Tin khắp nơi – 19/09/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 19/09/2020

Ông Joe Biden liên tục trích dẫn lời Mao Trạch Đông – Hương Thảo

Người được đề cử làm tổng thống của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ dường như đã hình thành thói quen sao chép ý tưởng từ cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Joe Biden bị bắt gặp nhiều lần đạo văn từ các bài phát biểu lịch sử của Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Mao Trạch Đông, theo theo Richard Szabo, đăng trên The BL ngày 18/9.

Ông Biden gần đây trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình về quyết định đề cử Thượng nghị sĩ Kamala Harris làm phó tổng thống của mình, đã trích dẫn một câu nói của Mao.

“Tôi không cảm thấy áp lực khi phải chọn một phụ nữ da đen, nhưng điều tôi nghĩ… là chính phủ phải trông giống như người dân, giống như đất nước” ông nói với chương trình Good Morning America của ABC. “Năm mươi mốt phần trăm người dân ở đất nước này là phụ nữ. Theo một thành ngữ cũ, đó là ‘Phụ nữ chiếm một nửa bầu trời’, và để có thể thành công, phụ nữ phải được tham gia [chính trị] một cách công bằng”.

Những nhận xét trên của ông Biden đã thu hút lời chỉ trích gay gắt từ người dẫn chương trình phát thanh WMAL DC, Vince Coglianese, người biết toàn bộ ngữ cảnh của câu nói này.

“Mao [Trạch Đông] đã nói điều này vào năm 1968, [và] đó là một tuyên bố giả tạo về cải cách nữ quyền”, ông nói trên Twitter. “Ông ta [Mao] đã cố gắng đẩy họ vào lực lượng lao động để phục vụ như những nhân công cho đảng. Cuộc cách mạng… khiến các quyền lợi của [phụ nữ] bị gắn chặt vào các mục tiêu tập thể”.

Nghiên cứu từ Quỹ Di sản ủng hộ quan điểm này, vì Mao Trạch Đông là người đã tạo ra và phát triển mạng lưới trại lao động cưỡng bức của quốc gia này, còn được gọi là “trại cải tạo”.

“Trong suốt thời gian đương nhiệm, Mao đã tiếp tục mở rộng hệ thống trại cải tạo, một hệ thống 1.000 trại cải tạo lao động cưỡng bức trên khắp Trung Quốc”, chuyên gia Lee Edwards nói trên trang web của Tổ chức Di sản. “Từ những năm 1950 đến những năm 1980, 50 triệu người Trung Quốc đã phải kinh qua phiên bản Trung Quốc của các trại cải tạo lao động kiểu Xô-Viết. Hai mươi triệu người đã chết do điều kiện sống thô sơ và phải làm việc 14 giờ mỗi ngày”.

Li Zhisui, bác sĩ riêng của Mao trong hơn hai thập kỷ, trong cuốn sách Đời tư của Chủ tịch Mao mà ông xuất bản sau khi trốn khỏi Trung Quốc đến Chicago, Illinois, Mỹ, đã mô tả việc Mao từ chối đánh răng, coi đánh răng là hành vi ghê tởm, và coi phụ nữ là thú săn mồi tình dục.

Theo Fox News, đây không phải là lần đầu tiên Biden dẫn lời Mao, vì trước đó ông ta đã trích dẫn một câu nói tương tự trong một cuộc phỏng vấn trước đó với ABC, trong một buổi gây quỹ: “Chúng ta thực sự phải cậy nhờ bàn tay phụ nữ để cứu trợ kinh tế ngay bây giờ. Phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời”.

Theo Richard Szabo, The BL

Hương Thảo biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-joe-biden-lien-tuc-trich-dan-loi-mao-trach-dong.html

 

Bầu cử Mỹ: Một số bang quan trọng

đã bắt đầu bỏ phiếu sớm

Vào ngày 18/9, bốn bang Minnesota, Virginia, Nam Dakota và Wyoming đã mở cửa các trung tâm bầu cử cho phép cử tri bỏ phiếu sớm theo hình thức bỏ phiếu trực tiếp.

Một số địa phương ở bang Virginia lên kế hoạch mở rộng các điểm bỏ phiếu và tăng thời gian để tránh việc tụ tập đông các cử tri, có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm virus Vũ Hán.

Các cuộc bầu cử sớm đã bắt đầu tại các bang Michigan, New Jersey, Vermont, Illinois và Nam Carolina từ tháng 9. Hơn 35 bang khác sẽ bỏ phiếu theo hình thức trực tiếp từ khoảng 5-30 ngày trước ngày bầu cử – ngày 3/11.

Ngày 18/9, TT Trump bày tỏ lạc quan về khả năng giành chiến thắng tại bang Virginia trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây. Trên trang Twitter cá nhân, ông Trump viết: “Đã bắt đầu bỏ phiếu ở Virginia ngay hôm nay và chúng tôi sẽ chiến thắng…”

Theo The Epoch Times, trước đó, hôm 16/9, lưỡng đảng Hoa Kỳ đã đề xuất một dự luật để tăng cường an ninh bầu cử Hoa Kỳ và nghiên cứu cơ sở hạ tầng an ninh bầu cử. Dự luật này đã được nhất trí thông qua tại Hạ viện 16/9.

Hoàng Kiên tổng hợp

https://etviet.com/us/bau-cu-my-mot-so-bang-quan-trong-da-bat-dau-bo-phieu-som.html

 

Hoa Kỳ cấm tải về các ứng dụng

TikTok và WeChat của Trung Quốc

Thanh Phương

Hôm qua, 18/09/2020, bộ Thương Mại Hoa Kỳ thông báo kể từ chủ nhật 20/09 sẽ cấm dân Mỹ tải về các ứng dụng TikTok và WeChat của Trung Quốc. Tuy nhiên, Washington vẫn để mở cánh cửa cho TikTok, một ứng dụng rất được giới trẻ ưa chuộng, trước khi cấm hoàn toàn ứng dụng này trên đất Mỹ.

Theo thông cáo của bộ Thương Mại, tổng thống Trump gia hạn đến ngày 12/11 để giải quyết các vấn đề về an ninh quốc gia do Tik Tok đặt ra, và nếu giải quyết được thì lệnh cấm có thể được bãi bỏ.Từ Washignton, thông tín viên Anne Corpet gởi về bài tường tình :

“Họ thu thập dữ liệu về các địa điểm, về các sở thích của quý vị, về các trang mạng mà quý vị vào xem, tất cả những gì mà dân Mỹ xem, phía Trung Quốc đều có thể thu thập được hết”. Đó là tuyên bố của bộ trưởng Thương Mại Wilbur Ross để biện minh cho việc ban hành các hạn chế đối với ứng dụng của Trung Quốc. Nhưng vài giờ sau, tổng thống Mỹ lại tỏ vẻ lạc quan về cơ may đạt được một thỏa thuận : ông Donald Trump bảo đảm là nhiều công ty rất quan tâm đến việc mua lại các hoạt động của Tik Tok ở Hoa Kỳ

Ông Trump nói: “Các công ty lớn đang thảo luận với chúng tôi, cho nên chúng tôi có rất nhiều phương án thú vị và chúng tôi có thể tiếp tục làm hài lòng mọi người, nhưng sẽ không làm điều gì gây phương hại đến an ninh quốc gia. Dầu sao đây cũng là một công ty rất tốt, được rất nhiều người ưa chuộng và tôi sẽ rất vui nếu chúng ta có thể kết hợp được cả hai. Mọi việc có thể sẽ tiến triển rất, rất nhanh.”

Ông Donald Trump đặc biệt nêu tên Microsoft, nhưng đề nghị của tập đoàn này đã bị phía Trung Quốc bác bỏ. Tổng thống Mỹ cũng cho biết Walmart có thể sẽ mua lại ứng dụng Tik Tok, mà hiện đang có 100 triệu người sử dụng tại Hoa Kỳ. »

Đáp lại việc Mỹ cấm tải hai ứng dụng TikTok và WeChat, bộ Thương Mại Trung Quốc hôm nay ra thông cáo chỉ trích một quyết định mang tính “hù dọa” và cảnh cáo là “nếu Hoa Kỳ tiếp tục có những hành động đơn phương, Trung Quốc sẽ thi hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ một cách kiên quyết các quyền và các lợi ích của các công ty Trung Quốc”.

Bắc Kinh cũng vừa loan báo việc thiết lập một cơ chế để hạn chế hoạt động của các công ty nước ngoài, dự trù các hình thức trừng phạt, từ phạt tiền cho đến hạn chế hoạt động hoặc hạn chế nhập thiết bị và nhập cảnh vào Trung Quốc. Đây được coi là một biện pháp trả đũa nhắm vào Hoa Kỳ.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200919-hoa-k%E1%BB%B3-c%E1%BA%A5m-t%E1%BA%A3i-v%E1%BB%81-c%C3%A1c-%E1%BB%A9ng-d%E1%BB%A5ng-tiktok-v%C3%A0-wechat-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c

 

Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ: Trung Quốc

biến công ty tư nhân thành doanh nghiệp quân sự

Bình luậnĐông Phương

“Báo cáo sức mạnh quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) năm 2020” do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố đã cho thấy đầy đủ sự phát triển quân sự và tham vọng toàn cầu của ĐCSTQ trong năm 2019.

Báo cáo tiết lộ rằng, ĐCSTQ đã sử dụng các chiến lược kết hợp quân sự – dân sự trong quá trình hiện đại hóa quân đội của mình. Những chiến lược này gồm: bao cấp các doanh nghiệp nhà nước; lợi dụng một loạt kết quả nghiên cứu, phát triển và công nghệ của “doanh nghiệp tư nhân” nổi tiếng quốc tế để phục vụ cho ngành công nghiệp quân sự; buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ để có được công nghệ tiên tiến của phương Tây.

Vào ngày 1/9, Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng Mỹ) đã ban hành “Báo cáo sức mạnh quân sự của ĐCSTQ năm 2020”. Báo cáo này dài 200 trang và bao gồm chiến lược tổng thể, mục tiêu, nhiệm vụ và khả năng của quân đội ĐCSTQ. Báo cáo cũng phân tích tình hình bố cục toàn cầu của lực lượng quân sự ĐCSTQ và tình trạng phát triển kỹ thuật cũng như là tài nguyên theo nhu cầu hiện đại hóa của nó.

Theo báo cáo, ĐCSTQ vẫn dựa vào nhập khẩu thiết bị, công nghệ và tri ​​thức nước ngoài để lấp đầy một số lỗ hổng chính. Bài viết này chủ yếu tập trung vào chiến lược hợp nhất doanh nghiệp quân sự – dân sự của ĐCSTQ và các công ty tư nhân Trung Quốc nào đang giúp ĐCSTQ xây dựng sức mạnh quân sự, trở thành doanh nghiệp quân sự của ĐCSTQ.

Lợi dụng kết hợp quân sự – dân sự để đoạt được công nghệ

Để đạt được mục tiêu, trước tiên ĐCSTQ đã tăng cường đầu tư vào chi tiêu quân sự. Báo cáo chỉ ra rằng, vào đầu năm 2019, ĐCSTQ tuyên bố sẽ tăng ngân sách quân sự hàng năm lên 6,2% sau khi điều chỉnh lạm phát, đạt 174 tỷ USD và chiếm xấp xỉ 1,3% GDP, trở thành quốc gia chi tiêu quân sự lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. Báo cáo cũng đặc biệt chỉ ra rằng, ngân sách quân sự của ĐCSTQ đã bỏ qua một số hạng mục chi tiêu chính, bao gồm nghiên cứu, phát triển và mua sắm vũ khí nước ngoài. Vào năm 2019, các khoản chi thực tế liên quan đến quân sự của ĐCSTQ có thể vượt quá 200 tỷ USD, cao hơn nhiều so với ngân sách chính thức.

Tuy nhiên, do sự mập mờ không minh bạch về tài chính của ĐCSTQ, các khoản chi tiêu quân sự thực tế rất khó tính toán. Nhưng từ góc độ nghiên cứu và phát triển, ĐCSTQ đã điều chỉnh các cơ sở nghiên cứu của mình trong lĩnh vực quân sự, đặc biệt chú trọng phát triển kết hợp quân sự – dân sự.

Báo cáo của Lầu Năm Góc chỉ ra rằng, vào năm 2016, Quân ủy Trung ương ĐCSTQ (CMC) đã thành lập Ủy ban Khoa học và Công nghệ, là một cơ quan nghiên cứu quốc phòng cấp cao độc lập trực thuộc Quân ủy Trung ương. Ủy ban Khoa học và Công nghệ tổ chức và hướng dẫn việc đổi mới công nghệ tiên tiến trong kỹ thuật quân sự; tìm cách tăng tốc độ phát triển công nghệ quân sự; và sử dụng các nguồn lực công nghệ dân sự và quân sự để hiện đại hóa quân đội ĐCSTQ.

Chiến lược phát triển kết hợp quân sự – dân sự của ĐCSTQ là một phần quan trọng trong cải cách quốc phòng của ĐCSTQ. ĐCSTQ nhấn mạnh việc đổi mới và tích hợp doanh nghiệp tư nhân vào nền tảng của công nghiệp quốc phòng.

ĐCSTQ thúc đẩy các doanh nghiệp hàng đầu về AI phục vụ cho công nghiệp quân sự

Báo cáo nhấn mạnh rằng, ĐCSTQ cho rằng trí tuệ nhân tạo (AI) là điều cần thiết cho sức mạnh quân sự và công nghiệp trong tương lai. ĐCSTQ đang phấn đấu để trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về AI trong toàn xã hội.

Báo cáo đề cập đến các công ty tư nhân của Trung Quốc, dẫn đầu là các công ty Baidu, Alibaba và Tencent, cũng như các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei và ZTE Telecom, đang thúc đẩy phát triển các công nghệ mới nổi như nhận dạng khuôn mặt, 5G, v.v. bằng cách thành lập các trung tâm đổi mới và tài trợ cho các công ty khởi nghiệp công nghệ. Qua đó để cạnh tranh xây dựng mạng Internet thế hệ tiếp theo. Vào năm 2017, ĐCSTQ đã chỉ định Alibaba, Baidu, iFLYTEK và Tencent là các công ty “hàng đầu về AI” của chính phủ, SenseTime cũng đã tham gia vào năm 2018. Năm 2019, Trung Quốc đã thêm 10 công ty mới vào danh sách “hàng đầu về AI”, bao gồm Huawei, Hikvision, Megvii và Yitu. Vào tháng 11/2017, công ty khởi nghiệp Yitu Technology của Trung Quốc đã giành chiến thắng trong một cuộc thi do chính phủ Mỹ tài trợ liên quan đến công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Trung Quốc là thị trường công nghệ giám sát video lớn nhất thế giới.

“Luật Tình báo Quốc gia 2017” của Trung Quốc yêu cầu các công ty Trung Quốc như Huawei và ZTE phải hỗ trợ, cung cấp hỗ trợ và hợp tác với hoạt động tình báo quốc gia của ĐCSTQ, bất kể họ hoạt động ở đâu.

Vào năm 2019, ĐCSTQ có kế hoạch sử dụng máy bay không người lái được trang bị AI để tuần tra Biển Đông và củng cố các tuyên bố lãnh thổ của mình.

Nhà nước trợ cấp hỗ trợ các công ty phát triển quân sự

Ngoài việc phát triển các công ty AI tư nhân trong lĩnh vực AI để phục vụ quân đội ĐCSTQ, ĐCSTQ cũng làm điều tương tự trong lĩnh vực hàng không và vũ trụ. Báo cáo của Lầu Năm Góc đề cập rằng, ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Trung Quốc nằm dưới sự quản lý của quân đội ĐCSTQ, đang mở rộng nhanh chóng. Tuy nhiên, ĐCSTQ đang chú ý nhiều hơn đến việc quản lý phi tập trung và đa dạng hóa ngành công nghiệp vũ trụ để tăng cường cạnh tranh. Điều này đã dẫn đến kết cấu của quân đội, chính trị, công nghiệp quốc phòng và lĩnh vực thương mại trở nên phức tạp. ĐCSTQ đã phát triển một phương tiện vũ trụ “phản ứng nhanh” (SLV) để tăng sự thu hút với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ phóng vệ tinh nhỏ thương mại và nhanh chóng xây dựng lại năng lực không gian quỹ đạo Trái đất thấp; các doanh nghiệp liên hợp của ĐCSTQ cung cấp các dịch vụ viễn thám, phóng và liên lạc.

ĐCSTQ đang thúc đẩy ngành hàng không nội địa của mình thông qua hai công ty hàng không quốc doanh lớn là Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) và Tổng công ty Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC). AVIC thiết kế và sản xuất máy bay quân sự của Trung Quốc, bao gồm máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20, máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 và máy bay ném bom tàng hình H-20 trong tương lai. COMAC sản xuất máy bay chở khách cỡ lớn, nhằm cạnh tranh trên thị trường máy bay chở khách thương mại. COMAC cũng đang sản xuất máy bay trung chuyển trong khu vực ARJ21, tiến hành bay thử nghiệm trên máy bay chở khách C919 và hợp tác với Nga để phát triển máy bay chở khách thân rộng CR929.

ĐCSTQ đã sử dụng nhiều nguồn lực để tài trợ cho nghiên cứu và trợ cấp cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ chiến lược, đồng thời gây áp lực lên các công ty tư nhân, trường đại học và chính quyền tỉnh phải hợp tác với quân đội để phát triển các công nghệ tiên tiến. ĐCSTQ vẫn dựa vào một số loại công nghệ nước ngoài, nhưng họ cũng đã có được công nghệ nước ngoài từ việc cưỡng ép chuyển giao công nghệ quy mô lớn từ các công ty nước ngoài.

ĐCSTQ đang tìm kiếm nhiều khả năng quân sự tiên tiến có tiềm năng hủy diệt, chẳng hạn như vũ khí siêu thanh, súng điện từ, vũ khí năng lượng định hướng và khả năng chống vũ trụ. ĐCSTQ nỗ lực phát triển nhanh chóng để chiếm lĩnh thị trường bằng một loạt công nghệ tiên tiến, hỗ trợ trực tiếp cho việc hiện đại hóa quân đội ĐCSTQ và nghiêm túc tham gia vào các hoạt động quân sự. Việc này khiến Lầu Năm Góc phải cảnh giác và lo lắng.

Chính quyền Tổng thống Trump thực hiện các biện pháp đối phó

Chính quyền Tổng thống Trump đã cảnh giác với việc ĐCSTQ sử dụng các chiến lược kết hợp quân sự – dân sự để đoạt được công nghệ của Mỹ theo cách không chính đáng, và cũng đã đưa ra nhiều biện pháp đối phó khác nhau.

Vào tháng Chín năm ngoái, tờ The Wall Street Journal dẫn lời các quan chức Mỹ và một báo cáo mới cho thấy, ĐCSTQ đang ngày càng lợi dụng các công ty tư nhân Trung Quốc để lấy được công nghệ nước ngoài nhằm tăng cường sức mạnh quân đội, điều này khiến Washington phải gấp rút thay đổi chính sách an ninh quốc gia của Mỹ.

Báo cáo nói rằng, ĐCSTQ đang thúc giục các công ty tư nhân Trung Quốc này đấu thầu các hợp đồng quốc phòng như một phần của kế hoạch “kết hợp quân-dân sự”, nhằm thúc đẩy nâng cấp ngành công nghiệp vũ khí của ĐCSTQ. Trong một thời gian dài, lĩnh vực này đã bị chi phối bởi một số ít các nhà thầu quốc doanh và các cơ quan nghiên cứu kém hiệu quả.

Vào ngày 28/4 năm nay, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành các hạn chế mới đối với xuất khẩu quân sự Trung Quốc nhằm ngăn chặn ĐCSTQ mua thiết bị sản xuất chất bán dẫn và các công nghệ tiên tiến khác của Hoa Kỳ thông qua kênh thương mại dân sự và các kênh khác, sau đó chuyển đổi chúng sang sử dụng cho quân sự. Bộ Thương mại Mỹ cũng đã hủy bỏ việc miễn giấy phép xuất khẩu đối với việc bán một số công nghệ của Hoa Kỳ cho các đơn vị phi quân sự của Trung Quốc.

Bộ Thương mại đã thông báo vào ngày 17/8 năm nay rằng, họ sẽ áp đặt thêm các hạn chế đối với Huawei để chặt đứt các kênh mua chip thương mại của Huawei. Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng thông báo rằng, 38 thực thể Huawei đặt tại 21 quốc gia đã được đưa vào danh sách các thực thể kiểm soát xuất khẩu (còn được gọi là danh sách đen).

Lầu Năm Góc công bố danh sách đầu tiên vào ngày 20/6 và chỉ định 20 công ty Trung Quốc do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát. Hầu hết các công ty này là công ty nhà nước trong các lĩnh vực gồm hàng không, truyền thông, điện hạt nhân, tàu thủy, v.v. 20 công ty Trung Quốc này bao gồm Huawei, Hikvision, Tập đoàn Truyền thông Di động Trung Quốc (China Mobile), Tập đoàn Viễn thông Trung Quốc (China Telecommunications Corporation) và Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC)…

Vào ngày 28/8, Lầu Năm Góc đã liệt kê 11 công ty khác của Trung Quốc là các công ty do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát, đặt cơ sở cho các biện pháp trừng phạt tiếp theo. Danh sách do Bộ Quốc phòng công bố bao gồm Tập đoàn Hóa chất Trung Quốc (Sinochem) và gã khổng lồ xây dựng Trung Quốc “Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc” (China Communications Construction Company).

