Tin khắp nơi – 19//03/2020
Mỹ sẽ vận dụng luật thời chiến để chống corona
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/3 xúc tiến việc tăng tốc sản xuất thiết bị y tế cấp thiết trong cuộc chiến chống đại dịch corona và loan báo trong trường hợp tệ nhất tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ ước tính có thể lên tới 20%.
Ông Trump cho biết đang vận dụng Luật sản xuất Quốc phòng, cho phép chính phủ Mỹ gia tốc việc sản xuất khẩu trang, máy thở, và các thiết bị y tế cần kíp khác.
“Chúng ta sẽ đánh bại kẻ thù vô hình này,” ông Trump nói.
Tổng thống cho biết thêm sẽ vận dụng một đạo luật khác cho phép nhà chức trách Mỹ trả về biên giới bên kia những di dân tìm cách vượt biên vào lãnh thổ Mỹ bất hợp pháp ở biên giới Mỹ-Mexico trong khi biên giới này vẫn mở cửa.
Ông Trump nói rằng cuộc khủng hoảng corona cơ bản đã biến ông thành một ‘Tổng thống thời chiến.’
Ông thông báo hai tàu bệnh viện hải quân sẽ được đưa tới California và New York để phục vụ bệnh nhân COVID-19.
Tổng thống Trump cũng bảo vệ quan điểm của mình khi gọi virus corona là ‘virus Trung Quốc’.
“Đây không phải là chuyện kỳ thị, hoàn toàn không. Virus này xuất phát từ Trung Quốc,” ông nhấn mạnh.
Luật Sản xuất Quốc phòng có từ thời chiến tranh Triều Tiên trong thập niên 50, cho phép Tổng thống quyền hành rộng lớn để tăng tốc, mở rộng cung ứng các nguồn lực từ ngành công nghiệp của Mỹ để hỗ trợ quân đội, năng lượng, không gian, và các chương trình an ninh nội địa.
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin ngày 17/3 nói với các nhà lập pháp rằng 20% thất nghiệp ở Mỹ là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra nếu virus corona tiếp tục tàn phá các doanh nghiệp Mỹ.
“Đó là trong trường hợp xấu nhất,” Tổng thống Trump nói. “Chúng ta chưa tới mức đó.”
Phó Tổng thống Mike Pence kêu gọi dân Mỹ tạm hoãn các cuộc phẫu thuật chưa cần thiết để các bệnh viện tập trung lo cho làn sóng bệnh nhân COVID-19 ngày một tăng.
Hiện Mỹ có hơn 7.300 người bị nhiễm virus corona, ít nhất 118 ca tử vong.
Virus corona:
Trump đặt Mỹ vào cuộc chiến chống bệnh dịch
Tự gọi mình là “Tổng thống thời chiến”, ông Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ đạt được “chiến thắng toàn diện” trong cuộc chiến chống virus corona.
Ông nói, khi hồi tưởng biện pháp thời Chiến tranh Triều Tiên, cho phép Mỹ tăng cường sản xuất các vật tư y tế quan trọng.
Trong khi đó, hai nhà lập pháp trở thành những thành viên đầu tiên của Quốc hội được xác định dương tính với virus corona.
Hoa Kỳ hiện có hơn 9,300 trường hợp nhiễm Covid-19, với ước tính hơn 150 trường hợp tử vong, cho đến nay.
Toàn thế giới có khoảng 220,000 ca dương tính và hơn 8,800 trường hợp tử vong.
Tổng thống Trump nói gì?
Trong một cuộc họp báo taị Nhà Trắng, một phóng viên hỏi Tổng thống Trump rằng liệu ông có xem nước Mỹ đang đứng trước cuộc chiến tranh chống lại virus hay không.
“Đó là một cuộc chiến”, ông nói. “Tôi xem nó, theo một nghĩa nào đó, như một tổng thống thời chiến.”
Trong tuần này, ông Trump đã tổ chức các cuộc họp giao ban hàng ngày về tình trạng khẩn cấp của nước Mỹ, sau khi bị cáo buộc đã xem nhẹ sự bùng phát dịch trong giai đoạn đầu.
Ông nói: “Chúng ta phải cùng nhau hy sinh, bởi vì tất cả chúng ta đều phải đối mặt với vấn đề này và chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua. Virus là kẻ thù vô hình. Nó luôn là kẻ thù khó nhằn nhất.”
“Nhưng chúng ta sẽ đánh bại kẻ thù vô hình trên. Tôi nghĩ chúng ta sẽ làm điều đó còn nhanh hơn mình nghĩ và rồi sẽ đạt được chiến thắng toàn diện. Đó sẽ là một chiến thắng toàn diện.”
Ông Trump tuyên bố ông đang ký Luật Sản xuất Quốc phòng năm 1950, cho phép tổng thống yêu cầu các doanh nghiệp giúp cung ứng các sản phẩm cần thiết cho an ninh quốc gia.
Nhưng sau đó, ông nói trên Twitter rằng ông chỉ viện dẫn biện pháp trên “trong trường hợp xấu nhất trong tương lai gần”.
Ông Trump cũng mô tả nó như “kịch bản trong trường hợp xấu nhất”, một sự cảnh báo của Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin, rằng đại dịch có thể khiến tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng vọt lên 20%.
New York: thành phố không bao giờ ngủ thành thị trấn ma
Virus corona: Vấn đề Donald Trump chưa từng phải đối mặt
Các quốc gia châu Á đối mặt với làn sóng xâm nhập thứ hai của virus
Tổng thống cho biết hai tàu bệnh viện của Hải quân Hoa Kỳ sẽ được đưa vào phục vụ để giúp giảm tình trạng thiếu giường bệnh.
USNS Comfort dự kiến sẽ được gửi tới cảng New York, mặc dù các quan chức quốc phòng cho biết con tàu hiện đang được bảo trì ở Virginia.
Chiếc tàu khác, USNS Mercy, đang được chuẩn bị để triển khai đến một địa điểm ở Bờ Tây.
Trong cuộc họp báo, ông Trump một lần nữa bác bỏ kiến nghị về việc ông sử dụng thuật ngữ “virus Trung Quốc” để mô tả Covid-19 là phân biệt chủng tộc.
Trước đó một ngày, biên giới dài nhất thế giới giữa Mỹ và Canada, đã bị đóng cửa triệt để, ngoại trừ việc đi cấp thiết và thương mại thiết yếu.
Ông Trump cũng tuyên bố sẽ có một cuộc ruồng xét mới với người di cư hoặc người xin tị nạn vượt biên giới Mỹ và Mexico.
Ông nói rằng chính phủ của ông sẽ viện dẫn một đạo luật cho phép việc ngăn cản sự đi lại của công dân để ngăn chặn sự lây lan của các virus.
Những dân biểu nào nhiễm virus corona?
Văn phòng của Ben McAdams, một đảng viên Dân chủ tiểu bang Utah, cho biết vào tối thứ Tư, ông đã xét nghiệm dương tính với virus Covid-19.
Người đàn ông 45 tuổi cho biết ông có “các triệu chứng giống như cảm lạnh nhẹ” sau khi trở về từ Washington DC vào tối thứ Bảy.
Bác sĩ giới thiệu ông đến bệnh viện hôm thứ Ba để làm xét nghiệm Covid-19. Theo báo cáo, ông nhận được kết quả dương tính khi trở lại bệnh viện hôm thứ Tư.
Dân biểu này cho biết ông sẽ tự cách ly cho đến khi bình phục.
Mario Diaz-Balart, người theo đảng Cộng hòa ở Florida, cũng thông báo vào hôm thứ Tư rằng đã xét nghiệm dương tính với virus corona.
“Tôi cảm thấy khoẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nghiêm túc thực hiện điều này”, người đàn ông 58 tuổi này đã tweet về việc tự cách ly tại căn hộ của mình ở Washington DC.
Ông Balart nói rằng không có kế hoạch quay trở lại Florida, ghi nhận rằng vợ mình, Tia, có những điều kiện cơ bản “khiến cô có nguy cơ đặc biệt cao”.
Tin tức này có thể gây nên sự ớn lạnh và hoang mang ở Quốc hội, nơi có nhiều thành viên cao tuổi.
Các dân biểu và các thượng nghị sĩ thường bắt tay các trợ lý, đồng nghiệp, cử tri và những người vận động hành lang mà họ tiếp xúc hàng ngày.
Họ cũng thường có tương tác gần với người khác khi đi tàu điện ngầm chuyên dụng bên dưới khu phức hợp Capitol.
Quốc hội làm gì để chống lại virus corona?
Hôm thứ Tư, Tổng thống đã ký một gói cứu trợ phòng virus corona, đã được thông qua trước đó tại Thượng viện Hoa Kỳ với số phiếu 90-8.
Dự luật hỗ trợ xét nghiệm miễn phí virus corona và cho phép những người bị ảnh hưởng bởi virus có được nghỉ bệnh và nghỉ vì lý do gia đình được trả lương tại các công ty có 500 nhân viên trở xuống, cũng như mở rộng trợ cấp lương thực.
Theo ước tính, các điều khoản nghỉ phép được trả lương sẽ có giá 105 tỷ đôla.
Nhà Trắng và Quốc hội cũng đang thảo luận về các gói kích cầu trong thời Covid-19 có thể lên tới 1,3 ngàn tỉ đôla.
Ông Trump đang cân nhắc gói kích thích tài khóa trị giá hơn 1 ngàn tỷ đôla bao gồm các khoản thanh toán trực tiếp cho người dân Mỹ.
Bất chấp những nỗ lực để duy trì nền kinh tế, chỉ số Dow Jones đã giảm mạnh trở lại vào thứ Tư, xoá sạch gần như các thành tựu mà nó đạt được kể từ khi ông Trump nhậm chức.
Mỹ còn những động thái nào khác?
Lãnh đạo của thành phố Baltimore, tiểu bang Maryland, kêu gọi các thành viên băng đảng ngừng bắn nhau, vì giường bệnh cần thiết để điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Sau một loạt vụ xả súng vào tối thứ Ba, Thị trưởng Jack Young nói: “Chúng tôi không thể làm tắc nghẽn hệ thống giường bệnh của bệnh viện vì các cuộc bắn nhau vô lý. Chúng tôi cần giường bệnh để điều trị cho những người bị nhiễm virus corona.
“Và người bị nhiễm có thể là mẹ, bà của bạn hoặc một trong những người thân của bạn. Vì vậy, hãy cân nhắc điều đó.”
Trong khi đó, khi tình trạng thiếu khẩu trang ở Mỹ trở nên nghiêm trọng, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết các y tá có thể “sử dụng khẩu trang tự chế (ví dụ, khăn rằn, khăn quàng cổ) để chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19”.
CDC, một trong những viện y tế công cộng hàng đầu thế giới, cho biết điều này chỉ nên được thực hiện “như là phương sách cuối cùng” và thừa nhận họ “không biết” biện pháp này có thực sự bảo vệ nhân viên y tế khỏi virus hay không.
Hôm thứ Tư, Sở Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE), nơi xử lý những vụ trục xuất công dân nước ngoài cho biết họ sẽ hoãn hầu hết các vụ bắt giữ trong cơn khủng hoảng virus corona.
Bộ An ninh Nội địa cũng cho biết họ sẽ đình chỉ các hoạt động ở những nơi kế bên hoặc gần các cơ sở chăm sóc sức khỏe.
Kể từ hôm thứ Ba, không có thêm trường hợp nào xác nhận nhiễm Covid-19 trong số 37,000 tù nhân bị giam giữ tại các cơ sở giam giữ ICE.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51957113
Mỹ giờ đây suy thoái vì Covid-19,
tình hình có thể tệ đến đâu?
Dịch virus corona chủng mới giáng một cú đánh chết người, đột ngột kết liễu kỷ lục tăng trưởng kinh tế kéo dài 11 năm qua của Mỹ.
Hôm 19/3, kinh tế gia hàng đầu Michelle Meyer của ngân hàng Bank of America tuyên bố chính thức qua thư với các khách hàng rằng kinh tế Mỹ “đã rơi vào suy thoái … cùng với phần còn lại của thế giới” vì dịch gây ra bởi loại virus còn được gọi tên là Covid-19.
Tuy nhiên, bà Michelle Meyer viết thêm rằng tuy cú lao dốc này thật “nghiêm trọng, song chúng tôi tin rằng nó sẽ diễn ra trong thời gian khá ngắn”.
Ông Gus Faucher, kinh tế gia trưởng của Tập đoàn Dịch vụ Tài chính PNC, có quan điểm tương tự: “Nhiều khả năng đó sẽ là một sự co hẹp [kinh tế] trong thời gian ngắn nhưng sâu”.
Với giả định do nhiều quan chức y tế đưa ra là số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ sẽ đạt mức đỉnh khi thời tiết ấm lên vào cuối tháng 4 hoặc trong tháng 5, và rồi giảm dần, hầu hết các nhà kinh tế dự báo rằng suy thoái ở Mỹ sẽ kéo dài khoảng 6 tháng. Sau đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới phục hồi dần dần trong nửa cuối năm nay.
Kinh tế gia hàng đầu của ngân hàng Bank of America, Michelle Meyer, chỉ ra rằng giải pháp để khắc phục kinh tế giảm tốc là trong nhưng tuần tới phải có kích thích mạnh mẽ.
