốc gia chật vật trả nợ. Các dự án trong Sáng kiến Vành đai và Con đường thường không mang lại nhiều lợi nhuận, khiến những nước đi vay phải trả rất nhiều. Khi Bắc Kinh giành quyền kiểm soát một cảng biển chiến lược ở Sri Lanka, nhiều quốc gia vay tiền Trung Quốc đã thực sự lo ngại.
Bắc Kinh cũng được cho là dựa vào các cuộc đàm phán song phương bí mật để buộc các nước phải chấp nhận những điều khoản vô lý khi vay tiền xây dựng cơ sở hạ tầng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường. Malaysia đã phản đối gói nợ 16 tỷ USD, gây áp lực để Bắc Kinh giảm số tiền cho vay xuống 11 tỷ USD.
Bắc Kinh có vẻ đang đánh giá thấp rủi ro của việc các vấn đề tín dụng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới tất cả quốc gia đang phát triển cùng lúc. Trung Quốc vẫn kiên quyết cho rằng có thể đối phó với từng “con nợ” của họ. Nhưng giới lãnh đạo các quốc gia này ngày càng kêu gọi nỗ lực toàn cầu để giúp giải quyết vấn đề của mình.
“Trung Quốc muốn tách riêng các quốc gia thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường, bởi họ mạnh hơn khi đàm phán với từng quốc gia đơn lẻ”, Benn Steil, giám đốc phục trách kinh tế quốc tế tại Ủy ban Quan hệ Đối ngoại, Mỹ, cho biết.
Hồi tháng 4, Thủ tướng Pakistan Imran Khan kêu gọi các tổ chức và quốc gia giàu có giảm nợ cho tất cả các nước phát triển. Hai tuần sau, nhóm G20, trong đó có Trung Quốc, thông báo lùi thời hạn tất cả khoản nợ cho những quốc gia nghèo nhất tới cuối năm nay.
Nhưng ông Tống Vi cho biết những khoản vay ưu đãi của Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc “không thuộc diện giảm nợ”. Ngân hàng này được coi là “hũ tiền” của Sáng kiến Vành đai và Con đường, khi cấp vốn cho hơn 1.800 dự án với tổng giá trị ít nhất 149 tỷ USD.
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu càng trầm trọng, áp lực đối với Trung Quốc sẽ càng tăng lên. Các quan chức tham gia quá trình đàm phán cho biết nhiều quốc gia đang yêu cầu Trung Quốc giảm hoặc xóa nợ, trong đó có một số nước châu Phi.
Ethiopia, nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Phi, đã yêu cầu Trung Quốc xóa một phần khoản nợ và đảm nhận vai trò đại diện cho các nước châu Phi tiến hành đàm phán với Trung Quốc.
“Còn quá sớm để nói trước mọi thứ sẽ ra sao. Nhưng tôi biết Trung Quốc thường nhận ra những thách thức mà các quốc gia đang đối mặt”, Eyob Tekalign Tolina, Bộ trưởng Tài chính Ethiopia nói và thêm rằng một nhóm quốc gia châu Phi kém phát triển nhất đã kêu gọi Bắc Kinh xóa nợ.
“Đây chỉ là lời kêu gọi hỗ trợ được đưa ra trong bối cảnh toàn cầu bị chao đảo và nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch”, ông nói.
Nhưng Bộ trưởng Tài chính Ghana Ken Ofori-Atta nói trong cuộc phỏng vấn trực tuyến với Trung tâm Phát triển Toàn cầu rằng Trung Quốc cần làm nhiều hơn và hành động mạnh mẽ hơn.
Giới chức Trung Quốc một mực khẳng định họ sẽ tiếp tục các dự án ở các nước đang phát triển. Pakistan tuần trước đã giành được hợp đồng xây dựng đập trị giá 5,8 tỷ USD giữa một công ty nhà nước Trung Quốc với một công ty thuộc quân đội Pakistan. Chi tiết hợp đồng này không được công bố.
Nhưng nếu Trung Quốc đòi hỏi quá nhiều lợi ích, các quốc gia vay nợ có thể liên kết với nhau và cùng ứng phó với Bắc Kinh. Họ có thể công bố số tiền đã vay của Trung Quốc cùng những điều khoản và điều kiện vay tiền, khiến vấn đề này trở nên rắc rối hơn với Bắc Kinh. Các quốc gia khác cũng có thể thay đổi cách thức họ cho vay, khiến Trung Quốc buộc phải điều chỉnh cách làm của chính họ.
“Đó là một bài toán cho Trung Quốc. Nếu nhìn vào tình cảnh và quy mô của những quốc gia có thể vỡ nợ, đó có thể là một rủi ro lớn đối với Trung Quốc. Liệu họ có chấp nhận mất một khoản tiền lớn để giảm nợ hay không? Hoặc họ có sẵn sàng thâu tóm tài sản của các quốc gia đó trong giai đoạn nhạy cảm như thế này?”, Scott Morris, thành viên cấp cao của Trung tâm Phát triển Toàn cầu, viện nghiên cứu có trụ sở ở Mỹ, cho hay.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34799-tq-nguy-co-ngam-bo-hon-voi-chien-luoc-bay-no.html
Trung Quốc tuyên bố không tha thứ ‘Đài Loan ly khai’
Trung Quốc tuyên bố kiên định mô hình “Một quốc gia, hai chế độ” và không bao giờ tha thứ cho các “phần tử ly khai” ở Đài Loan.
Mã Hiểu Quang, phát ngôn viên Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc đại lục, hôm nay nói rằng mô hình “Một quốc gia, hai chế độ” là nguyên lý trung tâm trong chính sách Đài Loan của Chủ tịch Tập Cận Bình. Trung Quốc sẽ kiên định mô hình này.
“Thống nhất là điều không thể tránh khỏi trong lịch sử phát triển vĩ đại của đất nước Trung Quốc”, ông Mã nói. “Chúng tôi có ý chí kiên cường, tràn đầy tự tin và năng lực sung mãn để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho bất kỳ phần tử hoạt động ly khai hay các lực lượng bên ngoài can thiệp vào chính trị nội bộ của Trung Quốc”.
“Độc lập Đài Loan” đi ngược lại trào lưu thời đại và là con đường không dẫn tới đâu, ông Mã cho hay. “Chúng tôi duy trì phương châm cơ bản là ‘thống nhất hòa bình và một quốc gia, hai chế độ’. Chúng tôi sẵn sàng tạo không gian rộng lớn cho thống nhất hòa bình nhưng chắc chắn không chừa khoảng trống nào cho các hoạt động ly khai ‘độc lập Đài Loan’ dưới mọi hình thức”.
Tuyên bố của Mã Hiểu Quang được đưa ra sau bài phát biểu tái nhậm chức cứng rắn của lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Bà Thái nói rằng Đài Loan sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc nhưng không chấp nhận giới chức Bắc Kinh sử dụng mô hình “Một quốc gia, hai chế độ” để hạ cấp Đài Loan và làm suy yếu tình trạng qua eo biển.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả phải dùng vũ lực. Quan hệ hai bờ eo biển trở nên căng thẳng từ khi bà Thái, người từ chối công nhận chính sách “Một Trung Quốc” đắc cử năm 2016.
Trong nhiệm kỳ đầu, bà Thái Anh Văn nhiều lần tuyên bố không chấp nhận mô hình “Một quốc gia, hai chế độ” và Đài Loan “là một quốc gia độc lập”. Bên cạnh đó, sự gần gũi ngày càng tăng giữa hòn đảo và Mỹ cũng khiến Trung Quốc tức giận. Trung Quốc thuyết phục 7 đồng minh của Đài Loan cắt đứt quan hệ ngoại giao với hòn đảo và thiết lập quan hệ với Bắc Kinh. Đài Loan hiện được 15 nước công nhận, chủ yếu là các nước nhỏ ở Mỹ Latinh và Thái Bình Dương.
TQ tìm chiến lược mới trong thế giới hậu đại dịch COVID-19
Hàng ngàn đại biểu Quốc hội Trung Quốc sẽ tập trung tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào thứ 6 tuần này để bàn về các mục tiêu kinh tế và xã hội của đất nước, sau khi đại dịch COVID-19 gây ra đợt suy thoái kinh tế lần đầu tiên trong mấy thập kỷ.
Kỳ họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc đáng lẽ diễn ra vào tháng 3 nhưng phải hoãn đến nay do tình hình đại dịch COVID-19 nghiêm trọng.
Hai hội nghị này là dịp để Bắc Kinh công bố các chương trình kinh tế, mục tiêu phát triển và kế hoạch chi tiêu ngân sách của năm. Trong cuộc họp hồi tháng 4, Bộ Chính trị Trung Quốc xác định những thách thức mà nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt là “chưa từng có tiền lệ”.
Kỳ họp năm nay diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực quốc tế gia tăng về cách nước này xử lý đại dịch COVID-19 từ khi nó nổ ra đầu tiên ở Vũ Hán. Một số chính phủ nước khác đang yêu cầu Bắc Kinh phải cung cấp thêm thông tin về nguồn gốc dịch bệnh và tiến hành điều tra quốc tế.
Quan hệ của Trung Quốc với Mỹ xuống đến mức thấp chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, khiến ngay cả những ngôn từ và cử chỉ ngoại giao thông thường cũng bị thay thế bởi trò đổ lỗi thẳng toẹt về nguyên nhân dịch bệnh và đe dọa đáp trả.
Sự cần thiết phải cân bằng kinh tế trong nước và phản ứng toàn cầu có thể khiến Bắc Kinh phải nghĩ lại về chiến lược, ông Shi Yinhong, một chuyên gia về các vấn đề quốc tế tại ĐH Nhân dân ở Bắc Kinh, nêu ý kiến.
“Các nguồn lực quốc gia đang suy giảm và đại dịch đang khiến môi trường toàn cầu phức tạp hơn. Tôi nghĩ chúng ta có thể thấy Trung Quốc co lại nhất định về chiến lược”, ông Shi nói.
Tuy nhiên, ông Richard McGregor, một nhà nghiên cứu cấp cao về Đông Á tại Viện Lowy ở Úc, không cho rằng COVID-19 sẽ khiến Trung Quốc thay đổi tư duy chiến lược.
“Các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc sẽ không thay đổi – đó là củng cố vai trò của Đảng ở trong nước và mở rộng ảnh hưởng ở nước ngoài trên nhiều lĩnh vực, như thương mại, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, và quân sự, đặc biệt trên biển Đông, và trong cạnh tranh với Mỹ”, ông McGregor nói.
Trong khi đó, cách Trung Quốc đối phó với sức ép quốc tế gia tăng vì COVID-19 đang dẫn đến những tranh luận quyết liệt ở nước này.
Phe phản đối cho rằng cách nhóm Chiến binh sói, gồm các nhà ngoại giao và người ủng hộ, quở trách và đáp trả quyết liệt những người nước ngoài chỉ trích Trung Quốc sẽ không đủ để thay đổi tình hình.
Bà Elizabeth Economy, giám đốc nhóm nghiên cứu châu Á tại Hội đồng đối ngoại, một tổ chức tư vấn chính sách ở New York, nói rằng dù ngoại giao kiểu “chiến binh sói” đang khiến nhiều nước xa lánh Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh sẽ không đổi hướng.
“Những nỗ lực đó là nhằm hướng tới dư luận trong nước hơn là bên ngoài, và đó là lý do Bắc Kinh có ít động lực để thay đổi cách làm”, bà nói.
Chuyên gia này cho rằng những tổn thất kinh tế do COVID-19 gây ra sẽ khiến Bắc Kinh rút bớt đầu tư ra nước ngoài, trong đó có cả sáng kiến Vành đai Con đường. Nhưng kế hoạch mở rộng cái gọi là Con đường tơ lụa kỹ thuật số trong dữ liệu viễn thông sẽ tiếp tục, bà Economy nhận định.
