Tin khắp nơi – 20/06/2018
Bồ Đào Nha loại Ma-rốc khỏi World Cup
Bàn thắng sớm của danh thủ Bồ Đào Nha, Cristiano Ronaldo, ngay phút thứ 4 ở trận đấu gặp Ma-rốc đã loại đội bóng Bắc Phi khỏi World Cup 2018 tại bảng B hôm 20/6.
Tuy nhiên, pha đánh đầu thành bàn này cũng là bàn thắng duy nhất của trận đấu mặc dù cả Ma-rốc đều nỗ lực tìm kiếm bàn gỡ, trong khi đội bóng Nam Mâu muốn nâng thêm tỷ số.
Đây là bàn thắng thứ tư của Ronaldo sau hai trận ra quân, mà ở trận đầu anh có cú hat-trick thứ 51 trong sự nghiệp cầu thủ, khi giúp tuyển Bồ Đào Nha gỡ hòa 3-3 trước đội bóng láng giềng Tây Ban Nha.
World Cup bảng H: Senegal thắng Ba Lan 2-1
World Cup 2018: Các ‘ông lớn’ sảy chân
Bình luận World Cup từ quán Pub London
World Cup 2018: Công nghệ làm thay đổi bóng đá
Bàn tròn World Cup – bình luận & dự đoán
Cùng ngày, Uruguay sẽ gặp Arabia tại bảng A, nếu chiến thắng, đội bóng Nam Mỹ giàu thành tích sẽ có 6 điểm ngang bằng với tuyển Nga, đội đã chiến thắng 3-1 trước Ai-cập và đứng đầu bảng này với 8 bàn thắng và chỉ có một bàn thua.
Trở lại với trận thua Bồ Đào Nha của Ma-rốc, các cầu thủ Bắc Phi đã thi đấu đầy quyết tâm, có nhiều pha bóng nguy hiểm về phía đối thủ, phòng ngự chặt chẽ, kiên cường.
Ma-rốc hoàn toàn có thể ngẩng cao đầu với trận thua nhưng không hề đậm về kết quả và không dễ dàng về lối chơi cho Bồ Đào Nha.
World Cup bước sang ngày thứ thi đấu thứ sáu
World Cup qua bình luận của 3 nhà báo BBC
Cristiano Ronaldo giành giải Quả bóng Vàng
Ở trận cầu thứ ba của ngày thi đấu 20/6, Tây Ban Nha sẽ gặp Iran.
Các cầu thủ cựu vô địch World Cup được cho là đội bóng mạnh hơn, nhưng trận thắng của Bồ Đào Nha sẽ buộc Tây Ban Nha phải chiến thắng và nếu muốn chắc chân thì cần ghi nhiều hơn một bàn cách biệt.
Iran, đội đã có 3 điểm ở trận mở đầu tuy thế cũng không vừa và nếu theo dõi diễn biến trận Bồ Đào Nha so tài với Ma-rốc, Iran – đội mới thắng Ma-rốc – có thể sẽ thi đấu quyết tâm và đó sẽ là thử thách cho đối thủ Nam Âu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44547950
World Cup: fan Nhật gây ấn tượng vì nhặt rác ở SVĐ
Sau mỗi trận bóng ở World Cup, các khán đài thường tràn ngập rác từ các loại bao bì, túi và cốc đựng thức ăn mà các fan để lại.
Và các fan Nhật hoàn toàn có lý do để ‘quậy tưng bừng’ vào tối thứ Ba. Đội của họ đã thắng trong trận ra quân đầu ở World Cup, đánh bại Colombia với tỷ số 2-1 và giành chiến thắng đầu tiên trước một đội bóng Nam Mỹ.
Nhưng sau khi tuyển Nhật ‘quét’ tuyển Colombia khỏi sân, các fan Nhật cũng làm công việc quét dọn của mình: họ dọn sạch tinh các hàng ghế trong sân vận động.
Mang theo những túi rác lớn, các fan Nhật đi dọc các dãy ghế và nhặt rác, để khán đài lại sạch tinh như khi họ bước vào.
Và đây không phải là lần đầu tiên các fan Nhật làm chuyện này – những người ủng hộ đội “Samurai Xanh” luôn có những cử chỉ đẹp.
Xem World Cup, ngẫm về cơ hội của Việt Nam
Sôi nổi World Cup – Một tuần qua ảnh
“Đây không chỉ là một phần của văn hóa đá bóng mà là một phần của văn hóa Nhật,” nhà báo chuyên về bóng đá ở Nhật Bản Scott McIntyre nói với BBC. Ông đang có mặt ở Nga để theo dõi đội Nhật thi đấu và không hề ngạc nhiên về bản chất hơi khác biệt của những fan của Samurai Xanh.
“Bạn thường nghe mọi người nói bóng đá là phản ánh của văn hóa. Một khía cạnh quan trọng của xã hội Nhật là đảm bảo cho mọi thứ hoàn toàn sạch sẽ và điều đó cũng diễn ra tại tất cả các sự kiện thể thao và đương nhiên là cả bóng đá.”
World Cup 2018: Các ‘ông lớn’ sảy chân
World Cup 2018: Công nghệ làm thay đổi bóng đá
VAR, Ronaldo, Messi và bóng đá châu Âu
Một thói quen có từ thời thơ ấu
Các fan của Senegal cũng có cử chỉ nhặt rác tại World Cup năm nay – nhưng chính người Nhật đi tiên phong trong chuyện này và giờ đây họ đã nổi tiếng vì nó.
Đây là điều mà nhiều người nước ngoài thấy ngạc nhiên khi đi dự các trận bóng đá ở Nhật.
“Họ [người nước ngoài] có thể để lại một cái chai hay bao bì thực phẩm dưới đất và sau đó thường có người Nhật đập vào vai họ và nhắc họ phải nhặt lên hay mang về nhà để vứt nhưng không được để rác ở đó,” ông McIntyre cho biết.
Đây là thói quen đã ăn sâu vào người Nhật từ khi còn nhỏ.
“Nhặt rác sau mỗi trận bóng đá là tiếp tục những hành vi cơ bản được dạy ở các trường học, nơi học sinh dọn vệ sinh các lớp học và hành lang,” ông Scott North, giáo sư xã hội học ở Đại học Osaka nói.
“Với việc được nhắc nhở liên tục khi còn bé, những hành vi này trở thành thói quen cho đa số dân chúng.”
Vậy các fan Nhật nghĩ sao về chuyện họ nhặt rác gây bão trên mạng xã hội? Họ thấy rất tự hào.
“Ngoài ý thức cao về việc cần phải sạch sẽ và tái sử dụng, dọn dẹp ở những sự kiện như World Cup là cách mà các fan Nhật thể hiện lòng tự hào về cách sống của họ và chia sẻ nó với tất cả chúng ta,” GS North giải thích.
“Còn nơi nào tốt hơn là World Cup để đưa ra thông điệp chúng ta cần chăm nom có trách nhiệm cho hành tinh này?” anh nói thêm.
Điều đó không có nghĩa là họ ít đam mê hơn, ông McIntyre nói. Đơn giản là niềm đam mê không chuyển thành việc lơ là những nguyên tắc cư xử cơ bản, chứ đừng nói đến bạo lực.
“Tôi biết là nghe thì có thể tẻ nhạt và nhàm chán, nhưng đây là thực tế ở một đất nước được xây dựng trên tính tôn trọng và lịch sự,” ông cười. “Và điều đó đơn giản đã dẫn đến những việc làm có tính tôn trọng cao trong bóng đá.”
“Tôi nghĩ thật là điều tuyệt vời là World Cup mang đến nhiều quốc gia và dân tộc và mọi người có thể học hỏi và trao đổi những điều như thế này. Đó là vẻ đẹp của bóng đá.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44547560
AR, Ronaldo, Messi và bóng đá châu Âu
Huy BùiGửi cho BBC từ Sài Gòn
Lượt trận đầu tiên của World Cup 2018 đã kết thúc với nhiều dấu ấn mang tính tích cực lẫn tiêu cực.
Một số kết quả được giới chuyên môn đánh giá là ‘bất ngờ’ cũng đã diễn ra, nhưng nhìn chung, các đội được cho là mạnh hơn đều đạt kết quả khả quan.
World Cup bảng H: Senegal thắng Ba Lan 2-1
World Cup 2018: Các ‘ông lớn’ sảy chân
Bình luận World Cup từ quán Pub London
World Cup 2018: Công nghệ làm thay đổi bóng đá
Bàn tròn World Cup – bình luận & dự đoán
Công nghệ VAR có tác dụng
Một trong những dấu ấn cần đề cập đầu tiên là việc FIFA áp dụng công nghệ VAR, viết tắt của ‘Video Assistant Referee’, hay còn gọi là ‘Video hỗ trợ trọng tài’, hay ‘Trợ lý trọng tài qua Video’, trong các trận đấu tại Nga ở World Cup 2018, nhằm trợ giúp các quyết định của trọng tài được chính xác hơn, theo như ý tưởng được Ban tổ chức đưa ra.
