Tin khắp nơi – 20/11/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 20/11/2018

Mỹ đóng cửa khẩu biên giới với Mexico trong vài giờ

Hoa Kỳ ngày 19/11 đóng tuyến đường giao thông về hướng bắc trong vài giờ tại cửa khẩu biên giới Mexico bận rộn nhất để đặt rào cản an ninh mới, một ngày sau khi hàng trăm cư dân thành phố Tijuana bên kia giới Mexico phản đối sự có mặt của hàng ngàn di dân Trung Mỹ.

Hoa Kỳ cũng đóng một trong hai cửa khẩu dành cho người đi bộ tại San Ysidro trong một động thái nhằm ngăn ngừa các đoàn di dân đông đảo rầm rộ vượt biên giới.

Việc thiết lập các rào cản kẽm gai di động đe dọa làm phức tạp đời sống của những người Mexico sử dụng cửa khẩu San Ysidro, nơi có khoảng 110.000 người đi vào lãnh thổ Mỹ mỗi ngày.

Căng thẳng lên cao khi có gần 3.000 người từ đoàn di dân đổ vào Tijuana trong những ngày gần đây sau hơn một tháng đi bộ–với nhiều tháng chờ đợi trước mắt khi họ tìm cách xin tị nạn tại Mỹ. Chính quyền liên bang ước đoán con số di dân có thể lên đến 10.000 người.

Các thanh tra biên giới Mỹ chỉ có thể giải quyết khoảng 100 đơn xin tị nạn một ngày tại cửa khẩu chính của Tijuana sang San Diego. Hầu hết những di dân trong đoàn đến Tijuana trong những ngày gần đây bắt đầu đi từ Honduras, một quốc gia với 9 triệu dân, cách đây hơn 1 tháng. Hàng chục di dân trong đoàn được các phóng viên AP phỏng vấn cho biết họ bỏ xứ vì mạng sống bị đe dọa.

Tuy nhiên cuộc hành trình tới biên giới Mỹ rất cam go và nhiều người phải bỏ cuộc giữa chừng.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa-kh%E1%BA%A9u-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%9Bi-mexico-trong-v%C3%A0i-gi%E1%BB%9D/4665394.html

 

Thẩm phán Tigar đình chỉ sắc lệnh của TT Trump

hạn chế người xin tị nạn

Ngày 20/11, Thẩm phán Jon Tigar của Tòa án Liên bang tại San Francisco đã ra phán quyết tạm đình chỉ sắc lệnh mới của Tổng thống Donald Trump về hạn chế dòng người nhập cư bất hợp pháp từ Mexico vào Mỹ xin tị nạn.

Hãng tin Reuters trích một phán quyết của Thẩm phán Tigar nói rằng Quốc hội Mỹ quy định rõ ràng rằng người nhập cư có thể nộp đơn xin tị nạn bất kể họ vào Mỹ bằng cách nào, đồng thời nói rằng sắc lệnh của Tổng thống Trump quá khác biệt với thông lệ.

Phán quyết của Thẩm phán Tigar có hiệu lực ngay lập tức trên toàn quốc cho đến ít nhất là ngày 19/12, khi ông dự kiến mở phiên tòa cân nhắc một lệnh đình chỉ kéo dài hơn.

Thẩm phán Jon Tigar, người được Tổng thống Barack Obama đề cử, nhấn mạnh rằng Tổng thống Trump không thể viết lại luật nhập cư để áp đặt một điều kiện mà Quốc hội đã cấm rõ ràng.

Các nhóm hoạt động dân quyền chỉ trích sắc lệnh ngày 9/11 của Tổng thống Trump là vi phạm luật nhập cư và hành chính.

Đạo luật Di trú và Quốc tịch 1965 của Hoa Kỳ nêu rõ mọi công dân nước ngoài đến Mỹ, kể cả những người vượt biên trái phép, đều có quyền xin tị nạn.

Tổng thống Trump ban hành sắc lệnh này nhằm ngăn chặn dòng người di cư từ các quốc gia nghèo đói và bạo lực ở Trung Mỹ băng qua Mexico, rồi vào Mỹ xin tị nạn.

Từ giữa tháng 10, những đoàn người di cư lên tới hàng nghìn người, chủ yếu đến từ Trung Mỹ, đã bắt đầu cuộc hành trình dài hàng nghìn km, xuất phát từ thành phố San Pedro Sula của Honduras đến Tijuana của Mexico và đang chờ để có thể xin tị nạn ở Mỹ.

https://www.voatiengviet.com/a/tham-phan-tigar-dinh-chi-sac-lenh-cua-tt-trump-han-che-nguoi-xin-ti-nan/4666309.html

 

Chính quyền Trump nhìn thấu

bản chất tham vọng của TQ

Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục sử dụng quyền lực nhà nước để gây ảnh hưởng lên Hoa Kỳ, nhằm đạt được lợi ích riêng thông qua các công cụ chính trị, kinh tế, quân sự và thậm chí là tuyên truyền chính trị.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong một bài phát biểu về mối quan hệ Mỹ – Trung tại Viện Hudson ở Washington vào ngày 4/10, đã chỉ trích sự xâm lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong nhiều lĩnh vực, từ an ninh đến thương mại, BL Daily tổng hợp đưa tin.

Theo ông Pence, ĐCSTQ đang cố gắng kiểm soát 90% các ngành công nghiệp tiên tiến nhất trên thế giới, bao gồm trí tuệ nhân tạo, robot, công nghệ sinh học, sử dụng quyền lực nhà nước để mua lại các công ty Hoa Kỳ với mục đích chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ; Chính phủ Bắc Kinh liên tục mở rộng “Bức tường thành Trung Quốc” để kiểm soát và đàn áp người dân Trung Quốc. Về mặt tự do tôn giáo, họ liên tục đưa ra các chính sách đàn áp và các cuộc bức hại khiến quốc tế phẫn nộ.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong một bài phát biểu về mối quan hệ Mỹ – Trung tại Viện Hudson ngày 4/10 (Ảnh: Getty)

Giới cầm quyền Trung Quốc đang thúc đẩy một kế hoạch phối hợp toàn diện với mục tiêu làm suy yếu nền dân chủ, chính trị và các chính sách của Hoa Kỳ.

Tùy theo thái độ ủng hộ hay chống đối đường lối của chính quyền Bắc Kinh, ĐCSTQ khen thưởng hoặc đe dọa các doanh nghiệp Mỹ, các hãng phim, trường đại học, cơ quan nghiên cứu, học giả, nhà báo, chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang, thậm chí quản lý và đưa ra thông báo công khai, tấn công nhắm thẳng và  phân biệt đối xử theo mỗi nhóm đối tượng tại Hoa Kỳ, ông Pence cho hay.

ĐCSTQ đang nỗ lực chi phối giá trị tinh thần của Hoa Kỳ

Trương Vũ Thiều, nhân viên nghiên cứu Hiệp hội Chính sách Hai bờ Eo biển Đài Loan, nói cuộc tấn công mạnh mẽ của ĐCSTQ nhằm chống lại Hoa Kỳ vẫn không ngừng tiếp diễn và được tăng cường, bao gồm các biện pháp xâm nhập, tiến công, lật đổ và phá hủy.

Theo Oriental Daily, từ góc độ kinh tế, thông qua gián điệp kinh tế, hacker trộm lấy bí mật thương mại, và sau đó thực hiện “kỹ thuật đảo ngược” thông qua hàng giả và vi phạm bản quyền để làm suy yếu hệ thống kinh tế Mỹ. Cái gọi là “sức mạnh sắc bén” đề cập đến sự xâm nhập của chế độ độc tài vào các hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế của các quốc gia mục tiêu, để tiện bề gộp chung chúng với các quyền lực và lợi ích.

ĐCSTQ đã sử dụng “quyển lực mềm” để can thiệp vào nền kinh tế Washington. ĐCSTQ thực sự có thể sao chép một số công nghệ, nhưng các công nghệ chủ chốt vẫn không thể ăn cắp, cũng giống như nhiều nhà sản xuất lớn của Trung Quốc vẫn không thể sản xuất các tấm bán dẫn cao cấp. Hành vi xấu của ĐCSTQ đã thúc đẩy luật pháp Hoa Kỳ, các bộ phận

hành pháp cùng các doanh nghiệp cảnh giác, mà “quyền sở hữu trí tuệ” đã trở thành ‘chất xúc tác’ châm ngòi cho cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, Trương Vũ Thiều cho hay.

Tuy nhiên, Trương Vũ Thiều tin rằng hành vi can thiệp của ĐCSTQ thực sự có thể ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn, nhưng về lâu dài, ĐCSTQ vẫn không thể làm rung chuyển nền dân chủ Mỹ.

Hoa Kỳ yêu cầu thiết lập mối quan hệ kinh tế tự do, công bằng và cùng có lợi với Trung Quốc, đây là lý do dẫn đến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, theo Xinhuanet.

Đài Loan là một ngọn hải đăng của nền dân chủ

Trong bài phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, nền dân chủ của Đài Loan đặc biệt được đề cập như một ví dụ tốt đẹp cho Trung Quốc, và chỉ trích ĐCSTQ thuyết phục ba nước Mỹ Latinh phá vỡ quan hệ ngoại giao với Đài Loan, vốn đã đe dọa sự ổn định của eo biển Đài Loan, Voa Chinese cho hay.

Trương Vũ Thiều nhận định, Đài Loan có vị trí “hạt nhân” trong chuỗi quần đảo đầu tiên trên Biển Đông, trên tiếp giáp Đông Hải, dưới tiếp giáp Biển Đông, kiểm soát Eo biển Đài Loan, tất nhiên, Hoa Kỳ sẽ không dễ dàng để Đài Loan rơi vào tay Trung Quốc.

“Đài Loan không thể thay thế, quan trọng nhất, nó là một biểu tượng của dân chủ và tự do”. Trương Vũ Thiều giải thích rằng ngoài việc hợp tác chiến lược giữa Đài Loan và Hoa Kỳ, các liên minh dân chủ thậm chí còn quan trọng hơn.

Đài Loan luôn là một “người bạn tốt” của nền dân chủ được các nước phương Tây ca ngợi, đã nhận được sự chú ý của quốc tế về dân chủ chính trị, tự do hóa thị trường và cạnh tranh, điều này hoàn toàn phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ.

Trương Vũ Thiều nói rằng chính phủ Hoa Kỳ luôn ủng hộ nhân quyền, dân chủ chính trị và thị trường cạnh tranh mở rộng, khi đối mặt với những mâu thuẫn, Washington không áp dụng xung đột và chiến tranh, mà thông qua các thỏa thuận để đạt được sự đồng thuận, đây là trật tự thế giới mà Washington muốn thiếp lập. Chính vì thế, Đài Loan chính là mô hình dân chủ điển hình trong cộng đồng người Hoa, là đồng minh tốt của Hoa Kỳ, cũng là cái gai trong mắt của ĐCSTQ.

http://biendong.net/bi-n-nong/24841-chinh-quyen-trump-nhin-thau-ban-chat-tham-vong-cua-tq.html

 

Mỹ chơi bài móng tay nhọn với TQ

“Nếu Trung Quốc muốn tránh một cuộc chiến tranh lạnh toàn diện với Mỹ và các đối tác của Mỹ thì nước này phải thay đổi căn bản cách cư xử”.

 Tấn công dồn dập

Theo kế hoạch, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có cuộc gặp mặt ăn tối vào ngày 1/12 tới tại Argentina, sau khi bế mạc hội nghị thượng đỉnh G20. Cả Bắc Kinh và Washington đã xác nhận cuộc gặp này.

Đây cũng là địa điểm mà giới chức Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến hành đàm phán thương mại nhằm mục tiêu đảm bảo cuộc đối thoại có tác động trực tiếp tới cuộc gặp thượng đỉnh. Đây cũng sẽ lần đầu tiên vòng đối thoại thương mại song phương giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này được tiến hành ở một nước thứ ba.

Ngay từ lúc này, Mỹ tiếp tục các đợt “tấn công” mới nhằm vào Trung Quốc khi mới đây Báo cáo thường niên của Ủy ban Kinh tế-An ninh Mỹ và Trung Quốc, được đệ trình lên Quốc hội, kêu gọi các nhà lập pháp mở rộng các biện pháp nhằm chống lại “sự bành trướng toàn cầu” của Trung Quốc. Ủy ban này tư vấn cho Quốc hội Mỹ về các vấn đề an ninh quốc gia, cũng như quan hệ thương mại và kinh tế với Trung Quốc.

Theo nhóm tác giả bản báo cáo, điều này đe dọa an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế của Mỹ, các nước đồng minh và đối tác của Washington. Bản báo cáo dày 525 lưu ý Trung Quốc tìm cách thay đổi trật tự thế giới toàn cầu để tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy lợi ích của mình. Ủy ban đề xuất Quốc hội Mỹ quan tâm đặc biệt điều tra tác động của vấn đề Trung Quốc mở rộng tiếp cận với các quốc gia và khu vực dọc theo “Vành đai và Con đường” để đảm bảo an ninh của Mỹ.