Quý 1 năm nay là lần đầu tiên kể từ năm 1976 nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng âm. Số liệu thống kê chính thức cho thấy GDP giảm 6,8% trong 3 tháng đầu năm. Quý 1 năm ngoái, kinh tế nước này tăng 6,1%, mức thấp nhất kể từ năm 1990.
Năm nay là năm Trung Quốc hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ 13. Những thảo luận về kế hoạch cho 5 năm tới đã bắt đầu diễn ra ở cấp cơ sở và sẽ hoàn tất vào mùa Thu năm nay.
Có một sự đồng thuận rằng việc đề ra kế hoạch cho 5 năm tới sẽ phải khác vì tình hình hiện nay không giống năm 2015. Nhưng có những suy nghĩ khác nhau về cách đưa những thay đổi đó vào chính sách ra sao.
Ông Zhao Xijun, phó hiệu trưởng Trường Tài chính thuộc ĐH Nhân dân, cho rằng Trung Quốc cần nghĩ nhiều hơn từ quan điểm kinh tế toàn cầu trong kế hoạch 5 năm tới, vì sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đã tăng lên rất nhiều. Trung Quốc cần thông minh hơn sau khi đã rút ra bài học trong 5 năm qua.
“Đầu tư nước ngoài không nên là viện trợ đơn phương nữa nữa mà nên dựa nhiều hơn vào thị trường, và Trung Quốc cần tính đến cách Mỹ và châu Âu phản ứng với những hành vi đó”, ông Zhao nói.
Ông Wang Huiyao, chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, một tổ chức nghiên cứu ở Bắc Kinh, kỳ vọng trong 5 năm tới, Trung Quốc sẽ tự chủ nhiều hơn trong các sản phẩm công nghệ cao như thiết bị bán dẫn.
“Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14, chúng ta có thể thấy những thay đổi lớn trong lĩnh vực y tế cộng đồng và công nghệ cao, như giảm phụ thuộc vào nguồn cung chip từ nước ngoài”, ông Wang nói.
“Chúng ta có thể cũng sẽ thấy cú đẩy lớn để khuyến khích các ngành chế tạo trình độ cao, cho phép trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn đóng vai trò lớn hơn trong các năm tới”, ông Wang nhận định.
Căng thẳng với Mỹ, TQ tìm cách lôi kéo Nhật Bản và Hàn Quốc
Trung Quốc tìm cách xích lại gần Nhật Bản và Hàn Quốc để khôi phục nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 trong bối cảnh bất đồng với Mỹ ngày càng khoét sâu.
Căng thẳng gay gắt với Mỹ
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong những tuần gần đây. Ngày 15/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn dọa “cắt đứt mọi quan hệ” với Trung Quốc. Trước đó ông còn gọi virus SARS-CoV-2 là “virus Trung Quốc” và dọa sẽ tìm cách đòi Trung Quốc bồi thường vì những thiệt hại do Covid-19 gây ra.
Đầu tháng này, Mỹ áp hạn chế thị thực đối với các phóng viên Trung Quốc làm việc tại Mỹ, theo đó thời hạn làm việc của họ chỉ còn 90 ngày. Tuần trước, ông Trump cũng đã gia hạn thêm 1 năm lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông do “các công ty nằm trong danh sách rủi ro an ninh quốc gia” (có cả Huawei và ZTE) sản xuất.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc khiến nhiều chuyên gia cảnh báo về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Tuy nhiên, trên thực tế, mối quan hệ giữa 2 nước vốn đã bắt đầu xấu đi từ trước đại dịch Covid-19. Năm 2017, chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Trump nhận định rằng, Trung Quốc đang tìm cách “xóa bỏ an ninh và thịnh vượng của Mỹ và định hình một thế giới đối nghịch với các giá trị và lợi ích của Mỹ”.
Covid-19 trở thành yếu tố làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng, khiến 2 nước vốn đã ở trong guồng quay của những bất đồng về hàng hải, công nghệ, thương mại, càng có quan điểm thù địch với nhau hơn.
“Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc bị đẩy lên mức chưa từng thấy trong những năm gần đây và đại dịch cũng không ngoại lệ. Sự cạnh tranh luôn chế ngự mối quan hệ, trong khi cả 2 bên đều dường như đều thiếu sự linh động và thận trọng. Bất ổn cũng chiếm phần lớn trong các vấn đề song phương từ thương mại, công nghệ, tới các vấn đề Biển Đông, Biển Hoa Đông và các vấn đề liên quan đến Covid-19”, bà Nirupama Menon Rao, cựu Ngoại trưởng Ấn Độ từ 2009-2011 và từng có thời gian làm Đại sứ tại Mỹ và Trung Quốc, nói với the Hindu.
Bất đồng bủa vây tứ phía
Trung Quốc đang đối mặt với sức ép từ nhiều phía trong bối cảnh thế giới đã ghi nhận hơn 4,9 triệu người mắc Covid-19 trong đó hơn 320.000 người tử vong (theo cập nhật của Worldometers tính đến chiều 19/5).
Australia đã đề nghị một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc virus SARS-CoV-2 (gây dịch bệnh Covid-19). Cho tới nay, đề xuất này đã nhận được sự ủng hộ của hơn 100 quốc gia.
“Chúng ta cần một cuộc điều tra độc lập để rút ra các bài học”, Thủ tướng Australia Scott Morrison nói với các phóng viên hôm 23/4.
Đại sứ Trung Quốc tại Canberra Cheng Jingye sau đó đã “kêu gọi Australia gạt sang một bên những định kiến tư tưởng, chấm dứt trò chơi chính trị và làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy quan hệ song phương”.
Australia là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Bởi vậy, Trung Quốc đã đáp trả bằng cách dừng nhập khẩu thịt bò từ 4 nhà sản xuất của Australia, viện dẫn vấn đề dán nhãn và chứng nhận. Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cho biết sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với lúa mạch của Australia sau một cuộc điều tra kéo dài 18 tháng.
Tìm cách lôi kéo Nhật Bản và Hàn Quốc
Japan Times dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết, mối quan hệ với Mỹ được dự báo sẽ còn tồi tệ ít nhất cho tới khi diễn ra cuộc bầu cử Mỹ vào cuối năm nay, bởi vậy Trung Quốc đang tìm cách “xích lại gần” Nhật Bản và Hàn Quốc để khôi phục nền kinh tế sau đại dịch.
“Đối với Nhật Bản, Trung Quốc là một đối tác thương mại thiết yếu. Nhật Bản cũng cho rằng nền kinh tế sẽ không thể phục hồi nếu không có sự hợp tác với Trung Quốc. Bởi vậy họ sẽ không muốn khoét sâu thêm bất đồng [với Trung Quốc-ND]”, nguồn tin nhấn mạnh.
Hồi tháng 3/2020, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bất ngờ công bố lệnh cấm nhập cảnh tạm thời đối với người nước. Biện pháp này được áp dụng ngay cả với những người có thị thực hợp lệ và có giấy phép cư trú. Dù vậy, theo nguồn tin của chính phủ Nhật Bản, Bắc Kinh đã dành một ngoại lệ cho Tokyo khi nới lỏng một phần các biện pháp hạn chế để các doanh nhân có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 có thể đi lại giữa 2 nước.
Trung Quốc cũng đã bắt đầu cho phép các doanh nhân Hàn Quốc đáp ứng một số điều kiện nhất định được nhập cảnh, nhằm đảm bảo sự thông suốt cho chuỗi cung cấp –vốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi dịch bệnh lây lan.
Trong cuộc điện đàm hơn 30 phút hôm 13/5 với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng cho biết ông không thay đổi quyết định tới thăm Hàn Quốc, đồng thời nhấn mạnh chuyến thăm lần này có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ Hàn-Trung. Ông Tập dự kiến thăm Hàn Quốc trong
nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 kéo dài và lan rộng trên toàn thế giới, Trung Quốc đã buộc phải điều chỉnh lịch trình chuyến thăm.
Một nguồn tin thân cận với tình hình ở Đông Á cho biết: “Tới nay, định hướng ngoại giao của Trung Quốc có thể được quyết định bởi việc một nước có đóng góp như thế nào cho nền kinh tế của nước này”.
Nhật Bản cũng có lập trưởng mềm mỏng đối với Trung Quốc hơn các nước khác, bởi chính phủ của nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới đều đang tìm cách cải thiện quan hệ thông qua việc giải quyết hiệu quả những bất đồng song phương.
Một số quan chức Nhật Bản còn lên tiếng phản đối việc chính trị hóa đại dịch Covid-19 và sẽ hợp tác với Trung Quốc để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Đầu tháng này, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản nói rằng 2 tàu hải cảnh Trung Quốc đã tới gần và đuổi theo một tàu cá Nhật Bản trong lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông. Quần đảo không có người ở này (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Nhật Bản và Trung Quốc thường xuyên căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ, nhưng lần này, căng thẳng đã không leo thang
TQ tiếp tục ‘ra đòn’ với Úc
Úc sẽ cân nhắc kiện Trung Quốc ra Tổ chức Thương mại thế giới (WHO) sau khi Trung Quốc thông báo tăng thuế chống bán phá giá lên tới 80,5% đối với lúa mạch của Úc từ ngày 19/5.
“Chúng tôi sẽ bảo lưu quyền của mình và cân nhắc sử dụng WTO để nhờ trọng tài đưa ra quyết định”, Bộ trưởng Nông nghiệp Úc David Littleproud hôm nay nói với kênh Sky News.
Ngày 18/5, Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng cuộc điều tra từ năm 2018 xác định việc Úc ban phá giá lúa mạch gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp trong nước của họ.
Bộ trưởng Littleproud khẳng định Úc không phải đang có chiến tranh thương mại với Trung Quốc.
“Không, không có cuộc chiến thương mại nào cả. Ngay cả hôm nay, tôi nghĩ bạn có thể thấy nhu cầu mua quặng sắt từ Trung Quốc vẫn tăng”, ông Littleproud nói.
“Thực tế là họ dùng một quy trình xung quanh một niềm tin là chúng ta không công bằng trong thương mại”, ông nói.
Trước đó, Trung Quốc dừng nhập khẩu thịt bò từ 4 nhà cung cấp chính của Úc vì các lý do “kỹ thuật”. Đây được coi là hành động đáp trả việc Canberra kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế để làm sáng tỏ nguồn gốc của đại dịch COVID-19.
http://biendong.net/doc-bao-viet/34793-tq-tiep-tuc-ra-don-voi-uc.html
TQ nói gì sau khi Tổng thống Trump ra tối hậu thư cho WHO?
Phản ứng về việc Tổng thống Donald Trump ra tối hậu thư cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Mỹ đang cố né trách nhiệm về cách ứng phó sai lầm của mình đối với đại dịch Covid-19.
Phát biểu với giới phóng viên hôm nay 19.5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng Mỹ đang cố bôi nhọ Trung Quốc và đã có tính toán sai lầm bằng cách cố dùng Trung Quốc để tránh trách nhiệm của mình trong việc đối phó Covid-19, theo Reuters.
Ông Triệu đưa ra phát biểu trên một ngày sau khi Tổng thống Trump gửi thư cho Tổng giám đốc (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, cáo buộc WHO luôn phớt lờ những báo cáo đáng tin cậy về tình trạng lây lan của virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19 ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc ) hồi tháng 12.2019 và thậm chí sớm hơn.
Ông Trump cho rằng WHO luôn khen ngợi Trung Quốc minh bạch trong cách ứng phó Covid-19, nhưng cho đến nay Bắc Kinh vẫn không chịu chia sẻ thông tin quan trọng về SARS-CoV-2 và nguồn gốc của virus này. Chủ nhân Nhà Trắng còn chỉ trích WHO đã không công khai yêu cầu Trung Quốc tiến hành cuộc điều tra độc lập về Covid-19.
