Tin khắp nơi – 19/04/2020
Người biểu tình tụ tập phản đối lệnh ở nhà tại một số thành phố Mỹ
Người biểu tình tụ tập ở một vài thành phố của Mỹ trong ngày thứ Bảy để phản đối điều mà họ xem là các biện pháp hà khắc hạn chế quyền tự do của họ và kêu gọi nhà chức trách ở các bang mở lại nền kinh tế.
Các thống đốc bang, mong muốn giải cứu nền kinh tế của họ và chịu áp lực từ những người biểu tình và Tổng thống Trump, đang xúc tiến các bước để giảm bớt các hạn chế nhằm kiểm soát sự lây lan của virus corona, ngay cả khi các điểm nóng mới xuất hiện và các chuyên gia cảnh báo rằng nởi lỏng các biện pháp quá nhanh có thể gây nên thảm họa.
Các cuộc biểu tình chống lại lệnh ở nhà được tổ chức bởi các nhóm chính phủ có chủ trương hạn chế quyền hành của chính phủ và những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump sau khi tổng thống thúc giục những người ủng hộ “giải phóng” ba bang do các thống đốc Đảng Dân chủ lãnh đạo.
Nhưng các cuộc biểu tình cũng được lên kế hoạch ở các bang do các thống đốc Đảng Cộng hòa lãnh đạo, bao gồm tại viện lập pháp bang Texas và trước dinh thống đốc bang Indiana. Thống đốc Cộng hòa Texas Greg Abbott đã nói rằng các hạn chế sẽ bắt đầu được nới lỏng vào tuần sau, trong khi Thống đốc bang Indiana Eric Holcomb – người đã kí một thỏa thuận với sáu bang khác thuộc vùng Trung tây để phối hợp mở cửa trở lại – cho biết ông sẽ gia hạn lệnh ở nhà cho đến ngày 1 tháng 5.
Trong khi đó, các ca nhiễm tiếp tục gia tăng ở vùng Đông bắc.
Ông Trump ngày thứ Sáu dường như ủng hộ những người biểu tình xuống đường ở một số bang của Mỹ để trút giận về những hạn chế.
“GIẢI PHÓNG MINNESOTA!” “GIẢI PHÓNG MICHIGAN!” “GIẢI PHÓNG VIRGINIA,” ông nói trong một loạt những dòng tweet đăng trên Twitter. Ông cũng đả kích Thống đốc bang New York Andrew Cuomo, một người theo Đảng Dân chủ, vì chỉ trích phản ứng của chính quyền liên bang.
AP tường trình vài trăm người biểu tình hò reo và giơ các biểu ngữ vào ngày thứ Bảy bên ngoài cơ quan lập pháp của bang New Hampshire, nơi có gần 1.300 trường hợp nhiễm virus corona và hơn ba chục người chết tính đến ngày thứ Sáu.
“Ngay cả khi virus nguy hiểm gấp 10 lần bây giờ, tôi vẫn sẽ không ở trong nhà. Tôi thà chấp nhận rủi ro để được làm người tự do,” người biểu tình tên Ian Freeman, một người dẫn chương trình trò chuyện radio, nói với AP.
Ông Trump đang thúc đẩy nới lỏng tình trạng phong tỏa ở Mỹ đến ngày 1 tháng 5, một kế hoạch mà mức độ khả thi phần nào dựa trên việc xét nghiệm nhiều người hơn.
Các quan chức y tế công cộng cho biết khả năng xét nghiệm đủ người và truy tầm những người mà những người nhiễm bệnh từng tiếp xúc là rất hệ trọng trước khi nới lỏng các hạn chế, và các trường hợp nhiễm bệnh có thể tăng trở lại trừ phi mọi người tiếp tục chấp hành các biện pháp đề phòng.
Biểu tình tại thành phố tại thành phốHuntington Beach
để phản đối lệnh cách ly xã hội của California
Vào thứ sáu (ngày 17 tháng 4), hơn 100 người biểu tình đã tập trung tại thành phố Huntington Beach để phản đối lệnh cách ly xã hội của California.
Cuộc biểu tình diễn ra một ngày sau khi thành phố thông báo rằng họ đã đóng cửa tất cả các bãi đậu xe dọc theo Xa Lộ Pacific Coast Highway để hạn chế người dân đến bãi biển trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Người biểu tình – hầu hết trong số họ không đeo khẩu trang – đã cầm những bảng hiệu với dòng chữ “Mở Cửa California,” “Hãy Để Chúng Tôi Làm Việc,” “Đại Dịch Không Thể Tước Đi Quyền Của Chúng Tôi,” và “COVID-19 Không Có Thật”, “Cách Ly Xã Hội Là Cộng Sản.” Nhiều bảng hiệu ủng hộ Tổng Thống Trump cũng được nhìn thấy, bên cạnh đó là quốc kỳ Hoa Kỳ.
Một người đàn ông livestream cuộc biểu tình trên Facebook cho biết họ biểu tình để “phản đối Thống Đốc Gavin Newsom và chương trình nghị sự xã hội chủ nghĩa của ông nhằm hủy hoại kinh tế đất nước.” Với quốc kỳ trong tay, cô Becky Walker Fagernes tham dự cuộc biểu tình vì cô tin rằng cô đang bị tước đi quyền công dân. Trong khi đó, bà Paula Doyle, 62 tuổi, nói rằng bà đã “quá chán nản với cách ly xã hội.”
Cảnh sát trưởng Robert Handy thuộc Sở cảnh sát Huntington Beach cho biết ông thất vọng với việc người dân tập hợp quá đông đúc như vậy và cảnh sát gặp khó khăn trong duy trì an toàn công cộng mà không phạm đến quyền tự do ngôn luận của người dân. Bến tàu Huntington Beach, bãi đậu xe bãi biển và khu vực thảm cỏ tại đây cũng đã bị đóng cửa để hạn chế mọi người tụ tập. (BBT)
Hoa Kỳ tung gói viện trợ 19 tỷ Mỹ kim cho nông dân,
mua thực phẩm cho người nghèo
Tin từ Chicago – Hôm thứ Sáu (17/04/2020), tổng thống Trump thông báo về chương trình viện trợ 19 tỷ Mỹ kim để giúp nông dân Hoa Kỳ khắc phục hậu quả của dịch coronavirus, trong đó có 16 tỷ Mỹ kim tiền mặt được trả trực tiếp cho các nhà sản xuất và bán sỉ thịt, sữa, rau và các loại thực phẩm khác.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đang hợp tác với các nhà phân phối khu vực và địa phương, để mua 3 tỷ Mỹ kim hàng nông sản này và phân phối cho các ngân hàng thực phẩm, nhà thờ và các nhóm viện trợ, khi gần 22 triệu người Mỹ bị thất nghiệp giữa thời điểm phần lớn hoạt động kinh tế tạm ngừng. Cơ quan này cho biết họ sẽ mua thực phẩm hàng tháng với tổng trị giá khoảng 100 triệu Mỹ kim cho các thực phẩm tươi sống, sữa và thịt.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Sonny Perdue, cơ quan sẽ hợp tác với các công ty như Sysco Corp để giúp mua sắm, đóng gói và phân phối thực phẩm. Nông dân và chủ trang trại đã gặp khó khăn trong việc đưa hàng hóa của họ ra thị trường do đại dịch làm gián đoạn, buộc một số nông dân phải hủy bỏ thực phẩm và kêu gọi chính phủ giúp đỡ.
Khoản thanh toán trực tiếp 16 tỷ Mỹ kim cho nông dân và người chăn nuôi sẽ bao gồm 9.6 tỷ Mỹ kim cho ngành chăn nuôi, 3.9 tỷ Mỹ kim sẽ cho các nhà sản xuất cây trồng thành hàng, 2.1 tỷ Mỹ kim cho nông dân trồng cây đặc sản và 500 triệu Mỹ kim cho các loại cây trồng khác. Các khoản thanh toán được giới hạn ở mức 250,000 Mỹ kim cho mỗi nông dân hoặc tổ chức. (BBT)
Hàng ngàn chiếc xe hơi xếp hàng
bên ngoài một ngân hàng thực phẩm
khi con số thất nghiệp ngày càng tăng cao
Ít nhất 10,000 chiếc xe hơi đã chờ đợi hàng giờ để được hỗ trợ thực phẩm khẩn cấp ở San Antonio vào tuần trước. Hôm nay, thêm 2,000 người nữa đã đến ngân hàng thực phẩm San Antonio Food Bank để nhận thực phẩm. Hiện tại, Hoa Kỳ có gần 22 triệu người thất nghiệp, phần lớn trong số họ bị sa thải do đại dịch coronavirus.
Ngân hàng thực phẩm San Antonio điều hành một nhà kho khổng lồ rộng 200,000 mét vuông ở ngoại ô thành phố với 4 tầng đầy những trái cây, rau củ và thịt. Giám đốc ngân hàng thực phẩm Eric Cooper cho biết công việc chính của họ là dự trữ các mặt hàng thực phẩm đông lạnh và vận chuyển chúng một cách nhanh chóng, tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch, nhu cầu vượt xa nguồn cung.” Ngoài việc nuôi dưỡng người có hoàn cảnh khó khăn ở thành phố hơn 2 triệu người này, ngân hàng thực phẩm còn cung cấp 500 kho chứa thức ăn trên khắp miền Nam Texas.
Trong một tuần bình thường, ngân hàng thực phẩm nuôi khoảng 60,000 người trong khu vực. Ngày nay, con số đó đã tăng gấp đôi. Tuần trước, 6,000 gia đình đã ghi danh để nhận thực phẩm. Sau khi thông tin này lan truyền trên mạng xã hội, 4,000 người nữa đã xuất hiện. Ông Cooper ước tính có đến một nửa trong số những người đến nhận thực phẩm chưa từng đến ngân hàng thực phẩm trong quá khứ.
Vào sáng thứ Sáu, San Antonio Food Bank đã thành lập một trung tâm phân phối thực phẩm khác trong bãi đậu xe của thành phố Alamodome. Vào thời điểm họ bắt đầu phát hàng tạp hóa, hơn hai ngàn xe hơi đang xếp hàng chờ đợi và một số tài xế đã đợi cả đêm. (BBT)
Tổng Thống Trump: Xét nghiệm coronavirus
là trách nhiệm của tiểu bang chứ không phải của liên bang
Trong khi Tổng thống Trump tuyên bố rằng hướng dẫn ba giai đoạn mới của ông để mở cửa lại nền kinh tế Hoa Kỳ trong bối cảnh đại dịch coronavirus “sẽ được thực hiện từng bước một thật thận trọng,” nhưng “, một số thống đốc và viên chức y tế công cộng cho biết kế hoạch này thiếu một thành phần quan trọng: xét nghiệm rộng rãi.
Lúc công bố hướng dẫn nói trên vào thứ năm (ngày 16 tháng 4), Tổng Thống Trump tiếp tục bảo vệ việc ông vẫn chưa đưa ra một kế hoạch để tiến hành xét nghiệm trên toàn quốc, và nói rằng “sẽ thật nực cười nếu chính phủ liên bang phải cung cấp xét nghiệm.”
Thay vào đó, Tổng Thống Trump nói rằng “mặc dù chính phủ liên bang sẽ trợ giúp, nhưng chính phủ tiểu bang và địa phương phải tiến hành xét nghiệm.” Mặc dù ý tưởng xét nghiệm cho từng người dân trên toàn quốc có thể không khả thi hoặc không cần thiết, nhưng điều mà nhiều nhà lãnh đạo công ty, thống đốc và chuyên gia mong muốn là khả năng xét nghiệm của Hoa Kỳ phải đủ lớn, thường xuyên và nhanh chóng, để cung cấp giám sát toàn diện khi mọi người trở lại làm việc. Mặc dù Hoa Kỳ đã chứng kiến sự mở rộng đáng kể về khả năng xét nghiệm trong những tuần gần đây, tình trạng thiếu thốn vẫn tồn tại tại các tiểu bang.
Thống đốc New York Andrew Cuomo, nói với các phóng viên hôm thứ Sáu (ngày 17 tháng 4) rằng chính phủ liên bang nên thay mặt các tiểu bang, thay vì để họ cạnh tranh với nhau, để mua bộ dụng cụ xét nghiệm. Ông Cuomo cũng cáo buộc Tổng Thống Trump trốn tránh trách nhiệm trong vấn đề khó khăn này, và kêu gọi ông viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để buộc các công ty sản xuất thêm bộ phận riêng lẻ và mở rộng đáng kể khả năng sản xuất bộ dụng cụ xét nghiệm của các phòng thí nghiệm tư nhân. (BBT)
San Francisco
mở khu xét nghiệm coronavirus di động mới
Vào hôm thứ Sáu (17/4), thành phố San Francisco mở một địa điểm xét nghiệm COVID-19 mới, như một phần trong nỗ lực của California nhằm tăng cường năng lực thử nghiệm trước bất kỳ đợt tái mở cửa tiềm năng nào của nền kinh tế.
Khu xét nghiệm, được đặt tên là CityTestSF SoMa, có một phần sàng lọc trước để kiểm tra xem các tài xế đến có hẹn trước hay không, và một phần gạc để nhân viên y tế tiến hành kiểm tra mũi bằng tăm bông. Bên trong các lều cho nhân viên, các xét nghiệm được chuẩn bị và sẵn sàng cho từng bệnh nhân khi họ lái xe vào, để lấy mẫu.
Khu thử nghiệm mới được đưa ra sau khi Thống đốc tiểu bang California Gavin Newsom công bố một lịch trình về các quyết định của ông về cách mở lại nền kinh tế, vốn bị đóng cửa ở California và trên toàn quốc do hậu quả của coronavirus. Ưu tiên hàng đầu trong lịch trình của ông được công bố trong tuần qua là mở rộng thử nghiệm để cho phép truy tìm, theo dõi, cách ly và kiểm dịch tốt hơn đối với các cá nhân bị lây nhiễm.
Địa điểm thử nghiệm nằm trên đường số 7, trong khu vực Soma, hiện chỉ nhận xét nghiệm drive-ins và có hẹn trước. Tuy nhiên, các viên chức hy vọng rằng sẽ thiết lập các khu vực đi bộ vào trong thời gian tới. (BBT)
https://www.sbtn.tv/san-francisco-mo-khu-xet-nghiem-coronavirus-di-dong-moi/
Covid-19: Hơn 38.000 người chết tại Mỹ,
người dân biểu tình đòi dỡ phong tỏa
Thu Hằng
Được khích lệ bằng những thông điệp trên Twitter của tổng thống Donald Trump, vài trăm người dân Mỹ đã biểu tình ngày 18/04/2020 tại ba bang New Hampshire, Maryland và Texas để đòi dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa, trong khi Hoa Kỳ có 38.664 người chết vì Covid-19.
Theo số liệu ngày 18/04 của Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ ghi nhận thêm 1.891 người trong vòng 24 giờ, giảm hơn một nửa so với hôm trước, và có tổng cộng 732.197 ca nhiễm.
Trong khi một nửa dân cư địa cầu ở nhà tránh để virus corona lan rộng, vài trăm người Mỹ đã hưởng ứng lời kêu gọi “giải phóng” một số bang được tổng thống Trump đăng trên Twitter. Theo ghi nhận của phóng viên AFP, họ đi bộ hoặc bằng xe hơi trước cửa các Nghị Viện địa phương ở bang New Hampshire hoặc ở Austin (thủ phủ Texas) và Annapolis (bang Maryland) để lên án “số liệu dối trá”, “kinh tế sụp đổ” vì vội ngừng mọi hoạt động không cần thiết, gây tình trạng thất nghiệp và mất thu nhập.
Theo nhận định của AFP, các cuộc biểu tình trên tập hợp rất nhiều người ủng hộ tổng thống Donald Trump và một trong những động cơ biểu tình là lý do kinh tế, theo phát biểu của một số người tham gia. Trước đó, một cuộc biểu tình phản đối phong tỏa có quy mô lớn đã diễn ra ngày 15/04 ở Lansing, thủ phủ bang Michigan với khoảng 3.000 người tham gia. Nhiều cuộc biểu tình khác, dự kiến vào Chủ Nhật 19/04 ở Colorado, hoặc ở Wisconsi vào thứ Sáu 24/04.
Trong buổi họp báo thường nhật ngày 18/04, tổng thống Trump dường như đã biện minh cho những cuộc biểu tình trên và cho rằng “nhiều thống đốc đã đi quá xa”. Tình trạng phong tỏa khiến tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng vọt và rất nhiều người bị mất thu nhập.
Vì thế, ngày 18/04, tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng các bang Texas và Vermont sẽ cho phép một số doanh nghiệp mở cửa trở lại từ thứ Hai 20/04 đồng thời tiếp tục tuân thủ các quy định dịch tễ.
Còn bang Montana sẽ bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế từ thứ Sáu 24/04. Tuy nhiên, một số thống đốc cho biết sẽ chưa cho tái khởi động hoạt động kinh tế chừng nào chưa tiến hành thêm xét nghiệm virus corona.
Đối với tổng thống Mỹ, nguồn gốc tình trạng hiện nay là do Trung Quốc vì đã che giấu quy mô lớn của đại dịch. Ông cảnh báo : “Nếu đúng là họ (Trung Quốc) chịu trách nhiệm, thì sẽ phải có hậu quả”.
Bom nổ chậm trong nhà tù Rikers Island ở New York
New York vẫn là tâm chấn của dịch Covid-19 tại Mỹ và có thêm 540 người chết trong vòng 24 giờ, theo thống kê ngày 18/04. Theo thống đốc bang Andrew Cuomo, đây là kết quả ít nặng nề nhất từ 15 ngày qua.
Tuy nhiên, tình hình bên trong nhà tù Rikers (New York) đang khiến chính quyền lo ngại do tỉ lệ nhiễm virus corona ở đây cao gấp 9 lần so với những nơi khác trên cả nước. Một số tổ chức bảo vệ nhân quyền
và luật sư của các tù nhân kêu gọi thả một số tù nhân, trong khi nghiệp đoàn quản giáo báo động tình trạng thiếu phương tiện.
Thông tín viên RFI Loubna Anaki giải thích từ New York :
Ronald vừa được tự do cách đây đúng một tuần sau 4 tháng tù tại Rikers Island. Nhà tù có khoảng 4.000 tù nhân và các nhà giam thường xuyên bị quá tải. Theo anh, rất khó để tránh bị nhiễm virus corona.
Anh nói : “Trong phòng giam của tôi, có lúc có tới 37 người, mọi người đều đi lại, đụng chạm vào mọi thứ. Một số người không có ý thức vệ sinh phù hợp. Mầm bệnh có khắp nơi”.
Mắc bệnh hen và bị thương ở chân, Ronald nằm trong số khoảng 100 tù nhân được trả tự do để giảm bớt số tù nhân trong trại và tránh một cuộc khủng hoảng dịch.
Tại Rikers, đã có hơn 360 ca nhiễm virus corona. Cả phạm nhân lẫn giám thị trại giam đều phàn nàn về tình trạng thiếu trang thiết bị : “Nước và xà phòng, đó là tất cả những gì chúng tôi có, không có nước diệt khuẩn. Còn khẩu trang ư, chúng tôi có hai chiếc cho 14 người”.
Đối với bà Kristin Bruan, luật sư của ông Ronald, quản lý trại giam đã không chuẩn bị kỹ để xử lý một cuộc khủng hoảng như vậy. Bà nói : “Ví dụ, một trong số các vấn đề, đó là khi một người bị nhiễm virus corona, họ bị cách ly. Nhưng nếu một tù nhân khác bị hắt hơi hoặc ho, người này cũng bị cách ly chung với những người nhiễm Covid-19, trong khi thực tế người đó không bị nhiễm”.
Luật sư Kristin Bruan đang đấu tranh để một tù nhân khác là thân chủ của bà được trả tự do. Peter kể lại những căng thẳng giữa các tù nhân khi họ cố tìm cách phòng tránh. Ông nói : “Họ sẵn sàng đánh nhau. Tôi sợ, tôi tự nhủ rằng họ sẽ để chúng tôi chết ở đây”.
Thứ Bẩy 18/04, thống đốc bang New York khẳng định thêm 200 tù nhân sẽ được thả và bị quản thúc tại gia nhằm kiềm hãm dịch bệnh ở Rikers Island.
Mỹ : Bộ Quốc Phòng
gia hạn lệnh cấm di chuyển nhân sự
Anh Vũ
Theo AFP, hôm qua, 18/04/2020, Lầu Năm Góc thông báo kéo dài cho đến ngày 30/06 lệnh ngừng toàn bộ các hoạt động di chuyển binh sĩ và nhân viên thuộc bộ Quốc Phòng trên toàn thế giới.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 20/04, ông Matthew Donovan, thứ trưởng Quốc Phòng phụ trách nhân sự cho biết.
Để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan trong quân đội, cuối tháng Ba vừa qua, bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã ra lệnh ngừng trong vòng 2 tháng mọi hoạt động di chuyển nhân viên dân sự, quân nhân thuộc bộ và gia đình của họ đang sống cùng ở nước ngoài. Lệnh hết hạn trong cuối tháng Năm, như vậy sẽ được kéo dài thêm một tháng.
Tuy nhiên, các bộ chỉ huy ở địa phương, tùy theo tình hình thực địa, có thể cho phép việc hồi hương các quân nhân đã được triển khai. Trong một cuộc họp qua điện thoại, ông Donovan cho biết : « Chỉ thị mới vẫn cho phép các hoạt động triển khai hay tái bố trí quân và cho phép các nhân viên đã đi công tác trở về căn cứ đóng quân ».
Tính đến ngày 17/4, có gần 3.000 binh sĩ, cũng như hơn 1.860 người gồm nhân viên dân sự và nhà thầu thuộc diện bộ Quốc Phòng Mỹ quản lý dương tính với Covid-19, trong đó 2 người tử vong (1 quân nhân dự bị Vệ Binh Quốc Gia và 1 thủy thủ tàu sân bay Theodore Roosevelt), 44 quân nhân khác phải nhập viện.
Quanh câu chuyện ‘điều tra WHO’ và ‘kiện Trung Quốc’
Không chỉ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cần bị rọi đèn mà Trung Quốc cũng phải có chịu trách nhiệm về các thất bại của họ liên quan đến dịch virus corona, một cựu quan chức tình báo, ngoại giao Anh vừa lên tiếng.
Sir John Sawers, cựu đại sứ Anh ở Liên hiệp quốc, cựu giám đốc cơ quan tình báo MI6 lên tiếng ngay sau khi Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump ra lệnh cắt ngân khoản cho WHO.
Trả lời đài BBC hôm 15/04/2020, ông Sawers, 64 tuổi, thừa nhận tại Mỹ đang có “cơn giận dữ sâu nặng về điều người Mỹ cho là Trung Quốc gây hại cho tất cả chúng ta” qua dịch virus corona.
“Trung Quốc đã né tránh rất nhiều trách nhiệm của họ về nguồn gốc virus, thất bại trong việc xử lý dịch giai đoạn đầu,” Sir John Sawers nói với chương trình Today của kênh BBC Radio 4 hôm thứ Tư, giờ Anh.
Tối hôm trước, tại Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút ngân khoản của Mỹ cung cấp cho WHO, cáo buộc tổ chức này “che đậy sự lây lan của virus corona khi nó bùng ra ở Trung Quốc”.
WHO bị ông Trump đổ tội là đã “thiên vị Trung Quốc”
Dù có nhiều ý kiến không đồng ý với cách làm của ông Trump đối với WHO vào lúc này, những lời chỉ trích tổ chức y tế thế giới đã nổi lên từ một thời gian qua.
Điều người ta nói đến là có phải WHO “thân Trung Quốc” hay không.
Phó thủ tướng Nhật Bản, Taro Aso đã lên tiếng nói rằng “có những người nay gọi WHO là Chinese Health Organization – Tổ chức Y tế Trung Quốc” vì “quan hệ gần gũi với Bắc Kinh”.
Còn Sir John Sawers, người lãnh đạo tình báo Anh từ 2009 đến 2014, đ̣ồng ý là “có sai lầm trong cách ứng phó thụ động của WHO trước chiến dịch gây rối thông tin (disinformation campaign) của Trung Quốc”.
Tuy thế, theo ông Sawers, ‘trách nhiệm phải thuộc về chính quyền Tập Cận Bình”.
Phê phán, và vận động kiện Trung Quốc
Dù Sir John Sawers nói Phương Tây “cần hợp tác với Trung Quốc để ngăn dịch Covid-19”, phát biểu của ông thể hiện một thái độ bất bình với Bắc Kinh đang ngày càng phổ biến trong chính giới Anh và Mỹ.
Theo trang The Times of London hôm 15/04, trước Sir John Sawers đã có cựu chủ tịch ủy ban đối ngoại Hạ viện Anh, ông Tom Tugendhat (dân biểu đảng Bảo thủ) không hài lòng về cách Trung Quốc loại Đài Loan ra khỏi cuộc chiến chống virus corona.
WHO cũng bị chỉ trích là lấy số liệu Bắc Kinh cung cấp để đánh giá tình hình chống Covid-19 của Đài Loan, mà không nhận số liệu trực tiếp từ chính quyền Đài Bắc, thực thể chính trị bị Bắc Kinh phủ nhận.
Ông Tugendhat nói với đài SkyNews ở Anh ông hiểu “lo ngại của tổng thống Trump” về WHO, và hỏi vì sao tổ chức nào “không thừa nhận thành công của Đài Loan” trong công tác chống Covid-19.
Hôm đầu tháng 4, một tổ chức nghiên cứu thuộc phái hữu ở Anh, The Henry Jackson Society, tung ra sáng kiến kiện Trung Quốc “vi phạm các nguyên tắc y tế quốc tế” trong cách xử lý dịch Covid-19.
Chiến dịch của tổ chức này được một số báo Anh và báo thiên hữu trên thế giới giới thiệu, nói về chuyện kiện Trung Quốc để đòi bồi thường 4 nghìn tỷ USD (3,2 nghìn tỷ bảng Anh).
Chỉ trong số tiền này thì Anh Quốc “phải được bồi thường thiệt hại” 449 tỷ USD, theo trang henryjacksonsociety.org.
Tuy thế, một số ý kiến trong giới luật gia Phương Tây cho rằng việc kiện chính phủ Trung Quốc là bất khả thi vì các chính quyền hợp pháp được quyền miễn tố theo luật quốc tế.
Trước khi ở Anh có ‘chiến dịch vận động kiện Trung Quốc” nói trên, đã có không ít tiếng nói khác nhau ở Phương Tây đòi kiện hoặc trừng phạt Trung Quốc bằng cách nào đó.
Stephen Carter viết trong mục Ý kiến trên trang Bloomberg ở Hoa Kỳ hôm 24/03/2020 rằng không thể nào kiện đích danh chính phủ Trung Quốc được, nhưng nếu các công ty Trung Quốc bị chứng minh là “không phải bộ phận của chính phủ, để hưởng chủ quyền miễn tố – sovereignty immunity” thì họ có thể là đối tượng của các vụ kiện tập thể (class actions) theo luật Hoa Kỳ.
