Tin khắp nơi – 20/07/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 20/07/2018

Bóng qua bóng lại: Trump mời Putin thăm Mỹ

Bà Sarah Sanders, thư ký báo chí của ông Trump, cho hay thông tin này trên Twitter. Bà viết rằng chuyến thăm đã được lên kế hoạch.

Hai nhà lãnh đạo vừa gặp gỡ tại hội nghị thượng đỉnh ở Phần Lan vào thứ Hai 17/7 nhưng có rất ít chi tiết về những gì họ thảo luận được công bố.

Nga không nói gì về một hội nghị thượng đỉnh Trump-Putin thứ hai.

Hội nghị Trump-Putin: Người Nga ca ngợi Putin

Chính giới Mỹ và Anh lo cho tự do biểu đạt ở VN

Trump bênh Nga trước cáo buộc của FBI

Hội nghị thượng đỉnh tại Helsinki gây nhiều tranh cãi với việc ông Trump phải chữa lại lời ông nói trong cuộc họp báo sau hội nghị.

Nhưng hôm thứ Năm 19/7, ông Trump cho biết hội nghị là một “thành công lớn” và ông mong chờ cuộc gặp tiếp theo giữa hai bên.

Thông báo về kế hoạch mời ông Putin thăm Mỹ dường như gây bất ngờ cho Giám đốc tình báo quốc gia Hoa Kỳ Dan Coats.

Ông cười và nói: “Việc này hẳn sẽ rất đặc biệt.”

Ông nói thêm rằng ông vẫn chưa biết những gì ông Trump và ông Putin thảo luận trong cuộc họp tại Helsinki, nơi mà chỉ thông dịch viên của hai bên có mặt.

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ, ông Chuck Schumer kêu gọi ông Trump tiết lộ những gì ông đã thảo luận với ông Putin.

“Cho đến khi chúng tôi biết những gì đã diễn ra tại cuộc họp kéo dài hai giờ ở Helsinki, tổng thống không nên có nhiều sự tương tác trực tiếp với Putin. Ở Hoa Kỳ, ở Nga, hoặc bất cứ nơi nào khác”, ông nói trong một tuyên bố.

Trước đó, ông Trump từng từ chối đề nghị của ông Putin về việc Nga phải được phép thẩm vấn người Mỹ.

Đề nghị này là để đổi lấy việc Nga đồng ý cho Mỹ thẩm vấn giới chức nước này liên quan đến việc 12 tình báo Nga bị Mỹ cáo buộc tấn công thống máy tính của phe Dân chủ và can thiệp bầu cử Mỹ 2016.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44895594

 

Nga sẵn sàng bàn việc ông Putin thăm Washington

Hãng tin Interfax dẫn lời đại sứ Nga tại Hoa Kỳ, Anatoly Antonov, nói hôm 20/7 rằng Nga sẵn sàng thảo luận về một cuộc họp mới được đề xuất giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp phía Mỹ, ông Donald Trump.

Tòa Bạch Ốc hôm 19/7 cho biết ông Trump đã mời ông Putin đến thăm Washington vào mùa thu năm nay.

Ông Trump đã làm thế giới sững sờ hôm 16/7, vì tại cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai tổng thống Mỹ-Nga, ông Trump đã không công khai đối đầu với ông Putin về việc Moscow bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016.

Ông Antonov cho biết ông Putin đã đưa ra những đề xuất cụ thể với ông Trump về việc giải quyết xung đột ở miền đông Ukraine, Interfax cho biết hôm 20/7. Tuy nhiên, ông Antonov không đưa ra các chi tiết.

Đại sứ Nga được trích lời nói rằng sẽ là điều tốt nếu diễn ra cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và người đồng cấp Mỹ, ông James Mattis. Ông nói thêm rằng một nhóm các nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng có kế hoạch thăm Nga.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-san-sang-ban-viec-ong-putin-tham-washington/4490844.html

 

Trump bác đề nghị của Putin

đòi thẩm vấn công dân Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump bác bỏ đề nghị của Tổng thống Nga Vladimir Putin để nhà chức trách Nga được phép đặt thẩm vấn công dân Mỹ, Nhà Trắng cho biết hôm thứ Năm, sau khi đề nghị này vấp phải chỉ trích kịch liệt ở Mỹ.

Sau hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Hai tại Helsinki, ông Putin đã mô tả đề nghị này khi ông được hỏi về khả năng dẫn độ 12 sĩ quan tình báo Nga bị truy tố thứ Sáu tuần trước tại Mỹ về tội can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Ông Putin mô tả đề nghị này cho phép các quan chức chấp pháp của Mỹ quan sát các quan chức Nga thẩm vấn những người Nga bị truy tố, đổi lại các nhà điều tra Nga sẽ được phép thẩm vấn những người Mỹ về các vấn đề khác, cụ thể nhắc đến vụ việc liên quan đến nhà đầu tư Bill Browder hiện đang ở London.

“Đó là một đề nghị được đưa ra bằng sự chân thành của Tổng thống Putin, nhưng Tổng thống Trump không đồng ý với đề nghị đó,” phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders nói trong một thông cáo. “Hy vọng rằng Tổng thống Putin sẽ cho 12 người Nga được xác định danh tính đó đến Mỹ để chứng minh sự vô tội hoặc tội lỗi của họ.”

Ông Trump hôm thứ Hai đã gọi ý tưởng này là “một đề nghị tuyệt vời.” Nhà Trắng hôm thứ Tư nói ông Trump khi đó đang xem xét đề nghị này, khơi ra một loạt những chỉ trích từ những người đồng đảng Cộng hòa của ông cũng như những người theo đảng Dân chủ.

Khi Thượng viện Mỹ hôm thứ Năm chuẩn bị biểu quyết về một nghị quyết khẳng định lập trường của Quốc hội phản đối việc cho phép bất kỳ quan chức Mỹ nào bị Nga thẩm vấn, Nhà Trắng đưa ra thông báo khước từ đề nghị.

Đó là vụ đảo ngược lập trường mới nhất của Nhà Trắng trong khi họ đang chật vật xoa dịu sự phẫn nộ về việc ông Trump nhún nhường ông Putin về chuyện Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 ở Hoa Kỳ.

Ông Trump hôm thứ Ba nói ông đã lỡ lời trong một cuộc họp báo chung tại Helsinki khi ông nói ông không thấy có lí do gì để Nga can thiệp vào cuộc bầu cử. Hôm thứ Tư, ông Trump trả lời “không” trước câu hỏi của phóng viên về việc liệu Nga có đang nhắm mục tiêu tấn công Mỹ hay không, để rồi vài giờ sau đó phát ngôn viên Sanders của ông bào chữa rằng ông nói “không” là không trả lời câu hỏi của phóng viên.

Hôm thứ Tư, văn phòng Tổng Công tố Nga đã liệt kê những người Mỹ mà họ muốn thẩm vấn về “các hoạt động phi pháp,” trong đó có Michael McFaul, đại sứ Mỹ tại Nga dưới thời chính quyền Obama.

“Chuyện đó sẽ không xảy ra,” Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói với đài CBN News hôm thứ Năm.

Trước đó trong ngày thứ Năm, cả ông Trump và ông Putin đổ lỗi cho các thế lực tại Mỹ bôi xấu điều mà họ gọi là thành công của hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của hai người, trong khi ông Trump nói rằng ông mong đợi cuộc gặp gỡ thứ hai của họ.

Tổng thống Đảng Cộng hòa này cáo buộc các cơ quan truyền thông bóp méo những phát biểu của ông, trong đó ông cho thấy ông tin những lời phủ nhận của ông Putin về chuyện can thiệp bầu cử bất chấp những kết luận của cộng đồng tình báo Mỹ về hành vi của Moscow.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-bac-de-nghi-cua-putin-doi-tham-van-cong-dan-my/4490125.html

 

Thượng viện Mỹ

bác bỏ cho Nga thẩm vấn công dân Mỹ

Thượng viện Mỹ đã đồng lòng bác bỏ đề xuất Tổng thống Nga Putin đưa ra với ông Trump là để cho Nga thẩm vấn công dân Mỹ, AP đưa tin.

Thượng viện đã bỏ phiếu với tỷ lệ 98-0 để thông qua nghị quyết không ràng buộc phản đối đề xuất này sau khi Tổng thống Trump lùi bước.

Trước đó, trong cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Putin ở Helsinki hôm 16/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất với ông Trump là sẽ cho phép Mỹ xét hỏi 12 công dân Nga bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 nhưng đổi lại Mỹ phải cho phép Nga thẩm vấn những công dân Mỹ bị Điện Kremlin cáo buộc về những tội danh không rõ ràng.

Trong cuộc họp báo chung sau đó, Tổng thống Trump đã gọi đó là ‘đề xuất tuyệt vời’ và do đó ông đã bị cả hai Đảng lên án ở trong nước.

Động thái này của Thượng viện diễn ra sau khi Nhà Trắng lên tiếng cho biết ông Trump ‘không đồng ý’ với đề xuất này.

Hôm thứ Năm ngày 19/7, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders cho biết đề xuất được ông Putin ‘đưa ra với sự chân thành’ nhưng Tổng thống Trump ‘không đồng ý’.

Bà Sanders cũng nói rằng Mỹ hy vọng phía Nga sẽ đưa những người Mỹ bị Bộ Tư pháp Mỹ truy tố về tội can thiệp bầu cử đến Mỹ ‘để chứng minh sự vô tội hay có tội của họ’.

