Tin khắp nơi – 21/02/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 21/02/2020

Bầu cử 2020:

Ai là những cử tri ủng hộ Michael Bloomberg?

Ritu PrasadBBC News

Michael Bloomberg là một trong những người giàu nhất thế giới, một ứng cử viên sẽ khiến cuộc đua phân cực. Ông sẽ xuất hiện lần đầu trên sân khấu tranh luận, sau khi vươn lên vị trí thứ nhì trong các cuộc thăm dò. Vậy ai là người ủng hộ Mike Bloomberg, và tại sao họ lại ủng hộ ông?

Cuộc thăm dò gần đây của NPR / PBS / Marist đã đưa ông Bloomberg vào vị trí thứ hai, sau Bernie Sanders, với tỷ lệ ủng hộ 19% của cử tri đảng Dân chủ.

Ông Bloomberg chắc chắn sẽ phải đối mặt với các câu hỏi về quá khứ chính trị – bao gồm những bình luận được tiết lộ gần đây về phụ nữ, nông dân và dân tộc thiểu số – vào hôm thứ Tư, khi ông lần đầu tiên tham dự tranh luận ở Las Vegas, Nevada.

Hướng dẫn đơn giản về bầu cử sơ bộ và họp đảng của Hoa Kỳ

Vũ khí bí mật chống Trump của các ứng cử viên Dân chủ

Ứng cử viên Dân chủ hàng đầu tranh cãi về ‘nữ tổng thống’

Tuy nhiên, ông sẽ không xuất hiện trên bất kỳ lá phiếu nào cho đến Thứ Ba Siêu – ngày 3/3, khi một số tiểu bang lớn nhất, như California và Texas, tổ chức các cuộc bầu cử sơ bộ.

Trong khi phe cấp tiến đã tấn công ông về các chính sách gây tranh cãi trong thời gian làm thị trưởng, vị trí tỷ phú của ông và việc chuyển đảng trong quá khứ, ông Bloomberg cũng là một nhà đầu tư mạnh mẽ hướng vào nhiều vấn đề chính được các cử tri Dân chủ quan tâm.

Ông đã chi khoảng 100 triệu đôla ủng hộ các ứng cử viên Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ 2018, với kết quả là có một số lượng phụ nữ kỷ lục được bầu vào Quốc hội. Ông cũng thành lập tổ chức phi lợi nhuận ‘Everytown for Gun Safety’ để vận động cho các chính sách kiểm soát súng đạn. Ông đã trao hơn 1 tỷ đôla cho các nỗ lực thúc đẩy y tế công cộng và hơn 278 triệu đôla cho các sáng kiến chống biến đổi khí hậu.

Khi nghĩ về những cử tri ủng hộ Bernie Sanders, trong tâm trí chúng ta hẳn sẽ hiện lên hình ảnh một người trẻ, tư tưởng cấp tiến, đa phần là nam giới.

Nhưng còn một cử tri ủng hộ Michael Bloomberg tiêu biểu sẽ có những đặc tính nào?

Hãy nhìn vào dữ liệu của các cuộc thăm dò và ghi nhận tại các cuộc vận động, có vẻ như, hầu hết những người ủng hộ ông Bloomberg đều đã khá lớn tuổi. Các nhóm ủng hộ ông Bloomberg trên truyền thông xã hội được điều hành bởi những người Mỹ quá tuổi trung niên; có thể nhóm người này đa dạng về chủng tộc, nhưng về tuổi tác thì lại ít có sự khác biệt.

Một cuộc thăm dò của Quinnipiac hồi tuần trước cho thấy, hầu hết cử tri ủng hộ vị cựu thị trưởng này tuổi từ 50 trở lên và kiếm được hơn 50 ngàn đôla một năm.

Dưới đây là cách những người ủng hộ ông Bloomberg phản ứng với một số lời chỉ trích gay gắt nhất về ông. và tại sao họ nói rằng, họ hết mình hậu thuẫn cho Mike 2020.

Nhiều tiền thì sao?

Đối với Laura Wagner, một cư dân New York, tiền của ông Bloomberg không phải là một nhược điểm.

“Bạn phải là một tỷ phú [mới có điều kiện ra ứng cử] và khi đã là tỷ phú thì bạn lại bị chỉ trích vì điều đó!” – Laura Wagner nói, và bổ sung rằng hầu hết các tổng thống Mỹ giai đoạn sau này đều rất giàu có.

Bà Wagner, một người làm việc với công ty địa ốc Sotheby và là người viết bình luận cho tờ báo tiếng Ý và tiếng Anh La Voce, đồng ý rằng, tiền đóng vai trò quan trọng trong việc ứng cử của ông Bloomberg. Nhưng điều đó, bà nói, không phải là một điều xấu.

“Theo tôi, tiền tạo ra quyền lực cho Bloombert vì ông ta sử dụng nó rất hiệu quả. Ông sẽ không phải thỏa thuận với các doanh nghiệp và tổ chức dầu mỏ lớn, NRA [Hiệp hội súng trường quốc gia], hay phải cố làm vừa lòng ai đó”.

“Donald Trump rất muốn được là Michael Bloomberg khi nói về sức mạnh tiền bạc”.

Ứng cử viên tỷ phú Bloomberg sẽ được tham gia tranh luận

Có thể sẽ là Bernie Sanders đối đầu Donald Trump?

Thượng viện Mỹ bỏ phiếu giới hạn quyền lực chiến tranh của Trump ở Iran

Tất cả những người ủng hộ Bloomberg khi trao đổi với BBC đều lặp lại rằng, hồ sơ kinh doanh thành công của vị tỉ phú này là một điểm nổi bật, chứ không phải là một trở ngại.

“Việc ông là thị trưởng của thành phố New York ba nhiệm kỳ liên tiếp cũng khá gần với chức Tổng thống Hoa Kỳ,” bà Wagner bổ sung thêm.

Thế còn chính sách ‘chặn bắt và khám người’?

Có lẽ vấn đề lớn nhất trong thời ông Bloomberg làm thị trưởng New York là chính sách cho phép cảnh sát thẩm vấn và khám xét các cá nhân để tìm vũ khí hoặc vật phẩm bất hợp pháp, dựa trên các tiêu chí cực kỳ mơ hồ.

Hầu hết người bị bắt là người da đen, hoặc Latino (người gốc Mỹ Latinh) và đều vô tội.

Chính sách “Chặn bắt, tra hỏi và khám người” này bắt đầu dưới thời Thị trưởng Rudy Giuliani, nhưng đạt đến đỉnh điểm dưới thời ông Bloomberg, với hơn 680 ngàn điểm chặn.

Phân tích chính sách này từ khi được đề xuất cho thấy, những cuộc chặn bắt ngẫu nhiên kiểu này không cải thiện gì mấy tình trạng tội phạm.

Ngay trong tháng này, một băng thu thanh từ năm 2015 cho thấy, ông Bloomberg từng tuyên bố, những người đàn ông thuộc các nhóm thiểu số gây ra “tội ác thực sự”. Ông đã phải xin lỗi về chính sách này và “tác động của nó đối với cộng đồng người da đen và người Latino”.

Khi được hỏi về chính sách gây tranh cãi nói trên, ông Sheikh Musa Drammeh, 58 tuổi, một nhà lãnh đạo tôn giáo và hoạt động cộng đồng, từng sống ở khu phố Bronx và Harlem của thành phố New York suốt 30 năm qua, nhấn mạnh:

“Sẽ không có ứng cử viên nào làm được nhiều điều cho người da đen và người gốc Mỹ Latinh như ông Bloomberg”.

“Tôi là người da đen”, ông Drammeh tiếp tục. “Không ai có thể dạy tôi về sự mối nguy của tội phạm ở thành phố này – tôi biết điều đó, tôi sống với nó, tôi là nạn nhân của nó.

“Ông Bloomberg không lập ra chính sách chặn bắt và khám người, [nhưng] chính quyền của Bloomberg nhận thấy rằng, phải tạo ra được một môi trường có thể cư ngụ được, bằng không các nhà đầu tư, cư dân, những cá nhân có thu nhập cao – những người có thể đóng thuế để hỗ trợ các dịch vụ xã hội – sẽ phải rời bỏ thành phố này”.

Ông Drammeh nói từ cái nhìn của ông trong vai trò một nhà hoạt động để ngăn chặn bạo lực băng đảng, người dân trong khu phố npwo ông ở đã “được hưởng lợi từ chính sách chặn bắt và khám người”.

“Đó không phải là phân biệt đối xử, đó là cứu mạng. Cuộc sống của những người đang được cứu là người da đen và da nâu, không phải da trắng”.

Điều gì khiến Bloomberg có thể đánh bại Trump?

Carla Shead, một phụ nữ 49 tuổi đến từ Maryland, nói với BBC: “Cần phải có một người New York khác để đánh bại Trump”.

Bà Shead cho biết thêm, ông Bloomberg đã chứng tỏ mình là “một doanh nhân thành đạt và một thị trưởng thành công” và “đặt cược bằng tiền lên những gì mình nói”.

“Khi tôi bắt đầu nghe chiến dịch quảng bá của Bloomberg và những gì ông nói về xây dựng cộng đồng và kế hoạch sẽ làm gì cho đất nước Hoa Kỳ – Bloomberg là tất cả những gì không phải là Trump. Và với tôi, đó là điểm mấu chốt”.

Bà Shead nói rằng, sự chia rẽ ở đất nước này đã có từ lâu. Gia đình bà đến từ Mississippi, bà cho biết, và nhiều người trong số họ tích cực tham gia vào phong trào dân quyền Hoa Kỳ.

“Nước Mỹ hiện đang đi tìm một vị cứu tinh,” bà nói. “Trump ngay từ đầu đã gây chia rẽ đất nước này và khơi lại những vết thương cũ.

“Gia đình tôi và những gia đình người Mỹ gốc Phi châu khác rất quan tâm đến tình thế này, khi thấy đất nước hàn gắn với nhau. Tôi nghĩ Mike Bloomberg đang hoàn toàn làm ngược lại với những gì Trump đang làm”.

Những chủ trương chính của Bloomberg là gì?

Cấm vũ khí tấn công và kiểm tra lý lịch kỹ hơn với những người mua súng

Cao đẳng công lập hai năm miễn phí, đại học bốn năm không phải trả nợ cho sinh viên có thu nhập thấp nhất

Cắt giảm 50% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030

Tạo chương trình bảo hiểm y tế công cộng tùy chọn và cho đăng ký rộng rãi Obamacare

Thuế tài sản mới 5% với người có thu nhập hàng năm trên 5 triệu đôla

Quan điểm của Bloomberg về phụ nữ thì sao?

Ông Bloomberg bị tấn công vì những tuyên bố phân biệt giới tính mà ông bị cáo buộc là đã đưa ra vào năm 1990, trong đó có việc bảo một nhân viên đang mang thai rằng, nên “giết nó”, điều mà ông đã thề là không nói. Được biết, câu nói này khiến mọi người so sánh giữa ông với Trump.

Nhưng Darryl Morin, 52 tuổi, nói với BBC rằng, ông không thấy bất kỳ sự tương đồng nào trong những cáo buộc kỳ thị giới tính này.

“Tôi nghe rất nhiều tin đồn,” ông nói. “Tôi biết đã có những lời nói gây phẫn nộ nhưng tôi chưa thấy chứng cớ rõ ràng nào như chúng ta đã thấy với Donald Trump.”

“Tôi chỉ biết là tôi thấy mọi thứ mà Bloomberg đã làm để giúp người xung quanh, người da màu, phụ nữ. Tôi có thể tin lời ông ấy”, ông Morin nói và bổ sung rằng, Bloomberg đã cất nhắc nhiều phụ nữ trong tổ chức của mình.

“Bất cứ ai cố tình nói rằng Bloombert đang tìm cách giảm thiểu những người thiểu số, tôi sẽ tranh luận rằng, ông ấy đã làm điều ngược lại.”

Ông Morin, sống ở Franklin, Wisconsin, từng tham dự một số cuộc vận động trong chu kỳ bầu cử này, nói rằng trong khi ông Bloomberg cần phải tìm cách lôi cuốn các cử tri trẻ tuổi, ông đã thu hút được một đám đông nói chung là rất đa dạng về thành phần.

“Tôi là người gốc Tây Ban Nha; và có cả người Mỹ gốc Á, người Mỹ gốc Phi châu, những người không phải dân tộc thiểu số. Đó thực sự là một tập hợp những người đã suy nghĩ cẩn thận, chứ không chỉ dơn thuần ủng hộ cho một cá nhân hay ý tưởng.”

Ông Morin nói rằng, các cuộc vận động tranh cử của Bloomberg khá trật tự và vị cựu thị trưởng trả lời các câu hỏi về chính sách và quá khứ của ông một cách thẳng thắn.

“Khi mọi người nhìn thấy những điều này, họ nhận ra rằng đây thực sự là một người đàn ông đã dành phần cuối của đời mình để giúp mọi người thực hiện giấc mơ Mỹ một cách bình đẳng”.

Thế còn khả năng được bầu của Bloomberg?

Mặc dù đã bỏ tiền quảng cáo trên Instagram để nhắm vào cử tri trẻ, nhóm ủng hộ ông Bloomberg nhiệt thành nhất vẫn là những người lớn tuổi.

Nhưng Joe Nicoletti, 53 tuổi, người giúp quản lý các nhóm ủng hộ Bloomberg trên Facebook, nói rằng “đó là lý do tại sao chúng ta cần tổ chức chiến dịch tranh cử, để kể câu chuyện của mình và mở rộng thành phần ủng hộ.”

Ai đang dẫn đầu cuộc đua vào Nhà trắng của đảng Dân chủ?

Bầu cử 2020: Tỷ phú Michael Bloomberg muốn thách thức Trump

Vũ khí bí mật chống Trump của các ứng cử viên Dân chủ

Ông Nicoletti, sống ở Sandy Hook, Connecticut, nói với BBC rằng ông thích “vị trí hiện tại của ông [Bloomberg] vừa là đảng Cộng hòa, vừa là đảng Dân chủ”. Còn về quan điểm của vị cựu thị trưởng, ông nói thêm, là vừa phải, “phù hợp hơn với đa số dân trong nước”.

Theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu Pew hồi tháng 2, nhóm những người ủng hộ Bloomberg bảo thủ hơn so với nhóm người ủng hộ các đối thủ chính trị khác sẽ tranh cử cùng ông trong năm 2020.

Chỉ 29% trong số họ tự nhận mình là người cấp tiến, trong khi đa số nói có khuynh hướng ôn hòa hoặc bảo thủ. Theo hướng này, 79% người ủng hộ ông Bloomberg nói rằng, họ muốn một ứng cử viên có thể làm việc với đảng Cộng hòa và thỏa hiệp về các chính sách nếu cần thiết.

“Có lý do tại sao những người ủng hộ Donald Trump và bản thân ông Donald Trump muốn đối mặt với Bernie Sanders trong cuộc bầu cử”, ông Nicoletti nói. “Pete Buttigieg là một ứng cử viên ấn tượng, nhưng Bloomberg, bất kể chính sách ”chặn bắt và khám người”, vẫn nhận được sự ủng hộ lớn hơn từ những người da màu.”

Ông nói thêm rằng, một số lời chỉ trích đánh vào ông Bloomberg là “đạo đức giả”.

“Khi Mike Bloomberg dùng tiền của mình để giúp mọi người mua nhà cũ sửa chữa và bán kiếm lời, hay ủng hộ các ứng cử viên nữ, rồi thúc đẩy luật kiểm soát súng, tôi không thấy họ phàn nàn.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51555932

 

Michael Bloomberg đối mặt với chỉ trích

trong buổi tranh luận  ở Nevada

Tin từ Las Vegas — Ông Michael Bloomberg đã phải đối mặt với chỉ trích trong cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên đảng dân chủ  diễn ra ở Nevada vào thứ tư (ngày 19 tháng 2). Các đối thủ của ông liên tiếp so sánh ông như một bản sao của tỷ phú Donald Trump và chỉ trích những bình luận về giới tính và chủng tộc của ông trong quá khứ.

Trong buổi tranh luận, ông Bernie Sanders, Elizabeth Warren, Amy Klobuchar, Joe Biden và Pete Buttigieg đã tranh nhau chỉ trích Bloomberg, cáo buộc ông ta dùng tiền để mua chức vị Tổng Thống, và cho rằng quá khứ là thị trưởng và một thương gia của ông Bloomberg sẽ khiến đảng Dân chủ thất bại vào tháng 11.

Ông Bloomberg, người đã tham gia vào cuộc tranh cử, đã bỏ qua bốn tiểu bang bỏ phiếu sớm vào tháng 2 để tập trung vào các cuộc bầu cử sơ bộ vào tháng 3. Ông khẳng định số tiền mà ông có là do cá nhân làm ra, không phải là tài sản thừa kế, và “sẽ sử dụng số tiền này để đánh bại Tổng Thống Trump như một đóng góp to lớn cho Hoa Kỳ.”

Cuộc tranh luận diễn ra vào thời điểm then chốt, ba ngày trước cuộc bầu cử sơ bộ Nevada. Sự căng thẳng giữa các ứng viên được thể hiện rõ trong những màn tranh luận, đặc biệt là giữa ông Biden và bà Warren đang phải nỗ lực để làm sống lại chiến dịch của họ sau khi kết quả tại tại Iowa và New Hampshire không được như mong muốn. (BBT)

https://www.sbtn.tv/michael-bloomberg-doi-mat-voi-chi-trich-trong-buoi-tranh-luan-o-nevada/

 

Đại học USC sẽ miễn học phí

cho các gia đình có thu nhập dưới 80,000 Mỹ kim

Tin Los Angeles, California – Trong nỗ lực hỗ trợ các sinh viên thuộc giới trung lưu và thu nhập thấp, trường đại học USC sẽ miễn học phí cho các gia đình có thu nhập hàng năm từ 80,000 Mỹ kim trở xuống, và sẽ không tính đến tài sản nhà ở khi xem xét việc cấp hỗ trợ tài chính.

Các chính sách mới, được thông báo hôm thứ Năm, 20 tháng 2, bởi Chủ Tịch Carol Folt của USC, đưa trường đại học tư nhân này trở nên tương tự với các trường đại học công lập UC, nơi lâu nay vẫn nổi tiếng với các chính sách hỗ trợ tài chính rộng rãi và có nhiều sinh viên thuộc diện thu nhập thấp.

Bà Folt nói, ban quản trị USC muốn rằng trường đại học này sẽ là nơi mọi sinh viên có thể theo học bất chấp tình trạng tài chính. Ngoài ra, việc loại trừ tài sản nhà ở ra khỏi các tiêu chuẩn tính toán hỗ trợ tài chính cũng sẽ đem lại nhiều khác biệt lớn cho cư dân California. Nhiều cư dân tiểu bang đang chứng kiến tình trạng rằng giá trị ngôi nhà của họ tăng cao vì sự khan hiếm của thị trường, nhưng thu nhập hàng năm của họ lại không tăng với tốc độ như vậy.

Bà Folt nói, việc tính cả tài sản nhà ở vào tiêu chuẩn xét duyệt hỗ trợ tài chính sẽ gây khó khăn cho sinh viên trong các gia đình thuộc dạng này. Theo bà Folt, nhiều gia đình đã nỗ lực làm việc để có được một ngôi nhà, nhưng sau đó phát hiện rằng chính ngôi nhà đã giới hạn khả năng của họ trong việc đưa con cái vào đại học, và điều này là hoàn toàn sai lầm.

Chính sách mới của trường USC sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn, áp dụng cho các sinh viên năm thứ nhất ghi danh vào mùa thu 2020 và mùa xuân 2021. (BBT)

https://www.sbtn.tv/dai-hoc-usc-se-mien-hoc-phi-cho-cac-gia-dinh-co-thu-nhap-duoi-80000-my-kim/

 

Roger Stone, đồng minh của TT Trump,

bị tuyên án 40 tháng tù

Roger Stone, đồng minh trung thành lâu năm của TT Trump, vừa bị tuyên án 40 tháng tù giam hôm 20/2, tiếp theo sau động thái bất thường của Bộ trưởng Tư pháp William Barr, bác án phạt ban đầu do chính Bộ Tư Pháp của ông đề nghị.

Thẩm phán Quận Columbia Amy Berman Jackson nói rằng các tội mà ông Stone đã phạm đòi hỏi một bản án tù đáng kể, nhưng bà cho rằng bản án tù từ 7 tới 9 năm được Bộ Tư pháp đề nghị ban đầu là quá nặng tay.

Các luật sư của ông Stone sau đó đề nghị một bản án treo, viện lý do sức khỏe và ông đã 67 tuổi, lại không có tiền sử tội phạm.

Tháng 11 năm ngoái, ông Stone bị tuyên bố có tội về cả 7 tội danh gồm: nói dối với Quốc hội, can thiệp với nhân chứng và cản trở cuộc điều tra của Hạ viện về liệu chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump có phối hợp với Nga để giúp ông thắng cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 hay không.

Ông Stone bị tuyên án hôm thứ Năm 20/2 sau khi bị kết tội can thiệp với nhân chứng và nói dối với Quốc hội.

Tòa ra phán quyết giữa lúc Tổng thống Trump một mực bênh vực người bạn lâu năm của ông, dẫn tới một cuộc nổi dậy trong nội bộ Bộ Tư pháp, cáo buộc tổng thống Trump là can thiệp vào vụ án.

Ông Trump sử dụng Twitter, lên án “công lý đã không được thực thi” khi ông Stone bị phạt ít nhất 7 năm tù theo đề nghị của các công tố viên Bộ Tư pháp. Bộ trưởng Tư pháp William Barr sau đó bác mức án được đề nghị, khiến 4 công tố viên rút ra khỏi vụ án để phản đối.

