Tin khắp nơi – 20/05/2020
Máy bay ném bom của Mỹ bay qua Biển Đông
Không lực Hoa Kỳ cho biết mới triển khai máy bay ném bom B-1B Lancer đi “làm nhiệm vụ” trên vùng Biển Đông.
“Các máy bay B1 đã làm nhiệm vụ trên Biển Đông, chỉ vài ngày sau khi huấn luyện với hải quân Mỹ gần Hawaii, thể hiện sự tín nhiệm của không quân Mỹ nhằm xử lý môi trường an ninh bất trắc và đa dạng”, Không lực Mỹ ở Thái Bình Dương viết trên Twitter hôm 18/5, nhưng không cho biết cụ thể.
Theo tờ South China Morning Post, Mỹ gia tăng các chuyến bay của B-1B Lancer trên các vùng biển gần Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Bắc Kinh “trên mọi phương diện”.
Tờ báo này cũng dẫn lời các nhà quan sát quân sự Trung Quốc cảnh báo về các nguy cơ xung đột quân sự giữa hai nước, nhất là khi không quân cũng như hải quân Mỹ năm nay tăng cường các hoạt động ở Biển Đông, Biển Hoa Đông, Eo biển Đài Loan và Hoàng Hải.
South China Morning Post đưa tin rằng Không lực Mỹ đã triển khai 4 máy bay ném bom B-1B và khoảng 200 phi công từ Texas tới căn cứ không quân Andersen ở Guam hôm 1/5 để hỗ trợ lực lượng không quân Mỹ hoạt động ở Thái Bình Dương cũng như nhằm tiến hành các đợt huấn luyện với đồng minh và đối tác.
Tờ báo đưa tin thêm rằng Bắc Kinh và Washington vẫn tiếp tục khẩu chiến về cách xử lý đại dịch COVID-19 và nhất là về nguồn gốc của virus đã làm gần 325 nghìn người thiệt mạng trên toàn thế giới.
Việc đổ lỗi cho nhau càng làm trầm trọng thêm sự căng thẳng trong quan hệ song phương, vốn đã ảnh hưởng tới một loạt các vấn đề từ báo chí, thương mại, công nghệ tới quân sự, theo South China Morning Post.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chúc mừng
bà Thái Anh Văn tái nhậm chức Tổng thống Đài Loan
Vũ Dương
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tái nhậm chức vào ngày hôm nay (20/5). Hôm qua (19/5), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã gửi lời chúc mừng, khen ngợi Đài Loan là “lực lượng thiện lương” và
là “đối tác đáng tin cậy” của Hoa Kỳ. Theo Epoch Times, tuyên bố này hoàn toàn trái ngược với những chỉ trích gần đây của Hoa Kỳ đối với chính quyền ĐCSTQ.
Ông Mike Pompeo nói trong một tuyên bố: “Xin chúc mừng Tiến sĩ Thái Anh Văn đã bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của bà. Việc tái đắc cử cho thấy bà đã giành được sự tôn trọng, ngưỡng mộ và tin tưởng của người dân Đài Loan. Bà là một người tràn đầy can đảm và có tầm nhìn, dẫn dắt chế độ dân chủ tràn đầy sức sống của Đài Loan, truyền cảm hứng cho khu vực và trên khắp thế giới”.
“Trong một thời gian dài, Hoa Kỳ vẫn luôn coi Đài Loan là lực lượng lương thiện và là đối tác đáng tin cậy trên thế giới. Lưỡng đảng Hoa Kỳ đã nhất trí ủng hộ Đài Loan. “Luật Đài Bắc” mới thông qua gần đây cho thấy rõ điểm này. Điều này giúp củng cố mối quan hệ giữa hai nước chúng ta và càng thúc đẩy thêm mối quan hệ đối tác kinh tế bền chặt giữa hai bên”.
“Chúng tôi có tầm nhìn chung cho khu vực này (Đài Loan) – xây dựng thành một nơi thịnh vượng và an toàn, nơi mà mỗi người dân nơi đây đều được hưởng nền pháp trị rõ ràng minh bạch. Đại dịch Covid-19 (virus ĐCSTQ) bùng phát gần đây nhất đã tạo cơ hội cho cộng đồng quốc tế hiểu được vì sao mô thức ứng phó dịch bệnh của Đài Loan đáng để học tập”.
“Khi nhìn về tương lai, tôi tin rằng dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Thái, quan hệ đối tác giữa chúng tôi với Đài Loan sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ”.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Đài Loan đã gửi lời cảm ơn chân thành đến ông Pompeo vì những lời chúc của ông. Đây là lần đầu tiên Ngoại trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ chúc mừng Tổng thống Đài Loan nhậm chức, điều này có ý nghĩa trọng đại. Nó cho thấy sự xem trọng của Hoa Kỳ trong mối quan hệ Đài Loan – Hoa Kỳ và sự ủng hộ to lớn cho nền dân chủ Đài Loan, cũng phản ánh mức độ tin cậy lẫn nhau và tình hữu nghị trong mối quan hệ Đài Loan – Hoa Kỳ.
Bộ Ngoại giao Đài Loan cũng cho biết chính phủ Đài Loan trong tương lai sẽ tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ trên cơ sở nền tảng tốt đẹp hiện có và cùng thúc đẩy sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác toàn cầu giữa các bên.
Tại Hội nghị Y tế Thế giới (WHA) được tổ chức vào thứ Hai (ngày 18/5), Đài Loan vẫn chưa được mời tham gia cuộc họp. Ngoại trưởng Mike Pompeo trong một bản tuyên bố cùng ngày đã chỉ trích Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom có đầy đủ tất cả các quyền hạn và tiền lệ hợp pháp để mời Đài Loan tham dự Hội thảo”, nhưng “dưới áp lực của ĐCSTQ, ông ta đã chọn không mời Đài Loan tham dự”.
Theo Lin Yan, Epochtimes.com
Vũ Dương dịch và biên tập
Nghị sĩ Mỹ trình dự luật cứu trợ nhân đạo Triều Tiên
Triệu Hằng
Các Nghị sĩ Hoa Kỳ đã đệ trình “Đạo luật tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho Triều Tiên” lên Thượng viện và Hạ viện Mỹ.
Đề xuất luật nói trên được Thượng Nghị sĩ Dân chủ Edward John Markey, thành viên cấp cao của Tiểu ban Đông Á trực thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Hạ nghị sĩ Dân chủ Andrew Saul Levin gửi tới Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mitch McConnell và Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Chuck Schumer vào ngày 15/5, theo thông cáo báo chí đăng trên trang web của ông Markey ngày 19/5.
Ông Markey đề cập Triều Tiên là một quốc gia nơi dịch Covid-19 đang làm trầm trọng thêm những thách thức vốn đã đặt ra bởi các bệnh truyền nhiễm khác, như bệnh lao và HIV/AIDS.
“Khoảng 10 triệu người ở Triều Tiên đang cần hỗ trợ lương thực khẩn cấp, và hơn 40% công dân của họ đang thiếu dinh dưỡng”, ông Markey cho biết.
Triều Tiên tiếp tục tuyên bố không có ca nhiễm Covid-19.
Hoa Kỳ đã đề nghị hỗ trợ Triều Tiên chống dịch, nhưng không nhận được phản hồi.
Theo Yonhap
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nghi-si-my-trinh-du-luat-cuu-tro-nhan-dao-trieu-tien.html
Mỹ giáng đòn trừng phạt một công ty của Trung Quốc
Băng Thanh
Vào hôm 19/5, ông Mike Pompeo, ngoại trưởng Mỹ tuyên bố rằng, Hoa Kỳ sẽ áp các biện pháp trừng phạt đối với một công ty Trung Quốc vì công ty này đã làm ăn với một hãng hàng không của Iran, vốn được Hoa Kỳ chỉ định là một thực thể hỗ trợ khủng bố.
Theo tờ The Hill, Hoa Kỳ sẽ áp lệnh trừng phạt đối với công ty Shanghai Saint Logistics Limited, một công ty có trụ sở tại Trung Quốc, do công ty này hoạt động như một đại lý cho hãng hàng không Mahan Air của Iran.
Hãng hàng không Mahan Air của Iran hiện đang chịu lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ vì đã hỗ trợ cho Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, một tổ chức mà vào năm 2019 đã được Mỹ liệt vào tổ chức khủng bố.
“Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một trong những quốc gia (vốn đang dần thu hẹp) chào đón Mahan Air, hãng hàng không chuyên chở vũ khí và những kẻ khủng bố đi khắp thế giới cho Cộng hòa Hồi giáo Iran”, ông Pompeo nói trong một tuyên bố. “Sự hợp tác như vậy sẽ nhận hậu quả”.
“Quyết định này đóng vai trò như một lời nhắc nhở khác rằng các công ty vẫn cung cấp dịch vụ cho Mahan Air tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoặc bất cứ nơi nào khác, có nguy cơ nhận lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ”, ông Pompeo nói.
“Chúng tôi sẽ không ngần ngại nhắm mục tiêu vào các thực thể tiếp tục duy trì mối quan hệ thương mại với Mahan Air”, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Steve Mnunchin cho biết hôm 19/5.
Theo Bộ Tài chính Hoa Kỳ, các lệnh trừng phạt sẽ đóng băng bất kỳ tài sản hoặc nguồn tài chính của công ty Shanghai Saint Logistics Limited ở Mỹ, cấm công dân Hoa Kỳ làm việc với công ty này và có khả năng sẽ xử phạt cả những cá nhân hoặc doanh nghiệp khác làm việc với công ty này.
Trước đó, Hoa Kỳ cũng từng lên án hãng hàng không Mahan Air vì đã hỗ trợ Tổng thống Venezuela, ông Nicolas Maduro, mà chính quyền của Tổng thống Trump coi là một nhà lãnh đạo bất hợp pháp.
Động thái trừng phạt mới nhất này được cho là một phần trong chiến dịch của chính quyền Tổng thống Trump nhằm gây áp lực tối đa đối với Iran. Chiến dịch này đã áp một loạt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Iran và các doanh nghiệp quốc tế hợp tác với Iran nhằm phá vỡ mạng lưới tài trợ khủng bố của Tehran.
Động thái này cũng góp phần làm xấu đi mối quan hệ vốn đã không mấy nồng ấm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đặc biệt là khi dịch bệnh hoành hành trên khắp thế giới mà Bắc Kinh được cho là nguyên nhân chính gây ra sự lan rộng của dịch bệnh này.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-giang-don-trung-phat-mot-cong-ty-cua-trung-quoc.html
Virus corona : Trên 90.000 người chết
và 1,5 triệu ca nhiễm tại Mỹ
Thụy My
Nước Mỹ hôm 18/05/2020 đã vượt ngưỡng 90.000 người thiệt mạng và 1,5 triệu ca dương tính với virus corona chủng mới, theo tổng kết của trường đại học Johns Hopkins. Chỉ trong một tuần đã có thêm 10.000 người chết.
Như vậy nước Mỹ dẫn đầu và vượt xa các nước khác về số người chết và các trường hợp dương tính với virus corona, theo số liệu chính thức. Tuy nhiên, nếu tính theo dân số thì các nước Bỉ, Tây Ban Nha, Anh, Ý, Pháp có tỉ lệ người chết vì Covid-19 nhiều hơn, theo trang Worldometer.
Chỉ riêng bang New York đã chiếm đến 1/3 số người chết vì virus corona của cả nước Mỹ, cụ thể là trên 28.300 người. Từ nay cho đến ngày 06/06, số tử vong của Hoa Kỳ có thể lên đến 112.000 người, đây là số trung bình theo mô hình tính toán của các nhà nghiên cứu trường đại học Massachusetts.
Gần 11,5 triệu người đã được xét nghiệm tại Mỹ, và 272.000 người khỏi bệnh.
Một vac-xin Mỹ có kết quả bước đầu
Trong bối cảnh đó, một tia hy vọng đang dấy lên từ một vac-xin thử nghiệm mang lại kết quả ban đầu đáng khích lệ, theo loan báo hôm 18/05 của công ty công nghệ sinh học Mỹ Moderna. Công ty được
chính phủ Mỹ đầu tư 483 triệu đô la thông báo « những dữ liệu sơ bộ mang tính tích cực » trong giai đoạn đầu của thử nghiệm lâm sàng.
Vac-xin được đặt tên là mRNA-1273 đã gây phản ứng miễn dịch ở 8 người tình nguyện, tương tự như khi bị nhiễm virus corona chủng mới. Giai đoạn đầu này nhằm thử nghiệm xem vac-xin có độc tính hay không, và Moderna cho biết chỉ có vài tác dụng phụ nhẹ như chỗ chích bị ửng đỏ. Cổ phiếu của công ty tăng ngay 25% vào trưa 18/05. Dự kiến thử nghiệm với quy mô lớn sẽ được tiến hành vào tháng Bảy.
Bác sĩ Nhà Trắng: Ông Trump uống thuốc sốt rét
ngừa Covid-19 lợi nhiều hơn hại
Quý Khải
Bác sĩ riêng của Tổng thống Trump hôm 18/5 xác nhận ông Trump đã dùng thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine kèm kẽm (zinc) để hạ giảm nguy cơ mắc Covid-19, theo The Epoch Times.
Sean Conley, bác sĩ riêng của tổng thống Trump, trong một lá thư được Nhà Trắng công bố hôm thứ Hai (18/5) cho biết ông và tổng thống Trump đã đi đến quyết định rằng ông Trump nên dùng thuốc “khi lợi ích tiềm năng từ việc này lớn hơn những rủi ro tương đối của nó”.
Trong thư, ông Conley không tiết lộ tổng thống đã dùng loại thuốc này trong bao lâu, hay liều lượng hiện tại.
Chỉ vài giờ trước, tại một sự kiện bàn tròn tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump cho biết ông đã dùng hydroxychloroquine hàng ngày như một biện pháp phòng ngừa Covid-19, và ông đã dùng được khoảng một tuần rưỡi.
Loại thuốc này được ông Trump khen ngợi là một biện pháp điều trị Covid-19 khả thi, một loại bệnh viêm phổi do virus corona chủng mới khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào năm ngoái. Hydroxychloroquine cũng được dùng để điều trị chứng lupus ban đỏ và viêm khớp dạng thấp, và đã có mặt trên thị trường trong nhiều thập kỷ.
“Tôi đang dùng nó”, ông Trump nói với các phóng viên hôm thứ Hai. “Rất nhiều điều tốt đẹp đã xảy ra. Mọi người có thể sẽ rất ngạc nhiên khi biết bao nhiêu người đang sử dụng nó, đặc biệt là các nhân viên y tế tuyến đầu”.
Ông Conley lưu ý rằng hai tuần trước, nhân viên Nhà Trắng đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Hôm 8/5, thư ký báo chí của Phó tổng thống, cô Katie Miller đã xét nghiệm dương tính với chủng virus này.
Cả ông Pence và ông Trump sau đó đã được xét nghiệm và đều có kết quả âm tính.
“Sức khỏe Tổng thống hiện rất tốt và ông không có triệu chứng bệnh lý nào”, ông Conley viết trong thư. “Tổng thống được xét nghiệm Covid-19 thường xuyên, tất cả đều cho kết quả âm tính”.
Ông Trump cho biết ông đã hỏi ý kiến bác sĩ Conley về việc dùng hydroxychloroquine, và ông Conley không phản đối kê đơn loại thuốc này.
“Thông qua tham khảo các đối tác liên ngành và các chuyên gia về lĩnh vực này trên cả nước, tôi đang tiếp tục theo dõi vô số nghiên cứu xem xét các liệu pháp Covid-19 tiềm năng, và tôi sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp ra quyết định này dựa trên các bằng chứng trong tương lai”, Bác sĩ tổng thống viết.
Đã có một vài thử nghiệm lâm sàng kiểm chứng hiệu quả của loại thuốc này trong việc điều trị Covid-19. Một nghiên cứu gần đây của Trường Y Đại học New York cho thấy việc kết hợp dùng hydroxychloroquine và kẽm đã mang lại hiệu quả tích cực ở một số bệnh nhân.
Và một thử nghiệm mới đánh giá việc kết hợp dùng hydroxychloroquine và azithromycin để trị Covid-19 đã được khởi động, Tiến sĩ Anthony Fauci, thành viên đội đặc nhiệm chống dịch Nhà Trắng, công bố vào tuần trước.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cảnh báo không nên dùng hydroxychloroquine và chloroquine để điều trị Covid-19 bên ngoài môi trường bệnh viện hoặc các thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra. Cơ quan này cho biết loại thuốc này có thể làm rối loạn nhịp tim hoặc khiến tim đập nhanh.
Tổng thống Trump cho biết hôm thứ Hai rằng sau khi dùng thuốc, ông không xuất hiện tác dụng phụ và không có triệu chứng nào của Covid-19.
“Thuốc này sẽ không thể làm hại tôi. Nó đã tồn tại được 40 năm trên thị trường”, ông Trump cho biết, và nói thêm rằng “mọi người có thể sẽ rất ngạc nhiên khi biết bao nhiêu người đang sử dụng nó … Thuốc này cũng dùng để trị sốt rét, lupus ban đỏ, và một số bệnh khác khác. Tôi đang dùng nó. Các nhân viên y tế tuyến đầu đang dùng nó. Rất nhiều bác sĩ đang dùng nó”.
Ông Trump cũng cho biết ông không nắm cổ phần trong hãng sản xuất loại thuốc này, nói thêm rằng ông chỉ muốn người Mỹ không bị bệnh.
“Tôi không muốn họ đổ bệnh. Và có nhiều khả năng loại thuốc này có tác dụng, đặc biệt vào giai đoạn đầu của bệnh”, ông Trump nói. “Tôi dùng một viên mỗi ngày. Đến một lúc nào đó, tôi sẽ dừng. Điều tôi muốn nhất là chúng ta có biện pháp chữa trị xác định hoặc vắc-xin và tôi nghĩ điều này sẽ xảy ra sớm”.
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
Người gốc Á tại Mỹ ít bị nhiễm COVID
Dữ liệu về lây nhiễm COVID-19 và con số tử vong tại thành phố New York tính theo sắc tộc cho thấy người gốc Á có tỉ lệ lây nhiễm và tử vong thấp hơn các sắc dân khác. Số liệu tương tự tại Los Angeles cho thấy người gốc Á cũng có tỉ lệ lây nhiễm thấp nhất trong tất cả các sắc dân.
Bà Cindy Song, một công chức về hưu sống tại Washington, chứng kiến cơn bão COVID-19 đến và chuẩn bị thích ứng.
Được bạn bè người Hoa cảnh báo trên truyền thông xã hội về nguy cơ, từ đầu tháng 3 bà đã hủy các kế hoạch du hành và các cuộc hẹn với bác sĩ, tránh các nhà hàng, bạn bè hay siêu thị, cũng như mang khẩu trang và giữ khoảng cách trong thời gian ít khi đi ra ngoài.
“Chúng tôi biết bệnh này, virus này, thực sự làm chết người, thực sự tệ hại,” bà Song, sinh quán tại tỉnh Giang Tô, nói. “Tuy nhiên mỗi khi chúng tôi đi ra ngoài và gặp người khác và những người chúng tôi quen biết, họ cho chúng tôi cảm tưởng là chúng tôi hành động thái quá.”
Một trong những điều mỉa mai xoay quanh virus corona là dữ liệu cho thấy người Mỹ gốc Á–bị kỳ thị và tấn công vì bị nghi mang mầm bệnh–lại là những người ít bị lây nhiễm hay chết vì COVID trong tất cả các nhóm sắc tộc tại Mỹ.
“Thái độ bài ngoại này không bao giờ là việc đúng đắn, nó được căn cứ vào kiểu rập khuôn,” ông Merlin Chowkwanyu, giáo sư về y học xã hội Trường đại học Columbia, nói.
Dữ liệu có được về lây nhiễm và chết người vì COVID-19 tại New York phân chia theo sắc tộc cho thấy người Châu Á có tỉ lệ lây nhiễm và tử vong thấp nhất với cách biệt lớn, trong bất cứ nhóm nào, bao gồm người da trắng.
Theo dữ liệu gần đây nhất có được thì số tử vong của người gốc Á tại thành phố đông dân nhất và bị tác động nặng nề nhất ở Mỹ, New York, cho thấy cứ 100 ngàn ca tử vong có 122 người gốc Á, so với con số 265 người gốc Châu Phi, 259 người gốc Châu Mỹ Latin và 130 người da trắng.
Những con số tương tự tại Los Angeles cũng cho thấy người gốc Á có tỉ lệ lây nhiễm thấp nhất trong tất cả các nhóm và tỉ lệ tử vong cao hơn một ít so với người da trắng.
Tại Los Angeles, các giới chức báo cáo cứ 100 ngàn người chết thì có 89 người bản địa Hawaii và gốc Quần đảo Thái Bình Dương, và tỷ lệ này nơi người gốc Châu Phi là 18, và với người gốc Châu Mỹ Latin là 15,5. Còn tỷ lệ nơi người gốc Á là 12, và người da trắng là 9.
Một cuộc nghiên cứu của tổ chức Henry J. Kaiser Family Foundation rút ra từ dữ liệu trên toàn quốc cho thấy các sắc dân thiểu số bị dịch bệnh tác hại nặng nề không đồng đều liên hệ đến lợi tức thấp, bị phơi nhiễm vì việc làm và có sẵn vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên người gốc Á có nguy cơ thấp bị nhiễm nặng so với bất cứ nhóm sắc dân nào khác, kể cả ngưởi da trắng đa số.
Một vài yếu tố có thể giúp giải thích việc này, các chuyên gia nói, ngay cả khi họ nhấn mạnh là dữ liệu chỉ là sơ khởi, và vẫn còn có số lớn những điều chưa biết về virus.
Một yếu tố dường như là “WeChat”, đề cập đến những mạng xã hội với nhiều người có mặt tại Trung Quốc.
Theo như các nhà khoa học xã hội, biết được một người nào đó lây nhiễm virus thường là điều kiện tiên quyết để thay đổi thái độ, và cư dân tại các Phố Tàu Chinatown có những cảnh báo sớm từ các tin nhắn cá nhân vượt qua Thái Bình Dương, trong một số trường họp trước khi Bắc Kinh tiết lộ thông tin.
Vào tháng 1, ngay cả trước khi các nhà hàng bị mất khách tại thành phố New York, nhiều gia đình và bạn bè đã cảnh báo chúng tôi về nhu cầu khủng khiếp,” ông Văn Trần, một nhà xã hội học đô thị tại Trường đại học Thành phố New York, nói. “Việc này không hoàn toàn và thành thực được chính phủ Trung Quốc thông báo cho thế giới.”
Với ký ức về hội chứng hô hấp cấp tính trầm trọng (SARS) bùng phát trong hai năm 2002-2003, người Châu Á tích trữ thực phẩm sớm, nhiều tiệm tạp hóa châu Á và những doanh thương khác bắt đầu cách ly xã hội tốt trước khi nhà cầm quyền địa phương bắt buộc.
Người Châu Á cũng có khuynh hướng che mặt sớm, dù có việc “sợ khẩu trang” trong dân cư.
“Mang khẩu trang là điều người Châu Á đã làm trước khi đại dịch này bắt đầu,” ông Scott Frank, chuyên gia y tế công cộng tại Trường Y Đại học Case Westen Reserve, nói.
