Tin khắp nơi – 20/09/2020
Bầu cử 2020: Quan điểm của Joe Biden về việc tài trợ cảnh sát – Jake Horton
Tin thành phố Minneapolis phải đối phó với việc tội ác gia tăng lại một lần nữa làm nóng lên chủ đề cảnh sát. Ông Trump tuyên bố Biden muốn ngưng tài trợ cảnh sát, nhưng Biden phủ nhận cáo buộc này. Vậy Biden đã nói gì?
Trong khi đó ông Biden nói rằng ông sẽ không dẹp lực lượng cảnh sát, mà muốn đầu tư vào các dự án cộng đồng và các chương trình xã hội để giảm bớt gánh nặng cho cảnh sát.
Đã có những kêu gọi giảm ngân sách cảnh sát và chuyển bớt tiền cho các dịch vụ khác, sau cái chết dưới tay cảnh sát Minneapolis của George Floyd, trong tháng Năm vừa qua.
Biden hứa gì về việc tài trợ cảnh sát?
Một tuyên bố từ nhóm truyền thông của ông Biden ngày 8/6 cho biết ông ủng hộ nhu cầu cải cách, tập trung tài trợ cho các chương trình giáo dục cũng như các dự án điều trị sức khỏe tâm thần và lạm dụng ma túy, để cho phép nhân viên cảnh sát tập trung vào công việc trị an.
Các chương trình này nên tách biệt với tài trợ cho cảnh sát, thông cáo trên nói.
Trang web của chiến dịch tranh cử của ông Biden cũng cam kết đầu tư 300 triệu đôla cho công tác trị an cộng đồng, với điều kiện việc tuyển dụng cảnh sát phải “phản ánh sự đa dạng chủng tộc của cộng đồng”.
Ông cũng đề xuất tài trợ thêm cho máy ảnh đeo trên người cho cảnh sát.
Mỹ: Đảng Dân chủ công bố dự luật cải cách cảnh sát sau cái chết của George Floyd
Trong một cuộc phỏng vấn với CBS News vào trong cùng thời gian, ông Biden nói ông không ủng hộ việc dẹp lực lượng cảnh sát, nói thêm: “Tôi ủng hộ việc điều tiết viện trợ liên bang cho cảnh sát, dựa trên việc họ có đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản nhất định về sự tử tế hay không …“
Ông Biden cũng đã viết một bài quan điểm trên tờ USA Today, nói rõ: “Trong khi tôi không tin rằng tiền của liên bang nên được dùng để tài trợ các sở cảnh sát vi phạm quyền của người dân hoặc dùng bạo lực như biện pháp đối phó đầu tiên, tôi không ủng hộ việc dẹp lực lượng cảnh sát.”
Tại sao Biden bị cáo buộc hỗ trợ cắt ngân sách cảnh sát?
Mặc cho những tuyên bố và bài viết nói trên, cuộc phỏng vấn Biden trong tháng 7 đã dẫn đến những cáo buộc rằng ông hỗ trợ việc giảm ngân sách cảnh sát, sau khi một phiên bản bị chỉnh sửa được dân biểu đảng Cộng hòa Steve Scalise đăng trên Twitter.
Trong phiên bản bị chỉnh sửa này, ông Biden trả lời “Có” cho câu hỏi liệu ông có đồng ý với việc chuyển hướng tài trợ không.
Tổng thống Trump đề cập đến điều này khi phát biểu tại đại hội của Đảng Cộng hòa, đồng thời nói thêm rằng nếu ông Biden trở thành tổng thống, thì “cánh tả cấp tiến sẽ làm mất uy tín của các sở cảnh sát trên khắp nước Mỹ.”
Đoạn video do ông Scalise đăng tải đã bị Twitter gắn nhãn là thao túng vì đã chỉnh sửa để bỏ thêm từ “dành cho cảnh sát” thêm vào câu hỏi về tài trợ.
Trong bản chưa chỉnh sửa, người phỏng vấn, Ady Barkan, nói: “Chúng ta có thể giảm bớt trách nhiệm được giao cho cảnh sát và chuyển một phần kinh phí cho cảnh sát vào các dịch vụ xã hội, tư vấn sức khỏe tâm thần và nhà ở giá cả phải chăng.”
Joe Biden bắt đầu nói về một số biện pháp cải cách cảnh sát mà ông muốn thấy, khi ông Barkan ngắt lời hỏi: “Nhưng chúng ta có đồng ý rằng có thể chuyển hướng một phần kinh phí không?” Ông Barkan không đề cập đến từ “cảnh sát” trong câu hỏi, nhưng ông Biden dù sao cũng trả lời: “Đúng, hoàn toàn.”
Dân biểu đảng Cộng hòa Steve Scalise sau đó đã xóa bài đăng cùng với video clip bị chỉnh sửa trên Twitter, nhưng bảo vệ quan điểm của mình rằng ông Biden đang nói về tài trợ của cảnh sát. Chiến dịch Biden gọi video đã chỉnh sửa là “giả sâu”.
Ai ủng hộ việc giảm tài trợ cảnh sát?
Có một số thành viên nổi trội của đảng Dân chủ ủng hộ việc cắt giảm tài trợ.
Dân biểu New York Alexandria Ocasio-Cortez là một trong những người ủng hộ việc giảm ngân sách cảnh sát và tái đầu tư tiền vào các cộng đồng địa phương.
Thị trưởng New York, ông Bill de Blasio, đã cắt giảm 1 tỷ đôla từ ngân sách sở cảnh sát thành phố, chuyển ngân sách sang các chương trình thanh niên – mặc dù Dân biểu Ocasio-Cortez nói rằng điều này đạt được nhờ “thủ thuật ngân sách”.
Thị trưởng Los Angeles, Eric Garcetti, đã trích 150 triệu đôla từ ngân sách sở cảnh sát để chi cho các chương trình địa phương khác.
Ở các thành phố khác, chẳng hạn như Washington DC, San Francisco và Baltimore, các nhà hoạch định chính sách địa phương đã tuyên bố ủng hộ một số hình thức giảm ngân sách.
Tội ác có đang gia tăng tại Hoa Kỳ như cáo buộc của Trump?
Và tại Minneapolis, hội đồng thành phố đã cam kết dỡ bỏ toàn bộ sở cảnh sát, mặc dù vẫn chưa rõ điều gì sẽ thay thế nó.
Phong trào Black Lives Matter bắt đầu một bản kiến nghị giảm ngân sách cảnh sát, nói rằng: “Chúng tôi kêu gọi toàn quốc giảm ngân sách cảnh sát. Chúng tôi yêu cầu đầu tư vào cộng đồng của mình và các nguồn lực để đảm bảo người da đen không chỉ tồn tại mà còn phát triển.”
Giới ủng hộ việc giảm ngân sách cảnh sát tin rằng chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục, nhà ở và chăm sóc sức khỏe, thay vì thực thi pháp luật, sẽ giúp giảm tội phạm, có nghĩa là sẽ cần ít cảnh sát hơn.
Nhưng giới chỉ trích cho rằng việc giảm ngân sách sẽ không giải quyết được những cải cách cần thiết với quá trình đào tạo và thủ tục làm việc của cảnh sát, hoặc cải thiện cách hoạt động của cảnh sát trong cộng đồng.
Họ cũng nói rằng chỉ đơn giản giảm ngân sách cảnh sát có thể khiến những người sống trong các khu vực có tỷ lệ tội phạm cao thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn.
Ngân sách của sở cảnh sát là bao nhiêu?
Hầu hết ngân sách chi tiêu cho các sở cảnh sát thực ra đến trực tiếp từ các chính quyền địa phương, phần còn lại đến từ các khoản trợ cấp của chính phủ liên bang.
Dữ liệu mới nhất được tổng hợp bởi tổ chức nghiên cứu của Viện Đô thị có trụ sở tại Washington, cho thấy khoảng 115 tỷ đôla đã được chi cho việc trị an trên khắp nước Mỹ trong năm 2017.
Ngân sách cảnh sát tại Mỹ đã liên tục tăng trong 50 năm qua.
Nhìn chung, tỷ lệ tội phạm trên toàn quốc đã giảm kể từ thập niên 1990, mặc dù ở một số thành phố của Hoa Kỳ, tỷ lệ giết người năm nay tăng so với năm ngoái.
Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy 60% người Mỹ phản đối việc giảm ngân sách của các sở cảnh sát và phân bổ tiền cho các chương trình xã hội khác.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54067784
Joe Biden thách thức Tổng Thống Trump
về kinh tế tại tiểu bang chiến trường Minnesota
Bemidji/Hermantown, Minnesota – Vào thứ sáu (ngày 18 tháng 9), Ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Dân chủ Joe Biden đã chỉ trích cách giải quyết của Tổng thống Trump đối với nền kinh tế Hoa Kỳ khi hai đối thủ vận động tranh cử tại tiểu bang chiến trường Minnesota, một trong bốn tiểu bang tiến hành bỏ phiếu sớm.
Hiện tại, ông Biden đang dẫn trước Tổng thống Trump về tỷ lệ ủng hộ trong các cuộc thăm dò ý kiến, nhưng Tổng thống Trump đang cố gắng thu hẹp ở Minnesota, tiểu bang mà ông đã mất khoảng 1.5 điểm phần trăm so với ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton vào năm 2016.
Ông Biden đã thăm viếng một trung tâm đào tạo thợ mộc của nghiệp đoàn ở Hermantown thuộc ngoại ô của thành phố cảng Duluth ở Lake Superior, và đưa ra một dự đoán ảm đạm về tình hình kinh tế ở khu vực khai thác quặng sắt của Minnesota, nói rằng đại dịch coronavirus đã tăng tỷ lệ thất nghiệp ở đây.
Cựu phó tổng thống đã đổ lỗi cho Thổng thống Trump về sự suy thoái kinh tế kéo dài, nói rằng vị Tổng thống Trump đã làm rất ít để kiềm chế cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng. Ông Biden lặp lại cam kết đầu tư 2 nghìn tỷ Mỹ Kim vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ trong khi giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Đồng thời, ông cũng cho biết sẽ bảo đảm tất cả các dự án liên bang sử dụng vật liệu do Hoa Kỳ sản xuất và sử dụng người lao động của nghiệp đoàn.
Cũng trong thứ sáu, Tổng thống Trump đã nói chuyện với hàng nghìn người tập trung bên ngoài một nhà chứa máy bay ở Bemidji, Minnesota, vào tối thứ Sáu. Tổng thống nói rằng ông sẽ giành được Minnesota nhờ thành tích kinh tế của mình. (BBT)
Joe Biden tuyên bố Tân Tổng Thống
sẽ lựa chọn Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện
Tin từ New Castle, Delaware – Vào thứ sáu (ngày 18 tháng 9), ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden tuyên bố rằng việc đề cử người thay thế vị trí của Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg trong Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ cần phải đợi tới sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.
Tuyên bố của ông Biden có khả năng sẽ tạo tiền đề cho một cuộc tranh luận nảy lửa giữa hai đảng về tính pháp lý của việc đề cử thẩm phán mới cho Tối Cao Pháp Viện khi mà còn chưa đầy bảy tuần nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống ngày 3 tháng 11.
Bà Ginsburg, một thẩm phán theo chủ nghĩa tự do tại Tối Cao Pháp Viện từ năm 1993, qua đời hôm thứ Sáu ở tuổi 87. Điều này mang lại cho Tổng thống Trump một cơ hội để tăng số lượng thẩm phán bảo thủ trong Tối Cao Pháp Viện trong cuộc chiến tái tranh cử gay go.
Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell cho biết ông sẽ thông qua bất kỳ thẩm phán thay thế nào mà Tổng thống Trump đề cử. Tuyên bố của ông Biden cho thấy ông và Đảng Dân chủ sẽ chống lại hành động này.
Lập trường của ông McConnell hiện tại khác với những gì ông đã tuyên bố 4 năm trước, khi ông từ chối thông qua yêu cầu của Tổng thống Dân chủ Barack Obama nhằm thay thế thẩm phán bảo thủ Antonin Scalia, người đã qua đời vào tháng 2 năm 2016, bằng thẩm phán Merrick Garland, một người theo chủ nghĩa trung lập.
Ông McConnell đã giải thích điều này trong một tuyên bố vào thứ Sáu, nói rằng vào năm 2016 Thượng viện và Tòa Bạch Ốc được kiểm soát bởi các đảng khác nhau, trong khi bây giờ cả hai đều do đảng Cộng hòa kiểm soát. Đảng Dân chủ đã gọi ông McConnell là đạo đức giả. (BBT)
https://www.sbtn.tv/joe-biden-tuyen-bo-tan-tong-thong-se-lua-chon-tham-phan-toi-cao-phap-vien/
Ông Trump ‘đồng ý về nguyên tắc’
vụ Oracle mua TikTok
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tỏ ý chấp nhận thỏa thuận theo đó cho phép ứng dụng chia sẻ video của Trung Quốc, TikTok, tiếp tục hoạt động tại Mỹ.
Ông Trump nói với các phóng viên rằng ông đã tỏ ý chấp thuận hợp tác giữa TikTok và các hãng Mỹ Oracle và Walmart.
Mỹ sẽ cấm TikTok và WeChat trong 48 giờ tới
TikTok từ chối Microsoft vào phút chót
Trump ký lệnh cấm TikTok, WeChat
Ông tổng thống trước đó đã ra lệnh cấm ứng dụng tại Hoa Kỳ với lý do quan ngại về an ninh quốc gia.
Các quan chức an ninh Hoa Kỳ lo sợ rằng dữ liệu mà chủ sở hữu của TikTok thu thập được có thể sẽ được trao nộp cho chính phủ Trung Quốc.
Hãng sở hữu TikTok, ByteDance, bác bỏ cáo buộc theo đó nói hãng bị Đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc kiểm soát, hoặc hãng có chia sẻ dữ liệu với đảng.
Tuy nhiên, thỏa thuận TikTok không ảnh hưởng tới lệnh cấm đối với ứng dụng nhắn tin và thanh toán của Trung Quốc, WeChat; ứng dụng này sẽ không còn trên cửa hàng App Store ở Mỹ kể từ đêm Chủ Nhật.
Tencent, tập đoàn khổng lồ sở hữu WeChat, gọi lệnh cấm của Mỹ là “đáng tiếc”.
Hôm thứ Bảy, ông Trump nói rằng thỏa thuận TikTok sẽ đảm bảo để dữ liệu về khoảng 100 triệu người dùng ở Mỹ được an toàn. Ông nói với các phóng viên: “Mức an ninh sẽ là 100%.”
“Tôi đã tỏ ý chấp thuận (‘blessing’) thỏa thuận này,” ông Trump nói vào lúc ông rời Nhà Trắng tới một sự kiện tranh cử tại Bắc Carolina. “Tôi thông qua thỏa thuận về mặt nguyên tắc.”
Cả TikTok và ByteDance đều hoan nghênh việc Tổng thống Trump thông qua thỏa thuận; đề xuất này nay sẽ vẫn cần được chính phủ Trung Quốc chuẩn thuận.
TikTok nói thỏa thuận này sẽ đảm bảo đáp ứng toàn bộ các yêu cầu về an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, trong lúc ByteDance nói hãng đang tìm cách đạt một thỏa thuận “phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ và luật pháp Trung Quốc” trong thời gian càng sớm càng tốt.
Ông Trump sẽ cấm các app nào nữa của TQ, ngoài TikTok?
TikTok bị cáo buộc gửi dữ liệu cá nhân người dùng về Trung Quốc
Video Tiktok dạy làm đẹp gây sốt vì chỉ trích Trung Quốc
Sự ủng hộ của Tổng thống Trump được đưa ra vài ngày sau khi chính quyền ông nói sẽ cấm người dân tại Mỹ tải ứng dụng TikTok xuống từ bất kỳ cửa hàng App Store nào, bắt đầu từ Chủ Nhật.
Tuy nhiên, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ nói họ đã hoãn hạn chót này thêm một tuần, cho tới ngày 27/9, do có những diễn biến tích cực mới đây.
Tranh cãi liên quan tới TikTok nổ ra vào thời điểm căng thẳng dâng cao giữa chính quyền ông Trump và chính phủ Trung Quốc trong một số vấn đề, trong đó có tranh cãi thương mại, tình hình biểu tình tại Hong Kong, và việc Bắc Kinh xử lý đại dịch virus corona.
Thỏa thuận TikTok có nội dung như thế nào?
Theo đề xuất, sẽ có một công ty mới được thành lập, được đặt tên là TikTok Global.
Công ty này sẽ đặt trụ sở chính tại Mỹ, có thể là tại tiểu bang Texas, với thành phần ban quản trị chủ yếu là người Mỹ, trong đó có một giám đốc điều hành và một chuyên gia an ninh người Mỹ.
Oracle và Walmart được trông đợi sẽ nắm cổ phần lớn trong công ty, và ByteDance đã đồng ý đối với việc bảo đảm an ninh liên quan tới dữ liệu người dùng Mỹ. Dữ liệu TikTok sẽ do Oracle lưu trữ, và hãng này sẽ có quyền thanh tra phần mã nguồn.
Tổng thống Trump nói rằng công ty TikTok mới sẽ “hoàn toàn được kiểm soát bởi Oracle và Walmart”.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố chung được đưa ra hôm thứ Bảy, Oracle và Walmart nói hai hãng sẽ cùng nhau đầu tư để nắm 20% cổ phần trong công ty mới thành lập TikTok Global.
Trong số 20% cổ phần đó, Oracle sẽ nắm 12,5% còn Walmart nắm 7,5%, các tường thuật nói.