Công nghệ VAR thực chất là một tổ trọng tài thứ ba, ngoài tổ trọng tài chính trên sân và trọng tài bàn, sử dụng hệ thống video để xem lại các tình huống nhạy cảm, bị bỏ sót bởi trọng tài chính và các trọng tài biên, từ đó tư vấn cho trọng tài chính nhằm đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Trong lượt trận đầu tiên, công nghệ VAR đã được sử dụng trong trận Pháp-Úc, giúp những chú Gà Trống được hưởng quả phạt đền, cũng là điều tương tự giúp Thuỵ Điển giành thắng lợi từ chấm 11m trước Hàn Quốc.
Tuy nhiên, công nghệ VAR đã ‘không phát hiện’ được pha phạm lỗi của Diego Costa trước khi ghi bàn cân bằng tỉ số 1-1 cho Tây Ban Nha trong trận gặp Bồ Đào Nha, cũng như không ‘hỗ trợ’ được gì cho trọng tài chính khi Zuber của Thuỵ Sĩ đánh đầu vào lưới Brazil gỡ hoà 1-1 dù đã phạm lỗi đẩy người hậu vệ Miranda ngay trước đó.
World Cup bước sang ngày thứ thi đấu thứ sáu
World Cup qua bình luận của 3 nhà báo BBC
Cristiano Ronaldo giành giải Quả bóng Vàng
Vậy VAR có thực sự giúp trọng tài chính có các quyết định chính xác hay không? Và có ảnh hưởng như thế nào đến một trận đấu bóng đá?
Vẫn còn quá sớm để trả lời cho các câu hỏi này, nhưng qua loạt trận đầu, VAR đã mang lại cả hai yếu tố tiêu cực và tích cực, và cho thấy một trận đấu có thể bị vỡ vụn nếu ‘đặt nặng’ hoặc dựa hoàn toàn vào công nghệ này do phải dừng liên tục.
Một yếu tố khác cần nói đến là tuy hoạt động như một tổ trọng tài thứ ba trên sân, việc xem lại video vẫn do trọng tài chính quyết định, kể cả khi có yêu cầu của tổ trọng tài phụ trách công nghệ VAR. Nói cách khác, trọng tài chính có quyền từ chối yêu cầu xem lại video các tình huống của tổ trọng tài phụ trách video, và do đó, hoàn toàn có thể bỏ sót các tình huống có thể phạm lỗi.
Phạm lỗi được định nghĩa ‘có tác động’ và công nghệ VAR chỉ xác nhận điều này, còn tác động có đủ mạnh hay không là vấn đề nhạy cảm và vẫn hoàn toàn do trọng tài chính quyết định.
Tuy nhiên, việc FIFA áp dụng các công nghệ hiện đại vẫn được cho là cần thiết và nhận được sự đồng tình của đa số vì trên thực tế, khi chưa có công nghệ VAR, nhiều tình huống phạm lỗi có thể bị bỏ qua do trọng tài chính không thể quán xuyến toàn bộ sân bóng.
Vấn đề còn lại là sử dụng công nghệ VAR như thế nào để vừa đem lại sự công bằng, vừa giảm thiểu sự gián đoạn của trận đấu đòi hỏi trọng tài chính phải có một cái đầu lạnh cộng với một trái tim nóng.
Ronaldo vs Messi
Trước giải đấu, người hâm mộ cũng như giới chuyên môn đều tập trung vào hai cầu thủ được cho là hay nhất hiện nay, với những nhận định ai sẽ là người toả sáng. Sự quan tâm đối với Ronaldo và Messi cũng tăng lên vì có thể đây là kỳ World Cup cuối cùng của cả hai ngôi sao.
Trên thực tế, cả hai đều cần chức vô địch thế giới để hoàn thiện bộ sưu tập danh hiệu, dù cả hai đã nhiều lần đoạt Quả bóng Vàng.
Câu hỏi là: Messi và Ronaldo, ai là cầu thủ giỏi hơn, một vấn đề nữa chính là tự thân hai cầu thủ này cũng muốn được sánh ngang với các huyền thoại bóng đá của chính đất nước họ.
Qua lượt trận đầu, người hâm mộ cũng như giới chuyên môn được chứng kiến một Ronaldo không chỉ có phong độ chuyên môn cao mà còn là một thủ lĩnh thực sự, có tầm ảnh hưởng lớn đến tập thể đội Bồ Đào Nha. Ở chiều ngược lại, Messi đã đem lại sự thất vọng khi thi đấu mờ nhạt và không thể hiện được vai trò người đội trưởng của Argentina.
Hiển nhiên, mọi thứ mới chỉ bắt đầu và tất cả đều có thể được cải thiện và Messi hoàn toàn có thể chơi hay hơn trong các trận kế tiếp vì chuyên môn của tiền đạo Barcelona đã được chứng minh trong nhiều năm qua, nhưng có vẻ vai trò một thủ lĩnh đang là điều vượt quá tầm của cầu thủ này.
Messi là cầu thủ có tài năng thiên bẩm, được trời phú cho nhiều thứ nhưng vai trò thủ lĩnh không phải là thứ mà đội trưởng của Argentina có sẵn trong người, trong khi thời gian để tôi luyện và cải thiện đã không còn.
Ngược lại, Ronaldo là cầu thủ trưởng thành qua khả năng tự phấn đấu, rèn luyện và hoàn thiện bản thân. Quá trình phấn đấu này khiến đồng đội nể phục và do đó làm tăng khả năng ‘đầu tàu’ của đội trưởng Bồ Đào Nha.
Đi tìm nhà vô địch
Trước giải đấu, giới chuyên môn nhận định các đội như Brazil, Argentina, Đức, Tây Ban Nha và Pháp là những ứng viên cho chức vô địch World Cup 2018, trong đó Brazil là ứng viên sáng giá nhất.
Nhưng qua lượt trận đầu, chất lượng chuyên môn của các đội tuyển trên chưa có gì sắc nét, trong đó ứng viên được đánh giá cao nhất là Brazil hoà chật vật Thuỵ Sĩ, Argentina và Đức chưa thể hiện được bản lĩnh của những ông lớn, thậm chí Đức còn thua sốc trước Mexico là đội được cho là yếu hơn rất nhiều.
Tây Ban Nha và Pháp là hai đội thể hiện tốt hơn các ứng viên còn lại về chuyên môn, nhưng cũng không thể hiện được yếu tố vượt trội để có thể giúp người hâm mộ ‘đặt cược’ là đội sẽ đi đến chặng cuối cùng của giải đấu.
Tất nhiên, mới chỉ qua một lượt trận thì chưa thể kết luận về thực lực các đội bóng được đánh giá cao, đồng thời là những ứng viên cho chức vô địch, nhưng về chuyên môn, lối chơi, chiến thuật cũng như yếu tố con người, những ứng cử viên ‘nặng cân’ nhất đã không đem lại sự kỳ vọng của người hâm mộ, cũng như chưa thể hiện đúng trình độ đã được giới chuyên môn nhận định.
Nói cách khác, những đội bóng này chưa thể hiện được sự hơn hẳn các đội còn lại ở nhóm hai về mặt chuyên môn.
World Cup của bóng đá châu Âu?
Các nền bóng đá lớn của châu Âu với những giải vô địch quốc gia hấp dẫn nhất vẫn đang thống trị giải World Cup 2018 tại Nga, khi trong thành phần cầu thủ đa số thi đấu tại các giải đấu của Anh, Tây Ban Nha và Đức.
Theo thống kê của BBC, có đến 130 cầu thủ của các đội tuyển tham dự World Cup 2018 đến từ các câu lạc bộ trong ba giải vô địch hàng đầu của nước Anh. Tiếp theo đó là 81 cầu thủ đến từ các giải vô địch của Tây Ban Nha và Đức đứng thứ ba với 67 cầu thủ.
Anh không vô địch thế giới thêm lần nào kể từ năm 1966, nhưng không thể phủ nhận các giải vô địch của xứ sương mù cung cấp nhiều tuyển thủ cho đội tuyển quốc gia các nước hơn bất cứ giải đấu nào khác, kể cả khi các tên tuổi như Leroy Sane, Marcos Alonso, hay như David Luiz phải ngồi nhà làm khán giả.
Trong tổng số 32 đội tham dự World Cup 2018, chỉ có các đội như Uruguay, Panama, Saudi Arabia và Nga là không có cầu thủ nào đang thi đấu tại Anh trong thành phần 23 cầu thủ.
Đội tuyển Anh là đội duy nhất mà cả 23 cầu thủ đều cùng đang thi đấu tại một giải vô địch quốc gia, trong khi ở chiều ngược lại, Thuỵ Điển và Senegal là đội tuyển không có một cầu thủ nào đang thi đấu tại giải vô địch trong nước.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một bình luận viên bóng đá từng cộng tác với chương trình TalkSport ở London, gửi tới chuyên mục World Cup của BBC từ Sài Gòn.
https://www.bbc.com/vietnamese/sport-44547240
Nhân viên Microsoft đòi ngừng hợp đồng
với Tuần tra Biên giới Mỹ
Dave LeeNhà báo công nghệ Bắc Mỹ
Hơn 100 nhân viên Microsoft ký thư ngỏ kêu gọi ngừng hợp đồng với cơ quan Tuần tra Biên giới Mỹ sau khi chính quyền Trump tách trẻ em khỏi gia đình ở biên giới Mexico.