Do kỳ thị nên những cuộc tấn công bằng lời nói cũng như tấn công thể chất gia tăng, nhiều người Mỹ gốc Á tránh đám đông vì sợ bị kỳ thị cũng như để giảm thiểu việc lây nhiễm.
Bà Song nói trong những tuần lễ gần đây, bà bị một người da trắng nhổ nước bọt và một người bán tạp hóa ngăn không cho bà sờ vào rau. “Tôi sợ người ta nhắm vào tôi,” bà nói.
Các phụ nữ gốc Á bị tấn công tại Bắc Mỹ trong hai tuần qua vì mang khẩu trang.
Tuy nhiên việc sớm tránh xa Phố Tàu gây tác hại cho kinh doanh—dù có chiến dịch mạnh mẽ của những thị trưởng nhằm mang khách hàng trở lại—cũng có nghĩa là tiếp xúc giữa người với người trong các khu sắc tộc đã giảm bớt đáng kể.
“Bạn có thể nói đây là điều đáng lạc quan,” ông Trần nói. “Cuối cùng, người được cứu không phải chỉ là người lao động trong cộng đồng, nhưng còn là công việc kinh doanh và tất cả mọi người khác nữa.”
Một tỷ lệ cao những người Trung Quốc sống tại thành phố New York là những di dân mới, một nhóm có thể tạng khoẻ mạnh so với người Mỹ trung bình vì họ ít ăn đồ chiên, thịt đỏ và đường, các nhà dịch tễ học nói.
Tuy nhiên con cái họ có khuynh hướng hội nhập.
Đến thế hệ thứ ba họ thường bị huyết áp cao, béo phì và lối ăn uống không khác biệt với đa số người Mỹ, các chuyên gia y tế nói.
Các yếu tố kinh tế xã hội cũng giúp người gốc Á, các chuyên gia nói. Dù người Mỹ gốc Á tại New York và trên toàn quốc có nhiều người lao động chân tay, nhưng cộng đồng này về mặt kinh tế tốt hơn và được giáo dục nhiều hơn những nhóm thiểu số khác.
Điều này khiến họ có bảo hiểm nhiều hơn, để dành nhiều hơn để đối phó với những hạn chế ở tại nhà và có không gian sống rộng rãi hơn để thích nghi với cách ly xã hội.
Người Châu Á thường là cư dân hợp pháp tại Mỹ so với cộng đồng người Châu Mỹ Latin vốn thường tránh các bệnh viện để tránh bị phát hiện.
Tuy nhiên có một số việc không có lợi cho cộng đồng gốc Á. Nhiều thế hệ đầu tiên người già không nói tiếng Anh thường tránh bệnh viện, bởi vì theo truyền thống văn hóa, họ muốn chết với gia đình hơn là cô độc, và gặp khó khăn tìm người thông dịch trong hệ thống y tế quá tải.
Dữ liệu tại tiểu bang Wisconsin với các con số thống kê cũng chia theo sắc tộc cho thấy người gốc Á có tỉ lệ lây nhiễm và tử vong thấp hơn những nhóm sắc tộc khác, trừ người Mỹ bản địa.
Trong lúc bà Song ở tại nhà theo hướng dẫn cách ly xã hội của Washington, bà suy nghĩ về những lo âu mà đôi khi bà cảm thấy vì là người gốc Á tại Mỹ trong thời gian đại dịch. “Tôi đang nghĩ nhuộm tóc vàng, mang kính đen to và che mặt tôi,” bà nói đùa. “Đã đến lúc thay đổi.”
(Nguồn SCMP/LA Times)
Thống Đốc California nới lỏng lệnh
cách ly xã hội, cho phép 53 quận trong tiểu bang
tái khởi động nền kinh tế
Vào thứ hai (ngày 18 tháng 5), Thống đốc California Gavin Newsom đã công bố nới lỏng các tiêu chuẩn sức khỏe mà tiểu bang phải đạt được trước khi mở cửa nền kinh tế trở lại. Với hành động này, nhiều quận có thể tiến hành các kế hoạch mở cửa công ty sớm hơn, đồng thời ông Newsom cũng đưa ra khả năng các trận đấu thể thao chuyên nghiệp có thể hoạt động như trước vào tháng 6.
Thông báo này đánh dấu một sự khác biệt lớn trong các yêu cầu nghiêm ngặt ông Newsom đưa ra chỉ hơn một tuần trước, và được đưa ra trong tình hình cư dân ngày càng trở nên mong muốn về việc quay trở lại lối sống trước đại dịch và nhiều công ty bất chấp các lệnh đóng cửa.
Theo các tiêu chuẩn mới, các công ty bán lẻ có thể mở cửa đón khách trên vỉa hè trên toàn tiểu bang, và các quận có thể xin phép chính quyền để mở cửa nhà hàng và nhiều dịch vụ khác. Ông Newsom cũng cho biết có thể vài tuần sau, tiệm cắt tóc và nhà thờ sẽ mở cửa trở lại. Thống đốc nói rằng việc nới lỏng là do số bệnh nhân phải nhập viện vì coronavirus đã giảm trong hai tuần, cũng như việc phân phối nhiều thiết bị bảo vệ hơn cho nhân viên y tế và khả năng xét nghiệm của tiểu bang đang được mở rộng.
Các chính trị gia đã hoan nghênh những thay đổi mà Thống đốc đưa ra, và một số người dự đoán rằng tiểu bang sẽ sớm có thể mở cửa rộng rãi hơn. Các tiêu chuẩn mới cho biết những quận muốn mở cửa trở lại phải không có quá 25 trường hợp nhiễm bệnh trên 100,000 cư dân, hoặc tỷ lệ người dương tính với coronavirus không cao hơn 8% tổng số cư dân trong quận. Bên cạnh đó, số người nhập viện trong một tuần phải không được vượt quá 5%. (BBT)
Người thất nghiệp tại quận Cam có thể
xin trợ cấp 800 Mỹ kim từ chương trình lao động
Tin Santa Ana, Orange County – Cư dân quận Cam tại California bị mất việc làm vì đại dịch Covid-19 có thể nộp đơn xin hỗ trợ và nhận 800 Mỹ kim, theo một chương trình lao động được tài trợ bởi ngân sách tiểu bang.
Chương trình Orange County Workforce Innovation Opportunity Act được thiết kế để giúp những người tìm việc gia tăng kỹ năng, để tăng cơ hội tìm được việc làm và được tăng lương. Người tham gia chương trình có thể nộp đơn xin hoàn trả 800 Mỹ kim cho các nhu cầu thiết yếu như nhà ở, điện nước, dịch vụ giữ trẻ, và chi phí đi lại.
Người muốn nộp đơn có thể đến các trung tâm OC One-Stop Centers ở thành phố Irvine và Garden Grove, và có thể xem thêm thông tin tại trang web oconestop.com.
Một số trường đại học tại quận Cam cũng thiết lập các chương trình hỗ trợ sinh viên. Tổ chức Coastline College Foundation đã lập Quỹ hỗ trợ sinh viên khẩn cấp với số tiền ban đầu là 20,000 Mỹ kim, và đang kêu gọi quyên góp thêm. Đại học Orange Coast College, gọi tắt là OCC, đã nhận 9.2 triệu Mỹ kim tài trợ khẩn cấp từ ngân sách CARES Act được Quốc Hội phê chuẩn hồi tháng 3, và khoảng 4.5 triệu Mỹ kim trong số này sẽ được dùng để giúp đỡ trực tiếp các sinh viên bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Trường đại học OCC dự định phân phát tiền cho sinh viên trong vài ngày tới, số tiền sẽ được quyết định dựa trên tình hình tài chính và số tín chỉ ghi danh học của sinh viên. Các sinh viên ghi danh học 12 tín chỉ trở lên, và có nhu cầu tài chính cao nhất, sẽ được phát 1,000 Mỹ kim thông qua hệ thống ngân hàng của trường là Bank Mobile.
Các sinh viên học từ 6 đến 12 tín chỉ, có nhu cầu tài chính ở mức cao nhất, sẽ nhận 750 Mỹ kim. Các sinh viên toàn thời gian khác sẽ nhận 500 Mỹ kim. (Ngô Bảo)
Bộ Trưởng Ngân Khố & Chủ Tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang
điều trần trước Ủy Ban Thượng Viện
Tin Washington DC – Vào thứ Ba, 19 tháng 5, Ủy Ban Ngân Hàng Thượng Viện đã chất vấn Bộ Trưởng Ngân Khố Steven Mnuchin và Chủ tịch Quỹ dự trữ liên bang Jerome Powell về cách chính phủ giám sát việc chi tiêu 2 ngàn tỷ Mỹ kim được Quốc Hội phê chuẩn hồi tháng 3.
Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Elizabeth Warren đã chỉ trích cả Bộ Ngân Khố và Quỹ dự trữ liên bang FED, vì đã không đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn đối với các công ty muốn vay tiền từ chính phủ. Đáp lại, Bộ Trưởng Mnuchin nói rằng các điều kiện đi kèm với các chương trình cho vay của Fed đã được thảo luận trước với Quốc Hội và đã được chấp nhận.
Trong khi đó, Chủ tịch Powell nhắc lại ý kiến của ông rằng, Quốc Hội có thể phải cấp thêm tiền hỗ trợ để ngăn ngừa tổn thất dài hạn đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, Bộ Trưởng Mnuchin không quá hào hứng với ý tưởng cấp thêm tiền cho người dân, nói rằng các nhà lập pháp cần đánh giá hiệu quả của 4 biện pháp hỗ trợ đã được thực hiện, trước khi điều động nguồn ngân quỹ mới.
Phiên điều trần diễn ra sau khi một hội đồng do Quốc Hội bổ nhiệm báo cáo rằng số tiền 46 tỷ Mỹ kim dành cho ngành công nghiệp hàng không vẫn chưa được sử dụng, và Fed cho đến nay chỉ mới phân phát một phần nhỏ trong ngân quỹ 454 tỷ Mỹ kim dành cho chương trình cho vay đối với các công ty và chính quyền địa phương.
Bộ Trưởng Mnuchin phản đối thông tin này, nói rằng Bộ Ngân Khố đã chi ra 195 tỷ Mỹ kim, và hiện còn lại 259 tỷ Mỹ kim để thiết lập hoặc mở rộng các chương trình cho vay ưu đãi. Ngoài ra, 25 tỷ Mỹ kim cũng đã được cung cấp cho ngành công nghiệp hàng không. (Ngô Bảo)
Hoa Kỳ gọi cam kết 2 tỷ Mỹ kim
của Trung Cộng cho W.H.O là quân cờ đánh lạc hướng
Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Hai (18/5), Hoa Kỳ cho biết Trung Cộng phải chi trả nhiều hơn 2 tỷ mỹ kim mà họ cam kết với Tổ chức Y tế Thế giới, đồng thời gọi cam kết này là một quân cờ để đánh lạc hướng khỏi việc Bắc Kinh không khuyến cáo thế giới một cách chính xác về sự bùng phát của coronavirus.
Phát ngôn viên của Hội đồng Bảo an Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Ullyot cho biết cam kết của Trung Cộng “là một con cờ để đánh lạc hướng khỏi những lời kêu gọi từ sớ lượng các quốc gia ngày càng gia tăng đang yêu cầu chính phủ Trung Cộng chịu trách nhiệm do không thực hiện trách nhiệm của họ, để nêu lên sự thật và khuyến cáo thế giới về những gì sắp xảy ra”. (BBT)
Phụ huynh Trung Cộng bị phạt 250,000 Mỹ kim
trong vụ bê bối hối lộ tuyển sinh đại học Hoa Kỳ
Tin từ Boston – Một thẩm phán Hoa Kỳ đã ra lệnh cho một phụ nữ Trung Cộng sống ở Canada trả tiền phạt 250,000 Mỹ kim, sau khi bà thừa nhận trả 400,000 Mỹ kim để con trai bà được nhận vào đại học California ở Los Angeles (UCLA) thông qua tuyển sinh cho đội túc cầu.
Bà Xiaoning Sui, 48 tuổi, tham dự phiên tòa trước thẩm phán liên bang ở Boston thông qua ứng dụng hội nghị trực tuyến Zoom. Hồi tháng 02/2020, bà Sui đã nhận tội tham gia đường dây hối lộ, và đạt được thỏa thuận để bà không phải ngồi tù thêm, sau khi bà đã ở tù 5 tháng tại Tây Ban Nha khi bị bắt lúc đi du lịch ở Châu Âu hồi tháng 09/2019.
Theo các công tố viên 5 tháng tù của bà tương đương với các bản án của các phụ huynh khác bị buộc tội trong vụ bê bối. Bà Sui nằm trong số 53 người bị buộc tội tham gia đường dây gian lận, trong các phụ huynh giàu có nhờ một nhà tư vấn tuyển sinh đại học ở California hối lộ và các hình thức lừa đảo khác, để bảo đảm cho con cái họ được nhận vào các trường đại học hàng đầu.
Nhà cố vấn đó, William “Rick” Singer đã nhận tội vào năm ngoái và thừa nhận giúp khách hàng gian lận trong kỳ thi tuyển sinh đại học, mua chuộc các huấn luyện viên thể thao của trường đại học để nhận khách hàng của ông với tư cách tuyển chọn lực sĩ giả.
36 phụ huynh bị buộc tội kể từ tháng 03/2019 có Lori Loughlin, nữ tài tử phim “Full House”, người đang chống lại các cáo buộc. Để khách được nhận vào học, ông Singer đã hối lộ huấn luyện viên túc
cầu của UCLA, Jorge Salcedo 100,000 Mỹ kim. Hồi tháng 04/2020, ông Salcedo cũng đã nhận tội. (BBT)
Hoa Kỳ : Donald Trump ký lệnh cắt giảm
quy định hành chính Liên bang để phục hồi kinh tế
Hôm qua, 19/05/2020, tổng thống Donald Trump đã liên tục ra các quyết định nhằm phục hồi kinh tế Mỹ đang bị suy sụp vì khủng hoảng virus corona. Trước tiên, ông Trump đã ký sắc lệnh yêu cầu cơ quan chính phủ Liên bang cắt bỏ « những quy định vô ích gây cản trở phục hồi kinh tế ».
Tiếp đó là thông báo chi 19 tỷ đô la để hỗ trợ nông dân và các nhà chế biến nông sản Mỹ. Một quyết định được đánh giá có mục tiêu tranh cử vì ông Trump hiểu giới làm nông nghiệp Mỹ là bộ phận cử quan trọng của ông.
Thông tín viên Lubna Anaki tại New York tường trình :
Được quây xung quanh là cô con gái Ivanka, bộ trưởng Nông Nghiệp và một số đại diện ngành công nghiệp chế biến nông sản, ông Donald Trump hùng hồn thông báo hỗ trợ bổ sung cho các chủ trang trại, nhà chăn nuôi và nông dân Mỹ bị thiệt hại vì khủng hoảng y tế và do lệnh đóng cửa quán ăn.
Tổng thống Mỹ tuyên bố : « Chúng tôi giải ngân 19 tỷ đô la để hỗ trợ các nhà sản xuất nông nghiệp của chúng ta, duy trì chuỗi cung ứng và trợ giúp thực phẩm cho các hộ gia đình. 19 tỷ đô la ».
Khoản tiền này được phụ thêm vào hàng tỷ đô la đã được triển khai để hỗ trợ người dân Mỹ từ đầu đại dịch Covid-19. Các nông dân, chủ trang trại cần được trợ giúp có thể đăng ký ngay cuối tháng 5 để được hưởng trợ cấp.
Tổng thống Mỹ cũng nhân thông báo này kêu gọi cử tri trong giới nông nghiệp và một lần nữa ông tự so sánh với tổng thống Lincoln.
Ông nói : « Tôi tin là chúng ta rất tốt với các chủ trang trại, Nhưng ai lại có thể không tốt với họ ? Ai lại có thể không tốt với Trump ? Tôi nói là có lẽ phải trở lại thời Abraham Lincoln để có một tổng thống đã quan tâm nhiều đến các chủ trang trại như Trump. »
Để bảo vệ ngành chế biến thịt, ông Donald Trump ngỏ ý phải xem lại các thỏa thuận thương mại với một số nước cung cấp gia súc cho Hoa Kỳ. « Chúng ta có đủ gia súc tốt để tự cung tự cấp », tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Virus corona: Phụ nữ có nguy cơ
thiếu biện pháp ngừa thai vì đại dịch
By Lara OwenBBC World Service
Hàng chục triệu phụ nữ có thể không thể tiếp cận được những biện pháp ngừa thai vì đại dịch virus corona, dẫn đến việt tăng đột biến các trường hợp mang thai ngoài ý muốn, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) cảnh báo.
“47 triệu phụ nữ ở 114 quốc gia thu nhập thấp và trung bình có thể không tiếp cận được các biện pháp tránh thai hiện đại”, báo cáo của UNFPA cho biết.
“7 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn dự kiến sẽ xảy ra nếu việc phong tỏa diễn ra trong 6 tháng và nếu có sự gián đoạn lớnvới các dịch vụ y tế. Cứ mỗi 3 tháng việc phong tỏa tiếp tục, sẽ có thêm 2 triệu phụ nữ có thể không thể sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.”
Điều này đặc biệt đúng ở những nơi như Philippines, nơi phá thai là việc làm bất hợp pháp và phụ nữ phụ thuộc nhiều vào các trung tâm y tế cộng đồng và các chương trình tiếp cận cộng đồng để tiếp cận với các biện pháp ngừa thai.
“Có thể có 1,2 triệu phụ nữ mang thai ngoài ý muốn ở Philippines do Covid-19 mang đến”, Tiến sĩ Joseph Michael Singh, đại diện của nhóm LHQ tại Philippines nói.
“Có thể có 1,2 triệu phụ nữ mang thai ngoài ý muốn ở Philippines vì Covid-19”, Tiến sĩ Joseph Michael Singh, đại diện của nhóm LHQ tại Philippines nói.
Ông nói rằng ước tính này là một trường hợp xấu nhất, khi nguồn cung cấp các dịch vụ tránh thai quan trọng giảm 50% vì đại dịch năm nay.
Mang thai ngoài ý muốn, cùng với việc không được tiếp cận với y tá, nữ hộ sinh và chăm sóc khẩn cấp, có thể dẫn đến nhiều cái chết của người mẹ, nhóm này cảnh báo.
Thiếu tồn trữ
“Chúng tôi đang cạn kiệt nguồn dự trữ bao cao su, cấy ghép nội tiết tố và chỉ dùng progesterone”, Amina Evangelista Swanepoel, người đứng đầu tổ chức phi chính phủ Roots of Health, nói.
Tổ chức này cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sản phụ miễn phí tại các cộng đồng ở Puerto Princesa và các khu vực xa xôi của tỉnh Palawan ở Philippines. Nhưng với đại dịch hạn chế vận chuyển và các chuyến bay, giờ đây họ đang thiếu nguồn cung.
Chương trình gia đình quốc gia của chính phủ nói với BBC rằng họ có đủ nguồn cung cấp các biện pháp tránh thai khác nhau nhưng việc phân phối ra các tỉnh gặp nhiều khó khăn.
“Có một người phụ nữ phải đi bộ khoảng 10 km chỉ để đến chỗ chúng tôi và cô ấy phải vượt qua các trạm kiểm soát và giải thích mỗi khi cô ấy cần đến gặp chúng tôi”, ông Anatiza Herrera làm việc tại Văn phòng Y tế Thành phố Puerto Princesa ở tỉnh Palawan nói.
Ở một số khu vực của Philippines, bao gồm Palawan, mỗi hộ gia đình chỉ được cấp phép một lần ra ngoài trong thời gian phong tỏa.
“Luật không quy định người được ra ngoài phải là một người đàn ông, nhưng, trong nhiều trường hợp, nó là như vậy”, bà Swanepoel nói.
“Rất khó cho phụ nữ ra ngoài và tiếp cận các biện pháp ngừa thai, đặc biệt là đối với những phụ nữ mà bạn tình có thể không biết họ sử dụng chúng.”
Mặc dù ở một số nơi như Palawan, việc phong tỏa đã được nới lỏng và giao thông công cộng hiện đang hoạt động trở lại, nhưng nó hoạt động với công suất giảm để đảm bảo sự giãn cách xã hội.
“Chúng tôi vẫn nhận được tin nhắn các phụ nữ nói rằng họ cần có thêm thuốc nhưng sợ phải ra ngoài”, bà Swanepoel nói.
Và việc cách ly ở nhà cùng với với đối tác sẽ khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn.
“Sẽ khó hơn rất nhiều cho những phụ nữ dựa vào kế hoạch hóa gia đình tự nhiên ở Philippines để thúc đẩy kiêng khem trong thời kỳ dễ thụ thai của họ.”
Tuyến đầu
Nhân viên của Roots of Health đang đến từng nhà để giúp phương tiện ngừa thai miễn phí cho những người dễ bị tổn thương nhất.
“Lúc đầu, tôi thực sự sợ rằng mình sẽ bị nhiễm bệnh khi tiếp cận [công việc] – đặc biệt là khi tôi có một đứa con 6 tháng”, y tá Shery Villagaracia nói.
“Điều đó thực sự rất khó khăn, nhưng hầu hết phụ nữ chúng tôi thấy không đủ khả năng để mua thuốc tránh thai.”
Sự xuất hiện của virus corona tại Philippines đã tạo ra thêm những rào cản cho việc cung cấp các dịch vụ sức khỏe sinh sản.
“Một khách hàng yêu cầu tôi tiêm thuốc xa nhà vì chồng cô ấy không biết cô đang ngừa thai. Cô đến và đi rất vội vàng và có dấu hiệu bạo lực gia đình”, Shery Villagaracia nói.
Tỉnh Palawan có một trong những tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Philippines. Trước đại dịch, phụ nữ nước này đã phải vật lộn để tiếp cận với các biện pháp ngừa thai.
“Một khách hàng của tôi là một bà mẹ tuổi teen và cô ấy nói rằng đang dựa vào việc cho con bú để đảm bảo rằng cô ấy sẽ không mang thai lần nữa, điều này rất không đáng tin cậy”, Shery Villagaracia nói.
Theo một khảo sát quốc gia năm 2017, 49% phụ nữ chưa kết hôn hoạt động tình dục không sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào. 17% phụ nữ đã kết hôn không muốn mang thai cũng không sử dụng biện pháp tránh thai.
“Lý do số một phụ nữ ở Philippines không sử dụng kế hoạch hóa gia đình là vì họ sợ tác dụng phụ và các nhóm sức khỏe chống sinh sản đưa ra thông tin không dựa trên bằng chứng”, Bác sĩ Joseph Michael Singh của UNFPA nói.
“Chúng tôi có đa số người Công giáo và các nhà lãnh đạo nhà thờ rất bảo thủ, những người có ảnh hưởng và sau đó xuống phía nam, chúng tôi có các nhà lãnh đạo Hồi giáo rất có ảnh hưởng”, ông nói thêm.
Mang thai ngoài ý muốn nhiều hơn có thể gây ảnh hưởng đáng kể về kinh tế, xã hội và tâm lý cho nhiều phụ nữ.
“Sự tăng gia số người mang thai ngoài kế hoạch có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của người phụ nữ, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 này”, y tá Shery nói.
“Thật đáng buồn. Phụ nữ nên được tiếp cận với các biện pháp ngừa thai.”
