Tin khắp nơi – 19/07/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 19/07/2019

Trump: Mỹ bắn hạ một máy bay drone của Iran

ở Eo biển Hormuz

Tổng thống Donald Trump nói rằng Hải quân Hoa Kỳ đã bắn hạ một máy bay không người lái (drone) của Iran ở eo biển Hormuz.

Ông cho biết tàu tấn công đổ bộ USS Boxer “đã có hành động phòng thủ” vào thứ Năm sau khi một chiếc drone của Iran đi vào trong khoảng 1.000 yard (914m) của tàu.

Iran thì cho biết họ không có thông tin gì về việc mất một chiếc drone. Trước đó, hồi tháng 6, Iran đã hạ một chiếc drone của của quân đội Mỹ trong khu vực.

Iran đã bị Mỹ đổ lỗi cho các cuộc tấn công vào tàu chở dầu kể từ tháng Năm ở Eo biển Hormuz, khu vực vận chuyển dầu quan trọng của thế giới. Tehran phủ nhận tất cả các cáo buộc này.

Các sự cố gần đây gây ra lo ngại về một cuộc xung đột quân sự trong khu vực.

Hải quân Anh ngăn Iran ‘định bắt’ tàu dầu ở Vịnh Oman

Trump: Iran ‘đùa với lửa’

Iran tiếp tục cắt giảm cam kết trong thỏa thuận hạt nhân

Tại sao Mỹ và Iran lại không ưa nhau đến như vậy?

Tổng thống Trump nói gì?

Phát biểu tại Nhà Trắng, ông Trump nói: “Tôi muốn thông báo cho mọi người về một sự cố ở Eo biển Hormuz hôm nay liên quan đến USS Boxer, một tàu tấn công đổ bộ của hải quân.”

“Boxer đã có hành động phòng thủ chống lại một chiếc drone của Iran vốn ở khoảng cách rất gần, khoảng 1000 yard, bỏ qua nhiều lời kêu gọi để tránh xa và đe dọa sự an toàn của con tàu và thủy thủ đoàn. Chiếc drone ngay lập tức đã bị phá hủy.”

“Đây là hành động mới nhất trong nhiều hành động khiêu khích và thù địch của Iran đối với các tàu hoạt động trong vùng biển quốc tế. Hoa Kỳ có quyền bảo vệ nhân viên, cơ sở và lợi ích của chúng ta.”

Washington trước đó cho biết Iran phải ngay lập tức thả tàu chở dầu mà họ nói đã chiếm giữ.

Theo truyền thông nhà nước Iran, dẫn lời Vệ binh Cách mạng Iran thì con tàu này đã buôn lậu một triệu lít nhiên liệu.

Truyền thông Iran sau đó công bố các cảnh quay về tàu cao tốc của Iran xoay quanh tàu chở dầu Riah có treo cờ Panama.

Tàu chở dầu đã bị giữ ở phía nam đảo Larak của Iran, Iran cho biết.

Bối cảnh sự việc

Căng thẳng đã tăng cao ở vùng Vịnh kể từ khi Mỹ siết chặt các lệnh trừng phạt cũ đối với ngành dầu mỏ của Iran sau khi Washington đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Hoa Kỳ đã đổ lỗi cho Iran về hai cuộc tấn công riêng biệt vào tàu chở dầu ở Vịnh Ô-man vào tháng Năm và tháng Sáu – một cáo buộc mà Tehran đã bác bỏ.

Iran cũng bắn hạ một chiếc drone của Mỹ trên eo biển Hormuz. Tehran cho biết máy bay đã vi phạm không phận Iran và vụ việc đã gửi một “thông điệp rõ ràng tới Mỹ”.

Quân đội Hoa Kỳ nói rằng chiếc drone đang ở trên vùng biển quốc tế vào thời điểm đó và lên án cái mà nó gọi là một “cuộc tấn công không bị khiêu khích”.

Các tàu chiến của Anh trong khi đó đang theo dõi các tàu chở dầu của Anh trong khu vực kể từ khi Iran đe dọa sẽ chiếm giữ một chiếc để đáp trả việc ngăn chặn một tàu chở dầu của Iran ra khỏi Gibraltar.

Anh cho biết tàu chở dầu bị nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt của EU đối với Syria. Iran phủ nhận có chuyện này.

Tổng Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ, ông Kenneth McKenzie, phát biểu về chuyến thăm Ả Rập Xê-út hôm thứ Năm, cho biết ông đang làm việc “tích cực” để tìm giải pháp cho việc giao thông tự do cho các tàu qua khu vực Vùng Vịnh, Reuters đưa tin.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49028418

 

Công kích

có phải là chiến lược tranh cử mới của Trump?

Anthony ZurcherPhóng viên Bắc Mỹ

Tranh cãi bắt đầu, gần như thường lệ, với một dòng tweet.

Donald Trump, chứng kiến sự phân ly đang hình thành giữa giới lãnh đạo đảng Dân chủ của Hạ viện và một nhóm những dân biểu cấp tiến và ngang bướng mới gia nhập Quốc hội, đã quyết định quẹt một que diêm và sau đó nhảy múa quanh ngọn lửa.

Ông tweet hôm Chủ nhật rằng một nhóm các nhà phê bình cấp tiến trong Quốc hội – ba trong số họ được sinh ra ở Mỹ – nên “quay trở về đất nước của họ”, sau đó đứng im lặng vào tối thứ Tư khi một đám đông tham dự buổi vận động tranh cử hô hào ủng hộ những người gia trắng.

Giống như lời kêu gọi Hillary Clinton phải bị cầm tù ba năm trước, những lời gào thét “gửi trả cô ta về” không phải là biểu tượng của một nền dân chủ hoạt động tốt và lành mạnh. Cảnh tượng này đã bị lên án khắp nơi. Và đương nhiên, đây là một cơn bão hoàn toàn do ông Trump gây ra.

Ngài tổng thống, cho đến giờ thì ai cũng phải thấy rõ ràng, là một chính trị gia theo bản năng. Sẽ là hơi mạo hiểm khi cho rằng những hành động của ông xuất phát từ một chiến lược to lớn. Trong hầu hết mọi trường hợp, hành động đi trước, và chiến lược theo sau.

Tuy nhiên, chúng ta có thể lượm lặt một vài điều từ cuộc xung đột trong tuần để có thể dự đoán những gì sẽ xảy ra.

Tạo động cơ cho khối ủng hộ

Xem ra cơ hội tái đắc cử của ông Trump nhiều phần có vẻ giới hạn. Mặc dù kinh tế đang mạnh mẽ, nhưng tỷ lệ ủng hộ trong hầu hết nhiệm kỳ tổng thống của ông chỉ ở mức khoảng trên 40% , và có một số đáng kể cử tri đã nói với những người thăm dò ý kiến rằng dù tình hình có ra sao đi nữa, họ sẽ không bỏ phiếu cho ông.

Theo truyền thống, các vị tổng thống đương nhiệm thường cố gắng mở rộng khối cử tri ủng hộ cho mình trong lúc đang tại chức. Đó không phải là kế hoạch của ông Trump.

Mục tiêu năm 2020 của ông là giữ vững lấy khối cử tri ông giành được năm 2016, phần lớn bằng cách đảm bảo rằng những người ủng hộ tận tâm nhất một lần nữa sẽ đi bầu và dồn phiếu cho mình.

Cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018 cho ta một cái nhìn sâu sắc và hữu ích về sự liên quan giữa mức ủng hộ và việc đi bầu. Ở phần lớn các tiểu bang, tỷ lệ đi bầu từ những người ủng hộ Trump bị giảm, vì thế các ứng cử viên đảng Cộng hòa bị ảnh hưởng và đảng này mất quyền kiểm soát Hạ viện.

Các nữ dân biểu Mỹ: Đừng mắc bẫy của Trump

Sang Mỹ năm nào thì không bị Trump đuổi về VN?

‘ICE phải chấm dứt ngay việc giam giữ vô nhân đạo’

Mặt khác, tại Florida, kết quả bầu cử giữa kỳ lại khác, và tiểu bang này có thể cung cấp chiến lược cho cuộc vận động bầu cử năm tới.

Năm 2016, khối ủng hộ của tổng thống tại Florida một lần nữa đi bầu, kết quả là các ứng cử viên bảo thủ đã thắng một thượng nghị sĩ Dân chủ và giành chiến thắng trong cuộc đua ghế thống đốc. Florida là thành trì của đảng Cộng hòa trong một cuộc bầu cử mà làn sóng của đảng đối lập đang dâng cao.

Vì vậy, ông Trump, trong các tweet và bình luận tiếp theo, đang ném những miếng thịt tươi cho nhóm ủng hộ cốt lõi của đảng mình, trong đó các cuộc thăm dò cho thấy họ có cái nhìn nghi ngại với người nhập cư và chính sách di dân, và vì thế tán thành các tweet gần đây của ông.

Quan điểm chính trị của tổng thống Trump luôn luôn bị cáo buộc là phân biệt chủng tộc, kể từ khi ông ôm lấy thuyết âm mưu quanh giấy khai sinh của Barack Obama, tiếp tục với lời kêu gọi cấm người Hồi giáo nhập cư, gọi một thẩm phán sinh ra ở Mỹ ra phán quyết chống lại ông là ”người Mễ” và nhận định là trong số những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng cầm đuốc đi tuần hành ở thành phố Charlottesville, có một số “người rất tốt”.

Và bất chấp tất cả những điều này, hoặc thậm chí có lẽ chính vì những điều này, các thành viên của Đảng Cộng hòa đã ủng hộ tổng thống với số lượng gần như kỷ lục.

Việc mà tổng thống chọn bốn nữ dân biểu để công kích là người thuộc các dân tộc thiểu số, vì thế, không là điều đáng ngạc nhiên.

Có nguy cơ là động thái này sẽ phản tác dụng, tất nhiên. Sự công kích những phụ nữ da màu của ông có thể khiến các cử tri ở những bang dễ giao động (swing states) xa lánh, và thậm chí khuấy động cử tri phe đối thủ nhiều hơn khuấy động chính khối cử tri ủng hộ ông.

Và nó hầu như đảm bảo rằng nước Mỹ sẽ vẫn bị chia rẽ một cách vô vọng – có lẽ đến mức không thể kiểm soát được, ít nhất là trong tương lai gần.

Tuy nhiên, đó là chiến lược tốt nhất Trump có thể có, để mong giành thêm một nhiệm kỳ bốn năm nữa.

Tấn công và chia rẽ đảng Dân chủ

Một phần lý do khiến ông Trump giành được chức tổng thống năm 2016 là vì đủ số cử tri, đặc biệt là ở các tiểu bang quanh vùng Trung Tây, xem ông là lựa chọn ít tệ nhất.

Như phóng viên Dave Weigel của tờ Washington Post chỉ ra, trong số 20% cử tri ở Michigan không thích cả hai ứng cử viên, số người ủng hộ ông Trump cao hơn so với bà Hillary Clinton là 21%.

Hiện chưa có ứng cử viên Dân chủ nào cho ông Trump công kích – điều đó sẽ đến sau. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, ông chọn các mục tiêu mà thời cơ mang đến, trong đó có các nữ dân biểu Ilhan Omar, Alexandria Ocasio-Cortez và những nữ dân biểu da màu khác thẳng thắn khác trong “biệt đội”.

Điều này cho thấy chính xác các cuộc vận động tranh cử sắp tới có thể sẽ gay gắt như thế nào.

Trong khi sự chú ý của cả nước đổ dồn về ý nghĩa phân biệt chủng tộc trong câu nói của Trump – “quay về…. những nơi đầy rẫy tội phạm mà họ đã đến”, thì mục tiêu của ông ta là gieo rắc sự chia rẽ giữa những nữ dân biểu da màu này và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.

Nhiều tweet đăng tiếp theo của Trump trích dẫn chỉ trích chính sách di dân của chính phủ Hoa Kỳ từ các nữ dân biểu da màu, và xem những chính sách “cấp tiến” hoặc “xã hội chủ nghĩa” của họ như một mối đe dọa cho hòa bình và thịnh vượng của Mỹ.

Tổng thống, rất nhiều lần, nói thẳng ra rằng ”biệt đội” hiện đã gắn bó với Đảng Dân chủ, và điều này khiến đảng Dân chủ phải trả giá trong cuộc bầu cử năm 2020.

Không việc gì phải đọc ẩn ý trong câu chữ của ông Trump để cố gắng xác định kế hoạch của ngài tổng thống. Ông ta thường nói thẳng ra những gì ông sẽ làm.

Thống trị tin tức

Có lẽ cách đơn giản nhất để hiểu việc tổng thống liên tục gửi các dòng tweet gây chấn động, và quyết định hoàn toàn chấp nhận hậu quả chúng gây ra, là sự hỗn loạn và phẫn nộ, vốn là sản phẩm chính, chứ không phải là sản phẩm phụ.

Trong “Hội nghị Thượng đỉnh Truyền thông Xã hội” tuần trước tại Nhà Trắng, ông Trump nói ông đã chú ý kỹ đến cách các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội của mình, và về những dòng tweet được tweet lại khi ông viết rằng ông Obama đã “gài máy thu âm trong Trump Tower” – một dòng tweet mà tại thời điểm đó đã tạo ra một số chỉ trích rất lớn, cũng như bị cho là không phù hợp.

Kể từ khi phát động chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2015, ông Trump đã trở thành một cỗ máy di động liên tục và luôn luôn gây ra tranh cãi. Ông khơi mào các cuộc công kích, và chào đón chúng. Và, cũng bằng chính cách này, ông đạt đến đỉnh cao quyền lực nhất trong chính trị Hoa Kỳ.

Mặc dù sự tương quan không nhất thiết sẽ tạo ra nhân quả, nhưng có thể với tổng thống, người chỉ mới tranh cử duy nhất một lần trong đời, sẽ nghĩ rằng những gì ông đang làm sẽ đem lại kết quả.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49041833

 

Di dân Việt có giúp Mỹ tăng lợi thế cạnh tranh

Di dân các nước, trong đó có di dân Việt Nam, giúp cho Mỹ có lợi thế đáng kể trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc về tầm ảnh hưởng kinh tế toàn cầu, một chuyên gia Mỹ nhận định trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump bị cáo buộc có lập trường ‘bài di dân’ và ‘phân biệt chủng tộc’.