“Về mặt ứng phó bằng chính sách, chúng tôi cho rằng không nên đặt ra mức trần về quy mô kích thích kinh tế”, bà Meyer viết trong thư gửi khách hàng của Bank of America.
Như tin đã đưa, chính phủ của Tổng thống Trump đã làm việc cùng quốc hội Mỹ về gói kích thích trị giá hơn một nghìn tỉ đô la để giúp các doanh nghiệp và người dân, trong đó có cả biện pháp gửi séc 1.000 đô la cho mỗi người lớn trong những tuần tới.
VOA sẽ tiếp tục cập nhật.
(AP, USA Today, Bloomberg, Business Insider, The Hill, Brookings)
Mỹ: Luật cấp hơn trăm tỷ đô đối phó corona
đang chờ Tổng thống ký
Thượng viện Hoa Kỳ ngày 18/3 thông qua dự luật cung cấp hơn 100 tỷ đô la để đối phó với virus corona bằng cách tài trợ xét nghiệm miễn phí, mở rộng quy chế nghỉ bệnh có lương, bổ sung tài trợ thực phẩm cho dân chúng cùng các biện pháp cần thiết khẩn cấp khác.
Dự luật được chuẩn thuận với tỷ lệ 90-8, giờ đây được trình tới bàn làm việc của Tổng thống Donald Trump để ông ký ban hành luật, sau khi Hạ viện cũng đã thông qua dự luật này hồi thứ Bảy.
Quốc hội và Toà Bạch Ốc đang thảo luận về một dự luật kích thích kinh tế khác, có quy mô lớn hơn.
Ngày càng có nhiều người trẻ lâm trọng bệnh vì corona
Ngày càng có nhiều người trẻ ở Pháp và Ý lâm trọng bệnh vì virus corona, một diễn tiến đáng lo cho thấy người trẻ dễ bị nhiễm COVID-19 hơn là chúng ta thoạt nghĩ, một giới chức Toà Bạch Ốc khuyến cáo ngày 18/3.
“Có những báo cáo đáng ngại từ Pháp và Ý về những người trẻ lâm bệnh nặng,” điều phối viên lực lượng chống virus corona của Toà Bạch Ốc, Deborah Birx, lưu ý.
Cùng lúc đó tại Bỉ, người đứng đầu khoa Y dược Khẩn cấp tại Bệnh Viện Onze Lieve Vrouw ở Aalst, cũng đưa ra cảnh báo tương tự khi thấy nhiều người trẻ nhập viện với các triệu chứng nghiêm trọng vì virus corona.
Bác sĩ Ignace Demeyer nói các bệnh nhân này trải qua những triệu chứng cảm cúm thông thường sau 48 giờ hồi phục nhưng sau đó lại bị khó thở và nhập viện dù trước đó họ là những người có sức khoẻ tốt, không có bệnh sử, không hút thuốc, không bị bệnh tim hay tiểu đường.
Ông khuyến cáo rằng dù tới nay những người chết vì virus corona ở Bỉ là trên 70 tuổi nhưng số liệu từ viện y tế Bỉ cho thấy đa số các ca được xác nhận nhiễm COVID-19 đều là người trẻ, những người có nguy cơ làm lây lan virus cho những người xung quanh.
New York:
thành phố không bao giờ ngủ thành thị trấn ma
Natalie ShermanPhóng viên Kinh doanh, New York
Khi giới chức phát đi tín hiệu báo động về sự lây lan của virus corona, đám đông ở trung tâm thành phố Manhattan đã vơi đi dần vào tuần trước. Đến sáng thứ Hai, thành phố không bao giờ ngủ này dần trở thành một thị trấn ma không bóng người.
Bảo tàng, nhà hát và thư viện đóng cửa. Trường học đóng cửa. Các quảng trường thường ngập tràn khách du lịch và nhân viên văn phòng nay đã bị bỏ hoang. Nhà hàng và quán bar trống rỗng khi nhân viên tuân thủ lệnh giới hạn việc buôn bán và chỉ giao hàng hay cho khách mang về.
Hàng ngàn người bị ảnh hưởng khi công việc trong các nghề như thợ cắt tóc, phòng tập thể dục và các doanh nghiệp khác phải tạm ngưng hoạt động trong một thời gian. Ở vài nơi vẫn còn đang hoạt động, viễn cảnh trên cũng sắp đến gần.
Tại Ruchi’s, một nhà hàng Ấn Độ gần Trung tâm Thương mại Thế giới, nhân viên bị giảm giờ làm việc vào tuần trước khi doanh số sụt giảm 80%. Nhưng bây giờ nơi này hoàn toàn vắng khách.
“Bắt đầu từ hai tuần trở lại đây và tuần vừa rồi, bạn thấy đấy, thật tệ và kinh khủng”, quản lý Protima Sumi nói, chỉ vào các bàn trống xung quanh.
Sumi cho biết bà lo lắng về việc trợ cấp cho nhân viên. “Nếu chúng tôi không có tiền, chúng tôi không thể trả tiền công cho nhân viên”, cô nói. “Tôi chỉ hy vọng chúng tôi sẽ sống sót.”
‘Thật siêu thực’
Tuần trước New York trở thành tiểu bang ở Mỹ có số người được xác nhận dương tính với virus corona cao nhất. Tính đến thứ Ba đã có hơn 1.300 ca nhiễm, phần đông sống ở trong thành phố.
Khi các quan chức thực hiện các bước hạn chế sự lây lan của dịch bệnh – bao gồm các lệnh cấm tập trung hơn 50 người – họ đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế mà thành phố lớn nhất nước Mỹ này chưa từng trải qua.
Theo dự báo của New York City Comptroller, ông Scott Stringer, doanh thu của các nhà hàng dự kiến sẽ giảm 80%; doanh thu mua bán bất động sản và bán lẻ giảm 20%, trong khi tỷ lệ kín phòng ở khách sạn giảm xuống 20%. Và đây là dự đoán trước khi thị trưởng nói rằng ông đang xét việc ban hành lệnh giới nghiêm và lệnh cư dân phải ở trong nhà.
“Thật bất ngờ”, Patrick Conway, nhân viên xây dựng cho biết, khi ông khảo sát các sảnh vắng người của trung tâm mua sắm Brookfield Place, gần Trung tâm Thương mại Thế giới.
Ông Conway, người đang chăm sóc cho người cha 86 tuổi nói rằng ông hiểu việc mọi người tránh nơi đông đúc. Ông cũng hạn chế tương tác với người khác: tránh các nhà hàng và rạp chiếu phim, đóng gói bữa trưa và lái xe đi làm thay vì đi lại bằng xe buýt và tàu điện ngầm.
“Tôi nghĩ đây là điều đáng sợ nhất tôi từng trải qua”, ông nói. “Bởi vì nó không rõ ràng. Chúng ta không thể nhìn thấy nó và mọi người đều mang mối nghi ngờ.”
Nhưng người đàn ông 56 tuổi này cũng lo lắng rằng nơi làm việc của mình cũng sẽ bị đóng cửa như nhiều doanh nghiệp khác trong khu vực.
“Đó là áp lực đối với người lao động tay chân, chúng tôi không có sự xa xỉ để làm việc từ xa”, anh nói. “Đối với tôi về mặt tài chính, đó là một đòn giáng nặng nề. Nếu tôi không làm việc, tôi sẽ không được trả tiền.”
‘Mối đe dọa nghiêm trọng nhất’
Hàng triệu người ở Mỹ, không có ngày phép để nghỉ ốm cũng đang lâm vào tình trạng tương tự. Quốc hội hiện đang tranh luận về một dự luật sẽ dành hai tuần nghỉ bù cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng nhiều nhà kinh tế cho rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn khủng hoảng kinh tế.
Các quốc gia châu Á đối mặt với làn sóng xâm nhập thứ hai của virus
Virus corona có thể sống trên các bề mặt bao lâu?
WHO cảnh báo các nước Đông Nam Á về dịch Covid-19
Jason Furman, giáo sư tại Đại học Harvard và là cựu cố vấn kinh tế cho Tổng thống Barack Obama thời đương nhiệm, là một trong số những người đề nghị chính phủ liên bang gửi séc 1.000 đôla cho những người trên 18 tuổi và 500 đôla cho trẻ em, để viện trợ khẩn cấp.
“Đây như thể là mối đe dọa nghiêm trọng nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính,” ông nói. “Không có lý do chính đáng để nhận định nó sẽ tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng ai biết được”.
‘Chúng ta cần hành động táo bạo’
Trên toàn quốc, các nhà dự báo đang dự đoán một sự co cụm rất lớn trong những tháng tiếp tới, khi các doanh nghiệp vật lộn với sự sụt giảm bằng cách cắt bớt nhân lực. Những công nhân bị sa thải này có khả năng sẽ bị giảm chi tiêu, vốn là động lực chính của nền kinh tế Mỹ.
Trong một lưu ý hôm thứ Hai, các nhà phân tích tại IHS Markit cho biết nền kinh tế Mỹ sẽ thu hẹp 0,2% vào năm 2020. Nhưng phán đoán như vậy nên được cập nhật thường xuyên. Đã có người khác dự đoán con số tồi tệ hơn.
“Hy vọng đây là một tình huống tạm thời nhưng chúng ta cần hành động táo bạo”, ông Stringer nói. “Nền kinh tế của New York không chỉ ảnh hưởng đến chúng tôi mà cả nền kinh tế quốc gia và quốc tế… Mọi người đều quan tâm việc gì đang xảy ra ở đây.”
Yasser Kamel, thuộc gia đình có xe bán đồ ăn di động nổi tiếng ở Zuccotti Park từ năm 1990, cho biết ông chưa bao giờ thấy việc kinh doanh tồi tệ đến vậy. Thông thường, ba người cùng phục vụ ở xe đẩy và hiếm khi không có khách hàng đứng đợi. Vào thứ hai, chỉ có mình ông với lẻ tẻ vài người khách.
Kamel nói rằng ông có thể sẽ ở nhà vào ngày mai, thay vì lãng phí tiền để chuẩn bị thức ăn mà không ai mua.
“Tôi không sợ dịch bệnh … nhưng đối với người kinh doanh, đây thực sự là điều to tát”, ông nói. “Tình hình rất nghiêm trọng và … sẽ có nhiều gia đình sẽ gặp rắc rối.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51957112
Thống đốc Gavin Newsom cho biết có thể
học sinh California sẽ không đi học trở lại trước mùa hè
Hôm thứ Ba (17/03/2020), thống đốc California, ông Gavin Newsom nói rằng có thể hầu hết trường học ở California vẫn sẽ đóng cửa đến hết năm học vì dịch coronavirus. Khoảng 98.8% các trường học của tiểu bang đã đóng cửa, số còn lại sẽ sớm đóng cửa đẻ ngặn chặn virus lây lan. Đối với 6.1 triệu trẻ em không còn đến trường nữa, tiểu bang đang có kế hoạch phát hành các hướng dẫn tự học mỗi thứ Sáu, bao gồm các lớp học trực tuyến từ Dịch vụ Truyền thông Công cộng.
Theo ông Newsom, chính quyền tiểu bang cũng đã nộp đơn xin miễn trừ liên bang, học sinh sẽ không phải làm bài thi khi vào trường trở lại. Tuy nhiên, trong bối cảnh người dân phải tránh tiếp xúc gần để tránh bị lây nhiễm thì việc chăm sóc cho trẻ em tạo nhiều thách thức cho chính quyền. Ông Newsom cho hay, một phần tiền viện trợ được các nhà lập pháp thông qua hôm thứ Hai (16/03/2020) sẽ được dùng để giải quyết vấn đề này. Hôm thứ Ba (17/03/2020) thống đốc Newsom đã thông qua một dự luật bảo đảm bất kỳ trường công lập nào đóng cửa vì coronavirus vẫn sẽ được nhận kinh phí tài trợ của tiểu bang, trong đó có 100 triệu Mỹ kim để các trường mua đồ bảo hộ cá nhân cho nhân viên hoặc trả tiền cho vệ sinh. Thống đốc cũng đã thông qua luật chi tiêu tới 1 tỉ Mỹ kim cho bất kỳ vật dụng cho bất cứ mục đích nào liên quan đến tuyên bố khẩn cấp vào ngày 04/03/2020 hoặc dịch coronavirus.
Mộc Miên
Quận Cam – California ban hành lệnh cấm tụ tập,
đóng cửa quán bar và dịch vụ ăn uống tại nhà hàng
Vào hôm thứ ba (17 tháng 3), các viên chức y tế Quận Cam ban hành lệnh cấm các cuộc tụ họp ở bất kỳ quy mô và ra lệnh đóng cửa các quán bar cùng dịch vụ ăn uống tại chỗ tại các nhà hàng trong nỗ lực làm chậm sự lây lan của coronavirus.
Cơ Quan Chăm Sóc Sức Khỏe Quận Cam cho biết lệnh cấm này sẽ kéo dài ít nhất đến cuối tháng 3. Trên toàn Quận hiện có 29 trường hợp xác nhận nhiễm bệnh, tăng 7 ca so với một ngày trước đó. Lệnh cấm vào thứ ba có hiệu lực với các cuộc hội họp công cộng và tư nhân, bao gồm cả tại những nơi làm việc không cung cấp dịch vụ “thiết yếu”. Cơ quan này đã ban hành một danh sách gồm 23 loại hình kinh doanh và công việc được coi là thiết yếu, bao gồm nhân viên y tế và chăm sóc trẻ em, cửa hàng tạp hóa, trạm xăng và ngân hàng.