Với thỏa thuận này, TikTok Global sẽ trở thành công ty có chủ đầu tư Mỹ nắm cổ phần lớn, nhưng ByteDance sẽ vẫn giữ được cổ phần trong mảng hoạt động tại Hoa Kỳ.
Thỏa thuận này không đáp ứng được yêu cầu của Tổng thống Trump về việc phải bán phần hoạt động của TikTok tại Mỹ cho một công ty Mỹ, là đòi hỏi nêu trong sắc lệnh ông Trump ký hồi tháng Tám.
Tuy nhiên, ông Trump nói thỏa thuận mới sẽ tạo thêm công ăn việc làm và tiền thuế cho nước Mỹ.
Oracle và Walmart ra tuyên bố nói TikTok Global sẽ tạo ra hơn 25.000 việc làm mới và sẽ đóng hơn 5 tỷ đô la tiền thuế tại Hoa Kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54205718
TikTok đệ đơn kiện chính quyền Trump
về lệnh cấm ứng dụng này ở Mỹ
Ứng dụng chia sẻ video được ưa chuộng TikTok đã yêu cầu một thẩm phán ở Mỹ ngăn chặn chính quyền Trump thực thi lệnh cấm đối với mạng xã hội này, theo tài liệu của tòa án được đệ trình vào cuối ngày thứ Sáu.
TikTok và công ty mẹ của nó, ByteDance Ltd., đã đệ đơn khiếu nại lên tòa án liên bang Washington thách thức các hành động ngăn cấm gần đây của chính quyền Trump.
Bộ Thương mại Mỹ công bố lệnh cấm vào ngày thứ Sáu, chặn mọi người ở Mỹ tải xuống ứng dụng nhắn tin WeChat và TikTok do Trung Quốc sở hữu, bắt đầu từ ngày 20 tháng 9.
Lệnh cấm được đưa ra vì lý do chính trị, TikTok và ByteDance cáo buộc trong đơn khiếu nại của họ. TikTok cũng cho biết lệnh cấm này sẽ vi phạm quyền Tu chính án Thứ nhất của công ty.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành một sắc lệnh hành pháp vào ngày 6 tháng 8 cấm các giao dịch của Mỹ với các chủ sở hữu người Trung Quốc của ứng dụng nhắn tin WeChat và TikTok.
Cả ByteDance và TikTok đều đang tìm kiếm một phán quyết “tuyên bố” và một sắc lệnh “vô hiệu hóa và cấm chỉ sơ bộ và vĩnh viễn các biện pháp ngăn cấm và sắc lệnh ngày 6 tháng 8,” theo đơn khiếu nại.
Nhà Trắng đã không phản hồi ngay lập tức khi Reuters liên lạc để yêu cầu đưa ra bình luận vào sáng sớm ngày thứ Bảy.
TikTok, có hơn 100 triệu người dùng ở Mỹ, cho biết lệnh cấm sẽ “hủy hoại không thể đảo ngược hoạt động kinh doanh TikTok ở Mỹ.”
Tuần duyên biển Hoa Kỳ chỉ trích
TQ gây hấn và đánh cá trái phép
Hàng nghìn tàu Trung Quốc ‘ép buộc và đe dọa các ngư dân đánh cá hợp pháp để ủng hộ các mục tiêu chiến lược hàng hải dài hạn của Đảng Cộng sản Trung Quốc,’ theo South China Morning Post.
Lực lượng tuần duyên Mỹ đã có những lời lẽ gay gắt với Trung Quốc, trong một báo cáo mới về việc đánh bắt cá trái phép, kêu gọi các quốc gia có cùng chí hướng đoàn kết chống lại những quốc gia ”săn mồi trên biển” trong một lời cảnh báo rõ ràng nhằm vào Bắc Kinh.
Bản báo cáo, được công bố hôm thứ Năm, cũng chỉ trích lực lượng dân quân đánh cá có vũ trang của Trung Quốc, mà một số nghiên cứu nói Bắc Kinh sử dụng để thực thi tuyên bố chủ quyền ở vùng Biển Đông đang có nhiều tranh chấp, bằng cách đưa tàu thuyền tràn ngập vùng biển xung quanh các đảo này, với mục đích đẩy ngư dân và binh lính ra khỏi các quốc gia tuyên bố chủ quyền khác.
Trung Quốc tập trận giữa lúc quan chức Mỹ thăm Đài Loan
‘Tôi là người Đài Loan’ và vấn đề của TQ với EU
Đài Loan, Mỹ ‘cảnh giác’ với tin Trung Quốc sắp tập trận ‘chiếm Đông Sa’
Máy bay chống tàu ngầm của TQ xuất hiện ngoài khơi Đài Loan
“Lực lượng Dân quân Hàng hải thuộc Lực lượng Vũ trang nhân dân, ước tính gồm hơn 3.000 tàu, luôn có các hành vi gây hấn trên biển cả và vùng biển thuộc chủ quyền của các quốc gia khác, để ép buộc và đe dọa các ngư dân hợp pháp, ủng hộ chiến lược hàng hải lâu dài của Đảng Cộng sản Trung Quốc,” báo cáo cho biết.
Gần đây, Lực lượng Tuần duyên Bờ biển Hoa Kỳ đã có lập trường ngày càng quyết đoán gần sân nhà của Trung Quốc, thực hiện các cuộc tập trận của chính họ ở Biển Đông và tham gia cùng Hải quân Hoa Kỳ trong các hoạt động tự do hàng hải trên eo biển Đài Loan.
Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đang rạn nứt, báo cáo cho thấy quyết tâm của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ trong việc tăng cường hoạt động chống đội tàu đánh cá xa bờ của Trung Quốc, ước tính gần đây gồm khoảng 17.000 tàu, hơn 12.000 trong số này hoạt động ở các vùng biển không thuộc Trung Quốc.
Mặc dù tàu Trung Quốc không phải là những tàu duy nhất đánh bắt cá trái phép trong vùng biển của các nước khác, nhưng một báo cáo tháng 6 của Viện Phát triển Hải ngoại có trụ sở tại London chỉ ra rằng Trung Quốc là nước đóng góp lớn nhất vào “cuộc khủng hoảng ngư nghiệp toàn cầu” vì đội tàu đánh bắt xa bờ của nước này lớn nhất trên thế giới.
“Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ sẽ làm sáng tỏ hoạt động của những kẻ vi phạm trật tự dựa trên quy tắc quốc tế, vạch trần và quy trách nhiệm cho những kẻ săn mồi nghiêm trọng nhất”. Báo cáo này nói.
Vào tháng Hai, Đô đốc Karl Schultz, Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ, nói Trung Quốc là “một trong những kẻ phạm tội săn lùng ngư phủ tồi tệ nhất” và là mối đe dọa đối với an ninh lương thực của các quốc gia khác.
“Đây là một thách thức an ninh quốc gia cần một phản ứng rõ ràng,” Đô đốc Karl Schultz nói.
Báo cáo được công bố hôm thứ Năm cũng được đưa ra với các thuật ngữ tương tự. Mặc dù không đề cập đến Trung Quốc trong ba “nỗ lực” mà báo cáo cho biết Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ sẽ theo đuổi, nhưng có một nhấn mạnh rõ ràng về hành vi “săn mồi”, loại mà Schultz nói rằng Trung Quốc đã phạm tội.
Hôm thứ Năm, ông Schultz xuất hiện trong một cuộc thảo luận được thu hình trước bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, lưu ý vai trò của Mỹ trong việc giúp các nước khác giám sát tàu cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển của họ. Ông Schultz chỉ ra một trường hợp vào tháng 7 khi một tàu của Bộ Chỉ huy Phương Nam của Hoa Kỳ đã giúp Ecuador xác định vị trí của một hạm đội Trung Quốc gồm 300 tàu hoạt động ngay bên ngoài vùng biển của Ecuador.
Tuy nhiên, báo cáo không cụ thể loại trừ việc hợp tác với Trung Quốc. Trong lời nói đầu, ông Schultz ca ngợi những nỗ lực của Chiến dịch Lực lượng Bảo vệ Bắc Thái Bình Dương, một nỗ lực thực thi của sáu quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, đã chống đánh bắt IUU ở Bắc Thái Bình Dương trong 25 năm qua.
“Những nỗ lực tập thể của chúng ta đã thành công rực rỡ trong việc gần như loại bỏ nạn đánh bắt cá trên biển khơi bất hợp pháp ở Bắc Thái Bình Dương,” ông nói.
Bắc Kinh gần đây đã có những các biện pháp nhằm kiềm chế tàu cá Trung Quốc hoạt động ở vùng biển nước ngoài.
Vào tháng 7, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn đã cấm các tàu Trung Quốc đánh bắt mực ở một số khu vực của Thái Bình Dương và Đại Tây Dương để các quần thể cạn kiệt có thời gian phục hồi. Lệnh cấm kéo dài 3 tháng này đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc ban hành lệnh cấm các đội tàu đánh cá của họ hoạt động trong vùng biển quốc tế, theo Bộ Nông nghiệp.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54223152
‘Bộ Tứ Kim Cương’ dự kiến họp vào tháng 10
khi Trung Quốc ngày càng hung hăng
Đại Nghĩa
Trang Nikkei Asian Review trích dẫn nguồn tin chính phủ Nhật hôm 19/9 cho biết, Ngoại trưởng các nước Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc và Ấn Độ có thể gặp nhau tại Tokyo vào tháng 10 tới.
Các nguồn tin cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và những người đồng cấp Nhật Bản, Úc, Ấn Độ tập hợp vào thời điểm chính quyền Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng trong khu vực.
Các nhà ngoại giao hàng đầu của “Bộ tứ Kim Cương” có khả năng sẽ tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Đây là chủ đề mà Tokyo và Washington quan tâm trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng trong khu vực.
Nikkei Asian Review cho biết thêm, tân thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide có thể hội đàm bên lề với Ngoại trưởng Mike Pompeo. Nếu điều này diễn ra, đây là lần đầu tiên ông Suga có cuộc gặp trực tiếp với ông Pompeo kể từ khi kế nhiệm Shinzo Abe.
Bốn ngoại trưởng đã gặp nhau vào tháng 9 năm ngoái tại New York, trong khoảng thời gian diễn ra Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Theo Nikkei Asian Review
Đại Nghĩa biên dịch
Ted Cruz: ĐCSTQ là ‘đế chế tà ác mới’
muốn đánh bại hoàn toàn Hoa Kỳ
Hải Lam
Thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz gần đây đã cảnh báo đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là “đế chế tà ác mới”, muốn đánh bại Hoa Kỳ để trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới.
“Mục tiêu của Trung Quốc là thống trị thế giới”, ông nói trong cuộc phỏng vấn gần đây với The Epoch Times. “Họ có ý định hoàn toàn đánh bại Hoa Kỳ”.
Thượng nghị sĩ Ted Cruz trong cuộc phỏng vấn với The Epoch Times (ảnh chụp màn hình).
Dựa trên bài phát biểu thời Chiến tranh Lạnh nổi tiếng của cựu Tổng thống Ronald Reagan, trong đó mô tả Liên Xô là một “đế chế xấu xa”, ông Cruz nói rằng thế giới hiện đang phải chiến đấu với một chế độ tà ác mới – ĐCSTQ.
Nghị sĩ Cruz cho rằng để chống lại mối đe dọa này, chính quyền Hoa Kỳ nên học hỏi chính sách của ông Reagan.
Ông Cruz nhấn mạnh: “Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chúng ta đã không có xung đột vũ trang với Liên Xô. Đúng hơn là, Reagan hiểu rõ điều này nhất – chúng ta đã tham gia vào một nỗ lực toàn diện, có hệ thống để kiểm nghiệm, sử dụng sức mạnh của sự thật, sử dụng áp lực kinh tế, ngoại giao và sử dụng sức mạnh đáng kinh ngạc của hệ thống doanh nghiệp tự do của người Mỹ, để đánh bại họ và khiến họ phá sản”.
“Chúng ta cần có một chiến lược toàn diện tương tự – giống như chúng ta đã làm trong chiến thắng thời Chiến tranh Lạnh – chúng ta cần có cùng một chiến lược để đánh bại Trung Quốc”, nghị sĩ Cruz nhận xét.
Ông Cruz nói rằng cách tiếp cận này đòi hỏi phải hiểu được phạm vi xâm lược của ĐCSTQ, từ hoạt động gián điệp, tuyên truyền, đánh cắp tài sản trí tuệ đến các chiến dịch gây ảnh hưởng tiêu cực và các mối đe dọa của chính quyền này ở nước ngoài, bao gồm các vi phạm nhân quyền trong nước Trung Quốc, làm xói mòn các quyền tự do của Hồng Kông và đe dọa nền dân chủ của Đài Loan.
Ông nói, Hồng Kông là “Berlin mới” – “nơi đi đầu mới giữa chuyên chế và tự do”, đồng thời nhấn mạnh rằng kể từ khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia vào cuối tháng 6, thành phố đã bị hạn chế chưa từng có đối với các quyền tự do. Giới hoạt động cho rằng đây là khởi đầu của sự cai trị độc đoán đối với trung tâm tài chính châu Á.
Nghị sĩ Cruz nói rằng Hồng Kông và Đài Loan rất quan trọng vì chúng đại diện cho “ngọn hải đăng tự do của thế giới”.
Ông Cruz phát biểu thêm rằng trước khi xảy ra đại dịch, có rất nhiều người ở Washington là “những nhà biện hộ cho chính quyền Trung Quốc”, trong đó có các nghị sĩ của cả hai đảng.
“Họ thấy lợi nhuận được tạo ra; họ đã nhìn thấy thị trường Trung Quốc béo bở. Và thật đáng buồn, chúng tôi thấy điều đó từ các công ty Hoa Kỳ. Chúng tôi thấy điều đó với Hollywood. Chúng tôi thấy điều đó với các giải đấu thể thao”, ông Cruz nói.
“Họ muốn nhiều đến mức sẵn sàng làm ăn với những kẻ tra tấn và giết người. Họ sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ. Họ sẵn sàng trao cho ĐCSTQ quyền kiểm duyệt”.
Tuần trước, ông Cruz cùng một số nhà lập pháp lưỡng đảng, kêu gọi Giám đốc điều hành của Walt Disney giải thích việc công ty hợp tác với các cơ quan tuyên truyền và an ninh Tân Cương trong bộ phim Hoa Mộc Lan. Ở phần cuối bộ phim, đoàn làm phim cảm ơn một văn phòng cảnh sát trong khu vực, cũng như các cơ quan chính phủ khác.
Ông Cruz cáo buộc: “Disney đã cảm ơn lực lượng cảnh sát, những tên côn đồ bạo lực đang điều hành các trại tập trung”.
Tuy nhiên, thượng nghị sĩ nói thêm rằng, sau khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán xảy ra, nhiều người ở Washington và các nơi khác đánh giá lại cơ bản mối quan hệ của Hoa Kỳ với chính quyền Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ Cruz là người có quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh. Trong vài tháng qua, ông đã bị ĐCSTQ “trừng phạt” hai lần vì lên tiếng chống lại việc Bắc Kinh đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, và việc lạm dụng ở Hồng Kông. Ông cũng đã đệ trình nhiều dự luật nhắm vào một loạt các mối đe dọa từ ĐCSTQ.
Theo The Epoch Times
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/ted-cruz-dcstq-la-de-che-ta-ac-moi-muon-danh-bai-hoan-toan-hoa-ky.html
Ngũ Giác Đài gửi thêm quân đến Syria
sau khi binh sĩ Hoa Kỳ và Nga đụng độ nhau
Tin từ Washington, DC – Theo ba viên chức quốc phòng Hoa Kỳ, Ngũ Giác Đài đang gửi một lượng nhỏ binh sĩ Hoa Kỳ tới Syria sau một loạt các cuộc chạm trán leo thang giữa quân đội Hoa Kỳ và Nga.
Theo các viên chức, sự hiện diện của binh sĩ Hoa Kỳ để ngăn quân đội Nga xâm nhập vào khu vực an ninh phía đông nơi Hoa Kỳ, liên quân và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) hoạt động. Lực lượng bổ sung sẽ bao gồm 6 xe chiến đấu Bradley và ít hơn 100 quân, hoạt động ở đông bắc Syria trong 90 ngày.
Trong khi binh sĩ Hoa Kỳ và Nga chạm trán tại các trạm kiểm soát và dọc theo xa lộ M4 ở Syria trong suốt năm 2020, thì vào ngày 17/08/2020, quân Mỹ và SDF đã bị tấn công khi đi qua một trạm kiểm soát gần Tal al-Zahab, Syria.
Hoa Kỳ và SDF đã nhận được sự cho phép của các lực lượng ủng hộ chế độ Syria bảo vệ trạm kiểm soát, nhưng sau đó bắt đầu bị các lực lượng không xác định gần đó tấn công. Binh sĩ Hoa Kỳ và SDF đã bắn trả và không có thương vong. Các viên chức Hoa Kỳ cho biết có thể các lực lượng Syria và Nga đã thực hiện vụ tấn công.