Trong bài “Can China be sued over the coronavirus?” tác giả này viết:
“Chính quyền Trung Quốc trên thực tế đang đặt cược rằng họ sẽ không chịu nhận trừng phạt gì hết, vì chính trị sẽ là lá chắn bảo vệ họ. Nhưng người ta có thể đặt câu hỏi điều đó sẽ còn đúng hay không. Cả thế giới đang thiệt hại hàng nghìn tỷ đô la vì chế độ Trung Quốc liều ẩu. Va chạm kinh tế với Trung Quốc sẽ còn kéo dài, rất dài. Có thể các lãnh đạo quốc tế sẽ phải có hành động nào đó.”
Mới đây nhất, có vẻ chính giới Hoa Kỳ đang tìm cách ra luật để kiện được Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ Josh Hawley (Đảng Cộng hòa, bang Missouri) công bố dự luật ông soạn, mang tên “Luật Công lý cho nạn nhân Covid-19 – “Justice for Victims of COVID-19 Act” nhằm trao cho Bộ Ngoại giao thẩm quyền điều tra các Trung Quốc xử lý dịch và tìm cách đòi bồi thường từ chính phủ Trung Quốc cho các bệnh nhân hoặc thân nhân của người đã tử vong vì virus corona.
Điều đáng chú ý là luật này, nếu được thông qua, sẽ cho phép công dân Mỹ “kiện đích danh Đảng Cộng sản Trung Quốc”, một tổ chức chính trị, vì dịch virus corona.
Được biết bên ngoài Anh và Mỹ cũng có một vài sáng kiến, chiến dịch kiện Trung Quốc nhưng hiện mới chỉ là tin tức trên báo chí.
Đầu tháng 4, các báo ở Trung Đông đưa tin luật sư Mohamed Talaat ở Cairo nói ông kiện chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, đòi bồi thường 10 tỷ USD cho Ai Cập vì Trung Quốc “chế tạo và phát tán virus corona”.
Tuần này, một nhà vận động nhân quyền và tự do tôn giáo ở Ý, ông Massimo Introvigne, có bài “Đảng Cộng sản Trung Quốc hãy dè chừng, các luật sư sắp gọi” (Coronavirus: CCP Beware, the Lawyers Are Coming).
Ông Introvigne, cựu chủ tịch Observatory of Religious Liberty, cơ quan giám sát tự do tôn giáo thế giới do Bộ Ngoại giao Ý bảo trợ, nói cần phải kiện Đảng Cộng sản và chính phủ Trung Quốc vì “vi phạm nhân quyền” và vi phạm “quy định dịch tễ quốc tế” qua dịch virus corona.
Trong một bài viết cuối tháng 3, ông Massimo Introvigne đưa tin đã có luật sư Mỹ kiện chính phủ trung ương TQ và chính quyền tỉnh Hồ Bắc ra tòa án ở Nam Florida, Hoa Kỳ.
Tuy thế, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Anh, William Hague, hiện là thành viên Thượng viện, cho rằng Phương Tây “chẳng có cây gậy nào” để mà trừng phạt Trung Quốc về hành vi của Bắc Kinh.
Ông hỏi, “chúng ta thử tưởng tượng chuyện Trung Quốc để cho ai đó mở cuộc điều tra về chính họ” xem sao, theo Times of London.
Cùng lúc ông Hague kêu gọi Trung Quốc hợp tác để giúp tìm ra nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Ông Hague nói thế giới đang “khao khát tìm sự thật”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34195-quanh-cau-chuyen-dieu-tra-who-va-kien-trung-quoc.html
Trump cảnh báo Trung Quốc về COVID-19
Tổng thống Donald Trump hôm 18/4 cảnh báo Trung Quốc rằng nước này sẽ đối mặt với các hậu quả nếu “biết rõ trách nhiệm” về đại dịch virus Corona.
“Nó có lẽ đã bị chặn đứng ở Trung Quốc trước cả khi nó bắt đầu và nó không [bị chặn], và cả thế giới đang phải chịu đựng vì nó”, ông Trump nói trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng.
Đây là lời chỉ trích mới nhất trong cuộc khẩu chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cho thấy căng thẳng gia tăng trong mối quan hệ giữa lúc các chuyên gia nói rằng cần có một mức độ hợp tác chưa từng có để đối phó với cuộc khủng hoảng về virus Corona.
“Nếu đó là một sai lầm, thì đó chỉ là một sai lầm. Nhưng nếu họ biết rõ trách nhiệm thì chắc chắn sẽ có các hậu quả”, ông Trump nói. Ông không cho biết chi tiết về các hành động của Hoa Kỳ.
Người Mỹ gốc Việt tham gia kiện Trung Quốc về đại dịch Corona
Ông Trump và các cố vấn cấp cao đã cáo buộc Trung Quốc thiếu sự minh bạch sau khi đại dịch corona bùng phát vào cuối năm ngoái ở thành phố Vũ Hán.
Tuần trước, ông Trump đã ngưng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới, cáo buộc cơ quan này “thiên về Trung Quốc”.
Washington và Bắc Kinh đã nhiều lần công khai chỉ trích lẫn nhau về virus Corona.
Ông Trump ban đầu ca ngợi Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình về cách đối phó virus Corona.
Nhưng ông Trump và các quan chức cấp cao khác cũng gọi virus Corona là “virus Trung Quốc”, và trong những ngày qua đã gia tăng chỉ trích Trung Quốc.
Hoa Kỳ cũng từng giận dữ bác bỏ chuyện quan chức Trung Quốc đổ lỗi cho quân đội Mỹ về nguồn gốc của virus.
Viêm phổi Vũ Hán – Những công kích của truyền thông
đối với ông Trump là thiên lệch và bất công
Trong một bài bình luận hôm 16/4 trên Fox News, ông David N. Bossie, chủ tịch tổ chức Citizens United, cho rằng những công kích của giới truyền thông đối với Tổng thống Trump về Dịch viêm phổi Vũ Hán là thiên lệch và bất công.
Từng là cựu lãnh đạo cơ quan điều tra thuộc Ủy ban Hạ viện Mỹ về Cải cách Chính phủ và Giám sát dưới thời chính quyền Clinton, ông Bossie nhận định “nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump là có tính lịch sử trên nhiều cấp độ”.
Theo ông Bossie, ứng cử viên Trump, người được cho là hoàn toàn ‘ngoại đạo về chính trị’, đã đánh bại [bà Hilary Clinton], một chính trị gia lão luyện có quyền lực lớn, để ‘tiến vào’ Nhà Trắng, khi không có ai cho rằng điều đó là có thể.
Ông Bossie chỉ rõ: “Tổng thống Trump tại Washington sau đó, đã vạch trần trò lừa bịp của Nga và ‘nhà nước ngầm’ thối nát đã bí mật do thám, dò xét trong chiến dịch tranh cử của ông”.
Ông Bossie cho rằng mặc dù đối mặt với các cuộc công kích không ngừng từ các phương tiện truyền thông tự do, nhưng các chính sách kinh tế ủng hộ tăng trưởng và niềm tin tuyệt đối của Tổng thống đối với người lao động Mỹ, đã mở ra “một trong những sự bùng nổ kinh tế lớn nhất trong lịch sử” nước Mỹ.
Theo ông Bossie, “do phải đối mặt với triển vọng khó khăn trong năm bầu cử tổng thống, khi mà ông Trump đạt được tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục, và tạo ra nhiều việc làm mang tính lịch sử, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (bang California), cùng với kẻ bợ đỡ là hạ nghị sĩ Adam Schiff (bang California), sau đó đã dựng lên một câu chuyện bịa đặt chính trị quá mức, về một cuộc gọi điện thoại thường lệ giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Ukraine. Sự bôi nhọ đáng xấu hổ này của họ đã bị thất bại”.
Ông Bossie lưu ý hiện đã gần 5 năm kể từ khi ông Trump quyết định ra tranh cử và trở thành tổng thống, các phương tiện truyền thông tự do thiên lệch đã quyết định triệt hạ ông ấy kể từ ngày đó. Đáng buồn thay, “nỗ lực này tiếp tục cho đến ngày hôm nay, với việc họ đưa tin về phản ứng của ông Trump đối với đại dịch COVID-19”.
Theo ông Bossie, vì luôn có sự thiên lệch của giới truyền thông, Tổng thống Trump đã vạch trần nó theo cách không ai khác có thể làm.
“Sự căm ghét của giới truyền thông tự do đối với ông Trump đã cho thấy rõ ràng rằng nhiều người được gọi là nhà báo, vốn nhắm vào ông ấy, chính là những kẻ hoạt động chính trị. Đây là lý do tại sao tổng thống chiến đấu với các phương tiện truyền thông hàng ngày”, ông Bossie nhận định.
Các phương tiện truyền thông chống ông Trump đã biến thành phe đối lập. Họ công kích, phê phán bất cứ quyết định nào của tổng thống.
“Đây không phải là báo chí, và tổng thống đã đúng khi chỉ trích giới báo chí, vốn đã từng được tôn trọng [trước đây]”, ông Bossie khẳng định.
Để minh chứng cho nhận định trên của mình, ông Bossie đưa ra một ví dụ về những phát biểu gần đây của Tổng thống Trump như “muốn mở lại nền kinh tế vĩ đại nhất trên Trái đất sau khi cuộc khủng hoảng virus corona tồi tệ đã ở phía sau chúng ta”. Tổng thống tuyên bố rõ ràng quyết định to lớn này sẽ được đưa ra sau khi tham vấn với các thống đốc bang. Tuy nhiên, ông Trump ngay lập tức bị công kích bởi các phương tiện truyền thông tự do, nói rằng ông Trump hành động như một vị quốc vương, đối lập với quyền của các tiểu bang.
Ông Bossie cho rằng đó là Hội chứng Quấy rối ông Trump tồi tệ nhất. Tổng thống luôn bị những nhà báo cánh tả và những người tự do vốn ủng hộ ‘chính phủ bao biện’, đẩy vào tình thế nan giải.
“Cũng chính họ, những người luôn mong muốn quyền lực tập trung ở Washington, hiện đang ủng hộ quyền của các tiểu bang. Điểm lớn hơn là với mỗi quyết định mà ông Trump đưa ra để chống lại dịch viêm phổi Vũ Hán, các phương tiện truyền thông lại đưa ra một số lý do để phản đối quyết định này, cho dù nó như thế nào”, ông Bossie nhận xét.
Theo ông Bossie, khi tổng thống đưa ra thông báo của mình, các phương tiện truyền thông thiên lệch sẽ sử dụng ‘cùng một vở kịch cũ’. Các phóng viên có thể sẽ bỏ qua thực tế rằng quyết định của ông Trump đã được đưa ra với sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia, dựa trên khoa học và dữ liệu.
“Họ gần như chắc chắn sẽ phớt lờ thực tế rằng tổng thống đã vật lộn mạnh mẽ trong việc tìm ra cách đúng đắn, để giúp người dân Mỹ quay trở lại làm việc, trong khi chống lại làn sóng virus corona thứ hai. Và họ chắc chắn sẽ không dành cho ông Trump bất kỳ sự khen ngợi nào, bất kể ông ấy có quyết định phương pháp ‘mở cửa lại’ [nước Mỹ] trên quy mô quốc gia, khu vực hay từng tiểu bang”, ông Bossie nhận định.
Rất may, tổng thống có các công cụ truyền thông khác. Ông Trump có thể nói chuyện trực tiếp với người dân Mỹ tại các cuộc họp báo, hoặc trên phương tiện truyền thông xã hội và thông qua các phương tiện truyền thông ‘bảo thủ’.
“Truyền thông tự do miễn cưỡng đưa tin về các cuộc họp báo hàng ngày liên quan đến COVID-19 của tổng thống. Nó cho thấy các cuộc họp báo là một phương thức truyền thông cực kỳ hiệu quả đối với Tổng thống Trump, và những kẻ thù của ông trên các phương tiện truyền thông, đều ngậm đắng nuốt cay về điều đó”, ông Bossie bình luận.
Tin rằng người dân Mỹ nhận thấy sự thiên lệch của truyền thông tự do đối với Tổng thống Trump, ông Bossie khẳng định: “Cho dù bạn đã bỏ phiếu cho ông ấy trong năm 2016 hay không, bạn biết rằng ông Trump sẽ vượt qua các lực lượng đối lập ở Washington, đưa ra quyết định tốt nhất có thể cho đất nước và những người mà ông ấy yêu quý, bất kể đảng phái. Điều này được gọi là khả năng lãnh đạo”.
Theo ông Bossie, không ai có thể nghĩ rằng Thống đốc bang California, ông Gavin Newsom và Thống đốc New York, ông Andrew Cuomo – chứ đừng nói đến Thị trưởng thành phố New York, ông Bill de Blasio – sẽ ca ngợi bất cứ điều gì ông Trump đã làm. “Nhưng nó đang xảy ra. Tổng thống làm việc cho tất cả người Mỹ, không phải chỉ cho một số người dân”.
Ông Bossie cho rằng các phương tiện truyền thông tự do đã đưa mình vào tình thế khó khăn trong nhiệm kỳ tổng thống Trump. Việc đưa tin về virus corona có thể là thời điểm chấm dứt tình thế đó, nhưng tính ngoan cố tập thể của giới truyền thông không có điểm dừng. Thành viên của các phương tiện truyền thông chỉ đơn giản từ chối rút ra khỏi vòng xoáy chết người của họ.
“Chúng ta đang ở giữa một đại dịch toàn cầu chưa từng thấy trong 100 năm và truyền thông tự do vẫn bất công với ông Trump”, ông Bossie nhận định.
Theo ông Bossie, các phương tiện truyền thông tự do có kế hoạch bè phái, thiên lệch, và Tổng thống Trump đang cố gắng để đảm bảo mọi người đều biết điều đó. Họ chán ghét ông Trump vì ông ấy đang chiến thắng, và họ sợ chết khiếp khi nghĩ đến ‘tình trạng mơ ngủ’ của [cựu phó tổng thống Mỹ] Joe Biden, [ứng cử viên tương lai của đảng Dân chủ] trên sân khấu tranh luận với ông Trump vào tháng 10 tới.
“Các phương tiện truyền thông tự do đã cố gắng triệt hạ vị tổng thống này từ năm 2015, và đã thất bại thảm hại. Với việc đưa tin tiêu cực về phản ứng của ông Trump đối với cuộc khủng hoảng COVID-19, họ sẽ lại thất bại”, ông Bossie kết luận.
Theo Fox News
Duy Nghĩa dịch và biên tập
Hải quân Mỹ không ngại tàu sân bay TQ ở Biển Đông
Dù đang có đến 4 tàu sân bay phải ngưng hoạt động vì dịch Covid-19, nhưng Hải quân Mỹ vẫn có đủ các biện pháp đối phó Trung Quốc ngay cả khi nước này đưa tàu sân bay Liêu Ninh xuống Biển Đông tập trận, theo báo Mỹ.
Trong bài báo có tựa đề A few reasons why China’s navy gloating is badly misplaced (tạm dịch: Vài lý do cho thấy sự hả hê của hải quân Trung Quốc là không đúng chỗ) đăng trên tờ Washington Examiner ngày 16.4 , cây bút Tom Rogan, chuyên bình luận các vấn đề quốc tế, cho hay Trung Quốc muốn mọi người biết rằng đội tàu sân bay Liêu Ninh đang triển khai trên biển và hải quân Mỹ hiện không có khả năng triển khai bất kỳ đội tàu sân bay nào ở Châu Á – Thái Bình Dương.
Thậm chí tờ Hoàn Cầu thời báo còn nói rằng hải quân Mỹ “không thể che giấu tình trạng yếu kém hiện tại”.
Hải quân Mỹ hiện có 4 tàu sân bay bị gián đoạn hoạt động do có thủy thủ nhiễm bệnh Covid-19, gồm các tàu USS USS Theodore Roosevelt, USS Ronald Reagan, USS Carl Vinson và USS Nimitz. Trong đó tàu USS Theodore Roosevelt, hiện đang cập cảng tại đảo Guam, bị ảnh hưởng mạnh nhất với 585 thủy thủ nhiễm Covid trong số hơn 4.000 người trên tàu. Còn tàu USS Ronald Reagan đang neo tại quân cảng Yokosuka (Nhật Bản).
Như vậy hiện tại khu vực tây Thái Bình Dương không có đội tàu sân bay nào của Mỹ hoạt động.
Tuy nhiên bài báo của ông Tom Rogan đưa ra một số lý do bác bỏ nhận định “hải quân Mỹ yếu kém”.
Đầu tiên, theo bài báo, việc nói hải quân Mỹ yếu kém là sai lầm. Trong khi Covid-19 khiến một số tàu sân bay Mỹ phải nằm ở cảng, thì vẫn còn nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry Truman tại Bắc Đại Tây Dương, và nhóm tàu sân bay USS Eisenhower ở Biển Ả Rập để ứng phó Iran. Tuy nhiên Mỹ khi cần có thể điều nhóm tàu sân bay Eisenhower đến Biển Đông trong vòng chưa đầy 1 tuần.
Để đối phó Iran, Mỹ còn có các đơn vị không quân và các tàu ngầm mang tên lửa hành trình tại khu vực này. Hơn nữa, hải quân Mỹ còn có tàu tấn công đổ bộ USS America mang theo các tiêm kích tàng hình F-35B đang hoạt động ở biển Hoa Đông.
Bài báo nhấn mạnh rằng lý do Trung Quốc không nên hả hê là việc triển khai tàu sân bay Liêu Ninh (xuống Biển Đông để tập trận – NV) không hoàn toàn biểu hiện cho sức mạnh mà Trung Quốc tuyên bố. Theo tác giả, trong khi hải quân Trung Quốc có một vài chiến hạm hiện đại, đặc biệt là về khả năng phòng không, thì Liêu Ninh chỉ là chiếc tàu sân bay duy nhất đang hoạt động. Và sự thật là nhóm tàu Liêu Ninh đang di chuyển trên Biển Đông nhưng khó mà kiểm soát được vùng biển này.
Tuy gặp nhiều vấn đề với dịch Covid-19, nhưng hải quân Mỹ vẫn duy trì các năng lực đã triển khai để đảm bảo hải quân Trung Quốc khó mà gây tổn hại cho Mỹ.
Đó là việc các máy bay trinh sát của hải quân và không quân Mỹ đang theo dõi, giám sát chặt nhóm tàu Liêu Ninh. Nhưng mối đe dọa mạnh mẽ nhất của hải quân Mỹ với Trung Quốc lại đến từ các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và từ 31 chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công thuộc Lực lượng tàu ngầm khu vực Thái Bình Dương. Trong đó có 4 tàu ngầm đóng tại Guam và chỉ mất 2 ngày là đến được giữa Biển Đông.
Những tàu ngầm hạt nhân này có khả năng hoạt động gần, thậm chí cực gần đội tàu Trung Quốc mà hầu như không bị phát hiện. Và các tàu này còn trang bị loại ngư lôi Mark-48 mới nhất, có thể khiến chiếc Liêu Ninh tê liệt.
Bài báo cũng nhận xét Liêu Ninh không phải là tàu sân bay hoàn hảo. Cải tạo từ một tàu sân bay chưa hoàn tất thời Liên Xô, tàu Liêu Ninh chỉ có 2 mục đích: gia tăng niềm tự hào cho quân đội Trung Quốc, và để cho đội ngũ thủy thủ và phi công trên tàu có kinh nghiệm hoạt động trên biển nhằm phục vụ trên các tàu sân bay mới đóng sau này.
Và những hạn chế của tàu Liêu Ninh còn ở thiết kế sàn tàu hếch lên đằng mũi đã làm giảm tầm hoạt động của loại máy bay J-15 trên tàu; hạn chế về tiếp liệu, hạn chế về các thiết bị chỉ huy điều khiển…; dù hiện Trung Quốc có tàu khu trục lớp Type 055 trang bị các cảm biến tối tân, nhưng mới chỉ có 1 chiếc vừa đưa vào hoạt động.
Bài báo kết luận rằng tuy hải quân Mỹ đang gặp vấn đề trong ngắn hạn, nhưng sự kiêu căng hiện tại của hải quân Trung Quốc đang đặt sai chỗ!
Xem tiêm kích tàng hình F-35B cất và hạ cánh trên tàu tấn công đổ bộ USS America, trên biển Philippines ngày 31.3.2020 (nguồn: Hải quân Mỹ)
http://biendong.net/bi-n-nong/34202-hai-quan-my-khong-ngai-tau-san-bay-tq-o-bien-dong.html
Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngừng ‘bắt nạt’ ở Biển Đông
Hải Lam
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 18/4 kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt hành vi bắt nạt ở Biển Đông, đồng thời bày tỏ quan ngại về những hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với hoạt động phát triển dầu khí ngoài khơi.
“Mỹ quan ngại trước thông tin về những hành động khiêu khích liên tiếp của Trung Quốc nhắm vào hoạt động phát triển dầu khí ngoài khơi của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền” ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Mỹ trả lời Reuters khi được hỏi về sự hiện diện của tàu Hải dương Địa chất 8 ở vùng biển Malaysia.
Tuyên bố cũng cho biết: “Trong trường hợp này, (Trung Quốc) nên chấm dứt hành vi bắt nạt của mình, đồng thời ngừng hoạt động khiêu khích và gây bất ổn”.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, các hành động của Trung Quốc đe dọa an ninh năng lượng, cũng như làm suy yếu thị trường năng lượng tự do và rộng mở tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Ba nguồn tin an ninh trong khu vực nói với Reuters hôm 17/4 rằng một tàu khảo sát của Trung Quốc đang theo dõi tàu thăm dò dầu khí do công ty Petronas của Malaysia điều hành ngoài khơi nước này.
Dữ liệu ngày 18/4 của Marine Traffic, trang chuyên theo dõi hành trình tàu, cho thấy tàu Hải dương Địa chất 8 vẫn ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia. Một nguồn tin an ninh Malaysia cho biết tàu khảo sát này đã được khoảng 10 tàu Trung Quốc hộ tống vào ngày 17/4, trong đó có tàu dân quân biển và tàu hải cảnh.
Trước đó, Reuters hôm 14/4 dẫn thông tin từ Marine Traffic cho biết tàu Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã xuất hiện tại vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 158 km.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-keu-goi-trung-quoc-ngung-bat-nat-o-bien-dong.html
Mỹ đình chỉ viện trợ WHO: Cuộc cạnh tranh với TQ?
Ý định thực sự của ông Trump phía sau ý định cắt tiền viện trợ của WHO có phải muốn Trung Quốc đóng góp nhiều hơn?
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/4 tuyên bố về việc tạm đỉnh chỉ tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong lúc dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp
Tuyên bố này đã đặt ra mối lo ngại về khả năng hoạt động của WHO sau khi người Mỹ cắt giảm toàn bộ số tiền hoạt động khoảng 400- 500 triệu USD.
Tuy nhiên, theo thông tin được ông Gennady Gatilov Đại diện thường trực của Nga tại Văn phòng Liên Hợp Quốc Geneva, khoản đóng góp hàng năm của Chính phủ Mỹ ở khoảng là khoảng 120 triệu USD, tương đương 22%. Các quỹ của Mỹ và các tổ chức phi chính phủ mới là các nhà tài trợ lớn của tổ chức WHO.
Đóng góp từ Chính phủ Mỹ cho WHO đã dao động từ 107- 119 triệu USD trong thập kỷ qua. Mỹ cũng đã thực hiện các khoản đóng góp tự nguyện bổ sung, từ 102 – 401 triệu USD/năm, đa phần là từ các quỹ từ nhiện cũng như các tổ chức phi chính phủ của Mỹ.
Như vậy, nếu xét về khoản đóng góp được định sẵn cho mỗi thành viên, Chính phủ Mỹ đã chi hơn gấp đôi so với quốc gia đóng góp thứ 2 là Trung Quốc chứ không gấp 10 lần như cách nói “gộp” của nhiều người. Trong khi đó, Tổng thống Trump cho rằng, dù Mỹ đóng góp nhiều hơn, các quyết định mà WHO đưa ra đều đang chịu sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Các quỹ từ thiện và tổ chức phi chính phủ đóng góp phần lớn cho ngân sách của WHO.
“Vì lý do nào đó, WHO – tổ chức có được tài trợ phần lớn từ Mỹ nhưng lại đang hướng về Trung Quốc. Chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này” – Tổng thống Trump nói trong cuộc họp báo.
Một điều đáng chú ý trong tuyên bố chỉ trích WHO cũng như quyết định tạm đình chỉ viện trợ cho tổ chức này là ông Trump nhằm vào cách WHO hoạt động không tròn nghĩa vụ cơ bản của họ là chịu trách nhiệm về đại dịch xuất phát ở Trung Quốc và khi nó đã nhanh chóng lây lan ra toàn thế giới.
Sự chần chừ của WHO đã thực sự khiến đại dịch trở nên phức tạp hơn. Cũng cần chú ý rằng, tại tổ chức này có sự tham gia của đông đảo cố vấn chuyên gia của Mỹ và Washington cũng đã áp dụng các biện pháp nghiêm khắc khi đưa công dân từ vùng dịch Trung Quốc hồi hương ngay từ đầu.
Điều này lý giải cho những chỉ trích của ông Trump nhằm vào giới lãnh đạo của WHO. Khi sự đóng góp bắt buộc không cân bằng, quyết định cần phải đưa ra thật sáng suốt.
Khi được hỏi tại sao lại chọn thời điểm hiện tại để cắt ngân sách dành cho WHO, Tổng thống Trump khẳng định Mỹ đã có các vấn đề với WHO trong nhiều năm nay và lẽ ra nên làm điều đó từ cách đây rất lâu. Ông Trump cũng cho biết chính quyền của ông sẽ tiến hành một cuộc điều tra “kỹ lưỡng” kéo dài từ 60-90 ngày xung quanh các khoản viện trợ của Mỹ.
Theo ông Trump: “Đây là giai đoạn đánh giá nhưng trong thời gian đó, chúng tôi sẽ dừng tất cả các khoản đóng góp cho WHO. Chúng tôi sẽ dành khoản tiền đó và chuyển nó cho những khu vực cần nhất”.
Tuyên bố của ông Trump không rõ ràng song nó cho thấy ông đã ẩn ý về việc Trung Quốc cũng phải có sự đóng góp cho tổ chức thế giới này tương đương như Mỹ đang làm nếu họ muốn giành quyền “định hướng” hay phát ngôn thay mặt cho tổ chức.
Những người ủng hộ ông Trump đã chỉ ra rằng WHO phạm phải những sai lầm từ ban đầu, khiến cho tình hình dịch bệnh tại nước Mỹ cũng như trên thế giới ngày càng tồi tệ hơn.
Ngược lại, những người phản đối quyết định của ông Trump phân tích, hành động cắt giảm ngân sách hỗ trợ WHO sẽ ảnh hưởng xấu đến công tác ngăn ngừa đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, trong đó có Mỹ.