Bên cạnh đó, mọi công ty đều được yêu cầu phải thực hiện giữ khoảng cách an toàn và lảm việc qua mạng nếu có thể. Mặc dù các nhà hàng sẽ không thể cung cấp dịch vụ ăn uống tại chỗ, họ vẫn có thể cung cấp thực phẩm thông qua giao hàng, mang về (take out) hoặc drive-thru.
Các viên chức y tế cũng yêu cầu cư dân duy trì khoảng cách 6 feet so với những người khác và kêu gọi những người 65 tuổi trở lên hoặc có bệnh mãn tính hãy ở nhà. Bất cứ ai có triệu chứng của coronavirus, chẳng hạn như sốt và khó thở, nên tự cách ly và liên lạc với bác sĩ.
Thông qua việc này, các viên chức hy vọng những người không biết họ mắc bệnh sẽ không tiếp tục lây lan virus và các bệnh viện sẽ có đủ nguồn lực để xử lý những người đã bị nhiễm bệnh. Những công ty vi phạm lệnh cấm sẽ “bị phạt tiền, phạt tù hoặc cả hai.”
Để biết thông tin về dịch bệnh, cư dân Quận Cam có thể gọi về số 800-564-8448 trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Bất cứ ai có triệu chứng nghiêm trọng nên gọi bác sĩ hoặc 911. (BBT)
Facebook và Google đang thảo luận với chính phủ
để theo dõi các ca lây nhiễm
Tin San Francisco, California – Theo nhiều hãng truyền thông Hoa Kỳ, các hãng Facebook và Google hiện đang thảo luận với Washington về việc sử dụng dữ liệu cá nhân để theo dõi và đối phó đà lây lan của coronavirus. Kế hoạch này có thể sẽ bao gồm việc thu thập thông tin về vị trí điện thoại của người dân Hoa Kỳ, và sử dụng dữ liệu này để lập bản đồ lây lan của dịch bệnh, từ đó dự đoán nhu cầu y tế của xã hội.
Trong thông cáo gởi tờ Washington Post, phát ngôn viên Johnny Luu của Google cũng xác nhận họ đang tìm cách sử dụng các thông tin về vị trí để giúp chống lại dịch Covid-19. Cả hai hãng công nghệ đều cho biết việc thu thập dữ liệu về vị trí điện thoại sẽ không làm tiết lộ tên của người dùng. Việc sử dụng thông tin cá nhân là vấn đề hết sức nhạy cảm tại Hoa Kỳ sau nhiều vụ tai tiếng về việc chính phủ xâm phạm quyền riêng tư. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các hãng công nghệ đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng về việc nên dùng ngành chuyên môn của họ để chống lại virus. Vào tuần trước, khoảng 50 nhà khoa học đã ký tên vào một thỉnh nguyện thư, kêu gọi các công ty ở Silicon Valley nhanh chóng hành động. Theo các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, các nỗ lực quy mô lớn của các hãng công nghệ sẽ giúp cứu mạng nhiều người.
Các hãng này có thể dùng dữ liệu vị trí điện thoại để xác định xem người dùng có xuất hiện gần các ca bệnh đã được xác nhận hay không. Các chuyên gia cho biết việc theo dõi sự di chuyển của người dân đang có tác dụng tốt trong việc kềm chế dịch bệnh tại Trung Cộng và Nam Hàn, cho thấy công cụ này có thể dùng trên diện rộng và có hiệu quả.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/facebook-va-google-dang-thao-luan-voi-chinh-phu-de-theo-doi-cac-ca-lay-nhiem/https://www.sbtn.tv/facebook-va-google-dang-thao-luan-voi-chinh-phu-de-theo-doi-cac-ca-lay-nhiem/
Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders
xem xét liệu có nên tiếp tục tranh cử tổng thống
Tin từ Washington, D.C. — Ông Faiz Shakir, người quản trị chiến dịch tranh cử của Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders cho biết vị Thượng Nghị Sĩ 78 tuổi đang có kế hoạch xem xét liệu có nên tiếp tục tranh cử tổng thống năm 2020 hay không. Tuyên bố này được đưa ra sau khi ông Sanders thất bại tại các cuộc bầu cử sơ bộ ở Florida, Illinois and Arizona trước đối thủ Joe Biden. Ông Shakir cho biết “trong khoảng thời gian 3 tuần từ giờ đến cuộc bầu cử sơ bộ tiếp theo, ông Sanders sẽ có cuộc trò chuyện với những người ủng hộ để xem xét lại vụ tranh cử.”
Ông Shakir cho biết thêm rằng trong thời điểm hiện tại, ông Sanders sẽ tập trung vào phản ứng của chính phủ đối với sự bùng phát của coronavirus và cố gắng bảo đảm sức khỏe cho nhân viên và những
người dễ bị ảnh hưởng nhất bởi đại dịch. Cựu Phó Tổng Thống Joe Biden đã giành chiến thắng áp đảo tại các cuộc bầu cử sơ bộ tại 3 tiểu bang trên, và dẫn trước ông Sanders 315 đại biểu. Trước các cuộc bầu cử này, ông Biden đã dẫn trước với 154 đại biểu. Ông Sanders đã không đề cập gì đến kết quả này vào tối thứ ba, thay vào đó chỉ đưa ra những tuyên bố về dịch coronavirus trong một buổi livestream vào 7 giờ tối. Đến thứ tư (ngày 18 tháng 3), Tổng Thống Trump đăng tải một bài viết nói về cuộc tranh cử của ứng viên Đảng Dân chủ, dự đoán rằng ông Sanders “sẽ sớm rời bỏ cuộc đua.” Ngoài ông Biden và ông Sanders, Dân biểu Tulsi Gabbard là ứng cử viên Dân chủ duy nhất còn lại trong cuộc đua, với 2 đại biểu.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thuong-nghi-si-bernie-sanders-xem-xet-lieu-co-nen-tiep-tuc-tranh-cu-tong-thong/
Một người đàn ông California
nhận án tù vì làm đặc vụ cho Trung Cộng
Tin từ OAKLAND, California – Một nhà cựu điều hành tour du lịch Khu vực Vịnh San Francisco vừa bị kết án bốn năm tù vì làm đặc vụ, trong một kế hoạch sử dụng “địa điểm lấy tài liệu” (dead drops) để thu thập thẻ nhớ kỹ thuật số từ một nguồn và đưa chúng đến Trung Cộng.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết vào hôm thứ Hai (16/3), ông Xuehua Edward Peng, 56 tuổi, cũng bị tòa án liên bang tại Oakland, California yêu cầu nộp phạt 30,000 mỹ kim. Ông Peng nhận tội vào ngày 25 tháng 11 năm 2019, thừa nhận việc hành động theo lệnh và dưới sự kiểm soát từ các viên chức Bộ An ninh Quốc gia ở Trung Cộng.
Cư dân Hayward, California này thừa nhận rằng trong khi ông đi công tác ở Trung Cộng vào tháng 3 năm 2015, một viên chức của Trung Cộng tự giới thiệu và yêu cầu ông Peng sử dụng quyền công dân Hoa Kỳ của ông để hỗ trợ Trung Cộng.
Ông Peng hiểu viên chức này làm việc cho Bộ An ninh Quốc gia của Trung Cộng, nhưng vẫn đồng ý thay mặt Trung Cộng làm việc tại Hoa Kỳ và học cách sử dụng địa điểm lấy tài liệu: thuê phòng khách sạn, để lại tiền và rời đi trong vài giờ.
Ông Peng tiến hành hoạt động thử nghiệm vào tháng 6 năm 2015 và sau đó tham gia hai địa điểm lấy tài liệu trong Khu vực Vịnh San Francisco trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016. Sau đó, ông thực hiện ba địa điểm lấy tài liệu từ Columbus, Georgia, trước khi thông báo với viên chức Trung Cộng rằng ông muốn quay lại với địa điểm lấy tài liệu trong khu vực vịnh San Francisco. (BBT)
https://www.sbtn.tv/mot-nguoi-dan-ong-california-nhan-an-tu-vi-lam-dac-vu-cho-trung-cong/
42% người Mỹ được hỏi nói Trung Quốc
phải đền bù thiệt hại do virus Vũ Hán gây ra
Lục Du
Một cuộc khảo sát của Rasumssen cho kết quả, một lượng lớn người Mỹ cho rằng chính phủ Trung Quốc phải đền bù tổn thất do virus Vũ Hán gây ra cho thế giới, bởi vì họ đã ém thông tin về loại virus gây chết người kéo theo hệ lụy nCoV lây lan khắp nơi.
42% người Mỹ được Rasumssen hỏi nói rằng Trung Quốc nên đền bù cho thế giới một khoản tài chính do họ đã để virus Vũ Hán lây lan cho nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi đó 36% không cho rằng cần phải làm như vậy, 22% còn lại không bày tỏ ý kiến.
Trong số những cử tri của đảng Cộng hòa, có 55% nghĩ rằng Trung Quốc phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do virus Vũ Hán gây ra. Quan điểm này được chia sẻ bởi 37% cử tri thuộc đảng Dân chủ hoặc những người phi đảng phái.
Nam giới dưới 40 tuổi được khảo sát mạnh mẽ hơn phụ nữ và người cao tuổi trong việc ủng hộ ý kiến cho rằng chính quyền Trung Quốc phải trả tiền vì có lỗi trong quản lý khiến hàng trăm ngàn người nhiễm virus Vũ Hán, và nền kinh tế thế giới chịu thiệt hại nặng do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 trong thời gian qua.
Tổng thống Donald Trump đã gọi virus nCoV phát sinh từ Vũ Hán là “virus Trung Quốc”, ông đã tiếp tục giữ tên gọi này trong nhiều tweet của mình, mặc dù các quan chức Trung Quốc cáo buộc quân đội Hoa Kỳ là bên phát tán nCoV.
Đã có nhiều báo cáo dẫn lời các chính trị gia và chuyên gia y tế cho rằng virus SARS-CoV-2 (theo cách gọi tên của WHO) khởi phát từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc là virus nhân tạo do Bắc Kinh chủ trương sản xuất dưới dạng một vũ khí sinh học.
Cuộc khảo sát của Rasmussen cho thấy 21% cử tri Hoa Kỳ coi Trung Quốc là kẻ thù của Mỹ, chỉ có 10% người được hỏi coi Bắc Kinh là đồng minh, 61% còn lại có ý kiến khác. Những người ủng hộ việc Trung Quốc phải đền bù thiệt hại cho thế giới đa số cũng coi Bắc Kinh là kẻ thù của Mỹ.
Cuộc khảo sát, được thực hiện từ ngày 15 – 16/3, cũng cho thấy người Mỹ chỉ cảm thấy lo lắng hơn một chút đến sự an toàn cá nhân của họ khi đại dịch COVID-19 đang diễn biến theo chiều hướng xấu ở Hoa Kỳ.
Theo thống kê của Worldometers, tính tới 15h52 phút ngày 19/3 (giờ Việt Nam), Hoa Kỳ ghi nhận 9.464 người nhiễm virus Vũ Hán, trong đó có 155 người chết, 108 người đã hồi phục và 29 bệnh nhân ở tình trạng nguy kịch.
Theo The BL
Lục Du dịch và biên tập
Mỹ dừng cấp thị thực tại nhiều nước trên thế giới
vì virus Vũ Hán
Hải Lam
Reuters đưa tin, Mỹ dừng hoạt động cấp thị thực thông thường tại hầu hết các quốc gia trên thế giới từ ngày 18/3 vì virus Vũ Hán, động thái chưa từng có tiền lệ này có thể ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn người.
Bộ Ngoại giao Mỹ không nêu rõ bao nhiêu nước hoặc tên nước cụ thể mà họ sẽ ngừng cấp thị thực thông thường. Tuy nhiên, cơ quan ngoại giao của Mỹ tại hàng chục quốc gia đã thông báo về việc này trên trang web chính thức như Hàn Quốc, Nam Phi, Đức hay Tây Ban Nha.
“Các đại sứ và lãnh sự quán ở những nước này sẽ hủy toàn bộ các cuộc hẹn phỏng vấn thị thực định cư và không định cư thông thường từ 18/3/2020”, một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
Tuy nhiên, các cơ quan ngoại giao Mỹ ở nước ngoài sẽ tiếp tục dịch vụ cấp thị thực khẩn cấp “nếu nguồn lực cho phép” và họ vẫn sẽ hỗ trợ công dân Mỹ.
“Các đại sứ quán này sẽ nối lại hoạt động cấp thị thực thông thường sớm nhất có thể nhưng chưa thể đưa ra thời điểm chính xác vào lúc này”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
Theo cập nhật của worldometer, tính đến 15h45 (giờ Việt Nam) ngày 19/3, Mỹ ghi nhận 9.464 ca nhiễm virus Vũ Hán, trong đó 155 người đã tử vong.