Lời kêu gọi này được đưa ra khi chính quyền Trump đang đối mặt với chỉ trích gay gắt về việc tách trẻ em khỏi cha mẹ ở biên giới Mexico.
Bức thư, được đăng trên một bảng tin nội bộ và trên tờ New York Times, cho biết các nhân viên “từ chối trở thành đồng lõa”.
Hoa Kỳ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ
Điều trần ‘Năm tồi tệ của nhân quyền VN’ trước QH Mỹ
Biểu tình phản đối chia cắt gia đình tại biên giới Mỹ
Microsoft từng nói không sử dụng công nghệ của mình cho “các dự án liên quan đến việc tách trẻ em khỏi gia đình ở biên giới”.
Trong một tuyên bố được phổ biến trước thư ngỏ của nhân viên, công ty cho biết: “Microsoft thất vọng với việc tách trẻ em khỏi gia đình ở biên giới. Việc đoàn tụ gia đình là nguyên tắc cơ bản của chính sách và luật pháp Mỹ kể từ khi kết thúc Thế chiến II.”
Microsoft hiện có hợp đồng 19,4 triệu đô la với Cục Thực thi Luật Nhập cư và Hải quan Hoa Kỳ (ICE).
‘Bàng hoàng’
Những người ký vào thư ngỏ gửi giám đốc điều hành Microsoft, ông Satya Nadella, yêu cầu công ty chấm dứt hợp đồng với ICE và “các khách hàng khác trực tiếp trao thẩm quyền cho ICE”.
Sundar Pichai, giám đốc điều hành của Google, viết trên Twitter rằng: “Những câu chuyện và hình ảnh của các gia đình bị chia lìa ở biên giới gây sốc.”.
Ông sếp của Apple, Tim Cook nói với tờ Irish Times rằng tình huống này là “vô nhân đạo”.
Mark Zuckerberg của Facebook nói: “Chúng ta cần phải dừng chính sách này ngay bây giờ”.
Những cáo buộc khác đến từ các lãnh đạo của AirBnB, Twilio và Box.
Một buổi gây quỹ trên Facebook quyên góp được hơn 6 triệu đô la vào ngày thứ Ba 19/6, tăng với tốc độ hàng ngàn đô la mỗi phút. Đây là số tiền gây quỹ lớn nhất từ trước đến nay trên mạng Facebook.
Gần đây, hàng ngàn nhân viên của Google nộp đơn xin từ chức và thôi việc, đồng thời ký vào bản kiến nghị buộc công ty này phải cắt hợp đồng với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Google từng hỗ trợ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phát triển các phần mềm được thiết kế để tăng tính chính xác của các cuộc tấn công bằng drone. Dự án này có tên gọi Maven, từng gây lo ngại sẽ là bước đầu tiên của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để giết người.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44543819
Hoa Kỳ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ
Hoa Kỳ đã rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, gọi đó là “sự chia rẽ của thiên vị chính trị”.
Cơ quan “đạo đức giả và vụ lợi” và tạo ra “một sự nhạo báng về quyền con người,” phái viên Hoa Kỳ Nikki Haley nói với Liên Hợp Quốc.
Nhưng các nhà hoạt động cho biết động thái của Mỹ có thể làm tổn thương các nỗ lực giám sát và giải quyết các vụ lạm dụng nhân quyền trên khắp thế giới.
Động thái này xảy ra khi đang có những lời chỉ trích gay gắt về chính sách của chính quyền Trump về việc cách lý trẻ em và cha mẹ là những người nhập cư qua biên giới Mỹ- Mexico.
Điều trần ‘Năm tồi tệ của nhân quyền VN’ trước QH Mỹ
LHQ bày tỏ quan ngại về Luật an ninh mạng
Biểu tình phản đối chia cắt gia đình tại biên giới Mỹ
Bà Haley đã công bố ý định của Hoa Kỳ từ bỏ hội đồng tại một cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo, người đã gọi hội đồng “một cơ quan bảo vệ nhân quyền tồi tệ”.
Bà Haley năm ngoái đã cáo buộc hội đồng “luôn thiên vị chống lại Israel” và nói rằng Hoa Kỳ đang xem xét lại tư cách thành viên của mình.
Được thành lập vào năm 2006, hội đồng có trụ sở tại Geneva đã bị chỉ trích vì cho phép các nước có hồ sơ nhân quyền đáng nghi ngờ là thành viên.
Tổng thư ký LHQ António Guterres, trong một tuyên bố, trả lời bằng cách nói rằng ông sẽ “rất mong muốn” Hoa Kỳ ở lại trong hội đồng.
Ủy viên nhân quyền LHQ, Zeid Ra’ad Al Hussein, gọi là việc Mỹ rút khỏi hội đồng là “tin rất đáng thất vọng, hay phải nói là thực sự rất ngạc nhiên”. Trong khi đó, Israel ủng hộ quyết định này.
Tại sao Mỹ quyết định rút lui?
Mỹ quyết định rời khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ xảy ra sau nhiều năm bị chỉ trích.
Hoa Kỳ ban đầu từ chối tham gia hội đồng vào 2006, lập luận rằng UNHRC đã kết nạp các quốc gia có hồ sơ nhân quyền đáng phải suy xét.
Washington chỉ bắt đầu tham gia vào 2009 dưới thời Tổng thống Barack Obama, và được bầu vào lại Hội đồng vào 2012.
Nhưng các nhóm nhân quyền đã lên tiếng phàn nàn về cơ quan này hồi 2013, sau khi Trung Quốc, Nga, Ả Rập Saudi, Algeria và Việt Nam được bầu làm thành viên.
Điều này theo sau sự tẩy chay chưa từng thấy của Israel về một trong những đánh giá của hội đồng, cáo buộc Israel nhận được những lời chỉ trích không công bằng từ hội đồng.
Năm ngoái, Nikki Haley nói rằng “khó chấp nhận” khi các nghị quyết của hội đồng chống lại Israel đã được thông qua chống trong khi đó lại không có nghị quyết nào cho Venezuela, nơi hàng chục người biểu tình đã thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng chính trị.
Israel là quốc gia duy nhất là mục tiêu thường trực trong chương trình nghị sự, có nghĩa là nước này thường xuyên bị suy xét về mọi động thái đối với Palestine.
Hôm thứ Ba, mặc dù đã có những lời gay gắt với UNHRC, bà Haley nói bà muốn “làm rõ ràng rằng động thái này không phải là một sự rút lui khỏi các cam kết nhân quyền của chúng tôi”.
Các đồng minh thêm mất tinh thần
Phân tích của phóng viên Nada Tawfik, BBC News, New York
Đây chỉ là sự cự tuyệt khỏi chủ nghĩa đa phương gần đây nhất của chính quyền Trump, và có khả năng sẽ gây ra sự bất an ở những người tin tưởng vào Hoa Kỳ để bảo vệ và vận động cho nhân quyền trên khắp thế giới.
Hoa Kỳ luôn có mối quan hệ mâu thuẫn với Hội đồng Nhân quyền LHQ. Chính quyền Bush quyết định tẩy chay hội đồng khi nó được thành lập vào năm 2006 vì nhiều lý do tương tự mà chính quyền Trump trích dẫn.
Đại sứ của Liên Hợp Quốc khi đó John Bolton – hiện đang là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump và là một nhà phê bình mạnh mẽ của LHQ.
Mãi cho đến năm 2009, Hoa Kỳ lại gia nhập dưới chính quyền Obama.
Nhiều đồng minh đã cố gắng thuyết phục Hoa Kỳ ở lại trong hội đồng. Thậm chí nhiều người đồng ý với những chỉ trích bấy lâu nay của Washington về hội đồng nhưng tin rằng Hoa Kỳ cần tích cực làm việc để cải cách nó từ bên trong, thay vì từ bỏ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44516918
TT Trump ủng hộ luật nhập cư
giữa cuộc khủng hoảng phân ly gia đình
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 19/6 nói với các nhà lập pháp đảng Cộng hòa rằng ông sẽ ủng hộ một trong hai dự luật nhập cư đang chờ thông qua tại Hạ viện, giữa cơn “bão” phản đối mạnh mẽ từ công chúng về chính sách chia cắt con cái của những người nhập cư ra khỏi bố mẹ ở biên giới Mỹ-Mexico, theo Reuters.
Theo Dân biểu Mark Meadows, ông Trump nói với các thành viên của đảng Cộng hòa tại cuộc họp ở Quốc hội rằng họ cần phải “ngay lập tức” hoàn thành một điều gì đó về vấn đề nhập cư.
Ông nói việc tách biệt các gia đình “chắc chắn không phải là một điều thú vị và trông rất tồi tệ”, Reuters dẫn lời Dân biểu Tom Cole cho biết thêm.