Cuối thư, Tổng thống Trump nhấn mạnh: “Cách duy nhất tiến lên phía trước cho Tổ chức Y tế Thế giới là liệu tổ chức này có thể chứng minh thật sự độc lập khỏi Trung Quốc hay không…Nếu WHO không quyết tâm có những cải thiện bền vững quan trọng trong vòng 30 ngày tới, tôi sẽ chuyển việc tạm dừng
tài trợ ngân sách cho WHO sang chế độ dài hạn và sẽ cân nhắc lại quy chế thành viên của Mỹ tại tổ chức này”.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của ông Tedros đối với bức thư của ông Trump. WHO lâu nay bác bỏ mọi cáo buộc từ Washington.
Pháp Luân Công tốt cho sức khỏe nhưng sao lại bị đàn áp ở Trung Quốc?
Tấn Thành – Ngọc Mai
Pháp Luân Công, môn tu luyện thiền định an hòa tốt cho sức khỏe được yêu thích trên khắp thế giới, nhưng lại chịu sự đàn áp nặng nề của chính quyền Trung Quốc. Vì sao Đảng Cộng sản Trung Quốc công kích và cấm người dân tập Pháp Luân Công? Sự thật là gì? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết sau.
Pháp Luân Công là gì?
Vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại Trung Quốc, phong trào tập khí công phát triển mạnh mẽ rồi đạt đến cao trào. Hồi đó ở Trung Quốc ai cũng biết về khí công ở các mức độ khác nhau và hầu như gia đình nào cũng có người tập.
Nhiều nhà nghiên cứu và nhà khoa học đã phát hiện khí công có khả năng khai thông các kinh mạch và huyệt đạo, giúp chữa bệnh và nâng cao sức khỏe. Trong cao trào khí công, Pháp Luân Công (hay Pháp Luân Đại Pháp) được ông Lý Hồng Chí truyền ra công chúng năm 1992. Là môn khí công Phật gia, người học vừa luyện 5 bài công pháp vừa tu tâm tính theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn. Bởi hiệu quả đối với cả thể chất (nâng cao sức khỏe) và tinh thần (tăng cường đạo đức) rất tốt nên Pháp Luân Công nhanh chóng trở nên phổ biến ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Từ năm 1992 đến năm 1999, chính phủ ước tính số lượng người tập luyện Pháp Luân Công là 70 triệu người.
Luyện công tại Trung Quốc
Cảnh một buổi tập Pháp Luân Công thường thấy ở Trung Quốc trong những năm 1992-1999.
Một báo cáo thống kê của Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc trước năm 1999 về hiệu quả chữa bệnh của Pháp Luân Công đối với 28.571 người tập cho thấy: 82,7% số người sau khi luyện tập đã khỏi bệnh và cơ bản bình phục (23.619 người); 16,2%người sau khi luyện công đạt được chuyển biến tốt (4.616 người); chỉ 1,2% học viên sau khi luyện công không chuyển biến (336 người). Nói chung hiệu quả chữa bệnh lên tới 98,8%. Các loại bệnh tật liên quan rất đa dạng, bao gồm các bệnh về tiêu hóa, xương, khớp, và bệnh tim là nhiều nhất.
Giải thưởng và trao tặng của Pháp Luân Công
Trong khoảng thời gian trước năm 1999, Pháp Luân Công rất phổ biến tại Trung Quốc. Tại hai lần “Hội Sức khỏe Đông phương” năm 1992 và 1993, Pháp Luân Công đã liên tiếp giành được các danh hiệu cao quý nhất như “Minh Tinh Công phái”, “Giải Vàng Đặc biệt”, giải thưởng “Thúc đẩy Tiến bộ Khoa học”, và người sáng lập Pháp Luân Công là ông Lý Hồng Chí đoạt giải thưởng “Khí công Sư được yêu thích nhất”.
Tính đến nay Pháp Luân Công đã nhận được hơn 3.000 giải thưởng và giấy công nhận trên toàn thế giới vì những lợi ích về tinh thần, đạo đức và sức khỏe. Ông Lý Hồng Chí đã 5 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình và được Nghị viện Châu Âu đề cử giải thưởng Tự do Tư tưởng Sakharov. Ông được trao tặng giải “Tự do Tín ngưỡng Quốc tế” của tổ chức Freedom House và giải “Lãnh tụ Tinh thần.” Năm 1996, ông Lý Hồng Chí và gia đình đã tới định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình “Nhân tài Kiệt xuất”.
Pháp Luân Đại Pháp phổ truyền trên thế giới
Hiện nay, Pháp Luân Đại Pháp đã được phổ biến ở 114 quốc gia và các cuốn sách của Pháp Luân Công đã được dịch sang hơn 38 ngôn ngữ.
Pháp Luân Công tại Việt Nam
Học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam.
Pháp Luân Công tại Đài Loan
Pháp Luân Công tại Úc
Pháp Luân Công tại Mỹ
Pháp Luân Công tại Hồng Kông
Học viên Pháp Luân Công tại Hồng Kông.
Sự thật và nguyên nhân của cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc
Bức hại vô lý
Cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xảy ra vào năm 1999. Trước đó, các học viên đã phải chịu sự sách nhiễu ngày càng gia tăng của chính quyền.
Đầu năm 1996, các sách của Pháp Luân Đại Pháp bị cấm xuất bản. Năm 1997, Bộ Công an Trung Quốc tiến hành điều tra xem môn tập liệu có phải là “tà giáo” không. Nhưng cuộc điều tra kết luận: “Không có bằng chứng nào được tìm thấy cho đến tận bây giờ”. Đến năm 1998 và 1999, công an lại can nhiễu các học viên đến tập công ở công viên.
Tháng 4/1999, một bài báo miệt thị Pháp Luân Công và khí công nói chung được công bố trên tạp chí Cao đẳng Thiên Tân. Các học viên địa phương đã tập trung tại Thiên Tân, yêu cầu tờ báo cải chính lại những thông tin sai lệch và rút lại bài báo. Mặc dù các học viên chỉ tập trung ôn hòa, nhưng cảnh sát chống bạo động đã được điều tới. Một số học viên bị đánh đập, và 45 người đã bị bắt. Các học viên Pháp Luân Công khác được bảo rằng, nếu họ muốn phản đối nữa, họ cần phải đưa vấn đề này lên Bộ Công an và đến Bắc Kinh để kháng cáo.
Cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4/1999
Vào sáng ngày 25/4/1999, 10.000 học viên tập trung tại Bắc Kinh để kiến nghị ôn hòa lên Văn phòng Kháng cáo Hội đồng Nhà nước, yêu cầu thả những học viên bị bắt, và chấm dứt việc chính quyền can nhiễu môn tập luyện. Cuộc tập trung diễn ra hết sức ôn hòa và sau đó Thủ tướng Chu Dung Cơ đã gặp gỡ các học viên và đồng ý thực hiện các yêu cầu của họ.
Tuy nhiên sự kiện này lại khiến ông Giang Trạch Dân – bấy giờ là Tổng bí thư ĐCSTQ, Chủ tịch nước, kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương – tức giận.
Tối 25/4/1999, ông Giang viết trong bức thư cho tất cả các ủy viên Bộ Chính trị, trong thư có đoạn “Chẳng lẽ học thuyết Mác-xít của những người cộng sản, niềm tin của chúng ta vào chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần, lại không thể đánh bại những gì mà Pháp Luân Công đề cao hay sao?” và “Nếu Đảng cộng sản không đánh bại Pháp Luân Công, nó sẽ là chuyện lố bịch lớn nhất trên thế giới”. Bức thư này sau đó đã được in và lưu hành.
Những năm đương quyền, ông Giang luôn mong muốn mọi người phải quán triệt học thuyết “ba đại diện” của ông, thuyết này được đưa vào điều lệ Đảng ép mọi đảng viên phải học, nhưng thực tế hoàn toàn không như ông ta muốn. Trong khi đó, dân chúng Trung Quốc lại tự nguyện đón chào nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công, hàng ngày gần 100 triệu người Trung Quốc cùng nhau tập luyện các bài tập và đọc sách của ông Lý Hồng Chí. Đông hơn cả số đảng viên bấy giờ, khoảng 60 triệu. Sự phát triển nhanh chóng và phổ biến của Pháp Luân Công khiến ông Giang đố kỵ và lo sợ mất quyền lực và tầm ảnh hưởng với người dân.
Cuối cùng, trong hội nghị lấy ý kiến về việc xử lý vấn đề Pháp Luân Công, ông Giang đã kiên quyết đàn áp môn tập, mặc cho 6 thường ủy Bộ Chính trị im lặng biểu đạt phản đối. Cuộc đàn áp diễn ra tháng 7/1999, bất chấp tình trạng không hề có được đa số phiếu của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị.
Sự kiện 25/4 sau này trong chiến dịch tuyên truyền của ĐCSTQ đã bị các phương tiện truyền thông Trung Quốc bóp méo thành cuộc “vây hãm” Trung Nam Hải, lấy đó làm cớ biện minh cho cuộc đàn áp.
Chính sách bức hại tàn khốc
Ngày 10/6/1999, ĐCSTQ đã thành lập “Ban Chỉ đạo Xử lý Vấn đề Pháp Luân Công,” hay còn gọi là Phòng 610. Cơ quan này, tương tự như lực lượng cảnh sát bí mật Gestapo của Hitler, với đặc quyền vượt trên tất cả pháp luật địa phương, các cấp chính quyền và tòa án; nhằm bức hại Pháp Luân Công.
Ngày 19/7/1999, trong một cuộc họp bí mật của các quan chức cấp cao trong chính phủ, Giang Trạch Dân đã thông báo chính thức rằng ông ta muốn “nhổ tận gốc Pháp Luân Công ra khỏi Trung Quốc”.
Ngày 20/7/1999, các lực lượng an ninh tràn ra khắp Trung Quốc, bắt bớ hàng chục ngàn người tập Pháp Luân Công, theo một tờ báo của Hồng Kông, số người bị bắt lên đến 50.000 trong một tuần. Kèm theo đó, ĐCSTQ khởi động chiến dịch tuyên truyền quy mô lớn trên tất cả các phương tiện truyền thông, gán cho Pháp Luân Công mác “tà giáo”. Hơn 2000 tờ báo, hơn 1000 quyển tạp chí, và hàng trăm đài phát thanh và truyền hình địa phương nhanh chóng nên quá tải vì chiến dịch tuyên truyền chống Pháp Luân Công.
Các chiến lược chính của ông Giang trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công bao gồm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể.” Ông này đã tiêu hủy các cuốn sách của Pháp Luân Công, phong tỏa thông tin trên Internet, và bôi nhọ môn tập trên các phương tiện truyền thông. Ông Giang cũng cho
phép phạt nặng các học viên, tịch thu tài sản cá nhân của họ, đuổi việc và sách nhiễu việc làm ăn của họ.
Các học viên bị hủy hoại thân thể bằng cách đánh đập tàn nhẫn, tra tấn, ngược đãi, và bị mổ lấy nội tạng khi họ vẫn còn sống. Cảnh sát được khuyến khích tra tấn các học viên, họ được phép coi những cái chết do bị tra tấn là tự tử, thiêu xác mà không cần xác định danh tính, và thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn đang sống để bán lấy tiền.
Phản ứng của thế giới trước cuộc bức hại Pháp Luân Công
Hiện nay thông tin về cuộc đán áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã được cả thế giới biết đến. Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và các quốc gia trên thế giới đã và đang lên án cuộc đàn áp này của ĐCSTQ, đặc biệt là nạn mổ cướp nội tạng sống của những người tập Pháp Luân Công được thực hiện trên quy mô lớn ở Trung Quốc dưới sự hậu thuẫn của chính quyền.
Thế giới lên án
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công bị lên án và vạch trần bởi các nước.
