Tin khắp nơi – 20/10/2018
Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai
có thể diễn ra đầu năm sau
Hội nghị thượng đỉnh kế tiếp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un có thể sẽ diễn ra vào đầu năm sau, một quan chức cao cấp trong chính quyền Mỹ cho biết hôm thứ Sáu.
Hai bên đã tham gia vào các cuộc đàm phán về một hội nghị thứ hai của hai nhà lãnh đạo sau hội nghị đầu tiên chưa từng có từ trước tới nay tại Singapore vào tháng Sáu.
“Một hội nghị có thể diễn ra sớm vào đầu năm sau,” quan chức không nêu tên nói với một nhóm nhỏ các phóng viên.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Sáu cho biết ông sẽ sớm gặp người tương nhiệm Triều Tiên để đặt nền móng cho một “bước tiến lớn” về việc giải trừ hạt nhân trong hội nghị thượng đỉnh tiếp theo.
Ông Pompeo, trong một cuộc phỏng vấn đài VOA trong một chuyến đi đến Mexico City, cho biết ông Kim nói với ông hai tuần trước rằng ông quyết tâm giữ những lời hứa mà ông đã đưa ra với ông Trump trong hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của họ.
“Tôi rất hi vọng chúng tôi sẽ có các cuộc họp lãnh đạo cao cấp ở đây vào một tuần rưỡi tới hoặc giữa tôi và người tương nhiệm của tôi để tiếp tục cuộc thảo luận này để khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau thì sẽ có cơ hội thực sự để thực hiện một bước tiến lớn nữa tiến tới giải trừ hạt nhân,” ông nói với VOA.
Ông Pompeo gặp Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào tháng 9.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối làm rõ liệu ông Pompeo có gặp người tương nhiệm Triều Tiên ở Washington hay không, nói rằng bà không có cuộc họp nào để thông báo.
Mỹ và Hàn Quốc hôm thứ Sáu cho biết họ đã đình chỉ các cuộc tập trận phòng không chung trong một nỗ lực nhằm bảo đảm các nỗ lực ngoại giao với Triều Tiên được tiếp tục.
Hai miền Triều Tiên đã tổ chức ba hội nghị thượng đỉnh trong năm nay.
Mỹ hủy tập trận với Hàn Quốc
để chuẩn bị thượng đỉnh Kim-Trump
Gặp nhau bên lề Hội Nghị Bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN tại Singapore, ngày 19/10/2018, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis và đồng nhiệm Hàn Quốc Jeong Kyeong Doo đã quyết định hủy cuộc tập trận thường niên « Vigilant Ace », dự kiến diễn ra vào tháng 12/2018.
Bản thông cáo của phát ngôn viên Lầu Năm Góc Dana White cho biết hai bộ trưởng Quốc Phòng muốn « tạo mọi cơ hội cho tiến trình hòa bình » (với Bắc Triều Tiên). Ngoài ra, « hai bộ trưởng cũng quyết định điểu chỉnh các cuộc tập trận để đảm bảo phân bổ lực lượng tốt hơn ». Theo nhận định của AFP, điều này có nghĩa các cuộc thao dượt khác, có quy mô nhỏ hơn, vẫn có thể diễn ra.
« Vigilant Ace » là một cuộc diễn tập trên không, được tổ chức vào tháng 12 hàng năm tại Hàn Quốc để cải thiện sự phối hợp giữa quân đội hai nước. Năm 2017, khoảng 230 máy bay và 12.000 quân nhân Mỹ và Hàn Quốc đã tham gia tập trận.
Quyết định hủy cuộc tập trận tháng 12 với Hàn Quốc là một cử chỉ mới mang tính thiện chí của Mỹ để chuẩn bị cho thượng đỉnh Kim-Trump lần thứ hai. Cuộc họp thượng đỉnh này có thể sẽ diễn ra vào đầu năm 2019, theo một quan chức cao cấp của chính phủ Mỹ tiết lộ với Reuters ngày 19/10.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết ông mong gặp lại đồng nhiệm Bắc Triều Tiên Ro Yong Ho để chuẩn bị cho « một bước đột phá » hướng đến phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên trước thềm thượng đỉnh giữa nguyên thủ hai nước.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181020-my-huy-tap-tran-voi-han-quoc-de-chuan-bi-thuong-dinh-kim-trump
Reuters: Mỹ cân nhắc tiếp tục điều tàu chiến
đi qua Eo biển Đài Loan
Mỹ đang cân nhắc một hoạt động mới để điều tàu chiến đi qua Eo biển Đài Loan, Reuters dẫn lời các quan chức Mỹ nói riêng với hãng tin này. Nhiệm vụ này nhằm bảo đảm việc đi lại tự do qua thủy lộ chiến lược này nhưng có nguy cơ thổi bùng căng thẳng với Trung Quốc.
Hải quân Mỹ đã tiến hành một nhiệm vụ tương tự trong vùng biển quốc tế của eo biển vào tháng 7 và bất kì hoạt động nào giống như vậy tái diễn sẽ được đảo Đài Loan tự trị xem như là một biểu hiện ủng hộ mới của chính phủ Tổng thống Donald Trump.
Reuters cho biết quân đội Mỹ từ chối bình luận và các quan chức Mỹ tiết lộ những cuộc bàn luận về chuyện này, trước đây chưa được đưa tin, đều phát biểu với điều kiện ẩn danh. Họ không nói về thời điểm tiềm năng cho bất kì hoạt động mới nào di chuyển qua eo biển.
Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh li khai và đang gia tăng áp lực để khẳng định chủ quyền của họ đối với hòn đảo. Họ nêu lên những lo ngại về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong các cuộc hội đàm trong tuần này với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis ở Singapore.
Ngay cả khi Washington cân nhắc tiếp tục cho tàu đi qua eo biển, họ vẫn cố gắng giải thích với Bắc Kinh rằng các chính sách của họ đối với Đài Loan vẫn không thay đổi.
Ông Mattis đã gửi thông điệp đó tới Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa hôm thứ Năm, bên lề một diễn đàn an ninh Châu Á.
“Bộ trưởng Ngụy đã nêu lên vấn đề Đài Loan và những lo ngại về chính sách của chúng tôi. Bộ trưởng đã trấn an Bộ trưởng Ngụy rằng chúng tôi vẫn không thay đổi chính sách Đài Loan, chính sách một Trung Quốc của chúng tôi,” Randall Schriver, một trợ lí bộ trưởng quốc phòng Mỹ, người giúp hướng dẫn chính sách của Lầu Năm Góc ở Châu Á, cho biết.
Washington không có quan hệ chính thức với Đài Loan nhưng được luật pháp quy định phải giúp Đài Loan tự vệ và là nguồn vũ khí chính của hòn đảo này. Lầu Năm Góc nói Washington đã bán cho Đài Loan hơn 15 tỉ đôla vũ khí kể từ năm 2010.
Trump bị chỉ trích
vì khen nghị sĩ hành hung phóng viên
Dù bị chỉ trích, Tổng thống Donald Trump ngày 19/10 vẫn nhắc lại sự ủng hộ của ông dành cho một nghị sĩ Quốc hội đại diện bang Montana, người đã vật ngã một phóng viên vào năm ngoái.
Lời khen ngợi của ông Trump dành cho Greg Gianforte, một dân biểu Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã nhận tội trước cáo buộc hành hung phóng viên này, được đưa ra trong bối cảnh thế giới đang phẫn nộ về vụ nhà báo gốc Ả Rập Xê Út Jamal Khashoggi mất tích và rất có thể đã bị giết chết trong lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul.
“Tôi ưng người nào mà có thể vật ngã được như vậy,” ông Trump nói trong một buổi tập hợp vận động chính trị ở Missoula, bang Montana vào tối 18/10, nhắc đến ông Gianforte.
Ông Trump hiện đang tổ chức các cuộc tập hợp thường xuyên trước cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ vào ngày 6 tháng 11, trong đó các nghị sĩ Cộng hòa đồng đảng của ông đang tìm cách giữ quyền kiểm soát Hạ viện và Thượng viện.
Ông Gianforte vật ngã Ben Jacobs, một phóng viên cho báo The Guardian của Anh, vào tháng 5 năm 2017, một ngày trước một cuộc bầu cử đặc biệt để trám vào ghế dân biểu duy nhất của Montana. Ông Gianforte, người đang vận động tái tranh cử, đã nhận tội.
Hôm 19/10, khi được hỏi liệu ông có hối tiếc chuyện ông khen ngợi ông Gianforte giữa vụ tranh cãi liên quan tới nhà báo Khashoggi hay không, ông Trump nói không.
“Đó là chuyện khác, một thế giới khác… Greg là một người rất đáng khen. Ông ấy là người cứng rắn,” ông Trump nói với các phóng viên.
Phát biểu của ông Trump khơi ra chỉ trích từ một số nhà lập pháp bao gồm cả Thượng nghị sĩ Cộng hòa Jeff Flake.
Olivier Knox, chủ tịch Hiệp hội Kí giả Nhà Trắng, cáo buộc ông Trump “cổ vũ hành động bạo lực nhắm vào truyền thông tự do và độc lập” trong một thông cáo.
Ông Trump vẫn thường xuyên chỉ trích các nhà báo, gọi truyền thông là “kẻ thù nhân dân Mỹ” và dè bỉu một số cơ quan thông tấn là “tin vịt.”
https://www.voatiengviet.com/a/trump-bi-chi-trich-vi-khen-nghi-si-hanh-hung-phong-vien/4621280.html
Cựu binh Chiến tranh Việt Nam
được trao Huân chương Tự do
Tổng thống Donald Trump ngày 17/10 trao tặng vinh dự cao nhất trong quân đội cho một thượng sĩ nhất Thủy quân lục chiến 80 tuổi đã về hưu, người mà năm thập niên trước đã “chiến đấu với sự quả cảm không ai sánh bằng” vào đầu một trong những trận chiến dài nhất và đẫm máu nhất của Chiến tranh Việt Nam.