Thẩm phán quận Columbia Amy Berman Jackson nói trong phiên xét xử rằng ông Stone sử dụng truyền thông xã hội để kích động công chúng chống lại cuộc điều tra của bên công tố là điều ‘không thế chấp nhận được’ trong việc thực thi công lý.

Tháng 11 năm ngoái, ông Stone bị kết án về 7 tội danh trong đó có: nói dối với Quốc hội, đe dọa một nhân chứng và cản trở cuộc điều tra của Hạ viện về liệu chiến dịch tranh cử của ông Trump có hợp tác với Nga để bóp méo kết quả bầu cử năm 2016 hay không.

Stone là trợ lý hoặc cố vấn thứ sáu của TT Trump bị kết tội trong khuôn khổ cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về vai trò của Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Ông Stone khẳng định ông không làm gì sai trái và liên tục chỉ trích vụ kiện chống lại ông là có động cơ chính trị. Ông không ra làm chứng trước tòa và các luật sư của ông cũng không gọi bất kỳ nhân chứng nào để bênh vực ông.

https://www.voatiengviet.com/a/roger-stone-dong-minh-cua-tump-bi-tuyen-an-40-thang-tu/5296942.html

 

Tổng Thống Trump bổ nhiệm Đại sứ Hoa Kỳ tại Đức

 làm Quyền Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia

Tin từ Bakersfield, California – Vào hôm thứ tư (ngày 19 tháng 2), Tổng Thống Trump bổ nhiệm ông Richard Grenell, đại sứ Hoa Kỳ tại Đức, làm quyền giám đốc Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ.

Trên Twitter, Tổng Thống nói rằng “Grenell đã làm rất tốt công việc của một đại sứ”, đồng thời cảm ơn ông Joseph Maguire “vì những việc tuyệt vời mà ông đã thực hiện với tư cách là quyền giám đốc Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia từ tháng 8.”

Ông Grenell đã trung thành với Tổng Thống Trump vào thời điểm mà ông vẫn còn hoài nghi về cộng đồng tình báo. Còn đối với cựu giám đốc Dan Coats, tổng thống vốn có một mối quan hệ căng thẳng với ông này. Ông Coats tán thành sự đánh giá của cộng đồng tình báo Hoa Kỳ về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 nhằm mục đích giúp Tổng Thống Trump vượt qua đối thủ Dân chủ Hillary Clinton. Bên cạnh đó, tổng thống cũng nhiều lần phản đối các phân tích của cộng đồng tình

báo Hoa Kỳ về các vấn đề lớn – từ chương trình nguyên tử Iran đến Bắc Hàn – khi những phân tích này không phù hợp với những đánh giá của ông.

Grenell, một người đồng tính công khai, là cố vấn của một số thành viên đảng Cộng hòa nổi tiếng trước khi trở thành phát ngôn viên của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc dưới nhiệm kỳ của Cựu Tổng Thống George W. Bush. Ông đã thu hút nhiều tranh cãi kể từ khi đến Đức vào năm 2018, với một phong cách ngoại giao không chính thống khiến nhiều nhà lập pháp và viên chức chính phủ Đức ngạc nhiên.

Một nhà lập pháp Đức nói với Reuters trong tháng này rằng Grenell quan tâm đến việc làm hài lòng Tổng Thống Trump hơn là xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Đức.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-bo-nhiem-dai-su-hoa-ky-tai-duc-lam-quyen-giam-doc-co-quan-tinh-bao-quoc-gia/

 

Thống đốc Newsom:

‘Tình trạng vô gia cư ở California là điều đáng hổ thẹn’

Thống đốc California Gavin Newsom tuyên bố sẽ dốc toàn lực để giải quyết cuộc khủng hoảng vô gia cư ở California, một ưu tiên về mặt nhân đạo đối với tiểu bang và cũng là một đòi hỏi về mặt chính trị đối với một thống đốc mà chương trình nghị sự cấp tiến và đầy tham vọng có thể bị lu mờ nếu ông không hành động hiệu quả để cải thiện tình trạng bô gia cư, theo báo LA Times.

Đọc bài Diễn văn về Tình trạng Tiểu bang hôm thứ Tư 19/2, ông Newsom thừa nhận rằng dân California đã “hết kiên nhẫn” với giới lãnh đạo chính trị tiểu bang đã làm ngơ thảm họa nhân đạo đã có từ nhiều năm, có thể nhiều thập niên nay. Ông nói:

“Hãy gọi nạn vô gia cư đúng theo tên của nó. Đây là điều đáng hổ thẹn khi mà tiểu bang giàu nhất tại một đất nước phú cường nhất –đã đạt thành công trong biết bao nhiêu là lĩnh vực, lại thất bại trong việc cung cấp các dịch vụ nhà cửa, chữa lành và đối xử nhân đạo với biết bao nhiêu là cư dân của tiểu bang của mình. Mỗi ngày, giấc mơ California lại càng mờ ảo hơn trước thực tế phũ phàng là nhiều gia đình, trẻ con và người cao niên không đủ ăn và phải nằm trên nền xi măng,” ông Newsom nói.

Theo Reuters, số người vô gia cư ở California đã tăng vọt 16% trong năm ngoái, lên tới khoảng 151.000 người vì tình trạng khan hiếm nhà ở giá rẻ trên toàn tiểu bang, một trong những nguyên nhân sâu xa của nạn vô gia cư, bất chấp chính quyền tiểu bang đã chi rất nhiều để cải thiện tình trạng này.

Ông Newsom đề nghị chi thêm 750 triệu đô la phụ trội để giúp nhiều người hơn có một mái ấm trong năm nay – chưa kể hơn 1 tỷ đô la từ các khoản đã được phân bổ trước đó – và 695 triệu đô la để mở rộng các dịch vụ cho người vô gia cư.

Những đề xuất của Thống đốc Newsom nhằm mục đích cắt giảm những vấn đề hành chánh để nhanh chóng đưa ra những giải pháp.

Tiểu bang California đã bắt đầu tăng cường cung cấp nhà di động cho các trường hợp khẩn cấp, cũng như các dịch vụ dành cho các gia đình và người già vô gia cư, kể cả ở các vùng nông thôn nơi tình trạng vô gia cư đang gia tăng.

Hôm thứ Tư Thống đốc Newsom loan báo 286 tài sản nhà nước – gồm các lô đất trống, trung tâm tổ chức hội chợ, kho vũ khí và các tòa nhà chính phủ khác – sẽ được chuyển giao miễn phí cho các chính quyền địa phương để giúp người vô gia cư có nhà ở.

Ông lưu ý rằng một số người vô gia cư mắc bệnh tâm thần, một cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ nhiều thập kỷ trước khi các cơ sở chăm sóc bệnh nhân tâm thần của chính phủ bị đóng cửa, và các dịch vụ y tế cộng đồng không thay thế được vì không được tài trợ đúng mức.

Ông còn đề xuất rằng nỗ lực giải quyết nạn vô gia cư, phải đi kèm với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tổng quát và sức khỏe tâm thần.

Ông Newsom đề nghị miễn trừ cho các cơ sở chứa người vô gia cư khỏi chịu thủ tục đánh giá rườm rà để tuân thủ luật môi trường nghiêm ngặt của tiểu bang, vốn là yếu tố đã làm trì hoãn các dự án và cung cấp một cái cớ cho những người chống đối các cơ sở này trong khu xóm của họ, để có thể phá vỡ các dự án đó.

Tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump thường xuyên chỉ trích bang California về vấn đề vô gia cư. Một lần nữa ông lại nhắc tới vấn đề này trong chuyến thăm Los Angeles hôm thứ Ba.

Ông Trump nói sự can thiệp của liên bang có thể là điều cần thiết. Ông Trump nói: “Nếu họ không tự mình giải quyết được điều đó, thì chúng tôi sẽ làm.”

Thống đốc Newsom nói ông Trump chỉ nhắm ghi điểm chính trị hơn là cung cấp các hỗ trợ có ý nghĩa cho thành phần vô gia cư, như thông qua các quy định hỗ trợ nhà ở của liên bang.

Ông Newsom nói California sẽ tiếp tục hợp tác trong tư cách là đối tác của chính phủ liên bang, “nhưng những từ ngữ trống rỗng và cử chỉ tượng trưng không che giấu được hành động của Washington cắt 15% ngân sách của Bộ Gia Cư và Phát triển Đô thị (HUD).

https://www.voatiengviet.com/a/tinh-trang-vo-gia-cu-o-california-la-dieu-dang-ho-then/5297189.html

 

Lo ngại an ninh của đồng minh, Mỹ tiếp tục

gia tăng hiện diện quân sự trên eo biển Đài Loan

Cơ quan Quốc phòng Đài Loan (15/2) cho biết, Mỹ đã điều một tàu chiến di chuyển qua eo biển Đài Loan và hướng về phía Biển Đông. Đây là lần thứ 2 Mỹ điều tàu chiến di chuyển qua Đài Loan trong năm nay.

Theo thông tin trên, Cơ quan Quốc phòng Đài Loan (MND) không tiết lộ tên con tàu trên, chỉ cho biết rằng đây là một đợt quá cảnh thông thường khi nó băng qua eo biển theo hướng Nam vào sáng 15/2. Ngoài ra, MND cũng không tiết lộ nguyên nhân quân đội Mỹ gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực, chỉ nói rằng họ đang theo dõi tình hình và các động thái này không gây lo ngại. Đây là lần thứ 2 trong năm nay tàu chiến Mỹ băng qua eo biển Đài Loan.Trước đó, theo MND, vào ngày 17/1, một tàu khu trục tên lửa hành trình USS Shiloh (CG-67) cũng đã thực hiện hành trình tương tự. Dựa vào tuyên bố của MND, có thể thấy tuần này chứng kiến hoạt động quân sự tương đối cao của quân đội Mỹ trên biển và trên bầu trời quanh Đài Loan.

Trong khi đó, trang thông tin trên Twitter của Hải quân Mỹ cho hay tàu chiến Mỹ vừa đi vào Biển Đông chính là tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Chancellorsville. Theo đó, tuần dương hạm lớp Ticonderoga này là tàu thuộc Hạm đội 7 phụ trách các chiến dịch an ninh và ổn định trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. USS Chancellorsville thuộc Nhóm tác chiến tàu sân bay số 7 và nằm trong số các tuần dương hạm lớp Ticonderoga từ năm 2004 bắt đầu được nâng cấp để phù hợp với nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo. Hệ thống chiến đấu Aegis được nâng cấp lên tiêu chuẩn Aegis 3.0, nâng cấp radar AN/SPY-1 với bộ vi xử lý mạnh hơn, bám bắt mục tiêu tốt hơn trong môi trường phức tạp, đặc biệt là khả năng nhận biết đầu đạn tên lửa sau khi tách khỏi thân.

Hoạt động mới đây diễn ra theo sau 2 vụ việc mà trong đó, lực lượng Đài Loan trong khu vực triển khai chiến đấu cơ F-16 giám sát hoạt động của chiến đấu cơ Trung Quốc. Cụ thể, trong 2 ngày 9 và 10/2, các máy bay quân sự của Trung Quốc, gồm tiêm kích J-11, máy bay cảnh báo sớm KJ-500 và máy bay ném bom H-6, bay qua eo biển Bashi ở miền Nam Đài Loan để tiến vào Tây Thái Bình Dương, trước khi trở về căn cứ thông qua eo biển Miyako. Sau đó, Mỹ (12/2) triển khai 2 máy bay ném bom B-52 đến bờ Đông của Đài Loan và một chiến đấu cơ đa nhiệm vụ MJ-130J Commando II qua eo biển Đài Loan. Một máy bay quân sự khác của Mỹ là chiếc P-3 Orion chống ngầm và do thám cũng đã xuất hiện hôm 13/2 ở mũi phía Nam của Đài Loan.

Từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump được đánh giá đã nhiều lần dùng Đài Loan làm “con bài” để mặc cả, gây sức ép với Bắc Kinh trên phương diện chính sách: từ vấn đề thương mại đến việc cảnh cáo Bắc Kinh bành trướng trên Biển Đông. Chính quyền Trump đã thông qua đạo luật Du lịch Đài Loan trong đó khuyến khích các quan chức Mỹ đến thăm hòn đảo này. Mỹ còn khánh thành văn phòng mới của Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT). Giới chuyên gia nhận định, động thái này của Mỹ nhằm biểu thị thông điệp của Washington về việc các nước có quyền tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế chiến lược và cam kết bảo vệ đồng minh trước những hành động khiêu khích của Trung Quốc. Đài Loan hiện là một trong số những điểm nóng trong mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc bao gồm cuộc chiến thương mại và tình trạng Bắc Kinh đẩy mạnh hoạt động quân sự hóa Biển Đông. Trung Quốc trước nay luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ, sẽ sáp nhập về Đại lục trong tương lai. Bắc Kinh luôn bày tỏ quan ngại về các chính sách của Mỹ nghiêng về Đài Loan như bán vũ khí cho chính quyền Đài Bắc dù 2 bên đã cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức vì chính sách “Một Trung Quốc”. Bắc Kinh cũng từng dọa sẽ sử dụng vũ lực để ngăn chặn Đài Loan đòi độc lập đồng thời tăng cường tập

trận rầm rộ với máy bay ném bom chiến lược và tàu sân bay tại eo biển Đài Loan thời gian gần đây. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ vừa phê chuẩn thỏa thuận bán các linh kiện chiến đấu cơ cho Đài Loan, còn nhà lãnh đạo Thái Anh Văn tuyên bố sẽ tăng cường ngân sách cho lực lượng phòng vệ.

Được biết, kể từ khi Mỹ không công nhận Đài Loan và thiết lập quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) vào năm 1979, Washington đã chỉ duy trì quan hệ không chính thức với Chính phủ Đài Loan. Quan hệ Trung-Mỹ được củng cố bởi ba thông cáo báo chí chung (được nhất trí vào các năm 1972, 1979 và 1982), theo đó Mỹ đã “thừa nhận” nhưng không công khai chấp nhận lập trường của Trung Quốc rằng chỉ có một Trung Quốc và rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Mỹ sẽ tiếp tục duy trì quan hệ không chính thức với “người dân Đài Loan”, trong đó có những người trong Chính phủ Đài Loan, thông qua Học viện Mỹ ở Đài Loan, một thực thể giống như sứ quán được thành lập thông qua Đạo luật quan hệ với Đài Loan vào năm 1979. Đạo luật này tuyên bố rằng quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc của Washington dựa trên sự mong đợi rằng tương lai của Đài Loan sẽ được định rõ bằng các biện pháp hòa bình. Nhằm thúc đẩy một giải pháp hòa bình, Mỹ sẽ bán vũ khí mang tính chất phòng thủ cho Đài Loan và duy trì khả năng quân sự để chống lại sự ép buộc của Trung Quốc.

http://biendong.net/bien-dong/33126-lo-ngai-an-ninh-cua-dong-minh-my-tiep-tuc-gia-tang-hien-dien-quan-su-tren-eo-bien-dai-loan.html

 

Quan chức Mỹ: Phải sẵn sàng cho đụng độ quân sự với TQ

Phó trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Mỹ phụ trách về Trung Quốc Chad Sbragia nói rằng Washington phải sẵn sàng cho khả năng đụng độ quân sự với Bắc Kinh vốn đang mở rộng sự hiện diện quân sự, nâng cao năng lực chiến đấu.

“Thách thức từ xung đột với Trung Quốc là rất ghê gớm – tờ South China Morning Post dẫn lời ông Sbragia phát biểu trong ngày 20-2 – Đây là một tiến trình lâu dài và chúng ta phải nhanh và khôn khéo”.

Phát biểu trước Ủy ban đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ – Trung của chính phủ, ông Sbragia cho rằng Washington phải chuẩn bị cho khả năng xung đột quân sự với Trung Quốc bằng việc phát triển vũ khí mới, củng cố quan hệ với đồng minh và nâng cao năng lực của Lầu Năm Góc.

Theo quan chức Mỹ, Trung Quốc đang trở thành một đối thủ ghê gớm với mục tiêu dài hạn và các nguồn lực mới. Điều này cho phép Trung Quốc mở rộng sự hiện diện quân sự, nâng cao năng lực và khả năng thách thức lợi ích của Mỹ.

Để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc, ông Sbragia cho rằng Mỹ phải phát triển khí tài mạnh, bao gồm vũ khí siêu thanh, trí tuệ nhân tạo, robot và vũ khí laser.

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng phải ưu tiên củng cố quan hệ với các đồng minh, thu hút đối tác mới. Ngoài ra, Mỹ cũng cần nâng cao năng lực, chiến lược, sử dụng hiệu quả ngân sách…

Thời gian qua, dù Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh việc xây dựng quan hệ với khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, các chính sách của chính quyền tổng thống Donald Trump khiến nhiều đồng minh châu Á và châu Âu khó chịu.

Mới đây, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chính thức gởi thông báo hủy Thỏa thuận Lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ và đe dọa hạ cấp quan hệ đồng minh với Washington.

Nói về quyết định của đồng minh châu Á, ông Sbragia nói: “Đây là một cuộc cạnh tranh. Chúng ta phải nhìn rõ điều đó. Những quốc gia này đang chịu áp lực ngày càng lớn”.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/33098-quan-chuc-my-phai-san-sang-cho-dung-do-quan-su-voi-tq.html

 

Đối đầu tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 56:

Dấu hiệu về leo thang căng thẳng Mỹ – Trung

Việc giới chức Mỹ và Trung Quốc đưa ra các tuyên bố chỉ trích, lên án nhau tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 56 là một trong những dấu hiệu cho thấy quan hệ song phương giữa hai nước tiếp tục căng thẳng, chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” trong thời gian tới.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper (15/2) tuyên bố sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa không chỉ tới Mỹ mà còn ảnh hưởng đến trật tự thế giới chung; nhấn mạnh Trung Quốc và sự trỗi dậy của nước này hiện đang đứng đầu danh sách các mối đe dọa hàng đầu của Mỹ. Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Trung Quốc đã từng tuyên bố đến trước năm 2035 sẽ hoàn tất cải cách toàn bộ lực lượng quân đội nước này và đến năm 2049 sẽ kiểm soát hoàn toàn châu Á; cáo buộc Trung Quốc ngày càng can thiệp nhiều hơn vào nội bộ của các quốc gia khác, nhất là các quốc gia phương Tây, để “giành lợi thế bằng mọi cách và mọi giá”. Bộ trưởng Mark Esper nhấn mạnh điều cần thiết là cộng đồng quốc tế và cảnh giác trước ý đồ của Trung Quốc muốn thay đổi và xóa bỏ trật tự thế giới hiện hành và các quy tắc quốc tế lâu đời. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo Trung Quốc đặt ra rủi ro rất lớn cho phương Tây. Ông Pompeo sau đó liệt kê các vấn đề mà châu Âu sẽ cảm nhận được sức nóng từ Trung Quốc như về Huawei, tham vọng chủ quyền của Bắc Kinh, nỗ lực gây ảnh hưởng đến chính trị Mỹ, châu Âu và sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Bắc Cực.

Đáp trả, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị chỉ trích các Bộ trưởng Mỹ đưa ra những phát ngôn “không đúng sự thật” và lên án hai quan chức cấp cao của Mỹ liên tục “buộc tội và vu khống” Trung Quốc trên trường quốc tế. Ông Vương Nghị tuyên bố “bất kể họ đi tới đâu, họ cũng lặp đi lặp lại những điều tương tự. Chúng ta phải vượt qua sự phân biệt giữa Đông và Tây. Trung Quốc sẽ không sao chép mô hình của phương Tây”, nhấn mạnh Trung Quốc cam kết cách tiếp cận về hợp tác cùng có lợi, duy trì chủ nghĩa đa phương nhằm giữ gìn hòa bình thế giới. Ngoài ra, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng đề cao những nỗ lực của Bắc Kinh phản ứng trước sự bùng phát của virus COVID-19. Ông cho biết việc xử lý sự lây lan của dịch viêm phổi cấp là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh hoàn toàn có thể đem lại lợi ích cho thế giới.