Mỹ khó chấp nhận Trung Quốc đóng góp ít cho ngân sách của WHO nhưng có thể tác động đến lãnh đạo tổ chức.
Sau khi Mỹ tuyên bố ngừng viện trợ cho WHO, hôm 16/4, Quỹ từ thiện của vợ chồng Bill Gates đã tuyên bố tài trợ WHO thêm 150 triệu USD.
Vợ của tỷ phú Bill Gates, bà Melinda Gates cho biết về khoảng tài trợ: “Chúng ta hiện giờ cần sự phối hợp toàn cầu để chống lại đại dịch, rút viện trợ cho WHO thời điểm này vốn hoàn toàn vô nghĩa. Trong khi việc cần giải quyết ở các nước châu Phi và Nam Á đang nhiều vô kể, đó là lý do chúng tôi tăng viện trợ”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34198-my-dinh-chi-vien-tro-who-cuoc-canh-tranh-voi-tq.html
Kỹ năng giúp sinh tồn trong cái lạnh cùng cực
William ParkBBC Future
Heimaey là hòn đảo lớn nhất của Quần đảo Westman, một quần đảo nằm về phía nam Băng Đảo chủ yếu là nơi sinh sống của hải âu.
Trên bán đảo Stórhöfði, tại điểm cực nam của Heimaey là một mũi đất nhô ra giữa Đại Tây Dương. Trạm thời tiết địa phương ở đây cho rằng đây là một trong những nơi nhiều gió nhất ở châu Âu.
Chính tại đây, vào đầu giờ ngày 12/3/1984, chàng trai Guðlaugur Friðþórsson, 23 tuổi, bước té lên té xuống để tìm người cứu.
Đôi chân trần của anh đang chảy máu từ những vết cắt sâu do đá núi lửa nằm dưới lớp tuyết gây ra, quần áo anh ướt sũng nước biển và đóng băng trên người.
Lẽ ra anh đã chết nhiều lần rồi, nhưng có gì đó ở sâu thẳm bên trong Friðþórsson đã đẩy anh về phía trước.
Bầu trời đêm thật trong và lạnh. Nhiệt độ không khí là -2 độ C nhưng với sức gió mạnh nên cảm thấy lạnh hơn nhiều. Bất chấp nhiệt độ lạnh cóng, anh dừng lại ở một bồn tắm được đổ đầy nước cho cừu uống để nghỉ ngơi một chút.
Nguy cơ mất nước
Đấm vỡ lớp băng dày hàng centimet, anh bắt đầu há miệng uống ừng ực nước trong máng.
Lạ lùng là tìm uống nước đá lạnh lại là mối quan tâm hàng đầu vào lúc như thế.
Nhưng mất nước là mối lo đáng ngạc nhiên trong môi trường lạnh vì không khí ở nhiệt độ dưới 0 về cơ bản là đông khô.
Không có hơi ẩm trong không khí, khi thở ra, chất lỏng cần thiết cho sự sống từ trong phổi bị mất đi. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể thấy hơi thở của mình lơ lửng trong không trung vào đêm lạnh.
Nhưng cái lạnh cũng làm chai cảm giác khát của chúng ta, và điều đó có nghĩa là nhiều người không uống đủ nước.
Nếu bạn đang bỏ mọi sức lực để giữ ấm và vì vậy phải thở mạnh, việc này có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước.
“Thường có rất nhiều vấn đề khi cái lạnh đi kèm với sự mất nước,” Mike Tipton, giáo sư sinh lý học tại Đại học Portsmouth, nói.
Tuy nhiên, sau khi tìm thấy nước ngọt, mất nước không còn là vấn đề lớn nhất đối với Friðþórsson nữa.
Nguy cơ bị hạ thân nhiệt
Quần áo ướt nhanh chóng làm cho tình trạng của anh trở nên tệ hơn, khiến anh có nguy cơ bị hạ thân nhiệt vốn xảy ra khi nhiệt độ lõi cơ thể giảm xuống dưới 35 độ C.
Trong khi vận động, anh ấy có thể giữ cho nhiệt độ trong cơ thể cao. Nhưng khi dừng lại để uống nước, nguồn nhiệt của anh – do sự vận động của cơ bắp tạo ra – đã bị đứt đoạn. Mặc dù vẫn còn năng lượng, anh phải tiếp tục di chuyển.
“Một người ở trong trời lạnh không nhất thiết phải là một người lạnh,” Tipton nói.
“Nếu bạn tiếp tục di chuyển và được giữ nhiệt hợp lý, bạn sẽ tạo ra đủ nhiệt để giữ ấm. Ở mức vận động tối đa, bạn giống như đang đốt ngọn lửa 2kW. Khi bạn vận động nặng một cách hợp lý, bạn có thể vận động trong trời lạnh chỉ với quần short và áo phông. Ngay cả khi bạn rùng mình, về cơ bản bạn vẫn đang vận động nhẹ.”
Những người sống ở địa hình cao có thể khó khăn hơn trong việc vận động. Tipton nói rằng những người leo núi Everest có thể chỉ có thể chỉ bước nổi một bước sau mỗi 10 giây. Ở mức độ vận động như thế, mức nhiệt được tạo ra là ở mức tối thiểu, vì vậy khó mà giữ ấm được.
Có rất nhiều dữ liệu về người leo núi chịu không nổi cái lạnh ở độ cao, thường là vì liên lạc vô tuyến có thể được duy trì cho đến khi họ bất tỉnh.
Trong câu chuyện đau thương của những nhà leo núi bị mắc kẹt trên đỉnh Lenin trong trận bão tuyết hồi năm 1974, khoảnh khắc cuối cùng của họ đã được truyền đạt đến trại căn cứ.
Nhóm leo núi, do Elvira Shatayeva dẫn đầu, lúc đó cố gắng trở thành nhóm leo núi toàn nữ đầu tiên leo lên ngọn núi này, nằm ở Tajikistan ngày nay.
Khi họ thấy lạnh hơn, suy nghĩ của họ ngày càng mất phương hướng và họ đã nói họ trở nên yếu đuối như thế nào: “Một người nữa vừa chết,” Shatayeva được ghi âm trong một trong những tin nhắn cuối cùng của cô. “Tôi không còn đủ sức để nhấn nút phát tin nữa.”
Mặc dù có bằng chứng cho thấy sức nóng cực độ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của con người, nhưng tác động của cái lạnh cùng cực, nếu có, đối với nhận thức của chúng ta lại không rõ như thế.
Trong một bài nghiên cứu, con người chỉ cần ngâm trong nước lạnh 2-3 độ C trong ba phút (đủ thời gian để hình thành và vượt qua phản ứng sốc lạnh) là đã bị suy giảm trí nhớ tạm thời nhưng được cải thiện ở các khu vực khác, như sự tỉnh táo.
Một nghiên cứu khác cho thấy những ai bị làm cho gần đến mức hạ thân nhiệt (nhiệt độ lõi cơ thể giảm xuống 35,5 độ C) không hề bị suy giảm chức năng nhận thức.
Có vẻ như bộ não của chúng ta đối phó với cái lạnh tốt hơn nhiều so với cái nóng.
Điều này là do các chiến lược sinh tồn của cơ thể chúng ta xoay quanh việc giữ cho các cơ quan quan trọng của chúng ta hoạt động bằng cách đánh đổi và hy sinh các cơ quan ít thiết yếu hơn.
Tất nhiên, cơ quan thiết yếu trên hết là bộ não của chúng ta.
Cho đến khi Shatayeva và những người bạn đồng hành của cô gặp vấn đề về nhận thức, có lẽ các cơ quan khác trong cơ thể họ đã ngừng hoạt động.
Cơ thể chúng ta rất giỏi trong việc giảm lưu thông máu đến tay và chân, thông qua một quá trình gọi là co mạch, để duy trì nhiệt độ lõi cơ thể. Nhưng khi làm như vậy, chúng ta hy sinh nhiệt ở những điểm xa đó của cơ thể.
Mô người đóng băng ở khoảng -0,5 độ C. Khi chất lỏng trong các mô của chúng ta bắt đầu đóng băng, thành tế bào bị vỡ dẫn đến hoại tử hoặc chết tế bào. Chúng ta gọi đây là tê cóng.
Tại sao lại thấy nóng?
Tuy nhiên, việc đến cái chết vì bị hạ thân nhiệt rõ ràng là có thể tạo ra những điều kỳ lạ đối với tâm trí.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, những người bị lạnh cực độ dường như cảm thấy nóng trong người trong khoảnh khắc cuối cùng trước khi chết.
Một số thi thể của nạn nhân chết vì bị hạ thân nhiệt được tìm thấy chỉ mặc quần áo một phần, hoặc thậm chí cởi hết đồ ra, trong một hiện tượng được gọi là ‘cởi đồ phi lý’.
Có thể là vào những giây phút cuối cùng trước khi chết, cơ chế giữ máu bên dưới lớp mỡ của chúng ta dừng hoạt động, khiến máu dồn lên bề mặt da và mang lại cảm giác như tràn ngập hơi ấm. Trên thực tế, nạn nhân đột nhiên mất lượng nhiệt lớn. Cởi quần áo chỉ đẩy nhanh tốc độ họ lao đến với cái chết.
Hầu hết các trường hợp này (67% nam giới và 78% phụ nữ) là những người đã uống rượu bia, vốn được biết là ức chế phản ứng điều chỉnh thân nhiệt của chúng ta.
Trong các trường hợp tử vong khác thường khác do hạ thân nhiệt, các nạn nhân được tìm thấy nằm trốn trong tủ quần áo hoặc dưới gầm giường.
Hiện tượng này được gọi là ‘hội chứng trốn và chết’ hoặc đôi khi là ‘đào hang lần cuối’, mặc dù cực kỳ hiếm gặp các trường hợp đào hang.
Giống như cởi đồ phi lý, có vẻ như trong những giây phút cuối cùng trước khi chết, các nạn nhân đã bị chế ngự bởi sự rối loạn tâm trí. Khoảng một phần tư những nạn nhân này cũng cởi quần áo trước khi tìm chỗ trú ẩn.
Một vài người bị phát hiện đông cứng đến chết trong khi cởi bỏ quần áo thường là bị như vậy khi trên đường đi bộ về nhà vào ban đêm trong trang phục không phù hợp, đôi khi bị say xỉn.
Ba tuyến phòng thủ sinh tồn
Đối với bất cứ ai đang đối mặt sự sống còn, có ba tuyến phòng thủ trước cái lạnh.
“Quần áo hoặc thiết bị là tuyến phòng thủ đầu tiên, nơi trú ẩn là tuyến thứ hai và tuyến thứ ba là lửa,” Jessie Krebs, cựu huấn luyện viên chương trình Sere, tức đào tạo về Sinh tồn, Né tránh, Kháng cự và Trốn thoát của Không quân Mỹ, giải thích.
“Mọi người sẽ tìm lửa sưởi ấm trước tiên mà bỏ qua chuyện quần áo, đó là một sai lầm. Nếu không thành công, họ sẽ chết khi đang cố gắng nhóm lửa.”
Đây là tình huống mà nhà thám hiểm 30 tuổi Tyson Steele đã đối mặt vào cuối năm 2019.
Tuyết dày phủ kín góc rừng hẻo lánh của Thung lũng Susitna nơi có túp lều của Steele. Anh ngủ cuộn trong chăn ấm trước nhiệt độ đóng băng bên ngoài trong khi tàn dư của ngọn lửa rực sáng trong lò củi.
Một đốm than hồng nhỏ bay lên theo ống khói và rớt xuống tấm bạt, vốn chủ yếu làm nên phần mái của túp lều và âm ỉ cháy. Ngửi thấy mùi cháy, Steele lao ra ngoài thì thấy ngọn lửa bùng phát từ mái nhựa. Chỉ trong vòng vài phút, toàn bộ túp lều bốc cháy.
Đó là khởi đầu của hành trình gian khổ ba tuần của Steele, vốn bị mắc kẹt cách thị trấn gần nhất 20 dặm trong điều kiện nhiệt độ âm ở vùng hoang dã Alaska. Trong vòng khoảng 20 ngày sau đó, anh phải đối mặt với cuộc chiến đấu giữ ấm và sống sót với hy vọng sẽ có người tới giải cứu.
Không thể đi xa trong lớp tuyết dày, kế hoạch của anh là ở yên tại chỗ, mà trong hoàn cảnh đó không phải là kế hoạch tồi.
Sau quần áo, nơi trú ẩn là cái tiếp theo trong thang bậc phòng tuyến chống lại cái lạnh. Anh đào bới tìm lại đồ hộp và chăn, dựng một chỗ trú ẩn từ những mảnh vỡ của túp lều và đốt lửa.
Vào lúc này, triển vọng của Steele khá tích cực; ba tuyến phòng thủ của anh đâu ra đó đàng hoàng. Anh dậm chân trên tuyết để viết lời nhắn cấp cứu bên cạnh túp lều và chờ đợi giúp đỡ.
“Nếu biết rằng người ta sẽ đến giúp đỡ bạn, thì đào một cái hố trong tuyết và ở yên tại chỗ sẽ tốt hơn cho bạn,” Tipton nói.
“Mọi người ở Canada nói rằng tất cả những gì bạn làm là ở yên cho đến chết vì sẽ không có ai tìm ra bạn. Nhưng nếu bạn khỏe mạnh và có thức ăn, nếu bạn gửi đi thông điệp cầu cứu và bạn biết rằng mọi người sẽ đến, thì sẽ tốt hơn cho bạn nếu đào hố trong tuyết và không đi vào nơi có bão tuyết.”
Khi còn ở trong lều, anh vẫn thường xuyên liên lạc với gia đình và đăng bài lên mạng xã hội. Nhưng khi không còn ai nghe tin tức gì về anh nữa, gia đình anh càng lúc càng lo lắng.
May mắn thay cho Steele, sự im lặng của anh đã khiến mọi người để ý và cuối cùng nó đã cứu anh, chứ không phải thông điệp cấp cứu của anh.
Dùng tín hiệu gì để kêu cứu?
“Tín hiệu SOS là điều mà hầu hết mọi người đều biết, nhưng nhược điểm là nó cong vẹo,” Krebs nói. “Đa phần cảnh vật tự nhiên là đường cong – những ngọn đồi, hồ và suối hình tròn, do đó các đường cong quyện vào nhau.”
Khi còn trong quân đội, Krebs được dạy dùng chữ ‘V’ để yêu cầu trợ giúp chung hoặc chữ ‘X’ để lên tiếng kêu cứu về y tế. Những đường thẳng dài nổi bật trên sườn đồi. Cũng mất ít thời gian hơn để vẽ hai đường thẳng dài 30 feet so với hai chữ S có móc và một chữ O, mỗi chữ cao 10 feet.
Steele sau đó thừa nhận anh không được huấn luyện chính thức về kỹ năng sinh tồn, nhưng đã học lóm được một số kiến thức từ YouTube. Một vài que diêm, một cây nến và một số vỏ cây bạch dương đã giúp anh nhóm lửa để anh có thể giữ cho mình khô ráo.
Có thể giữ được và sửa chữa quần áo là cần thiết để tăng cơ hội sống sót của bạn, Krebs nói.
Trong trường hợp xấu nhất, quần áo ướt có thể được vắt nước và đẩy qua lớp tuyết bột để tuyết thấm bớt nước. Nhưng trong trường hợp của Friðþórsson, anh ấy đã vượt xa điểm này rồi.
Friðþórsson bị rơi xuống biển ở phía đông bán đảo Stórhöfði khi chiếc tàu cá nhỏ của anh, Hellisey VE 503, gặp sự cố.
Vào lúc 10 giờ tối, lưới kéo trên tàu bị mắc kẹt dưới đáy đại dương khiến tàu bị lật úp nhanh đến mức không ai có thời gian gửi tín hiệu kêu cứu.
Năm ngư dân trên tàu đã rơi qua mạn thuyền xuống biển. Ba người trong số họ leo lên sống thuyền đánh cá bị lật, hai người còn lại không bao giờ nổi lên nữa.
Những người sống sót nhận thấy mình đang ở xa bờ khoảng ba dặm (5km) giữa biển lạnh 5-6 độ C. Một người trung bình sẽ sống sót trong nước lạnh hơn 6 độ C trong khoảng 75 phút. Ít có câu chuyện những người sống sót lâu hơn và nếu có cũng chỉ là giai thoại.
Trong các phòng thí nghiệm, các đối tượng thử nghiệm bắt đầu chịu tác động nghịch trong vòng 20 hoặc 30 phút trước khi họ được đưa ra ngoài. Bơi ba dặm ở vùng biển này sẽ mất nhiều tiếng đồng hồ.
Nước biển không thể nào thực sự lạnh như không khí. Nước biển đóng băng ở khoảng -1,9 độ C, nhưng xung quanh Băng Đảo vào tháng Ba, nhiệt độ nước biển chỉ ở trên mức đóng băng.
Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể bị tê cóng trong nước lạnh, nhưng điều này rất khó xảy ra.
Túi nhựa sinh tồn
Tuy nhiên, trên sống lưng của con tàu bị lật úp, nhiệt độ dưới mức đóng băng đã gây ra tai hại. Áo sơ mi, áo len và quần jean ướt của các ngư dân đã nhanh chóng làm tồi tệ thêm cái lạnh của họ. Ở yên không phải là một lựa chọn.
“Khi bạn ra khỏi nước, cơ thể bạn sẽ bị làm lạnh bằng bay hơi,” Tipton giải thích. “Đây là cách thật sự có tác dụng làm mất nhiệt cơ thể.”
Thường thì bạn sẽ muốn cởi đồ và mặc vào quần áo khô, nhưng trong trường hợp không có quần áo khô thì trèo vào bên trong một túi nhựa lớn sẽ giúp cơ thể giảm bị lạnh do bay hơi và do đối lưu.
“Nếu bạn làm cho ai đó bị ướt ở nhiệt độ 4 độ C và quần áo của họ đã ngấm một lít nước thì khi tất cả lượng nước đó bay hơi, nó sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể thêm 10 độ C,” Tipton nói.
“Nhưng nếu ở trong cùng một hoàn cảnh đó, họ chui vào một túi nhựa, họ có thể sử dụng cơ thể của mình để tăng nhiệt của nước. Nước bị nhốt lại trong túi nên nó không thể bay hơi đi. Như vậy họ sẽ dễ chịu thêm được gấp 20 lần.”
Không có túi nhựa sinh tồn, và bây giờ đứng giữa không khí lạnh với nước biển bốc hơi ra khỏi người, nguy cơ đóng băng vết thương lạnh của Friðþórsson là rất cao.
Sau một lúc cân nhắc, ba người đàn ông quyết định mạo hiểm bơi. Trong vòng 10 phút, hai người kia đã không chịu nổi cái lạnh. Tổng cộng, Friðþórsson mất sáu giờ để bơi vào đất.
Làm thế nào mà anh có thể chịu đựng lâu hơn nhiều so với bạn đồng hành của mình?
Đối với các ngư dân, vài phút đầu tiên sau khi rơi xuống nước là rất quan trọng. Nước lạnh làm mất nhiệt của cơ thể nhanh hơn không khí ở cùng nhiệt độ.
Những người nhanh chóng buông tay có lẽ đã không thể kiểm soát được phản ứng sốc lạnh. Thở hổn hển và hoảng loạn, họ hít nước vào trong. Trái lại, Friðþórsson có thể kiểm soát được hơi thở của mình.
Cuối cùng, Friðþórsson đến được một ngôi làng và khoảng 7 giờ sáng thứ Hai, anh gõ cửa nhà ai đó. Sau đó anh được xuất viện sau khi được điều trị vết cắt và mất nước. Không có dấu hiệu nào cho thấy anh bị hạ thân nhiệt cả.
Friðþórsson, hiện 58 tuổi, là một người đàn ông to lớn. Hồi ở độ tuổi đôi mươi, người đàn ông đó cao 193cm và nặng 125 kg. Một lớp mỡ dày khoảng 2,5 cm nằm dưới bụng anh. Mỡ cơ thể giữ cho anh cách nhiệt nhưng đồng thời cũng là một nguồn năng lượng quý giá.
Ngay cả khi như vậy, khả năng giữ ấm của anh là phi thường. Các nhà nghiên cứu tiến hành các thử nghiệm trên Friðþórsson sau hành trình gian khổ của anh kết luận rằng anh nhất định có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể gần như bình thường trong suốt quá trình bơi.
Bản tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-52284992
Virus corona: Năm cách để làm việc hữu hiệu từ nhà
Eleanor LawriePhóng viên Thương mại, BBC News
Hàng ngàn người có lẽ phải làm việc từ nhà lần đầu tiên trong đời do sự bùng phát của virus corona. Nhưng với những người khác, tuần lễ làm việc từ nhà cũng giống như bất kỳ tuần nào khác.
Khoảng 1,5 triệu người hiện đang làm việc tại nhà và điều này đang trở nên phổ biến hơn mọi lúc.
Vì vậy, nếu bạn không tự cô lập, nhưng được yêu cầu làm việc từ nhà, cách tốt nhất để duy trì hiệu quả và giữ tinh thần của bạn là gì?
1. Mặc quần áo chỉnh tề
Đối với một số người, viễn cảnh được mặc bộ đồ ngủ cả ngày là khía cạnh hấp dẫn nhất của làm việc từ nhà. Nhưng tắm rửa và mặc quần áo chỉnh tề sẽ không chỉ cải thiện trạng thái tinh thần của bạn, nó sẽ chuẩn bị cho bạn tâm lý bắt đầu làm việc.
Việc bạn có cần mặc trang phục đứng đắn của giới kinh doanh hay không phụ thuộc vào sở thích và tính chất công việc. Một số người thấy rằng mặc quần áo đứng đắn là điều hữu ích, và cũng thực sự hữu ích nếu họ cần tham dự những cuộc gọi qua video.
Nhưng đối với nhiều người khác, mục đích của việc mặc quần áo chỉnh tề là buộc phải tắm rửa và thay quần áo mà họ thường mặc trong lúc ngủ và nghỉ ngơi, ngay cả khi điều đó có nghĩa là chỉ cần thay đổi qua áo thun và quần jean.
Mặc quần áo chỉnh tề cũng làm tăng động lực rời khỏi nhà. Tương tự như vậy, thay ra khỏi quần áo đi làm khi bạn hết giờ làm việc giúp bộ não bạn hiểu rằng ngày làm việc đã kết thúc.
2. Thiết lập ranh giới
Nếu bạn đang làm việc cho một công ty, có lẽ bạn sẽ có thời khóa biểu và điều quan trọng là phải tuân thủ những điều này khi bạn làm việc từ nhà. Hãy sẵn sàng để bắt đầu một ngày của bạn cùng lúc như bạn thường đến văn phòng hoặc nơi làm việc, và kết thúc một ngày làm việc cùng một lúc.
Em Sheldon, một blogger và nhà văn tự do, nói rằng cô tôn trọng vào một thói quen khi làm việc từ nhà. Cô khuyên “hãy đi ngủ vào một giờ hợp lý để bạn ngủ đủ giấc và sau đó thức dậy đúng giờ.
“Những thứ như phải đặt một buổi luyện tập ở gym hay chuẩn bị sẵn bộ đồ thể dục đồng nghĩa với việc tôi phải thức dậy và đi,” cô nói. “Một khi bạn lặp đi lặp lại điều gì đó, nó sẽ trở thành thói quen, vì vậy tuần đầu tiên có thể là hơi khó khăn nhưng cuối cùng nó sẽ trở thành một phần thói quen của bạn.”
Vào cuối một ngày làm việc, tốt nhất là tắt máy tính của bạn đi, và dọn dẹp giấy tờ cũng như các vật dụng khác. Nếu không gian cho phép, nên dành một khu vực riêng biệt, cụ thể trong nhà, nơi bạn có thể sắp xếp chỗ làm việc – lý tưởng nhất là với bàn, ghế được điều chỉnh hợp lý, tương tự như nơi làm việc ở sở.
Lời khuyên của NHS là bạn nên điều chỉnh ghế của mình sao cho co thể sử dụng bàn phím với cổ tay và cánh tay được thẳng và ngang với bàn.
Nếu có người khác ở cùng nhà, việc tìm một không gian mà bạn không có khả năng bị làm phiền là điều cần thiết, như Giáo sư Robert Kelly đã khám phá ra một cách không lý thú vào năm 2017. Ông đang được BBC News phỏng vấn trực tiếp khi hai đứa con của ông xông vào căn phòng, tạo ra một video khét tiếng hiện đã được xem hơn 30 triệu lần.
Ross Robinson, người quản lý một nhóm dịch giả tự do tại công ty tư vấn Ignata cũng cho biết, điều quan trọng là không có tâm lý phải “bù đắp” vì bạn lo lắng về làm việc từ nhà.
“Nhiều người có xu hướng giao tiếp quá mức khi làm việc từ nhà – hoặc muốn ‘được nhìn thấy’ hoặc cố gắng hết sức để đảm bảo mọi người biết họ đang làm gì. Điều đó tốt – nhưng đừng thái quá. Bạn biết nếu mình đang thi hành nhiệm vụ và làm việc hiệu quả – hãy luôn kiểm tra chính mình. “
3. Đi ra ngoài (nếu không đang tự cô lập)
Làm việc tại nhà không có nghĩa là bạn ru rú trong nhà cả ngày. Mặc dù bạn có thể không nhớ việc phải đến sở hàng ngày, ít ra việc này đảm bảo rằng bạn rời khỏi nhà ít nhất một lần trong ngày.
Vì vậy, hãy mang giày vào, ra ngoài và tận hưởng không khí trong lành đó. Một góc nhìn khác cũng sẽ giúp hoàn tác các khối tinh thần và cung cấp cho bạn một đôi mắt mới cho bất kỳ nhiệm vụ nào bạn đang đối phó với.
Matthew Knight, người sáng lập Leapers, một nhóm hỗ trợ những người tự làm chủ và những người làm việc tự do, nói rằng việc ra bên ngoài trước tiên giúp anh ta cảm thấy như đã đến giờ làm việc.
“Mỗi cá nhân có một góc độ tinh thần nào đó khiến bạn cảm thấy như đang làm việc,” ông nói. “Tôi sẽ rời khỏi nhà và đi bộ xung quanh nhà và cảm thấy như bây giờ tôi đang ở nơi làm việc. Hãy tìm cách lập ra những ranh giới đó nếu không bạn sẽ khó ngưng làm việc.”
Nếu bạn không thể ra ngoài, thậm chí bạn có thể mang không khí của văn phòng đến với mình.
“Tôi thích sự nhộn nhịp và ở xung quanh mọi người, vì vậy tôi sử dụng âm thanh để giúp tạo ra một chút không khí”, Gillian Roche-Saunders, chủ nhân của ông ty tư vấn điều tiết Adempi Associates mà toàn bộ nhân viên làm việc từ xa nói.
Gillian sử dụng một ứng dụng phát âm thanh nền như tàu hỏa di chuyển dọc theo đường rày hoặc tiếng trò chuyện của quán cà phê.