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-52734708
Covid-19: LHQ lo ngại
châu Phi rơi vào « nghèo đói cùng cực »
Thu Hằng
Dịch Covid-19 có thể làm gia tăng « những bất bình đẳng vốn có » và làm trầm trọng thêm « nạn đói, suy dinh dưỡng và tình cảnh mong manh » ở châu Phi. Trong thông cáo ngày 20/05/2020, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres còn lo ngại hàng triệu người dân châu Phi sẽ rơi vào cảnh « nghèo đói cùng cực ».
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đánh giá châu Phi đã nhanh chóng phản ứng trước đại dịch Covid-19 vì « cho đến nay, số ca nhiễm và tử vong vì virus corona thấp hơn so với những gì người ta lo sợ », dù « virus corona đã khiến hơn 2.500 người chết tại châu Phi ». Tuy nhiên, theo ông Antonio Guterres, châu Phi mới « chỉ ở bước đầu » của đại dịch và tình hình có thể nhanh chóng thay đổi.
Theo AFP, kêu gọi « quốc tế tỏ tình liên đới » với châu Phi, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc còn cho rằng « các nước châu Phi cũng phải được hưởng khả năng tiếp cận nhanh chóng, công bằng, giá cả hợp lý đối với bất kỳ loại vac-xin và liệu pháp điều trị nào trong tương lai, được coi là tài sản chung của thế giới ».
Theo ông Antonio Guterres, phải giải quyết được dịch ở châu Phi thì mới có thể chấm dứt được dịch trên toàn cầu. Công việc này sẽ cần thêm « hơn 200 tỉ đô la từ cộng đồng quốc tế » để « tăng cường hệ thống y tế tại châu Phi, duy trì dây chuyền cung ứng thực thẩm, tránh một cuộc khủng hoảng tài chính » và « hỗ trợ giáo dục, bảo vệ việc làm, trợ giúp các gia đình và doanh nghiệp, giúp châu lục tránh mất thu nhập từ xuất khẩu ».
Số ca nhiễm COVID
nhiều nơi vẫn tăng, lo âu toàn cầu
Các ca nhiễm virus corona tăng cao từ Ấn Độ đến Nam Phi và Mexico, một chỉ dấu rõ ràng cho thấy đại dịch còn lâu mới hết, trong khi Nga và Brazil hiện chỉ đứng sau Mỹ về con số lây nhiễm.
Đà tăng này diễn ra vào lúc nhiều nước tại Châu Á, Châu Âu và nhiều tiểu bang nước Mỹ đang nới lỏng đóng cửa để khởi động nền kinh tế. Công nhân sản xuất ô tô Mỹ, giáo viên Pháp và các nhân viên bán hàng ở Thái Lan nằm trong số hàng trăm ngàn công nhân trở lại làm việc với những biện pháp cẩn thận-an toàn mới.
Ngày 19/5 Nga loan báo những ca nhiễm mới gia tăng một cách đều đặn, và những điểm nóng mới xuất hiện trên cả nước với khoảng 147 triệu dân này.
Nga báo cáo có thêm gần 9.300 ca trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca lây nhiễm lên gần 300.000, khoảng một nửa tại thủ đô Moscow.
Nhà cầm quyền nói hơn 2.800 người bệnh COVID-19 đã chết tại Nga, một con số mà nhiều người nói chắc chắn là cao hơn nhiều.
Một số chuyên gia nói rằng nhà cầm quyền Nga liệt kê các căn bệnh kinh niên là nguyên nhân tử vong của nhiều người xét nghiệm dương tính với virus. Các giới chức giận giữ phủ nhận đã vận dụng mánh khóe trong việc đưa ra các con số thống kê, nói rằng tỉ lệ tử vong thấp của Nga phản ánh những biện pháp phòng ngừa được áp dụng sớm và kiểm tra rộng rãi. Gần 7,4 triệu người đã được xét nghiệm.
Tại thành phố St Petersburg lớn thứ hai của Nga, một điểm nóng của virus, khâu chôn cất người chết bắt buộc phải đóng kín nắp quan tài như là một biện pháp cẩn thận, bất kể chết vì lý do gì. Biện pháp này trước đây chỉ áp dụng cho những người chết vì COVID-19.
Các ca lây nhiễm tại Nga chỉ đứng sau Mỹ. Mỹ có 1,5 triệu ca lây nhiễm và hơn 90.000 người chết vì COVID.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin, làm việc trở lại hôm 19/5 sau khi bị nhiễm virus.
Tại Châu Phi, các ca nhiễm vẫn còn tăng, với tất cả 54 nước đều có ca lây nhiễm, tổng cộng hơn 88.000 ca và 2.800 người chết, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi.
Nam Phi có nhiều người nhiễm nhất, 18.400 ca nhiễm, và gần 290 người chết.
Lây nhiễm gia tăng mạnh mẽ tại Cape Town và chung quanh tỉnh Western Cape, hiện chiếm 61% các ca tại Nam Phi.
Châu Mỹ Latin có hơn 480.000 ca và khoảng 31.000 người chết. Brazil có nhiều ca lây nhiễm nhất và ngày 18/5 trở thành nước đứng hàng thứ ba trên thế giới, với 250.000 ca nhiễm dù việc xét nghiệm có giới hạn. Các giới chức bệnh viện cho biết hơn 85% giường bệnh khẩn cấp có bệnh nhân nằm tại hai bang Rio de Janeiro và Sao Paulo.
Một số nước có những dấu hiệu đảo chiều đáng khích lệ: Iran báo cáo số ca nhiễm mới giảm sút đều đặn suốt tháng 4, tăng lại trong tháng 5.
Tuy nhiên có hy vọng sau khi một thử nghiệm vaccine chống virus corona mang lại những kết quả khích lệ, dù chỉ là một thử nghiệm nhỏ và sớm. Ngày 18/5 thị trường chứng khoán tăng trở lại sau khi có tin tốt về vaccine.
Trong một loan báo gây ngạc nhiên, Tổng thống Donald Trump nói ông đã uống thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine để tự vệ chống virus dù các nhà khoa học nói không có bằng chứng nào về sự hiệu nghiệm của thuốc này với COVID và chính quyền ông đã cảnh báo là thuốc này chỉ nên dùng trong bệnh viện hay trong nghiên cứu vì có khả năng gây ra phản ứng phụ chết người.
Tại Nga, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố là việc dóng cửa kinh tế một phần áp dụng vào cuối tháng đã làm dịch bệnh chậm lại và ngăn ngừa hệ thống y tế quốc gia không bị quá tải. Các đây một tuần, ông đã chấm dứt lệnh đóng cửa trên toàn quốc.
Ông đã trao cho 85 vùng tại Nga quyền tự quyết định xem lệnh đóng cửa được nới lỏng như thế nào, nhưng một số vùng đã gặp khó khăn.
Tỉnh miền nam Dagestan hầu hết theo Hồi Giáo báo cáo các ca lây nhiễm tăng mạnh khiến cho các bệnh viện quá tải.
Tại Ấn Độ, các ca virus corona vượt quá 100.000 và lây nhiễm đang tăng tại tiểu bang quê nhà của những lao động rời bỏ các thành phố và thị trấn trong thời gian đóng cửa trên toàn quốc khi họ mất việc làm.
Ấn Độ hiện có hơn 4.000 ca lây nhiễm mới mỗi ngày. Các tiểu bang trong đó có West Bengal, Bihar, Odisha và Gujarat, những bang có nhiều công nhân đi lao động di cư, đang chứng kiến các ca lây nhiễm tăng cao vào lúc các qui định đóng cửa được nới lỏng. Có hơn 3.100 bệnh nhân COVID-19 thiệt mạng, theo Bộ Y tế Ấn Độ.
Tại quốc gia có mật độ dân số cao Bangladesh, nơi nhà cầm quyền báo cáo số xét nghiệm dương tính kỷ lục với hơn 1.600 ca nhiễm, hàng ngàn xe ô tô chạy trên đường phố thủ đô Dhaka, dù có lệnh đóng cửa. Nhà chức trách đã nới lỏng một số qui định và cho phép cửa hàng mở cửa trước ngày lễ Hổi Giáo Eid al-Fitr.
Tại Châu Mỹ Latin, các phòng hồi sức cấp cứu ở thủ đô Santiago của Chi-lê vượt quá 90% khả năng trong nhiều ngày, và các giới chức cảnh báo là nhân viên chăm sóc đặc biệt đã quá sức.
“Họ không thể tiếp tục mãi, dù có bao nhiêu giường hay bao nhiêu máy thở cũng vậy,” ông Claudio Castillo, giáo sư chính sách công và y tế tại Đại học Santiago, nói.
Lây nhiễm cũng gia tăng tại những khu vực nghèo khổ ở Buenos Aires, thủ đô Argentina, nơi nhà cầm quyền nới lỏng các biện pháp hạn chế gắt gao tuần trước, cho phép một số việc kinh doanh mở cửa và trẻ em ra bên ngoài vào cuối tuần.
Colombia vất vả đối phó với vụ bùng phát tại Leticia, một thành phố giáp ranh Brazil, nơi các bệnh viện quá tải và bệnh nhân được đưa đến các khách sạn. Colombia ghi nhận khoảng 16.300 ca và gần 600 người chết.
Tại Châu Âu và Hoa Kỳ, những quan tâm về kinh tế bao trùm bầu không khí chính trị. Mỹ có 36 triệu người đệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Anh tăng 69% trong tháng 4, chính phủ cho biết ngày 19/5. Mức bán xe ở Châu Âu sụt 76% trong tháng qua.
Một vaccine thử nghiệm của công ty Moderna làm loé lên hy vọng về đáp ứng miễn nhiễm trong 8 người tình nguyện khỏe mạnh, trung niên. Những người này có kháng thể tương tự như những người bình phục sau khi mắc bệnh COVID-19.
Những cuộc nghiên cứu lớn hơn về tính an toàn và hiệu nghiệm đang được lên kế hoạch. Trên toàn thế giới có khoảng hơn một chục ứng viên vaccine đang trong hay gần tới giai đoạn thử nghiệm đầu.
Hơn 4, 8 triệu người trên thế giới bị nhiễm virus corona và hơn 318.000 người thiệt mạng, theo con số của Trường đại học Johns Hopkins mà các chuyên gia tin là quá thấp vì nhiều lý do.
Covid-19: Dưới áp lực của Mỹ, Tổ Chức Y Tế Thế Giới
chấp nhận cuộc điều tra đánh giá độc lập
Tú Anh
Chiều thứ Ba 19/05/2020 tại Genève, 194 thành viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO/OMS, thông qua một nghị quyết yêu cầu “đánh giá độc lập và khách quan” hoạt động của cơ quan đối phó với đại dịch Covid-19.
Dự thảo nghị quyết do Liên Hiệp Châu Âu đề xuất là một thỏa hiệp vừa làm hài lòng phần nào Washington, vừa không làm mất mặt Bắc Kinh và cũng không quên phần cốt lõi là chia sẻ thành quả nghiên cứu thuốc trị và vac-xin cho nhân loại chứ không dành ưu tiên cho một nước nào.
Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche tường thuật kết quả tích cực bất ngờ này:
« Hội nghị qua video, dài 15 tiếng đồng hồ, chia ra hai ngày thảo luận kết thúc trong tiếng pháo tay không thể gọi là cường điệu. Bởi vì cho đến phút chót, không ai biết phản ứng của Hoa Kỳ ra sao ? Có ngăn chận nghị quyết hay không ?
Nghị quyết của đại hội đồng Y Tế Thế Giới yêu cầu các quốc gia thành viên cũng như các công ty dược phẩm phải làm mọi cách để thuốc trị liệu siêu vi corona đang gây đại dịch, kể cả vac-xin được đến tay tất cả mọi người. Washington không ủng hộ điều khoản này như quy chế của WHO/OMS cho phép một thành viên quyền lựa chọn. Trái lại, phía Mỹ rất hài lòng với quyết định cần phải đánh giá hành động của Tổ Chức Y Tế Thế Giới trong cung cách đối phó với đại dịch Covid-19 một cách độc lập. Còn điều tra đến đâu, nghị quyết không xác định rõ hình thái, đó là một cách để không làm Bắc Kinh cảm thấy bị chỉ tên.
Nói tóm lại, nghị quyết là kết quả của thỏa hiệp. Tuy nhiên, thỏa hiệp này không tháo gỡ được áp lực đe dọa của Mỹ. Tổng thống Donald Trump kỳ hạn cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới trong vòng một tháng để cải cách cụ thể, nếu không, Hoa Kỳ sẽ rút ra khỏi Tổ Chức. »
Ngoài Liên Hiệp Châu Âu, WHO/OMS cũng được Matxcơva ủng hộ chống lại lập luận đả kích của Mỹ lên án tổ chức này theo Bắc Kinh. Theo thứ trưởng Ngoại Giao Serguei Riabkov, Tổ Chức Y Tế Thế Giới cần phải được cải cách, phải minh bạch, Nga sẵn sàng tham gia trong tinh thần trách nhiệm, nhưng Nga chống lại hành động “chính trị hóa nhằm phá nát” WHO/OMS.
Anh: Đại học Cambridge
giảng dạy trực tuyến tới mùa hè 2021
Đại học Cambridge của Anh hôm 20/5 trở thành một trong các trường đầu tiên trên thế giới thông báo sẽ chỉ giảng dạy trực tuyến trong năm học tới vì virus Corona.
Đại học này thông báo rằng việc dạy và học sẽ được thực hiện trên mạng cho tới mùa hè 2021.
Tin cho hay, đây là đại học đầu tiên ở Anh quyết định đóng cửa các lớp học thông thường và chuyển sang trực tuyến.
Đại học Cambridge đã đóng cửa các lớp học kể từ tháng Ba sau khi chính phủ Anh công bố các biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Đại học này cho biết thêm rằng quyết định trên có thể được xem xét lại dựa trên hướng dẫn chính thức về việc xử lý virus Corona.
Tin cho hay, tại Mỹ, Đại học California State là một trong các trường đầu tiên quyết định đóng cửa lớp học và chuyển sang giảng dạy trực tuyến cho học kỳ mùa thu do lo ngại về sự lây lan của virus Corona.
Covid-19 : Công dân Pháp hồi hương
từ một nước ngoài LHCÂ phải tự cách ly
Thu Hằng
Mọi công dân Pháp và thường trú nhân nhập cảnh sẽ phải tự cách ly trong vòng 14 ngày kể từ ngày 20/05/2020 nếu họ đến từ một nước nằm ngoài Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên, yêu cầu cách ly này vẫn dựa trên tinh thần « tự nguyện ».
Trả lời đài truyền hình LCI ngày 19/05, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nhấn mạnh đến ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân và người trở về « có thể tự cách ly ở nhà hoặc ở một địa điểm tự chọn ».
Khuyến cáo được đưa ra vào lúc tình hình có những dấu hiệu khả quan trong 10 ngày đầu giảm phong tỏa, hoạt động kinh tế, xã hội đang từng bước được khôi phục. Trong khi đó, vẫn còn rất nhiều công dân Pháp bị kẹt ở nước ngoài và chờ được hồi hương.
Theo AFP, biện pháp trên không áp dụng đối với người nước ngoài, không thuộc Liên Hiệp Châu Âu, vì biên giới bên ngoài châu Âu vẫn bị đóng cửa từ ngày 17/03. Về việc giảm kiểm tra ở biên giới giữa các nước láng giềng trong Liên Hiệp, ngoại trưởng Pháp hy vọng « từ giờ đến ngày 15/06, có thể sẽ được nới lỏng chung ».
Trong vòng 24 giờ qua, số ca tử vong vì Covid-19 và bệnh nhân nặng được điều trị hồi sức tại Pháp tiếp tục giảm, theo số liệu tối 19/05. Cụ thể, có thêm 125 bệnh nhân qua đời vì Covid-19 trong vòng một ngày, nâng tổng số ca tử vong từ đầu mùa dịch là 28.022 và có 1.894 bệnh nhân được điều trị hồi sức.
Mối nguy hiểm mà Ý phải chịu khi
quan hệ thân thiết với chính quyền Trung Quốc
Vanessa Đỗ
Trong cuộc khủng hoảng về đại dịch viêm phổi Vũ Hán, Ý là quốc gia phải chịu tổn thất rất nghiêm trọng.
Là một đồng minh thân cận với chính quyền Trung Quốc trong nhiều năm, Ý cũng là quốc gia đầu tiên ở châu Âu ký kết sáng kiến Vành đai và Con đường, đây là dự án cơ sở hạ tầng lớn mà sẽ hiện thực hóa tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh. Các chuyên gia và các chính trị gia tin rằng mối quan hệ chính trị và kinh tế của Ý với Trung Quốc đã góp phần vào cuộc khủng hoảng virus Vũ Hán tại đây.
Cesar Munera đã có bài viết trên The BL ngày 12/5 về vấn đề này.
Là một đối tác chiến lược ở châu Âu, Ý đã trở thành mục tiêu của những tuyên truyền sai lệch về kiểm soát đại dịch của chính quyền Trung Quốc. Sau khi ký hợp đồng nhập khẩu 100 triệu khẩu trang, hình ảnh người dân Ý bày tỏ lòng cảm ơn Trung Quốc xuất hiện tràn ngập trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Tuy nhiên theo điều tra của Financial Times, sự dàn dựng này trên thực tế là một đoạn phim để phục vụ việc tuyên truyền ủng hộ Bắc Kinh và các hashtag đi kèm với các ấn phẩm đó như #ThanksChina, #GoChina & Italy được tạo ra bởi bot (Bot hay robot mạng là các ứng dụng phần mềm chạy các tác vụ tự động hóa trên mạng).
Tuy nhiên, sự thật ngày một sáng tỏ, các động thái của nhà cầm quyền Trung Quốc đang được xem xét kỹ lưỡng hơn khi cộng đồng quốc tế lên tiếng nhằm làm rõ vai trò thực sự của chính quyền Trung Quốc
cũng như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì họ bị cáo buộc cố tình che đậy thông tin quan trọng về sự bùng phát virus Vũ Hán.
Một báo cáo gần đây trên tờ Der Spiegel của Đức đã trích dẫn một tài liệu của cơ quan tình báo Đức Bundesnachrichtendienst (BND), trong đó đề cập đến chi tiết mà chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng với WHO đồng lõa để trì hoãn thông tin quan trọng về đại dịch virus Vũ Hán.
“Vào ngày 21/1, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus giữ thông tin về việc virus có thể lây truyền từ người sang người và trì hoãn cảnh báo về đại dịch”, báo cáo của BND cho biết một quyết định như vậy đã lấy đi của thế giới từ 4 đến 6 tuần thời gian vàng trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus.
Theo Trung tướng H.R. McMaster, cựu cố vấn an ninh cho Tổng thống Mỹ Donald Trump, các nhà lãnh đạo Trung Quốc “tin rằng họ có một cơ hội rất nhỏ những chiến lược để tăng cường thống trị và xem xét trật tự quốc tế có lợi cho họ”.
Chính phủ Ý và nhà cầm quyền Trung Quốc
Chính phủ liên minh mới của Ý đang đưa đất nước vào con đường phá sản, khiến Ý phải trông cậy vào thế lực bên ngoài. Ý đã xem đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc như một nguồn tài chính cần thiết để nâng cao cơ sở hạ tầng.
Beppe Grillo là lãnh đạo của liên minh chính trị thân Trung Quốc và Phong trào Năm sao đã thường xuyên được nhìn thấy tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Rome.
Theo Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu, các cuộc vận động hành lang trong kinh doanh và chính trị cho Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Ý đang ngày càng gia tăng.
Pirelli là nhà sản xuất lốp xe của Ý với 143 năm kinh nghiệm, đứng thứ 5 trên thị trường lốp xe quốc tế đã được China National Chemical Corp mua lại 5 năm trước.
Một nghiên cứu của công ty kiểm toán quốc tế KPMG tiết lộ rằng các thương vụ mua lại của Trung Quốc ở Ý lên tới 10 tỷ Euro (10,9 tỷ USD) trong 5 năm (tổng vốn đầu tư là 13 tỷ Euro).
Hiện tại Trung Quốc đặt mục tiêu thống trị cơ sở hạ tầng ở miền Nam châu Âu và đã có được giấy phép quản lý cảng biển lớn nhất Hy Lạp, Cảng Piraeus ở Athens, nơi mà Bắc Kinh hy vọng sẽ trở thành cảng thương mại lớn nhất ở châu Âu.
Sau đó, ĐCSTQ đã lên kế hoạch đầu tư vào một số cảng biển của Ý, 4 cảng trong số đó được coi là cảng trọng yếu của đất nước.
Trong những ngày đầu tiên của đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Ý, chính phủ cho biết họ không mong đợi nó sẽ gây ra bất kỳ sự bất tiện nào cho các công ty viễn thông Trung Quốc triển khai công nghệ 5G, đặc biệt là sau khi Huawei tuyên bố đầu tư 3 tỷ USD vào hệ thống viễn thông.
Trong một hội nghị trực tuyến với bộ trưởng quốc phòng các nước Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổng thư ký Jens Stoltenberg nói rằng một số đồng minh bị tổn thất nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 có thể phải bán cơ sở hạ tầng quan trọng cho người Trung Quốc.
Dường như, những quốc gia nhắm mắt làm ngơ trước sự tàn bạo của nhà cầm quyền Trung Quốc vì lợi ích kinh tế, đang “gieo gì gặt nấy”. Giấc mơ bá chủ thế giới của chính quyền Trung Quốc đã biến thành cơn ác mộng cho những quốc gia liên minh với nó.
Theo Cesar Munera, The BL
Vanessa Đỗ dịch và Thiện Lan biên tập
Virus corona tại Nga:
Kẻ thù vô hình mà Putin không ngờ tới
Mai Vân
Mùa xuân 2020 lẽ ra phải rất huy hoàng đối với tổng thống Vladimir Putin, một người đã liên tục ngự trị ở thượng tầng Nhà nước Nga từ 20 năm nay mà không có đối thủ.
Thế nhưng, một kẻ thù vô hình mà ông Putin không hề chờ đợi – con virus corona chủng mới – đã đột nhiên xuất hiện, kéo theo một cuộc khủng hoảng y tế rồi kinh tế ở quy mô chưa từng thấy, làm dấy lên câu hỏi : Liệu ngai vàng của người được gọi là Sa Hoàng mới tại Nga có bị chao đảo hay không?
Một cuộc trưng cầu dân ý dự trù ngày 22/04 vừa qua, trên nguyên tắc, sẽ thông qua với đa số áp đảo quyết định cải tổ Hiến Pháp cho phép ông Putin tái ứng cử vào năm 2024, mốc đầu tiên đánh dấu khả năng trị vì suốt đời của ông, đã bị hủy bỏ. Vài tuần sau đó, cuộc diễn binh ngày 09/05, kỷ niệm chiến
thắng của Liên Xô đánh bại Đức Quốc Xã, với sự hiện diện của nhiều nguyên thủ nước ngoài, một màn tán dương công trạng của ông Putin sau 20 năm trị vì độc quyền, cũng không diễn ra.
Vì con virus corona mà không có các dấu mốc huy hoàng này. Trái lại, ông Putin đã phải tự nhốt mình trong tư dinh ở Novo-Ogaryovo, vùng ngoại ô Matxcơva, để từ đó xử lý đà lây lan đáng ngại của dịch Covid-19.
Tính đến ngày 19/05, nước Nga đã có gần 300.000 người bị nhiễm virus, lan truyền với tốc độ kinh khủng 10.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, liên tiếp nhiều hôm từ ngày 02/05. Đất nước 144,5 triệu dân, giờ đứng hàng thứ 2 thế giới sau Mỹ, về số người nhiễm virus.
