Tin khắp nơi – 19/12/2018
Chris Matthews Đoán:
Trump Sẽ Từ Chức Để Bảo Vệ Các Con
WASHINGTON – Nhà truyền thông Chris Matthews (của MSNBC) tiên đoán: Trump có thể từ chức như là 1 phần trong thương lượng với công tố viên đặc biệt Robert Mueller.
Ông Mattheww giải thích “quân cờ domino đổ kế tiếp” trong cuộc điều tra của đoàn Mueller là con trai Trump Junior và Ivanka Trump. 2 người này có thể bị truy tố và bị kết án tù.
HuffPost viết: ông Matthews đặt vấn đề “Điều gì xẩy ra nếu công tố viên đề nghị 1 chọn lựa thay thế? Có nghĩa là từ chức để đổi lấy miễn tố với mọi người, là bản thân và các con”.
Theo lời nhà truyền thông MSNBC, Trump có thể phải dùng “sách” mà PTT Spiro Agnew đã thực hành năm 1973, là từ chức để không ở tù.
Lời khuyên của ông Matthews là “Hãy dùng ảnh hường của chức vụ khi đang còn.”
https://vietbao.com/p114a288792/chris-matthews-doan-trump-se-tu-chuc-de-bao-ve-cac-con
Hoa Kỳ bắt đầu rút quân khỏi Syria
Hôm 19/12, Tòa Bạch Ốc cho biết đã bắt đầu rút quân đội Mỹ ra khỏi Syria, theo hãng tin Reuters.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders hôm 19/12 nói: “Chúng tôi đã bắt đầu đưa quân đội Hoa Kỳ về nước trong khi chúng tôi chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chiến dịch này.”
Bà nói thêm: “Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng tôi sẵn sàng tái tham gia ở tất cả các cấp để bảo vệ lợi ích của Mỹ bất cứ khi nào cần thiết, và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác để tấn công cứ địa của bọn khủng bố Hồi giáo cực đoan, cắt đứt các đường tài trợ và hậu thuẫn của bọn chúng.”
Sáng thứ Tư 19/12, Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter: “Chúng tôi đã đánh bại Nhà nước Hồi giáo (ISIS) ở Syria, đó là lý do duy nhất chúng tôi có mặt ở đó trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump.”
Một quan chức Lầu Năm Gốc nói với CNN hôm thứ Tư rằng kế hoạch đang được tiến hành cho một cuộc rút quân “toàn bộ” và “nhanh chóng” ra khỏi Syria.
Mỹ hiện có khoảng 2.000 binh sĩ tại Syria, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ huấn luyện cho lực lượng địa phương để chiến đấu chống ISIS. Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd lãnh đạo được Mỹ hậu thuẫn đã có một số thành công gần đây trong việc chống lại nhóm khủng bố và chiếm được thị trấn lớn cuối cùng do ISIS nắm giữ ở phía đông thành phố Euphrates.
Mỹ hiện có 5.000 binh sĩ trú đóng ở Iraq và sẵn sàng tiến hành các cuộc tấn công sang Syria nếu cần thiết. Trong vài tuần qua, liên minh ISIS do Mỹ đứng đầu đã thực hiện hàng trăm cuộc không kích và pháo binh nhắm vào ISIS ở Syria.
https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-bat-dau-rut-quan-khoi-syria/4707607.html
Tổng thống Trump và đảng Cộng Hòa
chưa có kế hoạch ngăn chặn đóng cửa chính phủ
Washington, DC – Theo tin từ NBC News, khi một số cơ quan chính phủ sắp đóng cửa vào thứ Sáu (21 tháng 12), nếu Quốc hội không thông qua ngân sách chi tiêu mới; các thượng nghị sĩ Cộng Hòa vẫn chưa đưa ra kế hoạch dự phòng nào, ngoài kế hoạch chi 5 tỷ Mỹ kim để xây bức tường biên giới, theo yêu cầu của Tổng thống Trump.
Trong cuộc phỏng vấn với ký giả Marianna Sotomayor đài NBC hôm thứ Hai, Thượng nghị sĩ Cộng Hòa John Cornyn dường như không biết gì về dự định của Tổng thống Trump, cũng như bất cứ kế hoạch nào khác. Còn Thượng nghị sĩ Cộng Hòa John Kennedy cho rằng, nếu Tòa Bạch Ốc có kế hoạch ngăn chặn việc đóng cửa, thì có lẽ họ đang giữ kín kế hoạch này. Ông Kennedy cho biết ông không muốn đóng cửa chính phủ trừ phi đảng Cộng Hòa có cơ hội giành chiến thắng.
Theo đài NBC, một yếu tố đáng phải lưu tâm là Tòa Bạch Ốc có rất ít lợi thế, nếu tranh chấp đóng cửa chính phủ xảy ra. Theo tờ New York Times, đảng Cộng Hòa ở Hạ viện đến nay vẫn chưa tiến hành bỏ phiếu, và điều đó sẽ giảm thiểu thế đa số của đảng này ở Hạ viện. Trong khi đó, đảng Dân Chủ lại sắp nắm quyền ở Hạ viện vào ngày 3 tháng 1 tới đây.
Nếu chính phủ đóng cửa, dân biểu Nancy Pelosi và Hạ viện khóa mới có thể đưa ra dự luật để chính phủ tiếp tục vận hành, và khi đó thì đảng Cộng Hòa ở Thượng viện cũng khó lòng phản đối.
Chiếu theo quan điểm của hai thượng nghị sĩ Kennedy và Sotomayor vừa được đề cập, có thể thấy phần lớn đảng Cộng Hòa không ủng hộ việc chính phủ đóng cửa.
Và cuối cùng, hồi tuần trước, Tổng thống Trump cũng tuyên bố sẽ chịu trách nhiệm nếu chính phủ đóng cửa. Như vậy, khi đảng Cộng Hòa vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng, kèm theo sự suy giảm quyền lực, có thể thấy chính đảng của Tổng thống Trump không còn ở thế thượng phong trong cuộc chiến này. (Mộc Miên)
Tường tưởng niệm cựu chiến binh Việt Nam
sẽ được thiết lập tại Knox Farm năm 2020
Tin East Aurora, New York – Bức tường tưởng niệm cựu chiến binh Việt Nam được lắp đặt vĩnh viễn tại Western New York đã trở thành địa điểm nổi tiếng thu hút du khách khắp thế giới đến thăm để tưởng nhớ những chiến sĩ đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do và dân chủ của miền nam Việt Nam. Phiên bản bức tường tưởng niệm sẽ được lắp đặt tại Công viên quốc gia Knox Farm ở East Aurora cũng của tiểu bang New York.
Theo pectrumlocalnews.com, bức tường tưởng niệm tại đây cao 8 feet, dài 360 feet, khắc tên của gần 60,000 cựu chiến binh tử trận trong cuộc chiến tranh Việt Nam trên bức tường nền đá đen. Joe E. Sahlen, giám đốc công ty Sahlen Packing sẽ tài trợ việc xây dựng bằng cách để Orange County Choppers bán đấu giá một chiếc xe gắn máy hiếm có để đóng góp cho quỹ xây dựng. Quỹ tư nhân được thiết lập để chi cho việc xây dựng bức tường lên tới xấp xỉ 475,000 Mỹ kim. Dân biểu David DiPietro hứa hẹn sẽ đóng góp 100,000 Mỹ kim.
Santos Lopez, phó giám đốc Quảng bá kinh doanh của tổ chức Orange County Chopper nói rằng người dân không có điều kiện đến thăm bức tường tưởng niệm cựu chiến binh Việt Nam tại Washington DC sẽ có cơ hội viếng thăm và tôn vinh các anh hùng Hoa Kỳ ngay tại East Aurora. Giới chức thẩm quyền tại địa phương hy vọng sẽ hoàn thành việc lắp đặt bức tường tưởng niệm cựu chiến binh Việt Nam vào mùa xuân năm 2020.
Song Châu
Hoãn quyết định tuyên án Michael Flynn
đến tháng Ba năm 2019
Washington – Vào hôm thứ Ba (18 tháng 12), quyết định tuyên án cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump, ông Michael Flynn đã được hoãn lại cho đến tháng Ba năm 2019.
Ông Flynn thừa nhận đã khai man với FBI về mối liên lạc với đại sứ Nga, đồng thời đồng ý hợp tác với ông Robert Mueller trong cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử 2016.
Thẩm phán Emmet Sullivan của tòa liên bang tại District of Columbia đã nói thẳng rằng, tội của ông Flynn rất nặng, không những ông Flynn nói dối với FBI mà còn nói dối cả với các nhân viên cao cấp trong tòa Bạch Ốc. Thẩm phán Sullivan quyết định hoãn thời gian tuyên án đến tháng Ba năm sau để ông Flynn có thể tiếp tục hợp tác với công tố viên đặc biệt Robert Mueller. (Mộc Miên)
Arizona bổ nhiệm bà Martha Mcsally
vào vị trí trống của cố Thượng nghị sĩ McCain
Phoenix, Arizona – Dân biểu Cộng Hòa sắp hết nhiệm kỳ, Martha McSally đã được bổ nhiệm vào vị trí trống của cố Thượng nghị sĩ John McCain, chỉ 1 tháng sau khi bà thất bại trước ứng cử viên Dân Chủ trong cuộc chạy đua giành một ghế thượng nghị sĩ khác.
Thống đốc Arizona Doug Ducey công bố việc bổ nhiệm bà McSally vào sáng thứ Ba (18 tháng 12), chỉ vài ngày sau khi Thượng nghị sĩ Jon Kyl xác nhận ông sẽ rời khỏi vị trí này vào cuối năm. Ông Ducey nói, bà McSally hoàn toàn có đủ phẩm chất để đảm nhận chức vụ và sẽ bảo vệ quyền lợi của Arizona tại Thượng Viện.
Bà McSally, dân biểu 2 nhiệm kỳ tại Quốc hội, thu hút sự chú ý của quốc gia khi bà đối đầu với Dân biểu Dân Chủ Kyrsten Sinema trong mùa thu vừa qua, khi cả hai tranh giành vị trí của Thượng nghị sĩ Jeff Flake, người đã quyết định sẽ không tái tranh cử. Bà Sinema sau đó thắng cử với tỷ lệ khá sát sao, với 50% số phiếu ủng hộ so với 47.6% của bà McSally. Bà McSally thừa nhận thua cuộc vào 6 ngày sau cuộc bầu cử.
Với việc bổ nhiệm bà McSally, Arizona sẽ là tiểu bang duy nhất có đại diện tại Thượng viện là 2 nữ thượng nghị sĩ thuộc 2 đảng khác nhau. Bà McSally nói, bà trông đợi được làm việc chung với bà Sinema, khi cả hai sẽ là đại diện cho Arizona tại Thượng viện trong suốt 2 năm tới.
Một cuộc bầu cử đặc biệt sẽ được tổ chức vào năm 2020, để chọn người tiếp tục giữ ghế thượng nghị sĩ cho đến hết nhiệm kỳ của ông McCain. Sau đó, vị trí thượng nghị sĩ này sẽ được đưa ra tranh cử theo lịch trình thông thường vào năm 2022, để chọn người mới cho nhiệm kỳ 6 năm. (Ngô Bảo)
Quan hệ Liên Hiệp Quốc-Hoa Kỳ khó khăn hơn
khi đại sứ Nikki Haley từ nhiệm
New York – Theo tin từ Bloomberg, các nhà ngoại giao Liên Hiệp Quốc đang lo lắng rằng mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn vào năm 2019.
Theo nhận định của cựu Thống đốc Nam Carolina, người gây ra mối lo ngại không phải là phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Heather Nauert – người được Tổng thống Trump chọn để thay thế đại sứ Nikki Haley – mà chính là cấp trên của bà, Ngoại trưởng Michael Pompeo, và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton. Cả hai viên chức được cho là sẽ chi phối bà Nauert nhiều hơn họ đã làm với bà Haley.
Nguyên nhân gây ra những mối lo ngại đó bắt nguồn từ những bình luận gần đây của ông Pompeo đặt nghi vấn về giá trị của Liên Hiệp Quốc, cùng sự hoài nghi của ông Bolton đối với công việc của tổ chức, và quyết định của Tổng thống Trump trong việc hạ cấp đại sứ tiếp theo từ cấp nội các.
Theo Bloomberg, hai năm đầu tiên của Tổng thống Trump không hề dễ dàng đối với các cơ quan toàn cầu. Tuy nhiên, bà Haley đã xây dựng mối quan hệ bền chặt với Tổng thư ký Antonio Guterres thông qua việc tìm mọi cách để đáp ứng yêu cầu cắt giảm chi tiêu của Tổng thống Trump cùng với những nỗ lực của ông Guterres nhằm cắt giảm các chương trình gìn giữ hòa bình không hiệu quả và tốn kém. Bà Haley cũng từng thẳng thắn chỉ trích Moscow về vai trò của Nga ở Syria, Ukraine, cùng vụ đầu độc một cựu điệp viên ở Anh quốc và can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.
Một nhà ngoại giao Tây Âu tại Liên Hiệp Quốc cho rằng, bà Nauert thiếu kinh nghiệm ngoại giao, và bà sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào chỉ thị từ Washington. Nếu đảm nhận công việc đại sứ này, bà Nauert sẽ phải duy trì các lệnh trừng phạt quốc tế cứng rắn đối với Bắc Hàn, có nghĩa là bà phải đấu tranh hậu trường với các đại sứ đối thủ từ Nga và Trung Cộng. (Mộc Miên)
Hoa Kỳ điều tra cáo buộc
TQ cưỡng ép lao động làm hàng xuất khẩu
Hôm 18/12, Chính phủ Hoa Kỳ cho biết họ đang xem xét các báo cáo về cưỡng bức lao động tại một trại thực tập Trung Quốc nơi các lao động dân tộc thiểu số may quần áo xuất khẩu cho thị trường Hoa Kỳ.
Hãng tin AP trích một thông cáo của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (USCBP) cho biết trong một tuyên bố rằng dường như có sự liên kết giữa các trại thực tập ở khu vực miền Tây Trung Quốc với việc một công ty Hoa Kỳ nhập khẩu hàng hóa do các lao động bị cưỡng bức làm ra.
Hãng tin AP đã truy xuất xứ các chuyến hàng từ một nhà máy trong một trại lao động ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc đến công ty nhập khẩu trang phục thể thao Badger Sportswear ở bang North Carolina. Công ty này sau đó phân phối quần áo thể thao đến các trường đại học, cao đẳng và trường học trên khắp Hoa Kỳ.
Các chuyên gia và một tổ chức nhân quyền nói rằng có thể có tới 1 triệu người dân tộc Uighurs, người Kazakhstan và những người khác từ các nhóm dân tộc chủ yếu theo đạo Hồi bị giam giữ tùy tiện trong các trại tập trung, mục đích là để truyền bá tư tưởng chính trị cũng như cưỡng bức lao động.
Sau khi báo chí đưa tin về vụ này, công ty Badger nói rằng họ đã tạm ngưng kinh doanh với nhà cung cấp Hetian Taida Apparel của Trung Quốc. Công ty này cho biết đang điều tra vụ việc. Trong một tuyên bố trên trang web, công ty Badger cho biết Hetian Taida Apparel cung cấp “1% hoặc ít hơn” trong số các sản phẩm của Badger.
Nhập khẩu các sản phẩm từ lao động cưỡng bức là vi phạm luật pháp Hoa Kỳ. USCBP cho biết một phần trong nhiệm vụ của họ nhằm thực thi cả “hai đạo luật để bảo vệ các cá nhân không bị lao động cưỡng bức và nền kinh tế của chúng ta không cho phép các doanh nghiệp trục lợi từ hình thức nô lệ hiện đại này.”
https://www.voatiengviet.com/a/4707575.html
Trục xuất người tị nạn
‘gây tổn hại lòng tin’ Việt – Mỹ
Một cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói ông đồng tình với ý kiến cho rằng các vụ trục xuất người tị nạn gốc Việt khỏi Mỹ là điều “đáng khinh”, “gây tổn hại lòng tin” giữa hai quốc gia.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ] John Kerry đã gọi chính sách trục xuất mới này là điều ‘đáng khinh’, và tôi đồng tình.
Ông Ted Osius nói.
Ông Ted Osius nói với VOA Việt Ngữ như vậy hôm 18/12, ít ngày sau khi Bộ An ninh Nội địa Mỹ xác nhận rằng “5 nghìn người gốc Việt phạm pháp hình sự ở Mỹ, không phải là công dân Hoa Kỳ, đã nhận được quyết định cuối cùng là bị trục xuất”.
Cựu quan chức ngoại giao có nhiều duyên nợ với Việt Nam nói ông “vẫn tin rằng người dân Mỹ không ủng hộ việc trục xuất những người tị nạn từng chiến đấu cạnh các binh sĩ Mỹ trong những năm 60 và 70 ở Việt Nam, cũng như con cái của các binh sĩ Mỹ”.
“Cựu Ngoại trưởng Mỹ] John Kerry đã gọi chính sách trục xuất mới này là điều ‘đáng khinh’, và tôi đồng tình”, ông nói.
Dân biểu Mỹ ‘quan ngại’ vụ trục xuất người gốc Việt
Theo tìm hiểu của phóng viên VOA Việt Ngữ, ngoài việc dùng từ “đáng khinh”, ông Kerry còn viết thêm trên Twitter: “Sau khi quá nhiều người, từ ông George H.W.Bush tới ông John McCain và ông Bill Clinton, đã nhiều năm nỗ lực hàn gắn vết thương và để chiến tranh ở phía sau chúng ta, họ [chính quyền của ông Trump] đang quay lưng với những người bỏ chạy [khỏi Việt Nam] và nhiều người từng chiến đấu cạnh chúng ta. Để được lợi lộc gì?”
Sau khi quá nhiều người, từ ông George H.W.Bush tới ông John McCain và ông Bill Clinton, đã nhiều năm nỗ lực hàn gắn vết thương và để chiến tranh ở phía sau chúng ta, họ [chính quyền của ông Trump] đang quay lưng với những người bỏ chạy [khỏi Việt Nam] và nhiều người từng chiến đấu cạnh chúng ta.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry viết trên Twitter.
Khi được hỏi rằng theo những gì ông biết, Việt Nam có sẵn lòng nhận lại những người bị trục xuất hay không, ông Osius trả lời rằng phía Hà Nội “đã nhận một số ít người tị nạn tới Mỹ trước năm 1995”.
Ông nói tiếp: “26 thành viên Quốc hội đã viết thư gửi Tổng thống [Donald Trump], Ngoại trưởng [Mike Pompeo] và Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa [Kirstjen Nielsen] để yêu cầu chính quyền ‘tôn trọng tinh thần nhân đạo và mục đích’ của thỏa thuận 2008. Thỏa thuận, do chính quyền của Tổng thống George W. Bush thương thảo và được chính quyền của ông Obama ủng hộ, không lường trước chuyện trục xuất người tị nạn tới Mỹ trước năm 1995”.
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một hiệp định nhận trở lại công dân Việt được Hà Nội và Washington ký năm 2008 “không áp dụng đối với những công dân Việt Nam đã đến Hoa Kỳ trước ngày 12/7/1995, ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao”.
Biểu tình tại Little Saigon chống trục xuất người Việt tị nạn
Trong bức thư đề ngày 13/12, hơn hai chục nhà lập pháp, trong đó có nữ dân biểu Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Quốc hội Hoa Kỳ, bà Stephanie Murphy, đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc Bộ An ninh Nội địa Mỹ có ý định tái đàm phán các điều khoản của bản ghi nhớ này.
“Kể cả những ai tới Mỹ sau ngày 12/7/1995, thỏa thuận cam kết ‘xem xét khía cạnh nhân đạo, sự thống nhất gia đình và các hoàn cảnh’”, lá thư có đoạn.