Hành động anh dũng của ông John Canley bao gồm hai lần trèo qua một bức tường bệnh viện trước tầm nhìn của đối phương để giúp các Thủy quân lục chiến bị thương và đưa họ đến nơi an toàn.
“Tôi mến những người dũng cảm. Chúng ta đang gặp họ ngay ở đây,” ông Trump nói khi khai mạc buổi lễ hôm thứ Tư. “50 năm trước, một thủy quân lục chiến Mỹ đã chiến đấu bằng sự quả cảm không ai sánh bằng trong một trong những trận chiến dài nhất và đẫm máu nhất của Chiến tranh Việt Nam, trận chiến ở thành phố Huế.”
Theo Nhà Trắng, ông Canley, quê nhà ở Caledonia, bang Arkansas và hiện sống ở Oxnard, bang California, đã chống trả nhiều cuộc tấn công của quân địch suốt mấy ngày vào tháng 1 và tháng 2 năm 1968 trong khi đại đội khoảng 150 người của ông thực hiện một cuộc phản công chiếm lại thành phố Huế từ tay các lực lượng miền Bắc và Việt Cộng, lên tới hàng ngàn binh sĩ.
Chiến dịch có phối hợp của lực lượng miền Bắc và Việt Cộng diễn ra vào dịp Tết Mậu Thân là một cuộc tổng tiến công đồng loạt nhắm vào nhiều mục tiêu ở miền Nam.
Ông Canley thay thế sĩ quan chỉ huy của ông bị thương nặng trong trận chiến chiếm lại Huế, khi đó nằm trong tay của ít nhất 6.000 quân cộng sản, ông Trump nói.
Vào ngày chiến đấu thứ năm, đại đội của ông Canley được giao nhiệm vụ giải phóng trường Jeanne d’Arc (nay là trường Trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ), nơi trở thành một cứ điểm chiến lược và mang tính biểu tượng của quân cộng sản trong thành phố.
Súng máy bắn xối xả về phía họ. Ông Canley và một đồng đội xông về phía trước với súng phóng tên lửa, giết chết quân địch đánh bật họ ra khỏi các vị trí, ông Trump kể.
“Kẻ thù không biết chuyện quái gì đã xảy ra,” ông Trump nói.
Ông Canley đích thân cứu mạng sống của hơn 20 thủy quân lục chiến trong bảy ngày “chiến đấu không ngừng nghỉ,” Tổng thống nói.
Nhiều năm trôi qua, một số Thủy quân lục chiến đồng đội của ông Canley đã vận động để ông nhận được vinh dự cao nhất cho một quân nhân của Mỹ. Sau khi xét lại, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã đồng ý vào tháng 12 năm 2017 rằng ông Canley xứng đáng được vinh danh.
Quốc hội đã thông qua luật miễn thời hạn năm năm cho việc trao huân chương. Ông Trump đã kí ban hành luật này vào tháng 1.
Mỹ truy tố một người Nga can thiệp bầu cử
Một phụ nữ người Nga hôm 19/10 bị cáo buộc có nỗ lực sâu rộng nhằm lung lạc công chúng Mỹ trên mạng xã hội trong vụ truy tố thứ nhất của chính phủ liên bang Mỹ về sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018.
Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra cáo buộc hình sự này vào cùng ngày khi mà các cơ quan tình báo Mỹ trong một thông cáo báo chí hiếm thấy đã khẳng định rằng Nga, Trung Quốc, Iran và các nước khác đã liên tục có nỗ lực ảnh hưởng chính sách và cử tri Mỹ trong các cuộc bầu cử sắp tới và hơn thế nữa.
Cơ quan công tố của Bộ Tư pháp Mỹ đã nhắm vào bà Elena Alekseevna Khusyaynova, một phụ nữ sống ở St. Petersburg mà các công tố viên nói rằng đã giúp quản lý tài chính của một chiến dịch bí mật nhưng rất có sức mạnh trên mạng xã hội nhằm lung lạc, gây mất niềm tin vào các ứng cử viên Mỹ và gây chia rẽ trong những vấn đề xã hội nóng bỏng như di trú và kiểm soát súng đạn.
Các công tố viên Mỹ cho biết Khusyaynova làm việc cho tổ chức dư luận viên trên mạng xã hội mà hồi đầu năm đã bị công tố viên đặc biệt Robert Mueller truy tố trong phạm vi cuộc điều tra nghi án về sự phối hợp khả dĩ giữa Nga và ban vận động tranh cử của ông Donald Trump.
Kể từ ít nhất năm 2015, nhóm dự luận viên này đã tạo ra hàng ngàn tài khoản giả mạo trên mạng xã hội và tài khoản email để đánh lừa công chúng rằng họ là những người sống bên trong nước Mỹ và nhằm để ‘tạo ra và thúc đẩy các nội dung chính trị xã hội gây chia rẽ’, bao gồm các vấn đề thời sự quan trọng, chẳng hạn như các vụ xả súng chết người ở South Carolina và Las Vegas, các công tố viên cho biết.
Ứng Viên DC Gây Quỹ Được 1.06 Tỉ MK, Nhiều Hơn CH;
Tỉ Phú Steyer Giúp Ứng Viên DC
Tranh Ghế Thống Đốc Florida
TALLAHASSEE – Ứng viên DC tranh ghế thống đốc tiểu bang Florida vừa nhận được 2 triệu MK tài trợ của tỉ phú Tom Steyer – ông Steyer đã chọn ứng viên ưa thích để đầu tư trong kỳ bầu cử này, thông qua tổ chức của ông là “Need to Impeach”.
Tài trợ này là hậu thuẫn cụ thể ý định luận tội của ứng viên thống đốc Andrew Gillum.
1 tổ chức khác nhận tài trợ của tỉ phú Steyer đã chi hơn 5 triệu vào nỗ lực vận động giúp ứng viên Gillum.
Đối thủ của ông Gillum là cựu dân biểu CH Ron DeSaintis – cuộc song đấu này được chú ý bởi ông DeSantis là đồng minh tích cực của Trump đã đánh bại các đối thủ cùng đảng CH.
Ông Gillum là người da đen có hậu thuẫn của nghị sĩ Bernie Sanders.
Trong tiến trình sơ tuyển của đảng DC, ông này đã hãnh diện tuyên bố đủ can đảm để vận động luận tội TT Trump và trong nhiều dịp đã tự chứng tỏ sẵn sàng đối đầu Trump khi là thống đốc Florida.
CNN đã định tổ chức 1 buổi tranh luận giữa 2 ứng viên Gillum và De Santis vào tối Chủ nhật 21-10.
Trong khi đó các ứng cử viên Đảng Dân Chủ tranh cử Quốc Hội trong năm nay đã gây quỹ hơn 1 tỉ đô la cho các cuộc vận động của họ — là số tiền cao kỷ lục. Tính tới cuối tháng 9 số tiền gây quỹ của các ứng viên DC đã lên tới 1.06 tỉ đô la vượt hơn tổng số tiền mà các ứng viên Cộng Hòa đã gây quỹ được 900 triệu đô la cùng thời kỳ với các nhà DC.
Ký hợp đồng 20 năm với Mỹ: Ba Lan quyết thoát Nga
Thực chất đằng sau hợp đồng của chính phủ Ba Lan đó là cái bắt tay với Mỹ để ngăn chặn Nord Stream 2 và kiềm tỏa nền kinh tế Nga.
Hôm 17 tháng 10, Công ty khí đốt quốc doanh PGNiG của Ba Lan thông báo rằng nước này đã ký hợp đồng 20 năm để nhận hai triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mỗi năm từ Mỹ.
Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Piotr Wozniak của PGNiG, hợp đồng được ký kết với Công ty khí hóa lỏng American Venture Global của Mỹ ứng với khoảng 2,7 tỷ mét khối mỗi năm sau khi khí hóa.
“Chúng tôi sẽ nhận được hai triệu tấn LNG hàng năm từ Mỹ trong 20 năm”, Wozniak nói với các phóng viên.
Ông cũng làm rõ rằng LNG sẽ được giao tại tàu (FOB). Điều này về cơ bản có nghĩa là phía Ba Lan sẽ chịu trách nhiệm hậu cần và vận chuyển của hàng hóa.
Giá bán không được tiết lộ, nhưng Wozniak khẳng định LNG từ Mỹ sẽ rẻ hơn gần 30% so với khí tự nhiên của Nga.
Bộ trưởng Bộ Năng lượng Krzysztof Tchorzewski cho biết, thỏa thuận này sẽ giúp Ba Lan đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt của mình. “Trong bối cảnh Ba Lan, nguồn khí này là một bước đột phá”, ông Tchorzewski nói.
Trong khi đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố rằng LNG của Hoa Kỳ sẽ “tăng” chủ quyền” của đất nước, cũng như “khả năng cạnh tranh” của quốc gia.
“Người tiền nhiệm của chúng tôi muốn ký một thỏa thuận với Gazprom cho đến năm 2037. Nó chẳng khác gì một chiếc còng tay”, Morawiecki tuyên bố. Ngược lại, hợp đồng 20 năm với công ty Mỹ lại không đem đến bất lợi nào cho Ba Lan. Hiện tại, PGNiG nhập khẩu tới 10 tỷ mét khối khí mỗi năm từ Gazprom của Nga theo hợp đồng sẽ hết hạn vào năm 2022.
