Tin khắp nơi – 19/04/2018
Díaz-Canel chính thức nhậm chức chủ tịch Cuba
Ông Miguel Díaz-Canel đã trở thành tân Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba, thay ông Raul Castro.
Cuba đề cử người kế nhiệm Chủ tịch Castro
Raul Castro lên án chính sách của Trump
Cuba: Con trai của Fidel Castro tự sát
Đây là lần đầu tiên từ cách mạng 1959 khi Cuba có lãnh đạo không thuộc gia đình Castro.
Ông Díaz-Canel đã là phó chủ tịch từ năm năm qua, và là người thân cận của Raul Castro.
Quốc hội Cuba hôm 19/4 chính thức bầu ông Díaz-Canel, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Dư luận cho rằng ông Raul Castro vẫn sẽ còn ảnh hưởng chính trị vì ông vẫn là lãnh đạo đảng Cộng sản cho tới năm 2021.
Hai anh em Fidel và Raul Castro đã lần lượt nắm quyền lãnh đạo Cuba từ 1959.
Fidel Castro nghỉ hưu năm 2008 và qua đời năm 2016.
Sinh năm 1960, ông Díaz-Canel tham gia Đoàn Thanh niên Cộng sản Cuba năm 1987, và trở thành bí thư tỉnh ủy vào năm 1994.
Năm 2003, ông được bầu vào Bộ Chính trị, trở thành bộ trưởng giáo dục đại học năm 2009 và giữ chức phó thủ tướng năm 2012.
Năm 2013, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Nhà nước.
Trong diễn văn nhậm chức chủ tịch, ông Díaz-Canel nói “không có chỗ ở Cuba cho những ai định khôi phục chủ nghĩa tư bản”.
Trong giai đoạn Raul Castro nắm quyền chủ tịch, ông đã thực thi một số cải tổ như hứa giao một triệu hecta đất cho nông dân.
Năm 2010, Raul Castro cho phép người Cuba được lập doanh nghiệp tư nhân nhỏ.
Một năm sau, Cuba cho phép người dân được mua và bán nhà.
Cuba và Mỹ khôi phục quan hệ ngoại giao vào năm 2015.
Tuy nhiên, năm ngoái, tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái áp đặt môt số hạn chế đi lại và thương mại, mặc dù không cắt bỏ hoàn toàn quan hệ.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43829391
Mỹ kiểm tra động cơ Boeing 737
Vụ nổ động cơ trên không trung làm vỡ cửa sổ máy bay hãng Southwest Airlines có vẻ giống tai nạn năm 2016, theo cuộc điều tra tại Mỹ.
Máy bay China Eastern ‘thủng vỏ động cơ’
TQ: Máy bay dân dụng đầu tiên cất cánh
Một nữ hành khách đã tử nạn sau khi suýt bị hút ra ngoài cửa sổ máy bay đi từ New York tới Dallas hôm thứ Ba.
Các nhà điều tra nói có lỗi ở cánh quạt máy bay, giống với nguyên nhân một vụ hai năm trước.
Giới chức hàng không Mỹ sẽ kiểm tra các máy bay tương tự.
Chuyến bay 1380 của Southwest Airlines, với máy bay Boeing 737 chở 149 người, đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống phi trường Philadelphia hôm thứ Ba.
Điều tra ban đầu tìm thấy dấu hiệu ăn mòn kim loại tại vị trí cánh quạt bị vỡ vụn.
Vụ việc tương tự cũng với một chuyến bay của Southwest năm 2016, nhưng khi đó máy bay hạ cánh an toàn xuống Florida.
Động cơ CFM56-7B được dùng ở khoảng 8000 máy bay Boeing 737 trên thế giới.
Động cơ được liên doanh Mỹ-Pháp CFM International sản xuất.
Các công ty mẹ của CFM nói họ sẽ gửi 40 kỹ thuật viên để giúp Southwest kiểm tra động cơ.
Nạn nhân
Jennifer Riordan, 43 tuổi, có hai con, làm ở ngân hàng Wells Fargo ở Albuquerque, New Mexico.
Các hành khách đã kịp kéo bà lại trước khi bà bị rơi ra ngoài máy bay, nhưng bà đã qua đời vì vết thương ở đầu, cổ.
Bà Riordan là hành khách đầu tiên thiệt mạng trên một máy bay thương mại Mỹ kể từ 2009.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43824984
Thứ trưởng Tài chính Nhật từ chức
vì cáo buộc quấy rối tình dục
Một đài truyền hình Nhật Bản nói họ sẽ đệ đơn kiện bộ tài chính cáo buộc một quan chức cấp cao của bộ quấy rối tình dục một phóng viên nữ.
Thứ trưởng Tài chính Junichi Fukuda từ chức hôm thứ Tư (18/4) nhưng bác bỏ cáo buộc.
Dường như diễn biến này có ảnh hưởng từ phong trào #MeToo, phản đối quấy rối tình dục trên thế giới, theo sau scandal về ông Harvey Weinstein ở Hollywood.
Tìm thấy phim ‘nô lệ tình dục’ cho lính Nhật
Phong trào #MeToo đã lan đến Trung Quốc?
Lewinsky: Bill Clinton ‘lạm dụng quyền lực’
Lewinsky: Bill Clinton ‘lạm dụng quyền lực’
Tạp chí Shukan Shincho đăng tải hồi đầu tuần các cáo buộc rằng Thứ trưởng Fukuda có những bình luận có ý khêu gợi với các nữ nhà báo.
Bài báo cũng đăng tải một đoạn ghi âm hồi đầu tuần cho rằng đó là giọng của vị quan chức này đang nói: “Tôi có thể ôm cô không?” và “Tôi có thể chạm vào ngực của cô không?”
Sau khi ông Fukuda từ chức, truyền hình Asahi cho biết một phóng viên của họ cũng là nạn nhân quấy rối tình dục của ông Fukuda.
“Chúng tôi dự định chính thức phản đối bộ tài chính về một loạt hành vi của ông Fukuda đã gây hại cho nhân viên của chúng tôi, và phản ứng sau đó của ông ấy,” phát ngôn viên Hiroshi Shinozuka nói với phóng viên.
‘Im lặng chịu đựng’
Bất chấp những nỗ lực gia tăng phụ nữ trong lực lượng lao động, Nhật Bản vẫn có khoảng cách lớn về giới trong chính trị và ở các công ty.