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/bao-cao-cua-bo-quoc-phong-my-chinh-quyen-trung-quoc-bien-cong-ty-tu-nhan-thanh-doanh-nghiep-quan-su-72641.html

 

FBI đang đẩy mạnh điều tra gián điệp Trung Quốc

Lục Du

Christopher Wray, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI), cho biết Bắc Kinh đang tiến hành “cuộc chiến nhân tài” để duy trì tham vọng công nghệ và lợi dụng tiền đóng thuế của người Mỹ nhằm đạt được các mục tiêu chính trị của họ. Để đối phó, FBI đang gia tăng các hoạt động điều tra gián điệp Trung Quốc.

“Vì vậy, người Trung Quốc coi họ như đang trong một cuộc chiến tranh nhân tài quốc tế, và họ nhận ra rằng công nghệ và nghiên cứu của Mỹ là những gì mà thế giới phải ghen tị và thẳng thắn mà nói, đó là điều mà Trung Quốc thèm muốn”, ông Wray nói tại một phiên điều trần do Ủy ban An ninh Nội địa, thuộc Hạ viện Mỹ, tổ chức vào ngày 17/9.

Giám đốc FBI nói thêm: “Và khi họ không thể có công nghệ và nghiên cứu mới, họ cử người đến đây, trong một số trường hợp là hợp pháp, nhưng trong nhiều trường hợp thì không, họ đến đây thực hiện việc ăn cắp tài sản trí tuệ, lấy thông tin, nghiên cứu của Mỹ và mang nó trở lại Trung Quốc để thúc đẩy các mục tiêu an ninh quốc gia của Trung Quốc”.

“Bởi vì phần lớn nghiên cứu được tài trợ bằng tiền thuế của người dân Mỹ, vì thế chiến thuật của Bắc Kinh trong việc đánh cắp tài sản trí tuệ và bí mật thương mại của Hoa Kỳ gây thiệt hại đối với người Mỹ đóng thuế, họ giành sở hữu công nghệ [Mỹ] nhưng với chi phí của chúng ta”, ông Wray nói.

Trong nhiều thập kỷ, Bắc Kinh đã duy trì các chương trình tuyển dụng nhân tài để thu hút những chuyên gia Hoa kiều và nước ngoài làm việc cho các lĩnh vực khoa học và công nghệ của Trung Quốc, với tham vọng sớm đưa quốc gia đông dân nhất thế giới trở thành cường quốc công nghiệp và công nghệ.

Một trong những chương trình mà Bắc Kinh quan tâm nhất là “Kế hoạch Nghìn nhân tài”, được triển khai từ năm 2008. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng tính đến tháng 11/2017, chương trình này đã tuyển dụng được hơn 7.000 nhà khoa học và nhà nghiên cứu, hầu hết là từ các trường đại học, các viện nghiên cứu và các công ty quốc tế có trụ sở tại Hoa Kỳ, Châu Âu và các nước phát triển về công nghệ khác.

Trong những tháng gần đây, các công tố viên liên bang Mỹ đã cáo buộc một số nhà nghiên cứu tham gia chương trình “Nghìn nhân tài” của Trung Quốc tội danh đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ.

Tại phiên điều trần tại Hạ viện, ông Wray đã đề cập lại những nhận xét công khai trước đây của mình về việc FBI hiện đang có nhiều cuộc điều tra liên quan đến người Trung Quốc.

“Tôi nghĩ tôi đã nói rõ rằng FBI hiện có hơn 2.000 cuộc điều tra phản gián liên quan đến Trung Quốc, cho đến nay đây là chiến dịch điều tra lớn nhất trong danh mục phản gián của chúng tôi và chúng tôi đang mở một cuộc điều tra phản gián Trung Quốc mới [với tần xuất] khoảng 10 giờ một lần rà soát”, ông Wray nói.

Ông Wray cho biết thêm rằng cả khu vực tư nhân và giới học thuật Hoa Kỳ đều ủng hộ các cuộc điều tra của FBI, và người Mỹ “đang bắt đầu cảnh giác với mối đe dọa của [Trung Quốc]”.

Trước phiên điều trần ông Wray nói rằng “Trung Quốc là thực thể đang đặt ra mối đe dọa lớn và nghiêm trọng nhất đối với tài sản trí tuệ [của người Mỹ]”.

“Chính người dân Hoa Kỳ là nạn nhân của những vụ trộm cắp của Trung Quốc với quy mô lớn đến mức nó được xem như một trong những vụ ăn cắp tài sản lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Nếu bạn là một người Mỹ trưởng thành, nhiều khả năng Trung Quốc đã đánh cắp dữ liệu cá nhân của bạn”, ông Wray nói.

Ông Wray cho biết vụ tấn công mạng do tin tặc Trung Quốc thực hiện năm 2017 nhắm vào hệ thống của Equifax đã khiến khoảng 145 triệu thông tin cá nhân của công dân Mỹ bị đánh cắp. Vào tháng Hai, bốn “tin tặc được quân đội Trung Quốc hậu thuẫn” đã bị truy tố vì vụ tấn công này.

Giám đốc FBI nhấn mạnh rằng mối đe dọa Trung Quốc không phải là từ người dân Trung Quốc mà là từ lực lượng đang cầm quyền ở nước này.

“Khi FBI đề cập đến mối đe dọa Trung Quốc, [là] chúng tôi muốn đề cập đến [mối đe dọa từ] Chính phủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc”, ông Wray lưu ý.

Theo Epoch Times

https://www.dkn.tv/the-gioi/fbi-dang-day-manh-dieu-tra-gian-diep-trung-quoc.html

 

Nghị sĩ Dân chủ Mỹ đề ra kế hoạch 350 triệu USD

để chống ảnh hưởng của Trung Quốc

Các đảng viên của Đảng Dân chủ tại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 17/9 công bố kế hoạch của riêng họ chống lại ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc, một kế hoạch trọn gói trị giá 350 triệu đô la sẽ được dùng để tăng cường khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ và điều chỉnh lại chính sách ngoại giao đối với Bắc Kinh.

Kế hoạch này đã được 11 đảng viên đảng Dân chủ ủng hộ, kể cả lãnh đạo nhóm thiểu số (Dân chủ) tại Thượng viện Chuck Schumer, nhưng triển vọng biện pháp này được thông qua hiện vẫn chưa rõ ràng bởi vì các nghị sĩ Cộng hòa của Tổng thống Trump đang kiểm soát Thượng viện và họ có quyền quyết định nên đưa dự luật nào ra xem xét tại Thượng viện.

Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ Jim Risch, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nói ông hy vọng là ý tưởng của Đảng Dân chủ có thể được kết hợp với các đề xuất của Đảng Cộng hòa để đề ra một kế hoạch lưỡng đảng.

“Đây là một vấn đề của Mỹ. Đây không phải là vấn đề đảng phái”, Thượng nghị sĩ Risch nói trong một buổi điều trần trước ủy ban, nơi một số quan chức Bộ Ngoại giao đã ra làm chứng về ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc, trong đó có người gọi Bắc Kinh là“ kẻ bắt nạt vô luật pháp”.

Thượng nghị sĩ Bob Menendez, thành viên cấp cao của Đảng Dân chủ trong ủy ban và cũng là người lãnh đạo các nỗ lực của đảng ông, cho biết ông mong muốn hợp tác với các nghị sĩ đảng Cộng hòa “để đề ra một hướng tiếp cận mạnh mẽ, thống nhất và lưỡng đảng” để đối phó với Trung Quốc.

Mối quan hệ với Trung Quốc đã trở thành một đề tài trong chiến dịch vận động cho cuộc bầu cử ngày 3/11 sắp tới, trong bối cảnh ông Trump ra tái tranh cử để giành thêm một nhiệm kỳ thứ nhì, và quyền kiểm soát Quốc hội không biết sẽ lọt vào đảng nào. TT Trump và các thành viên đảng Cộng hòa đã tìm cách miêu tả đảng Dân chủ là yếu ớt trước Trung Quốc, điều mà đảng Dân chủ bác bỏ.

“Đạo luật LEADS của Hoa Kỳ năm 2020” sẽ cung cấp các nguồn lực mới cho hệ thống giáo dục Hoa Kỳ và đổi mới chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc bằng cách củng cố cam kết của Hoa Kỳ với các đồng minh quốc tế và các định chế quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới.

Đạo luật này cũng sẽ tăng cường các biện pháp thực thi luật thương mại và khôi phục sự chú ý đối với vấn đề nhân quyền, như biểu tình ở Hồng Kông và cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tuột dốc trong những tháng gần đây, vì những bất đồng về vấn đề nhân quyền và đại dịch Đài Loan, Hồng Kông, chiến tranh thương mại, coronavirus.

https://www.voatiengviet.com/a/nghi-si-dan-chu-de-ra-ke-hoach-chong-anh-huong-cua-trung-quoc/5589143.html

 

Hoa Kỳ đơn phương lên kế hoạch

ban hành lệnh hành pháp

trừng phạt việc buôn bán vũ khí với Iran

Tin từ WASHINGTON/Liên Hiệp Quốc – Vào hôm thứ Năm (17/9), bốn nguồn tin trong cuộc cho biết tổng thống  Trump đang lên kế hoạch ban hành một lệnh hành pháp cho phép ông áp đặt các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với bất kỳ ai vi phạm lệnh cấm vận vũ khí thông thường đối với Iran.

Các nguồn tin ẩn danh này cho biết lệnh hành pháp dự kiến sẽ được ban hành trong những ngày tới và sẽ cho phép tổng thống trừng phạt những người vi phạm bằng các biện pháp trừng phạt thứ cấp, tước quyền tiếp cận thị trường Hoa Kỳ của họ.

Nguyên nhân trực tiếp cho hành động của Hoa Kỳ là lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc đối với Iran sắp hết hạn và để khuyến cáo các tác nhân ngoại quốc – các thực thể của Hoa Kỳ vốn bị cấm tham gia các giao dịch này – rằng nếu họ mua hoặc bán vũ khí cho Iran, họ sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Theo thỏa thuận nguyên tử năm 2015 mà Iran ký kết với sáu cường quốc – Anh Quốc, Trung Cộng, Pháp, Đức, Nga và Hoa Kỳ – lệnh cấm vận vũ khí thông thường của Liên Hiệp Quốc sẽ hết hiệu lực vào ngày 18 tháng 10, ngay trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 11.

Hoa Kỳ, quốc gia từ bỏ thỏa thuận nguyên tử vào tháng 5 năm 2018, cho biết họ kích hoạt một đợt “tái áp dụng” hoặc tiếp nối lại tất cả các lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc đối với Iran, bao gồm cả lệnh cấm vận vũ khí, sẽ có hiệu lực vào lúc 8 giờ tối hôm Thứ Bảy hoặc 00:00 GMT vào hôm Chủ Nhật.

Sau khi các quốc gia thành viên trong hiệp ước nguyên tử với Iran từ chối tái áp đặt cấm vận vũ khí với Iran theo đề nghị của Mỹ, vì cho rằng Mỹ không còn là thành viên của hiệp ước, nên Mỹ phải đơn phương hành động.

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-don-phuong-len-ke-hoach-ban-hanh-lenh-hanh-phap-trung-phat-viec-buon-ban-vu-khi-voi-iran/

 

Tổng Thống Trump tuyên bố

khoản viện trợ nông nghiệp trị giá 13 tỷ Mỹ kim

Tin từ Mosinee, Wisconsin – Vào tối thứ năm (17 tháng 9), tại một cuộc vận động tranh cử ở Wisconsin, tổng thống Trump đã công bố một đợt hỗ trợ đại dịch mới cho nông dân trị giá khoảng 13 tỷ Mỹ kim.

Nguồn viện trợ này sẽ giúp các nông dân phục hồi sau đại dịch coronavirus và vực dậy lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế ở Wisconsin. Khu vực này được biết đến với ngành công nghiệp sữa và phô mai nổi tiếng, vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cả cuộc thương chiến Mỹ-Trung  và đại dịch COVID-19. Tuy vậy, khoản hỗ trợ nông dân được đưa ra nhiều tuần trước cuộc bỏ phiếu là một điều không mong đợi.

Theo các nguồn tin thân cận với sự việc, chương trình này đang xử dụng 14 tỷ Mỹ kim trong quỹ bổ sung của Commodity Credit Corporation mà Quốc hội đã đồng ý trả trước như một phần của Đạo luật cứu trợ và an ninh kinh tế trong bối cảnh coronavirus (CARES).

Bộ nông nghiệp dự kiến sẽ công bố thông tin chi tiết của chương trình viện trợ mới này vào thứ sáu (18/9). Các nông dân sẽ được phép bắt đầu ghi danh chương trình vào thứ hai tuần sau (21/9). Mặc dù hiện chưa rõ loại sản phẩm nào sẽ nhận được bao nhiêu trợ cấp nhưng chương trình sẽ thanh toán trực tiếp cho các nhà sản xuất thịt, sữa, ngũ cốc, rau và các sản phẩm khác.

Các khoản thanh toán sẽ được thiết kế tương tự như gói viện trợ trước đó dựa trên sản lượng cây trồng và tác động của đại dịch coronavirus đối với giá hàng hóa. (BBT)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-tuyen-bo-khoan-vien-tro-nong-nghiep-tri-gia-13-ty-my-kim/

 

Moderna sẽ sản xuất

20 triệu liều vaccine COVID trước cuối năm

Công ty Moderna ngày 18/9 cho biết đang trên đà sản xuất 20 triệu liều vaccine thử nghiệm chống COVID trước cuối năm nay trong khi vẫn giữ mục tiêu sẵn sàng từ 500 triệu đến 1 tỉ liều vào năm sau.

Vaccine và thuốc chữa trị được xem là thiết yếu trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19 hiện chưa thấy có dấu hiệu chậm lại và đã làm hơn 944.000 người thiệt mạng trên toàn thế giới.

Một số ít vaccine, kể cả vaccine của công ty Pfizer và AstraZeneca cũng đang được thử nghiệm trong những cuộc nghiên cứu rộng lớn.

Moderna đã tuyển mộ được 25.296 người tham dự trong số 30.000 người dự trù trong cuộc nghiên cứu giai đoạn cuối, tính đến ngày 16/9.

Công ty đang làm việc với tập đoàn Lonza AG của Thụy Sĩ và Laboratorios Farmaceuticos Rovi của Tây Ban Nha để bào chế vaccine bên ngoài nước Mỹ.

Moderna đã có thỏa thuận cung cấp 100 triệu liều vaccine với Mỹ và đã hoàn tất những cuộc thảo luận với Liên hiệp Châu Âu về vaccine.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ ước đoán sẽ có 35-45 triệu liều vaccine từ hai công ty đầu tiên được chuẩn thuận tại Mỹ vào cuối năm nay.

Moderna có kế hoạch xin được chấp thuận cho sử dụng khẩn cấp vaccine của công ty trong số những nhóm có nguy cơ cao nếu vaccine chứng tỏ hiệu nghiệm ít nhất là 70%, tổng giám đốc công ty nói với Reuters trước đây trong tuần.

https://www.voatiengviet.com/a/moderna-s%E1%BA%BD-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-20-tri%E1%BB%87u-li%E1%BB%81u-vaccine-covid-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-cu%E1%BB%91i-n%C4%83m/5589284.html

 

Covid-19: Trump hứa sẽ có đủ vac-xin

 cho dân Mỹ từ đây đến tháng 4

Thanh Phương

Hoa Kỳ sẽ sản xuất đủ vac-xin ngừa Covid-19 cho toàn bộ dân Mỹ từ đây đến tháng 4/2021. Đó là tuyên bố của tổng thống Donald Trump hôm qua, 18/09/2020, trong lúc tại châu Âu nhiều nước đã thi hành các biện pháp nghiêm ngặt hơn để ngăn chận một đợt địch mới.

Ông Trump khẳng định là hai cuộc thử nghiệm lâm sàng của Mỹ đang tiến triển rất nhanh và có thể cho kết quả ngay từ tháng 10 tới, trong mọi trường hợp, các liều vac-xin có thể được phân phát ngay cho những người dân Mỹ thuộc diện ưu tiên.

Tuy nhiên, theo hãng tin AFP, thái độ lạc quan của tổng thống Trump đang gây lo ngại về những áp lực chính trị lên tiến trình khoa học để chứng nhận hiệu quả và tính an toàn của các vac-xin được thử nghiệm. Theo kết quả một cuộc thăm dò của viện Pew, có phân nửa dân Mỹ sẽ từ chối được chích ngừa nếu có một vac-xin ngay bây giờ. Tỷ lệ này tăng gấp đôi so với kết quả thăm dò vào tháng 5.

Với 198.496 ca tử vong tính đến hôm qua, Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều người chết vì dịch Covid-19 nhất, tiếp theo sau là Brazil (135.793 ca tử vong) và Ấn Độ (84.372 ca tử vong)

Trong khi đó tại châu Âu, dịch Covid-19 đang tăng tốc trở lại, với số ca nhiễm mới kể từ nay cao hơn con số được ghi nhận trong tháng 3 và tháng 4, cho nên các nhà chức trách phải ban hành những biện pháp nghiêm ngặt hơn để ngăn chận làn sóng dịch thứ hai.

Chẳng hạn như tại miền Đông Bắc Anh Quốc, hai triệu người dân kể từ nay sẽ không được gặp những người của các gia đình khác và lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau tại những nơi giải trí. Chính phủ Luân Đôn không loại trừ khả năng ban hành trở lại lệnh phong tỏa toàn nước Anh nếu các biện pháp ở địa phương không đủ để ngăn chận dịch.

Riêng tại Pháp, lần đầu tiên kể từ khi lệnh phong tỏa được bãi bỏ, số người chết vì dịch Covid-19 đã tăng, lên đến 265 ca tử vong trong một tuần, so với 129 ca vào tuần trước. Số ca nhiễm mới trong 24 tiếng đồng hồ được thông báo hôm qua đã lên tới hơn 13.000 người. Trong số những người mới bị nhiễm có cả bộ trưởng Kinh Tế Bruno Le Maire, nên ông phải tự cách ly 1 tuần, nhưng không có triệu chứng gì. Thành phố Nice ở miền nam nước Pháp đã quyết định cấm tập hợp trên 10 người ở ngoài trời, còn trong vùng Paris, các cuộc họp mặt riêng tư có thể cũng sẽ không được phép quy tụ trên 10 người.

Giải quần vợt Roland Garros, năm nay đặc biệt khởi tranh vào mùa thu, tức là trong khoảng 10 ngày nữa, sẽ chỉ đón tiếp mỗi ngày 11.500 khán giả, thay vì hơn 40.000 lúc bình thường.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200919-covid-19-trump-h%E1%BB%A9a-s%E1%BA%BD-c%C3%B3-%C4%91%E1%BB%A7-vac-xin-cho-d%C3%A2n-m%E1%BB%B9-t%E1%BB%AB-%C4%91%C3%A2y-%C4%91%E1%BA%BFn-th%C3%A1ng-4

 

Nữ thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ qua đời ở tuổi 87

Tâm Thanh

Mới đây, tòa án Tối cao Hoa Kỳ thông báo rằng Thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsberg đã qua đời vào ngày 18/9 ở tuổi 87 do ung thư tuyến tụy di căn và các biến chứng, theo NTDTV.

Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, người theo chủ nghĩa tự do (liberal) và đã giữ chức tại Tòa án Tối cao Mỹ từ năm 1993, theo Reuters.

Tờ NTDTV cho hay, tối hôm 13/9, bà Ginsberg bị sốt và xuất hiện các triệu chứng khác. Bà được kiểm tra sơ bộ tại bệnh viện Sibley Memorial ở Washington, D.C. ngay đêm hôm 13, sau đó, được chuyển đến bệnh viện John Hopkins vào ngày 14/9. Tại đây, bà đã hoàn thành ca phẫu thuật nội soi vào chiều cùng ngày.

Có thông tin cho rằng, trước đó,  bà Ginsberg đã được điều trị ung thư tuyến tụy. Tháng 8 năm ngoái, bà đã được đặt thông ống mật chủ. Trong những năm gần đây, vấn đề sức khỏe đã ảnh hưởng đến cuộc sống của bà Ginsberg.

Bà Ginsberg là nữ thẩm phán thứ hai trong lịch sử của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Theo quy định, các thẩm phán sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình cho đến khi qua đời hoặc tự nguyện nghỉ hưu.

Tờ Reuters nhận định, sự ra đi của bà có thể làm thay đổi đáng kể cán cân tư tưởng của Tòa án Tối cao Mỹ, vốn có đa số thẩm phán theo tư tưởng conservative (bảo thủ) với tỷ lệ 5-4. Tổng thống Trump có

cơ hội mở rộng thế đa số này bằng việc bổ nhiệm thêm một thẩm phán bảo thủ, khi đang có sự chia rẽ sâu sắc ở Mỹ vào thời điểm bầu cử tổng thống đang cận kề.