Hồi tháng 6 năm nay, PGNiG đã ký một biên bản ghi nhớ với US Port Arthur và Venture Global cho việc giao LNG với mục đích đa dạng hóa các nhà cung cấp.
“Việc mua khí thiên nhiên hóa lỏng của Mỹ không chỉ cho phép đa dạng danh mục nhập khẩu của chúng tôi sau năm 2022, mà còn cho phép chúng tôi phát triển năng lực kinh doanh của mình và giúp PGNiG trở thành nhà cung cấp LNG toàn cầu”, CEO của PGNiG tuyên bố.
Trong một cuộc phỏng vấn với mạng tin tức Ba Lan TVP1, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz khẳng định rằng sự hợp tác giữa Đức và Nga trên Nord Stream 2 gây thiệt hại cho lợi ích của Warsaw.
“Đức theo đuổi chính sách liên minh với Nga và họ muốn bóp nghẹt cả Ba Lan và Trung Âu, và để mãi phụ thuộc vào quyền lực kinh tế và chính trị của họ”, Macierewicz nói.
Macierewicz tiếp tục bình luận rằng, Ba Lan chỉ có thể duy trì một quốc gia độc lập nếu các căn cứ quân sự vĩnh viễn của Hoa Kỳ được triển khai trong nước và nếu Nord Stream 2 không bao giờ được triển khai.
Theo vị cựu Bộ trưởng Quốc phòng, cả hai đều là mục tiêu chính của chính sách đối ngoại của Warsaw. “Chúng ta phải hiểu rằng chỉ có Hoa Kỳ cho Ba Lan vay để hỗ trợ những vấn đề này”, ông Macierewicz lưu ý.
Không có bất cứ số liệu kinh tế nào để chứng minh rằng việc mua LNG của Hoa Kỳ rẻ hơn hoặc có ý nghĩa về mặt kinh tế so với mua khí thiên nhiên của Nga. Rõ ràng là quyết định “đa dạng hoá các nguồn cung cấp khí” của chính phủ Ba Lan không phải là một quyết định kinh tế mà đó là một quyết định mang tính chính trị nhiều hơn.
Hôm 8 tháng 10, phó phát ngôn viên Martina Fietz của chính phủ Đức nói rằng, Berlin xem Nord Stream 2 là một dự án hợp lý. “Chúng tôi nhập khẩu khí đốt từ nhiều quốc gia khác nhau như Nga, Anh, Na Uy và Hà Lan. Nhu cầu về khí tự nhiên của Đức sẽ tăng lên trong những năm tới và Nord Stream 2 là một trong những dự án mà chính phủ Đức coi là khá hợp lý”, bà nói.
Thậm chí trước đó, Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Peter Altmaier đã ca ngợi Nord Stream 2, nói rằng đó là một dự án “tự nó sẽ chứng minh”.
“Tôi thích sáng kiến đó, sáng kiến này sẽ tăng cường an ninh và tăng trưởng năng lượng để thành công”, ông Altmaier nói.
Nord Stream 2 là một liên doanh giữa Gazprom, Engie của Pháp, OMV AG của Áo, Royal Dutch của liên doanh Anh-Hà Lân, và Uniper & Wintershell của Đức. Bộ Ngoại giao Mỹ đã đe dọa trừng phạt các công ty của EU tham gia vào liên doanh. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bất kỳ biện pháp trừng phạt nào được Washington áp dụng.
Như vậy, Ba Lan chỉ là một trong những phương án Mỹ sử dụng như là một nỗ lực gây áp lực cho châu Âu. Washington sẽ tiếp tục cố gắng tăng doanh số bán hàng năng lượng của mình sang châu Âu nhằm mục đích ngăn chặn hợp tác EU-Nga trong lĩnh vực năng lượng.
Hai mục tiêu cuối cùng trong chính sách của Hoa Kỳ với vấn đề này rất đơn giản. Một là kiềm tỏa nền kinh tế của “đối thủ” và cuối cùng là tăng ảnh hưởng của Washington tại châu Âu.
http://biendong.net/bien-dong/24250-ky-hop-dong-20-nam-voi-my-ba-lan-quyet-thoat-nga.html
Quan hệ Nga – TQ tiến đến “giai đoạn đỉnh điểm”
Thời gian gần đây, mức độ hợp tác Nga-Trung đang phát triển nhanh chóng, không chỉ ở lĩnh vực quân sự, mà các vấn đề khác như quan hệ kinh tế song phương cũng lên một tầm cao mới, thậm chí hai bên còn có chung lo ngại về chính sách cấm vận và thuế.
Trong một cuộc phỏng vấn trên Sputnik, trưởng khoa nghiên cứu Phương Đông thuộc Đại học Kinh tế, ông Alexei Maslov nhấn mạnh: sự tương tác giữa hai nước Nga-Trung đang phát triển tích cực không chỉ trong lĩnh vực hợp tác quân sự.
Quận khu trung tâm Nga (SVO) mới đây thông báo: các máy bay chiến đấu của quân đội Trung Quốc đã được chuyển đến sân bay quân sự thuộc khu vực Chelyabinsk để tham gia vào cuộc tập trận quốc tế của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) mang tên “Sứ mệnh Hòa bình – 2018”.
Thông báo cho biết: “Các chiến đấu cơ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã được chuyển đến sân bay quân sự Shagol thuộc Chelyabinsk để tham gia vào cuộc tập trận quốc tế của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải mang tên “Sứ mệnh Hòa bình – 2018”. Trong thành phần của Không quân Trung Quốc tham dự cuộc tập trận này có 2 máy bay chiến đấu đa năng “Shenyang J-11″, 4 máy bay tiêm kích-ném bom Xian JH-7 và 6 máy bay vận tải quân sự đa năng Shaanxi Y-9”. Cần lưu ý rằng tại thời điểm này tất cả các phương tiện hàng không của Trung Quốc, bao gồm cả máy bay trực thăng tấn công đa năng, đều được chuyển đến khu vực Chelyabinsk.
Trong quá trình tập trận, các phi công sẽ được thực hành nhiệm vụ di chuyển đến các sân bay phụ, bao gồm đảm bảo bí mật trong quá trình di chuyển, đổ bộ quân, trinh sát trên không, cũng như thực hiện các cuộc không kích chống lại các mục tiêu mặt đất.
Hơn 3.000 quân nhân và hơn 500 đơn vị vũ khí cũng như trang bị quân sự sẽ được sử dụng trong cuộc tập trận chống khủng bố chung của các nước tham gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải “Sứ mệnh Hòa bình – 2018”.
Chuyên gia Alexei Maslov nhận định, đề tài quân sự giữa Nga và Trung Quốc thuộc khuôn khổ SCO đang tích cực được khẳng định trong ba năm qua, không những thế việc hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này đang ở mức độ cao.
“Các cuộc diễn tập quân sự chung, đặc biệt trong lĩnh vực hải quân, đã được hai nước tiến hành, và đỉnh cao của của chúng là việc thành lập các thủy thủ đoàn chung, song song với phối hợp giữa các đơn vị riêng lẻ, đã cho thấy sự tương tác rất cao giữa hai nước trong lĩnh vực quân sự. Hiện nay các phương án hợp tác giữa Nga và Trung Quốc với tư cách là các quốc gia hàng đầu SCO sẽ là chống khủng bố hoặc bất kỳ mối đe dọa nào khác trong khu vực Trung và Đông Á. Xét theo tình hình hiện nay, nhất là với sự bất ổn xung quanh Trung Quốc và biên giới Nga thì điều này rất quan trọng. Nó cũng là yếu tố cần thiết chứng tỏ sự hợp tác về mặt chiến thuật, kỹ thuật và chiến lược”, ông Alexei Maslov nói.
Đồng thời, chuyên gia cũng lưu ý đến thời điểm quan trọng khác trong hợp tác giữa hai nước.
“Theo ý kiến của tôi, Nga và Trung Quốc hiện nay đang phát triển một giai đoạn mới trong quan hệ. Điều này xuất phát từ khái niệm “Vành đai – Con đường” của Trung Quốc và các sáng kiến tương tác của Nga ở cấp độ Cộng đồng Kinh tế Á-Âu. Gần đây, Nga và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận trong lĩnh vực này, trong đó đề cập đến sự phát triển cơ sở hạ tầng chung, dự án đầu tư và thậm chí phát triển thông tin chung. Điều đó cho thấy chúng ta đang chuyển sang giai đoạn quan trọng – từ thương mại đơn giản đến hợp tác quy mô lớn, mở rộng với kim ngạch thương mại lên 100 tỷ USD vào cuối năm nay và trong tương lai để đạt được mức tăng hàng năm là 5-6%.
Bên cạnh đó, chúng ta đã mở rộng đáng kể hợp tác trong lĩnh vực đánh giá các mối đe dọa chung. Đồng thời chúng ta chia sẻ những lo ngại về chính sách cấm vận, nâng cao hàng rào thuế quan. Nga và Trung Quốc sẽ thảo luận tất cả vấn đề này tại diễn đàn Vladivostok vào tháng 9 năm nay”, chuyên gia phân tích.
Cuộc tập trận chống khủng bố “Sứ mệnh hòa bình” được tổ chức trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên SCO hai năm một lần. Cuộc tập trận gần đây nhất được tiến hành vào năm 2016 tại Kyrgyzstan.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/24249-quan-he-nga-tq-tien-den-giai-doan-dinh-diem.html
Vụ Khashoggi: Thổ Nhĩ Kỳ nói sẽ tiết lộ
‘sự thật’ về nhà báo chỉ trích Saudi
Thổ Nhĩ Kỳ vừa cam kết sẽ tiết lộ hết các chi tiết vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị ám sát sau khi Ả Rập Saudi lần đầu tiên thừa nhận ông đã bị giết trong lãnh sự quán nước này ở Istanbul.
“Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bao giờ cho phép có sự che đậy,” một người phát ngôn của đảng cầm quyền nói.
Ả Rập Saudi cho rằng ông Jamal Khashoggi, một người hay chỉ trích chính phủ Saudi, đã chết trong một “trận ẩu đả”.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ trước đó đã nói ông bị giết hại bên trong tòa lãnh sự, và thi thể ông bị chặt đứt chân tay.
Hồi đầu tuần, một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ không muốn lộ danh tính nói với các hãng truyền thông họ có bằng chứng âm thanh và hình ảnh để chứng minh điều này.
Vương quốc Ả Rập chịu áp lực lớn phải giải thích việc ông Khashoggi biến mất sau khi ông bước vào lãnh sự quán ở Istanbul hôm 2/10 để lấy giấy tờ cho lễ cưới sắp tới của mình.
Cho tới hôm thứ Sáu ngày 19/10, Ả Rập phủ nhận có thông tin về tung tích của ông và khẳng định ông còn sống khi rời khỏi tòa lãnh sự.
Anh và Mỹ ‘có thể tẩy chay’ hội nghị ở Ả Rập Saudi
Vụ án Jamal Khashoggi: Cảnh sát Thổ tiếp tục tìm kiếm
Cảnh sát và các công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ đã lục soát tòa lãnh sự cũng như nhà riêng của nhân viên lãnh sự tuần này để tìm bằng chứng.
Hôm thứ Sáu 19/10, họ mở rộng cuộc tìm kiếm tới một khu rừng gần đó, nơi các quan chức ẩn danh nói xác của nhà báo Khashoggi có thể bị chôn.
Chuyện gì xảy ra theo lời của phía Ả Rập Saudi?
Vương quốc này nói một cuộc ẩu đả đã nổ ra giữa ông Mr Khashoggi, người không được chính phủ Saudi ưu ái, và một số người gặp ông trong tòa lãnh sự, dẫn đến cái chết của ông.
Quốc gia này nói cuộc điều tra đang được tiến hành, và tới giờ 18 người Saudi đã bị bắt.
Các quan chức ẩn danh nói với hãng tin Anh Reuters và tờ the New York Times rằng người Saudi không biết thi thể của nhà báo ở đâu sau khi nó được giao cho một “cộng tác viên địa phương” để tẩu tán.
Ngoài việc bắt giữ người, hai quan chức cao cấp của Saudi cũng đã bị sa thải vì vụ việc này – phó giám đốc tình báo Ahmad al-Assiri và ông Saud al-Qahtani, phụ tá cao cấp cho Thái tử Mohammed Bin Salman.
Chính quyền Saudi hiện vẫn chưa đưa ra bằng chứng để chứng minh cho lời giải thích của họ.
Các nhà quan sát đang đặt câu hỏi liệu các đồng minh phương Tây của Ả Rập Saudi có bị thuyết phục bởi “lời kể” của nước này, và liệu nó có thuyết phục được họ không đưa ra các biện pháp trừng phạt không.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói chuyện xảy ra là “không chấp nhận được” nhưng việc Saudi bắt giữ một số người là “bước đầu” quan trọng. Bộ Ngoại giao Việt Nam nói họ đang cân nhắc bước đi tiếp theo sau khi nghe tin này.
‘Tôi bị Thằng Lùn đánh ở Ả Rập Saudi’
‘Tôi bị năm gã bạo hành trong trại Ả Rập Saudi’
Thổ Nhĩ Kỳ: Erdogan và đối thủ chê bai nhau
Phía Thổ Nhĩ Kỳ nói gì?
“Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiết lộ những gì đã xảy ra,” ông Omer Celik, phát ngôn viên của đảng cầm quyền Công lý và Phát triển (AKP) nói, theo hãng tin Anadolu.
“Không một ai phải nghi ngờ về điều đó. Chúng tôi không kết tội ai trước nhưng chúng tôi không chấp nhận bất cứ điều gì để che đậy [vụ việc này].”
Thổ Nhĩ Kỳ cho đến giờ chỉ còn thiếu nước đổ cho Ả Rập Saudi đã gây ra vụ ám sát.
Tuy nhiên, các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng họ có bằng chứng âm thanh và hình ảnh cho thấy ông Khashoggi bị một nhóm điệp viên Saudi giết hại bên trong tòa lãnh sự và chặt làm chân tay.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ tuần này đưa những chi tiết rùng rợn về những gì được cho là những phút cuối cùng của ông Khashoggi.
Hồi đầu tuần, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ nói họ có thông tin về một nhóm gồm 15 người, nghi là điệp viên của Ả Rập Saudi, những người bay đến và đi khỏi Istanbul đúng hôm nhà báo mất tích.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói chuyện với Vua Salman của Saudi tối thứ Sáu, và hai bên đồng ý sẽ tiếp tục hợp tác trong cuộc điều tra.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45926005
Ả-rập Saudi thừa nhận
nhà báo Khashoggi chết trong lãnh sự quán
Ả-rập Saudi hôm thứ Bảy nói rằng nhà báo Jamal Khashoggi đã chết trong một vụ ẩu đả trong lãnh sự quán Istanbul. Đây là lời thừa nhận đầu tiên của Riyadh về cái chết của ông hai tuần sau khi đưa ra những lời phủ nhận nước này có dính líu đến việc ông mất tích.
Quốc vương Saudi Salman đã miễn nhiệm năm quan chức liên quan đến vụ việc, vốn đã khơi lên sự phẫn nộ của quốc tế và làm rối loạn quan hệ của phương Tây với cường quốc vùng Trung Đông này.
Cư ngụ ở Mỹ và chuyên viết bài cho mục bình luận của báo The Washington Post, ông Khashoggi thường hay chỉ trích con trai của Quốc vương Salman và là người cai trị Ả-rập Saudi trên thực tế, Thái tử Mohammed bin Salman.
Ả-rập Saudi không cung cấp bằng chứng nào để củng cố tường thuật của mình về hoàn cảnh dẫn đến cái chết của ông Khashoggi và không rõ liệu các chính phủ khác có hài lòng với tường thuật đó hay không.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã đặt quan hệ thân thiết với Ả-rập Saudi vào trọng tâm chính sách đối ngoại của ông, phát biểu ở bang Arizona: “Tôi nghĩ đó là bước đi tốt đầu tiên, đó là một bước đi lớn.”
“Ả-rập Saudi là một đồng minh tuyệt vời. Chuyện xảy ra là không thể chấp nhận được,” ông nói.
Ông cho biết ông sẽ nói chuyện với thái tử, nhưng ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Riyadh trong việc đối đầu với Iran và tầm quan trọng của những thương vụ vũ khí khổng lồ của Mỹ với Ả-rập Saudi, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Một số nhà lập pháp Mỹ nói tường thuật của Saudi không thuyết phục.
“Nói rằng tôi hoài nghi diễn giải mới này của Saudi về ông Khashoggi là nói còn nhẹ đấy,” Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham nói.
Ông Khashoggi mất tích sau khi bước vào lãnh sự quán vào ngày 2 tháng 10 để lấy giấy tờ cho đám cưới sắp tới của ông.
Vài ngày sau, các quan chức Thổ Nhĩ Kì cho biết họ tin rằng ông đã bị giết trong tòa nhà và thi thể của ông đã bị cưa nhỏ, một cáo buộc mà Ả-rập Saudi trước đó kịch liệt phủ nhận.
Các công tố viên Saudi hôm thứ Bảy cho biết một vụ ẩu đả đã nổ ra giữa ông Khashoggi và những người gặp ông trong lãnh sự quán, khiến ông tử vong. 18 công dân Saudi đã bị bắt, công tố viên nói trong một thông cáo.
Tuy nhiên đoạn ghi âm được nói là ghi lại những gì diễn ra bên trong lãnh sự quán mà Thổ Nhĩ Kì nói họ đã thu giữ được cho thấy những diễn biến không trùng khớp với tường thuật của Saudi.
Tờ báo thân chính phủ Thổ Nhĩ Kì Yeni Safak đã đăng tải điều mà họ nói là những chi tiết từ đoạn ghi âm đó, nói rằng những người tra tấn ông Khashoggi đã chặt các ngón tay của ông trong khi thẩm vấn và sau đó chặt đầu và phân thây ông.
Trước thông báo của Saudi, ông Trump cho biết ông có thể cân nhắc chế tài dù ông cũng đã tỏ ra ngần ngại xa lánh giới lãnh đạo Ả-rập Saudi.
Với các đồng minh phương Tây khác, một câu hỏi chính sẽ là liệu họ có tin là Thái tử Mohammed, người đã tự đánh bóng mình là một nhà cải cách, không nhúng tay vào vụ việc hay không. Quốc vương Salman đã giao nhiệm vụ quản trị Ả-rập Saudi hàng ngày cho con trai.
Anh cho biết họ đang xem xét “các bước tiếp theo” trong khi Úc nói họ đã rút khỏi một hội nghị thượng đỉnh về đầu tư đã được lên kế hoạch tại Ả-rập Saudi để phản đối vụ giết người.
Nhà Trắng cho biết họ sẽ tiếp tục hối thúc “công lí kịp thời, minh bạch, và tuân thủ mọi thủ tục pháp lí.”
Thổ Nhĩ Kỳ thẩm vấn
viên chức lãnh sự trong vụ Khashoggi
Các công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ điều tra về vụ mất tích của nhà báo Ả Rập Saudi Jamal Khashoggi đã thẩm vấn các nhân viên người Thổ Nhĩ Kỳ tại lãnh sự quán Ả Rập Saudi ở Istanbul hôm 19/10, mở rộng chiến dịch truy tìm dấu vết trong một vụ án gây căng thẳng cho liên minh của Riyadh với các cường quốc phương Tây.