Ủy ban cũng kiến nghị Quốc hội Mỹ thành lập một quỹ hỗ trợ các nước, mà theo các tác giả tài liệu, được “nhắm đến như mục tiêu” hoặc dễ bị tổn thương dưới áp lực kinh tế, ngoại giao của Trung Quốc, đặc biệt là giúp đỡ các nước trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương trong các lĩnh vực cung cấp truyền thông kỹ thuật số, cơ sở hạ tầng và tiếp cận các nguồn năng lượng.

Bản báo cáo này bị rò rỉ cho báo chí ngay sau khi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Washington Post tuyên bố Mỹ sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh lạnh toàn diện với Trung Quốc.

Theo tờ Bưu điện Washington, Phó Tổng thống Pence cho rằng “nếu Trung Quốc muốn tránh một cuộc chiến tranh lạnh toàn diện với Mỹ và các đối tác của Mỹ thì nước này phải thay đổi căn bản cách cư xử của mình”, đồng thời nhận định “điều này phần lớn sẽ phụ thuộc vào diễn tiến ở Argentina”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ngoài cùng bên trái) và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (ngoài cùng bên phải) tại Hội nghị cấp cao APEC vừa diễn ra tại Papua New Guinea

Mới đây, một bức thư của 2 thượng nghị sĩ được gửi tới Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cũng gây sự chú ý của dư luận. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio và Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chris Koons cho rằng việc Trung Quốc giành quyền kiểm soát khu cảng container Doral trên Biển Đỏ có thể làm tăng thêm ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Phi. Họ bày tỏ lo ngại điều đó sẽ đe dọa lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ.

Tư lệnh Thủy quân Lục chiến Mỹ, Tư lệnh Bộ Tư lệnh châu Phi của quân đội Mỹ Thomas Waldhauser cũng đã cảnh báo Quốc hội Mỹ cách đây vài tháng rằng quân đội Mỹ có thể phải đối mặt với những hậu quả “nghiêm trọng” nếu Trung Quốc nắm quyền kiểm soát cảng ở Djibouti.

Quyết tâm chơi rắn

Bắc Kinh coi những cáo buộc trên của Mỹ là vô căn cứ và thiên vị, là nỗ lực nhằm can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng logic mà Ủy ban Kinh tế-An ninh Mỹ và Trung Quốc đưa ra là thiếu sót, là thái độ sai lầm của người phương Tây. Theo đó, bất kể những gì Trung Quốc đang làm đều được giải thích ở phương Tây như một kế hoạch xảo quyệt.

Theo giới phân tích Trung Quốc, ý định ban đầu của Trung Quốc thúc đẩy chương trình “Vành đai và Con đường” là do năng lực dư thừa trong nước, đặc biệt là trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Lĩnh vực này ở Trung Quốc gần như đã bão hòa và tiềm năng xây dựng cơ sở hạ tầng rất mạnh, vì vậy Trung Quốc hy vọng xuất khẩu năng lực xây dựng của mình sang các nước khác.

Một chuyên gia Trung Quốc tuyên bố: “Công suất dư thừa trong nước của Trung Quốc chính là điều mà hầu hết các nước đang phát triển cần đến. Nếu một số quốc gia không có đủ tiền, Trung Quốc cũng có thể cho vay. Đây là một chiến lược có lợi cho Trung Quốc và cả thế giới”.

Từ phía Nga, chuyên gia Mikhail Belyaev của tổ chức RISI cho rằng cuộc tấn công thông tin này của Mỹ là nỗ lực cho thế giới thấy Trung Quốc đang thiết lập một trật tự thế giới mới, và Mỹ được cho là đang đóng vai trò “cứu tinh” thế giới.

Theo chuyên gia Nga, điều gì thực sự ẩn sau việc tạo áp lực đối với Trung Quốc là sự phát triển của Trung Quốc. Việc Bắc Kinh đang phát triển với tốc độ rất cao, không che giấu ý định truyền bá ảnh hưởng của mình ra thế giới gây ra mối quan ngại nghiêm trọng cho Mỹ.

 Mỹ không có dấu hiệu xuống thang trong cuộc đấu thương mại với Trung Quốc

Bằng cuộc chiến thông tin này, Mỹ đang cố gắng lập ra một loại quỹ nào đó để chống lại cuộc tấn công của Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, chuyên gia Nga cho rằng Mỹ đã mất khả năng gây ảnh hưởng vô điều kiện đối với các hành động của Bắc Kinh vì Trung Quốc đã tăng cường tiềm năng phát triển trong những năm gần đây.

Việc Trung Quốc chiếm một trong những vị trí hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ cao và tài chính có lẽ buộc Mỹ phải chấp nhận thực tế chuyển sang vị trí quan hệ đối tác bình đẳng với Trung Quốc, đánh mất vị trí thống trị và lùi xuống đóng vai trò thứ hai.

Đánh giá về khả năng thỏa hiệp giữa Mỹ và Trung Quốc, trang The National Interest của Mỹ đã dẫn ra nhiều minh chứng cho thấy Washington kiên quyết gia tăng sức ép còn Trung Quốc dường như chỉ “hứa suông”.

 Mỹ quyết tâm nhưng có đủ sức chống lại tất cả?

Theo đó, cả Chủ tịch Tập Cận Bình và Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn gần đây đã ám chỉ rằng họ muốn nói chuyện với người Mỹ và ông Tập Cận Bình đã tái khẳng định cam kết của Bắc Kinh về một “nền kinh tế thế giới mở”.

Tuy nhiên, ông Dan DiMicco, cố vấn thương mại của Tổng thống Trump, khẳng đinh: “Thật không may, chúng ta đã nghe thấy điều đó từ Bắc Kinh hàng trăm lần rồi và không có gì thay đổi cả”. Ông DiMiccco khẳng định như vậy trong bài viết trên mạng MarketWatch có tiêu đề “Trung Quốc luôn hứa ngừng gian lận thương mại, nhưng chẳng bao giờ thực hiện”.

Theo giới phân tích Mỹ, nhà lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng tin vào khả năng thống trị nền kinh tế và các thị trường, sẽ không mặc cả bất kỳ thành phần nào có trong tầm nhìn “Giấc mơ Trung Hoa”.

The National Interest đánh giá quan điểm không thỏa hiệp của Phó Tổng thống Mike Pence có thể khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin về sự nghiêm túc trong cách giải quyết của Mỹ và sẽ không thể trụ vững trước một cuộc chiến lâu dài với một Washington đầy quyết tâm.

Tờ báo Mỹ kết luận, hướng đi này có thể khiến nhiều người cảm thấy không hài lòng, nhưng nó có thể khiến người Trung Quốc phải e ngại. Vì thế vào thời điểm này, không thỏa hiệp với Trung Quốc sẽ là cách tốt nhất đối với Mỹ.

Thật đúng là Trung Quốc có “vỏ quýt dày” thì Mỹ cũng có “móng tay nhọn”!

http://biendong.net/goc-nhin-moi/24836-my-choi-bai-mong-tay-nhon-voi-tq.html

 

Mỹ tính đưa Venezuela vào danh sách khủng bố

Hoa Kỳ đang xem xét việc bổ sung Venezuela vào danh sách quốc gia tài trợ khủng bố nhưng chưa đưa ra quyết định cuối cùng, nguồn tin cho hay.

Việc thêm Venezuela vào danh sách này có thể giới hạn sự trợ giúp kinh tế của Hoa Kỳ và áp các hạn chế tài chính đối với một nước đang lâm vào lạm phát dài hạn, người dân bỏ đi hàng loạt, thiếu lương thực và thuốc men trầm trọng, theo Reuters.

Một triệu di dân Venezuela nhập cảnh Colombia

Ông Trump từng nhiều lần lên án chủ nghĩa xã hội

‘Tôi không nghĩ Cuba sẽ rời bỏ CNXH’

Cuba muốn bỏ Chủ nghĩa Cộng sản

Các cuộc thảo luận về vấn đề này được thúc đẩy trong những ngày gần đây nhờ vận động hành lang của Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio, người từ lâu thúc giục chính quyền Trump có lập trường cứng rắn hơn chống lại chính phủ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.

Chính quyền Trump đã áp một số biện pháp trừng phạt chống lại chính phủ của Maduro từ năm 2017 vì “xói mòn nền dân chủ”. Ngày 1/11, Tổng thống Donald Trump ký lệnh hành pháp nhằm ngăn Venezuela xuất khẩu vàng.

Maduro, người bác cáo buộc hạn chế quyền tự do chính trị, nói rằng ông là nạn nhân của “cuộc chiến kinh tế” do Hoa Kỳ dẫn dắt.

Khủng hoảng Venezuela qua các khu chợ và nhà xác

Bốn quốc gia hiện có trong danh sách quốc gia tài trợ khủng bố – Bắc Hàn, Iran, Sudan và Syria – được phát hiện “liên tục trợ giúp cho các hành vi khủng bố quốc tế”.

Washington Post, tờ đầu tiên đưa tin về việc Mỹ đang cân nhắc việc thêm Venezuela vào danh sách, cho hay Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận yêu cầu phản hồi về đề xuất này từ các cơ quan khác nhau những ngày gần đây.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết “đang xem xét thông tin từ nhiều nguồn về khả năng dính líu cấp nhà nước của các hành vi khủng bố, đánh giá mức độ tin cậy, xác minh và chứng thực.”

Nhà Trắng từ chối bình luận.

Hồi tháng 8/2018, Ecuador áp dụng quy định mới để ngăn di dân Venezuela nhập cảnh vào nước này mà không cần hộ chiếu, khiến nhiều người bị mắc kẹt ở nước láng giềng Colombia.

Hàng ngàn người Venezuela chạy trốn cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở nước họ và tìm đường đến Ecuador qua ngả Colombia vốn chỉ cần dùng thẻ căn cước.

Hầu hết đều chọn đi về hướng nam để đoàn tụ với gia đình ở Peru và Chile.

Maduro ‘thoát vụ tấn công drone’

Lệnh trừng phạt của Mỹ với Venezuela ‘vẫn tiếp tục’

Venezuela: Maduro thắng nhiệm kỳ hai

Venezuela: Đảng cầm quyền thắng cử, đối lập lên án

Colombia phản đối làn sóng này, nói rằng người già, trẻ em sẽ có nguy cơ bị mắc kẹt tại biên giới.

Nhiều năm nay, Venezuela rơi vào tình trạng lạm phát cao, thiếu lương thực và thuốc men triền miên.

Hơn một triệu di dân Venezuela đã nhập cảnh Colombia trong 15 tháng qua, theo ghi nhận chính thức, và hơn 4.000 người đến biên giới Ecuador mỗi ngày.

Nhiều người đi bộ hoặc vẫy xe xin đi nhờ trong nhiều tuần và kiệt sức khi đến được biên giới.

Đầu ngày 18/8, khoảng 300 người Venezuela xếp hàng tại biên giới Rumichaca Colombia and Ecuador. Nhiều người nói rằng họ không có hộ chiếu để được nhập cảnh vào Ecuador.

Gabriel Malavolta, một thợ máy 50 tuổi, rời Venezuela cách đây ba ngày và định đi đến Lima, Peru, qua ngả Ecuador.

Venezuela kêu gọi bầu tổng thống sớm

Mỹ đóng băng tài sản tổng thống Venezuela

Venezuela: Cấm đối lập tranh cử năm 2018

Ông ta có hộ chiếu nhưng vợ chưa cưới, Yenny, chỉ có thẻ căn cước.

“Tôi không biết chúng tôi sẽ làm gì, nhưng chúng tôi không thể quay lại. Tôi không thể để vợ chưa cưới trở về và bị đói”, ông nói với Reuters tại lều của hội Chữ thập đỏ.

“Quý vị không thể ngờ chuyện gì đang diễn ra ở Venezuela đâu. Nhiều gia đình phải bới thùng rác tìm đồ ăn.”

Một di dân khác, Regulo Guaita, nói: “Đây quả là một bất ngờ mà chúng tôi cũng mới biết hôm nay. Rất buồn vì có rất nhiều người Venezuela bỏ đi và quy định mới khiến họ không thể ra đi. Tôi không biết họ sẽ làm gì bây giờ.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46257411

 

Janet Nguyễn bị đối thủ qua mặt,

đối diện nguy cơ thất cử

Thượng nghị sĩ cấp bang Đảng Cộng hòa Janet Nguyễn đã bị đối thủ Đảng Dân chủ Tom Umberg qua mặt trong một cuộc đua tranh ghế đại diện Địa hạt Thượng viện 34 của bang California, theo kết quả kiểm phiếu mới nhất được Quận Cam (Orange County) công bố vào chiều tối thứ Hai.

Diễn biến này đánh dấu sự thất thế gây sững sờ của của nữ chính gia gốc Việt nổi bật nhất trong cộng đồng người Việt ở nam California, gần hai tuần sau ngày bầu cử khi bà dẫn trước với cách biệt đáng kể và được kì vọng sẽ chiến thắng.