Từ conservative thường được dịch là “bảo thủ” trong tiếng Việt và có thể gây hiểu nhầm nghĩa, trong khi từ này có hàm nghĩa là là bảo vệ, duy trì các giá trị truyền thống như tín ngưỡng, phản đối quan hệ đồng tính, phản đối phá thai… Tại Mỹ, những người conservative thường là các đảng viên Cộng hòa và những người ủng hộ đảng Cộng hòa. Đối lập với trường phái này là liberal, thường được dịch là “tự do”, với những quan điểm phản truyền thống như ủng hộ hôn nhân đồng tính, ủng hộ phá thai.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nu-tham-phan-toa-an-toi-cao-my-qua-doi-o-tuoi-87.html

 

Cuộc chiến Tòa án Tối cao Hoa Kỳ

sẽ khốc liệt sau khi Thẩm phán Ginsburg qua đời

Một cuộc chiến chính trị khốc liệt đang thành hình vào ngày thứ Bảy liên quan đến việc lựa chọn người kế nhiệm Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ Ruth Bader Ginsburg, với những chính trị gia hàng đầu của Đảng Dân chủ phản đối bất cứ bước đi nào của Tổng thống Donald Trump nhằm đề cử người thay thế bà trước ngày bầu cử tổng thống 3 tháng 11, theo Reuters.

Bà Ginsburg, thẩm phán lão thành có chủ trương tự do, qua đời vào tối ngày thứ Sáu ở tuổi 87 do biến chứng của bệnh ung thư tuyến tụy di căn sau 27 năm tại nhiệm. Cái chết của bà mang lại cho ông Trump, người đang vận động để tái đắc cử vào ngày 3 tháng 11, một cơ hội để mở rộng đa số bảo thủ của tòa án lên tỉ lệ 6-3 giữa bối cảnh có sự chia rẽ chính trị gay gắt ở Mỹ.

Ngay cả khi đám đông lớn những người tiếc thương tụ tập bên ngoài tòa nhà Tòa án Tối cao suốt đêm để tỏ lòng tôn kính với vị thẩm phán tiên phong về nữ quyền, chiến tuyến đang thành hình. Những người được đề cử vào Tòa án Tối cao phải được Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận, và các thượng nghị sĩ đồng đảng Cộng hòa của ông Trump kiểm soát viện này, giữ 53 ghế trong tổng số 100 ghế. Phe Dân chủ thiếu người để chặn bất kì ứng cử viên nào của ông Trump trừ phi một số thượng nghị sĩ Cộng hòa tham gia cùng họ.

Với sự trợ giúp của Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell, người đã đặt việc chuẩn thuận các đề cử tư pháp liên bang của ông Trump lên làm ưu tiên hàng đầu, tổng thống có thể sẽ công bố người được đề cử và nhanh chóng xúc tiến qua quy trình chuẩn thuận này, thường mất ít nhất hai tháng.

Ngay cả trước khi bà Ginsburg qua đời, ông Trump đã công khai danh sách các ứng viên tiềm năng.

Đối thủ Đảng Dân chủ của ông Trump trong cuộc đua tổng thống, Joe Biden, tối ngày thứ Sáu cho biết người chiến thắng trong cuộc bầu cử phải là người được quyền lựa chọn và ông Trump không nên đề cử ứng viên. Chuck Schumer, thượng nghị sĩ hàng đầu của phe Dân chủ trong Thượng viện, tán đồng.

Ông McConnell tuyên bố Thượng viện sẽ tổ chức biểu quyết cho bất kỳ ứng viên nào của ông Trump. Nếu chiến thắng, ông Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức thay thế ông Trump vào ngày 20 tháng 1. Những phát biểu ban đầu của ông Trump tập trung vào lời ca ngợi bà Ginsburg, người mà trước đây ông đã chỉ trích, mà không nêu rõ các bước tiếp theo sẽ là gì.

Đối với những người chủ trương tự do coi bà như một nữ anh hùng, sự đau buồn của họ về sự ra đi của bà nhuốm nỗi sợ hãi về những gì xảy ra tiếp theo, Reuters cho biết.

Các nhà hoạt động chủ trương bảo thủ trong nhiều năm qua đã tìm cách tập hợp đủ số biểu quyết ủng hộ trong Tòa án Tối cao để lật ngược phán quyết Roe v. Wade năm 1973 về việc hợp pháp hóa phá thai trên toàn quốc. Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ông Trump đã hứa sẽ bổ nhiệm các thẩm phán mà sẽ lật ngược phán quyết mang tính bước ngoặt đó. Nhưng tòa án vào tháng 7, ngay cả với đa số bảo thủ, đã bác luật phá thai nghiêm ngặt của bang Louisiana với tỉ lệ 5-4.

Reuters cho biết nhiều người quan sát tòa án cho rằng ông Trump sẽ thay thế bà Ginsburg bằng một người phụ nữ. Một ứng viên tiềm năng trong danh sách của ông Trump là Amy Coney Barrett, một thẩm phán có chủ trương bảo thủ tại Tòa án Phúc thẩm Hoa Kỳ khu vực tư pháp 7 đặt tại Chicago.

https://www.voatiengviet.com/a/cuoc-chien-toa-an-toi-cao-hoa-ky-se-khoc-liet-sau-khi-tham-phan-ginsburg-qua-doi/5589824.html

 

Canada bỏ đàm phán tự do thương mại với Trung Quốc

Bình luậnNguyễn Sơn

Ngoại trưởng Canada xác nhận đàm phán tự do thương mại (FTA) với Trung Quốc đã đình trệ hơn một năm và sẽ không nối lại.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Global and Mail (Canada), Ngoại trưởng François-Philippe Champagne cho biết Canada sẽ từ bỏ tiến trình đàm phán tự do thương mại với Trung Quốc.

“Tôi không thấy có những điều kiện để các cuộc thảo luận đó tiếp tục ở thời điểm này”, ông François-Philippe Champagn nói.

Các cuộc đàm phán về FTA giữa Trung Quốc và Canada đã được khởi động từ 4 năm trước, tuy nhiên Ngoại trưởng Canada cho rằng hiện không còn đáng theo đuổi nữa, theo hãng tin Reuters.

Gần đây, quan hệ hai nước bị rạn nứt sau vụ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt ở Canada và việc Trung Quốc giam giữ hai người Canada.

Ngoại trưởng Champagne cũng nhắc lại những chỉ trích với Trung Quốc vì “chính sách ngoại giao quyết liệt và cưỡng ép” trong cuộc phỏng vấn trên. Ông Champagne nói thêm: “Trung Quốc của năm 2020 không phải là Trung Quốc của năm 2016”.

Ông Champagne nói. “Tất cả các sáng kiến và chính sách đã được đưa ra vào thời điểm đó (năm 2016 với Trung Quốc) đều cần được xem xét lại”. Ông cho biết Canada đang “nhìn tất cả chúng bằng lăng kính của Trung Quốc năm 2020”.

Bình luận của ông Champagne thể hiện quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc, tương tự Mỹ, Australia và các nước EU đã làm, sau khi các nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu căng thẳng thất bại.

Thế giới quay lưng với Đảng Cộng sản Trung Quốc

Canada từng định trở thành quốc gia G7 đầu tiên ký hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc, vốn là chính sách mà chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau theo đuổi.

Tháng 9/2016, Thủ tướng Justin Trudeau đã đến thăm Trung Quốc. Vài tuần sau đó, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đến Canada để làm mới quan hệ đối tác của họ trong hàng chục lĩnh vực, bao gồm cả các cuộc tập trận chung.

Nhưng kể từ đó, động thái của Bắc Kinh với người Duy Ngô Nhĩ và đặc khu Hong Kong khiến nhiều nước trên thế giới không hài lòng, bao gồm Canada. Vì vậy, Canada cũng nằm trong số quốc gia đã hủy bỏ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong.

Ngoài ra, ông Champagne cho rằng, Bắc Kinh “giam giữ tùy tiện” cựu quan chức ngoại giao Canada Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor vì nghi ngờ hoạt động gián điệp, để đáp lại vụ bắt giữ vào tháng 12/2018 với Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu. Bà Mạnh bị tạm giữ vì cáo buộc gian lận tài chính và vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Một nghiên cứu mới cho thấy các quốc gia cảm thấy “tiêu cực nhất” đối với Trung Quốc cũng là các đối tác thương mại quan trọng nhất của nước này.

https://www.ntdvn.com/the-gioi/canada-bo-dam-phan-tu-do-thuong-mai-voi-trung-quoc-72505.html

 

Kế hoạch chống kỳ thị chủng tộc đầu tiên của EU

được đưa ra sau tác động

của phong trào Black Lives Matter

Tin từ Brussels – Phong trào Black Lives Matter đã giúp tác động đến các chính sách của Liên minh châu Âu (EU), với việc bộ phận điều hành của khối đang chuẩn bị công bố kế hoạch hành động chống kỳ thị chủng tộc đầu tiên.

Theo tờ Bloomberg đưa tin, bản dự thảo của Ủy ban châu Âu cho biết, các công dân đang phải đối mặt với một thực tế của tình trạng kỳ thị chủng tộc đã ăn sâu và không thể bị phớt lờ. Cơ quan này tuyên bố sẽ kiện các quốc gia không áp dụng nghiêm ngặt luật kỳ thị chủng tộc và bài ngoại của khối EU. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ xem xét lại các biện pháp hiện có để bảo đảm rằng chúng đủ cứng rắn.

Bà Vera Jourova, phó chủ tịch ủy ban về các giá trị và tính minh bạch cho biết, sự tiến triển trong việc chống lại nạn kỳ thị chủng tộc ở châu Âu vẫn chưa đủ, nhưng họ hy vọng với thời gian và nhiều nỗ lực hơn nữa, tình hình ở châu Âu có thể thay đổi.

Theo dự thảo, một trong những ưu tiên của EU là tạo ra một bộ dữ kiện đáng tin cậy để đánh giá đúng quy mô và bản chất của tình trạng kỳ thị trên toàn EU. So với dữ kiện về các lý do kỳ thị khác như giới tính, khuyết tật và tuổi tác; dữ kiện về kỳ thị do nguồn gốc dân tộc hoặc chủng tộc rất hiếm.

Ủy ban mong muốn có một cách tiếp cận mới về việc thu thập dữ kiện bình đẳng, và sẽ tổ chức một hội nghị bàn tròn để tìm cách hướng tới việc thu thập dữ kiện một cách hài hòa hơn. (BBT)

https://www.sbtn.tv/ke-hoach-chong-ky-thi-chung-toc-dau-tien-cua-eu-duoc-dua-ra-sau-tac-dong-cua-phong-trao-black-lives-matter/

 

Ngoại trưởng Mỹ, EU sắp thảo luận

về ‘mối quan ngại chung về Trung Quốc’

Đại Nghĩa

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang có kế hoạch tổ chức cuộc đối thoại đầu tiên về vấn đề Trung Quốc với người đồng cấp Liên minh châu Âu Josep Borell trong tháng này, một nhà ngoại giao cấp cao của EU cho biết hôm 18/9, theo SCMP.

Đây là động thái sẽ khiến Bắc Kinh lo lắng khi nước này cố gắng ngăn cản việc xây dựng một mặt trận thống nhất xuyên Đại Tây Dương chống lại chính quyền Bắc Kinh.

Theo báo chí Ý, Pompeo dự kiến ​​cũng sẽ thăm Ý và Vatican, nhằm ngăn cản Ý chấp nhận đầu tư của Trung Quốc vào hạ tầng cảng biển thuộc dự án Vành đai Con đường và gây áp lực lên Vatican, vốn đang thể hiện ​​mối quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh.

Các nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ và Trung Quốc đã tăng tốc thúc đẩy thắt chặt quan hệ với EU, vào thời điểm mà lục địa này được cả hai bên coi là có vai trò quan trọng đối với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa hai cường quốc về kinh tế, công nghệ và sức ảnh hưởng địa chính trị.

Việc EU chấp nhận tổ chức các cuộc thảo luận với Washington về Trung Quốc, nếu được xác nhận vào hôm thứ Hai tới (21/9), sẽ xảy ra chỉ một tuần sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên EU – Trung Quốc hồi đầu tuần.

“Điều này gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới Bắc Kinh rằng EU rất vui mừng được thảo luận với Mỹ về những lo ngại chung ngày càng tăng về Trung Quốc, ngay cả là với chính quyền Donald Trump, vốn không được coi là thân thiện với EU”, một nhà ngoại giao châu Âu giấu tên cho biết.

Ông Borrell cho biết: “Có những vấn đề mà chúng ta cùng nhau đối mặt trong mối quan hệ với Trung Quốc, và nơi mà sự hợp tác chặt chẽ giữa chúng ta là rất quan trọng để cùng nhau giải quyết vấn đề. Điều này cũng chắc chắn bao gồm tình hình ở Hồng Kông”.

Trong khi đó, truyền thông Ý đưa tin rằng ông Pompeo sẽ thăm Ý và Vatican vào cuối tháng này – chỉ vài tuần sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công du Ý và 4 nước châu Âu khác.

Các cuộc thảo luận sẽ diễn ra khi Vatican dự kiến ​​sẽ gia hạn một thỏa thuận gây tranh cãi với Trung Quốc đối với việc bổ nhiệm các giám mục tại đại lục.

Ông Pompeo dự kiến ​​sẽ thảo luận với chính phủ Ý về âm mưu của Trung Quốc trong việc sử dụng Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường – trong đó Ý là quốc gia G7 duy nhất tham gia – để mở rộng quyền sở hữu các cảng của Ý.

Cảng Trieste đang được đặc biệt chú ý, vì một số dự án do Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc quản lý. Năm trong số các công ty con của tập đoàn này đã bị Mỹ trừng phạt vào tháng trước vì liên quan đến quân sự hóa Biển Đông.

Theo SCMP

Đại Nghĩa biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-my-eu-sap-thao-luan-ve-moi-quan-tam-chung-dang-gia-tang-ve-trung-quoc.html

 

Hạt nhân Iran: Anh, Pháp và Đức

bác bỏ việc tái lập trừng phạt Teheran

Trọng Thành

Chính quyền Donald Trump hoàn toàn bi cô lập trong chủ trương áp đặt lại các trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Iran. Tại Hội Đồng Bảo An, hôm qua 18/09/2020, Anh, Pháp và Đức tuyên bố thủ tục mà Hoa Kỳ khởi sự để kích hoạt các trừng phạt quốc tế, sẽ không có hiệu lực.

Theo Reuters, trong một thư chung gửi đến 15 thành viên Hội Đồng Bảo An, ba cường quốc châu Âu nhấn mạnh là mọi quyết định hay hành động đơn phương nhằm tái áp đặt các trừng phạt quốc tế đối với Iran là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Thông báo của Anh, Pháp và Đức được gửi đi đúng một ngày trước khi « toàn bộ các trừng phạt của Liên Hiệp Quốc với Iran » phải có hiệu lực trở lại vào lúc 20 giờ, ngày thứ Bảy 19/09/2020, theo quan điểm của Washington.

Ngày 19/09 là đúng 30 ngày sau khi Hoa Kỳ chính thức thông báo với Hội Đồng Bảo An kích hoạt cơ chế « snapback ». « Snapback » là một cơ chế được dự kiến trong Thỏa thuận 2015 về hạt nhân Iran, giữa Teheran với nhóm lục cường (Anh, Đức, Nga, Mỹ, Pháp và Trung Quốc), về dỡ bỏ trừng phạt đổi lấy việc Teheran ngưng chương trình vũ khí nguyên tử.

Theo cơ chế này, toàn bộ các trừng phạt quốc tế với Iran có thể tự động có hiệu lực trở lại sau 30 ngày, nếu Iran bị một bên tham gia Thỏa thuận tố cáo không tuân thủ cam kết. Vấn đề là đa số các thành viên Hội Đồng Bảo An không công nhận Mỹ có quyền kích hoạt cơ chế snapback, do Hoa Kỳ đã rút khỏi Thỏa thuận từ năm 2018.

Tuy nhiên, cho dù ý định của chính quyền Trump áp đặt trở lại các trừng phạt của LHQ nhắm vào Iran không được Hội Đồng Bảo An chấp thuận, hồ sơ Iran sẽ tiếp tục gây căng thẳng. Washington dự kiến sẽ ban bố một sắc lệnh, trong ít ngày tới, cho phép TT Donald Trump áp đặt các biện pháp « trừng phạt nhắm vào những thực thể ngoại quốc (không phải là người Mỹ, doanh nhân Mỹ) » (sanctions secondaires), tước quyền thâm nhập thị trường Mỹ đối với những nước nào vi phạm lệnh cấm vận vũ khí với Iran.

Tàu sân bay Nimitz vượt eo biển Ormuz

Hôm qua, hàng không mẫu hạm Mỹ USS Nimitz, cùng một tàu khu trục và hai tuần dương hạm, vượt qua eo biển Ormuz, đi vào vùng Vịnh. Eo biển chiến lược Ormuz là nơi mà Iran thường xuyên đe dọa phong tỏa. Tư lệnh hạm đội 5, phó đô đốc Samuel Paparo, tuyên bố sự hiện diện của tầu sân bay USS Nimitz khẳng định Hải Quân Hoa Kỳ luôn sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động của liên quân quốc tế tại khu vực Trung Cận Đông. Theo tư lệnh hạm đội 5, tầu sân bay USS Nimitz sẽ tham gia vào các hoạt động chống quân thánh chiến tại khu vực này.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200919-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-iran-anh-ph%C3%A1p-v%C3%A0-%C4%91%E1%BB%A9c-b%C3%A1c-b%E1%BB%8F-vi%C3%AA%CC%A3c-ta%CC%81i-l%C3%A2%CC%A3p-tr%E1%BB%ABng-ph%E1%BA%A1t-teheran

 

COVID tăng,

các thành phố Châu Âu loan báo các hạn chế mới

Các nước Châu Âu từ Đan Mạch đến Hy Lạp loan báo những hạn chế mới vào ngày 18/9 để ngăn chặn đà lây mạnh của virus corona tại các thành phố lớn nhất, trong lúc Anh cho biết đang cứu xét lệnh đóng cửa mới trên toàn quốc.

Các ca tại Anh gần như tăng gấp đôi lên đến 6.000 ca một ngày trong phúc trình mới nhất tuần này, số người nhập viện tăng và tỉ lệ lây nhiễm cũng tăng tại phần đất phía bắc nước Anh và tại London.

Thủ tướng Anh Boris Johnson nói việc nước này chứng kiến một đợt virus corona thứ hai là không tránh khỏi, và dù ông không muốn đóng cửa tòan quốc lần nữa nhưng chính phủ có thể phải đưa ra những hạn chế mới.

Anh đã áp đặt những qui định mới về COVID tại vùng Đông Bắc, vùng Midlands và Tây Yorkshire từ ngày 15/9.

Lây nhiễm gia tăng đều đặn hầu như trên toàn Châu Âu trong hai tháng qua. Số ca vào phòng chăm sóc đặc biệt và số người chết cũng bắt đầu tăng, đặc biệt tại Tây Ban Nha và Pháp.

Tây Ban Nha chứng kiến nhiều ca hơn bất cứ quốc gia Châu Âu nào khác. Khu vực bao gồm thủ đô Madrid sẽ hạn chế đi lại giữa và trong các vùng bị ảnh hưởng nặng nhất bởi lây nhiễm gia tăng, ảnh hưởng hơn 850.000 người.

Nhà chức trách tại thành phố Nice, miền nam nước Pháp, cấm tụ tập hơn 10 người tại những nơi công cộng và hạn chế giờ mở cửa các quán rượu, tiếp theo lệnh cấm được đưa ra trong tuần này tại Marseille và Bordeaux.

Ngày 18/9, Pháp ghi nhận hơn 13.200 ca lây nhiễm mới, cao nhất trong một ngày kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Tại Đan Mạch, ngày 18/9 có 454 ca mới, nghĩa là gần với mức kỷ lục 473 ca vào tháng 4. Thủ tướng Mette Frederikse cho biết việc hạn chế tụ tập công cộng sẽ giảm từ 100 người xuống còn 50 người và ra lệnh cho các quán rượu và tiệm ăn đóng cửa sớm.

Iceland ra lệnh cho những nơi giải trí và các quán rượu tại khu vực thủ đô đóng cửa 4 ngày từ 18 đến 21 tháng 9, trong khi tại Ireland, việc ăn uống trong nhà hàng và những sinh hoạt ở nơi không thông thoáng bị cấm tại Dublin sau khi số ca virus tăng trong những ngày gần đây.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói chính phủ ông chuẩn bị các biện pháp để chống lại virus corona bùng phát sau khi ghi nhận kỷ lục 1.972 ca trong 24 giờ qua.

Tại Hy Lạp, nơi phần lớn không bị ảnh hưởng nhiều trong đợt virus đầu tiên tác hại lên Châu Âu vào tháng 3 và tháng 4, Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis loan báo chính phủ đã sẵn sàng thắt chặt hạn chế tại khu vực Athens vào lúc số ca nhiễm gia tăng.