Reuters cho hay, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/3 thông báo tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng rằng ông sắp ký Luật Sản xuất Quốc phòng, cho phép Tổng thống yêu cầu ngành công nghiệp Mỹ tăng cường sản xuất các thiết bị và vật tư quan trọng như máy thở, khẩu trang và đồ bảo hộ cho nhân viên y tế, để đối phó với dịch COVID-19.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-dung-cap-thi-thuc-tai-nhieu-nuoc-tren-the-gioi-vi-virus-vu-han.html
Mỹ kêu gọi ‘nước Anh nên loại bỏ Huawei’
Tuệ Minh
Chính phủ Anh cho biết họ muốn loại Huawei khỏi mạng 5G của mình, nhưng thừa nhận nó quá bất tiện do thị trường bị chi phối bởi ba hãng lớn: Huawei, Ericsson và Nokia, một số nhà mạng tiếp tục phụ thuộc sâu vào Huawei.
Trang Business Insider đưa tin Vương quốc Anh sẽ cho phép Huawei phát triển hệ thống mạng 5G tại quốc gia này.Tuy nhiên, Anh cũng cho biết gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc sẽ bị hạn chế tham gia
vào một số “chức năng nhạy cảm”, cốt lõi. Đồng thời, lượng thiết bị của nhà sản xuất này cũng bị giới hạn ở mức 35% trong hệ thống.
Trước đó, Mỹ từng nhiều lần cáo buộc các thiết bị của Huawei có thể bị chính quyền Bắc Kinh sử dụng làm gián điệp. Đồng thời, Mỹ cũng kêu gọi các nước đồng minh loại trừ hoàn toàn Huawei khỏi mạng 5G vì cho rằng đó mối đe dọa an ninh quốc gia.
Theo như Ủy ban tình báo và An ninh của Quốc hội Anh đã lưu ý, Huawei không phải là một công ty bình thường, không giống như Nokia và Ericsson. Huawei có mối quan hệ sâu sắc với ĐCS Trung Quốc, một công ty có mối quan hệ mật thiết với chính quyền Trung Quốc tham gia vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ 5G của nước Anh sẽ làm tăng nguy cơ gián điệp và an ninh quốc gia, thông tin thu thập được từ các đồng minh tình báo Five Eye của Anh, Úc và Mỹ.
Trong khi đó chính phủ Anh đã phớt lờ những cảnh báo này. Quyết định của chính quyền ông Johnson cũng không nhận được sự đón nhận rộng rãi tại Anh Quốc. Một chiến dịch chống lại Huawei do cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ đã thu hút những người ủng hộ nổi bật bao gồm chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, cựu Bộ trưởng cấp cao và cựu Ngoại trưởng (Phó thủ tướng của Anh).
Lãnh đạo đảng Brexit, ông Nigel Farage đã gọi thỏa thuận của chính quyền Johnson với Huawei là “quyết định tồi tệ”.
Tuy nhiên, các quan chức Huawei đã lên tiếng hoan nghênh quyết định của chính phủ Anh Quốc.
Thủ tướng Boris Johnson đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay sau khi đưa ra quyết định vẫn hợp tác với Huawei, cho phép Huawei trở thành một phần của cơ sở hạ tầng 5G . Cuộc điện đàm này nhận được phản ứng dữ dội từ Tổng thống Donald Trump, cáo buộc ông Boris Johnson “phản bội” và đóng sập điện thoại.
Hồi tháng 5-2019, Huawei đã bị Bộ Thương mại Mỹ đưa vào danh sách đen thương mại, cấm công ty làm ăn với các doanh nghiệp của Mỹ. Ngoài ra, lệnh cấm này còn khiến Huawei không thể sử dụng hệ điều hành Android có giấy phép, các dịch vụ, ứng dụng của Google như Google Maps, Gmail, Google Play.
Theo Business Insider
Tuệ Minh dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-keu-goi-nuoc-anh-nen-loai-bo-huawei.html
Canada và Hoa Kỳ đóng cửa biên giới,
giới hạn những việc đi lại không quan trọng
Hôm thứ Ba (17 tháng 03), hãng Globe và Mail đưa tin rằng Canada và Hoa Kỳ đã đạt thỏa thuận đóng cửa một phần biên giới của họ vào hôm thứ Tư (18 tháng 03), tuy nhiên giao dịch và buôn bán vẫn được phép diễn ra. Hiện nay, hai nước đang hoàn tất thỏa thuận đóng cửa biên giới với việc đi lại không quan trọng nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch coronavirus. Thủ tướng Canada, Justin Trudeau giải thích rằng các chuỗi cung ứng thiết yếu bao gồm việc di chyển thực phẩm, nhiên liệu và thuốc men vẫn được tiếp tục để có thể đến tay người dân ở cả hai quốc gia. Vận tải đường bộ sẽ không bị ảnh hưởng. Hôm thứ Hai (16 tháng 03), Canada đã đóng cửa biên giới với mọi công dân ngoại quốc trừ công dân Hoa Kỳ và thường trú nhân.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/canada-va-hoa-ky-dong-cua-bien-gioi-gioi-han-nhung-viec-di-lai-khong-quan-trong/
Virus corona có thể sống trên các bề mặt bao lâu?
Richard GrayBBC Future
Chúng ta có thể nhiễm Covid-19 do chạm vào các bề mặt bị nhiễm virus. Nhưng chỉ mới đây người ta mới hiểu rõ dần về việc loại virus này có thể tồn tại bao lâu bên ngoài cơ thể người.
Khi Covid-19 lây lan, nỗi sợ hãi của chúng ta về các bề mặt nhiễm bẩn cũng tăng. Bây giờ mọi người đã quen với cảnh ở nơi công cộng trên khắp thế giới, mọi người cố mở cửa bằng khuỷu tay, những người đi làm cố gắng đi tàu để tránh phải mở cửa, nhân viên văn phòng cọ sát bàn làm việc mỗi sáng.
Virus corona: ‘Tôi hồi phục sau khi tự cách ly điều trị ở nhà’
‘Chúng tôi phải chọn điều trị bệnh nhân nào, và buông ai, như thời chiến tranh’
Virus corona: Anh sẽ yêu cầu tất cả người trên 70 tuổi tự cách ly
Virus corona: Du khách gặp khó khi EU tăng cường cấm nhập cảnh
Ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, các nhân viên trong trang phục bảo hộ phun khử trùng các siêu thị, công viên và đường phố. Việc khử trùng văn phòng, bệnh viện, siêu thị và nhà hàng đang tăng lên. Ở một số thành phố, các đội tình nguyện viên còn tỏa đi ban đêm để kỳ cọ bàn phím các máy rút tiền.
Giống như nhiều virus gây bệnh hô hấp khác, bao gồm cúm, Covid-19 có thể lây lan trong các giọt nước bắn ra từ mũi và miệng một người nhiễm bệnh khi họ ho. Một cái ho có thể bắn ra tới 3.000 giọt nước. Các hạt nước li ti này ‘đậu’ vào người khác, vào quần áo và các bề mặt quanh họ, nhưng một số hạt nhỏ hơn có thể lơ lửng trong không khí. Cũng có một vài bằng chứng cho thấy virus cũng bị thải ra trong phân. Do đó nếu một người không rửa tay sau khi đi vệ sinh có thể làm lây lan virus ra mọi thứ mà họ chạm vào.
Đáng nói là, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh dịch (CDC), chạm vào một bề mặt hoặc một đồ vật có dính virus, và rồi sờ lên mặt “không được coi là cách lây lan chính của virus”. Mặc dù vậy, CDC và WHO nhấn mạnh rằng cả hai cách rửa tay và làm sạch các bề mặt mà chúng ta hay chạm vào là chìa khóa để ngăn chặn virus lây lan. Do đó, dù chúng ta vẫn chưa biết chính xác bao nhiêu ca nhiễm virus do lây từ các bề mặt nhiễm Covid-19, các chuyên gia khuyên nên cẩn thận.
Một trong những khía cạnh chưa rõ là virus SARS-CoV-2, tên của loại virus gây bệnh Covid-19, có thể sống bao lâu bên ngoài cơ thể con người. Một số nghiên cứu trên các loại virus corona khác, bao gồm Sars và Mers, cho thấy chúng có thể sống trên các bề mặt kim loại, thủy tinh, và nhựa trong khoảng chín ngày, trừ khi chúng được khử trùng đúng cách. Một số thậm chí có thể tồn tại tới 28 ngày trong điều kiện nhiệt độ thấp.
Các virus corona được đặc biệt biết đến về khả năng phụ hồi ở những nơi chúng có thể tồn tại. Và các nhà khoa học hiện đang bắt đầu hiểu hơn khả năng này có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự lây lan của virus corona mới.
Neeltje van Doremalen, một nhà vi khuẩn học tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), và đồng nghiệp của bà ở Hamilton, Montana, đã làm một số thử nghiệm để xem SARS-CoV-2 có thể sống bao lâu ở các bề mặt khác nhau. Nghiên cứu này, chưa được công bố ở tạp chí khoa học nào, chỉ ra rằng virus có thể tồn tại ở các giọt nước lơ lửng trong không khi cho tới ba tiếng sau khi bắn ra từ một cái ho. Những hạt nước li ti, từ 1-5 micrometres, bé hơn 30 lần bề ngang sợi tóc – có thể tồn tại vài giờ trong không khí tĩnh.
Điều này có nghĩa là virus lưu chuyển trong hệ thống điều hòa không khí không được lọc sẽ chỉ tồn tại vài giờ, đặc biệt là khi các giọt nước có xu hướng lắng xuống bề mặt nhanh hơn trong không khí bị xáo trộn.
Nhưng nghiên cứu của NIH cho thấy virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn ở hộp giấy – tới 24 giờ – và tới 2-3 ngày trên bề mặt nhựa và thép không dỉ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng virus có thể tồn tại lâu như vậy ở tay nắm cửa, bàn làm việc bọc nhựa hoặc các bề mặt cứng khác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng tìm ra rằng, bề mặt bằng đồng có thể tiêu diệt virus trong khoảng bốn giờ.
Nhưng có một cách nhanh hơn: Nghiên cứu cho thấy virus corona có thể bị làm cho ngưng hoạt động chỉ trong một phút bằng cách khử khuẩn các bề mặt bằng cồn 62%-71% hoặc thuốc tẩy hydro peroxide 0,5% hoặc thuốc tẩy gia dung có chứa 0,1% sodium hypochlorite. Nhiệt độ và độ ẩm cao hơn cũng có xu hướng khiến các virus corona khác chết nhanh hơn, mặc dù nghiên cứu chỉ ra rằng một virus corona có liên quan gây ra bệnh Sars có thể bị tiêu diệt bởi nhiệt độ 56 độ C ở tỷ lệ khoảng 10.000 virus trong mỗi 15 phút.
Dù không có số liệu chỉ ra có bao nhiêu virus trong một giọt nước li ti bắn ra từ một cái ho của một người nhiễm bệnh, nghiên cứu trên các virus cúm cho thấy các giọt nước nhỏ hơn có thể mang tới khoảng vài chục ngàn bản sao của virus cúm. Tuy nhiên, việc này khác nhau tùy thuộc vào chính loại virus, nơi nó được tìm tháy trong đường hô hấp và ở giai đoạn nào của người nhiễm bệnh.
Trên quần áo và các bề mặt khó khử trùng, chưa rõ virus có thể sống được bao lâu. Mặc dù các nhà khoa học vẫn đang thử nghiệm trên quần áo, nhưng các sợ tự nhiên có thể khiến virus bị khô nhanh chóng. Vincent Munster, trưởng bộ phận sinh thái virus tại Phòng Thí nghiệm Rocky Mountain, đồng thời là một trong những trưởng nhóm nghiên cứu NIH, cho biết.
“Chúng tôi suy đoán do vật liệu xốp, nó hút ẩm nhanh chóng và có thể bị mắc kẹt vào các sợi vải,” ông nói. Nhiệt độ và độ ẩm thay đổi cũng có thể ảnh hưởng tới việc virus tồn tại bao lâu, và cũng có thể giải thích vì sao nó ít ổn định hơn trong các giọt nước lơ lửng trong không khí, vì chúng tiếp xúc nhiều hơn.”
“Chúng tôi hiện đang chạy các thí nghiệm tiếp theo để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm một cách chi tiết hơn.”
Khả năng virus tồn tại quá lâu chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rửa tay và vệ sinh các bề mặt, theo Munster.
Có khả năng virus này có thể lây truyền qua nhiều đường khác nhau, ông Munster cho hay.
https://www.bbc.com/vietnamese/51956470
Các cường quốc trên thế giới tung ra hàng nghìn
tỷ Mỹ kim để ngăn chặn khủng hoảng coronavirus
Tin từ WASHINGTON/Luân Đôn – Vào hôm thứ ba (17/3), các quốc gia giàu nhất thế giới chuẩn bị các biện pháp tốn kém hơn để chống lại tác động toàn cầu của coronavirus lây nhiễm cho hàng chục ngàn người, gây ra những hạn chế xã hội chưa từng thấy kể từ Thế chiến thứ hai và khiến các nền kinh tế hướng đến bờ vực suy thoái.