Trước khi ông Fukuda từ chức, công đoàn báo chí Nhật Bản đã đưa ra tuyên bố kêu gọi bảo vệ phụ nữ hơn nữa ở nơi làm việc.
Catherine Deneuve: ‘Chủ nghĩa nữ quyền đi quá xa’
VN: Lối thoát nào cho nạn nhân bạo lực tình dục?
Vì sao phụ nữ khó làm thêm việc phụ kiếm sống?
Vì sao ít đảng viên nữ tại Trung Quốc?
“Các phóng viên nữ đã phải im lặng chịu đựng, mặc dù phải chịu sự đối xử nhục nhã và hổ thẹn,” công đoàn nói.
“Nhiều phóng viên nữ phải tiếp xúc với những lời nói quấy rối tình dục, bị ôm hông và vai, nhưng chỉ có thể im lặng kéo tay họ ra, vì sợ làm hỏng mối quan hệ với những người này khi đang phải viết bài về họ và các công ty của họ.”
Bất ổn chính trị
Trong một trường hợp riêng rẽ, Ryuichi Yoneyama, thống đốc tỉnh Niigata đã từ chức vì những bài báo trên truyền thông về mối quan hệ ông với nhiều phụ nữ, một số liên quan đến tiền bạc và quà.
“Thật khó để tìm một ai đó để hẹn hò… Tôi đã tặng quà và tiền để gây chú ý,” ông ta nói với phóng viên trong một cuộc họp báo.
Ông Yoneyama, chưa lập gia đình, nói rằng ông từ chức để tránh thêm “bất ổn” chính trị.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43822674
Trump khen ngợi cuộc gặp bí mật
giữa CIA và Kim Jong-un
Giám đốc CIA Mike Pompeo đã xây dựng được “quan hệ tốt” với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un khi hai người gặp nhau tuần trước, theo lời Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hoa Kỳ đang đối thoại trực tiếp với Bắc Hàn
Trump gặp Kim: Chiến lược của Mỹ hiệu quả
Viết trên Twitter, ông Trump xác nhận tin báo chí về cuộc gặp bí mật, nói rằng nó diễn ra “rất trôi chảy”.
Đây là cuộc gặp cao nhất giữa Mỹ và Bắc Hàn kể từ 2000.
Ông Trump được cho là có thể hội đàm với ông Kim vào tháng Sáu, mặc dù chưa có xác nhận.
Tuần sau, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Kim Jong-un sẽ gặp nhau.
Báo Washington Post hôm thứ Ba là nơi đầu tiên đưa tin ông Pompeo đã đến Bắc Hàn bí mật gặp ông Kim.
Theo tờ báo, chuyến thăm diễn ra sau khi ông Pompeo được ông Trump đề cử thay thế Rex Tillerson làm ngoại trưởng.
Reuters cũng đưa tin tương tự, và đến thứ Tư, ông Trump xác nhận trên Twitter.
Dự kiến ông Pompeo sẽ được Thượng viện phê chuẩn làm ngoại trưởng trong những tuần tới.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43799824
Trump sẽ ‘bỏ đi’
nếu đàm phán với Kim không hiệu quả
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng nếu cuộc đàm phán của ông với nhà lãnh đạo Bắc Hàn không hiệu quả, ông sẽ ‘bỏ đi’.
Tại một cuộc họp báo chung, ông Trump và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói rằng cần phải duy trì áp lực tối đa đối với Bắc Hàn trong vấn đề giải trừ hạt nhân.
Ông Trump cũng nói nếu ông nghĩ cuộc đàm phán với ông Kim không có kết quả gì thì ông sẽ không gặp. Còn nếu cuộc gặp vẫn diễn ra nhưng không hiệu quả thì ông sẽ rời đi.
Trump gặp Kim: Chiến lược của Mỹ hiệu quả
Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Hàn ‘bất ngờ’ thăm Thụy Điển
Ông Trump ‘lường trước rủi ro’ khi gặp ông Kim
“Như tôi đã nói, có một con đường tươi sáng cho Bắc Hàn khi họ đạt được phi hạt nhân hóa một cách hoàn toàn, kiểm chứng được và không thể đảo ngược. Đó sẽ là một ngày tuyệt vời đối với họ, đó sẽ là một ngày tuyệt vời đối với thế giới”.
Ông Abe đang ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của tổng thống Trump ở Florida để thảo luận.
Ông Trump được kỳ vọng sẽ gặp gỡ ông Kim vào tháng Sáu. Địa điểm cuộc gặp đang được bàn bạc.
Ông Abe cũng kêu gọi ông Trump giúp thúc đẩy việc thả các công dân Nhật bị Bắc Hàn bắt cóc vào những năm 1970 và 1980.
Bắc Hàn thừa nhận bắt cóc 13 công dân Nhật Bản nhằm đào tạo họ trở thành điệp viên tại Nhật. Nhật Bản tin rằng con số này cao hơn nhiều. Vấn đề này khiến mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng trong nhiều thập kỷ.
Ba người Mỹ cũng đang bị giữ ở Bắc Hàn.
Ông Trump nói rằng Mỹ sẽ “cố gắng hết sức” để đưa những người Nhật và người Mỹ bị bắt cóc về nước.
Trước đó, ông Trump khẳng định Giám đốc CIA Mike Pompeo đã bí mật đến Bắc Hàn để gặp ông Kim.
Ông nói ông Pompeo có một mối quan hệ tốt đẹp với ông Kim và cuộc gặp diễn ra rất suôn sẻ.
Cuộc thăm viếng này đánh dấu tiếp xúc cấp cao nhất giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn từ năm 2000.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43818871
Việt Nam nói gì
sau khi TT Mỹ cân nhắc quay trở lại TPP
Việt Nam hôm 19/4 nói rằng hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương mới mở rộng cho tất cả các nền kinh tế tham gia sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh cho các cố vấn kinh tế và thương mại hàng đầu nghiên cứu việc tái gia nhập hiệp ước này.
Mỹ có thể tái gia nhập Hiệp định TPP
Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao hôm 19/4 tại Hà Nội, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói “Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một hiệp định thương mại mở, theo đó các nền kinh tế có thể tham gia CPTPP sau khi Hiệp định đi vào triển khai.”
Cuối tháng trước, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi Mỹ quay trở lại TPP, hiệp định ban đầu trước khi Mỹ rút khỏi vào tháng 1/2017, và cho rằng “tất cả các nền kinh tế thành viên sẽ hưởng lợi” khi Mỹ tham gia trở lại.