Tuy nhiên, mới trước đó một ngày, Nhà Trắng cho biết họ đang nghiên cứu đề xuất này mặc dù Bộ Ngoại giao Mỹ đã gọi những cáo buộc của phía Nga nhằm vào công dân Mỹ là ‘phi lý’. Trong một cuộc phỏng vấn hôm 19/7, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã nói là ‘sẽ không có chuyện đó đâu’.

“Chính quyền Mỹ sẽ không đưa hay buộc người Mỹ đến Nga để bị Vladimir Putin và chính quyền của ông ta thẩm vấn,” ông Pompeo nói.

Những cá nhân bị phía Nga cáo buộc bao gồm cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul bị buộc tội lừa đảo và tham nhũng. Phe Cộng hòa ở Quốc hội đã chỉ trích việc Nhà Trắng nghiên cứu đề xuất này, trong khi ông McFaul đã gọi đó là ‘yêu cầu nực cười của Putin’.

Trong một diễn biến khác, ông Trump đã phản công lại những lời chỉ trích cuộc gặp thượng đỉnh của ông với ông Putin. Tổng thống Trump chỉ trích truyền thông là khơi dây sự đối đầu với Nga mà có thể dẫn đến chiến tranh mặc dù những quan ngại về cuộc gặp giữa ông với ông Putin đã được nêu lên rộng rãi trong cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa.

“Họp thượng đỉnh với Nga là một thành công to lớn, ngoại trừ đối với kẻ thù thật sự của nhân dân – truyền thông đưa tin giả,” ông viết trên Twitter và cáo buộc truyền thông không thích ông có quan hệ tốt đẹp với ông Putin.

Cũng trên Twitter, ông Trump đã nêu lên danh sách các chủ đề được thảo luận tại cuộc gặp thượng đỉnh, trong đó có khủng bố, an ninh cho Israel, hòa bình Trung Đông, Ukraine, Bắc Triều Tiên và nhiều vấn đề khác nữa.

“Có rất nhiều câu trả lời cho những vấn đề này, một số thì dễ dàng, một số thì khó khăn… nhưng chúng đều có thể được giải quyết,” ông viết.

Thượng nghị sỹ Cộng hòa Lindsey Graham, một người ủng hộ ông Trump nhiệt thành, thừa nhận rằng ông Trump đến cuộc gặp với Putin mà không có sự chuẩn bị kỹ và rằng điều rất quan trọng là ông Trump nên hiểu rằng ông đang đánh giá sai ông Putin.

Ông Graham cũng nói rằng ông Trump ‘không làm cho mọi chuyện trở nên tốt hơn mà làm cho chúng trở nên tệ hơn’.

Về phần mình, trong phát biểu đầu tiên kể từ cuộc gặp thượng đỉnh, Tổng thống Putin đã nói với các nhà ngoại giao Nga rằng quan hệ Nga-Mỹ ‘ở một số khía cạnh còn tồi tệ hơn dưới thời Chiến tranh Lạnh’ và rằng cuộc gặp của ông với ông Trump đã cho phép hai nước ‘hướng đến những thay đổi tích cực’.

Ông cũng cáo buộc những thế lực ở Mỹ mà ông không nêu đích danh là ‘tìm cách ngăn cản hai nước cải thiện quan hệ’ và ‘đặt lợi ích đảng phái nhỏ hẹp lên trên lợi ích quốc gia’.

Ông Trump cũng đã thể hiện giọng điệu cứng rắn hơn đối với Nga. Phát biểu trên đài CBS, ông cho biết ông đã nói thẳng vào mặt ông Putin là ‘hãy tránh xa các cuộc bầu cử của Mỹ’.

Giọng điệu này thể hiện sự quay ngoắt của ông Trump đối với lập trường ban đầu của ông khi ông nói ‘Không’ trước câu hỏi Nga có can thiệp vào bầu cử Mỹ hay không. Phát biểu của ông đã khiến Nhà Trắng phải tìm cách chữa cháy khi nói rằng ông Trump nói vậy nhưng ý không phải như vậy.

https://www.voatiengviet.com/a/th%C6%B0%E1%BB%A3ng-vi%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9-b%C3%A1c-b%E1%BB%8F-cho-nga-th%E1%BA%A9m-v%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-m%E1%BB%B9/4490175.html

 

Phe Cộng hòa bác đề nghị

buộc thông dịch viên của Trump ra khai chứng

Phe Cộng hòa trong Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã ngăn chặn một đề nghị nhằm buộc thông dịch viên người Mỹ dự thượng đỉnh Trump-Putin ở Helsinki vừa qua ra khai chứng về các cuộc nói chuyện ở nơi riêng tư giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Adam Schiff, thành viên Dân chủ cao cấp nhất trong Ủy ban, hôm thứ Năm nói ông muốn thông dịch viên này, người làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ, xuất hiện trong một phiên khai chứng không công khai, nói rằng Quốc hội phải “tìm ra chuyện gì đã được nói tới” trong cuộc họp hai giờ đồng hồ đó.

“Trách nhiệm của chúng ta là phải tìm ra những gì đã được nói tới ở nơi riêng tư, sau những điều mà Tổng thống đã công khai phát biểu gây ra lo ngại lớn cho đất nước của chúng ta, cho các đồng minh NATO của chúng ta,” ông Schiff nói.

Nhà lập pháp đến từ California này nói ông nhận thức việc buộc một thông dịch viên ra khai chứng là chuyện “hết sức bất thường,” nhưng nói thêm việc Tổng thống Mỹ ngồi nói chuyện một mình với một đối thủ của Mỹ cũng hết sức bất thường.

Các thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ cũng đang hối thúc lấy lời khai từ thông dịch viên này để xác định xem ông Trump có thỏa thuận gì với ông Putin trong cuộc họp hay không.

Phe Cộng hòa, nắm giữ thế đa số tại Thượng viện, đã lên lịch tổ chức một phiên điều trần mở vào tuần sau cho Ngoại trưởng Mike Pompeo để khai chứng tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.

Chủ tịch Ủy ban, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Bob Corker, nói ông phản đối việc truy tầm những ghi chú của thông dịch viên từ cuộc họp của ông Trump với ông Putin, nói rằng việc này là “không phù hợp.”

Tại Hạ viện, chủ tịch Ủy ban Tình báo, Dân biểu Devin Nunes từ California, đã lãnh đạo phe Cộng hòa biểu quyết bác đề nghị này. Cuộc biểu quyết có tỉ lệ 11-6.

https://www.voatiengviet.com/z/1812

 

Trump đả kích EU về khoản phạt Google 5 tỉ đôla

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm chỉ trích Liên minh Châu Âu về khoản tiền phạt kỉ lục 5 tỉ đôla mà các nhà quản lý chống độc quyền của EU áp đặt lên Google, nói rằng khối này đang lợi dụng Mỹ.

Các quan chức EU hôm thứ Tư cũng ra lệnh cho Google ngừng sử dụng hệ điều hành di động Android phổ biến của họ để chặn các đối thủ của họ, một diễn biến càng làm tăng thêm căng thẳng thương mại giữa Washington và Brussels.

Trump lên Twitter đả kích quyết định này: “Tôi đã nói rồi! Liên minh Châu Âu vừa áp đặt khoản tiền phạt Năm Tỉ Đôla lên một trong những công ty hùng mạnh của chúng ta, Google. Họ thực sự đã lợi dụng Mỹ, nhưng sẽ không lâu nữa đâu!”

Trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng hôm Chủ nhật trên đài CBS, ông Trump gọi EU một “địch thủ” trong vấn đề thương mại.

Chủ tịch Ủy hội Châu Âu Jean-Claude Juncker dự kiến sẽ gặp ông Trump tại Nhà Trắng vào thứ Tư tuần sau để thảo luận về thương mại và các vấn đề khác.

Google cho biết sẽ kháng nghị phán quyết của EU. Khoản tiền phạt 4,34 tỉ euro (5 tỉ đôla) cao gần gấp đôi khoản tiền phạt trước đó mà công ty bị yêu cầu phải trả vào năm ngoái, nhưng số tiền này chỉ bằng hơn hai tuần doanh thu cho công ty mẹ của Google, Alphabet Inc.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-da-kich-eu-ve-khoan-phat-google-5-ti-dola/4490121.html

 

Cuộc diễu binh của TT Trump sẽ tốn 12 triệu USD

Cuộc diễu hành quân sự của Tổng thống Donald Trump đã được lên kế hoạch dự kiến sẽ tốn khoảng 12 triệu USD – gần bằng với chi phí cho cuộc tập trận quân sự với Hàn Quốc mà ông Trump đã hủy bỏ sau khi phàn nàn là “tốn kém kinh khủng.”

Các quan chức quốc phòng Mỹ nói với CNN hôm 18/7 rằng 12 triệu USD là con số ước đoán và chi phí này có thể thay đổi khi kế hoạch được lập chi tiết hơn cho sự kiện dự kiến diễn ra ngày 11/11 tại Washington DC.

Ông Trump công bố ý định tổ chức các cuộc diễu hành để “quảng bá cho quân đội của chúng ta” vài ngày trước khi lên nhậm chức vào tháng 1/2017, nhưng có thông tin rằng ông chỉ ra lệnh cho các quan chức cao nhất trong chính quyền của mình chuẩn bị cho cuộc diễu binh vào năm nay sau khi tham dự lễ diễu hành kỷ niệm quốc khánh Pháp hay còn gọi là Bapstille Day vào năm ngoái.

Nhà Trắng hồi tháng 2 vừa qua đã xác nhận về việc Tổng thống Trump muốn có cuộc diễu binh.

Lầu Năm Góc, tức Bộ Quốc phòng Mỹ, đang lên kế hoạch cho cuộc diễu binh trên lộ trình từ Nhà Trắng tới trụ sở của Quốc hội Mỹ, theo Fox News.