Với bệnh hô hấp rất dễ lây lan bắt nguồn từ Trung Cộng lan truyền trên khắp thế giới và lây nhiễm hơn 196,000 người cho đến nay, chính phủ ở mọi châu lục thực hiện các biện pháp ngăn chặn hà khắc, từ cấm du lịch đến hoãn các sự kiện thể thao và tụ họp tôn giáo. Dù mục đích chính là để tránh các vụ tử vong – hiện ở mức hơn 7,800 – nhưng các cường quốc toàn cầu cũng đang tập trung vào cách hạn chế tác động kinh tế không thể tránh khỏi.
Tại nền kinh tế lớn nhất thế giới, chính quyền của Tổng thống Trump đề nghị bơm 1 nghìn tỷ mỹ kim vào thị trường. Tổng thống Trump muốn gửi tiền mặt cho người Hoa Kỳ trong vòng hai tuần khi số người thiệt mạng trong nước tiến gần đến 100 người và nhiều cuộc thử nghiệm nâng số ca nhiễm coronavirus lên đến hơn 5,700.
Hàng không là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với các hãng hàng không Hoa Kỳ đang tìm kiếm ít nhất 50 tỷ mỹ kim tiền tài trợ và các khoản vay để duy trì hoạt động khi số lượng hành khách suy giảm.
Anh Quốc, nước từng yêu cầu người dân né tránh các quán rượu, câu lạc bộ, nhà hàng, rạp chiếu phim và nhà hát, tiết lộ một gói giải cứu trị giá 330 tỷ bảng Anh (400 tỷ mỹ kim) cho các công ty bị đe dọa sụp đổ. (BBT)
Khi nào chúng ta sẽ có vắc-xin cho virus Vũ Hán?
Thiện Lan
Đối với vắc xin cho virus Vũ Hán, việc thử nghiệm trên người đã bắt đầu – nhưng ngay cả khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp, vẫn có nhiều rào cản trước khi chúng được đưa vào sử dụng.
Chiến lược được cho là ngăn chặn hiệu quả – và hà khắc – cũng chỉ làm chậm sự lây lan của bệnh viêm phổi Vũ Hán. Với việc Tổ chức Y tế Thế giới cuối cùng đã tuyên bố một đại dịch, mọi con mắt đã đổ dồn vào viễn cảnh của một loại vắc-xin, bởi vì chỉ có vắc-xin mới có thể ngăn chặn mọi người nhiễm bệnh.
Khoảng 35 công ty và tổ chức học thuật đang chạy đua để tạo ra một loại vắc-xin như vậy, ít nhất 4 trong số đó đã có kết quả và họ đã thử nghiệm trên động vật. Sản phẩm đầu tiên trong số này – được sản xuất bởi công ty công nghệ sinh học Moderna có trụ sở tại Boston.
Theo Inside Edition, các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên người để tìm ra vắc-xin virus corona đã bắt đầu tại một bệnh viện ở Seattle. Tổng cộng có 45 người đàn ông và phụ nữ đã tình nguyện được tiêm.
Mặc dù đã không ai có thể dự đoán trước rằng căn bệnh truyền nhiễm tiếp theo sẽ đe dọa toàn cầu là con virus Vũ Hán này – thì cúm đã thường được coi là có nguy cơ gây đại dịch lớn nhất – các nhà vắc-xin học đã đặt cược bằng cách nghiên cứu các mầm bệnh nguyên mẫu. “Tốc độ mà chúng tôi đã tạo ra [làm nên những kết quả này] bắt đầu từ sự đầu tư tìm hiểu cách phát triển vắc-xin cho các virus corona
khác”, Richard Hatchett, Giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận đổi mới (Cepi) có trụ sở tại Oslo nói, đó là những nỗ lực hàng đầu để tài trợ và điều phối phát triển vắc-xin COVID-19.
Vi-rút corona đã gây ra 2 bệnh dịch gần đây – hội chứng hô hấp cấp tính nặng (Sars) ở Trung Quốc vào năm 2002-2004 và hội chứng hô hấp Trung Đông (Mers), bắt đầu ở Ả Rập Saudi vào năm 2012. Trong cả hai trường hợp, công việc bắt đầu cho vắc-xin sau đó bị gác lại khi các ổ dịch được ngăn chặn. Công ty Novavax có trụ sở tại Maryland, hiện đã tái sử dụng các loại vắc-xin này cho Sars-CoV-2, và nói rằng họ có một số mẫu sẵn sàng tham gia thử nghiệm vào mùa xuân. Trong khi đó Moderna được xây dựng dựa trên công trình trước đó về vi-rút Mers được tiến hành tại Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ tại Bethesda, Maryland.
Virus Vũ Hán Sars-CoV-2 có chung từ 80% đến 90% vật chất di truyền với virus gây ra Sars – do đó chúng có cùng tên corona. Cả hai bao gồm một dải axit ribonucleic (RNA) bên trong một viên nang protein hình cầu được bao phủ trong các gai. Các gai khóa vào các thụ thể trên bề mặt tế bào lót phổi người – cùng loại thụ thể trong cả hai trường hợp – cho phép vi-rút xâm nhập vào tế bào. Khi vào bên trong, nó chiếm quyền điều khiển bộ máy sinh sản tế bào để tạo ra nhiều bản sao của chính nó, trước khi thoát ra khỏi tế bào một lần nữa và giết chết tế bào trong quá trình này.
Tất cả các vắc-xin làm việc theo nguyên tắc cơ bản như nhau. Chúng đưa ra một phần hoặc toàn bộ mầm bệnh cho hệ thống miễn dịch của con người, thường ở dạng tiêm và với liều thấp, để thúc đẩy hệ thống tạo ra kháng thể đối với mầm bệnh. Kháng thể là một loại bộ nhớ miễn dịch, đã được khơi gợi một lần, có thể nhanh chóng được huy động trở lại nếu người đó tiếp xúc với virus ở dạng tự nhiên.
Theo truyền thống, miễn dịch được tạo ra bằng cách sử dụng các dạng virus sống, làm yếu, một phần hoặc toàn bộ virus sau khi nó bị làm suy yếu bởi nhiệt hoặc hóa chất. Những phương pháp này có nhược điểm. Ví dụ, dạng sống có thể tiếp tục phát triển trong vật chủ có khả năng lấy lại một số độc tính của nó và làm cho người nhận bị bệnh, trong khi liều cao hơn hoặc lặp lại của virus bị làm yếu là cần thiết để đạt được mức độ bảo vệ yêu cầu. Một số dự án vắc-xin COVID-19 đang sử dụng các phương pháp thử nghiệm này, nhưng các dự án khác đang sử dụng công nghệ mới hơn. Một chiến lược gần đây – ví dụ như chiến lược mà Novavax đang sử dụng – xây dựng một loại vắc-xin tái tổ hợp. Điều này liên quan đến việc trích xuất mã di truyền cho protein tăng đột biến trên bề mặt Sars-CoV-2, đây là một phần của virus có khả năng gây ra phản ứng miễn dịch ở người và gắn nó vào bộ gen của vi khuẩn hoặc nấm – buộc những vi sinh vật này tạo ra một lượng lớn protein. Các phương pháp khác, thậm chí mới hơn, bỏ qua protein và chế tạo vắc-xin từ chỉ dẫn di truyền. Đây là trường hợp của Moderna và một công ty khác của Boston là CureVac, cả hai đều đang chế tạo vắc-xin Covid-19 từ thông tin RNA.
Danh mục ban đầu của 4 dự án vắc-xin COVID-19 được tài trợ của Cepi đã bị lệch rất nhiều về các công nghệ tiên tiến hơn này và tuần trước, họ đã công bố khoản tài trợ hợp tác trị giá 4,4 triệu đô la với Novavax và dự án vắc-xin vectơ của Đại học Oxford. “Kinh nghiệm của chúng tôi với việc phát triển vắc-xin là bạn có thể dự đoán được nơi mà bạn sẽ gặp khó khăn, ông Jacett nói, có nghĩa là sự đa dạng là chìa khóa. Và giai đoạn mà bất kỳ phương pháp nào có khả năng gặp khó khăn nhất là thử nghiệm lâm sàng hoặc ở người, mà đối với một số mẫu sắp được tiến hành.
Các thử nghiệm lâm sàng là giai đoạn bắt buộc để có được giấy phép, thường diễn ra trong 3 giai đoạn. Đầu tiên, liên quan đến vài chục tình nguyện viên khỏe mạnh, kiểm tra vắc-xin an toàn, theo dõi các tác dụng phụ. Thứ hai, liên quan đến hàng trăm người, thường là ở một phần của thế giới bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này, xem xét hiệu quả của vắc-xin và thứ ba cũng làm như vậy ở vài nghìn người. Nhưng có một mức độ tiêu hao cao khi vắc-xin thử nghiệm vượt qua các giai đoạn này. “Không phải tất cả những con ngựa rời khỏi cổng xuất phát sẽ kết thúc cuộc đua”, Bruce nói, Bruce Gellin là người điều hành chương trình tiêm chủng toàn cầu cho tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington DC, Viện Sabin Vaccine và đang hợp tác với Cepi về vắc-xin viêm phổi Vũ Hán.
Có những lý do tốt cho điều đó. Các mẫu không an toàn, không hiệu quả hoặc cả hai. Sàng lọc những mẫu không có tác dụng là cần thiết, đó là lý do tại sao các thử nghiệm lâm sàng không thể được bỏ qua hoặc thực hiện vội vàng. Việc cấp phép có thể được tăng tốc nếu các cơ quan quản lý đã phê duyệt các sản phẩm tương tự trước đó. Ví dụ, vắc-xin cúm hàng năm là sản phẩm của quy trình sản xuất tốt chỉ có một hoặc một vài mô-đun phải được cập nhật mỗi năm. Ngược lại, Sars-CoV-2 có mầm bệnh mới ở người và nhiều công nghệ đang được sử dụng để chế tạo vắc-xin cũng chưa được thử nghiệm. Không có vắc-xin làm từ vật chất di truyền – RNA hoặc DNA – đã được phê duyệt cho đến nay. Vì vậy, các mẫu vắc-xin COVID-19 phải được coi là vắc-xin hoàn toàn mới, và như Gellin nói: “Trong khi nỗ lực để làm mọi việc nhanh nhất có thể, thì điều thực sự quan trọng là không dùng phím tắt”.
Một minh họa là một loại vắc-xin được sản xuất vào những năm 1960 chống lại virus hợp bào hô hấp, một loại virus phổ biến gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh ở trẻ em. Trong các thử nghiệm lâm sàng, loại vắc-xin này đã được tìm thấy làm nặng thêm các triệu chứng ở trẻ sơ sinh và tiếp tục nhiễm virus. Một hiệu ứng tương tự đã được quan sát thấy ở những động vật được tiêm vắc-xin Sars thử trước đây. Sau đó, nó đã được sửa đổi để loại bỏ vấn đề đó, nhưng hiện tại đã được sử dụng lại cho Sars-CoV-2, nó sẽ cần được đưa vào thử nghiệm an toàn đặc biệt nghiêm ngặt để loại trừ nguy cơ mắc bệnh tăng cường.
Vì những lý do này mà việc đưa một mẫu vắc-xin suốt quá trình thử nghiệm tới sự phê chuẩn của cơ quan quản lý thường phải mất một thập kỷ trở lên, và tại sao Tổng thống Trump có thể đã nhầm lẫn tại một cuộc họp tại Nhà Trắng vào ngày 2 tháng 3, ông đã nhấn mạnh để vắc-xin sẵn sàng cho cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 – một điều không thể. Annelies Wilder-Smith, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn, cho biết, giống như hầu hết các bác sĩ vắc-xin. Rằng đã cực kỳ nhanh và cho rằng sẽ không có trở ngại nào.
Trong khi đó, có một vấn đề tiềm ẩn khác. Ngay sau khi vắc-xin được phê duyệt, nó sẽ rất cần sản xuất số lượng lớn – và nhiều tổ chức trong cuộc đua vắc-xin Covid-19 chỉ đơn giản là do không có đủ năng lực sản xuất. Phát triển vắc-xin đã là một quá trình rủi ro về mặt kinh doanh, bởi vì rất ít mẫu vắc-xin có thể thành công. Các cơ sở sản xuất có xu hướng được điều chỉnh theo các loại vắc-xin cụ thể và cân nhắc các loại này khi không biết sản phẩm của mình có thành công hay có khả thi về mặt thương mại không. Cepi và các tổ chức tương tự tồn tại để gánh vác một số rủi ro, giữ cho các công ty được khuyến khích phát triển vắc-xin cần thiết. Cepi có kế hoạch đầu tư phát triển vắc-xin COVID-19 và tăng cường năng lực sản xuất song song, và đầu tháng này, họ đã đưa ra lời kêu gọi 2 tỷ đô la để cho phép làm điều đó.
Khi vắc-xin virus COVID-19 đã được phê duyệt thì một loạt các thách thức sẽ xuất hiện. Chuyên gia sức khỏe toàn cầu Jonathan Quick thuộc Đại học Duke ở Bắc Carolina, tác giả của ‘Sự kết thúc của dịch bệnh’ (2018) cho biết “một loại vắc-xin được chứng minh là an toàn và hiệu quả ở người mất khoảng một phần ba so với những gì cần thiết cho chương trình tiêm chủng toàn cầu. Công nghệ sinh học và vắc-xin virus có thể là những yếu tố hạn chế, nhưng chính trị và kinh tế có nhiều khả năng là rào cản đối với việc tiêm chủng”.