Quyết định điều thêm quân tới Syria được đưa ra sau khi chính quyền tổng thống Trump tuyên bố sẽ rút gần một nửa số quân đang hoạt động tại Iraq và Afghanistan trong những tuần tới. Hoa Kỳ sẽ giảm số quân hiện diện ở Iraq từ khoảng 5,200 quân xuống còn 3,000 quân vào cuối tháng 09/2020, và từ 8,600
quân xuống còn khoảng 4,500 quân ở Afghanistan vào thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2020. (BBT)
https://www.sbtn.tv/ngu-giac-dai-gui-them-quan-den-syria-sau-khi-binh-si-hoa-ky-va-nga-dung-do-nhau/
Mỹ chận đường Nga tại khu vực đông bắc Syria
Thanh Hà
Ngày 18/09/2020, Bộ Tư Lệnh Quân Đội Mỹ tại Trung Đông (CENTCOM) thông báo tăng cường lực lượng ở miền đông bắc Syria, sau khi xảy ra nhiều vụ va chạm giữa lính Mỹ và lính Nga, giới quan sát cho rằng động thái của Hoa Kỳ nhằm ngăn chận ảnh hưởng của quân đội Nga trong khu vực.
Thông tín viên Paul Khalifeh của RFI tại Trung Đông giải thích:
Mỹ triển khai quân đội ở mức khiêm tốn, nhưng hành động này cho thấy quyết tâm của Washignton không để cho quân đội Nga tại đông bắc Syria một mình một chợ. Hoa Kỳ huy động khoảng sáu chiếc xe tăng với trên dưới một trăm binh sĩ, được điều từ một căn cứ quân sự ở Koweit đến hiện trường. Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng đã quyết định tăng cường các chiến dịch tuần tra trên không gần khu vực có các giếng dầu lớn ở đông bắc Syria.
Một quan chức Mỹ được hãng tin AP trích dẫn cho biết “việc triển khai lực lượng nói trên là một tín hiệu rõ ràng gửi đến nước Nga và một số thành phần khác để họ chấm dứt những hành động không chuyên nghiệp và nguy hiểm”.
Quyết định của Hoa Kỳ được đưa ra sau một loạt sự cố trong những tuần lễ gần đây giữa quân đội Mỹ và Nga. Lính Nga giờ đây được triển khai dọc theo biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ trong khuôn khổ một thỏa thuận mà Matxcơva đã đạt được với Ankara.
Cuối tháng 8/2020, bảy quân nhân Mỹ bị thương trong một vụ đụng độ với Nga. Các đoạn video được phát tán trên mạng xã hội Twitter cho thấy xe bọc thép và trực thăng Nga chận đường xe của quân đội Mỹ buộc phải rời khỏi khu vực.
Nga cũng đã tăng cường quan hệ với các bộ lạc Ả Rập tại miền đông bắc Syria. Những bộ lạc này cũng đòi Mỹ rút quân khỏi khu vực.
Ông Pompeo kết thúc công du Nam Mỹ,
trọng tâm đặt vào cuộc khủng hoảng Venezuela
Quý Khải
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Bảy (19/9) đã kết thúc chuyến công du bốn quốc gia Nam Mỹ – ba trong số đó là những nước láng giềng của Venezuela, nơi mà chính phủ xã hội chủ nghĩa này đang chịu áp lực dữ dội của Hoa Kỳ, theo AP.
Sau cuộc gặp với Tổng thống Colombia Iván Duque hôm thứ Bảy, hai người cam kết sẽ làm sâu sắc hơn mối quan hệ – bao gồm đầu tư của Mỹ vào nền kinh tế đang gặp khó khăn ở quốc gia Nam Mỹ này – và ông Pompeo ca ngợi lập trường cứng rắn của Colombia chống lại nhà lãnh đạo Venezuela Nicolás Maduro.
Ông Pompeo cho biết sự ủng hộ của Colombia đối với lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido “và quá trình chuyển đổi dân chủ cho một Venezuela có chủ quyền, không chịu tác động xấu từ Cuba, Nga hay Iran, là vô cùng đáng quý”.
Trong một tuyên bố riêng, ông Pompeo công bố viện trợ bổ sung 348 triệu USD cho người dân Venezuela, bao gồm cho khoảng 5 triệu người đã rời khỏi đất nước đang hứng chịu khủng hoảng này. Văn phòng của ông cho biết nguồn tài trợ mới hiện nâng tổng số tiền hỗ trợ nhân đạo và phát triển của Hoa Kỳ cho cuộc khủng hoảng Venezuela lên hơn 1,2 tỷ USD kể từ năm 2017.
Chuyến đi ba ngày của ông Pompeo đến khu vực diễn ra trước thềm cuộc bầu cử tổng thống, khi Florida – nơi sinh sống của một cộng đồng người Venezuela ngày càng gia tăng – là một bang chiến trường quan trọng.
Ông Duque nhấn mạnh một báo cáo của cơ quan nhân quyền hàng đầu Liên Hợp Quốc cáo buộc chính phủ của tổng thống Maduro tạo ra các tội ác chống lại loài người, bao gồm cả tra tấn và giết chóc đối với người dân.
“Tình hình ở đó là rất bất ổn”, ông Pompeo cho hay.
Việc tăng cường sự ủng hộ đối với chính sách Venezuela của chính quyền Trump là trọng tâm chính của chuyến đi, bao gồm các điểm dừng chân tạo Guyana và Brazil, nơi ông nhấn mạnh lời kêu gọi của Mỹ cho việc thiết lập một cuộc bầu cử tổng thống để thay thế ông Maduro. Ông cũng dừng chân ở Suriname, một nhà xuất khẩu dầu mỏ mới chớm nở giống với Guyana.
Colombia đã bị ngập trong dòng người di cư đông đúc chạy trốn khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng gia tăng ở Venezuela. Nước này cũng cáo buộc Venezuela hậu thuẫn các nhóm vũ trang trên đất Colombia.
Theo AP
Quý Khải biên dịch
Ông Trump nói sẽ đề cử một phụ nữ
thay thế thẩm phán Ruth Ginsburg
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói tuần tới sẽ đề cử một phụ nữ thay thế Cố thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, làm leo thang căng thẳng chính trị về người kế nhiệm.
Thẩm phán Tối cao Pháp viện Ginsburg, 87 tuổi, qua đời hôm thứ Sáu, chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống.
Đối thủ đảng Dân chủ của ông Trump, Joe Biden, nói quyết định về người thay thế bà nên đợi cho đến sau cuộc bỏ phiếu.
Sự cân bằng ý thức hệ của tòa án chín thành viên rất quan trọng đối với phán quyết của tòa về các vấn đề quan trọng nhất trong luật pháp Hoa Kỳ.
Nhưng Tổng thống Trump tuyên bố sẽ “không chậm trễ” tuyên thệ người kế nhiệm Ginsburg, động thái khiến các đảng viên Dân chủ tức giận. Họ lo ngại đảng Cộng hòa sẽ bỏ phiếu để đảm bảo đa số bảo thủ kéo dài hàng thập kỷ trong tòa án cao nhất của đất nước.
“Tôi sẽ đề cử một ứng cử viên vào tuần tới. Đó sẽ là một phụ nữ”, ông Trump nói tại cuộc vận động tranh cử ở Fayetteville, Bắc Carolina, hôm thứ Bảy. “Tôi nghĩ đó là phụ nữ vì tôi thực sự thích phụ nữ hơn đàn ông.”
Một số người ủng hộ hô vang “Hãy lấp đầy vị trí đó!” khi ông Trump phát biểu, thúc giục ông tận dụng cơ hội hiếm hoi để đề cử một thẩm phán thứ ba trong nhiệm kỳ tổng thống, cho một vị trí trọn đời tại tòa án.
Trước đó, ông Trump đã ca ngợi hai nữ thẩm phán trên các tòa phúc thẩm là những lựa chọn khả thi. Cả hai thẩm phán – Amy Coney Barrett và Barbara Lagoa – đều là những người bảo thủ, những người sẽ đưa cán cân của Tối cao Pháp viện nghiêng hẳn về đảng Cộng hòa.
Đảng viên Dân chủ đã phản đối mạnh mẽ bất kỳ đề cử nào trước cuộc bầu cử vào tháng 11, lập luận rằng đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện đã ngăn cản sự lựa chọn của Tổng thống Dân chủ Barack Obama cho tòa án hàng đầu của Mỹ năm 2016.
Vào thời điểm đó, tám tháng trước ngày bầu cử, lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell biện minh cho động thái này, với lý do đây là năm bầu cử. Nhưng hôm thứ Sáu, Thượng nghị sĩ McConnell nói ông dự định hành động dựa trên bất kỳ đề cử nào mà ông Trump đưa ra, và đưa nó ra bỏ phiếu tại Thượng viện trước ngày bầu cử.
Ginsburg, một biểu tượng cấp tiến và người mang tiêu chuẩn nữ quyền, chết vì ung thư tuyến tụy di căn tại nhà riêng ở Washington DC, với gia đình chung quanh. Bà là người phụ nữ thứ hai từng ngồi vào Tòa án Tối cao.
Người ủng hộ bà tập trung bên ngoài tòa án tối thứ Sáu để bày tỏ lòng kính trọng đối với người phụ nữ được mọi người trìu mến gọi là “RBG khét tiếng”.
Tại sao việc bổ nhiệm gây tranh cãi?
Việc bổ nhiệm các thẩm phán ở Mỹ là một câu hỏi chính trị, có nghĩa là tổng thống được quyền lựa chọn người được để cử. Thượng viện sau đó bỏ phiếu để xác nhận – hoặc từ chối – lựa chọn đó.
Ginsburg, người đã phục vụ trong 27 năm, là một trong bốn thẩm phán cấp tiến trên băng ghế chín thẩm phán. Cái chết của bà có nghĩa là, nếu đảng Cộng hòa thông qua đề cử, cán cân quyền lực sẽ chuyển hẳn sang phe bảo thủ.
Ông Trump, người đã chọn hai thẩm phán của Tối cao Pháp viện trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, nhận thức rõ rằng việc đưa người được đề cử của ông vào sẽ cho phép phe bảo thủ kiểm soát các quyết định quan trọng trong nhiều thập kỷ tới. Thẩm phán có thể phục vụ suốt đời, trừ khi họ quyết định nghỉ hưu.
“Chúng ta được đặt ở vị trí quyền lực và tầm quan trọng này để đưa ra quyết định cho những người đã bầu ra chúng ta một cách tự hào, điều quan trọng nhất trong những quyết định từ lâu được coi là sự lựa chọn Thẩm phán vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Chúng ta có nghĩa vụ này, không chậm trễ ! “, ông viết trên Twitter hôm thứ Bảy.
Trước đó, ông McConnell nói trong một tuyên bố – trong đó có lời tri ân tới thẩm phán Ginsburg – rằng “ứng cử viên được đề cử của Tổng thống Trump sẽ nhận được phiếu bầu trên sàn của Thượng viện Hoa Kỳ”.
Thượng nghị sĩ McConnell lập luận năm 2016 rằng “người dân Mỹ nên có tiếng nói trong việc lựa chọn Thẩm phán Tối cao Pháp viện kế tiếp”, có nghĩa là “vị trí này không nên được lấp đầy cho đến khi chúng ta có tổng thống mới”.
Nhưng giờ đây, ông McConnell nói rằng Thượng viện có quyền hành động vì nó do đảng Cộng hòa kiểm soát và ông Trump là tổng thống của đảng Cộng hòa.
Tuy nhiên, các đảng viên Dân chủ bắt đầu lặp lại những lời của ông McConnell năm 2016.
Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện, Chuck Schumer, đã gửi một tweet lặp lại chính xác cụm từ của McConnell, trong khi ông Biden nói với các phóng viên: “Không có nghi ngờ gì nữa – hãy để tôi nói rõ – rằng cử tri nên chọn tổng thống và tổng thống nên chọn thẩm phán cho Thượng viện cân nhắc.”
Ginsburg cũng đã nói rõ cảm xúc của mình trong những ngày trước khi qua đời.
“Mong muốn nhiệt thành nhất của tôi là tôi sẽ không bị thay thế cho đến khi một tổng thống mới được bổ nhiệm”, bà viết trong một tuyên bố với cháu gái của mình, theo National Public Radio (NPR).
Tương lai của quyền phá thai nằm trên lá phiếu
Phân tích của Laura Trevelyan, người dẫn chương trình, BBC World News America
Cái chết của Ruth Bader Ginsburg đã tạo thêm một yếu tố bất ổn mới cho cuộc đua tổng thống, với những câu hỏi về ý nghĩa của nó với cuộc chiến giành phiếu bầu của phụ nữ vốn đã căng thẳng. Giờ đây, tương lai của phán quyết mang tính bước ngoặt Roe v Wade về quyền phá thai đã nằm chắc trong lá phiếu.
Tổng thống Trump, người các cuộc thăm dò cho thấy dần dần mất đi sự ủng hộ của phụ nữ có trình độ đại học kể từ khi ông đắc cử, đã có động tác thu hút phiếu của giới ông gọi là bà nội trợ ngoại ô.
Đối với phụ nữ bảo thủ, đặc biệt là những người theo đạo Tin Lành, những người nghi ngờ về tính cách của ông Trump, tầm quan trọng của quyền được sống có thể là một yếu tố quan trọng. Nếu ứng cử viên của đảng Cộng hòa vào Tối cao Pháp viện là một phụ nữ, đây cũng có thể là cách để ông thu hút nữ cử tri.
Các đảng viên Đảng Dân chủ đã giành được ghế Hạ viện ở các quận ven đô vào năm 2018 hầu hết nhấn mạnh rằng phụ nữ nên có quyền kiểm soát cơ thể của mình.
Cái chết của thẩm phán biểu tượng cho nữ quyền RBG, người đã làm rất nhiều cho việc đưa vào luật quyền bình đẳng pháp lý cho phụ nữ, cũng sẽ là một lời kêu gọi tập hợp cho các đảng viên Dân chủ, những người có thể nói với các cử tri nữ rằng những lợi ích đó hiện đang bị đe dọa.
Trong một năm đã có quá nhiều xáo trộn ở Mỹ vì virus corona và phân biệt chủng tộc, giờ đây các cuộc chiến văn hóa về phá thai cũng là đề tài trung tâm của cuộc bầu cử tổng thống.
Vai trò của Tối cao Pháp viện
Tòa án cấp cao nhất ở Hoa Kỳ thường là tòa án cuối cùng về các luật có tính tranh chấp cao, tranh chấp giữa các tiểu bang và chính phủ liên bang, và kháng nghị cuối cùng để giữ nguyên các vụ hành quyết.
Trong những năm gần đây, Tối cao Pháp viện đã mở rộng hôn nhân đồng tính cho tất cả 50 tiểu bang, cho phép áp dụng lệnh cấm đi lại của Tổng thống Trump và trì hoãn kế hoạch cắt giảm lượng khí thải carbon của Mỹ trong khi kháng cáo được tiến hành.
Tòa án cao nhất Hoa Kỳ cũng giải quyết các vấn đề như quyền sinh sản – một trong những lý do chính mà một số người bảo thủ ủng hộ cuộc sống muốn gạt cán cân quyền lực của tòa khỏi những người theo chủ nghĩa cấp tiến.
Những ai có triển vọng được đề cử?
Barbara Lagoa: Một người Mỹ gốc Cuba của Tòa phúc thẩm Khu vực 11, trụ sở tại Atlanta, bà là thẩm phán gốc Tây Ban Nha đầu tiên tại Tòa án tối cao Florida. Bà là một cựu công tố viên liên bang
Amy Coney Barrett: Thành viên của Tòa phúc thẩm Khu vực 7, trụ sở tại Chicago, bà là người được những người bảo thủ tôn giáo yêu thích và được biết đến với quan điểm chống phá thai. Bà là một học giả pháp lý tại Trường Luật Notre Dame ở Indiana
Kate Comerford Todd: Phó Cố vấn Nhà Trắng, được nhiều hỗ trợ bên trong Nhà Trắng. Từng là Phó chủ tịch cấp cao và Luật sư trưởng, Trung tâm Tố tụng Phòng vệ Hoa Kỳ
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54137046
Schumer tuyên bố Thượng Viện không được
thông qua một tân thẩm phán Tối Cao Pháp Viện
cho đến khi có Tân Tổng Thống
Tin từ Washington, DC – Vào hôm thứ Sáu (18 tháng 9), lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell nói ông định cho phép Thượng viện bỏ phiếu để thông qua đề cử của tổng thống Trump cho một người mới thay thế ghế trống của cố thẩm phán Tối cao Pháp viện Ruth Bader Ginsburg. Tuy nhiên, lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer lại cho rằng Thượng viện nên để trống ghế của bà Ginsburg cho đến khi Hoa Kỳ có tổng thống mới.
Trong khi đó tổng thống Trump kêu gọi thượng viện hành động nhanh chóng để bổ nhiệm người mới vào tối cao pháp viện. Đảng Cộng hòa đã thay đổi các quy tắc dưới thời tổng thống Trump, qua đó chỉ cần 51 phiếu bầu thì một thẩm phán cho Tối cao Pháp viện sẽ được thông qua, thay vì đa số, số phiếu bần cần thiết để họ thông qua các thẩm phán Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh lúc bấy giờ. Tuy nhiên, một số đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện đang có chiến dịch tái tranh cử khó khăn, vì vậy điều này có thể ảnh hưởng đến cách một trong số họ sẽ bỏ phiếu nếu cuộc bỏ phiếu diễn ra ra trước cuộc bầu cử tổng thống.
Một số đảng viên Dân chủ trong Thượng viện cũng đồng tình quan điểm của ông Schumer, cho rằng Thượng viện không nên chọn ra người thay thế vị trí của bà Ginsburg cho đến khi cuộc bầu cử tháng 11/2020 kết thúc.