Tỷ lệ tử vong thấp: “Thận trọng với số liệu của chính quyền”
Cho dù dịch chưa tới đỉnh cao, nhưng có một con số dường như có thể trấn an. Cho đến hết ngày 19/05, người ta “chỉ” ghi nhận hơn 2.800 ca tử vong vì Covid-19, trong lúc tại Pháp con số này cao hơn gấp 10 lần (hơn 28.000 ca).
Số tử vong quá thấp của Nga, theo tạp chí Pháp L’Express ngày 12/05 trong bài “Virus Corona, địch thủ mà Vladimir Putin không ngờ tới”, rất đáng nghi ngờ.
Nina Khrouchtcheva, giáo sư quan hệ quốc tế tại New School ở New York, cháu cố lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrouchtchev, nhận định thẳng thừng: “Tô vẽ thực tế là bản chất của chế độ”. Theo bà, phải luôn thận trọng với số liệu của chính quyền.
Tại Matxcơva, nhà nghiên cứu chính trị Maria Lipman thì chừng mực hơn: “Số liệu thực mà cao hơn nhiều tất yếu sẽ được biết qua các mạng xã hội, một số lượng lớn người chết sẽ khó che giấu”.
Nhưng dù sao thì tại đất nước rộng lớn với 11 múi giờ, tình hình rất khác biệt theo từng nơi, với một nửa ca nhiễm Covid-19 tập trung ở thủ đô – có hạ tầng cơ sở về y tế để có thể đối phó – và những oblast (vùng) ở Siberi, thiếu thốn cơ sở hạ tầng nhưng lại được buông tha.
Covid-19 xuất hiện không đúng lúc chút nào cho TT Putin
Điều chắc chắn duy nhất là khủng hoảng y tế Covid -19 xẩy ra không đúng lúc chút nào đối với Putin. Rất lệ thuộc vào ngành năng lượng, Nga đứng trước một thảm kịch khác: giá dầu hỏa sụt giảm mạnh trên thị trường thế giới. Thu nhập về dầu hỏa và khí đốt chiếm 15% GDP Nga và một nửa ngân sách Nhà nước, nên khó tránh khỏi khủng hoảng. Cho dù Nga có các lợi thế khác – nợ không cao, dự trữ ngoại tệ hơn 500 tỷ đô la – nhưng suy thoái như đang rình rập trước cửa điện Kremlin.
Gần đây, ông Putin đã có một thủ thuật để giảm sốc: Trút lên đầu các công ty xí nghiệp lớn cũng như nhỏ gánh nặng chi phí phải trả cho chế độ thất nghiệp bán phần, bằng cách tuyên bố tất cả những ngày làm việc kể từ 30/03 là “ngày nghỉ”.
Luật pháp Nga cấm mọi quyết định sa thải trong lúc có những “ngày nghỉ”, và cho đến lúc dỡ bỏ phong tỏa, tiền lương vẫn được công ty xí nghiệp trả, không phải là Nhà nước !
Tác giả bài báo kể lại một chuyện tiếu lâm trong giới kinh doanh: “Vladimir Putin đi vào một quán rượu và hô lên “Vodka cho mọi người!”, trước khi nói thêm: “tiền quán rượu trả!”.
Các công ty vừa và nhỏ ngày càng bị tác động mạnh
Nếu những tập đoàn lớn như Rosneft (dầu hỏa), Gazprom (khí đốt), Rosatom (hạt nhân), Rostelecom (viễn thông) hay Sherbank (tài chính) vẫn vững chắc thì các công ty vừa và nhỏ sử dụng 1/4 lao động đang bị lao đao.
Tại Matxcơva, Alexeï Petropolski, chủ khách sạn Valises, ở khu phố nổi tiếng Kitaï-Gorod, nay vắng hoe, cho biết: “Tôi phải lấy tiền túi ra trả cho nhân viên, nhưng tôi khó thể thể cầm cự thêm một tháng nữa”.
Anastasia Mecheriakova, quản lý các quán cà phê Piou (7 quán ở Matxcơva, 100 nhân viên) cũng khó khăn không kém: “Cho dù chúng tôi quen với khủng hoảng, tình hình hiện nay rất đáng ngại, cứ tưởng như đang trở lại thời kỳ 1990”, tức giai đoạn đen tối thời Eltsine.
Ivan Semenoff, chủ tịch tổng giám đốc Brainpower, một công ty tuyển dụng lao động, có 30 nhân viên, đã thương lượng được với họ làm việc bán thời gian trong lúc khủng hoảng để cứu vớt công ty, mà hoạt động tuột giảm đến 80%. Một số khách hàng còn đồng ý trả trước hóa đơn. Ông Semenoff cho đây là “cái giá để kinh doanh sống còn”.
Uy tín của Putin “chỉ” còn 59%, một mức thấp lịch sử
Trong khi đó, tổng thống Vladimir Putin nỗ lực tuyên truyền để bù đắp cho sự sụp đổ uy tín của mình, đã rơi xuống còn 59%, một mức xấu lịch sử vì tỷ lệ được lòng dân của tổng thống Nga chưa bao giờ tụt xuống một mức thấp như vậy. Và trái với chủ trương ít ra mặt khi khủng hoảng bắt đầu, trong thời gian gần đây, ông Putin hầu như ngày nào cũng xuất hiện trên truyền hình.
Với vẻ hơi gia trưởng nhưng kiên quyết, ông đóng vai trò người cha của đất nước, ban hành các sắc lệnh trước các bộ trưởng của mình, ra lệnh cho thống đốc các vùng. Theo bà Maria Lipman, tổng thống Nga “tự phô trương mình là người ra các quyết định quan trọng, và giao việc quản lý các tin xấu cho các thống đốc”. Không có cơ sở tại địa phương, thường là người được Putin cắm ở các vùng, những thống đốc này đã trải qua cuộc thử lửa đầu tiên với con virus corona.
Theo chuyên gia khoa học chính trị Tatiana Stanovaya, sáng lập viên trung tâm tham vấn R.Politik: “Nhiệm vụ không hề dễ dàng đối với những nhà kỹ trị vốn quen phục vụ điện Kremlin hơn là dân chúng”. Lý do là vì cuộc khủng hoảng có lẽ chỉ mới bắt đầu.
Trong một động thái minh bạch hiếm hoi, thị trưởng nổi tiếng của thủ đô Matxcơva, ông Sergei Sobyanin, đã tỏ ra không mấy lạc quan. Phát biểu với một thái độ thành thật khác thường, nhân vật này công nhận: “Chúng tôi mới chỉ đi được một phần tư chặng đường”.
Từ hai mươi năm nay, quả là chưa bao giờ ông Vladimir Putin lại phải đối phó với nhiều tình huống bấp bênh như vậy.
Uzbekistan phản đối sự chỉ trích của Nga
về chính sách ngôn ngữ
Tin từ TASHKENT, Uzbekistan – Vào hôm thứ Hai (18/5), Uzbekistan phản bác sự chỉ trích của Nga về kế hoạch sử dụng ngôn ngữ của người Uzbekistan trong công vụ. Hành động này sẽ khiến các viên chức bị phạt nếu họ không thực hiện công việc của họ bằng ngôn ngữ Uzbek.
Moscow cũng kêu gọi Uzbekistan, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, bảo tồn việc sử dụng chính thức tiếng Nga, đồng thời tuyên bố rằng việc này sẽ “hoàn toàn tương ứng với tinh thần của lịch sử, thời đại và chất lượng của mối quan hệ song phương”. Nhưng Bộ Ngoại giao Uzbekistan cho biết rằng các quy định mới, chưa được ký thành luật, là để thực thi các luật lâu đời, và các quyết định về những vấn đề đó là “một đặc quyền riêng của chính sách đối nội quốc gia, và việc can thiệp vào vấn đề này là không thể chấp nhận được”.
Tuyên bố này không đề cập trực tiếp đến Nga, nhưng có đề cập đến ý kiến của “một số viên chức nước ngoài”. Tiếng Nga vẫn được sử dụng rộng rãi ở quốc gia này và hàng triệu lao động nhập cư người Uzbekistan đang làm việc tại Nga.
Sáng kiến ngôn ngữ này xuất hiện vào thời điểm một số trí thức người Uzbekistan hoan nghênh các chính sách cải cách của Tổng thống Shavkat Mirziyoyev. (BBT)
https://www.sbtn.tv/uzbekistan-phan-doi-su-chi-trich-cua-nga-ve-chinh-sach-ngon-ngu/
Iran tuyên bố vẫn hoạt động ở vùng Vịnh,
bất chấp cảnh báo từ Mỹ
Hải quân Iran sẽ duy trì hoạt động thường xuyên ở vùng Vịnh, hãng tin ISNA đưa tin hôm 20/5, một ngày sau khi Hoa Kỳ cảnh báo các thủy thủ ở đó phải tránh xa các tàu chiến Mỹ.
ISNA dẫn lời một quan chức quân sự không nêu danh tính nói rằng “các đơn vị hải quân của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran ở Vịnh Ba Tư và Vịnh Oman sẽ tiếp tục các hoạt động thường xuyên đúng theo các nguyên tắc nghề nghiệp như trong quá khứ”.
Cảnh báo của Hoa Kỳ đối với các thủy thủ được đưa ra sau khi Tổng thống Trump tháng trước đe dọa sẽ bắn vào bất kỳ tàu Iran nào quấy rối các tàu của Hải quân Mỹ.
Lực lượng hải quân Mỹ ở Bahrain nói rằng thông báo của lực lượng này “nhằm củng cố an toàn, giảm thiểu sự mơ hồ và giảm nguy cơ tính toán sai”.
Cảnh báo được đưa ra sau khi tháng trước 11 tàu của Iran tiến gần tới các tàu của lực lượng tuần duyên và hải quân Mỹ ở vùng Vịnh.
Quân đội Mỹ nói rằng hành động này “nguy hiểm và khiêu khích”. Trong khi đó, Iran đổ lỗi cho Mỹ.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran kể từ năm 2018 sau khi Tổng thống Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân sáu bên với Iran ký năm 2015 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt gây tác động mạnh lên kinh tế nước này.
Nhật khẳng định chủ quyền
với quần đảo bị Nga chiếm đóng
Tin Tokyo, Nhật Bản – Trong báo cáo ngoại giao công bố hôm thứ Ba, 19 tháng 5, Nhật Bản đã đưa ra tuyên bố chính thức, khẳng định chủ quyền đối với quần đảo bị Nga chiếm đóng gần Hokkaido.
Vào năm ngoái, Tokyo đã cố gắng kềm chế không đưa ra tuyên bố chủ quyền, với hy vọng phá vỡ thế bế tắc trong tranh chấp lãnh thổ với Nga, nhưng không có kết quả. Do mối bất hòa này, Nga và Nhật đến nay vẫn chưa ký hòa ước, dù đã 75 năm trôi qua kể từ khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến.
Báo cáo ngoại giao khẳng định, quần đảo tranh chấp, vốn được Tokyo gọi là Lãnh thổ phương bắc và Nga gọi là quần đảo Kuril, là thuộc chủ quyền của Nhật. Quần đảo này nằm gần cực bắc của đảo chính Hokkaido của Nhật, trải dài từ Thái Bình Dương sang biển Okhotsk.
Theo Báo cáo ngoại giao của Nhật, tranh chấp chủ quyền về Lãnh thổ phương bắc là mối lo ngại lớn nhất, và các nỗ lực để đạt được thỏa thuận cần phải được tiếp tục. Liên Xô chiếm đóng quần đảo này sau khi Nhật đầu hàng vào năm 1945, và Moscow tuyên bố đây là một kết quả hợp pháp của chiến tranh. Đáp lại, Tokyo nói việc chiếm đảo là bất hợp pháp và liên tục đòi Nga trả lại.
Ngoài tranh chấp lãnh thổ với Nga, trong báo cáo ngoại giao 2020, Bộ Ngoại Giao Nhật cũng nhắc đến các rắc rối với Nam Hàn liên quan đến việc kiểm soát thương mại và bồi thường cho người bị cưỡng ép lao động thời chiến. Nhật cũng đồng thời lên án Bắc Hàn vì tiếp tục thử nghiệm hỏa tiễn đạn đạo, vi phạm lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/nhat-khang-dinh-chu-quyen-voi-quan-dao-bi-nga-chiem-dong/
TQ âm mưu tạo “vỏ bọc pháp lý” ở Biển Đông
và các nước ASEAN nên làm gì để đối phó?
Ngày 18/4/2020, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” trực thuộc “thành phố Tam Sa”, tỉnh Hải Nam. Hai “quận” này lần lượt quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Tiếp đó, ngày 19/4/2020, Chính phủ Trung Quốc còn công bố “danh xưng tiêu chuẩn” cho 80 thực thể địa lý ở Biển Đông, trong đó có đến 50 thực thể nằm ở đáy biển, lấn sâu vào Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các nước khác. Trước những động thái trên của phía Trung Quốc, trong những ngày qua, các chuyên gia hàng đầu khu vực về quan hệ quốc tế và tình hình Biển Đông, đã liên tục đưa ra nhiều nhận định đánh giá và khuyến nghị đối với các nước ASEAN nhằm chống lại hành động phi pháp và ngang ngược nói trên của Trung Quốc. Tiêu biểu nhất trong số họ là tiến sĩ Collin Koh Swee Lean – chuyên gia thuộc Trường Quan hệ quốc tế Rajaratnam, Singapore; giáo sư Jay Batongbacal – Đại học Luật, Đại học Philippines; tiến sĩ Oh Ei Sun – nhà nghiên cứu, nguyên cố vấn chính trị cho Thủ tướng Malaysia.
Đánh giá về các động thái mới của Trung Quốc đối với Biển Đông, cả ba chuyên gia trên đều nhất trí cho rằng, mưu đồ “độc chiếm” Biển Đông của Trung Quốc là không thay đổi, cho dù Bắc Kinh đang gặp phải một số khó khăn ở trong nước do đại dịch Covid-19. Theo tiến sĩ Collin Koh Swee Lean, đây không phải là những “bước tiến” ở Biển Đông như một số người bình luận. Những động thái trên chỉ có nghĩa thể hiện sự nhất quán với những gì Trung Quốc đã làm trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ năm 2012 với việc tăng cường đẩy mạnh yêu sách “chủ quyền” theo “đường chín khúc” ở Biển Đông. Còn giáo sư Jay Batongbacal thì khẳng định, ý định “độc chiếm” Biển Đông của Bắc Kinh là rất rõ ràng, đã có từ lâu và nó gây bất lợi cho tất cả những nước khác trong khu vực, đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Thông qua động thái này, Bắc Kinh vẫn tiếp tục chủ trương áp đặt ý chí “nước lớn” và tước đoạt chủ quyền của các quốc gia ven biển khác, chiếm đoạt tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của họ, bất chấp luật pháp quốc tế nói gì và cộng đồng quốc tế nghĩ gì. Đồng quan điểm, tiến sĩ Oh Ei Sun cũng cho rằng, Trung Quốc muốn gửi “thông điệp” đến các bên liên quan ở Biển Đông, cũng như những “người chơi” khác như Mỹ rằng, ngay cả trong lúc đang bị “chao đảo” vì đại dịch Covid-19, tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông vẫn không hề suy suyển.
Liên quan đến những gì Trung Quốc đang áp dụng ở Biển Đông hiện nay, giáo sư Batongbacal nhận định, đây là những chỉ dấu mới nhất của chiến lược chiếm lĩnh Biển Đông từng bước và lâu dài của Trung Quốc. Bắc Kinh hy vọng rằng mỗi động thái nhỏ sẽ không thu hút quá nhiều sự chú ý của cộng đồng quốc tế và sẽ dễ được cộng đồng này không chú ý, bỏ qua, để đến một thời điểm nào đó trong tương lai, họ có thể lập luận rằng, cộng đồng quốc tế đã chấp nhận và mặc nhiên đồng ý với các hành vi đó của Trung Quốc. Trong khi đó, ông Oh Ei Sun cho rằng, chiến lược chính ở đây của Trung Quốc là ngăn cản hoặc làm suy giảm khả năng khai thác kinh tế của các bên ở Biển Đông, đến nỗi họ không thể tiếp tục tuyên bố những yêu sách liên quan của mình. Và nếu không được như vậy, Trung Quốc sẽ cưỡng ép họ để “cùng khai thác chung”.
Trước những diễn biến mới nhất ở Biển Đông, gần đây các nước trong khu vực đã tham gia vào “cuộc chiến công hàm” tại Liên hợp quốc, trong đó, Trung Quốc dường như tiếp tục vin vào cái gọi là “Tứ Sa”, thay cho “đường chín khúc” để đưa ra đòi hỏi “chủ quyền” gần như toàn bộ Biển Đông. Nhiều người đặt câu hỏi phải chăng việc lập các “quận” mới, đặt tên cho các thực thể địa lý như đã nói trên có phải nằm trong chiến lược “Tứ Sa” hay không? Trả lời cho câu hỏi này, giáo sư Batongbacal cho biết: Lập luận “Tứ Sa” là nỗ lực để Trung Quốc tái khẳng định yêu sách bất hợp pháp của họ bằng cách chuyển một yêu sách quá mức mơ hồ đối với toàn bộ vùng biển nằm trong “đường chín khúc”, thành một yêu sách quá mức mơ hồ khác đối với bốn nhóm đảo cùng vùng biển và các thực thể ở giữa và xung quanh chúng. Ông đánh giá, vì “đường chín khúc” quá phi lý và phi pháp, không được cộng đồng quốc tế chấp nhận, nên Trung Quốc đang cố gắng tiếp tục đẩy mạnh yêu sách đầy tham vọng của mình nhưng tránh đề cập đến “đường chín khúc” với hy vọng rằng, điều này có thể tránh được sự phản đối hay phản ứng tức thời của cộng đồng quốc tế. Lần này, họ đang nhấn mạnh các nhóm đảo là cơ sở và nguồn gốc của yêu sách nói trên. Xét cho cùng, sự nguy hiểm của cả hai yêu sách này là như nhau, bởi vì xem xét tất cả ý định và mục đích của hai yêu sách thì thật ra chúng cùng là một yêu sách, nhưng chỉ khác nhau ở cách trình bày.
Trong lập luận về “Tứ Sa”, Trung Quốc cũng cố tình áp dụng sai Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) bằng cách tuyên bố rằng, mọi nhóm đảo nói trên đều là quần đảo có thể được bao bọc bằng đường cơ sở thẳng như những gì họ đã làm đối với Hoàng Sa, và rằng thậm chí các khu vực chìm dưới biển cũng có thể được tuyên bố chủ quyền. Vì thế, việc Trung Quốc lập ra các “quận” mới gần đây và đặt tên các thực thể địa lý ở Biển Đông, kể cả những thực thể “ngầm” dưới nước là bước đi với mục đích nhằm khẳng định “chủ quyền”, đồng thời là nỗ lực để giới thiệu và thực hành lập luận “Tứ Sa” của họ. Tuy nhiên, cho dù Trung Quốc có lập luận “Tứ Sa” hay “Ngũ Sa, Lục Sa” gì đó đi nữa thì cũng đều là sai lầm và vô căn cứ, nó giống như “đường chín khúc” mà thôi.
Theo tiến sĩ Collin Koh Swee Lean, về mặt lý thuyết, lập luận về “Tứ Sa” cho thấy một dự báo là trong tương lai, Trung Quốc sẽ tuyên bố đường cơ sở quần đảo cho quần đảo Trường Sa tương tự như cách họ đã thực hiện cho quần đảo Hoàng Sa. Nhưng trong thực tế, đây hoàn toàn sẽ là một sự khiêu khích trắng trợn đối với các bên yêu sách khác và sẽ dẫn đến các phản ứng dữ dội của họ. Vì nếu như với vấn đề quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc có thể chỉ phải đối phó với một mình Việt Nam thì đối với vấn đề quần đảo Trường Sa, sẽ không phải như vậy. Trung Quốc sẽ phải đối phó với nhiều bên hơn và nguy cơ gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ các nước ASEAN là rất cao. Trong mọi trường hợp, tuyên bố đường cơ sở quần đảo là một chuyện, còn thi hành nó lại là một chuyện khác. Ngay cả khi Bắc Kinh có ý chí và quyền lực để làm như vậy, điều này đồng nghĩa với việc xâm phạm lợi ích của các bên khác.
Có ý kiến nói rằng, Trung Quốc đang tận dụng “khoảng trống” chiến lược hiện nay để thực hiện các bước đi nhằm hiện thực hóa yêu sách “Tứ Sa”. Đối với ý kiến này, ông Collin Koh Swee Lean nêu quan điểm, dù có hay không có “khoảng trống” chiến lược như hiện nay, Trung Quốc vẫn sẽ tiến hành những động thái đó. Có chăng, điểm khác biệt của lần này là Trung Quốc khai thác “khoảng trống” đó như là “cánh cửa cơ hội” để củng cố thêm lợi ích của mình. Đồng quan điểm, ông Batongbacal cho rằng, tình hình hiện tại đã mang đến cho Trung Quốc những “cơ hội” mới mà họ đang tận dụng để loại bớt trở ngại trong việc thực hiện chiến lược của mình. Mặc dù đã có lúc Trung Quốc thực hiện các bước đi yêu sách “chủ quyền” ngay cả khi không có “khủng hoảng”, nhưng rõ ràng hiện nay Trung Quốc đang sử dụng sự “khủng hoảng” để tối đa hóa khả năng mở rộng quyền kiểm soát và giảm thiểu khả năng các quốc gia khác thể hiện mạnh mẽ sự phản đối đối với các động thái của họ.
Liên quan đến tác động của các động thái trên của Trung Quốc đối với tình hình “nguyên trạng” ở Biển Đông và các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiện nay, cả ba chuyên gia trên đều cho rằng, những động thái này tiếp tục giúp tăng cường khả năng “kiểm soát” thực tế của Trung Quốc ở Biển Đông. Trên thực địa, cái gọi là “nguyên trạng” ở Biển Đông lâu nay đã hầu như bị thay đổi vì các hành vi “phá phách” của Trung Quốc. Với việc xây dựng những hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa và bình thường hóa hành vi cưỡng ép của họ tại khu vực, Trung Quốc đã làm thay đổi “nguyên trạng” tình hình. Người ta chỉ có thể thấy Trung Quốc đang ngày càng làm xói mòn thêm cái gọi là “nguyên trạng” này mà thôi. Bên cạnh đó, tình hình hiện tại đã “kéo chậm” tiến độ đàm phán về COC mà ASEAN và Trung Quốc đang theo đuổi. Người ta đã có thể mong đợi một cuộc trao đổi hợp lý hơn giữa các bên về COC với sự nhìn nhận về những gì Trung Quốc đã làm. Song một lần nữa, Bắc Kinh đang tỏ ra họ sở hữu “đòn bẩy” đối với COC – bằng cách cho thấy họ có khả năng khiến quá trình này diễn ra nhanh hay chậm. Và phần nào đó, ASEAN đang ở vào thế bị động và bất lợi hơn trong quá trình này. Ông Batongbacal cho rằng, “nguyên trạng” Biển Đông đã thay đổi một cách rõ ràng, nhưng chưa dồn dập và đó là mấu chốt trong các bước đi “tích tiểu thành đại” của Trung Quốc. Sự đối đầu giữa Trung Quốc và các bên trên Biển Đông chỉ là nhất thời nhưng sẽ gây ra tác động lâu dài. Đó là điều khiến các chủ thể ngoài khu vực, chẳng hạn như giới đầu tư, sẽ không muốn nghĩ đến việc hợp tác thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở bất cứ đâu tại Biển Đông. Những động thái trên của Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các cuộc đàm phán COC, bởi vì chúng thể hiện ý định thực sự của Bắc Kinh và hủy hoại bất cứ sự tin cậy nào đặt vào lập trường và đề xuất của họ. Theo tiến sĩ Oh Ei Sun, một thực tế trong quan hệ quốc tế là các quốc gia thường vừa theo đuổi các cuộc đàm phán vừa tạo ra các thực tế địa lý hoặc hành động ở thực địa, trong trường hợp này là trên biển, mặc dù năng lực của mỗi nước rất khác nhau. Vì vậy, tình trạng bế tắc ở Biển Đông sẽ tiếp tục.
Nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế, giáo sư Batongbacal cho rằng, không có “điểm cộng” nào trong số các động thái trên của Trung Quốc giúp thúc đẩy hoặc củng cố lập trường pháp lý về “chủ quyền” Biển Đông của họ. Tại thời điểm này, bất kỳ hành động nào Bắc Kinh thực hiện cũng chỉ là những nỗ lực vị kỷ để tạo ra “vỏ bọc pháp lý” cho các hoạt động gây tranh cãi của họ. Chúng hoàn toàn không có tính ràng buộc đối với các quốc gia liên quan khác. Và vì vậy, cả ba chuyên gia đều cho rằng, những động thái trên thực sự phản tác dụng đối với Trung Quốc vì nó làm suy yếu niềm tin của ASEAN và cộng đồng quốc tế đối với cái mà Bắc Kinh đang ra sức tuyên truyền là “trỗi dậy hòa bình”. Song, dường như giới “tinh hoa” ở Bắc Kinh ít quan tâm đến những điều này hơn là tình hình trong nước mà họ đang phải đối mặt. Theo ông Batongbacal, Bắc Kinh tiến hành hoạt động trên giữa lúc này cho thấy, Trung Quốc không những không đáng tin cậy mà còn lộ rõ là một kẻ “nhỏ nhen” khi tranh thủ mọi cơ hội để chống lại các nước láng giềng nhỏ hơn, yếu thế hơn, bất chấp luật pháp quốc tế.
Cuối cùng, đề cập đến việc Việt Nam và những bên liên quan khác ở Biển Đông có thể làm gì để đối phó với những động thái ngang ngược đó của Trung Quốc, các chuyên gia trên khuyến nghị: 1/ Các bên có liên quan ở Đông Nam Á nên trao đổi thẳng thắn thông tin và quan điểm về lợi ích chung của họ, cũng như những gì họ muốn đạt được. Họ cũng nên thống nhất và thể hiện lập trường với tư cách một nhóm nước vì rất rõ ràng rằng, cá nhân từng nước sẽ có rất ít cơ hội đạt được bất cứ điều gì với Trung Quốc. Song nếu là một nhóm nước thì họ có thể mạnh hơn và có được nhiều “đòn bẩy” hơn, đặc biệt là khi chính họ đã tận mắt nhìn thấy Trung Quốc không hề kiềm chế trong việc mở rộng quyền kiểm soát ở Biển Đông. Ở đây, liên quan tới Philippines, công hàm ngày 22/04/2020 của Chính phủ Philippines gửi Trung Quốc liên quan đến việc radar của tàu chiến Trung Quốc chĩa vào tàu Hải quân Philippines ở vùng biển Philippines và việc Trung Quốc tuyên bố các phần lãnh thổ Philippines thuộc về tỉnh Hải Nam cho thấy, bất chấp những gì thể hiện ra bên ngoài, quan hệ Trung Quốc – Philippines không gần gũi và thân thiết như Trung Quốc hay ai đó đang cố gắng tô vẽ. Nó thể hiện rất rõ tính hai mặt trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc: Trong khi “ca ngợi” Philippines là quốc gia thân thiện, Trung Quốc vẫn tiến hành các hành động khiêu khích và thù địch trên biển chống lại Philippines. 2/ Lý tưởng nhất là ASEAN cần xây dựng một “mặt trận” đoàn kết trong vấn đề này, hoặc một “mặt trận” đoàn kết giữa các bên có yêu sách ở Biển Đông trong ASEAN. Trước tiên, ASEAN cần phải cùng nhau hành động và ít nhất là trong đàm phán COC, hãy đàm phán cùng Trung Quốc với tư cách là một khối thay vì để Bắc Kinh đàm phán riêng rẽ với 10 quốc gia thành viên. Tuy nhiên, đây là một quá trình dài hơi. Bên cạnh đó, các bên trong ASEAN cần phải công khai lập trường về Biển Đông một cách vững chắc; bắt đầu tập trung xây dựng lực lượng có thể đối phó với các hoạt động cưỡng ép của Trung Quốc ở “vùng xám” trên biển. ASEAN cũng cần tăng cường khả năng phục hồi kinh tế bằng cách đa dạng hóa thị trường và đầu tư hơn nữa để giảm nguy cơ rơi vào tình trạng ép buộc kinh tế hoặc bẫy nợ của Bắc Kinh. Việc chính phủ Nhật Bản đang hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp của họ dịch chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á rõ ràng là một cơ hội cho các nước ASEAN thực thi khả năng này.
Thành thật mà nói, những khuyến nghị của các chuyên gia trên không phải bây giờ mới có và cũng không phải chính giới các nước ASEAN không biết. Chỉ có điều là “cái tôi” của mỗi quốc gia trong mười quốc gia này vẫn đang quá lớn nên lâu nay chưa có gì đủ sức “kết dính” họ với nhau trong một “mặt trận” đối phó hiệu quả với Trung Quốc. Nhưng hy vọng giờ đây, âm mưu tạo “vỏ bọc pháp lý” ở Biển Đông của Trung Quốc bị bóc trần sẽ khiến “cái tôi” của từng nước “xẹp” dần đi, nhường chỗ cho cái “chúng tôi” lớn hơn là lợi ích của toàn khu vực thắng thế. Nhờ đó, cả Khối sẽ đồng lòng, chung tay hành động đáp trả những hành vi phi lý, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông thì may ra mới buộc họ “tỉnh ngộ” mà dừng lại.
Một số nội dung chính của Hội nghị trực tuyến
Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN (ADSOM)
Ngày 15/5, Hội nghị trực tuyến Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN (ADSOM) đã khai mạc dưới sự chủ trì của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ADSOM của Việt Nam. Hội nghị đã bàn thảo về nhiều nội dung quan trọng, qua đó khẳng định vai trò của hợp tác quốc phòng nói riêng và hợp tác ASEAN nói chung trong tình hình hiện nay.
Hội nghị trực tuyến ADSOM được tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng ASEAN và phát huy vai trò Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM+) của Bộ Quốc phòng Việt Nam trong Năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam; triển khai kết quả Hội nghị cấp cao (HNCC) đặc biệt ASEAN và HNCC đặc biệt ASEAN+3 giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc về ứng phó đại dịch Covid-19 cũng như Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN về hợp tác quốc phòng trong ứng phó dịch bệnh được thông qua tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN. Các đại biểu thảo luận về hợp tác quốc phòng ASEAN trong phòng, chống dịch Covid-19, bao gồm: Chia sẻ kinh nghiệm của quân đội các nước ASEAN trong phòng, chống dịch Covid-19; thảo luận phương hướng hợp tác ứng phó với dịch bệnh trong tương lai. Đồng thời, hội nghị cũng sẽ thảo luận về hợp tác quốc phòng ASEAN, bao gồm: Chia sẻ quan điểm về tình hình thế giới, khu vực trong bối cảnh dịch Covid-19 và thời kỳ hậu Covid-19; thảo luận định hướng hợp tác quốc phòng ASEAN trong thời gian tới.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới các nước ASEAN. Là nước Chủ tịch ASEAN 2020 và cũng là một nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Việt Nam chia sẻ những khó khăn, mất mát mà các nước ASEAN đã phải gánh chịu. Đánh giá cao nỗ lực của các nước ASEAN trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tin tưởng rằng cũng như Việt Nam, các quốc gia ASEAN sẽ sớm đẩy lùi dịch Covid-19, không để dịch bệnh ảnh hưởng tới cuộc sống và sự phát triển của các nước ASEAN. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đánh giá cao kết quả Hội nghị trực tuyến Nhóm làm việc Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN (ADSOM WG) dưới sự chủ trì của Trung tướng Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đối ngoại-Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trưởng ADSOM WG Việt Nam ngày 12/5 vừa qua để chuẩn bị cho Hội nghị trực tuyến ADSOM.
Trưởng ADSOM của Việt Nam cho biết vào tháng 2 vừa qua, tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất trong năm 2020 cho dù xảy ra dịch Covid-19, các nước ASEAN vẫn quyết tâm thực hiện tốt các nội dung hợp tác quốc phòng ASEAN. “Chúng ta không gặp nhau nhưng hợp tác quốc phòng của chúng ta vẫn tiếp tục và ngày càng thực chất, đặc biệt là thực hiện Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN về hợp tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian vừa qua. Việt Nam xin cảm ơn sự chia sẻ, hỗ trợ, cùng chung tay của tất cả quân đội các nước để chống dịch Covid-19”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh. Các Trưởng ADSOM và Phó Tổng thư ký ASEAN Hoàng Anh Tuấn cũng bày tỏ đánh giá cao nỗ lực tích cực của Bộ Quốc phòng Việt Nam trong việc thúc đẩy tổ chức Hội nghị trực tuyến ADSOM.
Triều Tiên kêu gọi người dân dùng hàng nội địa
Triệu Hằng
Tờ Rodong Simun, cơ quan ngôn luận của Triều Tiên ngày 19/5 kêu gọi người dân sử dụng sản phẩm sản xuất nội địa và nhấn mạnh nội địa hóa là điều quan trọng để bảo vệ chủ quyền và là sự sống còn của quốc gia.
Theo hãng tin Yonhap, bài báo của tờ Rodong Simun đã nhấn mạnh nội địa hóa là một phần trong nỗ lực để xây dựng một nền kinh tế tự lực trong bối cảnh đối mặt với những triển vọng ảm đạm bởi các lệnh trừng phạt do sự bế tắc trong đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ.
“Nội địa hóa là cuộc chiến của đất nước ta nhằm bảo vệ phẩm giá cho đến hơi thở cuối cùng”, hãng Yonhap trích dẫn bài báo của Rodong Sinmun.
Triều Tiên gần đây tăng cường kêu gọi sử dụng các sản phẩm nội kể từ khi đóng cửa biên giới với Trung Quốc do dịch virus corona, điều này có thể đã làm gián đoạn nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc.
Mặc dù giới quan sát quốc tế nghi ngờ rằng có vùng dịch ở Triều Tiên, nhưng Triều Tiên tuyên bố nước này không có ca nhiễm Covid-19 nào.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trieu-tien-keu-goi-nguoi-dan-dung-hang-noi-dia.html
Bà Thái Anh Văn tuyên thệ
nhậm chức Tổng thống Đài Loan nhiệm kỳ hai
Bà Thái Anh Văn bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai với xếp hạng chỉ số tín nhiệm cao kỷ lục về phản ứng của chính phủ Đài Loan với đại dịch virus corona.
Tổng thống đương nhiệm Thái Anh Văn đã tuyên thệ nhậm chức vào sáng thứ Tư (20/5), bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai với tỷ lệ tán thành cao kỷ lục – mặc dù triển vọng mờ nhạt về quan hệ với Trung Quốc, theo Taiwannews.
Bầu cử Đài Loan: Bà Thái Anh Văn tái đắc cử tổng thống
Bà Thái Anh Văn: Trung Quốc cần tỏ ra ‘tôn trọng’ Đài Loan
Hơn 60 nước ‘chúc mừng lãnh đạo Đài Loan tái đắc cử’
Bà Thái Anh Văn có bài phát biểu khai mạc ngay sau lễ tuyên thệ, đưa ra kế hoạch chi tiết cho đất nước trong bốn năm tới, bao gồm cả chính sách xuyên eo biển.
Lễ nhậm chức của bà Thái Anh Văn diễn ra chỉ một ngày trước khi Bắc Kinh khai mạc hội nghị đảng cộng sản Trung Quốc thường niên, trong đó các nhà lãnh đạo Trung Quốc có bài phát biểu quan trọng và đưa ra các chính sách lớn. Hội nghị này đã bị hoãn lại kể từ tháng Ba do sự bùng phát của virus corona.
Từ chối ‘một quốc gia, hai thể chế’
Trong bài phát biểu, bà Thái Anh Văn kêu gọi đối thoại với Bắc Kinh, nhưng từ chối chính sách ‘một quốc gia, hai thể chế’ của Trung Quốc, theo Reuters.
“Ở đây, tôi muốn nhắc lại những từ ‘hòa bình, bình đẳng, dân chủ và đối thoại. Chúng tôi sẽ không chấp nhận chính quyền Bắc Kinh sử dụng ‘hệ thống một quốc gia, hai hệ thống’ để hạ cấp Đài Loan và làm suy yếu hiện trạng Đài Loan. Chúng tôi đứng vững theo nguyên tắc này,” bà nói.
Bà Thái Anh Văn cũng nói rằng quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đã đạt được một bước ngoặt lịch sử.
Cả hai bên đều có nhiệm vụ tìm cách cùng tồn tại lâu dài và ngăn chặn sự gia tăng đối đầu và khác biệt, bà nói.
Bà Thái Anh Văn và Đảng Dân chủ Tiến bộ của bà đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào tháng Giêng, bà thề sẽ chống lại Trung Quốc – nơi tuyên bố Đài Loan là của riêng họ và nói rằng sẽ dùng vũ lực để kiểm soát Đài Loan nếu cần.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã gửi lời chúc mừng bà Thái Anh Văn nhậm chức thông qua một tuyên bố vào tối thứ ba (19/5):
“Khi chúng ta nhìn về tương lai, tôi tin tưởng rằng, với Tổng thống Thái Anh Văn tại vị lãnh đạo, quan hệ đối tác của chúng tôi với Đài Loan sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.”
Mặc dù chính quyền của bà Thái Anh Văn được xếp hạng tín nhiệm cao kỷ lục nhờ những nỗ lực của chính phủ trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus corona, bà phải đối mặt với thách thức khôi phục nền kinh tế quốc gia, đã bị chậm lại do các biện pháp phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt tại Đài Loan và phong tỏa trong nhiều tháng tại các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Bà Thái Anh Văn, 63 tuổi, đã trở thành nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Đài Loan vào năm 2016. Bà tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai trong chiến thắng gần như tuyệt đối trong cuộc tái tranh cử hồi tháng Giêng.
Trung Quốc giận giữ
Trước lễ nhậm chức của bà Thái Anh Văn một ngày, Trung Quốc đã bày tỏ sự giận giữ khi Hoa Kỳ và các nước khác ủng hộ Đài Loan tham gia hội nghị bộ trưởng hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nói rằng điều này làm suy yếu nỗ lực chống đại dịch Covid-19 toàn cầu, theo Reuters.
Đài Loan vận động quyết liệt để được làm quan sát viên trong cuộc họp online kéo dài hai ngày của WHO và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và những nước khác, nhưng cho hay họ không được mời do phản đối từ Trung Quốc.
“Vẫn còn một vài quốc gia quyết tâm nài nỉ cho chính quyền Đài Loan, vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết liên quan của Liên Hiệp Quốc (LHQ) và WHO, và làm suy yếu các nỗ lực chống dịch toàn cầu. Trung Quốc kiên quyết phản đối hành vi này.” ông Trần Húc, đại sứ Trung Quốc tại LHQ, nói.
Đài Loan bị cho ra rìa các tổ chức của LHQ như WHO do sự phản đối của Trung Quốc.
WHO nói họ bị kẹt trong các nghị quyết của LHQ, và chỉ có thể mời Đài Loan tham gia nếu mọi thành viên đều đồng ý.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52734219
Chính Bắc Kinh đang đẩy Đài Loan
tiến tới độc lập nhanh hơn và mạnh hơn
Hương Thảo
Vào ngày 20/5, bà Thái Anh Văn, kẻ thù công khai của Bắc Kinh, chính thức tuyên bố tái nhậm chức nhiệm kỳ bốn năm lần thứ hai, với tư cách là tổng thống Đài Loan. Bà Thái tái đắc cử sau cuộc bầu cử vào tháng 1 với 57% phiếu bầu, đánh bại đối thủ thân Bắc Kinh. Đảng Tiến bộ Dân chủ của bà, với lập trường kiên định rằng “Cộng hòa Trung Hoa Dân Quốc” (hay Đài Loan) là một quốc gia độc lập và không phải là một phần của Trung Quốc, cũng giữ đa số ghế trong Viện Lập pháp.
Sự hiếu chiến ngày càng tăng của Bắc Kinh cùng với việc siết chặt gọng kìm đối với Hồng Kông, bên cạnh mối quan hệ mạnh mẽ hơn của Đài Bắc với Washington đã thúc đẩy chiến thắng lớn của bà Thái. Nhưng động lực chính đằng sau thành công của bà chính là sự chuyển dịch sâu sắc của người dân về phía bản sắc Đài Loan. Vào tháng Hai, điều đáng kinh ngạc là 83% cư dân Đài Loan được khảo sát tự nhận mình là người Đài Loan chứ không phải người Trung Quốc, so với 56,9% vào tháng 6/2019. Nhưng Bắc Kinh hoàn toàn vô cảm với bản sắc dân tộc đang phát triển này, khẳng định rằng người dân đảo là người Trung Quốc, bất kể họ có thể nghĩ gì.
Trong nhiều thập kỷ, cuộc tranh chấp đã xoay quanh vấn đề, phía nào là thực sự đại diện cho Trung Quốc. Sau khi từ bỏ cuộc Nội chiến ở Trung Quốc năm 1949, đồng minh của Hoa Kỳ là Tưởng Giới Thạch đã trốn sang Đài Loan, mang theo chính phủ Trung Hoa Dân Quốc và kho bạc của mình. Trong nhiều thập kỷ, cả hai bên đều – gồm chế độ cộng hòa của Quốc Dân Đảng ở Đài Bắc, và bên kia là chế độ cộng sản của Mao Trạch Đông ở Bắc Kinh – đều tuyên bố đại diện cho Trung Quốc, và tham gia vào một cuộc đấu tranh ngoại giao tốn kém để được công nhận trên khắp thế giới. Nhiều quốc gia nghèo đã lợi dụng điều này, và thay đổi sự công nhận của họ nhiều lần, với mỗi lần chuyển đổi đều “mặc cả” nhiều hơn với Đài Bắc hoặc Bắc Kinh.
Trong Thế vận hội năm 1960, Trung Quốc đã buộc Ủy ban Thế vận hội Olympic thừa nhận hòn đảo này với tên “Formosa”, và đồng phục của các vận động viên quốc gia, theo lệnh của Bắc Kinh, phải mang tên là “Đài Loan” tại Olympic 1964 và 1968, thay vì tên “Cộng hòa Trung Hoa Dân Quốc”.
Nhưng thời thế đã thay đổi. Giờ đây, người Đài Loan, các thế hệ bị loại khỏi đại lục và ngày càng quen với các quyền dân chủ của họ, đã bắt đầu thấy mình hoàn toàn khác biệt. Trong khi đó, Bắc Kinh thậm chí còn trở nên khắt khe hơn về mặt ngôn ngữ, theo những cách thức kỳ quái và độc đoán, nhấn mạnh quyền “sở hữu tưởng tượng” của họ đối với người dân Đài Loan. Vào tháng 11/2018, Bắc Kinh đã coi
một sáng kiến bỏ phiếu để đổi tên dự Olympic hiện tại của hòn đảo từ “Đài Bắc Trung Quốc” thành “Đài Loan” là một hành động khiêu khích, đến mức đe dọa buộc các vận động viên Đài Loan phải rút khỏi các cuộc thi quốc tế.
Sức mạnh của Bắc Kinh đã tăng lên nhanh chóng với khả năng mua chuộc và ép buộc thế giới phải giả vờ coi chính phủ độc lập Đài Loan là không tồn tại. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của bà Thái, nó đã buộc bảy quốc gia phải cắt đứt quan hệ với Đài Bắc, khiến Đài Loan chỉ còn 15 đối tác ngoại giao chính thức. Và trong cuộc khủng hoảng COVID-19, Bắc Kinh đã làm mọi thứ trong khả năng của nó để ngăn Đài Loan tham gia Tổ chức Y tế Thế giới WHO, với tư cách là quan sát viên trong Hội đồng Y tế Thế giới, cơ quan ra quyết định của WHO.
Những chiến thuật mạnh tay này vẫn tiếp tục không suy giảm bất chấp đại dịch toàn cầu, đã làm xói mòn nền tảng chính trị dưới chân Quốc dân đảng Đài Loan – đối tác chính trị của đảng cộng sản Trung Quốc – đối thủ chính của bà Thái. Chẳng hạn, Bắc Kinh đã chỉ trích bà Thái vì bà (không giống như người tiền nhiệm Quốc dân đảng) không chấp nhận cái gọi là Đồng thuận 1992, một thỏa thuận không chính thức giữa Quốc dân đảng và đảng cộng sản Trung Quốc về chính sách “một Trung Quốc”, dù mỗi bên có thể có định nghĩa khác nhau về “Trung Quốc” đó là gì.
Sau đó, trong bài phát biểu mừng năm mới 2019 của mình, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ‘định nghĩa lại’ Đồng thuận 1992 như là một sự hiểu biết rằng, hai bên eo biển Đài Loan thuộc về một nước Trung Quốc, rằng hai bên cùng tìm cách đạt được sự thống nhất qua eo biển. Ngay cả Quốc dân đảng thân thiện với Trung Quốc cũng không thể chịu đựng được sự thay đổi định nghĩa này, và đã buộc phải xem xét vứt bỏ sự ủng hộ của họ đối với khái niệm này. Sự tức giận và sợ hãi của công chúng trong cuộc bầu cử Đài Loan được xúc tác bởi những gì nhiều người coi là sự đàn áp các quyền chính trị của người Hồng Kông, đã khiến cho sự thay đổi trở thành một yêu cầu cho sự sống còn chính trị của Quốc dân đảng.
Nhưng Bắc Kinh đã phải gánh chịu hậu quả khi họ cô lập Đài Loan và đe dọa 24 triệu cư dân Đài Loan. Cách tiếp cận cứng rắn của Bắc Kinh đã “thuyết phục” thêm hàng triệu người Đài Loan rằng một sự độc lập chính thức có thể là bước hợp lý duy nhất tiếp theo cho hòn đảo của họ.
Mặc dù vậy, bà Thái không phải là người muốn thổi phồng cảm xúc của đám đông vì lý do chính trị. Bà đã xét đoán kỹ lưỡng các quan điểm chính sách, và cẩn thận để không quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ tăng vọt của chính quyền Tổng thống Trump đối với Đài Loan. Bà cũng không chối bỏ ý tưởng ‘Trung Hoa Dân Quốc’, ủng hộ một bản sắc Đài Loan hoàn toàn riêng biệt, mặc dù thực tế là ngày càng có nhiều người Đài Loan xem bản thân ý tưởng Trung Hoa Dân Quốc là một công trình ngoại lai áp đặt lên Đài Loan bởi Trung Quốc.