Châu Âu vẫn hy vọng không phải làm theo Israel là đóng cửa toàn quốc lần thứ hai. Israel phong toả lần hai hôm 18/9 vào lúc bắt đầu mùa lễ lớn của người Do Thái, tiếp sau những ca virus corona tăng mạnh.

https://www.voatiengviet.com/a/covid-t%C4%83ng-c%C3%A1c-th%C3%A0nh-ph%E1%BB%91-ch%C3%A2u-%C3%A2u-loan-b%C3%A1o-c%C3%A1c-h%E1%BA%A1n-ch%E1%BA%BF-m%E1%BB%9Bi-/5589303.html

 

Anh lên án các cuộc tấn công mạng liên tục

của Trung Quốc

Bình luậnDu Miên

Vương quốc Anh đã lên án việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục tấn công mạng vào các chính phủ và doanh nghiệp trên khắp thế giới.

“Hôm nay chúng ta có một ví dụ khác về việc người Trung Quốc sử dụng hoạt động mạng có tính chất phá hoại cho mục đích phạm pháp”, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết hôm 16/8, sau khi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ công bố bản cáo trạng của 5 công dân Trung Quốc và 2 người Malaysia về các cáo buộc liên quan đến các cuộc tấn công mạng.

Năm công dân Trung Quốc bị cáo buộc chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công mạng gây ảnh hưởng đến các nạn nhân là hơn 100 công ty ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Những nạn nhân bị tấn công bao gồm các công ty phát triển phần mềm, nhà sản xuất phần cứng máy tính, nhà cung cấp viễn thông, công ty truyền thông xã hội, công ty trò chơi điện tử, tổ chức phi lợi nhuận, trường đại học, các tổ chức tư vấn, và các chính phủ nước ngoài, cũng như các chính trị gia và nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ở Hong Kong.

Ba trong số năm bị cáo bị cáo buộc nhắm mục tiêu vào các mạng máy tính của chính phủ ở Vương quốc Anh, mặc dù họ đã không thể xâm phạm vào mạng lưới thành công.

“Chúng tôi lên án các cuộc tấn công nhằm vào các chính phủ và doanh nghiệp. Loại hành vi cơ hội và liều lĩnh này trong không gian mạng là hoàn toàn không thể chấp nhận được”, ông Raab nói trong một tuyên bố đăng trên trang web của chính phủ Anh.

Ông khẳng định: “Vương quốc Anh sẽ tiếp tục chống lại những kẻ tiến hành các cuộc tấn công mạng như vậy, đồng thời phối hợp với các đồng minh của chúng tôi để buộc các thủ phạm phải chịu trách nhiệm”.

Hồi tháng Bảy, ông Raab đã bày tỏ quan ngại về bằng chứng cho thấy ĐCSTQ đã tham gia vào các cuộc tấn công mạng có tính chất phá hoại nhằm vào các cơ sở thương mại, y tế và học thuật ở 11 quốc gia, bao gồm cả ở Anh.

Phát biểu này được đưa ra sau bản cáo trạng của Hoa Kỳ đối với 2 tin tặc Trung Quốc vì tội danh đánh cắp những bí mật thương mại và các thông tin nhạy cảm khác trị giá hàng triệu USD, cũng như đánh cắp nghiên cứu về đại dịch COVID-19 do virus Corona Vũ Hán gây ra.

Vào tháng 12/2018, Vương quốc Anh đã đưa ra một tuyên bố công khai bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về hoạt động của các tin tặc có liên quan đến Bộ Công An Trung Quốc. Những tin tặc này đánh cắp tài sản trí tuệ thương mại ở châu Âu, châu Á và Hoa Kỳ thông qua một chiến dịch tấn công toàn cầu độc hại, được biết đến rộng rãi với tên gọi Cloud Hopper.

Vương quốc Anh đang tăng cường khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa mạng từ các quốc gia thù địch như Nga và Trung Quốc. Đây là một phần trong quá trình chính phủ nước này đánh giá toàn diện liên tục về các chính sách đối ngoại, an ninh và quốc phòng của mình.

Bộ Quốc phòng Anh đang có kế hoạch tách khỏi các phương thức phòng thủ truyền thống và “hoạt động nhiều hơn nữa trong các lĩnh vực không gian, mạng và vùng biển mới nhất”, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết vào tháng Bảy.

Trong một cuộc họp báo tuần trước, Trung tướng Jim Hockenhull – Giám đốc cơ quan tình báo quốc phòng Anh – cho biết, bức tranh toàn cầu chuyển dịch đã thay đổi đặc điểm của chiến tranh theo những cách mà sẽ thách thức phương Tây phải bắt kịp với những kẻ thù không tuân thủ luật chơi chung.

Ông cảnh báo, xung đột đang gia tăng trong các lĩnh vực mới như không gian mạng và không gian vũ trụ, đe dọa sự gắn kết, khả năng phục hồi và lợi ích toàn cầu của Anh. Trung tướng đồng thời khẳng định, ĐCSTQ “gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với trật tự thế giới”.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/anh-len-an-cac-cuoc-tan-cong-mang-lien-tuc-cua-trung-quoc-72574.html

 

Pháp mở cửa lại các trường đại học,

dịch xuất hiện hàng cụm

Ít nhất một chục cụm dịch COVID-19 đã xuất hiện từ khi các khu học xá của Pháp mở cửa vào tháng này. Đây là cảnh báo cho các quốc gia khác ở châu Âu, nơi hầu hết các trường đại học sẵn sàng tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu trong những tuần tới.

Chính phủ Pháp đã quyết tâm mở cửa lại trường học và kêu gọi người lao động quay trở lại các văn phòng và địa điểm làm việc để phục hồi nền kinh tế và “học cách sống chung với virus.”

Tại các trường đại học, thay đổi chính trong năm nay là bắt buộc phải đeo khẩu trang mọi lúc. Nhưng giữ khoảng cách vật lý dường như là không thể ở nhiều nơi.

Một sinh viên ở ĐH Sorbonne nói: “Chúng tôi đang cố gắng hết sức để tôn trọng sự giãn cách xã hội, nhưng đôi khi chúng tôi không thể, khi các giảng đường chật kín sinh viên”. Một giáo viên nói: “Thật là khó khăn vào lúc này vì chúng tôi không có thêm bất kỳ phương tiện nào, vì vậy về cơ bản chúng tôi phải dạy tốt nhất có thể.”

Trái lại, Ở Vương quốc Anh, hầu hết các trường đại học không bắt đầu học kỳ mùa thu cho đến cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10, và đang sẵn sàng cho những thay đổi lớn. Nhiều lớp học đang được giảng dạy trực tuyến, trừ những buổi học thực hành thật sự cần thiết. Các hội sinh viên bị cấm gặp mặt trực tiếp và sinh viên đến từ nước ngoài sẽ phải cách ly trong hai tuần theo quy định của chính phủ. Tại University College London, chỉ một phần tư số tòa nhà sẽ có người ở cùng một lúc, và mọi người phải đeo khẩu trang.

Các học sinh trở lại trường trung học Kelso lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu chiến dịch phòng chống dịch bệnh coronavirus ở Kelso, Scotland, vào ngày 11 tháng 8 năm 2020. (Ảnh Jeff J Mitchell / Getty Images)

Các học sinh trở lại trường trung học Kelso lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu chiến dịch phòng chống dịch bệnh coronavirus ở Kelso, Scotland, vào ngày 11 tháng 8 năm 2020. (Ảnh Jeff J Mitchell / Getty Images)

Pháp ghi nhận thêm hơn 13.200 ca nhiễm mới và 154 ca tử vong trong ngày qua, nâng tổng số ca nhiễm COvid-19 lên gần 429.000 trường hợp, còn tổng số ca tử vong là 31.249.

An Bình tổng hợp

https://etviet.com/theatlantic/tin-tuc-the-gioi/phap-mo-cua-lai-cac-truong-dai-hoc-dich-xuat-hien-hang-cum.html

 

Pháp: Số ca nhiễm COVID hàng ngày tăng kỷ lục

Pháp báo cáo thêm 13.215 ca virus corona được xác nhận trong 24 giờ qua, một kỷ lục mới kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, trong khi tỷ lệ tử vong hàng ngày tăng vọt cao nhất trong 4 tháng.

Tổng số ca nhiễm tại Pháp hiện là 428.696.

Các nhà dịch tễ học nói số ghi nhận tăng là do việc luân chuyển nhanh chóng của virus và việc xét nghiệm tăng gấp 6 lần kể từ khi chính phủ miễn phí xét nghiệm.

Bộ Y tế cũng báo cáo tổng số người chết vì COVID-19 tăng thêm 154, thành 31.249 ca.

Hầu hết các địa phương và thành phố bị ảnh hưởng tại Pháp đã siết chặt những qui định.

Thành phố Nice vùng Côte D’Azur sẽ cấm tụ tập hơn 10 người tại những nơi công cộng và buộc các quán rượu đóng cửa sớm sau khi Marseille và Bordeaux đưa ra những biện pháp tương tự ngày 14/9.

Paris, nơi virus luân chuyển nhanh hơn các nơi khác, chưa cấm tụ tập trên 10 người nhưng cảnh sát quận hôm 18/9 khuyến cáo chớ tụ tập nhiều hơn con số đó.

https://www.voatiengviet.com/a/ph%C3%A1p-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-covid-h%C3%A0ng-ng%C3%A0y-t%C4%83ng-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c/5589588.html

 

Covid-19: Bệnh viện ở thủ đô Madrid

lâm vào tình trạng bão hòa

Tại Tây Ban Nha, vùng thủ đô Madrid đã trở thành vùng nguy hiểm nhất đến nỗi, chính quyền địa phương đã phải cầu cứu đến trung ương. Trước mức độ lây lan ngày càng lên cao đáng ngại, một số biện pháp đã được ban hành, trong đó có việc giới hạn đi lại: 37 quận thủ đô, chiếm 13% dân chúng, chỉ có thể đi lại khi thật cần thiết. Lãnh đạo các thị trấn phía nam cho biết là họ hoàn toàn bất lực.

Tuy nhiên, đáng ngại nhất là tình trạng các bệnh viện, hầu như bị những người nhiễm Covid-19 tràn ngập. Thông tín viên RFI, François Musseau đã đến bệnh viện San Carlos tại Madrid để tìm hiểu tình hình :

Xe cộ tại đây qua lại hỗn loạn, xe taxi, xe tư nhân, xe cứu thương tới tấp trên đường đến cổng ra vào bệnh viện to lớn ở phía tây thủ đô. Trước khu cấp cứu và những khu khác, người qua lại thật tấp nập. Nỗi lo âu nhìn thấy trên mọi gương mặt, từ bệnh nhân cho đến nhân viên chăm sóc.

Lý do rất đơn giản: Từ nhiều ngày qua, người ta ghi nhận ngày càng nhiều ca bị nhiễm virus corona ở khu cấp cứu. Ana  làm việc tại bộ phận phục hồi sức khỏe, cho biết : « Người ta ghi nhận nhiều thay đổi, nhiều ca nhiễm, đầy rẫy người đến rất hoang mang. Các biện pháp chăm sóc đầu tiên đáp ứng không xuể, cho nên mọi người chạy đến bệnh viện, làm cho bệnh viện, như ở đây, trở nên quá tải. »

Điều mà Ana mô tả có thể được thấy ở tất cả các bệnh viện tại thủ đô Madrid. Những giường đến nay dành cho những bệnh khác, bệnh nặng như ung thư hay AVC, bây giờcàng lúc càng được dành cho bệnh nhân có triệu chứng Covid-19. Tình hình còn nghiêm trọng hơn ở những đon vị chăm sóc tích cực, có đến 64% chỗ dành cho bệnh nhân Covid.

Yolanda, nhân viên ở bộ phận cấp cứu lo ngại: « Người ta lại tiến đến tình hình tồi tệ nhất. Vào tháng 3, thì chủ yếu là những người lớn tuổi, bây giờ thì mọi lứa tuổi. Tình hình dường như trở lại như trước đây, bệnh viện cuối cùng chỉ chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus ».

Mối lo ngại lớn của mọi người là sẽ trở lại tình hình như mùa xuân vừa qua, với bệnh viên bị bão hòa, nguy cơ bị phong tỏa một lần nữa và việc ban bố tình trạng báo động, và cho dù chủ tịch vùng Madrid Isabel Diaz Ayuso đã hứa là sẽ làm tất cả để tránh đi đến tình trạng này.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200919-covid-19-b%E1%BB%87nh-vi%E1%BB%87n-%E1%BB%9F-th%E1%BB%A7-%C4%91%C3%B4-madrid-l%C3%A2m-v%C3%A0o-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-b%C3%A3o-h%C3%B2a

 

Đài Loan: Chiến đấu cơ Trung Quốc

vượt đường trung tuyến ngày thứ 2 liên tiếp

Trọng Thành

Bắc Kinh tiếp tục phô trương sức mạnh tại eo biển Đài Loan, trong lúc một thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ viếng thăm Đài Bắc. Hôm nay, 19/09/2020, nhiều chiến đấu cơ Trung Quốc vượt qua « đường trung tuyến »,  tức ranh giới trên không ngầm định giữa Hoa lục và Đài Loan tại eo biển, vốn chưa từng bị xâm phạm trong suốt hai thập niên. Đây là ngày thứ hai liên tiếp máy bay Trung Quốc vượt qua « đường trung tuyến ».

Reuters dẫn thông tin từ bộ Quốc Phòng Đài Loan, cho biết tổng cộng 19 phi cơ Trung Quốc đã tham gia vào cuộc tập trận tại eo biển. Các phi cơ tham gia tập trận hôm nay bao gồm 12 máy bay tiêm kích J-16, 2 chiến đấu cơ J-10, 2 chiến đấu cơ J-11, 2 oanh tạc cơ H-6 và một phi cơ chống tàu ngầm Y-8. Cuộc tập trận hôm qua có 18 máy bay tham gia.

Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không để sẵn sàng đối phó, và kêu gọi Trung Quốc kiềm chế, nhưng đồng thời khẳng định không có phi cơ nào áp sát hải đảo hoặc trực tiếp xâm phạm không phận Đài Loan.

Một báo cáo của bộ Quốc Phòng Mỹ, công bố hồi tuần trước, cho biết Không Quân Trung Quốc đã không hề vượt qua « đường trung tuyến » tại eo biển Đài Loan trong vòng hai thập niên, từ năm 1999 đến hồi tháng 3/2020. Tuy nhiên, theo bộ Quốc Phòng Đài Loan, chỉ riêng từ tháng 3/2020 đến nay, chiến đấu cơ Trung Quốc đã vượt qua « đường trung tuyến » tổng cộng 5 lần, trong đó có hai lần vào hôm qua và hôm nay, tức đúng vào thời điểm thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Keith Krach đang công du Đài Bắc, nhằm siết chặt quan hệ song phương.

Chuyến công du của lãnh đạo ngoại giao Mỹ tới hòn đảo, mà Trung Quốc coi là vùng lãnh thổ ly khai, khiến Bắc Kinh giận dữ. Hôm nay, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, đại diện cho quan điểm dân tộc chủ nghĩa cứng rắn của chính quyền Trung Quốc, có bài xã luận, trực tiếp đe dọa : « Nếu Hoa Kỳ và Đài Loan tiếp tục có các hành động khiêu khích, chiến tranh sẽ không thể tránh khỏi ».

Đúng vào dịp thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ đến Đài Loan, vào hôm qua, 18/09/2020, thượng nghị Cộng Hòa Rick Scott đã đệ trình lên Thượng Viện Hoa Kỳ dự luật H.R. 7758 Taiwan Invasion Prevention Act. « Dự luật chống xâm lăng Đài Loan » cho phép Hoa Kỳ huy động quân đội để bảo vệ Đài Loan trong trường hợp hòn đảo bị Trung Quốc tấn công, do dân biểu Cộng Hòa Ted S. Yoho đề xuất.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200919-%C4%91%C3%A0i-loan-chi%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BA%A5u-c%C6%A1-trung-qu%E1%BB%91c-v%C6%B0%E1%BB%A3t-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-trung-tuy%E1%BA%BFn-ng%C3%A0y-th%E1%BB%A9-2-li%C3%AAn-ti%E1%BA%BFp

 

Quan hệ Hoa Kỳ – Đài Loan tiến như vũ bão

khiến chính quyền Trung Quốc ‘trợn tròn mắt’

Bình luậnĐông Phương

Chuyến thăm tới Đài Loan của Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Keith Krach, cùng hàng loạt hành động khác của Mỹ từ ngoại giao đến quân sự, khoa học kỹ thuật đều khiến chính quyền Trung Quốc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Người Mỹ hành động tốc hành mạnh mẽ, khi các chính sách lớn được đề ra, họ sẽ đi thẳng theo phương hướng chung mà tiến tới không ngừng, dù có bị can thiệp hay kết cục có hậu quả gì thì họ cũng sẽ nói gì làm nấy, nhanh tới nỗi không kịp trở tay.

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Keith Krach đang thăm Đài Loan, bề ngoài là để tham dự lễ tưởng niệm cố Tổng thống Lý Đăng Huy. Trước đó, Bộ trưởng Y tế Mỹ vừa tham dự lễ truy điệu ông Lý Đăng Huy trong chuyến đi đến Đài Loan, ông Lý có quan trọng đến như vậy không? Đến mức hai quan chức cấp Bộ trưởng của Hoa Kỳ phải đến thăm viếng như vậy? Tất nhiên là không, vì Mỹ và Đài Loan không có quan hệ chính thức nên Thứ trưởng Ngoại giao phải có lý do nếu muốn đến Đài Loan. Các chuyến thăm của quan chức Mỹ đến Đài Loan có thể dễ dàng khuấy động thần kinh của chính quyền Trung Quốc. Do đó, việc tham dự lễ tưởng niệm ông Lý Đăng Huy chỉ là vỏ bọc cho chuyến thăm mà thôi.

Cố Tổng thống Lý ở dưới suối vàng biết chuyện, chắc hẳn sẽ có chút cảm khái, không ngờ suốt đời bị mắng chửi thậm tệ như vậy, cả trong và ngoài nước đều không có mấy lời tốt đẹp, ấy vậy mà sau khi chết tự dưng trở nên đáng giá gấp trăm lần. Đúng là sông có khúc, người có lúc, mọi việc đều nằm ngoài dự liệu của con người.

Chuyến thăm Đài Loan của ông Krach, theo đồn đoán của giới truyền thông Đài Loan, thì chủ yếu là để lôi kéo các doanh nhân Đài Loan và chuẩn bị thành lập chuỗi công nghiệp bán dẫn tại Hoa Kỳ với TSMC là trung tâm. TSMC đang bóp nghẹt ngành sản xuất chip bán dẫn của thế giới. Mặc dù công ty này hiện đang xây dựng nhà xưởng tại Hoa Kỳ, nhưng chuỗi cung ứng vẫn chưa hoàn chỉnh. Hiện tại, nó mới đạt 20% yêu cầu của TSMC và còn thiếu 80%. Ông Krach tới đây lần này là để thu hút các nhà sản xuất Đài Loan đến Hoa Kỳ thiết lập nhà máy. Điều này không chỉ giúp tăng việc làm ở Hoa Kỳ, mà dây chuyền sản xuất chất bán dẫn sẽ được kiểm soát hoàn toàn trong Hoa Kỳ. Cho dù thế giới bên ngoài có bị đảo lộn thế nào chăng nữa thì cũng không ảnh hưởng đến nhu cầu của chính Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ có quá lo lắng về chuỗi cung ứng của TSMC không? Trong trường hợp bình thường, các nhà máy có thể được thiết lập ở khắp mọi nơi trên thế giới để cung cấp cho nhu cầu của TSMC. Nhưng lỡ như Trung Quốc và Hoa Kỳ thực sự có chiến tranh, thì các nước ở Đông Nam Á (như Việt Nam) và Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Vì thế thay vì đặt chuỗi cung ứng ở bên ngoài có nguy cơ tiềm ẩn thì tốt hơn hết là đặt ở trong lãnh thổ Hoa Kỳ, có gì xảy ra cũng không sợ.

Từ quan điểm này, Hoa Kỳ đã đưa ra kế hoạch xấu nhất nhưng cũng lâu dài nhất và an toàn nhất.

Gần như cùng lúc, bà Kelly Craft – Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc và ông Lý Quang Chương (Li Guangzhang) – Giám đốc Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Loan tại New York, đã gặp nhau tại một nhà hàng ở New York, phía Mỹ cũng thông báo cho hãng tin AP để đưa tin. Bà Craft gọi bữa tối này là cuộc gặp “mang tính lịch sử” và bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Đài Loan quay trở lại Liên Hợp Quốc.

Tất nhiên, vẫn còn một chặng đường dài phía trước để thực sự đạt được bước này. Xét từ quyền phủ quyết của chính quyền Trung Quốc trong hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) và việc Trung Quốc nắm giữ phiếu bầu ở các quốc gia vừa và nhỏ trong LHQ, Hoa Kỳ sẽ không dễ dàng mà làm được điều này, nhưng thái độ này của Hoa Kỳ có ý nghĩa hơn rất nhiều so với việc thực sự để cho Đài Loan tái gia nhập LHQ. Bởi vì chỉ cần Hoa Kỳ công nhận Đài Loan, nhiều đồng minh của Hoa Kỳ sẽ làm theo, chỉ cần Đài Loan có quan hệ bình thường với hàng chục quốc gia quan trọng nhất trên thế giới, thì việc gia nhập LHQ hay không cũng không thành vấn đề.