Không có xe tăng trong chương trình diễu binh nhưng Lầu Năm Góc đang xem xét một màn trình diễn trên không và một cuộc diễu hành của các cựu binh trong lịch sử Mỹ.

Cuộc diễu binh theo dự kiến nhằm biểu dương những đóng góp của các cựu binh “trong suốt lịch sử quân sự Mỹ,” theo một bản báo cáo của văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis. Các giai đoạn lịch sử bắt đầu từ Cuộc chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ cho tới hiện tại “với điểm nhấn là giá trị của sự tự do.”

(Theo Reuters, CNN, Fox)

https://www.voatiengviet.com/a/cuoc-dieu-binh-cua-tt-trump-se-ton-12-trieu-usd/4489858.html

 

Giám đốc FBI:

Trung Quốc do thám ở tất cả 50 bang Mỹ

Trong lúc bùng nổ tranh cãi về chuyện can thiệp bầu cử và do thám của Nga trên chính trường Mỹ, Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray mới cho biết rằng Trung Quốc là “mối đe dọa lớn và gây quan ngại nhất đối với Hoa Kỳ”.

Theo Business Insider, khi phát biểu tại một diễn đàn về an ninh hôm 18/7, ông Wray được hỏi rằng liệu ông có coi Trung Quốc là một đối thủ hay không, và nếu có, thì ở mức độ nào.

Người đứng đầu FBI trả lời rằng “xét về nhiều khía cạnh chống tình báo, Trung Quốc là một mối đe dọa lớn và thách thức nhất”.

Ông cũng nói rằng các cuộc điều tra về do thám kinh tế liên quan tới Trung Quốc xảy ra tại mọi bang của Mỹ.

Bình luận trên được đưa ra tiếp theo một báo cáo được đại diện thương mại Mỹ công bố năm 2017, cáo buộc Trung Quốc “đánh cắp bí mật thương mại”.

Theo giám đốc FBI, Mỹ cần phải “tích cực” đối phó với Nga, nhưng quan chức này dường như quan ngại hơn hẳn về điều ông gọi là nỗ lực của Trung Quốc nhằm đặt mình là “siêu cường thống trị duy nhất, cường quốc kinh tế thống trị duy nhất”.

Theo CNN, ông Wray coi Nga là “nhân tố hung hăng nhất” trong việc can thiệp bầu cử.

https://www.voatiengviet.com/a/gi%C3%A1m-%C4%91%E1%BB%91c-fbi-trung-qu%E1%BB%91c-do-th%C3%A1m-%E1%BB%9F-t%E1%BA%A5t-c%E1%BA%A3-50-bang-m%E1%BB%B9/4489593.html

 

Tổng thống Pháp sa thải vệ sĩ đánh người biểu tình

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron quyết định sa thải nhân viên an ninh đã bị quay phim đánh một người biểu tình vào ngày Quốc tế Lao động, Điện Elysee cho biết hôm 20/7.

Ông Macron đã bị chỉ trích rất nhiều sau khi tờ báo Le Monde đăng một video nghiệp dư vào tối 18/7 cho thấy nhân viên an ninh Alexandre Benalla, trong bộ cảnh phục, đánh đập một thanh niên và giẫm đạp lên người anh này.

Tờ Le Monde cho biết văn phòng của Tổng thống Macron đã đình chỉ công việc của Benalla nhưng không thông báo cho các cơ quan công lực.

Đoạn video cho thấy Benalla, không phải là cảnh sát, đã tấn công dã man một thanh niên và người này van xin anh ta dừng lại. Một người đàn ông khác mặc đồ dân sự lôi thanh niên xuống đất.

Nhiều cảnh sát chống bạo động đứng xung quanh Benalla nhưng không ai can thiệp để ngăn chặn anh ta. Anh này sau đó được xác minh là một người trong nhóm nhân viên của tổng thống Pháp.

Dinh tổng thống cho biết Benalla đã bị đình chỉ không lương trong hai tuần và được giao làm việc hành chính thay vì an ninh cho các chuyến đi của ông Macron.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-phap-sa-thai-ve-si-danh-nguoi-bieu-tinh/4491000.html

 

Khi Trump cúi đầu trước Putin,

EU tìm đến châu Á

Một tuần lễ sau khi bị Tổng thống Mỹ Donald Trump tuôn ra tràng chửi mắng xối xả, châu Âu đã ngày càng trở nên xa lánh nước Mỹ.

Mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn khi ông Trump đã dùng hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki để tìm cách ve vuốt ông Putin – người mà châu Âu coi là kẻ thù – trong một cuộc hội đàm được nhìn nhận là thân thiết khác thường.

Không nhằm nhò gì. Vào lúc mà ông Trump đã khiến cho những hình ảnh chính trị trở nên rất quan trọng trong mắt công chúng, hôm thứ Ba ngày 17/7, EU đã phản công. Các lãnh đạo chủ chốt của khối này đã đến Nhật và Trung Quốc để xây dựng lòng tin tưởng, tình bạn và sự hợp tác mà giờ đây không còn nữa ở một đất nước đã là đồng minh thân thiết của họ qua cả trăm năm.

Và điều này có nghĩa là, ‘Nước Mỹ trên hết’ theo phương châm của ông Trump trở thành nước Mỹ cô độc có một mình khi bạn bè lâu năm đã từng đổ máu chiến đấu bên cạnh người Mỹ giờ trở thành kẻ thù trong khi đối thủ hàng đầu của Mỹ là Trung Quốc tự dưng có thêm được những người bạn bè từ châu Âu. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Nga lâu nay đã có quan hệ an ninh chặt chẽ trong khối Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vốn được xem là NATO của phương Đông.

Việc ông Trump đứng về phía ông Putin và việc EU tiếp cận Trung Quốc đã làm nổi bật sự hố ngăn cách ngày càng mở rộng trong tình đoàn kết xuyên Đại Tây Dương vốn đã là hòn đá tảng trong chính trị quốc tế trong phần lớn thế kỷ mà chứng nhân là vô số nấm mộ của những người lính Mỹ được chôn trên đất châu Âu.

Tính cách chỉ biết mình chứ không cần biết ai hết và thông điệp ‘Nước Mỹ trên hết’ của ông Trump là điều mà thế giới đã biết từ trước khi ông lên làm tổng thống. Tuy nhiên, việc mà châu Âu ngày càng quay lưng lại với mối quan hệ với Nhà Trắng mà bấy lâu nay họ vẫn trân quý là điều hoàn toàn mới mẻ.

Sau hội nghị thượng đỉnh NATO đầy bão tố hồi tuần trước mà ở đó ông Trump đã phỉ báng các nước châu Âu là những nước lợi dụng, ông Donald Tusk, người đứng đầu EU đã nói về ‘bóng đen ngày càng lan rộng trong chính trị quốc tế’.

“Hội nghị thượng đỉnh Helsinki này trên hết là lời kêu gọi thức tỉnh đối với châu Âu,” ông Manfred Weber, lãnh đạo khối trung hữu EPP chiếm đa số trong Nghị viện châu Âu, nói. “Những người châu Âu chúng ta phải tự nắm lấy vận mệnh của mình.”

Đó là một phát biểu giật mình phát ra từ miệng một chính trị gia vốn đi ra từ Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo của Đức cũng như các thủ tướng và cựu thủ tướng Đức Angela Merkel, Helmut Kohl và Konrad Adenauer – những người vốn một lòng ủng hộ liên minh xuyên Đại Tây Dương trải qua ba phần tư thế kỷ.

Ngoài ra còn có những dấu hiệu khác cho thấy châu Âu ngày càng xa rời nước Mỹ của ông Trump, nhất là sau khi ông Trump rút ra khỏi thỏa thuận khí hậu toàn cầu và thỏa thuận hạt nhân Iran mà EU trung gian thương thảo.

“Với bạn bè như thế, ai cần kẻ thù cơ chứ?,” ông Tusk đặt vấn đề hai tháng trước.

Chẳng lâu sau, ông Trump đã tung ra các biện pháp trừng phạt kinh tế bằng cách áp thuế lên nhôm và thép nhập khẩu từ châu Âu.

Sau đó là Thượng đỉnh NATO. Châu Âu vốn đã lo sợ khi đến hội nghị này, thực tế trở nên còn tệ hơn.

Trước hết, ông Trump gọi nước Đức, trung tâm quyền lực của EU, là ‘tù nhân’ của Nga. Sau đó, ông gợi ý nước Anh nên ‘kiện’ EU về các điều khoản Brexit. Cuối cùng, ông kết thúc bằng việc gọi khối 28 quốc gia này là ‘kẻ thù’.

“Đối với Trump, những khái niệm như là bạn bè, đồng minh, đối tác, đối thủ hay kẻ thù không hề tồn tại. Ông ấy chỉ biết cái tôi của mình mà thôi,” ông Norbert Roettgen, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đức, nói.

Cho nên cũng không có gì là ngạc nhiên khi EU tìm kiếm bạn bè ở nơi khác. Hôm 17/7, EU đã cùng với Nhật hình thành nên ‘thỏa thuận thương mại song phương lớn nhất từ trước đến nay’.

Mãi cho đến hai năm trước, đáng ra đó phải là Hiệp ước đối tác Thương mại và Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương (TTIP) – một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và EU. Nhưng ông Trump đã nhanh chóng tuyên bố rằng đừng mong thỏa thuận đó xảy ra nếu ông ở trong Nhà Trắng.