Thủ tướng Phúc kêu gọi Mỹ trở lại TPP
Ngay sau khi nhậm chức đầu năm 2017, Tổng thống Trump đã rút Mỹ ra khỏi hiệp định ban đầu với 12 quốc gia thành viên trong đó gói gọn 40% lượng GDP toàn cầu và 1/3 thương mại toàn thế giới. Ông Trump nêu lý do rút khỏi TPP vì muốn muốn bảo vệ công ăn việc làm cho người Mỹ.
Mười một nước thành viên còn lại, trong đó có Việt Nam, đã ký kết một hiệp định sửa đổi có tên Hiệp định toàn diện và tiến bộ Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), còn gọi là TPP-11, hôm 8/3.
Thủ tướng Phúc, khi trả lời phỏng vấn với Nikkei và Finacial Times hôm 26/3 cho biết “nếu Mỹ không tham gia, CPTPP vẫn tiếp tục và sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các nền kinh tế thành viên.” Nhưng người đứng đầu chính phủ Việt Nam vẫn hy vọng rằng Washington có thể trở lại tham gia TPP.
Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto hôm 13/4 tuyên bố cánh cửa vẫn mở cho Mỹ tái gia nhập và kêu gọi Hoa Kỳ tận dụng cơ hội để trở lại hiệp định tự do thương mại với 11 nước thành viên còn lại.
Tổng thống Trump thường tuyên bố là ông thích những hiệp ước thương mại song phương giữa Hoa Kỳ với một nước khác hơn là những thỏa thuận đa phương vì ông tin là Hoa Kỳ không có lợi trong những thỏa thuận thương mại rộng lớn.
Hôm 12/4, ông Trump tuyên bố cân nhắc tái gia nhập TPP với điều kiện có được một hiệp định tốt hơn đáng kể so với thỏa thuận được thương lượng dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Tuy nhiên, trợ lý của Tổng thống Trump về chính sách kinh tế, Larry Kudlow, hôm 17/4 nói với các phóng viên rằng “chưa có gì chắc chắn” là Mỹ sẽ trở lại tham gia TPP.
Tổng thống Trump hôm 17/4 nói trong một tin nhắn trên Twitter rằng ông không thích “hiệp định này cho nước Mỹ” mặc dù Nhật và Hàn Quốc muốn Mỹ quay trở lại TPP. Ông nói rằng “quá nhiều bất trắc và không có cách nào thoát ra khỏi nó nếu nó không hiệu quả.”
Người phát ngôn BNG Việt Nam hôm 19/4 cũng nói rằng CPTPP mở rộng cho các nền minh tế tham gia “trên cơ sở chấp nhận các tiêu chuẩn cao của Hiệp định và sự đồng thuận của các nước thành viên.”
“Rất nhiều các yêu cầu của phía Mỹ đã bị treo lại để cho TPP-11 được thông qua. Do đó rất khó để thấy được một cơ chế nào hữu hiệu để đưa ra một hiệp định tốt hơn (cho phía Mỹ),” Greg Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải của CSIS, nói với VOA.
Khi TPP còn có Mỹ tham gia, Việt Nam được các chuyên gia kinh tế đánh giá là nước hưởng lợi nhiều nhất từ “hiệp định thương mại bậc nhất của thế kỷ 21” theo lời cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-noi-gi-sau-khi-tt-my-can-nhac-quay-tro-lai-tpp/4356364.html
Nhật và Australia
sẽ tập trận chung với Mỹ và Philippines
Đợt tập trận thường niên Philippines – Hoa Kỳ năm nay sẽ có thêm một số nước khác tham gia, trong đó có Nhật Bản và Australia. Đây cũng là lần đầu tiên hoạt động chung này giữa Philippines và Hoa Kỳ được mở rộng như thế.
Reuters loan tin cho biết đợt tập trận có tên Balikatan (Vai Kề Vai) năm nay là lần thứ 34 và mục đích cũng như lâu nay là nhằm xem xét khả năng sẵn sàng của quân đội Philippines trong việc ứng phó với những nguy cơ gồm thiên tai và tấn công của những phần tử quá khích.
Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Manila vào ngày 19 tháng tư ra thông cáo nêu rõ Úc và Nhật, hai đồng minh của Mỹ và cũng là đối tác chiến lược của Philippines, sẽ tham gia đợt tập trận tại nhiều vị trí trên đảo Luzon.
Phát ngôn nhân Quân Đội Philippines, bà Liezel Vidallon, cho biết lực lượng các nước tham gia sẽ trao đổi, chia sẻ thông tin và tiến hành huấn luyện bắn đạn thật.
Đợt tập trận bắt đầu từ ngày 7 tháng 5 tới đây và sẽ kéo dài trong hai tuần lễ.
Vào năm ngoái, đợt tập trận Balikatan giữa Philippines và Hoa Kỳ bị thu hẹp vì tổng thống Rodrigo Duterte công khai chống lại phía Hoa Kỳ. Ông cho rằng bất cứ sự hiện diện nào của lực lượng quân đội Mỹ trên đất Philippines đều đặt nước ông trước nguy cơ xung đột; đặc biệt với Trung Quốc khi mà Bắc Kinh tăng cường phòng thủ hàng hải.
Ngoài ra ông Duterte cũng không tiếc lời khen ngợi Nga và Trung Quốc; đồng thời mời tàu chiến của hai nước này tham dự tập trận với Philippines.
Lệnh cấm của Mỹ
khơi dậy tinh thần yêu nước tại Trung Quốc
Việc Hoa Kỳ cấm các công ty Mỹ bán linh liện cho tập đoàn ZTE của Trung Quốc làm dấy lên một phản ứng dữ dội trên mạng, giữa những căng thẳng thương mại đang gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo hãng tin Reuters.
Trong tuần này, Hoa Kỳ ra lệnh cấm các công ty Mỹ bán linh kiện cho ZTE, một tập đoàn sản xuất trang bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, trong 7 năm vì vi phạm các điều khoản chế tài thương mại.
Mạng xã hội Trung Quốc nổi lên làng sóng bày tỏ đồng cảm với tập đoàn ZTE. Trong một bức ảnh được lan truyền trên mạng, một nhà hàng không rõ tên và địa điểm đã dựng lên một biểu ngữ với khẩu hiệu yêu nước kêu gọi đoàn kết và thiết đãi nhân viên ZTE tới ăn miễn phí.