Lại một gần như cùng lúc nữa, Hoa Kỳ chuẩn bị bán thêm 7 loại vũ khí tối tân cho Đài Loan để tăng cường khả năng phòng thủ của Đài Loan. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chính thức đặt tên cho loạt hành động mua bán quân sự này là “Pháo đài Đài Loan” và “Nhím gai Đài Loan.” Sao lại là ‘pháo đài’? Pháo đài là công sự phòng thủ, một khẩu súng máy được đặt trong pháo đài có thể chặn được một con đường

thông hành lớn. Vậy còn ‘nhím gai’ thì sao? Chính là nếu bạn không tấn công một con nhím, tất cả các gai trên cơ thể của nó đều thu lại, nhưng khi bị tấn công, những chiếc gai của nó sẽ dựng thẳng lên, nếu bạn muốn làm nó bị thương, bạn sẽ tự làm mình bị thương trước.

Nhìn vào hàng loạt hành động này của người Mỹ, từ ngoại giao đến quân sự, khoa học kỹ thuật đều đánh vào những chỗ hiểm, chiêu nào cũng đáng sợ. Chúng ta càng có thể hiểu được quan hệ Mỹ – Đài ngày nay đã phát triển đến mức nào. Trước đó, cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu cũng nói rằng, trận chiến bắt đầu cũng chính là trận chiến kết thúc, ông Mã thề rằng Hoa Kỳ sẽ không thể can thiệp vào việc phòng thủ của Đài Loan. Nhưng bây giờ Hoa Kỳ không những đứng ra với tư cách làm hậu thuẫn cho Đài Loan, mà thậm chí còn vung tay, quyết tâm bảo vệ Đài Loan bằng mọi giá. Mã Anh Cửu không chỉ ngu ngốc, và ý định bán nước (Đài Loan) của ông ta cũng không hề che giấu, không có gì lạ khi Quốc Dân Đảng không những bị người Đài Loan từ chối, mà còn bị Đảng Cộng sản Trung Quốc coi là một kẻ tào lao.

Hong Kong và Đài Loan bên nắm chân hươu bên nắm sừng hươu, sự an toàn của Đài Loan cũng sẽ có lợi cho Hong Kong. Eo biển Đài Loan sóng to gió lớn, trước mắt sẽ có nhiều chuyện xảy ra, thế giới như một ván cờ, mỗi bước đi là một phen kinh tâm động phách, mỗi bước đi lại càng sáng tỏ hơn.

Tác giả: Nhan Thuần Câu (Yan Chungou)

Quan điểm thể hiện trong bài viết là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Đông Phương

Theo Secretchina.com

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/quan-he-hoa-ky-dai-loan-tien-nhu-vu-bao-khien-chinh-quyen-trung-quoc-tron-tron-mat-72688.html

 

10 ‘ám chiêu’ thôn tính Đài Loan

 trong Kế hoạch Chiến lược của Bắc Kinh

Tâm Thanh

Nhưng các cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông gần đây đã thức tỉnh người dân Đài Loan, thúc đẩy việc tái đắc cử của Tổng thống Thái Anh Văn, khiến cho kế hoạch chiếm đoạt Đài Loan của Bắc Kinh khó thành công.

Từ đầu năm đến  nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ngừng đe dọa quân sự đối với Đài Loan. Nhưng dù cho ĐCSTQ mượn dùng đến những chiêu trò gì, cuối cùng cũng sẽ thất bại, theo nhà phân tích Gao Yi, trên Epoch Times.

Một nhân sĩ trong nội bộ ĐCSTQ tiết lộ rằng, từ đầu tháng 4/2014, cũng chính là trước đêm diễn ra phiên họp đầu tiên của Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương của ĐCSTQ, nhóm lãnh đạo trù tính của Ủy ban An ninh Quốc gia đã chế định một “Kế hoạch Chiến lược Tổng thể về An ninh Quốc gia”, trong đó thôn tính Đài Loan là một phần quan trọng trong kế hoạch này.

Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương ĐCSTQ này khác với Ủy ban An ninh Quốc gia và Hội đồng An ninh Quốc gia của các quốc gia khác trên thế giới, Ủy ban An ninh Quốc gia này không phải là cơ cấu của quốc gia, cũng không phải là cơ quan chính phủ, mà chỉ là cơ quan chịu trách nhiệm dưới quyền của Tổng Bí thư Tập Cận Bình.

Cơ quan này là sự kết hợp giữa an ninh quốc gia bên ngoài với an ninh quốc gia bên trong và nằm dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Tập, do đó, cơ quan này có quyền hạn tập trung các cơ quan: Bộ Công an, Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Tư pháp, Bộ Chỉ huy Cảnh sát Vũ trang, Cục Tình báo thuộc Bộ Tham mưu Liên hợp Quân ủy Trung ương, Cục liên lạc Bộ công tác Chính trị Quân ủy Trung ương, Bộ Hệ thống Mạng lưới Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược giải phóng quân, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Liên lạc, Văn phòng Tuyên truyền Đối ngoại Trung ương và các cơ quan của Mặt trận Thống nhất.

Vương Kiến Dân (Wang Jianmin), một nhà nghiên cứu tại viện Nghiên cứu Đài Loan thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc khi giải thích về cơ quan này đã cho rằng Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương ĐCSTQ chủ yếu tập trung vào việc duy trì sự ổn định, trong đó bao gồm cả việc nhắm mục tiêu vào các thế lực “độc lập Đài Loan”.

Trong “Kế hoạch Chiến lược Tổng thể An ninh Quốc gia” này, ĐCSTQ đã đề ra 10 chiến lược nhằm thôn tính Đài Loan:

1. Mượn mâu thuẫn giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Dân Tiến Đài Loan để lôi kéo và nâng đỡ một nhóm người cốt cán trong Quốc Dân Đảng có tư tưởng ủng hộ ĐCSTQ (thân Bắc Kinh), mục đích làm tan rã và đả kích các lực lượng muốn độc lập Đài Loan từ chính bên trong chính quyền Đài Loan.

2. Thông qua các hoạt động giao lưu và tương tác xuyên eo biển để xúi giục một nhóm các tướng lĩnh cấp cao của Đài Loan đã giải ngũ hoặc đang tại ngũ, xóa bỏ những trở ngại quân sự tiến đến thống nhất Đài Loan.

3. Lợi dụng quyền tự do báo chí của Đài Loan để phát triển một số tổ chức truyền thông, bình luận viên và kênh truyền thông Đài Loan, đồng thời tăng cường lực độ tuyên truyền ra bên ngoài. Tất cả các tổ chức truyền thông của ĐCSTQ có trụ sở tại Đài Loan nên cử ra “binh tinh tướng nhuệ”, mượn dùng dư luận để chiếm lĩnh hình thái ý thức đến đỉnh điểm.

4. Hỗ trợ một nhóm doanh nhân Đài Loan có vốn đầu tư vào Trung Quốc, giúp họ tiến  nhập vào lực lượng chính trị nòng cốt của Đài Loan, khiến họ trở thành nhóm người đại diện cho lợi ích của ĐCSTQ ở Đài Loan.

5. Thông qua việc xuất khẩu lợi ích, có thể dốc sức nuôi dưỡng các nhóm Hoa kiều Đài Loan thân Bắc Kinh ở các nước trên thế giới, rồi sau đó mượn dùng sức mạnh của các nhóm Hoa kiều này để thâm nhập vào mọi tầng lớp xã hội ở Đài Loan.

6. Thông qua việc xuất khẩu lợi ích, cắt đứt toàn bộ quan hệ ngoại giao của Đài Loan, từ đó khiến cho Đài Loan bị cô lập về mặt chính trị và ngoại giao.

7. Tăng cường xúc tiến đầu tư cho các doanh nghiệp nòng cốt ở Đài Loan, từ đó làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Đài Loan trên lĩnh vực kinh tế và công nghệ.

8. Tăng cường kiểm soát các tổ chức thế giới ngầm và các tổ chức dân sự khác nhau của Đài Loan để trấn áp sự trỗi dậy của các lực lượng nhân dân muốn độc lập Đài Loan.

9. Tập trung chú ý vào các động thái cá nhân và gia đình của các chính trị gia Đài Loan, đồng thời lấy danh dự quốc gia để đưa ra danh sách “tội phạm chiến tranh độc lập Đài Loan”, mượn dùng dư luận để làm tan rã và đe dọa các lực lượng muốn độc lập Đài Loan.

10. Tăng cường quân sự trên biển và đưa Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ vào Đài Loan, đồng thời bổ sung binh chủng nói tiếng Mân ở Phúc Kiến làm chuẩn bị cho công tác thống nhất Đài Loan.

Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính. Các cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông chống chế độ ĐCSTQ đã thức tỉnh người dân Đài Loan, đồng thời thúc đẩy việc tái đắc cử một cách thuận lợi của Tổng thống Thái Anh Văn, khiến cho kế hoạch chiếm đoạt Đài Loan của ĐCSTQ hoàn toàn thất bại.

Lãnh đạo ĐCSTQ đương nhiệm Tập Cận Bình vì để hiện thực hóa giấc mơ tái đắc cử năm 2022 của mình, nên không can tâm chịu nhận thất bại. Từ đầu năm đến nay, ĐCSTQ không ngừng tiến hành các mối đe dọa quân sự đối với Đài Loan. Nhưng dù cho ĐCSTQ mượn dùng đến những chiêu trò gì, cuối cùng cũng sẽ thất bại.

(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả).

Theo Gao Yi, Epochtimes

Tâm Thanh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/10-am-chieu-thon-tinh-dai-loan-trong-ke-hoach-chien-luoc-cua-bac-kinh.html

 

Trung Quốc tuyên bố sẽ chống

‘hành vi đàn áp’ của TT Trump với WeChat, TikTok

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Bảy 18/9 tuyên bố, họ “kiên quyết phản đối” lệnh cấm của Mỹ đối với các ứng dụng WeChat và TikTok trong các cửa hàng ứng dụng trực tuyến từ đêm 20/9.

Phía TikTok cũng chỉ trích lệnh cấm tải ứng dụng này ở Mỹ và cáo buộc động thái của chính quyền TT Trump đã cản trở một ứng dụng để “giải trí, kết nối và thể hiện bản thân”.

Tuyên bố của TikTok được đưa ra sau khi Bộ Thương mại Mỹ thông báo sẽ cấm người dùng ở nước này tải ứng dụng từ ngày 20/9. Các nguồn thạo tin cho biết lệnh cấm với TikTok có thể vẫn được TT Trump hủy trước khi nó có hiệu lực, với điều kiện chủ sở hữu ByteDance phải đạt được thỏa thuận về các hoạt động tại Mỹ.

Hoàng Kiên tổng hợp

https://etviet.com/us-china/trung-quoc-tuyen-bo-se-chong-hanh-vi-dan-ap-cua-tt-trump-voi-wechat-tiktok.html

 

Trung Quốc tố cáo Ngoại trưởng Mỹ ‘kiêu ngạo’

trong chuyến thăm Nam Mỹ

Đại sứ quán Trung Quốc ở Suriname hôm 18/9 tố cáo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo là “bôi nhọ” Bắc Kinh, sau khi nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ chỉ trích lối làm ăn của các công ty Trung Quốc trong chặng dừng chân đầu tiên của chuyến công du 4 nước Nam Mỹ của ông, Reuters đưa tin.

Xuất hiện bên cạnh Tổng thống tân cử Suriname Chan Santokhi hôm thứ Năm 17/9, ông Pompeo mang “phẩm chất của các sản phẩm và dịch vụ của các công ty tư nhân Mỹ”ra so sánh với các công ty Trung Quốc mà ông nói không cạnh tranh “trên một sân chơi công bằng và đồng đều.”

Ngoại trưởng Mỹ nói:

“Chúng ta đã chứng kiến Đảng Cộng sản Trung Quốc đổ tiền đầu tư vào nhiều nước, ban đầu mọi sự có vẻ tốt đẹp, nhưng rồi tất cả đều sụp đổ khi những cái giá chính trị trở nên rõ ràng.”

Ngoại trưởng Mỹ đưa ra lời bình luận vừa kể sau khi nhiều giếng dầu được phát hiện ngoài khơi Suriname, đảo quốc có quan hệ thương mại với Trung Quốc phát triển mạnh dưới thời Tổng thống tiền nhiệm Desi Bouterse, nhà lãnh đạo quân sự đầy quyền lực chịu trách nhiệm về tình trạng suy sụp kinh tế và để mất quyền lực vào tay tân Tổng thống Santokhi hồi đầu năm nay.

Trung Quốc đã cho vay tiền và đổ đầu tư vào khu vực Nam Mỹ có nhiều tài nguyên trong giai đoạn bùng nổ thương mại kéo dài cả thập niên trước khi kết thúc vào năm 2014.

Chính phủ của Tổng Thống Trump đã tìm cách nêu bật những khoản nợ nần chồng chất và suy thoái kinh tế mà các quan hệ với Trung Quốc đã để lại cho các đối tác thương mại của Trung Quốc, như Venezuela và Ecuador.

“Bất cứ cố gắng nào nhằm gieo rắc bất đồng giữa Trung Quốc và Suriname cũng sẽ thất bại,” đại sứ quán Trung Quốc tại Paramaribo nói trong một tuyên bố.

“Chúng tôi khuyên ông Pompeo nên tôn trọng sự thật và các sự việc, bỏ thái độ kiêu ngạo và những thành kiến, ngưng bôi nhọ và loan tin đồn đại về Trung Quốc.”

Nói với các nhà báo hôm thứ Năm, Tổng thống Santokhi của Suriname nói quan hệ với Trung Quốc không phải là đề tài thảo luận trong cuộc gặp gỡ của ông với Ngoại trưởng Mỹ.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-to-cao-ngoai-truong-my-kieu-ngao-trong-chuyen-tham-nam-my/5589171.html

 

Bắc Kinh đang đứng trước 2 lựa chọn:

Thay thế Tập Cận Bình hoặc sụp đổ từ bên trong

Vũ Dương

Mới đây, có kênh truyền thông Anh đã chỉ ra rằng báo cáo điều tra độc lập về đại dịch viêm phổi Vũ Hán có thể mang lại tai họa cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình. Trước áp lực to lớn của quốc tế, Bắc Kinh phải đối mặt với hai lựa chọn, đó chính là thay thế ông Tập, còn nếu ông Tập không chịu từ chức, ĐCSTQ sẽ sụp đổ trong đấu đá nội bộ.

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán, còn gọi là Covid-19, bùng phát lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào đầu năm nay, do Bắc Kinh che giấu dịch bệnh đã khiến dịch bệnh lan rộng khắp thế giới, tạo nên thiệt hại to lớn về sức khỏe, tính mạng, kinh tế, chính trị và văn hóa… của người dân ở tất cả các quốc gia.

Tính đến 9h00 ngày 18/9/2020, theo thống kê của Worldometers đã có 30.338.614 người nhiễm virus Vũ Hán và 950.377 người tử vong. Vì chính quyền Trung Quốc luôn che giấu dữ liệu dịch bệnh, thế nên giới phân tích bên ngoài nhận định nếu tính cả dữ liệu thực tế ở Trung Quốc, thì con số cao hơn rất nhiều so với dữ liệu công khai hiện giờ.

Chuyên gia Dai Ming có bài bình luận trên NTDTV, kết luận rằng. Trước làn sóng lên án của cộng đồng quốc tế, ĐCSTQ đã viện đến đủ các thủ đoạn như: vu oan giá họa, đùn đẩy trách nhiệm, ngoại giao khẩu trang, ngoại giao sói chiến, và chi ra 2 tỷ đô-la Mỹ để ngăn chặn dịch bệnh tại cuộc họp của Hội đồng Y tế Thế giới… nhưng vẫn không thể xoa dịu làn sóng phẫn nộ của cộng đồng quốc tế. Hiện tại, 194 quốc gia thành viên đã nhất trí triển khai các cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc virus viêm phổi Vũ Hán và các động thái ứng phó ban đầu của ĐCSTQ, dự kiến báo cáo điều tra sẽ được công bố vào tháng 11.

Cựu sĩ quan quân đội Anh, kiêm cố vấn quốc phòng đương nhiệm Nicholas Drummond ngày 12/9 cho biết trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với trang tin tức Daily Express của Anh rằng báo cáo tạm thời

liên quan đến cuộc điều tra độc lập về virus viêm phổi Vũ Hán có thể mang lại tai họa cho người lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình.

Ông Drummond tin rằng một khi kết quả của cuộc điều tra độc lập “trồi lên mặt nước”, ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với hai sự lựa chọn:

Dưới áp lực của liên minh quốc tế, ông Tập Cận Bình buộc phải từ chức, hoặc ĐCSTQ sẽ bước vào một cuộc Chiến tranh lạnh mới với các nước phương Tây. Bởi dịch bệnh không chỉ định hình lại mối quan hệ giữa ĐCSTQ với  Vương quốc Anh, mà còn định hình lại mối quan hệ giữa Bắc Kinh với cả thế giới.

Nếu Bắc Kinh muốn thiết lập lại quan hệ với các nước phương Tây và làm cho mối quan hệ Trung Quốc – phương Tây tiến triển theo chiều hướng tích cực, chính quyền Trung Quốc cần phải thay thế ông Tập Cận Bình.

Nếu đại dịch không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc mà còn làm lung lay vị thế của ĐCSTQ trong cộng đồng quốc tế, chế độ Bắc Kinh sẽ phải tỏ thái độ bằng cách thay thế người lãnh đạo đương nhiệm.

Nếu ông Tập từ chối từ chức, có thể xảy ra cuộc đấu đá tranh giành quyền lực nội bộ và ĐCSTQ có thể sụp đổ từ bên trong.

Trên thực tế, liên quan đến việc thay thế người lãnh đạo đương nhiệm trong nội bộ ĐCSTQ mà nói, nhiều nhà phê bình cho rằng dẫu Tập có từ chức hay không cũng không thay đổi được bản chất tà ác của ĐCSTQ, đổi một người khác lên thay thì cũng chỉ là bình mới rượu cũ mà thôi. Có lẽ ông Tập là ứng cử viên thích hợp nhất cho vị trí lãnh đạo cuối cùng đẩy nhanh sự diệt vong của ĐCSTQ.

Ông Trịnh Trung Nguyên (Zheng Zhongyuan) trong một bài viết có tiêu đề “Tập Cận Bình được nhận định là người khiến ĐCSTQ diệt vong” có nói, trong tất cả các lãnh đạo ĐCSTQ, Tập Cận Bình được coi là người có mối lo vong đảng nhiều nhất. Chiến dịch chống tham nhũng trong 5 năm đầu nhiệm kỳ của ông Tập được đẩy mạnh dưới danh nghĩa cứu đảng, phương thức thống trị được áp dụng trong đảng cũng là trước nay chưa từng có, cuộc chiến quy mô lớn “đả hổ diệt ruồi” đến nay vẫn chưa dừng lại.

Tuy nhiên, dù cơ cấu lại ĐCSTQ như thế nào thì càng chống tham nhũng càng thêm tham nhũng, cộng thêm biếng nhác chính trị lan tràn, sắc lệnh chính trị không ra khỏi Trung Nam Hải. Từ sau Đại hội Toàn quốc lần thứ 19, chiến tranh thương mại Trung-Mỹ vẫn chưa chấm dứt, dịch tả lợn, đại dịch viêm phổi Vũ Hán và lũ lụt lần lượt kéo đến, khiến kinh tế Trung Quốc rơi vào cục diện khó khăn, toàn bộ xã hội tràn ngập nguy cơ, nhưng người thực sự ngồi trên miệng núi lửa lại là người chấp chính hiện nay.

Ông Tập được gọi là kẻ đang tăng tốc quá trình diệt vong của ĐCSTQ, đường một chiều điên cuồng, vậy nên cư dân mạng đã gọi ông là “tổng gia tốc sư”.

Đặc biệt kể từ sau khi virus viêm phổi Vũ Hán lan rộng toàn cầu, các hành vi “gia tốc” của ông Tập ngày càng gia tăng, bao gồm việc nhân lúc thế giới đang căng thẳng chống dịch mà “đục nước béo cò”, gây hấn khắp nơi, liên tục đưa máy bay quân sự và tàu chiến đến các vùng biển Đài Loan, Biển Đông, Hoa Đông để “phô trương sức mạnh”. Tàu Trung Quốc đã nhiều lần tấn công tàu cá Việt Nam, Nhật Bản, Philippines, Đài Loan.

Đáng chú ý nhất là việc bùng phát xung đột biên giới lớn nhất mấy chục năm qua với Ấn Độ khiến quan hệ Bắc Kinh với các nước láng giềng ngày càng xấu đi. Chính sách ngoại giao sói chiến của ĐCSTQ, nhất là áp đặt Luật An ninh Quốc gia đối với Hồng Kông đã khiến phương Tây nổi giận, một liên minh thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo đang siết chặt ĐCSTQ.

Trước tình thế nghiêm trọng về mọi mặt ở trong nước và quốc tế, lợi ích của các phe phái nội bộ ĐCSTQ bị tổn hại, các cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong đảng càng trở nên gay gắt hơn, khiến quyền lực của ông Tập Cận Bình đang chịu sự đe dọa, trước mắt đã rơi vào tình thế khó khăn không thể thoát ra.