“Đây là một hành động có tầm quan trọng chiến lược lớn lao đối với trật tự thế giới dựa trên pháp luật vào lúc mà có kẻ đang đặt nghi vấn về trật tự đó,” ông Tusk phát biểu tại một cuộc họp báo chung ở Tokyo với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. “Chúng tôi đang gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng chúng tôi đoàn kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ.”

Bất chấp tất cả những điều đó, cho đến hồi tuần trước mọi người vẫn hy vọng rằng trên những vấn đề an ninh địa chính trị quan trọng nhất, Trump vẫn trung thành với những lý tưởng lâu nay của người Mỹ. Nhưng không, ông ấy đã tung ra những lời lên án chưa từng thấy nhằm vào các đồng minh NATO.

Tuy nhiên, tách mình hoàn toàn ra khỏi Mỹ là một thách thức to lớn đối với châu Âu.

Về mặt quân sự, ngoại trừ Anh và Pháp, các đồng minh châu Âu đã nằm dưới chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mỹ kể từ Đệ nhị Thế chiến. Tuy nhiên, sau thái độ của ông Trump vừa rồi, châu Âu đang bắt đầu tìm kiếm các quan hệ quốc phòng bên ngoài khuôn khổ NATO vốn do Mỹ chi phối.

Mối quan hệ quân sự đó, và sự gắn kết giữa Mỹ và châu Âu, có tầm quan trọng đặc biệt đối với những nước như Ba Lan và các nước vùng Baltic, vốn đã từng bị Liên Xô đe dọa an ninh.

Do đó, cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Putin được nhìn nhận với sự lo sợ rằng ông Trump sẽ có những bước đi nhượng bộ không ngờ đối với Nga và do đó khiến cho một số khu vực của châu Âu trở nên dễ bị tổn thương. Người Ba Lan vẫn xem hội nghị Yalta vào năm 1945 là biểu tượng của sự phản bội chính trị khi mà đất nước của họ bị đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền cộng sản Liên Xô ngược lại với sự mong muốn của họ mãi cho đến năm 1989.

Tuy nhiên, bất chấp quan hệ song phương đã chìm xuống một mức thấp mới, EU vẫn tiếp tục nỗ lực hàn gắn quan hệ với Mỹ do họ ý thức rằng chiến tranh thương mại sẽ làm tổn thương tất cả các bên. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker sẽ có chuyến công du đến Washington vào ngày 25/7 sắp tới. Vấn đề là ông Trump vẫn tiếp tục thái độ coi châu Âu là kẻ thù hay không.

(Theo AP)

https://www.voatiengviet.com/a/khi-trump-c%C3%BAi-%C4%91%E1%BA%A7u-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-putin-eu-t%C3%ACm-%C4%91%E1%BA%BFn-ch%C3%A2u-%C3%A1/4490170.html

 

Sau thượng đỉnh với Trump,

Putin khoe ‘siêu vũ khí’

Nga hôm thứ Năm chiếu một loạt những video cho thấy việc thử nghiệm và vận hành một thế hệ mới các loại vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường, vài ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump bàn cách tránh một cuộc chạy đua vũ trang.

Tổng thống Putin công bố một loạt vũ khí hạt nhân mới vào tháng 3 trong một trong những bài diễn văn cho thấy giọng điệu hung hăng nhất của ông trong những năm qua, nói rằng chúng có thể bắn trúng hầu hết mọi nơi trên thế giới và tránh được một lá chắn phi đạn do Mỹ chế tạo.

Tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của họ ở Helsinki hôm thứ Hai, cả ông Putin và ông Trump đã nói về sự cần thiết phải tránh một cuộc chạy đua vũ trang, và ông Putin đã nói về nhu cầu cấp bách phải nỗ lực triển hạn hiệp ước giảm thiểu vũ khí chiến lược (START) mới.

Hôm thứ Năm, Bộ Quốc phòng Nga chiếu những đoạn phim dàn dựng theo phong cách Hollywood cho thấy nhiều loại vũ khí mới mà ông Putin đã tiết lộ vào tháng 3 hiện đang được thử nghiệm hoặc đang đưa vào hoạt động.

Video cho thấy một máy bay chiến đấu MiG-31 của Nga cất cánh từ một phi trường chở theo phi đạn siêu thanh Kinjal mới và sau đó phóng nó trong khi đang ở trên không.

Các máy bay phản lực MiG-31 tuần tra biển Caspi đã được trang bị phi đạn Kinjal kể từ tháng 4, Interfax đưa tin.

Bộ cũng cho biết họ đang chuẩn bị cho bay thử nghiệm các phi đạn hành trình vận hành bằng năng lượng hạt nhân mới là Burevestnik (nghĩa là chim báo bão)

Đoạn phim đầu tiên về việc phóng phi đạn siêu thanh Avangard, mà Moscow nói có “một đầu đạn cơ động lượn,” cũng được chiếu cùng với một đoạn clip về phi đạn đạn đạo liên lục địa Sarmat to nặng.

Những lời khoe khoang của ông Putin về các loại vũ khí mới đã được đón nhận bằng sự hoài nghi ở Washington, nơi các quan chức ngờ vực về chuyện liệu Nga có bổ sung thêm bất kì năng lực mới nào cho kho vũ khí hạt nhân của mình hay không ngoài những gì mà quân đội và các cơ quan tình báo của Mỹ đã biết.

https://www.voatiengviet.com/a/sau-thuong-dinh-voi-trump-putin-khoe-sieu-vu-khi/4490142.html

 

Tây Ban Nha : Tư pháp hủy lệnh truy nã

cựu lãnh đạo Catalunya đòi độc lập

Trọng Thành

Hôm qua, 19/07/2018, Tòa Án Tối Cao Tây Ban Nha thông báo hủy lệnh truy nã châu Âu với cựu lãnh đạo Catalunya đòi độc lập, ông Carles Puigdemont, cùng năm cộng sự hiện đang tị nạn ở nước ngoài.

Theo Reuters, tư pháp Tây Ban Nha đã đưa ra quyết định trên, sau khi Madrid từ chối khả năng ông Puidegmont sẽ bị dẫn độ từ Đức về nước, chỉ để xét xử về tội danh biển thủ công quỹ. Về nguyên tắc, nếu Madrid chấp nhận đề nghị dẫn độ của tòa án Đức, thì sẽ không có việc cựu chủ tịch Catalunya bị xét xử về tội « nổi loạn » và « ly khai » như chính quyền Tây Ban Nha mong muốn.

Thẩm phán Tây Ban Nha Pablo Llanera chỉ trích quyết định của Tòa Án Tối Cao bang Schleswig-Holstein, miền bắc nước Đức, bị ông tố cáo là xâm phạm vào thẩm quyền của Tòa Án Tối Cao Tây Ban Nha. Hình phạt tối đa với tội biển thủ công quỹ là 8 năm tù, trong lúc người phạm tội nổi loạn có thể bị phạt đến 30 năm tù.

Một luật sư của các cựu thành viên chính quyền Catalunya hoan nghênh quyết định hủy bỏ lệnh truy nã của tư pháp Tây Ban Nha. Tuy nhiên, nhà chính trị học Gabriel Colomé, Đại Học Tự Trị Barcelona, nhận xét đây chưa phải là một thắng lợi hoàn toàn :

« Tôi cho rằng đây là một điều đáng ngạc nhiên, bởi vì có nhiều kịch bản có thể xảy ra. Thứ nhất là các thẩm phán Tây Ban Nha có thể chấp thuận đề nghị dẫn độ, theo các điều kiện của phía Đức. Kịch bản thứ hai là Tây Ban Nha có thể tuyên bố không chấp nhận đề nghị của Đức, và kịch bản thứ ba là Madrid khiếu nại vụ việc lên một tòa án châu Âu. Nhưng Tây Ban Nha đã không lựa chọn các kịch bản này.

Phe đòi độc lập có thể tuyên bố đây là một chiến thắng. Nhưng vấn đề là sáu nhân vật này sẽ không thể trở lại Tây Ban Nha trong vòng 20 năm nữa, cho đến khi tội danh nổi loạn – mà họ bị truy tố – hết hiệu lực ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180720-tay-ban-nha-tu-phap-huy-lenh-truy-na-voi-cuu-lanh-dao-catalunya-doi-doc-lap

 

Colombia: Quốc hội mới khai mạc

với các nghị sĩ là cựu phiến quân FARC

Mai Vân

Quốc hội mới của Colombia mở phiên họp đầu tiên vào hôm nay, 20/07/2018. Cánh hữu vẫn chiếm đa số nhưng điểm mới là năm cựu lãnh đạo du kích quân FARC trước đây hiện diện ở Thượng Viện, và năm người khác ở Hạ Viện.

Đây là thành quả của thỏa thuận hòa bình ký năm 2016, giải thể lực lượng du kích mác-xít. Đương kim tổng thống Juan Manuel Santos, giải Nobel Hòa Bình 2016, sẽ rời nhiệm vụ vào ngày 7 tháng 8 tới, người thay thế là Ivan Duque của đảng cánh hữu Trung Dân Chủ.

Thông tín viên RFI tại Bogota, Marie Eve Detoeuf, cho biết thêm chi tiết :

Đảng chính trị FARC vào Quốc Hội là một sự kiện lịch sử. Những nhân vật nam và nữ ngồi vào ghế nghị sĩ này đã ở hơn 30 năm qua ở trong vùng bưng biền. Tuy nhiên hai nhân vật đã vắng mặt trong ngày khai mạc khóa họp Quốc Hội này : Jesús Santrich đã bị bắt vào tháng Tư vừa qua với tội danh buôn ma túy theo yêu cầu của Mỹ, và Ivan Marquez, lãnh đạo đàm phán của FARC, đã không chịu ngồi vào ghế nghị sĩ của ông.