Trong một bài báo hồi đầu tuần, tờ Global Times cho biết rằng việc chống lại tập đoàn ZTE là một động lực mạnh mẽ cho Trung Quốc để củng cố ngành công nghiệp chip điện tử trong nước. Vào năm ngoái, Trung Quốc nhập khẩu 11 tỷ đôla các sản phẩm bán dẫn từ Hoa Kỳ.
Hôm 18/4, mười chín cổ phiếu liên quan đến sản phẩm bán dẫn niêm yết trên thị trường chứng khoáng Hoa lục đã tăng giá.
ZTE cung cấp các thiết bị điện thoại cho các công ty điện thoại di động Mỹ như AT&T, T-Mobile và Sprint. Đồng thời, ZTE dùng link kiện từ các công ty Mỹ như Qualcomm, Microsoft và Intel.
https://www.voatiengviet.com/a/lenh-cam-cua-my-khoi-day-tinh-than-yeu-o-trung-quoc/4356165.html
Bộ trưởng Mỹ chỉ trích Tòa Tối cao
về việc trục xuất di dân
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kirstjen Nielsen hôm 18/4 chỉ trích một phán quyết của Tòa án Tối cao mới đây liên quan tới việc trục xuất di dân, và cho rằng nó “làm suy yếu” công việc tại Bộ do bà quản lý.
Kênh CNN dẫn lời bà Nielsen phát biểu tại một cuộc họp báo với Thống đốc tiểu bang Arizon, ông Doug Ducey, rằng phán quyết hôm 17/3 của Tòa án Tối cao “là một ví dụ thêm nữa về một hệ thống làm suy yếu nỗ lực giữ an ninh cho đất nước chúng ta”.
Tâm sự từ trại giam của sinh viên Việt sắp bị Mỹ trục xuất
Quan chức này nói thêm rằng “việc cản trở chính phủ liên bang loại bỏ những tội phạm không có quốc tịch Mỹ đã biến đất nước chúng ta trở thành một nơi trú an toàn cho những kẻ tội phạm”.
Bà Nielsen kêu gọi Quốc hội Mỹ “giúp đỡ” vì chỉ có cơ quan lập pháp này mới có thể đưa ra hoặc thay đổi luật.
Theo Reuters, trong phán quyết với tỷ lệ thuận chống 5/4, Tòa án Tối cao Mỹ hôm 17/3 cho rằng một điều khoản trong Đạo luật về Quốc tịch và Nhập cư, theo đó yêu cầu bắt buộc trục xuất đối với các di dân bị kết án với các tội danh hình sự nhất định, có nội dung “mơ hồ về mặt hiến pháp”.
Hãng tin này cho rằng phán quyết trên có thể cản trở nỗ lực của chính quyền của Tổng thống Trump nhằm xúc tiến việc trục xuất các di dân phạm tội hình sự khỏi nước Mỹ.
Ông Trump sau đó có phản ứng tương tự như bà Nielson. Ông viết trên Twitter: “Phán quyết của Tòa án [Tối cao] ngày hôm nay cho thấy Quốc hội phải bịt các kẽ hở ngăn chặn việc loại bỏ những tội phạm nguy hiểm không phải là công dân Mỹ”.
Nguyên thủ Mỹ cũng viết thêm rằng “đây là một cuộc khủng hoảng về sự an toàn cho công chúng mà chỉ Quốc hội mới có thể xử lý”, và rằng “Hạ viện và Thượng viện phải hành động nhanh chóng để thông qua một sửa đổi luật nhằm bảo đảm rằng những kẻ tội phạm nguy hiểm không phải là công dân Mỹ có thể bị loại khỏi xã hội chúng ta”.
Ứng viên Ngoại trưởng Mỹ
bị phe Dân chủ chống đối
Thành viên Đảng Dân chủ cao cấp nhất trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm thứ Tư cho biết ông sẽ phản đối người được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm làm tân Bộ trưởng Ngoại giao, Mike Pompeo. Việc này có phần chắc sẽ khiến ông không được ủy ban hậu thuẫn trước khi toàn thể Thượng viện biểu quyết chuẩn thuận ông.
Thượng nghị sĩ Robert Menendez chỉ trích chính quyền Trump, đặc biệt là ông Pompeo, người hiện là giám đốc CIA, vì thiếu một tầm nhìn chiến lược xuyên suốt một loạt chính sách đối ngoại. Ông cũng chỉ trích ông Pompeo đã không tiết lộ chuyến đi gần đây của ông tới Triều Tiên trong các cuộc gặp gỡ với các nhà lập pháp.
“Tôi tin rằng nhà ngoại giao hàng đầu của đất nước chúng ta phải thẳng thắn, và quan trọng hơn là những quan điểm trước đây của ông ấy không phản ánh những giá trị của đất nước chúng ta và không thể chấp nhận được đối với nhà ngoại giao hàng đầu của đất nước,” ông Menendez nói trong một bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một viện nghiên cứu chính sách ở Washington.
“Đó là lý do vì sao … tôi sẽ biểu quyết “không” cho Giám đốc Pompeo trở thành Ngoại trưởng của chúng ta,” ông nói.
Ông Pompeo, hiện là giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương, vẫn có thể được toàn thể Thượng viện chuẩn thuận mà không có sự ủng hộ của ủy ban.
Tuy nhiên, ông sẽ là ứng viên Ngoại trưởng đầu tiên, ít nhất là kể từ khi các cuộc biểu quyết như vậy được công khai vào năm 1925, không giành được sự ủng hộ của ủy ban. Những người ủng hộ ông nói họ cho rằng trong tình huống khả quan nhất, ông sẽ được cả Thượng viện chuẩn thuận với cách biệt mong manh. Thượng nghị sĩ Ben Cardin, một thành viên cao cấp khác trong ủy ban, cũng tuyên bố phản đối của ông Pompeo hôm thứ Tư.
Nếu ông Pompeo giành được sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng trong Ủy ban Đối ngoại và toàn thể Thượng viện, nó sẽ gửi đi một thông điệp cho thế giới biết rằng nhà ngoại giao hàng đầu của ông Trump có được sự ủng hộ của Quốc hội cũng như của tổng thống.
Những người chống đối cho rằng ông Pompeo quá ‘diều hâu’ và quá bảo thủ về tư tưởng để đại diện cho đất nước trên trường quốc tế, vì ông phản đối hôn nhân đồng tính và có quan hệ với các tổ chức chống Hồi giáo.