Được biết, trong những năm gần đây, quan hệ Mỹ-Trung luôn là tâm điểm của thế giới. Các nghiên cứu chỉ ra rằng “chính sách xoay trục” sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ từ cuối năm 2011 là nhằm kiềm chế Trung Quốc, từ đó duy trì vị thế dẫn dắ́t của Mỹ tại khu vực này. Để trợ giúp cho chiến lược xoay trục, Mỹ tăng cường can dự vào tranh chấp biển đảo tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, bố trí hệ thống phòng thủ tại Hàn Quốc, áp đặt các biện pháp thuế quan mới đối với Trung Quốc… Đáp lại chiến lược của Mỹ, sau khi lên nắ́m quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã từ bỏ chiến lược “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, đề xướng “Giấc mơ Trung Hoa” để đưa Trung Quốc trở thành cường quốc toàn cầu. Với những bước đi quyết đoán được hậu thuẫn bởi nguồn lực kinh tế dồi dào, tận dụng bối cảnh quốc tế có lợi và sự sa lầy của Mỹ, Trung Quốc đã gia tăng đáng kể quyền lực trên phạm vi toàn cầu bằng cách tăng cường vai trò trong một số định chế quốc tế (Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế lớn G20) thậm chí là dẫn dắ́t (Khối những nền kinh tế mới nổi BRICS hay Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á-AIIB), bên cạnh đó là những dự án đầu tư, tài trợ trên phạm vi toàn cầu với số vốn rất lớn. B. R. Deepak (2014) nhận định “Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), Quỹ con đường Tơ lụa (MSR) và Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) đã đặt Trung Quốc vào vị trí trung tâm địa chính trị-kinh tế toàn cầu và điều này đã buộc Mỹ phải tranh giành vai trò lãnh đạo ít nhất là trong khu vực, thậm chí là toàn cầu”. Trong khi đó, dù vẫn đóng vai trò dẫn dắ́t thế giới, nhưng quyền lực của Mỹ đã bị giảm sút do trì trệ kinh tế và sự thiếu quyết đoán cùng tham vọng quá sức của Chính quyền Obama. Sức mạnh Mỹ bị phân tán cùng lúc cho nhiều mặt trận để giải quyết các vấn đề và chống chọi với các thế lực chống đối trên phạm vi toàn cầu, từ đó tạo nên bối cảnh quốc tế bất lợi cho Mỹ. Trong nước thì chính quyền của Tổng thống Obama để mất niềm tin của người dân dẫn đến việc Đảng Dân chủ đánh mất quyền kiểm soát lưỡng viện quốc hội vào tay Đảng Cộng hòa, vì vậy chính sách xoay trục của Mỹ chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Quan hệ Mỹ-Trung trong giai đoạn này luôn trong trạng thái giằng co, đan xen hợp tác và đấu tranh với lợi ích nghiêng về Trung Quốc. Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền đã phá vỡ trạng thái này, khiến quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng và khó dự đoán. Mỹ đã áp dụng tư tưởng của Chủ nghĩa Trọng thương để bảo hộ sản xuất trong nước, những rào cản thuế đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ được dựng lên; tiếp tục thực hiện chính sách kiềm chế Trung Quốc, cứng rắ́n và quyết liệt hơn nhằm ngăn chặn những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông và Biển Hoa Đông; đặc biệt là Mỹ có những điều chỉnh trong quan hệ với Đài Loan mà đỉnh điểm là từ bỏ chính sách “Một Trung Quốc”; tăng cường hơn các hoạt động quân sự tại các nơi gần Trung Quốc như Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra, Mỹ tiến hành trừng phạt Trung Quốc về an ninh mạng và sở hữu trí tuệ.

Việc quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng được cho là do sự tác động, chi phối của một số yếu tố:

Thứ nhất, bước sang thế kỷ 21, cả thế giới đã chứng kiến sự tăng tốc của toàn cầu hóa. Sự tăng tốc này một mặt làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu hội nhập và tương tác, mặt khác lại làm nảy sinh và sâu sắ́c thêm các mẫu thuẫn giữa các chủ thể trên phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên các chủ thể trong hệ thống quốc tế, bên cạnh quốc gia còn có các chủ thể phi quốc gia (Non-state Actor) như tổ chức quốc tế, công ty xuyên quốc gia, từ đó tạo nên sự đan xen lợi ích giữa nhiều chủ thể khác nhau khiến cho các chủ thể không thể chỉ làm theo ý mình hoặc chỉ nghĩ đến xung đột mà phải điều chỉnh bản thân cho phù hợp hoặc phải hợp tác với nhau. Từ đó, vai trò của các thể chế toàn cầu như (Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới) hay khu vực (Liên minh châu Âu, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) được tăng cường để bảo đảm ổn định và thúc đẩy sự tương tác giữa các chủ thể. “Các nhà lý thuyết hệ thống cho rằng hệ thống quốc tế có tác động quan trọng lên các quốc gia; môi trường quốc tế ràng buộc và quy định các quốc gia một cách mạnh mẽ”. Như vậy hệ thống quốc tế tuy theo quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực là vô chính phủ (cấu trúc quyền lực giữa các quốc gia được sắ́p xếp theo chiều ngang) nhưng theo quan điểm của Chủ nghĩa Tự do thì lại không vô tổ chức, ví dụ: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) buộc siêu cường số 1 thế giới là Mỹ phải hạ thuế đối với mặt hàng thép của Ấn Độ vào năm 2000; Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ngăn chặn thành công xung đột Liban – Israel năm 2006… Hệ thống quốc tế là hệ thống phụ thuộc lẫn nhau, các chủ thể khác nhau trong hệ thống vừa có thể bị ảnh hưởng vừa có thể bị tổn thương bởi hành động của các chủ thể khác, ví dụ, hành động Trung Quốc tăng cường quân sự hóa ở Biển Đông năm 2016 đã đe dọa chủ quyền lãnh thổ, tự do và an ninh hàng hải đối với một số quốc gia khác; thông tin thị trường lao động Mỹ khởi sắ́c trong tháng 6 năm 2016 đã khiến cho thị trường chứng khoán chủ chốt toàn cầu tăng điểm ngay tức thì. Từ phân tích này có thể thấy, dự đoán thứ nhất hợp lý hơn dự đoán thứ hai.

Bước sang thế kỷ 21, quan hệ Mỹ – Trung đã trở thành tâm điểm của thế giới, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (2014) đã thừa nhận quan hệ Mỹ – Trung có tính nhân-quả nhất trên thế giới ngày nay, vì vậy cần được quản lý hết sức cẩn thận và quan hệ này là nhân tố quan trọng nhất định hình thế kỷ 21. Sự hợp tác Mỹ-Trung cần thiết cho sự ổn định và phát triển toàn cầu như chống khủng bố, ngăn ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân, ứng phó với biến đổi khí hậu và khủng hoảng tài chính và tăng cường vai trò của các thể chế quốc tế. Hơn nữa, xét từ góc độ quyền lực, cán cân quyền lực Mỹ-Trung cũng không còn quá nghiêng về Mỹ. Xét từ góc độ kinh tế, Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc là chủ nợ hàng đầu của Mỹ, Mỹ là nhà nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Hai nền kinh tế lớn này có sự phụ thuộc vào nhau rất chặt chẽ, nhất cử̉ nhất động của hai nền kinh tế này đều ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Xét từ góc độ quân sự, Mỹ là cường quốc quân sự số 1 thế giới với hệ hống các liên minh quân sự rộng khắ́p toàn cầu và được xem là “cảnh sát” toàn cầu. Dù tiềm lực quân sự của Trung Quốc không bằng Mỹ, Trung Quốc cũng không có hệ thống các liên minh quân sự như Mỹ, nhưng với tiềm lực quân sự hiện có, Trung Quốc vẫn có đủ sức để tạo ra mối răn đe sống còn đối với Mỹ nếu xảy ra xung đột. Một cuộc chiến Mỹ-Trung sẽ là thảm họa không chỉ đối với hai nước mà là toàn cầu.

Xét theo yếu tố hệ thống, Mỹ hoặc Trung Quốc nếu đơn phương gây căng thẳng một cách phi lý thì sẽ không chỉ bị bên còn lại đáp trả, mà còn bị các thể chế quốc tế và những quốc gia bị ảnh hưởng phản đối. Từ đó dẫn đến chính bản thân mình cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu Mỹ hoặc Trung Quốc bất chấp các thể chế và các chủ thể trong hệ thống quốc tế để làm theo ý mình, thì hệ thống quốc tế sẽ bị hủy hoại, trật tự thế giới bị đảo lộn, thế giới sẽ rối loạn.

Với quan niệm truyền thống của Mỹ là Mỹ có vai trò duy trì trật tự thế giới, trong khi đó Trung Quốc cũng ý thức được mình đang trong quá trình trỗi dậy, cả hai sẽ không làm như vậy. Quan hệ Mỹ-Trung có thể có những căng thẳng, nhưng sẽ khó có xung đột hoặc biến động lớn nào xảy ra.

Thứ hai, đã cónhững sự tranh luận về ảnh hưởng của hệ thống chính trị quốc nội đối với chính sách đối ngoại của quốc gia, chẳng hạn như Chủ nghĩa Hiện thực tấn công không coi trọng hệ thống chính trị quốc nội nhưng Chủ nghĩa Hiện thực phòng thủ thì lại rất coi trọng hệ thống chính trị quốc nội, Chủ nghĩa Hiện thực tân cổ điển hài hòa hơn khi coi trọng cả hệ thống quốc tế và hệ thống chính trị quốc nội. Trên thực tế ảnh hưởng của hệ thống chính trị quốc nội đến chính sách đối ngoại là không thể phủ định vì chính sách đối ngoại là nhằm để bảo vệ và đạt được các lợi ích quốc gia. Vì vậy nhiều nghiên cứu cho rằng hệ thống chính trị quốc nội là một bộ phận đặc biệt giải thích cho chính sách đối ngoại. Để hiểu được ảnh hưởng này thì cần phải làm rõ cơ chế hoạch định và những yếu tố tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ và Trung Quốc. Hiến pháp Mỹ không quy định cụ thể việc hoạch định chính sách đối ngoại, nhưng Tổng thống Mỹ dựa vào các ủy ban, bộ, hội đồng thuộc chính phủ để xây dựng và thực thi chính sách đối ngoại, tuy nhiên cần có sự chuẩn thuận (ngân sách, tính hợp pháp) của Quốc hội để chính sách đối ngoại đó có thể thực hiện được. Ngoài ra, Quốc hội Mỹ cũng có thể trực tiếp tham gia vào hoạch định chính sách đối ngoại bằng các luật hay quyết định, chẳng hạn như Quốc hội Mỹ nếu thông qua dự luật trừng phạt Trung Quốc do Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio đệ trình “sẽ buộc chính

quyền của Tổng thống Donald Trump phải có các biện pháp cứng rắ́n với Trung Quốc”. Ở quốc gia dân chủ như Mỹ, dư luận công chúng rất quan trọng đối với chính sách đối ngoại. Một chính sách đối ngoại không hợp lòng dân, hậu quả tức thời là những cuộc biểu tình của người dân sẽ tạo nên lực cản rất lớn đối với chính sách đối ngoại, hậu quả sâu xa là người dân Mỹ sẽ bỏ phiếu cho đảng đối lập để hạ bệ đương kim Tổng thống và đảng cầm quyền. Bầu cử̉ là sự quyết định của người dân đối với sự cầm quyền của bất cứ chính đảng nào ở Mỹ.

Khác với Mỹ, Trung Quốc là nước Xã hội Chủ nghĩa và chỉ do Đảng Cộng sản cầm quyền. Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo toàn diện đất nước Trung Quốc. Vì vậy, dù Bộ Ngoại giao là cơ quan hoạch định chính sách đối ngoại, “nhưng các chính khách trong Thường vụ Bộ Chính trị mới là những người phụ trách chính sách đối ngoại với Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan”. Như vậy, cơ quan quyền lực tối cao quyết định chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Mỹ là Thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, tiếng nói của người dân được nuôi dưỡng bởi chủ nghĩa dân tộc luôn có tác động không nhỏ đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đặc biệt là chính sách đối ngoại đối với Mỹ. Theo Susan L. Shirk (2008), “mỗi khi công chúng quan tâm nhiều đến một vấn đề nào đó, giới lãnh đạo lại cảm thấy cần phải hành động cứng rắ́n để chứng tỏ sự mạnh mẽ của họ. Giống như những trang hảo hán Tàu, họ từ bỏ thái độ trung dung thường thấy trong các vấn đề quốc tế và thể hiện mình như những siêu anh hùng theo chủ nghĩa dân tộc”. Một thế lực có ảnh hưởng quan trọng đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc là Quân Giải phóng Nhân dân (PLA). PLA có tiếng nói có trọng lượng trong các cơ quan quyền lực của Trung Quốc như “chiếm đa số ghế trong Ban Chấp hành Trung ương (khoảng 22%) số ủy viên chuyên trách và có 2 đại diện trong số 24 thành viên Bộ Chính trị… khoảng 10% đại biểu cơ quan lập pháp của Trung Quốc – Quốc hội Nhân dân thuộc giới mặc quân phục” và có thành viên trong Tiểu ban Lãnh đạo Trung ương LSGs, cơ quan được lãnh đạo bởi Tổng Bí thư và chịu trách nhiệm báo cáo với Thường vụ Bộ Chính trị. PLA “luôn luôn có ảnh hưởng chính trị vì mối quan hệ mật thiết của nó với giới tinh hoa trong Đảng và hào quang chiến thắ́ng của quân đội cách mạng”, điển hình là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đồng thời là Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Tuy nhiên, ảnh hưởng của PLA đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc chủ yếu được thể hiện ở vai trò là cơ quan sở hữu sức mạnh quân sự và đảm bảo an ninh quốc gia. PLA có những lợi ích riêng, khi an ninh Trung Quốc được cho là bị đe dọa thì lợi ích của PLA sẽ tăng lên, từ đó tạo ra “yếu tố Diều hâu” trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Từ hệ thống chính trị quốc nội Mỹ có thể thấy, Đảng Cộng hòa, với truyền thống là: Mỹ là lãnh đạo và cảnh sát thế giới, không nước nào được qua mặt; biên giới là một điều tất yếu để định nghĩa và bảo vệ một quốc gia, biên giới là một thứ bất khả xâm phạm; Mỹ là thế lực đạo đức vĩ đại nhất trong tất cả các quốc gia trên thế giới; mối đe dọa lớn nhất đối với thế giới là độc tài, chủ nghĩa Hồi giáo; tăng cường ngân sách quốc phòng, chiến tranh đôi lúc là giải pháp tốt và duy nhất, hòa bình thông qua sức mạnh, vì địch chỉ sợ sức mạnh chứ không sợ lời nói, không giới hạn sức mạnh, quy mô và mục tiêu chiến tranh, sẽ thúc ép chính quyền của Donald Trump cứng rắ́n với Trung Quốc,, đặc biệt trong tranh chấp lãnh thổ với các nước. Tuy nhiên, do “hai cường quốc đã lệ thuộc vào nhau ở mức độ cao, sự xâm nhập lẫn nhau giữa hai nền kinh tế là rất sâu đậm”, “Trung Quốc cho phép Hoa Kỳ tránh được những nguy cơ ngày càng tăng của tình trạng thiếu tiết kiệm, chính sách tài khóa thiếu thận trọng, và tăng trưởng thu nhập hộ gia đình yếu”. Nếu căng thẳng đến mức xung đột làm ảnh hưởng lớn đến chính nước Mỹ thì dư luận và các nhóm lợi ích tại Mỹ sẽ không để yên. Vì vậy, Mỹ tăng cường các hành động gây căng thẳng những sẽ không để xảy ra xung đột quy mô lớn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trong khi đó ở Trung Quốc, mục đích tối cao của chính sách đối ngoại Trung Quốc là duy trì quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ nghĩa dân tộc trong dân chúng và thế lực quân đội ở Trung Quốc cũng sẽ thúc ép lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc phải cứng rắ́n và quyết liệt với Mỹ, đặc biệt trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ và Đài Loan, Biển Đông, vấn đề thương mại. Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đối mặt với sự bất mãn của dân chúng và sự thúc ép của các tập đoàn, công ty xuất khẩu để có các biện pháp cứng rắn đáp trả Mỹ.

http://biendong.net/bien-dong/33124-doi-dau-tai-hoi-nghi-an-ninh-munich-lan-thu-56-dau-hieu-ve-leo-thang-cang-thang-my-trung.html

 

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ hạ cánh ở Saudi Arabia

để đàm phán về Iran

Tin từ RIYADH, Saudi Arabia – Vào hôm thứ Tư (19/2), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hạ cánh tại Riyadh để tham gia các cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Saudi tập trung vào việc chống lại Iran. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông kể từ khi vụ ám sát một vị tướng hàng đầu của Iran làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Theo tin từ AFP, nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ sẽ hội đàm với Quốc vương Salman và con trai là Thái tử Mohammed bin Salman cũng như Ngoại trưởng Faisal bin Farhan. Ông Pompeo tuyên bố rằng Hoa Kỳ “sẵn sàng đàm phán bất cứ lúc nào” với Iran, nhưng nhấn mạnh rằng chế độ của Iran “phải thay đổi hành vi của họ về mặt căn bản”.

Tổng thống Trump, người liên minh chặt chẽ với Saudi Arabia, đã rút khỏi thỏa thuận nguyên tử với Iran và áp đặt các lệnh trừng phạt sâu rộng nhằm giảm bớt ảnh hưởng của Iran trong khu vực.  Căng thẳng trong khu vực gia tăng sau vụ ám sát tướng hàng đầu của Iran, và Iran đáp trả bằng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào các lực lượng Hoa Kỳ ở Iraq.

Các viên chức Hoa Kỳ đổ lỗi cho Iran về một cuộc tấn công vào tháng 9 vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi, mặc dù từ đó trở đi, Riyadh thực hiện chính sách ngoại giao thận trọng để giảm bớt căng thẳng. (BBT)

https://www.sbtn.tv/ngoai-truong-hoa-ky-ha-canh-o-saudi-arabia-de-dam-phan-ve-iran/

 

Tình báo Mỹ :

Nga can thiệp giúp Donald Trump tái đắc cử

Tú Anh

Chính quyền Nga can dự vào chiến dịch bầu tổng thống Mỹ 2020 để giúp chủ nhân Nhà Trắng tái đắc cử. Trên đây là nhận định của giới trách nhiệm an ninh tình báo Mỹ tại Hạ Viện. Tức giận, Donald Trump thay thế giám đốc tình báo Joe Maguier bằng một nhân vật tín cẩn, theo tiết lộ của báo chí Mỹ.

Theo Washington Post và New York Times, trong cuộc điều trần tại Tiểu ban Tình báo Hạ Viện Mỹ hôm 13/02/2020, bà Shelby Pierson, một trong những cố vấn của quyền giám đốc tình báo quốc gia Joe Maguier, đã cho biết, nước Nga của tổng thống Vladimir Putin, một lần nữa, can thiệp vào bầu cử Mỹ để ủng hộ ứng cử viên Donald Trump.

Cho rằng phe đối lập có thể sử dụng thông tin bất lợi này để chống lại mình, chủ nhân Nhà Trắng cách chức quyền giám đốc tình báo quốc gia Joe Maguier và thay thế bằng Richard Grenell đại sứ Mỹ tại Berlin. Richard Grenell là người thân cận của tổng thống Donald Trump và cũng có tiếng kém ngoại giao trong quan hệ chính phủ Đức.

Cũng theo New York Times, điều làm Donald Trump tức giận hơn hết là trong buổi điều trần có sự hiện diện của dân biểu đảng Dân Chủ Adam Schiff, người lãnh đạo cuộc điều tra đưa đến quyết định của Hạ Viện truy tố chủ nhân Nhà Trắng lạm quyền và cản trở công việc Quốc Hội.

Quyết định hôm thứ Tư của tổng thống Donald Trump bị chỉ trích là xem nhẹ quyền lợi quốc gia, không chống can thiệp của nước ngoài mà còn có thái độ khuyến khích.

Đảng Dân Chủ cũng phê phán Richard Grenell không có đủ kinh nghiệm để điều phối 17 cơ quan an ninh tình báo Hoa Kỳ trong đó có CIA.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200221-t%C3%ACnh-b%C3%A1o-m%E1%BB%B9-matxc%C6%A1va-can-thi%E1%BB%87p-gi%C3%BAp-donald-trump-t%C3%A1i-%C4%91%E1%BA%AFc-c%E1%BB%AD

 

Mỹ cảnh báo chớ để

TQ lãnh đạo cơ quan LHQ bảo vệ tài sản trí tuệ

Các quan chức hàng đầu của Mỹ cảnh báo khả năng bảo vệ tài sản trí tuệ đang bị đe dọa nghiêm trọng nếu một ứng viên được Trung Quốc hậu thuẫn trở thành Tổng giám đốc mới của Tổ chức Tài sản Trí tuệ Thế giới (WIPO), một cơ quan tự cấp vốn của Liên Hiệp Quốc phụ trách về bằng sáng chế, thương hiệu và thiết kế công nghiệp.

Đầu tháng 3, WIPO dự kiến sẽ đề cử một ứng viên vào vị trí Tổng giám đốc.

“Đây là chuyện lớn,” Keith Krach, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Tăng trưởng Kinh tế, Năng lượng và Môi trường, nói với VOA hôm 19/2.

“Chúng tôi đang theo dõi đề cử quan trọng đó,” ông Krach nói. “Điều quan trọng cho an ninh kinh tế là bảo vệ tài sản của Hoa Kỳ và một trong số những tài sản đó là tài sản trí tuệ. Và thật trớ trêu là Trung Quốc lại có ứng viên, nơi mà họ có lẽ chịu trách nhiệm về 90% hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, xâm nhập mạng và tất cả những điều đó. Vì vậy, tôi nghĩ rất nhiều nước đang thực sự đặt nghi vấn.”

Vài tuần trước khi diễn ra một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt với Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà Mỹ dự định tổ chức, ông Krach cho biết Washington đang nỗ lực gấp đôi để thăng tiến quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-ASEAN, trong bối cảnh có những lo ngại rằng Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng và li gián các liên minh của Mỹ trong khối Đông Nam Á.

Dù Tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN hàng năm vào năm 2017, nhưng ông đã bỏ qua các hội nghị thượng đỉnh thường xuyên này vào năm 2018 và 2019 mà cử Phó Tổng thống Mike Pence đi dự vào năm 2018 và Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Robert O’Brien đi dự năm 2019.