Ông Marquez muốn phản đối việc bắt giam ông Santrich và những thiếu sót của chính quyền Colombia. Việc thực hiện hòa ước chậm trễ và tại nhiều tỉnh, bạo lực vẫn hoành hành. Hơn 70 lãnh đạo FARC, vốn là nông dân, phần tử cốt cán của phong trào đã bị ám sát từ đầu năm đến nay.

Tại Quốc Hội cũng như những nơi khác ở Colombia, không khí rất căng thẳng: Cánh hữu vốn thắng cử trong cuộc bầu Quốc Hội, cũng như tân tổng thống, muốn xem xét lại thỏa thuận hòa bình. Họ đánh giá là sự hiện diện của những cựu lãnh đạo du kích quân là điều không thể chấp nhận.

Vấn đề đặt ra hiện nay là những cựu chiến sĩ này sẽ được đón tiếp như thế nào ở nghị trường.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180720-colombia-quoc-hoi-moi-khai-mac-voi-cac-nghi-si-la-cuu-phien-quan-farc

 

Nga – Trung bác đề nghị của Mỹ

ngăn chặn Bắc Triều Tiên nhập khẩu dầu

Trọng Thành

Nỗ lực của Mỹ, yêu cầu Hội Đồng Bảo An ra quyết định ngưng toàn bộ việc xuất khẩu dầu tinh chế sang Bắc Triều Tiên trong phần còn lại của năm 2018, nhằm tiếp tục gây áp lực buộc Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân, tạm thời thất bại. Matxcơva và Bắc Kinh, ngày hôm qua, 19/07/2018, đòi hỏi các thông tin bổ sung. Điều này trên thực tế đồng nghĩa với việc đề nghị của Mỹ bị bác bỏ.

Theo AFP, hồi cuối tuần trước, Hoa Kỳ khẳng định với 14 thành viên Hội Đồng Bảo An, là Bắc Triều Tiên đã vi phạm lệnh cấm vận dầu mỏ của Liên Hiệp Quốc, thông qua các hoạt động vận tải bất hợp pháp. Tổng lượng dầu tinh chế nhập khẩu của Bắc Triều Tiên, từ đầu năm đến nay, đã vượt quá định mức cho phép năm 2018. Kết luận nói trên của Mỹ dựa trên một báo cáo của các cơ quan tình báo quốc gia. Cùng với một danh sách 89 tàu hàng vận tải dầu mỏ bất hợp pháp đến Bắc Triều Tiên từ đầu năm, Washington đã trình ra trước Hội Đồng Bảo An nhiều ảnh vệ tinh cho thấy một số vụ dầu được chuyển từ tàu này sang tàu khác, để lách lệnh cấm vận.

Washington đề nghị ủy ban phụ trách trừng phạt Bắc Triều Tiên của Hội Đồng Bảo An « ra lệnh ngay lập tức ngừng toàn bộ việc vận chuyển dầu mỏ tinh chế » đến quốc gia này.

Một nhà ngoại giao Nga ẩn danh cho biết, Matxcơva đã xem xét kỹ lưỡng yêu cầu của Mỹ. Quan điểm của Nga là Washington cần phải đưa ra các « thông tin bổ sung » về các trường hợp vận chuyển bất hợp pháp, và « phương pháp » đã được sử dụng để tính toán tổng lượng dầu xuất khẩu bất hợp pháp. Về phía Trung Quốc, một nguồn tin ngoại giao cho biết Bắc Kinh ủng hộ yêu cầu « bổ sung thông tin » của Nga.

Chính sách của Hoa Kỳ hiện nay, sau cuộc thượng đỉnh Donald Trump – Kim Jong Un ngày 12/6/2017, là « duy trì áp lực tối đa » để buộc Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa. Hôm qua, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có kế hoạch gặp các thành viên Hội Đồng Bảo An và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Guterres để bàn về vấn đề này. Hồi cuối tháng 6, Washington đã ngăn chặn một dự thảo tuyên bố chung của Hội Đồng Bảo An, do Bắc Kinh đề xuất, đề nghị xem xét lại các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên.

Bất chấp cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trừng phạt vẫn phải được duy trì, cho đến khi nào Bình Nhưỡng thực sự phi hạt nhân hóa.

Kinh tế Bắc Triều Tiên sụt chưa từng thấy từ 20 năm nay

Các loạt trừng phạt cứng rắn của Liên Hiệp Quốc hồi năm ngoái khiến tổng sản phẩm quốc nội Bắc Triều Tiên sụt giảm 3,5% trong năm ngoái, hiện tượng chưa từng thấy kể từ 20 năm nay. Trên đây là thông tin Ngân Hàng Trung Ương Hàn Quốc đưa ra hôm nay. Tỉ lệ sụt giảm này là hoàn toàn tương phản với mức tăng trưởng 3,9% hồi năm 2016.

Các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An nhắm vào hàng loạt các ngành xuất khẩu chủ chốt của Bắc Triều Tiên, như than, và các khoáng sản khác, đánh cá, dệt may… Ngành công nghiệp khai khoáng, một thế mạnh kinh tế của Bắc Triều Tiên, bị thụt lùi 11%. Trao đổi thương mại Liên Triều gần như hoàn toàn bị đình chỉ, chỉ còn ở mức khoảng 1 triệu đô la. Ngay cả thương mại với Trung Quốc, chiếm khoảng 95% giao dịch thương mại của Bình Nhưỡng, cũng sụt giảm mạnh trong quý đầu 2018.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180720-nga-trung-bac-de-nghi-cua-my-ngan-chan-bac-trieu-tien-nhap-khau-dau

 

Tin tặc tấn công hệ thống y tế Singapore

Singapore chấn động vì vụ tin tặc ăn cắp thông tin y khoa của 1,5 triệu người, kể cả của Thủ tướng Lý Hiển Long.

Kim Jong-un thấy thoải mái ở Singapore

Singapore: Thịnh vượng nhờ biết ‘khích’ và chăm dân

Chính phủ Singapore hôm 20/7 nói đây là cuộc tấn công mạng “cố tình, có mục tiêu cụ thể, lên kế hoạch rõ ràng”.

Singapore không bình luận về danh tính nhóm tin tặc.

Tin tặc đã sử dụng một máy tính bị nhiễm virus để xâm nhập kho dữ liệu từ ngày 27/6 đến 4/7 trước khi giới chức được báo động.

Dữ liệu bị lộ gồm thông tin cá nhân và thuốc men họ dùng, nhưng tin tặc chưa đụng được tới hồ sơ y khoa và ghi chú của bác sĩ, theo chính phủ Singapore.

Thông tin cá nhân lấy được từ 1,5 triệu bệnh nhân gồm tên, số chứng minh thư, địa chỉ, giới tính, sắc tộc, ngày sinh.

Hồ sơ thuốc men của 160.000 người cũng bị tin tặc tiếp cận.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44904958

 

Cựu tổng thống Hàn Quốc bị kết án thêm 8 năm tù giam

Một tòa án Hàn Quốc kết án cựu Tổng thống Park Geun-hye thêm tám năm tù giam vào ngày 20/7 về các cáo buộc liên quan đến cuộc bầu cử quốc hội năm 2016.

Theo Tòa án quận trung tâm Seoul, bà Park, 66 tuổi, bị kết án 6 năm tù vì đã nhận gần 3 tỷ đôla của cơ quan tình báo quốc gia, và 2 năm cho tội can thiệp không đúng vào việc lựa chọn các ứng viên nghị viện.

Bà Park đã bác bỏ có bất kỳ hành vi sai trái nào, và bà không xuất hiện tại tòa án hôm 20/7.

Nữ cựu tổng thống Hàn Quốc đang thi hành một án tù riêng khác 24 năm, sau khi tòa án cấp thấp hơn hồi tháng 4 buộc tội bà về những hành vi tham nhũng khác, bao gồm hối lộ, lạm dụng quyền lực và cưỡng ép.

Bà Park bị truất phế hồi năm ngoái vì bị cáo buộc sử dụng tiền thuế của dân cho ngôi nhà riêng của mình, tài trợ cho cửa hàng của người bạn thân Choi Soon-sil, một bị cáo khác trong vụ bê bối tham nhũng.

https://www.voatiengviet.com/a/cuu-tong-thong-han-quoc-bi-ket-an-them-8-nam-tu-giam/4490920.html

 

Kinh tế Triều Tiên lao dốc

do lệnh trừng phạt quốc tế

Nền kinh tế của Triều Tiên đã giảm 3,5% trong năm ngoái do các lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt vào nước này, theo một ước tính của ngân hàng trung ương Hàn Quốc công bố hôm 20/7. Triều Tiên không công bố số liệu thống kê kinh tế.

Sau khi tăng 3,9% trong năm 2016, đây là mức giảm lớn nhất của nền kinh tế Triều Tiên trong hơn 20 năm, kể từ khi giảm 6,5% vào năm 1997, khi đất nước cộng sản bị cô lập này phải chịu nạn đói khủng khiếp, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) cho biết.

Do các biện pháp trừng phạt, ngành công nghiệp khai khoáng của Triều Tiên đã giảm mạnh 11% so với mức tăng 8,4% trong năm 2016, BOK nói.

Ngành chế tạo, nông nghiệp và thủy sản cũng giảm, sau khi đã tăng trong năm trước.

Xuất khẩu giảm đáng kể 37,2% xuống mức 1,77 tỷ đôla trong khi nhập khẩu tăng 1,8% lên mức 3,78 tỷ đôla, BOK cho biết.