Sau khi tới Mỹ, những người tị nạn Việt Nam, nhiều người là trẻ em hoặc thiếu niên, đã được tái định cư trong các khu vực chật vật sống còn mà không có sự hỗ trợ hoặc các nguồn lực để đối mặt với chấn thương tâm lý vì chiến tranh.
26 dân biểu Mỹ viết trong thư gửi Tổng thống Trump.
“Sau khi tới Mỹ, những người tị nạn Việt Nam, nhiều người là trẻ em hoặc thiếu niên, đã được tái định cư trong các khu vực chật vật sống còn mà không có sự hỗ trợ hoặc các nguồn lực để đối mặt với chấn thương tâm lý vì chiến tranh”.
Các dân biểu Mỹ viết tiếp rằng “chính vì lẽ đó, một số đã phạm sai lầm, đẩy họ phạm pháp”, nhưng “những người tị nạn này đã thụ án xong và giờ đang đóng góp tích cực vào các cộng đồng của mình”.
VOA Việt Ngữ đã liên lạc, đề nghị phỏng vấn đại diện của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, nhưng chưa nhận được hồi đáp.
Trả lời tạp chí The Atlantic, người phát ngôn của Bộ này, bà Katie Waldman, nói rằng “5 nghìn người gốc Việt phạm pháp hình sự ở Mỹ” là “những người không phải là công dân [Hoa Kỳ], đã bị bắt, bị kết án dưới các chính quyền trước và cuối cùng đã bị một thẩm phán di trú liên bang ra phán quyết phải bị trục xuất”.
Khi được hỏi về tác động của bước đi này đối với mối bang giao giữa Hà Nội và Washington, cựu Đại sứ Ted Osius nói: “Mối quan hệ đối tác Việt Nam – Hoa Kỳ, vốn mang lại lợi ích cho cả hai nước, đã phát triển mạnh trong những năm gần đây. Động thái này của chính quyền [của ông Trump] sẽ gây tổn hại lòng tin mà chúng tôi đã dày công gây dựng với Việt Nam”.
Việt Nam chưa liên tiếng trước diễn biến mới nhất trên, nhưng Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Trà từng nói với VOA tiếng Việt rằng các cuộc thương thảo về trục xuất được thực hiện “trên cơ sở các thỏa thuận giữa hai bên, luật pháp và thông lệ quốc tế, trong đó có Hiệp định ký năm 2008 giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam về việc nhận trở lại công dân Việt Nam, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của công dân, phù hợp với quy định pháp luật của hai nước”.
Mới cuối tháng trước, ông Osius nói rằng ông “rất vui” sau khi có tin chính quyền của Tổng thống Trump “âm thầm ngưng trục xuất” những người tị nạn Việt Nam tới Hoa Kỳ trước năm 1995”.
Trump cấm thiết bị biến súng bán tự động
thành súng máy
Chính quyền Trump hôm 18/12 cấm một thiết bị gắn thêm vào súng có độ sát thương cao vốn được dùng trong vụ thảm sát 58 người ở Las Vegas vào năm ngoái. Lệnh cấm này sẽ cho các chủ sở hữu thiết bị “bump stock” 90 ngày để giao nộp hoặc phá hủy chúng và ngăn các chủ sở hữu có thể đăng kí sử dụng chúng.
Đảng Cộng hòa của Tổng thống Donald Trump thường ủng hộ quyền sở hữu súng, và các thành viên của đảng này đã quyết liệt kháng cự điều mà họ cho là mối đe dọa đối với Tu chính án thứ Hai của Hiến pháp Hoa Kỳ, minh định người Mỹ có quyền sở hữu vũ khí.
Dù vậy chính quyền của ông Trump đang bỏ qua bất cứ cuộc tranh luận tiềm năng nào trong Quốc hội với việc ban hành một quy định cuối cùng vào ngày thứ Ba. Quy định này đưa bump stock vào định nghĩa súng máy được viết cách đây 80 năm, thời mà súng tiểu liên Thompson rất thường được các băng đảng gangster sử dụng.
Thiết bị này hoạt động bằng cách lợi dụng cơ chế giật lùi của súng để kích hoạt cò súng, cho phép vũ khí bán tự động nhả hàng trăm viên đạn mỗi phút, biến nó thành súng máy.
Quy định của Bộ Tư pháp được đưa ra sau khi nhiều bang và cửa hàng bán lẻ áp đặt các giới hạn nghiêm ngặt hơn đối với việc bán súng và phụ kiện sau vụ xả súng chết người hồi tháng 2 tại một trường trung học ở bang Florida.
Tổ chức mang tên Người Sở hữu Súng của Mỹ hôm 18/12 nóisẽ kiện ra tòa để chống lại quy định mới này và sẽ tìm kiếm một lệnh cấm tạm thời.
Trong một cuộc gọi trước đó với các phóng viên, các quan chức cao cấp của Bộ Tư pháp cho biết đã sẵn sàng cho mọi vụ kiện khả dĩ, theo Reuters.
Dù bump stock không phổ biến, chúng xuất hiện tràn lan trên thị trường, với doanh số bán đạt mức cao qua internet và trong các cửa hàng lớn, các quan chức cho biết.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-cam-thiet-bi-bien-sung-ban-tu-dong-thanh-sung-may/4706796.html
Nhà Trắng tìm cách
đơn phương tài trợ cho tường biên giới
Nhà Trắng hôm 18/12 loan báo đang tìm cách để có thể đơn phương tài trợ cho việc xây dựng bức tường biên giới Mỹ-Mexico mà Quốc hội đang cân nhắc. Điều này có thể làm giảm bớt nguy cơ chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders nói với các phóng viên rằng Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu các cơ quan nội các của ông “tìm xem liệu họ có tiền có thể dùng được hay không” để bắt đầu xây dựng bức tường.
Trước đây, ông Trump đã đòi Quốc hội phê chuẩn 5 tỉ đôla ngân quỹ mới cho bức tường mà ông lập luận là cần phải có để ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp và ma túy xâm nhập biên giới tây nam.
Hôm 18/12, ông Trump tuyên bố còn quá sớm để nói liệu có tránh được một vụ đóng cửa chính phủ một phần trước hạn chót là nửa đêm ngày thứ Sáu hay không, khi ngân quỹ hiện có cho một số cơ quan hết hạn. “Hãy chờ xem,” ông nói với các phóng viên.
Nhưng một số thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa nói họ nghĩ có thể thuyết phục được Tổng thống kí một dự luật mà không bao gồm ngân khoản tài trợ xây tường biên giới.
Trước đó trong ngày 18/12, ông Trump và Lãnh đạo phe Cộng hòa ở Thượng viện Mitch McConnell đã đề xuất một kế hoạch mới cho Quốc hội phê chuẩn ngân khoản 1 tỉ đôla không xác định cụ thể mà Trump có thể dùng để thúc đẩy các ưu tiên an ninh biên giới của mình.
Lãnh đạo phe Dân chủ ở Thượng viện Chuck Schumer gọi đó là một “quỹ đen” và từ chối ngay lập tức.
Phe Dân chủ, cùng với một số nghị sĩ thuộc phe Cộng hòa, chống đối việc xây dựng bức tường vì cho rằng nó là một công cụ an ninh biên giới tốn kém, không hữu hiệu.
Bây giờ, các nhà lập pháp có thể chuyển sang một dự luật ngắn hạn, trám quỹ tạm thời cho một số cơ quan chính phủ cho đến đầu năm sau, khi tân Quốc hội sẽ nỗ lực giải quyết tình trạng bế tắc ngân sách.
Elon Musk ra mắt đường ngầm xuyên Los Angeles
Tối hôm 18/12, Tỷ phú Elon Musk, nhà sáng lập Công ty không gian Space X, khai trương tuyến đường hầm đầu tiên của ông đi xuyên qua lòng đất của thành phố Los Angeles, để giúp giải tỏa nạn kẹt xe khét tiếng của thành phố lớn thứ hai nước Mỹ này, theo hãng tin Reuters.
Đường hầm, được khởi công cách nay hai năm, chạy xuyên qua lòng đất Los Angeles và Hawthorne – hai thành phố nơi hai công ty Boring và Space X của ông Musk đặt trụ sở chính.
Tỷ phú Musk, lãnh đạo công ty sản xuất ô tô điện và công ty năng lượng Tesla Inc, hồi tháng 12/2016 than phiền trên Twitter về trình trạng kẹt xe ở Los Angeles và hứa sẽ thực hiện dự án mang tính đột phá này.
Tỷ phú Musk đã chi khoảng 10 triệu đôla để hoàn thành đường hầm dài 1,83 km này, bao gồm chi phí đào hầm, cơ sở hạ tầng nội bộ, hệ thống ánh sáng, thông gió, hệ thống an toàn, thông tin liên lạc và đường ray.
Xuất hiện trên chiếc xe điện Tesla tối hôm 18/12 đi qua đường hầm vừa xây xong, tỷ phú Musk được đám đông nhiệt liệt chào đón.
Tại lễ khai thông đường hầm, ông Musk mô tả hệ thống hầm của Boring Company như “giải pháp thực sự giải quyết vấn nạn tắc đường”, hứa hẹn sẽ giải quyết được vấn đề giao thông đô thị trong tương lai.
https://www.voatiengviet.com/a/elon-musk-ra-mat-duong-ngam-xuyen-los-angeles/4707419.html
Facebook xóa những tài khoản
liên hệ với tập đoàn quân sự Miến Điện
Facebook tiếp tục loại trừ hơn 100 tài khoản có liên hệ với tập đoàn quân sự Miến Điện. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh mạng xã hội này liên tục bị lên án đã không hành động gì để ngăn chặn các lời lẽ kích động thù hận chống lại người Hồi Giáo Rohingya, nạn nhân của các vụ đàn áp tàn khốc, do giới quân sự Miến Điện chủ trương.
Trong một thông báo hôm qua, 18/12/2018, Facebook tuyên bố xóa bỏ 135 tài khoản, 425 trang, và 17 nhóm trên mạng xã hội này, có dẫn các đường link có liên quan đến tập đoàn quân sự Miến Điện. Đây cũng là các tài khoản, địa chỉ bị cáo buộc phối hợp tung tin giả. Theo Facebook, các trang mạng bị xóa bỏ đăng tải các tin tức có vẻ độc lập, thông tin về các lĩnh vực giải trí, chăm sóc sắc đẹp hay lối sống, nhưng thực chất đều có liên hệ với giới quân sự Miến Điện.
Người phát ngôn của chính quyền Miến Điện Zaw Htay hôm nay, 19/12/2018, không đưa ra bình luận nào, khi Reuters đặt câu hỏi về vấn đề này.
Trước đó, Facebook đã xóa bỏ tài khoản của tư lệnh quân đội Miến Điện. Nhiều trang và tài khoản có liên hệ với quân đội Miến Điện đã bị xóa bỏ hồi tháng 8/2018. Việc Facebook quyết định xóa bỏ nhiều trang và tài khoản diễn ra sau một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc, với kết luận là các tướng lĩnh Miến Điện phải bị truy tố, bởi chiến dịch thảm sát và cưỡng hiếp tập thể nhắm vào cộng đồng Rohingya, với mục tiêu « diệt chủng ». Hơn 700.000 người Rohingya hiện đang tị nạn tại Bangladesh, ít nhất 10.000 người bị quân đội Miến Điện thảm sát trong thời gian vừa qua.
Một báo cáo đặc biệt của Reuters hồi tháng 8/2018 cũng cho thấy là Facebook đã không nhanh chóng chú ý đến các cảnh báo của nhiều tổ chức nhân quyền Miến Điện, báo động về tình trạng tuyên truyền kích động thù hận lan tràn trên các mạng xã hội, chống lại các cộng đồng thiểu số, trong đó có người Rohingya.
Vụ bắt Giám đốc Tài chính Huawei:
Canda thiệt đơn thiệt kép vì Mỹ-Trung đối đầu
Vụ bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ đang khiến Canada gặp không ít phiền phức với Trung Quốc.
Ngay từ khi vụ bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu xảy ra, nhiều người đã tỏ ra lo ngại về việc Canada bị “mắc kẹt” trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Thật không may cho Canada, sự thật có lẽ còn tồi tệ hơn.
Nếu như Bắc Kinh buộc tội nhằm thẳng vào Washington thì có lẽ Ottawa đã có thể dễ thở hơn một chút. Tuy nhiên, Trung Quốc dường như có ý định chuyển hướng sự gây hấn nhằm vào Canada nhằm gây sức ép gián tiếp lên phía Mỹ và Ottawa đang phải “giơ đầu chịu báng”.
Trung Quốc bắt hai công dân Canada
Truyền thông nhà nước Trung Quốc mới đây đưa tin, an ninh nước này đã bắt giữ hai người Canada trong hai sự vụ riêng lẻ vì nghi ngờ họ có liên quan đến các hoạt động gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Trung Quốc. Động thái này diễn ra chỉ một ngày sau khi Bắc Kinh cảnh báo rằng việc Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu ở Vancouver sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Các nhà quan sát, trong đó bao gồm cả hai cựu Đại sứ Canada tại Trung Quốc nói với The Guardian cho rằng, đây là hành động trả đũa của Bắc Kinh. Trung Quốc đương nhiên không thừa nhận hai vụ bắt giữ nêu trên có bất kỳ sự liên quan nào đến vụ Huawei nhưng thời gian cùng những diễn biến sắp tới sẽ trả lời cho tất cả.
Với Trung Quốc, đương nhiên vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu sẽ được coi như một động thái chính trị dù phía Mỹ cho rằng họ hành động bởi bà Mạnh đã cố tình vi phạm các lệnh cấm vận để làm ăn với Iran.
Bà Mạnh Vãn Chu, con gái người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, bị bắt hôm 1/12 ở Canada theo yêu cầu của Mỹ với cáo buộc lừa dối các ngân hàng quốc tế, nhằm sử dụng công ty con Skycom để bán thiết bị máy tính do Mỹ sản xuất cho Iran, hành động vi phạm lệnh cấm vận thương mại mà Washington áp đặt với Tehran. Tuy nhiên, bà Mạnh phủ nhận bất cứ vi phạm nào.
Vụ bắt giữ diễn ra giữa lúc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chưa có hồi kết, bản thân bà Mạnh cũng là người có tầm ảnh hưởng không phải là nhỏ. Mỹ rõ ràng hiểu những hệ quả đặt ra trong vụ bắt giữ nhưng thực tế động thái này không phải là chưa từng có.
Hồi đầu năm nay, Mỹ đã ban hành lệnh bắt giữ cựu Giám đốc điều hành của hãng xe hơi Volkswagen Martin Winterkorn vì có liên quan đến vụ bê bối gian lận khí thải. Và rõ ràng, vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu không phải là hành động bột phát từ phía Mỹ mà Giám đốc tài chính của Huawei đã trở thành đối tượng của một cuộc điều tra kéo dài 2 năm qua.
Canada “chịu trận” thay Mỹ
Dù gì đi chăng nữa, các lời đe dọa nhằm vào Canada đều được cho là “đặt sai chỗ”. Canada đã thực hiện những gì họ buộc phải làm theo thỏa thuận dẫn độ ký kết với Mỹ: bắt giữ một nghi phạm theo yêu cầu và thực hiện các trình tự tố tụng theo quy định của hệ thống tư pháp sở tại. Bà Mạnh – người phủ nhận hành vi sai trái của mình đã được phép tiếp cận lãnh sự, được đảm bảo đầy đủ quyền lợi pháp lý và hiện đang được tại ngoại sau khi nộp tiền bảo lãnh.
Trong khi đó, doanh nhân Canada Michael Spavor và cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig – hai người bị Trung Quốc bắt với nghi ngờ tham gia vào các hoạt động gây nguy hiểm cho an ninh nhà nước Trung Quốc hiện không rõ đang bị giam giữ ở đâu và chưa được trao quyền tiếp cận lãnh sự.
Ông Kovrig, một nhà ngoại giao trước đây làm việc cho Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG). Người ta mô tả ông là một nhà phân tích được kính trọng và có mối quan hệ tốt, một nhà quan sát
có trách nhiệm và góc nhìn đa chiều, người đã cùng với các quan chức cấp cao của Trung Quốc cố gắng giải thích quan điểm của nước này với cộng đồng quốc tế.
Vào thời điểm Bắc Kinh đối mặt với ánh mắt nghi ngại gia tăng trên phạm vi toàn cầu, một số người có thể nghĩ rằng vì lợi ích, Trung Quốc khuyến khích những người đối thoại như vậy. Tuy nhiên, số khác lại nhìn nhận theo hướng ngược lại, họ coi trọng những thứ khác hơn tình bạn.
Sức ép với Canada dường như càng gia tăng khi chính quyền Mỹ để ngỏ khả năng trường hợp bà Mạnh Vãn Chu có thể trở thành con bài mặc cả trong đàm phán giải quyết tranh chấp thương mại. Khi được hỏi về việc liệu ông có định can thiệp vào vụ Mạnh Vãn Chu hay không, Tổng thống Donald Trump ngày 11/12 trả lời với Reuters rằng ông “sẽ làm bất cứ điều gì, nếu nó đem lại lợi ích cho quốc gia”.
Tuyên bố này của ông Trump có thể mang tính bản năng hơn là đề ra chính sách giải quyết vấn đề. Tuy vậy, nó cũng đã trở thành cái cớ để những kẻ cơ hội cho rằng đó là lời khuyến khích những người khác coi việc bắt giữ như một con bài mặc cả. Và ông Trump cũng đã cung cấp cho nhóm ủng hộ bà Mạnh cơ sở để nói rằng vụ bắt giữ mang động cơ chính trị.
Nếu Tổng thống Mỹ thực sự can thiệp, điều đó sẽ khiến hình ảnh nước Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi công lý bị chính trị chi phối và nguy hiểm hơn, điều đó chẳng khác nào lời xác nhận Mỹ yêu cầu sự trợ giúp của đồng minh nhưng sẵn sàng bỏ mặc họ khi xảy ra hoạn nạn.
Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Toronto Nelson Wiseman, chỉ ra rằng Trung Quốc tới nay mới chỉ nhắm mục tiêu trả đũa vào công dân Canada chứ không phải Mỹ – bên đưa ra yêu cầu bắt bà Mạnh.
“Người Trung Quốc có thể dễ dàng bắt các doanh nhân hoặc nhà ngoại giao Mỹ đang ở nước này, họ cũng có thể làm cả hai. Nhưng họ không làm vậy”, Wiseman nói.
Giới quan sát cho rằng, với tư cách là đồng minh của Canada, Mỹ nên làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ khi Ottawa phải đối mặt với hành động trả đũa dưới bất kỳ hình thức nào. Việc bảo vệ Canada cũng chính là bảo vệ Mỹ và câu chuyện có thể vẫn chưa dừng lại ở đây.
Cuba : Hiến pháp bỏ hôn nhân đồng giới
sau khi lấy ý kiến người dân
Chính quyền Cuba hôm qua 18/12/2018 cho biết sẽ không ghi vào Hiến pháp mới điều khoản sửa đổi nhằm cho phép hôn nhân đồng giới, do đại đa số người dân đã phản đối khi được tham vấn.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp « giữa hai người », thay thế cho định nghĩa cũ trong Hiến pháp năm 1976 là « giữa một người nam và một người nữ ». Hồi tháng Chín, chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel đã tuyên bố ủng hộ hôn nhân giữa hai người đồng giới tính.
Bản dự thảo Hiến pháp mới đã được đưa ra cho người dân thảo luận rộng rãi đến từng khu phố, và cả trong các cơ quan, từ tháng 8 đến tháng 11, trong đó Điều 68 mở cửa cho hôn nhân đồng giới được tranh cãi nhiều nhất.