Chính quyền của ông Donald Trump có những sự điều chỉnh về chính sách di trú theo hướng hà khắc hơn, bao gồm đẩy mạnh việc tống xuất những di dân đã bị lệnh trục xuất, trong đó có di dân gốc Việt. Mới đây, ông Trump còn bị lên án là ‘phân biệt chủng tộc’ khi yêu cầu bốn nữ dân biểu Dân chủ có nguồn gốc di dân ‘hãy về lại đất nước quý vị mà phục vụ’ sau khi bốn nghị sĩ này chỉ trích chính sách của ông.

‘Chìa khóa quyết định’

Trong bài phân tích có tiêu đề ‘Di dân giúp các công ty Mỹ có lợi thế mạnh mẽ trước các đối thủ Trung Quốc như thế nào?’ trên trang Conversation, ông Benjamin AT Graham tại Đại học Nam Californianhận định rằng di dân là một trong những chiếc chìa khóa quyết định giúp Mỹ giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc.

“Hóa ra, người nhập cư – nhóm dân cư mà Tổng thống Donald Trump thường xuyên miệt thị – đem đế cho Mỹ một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ đáng kinh ngạc,” tác giả viết trong bài báo và cho rằng chính sách sách nhập cư, cũng như thuế quan và thỏa thuận thương mại, sẽ là ‘yếu tố quyết định quốc gia nào sẽ thắng thế’.

“Đó là bởi vì khả năng cạnh tranh của Mỹ ở thị trường nước ngoài là một chiến trường quan trọng trong cuộc đấu này mà trên mặt trận này Trung Quốc đang nổi lên như một đối thủ ngày càng quả quyết,” ông giải thích và nêu lên việc Bắc Kinh đang sử dụng đầu tư trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường để mở rộng ảnh hưởng chính trị của mình trên khắp Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latin.

Trên vấn đề di dân, tác giả chỉ ra, Mỹ có lợi thế rõ ràng so với Trung Quốc.

Ông cho rằng trong khi Mỹ là một quốc gia của di dân, Trung Quốc thì không. Các công ty Trung Quốc có ít người nhập cư để thuê, và điều này làm họ bị thiệt hại.

Số liệu ông đưa ra để chứng minh là ‘chỉ có một triệu cư dân Trung Quốc là sinh ra ở nước ngoài, so với con số 50 triệu ở Mỹ, mặc dù dân số Trung Quốc nhiều gấp bốn lần’.

“Cho dù một công ty Mỹ muốn đầu tư vào Ấn Độ, Nigeria, Armenia hay Guatemala, vẫn có cộng đồng các sắc dân này phát triển mạnh mẽ ở Mỹ mà các doanh nghiệp có thể khai thác để giúp họ lèo lái trong những môi trường chính trị và xã hội đầy thách thức. Rất ít công ty Trung Quốc có thể làm như vậy,” ông viết.

Tác giả bài báo giải thích rằng mối quan hệ xã hội và chính trị của di dân với đất nước của họ, cộng với các mối liên hệ nghề nghiệp mà họ có ở Hoa Kỳ, cho phép di dân giúp kết nối các công ty Mỹ và các mạng lưới hỗ trợ quý giá ở các nước mà Mỹ muốn làm ăn.

“Ở nhiều nước đang phát triển, các thể chế chính thức như tòa án rất yếu và các mối quan hệ cá nhân đóng vai trò lớn trong cả kinh doanh lẫn chính trị,” ông viết.

Ông đưa ra ví dụ là nếu một nhà đầu tư Mỹ muốn xin giấy phép một cách nhanh chóng, họ cần ‘có một người anh rể làm việc ở cơ quan cấp phép hoặc một người bạn thời thơ ấu hiện là một chính trị gia’.

“Nhiều công ty tìm kiếm người địa phương thông thuộc tình hình để giúp đỡ nhưng để có niềm tin với một người vừa mới biết là rất khó,” ông nói thêm.

“Đây là chỗ phải cần di dân. Di dân thường có nhiều mối liên hệ với quê hương của họ – vẫn giữ mối quan hệ chặt chẽ với bạn bè tuổi thơ và dòng họ của họ ở quê nhà. Đồng thời, họ cũng xây dựng mối quan hệ bền chặt, đáng tin cậy với đồng nghiệp và bạn bè ở đất nước mà họ đang định cư.”

Ông dẫn ra trường hợp Georgia và Philippines là những nước mà ông đã nghiên cứu về số liệu. Theo ông mô tả thì ở hai nước này ‘cơ hội kiếm lợi nhuận rất nhiều, nhưng rủi ro cũng cao, bao gồm tham nhũng, thủ tục rườm rà và môi trường chính sách khó đoán định’.

Các dữ liệu mà ông thu thập được cho thấy rằng các công ty do di dân sở hữu hoặc quản lý – bất kể quốc tịch hiện nay của di dân đó là gì – có kết nối tốt so hơn các doanh nghiệp nước ngoài khác và những mối quan hệ này đã giúp họ tồn tại trong môi trường đầy thách thức.

Chẳng hạn, các công ty có vai trò của di dân có khả năng giải quyết tranh chấp kinh doanh bên ngoài tòa án cao hơn gấp năm lần, có khả năng cao gấp bốn lần có một quan chức chính phủ hiện tại hoặc trước đây nằm trong ban giám đốc của họ và có khả năng cao hơn gấp đôi trong việc sử dụng các mối quan hệ cá nhân để xử lý các quan hệ với chính quyền sở tại.

Kết quả là các công ty có vai trò của di dân có khả năng thành công trong việc tác động đến chính sách của chính phủ ở nước sở gần gấp đôi, nghiên cứu của ông chỉ ra.

“Di dân chỉ có thể nắm giữ chìa khóa để Hoa Kỳ vượt qua Trung Quốc trong cuộc đấu tranh giành thế thượng phong về tầm ảnh hưởng kinh tế toàn cầu – miễn là những lời lẽ nảy lửa của ông Trump không chặn lại dòng chảy này,” ông kết luận trong bài báo.

“Bất cứ chính sách nào giới hạn số lượng người nhập cư có thể đến Hoa Kỳ có thể gây tổn hại cho khả năng cạnh tranh của Mỹ về lâu dài.”

‘Điểm son của người Việt’

Trao đổi với VOA, Giáo sư-Tiến sĩ Khương Hữu Lộc, người đang giảng dạy chương trình MBA tại Trường sau đại học Keller về Quản lý và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho các tập đoàn lớn tại Hoa Kỳ, nói rằng ‘chắc chắn các tập đoàn Mỹ muốn làm ăn ở Việt Nam phải tìm đến sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt đông đảo ở Mỹ’.

“Những chỗ họ thiếu là hiểu về văn hóa, luật lệ, và cái quan trọng nhất là các mối quan hệ như thế nào để có thể vượt qua những thủ tục hành chính để xin được giấy tờ các thứ,” ông Lộc nói.

Tiến sĩ Lộc cho rằng thị trường Việt Nam hấp dẫn với các công ty Mỹ vì ‘thuế má đơn giản, luật lệ đơn giản, điều kiện môi trường không khắt khe như các nước, có rất nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước và tỷ lệ kỹ sư trên số dân cao hơn các nước xung quanh’.

Tuy nhiên, vẫn theo Tiến sĩ Lộc, thị trường lao động Việt Nam chưa có nhân sự ở cấp cao mà chỉ có chuyên gia ở mức trung cấp mà thôi. Những nhân sự cấp cao này ‘họ có thể đưa từ Mỹ qua’.

Ông Phát Bùi, Chủ tịch cộng đồng người Việt tại California, cho rằng khác với các cộng đồng sắc dân châu Á khác như Nhật, Hàn hay Đài vốn ‘có sự yểm trợ rất lớn của chính phủ của họ’, cộng đồng Việt Nam đến Mỹ ‘chỉ với hai bàn tay trắng, không có được sự trợ giúp nào’ đã có động lực vươn lên và ‘thành đạt đáng kể về mặt kinh tế’.

“Chẳng hạn kỹ nghệ làm móng nhìn có vẻ khiêm tốn nhưng nhờ sự cần cù làm việc của người Việt mà đã có sự đóng góp không chỉ đơn giản là những tiệm nail trên khắp nước Mỹ mà còn kéo theo nền kinh tế phụ trợ để cung ứng các sản phẩm về làm móng,” ông nói và cho biết có những công ty người Việt áp đảo trong lĩnh vực cung ứng này.

“Từ những doanh nghiệp trung bình, có những người Việt đã lớn mạnh thành tỷ phú,” ông Phát nói thêm. “Nhiều chính trị gia dòng chính và thương gia Hoa Kỳ đã nhìn ra điểm son đó của cộng đồng người Việt.”

“Nếu không có người Việt thì ngành nail của Mỹ không thể phát triển mạnh mẽ như vậy được.”

Còn về các doanh nghiệp Mỹ về Việt Nam làm ăn, ông cho biết họ ‘đã mướn rất nhiều chuyên gia về kỹ thuật, kinh tế người Việt ở Mỹ vì nếu không họ sẽ rất lúng túng nếu có sự va chạm chính trị hay kinh tế’.

Ông Phát cũng chỉ ra rằng Mỹ cũng cần ‘có nhiều sỹ quan gốc Việt từ cấp thấp đến cấp cao phục vụ trong quân đội Mỹ để có thể nói chuyện với nhà cầm quyền Việt Cộng’ trong bối cảnh Mỹ cần sự hợp tác của Việt Nam để kiềm chân Trung Quốc trên Biển Đông.

Tuy nhiên, ông cũng khuyên những người Việt ở Mỹ ‘thận trọng khi về Việt Nam làm ăn’ vì ‘môi trường tranh tối tranh sáng có nhiều tham nhũng’ và ‘hoàn toàn trong thế bị động’.

Về dòng Tweet mới đây của ông Trump đối với bốn dân biểu có nguồn gốc di dân là ‘hãy về cố quốc mà phục vụ’, ông Phát Bùi cho rằng ‘không đúng tinh thần Hiến pháp Mỹ và mang tính kỳ thị’. Ông nói‘chắc chắn không hợp lý’ khi bảo một di dân sinh ra ở Mỹ và sống ở Mỹ từ lâu về lại cố quốc.

Tuy nhiên, theo ông, do Tổng thống Trump ‘hay bộc phát, nghĩ thế nào thì nói như thế’ nên trong cách nhìn của ông ‘ông Trump không có ý kỳ thị nhưng lại tạo ra hiểu lầm với người nghe’.

https://www.voatiengviet.com/a/di-dan-viet-co-giup-my-tang-loi-the-canh-tranh/5006373.html

 

Vợ và con gái tổng thống Trump giận dữ

vì lời reo hò kỳ thị chủng tộc của nhóm cử tri ủng hộ

Tin từ Washington – Theo tin từ CBS News, Tổng thống Donald Trump đã phải đối diện với sự giận dữ từ gia đình, sau khi nhóm cử tri ủng hộ ông hô vang thông điệp kỳ thị chủng tộc tại cuộc vận động tranh cử ở Bắc Carolina hôm thứ Tư (17 tháng 7).

Tổng thống đã phải đối diện sự tức giận từ đệ nhất phu nhân Melania Trump, con gái Ivanka và Phó Tổng thống Mike Pence. Hôm thứ Năm (18 tháng 7), Tổng thống Trump đã phải lên tiếng đính chính, cho biết ông không đồng ý với tiếng reo hò “send her back  (đuổi bà ta về nước)” của đám đông, và Tổng thống đã cố ngăn cản họ tại cuộc vận động tranh cử. Tuy nhiên, đoạn phim quay lại sự việc lại cho thấy một diễn biến khác. Trên thực tế, Tổng thống đã đứng im lặng trong gần 15 giây và nhìn cả hội trường. Khi Tổng thống Trump tiếp tục bài phát biểu, Tổng thống không hề đề cập đến lời reo hò của đám đông, vốn đã bắt đầu ngay sau khi Tổng thống công kích dân biểu da màu Ilhan Omar.

Theo CBS News, Tổng thống Trump đã nói chuyện với một số viên chức chính phủ về cách phản ứng với lời reo hò của đám đông. Tổng thống đã tính toán những ưu và nhược điểm của việc gia giảm mức độ công kích các dân biểu, đồng thời lo lắng các cử tri ủng hộ sẽ không thích điều này.  Cuối cùng, Tổng thống chọn cách bày tỏ sự không hài lòng trước lời reo hò của cử tri. Ngoài gia đình, các đảng viên Cộng Hòa trong Quốc hội cũng bày tỏ mối lo ngại với ông Pence, và yêu cầu ông chuyển thông điệp tới Tổng thống.

Bà Omar là một trong bốn dân biểu da màu mà Tổng thống Trump yêu cầu nên “quay lại” quê hương. Tất cả bốn dân biểu đều là công dân Hoa Kỳ, và chỉ có bà Omar được sinh ra bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Tổng thống Trump nói rằng sẽ cố găng ngăn cản đám đông vào lần sau, nhưng bà Omar cho biết thông điệp của Tổng thống đã lan ra khắp cả nước, đặc biệt là đối với những người có xuất thân giống bà. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/vo-va-con-gai-tong-thong-trump-gian-du-vi-loi-reo-ho-ky-thi-chung-toc-cua-nhom-cu-tri-ung-ho/

 

Mỹ: Học viên tiến sỹ bị án tù chung thân

 vì giết nữ sinh Trung Quốc

Một cựu nghiên cứu sinh tiến sỹ bị kết án tù chung thân vì tội bắt cóc và sát hại một sinh viên Trung Quốc tại trường Đại học Illinois.

Brendt Christensen nhận án chung thân sau khi bồi thẩm đoàn không thể đạt được phán quyết thống nhất về việc liệu anh ta có nên bị kết án tử hình hay không.