Cuối năm 2009, tòa án tại Tây Ban Nha và Argentina đã truy tố ông Giang Trạch Dân và những cựu quan chức Trung Quốc khác về tội diệt chủng và tội ác chống lại nhân loại. Ngày 13/6/2016, Nhà trắng đã thông qua nghị quyết 343 lên án tội ác mổ cướp nội tạng sống có hệ thống được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn đối với các tù nhân lương tâm, mà phần lớn là học viên Pháp Luân Công, các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số khác.
Cho đến nay cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công và hoạt động mổ cướp nội tạng của chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp diễn bất chấp sức ép từ cộng đồng các nhà hoạt động nhân quyền trên thế giới. Ngày 1/3/2020 vừa qua, một tòa án độc lập có trụ sở tại London, Vương Quốc Anh đã đưa phán quyết chính quyền Trung Quốc vẫn đang tiếp tục hoạt động mổ cướp nội tạng sống đối với các tù nhân lương tâm và bán cho thị trường cấy ghép tạng sống để kiếm lời.
Đối với các nước phát triển, nhân tính và sự tôn trọng các quyền tự do của con người là thước đo nền văn minh, đạo đức và tiến bộ xã hội.
Chính quyền của ĐCSTQ thực thi chính sách đàn áp và bức hại tàn nhẫn đối với Pháp Luân Công, Tây Tạng là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của con người và đi ngược lại những giá trị đạo đức căn bản.
Tấn Thành – Ngọc Mai (tổng hợp)
Tin mới nhất, ‘Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc’ rút ngắn 4 ngày rưỡi
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã khiến Lưỡng hội Toàn quốc của ĐCSTQ năm nay bị trì hoãn cho đến hạ tuần tháng Năm. Theo nguồn tin chính thức mới nhất, số ngày họp của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Toàn quốc của ĐCSTQ, gọi tắt là Chính Hiệp, đã được rút ngắn đi bốn ngày rưỡi so với dự định ban đầu.
Tại cuộc họp báo của Phiên họp thứ ba của Chính Hiệp lần thứ 13 được tổ chức vào chiều ngày 20/5, người phát ngôn Quách Vệ Dân (Guo Weimin) cho biết Phiên họp thứ 3 của Chính Hiệp lần thứ 13 sẽ khai mạc vào lúc 3 giờ chiều ngày 21/5 và bế mạc vào chiều thứ Tư tuần sau (27/5), rút ngắn đi 4 ngày rưỡi so với dự định ban đầu.
Để ứng phó với đại dịch viêm phổi Vũ Hán, trong thời gian diễn ra Hội nghị, các phiên họp toàn thể và các phiên họp nhóm đều được giảm thiểu. Có một phiên họp sẽ được tổ chức qua hình thức gọi hội thoại. Các phiên họp nhóm không bố trí buổi phỏng vấn tập trung.
Được biết, đây là lần Hội nghị có số ngày họp ngắn nhất kể từ khi ĐCSTQ đồng bộ triệu tập “Lưỡng hội” tính từ năm 1978 đến nay.
Trước đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời gian Hai phiên họp Toàn quốc bị đình trệ vô định, khi mà theo thông lệ cần phải được tổ chức vào tháng 3.
Mãi đến cuối tháng 4, nhà nước Trung Quốc mới tuyên bố thời gian “Lưỡng hội” năm 2020 sẽ khai mạc vào cuối tháng 5, phiên họp của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Toàn quốc sẽ được tổ chức vào ngày 21/5 và phiên họp của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc sẽ được tổ chức vào ngày 22/5.
Hai phiên họp hàng năm của ĐCSTQ, Bắc Kinh đều như đứng trước cường địch, đặc biệt là trong năm nay. Tất cả các đoàn đại biểu địa phương tham gia “Lưỡng hội” và truyền thông nước ngoài trước khi tiến vào Bắc Kinh đều phải qua xét nghiệm axit nucleic, nhân viên chuyên trách hộ tống các đoàn đại biểu cũng phải tiến hành kiểm tra sàng lọc kỹ càng, trước lúc xuất phát tất cả họ đều không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Sau khi các đoàn đại biểu bên ngoài đi vào Bắc Kinh, trước tiên sẽ có xe chuyên dụng hộ tống họ đến khách sạn cách ly chuyên biệt.
Vào ngày 17/5, phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, Phó thị trưởng Bắc Kinh Lư Ngạn nói rằng Bắc Kinh vẫn ở trong “trạng thái thời chiến”, và nhấn mạnh sự cần thiết của việc đảm bảo an ninh của Bắc Kinh trong suốt thời gian diễn ra Hai phiên họp.
Theo Fang Xiao, Epochtimes.com,
Vũ Dương dịch và biên tập
Chiến thuật mới của Trung Quốc trong dịch bệnh: đăng 90.000 tin nhắn kể từ đầu tháng 4
Băng Thanh
Kể từ đầu tháng 4, Trung Quốc đã đăng 90.000 tin nhắn từ 200 tài khoản lên trên Twitter, nhiều hơn gấp đôi lượng tin nhắn chính thức của chính phủ Mỹ kể từ tháng 1. Đây được cho là một chiến thuật mới nhằm gây nhiễu loạn thông tin về Covid-19.
NBC News dẫn tin từ Liên minh bảo vệ dân chủ (Alliance for Securing Democracy) cho biết, kể từ đầu tháng 4, 200 tài khoản Twitter đã đăng khoảng 90.000 tin nhắn, chứa nội dung được cho là thuộc dạng “thuyết âm mưu” như virus chết người bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm của Hoa Kỳ, chứ không phải ở Trung Quốc hoặc quân đội Hoa Kỳ đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán…
“Mục tiêu chính của những bài hùng biện này là để chứng minh cho các cử tri trong nước Trung Quốc rằng Đảng Cộng sản không nói dối trước những cáo buộc từ Mỹ”, Robert Daly, giám đốc của Viện Kissinger về Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Trung tâm Wilson, Mỹ cho biết.
Ông Bret Schafer, người làm việc tại Liên minh bảo vệ dân chủ nói với NBC News rằng ông thấy có sự gia tăng đột biến các tài khoản truyền thông xã hội của Trung Quốc trong thời gian dịch bệnh bùng phát. Theo phân tích của ông Schafer, số lượng các tài khoản Twitter mới lập từ các quan chức Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi kể từ tháng 1, còn số lượng các tài khoản Twitter mới của các kênh ngoại giao chính thức đã tăng gấp ba, lên 135 tài khoản, tăng so với 40 tài khoản vào thời điểm này năm ngoái.
Một quan chức Trung Quốc hoạt động mạnh mẽ nhất trên Twitter là ông Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), người nổi tiếng với phát ngôn “kinh điển” mà ông này từng viết trên Twitter vào ngày 12/3: “Có thể chính quân đội Hoa Kỳ đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán”.
Nói về dòng tweet của Triệu Lập Kiên trên Twitter, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Mark Esper hồi tháng 3 cho biết, nội dung tin nhắn đã cho thấy sự “vô trách nhiệm” của một quan chức chính phủ Trung Quốc khi có thể nói những điều như vậy.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc trước đây thường tập trung vào việc lan truyền các thông điệp tích cực về đất nước và kiểm duyệt các thông tin gây bất lợi cho Bắc Kinh, nhưng giờ đây, Trung Quốc đã có thêm chiến thuật mới, đó là gây nhiễu loạn thông tin.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc xúc phạm Úc ‘một cách thậm tệ’
Hương Thảo
Báo Taiwan News ngày 21/5 đưa tin, trong khi đại dịch virus Vũ Hán tiếp tục hoành hành, căng thẳng giữa Úc và Trung Quốc bùng phát, cuộc khẩu chiến nhằm trả đũa yêu cầu của Úc điều tra độc lập về nguồn gốc virus corona đã được Bắc Kinh “nâng lên tầm cao mới”.
Hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc Thời báo Hoàn cầu đã đả kích Úc, mô tả Úc như “một con kangaroo khổng lồ, theo đuôi Hoa Kỳ như một ‘con chó’”. Câu bình luận này xuất hiện ngay sau khi Úc thúc đẩy một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của virus corona tại Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) hôm thứ Hai (18/5).
Trung Quốc đã buộc phải đồng ý hỗ trợ cuộc điều tra sau khi hơn 110 quốc gia ủng hộ đề xuất này tại WHA. Nghị quyết của WHA yêu cầu một nghiên cứu độc lập và toàn diện về phản ứng toàn cầu đối với COVID-19.
Trong khi đó thì Bắc Kinh vẫn đang trả đũa Úc bằng cách nhắm thêm vào nhiều mặt hàng xuất khẩu của Úc. Bloomberg cho biết, các quan chức Trung Quốc đã lập ra một danh sách các hàng hóa, bao gồm rượu vang, sữa, hải sản, bột yến mạch và trái cây để bắt chúng phải đối mặt với kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt hơn, với thăm dò chống bán phá giá, với thuế quan, hoặc trì hoãn thông quan, Bloomberg nói.
Bắc Kinh đã cấm nhập khẩu thịt bò từ bốn nhà chế biến lớn của Úc. Bắc Kinh cũng đã áp thuế nhập khẩu hơn 80% với lúa mạch Úc trong tuần này, Bloomberg đưa tin.
Trung Quốc là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Úc. Căng thẳng thương mại leo thang hơn nữa có thể sẽ rất bất lợi cho nông dân Úc, theo trang news.com.au.
Chính quyền của Tập Cận Bình rất nhạy cảm với bất kỳ chỉ trích nào nói về việc nó gây ra sự bùng phát toàn cầu của virus corona. Chính quyền này cũng có lịch sử lợi dụng thương mại làm vũ khí, cả 3 nước Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã từng là nạn nhân trong những năm gần đây, Bloomberg trích dẫn. Mặc dù vậy, Bắc Kinh không có ý định công khai thừa nhận bất kỳ mối liên hệ nào giữa các lệnh trừng phạt thương mại và các lời kêu gọi điều tra virus corona.
Theo Taiwan News,
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/truyen-thong-trung-quoc-xuc-pham-goi-uc-la-con-cho-theo-duoi-my.html
Trung Quốc tấn tới ‘cạnh tranh tiêu chuẩn công nghệ’ trong bối cảnh đại dịch
Hương Thảo
Trong khi thế giới đang chiến đấu với một đại dịch chưa từng có, Trung Quốc nắm lấy cơ hội này để thực hiện các kế hoạch công nghiệp trở thành một siêu cường công nghệ.
Được biết đến với cái tên “China Standards 2035” (Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035), bản thiết kế chi tiết về kinh tế này là sự tiếp nối của “Made in China 2025” (Sản xuất tại Trung Quốc 2025), một kế hoạch công nghiệp nhằm mục đích giúp Trung Quốc đạt được thống lĩnh trong 10 lĩnh vực công nghệ vào năm 2025.
Bắc Kinh đã đưa ra Tiêu chuẩn Trung Quốc vào tháng 3/2018 trong cuộc họp được tổ chức tại Học viện Kỹ thuật Trung Quốc. Mục tiêu của kế hoạch là Trung Quốc sẽ thống trị các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu lớn, và IoT (Internet Vạn Vật, một mạng lưới trong đó mọi thiết bị được nhúng các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành để kết nối vào mạng máy tính) bằng cách phát triển các tiêu chuẩn công nghệ và xuất khẩu chúng ra thị trường quốc tế.
Lợi dụng đại dịch
Đại dịch hiện đã trở thành một phần của Tiêu chuẩn Trung Quốc năm 2035, sau khi Cơ quan Tiêu chuẩn hóa Quốc gia Trung Quốc (SAC) công bố một tài liệu mới có tên là “Những điểm chính của Tiêu chuẩn hóa Quốc gia năm 2020” vào tháng 3.
Tài liệu này xây dựng “lộ trình ban đầu cho Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035; đặt ra các hành động sẽ được thực hiện, và cách thức thực hiện trong năm tới”, theo hãng tư vấn độc lập có trụ sở tại Hoa Kỳ Horizon Advisory trong báo cáo tháng 4 khi phân tích tài liệu này.