Quốc Hội cho biết trong số 192.408 phát biểu, có đến 158.376 ý kiến đòi giữ nguyên như Hiến pháp cũ. Do đó để tôn trọng quan điểm của người dân, ủy ban soạn thảo Hiến pháp rút điều khoản này lại. Có đến 60% điều khoản của tân Hiến pháp đã được sửa đổi sau khi tham vấn nhân dân.
Hiến pháp mới của Cuba sẽ được đưa ra biểu quyết ở Quốc Hội ngày 21/12/2018, trước khi chính thức trưng cầu dân ý vào ngày 24/02/2019. Có bốn thay đổi lớn : công nhận quyền tư hữu, không còn nhắc đến « xã hội cộng sản », lập ra chức vụ chủ tịch nước và thủ tướng, nhiệm kỳ chủ tịch là 5 năm và chỉ được gia hạn một lần.
Tuy vậy, Cuba vẫn duy trì thủ tục bầu gián tiếp : chủ tịch do Quốc Hội bầu lên, và các đại biểu Quốc Hội thì được dân « bầu » – số ứng cử viên luôn bằng với số ghế.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181219-cuba-hien-phap-bo-hon-nhan-dong-gioi-sau-khi-lay-y-kien-nguoi-dan
Tin tặc nghi là Trung Quốc
xâm nhập mạng lưới ngoại giao châu Âu
Tin tặc nghi là từ Trung Quốc đã xâm nhập mạng lưới liên lạc ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu ít nhất trong ba năm, đánh cắp hàng ngàn bức điện ngoại giao phản ánh mối quan ngại của châu Âu trước chính sách của tổng thống Donald Trump, những khó khăn khi làm việc với Nga, Trung Quốc, hay nguy cơ Iran lại tái khởi động chương trình nguyên tử. Vụ tấn công tin học quy mô này được New York Times tiết lộ tối qua 18/12/2018.
Tờ báo Mỹ được công ty an ninh mạng Area 1 cung cấp trên 1.100 bức điện ngoại giao, sau khi phát hiện vụ xâm nhập. Các nhà điều tra của Area 1 tin rằng các tin tặc này do quân đội Trung Quốc tuyển dụng.
Trong một bức điện, các nhà ngoại giao châu Âu đánh giá cuộc gặp thượng đỉnh tại Helsinki hồi tháng Bảy giữa tổng thống Nga và đồng nhiệm Mỹ Donald Trump là một « thành công (ít nhất là cho ông Putin) ».
Một bức điện khác được viết sau cuộc họp ngày 16/7 tại Phần Lan, nêu ra một cuộc đối thoại giữa các viên chức Liên Hiệp Châu Âu và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, so sánh các thủ thuật hăm dọa Bắc Kinh của ông Donald Trump với một « cuộc đấu võ đài mà mọi cú đòn đều được phép ».
Tin tặc cũng len lỏi vào các mạng lưới của Liên Hiệp Quốc, nghiệp đoàn Mỹ AFL-CIO, nhiều bộ Ngoại Giao và bộ Tài Chính của các nước trên thế giới.
Tư pháp Mỹ cho rằng tin tặc Trung Quốc có liên quan đến chiến dịch « Cloudhopper » nhắm vào các nhà cung cấp công nghệ và khách hàng của họ.
Về phía Đức, cơ quan an ninh mạng BSI hôm nay 19/12 cũng cảnh báo nhiều công ty Đức có thể là nạn nhân của tin tặc, và các hoạt động tấn công từ Trung Quốc đang tăng lên. Hồi tháng Chín, giám đốc cơ quan phản gián Đức đã báo động việc Nga, Trung Quốc và một số nước có thể xâm nhập vào máy tính các công ty để đánh cắp thông tin kỹ nghệ.
Trình độ công nghệ cao của Đức lâu nay vẫn hấp dẫn tin tặc, và tờ Sueddeutsche Zeitunghôm nay cho biết tin tặc tập trung vào « những công ty xây dựng, nghiên cứu về vật liệu, và một số công ty thương mại lớn ». Theo tờ báo, tuy dạng tấn công « Cloudhopper » còn khá hiếm tại Đức, nhưng tập trung vào mục tiêu hơn và gây thiệt hại nhiều hơn so với tin tặc Nga.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181219-tin-tac-nghi-la-trung-quoc-xam-nhap-mang-luoi-ngoai-giao-chau-au
Lo ngại Trung Quốc, Đức siết chặt đầu tư nước ngoài
Chính phủ Đức hôm nay 19/12/2018 đã siết chặt hơn việc kiểm soát vốn đầu tư từ các nước ngoài châu Âu trong những lãnh vực chiến lược, vào thời điểm Trung Quốc ngày càng tỏ ra thèm muốn những ngành kỹ nghệ mũi nhọn của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Nghị định do chính phủ của bà Angela Merkel ban hành giảm ngưỡng vốn đầu tư nước ngoài mà Berlin có thể mở điều tra, từ 25% xuống còn 10%, tại các lãnh vực được đánh giá là nhạy cảm như quốc phòng, viễn thông, khí đốt, điện, nước, truyền thông.
Bộ trưởng Thương Mại Peter Altmaier giải thích, Đức muốn giám sát chặt hơn những cơ sở hạ tầng mang tính chiến lược, xem xét « những ai muốn mua, và hậu quả sẽ như thế nào ».
Lâu nay Đức luôn hấp dẫn các nhà đầu tư với nền kỹ nghệ quốc tế hóa, gồm nhiều công ty vừa và nhỏ đứng hàng đầu về công nghệ cao. Trong những năm gần đây Berlin và một số thủ đô châu Âu bắt đầu lo lắng, khi các phi trường, hải cảng, các công ty công nghệ trở thành mục tiêu của các tập đoàn Trung Quốc.
Hồi tháng Hai, Đức không phản đối việc tỉ phú Trung Quốc Lý Thư Phúc (Li Shufu) mua 10% vốn của tập đoàn xe hơi Daimler. Nhưng đến tháng Bảy, do không thể ngăn chận việc một nhà đầu tư Trung Quốc mua 20% vốn của mạng lưới điện 50Hertz, Berlin đã phải cho ngân hàng quốc gia mua lại số cổ phần này.
Cuối tháng 11, quan ngại càng tăng lên với việc ông Till Reuters, chủ tịch hội đồng quản trị công ty KUKA chuyên sản xuất robot, bất ngờ bị ông chủ Trung Quốc là tập đoàn Midea sa thải, sau hai năm mua lại công ty nổi tiếng của Đức.
Hôm nay, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, đã phản đối « các dấu hiệu sai lạc gởi đến thế giới », « trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và đơn phương ngày càng nặng nề », và bày tỏ hy vọng Đức « mở cửa cho các nhà đầu tư, kể cả Trung Quốc ».
Liên đoàn Kỹ nghệ Đức (BDI) cũng lo ngại trước việc chính phủ Đức siết nguồn đầu tư ngoài châu Âu. Tuy nhiên, bộ Thương Mại nhắc lại, từ năm 2004, hàng năm Berlin vẫn cấp phép cho khoảng 80 đến 100 dự án của các nhà đầu tư ngoài Liên Hiệp Châu Âu.
http://vi.rfi.fr/kinh-te/20181219-lo-ngai-trung-quoc-duc-siet-chat-dau-tu-nuoc-ngoai
Thiếu lao động, Đức mở cửa cho di dân kinh tế
Hôm nay 19/12/2018, chính phủ Đức trình dự luật đầu tiên nới lỏng các điều kiện cho di dân kinh tế. Trong tình hình nước Đức đang rơi vào tình trạng thiếu nhân lực, luật mới nhằm giúp cho nền kinh tế đầu tầu châu Âu bảo đảm sức năng động hiện nay và trong lâu dài.
Trong nhiều năm gần đây, Đức là nước châu Âu đã đón nhận hàng trăm nghìn người nhập cư. Dự luật có nội dung chủ yếu tạo điều kiện đón nhận những lao động có chuyên môn, tay nghề cao, đồng thời quản lý tốt hơn tình trạng di dân ồ ạt.
Thông tín viên RFI tại Berlin, Pascal Thibault cho biết thêm chi tiết :
Trước mùa hè vừa qua, liên minh cầm quyền đã thông báo trình dự luật về nhập cư trước khi kết thúc năm nay. Do có các bất đồng, cụ thể là một số người muốn văn kiện này phải mang tính chất ràng buộc hơn nên lịch trình dự luật chậm lại, không được như dự kiến. Cuối cùng, hai dự luật về cải cách này được đưa ra trình sáng nay tại Hội đồng bộ trưởng.
Đây là một bước ngoặt lịch sử. Từ lâu nay người Đức vẫn không muốn đất nước họ là đất nhập cư. Đây là lần đầu tiên Đức thông qua một văn kiện luật giúp quản lý nhân công có tay nghề cao tới Đức. Văn kiện cải cách đầu tiên quy định nhập cư đối với những người có chuyên môn, tay nghề cao.
Đối với những người này, không còn cần kiểm tra xem liệu ngành nghề đó người Đức hay người châu Âu có thể làm hay không. Văn bản luật thứ nhì quy định trong điều kiện nào thì người xin tị nạn bị bác đơn nhưng đã gia nhập thị trường lao động vẫn có thể được cấp phép cư trú.
Những điều luật trên được đưa ta trong lúc các công ty đang thất vọng và gây áp lực với chính phủ đòi tự do hóa việc nhập cư. Theo một nghiên cứu, 2/3 các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò thúc đẩy kinh tế Đức muốn tuyển dụng nhân công có tay nghề trong 3 năm tới và nhiều doanh nghiệp sợ không thể làm được điều đó.
Dự luật nhập cư nói trên là kết quả của cuộc mặc cả đến phút chút chót giữa đảng Xã hội – Dân chủ SPD và liên minh bảo thủ CDU/ CSU. Điều này chứng tỏ chính phủ vẫn còn khả năng hành động sau nhiều tháng khủng hoảng nội bộ khiến thủ tướng Angela Merkel, cầm quyền liên tiếp 4 nhiệm kỳ, đã phải thông báo sẽ rút khỏi chính trường vào năm 2021.
Đây là một trong những cải cách được mong chờ và gây nhiều tranh cãi ở một đất nước mà tâm lý bài ngoại, chống nhập cư đang có xu hướng tăng cao. Trước làn sóng cực hữu lên cao kể từ khi nước Đức mở cửa đón nhận gần một triệu di dân năm 2015, các dân biểu bảo thủ đã yêu cầu có những điều chỉnh dự luật.
Dự luật được soạn thảo bởi hai bộ trưởng Kinh Tế và Nội Vụ, thuộc phe bảo thủ và bộ trưởng Lao Động, thuộc phe Xã hội-Dân chủ. Về cơ bản dự luật mới đã giải tỏa được những bất đồng trong nội bộ chính phủ. Dự luật sẽ được đưa Quốc Hội thông qua trong năm tới.
Nội dung cơ bản của luật mới là các quy định cho phép những người nhập cư đến từ ngoài Liên Hiệp Châu Âu, nếu có trình độ chuyên môn tay nghề mà nước Đức đang cần, thì có thể được cấp phép lưu trú 6 tháng để tìm việc làm.
Trong thời hạn trên, những người nhập cư tìm việc đó phải tự lo liệu cuộc sống, không được hưởng trợ cấp xã hội và phải chuẩn bị đủ trình độ tiếng Đức để giao tiếp, làm việc. Giấy phép lưu trú của họ sẽ được gia hạn nếu tìm được việc làm.
Mặc dù Đức đã có luật đối với những người tốt nghiệp đại học tại Đức, luật mới sẽ tạo điều kiện để những người có chuyên môn tay nghề đến Đức làm việc. Đó là những người có chuyên môn trong các ngành nghề như chăm sóc sức khỏe người già, thợ điện, công nghệ thông tin hoặc nghề nấu ăn…
Bên cạnh việc tạo điều kiện cho người nhập cư đến Đức làm việc, chính phủ cũng muốn chấm dứt quy định các công việc được ưu tiên dành riêng cho người Đức hay công dân thuộc Liên Hiệp Châu Âu.
Thiếu nhân lực nghiêm trọng
Luật mới đáp ứng một phần mong đợi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần kinh tế chủ chốt trong mô hình kinh tế Đức mang lại sức năng động cho tăng trưởng. Nhưng nhiều năm nay, các công ty như vậy đang thiếu nhân lực ngày càng trầm trọng.
Tỷ lệ sinh đẻ của người Đức trong một thời gian dài giảm mạnh. Nước Đức đang ở trong giai đoạn gần như là đầy việc làm, trong khi đó Đức đang chuẩn bị phải đón nhận một thế hệ lao động về hưu.
Theo bộ trưởng Kinh Tế, dân số Đức trong độ tuổi lao động từ 20 đến 65, đến năm 2030 sẽ giảm 3,9 triệu người và đến năm 2060 sẽ còn hụt đi 10,2 triệu người. Hơn 60% doanh nghiệp Đức đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân công có tay nghề. Đây thực sự là một mối nguy đối với sự phát triển kinh tế Đức.
Không có lao động nước ngoài, kinh tế Đức khó trụ nổi
Theo các chuyên gia thuộc Đại học Constance và cơ quan liên bang về lao động, trong tình trạng dân số lão hóa như hiện giờ, từ nay đến năm 2050, mỗi năm nước Đức trung bình cần 400 nghìn lao động đến từ ngoài Liên Hiệp Châu Âu. Tình trạng thiếu nhân công càng trở nên trầm trọng khi mà tăng trưởng kinh tế đang mạnh trong nhiều năm qua.
Ông Andreas Koch-Martin, một chuyên gia về đào tạo nghành nghề ở Berlin thừa nhận : « Không có lao động nước ngoài, kinh tế Đức không sống được. Luật mới đi theo hướng tốt, có thể giải quyết được nhiều vấn đề của kinh tế Đức »
Phân biệt giữa di dân kinh tế và xin tị nạn
Với chuyên gia Matthias Mayer thuộc quỹ Bartelsmann, dự luật là « một bước tiến » nhưng « không phải là bài thuốc thần ». Chuyên gia này giải thích thêm : « Sức hấp dẫn của một đất nước là hết sức quan trọng. Nó nao gồm cả sức hấp dẫn về ngôn ngữ, mức lương cao, thuế khóa và trợ cấp phúc lợi xã hội. Đó là những vấn đề tổng thể mà chính phủ Đức còn phải nghiên cứu ».
Theo nhiều điều tra dư luận, xã hội Đức dường như sẵn sàng cho một bộ luật như trên. Chỉ duy nhất có đảng cực hữu là chống quyết liệt. Chuyên gia Matthias Mayer nhận định : « Từ năm 2015, một bộ phân dân chúng lo ngại tình trạng nhập cư không kiểm soát. Với bộ luật mới, chính phủ tạo cảm giác kiểm soát được tốt hơn những người đến Đức ».
Luật cho phép phân biệt giữa di dân kinh tế và người xin tị nạn, những đối tượng phải theo các biện pháp hội nhập đặc biệt. Những người bị bác đơn xin tị nạn, phải rời khỏi Đức, sẽ không được hưởng các quy định mới.
Trong dòng người tị nạn được nước Đức của thủ tướng Angela Merkel đón nhận từ năm 2015, đã có đến 400 nghìn người tìm được việc làm hoặc được đào tạo nghề, theo ông Ingo Kramer, chủ tịch nghiệp đoàn giới chủ Đức (BDA).
Như vậy là lần đầu tiên Đức có được một công cụ pháp lý cho vấn đề nhập cư. Người sinh ra ở nước ngoài hiện chiếm tới 14,9% dân số Đức, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc. Tuy thế, Đức vẫn e ngại không muốn coi là đất nhập cư.
Ngay từ thập kỷ 1960, Đức đã mở cửa cho những người Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và đông đảo lao động nước ngoài đến làm việc trong các nhà máy của Đức. Khi đó họ được coi như là những « lao động được mời » và được kêu gọi quay trở về nước sau khi kết thúc hợp đồng. Nhưng trên thực tế, rất đông trong số họ đã ở lại định cư lập nghiệp vĩnh viễn tại Đức.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181219-thieu-lao-dong-duc-mo-cua-cho-di-dan-kinh-te
Áo Vàng chưa dứt,
đến lượt cảnh sát Pháp đình công
Cuộc khủng hoảng « Áo Vàng » chưa chấm dứt, nhưng bộ Nội Vụ Pháp đã phải đối mặt với một mặt trận mới. Đến lượt cảnh sát đòi hỏi phải được bù đắp công sức sau những đợt huy động hàng loạt đối phó với biểu tình. Bộ trưởng Nội Vụ Christophe Castaner sáng nay 18/12/2018 tiếp tục đối thoại với ba nghiệp đoàn cảnh sát.
Cuộc thương lượng với ba nghiệp đoàn Alliance, Unité-SGP-FO và Unsa-Police kéo dài ba tiếng đồng hồ tối qua được tạm ngưng để tìm trung gian hòa giải. Hôm nay khởi đầu phong trào « Đóng cửa các đồn cảnh sát » do Alliance khởi xướng, kêu gọi « tất cả cảnh sát trên toàn nước Pháp chỉ xuất phát khi có các cuộc gọi khẩn cấp ».
Bộ trưởng Nội Vụ Castaner trước khi bước vào thương thảo tỏ ra tin tưởng « cảnh sát không phải là Áo Vàng, sẽ không làm tê liệt các trụ sở, vì có tinh thần phục vụ ».
Từ một tuần qua, các nghiệp đoàn gây áp lực lên chính quyền, sau một tháng trời lực lượng cảnh sát đã quá mệt mỏi với các cuộc biểu tình « Áo Vàng », trong đó có những vụ bạo động dữ dội chưa từng thấy, nhiều khi phải làm việc liên tục từ năm giờ sáng cho đến khuya. Thêm vào đó là mối đe dọa khủng bố đột ngột quay lại, với vụ tấn công ở Strasbourg làm năm người chết.
Bên cạnh các nghiệp đoàn, một phong trào mang tên « Đèn pha xanh » cũng được các nhân viên cảnh sát phát động trên mạng xã hội, gợi lại phong trào phản kháng của lực lượng an ninh năm 2016, sau vụ cảnh sát bị tấn công bằng bom xăng ở Viry-Chatillon (Essonne).
Để xoa dịu, chính phủ đề nghị cấp 300 euro tiền thưởng cho những cảnh sát viên được huy động đối phó với « Áo Vàng », và Quốc Hội tối qua đã thông qua biện pháp này trong khuôn khổ dự thảo luật tài chính 2019. Tổng cộng ngân khoản 33 triệu euro sẽ được dành để thưởng cho 111.000 cảnh sát.
Bên cạnh đó, còn một vấn đề nan giải tồn tại cả chục năm nay : ba triệu giờ phụ trội của cảnh sát vẫn chưa được thanh toán, tính ra khoảng 275 triệu euro. Tuy bộ trưởng Nội Vụ cho biết sẽ mở hồ sơ này, nhưng bộ Tài Chính – dưới gánh nặng ngân sách do những nhượng bộ lớn của tổng thống Macron cho « Áo Vàng » – từ chối đưa ra một lịch trình cụ thể.
http://vi.rfi.fr/phap/20181219-ao-vang-chua-dut-den-luot-canh-sat-phap-dinh-cong
Phương thức đại diện
của nền dân chủ Pháp đã lỗi thời?
« 42 » là con số các yêu sách phong trào Áo Vàng đưa ra trong các đợt biểu tình kéo dài từ gần hai tháng nay tại Pháp. Trong số này, đòi hỏi phải có « trưng cầu dân ý theo sáng kiến của công dân – RIC » đang làm dấy lên nhiều tranh luận. Câu hỏi đặt ra : Phải chăng đòi hỏi này cho thấy phương thức đại diện của nền dân chủ Pháp đã lỗi thời ?