Christensen, 30 tuổi, đã bắt cóc Yingying Zhang trong khuôn viên trường đại học vào tháng 6 năm 2017 trước khi đánh đến chết bằng gậy bóng chày và chặt đầu cô.

Sinh viên TQ đầu độc bạn Mỹ cùng phòng

Mỹ: 5 người chết trong vụ xả súng tại Illinois

Mỹ: Nổ súng ở giáo đường Do Thái, một người chết

Thi thể của cô vẫn chưa được tìm thấy.

Cha mẹ và hôn phu của Zhang đã tham dự phiên tòa kéo dài năm tuần tại Peoria, tây nam Chicago.

Quá trình tố tụng được theo dõi sát sao ở Trung Quốc, nước này cũng cử quan chức lãnh sự tham dự phiên xử hôm thứ Năm (18/7).

Đưa ra bản án tù chung thân và không có khả năng được trả tự do, thẩm phán quận của Mỹ James Shadid nói rằng hành động của Christensen là “một hành động bạo lực không thể giải thích được”.

Ông nói gia đình Zhang có thể không bao giờ biết được hài cốt của con gái họ ở đâu.

“Bất kể quan điểm tự cho mình là trung tâm, khi bị áp giải ra khỏi đây ngày hôm nay bởi các nhân viên thực thi pháp luật Hoa Kỳ để chờ đợi giờ phút cuối cùng của cuộc đời trong sự cô đơn, cô độc và lạnh lẽo sẽ theo đuổi suốt cuộc đời trong tù, có thể, chỉ là có thể, khoảnh khắc đó sẽ khiến ông [Christensen] cầm tờ giấy và bút lên và viết ‘Tôi xin lỗi’ tới ông bà Zhang,” thẩm phán James nói, theo Chicago Tribune.

Christensen không nói gì trong suốt phiên tòa.

Sau đó, cha của Zhang, ông Ronggao Zhang, nói gia đình sẽ “không có được sự yên ổn hoặc thanh thản” cho đến khi thi thể của cô ấy được tìm thấy.

“Nếu ông còn có chút nhân tính nào trong tâm hồn, làm ơn hãy giúp chúng tôi chấm dứt sự đau khổ này,” một thông điệp của gia đình Zhang gửi tới Christensen.

John Milhiser, luật sư Hoa Kỳ của quận trung tâm Illinois, nói trong cuộc họp báo rằng những nỗ lực tìm kiếm hài cốt của nữ sinh sẽ được tiếp tục.

Tòa án đã nghe làm thế nào mà Zhang, 26 tuổi, biến mất khỏi Champaign, thành phố nằm cách 200km về phía nam Chicago, chỉ hai tháng sau khi đặt chân đến Mỹ.

Cô đang trên đường đi ký hợp đồng thuê căn hộ thì Christensen giả danh cảnh sát chìm để dụ dỗ cô vào trong xe của mình. Hình ảnh camera giám sát đã quay được vụ bắt cóc.

Phiên tòa cũng cho biết trước đó Christensen đã tiếp cận một phụ nữ trẻ khác cùng ngày nhưng cô gái từ chối lên xe của ông ta.

Bạn gái cũ của Christensen, Terra Bullis, làm chứng rằng anh ta đã thú nhận vụ giết người trong khi họ tham dự buổi cầu nguyện cho sinh viên bị mất tích.

Cô Bullis nói rằng cô đã đồng ý đeo microphon giấu kín cho FBI để thu âm cuộc trò chuyện của cô với Christensen.

Các thẩm phán đã nghe cuộc hội thoại được ghi âm bí mật trong đó Christensen mô tả chi tiết cách anh ta tấn công tình dục Zhang, giết và chặt đầu cô. Anh ta cũng nói về nỗ lực “gan dạ” của cô để chống cự.

Mặc dù bang Illinois bãi bỏ hình phạt tử hình, Christensen bị buộc tội tại tòa án liên bang, điều này khiến anh ta có thể phải nhận bản án tử hình.

Sự giận dữ ở Trung Quốc

Kerry Allen, nhà phân tích truyền thông Trung Quốc, BBC Monitoring

Trung Quốc đang theo dõi sát sao từng chi tiết của vụ án Zhang Yingying ngay từ ngày đầu. Câu chuyện kinh hoàng về một phụ nữ mất tích ở nước ngoài dẫn đến câu hỏi về việc Hoa Kỳ an toàn như thế nào đối với công dân Trung Quốc – một cuộc thảo luận không thể tránh được do căng thẳng thương mại Trung-Mỹ đang leo thang.

Cũng có những chỉ trích gay gắt về hiệu quả của hoạt động tình báo Hoa Kỳ, do họ không thể tìm thấy thi thể của Zhang.

Hôm nay là sự tức giận trên mạng xã hội. “Một sự bất công lớn đã được thực thi,” một người bình luận trên Weibo. “Bản án cho thấy sự không thỏa đáng của bồi thẩm đoàn.”

“Bồi thẩm đoàn đã cho Christensen cơ hội thoát chết,” một bình luận khác nói. “Thật không may, Zhang không bao giờ có được cơ hội như vậy.”

Mọi tờ báo và đài truyền hình ở Trung Quốc hôm nay đều đang dành phần lớn thời gian theo dõi cho câu chuyện, và nửa tỷ người sử dụng mạng xã hội đã đọc các đăng tải với hashtag #ZhangYingyingKillerGetsLifeImprisonment(dịch:KẻGiếtZhangYingyingBịKếtÁnTùChungThân) Truyền thông nhà nước nhấn mạnh việc lên án hệ thống pháp luật Hoa Kỳ “không công bằng và bất công”.

Nhưng một số người Trung Quốc lập luận rằng án tử hình là “quá rẻ” cho Christensen và rằng họ lấy làm vui vì anh ta sẽ chết mòn trong tù.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49044952

 

Bạn có dám trao chân dung của mình cho FaceApp?

Chris BaraniukPhóng viên công nghệ

Mọi người đang bàn cãi về FaceApp – ứng dụng có thể chỉnh sửa ảnh khuôn mặt của mọi người để cho ra các phiên bản trẻ hơn hoặc già hơn của chính họ.

Hàng ngàn người đang chia sẻ kết quả thí nghiệm của mình với ứng dụng này trên phương tiện truyền thông xã hội.

Nhưng kể từ khi công cụ chỉnh sửa khuôn mặt được truyền đi khắp nơi trong vài ngày qua, một số người đã đề cập đến mối lo ngại về các điều khoản và điều kiện sử dụng của nó.

Thượng nghị sĩ Mỹ yêu cầu FBI điều tra FaceApp

Trump: Google phải bị điều tra về cáo buộc phản quốc

Facebook ở Việt Nam: Cần thay đổi thái độ với người dùng?

Họ cho rằng công ty có cách tiếp cận phóng túng thiếu cẩn trọng với dữ liệu của người dùng – nhưng FaceApp cho biết trong một tuyên bố là hầu hết các hình ảnh đã bị xóa khỏi máy chủ của họ trong vòng 48 giờ sau khi được tải lên.

Công ty cũng cho biết họ chỉ tải lên những bức ảnh mà người dùng đã chọn để chỉnh sửa chứ không tải thêm những hình ảnh khác.

FaceApp là gì?

FaceApp không mới. Nó lần đầu tiên được báo chí đề cập đến hai năm trước đây với tính năng “lăng kính dân tộc”.

Mục đích của những lăng kính này là để biến đổi khuôn mặt của một người từ giống dân này thành một dân tộc khác – một tính năng gây ra phản ứng dữ dội và nhanh chóng bị loại bỏ.

Tuy nhiên, ứng dụng có thể biến những biểu cảm trống rỗng hoặc cục cằn thành những nụ cười. Và nó có thể điều chỉnh phong cách trang điểm.

Tính năng này được thực hiện với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI). Một thuật toán lấy hình ảnh đầu vào của khuôn mặt bạn và điều chỉnh nó dựa trên hình ảnh khác.

Điều này làm cho nó có thể chèn một nụ cười đầy răng, ví dụ, trong khi điều chỉnh các đường xung quanh miệng, cằm và má để có một cái nhìn tự nhiên.

Vấn đề nằm ở đâu?

Hàng loạt người đã nhíu mày gần đây khi nhà phát triển ứng dụng Joshua Nozzi tweet rằng FaceApp đang tải lên đám mây các bức ảnh từ điện thoại thông minh của mọi người mà không cần xin phép.

Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu an ninh mạng của Pháp, người sử dụng bút danh Elliot Alderson đã điều tra các tuyên bố của ông Nozzi.

Ông thấy rằng không có việc tải lên hàng loạt như vậy đang diễn ra – FaceApp chỉ chụp những bức ảnh cụ thể mà người dùng quyết định gửi.

FaceApp cũng xác nhận với BBC rằng chỉ có ảnh người dùng gửi lên được tải lên.

Còn nhận diện khuôn mặt thì sao?

Những người khác thì suy đoán rằng FaceApp có thể sử dụng dữ liệu được thu thập từ ảnh của người dùng để huấn luyện các thuật toán nhận dạng khuôn mặt.

Điều này có thể được thực hiện ngay cả sau khi các bức ảnh bị xóa vì các phép đo các kích thước và khuông mẫu trên khuôn mặt của một người có thể được trích xuất và sử dụng cho các mục đích đó.

“Không, chúng tôi không sử dụng hình ảnh để đào tạo nhận dạng khuôn mặt”, giám đốc điều hành của công ty, ông Yaroslav Goncharov nói với BBC News. “Chỉ để chỉnh sửa hình ảnh thôi.”

Chỉ vậy thôi sao?

Còn nữa. Một số người đặt câu hỏi tại sao FaceApp lại cần phải tải hình ảnh lên khi trên lý thuyết ứng dụng này có thể xử lý hình ảnh ngay trên điện thoại thông minh thay vì gửi chúng lên đám mây.

Trong trường hợp của FaceApp, máy chủ lưu trữ ảnh người dùng được đặt tại Hoa Kỳ. Còn ứng dụng FaceApp là của một công ty Nga có văn phòng tại St Petersburg.

Nhà nghiên cứu bảo mật mạng Jane Manchun Wong tweet rằng điều này có thể đơn giản mang lại cho FaceApp một lợi thế cạnh tranh – những người khác phát triển các ứng dụng tương tự sẽ khó khăn hơn để xem các thuật toán hoạt động như thế nào.

Steven Murdoch, thuộc trường Đại học London, đồng ý.

“Sẽ tốt hơn cho sự riêng tư khi xử lý ảnh ngay trên điện thoại thông minh nhưng điều đó có thể làm cho xử lý bị chậm hơn, tốn nhiều pin hơn và giúp công nghệ FaceApp dễ bị đánh cắp hơn”, ông nói với BBC News.

Luật sư Hoa Kỳ Elizabeth Potts Weinstein lập luận rằng các điều khoản và điều kiện của ứng dụng cho thấy ảnh của người dùng có thể được sử dụng cho mục đích thương mại, chẳng hạn như quảng cáo của FaceApp.

Nhưng Lance Ulanoff, tổng biên tập trang web công nghệ Lifewire, vạch chỉ ra rằng các điều khoản sử dụng của Twitter, chẳng hạn, cũng có một điều tương tự:

Người dùng có hiểu tất cả những điều này?

Đối với một số người, đây là điểm trọng yếu của vấn đề. Nhà cổ súy cho quyền riêng tư Pat Walshe vạch ra các dòng trong chính sách bảo vệ riêng tư của FaceApp cho thấy một số dữ liệu của người dùng có thể được theo dõi cho mục đích nhắm mục tiêu quảng cáo.

Ứng dụng này cũng chèn Google admob, phục vụ quảng cáo Google cho người dùng.

Ông Walshe nói với BBC News rằng điều này đã được thực hiện “theo một cách không rõ ràng” và nói thêm: “Sự không rõ ràng này không cho mọi người sự lựa chọn và kiểm soát thực sự.”

Ông Goncharov cho biết các điều khoản trong chính sách bảo vệ riêng tư của FaceApp được viết chung chung. Ông cho biết công ty không chia sẻ bất kỳ dữ liệu nào cho mục đích nhắm mục tiêu quảng cáo.

Thay vào đó, ứng dụng kiếm tiền thông qua đăng ký trả phí cho các tính năng cao cấp, ông nói thêm.

“Các điều khoản dùng FaceApp cho phép công ty gần như làm bất cứ những gì họ thích với ảnh của người dùng, điều này đáng quan tâm nhưng khá điển hình”, tiến sĩ Murdoch nói.

“Các công ty công nghệ biết rằng hầu như không ai đọc chính sách quyền riêng tư và vì vậy họ yêu cầu càng nhiều quyền càng tốt, để đề phòng trường hợp nó trở nên hữu ích, ngay cả khi các kế hoạch hiện tại của các công ty này không cần đến những quyền đó.”

FaceApp còn nói gì nữa?

Ông Goncharov chia sẻ một tuyên bố của FaceApp cho biết công ty chỉ tải lên những bức ảnh do người dùng lựa chọn để chỉnh sửa. “Chúng tôi không bao giờ chuyển bất kỳ hình ảnh nào khác,” tuyên bố thêm.

“Chúng tôi có thể lưu trữ một bức ảnh được tải lên trên đám mây.

“Lý do chính cho điều đó là hiệu suất và lưu lượng truy cập: chúng tôi muốn đảm bảo rằng người dùng không tải lên cùng một bức ảnh nhiều lần cho mỗi thao tác chỉnh sửa.

“Hầu hết các hình ảnh được xóa khỏi máy chủ của chúng tôi trong vòng 48 giờ kể từ ngày tải lên.”

Tuyên bố nói rằng trong khi FaceApp chấp nhận thi hành yêu cầu xóa dữ liệu của người dùng, nhóm hỗ trợ của công ty hiện đang “quá tải”.

FaceApp khuyên người dùng gửi các yêu cầu như vậy thông qua cài đặt, hỗ trợ, “báo cáo lỗi” và thêm cụm từ “quyền riêng tư” trong dòng chủ đề.

Dữ liệu người dùng không được chuyển đến Nga, tuyên bố nhấn mạnh thêm.