Nếu Bắc Kinh khôn ngoan hơn, nó đã có thể lôi kéo bà Thái và chính phủ của Đảng Dân chủ tiến bộ của bà bằng cách xoa dịu những quan ngại chính đáng của họ, và hướng tới một thỏa thuận cùng tồn tại hòa bình giữa hai bên. Tuy nhiên, cho đến nay, Bắc Kinh chỉ quan tâm đến việc siết thêm áp lực thay vì tìm cách giải tỏa nó. Một lý do là bởi vì sau nhiều thập kỷ tuyên truyền cho con cháu rằng “tái thống nhất” với Đài Loan là không thể tránh khỏi, cũng như sự xấu xa của “chủ nghĩa ly khai”, thì áp lực gia tăng đối với giới lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc, sinh ra từ một thế hệ công dân mới, bị tẩy não bởi chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến, là phải chiếm bằng được Đài Loan, bằng vũ lực nếu cần thiết. Sự cứng nhắc của chính quyền Trung Quốc đối với Đài Loan, coi Đài Loan là lợi ích cốt lõi của nó, đã gần như buộc Bắc Kinh phải tiếp tục áp dụng các chính sách hiếu chiến làm suy yếu các mục tiêu chính sách mà nó đã tuyên bố.
Tuy nhiên, khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nỗ lực siết chặt gọng kìm và tiêu diệt chính phủ Đài Loan, thì phản ứng của ngày càng nhiều cư dân trên hòn đảo tự coi mình là người Đài Loan là điều dễ hiểu. Do đó, nhiều khả năng, một ngày không xa nào đó, cái tên Cộng hòa Đài Loan sẽ được thay thế cho cái tên Cộng hòa Trung Hoa Dân Quốc.
Hai đồng tác giả bài viết, Joshua Eisenman là phó giáo sư tại Trường Đại học các vấn đề toàn cầu Notre Dame’s Keough School và là thành viên cao cấp về nghiên cứu Trung Quốc tại Hội đồng Chính sách đối ngoại của Mỹ; và Sean King là Phó chủ tịch cấp cao tại Park Strategies, một công ty tư vấn kinh doanh tại New York, đại diện cho Bộ Ngoại giao Đài Loan từ năm 2009 đến 2012.
Theo Foreign Policy ngày 18/5/2020
Hương Thảo dịch và biên tập
263 chính khách và bạn bè từ 47 nước
gửi lời chúc mừng đến Tổng thống Đài Loan
Vũ Dương
Tổng thống Thái Anh Văn, Phó Tổng thống Lại Thanh Đức của Trung Hoa Dân quốc đã tuyên thệ nhậm chức ngày hôm nay (20/5). Epoch Times dẫn tin Bộ Ngoại giao Đài Loan công bố cho đến thời điểm giữa trưa, có khoảng 263 chính trị gia và bạn bè hữu nghị từ mọi tầng lớp, đến từ 47 quốc gia và các tổ chức quốc tế, chúc mừng lễ nhậm chức của hai người theo nhiều cách khác nhau.
Năm nay, do sự lây lan của dịch bệnh trên khắp thế giới, chính phủ Trung Hoa Dân quốc cân nhắc về việc phòng chống dịch, đã không tổ chức đại hội và quốc yến cho lễ nhậm chức của Tổng thống và Phó Tổng thống, hơn nữa cũng không mời tân khách đến từ nước ngoài. Bộ Ngoại giao công bố cho đến thời điểm giữa trưa, có khoảng 263 chính trị gia và bạn bè từ mọi tầng lớp đến từ 47 quốc gia và các tổ chức quốc tế, chúc mừng lễ nhậm chức của Tổng thống và Phó Tổng thống bằng cách đăng tải bài phát biểu, gửi công hàm, gọi điện, đăng dòng trạng thái Twitter và quay video,…
Bộ Ngoại giao tuyên bố rằng các chính trị gia và nhà lãnh đạo của các quốc gia hữu nghị quan trọng đã gửi lời chúc mừng bằng cách gửi thư, quay video hoặc đăng dòng trạng thái trên các phương tiện truyền thông xã hội, gồm có: Giáo hoàng Pope Francis, Quốc vương của Vương quốc Eswatini và Thủ tướng Ambrose Mandvulo Dlamini, Tổng thống Quần đảo Marshall David Kabua, Tổng thống Nauru Lionel Aingimea, Thủ tướng Tuvalu Kausea Natano và Tổng thống Palau Tommy Rememgesau.
Còn có Tổng thống Paraguay Mario Abdo và Phó Tổng thống Hugo Velázquez Moreno, Tổng thống Guatemala Alejandro Giammattei, Tổng thống Honduras Juan Orlando Hernández và Phó Tổng thống Ricardo Antonio Álvarez Arias, Thống đốc Quebec Sir Colville Young và Thủ tướng Dean Barrow, Tổng thống Haiti Jovenel Moise.
Tiếp theo còn có, Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega và Phó Tổng thống Rosario Murillo, Thống đốc Saint Kitts và Nevis – Ngài Sir Tapley Seaton và Thủ tướng Timothy Harris, Thống đốc Saint Lucia – Ngài Emmanuel Neville Cenac và Thủ tướng Allen Chastanet, Thống đốc Saint Vincent và Grenadines – bà Susan Dougan và Thủ tướng Ralph Gonsalves, v.v.
Về lời chúc mừng của bạn bè và các chính trị gia từ các nước hữu nghị, Bộ Ngoại giao cho biết, ngoại trừ Ngoại trưởng Mike Pompeo, người đã đăng tải một bản tuyên bố vào hôm qua (19/5) để chúc mừng, khen ngợi Tổng thống Thái Anh Văn, khẳng định mối quan hệ hữu nghị bền chặt giữa Đài Loan – Hoa Kỳ ra, còn có Chủ tịch Hạ viện Liên bang Nancy Pelosi, Chủ tịch Thượng viện tạm quyền Hoa Kỳ Chuck Grassley và cựu Phó Tổng thống Joe Biden cũng lần lượt gửi lời chúc mừng bằng cách gửi công hàm, dòng trạng thái Twitter hoặc quay video…
Các chính trị gia, nghị sĩ và bạn bè hữu nghị của Đài Loan từ Nhật Bản, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ý, Ba Lan, Ireland, Litva, Latvia, Áo, Cộng hòa Séc, Slovakia, Canada, Úc, New Zealand, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Philippines, Singapore , Myanmar, Brunei, Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ, Kuwait… cho đến Nghị viện châu Âu (EP) và Tổng thư ký của Hệ thống Hội nhập Trung Mỹ (SICA), Chủ tịch Tập đoàn Youtai,… cũng gửi lời chúc mừng thông qua các kênh khác nhau như hòm thư, điện thoại, Twitter, Facebook…
Bộ Ngoại giao tuyên bố, trong đại lễ nhậm chức Tổng thống chính phủ, đại biểu đặc phái viên của các nước đóng thường trú ở Đài Loan cũng được mời đến tham dự và chúc mừng Tổng thống Thái và Phó Tổng thống Lại. Lễ khai mạc hôm nay đã kết thúc thành công vào lúc 11 giờ trưa. Bộ Ngoại giao Đài Loan xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các nguyên thủ quốc gia, Nghị viên Quốc hội và bạn bè hữu nghị của Đài Loan vì lời chúc mừng chân thành dành cho Tổng thống Thái và Phó Tổng thống Lại của Trung Hoa Dân Quốc. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác chặt chẽ với tất cả các nước trong các lĩnh vực khác nhau trên cơ sở tình hữu nghị vững chắc hiện có.
Theo Ye Ziwei, Epochtimes.com
Vũ Dương dịch và biên tập
Chính giới Mỹ chúc mừng bà Thái,
ca ngợi nền dân chủ Đài Loan
Nhân dịp Tổng thống Thái Anh Văn chính thức bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình hôm nay (20/5), một số quan chức Mỹ đã gửi lời chúc mừng, đồng thời ca ngợi Đài Loan là hình mẫu của một nền dân chủ.
Hôm 19/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong một tuyên bố:
“Xin chúc mừng Tiến sĩ Thái Anh Văn bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của bà. Việc tái đắc cử cho thấy bà đã giành được sự tôn trọng, ngưỡng mộ và tin tưởng của nhân dân Đài Loan. Bà là một con người tràn đầy sự can đảm và có tầm nhìn, dẫn dắt chế độ dân chủ tràn đầy sức sống của Đài Loan, truyền cảm hứng cho khu vực và khắp thế giới”.
Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm, một Ngoại trưởng Mỹ công khai chúc mừng một Tổng thống Đài Loan trong lễ nhậm chức.
Ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden cũng gửi lời chúc bà Thái trên Twitter. “Nền dân chủ thịnh vượng của Đài Loan và công tác ứng phó COVID-19 đã trở thành một hình mẫu cho thế giới. Sự ủng hộ của Mỹ dành cho Đài Loan phải duy trì được sự mạnh mẽ, có nguyên tắc và đến từ lưỡng đảng”, ông Joe Biden viết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cũng chúc mừng Tổng thống Thái bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai. Bà Ortagus đã nói:
“Hai nước có tầm nhìn chung về tính pháp quyền, sự minh bạch, thịnh vượng và an toàn an ninh cho tất cả mọi người”.
Ông Clarke Cooper, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị – quân sự, đã đăng trên Twitter rằng lễ nhậm chức của bà Thái cho thấy Đài Loan là một hình mẫu dân chủ điển hình, và là đối tác đáng tin cậy trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan và trong khu vực.
Nghị sĩ đảng Cộng hòa Michael McCaul, thành viên cấp cao Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ cũng ca ngợi bà Thái: “Tôi mong được tiếp tục làm việc với Tổng thống Thái khi bà viết chương tiếp theo của Đài Loan như một nguồn cảm hứng của nền dân chủ cho những ai đang tìm kiếm tự do trên toàn thế giới”.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marsha Blackburn đã đăng hai dòng trạng thái Twitter, một bằng tiếng Anh và một bằng tiếng Quan thoại, chúc mừng bà Thái trước chiến thắng lịch sử của mình.
“Bà đã chứng tỏ bà là một nhà lãnh đạo có năng lực, nhân ái, không bao giờ thất bại trong việc đặt mong muốn của người dân lên trên yêu cầu của chính trị. Tôi mong đợi sự hợp tác bền chặt giữa Mỹ và Đài Loan trong rất nhiều năm kế tiếp”, bà Blackburn viết.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-gioi-my-chuc-mung-ba-thai-ca-ngoi-nen-dan-chu-dai-loan.html
Đài Loan ‘thất vọng và bất bình’
khi bị loại trừ khỏi kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới
Quý Khải
Đài Loan hôm 19/5 đã bày tỏ “sự thất vọng và bất bình” khi tổ chức Y tế Thế giới WHO không cho phép họ tham gia kỳ họp hàng năm của Đại hội đồng Y tế thế giới, khai mạc trực tuyến hôm thứ Hai (18/5) đầu tuần.
Tuy không phải thành viên WHO, nhưng Đài Loan đã vận động để tham gia với tư cách quan sát viên trong cuộc họp trực tuyến của Đại hội đồng Y tế thế giới WHA – cơ quan ra quyết định tối cao của WHO – khai mạc hồi đầu tuần để chia sẻ các phương pháp dập dịch Covid-19 thành công của họ tại hòn đảo tự trị này, theo The Epoch Times.
Tuy nhiên, động thái này đã làm dấy lên sự phản đối từ chính quyền Trung Quốc, khi coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình. Trên thực tế, Trung Quốc đã ngăn chặn sự tham gia của hòn đảo này vào WHA kể từ khi Tổng thống Thái Anh Văn – một chính khách ủng hộ dân chủ và độc lập của Đài Loan trước Trung Quốc toan tính – lên nắm quyền vào năm 2016.
Đài Loan đã nhiều lần khẳng định quan điểm rằng, đại dịch đang diễn ra khiến việc quốc đảo này có thể tiếp cận, tham vấn và chia sẻ thông tin tại WHO trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
“Chúng tôi cảm thấy thất vọng và bất bình trước quyết định của WHO khi không mời Đài Loan tham gia WHA năm nay”, Yi-Chun Lo, phó tổng giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Đài Loan, chia sẻ hôm thứ Ba (19/5). “Chúng tôi cảm thấy có rất nhiều điều để chia sẻ về những trải nghiệm thành công của chúng tôi trong việc ứng phó với dịch Covid-19 này”.
Chen Shih-chung, Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan, trước đó cho biết hòn đảo tự trị này không hài lòng khi các quốc gia thành viên nhất trí đồng thuận việc trì hoãn quyết định cấp tư cách quan sát viên cho Đài Loan cho đến cuối năm nay.
“Chúng tôi đã nỗ lực hết mình cho đến giây phút cuối cùng, nhưng dường như không nhiều khả năng chúng tôi có thể được mời, vì vậy chúng tôi muốn bày tỏ sự hối tiếc và bất bình trước thực trang này, đồng thời phản đối nó”, ông Chen nói trong một cuộc họp báo hàng ngày, đồng thời nói thêm rằng Đài Loan đã gửi thư cho Ban thư ký WHO ở Geneva hôm thứ Hai.
Ông Chen nhận định việc loại trừ Đài Loan khỏi cuộc họp thường niên lần thứ 73 của WHA không chỉ ngăn họ chia sẻ các phương pháp hiệu quả họ đã dùng để chống dịch Covid-19, mà điều này cũng gây bất lợi cho Đài Loan, vì khi đó quốc đảo này sẽ không thể học hỏi được kinh nghiệm chống dịch từ các quốc gia thành viên WHO, Tờ Taipei Times báo cáo.
“Chúng tôi hy vọng WHO có thể trở nên chuyên nghiệp và có lập trường trung lập về mặt chính trị, từ chối các tác động mang tính chính trị và không phủ nhận quyền tiếp cận thông tin sức khỏe đối với bất kỳ khu vực nào hoặc bất kỳ ai trên thế giới, vì quyền này nên là như nhau đối với tất cả mọi người”, ông nói thêm.
Trong một tuyên bố hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ lên án việc loại trừ Đài Loan khỏi cuộc họp thường niên của tổ chức y tế quốc tế này.
“Vào thời điểm thế giới tiếp tục đấu tranh chống dịch Covid-19, chúng ta cần các tổ chức đa phương làm tròn các mục tiêu được nêu của họ và phục vụ lợi ích của tất cả các quốc gia thành viên, chứ không phải chơi trò chính trị khi cuộc sống người dân đang bị đe dọa”, ông Pompeo nói.
“Đài Loan là tấm gương dập dịch trên thế giới. Trái lại, [ở bờ bên kia eo biển], Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho đến nay vẫn tiếp tục bưng bít các thông tin quan trọng về virus và nguồn gốc của nó, ngăn cản thế giới tiếp cận các nhà khoa học và các cơ sở có liên quan (vd: phòng thí nghiệm,…) của họ, kiểm duyệt các thảo luận về đại dịch ở Trung Quốc và trên các trang mạng xã hội nước này, đồng thời đổ lỗi một cách rộng rãi và tùy tiện [cho các nước khác]”, ông nói thêm.
“Sự thiếu độc lập [trong suy xét] của Tổng giám đốc [WHO] đã khiến Đại Hội đồng không thể tiếp cận được các kiến thức chuyên môn thực tiễn trong việc dập dịch thành công của Đài Loan, và làm tổn hại thêm đến uy tín và hiệu quả của WHO tại thời điểm mà thế giới cần đến nó nhất.
Phản hồi trước tuyên bố của ông Pompeo, Thượng nghị sĩ Marco Rubio đã viết trên Twitter: “Sự tham gia của Đài Loạn vào WHO là rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta chiến đấu với Covid-19. Mỹ đứng cùng Đài Loan, một nền dân chủ anh em chia sẻ các giá trị tương đồng và là một đối tác kinh tế và an ninh quan trọng ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương”.
Ngày 13/5, một nhóm gồm hơn 100 thành viên Nghị viện Châu Âu và một một nghị viện quốc gia đã đệ trình một bức thư ngỏ khẩn cấp kêu gọi 27 bộ trưởng y tế EU đề nghị WHO khôi phục quyền tham gia của Đài Loan với tư cách quan sát viên tại cơ quan y tế Liên Hợp Quốc này.
WHO cho biết họ không có nhiệm vụ mời Đài Loan tham dự WHA và chỉ các quốc gia thành viên mới có quyền quyết định.
The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
Tổng thống Đài Loan tái nhậm chức,
phản đối mô hình ‘Một Trung Quốc’
Tổng thống Thái Anh Văn hôm nay (20/5) kêu gọi đối thoại với Bắc Kinh, song tiếp tục từ chối mô hình “Một quốc gia, Hai chế độ”.
Trong bài phát biểu sau lễ nhậm chức nhiệm kỳ hai và cũng là nhiệm kỳ cuối của Tổng thống Thái Anh Văn tại Đài Bắc, bà nói rằng quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đã đạt đến một bước ngoặt lịch sử.
“Cả hai bên đều có trách nhiệm tìm cách cùng tồn tại lâu dài và ngăn chặn sự gia tăng của đối kháng và khác biệt”, bà Thái phát biểu.
“Ở đây, tôi muốn nhắc lại những cụm từ ‘hòa bình, bình đẳng, dân chủ và đối thoại’. Chúng tôi sẽ không chấp nhận việc chính quyền Bắc Kinh sử dụng “Một quốc gia, Hai chế độ’ để hạ thấp Đài Loan và làm suy yếu hiện trạng qua eo biển. Chúng tôi kiên định theo nguyên tắc này”, Tổng thống Đài Loan nhấn mạnh.
Trung Quốc sử dụng chính sách “Một quốc gia, Hai chế độ” mà các nhà cầm quyền tuyên bố đảm bảo quyền tự chủ cao, để cai trị Hồng Kông sau khi thành phố được Anh trao trả năm 1997. Bắc Kinh cũng muốn áp dụng mô hình này với Đài Loan, song tất cả các đảng lớn ở hòn đảo đã không đồng ý.
Bà Thái nói rằng Đài Loan là một quốc gia độc lập với tên gọi chính thức Trung Hoa Dân Quốc (Republic of China), và không muốn trở thành một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Bắc Kinh cai trị.
Tổng thống Thái cho biết Đài Loan vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan, đồng thời sẵn sàng đối thoại với Bắc Kinh và cam kết đóng góp nhiều hơn cho an ninh khu vực.
Bà Thái cũng khẳng định Đài Loan sẽ nỗ lực để tham gia vào các tổ chức quốc tế và “tăng cường quan hệ với Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu và các quốc gia có cùng chí hướng khác”.
Theo Reuters
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-dai-loan-tai-nham-chuc-phan-doi-mo-hinh-mot-trung-quoc.html
Bắc Kinh và kinh tế : Hai thách thức lớn
cho nhiệm kỳ hai của tổng thống Thái Anh Văn
Minh Anh
Ngày 20/05/2020, bà Thái Anh Văn chính thức nhậm chức nhiệm kỳ hai tổng thống Đài Loan. Quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh trong sắp tới sẽ ra sao ? Làm thế nào vực dậy kinh tế đất nước sau dịch bệnh ? Theo giới quan sát, đây sẽ là hai thách thức chính cho nữ tổng thống Đài Loan.
Bà Thái Anh Văn kết thúc nhiệm kỳ đầu tổng thống với một bảng thành tích đáng khích lệ. Ở trong nước, bà cho hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, cải thiện hệ thống an sinh xã hội. Trong đối ngoại, hình ảnh của Đài Loan trên thế giới không ngừng mở rộng và tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ.
Thế nhưng khi tuyên bố « Hòa bình, Bình đẳng, Dân chủ và Đối thoại » nhưng không chấp nhận nguyên tắc « Một quốc gia, hai chế độ » trong lễ nhậm chức, những lời lẽ kiên định này cho thấy rõ một lần nữa Thái Anh Văn vẫn tiếp tục thách thức chính quyền Trung Quốc. Tương lai quan hệ Trung – Đài có lẽ sẽ không sáng sủa gì hơn so với bốn năm nhiệm kỳ đầu tiên.
Theo một số nhà quan sát, Đài Bắc sẽ tiếp tục đương đầu với Bắc Kinh và tìm cách mở rộng ảnh hưởng ngoại giao của đảo bằng cách dựa vào sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, với « Sáng Kiến Bảo Vệ Đồng Minh » ( Đạo luật về Đài Loan – Taipei Act) mà Washington ban hành vào tháng Ba năm nay là một ví dụ điển hình.
Việc thông qua văn bản này phản ảnh phần nào ý định của Mỹ ủng hộ Đài Loan gia nhập tất cả các định chế quốc tế nào mà không đòi hỏi phải có tư cách quốc gia và cấp quy chế quan sát viên cho hòn đảo trong những cơ chế quốc tế thích hợp.
Chính sách này ít nhiều được thấy rõ trong những nỗ lực gần đây của chính quyền Thái Anh Văn trong việc vận động thế giới để phục hồi quy chế quan sát viên của Đài Loan tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành. Những hoạt động ngoại giao này của Đài Bắc đã khiến Bắc Kinh nổi đóa, cáo buộc Đài Loan lợi dụng dịch bệnh để tuyên bố độc lập.
Nhưng Đài Loan cũng ý thức được rằng sự ủng hộ của Mỹ đối với Đài Loan cũng có những hạn chế do bối cảnh địa chính trị quốc tế. Mỹ ủng hộ và kêu gọi quốc tế là một chuyện, nhưng các nước khác có nghe theo và đồng tình hay không còn là một chuyện khác.
Washington có quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh, nhưng cũng duy trì các mối liên hệ không chính thức với Đài Loan và cung cấp vũ khí cho hòn đảo tự trị này. Số đồng minh của Đài Loan cũng rơi rụng dần chỉ còn 15 nước trước các sức ép tài chính và ngoại giao của Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo quan sát của ông Alexander Huang Chieh-cheng, giáo sư Quan Hệ Quốc Tế và Nghiên Cứu Chiến Lược tại đại học Tamkang ở Đài Bắc được South China Morning Post trích dẫn, tổng thống Đài Loan không hề muốn tiếp tục chính sách xích lại gần Trung Quốc của Quốc Dân đảng và cũng không muốn có quan hệ công khai hơn với Hoa Kỳ. Mối bận tâm chính của bà Thái Anh Văn là làm thế nào xây dựng một ý chí độc lập ở người dân, đặc biệt là giới trẻ nhằm thúc đẩy họ từ bỏ ý định hợp nhất với Hoa Lục.
Cuối cùng, ngoài vấn đề mối quan hệ giữa hai bờ eo biển, bà Thái Anh Văn còn phải đối mặt với một thách thức khác cũng không nhỏ : Khôi phục lại kinh tế đất nước đã bị dịch bệnh Covid-19 đánh gục.
Mức tăng trưởng trong quý I năm 2020 là 1,54%, tuy là mức cao nhất trong bốn con hổ châu Á – Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc và Hồng Kông, mức đây lại là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng bốn năm gần đây. Thất nghiệp ở giới trẻ – thành phần cử tri ủng hộ bà Thái Anh Văn đông đảo nhất – sẽ phải ở mức kỷ lục 12%, một tỷ lệ tệ hại nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Hội đồng Lập pháp Hồng Kông náo loạn
khi phe thân Bắc Kinh bầu Chủ tịch Ủy ban Đối nội
Hương Thảo
Lãnh đạo phe kiến chế thân Bắc Kinh Starry Lee, đảng DAB, đã được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Đối nội (House Committee) với đa số phiếu, bất chấp sự phản đối từ các nhà lập pháp dân chủ. Starry Lee đã giành 40 phiếu bầu trong một cuộc bầu cử được thúc đẩy bởi quyền chủ tịch Chan Kin-por, bất chấp các nỗ lực ngăn cản của các nhà lập pháp dân chủ vào thứ Hai 18/5, theo Hong Kong FP.