Dù các thành viên của ASEAN đã phản hồi tích cực về lời mời của Mỹ tham dự hội nghị ngày 14 tháng 3 tại thành phố Las Vegas, bang Nevada, nhưng sự kiện này có thể bị hoãn lại nếu dịch bệnh virus corona trở nên trầm trọng hơn.

https://www.voatiengviet.com/a/my-canh-bao-cho-de-trung-quoc-lanh-dao-co-quan-lhq-bao-ve-tai-san-tri-tue/5297328.html

 

WHO: Chớ tự mãn khi TQ báo cáo số ca COVID-19 giảm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói sự sụt giảm rõ rệt về số ca nhiễm virus corona ở Trung Quốc là đáng khích lệ, nhưng cảnh báo chớ nên tự mãn vì xu hướng giảm có thể thay đổi.

Vẫn còn thời gian để ngăn chặn virus corona chủng mới lan rộng khắp thế giới, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.

“WHO đang làm mọi điều có thể để nắm bắt cơ hội đó và chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế cũng làm như vậy,” ông nói. “Như tôi đã nói trước đây, đừng lãng phí cơ hội mà chúng ta đang có.”

Trung Quốc đã báo cáo 74.675 trường hợp nhiễm virus cho WHO, bao gồm 2.121 trường hợp tử vong. Số trường hợp nhiễm virus và tử vong vì bệnh này bên ngoài Trung Quốc là tương đối nhỏ. Các báo cáo mới nhất cho biết con số này là 176 ca, trong đó có 7 trường hợp tử vong. Trong ngày qua, Iran báo cáo 5 trường hợp bị nhiễm virus đầu tiên và 2 ca tử vong.

WHO đang điều phối phản ứng toàn cầu trong việc chống lại căn bệnh COVID-19, tập trung nỗ lực vào việc củng cố các hệ thống y tế yếu kém ở các nước đang phát triển để ngăn chặn virus chết người xâm nhập.

“Chúng tôi đang hợp tác với Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh của Châu Phi để phối hợp các nỗ lực của chúng tôi để giúp các quốc gia châu Phi chuẩn bị cho sự xuất hiện của virus,” ông Tedros nói. “Chúng tôi tin rằng ở Châu Phi và các châu lục khác, nơi có hệ thống y tế yếu hơn, virus có thể là mối nguy nghiêm trọng.”

Những bệnh nhân được xét nghiệm và điều trị càng sớm thì kết quả càng khả quan, ông nói. Ông cho biết thêm rằng các thử nghiệm lâm sàng hai loại thuốc chống COVID-19 đang được tiến hành và kết quả sơ bộ sẽ có trong ba tuần.

https://www.voatiengviet.com/a/who-cho-tu-man-khi-trung-quoc-bao-cao-so-ca-nhiem-covid-19-giam/5297761.html

 

Chủ nghĩa bài Trung: Virus corona tiết lộ

vô số cách thế giới e sợ Trung Quốc

Tessa WongBBC News, Singapore

Sammi Yang lần đầu nhận thấy có cái gì đó ‘sai sai’ khi cô tới một phòng khám ở Berlin (Đức) và ngay lập tức bị cấm bước vào tòa nhà.

Các bệnh nhân khác xì xào sau cánh cửa phòng khám; trong khi cô Yang – một nghệ sỹ trang điểm từ Trung Quốc – phải đợi bên ngoài trong thời tiết tháng Giêng lạnh giá.

Cuối cùng, bác sỹ của cô cũng xuất hiện. Và câu đầu tiên bà bác sỹ nói là: “Đây không phải là vấn đề cá nhân nhưng…”

Virus corona: Người biểu tình Ukraine tấn công xe bus chở người về từ Vũ Hán

Bị phong tỏa, cuộc sống người dân vùng tâm dịch Sơn Lôi ra sao?

Ứng phó với Covid-19: VN ‘trước thụ động, sau thái quá’?

Bệnh viện có kỳ thị khi từ chối nhận sản phụ người Vĩnh Phúc?

Rồi bà bác sỹ nói: “Chúng tôi không nhận bất cứ bệnh nhân Trung Quốc nào bởi vì loại virus Trung Quốc này” – cô Yang kể với BBC. “Tôi không có cơ hội để giải thích và nói rằng tôi khỏe mạnh.”

Cô Yang không hề tới Trung Quốc thời gian gần đây.

Trong nhiều tuần kể từ khi virus corona lây lan khắp thế giới, xuất hiện vố số vụ việc kỳ thị chống người Trung Quốc hoặc bất cứ ai trông giống người châu Á.

Thậm chí ngay cả khi cảm thông tăng lên đối với các nạn nhân người Trung Quốc, đặc biệt với cái chết của bác sỹ Lý Văn Lượng – người đầu tiên cảnh báo sự xuất hiện của virus corona – cộng đồng người châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng cho hay, phân biệt chủng tộc và bài ngoại liên quan đến virus này vẫn gia tăng.

Chống Trung Quốc và kỳ thị người Trung Quốc không phải là điều mới – Chủ nghĩa bài Trung là một hiện tượng đã tồn tại hàng thế kỷ.

Nhưng vô số cách mà Chủ nghĩa bài Trung thể hiện trong đại dịch corona cho thấy mối quan hệ ngày càng phức tạp hiện nay giữa thế giới và Trung Quốc.

‘Không quen thuộc ở phương Tây, quá quen ở phương Đông’

Những chỉ trích thậm tệ liên quan đến virus corona đã xuất hiện khắp thế giới, được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau.

Ở những nơi mà người châu Á là thiểu số như ở châu Âu, Mỹ và Úc, Chủ nghĩa bài Trung có vẻ bị thúc đẩy bởi những định kiến hời hợt rằng, người Trung Quốc là bẩn thỉu và thiếu văn minh.

Bị gọi là “virus”, ví dụ, là rất phổ biến. Cộng đồng thiểu số châu Á bị xa lánh nơi công cộng và trở thành mục tiêu của các cáo buộc và các vụ tấn công phân biệt chủng tộc.

Các tiêu đề như ‘mối nguy hiểm màu vàng’, ‘Gấu trúc nhiễm virus Trung Quốc’, ‘Trẻ em Trung Quốc nên ở nhà’ xuất hiện trên các báo ở Úc và Pháp.

Với thông tin rằng, virus này bắt nguồn từ một chợ buôn bán động vật hoang dã và có thể lây từ loài dơi, các lời đùa cợt quen thuộc rằng, người Trung Quốc ăn mọi thứ ‘động đậy’ đã lan truyền khắp nơi.

Trong khi các bình luận tương tự cũng xuất hiện ở châu Á, các chỉ trích chống Trung Quốc được thực hiện với giọng điệu bài ngoại ở mức độ sâu sắc hơn. Một chủ đề phổ biến là nghi ngờ có phải chính Trung Quốc đã làm lây lan virus này cho dân của họ.

Tại Singapore và Malaysia, hàng trăm ngàn người đã ký một thỉnh nguyện thư online kêu gọi cấm công dân Trung Quốc vào lãnh thổ nước mình. Và chính phủ cả hai nước này đã ‘cấm cửa’ với người Trung Quốc ở một số địa điểm.

Ở Nhật Bản, nhiều người gọi người Trung Quốc là “những kẻ khủng bố sinh học”, trong khi thuyết âm mưu về việc Trung Quốc làm lây nhiễm virus cho người dân, nhất là người Hồi giáo, đã sinh sôi nảy nở ở Indonesia và các nơi khác.

“Ở phương Tây, Trung Quốc bị nhìn nhận như vậy và bị loại bỏ, và Chủ nghĩa bài Trung ở đó có khuynh hướng sinh ra từ sự không quen thuộc. Nhưng ở châu Á và Đông Nam Á, nó sinh ra từ quá nhiều sự quen thuộc,” Giáo sư Donald Low, một học giả tại Hong Kong, người nghiên cứu về chính sách công Trung Quốc, nói.

Ở châu Á, nhiều thế kỷ qua, cái bóng của Trung Quốc đã phủ lên các lĩnh vực như tranh chấp khu vực, bất bình về lịch sử và làn sóng di dân Trung Quốc. Gần đây, các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông và việc họ giam giữ người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương đã làm dấy lên sự tức giận và nghi ngờ đặc biệt ở Đông Nam Á – nơi có dân số Hồi giáo đáng kể.

Tiền và đầu tư Trung Quốc đổ vào khu vực được chào đón, nhưng cũng làm dấy lên ngờ vực về sự thống trị và bóc lột với rất ít lợi lộc đem về cho kinh tế địa phương.

Thậm chí, ngay cả trong các nước chủ yếu là người Hoa, như ở Hong Kong và Singapore, đã có một sự gia tăng trong tình cảm chống đại lục, một phần do những lo lắng kéo dài về việc người Trung Quốc nhập cư, bản sắc, cũng như ảnh hưởng từ Bắc Kinh.

‘Kinh ngạc và coi thường’

Một số người tin rằng làn sóng bài Trung này chủ yếu là do việc Trung Quốc đã cư xử thế nào, cả trong khủng hoảng hiện thời và trong các năm gần đây trên trường thế giới.

Thái độ chung đối với Trung Quốc là một hỗn hợp của “kinh ngạc và coi thường,” Giáo sư Low cho hay.

Đối với một số người đang xem xét cách Trung Quốc xử lý khủng hoảng virus corona,”có sự ngưỡng mộ đáng kinh ngạc về những gì người Trung Quốc có thể làm, chẳng hạn như xây bệnh viện trong vài ngày. Nhưng cũng có sự khinh miệt vì họ không thể kiểm soát những thứ như buôn bán động vật hoang dã, hoặc tính minh bạch.”

Giới chức Trung Quốc đã thừa nhận rằng họ quá chậm trễ trong các báo cáo và kiểm soát ban đầu về dịch bệnh, và đã bị trừng phạt vì cách họ đối xử với bác sỹ Lý Văn Lượng – người từng bị cảnh sát điều tra khi ông gửi thông tin cho đồng nghiệp cảnh báo sự xuất hiện của virus corona.

Khi Chủ tịch Tập Cận Bình tìm cách quảng bá một Trung Quốc mạnh mẽ và tự tin, thông điệp được truyền đi là Trung Quốc là một đối tác có trách nhiệm, trong khi nước này đã đầu tư hàng triệu đô la vào các nước khác trên khắp thế giới.

Nhưng Trung Quốc không ngần ngại tăng cường ‘sức mạnh cơ bắp’, như đã thấy trên mặt trận truyền thông khốc liệt trong thời gian chiến tranh thương mại với Mỹ; hay việc có thêm bằng chứng về chương trình gián điệp nhà nước sâu rộng của Trung Quốc, và việc họ không ngừng đặt ra các yêu sách đối với các vùng lãnh thổ đang tranh chấp.

“Họ muốn được yêu mến, nhưng cũng muốn được e sợ,” Giáo sư Low nói.

Sự giàu có ngày càng tăng của Trung Quốc dẫn đến số lượng khách du lịch và sinh viên đến thăm và sống ở khắp nơi trên thế giới tăng vọt hơn bao giờ hết, khiến sự hiện diện của nước này rõ rệt hơn. Các báo cáo lẻ tẻ về hành vi xấu cùng với sự hiện diện đông đảo của họ đã làm nảy sinh những định kiến về khách du lịch Trung Quốc thô lỗ hay sinh viên Trung Quốc siêu giàu vung tiền qua cửa sổ.

Dĩ nhiên, không phải nơi nào trên thế giới cũng có chung nỗi nghi ngại về Trung Quốc như chúng ta có thể thấy rõ ở Tây Âu, Mỹ và châu Á. Người dân Nam Mỹ, châu Phi và Đông Âu nhìn nhận về Trung Quốc tích cực hơn, theo Trung tâm Nghiên cứu Pew.

Một số nhà quan sát và chính phủ Trung Quốc nói rằng các đối thủ của Trung Quốc cũng đổ lỗi cho Chủ nghĩa bài Trung, với các cơ hội và quyền lực chính trị mà họ có thể gặt hái được từ đó.

Những năm gần đây, một số lượng đáng kể những chỉ trích chống Trung Quốc đến từ Mỹ – đặc biệt dưới thời chính phủ Trump, theo Giáo sư Barry Sautman, một nhà xã hội học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong.

Chính Mỹ đã có lịch sử lâu dài về Chủ nghĩa bài Trung, đáng chú ý nhất là Đạo luật Loại trừ Trung Quốc năm 1882 cấm lao động người Trung Quốc sau làn sóng nhập cư bắt đầu từ Gold Rush. Làn sóng hiện nay trùng khớp với việc này, và có lẽ một phần là do sự gia tăng của chủ nghĩa bản địa bài ngoại của Mỹ, cũng như phần còn lại của thế giới, Giáo sư Sautman nói.

“Trung Quốc hiện này đang được nhìn nhận là kể thách thức quyền bá chủ của Hoa Kỳ, và hầu hết mọi khía cạnh của những gì chính phủ Trung Quốc đang làm đã bị chỉ trích nặng nề. Kết quả là rất nhiều người trên thế giới nhắm vào đó, và nó dựa trên Chủ nghĩa bài Trung đã ăn sâu trong lịch sử, như ở châu Á,” ông nói.

“Tấn công Trung Quốc khi họ đang đuối”

Trong vài tuần qua, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng tải những bài bình luận buộc tội chủ nghĩa kỳ thị, phân biệt chủng tộc, đáng chú ý là bằng tiếng Anh và nhắm vào độc giả toàn cầu.

Trung Quốc cũng phản đối mạnh mẽ các bài tường thuật trên truyền thông quốc tế về cách họ đối phó với dịch virus corona, mặc dù một vài trong số đó là các chỉ trích được đăng trên truyền thông địa phương. Trung Quốc gọi đó hoặc là thông tin sai lệch, hoặc kỳ thị chống lại Trung Quốc. Người dẫn chương trình nổi tiếng Liu Xin của CGTN so sánh việc này với “tấn công Trung Quốc khi họ đang yếu”.

Chính phủ Trung Quốc chính thức chỉ trích các nước, nhất là Mỹ, đã “tạo ra và giao rắc nỗi sợ hãi” bằng cách ban hành lệnh cấm nhập cảnh “không cần thiết” đối với du khách Trung Quốc.

Trong khi đó, căng thẳng và thất vọng đối với sự kỳ thị ngày càng sâu sắc tại nhiều cộng đồng thiểu số Trung Quốc và châu Á, khi đại dịch diễn biến phức tạp mà chưa có dấu hiệu kết thúc.

“Tôi thấy sợ hãi”, cô Yang, nghệ sỹ trang điểm ở Berlin mà chúng tôi đề cập ở đầu bày nói. Yang dự định sẽ tránh ra ngoài trong vài tuần tới.

Không phải những gì cô Yang trải qua tại phòng khám đã khiến cô hoảng sợ. Một người bạn Đức gốc Á gần đây cũng bị quấy rối tại một nhà ga xe lửa, trong khi một phụ nữ Trung Quốc bị tấn công dã man trên đường về nhà. Cảnh sát Berlin xếp vụ này vào loại phân biệt chủng tộc. Người phụ nữ Trung Quốc khẳng định trên mạng xã hội rằng bà bị gọi là “virus” và bị đánh đập sau khi bà chống trả.

“Tôi không muốn cự cãi với những người gọi tôi là virus. Tất cả những điều họ biết là những thứ mà họ đọc trên báo, và ta không thể thay đổi suy nghĩ của họ”, Yang nói.

“Thậm chí nếu tôi cho họ xem visa của tôi, nói với họ tôi thường trú ở đây, điều đó cũng chẳng có ý nghĩa gì. Bởi vì tất cả mọi thứ họ thấy chỉ là gương mặt Trung Quốc của tôi.”

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51568852

 

Nghiên cứu: COVID-19 lan truyền giống cúm hơn SARS

Các nhà khoa học ở Trung Quốc nghiên cứu các mẫu bệnh phẩm từ mũi và họng của 18 bệnh nhân bị nhiễm virus corona chủng mới cho biết virus này hoạt động giống như bệnh cúm hơn so với các loại virus có liên hệ gần gũi khác, một phát hiện cho thấy COVID-19 có thể lây lan dễ dàng hơn nhiều so với nhận định trước đây.

Trong ít nhất một trường hợp, virus hiện diện mặc dù bệnh nhân không có triệu chứng. Điều này xác nhận mối lo ngại rằng bệnh nhân không có triệu chứng cũng có thể lây bệnh.

Mặc dù mang tính sơ bộ, những phát hiện được công bố hôm 19/2 trên Chuyên san Y học New England đưa ra bằng chứng mới cho thấy virus corona mới này, đã giết chết hơn 2.000 người chủ yếu ở Trung Quốc, không giống như họ hàng virus corona có quan hệ mật thiết với nó.

Khác với Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng (SARS), vốn gây nhiễm trùng sâu trong đường hô hấp dưới có thể dẫn đến viêm phổi, COVID-19 dường như có mặt ở cả đường hô hấp trên và dưới. Điều này sẽ khiến nó không chỉ có khả năng gây viêm phổi nặng mà còn lây lan dễ dàng như cúm hoặc cảm lạnh thông thường.

Các nhà nghiên cứu ở tỉnh Quảng Đông đã theo dõi lượng virus corona ở 18 bệnh nhân. Một trong số họ, có mức độ virus vừa phải trong mũi và cổ họng, không bao giờ có bất kỳ triệu chứng bệnh nào.

Trong số 17 bệnh nhân có triệu chứng, nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy mức độ virus tăng lên ngay sau khi các triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên, với số lượng virus có trong mũi cao hơn trong họng, một dạng thức tương tự như cúm hơn là SARS.

Mức độ virus ở bệnh nhân không có triệu chứng tương tự như những biểu hiện ở những bệnh nhân có triệu chứng, chẳng hạn như sốt.

Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện của họ bổ sung cho các báo cáo rằng virus này có thể lan truyền sớm trong quá trình lây nhiễm và cho thấy rằng việc kiểm soát COVID-19 sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận khác với những gì đã làm với SARS, chủ yếu liên quan đến việc kiểm soát sự lây lan trong môi trường bệnh viện.

https://www.voatiengviet.com/a/nghien-cuu-covid-19-lan-truyen-giong-cum-hon-sars/5297768.html

 

Virus corona – Covid-19:

Hàng không thế giới có thể thiệt hại 30 tỉ đô la

Thụy My

Dịch bệnh do virus corona gây ra có thể làm các công ty hàng không bị thiệt hại đến 30 tỉ đô la trong năm 2020, theo ước tính của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) hôm nay 21/02/2020. Trong đó chỉ riêng khu vực châu Á-Thái Bình Dương có nguy cơ bị mất đến 27,8 tỉ đô la doanh thu.

Các biện pháp cách ly, vé bị hủy hàng loạt, du lịch giảm sút tại Trung Quốc và trên thế giới…khiến năm 2020 « sẽ là một năm rất khó khăn cho các công ty hàng không ». Tổng giám đốc IATA, ông Alexandre de Juniac hôm nay cảnh báo như trên.

Hiệp hội tập hợp 290 hãng hàng không cho biết nếu cộng thêm tác động từ việc lượng khách ở phần còn lại trên thế giới bị giảm, tổng thiệt hại có thể là 29,3 tỉ đô la – một đòn nặng nề đối với vận tải hàng không vốn thường xuyên gia tăng, có doanh số 838 tỉ đô la trong năm 2019. Số lượng đặt chỗ trên toàn thế giới có thể lần đầu tiên sẽ bị sụt giảm kể từ dịch SARS năm 2003.

Ông Alexandre de Juniac nhấn mạnh, việc ngăn chận sự lan truyền của Covid-19 phải là ưu tiên hàng đầu, trong đó các chính phủ đóng một vai trò quan trọng.

IATA cho rằng khó thể dự báo được tầm cỡ tác động của nạn dịch đối với ngành hàng không trong giai đoạn hiện nay, vì chưa ai biết được diễn biến. Tuy nhiên hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn cho thế giới nếu dịch bệnh virus corona lan rộng tại châu Á-Thái Bình Dương.

Nhiều hãng hàng không trong đó có Air France, British Airways, Air Canada, Lufthansa, Delta…đã ngưng các chuyến bay đến Hoa lục. OAG Aviation Worldwide cho biết các công ty hàng không Trung Quốc đã giảm 10,4 triệu chỗ đối với các chuyến bay nội địa kể từ khi nạn dịch khởi phát.

Theo Tổ chức Hàng không Quốc tế – ICAO, dịch corona chủng mới đã làm các công ty hàng không thế giới giảm từ 4 đến 5 tỉ đô la thu nhập. Và hậu quả sẽ còn nặng hơn dịch SARS, từng làm các hãng hàng không châu Á thiệt hại 6 tỉ đô la năm 2003.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200221-h%C3%A0ng-kh%C3%B4ng-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-c%C3%B3-th%E1%BB%83-thi%E1%BB%87t-h%E1%BA%A1i-30-t%E1%BB%89-%C4%91%C3%B4-la-v%C3%AC-virus-corona

 

Virus corona : Thiếu khách Trung Quốc,

các khu mua sắm cao cấp tại Pháp vắng vẻ đìu hiu

Thùy Dương

Sau hơn một năm ít nhiều bị ảnh hưởng vì tác động của phong trào đấu tranh Áo Vàng và các cuộc đình công, biểu tình chống cải cách chế độ hưu trí, cùng với ngành du lịch, các Grands Magasins – khu mua sắm hàng hiệu tại Paris – như Galeries Lafayette, Le Printemps, Le Bon Marché … lại “lâm nạn” virus corona Covid-19.