Văn phòng Ủy ban Thông tin (ICO) của Vương quốc Anh nói với BBC News rằng họ biết về những câu chuyện gây lo ngại về FaceApp và họ sẽ xem xét đến những quan tâm này.

“Chúng tôi khuyên mọi người đăng ký bất kỳ ứng dụng nào nên kiểm tra kỹ xem điều gì sẽ xảy ra với thông tin cá nhân của họ và không cung cấp bất kỳ chi tiết cá nhân nào cho đến khi họ biết rõ về cách nhưng thông tin này được sử dụng”, người phát ngôn của ICO nói.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49029295

 

Quân đội Canada

bồi thường các nạn nhân bị xâm hại tình dục

Minh Anh

Quân đội Canada ngày 18/07/2019 thông báo dành 770 triệu đô la để bồi thường cho các nạn nhân bị xâm hại tình dục trong quân đội. Bộ Quốc Phòng Canada cho biết thêm sẽ thiết lập các cơ chế để hỗ trợ các nạn nhân.

Từ Montréal, thông tín viên RFI David Savoie giải thích :

« Số tiền bồi thường có thể lên đến hơn 42.000 đô la  cho một số nạn nhân. Theo cách thức tính do chính phủ liên bang tiết lộ, quân nhân tại ngũ và những quân nhân giải ngũ sẽ được bồi thường.

Nếu được tòa án liên bang thông qua, thỏa thuận sẽ chấm dứt các thủ tục pháp lý chống chính phủ trong những năm qua. Các nạn nhân được bồi thường không còn có thể kiện chính phủ nữa.

Các vụ xâm hại tình dục là một vấn đề luôn tái diễn trong quân đội, mà các báo cáo đã nhiều lần đề cập đến : hơn 900 trường hợp mỗi năm đã được ghi nhận theo các dữ liệu.

Nhiều nạn nhân cho biết quyết định sẽ cho phép họ khép lại một chương trong cuộc đời. Nhiều nhà quan sát nhấn mạnh rằng thỏa thuận trên có lẽ sẽ không được đưa ra nếu không có quyết tâm chính trị, và như vậy những thủ tục tố tụng có thể sẽ phải kéo dài đến 5-10 năm.

Ngoài việc trả tiền bồi thường, bộ Quốc Phòng Canada còn cam kết thành lập nhiều cơ quan hỗ trợ các nạn nhân, nhất là giúp họ có thể trao đổi với cấp trên ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190719-quan-doi-canada-boi-thuong-cac-nan-nhan-bi-xam-hai-tinh-duc

 

Mexico vẫn chưa sẵn sàng ký kết thỏa thuận

 “nước thứ ba an toàn”

Tin từ WASHINGTON, DC — Vào hôm thứ Năm (18/7), đại sứ Mexico tại Washington cho biết Mexico đã nhiều lần thông báo với Hoa Kỳ rằng họ chưa sẵn sàng ký kết một thỏa thuận buộc những người tầm trú hướng đến Hoa Kỳ trước tiên phải tìm nơi trú ẩn an toàn ở Mexico.

Bà Martha Barcena đã bác bỏ thỏa thuận “nước thứ ba an toàn” nhiều ngày trước hạn chót của một thỏa thuận được ký với Tổng thống Trump vào tháng Sáu. Theo thỏa thuận đó, Mexico đã ngăn chặn loạt thuế trừng phạt bằng cách cam kết sẽ ngăn chặn dòng di dân bất hợp pháp từ Trung Mỹ vào ngày 22 tháng 7. Nếu thất bại, nền kinh tế lớn thứ hai của Mỹ Latinh sẽ phải chấp nhận tình trạng nước thứ ba an toàn.

Bình luận của bà được đưa ra vài ngày trước khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mexico Marcelo Ebrard dự kiến sẽ gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tại Mexico City vào cuối tuần này, để thảo luận về vấn đề di dân và thương mại. Bà Barcena cũng kêu gọi Washington tăng tốc độ giải quyết các yêu cầu tầm trú.

Một chính sách gần đây của chính quyền Trump đã yêu cầu những người tìm kiếm sự bảo vệ ở Hoa Kỳ phải chờ ngày ra tòa của Hoa Kỳ tại các thị trấn biên giới Mexico. Đây là một phần trong lập trường cứng rắn của ông để ngăn chặn tình trạng di dân. Tổng thống Trump đã cam kết xây dựng một bức tường ở biên giới phía nam với Mexico trong chiến dịch tranh cử năm 2016, đã vận động với Quốc hội để yêu cầu tài trợ cho bức tường này. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/mexico-van-chua-san-sang-ky-ket-thoa-thuan-nuoc-thu-ba-an-toan/

 

Nghị viện Anh không chấp nhận một “Brexit no deal”

Mai Vân

Các dân biểu Anh ngày 18/07/2019, đã bỏ phiếu thông qua một văn kiện gây khó khăn thêm cho khả năng chính phủ quyết định rời Liên Hiệp Châu Âu không thỏa thuận. Boris Johnson, người có triễn vọng nhất trong việc thay thế thủ tướng Theresa May, đã không loại trừ khả năng Anh Quốc chia tay Liên Âu không thỏa thuận vào thời hạn 31/10 và sẵn sàng đình chỉ hoạt động của Nghị Viện.

Quốc Hội Anh có sẽ thành công hay không, thông tín viên RFI tại Luân Đôn, Muriel Delcroix giải thích :

Cú phô trương uy lực mới này của Nghị Viện Anh dù sao cũng làm cho khả năng chia tay « không thỏa thuận » ít đi, bằng cách khiến cho công việc của thủ tướng sắp tới khó khăn hơn.

Hai ứng viên vào chiếc ghế lãnh đạo chính phủ, Boris Johnson và Jeremy Hunt, đều tuyên bố là nếu không thương lượng được một thỏa thuận mới với Bruxelles, thì họ sẵn sàng ra đi tay trắng, nhưng chỉ có ông Johnson là không loại trừ khả năng đình chỉ hoạt động của Nghị Viện để việc ra khỏi Châu Âu không bị ngăn cản.

Một cách cụ thể, văn kiện được thông qua đã dự kiến là Nghị Viện, trong trường hợp hoạt động bị đình chỉ, vẫn sẽ phải được triệu tập lại trong một khóa họp mấy ngày vào tháng 9 và tháng 10 này.

Văn kiện vào hôm qua, được tán đồng với một đa số rộng rãi, là lời cảnh báo rõ ràng nhắm vào thủ tướng tương lai, cho biết là các đại biểu không dễ bị gạt qua một bên và họ sẽ kháng cự kịch liệt. Bốn bộ trưởng, trong đó có bộ trưởng Tài Chính Philip Hammond, đã cho thấy quyết tâm khi không bỏ phiếu, trong lúc 17 nghị sĩ đảng Bảo Thủ đã nổi dậy, trong đó có một quốc vụ khanh đã từ chức.

Trước khi biết được là Boris Johnson có giành được chức thủ tướng hay không, Hạ Viện Anh đã cho thấy không khí và những trận chiến sắp tới sau mùa hè.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190719-nghi-vien-anh-khong-chap-nhan-mot-brexit-no-deal

 

Lò lửa Iran : Nga thêm củi phá Tây phương

Tú Anh

Để giúp Iran lách lệnh trừng phạt của Mỹ, Nga cho biết sẵn sàng tham gia vào cơ chế mậu dịch Instex do Pháp, Anh, Đức đề ra, nhưng với điều kiện cơ chế phải bao gồm dầu hỏa. Matxcơva lấy tiếng là để cứu hiệp định hạt nhân 2015 nhưng kỳ thực là để phân hóa các nước tây phương.

Trong cuộc điện đàm hôm 18/07/2019, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và tổng thống Nga Vladimir Putin cùng nhấn mạnh lập trường chung là « củng cố các nỗ lực » cứu vãn hiệp định hạt nhân 2015. Theo lãnh đạo Nga, Pháp, hiệp định mà Iran ký với 5 thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An cộng với Đức, là « yếu tố quan trọng bảo vệ an ninh Trung Đông ».

Cùng lúc đó, bộ ngoại giao Nga tuyên bố với nhật báo Anh Financial Times là Matxcơva muốn hợp tác chặt chẽ với Instex. Cơ chế trao đổi mậu dịch do Paris, Luân Đôn và Berlin lập ra hồi đầu năm nay với mục đích giúp Iran tiếp tục xuất khẩu và các công ty buôn bán với Iran lách được một số biện pháp trừng phạt của Mỹ từ khi Washington đơn phương rút khỏi hiệp định hạt nhân.

Cụ thể, các công ty châu Âu, qua cơ chế Instex, được khuyến khích giao thương trở lại với Iran, quốc gia Hồi giáo Shia đang ở trong tình trạng gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài. Theo luật Mỹ, những công ty quốc tế nhập dầu hỏa của Iran hay sử dụng đô la trong thương vụ xuất khẩu hàng hóa, kể cả nhu yếu phẩm, sang Iran sẽ bị cấm cửa thị trường Hoa Kỳ.

De dọa của Mỹ rất hiệu quả vì từ đầu năm đến nay, hầu hết các tập đoàn quốc tế đều bỏ Iran. Chế độ Hồi giáo bị cô lập hơn bao giờ hết, xuất khẩu dầu khí bị sút giảm đến 70% so với năm 2018.

Để thoát vòng vây, Iran gây áp lực với Châu Âu, chính xác là với Anh, Pháp, Đức. Teheran cho biết đã bất chấp một số trói buộc của hiệp định về tinh lọc uranium và sẽ bỏ hiệp định nếu các nước Châu Âu không nhanh chóng nhập khẩu dầu hỏa của Iran.

Ba bên cùng có lợi ?

Do vậy, đề nghị của Nga sử dụng cơ chế trao đổi mậu dịch Instex để mua bán dầu hỏa Iran rất có ý nghĩa. Thứ nhất, cho đến nay cơ chế này chỉ có tiếng trên lý thuyết, chưa thực hiện một thương vụ nào. Thứ nhất là vốn ít, chỉ có độ vài triệu euro và thứ hai là chỉ có mục đích duy nhất là trao đổi thực phẩm và nhu yếu phẩm, những loại mặt hàng được Washington cho phép vì lý do nhân đạo.

Khác với châu Âu, nước Nga có sẵn cơ chế trao đổi mậu dịch với Iran từ nhiều năm qua, nhưng cơ chế này cũng không hoạt động. Một là do dân Iran không thích nông phẩm của Nga và hai là Matxcơva không cần dầu hỏa Iran.

Nếu Châu Âu và Nga giờ đây cùng hợp tác thì rất « ba bên cùng có lợi ». Trên lý thuyết, một khi gia nhập Instex, Nga có thể mua dầu của Iran, lấy tiền hoa hồng, xong bán lại cho một công ty châu Âu theo dạng dầu  « Made in Russia ». Cũng trên lý thuyết, công ty châu Âu nhập dầu Iran có thể tránh biện pháp trả đũa của Washington với bình phong là mua dầu của Nga.

Trên thực tế, doanh nghiệp nào cũng sợ Mỹ trả đũa bằng biện pháp gián tiếp. Do vậy, theo giới phân tích, lấy quyết định cho phép Nga gia nhập cơ chế Instex là một hành động chính trị khó có thể đạt được đồng thuận trong số 10 nước thành viên Instex.

Thâm ý của Matxcơva

Biết đề nghị khó thành nhưng vì sao Nga vẫn đánh tiếng ?Chuyên gia Clément Therme, thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế tại Luân Đôn, chiến thuật của Nga là làm rạn nứt khối NATO, một cách để gây thêm tranh cãi giữa Paris, Berlin và với Roma về nhu cầu có một chính sách độc lập với Washington.

Nếu so sánh thiệt hơn, mất còn trong quan hệ thương mại Mỹ- Châu Âu, Bruxelles phải chọn lá bài tốt nhất. Instex không đóng cửa với một thành viên mới nào muốn xin gia nhập, nhưng rất thận trọng với sáng kiến buôn bán dầu hỏa.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190719-lo-lua-iran-nga-them-cui-pha-tay-phuong

 

Động đất lớn tại thủ đô Athens của Hy Lạp

Một trận động đất mạnh đã làm rung chuyển thủ đô Athens của Hy Lạp hôm thứ Sáu, khiến nhiều người phải tháo chạy ra khỏi các tòa nhà.

Theo Viện Địa lý-Địa chất Athens, trận động đất đo được 5,1 trên địa chấn kế xảy ra cách thủ đô của Hy Lạp khoảng 23 km về hướng Tây-Bắc.

Trang Twitter của CNN trích dẫn viện nghiên cứu này cho biết có ít nhất 7 cơn hậu chấn, trận mạnh nhất đo được 3.1 độ.

Viện Giám sát Địa chấn Châu Âu-biển Địa Trung Hải (EMSC) cho biết động đất xảy ra tại thị trấn Magoula, cách trung tâm Athens 14 dặm (chưa tới 22.5 km), vào khoảng 2 giờ chiều giờ địa phương.

Tâm chấn là một địa điểm gần hoặc tại khu vực núi non ở Parnitha, nơi từng xảy ra một trận động đất lớn vào năm 1999.

Truyền thông địa phương báo cáo một số khu vực đã bị cúp điện.

Người phát ngôn chính phủ Hy Lạp Stelios Petsas được CNN trích lời nói không có thiệt hại lớn, ngoài hai tòa nhà bị sập.

Hy Lạp là một trong những nước hay xảy ra động đất nhất tại Châu Âu. Hồi tháng Bảy 2017, một trận động đất 6,7 độ đã làm rung chuyển đảo Kos, giết chết 2 người và làm bị thương hàng chục người, đồng thời gây nhiều thiệt hại cho các tòa nhà lịch sử trên đảo.