Thượng nghị sĩ Ed Markey viết trên Twitter rằng nếu ông McConnell tổ chức một cuộc bỏ phiếu thông qua, thì nếu đảng Dân chủ giành được quyền kiểm soát Thượng viện vào tháng 11/2020, họ sẽ bãi bỏ fillibuster và thêm ghế trong Tối cao Pháp viện so với 9 thẩm phán hiện tại. Tuy nhiên, đảng Dân chủ chỉ có thể làm điều này nếu ông Joe Biden đánh bại tổng thống Trump trong cuộc tranh cử. (BBT)
Nổ súng trong bữa tiệc ở Rochester
khiến 2 người chết và 14 người bị thương
Theo cảnh sát, một người đàn ông và một phụ nữ đã thiệt mạng và 14 người khác bị thương trong một vụ nổ súng tại một bữa tiệc sân sau ở khu vực Rochester, ngoại ô thành phố New York vào sáng sớm thứ Bảy (19 tháng 9). Cảnh sát đang cố gắng xác định xem ai và bao nhiêu người đã nổ súng.
Cảnh sát trưởng tạm quyền Mark Simmons nói với các phóng viên rằng hiện cảnh sát chưa bắt giữ nghi can nào và chưa rõ động cơ gây án của hung thủ. Ông Simmons cho biết hai người thiệt mạng đều trong độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi.
Theo cảnh sát, 14 người bị thương trong độ tuổi từ 17 đến 23 tuổi, và đã được đưa đến hai bệnh viện với những vết thương được cho là không nguy hiểm đến tính mạng. Trong một thông cáo báo chí cảnh sát cho hay hung thủ đã bắn vài chục phát đạn.
Hôm thứ Bảy (19 tháng 9), cảnh sát đã nhanh chóng đến hiện trường sau khi nhận các điện thoại báo cáo tiếng súng vào khoảng 12 giờ 25 sáng, và phát hiện khoảng 100 người đang bỏ chạy hoảng loạn trên một con đường.
Theo tờ Democrat & Chronicle, khu vực xảy ra vụ nổ súng ở gần chợ công cộng Rochester. Ông Simmons nói rằng cảnh sát đã không biết trước về bữa tiệc và không nhận được bất kỳ điện thoại than phiền về tiếng ồn ào. Vì đại dịch coronavirus, các viên chức Rochester đã ban hành hướng dẫn người dân hạn chế tụ tập xã hội với các thành viên trong gia đình và không tụ tập theo nhóm.
Thị trưởng Rochester, Lovely Warren đã kêu gọi cộng đồng cầu nguyện và hỗ trợ cho tất cả nạn nhân có liên quan đến bi kịch này. (BBT)
https://www.sbtn.tv/no-sung-trong-bua-tiec-o-rochester-khien-2-nguoi-chet-va-14-nguoi-bi-thuong/
Black Lives Matters góp mặt
trong 91% các cuộc bạo loạn gần đây ở Mỹ
Hương Thảo
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, 91% trong số 637 cuộc bạo loạn ở Mỹ trong giai đoạn 26/5 đến 12/9 có liên quan đến phong trào Người da đen đáng được sống (Black Lives Matter – BLM), một phong trào cực đoan cánh tả dưới danh nghĩa chống phân biệt chủng tộc người da đen, theo Daily Caller ngày 17/9.
Những cuộc bạo động này đã nổi lên từ ngày 26/5, một ngày sau cái chết của George Floyd, một người Mỹ gốc Phi bị cảnh sát ngộ sát ở thành phố Minneapolis.
Tình trạng bạo lực trong những cuộc bạo loạn đã gây ra cái chết của hàng chục người, hàng nghìn vụ hỏa hoạn, cướp bóc và đốt phá hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ, và bị phản đối rộng khắp ở các tầng lớp xã hội khác nhau.
Một trong những nhà phê bình chính phong trào BLM là cựu cầu thủ NFL người Mỹ gốc Phi nổi tiếng, Herschel Walker. Anh thổ lộ rằng ban đầu anh cảm thấy đồng cảm với phong trào, cho đến khi anh “thức tỉnh” khi nhận ra rằng các nhà lãnh đạo BLM được đào tạo theo học thuyết Mác xít.
“Cuối cùng thì tôi cũng đã THỨC TỈNH … Tôi mong nước Mỹ cũng thức tỉnh theo! Như Maya đã nói, khi ai đó nói với bạn họ là ai, hãy tin họ”, anh Walker đăng trên Twitter, đồng thời chỉ ra giới truyền thông chủ lưu đã đồng lõa với phong trào Mác xít này.
Trên thực tế, những người đồng sáng lập phong trào, Patrisse Cullors và Alicia Garza, từng tuyên bố mình được đào tạo theo hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác.
Trong một video năm 2015, Patrisse Cullors tuyên bố rằng các nhà lãnh đạo của BLM là “những người được đào tạo theo chủ nghĩa Mác” và xác định BLM đi theo ý thức hệ đó.
Khuynh hướng thiên tả cực đoan của Đảng Dân chủ khiến họ bị coi là những người theo đuổi chủ nghĩa Mác-xít.
Phil Robertson, người dẫn chương trình “In the Woods with Phil” của Blaze TV và là ngôi sao trên chương trình “Duck Dynasty”, đã cáo buộc đảng Dân chủ ủng hộ những người theo chủ nghĩa Mác-xít, gạt bỏ các giá trị truyền thống của họ.
“Hệ tư tưởng Mác xít đã thay thế các giá trị Cơ đốc [nguyên gốc] của đảng Dân chủ”, ông Robertson nói, theo Breitbart.
“Họ đã thay Chúa Giê-xu Christ bằng Karl Marx. Karl Marx (Kác-mác) là người mà họ sẽ đồng hành”, Robertson nói.
Đối với Tổng thống Donald Trump, hệ tư tưởng Mác-xít mà phong trào BLM theo đuổi là độc hại.
“Black Lives Matter là một tổ chức theo chủ nghĩa Mác-xít, đó là một cái tên không mấy tốt lành, nó mang tính phân biệt giai cấp. Nó rất tệ hại cho người da đen, nó tệ hại cho tất cả mọi người”, Tổng thống Trump nói và giải thích rằng phong trào này cũng đã sụp đổ khi không được công chúng tán thành.
Khi thiệt hại do các cuộc bạo loạn do BLM gây ra gia tăng, sự phản đối của công chúng cũng ngày càng trở nên mạnh mẽ.
Trong số những người da trắng, sự chấp nhận đối với BLM vốn đã tiêu cực hiện đang tiếp tục giảm, và trong số những nhân sĩ da trắng độc lập không có quan điểm đảng phái, sự sụt giảm tỷ lệ ủng hộ đối với BLM là rất đáng kể, từ mức 23% vào đầu tháng 6 xuống còn 3% vào ngày 17/9.
Theo the BL
Hương Thảo biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/black-lives-matters-gop-mat-trong-91-cac-cuoc-bao-loan-gan-day-o-my.html
Tổng Thống Trump tuyên bố
biên giới Hoa Kỳ – Canada sẽ sớm mở cửa
Tin từ OTTAWA, Canada – Vào hôm thứ Sáu (18/9), tổng thống Trump cho biết các hạn chế biên giới giữa Canada và Hoa Kỳ do đại dịch coronavirus mới sẽ được dỡ bỏ “khá sớm”, chỉ vài giờ sau khi hai quốc gia xác nhận rằng các hạn chế này sẽ vẫn có hiệu lực cho đến ít nhất là ngày 21 tháng 10.
Trên Twitter, Bộ trưởng An toàn Công cộng Bill Blair của Canada xác nhận việc gia hạn một tháng đối với các hạn chế biên giới. Trong tuần này, các nguồn tin ở Washington và Ottawa cho biết các biện pháp về biên giới rất có thể sẽ phải được gia hạn cho đến ít nhất là cuối tháng 11.
Việc gia hạn một tháng được công bố trước đó vào hôm thứ Sáu, không bao gồm thương mại hoặc du lịch bằng đường hàng không, tuân theo các hạn chế được áp dụng lần đầu tiên vào tháng 3 và được gia hạn nhiều lần như một phương pháp để ngăn chặn sự lây lan của virus. Các hạn chế này sẽ hết hạn vào ngày 21 tháng 9.
Ông Chad Wolf, Bộ trưởng bộ nội an Hoa Kỳ, cho biết Hoa Kỳ đang có những hạn chế tương tự đối với biên giới với Mexico, và những hạn chế này cũng sẽ có hiệu lực cho đến ngày 21 tháng 10. Hoa Kỳ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới.
Vào hôm thứ Năm (17/9), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh báo cáo 6,613,331 trường hợp nhiễm coronavirus mới và cho biết số ca tử vong tăng 1,224 người và lên mức 196,277. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-tuyen-bo-bien-gioi-hoa-ky-canada-se-som-mo-cua/
Mỹ lập kỷ lục xét nghiệm COVID-19
Hoa kỳ đã lập kỷ lục xét nghiệm COVID-19 trong một ngày với hơn 1 triệu cuộc xét nghiệm, theo Reuters.
Tuy nhiên, hãng tin Anh dẫn lời các chuyên gia cho rằng nước này phải cần từ 6 triệu tới 10 triệu xét nghiệm một ngày để có thể kiểm soát được đại dịch.
Mỹ hôm 19/9 đã tiến hành 1.061.411 cuộc xét nghiệm, Reuters đưa tin, dẫn dữ liệu của một dự án có tên gọi “The COVID Tracking Project”.
Con số kỷ lục này được ghi nhận sau khi việc thử nghiệm sút giảm trong vài tuần qua.
Tính tới ngày 13/9, Hoa Kỳ xét nghiệm trung bình 650 nghìn người một ngày, giảm từ mức hơn 800 nghìn người một ngày hồi cuối tháng Bảy.
Theo Reuters, kể từ đầu đợt dịch, việc thiếu hụt xét nghiệm đã gây tác động tới nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Tới nay, virus Corona đã làm hơn 6,7 triệu người nhiễm và gần 200 nghìn người tử vong ở Mỹ.
Hồi tháng Ba, Tổng thống Trump nói rằng “bất kỳ ai muốn được xét nghiệm, sẽ được xét nghiệm”. Nhưng theo Reuters, mục tiêu đó hiện vẫn chưa đạt được.
San Francisco có thể cho phép ăn uống trong nhà
vào cuối tháng 09/2020 nếu thành phố
chuyển sang giai đọa mở cửa tiếp theo
Hôm thứ Sáu (18 tháng 9), các viên chức thành phố San Francisco cho biết thành phố sẽ cho phép ăn uống bên trong các nhà hàng khi chuyển sang giai đoạn mở cửa trở lại tiếp theo, dự kiến có thể là vào cuối tháng 09/2020.
Ăn uống trong nhà sẽ bị giới hạn còn 25% tổng sức chứa, tối đa 100 người. Bộ Y tế Công cộng đang làm việc với ngành nhà hàng để xây dựng các hướng dẫn về sức khỏe và an toàn cho việc mở cửa trở lại.
Thị trưởng San Francisco, London Breed cho hay các nhà hàng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nhiều nhà hàng đã thích nghi với việc cung cấp dịch vụ bán đồ ăn mang đi và phục vụ ăn uống ngoài trời, nhưng họ vẫn hầu như không tiếp tục vận hành được và thậm chí một số nhà hàng phải đóng cửa vĩnh viễn.
Tiểu bang California đã thiết lập các cấp mã màu cho việc mở cửa trở lại. Thành phố San Francisco hiện nằm trong vùng màu đỏ, cấp bị hạn chế thứ hai, cho thấy tình hình lây lan của coronavirus đang nghiêm trọng. (BBT)
Covid-19: Châu Âu lại bị cuốn vào tâm bão,
với số ca nhiễm tăng vọt
Thanh Hà
Đại dịch Covid-19 tính đến ngày 20/09/2020 đã làm hơn 950.000 người thiệt mạng trên thế giới. Tình hình thêm sôi bỏng tại châu Âu. Từ Anh Quốc đến Slovania, các nước đồng loạt báo động số ca nhiễm mới “đang vượt kỷ lục”.
Pháp trong hai hôm liên tiếp có thêm trên 13.000 ca dương tính với virus corona mỗi ngày. Hệ thống bệnh viện trong vùng Paris và phụ cận thông báo hiện có tới 20% các giường bệnh trong khoa hồi sức đặc biệt được dành để điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Mức báo động hệ thống y tế tại Paris và phụ cận bị quá tải là khi tỷ lệ này đạt ngưỡng 25 %.
Tại Berlin, hôm qua Đức ghi nhận số ca nhiễm cao nhất kể từ 5 tháng nay, với gần 2.300 trường hợp. Hậu quả kèm theo là một số lễ hội hóa trang truyền thống đã phải hủy bỏ vào giờ chót. Bỉ vừa vượt ngưỡng 100.000 ca nhiễm và 10.000 bệnh nhân tử vong trên 11 triệu dân.
Chính phủ Anh cũng đang lo ngại không kém về đà lây lan của đại dịch. Luân Đôn không loại trừ khả năng lại ban hành lệnh phong tỏa trên toàn quốc. Chính quyền đồng thời siết chặt thêm các biện pháp phòng chống dịch. Kể từ ngày 28/092020 những ai đã được thông báo dương tính với virus corona mà không tự cách ly sẽ bị phạt 10.000 bảng Anh.
Nhìn sang Đông Âu, Ba Lan, Litva và Slovenia cũng báo động về việc có số ca lây nhiễm trong một ngày “cao nhất kể từ đầu mùa dịch”. Vacxava lo ngại khi thấy có thêm hơn 1.000 ca nhiễm trong một ngày và đây là số bệnh nhân cao nhất chưa hề ghi nhận tại Ba Lan từ đầu mùa dịch tới nay.
Tại Châu Á, Ấn Độ có thêm gần 93.000 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Trong khi đó tình hình bắt đầu thuyên giảm tại bang Victoria, Úc, với thêm vỏn vẹn 14 bệnh nhân trong ngày hôm nay. Đây là con số thấp nhất kể từ ba tháng qua.
Các thành phố Châu Âu công bố
các hạn chế mới khi số ca nhiễm COVID-19 gia tăng
Tin từ Luân Đôn/MADRID – Vào hôm thứ Sáu (18/9), các quốc gia châu Âu từ Đan Mạch đến Hy Lạp công bố các hạn chế mới nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm coronavirus đang gia tăng ở một số thành phố lớn nhất của họ, trong khi Anh Quốc đang xem xét một lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ hai.
Số ca bệnh ở Anh Quốc gần như tăng gấp đôi lên 6,000 ca mỗi ngày trong tuần báo cáo mới nhất, số ca nhập viện gia tăng và tỷ lệ lây nhiễm tăng vọt ở các vùng phía bắc Anh Quốc và Luân Đôn.
Thủ tướng Anh Quốc Boris Johnson cho biết việc đất nước chứng kiến làn sóng coronavirus thứ hai là không thể tránh khỏi, và dù ông không muốn áp dụng một đợt phong tỏa toàn quốc khác, nhưng chính phủ có thể sẽ cần phải đưa ra các biện pháp hạn chế mới.
Số ca bệnh tăng mạnh đồng nghĩa với việc chính phủ phải xem xét lại mọi thứ. Anh Quốc áp đặt các quy định COVID mới đối với North West, Midlands và West Yorkshire từ hôm thứ Ba (15/9). Số ca lây nhiễm gia tăng đều đặn trên hầu hết châu Âu trong hai tháng qua. Các ca tử vong và nhập viện chăm sóc đặc biệt cũng bắt đầu tăng cao, đặc biệt là ở Tây Ban Nha và Pháp.
Tại Tây Ban Nha, nơi có nhiều ca bệnh hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào khác, khu vực bao gồm thủ đô Madrid của Tây Ban Nha sẽ hạn chế việc di chuyển giữa và trong các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt gia tăng lây trùng mới, ảnh hưởng đến hơn 850,000 người. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cac-thanh-pho-chau-au-cong-bo-cac-han-che-moi-khi-so-ca-nhiem-covid-19-gia-tang/
Bất chấp dịch bệnh, bóng đá châu Âu
vào mùa giải mới vẫn đầy hứng khởi
Anh Vũ
Bóng đá thế giới bị thiệt hại 14 tỷ đô la vì đại dịch Covid-19. FIFA họp đại hội với trọng tâm bàn kế hoạch cứu trợ các làng bóng đá. Mùa bóng mới của các giải lớn bóng đá châu Âu đang lần lượt khai cuộc trong điều kiện dịch bệnh với mục tiêu khẳng định sức sống của bóng đá. Trên đây là nội dung của Tạp chí Thể thao tuần này.
Đại dịch virus corona không chỉ làm mọi hoạt động thể thao cả thế giới bị đình lại trong nhiều tháng trời mà còn gây thiệt hại nặng nề về mặt tài chính do lịch trình bị đảo lộn, các hợp đồng bản quyền truyền hình bị cắt giảm, thi đấu trong sân vận động không khán giả… Bóng đá, môn thể thao vua có thu nhập lớn nhất cũng không nằm ngoài sự tàn phá của Covid-19. Trong bối cảnh đó, hôm thứ Sáu 18/09, Đại hội lần thứ 70 của FIFA đã khai mạc với hồ sơ trọng tâm bàn về vấn đề ngân sách và cứu trợ khẩn cấp cho liên đoàn quốc gia của 211 thành viên.