Ông Umberg vượt lên dẫn trước bà Janet với cách biệt 438 phiếu, đạt tỉ lệ 50,09 phần trăm so với 49,91 phần trăm sau khi gần 11.000 phiếu được cập nhật từ Quận Cam. Kết quả cập nhật từ Quận Los Angeles – một thành trì của phe Dân chủ – vào ngày thứ Ba có phần chắc sẽ nới rộng cách biệt dẫn đầu của ông Umberg.

Sự thất thế của bà Janet từ một vị trí mà trước đó được cho là an toàn cho thấy sự tổn hại to lớn mà phe Cộng hòa ở California, đặc biệt là ở Quận Cam, gánh chịu khi nền chính trị toàn quốc phủ bóng đen xuống các cuộc đua ở địa phương.

Nếu thất cử, “bà ấy có thể là nạn nhân của một phản ứng toàn quốc đối với Trump,” Paul Mitchell, phó chủ tịch của công ty Political Data, Inc. chuyên thu thập dữ liệu về cử tri California, nói với báo The Orange County Register. “Bà ấy có chữ ‘[Cộng hòa]’ cạnh tên của bà ấy, và điều đó có thể tạo nên sự khác biệt.”

Bà Janet Nguyễn được xem là một người theo Đảng Cộng hòa có chủ trương ôn hòa. Bà trở thành người gốc Việt đầu tiên đắc cử vào một thượng viện cấp bang ở Mỹ vào năm 2014 khi bà đánh bại đối thủ Dân chủ với cách biệt 16 điểm phần trăm.

https://www.voatiengviet.com/a/janet-nguyen-bi-doi-thu-qua-mat-doi-dien-nguy-co-that-cu/4665930.html

 

Chương trình EB-5:

cánh cửa nhập tịch Mỹ cho sinh viên quốc tế

Một chương trình thị thực ít được biết đến cho phép các sinh viên quốc tế đến học tại các cao đẳng và đại học của Mỹ – và thẻ xanh – tuy nhiên chi phí thì chỉ có ít người mới có khả năng.

Chương trình EB-5, hay còn gọi là chương trình Thị thực Đầu tư, không hạn chế nơi làm việc hay bao nhiêu thời gian sinh viên có thể làm việc ngoài giờ học và cho phép họ ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp. Đây là hai ưu đãi không có đối với các sinh viên diện thị thực F-1, theo trang EB-5 Daily, một trang web chuyên tổng hợp tin tức về chương trình EB-5.

Tuy nhiên, để có được sự ưu đãi này, các ứng viên phải đầu tư ít nhất 500.000 đô la.

“Có rất nhiều sinh viên quốc tế giàu có đến Mỹ, và rất nhiều người trong số họ rất muốn ở lại sau khi tốt nghiệp,” Ishaan Khanna, một người vừa tốt nghiệp và có visa EB-5, cho biết. “Do đó, đối với họ chương trình này có ý nghĩa.”

Khanna đến Mỹ từ Ấn Độ dưới thị thực du học F-1 để theo học tại Đại học Loyola Marymount ở Los Angeles. Khi gần tốt nghiệp, anh ấy bắt đầu tìm cách để ở lại Mỹ làm việc.

“Nếu tôi muốn tiến triển trong sự nghiệp thì ở lại Mỹ, nhất là gần Thung lũng Silicon, là điều không phải bàn cãi,” Khanna cho biết. Anh ấy bắt đầu tìm hiểu về thị thực EB-5 trong năm học cuối.

Chương trình thị thực EB-5 ra đời vào năm 1990 để khuyến khích đầu tư nước ngoài và tạo công ăn việc làm cho người Mỹ, theo Bộ An ninh Nội địa.

Để nhận được thị thực này, ứng viên phải đầu tư ít nhất 500.000 đô la hoặc là trực tiếp vào doanh nghiệp hoặc là vào một trung tâm khu vực vốn là công ty tư nhân để gom góp những khoản đầu tư này.

“Trung tâm khu vực EB-5 là một đơn vị kinh tế, công hay tư, ở Mỹ, có nhiệm vụ là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,” theo Dịch vụ Di trú và Công dân Hoa Kỳ (USCIS). “Các trung tâm khu vực là do USCIS lập nên để tham gia vào Chương trình Thị thực Đầu tư.

Mỗi dự án đầu tư chỉ được xét duyệt nếu nó tạo ra hay giữ được ít nhất 10 công việc toàn thời gian.

Đại đa số những người đầu tư EB-5 — 91,5% trong năm 2016 — đã chọn đầu tư vào các trung tâm khu vực. Những người được chọn sẽ nhận được thẻ xanh có thời hạn hai năm và thẻ xanh này sẽ trở thành vĩnh viễn nếu đáp ứng được yêu cầu tạo việc làm.

Tuy nhiên do có ít giám sát mà chương trình EB-5 đã bị lạm dụng, những người chỉ trích cho hay.

“Tôi có thể nói hàng giờ về sự tham nhũng của chương trình này,” Thượng nghị sỹ Charles Grassley, một trong những người chỉ trích chương trình này nặng nề nhất, nói.

“Các nhà đầu tư bỏ tiền vào mà họ còn không biết số tiền đó được sử dụng để làm gì,” luật sư Khanh Phạm, một luật sư về di trú, nói. “Về mặt pháp lý, số tiền này đáng lẽ phải bỏ vào đầu tư và tạo ra việc làm.”

Nhưng đôi khi, số tiền đó được sử dụng để trả các khoản vay trước đó hay được bỏ trong ngân hàng.

Đôi khi số tiền đó bị biển thủ, theo một số vụ việc trong tòa án. Hồ sơ cho thấy 287 trung tâm khu vực đã bị hủy hợp đồng với chính phủ Mỹ do hoặc là không nộp được thông tin theo yêu cầu cho USCIS hay không phục vụ mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong tháng này, có 1.382 trung tâm khu vực được phê chuẩn.

Hồi năm trước, gia đình của Jared Kushner, con rể của Tổng thống Trump và một cố vấn cấp cao Nhà Trắng, đã bị điều tra vì mối liên hệ của gia đình Kushner với tổng thống có thể giúp các nhà đầu tư giữ được thẻ xanh thông qua chương trình EB-5. Cuộc điều tra vẫn đang diễn ra.

Sức hấp dẫn của thẻ xanh là không thể phủ nhận. Với thẻ xanh, sinh viên quốc tế có thể ‘làm việc, sinh sống, nghiên cứu được tự do như họ muốn,” Khanna nói.

Các sinh viên có thẻ xanh có sức hấp dẫn hơn đối với các nhà tuyển dụng, Khanna nói.

“Thật lòng mà nói, nếu anh không có thẻ xanh thì anh rất khó tìm việc ở Mỹ,” ông nói thêm.

“Tôi đã được SpaceX phỏng vấn và tôi nhớ mình đã qua được vòng phỏng vấn thứ nhất,” Khanna nhớ lại về công ty được xem là nhà sáng tạo hàng đầu trong công nghệ không gian.

“Họ nhìn vào hồ sơ của tôi và họ nói: “Ồ anh không phải là công dân à? Anh không có thẻ xanh? Và tôi nói ‘không’ rồi họ nói: “Như vậy không được rồi.”

“Có thể được làm việc ở Mỹ mà không cần phải được tài trợ thị thực là một chuyện lớn,” anh nói.

USCIS có thể cấp cho đến 10.000 EB-5 thị thực mỗi năm, tuy nhiên khó mà có con số chính xác có bao nhiêu sinh viên quốc tế ở Mỹ có thị thực EB-5.

“Tôi có thể cho rằng có đến hàng trăm sinh viên được nhận EB-5 mỗi năm,” ông Stephen Yale-Loehr, giáo sư luật tại Trường Luật Cornell, nói. “Tuy nhiên không ai biết chắc cả. Chỉ có thể biết được có đến hàng trăm.”

Tuy nhiên, anh Khanna nói rằng anh biết rất nhiều người muốn có thị thực EB-5, nhất là sinh viên.

Do các trung tâm khu vực có lợi nhuận từ việc đầu tư nhân danh các ứng viên EB-5, họ có động lực để thu hút tất cả những ai có thể đầu tư cho dù có trẻ tuổi đến đâu đi nữa.

Trên trang web của họ, các trung tâm này ca ngợi các giá trị của thị thực của EB-5 so với thị thực du học F-1 truyền thống.

Mặc dù phụ huynh và các gia đình lâu nay vẫn chi tiền, nhưng đôi khi các sinh viên sẽ quyết định đầu tư ở đâu.

“Đó có lẽ là phần khó khăn nhất của quá trình xét duyệt EB-5 cho rất nhiều nhà đầu tư,” ông Yale-Loehr, giáo sư luật di trú, cho biết.

“Tôi so sánh nó với một khối Rubik,” ông giải thích. “Cấu phần di dân phải hài hòa với cấu phần đầu tư, phải hài hòa với cấu phần tạo việc làm… Đôi khi, nếu các sinh viên học chuyên ngành kinh doanh, họ rất sành sỏi.”

Tuy nhiên anh Khanna, người học về quản lý hệ thống thông tin ứng dụng khi anh bắt đầu xin thị thực EB-5, nói rằng quyết định đầu tư ở đâu là rất khó. Anh đã bỏ ra hàng tháng trời nghiên cứu và tận dụng các tài liệu trong trường, tìm đến các giáo sư tài chính để hỏi.

Cuối cùng anh quyết định đầu tư vào khách sạn Four Seasons ở Puerto Rico thông qua một trung tâm khu vực có tên gọi là EB5 United có trụ sở ở Santa Monica, California. Giờ đây anh đã làm việc EB5 United với tư cách là giám đốc quan hệ nhà đầu tư phụ trách với Ấn Độ.

“Nếu gia đình anh có tiền của, thì hãy làm đi,” Khanna khuyên.

Vậy còn số tiền mà Khanna bỏ vào để lấy được EB-5?

“Đó phần lớn là khoản tiền tiết kiệm của gia đình tôi,” anh nói.

Thượng nghị sỹ Grassley thường xuyên kêu gọi cải các chương trình EB-5 và mới đây còn yêu cầu Quốc hội đóng cửa hết các trung tâm khu vực.

Vào ngày 30/9, chương trình này được kéo dài cho đến sau bầu cử giữa kỳ. Tuy nhiên, nó sẽ được đưa ra Quốc hội xem xét lại vào ngày 7/12. Cho đến khi đó, sinh viến tìm kiếm lựa chọn thay thế cho thị thực F-1 vẫn có thể xem xét xin EB-5 nếu như họ có khả năng.

https://www.voatiengviet.com/a/ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-eb-5-c%C3%A1nh-c%E1%BB%ADa-nh%E1%BA%ADp-t%E1%BB%8Bch-m%E1%BB%B9-cho-sinh-vi%C3%AAn-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/4665862.html

 

Chiếc ghế Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc

của John Kelly có thể lung lay

Tổng thống Mỹ Donald Trump không cam kết giữ lời hứa trước đó là sẽ giữ ông John Kelly làm chánh văn phòng trong hai năm còn lại trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông – một phần trong phỏng đoán lan truyền rộng rãi về những thay đổi nhân sự sẽ xảy ra hàng loạt trong chính quyền Trump.

Trong một cuộc phỏng vấn về nhiều vấn đề được phát sóng trong chương trình ‘Fox News Sunday’, ông Trump đã khen ngợi đạo đức nghề nghiệp của ông Kelly và phần lớn những gì mà ông ấy đem đến cho vị trí chánh văn phòng nhưng cũng nói thêm rằng: “Chắc chắn có những điều tôi không thích nhưng ông ấy làm.”

“Có một số việc mà không phải là thế mạnh của ông ấy. Đó không phải là lỗi của ông ấy. Đó không phải là thế mạnh của ông ấy,” ông Trump nói. Ông cũng cho biết bản thân ông Kelly có thể cũng muốn ra đi.

Khi được hỏi liệu ông có muốn giữ Kelly cho đến năm 2020 hay không, ông Trump chỉ nói rằng ‘điều đó có thể xảy ra’. Trước đó, ông Trump đã cam kết công khai rằng ông Kelly sẽ tại vị cho đến khi ông hết nhiệm kỳ mặc dù nhiều người ở Cánh Tây tỏ ý nghi ngờ.

Ông Trump nói rằng ông hài lòng với nội các của mình nhưng ông đang suy nghĩ sẽ thay ‘ba hoặc bốn hoặc năm vị trí’.

Một trong những nhân vật sẽ phải ra đi là Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen, người mà sự ra đi giờ đây xem như là không thể tránh khỏi. Ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn rằng ông có thể giữ bà Nielsen lại nhưng ông cũng nói rõ là ông muốn bà ấy cứng rắn hơn nữa trong việc thực thi những chính sách di dân hà khắc của ông và kiểm soát an ninh biên giới.