Các đảng viên Cộng hòa tại Quốc hội đang hối hả soạn thảo dự luật trong lúc video về những đứa trẻ nhập cư bị nhốt trong lồng và đoạn ghi âm các em gào khóc đã tạo ra làn sóng phẫn nộ từ nhiều thành phần khác nhau ở Mỹ, từ các giáo sĩ cho đến các lãnh đạo doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng, đồng thời khiến Hoa Kỳ bị quốc tế lên án.
Một cuộc thăm dò dư luận quốc gia của Reuters/Ipsos được công bố hôm 19/6 cho thấy chưa tới 1/3 người Mỹ ủng hộ chính sách này. Kết quả của cuộc thăm dò từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 6 cho thấy có 28% số người được hỏi ủng hộ chính sách, trong khi 57% phản đối và 15% còn lại nói họ không biết.
Ông Trump, người có lập trường cứng rắn về vấn đề nhập cư, vốn là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ tổng thống của ông, đã kiên quyết bảo vệ hành động của chính quyền do ông lãnh đạo. Ông Trump đổ lỗi việc phân ly gia đình cho đảng Dân chủ, mặc dù đảng Cộng hòa kiểm soát lưỡng viện của trong Quốc hội và chính quyền của ông thực thi chính sách tuân thủ nghiêm ngặt luật nhập cư.
Tổng thống Mỹ đang tìm cách kết thúc các cuộc chia ly gia đình bằng cách thông qua một dự luật rộng lớn hơn về nhập cư, trong đó bao gồm ngân sách xây tường thành biên giới với Mexico, khiến cho các đảng viên Dân chủ cáo buộc ông sử dụng trẻ em như những con tin.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Raj Shah cho biết thêm về ông Trump:
“Trong các phát biểu của mình, Tổng thống Trump ủng hộ cả hai dự luật nhập cư về xây bức tường, khép lại các lỗ hổng pháp lý, hủy bỏ xổ số visa, hạn chế chuỗi di dân, giải quyết khủng hoảng biên giới và vấn đề phân ly gia đình bằng cách cho phép có trại giam gia đình và trục xuất họ”.
Trước đó hôm thứ Ba, tổng thống đổ lỗi cho đảng Dân chủ về “lỗ hổng” luật pháp, trong đó yêu cầu các gia đình bị giam giữ khi nhập cảnh bất hợp pháp vào Mỹ sẽ bị tách ra hoặc được thả ra.
“Đây là những lỗ hổng gây ra chia tách gia đình, là điều mà chúng ta không muốn”, ông Trump nói trong bài phát biểu tại Liên đoàn Kinh doanh Độc lập Quốc gia. Tổng thống Mỹ nói thêm rằng ông muốn Quốc hội cho ông quyền pháp lý để giam giữ và trục xuất nguyên cả gia đình cùng với nhau.
Chính sách di dân biên giới Mỹ:
Chưa có kế hoạch cụ thể để đoàn tụ trẻ em với cha mẹ
Các quan chức chính quyền Trump nói họ chưa có kế hoạch cụ thể để đoàn tụ lại hàng nghìn trẻ em bị chia tách khỏi bố mẹ ở biên giới kể từ khi thực thi chính sách tuyệt đối không khoan nhượng (zero tolerance), theo đó bất kỳ ai bị vào Mỹ bất hợp pháp sẽ bị bắt và khởi tố tội hình sự.
“Chính sách này tương đối mới,” ông Stenven Wagner, quyền trợ lý bộ trưởng Bộ Y tế Mỹ, được AP trích lời nói. “Chúng tôi vẫn đang tìm cách để đưa trẻ em trở lại với bố mẹ của chúng sau khi xét xử.”
Các quan chức chính phủ liên bang nói có một số cách thức mà các cha mẹ có thể dùng để tìm lại con cái của mình, như các đường dây nóng để liên lạc, hay một địa chỉ email dành cho những người tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên các nhà hoạt động nói nó không hề đơn giản.
Tại một tòa án gần Rio Grande, luật sư Efren Olivares và nhóm của ông làm việc cho Dự án Quyền dân sự Texas ghi chú vội tên các trẻ em, ngày sinh và những thông tin khác từ những người đàn ông và đàn bà bị còng tay trong lúc chờ ra tòa. Có lúc lên tới 80 người được đưa ra cùng trong một phiên xét xử.
Dự án Quyền dân sự Texas có nhiệm vụ ghi lại những vụ chia tách (trẻ em khỏi bố mẹ ở biên giới) với hy vọng giúp họ sau đó đoàn tụ lại với con cái.
Các nhân viên của dự án chỉ có 1 giờ để thu thập càng nhiều thông tin càng tốt trước khi các phiên tòa bắt đầu. Những người di cư nhận tội đã vào nước Mỹ trái phép và họ thường được đưa đến nhà tù hoặc tới các trung tâm giam giữ. Tại thời điểm này, các luật sư của các nhóm quyền dân sự thường không được gặp gỡ những người bị giam giữ.
“Nếu chúng tôi không có được các thông tin thì chẳng có cách nào biết được rằng đứa trẻ đó đã bị tách khỏi bố mẹ,” theo ông Olivares. “Không có ai ngoài chính phủ biết được rằng việc chia cách gia đình đó đã xảy ra nếu chúng tôi không ghi lại.”
Luật sư Olivares đã ghi lại hơn 300 trường hợp của những người đã bị tách khỏi những đứa trẻ. Hầu hết họ là cha mẹ, và một số là những anh, chị hoặc cô, chú, bác hoặc ông, bà. Một số trong đó không biết chữ và thậm chí không biết đánh vần tên những đứa trẻ như thế nào.
Hơn 2.000 trẻ em đã bị chia tách khỏi thân nhân của chúng kể từ đầu tháng 5. Những đứa trẻ bị giam giữ theo lệnh của Bộ Y tế tại các trại càng gần cha mẹ càng tốt và để đưa chúng đoàn tụ với gia đình sau khi việc xét xử hoàn tất, theo ông Wagner, quan chức của bộ Y tế.
Nhưng không rõ liệu cách làm đó có hiệu quả hay không. Theo luật sư Olivares, cơ quan này thường “sẵn lòng giúp đỡ” và thường giúp tìm trẻ em bị đứt liên lạc vì những lý do như tên các em bị viết sai trong hồ sơ. Nhưng nếu một đứa trẻ đã bị đưa ra khỏi khu tạm giữ của chính phủ – bao gồm cả việc đứa trẻ đó đã bị trục xuất – thì các đại diện của cơ quan này sẽ không cung cấp bất kỳ thông tin gì.
Chính sách tuyệt đối không khoan dung được Bộ Tư pháp bắt đầu áp dụng vào tháng 5. Trẻ em không thể bị ngồi tù với bố mẹ chúng. Thay vào đó sau khi những người lớn bị xét xử, trẻ em sẽ bị giữ riêng trong thời hạn ngắn dưới sự giám sát của các nhân viên của Bộ An ninh Nội địa trước khi được chuyển sang cho Bộ Y tế giám sát. Bộ này có hơn 100 khu nhà tạm trú cho trẻ em tại 17 tiểu bang.
Bộ Y tế đã lập thêm các cơ sở để giám sát làn sóng trẻ em nhập cư. Ông Wagner cho biết cơ quan của ông chuẩn bị mở thêm các khu tạm giữ.
Thêm một cố vấn của Trump ra đi
Phó chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Joe Hagin từ chức, theo tin từ quan chức Tòa Bạch Ốc.
Thời điểm ông Hagin chính thức rời Bạch Cung sẽ là ngày 6/7 tới đây, Reuters dẫn lời các giới chức cho biết.
“Ông Joe Hagin là một tài sản lớn đối với chính quyền của tôi. Ông ta hoạch định và thi hành chuyến công du nước ngoài dài nhất và cũng là một trong những chuyến đi lịch sử của một Tổng thống, và ông ấy làm thật hoàn hảo,” Tổng thống Donald Trump nói.
Ông Hagin, 62 tuổi, là một quan chức kỳ cựu trong các đời Tổng thống Cộng hòa như Ronald Reagan, George H.W. Bush, và George W. Bush. Ông ấy cũng là một trong những cố vấn kinh nghiệm nhất cho đương kim Tổng thống Trump.
Ông là người thương thuyết các chi tiết với phía Triều Tiên về thượng đỉnh Trump-Kim tuần rồi ở đảo Sentosa, Singapore.
Ông là người sắp xếp chuyến công du ra nước ngoài đầu tiên của ông Trump tới Ả Rập Xê Út, Israel, Bỉ, và Italy cách đây 1 năm cũng như chuyến Á du của Tổng thống Trump tháng 11 năm ngoái.
Một giới chức cho Reuters biết ông Hagin muốn rời Tòa Bạch Ốc vài tháng trước nhưng được chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc John Kelly thuyết phục lưu lại.
https://www.voatiengviet.com/a/them-mot-co-van-cua-trump-ra-di-/4446022.html
Triều Tiên sắp trao trả hài cốt lính Mỹ
Triều Tiên trong vài ngày tới có thể khởi động tiến trình giao trả hài cốt các binh sĩ mất tích trong chiến tranh Triều Tiên, kể cả binh sĩ Mỹ.