Nếu như không có đại dịch, Đại hội này dự trù khai mạc tại Addis –Abeba, Ethiopia đầu tháng 6, nhưng cuối cùng phiên họp phải mở ra từ trụ sở của đinh chế, tại Zurich qua truyền hình. Đại hội sẽ tập trung xem xét vẫn đề tài chính cũng như về « việc hỗ trợ các cộng đồng bóng đá trong cuộc khủng hoảng chưa từng có này », theo thông cáo của FIFA.
Họp báo trước ngày khai mạc đại hội, ông Olli Rehn, phụ trách phần ngân quỹ của FIFA cho biết đại dịch Covid 19 có thể đã làm thiệt hại 14 tỷ đô la cho làng bóng đá thế giới. Đây là con số ước tính tổng thể thiệt hại của « nền kinh tế bóng đá » của 211 liên đoàn thành viên của FIFA. Không đi vào chi tiết, người nắm hầu bao của định chế thể thao giàu nhất thế giới cho biết, « bóng đá Nam Mỹ chịu thiệt hại khá nặng nề », tuy nhiên làng bóng châu Âu báo cáo thiệt hại còn nặng nề hơn cả.
Trong một nghiên cứu công bố hồi đầu tháng 7, nghiệp đoàn các câu lạc bộ bóng đá châu lục này đã đưa ra con số 4 tỷ euro thâm hụt thu nhập cho 2 mùa bóng 2019-2020 và 2020-2021 do đại dịch Covid và nhiều câu lạc bộ có nguy cơ phá sản. Ngay từ giờ đơn xin trợ cấp hoặc vay tiền đã rất nhiều. Hơn 150 liên đoàn thành viên đã có đơn xin trợ cấp.
Việc phân bổ các khoản trợ cấp sẽ là vấn đề đau đầu của FIFA, không chỉ vì định chế quản lý bóng đá thế giới trong quá khứ gần đây đã có không ít các vụ bế bối biển thủ, hối lộ liên quan đến chia chác tiền bạc, mà còn vì các thiệt hại kinh tế do dịch Covid-19 mỗi nơi một khác.
Ngay từ tháng 6 vừa rồi, FIFA đã thông qua một gói cứu trợ 1,5 tỷ đô la cho các liên đoàn thành viên. Mỗi liên đoàn thành viên có thể nhận được tới 1,5 triệu đô la trợ cấp cho bóng đá nam và 500 triệu bổ sung cho bóng đá nữ. Đồng thời mỗi liên đoàn châu lục hoặc khu vực cũng sẽ được trợ cấp lên tới 2 triệu đô la.
Theo nhiều chuyên gia về bóng đá chuyên nghiệp, « hiện nay rất ít các liên đoàn bóng đá chuyên nghiệp có thể sống bằng tiền bản quyền truyền hình, đa số các câu lạc bộ sống chủ yếu bằng thu nhập từ bán vé. Nguồn thu này giờ đây đã bị mất hoàn toàn ». Ngoài ra, việc chuyển nhượng cầu thủ bị chững lại cũng ảnh hưởng lớn đến nhiều câu lạc bộ vẫn phát triển theo mô hình đào tạo, nuôi dưỡng cầu thủ rồi để bán.
Trong khi các làng bóng khác nhau đều bị thiệt hại thu nhập thì đại dịch làm FIFA mất hầu như không đáng kể thu nhập vì đại đa số các bản quyền thương mại đã được ký bán từ trước khi có khủng hoảng. Theo báo cáo thường niên của định chế này, trong khoảng 2019 đến 2022, FIFA đã thu 6,44 tỷ đô la, trong đó riêng 2022, năm diễn ra Cúp thế giới tại Qatar, FIFA đã thu về 4,68 tỷ đô la.
FIFA vẫn là định chế quản lý bóng đá giàu có, luôn sẵn tiền tỷ trong ngân quỹ. Vấn đề còn lại là chi ra thế nào cho minh bạch và công bằng.
Các làng bóng châu Âu lần lượt vào mùa giải mới
Trở lại các sân cỏ bóng đá châu Âu, mùa bóng 2020/2021 của các giải vô địch quốc gia lớn ở châu Âu đang dần trở lại với người hâm mộ, tất nhiên trong hoàn cảnh đặc biệt : « sống cùng Covid-19 ». Sau Ligue 1 của Pháp, Premier League của Anh, thứ Sáu và Thứ Bảy này lần lượt làng bóng Đức Bundesliga và Seri A của Ý bắt đầu khai cuộc.
Ở Bundesliga, đương kim vô địch Bayern Munich, thống trị giải vô địch quốc gia suốt 8 mùa bóng liên tục, mở màn. Trong thế và lực hiện nay, với cú ăn 3 Cúp nước Đức, Vô địch quốc gia và vô địch Champions League mùa nóng vừa qua, khó có lý do để hiện trạng trên của Bundesliga thay đổi ở mùa bóng này.
Trong khi đó ở Serie A, câu lạc bộ Juventus suốt từ 2012 là đội bóng không thể lật đổ, đang nhắm tới cái đích lớn danh hiệu vô địch Ý lần thứ 10 liên tiếp. Giữa lúc dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp ở châu Âu, hầu hết các trận dấu đều diễn ra trong sân vận động trống không. Các nhà tổ chức đang cố gắng đưa dần khán giả đến sân, trước mắt hạn chế mỗi trận có khoảng một, hai nghìn cổ động viên.
Dường như các đội đang quen dần với khung cảnh thi đấu mới, không vì thế mà chất lượng các cuộc thi đấu bị giảm sút. Chuyên gia bóng đá Trần Văn Mui nhận định :
Vòng đua xe đạp Tour de France 2020:
Slovenia lên ngôi
Tú Anh
Cuộc đua xe đạp Vòng Quanh Nước Pháp lần 107 kết thúc vào chiều nay 20/09/2020 trên Đại Lộ Champs-Elysées, Paris với tân vô địch Tadej Pogacar, người Slovenia, 21 tuổi, trẻ nhất trong lịch sử Tour de France.
Lẽ ra chiếc Áo Vàng – biểu tượng của người về nhất trong vòng đua – phải về tay một vận động viên khác, cũng là người Slovenia, Primoz Roglic, đã dẫn đầu suốt ba tuần tranh tài.
Tuy nhiên, bất ngờ xảy ra trong chặng đua bấm giờ dài 36 km vào ngày áp chót. Không những Tadej Pogacar khắc phục được thời gian 57 giây bị trễ, mà còn về sớm hơn đồng hương Primoz Roglic 1phút 56 giây.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, số lượng khán giả ái mộ đón chào bị giới hạn ở 5.000 người nên không thể so sánh với không khí năm 2019, khi hàng ngàn người Colombia tung hô thần tượng của họ là Egan Bernal.
Theo AFP, với hai vận động viên nhất, nhì trên khán đài danh dự vào chiều Chủ Nhật tại Paris, bên cạnh tổng thống Borut Pahor, Cộng Hòa Slovenia lên ngôi danh dự.
Về phần nhà vô địch Tadej Pogacar, vòng đua Tour de France chắc chắn là bệ phóng cho chàng thanh niên 21 nhìn về tương lai với mọi ước mơ chính đáng.
Lực lượng đặc nhiệm Ukraine và Hoa Kỳ
tham gia cuộc tập trận chung trên không
Vào thứ Sáu (18/9), các binh sĩ đặc nhiệm Ukraine và Hoa Kỳ lần đầu tiên huấn luyện cùng nhau trong cuộc tập trận không quân song phương ở trung tâm Ukraine. Đây như một phần của việc tăng cường hợp tác nhằm gia tăng khả năng tương tác giữa các sư đoàn.
Các cuộc tập trận tập trung vào khả năng nhảy dù và có sự tham gia của phi cơ vận tải quân sự MC-130J và CV-22 Osprey. Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Kyiv cho biết sư đoàn đặc nhiệm của Hoa Kỳ đã được bố trí tới Ukraine để thể hiện cam kết với khu vực Biển Đen, hỗ trợ cho Ukraine SOF.
Cuộc tập trận diễn ra một ngày sau khi Ukraine và Hoa Kỳ phát động một loạt cuộc tập trận chung khác, có tên là 2020 Rapid Trident, với sự tham gia của khoảng 4,000 binh sĩ đến từ 10 quốc gia. Vào hôm thứ Ba tuần này, các lực lượng của Nga và Belarus đã bắt đầu các cuộc tập trận ở khu vực Brest gần biên giới của Belarus với Ba Lan.
Dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga, hãng thông tấn Interfax cho biết rằng các cuộc tập trận dự kiến kéo dài đến ngày 25/9, và chỉ nhằm mục đích chống khủng bố chứ không nhằm vào các quốc gia khác. (BBT)
https://www.sbtn.tv/luc-luong-dac-nhiem-ukraine-va-hoa-ky-tham-gia-cuoc-tap-tran-chung-tren-khong/
Phe đối lập Belarus:
‘Đáng tiếc là TT Putin chọn ông Lukashenko’
Cụ bà Nina Bahinskaya, 73 tuổi, bị bắt trong cuộc tuần hành của hàng ngàn phụ nữ tại thủ đô Minsk hôm thứ Bảy 19/9
Hàng chục ngàn người đã tụ tập tại thủ đô Minsk của Belarus trong đợt biểu tình rộng khắp mới nhất, được tổ chức vào Chủ Nhật hàng tuần trong suốt sáu tuần qua, kể từ khi Tổng thống Alexander Lukashenko tuyên bố thắng cử hồi tháng trước.
Các lực lượng an ninh đã chăng dây thép gai và chặn các con phố.
Belarus: Sang Sochi ‘cầu viện’, ông Lukashenko được Nga giúp 1,5 tỷ USD
Nước Nga có định mệnh đi con đường Á-Âu?
Belarus ‘cấm cửa’ phóng viên BBC và nhiều hãng quốc tế
Sáu trạm tàu điện ngầm ở trung tâm thành phố bị đóng, nhưng các ủng hộ viên đối lập với sắc màu đỏ, trắng của phong trào biểu tình đã tới được các điểm tuần hành.
Phụ nữ trong phong trào phản kháng
Trước đó, người đứng đầu phe đối lập hiện đang lưu vong, bà Svetlana Tikhanovskaya, nói với kênh truyền hình Nga rằng thật đáng tiếc là Tổng thống Putin đã chọn đứng cùng bên với ông Lukashenko.
Bà nói bà sẵn sàng đối thoại với Moscow.
Hôm thứ Bảy 19/9, nhiều ngàn phụ nữ đã biểu tình rộng khắp tại Minsk đòi ông Lukashenko từ chức. Cảnh sát đã bắt giữ hàng trăm người tham gia biểu tình.
Trong số những người bị bắt có cụ bà Nina Bahinskaya, 73 tuổi, người đã trở thành một biểu tượng cho phong trào phản đối tại nước này.
Tin cho hay cụ bà Bahinskaya đã bị đưa tới một đồn cảnh sát và sau đó được thả ra.
Phong trào đối lập ở Belarus do ba người phụ nữ dẫn dắt, nhưng nay chỉ còn một người duy nhất là Maria Kolesnikova còn chưa đi lưu vong.
Bà bị buộc tội làm xói mòn an ninh quốc gia, chỉ vài ngày sau khi bà được cho là đã xé bỏ hộ chiếu khi giới chức tìm cách tống bà ra khỏi đất nước.
Svetlana Tikhanovskaya, người ra tranh cử với ông Lukashenko, nói bà đã giành chiến thắng và bị buộc phải sang Lithuania ngay sau đó. Bà được trông đợi sẽ gặp gỡ với các ngoại trưởng EU và các nhà ngoại giao của khối này tại Brussels vào hôm thứ Hai.
Người thứ ba là bà Veronika Tsepkalo, cũng đã rời khỏi đất nước.
Ông Putin và ông Lukashenko trong tuần rồi đã gặp nhau tại khu nghỉ dưỡng Sochi của Nga.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54227898
Belarus: Phụ nữ xuống đường
chống Lukachenko, gần 400 người bị bắt
Tú Anh
Hôm thứ Bảy 19/09/2020, khoảng 2.000 phụ nữ, cầm cờ hai màu trẳng đỏ của đối lập, tham gia cuộc tuần hành chống tổng thống Lukachenko tại thủ đô Minsk. Cảnh sát Belarus bịt mặt đã chận đường và bắt gần 400người. Trong khi đó, danh tính của 1.000 cảnh sát và dữ liệu cá nhân bị tiết lộ trên mạng thông tin đối lập.
Theo phóng viên của AFP, lực lượng cảnh sát chống bạo động mặc đồng phục và công an thường phục bịt mặt bao vây đoàn biểu tình, khiêng bắt từng người đưa lên xe đậu sẵn. Trong số những người bị câu lưu có Nina Baguiskaia, 73 tuổi, một thần tượng mới của phong trào phản kháng từ khi bà bị đánh đập cách nay một tháng.
Đoàn biểu tình mang theo biểu ngữ “Phản kháng mang chân dung phụ nữ”, tên một tác phẩm của khôi nguyên Nobel văn học Belarus, bà Svetlana Alexievitch, điều phối viên của phong trào.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Viasna công bố trên mạng danh sách 317 người bị bắt. Sau đó, cảnh sát nhìn nhận bắt 390 phụ nữ.
Đối lập tiếp tục huy động biểu tình vào hôm nay Chủ Nhật như mỗi cuối tuần từ tháng 8 đến nay, bất chấp đàn áp và hù dọa.
Tin tặc tấn công bộ Nội Vụ hay nội gián ?
Trong bối cảnh căng thẳng này, một nhóm tin tặc không rõ xuất xứ tham gia ủng hộ phong trào, xâm nhập vào hệ thống điện toán của bộ Nội Vụ và đánh cắp thông tin.
Mạng Nexta Live từ Ba Lan công bố danh sách đầu tiên của 1.000 nhân viên cảnh sát Belarus với danh tánh và cấp bậc kèm theo lời cảnh cáo: “Nếu đàn áp tiếp diễn, toàn bộ dữ liệu đánh cắp sẽ được công bố hết. Dù bịt mặt cũng không che giấu được tên tuổi”.
Lòng trung thành của công an cảnh sát là một trong những điểm tự cốt lõi của chế độ Lukachenko, theo AFP.
Phát ngôn viên bộ Nội Vụ Belarus Olga Chemodanova tuyên bố sẽ điều tra và truy bắt những kẻ làm lộ thông tin cá nhân của lực lượng cảnh sát.
Chính quyền Belarus và Nga cũng rất bực tức về tin bà Svetlana Tsikhanovskaia, lãnh đạo đối lập sắp tiếp xúc với toàn thể ngoại trưởng của các nước Liên Hiệp Châu Âu cũng như đại diện ngoại giao Châu Âu Joseph Borrell tại Bruxelles vào thứ Hai.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga cho là Châu Âu muốn “lật con thuyền Belarus”.
Nhà bất đồng chính kiến Navalny
đăng ảnh đi lại được sau khi bị đầu độc
Chính trị gia đối lập người Nga Alexei Navalny đăng ảnh cho thấy ông đang bước xuống cầu thang vào ngày thứ Bảy, năm ngày sau khi một bệnh viện ở Berlin cho biết ông đã được rút máy thở và có thể thở một cách độc lập.
Ông Navalny, đối thủ hàng đầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ngã bệnh ở Siberia vào tháng trước và được không vận đến Berlin. Đức cho biết các xét nghiệm trong phòng lab ở ba quốc gia xác định ông bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok và các chính phủ phương Tây đã yêu cầu một lời giải thích từ Nga.
“Để tôi cho các bạn biết quá trình hồi phục của tôi diễn ra như thế nào. Nó là một con đường rõ ràng dù là một con đường dài,” ông Navalny viết.
Ông Navalny nói trong phần cập nhật trên Instagram rằng ông vẫn chưa sử dụng được điện thoại và gặp khó khăn khi cố đổ nước vào ly hoặc leo cầu thang vì chân run rẩy.
“Có rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết nhưng các bác sĩ tuyệt vời từ bệnh viện Charité đã giải quyết được vấn đề chính,” ông viết.
“Họ đã biến tôi từ một ‘con người còn sống về mặt kỹ thuật’ thành một người có nhiều cơ may trở thành… một người có thể lướt xem Instagram và hiểu mà không cần suy nghĩ bấm nút thích ở đâu.”
Iran khẳng định
vẫn muốn trả thù cho tướng Soleimani
Trọng Nghĩa
Cách nay một tuần, trang tin Politico của Mỹ đã đưa tin về một âm mưu ám sát của Iran nhằm vào đại sứ Mỹ tại Nam Phi. Đây là hành động trả thù cho tướng Kassem Soleimani, tư lệnh đạo quân viễn chinh Qods thuộc Lực Lượng Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo Iran, bị thiệt mạng trong một chiến dịch oanh kích của Mỹ. Vào hôm qua, 19/09/2020, chính quyền Teharan đã cải chính, khẳng định rằng họ không hề có kế hoạch nào như vậy, nhưng vẫn nuôi ý định báo thù.
Từ Teheran, thông tín viên RFI Siavosh Ghazi tường trình :
Tướng Salami đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ theo đó Iran đang lên kế hoạch ám sát đại sứ Mỹ tại Nam Phi, bà Lana Marks để trả đũa vụ Hoa Kỳ sát hại tướng Ghassem Soleimani, thủ lĩnh lực lượng Qods của Vệ Binh Cách Mạng vào đầu tháng Giêng vừa qua tại Baghdad.