Vấn đề là đảm bảo vắc-xin cho tất cả những người cần nó. Đây là một thách thức ngay cả trong các quốc gia, và một số đã đưa ra các hướng dẫn. Ví dụ, trong trường hợp xảy ra đại dịch cúm, Vương quốc Anh sẽ ưu tiên tiêm phòng cho các nhân viên chăm sóc y tế và chăm sóc xã hội, cùng với những người được coi là có nguy cơ y tế cao nhất – bao gồm cả trẻ em và phụ nữ mang thai – với mục tiêu chung là giữ cho bệnh tật và tử vong ở mức thấp càng tốt. Nhưng trong một đại dịch, các quốc gia cũng phải cạnh tranh với nhau về thuốc.
Bởi vì đại dịch có xu hướng tấn công mạnh nhất vào những quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu và thiếu thốn nhất, nên có sự mất cân bằng vốn có giữa nhu cầu và sức mua khi nói đến vắc-xin. Ví dụ, trong đại dịch cúm H1N1 2009, nguồn cung cấp vắc-xin đã bị các quốc gia có thể chi trả mua khiến những người nghèo bị thiếu hụt. Nhưng bạn cũng có thể tưởng tượng ra một kịch bản ở Ấn Độ – một nhà cung cấp vắc-xin chính cho các nước đang phát triển – không quyết định sử dụng sản xuất vắc-xin của mình để bảo vệ dân số mạnh 1,3 tỷ trước khi xuất khẩu.
Bên cạnh đó, WHO đề nghị chính phủ, các tổ chức từ thiện và các nhà sản xuất vắc-xin cùng nhau thống nhất một chiến lược phân phối toàn cầu công bằng, và các tổ chức như Gavi, một liên minh vắc-xin, đã đưa ra các cơ chế tài trợ sáng tạo để quyên tiền để đảm bảo cung cấp cho các nước nghèo hơn. Nhưng mỗi đại dịch là khác nhau và không có quốc gia nào bị ràng buộc bởi bất kỳ sự sắp xếp mà WHO đề xuất. Như Seth Berkley, Giám đốc điều hành của Gavi, chỉ ra: ”câu hỏi là, điều gì sẽ xảy ra trong tình huống mà bạn đang có tình huống khẩn cấp quốc gia”?
Điều này đang được tranh luận, nhưng sẽ mất một thời gian trước khi chúng ta thấy nó diễn ra như thế nào. Đại dịch, theo Wilder-Smith ”có lẽ sẽ đạt đến đỉnh điểm trước khi có vắc-xin”. Một loại vắc-xin vẫn có thể cứu nhiều mạng sống, đặc biệt là nếu virus tập trung cục bộ hoặc đã lâu năm – như cúm – và có những đợt bùng phát tiếp theo, có thể theo mùa. Nhưng cho đến lúc đó, hy vọng tốt nhất của chúng ta là ngăn chặn căn bệnh này càng nhiều càng tốt. Vẫn là lời khuyên: hãy rửa tay thường xuyên.
Theo The Guardian
Thiện Lan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/khi-nao-chung-ta-se-co-vac-xin-cho-virus-vu-han.html
Đừng để Trung Quốc bẻ cong sự thật về virus Vũ Hán
Minh Hòa
Chính quyền Trung Quốc đang dốc sức tuyên truyền với thế giới về dịch bệnh COVID-19, nhằm biến mình từ vị trí “nghi phạm tạo ra virus” trở thành “nạn nhân”, thậm chí là “anh hùng” trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh chết người.
Điều này là nguy hại và gắn với mọi người trên thế giới. Trang phân tích thời sự Axios nhận định: “Mối liên quan là cao – đối với thế giới và cả Trung Quốc trong đó”.
“ĐCSTQ rất sành sỏi trong việc viết lại lịch sử và chúng ta đang xem họ làm điều đó trực tiếp theo thời gian thực tế”, Bill Bishop, tác giả của trang tin Sinocism, nói với Axios.
Bắc Kinh đang tuyên truyền những gì?
Khi các nhà quan sát nghi ngờ rằng COVID-19 thực chất là vũ khí sinh học mà Trung Quốc chế ra tại phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, ĐCSTQ nhanh chóng tìm cách đổ lỗi cho nước khác.
Zhong Nanshan, một nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 27/2: “Mặc dù COVID-19 được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc, nhưng điều đó không có nghĩa là nó có nguồn gốc từ Trung Quốc”.
Kể từ đó, các quan chức và bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đang lan truyền ý tưởng như thể Trung Quốc chỉ là nạn nhân của đại dịch.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lijian Zhao thậm chí còn đi xa hơn khi tung ra thuyết âm mưu rằng COVID-19 bắt nguồn từ Mỹ chứ không phải Trung Quốc. Ông này viết trên Twitter ngày 12/3: “Có lẽ quân đội Mỹ đã mang dịch bệnh này tới Vũ Hán. Hãy minh bạch đi! Hãy công bố dữ liệu của các vị! Nước Mỹ nợ chúng tôi một lời giải thích!”
Đồng thời, Bắc Kinh cũng tuyên truyền rằng “thế giới cần cảm ơn Trung Quốc” vì đã giúp các nước có thời gian chuẩn bị ứng phó với virus Vũ Hán.
Những ngày qua, khi số ca tử vong vì virus Vũ Hán đã giảm xuống, trong khi dịch bệnh đang lan rộng tại nhiều nước, ĐCSTQ cử bác sỹ tới Italy và các nước khác để “hỗ trợ”, đồng thời tuyên truyền rằng Trung Quốc đã chiến thắng dịch bệnh như thế nào, giờ Trung Quốc là nơi “an toàn nhất” và “đáng sống nhất trên thế giới”.
“Đừng để Trung Quốc bẻ cong sự thật”
Nhiều người có lẽ đã không mất mạng vì COVID-19 vì nếu chính quyền Trung Quốc trung thực về sự bùng phát của virus này ở thành phố Vũ Hán.
“Các quan chức Trung Quốc đã biết có 381 ca nhiễm vào cuối tháng 12/2019 nhưng đến ngày 11/1 lại tuyên bố chỉ có 41 ca”, theo nhà báo Terry Glavin viết trên The National.
Trang Axios chỉ ra thực tế rằng: “Việc chính quyền Trung Quốc che giấu virus đã khiến dịch bệnh lây lan không được kiểm soát ở Vũ Hán trong nhiều tuần, trong đó có việc 5 triệu cư dân đã rời khỏi thành phố mà không bị sàng lọc, dẫn đến dịch bệnh lây lan thành đại dịch ở nước này và không tránh khỏi việc lan rộng ra bên ngoài Trung Quốc”.
Điều tai hại là một số báo chí nước ngoài đã vô tình hoặc hữu ý đưa tin theo tuyên truyền của ĐCSTQ. Ví dụ, tờ New York Times có bài báo: “Trung Quốc đã giúp phương Tây có thời gian chuẩn bị. Còn phương Tây thì lãng phí nó”. MSNBC có bản tin đề cập đến việc Trung Quốc đã ứng phó “nghiêm túc” như thế nào đối với virus Vũ Hán, nhưng phớt lờ việc chính quyền đã đàn áp những người công bố thông tin thực tế như thế nào.
Ngược lại, một số tờ báo khác cảnh báo thế giới cần tỉnh táo trước làn sóng tuyên truyền từ Bắc Kinh. Washington Examiner cho rằng chính quyền Trung Quốc đã phạm phải nhiều sai trái liên quan đến virus Vũ Hán, đồng thời chất vấn vì sao các tờ báo khác lại giả vờ rằng tuyên truyền của Trung Quốc là đúng.
Không ai tin chính quyền Trung Quốc nữa cho dù “những lời hoa mỹ gian dối vẫn phát ra từ bộ máy tuyên truyền”, theo Jianli Yang, người sống sót từ vụ Thảm sát Thiên An Môn, nhà sáng lập và chủ tịch tổ chức Sáng Kiến Sức mạnh Công dân vì Trung Quốc, viết trên The Hill.
Yang kêu gọi: “Trước sự tuyên truyền trơ tráo của chính quyền Trung Quốc, chúng ta không được để lạc mất sự thật, những nguyên tắc và lòng quyết tâm của chúng ta”.
Thế giới đã chứng kiến khả năng đổi trắng thay đen của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc bóp méo thông tin nhằm viết lại lịch sử về vụ Thảm sát sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Các sinh viên không một tấc sắt trên tay như Yang đã bị vu khống là những kẻ bạo loạn.
Giờ đây, khi mạng lưới tuyên truyền của ĐCSTQ đang hoạt động trên khắp thế giới, Yang hi vọng công chúng đừng cho phép chính quyền Trung Quốc trục lợi bằng cách bẻ cong sự thật về dịch bệnh Vũ Hán.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dung-de-trung-quoc-be-cong-su-that-ve-virus-vu-han.html
Trung Quốc và người đứng đầu WHO phải chịu
trách nhiệm về đại dịch viêm phổi Vũ Hán
Vanessa Đỗ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuần trước (11/3) cuối cùng đã tuyên bố dịch viêm phổ Vũ Hán có nguồn gốc từ Trung Quốc là đại dịch. Giờ đây, với hơn 200.000 người nhiễm bệnh trên toàn cầu và hơn 8.000 ca tử vong, câu hỏi đặt ra là tại sao WHO phải mất quá nhiều thời gian mới nhận ra điều mà nhiều quan chức y tế và chính phủ các nước đã sớm xác định.
Tờ The Hill (17/3) dẫn lời của ông Bradley A. Thayer và ông Lianchao Han rằng Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cũng như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, phải chịu trách nhiệm về đại dịch chết người này. Ông Tedros rõ ràng đã nhắm mắt làm ngơ trước những gì đã xảy ra ở Vũ Hán và và các thành phố khác của Trung Quốc và, sau cuộc gặp với Tập Cận Bình vào tháng 1, đã giúp Trung Quốc giảm bớt mức độ nghiêm trọng, mức độ lây lan và phạm vi của dịch viêm phổi Vũ Hán.
Khi Tổng thống Trump ban hành lệnh từ chối nhập cảnh cho người nước ngoài đến từ Trung Quốc nhằm ngăn chặn virus Corona lây lan vào ngày 31/1, Tedros nói rằng các lệnh cấm và hạn chế du lịch rộng rãi là không cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh và có thể có tác dụng làm tăng sự sợ hãi và kỳ thị, với rất ít lợi ích sức khỏe cộng đồng. Ông ta cảnh báo rằng việc can thiệp vào giao thông vận tải và thương mại có thể gây tổn hại cho các nỗ lực giải quyết khủng hoảng và khuyên các nước khác không nên đi theo sự dẫn dắt của Mỹ.
Khi đáng lẽ phải tập trung vào các nỗ lực chống đại dịch toàn cầu, thì Tedros đã chính trị hóa cuộc khủng hoảng và giúp Tập Cận Bình trốn tránh trách nhiệm đối với một loạt các hành động sai trái trong việc giải quyết ổ dịch. Tedros đã sử dụng nền tảng của WHO để bảo vệ chính phủ vi phạm nhân quyền Trung Quốc. Ví dụ, từ khi trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện vào tháng 11 cho đến khi phong tỏa Vũ Hán và thậm chí cho đến tận hôm nay, Trung Quốc đã không trung thực về nguồn gốc và mức độ lây nhiễm của virus corona. Những người cố gắng nói lên sự thật đều bị giam giữ hoặc biến mất, các báo cáo và bài đăng trực tuyến của họ đã bị xóa. Trung Quốc đã thông tin sai lệch và đánh lừa thế giới, và Tedros đã tham gia nỗ lực này bằng cách công khai ca ngợi sự minh bạch của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của căn bệnh này.
Trung Quốc gần đây đã cam kết khoản 20 triệu Đô-la để giúp WHO chống lại sự bùng phát của dịch bệnh. Có nhiều mối liên hệ giữa Trung Quốc với quê hương của Tedros, Ethiopia, bây giờ được gọi là “Trung Quốc nhỏ” của Đông Phi vì nó đã trở thành đầu cầu của Trung Quốc để gây ảnh hưởng tới châu Phi và là chìa khóa cho sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc ở đó.
Tedros đã được bầu làm Tổng giám đốc của WHO vào năm 2017 nhưng đại dịch virus Vũ Hán đã cho thấy Tedros không phù hợp để lãnh đạo WHO. Vì dưới sự lãnh đạo của ông ta, thế giới có thể đã bỏ lỡ thời điểm quan trọng để ngăn chặn đại dịch hoặc giảm thiểu độc lực của nó.
Theo The Hill
Vanessa Đỗ dịch và biên tập
Virus corona và sự phá sản của ba hệ tư tưởng
Minh Anh
Nhà báo Renaud Girard, trong mục Ý Kiến của tờ Le Figaro ngày 17/03/2020 nhận định : Đại dịch virus corona đã làm lộ rõ sự phá sản của các hệ tư tưởng chủ nghĩa cộng sản, châu Âu và toàn cầu.
Đầu tiên hết tác giả khẳng định đảng Cộng Sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm nhiều nhất trong việc làm phát sinh và phát tán đầu tiên căn bệnh truyền nhiễm này. Bắt nguồn từ động vật, virus đã truyền sang người ở Vũ Hán, thành phố lớn ở miền trung Trung Quốc.