Năm 1999, một trận động đất đo được 5,9 độ đã làm thiệt mạng 143 người.

https://www.voatiengviet.com/a/dong-dat-lon-o-thu-do-athens-cua-hy-lap/5007174.html

 

Iran bác tin

Hải quân Mỹ bắn hạ máy bay không người lái Iran

Iran hôm thứ Sáu 19/7 phủ nhận tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Hải quân Mỹ đã tiêu diệt một trong những máy bay không người lái của Iran. Phía Iran nói rằng tất cả các máy bay không người lái của họ đều được điểm danh. Lời phủ nhận được đưa ra giữa lúc cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại là cả hai bên có rơi vào một cuộc chiến ở vùng Vịnh.

Vào lúc tình hình căng như dây đàn quanh tuyến đường thủy chiến lược, ông Trump nói hôm 18/7 là máy bay không người lái của Iran đã bay đến chỉ cách của tàu chiến Boxer của Mỹ 914 mét một cách “khiêu khích và thù địch” và đã vài lần bỏ qua lời yêu cầu của Mỹ phải rút đi.

Iran bác bỏ tin tức đó.

“Tất cả các máy bay không người lái của Iran ở Vịnh Ba Tư và Eo biển Hormuz đều đã trở về căn cứ một cách an toàn sau khi thực hiện nhiệm vụ nhận dạng và kiểm soát”, ông Abolfazl Shekarchi, phát ngôn viên cao cấp của lực lượng vũ trang, phát biểu và được trích hãng tin bán chính thức Tasnim trích dẫn.

“Không có báo cáo nào về bất kỳ phản ứng tác chiến nào của tàu USS Boxer”, vẫn phát ngôn viên quân đội Iran cho hay.

Một quan chức Hoa Kỳ, phát biểu với điều kiện giấu tên, cho biết máy bay không người lái Iran đã bị bắn hạ bằng cách gây nhiễu điện tử.

Hôm thứ Sáu 19/7, một quan chức cấp cao trong chính quyền của ông Trump nói Mỹ sẽ tiêu diệt bất kỳ máy bay không người lái nào của Iran bay “quá sát” các tàu Mỹ ở eo biển Hormuz, và Mỹ có bằng chứng cho thấy họ đã bắn hạ một máy bay không người lái hôm 18/7.

“Nếu chúng bay quá gần tàu của chúng tôi, họ chúng sẽ tiếp tục bị bắn hạ”, quan chức chính quyền ông Trump, đề nghị không nêu tên, nói trong cuộc họp ngắn với các phóng viên.

Quan chức này cho biết Mỹ “có bằng chứng rất rõ ràng rằng tàu Boxer của Hải quân Hoa Kỳ đã bắn hạ một máy bay không người lái của Iran”. Theo lời của quan chức này, Mỹ rất “tự tin”.

Một video về vụ việc có thể sẽ được Lầu Năm Góc công bố, quan chức này nói.

Căng thẳng ở vùng Vịnh hiện ở mức cao, nhiều người sợ rằng Hoa Kỳ và kẻ thù lâu năm là Iran có thể rơi vào chiến tranh. Nhưng mặc dù cả hai bên đều nói ra những lời lẽ cứng rắn, song Washington và Tehran đều thể hiện sự kiềm chế.

Iran hồi tháng 6 đã bắn hạ một máy bay không người lái do thám của quân đội Hoa Kỳ ở vùng Vịnh bằng tên lửa đất đối không. Iran nói rằng máy bay này ở trong không phận của Iran. Washington nói rằng máy bay đó hoạt động trên vùng trời quốc tế.

https://www.voatiengviet.com/a/iran-bac-tin-hai-quan-my-ban-ha-may-bay-khong-nguoi-lai-cua-iran/5007075.html

 

Iran chặn giữ một tàu dầu nước ngoài

ở eo biển Ormuz

Mai Vân

Ngày 18/07/2019, Vệ Binh Cách Mạng Iran thông báo đã chặn giữ « một tàu dầu nước ngoài » vì thủy thủ đoàn bị tình nghi buôn lậu dầu. Chiếc tàu chở 1 triệu thùng dầu, bị chặn hôm 14/07/2019, ở eo biển Ormuz. Xuất xứ chiếc tàu không được tiết lộ, nhưng dường như mang cờ hiệu Panama.

Thông tín viên RFI, Siavosh Ghazi, tường thuật từ Teheran.

Theo Vệ Binh Cách Mạng, chiếc tàu dầu đã bị chặn vào hôm Chủ Nhật ở phía nam đảo Larak trong khu vực eo biển Ormuz.

Sự cố xẩy ra trong bối cảnh căng thẳng lên cao giữa Iran và phương Tây ở vùng Vịnh về vấn đề an ninh vận chuyển hàng hải, sau một chuỗi sự kiện : Ngày 04/07, một tàu dầu Iran bị Hải Quân Anh chặn giữ ở Gilbraltar. Chiếc tàu chở 2 triệu thùng dầu đi về phía đông Địa Trung Hải. Iran tố cáo một hành động hải tặc trong lúc Luân Đôn khẳng định là tàu chở dầu đến Syria.

Hôm 16/07 vừa qua, lãnh đạo tinh thần tối cao Iran, giáo chủ Khamenei, đã tố cáo mạnh mẽ hành động của Anh và cho rằng Iran sẽ đáp trả « vào thời điểm và ở địa điểm thích hợp »

Lúc đầu, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Iran khẳng định là Iran đã đến trợ giúp một tàu dầu nước ngoài ở vùng Vịnh bị sự cố kỹ thuật, và đã kêu cứu.

Diễn ra sau vụ phá hoại 4 tàu trong một cảng của Liên Hieepi Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập vào tháng 5 và hai tàu dầu khác vào tháng sau ở biển Oman, sự cố mới này chỉ làm tăng thêm căng thẳng giữa phương Tây và Iran ở vùng Vịnh.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190719-iran-chan-giu-mot-tau-dau-nuoc-ngoai-o-eo-bien-ormuz

 

Nhật triệu đại sứ Hàn Quốc,

phản đối Seoul vi phạm luật quốc tế

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản hôm 19/7 đã triệu đại sứ Hàn Quốc tới để cáo buộc Seoul vi phạm luật quốc tế khi từ chối tham gia hội đồng trọng tài nhằm giải quyết bất đồng giữa hai nước về vấn đề cưỡng bức lao động trong Thế chiến II.

Hai nước đang tranh cãi nhau về các phán quyết của tòa án Hàn Quốc đòi các công ty Nhật bồi thường cho các nạn nhân bị cưỡng bức lao động thời bán đảo Triều Tiên còn là thuộc địa của Nhật Bản từ năm 1910-1945.

Ngoại trưởng Taro Kono nói Nhật Bản sẽ “thực hiện các biện pháp cần thiết” đối với Hàn Quốc nếu lợi ích của các công ty Nhật bị tổn hại. Ông không cho biết chi tiết nào khác.

Cuộc trao đổi giữa đại sứ Nhật Taro Kano và đại sứ Hàn Quốc Nam Gwan-pyo diễn ra trong bầu không khí lạnh giá, đôi khi có tính cách đối đầu.

Đại sứ Kono nói với người đồng cấp Hàn Quốc:

“Thật là có vấn đề khi mà Hàn Quốc đơn phương để mặc, không giải quyết một tình huống vi phạm luật quốc tế, vốn là nền tảng của mối quan hệ song phương”.

Ông nói tiếp: “Hành động mà chính phủ Hàn Quốc đang thực hiện hầu như hoàn toàn đảo ngược trật tự của cộng đồng quốc tế kể từ khi kết thúc Thế chiến II.”

Ông Kono hối thúc Seoul hãy lập tức hành động để ngăn chặn tiến trình tố tụng, theo đó các nguyên đơn đang chuẩn bị tịch thu tài sản của các công ty Nhật, kể cả của tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi.

Đại sứ Nam bênh vực chính phủ của ông, ông đề cập đến đề xuất của Seoul là lập ra một quỹ chung như một cách để giải quyết tranh chấp. Đại sứ Kono to tiếng nói rằng Tokyo đã bác ý tưởng đó, và chỉ trích đại sứ Hàn Quốc “bất lịch sự” khi lại đưa ra đề xuất này.

Nhật Bản tuyên bố toàn bộ vấn đề bồi thường đã được giải quyết theo thỏa thuận song phương năm 1965, và sự kiện chính phủ Hàn Quốc không can thiệp để chặn lại vụ kiện, vi phạm hiệp ước quốc tế.

Tokyo đang xem xét đưa việc đưa tranh chấp này ra trước Tòa án Công lý Quốc tế, dù dự kiến Hàn Quốc sẽ từ chối ra tòa.

Truyền thông Nhật đưa tin Tokyo có thể đòi Hàn Quốc bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản của các công ty Nhật bị tịch thu.

Phản bác lại phát biểu của ông Kono, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ra một thông cáo nói rằng nói Nhật Bản chưa làm đủ để đền bù những gian khổ mà dân Triều Tiên đã trải qua thời thuộc địa, và theo ông, hai bên cần thảo luận việc tìm ra một giải pháp khả dĩ có thể được cả hai bên chấp nhận.

Theo Reuters, Seoul phản đối các biện pháp của Nhật Bản siết chặt kiểm soát đối với hàng xuất khẩu công nghệ cao sang Hàn Quốc, nói rằng động thái này có thể tác động đến các nhà sản xuất Hàn Quốc và nguồn cung điện thoại thông minh và màn hình toàn cầu.

Quan hệ giữa hai nước láng giềng, đều là đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong khu vực, vẫn phức tạp trong nhiều thập niên qua vì sự phẫn nộ chưa nguôi của người dân Hàn Quốc về thời gian Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên từ năm 1910 đến năm 1945.

Bản tin AP tường thuật rằng một người đàn ông Hàn Quốc 78 tuổi qua đời hôm 19/7 vài giờ sau khi ông tự thiêu gần Đại sứ quán Nhật ở Seoul. Theo lời gia đình nạn nhân, hành động này là để bày tỏ sự thù hận đối với với Nhật Bản.

Nhiều người Hàn Quốc tẩy chay các sản phẩm và dịch vụ của Nhật, từ bia đến quần áo và du lịch.

Quan chức thương mại Hàn Quốc Lee Ho-hyeon cảnh báo Nhật Bản có kế hoạch loại Hàn Quốc ra khỏi ‘danh sách trắng’, gồm các nước bị hạn chế thương mại tối thiểu.

Tập đoàn Samsung của Hàn quốc đã gửi thư cho các đối tác, hối thúc họ dự trữ nhiều linh kiện Nhật trong trường hợp Tokyo tăng cường các biện pháp hạn chế xuất khẩu.

https://www.voatiengviet.com/a/nhat-trieu-dai-su-han-quoc-phan-doi-seoul-vi-pham-luat-quoc-te/5007415.html

 

Seoul dọa xét lại

thỏa thuận chia sẻ thông tin quân sự với Tokyo

Mai Vân

Nữ nghị sĩ Sim Sang Jung, lãnh đạo đảng Công Lý tại Hàn Quốc, ngày 18/07/2019 cho biết Seoul sẽ xem xét lại việc triển hạn thỏa thuận chia sẻ thông tin quân sự với Nhật Bản do tình hình quan hệ xấu đi hiện nay.

Bà Sim Sang Jung dẫn lời ông Chung Eui Yong, giám đốc Văn Phòng An Ninh Quốc Gia ở phủ tổng thống, trong cuộc họp kín với các chính khách Hàn Quốc: « Trước mắt, quan điểm của chính quyền là vẫn duy trì thỏa thuận, nhưng tùy theo diễn tiến của tình hình, việc này có thể thay đổi ».

Đây là một trong những cách đáp trả của Seoul sau khi Tokyo cấm xuất khấu một số mặt hàng điện tử thiết yếu của Nhật qua Hàn Quốc.

Vào tháng 11 năm 2016, Hàn Quốc và Nhật Bản đã ký thỏa thuận GSOMIA, cho phép hai nước chia sẻ những tin quân sự mật để đối phó với những mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên.

Thỏa thuận được tự động triển hạn hàng năm, trừ phi một trong hai quốc gia thông báo ý định kết thúc, 90 ngày trước khi hết hạn một năm.

Cưỡng bức lao động : Hàn Quốc bác bỏ đề nghị trọng tài của Nhật

Theo Reuters, Seoul ngày 19/07, đã bác bỏ yêu cầu của Nhật để một nước thứ 3 làm trọng tài trong tranh cãi về bồi thường cho người bị cưỡng bức lao động thời Thế Chiến II.

Nhật đã để cho Hàn Quốc « suy nghĩ » đến 12 giờ khuya thứ Năm 18/07 để chấp nhận đề nghị trọng tài trên vấn đề tranh chấp đã khiến Nhật có biện pháp giới hạn xuất khẩu hàng điện tử thiết yếu để trừng phạt Seoul.

Bộ Ngoại giao Nhật sáng nay đã triệu mời đại sứ Hàn Quốc tại Tokyo đến gặp ngoại trưởng Nhật Taro Kono. Thái độ của Seoul bị ngoại trưởng Kono xem là « trái với trật tự quốc tế sau Thế Chiến ».

Một người Hàn Quốc tự thiêu

Vào lúc căng thẳng quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng gay gắt, một người Hàn Quốc khoảng 70 tuổi đã tự thiêu trước cửa đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul. Theo báo chí Hàn Quốc, bố vợ của người đàn ông này từng bị cưỡng bức lao động dưới thời Nhật Bản cai trị Triều Tiên trong suốt giai đoạn Đệ Nhị Thế Chiến.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190719-cang-thang-nhat-han

 

Đài Loan hứa giúp cho những người biểu tình

Hong Kong tìm nơi dung thân

Chính quyền Đài Loan vào ngày thứ sáu 19 tháng 7 lên tiếng cho hay sẽ giúp đỡ cho những người biểu tình Hong Kong tìm nơi dung thân sau khi truyền thông đảo quốc này loan tin có hằng chục nhà hoạt động Hong Kong tham gia vụ tấn công vào cơ quan lập pháp đặc khu hôm 1 tháng 7 đã chạy đến Đài Loan.

Truyền thông quốc tế vào ngày 19 tháng 7 loan tin. Theo South China Morning Post thì nữ tổng thống Thái Anh Văn lần đầu tiên công khai thừa nhận có những người biểu tình Hong Kong đến Đài Loan. Bà Thái Anh Văn nói sẽ xem xét đơn xin cư trú của những người đó trên cơ sở nhân đạo.