Reuters ngày 19/6 dẫn nguồn tin từ các giới chức Hoa Kỳ cho biết Bình Nhưỡng sẽ trao các hài cốt này cho Bộ Tư lệnh Liên hiệp quốc tại Hàn Quốc. Sau đó, các hài cốt sẽ được chuyển về căn cứ không quân Hickam tại Hawaii.
Sau hội nghị thượng đỉnh với lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Bình Nhưỡng đồng ý trao trả hài cốt lính Mỹ.
Hiện còn khoảng 7.700 quân nhân Mỹ còn mất tích từ cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953. Hơn 36.500 lính Mỹ đã tử trận trong cuộc chiến tranh này.
Gần đây nhất, vào năm 2007, một số hài cốt lính Mỹ được trao trả khi thống đốc Bill Richardson lúc bấy giờ của New Mexico thăm Bình Nhưỡng.
https://www.voatiengviet.com/a/tri%C3%AAu-tien-sap-trao-tra-hai-cot-linh-my-/4446021.html
Hàn Quốc nhất trí hủy tập trận với Mỹ
Hàn Quốc hôm thứ Ba ngày 19/6 để thể hiện sự đoàn kết với Mỹ trong quyết định hủy các cuộc tập trận chung, một tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ loan báo ông sẽ dừng các cuộc tập trận với Hàn Quốc.
Không lâu sau khi quân đội Mỹ và Hàn Quốc chính thức thông báo các cuộc tập trận Người Bảo vệ Tự do Ulchi dự định sẽ diễn ra vào tháng Tám đã bị hủy, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói rằng quyết định này là cần thiết để hỗ trợ cho các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa hai nước với Bắc Triều Tiên.
“Hàn Quốc và Mỹ ra quyết định này bởi vì chúng tôi rằng nó sẽ góp phần vào việc duy trì thời cơ đàm phán,” bà Choi Hyun-soo, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, cho biết.
Thông báo này đã được nhiều người dự đoán trước sau cuộc gặp thượng đỉnh của ông Trump với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hồi tuần trước ở Singapore. Ông Trump đã thông báo sau cuộc gặp rằng ông sẽ dừng các cuộc tập trận của quân đội Mỹ với Hàn Quốc trừ phi các cuộc đàm phán về việc chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên đổ vỡ.
Thông báo này của ông Trump dường như khiến cả Lầu Năm Góc và Seoul đều ngạc nhiên nhưng hai phía đã thể hiện lập trường chung trong việc hủy các cuộc tập trận sắp tới.
Dana White, nữ phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết các công việc lên kế hoạch cho các cuộc tập trận vào mùa hè đã ngừng lại nhưng chưa có quyết định nào được đưa ra về cac cuộc tập trận khác với Hàn Quốc. Các cuộc tập trận chung với Nhật và các nước khác trong khu vực Thái Bình Dương vẫn sẽ diễn ra như dự kiến.
Bà Choi cũng nói rằng không chưa có gì được quyết định về các cuộc tập trận khác. Bà không sẵn sàng trả lời trực tiếp khi được hỏi liệu có sự tham vấn nào giữa quân đội hai nước đồng minh về việc ngừng tập trận trước khi ông Trump bất ngờ đưa ra thông báo.
“Chúng tôi xem các cuộc đàm phám đang diễn ra về phi hạt nhân hóa với Bắc Triều Tiên là hết sức quan trọng, do đó chừng nào các cuộc đàm phán vẫn còn tiếp diễn thì quyết định của chính phủ Mỹ và Hàn Quốc vẫn được giữ nguyên,” bà nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera bày tỏ sự thông cảm với quyết định này nhưng nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận chung giữa hai nước.
Ông gọi các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn là ‘trụ cột quan trọng’ để duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Các kế hoạch tập trận chung Mỹ-Nhật vẫn không đổi, ông nói thêm.
Ở Bắc Kinh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói việc Mỹ và Hàn Quốc ngừng tập trận chung là ‘động thái tích cực và xây dựng’. Trong thời gian căng thẳng do các vụ thử tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng hồi năm ngoái, Trung Quốc đã kêu gọi ‘đình chỉ kép’ – tức là Bắc Triều Tiên dừng thử nghiệm tên lửa và hạt nhân còn Washington và Seoul sẽ dừng tập trận để giảm tình trạng thù địch và dẫn đến đối thoại.
“Chúng tôi ủng hộ động thái này. Chúng tôi hy vọng các bên liên quan sẽ có bước đi tương tự để có nỗ lực lớn hơn nhằm thúc đẩy hòa bình và tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên,” ông Cảnh phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ.
Cuộc tập trận Người bảo vệ Tự do Ulchi hồi năm ngoái đã diễn ra trong 11 ngày trong tháng Tám và có sự tham dự của khoảng 17.500 lính Mỹ và 50.000 lính Hàn Quốc. Các nước khác vốn đóng góp lực lượng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên như Úc, Anh, Canada và Colombia cũng tham gia.
Hàn Quốc yêu cầu Bắc Triều Tiên
đưa ra lộ trình phi hạt nhân hóa
Ngày 20/06/2018, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In hối thúc chế độ Bình Nhưỡng đưa ra lộ trình phi hạt nhân cụ thể. Như vậy, ông Moon gây thêm sức ép đối với lãnh đạo Bắc Triều Tiên trong bối cảnh ông Kim Jong Un đang công du Trung Quốc, chỉ một tuần sau thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thái độ kiên quyết của Hàn Quốc còn được thể hiện qua phát biểu của ngoại trưởng Hàn Quốc trong cuộc họp báo ngày 20/06 tại Seoul. Theo Reuters, bà Kang Kyung Wha khẳng định tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên cho đến khi các bên liên quan, như Hàn Quốc, có được bằng chứng cụ thể là Bình Nhưỡng « giải trừ hạt nhân hoàn toàn ».
Về quan hệ với Trung Quốc, trong chuyến công du Bắc Kinh trong hai ngày 19-20/06, lãnh đạo Bắc Triều Tiên ca ngợi « tình đoàn kết » không lay chuyển được với đồng minh láng giềng. Ông Kim Jong Un hứa hợp tác với Bắc Kinh để đảm bảo đạt được « hòa bình thực sự »trong tiến trình « mở ra tương lai mới » cho bán đảo Triều Tiên. Chủ tịch Tập Cận Bình đã chúc mừng lãnh đạo Bắc Triều Tiên về « kết quả tích cực » sau thượng đỉnh ngày 12/06 với tổng thống Mỹ.
Theo nhận định của AFP, chuyến công du lần này của ông Kim Jong Un chủ yếu nhằm trấn an Bắc Kinh rằng Bình Nhưỡng không lơ là lợi ích của Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ đang sưởi ấm quan hệ.
Phía Bình Nhưỡng cũng có thêm một cử chỉ thân thiện với Washington. Theo tiết lộ với Reuters của hai quan chức Mỹ ẩn danh, trong vài ngày tới, Bắc Triều Tiên có thể sẽ trao trả « một số lượng lớn » hài cốt lính Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh Triều Tiên cho Bộ Tư Lệnh Mỹ tại Hàn Quốc, sau đó sẽ được chuyển về căn cứ không quân Hickam ở Hawaii.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180620-han-quoc-yeu-cau-bac-trieu-tien-dua-ra-lo-trinh-phi-hat-nhan-hoa
Người Mỹ hài lòng với thượng đỉnh Trump-Kim
Một tuần sau cuộc gặp thượng đỉnh nhiều mong đợi giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un, người Mỹ phần đông thấy hài lòng với những gì đạt được tại cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo này, theo kết quả khảo sát của CNN do SSRS thực hiện được phổ biến hôm 19/6.
Hơn 1 nửa số người tham gia khảo sát – 52%, hài lòng với những gì diễn ra tại thượng đỉnh, trong khi 36% nói họ không hài lòng. Đối với những người theo các đảng phái chính trị, 85% người theo đảng Cộng hòa hài lòng về cuộc gặp trong khi chỉ có 28% người theo đảng Dân chủ đồng ý với quan điểm này. Hơn một nửa số người có quan điểm chính trị độc lập thỏa mãn với thượng đỉnh.
Mức độ ủng hộ của công chúng đối với ông Trump trong việc đối phó với Bắc Hàn giảm 5% so với mức 48% ủng hộ vào tháng 5.
Khảo sát của CNN
Hơn 1/3 số người tham gia khảo sát nói kết quả của thượng đỉnh là một thành tựu quan trọng đối với nước Mỹ trong khi 29% nói đó chỉ là một thành tựu nhỏ và 27% nói đó không phải là một thành tựu.
Một câu hỏi tương tự được đưa ra khảo sát trong công chúng vào tháng 9/2013 sau khi chính phủ Syria thú nhận đã dùng vũ khí hóa học chống lại người dân của chính họ và đồng ý giao nộp vũ khí hóa học cho các cơ quan quốc tế để hủy bỏ. Lúc đó, 51% người Mỹ nói đó là một thành tựu lớn của Hoa Kỳ.