Phe Cộng hòa ủng hộ ông cáo buộc phe Dân chủ chơi trò chính trị vào thời điểm đất nước cần một Bộ trưởng Ngoại giao để ứng phó với các cuộc khủng hoảng như Triều Tiên và Syria.
https://www.voatiengviet.com/a/ung-vien-ngoai-truong-my-bi-phe-dan-chu-chong-doi/4355052.html
Báo chí Nga:
Mỹ báo với Moscow không có chế tài mới
Các cơ quan thông tấn của Nga hôm thứ Tư đưa tin chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo cho Đại sứ quán Nga ở Washington rằng Mỹ không có kế hoạch tức thời áp đặt những chế tài mới.
Mối quan hệ giữa Moscow và Washington đang thu hút sự chú ý sau khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Nga vào đầu tháng 4, gây nên một đợt bán tháo ồ ạt trên thị trường Nga và đưa căng thẳng địa chính trị toàn cầu lên một tầm cao mới.
“Tôi có thể khẳng định rằng Mỹ đã thông báo với đại sứ quán Nga rằng hiện sẽ không có chế tài mới,” TASS dẫn một nguồn tin từ bộ ngoại giao Nga nói.
Các hãng tin Interfax, TASS và RIA đã đăng các bản tin tương tự cùng lúc, dẫn một nguồn tin tại bộ ngoại giao Nga.
Interfax cho biết đại sứ quán Nga ở Washington nhận được một bức thư của chính quyền Trump, trong khi RIA nói đó là một thông báo.
Các bản tin đã khiến thị trường biến động, giúp giảm những khoản lỗ từ việc bán tháo đồng ruble của Nga. Trước đó một quan chức Mỹ cao cấp hôm thứ Hai nói rằng ông Trump đã trì hoãn áp đặt các chế tài mới.
Quan chức này nói ông Trump lo ngại rằng ngay lập tức áp đặt các biện pháp trừng phạt, theo sau cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu tuần trước nhắm vào tổng thống Syria được Nga hậu thuẫn, sẽ xen vào các nỗ lực của ông để đàm phán các thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc chống lại chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, giám sát internet và các vấn đề khác.
Mỹ ngày 6 tháng 4 đã áp đặt các chế tài đối với các thực thể và cá nhân Nga để trừng phạt Moscow về cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 của Mỹ và điều mà Bộ Tài chính Mỹ gọi là “hoạt động xấu xa” khác.
Nga phủ nhận mọi sự can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ.
Để trả đũa, các nhà lập pháp Nga đã đề xuất một loạt các biện pháp đáp trả các chế tài của Mỹ vào tuần trước, bao gồm cấm các phần mềm và rượu do Mỹ sản xuất.
Quyết định về các biện pháp trả đũa của Nga đã được hoãn lại cho đến giữa tháng 5, sau lễ nhậm chức của ông Putin, người vừa giành thêm một nhiệm kỳ sáu năm nữa trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3.
https://www.voatiengviet.com/a/bao-chi-nga-my-bao-voi-moscow-khong-co-che-tai-moi/4355044.html
‘Người hùng’ trên máy bay gặp nạn của Mỹ
từng lái chiến đấu cơ
Người phi công cho hạ cánh khẩn cấp một cách an toàn chiếc máy bay của hãng hàng không Southwest Airlines xuống tiểu bang Philadelphia hôm 17/4 là một trong những nữ phi công lái máy bay chiến đấu đầu tiên của Hải quân Mỹ, theo NBC News.
Tờ New York Daily News cho biết, nữ phi công Tammie Jo Shults đã nhanh trí đáp chiếc Boeing 737 một cách an toàn ngay khi phát hiện máy bay bị hỏng động cơ, khiến một nữ hành khách suýt bị hút ra khỏi một ô cửa sổ bị vỡ trên chuyến bay từ New York đến Dallas.
Tờ báo này nói rằng nữ phi công rất bình tĩnh và tìm cách liên lạc với trạm kiểm soát không lưu.
“Một phần động cơ bị hỏng. Chúng tôi cần hỗ trợ y tế trên đường băng vì có hành khách bị thương,” bà Shults nói nhân viên trạm không lưu qua điện đàm.
Các hành khách trên chiếc trên chuyến bay 1380 chở 149 người được tờ New York Daily News trích lời cho biết họ tin rằng nữ phi công Tammie Jo Shults đã cứu sống họ.
Hành khách Diana McBride Self viết trên Facebook, cảm ơn nữ phi công: “Đúng là một người hùng chính hiệu của Mỹ. Trân trọng cảm ơn vì sự thông hiểu, tận tình hướng dẫn và lòng dũng cảm của bà trong tình huống khó khăn như vậy.”
Bà Peggy Phillips, một nữ y tá đã nghỉ hưu ở Texas, nói: “Chúng tôi được đáp xuống an toàn trong tình huống máy bay không có thủy lực, mất động cơ. Thật là một điều kỳ diệu. Bà ấy thật sự là một người hùng.”
Các điều tra viên ngành vận tải Hoa Kỳ cho hay, một nữ hành khách thiệt mạng và một số người khác bị thương sau khi chiếc máy bay thương mại bị hỏng động cơ và buộc phải hạ cánh khẩn cấp.
Hành khách xấu số được xác định danh tính là bà Jennifer Riordan sống ở Albuquerque, tiểu bang New Mexico.
Các nhân chứng nói bà Riordan suýt nữa bị hút ra khỏi một ô cửa sổ bị vỡ.
Ông Robert Sumwalt, Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Quốc gia (NTSB), cho biết các điều tra viên đã ngay lập tức chú ý đến một cánh quạt tuabin bị gãy trong động cơ.
Điện thoại di động bị theo dõi ở thủ đô DC?
Bốn thượng nghị sĩ Mỹ hôm thứ Tư 18/4 yêu cầu Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ tiết lộ các thông tin phụ trội về các hoạt động bất thường, giám sát điện thoại di động được phát hiện xung quanh thủ đô nước Mỹ.
Hãng tin Reuters loan tin hai thượng nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ, là Ron Wyden và Ed Markey, và 2 nghị sĩ của đảng Cộng hòa, Rand Paul và Cory Gardner, nói chính quyền của Tổng thống Trump nên công khai các chi tiết về những hoạt động giám sát sử dụng các thiết bị theo dõi điện thoại di động xung quanh Washington.