Ông Khashoggi đã mất tích cách đây hơn hai tuần sau khi bước vào tòa lãnh sự này để lấy giấy tờ chuẩn bị cho cuộc hôn nhân sắp tới. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng ông đã bị sát hại ở đó vào ngày 2/10 nhưng Riyadh đã phủ nhận cáo buộc.
Trong một chiến dịch truy tìm bằng chứng mở rộng, cảnh sát đã lục tìm một khu rừng ở ngoại ô Istanbul và một thành phố gần Biển Marmara để tìm thi hài Khashoggi, hai quan chức cao cấp Thổ Nhĩ Kỳ nói với Reuters, sau khi lần theo tuyến đường của những chiếc xe đã rời khỏi lãnh sự quán và tư dinh tổng lãnh sự vào ngày mà ông Khashoggi biến mất.
Các nhà điều tra đã phát hiện những mẫu vật từ cả hai nơi này để phân tích tìm dấu vết DNA của Khashoggi.
Hãng thông tấn nhà nước Anadolu cho biết văn phòng công tố Thổ Nhĩ Kỳ đã lấy lời khai từ 20 nhân viên lãnh sự quán. Thêm 25 người nữa, trong đó có một số công dân nước ngoài, sẽ bị thẩm vấn trong khuôn khổ cuộc điều tra.
Các nhân viên lãnh sự quán được thẩm vấn bao gồm kế toán, kỹ thuật viên và tài xế, theo Anadolu. Cuộc điều tra được thực hiện bởi cục chống khủng bố và tội phạm có tổ chức của văn phòng công tố.
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ không chia sẻ đoạn băng thâu âm ghi lại vụ sát hại ông Khashoggi bên trong lãnh sự quán và bác bỏ các thông tin cho rằng họ đã chuyển giao nó cho phía Mỹ.
Tờ báo thân chính phủ Yeni Safak đã đăng những điều mà họ cho là chi tiết của đoạn thu âm, trong đó có việc những kẻ tra tấn chặt ngón tay của Khashoggi trong cuộc thẩm vấn và sau đó chặt đầu rồi phân xác ông.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết Ankara chưa chia sẻ thông tin với bất cứ nước nào. Ông nói: “Chúng tôi sẽ chia sẻ những kết quả được tìm thấy một cách minh bạch với toàn thể thế giới.”
Một tờ nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ khác tuần trước cho đăng bằng chứng ban đầu từ những nhà điều tra cho biết họ đã nhận diện được một phái đoàn tình báo Ả Rập Saudi gồm 15 người đã đến Istanbul theo hộ chiếu ngoại giao trước khi Khashoggi mất tích.
Tờ Sabah cũng đăng những bức ảnh có đề ngày giờ cho thấy một người đàn ông, dường như là thỉnh thoảng có đi cùng Thái tử Ả Rập Saudi, bên ngoài lãnh sự quán vào buổi sáng mà Khashoggi biến mất.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tỏ vẻ không muốn lánh xa quá mức với giới lãnh đạo Ả Rập Saudi và nhắc đến vai trò của Riyadh trong việc kiềm chế ảnh hưởng của Iran trong khu vực cùng hàng chục tỷ đô la trong các thương vụ mua bán vũ khí tiềm năng.
Bản thân ông Trump đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Ả Rập Saudi và thái tử nước này.
Thái tử Mohammed bin Salman đã thể hiện bản thân như là gương mặt của một vương quốc mới năng động, đa dạng hóa nền kinh tế ngoài dầu mỏ và đưa vào một số thay đổi xã hội.
Vụ việc của nhà báo Khashoggi đã làm hoen ố danh tiến của ông và càng đặt ra câu hỏi về sự lãnh đạo của ông, khiến cho Quốc vương phải can thiện, năm nguồn tin có liên hệ với hoàng gia Ả Rập Saudi nói với Reuters.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và các Bộ trưởng từ Pháp, Anh, Hà Lan đã hủy bỏ kế hoạch tham dự hội thảo đầu tư sắp tới ở Riyadh.
Trong lúc này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chưa nhìn thấy hay nghe thấy bất cứ đoạn băng ghi âm nào từ lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Trump viết trên Twitter hôm 19/10.
Lịch sử gia tộc Al Saoud thống trị Ả Rập Xê Út
Vương triều Saoud đang trở thành tâm điểm của một cuộc khủng hoảng quốc tế sau khi nhà báo đối lập Jamal Khashoggi mất tích, được cho là đã bị sát hại, sau khi vào lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul.
Có quy mô rộng nhất, nắm đầy quyền lực trong tay, gia tộc Saud, gồm 200 hoàng tử và 25.000 thành viên, cai trị vương quốc Ả Rập Xê Út từ đầu thế kỷ XX.
Gia tộc Al Saoud là ai ?
Theo AFP, tên của dòng tộc Saoud được đặt trong tên nước Ả Rập Xê Út (Saudi Arabia). Để hiểu được nguồn gốc của vương quốc Hồi Giáo này, phải ngược về đầu thế kỷ 18. Năm 1745, lãnh chúa Mohammed Ben Saoud quyết định củng cố quyền lực bằng việc kết hợp với nhà thần học Mohammed Ben Abdel Wahab (1703-1792). Năm 1744, Wahhab phát động một chiến dịch thanh giáo và phục hưng để quay lại với Hồi Giáo thuần khiết và chân chính của Đấng sáng lập.
Năm 1902, Abdel Aziz Ben Saoud (trị vì từ 1902-1953) đánh đuổi dòng tộc đối thủ Rachidi ra khỏi Riyad và dần dần củng cố quyền lực bằng cách dùng sức mạnh để thống nhất bán đảo. Năm 1925, Abdel Aziz chiếm được quyền kiểm soát các thánh địa Mecca và Medina. Năm 1932, ông lập vương quốc Ả Rập Xê Út và tự xưng quốc vương.
Để duy trì quyền lực, quốc vương Abdel Aziz Ben Saoud cưới con gái của nhiều tộc trưởng. Tổng cộng, ông có 45 con trai. Gia đình hoàng gia hiện có khoảng 25.000 thành viên, trong đó có 200 hoàng tử giữ nhiều chức vụ trong bộ máy hành chính. Khi băng hà, năm 1953, người con trai Saoud, được quốc vương Abdel Aziz chỉ định, lên kế ngôi.
Tuy nhiên, do quản lý yếu kém và tham nhũng, quốc vương Saoud bị Hội Đồng Hoàng thân (gồm các thành viên quan trọng trong gia đình hoàng gia) phế truất năm 1964. Người em cùng cha khác mẹ, hoàng thái tử Faysal (1964-1975), lên thay thế. Là nhà kiến tạo một chính sách hiện đại hóa, ông bị một người cháu, bị cho là tâm thần, ám sát năm 1975.
Khaled, một người em cùng cha khác mẹ, kế vị cho đến khi qua đời vào năm 1982. Hoàng thái tử Fahad đăng quang và trị vì cho đến khi Abdallah kế nghiệp vào năm 2005.
Ai đang trị vì hiện nay ?
Vua Abdallah qua đời vào tháng 01/2015. Trước đó, vào tháng 06/2012, ông gây ngạc nhiên khi chọn Salmane, người em cùng cha khác mẹ làm hoàng thái tử. Tương tự, quốc vương Salmane cũng gây bất ngờ khi, vào tháng 06/2017, chọn con trai Mohammed Ben Salmane làm thái tử kế nghiệp, lúc đó 31 tuổi, và phế truất người cháu Mohammed Ben Nayef.
Kể từ khi được chọn là hoàng thái tử, Mohammed Ben Salmane, với biệt danh « MBS », xây dựng một vương triều pha lẫn cải cách và độc tài. Ông trấn áp mọi sự phản đối, nhưng lại cho phép phụ nữ lái xe, cho tổ chức nhiều buổi hòa nhạc và xây rạp chiếu phim.
Vậy việc truyền ngôi diễn ra như thế nào trong triều đại Saoud ? Theo luật của Ả Rập Xê Út, nhà vua phải là hậu duệ của quốc vương Abdel Aziz. Tháng 10/2006, thể thức truyền ngôi đã được cải cách để đảm bảo việc nhẹ nhàng chuyển giao quyền lực tại vương quốc rất bảo thủ này. Như đến giờ, cơ chế này vẫn chưa được sử dụng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181020-lich-su-gia-toc-al-saoud-thong-tri-a-rap-xe-ut
Sắp có thượng đỉnh tứ cường về cuộc chiến ở Syria
Các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Đức và Pháp sẽ tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh về xung đột Syria ở Istanbul vào tuần tới, các quan chức cho biết hôm 19/10, một tháng sau khi Ankara và Moscow làm trung gian một thỏa thuận tạo ra vùng phi quân sự ở Idlib, Tây Bắc Syria.
Idlib và vùng phụ cận là cứ địa cuối cùng của phiến quân nổi dậy chống lại Tổng thống Bashar al-Assad hồi năm 2011. Khu vực này cũng là nơi cư trú của khoảng ba triệu dân mà hơn phân nửa đã rời bỏ nhà cửa trong cuộc chiến.
Hồi tháng trước, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được một thỏa thuận lập một vùng đệm trải dài 15-20 km bên trong lãnh thổ của phiến quân. Vùng đệm này cần phải được di dời toàn bộ vũ khí hạng nặng và tất cả các tay súng thánh chiến trước ngày 22/10. Thỏa thuận này đã giúp tránh được một cuộc tấn công vào Idlib của Nga đã được lên kế hoạch trước.
Bốn nước sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 27/10 để bàn bạc về tình hình Idlib, tiến trình chính trị cho giải pháp của cuộc xung đột ở Syria, phát ngôn nhân của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan được truyền thông nhà nước dẫn lời cho biết.