Sự lây nhiễm này xuất phát từ khu chợ Huanan, vào cuối tháng 11/2019. Đây là một khu chợ chuyên bán các loài động vật hoang dã và gia súc còn sống, mà chuồng nhốt thú xếp chồng chất lên nhau, trong những điều kiện độc hại đáng sợ. Bắt nguồn từ dơi, virus này đã truyền sang cho một con tê tê. Người
giàu Trung Quốc rất chuộng các loài thú hoang dã, sẵn sàng tiêu thụ khi gán cho chúng nhiều đặc tính tưởng tượng (tăng thể lực, cường dương…). Bản thân virus Ebola cũng đến từ loài dơi. Virus SIDA lây sang người thông qua loài tinh tinh.
Vấn đề ở đây chính là chính quyền Trung Quốc đã không hề quan tâm đến một lời báo động trước đó. Tháng 11/2002, trận dịch SARS (triệu chứng hô hấp cấp tính nặng do virus corona gây ra) phát sinh tại tỉnh Quảng Đông (đông nam Trung Quốc), tại một khu chợ cũng bán động vật hoang dã và gia súc sống. Tất cả các nhà khoa học đều biết mối nguy hiểm của bệnh động vật truyền cho người.
Nghiêm trọng hơn nữa là sự bất cẩn này, thất bại thứ hai của đảng cộng sản Trung Quốc đến từ chứng nghiện nói dối và che giấu cấp Nhà nước. Bị ám ảnh bởi quyết tâm bảo vệ « sự bình ổn xã hội » bằng mọi giá, chi bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Hồ Bắc ngay từ đầu, đã lựa chọn phương cách nhắm mắt làm ngơ. Cơ sở này thậm chí còn xử phạt các bác sĩ bệnh viện trung tâm Vũ Hán vì đã gióng chuông báo động.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn chưa giải thích với thế giới vì sao họ lại đột ngột ra lệnh đóng cửa phòng nghiên cứu Y tế cộng đồng tại đại học Phúc Đán (Thượng Hải) ngày 12/01/2020. Một ngày trước đó, phòng nghiên cứu tiên tiến này đã cho công bố dữ liệu bộ gien chủng virus Covid-19 trên trang mạng virological.org, một diễn đàn khoa học chuyên thảo luận về các chủng vi khuẩn, được truy cập miễn phí. Chính việc công bố những dữ liệu bộ gien này đã cho phép chế tạo các bộ xét nghiệm mới để chẩn đoán virus.
Dối trá và che giấu
Và như vậy trong vòng ba tuần, các cán bộ Đảng đã đặt lập luận « chính quyền không thể sai lầm » lên trên sự thật y tế. Ba tuần bị mất đó trong cuộc chiến chống virus giờ gây ra hậu quả nặng nề. Giả như căn bệnh được xử lý ngay lúc mới khởi phát, thì có lẽ giờ đây sẽ không có trận đại dịch này.
Dường như tất cả những điều đó chưa đủ, đảng Cộng sản Trung Quốc còn bổ sung lá bài « tin giả » vào việc nói dối và che giấu. Ngày 13/03/2020, ông Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), tân phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc gởi lên Twitter rằng « quân đội Mỹ rất có thể đã mang dịch bệnh vào Vũ Hán ».
Tháng 10/2019, nhiều binh sĩ Mỹ đã tham gia vào các cuộc thi thể thao của quân đội các nước, được tổ chức ở Vũ Hán. Chính quyền cộng sản Trung Quốc ngày nay trở nên căng thẳng vì họ cảm nhận được rằng người dân hoàn toàn biết là chính phủ ngay từ đầu đã nói dối và chính phủ đã phát động chậm trễ cuộc chiến khắc nghiệt – và hẳn là đã thành công – chống virus corona.
Những sai lầm của châu Âu
Sự phá sản thứ hai chính là tư tưởng ủng hộ châu Âu, xem việc xây dựng châu Âu (và niềm tin mở rộng biên giới) như là một lý tưởng thay vì chỉ sử dụng tư tưởng đó một cách thực tế phục vụ cho lợi ích cụ thể của các thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Ngày 13/03/2020, bà chủ tịch Ủy ban Châu Âu đã chỉ trích mạnh mẽ quyết định đóng cửa biên giới từ một số nước của Liên Hiệp để chống dịch bệnh.
Ngày hôm sau, chính đất nước quê hương của bà Ursula von der Leyen đã đi theo hướng của những nước đó, cho áp dụng biện pháp này. Trung Quốc sớm « đóng sập cửa » biên giới Hồ Bắc, tỉnh có diện tích lớn gấp năm lần nước Hà Lan. Quyết định của chính quyền Trump cấm cửa các du khách đến từ Trung Quốc giải thích vì sao dịch bệnh đến Mỹ trễ hơn châu Âu.
Thất bại của chủ nghĩa toàn cầu
Cuối cùng là sự thất bại của chủ nghĩa toàn cầu, đặt niềm tin vào những tác dụng tốt đẹp của một sự phân công lao động quốc tế tuyệt đối, chỉ tuân thủ vào những quy luật kinh điển của chủ nghĩa tự do kinh tế. Việc ngày nay nước Pháp và châu Âu bị lệ thuộc vào một nước là Trung Quốc, vừa xa xôi vừa khác biệt để bào chế dược phẩm cũng như là việc Nhà Trắng tìm cách mua chuộc chủ hãng dược CureVac của Đức nhằm chiếm đoạt loại vác-xin mà hãng này đang phát triển là điều không thể chấp nhận. Khi nào thoát được đại dịch này, châu Âu sẽ phải khẩn cấp thiết lập một chủ quyền kinh tế thật sự cho chính mình !
Covid-19: Ngân hàng trung ương châu Âu
chi hàng trăm tỷ euro hỗ trợ khẩn cấp
Minh Anh
Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (BCE) ngày 18/03/2020 đưa ra một kế hoạch hỗ trợ khẩn cấp 750 tỷ euro nhằm hỗ trợ các nước chống chọi với tác động về kinh tế do dịch bệnh virus corona gây ra.
Quyết định này được đưa ra sau cuộc họp khẩn cấp được tổ chức tại trụ sở của BCE tại Frankfurt, Đức, ngày 18/3/2020. Lãnh đạo định chế tài chính lớn nhất châu Âu, bà Christine Lagarde, tuyên bố : “Vào thời khắc bất thường này, cần phải có những hành động bất thường”.
Ngoài việc mua lại nợ của các chính phủ và doanh nghiệp, BCE cho biết sẽ bơm thêm 117 tỷ euro vào thị trường, ít nhất cho đến cuối năm 2020. Bà chủ tịch khẳng định, nếu cần thiết, sự “hỗ trợ của BCE cho khu vực đồng euro sẽ không có giới hạn”.
Đây là một kế hoạch trợ giúp tài chính lớn chưa từng có. Số tiền hỗ trợ cho từng tháng sẽ cao hơn rất nhiều so với suốt thời kỳ khủng hoảng nợ 2015 – 2018. Với quyết định mua lại nợ, BCE hy vọng giảm nhẹ bớt gánh nặng cho các ngân hàng, đồng thời khuyến khích các cơ sở tài chính duy trì các hoạt động, thậm chí xúc tiến cho các hộ gia đình và doanh nghiệp vay, cũng như là hỗ trợ cho sản xuất và việc làm.
Một cách cụ thể, lần đầu tiên kể từ năm 2011, BCE cho biết sẵn sàng mua lại nợ công của Hy Lạp. Ngoài ra, BCE dự tính can thiệp linh hoạt hơn vào thị trường. Điều này có thể cho phép BCE tập trung hỗ trợ cho những trái phiếu Nhà nước đang gặp khó khăn, nhằm giảm bớt căng thăng nợ công, chẳng hạn như trường hợp của Ý, quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19. Việc để lãi suất nợ tăng vọt làm cho cuộc khủng hoảng thêm nghiêm trọng.
Tài liệu của liên minh Châu Âu tố cáo
Nga đưa thông tin sai lệch về coronavirus
để gieo rắc nỗi sợ ở phương Tây
Tin từ Brussel – Theo một tài liệu của Liên minh Châu Âu (EU), truyền thông Nga đã thực hiện chiến dịch đưa thông tin sai lệch ở phương Tây để khiến tác động của coronavirus nghiêm trọng hơn, gây ra nỗi sợ hãi và tạo sự ngờ vực. Hôm thứ Tư (18/03/2020), điện Kremlin đã bác bỏ các cáo buộc, cho rằng chúng vô căn cứ và trái lẽ thường.
Tài liệu của EU cho biết chiến dịch của Nga, gồm việc thúc đẩy các tin giả trên mạng bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Đức và tiếng Pháp, sử dụng các báo cáo mâu thuẫn, khó hiểu và độc hại để khiến EU khó khăn hơn trong việc truyền đạt phản ứng của mình trước đại dịch. Một chuyên gia cơ sở dữ kiện EU đã ghi nhận gần 80 tin giả về coronavirus kể từ 22/01/2020. Tài liệu của EU đã trích dẫn các ví dụ từ Latva đến Ukraine. Họ nói rằng trên mạng xã hội, hãng tin tiếng Tây Ban Nha, RT Spanish do Nga tài trợ là nguồn tin tức phổ biến thứ 12 về coronavirus trong khoảng từ tháng 01/2020 đến giữa tháng 03/2020, dựa trên lượng tin tức được chia sẻ trên mạng xã hội. Ủy ban Châu Âu cho biết họ đã liên hệ với Google, Facebook, Twitter và Microsoft. Một phát ngôn viên của EU đã cáo buộc Moscow đùa giỡn với mạng sống của mọi người, và kêu gọi công dân EU cẩn thận với tin tức, chỉ sử dụng các nguồn tin tức đáng tin cậy.
Mộc Miên
Vì sao Anh
đột ngột thay đổi chính sách chống Covid-19
Hà MyViết từ London
Cho tới ngày 11.3, trước khi WHO tuyên số đại dịch toàn cầu, thì các chính sách phòng chống vi rút Corona (Covid-19) của Anh có lẽ cũng gần tương tự với một số nước châu Âu khác như Đức, Pháp, Áo, Bỉ, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, v.v.
Virus corona: Du khách gặp khó khi EU tăng cường cấm nhập cảnh
Virus corona: Nước Pháp gắng sống xứng tầm thử thách
Nhưng sau tuyên bố đại dịch của WHO thì ngay lập tức các quốc gia châu Âu này đã có những biện pháp quyết liệt hơn trong khi chính phủ Anh dường như có chính sách “chẳng giống ai” trong việc phòng chống Covid-19.
Nhiều người ở Việt Nam lo lắng cho con cháu và người thân đang sống tại Anh trước chính sách phòng chống Covid-19 của nước này có lẽ vì chính sách của Anh không chỉ khác hẳn so với Việt Nam (như không đeo khẩu trang, người bị nhiễm bệnh chỉ tự cách ly tại nhà, không cần điều trị y tế, không được khám chữa nếu triệu chứng nhẹ, đa số các sự kiện thể thao vẫn được tổ chức, người khoẻ vẫn đi chơi, đi làm như không có chuyện gì xảy ra) mà tới sau ngày WHO tuyên bố đại dịch (12/3) thì còn khác cả các nước châu Âu khác.
Cơ sở khoa học
Nhưng có lẽ chính dựa trên cơ sở khoa học (cũng có thể cả do áp lực từ các khoa học gia, do những diễn biến rất nhanh của dịch bệnh) đặc biệt là mô hình do Đại học Imperial College London đưa ra đã khiến chính phủ Anh nhanh chóng thay đổi chính sách!
Điều khiến mọi người ở Việt Nam lo lắng và cả giới các nhà khoa học trong nước và nước ngoài “giật mình” là “chủ trương” được Trưởng Cố vấn khoa học cho chính phủ, Sir Patrick Vallance, nói về ‘miễn dịch cộng đồng’ khiến dẫn tới thư ngỏ của hàng trăm khoa học gia yêu cầu chính phủ Anh ‘nghĩ lại’. Chính phủ Anh sau đó nói việc này đã bị giải thích sai (rằng không phải là cố tình để lây nhiễm cộng đồng mà lây nhiễm cộng đồng là sản phẩm phụ sau lây nhiễm.)
Mô hình do Đại học Imperial College London đưa ra ngày 17/3 cho thấy nếu đi theo hướng ban đầu của chính phủ thì số người tử vong tại Anh có thể lên tới 260 ngàn người (con số này không phải chỉ là tử vong do virut mà cả tử vong vì các căn bệnh khác do Dịch vụ Y tế quốc gia bị quá tải nên không điều trị được). Nay với những biện pháp thay đổi đáng kể, mô hình mới cho thấy có thể giảm thiểu số người tử vong xuống 20 ngàn người hoặc ít hơn nữa. Cần nói thêm trước đây Anh vẫn coi vi rút corona cũng là một dạng virut cúm, mà tỉ lệ tử vong do Covid-19 vào thời điểm ban đầu thấp hơn nhiều so với con số người tử vong tại Anh do cúm mùa (seasonal flu), vốn khoảng 8 ngàn người mỗi năm.