Sự hụt hơi của phương thức đại diện
Xuất phát từ việc phản đối tăng thuế nhiên liệu, phong trào Áo Vàng – áo an toàn giao thông – trong gần hai tháng qua tại Pháp đã đưa ra nhiều yêu sách, như đòi cải thiện sức mua, tăng lương, rồi thậm chí đòi cả tổng thống Emmanuel Macron phải từ chức. Việc có nhiều có yêu sách khác nhau phản ánh sự đa dạng của phong trào xã hội này.
Tuy nhiên, dường như có một yêu sách được nhiều nhóm Áo Vàng ủng hộ : đó là thiết lập cơ chế trưng cầu dân ý theo sáng kiến của công dân (RIC – Référendum d’Initiative citoyenne). Đây được coi là một giải pháp giúp cho công dân có tiếng nói trong các vấn đề quan trọng và thiết thực đến cuộc sống hàng ngày. Thủ tướng Pháp Edouard Philippe ngày 16/12/2018 cho biết sẵn sàng thảo luận về chủ đề này.
Nước Pháp hiện nay duy trì một nền dân chủ đại diện, người dân bầu ra các đại diện của mình ở cấp trung ương và địa phương. Trả lời phỏng vấn đài phát thanh RTL, ngày 17/12/2018, ông Dominique Rousseau, giáo sư luật Hiến Pháp, thuộc đại học Paris I – Sorbonne, cho rằng đòi hỏi này của phe Áo Vàng cho thấy dường như có một sự hụt hơi về phương thức đại diện trong nền dân chủ Pháp.
« Đòi hỏi của phong trào Áo Vàng cho thấy sự hụt hơi của phương thức đại diện của nền dân chủ. Tôi nhấn mạnh là sự hụt hơi của phương thức đại diện, chứ không phải của nền dân chủ. Tức là sự độc quyền của các dân biểu trong việc xây dựng luật. Những người Áo Vàng giờ đây muốn tham gia, ở cấp độ của họ, vào việc làm ra các đạo luật và trưng cầu dân ý theo sáng kiến công dân có thể là một trong những công cụ để làm việc này».
Các hình thức hỏi ý kiến dân
Đối với nhiều nhóm Áo Vàng, bên cạnh các đòi hỏi liên quan đến cuộc sống hàng ngày, về lâu dài, cần phải sửa đổi Hiến Pháp nhằm thiết lập cơ chế trưng cầu dân ý theo sáng kiến công dân trên tất cả các lĩnh vực. Mục tiêu là trao cho công dân quyền được soạn thảo, hủy bỏ một đạo luật về chủ đề mà người dân lựa chọn, quyền được bãi miễn các dân biểu, kể cả tổng thống.
Theo giáo sư Dominique Rousseau, Hiến Pháp của Pháp sửa đổi năm 2008 có đề cập đến việc tổ chức hỏi ý kiến người dân – được gọi là trưng cầu dân ý theo phương cách chia sẻ sáng kiến (Référendum d’Initiative partagée).
« Đó là chia sẻ sáng kiến, trách nhiệm, chứ không thuần túy xuất phát từ công dân. Cụ thể việc chia sẻ sáng kiến, trách nhiệm này là như sau : Các nghị sĩ đưa ra sáng kiến nếu có được 5% tổng số dân biểu ủng hộ, khoảng 185 người. Và sáng kiến này còn phải có được sự ủng hộ của 1/10 tổng số cử tri, khoảng 4,5 triệu người. Cải cách này được ghi trong Hiến Pháp năm 2008, nhưng từ đó đến nay, tức là 10 năm qua, trưng cầu dân ý theo phương thức chia sẻ sáng kiến chưa bao giờ được sử dụng ».
Trước khi có cải cách năm 2008, Hiến Pháp của Đệ ngũ cộng hòa Pháp năm 1958 quy định là chỉ có tổng thống mới được quyền cho tổ chức hỏi ý kiến người dân. Báo Le Monde số ra ngày 07/12/2018, trích dẫn website Đời sống chính trị của Nhà nước Pháp (Vie-publique.fr), giải thích Hiến Pháp của Pháp đã có nhiều hình thức hỏi ý kiến người dân.
Trước tiên là trưng cầu dân ý theo sáng kiến của chính phủ hoặc các nghị sĩ. Điều khoản 11 của Hiến Pháp năm 1958 đề cập đến khả năng tổ chức trưng cầu dân ý về « mọi dự luật liên quan đến việc tổ chức các cơ quan công quyền, về việc cho phép phê chuẩn một hiệp ước ». Nhưng sáng kiến này phải do chính phủ hoặc Hạ Viện hoặc Thượng Viện đưa ra.
Đạo luật cơ bản của Pháp, trong điều khoảng 89 cũng đề cập đến việc trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến Pháp, người dân có thể đồng ý hoặc bác bỏ dự thảo sửa đổi Hiến Pháp. Tuy nhiên, đây không phải là cách thức duy nhất, bắt buộc. Thay vì hỏi ý kiến người dân, tổng thống Pháp có thể đưa ra bỏ phiếu tại Quốc Hội lưỡng viện (Hạ Viện và Thượng Viện họp tại lâu đài Versailles).
Năm 1969, tổng thống Charles de Gaulle đã cho tổ chức trưng cầu dân ý về việc thành lập các vùng và cải tổ Thượng Viện. Kết quả là hơn 52% dân Pháp bỏ phiếu chống.
Từ năm 2003, chính quyền các cấp địa phương có thể tổ chức trưng cầu dân ý về những chủ đề trực thuộc thẩm quyền của mình, ví dụ việc lắp đặt hệ thống camera theo dõi…
Một đạo luật năm 2016 cho phép chính quyền địa phương tổ chức hỏi ý kiến người dân về một dự án có tác động đến môi trường. Nhưng khác với trưng dầu dân ý, việc hỏi ý kiến này chỉ có tính chất tham khảo.
Trường hợp Ý và Thụy Sĩ
Nhưng phải đợi đến cuối tháng 11 vừa qua, một số nhóm Áo Vàng mới đưa ra kiến nghị là nếu một dự luật thu thập được 700 ngàn chữ ký – trên một website đặt dưới sự kiểm soát của một tổ chức độc lập – thì trong vòng một năm, cần phải tổ chức trưng cầu dân ý. Dự luật có thể được trình nghị viện để có những sửa đổi bổ sung cần thiết nhưng không có vai trò trong việc đề xuất văn bản.
Về điểm này, giáo sư Dominique Rousseau đưa ra ba câu hỏi cần có giải đáp thỏa đáng.
« Câu hỏi thứ nhất là cần phải có bao nhiêu chữ ký ủng hộ để khởi động trưng câu dân ý ? Rõ ràng là số chữ ký càng thấp thì việc khởi động trưng dân ý càng dễ dàng. Ví dụ tại Ý, chỉ cần 500 ngàn ; Thụy Sĩ là 100 ngàn. Còn ở Pháp, người ta nói đến 700 ngàn. Cũng được. Nhưng tại sao lại không hạ xuống còn 500 ngàn hay nâng lên 1 triệu ? Vấn đề chính ở đây là nếu muốn thường xuyên dùng đến phương thức trưng cầu dân ý thì nên giảm số chữ ký ủng hộ cần thiết. »
Trong cuộc tranh luận này, phe Áo Vàng thường nêu ra trường hợp của Thụy Sĩ và Ý. Theo giải thích của đài truyền hình France 24, liên quan đến Thụy Sĩ, có hai loại trưng cầu dân ý, tham khảo và bắt buộc phải hỏi ý kiến người dân.
Trong trường hợp thứ nhất, người dân đưa ra sáng kiến. Trong vòng 100 ngày kể từ khi một quy định được chính thức ban hành, nếu ý kiến phản đối của người dân thu thập được 50 ngàn chữ ký hoặc có tới 8 chính quyền hàng tổng (canton) chống lại, thì có thể tổ chức trưng cầu dân ý và kết quả chỉ mang tính tham khảo.
Trong trường hợp thứ hai liên quan đến các dự luật do Nghị viện bỏ phiếu, đặc biệt là dự luật sửa đổi Hiến Pháp. Các văn bản này bắt buộc phải có ý kiến của người dân và chỉ có hiệu lực nếu được đa số công dân tán đồng.
Quay trở lại yêu sách thiết lập trưng cầu dân ý theo sáng kiến công dân của phong trào Áo Vàng tại Pháp, giáo sư Rousseau cho rằng, lĩnh vực tham khảo ý kiến người dân là câu hỏi thứ hai cần phải xác định.
« Câu hỏi thứ hai là lĩnh vực đem ra trưng cầu dân ý. Liệu người dân có quyền đem ra trưng cầu dân ý bất kỳ chủ đề nào hay không ? Ví dụ trưng cầu về việc hủy bỏ luật kết hôn của người đồng giới, về xóa bỏ nợ, về việc tái lập thuế đánh vào tài sản lớn, hay việc rút nước Pháp ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu…Hay là nên giới hạn lĩnh vực, chủ đề ? Tại Ý, một số chủ đề không được phép đem ra trưng cầu dân ý, như thuế khóa, ngân sách, việc phê chuẩn các công ước quốc tế…Tóm lại điều quan trọng là phải xác định rõ những lĩnh vực nào được quyền đem ra trưng cầu dân ý ».
Luật pháp của Ý cho phép tổ chức 5 loại trưng cầu dân ý về các vấn đề liên quan đến vùng, lãnh thổ, về quy chế, về Hiến Pháp và về khả năng hủy bỏ các đạo luật. Công dân chỉ có quyền đưa ra sáng kiến trưng cầu dân ý về việc hủy bỏ toàn bộ hay một phần một đạo luật nào đó.
Từ năm 1946 đến nay, nước Ý đã tổ chức 71 cuộc trưng cầu dân ý trong đó có tới 66 cuộc trưng cầu về việc hủy bỏ các văn bản pháp quy.
RIC : Ai kiểm soát, bài toán hóc búa
Cuối cùng, theo giáo sư Rousseau, vấn đề quan trọng nhất là ai có quyền kiểm tra xem các đạo luật mà người dân soạn thảo, tán đồng, có phù hợp với Hiến Pháp hay không, có tôn trọng nhân quyền hay không. Ông giải thích :
« Câu hỏi thứ ba và cũng là câu hỏi khó có trả lời nhất vì nó liên quan đến tính chất mỵ dân, dân túy hay dân chủ của việc tổ chức trưng cầu dân ý theo sáng kiến công dân. Đó là giá trị, ý nghĩa của việc trưng cầu dân ý này là gì ? Đối với các đạo luật mà người dân đề xuất và ủng hộ thông qua trưng cầu dân ý, liệu các thẩm phán của Hội Đồng Bảo Hiến thể thẩm định, xem xét tính hợp hiến và tôn trọng nhân quyền hay không ? Hay là nhân danh các đạo luật do người dân trực tiếp xây dựng và thông qua, không một định chế nào được quyền xem xét, sửa đổi nữa ? Vấn đề này gây rất nhiều tranh luận, bởi vì người ta có thể gặp trường hợp như sau : các đạo luật được thông qua sau cuộc trưng cầu dân ý theo sáng kiến công dân có thể vi phạm các quyền cơ bản của con người, ví dụ trưng dân ý về di dân, về tái lập án tử hình…
Như vậy, nếu chấp nhận phương thức trưng cầu dân ý theo sáng kiến công dân, các đạo luật được thông qua theo cách thức này nhất thiết phải chịu sự kiểm tra và đánh giá xem các văn bản này có tôn trọng các quyền cơ bản của con người hay không, có tôn trọng các giá trị trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 hay không ? Nói tóm lại, trong một nền dân chủ, không thể có Jupiter, vua của các vị thần có quyền quyết định tất cả, không chỉ có phủ tổng thống Điện Elysée, không chỉ có Quốc Hội hay các cuộc biểu tình ở các nút giao thông. Điều quan trọng là trong một nền dân chủ, cần phải có sự kiểm soát để xác định xem các đạo luật có tôn trọng nhân quyền hay không vì nhân quyền là chìa khóa mở cửa của nền dân chủ, cũng giống như mã số điện thoại di động, phải bấm đúng mã số thì điện thoại mới hoạt động ».
Nếu như tổng thống Pháp và chính phủ thủ tướng Edouard Philippe thận trọng đồng ý mở một cuộc tranh luận quốc gia, thì chủ đề này cũng đang gây chia rẽ giới trí thức.
Trả lời câu hỏi « Có nên thành lập trưng cầu dân ý theo sáng kiến công dân hay không ? » của báo Le Figaro (18/12/2018), bà Anne-Marie Le Pourhiet, giáo sư về luật công trường đại học Rennes I, và là phó chủ tịch Hiệp hội luật Hiến Pháp của Pháp khẳng định nên để cho người dân tự quyết định về mình.
Quan điểm này không được ông Olivier Duhamel, chủ tịch Quỹ Khoa học Chính trị Quốc gia tán đồng và đánh giá là « nguy hiểm » : Đó sẽ là một cánh cổng mở ra cho mọi sự giả dối.
Thủ tướng Bỉ từ chức do bất đồng
về Hiệp ước Di trú quốc tế
Thủ tướng Bỉ quyết định từ chức, sau khi đảng Flamand chống Hiệp ước Di trú quốc tế rút khỏi chính phủ.
Tối hôm qua, 18/12/2018, thủ tướng Bỉ Charles Michel thông báo từ nhiệm trước Hạ Viện. Tiếp theo đó, ông Charles Michel đã đến Hoàng cung để chính thức đệ đơn từ chức lên quốc vương Philippe.
Vua Bỉ cho biết tạm thời chưa đưa ra quyết định. Điều này mở ra khả năng cho việc chính phủ hiện tại tiếp tục được duy trì, với một số thẩm quyền hạn chế. Ông Charles Michel có thể vẫn là thủ tướng.
Theo giới quan sát, thủ tướng Charles Michel là nạn nhân của cánh hữu Flamand, đang sử dụng tuyên truyền chống người nhập cư như một phương thức thu hút cử tri trước cuộc bầu cử Quốc Hội. Một loạt bộ trưởng của đảng Liên minh Flamand mới (NVA) từ chức, sau khi chính phủ quyết định phê chuẩn Hiệp ước Di trú quốc tế của Liên Hiệp Quốc hồi tuần trước.
Hiệp ước Di trú quốc tế không mang tính cưỡng chế, được 162 quốc gia chính thức phê chuẩn hôm 10/12/2018, tại Marrakech, Maroc, bị phe chống lên án là cổ vũ cho làn sóng di cư vượt khỏi vòng kiểm soát. Ngày 16/12, hơn 5.000 người đã biểu tình chống Hiệp ước này tại Bruxelles.
Về vụ thủ tướng Bỉ từ chức, thông tín viên Pierre Benazet từ Bruxelles cho biết cụ thể :
« Về mặt hình thức, thủ tướng Bỉ đã từ nhiệm sau một kiến nghị bất tín nhiệm của bốn đảng, gồm hai đảng xã hội và môi trường cánh tả, đảng Flamand và đảng của cộng đồng Pháp ngữ. Nhóm này đã từ chối một giải pháp chuyển tiếp do thủ tướng Charles Michel đề ra, trong thời gian chờ đợi cuộc bầu cử Quốc Hội vào tháng Năm.
Kể từ khi đảng cánh hữu Liên minh Flamand mới (N-VA) – chủ trương Flamand ly khai – rời khỏi liên minh cầm quyền, chính phủ liên bang của Bỉ không còn đủ đa số tại Quốc Hội. Thủ tướng Charles Michel đề nghị các nghị sĩ cho phép ông tiếp tục tại chức cho đến cuộc bầu cử dự kiến vào tháng Năm, diễn ra cùng lúc với bầu cử Nghị Viện Châu Âu, nhưng đề nghị này đã không được chấp nhận.
Diễn biến nói trên cuối cùng chỉ là một hồi tiếp theo của câu chuyện dài nhiều tập, vừa mở ra với quyết định rút khỏi chính phủ của đảng Liên minh Flamand mới. Đảng dân tộc chủ nghĩa Flamand này lên án dữ dội Hiệp ước di cư của Liên Hiệp Quốc, còn gọi là Hiệp ước Marrakech, nhằm quyến rũ cử tri cánh hữu trong cuộc tranh cử Nghị Viện sắp tới.
Tại Bỉ, mọi người hy vọng là cuộc khủng hoảng không chính phủ sẽ không kéo dài đến 541 ngày, như trong thời gian hai năm 2010-2011 ».
Tổng thống Nga Putin cho biết các quốc gia khác
có thể tham gia Hiệp ước INF
Moscow, Nga – Theo tin từ Reuters, vào thứ Ba (18 tháng 12), Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra tuyên bố rằng, các quốc gia khác hoàn toàn có thể tham gia Hiệp ước các lực lượng nguyên tử tầm trung (INF). Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh thỏa thuận INF đang đứng trước nguy cơ bị tan rã sau khi Hoa Kỳ tuyên bố sẽ rút khỏi thỏa thuận vào tháng trước.
Hoa Kỳ đã đưa ra cho Nga một tối hậu thư rằng trong vòng 60 ngày, Nga phải làm rõ những cáo buộc của Hoa Kỳ về việc nước này vi phạm Hiệp ước INF. Trong khi đó, Nga phủ nhận việc vi phạm hiệp ước và cáo buộc Hoa Kỳ vi phạm. Cả hai nước đều lưu ý rằng, các quốc gia khác vẫn có thể tự do phát triển vũ khí bị cấm trong Hiệp Ước INF, và Hoa Kỳ đặc biệt đặt ra mối lo lắng về Trung Cộng.
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton khuyến cáo Nga rằng, hỏa tiễn của Trung Cộng có khả năng tấn công vào lãnh thổ của Nga.
Hôm thứ Ba, Tổng thống Putin cũng nói rằng, Nga có thể dễ dàng chế tạo và khai triển các hỏa tiễn tầm trung trên đất liền nếu Hoa Kỳ từ bỏ hiệp ước. Mặc dù Tổng Thống Putin phủ nhận rằng đất nước của ông vi phạm Hiệp Ước INF, nhưng ông cho biết Nga đã phát triển các hỏa tiễn hành trình trên không và trên biển mạnh mẽ và có thể dễ dàng tung ra các hỏa tiễn đất liền nếu Washington rời khỏi hiệp ước. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-nga-putin-cho-biet-cac-quoc-gia-khac-co-the-tham-gia-hiep-uoc-inf/
Nga xây dựng các doanh trại mới
trên các đảo đang tranh chấp
Moscow, Nga – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Hai (17 tháng 12), Nga cho biết họ đã xây dựng doanh trại mới cho quân đội trên một chuỗi đảo đang bị tranh chấp gần Nhật Bản và sẽ xây dựng thêm cơ sở cho các xe thiết giáp. Việc này đã kích động sự phản đối về mặt ngoại giao từ Tokyo.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, họ đã đưa ra kế hoạch chuyển quân vào 4 khu nhà tại hai trong số bốn hòn đảo đang tranh chấp vào tuần tới. Các đảo này được gọi là Southern Kurils ở Nga và Northern Territories ở Nhật Bản.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết 3,500 lính Nga được bố trí trên hai hòn đảo lớn hơn trong quá trình xây dựng quân sự đang diễn ra.
Thông tin này được đưa ra sau khi Điện Kremlin cho biết Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể sẽ tới Nga vào ngày 21 tháng 1 tới, trong bối cảnh hai nước tăng cường nỗ lực xoa dịu tranh chấp lãnh thổ đã khiến họ không thể ký hiệp ước hòa bình trong Thế chiến thứ hai.