Theo báo Le Monde ngày 12/02/2020, nước Pháp trong năm 2018 đón 2,4 triệu du khách Trung Quốc và thu về tổng cộng 4 tỉ euro. Khách Trung Quốc dù chỉ chiếm 2,5% tổng số du khách nước ngoài, nhưng lại mang đến 7% doanh thu cho ngành du lịch Pháp. Du khách Trung Quốc là nhóm khách chi tiêu mua sắm « mạnh tay » bậc nhất khi du lịch tại Pháp. Tuần báo L’Express ngày 07/02 trích dẫn Ủy ban du lịch vùng Paris, theo đó 26% số tiền khách Trung Quốc chi tiêu trong kỳ du lịch tại Pháp là để mua sắm.

Còn tính riêng tại vùng Paris, theo Phòng Thương Mại Paris và vùng phụ cận, năm 2018, du khách Trung Quốc đã chi 265 triệu euro để mua sắm các mặt hàng thời trang, túi xách, nước hoa và đồ lưu niệm. Paris được nhiều du khách Trung Quốc – « tín đồ shopping » coi là « thiên đường mua sắm hàng hiệu ». Và theo công ty Planet chuyên về miễn thuế hàng, 57,9% hàng du khách Trung Quốc làm thủ tục miễn thuế là sản phẩm mua tại các Grands Magasins.

Tuy nhiên, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 đã bất ngờ khiến khách Trung Quốc « biến mất » tại các Grands Magasins. Vì dịch bệnh bùng phát và hoành hành dữ dội tại Trung Quốc, chính quyền Tập Cận Bình ra lệnh cấm người dân đi du lịch nước ngoài theo nhóm. Paris và vùng phụ cận, điểm đến vốn thu hút đến hơn 80% du khách Trung Quốc đến Pháp, và cũng là điểm đến được người Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng tại châu Âu, nay lại mất nguồn khách tới từ Trung Quốc, khiến ngành du lịch nói chung và ngành hàng cao cấp bị ảnh hưởng.

Tác hại của Covid-19 còn « tệ » hơn Áo Vàng và nạn đình công ?

Chị Lê Nguyễn Thị Lan, một hướng dẫn viên du lịch có rất nhiều kinh nghiệm đưa khách Việt Nam đi mua sắm hàng hiệu ở những cửa hàng cao cấp như Galeries Lafayette ở trung tâm Paris, nơi nổi tiếng thu hút đông du khách Trung Quốc, đã nhận thấy rõ sự khác biệt về lượng du khách trước và sau khi Trung Quốc công bố dịch bệnh. Mỗi tuần trung bình hai lần đưa khách du lịch Việt Nam đi mua sắm, theo quan sát của chị Lan, hậu quả của dịch bệnh corona đối với các khu có các cửa hàng cao cấp, nổi tiếng, còn nghiêm trọng hơn cả tác động của các cuộc biểu tình và đình công trong thời gian qua, vốn làm chao đảo nước Pháp . Trả lời phỏng vấn của RFI Tiếng Việt, chị Lan so sánh :

« Từ tháng 11/2018 là bắt đầu có phong trào biểu tình Áo Vàng, đến tháng 12/2019 thì có phong trào bãi công đòi quyền hưu trí ở Pháp kéo dài hơn 1 tháng và đến nay là dịch virus corona, trong ba đợt đỉnh điểm đó thì tôi thấy là dịch corona là ảnh hưởng lớn nhất đến công việc kinh doanh và doanh thu của các nhãn mác hàng hiệu. Vì đối với phong trào Áo Vàng thì họ vẫn có những quy định nhất định là chỉ được làm ở khu phố này, tụ điểm này, chứ không phải tràn lan hết tất cả Paris, khách du lịch người ta vẫn có thể đến được và những trung tâm mua sắm như Galeries Lafayette, Le Printemps không bị

ảnh hưởng gì, chỉ có trên đại lộ Champs-Elysées thì có bị ảnh hưởng. Nhưng lúc đấy thì người ta được báo trước rồi, họ sẽ không đến những khu đấy.

Còn về đình công tàu xe, đối với khách du lịch thì thực ra không ảnh hưởng lắm, vì thường khách du lịch họ đi xe riêng, hay có xe khách to đưa đi, nên tại các khu mua sắm như Galeries Lafayette, Le Printemps, tôi thấy vẫn đông đúc, vẫn phải xếp hàng từ sớm, từ lúc cửa hàng chưa mở cửa. Nhưng mà virus corona thì thực sự là khủng hoảng, bởi vì gần như khách du lịch Trung Quốc không được nhập cảnh rồi thì sẽ không thể nào mà đến mà xếp hàng hay chờ đợi mua đồ ở các trung tâm mua sắm như vậy được nữa. Tôi thấy là đợt dịch bệnh này thực sự là khủng hoảng, gây ảnh hưởng rất lớn. »

Điều chị Lan chia sẻ cũng được nhiều nhân viên bán hàng tại Galeries Lafayette công nhận. Chiều ngày thứ Hai 17/02/2020, phóng viên RFI Tiếng Việt có mặt tại nơi đây và nhận thấy rõ ràng khu mua sắm hàng cao cấp này hầu như không có du khách người Hoa, vắng vẻ so với trước đây.

Không còn cảnh du khách Trung Quốc xếp hàng dài

Không còn cảnh nườm nượp du khách Trung Quốc nhộn nhịp ra vào mua sắm, với những túi to, túi nhỏ đầy hàng hiệu trên tay. Cũng không còn cảnh khách hàng, đa phần là người Hoa, xếp hàng dài dằng dặc bên ngoài cửa hàng hiệu Louis Vuitton, Chanel, Dior … chờ đến lượt được mời vào mua hàng. Trung tâm mua sắm chỉ còn lác đác khách, và cũng rất ít khách người châu Á. Một nhân viên bán hàng người Trung Quốc tại một quầy hàng thời trang cho biết, trước đây, mỗi ngày thường bán được khoảng 25 sản phẩm cho du khách Trung Quốc thì nay cả ngày nhiều lắm cũng chỉ bán được 1-2 sản phẩm :

« Vâng, đúng là như vậy. Kể từ khi có virus corona, ngày càng có ít khách hàng vào trung tâm mua sắm Galeries Lafayette, quầy hàng chúng tôi cũng vắng khách. Doanh thu của chúng tôi giảm so với năm ngoái, bởi vì khách hàng chính của chúng tôi là người Trung Quốc. Bây giờ ngày càng ít khách Trung Quốc đến Pháp, nên doanh thu của chúng tôi sụt giảm, điều này tác động thực sự đến quầy hàng của chúng tôi. Cửa hàng nào cũng mất khách, chắc chắn là như vậy, ở Galeries Lafayette cũng thế.

Tôi nghĩ là doanh thu của Galeries Lafayette giảm nhiều, bởi vì trong những năm qua, nhờ du khách Trung Quốc, chúng tôi có doanh thu cao. Bây giờ thì chúng tôi chỉ nói về thời tiết, chẳng có ai đến mua sắm ở cửa hàng Lafayette nữa, buổi sáng, buổi tối, cả ngày đều như vậy. Hôm nay thì có khá hơn một chút. Tuần trước thì thật là kinh khủng, mỗi ngày chúng tôi chỉ bán được 1-2 sản phẩm là tối đa. Hôm nay thì đỡ hơn tuần trước một chút, bởi vì có du khách tới từ các nước khác. Tuần trước thì đúng là khủng khiếp thật. Tôi nghĩ là trong một vài tuần tới thì du khách Trung Quốc vẫn chưa trở lại đâu, chưa thể được, bởi vì tình hình virus vẫn còn nghiêm trọng, nhưng tôi tin rằng trong một vài tháng nữa, đến tháng 5, tháng 6 thì có thể ».

Quá sớm để đánh giá thiệt hại ?

Qua trao đổi, một số nhân viên bán hàng của nhiều nhãn mác nhau đều trả lời nói  : « Chị thấy đấy, Lafayette còn mấy khách đâu, đợt này hầu như chẳng có khách hàng Trung Quốc nào đến nữa đâu ». Tuy nhiên, vì nhiều lý do, sợ ảnh hưởng tới uy tín của nhãn hàng và của Galeries Lafayette, họ đều tránh, không muốn trả lời phỏng vấn chính thức.Báo Le Parisien ngày 13/02 trích dẫn một chuyên gia về thương mại Paris : « Dù có thế nào thì cũng không một ai muốn công bố các số liệu đang tụt giảm ». Còn bà Alexandra van Weddingen, giám đốc truyền thông của trung tâm mua sắm Galeries Lafayette tuyên bố : « Chúng tôi sẽ không trao đổi về chủ đề này ».

Vì thế, hiện nay, chưa thể có những thẩm định chính thức về thiệt hại trong lĩnh vực hàng hiệu tại Pháp trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19. Các chuyên gia về thương mại và du lịch cũng chưa có một nghiên cứu chính thức nào. Bà Elisabeth Ponsolle des Portes, một đại diện của Comité Colbert, hiệp hội tập trung hơn 80 thương hiệu cao cấp của Pháp, nhận định : « Hiện giờ vẫn còn quá sớm để biết tác động đối với lĩnh vực hàng cao cấp ». Tuy nhiên, bà cũng cho biết người Trung Quốc chiếm tới 25% khách hàng của các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội Colbert.

Chị Lan, người thường xuyên đưa khách đến khu mua sắm hàng hiệu Lafayette, giải thích thêm : « Tôi đã làm công việc này được gần 5 năm rồi. Tôi hay đưa mọi người đến khu mua sắm Galeries Lafayette. Hầu như tất cả mọi người đều biết khu vực đó, bởi vì trong Galeries Lafayette thì tập trung nhiều cửa hàng hàng hiệu, nhiều mác lớn như Louis Vuitton, Chanel Dior. Mọi người vào đấy thì có thể tiện đi mua được các mác trong cùng một chỗ luôn, mà không phải đi rải rác các cửa hàng. Chính vì thế, thường trong Galeries Lafayette rất là đông. Galeries Lafayette có những discount (giảm giá) rất là tốt cho khách hàng, chính vì thế Galerie La Fayette thu hút được rất nhiều khách hàng đến mua sắm.

Mọi khi khách du lịch rất đông, và hầu như tất cả các cửa hàng đều quá tải về số lượng khách hàng, và khách phải xếp hàng rất đông ở các cửa hàng bên ngoài. Galeries Lafayette thường mở cửa từ 9h30 sáng, nhưng thường khách xếp hàng vào mua có thể đến từ 8h30, 9h. Họ đứng sẵn ngoài cửa, từ trước

khi cửa hàng mở cửa. Khi cửa hàng mở cửa là họ ào vào luôn, và điểm thu hút lớn nhất là Louis Vuitton. Tất cả hầu như chạy ào vào đứng để làm sao xếp hàng mua được sớm nhất.

Mọi người thường hay nói là người châu Á giàu, nhiều tiền, mới xếp hàng mua được, nhưng đó là thời gian trước, bây giờ tôi đưa khách đi thì thấy lượng khách giảm đi rất nhiều. Tìm hiểu ra thì thấy đó là do dịch bệnh virus corona vừa rồi, và lúc đấy mới có thể kiểm chứng một điều là trước đây gần như 70% khách hàng xếp hàng trước các cửa hàng là người Trung Quốc, chứ không phải là người châu Á nói chung. Đến bây giờ thì gần như các cửa hàng không phải xếp hàng nữa, mọi người đến là có thể vào để mua được luôn. Chính vì thế, tôi thấy là dịch bệnh virus corona đợt này ảnh hưởng khá lớn đến việc kinh doanh và doanh thu của tất cả các nhãn mác hàng hiệu đặc biệt là Louis Vuitton. »

Vận rủi của người này lại đôi khi lại là cái may của người khác

Chị Lan có đông khách du lịch có nhu cầu mua túi Louis Vuitton. Chị cho biết là việc vắng khách Trung Quốc khiến công việc của chị và việc mua sắm của khách Việt Nam thuận lợi, nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều, nhưng không khí trong trung tâm mua sắm thì rất trầm lắng :

« Louis Vuitton có lượng túi bán ra cho khách hàng có một sự hạn chế nhất định và giá cả nói chung so với Chanel, Dior thì Louis Vuitton là một hãng mác có thể nói là giá cả vừa phải nhất, chính vì vậy có thể thu hút được nhiều khách muốn có những cái túi hot. Tôi chụp được những bức ảnh từ trước khi có dịch bệnh này, khách có thể xếp hàng rất đông, dài, có nhiều khách sẵn sàng chờ trước cửa hàng 1, 2 thậm chí là 3 tiếng đồng hồ để vào mua, nhưng mà bây giờ, nếu mà có xếp hàng thì cũng chỉ 1, 2, vài ba người. Còn thường mấy ngày gần đây tôi đi thì thấy không có khách xếp hàng ở đấy nữa.

Thời gian này tôi thấy dễ dàng hơn cho công việc của mình, tôi có thể đưa khách đi mà mọi người không phải chen chúc nhau, không phải xếp hàng, chờ đợi lâu, nhưng mà thực sự là trong Galeries Lafayette thì bây giờ không khí rất là buồn tẻ, bởi vì không còn đông đúc nhộn nhịp như trước đây nữa ».

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200221-ph%C3%A1p-thi%E1%BA%BFu-kh%C3%A1ch-trung-qu%E1%BB%91c-c%C3%A1c-khu-mua-s%E1%BA%AFm-cao-c%E1%BA%A5p-v%E1%BA%AFng-nh%C6%B0-ch%C3%B9a-b%C3%A0-%C4%91anh

 

Xả súng ở Hanau :

Người dân Đức biểu tình chống khủng bố cực hữu

Thụy My

Sau vụ một người cực hữu xả súng làm 9 người thiệt mạng tối thứ Tư tại Hanau gần Frankfurt, nhiều cuộc biểu tình tối ngày 20/02/2020 đã diễn ra trên khắp nước Đức. Tại Hanau, thành phố đa văn hóa nơi xảy ra vụ khủng bố, khoảng 5.000 người dân tập họp tưởng niệm các nạn nhân đồng thời phản đối nạn phân biệt chủng tộc.

Từ Hanau, đặc phái viên Pascal Thibaut gởi về bài tường trình :

« Nazis raus – Bọn quốc xã cút đi ! Kẻ thù đã rõ mặt đối với khoảng 5.000 người biểu tình tập trung ở quảng trường trung tâm Hanau, trong số đó có nhiều người ngoại quốc. Họ đến để tưởng niệm các nạn nhân và bày tỏ tình tương thân tương ái với thân nhân những người thiệt mạng.

Một phụ nữ trẻ cho biết : Chúng tôi sống cùng trong một thành phố, cần phải hỗ trợ nhau. Tất nhiên việc biểu tình không thể làm các nạn nhân sống lại, và không an ủi được mấy đối với những người thân của họ. Tuy nhiên họ thấy chúng tôi ở đây, và đây là điều tốt cho tất cả.

Đó cũng là thông điệp mà các viên chức lên phát biểu muốn đưa lại, trước hết là tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier. Ông tuyên bố : Chúng ta có tình liên đới, chúng ta muốn sống chung hòa hợp với nhau và luôn chứng tỏ điều này : đó là phương thuốc mạnh mẽ nhất chống lại hận thù.

Bài diễn văn của tổng thống bị nhiễu loạn bởi một số người biểu tình, họ chỉ trích việc Nhà nước thiếu hiệu quả trong cuộc đấu tranh chống cực hữu. Một thanh niên gốc Thổ Nhĩ Kỳ thổ lộ : Trong những tháng gần đây chúng tôi nhận thấy bạo lực của phe cực hữu tăng lên, trong khi chính phủ không nỗ lực nhiều lắm để ngăn chận. Tình trạng này cần phải thay đổi.

Cho dù nỗi xúc động bao trùm lên đám đông tối qua, các vụ tấn công liên tục của phe cực hữu và mối đe dọa từ phe này ngày càng gây lo ngại tại Đức.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200221-x%E1%BA%A3-s%C3%BAng-%E1%BB%9F-hanau-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%A9c-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-ch%E1%BB%91ng-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91-c%E1%BB%B1c-h%E1%BB%AFu

 

Virus corona: Người biểu tình Ukraine

tấn công xe bus chở người về từ Vũ Hán

Hàng chục người biểu tình ở một thị trấn của Ukraine đã tấn công các xe bus chở người trở về từ vùng dịch Vũ Hán, Trung Quốc.

Những người trở về được đưa ngay đến bệnh viện ở Novi Sanzhary, khu vực trung tâm Poltava, nơi họ sẽ bị cách ly trong 14 ngày.

Bàn tròn BBC: Covid-19: nhiễu loạn thông tin và tác động xã hội của dịch bệnh

Virus corona: Hai người Nhật và một người Hàn tử vong

Virus corona: TQ trục xuất ba nhà báo của Wall Street Journal

Virus corona: Các nạn nhân đáng chú ý tại Vũ Hán

Ứng phó với Covid-19: VN ‘trước thụ động, sau thái quá’?

Nhiều người dân Ukraine lo sợ virus có thể lây lan vào thị trấn, nơi có dân số khoảng 10.000 người.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi người dân thể hiện tình đoàn kết và nhắc nhở rằng “tất cả chúng ta đều là con người”.

Trước đó hôm thứ Năm, 45 người Ukraine và 27 người nước ngoài đã được sơ tán từ Vũ Hán, Trung Quốc, tới Kharkiv ở phía đông Ukraine.

Sáu xe bus sau đó đưa họ tới bệnh viện ở Novi Sanzhary, nơi họ đụng độ với nhóm những người biểu tình ném đá và đốt phá.

Bộ Y tế Ukraine nói rằng, không người nào trong số người trở về từ Vũ Hán bị ốm.

Bộ Ngoại giao Ukraine nói thêm rằng, ba người Ukraine và một người sống tại Kazakhstan đã bị bỏ lại ở Trung Quốc, bởi họ đã báo là đang bị sốt.

Thủ tướng Oleksiy Honcharuk, Bộ trưởng Y tế Zoriana Skaletska và Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov đều đã tới Novi Sanzhary để cố gắng hạ nhiệt tình hình.

Trong video do truyền thông địa phương đăng tải, ông Avakov được trông thấy đang nói với người biểu tình: “Chúng ta không nói về những người đã nhiễm bệnh, chúng ta nói về những người khỏe mạnh.”

Một người liền trả lời: “Cho tới lúc này.”

Trong một thông cáo, Tổng thống Zelensky thúc giục người dân thể hiện tình đoàn kết và kiềm chế biểu tình

“Hầu hết những người này đều ở tuổi dưới 30. Họ giống như con cái của nhiều người trong số chúng ta,” ông nói.

“Nhưng có một mối nguy hiểm khác mà tôi muốn đề cập tới. Mối nguy của việc quên mất rằng chúng ta đều là con người và chúng ta là người Ukraine. Mọi người trong chúng ta – bao gồm những người đã phải ở lại Vũ Hán trong đại dịch.”

Hơn 76.000 ca nhiễm virus có tên gọi Covid-19 đã được báo cáo, với 2,247 người đã thiệt mạng.

Hầu hết các ca nhiễm và tử vong đều ở Trung Quốc.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51582456

 

Gruzia tố cáo Nga là thủ phạm vụ tấn công mạng

Tú Anh

Gruzia khẳng định là nạn nhân của một đợt tin tặc hồi tháng 10 năm 2019 mà thủ phạm là Tình báo quân đội Nga GRU. Hàng loạt trang chủ của chính phủ, thành phố, ngân hàng, báo chí, hiệp hội phi chính phủ bị tấn công. Từ khi độc lập vào năm 1991, mối quan hệ giữa nước cộng hoà trung Á này với Nga luôn gặp khó khăn. Tbilissi kêu gọi Tây phương ủng hộ. Washington và Luân Đôn yêu cầu Matxcơva chấm dứt thái độ thù hằn.

Từ Tbilisi, thông tín viên Régis Genté phân tích :

Vụ tấn công mạng ngày 28/10/2019 do Cơ quan đầu não của Bộ Tổng tham mưu quân đội liên bang Nga hoạch định và chỉ huy.

Với lời xác quyết này, bộ Ngoại Giao Gruzia công bố kết quả điều tra sau vụ tin tặc mà Gruzia là nạn nhân cách nay đúng 4 tháng.

Trong đợt tấn công này, tin tặc thay thế trang chủ của hàng trăm web site của Nhà nước Gruzia bằng bức ảnh cựu tổng thống Mikheil Saakashvili kèm theo hàng chữ : Tôi sẽ trở lại. Cựu tổng thống Mikheil Saakashvili là nhân vật mà cả Matxcơva lẫn chính quyền hiện nay tại Tbilissi đều không thích.

Trò chơi khôi hài này làm chính phủ Gruzia lo ngại. Một mặt, quốc gia này từng bị tin tặc tấn công trong cuộc chiến Nga-Gruzia vào mùa hè 2008, mặt khác nhiều nước cộng hoà thành viên cũ của Liên Xô trước đây, như Gruzia, cũng là nạn nhân của tin tặc.

Điển hình là các trang mạng của Estonia năm 2007 và gần hơn nữa và nghiêm trọng hơn nữa là vụ hệ thống điện của Ukraina bị phá vào năm 2015 .

Vụ tin tặc hồi tháng 10 năm 2019 còn chứng tỏ Matxcơva không tha Tbilissi, bất cần chính sách hòa dịu của chính phủ mới.

Đó là lý do Gruzia kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án vụ tấn công mạng.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200221-grusia-t%E1%BB%91-c%C3%A1o-nga-l%C3%A0-th%E1%BB%A7-ph%E1%BA%A1m-v%E1%BB%A5-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-m%E1%BA%A1ng

 

Iran : Giáo chủ Khamenei kêu gọi

đi bầu Quốc Hội đông đảo

Thụy My

Tại Iran, các địa điểm bỏ phiếu sáng nay 21/02/2020 mở cửa, khoảng 58 triệu cử tri, bầu ra 290 đại biểu Quốc Hội, trong khi hơn phân nửa số ứng cử viên đăng ký đã bị loại ra. Giáo chủ Khamenei kêu gọi người dân đi bầu đông đảo.