Pháp muốn tránh xảy ra thảm họa nhân đạo ở Idlib để ngăn dòng người tị nạn mới, văn phòng của Tổng thống Emmanuel Macron nói biết.
“Chúng tôi muốn giữ tình trạng ổn định này và làm việc từ thỏa thuận này để tiến đến một giai đoạn thảo luận mới về tiến trình chính trị,” một nguồn tin ngoại giao cấp cao Pháp cho biết.
Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tập trung vào tình hình ở Idlib và hỗ trợ thực thi thỏa thuận Sochi giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, nữ phát ngôn nhân của chính phủ Đức cho biết.
Cố vấn nhân đạo Liên Hiệp Quốc Jan Egeland hôm 18/10 nói rằng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ dự định sẽ kéo dài thêm thời gian cho việc thực hiện thỏa thuận giảm căng thẳng ở Idlib.
Tuy nhiên ông cũng lưu ý rằng ‘vẫn còn cả triệu câu hỏi chưa có câu trả lời’ về cách thực hiện thỏa thuận và điều gì sẽ xảy ra nếu những nhóm vũ trang được liệt vào phần tử khủng bố từ chối hạ vũ khí.
TQ muốn đưa mặt trăng giả vào không gian?
Một công ty Trung Quốc vừa công bố một kế hoạch đầy tham vọng đưa một “mặt trăng giả” vào không gian để thắp sáng bầu trời đêm.
Theo tờ Nhật báo Nhân dân, giới chức tại một viện hàng không vũ trụ tư nhân ở thành phố Thành Đô muốn đưa “vệ tinh chiếu sáng” này vào quỹ đạo vào năm 2020, và nói vệ tinh này sẽ đủ sáng để thay thế đèn đường.
Ý tưởng như-tiểu-thuyết đã châm ngòi cho sự tò mò cũng như hoài nghi của các nhà khoa học, với rất nhiều câu hỏi và sự chế nhạo.
Hiện vẫn có rất ít thông tin được công bố về dự án – một điều có phần mâu thuẫn.
Tờ Nhân dân Nhật báo lần đầu tiên viết về dự án này, trích dẫn bình luận tại một hội nghị đổi mới của Wu Chunfeng, Chủ tịch Viện nghiên cứu hệ thống vi điện tử Viện vũ trụ Thành Đô.
Thái Lan gửi sầu riêng lên không gian
Cuộc chạy đua khinh khí cầu không gian
‘Gia đình và bạn bè là quan trọng nhất’
Ông Wu cho biết ý tưởng này đã được thử nghiệm trong vài năm qua và công nghệ hiện tại đã sẵn sàng để biến nó thành hiện thực và dự kiến tiến hành vào 2020.
Tờ Nhật Báo trích lời ông Wu nói rằng ba “tấm gương khổng lồ” có thể được đưa vào không gian vào năm 2022.
Hiện cũng không rõ liệu dự án này có nhận được bất kì sự ủng hộ tài trợ chính thức nào.
Mặt trăng giả?
Mặt trăng nhân tạo sẽ hoạt động như một tấm gương, phản chiếu ánh sáng mặt trời quay trở lại Trái Đất, theo tờ Nhật báo Nhân dân.
Nó sẽ bay trong quỹ đạo cách Trái đất 500km – gần bằng chiều cao của Trạm vũ trụ quốc tế. Trong khi đó quỹ đạo của Mặt trăng thật thì cách Trái đất khoảng 380.000km.
Các báo cáo không đưa ra chi tiết mặt trăng giả sẽ trông như thế nào, nhưng ông Wu nói nó sẽ phản chiếu ánh sáng mặt trời cho một khu vực từ 10km đến 80km với độ sáng gấp “tám lần” của Mặt trăng thật.
Theo ông Wu, cả độ chính xác và cường độ của ánh sáng sẽ được kiểm soát.
Nhưng để làm gì?
Để tiết kiệm tiền.
Nghe có vẻ vô lý nhưng các quan chức hàng không vũ trụ Thành Đô nói rằng đặt một mặt trăng giả trong không gian thực sự sẽ rẻ hơn là kinh phí làm đèn đường.
Tờ Nhật báo Nhân dân trích lời ông Wu rằng chiếu sáng một khu vực có diện tích 50km2 có thể tiết kiệm tới 1,2 tỷ NDT (173 triệu USD), bằng một năm tiền điện.
Và nó cũng có thể “chiếu sáng các khu vực bị mất điện” trong một thảm họa tự nhiên như động đất.
“Hãy nghĩ về điều này như một kiểu đầu tư,” Tiến sĩ Matteo Ceriotti, một giảng viên về Kỹ thuật Hệ thống Không gian tại Đại học Glasgow, nói với BBC.
“Điện vào ban đêm rất tốn kém, vì vậy nếu bạn có thể chiếu sáng miễn phí lên đến 15 năm, thì nó tốt hơn cho kinh tế về lâu dài.”
Nhưng liệu có khả thi?
Theo tiến sĩ Ceriotti, theo lý thuyết khoa học, thì mặt trăng nhân tạo hoàn toàn khả thi.
Nhưng để làm được điều này, mặt trăng giả sẽ phải luôn ở trong quỹ đạo ngay trên Thành Đô – một khu vực tương đối nhỏ bé khi bạn nhìn Trái đất từ vũ trụ.
Điều đó có nghĩa là nó cần phải nằm trong quỹ đạo địa tĩnh, cách trái đất khoảng 37.000km.
Tiến sĩ Ceriotti cho biết: “Vấn đề duy nhất là ở khoảng cách đó bạn cần hướng vệ tinh chính xác đến cực kỳ chính xác.
“Nếu bạn muốn thắp sáng một khu vực khoảng 10km, chỉ cần bạn chiếu chệch gốc 1/100 độ thì nó đã chiếu sáng vào một nơi hoàn toàn khác.”
Và để có thể chiếu sáng từ khoảng cách đó, thì gương sẽ phải thật sự khổng lồ.
Điều này có tác động gì đến môi trường?
Kang Weimin, giám đốc Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, nói với tờ Nhân dân hàng ngày rằng ánh sáng của vệ tinh sẽ tương tự như “ánh sáng hoàng hôn” và “không ảnh hưởng đến thói quen của động vật”.
Nhưng người dùng mạng xã hội ở Trung Quốc có vài mối quan tâm.
Một số người nói rằng nó chắc chắn sẽ gây nhầm lẫn cho động vật ăn đêm, trong khi những người khác nói rằng nhiều thành phố ở Trung Quốc đã bị ô nhiễm ánh sáng.
“Mặt trăng sẽ làm tăng đáng kể độ sáng ban đêm của một thành phố vốn đã bị ô nhiễm ánh sáng, tạo ra vấn đề cho cư dân Thành Đô, những người không thể sàng lọc ánh sáng không mong muốn,” John Barentine, Giám đốc Chính sách Công tại Hiệp hội Bầu trời Đêm Quốc tế nói với Forbes.
Tiến sĩ Ceriotti nói với BBC rằng nếu ánh sáng quá mạnh “nó sẽ phá vỡ chu kỳ ban đêm của thiên nhiên và điều này có thể ảnh hưởng đến động vật”.
“Nhưng ngược lại nếu ánh sáng quá mờ nhạt thì câu hỏi là, thế thì tạo ra nó để làm gì?”
Thực ra đây cũng không phải là tấm gương phản chiếu ánh sáng đầu tiên được dự kiến đem ra thử nghiệm.
Năm 1993, các nhà khoa học Nga đã gửi đi một tấm gương phản chiếu rộng 20m từ một con tàu bay đến Trạm Không gian Mir, quay quanh quỹ đạo từ 200km đến 420km.
Znamya 2 nhanh chóng chiếu sáng một điểm cách Trái đất với đường kính 5km.
Ánh sáng chiếu rọi qua châu Âu với tốc độ 8km/h, trước khi vệ tinh bị đốt cháy trên đường quay lại bầu khí quyển.
Nỗ lực xây dựng một mô hình Znamya lớn hơn thất bại vào cuối những năm 1990.
Trưởng ban biên tập viên khoa học của BBC vào thời điểm đó nói rằng “rất có ít khả năng Trái đất sẽ có được một chiếu gương không gian phản chiếu ánh sáng trong tương lai gần”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45925124
Giới siêu giàu TQ bị ‘thổi bay’ nhiều tỷ USD
vì cuộc chiến thương mại
Thứ hạng của giới siêu giàu Trung Quốc trong danh sách tỷ phú toàn cầu đang bị sụt giảm đáng kể do tác động của cuộc chiến thương mại giữa nước này với Mỹ.
Theo bảng xếp hạng hàng năm của Tạp chí Hurun, lượng người Trung Quốc có tài sản ròng trên 290 triệu USD đã giảm 237 người, xuống còn 1.893 cá nhân trong năm 2018.
Hơn một nửa số người giàu Trung Quốc chứng kiến tài sản của họ bị hao hụt hoặc không thay đổi trong năm nay, chưa kể một số lượng không nhỏ bị rơi khỏi bảng xếp hạng những người giàu Trung Quốc.
“Thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm 20%, đồng Nhân dân tệ mất giá, nền kinh tế giảm tốc và chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã khiến 456 người biến mất khỏi bảng xếp hạng của năm nay”, Chủ tịch Rupert Hoogewerf của Tạp chí Hurun cho biết.
Đây là mức “hao hụt” tỷ phú lớn nhất tại Trung Quốc kể từ khi Tạp chí Hurun bắt đầu tổng hợp tài sản của giới đại gia Trung Quốc cách đây 20 năm.