Bà Thái Hà, cựu giáo sư tại trường Đảng Trung ương Trung Quốc, gần đây đã phân tích một số khả năng dẫn đến sự sụp đổ cuối cùng của ĐCSTQ. Bà tin rằng khả năng lớn nhất là chế độ thống trị dựa trên khủng bố và bạo lực này, do không ngừng tạo ra các mâu thuẫn bên trong, cuối cùng dưới áp lực cao độ theo dây chuyền từ trên xuống, mọi người đều không chịu đựng thêm nữa, sẽ khiến nó sụp đổ ngay từ bên trong.

Theo Dai Ming, NTDTV.com

Vũ Dương biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-dang-dung-truoc-2-lua-chon-thay-the-tap-can-binh-hoac-sup-do-tu-ben-trong.html

 

Doanh nhân thân Bắc Kinh vạch trần vụ tống tiền

kiểm dịch COVID-19 của chính quyền Trung Quốc

Bình luậnDu Miên

Gần đây, trên mạng đang lan truyền một bài đăng trực tuyến cảnh báo du khách Trung Quốc về hành vi tống tiền dưới chiêu bài kiểm tra và cách ly COVID-19 khi đi qua tỉnh Phúc Kiến. Thông điệp này được doanh nhân thân Bắc Kinh Wang Lizhi hiện đang sống ở New York, đăng trên mạng xã hội Trung Quốc vào ngày 5/9.

Doanh nhân Wang cho biết: “Các bộ phận liên quan của [chính quyền] tỉnh Phúc Kiến làm giàu bằng cách cố tình đưa ra kết quả xét nghiệm sai và chuyển những người khỏe mạnh đến Bệnh viện phổi Phúc Châu để kiểm tra toàn diện. Ngay cả khi không phát hiện ra bệnh và mọi thứ vẫn bình thường, bạn phải đi cách ly tại bệnh viện trong 14 ngày”.

Bài đăng cũng nêu chi tiết chi phí cơ bản của một giường bệnh là 350 nhân dân tệ (gần 1,2 triệu VNĐ), với tổng chi phí hàng ngày vào khoảng 900 nhân dân tệ (hơn 3 triệu VNĐ). Chi phí cho một đợt cách ly 14 ngày là hơn 10.000 nhân dân tệ (hơn 34,2 triệu VNĐ).

Ông cho biết: “Phải mất đến 10 ngày để nhận được phản hồi khi gọi đến đường dây nóng của thị trưởng thành phố. Khi gọi cho CDC, bạn được biết rằng đó là quy định của nhà nước. Tôi không tin rằng nhà nước lại quy định như vậy. Tôi thà tin rằng đây hoàn toàn là do chính quyền tỉnh Phúc Kiến cấu kết với bệnh viện tham nhũng để ‘trấn lột’ của người dân. Không phải tỉnh Phúc Kiến do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cai trị sao? Đây có còn là một chính phủ trực thuộc ĐCSTQ không?”.

Ông Wang hy vọng những người có cùng quan điểm sẽ lan truyền bài đăng để nhiều người biết về sự việc này.

Trao đổi với The Epoch Times, nhà kinh tế người Trung Quốc sống tại Hoa Kỳ Ge Bidong nói rằng những vấn đề và nghi vấn mà ông Wang nêu ra về chính quyền Trung Quốc, là phản ứng điển hình của những người được hưởng lợi từ việc liên kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trong lúc Hoa Kỳ đang làm mọi cách để tách khỏi Trung Quốc, nhà kinh tế Ge nói: “Những người ủng hộ ĐCSTQ như vậy thường đưa ra lựa chọn dựa trên lợi ích và nhu cầu của họ. Khi họ nhìn thấy sự kết thúc của ĐCSTQ, có thể họ sẽ tránh né hoặc thậm chí đột ngột phản đối [ĐCSTQ]. Đó không phải là sự thức tỉnh, đó là một kiểu truy cầu khác”

Tống tiền ‘giả danh’ kiểm tra và cách ly

The Epoch Times đã nói chuyện với một phóng viên, là người đã kiểm tra các cáo buộc tống tiền của ông Wang. Người phóng viên muốn giấu tên này đã gọi cho Ủy ban Y tế thành phố Phúc Châu qua đường dây nóng phòng chống đại dịch và Bệnh viện phổi Phúc Châu ở Phúc Kiến. Các câu trả lời mà anh ấy nhận được từ các nhân viên đều trái ngược nhau, đặc biệt là về các khoản phí liên quan và một số người chỉ đơn giản nói rằng họ không biết gì về tình huống này.

Nhân viên tại Ủy ban Y tế nói với phóng viên rằng, bất kỳ ai có kết quả xét nghiệm axit nucleic dương tính sẽ được gửi đến Bệnh viện phổi Phúc Châu để điều trị. “Về chi phí nằm viện, hãy hỏi đường dây nóng phòng chống đại dịch. Cán bộ trực ban y tế sẽ trả lời cụ thể”.

Người phóng viên đã gọi đến đường dây nóng phòng chống đại dịch và được cho biết những người trở về từ nước ngoài cần thực hiện xét nghiệm axit nucleic trước khi nhập cảnh. “Sau khi kiểm tra tại biên giới xong, sẽ cần thực hiện xét nghiệm axit nucleic (lần thứ hai). Mất tổng cộng 6 giờ [để thực hiện] 2 xét nghiệm. Sau lần xét nghiệm thứ 2, mỗi người sẽ được đưa đến khách sạn [chỉ định để] cách ly trong 14 ngày. Khách sạn này tính phí khoảng 400 nhân dân tệ (hơn 1,37 triệu VNĐ) một ngày, vì vậy chi phí cho 14 ngày là khoảng 5.000 nhân dân tệ (hơn 17,14 triệu VNĐ). Những người có kết quả xét nghiệm âm tính có thể đến điểm đến tiếp theo của họ, nhưng phải tự cách ly tại nhà trong 7 ngày”.

Một nhân viên y tế đang thực hiện xét nghiệm virus Corona Vũ Hán – COVID-19 ở Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh ở phía đông bắc Trung Quốc vào ngày 26/7/2020. (STR / AFP qua Getty Images)

Một nhân viên y tế đang thực hiện xét nghiệm virus Corona Vũ Hán – COVID-19 ở Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh ở phía đông bắc Trung Quốc vào ngày 26/7/2020. (STR / AFP qua Getty Images)

“Nếu [kết quả] xét nghiệm dương tính, người ta phải đến bệnh viện phổi Phúc Châu để điều trị COVID-19 – vốn là bệnh viện được chỉ định tại địa phương. Chi phí thay đổi tùy theo phương pháp điều trị. Nếu không có triệu chứng, việc đánh giá y tế sẽ không tốn nhiều chi phí. Đối với người [có kết quả] dương tính, chi phí lưu trú ban đầu vào khoảng 10.000 nhân dân tệ (hơn 34,28 triệu VNĐ). Thời gian nằm viện tùy thuộc vào thời điểm xét nghiệm âm tính của người bệnh, có thể mất 20 đến 30 ngày. [Điều đó] có thể [xảy ra]”.

Nhân viên này cho biết, chi phí giường bệnh thông thường là “khoảng chục USD (một ngày), tiền giường nội địa rất thấp”. Khi phóng viên nói rằng mức giá là 350 nhân dân tệ (gần 1,2 triệu VNĐ), như đã nêu trong bài đăng trực tuyến của ông Wang, người nhân viên trả lời: “Nếu một bệnh nhân ở khu áp suất âm, có nghĩa là áp suất không khí trong phòng thấp hơn áp suất không khí bên ngoài, thì có thể tính mức giá 350 nhân dân tệ”. Sau đó người nhân viên nói phóng viên này nên hỏi bệnh viện về các khoản phí.

Các nhân viên cho biết, Phúc Châu đã có hơn 30.000 người trở lại và không có nhiều người có kết quả xét nghiệm dương tính, với lời khẳng định “70 hoặc 80 người đã được đưa đến bệnh viện”.

Khi người phóng viên gọi cho bộ phận y tế của Bệnh viện Phổi Phúc Châu, một nhân viên nói rằng bệnh viện của họ được chỉ định để điều trị COVID-19 ở Phúc Châu. Nói cách khác, những người từ nước ngoài trở về có kết quả dương tính phải đến bệnh viện đó để điều trị.

Về phí giường bệnh, nhân viên cho biết: “Tôi không phải là người phụ trách, tôi không chắc (về chi phí). Nếu bạn muốn biết thêm, hãy gọi cho Ủy ban Y tế. Họ biết mọi thứ về nó. Chúng tôi không được phép trả lời bất kỳ câu hỏi nào khác. Chúng tôi chỉ có thể trả lời các câu hỏi về việc tại bệnh viện của chúng tôi ”.

Về bảo hiểm y tế, bà nói: “Đối với những người từ nước ngoài trở về, chính sách của chúng tôi là [dành cho trường hợp] họ có thẻ bảo hiểm y tế; một số người bị nhiễm virus không có triệu chứng sẽ được hoàn tiền, và tỷ lệ hoàn trả sẽ theo quy định của địa phương. Đối với những người có kết quả dương tính, chúng tôi yêu cầu cung cấp thông tin để xác minh tính hợp lệ và phạm vi bảo hiểm y tế. Nó liên quan đến rất nhiều chi tiết trước khi các khoản phí được hoàn tất. Bất chấp điều đó, bệnh nhân phải trả trước và sau đó mới tìm kiếm khoản tiền hoàn lại”.

Một nhân viên khác cho biết, chi phí trung bình cho bệnh nhân trong vòng 14 ngày là khoảng 20.000 nhân dân tệ (hơn 68,56 triệu VNĐ). “Mức phí 20.000 nhân dân tệ này áp dụng cho những người không có bệnh nào khác và viêm phổi [Vũ Hán] là bệnh duy nhất cần điều trị.” Cô cho biết chi phí trung bình hàng ngày người dân cần chi trả nếu muốn trở lại tỉnh này là khoảng 1.500 nhân dân tệ (hơn 5,14 triệu VNĐ).

Cô nói rằng họ là một bệnh viện nhà nước, và phải được thanh toán đầy đủ cho các dịch vụ của họ. “Nếu không, bạn sẽ nhận được thư của luật sư vì số tiền viện phí, khi đó chính phủ và bộ tài chính chắc chắn sẽ gây ra xếp hạng độ tin tưởng xấu, dẫn đến việc cấm mọi người đi máy bay hoặc tàu hỏa.”

ĐCSTQ vì cố tình gieo rắc virus viêm phổi Vũ Hán ra toàn thế giới tạo ra dịch bệnh ngày nay, đã trở thành ‘sai lầm lớn’, khiến nước Mỹ báo thù, trở thành ngòi nổ diệt vong ĐCSTQ.

ĐCSTQ vì cố tình gieo rắc virus viêm phổi Vũ Hán ra toàn thế giới tạo ra dịch bệnh ngày nay, đã trở thành ‘sai lầm lớn’, khiến nước Mỹ báo thù, trở thành ngòi nổ diệt vong ĐCSTQ. (Getty)

Chia sẻ với The Epoch Times, ông Huang, một cư dân tại Phúc Kiến nói rằng, những người từ nước ngoài trở về là một miếng mồi lớn mà chính quyền địa phương sẽ săn đón. “Ví dụ, chính phủ chỉ định khách sạn cách ly, đó là một nguồn tài nguyên (đối với họ). Khách sạn vừa bị sập ở Tuyền Châu vốn có nhiều người từ các tỉnh khác nhau đến ở. Mức phí 1.200 nhân dân tệ (gần 41,14 triệu VNĐ) một ngày, chúng đều là những miếng mồi [béo bở]”.

Cư dân mạng và doanh nhân không thể thoát khỏi ĐCSTQ

Có nhiều nhận xét trực tuyến về bài đăng của Wang Lizhi vì đã chỉ trích trực tiếp ĐCSTQ. Một cư dân mạng viết: “Có vẻ như lưỡi liềm [ĐCSTQ] đã chặt [liên kết] đỏ người xa xứ. Buồn”.

Theo thông tin của hãng truyền thông Trung Quốc GCTV, ông Wang chuyển đến Mỹ vào năm 1998. Công ty của ông chiếm gần 4645m vuông văn phòng và không gian lưu trữ. Người ta nói rằng cứ 10 phần gia vị Trung Quốc được bán trong các siêu thị lớn của Trung Quốc ở Hoa Kỳ, thì có 7 phần đến từ công ty của ông.

Sinh ra ở tỉnh Sơn Đông, ông Wang là đại diện của Tổ chức Đồng hương Sơn Đông và là chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Sơn Đông của Mỹ.

Tại Trung Quốc, ông sở hữu một số cơ sở nông nghiệp và nhà máy chế biến thực phẩm lớn. Ông hiện là Phó chủ tịch điều hành Văn phòng vấn đề Hoa kiều của chính quyền tỉnh Sơn Đông, Phó chủ tịch điều hành Phòng thương mại Hoa kiều, và là thành viên của Ủy ban thường vụ CPPCC (Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc), một trong những cơ quan lập pháp “hữu danh vô thực” của ĐCSTQ.

Một người trong tổ chức đồng hương Sơn Đông tiết lộ rằng ông Wang đã trở về Sơn Đông khi đại dịch lần đầu tiên bùng phát ở Hoa Kỳ trong năm nay. Dự kiến ông ​​sẽ quay trở lại Hoa Kỳ vào giữa tháng Tám, nhưng tới nay kế hoạch này vẫn chưa thực hiện được.

Ông Wang, một cư dân ở Phúc Kiến, cho biết hầu như tất cả các tổ chức Phòng Thương mại của Hoa kiều đều ngập tràn những doanh nhân có quan hệ với chính quyền ĐCSTQ. Cái gọi là thành công của họ không đến từ tài năng hay thế mạnh của bản thân mà đến từ sự ủng hộ của ĐCSTQ. “Vai trò của Phòng Thương mại ở nước ngoài về cơ bản là tượng trưng. Điều này cũng đúng trong nước. Tỉnh nào cũng có Phòng Thương mại được chính quyền hỗ trợ. Phòng Thương mại giống như một thế giới ngầm tại địa phương”.

Du Miên

Theo The Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/doanh-nhan-than-bac-kinh-vach-tran-vu-tong-tien-kiem-dich-covid-19-cua-chinh-quyen-trung-quoc-72271.html

 

Vì sao nông dân Trung Quốc phải chặt cây,

 chỉ được trồng lương thực trong 5 năm tới?

Tâm Thanh

“Chúng tôi không thể bán cái cây đã chặt, chúng tôi chỉ có thể dùng nó làm củi. Dù sao thì, ở Trung Quốc gặp họa luôn là nhân dân“, thôn dân địa phương nói.

Lời kêu gọi hiếm thấy của Tổng bí thư Tập Cận Bình hồi tháng 8 nhằm ngăn chặn tình trạng lãng phí thực phẩm ở Trung Quốc đã làm dấy lên nhiều đồn đoán. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán hoành hành, lũ lụt tàn phá và mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ cùng các nước khác. Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực sắp xảy ra, và nông dân ở nhiều nơi Trung Quốc đã khẳng định rằng chính phủ đang sử dụng các biện pháp nghiêm khắc để buộc họ trồng cây lương thực.

Tạp chí Bitter Winter hôm 13/9 đưa tin rằng, vào tháng 4/2020, chính quyền thị trấn Thạch Lai, thành phố Tân Thái, tỉnh Sơn Đông yêu cầu tất cả các thôn trong vòng 5 năm tới không được trồng cây cối, chỉ được trồng cây lương thực. Cây cối đã trồng trước đó cũng phải chặt bỏ để trồng cây lương thực.

Sau đó, chính quyền thị trấn Thạch Lai đã phái người chặt toàn bộ số cây dương trồng ở thôn Tả Gia Câu mà không thông qua sự đồng ý ​​của người dân. Người dân địa phương đã làm đơn khiếu nại nhưng lại nhận được câu trả lời là “chính quyền không cho trồng cây, chỉ cho trồng lương thực”.

Người dân ở một thị trấn, thành phố Tân Thái tiết lộ rằng, cây cối được trồng ở hơn 10 thôn làng trong thị trấn đã bị phá hủy bởi những kẻ lưu manh do chính phủ thuê vào hồi tháng 7. “Những tên lưu manh đó cầm những cây gậy gỗ dài, ai chống cự sẽ bị chúng đánh, vậy nên không ai dám lên tiếng nữa“.

Chính sách chặt cây lần này mang tính cưỡng chế, không thể thương lượng. “Chúng tôi không thể bán cái cây đã chặt, chúng tôi chỉ có thể dùng nó làm củi. Dù sao thì, ở Trung Quốc gặp họa luôn là nhân dân“, thôn dân địa phương nói.

Ngoài ra, tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, chính quyền còn ép buộc những người già không đủ khả năng làm việc nông nghiệp phải trồng lúa. Một người dân địa phương cho biết: “Chính quyền đã ra thông báo kể từ ngày 1/5, tất cả đất ruộng đều phải trồng lúa, không được trồng cây khác, nếu không sẽ thu hồi quyền quản lý sử dụng đất đai”.

Báo cáo chỉ ra rằng, ở Trung Quốc đại lục, đất canh tác thuộc sở hữu tập thể và do nhà nước kiểm soát, nông dân chỉ có quyền ký hợp đồng (nhận thầu) và sử dụng. Do đó, chính phủ hiện đang cưỡng chế người dân trồng cây lương thực bằng cách thu hồi quyền nhận thầu và quyền sử dụng đất.

Ở địa phương, những thanh niên trẻ đều thoát nông ra ngoài làm việc, để lại những người già ở quê nhà. Những người cao tuổi này sợ bị chính quyền thu hồi đất đai, sợ bị bắt làm nông trong khi không còn đủ sức, họ đã phải bỏ tiền ra để thuê người làm ruộng. Thậm chí, một số người đi làm ăn ở nơi khác không còn cách nào khác buộc phải trở về quê nhà để làm ruộng.

“Tôi đã ngoài 70 tuổi, sức khỏe yếu, đã hơn 10 năm không làm ruộng rồi nhưng bây giờ lại phải trồng lúa”, một người dân xúc động nói.

“Chính phủ kêu gọi trồng cây ăn trái được một thời gian, nay lại yêu cầu trồng lúa, nếu không trồng lúa thì sẽ bị thu hồi đất. Người Trung Quốc không được sở hữu dù chỉ một mảnh đất, tất cả đều do chính phủ định đoạt“, một người dân trung tuổi phàn nàn.

Việc ban hành một thông báo như vậy của chính phủ, đối với những người dân trồng rau và cây ăn quả mà nói, thì tổn thất quả thực không hề nhỏ.

“Những cây vải của tôi đã sắp được thu quả, nhưng nó đã bị xúc đi, tổn thất hơn 10.000 nhân dân tệ (tương đương 34 triệu đồng)“. Một người dân ở Quảng Châu cho biết, chính quyền cũng không hề có bất kỳ bồi thường nào cho cô ấy.

“Tin tức chính phủ nói rằng, quốc gia có rất nhiều lương thực. Vậy mà, bây giờ chúng tôi bị cưỡng chế phải trồng cây lương thực. Đây chẳng phải đã rõ ràng là không hề có lương thực nên mới phải làm vậy hay sao?” Một người dân bất bình bày tỏ.

 

Vào tháng 7, dân làng ở một ngôi làng ở thị trấn Qua Lịch, huyện Tiêu Sơn, thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, nhận được thông báo từ chính phủ phải làm tốt việc không trồng những cây trồng khác, chỉ trồng cây lương thực. (Ảnh: Chụp màn hình Bitter Winter).

Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc lợi dụng tuyên truyền để cố gắng loại bỏ khủng hoảng về tình trạng thiếu lương thực, nhưng các chuyên gia vẫn liên tục chú ý đến vấn đề này.

Nhà kinh tế Trung Quốc Hồ Tinh Đẩu (Hu Xingdou) cho rằng, sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc không ổn định và Trung Quốc có thể đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn cung cấp lương thực từ nước ngoài.

“Tôi e rằng Trung Quốc vẫn cần phải dựa vào tự cung tự cấp trong tương lai, tăng tỷ lệ tự cung tự cấp lên 90%, 95%“, ông Hồ nói trong một cuộc phỏng vấn với Ming Pao.

Hiện tại, tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực của Trung Quốc vào khoảng 80% và quốc gia này vẫn là nước nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới.

Theo Thiên Bình, Secretchina

Tâm Thanh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/vi-sao-nong-dan-trung-quoc-chi-duoc-trong-luong-thuc-khong-duoc-trong-cay-khac-trong-5-nam.html

 

1 tấn thép không đổi được 1,5 kg thịt;

lợi nhuận thép của Trung Quốc sụt giảm 81%

Bình luậnĐông Phương

Tháng Chín là mùa cao điểm của thị trường thép Trung Quốc đại lục, nhưng thị trường thép năm nay lại hầu như đóng băng, và lợi nhuận từ thép đã giảm 81% so với thời kỳ cao điểm của năm nay.

Theo tin tức từ Chứng khoán Nhật báo ngày 16/9, báo cáo nghiên cứu do Công ty Thông tin Trác Sáng (Zhuo Chuang) công bố cho thấy, kể từ cuối tháng 4/2020, giá phôi thép xuất xưởng đã có xu hướng tăng nhẹ. Điều này đã thúc đẩy sự gia tăng liên tục về giá thành của thép kết cấu và tỷ suất lợi nhuận tương ứng cũng không ngừng giảm. “Tính đến giữa tháng Chín, lợi nhuận biên trung bình của các nhà sản xuất sản phẩm thép C45 trong nước là 81,5 nhân dân tệ/tấn (khoảng 280 nghìn VND), thấp hơn 81,52% so với lợi nhuận cao nhất trong năm”.