Hội Đồng Bảo Hiến Iran gồm hầu hết là phe bảo thủ, đã loại đến 7.300 ứng cử viên gồm những khuôn mặt chủ chốt của phe cải cách, chỉ giữ lại 7.150 người. Tại Teheran, liên minh các đảng ôn hòa quyết định không tham gia, tuy nhiên 8 đảng lại ra tranh cử với danh sách riêng. Sự thiếu đoàn kết này lại tạo thêm bất lợi, trong khi phe bảo thủ chỉ đưa ra một danh sách duy nhất, trong đó có bạn bè của cựu tổng thống dân túy Mahmoud Ahmadinejad.

Nhiều nhân vật cải cách cảnh báo nếu cử tri vắng mặt nhiều, những người cực đoan nhất sẽ giành chiến thắng. Thông tín viên Oriane Verdier tại Teheran cho biết không khí tại một đền thờ Hồi giáo được dùng làm phòng phiếu :

« Các cử tri dần dà đến đền thờ xinh đẹp lát gạch hai màu xanh vàng. Đối với những người đi bầu từ sáng sớm, đây là hành động quan trọng để bày tỏ ý muốn của mình. Mỗi người sẽ chọn ra một danh sách 30 dân biểu của mình cho 30 ghế của thành phố Teheran.

Chúng tôi đã trò chuyện với một cặp vợ chồng đã xác định một danh sách gồm các ứng cử viên bảo thủ và cải cách, mà theo họ là có vẻ chân thành nhất và không tham nhũng – một tiêu chí quan trọng. Ban tổ chức cho biết hiện giờ nhà báo nhiều hơn là cử tri, nhưng chắc chắn sau đó sẽ có nhiều người đến bỏ phiếu, sau buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu.

Nhiều người vẫn còn phân vân. Một cặp vợ chồng khác nói rằng con trai họ vẫn chưa biết có đi bầu hay không, hy vọng đến cuối giờ chiều mới có quyết định rõ ràng.

Phòng phiếu dự kiến sẽ đóng cửa vào 18 giờ, nhưng vẫn có thể mở tiếp nếu có đông người đến trễ vào cuối ngày ».

Hôm qua Washington loan báo trừng phạt tài chính đối với năm quan chức của Hội Đồng Bảo Hiến, tố cáo « các thủ đoạn trong bầu cử ». Còn hôm nay theo Reuters, Nhóm hành động tài chính (GAFI) một lần nữa lại cho Iran vào danh sách đen vì không tuân thủ các tiêu chí quốc tế trong việc chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200221-iran-gi%C3%A1o-ch%E1%BB%A7-khamenei-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-%C4%91i-b%E1%BA%A7u-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-%C4%91%C3%B4ng-%C4%91%E1%BA%A3o

 

Đại sứ các nước thành viên Cấp cao Đông Á nhóm họp

tại Indonesia: Ủng hộ ASEAN và TQ đàm phán

Đại sứ các nước thành việc Cấp cao Đông Á (EAS, 13/2) đã nhóm họp tại Thủ đô Jakarta của Indonesia. Tại cuộc họp, các nước đối tác khẳng định ủng hộ ASEAN và Trung Quốc đàm phán để sớm đạt được một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, hiệu lực phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Đây là cuộc họp đầu tiên trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam với mục đích kiểm điểm các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ EAS. Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại ASEAN, Đại sứ Trần Đức Bình giữ vai trò chủ trì. Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Trần Đức Bìnhđã chia sẻ với các nước tham gia EAS về ý nghĩa của chủ đề “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” và các ưu tiên của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 nhằm thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN, đẩy mạnh quan hệ với đối tác vì hoà bình và phát triển bền vững, phát huy vai trò đóng góp của ASEAN trong cộng đồng quốc tế, mở rộng và nâng tầm quan hệ với đối tác, góp phần củng cố hoà bình, ổn định, an ninh và phát triển trong khu vực.Các nước tham gia EAS hoan nghênh chủ đề năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam và khẳng định ủng hộ các ưu tiên của Việt Nam, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam và ASEAN trong việc hiện thực hoá những ưu tiên này, cũng như các sáng kiến và hoạt động do Việt Nam đề xuất nhân kỷ niệm 15 năm thành lập EAS (2005-2020) và định hướng cho sự phát triển của Cấp cao Đông Á trong những thập kỷ tiếp theo trên cơ sở các thành tựu đạt được qua 15 năm, các nguyên tắc cơ bản đã được khẳng định giá trị và vai trò trung tâm của ASEAN, tiếp tục đóng góp cho hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực.

Cuộc họp ghi nhận và đánh giá cao kết quả tích cực của các hoạt động hợp tác nhằm thực hiện quyết định của Lãnh đạo Cấp cao được thể hiện thông qua các Tuyên bố Cấp cao Đông Á từ năm 2005 đến nay cũng như Kế hoạch Hành động Manila (2018-2022) trong các lĩnh vực chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, tăng cường kết nối ASEAN, hợp tác biển, công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs), hợp tác năng lượng, môi trường và quản lý thiên tai. Các nước cũng nhấn mạnh, ưu tiên nguồn lực và thúc đẩy triển khai hợp tác trong các lĩnh vực nhiều tiềm năng như tài chính, giáo dục, ứng phó với biển đổi khí hậu, xử lý rác thải nhựa trên biển, và y tế… Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh do virus corona (Covid-19), các nước khẳng định sự ủng hộ và sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Trung Quốc ngăn chặn dịch lây lan, đồng thời nhấn mạnh cần chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong việc phát hiện và ngặn chặn dịch bệnh, hướng tới cập nhật và hoàn thiện các cơ chế phối hợp và ứng phó với dịch bệnh trong tương lai.

Tại cuộc họp, các nước trao đổi ý kiến và đánh giá về tình hình quốc tế và khu vực như vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, hỗ trợ Myanmar trong tiến trình hồi hương và giải quyết bền vững các vấn đề tại Rakhine.

Về Biển Đông, các nước đối tác khẳng định ủng hộ ASEAN và Trung Quốc đàm phán để sớm đạt được một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, hiệu lực phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), đồng thời nhấn mạnh các nguyên tắc tự kiềm chế, không quân sự hóa, giải quyết hoà bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, tránh các hành động làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin và ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán COC.

Trước đó, tại Hội nghị cấp cao EAS lần thứ 14 (4/11/2019) tại Thái Lan, các nước đã dành nhiều thời gian thảo luận về tình hình Biển Đông. Đa số các nước kêu gọi kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Các nước đánh giá EAS là cơ chế hàng đầu đối thoại về an ninh, chiến lược ở khu vực; đánh giá tình hình thế giới diễn biến phức tạp, biến động nhanh chóng, thuận lợi thách thức đan xen. Đa số các nước cho rằng EAS, với một nửa dân số thế giới phải được củng cố và phát huy, thực sự trở thành diễn đàn của các lãnh đạo, trao đổi các nội dung chiến lược, liên quan tới hòa bình, ổn định khu vực. Ngoài ra, Hội nghị đánh giá ý nghĩa Tài liệu Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện tầm nhìn, nguyên tắc và các lĩnh vực hợp tác ưu tiên của ASEAN trong hợp tác với các đối tác. Các đối tác bày tỏ mong sớm thấy các hoạt động hợp tác cụ thể thời gian tới.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tầm quan trọng của EAS, diễn đàn của các lãnh đạo đối thoại và hợp tác vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố ủng hộ EAS đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, thúc đẩy hình thành các chuẩn mực ứng xử và khuôn khổ quan hệ dựa trên luật lệ giữa các quốc gia trong khu vực; nhấn mạnh tình hình Biển Đông chưa thật sự bền vững vẫn còn những sự việc gây quan ngại, đi ngược lại luật pháp quốc tế, có thể ảnh hưởng hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không; ề nghị các nước đẩy mạnh đối thoại, xây dựng lòng tin, hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, thực hiện nghiêm túc DOC và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế vì Biển Đông hòa bình, hợp tác và phát triển thịnh vượng.

Cấp cao Đông Á (EAS) được thành lập năm 2005 và hiện có 18 nước thành viên bao gồm 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác của ASEAN (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Liên bang Nga và Mỹ). Nước Chủ tịch ASEAN đồng thời là Chủ tịch của Cấp cao Đông Á. Cuộc họp Đại sứ các nước thành viên Cấp cao Đông Á (EAS) tại Jakarta được triển khai trên cơ sở Tuyên bố Cấp cao Đông Á năm 2015 với mục đích theo dõi và thúc đẩy việc triển khai quyết định của các Cấp cao Đông Á và các hoạt động hợp tác thuộc Kế hoạch Hành động Manila.

http://biendong.net/bien-dong/33122-dai-su-cac-nuoc-thanh-vien-cap-cao-dong-a-nhom-hop-tai-indonesia-ung-ho-asean-va-tq-dam-phan.html

 

Dù Olympic có bị Covid-19 đe dọa,

thị trưởng Tokyo nói London hãy lui ra

Thị trưởng Tokyo Yuriko Koike hôm thứ Sáu 21/2 mạnh mẽ bác bỏ phát biểu của ứng cử viên thị trưởng London Shaun Bailey với tuyên bố rằng London có thể thay Tokyo đăng cai Olympic vào mùa hè sắp tới do dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng đến Nhật Bản.

Ông Bailey đăng lên Twitter: “London có thể đăng cai Olympic 2020. Chúng tôi có sẵn cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm. Và do dịch bệnh virus corona bùng phát, thế giới có thể cần chúng tôi đứng ra giúp.

“[Khi] Là thị trưởng, tôi sẽ đảm bảo rằng London sẵn sàng đáp ứng yêu cầu tổ chức Thế vận hội. London từng đăng cai Thế vận hội vào các năm 2012, 1948 và 1908.”

Người phát ngôn của thị trưởng London Sadiq Khan đương nhiệm nói với báo CityAM: “Mọi người đang nỗ lực hướng tới một thế vận hội tuyệt vời ở Tokyo. Trong trường hợp cần thiết khó có khả năng xảy ra, London, như đã từng làm trong lịch sử, sẽ cố gắng hết sức để đứng ra giúp.”

Nhưng trong một bình luận không nể nang hiếm khi thấy của thị trưởng Koike, bà đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị của ông Bailey, nói rằng đó là một phát biểu “không thích hợp để biến thành một chủ đề trong vận động tranh cử thị trưởng London.

“Một lý do tại sao vấn đề này đã thu hút sự chú ý của thế giới là do chiếc du thuyền,” bà Koike ám chỉ chiếc Diamond Princess, tàu du lịch trước đó bị cách ly ngoài khơi Nhật Bản mà cho tới nay đã có hơn 600 du khách bị nhiễm virus corona.

“Nhưng tàu du lịch đó mang quốc tịch Anh,” bà Koike nói. “Tôi muốn các khía cạnh như thế cần được hiểu rõ.”

Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cũng nói rằng không cần có kế hoạch dự phòng để hoãn, hủy bỏ hoặc di chuyển Olympic Tokyo đi nơi khác, bất chấp những ca lây nhiễm virus corona có tăng lên hàng ngày ở Nhật Bản.

“Tôi có thể xác nhận Tokyo 2020 vẫn đi đúng hướng,” quan chức hàng đầu của IOC John Coates tuyên bố hồi tuần trước tại Tokyo. Còn Giám đốc điều hành của Olympic Tokyo 2020, ông Yoshiro Mori mạnh mẽ chỉ trích “những tin đồn vô trách nhiệm” về Thế vận hội Tokyo.

(Theo AFP, CNA)

https://www.voatiengviet.com/a/du-olympic-co-bi-covid-19-de-doa-thi-truong-tokyo-noi-london-hay-lui-ra/5298421.html

 

Cách ly du thuyền Diamond Princess

để chặn virus corona: Một thảm họa ?

Mai Vân

Điều mà nhiều người lo ngại đã xẩy ra. Vào hôm qua, 20/02/2020, hai trường hợp tử vong đầu tiên đã được ghi nhận trong số hành khách bị nhiễm virus corona (Covid-19) trên chiếc du thuyền Diamond Princess đang bị cách ly vì dịch bệnh ở cảng Yokohama (Nhật Bản). Hai cái chết trên đây là bề nổi của một thảm trạng diễn ra đối với cả ngàn người bị cô lập trên tàu, với số ca lây nhiễm virus tăng đều mỗi ngày như thể không có gì ngăn cản nổi.

Theo số liệu tính đến cuối ngày hôm qua, 20/02, trên tổng số 3700 người trên chiếc du thuyền, đã có đến 634 ca bị xét nghiệm dương tính với virus corona, một con số không ngừng gia tăng từ khi con tàu bị cách ly ở cảng Nhật Bản ngày 04/02.

Từ một ca duy nhất của một hành khách Hồng Kông chỉ ở trên tàu có 5 hôm, đã rời tàu hôm 25/01 ở Hồng Kông, nhưng sau đó đã bị xét nghiệm dương tính với virus Covid-19 hôm 01/02, đến ngày 04/02, đã có thêm 10 người bị phát hiện nhiễm virus, dẫn đến quyết định cách ly con tàu ở cảng Yokohama trong khoảng thời gian 14 ngày.

Vấn đề là trong thời gian cách ly, số người bị xét nghiệm dương tính cứ mỗi ngày mỗi tăng, vượt mức 100 người hôm 10/02, 200 người hôm 13/02, rồi 300 người hôm 17/02, 400 người một hôm sau, để vượt ngưỡng 600 – chính xác là 621– hôm 19/02, tức là ngày hết thời hạn cách ly.

Sai lầm nghiêm trọng

Tình trạng lây nhiễm mạnh và nhanh của virus corona trên du thuyền Diamond Princess đã làm dấy lên nghi vấn về tính chất hữu hiệu của biện pháp cách ly, và cô lập con tàu như chính phủ Nhật Bản đã làm.

Đối với một số chuyên gia y tế, biện pháp cách ly người trên chiếc tàu là “một thất bại chưa từng thấy”. Trên nhật báo Mỹ New York Times, một bác sĩ chuyên về bệnh truyền nhiễm ở Tokyo đã đánh giá là việc cô lập số 3.700 người vừa hành khách, vừa thủy thủ đoàn và nhân viên phục vụ trên du thuyền là một sai lầm nghiêm trọng.

Đánh giá kể trên rất khó phản bác nếu ta nhìn vào số người bị lây nhiễm ngày càng nhiều trên con tàu bị cô lập, đó là chưa kể đến hai ca tử vong vừa được ghi nhận hôm qua.

Trong thực tế, chiếc Diamond Princess đã trở thành ổ dịch lớn nhất ngoài Trung Quốc, và các chuyên gia vẫn đang cố tìm hiểu là do đâu mà virus Covid-19 đã có thể lây lan một cách nhanh chóng và dễ dàng như thế trong cộng đồng bị cô lập trên tàu.

Thực hiện cách ly không đúng

Bị chỉ trích nhiều nhất là việc quản lý trên tàu. Trả lời hãng tin Mỹ AP, bác sĩ Paul Hunter, giáo sư đại học y khoa East Anglia, Anh Quốc, đã cho rằng “có lẽ người sống trên tàu không bị cô lập với nhau một cách đúng đắn như chúng ta nghĩ”.

Bác sĩ Clare Wenham, trả lời nhật báo Anh The Guardian cũng nêu bật một số sai sót trong những điều kiện cách ly, vừa “không đáng tin cậy”, vừa “phản tác dụng”. Đối với vị giáo sư về chính sách y tế thế giới, ở trường London School of Economics, thì chiếc tàu đã trở thành một nơi ủ bệnh. Việc tổ chức thiếu nghiêm túc đến nỗi mà ngay trong giới y tế Nhật Bản, 3 người phụ trách cách thức cách ly trên tàu cũng đã bị nhiễm virus.

Theo bác sĩ Nathalie MacDermott, chuyên gia về dịch tễ ở King’s College, Luân Đôn, việc cách ly đã không được thực hiện đúng. Trả lời AP, bà cho là chủ trương cách ly hoàn toàn có thể có kết quả, nhưng vấn đề là các lãnh đạo đã thiếu những thông tin cần thiết.

Bà nói, có thể có một phương cách lây nhiễm mà chúng ta không biết, ví dụ qua những đường ống thông hơi trên tàu. Vị bác sĩ này còn nhấn mạnh là cần tìm hiểu thêm là những biện pháp được thực hiện như thế nào trên tàu, cách lọc không khí ra sao. Con tàu cần được khử trùng kỹ lưỡng trước khi dùng làm nơi cách ly, điều không thể thực hiện với hàng ngàn người trên tàu.

Trả lời tờ New York Times, bác sĩ Eiji Kusumi, nói thẳng thừng: “Bài học duy nhất rút ra từ sự kiện này là không thể tiến hành cách ly trên một chiếc tàu”. Một số chuyên gia khác, cũng cùng quan điểm, cho là đáng lý ra hành khách phải được đưa lên bờ để cách ly.

Ông Arthur Caplan, giáo sư về đạo đức sinh học ở Đại Học Y Khoa New York cho rằng “ai cũng biết tàu là nơi ủ virus”.

Quản lý kém

Ngoài vấn đề phương pháp không hiệu nghiêm, cách quản lý của Nhật Bản cũng bị chỉ trích nghiêm khắc vì đã biến chiếc tàu thành “một nhà tù trên biển”.

Ông Mark Eccleston, giáo sư luật ở Đại học Keele, chỉ trích vấn đề thiếu tôn trọng quyền con người và nhắc lại là giới hạn các quyền tự do nhân danh sức khỏe công cộng thì phải đáp ứng một số đòi hỏi để được xem là hợp pháp và chính đáng.

Trong trường hợp chiếc du thuyền Diamond Princess, ông Eccleston nhấn mạnh trên tình trạng phân biệt đối xử trong việc cô lập: người thì có được bao lơn để hít thở, người bị “nhốt” trong những cabin một chục mét vuông, chỉ được khuây khỏa với một khoảng thời gian đi dạo trên boong tàu hàng ngày. Họ đã phải chịu cảnh khổ ải vì các quan chức Nhật quyết định đó là để phòng chống Covid-19, một mục tiêu coi như bất thành vì 15% người trên tàu đã bị bệnh.

Phải kéo dài cách ly

Trên nguyên tắc, 19/02 là ngày hết thời hạn cách ly, và trong một đợt đầu tiên, 500 hành khách được xét nghiêm âm tính với virus đã được ròi tàu. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng chưa thể chấm dứt hoàn toàn việc cách ly.

Trả lời tờ báo Mỹ Huffpost, bà Anne Gofar, giáo sư về vi trùng học ở Đại Học Lille, miền bắc Pháp, giải thích, nếu theo đúng quy định nghiêm ngặt của việc cách ly thì không thể bãi bỏ biện pháp này khi mà vẫn còn những ca nhiễm mới.

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO thì cách ly chỉ kéo dài đối với những người đã có tiếp xúc gần với những ca phản ứng dương ghi nhận vào ngày cuối này. Những người đó sẽ phải bị cách ly thêm 14 ngày nữa, kể từ ngày họ tiếp xúc với người có phản ứng dương tính.

Đây chính là vấn đề đặt ra đối với những người đã được rời tàu Diamond Princess để lên bờ. Theo báo chí Úc vào hôm nay, chính quyền Canberra vừa xác nhận hai ca lây nhiễm virus corona trong số 160 hành khách Úc trên con tàu vừa được hồi hương.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200221-ca%CC%81ch-ly-du-thuy%C3%AA%CC%80n-diamond-princess-%C4%91%C3%AA%CC%89-ch%C4%83%CC%A3n-covid-19-m%C3%B4%CC%A3t-tha%CC%89m-ho%CC%A3a-ok

 

Hàn Quốc áp dụng biện pháp ‘khẩn cấp’

ở Daego và Cheongdo vì virus corona

Nam Hàn đẩy mạnh các biện pháp hạn chế lây lan virus corona, trong lúc số vụ lây nhiễm được xác nhận tăng vọt trong ngày thứ hai.

Thủ tướng Chung Sye-kyun nói rằng tình thế nay rất cấp bách, với 100 vụ lây mới, và nước này xác nhận đã có ca tử vong thứ hai.

Virus corona: Người biểu tình Ukraine tấn công xe bus chở người về từ Vũ Hán

Virus corona: Hai người Nhật và một người Hàn tử vong

Virus corona tiết lộ vô số cách thế giới e sợ Trung Quốc

Virus corona cũng đã lan tới Iran, nơi tin tức nói đã có thêm hai người chết trong số 13 trường hợp nhiễm mới, đưa tổng số người thiệt mạng tại đây lên bốn người.

Lebanon cũng tuyên bố xác nhận trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên.

Tại Iran, dịch bùng phát tại thành phố thiêng Qom ở miền nam thủ đô Tehran, nhưng quan chức bộ y tế Minou Mohrez nói có thể virus này đã lan ra “tất cả các thành phố” trên toàn quốc.

Trường hợp nhiễm bệnh tại Lebanon là một phụ nữ 45 tuổi, người từ Qom tới, Bộ trưởng Y tế Lebanon Hassan Hamad nói.

Tình hình mới nhất tại Nam Hàn

Các thành phố miền nam Daegu và Cheongdo bị tuyên bố là “vùng chăm sóc đặc biệt”. Đường phố tại Daegu nay hầu như hoang vắng.