Viên tư lệnh lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo Iran đã nhắn nhủ : “Này ông Trump, sự trả thù của chúng tôi là điều chắc chắn. Ông đừng nghĩ rằng chúng tôi sẽ trả thù cho sự đổ máu của người anh em của chúng tôi bằng cách nhắm vào một đại sứ Mỹ ở Nam Phi. Không, chúng tôi sẽ nhắm vào những kẻ trực tiếp tham gia vào cái chết của con người vĩ đại này”.
Trang tin Politico của Mỹ cách nay một tuần đã đưa tin về một âm mưu ám sát nhằm vào bà Lana Marks. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phản ứng bằng lời khẳng định rằng “bất kỳ cuộc tấn công nào từ Iran sẽ gặp đáp trả bằng một cuộc tấn công mạnh hơn gấp nghìn lần”.
Những lời đe dọa lẫn nhau kể trên nổ ra vào lúc Hoa Kỳ muốn kích hoạt lại các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Iran. Mỹ đặc biệt muốn ngăn chặn việc mua bán vũ khí của Teheran.
Thật vậy, theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và nghị quyết của Hội Đồng Bảo An đã thông qua thỏa thuận này, lệnh cấm vận vũ khí Iran phải được bãi bỏ và nước này sẽ có thể tự do mua bán vũ khí.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ gặp các nhà hoạt động
Trung Quốc và Hồng Kông tại Đài Loan
Hải Lam
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach hôm 18/9 đã gặp gỡ các nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc và Hồng Kông trong chuyến thăm tới Đài Loan.
Taiwan News dẫn các nguồn tin cho biết, ông đã gặp gỡ các nhà hoạt động dân chủ từ khắp eo biển Đài Loan, bao gồm người bán sách Hồng Kông Lâm Vinh Cơ (Lam Wing-kee); cựu thủ lĩnh sinh viên phong trào Thiên An Môn Ngô Nhĩ Khai Hy (Wu’er Kaixi), và nhà hoạt động Trung Quốc Liao Qiang và Ren Ruiting.
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về Tăng trưởng Kinh tế, Năng lượng và Môi trường Keith Krach gặp cựu thủ lĩnh sinh viên phong trào Thiên An Môn Ngô Nhĩ Khai Hy (ảnh: 吾爾開希/Facebook).
Ông Lâm Vĩnh Cơ nói với hãng tin CNA rằng ông đã đề nghị giới chức Hoa Kỳ hỗ trợ các sinh viên đã đào thoát khỏi Hồng Kông và đang ở Đài Loan. Người bán sách cho biết các quan chức đã nói với anh ta rằng họ sẵn sàng giúp các sinh viên chuyển đến Mỹ, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
Theo CNA, các quan chức từ Hội đồng Các vấn đề Đại Lục của Đài Loan (MAC) cũng đã đến gặp phái đoàn Mỹ để thảo luận về chủ đề tương tự, nhưng họ chưa xác nhận thông tin.
Trên trang Facebook của mình (bên dưới), Ngô Nhĩ Khai Hy cho biết ông đã có cuộc gặp với Thứ tưởng Krach, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Robert Destro, Đại sứ Mỹ Kelley Currie và Cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randall Schriver. Ông Ngô đã đề cập đến các chủ đề khác nhau, từ tình hình ở Tân Cương và Tây Tạng đến nhu cầu tôn trọng hơn đối với Đài Loan.
Thứ trưởng Krach đã tới Đài Loan hôm 17/9. Ngày 18/9, ông Krach gặp Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Vị quan chức Mỹ đã tham dự lễ tưởng niệm cựu tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy vào ngày 19/9 và rời khỏi sân bay Tùng Sơn Đài Bắc lúc 13h30 cùng ngày.
Taiwan News đưa tin, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết, mặc dù Thứ trưởng Krach đã dành ít hơn 48 giờ ở Đài Loan, nhưng ông đã trao đổi ý kiến với các quan chức chính phủ cấp cao và đại diện từ mọi tầng lớp xã hội. Bộ Ngoại giao nhận định mối quan hệ kinh tế và đối tác toàn cầu giữa Đài Loan – Hoa Kỳ dựa trên các giá trị chung sẽ phát triển hơn nữa.
Thủ tướng Nhật và Tổng thống Trump điện đàm
Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20/9 đã có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi ông Suga nhậm chức, theo Reuters.
Hãng tin Anh cho hay, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận tầm quan trọng của liên minh hai nước.
Thủ tướng Suga được dẫn lời cho biết, ông Trump đã nói với ông rằng họ nên cùng nhau thúc đẩy liên minh Mỹ – Nhật thêm nữa.
Trong khi đó, tin cho hay, ông Suga nói với Tổng thống Trump rằng liên minh giữa hai nước là nền tảng của an ninh và ổn định của khu vực.
Theo Reuters, trong cuộc trao đổi với phóng viên, ông Suga cũng nói thêm rằng hai bên đồng ý phối hợp chặt chẽ về các vấn đề như COVID-19 và Triều Tiên.
Ông Suga hôm 16/9 trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Nhật trong vòng gần tám năm.
Ông lên kế nhiệm ông Shinzo Abe, người vốn củng cố mối quan hệ chặt chẽ với Tổng thống Trump với các cuộc điện đàm và gặp gỡ thường xuyên, theo Reuters.
Tổng thống Đài Loan:
Trung Quốc tập trận chỉ có hại cho Bắc Kinh
Tú Anh
Những vụ máy bay Trung Quốc áp sát Đài Loan trong hai ngày qua chứng tỏ Bắc Kinh là mối đe dọa cho toàn khu vực và giúp cho dân Đài Loan thấy rõ bản chất của chính quyền Hoa Lục. Trên đây là tuyên bố của tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn về các hành động phô trương vũ lực của Trung Quốc.
Trong lúc Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach viếng thăm Đài Loan (từ 17-19/09), Trung Quốc cho máy bay quân sự nhiều lần xâm nhập đường trung tuyến phân chia eo biển và vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan bắt buộc hải đảo phải hai lần cho chiến đấu cơ F-16 bay lên cảnh cáo.
Theo bản tin ngày 20/09/2020 của Reuters, trả lời các câu hỏi của báo chí về sự kiện này, tổng thống Thái Anh Văn cho rằng các hành động đe dọa này không có lợi gì cho hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế. Thêm vào đó, người dân Đài Loan được thấy rõ chân tướng của chế độ Cộng Sản Bắc Kinh và sẽ cảnh giác nhiều hơn nữa. Rồi các nước trong khu vực cũng có dịp hiểu sâu hơn về mối đe dọa của Trung Quốc.
Để kết luận, tổng thống Đài Loan khuyên: “Cộng Sản Hoa Lục cần chừng mực hơn là gây sự”.
Còn trong quan hệ tay ba Bắc Kinh – Đài Bắc – Tokyo, tổng thống Thái Anh Văn cho biết “không có kế hoạch” điện đàm với thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide như cựu thủ tướng Yoshiro Mori đề xuất nhân lễ truy điệu cố tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy.
Dường như để tránh gây căng thẳng vô ích với Bắc Kinh, tổng thống Đài Loan nói là cho đến hiện tại, bà chưa có kế hoạch. Một phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Nhật cũng hòa điệu với tuyên bố của lãnh đạo Đài Loan.
Ngày hôm qua, bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết đã đặt câu hỏi với Tokyo và được xác nhận “chuyện điện đàm sẽ không bao giờ có”.
Theo Reuters, khác với Trung Quốc và Hàn Quốc, dân Đài Loan rất có thiện cảm với Nhật Bản và xem cuộc đô hộ từ 1895 đến 1945 đã giúp Đài Loan, một nền nông nghiệp chậm tiến, phát triển mạnh.
Chuyên gia: Trung Quốc hung hăng, Đài Loan
có ‘cơ hội để đời’ để thiết lập các liên minh quốc tế
Đại Nghĩa
Hành vi gây hấn với EU, Anh và Mỹ của Trung Quốc mang lại cho Đài Loan cơ hội ngoại giao tuyệt vời với thế giới.
Chính quyền Trung Quốc đã chèn ép Đài Loan trong hơn 40 năm qua. Nhưng chính những hành động ngạo mạn và gây hại cho thế giới vừa qua, đã khiến thế giới nhìn nhận lại thực chất hai bên Trung Quốc và Đài Loan.
Tờ báo Pháp Le Monde hôm 14/9 đã đăng bài bình luận của một nhóm gồm chín chuyên gia và đại biểu – bao gồm cựu Bộ trưởng Bộ các vấn đề châu Âu của Pháp – theo đó kêu gọi châu Âu hành động và duy hộ nền dân chủ ở Đài Loan, trước một Trung Quốc ngày càng hung hăng và độc tài.
Bài báo cho rằng EU không có lựa chọn nào khác ngoài việc xem xét lại các mối quan hệ do hành vi gần đây của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trên trường quốc tế. Nó nhấn mạnh EU đã thuận theo lập trường của Trung Quốc về Đài Loan trong nhiều năm.
Bài báo kết luận rằng đã đến lúc EU phải xem xét lại chính sách của mình đối với Đài Loan trước những hành động gần đây của chính quyền Trung Quốc. Hàm ý rõ ràng là EU cần phải công nhận và hỗ trợ nhiều hơn cho Đài Loan và tìm cách bảo vệ Đài Loan khỏi sự thù địch của Trung Quốc.
Có vẻ như một nhân tố rất lớn trong bài viết này là thái độ mà ĐCSTQ đã thể hiện với Chủ tịch Thượng viện Séc trong chuyến thăm Đài Loan. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng lãnh đạo Séc sẽ phải “trả giá đắt” và ĐCSTQ sẽ cấm tất cả thành viên trong phái đoàn Séc vào Trung Quốc.
Sự thù địch trơ trẽn của ĐCSTQ đã dẫn đến phản ứng mạnh mẽ từ người Séc và nhiều người ở châu Âu đã bị sốc.
Việc ĐCSTQ đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ là một hành động diệt chủng. Trong khi việc sáp nhập Hồng Kông thể hiện sự khinh thường, không chỉ đối với Vương quốc Anh, bên đã ký Tuyên bố chung Trung-Anh, mà là toàn bộ căn bản của luật pháp quốc tế đã được thiết lập.
Cách thức của ĐCSTQ trong việc xử lý đại dịch virus Vũ Hán và thao túng Tổ chức Y tế Thế giới, đã cho thế giới phương Tây hiểu rằng, Trung Quốc không phải là những vị cứu tinh về kinh tế, mà ĐCSTQ là một mối đe dọa lớn đối với các nước EU và toàn bộ thế giới tự do.
Cơ hội lớn
ĐCSTQ hoặc đã không nắm bắt được sự thay đổi về nhận thức này, hoặc chỉ đơn giản là không quan tâm. Nó tin rằng nó có thể bắt nạt thế giới để phục vụ những gì nó muốn. Sự lãnh đạo mạnh mẽ của Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề này đã cho thấy đây không phải là hành động cá biệt của ĐCSTQ. Các nước Anh cũng như EU hiện đang đi theo sự dẫn dắt của ông.
Đối với Đài Loan, đây là một cơ hội lớn và các chuyến thăm gần đây của phái đoàn Séc và Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar có thể chỉ là bước khởi đầu. Mỹ đã sẵn sàng cho một hiệp định thương mại tự do và thậm chí là chặt chẽ hơn các mối quan hệ quân sự và ngoại giao với Đài Loan.
Vương quốc Anh đang sẵn sàng cho Brexit vào cuối năm nay và việc đảm bảo một thỏa thuận thương mại tự do với Đài Loan là một mục tiêu có thể đạt được. Gần đây, nước này vừa ký một hiệp định như vậy với Nhật Bản và việc Anh muốn tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cho thấy nước này đang ưu tiên khu vực Đông Nam Á.
Rạn nứt của EU với Trung Quốc về Hồng Kông có vẻ sẽ gia tăng. Đây là cơ sở mà Đài Loan có thể xây dựng mối quan hệ ngoại giao sâu sắc hơn và có ý nghĩa hơn. Hiện EU đang có những lời bàn rằng quan hệ Đài Loan cần phải được đánh giá lại. Trong khi Ấn Độ cũng đang nhanh chóng điều chỉnh lại quan hệ với Trung Quốc, sau khi ĐCSTQ xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ và các cuộc giao tranh quân sự sau đó giữa hai nước.
Đây là cơ hội chỉ có một lần trong đời đối với Đài Loan và với một chính phủ mạnh mẽ và được lòng dân trong 4 năm tới, cơ hội đạt được tiến bộ ngoại giao to lớn nằm trong tầm tay của họ.
Chính phủ Đài Loan phải tận dụng cơ hội này bằng cả hai tay và làm bất cứ điều gì cần thiết để cải thiện mối quan hệ giữa Đài Loan với Mỹ, Anh, EU, Ấn Độ và bất kỳ quốc gia nào khác sẵn sàng lắng nghe.
Đài Loan phải cung cấp nguồn lực và những người giỏi nhất của mình cho nhiệm vụ và sẵn sàng thỏa hiệp khi cần thiết nếu họ tin rằng có thể đạt được tiến bộ thực sự. Việc bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đài Loan Kelly Hsieh làm đại sứ mới tại London cho thấy họ đang thực hiện chính xác điều đó.
Cơ hội này có thể sẽ không bao giờ xuất hiện nữa và nếu chính phủ của tổng thống Thái Anh Văn có thể thực hiện, họ sẽ ghi cho mình một vị trí rất đặc biệt trong lịch sử Đài Loan.
Theo Taiwan News
Đại Nghĩa biên dịch
Hung hăng khắp nơi,
đội tàu cá Trung Quốc hứng chỉ trích của Mỹ
Quý Khải
Tuần duyên Mỹ chỉ trích lực lượng dân quân biển Trung Quốc hung hăng và lên án đội tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép khắp nơi.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ (USCG) đã có những lời lẽ gay gắt đối với Trung Quốc trong một báo cáo mới về nạn đánh bắt cá trái phép, kêu gọi các quốc gia cùng chí hướng đoàn kết chống lại các quốc gia săn mồi trên biển trong một cảnh báo gián tiếp đối với Bắc Kinh, theo SCMP.
Báo cáo, được công bố hôm thứ Năm (17/9), cũng đã chỉ trích lực lượng dân quân đánh cá có vũ trang của Trung Quốc, mà một số nghiên cứu cho biết Bắc Kinh đã sử dụng để thực thi các tuyên bố yêu sách của họ ở Biển Đông. Báo cáo cho biết, Trung Quốc đã cử tàu bè của mình tràn ngập vùng biển xung quanh các đảo tranh chấp để đẩy ngư dân và quân đội của các quốc gia khác cũng có tuyên bố chủ quyền ra khỏi khu vực.
“Lực lượng dân quân hàng hải thuộc Lực lượng vũ trang nhân dân Trung Quốc, ước tính gồm hơn 3.000 tàu cá, đã tích cực thực hiện các hành vi gây hấn trên biển và vùng biển thuộc chủ quyền của các nước khác nhằm ép buộc và đe dọa các ngư dân nước ngoài, một phần trong chiến lược hàng hải dài hạn của Bắc Kinh”, báo cáo cho hay.
Trong bối cảnh quan hệ rạn nứt giữa Washington và Bắc Kinh, báo cáo cho thấy quyết tâm của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ trong việc tăng cường hoạt động chống đội tàu đánh cá xa bờ của Trung Quốc, ước tính gần đây có khoảng 17.000 tàu, với hơn 12.000 trong số đó hoạt động ở các vùng biển không thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Mặc dù các tàu Trung Quốc không phải là lực lượng duy nhất đánh bắt cá trái phép trong vùng biển các quốc gia khác, nhưng một báo cáo hồi tháng 6 của Viện Phát triển Hải ngoại có trụ sở tại London đã chỉ ra Trung Quốc là nước đóng góp lớn nhất vào “cuộc khủng hoảng nghề cá toàn cầu” vì đội tàu đánh bắt xa bờ của nước này có quy mô lớn nhất trên thế giới.
Theo chỉ số Đánh bắt cá Bất hợp pháp, Không báo cáo và Trái quy định (IUU) năm 2019 được phát triển bởi tổ chức Sáng kiến Toàn cầu Chống tội phạm Có tổ chức Xuyên quốc gia, Trung Quốc được xếp hạng là quốc gia có điểm kém nhất.
Hồi tháng 2, Đô đốc Karl Schultz, Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ, cho biết Trung Quốc là “một trong những tác nhân tiến hành hoạt động đánh bắt cá săn mồi tồi tệ nhất” và là mối đe dọa đối với an ninh lương thực của các quốc gia khác.
“Đây là một thách thức an ninh quốc gia cần phải có phản ứng rõ ràng”, ông nhận định.
Báo cáo được công bố hôm thứ Năm cũng có các nhận xét tương tự. Mặc dù không đề cập đến Trung Quốc trong ba “Biện pháp cần nỗ lực” mà báo cáo cho biết Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ sẽ thực thi, nhưng nó có một sự nhấn mạnh rõ rệt về hành vi “săn mồi”, loại hành vi mà Tư lệnh Schultz gán cho Trung Quốc.
Hôm thứ Năm, ông Schultz đã xuất hiện trong một cuộc thảo luận được ghi âm trước được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, theo đó ông nêu bật vai trò của Mỹ trong việc hỗ trợ các nước khác giám sát tàu cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển của họ. Ông Schultz đã chỉ ra một trường hợp vào tháng 7 khi một tàu của Bộ Chỉ huy Phương Nam của Mỹ đã giúp Ecuador xác định vị trí một hạm đội Trung Quốc gồm 300 tàu hoạt động ngay bên ngoài vùng biển của Ecuador.