Trong một bức thư mà hãng tin Reuters được xem qua, 4 nghị sĩ nói: “Nhân dân Mỹ có quan tâm chính đáng muốn biết mức độ các mạng lưới điện thoại của Mỹ dễ bị xâm nhập và theo dõi tới mức nào để có thể bị những kẻ xấu khai thác ra sao”.
An ninh Nội địa không bình luận ngay lập tức, nhưng trong một bức thư đề ngày 26/3 gửi tới nghị sĩ Wyden, DHS cho biết đã “quan sát một số hoạt động bất thường ở vùng thủ đô nhưng Bộ chưa kiểm chứng hoặc quy trách nhiệm cho các cá nhân hoặc thiết bị cụ thể nào”.
Thư cho biết DHS hồi tháng Hai vừa rồi đã báo cáo với các cơ quan liên bang về vấn đề này, nhưng chưa công khai các chi tiết cho công chúng biết.
Ủy viên Truyền thông liên bang Jessica Rosenworcel, một người thuộc Đảng Dân chủ, cho biết đây là một vấn đề nghiêm trọng và các công cụ giám sát có thể được sử dụng bởi các “diễn viên nước ngoài hoặc tội phạm”.
Bà Rosenworcel cảnh báo “các công cụ đó có thể biến điện thoại di động thành thiết bị theo dõi ‘trực tuyến’ đường đi nước bước của các đối tượng bằng cách bắt chước theo các tháp điện thoại di động hợp pháp, thậm chí có công cụ có khả năng ghi lại nội dung các cuộc gọi”.
“An ninh về thông tin liên lạc của chúng ta đang bị đe dọa ngay tại đây, giữa lòng thủ đô nước Mỹ và Bộ An ninh Nội địa có trách nhiệm đối với công chúng nhiều hơn là giữ im lặng”.
Ủy viên Truyền thông Liên bang Jessica Rosenworcel
Bà Rosenworcel nói “an ninh về thông tin liên lạc của chúng ta đang bị đe dọa ngay tại đây, giữa lòng thủ đô Washington và Bộ An ninh Nội địa có trách nhiệm đối với công chúng nhiều hơn thay vì giữ im lặng”.
Tháng này, ba nhà lãnh đạo cấp cao của Hoa Kỳ yêu cầu Chủ tịch FCC Ajit Pai phải lập tức hành động để giải quyết khả năng các chính phủ nước ngoài có thể “theo dõi người Mỹ ngày ở thủ đô của Hoa Kỳ”.
FCC chỉ cho phép các cơ quan thực thi pháp luật của Hoa Kỳ sử dụng các thiết bị, thường được gọi là “stingray”.
Các thiết bị “stingray” có thể lừa điện thoại di động của một nghi can tiết lộ địa điểm của người sở hữu, cho phép cơ quan thực thi pháp luật theo dõi điện thoại và xác định vị trí của họ.
https://www.voatiengviet.com/a/dien-thoai-di-dong-bi-theo-doi-o-thu-do-dc/4354844.html
TT Hàn Quốc:
Triều Tiên muốn ‘giải trừ hạt nhân toàn diện’
Triều Tiên bày tỏ mong muốn “giải trừ hạt nhân toàn diện” và không mưu tìm các điều kiện như trước tiên quân đội Mỹ phải rút khỏi Hàn Quốc, hãng tin Reuters trích lời Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết hôm 19/4.
Ông Moon nói rằng những thỏa thuận lớn về bình thường hóa quan hệ giữa hai miền Triều Tiên và Hoa Kỳ không quá khó khăn mới có thể đạt được thông qua các cuộc hội nghị thượng đỉnh giữa Triều Tiên và Hàn Quốc và giữa Triều Tiên và Hoa Kỳ nhằm mục đích kiềm chế các chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng.
“Triều Tiên đang thể hiện thiện chí giải trừ hạt nhân toàn diện,” ông Moon nói với các phóng viên.
“Họ không gắn bất kỳ điều kiện nào mà Hoa Kỳ không thể chấp nhận, chẳng hạn như việc rút binh sĩ Mỹ khỏi Hàn Quốc. Tất cả những gì họ thể hiện là việc chấm dứt các chính sách thù địch chống lại Triều Tiên, tiếp theo sau là đảm bảo an ninh.”
Từ nhiều năm qua, Triều Tiên nói rằng họ có thể cân nhắc việc từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân nếu Hoa Kỳ rút quân khỏi Hàn Quốc và bỏ lá chắn hạt nhân từ Hàn Quốc và Nhật Bản do Mỹ thiết lập.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết hôm 18/4 rằng ông Mike Pompeo, Giám đốc CIA của Mỹ, vào tuần trước đã thăm Triều Tiên và gặp lãnh tụ Kim Jong Un.
Dự kiến ông Trump sẽ gặp ông Kim vào tháng 5 hoặc tháng 6.
Trong khi đó, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA cho biết hôm 19/4 rằng Ban chấp hàng Trung ương Đảng của nước này sẽ nhóm họp vào 20/4.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-han-quoc-trieu-tien-muon-giai-tru-hat-nhan-toan-dien/4355745.html
Toán khảo sát Liên hiệp quốc
bị nhắm mục tiêu tại Syria
Một toán an ninh của Liên Hiệp Quốc bị nhắm bắn ở Syria trong khi tiến hành công tác thăm dò cho các thanh sát viên tới thăm các địa điểm một vụ tấn công tình nghi sử dụng vũ khí hóa học, và các quan chức cho biết không rõ khi nào các thanh sát viên có thể tiến vào được.
Các thanh sát viên từ Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) đang có mặt ở Syria để điều tra sự kiện ngày 7 tháng 4, trong đó các nước phương Tây và các nhân viên cứu hộ cho biết hàng chục thường dân đã bị lực lượng chính phủ xả khí độc cho chết.
Tổng giám đốc OPCW Ahmet Üzümcü cho biết Bộ phận An toàn và An ninh của Liên Hiệp Quốc (UNDSS) đã quyết định thực hiện công tác trinh sát tại hai địa điểm trong thị trấn Douma trước khi các thanh sát viên đến.
“Khi đến khu vực này, một đám đông lớn tụ tập và lời khuyên được đưa ra cho UNDSS là toán trinh sát nên rút lui,” ông nói trong một cuộc họp tại trụ sở của tổ chức này trong những phát biểu sau đó. “Tại địa điểm thứ hai, toán an ninh đã bị nhắm bắn bởi vũ khí nhỏ và có một vụ nổ. Toán trinh sát đã quay trở về Damascus.”