Ông Trump cũng nói về việc sa thải bà Mira Ricardel, phó cố vấn an ninh quốc gia vốn đã bị chuyển đến một vị trí khác trong chính quyền sau khi các cuộc va chạm ở Cánh Đông lên cao tới mức Đệ nhất phu nhân Melania Trump kêu gọi cách chức bà Ricardel, một chuyện vốn hiếm khi xảy ra. Ông Trump nói rằng bà Ricardel ‘không giỏi ngoại giao cho lắm, nhưng bà là người có tài’.

https://www.voatiengviet.com/a/chi%E1%BA%BFc-gh%E1%BA%BF-ch%C3%A1nh-v%C4%83n-ph%C3%B2ng-t%C3%B2a-b%E1%BA%A1ch-%E1%BB%91c-c%E1%BB%A7a-john-kelly-c%C3%B3-th%E1%BB%83-lung-lay/4665857.html

 

Bổ nhiệm ông Whitaker, Tổng thống Trump bị kiện

Ba Thượng nghị sĩ Dân chủ ngày 19/11 đệ đơn kiện Tổng thống Donald Trump về việc bổ nhiệm ông Matthew Whitaker làm quyền Bộ trưởng Tư pháp, cáo buộc ông Trump tước quyền hiến định của Thượng viện trong những vụ bổ nhiệm như thế.

Đơn kiện được các Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal, Sheldon Whitehouse và Mazie Hirono đệ nạp lên Tòa án liên bang tại Washington. Ba Thượng nghị sĩ này là thành viên của Ủy ban Tư pháp Thượng viện có trách nhiệm duyệt xét việc bổ nhiệm Bộ trưởng Tư pháp.

Phe Dân chủ trong Quốc hội đã bày tỏ lo ngại là ông Whitaker, một người trung thành với ông Trump, có thể phá hoại hay thậm chí cách chức Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller đang điều tra về vai trò của Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016. Cuộc điều tra này đang phủ bóng mờ lên nhiệm kỳ của ông Trump.

Đơn kiện cũng cáo buộc ông Trump vi phạm luật liên bang vốn thiết lập thứ tự kế nhiệm rằng một khi chức vụ Bộ trưởng Tư pháp trống thì trao toàn quyền cho Thứ trưởng Tư pháp. Đơn kiện cũng bác bỏ các lý lẽ pháp lý mà Bộ Tư pháp đưa ra ủng hộ hành vi của Tổng thống Trump, một đảng viên Cộng hòa.

Ông Whitaker có quyền giám sát cuộc điều tra của ông Mueller khi ông Trump bổ nhiệm ông vào ngày 7/11 làm người đứng đầu cơ quan thi hành luật pháp Mỹ thay thế ông Jeff Sessions bị Tổng thống cách chức. Trong quá khứ, ông Whitaker thường chỉ trích phạm vi cuộc điều tra của ông Mueller và đề ra khả năng có thể phá hoại cuộc điều tra này bằng cách cắt giảm ngân quỹ.

Ông Whitaker không rút lui khỏi việc giám sát cuộc điều tra mặc dù phe Dân chủ yêu cầu ông làm như vậy.

Tổng chưởng lý Maryland trong tuần qua cũng có khiếu nại tương tự, nói rằng ông Trump vi phạm Điều khoản Bổ nhiệm của hiến pháp Mỹ vì Bộ trưởng Tư pháp là một “giới chức quan trọng” phải được Tổng thống đề cử và được Thượng viện chuẩn thuận. Phiên tranh luận đầu tiên về vụ kiện của Maryland được ấn định vào ngày 19/12 tới.

https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%95-nhi%E1%BB%87m-%C3%B4ng-whitaker-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-b%E1%BB%8B-ki%E1%BB%87n-/4665825.html

 

Mỹ : Một ngân hàng Pháp

 bị phạt cả tỷ đô la vì vi phạm cấm vận

Trọng Nghĩa

Trong thông cáo công bố hôm 19/11/2018, Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ quyết định phạt ngân hàng Pháp Société Générale gần 1,4 tỷ đô la. Lý do trừng phạt là ngân hàng Pháp đã có những giao dịch với nhiều nước bị Mỹ cấm vận kinh tế. Société Générale đã đồng ý trả phạt để phía Mỹ đình chỉ các cuộc điều tra.

Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salve tường trình :

Chính quyền Mỹ chỉ trích ngân hàng Pháp là đã thực hiện các giao dịch bằng đô la liên quan đến các nước bị Mỹ áp đặt cấm vận kinh tế. Đa số các vi phạm liên quan đến Cuba…, nhưng dính líu đến Iran, hay thậm chí Sudan. Tổng trị giá giao dịch lên đến 5,6 tỷ đô la.

Tổng giám đốc ngân hàng Société Générale, Frédéric Oudéa tuyên bố : « Chúng tôi thừa nhận và lấy làm tiếc về những thiếu sót được xác định trong các cuộc điều tra này, và đã hợp tác với chính quyền Hoa Kỳ. Trong tương lai, mục tiêu của chúng tôi là trở thành một đối tác đáng tin cậy ».

Ông Oudéa muốn trấn an và bảo đảm rằng tất cả số tiền phạt đã được dự toán. Việc thanh toán đầy đủ số tiền này sẽ không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng trong năm 2018.

Thỏa thuận đình chỉ thủ tục truy tố giữa ngân hàng Pháp và Chánh biện lý New York đã chấm dứt cuộc điều tra mở ra nhắm vào Société Générale về tội vi phạm các lệnh cấm vận kinh tế.

Tuy nhiên, ngân hàng Société Générale sẽ vẫn bị chế độ giám sát trong ba năm, và phải trong sạch hóa các giao dịch trong vòng 18 tháng.

http://vi.rfi.fr/phap/20181120-my-mot-ngan-hang-phap-bi-phat-ca-ty-do-la-vi-vi-pham-cam-van

 

Mỹ: Thoát chết dù thang máy rơi tự do 84 tầng

Những người bị mắc kẹt trong chiếc thang máy rơi tại thành phố Chicago, Mỹ nghĩ rằng họ sẽ chết khi lao xuống đất từ tầng 84.

Thang máy khi đó có sáu người, bao gồm một thai phụ, đã rơi từ tầng 95 xuống tầng 11 trong tòa nhà cao tầng trước đây có tên John Hancock Centre vào sáng sớm hôm thứ Sáu (17/11).

Những người mắc kẹt sau đó đã nhắn tin cho bạn bè gọi lực lượng cứu hộ.

Và cuối cùng họ được đưa ra ngoài sau ba giờ đồng hồ.

Máy bay hải quân Mỹ rơi xuống biển

Các thợ lặn sẵn sàng cứu 5 người còn lại

Người ta tin rằng một trong số những sợi cáp giữ thang máy đã bị đứt.

Cả nhóm đã rời quán bar trên tầng 95 để bước xuống sảnh.

Jaime Montemayor, 50 tuổi, khi đó đang ở trong thang máy với vợ, nói rằng ban đầu anh cảm thấy chiếc thang máy đi xuống rất bình thường.

Nhưng sau đó nó đột nhiên rơi xuống.

Có một tiếng ồn đột ngột ”cách cách cách” và bụi thì bắt đầu bám dần vào trong thang máy.

”Mọi người trong thang máy bắt đầu hét lên, cầu nguyện và khóc lóc,” báo cáo cho biết.

”Tôi đã nghĩ rằng chúng tôi sẽ chết,” ông Montemayor, một hành khách đến từ Mexico bị kẹt trong thang máy nói.

Lực lượng cứu hộ đã giải cứu cho những người bị mắc kẹt trong thang máy bằng cách khoan thủng một bức tường bê tông.

”Chúng tôi không thể tiếp cận bằng thang máy để giải cứu.

Do vậy, chúng tôi đã phải phá thủng một bức tường trên tầng 11 của bãi đỗ xe để mở cửa thang máy,” Patrick Maloney, đang công tác tại Sở Cứu hỏa Chicago, nói với đài truyền hình Mỹ.

Sập cầu ở Mỹ, ít nhất 4 người chết

Động đất chết nhiều người ở biên giới Iran-Iraq

Điệp viên Nga bị đầu độc được cứu thế nào?

Năm điều chớ làm khi sơ cứu

Nguyên nhân của sự cố được cho là một “dây cáp treo” bị đứt.

Hiện vụ việc vẫn đang được điều tra thêm, một quan chức thành phố nói với tờ Chicago Tribune.

Hiện vẫn chưa rõ bằng cách nào thang máy lại dừng lại mà không rơi xuống mặt đất.

ABC TV trích dẫn lại lời nhân viên cứu hỏa nói rằng hai dây cáp bị đứt nhưng vẫn còn rất nhiều dây cáp khác.

Thang máy đã vượt qua cuộc kiểm tra gần đây nhất vào tháng Bảy, báo cáo cho biết.

Tòa nhà Hancock là tòa nhà cao thứ tư trong thành phố và được đổi tên vào hồi đầu năm là 875 North Michigan Avenue.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46278179

 

Mỹ: Bùng nổ dịch thủy đậu vì không tiêm vaccine

Một trường tiểu học ở tiểu bang Bắc Carolina đang trở thành tâm điểm của dịch bệnh thủy đậu lớn nhất của tiểu bang này trong hàng thập kỷ qua, các quan chức cho biết.

Hôm 16/11, 36 học sinh tại trường Asheville Waldorf đã bị chẩn đoán mắc bệnh thủy đậu, theo tờ báo địa phương Asheville Citizen-Times.

“Đây là dịch bệnh thủy đậu lớn nhất từ trước đến nay kể từ khi vaccine trở nên phổ biến,” một phát ngôn viên Bộ Y tế bang Bắc Carolina nói với BBC trong một tuyên bố gửi qua email.

Trường Asheville Waldorf là một trong những trường học có quyền miễn trừ tiêm chủng vì niềm tin tôn giáo lớn nhất của tiểu bang.

Chống dịch bệnh bằng cách nuôi thêm muỗi

TQ: Phạt công ty vụ bê bối vaccine nửa triệu đôla

‘Chìa khóa thần’ giúp trẻ mãi không già

Trong số 152 học sinh của trường, 110 em đã không được tiêm vaccine virus varicella, thường được biết là thủy đậu.

Khoảng 67,9% học sinh của trường đã được miễn trừ tiêm chủng vì niềm tin tôn giáo (religious immunization exemption) trong năm học 2017-2018, theo dữ liệu của tiểu bang.

Thành phố Asheville thuộc Quận Buncombe, nơi có dân số hơn 250.000 người và có tỷ lệ miễn tiêm chủng vì niềm tin tôn giáo cao nhất trong tiểu bang.

Hầu hết các tôn giáo đều không cấm chủng ngừa, nhưng trong những năm gần đây, một số phụ huynh Mỹ đã trở nên sợ hãi về các tác dụng phụ của vaccine.

Khi tiêm vaccine, một số phản ứng như dị ứng có thể xảy ra, tuy nhiên phần lớn cộng đồng y tế phản đối nỗi sợ hãi này. Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Nhi khoa Hoa Kỳ đều khuyến khích tiêm chủng.

Luật tiểu bang Bắc Carolina có yêu cầu một số chủng ngừa nhất định, bao gồm thủy đậu, sởi và quai bị cho trẻ mẫu giáo, nhưng tiểu bang lại cho phép miễn trừ vì lý do y tế và niềm tin tôn giáo.

“Chúng tôi muốn nói rõ rằng: tiêm chủng chính là cách bảo vệ tốt nhất khỏi bệnh thủy đậu,” Giám đốc Y khoa Quận Jennifer Mullendore cho biết trong một tuyên bố.

“Khi chúng tôi thấy số lượng lớn trẻ em và người lớn không được miễn dịch, chúng tôi biết rằng một căn bệnh như thủy đậu có thể lây lan dễ dàng khắp cộng đồng ở các sân chơi, cửa hàng tạp hóa và các đội thể thao.”

Một phát ngôn viên của trường nói với BBC rằng trường đang hợp tác với các quan chức y tế địa phương và tuân thủ luật pháp của bang Bắc Carolina.

“Chúng tôi nhận thấy rằng các vị phụ huynh có động lực lớn khi đưa ra những lựa chọn họ muốn cho con cái của họ. Chúng tôi, là một trường học, không phân biệt đối xử dựa trên lịch sử y tế hoặc tình trạng y tế của các em.”

Bệnh thủy đậu nghiêm trọng như thế nào?

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng do virus gây phát ban, ngứa và sốt. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến các biến chứng như viêm não, viêm phổi và thậm chí là tử vong.

Siêu vi khuẩn lây lan qua tiếp xúc hoặc ho và hắt hơi, mặc dù nó không lây nhiễm nhanh như bệnh sởi, vốn có thể lây lan mà không cần bất kỳ tiếp xúc nào.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch (CDC) khuyến cáo tiêm phòng cho trẻ em từ 1 đến 12 tuổi. Mặc dù trường hợp nghiêm trọng là không phổ biến, CDC cho biết bệnh thủy đậu lây lan dễ dàng và có thể gây tử vong.

Thuốc chủng ngừa thủy đậu đã được cấp phép tại Hoa Kỳ vào 1995. Theo CDC, thuốc chủng ngừa đã ngăn ngừa 3,5 triệu trường hợp bị nhiễm varicella, 9.000 lần nhập viện và 100 ca tử vong hàng năm ở Hoa Kỳ.

Và mặc dù một số cá nhân vẫn có thể bị thủy đậu dù đã được tiêm vaccine, nó rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các trường hợp lây bệnh nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng.