Tuy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn giữ kỷ lục là quốc gia có nhiều tỷ phú nhất trên bảng xếp hạng toàn cầu, nhưng hiện chỉ còn 620 người còn bám trụ trên danh sách.
Vợ cựu Giám đốc Interpol mất tích
tố cáo TQ ‘tàn ác’ và ‘bẩn thỉu’
Vợ của cựu lãnh đạo Interpol, ông Mạnh Hoành Vĩ, vừa lên tiếng bày tỏ lo ngại cho tính mạng của chồng và sự an toàn của chính mình. Bà chỉ trích chính phủ Trung Quốc là “tàn ác” và “bẩn thỉu”.
Hãng thông tấn AFP dẫn lời bà Grace Meng (Mạnh) trả lời phỏng vấn với BBC rằng: “Tôi nghĩ đây là đàn áp chính trị. Tôi không chắc là anh ấy còn sống”, bà Grace nói trong cuộc phỏng vấn được thực hiện tại Pháp, nơi có trụ sở Interpol mà ông Mạnh làm việc trước đây.
Ông Mạnh Hoành Vĩ, cũng là một Thứ trưởng công an Trung Quốc, đã mất tích trong một chuyến đi về Trung Quốc hồi tháng trước.
Sau đó, ông từ chức lãnh đạo tổ chức cảnh sát quốc tế vào ngày 7/10 sau khi chính quyền Trung Quốc thông báo ông đang bị điều tra.
Bắc Kinh nói ông bị tình nghi nhận hối lộ.
“Tôi bảo (với con rằng) bố đang đi công tác dài ngày”, bà Grace Meng nấc nghẹn nói trong cuộc phỏng vấn chỉ ghi hình từ sau lưng và giấu mặt bà.
Vợ của cựu Giám đốc Interpol nói rằng Trung Quốc “không có giới hạn” trong việc đàn áp chống lại những người đối đầu. Bà cho biết đã nhận được các cuộc gọi điện thoại đe dọa cho thấy bà đang bị “nhắm mục tiêu” ở Pháp.
“Họ rất tàn ác và bẩn thỉu”, bà Grace nói với BBC.
“Tôi phải đứng lên. Tôi không muốn bất kỳ người vợ và đứa trẻ nào khác giống như tôi”.
Cơ quan điều tra đang điều tra ông Mạnh, Ủy ban Giám sát Nhà nước Trung Quốc, được phép giam giữ nghi phạm đến 6 tháng mà không cần phải cho họ tiếp xúc với bất kỳ tư vấn pháp lý nào.
Chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trừng phạt hơn một triệu quan chức, và nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ người dân đã chán ngán với tệ nạn tham nhũng. Nhưng một số nhà phân tích nói chiến dịch này cũng giúp cho Chủ tịch Trung Quốc loại bỏ các đối thủ của mình.
Một trong những quan chức quyền lực nhất bị “trảm” gần đây là cựu Ủy viên Bộ Chính Trị-cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang, người đã thăng tiến cho ông Mạnh hơn một thập niên trước và đã bị kết án tù chung thân vào năm 2015.
Người thân của các quan chức ngã ngựa thường im lặng. Vì vậy, phát biểu thẳng thắn của bà Grace, theo AFP, là “chưa từng có” và rõ ràng gây “xấu hổ” cho Bắc Kinh.
Trung Quốc hiện đang nỗ lực thúc đẩy để có đại diện cấp cao trong các cơ quan quốc tế. Việc ông Mạnh được bổ nhiệm ở Interpol được xem là một thành công lớn trong cuộc đua đó. Nhưng theo các chuyên gia chính trị, sự sụp đổ của ông Mạnh hiện nay có khả năng sẽ xóa bỏ hoàn toàn nỗ lực này.
Đài Loan : Biểu tình đòi độc lập với Trung Quốc
Ngày 20/10/2018, hàng chục ngàn người đã xuống đường tại Đài Loan phản đối chính sách hù dọa của Bắc Kinh và đòi tổ chức trưng cầu dân ý về nền độc lập của Đài Loan với Trung Quốc.
Đây là cuộc xuống đường quy mô chưa từng thấy. Ban tổ chức đưa ra con số 100.000 người hưởng ứng lời kêu gọi biểu dương lực lượng. Tuy nhiên trước mắt, cảnh sát Đài Loan chưa xác nhận về số người tham gia biểu tình.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, đoàn người biểu tình tập hợp trước trụ sở của Đảng Dân Tiến đang cầm quyền, họ giương cao lá cờ Đài Loan cùng những biểu ngữ chống việc sáp nhập vào Trung Quốc hay đòi tổ chức trưng cầu dân ý về nền độc lập của hòn đảo này.
Cuộc tuần hành do phong trào Formosa Alliance khởi xướng và được hai cựu tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy và Trần Thủy Biển ủng hộ. Đòi hỏi độc lập dấy lên trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng áp lực cả về mặt quân sự lẫn ngoại giao với chính quyền Đài Bắc. Trung Quốc một mặt mở thêm nhiều cuộc tập trận trên biển và trên không gần hải phận và không phận của Đài Loan, mặt khác thuyết phục một vài đối tác hiếm hoi của Đài Bắc bỏ rơi Đài Loan.
Cho đến nay Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc và vẫn có kế hoạch thống nhất hòn đảo này. Theo nhận định của AFP đòi hỏi độc lập trong công luận Đài Loan càng gia tăng sức ép lên chính quyền tổng thống Thái Anh Văn. Lãnh đạo Đài Loan một mặt chủ trương duy trì nguyên trạng trong quan hệ với Hoa Lục, mặt khác tăng cường khả năng phòng thủ của hòn đảo này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181020-dai-loan-bieu-tinh-doi-doc-lap-voi-trung-quoc
Nhật – Trung đồng ý tăng cường hợp tác quốc phòng
Bên lề hội nghị tại Singapore, ngày 19/10/2018, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản và Trung Quốc lần đầu tiên họp song phương kể từ ba năm qua. Theo thông cáo được đăng tải trên trang mạng của bộ Quốc Phòng Nhật Bản, hai ông Takeshi Iwaya và Ngụy Phượng Hòa đồng ý “cần nhanh chóng thiết lập một đường giây nóng tránh để xảy ra những sự cố giữa quân đội hai nước”. Ngoài ra, hai vị bộ trưởng còn đồng ý tăng cường các cuộc trao đổi quân sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Về Biển Đông, tờ báo tài chính Nikkei tiết lộ, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật đã nói với đồng sự Trung Quốc là Tokyo sẽ không chấp nhận mọi thay đổi đơn phương trong vùng biển này. Ông Iwaya gián tiếp chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông. Đáp lời bộ trưởng Takeshi Iwaya, ông Ngụy Phượng Hòa trấn an là “các quyền tự do lưu thông trên biển không bị đe dọa”.
Cuộc họp giữa các bộ trưởng Quốc Phòng Takeshi Iwaya và Ngụy Phượng Hòa diễn ra trong bối cảnh thủ tướng Shinzo Abe chuẩn bị công du Trung Quốc từ ngày 25 đến 27/10/2018. Đây sẽ là chuyến viếng thăm chính thức đầu tiên của thủ tướng Nhật Bản kể từ khi ông trở lại cầm quyền vào năm 2012.
Quan hệ giữa Tokyo với Bắc Kinh đã nguội lãnh từ khi Tokyo khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, trong vùng Biển Hoa Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181020-nhat-trung-dong-y-tang-cuong-hop-tac-quoc-phong
Thế giới kỳ quặc của những Kim Jong-un giả
Kim Jong-un chiếm vị trí đáng kể trên các dòng tin chính trong 2018, từ chuyện đe dọa hạt nhân, cãi cọ khẩu chiến với Donald Trump, cho tới ký kết các thỏa thuận hòa bình.
Nhưng mỗi khi Kim xuất hiện trong các dòng tin chính thì có hai người sẽ luôn chuẩn bị sẵn sàng đón nhận các cuộc điện thoại, theo David Cox.
Bắc Hàn: Tập dượt sáu tháng, duyệt binh 10 phút
Triều Tiên: những câu chuyện biệt ly đẫm lệ
Howard X, một người chuyên diễn trào phúng chính trị sống tại Hong Kong, và Minyong Kim sống tại Seoul, người có nghệ danh là Dragon Kim, là hai thành viên trong cái mà họ gọi là Liên hiệp những người đóng giả Kim Jong-un.
Trong sáu năm qua, hai người này đã kiếm được tiền từ việc đóng giả nhà lãnh đạo Bắc Hàn, với mức thu nhập tới 10.000 bảng một ngày, họ cho biết, với các công việc từ đóng vai trong các video game, khai trương khu mua sắm, cho tới việc biểu diễn giải trí cho các bữa tiệc sinh nhật của giới tỷ phú.
“Bất kỳ khi nào Kim Jong-un làm việc gì đó, như là cho thử tên lửa, hay gọi Trump là một “gã lẩm cẩm”, thì điện thoại tôi sẽ đổ chuông, có việc,” Howard nói. “Luôn luôn là phút chót, đôi khi chỉ gọi báo trước 24 giờ. Mà có thể là làm bất kỳ điều gì.”
Minyong đang đàm phán với hãng Kentucky Fried Chicken về việc quay một quảng cáo thương mại mới, trong lúc Howard thì vừa được thuê xuất hiện tại một sự kiện ở Macau cùng với nhũng người đóng giả Trump và Putin. “Họ có một chiếc bánh làm thành hình nụ cười rất lớn, ba chúng tôi sẽ cắt nó ra,” anh nói.
Nhân quyền ở đâu trong lối chào K-pop của Kim Jong-un?