Mặc dù có những hình ảnh lạc quan từ hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, nhưng mức độ ủng hộ của công chúng đối với ông Trump trong việc đối phó với Bắc Hàn giảm 5% so với mức 48% ủng hộ vào tháng 5. 86% số người theo đảng Cộng hòa ủng hộ trong khi chỉ có 21% số người theo đảng Dân chủ có cùng quan điểm. Khoảng một nửa số người có quan điểm chính trị độc lập ủng hộ ông Trump trong việc này.
Bắc Hàn là vấn đề được ủng hộ nhiều nhất của ông Trump trong khi việc ông Trump quản lý kinh tế được 49% người ủng hộ – chỉ tăng 1% so với tháng 5.
Số người Mỹ tin rằng Bắc Hàn gây ra mối hiểm họa trực tiếp đối với Hoa Kỳ đã giảm một nửa so với năm ngoái. Nhưng chỉ có 16% số người nói Bắc Hàn không phải là mối đe dọa cho nước Mỹ. Lý do là vì: Chỉ có 38% người Mỹ tham gia khảo sát tin rằng Bắc Hàn sẽ từ bỏ một số lượng lớn vũ khí hạt nhân vào năm 2021 (như Ngoại trưởng Mike Pompeo dự đoán) và chỉ có 1/4 số người cho rằng Bắc Hàn cuối cùng sẽ từ bỏ tất cả các loại vũ khí hạt nhân và các cơ sở sản xuất chúng. Điều này cho thấy hầu hết mọi người tin rằng có lẽ Bắc Hàn sẽ không bao giờ từ bỏ tất cả các loại vũ khí hạt nhân và số người nói nước này là một “mối đe dọa lâu dài” đã tăng 7% so với kết quả khảo sát hồi tháng 3.
Số người Mỹ tin rằng Bắc Hàn gây ra mối hiểm họa trực tiếp đối với Hoa Kỳ đã giảm một nửa so với năm ngoái.
Khảo sát của CNN
40% số người trả lời khảo sát tin rằng ông Kim đã có được một cuộc thương lượng có lợi hơn cho đất nước mình. Theo số liệu khảo sát, những người ủng hộ ông Trump cho rằng Tổng thống Mỹ đã có được một thương lượng có lợi hơn (với 63% những người theo đảng Cộng hòa tin là như vậy) trong khi những người theo đảng Dân chủ cho rằng ông Kim có được một thương lượng lợi thế hơn (với 62% người theo đảng Dân chủ nói như vậy.)
Cùng với việc nhiều người cho rằng ông Trump đã không có được những gì ông muốn từ cuộc gặp ở Singapore, nhiều người Mỹ tin ông Trump đã phải nhượng bộ quá nhiều trong cuộc thương lượng. Gần một nửa số người tham gia khảo sát không đồng tình với quyết định của ông Trump về việc ngừng các cuộc tập trận quân sự chung với Hàn Quốc. Có 40% ý kiến đồng tình trong việc này.
Số lượng người không thích ông Kim vẫn ở mức cao, với 78%, trong khi chỉ có 9% thích lãnh tụ Bắc Hàn.
Trả lời câu hỏi về giải thưởng Nobel hòa bình, chỉ có 22% tin rằng ông Trump xứng đáng nhận giải này. Chỉ có hơn một nửa số người ủng hộ ông Trump trong cương vị tổng thống cho rằng ông nên được nhận giải thưởng này.
https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-my-hai-long-voi-thuong-dinh-trump-kim/4445631.html
Iran bác chuyện ngồi xuống thương thuyết với Trump
Iran không có kế hoạch mở rộng tầm hoạt động của phi đạn hiện đang sở hữu vì khả năng tấn công vươn xa tới 2 ngàn cây số hiện nay đủ để bảo vệ quốc gia, tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran tuyên bố ngày 19/6.
Chính phủ Iran một lần nữa loại bỏ chuyện ngồi xuống thương thuyết với Tổng thống Donald Trump về khả năng quân sự và tầm ảnh hưởng của Tehran trong khu vực, nói rằng các cuộc đàm phán đó đi ngược lại với giá trị của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Ông Trump tháng trước rút Mỹ ra khỏi hiệp ước 2015 giữa Iran với các cường quốc qua đó Iran được tháo dỡ trừng phạt với điều kiện giới hạn hoạt động hạt nhân.
Ông Trump nói thỏa thuận này sai trái, không ngăn cản được chương trình phi đạn đạn đạo của Iran và cũng không kìm chế được việc Iran hậu thuẫn các thành phần trong cuộc xung đột ở Syria, Iraq và Yemen. Ông Trump tuyên bố Washington sẽ tái banh hành chế tài mạnh tay lên Tehran.
“Chúng tôi có khả năng khoa học tăng cường tầm ngắm của phi đạn nhưng hiện không có chính sách làm như vậy vì đa số các mục tiêu chiến lược của kẻ thù đều nằm trong tầm ngắm 2 ngàn cây số hiện nay,” Tướng Mohammad Ali Jafari được truyền thông nhà nước dẫn lời.
Ông còn gọi những chính trị gia hay nhà hoạt động nào ủng hộ đàm phán lại với ông Trump là ‘phản bội và phản cách mạng.’
Từ khi Mỹ rời bỏ thỏa thuận hạt nhân 2015, Pháp, Anh và Đức tìm mọi cách giữ chân Iran bằng các lợi ích kinh tế.
Trưởng ngành hạt nhân Iran ngày 19/6 tuyên bố đề nghị của EU muốn cứu vãn thỏa thuận không thỏa mãn Iran.
Theo Reuters
https://www.voatiengviet.com/a/iran-bac-chuyen-ngoi-xuong-thuong-thuyet-voi-trump-/4446018.html
Pháp-Đức sắp phát triển thế hệ chiến đấu cơ mới
Pháp sẽ dẫn đầu nỗ lực phát triển thế hệ máy bay chiến đấu mới cùng với Đức theo một thỏa thuận mà chính phủ hai nước ký kết hôm 19/6, Bộ Quốc phòng Pháp loan báo.
Thế hệ máy bay chiến đấu này dự định kể từ năm 2040 sẽ thay thế các máy bay tiêm kích Rafales của hãng Dassault của Pháp và các phi cơ Eurofighter của Đức vốn do một tổ hợp châu Âu sản xuất.
Thỏa thuận Pháp-Đức kêu gọi bắt đầu dự án trước cuối năm, bắt đầu với giai đoạn nghiên cứu, Bộ Quốc phòng Pháp cho biết.
Bên cạnh khả năng tự vận hành, các máy bay chiến đấu mới được dự kiến sẽ nằm ở trung tâm của một hệ thống vũ khí rộng lớn hơn và có khả năng chỉ huy một đội máy bay không người lái.
Tập đoàn Dassault và Airbus đã ký thỏa thuận hồi tháng Tư để hợp tác trên dự án mới này nhưng không cho biết tập đoàn nào trong số hai tập đoàn sẽ phụ trách chính.
Việc Pháp nắm vai trò lãnh đạo dự án sẽ đặt Dassault phụ trách chính bởi vì hầu hết các hoạt động công nghệ quốc phòng của Airbus là đặt ở Đức.
“Phát triển một thế hệ máy bay chiến đấu mới đa nhiệm trong tương lại cho Pháp và Đức để được tích hợp vào hệ thống vũ khí là vấn đề chính để châu Âu có được sự tự trị chiến lược,” giám đốc điều hành hãng Dassault Eric Trappier cho biết trong một thông cáo.
Các thành viên khác trong tổ hợp Eurofighter là tập đoàn quốc phòng Anh BAE và tập đoàn Leonardo của Ý.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lần đầu tiên đồng ý cùng hợp tác phát triển máy bay chiến đấu mới không lâu sau khi ông Macron đắc cử Tổng thống hồi năm 2017.
Pháp và Đức cũng đồng ý rằng Đức sẽ dẫn đầu một dự án chung phát triển mẫu xe tăng chiến đấu mới với giai đoạn đầu của dự án sẽ khởi động vào giữa năm 2019. Mục tiêu là để cho mẫu xe tăng này có thể hoạt động vào năm 2035.
Hai nước cũng ký thỏa thuận xây dựng một hệ thống trọng pháo chung trong tương lai và có kế hoạch phóng vệ tinh quân sự Pháp-Đức.
Pháp-Đức đồng thuận lập ngân sách chung
cho khu vực đồng euro
Sau hồ sơ di dân châu Âu, ngày 19/06/2018, tại lâu đài Maseberg, cách Berlin 70 km, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel đã thống nhất thành lập một ngân sách chung cho khu vực đồng euro nhằm bảo vệ tốt hơn khối này trước các cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, dự thảo còn phải chờ được 19 nước eurozone thông qua.
Đặc phái viên RFI Anastasia Becchio tường trình từ Berlin :
« Các điểm của dự án này vẫn còn mơ hồ, nhưng đối với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, điều quan trọng nhất là khối đồng euro sẽ có ngân sách riêng vào năm 2021. Và chính ở điểm này, công việc lại có vẻ phức tạp nhất, như thủ tướng Đức Angela Merkel thừa nhận.