4. Nhấc điện thoại lên
Nếu bạn đang làm việc ở nhà, rất có thể bạn sẽ ở một mình, vì vậy bạn sẽ không bị phân tâm bởi các cuộc trò chuyện của đồng nghiệp và tiếng ồn khác của văn phòng.
Khi ở nơi làm việc, bạn có nhiều khả năng tương tác với đồng nghiệp nhưng khi bạn làm việc ở nhà, bạn có thể cả ngày không nói chuyện với bất kỳ ai, khiến mình cảm thấy bị cô lập.
Dành thời gian để nhấc điện thoại lên và có một cuộc trò chuyện thực sự, thay vì dựa vào email và tin nhắn.
“Ngày càng có nhiều người trốn đằng sau email hơn là nhấc điện thoại và nói chuyện với đồng nghiệp và những người quen,” Hugo Mortimer-Harvey, người làm việc từ Tây Ban Nha với tư cách là một nhà tư vấn PR tự do kể từ năm 2018, nói.
“Khi bạn dành cả ngày để làm việc một mình, thực sự gọi điện cho mọi người và có một cuộc trò chuyện có thể tạo phấn kích và thực sự hiệu quả hơn nhiều so với một chuỗi email.”
Jack Evans là nhà tâm lý học kinh doanh hàng đầu tại công ty tư vấn sức khỏe nơi làm việc Robertson Cooper, người đang lên kế hoạch để tất cả nhân viên của mình tạm thời làm việc từ nhà. Kế hoạch của họ là nói chuyện với nhau trong vòng 30 phút mỗi ngày thông qua một ứng dụng có video.
“Vào giờ ăn trưa, chúng tôi sẽ chỉ trò chuyện qua tin nhắn video nếu không có gì cụ thể để thảo luận. Để đảm bảo mọi người không biến thành khỉ làm việc. Chúng tôi sẽ duy trì cuộc trò chuyện về công việc nhưng cũng không mất kết nối xã hội, điều này dễ dàng hơn nhiều nếu mọi người gặp nhau.”
5. Nghỉ giải lao thường xuyên
Có một thói quen khi bạn làm việc từ nhà là điều tốt, nhưng công việc không nên trở nên đơn điệu.
Và bạn không nên dán mắt vào màn hình cả ngày. Điều quan trọng là phải nghỉ giải lao thường xuyên để khỏi liên tục nhìn vào màn hình và đứng dậy khỏi bàn làm việc, di chuyển xung quanh giống như bạn làm trong văn phòng.
Nghiên cứu cũng cho thấy những lúc nghỉ giải lao ngắn trong ngày có lợi hơn là nghỉ ít thường xuyên với thời gian nghỉ lâu hơn.
Nhiều người làm việc tại nhà khuyên chúng ta nên dùng Kỹ thuật Pomodoro, một phương pháp quản lý thời gian, phá vỡ ngày làm việc của bạn thành từng chặng 25 phút. Mỗi chặng được theo sau bởi năm phút nghỉ ngơi.
Ellie Wilson là người đồng sáng lập dịch vụ trợ lý ảo, Virtalent, và có một đội ngũ hơn 50 nhân viên làm việc từ xa.
“Điều quan trọng là đứng lên, vươn vai, di chuyển xung quanh và thậm chí đi bộ một quãng ngắn để nghỉ khỏi công việc và màn hình của bạn,” cô nói.
“Bị chôn chân một chỗ mà không dừng lại để nghỉ ngơi có thể khiến mức năng suất của bạn bị giảm xuống, bạn trở nên mệt mỏi hơn và không có động lực để hoàn thành những gì đang cần làm.”
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-52343429
Virus corona: Liệu Covid-19
có đẩy nhanh việc robot thay thế người
Zoe ThomasPhóng viên Công nghệ
Khi một đại dịch nắm cổ thế giới, một người có thể được quên mất mối đe dọa khác với cách sống của loài người – sự trỗi dậy của robot.
Dù đó là điều tốt hay không, robot sẽ thay thế nhiều người trong công việc của họ, các nhà phân tích nói, và sự bùng phát của virus corona đang đẩy nhanh quá trình này.
“Mọi người thường nói rằng họ muốn có yếu tố con người trong các tương tác nhưng Covid-19 đã thay đổi điều đó”, Martin Ford, một nhà tương lai học viết về cách robot sẽ được tích hợp vào nền kinh tế trong những thập kỷ tới.
“[Covid-19] sẽ thay đổi sở thích của người tiêu dùng và thực sự mở ra những cơ hội mới cho tự động hóa.”
Các công ty lớn và nhỏ đang mở rộng cách sử dụng robot để tăng khoảng cách xã hội và giảm số lượng nhân viên phải đi làm. Robot cũng đang được sử dụng để thực hiện những vai trò mà công nhân không thể làm ở nhà.
Walmart, công ty bán lẻ lớn nhất của Mỹ, đang sử dụng robot để chà rửa sàn nhà.
Robot đã được sử dụng ở Hàn Quốc để đo nhiệt độ và phân phối thuốc khử trùng tay.
Với các chuyên gia y tế cảnh báo là một số biện pháp cách giãn xã hội có thể cần được áp dụng đến năm 2021, có thể sẽ có nhu cầu lớn hơn cho công nhân người máy.
Robot chuyên lo vệ sinh xuất hiện
Các công ty làm cho sản phẩm làm sạch và vệ sinh đã thấy nhu cầu robot tăng cao.
UVD Robots, nhà sản xuất robot khử trùng bằng tia cực tím của Đan Mạch, đã chuyển hàng trăm máy móc của mình đến các bệnh viện ở Trung Quốc và Châu Âu.
Các cửa hàng tạp hóa và nhà hàng cung cấp thức ăn mang đi cũng đang sử dụng các máy này.
Các chuyên gia cho biết khi nhiều doanh nghiệp mở cửa lại, chúng ta có thể sẽ thấy việc áp dụng công nghệ robot nhiều hơn nữa – bạn có thể thấy robot làm sạch trường học hoặc văn phòng của bạn.
“Khách hàng hiện quan tâm nhiều hơn đến sự an toàn của họ và sự an toàn và sức khỏe của người lao động”, Blake Morgan, tác giả của cuốn ‘The Customer of the Future’ nói.
“Chuyển sang tự động hóa có thể giúp cho tất cả chúng ta khỏe mạnh hơn và khách hàng sẽ thưởng cho các công ty làm điều này.”
Vẫn còn những hạn chế. Bà Morgan chỉ ra rằng kiểm tra tự động tại các cửa hàng tạp hóa sẽ làm giảm sự tương tác của con người nhưng vì nhiều hệ thống không hoạt động tốt hoặc dễ dàng bị hỏng nên khách hàng tránh chúng và thay vào đó là nhân viên thu ngân.
Giúp giãn cách xã hội
Dịch vụ thực phẩm là một lĩnh vực khác mà việc sử dụng robot có thể sẽ tăng lên vì những lo ngại về sức khỏe.
Các chuỗi thức ăn nhanh như McDonald đã thử nghiệm robot làm đầu bếp và máy chủ.
Trong các nhà kho, giống như các nhà máy do Amazon và Walmart vận hành, robot đã được sử dụng để cải thiện được hiệu quả. Sự bùng phát Covid-19 đã khiến cả hai công ty tìm cách tăng cường sử dụng robot để phân loại, vận chuyển và đóng gói.
Điều này có thể làm giảm sự khiếu nại của các nhân viên tại kho hàng, những người nói rằng họ không thể giãn cách xã hội với đồng nghiệp trong các điều kiện hiện tại. Nhưng, theo các chuyên gia công nghệ, nó điều này sẽ khiến một số người trong số họ mất việc.
Một khi một công ty đã đầu tư vào việc thay thế công nhân bằng robot, công ty sẽ không bao giờ mướn người để làm công việc robot đã làm được. Phí tổn tạo ra và tích hợp Robot vào các doanh nghiệp sẽ rất đắt nhưng một khi người máy đã hoạt động được, phí tổn robot thường rẻ hơn so với công của con người.
Theo nhà nghiên cứu tương lai Martin Ford, sử dụng robot trong thế giới bài Covid-19 cũng thể hiện một số lợi điểm trong mặt tiếp thị.
“Mọi người sẽ thích đến một nơi có ít công nhân hơn và nhiều máy móc hơn vì họ cảm thấy họ có thể giảm thiểu rủi ro”, ông giải thích.
AI thật như người
Thế còn những công việc liên quan đến dịch vụ mà cần phải có người để đảm nhiệm như dạy học hay hướng dẫn?
Trí tuệ nhân tạo đang được phát triển để có thể thay thế gia sư tại trường, huấn luyện viên thể dục và cố vấn tài chính.
Các công ty công nghệ lớn đang mở rộng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo. Cả Facebook và Google đều dựa vào AI để xóa các bài đăng không phù hợp vì người kiểm duyệt nội dung của các công ty không thể xem xét một số điều nhất định khi làm việc tại nhà.
Giới hoài nghi về robot tin rằng con người sẽ có lợi thế trong những công việc cần sử dụng trí tuệ. Điều đó có thể thay đổi khi việc phong tỏa đã khiến con người thoải mái hơn với ý tưởng kết nối từ xa. Người hướng dẫn hoặc cố vấn trên màn hình không cần phải là một người thực sự, nó chỉ cần suy nghĩ và hành động như một người.
Một báo cáo năm 2017 của các chuyên gia từ công ty tư vấn toàn cầu McKinsey dự đoán một phần ba công nhân ở Mỹ sẽ được thay thế bằng tự động hóa và robot vào năm 2030. Nhưng các sự kiện như đại dịch có khả năng thay đổi tất cả các mốc thời gian và các chuyên gia nói rằng nó thực sự tùy thuộc vào con người trong việc quyết định cách họ muốn để tích hợp công nghệ này trên thế giới.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52342535
Tổ chức Y tế Thế giới đã chi 192 triệu USD trong 1 năm
cho việc đi lại và làm trái nguyên tắc
Triệu Hằng
Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chi 192 triệu USD cho chi phí đi lại và làm trái nguyên tắc khi có các nhân viên sử dụng các chuyến bay hạng thương gia, theo một báo cáo của AP.
Con số 192 triệu USD là đã giảm 4% so với năm 2017, khi cơ quan này cam kết kiểm soát lạm dụng đi lại theo sau một bài báo của hãng tin AP.
Tuy nhiên, vào cuối năm 2019, virus corona đã xuất hiện với tâm dịch bùng phát từ Vũ Hán, và tới nay, nó đã biến thành một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, năm nay, Tổng thống Trump đã thẳng tay cắt giảm nguồn kinh phí Mỹ cấp cho WHO, sau khi tổ chức này vấp phải sai lầm trong quản lý và bao che cho chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc giấu giếm về dịch bệnh cũng như quy mô lây nhiễm của nó khiến hàng ngàn người trên thế giới mất đi sinh mạng.
“Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc liệu sự hào phóng của Mỹ có được sử dụng theo cách tốt nhất có thể hay không”, tờ The BL hôm 18/4 dẫn lời tổng thống Mỹ.
WHO có một ngân sách hàng năm khoảng 2 tỷ USD, phần lớn đến từ những khoản đóng góp của những người đóng thuế từ các quốc gia thành viên.
Mỹ là quốc gia đóng góp lớn nhất cho WHO. Trong những năm trước Mỹ đã cấp cho WHO từ 200 triệu USD đến 400 triệu USD, theo New York Port.
“Hôm nay, tôi chỉ thị cho chính quyền của tôi tạm dừng nguồn kinh phí cấp cho Tổ chức Y tế Thế giới trong khi tiến hành đánh giá lại vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới trong việc quản lý sai lầm và che đậy sự lây lan của virus corona”, Tổng thống Mỹ nói trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 14/4.
“Một trong những quyết định nguy hiểm và tốn kém nhất từ WHO là một quyết định tai hại khi phản đối các hạn chế đi lại từ Trung Quốc tới các quốc gia khác”, ông nói. “May thay, tôi đã không bị thuyết phục và đã đình chỉ các hoạt động đi lại từ Trung Quốc, điều này đã giúp cứu được nhiều sinh mệnh”.
Mỹ đã có số ca nhiễm virus corona cao nhất thế giới, với 692.169 trường hợp. Con số này có thể lớn hơn nhiều lần nếu Tổng thống Trump không đi ngược quyết định của WHO là cho phép khách du lịch từ Trung Quốc nhập cảnh vào các quốc gia khác trong khi có khả năng họ mang theo virus.
Gặp phải quyết định từ phía Mỹ, Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã vớt vát trong một cuộc họp báo rằng: “Mỹ là một người bạn lâu năm và hào phóng của WHO, và chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục như vậy. Chúng tôi rất tiếc về quyết định của tổng thống Mỹ đối với việc tạm ngừng cấp kinh phí cho WHO”.
Mỹ quyên tặng gấp 10 lần số tiền Trung Quốc trao cho WHO. Đây không phải là lần đầu tiên WHO bị kiểm tra chặt chẽ. Vào năm 2009, WHO đã bị chỉ trích vì tuyên bố một đại dịch cúm lợn quá sớm dẫn đến sự nghi ngờ rằng tổ chức này đã làm vậy khi bị các công ty dược phẩm thao túng.
Sau đó, một lần nữa, vào năm 2014, WHO bị cáo buộc đã kìm hãm tuyên bố dịch Ebola ở Tây Phi khi nó đã là một tình huống khẩn cấp.
Châu Âu chỉ trích Trung Quốc
thừa cơ thâu tóm doanh nghiệp khó khăn vì Covid-19
Giới chính trị gia châu Âu đang tỏ ra lo ngại về việc Trung Quốc thừa cơ đại dịch Covid-19 để thâu tóm các công ty công nghệ đang gặp khó khăn tài chính.
Nghị sĩ đảng Bảo thủ Tom Tugendhat, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại hạ viện Anh ngày 15.4 chỉ trích Trung Quốc đang lợi dụng tình hình đại dịch Covid-19 để thâu tóm quyền kiểm soát các công ty tại châu Âu, trong đó có công ty Imagination Technologies chuyên về công nghệ của Anh, theo Reuters.
“Chúng ta đang thấy khá nhiều hành động của nhà nước và các công ty quốc doanh Trung Quốc có vẻ như nhằm lợi dụng thời điểm này. Các công ty như Imagination Technologies đang đối diện với sự thay đổi thù địch trong bộ máy quản lý trong vài tuần qua. Việc này diễn ra trùng hợp với không chỉ cuộc khủng hoảng Covid-19 mà còn vào lúc Thủ tướng Boris Johnson nhập viện và tuần lễ Phục sinh”, ông Tugendhat nói.
Ngày 14.4, các nghị sĩ Anh triệu tập lãnh đạo Imagination để chất vấn về lo ngại công ty này đang tính chuyển giao quyền sở hữu phần mềm an ninh nhạy cảm cho công ty do Trung Quốc sở hữu.
Imagination Technologies được thành lập vào năm 1985, chuyên cấp phép thiết kế chip bán dẫn để sản xuất điện thoại thông minh, thiết bị chơi game và sở hữu nhiều công nghệ khác. Imagination Technologies là một trong những công ty công nghệ biểu tượng của Anh.
Năm 2017, chính quyền Thủ tướng Theresa May phê chuẩn việc chuyển nhượng công ty này cho công ty Canyon Bridge trụ sở ở Mỹ nhưng thuộc quyền sở hữu của chính quyền Trung Quốc. Canyon Bridge thuộc một quỹ đầu tư nhà nước có tên là China Reform.
Theo nghị sĩ Tugendhat, Thủ tướng May phê chuẩn hợp đồng trên cơ sở Canyon Bridge có trụ sở ở Mỹ và sẽ chịu sự quản lý của luật pháp Mỹ.
Tuy nhiên công ty này sau đó chuyển trụ sở sang Cayman Islands nên không còn chịu sự quản lý của Mỹ.
Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Margrethe Vestager cảnh báo nguy cơ các công ty châu Âu bị thâu tóm trong thời điểm khó khăn vì dịch Covid-19
Reuters
Nhiều lãnh đạo của Imagination Technologies đã rời khỏi công ty thời gian gần đây. China Reform gần đây tìm cách đưa nhiều nhân sự vào ban quản trị của Imagination Technologies nhưng cuộc họp ban quản trị bị chính quyền Anh can thiệp, buộc phải trì hoãn, theo BBC.
Vụ việc của Imagination Technologies diễn ra trong bối cảnh nhiều nước châu Âu đang chịu thiệt hại nặng từ đại dịch Covid-19 trong khi Trung Quốc đã bắt đầu phục hồi trở lại.
Giới lãnh đạo châu Âu mới đây cảnh báo Trung Quốc có thể “thừa nước đục thả câu”, thâu tóm các công ty châu Âu đang gặp khó khăn kinh tế. Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, cao ủy phụ trách cạnh tranh EU Margrethe Vestager mới đây cảnh báo các công ty trong EU về nguy cơ bị công ty Trung Quốc thâu tóm, theo tờ Financial Times.
Liên Hiệp Châu Âu
sẽ phải cần thêm 500 tỷ euro để hồi phục
Minh Anh
Lãnh đạo Cơ chế Bình ổn châu Âu (MES), ông Klaus Regling, ngày 19/04/2020 cho biết để khắc phục hậu quả do dịch virus corona chủng mới gây ra, Liên Hiệp Châu Âu sẽ phải cần thêm 500 tỷ euro.
Trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên nhật báo Ý Corriere della Sera, ông Klaus Regling, chủ tịch quỹ hỗ trợ khẩn cấp của khu vực đồng euro cho rằng « trong giai đoạn hai, châu Âu cần thêm 500 tỷ euro từ các định chế, nhưng mức cần thiết này cũng có thể là nhiều hơn nữa ».
Theo ông, các bên sẽ phải « thảo luận về những công cụ mới với tinh thần cởi mở, đồng thời kêu gọi sự đóng góp của những định chế có sẵn vì sẽ dễ dàng hơn, nhất là từ Ủy ban châu Âu và từ ngân sách của Liên Hiệp Châu Âu ».
Reuters nhắc lại hôm 9/4, sau nhiều tuần tranh cãi, các bộ trưởng Tài Chính của các nước thành viên khối EU đã thông qua một kế hoạch hỗ trợ trị giá 500 tỷ euro để đối phó với hậu quả kinh tế từ cuộc khủng hoảng dịch tễ do virus corona gây ra.
Chủ đề này sẽ được lãnh đạo các nước thành viên EU bàn đến trong cuộc họp trực tuyến vào ngày 23/4 tới đây.
Virus corona: Nước Pháp ngả mũ trước Việt Nam
Phạm Cao PhongGửi tới BBC từ Paris
Chưa bao giờ tôi nghe thấy ở Pháp đủ những dạng câu hỏi như bây giờ.
-Bác sĩ ơi, con mèo của cháu nó chạy ra ngoài, bây giờ mới về. Cháu lấy nước javel rửa lưỡi cho nó hay lấy xà bông ? Minu ăn con chim sẻ chết bệnh corona, cháu phải làm gì bây giờ ? Nó bệnh thì gay cho cháu lắm !
-Bác sĩ ơi, ông chồng tôi phụ bếp chút xíu mà cắt chảy máu tay. Tôi xuống nhà bỏ rác, nhờ ổng xắt dùm cà rốt mà ổng vụng quá hà. Tay ổng bị thương vậy có sợ dính Coronavirus không bác sĩ?
Về dịch bệnh thời vua Gia Long và cái chết của thi hào Nguyễn Du
TQ ‘non tay’ khi chọc giận báo chí Đức?
Những xúc cảm tình yêu ấm áp dễ dàng thấy trong mục hỏi đáp bác sĩ trực cộng đồng, giải đáp thắc mắc của người dân Paris đang bị cách ly.
-Thằng nhỏ nhà tôi chơi banh trong nhà, la nó hổng nghe, giờ nó đá trái banh vỡ cặp kiếng của tôi rồi. Tôi làm việc tại nhà, không có kiếng không làm việc được, sếp tôi ổng la quá trời. Tôi phải làm gì, gọi mấy tiệm kiếng, hổng có ai bắc máy. Mấy ông chỉ dùm tôi kiếm đâu ra bây giờ ai sửa kiếng ?
Khi đại dịch tràn xuống, Paris như một thành phố chìm vào câu chuyện cổ tích ‘Công chúa ngủ trong rừng’. Tiếng chim hót vui vẻ, những con chim chíc bông luồn lách chuyền cành đùa nhau trên khóm hoa đào đầu nhà nghe rõ mồn một. Bầu trời rất xanh và gió đùa với những rặng táo đang bừng sắc hoa trắng.
Một thanh bình giả tạo, thành phố như bị lời nguyền, bùa phép phù thủy.
Người Việt mình bên này cũng còn ranh. Từng sống ở ‘đất nước ra ngõ gặp anh hùng, ra chợ gặp kẻ cắp’, qua đây hai ba chục năm vẫn giữ được tinh thần cảnh giác, phản ứng nhanh của tổng trù bị chiến lược. Mới phong phanh chuyện Italia phong tỏa đã biết nước Pháp kiểu gì cũng đắm.
Mấy cha nội thạo tin ‘Việt tấn xã vỉa hè’, nhớ tụi bạn nhậu bên Việt Nam, dò đài nghe thấy bên đó sao hên quá, thả câu rủ rê vợ :
-Hay mình về bển vài tuần đi má nó. Êm êm rồi về, vé máy bay rẻ dề, như chạy giặc đó.
-Ông không coi họ chửi quá xá sao, là mang virus về hại, sung sướng thì không thấy đâu…Ổng về thích nằm trại 14 ngày để khỏi quên vụ vượt biên nằm đảo chờ Cao ủy tỵ nạn cứu xét ? Ông về thì cứ về, để mấy thằng nhỏ ở đây tôi chăm.
Phụ nữ Việt Nam tuyệt vời. Họ nuốt vào lòng những cay cực của đời, những vô lý, hạch sách của chồng, lo tròn những ngày hết tiền con sốt, cháu xin tiền mua trái cây.
Bây giờ Pháp nhận phải ngã mũ trước Việt Nam rồi, đăng báo lớn, không phải bài vớ vẩn đọc chùa trên site kèm quảng cáo.
L’Obs là tờ đưa toàn chuyện hiếm, tỷ như cuộc gặp bí mật tính chuyện nhảy rào khỏi phe cộng sản của Fidel Castro với chủ bút L’Obs trước cái chết của Kennedy. Lần này báo đã đưa bài về điển hình Việt nam ‘Chống dịch hiệu quả với chi phí thấp’. Nguyên văn ‘L’efficacité low cost’, nửa Anh, nửa Pháp. Từ low cost na ná như nói về Vietjet, giá bay nhẹ hều, phi cơ mầu đỏ bước lên là nghe ‘Bonjour Vietnam’ của Marc Lavoine & Quynh Anh.
Bài báo viết: “Với 260 ca nhiễm bệnh, con số tử vong là không vào ngày 12/4/2020, tình hình Việt nam trở nên hấp dẫn. Làm sao một đất nước nhỏ xíu có thể tự làm tốt hơn cả Hoa Kỳ, Pháp, lại còn ra đòn ngoại giao ngoạn mục bằng hành động tặng một triệu khẩu trang cho châu Mỹ và châu Âu trong khi nước này ngồi ở hàng ghế đầu của vỡ diễn đại dịch.
Và nữa, không có test đạ trà như Hàn quốc (460 000/ ngày so với Việt nam là 100 000)? Câu trả lời : áp dụng chiến thuật giá rẻ để tìm ra các ca nhiễm bệnh, cả những người đã tiếp xúc, và sử dụng cách ly với họ. Việt nam đã học được bài học từ kinh nghiệm từ ác mộng dịch Sras năm 2003, lúc đó đất nước này là nước đứng thứ hai vì lây nhiễm với 63 ca và năm người tử vong.”
Phóng viên Pháp khen: ‘Việt nam đã bước vào cuộc chiến với dịch bệnh ngay từ cảnh báo đầu tiên. Bệnh nhân số 0 đến từ Vũ Hán được nhận diện ngày 23/01, đã bị úp chuông luôn (mượn hình tượng Tôn Ngộ không bị Phật nhốt), cùng ngày với thủ phủ Vũ Hán sử dụng biện pháp phong tỏa. Việt Nam đã đóng cửa biên giới một phần với hàng xóm khổng lồ, không cấp visa cho khách du lịch Trung quốc, ngừng các chuyến bay với nước này, đóng cửa các trường học ngay sau dịp nghỉ Tết âm lịch…
‘Rất nhanh, người dân sử dụng khẩu trang. Chúng tôi đã có thói quen sử dụng khẩu trang chống ô nhiễm và khói bụi. Bây giờ thì ai cũng đeo, mọi lúc, mọi nơi’,bài báo trích lời Tuấn, một hướng dẫn du lịch ở Sài Gòn.
Trên mạng xã hội phổ biến clip ‘Ghen Cô Vy’ vui nhộn với cách biểu cảm của bàn tay đã nhận được công nhận của quốc tế, được nhắc đến trong talk-show của John Oliver tại Mỹ…
Con số đưa ra của Việt nam dù sao cũng ít bị nghi ngờ như phía Trung Quốc. Mới đây Trung Quốc phải đưa thêm con số đó thêm lên 1300, nâng tổng cộng số người chết là 4632.
Ngày 11/5 tới được ấn định là ngày cởi bỏ phong tỏa ở Pháp, song người dân vẫn chưa lạc quan. Mọi người đặt câu hỏi ”thêm một tháng hay chỉ còn một tháng nữa” sau tuyên bố của tổng thống Macron ngày 13/4.
Emmanuel Macron thừa nhận những sai lầm, thất bại của chính quyền trong việc đối phó với dịch bệnh.
Tổng thống Pháp phát biểu với lời lẽ khiêm nhường ”tôi chia sẻ với quốc dân về những cái mà chúng tôi biết và những điều mà chúng tôi không biết”.
Nước Pháp chống dịch không thể nói là nắm quyền chủ động. Hôm 17/4, con số tử vong đã nhảy lên 17.920.
Dù sao người dân Pháp được an ủi, nhưng những người chết chắc không.
Sẻ chia cùng quốc dân, Nữ hoàng Anh hủy bắn đại bác ngày sinh nhật
Virus corona: Dân Mỹ nhà nhà nhận tiền từ chính phủ Donald Trump
Macron một tháng lên truyền hình bốn lần, đến bệnh viện nói đất nước nợ các bác sĩ, y tá, cảm tạ công lao của ngành y tế, hứa chính phủ sẽ ghi sổ, đền đáp công ơn quên mình của đội ngũ y tế, xuống xưởng làm khẩu trang cám ơn công nhân làm tới 60 giờ một tuần, nói biết ơn phu đổ rác không viện ‘Luật từ chối lao động nếu có nguy hiểm’ đi làm đầy đủ để Paris không bị Chernobyl rác thải.
Tổng thống một cường quốc phát biểu đứng trước cửa bệnh viện, đứng trước cửa nhà máy, chẳng cờ hoa, tượng ảnh của ai phía sau.