Ban tiếng Quảng Đông của Đài Á Châu Tự Do được SCMP dẫn nguồn là vào ngày 18 tháng 7 có chừng 10 người biểu tình Hong Kong đã đến được Đài Loan. Trong khi đó nhật báo Apple tại đảo quốc nói có chừng 30 người đã đến và 30 người khác đang có kế hoạch tương tự.

Hội Đồng Hoa Lục Sự Vụ của Đài Loan vào ngày 18 tháng 7 muốn giảm nhẹ tin vừa nêu. Cơ quan này không cho biết hoặc có tiếp xúc với những người vừa mới đến hoặc có bao nhiêu người trong diện đó hay không, mà chỉ cho biết đã nhận được đơn của những cư dân Hong Kong nộp xin tị nạn chính trị. Cơ quan chức năng Đài Loan sẽ giải quyết theo đúng luật pháp của đảo quốc tự trị này dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyền con người và những qui chế liên quan đến Hong Kong và Ma Cao.

Song song đó Đài Loan sẽ có những hỗ trợ cần thiết cho những công dân Hong Kong mà an nguy cũng như quyền tự do của họ bị đe dọa bởi những yếu tố chính trị.

AFP cho rằng động thái của Đài Loan có nguy cơ làm cho Trung Quốc nổi giận; khi mà Đài Loan đang trong quá trình chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống sắp đến với chủ điểm bao trùm là mối quan hệ với Hoa Lục.

Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một đảo ly khai và nói sẽ thu hồi ngay cả bằng biện pháp vũ lực nếu cần.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/tai-hk-pro-asy-07192019091132.html

 

Nhận được “biệt đãi” của Washington,

sẵn sàng thách thức TQ trên đất Mỹ,

bà Thái Anh Văn sẽ đi bước lớn hơn?

Nhiều người dân Đài Loan hy vọng bà Thái Anh Văn sẽ có cơ hội phát biểu trước Quốc hội Mỹ – một hành động thực sự chọc giận Bắc Kinh.

Mới đây, trên đường đến Caribbean để thăm các đồng minh ngoại giao, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã quá cảnh ở New York trong hai ngày, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Trung Quốc.

Đặc biệt hơn, phát biểu tại New York, bà tuyên bố rằng, “đảo Đài Loan sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước bất kỳ mối đe dọa nào Bắc Kinh”, trong khi Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời.

Được biết, bà Thái sẽ trở lại Đài Bắc sau khi quá cảnh lần hai cũng trong hai ngày ở Mỹ, trước ngày 22/7. Theo VOA, đây được coi là sự biệt đãi của Washington đối với bà Thái Anh Văn.

Trong quá khứ, các lãnh đạo Đài Loan quá cảnh ở Mỹ trong một khoảng thời gian ngắn hơn, họ thường đến thăm các thành phố nhỏ với các hoạt động mang tính chất khá khiêm tốn – đôi khi chỉ để cung cấp nhiên liệu cho máy bay. Theo giới quan sát, mục đích quá cảnh ở Mỹ xuất phát từ nhu cầu chuyển chặng thoải mái hơn và thuận tiện hơn cũng như tránh sự giận dữ từ Trung Quốc.

Các chuyên gia cho rằng, động thái trong tháng này của bà Thái đã vượt qua mục đích vốn có trước đây trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ gặp nhiều bất lợi do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại cũng như sự nới lỏng quan hệ giữa Wahsington và Đài Loan.

Ông Lưu Nghĩa Quân – Giáo sư tại Đại học Phật Quang Đài Loan nhận định: “Hiện nay, tôi cho rằng, cả chính quyền đảo Đài Loan và chính phủ Mỹ đều sẵn sàng coi đây là một bước tiến để tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương”.

Nâng cấp thời gian, địa điểm và hoạt động

Kể từ những năm 1990, các lãnh đạo đảo Đài Loan đã được phép dừng chân ở Mỹ. Theo các tuyên bố chính thức, người đứng đầu Đài Loan sẽ quá cảnh qua Mỹ trên đường tới thăm các đồng minh ngoại giao ở Châu Mỹ và Nam Thái Bình Dương.

Vào năm 2006, ông Trần Thủy Biển – lãnh đạo Đài Loan khi đó – đã phàn nàn về sự bất tiện khi chỉ được dừng chân ở Anchorage (Alaska) – thành phố khá xa xôi, để tiến hành quy trình tiếp nhiên liệu đơn giản cho máy bay.

Bảy năm sau, lãnh đạo Đài Loan tiếp theo – ông Mã Cửu Anh đã đến thăm New York trong 40 giờ nhưng không có bất cứ phát biểu nào thách thức Trung Quốc.

Vào tháng 8 năm ngoái, lãnh đạo Đài Loan đương nhiệm Thái Anh Văn đã đến thăm Cục hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ và trở thành lãnh đạo Đài Loan đầu tiên đến thăm cơ quan liên bang Mỹ kể từ những năm 1970. Điều này khiến Trung Quốc vô cùng tức giận.

Những thay đổi trong quan hệ Mỹ-Trung-Đài Loan

Theo VOA, Trung Quốc cáo buộc bà Thái thường xuyên lảng tránh các cuộc đàm phán với Bắc Kinh và trái ngược với người tiền nhiệm Mã Cửu Anh, bà Thái từ chối chấp nhận điều kiện đối thoại với đại lục, tức hai bên tham gia đối thoại theo nguyên tắc “Một Trung Quốc”.

Báo Mỹ dẫn lời người đại diện phát ngôn của Hiệp hội Mỹ ở Đài Loan cho biết, trong nhiều năm qua, chính sách của Mỹ về quá cảnh không thay đổi, tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã tăng cường quan hệ với Đài Loan bằng cách thực hiện các hoạt động mua bán vũ khí và hỗ trợ các chuyến thăm cấp cao đối với đảo này.

Tôn Vận, nhà nghiên cứu cao cấp của Chương trình nghiên cứu Đông Á thuộc Trung tâm Stimson, Washington nhận định, do bà Thái dừng chân ở New York trong thời gian dài cũng như Trung Quốc từng chỉ trích bà Thái trước đây nên sẽ không bất ngờ khi Bắc Kinh tiếp tục thể hiện sự tức giận phản đối.

“Tôi cho rằng xét từ những quan điểm này, chuyến thăm của bà Thái càng thể hiện sự thách thức hơn so với vốn có”, ông Tôn nói.

Giữa hai lần quá cảnh ở Mỹ, bà Thái dự kiến sẽ thăm Haiti, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Saint Kitts và Nevis. Thực tế, trước khi bà Thái bắt đầu hành trình này, Bắc Kinh đã phản đối mạnh mẽ.

Điểm dừng tiếp theo ở Washington?

Các học giả chính trị tại Đài Bắc tiết lộ, bà Thái Anh Văn hy vọng sẽ phát triển mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh Bắc Kinh – Đài Bắc đang ở trong cuộc chiến tranh giành đồng minh của đảo này

Tuy nhiên, với việc quá cảnh Mỹ trở thành một động thái thường lệ, nhiều người dân đảo Đài Loan bày tỏ mong muốn rằng chuyến đi của bà Thái sẽ tiến những bước xa hơn.

Ông Cố Trung Hoa, thành viên một tổ chức ở Đài Loan kỳ vọng: “Nếu bà Thái phát biểu trước Quốc hội Mỹ thì đó sẽ là một bước đột phá lớn nhưng nếu bà ấy chỉ lưu lại ở Mỹ vài đêm thì dù điều này có thoải mái hơn so với trước đây nhưng nó không ảnh hưởng nhiều đến việc giành sự ủng hộ của Washington”.

http://biendong.net/doc-bao-viet/29388-nhan-duoc-biet-dai-cua-washington-san-sang-thach-thuc-tq-tren-dat-my-ba-thai-anh-van-se-di-buoc-lon-hon.html

 

TQ tổ chức diễu binh ‘lớn chưa từng có’

dịp kỷ niệm 70 năm quốc khánh

Quân đội Trung Quốc sẽ tổ chức lễ duyệt binh lớn chưa từng có và sẽ khoe các loại vũ khí mới trong Ngày Quốc khánh, truyền thông độc lập tại Hong Kong dẫn các nguồn tin trong cuộc, nói.

Các cơ quan tình báo Đài Bắc dự đoán rằng quân đội Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc đổ bộ lên bãi biển tại một hòn đảo gần Đài Loan trong các cuộc tập trận thường lệ sắp tới.

Sẽ có căn cứ quân sự của TQ ở Đông Nam Á?

TQ ‘chiến đấu bằng mọi giá’ để ‘thống nhất’ Đài Loan

TQ: ‘Sẽ không bao giờ từ bỏ một tấc lãnh thổ’

Hôm 19/7, tờ Minh Báo (Ming Pao), một tờ báo độc lập ở Hong Kong dẫn các nguồn tin nội bộ tại Bắc Kinh, nói hiện đang có các kế hoạch tổ chức tại thủ đô lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đầy quy mô vào hôm 1/10.

“Một số nguồn tin nói với tờ báo rằng lễ duyệt binh sẽ có quy mô lớn hơn nhiều so với các cuộc duyệt binh nhân dịp Quốc Khánh từ trước tới nay,” Minh Báo tường thuật.

“Nó sẽ thể hiện sức mạnh chiến đấu của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) kể từ sau khi có những cải tổ quân đội, và sức mạnh đó sẽ nhắm vào các cuộc xung đột địa chính trị quốc tế và khu vực.”

“Nó cũng sẽ thể hiện ý tưởng của Chủ tịch Nước và Chủ tịch Quân Ủy Trung ương Tập Cận Bình rằng ‘chỉ khả năng chiến đấu trong các cuộc chiến mới có thể giúp chặn được một cuộc chiến’ trên thế giới,” tờ báo này nói thêm.

Cuộc duyệt binh sẽ trình diễn Đông Phong 31-A ICBM, loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của quân đội Trung Quốc, vốn chưa từng được trình làng bao giờ, các nguồn tin bên trong tại Bắc Kinh nói.

Các màn trình diễn trên không sẽ gồm một đội bay gồm các tiêm kích Shenyang J-15, còn được gọi là Cá Mập Bay; Shenyang J-11, chiến đấu cơ tàng hình Shenyang J-20; phi cơ có khả năng nhận cảnh báo sớm đã được nâng cấp thêm, phi cơ tiếp liệu trên không; một loại phi cơ vận tải mới là Yun-8, và các trực thăng có vũ trang Wu Zhi-10 của Không quân Trung Quốc.

Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược của PLA (PLASSF), là lực lượng tiến hành chiến trang trên không gian mạng, trên không, và bằng không gian điện tử, vốn được thành lập hồi 2015, sẽ xuất hiện trong lễ duyệt binh trong một “năng lực mới”.

Cụm Tập đoàn quân 82 (trước đây là Quân đoàn 38) từ Quân khu Bắc Kinh và Lực lượng Không quân Trung Quốc cũng sẽ tham dự lễ duyệt binh.

Tuy nhiên, chiếc hàng không mẫu hạm tự đóng đầu tiên của Trung Quốc sẽ không kịp tham gia cuộc diễu binh trên biển, một phần của lễ kỷ niệm Quốc Khánh năm nay, báo South China Morning Post dẫn các nguồn tin quân đội, nói.

Khác với các lễ diễu binh dịp Quốc Khánh trước đây, sự kiện năm nay sẽ không chỉ phô trương sức mạnh của lực lượng không quân và hải quân tối tân, mà còn thể hiện cả Sáng kiến Vành đai, Con đường, các nguồn tin nội bộ từ Bắc Kinh nói.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49038442

 

Cuộc chiến tình báo:

Tập Cận Bình truy quét ‘nội gián’

Tháng 5/2017, báo The New York Times gây chấn động với loạt bài tiết lộ cơ quan tình báo Mỹ CIA đã bị mất nhiều liên lạc người Trung Quốc kể từ năm 2010.

Vai trò an ninh trong cuộc đấu Tập Cận Bình – Chu Vĩnh Khang

Cựu nhân viên CIA nhận tội âm mưu làm gián điệp cho TQ

Nhân viên tình báo Mỹ bị Trung Quốc mua chuộc thế nào?

Có những người đã bị phản gián Trung Quốc bắt, một số người bị xử bắn. Tờ báo Mỹ mô tả có một cán bộ bị bắn chết ngay trước mặt các đồng đội.

Cơ quan phản gián của CIA cùng với FBI đã phải lập một nhóm điều tra, lấy tên Operation Honey Badger, để đánh giá vì sao dẫn tới thất bại nghiêm trọng này.

Cuộc chiến phản gián giữa Mỹ và Trung Quốc gợi nhắc lại cuộc đối đầu giữa KGB của Liên Xô và CIA thời kỳ chiến tranh Lạnh.

Từ lúc ông Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư cuối năm 2012, ông đã tăng cường chiến dịch lùng tìm nội gián.

Bộ an ninh quốc gia Trung Quốc từng hứa giải thưởng tối đa 77.000 đôla cho ai giúp phát hiện “người đóng vai trò quyết định ngăn chặn hoạt động tình báo”.

Tình báo trưởng của CIA tại Bắc Kinh thực tế là có đăng ký khai báo chính thức với phía Trung Quốc. Điều này có được là nhờ sự hợp tác hạn chế Mỹ – Trung từ thời khi hai nước cùng chống Liên Xô ở Afghanistan.

Tuy vậy, Hoa Kỳ và Trung Quốc có sự theo dõi chặt chẽ các nhân viên tình báo của nhau.

Vì lẽ đó, CIA thường không trực tiếp tuyển mộ người liên lạc ở Trung Quốc, mà dựa vào các nguồn thứ ba. Đó có thể là những điệp viên đánh thuê, hoặc các cơ quan tình báo phương Tây, cũng như của Nhật, Đài Loan và Hàn Quốc, sẽ giúp tuyển người cho CIA.

Các phát hiện của Trung Quốc cho thấy Mỹ có nhiều quan chức cao cấp làm việc cho họ tại Trung Quốc.