So với giá các sản phẩm tươi sống trên các trang thương mại điện tử online ngày 16/9, thì lợi nhuận của mỗi tấn thép này không đủ để mua 1,5 kg thịt lợn. Giá bán buôn của thịt lợn đại lục vào ngày 16/9 là 47,68 nhân dân tệ/kg (khoảng 163.000 VNĐ), và giá bán lẻ ở Bắc Kinh là khoảng 68 nhân dân tệ/kg (gần 233.000 VNĐ).

Về nguyên nhân khiến lợi nhuận ngành thép sụt giảm, báo cáo nghiên cứu của công ty Trác Sáng cho rằng, nhìn chung, giá thép đang suy giảm và cung vượt cầu. Giá thị trường cho thấy sự suy giảm bất ổn, tuy nhiên, do giá nguyên liệu thô như quặng sắt và than cốc tăng nên các nhà máy thép cũng lại tăng giá. Một mặt là do cung vượt cầu, giá cả giảm, xuất hàng kém; mặt khác, chi phí kinh doanh tiếp tục tăng cao và mâu thuẫn thị trường ngày càng chồng chất.

Một báo cáo nghiên cứu mới nhất của Công ty Chứng khoán Trung Thái (Zhongtai Securities Company Limited) cho thấy, tháng Chín vốn là mùa cao điểm nhưng nhu cầu thép vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể so với tháng trước. Tồn kho xã hội vẫn đang tích lũy nhẹ, trong đó tồn kho thép cây dùng trong ngành xây dựng thì nhiều hơn, điều này phản ánh nhu cầu của ngành xây dựng không tốt.

Về vấn đề này, nhà bình luận Văn Tiểu Cương (Wen Xiaogang) cho rằng, tăng trưởng kinh tế của đại lục phụ thuộc vào “cỗ xe tam mã” (xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng), nhưng xuất khẩu hiện đang giảm, và tiêu dùng cũng giảm mạnh do bệnh dịch và chiến tranh thương mại. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ có thể dựa vào đầu tư từ chính phủ (đầu tư tư nhân vẫn suy giảm), họ chủ yếu đầu tư vào đường sắt, đường cao tốc và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, mức tồn kho hiện tại của thép cây dùng trong xây dựng đã tăng lên, cho thấy nền kinh tế mà ĐCSTQ vẫn luôn khoe khoang đã không tăng lên chút nào.

Vì “cỗ xe tam mã” – lực lượng thúc đẩy nền kinh tế đang suy giảm, nên có thể lập luận rằng số liệu về tăng trưởng GDP của đại lục là không đúng sự thật.

Về xu hướng tương lai của thị trường thép, ông Hứa Hải Tân (Xu Haibin) – nhà phân tích của Công ty Thông tin Trác Sáng, cho rằng: “Nhu cầu trong quý 3 có biểu hiện không tốt. Nhìn vào triển vọng của thị trường, giá thép có xu hướng sẽ đi xuống trong tháng Chín. Ước tính rằng mức giảm trong tháng Mười sẽ nhỏ hơn so với tháng Chín một chút, cũng không loại từ khả năng [giá thép] sẽ tăng trở lại vào tháng Mười”.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/1-tan-thep-khong-doi-duoc-15-kg-thit-loi-nhuan-thep-cua-trung-quoc-sut-giam-81-72522.html

 

Ảnh vệ tinh tiết lộ: Trung Quốc

đẩy mạnh đóng hàng không mẫu hạm thứ ba

Bình luậnĐông Bắc

Hình ảnh vệ tinh thu được bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho thấy Trung Quốc đang xây dựng hàng không mẫu hạm thứ ba. Mẫu tàu sân bay mới dường như áp dụng công nghệ tiên tiến hơn hai tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được thiết kế theo “mô hình” lạc hậu từ thời Liên Xô.

Theo Washington Post, mặc dù vẫn chưa rõ liệu tàu sân bay mới của Trung Quốc có được trang bị những khả năng tiên tiến như hệ thống máy phóng điện từ, cho phép máy bay cất cánh hiệu quả từ tàu hay không, nhưng sự tiến bộ nhanh chóng của tàu sân bay đã gây ấn tượng với các chuyên gia quốc phòng.

Chuyên gia nghiên cứu Matthew Funaiole của CSIS cho biết: “Người Trung Quốc đang cho thấy khả năng to lớn về thiết kế và lắp ráp tàu. Nó đang tiến triển rất nhanh. Thật ấn tượng về quá trình họ đang trải qua để khẳng định vị thế hàng đầu trong công nghệ tàu sân bay”.

Học giả Li Jie có mối quan hệ thân thiết với Hải quân Trung Quốc “bắn tin” trên một diễn đàn rằng, Quân Giải phóng Nhân dân đang lên kế hoạch phát triển một nhóm tác chiến tàu sân bay thứ tư. Các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc sẽ xây dựng một hạm đội 6 tàu sân bay, nhằm thu hẹp khoảng cách hơn nữa với hạm đội 11 tàu sân bay của Lực lượng Hải quân Mỹ.

Việc hiện đại hóa hạm đội hải quân của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở việc đóng tàu sân bay. Một báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc nêu chi tiết về việc hạm đội hải quân Bắc Kinh sẽ trang bị trên 300 tàu chiến, nhằm vượt qua Mỹ để trở thành lực lượng hải quân lớn nhất thế giới.

Thậm chí xa hơn, Trung Quốc đã phát triển một mạng lưới giám sát dưới nước phức tạp ở Biển Đông. Và Quân đội Giải phóng Nhân dân đã mở rộng khả năng tấn công đổ bộ, khiến đối thủ xuyên eo biển là Đài Loan phải cảnh giác.

Tuy nhiên, Bắc Kinh có một yếu điểm là không có đồng minh bao quanh, trong khi Washington – để chống lại tham vọng hải quân của Trung Quốc – đã có thêm nhiều đồng minh hợp lực đối trọng lại Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper trong một bài phát biểu vào tháng 8 cho biết: “Mạng lưới đồng minh và đối tác mạnh mẽ của chúng tôi vẫn là lợi thế bất đối xứng lâu dài mà chúng tôi có được, so với các đối thủ gần ngang hàng, cụ thể là Trung Quốc đang cố gắng phá hoại và phá vỡ trật tự dựa trên luật lệ để thúc đẩy lợi ích của chính họ”.

Đầu tháng 9 vừa qua, Cộng hòa Palau – một quốc đảo ở Thái Bình Dương đã mời Hoa Kỳ xây dựng các cơ sở quân sự và cảng trong khu vực biên giới của nước này để chống lại mối đe dọa đang gia tăng từ Trung Quốc.

Ở những nơi khác, Washington đã tăng cường can dự với Australia, Singapore và các quốc gia khác thông qua các hoạt động mua bán vũ khí và tập trận ngoại giao.

Đông Bắc

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/hinh-anh-ve-tinh-tiet-lo-trung-quoc-dang-day-manh-dong-hang-khong-mau-ham-thu-ba-72365.html

 

Giáo sư đại học Trung Quốc

công khai kêu gọi ông Tập từ chức

Bình luậnMinh Thanh

Gần đây, một bức thư ngỏ từ giáo sư Lãnh Kiệt Phủ (Leng Jiefu) của Đại học Nhân dân Trung Quốc được lan truyền trên mạng, gây chấn động dư luận.

Bức thư của Giáo sư Lãnh Kiệt Phủ, nguyên chủ nhiệm khoa chính trị Đại học Nhân dân, được ký vào ngày 29/4/2020. Tiêu đề bức thư là “Thư ngỏ gửi chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Uông Dương, đề xuất Chủ tịch Tập Cận Bình từ chức mọi chức vụ trong đảng, chính phủ và quân đội”.

Phóng viên của Epoch Times đã phỏng vấn chính Giáo sư Lãnh vào ngày 16/9. Ông xác nhận rằng mình đã viết bức thư lan truyền trên Internet này và đưa ra lời giải thích thêm.

Giáo sư Đại học Nhân dân khuyên ông Tập Cận Bình từ chức

Giáo sư Lãnh đã đưa ra ba gợi ý chính trong bức thư. Đầu tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Hội nghị Hiệp thương – ông Uông Dương nên triệu tập cuộc họp, tiến hành tham vấn chính trị và đề xuất kiến ​​nghị ông Tập từ chức. Trước tình hình hiện tại, ông Tập Cận Bình phải từ bỏ mọi chức vụ và “lùi để tiến, đây là sách lược tốt nhất để đối phó với khủng hoảng”.

Bức thư chỉ ra rằng lý do cho đề xuất này là vì nhiều quốc gia yêu cầu Chủ tịch ĐCSTQ phải “chịu trách nhiệm” về dịch bệnh và đã yêu cầu bồi thường 350 nghìn tỷ USD.

Ông nói: “Hậu quả của việc quy trách nhiệm quá nghiêm trọng và khó lường. Vậy chúng ta phải giải quyết như thế nào? Chúng ta chống lại cả thế giới? Chúng ta quyết không chịu bất cứ trách nhiệm nào? Chúng ta cứ cứng đầu rằng ta không sợ chiến tuyến thống nhất của thế giới?”.

Bức thư chỉ ra rằng những người truyền thông cực tả đã hành động một cách thô lỗ, thậm chí dùng cái gọi là ‘chủ nghĩa yêu nước’ để bắt cóc 1,4 tỷ người Trung Quốc, và chiến đấu đến cùng với cộng đồng quốc tế, cho đến khi 1,4 tỷ người Trung Quốc bị lôi vào một cuộc chiến tranh hạt nhân? Nếu các lãnh đạo cao nhất của Trung ương Đảng cũng nghĩ như vậy thì quả là quá ngây thơ và quá vô trách nhiệm với nhân dân và đất nước. Điều này là do Trung Quốc bị cô lập, phải đối mặt với thách thức của toàn thế giới! Chúng ta không có lấy một người bạn, chỉ có gánh nặng Triều Tiên.

Hơn nữa, hiện ĐCSTQ không có đủ thực lực. Nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, ĐCSTQ sẽ không thể chiếm được ưu thế, e rằng ‘vạn kiếp bất phục’.

“Vì vậy, tôi nghĩ: đối đầu cực tả không phải là một chiến lược tốt, chưa nói đến chiến tranh. Chiến lược tốt nhất của chúng ta là để Chủ tịch Tập Cận Bình từ bỏ tất cả các chức vụ với lý do sức khỏe và tạm thời tránh đối đầu”, ông Lãnh nói.

Khuyến nghị Trung Quốc thực hiện chế độ liên bang

Kiến nghị thứ hai là Trung Quốc nên thực hiện một “chế độ liên bang” để giải quyết các vấn đề về thống nhất Đài Loan, các dân tộc thiểu số và Hong Kong.

Về Đài Loan, thư ngỏ chỉ ra rằng do có sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Mỹ Trump nên việc thống nhất Đài Loan càng ngày càng không khả thi.

Giáo sư Lãnh nói: “Thành thật mà nói, sự ủng hộ của Tổng thống Trump đối với Đài Loan dân chủ trên thực tế là ủng hộ sự nghiệp dân chủ của nhân dân Trung Quốc. Hoa Kỳ không phải là kẻ thù của chúng ta, mà là người bạn tốt nhất của chúng ta. Hoa Kỳ đã giúp đỡ Trung Quốc nhiều nhất và chưa bao giờ xâm lược một tấc đất của chúng ta. Tổng thống Trump là tổng thống vĩ đại nhất trên thế giới. Sẽ là một sai lầm lịch sử khi coi Hoa Kỳ như kẻ thù. Chúng ta phải nhìn nhận vấn đề này với sự sáng suốt về chính trị và chúng ta phải cảm ơn chính phủ Hoa Kỳ đã bảo vệ Đài Loan”.

“Vì sự thống nhất của dân tộc, cần sáng lập “Liên bang Hợp chủng quốc Hoa Nam”. Việc thay thế hai chế độ bằng một chính phủ liên hiệp là một sự thống nhất đối đẳng và rất hợp lý”.

Ông nói rằng nếu ĐCSTQ muốn tiếp tục chế độ độc tài độc đảng, điều đó sẽ làm mất đi các cơ hội lịch sử. “Nghe có vẻ không hay, nhưng nếu tiếp tục chế độ độc tài độc đảng, thì chỉ có một cách là đợi Hoa Kỳ đưa ĐCSTQ xuống mồ”.

Lá thư ngỏ nói về bản chất tiên tiến của hệ thống dân chủ Đài Loan từ các khía cạnh chính trị và kinh tế. Về kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của Đài Loan gấp 5 lần Đại lục; phúc lợi xã hội của Đài Loan đứng thứ hai trên thế giới và phúc lợi xã hội của Đại lục đứng thứ 159 trên thế giới. Về mặt chính trị, “Đảng Cộng sản đã thiết lập một chế độ độc tài lạc hậu thông qua cuộc nội chiến. Điều này không phải là vô lý sao?”

Về vấn đề dân tộc thiểu số, thư ngỏ chỉ ra xung đột sắc tộc ngày càng nghiêm trọng, vấn đề nằm ở hai khía cạnh. Một là vấn đề tự chủ. ĐCSTQ nói là tự trị, nhưng trên thực tế không có tự trị, đó là sự lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSTQ, bởi vì người đứng đầu khu tự trị, bí thư thành ủy, đều là người Hán, đây không thể gọi là tự trị.

Thứ hai, là khi xung đột nổ ra, ĐCSTQ thường sử dụng các biện pháp bạo lực, bắn và trấn áp. Các thủ đoạn đàn áp ngày càng trở nên gay gắt hơn, đặc biệt là đối với người Duy Ngô Nhĩ, đã giết hại quá nhiều người, khiến quốc tế lo ngại. Xung đột sắc tộc ngày càng gay gắt cho thấy phương thức quản lý khu tự trị kiểu này đã hoàn toàn thất bại và phải đổi mới và tìm ra mô hình quản lý mới.

Thư ngỏ cho rằng giải pháp cho các xung đột sắc tộc hoặc khu vực trên thế giới về cơ bản là đi theo con đường của chủ nghĩa liên bang, và chủ nghĩa liên bang đã thành công. Các khu vực tự trị dân tộc của ĐCSTQ là một thất bại, cần phải chấm dứt và thay thế bằng chế độ liên bang.

Về vấn đề Hong Kong, bức thư cho rằng “chế độ liên bang là giải pháp chính trị khôn ngoan nhất”.

“Vì lợi ích chiến lược của đại lục, ‘chế độ liên bang’ sẽ tốt hơn một quốc gia, hai chế độ”. Giáo sư Lãnh nói, bởi vì một quốc gia, hai chế độ là “sản phẩm lóe lên” của Đặng Tiểu Bình nhằm giải quyết vấn đề lấy lại Hong Kong, nhưng nó đã để lại nhiều mâu thuẫn khi hai hệ thống xã hội dung hợp trong một chính phủ với những bản chất hoàn toàn khác nhau.

“Để cai trị Hong Kong, cần chấm dứt một quốc gia hai chế độ, thay thế nó bằng chế độ liên bang và bãi bỏ Điều 23 của Luật Cơ bản. Người Hong Kong sẽ thành lập” Chính phủ tự trị lâm thời Liên bang Hong Kong”. Trước tiên, độc lập, xây dựng “Hiến pháp lâm thời Hồng Kông” và khôi phục diện mạo của cảng tự do trước đây. Để đạt được mục tiêu này, chỉ có một cách duy nhất là đi đến chế độ Liên bang”, Giáo sư Lãnh nói.

Gợi ý thứ ba là: Nhiệm vụ hàng đầu của kinh tế Trung Quốc hiện nay là phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đề xuất đã hết hạn, thời gian không còn kịp

Kể từ sau đại dịch, ĐCSTQ kiểm soát chặt hơn nữa dư luận công chúng, trong đó bao gồm việc điều tra thế hệ ‘hồng nhị đại’ Nhậm Chính Cường (Ren Zhiqiang), khai trừ đảng giáo sư Thái Hà (Cai Xia) của trường Trung ương Đảng, giáo sư tại Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ và giáo sư Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun) của Đại học Thanh Hoa, v.v., đã khiến ngoại giới lo ngại về an toàn của giáo sư Lãnh.

Về vấn đề này, Giáo sư Lãnh Kiệt Phủ trao đổi với Epoch Times rằng với tư cách là một học giả trong thể chế ông chỉ là đưa ra một gợi ý cho chính quyền. Xuất phát điểm là một điều tốt. Nếu ý kiến ​​của ông được thông qua vào thời điểm đó, nó không chỉ có lợi cho ông Tập Cận Bình mà còn cho đất nước. Hơn nữa, “lá thư không có lời nào thể hiện sự không tôn trọng”.

Nhưng ông cho biết hiện tại kiến nghị của ông đã lỗi thời, “Lá thư của tôi không được tính nữa, thời gian đã quá muộn, sự tình đã phát triển đến mức này, đến Liên bang cũng có thể không lập được”.

Minh Thanh

Theo NTD tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/giao-su-dai-hoc-trung-quoc-cong-khai-keu-goi-ong-tap-tu-chuc-ket-thuc-doc-dang-chuyen-che-72363.html

 

Trung Quốc triển khai chiến dịch

hàng tỷ USD để bịt miệng

người bất đồng chính kiến khắp thế giới

Bình luậnNguyễn Minh

Một báo cáo mới cho thấy, Bắc Kinh chi hàng tỷ đô-la mỗi năm để tài trợ cho các hoạt động mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới. Chính quyền này tìm cách bịt miệng những người bất đồng chính kiến, trấn áp các nhóm thiểu số và mua lại công nghệ nước ngoài.

Các nhà ngoại giao Trung Quốc khẳng định, các tổ chức  thuộc mặt trận thống nhất có sứ mệnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin ở nước ngoài dựa trên “sự cởi mở, minh bạch [và] bình đẳng”. Đây là những tổ chức nhà nước chịu trách nhiệm truyền bá chương trình nghị sự của Bắc Kinh ở trong và ngoài nước. Các tổ chức này trực thuộc Ban Công tác Mặt trận Thống nhất hoặc các cơ quan khác thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Tuy nhiên, quy mô tài trợ cho các tổ chức mặt trận thống nhất ở trong và ngoài nước dường như trái ngược với tuyên bố của chính quyền Trung Quốc.

Một phân tích trên 160 báo cáo ngân sách nhà nước gần đây cho thấy, chính quyền trung ương Trung Quốc chi ít nhất 1,4 tỷ USD hàng năm cho các công việc liên quan đến mặt trận thống nhất, trong khi chi tiêu hàng năm từ 31 tỉnh và khu vực của Trung Quốc chỉ hơn 1,3 tỷ USD, theo một báo cáo của Tổ chức Jamestown vào ngày 16/9.

Tổng của 2 khoản trên nhiều hơn ngân sách dành cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc, với khoảng 2,07 tỷ USD vào năm 2019.

Các báo cáo không bao gồm khoản tiền cho Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương. Tuy không có dữ liệu về khoản chi này nhưng có khả năng là khoảng 400 triệu USD, hoặc nhiều hơn, theo ước tính của nhóm báo cáo.

Nhà phân tích Ryan Fedasiuk viết trong báo cáo của Jamestown Foundation rằng: “Có một sự thật phổ biến đối với các quan chức chính phủ ở mọi quốc gia: ngân sách thực tế lớn hơn những gì họ nói”.

Các nỗ lực gây ảnh hưởng của ĐCSTQ tập trung nhiều vào việc đàn áp các nhóm sắc tộc và tôn giáo. Theo các báo cáo ngân sách, chính quyền này chi tiêu hơn 1,2 tỷ USD mỗi năm cho hoạt động này. Mục tiêu tiếp theo trong danh sách của Bắc Kinh là người nước ngoài và cộng đồng người Hoa hải ngoại, với khoản chi là 585 triệu USD.

Một trong những cơ quan mặt trận thống nhất của Trung Quốc là Văn phòng Đối ngoại và Hoa kiều (FOCAO). Cơ quan này chịu trách nhiệm tuyên truyền ở nước ngoài, truyền bá “ý tưởng thống nhất” cho người dân Hong Kong, Ma Cao và Đài Loan, thu hút nhân tài nước ngoài và kiểm duyệt thông tin mà họ cho là liên quan đến “sự can thiệp của nước ngoài”. Những văn phòng này có các chi nhánh chính cả ở chính quyền trung ương và địa phương.

Chính quyền Trung Quốc vốn tự coi Đài Loan, một quốc đảo tự trị, là một phần lãnh thổ của mình. Đồng thời, ĐCSTQ còn duy trì một sự kiểm soát chặt chẽ đối với Hong Kong và Ma Cao. Đây là hai thuộc địa cũ của châu Âu bị bàn giao lại cho Trung Quốc lần lượt vào năm 1997 và 1999, chịu sự cai trị độc tài của Bắc Kinh, cho dù chính quyền này đã cam kết trong các thỏa thuận bàn giao là tôn trọng quyền tự trị của hai thành phố này.