Khi trả lời họp báo tại Tokyo, Ngoại trưởng Taro Kono cho biết Nhật Bản sẽ phản đối hành động này. Phía Nhật Bản cho biết vào tháng Bảy, họ đã yêu cầu Nga cắt giảm hoạt động quân sự trên các đảo. Moscow đã bác bỏ lời yêu cầu này, và cho rằng hành động ngoại giao phô trương này không có ích vào thời điểm đó.
Các lực lượng Liên Xô đã chiếm giữ bốn hòn đảo này vào cuối Thế chiến thứ hai. Hiện Moscow và Tokyo đều tuyên bố chủ quyền đối với các đảo này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nga-xay-dung-cac-doanh-trai-moi-tren-cac-dao-dang-tranh-chap/
Tên lửa tầm trung : Nga sẵn sàng
đàm phán lại theo yêu cầu của Mỹ
Hồ sơ tên lửa tầm trung trên bộ Mỹ-Nga có thể mang đầu đạn hạt nhân, đang bế tắc từ nhiều tháng nay, có một bước ngoặt mới. Hôm qua, 18/12/2018, tổng thống Nga cho biết sẵn sàng đàm phán lại hiệp ước tên lửa tầm trung INF, để mở rộng cho một số quốc gia khác tham gia. Đây chính điều Washington đề nghị từ nhiều tháng nay. Dù không chỉ đích danh, Trung Quốc là nước mà Matxcơva nhắm đến.
Theo AFP, trong phát biểu hôm qua về khả năng Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước INF, trong một cuộc họp với các tướng lĩnh bộ Quốc Phòng, tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận « việc thực thi hiệp ước hiện nay thực sự có nhiều khó khăn », bởi « một số quốc gia khác sở hữu tên lửa tầm trung không tham gia ».
Ông Putin đặt câu hỏi : « Điều gì ngăn cản chúng ta khởi động các thương lượng để tham gia vào hiệp ước hiện nay, hoặc bắt đầu các thương lượng cho một hiệp ước mới ? ». Đây là lần đầu tiên tổng thống Nga thông báo chi tiết quan điểm của ông về hồ sơ INF.
Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệp ước INF, cho dù có bị một số chỉ trích, nhưng vẫn đóng một vai trò duy trì ổn định trong bối cảnh hiện nay, khuyến khích các bên kiềm chế. Trả lời AFP, chuyên gia quân sự Nga Vassili Kachine nhận định là Matxcơva muốn ở lại trong hiệp ước này, để tránh rơi vào một cuộc chạy đua vũ trang mới với Mỹ.
Nguyên thủ Nga cũng cảnh báo, trong trường hợp không có thỏa thuận, Matxcơva sẽ phát triển hai loại tên lửa tầm trung Kalibr (của hải quân) và Kh-101 (của không quân) thành hỏa tiễn có thể
Đầu tháng 12/2018, Washington gia hạn cho Matxcơva 60 ngày để tuân thủ INF, nếu không Mỹ sẽ đơn phương rút. Trên thực tế, Mỹ muốn thông qua Nga để gây áp lực thúc Trung Quốc tham gia một hiệp ước INF mới.
Đọc thêm : Mỹ dọa rời INF để thúc Bắc Kinh tham gia Hiệp ước hỏa tiễn tầm trung
Theo một số nguồn tin quân sự, nếu Bắc Kinh tham gia INF, thì 95 % số hỏa tiễn của Trung Quốc vi phạm hiệp định. Các hỏa tiễn tầm trung trên bộ của Trung Quốc, có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km (IRBM), đang đe dọa các căn cứ quân sự Mỹ, cũng như nhiều quốc gia đồng minh ở châu Á.
Một chuyên gia quân sự Nga khác, ông Alexandre Golts, không tin là Bắc Kinh sẽ tham gia INF, vì điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc phải hủy bỏ hơn 90% số vũ khí hạt nhân hiện nay.
Hôm 20/10, tổng thống Mỹ Donald Trump nói rõ là một hiệp ước tên lửa tầm trung có giá trị với thế giới, trong hoàn cảnh hiện nay (ngoài việc Nga cần tuân thủ nghiêm túc), nhất định phải có sự tham gia của Trung Quốc và một số quốc gia khác. Nhưng trong chuyến đi Nga sau đó, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã không thuyết phục được điện Kremlin.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181219-ten-lua-tam-trung-nga-san-sang-dam-phan-lai-theo-yeu-cau-cua-my
Afghanistan ngừng bắn là tâm điểm đàm phán
giữa Hoa Kỳ và Taliban
Kabul, Afghanistan – Hãng Reuters dẫn lời các nguồn tin Taliban cho biết, cuộc thảo luận giữa các viên chức Hoa Kỳ và Taliban, nhằm sắp xếp đàm phán hòa bình ở Afghanistan, đã bước sang ngày đám phán thứ hai; và hai phía đã thảo luận kế hoạch về một lệnh ngừng bắn trong vòng 6 tháng ở Afghanistan, cũng như kế hoạch rút các binh lính ngoại quốc trong tương lai.
Theo hãng tin Reuters, cuộc họp kéo dài ba ngày tại Abu Dhabi là lần thứ ba đặc phái viên hòa bình của Hoa Kỳ Zalmay Khalilzad gặp gỡ các đại diện Taliban, khi mà những nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc chiến kéo dài 17 năm đã và đang được tăng cường trong năm nay.
Vào hôm thứ Hai (17 tháng 12), một phái đoàn Taliban đã gặp các viên chức từ Saudi Arabia, Pakistan và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) trước cuộc gặp với ông Khalilzad, người được chỉ định giám sát nỗ lực hòa giải của Washington hồi tháng Chín.
Các viên chức ẩn danh của Taliban cho biết, phái đoàn Hoa Kỳ đang hối thúc một thỏa thuận ngừng bắn trong vòng 6 tháng, cũng như thỏa thuận về việc bổ nhiệm các đại diện Taliban cho một chính phủ lâm thời trong tương lai.
Các viên chức cho biết phía Taliban, vốn đang chiến đấu để đẩy lùi các lực lượng nước ngoài ra khỏi Afghanistan và tái áp dụng phiên bản luật Hồi giáo nghiêm ngặt của họ, đã phản đối lệnh ngừng bắn vì họ cảm thấy việc này sẽ gây thiệt hại cho mục đích của họ, cũng như sẽ có lợi cho các lực lượng của Hoa Kỳ và Afghanistan.
Một viên chức cao cấp của Taliban cho biết, nếu ba quốc gia – Arab Saudi, UAE và Pakistan – trở thành các bên bảo lãnh, và Hoa Kỳ bổ nhiệm người đứng đầu một chính phủ lâm thời tại Afghanistan do họ đề cử, thì Taliban có thể sẽ xem xét lại về việc ngừng bắn. (Mộc Miên)
Trung Quốc để mắt tới Bắc Cực
John SimpsonWorld Affairs Editor
Là nền kinh tế giàu thứ hai trên thế giới, các doanh nhân và chính trị gia của Trung Quốc có mặt ở khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên, bây giờ, Trung Quốc đang rất quan tâm đến một phần rất khác của thế giới: Bắc Cực.
Trung Quốc đã bắt đầu tự xưng là một cường quốc “gần Bắc Cực”, mặc dù Bắc Kinh nằm cách Vòng Bắc Cực gần 3.000 km.
Trung Quốc đã mua hoặc thuê một số tàu phá băng – bao gồm cả các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân – để tạo ra các tuyến đường chuyên chở hàng hóa xuyên qua vùng băng giá Bắc Cực.
Tàu ngầm Nga xuống lòng Bắc Cực làm gì?
Xa lộ Bắc Cực: con lộ kinh khủng nhất thế giới
Và Trung Quốc hiện đang quan tâm tới Greenland như một căn cứ hữu ích trên con đường tơ lụa tại Bắc Cực.
Greenland hiện là một vùng đất tự trị, mặc dù trên danh nghĩa vẫn nằm trong sự kiểm soát của Đan Mạch.
Vùng đất này về mặt chiến lược rất quan trọng đối với Hoa Kỳ, nơi duy trì một căn cứ quân sự rộng lớn tại Thule, ở phía bắc. Cả người Đan Mạch và người Mỹ đều lo lắng sâu sắc rằng Trung Quốc sẽ để mắt đến Greenland.
Nơi dân cư thưa thớt nhất trên Trái đất
Quý vị phải đến đó mới hình dung được Greenland rộng lớn như thế nào.
Đây là lãnh thổ lớn thứ 12 trên thế giới, lớn gấp 10 lần Vương quốc Anh: hai triệu km2 đá và băng.
Tuy nhiên, dân số của nó rất nhỏ, chỉ 56.000 – gần bằng số dân một thị trấn ở Anh.
Do đó, Greenland là lãnh thổ có mật độ dân số ít nhất trên Trái đất. Khoảng 88% người dân là người Inuit; hầu hết những người còn lại là người Đan Mạch, tổ tiên của họ bắt đầu tới xâm chiếm vùng đất này từ 1.000 năm trước. Người Inuit đến đây nhiều thế kỷ sau đó.
Trong những năm qua, cả người Mỹ và người Đan Mạch đều không bỏ nhiều tiền vào Greenland và Nuuk, thủ đô của nước này. Do đó có vẻ Nuuk khá nghèo nàn.
Mỗi ngày, một số lượng nhỏ người tập trung tại trung tâm để bán những thứ có thể giúp mang lại một chút tiền mặt: quần áo bỏ đi, sách học cho trẻ em, bánh tự làm, cá khô, sừng tuần lộc được chạm khắc. Một số người cũng bán những con vịt lớn King Eider đẫm máu, vốn là thứ người Inuits được phép săn bắn nhưng không được bán để kiếm lời.
Sức mạnh của không quân Trung Quốc
Hiện tại bạn chỉ có thể bay đến Nuuk trên những chiếc máy bay cánh quạt nhỏ. Tuy nhiên, trong bốn năm tới, việc này sẽ thay đổi một cách ngoạn mục.
Chính phủ Greenland đã quyết định xây dựng ba sân bay quốc tế lớn có khả năng đón các máy bay chở khách lớn.
Trung Quốc đang đấu thầu các hợp đồng.
Sẽ có áp lực từ người Đan Mạch và người Mỹ để đảm bảo rằng giá thầu Trung Quốc không thành công, nhưng điều đó sẽ không ngăn cản sự tham gia của Trung Quốc vào Greenland.
Thật thú vị, tôi thấy rằng ý kiến về người Trung Quốc có xu hướng phân chia theo từng nhóm dân tộc.
Người Đan Mạch lo lắng về Trung Quốc, trong khi người Inuits nghĩ rằng đó là một ý tưởng tốt.
Thủ tướng Greenland và bộ trưởng ngoại giao đã từ chối nói với chúng tôi về thái độ của chính phủ đối với Trung Quốc, nhưng một cựu thủ tướng, ông Kuupik Kleist, nói với chúng tôi rằng ông nghĩ điều đó sẽ tốt cho Greenland.
Nhưng người phát ngôn đối ngoại của đảng chính Venstre trong chính phủ liên minh Đan Mạch, ông Michael Aastrup Jensen, đã thẳng thắn nói về sự can dự của Trung Quốc vào Greenland.
“Chúng tôi không muốn một chế độ độc tài cộng sản trong sân nhà mình,” ông nói.
Sự giàu có được mong đợi
Kỹ thuật bán hàng của Trung Quốc tại các quốc gia nơi các công ty Trung Quốc hoạt động là cung cấp loại cơ sở hạ tầng mà nước đó đang rất cần: sân bay, đường xá, nước sạch.
Các cường quốc phương Tây từng đô hộ nhiều nước trong số đó, lại thường không nhảy vào trợ giúp. Do đó hầu hết các nước này thường chỉ biết ơn viện trợ của Trung Quốc.
Nhưng điều này có giá của nó.
Trung Quốc được tiếp cận với các nguyên liệu thô của mỗi quốc gia – khoáng sản, kim loại, gỗ, nhiên liệu, thực phẩm. Tuy nhiên, điều này thường không có nghĩa là cung cấp việc làm lâu dài cho người dân địa phương. Một số lượng lớn người Trung Quốc thường được đưa vào để làm việc.
Nước này nối tiếp nước kia phát hiện ra rằng đầu tư của Trung Quốc giúp nền kinh tế Trung Quốc nhiều hơn là giúp họ. Và ở một số nơi – Nam Phi là một trong số đó – bắt đầu phàn nàn rằng sự tham gia của Trung Quốc có xu hướng mang lại tham nhũng lớn hơn.
Nhưng ở Nuuk thật khó để khiến mọi người tập trung vào những cuộc tranh luận như thế này.
Những gì được tính toán trong lãnh thổ rộng lớn, trống rỗng, nghèo nàn này là suy nghĩ rằng số tiền lớn có thể đang trên đường tới đây. Ông Kuupik Kleist đưa ra lập luận đơn giản nhất.
“Chúng tôi cần nó, bạn thấy đấy, ” ông nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46615722
Trung Quốc sau 40 năm Cải cách
‘muốn mua hết giám sát hết’
Nguyễn Quang DuyGửi đến Diễn đàn BBC từ Melbourne, Australia
Nếu Karl Marx còn sống không biết ông giải thích và đánh giá thế nào về nhà nước cộng sản sau 40 năm Cải cách và Mở cửa.
Vài nét chính dưới đây giúp ta nhận diện nhà nước Trung Quốc ngày nay.
Giàu nhưng đầy rủi ro
Tất cả con người, nguồn vốn, đất đai, tài nguyên, kỹ thuật đều thuộc về nhà nước và đều được tận dụng chuyển thành tài sản tích lũy trong các ngân hàng nhà nước.
Riêng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tài sản tích lũy đã nhiều hơn bất cứ ngân khố nào có được trong lịch sử thế giới, dự trữ ngoại tệ có lúc lên đến 4.000 tỷ Mỹ kim.
Chính quyền địa phương, công ty và cá nhân bị buộc phải gửi vào ‘tứ đại ngân hàng’ thương mại nhà nước, được vay lại theo chiến lược nhà nước đưa ra và theo những quan hệ về chính trị.
Theo ước tính của S&P Global Intelligence, vào cuối năm 2017 tổng tài sản bốn ngân hàng thương mại đã lên tới 13.630 tỷ Mỹ kim.
Ngân hàng quốc tế tham gia thị trường tài chính đều bị Bắc Kinh tìm mọi cách ngăn chặn nên rất ít cạnh tranh lành mạnh trong khu vực tài chính tại Trung Quốc.
Nhu cầu vay mượn lại cao nên một hệ thống ngân hàng “ngầm” ước tính lên đến 20.000 tỷ Mỹ kim đã hình thành. Không ai biết ai nợ ai và nợ bao nhiêu. Chỉ khi doanh nghiệp phá sản thì mọi thứ mới bắt đầu lòi ra.
Nhà nước không kiểm soát được và điều đáng nói là ngay các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương cũng sử dụng hệ thống ngân hàng “ngầm” này.
Theo tường trình của S&P Global công bố vào tháng 10/2018, nợ xấu do các chính quyền địa phương tạo ra đã lên tới ít nhất 5.800 tỷ Mỹ kim.
Hầu hết các dịch vụ công cộng khác như điện, nước, y tế, giáo dục, giao thông, cảng, phi trường… mặc dù hoạt động không mang lại hiệu quả, đầy tham nhũng và phải bù lỗ nhưng vẫn thuộc về nhà nước.
Sau 40 năm, Trung Quốc được Mỹ và thế giới đón nhận một cách khá cởi mở nhưng cánh cửa nước này vẫn đóng kín, vì nếu mở ra sẽ phải cải cách, sẽ phải dẫn đến thay đổi thể chế.
Tư bản đông nhất thế giới
Theo tường trình tài sản của hãng Hurun công bố ngày 10/10/2018, Trung Quốc hiện có 795 tỷ phú, trong khi Mỹ chỉ có 535 tỷ phú.
Trong năm 2017, mỗi tuần lễ Trung Quốc có thêm 2 tỷ phú.
Tỷ phú Trung Quốc giàu lên tới mức chóng mặt
Làm sao để trở thành tỷ phú nghìn tỷ
Hơn 1.000 người khác có từ trên 2 tỷ Nhân dân tệ (chừng 300 triệu Mỹ kim) đến dưới 1 tỷ Mỹ kim.
Các nhà tư bản này không chỉ thông đồng, móc ngoặc với các quan chức trong chính quyền để tìm kiếm đặc quyền và đặc lợi phục vụ lợi ích cá nhân.
Họ là các đảng viên cộng sản gắn bó với chiến lược mà đảng Cộng sản Trung Quốc đang đeo đuổi.
Jack Ma nhà tỷ phú giàu nhất, khi công bố nghỉ hưu vài tháng trước đã bị báo chí tiết lộ là gia nhập đảng từ những năm 1980.
Pony Ma nhà tỷ phú giàu thứ nhì đã từng là đại biểu của thành phố Thâm Quyến và Đại biểu Quốc hội Trung Quốc khóa XII.
Nhậm Chính Phi, là cha của bà Mạnh Vãn Chu vừa bị tạm giữ tại Canada, từng là lãnh đạo quân đội và đã được bầu là đại biểu Quân Giải phóng tham dự Đại hội Đảng Toàn quốc vào năm 1982.
Ông là sáng lập và hiện là tổng giám đốc tập đoàn Huawei, với doanh thu đạt gần 92 tỷ Mỹ kim, một nửa là từ các dịch vụ quốc tế.
Ông được biết chỉ giữ 1,42 % cổ phần của Huawei và theo ước tính tài sản của ông chỉ có 3,2 tỷ Mỹ kim, không nằm trong danh sách 100 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc do Hurun công bố. Nhiều người không tin điều này.
Mức độ giàu có của tầng lớp tư bản cộng sản theo các tường trình kể trên chỉ là mặt nổi của tảng băng chìm đầy tham nhũng và hoạt động theo chiến lược nhà nước.
Huawei hình mẫu chiến lược
Cuối thập niên 1980, Bắc Kinh đưa ra chiến lược phát triển viễn thông gồm nhập cảng thiết bị, liên doanh nhà nước và thúc đẩy nghiên cứu phát triển.
TQ: Công viên giải trí Thần Nông ủng hộ Huawei
Huawei: TQ nổi giận vụ Mạnh Vãn Chu bị bắt
Vì sao Huawei khiến nhiều nước lo ngại
Nhà nước bảo trợ việc nghiên cứu phát triển, bảo vệ thị trường nội địa và bảo hộ việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Năm 1988, Huawei công bố thành lập với số vốn chừng 5.000 Mỹ kim, khởi đầu công ty chỉ nhập cảng trang thiết bị viễn thông, nhưng sau 5 năm đã đưa ra thị trường tổng đài điều khiển bằng điện toán đầu tiên.
Theo Tạp chí Kinh tế Viễn Đông công ty được nhà nước cho vay 8,5 triệu Mỹ kim, được quân đội trợ giúp nghiên cứu kỹ thuật và nhận hợp đồng cung cấp mạng viễn thông cho quân đội.
Huawei chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc bằng cách xây dựng liên doanh với các cơ quan viễn thông nhà nước và chia cổ phần cho giới chức lãnh đạo địa phương.
Năm 1994, Nhậm Chính Phi gặp Giang Trạch Dân để bàn về vai trò kỹ nghệ thiết kế tổng đài và sau đó Huawei trở thành công ty cung cấp cho cả chính phủ lẫn quân đội.
Huawei từng bước mở ra thị trường ngoại quốc tới những quốc gia đang cần có thiết bị viễn thông và qua con đường ngoại giao giúp vay mượn hay tạo liên doanh.