Roger Faligot, phóng viên điều tra người Pháp, vừa ra mắt sách Chinese Spies: From Chairman Mao to Xi Jinping.

Trong sách, ông cho hay năm 2010, Li Hui, thư ký cho một thứ trưởng tại chính bộ an ninh quốc gia, rơi vào lưới tình một phụ nữ người Mỹ gốc Trung Quốc, khi đến Hong Kong.

Li Hui, 40 tuổi, đồng ý làm việc cho CIA. Nhờ ông ta, mà FBI đã tổ chức bắt nhiều điệp viên Trung Quốc tại Mỹ.

Đến tháng 3/2011, an ninh Trung Quốc tóm được Li Hui.

Sếp của ông ta, thứ trưởng an ninh Lu Zhongwei, bị cách chức tháng 6/2012.

Vài tháng sau, một thứ trưởng an ninh khác, Qiu Jin, bị tố cáo là điệp viên kép.

Cuối năm 2014, Liang Ke, trưởng phòng an ninh tại Bắc Kinh, bị bắt cùng nhiều đồng chí.

Người thay thứ trưởng Qiu Jin là Ma Jian, chuyên về khu vực Bắc Mỹ.

Nhưng không lâu sau, tháng Giêng 2015, đến lượt Ma Jian bị tống giam vì tội tham ô và làm gián điệp.

Tháng 4/2016, Trung Quốc công bố một đoạn băng quay cảnh Ma Jian thú tội rằng ông ta cần tiền cho sáu cô bồ. Ma Jian bị kết án tù chung thân tháng 12/2018.

Sự hỗn loạn và thanh trừng không chỉ xảy ra tại bộ an ninh quốc gia.

Đại sứ Trung Quốc tại Iceland Ma Jisheng cùng vợ quay về nhà ăn Tết đầu năm 2013.

Vừa xuống máy bay, họ bị an ninh bắt giữ với tội danh làm tình báo cho Nhật Bản.

Trước đây, năm 2006, đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc Li Bin bị bắt vì cáo buộc làm gián điệp cho Mỹ.

Tại Mỹ, chính phủ cũng tiếp tục điều tra sự xâm nhập của tình báo Trung Quốc.

Tháng 4/2019, cựu nhân viên ngoại giao Candace Marie Claiborne nhận tội đã nói dối về số tiền nhận của tình báo Trung Quốc.

Hai nhân viên Mỹ, Kevin Mallory và Jerry Chun Shing Lee, từng làm việc tại Bắc Kinh cho tới năm 2007.

Năm 2019, Kevin Mallory bị kết án tù 20 năm vì tội làm gián điệp cho Trung Quốc.

Jerry Chun Shing Lee cũng đã nhận tội làm tình báo cho Trung Quốc.

Jerry Chun Shing Lee, 54 tuổi, được hai sĩ quan tình báo Trung Quốc tiếp cận năm 2010, đề nghị trả 100.000 đôla và ‘chăm sóc’ ông ta suốt đời vì những thông tin mà ông này có được khi còn là nhân viên CIA. Lee rời CIA năm 2007 và chuyển đến Hong Kong.

Hàng trăm ngàn đô la sau đó được gửi vào tài khoản ngân hàng cá nhân của Lee, từ năm 2010 đến 2013, theo bản cáo trạng.

Giám đốc FBI Christopher Wray đã tuyên bố Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ về vấn đề gián điệp kinh tế.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49045683

 

Thực hiện điều rất hiếm trong nhiệm kỳ của mình,

chuyến thăm của ông Tập hé lộ vấn đề nổi cộm của TQ

Theo đánh giá, so với nhiều khu vực cấp tỉnh khác, việc ông Tập đã ba lần đến địa phương này trong nhiệm kỳ của mình là điều rất hiếm.

Gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã rời Bắc Kinh để đi thị sát các khu vực như Hohhot và Xích Phong ở Nội Mông. Với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao nên mọi động thái của ông Tập đều được phân tích, lý giải về ý nghĩa, tín hiệu đằng sau đó. Đối với chuyến thăm Nội Mông, nhiều ý kiến cho rằng, đây là chuyến khảo sát liên quan đến vấn đề dân tộc, sắc tộc.

Được biết, đây là lần thứ ba ông Tập Cận Bình tới Nội Mông kể từ sau Đại hội khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc. Lần đầu tiên vào trước tết Nguyên đán tháng 1/2014 và lần thứ hai vào tháng 7/2017 tại khu căn cứ quân sự Chu Nhật Hòa, nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

So với nhiều khu vực cấp tỉnh khác, việc ông Tập đã đến Nội Mông ba lần trong nhiệm kỳ của mình là điều rất hiếm. Tuy nhiên, điều này có thể được lý giải như sau: Ông Tập vốn là đại biểu nhân đại Trung Quốc khu vực bầu cử Nội Mông. Trong kỳ Lưỡng hội vào tháng 3/2018, các đại diện khác của đoàn đại biểu Nhân đại Nội Mông Mông Cổ đã gửi lời mời về thăm địa phương và ông đã trả lời rằng “sẽ nhất định có cơ hội trong tương lai”.

Củng cố vấn đề dân tộc

Ý nghĩa của chuyến thị sát Nội Mông của Tập Cận Bình được cho chủ yếu thể hiện trong bài phát biểu vào ngày 16/7 trước đội ngũ quan chức Nội Mông. Được biết, ông Tập Cận Bình chủ yếu nói về ba khía cạnh, một là sự phát triển của Nội Mông, trọng tâm là sinh thái và dân sinh, thứ hai là xây dựng đảng, đó là chương trình nghị sự mà ĐCSTQ hiện đang thúc đẩy mạnh mẽ, thứ ba là sự đoàn kết dân tộc – đây dường như là vấn đề lưu tâm rất lớn của ông Tập.

Đầu tiên, Khu tự trị Nội Mông, được thành lập năm 1947, là khu tự trị dân tộc thiểu số cấp tỉnh đầu tiên của Trung Quốc. Nó được gọi là khu tự trị kiểu mẫu, sớm hơn các khu tự trị khác như Tân Cương, Quảng Tây, Ninh Hạ và Tây Tạng. Thứ hai, thành phố Xích Phong là khu vực đa sắc tộc với khoảng 30 dân tộc cùng sinh sống như Mông Cổ, Hán, Hồi, Mãn. Hơn nữa, sau khi đến Xích Phong, ông Tập ngay lập tức đến thăm một cộng đồng đa sắc tộc – Cộng đồng nhà Lâm Hoàng.

Sau đó, ông Tập Cận Bình cũng đã đến nhà Trương Quốc Lợi. Nhà Trương Quốc Lợi là gia đình tứ đại đồng đường, đa sắc tộc gồm ba dân tộc Mông Cổ, Mãn, Hán. Tại đây, ông nhấn mạnh rằng, “các dân tộc cần… như những hạt lựu bao bọc nhau thật chặt”.

Việc lựa chọn khu tự trị kiểu mẫu như Nội Mông, đặc biệt lựa chọn cộng đồng đa sắc tộc ở thành phố Xích Phong và nhà Trương Quốc Lợi nhằm tránh làm nổi bật một dân tộc nhất định, trở thành định hướng chung cho các dân tộc khác cùng tồn tại, giao lưu.

Ngoài ra, chuyến đi của ông Tập Cận Bình cũng đặc biệt cho thấy tầm quan trọng của văn hóa dân tộc thiểu số. Ví dụ, ông đã tham quan về trang phục dân tộc thiểu số của cộng đồng nhà Lâm Hoàng, ca ngợi các thành viên của nhóm văn hóa Wulan Muqi, tham quan các di tích của nền văn hóa Hồng Sơn, văn hóa Khiết Đan Liêu, văn hóa Mông Văn tại bảo tảng Xích Phong cũng như xem xét các thư tịch cổ tại Đại học Nội Mông và nhấn mạnh địa phương cần tăng cường thu thập, chỉnh lý và bảo vệ những cuốn sách này.

Điều chú ý là, Xích Phong cũng là một khu vực có nền văn minh 8.000 năm và là một trong những cái nôi của nền văn minh Trung Quốc. Cổ vật mang tính biểu tượng Ngọc Long của văn hóa Hồng Sơn được giới lịch sử xem là “Đệ nhất long Trung Hoa” được phát hiện tại đây.

Trong cuộc nói chuyện với đoàn đại biểu Nội Mông vào tháng 3/2018, ông Tập cũng từng nhấn mạnh rằng, kết quả của những phát hiện khảo cổ như “Đệ nhất thôn Hoa Hạ”, “Đệ nhất long Trung Hoa” đã chứng minh một cách hùng hồn rằng, Trung Quốc đã là một cộng đồng từ thời cổ đại.

Giới quan sát cho rằng, chuyến khảo sát của Tập Cận Bình tại Nội Mông lần này mang ý nghĩa rất rõ ràng về việc thúc đẩy các quan điểm chính trị liên quan đến vấn đề dân tộc, nhấn mạnh sự đoàn kết và hòa hợp giữa các dân tộc.

Vấn đề dân tộc luôn là vấn đề trọng tâm của chính quyền Bắc Kinh. Sau khi ông Tập Cận Bình nhậm chức, ông cũng có nhiều hành động thực chất trong vấn đề này. Quan sát xu hướng của Bắc Kinh về vấn đề dân tộc trong những năm gần đây, giới quan sát cho rằng xu hướng phân biệt sắc tộc trong nhiều năm qua đã được cải thiện, đặc biệt vấn đề sắc tộc ở Tân Cương. Đây cũng là một khía cạnh đáng chú ý trong nhiệm kỳ của ông Tập Cận Bình.

Trước đó, trong hai ngày 28,29/9/2014, ĐCSTQ đã tổ chức “Hội nghị Công tác dân tộc trung ương và Đại hội biểu dương tiến bộ đoàn kết dân tộc toàn quốc lần thứ 6”, có 6 ủy viên thường vụ Bộ chính trị tham dự, bao gồm ông Tập Cận Bình. Một loạt các bài phát biểu của Tập Cận Bình được coi là một sự điều chỉnh lớn đối với chính sách dân tộc của Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù Trung Quốc đã cho thấy những lợi thế và hiệu quả của việc quản lí chính sách dân tộc nhưng trong thời đại toàn cầu hóa, vấn đề dân tộc sẽ luôn là một thách thức khó khăn đối với Bắc Kinh.

http://biendong.net/doc-bao-viet/29394-thuc-hien-dieu-rat-hiem-trong-nhiem-ky-cua-minh-chuyen-tham-cua-ong-tap-he-lo-van-de-noi-com-cua-tq.html

 

Trung – Mỹ công kích nhau về vấn đề Bắc Cực

Đáp trả chỉ trích của Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định quản lý Bắc Cực đòi hỏi sự tham gia và cống hiến của tất cả các bên có lợi ích liên quan.

Trung Quốc khẳng định quản lý Bắc Cực đòi hỏi sự tham gia và cống hiến của tất cả các bên có lợi ích liên quan. Ảnh: Reuters

Phát biểu trên của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng được cho là nhằm đáp trả những chỉ trích của ông Mark Esper – người được đề cử vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về việc Trung Quốc ngày càng gia tăng sự hiện diện tại đây.

Người phát ngôn Lục Khảng cho biết, vấn đề Bắc Cực không chỉ liên quan đến riêng các quốc gia Bắc Cực mà còn có tầm ảnh hưởng và ý nghĩa toàn cầu, do đó việc quản lý Bắc Cực đòi hỏi sự tham gia và cống hiến của tất cả các bên có lợi ích liên quan.

Ông Lục Khảng cho rằng, đây không phải là lần đầu một vài cá nhân phía Mỹ đưa ra những chỉ trích vô lý về việc Trung Quốc tham gia các vấn đề sự vụ ở Bắc Cực, những phát ngôn này hoàn toàn không đúng với thực tế và đi ngược với xu thế hợp tác hòa bình tại đây.

Trung Quốc có thể phát huy vai trò mang tính xây dựng, cũng như mong muốn cùng các bên thúc đẩy Bắc Cực hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Ông Lục Khảng nói: “Là một bên có lợi ích liên quan, Trung Quốc sẽ không việt vị tham gia vào các vấn đề thuộc nội bộ khu vực Bắc Cực, tuy nhiên đối với các vấn đề xuyên khu vực và toàn cầu, sẽ không thiếu sự có mặt của Trung Quốc”.

Hôm qua (17/7), ông Mark Esper – người được đề cử vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, nước Mỹ đang phải đối mặt với các nguy cơ chiến lược từ Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực. Mặc dù Trung Quốc không có yêu sách về lãnh thổ tại Bắc Cực nhưng nước này đang ngày càng tìm cách tham gia quản trị các vấn đề sự vụ tại đây.

Ông Esper cho rằng, Trung Quốc có thể áp dụng sách lược kinh tế mang tính chiếm đoạt tại Bắc Cực nhằm thúc đẩy lợi ích của mình.Trước phát biểu của ông Mark Esper thì trong báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ về Chiến lược Bắc cực của nước này (6/6) cũng chỉ rõ việc Nga và Trung Quốc gia tăng hiện diện ở Bắc Cực là mối đe dọa đối với Mỹ.

http://biendong.net/doc-bao-viet/29393-trung-my-cong-kich-nhau-ve-van-de-bac-cuc.html

 

TQ không tính

điều quân đội xử lý khủng hoảng ở Hồng Kông

Các quan chức Trung Quốc phụ trách vấn đề Hồng Kông đang lập một chiến lược toàn diện, nhằm giải quyết khủng hoảng chính trị ở Đặc khu hành chính Hồng Kông (thuộc Trung Quốc), nhưng không tính đến chuyện tung quân đội (PLA) vào cuộc, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 18.7.

Các quan chức Trung Quốc phụ trách vấn đề Hồng Kông đang lập một chiến lược toàn diện, nhằm giải quyết khủng hoảng chính trị ở Đặc khu hành chính Hồng Kông (thuộc Trung Quốc), nhưng không tính đến chuyện tung quân đội (PLA) vào cuộc, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 18.7.