Thương mại giữa hai miền bán đảo Triều Tiên đã sụp đổ gần như hoàn toàn, giảm 99,7% trong năm, còn 900.000 đô la, sau khi Hàn Quốc đóng cửa khu liên hợp công nghiệp Kaesong ở Triều Tiên.

Theo ước tính của BOK, Triều Tiên có thu nhập quốc dân bình quân đầu người là hơn 1.000 đôla một chút, trong khi con số này của Hàn Quốc cao gấp 23 lần.

https://www.voatiengviet.com/a/kinh-te-trieu-tien-lao-doc-do-lenh-trung-phat-kinh-te/4490862.html

 

Khi Trump thoái lui,

Tập mưu tính làm ‘siêu cường’

Khi mà Tổng thống Mỹ Donald Trump làm nảy sinh nghi ngờ về cam kết lãnh đạo thế giới của Mỹ với chính sách ‘Nước Mỹ trên hết’ của ông – với việc ông rút ra các thỏa thuận quốc tế và các hiệp ước đa phương – thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tỏ ra sẵn sàng và có thể nắm lấy quyền lãnh đạo trước một nước Mỹ đã thoái lui, một chuyên gia nghiên cứu về châu Á tại Hội đồng Đối ngoại Mỹ, nhận định.

Trong bài viết có nhan đề ‘Kế hoạch Siêu cường của Tập Cận Bình’, bà Elizabeth Economy, giám đốc chương trình nghiên cứu về châu Á của Hội đồng Đối ngoại Mỹ, viết trên Wall Street Journal rằng: “Khi mà Tổng thống Trump đang xây dựng cương lĩnh ‘Nước Mỹ trên hết’, thì ông Tập đang gieo những hạt giống đầu tiên để tạo dựng một thế giới mà ở đó ‘Trung Quốc là số 1’.

Bà Economy, vốn là người thường đến thăm Trung Quốc, cho biết bà đã ngạc nhiên như thế nào khi lần đầu tiên bà nghe một quan chức Trung Quốc gọi nước của ông là ‘siêu cường’ hồi đầu năm.

Bà cũng nhắc lại một bài diễn văn ít được để ý của ông Tập hồi tháng trước trước đông đảo các quan chức và các học giả ngoại giao cao cấp của Trung Quốc. Khi đó ông Tập đã nói rằng Trung Quốc có ý tưởng của riêng mình về cách thế giới nên vận hành như thế nào và Trung Quốc có sự chuẩn bị để, theo lời ông, ‘lãnh đạo công cuộc cải cách quản trị toàn cầu’.

Rõ ràng là tư tưởng ‘Giấu mình chờ thời’ của Đặng Tiểu Bình hiện giờ không còn nữa. Thậm chí khẩu hiệu của người tiền nhiệm của ông Tập là ông Hồ Cẩm Đào ‘trỗi dậy hòa bình’ cũng đã ít được nghe thấy vào thời điểm hiện nay. “Ông Tập đã nói rõ rằng ông đặt mục tiêu xây dựng một bối cảnh địa chiến lược mới,” bà cho biết.

Ông Tập đã có những động thái quả quyết để thực thi những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, khác với những người tiền nhiệm của ông chỉ tuyên bố có chủ quyền, bằng cách cưỡng ép, lôi kéo, hay bằng cách sử dụng vũ lực đơn thuần.

“Ông Tập đã có những bước tiến quan trọng hướng đến mục tiêu thống nhất Trung Quốc vào năm 2049 nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,” bà Economy cho biết và đưa ra dẫn chứng là trên Biển Đông, ông Tập vẫn đang tiếp tục phát triển và quân sự hóa bảy thực thể nhân tạo. Ở Hong Kong, ông Tập đã có động thái bịt miệng những tiếng nói chống đối và đã khiến cho một số nhà hoạt động dân chủ không thể ra tranh cử vào chính quyền. Còn đối với Đài Loan, Bắc Kinh đã bóp nghẹt chính trị đối với hòn đảo này bằng cách áp lực với các nước từ bỏ công nhận ngoại giao đối với Đài Loan và buộc các tập đoàn đa quốc gia phải thừa nhận Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, tầm nhìn của ông Tập về sự lãnh đạo của Trung Quốc vượt xa vùng sân sau của nước này. Ông đã đề ra dự án thương mại và đầu tư quy mô lớn mang tên ‘Một Vành đai, Một Con đường’ nhằm hồi sinh lại con đường Tơ lụa cổ đại và con đường giao thương gia vị trên biển. Dự án ‘Vành đai, Con đường’ này nhằm kết nối Trung Quốc với các nước châu Á, Trung Đông, châu Âu và châu Phi. Dự án này có tiềm năng đáp ứng được chỗ 3.000 tỷ đô la Mỹ thiếu hụt hàng năm trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu: đường sắt, bến cảng, các đường ống khí đốt và các xa lộ do công nhân Trung Quốc xây dựng và được đầu tư bằng tiền Trung Quốc cho vay. Kế hoạch này giờ đây còn có thêm nội dung kỹ thuật số: lắp đặt đường cáp quang, hệ thống vệ tinh và thương mại điện tử và Con đường Tơ lụa Bắc Cực để kết nối trực tiếp Trung Quốc với châu Âu thông qua Bắc Cực.

Vẫn theo tác giả bài đăng trên Wall Street Journal, việc phát triển các cơ sở hạ tầng kinh tế của Trung Quốc đi kèm với mở rộng sự hiện diện về an ninh của nước này. Hồi năm 2017, Bắc Kinh đã mở căn cứ hậu cần quân sự đầu tiên ở Djibouti thuộc vùng Sừng của châu Phi và có thể sẽ có thêm nhiều căn cứ nữa ở các nước khác. Các công ty nhà nước của Trung Quốc đang nắm quyền kiểm soát hay có cổ phần kiểm soát đối với ít nhất 76 cảng biển ở 35 quốc gia. Và bất chấp tuyên bố của Bắc Kinh rằng những cảng biển này chỉ dành cho mục đích thương mại, các tàu hải quân và tàu ngầm của Trung Quốc đã ghé qua một số cảng trong số này.

Ông Tập cũng không né tránh việc xuất khẩu mô hình chính trị của Trung Quốc. Ở ít nhất tám quốc gia châu Phi, cũng như ở một số nước đông nam Á và Mỹ Latin, các quan chức Trung Quốc đang huấn luyện đối tác của họ quản lý ổn định chính trị bằng biện pháp tuyên truyền và kiểm soát truyền thông và mạng Internet. Ông Tập thậm chí còn đề xuất rằng ‘mô hình Trung Quốc là lựa chọn mới cho những nước muốn đẩy nhanh sự phát triển trong khi vẫn giữ được độc lập của mình’.

Bên cạnh đó, ông Tập cũng nỗ lực cải cách các định chế và quy ước toàn cầu để phản ánh những giá trị và ưu tiên của Trung Quốc, trong đó có việc thiết lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á AIIB.

Trong một số trường hợp, Trung Quốc còn tận dụng các định chế quốc tế để hợp thức hóa lợi ích của riêng họ. Ví dụ như trong vòng 7 năm qua, Bắc Kinh đã vận động thành công để cho Ý tưởng Vành đai Con đường trở thành một cấu phần chính thức trong nỗ lực của Liên Hiệp Quốc để đạt được Nghị trình Phát triển Bền vững vào năm 2030. Điều này xảy ra bất chấp phản đối của những nước tham gia vào Dự án Vành đai Con đường do những chuẩn mực thấp của Trung Quốc về môi trường, lao động và quản trị cũng như những khoản nợ khổng lồ những nước này gánh chịu khi tham gia vào dự án.

Cuối cùng, trên lĩnh vực nhân quyền, tác giả Economy nói, Bắc Kinh đã có những bước tiến lớn trong việc đảo lộn những quan niệm quốc tế về quyền chính trị và nhân quyền. Tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, họ đã làm suy giảm khả năng việc những nhân tố bên ngoài có thể lên án một nước về những vi phạm nhân quyền. Bắc Kinh cũng thúc đẩy tầm nhìn của họ về chủ quyền Internet, bác bỏ sự riêng tư của dữ liệu và dòng chảy tự do thông tin.

“Ông Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng Trung Quốc có ý định và năng lực để xây dựng lại trật tự quốc tế. Tuy nhiên phần lớn những gì mà Trung Quốc thể hiện vai trò lãnh đạo toàn cầu cho đến nay chỉ là theo đuổi lợi ích của riêng Trung Quốc,” bà Economy nhận định. “Ông ấy vẫn chưa chứng tỏ những tố chất của một quốc gia lãnh đạo toàn cầu: sự sẵn sàng phối hợp lợi ích và trong một số trường hợp đặt lợi ích trước mắt của Trung Quốc ở dưới lợi ích lớn hơn của thế giới và khả năng tạo ra được một thỏa thuận quan trọng xung quanh một thách thức toàn cầu. Ở những chỗ mà ông Tập đã giành quyền lãnh đạo (sau khi Mỹ thoái lui) – chẳng hạn như ở vấn đề biến đổi khí hậu và tự do thương mại trong tiến trình toàn cầu hóa – thực tế cho thấy những gì Trung Quốc làm được còn cách xa với lời hứa của họ.”

Có ít chỉ dấu cho thấy phần còn lại của thế giới mong muốn một trật tự toàn cầu do Trung Quốc lãnh đạo, theo bà Economy. Các cuộc thăm dò ý kiến ở các nước trong vùng châu Á-Thái Bình Dương cho thấy họ có ít lòng tin vào sự lãnh đạo của ông Tập.

https://www.voatiengviet.com/a/khi-trump-tho%C3%A1i-lui-t%E1%BA%ADp-m%C6%B0u-t%C3%ADnh-l%C3%A0m-si%C3%AAu-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-/4490591.html

 

Công nghệ đang giúp Trung Quốc

kết nối với thế giới

Trung Quốc đang thay đổi cách xây dựng đường tàu hỏa trong bối cảnh Bắc Kinh tiến hành một trong những dự án hạ tầng lớn nhất lịch sử.