Horizon Advisory lưu ý rằng tài liệu này đại diện cho các bước tiếp theo của Trung Quốc trong chiến lược tổng thể của nó.
Tài liệu này giải thích cách Trung Quốc “nên thúc đẩy phát triển các phương pháp phát hiện và kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng”, trong khi thúc đẩy các tiêu chuẩn bao gồm “các tài liệu kiểm soát phòng chống dịch bệnh và thiết bị hỗ trợ chuỗi công nghiệp”.
Emily de La Bruyère, đồng sáng lập của Horizon Advisory, cho biết có minh chứng rõ ràng rằng, khi gửi các vật tư và chuyên gia y tế đến các quốc gia khác để chống lại virus, Bắc Kinh tìm cách xuất khẩu “các tiêu chuẩn chăm sóc và quản lý y tế công cộng của Trung Quốc”, bà nói.
Một số quốc gia, bao gồm Israel, Hà Lan, Tây Ban Nha và Cộng hòa Séc, đã phàn nàn rằng các vật tư y tế của Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn hoặc vận hành lỗi.
Bruyère làm rõ rằng, viện trợ của Bắc Kinh cho các nước khác cũng đi kèm các hệ thống công nghệ thông tin, chẳng hạn như gói dịch vụ “chống dịch bệnh” trên phạm vi quốc tế do người khổng lồ Trung Quốc Tencent cung cấp. Tencent giải thích trên trang web của mình rằng các gói này chứa các dịch vụ như các chương trình máy tính để tổ chức các cuộc họp và cơ sở dữ liệu trực tuyến về kiến thức y tế về virus.
Các quan chức Hoa Kỳ trước đây đã cảnh báo về những rủi ro liên quan đến Tencent, nêu rõ rằng mối quan hệ của nó với bộ máy an ninh nhà nước Trung Quốc khiến nó trở thành “cánh tay giám sát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
Ngoài ra, “Tencent cũng vận hành nền tảng thông tin COVID-19 quốc tế của Bắc Kinh”. Bruyère bổ sung.
Khi các công ty trên khắp thế giới chạy đua để phát triển vắc-xin cho Covid-19, Bắc Kinh cũng muốn sử dụng số lượng lớn người tham gia thử nghiệm lâm sàng, “tận dụng vai trò đó để mở rộng các tiêu chuẩn của nó về nghiên cứu phát triển, sản xuất, phân phối và chăm sóc sức khỏe trong cuộc đua nước rút để tìm ra phương pháp chữa trị tương lai”, ông Nathan Picarsic, một người đồng sáng lập Horizon Advisory cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua email.
Ông nói thêm rằng Trung Quốc đặc biệt ưu tiên đến phát triển sản xuất dược phẩm và tiêu chuẩn trong cả hai kế hoạch Made in China 2025 và China Standards 2035.
Liên hợp giữa quân sự – dân sự
Cả hai kế hoạch đều dựa vào sáng kiến của nhà nước Bắc Kinh về việc thúc đẩy hợp tác giữa quân đội và công nghiệp tư nhân để thúc đẩy đổi mới công nghệ. Nỗ lực này được đặt ra bởi “Liên hợp giữa quân đội và dân sự”, được giám sát bởi một cơ quan chính phủ có tên là Ủy ban Trung ương về Phát triển Liên hợp Quân sự – Dân sự.
Trong tài liệu SAC tháng 3, liên hợp quân sự – dân sự đã được đề cập nhiều lần, bao gồm cả kế hoạch “tăng cường nỗ lực chung của các tổ chức kỹ thuật theo tiêu chuẩn quân sự và dân sự”.
Các hạn chế xuất khẩu mới của Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc đã được ban hành vào cuối tháng 4 để ngăn chặn dòng chảy công nghệ của Hoa Kỳ vào quân đội Trung Quốc theo chiến lược hợp nhất quân dân sự ở Bắc Kinh.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ hiện yêu cầu các công ty Hoa Kỳ phải có giấy phép để bán một số mặt hàng cho các công ty ở Trung Quốc hỗ trợ quân đội Trung Quốc, ngay cả khi các mặt hàng này được sử dụng cho mục đích dân sự. Danh sách các mặt hàng bao gồm thiết bị sản xuất chất bán dẫn và cảm biến.
Bruyère nói rằng trong khi các hạn chế xuất khẩu sẽ không ngăn chặn tham vọng của ĐCSTQ, “thì những biện pháp đó là những bước đầu tiên cần thiết để hiểu mối đe dọa và cạnh tranh về các tiêu chuẩn”.
“Các chiến lược của Bắc Kinh được xây dựng dựa trên bản lề là sự tiếp cận công nghệ và đổi mới của Hoa Kỳ. [Do đó] Bắc Kinh lo ngại bị ‘phong tỏa công nghệ cao’”, bà nói thêm.
Kể từ tháng Năm năm ngoái, chính phủ Hoa Kỳ cũng đã đưa một loạt các công ty Trung Quốc vào danh sách đen, nghĩa là các công ty Mỹ cần phải có giấy phép đặc biệt để hợp tác kinh doanh với họ. Những công ty này bao gồm Huawei và 114 chi nhánh của nó nằm ngoài Hoa Kỳ; năm công ty siêu máy tính Trung Quốc và nhiều ‘bí danh’ của chúng; Công ty hạt nhân lớn nhất Trung Quốc CGNPG và ba chi nhánh của nó; Các công ty trí tuệ nhân tạo Trung Quốc như SenseTime Group và Megvii Technology, và các nhà sản xuất thiết bị giám sát như Hikvision.
Vào tháng 11/2019, Bộ Thương mại đã công bố một quy trình bảo mật các mạng viễn thông của Hoa Kỳ và chuỗi cung ứng của họ, áp dụng “phương pháp tiếp cận theo tình huống cụ thể”, để xem xét và ngăn chặn bất kỳ giao dịch gây rủi ro bảo mật. Theo Reuters, thủ tục này được xem là nhắm mục tiêu vào các công ty viễn thông Trung Quốc như Huawei và ZTE.
Sau đó, vào tháng 1, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố hạn chế xuất khẩu đối với các công ty công nghệ Hoa Kỳ sản xuất phần mềm trí tuệ nhân tạo để phân tích hình ảnh vệ tinh, mà các chuyên gia cũng coi là một động thái để ngăn chặn công nghệ xâm nhập vào Trung Quốc.
Picarsic nói rằng cách tiếp cận của Trung Quốc khác về cơ bản là khác với các nước khác trong việc theo đuổi đổi mới công nghệ.
Thay vì đầu tư vào “nghiên cứu cơ bản và khoa học và công nghệ cơ bản”, thì ĐCSTQ tận dụng các lỗ hổng trong các quy định và mua cổ phần của các công ty nước ngoài như một cách để thống trị chuỗi cung ứng toàn cầu.
Cuối cùng, chế độ Trung Quốc sử dụng nó “làm chỗ đứng để gây ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn, đảm bảo quyền kiểm soát đối với phân khúc công nghiệp lớn hơn”, theo ông Picarsic.
Giao thông vận tải
Báo cáo của Horizon Advisory chỉ ra rằng Trung Quốc đã tiến hành các bước tiến trong nâng cấp các tiêu chuẩn quốc tế thông qua Nền tảng Hậu cần Giao thông Vận tải Quốc gia do nhà nước kiểm soát, gọi là LOGINK.
LOGINK là một mạng chia sẻ thông tin hậu cần được xây dựng và triển khai bởi một số bộ của chính phủ Trung Quốc, bao gồm Bộ giao thông vận tải, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ thương mại, và Bộ công an. Nó hợp tác với các công ty Trung Quốc như công ty vận tải khổng lồ COSCO và công ty điều hành hậu cần Cainiao, được điều hành bởi gã khổng lồ công nghệ Alibaba.
Trung Quốc muốn các nước phải thông qua phần mềm hậu cần và dữ liệu LOGINK để có thể truy cập vào một lượng lớn dữ liệu được sử dụng trong vận chuyển hàng hóa.
Bắc Kinh “tìm cách cách mạng hóa việc truy cập và kiểm soát thông tin toàn cầu của ĐCSTQ, để thúc đẩy vị trí hệ thống thông tin của các công ty Trung Quốc, và củng cố các tiêu chuẩn quốc tế của chính nó trở thành như là tiêu chuẩn cho nền tảng thông tin giao thông hiện đại cùa toàn cầu”, báo cáo của Horizon Advisory cho biết.
LOGINK là thành viên của nhóm thương mại Hiệp hội Hệ thống Cộng đồng Cảng Quốc tế.
Mạng 5G
Thế hệ tiếp theo của công nghệ truyền thông không dây, 5G, là một trọng tâm khác của chế độ Trung Quốc.
Huawei hiện là hãng đóng góp lớn nhất cho các tiêu chuẩn 5G, theo báo cáo tháng 3 của công ty tư vấn và phân tích chiến lược có trụ sở tại Hoa Kỳ – Strategy Analytics.
Công ty này đi đầu trong cuộc chơi về việc cung cấp phần mềm và thiết bị phần cứng toàn-của-Huawei (được gọi là thiết bị đầu cuối) cho cơ sở hạ tầng mạng 5G, trong khi các công ty viễn thông khác dẫn đầu về các thông số kỹ thuật cụ thể.
“Cuộc thi tiêu chuẩn là cuộc tranh chấp chiến lược của thế kỷ”, Bruyere giải thích. “Rõ ràng, Bắc Kinh đã lên kế hoạch cho nó, ít nhất kể từ năm 2000”, bà nói thêm.
Chính sách tương lai
Bà nói thêm rằng chính phủ Hoa Kỳ cần hiểu sự cạnh tranh tiêu chuẩn của mình với Trung Quốc, chẳng hạn như tác động lâu dài của các mạng lưới và nền tảng của Trung Quốc, và làm thế nào mà sự cạnh tranh đó có thể đe dọa các hệ thống kinh tế, an ninh và chính trị của Mỹ.
Chính phủ Hoa Kỳ không thể chỉ tập trung vào các công ty riêng lẻ của Trung Quốc như Huawei, Bruyère nói, vì “sự hỗ trợ của chính quyền Bắc Kinh có thể dễ thay thế họ bằng những thực thể mới”.
Picarsic lưu ý rằng, “Bắc Kinh dự định cuộc đua này sẽ là một cuộc đua lâu dài vào thời bình”. Ông làm rỗ thêm rằng Bắc Kinh có lợi thế, nhờ quy mô thị trường và “bảo vệ cẩn thận cơ sở hạ tầng và dữ liệu quan trọng của riêng nó”.
Hoa Kỳ chỉ có thể cạnh tranh với Trung Quốc nếu hợp tác với các đồng minh của mình, Picarsic kết luận.
Theo Frank Fang, The Epoch Times ngày 13/5/2020,
Hương Thảo dịch và biên tập
5 điều dối trá lớn nhất trong sách giáo khoa Trung Quốc (P1)
Kể từ khi bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, thường được biết đến là Covid-19, thế giới đã tỏ ra hoài nghi về số ca lây nhiễm và tử vong theo báo cáo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trên thực tế, đây không phải là lần đầu chính quyền toàn trị này đối mặt với sự ngờ vực của thế giới vì tuyên truyền thông tin sai lệch trong các vấn đề liên quan đến tình trạng khẩn cấp sức khỏe toàn cầu: Năm 2003, chính quyền này cũng đã che đậy thông tin về dịch SARS.
Nhưng liệu có bao nhiêu người nhận thức được rằng, ngay cả sách giáo khoa Trung Quốc cũng chứa đựng những thông tin sai lệch có chủ đích về lịch sử Trung Quốc và thế giới? Dưới đây là năm điều dối trá lớn nhất mà học sinh Trung Quốc được dạy ở trường.