Còn ở Việt Nam, lời diễn văn nghe hùng tráng, vững vàng như thời ‘tổ quốc ta có bao giờ được như thế này chăng’. Ông chủ báo Thanh niên lên trang nhất tít khổ lớn, mầu xanh dương bắt mắt “Chống dịch là khát vọng của lớp trẻ lúc này”. Ông thay chủ ngữ, giữ vững tinh thần khẩu hiệu tuyên truyền. Như “Diệt giặc dốt là khát vọng của cả làng”? Coronavirus là chùm khế ngọt, ai cao thì hái được nhiều, nghĩ mà thèm.
Bất bình đẳng ở Pháp rất lớn giữa thành thị và vùng thôn quê. Đời sống đắt đỏ, bất bình đẳng là nguyên nhân ‘Gilets jaunes -áo vàng’ xuống đường. Kiến nghị mãi, chính phủ chẳng nghe. Thế mới sinh ra chuyện ‘Gilets jaunes’ lên Paris quậy. Đây là minh chứng về gẫy nối đối thoại xã hội. Các chính trị gia hứa nhiều trước khi tranh cử, lên là quên lời. Giỡn mặt cử tri nên dân đạp lại. Dân Pháp hung, không đồng thuận như bên mình ‘lòng dân ý Đảng’ chắc nịch.
‘Gilets jaunes’, là áo vàng hở nách, có sọc phản quang mặc để đạp xe, đèn chiếu vào dễ nhận, sau biến thành ‘phong trào áo vàng’. Đa phần họ là dân tỉnh lẻ, giỏi nhất làng lên đây cũng lớ ngớ, chuyện thường mà.
Đầu tiên là họ ghét cái vụ tăng 3 cents cho một lít xăng, sâu xa hơn là ‘Cả làng có mỗi mình em nói thõi’ lên tỉnh, túm thằng Parisien nào hỏi đường thì nó sục lại, sao không xài Google Map, có thèm hiểu cho mình ở làng Internet ậm ọe, xài cái Noika 3310 bền cực, chắc như cục gạch, bỏ quên trên quầy bia, thằng bán hàng kêu giật lại trả, còn lấy khăn lau trước khi đưa lại như sợ dính phân bò.
Ở Paris không thiếu thứ gì. Bức ảnh này tôi chụp thùng rác trước cửa một siêu thị trong ngày Paris bị cấm ra đường. Luật an toàn thực phẩm bắt buộc các siêu thị không được bán thực phẩm quá date sử dụng. Siêu thị châu Á Paris Store bị đóng cửa một tháng vì để đồ đông lạnh hết hạn trong ngăn hàng.
Thùng rác đủ các sản phẩm thịt, giò, bánh mỳ bị vứt đi mỗi ngày đủ ăn cho cả phố. Trên ngăn hàng trong cửa tiệm còn đầy sản phẩm, được cung ứng hàng ngày. Trong khi tình trạng khan hiếm xảy ra ở các tỉnh. Dân ở làng muốn đi mua đều phải dùng xe. Nhiều chỗ tiệm bánh mỳ mà cách nhà 2 đến 3 km là ít. Mấy cụ bà muốn mua chiếc croissance chiều chồng điểm tâm phải dùng ô tô đi kiếm, không như Paris. Chỗ khu nhà tôi đất phát sao đó, hai tiệm bánh gần nhà thi nhau trúng mánh phục vụ hai đời tổng thống Pháp. Trong bán kính 300m có tới 5 tiệm Boulangerie.
Pháp đang trắng mắt ra vì thua Việt nam trong chuyện chống dịch. Nhưng dân Pháp học cũng nhanh, chắc sau đợt này sẽ tỉnh ra.
Riêng chuyện khẩu trang thì như gà mắc tóc. Lúc trước nói, chỉ cần khẩu trang cho nhân viên y tế. Bây giờ, cuống lên vì thiếu, trưng dụng cả đơn đặt hàng riêng của các tỉnh chưa bị nặng để về cứu Paris, cứu Grand-Est. Thị trưởng Nice và Cannes học Việt nam sáng kiến vận động nhân lực trong tỉnh tự may khẩu trang, hy vọng đủ mỗi người dân hai tỉnh mỗi người một chiếc. Trái với hình ảnh cô đầm nhờ thùa lại cái khuy áo sắp rơi thì lên lén bỏ vô thùng rác, đi mua cái mới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự tính ‘Kinh tế Việt nam sẽ bật lên như lò xo sau đại dịch’, nhưng ở Pháp đứng trước viễn cảnh u ám lắm. Mới hai tuần phong tỏa, nước Pháp đã mất tích cóp được do tăng trưởng trong 5 năm.
Bộ trưởng kinh tế Pháp tuyên bố phụ giúp tất cả các xí nghiệp từ nhỏ đến lớn, thành phần sản xuất tư nhân, là gom đủ tiền trả lương công nhân nghỉ giãn thợ để khi dỡ bỏ cách ly là khởi động được ngay. Ổng tuyên bố : “Tôi thà nợ nần còn hơn để kinh tế phá sản”, khổ vậy.
Dân Pháp vô kỷ luật, không biết thêm một tháng nữa có ngon lành không? Riêng Paris tuần rồi kiểm tra đến 1,8 triệu lượt người, phạt 300.000 vụ.
Những kẻ sẵn tiền không ngán phải trả 135 euro tiền phạt, muốn rông xe về nhà nghỉ ở tỉnh, về vùng biển Nice, Cannes nắng ấm, trốn chứng cuồng chân ở Paris. Cảnh sát tóm được, áp mô tô hộ tống dắt quay đầu ngay trên xa lộ về lại nhà. Cố tình đi đường vòng, bị bắt lần thứ hai thì tước luôn bằng lái, chịu khó cuốc bộ.
Nước Pháp có đếm cũng chậm như rùa. Năm 2003 nắng nóng, các người chết như rạ, bốn năm sau mới đưa được ra con số chính thức là 19.490.
Bây giờ cứ phải học Việt Nam chống dịch đã. Khổ thật.
* Bài viết thể hiện quan điểm của ông Phạm Cao Phong, nhà báo tự do tại Paris, Pháp.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52344013
TT Pháp nói
“không thể ngây thơ kết luận TQ đã xử lý tốt dịch bệnh”
Trước đó, trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa “thổi bùng” lên nghi vấn đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với báo Financial Times vừa được đăng tải ngày hôm qua (16/4), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chia sẻ suy nghĩ của ông về cách Trung Quốc xử lý dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) hiện đã bùng phát thành đại dịch và ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, AFP đưa tin.
Cụ thể, nhà lãnh đạo Pháp đã nói rằng có những vùng xám trong cách Trung Quốc xử lý dịch bệnh, và có những điều “đã xảy ra mà chúng ta không hề hay biết”.
“Chúng ta không thể ngây thơ kết luận rằng Trung Quốc đã xử lý tốt tình hình dịch bệnh”, ông Macron chia sẻ với phóng viên của Financial Times.
“Chúng ta không biết điều đó. Rõ ràng có những điều đã xảy ra mà chúng ta không hề hay biết”, nhà lãnh đạo Pháp nói.
Tranh cãi xung quanh nguồn gốc của virus corona chủng mới
Trong khi đó, các đồng minh của Pháp là Mỹ và Anh lại có thái độ cứng rắn hơn khi nói đến Trung Quốc và dịch bệnh khởi phát tại quốc gia châu Á này hồi tháng 12 năm ngoái.
“Chúng ta sẽ phải đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về việc dịch bệnh này đã khởi phát như thế nào, và vì sao nó không được kiểm soát sớm hơn”, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab phát biểu tại cuộc họp báo ngày thứ 6 tuần trước (10/4) khi được hỏi về mối quan hệ trong tương lai giữa nước này và Trung Quốc.
Ngoại trưởng Raab hiện đang đảm nhiệm chức vụ Quyền Thủ tướng trong thời gian Thủ tướng Anh Boris Johnson hồi phục sau khi được điều trị khỏi bệnh COVID-19.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/4 vừa qua đã tiếp tục “thổi bùng” lên nghi vấn đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc; và cho biết các quan chức chính quyền ông đang điều tra về giả thuyết này.
Tuyên bố trên của ông Trump được đưa ra sau khi các báo The Washington Post và Fox News dẫn lời các nguồn giấu tên bày tỏ lo ngại rằng virus corona chủng mới có thể đã “vô tình” thoát ra từ một trung tâm thí nghiệm sinh học ở thành phố Vũ Hán.
Khi được phóng viên hỏi về giả thuyết này, ông Trump cho biết “câu chuyện này ngày càng được biết đến nhiều hơn” và nước Mỹ đang “tiến hành điều tra rất kĩ lưỡng xung quanh giả thuyết này”.
Trung Quốc, Nga phản ứng mạnh trước lời cáo buộc của Mỹ và phương Tây
Trong khi đó, các nhà khoa học Trung Quốc vẫn luôn khẳng định rằng chủng virus corona mới đã khiến hơn 140.000 người thiệt mạng trên toàn thế giới bắt nguồn từ một khu chợ hải sản kinh doanh cả động vật hoang dã ở thành phố Vũ Hán.
Chiều 16/4, phát biểu trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã khẳng định rằng lập trường của Trung Quốc về con đương lây truyền của virus corona chủng mới là “một vấn đề khoa học, cần được nghiên cứu bởi các nhà khoa học và các chuyên gia y tế.”
“Người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhiều lần khẳng định rằng không có bằng chứng nào cho thấy virus này là một sản phẩm từ phòng thí nghiệm. Nhiều chuyên gia y tế uy tín trên thế giới cũng mô tả những giả thuyết dạng như ‘rò rỉ phòng thí nghiệm’ là thiếu bằng chứng khoa học”, ông Triệu phản bác cáo buộc trước đó của Tổng thống Trump.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã có phản ứng mạnh trước tuyên bố của nhà lãnh đạo Mỹ trong cuộc điện đàm hôm 16/4 với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo kênh CGTN, ông Putin đã nói rằng “ý đồ của một số người nhằm làm mất uy tín của Trung Quốc trong vấn đề nguồn gốc của virus corona mới (SARS-Cov-2) là không thể chấp nhận được”.
Covid-19 :
Ca tử vong và bệnh nhân nặng tại Pháp vẫn tăng
Thu Hằng
Theo số liệu công bố tối 18/04/2020, Pháp có thêm 642 người chết vì Covid-19 trong vòng 24 giờ, dù số ca nhập viện và được điều trị hồi sức đã giảm từ nhiều ngày qua. Như vậy, tổng số ca tử vong từ đầu mùa dịch là 19.323 người.
Ba tuần trước khi đến hạn dỡ phong tỏa (11/05) theo lệnh của tổng thống, chiều hôm nay (19/04), thủ tướng Edouard Philippe họp báo để điểm lại tình hình chống dịch và có thể phác “những đường nét tương lai và quá trình chuẩn bị thoát khủng hoảng”. Kế hoạch cụ thể sẽ được công bố vào cuối tháng Tư.
AFP cho rằng thủ tướng sẽ không có những thông báo quan trọng và tiếp tục nhắc lại việc tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phong tỏa cho đến ngày 11/05 là điều kiện tiên quyết để có thể dần dỡ bỏ các hạn chế. Vì số ca bệnh năng tại Pháp “vẫn ở mức cao”, vẫn còn 5.833 bệnh nhân phải hồi sức tích
cực so với mức 5.000 giường tối đa, theo thống kê của tổng cục trưởng Tổng Cục Y Tế Pháp Jérôme Salomon trong buổi họp báo tối 18/03.
Là một trong những ổ dịch chính tại Pháp, vùng Grand-Est bắt đầu có “tin vui”. Bệnh viện dã chiến có 36 giường do quân đội triển khai bên cạnh bệnh viện Mulhouse đã được tháo dỡ. Trong khi đó, bệnh viện Mulhose cũng bắt đầu chuẩn bị “kế hoạch thoát khủng hoảng”, theo thông cáo ngày 17/04.
Trong khi đó, Paris và vùng phụ cận (Ile-de-France), cũng bị dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng, đã thử nghiệm mô hình “khách sạn Covid-19” trong khuôn khổ Kế hoạch Covisan được thông báo ngày 18/04 trên Twitter của AP-HP. Theo ông Martin Hirsch, tổng giám đốc các bệnh viện công vùng Paris (AP-HP), để tránh đợt lây nhiễm thứ hai, những bệnh nhân tình nguyện, không nghiêm trọng đến mức phải nhập viện, sẽ được cách ly trong một phòng khách sạn để tránh lây nhiễm cho người thân và cộng đồng.
Dự án đã được thí điểm vào tuần này, với 4 bệnh viện tham gia: Pitié-Salpêtrière (quận 13), Avicenne ở Bobigny (tỉnh Seine-Saint-Denis, ngoại ô Paris), Bichat (quận 18) và Louis-Mourier (tỉnh Hauts-de-Seine, ngoại ô Paris). Nhiều khách sạn của tập đoàn Accor đã đồng ý hợp tác với Kế hoạch Covisan.
Khách sạn Covid-19 cũng đã được triển khai tại nhiều địa phương khác ở Pháp, như ở Perpignan.
Virus corona: Thủ tướng Tây Ban Nha
hứa giảm bớt việc phong tỏa trẻ em
Trẻ em Tây Ban Nha đã phải ở trong nhà kể từ ngày 14/3, dưới các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để hạn chế sự lây lan của Covid-19.
Bây giờ, Thủ tướng Pedro Sánchez đang dự tính nới lỏng những hạn chế này vào ngày 27/4 để các em có thể “có được không khí trong lành”.
Thị trưởng Barcelona Ada Colau, người có con nhỏ, tuần này đã cầu xin chính phủ cho phép trẻ em ra ngoài.
Tây Ban Nha hiện có hơn 20.000 tử vong từ khi bắt đầu đại dịch và gần 200.000 trường hợp bị lây nhiễm.
Trong một cuộc họp báo trên truyền hình vào tối thứ Bảy, ông Sánchez nói rằng Tây Ban Nha đã vượt qua “những khoảnh khắc khắc nghiệt nhất và chứa đựng sự tấn công tàn khốc của đại dịch”.
Trong một cuộc họp báo trên truyền hình vào tối thứ Bảy, ông Sánchez nói rằng Tây Ban Nha đã đi qua “những khoảnh khắc khắc nghiệt nhất và đã tạm ngăn chặn được sự tấn công tàn khốc của đại dịch”.
Nhưng ông nói rằng ông sẽ yêu cầu quốc hội gia hạn tình trạng báo động của Tây Ban Nha đến ngày 9/5 vì những thành tựu đạt được “vẫn chưa đủ và trên hết là mong manh” và không thể bị “những quyết định vội vàng” đưa đất nước đến nguy cơ.
Hôm thứ Bảy Tây Ban Nha đã có thêm 565 tử vong, khá thấp so với mức cao nhất của đại dịch, và chính phủ đã cho phép một số công nhân không cần thiết trong ngành xây dựng và sản xuất trở lại làm việc hôm thứ Hai tuần trước.
Tuy nhiên, các biện pháp phong tỏa vẫn được áp dụng, người lớn chỉ được phép đến các cửa hàng thực phẩm và thuốc tây hoặc đi làm những công việc được coi là thiết yếu. Trẻ em đã bị hoàn toàn cấm rời khỏi nhà.
‘Trẻ em cần phải được ra ngoài’
Tám triệu trẻ em Tây Ban Nha đã trải qua năm tuần bị giam hãm trong nhà và ngày càng có nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Liên minh Quyền trẻ em Tây Ban Nha đã cảnh báo về các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần với trẻ em vì hậu quả các biện pháp giới hạn ra ngoài, và kêu gọi cho các em được phép ra ngoài chơi cũng như có một số sinh hoạt thể chất.
“Các em cần phải được ra ngoài,” thị trưởng Barcelona yêu cầu. “Không nên chờ đợi nữa: Giải phóng con em của chúng ta!”
Các quốc gia khác như Đan Mạch đã bắt đầu mở trường học cho học sinh dưới 11 tuổi, trong khi Na Uy chuẩn bị mở lại trường mẫu giáo hôm thứ Hai. Đức sẽ mở lại một số trường học vào ngày 4/5.
Thụy Điển đã vẫn mở cửa trường học trong suốt cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, không có quốc gia nào trong số này bị virus tấn công nặng nề như Tây Ban Nha.
Bảy ngày nữa, tính từ thứ Hai tới, thủ tướng Đức nói, trẻ em sẽ được phép ra ngoài, nhưng ông nói thêm rằng chưa quyết định chi tiết sẽ như thế nào, và việc được ra ngoài sẽ phải “giới hạn và đạt điều kiện để tránh lây nhiễm”.
“Đề xuất là bắt đầu từ ngày 27/4, các em sẽ có cơ hội rời khỏi nhà và trong một khoảng thời gian ban ngày các em sẽ được tận hưởng không khí trong lành”, ông nói, mà không xác định thời gian sẽ kéo dài bao lâu.
Ông Sánchez cho biết sẽ thảo luận chi tiết về việc nới lỏng các hạn chế với các nhà lãnh đạo khu vực vào Chủ nhật và làm theo lời khuyên của các bác sĩ nhi khoa. Các báo cáo cho biết việc thư giãn sẽ chỉ áp dụng cho những người dưới 12 tuổi nhưng điều đó chưa được xác nhận.
Ông công nhận là nhiều trẻ em đang sống trong những ngôi nhà có diện tích 40-50 m2 và trẻ nhất sẽ được phép ra ngoài đường.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52342540
Virus Vũ Hán 19/4: Thổ Nhĩ Kỳ vượt Iran
thành ổ dịch lớn nhất Trung Đông
Hải Lam
Theo cập nhật của Worldometers lúc 5h37 ngày 19/4 (giờ Việt Nam), dịch Covid-19 xuất hiện tại 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 2.324.731 ca nhiễm, trong đó 160.434 người đã tử vong và 595.467 người khỏi bệnh.
Hiện Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với 736.790 ca nhiễm và 38.920 ca tử vong.
Hai vùng dịch lớn tiếp theo trên thế giới là Tây Ban Nha và Ý. Đây cũng là 2 ổ dịch lớn nhất châu Âu.
Tại châu Á, Trung Quốc vẫn là ổ dịch lớn nhất. Truyền thông Đại lục đưa tin vào ngày 18/4 rằng dịch viêm phổi Vũ Hán đang bùng phát ở Cáp Nhĩ Tân. Nhiều khu dân cư ở đây bị phong tỏa, bệnh viện là ổ dịch mới.
Tại khu vực Đông Nam Á, hơn 27.000 người đã nhiễm bệnh. Indonesia hiện là vùng dịch lớn nhất, tiếp đến là Philippines.
Để xem số liệu mới nhất về số ca nhiễm, tử vong và hồi phục tại các nước trên thế giới, quý độc giả có thể truy cập: https://www.worldometers.info/coronavirus/
Dưới đây là một số tin vắn nổi bật về dịch viêm phổi Vũ Hán:
Thổ Nhĩ Kỳ vượt Iran thành ổ dịch lớn nhất Trung Đông
Reuters cho biết, Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca hôm 18/4 xác nhận toàn quốc có 82.329 trường hợp nhiễm nCov. Với con số này, Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt Iran và trở thành vùng dịch lớn nhất Trung Đông.
Số người tử vong vì Covid-19 tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện là 1.890.
Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ thông báo kéo dài các hạn chế đi lại giữa 31 thành phố thêm 15 ngày, bắt đầu từ 19/4.
Thủ tướng Tây Ban Nha đề nghị kéo dài lệnh phong tỏa
Theo Reuters, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm 16/4 cho biết ông sẽ đề nghị Quốc hội kéo dài lệnh phong tỏa thêm 15 ngày, đến 9/5, nhưng các hạn chế sẽ linh hoạt hơn.
Hiện Tây Ban Nha ghi nhận hơn 20.000 ca tử vong trong tổng số hơn 188.000 người nhiễm Covid-19.
Số ca tử vong mới của Ý thấp nhất trong 1 tuần
Ý báo cáo thêm 482 ca tử vong mới vào hôm 18/4, mức thấp nhất kể từ 12/4. Giới chức Ý cũng báo cáo 3.491 ca bệnh mới. Hiện số ca bệnh và tử vong ở Ý lần lượt là 175.925 và 23.227.
Canada – Mỹ gia hạn lệnh đóng cửa biên giới 30 ngày
Reuters đưa tin, Thủ tướng Justin Trudeau hôm 18/4 cho biết Canada – Mỹ đã đồng ý gia hạn việc đóng cửa biên giới 30 ngày.
Washington và Ottawa hồi tháng 3 đã thống nhất tạm thời đóng cửa biên giới đối với “các hoạt động qua lại không cần thiết”, lệnh sẽ hết hạn trong tuần này.
Israel nới hạn chế phong tỏa
Reuters cho biết, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẽ nới dần lệnh phong tỏa, bắt đầu từ 19/4, trong bối cảnh tỷ lệ nhiễm Covid-19 tại quốc gia này trong 2 tuần qua đã giảm.
Bắt đầu từ 19/4, tỷ lệ nhân viên tại nơi làm việc có thể tăng lên 30% từ 15% và một số cửa hàng sẽ được phép mở lại. Tuy nhiên, các trung tâm và các chợ lớn vẫn đóng cửa.
Từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, người Israel được phép đi đến các cửa hàng tạp hóa, hiệu thuốc và một số nơi làm việc, nhưng bị cấm đi bộ cách nhà hơn 100 mét. Theo lệnh mới, giới hạn 100 mét sẽ được nâng lên thành 500 mét. Thủ tướng cũng cho phép nhóm cầu nguyện 10 người, nhưng các tín đồ phải đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội.
Croatia kéo dài lệnh phong tỏa đến ngày 4/5
Reuters đưa tin, Bộ trưởng Nội vụ Croatia Davor Bozinovic hôm 18/4 cho biết nước này sẽ kéo dài lệnh phong tỏa đến ngày 4/5 và chính phủ đang xem xét liệu có thể dần nới lỏng các hạn chế di chuyển hay không.
Một tháng trước, chính phủ ra lệnh đóng cửa tất cả các cửa hàng, quán bar, nhà hàng, trường học và đình chỉ giao thông công cộng. Các cửa hàng thực phẩm, hiệu thuốc và trạm xăng vẫn được mở cửa.
Người dân được phép ra ngoài mua nhu yếu phẩm, đi khám, đi dạo hoặc tập thể dục nhưng không được tụ tập.
Morocco kéo dài lệnh phong tỏa đến 20/5
Thông báo này được đưa ra sau khi số ca nhiễm Covid-19 tại Morocco tăng lên 2.685, trong đó 137 người đã tử vong.
Theo Reuters, chính phủ Morocco đã ra lệnh phong tỏa toàn quốc vào ngày 20/3. Người dân chỉ được phép ra ngoài mua nhu yếu phẩm. Nhân viên đảm nhận công việc quan trọng vẫn được phép đi làm. Trường học, nhà thờ Hồi giáo, cửa hàng không thiết yếu và tất cả các địa điểm giải trí đã phải đóng cửa. Người dân phải đeo khẩu trang. Những ai không tuân thủ sẽ bị phạt tiền hoặc thậm chí ngồi tù.
Mời quý độc giả theo dõi thông tin về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại chuyên trang: https://www.dkn.tv/tag/dich-virus-corona
Trong kịch bản tốt nhất, Châu Phi vẫn có thể
hứng chịu 300.000 ca tử vong do Covid-19!
Quý Khải
Một báo cáo mới cho biết đại lục Châu Phi sẽ hứng chịu 300.000 ca tử vong do Covid-19 trong năm nay ngay cả với kịch bản tốt nhất, theo Daily Caller.
Ủy ban Kinh tế Châu Phi của Liên Hợp Quốc nhận định, trong trường hợp xấu nhất và không có sự can thiệp chống lại virus corona, Châu Phi có thể chứng kiến 3.3. triệu người chết và 1,2 tỷ người nhiễm bệnh, hãng tin Associated Press cho biết trong một bản tin hôm thứ Sáu (17/4).
Châu Phi có thể ghi nhận hơn 122 triệu ca nhiễm ngay cả khi áp dụng “biện pháp giãn cách xã hội tích cực” trong hoàn cảnh tốt nhất. Tuy nhiên, trong bất kỳ kịch bản nào, Covid-19 cũng sẽ mang đến gánh nặng rất lớn cho Châu Phi với hệ thống y tế mỏng manh và thiếu thốn. Trong kịch bản tốt nhất, sẽ cần đến 44 tỷ đô la để chi tiêu cho dụng cụ xét nghiệm, điều trị và đồ bảo hộ cá nhân, theo báo cáo. Còn trong trường hợp xấu nhất, châu lục này sẽ phải rút hầu bao đến 446 tỷ USD.
Gần 27 triệu người có thể bị đẩy vào cảnh nghèo đói cùng cực trong kịch bản xấu nhất, và khu vực châu Phi cận Sahara có thể rơi vào thời kỳ suy thoái đầu tiên trong một phần tư thế kỷ kế tiếp, hãng tin Associated Press đưa tin.
Châu Phi có thể sẽ cần đến 15 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm trong ba tháng tới và hơn một triệu xét nghiệm sẽ được triển khai bắt đầu vào tuần tới.
Báo cáo mới là dự báo công khai chi tiết nhất về số ca tử vong và lây nhiễm do Covid-19 ở châu Phi, theo Associated Press. Tính đến thứ Sáu (17/4), Châu Phi đã có hơn 18.000 trường hợp lây nhiễm được xác nhận. Các chuyên gia cảnh báo chỉ vài tuần nữa tình hình ở châu Phi sẽ như ở châu Âu.
Viddeo: Dự ngôn bí ẩn: Con chim lông trắng báo hiệu vận mệnh Trung Quốc và Tập Cận Bình
Theo Marlo Safi, Daily Caller
Quý Khải dịch & biên tập
Triều Tiên lần đầu khoe tên lửa đối đất hạng nặng
Không quân Triều Tiên lần đầu trưng bày tên lửa đối đất Kh-29 cùng nhiều vũ khí dẫn đường trong chuyến thăm căn cứ Sunchon của lãnh đạo Kim Jong-un.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA hồi đầu tuần công bố hình ảnh lãnh đạo Kim Jong-un đến thăm, giám sát đợt diễn tập ở căn cứ không quân Sunchon, phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng. Đây là nơi đóng quân của các phi đội tiêm kích MiG-29 và cường kích Su-25, những chiến đấu cơ hiện đại nhất trong biên chế Triều Tiên.
Khu trưng bày vũ khí của cường kích Su-25 có sự hiện diện của tên lửa đối đất dẫn đường bằng laser Kh-29L và Kh-25ML, cùng hệ thống gây nhiễu SPS-141, bệ phóng rocket và cụm pháo SPPU-22.