Theo SCMP
Quý Khải biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/hung-hang-khap-noi-doi-tau-ca-trung-quoc-hung-chi-trich-cua-my.html
Đảng viên Trung Quốc bị Mỹ từ chối
cho nhập cảnh: Chiến dịch đã bắt đầu?
Tâm Thanh
Nhiều người suy đoán chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu thực hiện lệnh trục xuất các đảng viên ĐCSTQ và thân nhân của họ, được đề cập hồi tháng 7.
Một nhà dân chủ Hoa Kỳ kiêm nhân viên pháp lý Trịnh Tồn Trụ (Zheng Cunzhu) đã đăng một thông tin bất ngờ trên Twitter vào ngày 18/9 rằng, cha của một công dân Hoa Kỳ là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị trục xuất ngay tại sân bay khi ông đến Hoa Kỳ. Vụ việc này đã làm dấy lên các cuộc thảo luận sôi nổi. Họ suy đoán liệu có phải chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu thực hiện lệnh trục xuất các đảng viên và thân nhân của đảng viên ĐCSTQ hay không, theo NTDTV.
Trước đó, truyền thông Hoa Kỳ tiết lộ rằng, chính quyền Tổng thống Trump đang xem xét lệnh cấm hoàn toàn việc nhập cảnh của các thành viên ĐCSTQ và gia đình của họ vào Hoa Kỳ, ngay cả các thành viên ĐCSTQ và gia đình của họ ở Hoa Kỳ cũng sẽ bị trục xuất.
Thành viên ĐCSTQ bị Hoa Kỳ trục xuất
Vào lúc hơn 9h30 sáng ngày 18/9 theo giờ Bắc Kinh, Trịnh Tồn Trụ đã đăng trên Twitter: “Tôi vừa nhận được một cuộc gọi xin tư vấn. Cha của công dân này đã bị từ chối nhập cảnh vì ông ấy là đảng viên. Hôm nay ông ấy nhập cảnh vào nước này bằng visa du lịch và bị trục xuất ngay tại sân bay“.
Người gọi điện hỏi tư vấn là con gái của vị đảng viên ĐCSTQ đó, cô là một công dân Hoa Kỳ. Việc nhập cư của thành viên ĐCSTQ đã bị từ chối. Hôm nay, visa du lịch lại bị từ chối nhập cảnh. Hiện tại, ông ấy đang chờ trục xuất tại sân bay.
Trịnh Tồn Trụ cũng đăng tin nhắn trò chuyện qua điện thoại di động trên Twitter, anh đề nghị bên kia “thoái đảng nhanh chóng” và đệ trình tuyên bố thoái đảng cho chính phủ Mỹ.
Tin tức này ngay lập tức gây ra cuộc thảo luận sôi nổi giữa các cư dân mạng, suy đoán rằng liệu chính phủ Hoa Kỳ có đang thực hiện lệnh hạn chế nhập cảnh đảng viên ĐCSTQ hay không: “Hy vọng là đúng, hành động của Hoa Kỳ là quá chậm và quá muộn“, một người dùng mạng viết, theo NTDTV.
“Nếu đó là sự thật, hoàn toàn là một tin tốt. Các thành viên và những người ngưỡng mộ ĐCSTQ suốt ngày vu khống và phỉ báng Hoa Kỳ, miêu tả Hoa Kỳ như một địa ngục trần gian. Tại sao họ vẫn nộp đơn xin nhập cư vào Hoa Kỳ? Tại sao Hoa Kỳ phải tiếp nhận những người như vậy? Hãy để những người này phục vụ cho ‘giấc mộng Trung Hoa! đi‘”.
“Hoa Kỳ đã bắt đầu hành động. Các thành viên ĐCSTQ hãy mau rời đất Mỹ về nước đi thôi“.
“Không phải là không có thông báo, chỉ là thời điểm chưa đến, bây giờ thì đến rồi!“
“ĐCSTQ có một danh sách các đảng viên. Các lực lượng mạng của Hoa Kỳ dễ dàng có được nó. Tiêu diệt ĐCSTQ, đối với Hoa Kỳ mà nói, không phải là vấn đề có thể hay không thể, mà là vấn đề có muốn hay không mà thôi“.
Một số cư dân mạng còn đề nghị nên từ bỏ ĐCSTQ càng sớm càng tốt: “Tôi thông cảm cho bạn, nhưng tôi rất ủng hộ chính sách này của Mỹ“.
“Nên nhanh chóng đưa ra thông báo từ bỏ đảng, có thể vẫn còn được cứu“.
“Hãy nhanh chóng thoái đảng trên webside thoái đảng của Epoch Times! Đội thiếu niên tiền phong, đoàn thanh niên cộng sản và ĐCSTQ. Bất luận là tham gia cái gì thì đều nên thoái, bởi vì nó là cùng một hệ thống của ĐCSTQ“.
Hoa Kỳ dự định cấm các thành viên ĐCSTQ
Vào ngày 15/7, New York Times dẫn nguồn tin tiết lộ rằng, chính phủ Hoa Kỳ đang xem xét cấm các đảng viên ĐCSTQ và gia đình của họ nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Đề xuất của tổng thống có thể cho phép chính phủ Hoa Kỳ thu hồi thị thực và trục xuất các thành viên ĐCSTQ và gia đình của họ đang ở Hoa Kỳ.
Ngoài ra, dự thảo này cũng có thể hạn chế các thành viên trong quân đội và giám đốc điều hành doanh nghiệp nhà nước của ĐCSTQ đến Hoa Kỳ, trong số họ rất nhiều người là đảng viên ĐCSTQ. Hiện tại, chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu trục xuất các nhà nghiên cứu và sinh viên có lý lịch liên quan tới quân sự của ĐCSTQ.
Bài báo được New York Times đăng tải đã làm dấy lên sự chú ý của dư luận quốc tế, ĐCSTQ tuyên bố có 91.114.400 đảng viên. Theo ước tính sơ bộ của chính phủ Hoa Kỳ, nếu tính thêm thân nhân gia đình của họ thì có khoảng 270 triệu người Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng vì lệnh cấm này.
Phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ Global Times, đã đưa ra một phản hồi nói rằng, nếu điều này là sự thật, nó sẽ dẫn đến việc tuyệt giao giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, trái ngược hẳn với phản ứng của ĐCSTQ, trên Internet lại tràn ngập niềm vui và tiếng vỗ tay về thông tin Hoa Kỳ có ý định cấm nhập cảnh đối với các đảng viên ĐCSTQ. Cư dân mạng Trung Quốc cảm ơn Tổng Thống Trump: “Không có người dân thường Trung Quốc nào không hoan nghênh chính sách này. Tôi xúc động đến mức đã khóc“.
Cư dân mạng Trung Quốc có tài khoản “Willson” bình luận trên Twitter: “Đây được gọi là cuộc tấn công chính xác, tách biệt người dân Trung Quốc với ĐCSTQ. Những người dân thường đều vui mừng khi các đảng viên bị trừng phạt“.
Một cư dân mạng phương Tây có tài khoản “long overdue” bình luận: “Quyết định cấm đảng viên ĐCSTQ vào Hoa Kỳ là rất đúng đắn. Vì họ cũng như Đức Quốc xã, không đủ tư cách để qua lại với thế giới tự do!“
Một số cư dân mạng kêu gọi các đảng viên ĐCSTQ hãy thoái đảng càng sớm càng tốt: “Các thành viên ĐCSTQ mang một thân phận chính trị, khi các lệnh trừng phạt nhằm vào thân phận chính trị này, thì theo hình thái ý thức, các bạn không còn thuộc về nhân dân nữa. Bây giờ thoái đảng vẫn còn kịp!“.
Chỉ số tìm kiếm cụm từ “thoái đảng” tăng vọt
Kể từ ngày 15/7, các tìm kiếm “thoái đảng” (ra khỏi đảng) trên Google Trands đã tăng vọt và phạm vi tìm kiếm ở Trung Quốc đã tăng lên rất nhiều. Một số cư dân mạng phân tích rằng, hiện tượng này cho thấy lệnh cấm các đảng viên ĐCSTQ nhập cảnh vào Hoa Kỳ đã khiến cho các đảng viên khiếp sợ, dẫn đến sự hoảng loạn trong nội bộ ĐCSTQ.
Trung tâm Phục vụ thoái đảng toàn cầu có trụ sở tại New York cho biết: “Giấy chứng nhận thoái đảng” do họ cấp được Sở di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) công nhận, theo NTDTV.
Theo một số luật sư nhập cư Hoa Kỳ, khi họ giúp đỡ những người nhập cư Trung Quốc thì những người này cần phải nộp “Giấy chứng nhận thoái xuất khỏi đảng” như một tài liệu hợp lệ đệ trình lên chính phủ Hoa Kỳ.
Theo luật di trú của Hoa Kỳ, nếu một người thông qua gian lận, che giấu thân phận là một đảng viên ĐCSTQ để xin nhập cảnh, nhập quốc tịch vào Hoa Kỳ, một khi bị tố cáo, dù đã nhập tịch cũng có thể bị thu hồi thẻ xanh và bị trục xuất.
Tập Cận Bình nói “tuyệt không đáp ứng”, để lộ nỗi sợ hãi
Hoa Kỳ dự định trừng phạt các thành viên ĐCSTQ, tách ĐCSTQ ra khỏi người dân Trung Quốc, điều này đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các nhà chức trách Trung Quốc.
Ngày 3/9, ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư ĐCSTQ đã 5 lần nói “tuyệt không đáp ứng” tại hội nghị kỉ niệm 75 năm thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc. Ông Tập tuyên bố rằng “bất kỳ ai hoặc bất kỳ thế lực nào cố gắng tách ĐCSTQ ra khỏi nhân dân Trung Quốc, người dân Trung Quốc tuyệt không đáp ứng!”
Có bình luận cho rằng, đối với việc Hoa Kỳ tách ĐCSTQ ra khỏi nhân dân Trung Quốc, ông Tập đã vội vàng hét lên “tuyệt không đáp ứng” cho thấy sự hoảng sợ của các nhà chức trách ĐCSTQ. Điều mà ĐCSTQ lo sợ nhất chính là người dân Trung Quốc đang thức tỉnh và từ bỏ nó và ĐCSTQ sẽ phải đi tới đường cùng.
Hiện nay, nhiều thành viên trong ĐCSTQ cũng đã thay đổi nhận thức. Vào tháng 8 năm nay, cựu giáo sư Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ, “hồng nhị đại” Thái Hà đã công khai chỉ ra rằng, ĐCSTQ đã là một “thây ma chính trị” và cần phải bị vứt bỏ. Sau khi bà Thái Hà bị khai trừ khỏi đảng, bà cho biết mình rất vui mừng khi thoát khỏi “hắc bang” này.
Cựu phó thị trưởng thành phố Kê Tây, tỉnh Hắc Long Giang Lý Truyền Lương (Li Chuanliang) đã chạy trốn đến Hoa Kỳ, gần đây khi được Epoch Times phỏng vấn, ông đã công khai thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Ông nói rằng, hệ thống của ĐCSTQ đã bị thối rữa và không còn thuốc chữa.
Theo Epoch Times, tính tới 17/9, số lượng người đã tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó – tam thoái (thoái đảng, thoái đoàn, thoái đội) trên trang web của Epoch Times đã vượt quá 363 triệu người. Có hàng chục nghìn người thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ mỗi ngày.
Theo Văn Tuệ, NTDTV
Tâm Thanh biên dịch
Chuyên gia: Tập trận khắp nơi, Trung Quốc
muốn phân tán chú ý nhưng Mỹ không mắc mưu
Hương Thảo
Thậm chí kịch bản được Mỹ sử dụng trong cuộc tập trận tại Biển Đông đã “đánh tiếng” rằng họ biết và có thể ngăn chặn “con át chủ bài” của Trung Quốc.
Từ tháng 7 đến tháng 9, Mỹ và Trung Quốc liên tiếp tổ chức các cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông. Trong khi thế giới theo dõi sát sao những căng thẳng gia tăng, các chuyên gia quân sự đang phân tích bản chất của các cuộc tập trận tay đôi, bởi việc quan sát kỹ lưỡng các khóa huấn luyện quân sự này sẽ giúp tìm hiểu cách họ có khả năng hành động nếu một cuộc đụng độ thực sự xảy ra, theo chuyên gia Tetsuro Kosaka trên Nikkei ngày 19/9.
Chủ đề tập trận của Trung Quốc là “phân tán sự chú ý của đối phương khỏi mục tiêu”
Tại Hoa Nam, Hoa Đông và biển Hoàng Hải, cũng như dọc theo đường biên giới không đánh dấu giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đã huy động lực lượng đồng thời trên cả 4 mặt trận.
Xung quanh quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, Bộ Tư lệnh Mặt trận phía Nam, tiền thân là Quân khu Quảng Châu – cơ quan giám sát các lực lượng trên bộ, trên biển và trên không ở miền Nam Trung Quốc và Biển Đông – đã tiến hành các cuộc tập trận trong khoảng thời gian từ ngày 1/7 đến ngày 5/7. Đồng thời, các cuộc tập trận được tổ chức tại biển Hoàng Hải bởi Bộ Tư lệnh Mặt trận phía Bắc, nơi giám sát miền Bắc Trung Quốc và Bán đảo Triều Tiên. Ở Biển Hoa Đông, Bộ Tư lệnh Mặt trận phía Đông quanh Nhật Bản, Đài Loan đã tiến hành khóa huấn luyện của họ.
Điều này xảy ra đồng thời khi Bắc Kinh đang tham gia vào một cuộc đối đầu thực tế với Ấn Độ trên dãy Himalaya.
Việc huấn luyện đồng thời cả 4 mặt trận ám chỉ đến một đoạn trong sách quân sự Trung Quốc. Vào đầu những năm 1950, khi ĐCSTQ thôn tính Tây Tạng, đó là để chống lại bối cảnh nó can thiệp vào cuộc chiến Triều Tiên. Tên của chiến thuật này là gì? Đó gọi là “phân tán sự chú ý của đối phương khỏi mục tiêu”.
Các quan chức an ninh Nhật Bản lo lắng về khả năng Trung Quốc thu hút sự chú ý của thế giới đến một khu vực trong khi âm thầm thực hiện các mục tiêu chiến lược ở nơi khác.
Cuộc tập trận của Mỹ ‘đánh tiếng’ rằng họ đã biết và có thể ngăn chặn ‘át chủ bài’ của Trung Quốc
Trong khi đó, khi mà Trung Quốc đang mài giũa kỹ năng đánh lạc hướng của mình, thì Mỹ lại không bị đánh lạc hướng. Họ đã điều các nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan vào lòng Biển Đông cho cuộc tập trận quân sự lớn đầu tiên của Mỹ ở đó trong vòng tám năm.
Một cựu quan chức tình báo cấp cao của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết: “Việc triển khai hai tàu sân bay có ý nghĩa khác với một cuộc tập trận trên một tàu sân bay”.
Với một tàu sân bay duy nhất, thì một cuộc tấn công của kẻ thù có thể làm sàn đáp trên tàu sân bay không sử dụng được, sẽ khiến máy bay chiến đấu không có chỗ để hạ cánh. Điều này cho thấy Mỹ đang mô phỏng các điều kiện khắc nghiệt hơn tương tự như một cuộc thực chiến.
Việc Washington lựa chọn Biển Đông cho cuộc tập trận liên quan đến việc Trung Quốc có thể triển khai phương án cuối cùng: tàu ngầm chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân với tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).
Theo giả thuyết, nếu xung đột hạt nhân nổ ra, Washington sẽ có thể ngần ngại khi tấn công vào tử huyệt của Trung Quốc, trong trường hợp Bắc Kinh duy trì khả năng tấn công này.
Để bảo vệ con át chủ bài cuối cùng này, Trung Quốc đã xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông và củng cố hệ thống phòng thủ của họ bằng tên lửa và máy bay chiến đấu.
Nhưng mặt khác, nếu Mỹ có thể vô hiệu hóa SLBM, thì điều đó có thể làm suy yếu đáng kể vị thế của Bắc Kinh – dù trong thời chiến hay thời bình.
Dựa trên các cuộc tập trận hồi tháng 7, kịch bản của Washington là sử dụng máy bay tác chiến trên tàu sân bay và các lực lượng khác để phá hủy các đảo nhân tạo – một mục tiêu đứng yên – khiến các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc phải lộ diện. Các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân SLBM của Mỹ, hai trong số đó thường được triển khai với từng tàu sân bay, sau đó sẽ di chuyển đến mục tiêu để tung đòn kết liễu.
Một động thái từ phía Mỹ hồi giữa tháng 8 đã củng cố ý tưởng này. Đài phát thanh do chính phủ Mỹ tài trợ – Đài Á Châu Tự Do – bất ngờ đăng trên mạng xã hội một bức ảnh vệ tinh từ một công ty Mỹ, cho thấy lối vào của một căn cứ tàu ngầm Trung Quốc trên đảo Hải Nam, một cảng tại nhà chờ cho lực lượng tàu ngầm của hải quân Trung Quốc.
Điều này gửi đi một thông điệp mạnh mẽ: Nếu xung đột nổ ra, các lực lượng Mỹ có thể khiến các tàu ngầm của Trung Quốc không còn nơi nào để chạy.
Bắc Kinh dường như rất tức giận nên lại tổ chức các cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông vào cuối tháng 8. Nước này đã phóng một số tên lửa vào ngày 26/8, trong đó có ít nhất một tên lửa Đông Phong – 26, tên lửa tầm trung có biệt danh là “sát thủ đảo Guam” được cho là chính xác đáng kể, và một Đông Phong -21D.