Toàn bộ các căn cứ quân sự được phong tỏa sau khi có ba quân nhân có kết quả dương tính với virus.

Chừng 9.000 thành viên của một nhóm tôn giáo được yêu cầu phải tự cách ly sau khi giáo phái nào được xác định là một ổ dịch bệnh.

Giới chức nghi rằng đợt bùng phát hiện thời tại Nam Hàn phát sinh từ Cheongdo, và nói có rất nhiều tín đồ giáo phái nêu trên đã tới dự đám tang của anh trai người sáng lập giáo phái này, từ 31/1 đến 2/2.

Du khách Thái Lan bị hành hung tại Việt Nam

Virus corona: Những triệu chứng và cách phòng tránh cần biết

Virus corona: TQ trục xuất ba nhà báo của Wall Street Journal

Hôm thứ Sáu, người thứ hai nhiễm virus corona đã tử vong.

Nạn nhân là phụ nữ gần 60 tuổi. Bà qua đời tại thành phố Busan ở miền tây nam Hàn Quốc, sau khi được đưa từ một bệnh viện ở vùng nông thôn gần đó tới, hãng thông tấn Yonhap đưa tin.

Các tường thuật nói bà trước đó đã là bệnh nhân tại cùng bệnh viện tâm thần ở Cheongdo với nạn nhân đầu tiên tử vong ở Hàn Quốc, một người đàn ông lớn tuổi.

15 bệnh nhân khác tại đó cũng đã có kết quả xét nghiệm dương tính.

Hôm thứ Năm, 53 trường hợp nhiễm mới được báo cáo. Nam Hàn hiện có tổng số 204 ca, khiến nước này trở thành nơi có nhiều người nhiễm bệnh nhất bên ngoài Trung Quốc lục địa và chiếc du thuyền đậu ngoài khơi Nhật Bản.

Các biện pháp đang được áp dụng

Trong 100 trường hợp mới được báo cáo hôm thứ Sáu, 86 là ở Daegu, thành phố nằm về phía đông nam cách thủ đô Seoul 300km, và hầu hết đều từ một nhóm liên quan tới giáo phái trên.

Phản ứng trước tình hình đang xấu đi nhanh chóng, chính phủ cam kết có các biện pháp nhanh để ngăn ngừa virus lan tràn.

“Cần khẩn cấp tìm những người đã có liên hệ với những người bị nhiễm virus và cứu chữa các bệnh nhân,” Thủ tướng Chung được Yonhap dẫn lời.

Ông nói chính phủ đang chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực như giường bệnh, thiết bị và nhân viên y tế, và cảnh báo rằng virus nay có thể đã lây lan ra ở địa phương.

Bộ trưởng Y tế Park Neung-hoo nói giới chức cho phép các bệnh viện cách ly các bệnh nhân hô hấp khỏi những người khác để tránh lây lan virus trong môi trường bệnh viện.

Ông cũng nói toàn bộ các bệnh nhân viêm phổi tại các bệnh viện Daegu sẽ được kiểm tra xem có nhiễm virus hay không.

Điều gì xảy ra tại Daegu?

Nơi có vẻ như là ổ dịch lớn nhất trong thành phố là tại một chi nhánh của giáo phái Tân Thiên Địa Giáo hội Jesus.

Tân Thiên Địa nói rằng họ nay đã đóng chi nhánh ở Daegu và việc hành lễ sẽ được tổ chức online hoặc tại từng gia đình.

Tính đến hôm thứ Sáu, hơn 400 thành viên giáo phái này có biểu hiện bệnh dịch, tuy công tác xét nghiệm vẫn đang diễn ra, thị trưởng thành phố nói.

Daegu là thành phố lớn thứ tư của Hàn Quốc, với 2,5 triệu dân.

Cư dân nơi đây nay được yêu cầu ở trong nhà sau khi giới chức mô tả việc nhóm họp hành lễ là “sự kiện gây siêu lây nhiễm”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51590720

 

Người biểu tình Hong Kong

kỷ niệm 7 tháng vụ tấn công Yuen Long

Những người biểu tình ở Hong Kong, trong đó nhiều người mặc đồ đen và đeo khẩu trang y tế giữa lúc có những lo ngại về virus corona chủng mới, tổ chức các cuộc biểu tình ngồi tại thành phố do Trung Quốc cai trị hôm thứ Sáu 21/2 để kỷ niệm 7 tháng kể từ khi xảy ra vụ một nhóm người có vũ khí tấn công những người biểu tình chống chính quyền.

Người biểu tình tập trung tại ít nhất hai địa điểm, trong đó có hơn 100 người có mặt tại địa điểm gần ga tàu Yuen Long, ở Tân Giới và gần đường ranh giới với đại lục, nơi xảy ra vụ hơn 100 người đàn ông mặc áo trắng đánh đập các nhà hoạt động mặc áo đen và người qua đường vào ngày 21/7/2019.

Những người biểu tình hô vang các khẩu hiệu hôm 21/2 như “Giải phóng Hong Kong! Cách mạng của thời chúng ta” và “Hong Kong độc lập, lối thoát duy nhất!”

“Chúng ta sẽ không bao giờ quên những gì đã xảy ra vào ngày 21/7”, Lily, một người biểu tình mặc đồ đen, phát biểu. Cô là thành viên trong nhóm có vài chục người tại ga tàu điện ngầm Vịnh Causeway trên đảo Hong Kong.

“Chúng ta không được quên là phải đấu tranh, cho dù đang có dịch viêm phổi Vũ Hán”, cô nói.

Năm nay, các cuộc biểu tình đã không còn cường độ như trước, khi nhiều người tránh những đám đông lớn tại trung tâm tài chính đông dân này, do sự bùng phát virus corona đã làm thiệt mạng 2 trong số 69 bệnh nhân của Hong Kong.

Nhưng đợt dịch này cũng làm trầm trọng thêm nỗi tức giận của người dân với giới lãnh đạo của thành phố và về sự ảnh hưởng của chính quyền Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh. Cụ thể, nhà lãnh đạo Hong Kong

Carrie Lam từ chối đóng cửa đường ranh giới với Trung Quốc đại lục, bị nhiều người coi là một động thái để xoa dịu Bắc Kinh, điều này khiến nhiều người tức giận.

(Reuters)

https://www.voatiengviet.com/a/5298199.html

 

Số ca nhiễm COVID-19 bùng phát

trong các nhà tù ở Trung Quốc

Triệu Hằng

Vào ngày 21/2, giới chức Trung Quốc báo cáo đã có hàng trăm ca nhiễm COVID-19 trong các nhà tù ở tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của vụ dịch.

Trong số 271 trường hợp nhiễm bệnh trong các nhà tù ở tỉnh Hồ Bắc, có 230 người tại nhà tù nữ ở Vũ Hán. Nhà tù Hanjin ở quận Sa Dương (Shayang) ghi nhận 41 trường hợp. Hai quan chức nhà tù đã bị sa thải.

Ở tỉnh Sơn Đông, một số quan chức cũng bị cách chức sau khi hàng trăm tù nhân nhiễm virus corona, chiếm gần 1/4 trong số 889 trường hợp mới nhiễm COVID-19 được báo cáo hôm thứ Sáu. Các tù nhân được cho là bị lây từ một nhân viên nhà tù nhiễm bệnh.

Theo chính quyền tỉnh Sơn Đông, một lính canh nhà tù Nhiệm Thành (Rencheng), thành phố Tế Ninh (Jining), bắt đầu ho và xuất hiện các triệu chứng khác từ đầu tháng 2. Tất cả 2.077 người, trong đó có tù nhân và nhân viên làm việc cho nhà tù sau đó phải làm xét nghiệm axit nuclei và vào thứ Năm (20/2), ghi nhận 200 tù nhân và 7 quản giáo có kết quả xét nghiệm dương tính với virus.

Chính quyền tỉnh Sơn Đông cho biết, Xie Weijun, bí thư đảng ủy của Bộ tư pháp Sơn Đông, và 7 quan chức nhà tù đã bị sa thải vì yếu kém trong xử lý bùng phát dịch.

Ở phía nam tỉnh Chiết Giang, 34 tù nhân tại nhà tù Shilifeng đã bị nhiễm bệnh.

https://www.dkn.tv/the-gioi/so-ca-nhiem-covid-19-bung-phat-trong-cac-nha-tu-o-trung-quoc.html

 

Triều Tiên nhập 75 triệu đô

thuốc lá Trung Quốc trong năm 2019

Triệu Hằng

Nk News ngày 18/2 dẫn dữ liệu thương mại gần đây của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) cho biết, vào năm ngoái Trung Quốc đã xuất khẩu thuốc lá sang Triều Tiên với trị giá hơn 75 triệu đô la, bao gồm hơn hai tỷ điếu thuốc và vài nghìn tấn nguyên liệu lá thuốc.

Dữ liệu GAC cũng cho thấy lượng rượu Triều Tiên mua của Trung Quốc đạt 30 triệu đô la cùng năm ngoái.

Khối lượng hàng hóa này đến sau khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nói với các quan chức đảng Lao động vào tháng 12/2019 rằng đất nước sẽ phải “thắt lưng buộc bụng” trong bối cảnh có nhiều áp lực trừng phạt đối với nền kinh tế Triều Tiên – hình phạt đến từ chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ước tính, mỗi người Triều Tiên hút 993 điếu thuốc mỗi năm – tương đương 49 gói.

Trái ngược với hai tỷ điếu thuốc lá nhập khẩu của Triều Tiên, Trung Quốc đã chuyển đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ tổng số thuốc lá gộp lại ít hơn số đó trong năm 2019, theo GAC.

Trong 75 triệu đô la nhập khẩu thuốc lá của Triều Tiên bao gồm hơn 4,5 triệu kg nguyên liệu lá thuốc từ Trung Quốc, theo GAC, có lẽ đã được sử dụng làm nguyên liệu thô cho các nhà máy sản xuất thuốc lá trong nước.

Triều Tiên có một ngành công nghiệp thuốc lá sôi động với nhiều nhà máy thuốc lá và nhiều thương hiệu nội địa.

Các nguồn tin đã trải nghiệm du lịch Triều Tiên cho NK News biết, một trong những thương hiệu nội địa được đánh giá cao nhất là 7.27, tên sản phẩm vinh danh ngày đình chiến trong chiến tranh Triều Tiên.

Thuốc lá đắt tiền cũng như rượu đắt tiền, có thể được coi là một phô trương địa vị trong số những người Triều Tiên.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un được cho là đã sử dụng 7.27, mặc dù ông ta có thể đã chuyển sang một thương hiệu khác là Konsol, được dịch nghĩa là “xây dựng”.

Có báo cáo nói rằng, vào năm 2014, Kim cấm thuốc lá nước ngoài vào Triều Tiên vì hoạt động này bị dán nhãn “không yêu nước”. Tuy nhiên, lệnh này không kéo dài.

Một nguồn tin nói với NK News, một gói thuốc lá ở Triều Tiên – thuốc Trung Quốc hoặc nội địa – có giá khoảng 4RMB, tương đương 57 xu (cent) Mỹ. Với mức giá tối thiểu cho mỗi gói, hai tỷ điếu thuốc lá Trung Quốc nhập khẩu vào Triều Tiên sẽ trị giá khoảng 400 triệu RMB, tương đương 57 triệu đô la.

GAC đã liệt kê giá trị của hai tỷ thuốc lá Trung Quốc xuất khẩu cho Triều Tiên chỉ ở mức 35 triệu đô la, cũng cho thấy các đại lý bán thuốc ở Triều Tiên đã có lãi.

Ngành công nghiệp thuốc lá của Triều Tiên từng gặp vấn đề do lệnh trừng phạt quốc tế.

Luật Mỹ cấm xuất khẩu các sản phẩm thuốc lá sang Triều Tiên, là một phần trong lệnh cấm các hàng hóa xa xỉ.

Năm 2018, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa vào danh sách đen một công ty vận chuyển Trung Quốc, cùng với chi nhánh ở Singapore, vì đã giúp Triều Tiên bán sản phẩm thuốc lá ra bên ngoài.

“Buôn bán bất hợp pháp thuốc lá ở Triều Tiên đã kiếm được hơn 1 tỷ đô la mỗi năm cho chế độ này”, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết vào thời điểm đó.

Triều Tiên đã ký kết Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về Kiểm soát thuốc lá trong năm 2003, và nhãn cảnh báo đã xuất hiện trên bao bì thuốc lá, một nguồn tin nói với NK News.

Tháng 6 năm ngoái, truyền thông Triều Tiên đưa tin rằng nước này đã thực hiện một bước cải tiến để hạn chế nhập khẩu thuốc lá từ nước ngoài. Tháng đó, báo cáo xuất khẩu thuốc lá của Trung Quốc là thấp nhất kể từ tháng 9 trước đó.

Nhưng nhìn chung, vào năm 2019, Trung Quốc đã xuất khẩu gần gấp đôi số thuốc lá sang Triều Tiên so với 2 năm trước gộp lại, theo GAC.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trieu-tien-nhap-khau-75-trieu-do-la-thuoc-la-trung-quoc-trong-nam-ngoai.html

 

Trung Quốc điều 40 lò đốt di động đến Vũ Hán

Quý Khải

Truyền thông Trung Quốc cho biết, có 40 lò đốt rác công nghiệp đang được triển khai đến thành phố Vũ Hán, tâm chấn của dịch COVID-19.

Các lò đốt rác này, thường được sử dụng để thiêu hủy xác động vật, hiện đang được sử dụng để xử lý ‘chất thải y tế’, theo NTD, dẫn bởi trang Daily Star. Các nguồn trích dẫn trong báo cáo của phương tiện truyền thông Trung Quốc đã làm dấy lên nghi vấn về việc liệu những lò đốt rác này có phải được dùng để xử lý thi thể người hay không.

Theo các báo cáo, các lò đốt rác di động này có thể tiêu hủy tới 5 tấn chất thải mỗi ngày – chúng có thể đốt một lượt chỉ trong vòng 2 giây. Các lò đốt rác này có kích thước tương đương một container vận chuyển tiêu chuẩn dài 6 m, có dung lượng lên đến 30 mét khối. Chúng có thể nghiền nát chất thải rắn, thiêu đốt và sau đó ‘lọc khói thải’ trước khi thải ra môi trường.

Quân đội Trung Quốc đã thử nghiệm các lò đốt này ở Golmud, tỉnh Thanh Hải vào tháng 1 trước khi cấp phép sử dụng. Các xe tải lớn đã bị phát hiện đang vận chuyển các lò đốt rác này vào Vũ Hán.

Giáo sư Ming Ju từ khoa Chính trị thuộc Đại học Quốc gia Đài Loan nói ông tin rằng các cabin là “lò đốt di động” dùng để xử lý thi thể.

Bên cạnh đó, Giáo sư Qu Zan từ Đại học Giao thông Thượng Hải cho biết loại virus này không thể tồn tại ở nhiệt độ 850 độ do lò đốt tạo ra.

Người dân Vũ Hán đã chất vấn tính cần thiết của các cabin như vậy vì không có nhiều trường hợp động vật lây nhiễm virus, theo Daily Star.

Trước thông tin này, các cư dân mạng Trung Quốc cũng đã đưa ra nhận định của mình:

“Làm gì có nhiều xác động vật đến vậy chứ?”

“Rốt cục thì bao nhiêu người đã chết, thật đáng buồn!”

“Nhà hỏa táng vận hành hết công suất cũng không đủ, mà phải viện đến cả lò đốt rác thế này …”

“Động vật không thể bị nhiễm virus, vậy chính quyền bố trí lò đốt rác đến đây để làm gì? Giúp Vũ Hán ư?”

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-dieu-40-lo-hoa-tang-di-dong-nghi-dung-de-thieu-thi-the-den-vu-han.html

 

2 nhà báo công dân đưa tin về dịch bệnh ở Vũ Hán,

sau đó bị mất tích

Ngọc Mai

Hai người đàn ông Trung Quốc đã mất tích đáng ngờ sau khi tình nguyện làm “nhà báo” đưa tin thực tế về tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Vũ Hán.

Khi đi qua chiếc xe đỗ bên ngoài một bệnh viện tại Vũ Hán, Phương Bân, một cư dân địa phương, đã ngó vào trong xe. Anh thốt lên: “Quá nhiều thi thể”. Trong vòng 5 phút, anh đã đếm được tổng cộng 8 thi thể.

Đoạn video dài 4 phút về sự bùng phát của dịch viêm phổi tại Vũ Hán đã khiến Phương Bân (Fang Bin) nổi tiếng trên mạng. Gần hai tuần sau, anh đột ngột biến mất.

Video: 8 thi thể được chuyển đi chỉ trong 5 phút tại một bệnh viện ở Vũ Hán

Trước đó, Trần Thu Thực (Chen Qiushi), một “nhà báo công dân” khác ở Vũ Hán cũng đã mất tích. Bạn bè và gia đình anh cho biết họ tin rằng anh đã bị cách ly cưỡng bức.

Trước khi mất tích, cả Phương Bân và Trần Thu Thực đã ghi lại nhiều video từ Vũ Hán, phát trực tiếp những hình ảnh thê thảm không qua chỉnh sửa từ trung tâm vùng dịch như hàng dài người ngoài bệnh viện, những bệnh nhân yếu ớt, người thân đau khổ.

Những cảnh quay này rất thu hút sự chú ý vì nó đến từ bên trong Trung Quốc Đại Lục, nơi mà bất cứ chỉ trích nào dù nhỏ nhất đối với chính phủ cũng sẽ nhanh chóng bị loại bỏ khỏi hồ sơ trực tuyến. Những người cung cấp thông tin này cũng sẽ bị trừng phạt.

Sự nhỏ giọt của các video này và mối quan tâm của công chúng cho thấy sự thiếu hụt các nguồn tin tức độc lập tại Trung Quốc. Tại đây các tờ báo chuyên nghiệp cũng bị chính quyền quản lý chặt chẽ. Đầu tháng này cơ quan tuyên truyền của nhà nước đã huy động hàng trăm nhà báo để định hình lại thông tin về dịch bệnh.

Các video phản ánh nhu cầu về tự do ngôn luận đang ngày càng tăng ở Trung Quốc trong những tuần gần đây. Virus corona đã dẫn tới sự chỉ trích và điều tra từ mọi ngóc ngách của đất nước.

Trước đó, một làn sóng chống lại sự kiểm duyệt thông tin của chính phủ cũng đã diễn ra trên MXH Trung Quốc sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), người đã cố gắng cảnh báo mọi người về chủng virus mới, trước khi các quan chức thừa nhận dịch bệnh bùng nổ.

Sarah Cook, nhà nghiên cứu về truyền thông Trung Quốc tại Freedom House, Hoa Kỳ chia sẻ: “Khi đột nhiên có cuộc khủng hoảng, họ (người dân) muốn tiếp cận với các nội dung và báo cáo có độ bao phủ hơn”.

Các video của Phương Bân và Trần Thu Thực cho thấy sự thất vọng trong cách xử lý dịch bệnh của chính phủ đối với công dân thông thường.

Sự biến mất của hai người đàn ông cũng chỉ ra rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không có ý định nới lỏng sự kìm kẹp của mình đối với tự do ngôn luận.

Tháng trước, tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình tuyên bố các quan chức cần “tăng cường định hướng dư luận công chúng”. Trong khi đó, trên MXH Trung Quốc tràn ngập những chia sẻ đau đớn đầy nước mắt về tình hình dịch bệnh. Các cơ quan tuyên truyền nhà nước đã nhấn mạnh vào động thái của ông Tập, coi cuộc chiến chống lại sự bùng phát dịch bệnh như một “hình thức yêu nước” và chia sẻ các video lạc quan về hình ảnh những nhân viên y tế nhảy múa.

Theo tổ chức Chinese Human Rights Defenders, hơn 350 người khắp Trung Quốc đã bị trừng phạt vì “phát tán tin đồn” về dịch bệnh.

Đưa tin về dịch bệnh, luật sư bị mất tích

Trần Thu Thực là luật sư đến từ miền đông Trung Quốc, anh đã nổi tiếng trên mạng trước khi dịch bệnh bùng phát. Năm ngoái, Thu Thực từng đến Hồng Kông trong cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ và phản biện việc chính quyền Trung Quốc gọi người biểu tình là “đám đông bạo loạn”.

Thu Thực chia sẻ với cư dân mạng, chính quyền Bắc Kinh đã triệu tập anh về đại lục và xóa các tài khoản trên MXH của anh.

Nhưng tháng trước, khi các quan chức phong tỏa Vũ Hán vì dịch bệnh. Thu Thực đã đến thành phố 11 triệu dân này với tư cách là một nhà báo công dân độc lập. Anh nói: “Bạn là nhà báo như thế nào mà không dám lao ra tiền tuyến?”.

Trong các video thu hút hàng triệu lượt xem trên YouTube, Thu Thực phỏng vấn người dân địa phương đã mất đi thân nhân, quay cảnh người phụ nữ tuyệt vọng khi chờ đợi được chăm sóc hay đến thăm một trung tâm triển lãm đã được chuyển đổi thành nơi kiểm dịch.

Video: Luật sư Trần Thu Thực mạo hiểm đến Vũ Hán

Anh bị chặn khỏi WeChat, một ứng dụng truyền thông MXH lớn của Trung Quốc, vì đã “lan truyền tin đồn”. Nhưng anh khẳng định mình chỉ chia sẻ những gì đã thấy hoặc nghe được.

Theo thời gian, Thu Thực từ đầy năng lượng dần trở nên căng thẳng. Vào ngày 30/1, anh nói: “Tôi thấy sợ, trước mặt tôi là virus, sau lưng tôi là quyền lực pháp lý và hành chính của Trung Quốc”.