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis quy trách chính phủ Syria về những sự chậm trễ trong việc các thanh sát viên đến được các địa điểm và nói rằng Syria từng tìm cách “thu dọn bằng chứng trước khi toán điều tra tiến vào.”
Toán thanh sát viên của OPCW sẽ tìm kiếm bằng chứng từ các mẫu đất, các cuộc phỏng vấn các nhân chứng, các mẫu máu, nước tiểu hoặc mô từ nạn nhân và các bộ phận vũ khí. Nhưng, hơn một tuần sau vụ tấn công bị tình nghi, có thể khó truy tìm được bằng chứng xác thực.
Douma là thị trấn cuối cùng mà phiến quân nắm giữ trong khu vực đông Ghouta bị vây hãm, thành trì đối lập lớn gần thủ đô Damascus. Đông Ghouta đã bị chính phủ tiến chiếm trong hai tháng qua.
https://www.voatiengviet.com/a/toan-khao-sat-lien-hiep-quoc-bi-nham-muc-tieu-tai-syria/4355057.html
Pháp và Đức lạc quan về kế hoạch cải tổ châu Âu
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay 19/04/2018 tỏ ra lạc quan về khả năng thỏa thuận được với nhau trong việc vạch ra lộ trình cải cách châu Âu hậu Brexit, trước cuộc họp Hội Đồng Châu Âu vào cuối tháng Sáu.
Thủ tướng Đức Merkel nhấn mạnh vẫn còn có những bất đồng, nhưng « sẽ có được kết quả tốt đẹp ». Bà nói : « Chúng tôi đã thỏa thuận từ nay cho đến khi họp Hội Đồng, sẽ có những quyết định quan trọng để tái thúc đẩy châu Âu. Tất nhiên quan điểm của mỗi bên không phải lúc nào cũng như nhau, và có những trao đổi rất thẳng thắn, nhưng sẽ đạt được kết quả ».
Về phía tổng thống Pháp Macron tuyên bố : « Nhiệm vụ tuy rất nặng nề, nhưng có khả năng thành công ».
Hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức cho biết sẽ sớm bàn bạc về dự án liên minh ngân hàng, khu vực đồng euro và chính sách nhập cư. Bà Angela Merkel nói rằng cũng như ông Emmanuel Macron, bà tin rằng « khu vực đồng euro chưa đủ mạnh để đối đầu với các cuộc khủng hoảng ». Thủ tướng Đức khẳng định sẵn sàng bàn bạc về một hệ thống bảo đảm tiền gởi ngân hàng. Tổng thống Pháp nói thêm, về kinh tế và tiền tệ, cần tăng cường trách nhiệm và tình liên đới.
Gần một năm sau khi đắc cử, tổng thống Pháp phải đối mặt với những làn gió ngược từ phía Đức, trong khi hai nước trên nguyên tắc phải thống nhất các quan điểm chung trước hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu ngày 28 và 29/6.
http://vi.rfi.fr/phap/20180419-phap-va-duc-lac-quan-ve-ke-hoach-cai-to-chau-au-ok
Bắc Triều Tiên nay cũng có “Đệ nhất Phu nhân”
Theo hãng tin AFP hôm nay, 19/04/2018, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã trao tặng cho vợ của ông, Ri Sol Ju, danh hiệu “ Đệ nhất Phu nhân”, cho thấy là vị trí của bà được nâng cao vào thời điểm Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị cho hai thượng đỉnh liên tiếp với Hàn Quốc và Hoa Kỳ.
Ri Sol Ju thường đi cùng với chồng trong các sự kiện chính thức, nhưng gần đây bà lần đầu tiên đã một mình đi dự một buổi diễn của một đoàn nghệ thuật Trung Quốc. Khi tường thuật về sự kiện này, báo chí chính thức của Bắc Triều Tiên đã gọi bà Ri Sol Ju là “ Đệ nhất Phu nhân kính yêu”. Đây là lần đầu tiên trong vòng 40 qua, danh hiệu này được sử dụng, kèm theo tính từ “ kính yêu”, vốn được dành cho các lãnh đạo cao cấp.
Cho tới nay, báo chí chính thức của Bắc Triều Tiên chỉ gọi Ri Sol Ju là “đồng chí”. Danh hiệu “ Đệ nhất Phu nhân” được sử dụng lần cuối là vào năm 1974 cho bà Kim Song Ae, người vợ thứ hai của Kim Nhật Thành, người đã khai sinh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Nguyên là một nữ ca sĩ, Ri Sol Ju được các chuyên gia xem là một phụ nữ có ảnh hưởng lớn ở Bắc Triều Tiên, nhưng cho tới nay chỉ đóng vai trò một phu nhân lịch thiệp của lãnh đạo Kim Jong-Un.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180419-bac-trieu-tien-nay-cung-co-%E2%80%9Cde-nhat-phu-nhan%E2%80%9D
Mỹ-Nhật thảo luận về thương mại
dù còn nhiều bất đồng
Tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm qua 18/04/2018 tại Florida (Hoa Kỳ) đã thỏa thuận tăng cường thảo luận về thương mại, dù đôi bên còn nhiều bất đồng.
Trong cuộc họp báo chung, thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố : « Tổng thống Trump và tôi quyết định bắt đầu thương lượng về các hiệp định thương mại tự do và công bằng ». Không giấu diếm các bất đồng sâu sắc giữa đôi bên, ông Abe nhấn mạnh : « Phía Mỹ muốn có một hiệp định song phương, nhưng theo quan điểm của chúng tôi, hiệp định TPP là công cụ tốt nhất cho cả hai nước ».
Tổng thống Mỹ cho biết: « Tôi không muốn quay lại với TPP, nhưng nếu có một hiệp ước mà tôi không thể nhân danh Hoa Kỳ để từ chối, thì tôi sẽ ký. Tuy vậy tôi vẫn cho rằng ký trực tiếp song phương với Nhật là tốt hơn cho đất nước và người lao động Mỹ ».
Thủ tướng Nhật tỏ ra thận trọng, không cam kết thảo luận về một hiệp định thương mại song phương.
Trước đó, tổng thống Donald Trump nhắc lại số thâm hụt thương mại lớn với Nhật, nêu ra các hợp đồng mua phi cơ dân dụng và tiêm kích Mỹ, đồng thời tố cáo hàng rào thuế quan bất công.