Chủng ngừa cũng giúp bảo vệ những đối tượng nhạy cảm không thể tiêm chủng, như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh dưới một tuổi và bệnh nhân ung thư.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46271658

 

Guatemala: Núi lửa phun trào,

hàng ngàn người di tản

Ngày 19/11, hàng ngàn người phải di tản khỏi khu vực chung quanh núi lửa Fuego thuộc. Cơ quan cứu trợ thiên tai Corend của nước này cho biết núi lửa bắt đầu phun trào dữ dội trong đêm.

Núi lửa phun lên những đám mây tro nóng chuyển động nhanh, nham thạch và khí độc sáng ngày 19/11.

Hơn 2.000 người phải lánh nạn tại các trại tạm trú, các giới chức cơ quan cứu trợ thiên tai nói với các phóng viên. Chưa có báo cáo về con số thương vong.

Ông Juan Pablo Oliva, người đứng đầu cơ quan địa chấn, núi lửa và viện khí tượng Insivumeh cho biết sẽ có nhiều luồng tro nóng và nham thạch phun trào.

Tháng 6 năm nay, núi lửa Fuego phun trào, khiến hơn 190 người thiệt mạng.

Đây là lần thứ 5 ngọn núi lửa cao 3.763 mét này hoạt động trong năm nay. Fuego là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất tại Trung Mỹ, nằm cách Guatemala City khoảng 30 kilômét về phía nam.

https://www.voatiengviet.com/a/guatemala-n%C3%BAi-l%E1%BB%ADa-phun-tr%C3%A0o-h%C3%A0ng-ng%C3%A0n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-di-t%E1%BA%A3n-/4665834.html

 

Điện Kremlin: chống ứng viên Nga

tranh cử chủ tịch Interpol là ‘can thiệp bầu cử”

Điện Kremlin nói rằng việc chống đối ứng cử viên Nga trở thành người đứng đầu tổ chức cảnh sát toàn cầu Interpol chính là “can thiệp vào bầu cử”.

Cuộc bầu cử lãnh đạo mới được ấn định sẽ diễn ra hôm 21/11, trong phần bế mạc hội nghị thường niên của Interpol tại Dubai.

Bốn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ hôm 19/11 đã công bố một bức thư ngỏ thúc giục Tổng thống Donald Trump phản đối ứng cử Alexander Prokopchuk của Nga, hiện là phó chủ tịch Interpol.

Các thượng nghị sĩ nói ông Prokopchuk đã “đích thân dính líu” vào điều mà họ gọi là Nga thường xuyên “lạm dụng Interpol với mục đích sách nhiễu các đối thủ chính trị, các nhà bất đồng chính kiến và nhà báo”.

Đáp trả những lời chỉ trích nhằm vào ông Prokopchuk, phát ngôn viên Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng: “Đây có lẽ là một hình thức can thiệp vào quá trình bầu cử của một tổ chức quốc tế”.

https://www.voatiengviet.com/a/dien-kremlin-chong-ung-cu-vien-nga-tranh-cu-chu-tich-interpol-la-can-thiep-bau-cu/4666476.html

 

Nga-Ấn tập trận chung

Nga và Ấn Độ bắt đầu tập trận chung hôm 19/11 ở thành phố Jhansi ở miền bắc Ấn Độ với binh lính diễn hành trong âm thanh của đội quân kèn.

Được đặt tên là INDRA 2018, các cuộc tập trận này kéo dài tới ngày 28/11 quy tụ có sự tham gia của khoảng 500 binh lính Nga và Ấn Độ và bao gồm công tác huấn luyện cho các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

Nga và Ấn Độ có lịch sử hợp tác lâu đời trong lĩnh vực quân sự và tổ chức tập trận chung trong vài năm qua với sự tham gia của toàn bộ ba binh chủng của lực lượng vũ trang hai nước.

INDRA 2018 diễn ra vào lúc căng thẳng dâng cao giữa Nga và phương Tây, và NATO cho biết họ sẽ theo dõi chặt chẽ cuộc tập trận.

Mỹ, quốc gia có sự hiện diên quân sự mạnh mẽ ở châu Á-Thái Bình Dương, cũng tuyên bố tương tự.

Hồi tháng 9, Nga đã có cuộc diễn tập quân sự lớn nhất kể từ năm 1981 với tên gọi là Vostok-2018, huy động 300.000 binh lính trong màn biểu dương lực lượng sát với biên giới với Trung Quốc, bao gồm các cuộc tập trận chung với quân đội Trung Quốc và Mông Cổ.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-%E1%BA%A5n-t%E1%BA%ADp-tr%E1%BA%ADn-chung/4665859.html

 

Đức chế tài Ả Rập Xê-út

sau vụ sát hại nhà báo Khashoggi

Đức ngày 19/11 cấm các công dân Ả Rập Xê-út tình nghi có liên hệ đến vụ giết nhà báo Jamal Khashoggi nhập cảnh vào hầu hết các nước châu Âu, đồng thời Berlin cũng ngưng bán vũ khí cho vương quốc này. Đây là hành động xác nhận lập trường cứng rắn của Đức đối với Riyadh.

Lệnh cấm này ràng buộc tất cả thành viên Liên hiệp Châu Âu trong khu vực miễn visa Schengen, cho thấy Đức muốn dùng ảnh hưởng của mình như là một nước lớn nhất trong EU thúc đẩy một lập trường cứng rắn. Những người bị nhắm mục tiêu trong lệnh cấm là 18 công dân Ả Rập Xê-út bị nghi đóng một vai trò trong việc giết ông Khashoggi tại tòa lãnh sự Ả Rập Xê-út ở Istanbul.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức Christofer Burger nói trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với hai nước bạn Pháp và Anh để ghi lệnh cấm vào châu Âu bên cạnh tên những người này trong hệ thống dữ liệu Schengen.”

Phát ngôn viên này sau đó nói thêm là chính phủ sẽ cắt việc xuất khẩu vũ khí bằng cách làm áp lực lên các nhà sản xuất vũ khí có giấp phép xuất khẩu còn hiệu lực phải ngưng chuyển vận các mặt hàng đã được cho phép.

Động thái này biểu hiện lập trường mạnh mẽ của Đức sau khi đã cấm cấp giấy phép xuất khẩu vũ khí trong tương lai cho Ả Rập Xê-út hồi tháng trước cho đến khi nào vụ án mạng của ông Khashoggi được làm sáng tỏ.

Bất cứ thành viên nào của khu vực 26 nước Schengen cũng có thể đơn phương áp đặt lệnh cấm vào châu Âu đối với bất cứ người nào bị xem như là một mối nguy về an ninh.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas nói với các phóng viên tại Brussels là quyết định này có sự phối hợp chặt chẽ với Pháp, vốn là nước trong khu vực Schengen, cùng sự phối hợp với Anh, nước không thuộc khu vực Schengen.

Ông nói các nước EU bày tỏ “sự ủng hộ mạnh mẽ” đối với quyết định này khi ông thuyết trình cho họ ngày 19/11 tại Brussels.

Một nữ phát ngôn viên của Bộ Nội vụ nói lệnh cấm sẽ được áp dụng ngay cả những người bị chế tài có hộ chiếu ngoại giao, thường được miễn trừ cho các thành viên của hoàng gia và các nhà ngoại giao cao cấp của Ả Rập Xê-út.

Cùng ngày 19/11, Pháp loan báo sẽ sớm quyết định về việc chế tài các cá nhân có liên hệ đến vụ sát hại nhà báo Khashoggi.

Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian cho biết “Chúng tôi đang làm việc rất sát với Đức vào thời điểm này… và chúng tôi sẽ nhanh chóng tự quyết định một số trừng phạt nhất định.”

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BB%A9c-ch%E1%BA%BF-t%C3%A0i-%E1%BA%A3-r%E1%BA%ADp-x%C3%AA-%C3%BAt-sau-v%E1%BB%A5-s%C3%A1t-h%E1%BA%A1i-nh%C3%A0-b%C3%A1o-khashoggi-/4665848.html

 

Đại học Pháp dùng Anh ngữ

để thu hút du học sinh

Pháp muốn tăng hơn phân nửa con số sinh viên nước ngoài học tại các trường đại học của Pháp trong thập niên tới và sẽ mở các lớp giảng dạy bằng tiếng Anh để thu hút du học sinh.

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe ngày 19/11 loan báo kế hoạch này, nói rằng số sinh viên nước ngoài gia tăng sẽ giúp xây dựng ảnh hưởng của Pháp ở nước ngoài.

Sở hữu các trường đại học hàng trăm năm tuổi như Sorbonne tại Paris và một số trường kinh doanh hàng đầu, Pháp là đích đến hàng đầu của các sinh viên không nói tiếng Anh. Tuy nhiên, Pháp xếp sau Hoa Kỳ, Anh và Australia trong danh sách các nước thu hút du học sinh quốc tế.

Con số sinh viên nước ngoài tại các trường đại học Pháp giảm 8,5% từ năm 2011 đến 2016 và nước này đang chứng kiến sự cạnh tranh từ Đức, Nga, Canada và Trung Quốc, Văn phòng Thủ tướng cho biết.

Theo kế hoạch này, Pháp sẽ đơn giản hóa các qui định về visa nhưng sẽ gia tăng học phí đối với những sinh viên bên ngoài Khu vực Kinh tế châu Âu để có thể xây dựng được những cơ sở tốt hơn. Tuy nhiên, học phí du học tại Pháp vẫn còn thấp hơn nhiều so với Anh và các nước láng giềng khác.

Các giới chức Pháp cho biết học phí hiện nay vào khoảng 170 euro (195 đô la) một năm đối với bằng cử nhân tại Pháp hay 243 euro đối với bằng thạc sĩ, nghĩa là bằng với số tiền sinh viên nội địa ở Pháp phải chi trả. Mức học phí thấp này bị các du học sinh từ các nước như Trung Quốc giải thích như là một chỉ dấu kém chất lượng.

Từ tháng 9 năm 2019, sinh viên ngoài châu Âu tới Pháp học sẽ phải trả học phí 2.770 euro mỗi năm để lấy bằng cử nhân và 3.770 euro một năm để lấy bằng thạc sĩ hay tiến sĩ.

Số các khóa học dạy bằng tiếng Anh hiện đã tăng 5 lần kể từ năm 2004, lên đến 1.328 khóa học và sẽ được đẩy mạnh thêm nữa.

Nhiều lớp bằng tiếng Pháp cũng được mở ra cho các sinh viên nước ngoài và việc nạp đơn xin visa sẽ được thực hiện trên mạng.

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-ph%C3%A1p-d%C3%B9ng-anh-ng%E1%BB%AF-%C4%91%E1%BB%83-thu-h%C3%BAt-du-h%E1%BB%8Dc-sinh/4665841.html

 

Pháp : Phong trào chống tăng giá xăng dầu

bị chỉ trích là « chệch hướng »

Thùy Dương

Tại Pháp, phong trào đấu tranh « Áo vàng » – nhằm phản đối việc chính phủ tăng giá xăng dầu – hôm  20/11/2018 bước sang ngày thứ tư. Nhiều người biểu tình vẫn hăng hái tham gia chiến dịch phong tỏa nhiều tuyến đường cao tốc và kho xăng dầu.

Theo số liệu mà bộ Nội Vụ Pháp công bố, ngày hôm qua 19/11, có 22.000 người tham gia chiến dịch « Áo vàng ». Con số này là 290.000 vào hôm thứ Bảy 17/11. Tổng cộng, các cuộc biểu tình đã khiến 1 người chết và 528 người bị thương, trong đó có 92 cảnh sát và hiến binh.

Trên kênh truyền hình France 2, bộ trưởng Nội Vụ Christophe Castaner chỉ trích là phong trào đấu tranh « Áo vàng » đã « hoàn toàn chệch hướng ». Ông Castaner kêu gọi người biểu tình tôn trọng nguyên tắc tự do lưu thông và cảnh báo lực lượng an ninh sẽ sớm được triển khai để giải tỏa ách tắc trên các tuyến đường và ở các kho xăng dầu một cách có hệ thống và có phương pháp, tránh để xảy ra xô xát với người biểu tình.

Tối Chủ Nhật, trên truyền hình, thủ tướng Pháp Edouard Philippe cho biết ông thấu hiểu nỗi lo của người biểu tình, nhưng tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì mục tiêu mà chính phủ đã đề ra.

http://vi.rfi.fr/phap/20181120-phap-phong-trao-chong-tang-gia-xang-dau-bi-chi-trich-la-%C2%AB-chech-huong-%C2%BB

 

Nissan sa thải Chủ tịch Ghosn

vì cáo buộc sai trái tài chính

Hãng xe Nissan cho biết họ có kế hoạch sai thải Chủ tịch Carlos Ghosn sau khi cáo buộc ông đã sử dụng tiền của công ty vào mục đích cá nhân và có những hành vi vi phạm nghiêm trọng khác.

Reuters dẫn lại tường thuật của truyền thông Nhật Bản cho biết, ông Ghosn, cũng là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Renault – đối tác Pháp của Nissan – và là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong ngành công nghiệp ôtô toàn cầu, đã bị bắt giữ.