Chỉ riêng năm 2004, Huawei đã sử dụng 10 tỷ Mỹ kim tín dụng của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và 600 triệu Mỹ kim từ Ngân hàng Xuất Nhập cảng Trung Quốc để gia tăng ảnh hưởng quốc tế. Các khoản vay sau đó lên tới 30 tỷ Mỹ kim và có thể đã cao hơn.
Huawei còn đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng Vạn lý Tường lửa và theo dõi người dùng internet khắp Trung Quốc.
Chủ tịch Huawei từ năm 1999 đến nay là bà Tôn Á Phương người thuộc Bộ An ninh Nhà nước, cơ quan tình báo Trung Quốc.
Năm 2007 chính phủ Mỹ giới hạn việc cấp visa vào Mỹ cho Nhậm Chính Phi và nhân viên Huawei.
Tháng 10/2012, Quốc hội Mỹ công bố báo cáo liên quan đến các hoạt động gián điệp của Huawei đe dọa đến an ninh nước Mỹ và cấm các cơ quan chính phủ cùng quân đội sử dụng các sản phẩm Huawei.
Hiện nay, Mỹ, Úc, Tân Tây Lan, Ấn Độ, Anh, Nhật, Đức, Pháp, và nhiều quốc gia khác tìm cách ngăn chặn Huawei cung cấp thiết bị mạng 5G, vì Trung Quốc có thể dùng mạng 5G để thực hiện những cuộc tấn công mạng hay đánh cắp thông tin của chính phủ và của dân chúng.
Kiểm soát tư tưởng và giám sát công dân
Trung Quốc công khai kiểm soát internet, thu thập và lưu trữ thông tin về người dùng mạng xã hội, nhiều người bị điều tra hay bị bắt chỉ vì việc bất đồng chính kiến trên không gian mạng.
Theo trang BBC, Trung Quốc còn đang xây dựng hệ thống camera giám sát toàn quốc với 170 triệu camera sử dụng trí thông minh nhân tạo nhận dạng đã được lắp đặt và sẽ tiếp tục lắp thêm 400 triệu camera khác.
Nhà báo John Sudworth của BBC đã bị hệ thống camera thành phố Quý Dương phát hiện trong vòng 7 phút.
Theo Chương Trình ABC của Úc, Trung Quốc đã lắp đặt hơn 200 triệu camera giám sát với 10 triệu người bị liệt vào danh sách đen, không chỉ bản thân họ mà cả đến người nhà và con cái của họ hiện đang bị theo dõi.
Trung Quốc cho thử nghiệm “Thẻ tính điểm tín nhiệm xã hội” nhằm phân loại công dân và phân biệt đối xử công dân theo mức điểm trong đó có sự trung thành với chế độ.
Nhiều nước trên thế giới cũng sử dụng camera nhưng chỉ kiểm soát an ninh, còn Trung Quốc dùng để giám sát công dân, hai mục đích hoàn toàn khác nhau.
Lại cũng Huawei
Mạng xã hội vừa lan truyền một bản danh sách 100 khách hàng thuộc công an, cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước, đang sử dụng hệ thống camera của Huawei.
Một số thông tin khác cho thấy Huawei đang xây dựng hệ thống camera giám sát trên 30 thành phố Trung Quốc. Mục tiêu của Huawei là trở thành “trung tâm thần kinh” cho các thành phố và cho toàn quốc.
Theo tờ Philippine Daily Inquirer, trong cuộc thảo luận về ngân sách 2019 của Quốc hội Philippines, ngày 12/12/2018, nghị sĩ Ralph Recto cho biết dự án “hệ thống giám sát video” với 12.000 camera do Huawei đang xây dựng tại khu đô thị Manila và thành phố Davao, có thể đặt “mối đe dọa an ninh” cho Philippines.
Với sự hợp tác của các Tập đoàn như Huawei, Baidu, Alibaba, Tencent,… công an Trung Quốc có khả năng đã lưu trữ nhiều dữ liệu của nhiều người trên thế giới.
Nếu Huawei mở rộng mạng 5G toàn cầu thì khả năng Trung Quốc giám sát thế giới không thể nào tránh khỏi.
Made in China 2025
Chiến lược của Trung Quốc là đến năm 2025 sẽ điện toán hóa và tự động hóa mọi ngành kỹ nghệ sản xuất.
Mạng 5G giữ vai trò chiến lược trong sản xuất xe không người lái, điện thoại, hàng không, các chuỗi dây chuyền sản xuất tự động hóa… vì thế vai trò của Huawei vô cùng quan trọng.
Việc Mỹ và các nước giới hạn khả năng công ty này phát triển mạng 5G trên toàn thế giới là để tránh việc Bắc Kinh dùng mạng 5G kiểm soát toàn cầu.
Vành đai và Con đường
Tập Cận Bình cam kết chi 124 tỷ Mỹ kim cho các dự án đầu tư hạ tầng cơ sở như đường sắt, cảng biển, cầu đường, bao trùm 65 quốc gia.
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cho biết họ dành riêng 890 tỷ Mỹ kim cho hơn 900 dự án và Ngân hàng Xuất Nhập cảng Trung Quốc tuyên bố cấp vốn cho hơn 1.000 dự án khác.
Chiến lược này mang mục đích chính trị, các dự án thường không mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia sở tại, nhiều dự án đã nhanh chóng vượt giá ban đầu, gây thua lỗ hay không hoạt động, đưa nhiều nước vào “bẫy nợ” của Trung Quốc.
Tỷ phú là gián điệp
Trong phiên họp Hạ Viện Úc, ngày 22/5/2018, Chủ tịch Ủy ban Hỗn hợp Lưỡng viện Quốc Hội về An ninh và Tình báo, dân biểu Andrew Hastie cho biết FBI, Mỹ, tiết lộ tỷ phú Chau Chak-Wing là một gián điệp Trung Quốc mang bí danh “CC-3”.
Giảm Đặng tăng Mao đề cao ý Tập
Những khu trại bí ẩn của Trung Quốc
Cả đoàn ‘theo chân bác Tập’ đến York ăn cá rán
Ông là thành viên trong Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung Quốc một tổ chức do đảng Cộng sản lập ra giữ vai trò cố vấn Tập Cận Bình.
Theo Chương trình ABC, trong vòng 10 năm 2006-16, tỷ phú Chau đã có ít nhất 36 lần đóng góp cho 3 đảng chính trị với số tiền lên đến trên 4 triệu Úc kim để ảnh hưởng chính trị Úc.
Ông Chau là chủ nhân của một tờ báo đang phát hành tại Trung Quốc có phụ bản tại Úc, chuyên tuyên truyền cho đảng Cộng sản và định hướng cộng đồng người Hoa tại Úc.
Ông Chau còn đóng góp 20 triệu Úc kim xây tặng Đại học Kỹ thuật Sydney (UTS) tòa nhà mang tên ông và 5 triệu Úc kim cho việc nghiên cứu.
Việc ông làm có thể là để mua chuộc giới khoa bảng, chuyển giao các công trình nghiên cứu về không gian, trí tuệ nhân tạo và khoa học máy tính của Úc cho Trung Quốc, một hình thức khác của gián điệp công nghệ.
Trung Quốc đi về đâu?
40 năm trước, ngày 18/12/1978 Đảng Cộng sản quyết định cải cách và “mở cửa” tạo cơ hội làm giàu cho nhà nước Trung Quốc và cho một thiểu số gắn bó với quyền lực chính trị.
Đến nay, Trung Quốc vẫn là nước nghèo, kiệt quệ tài nguyên, môi trường ô nhiễm, đa số dân chúng vẫn nghèo.
Tài sản quốc gia và khoa học kỹ thuật thay vì để phục vụ con người, lại được dùng giám sát công dân với ý đồ kiểm soát toàn xã hội.
Thay vì mở cửa học hỏi, áp dụng tư tưởng tự do, Trung Quốc lại tự khép mình trong tư tưởng cộng sản và bằng mọi thủ đoạn gây ảnh hưởng chính trị, đe dọa hòa bình và dân chủ toàn thế giới.
Lịch sử đang bắt đầu sang trang chiến tranh thương mãi đã bùng nổ, chiến tranh công nghệ đã khai diễn, cuộc chiến phải có người thắng kẻ thua đã được khai hỏa.
Thế giới đang chuyển động, và để Trung Hoa được tự do, để Việt Nam được tự do, thì cần xóa bỏ mọi tàn tích ý thức hệ cộng sản, hòa nhập cùng văn minh, tiến bộ của nhân loại và chia sẻ thịnh vượng chung cùng nhân loại.
Bài viết thể hiện quan điểm của ông Nguyễn Quang Duy từ Melbourne, Úc. BBC sẽ tiếp tục đăng các bài về 40 năm Cải cách ở Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46619472
Tập Cận Bình: ‘Không ai có thể ra lệnh cho TQ’
Chủ tịch Trung Quốc cam kết thúc đẩy “cải cách và mở cửa” của đất nước nhưng cảnh báo không ai có thể “ra lệnh” cho Trung Quốc.
“Không ai có thể ra lệnh cho người dân Trung Quốc nên hay không nên làm gì”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay phát biểu trong lễ kỷ niệm 40 năm Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách và mở cửa tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, theo AFP.
Chủ tịch Trung Quốc cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy cải cách kinh tế được khởi xướng tháng 12/1978 dưới thời Đặng Tiểu Bình. “Chúng ta kiên quyết cải cách những gì nên và có thể thay đổi, chúng ta kiên quyết không cải cách những gì không nên và không thể thay đổi”, ông Tập nói.
Ông Tập nhấn mạnh Trung Quốc sẽ cải cách nhiều hơn nhưng không nêu cụ thể. Mỹ và châu Âu từ lâu phàn nàn về những trở ngại còn sót lại khi thâm nhập thị trường khổng lồ Trung Quốc, trong khi các công ty Trung Quốc được hưởng lợi từ các nền kinh tế mở cửa của phương Tây.
Công cuộc cải cách đã giúp hơn 800 triệu người Trung Quốc thoát đói nghèo và đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc nắm giữ khoảng 10% tài sản toàn cầu và hiện có 600 tỷ phú, cao hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng cũng kéo theo những hệ quả. Trung Quốc là nước gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất thế giới. Chênh lệch lớn về thu nhập dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với những món nợ lớn và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Theo số liệu chính thức, tốc độ tăng trưởng năm 2017 của Trung Quốc là 6,9% và dự kiến là 6,5% trong năm nay.
Ngoài vấn đề kinh tế, ông Tập cũng nhấn mạnh hệ thống đơn đảng ở Trung Quốc sẽ không thay đổi. “Biểu ngữ vĩ đại của chủ nghĩa xã hội luôn luôn bay cao trên đất Trung Quốc. Sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc là đặc điểm then chốt nhất và cũng là lợi thế lớn nhất của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh.
Những tuyên bố trên được ông Tập đưa ra khi Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng về thương mại và ngoại giao từ Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 6 phát động chiến tranh thương mại khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới gặp nhiều khó khăn. Trump và ông Tập thỏa thuận “đình chiến” 90 ngày để đàm phán. Tuy nhiên, việc Mỹ yêu cầu
Canada bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu, con gái người sáng lập tập đoàn công nghệ khổng lồ Trung Quốc, khiến nhiều người hoài nghi về kết quả đàm phán giữa hai bên.
http://biendong.net/bien-dong/25360-tap-can-binh-khong-ai-co-the-ra-lenh-cho-tq.html
Hành xử của TQ
khiến “bồ câu” Mỹ cũng hóa “diều hâu”
Khi Bắc Kinh phải đối mặt với cuộc chiến từ các “diều hâu” ở Washington, nước này cũng dần mất đi sự ủng hộ từ những người ôn hòa.
Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đã thay đổi thái độ của Mỹ
Thái độ không hài lòng với chính sách hiếu chiến của Bắc Kinh đã tăng lên, vượt ra ngoài lĩnh vực thương mại và đầu tư, sang những lĩnh vực chiến lược và chính trị rộng lớn hơn, mặc dù có sự chia rẽ về phương pháp tiếp cận cụ thể mà chính quyền Tổng thống Trump lựa chọn dành cho Bắc Kinh.
Các nhà cựu ngoại giao và quan chức, những người đã làm việc lâu năm với Trung Quốc đang thay đổi thái độ trong bối cảnh một câu hỏi được đặt ra ngày càng thường xuyên ở Washington: liệu quan hệ với Trung Quốc đã thất bại?
Việc thay đổi này có nhiều nguyên nhân, một số dựa trên các quan ngại về an ninh, một số là do việc tiếp cận thông tin khắt khe của Trung Quốc.
Mối nghi ngại đối với Bắc Kinh này đã định hình bầu không khí của Washington tại thời điểm sống còn trong quan hệ 2 nước, khi 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu lệnh hòa hoãn 90 ngày để đàm phán kết thúc chiến tranh thương mại.
Nhiều nhà quan sát đã bi quan về thời hạn và kết quả của cuộc gặp, ngay cả trước khi sự việc bắt giữ Giám đốc tài chính CFO Mạnh Vãn Chu của Huawei làm tình hình thêm phức tạp.
Trung Quốc đang tự chuốc lấy điều này. Wasington không phải là người khơi mào, Robert Daly, Giám đốc Viện Kissinger nói.
Daly, một nhà ngoại giao Mỹ đã ở Bắc Kinh từ cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, hiện tại vẫn nghiên cứu quan hệ Mỹ-Trung với tư cách là một nhà bình luận và giảng viên đại học ở cả hai nước.
Ông Daly cho rằng, một loạt các quyết sách của Trung Quốc trong những năm gần đây đã thay đổi thái độ ở Washington, bao gồm hành xử ở Biển Đông, cuộc chiến ý thức hệ chống lại các giá trị phương Tây.
Trong đó, điều làm thay đổi thái độ của Mỹ đối với Trung Quốc về cơ bản có lẽ là Biển Đông, ông nói. Không phải chỉ vì Bắc Kinh đã xây dựng và cải tạo trái phép các đảo, đá mà hành động của Trung Quốc khiến người Mỹ nhận ra rằng điều này đã vượt qua giới hạn.
Bắc Kinh đã bao biện cho hành động này là “bảo vệ quyền lợi hợp pháp” ở Biển Đông, bao gồm việc cải tạo trái phép các đảo và xây dựng các công trình quân sự từ năm 2013.
Năm 2016, Tòa Trọng tài quốc tế tại The Hague, Hà Lan đã xác nhận rằng tuyên bố về Đường 9 đoạn của Trung Quốc là không có cơ sở. Tuy nhiên, Bắc Kinh bác bỏ phán quyết, một quan chức cấp cao còn cho rằng, phán quyết này không hơn gì “một mảnh giấy”.
Sai lầm ở Đại hội Đảng 19
Thái độ tiêu cực này được tiếp tục đẩy lên với việc Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19 tổ chức hồi tháng 10 năm ngoái và việc Trung Quốc sửa đổi hiến pháp cho phép giữ chức Chủ tịch nước quá 2 nhiệm kỳ.
Với một số chuyên gia về Trung Quốc người Mỹ, những người vốn giữ quan điểm trung dung, kiên nhẫn về Trung Quốc, bài phát biểu tại Đại hội Đảng Trung Quốc 19 đã khiến họ thay đổi thái độ, ông Daly nói.
Những người này bao gồm cả một số chuyên gia cao cấp của Mỹ, ông Daly nói thêm nhưng không nêu tên cụ thể.
Daly không phải là người duy nhất theo dõi chặt chẽ cuộc họp của Đảng Cộng sản năm ngoái. Ryan Hass, Giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Obama cũng cho rằng, bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Đại hội Đảng “đáng giá” bằng cả danh tiếng của Trung Quốc.
“Tôi thực sự cho rằng, Bắc Kinh đã sai lầm vào năm ngoái, khi Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại Đại hội Đảng và công bố ý tưởng về Trung Quốc như là một mô hình thay thế phương Tây”, ông Hass, hiện là nhà phân tích tại Viện Brookings nói.
“Điều này đã cung cấp cho những người ở Washington lý do để nghi ngờ về ý định và tham vọng của Trung Quốc”, ông nói thêm.
Winston Lord, cựu Cố vấn đặc biệt của ông Henry Kissinger, người có mặt trong mọi cuộc gặp giữa các lãnh đạo Mỹ với ông Mao Trạch Đông, nhận ra trận đấu giữa Trung Quốc như một quyền lực mới nổi và Mỹ là không thể tránh khỏi. Cuộc xung đột đã leo thang căng thẳng đáng kể trong những năm vừa qua.
Xu hướng này đã gia tăng mạnh mẽ dưới thời ông Tậ p Cận Bình kể từ năm 2012. Ông Lord cho rằng, ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cố gắng đẩy Mỹ ra khỏi khu vực là không thể chấp nhận.
http://biendong.net/doc-bao-viet/25379-hanh-xu-cua-tq-khien-bo-cau-my-cung-hoa-dieu-hau.html
Hoa Vi khẳng định không có bằng cớ
làm gián điệp cho Trung Quốc
Chủ tịch tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi (Huawei) hôm 18/12/2018 bác bỏ mọi liên hệ với cơ quan tình báo của Bắc Kinh, vào lúc đang đối mặt với làn sóng tẩy chay các thiết vị viễn thông 5G của tập đoàn này tại phương Tây.
Ông Hồ Hậu Côn (Ken Hu) trong cuộc họp báo tại trụ sở của Hoa Vi tại Thâm Quyến tuyên bố : « Không có một bằng cớ nào cho thấy Hoa Vi đe dọa an ninh quốc gia của bất cứ nước nào ».Ông khẳng định là tập đoàn không hề nhận được yêu cầu của chính quyền Trung Quốc đòi cung cấp dữ liệu.
Năm 2018 là một năm đầy khó khăn cho Hoa Vi. Hoa Kỳ thuyết phục các đồng minh không sử dụng thiết bị của tập đoàn này, và Canada đã bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính Hoa Vi theo yêu cầu của Mỹ. Thiết bị của tập đoàn viễn thông Trung Quốc trong những tháng gần đây liên tục bị từ chối sử dụng tại Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Anh, Pháp, Đức, và Nhật cũng đang xem xét lại.
Danh sách này vừa được nối dài hôm 17/12 với việc cơ quan an ninh mạng của Cộng hòa Sec khẳng định các phần mềm và thiết bị của Hoa Vi là mối đe dọa cho an ninh quốc gia.
Hoa Vi hôm qua quyết định mở cửa phòng thí nghiệm cho các nhà báo tham quan và tổ chức họp báo để phân bua. Theo ông Hồ Hậu Côn, tập đoàn ký được 25 hợp đồng thương mại cho điện thoại di động 5G, đã giao trên 10.000 trạm thu phát sóng, tuy nhiên ông không chịu nói chi tiết về các khách hàng.
Hồ Hậu Côn khẳng định Hoa Vi sẽ đầu tư 2 tỉ đô la trong năm năm tới cho an ninh mạng, qua việc củng cố các thiết bị, hiện đại hóa công việc nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên theo các chuyên gia, những món đầu tư sẽ trở thành vô ích nếu Hoa Vi tiếp tục bị cho đứng ngoài lề các thị trường phương Tây.
Về việc bà Mạnh Vãn Châu bị bắt và quản thúc tại Canada, ông Hồ Hậu Côn không muốn bình luận. Đặc biệt là dù Hoa Vi kín tiếng, nhưng các phản ứng dữ dội của Bắc Kinh sau vụ bắt giữ này càng làm tăng thêm nghi ngờ về mối liên hệ giữa tập đoàn với chính quyền Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181218-hoa-vi-khang-dinh-khong-co-bang-co-lam-gian-diep-cho-trung-quoc
Phải nhượng bộ Mỹ, TQ cố tránh mất mặt
Trong cuộc chiến thương mại đang tiếp diễn với Mỹ, Trung Quốc buộc phải nhượng bộ nhưng không muốn trở nên yếu thế trong con mắt của thế giới.