‘Xa lộ Tự do’ đối trọng ‘Một Vành đai’ của TQ?

Từ Biển Đông đến Một Vành đai của TQ

Kế hoạch Vành đai Con đường do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng năm 2013, muốn kết nối hai phần ba dân số thế giới ở khắp 70 nước qua mạng lưới trên bộ (vành đai) và trên biển (con đường).

Kế hoạch này cũng gây tranh cãi.

Giới chỉ trích nói rằng các nước nghèo sẽ nợ Trung Quốc hàng tỉ đôla, và rằng đây chỉ là sự hiển dương sức mạnh ngoại giao Trung Quốc.

Nhưng Vành đai Con đường đã thành hình ở Trung Quốc và nước ngoài, với hàng loạt đường ray đang được xây.

Làm thế nào xây tuyến đường sắt cao tốc ở những nơi nhiều thung lũng, hẻm núi chót vót, uốn cong?

Xin giới thiệu loại máy SLJ900/32, có biệt danh Quái vật Sắt.

SLJ có khả năng mang vác, nâng, đặt đường ray, kết nối các khối cột nặng.

Chiếc xe dài 92 mét, với 64 bánh xe, có thể di chuyển nhanh. Ngay cả khi chở nặng tối đa, xe vẫn có thể di chuyển với vận tốc 5 km / giờ.

Xe này nặng tới 580 tấn, nặng hơn mọi chuyến tàu mà sau này sẽ đi qua đường ray. Điều này có nghĩa đường ray máy làm còn chắc chắn hơn yêu cầu dành cho xe lửa.

Xe đã tham gia vào nhiều dự án đường sắt cao tốc, gồm tuyến đường mới giữa Nội Mông và phần còn lại của Trung Quốc.

Đào hầm

Dự án ở Sán Đầu, gần Hong Kong, có nhiệm vụ đào đường 5km dưới đất, có sáu làn xe, đi qua vùng dễ bị động đất.

Khi đường hầm mở ra năm 2019, giới chức hy vọng nó sẽ hiện đại hóa kết nối giao thông để Sán Đầu trở thành một trong 15 cảng chính dọc đường Tơ Lụa trên biển.

Công ty Đức từng dẫn đầu làm các máy khoan hầm TBM cho các dự án kiểu này. Nhưng giờ Trung Quốc trả tiền cho các công ty lớn để có giấy phép sử dụng công nghệ của họ.

Kết quả là Trung Quốc có máy TBM do China Railway Engineering Equipment Group Company (CREG) xây, khai trương tháng 10/2017.

Đường xe lửa Mombasa – Nairobi ở Kenya được quốc tế quan tâm khi nó hoàn thành tháng 5/2017, sớm hơn thời hạn đến 18 tháng.

Tuyến đường 480 km này là tuyến đường ray mới đầu tiên của Kenya từ khi độc lập, với 90% vốn nhờ Exim bank của Trung Quốc.

Đây là tuyến đường ray bên ngoài Trung Quốc đầu tiên do một công ty Trung Quốc xây theo chuẩn Trung Quốc.

Tuy là sản phẩm công nghệ cao, các máy móc này vẫn cần nhân lực.

Công nhân địa phương, do kỹ sư Trung Quốc giám sát, ở trong các nhà tạm dọc tuyến xe lửa để làm đường.

Họ phải bảo đảm các thanh ray gắn kết với tỉ lệ sai lệch chỉ chưa tới 2cm.

Có lo lắng về độ an toàn. Năm ngoái một kỹ sư Trung Quốc làm ở tuyến Mombasa-Nairobi nói với Tân Hoa Xã: “Các tai nạn ở thực địa thường xảy ra. Khi chúng xảy ra, thường rất nghiêm trọng và chết người.”

Nhưng hiện nay, các dự án đường sắt Trung Quốc vẫn được ưa chuộng ở Phi châu.

Tuyến đường ray Nairobi-Mombasa đã giảm thời gian đi lại từ 10 tiếng xuống chỉ còn 4.

Người ta đang làm tuyến đường với khoản vay 1,5 tỉ đôla của Exim Bank (Trung Quốc), để kết nối Uganda, Rwanda, Nam Sudan và Ethiopia.

Nếu theo đúng kế hoạch, Kenya sẽ sớm trở thành trung tâm của tuyến đường ray Đông Phi do tiền tài trợ của Trung Quốc.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44898604

 

Các nước TPP bắt đầu đàm phán

mở rộng thêm các thành viên mới vào năm 2019

Các nhà đàm phán chính từ 11 nước ký kết hiệp định Đối tác thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào thứ Năm 19/7/2018 đã nhất trí bắt đầu đàm phán mở rộng thêm các thành viên mới tiềm năng vào năm 2019, khi hiệp định này có hiệu lực.

Trong cuộc họp kéo dài hai ngày từ 18/7 tại khu nghỉ mát suối nước nóng Hakone gần Tokyo, các nhà đàm phán rà soát lại tiến trình thủ tục của các nước trong việc phê chuẩn hiệp định thương mại. Song song đó là thảo luận về việc mở rộng trong tương lai của TPP, dự đoán chiếm khoảng 13% nền kinh tế thế giới.

Thái Lan, Indonesia, Columbia, Hàn Quốc và Đài Loan được xem là sẵn sàng tham gia hiệp định TPP sửa đổi. Hiệp định này được ký kết vào tháng 3 và chính thức gọi là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Tiến bộ & Toàn diện (CPTPP.)

Đối mặt với lo ngại ngày càng tăng của chủ nghĩa bảo hộ và quan ngại về một cuộc chiến thương mại, các thành viên TPP đang tìm kiếm sự đoàn kết qua việc tạo ra một khu vực thương mại tự do rộng lớn hơn trong khu vực châu Á –Thái Bình Dương.

Ông Kazuhisa Shibuya, quan chức chính phủ cao cấp Nhật Bản chịu trách nhiệm về TPP, nói tại cuộc họp rằng các thủ tục có thể sẽ bắt đầu ngay khi hiệp định có hiệu lực. Ông này nói thêm các nhà đàm phán chính thực sẽ gặp lại vào cuối năm nay.

Một ủy ban dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp đầu tiên tại Nhật Bản để bàn về công tác mở rộng các thành viên mới.

CPTPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi ít nhất sáu quốc gia hoàn thành thủ tục phê chuẩn tại nước họ. Nhật Bản, Mexico và Singapore đã kết thúc quá trình phê chuẩn. Úc, New Zealand và Việt Nam có khả năng sẽ hoàn tất phê chuẩn vào cuối năm nay.

Ngoài ra, Bộ trưởng Thương mại Anh Quốc Liam Fox cũng nói vào hôm 18/7 rằng họ sẽ đưa vấn đề TPP ra công chúng. Chánh Văn Phòng Nội các Nhật, ông Yoshihide Suga, hôm 19/7 đã ca ngợi sự quan tâm của Anh Quốc về TPP. Ông nói thêm Nhật Bản sẽ sẵn sàng chia sẻ thông tin cần thiết.

Được biết các nước khác muốn tham gia TPP có thể sẽ phải chấp nhận những gì đã được thông qua đàm phán bởi 11 nước thành viên hiện tại trong các lĩnh vực như sở hữu trí tuệ.

11 thành viên TPP là Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Hiện cũng đang diễn ra đàm phán nhằm hướng đến một khối thương mại tự do đa dạng hơn bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ, được gọi là Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/tpp-countries-to-start-accession-talks-for-new-members-in-2019-07192018131524.html

 

Choáng váng vì Trump,

Trung Quốc cố ve vãn châu Âu nhưng bất thành

Thụy My

Bị cơn lốc xoáy Donald Trump làm choáng váng, Trung Quốc bèn quay sang ve vãn châu Âu, cố tìm cho được đồng minh trong cuộc chiến thương mại.

Hôm thứ Hai 16/07/2018, Bắc Kinh đã trải thảm đỏ, giương cao ngọn cờ « tự do mậu dịch »để đón tiếp chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk và chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker. Nền kinh tế thứ nhì thế giới mong chiêu dụ được Bruxelles nhân hội nghị thượng đỉnh thường niên với Liên Hiệp Châu Âu, trong bối cảnh tổng thống Mỹ vừa bắn một loạt đại pháo mới, áp đặt thuế hải quan lên 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc nhập khẩu.

Trục Bắc Kinh – Bruxelles để cô lập Donald Trump ?

Vốn có thói quen cao ngạo trước các đối tác thương mại, lần này Bắc Kinh nồng hậu tiếp đón những thượng khách từ Bruxelles. Vài ngày trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh, Trung Quốc thậm chí còn để cho bà Lưu Hà (Liu Xia), vợ góa của giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) bay sang Đức theo yêu cầu của thủ tướng Angela Merkel, kết thúc tình trạng bị quản thúc chặt chẽ từ nhiều năm qua.

Nhà sử học Chương Lập Phàm (Zhang Lifan) nhận định : « Hành động có tính toán này nằm trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Trung Quốc muốn xích lại gần châu Âu để cô lập Donald Trump ». Tuy nhiên cũng theo ông Chương – một trong những nhà phân tích cuối cùng tại Trung Quốc còn dám phát biểu một cách tự do – cử chỉ này quá lộ liễu và chiến dịch quyến rũ khó thể kéo dài, vào lúc chủ tịch Tập Cận Bình thâu tóm mọi quyền lực, đề cao ý thức hệ mác-xít.