Nhà sản xuất ôtô Nhật Bản cho biết, dựa trên báo cáo của người tố cáo, công ty đã điều tra những việc làm không phù hợp của ông Ghosn và Giám đốc đại diện Greg Kelly trong nhiều tháng, và đã hợp tác hết mình với các nhà điều tra.

“Cuộc điều tra cho thấy trong nhiều năm, cả ông Ghosn và ông Kelly đã báo cáo mức thu nhập trong báo cáo chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo ít hơn số tiền thực tế, để giảm số tiền thu nhập được tiết lộ của ông Carlos Ghosn”, Reuters dẫn tuyên bố của Nissan.

Cả ông Ghosn lẫn ông Kelly đều không thể tiếp cận được cho việc bình luận.

Công ty cho biết họ sẽ họp báo vào tối 19/11, và truyền thông Nhật Bản sẽ tường thuật chi tiết sau đó.

Vẫn theo Nissan, Giám đốc điều hành Hiroto Saikawa đã đề xuất hội đồng quản trị Nissan sa thải ông Ghosn và ông Kelly.

Cổ phiếu của Renault đã giảm 13% ở Paris, trở thành một trong những cổ phiếu có hiệu suất thấp nhất ở châu Âu.

Việc sa thải Chủ tịch Ghosn, 64 tuổi, đặt ra câu hỏi về tương lai của liên minh mà ông đã định hình và từng cam kết sẽ củng cố với một sự gắn bó sâu hơn, trước khi bước ra khỏi việc lãnh đạo hoạt động công ty sau này.

“Phản ứng giá cổ phiếu ban đầu cho thấy tầm quan trọng của ông ấy”, Reuters dẫn lời nhà phân tích của Citi, Raghav Gupta-Chaudhary, nói hôm 19/11.

Liên minh hiện tại từ lâu đã định giá thấp cổ phần của Nissan do các nhà đầu tư Renault nắm giữ, ông cho biết thêm.

“Ghosn được xem là rất quan trọng trong việc mang lại giá trị”.

Tin tức về ông Ghosn đã gây sốc ở Nhật Bản, nơi ông, trong tư cách là nhà điều hành nước ngoài hiếm hoi hàng đầu, đã rất được trọng vọng vì từng vực dậy Nissan khỏi bờ vực phá sản.

Ông Ghosn được sinh ra ở Brazil, con của một gia đình gốc Lebanon kết hợp với Pháp. Ông bắt đầu sự nghiệp với Michelin, Pháp, và chuyển sang Renault. Ông gia nhập Nissan vào năm 1999 sau khi Renault mua cổ phần kiểm soát và trở thành CEO của công ty này vào năm 2001. Ông Ghosn vẫn giữ vị trí này cho đến năm ngoái.

Hồi tháng 6, các cổ đông Renault đã chấp thuận trả 7,4 triệu euro (8,45 triệu đôla) cho ông Ghosn năm 2017. Ngoài ra, ông còn nhận được 9,2 triệu euro trong năm cuối cùng với tư cách là giám đốc điều hành của Nissan.

https://www.voatiengviet.com/a/nissan-sa-thai-chu-tich-ghosn-vi-cao-buoc-sai-trai-tai-chinh/4665113.html

 

Báo Nhật tiết lộ thêm hành vi nhũng lạm

của lãnh đạo tập đoàn Nissan-Renault

Trọng Nghĩa

Vụ tai tiếng lạm dụng công quỹ của ông Carlos Ghosn, tổng giám đốc tập đoàn xe hơi Renault-Nissan-Mitsubishi Motors tiếp tục gây sôi nổi vào hôm nay, 20/11/2018, một hôm sau khi nhân vật này bị bắt giữ về những cáo buộc lạm dụng công quỹ.

Ông bị buộc tội che giấu một phần thu nhập quan trọng để trốn thuế, cụ thể là chỉ khai với sở thuế khoảng 4,9 tỷ yen thu nhập, trong khi ông kiếm được đến 10 tỷ yen.

Ngoài cáo buộc đó, giới truyền thông Nhật Bản còn tung ra những tiết lộ mới về hành vi của ông Carlos Ghosn, một người mang ba quốc tịch Pháp, Liban và Brazil.

Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles tường trình :

“Nhật báo kinh tế Nikkei đã tiết lộ một ví dụ về hành vi lạm dụng công quỹ của tập đoàn Nissan mà ông Carlos Ghosn bị tình nghi là đã thực hiện.

Tờ báo, được xem là « kinh thánh » của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản, cho biết là ông Carlos Ghosn bị cho là đã sử dụng ngân quỹ của tập đoàn Nissan để mua hai dinh thự sang trọng ở Rio de Janeiro (Brazil) và Beyrouth (Liban), trị giá 18 triệu đô la.

Để mua hai dinh thự đó, Nissan đã sử dụng một công ty con tại Hà Lan. Chi nhánh Hà Lan của Nissan, trên nguyên tắc có nhiệm vụ đầu tư vào các công ty khởi nghiệp, nhưng trong thực tế, đã bị dùng để phục vụ mục đích cá nhân của ông Carlos Ghosn với sự toa rập của người làm phó cho ông.

Cần phải nhắc lại rằng ông Carlos Ghosn không được giới quan chức cao cấp Nhật Bản ưa thích. Bộ Kinh Tế Nhật đã nghi ngờ là ông có âm mưu nuốt chửng Nissan và tập đoàn Mitsubishi Motors bằng việc thành lập một đại tập đoàn tại Amsterdam (Hà Lan).”

Ngay khi nguồn tin về việc ông Carlos Ghosn bị bắt được tung ra, vào hôm qua cổ phiếu của hãng xe Pháp Renault mất 8,4%, trong lúc tại Tokyo, Nissan và Mitsubishi đã bị giảm 4% và 7%.

Về phần mình, chính phủ Pháp cho biết không tìm thấy chứng cứ về việc ông Carlos Ghosn gian lận thuế ở Pháp.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181120-bao-nhat-tiet-lo-them-hanh-vi-nhung-lam-cua-lanh-dao-tap-doan-nissan-renault

 

TQ nói Mỹ đừng chỉ trích mà hãy hành động

Trung Quốc khẳng định không quốc gia đang phát triển nào phải dính nợ vì hợp tác với Trung Quốc.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 18/11 phát đi tuyên bố nhằm phản ứng với những lời khẳng định từ phía Mỹ cho rằng, các đầu tư của Bắc Kinh là “bẫy nợ”.

Nữ phát ngôn viên nhấn mạnh, không một quốc gia đang phát triển nào phải dính nợ vì hợp tác với Trung Quốc.

Bà Hoa Xuân Oánh cho rằng, Mỹ nên chấm dứt chỉ trích nước khác mà thực hiện hành động tương ứng với những lời tuyên bố.

Trong tuyên bố, bà Oánh khẳng định như vậy để đáp trả chỉ trích của Mỹ, về viện trợ của Trung Quốc cho các nước đang phát triển là những “bẫy nợ”.

Báo chí Trung Quốc trước đó cũng chỉ trích các tuyên bố của Mỹ về đầu tư cơ sở hạ tầng trong sáng kiến “Vành đai – Con đường” của nước này.

Tờ Hoàn cầu Thời báo cho rằng, thay vì nhắc tới Panama và kiểm kê các quốc gia chịu chính sách “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc, thế giới cũng cần nhớ tới các quốc gia Mỹ Latin. Đó là những người sẽ thấy trước hết vai trò của “lợi ích quốc gia” thế nào khi hợp tác với Mỹ.

“Nhiều nước tại khu vực đã thất vọng về Mỹ và muốn chấm dứt tình trạng phụ thuộc vào họ. Các quốc gia khu vực Mỹ Latin hiểu rõ bản thân cần cân nhắc lợi ích như thế nào” – bài viết trên Hoàn cầu Thời báo tuyên bố.

Những phản ứng từ phía Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nhằm phản pháo bài phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ở Papua New Guinea khi mô tả các dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu mà Bắc Kinh đầu tư là các bẫy nợ.

Các đầu tư của sáng kiến “Vành đai – Con đường” theo như mô tả của Phó Tổng thống Mỹ là khiến các quốc gia “ngập chìm trong bẫy nợ”, “ảnh hưởng đến chủ quyền” vốn đã được cảnh báo lâu nay.

Thay vào đó, ông Mike Pence đã ca ngợi các đặc điểm đầu tư của Mỹ: không hề giống mọi thứ mà Bắc Kinh đang làm.

“Chúng tôi sẽ không nhấn chìm các đối tác của chúng tôi trong biển nợ. Chúng tôi không ép buộc, hối lộ hay gây tổn hại cho sự độc lập của các bạn. Mỹ thỏa thuận một cách công khai và công bằng, chúng tôi không đề xuất một vành đai siết chặt hay một con đường một chiều” – Phó Tổng thống Mỹ khẳng định.

Phó Tổng thống Mỹ cũng chỉ trích Trung Quốc về việc buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ nếu muốn làm ăn tại Trung Quốc, đánh cắp sở hữu trí tuệ.

Cách thức Bắc Kinh “ngoại giao bẫy nợ” là sử dụng các công ty thuộc sở hữu quốc doanh để tiến hành thực hiện dự án. Đây là sự thiếu minh bạch, không vận hành bằng thị trường và không nhằm mục đích mang tới lợi ích cho người bản địa. Thay vào đó, các công ty này chỉ muốn gặt hái lợi ích cho chính quyền Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trước đó cũng đã có tuyên bố cho rằng các quốc gia “không nên tin” vào những lời đường mật từ Bắc Kinh, những lời đề nghị hấp dẫn, những khoản vay khổng lồ.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/24838-tq-noi-my-dung-chi-trich-ma-hay-hanh-dong.html

 

5 điều cần chú ý trong chuyến thăm Philippines

của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt đầu chuyến công du đến Philippines vào hôm nay (20/11) khi mối quan hệ hai nước dần ấm lên sau nhiều năm căng thẳng ở Biển Đông.

Chuyến đi đến Philippines trong 2 ngày (20-21/11) đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo Trung Quốc tại quốc gia này trong 13 năm qua, theo SCMP.

Philippines cũng là chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến ngoại giao ở Thái Bình Dương của ông Tập, đó là một phần trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này, SCMP cho biết.

Theo SCMP, sau đây là 5 điều cần chú ý trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Manila.

1. Thỏa thuận thăm dò chung

Thỏa thuận thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông là mối quan tâm chính trong việc hợp tác của hai nước.

Vào tháng Giêng, Philippines đã xác định hai khu vực thăm dò dầu và khí đốt, thì tháng sau hai bên đã thành lập hội đồng đặc biệt để tìm hiểu cách thăm dò trên vùng biển đang tranh chấp.

Điều này đi ngược với luật pháp Philippines vì nước này cấm các công ty nước ngoài tìm kiếm các nguồn tài nguyên ở vùng biển đã tuyên bố chủ quyền, vấn đề này cũng gặp sự phản đối mạnh mẽ trong nước.

Vì người dân cho rằng lập trường của ông Duterte trái ngược hoàn toàn với chính phủ trước đó.

Các nhóm đánh cá lo ngại thỏa thuận này sẽ làm giảm tuyên bố chủ quyền của Philippines tại Biển Đông. Bên cạnh đó, người dân cũng giương khẩu hiệu “Trung Quốc, hãy ở ngoài vùng biển Philippines!” để phản đối chuyến thăm của ông Tập.

2. Dự án xây đập

Trung Quốc đã tài trợ kế hoạch tưới tiêu cho Philippines theo Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Bắt đầu từ tháng này hai bên dự kiến sẽ ký thỏa thuận vay cho dự án đập Kaliwa ở tỉnh Quezon để giải quyết nguy cơ thiếu nước tại khu vực Metro Manila.

Nhưng nhiều người dân Philippines phản đối dự án này, vì liên quan đến môi trường và lo ngại chính phủ đi vay còn người dân sẽ gánh nợ.

3. Nguồn cung cấp vũ khí

Tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc đã quyên góp 22 triệu đô la súng và đạn dược cho Cảnh sát Quốc gia Philippines. Các loại vũ khí, một số trong số đó sẽ được dùng để chống khủng bố, bao gồm 3.000 súng trường M4, 3 triệu đạn dược các loại và 30 súng bắn tỉa.

Các nhà quan sát đang theo dõi liệu chuyến đi của ông Tập có dẫn đến nhiều giao dịch vũ khí hơn nữa hay không.

Động thái này có thể thu hút Manila hơn. Trong năm 2016, Hoa Kỳ đã chặn 26.000 khẩu súng M4 trong năm 2016 vì lo ngại cuộc đàn áp ma túy, điều này đã thúc đẩy các cáo buộc giết người ngoài ý muốn.

4. Cảnh sát biển

Các tàu đánh cá Philippines thường xuyên phàn nàn về các hoạt động của cảnh sát biển Trung Quốc.

Vào tháng 5, cảnh sát biển đã bắt giữ một nhóm ngư dân Philippines khi đang hoạt động ngoài khơi Scarborough Shoal.