Từ lâu, tổng thống Pháp kêu gọi lập một cơ chế liên đới và vững chắc cho 19 nước thành viên của khu vực đồng euro. Thủ tướng Đức nêu rõ là nguồn thu của ngân sách này có thể từ đóng góp của các nước, hoặc từ các khoản thuế đánh trên giao dịch tài chính.
Mọi việc sẽ còn phải được xác định và đàm phán, cũng như tổng số tiền của ngân sách chung. Hiện chưa có con số nào được nêu ra. Paris và Berlin không thật sự có chung quan điểm về điều này. Phía Pháp muốn có 100 tỉ euro, trong khi Đức chỉ muốn khoảng 10 tỉ.
Hiện đang bị suy yếu về mặt chính trị, thủ tướng Angela Merkel khẳng định ngân sách của khối đồng euro sẽ được liên minh của bà ủng hộ. Nhưng đây lại là một liên minh chưa bao giờ bị chia rẽ đến như vậy trên một hồ sơ quan trọng khác tại thượng đỉnh Pháp-Đức : đó là vấn đề nhập cư. Dưới sức ép của đảng liên minh bảo thủ Thiên Chúa Giáo (CSU) xứ Bayern, thủ tướng Đức cần sự ủng hộ của tổng thống Pháp Macron.
Hai nhà lãnh đạo thông báo sẽ cùng làm việc để có được một thỏa thuận giữa các nước trong khối Schengen nhằm đưa ngược lại bất kỳ người xin tị nạn nào về quốc gia mà họ ghi danh lần đầu tiên. Nếu trở thành hiện thực, ý tưởng này có thể làm hài lòng bộ trưởng Nội Vụ Đức, một chính trị gia thuộc phe bảo thủ ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180620-phap-duc-dong-thuan-lap-ngan-sach-chung-cho-khoi-dong-euro
Trung Quốc muốn
thực thi kết quả thượng đỉnh Mỹ-Triều
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên hôm thứ Ba ngày 19/6 rằng ông hy vọng Bình Nhưỡng và Washington có thể thực hiện đầy đủ kết quả của hội nghị thượng hồi tuần trước khi mà ông Kim cam kết hướng đến phi hạt nhân hóa để đổi lấy các đảm bảo an ninh của Mỹ.
Đài truyền hình Nhà nước CCTV cho biết thông qua ‘các nỗ lực có phối hợp của các quốc gia có liên quan’ thì các cuộc đàm phán về các vấn đề trên bán đảo Triều Tiêu đã trở lại quỹ đạo và tình hình chung đang đi theo hướng hòa bình và ổn định.
Hội nghị thượng đỉnh giữa ông Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Singapore đánh dấu ‘một bước quan trọng hướng đến giải pháp chính trị cho vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên,” ông Tập được dẫn lời nói tại cuộc gặp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.
Trung Quốc hy vọng rằng Bắc Triều Tiên và Mỹ có thể ‘thực hiện nghiêm túc các kết quả đạt được tại cuộc gặp thượng đỉnh,” ông Tập nói. Trung Quốc ‘vẫn sẽ luôn đóng vai trò xây dựng trong tiến trình này’, ông nói.
Bên cạnh tuyên bố chung do ông Trump và ông Kim ký kết đưa ra những cam kết mơ hồ về phi hạt nhân hóa và an ninh, Tổng thống Trump cũng đồng ý dừng các cuộc tập trận với Hàn Quốc trong một nhượng bộ được xem là chiến thắng lớn cho Bình Nhưỡng và các đồng minh chủ chốt của họ là Trung Quốc và Nga.
Chuyến công du hai ngày của ông Kim đến Trung Quốc, khởi sự từ thứ Ba, đã không được thông báo trước nhưng nằm trong truyền thống của hai quốc gia cộng sản là thông báo cho nhau những diễn biến chính.
Đây là chuyến thăm thứ ba của ông Kim đến Trung Quốc kể từ tháng Ba, chứng tỏ vai trò quan trọng của Trung Quốc trong nỗ lực của Mỹ và các nước khác thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân. Lâu nay Mỹ đã nhờ đến Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Bình Nhưỡng để đưa họ vào bàn đàm phán, nhưng chuyến thăm lần này diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đang bị thử thách do tranh chấp thương mại.
CCTV chiếu hình ảnh cho thấy ông Kim và phu nhân, bà Ri Sol Ju, được ông Tập chào đón với đầy đủ nghi thức quân đội danh dự. Ông Tập và phu nhân, bà Bành Lệ Viện, sau đó đã chủ trì thiết đãi vợ chồng ông Kim tại một buổi tiệc, CCTV tường thuật.
Tân Hoa Xã loan tin về chuyến thăm của ông Kim chẳng lâu sau khi ông đặt chân đến Trung Quốc vào sáng thứ Ba ngày 19/6, bỏ qua tính bí mật vốn bao trùm những chuyến thăm Trung Quốc trước đây của ông Kim và phụ thân ông, ông Kim Jong-il.
Trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên với tư cách là nhà lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim đã di chuyển trên xe lửa bọc thép như cách cha của ông từng làm. Hai chuyến thăm đầu tiên của ông đã không được loan báo cho đến khi ông trở về Bắc Triều Tiên an toàn.
Ông Tập ‘ có ảnh hưởng rất lớn từ sau hậu trường’, bà Bonnie Glaser, nhà tư vấn cao cấp về châu Á tại Viện Nghiên cứu chiến lược Quốc tế ở Washington, cho biết.
“Tôi hy vọng họ sẽ thảo luận về con đường đi tới và đâu sẽ là ưu tiên,” bà Glaser nói thêm. Những ưu tiên này, từ góc nhìn của Trung Quốc, là phải đảm bảo rằng Bắc Kinh có tham gia trong bất kỳ các cuộc đàm phán nào về hiệp định hòa bình và tạo ra môi trường trên bán đảo Triều Tiên khiến cho quân đội Mỹ không cần thiết phải ở lại.
Ông Kim nhiều khả năng hy vọng sẽ được Trung Quốc ủng hộ nới lỏng các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Tại cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Ba, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã nói rằng Bắc Kinh ủng hộ lời kêu gọi do Nga đưa ra hồi tuần trước là các lệnh trừng phạt đơn phương đối với Triều Tiên – tức là các lệnh trừng phạt không nằm trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc – sẽ được hủy bỏ ngay lập tức.
“Trung Quốc luôn chống lại cái gọi là lệnh cấm vận đơn phương bên ngoài khuôn khổ của Hội đồng Bảo an. Đây là lập trường rất rõ ràng và chúng tôi tin rằng bản thân các lệnh cấm vận không phải là mục đích,” ông Cảnh nói.
Mặc dù Bắc Kinh và Moscow đều ủng hộ các chế tài của Liên Hiệp Quốc, họ tức giận trước việc Washington áp đặt các lệnh trừng phạt của riêng mình để gây sức ép đối với Bình Nhưỡng.
Loan báo bất ngờ của ông Trump ở Singapore về việc Mỹ ngừng tập trận chung với đồng minh Hàn Quốc đã đáp ứng một mục tiêu mà lâu nay Bình Nhưỡng cũng như Bắc Kinh và Moscow đeo đuổi. Động thái đó được xem là làm suy yếu sự phòng thủ và ngoại giao của các đồng minh châu Á của Mỹ trong khi củng cố vị thế của Nga và Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói chuyến thăm Trung Quốc của ông Kim nhấn mạnh ‘vai trò xây dựng’ của Trung Quốc trong việc giải giáp Bắc Triều Tiên.
Phát ngôn nhân Noh Kyu-duk cũng giảm nhẹ quan ngại rằng việc cải thiện quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng có thể dẫn đến nới lỏng các lệnh trừng phạt của Trung Quốc nhằm vào Bắc Triều Tiên.
Ông Thành Hiểu Hà, phó giáo sư tại Khoa Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, nói rằng việc đài truyền hình trung ương Trung Quốc đưa tin về chuyến thăm của ông Kim trước khi ông ấy về nước là một diễn biến quan trọng.
“Đó là một sự tiến bộ. Nó cho thấy Trung Quốc đang hướng đến mối quan hệ lành mạnh và bình thường với Bắc Triều Tiên,” ông Thành nói. Ông cũng nói thêm rằng tần suất các chuyến thăm của ông Kim – ba lần trong năm nay cho tới nay – là ‘chưa từng thấy’.
Yang Mu-jin, giáo sư tại Đại học Nghiên cứu về Bắc Triều Tiên ở Seoul, nhận định rằng sự lạnh nhạt mới đây trong quan hệ song phương xung quanh việc Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa đã được dỡ bỏ hoàn toàn.
“Tôi tin rằng điều đó cho thấy liên minh máu thịt giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc đã được khôi phục hoàn toàn,” Giáo sư Yang nói.
Lâu nay Washington vẫn gây áp lực với Bắc Kinh sử dụng ảnh hưởng của họ để buộc Bắc Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán, nhưng chuyến thăm lần này diễn ra vào lúc bất đồng về mất cân bằng thương mại lớn giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang khiến hai nước tiến gần đến một cuộc chiến thương mại.