Điều dối trá thứ 1: Chiến tranh Trung-Nhật
Trong nhiều thập kỷ, chính quyền ĐCSTQ từng tuyên bố nó đã lãnh đạo Trung Quốc đến chiến thắng và đánh bại phát xít Nhật trong chiến tranh Trung-Nhật. Tuy nhiên, điều này cách rất xa sự thật, khi quân đội Quốc dân Đảng mới chính là những người lính trực tiếp chiến đấu trong cuộc chiến này.
Quân đội ĐCSTQ vẫy cờ Quốc Dân Đảng trong cuộc tấn công hàng trăm Trung đoàn (Hundred Regiments Offensive).
“Phát xít Nhật không phải bị đánh bại bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc”, Thiếu tá kỳ cựu Tao Shin-Jun nói với Thời báo Los Angeles năm 2015. “Trong suốt 8 năm đó, chính chúng tôi [Quốc dân Đảng] đã tham gia chiến trận – trong khi những người lính cộng sản không hề chiến đấu với phát xít Nhật. Họ chỉ cố gắng lôi kéo lính Quốc Dân Đảng gia nhập phe họ.”
Theo cuốn “Cửu Bình”, 9 bài bình luận về ĐCSTQ của tờ The Epoch Times, bằng chứng lịch sử cho thấy ĐCSTQ đã “chủ động né tránh tham chiến trong chiến tranh Trung-Nhật”. Loạt bài này cũng nói rằng vào năm 1972, Mao Trạch Đông đã có lời cảm tạ với Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka rằng, “ĐCSTQ sẽ không thể giành được quyền thống trị Trung Quốc đại lục” nếu cuộc chiến này không nổ ra.
Bất chấp những bằng chứng lịch sử và tài liệu lưu trữ xác thực, năm 2017, chính quyền độc tài này đã yêu cầu các nhà giáo dục Trung Quốc viết lại sách giáo khoa về cuộc chiến với phát xít Nhật. Thời báo New York đưa tin, thay vì “Cuộc kháng chiến tám năm chống phát xít Nhật”, kéo dài từ năm 1937 đến năm 1945, các nhà giáo dục đã được yêu cầu đổi thành “Cuộc kháng chiến mười bốn năm”, để bao gồm giai đoạn 1931 đến 1936 khi Quân đội Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Mãn Châu.
Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết lý do viết lại sách giáo khoa là để nhấn mạnh “vai trò then chốt” của ĐCSTQ trong cuộc chiến và cũng để thúc đẩy “giáo dục yêu nước”, theo tờ Thời báo New York. Tuy nhiên, ông Kerry Brown, giáo sư về chính trị Trung Quốc tại Đại học King’s College London (Anh) cho rằng sự xuyên tạc lịch sử này cho thấy sự bất an trong thâm tâm ĐCSTQ.
“Nó chứng tỏ sự nhiệt tình của ĐCSTQ trong việc tìm kiếm những cái cớ hợp pháp cho sự tồn tại của nó, từ bất cứ nơi nào có thể. Hành vi này đã hé lộ nhiều sự bất an hơn là sự mạnh mẽ,” ông nói với tờ New York Times.
Điều dối trá thứ hai: Nạn đói lớn
Nạn đói lớn ở Trung Quốc, kéo dài 3 năm, từ năm 1959 đến 1961, đã được chính quyền Trung Quốc gọi là “ba năm thiên tai”, nhằm đổ lỗi cho yếu tố khách quan bên ngoài.
Yang Jisheng, một nhà báo kỳ cựu người Trung Quốc và tác giả của “Tombstone,” một cuốn sách kể lại chi tiết về Nạn đói lớn, đã xem qua các nguồn và hồ sơ dữ liệu khí tượng lưu kho từ năm 1958 đến 1961, và không tìm thấy ghi chép nào về thảm họa thiên nhiên như lũ lụt hay hạn hán.
Trên thực tế, Nạn đói lớn là một thảm họa kinh tế lớn gây ra do Đại nhảy vọt, một chiến sách của ĐCSTQ đòi hỏi toàn dân Trung Quốc tham gia sản xuất thép và ép buộc nông dân rời bỏ mùa màng, không được trồng trọt thu hoạch. Nó đã dẫn đến cái chết của 40 triệu người Trung Quốc, theo báo cáo về Nạn đói lớn trong cuốn sách “Hồ sơ lịch sử về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” được xuất bản vào tháng 2/1994 bởi Nhà xuất bản Cờ Đỏ, theo Cửu Bình.
Tuy nhiên, Helen Raleigh, một người nhập cư Trung Quốc, kiêm cộng tác viên cao cấp của tờ The Federalist, đã viết trong một bài báo năm 2016 rằng, cuốn sách dạy lịch sử ở trường trung học của cô không hề đề cập đến số lượng người chết. Thay vào đó, nạn đói chỉ được tóm tắt “trong một vài câu”.
Raleigh nói thêm rằng không có cuốn sách chính thức nào đề cập chi tiết đến những gì đã xảy ra. Nhưng cô biết được thông qua cha mẹ mình rằng, cô có một người chú đã chết từ khi còn ẵm ngửa vì đói. Cô nói rằng bà cô “đã quá đói nên không có sữa cho con bú, mà thời đó thì chưa có sữa bột”.
Trong một bài viết trước đó trên tờ The Epoch Times, ông Jiang, từ huyện Xie, tỉnh Sơn Tây, đã nhớ lại một ký ức kinh hoàng trong nạn đói năm nào – thảm cảnh ăn thịt người. “Người dân [đói quá] nên ăn bất cứ thứ gì [tìm được]”, ông nói. “Gia đình nào cũng có người chết. Xác chết la liệt khắp nơi. Đói đến mức, mọi người bắt đầu ăn thịt người, ăn cả những người đang sống và người thân”.
Điều dối trá thứ 3: Thảm sát Thiên An Môn
Có lẽ cả thế giới không thể nào quên được tấm ảnh kinh điển chụp Tank Man, người đàn ông đứng cản trước một dòng xe tăng tiến vào Quảng trường Thiên An Môn ngày 5/6/1989, cũng như cuộc Thảm sát Thiên An Môn, xảy ra một ngày trước đó vào 4/6/1989. Đó là ngày mà hàng ngàn người dân vô tội, bao gồm nhiều học sinh sinh viên, bị bắn hạ và nghiền nát bởi xe tăng quân đội.
Vụ việc bắt đầu vào tháng 4/1989 khi hàng ngàn sinh viên ủng hộ dân chủ tập trung trên đường phố Bắc Kinh để kêu gọi cải cách chính trị và kinh tế, và chấm dứt vấn nạn tham nhũng trong chính phủ. Đáp lại, quân đội có vũ trang đã xông vào Quảng trường Thiên An Môn đêm ngày 3/6 và sát hại nhiều người.
Theo thông tin giải mật từ một nguồn tin cấp cao ẩn danh trong Quốc vụ Viện Trung Quốc, khoảng 10,454 người đã bị quân đội sát hại trong vụ thảm sát. Bất chấp thực tế sự kiện đã được báo cáo rộng rãi trên toàn cầu, không nhiều sinh viên Trung Quốc hay biết về cái ngày định mệnh này.
Eric Fish, tác giả cuốn “China’s Millennials: The Want Generation” (Ngàn năm Trung Quốc: Thế hệ bị truy nã), đã viết trên tạp chí TIME rằng ông đã gặp một nữ sinh trẻ người Trung Quốc học báo chí tại Đại học Columbia. Cô này không hề hay biết về vụ thảm sát cho đến khi một giáo viên phát đoạn phim phóng sự. Nữ sinh này đã tỏ ra bất bình và nghĩ rằng đây là tài liệu tuyên truyền bôi xấu Trung Quốc của Mỹ. Chỉ sau khi cô tự mình tìm hiểu trên internet, cô mới vỡ lẽ chuyện gì đã xảy ra, ông Fish nói.
Trên thực tế, lý do khiến một số sinh viên không biết gì về sự kiện lịch sử quan trọng này là do sự tuyên truyền và kiểm duyệt của ĐCSTQ. Chính quyền này tuyên bố rằng không có sinh viên nào bị giết, một số sinh viên đã tấn công quân đội, làm tử vong một số người; Tuy nhiên, ĐCSTQ sau đó đã thay đổi nội dung tuyên truyền. Theo BBC, ĐCSTQ đã nói rằng “các cuộc bạo động phản cách mạng” xảy ra hôm 4/6 đã dẫn đến cái chết của 200 thường dân và một số sĩ quan an ninh.
Đối với những người nghe phong thanh một hai điều về sự kiện, họ đã phủ nhận nó như một sự việc không liên quan gì đến họ. Cui, một kiểm toán viên, nói với tờ Foreign Policy rằng, dịp kỷ niệm ngày 4/6 không liên can gì đến anh ta. Hơn nữa, “Tôi cũng không biết bất cứ người trẻ nào quanh tôi quan tâm đến lễ kỷ niệm 4/6,” anh nói.
(còn tiếp …)
Theo Epoch Times
Hương Thảo dịch, Quý Khải biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/5-dieu-doi-tra-lon-nhat-trong-sach-giao-khoa-trung-quoc-p1.html
“Không nên bầu một thẩm phán Trung Quốc vào Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển”
Trọng Nghĩa
Hội nghị thường niên lần thứ 30 của 167 quốc gia thành viên Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) sẽ được tổ chức từ ngày 15 đến 19/06/2020. Trong chương trình làm việc, sẽ có việc bầu 7 thẩm phán mới vào Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển – ITLOS (International Tribunal for the Law of the Sea), thay thế cho 7 thẩm phán hết nhiệm kỳ.
Trong thời gian qua, một danh sách 10 ứng viên thẩm phán đến từ 10 nước khác nhau đã được chọn ra. Trong số các ứng viên này, có nhà ngoại giao Đoàn Khiết Long (Duan Jielong), đại sứ Trung Quốc tại Hungary. Sự có mặt của ứng viên Trung Quốc đã gây ra tranh cãi trong bối cảnh từ nhiều năm nay, Bắc Kinh thu hút sự chú ý với những hành động và tuyên bố coi thường Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông.
Trong một bài phân tích mang tựa đề: “Bảo vệ trật tự dựa trên luật pháp tại Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển – Protecting the Rules-Based Order at the International Tribunal for the Law of the Sea”, đăng trên trang mạng Lawfare ngày 08/05/2020, ông Jonathan G. Odom một cựu thẩm phán quân đội Mỹ, hiện là giáo sư về luật quốc tế tại Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Châu Âu George C. Marshall ở Garmisch-Partenkirchen (Đức), đã không ngần ngại kêu gọi các nước thành viên UNCLOS là không nên bỏ phiếu cho ứng cử viên Trung Quốc.
Không thể bầu một nước đang phá hoại UNCLOS vào một tòa án của UNCLOS
Đối với chuyên gia Mỹ, chỉ cần so sánh quá trình làm việc và trình độ chuyên môn của các ứng viên là thấy ngay rằng bảy người khác trong số những người được đề cử năm 2020 có trình độ cao hơn hẳn ứng cử viên của Trung Quốc để làm thẩm phán tại ITLOS, căn cứ vào cả kinh nghiệm tư pháp hiện tại hoặc trước đây và quá trình công tác của ông Đoàn Khiết Long.
Ngay cả khi bỏ qua vấn đề năng lực cá nhân, việc không bỏ phiếu cho ứng viên Trung Quốc là một vấn đề nguyên tắc. Mỗi quốc gia thành viên của UNCLOS cần đặt ra câu hỏi: Có nên thưởng cho Trung Quốc một ghế thẩm phán với nhiệm kỳ 9 năm trong một tòa án được UNCLOS công nhận (ở đây là ITLOS – bao gồm 21 thành viên), trong khi mà nước này đã ngang nhiên tấn công vào tính hợp pháp của một tòa án khác – Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA vốn cũng được UNCLOS công nhận?