Các nguồn tin nói ở giai đoạn này, Bắc Kinh vẫn đánh giá rằng cuộc khủng hoảng chính tr ị- những cuộc biểu tình bạo lực nhiều tuần qua ở Hồng Kông, nhằm phản đối dự luật dẫn độ tội phạm về Trung Quốc – nên để cho chính quyền Hồng Kông xử lý và Trung Quốc không can thiệp trực tiếp. Vẫn giữ nguyên nguyên tắc tránh đổ máu và duy trì Hồng Kông ổn định.

Bất chấp sự đồn đoán, Bắc Kinh không tính đến chuyện sử dụng PLA để giải quyết khủng hoảng. Một quan chức khác nói trung ương sẽ tiếp tục dựa vào người địa phương để giải tán đám đông biểu tình, hơn là dựa vào đơn vị quân PLA đang đồn trú ở Hồng Hông.

Tờ báo Hồng Kông dẫn nguồn tin nói chiến lược ấy sẽ sớm được trình lãnh đạo cấp cao, trước khi Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Macau vào cuối năm nay, nhân kỷ niệm 20 năm ngày Macau được trao trả cho Trung Quốc. Nước này cũng đang vào giai đoạn nhạy cảm chính trị: lãnh đạo cấp cao cùng các nguyên lãnh đạo đã nghỉ hưu vào cuối tháng 7 này sẽ họp kín ở Bắc Đới Hà, bàn các chiến lược quốc gia và đường lối chính sách.

Lễ kỷ niệm 70 năm ngày lập quốc cũng đang đến gần, trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn tiếp diễn. Vì vậy giới lãnh đạo Trung Quốc cần đạt đến sự nhất trí và thực hiện những chỉnh sửa cần thiết. Tại cuộc họp kín, chắc chắn vấn đề Hồng Kông cũng sẽ được bàn đến – một học giả thân chính phủ Trung Quốc nói với SCMP.

Nhóm điều phối trung ương (cơ quan phụ trách Hồng Kông của Trung Quốc) do Phó thủ tướng Hàn Chính đã thu thập thông tin cùng các đề xuất do các cán bộ thực địa trình, và đang cố gắng xác lập một chiến dịch toàn diện để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông, theo một quan chức Trung Quốc biết cuộc họp của nhóm. Người này nói: “Lãnh đạo cấp cao đang để mắt đến Hồng Kông”.

Từ khi bùng nổ những cuộc biểu tình hồi đầu tháng 6, Trung Quốc đã cử nhiều cán bộ đến Hồng Kông để thu thập thông tin và ý kiến của nhiều lĩnh vực. Các nguồn tin nói lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã bị bất ngờ trước tầm cỡ của các cuộc biểu tình, và họ không hài lòng về các kênh tình báo truyền thống ở Hồng Kông đã không thể nắm bắt chính xác cảm xúc của người dân.

Một cố vấn của chính phủ Trung Quốc đề nghị giấu tên, nói với SCMP : “Rõ ràng hệ thống đó không làm việc tốt. Các ý kiến thật sự phản ánh tâm tư của người dân đã không được lắng nghe. Lãnh đạo trung ương không được báo động cho đến khi tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát… Chắc chắn sau này sẽ có sự thay đổi toàn bộ hệ thống”.

Mục đích trước mắt là phát triển một chiến lược để duy trì Hồng Kông ổn định, đề phòng nổi loạn lan rộng và tránh không để tác động tới các chính sách quan trọng của đất nước. Vị quan chức cũng nói Bắc Kinh sẽ chỉ chỉnh sửa chiến lược dài hơi một khi tình hình Hồng Kông ổn định.

Một cố vấn khác nói giải pháp trước mắt là “dụ rắn ra khỏi hang”, có nghĩa chấp nhận một thế phòng thủ và chờ đối phương để lộ toàn bộ chiến lược và ý đồ.

Theo SCMP, xem ra điều này cho thấy Bắc Kinh xác nhận cuộc bất ổn ở Hồng Kông không còn là “sự cố địa phương nhỏ lẻ”, và đang có thế lực nước ngoài hoạt động nhằm gây bất ổn cho tổng thể kế hoạch phát triển của Trung Quốc. Biện pháp đề phòng leo thang căng thẳng chính yếu là tránh đổ máu trong khi tập hợp và củng cố sức mạnh cho phía thân Trung Quốc.

Một nguồn tin đã giúp chuẩn bị cáo báo và đề xuất trình Bắc Kinh nói việc cách chức Đặc khu trưởng của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga sẽ chỉ gây thêm hoang mang, xem thường quyền lực của chính quyền đặc khu và gây chia rẽ phía thân Trung Quốc. Vì chưa có ứng viên thay bà Lâm, việc cách chức bà cũng sẽ chỉ khiến gây ra đấu đá nội bộ ở các nhóm thân Bắc Kinh, khiến họ mất tập trung và mất năng lực.

Các nguồn tin của SCMP còn nói về lâu dài, chính quyền Hồng Kông cần nắm bắt những tệ nạn, khuyết điểm của họ và chỉnh sửa. Họ nói theo quan điểm của Bắc Kinh, cần có sự trao đổi thông tin thường xuyên giữa lãnh đạo Hồng Kông với chính quyền trung ương.

Các nguồn tin cũng nói Bắc Kinh vẫn xem cảnh sát Hồng Kông là lực lượng chính để duy trì ổn định và hòa bình ở thành phố này: “Họ là tuyến phòng thủ cuối cùng, cần được ủng hộ bằng mọi giá”.

http://biendong.net/doc-bao-viet/29389-tq-khong-tinh-dieu-quan-doi-xu-ly-khung-hoang-o-hong-kong.html

 

Quan chức Trung Quốc đã có mặt đông đủ

ở cuộc họp mật, tính kế thương chiến với Mỹ?

Lịch làm việc, danh sách tham dự đều bí mật nhưng có những dấu hiệu cho thấy sự kiện này đã diễn ra, như các biện pháp hạn chế giao thông có hiệu lực từ thứ Bảy đến 18/8.

Thương chiến với Mỹ, biểu tình ở Hồng Kông bao trùm hội nghị

Những dấu hiệu của mùa hè đã đến với khu nghỉ dưỡng phía Bắc Trung Quốc Bắc Đới Hà: những chiếc dù đã bung, giao thông được kiểm soát và các lãnh đạo Đảng ở khu vực ghé qua để đảm bảo mọi sự chuẩn bị đã đâu vào đấy cho những vị khách quan trọng nhất.

Bắc Đới Hà, địa điểm được gọi là thủ đô mùa hè của Trung Quốc, cách Bắc Kinh hơn 200 cây số, hằng năm đều là nơi diễn ra cuộc họp có sự tham gia của những lãnh đạo Đảng hàng đầu, bao gồm cả Chủ tịch Tập Cận Bình, các cố vấn cao cấp cũng như những lãnh đạo đã nghỉ hưu.

Trong khi lịch làm việc, danh sách khách mời và ngày chính thức diễn ra đều trong vòng bí mật nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy sự kiện này đã diễn ra, như là các biện pháp hạn chế giao thông có hiệu lực từ thứ Bảy và kéo dài đến 18/8.

Cuộc họp năm nay, dường như sẽ không có sự tham gia của ông Tập và các lãnh đạo tại nhiệm cho đến đầu tháng sau, có thể bàn thảo sâu hơn về những mối nguy mà Trung Quốc phải đối mặt cả trong và ngoài nước.

Kết quả của cuộc họp này sẽ dự báo trước những thay đổi chính sách của Trung Quốc, khi các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về tình hình chậm lại của nền kinh tế, cuộc chiến tranh thương mại đang căng thẳng với Mỹ và kế hoạch kỷ niệm 70 năm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Sự bất ổn ở Hồng Kông, các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ và lễ kỷ niệm 70 năm có thể sẽ chi phối các cuộc thảo luận ở Bắc Đới Hà trong năm nay, Minxin Pei, tác giả của cuốn sách Chủ nghĩa tư bản thân hữu Trung Quốc, đồng thời là giáo sư tại trường Claremont McKenna ở California, Mỹ cho hay.

Về một số vấn đề cụ thể như các cuộc đàm phán thương mại, kết luận từ Bắc Đới Hà có thể có tác động quyết định, ông nói thêm.

Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay được tổ chức khi có những nghi ngại về khả năng đưa ra một thỏa thuận đình chiến với Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đang tiếp tục đe dọa áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, ngay cả sau khi đã nhất trí nối lại đàm phán thương mại trong cuộc gặp với ông Tập tháng trước ở Nhật.

Hơn nữa, những cuộc biểu tình kéo dài nhiều tuần ở Hồng Kông nhằm phản đối dự luật dẫn độ, và việc bà Thái Anh Văn, có hy vọng chiến thắng nhiệm kỳ lãnh đạo thứ 2 tại Đài Loan cũng là vấn đề đáng quan tâm.

Các quan chức Trung Quốc phụ trách Hồng Kông đang thực hiện một “chiến lược toàn diện” để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại đây và sẽ sớm trình lên lãnh đạo cấp cao, tờ South China Morning Post đưa tin hôm thứ Năm, trích dẫn nguồn thạo tin.

Củng cố vị thế lãnh đạo của ông Tập

Cuộc họp ở Bắc Đới Hà có truyền thống lâu đời từ thời của nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông. Quyết định của cuộc họp này đã dẫn đến kế hoạch Đại nhảy vọt vào năm 1958.

Gần đây, sau các cuộc họp ở Bắc Đới Hà, đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng như truy tố thành viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai vào năm 2012 và việc tái cấu trúc của Quân đội Giải phóng Nhân dân vào năm 2015.

Cuộc họp này là nơi các nhà lãnh đạo tại nhiệm đi đến thống nhất trước các kỳ họp đảng quan trọng chính thức được tổ chức vào mùa thu ở Bắc Kinh.

Các nhà lãnh đạo hàng đầu quốc gia sẽ “biến mất” khỏi sự theo dõi của công chúng trong suốt thời gian diễn ra cuộc họp, tăng thêm sự bí ẩn xung quanh sự kiện này. Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập hầu như không xuất hiện trên trang nhất của tờ Nhân dân nhật báo trong 15 ngày, từ 31/7 đến muộn nhất là 17/8.

Chỉ có một số trường hợp ngoại lệ như thiên tai và các sự kiện lớn khác, chẳng hạn như khi ông Tập có cuộc điện đàm với Tổng thống Trump vào 12/8. Vì vậy, việc lên kế hoạch cho các cuộc họp cấp cao, chẳng hạn như các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ, sẽ khó khăn hơn.

Năm ngoái, cuộc họp ở Bắc Đới Hà dường như đã củng đã củng cố vị thế chính trị của ông Tập, nhà nghiên cứu Minxin Pei cho hay. “Thời điểm này, tôi cho rằng điều đó thậm chí còn quan trọng hơn khi một nhà lãnh đạo cứng rắn như ông Tập cần xây dựng sự ủng hộ từ nhân sự cấp cao bất cứ khi nào ông cần”, GS trường Claremont McKenna nhấn mạnh.

http://biendong.net/doc-bao-viet/29385-quan-chuc-trung-quoc-da-co-mat-dong-du-o-cuoc-hop-mat-tinh-ke-thuong-chien-voi-my.html

 

Tổng thống Duterte:

Cho phép TQ đánh bắt vì bảo vệ Philippines

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 17-7 cho rằng nước này vẫn khẳng định chủ quyền của mình ở biển Đông và chỉ cho phép Trung Quốc đánh cá ở khu vực này.

Trả lời phỏng vấn, ông Duterte cho hay: “Họ hỏi tại sao lại cho phép Trung Quốc. Tôi là chủ và tôi chỉ cho quyền đánh bắt”. Biện minh quyết định cho phép Trung Quốc đánh cá ở vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền, ông Duterte nói rằng ông đang bảo vệ đất nước khỏi xung đột.

Tổng thống Duterte, người đang tìm kiếm những khoản vay từ Trung Quốc đầu tư cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, cho hay Bắc Kinh sẽ không chú ý đến ông nếu ông cấm ngư dân Trung Quốc đánh bắt ở vùng biển nước này.

Tổng thống Duterte nhấn mạnh ông sẽ không chiến tranh với Trung Quốc về vấn đề biển Đông vì điều đó sẽ dẫn tới cuộc thảm sát đối với binh sĩ Philippines. Các quan chức cho rằng việc tổ chức các cuộc đàm phán song phương vẫn là cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp.

Cùng ngày, Tổng thống Duterte kêu gọi Mỹ nên thực hiện Hiệp ước Phòng thủ Chung với Philippines trước tình hình căng thẳng trên các vùng biển tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila.

“Tôi kêu gọi nước Mỹ. Tôi kích hoạt hiệp ước Mỹ – Philippines. Tôi muốn Mỹ điều Hạm đội 7 ra trước mặt Trung Quốc. Tôi yêu cầu ngay bây giờ. Chúng tôi cũng sẽ tham gia”, ông Duterte nói.

Hiệp ước mà ông Duterte nhắc đến được ký năm 1951, theo đó hai nước đồng ý sẽ hỗ trợ nhau nếu một nước bị tấn công.

Hạm đội 7 mà Tổng thống Duterte đề cập đang đóng quân ở Nhật Bản. Hạm đội có quy mô khoảng 70-80 tàu chiến, tàu ngầm, hàng trăm máy bay và hàng ngàn thủy quân lục chiến và thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ tự do hàng hải ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Nhà Trắng hiện chưa bình luận về việc Mỹ có nhận được yêu cầu chính thức viện dẫn hiệp ước phòng thủ từ Philippines hay không.

Ngay cả khi hiệp ước được Philippines kích hoạt, không rõ liệu Mỹ có xem vụ tàu đánh cá Philippines bị tàu Trung Quốc đâm là một “cuộc tấn công vũ trang” buộc Mỹ phải viện trợ cho đồng minh hay không.

http://biendong.net/bi-n-nong/29354-tong-thong-duterte-cho-phep-tq-danh-bat-vi-bao-ve-philippines.html