Tuy vậy phát biểu của ông Trump đã giúp thị trường chứng khoán Tokyo tăng điểm, vì tổng thống Mỹ không nêu ra vấn đề giá trị đồng yen cũng như không chỉ trích chính sách tiền tệ của Nhật.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180419-my-nhat-thao-luan-ve-thuong-mai-du-con-nhieu-bat-dong-ok
Bắc Triều Tiên: Trump tỏ tin tưởng
trước cuộc gặp với Kim Jong Un
Hôm qua, 18/04/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ sự tin tưởng về cuộc đối thoại được khởi đầu một cách ngoạn mục với Bắc Triều Tiên, nhưng cảnh báo ngay là ông sẽ không ngần ngại từ bỏ cuộc gặp với Kim Jong Un, nếu xét thấy cuộc gặp này sẽ không mang lại kết quả.
Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố như trên trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại bang Florida. Về phần mình, thủ tướng Abe tuyên bố: Tình hình về Bắc Triều Tiên đang ở vào một bước ngoặt lịch sử, với quyết định của tổng thống Trump về thượng đỉnh Hoa Kỳ – Bắc Triều Tiên đầu tiên.
Trước đó, tổng thống Trump đã khen ngợi kết quả cuộc gặp bí mật giữa giám đốc cơ quan tình báo CIA Mike Pompeo với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un tại Bình Nhưỡng trong những ngày cuối tuần lễ Phục Sinh vừa qua. Chuyến đi Bình Nhưỡng của ông Pompeo, người sẽ là tân Ngoại trưởng Mỹ nếu được Thượng Viện thông qua việc bổ nhiệm, cho thấy là việc chuẩn bị cho thượng đỉnh Donald Trump – Kim Jong Un đang tăng tốc.
Theo tổng thống Hoa Kỳ, cuộc gặp thượng đỉnh sẽ diễn ra đầu tháng 6. Ông Donald Trump cho biết, năm địa điểm có thể được chọn để tổ chức thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên, nhưng không nói rõ là những nơi nào.
Vẫn trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Abe, tổng thống Mỹ đã bảo đảm là ông sẽ giúp Tokyo đưa về nước những công dân Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc vào những thập niên 1970-1980.
PUBLI
Vụ tấn công Syria có tác động ra sao
cho hồ sơ Bắc Triều Tiên?
Sáng sớm ngày 14/04/2018, liên minh ba nước Anh, Pháp và Mỹ tiến hành chiến dịch tấn công nhắm vào các cơ sở nghiên cứu và chế tạo vũ khí hóa học của Syria.
Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh luận về tác động của chiến dịch quân sự này đối với tiến trình giải quyết hồ sơ hạt nhân của chế độ Bình Nhưỡng, vào lúc lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un chuẩn bị có hai cuộc gặp thượng đỉnh quan trọng, với tổng thống Hàn Quốc, ngày 27/04/2018 và có thể với nguyên thủ Hoa Kỳ, vào cuối tháng Năm hoặc đầu tháng Sáu tới.
Vụ tấn công Syria ngày 14/04 gây chia rẽ trong giới quan sát. Phe ủng hộ cho rằng chiến dịch quân sự của liên minh ba nước đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ, cảnh cáo cả Damas lẫn Bình Nhưỡng. Ông Van Jackson, chuyên gia về Bắc Triều Tiên và từng là cựu cố vấn của bộ Quốc Phòng Mỹ, được Thời Báo Nhật Bản (Japan Times) trích dẫn, nhận định, qua vụ tấn công này, chính quyền Washington muốn khẳng định « Hoa Kỳ sẽ thực hiện những gì đã cam kết ». Một lằn ranh đỏ đã được vạch ra trong việc sử dụng vũ khí hóa học và Mỹ có trách nhiệm bảo vệ lằn ranh đó.
Bắc Triều Tiên là đồng minh lâu đời của Syria. Do vậy, trừng phạt nhắm vào Syria cũng là cảnh cáo đối với Bắc Triều Tiên. Cả hai nước này đều bị phương Tây cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học. Vụ ám sát Kim Jong Nam tại Malaysia năm 2017 bằng chất độc thần kinh VX là một ví dụ điển hình.
Syria và Bắc Triều Tiên có quan hệ hợp tác chặt chẽ về mặt quân sự. AFP nhắc lại một báo cáo của Liên Hiệp Quốc ghi nhận có nhiều tình tiết cho thấy Bình Nhưỡng cũng có tham gia vào chương trình phát triển vũ khí hóa học của chế độ Damas. Theo đó, trung tâm nghiên cứu hóa học ở Damas, được thành lập từ năm 1970 đã tiếp nhận không dưới 40 chuyến hàng đến từ Bắc Triều Tiên.
Thế nhưng, một số nhà phân tích không tán đồng hành động quân sự ngày 14/04 của liên minh ba nước Mỹ, Anh, Pháp. Thậm chí, có chuyên gia Pháp cho đó là màn hài kịch, chẳng làm thay đổi được gì trong hồ sơ Syria; theo họ, đợt đánh Syria vừa qua của phương Tây rất có thể sẽ làm cho Bắc Triều Tiên củng cố hơn nữa lập trường « cần phải có vũ khí nguyên tử » để tự bảo vệ mình chống lại Hoa Kỳ.
Vẫn theo phe « chống », vụ việc càng làm cho Bắc Triều Tiên nhớ lại số phận bi thảm dành cho Saddam Hussein ở Irak và Mouamar Kadhafi ở Libya. Người thứ nhất bị Hoa Kỳ George W. Bush xếp vào « trục tội ác » và đã bị treo cổ sau khi đất nước bị liên quân do Mỹ đứng đầu xâm chiếm. Còn người thứ hai bị lật đổ sau một cuộc nổi dậy và bị giết chết một cách nhục nhã chỉ vì đã tình nguyện từ bỏ chương trình hạt nhân.
Ông Koh Yu-hwan, chuyên nghiên cứu về Bắc Triều Tiên, trường đại học Dongguk, nhấn mạnh: « Theo quan điểm của Bắc Triều Tiên, chính quyền Washington lúc nào cũng có thể tấn công nếu như có điều gì đó không làm cho họ hài lòng. Vì vậy, điều hợp lý nhất đối với Bình Nhưỡng là trước hết cần phản đối giải trừ hạt nhân ».
Trong khi chờ đợi kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Liên Triều và có thể thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên, cuộc tranh luận vẫn tiếp tục.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180419-vu-tan-cong-syria-co-tac-dong-ra-sao-cho-ho-so-bac-trieu-tien