Thứ Sáu tuần trước, chủ tịch Hội đồng Lập pháp Hồng Kông (LegCo) Andrew Leung đã công bố kế hoạch thay thế nhà lập pháp dân chủ Dennis Kwok bằng một đại diện thân Bắc Kinh Chan Kin-por làm quyền chủ tịch Ủy ban Đối nội.
Động thái này diễn ra sau hơn sáu tháng bế tắc trong cuộc bầu cử chủ tịch và phó chủ tịch Ủy ban Đối nội, với các nhà lập pháp phe dân chủ bị buộc tội cản trở và gây ra tồn đọng các dự luật.
Chính phủ Hồng Kông cũng đã thúc đẩy một nghị quyết, nói rằng nên ưu tiên thông qua dự luật quốc ca gây tranh cãi trong tháng này. Dự luật này đề xuất xử phạt hình sự những thay đổi có chủ ý hoặc xúc phạm quốc ca Trung Quốc.
Ngày 18/5, 45 phút trước giờ bỏ phiếu bắt đầu dự kiến, ông Chan ngồi vào ghế chủ trì trong khi được nhân viên an ninh bao quanh. Ngay trước 11h, các nhà lập pháp dân chủ đã tạo ra một rào chắn xung quanh ghế chủ tịch, và cố gắng đẩy qua an ninh, dẫn đến một vụ ẩu đả. Họ đã hô vang “Chan Kin-po chơi xấu”, trong khi một số người tranh luận kịch liệt với các nhà lập pháp thân Bắc Kinh.
Giữa sự hỗn loạn, Lam Cheuk-ting từ Đảng Dân chủ xé các trang từ “Quy tắc Tố tụng của LegCo” và ném chúng khắp phòng.
Tại một thời điểm khác, nhà lập pháp Ted Hui bị thương khi nhà lập pháp ngành phúc lợi xã hội Shiu Ka-chun thúc giục an ninh lui ra, nói rằng Hui không thể thở.
Các nhà lập pháp thân Bắc Kinh sau đó đã bắt đầu một bài ca tụng ủng hộ thành viên chủ trì, hét lên: “Chan Kin-por, làm tốt lắm”.
Đến 11 giờ 50 phút, chỉ một số ít nhà lập pháp dân chủ còn lại sau khi an ninh tiến hành áp chế từng nhà lập pháp.
Chan vẫn tiếp tục với cuộc bầu cử giữa lúc có tiếng hô vang từ đảng Lao động, ông Fernando, người tiếp tục hét lên “Chan Kin-por chơi xấu”.
Các nhà lập pháp bị an ninh đưa ra ngoài phòng bầu cử, gồm Hui, Eddie Chu và Roy Kwong.
Nhà lập pháp Tanya Chan của đảng Dân sự nói với các phóng viên sau đó, cáo buộc Đặc khu trưởng Carrie Lam và phe kiến chế thân Bắc Kinh đã “tay trong tay” phối hợp hành động phạm pháp để thúc đẩy dự luật quốc ca.
“Những gì đã xảy ra tại cuộc bỏ phiếu đã phá vỡ sự hiểu biết trong quá khứ của chúng tôi về các quy tắc về thủ tục, nguyên tắc và thực hành đã tồn tại. Chúng tôi không muốn thông qua dự luật xấu xa này, nhưng quan trọng hơn, chúng tôi không muốn thấy phe kiến chế đang làm xói mòn hệ thống lập pháp Hồng Kông một cách liều lĩnh”, cô nói.
Trong một diễn biến khác vào tuần trước, 11 nghị sĩ dân chủ đã bị trục xuất khỏi phiên làm việc của Hội đồng Lập pháp, sau khi bà Starry Lee lao lên bục giành vị trí chủ tọa của ông Dennis Kwok, phó chủ tịch Ủy ban Đối nội, nghị sĩ phe dân chủ, người đã chủ tọa 17 phiên họp trước đó của Ủy ban Đối nội, khiến ẩu đả nổ ra ngay tại Hội đồng Lập pháp.
Theo Jennifer Creery & Rachel Wong, hongkongfp.com,
Hương Thảo dịch và biên tập
Hong Kong chưa hồi đáp đơn xin tổ chức
lễ tưởng niệm vụ Thiên An Môn
Người dân Hong Kong nên thắp nến khắp thành phố này để tưởng nhớ những người biểu tình đòi dân chủ bị thiệt mạng trong cuộc đàn áp ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, một nhà tổ chức kêu gọi hôm 20/5.
Lễ kỷ niệm ngày 4/6 năm nay được coi là khá nhạy cảm sau khi xảy ra các cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn mà đôi khi khá bạo lực ở Hong Kong kể từ tháng Bảy năm ngoái.
Hàng chục nghìn người Hong Kong các năm trước đã lặng lẽ tham gia buổi lễ thắp nến tưởng niệm vụ Thiên An Môn tại một công viên ở trung tâm thành phố.
Hôm 19/5, chính quyền Hong Kong nói rằng việc giới hạn các nhóm tụ tập hơn 8 người sẽ kéo dài tới cuối ngày 4/6.
Ông Lee Cheuk-yan, chủ tịch một nhóm tổ chức lễ thắp nến tưởng niệm vụ Thiên An Môn hàng năm, hôm 20/5 nói với Reuters rằng động cơ kéo dài này là nhằm để “đàn áp chính trị”.
Ông Lee nói thêm rằng cảnh sát vẫn chưa hồi đáp đơn xin tổ chức buổi lễ cầu nguyện ở Công viên Victoria.
Nhà tổ chức này nói thêm rằng ông “không cảm thấy lạc quan”.
Chi tiêu quốc phòng TQ dự kiến tăng
Trung Quốc nhiều khả năng tiếp tục tăng ngân sách chi cho quốc phòng trong năm nay dù nền kinh tế đang hứng chịu tổn thất nặng nề từ dịch Covid-19, theo Reuters đưa tin ngày 18.5.
Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc dự kiến được công bố vào phiên khai mạc kỳ họp thứ ba của quốc hội khóa 13 vào ngày 22.5.
Năm 2019, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 7,5% lên mức 167,52 tỉ USD. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, GDP trong quý 1/2020 của nước này đã giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bất chấp đại dịch lan rộng ở Trung Quốc đại lục trong những tháng đầu năm nay, quân đội Trung Quốc vẫn tích cực hoạt động tại Hoa Đông và Biển Đông.
Hoàn Cầu thời báo hôm qua cũng đăng bài xã luận khẳng định nước này sẽ tăng chi quốc phòng.
http://biendong.net/bien-dong/34787-chi-tieu-quoc-phong-tq-du-kien-tang.html
Bắc Kinh ca ngợi về 20.000 trạm phát sóng 5G:
Âm mưu, ý đồ ở Biển Đông không thay đổi
Ngày 17/5, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc Trần Triệu Hùng cho biết, Trung Quốc tăng nhanh thúc đẩy mạng 5G vào vận hành thương mại, hiện đã đưa vào hoạt động hơn 200.000 trạm phát sóng 5G. Trong khi đó, ở Biển Đông các trạm thu, phát sóng 3G, 4G và 5G được cho là công cụ giúp nước này theo đuổi các yêu sách chủ quyền phi pháp và tạo thế lấn lướt trước các nước trong khu vực.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến “Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin thế giới 2020” diễn ra hôm 17/5, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc cho biết, ngành công nghiệp số của Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn phát triển chất lượng cao, việc phát triển mạng Internet công nghiệp được tăng nhanh thúc đẩy, kinh tế số phát triển bừng bừng, trở thành động lực chính thúc đẩy phát triển bằng sáng tạo.
Trước đó hồi tháng 7/2019, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng loan báo nước này đã ứng dụng công nghệ 5G tại Hải Nam và Biển Đông, cho biết trong tương lai, nước này sẽ đầu tư nhiều hơn vào mạng thông minh và tận dụng công nghệ tốt hơn, tiên tiến hơn để “phục vụ binh lính và người dân”.
Trước khi triển khai sử dụng mạng 5G, Trung Quốc đã triển khai và sử dụng mạng 3G trái phép tại đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ tháng 01/2013. Báo chí Trung Quốc cho biết, nhờ dịch vụ 3G, lính Trung Quốc đồn trú trái phép tại đá Chữ Thập có thể sử dụng các thiết bị di động để liên hệ trực tiếp với người nhà ở Trung Quốc, gọi điện, nhắn tin và chát trực tuyến với họ thông qua mạng 3G này. Tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc đưa vào hoạt động trái phép Trạm thu phát sóng 3G từ tháng 7/2012. Từ đó đến nay, các công ty công nghệ thông tin của Trung Quốc đã được chính phủ hỗ trợ đầu tư xây dựng, lắp đặt mạng 3G, 4G trên các thực thể chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.
Hiện Trung Quốc đã và đang lắp đặt các thiết bị phát sóng không dây tại đảo Bắc, đảo Cây tiếp đó sẽ là các đảo như Xà Cừ, duy Mộng… nhằm mục đích phủ tín hiệu mạng không dây trái phép lên toàn bộ đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Giới quan sát nhận định ý đồ thực sự đằng sau việc triển khai trái phép mạng 5G cho binh lính đồn trú trên đảo và các rạn san hô ở Biển Đông của Trung Quốc không gì khác chính là việc phục vụ việc đạt được các yêu sách chủ quyền phi lý của nước này ở Biển Đông. Việc triển khai mạng 5G giúp Trung Quốc nhằm i) củng cố các yêu sách chủ quyền và sự chiếm đóng của Trung Quốc tại các thực thể ở Biển Đông; ii) Phục vụ các hoạt động quân sự hóa, thúc đẩy đồn trú của binh lính Trung Quốc ở Biển Đông; iii) Tuyên truyền về cái mà Trung Quốc gọi là phục vụ người dân Trung Quốc và các nước, đảm bảo hòa bình, ổn định, hợp tác ở vùng biển này; iv) Quảng bá về những thành tựu khoa học công nghệ và chính sách biển đảo của Trung Quốc đối với người dân trong nước. v) Giành ưu thế trên thực địa đối với các nước trong và ngoài khu vực ở Biển Đông.
Thời gian qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần phản đối các hoạt động phi pháp của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hòn đảo này. Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa theo quy định của luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động không có sự cho phép của Việt Nam ở hai quần đảo này đều là phi pháp. Mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là trái với Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển đã ký giữa hai nước, không phù hợp với Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như các cam kết duy trì ổn định, hòa bình trên biển.
TQ ngang nhiên đưa máy bay tuần tra
cảnh báo sớm ra đá Chữ Thập
nhằm chuẩn bị thiết lập ADIZ ở Biển Đông
Việc Trung Quốc bất chấp sự phản đối của các nước và luật pháp quốc tế để đưa trái phép máy bay do thám KJ-500, KQ-200 và trực thăng Z-8 ra đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là nhằm chuẩn bị thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Tăng cường năng lực trinh sát
Hãng ảnh vệ tinh ImageSat International (ISI) của Israel công bố ảnh chụp đề ngày 9/5 cho thấy các máy bay do thám KJ-500 và KQ-200, cùng một trực thăng Z-8 của Trung Quốc xuất hiện ở Đá Chữ thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. ISI cho biết các máy bay này, thuộc loại thu thập tình báo, giám sát và do thám (ISR), được đưa ra khỏi kho chứa và đậu ở bên ngoài “trong kế hoạch tăng cường sự sẵn sàng của Trung Quốc để đối phó với hoạt động của Hải quân Mỹ trong khu vực”. ISI cũng cho biết nhà chứa máy bay gần đường băng trên Đá Chữ Thập đã được lắp đặt máy điều hòa không khí, một dấu hiệu cho thấy việc sẵn sàng tiếp nhận máy bay quân sự ra đồn trú.
Máy bay trinh sát điện tử KQ-200 (hay còn được gọi là Y-8Q) một loại máy bay chuyên dụng của không quân hải quân Trung Quốc. Nó xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 11/2011 và sản xuất loạt từ năm 2015. Máy bay được chế tạo dựa trên chiếc máy bay vận tải Y-8 ( phiên bản An-12 của Trung Quốc), với tầm bay hơn 5000km và có thể bay liên tục trong 10 tiếng. Các máy bay được trang bị một radar tìm kiếm bề mặt (ở dưới mũi), thiết bị cảm biến điện từ (dưới thân) và thiết bị tìm kiếm tín hiệu từ trường (ở đuôi máy bay). Các máy bay này sẽ đảm đương trọng trách trinh sát, cảnh báo sớm, tác chiến điện tử và thu thập dữ liệu tình báo. KQ-200 cũng được trang bi vị trí để có thể mang theo các phao thủy âm và có thể mang theo cả ngư lôi chống ngầm. Một số tin đồn còn cho rằng nó còn có thể mang theo 4 tên lửa chống hạm YJ-83K tuy nhiên vẫn chưa được kiểm chứng.
Máy bay chỉ huy cảnh báo sớm KJ-500 là loại máy bay cảnh báo sớm mới nhất do Trung Quốc chế tạo. Máy bay được phát triển dựa trên máy bay vận tải Y-9, lần đầu tiên nó ra mắt là vào năm 2014. Máy bay được trang bị bốn động cơ cánh quạt cho phép nó có thể đạt vận tốc tối đa 550km/h và tầm bay 5700km, có thể hoạt động liên tục trong tối đa 12h. Máy bay được thiết kế với một Radar ở trên lưng, với khoảng cách phát hiện máy bay khác trong tối đa 470km. Nhưng đối với các loại máy bay tàng hình thì khoảng cách phát hiện sẽ ngắn hơn. Đây chính là khắc tinh của những loại máy bay tàng hình hiện nay như F-35, F-22, Su-57,… Không những sở hữu radar mạnh mẽ, tải trọng của KJ-500 cũng vô cùng ấn tượng. Trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 77 tấn, ấn tượng hơn cả C-130 Hercules của Hoa Kỳ chỉ có trọng lượng cất cánh tối đa hơn 70 tấn.
Chuẩn bị thiết lập ADIZ
Ông Yen Te-fa – lãnh đạo Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết, Trung Quốc đang có kế hoạch lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, dù đến thời điểm này Trung Quốc vẫn chưa thông báo chính thức. Thực ra thông tin Trung Quốc định lập ADIZ đã râm ran trên truyền thông từ giữa năm 2016. Theo thông tin từ truyền thông thì vùng ADIZ mà Trung Quốc định lập sẽ bao gồm vùng trời trên vùng biển đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam).
Truyền thông Đài Loan cũng đưa ra cảnh báo tương tự, cho rằng việc Trung Quốc đưa máy bay ra Trường Sa có thể là dấu hiệu Bắc Kinh chuẩn bị tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, tương tự hành động đơn phương năm 2013 trên biển Hoa Đông. Cùng quan điểm trên, chuyên gia phân tích chính của chuyên san quốc phòng Anh Sean O’Connor cho rằng việc phi cơ tuần thám Trung Quốc được phát hiện trên Đá Chữ Thập hai lần trong vòng một tháng có thể là dấu hiệu là Trung Quốc bắt đầu cho đặt căn cứ không quân trên Đá Chữ Thập.
Trong khi đó, Tiến sỹ Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) cho rằng KJ-500 là dòng máy bay quân sự cho phép Bắc Kinh dễ dàng nhận diện máy bay hoặc tàu chiến nổi từ xa. Thậm chí, loại máy bay này còn có thể phát hiện tên lửa hành trình bay ở độ cao thấp. Khi được triển khai ở bãi đá Chữ Thập thì KJ-500 có thể hoạt động rộng khắp, ngay cả vùng ngoài rìa của Biển Đông, để Trung Quốc dễ dàng kiểm soát cả một khu vực rộng lớn. Bên cạnh đó, máy bay KJ-500 có thể giúp hải quân Trung Quốc “che giấu” các tàu ngầm hoạt động trong vùng biển. Ông Nagao phân tích và cảnh báo “không chỉ sử dụng cho công tác phòng thủ, loại máy bay này còn có thể được triển khai hỗ trợ tấn công, nên sẽ trở thành mối đe dọa cho các quốc gia xung quanh Biển Đông”.
Ngoài ra, việc Bắc Kinh triển khai máy bay săn ngầm KQ-200 đến bãi đá Chữ Thập, là một động thái nhằm kiểm soát khu vực bên dưới mặt nước, cụ thể là hậu thuẫn để tàu ngầm Trung Quốc có thể nắm thông tin tàu ngầm của các nước khác trong khu vực. Điều này nhằm điều động tàu ngầm đến khu vực phục vụ cho mưu đồ độc chiếm vùng biển, hình thành một vành đai tàu ngầm, thậm chí có thể mang theo cả tên lửa hạt nhân. Để có thể bảo vệ tàu ngầm của Trung Quốc, Bắc Kinh muốn giám sát được tàu ngầm các nước khác, vì một trong các khắc tinh của tàu ngầm cũng chính là tàu ngầm.
Thực tế thời gian qua, nhiều dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang âm mưu điều động tàu ngầm hoạt động mạnh mẽ ở Biển Đông. Bên cạnh đó, như đã nói, theo hình ảnh của ISI thì còn có cả trực thăng tác chiến đa nhiệm Z-8. Đây là loại trực thăng được nhiều loại tàu chiến cũng như tàu hải cảnh Trung Quốc mang theo. Trực thăng Z-8 được trang bị nhiều loại tên lửa tấn công tàu chiến hoặc ngư lôi dùng để tấn công tàu ngầm. Loại trực thăng này có thể được triển khai tác chiến khẩn cấp đến các vùng biển xung quanh căn cứ của Trung Quốc. Do đó, khi triển khai Z-8 cùng với các loại máy bay cảnh báo sớm KJ-500 và máy bay săn tàu ngầm KQ-200, thì đồng nghĩa với việc Trung Quốc đang muốn thiết lập một vành đai kiểm soát toàn diện từ tầm xa đến tầm gần, cả trên mặt nước lẫn trong lòng biển.
Phản ứng cứng rắn của Việt Nam
Trước hành động ngang ngược của Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng (14/5) khẳng định: “Về thông tin hình ảnh máy bay do thám của Trung Quốc xuất hiện ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, tôi xin khẳng định lại Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của các bên tại hai quần đảo này mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị. Trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, Việt Nam đề nghị các bên không có hành động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông”.
Nhìn chung, Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp trong lãnh hải được thành lập dựa trên UNCLOS. Nếu Trung Quốc ngang nhiên lập ADIZ ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam sẽ là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền, an ninh và lợi ích của Việt Nam ở trong khu vực. Bên cạnh đó, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những nước có lợi ích ở Biển Đông cũng sẽ “không để yên” cho Trung Quốc tự ý thiết lập ADIZ ở Biển Đông.
Thông báo nội bộ: Trung Quốc ngắt toàn bộ
kết nối ‘internet quốc tế’ trong kỳ họp ‘Lưỡng hội’
Vũ Dương
Một thông báo nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố rằng để phối hợp với phiên họp “Lưỡng hội”, kể từ ngày 20/5 sẽ ngắt kết nối đường truyền internet quốc tế các mạng lưới trong nước. Nếu thông tin là thật, hải ngoại sẽ rất khó có được bất cứ thông tin nào bên trong Trung Quốc trong suốt thời gian “Lưỡng hội”.
Bản thông báo nội bộ ĐCSTQ được lưu truyền trên internet yêu cầu tất cả các nhân viên công tác có liên quan nghiêm túc chấp hành các quy định ngắt kết nối Internet. Nếu phát hiện vi phạm sẽ bị sa thải, trường hợp nghiêm trọng có thể bị tạm giam hoặc bỏ tù.
Thông báo cho biết: dịch vụ mạng quốc tế chuyên dành cho doanh nghiệp sẽ bị ngắt kết nối trong 3 ngày, dịch vụ mạng quốc tế dành cho hộ làm ăn được ủy quyền đặc biệt sẽ bị ngắt kết nối trong 5 ngày và dịch vụ mạng quốc tế băng thông rộng được dùng trong hộ gia đình hoặc dùng trong thương mại thông thường sẽ bị ngắt kết nối trong 8 ngày. Mạng lưới quốc tế sẽ trở lại bình thường sau khi phiên họp “Lưỡng hội” kết thúc, thời gian cụ thể vẫn đang chờ được xác định.
Thông báo yêu cầu tất cả các bên thuộc phía nhà mạng quốc tế yêu cầu người quản lý nghiệp vụ phải giữ lại lịch sử lướt web trong 15 ngày để tham khảo về sau.
Nếu nội dung của tờ thông báo nội bộ ĐCSTQ này là thật, điều đó có nghĩa là bắt đầu từ 0 giờ ngày hôm nay (20/5) cho đến khi kết thúc phiên họp “Lưỡng hội” ĐCSTQ, rất khó để nước ngoài có được bất kỳ thông tin nào bên trong Trung Quốc, thậm chí VPN hoặc các công cụ vượt tường lửa khác đều sẽ bị chặn hoàn toàn.
“Hai phiên họp thường niên” của ĐCSTQ bắt đầu tại Bắc Kinh vào ngày mai (21/5). Cuộc họp của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 29 tháng 5 và cuộc họp của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc dự kiến diễn ra từ ngày 21 đến ngày 27 tháng 5.
“Lưỡng hội” mấy năm trước khai mạc vào đầu tháng 3 và kéo dài khoảng hai tuần. Năm nay, do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, “Lưỡng hội” đã bị hoãn hơn hai tháng và tổng thời gian diễn ra Hội nghị chỉ trong 8 ngày.
Hiện tại đang ở thời điểm nhạy cảm, dịch bệnh virus Vũ Hán tiếp tục lan rộng, gần 40 quốc gia đã lên tiếng yêu cầu ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại, 116 quốc gia trên thế giới đã yêu cầu điều tra nguồn gốc của virus Vũ Hán.
Trước hai phiên họp, Steve Bannon, cựu cố vấn chiến lược Nhà Trắng của Hoa Kỳ, trong tiết mục “War Room: Pandemic”, đã mời hai vị khách người Hoa tường thuật về việc ĐCSTQ lợi dụng ‘bức tường lửa’ để tiến hành kìm hãm tự do ngôn luận và tẩy não người dân Trung Quốc như thế nào.
Một trong hai vị khách với hóa danh Heisenberg, đã từng là một kỹ sư của Huawei – công ty viễn thông khổng lồ Trung Quốc, ông cho rằng ‘bức tường lửa’ của ĐCSTQ là nhân tố mấu chốt để Bắc Kinh che
giấu dịch bệnh và đưa ra chỉ dẫn sai cho thế giới. Xã hội quốc tế không thể có được bất cứ thông tin chân thật nào về tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc, từ đó dịch bệnh có cơ hội bùng phát trên toàn cầu.
Ông nhấn mạnh rằng nếu không có ‘bức tường lửa’ của ĐCSTQ, những thảm họa này là điều hoàn toàn có thể tránh được. Do đó, cộng đồng quốc tế nên đối đãi nghiêm túc với ‘bức tường lửa’ của ĐCSTQ, bởi nó không chỉ nguy hại cho người dân Trung Quốc mà còn nguy hại cho tất cả mọi người trên hành tinh này.