Hành động này của Trung Quốc đã nhận sự phản đối mạnh mẽ từ Manila vì thỏa thuận giữa hai nước cho phép người dân Philippines đánh cá ở khu vực đó.

5. Hoa Kỳ

Nếu Bắc Kinh và Manila ký bất kỳ thỏa thuận chiến lược nào, họ phải cân nhắc mối quan hệ lâu dài giữa Philippines và Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2016, ông Duterte đã cố tránh xa sự phụ thuộc vào nước Mỹ, điều này cho phép Trung Quốc có cơ hội mở rộng phạm vi ảnh hưởng.

Những lời chỉ trích của Mỹ về cuộc đàn áp chống ma túy gây chết người của ông Duterte vào năm 2016, nhà lãnh đạo Philippines đã tức giận và nói “tạm biệt Mỹ”.

Năm sau, ông Duterte đã hủy cuộc tập trận quân sự chung hàng năm với quân đội Mỹ ở Biển Đông.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/24839-5-dieu-can-chu-y-trong-chuyen-tham-philippines-cua-chu-tich-tq-tap-can-binh.html

 

Bình Nhưỡng thử nghiệm vũ khí mới,

chứng tỏ quyết tâm

Vũ khí “chiến thuật” mới có ý nghĩa gì đối với tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên? Cả hai chính phủ Hoa Kỳ và Hàn Quốc đều giảm nhẹ tầm quan trọng của việc thử nghiệm vũ khí, nhưng ông Adam Mount, một thành viên của Liên doàn các Nhà khoa học Mỹ không đồng ý.

Phát biểu với Reuters, ông Mount nói cuộc thử nghiệm có thể là một cảnh báo cho Washington.“Họ đang tìm cách ra dấu cho thấy họ sẵn sàng rời bỏ các cuộc đàm phán và tái thử nghiệm vũ khí,” ông nói. “Đây là điều rõ ràng nhất trong một loạt các tuyên bố leo thang nhằm gởi ra thông điệp này.”

Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng việc thử nghiệm không làm chệch hướng những nỗ lực thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.

Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói “Chúng tôi vẫn tin tưởng là lời hứa của Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim sẽ được thực hiện.”

Ông Daniel Pinkston, giảng viên về quan hệ quốc tế thuộc Đại học Troy, cũng không tin là vụ thử nghiệm sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đối với những cuộc đàm phán hiện tại và nói rằng đây là một ví dụ khác cho thấy “những mục tiêu của chính sách của Triều Tiên trên căn bản không thay đổi.”

Ông nói thêm “hệ thống đặc biệt này chỉ là một chỉ dấu khác về tầm quan trọng của sức mạnh từ quân sự tới quân sự tại Triều Tiên.”

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 16/11 nói vụ thử nghiệm này không nên được xếp vào loại “khiêu khích.”

Thêm vào đó, một giới chức chính phủ Hàn Quốc ẩn danh nói với hãng tin Yonhap rằng dù vụ thử nghiệm nên được theo dõi một cách chặt chẽ, nhưng không có nghĩa là Triều Tiên muốn rời bỏ các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa.

Ông Seong Whun Cheon, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Asan ở Seoul nói ông quan ngại về sự đánh giá của Seoul đối với cuộc thử nghiệm mới đây, vì một vũ khí chiến thuật là một loại vũ khí tầm ngắn “có nghĩa là dù vũ khí này không phải là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ, nhưng là mối đe dọa trực tiếp về an ninh của chúng ta.”

Bình Nhưỡng đã bố trí một số lượng lớn vũ khí qui ước các loại có thể bắn vào thủ đô Hàn Quốc. Sự kế cận của các loại vũ khí này và khả năng gây thiệt hại trầm trọng nếu Hàn Quốc muốn tấn công Triều Tiên, sẽ là một sự ngăn chặn đáng kể những hành động như vậy.

Ông Cheon nói thêm là nếu Bình Nhưỡng và Hoa Kỳ có thể đạt được một thỏa thuận cho phép Triều Tiên “tiếp tục mua phi đạn chiến thuật hay tầm trung, gồm có một số khả năng hạt nhân, thì đây là một cơn ác mộng tồi tệ nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng được vào lúc này.”

Ông Pinkston nói cuộc thử nghiệm mới đây gởi “một tín hiệu đối với Triều Tiên là làm cách nào Triều Tiên chuẩn bị vững vàng và quyết tâm trong mối quan hệ với miền Nam…và với Hoa Kỳ cũng như các quốc gia khác trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.”

Cuối cùng ông Cheon nói, “chúng tôi không thấy có những thay đổi có ý nghĩa nào, hay có sự xét lại, trong chiến lược cổ điển của họ.”

Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 16/11 loan tin lãnh tụ Kim Jong Un thanh sát một vụ thử nghiệm vũ khí công nghệ cao mới được chế tạo. Chuyến đi thăm của ông Kim và việc loan báo diễn ra vào lúc những cuộc đàm phán với Hoa Kỳ về việc phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng bị đình trệ dù Washington nói một cuộc họp thượng đỉnh thứ hai giữa ông Kim và Tổng thống Donald Trump dự trù sẽ được tổ chức vào đầu năm 2019.

Thông tấn xã KCNA của Triều Tiên không xác định loại vũ khí nào mà chỉ đưa lên hình ảnh ông Kim đứng trên bờ biển chung quanh là các giới chức mặc quân phục. Không có vũ khí nào trong những bức ảnh này.

https://www.voatiengviet.com/a/b%C3%ACnh-nh%C6%B0%E1%BB%A1ng-th%E1%BB%AD-nghi%E1%BB%87m-v%C5%A9-kh%C3%AD-m%E1%BB%9Bi-ch%E1%BB%A9ng-t%E1%BB%8F-quy%E1%BA%BFt-t%C3%A2m-/4665415.html

 

Lính Triều Tiên đào tẩu: 80% người trẻ

 không trung thành với Kim Jong Un

Một lính cảnh vệ biên giới Triều Tiên đào thoát năm 2017 mới đây đã trả lời cuộc phỏng vấn đầu tiên sau một năm kể từ ngày trốn thoát, và anh nói rằng hầu hết những người trẻ tuổi ở Triều Tiên đều không trung thành với Kim Jong Un.

Hôm 13/11/2017, Oh Chong Song đã lao qua làng đình chiến Panmunjom trong khu phi quân sự gần biên giới với Hàn Quốc, bị trúng 5 phát đạn từ các đồng đội, nhưng cuối cùng vẫn sống sót.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo tiếng Nhật Sankei Shimbun hôm 16/11, người đàn ông 25 tuổi kể về cuộc đào thoát của anh và những ký ức về Triều Tiên.

Anh nói: “Khoảng 80% những người ở độ tuổi của tôi thờ ơ và không cảm thấy trung thành với ông Kim”.

Anh Oh nói tiếp: “Không thể nuôi nổi người dân – nhưng việc cha truyền con nối cứ tiếp diễn – điều đó dẫn đến sự thờ ơ và không trung thành”.

Anh cho biết nạn đói vẫn chiếm một phần lớn trong đời sống ở đất nước nghèo khổ này.

Anh cũng thẳng thắn mô tả cách anh sống qua ngày, kể rằng trong công việc trước đây khi là cảnh sát viên, anh đã nhắm mắt làm ngơ cho những người vi phạm pháp luật và nộp tiền cho anh. Ngược lại, anh sẽ hăm dọa bỏ tù họ nếu họ không hối lộ anh.

Trong cuộc phỏng vấn, Oh, người đã nhập ngũ ở Triều Tiên vào năm 2010, cho biết anh hiện là một “người mới với một tên mới” và sống ở Hàn Quốc. Anh nói anh “không hối tiếc về cuộc đào thoát”.

Về việc các đồng đội đã nổ súng khi anh chạy trốn, Oh nói: “Nếu họ không bắn, họ sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Nếu tôi ở vị trí của họ, tôi cũng sẽ bắn”.

Người bác sĩ Hàn Quốc đã cứu Oh thoát chết cho biết anh như “một chiếc bình vỡ”. Ông nói thêm: “Chúng tôi không thể truyền máu kịp cho anh ấy”, và nhắc lại rằng có ít nhất năm vết thương do đạn trên người của Oh.

Bài báo viết rằng Oh bắt đầu uống rượu vào đêm chạy trốn sau một cuộc cãi vã với bạn bè, và anh quyết định đi đến biên giới. Làng đình chiến là nơi duy nhất mà binh sĩ hai bên giáp mặt nhau.

Anh nói trong cuộc phỏng vấn rằng anh đã không có đường lui. “Tôi sợ rằng tôi có thể bị xử tử nếu tôi quay lui vì vậy tôi đã vượt biên”, anh nói.

Khi tiến hành khám y tế ở Hàn Quốc, người ta thấy Oh bị nhiễm ký sinh trùng, Oh cho rằng đó là do việc sử dụng phân người để bón cây. Anh cho biết thêm là “hầu hết mọi người ở Triều Tiên đều có ký sinh trùng”.

“Trong quân đội, mọi người dùng đi dùng lại bát đĩa mà không rửa ráy gì. Nhưng ký sinh trùng không phát triển ở người nếu người đó bị suy dinh dưỡng. Trong trường hợp của tôi, người ta thấy tôi có ký sinh trùng vì tôi đang ở trong tình trạng tốt”.

(CNN, INSIDER)

https://www.voatiengviet.com/a/linh-trieu-tien-dao-tau-80-phan-tram-nguoi-tre-khong-trung-thanh-vo-kim-jong-un/4666330.html

 

‘Thỏa thuận Maldives-Trung Quốc chỉ là một chiều’

Anbarasan EthirajanBBC News

Chính phủ Maldives đang xem xét rút khỏi một hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc, cựu tổng thống Mohamed Nasheed nói với BBC.

“Thỏa thuận thương mại tự do này rất một chiều … những con số không phù hợp”, cựu tổng thống Mohamed Nasheed nói với BBC.

Quốc hội Maldives sẽ không phê chuẩn luật cần có nhằm làm cho thỏa thuận thương mại này có hiệu lực, ông nói thêm.

Đoàn tàu chiến TQ vào Ấn Độ Dương làm gì?

Nepal muốn khôi phục đập thủy điện với TQ

Nepal có mốt giày ‘Sao Vàng’ của du kích Maoist

Những bình luận này được đưa ra vài ngày sau khi đồng minh của ông Nasheed là ông Mohamed Solih trở thành tổng thống mới của Maldives.

Ông Nasheed – cố vấn cấp cao của Tổng thống Solih – đã bị cấm không cho tham gia cuộc bầu cử hồi tháng Chín.

Không có phản ứng tức thời nào từ Trung Quốc về những bình luận mới nhất này, nhưng một tuần trước đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Male đã bác bỏ một tuyên bố của ông Nasheed, trong đó ông nói đất nước của ông có nguy cơ rơi vào một cái bẫy nợ với Bắc Kinh.

Cựu Tổng thống Abdulla Yameen, người thân Trung Quốc, đã ký thỏa thuận thương mại tự do với nước này trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 12 năm ngoái.

Trung Quốc và các công ty Trung Quốc đã đầu tư hàng trăm triệu đô la vào các dự án cơ sở hạ tầng khác nhau ở quốc gia Ấn Độ Dương này, nơi nổi tiếng với các khu nghỉ mát sang trọng và các đảo san hô.

Nhưng những bình luận của ông Nasheed được xem là dấu hiệu phản ứng chống lại Bắc Kinh mới nhất ở Maldives.

Quần đảo Ấn Độ Dương này nằm trong hàng loạt quốc gia nhỏ được Trung Quốc đầu tư hàng tỷ đô la xây dựng đường cao tốc và cảng như một phần của Sáng kiến Vành đai Con đường, nhằm thúc đẩy thương mại giữa châu Á và các khu vực còn lại của thế giới.

Ông Nasheed cũng cho biết Trung Quốc và các công ty đã tiếp quản một số hòn đảo ở Maldives với các hợp đồng thuê có thời hạn từ 50 đến 100 năm.

“Nếu bất kỳ khoản đầu tư nào trong số này (ở các đảo) không phải cho mục đích thương mại thì chúng ta phải xem xét nó … Chẳng có gì được công bố trong năm năm qua”, cựu tổng thống nói.

Ông Nasheed thích thân với Ấn Độ, nước vốn đang cố gắng khôi phục ảnh hưởng tại Maldives.

Thủ tướng Ấn Độ, ông Narendra Modi, là một trong số những vị khách tham dự lễ Tuyên thệ của Tổng thống Solih tại thủ đô Male hôm thứ Bảy 17/11/2018.

Ông Solih cũng dự kiến sẽ thực hiện chuyến thăm đầu tiên của mình tới Ấn Độ vào tháng tới.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46271358

 

Ấn Độ trợ giúp tổng thống mới của Maldives

 chống lại ảnh hưởng của TQ

Nhậm chức hôm 17/1, Tổng thống mới Brahim Mohamed Solih của Maldives đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ Ấn Độ và Mỹ, để thoát khỏi ‘núi nợ’ của Trung Quốc mà người tiền nhiệm đã để lại khi phát triển các đảo san hô ở Maldives quá nhanh và đầy rủi ro, theo Epoch Times.