Một số tài liệu về ngân sách của FOCAO cũng chỉ ra, sự hợp tác với các cơ quan tình báo và an ninh quốc gia Trung Quốc nhằm “giám sát và kiểm tra việc thực hiện kỷ luật đối ngoại và các hệ thống bảo mật liên quan đến đối ngoại”, báo cáo nhấn mạnh khi trích dẫn từ một tài liệu ngân sách năm 2019 của tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.

“Dựa trên thực tế, tôi muốn đặt câu hỏi sau: Nếu thực sự không có gì bất chính với hoạt động của mặt trận thống nhất, tại sao một số tỉnh lại buộc phải phân loại thông tin về [hoạt động của mặt trận thống nhất] là ‘thông tin mật’? Và tại sao một ‘tổ chức hành chính’ lại cần quá nhiều tài nguyên của [chính phủ Trung Quốc] như vậy?”, ông Fedasiuk đã viết trên twitter vào ngày 16/9 về những phát hiện của mình.

Ông nhận thấy rằng ngân sách khu vực dành cho công tác mặt trận thống nhất “gần bằng” ngân sách tuyên truyền của họ.

Phát hiện của ông Fedasiuk nằm trong báo cáo mà tổ chức Jamestown Foundation đã công bố vào ngày 16/9 trình bày chi tiết về hoạt động của Mặt trận thống nhất Trung Quốc ở các nước phương Tây.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/trung-quoc-trien-khai-chien-dich-hang-ty-usd-de-bit-mieng-nguoi-bat-dong-chinh-kien-khap-the-gioi-72201.html

 

Trung Quốc: Bùng phát vi khuẩn từ nhà sản xuất

vaccine ‘tồi tệ hơn’ thông tin đã đưa

Bình luậnNguyễn Minh

Đợt bùng phát dịch vi khuẩn brucella ở Tây Bắc Trung Quốc là “tồi tệ hơn so với những gì đã được tiết lộ trước đó”, truyền thông nhà nước Trung Quốc thừa nhận vào ngày 16/9.

Ngày 16/9, truyền thông nhà nước Trung Quốc thừa nhận rằng, đợt bùng phát dịch vi khuẩn brucella ở Tây Bắc Trung Quốc là “tồi tệ hơn so với những gì đã được tiết lộ trước đó”. Sự cố này là do một công ty sản xuất vaccine nhà nước sử dụng bất cẩn các bộ lọc không khí đã hết hạn. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh số ca được xác nhận mắc bệnh do vi khuẩn nay tiếp tục gia tăng.

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa tin: “Tổng cộng 3.245 người đã có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Brucella tính đến thứ Hai (14/9) ở Lan Châu, tỉnh Cam Túc, phía Tây Bắc Trung Quốc, sau khi vi khuẩn Brucella bị rò rỉ trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2019. Con số này lớn hơn so với dự kiến ​​và làm dấy lên lo ngại rộng rãi về dịch bệnh.

“Hơn 21.000 người đã được xét nghiệm [để tìm kháng thể vi khuẩn Brucella] vào thứ Hai (14/9) trong đó 4.646 người ban đầu được phân loại là dương tính. Kết quả là có  3.245 người được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Cam Túc xác nhận là dương tính”, theo thông tin từ China News

Service hôm 16/9. Không rõ hàm ý của cụm từ “được phân loại là dương tính” là gì, tuy nhiên, có thể có nghĩa là bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh brucella.

Theo hãng Caixin Global có trụ sở tại Bắc Kinh đưa tin hôm thứ 15/9: “Việc chẩn đoán bệnh brucella rất phức tạp vì nó thường xuất hiện các triệu chứng giống các bệnh thông thường như cúm và thấp khớp. Theo tiêu chuẩn điều trị bệnh brucella mà Ủy ban Y tế Quốc gia [Trung Quốc] ban hành vào năm 2019, bệnh brucella phải được chẩn đoán thông qua truy tìm tiếp xúc dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm”.

Một bác sĩ tại Bệnh viện số 2 Lan Châu, người đã điều trị cho các bệnh nhân nghi mắc bệnh brucella tại đó sau khi dịch bệnh bùng phát, nói với Caixin rằng, bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 100 cư dân từ khu phố Yanchangbao gần Nhà máy Dược sinh học Lan Châu vào cuối tháng 12/2019 “tất cả đều có các triệu chứng tương đối nghiêm trọng. Bác sỹ này cho biết thêm rằng các bệnh nhân được xác nhận nhiễm vi khuẩn Brucella chỉ dựa trên các xét nghiệm kháng thể, chứ không phải được chẩn đoán mắc bệnh brucella”.

Bệnh do vi khuẩn gây ra thường xảy ra trên các loại vật nuôi như dê, lợn, cừu. Con người có thể nhiễm khuẩn Brucella khi tiếp xúc gần với mô động vật bị nhiễm bệnh hoặc do ăn phải các sản phẩm sữa chưa được khử trùng từ động vật bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng bao gồm sốt, đau khớp và mệt mỏi. Tuy ít có khả năng gây chết người, nhưng người nhiễm khuẩn brucella có thể bị các vấn đề sức khỏe mãn tính và sức khỏe sinh sản có thể bị tổn hại.

Các thông tin đầu tuần này về đợt bùng phát bệnh brucella ở Lan Châu, Cam Túc, Trung Quốc “đã gây ra mối lo lắng rộng rãi của công chúng [ở Trung Quốc] về các phương pháp điều trị và hậu quả của những bệnh nhân bị nhiễm bệnh. Chủ đề này được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng xã hội Sina Weibo của Trung Quốc, với hơn 48 triệu tìm kiếm tính đến tối thứ ngày 15/9”, theo Thời báo Hoàn Cầu.

Ủy ban Y tế Lan Châu cho biết sẽ có bồi thường cho các bệnh nhân vào tháng 10/2020 do vụ rò rỉ nhà máy vaccine vào năm 2019.

Vào ngày 26/12/2019, cơ quan y tế địa phương thông báo rằng, Nhà máy dược phẩm sinh học Lan Châu của nhà nước “đã sử dụng chất khử trùng hết hạn trong khi sản xuất vaccine Brucella từ ngày 24/7 đến ngày 20/8” năm 2019. Theo Caixin Global, các quan chức cho biết: “Điều này dẫn đến việc vi khuẩn xâm nhập vào khí thải của nhà máy và lây nhiễm cho những người sinh sống gần đó”.

“Có hơn 10 cộng đồng với tổng dân số hơn 10.000 sinh sống trong vòng bán kính 1km tính quanh nhà máy”, Caxin Global nhấn mạnh.

Sự bùng phát bệnh brucella ở Lan Châu là vụ bê bối tham nhũng vaccine mới nhất của Trung Quốc gây chấn động khắp Trung Quốc trong những năm gần đây. Tuy chính phủ Trung Quốc vẫn đang vật lộn với việc sản xuất và quản lý các loại vaccine tiêu chuẩn một cách an toàn, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định rằng, họ sẽ sớm phát hành một loại vaccine ngừa virus Corona Vũ Hán, với sự tuyên truyền tích cực của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc trong nhiều tháng qua.

Nguyễn Minh

Theo Breitbart

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/trung-quoc-thua-nhan-bung-phat-vi-khuan-tu-nha-san-xuat-vaccine-toi-te-hon-thong-tin-da-dua-72300.html

 

Thái Lan: Hàng chục nghìn sinh viên

biểu tình đòi thủ tướng từ chức

Trọng Thành

Phong trào phản kháng của giới sinh viên Thái Lan diễn ra liên tục từ giữa tháng 7/2020 đến nay. Hôm nay 19/09/2020, những người tổ chức hy vọng sẽ có ít nhất 50.000 người tham gia cuộc xuống đường tại Bangkok để kêu gọi thủ tướng từ chức, chấm dứt đàn áp và sửa đổi bản Hiến pháp 2017 do tập đoàn quân sự áp đặt. Khoảng 10.000 cảnh sát được triển khai tại Bangkok.

Cho đến nay, các cuộc tuần hành diễn ra trong không khí ôn hòa. Chính quyền Prayout Chan-O-Cha không đàn áp biểu tình, nhưng tìm cách hạn chế quy mô của phong trào, đặc biệt với việc siết chặt kiểm soát Internet. Chính quyền ngăn chặn khoảng 2.000 trang mạng được coi là có liên quan đến phong trào sinh viên.

Từ Bangkok, thông tín viên Carol Isoux cho biết cụ thể :

« Hàng trăm trang mạng bị đóng, cũng như các trang Facebook hay Twitter của các nhà tranh đấu có ảnh hưởng nhất. Chính quyền Thái Lan coi việc gia tăng kiểm soát Internet là cần thiết để tránh cho các cuộc tập hợp thu hút quá đông người tham gia. Cách nay ít tuần, hơn 20.000 người tham gia biểu tình. Lần này, những người biểu tình được kêu gọi qua đêm tại chỗ, cho đến tối ngày mai, Chủ Nhật 20/09.

Thoạt tiên sinh viên biểu tình có kế hoạch tuần hành đến trụ sở Quốc Hội, rốt cục, kế hoạch bị hủy, nhưng những người tổ chức – dường như kiên quyết hơn bao giờ hết – hứa hẹn sẽ có những bất ngờ. Cho đến nay, bạo lực không xảy ra, nhưng tình hình này sẽ kéo dài đến khi nào ? Cảnh sát Thái Lan cảnh cáo sẽ không để cho giới trẻ tấn công vào các tài sản của Hoàng gia ».

Nếu cuộc tuần hành phản kháng hôm nay và ngày mai có 50.000 người tham gia, thì đây sẽ là cuộc biểu tình lớn nhất tại Thái Lan kể từ cú đảo chính quân sự năm 2014, đưa thủ lĩnh tập đoàn quân sự, tướng Prayut Chan-O-Chan, lên cầm quyền.

Theo AFP, ngay từ cuối buổi sáng hôm nay, hàng trăm người biểu tình đã tràn vào khuôn viên đại học Thammasat, trung tâm thủ đô Bangkok. Đại học Thammasat là một địa điểm mang tính biểu tượng. Ngày 06/10/1976, hàng chục sinh viên phản đối sự trở lại của chế độ độc tài quân sự, sau giai đoạn ba năm dân chủ, đã bị lực lượng an ninh, với sự hậu thuẫn của các thành phần bảo hoàng cuồng tín, hạ sát.

Ẩn số lớn hiện nay là thái độ của dân chúng Thái Lan đối với phong trào sinh viên. Cho đến nay, các cuộc tuần hành diễn ra gần như hàng ngày, với thành phần chủ yếu là sinh viên, giới trẻ nói chung và dân cư đô thị. Nhà nghiên cứu Christine Cabasset, Viện nghiên cứu Đông Nam Á đương đại, đặt câu hỏi : Liệu các sinh viên có khả năng huy động sự tham gia của đông đảo các tầng lớp dân nghèo hay không ? Cuộc biểu tình hôm nay là một trắc nghiệm.

Cải cách chế độ quân chủ: Đích nhắm khác của phong trào sinh viên

Đối với một bộ phận phong trào phản kháng của sinh viên, cái đích không chỉ là tập đoàn quân sự, mà cả chế độ quân chủ. Trả lời AFP, một trong những người tổ chức phong trào, bà Panusaya Sithijirawattanakul, biệt danh là « Rung », cho biết mục tiêu không phải là lật đổ chế độ quân chủ, mà là « hiện đại hóa nền quân chủ, để nền quân chủ thích ứng với xã hội hiện nay ». Đòi hỏi của các nhà tranh đấu sinh viên là quốc vương không can thiệp vào các công việc chính trị, hủy bỏ luật về tội khi quân, thường được dùng để đàn áp đối lập chính trị, và đặt tài sản của Hoàng gia dưới sự quản lý của Nhà nước.

Các yêu sách nói trên được nhiều nhà quan sát đánh giá là táo bạo, bởi quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn, lên ngôi từ năm 2016, đang nắm giữ rất nhiều quyền lực, hơn rất nhiều so với quyền lực của nhà vua được thể chế quân chủ lập hiến Thái Lan quy định. Quốc vương Maha Vajiralongkorn thường xuyên điều khiển các hoạt động của chính quyền từ hậu trường. Kể từ năm 2018, quốc vương Thái Lan trực tiếp kiểm soát toàn bộ tài sản của Hoàng gia, ước tính hơn 40 tỉ đô la (gấp khoảng 40 lần tài sản Hoàng gia Anh).

Khác hẳn với vua cha Bhumibol Rama IX, được đông đảo người dân Thái ngưỡng mộ, quân vương kế nhiệm Rama X nổi tiếng với lối sống xa hoa, hành xử độc đoán và nhiều xì-căng-đan. Tháng 3/2020, trong lúc Thái Lan đang vất vả đối chọi với đại dịch Covid-19, quốc vương Rama X du ngoạn tại châu Âu, sống trong một khách sạn sang trọng ở thị trấn Garmisch-Partenkirchen, một điểm du lịch ở miền nam nước Đức, cùng với 20 cung phi.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200919-th%C3%A1i-lan-h%C3%A0ng-ch%E1%BB%A5c-ngh%C3%ACn-sinh-vi%C3%AAn-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-%C4%91%C3%B2i-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%A9c

 

Đội quân Tây Tạng bí ẩn ở biên giới Trung – Ấn

Bình luậnNgọc Trân • 15:45, 19/09/20• 1959 lượt xem

Cái chết của binh lính gốc Tây Tạng hé lộ đội quân Tây Tạng bí ẩn ở khu vực biên giới Trung – Ấn

Các cuộc xung đột vẫn liên tục nổ ra ở biên giới Trung – Ấn từ cuối tháng trước. Khi đó, một binh lính gốc Tây Tạng là Tenzin Nyima thuộc Lực lượng biên phòng đặc chủng Ấn Độ (Paramilitary forces of India) đã bị thiệt mạng trong vụ nổ do giẫm phải mìn. Từ đó hé lộ ra Lực lượng biên giới đặc biệt (Special Frontier Force, SFF) hay còn gọi là Đội quân Tây Tạng Đội bí ẩn.

Theo Voice of America (VOA) đưa tin, Trung Quốc và Ấn Độ đã từng xảy ra các cuộc xung đột tại biên giới vào năm 1962. Khi đó Ấn Độ thua trận thảm hại bởi đa số binh sỹ Ấn Độ không thể thích ứng được với hoàn cảnh quá cao so với mực nước biển. Kể từ đó, cựu Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru đã tổ chức một đội quân bí mật, đối tượng triệu tập chủ yếu là những người Tây Tạng lưu vong và các thế hệ sau đi theo Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chạy trốn đến Ấn Độ từ năm 1959. Việc sinh sống tại những ngọn

núi có có độ cao trên 5000 mét so với mực nước biển đối với những người Tây Tạng này cũng đơn giản như “đi trên mặt đất” vậy.

Bài báo cho biết, những người Tây Tạng này cùng người Gurkha hợp thành một đội quân tinh anh bí mật của Ấn Độ. Trên danh nghĩa đội quân này thuộc lục quân, nhưng thực ra họ nhận trách nhiệm trực tiếp từ Thủ tướng và nội các Ấn Độ. Người chỉ huy đầu tiên của lực lượng này là thiếu tướng Sujan Singh Uban – người được mệnh danh là nhân vật huyền thoại của quân đội Ấn Độ vốn được thừa hưởng sự huấn luyện và nhận được vũ khí từ Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).

Đội quân này từng tham gia chiến tranh Ấn Độ – Pakistan và chiến tranh giành độc lập ở Bangladesh năm 1971. Một số liệu cho biết hiện tại SFF có khoảng 10 nghìn người, hợp thành từ 6 doanh trại.

Theo Hindustan Times đưa tin, phương thức hoạt động của đội quân này luôn được giữ bí mật, thậm chí ngay cả phía quân đội cũng đều không hiểu rõ hoạt động của họ. Nhưng về tổng thể, nhiệm vụ chủ yếu của đội quân này là điều tra đặc biệt, tập kích và hành động bí mật. Rất nhiều chiến tích và những ‘câu chuyện dũng cảm’ của họ đều không để người dân bình thường biết rõ.

Tờ The Indian Express đưa tin, đội quân này tự có kết cấu quân hàm riêng, và có địa vị ngang hàng với quân hàm lục quân. Nhưng họ là những nhân viên đặc chủng được đào tạo bài bản, có thể thực hiện các nhiệm vụ đặc thù và bí mật.

Theo bài báo, người đàn ông 53 tuổi Tenzin Nyima bị thiệt mạng do giẫm phải mìn trong một chiến dịch quân sự ở bờ nam hồ Pangong Tso, khu vực Ladakh. Thi thể của ông được đưa đến thị trấn Choglamsar, huyện Leh cách Ladakh khoảng vài km hôm 1/9.

Bức ảnh hiện trường cho thấy, trên quan tài của Nyima được phía quân đội Ấn Độ phủ quốc kỳ Ấn Độ, nhưng điều đặc biệt là trên nóc quan tài của ông còn được phủ ‘Cờ sư tử núi tuyết’ truyền thống của Tây Tạng khi đưa tiễn, lá cờ này hiện tại cũng được sử dụng trong các phong trào đòi độc lập của Tây Tạng.

Ngọc Trân

Theo NTD tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/the-gioi/doi-quan-tay-tang-bi-an-o-bien-gioi-trung-an-72631.html

 

Úc chỉ đích danh Trung Quốc trong một vụ điều tra,

Uông Văn Bân im lặng 90 giây

Tâm Thanh

Và không có gì bất ngờ khi ông Uống chối bỏ mọi cáo buộc sau một phút rưỡi suy nghĩ.

Sau khi Úc thông qua “Đạo luật chống nước ngoài can thiệp” vào năm 2018, một tài liệu của tòa án Úc gần đây đã nêu tên Trung Quốc trong một cuộc điều tra can thiệp nước ngoài đầu tiên của lực lượng chức năng nước này.

Theo các tài liệu của tòa án được giới truyền thông Úc tiết lộ, các luật sư của Bộ Tư pháp đã chỉ ra đối tượng điều tra trong vụ án này là Trung Quốc. Họ cũng tra xét ra hồ sơ thông tin liên lạc giữa John Zhang, một cố vấn chính trị người Trung Quốc của nghĩ sĩ Shaoquett Moselmane thuộc Đảng lao động New South Wales và nhà ngoại giao của Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Sydney, theo SCMP.

Cố vấn pháp luật Chính phủ Úc (Australian Government Solicitor) đã đệ trình một văn bản lên Tòa án Tối cao vào ngày 1/9, đây là lần đầu tiên họ chính thức công khai điều tra một âm mưu bị cáo buộc nhằm gây ảnh hưởng đến một chính trị gia thân Trung Quốc của Úc.

Gần đây, cảnh sát Liên bang Úc và Tổ chức Tình báo An ninh Úc (ASIO) trong khi đang điều tra một vụ án nghi ngờ sự thâm nhập của chính phủ Trung Quốc đã bất ngờ phát hiện ra có sự dính líu của Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney và ngay sau đó đã hủy bỏ thị thực của hai học giả Trung Quốc liên quan đến vụ việc với lý do gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Đáp lại điều này, Uông Văn Bân, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã im lặng trong 90 giây khi được hỏi về cuộc điều tra can thiệp của nước ngoài do Úc tiến hành hôm 16/9, và ngay sau đó ông nói rằng cáo buộc đối với Tổng lãnh sự quán là “hoàn toàn bịa đặt, bêu xấu ác ý”.

Tổng Toàn quyền Úc Stephen Donahue đã tuyên bố vào ngày 1/9 rằng, không còn nghi ngờ gì về những hành vi phạm tội bị nghi ngờ liên quan đến giao dịch giữa John Zhang và Moselmane từ ngày 1/7/2019 đến ngày 25/6/2020 được cho là thúc đẩy các lợi ích và chính sách liên quan của chính phủ Trung Quốc.

Theo điều tra, nếu John Zhang bị truy tố và bị kết án vì vi phạm Đạo luật can thiệp nước ngoài của Úc thì mức án tối đa phải chịu là 15 năm tù.

Luật can thiệp nước ngoài của Úc đã hình sự hóa những hành vi được cho là có hại hoặc bí mật của các chính quyền nước ngoài nhằm tìm cách can thiệp vào quy trình dân chủ của Úc để hỗ trợ cho các hoạt động tình báo của họ hoặc gây phương hại đến an ninh quốc gia Úc.

Bộ trưởng Tư pháp Úc Christian Porter nhấn mạnh rằng, Úc hiện đang ở trong tình thế chưa từng có, so với trước đây, đã có nhiều gián điệp hơn, can thiệp mạnh mẽ hơn và có nhiều thủ đoạn tinh vi hơn để tham gia vào hoạt động gián điệp phá hoại nước Úc.

Gần đây, Úc và Trung Quốc đã rơi vào căng thẳng khi cáo buộc lẫn nhau. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Uông Văn Bân cho biết vào ngày 16/9: ĐCSTQ chưa bao giờ can thiệp vào nội bộ các quốc gia khác. “Một số người ở Úc đang tung tin đồn về Trung Quốc, và điều này không giúp ích gì cho sự phát triển của quan hệ song phương”, ông Vương nói.

Tâm Thanh tổng hợp

https://www.dkn.tv/the-gioi/uc-chi-dich-danh-trung-quoc-trong-mot-vu-dieu-uong-van-ban-im-lang-90-giay.html