Theo anh Thực, chính quyền đã liên lạc cha mẹ anh và hỏi anh hiện ở đâu. Anh đột ngột khóc sau đó chỉ tay vào chiếc camera và buột miệng: “Tôi thậm chí không sợ chết. Các người nghĩ tôi sợ các người sao Đảng cộng sản?”

Ngày 6/2, bạn bè mất liên lạc với anh Thực. Từ Hiểu Đồng (Xu Xiaodong) một võ sỹ MMA người Trung Quốc và là bạn của luật sư Thực đã chia sẻ một video nói rằng cha mẹ của Thu Thực được thông báo con trai của họ đã bị cách ly, dù anh không có bất cứ triệu chứng bệnh nào.

Chủ cửa hàng bán quần áo mất tích sau khi đăng tải video về Vũ Hán

Không nổi tiếng như Thu Thực, trước đại dịch Corona, ông Phương Bân, chủ cửa hàng quần áo tại Vũ Hán thường chỉ đăng những video về trang phục truyền thống của Trung Quốc lên Youtube.

Nhưng sau khi dịch bệnh ngày một trầm trọng, ông bắt đầu chia sẻ video về đường phố Vũ Hán vắng tanh và những bệnh viện quá tải. Những video không được làm phụ đề và chỉnh sửa, nhưng nó cho thấy tình cảnh của người đàn ông đang ngày một lo lắng và tuyệt vọng.

Ngày 2/2, Phương Bân đã mô tả các quan chức tịch thu máy tính xách tay của ông và thẩm vấn ông về đoạn video cảnh quay các túi đựng thi thể. Ngày 4/2, ông ghi lại cảnh một nhóm người đứng bên ngoài nhà ông, muốn tìm ông để chất vấn. Ông đuổi họ đi và thách thức họ phá cửa nhà.

Trong video cuối cùng, ông chuyển sang quan điểm chính trị (điều này rất hiếm thấy ở Trung Quốc, ít nhất là ở nơi công cộng). Khi quay phim trong nhà, ông nói mình bị cảnh sát mặc thường phục bao vây – ông đã chống lại “sự thèm khát quyền lực” và “bạo chúa”.

Video cuối cùng của ông vào ngày 9/2 chỉ dài 12 giây. Trên đó ghi lại hình ảnh một cuộn giấy với dòng chữ “Tất cả công dân chống cự, hãy trao lại quyền lực cho người dân”.

Ảnh hưởng của những đoạn video

Theo Fang Kecheng, trợ lý giáo sư báo chí tại Đại học Trung Hoa Hồng Kông (Chinese University of Hong Kong), mặc dù video của Thu Thực và Phương Bân được lan truyền mạnh nhưng rất khó để biết được các video này tiếp cận được bao nhiêu người dân trong nước. Cả hai đều phụ thuộc nhiều vào Youtube và Twitter, nhưng những MXH này lại bị khóa tại Trung Quốc.

Không giống như làn sóng tức giận và đau buồn của cư dân mạng trước cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, cái tên Trần Thu Thực và Phương Bân hầu như không cho ra kết quả khi được tìm kiếm Weibo vào thứ Sáu vừa qua.

Tuy nhiên, bà Cook cho biết không nên đánh giá thấp sức mạnh các video của Thu Thực và Phương Bân, cũng như các báo cáo do các nhà báo chuyên nghiệp ở Vũ Hán cung cấp.

Bà Cook nhắc tới quyết định nới lỏng yêu cầu chẩn đoán của chính quyền trong tuần trước đối với các trường hợp nhiễm corona, dẫn tới sự tăng mạnh của các ca nhiễm bệnh được báo cáo. Đây là bằng chứng cho ảnh hưởng những của những video này.

Quyết định này có lẽ sẽ không xảy ra nếu không có những người ở Vũ Hán gửi đi các cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Bà Cook nói “Đó là những cá nhân rất dũng cảm, trong những trường hợp bất thường, ngăn chặn và buộc nhà nước phải hành động”.

Ông Phương đã cảm ơn mọi người vì đã ủng hộ mình trong những video cuối cùng. Ông nói về bản thân “Chỉ là một cá nhân, chỉ là một người bình thường, một người khờ dại, một người nói lên sự thật trong chốc lát”.

Video xem thêm: Dịch COVID-19 tệ hơn báo cáo chính thức. Tại sao?

https://www.dkn.tv/the-gioi/2-nha-bao-cong-dan-dua-tin-ve-dich-benh-o-vu-han-sau-do-bi-mat-tich.html

 

Hiệp ước đường biên giữa Trung Quốc và Nepal

đặt ra mối đe dọa cho người Tây Tạng

Triệu Hằng

RFA ngày 14/2 đăng tin, theo các nhóm vận động Tây Tạng và các nguồn tin khác cho biết, hiệp ước ký hồi tháng 10/2019 giữa Trung Quốc và Nepal về quản lý kiểm soát đường biên giới giữa hai nước, đặt ra mối đe dọa đáng kể cho những người Tây Tạng, vì đó là hướng mà người Tây Tạng có thể trốn thoát khỏi quê hương mình, nơi mà chính quyền Trung Quốc đang cai trị hà khắc.

Một báo cáo của tổ chức Chiến dịch Quốc tế cho Tây Tạng (ICT) có trụ sở tại Washington cho biết, Hiệp ước về quản lý kiểm soát đường biên giới được ký vào năm 2019 trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Nepal cam kết rằng, cả hai nước sẽ trao trả những cá nhân bị phát hiện vượt biên bất hợp pháp trong vòng 7 ngày.

“Điều này có thể dẫn đến việc người Tây Tạng cố trốn thoát vì tự do sẽ bị gửi trở lại sự cai trị của chính quyền Trung Quốc”, ICT nói.

Bên cạnh đó, vào tháng 10, Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự được ký, có thể đặt người Tây Tạng đang sinh sống tại Nepal vào tình huống nguy hiểm, khi họ thực hành các quyền tự do của họ vốn đã bị hạn chế nghiêm ngặt ở Nepal, nhằm thể hiện bản sắc văn hóa hay quan điểm chính trị tương phản với Trung Quốc, ICT cho biết.

“Do ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Nepal kém phát triển và sự mất cân bằng quyền lực rõ ràng giữa hai nước, có những lo ngại rằng Nepal có thể coi thường các biện pháp bảo vệ pháp lý cho người Tây Tạng, trong khi đáp ứng các yêu cầu của Trung Quốc theo hiệp ước này”.

Chi tiết về hai thỏa thuận gần đây được đưa ra khi bộ trưởng ngoại giao Nepal, Pradeep Gyawali đề nghị các văn bản làm rõ về các điều khoản của các thỏa thuận cho các thành viên quốc hội của đất nước. Trong khi đó, nhiều người lo ngại rằng Trung Quốc và Nepal, nơi có chung một đường biên giới dài với Tây Tạng, có thể sớm ký hiệp ước về dẫn độ, gây nguy hiểm hơn nữa cho người Tây Tạng đang sống ở Nepal.

Chính quyền Trung Quốc gây sức ép với Nepal 

Trao đổi với Tibetan Service của RFA, Kapil Shrestha – một nhà hoạt động nhân quyền và giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Tribhuvan University ở Kathmandu nói rằng, Nepal đã chịu “ảnh hưởng rất lớn bởi áp lực và chính sách của Trung Quốc” trong những năm gần đây.

“Chính quyền Nepal đã ban hành các biện pháp rất phi dân chủ và hà khắc trong việc kìm hãm truyền thông Nepal và các nhóm quyền nói chung”, ông nói, bổ sung rằng việc dẫn độ của việc “bị gọi là phạm nhân” từ Nepal tới Trung Quốc sẽ nhắm đến cộng đồng người Tây Tạng.

Cũng trao đổi với RFA, nhà báo Nepal, Gajendra Basnet – người đã đưa ra ánh sáng các câu chuyện về các hiệp ước đã ký trên cổng thông tin trực tuyến Khabarhub – cho biết, hệ thống quản lý biên giới mới của Nepal sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống của người tị nạn Tây Tạng ở Nepal ngay lập tức.

“Nhưng nó sẽ chắc chắn giới hạn các hoạt động của họ trong những ngày tới”, ông nói.

Nhiều người Tây Tạng sống ở Nepal thực sự sợ cảnh sát theo dõi, một số người được Tibetan Service của RFA tiếp cận để hỏi ý kiến đồng ý trò chuyện với điều kiện được giấu tên.

Một người dân ở Kathmandu đã nhận mình là Tenzin (không phải tên thật) nói rằng cô từng tin rằng người Tây Tạng sống ở Nepal sẽ được an toàn miễn là họ tránh xa các hoạt động chính trị. Nhưng trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nepal năm ngoái, “tôi cảm thấy dường như tôi không có đất nước”, cô nói.

“Cảnh sát Nepal có thể chặn người Tây Tạng ở những ngôi nhà và các cửa hàng để dò xét mọi thứ”, cô nói. “Và bất cứ ai bị phát hiện sở hữu những thứ mang biểu tượng Tây Tạng, như là cờ Tây Tạng hoặc quần áo Tây Tạng, sẽ bị bắt giữ”.

Chính phủ Trung Quốc đã liên tục khẳng định rằng Nepal công nhận người Tây Tạng là công dân Trung Quốc, do đó gây áp lực buộc chính phủ Nepal từ chối cấp văn bản pháp lý cho người Tây Tạng cho thấy họ là người tị nạn”, theo Sangpo, một chủ tịch hội đồng Tây Tạng và cư dân tại Pokhara, Nepal kể từ năm 1959.

Nhiều người Tây Tạng sống ở Nepal không có giấy tờ

Khoảng 3.000 đến 4.000 người Tây Tạng hiện sống ở Nepal không có giấy tờ hợp pháp, nguồn tin nói với RFA với điều kiện giấu tên.

Số người Tây Tạng trốn vào Nepal từ Trung Quốc đã giảm mạnh trong 30 năm qua, từ mức khoảng 3.000 người qua biên giới mỗi năm từ những năm 1985-86 đến 2008 với số lượng đã giảm dần sau một

 

năm sau khi các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn được áp đặt sau các cuộc biểu tình rộng khắp Tây Tạng năm 2008, các nguồn tin cho biết.

Từ 2008 đến 2012, khoảng 600 người Tây Tạng đã trốn thoát thành công vào Nepal. Giữa 2012 – 2018, khoảng 100 người đã vượt qua biên giới và chỉ có 19 người Tây Tạng vượt biên vào Nepal năm ngoái, các nguồn tin cho biết.

Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, và Hoa Kỳ đã thúc giục chính phủ Nepal bảo vệ quyền của người Tây Tạng sống ở Nepal và người tị nạn chạy trốn bằng cách băng qua những ngọn núi từ Tây Tạng.

Một phát ngôn viên của Cao ủy Liên Hợp quốc về người Tị nạn (UNHCR) ở Geneva đã kêu gọi “tất cả các nhà nước tuân thủ tuyệt đối “luật không gửi trả” (non-refoulement) cấm các quốc gia trục xuất hoặc đưa người dân trở lại lãnh thổ nơi cuộc sống của họ sẽ bị đe dọa”.

Trong khi đó, Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos thuộc Nghị viện Hoa Kỳ nói trong một bức thư ngày 20/11/2019 gửi đại sứ Nepal tại Hoa Kỳ rằng luật dẫn độ – một công cụ hợp pháp của cơ quan thực thi pháp luật quốc tế – “không nên sử dụng để chuyển người đến một đất nước nơi họ sẽ có nguy cơ bị vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”.

Trong khi đó, “dưới áp lực gia tăng từ Trung Quốc”, Nepal đã chặn các động thái của Mỹ đưa người tị nạn Tây Tạng tới Mỹ theo các điều khoản của Đạo luật Hỗ trợ Người tị nạn Tây Tạng do Nghị viện đưa ra năm 2016, phó chủ tịch ICT Bhuchung Tsering trao đổi với RFA.

“Để những người tị nạn Tây Tạng sống ở Nepal đủ điều kiện rời đi để tới Mỹ, họ cần một giấy ủy quyền và giấy phép xuất cảnh từ chính phủ Nepal, và họ bị từ chối không được cấp”, Tsering nói.

Nepal viện dẫn mối quan hệ kinh tế ngày càng tăng của họ với Bắc Kinh, với lời hứa hẹn Trung Quốc đầu tư hàng triệu đô la vào các dự án phát triển của Nepal, nhằm trấn áp các hoạt động vì Tây Tạng ở nước này, bao gồm các cuộc bầu cử trong cộng đồng tị nạn và lễ kỷ niệm ngày sinh nhật cho nhà lãnh đạo tinh thần bị lưu đày Đạt Lai Lạt Ma.

Chuyến thăm đầu tiên tới Nepal của ông Tập trong tư cách chủ tịch Trung Quốc kể từ năm 1996 trong các ngày 12-13/10, sau chuyến thăm một ngày tới Ấn Độ – đã chứng kiến có ít nhất 15 thành viên của một tổ chức lưu vong Tây Tạng bị bắt giam vì lên kế hoạch biểu tình.

https://www.dkn.tv/the-gioi/hiep-uoc-duong-bien-giua-trung-quoc-va-nepal-dat-ra-moi-de-doa-cho-nguoi-tay-tang.html

 

Virus corona – Covid-19 : Tại Trung Quốc

sốbệnh nhân tăng , nhà tù, bệnh viện là ổ dịch mới

Tú Anh

Tình trạng đáng ngại tại Trung Quốc: Ngoài việc số bệnh nhân tiếp tục tăng, giờ đây, bệnh viện, nhà tù trở thành ổ dịch. Trong khi đó, dịch lan mạnh ở Hàn Quốc, Iran.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới kêu gọi quốc tế tận lực ngăn chận dịch bệnh đã lây lan cho 75 ngàn người và giết chết 2.236 nạn nhân chỉ riêng tại Hoa lục, và tiếp tục lây lan trên toàn cầu.

Trong 24 giờ qua, số nạn nhân tử vong tại Trung Quốc là 118 người. Số người bị lây nhiễm là 889, không giảm mà còn tăng gấp đôi so với ngày hôm trước theo nhìn nhận của báo cáo chính thức.

Điều đáng lo hơn nữa là một số ổ dịch mới xuất hiện tại Trung Quốc cũng như ở nhiều nơi khác.

Nhà giam, bệnh viện là ổ dịch mới

Quận Tây Thành, Bắc Kinh, 59 người bị cách ly sau khi phát hiện môt ca bệnh.

Cũng tại Bắc Kinh, 30 người phần lớn là bác sĩ, nhân viên y tế ở hai bệnh viện bị lây nhiễm.

Hơn 500 trường hợp được phát hiện trong các nhà tù, trong đó có 200 tù nhân và 7 nhân viên canh ngục ở Sơn Đông. Tại một nhà tù ở Vũ Hán, có 230 nữ tù bị lây nhiễm.

Cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ báo động nguy cơ siêu vi lây nhiễm trong các trại tập trung ở Tân Cương, nơi giam giữ cải tạo hàng trăm ngàn tín đồ Hồi giáo.

Tại Hồng Kông, 59 sĩ quan và cảnh sát viên bị cách ly từ hôm qua sau khi một đồng nghiệp, người thứ 69 tại Hồng Kông bị nhiễm siêu vi Covid-19.

Hàn Quốc : Hơn 200 trường hợp

Trong số các nước xuất hiện ổ dịch mới có Iran với hai người chết nhưng nghiêm trọng nhất là Hàn Quốc. Trong vòng 24 giờ, số người bị lây từ 104 tăng lên 200. Trong số bệnh nhân mới có 46 tín đồ của « Hội thánh Shinjeonji ở thành phố Daegu ».

Quân đội Hàn Quốc cũng ban hành biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, hủy bỏ cấp phép cho binh lính sau khi có một quân nhân bị nhiễm. Chương trình tuyển quân cho không quân, hải quân và thủy quân lục chiến tạm ngưng.

Úc loan báo có hai công dân từ du thuyền Diamond Princess hồi hương bị dương tính với siêu vi, trái với kết quả xét nghiệm thực hiện lúc rời tàu.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200221-covid-19-nhi%E1%BB%81u-%E1%BB%95-d%E1%BB%8Bch-xu%E1%BA%A5t-hi%E1%BB%87n-t%E1%BA%A1i-ch%C3%A2u-%C3%A1-s%E1%BB%91-b%E1%BB%87nh-nh%C3%A2n-t%E1%BA%A1i-hoa-l%E1%BB%A5c-t%C4%83ng-l%C3%AAn

 

Viên chức Philippines tố cáo đường dây gian lận

trong Sở Di Trú Quốc Gia

Tin Manila, Philippines – Một nhân viên di trú Philippines mới đây đã tố cáo một đường dây gian lận trong Sở di trú Philippines, chuyên bán giấy tờ nhập cảnh cho người Trung Cộng, thu lợi hàng tỷ peso. Người tố cáo cho biết 90% nhân viên trong Sở di trú đều có liên quan đến đường dây này.

Trong phiên điều trần tại Thượng Viện Philippines hôm thứ Năm, 20 tháng 2, viên chức di trú Allison Chiong nói đường dây gian lận thậm chí cho phép những người nước ngoài có tên trong danh sách đen, hoặc từng phạm tội hình sự, được xuất nhập cảnh dễ dàng tại Philippines mà không bị tra xét tại các phi trường. Lời khai của ông Chiong được đưa ra sau khi Tổng Thống Rodrigo Duterte ra lệnh rằng mọi người liên quan đến đường dây phạm tội đều phải bị điều tra.

Vụ tai tiếng của Sở di trú Philippines bị công khai vào thứ Hai, khi Thượng Nghị Sĩ Risa Hontiveros nói rằng những người Trung Cộng đã trả 200 Mỹ kim mỗi người cho các cơ quan tại Trung Cộng, để khi đến Manila, họ sẽ được miễn các thủ tục di trú.

Bà Hontiveros cũng công bố các video và hình ảnh cho thấy nhân viên di trú Philippines đến đón người Trung Cộng tại các phi trường, rồi đưa họ đến một phòng đặc biệt, bỏ qua dòng người xếp hàng chờ làm thủ tục giấy tờ. Trong phòng riêng, tên của những người mới đến sẽ được so sánh với danh sách những người đã trả tiền. Những người được xác nhận đã trả tiền sẽ được cho nhập cảnh vào Philippines.

Thượng Nghị Sĩ Hontiveros ban đầu cho biết bà có được các thông tin này từ một nguồn tin nội bộ, nhưng không tiết lộ danh tính ông Chiong. Tuy nhiên, đến thứ Năm, viên chức này quyết định lộ diện, vì ông đang bị dọa giết và muốn cung cấp thêm thông tin. Ông Chiong nói đường dây gian lận bắt đầu vào năm 2016, khi bộ tư pháp ngừng trả lương làm thêm giờ khiến các nhân viên di trú tức giận. (BBT)

https://www.sbtn.tv/vien-chuc-philippines-to-cao-duong-day-gian-lan-trong-so-di-tru-quoc-gia/

 

Đại học Úc hỗ trợ 1.000 đô la cho sinh viên Trung Quốc

 nếu họ quay lại trường qua nước thứ ba

Triệu Hằng

Reuters dẫn tin một trong những trường đại học của Úc cho biết trong hôm thứ Sáu (21/2) rằng sẽ cấp cho sinh viên Trung Quốc 1.500 đô la Úc (992 USD) nếu đi qua một nước thứ ba để trở lại Úc, khi nhà trường tìm cách giảm thiểu tác động của lệnh cấm người nước ngoài đến từ Trung Quốc đại lục.

Úc từ ngày 1/2 đã cấm nhập cảnh người nước ngoài đến trực tiếp từ Trung Quốc đại lục, với lý do ngăn chặn sự lây lan của virus giống như cúm xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái.

Lệnh cấm được gia hạn vào thứ Năm cho đến ít nhất ngày 29/2.

Với năm học mới ở Úc đã diễn ra, các trường đại học lo ngại rằng hàng ngàn sinh viên sẽ rút và xem xét các lựa chọn thay thế ở nước khác.

Chính phủ Úc nói rằng miễn là các sinh viên ở bên ngoài Trung Quốc trong 14 ngày họ sẽ được phép vào Úc.

Đại học Western Sydney cho biết sẽ hỗ trợ sinh viên Trung Quốc một khoản thanh toán nếu đáp ứng yêu cầu đó.

“Sinh viên của chúng tôi rất muốn đến Úc và bắt đầu năm học mới càng sớm càng tốt”, phát ngôn viên của Đại học Western Sydney nói trong một tuyên bố gửi qua email. “Để ghi nhận chi phí phát sinh khi đi qua một quốc gia khác, trường đề nghị hỗ trợ sinh viên một khoản trợ cấp 1.500 đô la Úc chi trả một lần”.

Nguồn thu từ sinh viên nước ngoài trị giá khoảng 35 tỷ đô la Úc mỗi năm cho nền kinh tế Úc, với sinh viên Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 con số đó.

Tuần trước 8 trường đại học lớn nhất của Úc có khoảng 105.000 sinh viên Trung Quốc cho biết, lệnh cấm đi lại do virus corona sẽ gây thiệt hại hơn 1 tỷ đô la Úc và ảnh hưởng đến 7.500 việc làm cho mỗi 10% sụt giảm sinh viên Trung Quốc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-hoc-uc-ho-tro-1-000-do-la-cho-sinh-vien-trung-quoc-neu-ho-quay-lai-truong-qua-nuoc-thu-ba.html