“Lần đầu tiên có hình ảnh xác nhận Triều Tiên đang biên chế tên lửa đối đất Kh-29L. Cần nhớ rằng đó không phải tên lửa mới, nhiều khả năng họ đã triển khai vũ khí này cùng cường kích Su-25 từ năm 1988, chỉ là phải mất đến 30 năm để chúng ta được tận mắt thấy nó”, nhà phân tích quân sự Joseph Dempsey viết trên mạng xã hội Twitter.
Kh-29 là tên lửa không đối đất được Liên Xô chế tạo từ năm 1980, có tầm bắn 10-30 km tùy phiên bản. Tên lửa được trang bị nhiều đầu dẫn như laser, quang điện tử và ảnh nhiệt. Phiên bản Kh-29L của Triều Tiên sử dụng đầu dò laser bán chủ động, tương tự tên lửa đối đất AGM-65E Maverick của Mỹ.
Tên lửa Kh-29 chuyên dùng để tấn công các mục tiêu lớn, kiên cố như cơ sở hạ tầng công nghiệp, cầu đường, tàu chiến với lượng giãn nước tới 10.000 tấn, nhà chứa máy bay và đường băng. Mỗi quả đạn dài gần 4 m, nặng gần 700 kg, mang đầu nổ nặng 320 kg và có giá trung bình hơn 140.000 USD.
Triều Tiên cũng là quốc gia châu Á đầu tiên mua cường kích Su-25K trong giai đoạn 1987-1989, đang vận hành 45 máy bay Su-25K và phiên bản huấn luyện Su-25UBK.
Tiêm kích MiG-29 cũng xuất hiện với tên lửa tầm trung R-27R, loại vũ khí đối không có tầm bắn xa nhất trong biên chế Triều Tiên với khả năng diệt mục tiêu từ khoảng cách 70 km. Một biên đội MiG-29 đã xuất phát từ sân bay Sunchon và phóng tên lửa đối không tầm ngắn R-60M, diệt mục tiêu giả định trước sự chứng kiến của lãnh đạo Kim Jong-un.
Triều Tiên sở hữu tối đa 35 chiếc MiG-29, gồm mẫu MiG-29B và MiG-29UB cơ bản cùng ít nhất 3 chiếc MiG-29S nâng cấp. Một điểm yếu của phi đội này là khả năng sẵn sàng chiến đấu thấp, do Bình Nhưỡng không mua được phụ tùng thay thế.
http://biendong.net/bi-n-nong/34197-trieu-tien-lan-dau-khoe-ten-lua-doi-dat-hang-nang.html
Phóng viên phỏng vấn ông Trump
có thể bị phạt hơn 16.000 USD ở Đài Loan
Băng Thanh
Một phóng viên người Đài Loan làm việc cho hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc có thể phải đối mặt với án phạt nặng ở quê nhà.
Vào ngày 9/4, trong cuộc họp báo về đại dịch viêm phổi Vũ Hán tại Nhà Trắng, phóng viên, tên là Chang Ching-yi, khi được phép phỏng vấn Tổng thống Trump, Tổng thống đã hỏi anh đến từ đâu, với ngụ ý hỏi về hãng truyền thông mà Chang đang làm việc.
Chang trả lời rằng anh đến từ Đài Loan, quê hương của anh. Tuy nhiên, câu trả lời của anh đã che đậy sự thật rằng anh làm việc cho Dragon TV, một đài truyền hình thuộc sở hữu của Tập đoàn truyền thông Thượng Hải, được cho là tập đoàn truyền thông của chính quyền Trung Quốc.
Vào ngày 16/4, Chiu Chui-cheng, người phát ngôn của Hội đồng các vấn đề về Đại lục của Đài Loan nói rằng Chang, một công dân Đài Loan, đã vi phạm luật pháp của quốc đảo, theo CNA.
Theo Chiu, Chang đã vi phạm Điều 33 của Đạo luật về Quan hệ giữa người dân Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Theo luật, mọi người bị cấm giữ bất kỳ vị trí nào ở các đảng chính trị, quân đội hoặc các thể chế mang tính chất chính trị của Trung Quốc. Bất kỳ người vi phạm nào cũng có thể bị phạt từ 100.000 đến 500.000 Tân Đài Tệ (khoảng 3.320 USD đến 16.620 USD).
Theo công cụ tìm kiếm Trung Quốc, Baidu, Chang sinh năm 1979 tại Đài Loan và tốt nghiệp cử nhân ngành báo chí và nghiên cứu Ả Rập tại Đại học Quốc gia Chengchi. Anh đã nhận bằng thạc sĩ về quan hệ quốc tế tại Đại học New York.
Chang trở thành phóng viên ở Mỹ cho Phoenix TV vào năm 2010 và tham gia Dragon TV, một đài truyền hình thuộc sở hữu của Tập đoàn truyền thông Thượng Hải vào tháng 7/2014.
Chính phủ Hoa Kỳ từ lâu đã cảnh báo về mối quan hệ chặt chẽ của Tập đoàn Truyền thông Thượng Hải với chính quyền Trung Quốc. Vào tháng 10/2005, Ủy ban điều hành của Quốc hội về Trung Quốc (CECC) tại Mỹ đã ban hành một tuyên bố cho rằng các cơ quan truyền thông có trụ sở tại Thượng Hải, bao gồm Tập đoàn Truyền thông Thượng Hải đã từng làm việc với bộ phận tuyên truyền của thành phố Thượng Hải để cải thiện việc sàng lọc tin tức và kiểm duyệt tại Trung Quốc.
Sau thông báo của Chiu, một số người dùng PTT, hệ thống bảng tin học thuật trực tuyến lớn nhất Đài Loan kêu gọi các biện pháp mạnh mẽ hơn đối với Chang, bao gồm thu hồi quyền công dân Đài Loan của anh.
Một người dùng tên là “nikewang” viết: “Hãy sử dụng luật chống xâm nhập [Đài Loan] để điều tra anh ta, vì Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang trả lương cho anh ta”.
Trước đó, vào tháng 12/2019, Đài Loan đã thông qua luật chống xâm nhập để chống lại các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gây ảnh hưởng đến chính trị và dân chủ trên đảo.
Theo The Epoch Times
Băng Thanh dịch và biên tập
Cảnh sát Hong Kong bố ráp bắt giữ
các nhà hoạt động dân chủ kì cựu
Cảnh sát Hong Kong bắt giữ 15 nhà hoạt động, bao gồm các chính trị gia kì cựu, một ông trùm xuất bản và các luật sư cao cấp, trong các cuộc bố ráp ngày thứ Bảy trong đợt trấn áp lớn nhất nhắm vào phong trào dân chủ của thành phố kể từ khi các cuộc biểu tình rộng khắp nổ ra vào năm ngoái.
Trong số những người bị câu lưu về cáo buộc tụ tập bất hợp pháp có người sáng lập Đảng Dân chủ Martin Lee, 81 tuổi, triệu phú ngành xuất bản Jimmy Lai, 71 tuổi, và nhà lập pháp tiền nhiệm và luật sư Margaret Ng, 72 tuổi, Reuters dẫn các nguồn tin của giới truyền thông và chính trị cho biết.
Tổng cộng, một nhà lập pháp hiện nhiệm và chín nhà lập pháp tiền nhiệm đã bị bắt, bao gồm hai nhà hoạt động kì cựu Lee Cheuk-yan và Yeung Sum.
Cảnh ti Hong Kong Lam Wing-ho nói với các phóng viên rằng 14 người trong độ tuổi từ 24 đến 81 đã bị bắt giữ về cáo buộc tổ chức và tham gia vào “các cuộc tụ tập bất hợp pháp” vào ngày 18 tháng 8 và 1 tháng 10 và 20 tháng 10 năm ngoái. Ông không xác định danh tính 14 người này.
Đó là những ngày có các cuộc biểu tình lớn khắp thành phố và có lúc trở nên bạo động.
Năm trong số 14 người cũng bị bắt vì công bố các cuộc tụ tập công khai trái phép vào ngày 30 tháng 9 và 19 tháng 10, ông Lam nói.
Các nguồn tin cảnh sát sau đó xác nhận bắt giữ Leung Yin-chung, nhà lập pháp hiện nhiệm duy nhất bị bắt trong các cuộc bố ráp tính đến nay.
Tất cả đều sẽ trình diện tại tòa vào ngày 18 tháng 5, nhưng ông Lam cho biết có thể có nhiều vụ bắt giữ hơn. Một số trong số những người bị bắt vào ngày thứ Bảy sau đó đã được tại ngoại.
Các cuộc bố ráp đánh dấu đợt trấn áp lớn nhất nhắm vào phong trào dân chủ kể từ khi bắt đầu các cuộc biểu tình chống chính phủ trên toàn thuộc địa cũ của Anh vào tháng 6 năm ngoái.
Nhà chức trách ở Hong Kong đã bắt giữ hơn 7.800 người vì liên quan đến các cuộc biểu tình, bao gồm nhiều người về cáo buộc bạo loạn có thể có mức án tù lên tới 10 năm.
Không rõ bao nhiêu người trong số này đang bị giam giữ.
Các vụ bắt giữ tăng vọt diễn ra trong bối cảnh đang có lo ngại sâu sắc về áp lực của Trung Quốc đối với nhánh tư pháp độc lập của Hong Kong.
Các vụ bắt giữ ngày thứ Bảy diễn ra sau vài tháng tương đối yên ổn trong khi Hong Kong bị phong tỏa một phần vì dịch virus corona nhưng cũng vào lúc các quan chức chính quyền thành phố và Trung Quốc khởi động một nỗ lực mới ban hành luật an ninh quốc gia cứng rắn hơn cho thành phố.
Hong Kong được trao lại cho Bắc Kinh cai trị vào năm 1997 dưới hình thức “một quốc gia hai chế độ” cho phép các quyền tự do rộng rãi không được hưởng ở Trung Quốc đại lục, và một mức độ tự trị cao.
Mỹ và Anh lên án vụ bắt giữ
các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông
Hải Lam
Chính quyền Tổng thống Trump hôm 18/4 đã lên án việc chính quyền Hồng Kông bắt giữ 15 nhà hoạt động dân chủ có liên quan đến các cuộc biểu tình tại đặc khu hành chính trong năm 2019.
“Bắc Kinh và các đại diện của họ ở Hồng Kông tiếp tục có những hành động không phù hợp với các cam kết trong tuyên bố chung Trung – Anh, bao gồm sự minh bạch, nguyên tắc thượng tôn luật pháp, và đảm bảo rằng Hồng Kông sẽ tiếp tục được ‘hưởng mức độ tự trị cao’”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết.
Trong một tuyên bố riêng, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr gọi việc bắt giữ là “vụ tấn công mới nhất vào nguyên tắc thượng tôn luật pháp và quyền tự do của người dân Hồng Kông”.
Ông bày tỏ, những sự kiện này cho thấy “các giá trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối nghịch như thế nào đối với những nền dân chủ tự do phương Tây. Những hành động này – cùng với hành động gây ảnh hưởng ác độc và gián điệp thương mại tại Mỹ – một lần nữa chứng minh rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc không thể tin tưởng được”.
Bộ Ngoại giao Anh cũng chỉ trích các vụ bắt giữ, nói rằng “quyền biểu tình ôn hòa là điều căn bản trong cuộc sống của người dân Hồng Kông và điều này được công nhận trong cả Tuyên bố chung và Luật cơ bản”.
Hôm 18/4, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ 15 nhân vật ủng hộ dân chủ, trong đó có cựu lãnh đạo phong trào dân chủ Hồng Kông, luật sư Lý Trụ Minh (Martin Lee), 81 tuổi và người sáng lập tờ báo Apple Daily, ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai).
Theo AP
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-va-anh-len-an-vu-bat-giu-cac-nha-hoat-dong-dan-chu-hong-kong.html
Covid-19 : Dân Hồng Kông
dùng trò chơi trên mạng để biểu tình
Minh Anh
Tuy không thể tụ tập tuần hành mỗi cuối tuần như trước do đại dịch Covid-19, giới trẻ Hồng Kông vẫn tiếp tục « xuống đường » bày tỏ khát vọng dân chủ, nhưng lần này thông qua trò chơi « Animal Crossing : New Horizons », phiên bản mới nhất vừa được phát hành ngày 20/03/2020.
Thông tín viên RFI tại Hồng Kông, Florence de Changy giải thích :
Trời xanh, biển xanh. Tất cả đều nhí nhảnh và thật dễ thương trên những hòn đảo của trò chơi ʺAnimal Crossing, New Horizonsʺ, đề nghị người tham gia đến cắm lều trên một đảo hoang và đẹp như một thiên đường. Một hòn đảo thuộc về bạn và có đông đúc những con thú đáng yêu, những người hướng dẫn và người bạn tương lai đến giúp bạn định cư tại hòn đảo này như ý bạn muốn.
Nhưng giới trẻ Hồng Kông, không được xuống đường biểu tình và tụ tập vì dịch Covid-19 từ nhiều tháng nay, nhìn thấy ở trò chơi này một cơ hội để tiếp tục biểu tình trên mạng.
Họ bắt đầu trang phục cho các nhân vật mầu đen từ đầu đến chân, đội mũ bảo hiểm và một chiếc mặt nạ chống hơi cay như là người biểu tình thật sự. Ngoài khung cảnh, các hoạt động của trò chơi đã bị biến đổi.
Chẳng hạn như những tấm lưới hình bướm hay những chiếc rìu được dùng để đập vào chân dung của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, lãnh đạo đặc khu hành chính hay ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc. Bởi đặc tính của phiên bản mới trò chơi tương tác này, người tham gia có thể nhập thêm những hình ảnh của chính mình.
Thế nhưng thái độ hỗn xược này khiến Trung Hoa lục địa lo sợ và trò chơi này hầu như biến mất khỏi những trang rao bán trên mạng. Chắc chắn họ sợ rằng thú vui nổi loạn dù là ảo của người Hồng Kông có nguy cơ lan rộng sang Trung Quốc ».
Hồng Kông bắt giữ các nhà đấu tranh dân chủ, Mỹ quan ngại
Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo ngày 18/04/2020 trên mạng xã hội Twitter bày tỏ những « quan ngại sâu sắc » về việc chính quyền Hồng Kông bắt giữ các lãnh đạo phong trào đòi dân chủ. Ông viết : « Việc áp dụng đạo luật đã được chính trị hóa là không tương thích với những giá trị phổ quát về tự do ngôn luận, hội hop và tập hợp ôn hòa ».
Chính quyền đặc khu hành chính hôm qua đã cho bắt giữ 12 người, trong đó có 2 phụ nữ, những nhân vật được cho là trụ cột của phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông. Những người này được cho là có liên hệ đến hai cuộc biểu tình : Cuộc thứ nhất là vào ngày 18/8, được cho phép và cuộc thứ hai là ngày 01/10/2019 không được phép.
TQ ‘non tay’
khi chọc giận báo chí Đức qua vụ virus corona?
Lê Mạnh HùngGửi tới BBC News Tiếng Việt từ Berlin
“Ông làm tổn hại cả thế giới.”
Không biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nghĩ gì khi bị đập vào mắt dòng chữ chỉ trích thẳng thừng của Tổng biên tập báo Bild (Đức) – Julian Reichelt hôm 16/04/2020?
Virus corona: Vũ Hán điều chỉnh số ca tử vong, tăng lên gần gấp đôi
Virus corona: Kinh tế Trung Quốc sụt giảm lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ
Virus corona: Quanh câu chuyện ‘điều tra WHO’ và ‘kiện Trung Quốc’
Khi gửi thư “mắng mỏ, trách móc” Tổng biên tập báo Bild “tội nói xấu lãnh đạo Trung Quốc qua vụ Covid-19” trước đó, Đại sứ quán, cơ quan ngoại giao của Trung Quốc ở Berlin (thay mặt cho lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình), dường như vẫn giữ thói quen như ở các quốc gia theo thể chế cộng sản bao đời, đó là mắng mỏ báo chí truyền thông như “mắng dạy con cháu trong nhà”.
Phải thôi, ở các quốc gia có chế độ chuyên chế thì thường các nhà nước đó chi tiền, trích ngân sách hàng năm ra nuôi nấng, quản lý và dạy dỗ hệ thống truyền thông, giao nhiệm vụ cho báo chí là phải tuyên truyền ca ngợi, che chắn bảo vệ chế độ, thì việc mắng mỏ, đuổi việc, cách chức, giải tán một tòa soạn báo “hỗn láo” nào đó là đương nhiên có thể.
Nhưng rất tiếc, trường hợp này lại là Bild – một tờ báo tư nhân nổi tiếng của Đức.
Chắc hẳn lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã rất bất ngờ khi bị ‘bật’ lại.
Còn đối với người đọc báo Bild thì câu hỏi được đặt ra trên tờ báo này trước đó vài ngày với cái tít “Liệu Trung Quốc có phải chịu trách nhiệm về thiệt hại kinh tế khổng lồ do virus corona gây ra trên toàn thế giới hay không?” là điều hoàn toàn bình thường.
Virus corona: Vì sao Đức làm xét nghiệm nhiều hơn, tỉ lệ tử vong thấp hơn?
Joshua Wong đến Đức nói về nhân quyền
Chả là trong khi thế giới đang quay cuồng lo chống dịch Covid-19 thì Trung Quốc hối hả tranh thủ “thu vén” uy tín, tiếng tăm cho riêng mình với mong muốn phù phép, biến mình từ “nguồn bệnh” trở thành “nạn nhân bị lây từ Mỹ và các nước châu Âu”, nay đã thành “người anh hùng chống dịch”, “chuyên gia giúp đỡ các nước khác”…
Nhiều việc xưa nay cho thấy Trung Quốc quả là rất lão luyện về sử dụng vũ khí tuyên truyền, chiến tranh tâm lý phục vụ ý đồ riêng cho mình.
Cuộc chiến ‘non tay’
Nhưng việc “chọc giận” trực tiếp các tờ báo tên tuổi của phương Tây như Daily Telegraph của Úc và Bild của Đức như mấy ngày qua thì các quan chức của Trung Quốc lại tỏ ra còn non tay và ấu trĩ.
Tổng biên tập báo Bild Julian Reichelt có lẽ đã bật cười khi nhận được bức thư “mắng mỏ” được gửi tới từ Đại sứ quán Trung Quốc ở Berlin và ông hẳn chẳng hề phải băn khoăn khi lập tức viết trả lời thẳng cho Chủ tịch Tập Cận Bình, đập thẳng cánh rằng: “Ông làm tổn hại cả thế giới.”
Tự do báo chí
Tôi bảo đảm chắc chắn là trước khi cho đăng bức thư gửi Chủ tịch Tập Cận Bình, vị Tổng biên tập báo Bild đã không hề tham khảo, xin phép một “cơ quan ban ngành trung ương” hoặc một quan chức nào của chính phủ Đức cả.
Bild là tờ nhật báo lá cải “khét tiếng” thuộc tập đoàn truyền thông Axel Springer lớn hàng đầu của Đức với số lượng độc giả khoảng hơn 8,6 triệu và số lượng phát hành mạnh nhất Đức, đạt tới con số gần 1.400.000 ấn bản (4/2019).
Bild có tầm ảnh hưởng rất lớn vượt ra ngoài biên giới Đức, không chỉ là tờ báo lớn thuộc nhóm dẫn đầu châu Âu mà còn có thứ hạng cao của thế giới.
Đường lối tuyên truyền của Bild từng gây nhiều tranh cãi, phản ánh đúng thực trạng xã hội Đức, vốn luôn coi trọng sự tranh luận sôi nổi giữa các ý kiến trái chiều trước nhiều vấn đề. Và chính vì thế mà Bild có nhiều người đọc?
Đừng ngạc nhiên khi Bild lên án Chủ tịch Trung Quốc rằng “đã trị vì bằng cách giám sát tất cả”, “đóng cửa mọi tờ báo, trang mạng mang tính chất phê phán”, dẫn tới bịt miệng cả cảnh báo của một vị bác sĩ Trung Quốc trước nguy cơ dịch bệnh… bởi mới tháng 9/2019, chính báo Bild đã mời nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng của Hong Kong Joshua Wong sang tham dự sự kiện “BILD100 – Fest” của Bild được tổ chức trên nóc tòa nhà quốc hội Đức, mặc cho Trung Quốc giận dữ.
Đức là quốc gia từng nhiều năm đứng đầu thế giới về xuất khẩu, đặc biệt về máy móc và công nghệ.
Hàng hóa mang nhãn hiệu “Made in Germany” rất được ưa chuộng trên khắp thế giới, vậy nên khi viết cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng, “Những người không có tự do thì không thể sáng tạo được. Ông đã biến nước ông thành nhà vô địch thế giới về ăn cắp tài sản trí tuệ”, Tổng biên tập Bild Julian Reichelt đã viết ra chính suy nghĩ của nhiều người Đức.
Ông Julian Reichelt như đã hắt thẳng một chậu nước lạnh vào người nhận thư là Chủ tịch Tập Cận Bình.
Vốn nổi tiếng ngay thẳng và kỷ luật trong làm ăn, người Đức rõ ràng cảm thấy họ bị xúc phạm hơn ai hết bởi hàng nhái, hàng kém chất lượng của Trung Quốc.
Nói ra hay chưa thì chả cứ phần lớn dân Đức mà hàng tỷ cặp mắt hoài nghi, bực bội trên khắp thế giới đang hướng về Trung Quốc, dồn vào ban lãnh đạo Trung Quốc để cố tìm ra lời giải đáp về nguồn gốc gây ra thảm họa đại dịch cho cả thế giới hiện nay.
Bild là một tờ báo tư nhân, sống bằng tiền của độc giả, đâu có để chính phủ nào nuôi để mà vuốt ve, né tránh hay ngợi ca các chính phủ đó?
Bild nói tiếng nói của người đọc, phản ánh cái nhìn của bạn đọc Đức thì đương nhiên lá thư của Đại sứ quán Trung Quốc khác gì đã chọc đúng vào nỗi bực bội đang bị dồn nén của bạn đọc báo Bild.
Bức thư do Đại sứ quán Trung Quốc gửi tới báo Bild như một đường bóng được kiến thiết sẵn rất đẹp, Tổng biên tập Bild Julian Reichelt chỉ còn có mỗi một việc là co chân phải, nhắm thẳng vào Chủ tịch Tập Cận Bình để mà sút: “Món hàng xuất khẩu đắt đỏ và lớn nhất của Trung Quốc mà không nước nào muốn có, nhưng nó vẫn đi khắp thế giới, đó chính là virus corona”.
Cách doanh nghiệp Đức đang làm ăn với Trung Quốc, các chính trị gia Đức có những tính toán đường ngắn, đường dài như thế nào đó với Trung Quốc, khiến họ có thể phải kiệm lời, chưa thật mạnh mẽ lên tiếng. Nhưng báo chí, truyền thông Đức, tờ báo Bild đâu có lý do gì để e dè?
Các quan chức Trung Quốc có lẽ quên mất điều này.
Cũng đừng vội ngạc nhiên trước tiên đoán của Tổng biên tập Bild khi viết cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng “Ở nước ông người ta đang xì xào bàn tán về ông. Thế lực của ông đang vỡ vụn. Tôi không tin, bằng việc viết thư cho tôi, ông có thể tự cứu vãn được thế lực của mình. Tôi tin rằng Corona không chóng thì chầy sẽ là hồi kết về chính trị của ông…”
Chỉ cần nhớ lại rằng vị Tổng thống thứ 10 của Đức là Christian Wulff cũng đã từng “khuynh gia bại sản, thân bại danh liệt”, phải từ chức vào năm 2012, bị truy tố ra tòa cũng chỉ bởi một phần đã chọc vào chính Tổng biên tập báo Bild ngày đó là Kai Diekmann, khi bản thân ông tổng thống đang dính bê bối nghi vấn tham nhũng, lạm dụng chức vụ và muốn hăm dọa, buộc báo Bild phải im miệng.
Báo chí Đức độc lập với chính quyền, hoạt động theo luật định, đóng vai trò giúp quần chúng nhân dân Đức theo dõi, giám sát công việc của bộ máy nhà nước. Các quan chức không dễ chi phối được báo chí, khi làm sai mà bị báo chí phanh phui thì có chạy đằng trời. Chính quyền không sai bảo được báo chí, càng không thể vỗ vai khen thưởng được báo chí bởi như thế là “hối lộ”, muốn “mua chuộc” báo chí.
Cũng như khẩu trang, các vật dụng y tế và hàng hóa từ Trung Quốc đưa sang Đức có phẩm chất kém, không phù hợp bị đẩy quay trở lại, cái cách ứng xử với báo chí, truyền thông phương Tây của chính phủ Trung Quốc, của ông Tập Cận Bình bị dội, bị bật trở lại mạnh mẽ dứt khoát như vị Tổng biên tập báo Bild vừa thể hiện là điều không khó hiểu.
Tôi có cô bạn thân người Đức được tuyển vào làm biên tập viên cho Bild cách đây chưa lâu, cô bảo lãnh đạo báo Bild đã nói với cô ấy rằng, họ chờ đợi ở cô “một thứ ngôn ngữ, phong cách báo chí không thể trộn lẫn với bất kỳ một tờ báo nào khác”.
Vậy thì hãy thông cảm nhé, thưa các vị quan chức Trung Quốc, nếu lá thư của Tổng biên tập báo Bild Julian Reichelt từ Đức đã rất không hợp tai các quý vị.
Bài thể hiện cách nhìn riêng của nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng, sống tại Berlin.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52342021
Các công ty sản xuất “rời bỏ TQ”
trở thành xu hướng toàn cầu?
Gần đây, chủ đề “rời bỏ Trung Quốc” đang được tranh luận sôi nổi trên các mạng xã hội Đại Lục, nhưng bị kiểm duyệt gắt gao bởi chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đồng thời trong thời gian này, cộng đồng quốc tế đã bắt đầu có những hành động thực tế. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ nước nhà, đẩy nhanh việc rút khỏi Trung Quốc. “Rời bỏ Trung Quốc” đang trở thành xu hướng chủ đạo trên toàn cầu.
Bản tin Tài chính Hồng Kông (Hong Kong Economic Journal) ngày 13/4, cho biết gần đây đã có rất nhiều cuộc thảo luận sôi nổi về chủ đề “rời bỏ Trung Quốc” trên các nhóm WeChat tại Đại Lục, chủ yếu từ các học giả, các nhà kinh tế, doanh nhân và các quan chức trong thể chế. Nhưng sau đó những cuộc thảo luận này đã nhanh chóng bị chính quyền xóa bỏ. Rất nhiều học giả nhắc nhở rằng, dịch bệnh lần này đã gây ra thảm họa toàn cầu, khủng hoảng “rời khỏi Trung Quốc” có thể sẽ xảy ra.
Một bài viết đã nhắc đến việc 9 học giả Đại Lục trong thể chế đã tổ chức “Bàn tròn cấp cao” tại Thượng Hải ngày 8/4, đã cùng đạt được “9 điểm nhận thức chung” đối với các viễn cảnh ảm đạm, trong đó nhận thức cuối cùng chính là toàn thế giới nên chăng “rời bỏ Trung Quốc”. Bài viết này sau đó đã bị xóa bỏ hoàn toàn trên internet.