Chưa cần đến việc kiểm tra xem các vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông mà Tòa Trọng Tài đã nhận thấy là như thế nào, mỗi thành viên của UNCLOS nên xem xét ba cách mà Trung Quốc đã dùng để phá hoại nền tảng của trật tự quốc tế dựa trên luật pháp trong vấn đề Biển Đông.
Cách thứ nhất là phủ nhận tính chất hợp pháp của một cơ chế trong khuôn khổ UNCLOS.
Tòa Trọng Tài Thường Trực đã xem xét và phán quyết về vụ kiện Biển Đông là một cơ chế hoàn toàn hợp pháp. Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS đã xác định rõ ràng 4 tòa án và tòa trọng tài có thẩm quyền xét xử các tranh chấp trong khuôn khổ công ước: Tòa Án Công Lý Quốc Tế (ICJ), Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển ITLOS, một tòa trọng tài thường trực được thành lập theo một trong các phụ lục của UNCLOS và một tòa trọng tài đặc biệt để giải quyết một số loại tranh chấp được đặc biệt xác định (Điều 287 [1]).
Điểm cần ghi nhận là UNCLOS không quy định bất kỳ thứ bậc nào giữa 4 cơ chế tư pháp nói trên. Nói cách khác, tất cả đều được xem như là bình đẳng với nhau về thẩm quyền pháp lý để xem xét và xét xử các tranh chấp theo tinh thần Công ước. Mỗi nước tham gia UNCLOS đều có quyền chọn một trong ba cơ quan tư pháp đầu tiên để giải quyết tranh chấp với các quốc gia khác liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng UNCLOS (Điều 287 [1]). Nếu không tuyên bố chọn một cơ chế cụ thể nào để xét xử các tranh chấp, thì quốc gia thành viên đó mặc nhiên được coi là đã chấp nhận cơ chế trọng tài, phù hợp với phụ lục của UNCLOS (Điều 287 [3]).
Do việc Trung Quốc chưa bao giờ ra tuyên bố chọn một cơ chế xét xử, vì vậy cơ quan tư pháp hợp pháp và chính đáng duy nhất để xem xét vụ kiện do Philippines đưa ra theo UNCLOS là một tòa trọng tài.
Tại cuộc họp báo tại Bắc Kinh vào tháng 7/2016 sau phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) đã tuyên bố rằng Tòa Trọng Tài không phải là một “tòa án quốc tế”.
Theo giáo sư Odom, lập luận của Trung Quốc tuy nhiên chỉ là một sự ngụy biện. Vấn đề không phải là Tòa Trọng Tài có phải là một tòa án quốc tế hay không, mà là Công Ước UNCLOS mà Trung Quốc là một thành viên có xác định rằng tòa trọng tài là một cơ chế tư pháp hợp pháp để xét xử các tranh chấp phát sinh trong khuôn khổ công ước hay không.
Và câu trả lời rõ ràng theo các điều khoản giấy trắng mực đen của UNCLOS là công ước này công nhận tòa trọng tài là một cơ chế tư pháp hợp pháp, có thể có giá trị và thẩm quyền ngang hàng với ITLOS và ICJ trong các trường hợp liên quan đến việc giải thích và áp dụng công ước.
Cách thứ hai là phủ nhận thẩm quyền hợp pháp của một cơ chế trong khuôn khổ UNCLOS.
Theo giáo sư Odom, tòa trọng tài hoàn toàn có quyền đưa ra quyết định sau cùng về việc liệu họ có thẩm quyền phân xử vụ kiện Biển Đông hay không.
Theo luật pháp quốc tế, các cơ quan tư pháp (tòa án) có thẩm quyền tự xác định xem họ có thẩm quyền tài phán đối với các tranh chấp được đưa ra để nhờ họ phân xử hay không. Nguyên tắc luật quốc tế này được gọi là “Kompetenz – Kompetenz” theo tiếng Đức, hay “la compétence de la compétence” trong tiếng Pháp…
Do vậy, các hiệp định thành lập các tòa án quốc tế luôn luôn bao gồm các điều khoản rõ ràng nhằm trao cho các cơ quan tư pháp đó quyền đưa ra quyết định sau cùng về thẩm quyền tài phán trong các vụ tranh chấp cụ thể.
Đối với các tranh chấp trong khuôn khổ Công Ước LHQ về Luật Biển, UNCLOS nêu rõ bằng văn bản: “Trong trường hợp có tranh cãi về việc tòa án hay tòa trọng tài có thẩm quyền xét xử hay không, vấn đề sẽ được giải quyết theo quyết định của tòa án hoặc tòa trọng tài đó (Điều 288 [4]).
Theo giáo sư Odom, giống như nhiều điều khoản khác của UNCLOS, điểm đáng chú ý là cụm từ “tòa án hoặc tòa trọng tài” không chỉ bao gồm ICJ và ITLOS, mà cả các tòa trọng tài như cơ chế đã xét xử vụ kiện Biển Đông.
Sau khi Tòa Trọng Tài ra phán quyết chung cuộc, phủ nhận cơ sở pháp lý của đường lưỡi bò, Bắc Kinh đã tấn công cơ chế pháp lý này trong bản tuyên bố của bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 12/07/2016, cho rằng hành động và phán quyết của Tòa Trọng Tài vừa “bất công” vừa “bất hợp pháp” và “sai lệch hoàn toàn với mục tiêu và mục đích của UNCLOS…, phá hoại đáng kể tính toàn vẹn và thẩm quyền của UNCLOS, vi phạm nghiêm trọng các quyền hợp pháp của Trung Quốc trong tư cách một quốc gia có chủ quyền và là thành viên của UNCLOS…”
Đối với giáo sư Mỹ, có lý nào mà một quốc gia thành viên UNCLOS lại tự cho phép mình coi thường quyền hạn của một tòa án có thẩm quyền được ghi rõ trong các điều khoản của UNCLOS mang tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với các thành viên? Khi làm như vậy, Trung Quốc không chỉ tước bỏ quyền được đối xử công bằng mà cả cơ hội tìm kiếm công lý của tất cả các nước khác trong UNCLOS, những nước cho rằng quyền và lợi ích của họ đã bị Trung Quốc vi phạm.
Cách thứ ba là từ chối tuân thủ phán quyết của một cơ chế tư pháp được UNCLOS công nhận.
Theo giáo sư Odom, các bên tham gia vụ kiện Biển Đông có nghĩa vụ pháp lý là phải tuân thủ mọi quyết định của tòa trọng tài, từ các quyết định liên quan đến thẩm quyền tài phán cho đến các quyết định về giá trị của vụ kiện.
Văn bản của Công Ước LHQ về Luật Biển nêu rõ: “Bất kỳ quyết định nào do một tòa án hoặc tòa trọng tài có thẩm quyền theo mục này đưa ra đều là quyết định tối hậu mà tất cả các bên tranh chấp phải tuân thủ (Điều 296 [1]). Điều khoản này không nói “một số quyết định” mà nói “bất kỳ quyết định nào”. Ngoài ra, tất cả những quyết định đó đều là quyết định “tối hậu”, tức là không có quyền kháng cáo, và áp dụng cho bất kỳ quyết định nào của một tòa án hoặc tòa trọng tài “có thẩm quyền xét xử theo mục này”, tức là bao gồm cả các phán quyết của một tòa trọng tài.
Ngay sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ban hành phán quyết dài 501 trang về vụ kiện Biển Đông, Trung Quốc đã tuyên bố rằng phán quyết “không có giá trị và vô hiệu” và không có tính ràng buộc.
Lời khẳng định đó đã trái ngược hẳn với các nghĩa vụ pháp lý của Bắc Kinh trong khuôn khổ UNCLOS. Trên bình diện luật pháp quốc tế, Trung Quốc bắt buộc phải tuân thủ các quyết định của Tòa Trọng Tài.
Căn cứ vào các hành vi coi thường UNCLOS của Trung Quốc, thể hiện rõ ràng trong việc Bắc Kinh phủ nhận phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye năm 2016, cũng như hàng loạt những động thái hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, các quốc gia thành viên khác của Công Ước LHQ về Luật Biển cần tỏ thái độ bất đồng tình bằng cách không bầu cho ứng cử viên Trung Quốc nhân cuộc bầu thay thế 7 thẩm phán của ITLOS vào tháng 6 tới đây, mà bầu cho bất kỳ ứng viên nào khác, mà về cả năng lực lẫn kinh nghiệm đều cao hơn đại diện của Bắc Kinh.
Covid-19: Malaysia yêu cầu dân và người nước ngoài trả phí cách ly
Người nước ngoài nhập cảnh Malaysia từ 1/6 sẽ phải trả toàn bộ chi phí cách ly dịch Covid-19, theo loan báo mới nhất.
Phụ nữ có nguy cơ thiếu biện pháp ngừa thai vì đại dịch
Virus corona: Số ca nhiễm toàn cầu trong ngày tăng cao kỷ lục
Bộ trưởng An ninh Ismail Sabri Yaakob cho hay người nước ngoài sẽ phải trả toàn bộ phí, còn công dân Malaysia phải trả một nửa phí cách ly.
Hội đồng An ninh Quốc gia Malaysia quyết định công dân Malaysia sẽ trả một nửa của khoản phí 150 ringgit (khoảng 34,50 USD) một ngày.
Những người Malaysia tàn tật, khi quay về, sẽ không phải trả phí.
Những người nước ngoài muốn vào Malaysia sẽ phải ký giấy xác nhận họ sẽ trả tiền.
Malaysia đã buộc mọi công dân Malaysia về nước phải cách ly, từ ngày 3/4.
Tới nay, 38.371 người Malaysia đã trải qua cách ly sau khi quay về.
Trong đó, 30.200 đã được cho về nhà sau khi hoàn tất cách ly.
Hôm 14/5, Bộ trưởng Ismail Sabri nói có những người từ chối trả chi phí.
Tới nay đã có 114 ca tử vong vì Covid-19 ở Malaysia, với 7.059 người nhiễm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52755094
Quốc vương Malaysia lưu ý về tình hình biển Đông
Malaysia cần chú ý đến hoạt động gia tăng của các cường quốc trên biển Đông, Quốc vương Malaysia Al-Sultan Abdullah Ri’ayatuddin Al-Mustafa Billah Shah nói trong bài phát biểu hôm nay 18/5.
Phát biểu trước Hạ viện Malaysia, vị Quốc vương nói rằng chiến lược quốc phòng của Malaysia cần chú ý đến tầm quan trọng của ngoại giao quốc phòng, một chính sách đối ngoại thực dụng, các hiệp ước quốc tế và vị thế địa – chính trị quốc tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
“Hoạt động gia tăng của các cường quốc trên biển Đông gần đây cần được chú ý”, ông nói.
“Vì thế, Malaysi luôn phải nhạy cảm với tình hình trên biển, trong khi đề ra một chiến lược phục vụ nguyện vọng địa chính trị của chúng ta”, Quốc vương nói.
Trung Quốc đưa ra yêu sách phi lý với hầu hết biển Đông, bị Washington và các đồng minh đang thách thức.
Washington kêu gọi Bắc Kinh dừng “những chiến thuật bắt nạt” trên biển Đông và cáo buộc Trung Quốc thúc đẩy hiện diện trên vùng biển tranh chấp trong khi các nước liên quan khác bận đối phó với đại dịch COVID-19.
Tháng trước, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein kêu gọi bình tĩnh ở biển Đông và tái cam kết duy trì hòa bình ở vùng tranh chấp. Lời kêu gọi được đưa ra sau khi tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống của Trung Quốc bám theo tàu khảo sát dầu khí mà hãng Petronas của Malaysia vận hành trên biển Đông.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 23/4, ông Hussein nói: “Do tính phức tạp và nhạy cảm của vấn đề, các bên cần làm việc cùng nhau để duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trên biển Đông, đồng thời tăng cường nỗ lực để xây dựng, duy trì và củng cố lòng tin lẫn nhau”.