Bắc Hàn ve vãn TQ nhưng ‘muốn học VN’
Khi Kim Jong-un lần đầu tiên lên nắm quyền vào 2/2011, Minyong vẫn đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Nam Hàn.
“Thực sự là rất stress,” anh nhớ lại. “Mỗi khi Kim Jong-un làm gì, nói gì, là mọi người, cả cấp trên lẫn cấp dưới, đều đến tôi mà nói, ‘Tất cả là bởi vì anh, anh trông giống ông ta.'”
Kết thúc thời gian làm nghĩa vụ quân sự, anh quyết định thử đóng giả nhà lãnh đạo Bắc Hàn.
Trong dịp lễ Halloween, anh đã thuyết phục được một thợ cắt tóc địa phương xén cho anh kiểu tóc trứ danh Kim Jong-un, mua một bộ vét màu đen rẻ tiền và đi tới khu quận Hongdae bóng bảy của Seoul.
Rất nhanh chóng, anh phát hiện ra mình trở thành tâm điểm.
“Có hàng ngàn người tới chụp ảnh cùng tôi, và sang ngày hôm sau thì tôi xuất hiện tràn ngập trên truyền hình,” anh nói. “Chỉ trong một tháng, tôi đã có các công ty mời đóng phim quảng cáo.”
Howard cũng có vụt nổi tiếng sau một đêm, tương tự vậy. Đó là khi anh đăng hình anh đóng giả làm ông Kim lên mạng Facebook vào ngày nói dối 1/4. Các bức ảnh lan truyền chóng mặt, mở đầu cho sự nghiệp. Thế nhưng anh gặp khó khăn trong việc cắt tóc cho đúng kiểu.
“Đầu tiên thì khá là khó bởi cực ký khó tìm ra một bức hình chụp phía sau đầu ông ấy. Nhưng tôi đã tìm hiểu, in ra rất ảnh, đưa đến cho một người thợ cắt tóc địa phương và sau khi làm thử, anh ấy đã hoàn thiện kiểu tóc. Bây giờ anh ấy là người cắt tóc thường xuyên cho tôi,” anh nói.
“Nhưng anh ấy cũng phải điều chỉnh cách thường cắt để sao cho trông tôi có vẻ lố bịch – rõ ràng là điều đó đi ngược lại quy tắc cắt tóc phải đẹp.”
Nhìn ra thì hai người đóng giả này có những cách tiếp cận rất khác nhau.
Minyong, vốn mơ được trở thành diễn viên kể từ khi còn tuổi teen nhưng sau theo học đại học ngành kinh tế, có biệt tài bắt chước giọng. Anh nói giả một cách hoàn hảo ngữ điệu và cách nói của Kim Jong-un.
Howard, lớn lên ở Australian và không biết nói tiếng Triều, thì không ngại ngần gì trong việc khiêu khích thiên hạ. Những màn chọc cười của anh có thể là đặt những câu hỏi gây sốc cho người Singapore như “Nhà độc tài nào trông bảnh hơn, tôi hay thủ tướng của quý vị?” khi anh dự buổi khai trương một nhà hàng, cho tới vào vai trong bộ phim âm nhạc do ban nhạc Nga Little Big, trong đó anh đem lòng yêu thương và ngủ với một trái bom hạt nhân.
“Là người đóng giả một kẻ xấu thì bạn có thể làm những thứ mà chẳng hạn như người đóng giả Obama sẽ không bao giờ làm,” Howard nói. “Cho nên tôi chả có giới hạn gì hết. Tôi có thể nói bất kỳ điều gì sai trái về mặt chính trí, gây công phẫn cho mọi người, nhưng mà phải buồn cười, bởi vì nó đến từ nhân vật Kim Jong-un.”
Trong Thế vận hội Mùa đông năm nay, anh khiến đoàn Bắc Hàn tức điên khi xuất hiện ở các địa điểm khác nhau ngay trước nhóm hoạt náo viên của họ, vẫy cờ Bắc Hàn. Anh cuối cùng đã bị áp tải ra khỏi nhà thi đấu khúc côn cầu trên băng.
“Tôi không hiểu lúc đó họ nói gì, nhưng người phiên dịch sau đó nói với tôi rằng họ hét lên, ‘Sao anh dám làm thế,'” Howard nhớ lại. “Chế độ độc tài thì không biết cảm nhận sự hài hước.”
Không phải chỉ người Bắc Hàn mới không cảm nhận được khía cạnh hài hước. Minyong đã bị các nhân viên thiện nguyện Nam Hàn, những người giúp người tị nạn Bắc Hàn, chỉ trích.
“Họ lo rằng với việc chúng tôi làm, mọi người sẽ nhìn nhận Kim Jong-un với thái độ thiện cảm hơn,” anh nói. “Họ nói đó sẽ là sự sỉ nhục cho những người đã đào thoát khỏi Bắc Hàn và phải chịu đựng dưới chính quyền ông ta.”
Việc đóng giả nhà độc tài cũng đi kèm với những rủi ro.
Trong một chuyến đi tới New York, Minyong đã suýt bị một người dân tấn công bởi tưởng anh là nhà lãnh đạo Bắc Hàn thật. May mà có các bạn anh, những người đóng giả là vệ sỹ của Kim Jong-un, giải cứu.
Thêm nữa, Minyong nói việc anh ngày càng trở nên nổi tiếng ở châu Á khiến anh trở thành tâm điểm chú ý của lực lượng tình báo Bắc Hàn.
“Một hôm, tôi thấy tài khoản email cá nhân của mình bị hack,” anh nhớ lại. “Password của tôi thì khác phức tạp, tôi không bao giờ đổi cả. Tôi kiểm tra địa chỉ IP lần cuối đăng nhập vào tài khoản của mình, và thấy nó nằm đâu đó ở Trung Quốc. Tôi đã báo việc này cho cơ quan tình báo quốc gia, và họ nói rằng đó là do các điệp viên Bắc Hàn.”
Minyong nói anh đã có lúc nghĩ chuyện bỏ việc này, theo đề nghị của gia đình và bạn bè.
Vào 2014, truyền hình Nam Hàn tường thuật rằng Bắc Hàn cảnh báo bất kỳ ai đóng giả Kim Jong-un đều sẽ bị trừng phạt. Nhưng Minyong thấy anh không thể quay lưng lại với tiền bạc và sự quan tâm của truyền thông được.
Cho nên thay vào việc từ bỏ, anh cố gắng tránh gây chú ý bằng cách tránh nói những gì quá đà về mặt chính trị.
Tôi thấy rằng nếu tôi làm việc này và phản đối các chính sách của ông Kim Jong-un, nói xấu về ông ấy, thì có lẽ tôi sẽ bị giết chết hoặc bị bắt cóc,” anh nói.
Howard thì lại tỏ ra chẳng quan ngại gì về những nguy cơ như vậy. Bắc Hàn sẽ chẳng thể làm được gì anh, anh nói.
“Cú đánh trả sẽ là quá sức cho họ. Tôi thực sự thất vọng bởi email của Minyong bị hack chứ không phải tôi, bởi tôi còn làm nhiều hơn anh ấy nhiều trong việc sỷ nhục nhà lãnh đạo Bắc Hàn.”
Howard quan ngại hơn về việc Minyong thường sẵn lòng diễn với mức giá rẻ hơn nhiều, khiến anh cũng phải giảm theo, thiệt cả thu nhập. Minyong đôi khi ăn mặc giống như Kim Jong-un rồi ra phố vào buổi tối ở Seoul, ngay cả khi không được trả tiền.
“Khi đi vào trung tâm, tôi thường ăn mặc như Kim Jong-un. Vì tôi quá nổi tiếng nên tôi thậm chí còn không cần mang ví theo,” Minyong nói. “Các chủ quán bar luôn mời tôi ăn uống miễn phí, mọi người mua đồ ăn, đồ uống mời tôi, và tôi được vào cửa miễn phí, không phải xếp hàng ở tất cả các quán nổi tiếng.”
Tuy nhiên, Howard không thích vậy. “Tôi từ chối những thứ như thế việc làm miễn phí như thế sẽ làm rẻ rúng đi công việc đóng giả của mình,” anh nói. “Tôi muốn đô la.”
Howard có một đồng minh là bạn gái lâu năm của Minyong. Cô ghét cay ghét đắng việc bạn trai đóng giả làm Kim Jong-un, và bắt đầu hạn chế việc anh xuất hiện trước đám đông.
“Tôi ưa mặc đồ như Kim Jong-un mỗi ngày, nhưng bạn gái tôi rất ghét kiểu tóc đó,” Minyong thừa nhận.
“Cô ấy phàn nàn suốt mỗi khi tôi cắt tóc. Cô ây cũng ghét cảnh mỗi khi tôi tới quán bar hay vào hộp đêm là các cô gái lại xúm đến chụp ảnh với tôi, có lúc còn tìm cách ôm hôn tôi. Chúng tôi quen nhau từ trước khi có những chuyện này, và cô ấy bảo tôi rằng nếu biết tôi định đi theo con đường này thì cô ấy đã không bao giờ làm quen với nhau. Cho nên tôi tìm cách giảm thiểu các thứ, chỉ chấpp nhận chuyện được trả tiền rất khá, để cho cô ấy được vui.”
Nhưng việc được trả tiền rất tốt có vẻ như chưa có dấu hiệu chững lại.
“Tôi nói với người đóng giả Trump rằng thà là nên tập trung kiếm tiền tốt vào lúc này, bởi anh chỉ cho bốn, hoặc tám năm nếu may mắn,” Howard nói. “Nhưng với các nhà độc tài này thì đó sẽ là công việc cả đời. Cho tới khi ông ta chết do bị cholesterol cao quá, hay bị tiểu đường. Tôi cho rằng tôi còn có tới 30 năm nữa.”