Doanh nghiệp nước ngoài “rời Trung Quốc” sẽ thành xu thế?
BBC News ngày 14/4 trích dẫn phân tích của ông Ngô Tĩnh (Wu Jing), trợ lý giáo sư Đại học Kinh doanh Hồng Kông cho biết, sau khi dịch bệnh bùng phát, chi phí không chỉ là cân nhắc duy nhất của các công ty, nguy cơ về năng lực sản xuất tập trung tại Trung Quốc đang dần bị bộc lộ. “Khâu sản xuất một bộ phận linh kiện gặp vấn đề sẽ dẫn đến ảnh hưởng toàn bộ chuỗi sản xuất thành phẩm.”
Ngày 14/4, hãng sản xuất ô tô Pháp Renault tuyên bố rút khỏi Trung Quốc, dự tính chuyển 50% vốn cổ phần của liên doanh cho Tập đoàn Dongfeng, đồng thời ngừng bán xe chở khách thương hiệu Renault tại Trung Quốc. Dịch bệnh lần này đã gây ảnh hưởng lớn đến tất cả các công ty công nghiệp của Pháp, trong đó có cả Renault. Từ giữa tháng 3, Renault, Peugeot Citroen và Michelin đã đồng thời tuyên bố tạm ngừng sản xuất tại các nhà máy ở Pháp.
Cách đây vài hôm, Hakkasan, một nhà hàng ẩm thực Quảng Đông cao cấp nổi tiếng, đã quyết định vĩnh viễn ngừng kinh doanh tại Trung Quốc và chính thức rút khỏi thị trường này.
Lấy một ví dụ khác về ngành ngư nghiệp quốc tế. Các công ty thủy sản ở Vịnh Jacobs, một cảng cá ở phía tây nam Nam Phi, đang tìm kiếm thị trường xuất khẩu bên ngoài Trung Quốc. Họ đã phụ thuộc quá nhiều vào khách mua Trung Quốc trong một thời gian dài, 80 – 90% doanh thu kinh doanh bị lệ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc. Sau khi dịch bệnh bùng phát, nhu cầu của Trung Quốc giảm mạnh, các công ty thủy sản và ngư dân rơi vào tình trạng khó khăn. Tổng thanh tra tài chính của một công ty thủy sản khẳng định “Kế hoạch B phải được thực hiện!”.
Cảnh báo nhiều năm trước đã trở thành hiện thực
Giáo sư Trương Hồng Đào (Hongtao Zhang) Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, cho biết: “Đối với Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, một mặt là lợi nhuận tài chính và lợi ích kinh tế, một mặt là an ninh quốc gia và chính trị vững chắc. Một quốc gia bình thường sẽ ưu tiên an ninh quốc gia và an toàn của công dân.”
Ông Ngô Giới Thanh (Wu Jiesheng), người sáng lập diễn đàn Xu hướng và Quản lý kinh doanh Đài Loan, đã có bài viết đăng trên trang “Minh Nhân Đường” (opinion.udn.com) ngày 14/4 rằng cảnh báo dài hạn của cố vấn thương mại Nhà Trắng Hoa Kỳ Peter Navarro đã được kiểm chứng.
Ông Navarro cảnh báo rằng 20 năm qua ngành công nghiệp sản xuất của Hoa Kỳ đã bị lệ thuộc quá sâu vào thị trường Trung Quốc. ĐCSTQ đang cố gắng kiểm soát tất cả các lĩnh vực của Hoa Kỳ. Điều này có liên quan đến an toàn kinh tế và an ninh quốc gia. Ông Navarro đã đề cập trong cuốn sách “Chết bởi Trung Quốc” (Death by China), theo các quy tắc thương mại công bằng thông thường, thì “tám loại vũ
khí cướp đoạt cơ hội việc làm” của ĐCSTQ là bất hợp pháp. Một trong các vũ khí chiến lược này là hạn chế xuất khẩu các sản phẩm hoặc nguyên liệu chủ chốt.
Ông Ngô Giới Thanh cho biết, kể từ khi dịch bệnh bùng phát, ĐCSTQ đã cấm các công ty có nhà máy tại Trung Quốc như 3M và Honeywell xuất khẩu khẩu trang và các vật tư y tế sang Mỹ. Ngược lại, ĐCSTQ đã cho xuất khẩu một lượng lớn sản phẩm kém chất lượng, đồng thời lệnh cho các tổ chức hải ngoại mua gom hàng số lượng lớn, giành mua khẩu trang, găng tay y tế, quần áo bảo hộ, thuốc thử… dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng vật tư y tế ở nhiều quốc gia. Cách làm này của chính quyền Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế đặt câu hỏi liệu họ có đang cố tình cản trở tiến trình chống dịch của các quốc gia?
Hiện giờ, Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản đã cảm nhận được mất mát đau đớn, kinh hoàng nhận ra công nghiệp chế tạo là huyết mạch của quốc gia, cần phải cảnh giác với “giấc mộng Trung Quốc” về chi phí rẻ và thị trường rộng lớn. Ngày 9/4, Nhật Bản và Hoa Kỳ liên tiếp tuyên bố sẽ hỗ trợ các công ty rời khỏi Trung Quốc. Chính phủ Nhật Bản đã phân bổ 2 tỷ USD hỗ trợ các công ty Nhật Bản dời dây chuyền sản xuất của họ trở lại Nhật và 220 triệu USD hỗ trợ các công ty di dời sang các quốc gia khác. Ông Larry Kudlow, cố vấn kinh tế Nhà Trắng, nói rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ toàn bộ “chi phí di dời” cho tất cả các công ty Mỹ rút khỏi Trung Quốc, bao gồm các chi phí và tổn thất về nhà máy, thiết bị, sở hữu trí tuệ…
Mới đây, thượng nghị sĩ liên bang của Đảng Tự do Úc, bà Concetta Fierrabidei-Wells nói rằng Úc nên xem xét “tách rời” quan hệ thương mại với ĐCSTQ một khi đại dịch virus corona qua đi.
Trung Quốc là đối tác thương mại hai chiều lớn nhất của Úc về hàng hóa và dịch vụ, chiếm 26% thương mại của quốc gia này theo số liệu do Bộ Ngoại giao Úc công bố. Trước cuộc khủng hoảng virus corona, giao dịch hai chiều đã đạt mức kỷ lục 235 tỷ đô trong năm 2018 – 2019, tăng hơn 20% so với năm trước.
Bà Fierraaugei-Wells nói với Sky News rằng đại dịch đã khuyến khích các doanh nghiệp cũng như chính phủ đa dạng hóa mạng lưới thương mại của họ. “Toàn bộ đại dịch này đã phơi bày cho chúng ta thấy bản chất bấp bênh của chuỗi cung ứng của chúng ta“, bà nói.
Trung Quốc nói gì về việc sửa dữ liệu
tăng thêm gần 1.300 ca tử vong ở Vũ Hán?
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Triệu Lập Kiên, khẳng định Trung Quốc chưa bao giờ che đậy thông tin về sự bùng phát của dịch Covid-19.
Trong cuộc họp báo ngắn được tổ chức vào ngày 17.4, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc – ông Triệu Lập Kiên, nhấn mạnh, việc sửa đổi số người tử vong do Covid-19 của Vũ Hán là kết quả của quá trình xác minh dữ liệu thống kê để đảm bảo chính xác và là điều bình thường trên thế giới.
Ông Triệu Lập Kiên khẳng định, Trung Quốc chưa bao giờ che đậy thông tin về sự bùng phát của Covid-19 và chính phủ nước này cũng không cho phép điều đó xảy ra.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc giải thích, việc sửa đổi số liệu của Vũ Hán là để đáp lại mối quan tâm chung của toàn xã hội, cho thấy sự minh bạch về thông tin của Trung Quốc cũng như uy tín của chính phủ. Thêm vào đó, động tác này cũng có vai trò trong phòng chống dịch bệnh và đưa ra những quyết sách dựa trên khoa học.
“An toàn sức khỏe là nhu cầu cơ bản và mong muốn của tất cả người dân. Trung Quốc chưa từng che đậy thông tin về sự bùng phát của Covid-19 và chính phủ cũng không cho phép bất cứ sự che đậy nào”, ông Triệu Lập Kiên nhấn mạnh.
Hôm 17.4, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán đã tổ chức họp báo công bố sửa lại số người tử vong vì Covid-19 tại thành phố từ 2.579 lên 3.869 trường hợp (tăng thêm 1.290 nạn nhân) so với báo cáo trước đó.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán, việc sửa dữ liệu là để khắc phục sự thiếu chính xác, chậm trễ của thống kê trong dịch bệnh.
Số ca nhiễm Covid-19 tại Vũ Hán cũng được điều chỉnh tăng từ 50.008 lên 50.333 trường hợp. Với số liệu được sửa đổi, Trung Quốc đại lục hiện ghi nhận tổng cộng 82.692 ca nhiễm Covid-19 và 4.632 người tử vong.
“Văn kiện đỏ” tiết lộ ĐCSTQ áp chế truyền thông,
che giấu dịch bệnh
Thế giới đã phải chịu tổn thất nặng nề vì virus Trung Cộng (còn được gọi là virus corona mới). Nhiều quốc gia đã lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu và trì hoãn công bố trước khi chủng virus này bùng phát. Rốt cuộc dịch bệnh đã bị che giấu đến mức độ nào? Mới đây, có “người thổi còi” đã tiết lộ văn kiện nội bộ của chính quyền ĐCSTQ và tiến hành phân tích chuyên sâu.
Trong số các tài liệu chính thức mà trang “Tin tức mới” tại Đài Loan tiếp cận được, có một văn kiện quan trọng là “Văn kiện số 3” do Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ban hành ngày 3/1, bản “Thông báo về việc tăng cường quản lý tài nguyên mẫu sinh học và các hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm đột phát” cho thấy các mẫu bệnh phẩm viêm phổi Vũ Hán được phân loại là “nguồn bệnh vi sinh vật gây bệnh cao (loại 2)” tại thời điểm đó.
Văn kiện số 3 quy định rằng, theo yêu cầu của các sở hành chính y tế từ cấp tỉnh trở lên, tất cả các cơ quan liên quan sẽ cung cấp mẫu sinh học cho các cơ quan xét nghiệm mầm bệnh được chỉ định để thực hiện xét nghiệm nguồn gốc bệnh, và thực hiện các thủ tục bàn giao; khi chưa được phê chuẩn thì không được phép cung cấp kết quả xét nghiệm cho các tổ chức và cá nhân khác, không được lan truyền kết quả kiểm nghiệm.
Từ đây có thể thấy rằng, ngay từ đầu tháng Một, Ủy ban Y tế đã triển khai các công tác liên quan đến dịch bệnh, đồng thời lựa chọn kiểm soát tin tức, không công khai ra bên ngoài.
Tuy nhiên, trong cùng khoảng thời gian, truyền thông chính quyền ĐCSTQ lại kịch liệt đả kích sự kiện bác sĩ Lý Văn Lượng và 8 người khác đăng “tin đồn”, chính là thực hiện theo yêu cầu nêu trong văn kiện số 3. Điều đặc biệt là văn kiện số 3 được ban hành ngày 3/1, thành phố Vũ Hán vẫn tuyên bố tổ chức kỳ họp “lưỡng hội” (Đại hội Đại biểu Nhân dân và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân) như theo đúng dự kiến từ ngày 6-10/1.
Trang “Tin tức mới” còn được một kênh truyền thông uy tín Trung Quốc cung cấp hai tài liệu “lưu hành nội bộ” của các cán bộ chính quyền cấp cao, tiết lộ rằng một số công ty kỹ thuật di truyền đã phát hiện ra “virus corona giống như SARS” vào cuối tháng 12/2019 và đã báo cáo cho Ủy ban Y tế Quốc gia Vũ Hán và Hồ Bắc, nhưng chính quyền Trung Quốc đã giấu kín thông tin, và bắt đầu đưa ra cảnh cáo đối với các bác sĩ, giáo sư địa phương Vũ Hán từ ngày 31/12/2019.
Nội dung của tài liệu “lưu hành nội bộ” này thậm chí còn gây sốc hơn. Ủy ban Y tế Quốc gia đã cử nhân viên đến Vũ Hán để điều tra và nghiên cứu vào ngày 7/1. Họ không tìm thấy bất cứ sự lây truyền từ người sang người, và cũng không phát hiện ra trước ngày 10/1 đã có ca nhiễm bệnh trong bệnh viện. “Điều này rõ ràng không phù hợp với thực tế là có một lượng lớn ca nghi ngờ nhiễm bệnh và hiện tượng truyền nhiễm từ người sang người ở bệnh viện Vũ Hán vào thời điểm đó.” Ít nhất là trước ngày 6/1, chụp CT phổi của bác sĩ nội khoa hô hấp tại Bệnh viện Tân Hoa Vũ Hán thấy dấu hiệu của “tổn thương hình kính mờ”. Ngày 11/1, xuất hiện ca nghi nhiễm thứ hai. Đến ngày 29/1, bệnh viện này thông báo có hơn 30 nhân viên y tế đã bị lây nhiễm.
Đối chiếu tài liệu “lưu hành nội bộ” cho thấy từ ngày 6-10/1, trong thời gian diễn ra kỳ họp “lưỡng hội” của thành phố Vũ Hán, Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán đã không công bố báo cáo về dịch bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân. Từ ngày 11-17/1, tỉnh Hồ Bắc tổ chức kỳ họp “lưỡng hội” cấp tỉnh; ngày 12-17/1, trong báo cáo hàng ngày của Ủy ban y tế thành phố Vũ Hán đều nói ngày hôm trước không có ca nhiễm nào.
Tuy nhiên, tình hình thực tế là ngay từ ngày 12/1, Bắc Kinh đã chẩn đoán có ca viêm phổi Vũ Hán; cùng thời gian đó, Thượng Hải và Thâm Quyến cũng đã xác nhận và báo cáo có ca lây nhiễm. Tất cả các trường hợp này đều không có lịch sử tiếp xúc với chợ hải sản Hoa Nam. Đây rõ ràng là bằng chứng lây truyền từ người sang người, nhưng Ủy ban y tế Trung Quốc đã trì hoãn xác nhận kết quả báo cáo trên đến tận 20 ngày sau. Trước đó, họ vẫn cho là “có thể phòng ngừa và kiểm soát được”, “không lây truyền từ người sang người”.
Báo cáo cũng chỉ ra, mặc dù chính quyền và Ủy ban Y tế địa phương có trách nhiệm không thông báo tình hình dịch bệnh ra bên ngoài, nhưng họ không phải là không báo cáo lên trên. Do đó, cần phải truy
cứu trách nhiệm của chính quyền địa phương và trung ương như thế nào? Hay còn phải chờ làm rõ? Trung Quốc che giấu dịch bệnh trong giai đoạn đầu, sau đó phong tỏa thành phố trên diện rộng, và hiện giờ vẫn tiếp tục gây thảm họa đại dịch cho thế giới. ĐCSTQ dù sao cũng phải chịu trách nhiệm cho “thảm họa do con người” này.
“Người thổi còi” cung cấp tài liệu cho “Tin tức mới” nói rằng mặc dù bản thân có thể gặp nguy hiểm, nhưng hy vọng điều này sẽ khuyến khích nhiều người hơn nữa trong chính quyền ĐCSTQ lên tiếng và vạch trần những sai trái như vậy, “Bất cứ một chính đảng nào đều không nên đặt lợi ích của bản họ lên trên mạng sống của người dân” và hy vọng rằng nội dung của các tài liệu này có thể tiết lộ cách ĐCSTQ đàn áp truyền thông, che giấu sự thật và phớt lờ sống chết của người dân, đồng thời kêu gọi thế giới bên ngoài sử dụng những tài liệu này để “lên tiếng vì chính nghĩa”.
Bitter Winter: Bắc Kinh đã giấu dịch
trong 6 ngày có ý nghĩa quyết định nhất
Lục Du
Theo Bitter Winter, vào ngày 13/1, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhận ra dịch viêm phổi Vũ Hán sẽ trở thành đại dịch. Nhưng ngày hôm sau (14/1), Bắc Kinh vẫn quyết không tiết lộ thông tin này. Mãi cho tới 20/1, khi nhận thấy không thể che đậy sự thật, họ mới cho công bố thông tin dịch bệnh.
Vào ngày 15/4/2020, hãng tin AP nói rằng họ được một nguồn tin giấu tên ở Trung Quốc xác nhận các tài liệu trong đó khẳng định rằng ĐCSTQ, theo chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, đã trì hoãn việc công bố thông tin dịch bệnh trong 6 ngày, từ ngày 14/1 đến ngày 20/1.
Bitter Winter cho rằng, 6 ngày này là rất quan trọng cho cả người dân Trung Quốc và thế giới. Chính trong sáu ngày này, ở thành phố Vũ Hán đã diễn ra một bữa tiệc lớn nhất từ trước đến nay, với sự tham dự của hơn 40.000 gia đình, và cũng trong những ngày này hàng triệu người dân Vũ Hán đã đi di lịch tới khắp nơi nhân dịp năm mới. Nếu nhà cầm quyền Trung Quốc không giấu dịch thì thế giới có thể đã tránh được một đại dịch nguy hiểm.
Virus Vũ Hán đã được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 17/11/2019. Tới tháng 12, bác sĩ Lý Văn Lượng đã chia sẻ với một nhóm đồng nghiệp về loại virus này thông qua internet, nhưng chỉ sau ít ngày, vào ngày 1/1/2020, bác sĩ Lý đã bị chính quyền buộc phải giữ im lặng, không được “phát tán tin đồn”. Việc bác sĩ Lý bị cảnh sát đe dọa đã khiến cộng đồng y tế ở Trung Quốc sợ hãi và vì thế thông tin dịch bệnh đã nằm trong vòng bí mật nhiều ngày sau đó.
Bắc Kinh cho thấy họ biết chuyện gì đang xảy ra vào thời điểm trước khi thế giới biết thông tin về Covid-19, cũng như họ hình dung được sự nguy hiểm của virus Vũ Hán, cũng như những lần trước, nhà cầm quyền Trung Quốc lo sợ thông tin về dịch bệnh tạo ra bất ổn xã hội từ đó đe dọa quyền lãnh đạo tuyệt đối, nên họ tìm mọi cách phong tỏa truyền thông.
AP đưa tin, vào đầu tháng Một, chính quyền Trung Quốc đã cử hai nhóm chuyên gia đến Vũ Hán để nắm tình hình. Người dẫn đầu nhóm thứ nhất, ông Xu Jianguo, nói với tờ Takungpao ở Hồng Kông hôm 6/1 rằng mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát và “hoàn toàn không có khả năng” virus Vũ Hán lây lan ra bên ngoài. Nhưng sau đó chính quyền Trung Quốc vẫn cử tiếp một nhóm chuyên gia khác tới Vũ Hán, điều này cho thấy họ đánh giá được mức độ nghiêm trọng của tình hình.
Lần này người dẫn đầu nhóm là ông Wang Guangfa. Nhưng cũng như ông Xu, ông Wang nói rằng những gì xảy ra ở Vũ Hán không có gì đáng lo. Xuất hiện trên truyền hình quốc gia vào ngày 10/1 ông Wang nói rằng căn bệnh lạ ở Vũ Hán chỉ là “bệnh viêm phổi”, với những “triệu chứng nhẹ” và “trong tầm kiểm soát”.
Phải đến ngày 15/3, ông Wang mới nói khác đi khi tiết lộ trên Weibo rằng, trên thực tế, ông luôn nghi ngờ virus Vũ Hán có khả năng lây lan nhanh chóng từ người sang người nhưng không được phép nói ra suy nghĩ này với nhân dân.
Bitter Winter nhận định, dường như, cho đến trước ngày 13/1, ĐCSTQ vẫn tin rằng có thể kiểm soát được thông tin về virus bằng cách chỉ cho bàn tán giới hạn trong phạm vi thành phố Vũ Hán. Nhưng điều mà ĐCSTQ không ngờ tới là, đúng vào ngày 13/1, ở Thái Lan đã phát hiện ra một trường hợp nhiễm nCoV. Mọi chuyện “đổ bể”, Bắc Kinh buộc phải công bố thông tin rằng Trung Quốc “có bệnh”.
Một ngày sau, ngày 14/1, người đứng đầu Ủy ban Y tế Quốc Gia, Ma Xiaowei, đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến bí mật với các quan chức y tế cấp tỉnh, và sau đó, biên bản cuộc họp, theo một cách nào đó, đã để lọt ra bên ngoài và hãng tin AP tiếp cận được.
Trong cuộc họp, ông Ma nói với các quan chức địa phương, rằng ông đã xin chỉ đạo trực tiếp từ Chủ tịch Tập Cận Bình, và người đứng đầu ĐCSTQ đã nắm được tình hình ở Vũ Hán, rằng đây là “một thách thức nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe của người dân kể từ dịch SARS năm 2003”, loại virus lạ “có khả năng lây nhiễm từ người sang người”. Biên bản cuộc họp cho thấy, ông Ma đã sử dụng từ “đại dịch” để mô tả tình hình ở Vũ Hán, và nhấn mạnh rằng điều tối quan trọng là cần phải giữ vững ổn định xã hội và tiếp tục chuẩn bị cho việc tổ chức đại hội ở các tổ chức đảng. Ông Ma cũng thừa nhận sự việc ở Thái Lan đã “thay đổi lớn” tình hình.
AP cũng đã nhận được một tài liệu dài 63 trang do Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc gửi các quan chức y tế cấp tỉnh ngay sau cuộc họp do ông Ma chủ trì, trong đó hướng dẫn chi tiết cách đối phó với dịch bệnh nghiêm trọng mà không cần “tiết lộ công khai” trên Internet về những gì đang diễn ra.
Theo Bitter Winter,
Lục Du dịch và biên tập
Cư dân mạng Trung Quốc: Sau đại dịch,
Liên minh 80 nước sẽ tìm Trung Quốc tính sổ?
Vũ Dương
Cư dân mạng Trung Quốc đã đăng tải một bài viết nói rằng dịch bệnh đang như dầu sôi lửa bỏng lan rộng trên khắp thế giới, khiến nhiều quốc gia bị thất thủ. Và liệu một diễn biến giống sự kiện “Bồi thường năm Canh Tý” của 120 năm về trước có lặp lại một lần nữa hay không?
Gần đây, nhiều nguyên thủ quốc gia và ngoại trưởng châu Âu đã lên án chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh và tuyên truyền sai lệch với thế giới. Đồng thời nhận định rằng sau khi cuộc khủng hoảng dịch bệnh qua đi, Trung Quốc sẽ phải đưa ra câu trả lời cho một loạt câu hỏi khó như dịch bệnh bùng phát như thế nào và liệu đại nạn này có thể tránh được hay không, theo NTDTV.
Ngày 14/4, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp và Bộ trưởng Ngoại giao Kazakhstan lần lượt chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về những tuyên bố và thông tin sai lệch liên quan đến dịch bệnh.
Ngày 16/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trong cuộc họp báo rằng ĐCSTQ đã che giấu khi xử lý dịch bệnh. Và các nước phương Tây không nên tin vào tuyên truyền của ĐCSTQ rằng họ đã làm được rất tốt trong dịch Covid-19.
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab nói rằng sau cuộc khủng hoảng dịch bệnh, ĐCSTQ sẽ phải trả lời một loạt các câu hỏi khó như virus đã bùng phát như thế nào và phải chăng đây vốn là thảm họa có thể tránh được ngay từ đầu.
Nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc Ngô Kiến Dân nói: “Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh đã nói trong bài phát biểu rằng mối quan hệ giữa Anh và Trung Quốc không bao giờ có thể trở lại như xưa nữa, chúng ta nhất định phải truy cứu trách nhiệm về những thiệt hại mà nó đã gây ra cho người dân nước Anh trong vụ việc này”.
Ông Ngô Kiến Dân nói rằng những thiệt hại về nhân mạng và kinh tế mà dịch bệnh gây ra cho các nước châu Âu và châu Mỹ lần này thật sự quá khó để ước tính. Đây là món nợ mà ĐCSTQ không thể trốn thoát được.
Ông Ngô nói: “Vậy món nợ này phải tính thế nào đây? Cuối cùng, mọi người đã thống kê ra những con số tổn hại rất lớn về kinh tế và mạng người, con số này sẽ được tính thế nào với ĐCSTQ đây? Vấn đề này cần phải được thực thi bằng nhiều biện pháp khác nhau. Bởi vì tất cả chúng ta đều biết rằng ĐCSTQ là một thể chế độc tài bất hảo, nó nhất định sẽ không muốn thừa nhận dịch bệnh này bùng phát ở Vũ Hán đầu tiên. Đến tận bây giờ ĐCSTQ vẫn làm đủ mọi cách để vu oan giá họa cho Hoa Kỳ mang dịch bệnh đến Vũ Hán”.
Bồi thường năm Canh Tý
Gần đây, có một bài báo có tiêu đề “Báo cáo nghiên cứu về tính khả thi của việc bồi thường cho Liên quân 80 nước” được lưu hành trên mạng xã hội WeChat ở Trung Quốc. Tác giả đã chỉ ra trong phần mở
đầu bài báo rằng vào năm Canh Tý (năm 1900), Thái hậu Từ Hy đã tuyên chiến với 11 quốc gia. Sau thất bại, chính quyền Mãn Thanh đã phải ký “Hiệp ước Tân Sửu” ngày 7/9/1901 với 8 quốc gia, đồng ý bồi thường 450 triệu lượng bạc, sử sách gọi là “Bồi thường năm Canh Tý”.
Tác giả nói rằng dịch bệnh đang như lửa bỏng dầu sôi lan rộng trên khắp thế giới, nhiều quốc gia trên thế giới đều đã thất thủ. Bồi thường năm Canh Tý” của 120 năm trước có lặp lại một lần nữa hay không?
Tác giả phân tích rằng Liên Hợp Quốc đã đang tiến hành điều tra ngọn nguồn Covid-19, Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích WHO thông đồng với Trung Quốc giấu dịch, Anh cũng theo chân Mỹ và các quốc gia khác lên án Trung Quốc. Cộng thêm tiếng nói của các kênh truyền thông, tiếng nói của người dân thế giới và các vụ kiện được khởi xướng, tác giả cho rằng “môi trường bên ngoài Trung Quốc đã thay đổi” và giờ đây ĐCSTQ không chỉ đối mặt với Liên quân 8 nước như thời Mãn Thanh trước đó.
Thịnh Tuyết – nữ nhà văn người Canada gốc Hoa chia sẻ: “Cộng đồng quốc tế nhất định phải hiểu rõ một đạo lý rằng đằng sau thảm họa lớn của thế kỷ này, việc bắt ĐCSTQ bồi thường là cách làm đúng đắn và có trách nhiệm. Bắt ĐCSTQ phải bồi thường không có nghĩa là bạn đang gây khó dễ cho Trung Quốc, không phải là lật đổ Trung Quốc, cũng không phải là đang gây hại cho người dân Trung Quốc. Bởi người dân Trung Quốc vừa khéo lại không có đủ khả năng và các điều kiện hoàn cảnh cần thiết để chấm dứt chính quyền tàn bạo này”.