Bắc Kinh và cựu lục địa đều là mục tiêu bị nằm trong tầm ngắm của Nhà Trắng, và đều chia sẻ mối lo ngại trước chủ nghĩa bảo hộ đang đe dọa tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên hy vọng của Trung Quốc sẽ tạo được trục Bắc Kinh – Bruxelles đã biến thành nỗi thất vọng.

Giáo sư Trần Đạo Ẩn (Chen Daoyin) giảng dạy ở Thượng Hải nhưng không muốn nói tên trường để tránh bị sách nhiễu, phân tích : « Châu Âu sẽ không liên minh với Trung Quốc, vì cũng đồng tình với Hoa Kỳ trước các hành vi cạnh tranh bất chính của Bắc Kinh ».

Về mặt công khai thì các nhà kỹ trị ở Bruxelles tố cáo chủ nghĩa đơn phương của Washington, trái với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhưng trong hậu trường, họ vỗ tay hoan nghênh những cú đòn trời giáng của Donald Trump đối với người khổng lồ Trung Quốc luôn vi phạm luật chơi quốc tế. Bruxelles và Washington đều phản đối việc trợ giá ồ ạt cho các đại tập đoàn Trung Quốc để tràn ngập thị trường các nước, coi đây là các hàng rào phi thuế quan để cản trở các doanh nghiệp châu Âu và Mỹ tại thị trường nội địa Trung Quốc.

Bắc Kinh nói một đằng, làm một nẻo

Những loan báo mới đây về việc mở cửa một số lãnh vực như xe hơi, không còn buộc phải liên doanh với các công ty trong nước, là « quá trễ và quá hạn chế » – một bản báo cáo của Phòng Thương mại Liên Hiệp Châu Âu tại Trung Quốc (EUCCC) công bố ngày 10/07/2018 tố cáo.

Tài liệu này nhấn mạnh khoảng cách giữa các bài diễn văn cổ vũ tự do mậu dịch của ông Tập Cận Bình tại Diễn đàn Davos năm ngoái, và thực tế tại Trung Quốc, nơi mà hy vọng trước những lời hứa mở cửa ngon ngọt đã trở nên mòn mỏi. Trong một cuộc thăm dò vào tháng Sáu của EUCCC, có đến hai phần ba các doanh nghiệp châu Âu đặt cơ sở tại Trung Quốc tố cáo bị phân biệt đối xử. Nhà nghiên cứu Françoise Nicolas, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp cũng có cùng nhận định : « Cách biệt giữa lời nói và việc làm của Bắc Kinh rất lớn ».

Theo giáo sư Trần Đạo Ẩn, sự khác biệt mang tính căn cơ về lâu về dài. Ông nói : « Bắc Kinh coi quá trình toàn cầu hóa và chủ nghĩa đa phương chỉ là công cụ để thống trị thế giới, áp đặt các quy định của Trung Quốc. Trong khi đó đối với châu Âu, đây là vấn đề nguyên tắc ». Bất đồng cốt yếu này bao trùm lên tất cả, mặc cho những tuyên bố ủng hộ tự do mậu dịch.

Sự khó xử của châu Âu

Liên Hiệp Châu Âu bị đặt trong tình thế khó xử : trước mặt là một đối tác cho biết sẵn sàng tham gia một mặt trận đa phương chống lại Donald Trump, nhưng bản thân lại không chấp hành các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Tuy xuất khẩu vô số hàng hóa sang châu Âu (gần 375 tỉ euro trong năm 2017) và mua rất nhiều doanh nghiệp của cựu lục địa, nhưng Trung Quốc vẫn đóng cửa đối với đầu tư nước ngoài. Nhà phân tích Agatha Kratz của Rhodium Group nêu cụ thể : không chỉ cạnh tranh bằng giá nhân công rẻ, Bắc Kinh còn khóa chặt thị trường đấu thầu ; các lãnh vực vận tải, truyền thông, tài chính. Ngược lại EU vẫn chưa dựng lên hàng rào nào để ngăn trở Trung Quốc « mua sắm » các công ty châu Âu.

Tệ hại hơn nữa là Bắc Kinh, vô địch về trợ giá cho các công ty quốc doanh, là nguyên nhân của tình trạng sản xuất thừa thép, khiến Washington phải đặt ra rào cản thuế quan. Một quan chức châu Âu bực tức : « Điều mà chúng tôi cố gắng giải thích cho ông Trump : châu Âu không gây ra nạn thừa thép, mà cũng là nạn nhân như Mỹ vậy ».

Mối liên hệ giữa Bắc Kinh và Bruxelles hiện vẫn nhập nhằng. Trong khi châu Âu ngày càng mua nhiều hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc (xuất khẩu sang châu Âu tăng 7,5% hàng năm kể từ 2013), Ủy ban Châu Âu liên tục áp thuế chống phá giá. Hiện nay có 65 sản phẩm Trung Quốc bị áp thuế này, chủ yếu là các mặt hàng làm từ thép và nhôm ; và trên 31 biện pháp chống né thuế – nhắm vào hàng Trung Quốc đi vòng sang các nước khác để vào EU.

Song song đó, Bruxelles còn cải thiện khung pháp chế. Viễn cảnh Trung Quốc được hưởng quy chế nền kinh tế thị trường khiến 28 nước EU phải hiện đại hóa các công cụ tự vệ thương mại – một hồ sơ bị dậm chân tại chỗ từ nhiều năm qua. Châu Âu ngưng công khai danh sách các nền kinh tế không mang tính thị trường để duy trì mức độ bảo vệ các nhà sản xuất của mình. Còn Bắc Kinh đã kiện EU trước Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 12/2016, cáo buộc châu Âu không nhanh chóng công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc.

Mặt khác, trước việc Trung Quốc liên tục mua các công ty EU và chú tâm vào các cổ phiếu mang tính chiến lược, mà điển hình là trường hợp Kuka, nhà sản xuất robot của Đức, Liên Hiệp Châu Âu rốt cuộc phải tính đến việc « thanh lọc » lại các đầu tư này – một điều cấm kỵ hồi năm 2014. Mỗi quốc gia EU tự xem xét lãnh vực nào là chiến lược, và chia sẻ thông tin với các thành viên khác. Đầu tháng Sáu năm nay, Bruxelles cũng kiện lên WTO về các vụ chuyển giao công nghệ bất hợp pháp của Bắc Kinh.

Quyền lực mềm Trung Quốc

Trong bài « Châu Âu không nên ngây thơ trước Trung Quốc », nhà nghiên cứu Philippe Le Corre của Havard Kennedy School nhấn mạnh, từ sau Đại hội 19, Bắc Kinh không ngừng khẳng định sức mạnh trên nhiều lãnh vực.

Về ngoại giao, năm nay ngân sách được tăng 20% để triển khai các công cụ « soft power »như các Viện Khổng tử, mở rộng các phương tiện truyền thông ra quốc tế (China Daily, « Tiếng nói Trung Quốc »…). Về kinh tế, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á có tham vọng cạnh tranh với các định chế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Về quân sự, quân cảng Djibouti mới toanh đã là nơi đóng quân của 5.000 lính Trung Quốc.

Hàng hải được đặc biệt chú trọng : cảng Pirée của Hy Lạp trở thành ngõ vào chính của Trung Quốc tại Đại Tây Dương (công ty Cosco Trung Quốc nắm 67% vốn). Bên cạnh đó còn có cảng Gwadar ở Pakistan, cảng nước sâu ở bang Rakhine, Miến Điện (Trung Quốc chiếm 70% vốn), và nhất là cảng Hambantota ở Sri Lanka, bị đem cho Trung Quốc thuê 99 năm. Hoạt động ở cảng « thương mại » này không chỉ là vận chuyển hàng hải, mà từ nhiều năm qua đã tiếp đón các tàu ngầm và chiến hạm của hải quân Trung Quốc.

Chuyên gia Le Corre cảnh báo, rõ ràng đây không chỉ là vấn đề kinh tế mà nằm trong chiến lược toàn cầu của Bắc Kinh. Như vậy có nên liên minh với Trung Quốc – một mô hình toàn trị và tư bản nửa mùa, Nhà nước do Đảng chỉ đạo có toàn quyền kiểm soát, trừng phạt các doanh nghiệp ?

Hơn nữa, đầu tư của Hoa Kỳ vào châu Âu cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc, và chiều ngược lại cũng tương tự. Cuối cùng là các giá trị phương Tây, từ dân chủ cho đến tự do cá nhân, tự do thông tin mà châu Âu và Mỹ cùng chia sẻ.

Theo Philippe Le Corre, đã hẳn những tuyên bố của Donald Trump gây hoang mang, nhưng lợi ích chiến lược về lâu về dài phải bao trùm lên tính cách cá nhân của ông chủ Nhà Trắng hiện nay.

Rốt cuộc, châu Âu không bị phỉnh phờ trước những lời đường mật. Ngay sau cuộc họp thượng đỉnh, EU lại ký kết với đối thủ của Trung Quốc là Nhật Bản một hiệp định thương mại lịch sử. Một khu vực tự do mậu dịch chiếm đến một phần ba GDP toàn cầu được hình thành, với 600 triệu dân. Trước viễn cảnh biện pháp trừng phạt của Washington sẽ làm tăng trưởng Trung Quốc bị giảm 0,2 đến 0,5 điểm, Bắc Kinh có lẽ càng thêm cay cú.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180720-choang-vang-vi-trump-trung-quoc-co-ve-van-chau-au-nhung-bat-thanh