“Chúng tôi không không đưa ra tuyên bố công khai không có nghĩa là chúng tôi không làm việc với các bên, chúng tôi cởi mở và tiếp tục trao đổi với tất cả các bên liên quan, trong đó có Trung Quốc và Mỹ”, ông Hussein nói.
Malaysia không phải nước duy nhất bày tỏ quan ngại về tình hình biển Đông gần đây. Ngày 6/5, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nói rằng những hành động gần đây trên biển Đông có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng vào thời điểm cần nỗ lực toàn cầu để chiến đấu với COVID-19.
Bà Marsudi nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực nhằm bảo đảm tự do hàng hải và tự do bay.
Bà cũng thúc giục các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
http://biendong.net/bi-n-nong/34796-quoc-vuong-malaysia-luu-y-ve-tinh-hinh-bien-dong.html
Úc chuyển hướng sang ‘thoát Trung’ thời hậu Covid-19
Nguyễn Quang DuyGửi cho BBC từ Melbourne, Úc
Thời gian qua các nhà ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng công kích bất cứ nước nào nghi ngờ về sự minh bạch và thành công của Trung Quốc trong xử lý đại dịch do virus corona gây ra.
Thủ tướng Úc ông Scott Morrison lại đề nghị tiến hành điều tra về nguồn gốc và cách thức các quốc gia xử lý đại dịch, nên nước Úc lãnh chịu phản ứng hung bạo nhất, nhưng chính nhờ vậy người Úc mới thức tỉnh đồng lòng “thoát Trung”, một bài học đáng chú ý cho các nước khác.
Bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Đài Loan
Carl Thayer nhận định việc Mỹ mời VN tập trận Vành đai Thái Bình Dương
Đại hội 13: Đã đến lúc VN dám buông mô hình TQ?
Thế giới đồng thuận…
Theo báo The Australian, vào ngày thứ hai 18/5/2020 trong Hội Nghị của Hội Đồng Y tế Thế giới (WHA), Úc cùng 136 nước khác trong số 194 các nước thành viên cùng đệ trình một Bản Dự Thảo Nghị Quyết mở cuộc điều tra.
Bản Dự Thảo đã không bị bất cứ quốc gia nào phủ quyết, một việc chưa từng xảy ra trong bang giao quốc tế, nó nói lên sự chính đáng để có một cuộc điều tra về nguyên nhân gây ra đại dịch, cách xử lý của từng quốc gia và rút ra bài học tránh thảm họa cho nhân loại.
So với ý tưởng ban đầu của Thủ Tướng Scott Morrision, Bản dự thảo có đôi chỗ thay đổi.
Úc đề nghị tiến hành một cuộc điều tra hoàn toàn độc lập với Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), còn Liên Minh Châu Âu đề nghị cuộc điều tra sẽ do WHO chịu trách nhiệm, nhưng việc đầu tiên là phải điều tra cách xử lý đại dịch của chính cơ quan WHO.
Mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình đồng ý tiến hành cuộc điều tra, nhưng Đại sứ Trung Quốc tại Úc, ông Thành Cảnh Nghiệp tuyên bố cuộc điều tra “hoàn toàn khác” với những gì mà Chính phủ Úc mong muốn, nếu Úc xem kết quả tại Đại Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) là minh chứng cho lời kêu gọi mở cuộc điều tra thì “chẳng khác gì một trò đùa”.
Trung Quốc không biết đùa…
Vào cuối tháng 4/2020, Đại sứ Trung Quốc ông Thành Cảnh Nghiệp đe dọa nếu Úc tiếp tục muốn điều tra, “nhân dân” Trung Quốc không xem Úc là bạn hàng tốt, không uống rượu vang Úc, không ăn thịt bò Úc, không du lịch nước Úc và không cho con cái đến Úc du học.
Ông Nghiệp ám chỉ Trung Quốc sẽ tẩy chay hàng hóa Úc, sẽ cấm dân uống rượu vang Úc, cấm dân ăn thịt bò Úc, cấm dân đi du lịch Úc và cấm dân cho con cái sang Úc du học.
Để chứng minh Trung Quốc không biết nói đùa, tuần rồi họ tuyên bố ngưng mua thịt bò từ bốn hãng thịt của Úc, đồng thời đánh 80% thuế lên lúa mạch nhập cảng từ Úc, và hăm dọa ngưng nhập cảng nhiều mặt hàng khác.
Ông Hồ Tích Tiến, chủ bút Hoàn Cầu Thời báo, hôm 21/5/2020, nêu quan điểm cuộc điều tra “hoàn toàn khác” với những gì mà Chính phủ Úc mong muốn, và tiếp tục đe dọa “Trung Quốc có đủ sức mạnh để làm tổn thương đến kinh tế Úc”.
Trung Quốc từ chối trả lời đề nghị đàm phán thương mại từ phía Úc, một hành động được Dân biểu đảng Quốc gia George Christensen đánh giá:
“…với Úc buôn bán là thương mại còn với Trung Quốc mọi thứ đều là chính trị.”
Người Úc đồng lòng…
Trước hành động bạo ngược của Bắc Kinh, Thủ tướng Úc tuyên bố quan hệ ngoại thương giữa hai nước là quan hệ hổ tương hai bên cùng có lợi, Úc luôn tôn trọng Trung Quốc, vì thế Úc đòi hỏi Trung Quốc cũng phải biết tôn trọng Úc.
Bà Ngoại Trưởng Marise Payne kêu gọi Trung Quốc không nên mang thương mại vào cuộc tranh cãi ngoại giao, cần tôn trọng lẫn nhau, Bà Payne nhắc nhở:
“…nhưng trên hết, người Úc sẽ luôn bảo vệ lợi ích của nước Úc.”
Ngày 19/5/2020, được Sky News phỏng vấn Lãnh tụ đối lập Anthony Albanese cho biết đảng Lao Động ủng hộ nỗ lực của Chính Phủ để mở cuộc điều tra:
“Liên minh hai đảng Tự Do – Quốc Gia và đảng Lao động đã là một, chúng tôi đã có cùng quan điểm về vấn đề này và cùng chia sẻ trách nhiệm”.
Vận động điều tra nguồn gốc phát sinh virus corona chủng mới rõ ràng là chính sách nước Úc, không có tranh cãi giữa các đảng chính trị là một điều hiếm thấy trong sinh hoạt chính trị tại Úc.
Trước hành động bạo ngược của Bắc Kinh các hãng truyền thông Úc nhanh chóng đưa tin, giải thích và bình luận nhằm minh bạch lập trường chính phủ Úc.
Nhờ thế đại đa số dân chúng Úc đều ủng hộ chính sách của Chính Phủ đối phó với đại dịch và đồng thuận tiến hành cuộc điều tra về nguyên nhân gây ra đại dịch do virus corona gây ra.
Ảnh hưởng Trung Quốc tại Úc
Ba thập niên qua, Trung Quốc là bạn hàng quan trọng nhất của Úc, chiếm đến hơn 1/3 hàng hóa Úc xuất cảng ra thế giới, Trung Quốc mua một số lượng rất lớn quặng mỏ và sản phẩm nông nghiệp Úc.
Trung Quốc hiện đang nắm giữ 9 triệu mẫu đất, một số hầm mỏ, một số trang trại sản xuất điện, phi trường Merrendin Tây Úc, cảng Darwin và nhiều cơ sở hạ tầng chiến lược khác.
Theo ước tính nếu GPD Trung Quốc gỉam 2% thì GDP Úc bị ảnh hưởng giảm đến 1%.
Bởi thế đã có nhiều lo ngại về sự lệ thuộc nặng nề của Úc vào mô hình tăng trưởng của Trung Quốc.
Ngoài tầm kiểm soát…
Như hầu hết các quốc gia trên thế giới, đại dịch do virus corona đã khiến Úc phải đóng cửa biên giới, hơn 7 ngàn người nhiễm bệnh, hằng trăm người chết và phải ngừng hầu hết các hoạt động kinh tế.
Tuần trước Tổng trưởng Ngân Khố Úc Josh Frydenberg cho biết tỉ lệ thất nghiệp tại Úc sẽ lên đến trên 10% và tỉ lệ GDP sụt giảm ở mức độ 6% so với năm trước.
Ước tính được cho là khá lạc quan trong một thế giới đầy bất trắc, nhiều quốc gia trên thế giới đang lúng túng kiểm soát đại dịch, có thể làn sóng đại dịch thứ hai, rồi thứ ba kéo tới cho đến khi nhân loại có khả năng đề kháng với chủng loại virus corona mới này.
Chưa tính việc Trung Quốc tẩy chay hàng hóa và dịch vụ của Úc, kinh tế Úc sẽ chịu thiệt hại nặng nề và lâu dài hơn, nhưng không phải vì thế Úc chịu đầu hàng trước áp lực của Trung Quốc.
Không “thương chiến” với Trung Quốc
Được ABC Australia phỏng vấn một nông gia trồng lúa mạch cho biết việc Trung Quốc đánh thuế là một điều ông chưa bao giờ nghĩ đến, nhưng ông tin rằng giá sản xuất lúa mạch tại Úc khá thấp, lúa mạch Úc lại có phẩm chất tốt và nguồn cung cấp khá ổn định nên cũng dễ cho ông tìm đến các bạn hàng mới tại Á châu và Âu châu.
Theo Bộ trưởng Thương Mại Úc Simon Birmingham, Úc sẽ không đeo đuổi chiến tranh thương mại với Trung Quốc, vì như thế không mang lại lợi ích gì cho nước Úc, nhưng Úc xem xét khiếu nại hành động của Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới.
Úc phải “thoát Trung”
Theo Dân biểu đảng Quốc gia George Christensen, có quá nhiều rủi ro khi phải buôn bán với các nước độc tài cộng sản như Trung Quốc, vì thế Úc phải mở rộng ngoại thương với nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia có chung giá trị dân chủ, biết tôn trọng quan hệ ngoại thương.
Ông quan tâm về việc Úc phải nhập cảng các hàng hóa chiến lược như trang thiết bị y tế, dược phẩm từ Trung Quốc, trong khi Úc có thể sản xuất được.
Ông tin rằng Úc phải duyệt xét lại, phải thay đổi chiến lược đầu tư, sản xuất và ngoại thương để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, thì mới giữ được chủ quyền quốc gia.
Kết luận
Gần nửa thế kỷ qua, người Úc tin rằng có thể mở rộng làm ăn buôn bán với Trung Quốc, và kỳ vọng thay đổi kinh tế sẽ dẫn đến thay đổi chính trị tại nước này.
Nhưng ngược lại nhờ kinh tế phát triển Trung Quốc mạnh lên, nhà cầm quyền Bắc Kinh càng ngày càng bạo ngược, bắt nạt người Úc, ảnh hưởng đến chính sách của nước Úc.
Cách cư xử “lang sói” của Trung Quốc đã đi ngược với văn hóa Úc, thức tỉnh các đảng chính trị, mọi giới, mọi người Úc đã đoàn kết đặt quyền lợi và lòng tự trọng quốc gia bên trên, đồng lòng cùng Chính Phủ mở cuộc điều tra.
136 Chính Phủ các quốc gia khác trên thế giới, trong đó có 57 các quốc gia Phi Châu, nhiều nước từng bị Trung Quốc đối xử bạo ngược của, càng nhún nhường thì Trung Quốc càng lấn áp, nên đã quyết định ủng hộ cuộc điều tra.
Về ngắn hạn nước Úc và thế giới đang xem xét lại chiến lược ngoại thương và bang giao với Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc có tự do, đã sớm thông tin về virus corona, thế giới đã trách khỏi thảm họa đại dịch, nên về lâu dài một Trung Hoa tự do tôn trọng bang giao quốc tế sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho nước Úc nói riêng và cho thế giới nói chung.
Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy từ Melbourne, Australia.