Trong chương trình, ông Bannon xác nhận rằng kế hoạch lật đổ tường lửa của ĐCSTQ đã có trong lịch trình của chính phủ Hoa Kỳ. Các quan chức trong chính phủ Tổng thống Trump đã quyết định về hoạt động cụ thể của vấn đề này và sẽ đưa ra thảo luận.
Vào ngày 8/5, Michael Horowitz, luật sư và là Tổng thanh tra của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ , cũng nói rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ bỏ ra 3 tỷ đô-la Mỹ kết hợp với công nghệ liên quan của các trường đại học Mỹ để có thể lật đổ bức tường lửa của ĐCSTQ trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào cuối tháng 10.
Nhà bình luận Thạch Sơn nói rằng, ông đã từng trao đổi với một chuyên gia máy tính, nhóm của họ chuyên nghiên cứu về bức tường lửa trên mạng lưới internet của Trung Quốc và họ cho rằng chỉ cần bỏ ra 50 triệu đô-la, bức tường lửa có thể bị đánh sập hoàn toàn. Ngay cả khi ĐCSTQ áp dụng ngắt kết nối vật lý với Internet và cắt đứt hoàn toàn kết nối Internet giữa Trung Quốc với thế giới bên ngoài, Hoa Kỳ vẫn có kế hoạch Starlink – chòm sao vệ tinh đang được SpaceX xây dựng để cung cấp truy cập Internet vệ tinh. Chòm sao sẽ bao gồm hàng ngàn vệ tinh nhỏ được sản xuất hàng loạt trong quỹ đạo Trái đất thấp, hoạt động kết hợp với các máy thu phát mặt đất. Điều này sẽ thay đổi hoàn toàn mô hình internet trên toàn cầu.
Theo Li Quan, NTDTV.com
Vũ Dương dịch và biên tập
Đại sứ Trung Quốc kém chỉn chu,
biển tên nước bị đặt ngược
khi họp Đại hội đồng Y tế thế giới
Hải Lam
Ông Trần Húc, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc ở Geneva chưa cài hết cúc áo, tay thắt dở cà vạt, trong khi biển tên nước trên bàn bị đặt ngược khi tham gia cuộc họp trực tuyến của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) diễn ra vào ngày 18/5.
Khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chuyển phần phát biểu cho phía Trung Quốc, đại sứ Trần xuất hiện trên màn hình họp với vẻ ngoài mệt mỏi, kém chỉn chu và dường như chưa sẵn sàng.
Người trợ lý của ông Trần cũng xuất hiện chớp nhoáng trong khung hình trước khi ông ngồi vào bàn họp với biển tên nước “China” bị đặt ngược. Nhà ngoại giao Trung Quốc 58 tuổi này ngừng lại một chút để chỉnh trang lại áo, đầu tóc và bắt đầu phần phát biểu kéo dài 2 phút chỉ trích Đài Loan, trong khi thời gian cho phép chỉ là 30 giây.
Ông Trần không phải quan chức duy nhất gặp sự cố trong cuộc họp trực tuyến của WHA, từ việc mất kết nối Internet, chất lượng âm thanh kém hay những góc quay ngoài ý muốn.
Sự cố kỹ thuật xuất hiện ngay lúc khai mạc cuộc họp hôm 18/5, khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres phát biểu, màn hình của vị quan chức này liên tục bị mờ và tối đen. Sau đó, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã bị mất kết nối hoàn toàn khi ông chuẩn bị phát biểu.
Đây là lần đầu tiên cuộc họp của WHA diễn ra dưới hình thức trực tuyến, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Các vấn đề kỹ thuật đã không xuất hiện trong phiên họp ngày 19/5. Cũng tại buổi họp này, 194 quốc gia thành viên nhất trí thông qua nghị quyết được soạn thảo bởi Liên minh châu Âu và Úc, kêu gọi điều tra độc lập về những biện pháp ứng phó với Covid-19 của WHO.
Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP)
Hải Lam dịch và biên tập
Nhật ký ghi lại cuộc sống ở Vũ Hán
những ngày phong tỏa được xuất bản bằng tiếng Anh
Một cuốn nhật ký được viết bởi một nhà văn người Trung Quốc từng đoạt giải thưởng, ghi lại cuộc sống của bà ở Vũ Hán trong những ngày thành phố bị phong tỏa hiện đã được xuất bản bằng tiếng Anh.
Theo RFI, bà Phương Phương (Fang Fang, bút danh), 65 tuổi là một nhà văn nổi tiếng ở Trung Quốc, từng dành được một trong những giải thưởng văn chương danh giá nhất ở Trung Quốc vào năm 2010.
Là người Vũ Hán, bà bắt đầu viết nhật ký ít lâu sau khi thành phố bị phong tỏa ngày 23/1/2020 và cho đăng trên mạng. Kết thúc vào cuối tháng Ba sau 60 kỳ đăng, nhật ký kể lại nỗi sợ, sự phẫn nộ và hy vọng của 11 triệu cư dân ở thành phố Vũ Hán trong thời gian bị phong tỏa do dịch bệnh.
Nội dung các bài viết kể lại các bệnh viện bị quá tải từ chối nhận bệnh nhân, những ngày bị cách ly, cái chết của những người thân, sự tương trợ lẫn nhau giữa các cư dân, hoặc niềm vui đơn sơ khi nhìn thấy ánh nắng mặt trời soi sáng căn phòng.
Ngày phong tỏa thứ 38, bà viết : “Một người bạn là bác sĩ nói với tôi: giới bác sĩ chúng tôi đều biết rằng bệnh này lây từ người sang người và đã báo cáo với cấp trên, tuy vậy chẳng có ai đưa ra lời cảnh báo với người dân”.
Những bài viết mang tính chủ quan của nhà văn chứ không phải tường thuật của nhà báo, đã được hàng triệu người Trung Quốc theo dõi nhờ quan điểm khác biệt về thời sự, so với các phương tiện truyền thông vốn bị chính phủ kiểm soát gắt gao.
Những bài viết của bà cuối cùng cũng gây được sự chú ý của người dân thế giới và từ đó đã được dịch sang tiếng Anh.
Nhà xuất bản Mỹ HarperCollins nói về bà Phương rằng, bà “đã lên tiếng cho những nỗi sợ hãi, thất vọng, tức giận và hy vọng của hàng triệu đồng bào”.
Bà ấy chỉ “lên tiếng chống lại sự bất công xã hội, lạm quyền và các vấn đề khác cản trở sự đối phó với dịch bệnh nhưng lại khiến bản thân bị lôi kéo vào các cuộc tranh cãi trực tuyến”, nhà xuất bản Mỹ HarperCollins cho biết.
Tờ The New York Times viết về cuốn nhật ký của bà Phương: “Bà ấy có thể sống hiền lành trong thời gian phong tỏa, nhưng bà ấy viết những câu táo bạo”.
Đài phát thanh công cộng quốc gia Hoa Kỳ nói rằng cuốn nhật ký là “tài liệu… về sự bi thảm và vô lý trong suốt 76 ngày bị phong tỏa của Vũ Hán” nhưng than thở rằng bản dịch sang tiếng Anh không thể “phản ánh nhiều khía cạnh” giống như trong bản tiếng Trung.
Theo Fox News, cuốn nhật ký của bà Phương đã được dịch ra tiếng Anh và được xuất bản vào ngày 15/5.
Tác giả Vương Hách có bài đăng trên Epoch Times
ngày 17/5 nói: “Bức thư ngỏ của Tập Viễn Bình
buộc ông Tập Cận Bình phải đưa ra lựa chọn”.
Đối diện với “Lưỡng hội” toàn quốc đã trì hoãn hơn hai tháng, và giờ sắp được triển khai, liệu ông Tập Cận Bình có thể thuận lợi vượt qua quan ải lần này hay không? Giới quan sát bên ngoài đều rất quan tâm đến vấn đề này. So với “Phiên họp toàn thể lần thứ tư” tháng 10 năm 2019, tình hình hiện giờ của Tập Cận Bình thậm chí còn tồi tệ hơn.
Do nội bộ khó dẹp yên, “Phiên họp toàn thể lần thứ tư” hồi năm ngoái đã bị trì hoãn hơn một năm, trước phiên họp có nhiều tin đồn lan truyền, nhưng không có ai công khai ép ông Tập phải thoái vị. Sau cuộc họp, từng xuất hiện bài viết có tiêu đề “Tập Cận Bình may mắn qua được ‘Hội nghị toàn thể lần thứ tư’, nhưng lại rơi vào khủng hoảng sâu rộng hơn”, không ngờ tình hình lại tiến triển mau lẹ đúng như vậy, dịch bệnh càn quét trên khắp đất nước Trung Quốc và thế giới, Tập Cận Bình trong ngoài nguy cơ tứ bề, nhất là hiện nay các phát biểu công khai ép Tập thoái vị mỗi lúc một nhiều.
Mặc dù “Lưỡng hội” chỉ là hình thức, vừa không có tính chính đáng theo ý nghĩa pháp trị, cũng không có nền tảng của dân ý, nhưng điều đó không ngăn được các lực lượng chính trị khác nhau coi nó như một vũ đài. Từ những phần tử trí thức cho đến thế hệ đỏ thứ hai như Nhậm Chí Cường, Trần Bình, tất cả họ đều tạo sức ép lên người lãnh đạo, và gửi lời kêu gọi đến các đại diện của “Lưỡng hội”. Điều này rõ ràng cho thấy sự thống trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khó có thể cầm cự được lâu dài; khi đã trở thành nhận thức chung, lực lượng yêu cầu cải cách chính trị đang hội tụ, không chỉ người dân yêu cầu mà ngay cả bộ phận chuyên viên của giai tầng lợi ích, giai cấp thống trị cũng tham dự vào.
Nhận thức chung với việc cải cách chính trị này bất ngờ được thể hiện thông qua một bức thư ngỏ ký tên “Tập Viễn Bình” em trai của Tập Cận Bình, được xem là điều vượt ngoài dự liệu của mọi người.
Cũng là để đáp lời thư ngỏ của Thái tử đảng Trần Bình về việc kêu gọi triệu khai gấp cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị ĐCSTQ để xem xét liệu ông Tập Cận Bình có còn phù hợp để tiếp tục làm lãnh đạo quốc gia nữa hay không, và “một bức thư ngỏ gửi đến đại biểu Lưỡng hội” ký tên “Đặng Phác Phương” nêu ra 15 vấn đề; thư ngỏ hiếm thấy của “Tập Viễn Bình” tuyên bố:
“Anh (Tập Cận Bình) đã từng nói riêng với em rằng nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ trước tiên cần phải ‘khuynh tả’ rồi sau mới ‘khuynh hữu’ được, bởi vì ‘khuynh tả’ mới có thể dựng lập chỗ đứng vững chắc trong đảng. Có được chỗ đứng vững chắc rồi mới có thể khởi động cải cách chính trị một cách triệt để, do Hồ [Diệu Bang] và Triệu [Tử Dương] ngay từ đầu không hiểu được đạo lý này nên mới phải bỏ dở nửa chừng”.
Trong thư cũng có đoạn, “dịch bệnh lần này đã tác động mạnh đến nền kinh tế, nhưng nó sẽ là cơ hội trong việc khởi động cải cách chính trị, sau đó cho phép tự do ngôn luận, tự do báo chí, tổng tuyển cử huyện thành, độc lập trong tư pháp, tất cả đều sẽ lần lượt triển khai”.
Bất kể thư ngỏ của “Tập Viễn Bình” là thật hay giả, và đó là đúng “ủng hộ Tập” hay “hạ bệ Tập”, ý nghĩa của bức thư này chính là nằm ở chỗ “cải cách chính trị”, vốn được xem là vùng cấm từ trước đến nay, là điều mà dân chúng gần như đã mất hết hy vọng và nó cũng trở thành một cái cớ hoàn hảo trong đấu đá nội bộ ĐCSTQ, thì từ “gầm bàn” nó đã được đưa thẳng lên trên “mặt bàn”, từ thì thầm riêng lẻ đến thư ngỏ công khai, trên thực tế chính là cắt đứt đường lui của Tập Cận Bình, bằng như gửi cho Tập một chiến thư, ép Tập phải bày tỏ thái độ và đưa ra lựa chọn.
Tập Cận Bình đã khiến thế giới phải hai lần “bất ngờ”. Lần đầu tiên, Tập lên nắm quyền là kết quả của sự thỏa hiệp giữa các phe phái khác nhau của ĐCSTQ. Các giới đều nghĩ rằng ông chẳng qua chỉ là con tốt chỉ biết vâng lời, vốn không ôm giữ hy vọng gì đối với ông. Không ngờ Tập đã phát động chiến dịch “đả hổ” khiến tình hình cục diện chính trị thay đổi rất nhiều. “Bất ngờ” thứ hai, mọi người đều nghĩ rằng chiến dịch “đả hổ” của Tập sẽ đánh thẳng vào sào huyệt, bắt giặc bắt kẻ cầm đầu, bắt giữ Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, mở ra cục diện mới. Không ngờ, trước và sau Đại hội 19, Tập đã thỏa hiệp với phe Giang, thế lực các phe giằng co nhau, hình thế theo đó mà đi xuống.
Từ Đại hội 19 đến nay, thanh thế của Tập tuy nhờ thông qua “Sửa đổi Hiến pháp” đạt đến đỉnh điểm, nhưng đó lại là “ham hư danh mà tự rước lấy tai họa”, bằng như đưa ra lệnh triệu tập chống lại chính mình. Mặt khác, cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, phong trào dân chủ phản đối Luật dẫn độ ở Hồng Kông và dịch bệnh lần lượt kéo đến, Tập vẫn quay vòng trong thể chế của ĐCSTQ giống như cũ, càng quay càng chóng mặt, hình thế càng nguy cấp.
Như vậy, liệu Tập có mang đến cho mọi người một “bất ngờ” thứ ba không? Nếu có, nội dung sẽ là gì đây?
Hãy trở lại câu chuyện “Lưỡng hội” toàn quốc. Theo nhìn nhận khách quan, Tập Cận Bình với ưu thế là người nắm quyền, quan ải “Lưỡng hội” lần này không đến nỗi là không vượt qua được, nhưng ngày tháng sau này sẽ càng khó khăn hơn. Tập bị buộc phải “cải cách chính trị” giờ đã không phải là điều không thể, như câu nói “tránh được mùng một, không tránh khỏi mười lăm”. Chỉ cần là người vẫn còn lý trí, đều biết rằng hình thế mạnh hơn con người.
Craig Hamilton-Parker, một nhà tiên tri người Anh, người đã dự đoán chính xác ông Donald Trump sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, cuối năm ngoái đã dự đoán Trung Quốc sẽ có những biến đổi to lớn: “Cuộc kháng nghị phản đối ‘Luật dẫn độ’ của người dân Hồng Kông phát triển thêm bước nữa, sẽ xuất hiện tình trạng bất ổn mới ở Trung Quốc đại lục; đối mặt với tình huống chính quyền ĐCSTQ bị lật đổ, Tập Cận Bình đồng ý thực hiện những thay đổi to lớn; về lâu dài, nền dân chủ thực sự dựa trên giáo lý của Tôn Trung Sơn sẽ xuất hiện”.
Những dự ngôn này liệu có thành sự thật hay không? Chúng ta hãy cùng chờ xem kết quả sẽ thế nào.
Theo Epoch Times,
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/buc-thu-ngo-cua-tap-vien-binh-yeu-cau-cai-cach-chinh-tri.html
Một người đàn ông
bị kết án tử hình qua Zoom ở Singapore
Một người đàn ông đã bị kết án tử hình qua cuộc gọi video trên Zoom ở Singapore, trong lúc quốc đảo này vẫn đang thực hiện phong tỏa sau khi có số ca Covid-19 tăng mạnh.
Punithan Genasan, 37 tuổi, nhận bản án hôm thứ Sáu 15/5 vì đã tham gia buôn lậu ma túy hồi 2011.
Đây là lần đầu tiên một phán quyết như vậy được đưa ra từ xa.
Các tổ chức vận động nhân quyền cho rằng tuyên án tử hình trong thời điểm thế giới đang vật lộn chống đại dịch là “ghê tởm”.
Trí thức Việt Nam ký kiến nghị về Hồ Duy Hải ‘vì trách nhiệm công dân’
Bác kháng nghị Hồ Duy Hải: Đại biểu Quốc hội nói ‘chưa thuyết phục’
Lựa chọn người tài lãnh đạo đất nước theo mô hình của Singapore
Hầu hết các phiên xét xử tại tòa ở Singapore được hoãn cho tới ít nhất là 1/6, khi tình trạng phong tỏa hiện nay dự kiến sẽ chấm dứt.
Các phiên xử được cho là quan trọng được tiến hành từ xa qua video.
“Vì an toàn của tất cả những ai tham gia, phiên xét xử giữa Công tố viên và Punithan A/L Genaan đã được thực hiện qua cuộc gọi video,” một người phát ngôn của Tòa án tối cao Singapore nói với hãng tin Reuters.
Luật sư của ông Genasan, Peter Fernando, cho biết khách hàng của ông đang xem xét việc kháng cáo.
Singapore có chính sách không dung thứ đối với buôn bán ma túy trái phép. Năm 2013, 18 người bị xử tử – con số cao nhất trong ít nhất hai thập kỷ, theo tổ chức Ân xá Quốc tế.
Trong số 18 người trên, 11 người phạm các tội có liên quan đến ma túy.
Phân tích: Án tử hình gây tranh cãi ở Singapore
Anna Jones, BBC News, Singapore
Singapore tự hào là nước có tỷ lệ tội phạm thấp và chống ma túy rất mạnh mẽ, với chính sách không dung thứ với buôn bán ma túy trái phép.
Cho tới gần đây, buôn lậu ma túy là một trong bốn tội dẫn đến án tử hình bắt buộc. Các thẩm phán giờ đây có thể giảm mức án xuống tù chung thân với vọt roi, theo một số điều kiện nhất định.
Chính phủ Singapore có chủ trương rằng treo cổ những người buôn lậu ma túy gửi ra một thông điệp mạnh để ngăn chặn người dân phạm tội liên quan đến ma túy, một tội có tính hủy hoại đến xã hội.
Những người vận động nhân quyền lâu nay tranh cãi rằng quy trình kết án ở Singapore đầy bí mật, và nói rằng việc xử tử phần lớn chỉ nhắm vào những kẻ buôn lậu ma túy cấp thấp, mà không giúp gì nhiều cho việc ngưng dòng chảy ma túy vào nước này.
Tuy nhiên, đối với người dân Singapore, việc sử dụng án tử hình vẫn gây tranh cãi nhiều.
Việc xử tử ít khi được đưa tin nhiều bởi truyền thông Singapore, và các cuộc trưng cầu dân ý luôn cho thấy dân chúng hết sức ủng hộ án tử hình theo một cách nào đó, khiến cho những người vận động chống án tử hình chỉ là các nhóm bên lề.
Ở môt quốc gia nơi truyền thông rất ít khi chỉ trích mạnh các quyết định của chính phủ, ít có khả năng sẽ có phản đối rộng rãi của công chúng về chuyện số phận của Punithan Genasan được định đoạt qua một cuộc gọi video.
Kirsten Han, một nhà báo và nhà vận động Singapore, nói: “Việc tuyên án tử hình qua Zoom cho thấy rõ án tử hình mang đầy tính hành chính và lạnh lùng.”
Bà nói thêm với việc bị cáo không được có mặt tại tòa, gia đình của ông không có cơ hội được nói chuyện hay nắm tay ông.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng bản án là “lời nhắc nhở Singapore tiếp tục bất chấp luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế bằng cách áp dụng án tử hình cho hành vi buôn lậu ma túy.
“Trong thời điểm sự chú ý toàn cầu tập trung cứu và bảo vệ mạng sống trong một đại dịch, việc theo đuổi án tử hình lại càng kinh tởm hơn.”
Để Sài Gòn thành Singapore: Ước mơ 20 năm
Singapore giải thích vì sao ông Lý Hiển Long nói về Việt Nam
Phó giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền châu Á (HRW) Phil Robertson nói với BBC: “Thật là sốc các công tố viên và tòa án lại nhẫn tâm đến mức họ không thấy rằng một người đàn ông chịu án tử hình phải có quyền được có mặt tại tòa để đối mặt với những người buộc tội ông ta.”
Các quan chức Singapore không phải là những người đầu tiên tuyên án tử hình qua cuộc gọi video.
HRW lên án một phiên tòa tương tự ở Nigeria hồi đầu tháng.
Thẩm phán Mojisola Dada ở Lagos tuyên án tử hình đối với Olalekan Hameed bằng hình thức treo cổ vì phạm tội giết mẹ của một nhân viên công ty ông ta.
Hameed nói ông ta không giết bà Jolasun Okunsanya, phụ nữ 76 tuổi, hồi tháng 12/2018.
“Án tử hình không đảo ngược được là cổ lỗ, tàn bạo và bất nhân. Nó cần phải được xóa bỏ,” HRW nói với BBC khi đó.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52741863
Covid-19 : Indonesia muốn mở cửa đảo Bali đón du khách
Thu Hằng
Ngày 19/05/2020, Indonesia có thêm nhiều vùng phải áp dụng phong tỏa và triển khai các biện pháp giãn cách xã hội trên quy mô lớn, tương tự với biện pháp áp dụng ở Jakarta từ ngày 10/04, trong bối cảnh có 18.496 ca nhiễm Covid-19 và 1.221 người tử vong. Tuy nhiên, chính quyền Indonesia không ban hành phong tỏa chung do lo ngại tác động đến kinh tế. Cũng vì lý do này, đảo Bali có thể sẽ đón du khách trở lại kể từ tháng Bẩy.
Thông tín viên RFI tại Kuala Lumpur Gabrielle Maréchaux giải thích :
« Hòn đảo thiên đường trở nên gần như hoang vu từ đầu mùa dịch. Năm ngoái, Bali đón lượng du khách còn nhiều hơn cả số dân trên đảo. Hoạt động du lịch đóng vai trò quan trọng cho kinh tế của đảo, nhưng số lượng khách đã giảm 64% từ tháng Giêng.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương trấn an, nhờ lợi thế diện tích nhỏ và độc lập, virus corona không gây thiệt hại nặng nề trên đảo, chỉ có 4 người chết và tất cả đều là các ca nhiễm ngoại nhập.
Tỏ ra lạc quan và hiểu rằng một nửa người dân trên đảo Bali sống nhờ du lịch, một quan chức của chính phủ cho biết du khách có thể sẽ được phép đến đảo từ nay đến tháng Bẩy, với điều kiện phải xét nghiệm Covid-19 tại sân bay.
Thế nhưng, các nhà quan sát khoa học không đồng tình. Họ nghi ngờ kết quả ghi nhận tại Bali và nhắc lại rằng rất ít xét nghiệm được thực hiện. Ngoài ra, bệnh sốt xuất huyết cũng xuất hiện trở lại từ đầu năm 2020 với số ca cao gấp đôi so với năm ngoái, trong khi bệnh nhiệt đới này cũng có những triệu chứng giống với virus corona, vì vậy có thể sẽ có nhầm lẫn giữa hai căn bệnh ngay cả sau khi được xét nghiệm ».