Tác giả báo cáo trên tin rằng sẽ ĐCSTQ không chịu bồi thường, dù về mặt lý thuyết là khả thi, nhưng nó sẽ phải đối mặt với trách nhiệm và áp lực đạo đức rất lớn từ quốc tế. Một khi quỵt nợ, nó sẽ rơi vào thảm cảnh không chốn dung thân trên trường quốc tế.
Thịnh Tuyết chia sẻ: “Cộng đồng quốc tế có thể liên kết lại với nhau, cùng chung tay tính sổ ĐCSTQ, đây rất có thể sẽ là một đòn chí mạng khiến ĐCSTQ rốt cục phải sụp đổ. Xét từ điểm này, thì đây cũng là sự giúp đỡ lớn nhất đối với người dân Trung Quốc”.
Bà cho rằng sau khi tình hình dịch bệnh có phần cải thiện hoặc chấm dứt hoàn toàn, sẽ có nhiều người hơn nữa đứng ra truy cứu trách nhiệm đằng sau trận đại dịch này, như vậy sẽ càng có nhiều người hơn tìm đến ĐCSTQ để tính sổ.
Theo Huang Yimei, NTDTV.com
Vũ Dương dịch & biên tập
Covid-19 :
Quá trình hình thành phòng nghiên cứu P4 Vũ Hán
Thu Hằng
Phòng nghiên cứu P4 Vũ Hán được nhắc đến thường xuyên trong những ngày gần đây sau khi có nghi vấn virus corona có thể đã lây nhiễm cho một nhân viên của phòng thí nghiệm. Theo thông tin của Bộ phận Điều tra của Đài phát thanh Pháp (Radio France), một loại vắc-xin chống Covid-19 mới đã được thử nghiệm ở phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán.
RFI Tiếng Việt lược dịch bài điều tra của nhà báo Philippe Reltien và Bộ phận Điều tra của Đài phát thanh Pháp (Radio France) về phòng thí nghiệm P4, được xây dựng trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu khoa học với Pháp, được đăng trên trang France Culture ngày 17/04/2020.
Sự hợp tác đầy hứa hẹn
Vũ Hán là thành phố được cho là có nhiều nét Pháp nhất trong tất cả các thành phố của Trung Quốc. Trong những năm 2000, hợp tác Pháp-Trung ở Vũ Hán được mở rộng sang lĩnh vực y tế. Năm 2003, dịch viêm phổi cấp SARS ập vào Trung Quốc và nước này cần trợ giúp. Chủ tịch Giang Trạch Dân, sắp mãn nhiệm, là bạn của giáo sư Trần Trúc (Chen Zhu). Vị giáo sư Thượng Hải này là một người yêu nước Pháp, từng được đào tạo ở bệnh viện Saint-Louis, trong bộ phận của giáo sư Degos, một người thân của Jacques Chirac. Khi ông Hồ Cẩm Đào lên thay ông Giang Trạch Dân, thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin đến gặp bác sĩ Trần Trúc.
Sau chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 10/2004 của tổng thống Jacques Chirac, hai nước quyết định hợp tác chống các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện. Quan hệ đối tác này còn mang ý nghĩa quan trọng hơn khi mà virus cúm gà H5N1 vừa xuất hiện ở Trung Quốc.
Ý tưởng P4 hình hành
Từ đó, hình thành ý tưởng xây một viện nghiên cứu kiểu P4 tại Vũ Hán hợp tác với Pháp. Đây là kiểu phòng thí nghiệm có độ an toàn sinh học rất cao để nghiên cứu các loại virus gây bệnh chưa được biết
và chưa có vắc-xin phòng ngừa. Có khoảng 30 phòng thí nghiệm như vậy trên thế giới, trong đó một số viện được Tổ Chức Y Tế Thế Giới cấp chứng nhận.
Nhưng dự án đã vấp nhiều phản đối. Trước tiên, giới chuyên giá Pháp về chiến tranh sinh học tỏ ra do dự, trong bối cảnh vừa xảy ra vụ khủng bố 11/09 tại Mỹ, nên Ban tổng thư ký Quốc phòng và An ninh Quốc gia (SGDSN) lo rằng P4 có thể trở thành kho vũ khí sinh học.
Tiếp theo là khiếu nại từ phía Pháp. Trung Quốc từ chối nói cho Paris số phận những phòng thí nghiệm sinh học di động P3 được chính phủ của thủ tướng Raffarin tài trợ sau dịch SARS. Ông Antoine Izambard, tác giả cuốn sách Những mối quan hệ nguy hiểm (Les liaisons dangereuses), giải thích : “Pháp đã bớt nhiệt tình vì Trung Quốc thiếu minh bạch. Trung Quốc đưa ra những giải thích mù mờ về việc họ sử dụng những phòng thí nghiệm P3 vào mục đích gì. Một số người trong chính quyền Pháp cho rằng chắc chắn Trung Quốc đã sử dụng chúng như phòng thí nghiệm kiểu P4. Điều này khiến mọi người vô cùng lo lắng”.
Công trình khởi công
Nhưng dần dần, những lo lắng đó được giải tỏa. Vào năm 2004, một thỏa thuận đã được bộ trưởng Y Tế Michel Barnier ký kết và khởi công dự án P4. Thượng Hải quá đông dân, nên phòng thí nghiệm được đặt ở ngoại vi Vũ Hán. Ủy ban điều phối được thành lập năm 2008, do Alain Mérieux (thuộc viện P4 Lyon) và giáo sư Trần Trúc điều hành. Năm 2010, chính quyền của tổng thống Nicolas Sarkozy thông báo với Tổ Chức Y Tế Thế Giới là công trình được khởi công.
Khoảng 15 công ty vừa và nhỏ của Pháp, chuyên về lĩnh vực này, tham gia xây dựng phòng thí nghiệm. “Những phòng thí nghiệm kiểu P4 thực sự thuộc về công nghệ đỉnh cao, có thể so sánh với công nghệ tầu ngầm hạt nhân của Pháp”, theo giải thích của Antoine Izambard. Nhưng phần lớn công việc xây dựng là do các doanh nghiệp Trung Quốc đảm nhiệm. Và phía Pháp không hoàn toàn hài lòng về điểm này. Ví dụ, tập đoàn Technip của Pháp đã từ chối xác nhận tòa nhà.
Ngày 31/01/2015, công trình được hoàn thiện. Trong cuốn sách, Antoine Izambard miêu tả một nơi khô khan : “Phía đầu đường số 6 là một tòa nhà lớn bằng gạch đỏ đang được xây dựng (để có thể đón 250 nhà nghiên cứu đến sống), một tòa nhà khác, an ninh nghiêm ngặt, mà người ta cứ ngỡ là một nhà tù (một bunker 4 tầng với 4 phòng thí nghiệm không thấm nước), và một tòa nhà cuối cùng mầu trắng, hình chữ nhật, phía trên viết “Wuhan Institute of Virology” (Viện Virus học Vũ Hán)”.
Trung Quốc kiểm soát Viện Virus học Vũ Hán
Năm 2015, ông Alain Mérieux từ chức vụ đồng chủ tịch của Ủy ban hỗn hợp giám sát dự án. Lúc đó, trả lời Đài Phát thanh Pháp (Radio France), thường trú ở Bắc Kinh, ông giải thích : “Tôi rời chức đồng chủ tịch P4 vì đó là một công cụ rất Trung Quốc. P4 thuộc về họ, dù công trình được phát triển với sự trợ giúp kỹ thuật của Pháp”.
Nhưng không có nghĩa là cắt đứt mọi mối quan hệ. “Giữa phòng thí nghiệm P4 Lyon (Pháp) với P4 Vũ Hán, chúng tôi muốn lập chương trình hợp tác chặt chẽ. Tại Trung Quốc, có rất nhiều động vật, gia cầm, những vấn đề liên quan đến lợn, chúng đều là những loài mang virus. Khó có thể nghĩ rằng Trung Quốc lại không có một phòng thí nghiệm có độ an toàn cao để phân tách những mầm mống mới trong đó có rất nhiều loại không rõ nguyên nhân”.
Ngày 23/02/2017, cựu thủ tướng Bernard Cazeneuve và bộ trưởng Y Tế Marisol Tourraine thông báo 50 nhà nghiên cứu Pháp sẽ đến làm việc ở P4 Vũ Hán trong vòng 5 năm. Pháp cam kết giúp đỡ P4 Vũ Hán về chuyên môn kỹ thuật, cũng như tổ chức đào tạo để cải thiện mức độ an toàn sinh học, và tiến hành chương trình nghiên cứu chung. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Pháp chưa hề tới Vũ Hán.
Dù sao thì phòng nghiên cứu cũng được khai thác vào tháng 01/2018. Sự kiện này trùng với thời điểm chuyến công du Bắc Kinh đầu tiên của tổng thống Emmanuel Macron.
Nhưng ngay từ đầu đã xuất hiện nghi ngờ về độ tin cậy của phòng nghiên cứu. Theo Washington Post, vào tháng 01/2018, một số thành viên của đại sứ quán Mỹ đã thăm cơ sở và cảnh báo Washington về tình trạng thiếu các biện pháp an toàn tại khu vực nghiên cứu virus corona có nguồn gốc từ dơi.
Một thất vọng khác : Sự hợp tác Pháp-Trung giữa P4 thuộc viện Inserm Lyon Bron và P4 Vũ Hán mà ông Jean Mérieux, từng là đồng chủ tịch Ủy ban hợp tác Pháp-Trung xây P4 Vũ Hán, chưa bao giờ thực sự được khởi động. Ông Alain Mérieux cho Bộ phận Điều tra của Đài phát thanh Pháp biết : “Có thể nói, mà không sợ lộ bí mật Nhà nước, rằng từ năm 2016, chưa hề có một cuộc họp nào với Ủy ban Pháp-Trung về các bệnh truyền nhiễm”. Trái với những lời hứa ban đầu, phía Trung Quốc làm việc mà không cần các nhà nghiên cứu Pháp.
Vẫn Antoine Izambard, tác giả cuốn Những mối quan hệ nguy hiểm, viết tiếp : “Viện thí nghiệm còn lâu mới hoạt động hết công suất. Một tòa nhà khổng lồ được xây để đón 250 nhà nghiên cứu, nhưng họ vẫn chưa có mặt ở đó. Vào lúc bình thường, chỉ có vài nhà nghiên cứu Trung Quốc của Viện Virus học Vũ Hán tiến hành nghiên cứu tên động vật liên quan đến ba bệnh, Ebola, sốt xuất huyết Congo Crimée và NIPAH (một loại virus do lợn và dơi mang)”.
Một cơ hội mới bị bỏ lỡ
Trước khủng hoảng Covid-19, một dự án hợp tác khác như sắp được hình thành. Năm 2019, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu một trong các phó chủ tịch của Ủy ban thường vụ Quốc Hội xem xét về dự án biện pháp dịch tễ cho tỉnh Vân Nam, nơi mà người dân vẫn tiếp xúc với động vật hoang dã và như vậy có nguy cơ xuất hiện những loại virus mới có thể lây sang người.
Thành lập một trung tâm kiểm soát cho cả một vùng rộng lớn sẽ giúp cảnh báo sự phát triển của những loại virus mới, ví dụ kiểu virus corona. Một lần nữa, lại chính bác sĩ Trần Trúc nắm dự án này. Ông lại bàn với người bạn Alain Mérieux. Chuyên gia người Pháp nêu vấn đề với ông Philippe Etienne, cố vấn ngoại giao của tổng thống Macron. Theo trang China-info.com, một dự án được thành hình, bước đầu là lập ra một mạng lưới tiền trạm, tập hợp các Viện Pasteur của Pháp, các chi nhánh của Quỹ Mérieux ở Lào, Cam Bốt và Bangladesh.
Nhưng lại một lần nữa, nhiệt huyết lại bị cắt ngang. Ngày 24/03/2019, chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Macron cùng với hai phu nhân ăn tối ở Villa Kérylos, bên bờ Địa Trung Hải. Hôm sau, thông cáo chính thức không nhắc đến dự án này. Dự án cũng không được nêu trong chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Macron vào tháng 11/2019. Vì vào lúc đó, một chủ đề nhạy cảm khác thu hút hết mọi chú ý : Dịch tả lợn đến Pháp và các nhà chăn nuôi gây sức ép để có thể tiếp tục xuất thịt sang Trung Quốc.
Thử vac-xin trên người
Tuy nhiên, P4 Vũ Hán không hề ngồi im từ khi dịch Covid-19 xuất hiện. Theo hai nguồn tin đáng tin cậy, dù không được chính quyền Trung Quốc xác nhận, vào cuối tháng 12/2019, giáo sư Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) đã xác định được loại virus corona mới từ mẫu phẩm lấy từ 5 người bệnh ở các bệnh viện thành phố Vũ Hán. Ngày 03/01/2020, việc xác định trình tự hoàn chỉnh của bộ gen được bắt đầu trong một phòng thí nghiệm khác, P3 của Bệnh viện y tế công Trung ương ở Thượng Hải và bệnh viện này sau đó đã chia sẻ với nhiều nước khác trên thế giới.
Cùng lúc, P4 Vũ Hán nghiên cứu trên một con khỉ thí nghiệm nhiễm virus nhằm thu huyết thanh. Về điểm này, ông Gilles Salvat, tổng giám đốc nghiên cứu của Cơ quan an toàn dịch tễ về thực phẩm, môi trường và lao động (ANSES) của Pháp, nhận định : “Người Trung Quốc là những ứng viên ưu tú để sản xuất vac-xin. Họ có sinh viên trên khắp thế giới. Họ có 40 nhà nghiên cứu về một chủ đề khi mà chúng ta chỉ có hai. Họ có hỏa lực đáng sợ về mặt sáng tạo và sinh học”.
Về mặt chính thức, P4 Vũ Hán đóng cửa ngày 23/01, khi lệnh phong tỏa được áp dụng ở thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc. Nhưng rất nhiều nguồn tin Pháp và Trung Quốc, được Bộ phận điều tra của Đài Phát thanh Pháp liên lạc, cho biết vào giữa tháng Ba, một cuộc thử nghiệm vac-xin đã được tiến hành kết hợp với một công ty công nghệ sinh học Trung Quốc. Trước tiên, một loại virus đã được tiêm vào nhiều con khỉ, trước khi được bất hoạt và tiêm vào những người tình nguyện của Viện mà phòng thí nghiệm trực thuộc.
Tiến sĩ Zhao Yan, đồng điều hành Bệnh viện Chung Nam (Zhongnan) ở Vũ Hán, xác nhận với ban điều tra của Đài phát thanh Pháp : “Những người đầu tiên được tiêm là những người tình nguyện và mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Có một số bác sĩ tham gia. Tôi biết là một đợt thử thứ hai đang được tiến hành trên khá nhiều người”. Tuy nhiên, theo Frédéric Tangy, thuộc Viện Pasteur, đối với loại vac-xin virus bất hoạt này, “có nguy cơ làm trầm trọng bệnh thêm. Đó là một thảm họa. Đó là điều tồi tệ nhất”.
P4 trong cuộc đua thế giới
Như vậy, P4 Vũ Hán tham gia cuộc đua tìm vắc-xin chống Covid-19, giống như nhiều nước khác. Ngày 16/03, công ty Mỹ Moderna ở Cambridge, do Stéphane Bancel, người Pháp, điều hành, thông báo cũng bắt đầu thử lâm sàng tại Seattle trên 45 bệnh nhân khỏe mạnh. Sanofi cũng nghiên cứu với một nhóm quân đội Mỹ. Trong khi đó, vào tháng 07, Viện Pasteur sẽ khởi động thử lâm sàng trên những người tình nguyện với một loại vac-xin biến thể từ vac-xin chống bệnh sởi.
Để một vac-xin được công nhận, phải trải qua ba giai đoạn thử, với tỉ lệ khỏi bệnh hơn 60-70% số bệnh nhân gốc và độ tuổi khác nhau.
Trung Quốc tăng cường kiểm soát
các nghiên cứu về nguồn gốc Covid-19?
Minh Anh
Trang mạng CNN ngày 16/04/2020 cho rằng chính quyền Bắc Kinh dường như đang áp dụng một biện pháp kiểm duyệt mới liên quan đến việc đăng các bài viết khoa học nghiên cứu về nguồn gốc dịch virus corona chủng mới.
Theo hãng tin Mỹ này, một chỉ thị của chính quyền trung ương và nhiều thông báo trực tuyến đã được hai trường đại học đăng tải nhưng sau đó đã bị xóa khỏi trang mạng. Chỉ thị của ban Khoa học và Công nghệ, thuộc bộ Giáo dục ghi rằng “các bài viết khoa học nghiên cứu về nguồn gốc virus phải được quản lý nghiêm ngặt và chặt chẽ”.
Cũng theo CNN, chỉ thị quy định từng lớp phê duyệt bài viết bắt đầu từ ủy ban khoa học ở trường đại học, từ đó mới được gởi đến ban Khoa học và Công nghệ bộ Giáo dục, để rồi sau đó được chuyển tiếp đến một nhóm đặc trách thuộc Hội Đồng Nhà Nước để phê duyệt. Chỉ khi nào các trường đại học nhận được ý kiến phản hồi từ nhóm làm việc này thì khi đó các bài viết mới được gởi đến các tạp chí để đăng.
Những bài viết nghiên cứu khác về Covid-19 sẽ do các Ủy ban khoa học các trường đại học đánh giá, dựa trên cơ sở các tiêu chí chẳng hạn như “giá trị khoa học” và “thời điểm đăng” thích hợp.
Chỉ thị này được ban hành ngày thứ Tư 25/03 sau cuộc họp của nhóm làm việc thuộc Hội Đồng Quốc Gia về Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh. Tài liệu hướng dẫn này được công bố lần đầu tiên trên trang mạng trường đại học Phục Đán ở Thương Hải, một trong số các trường đại học lớn của Trung Quốc, hôm thứ Sáu 27/3.
Khi được CNN hỏi, một người thuộc ban Khoa học và Công nghệ, bộ Giáo dục, xin ẩn danh, xác nhận chỉ thị này “không công bố công khai – đó là tài liệu nội bộ”. Vài giờ sau, thông tin này đã bị xóa khỏi trang mạng của đại học Phục Đán. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự tại đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc ở Vũ Hán.
Hành động tăng cường kiểm soát này dường như là một nỗ lực mới nhất của chính quyền Bắc Kinh nhằm kiểm soát các bài viết về nguồn gốc dịch virus corona, làm hơn 140 ngàn người chết và gần hai triệu người nhiễm bệnh trên toàn cầu kể từ khi dịch bùng phát lần đầu tiên từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Một nhà khoa học Trung Quốc ẩn danh, bày tỏ một số quan ngại của ông với CNN rằng nỗ lực này của chính quyền Bắc Kinh nhằm kiểm soát và làm như là “dịch bệnh không bắt nguồn từ Trung Quốc”. Ông lo lắng rằng “chính quyền sẽ không thật sự dung thứ một nghiên cứu khách quan để điều tra nguồn gốc dịch bệnh”.
Nguồn gốc virus: Chủ đề nhậy cảm đối với Bắc Kinh
CNN nhắc lại, cuối tháng 12/2019, thành phố Vũ Hán báo động những ca nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên, có liên hệ đến một khu chợ hải sản của thành phố. Nhiều nhà khoa học Trung Quốc và phương Tây cho rằng chủng virus mới này dường như bắt nguồn từ loài dơi và lây truyền sang người thông qua một vật chủ trung gian – giống như là chủng virus dịch SARS năm 2002-2003.
Thế nhưng, chính quyền Bắc Kinh và truyền thông nhà nước nhiều lần khẳng định là chưa có kết luận chính thức về nguồn gốc thật sự của virus. Một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên trong tháng Ba còn cho là virus có thể do lính Mỹ đem vào Trung Quốc.
Ông Yanzhong Huang, một nhà nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng thế giới, thuộc Hội Đồng Đối Ngoại, đóng trụ sở ở Washington, nhận định nguồn gốc virus corona đã trở thành một chủ đề chính trị nhậy cảm đối với Trung Quốc: “Chẳng có gì là ngạc nhiên khi chính phủ tìm cách kiểm soát nghiên cứu khoa học sao cho các nghiên cứu này không gây ra những phiền phức cho chính những tuyên bố của Bắc Kinh về nguồn gốc dịch bệnh cũng như là cách đối phó cuộc khủng hoảng của chính phủ”.
Covid-19 : Singapore
tăng cường kiểm soát các khu lao động nhập cư
Bộ Y Tế Singapore ngày 19/4/2020 cho biết có thêm 596 ca nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm Covid-19 lên thành 6.588 người.
Vì sao dịch Covid-19 tại Singapore tưởng chừng đã khống chế được tại đảo quốc Đông Nam Á này nay đột ngột bùng phát trở lại ? Chị Nguyễn Thị Diệp Quỳnh, hiện đang sinh sống tại Singapore giải thích :
« Từ hai tuần nay, số lượng người nhiễm virus corona ở Singapore tăng vọt, đa số là công nhân nhập cư. Singapore có hơn 300 ngàn công nhân nhập cư, làm những công việc tay chân trong xây dựng, sản xuất. Đa số họ được các công ty đưa hợp pháp từ các nước đang phát triển trong khu vực như Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc. Những người công nhân bị lây nhiễm virus corona chủ yếu là từ cộng đồng công nhân Ấn Độ và Bangladesh.
Bắt đầu từ giữa tháng Hai, một công nhân người Bangladesh bị xác định dương tính với Covid 19. Trước đó, người này đã đến mua sắm ở Mustafa, là trung tâm thương mại lớn nhất, mở cửa 24/24, ở khu Little India. Sau khi anh nhập viện, khu nhà anh ở trở thành ổ dịch với 5 ca dương tính. Nhưng chỉ đến cuối tháng 3 thì tình trạng lây nhiễm ở các khu nhà tập thể của công nhân nhập cư mới trở nên trầm trọng.
Tính đến ngày 18/4, Singapore có gần 6000 ca nhiễm virus corona, trong đó, công nhân nhập cư sống trong các khu tập thể chiếm hơn 4000, khoảng 70% của tổng số ca, tức chiếm khoảng 1,3% số lao động nhập cư sống trong các khu nhà tập thể đã bị lây nhiễm virus.
Để giải quyết tình trạng báo động này, chính phủ Singapore, đã cho tiến hành, thứ nhất là cách ly các khu nhà có người dương tính với virus. Các công nhân không được ra khỏi phòng, ăn uống được phục vụ. Tiếp đến là xét nghiệm đại trà công nhân nhập cư và có thể phải xét nghiệm đến vài ngàn công nhân trong 1 ngày để xác định và cách ly các trường hợp dương tính. Và cuối cùng cho chuyển các công nhân âm tính sang nơi ở khác: doanh trại quân đội, trung tâm triển lãm, các khu nhà dân cư vẫn chưa có người ở…
Nếu không tính đến số công nhân nhập cư dương tính, nhìn chung, số ca lây nhiễm trong cộng đồng không tăng vọt. Các trường học đã đóng cửa từ ngày 8/4. Các văn phòng công sở đóng cửa, nhân viên làm việc tại nhà. Chỉ có siêu thị, chợ, nhà hàng bán đem về, phòng khám, bệnh viện, ngân hàng, giao thông công cộng là vẫn còn mở cửa.
Người dân được yêu cầu ở trong nhà, chỉ ra ngoài khi cần thiết như mua thức ăn hoặc khám bệnh, và bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra ngoài. Nếu bị bắt gặp không đeo khẩu trang, người dân sẽ bị phạt 300 đô la Singapore (SGD), và nếu tái phạm, sẽ bị phạt 1.000 SGD. Các biện pháp này dự định kéo dài 4 tuần với hi vọng sẽ giảm thiểu tối đa tình trạng lây nhiễm. »
Úc kêu gọi điều tra WHO và Trung Quốc về Covid-19
Hải Lam
Chính quyền Úc hôm nay (19/4) kêu gọi điều tra độc lập về phản ứng đối với đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, bao gồm cả việc xử lý khủng hoảng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và của chính quyền Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Úc Marise Payne cho biết nước này sẽ “theo đuổi” một cuộc điều tra, trong đó có việc đánh giá về phản ứng ban đầu của Trung Quốc khi Covid-19 bùng phát ở thành phố Vũ Hán vào cuối năm ngoái.
“Chúng ta cần biết những chi tiết mà một cuộc điều tra độc lập sẽ xác định cho chúng ta về nguồn gốc của virus này, những cách tiếp cận để ứng phó với nó và sự cởi mở trong những thông tin được chia sẻ”, bà Payne phát biểu trên kênh truyền hình ABC hôm nay.
Ngoại trưởng Úc cho rằng đại dịch này sẽ thay đổi mối quan hệ giữa Úc và Trung Quốc “theo một số cách”, và mối quan ngại của bà về sự thiếu minh bạch của Trung Quốc đang “ở mức rất cao”.
Bà Payne cho biết, Úc có chung lo ngại với Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump cáo buộc WHO ứng phó tệ hại với cuộc khủng hoảng và che đậy sự nghiêm trọng của dịch Covid-19 ở Trung Quốc trước khi nó lan rộng.
“Tôi không chắc chúng ta có được một tổ chức y tế chịu trách nhiệm phổ biến các thông tin trao đổi quốc tế, tham gia sớm vào cuộc điều tra hay đánh giá các cơ chế làm việc. Điều đó khiến tôi nghĩ đến rằng vai trò và trách nhiệm của họ đã bị đảo ngược”, bà nói.
Bộ trưởng Y tế Greg Hunt ủng hộ lời kêu gọi đánh giá độc lập, nói thêm rằng Úc đã đạt được thành công trong việc hạn chế sự lây lan của virus, một phần nhờ vào việc đi ngược lại lời khuyên của WHO.
“Chúng tôi biết có những chỉ trích đáng kể khi chúng tôi áp lệnh cấm đi lại với Trung Quốc từ ngày 1/2, ngược lại với khuyến cáo của một số quan chức và WHO ở Geneva”, ông Hunt nói.
Bộ trưởng Y tế Úc nói thêm rằng dù WHO “đã từng làm tốt” trong việc xử lý các dịch bệnh lớn như bại liệt, sởi và sốt rét, nhưng cách phản ứng của tổ chức này trong đại dịch Covid-19 “không giúp ích gì cho thế giới”.
“Chúng tôi đã làm tốt vì chúng tôi tự đưa ra quyết định của mình”, ông Hunt nói.
Trong những tuần gần đây, số ca lây nhiễm ở Úc giảm đang kể, các cơ quan y tế hàng đầu tuyên bố nước này đã “làm phẳng được đường cong” dịch bệnh. Đến nay, Úc ghi nhận 14.689 ca nhiễm Covid-19, trong đó 443 người đã tử vong.
Theo AFP
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/uc-keu-goi-dieu-tra-who-va-trung-quoc-ve-covid-19.html