Khi lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngồi với nhau trong bữa tối ở Buenos Aires hôm 1/12 với hy vọng đạt được thỏa thuận “đình chiến” cho cuộc đối đầu kéo dài suốt mấy tháng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mở đầu cuộc nói chuyện bằng màn độc thoại kéo dài 30 phút, các quan chức Mỹ có mặt trong cuộc gặp cho biết.
Nhưng vài ngày sau khi cuộc gặp đó diễn ra, thế giới, và đặc biệt là người dân Trung Quốc, vẫn chưa biết chính xác ông Tập đã nói những gì, hay những phát biểu của ông ở đó có giúp xuống thang cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc hay không.
Những ngày đó cho thấy thế khó xử của Trung Quốc: cần phải nhượng bộ nhưng không muốn trở nên yếu thế trong con mắt của thế giới.
Nhà Trắng ngay lập tức công bố một danh sách những nhượng bộ của Trung Quốc, từ lời hứa mua thêm hàng Mỹ đến việc đồng ý sẽ giải quyết vấn đề ép buộc chuyển giao công nghệ Mỹ cho các đối tác liên doanh Trung Quốc. Nhưng mãi mấy ngày sau Trung Quốc mới thừa nhận rằng hai bên đã đồng ý “đình chiến” trong 90 ngày.
Vào thời điểm đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc trở về từ thủ đô của Argentina, chỉ số Dow Jones của 30 mã chứng khoán mạnh nhất thế giới đã chứng kiến làn sóng bán tháo ồ ạt, làm mất 3,1% giá trị vì tâm lý bất định trước kết quả đàm phán song phương Mỹ – Trung ở Buenos Aires.
Nhà Trắng nói rằng Trung Quốc sẽ mua “một lượng rất đáng kể” các mặt hàng công nghiệp, năng lượng và nông nghiệp cùng những loại hàng hóa khác từ Mỹ, sẽ đối thoại về vấn đề chuyển giao công nghệ ép buộc và đánh cắp sở hữu trí tuệ.
Bắc Kinh cuối cùng cũng xác nhận những lĩnh vực đó là trọng tâm của cuộc đối thoại, nhưng công bố muộn hơn 4 ngày, với lời lẽ hạn chế hơn nhiều so với ngôn ngữ Washington sử dụng.
Nhạy cảm với dư luận
Các nhà phân tích Trung Quốc và Mỹ cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục thận trọng khi nói về tiến triển đàm phán, nhưng chính Trung Quốc có lợi ích khi xác nhận lại cam kết của họ trong cải tổ thị trường được chờ đợi từ lâu.
Làm như vậy sẽ phức tạp hơn với Bắc Kinh, trong bối cảnh làn sóng chủ nghĩa dân tộc đã trỗi dậy ngay từ những ngày đầu nổ ra chiến tranh thương mại.
Ông Wang Yong, giám đốc Trung tâm Kinh tế chính trị quốc tế tại ĐH Bắc Kinh, cho rằng các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung rất phức tạp và nhạy cảm.
“Những nhượng bộ của Trung Quốc, nếu bị nói quá lên, sẽ gây ra nhiều vấn đề chính trị trong nước và gây tranh cãi ở Trung Quốc. 3 tháng đàm phán khá là ngắn, nên không cần phải gây rắc rối không cần thiết trong dư luận”, ông Wang nói.
Ngày 3/12, Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh phát đi tuyên bố phiên bản tiếng Trung của Nhà Trắng về cuộc gặp ở Buenos Aires trên WeChat, mạng xã hội phổ biến nhất ở Trung Quốc. Nhưng các cơ quan quản lý Trung Quốc đã can thiệp để ngăn chặn tài liệu này được chia sẻ rộng rãi, báo SCMP dẫn các nguồn tin từ Bắc Kinh cho biết.
Đối với nhiều người, những điều này gợi nhớ lại vụ cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ bị phe diều hâu ở Trung Quốc gọi là “đồ phản bội” khi cố gắng đàm phán để đưa Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào những năm 1990.
Ông David Zweig, một giáo sư ngành khoa học chính trị tại ĐH Khoa học Công nghệ Hong Kong, cũng cho rằng Bắc Kinh không muốn mọi người biết họ đã phải nhượng bộ Mỹ những gì trong cuộc đàm phán vừa qua.
“Chu Dung Cơ…không muốn người dân Trung Quốc muốn biết ông ấy đã nhượng bộ gì vào năm 1999 để Trung Quốc vào WTO, rồi sau đó Mỹ đăng hết những nhượng bộ đó lên trang web của Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ. Ông Chu hồi đó suýt mất chức”, ông Zweig nói.
“Họ biết họ phải chấp nhận một số nhượng bộ thực sự, nhưng họ không muốn mọi người biết điều đó, nhất là khi quá trình đàm phán đang diễn ra”, ông Zweig đánh giá.
Ông Wu Qiang, một nhà phân tích chính trị tại Bắc Kinh, cho rằng quan điểm cứng rắn của chính phủ Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ như phản ánh trong các bài bình luận trên báo chí và tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này giờ đang rơi vào tình thế khó khăn.
Giọng điệu chính thức của chính phủ Trung Quốc về chiến tranh thương mại đã mềm mỏng hơn trong 2 tháng qua nhưng số lượng các phát biểu cứng rắn ở Bắc Kinh và truyền thông nhà nước vẫn chưa dứt.
Vài tuần sau khi Washington triển khai vòng áp thuế đầu tiên lên hàng Trung Quốc hồi tháng 7 năm nay, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cảnh báo “một số người Mỹ” chớ nên như “Đôn Kihôtê ở thế kỷ 17”, nghĩa là chính quyền của Tổng thống Donald Trump cần nhượng bộ để không làm điều không thể, giống như chàng kỵ sĩ Đôn Kihôtê trong tiểu tuyết Tây Ban Nha được xuất bản đầu những năm 1600.
Tuy nhiên, cách nói đó tương phản với chiến lược thực sự của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán mà ông Wu gọi là “thỉnh cầu hòa bình”, nghĩa là sẵn sàng trả giá cao để đổi lấy đình chiến thương mại.
Cách xử lý của Bắc Kinh đã gây ra nhiều ý kiến phản đối trong dư luận nước này, ông Wu cho biết.
Trong những tháng gần đây, ngày càng có nhiều học giả tự do, thậm chí cựu quan chức Trung Quốc, lên tiếng bày tỏ không ủng hộ cách xử lý của chính phủ trong cuộc chiến.
Ông Sheng Hong, thành viên của một câu lạc bộ các nhà kinh tế do Phó Thủ tướng Lưu Hạc đồng sáng lập, tháng trước nói rằng cuộc chiến thương mại lần này là giữa một bên là nhóm lợi ích kinh tế mạnh nhất của Trung Quốc với bên kia là Mỹ và người dân Trung Quốc.
Nhóm lợi ích mà ông Sheng nói đến bao gồm chủ yếu là những doanh nghiệp nhà nước do chính phủ kiểm soát.
Cựu trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc về WTO, ông Long Yongtu, cũng chỉ trích việc Bắc Kinh áp thuế trừng phạt lên đậu nành Mỹ – nhằm tấn công vào nhóm cử tri ủng hộ ông Trump.
Nắm được dư luận này, Bắc Kinh luôn thận trọng trong những thông báo công khai về sự nhượng bộ của họ với Mỹ.
Trong mỗi thông báo về thỏa thuận với Mỹ, Bắc Kinh luôn nhắc lại rằng đó không phải nhượng bộ. Họ nói rằng việc tăng mua năng lượng hay nông sản Mỹ chỉ là để đáp ứng “nhu cầu ngày càng tăng của người dân Trung Quốc”; khả năng thay đổi quy định về tiếp cận thị trường và bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng vì lợi ích của các công ty Mỹ và Trung Quốc.
http://biendong.net/bi-n-nong/25376-phai-nhuong-bo-my-tq-co-tranh-mat-mat.html
Trung Quốc bắt giữ công dân Canada thứ ba
Trung Quốc đã bắt công dân thứ ba của Canada, hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Canada và truyền thông nước này cho biết hôm 19/12.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng bà không biết gì về tin công dân Canada thứ ba bị bắt.
Trước đó, hai công dân Canada: ông Michael Kovrig, cựu nhân viên ngoại giao và ông Michael Spavor, doanh nhân, đã bị bắt giữ sau khi cảnh sát Canada bắt giam bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của Công ty Huawei của Trung Quốc, vào ngày 1/12.
Văn phòng các vấn đề toàn cầu thuộc Bộ Ngoại giao Canada nói với tờ National Post rằng họ biết tin về việc giam giữ công dân thứ ba nhưng không cung cấp thông tin chi tiết và không đề cập mối liên hệ nào tới việc bà Mạnh bị giam giữ.
Tờ báo này không nêu danh tín người thứ ba bị Trung Quốc bắt nhưng một nguồn tin tiếp xúc với gia đình công dân này nói với tờ báo rằng người đó không phải là một nhà ngoại giao hay doanh nhân.
Chính phủ Canada nói rằng cũng không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa vụ Canada bắt giữ bà Mạnh và việc ông Kovrig và ông Spavor bị Trung Quốc giam giữ.
Tuy nhiên, trước đây các nhà ngoại giao phương Tây tại Bắc Kinh và các nhà ngoại giao Canada tin rằng các vụ giam giữ này là một hình thức trả thù, ăn miếng trả miếng của Trung Quốc, để đáp trả vụ bà Mạnh bị bắt.
Các công tố viên Hoa Kỳ cáo buộc bà Mạnh đã lừa dối các ngân hàng đa quốc gia trong các giao dịch liên kết với Iran, khiến các ngân hàng có nguy cơ vi phạm các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ.
Bà Mạnh, con gái của người sáng lập công ty Huawei, đã cho rằng bà vô tội. Hiện bà đã được tại ngoại.
Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi Canada sửa sai và yêu cầu trả tự do cho bà Mạnh còn nếu không sẽ phải đối mặt với những hậu quả.
Chính phủ Trung Quốc cho biết cả ông Kovrig và ông Spavor đang bị điều tra vì nghi ngờ gây nguy hiểm cho an ninh nhà nước Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-bat-giu-cong-dan-canada-thu-ba/4707229.html
Cựu TGĐ Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc
đối mặt án tử hình
Quản lý chính của dự án đóng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có thể đối mặt với án tử hình vì đã chuyển giao bí mật của tàu Liêu Ninh cho các gián điệp nước ngoài.
Báo South China Morning Post cho biết ông Tôn Ba, cựu tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC), trước đó đã bị cơ quan chống tham nhũng kết tội nhận hối lộ, nhưng ít nhất có 3 nguồn tin hiểu chuyện cho biết các nhà điều tra đang xem xét những cáo buộc nói rằng ông Tôn Ba đã chuyển thông tin mật về tàu Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, cho tình báo nước ngoài.
Hiện không rõ mức độ mật của thông tin mà ông Tôn có thể đã chuyển giao cho gián điệp nước ngoài, nhưng các nguồn tin nói ông có thể phải “đối mặt với án tử hình”, hoặc ít ra “án tử hình treo”.
“Phán quyết sẽ tùy thuộc vào tầm quan trọng của thông tin mà ông Tôn đã chuyển cho gián điệp nước ngoài. Nếu tin tuyệt mật, thì án tử hình sẽ chờ đợi ông.”
Nguồn tin thân cận với dự án đóng tàu sân bay Liêu Ninh (SCMP)
Báo South China Morning Post dẫn thêm một nguồn tin thân cận với hải quân Trung Quốc, nói rằng giới lãnh đạo ở Bắc Kinh có thể muốn dùng trường hợp của ông Tôn để “cảnh cáo” các quan chức cấp cao khác trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình vẫn tiếp tục được đẩy mạnh.
Theo tờ báo, hơn 1,3 triệu đảng viên phục vụ ở mọi cấp bậc chính quyền đã bị sập bẫy trong cuộc chiến bài trừ tham nhũng của Chủ tịch nước Trung Quốc.
Nguồn tin từ hải quân Trung Quốc cho hay ông Tôn không những là phó bí thư Đảng ủy của Tập đoàn CSIC, mà còn là tổng giám đốc phụ trách chuyên môn, và ông Tôn có phần chắc sẽ nhận án tử hình vì trong hơn một thập niên,là “nhân vật chính quản lý dự án nâng cấp tàu Liêu Ninh”.
Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương của đảng Cộng sản Trung Quốc loan báo ông Tôn đã bị mất chức và khai trừ ra khỏi đảng vì đã “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và gây thiệt hại lớn cho an ninh quốc gia.”
Trung Quốc mua chiếc tàu sân bay lớp Kuznetsov từ Ukraina vào năm 1998, lúc đó chiếc tàu đang trong tình trạng dang dở và dự kiến đóng cho hải quân của cựu Liên bang Xô viết. Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC) đã bỏ ra một thập niên để hoàn tất và trang bị tàu sân bay mà họ đặt tên là Liêu Ninh.
Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc còn đóng tàu sân bay nội địa đầu tiên 001A của Trung Quốc tại xưởng đóng tàu ở phố cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, vùng tây-bắc Trung Quốc. Thiết kế của tàu 001A được dựa trên tàu Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/cuu-tgd-tap-doan-dong-tau-tq-doi-mat-an-tu-hinh/4705994.html
Nhật tăng cường sức mạnh quân sự
để đối phó Nga, Trung
Tokyo tập trung mua sắm nhiều vũ khí tối tân nhằm hỗ trợ đồng minh Washington đối phó với tham vọng của Moskva và Bắc Kinh.
Chính phủ Nhật Bản hôm nay thông qua kế hoạch quốc phòng mới, khẳng định nước này sẽ tăng cường mua sắm tiêm kích tàng hình, tên lửa phòng không tầm xa và nhiều khí tài hiện đại trong 5 năm tới để hỗ trợ đồng minh Mỹ đối phó với các thách thức ở Tây Thái Bình Dương, Reuters đưa tin.
Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy tham vọng trở thành cường quốc khu vực của Tokyo, trong bối cảnh Moskva và Bắc Kinh đang mở rộng ảnh hưởng ở Đông Á và Thái Bình Dương.
“Mỹ vẫn là quốc gia mạnh nhất thế giới, nhưng nhiều đối thủ đang trỗi dậy. Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của cuộc chạy đua chiến lược với Trung Quốc và Nga khi họ thách thức trật tự khu vực”, Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh trong chương trình quốc phòng 10 năm được chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe thông qua.
Mỹ, Trung Quốc, Triều Tiên và Nga là những quốc gia tác động nhiều nhất tới kế hoạch quân sự mới của Nhật Bản. Bắc Kinh đang triển khai nhiều tàu chiến và máy bay tuần tra gần các vùng biển gần lãnh thổ Nhật, trong khi Bình Nhưỡng chưa thực hiện cam kết từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Nga cũng thường xuyên điều máy bay áp sát vùng nhận diện phòng không Nhật, buộc nước này triển khai tiêm kích giám sát. Bộ Quốc phòng Nga hôm qua công bố kế hoạch đưa binh sĩ và gia đình đến các doanh trại mới xây dựng trên hai trong 4 đảo thuộc quần đảo Nam Kuril đang tranh chấp với Nhật, được Tokyo gọi là Lãnh thổ phương Bắc.
Bản Hướng dẫn Chương trình Quốc phòng tiết lộ Nhật sẽ mua thêm 45 tiêm kích tàng hình F-35 với trị giá 4 tỷ USD, bên cạnh 42 chiếc đã đặt hàng. 18 chiếc trong số này sẽ là phiên bản F-35B với khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL), cho phép chúng vận hành trên tàu sân bay và các đảo ở biển Hoa Đông.
Quan chức quốc phòng Nhật tiết lộ khu trục hạm trực thăng JS Izumo và JS Kaga sẽ được hoán cải thành tàu sân bay để vận hành phi đội F-35B. Sàn đáp sẽ cần được gia cố để chịu luồng nhiệt từ động cơ phản lực của F-35B, trong khi kết cấu cầu nhảy sẽ được bổ sung ở mũi tàu để hỗ trợ máy bay cất cánh.
Tokyo sẽ mua hàng loạt vũ khí mới từ Washington, gồm hai tổ hợp lá chắn tên lửa Aegis Ashore với các quả đạn SM-3 có tầm bắn tới 2.500 km để đối phó với mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo Bình Nhưỡng. Bên cạnh đó, 4 máy bay tiếp dầu KC-46 Pegasus và 9 phi cơ cảnh báo sớm E-2D Advance Hawkeye cũng sẽ được bổ sung vào biên chế quân đội Nhật.
Tài liệu quốc phòng cũng đề cập tới những mối đe dọa phi truyền thống như tấn công mạng và tác chiến điện tử. Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản dự kiến được biên chế đơn vị tác chiến không gian đầu tiên trong 5 năm tới, nhằm chuẩn bị trước những mối đe dọa từ ngoài khí quyển.
Ngân sách dành cho mua sắm trang bị của Nhật trong giai đoạn 2019-2024 sẽ đạt mức 224,7 tỷ USD, cao hơn 6,4% so với kế hoạch 5 năm trước đây.
http://biendong.net/bi-n-nong/25362-nhat-tang-cuong-suc-manh-quan-su-de-doi-pho-nga-trung.html
Nhật phản đối Nga xây thêm trại lính
ở quần đảo đang tranh chấp
Sau khi được tin là Nga vừa xây xong 4 doanh trại trên các đảo thuộc quần đảo Kuril đang tranh chấp với Nhật Bản và sắp chuyển quân lính đến đóng, chính quyền Tokyo hôm nay, 19/12/2018, cho biết đã chính thức phản đối Nga qua con đường ngoại giao.
Theo đài truyền hình Nhật Bản NHK, phát biểu trong cuộc họp báo tại Tokyo, chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã cảnh báo về nguy cơ Nga tăng cường hiện diện quân sự trên quần đảo Kuril, nằm ở phía bắc Nhật Bản và ở phía nam nước Nga.
Quần đảo Kuril bao gồm 4 hòn đảo của Nhật bị Nga chiếm đóng từ sau khi Đệ Nhị Thế Chiến, nhưng đang bị Tokyo đòi lại. Nhật Bản gọi quần đảo Kuril là vùng Lãnh Thổ Phương Bắc, trong lúc Nga gọi là Quần đảo Nam Kuril.
Theo ông Suga, tranh chấp Kuril cần phải được giải quyết một cách căn bản, và Nhật Bản vẫn kiên trì theo đuổi một giải pháp ngoại giao với Nga.
Nhật Bản đã có phản ứng như trên sau khi bộ Quốc Phòng Nga hôm 17/12 vừa qua, cho biết là họ đã xây xong 4 khu doanh trại trên 2 hòn đảo Iturup/Etorofu và Kunashir/Kunashiri thuộc quần đảo Kuril và sắp tới sẽ xây thêm nhiều khu nhà để chứa xe thiết giáp.
Bộ Quốc Phòng Nga còn cho biết thêm là ngày 25/12 tới đây, binh lính Nga và gia đình sẽ được chuyển đến các doanh trại vừa hoàn thành.
Theo bộ Quốc Phòng Nhật Bản, hiện nay, số lượng binh linh Nga trên hai hòn đảo lớn nhất trong khu vực Kuril đã lên đến 3.500 người.
Việc Nga tăng cường quân đội tại vùng Kuril được giới quan sát cho là một động thái gây sức ép trên Nhật Bản, vào thời điểm thủ tướng Nhật Shinzo Abe được cho là sẽ ghé Mátxcơva. Điện Kremlin mới đây cho biết ông Shinzo Abe có thể thăm Nga vào ngày 21/01/2019.