Nhưng trong khi tên lửa tầm trung Đông Phong -21D được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, thì vẫn còn câu hỏi về độ chính xác của nó. Nếu Mỹ có xóa sổ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc, thì ngay cả khi Bắc Kinh trả đũa bằng một cuộc tấn công vào đảo Guam, các tàu trang bị đầu đạn của Mỹ vẫn sẽ an toàn trong vùng biển mà lực lượng Trung Quốc không thể tiếp cận một cách hiệu quả.
Các cuộc tập trận tay đôi vào mùa hè này chỉ ra rằng về mặt chiến lược, Mỹ vẫn đang có lợi thế – ít nhất là vào thời điểm hiện tại.
Nhưng Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục né tránh các cuộc đàm phán kiểm soát vũ trang giữa Mỹ và Nga, trong khi tăng cường sản xuất vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo và tàu hải quân trong thời gian dài nhằm nỗ lực đánh trả.
Theo Tetsuro Kosaka, Nikkei
Hương Thảo biên dịch
Tencent khóa tài khoản WeChat đăng video
ông Tập bị ngó lơ tại Hội nghị thượng đỉnh G20
Tâm Thanh
Trong video, tình huống có vẻ không thoải mái với cả hai nguyên thủ quốc gia…
Gần đây, một đoạn video về sự bối rối của Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20 từ năm 2019 đã lan truyền trên Internet. Một cư dân mạng cho biết: Bạn tôi đã đăng video này lên 2 tài khoản WeChat nhưng ngay lập tức Tencent đã khóa tài khoản, theo Sound of Hope.
Vào ngày 28/6/2019, Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Osaka, Nhật Bản. Tại bữa ăn trưa, ngồi cạnh thủ tướng Canada Justin Trudeau là ông Tập và Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro. Video này được quay bởi Đài truyền hình quốc tế Canada (CBC) có kèm thuyết minh bằng văn bản. “Thứ Sáu, Hội nghị thượng đỉnh 20 quốc gia khai mạc. Thủ tướng Canada Trudeau và Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình ngồi cạnh nhau trong bữa tiệc trưa, nhưng hai người không giao lưu với nhau và vẻ mặt rất nghiêm trọng”.
Đoạn video được cư dân mạng đăng tải cho thấy ông Tập Cận Bình bắt đầu nói chuyện với các nhân viên hội nghị. Ông Trudeau đã chủ động bắt tay Tổng thống Brazil Bolsonaro, người ngồi bên trái và chào ông. Sau đó, ông Trudeau lấy cuốn sổ tay trong cặp ra để trên bàn, đeo tai nghe, mặt hơi quay sang trái rồi ngồi im lặng. Có lẽ trong một thoáng chốc, ông Tập Cận Bình đã tỏ ra bối rối.
Sound of Hope đã tổng hợp một số bình luận của người dùng mạng:
“Một người bạn đã đăng video này lên hai tài khoản WeChat, và tài khoản đã bị Tencent khóa ngay lập tức”.
“Trung Quốc đã biến chính trị trở nên quá thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Vì vậy, đã khiến mình lạc lõng trên sân khấu quốc tế”.
“Kẻ độc tài cô đơn lẻ bóng ở xã hội quốc tế…”
“Thật khó xử! Hoàng đế miệt vườn vừa đóng cửa đi ra ngoài và chẳng ai muốn gặp”.
”Ông Trudeau tư thế quả thực không muốn cùng hoàng đế đối mặt chứ đừng nhắc tới nói chuyện… thật khó xử”.
“Khi ông ấy giết những người Trung Quốc và cả những Hoa Kiều trên thế giới, chúng tôi cũng là biểu hiện ấy, chính ông ta cũng cảm thụ được một chút”.
“Nhà độc tài vĩ đại cô đơn lẻ bóng trong cộng đồng quốc tế, hay là trở về ra sông mò đá cho tự tại!”
“Ngồi không ra ngồi, hãy nhìn người bên cạnh mà xem, thẳng lưng trang nghiêm tao nhã thế mà”.
“Các bạn xem hình ảnh biểu hiện của các quan chức trên CCTV là hiểu rõ, đối với cấp trên thì a dua, nịnh nọt; đối với cấp dưới thì chỉ chỉ chỏ chỏ. Họ đều là những người không biết tôn trọng bình đẳng là gì, ra tới nước ngoài còn ai nuông chiều mình nữa!”
Theo Hách Diên, Sound of Hope
Tâm Thanh biên dịch
Phản đối ‘Hán hóa’, dân Nội Mông cho biết
nơi đây đã thành xã hội ‘cảnh sát trị’
Vũ Dương
Và Nội Mông đang dần trở thành một Tân Cương thứ hai.
Chính quyền Trung Quốc đã áp đặt việc dạy học bằng tiếng Hán đối với con em học sinh tộc người Mông Cổ ở khu tự trị Nội Mông. Hai tuần sau khi năm học mới bắt đầu, trước việc người dân Mông Cổ từ chối cho con em họ đi học trở lại, chính quyền Nội Mông đã tự ý bắt giữ hơn 1.000 người biểu tình và yêu cầu tộc người Mông Cổ phản đối việc dạy bằng tiếng Trung phải chấp nhận “đào tạo giáo dục pháp chế”.
Tân Cương thứ hai
Hốt Tất Tư, một học giả người Mông Cổ có chuyến du lịch ở Nhật Bản nói với trang Apple Daily của Hồng Kông rằng lớp cải tạo này giống như một “trại giáo dục cải tạo” ở Tân Cương. “Họ (Đảng Cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ) chính là muốn biến Nội Mông thành Tân Cương với một loạt các trại tập trung, trại giáo dục cải tạo”, anh nói.
Theo một bản báo cáo gần đây nhất của Trung tâm Thông tin Nhân quyền Miền Nam Mông Cổ, tính đến ngày 14/9, đã có ít nhất 9 người bị bức tử do chịu áp lực từ việc chính quyền cưỡng bức dạy học bằng tiếng Hán, trong đó có một hiệu trưởng đã mất vì nhảy lầu tử tự.
Nội Mông đã trở thành một xã hội “cảnh sát trị”
Trung tâm Thông tin Nhân quyền Nam Mông Cổ chỉ ra rằng chính quyền đã có những vụ bắt giữ tùy tiện, giam giữ bất hợp pháp, cưỡng chế mất tích và quản thúc tại nhà đối với những người bất đồng chính kiến. Số người bị bắt giữ đã trên nghìn người, và nhiều người phụ huynh học sinh đã bị giam giữ tại trường làm con tin trước ngày tựu trường. Trung tâm này mô tả hiện giờ Nội Mông đã thành một xã hội “cảnh sát trị”.
Chính quyền địa phương thậm chí còn ban hành văn bản cứng rắn quy định tất cả các trường phải có một tỷ lệ tuyển sinh nhất định. Anh Hốt Tất Tư nói với trang Apple Daily rằng nhà chức trách muốn đạt được tỷ lệ nhập học đã được chỉ định, giống như nổi điên vậy, thậm chí cử cảnh sát đặc nhiệm đến các vùng chăn nuôi bắt giữ bố mẹ để buộc các em phải đến trường.
Liên quan đến năm cơ quan lớn của Nội Mông là “Công, Kiểm, Pháp, Tư, Giáo” (Cục Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Cục Thể thao Khoa học Kỹ thuật Giáo dục, Sở Tư pháp), họ đã đưa ra một thông báo chung nêu rõ rằng nếu công nhân viên chức không cho con mình đi học trở lại, các bậc cha mẹ sẽ buộc phải tiếp nhận “đào tạo giáo dục pháp chế”. Anh Hốt Tất Tư lo lắng rằng điều này sẽ theo chân các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương, bởi cái khái niệm này tương tự như các “trại giáo dục cải tạo” ở Tân Cương, đều là nhằm mục đích cải tạo tư tưởng.
Theo Appledaily
Vũ Dương biên dịch
Giới đấu tranh Thái Lan đặt ‘Bảng Người dân’,
thách thức chế độ quân chủ
Người biểu tình chống chính phủ đặt một tấm bảng tuyên bố Thái Lan “thuộc về người dân”, nhằm thể hiện rõ sự phản đối chế độ quân chủ.
Tấm bảng được đặt gần Cung điện Hoàng gia ở Bangkok, trong thách thức mới nhất với Vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn.
Các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo kêu gọi cải cách chế độ quân chủ và hệ thống chính trị của đất nước đã diễn ra từ tháng Bảy.
Một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều năm diễn ra hôm Thứ Bảy vừa qua, với sự tham dự của hàng nghìn người thách thức chính quyền và yêu cầu cải tổ.
Lời kêu gọi hoàng gia cải cách tại các cuộc biểu tình đặc biệt được cho là nhạy cảm ở Thái Lan, nơi sự chỉ trích chế độ quân chủ bị trừng phạt nặng nề bằng các bản án tù dài hạn.
Người biểu tình cũng đang yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức. Ông Prayuth Chan-ocha đã nắm quyền trong cuộc đảo chính năm 2014 và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử gây tranh cãi năm ngoái.
Sáng Chủ nhật, sinh viên đặt một bảng kỷ niệm có tên “Bảng Người dân” gần một cánh đồng được gọi là Sanam Luang, hay Cánh đồng Hoàng gia.
Tấm bảng đề ngày 20/9/2020 bằng tiếng Thái: “Người dân bày tỏ ý định rằng đất nước này thuộc về dân, chứ không phải của vua.”
Các nhà đấu tranh nói tấm bảng này thay thế cho một tấm bảng khác đánh dấu sự kết thúc của chế độ quân chủ tuyệt đối vào thập niên 1930, đã biến mất năm 2017.
Cô sinh viên dám thách thức chế độ quân chủ Thái Lan
Hàng ngàn người biểu tình ở Bangkok đòi dân chủ
Tiếng hò reo nổ ra khi các nhà hoạt động đặt tấm bảng mới, và người biểu tình hô vang: “Đả đảo chế độ phong kiến, người dân muôn năm”.
Cảnh sát đã không can thiệp và không có báo cáo về bạo lực. Người phát ngôn của chính phủ Thái Lan nói với hãng tin Reuters là cảnh sát sẽ không sử dụng bạo lực với người biểu tình.
Các nhà lãnh đạo cuộc biểu tình của sinh viên trao một lá thư yêu cầu cho cảnh sát Bảo vệ Hoàng gia của nhà vua
Sau đó, dự định tuần hành tới Tòa nhà Chính phủ của người biểu tình đã bị hàng trăm cảnh sát không vũ trang ngăn cản bằng hàng rào kiểm soát đám đông.
Thay vào đó, người biểu tình tuần hành để trao một lá thư yêu cầu cải cách chế độ quân chủ cho cảnh sát Bảo vệ Hoàng gia của nhà vua.
Các nhà lãnh đạo biểu tình tuyên bố chiến thắng sau khi nói cảnh sát Bảo vệ Hoàng gia đồng ý chuyển yêu cầu của họ tới trụ sở cảnh sát. Chưa có bình luận nào từ phía cảnh sát.
“Chiến thắng lớn nhất của chúng tôi trong hai ngày là chứng tỏ được rằng những người bình thường như chúng tôi có thể gửi một lá thư tới hoàng gia”, thủ lĩnh cuộc biểu tình Parit “Penguin” Chiwarak phát biểu, và nói với đám đông sẽ quay lại tham gia một cuộc biểu tình khác vào tuần tới.
Tại sao có những cuộc biểu tình?
Thái Lan có một lịch sử lâu dài về bất ổn chính trị và biểu tình, nhưng một làn sóng mới bắt đầu vào tháng Hai sau khi một tòa án ra lệnh giải tán một đảng đối lập ủng hộ dân chủ non trẻ.
Đảng Future Forward Party (FFP) đặc biệt phổ biến với những cử tri trẻ lần đầu tham gia bầu cử và đã giành được số ghế quốc hội lớn thứ ba trong cuộc bầu cử tháng 3/2019, khi ban lãnh đạo quân đội đương nhiệm giành chiến thắng.
Các cuộc biểu tình bùng phát lại vào tháng 6 khi nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng Wanchalearm Satsaksit mất tích ở Campuchia, nơi ông sống lưu vong kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014.
Hiện vẫn chưa rõ tung tích của Wanchalearm Satsaksit, và người biểu tình cáo buộc nhà nước Thái Lan dàn dựng vụ bắt cóc ông – điều mà cảnh sát và chính phủ phủ nhận. Kể từ tháng 7, đã thường xuyên có các cuộc biểu tình trên đường phố do sinh viên lãnh đạo.
Những người biểu tình yêu cầu chính phủ do Thủ tướng Chan-ocha, một cựu tổng tư lệnh quân đội nắm quyền trong cuộc đảo chính, đứng đầu, phải bị giải tán; hiến pháp phải được viết lại; và các nhà chức trách ngừng sách nhiễu các nhà phê bình.
Lần này có gì khác?
Yêu cầu của người biểu tình đã chuyển sang một bước chưa từng có, trong tháng trước khi một lời kêu gọi 10 điểm cải cách chế độ quân chủ được đưa ra tại một cuộc biểu tình.
Động thái này đã gây ra một làn sóng chấn động cho một đất nước mà người dân được dạy từ khi sinh ra phải tôn kính và yêu mến chế độ quân chủ và lo sợ hậu quả của việc phê phán về nó.
Cô sinh viên trẻ đưa ra bản tuyên ngôn, Panusaya Sithijirawattanakul, cho biết ý định của họ “không phải là phá hủy chế độ quân chủ mà là hiện đại hóa nó, để nó thích ứng với xã hội của chúng ta”.
Nhưng cô và các nhà hoạt động đã bị buộc tội “chung chart” – một thuật ngữ tiếng Thái có nghĩa là “hận thù dân tộc” – và họ nói rằng họ vô cùng lo sợ về hậu quả của việc làm “điều đúng đắn” bằng cách lên tiếng.
Luật pháp bảo vệ chế độ quân chủ ra sao?
Mỗi bản trong số 19 hiến pháp hiện đại của Thái Lan, đều tuyên bố, ở phần đầu, rằng: “Nhà vua sẽ được lên ngôi ở vị trí được tôn kính” và “không ai được buộc tội hay làm gì xúc phạm đến Nhà vua”.
Những quy định này được hỗ trợ bởi điều 112 của bộ luật hình sự, được gọi là luật Khi quân (lese-majeste), quy định bất kỳ ai chỉ trích hoàng gia đều phải bị xét xử bí mật và chịu án tù dài hạn.
Định nghĩa về điều gì tạo nên sự xúc phạm đối với chế độ quân chủ không rõ ràng và các nhóm nhân quyền nói rằng luật Khi quân thường được sử dụng như một công cụ chính trị để hạn chế tự do ngôn luận và những người đối lập kêu gọi cải cách và thay đổi.
Đạo luật ngày càng được thực thi trong những năm sau cuộc đảo chính năm 2014, mặc dù nó đã chậm lại kể từ khi Vua Vajiralongkorn nói rằng ông không còn muốn nó được sử dụng rộng rãi nữa.
Nhưng các nhà quan sát cho rằng chính phủ đã sử dụng các con đường pháp lý khác, bao gồm cả luật dấy loạn, để nhắm vào những người bất đồng chính kiến.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54223154
Cuộc biểu tình lớn nhất của Thái Lan
trong nhiều năm qua nhắm vào chính phủ
và chế độ quân chủ
Tin từ Bangkok, Thái Lan – Vào hôm thứ Bảy (19 tháng 9), khoảng 20,000 người đã biểu tình tại thủ đô của Thái Lan nhằm chống lại chính phủ của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, và nhiều người biểu tình cũng kêu gọi cải cách chế độ quân chủ. “Đả đảo chế độ phong kiến, quốc dân muôn năm” là một trong những lời hô vang tại cuộc biểu tình lớn nhất ở Bangkok kể từ khi ông Prayuth nắm quyền trong một cuộc đảo chính năm 2014.
Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở Thái Lan từ giữa tháng Bảy năm nay, yêu cầu loại bỏ chính phủ hiện tại, đồng thời yêu cầu về một hiến pháp mới và thực hiện các cuộc bầu cử. Họ cũng phá vỡ một điều cấm kỵ lâu đời khi chỉ trích chế độ quân chủ của Vua Maha Vajiralongkorn.
Các cuộc biểu tình hôm thứ Bảy di chuyển từ khuôn viên của Đại học Thammasat University đến Sanam Luang, được dịch là Cánh đồng Hoàng gia, nằm bên ngoài Cung điện Hoàng gia. Thủ lĩnh sinh viên Panupong “Mike” Jadnok nói với đám đông rằng anh hy vọng những người nắm quyền sẽ thấy tầm quan trọng của người dân, và khẳng định họ đang đấu tranh để đưa chế độ quân chủ vào đúng chỗ, chứ không phải để xóa bỏ nó.
Các nhà tổ chức cho biết có 50,000 người có mặt trong cuộc biểu tình trên. Cảnh sát cho biết có ít nhất 18,000 người tham gia cuộc biểu tình này, vẫn đủ để làm cho nó lớn hơn cuộc biểu tình vào tháng trước. Những người biểu tình cho biết họ có kế hoạch ở lại qua đêm và tuần hành đến Government House vào sáng Chủ nhật (20/9).
Nhà vua hiện không có ở Thái Lan và ông đã dành nhiều thời gian ở châu Âu kể từ khi nối ngôi người cha quá cố vào năm 2016. (BBT)