Điều này có thể khiến cho Trung Quốc không cảm thấy có gì hấp dẫn trong việc sử dụng ảnh hưởng của họ đối với Bắc Triều Tiên để giúp Mỹ đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa Bình Nhưỡng.
“Cuộc chiến thương mại toàn diện tiềm tàng sẽ khiến cho sự hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc trên vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên trở nên phức tạp hơn,” ông Thành nói. “Sẽ có dấu hỏi lớn liệu Trung Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác.”
Mỹ-Trung và đòn áp thuế :
Bắc Kinh không sợ leo thang
Mỹ-Trung tiếp tục leo thang đến đâu trong trò chơi áp thuế ? Sau tuyên bố của tổng thống Donald Trump, đe dọa đánh thêm 10% trên 200 tỷ đôla hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, ngày 19/06 Bắc Kinh cho biết sẽ trả đũa trên hàng hóa Mỹ.
Từ Thượng Hải, thông tín viên Simon Leplatre phân tích :
“Trung Quốc không chùn bước trước những lời hăm dọa của Donald Trump. Sau khi loan báo các biện pháp trả đũa tương xứng với danh sách áp thuế mới của Mỹ công bố ngày thứ sáu tuần trước, Bắc Kinh trả lời ngay những đe dọa mới của Washington. Bộ ngoại thương Trung Quốc lên án hành động « bắt chẹt » của Hoa Kỳ.
Trung Quốc đã đe dọa sẽ trả đũa bằng « những biện pháp phẩm lượng phối triển ». Nhưng vì sao Trung Quốc nói đến « phẩm chất »?.
Bởi lẽ nếu chỉ đấu và áp thuế trên số lượng thì Bắc Kinh sẽ thua thiệt. Trong mậu dịch song phương, Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bốn lần nhiều hơn số lượng hàng hóa Mỹ xuất qua Trung Quốc.
Ngoài ra ,Bắc Kinh còn một số lợi thế khác. Chẳn hạn như gây khó khăn cho các công ty Mỹ có cơ sở tại Hoa lục.
Tuy nhiên, tất cả những đòn đấu đá mới đây chỉ là một cú « thấu cáy » mới trong canh bạc xì phé dối lừa giữa chính quyền Donald Trump và Tập Cận Bình.
Ba tháng đã trôi qua từ khi hai đại cường kinh tế thế giới tung đòn đe dọa trừng phạt.
Trung Quốc đã chấp nhận một số nhượng bộ hồi tháng 05 và cam kết nhập khẩu thêm hàng hóa Mỹ để thu ngắn phần nào thâm thủng cho phía đối tác. Lần này, Donald Trump lại nâng cao giá mặc cả nhưng không ai thực sự muốn thi hành các biện pháp áp thuế mới.”
Doanh nghiệp châu Âu muốn Trung Quốc cải cách thực sự
Thương trường tại Trung Quốc ngày càng « bất lợi » cho các công ty xí nghiệp tây phương, theo một kết quả thăm dò ý kiến vừa được Phòng Thương Mại Liên Hiệp Châu Âu tại Bắc Kinh phổ biến hôm nay. Cho dù có đến 61% doanh nhân châu Âu tuyên bố «lạc quan » so với tỷ lệ 55% trong lần thăm dò năm 2017, gần như một xí nghiệp trên hai đầu tư tại Trung Quốc cho là môi trường làm ăn buôn bán trở nên « phức tạp hơn ». Những trở lực cũ, rào cản cũ vẫn tồn tại, luật lệ tiếp tục kềm kẹp kinh tế như thời mới mở cửa…
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180620-my-trung-va-don-ap-thue-bac-kinh-khong-so-leo-thang
Thương mại : Đòn ngầm
mà Bắc Kinh có thể dùng để đánh Mỹ
Sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt thêm thuế quan trên 200 tỉ đô la sản phẩm nhập từ Trung Quốc, Bắc Kinh đã lại tuyên bố sẽ trả đũa thích đáng.
Vấn đề là do việc hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ nhiều hơn gấp bội so với hàng Mỹ nhập vào Trung Quốc, Bắc Kinh không thể áp dụng kiểu đánh trả một đối một bằng thuế quan như từng chủ trương cho đến nay, mà phải viện đến nhiều biện pháp phi thuế quan khác đã từng chứng tỏ hiệu quả khi Trung Quốc muốn bắt chẹt các nước khác. Các biện pháp phi thuế quan này được coi là những đòn ngầm vì không thể hiện qua những số liệu cụ thể.
Theo hãng tin Anh Reuters, một trong những đòn hiểm mà Bắc Kinh rất thiện nghệ là dùng thủ tục hành chánh để gây tắc nghẽn đường vào thị trường Trung Quốc của hàng nhập khẩu từ Mỹ, từ việc tăng cường kiểm tra cho đến việc cấp phép hoạt động.
Ngay từ tháng 5 vừa qua, theo Reuters, Bắc Kinh có dấu hiệu là đã bắt đầu dùng chiêu này đối với các mặt hàng Mỹ nằm trong danh sách sản phẩm sẽ bị trả đũa nếu chiến tranh thương mại nổ ra.
Một số nguồn tin từ giới nhập khẩu và công nghiệp đã xác nhận với hãng tin Anh rằng khối lượng các cuộc kiểm tra hàng hóa đến từ Mỹ đã gia tăng đáng kể so với các kiểm tra ngẫu nhiên trong quá khứ. Các sản phẩm bị bị kiểm tra rất đa dạng, đi từ thịt lợn, táo tươi và trái anh đào, cho đến xe cộ.
Giới nhập khẩu cho biết họ đã được chính quyền thông báo rằng đó chỉ đơn thuần là những cuộc kiểm tra “kỹ thuật”, thế nhưng các mặt hàng bị làm khó dễ đều có tên trong danh sách bị áp thuế trả đũa của Trung Quốc.
Trung Quốc cũng có thể bày ra các quy định mới về các sản phẩm Mỹ được bán trên thị trường, cũng như đối với công ty Mỹ để hạn chế sự hiện diện, thậm chí cấm các công ty này tại Trung Quốc. Đây là điều đã từng xẩy ra với Facebook, Google, và có nguy cơ xẩy ra với các tập đoàn khác.
Theo ông Jacob Parker, phó chủ tịch đặc trách các hoạt động tại Trung Quốc của Hội Đồng Kinh Doanh Mỹ-Trung đã tin chắc rằng Bắc Kinh đang xem xét thêm các phương thức nhằm cản trở hoạt động của các công ty Mỹ tại Trung Quốc, thậm chí còn khuyến cáo các doanh nghiệp tư nhân và quốc doanh thôi mua sắm các sản phẩm và dịch vụ của Mỹ mà quay sang mua của châu Âu, Nhật Bản hoặc các công ty Trung Quốc trong nước.
Vũ khí thứ hai mà Trung Quốc có thể tung ra là kích động người tiêu thụ trong nước tẩy chay hàng hóa và dịch vụ Mỹ.
Bắc Kinh đã sử dụng biện pháp này đối với Seoul vào năm ngoái sau khi Hàn Quốc cho Hoa Kỳ triển khai hệ thống tên lửa THAAD trên lãnh thổ, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc là Lotte là nạn nhân điển hình của biện pháp trả đũa này.
Ngành du lịch Mỹ cũng có thể bị tác hại nếu Bắc Kinh khuyên các công ty lữ hành của họ giảm các tour đi Mỹ. Hiện nay, có khoảng 3 triệu lượt du khách Trung Quốc đi thăm Hoa Kỳ mỗi năm, chi ra hàng chục tỉ đô la. Ngoài ra, dịch vụ lữ hành chiếm gần hai phần ba các dịch vụ mà Mỹ « xuất khẩu » sang Trung Quốc trong năm 2015.
Biện pháp này đã được Trung Quốc áp dụng để tấn công Đài Loan vào năm 2016 khi tổng thống theo xu hướng đòi độc lập Thái Anh Văn được bầu làm tổng thống.
Ngoài các đòn ngầm kể trên, giới phân tích cũng nhắc đến khả năng Trung Quốc để cho đồng nhân dân tệ hạ giá so với đồng đô la Mỹ để đảy giá hàng Mỹ lên cao. Thế nhưng, một số nhà kinh tế cho rằng Bắc Kinh sẽ phải rất thận trọng khi dùng đến vũ khí tiền tệ này, rút kinh nghiệm của năm 2015, khi sự mất giá của đồng nhân dân tệ đã tạo nên tình trạng vốn tư bản từ Trung Quốc chảy ngược ra nước ngoài.
Một khả năng khác được nhắc đến là cắt giảm số lượng lớn trái phiếu nhà nước Mỹ mà Trung Quốc nắm trong tay, trị giá tính đến tháng Ba vừa qua đã lên tới 1.188 nghìn tỉ đô la. Có điều, nếu Bắc Kinh làm như vậy, trị giá các trái phiếu sẽ tụt, khối tài sản của Trung Quốc sẽ bị giảm mạnh về giá trị, điều này không có lợi cho Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180620-thuong-mai-don-ngam-ma-bac-kinh-co-the-dung-de-danh-my