Vấn đề tranh chấp quần đảo Kuril là cái gai trong quan hệ Nga-Nhật, đã cản trở việc hai bên ký kết hiệp ước hòa bình sau Thế Chiến Thứ II.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181219-nhat-ban-phan-doi-nga-xay-them-trai-linh-o-quan-dao-dang-tranh-chap
Bảo bối khiến Triều Tiên không ngán trừng phạt Mỹ
Triều Tiên tăng cường sản xuất khí hóa than đá giúp chống đỡ hiệu quả đòn trừng phạt của Mỹ.
Tờ Wall Street Journal (WSJ) hôm 17/12 thông tin, Triều Tiên đang có những cách hiệu quả để chống đỡ các đòn trừng phạt quốc tế.
Sử dụng nguồn dự trữ than đá lớn vào sản xuất khí tổng hợp là một trong những biện pháp hiệu quả mà Bình Nhưỡng đang thực hiện.
WSJ dẫn lời các quan chức và chuyên gia nước ngoài cho hay, Trung Quốc đã cung cấp công nghệ và chuyên môn cho các nỗ lực chuyển đổi than đá thành khí tổng hợp. Triều Tiên đã tăng cường tận dụng công nghệ, áp dụng công nghệ vào một số nhà máy phân bón, thép và xi-măng lớn nhất. Những nhà máy này đều phải phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu trước đó.
Chương trình khí hóa than đá của Triều Tiên có điều kiện để phát triển mạnh.
Bình Nhưỡng đã ký 40 thỏa thuận đầu tư với các công ty nước ngoài để khai thác khoáng sản, trong đó 90% thỏa thuận được ký với Trung Quốc.
Ông Benjamin Katzeff Silberstein, đồng biên tập trang web North Korean Economy Watch nhận định: “Tôi nghĩ họ có thể tiếp tục hoạt động trên ít nhất trong 2-3 năm tới trong tình hình hiện tại”.
Sự hỗ trợ công nghệ của Trung Quốc đối với khí hóa than đá như “tặng chiếc cần câu” cho Bình Nhưỡng.
WSJ cũng cho biết, Trung Quốc cũng “cho con cá” đối với Triều Tiên khi một công ty Trung Quốc cho biết, hồi tháng Bảy vừa qua đã cung cấp bộ khí hóa than đá lớn cho Triều Tiên để cung cấp 40.000m3 khí tổng hợp mỗi giờ cho một khu công nghiệp phía Bắc Bình Nhưỡng. Sản lượng này được đánh giá tương đương với khoảng 10% lượng nhập khẩu dầu thô và dầu tinh luyện hàng năm của Triều Tiên.
Giới quan sát cho rằng, chương trình khí hóa than đá cung cấp cho sản xuất sản phẩm này có thể cho phép chuyển nguồn nhiên liệu nhập khẩu đang bị hạn chế của nước này sang lĩnh vực quân sự.
Rõ ràng, bản thân Bình Nhưỡng có nguồn khoáng sản khổng lồ, gồm magnesit (6 tỷ tấn), than chì (2 triệu tấn), quặng sắt (5 tỷ tấn) và vonfram (250.000 tấn).
Báo cáo từ Tập đoàn Khoáng sản Hàn Quốc (KRC) đệ trình Quốc hội Hàn Quốc ngày 11/10/2018 cho biết, giá trị trữ lượng khoáng sản của Triều Tiên ước tính khoảng 3,3 nghìn tỷ USD tính theo giá thị trường hiện tại, gấp 15 lần so với Hàn Quốc.
Còn theo tuyên bố của Bộ Thương mại Triều Tiên, trữ lượng dầu thô chưa khai thác của nước này tương đương 60 đến 90 tỉ thùng.
Bao boi khien Trieu Tien khong ngan trung phat My
Triều Tiên nhiều khả năng cũng có khả năng tự khai thác và lọc dầu
Chuyên gia Dmitry Verkhoturov của Nga cho biết, có nhiều bằng chứng cho thấy Triều Tiên có thể tự khai thác và lọc dầu để sử dụng.
Kể từ năm 1992, một số công ty nước ngoài đã tiến hành khảo sát địa chất tại Triều Tiên như Beach Petroleum NL, Taurus Petroleum AB, Puspita Emas Sdn. Bhd.
Năm 1998, công ty SOCO International PLC của Anh đã khoan một giếng dầu sâu 4.300m ở Triều Tiên. Trong khi vào năm 2004, công ty Aminex PLC của Anh cũng xác nhận khu vực biển Nhật Bản thuộc chủ quyền của Triều Tiên có trữ lượng dầu khoảng 4 đến 5 tỉ thùng.
Cùng lúc đó, công ty HBOil của Mông Cổ đã thăm dò địa chất ở miền nam Triều Tiên và khoan 22 giếng dầu. Hầu hết các giếng này đều tìm thấy dầu thô và cho phép Triều Tiên lọc ra khoảng 75 thùng mỗi ngày.
Sau khi đã để các công ty nước ngoài tiến hành phần khó nhất đó là phát hiện ra các mỏ dầu, Triều Tiên được cho là đã đơn phương chấm dứt hợp đồng và tự mình khai thác.
Theo ông Verkhoturov, đang có một sự nhầm lẫn về việc Triều Tiên không sở hữu các thiết bị khác thác dầu do có cả bằng chứng nước này từng mua một số dàn khoan dầu của Liên-xô hoặc Romania trước năm 1991.
Các thiết bị này có khả năng khoan các giếng sâu từ 4.000 đến 4.500m. Ngay cả khi các hệ thống này bị không còn khả năng sử dụng, Triều Tiên vẫn hoàn toàn có thể tạo ra một dàn khoan cho mình dựa theo các hệ thống của nước ngoài, thậm chí với khả năng làm việc tốt hơn.
Ông Verkhoturov cho rằng, Triều Tiên đã để ý nhiều đến vấn đề năng lượng khi quyết định theo đuổi chương trình tên lửa và hạt nhân. Nếu Liên Hợp Quốc ban hành lệnh cấm vận nhập khẩu dầu mỏ vào Triều Tiên, điều này sẽ thúc đẩy việc Bình Nhưỡng cố gắng tự khai thác và lọc dầu thô.
“Một giếng dầu với công suất 75 thùng/ngày có thể tạo ra 27.000 thùng/năm. 10 giếng dàu như vậy sẽ tạo ra 270.000 thùng. Đây là con số thấp nhất và nhiều khả năng Triều Tiên sẽ sản xuất được nhiều hơn”, ông Verkhoturov kết luận.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/25364-bao-boi-khien-trieu-tien-khong-ngan-trung-phat-my.html
Ông Rodrigo Duterte lại xoay trục trở lại Mỹ?
Ông Rodrigo Duterte đã thay đổi quyết định, cho phép thực hiện thỏa thuận mở đường cho Washington xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines.
Nikkei Asian Review ngày 14/12 đưa tin, quả chuông chiến lợi phẩm mà quân đội Hoa Kỳ lấy đi từ một nhà thờ ở Philippines hơn một thế kỷ trước, sẽ vang lên tại chốn cũ vào ngày thứ Bảy 15/12.
Động thái này tượng trưng cho trục chính sách ngoại giao của Tổng thống Rodrigo Duterte quay trở lại phía Mỹ trong bối cảnh lo ngại sự bành trướng ảnh hưởng, sức mạnh của Trung Quốc ngày một gia tăng.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Philippines, ông Sung Kim đã trao quả chuông Balangiga cho Manila trong tuần này, 107 năm sau một biến cố trong cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Philippines từ 1899 đến 1902 đã gây ra một trận thảm sát.
Ngày 28/9/1901, người dân địa phương thị trấn Balangiga trên đảo Samar đã rung chuông báo hiệu một cuộc tấn công bất ngờ khiến 48 lính Mỹ thiệt mạng.
Năm sau, viên thiếu tướng Hoa Kỳ Jacob Smith đã chỉ đạo binh lính biến Samar thành một vùng đất hoang vu, tàn sát mọi người dân trong làng từ 10 tuổi trở lên, theo nhà sử học Rolando Borrinaga.
Trong khi các con số đưa ra khác nhau, hàng ngàn người được cho là đã bị thảm sát.
Năm ngoái khi phát biểu trước Quốc hội, Tổng thống Rodrigo Duterte đã yêu cầu Hoa Kỳ trả lại quả chuông và ông xem nó là một phần di sản của đất nước.
Tổng thống Donald Trump đã bỏ qua các cáo buộc về nhân quyền trong chiến dịch chống tội phạm của ông Rodrigo Duterte, Tổng thống Philippines cũng dừng những phát biểu chống Mỹ.
Hai quốc gia đang lặng lẽ gác lại một bên những khác biệt trong quá khứ, khi cả hai ngày càng cảnh giác trước giấc mộng bá quyền của Trung Quốc về chiến lược cũng như kinh tế khu vực.
Sau khi bị ông Barack Obama trừng phạt vì “hồ sơ nhân quyền”, tháng 10/2016 Tổng thống Rodrigo Duterte đã tuyên bố “tách” Philippines khỏi Washington trong chuyến thăm Bắc Kinh, để khởi động lại quan hệ với Trung Quốc.
Ông cũng nâng cấp quan hệ với Nga và hạ cấp quan hệ quân sự với Mỹ.
Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana phát biểu tại một diễn đàn rằng, ông Rodrigo Duterte đã thay đổi quyết định, cho phép thực hiện một thỏa thuận tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ, mở đường cho Washington xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines.
Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana được Nikkei Asian Review dẫn lời bình luận về tương quan lực lượng ở Biển Đông, rằng: “Mỹ là chỗ dựa lớn nhất của Philippines trong việc đối phó với Trung Quốc.”
Sự hỗ trợ của quân đội Hoa Kỳ trong việc giải phóng thành phố Marawi khỏi các phần tử khủng bố liên kết với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo năm ngoái, đã trở thành bước ngoặt quan trọng để cải thiện quan hệ song phương, theo Gregory Poling.
Tháng 11 năm ngoái tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Manila, ông Rodrigo Duterte cũng đã gọi Mỹ là “người bạn tốt nhất”, đồng thời đề xuất với ông Donald Trump hãy xem xét một hiệp định thương mại tự do song phương.
Tháng 10 năm nay, hai nước đã giải quyết một số vấn đề thương mại để tiến gần hơn các cuộc đàm phán chính thức.
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin tháng trước đã ám chỉ rằng, sự trở lại của quả chuông Balangiga có thể khiến ông Rodrigo Duterte chấp nhận lời mời của Tổng thống Donald Trump đến thăm Hoa Kỳ.
Mặc dù vậy ông chủ Điện Manacanang vẫn phải cân bằng quan hệ với 2 cường quốc Trung – Nga như một phần trong chính sách đối ngoại độc lập của mình.
Tháng trước, trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Manila, hai nhà lãnh đạo hàng đầu đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trị giá hàng tỉ USD cũng như một bản ghi nhớ về phát triển dầu khí.
Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ tới Balangiga tuần này để tham dự lễ trao trả quả chuông và chấm dứt thời kỳ khó khăn giữa Philippines và Mỹ. Hôm thứ Năm 13/12 ông nói, sự trở lại của quả chuông là theo yêu cầu của người dân Philippines, chứ không cá nhân nào đòi được.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/25353-ong-rodrigo-duterte-lai-xoay-truc-tro-lai-my.html
Những tranh cãi về đập thủy điện lớn nhất Campuchia
Đập Hạ Sesan 2 mang lại cho Campuchia 30 triệu USD mỗi năm, nhưng có thể gây hậu quả lớn về môi trường, sinh kế ở hạ lưu sông Mekong.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm qua chủ trì lễ khánh thành đập thủy điện Hạ Sesan 2 ở tỉnh đông bắc Stung Treng, AFP đưa tin. Với công suất 400 megawatt, Hạ Sesan 2 trở thành đập lớn nhất trong số 7 đập thủy điện đã được xây dựng tại Campuchia.
Dự án xây đập Hạ Sesan 2 được chính phủ Campuchia thông qua từ tháng 1/2011, quá trình xây dựng được tiến hành từ năm 2012 trên sông Sesan, một phụ lưu lớn của sông Mekong ở huyện Sesan, tỉnh Stung Treng. Đập được xây dựng trên diện tích 36.000 ha với độ cao 80 mét, trong đó 75 mét để trữ nước và 5 mét dự phòng.
Đây là dự án có tổng giá trị đầu tư 816 triệu USD, trong đó Công ty Năng lượng Quốc tế Hydrolancang của Trung Quốc năm 51% cổ phần, Tập đoàn Hoàng gia Campuchia năm 39% cổ phần và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nắm 10% cổ phần, theo Bangkok Post.
Tuy nhiên, từ năm 2014, khi đập Hạ Sesan 2 đang chuẩn bị xây dựng, một nhóm 15 tổ chức xã hội dân sự và luật sư ở Campuchia và Đông Nam Á đã gửi thư tới chính phủ Trung Quốc và các nhà thầu có liên quan để cảnh báo về những tác động môi trường, xã hội của dự án, đặc biệt là những hậu quả xuyên biên giới đối với các khu vực ở hạ lưu sông Mekong.
Trong thư, Meach Mean, điều phối viên Mạng lưới Bảo vệ Sông ngòi 3S (3SPN) cho rằng việc xây đập Hạ Sesan 2 mà không có các biện pháp phù hợp để xác định, khắc phục những thiệt hại do dự án gây ra ở Campuchia cũng như ở Việt Nam, Lào, Thái Lan có thể gây rủi ro với uy tín của các công ty liên quan cũng như hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái và cộng đồng dân cư, thậm chí có thể đe dọa an ninh khu vực.
Sông Sesan và Srepok vốn có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động di cư và sinh đẻ của các loài cá, nên đập Hạ Sesan 2 có thể làm giảm gần 10% sinh khối của các loài cá ở vùng đồng bằng châu thổ sông Mekong. Tình trạng này có thể đẩy nhiều cộng đồng sinh sống dọc bờ sông Mekong, vốn dựa vào nguồn cá ở đây để mưu sinh, có thể rơi vào đói nghèo.
Ngoài ra, 3SPN còn cho rằng dự án Hạ Sesan 2 cùng các đập thủy điện khác ở Campuchia sẽ làm thay đổi đáng kể dòng chảy và lượng phù sa ở hạ nguồn sông Mekong, đe dọa đến sản lượng nông nghiệp và hệ sinh thái khu vực hạ lưu.
“Tác động của thủy điện Hạ Sesan 2 đối với đa dạng sinh học, an ninh lương thực, sinh kế và nông nghiệp không chỉ diễn ra ở Campuchia mà còn gây ra với toàn bộ khu vực hạ lưu sông Mekong”, Ame Trandem, giám đốc Chương trình Đông Nam Á của tổ chức Sông ngòi Quốc tế, nhận định.
Một báo cáo do Liên minh Sông ngòi Campuchia (RCC) công bố năm 2009 cho rằng công tác tự vấn của dự án Hạ Sesan 2 có nhiều vấn đề trong quá trình đánh giá tiền khả thi, khi không xem xét một cách đầy đủ các hậu quả tiêu cực về môi trường, xã hội và nhu cầu của các cộng đồng cư dân sống ở thượng lưu, hạ lưu con đập. Theo đó, đơn vị tư vấn dự án xây đập đã không cung cấp đầy đủ các thông tin về hậu quả tiềm tàng của công trình đối với các cộng đồng cư dân có thể bị ảnh hưởng.
Báo cáo này dự đoán hơn 38.000 dân ở 86 ngôi làng “sẽ không còn được tiếp cận với phần lớn nguồn tài nguyên cá” sau khi đập Hạ Sesan 2 hoàn thành, 78.000 người khác cũng bị ảnh hưởng tương tự nhưng ở mức độ ít hơn.
3SPN cũng dẫn lời nhiều người dân Campuchia tham gia vào quá trình tham vấn xây đập cho biết họ không được cung cấp đủ thông tin hay có cơ hội bày tỏ nỗi lo ngại của mình trước các nhà thầu và nhà chức trách Campuchia về hậu quả của dự án. “Vẫn còn sự thiếu minh bạch về hậu quả của con đập cũng như kế hoạch tái định cư, trong khi người dân không được tham vấn một cách có ý nghĩa hay tham gia vào quá trình ra quyết định”, Maureen Harris, điều phối viên pháp lý khu vực sông Mekong của tổ chức EarthRights International, cho biết.
Liên Hợp Quốc nhiều lần bày tỏ lo ngại về Hạ Sesan 2 và một số nhà khoa học từng kêu gọi dừng dự án vì lo ngại nguồn cung thực phẩm của khu vực bị đe dọa. Campuchia cũng bị chỉ trích vì cho phép các công ty đầu tư phá hàng trăm nghìn hecta rừng, bao gồm rừng trong các khu bảo tồn, để xây dựng đồn điền cao su, mía và các đập thủy điện. Các nhóm quyền lợi cho biết người dân phải di dời thường không được bồi thường thỏa đáng hoặc di dời cưỡng chế.
Trong lễ khánh thành hôm qua, Thủ tướng Campuchia Hun Sen bác bỏ các cáo buộc này, khẳng định những người dân bị ảnh hưởng trong dự án đều đã được tái định cư và bồi thường, đồng thời chỉ trích những người “gây khó dễ sau khi bị nước ngoài kích động”. Ông khẳng định đập Hạ Sesan 2 sẽ giúp người dân Campuchia được sử dụng điện với giá rẻ hơn.
Nhưng với Neang, người phụ nữ thuộc dân tộc thiểu số Phnong sống ở Stung Treng, gia đình cô đã bị chia cắt bởi dự án thủy điện khổng lồ này. Sau nhiều lần bị chính quyền thuyết phục, gây sức ép, nhiều họ hàng và cả chồng của Neang đã đồng ý chuyển tới khu tái định cư do chính phủ xây
dựng ở cách làng cũ khoảng 20 km. Nhưng Neang cùng ba đứa con quyết tâm bám trụ để “giữ đất hương hỏa”, theo SCMP.
Đến gần ngày đập Hạ Sesan 2 hoàn thành, trường học và ngôi chùa ở làng Kbal Romeas bị đóng cửa, con đường duy nhất dẫn vào làng cũng bị phá, nhưng Neang cùng hơn 200 thành viên của 58 hộ gia đình người Phnong vẫn không rời khỏi nhà, cho đến khi cửa tích nước của đập được đóng vào tháng 10 năm ngoái. Nước dâng lên nhanh chóng và tràn vào nhà của họ.
Neang cùng những người trong làng phải chạy đến gò đất cao hơn cách đó vài km. “Dù gặp nhiều khó khăn hơn, chúng tôi vẫn sẽ ở đây”, cô khẳng định. “Tôi không muốn đánh mất bản sắc tổ tiên để lại”.
Broch Rithy, 23 tuổi, cùng vợ và đứa con nhỏ cũng bám trụ trên một gò đất cao như Neang. “Cuộc sống ở khu tái định cư rất khổ vì không có nước sạch”, anh cho biết. “Tôi không thể bỏ lại văn hóa dân tộc mình, không thể rời bỏ phần mộ bố mẹ, tổ tiên”.
Nhưng với chính phủ Campuchia, đập Hạ Sesan 2 sẽ mang lại gần 30 triệu USD tiền thuế mỗi năm, và họ sẽ được tiếp quản quyền vận hành con đập sau 40 năm. Một báo cáo được chính phủ nước này thực hiện hồi năm ngoái ước tính Campuchia có thể tạo ra tới 10.000 megawatt từ thủy điện và các dự án mới sẽ được tiến hành trong thời gian tới.