Thất bại bất ngờ của cựu Tổng thống Abdulla Yameen ‘thân’ Trung Quốc, đã tạo cơ hội cho Ấn Độ, một đối tác chính trị truyền thống của Maldives, giành lại vị trí ‘tiền đồn chiến lược’ đã bị mất vào tay Bắc Kinh, trong cuộc tranh giành quyền thống trị khu vực.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là vị khách cấp cao nhất tại lễ nhậm chức trên sân vận động bóng đá quốc gia ở thủ đô Male. Ngược lại, người tham dự cấp cao nhất của Trung Quốc sẽ là Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch Lác Thụ Cương (Luo Shugang).

“Tôi sẽ chuyển lời đến chính phủ mới của Maldives mong muốn của chính phủ [Ấn Độ], làm việc chặt chẽ để thực hiện các ưu tiên phát triển của họ, đặc biệt là trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe, phát triển nguồn nhân lực và kết nối”, Thủ tướng Ấn Độ nêu rõ trong một đăng tải trên Facebook

Việc ông Modi tham dự lễ nhậm chức báo hiệu sự kết thúc của nhiều năm quan hệ băng giá do sự mật thiết của cựu Tổng thống Yameen với Trung Quốc, một mối quan hệ đã làm sâu sắc thêm bởi những lo ngại của Ấn Độ, về việc bị bao vây bởi các quốc gia thiên về Bắc Kinh.

Ở Sri Lanka, một quốc đảo ở phía đông nam Ấn Độ, sự cạnh tranh giữa New Delhi và Bắc Kinh là một trong những yếu tố gây ra khủng hoảng chính trị trong những tuần gần đây.

“Ấn Độ Trên hết”

Tân tổng thống Solih, một người khiêm tốn, nhún nhường, một nhà lập pháp kỳ cựu, đã hứa hẹn một chính sách “Ấn Độ Trên hết” ở Maldives, nói rằng quốc gia nhỏ bé với hơn 400.000 dân này, cần quan hệ vững chắc với nước láng giềng gần gũi của mình.

Đội ngũ của ông Solih cũng đang xem xét những dự án đầu tư hàng triệu đô la từ Trung Quốc, cũng như các khoản nợ liên quan mà nước này đã vay từ các bên cho vay Trung Quốc, và nghiên cứu làm thế nào để tái cơ cấu nó.

Phát biểu với các phóng viên hôm 15/11, một thành viên của Ủy ban chuyển tiếp của Tổng thống Solih thông báo chính phủ sẽ tiến hành điều tra, để tìm hiểu những gì đã xảy ra, và quy trách nhiệm [cho những người có liên quan].

“Chúng tôi bị tác động để tin rằng có khoảng 1,5 tỷ USD nợ Trung Quốc, nhưng nó có thể tệ hơn”, theo một thành viên khác của nhóm kinh tế hàng đầu của ông Solih, những người đang tổ chức các cuộc thảo luận với các quan chức bộ tài chính trong quá trình chuyển giao, sau cuộc bầu cử vào tháng 9/2018.

Thành viên này cho biết họ đã liên hệ với Ấn Độ, Mỹ và Ả Rập Xê-út, đề nghị hỗ trợ tài chính để có thể giải quyết nợ [với Trung Quốc].

“Chúng tôi cần ngay 200 – 300 triệu USD để bắt đầu hỗ trợ ngân sách”, thành viên này tiết lộ.

Khoản nợ 1,5 tỷ USD chiếm hơn ¼ tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của quốc gia này. Một thành viên khác của nhóm kinh tế của tổng thống Golih cho biết các đề xuất hỗ trợ bền vững đã được thảo luận với các quan chức Ấn Độ và Mỹ.

‘Chiếc cầu Hữu nghị’

Những dấu hiệu về sự bùng nổ cơ sở hạ tầng xuất hiện ở khắp mọi nơi tại thủ đô Male, nơi du khách được chở trên những chiếc tàu thuyền tốc độ cao, đến những khu nghỉ mát sang trọng, được xây dựng trên đảo san hô ở vùng biển nước xanh lam.

Trong năm nay, khoảng 400 công nhân Trung Quốc đã hoàn thành chiếc “Cầu Hữu nghị” Trung Quốc – Maldives, dài 1,6km, cao vượt lên trên thành phố, nối liền sân bay trên một hòn đảo, với thủ đô Male nằm trên một hòn đảo khác.

Sân bay này đang được mở rộng, với một đường băng thứ hai, để chứa hàng ngàn khách du lịch đến đây mỗi ngày.

Việc phát triển sân bay là một điều đặc biệt nhức nhối đối với Ấn Độ, sau khi chính phủ Maldives hủy bỏ một thỏa thuận trị giá 511 triệu USD với công ty phát triển hạ tầng GMR của Ấn Độ, và trao hợp đồng cho công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Đô thị Bắc Kinh.

Chính quyền của cựu Tổng thống Yameen cũng đã bất ngờ không hạn chế [xây dựng] các đảo mới và đầm phá, từ 1.192 hòn đảo nhỏ, tạo nên quần đảo hình chuỗi hạt, để phát triển các khu nghỉ dưỡng.

“Có bí mật như vậy xung quanh tất cả những giao dịch này, sẽ khiến chúng ta phải mất vài tuần lễ để hình dung những gì đã xảy ra”, bà Mariya Ahmad, một nghị sĩ và phát ngôn viên của Tổng thống Solih, thông báo.

Nhận thấy cơ hội, Ấn Độ đã nói với đội ngũ của tân Tổng thống Solih rằng họ sẵn sàng giúp đỡ, theo các quan chức chính phủ Ấn Độ ở New Delhi và chính quyền Maldives ở Male.

Theo một quan chức Ấn Độ, một vài năm trước, Ấn Độ đã cung cấp một hạn mức tín dụng trị giá 75 triệu đô la, trong đó 1/3 đã được sử dụng trước khi thỏa thuận ngoại giao được thiết lập với chính quyền trước đó. Ngoài ra còn có một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ, giữa Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) và Cơ quan Tiền tệ Maldives, qua đó có thể giúp duy trì sự ổn định tài chính.

Ấn Độ đã có một thỏa thuận hợp tác quốc phòng lâu dài với Maldives, cung cấp an ninh ven biển và tuần tra đối với khu vực đặc quyền kinh tế của họ. Nhưng ông Yameen đã coi sự hợp tác này như là một ‘vỏ bọc’ để giám sát, nên đã yêu cầu Ấn Độ rút 2 máy bay trực thăng quân sự, cùng với 50 nhân viên quân sự ra khỏi Maldives trong năm nay.

Tuy nhiên, Ấn Độ đã từ chối, và bây giờ các quan chức ở Delhi cho biết họ mong đợi Maldives sẽ gia hạn thị thực của các nhân viên tham gia này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar tuyên bố: “”Để duy trì chính sách láng giềng trước tiên của mình, Ấn Độ mong muốn được làm việc chặt chẽ với Maldives để tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác”.

Một nguồn tin ngoại giao cho hay, Mỹ cũng quyết định tăng cường hợp tác với Maldives. Quan hệ giữa Maldives với Mỹ cũng đã trở nên căng thẳng do sự đàn áp của ông Yameen đối với các đối thủ chính trị và các thẩm phán tòa án tối cao.

Nhưng Trung Quốc vẫn là một đấu thủ lớn khi xem xét bối cảnh những khoản đầu tư từ các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc, cũng như số lượng du khách Trung Quốc đổ đến. Điều đó có nghĩa là mối quan hệ này dường như không hoàn toàn sáng tỏ, theo Reuters.

Trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay, có 247.911 du khách Trung Quốc đã đến Maldives, chiếm 1/5 tổng số du khách. Ấn Độ, gần hơn về mặt địa lý, nhưng chỉ chiếm 5% lượng du khách.

 

Đại sứ quán Trung Quốc đã không trả lời yêu cầu bình luận về những lo ngại rằng các dự án của Trung Quốc đã khiến cho Maldives gặp khó khăn về tài chính.

http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/24810-an-do-tro-giup-tong-thong-moi-cua-maldives-chong-lai-anh-huong-cua-tq.html

 

Ấn Độ: Vụ nổ ở Amritsar là khủng bố

Một ngày sau khi những người đàn ông không rõ danh tính ném một quả lựu đạn vào một buổi sinh hoạt tôn giáo bên trong tổ chức tâm linh ở thành phố Amritsar miền bắc Ấn Độ, Thủ hiến bang Punjab, ông Amarinder Singh hôm 19/11 gọi vụ nổ ‘vụ tấn công khủng bố rõ ràng’ và nói thêm rằng bang của ông sẽ xử sự với vụ việc một cách tương xứng.

Ông cũng nói thêm rằng cuộc điều tra đang được tiến hành về vụ ném lựu đạn này vốn khiến cho ba người tử vong và thủ phạm sẽ nhanh chóng bị bắt giữ vì cảnh sát đã dựng các chốt chặn tại mọi ngóc ngách của thành phố cũng như khu vực lân cận.

Vụ nổ xảy ra hôm Chủ nhật ngày 18/11, khiến 3 người chết và làm bị thương ít nhất 15 người. Chẳng lâu sau vụ việc, ông Singh đã loan báo khoản bồi thường trị giá 6.965 đô la Mỹ cho thân nhân người chết và chữa trị miễn phí cho tất cả những người bị thương trong vụ nổ.

https://www.voatiengviet.com/a/%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-v%E1%BB%A5-n%E1%BB%95-%E1%BB%9F-amritsar-l%C3%A0-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91/4665851.html

 

Campuchia phủ nhận tin cho TQ xây căn cứ Hải quân

Campuchia liên tiếp khẳng định, không cho phép bất cứ nước nào xây căn cứ Hải quân trên lãnh thổ.

Bộ Quốc phòng Campuchia  hôm 17/11 phát đi thông cáo báo chí phủ  nhận báo cáo cho thấy nước này đã chấp thuận cho Trung Quốc xây dựng căn cứ Hải quân ở tỉnh Koh Kong.

Bên cạnh đó, trước thông tin cho rằng Campuchia đang bị “kẹt” trong cuộc “Chiến tranh Lạnh” giữa Mỹ và Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Campuchia cũng ra tuyên bố phủ nhận, coi đó chỉ là các tin tức giả mạo và Campuchia duy trì quan điểm trung lập trong các vấn đề này.

“Đây chỉ là tin tức giả mạo từ những đối tượng nước ngoài cố gắng loan tin nhằm kích động quần chúng và gây nhầm lẫn cho dư luận trong nước, quốc tế, với ý định phá hủy sự độc lập và tính trung lập của Campuchia” – thông cáo báo chí nhấn mạnh.

“Campuchia sẽ không tham gia bất kỳ “cuộc chiến tranh Lạnh” nào hoặc cho phép bất kỳ quốc gia nào sử dụng lãnh thổ Campuchia làm căn cứ quân sự” – Phnompenh Post dẫn thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Campuchia khẳng định.

Hôm 17/11, Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhonn cũng đã bác bỏ  thông tin Chính phủ nước này sẽ cho phép xây dựng một căn cứ Hải quân Trung Quốc ở tỉnh Koh Kong, phía tây nam của Campuchia, gần biên giới Thái Lan.

Ông Sokhonn đã phát biểu tại Hội nghị Đông Á, tổ chức tại Singapore, nhấn mạnh rằng, Hiến pháp của Campuchia không cho phép xây dựng bất kỳ căn cứ hải quân nước ngoài nào trên lãnh thổ chủ quyền.

Hôm đó, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Sullivan đã có cuộc gặp Ngoại trưởng Campuchia và bày tỏ quan ngại về dự án xây dựng căn cứ Hải quân Trung Quốc ở cửa ngõ ra Vịnh Thái Lan. Ông nhấn mạnh, nếu thông tin trên là chính xác, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ giữa Campuchia và Mỹ.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert, hôm 17/11, Thứ trưởng  Sullivan và Ngoại trưởng Campuchia Sokhonn đã trao đổi quan điểm về tình trạng quan hệ Mỹ- Campuchia và tầm nhìn của Mỹ đối với một Ấn Độ- Thái Bình Dương mở rộng và tự do.

“Thứ trưởng Sullivan kêu gọi Chính phủ Campuchia thực hiện các hành động hữu hình để thúc đẩy hòa giải dân tộc, bao gồm giải phóng tù nhân chính trị, chấm dứt lệnh cấm đối lập chính trị, và cho phép xã hội dân sự và truyền thông hoạt động tự do” – bà Heather Nauert cho hay.

Lập tức, ông Sokhonn đã trấn an. Theo vị Ngoại trưởng Campuchia, Hiến pháp của Campuchia sẽ không cho phép xây dựng bất kỳ căn cứ hải quân nước ngoài nào trên lãnh thổ của họ.

“Chính phủ Hoàng gia Campuchia sẽ không vi phạm hiến pháp” – Khmer Times dẫn lời Ngoại trưởng Campuchia Sokhonn.

http://biendong.net/bi-n-nong/24837-campuchia-phu-nhan-tin-cho-tq-xay-can-cu-hai-quan.html