Một khác biệt quan trọng nữa là việc Anh không thực hiện xét nghiệm với người có triệu chứng bệnh chỉ trừ khi đã nhập viện. Theo giải thích của chính phủ Anh thì các số liệu cho thấy trên 80% người nhiễm vi rút chỉ có triệu chứng nhẹ và thường phục hồi sau 7 ngày, còn trong số 20% còn lại thì 15% cần được truyền oxy, chỉ có 5% cần tới máy trợ thở, trong khi tỉ lệ tử vong ban đầu tại Anh chỉ trên 1%.
WHO nhấn mạnh việc phải xét nghiệm
Nhưng tới ngày 16/3 khi ông Tedro Adhanom Ghebreyesus, người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tuy không nêu đích danh Anh Quốc, đã nhấn mạnh việc phải xét nghiệm để xác định người nhiễm bệnh thì việc kiểm soát dịch mới có hiệu quả. Chính phủ Anh ngay hôm sau đã nói tới việc sẽ thực hiện xét nghiệm nhiều hơn và rộng hơn (chứ không chỉ dừng ở các ca đã nhập viện), tuy nhiên các cơ sở tại Anh cho tới lúc này chỉ có khả năng thực hiện 5000 xét nghiệm một ngày.
Chưa tới mức thực hiện lock down (cấm mọi đi lại) như Ý, hay như Pháp (từ 12h ngày 17/3 cấm người dân đi lại không cần thiết trên toàn quốc và 100 ngàn cảnh sát được điều động để kiểm soát việc này), hoặc Phần Lan (từ 18/3 đóng cửa biên giới, các cuộc họp trên 10 người bị cấm, rạp chiếu phim, bể bơi đóng cửa, trường học đóng cửa trừ nhà trẻ và mẫu giáo), nhưng Anh cũng bắt đầu KHUYẾN CÁO người dân “hạn chế những đi lại không phải là tối cần thiết”; khuyến khích làm việc từ nhà nếu có thể; người trên 70 tuổi nên ở nhà, không ra đường trong 12 tuần; người có triệu chứng bệnh tự cách ly 7 ngày; các gia đình có người có các triệu chứng bệnh tự cách ly 14 ngày, thực hiện “giữ khoảng cách tiếp xúc xã hội”, trường học tại Anh hiện vẫn mở cửa (vì lo trẻ em nghỉ học, bố mẹ phải ở nhà trông con thì thiếu nhân viên y tế, cánh sát.v.v.); và khuyến cáo hạn chế đi nước ngoài trừ trường hợp tối cần thiết.
Cần chú ý là hiện nay chính phủ Anh mới dừng ở mức Khuyến Cáo (Recommend) chứ chưa Cấm (Ban). Nhưng trên thực tế nhiều tổ chức trước đó đã quyết định huỷ việc tổ chức các sự kiện đông người như các trận bóng đá giải Ngoại hạng Anh, giải bong Bầu dục Six Nations, giải chạy Marathon London, v.v. Một vài trường tư đã đóng cửa và một số cha mẹ đã chủ động cho con nghỉ học ở các trường của nhà nước. Không giống các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Việt Nam, các biện pháp ở Anh mới đang ở mức tự nguyện và cần tất cả người dân cùng tham gia thực hiện.
Thủ tướng Anh trong vài ngày qua thực hiện họp báo hàng ngày để cập nhật người dân về những diễn biến và các quyết định mới nhất của dịch bệnh mà chính phủ vẫn nói rằng sẽ dựa trên các số liệu và cơ sở khoa học để đưa ra các biện pháp cần thiết.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, đang sống ở London.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51961493
Covid-19: Đến lượt Anh Quốc
phải dùng biện pháp mạnh để chống dịch
Mai Vân
Trước đà lây lan nhanh chóng của virus corona làm 2.644 người bị nhiễm và 104 người chết, tính đến trưa nay, 19/03/2020, Vương Quốc Anh phải từ bỏ chiến lược “miễn dịch cộng đồng” để áp dụng các biện pháp phong tỏa đang được sử dụng ở Pháp, Ý hay Tây Ban Nha.
Ngày 18/3, thủ tướng Anh Boris Johnson loan báo quyết định đóng cửa tất cả các trường học trên toàn quốc kể từ ngày 20/03, đồng thời yêu cầu chính phủ chuẩn bị một kế hoạch phong tỏa thủ đô Luân Đôn, trong đó có việc đóng cửa các trạm metro, hạn chế các phương tiện chuyên chở công cộng, đóng cửa một số doanh nghiệp, hạn chế đi lại và tụ tập.
Từ Luân Đôn, thông tín viên RFI Muriel Delcroix tường trình:
« Vào lúc có hạn chế nghiêm ngặt việc đi lại, thậm chí đóng cửa hẳn trụ sở Nghị Viện Anh tại Westminster, phiên điều trần và chất vấn chính phủ hàng tuần ngày hôm qua đã diễn ra trong một hội trường gần như không có người: Để ngăn chặn đà lây lan của con virus corona, chỉ có các nghị sĩ mà câu hỏi đã được chọn là hiện diện trong buổi họp mà thôi.
Trong số những câu hỏi cấp bách nhất đặt ra cho chính phủ có vấn đề hỗ trợ tài chính cho những người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng y tế.
Quả thực là chính phủ Anh bị buộc phải thay đổi hoàn toàn cách đối phó với dịch bệnh vào đầu tuần, sau những lời chỉ trích nhắm vào một kịch bản mạo hiểm, cho phép virus lây lan với nguy cơ không kiểm soát được. Chính quyền đã phải từ bỏ chiến lược giảm thiểu Covid-19 để quay sang áp dụng các biện pháp ngăn chặn triệt để.
Do đó, thủ tướng Boris Johnson đã yêu cầu dân chúng ở yên trong nhà, tránh đến những nơi công cộng và tham gia các cuộc tụ họp đông người. Các khuyến cáo đó được kèm theo một khoản hỗ trợ tài chính tương đương với khoảng 360 tỷ euro. Trong số các khoản chi, có việc giúp những người dân không còn khả năng trả tiền thuê nhà và các hóa đơn khác nhau.
Cuối cùng, dưới áp lực mạnh mẽ từ phe đối lập, giới giảng dạy và các bậc phụ huynh, chính phủ sẽ sớm tuyên bố đóng cửa các trường học và sẽ chuẩn bị chỗ đón nhận con cái của các nhân viên chủ chốt trong công cuộc chống dịch như bác sĩ và y tá. »
Theo bộ Quốc Phòng Anh ngày 19/3, khoảng 20.000 quân nhân sẽ được huy động vào công cuộc chống dịch Covid 19.
Virus corona:
Nước Pháp gắng sống xứng tầm thử thách
Phạm Cao PhongGửi tới BBC Tiếng Việt từ Paris
Từ ngày 17/3, nước Pháp bước vào ngày đầu tiên của một cuộc chiến tranh mới.
Một cuộc chiến tranh không tiếng súng, nhưng nghiêm trọng nhất trong lịch sử y tế của nền Cộng Hòa. Trong thời gian rất ngắn, từ 26/2 chỉ có 2 người tử vong, đến tối 18/3, nước Pháp đã mất 264 công dân và 9134 bị thương.
New York: thành phố không bao giờ ngủ thành thị trấn ma
Virus corona: Trump đặt Mỹ vào cuộc chiến chống bệnh dịch
Một con số chấn động như cơn sóng thần tsunami ngày nào mà dư chấn để lại không bao giờ lành.
Tối ngày 16/3, tổng thống Emmanuel Macron đã buộc phải tuyên bố tình trạng chiến tranh trên cả nước từ trưa hôm sau.
“Đồng bào thân yêu của tôi. Tối thứ năm, tôi nói với bạn để nêu lên cuộc khủng hoảng sức khỏe y tế xuyên quốc gia. Cho đến lúc đó, Dịch Covid-19 có thể là một ý tưởng xa vời đối với một số các bạn. Song đến bây giờ, nó đã trở thành một đe dọa hiển nhiên, một thực tế cấp bách.
Chúng ta đang có chiến tranh, một cuộc chiến không thể thoái thác vì sức khỏe. Chúng ta không chiến đấu chống lại một đội quân hoặc quốc gia khác, nhưng kẻ thù đang có mặt, tuy vô hình, khó nắm bắt và đang ào ạt tấn công. Điều đó đòi hỏi cần huy động đối phó mang tính cộng đồng chung của chúng ta.
Chúng ta đang có chiến tranh. Tất cả các hành động của chính phủ và quốc hội bây giờ phải được tập trung vào việc chống lại dịch bệnh, cả ngày lẫn đêm. Chúng ta không được phân tâm, không được chia rẽ.
Ý của tôi rất rõ ràng tối nay là, những tiến triển dịch bệnh gần đây đã cho thấy rằng không ai là bất khả xâm phạm, kể cả người trẻ. Với những người không tuân thủ lời kêu gọi, bạn không tự bảo vệ mình mà không bảo vệ cả người khác. Ngay cả khi bạn không có triệu chứng, bạn có thể truyền virus. Ngay cả khi bạn không có triệu chứng, bạn có thể làm ô nhiễm bạn bè, cha mẹ, ông bà và gây nguy hiểm cho sức khỏe của những người thân yêu của bạn.
Chúng ta đang có chiến tranh. Tôi kêu gọi tất cả các nhân vật chính trị, kinh tế, xã hội, các hiệp hội, tất cả người dân Pháp hãy tham gia liên minh quốc gia này. Nhân tố đã cho phép đất nước chúng ta vượt qua rất nhiều cuộc khủng hoảng trong quá khứ.
Chúng ta đang có chiến tranh và quốc gia sẽ hỗ trợ những trẻ em, những người đang được điều trị y tế tại các thị trấn, tại các bệnh viện, những y, bác sĩ đang ở tuyến đầu trong một cuộc chiến đòi hỏi năng lực, sự quyết tâm, đoàn kết. “
Chủ nhật trước, chúng tôi còn tụ tập, tranh thủ thời tiết lộng lẫy chơi ki, còn trêu nhau, ngày mất Karl Marx sao không ai nhắc, chuyện vợ cựu thủ tướng Francois Fillon ra tòa xấu mặt bởi đồng nghiệp cũ kể hồi đó đã bị chửi ‘không đi kiếm thằng bồ nào hú hí mà đi, chọc mũi vào chuyện làm báo làm gì’.
Toàn chuyện trời ơi đất hỡi, nông nổi như chỉ đọc mỗi đầu đề của tiểu thuyết ‘Mặt trận phía Tây không có gì lạ’ của E.M. Remarque. Đại loại, B52 Mỹ sắp thả boom Hà Nội vẫn tin câu sấm ‘Thăng Long phi chiến địa’.
Diện mạo Paris ngày chống Covid-19
Chỉ sau mấy giờ, Paris chuyển sang khuôn mặt thời chiến, căng thẳng, lo lắng. Trong hiểm nguy, điều giản dị của những ngày thường mới hiểu là quý biết bao. Sẽ không còn được tạt vào một quán bar uống một cốc bia sau ngày làm việc, hay vui vầy dưới nắng, nhấm nháp ngụm cà phê, chém gió trước khi đi làm. Mọi sinh hoạt sẽ đảo lộn. Mọi thói quen sẽ phải điều chỉnh. Sẽ phải sống chậm, mất nhiều tự do…bởi một con virus.
Nước Pháp sẽ án binh bất động trong 15 ngày và có thể hơn. Như làng xóm mình nín thở lắng nghe tiếng cậy cửa của kẻ trộm để rồi giúp nhau.
Sau diễn văn của tổng thống Pháp, điện thoại của tôi báo chuông quàng quạc như cáo vào chuồng vịt. Tin nhắn của Chính phủ báo tình trạng khẩn cấp, tin nhắn của nhà băng hỏi cần hỗ trợ gì thì gửi mail, đừng léng phéng ra đường, hãng điện thoại nhại y trang lời phát biểu đầy xúc động của lãnh đạo đất nước, mail của google, tin mấy thằng bạn nhắn xách giỏ ra đường chụp ảnh quay phim ngày mai nhớ mang theo giấy phải in từ trang nào, ghi rõ thề danh dự là không phải trốn đi chơi với mèo, nhớ thẻ hành nghề….
Tiếng súng cuộc chiến khởi tranh trách nhiệm công dân vang ngay sau đó. Trong đêm, bộ trưởng Nội vụ Pháp công bố những biện pháp cụ thể sẽ áp dụng.
Biện pháp đầu tiên là phong tỏa hoàn toàn không gian Schengen trong vòng 30 ngày.
Chừng 100 000 cảnh sát và hiến binh sẽ đảm nhiệm thực thi việc phong tỏa và chốn chặn tới các trục giao thông và các nẻo đường, hỗ trợ y tế. Các đơn vị quân đội sẽ hỗ trợ tình trạng khẩn cấp, được đặt trong tình trạng một cuộc chiến tranh sinh học, mức báo động cao như chống dịch Ebola. Một bệnh viện dã chiến đã được dựng lên tại Alsace để giảm tải gánh nặng cho ở dịch gần vùng này
Paris hôm trước vẫn diêm dúa, vẫn cười đong đưa, chỉ có xe bus vắng ngắt. Đến sáng 17/3, Paris còn như Amsterdam, thấy toàn xe đạp. Nhưng tất cả chấm dứt vào 12 h trưa. Mọi người đều phải ‘đào công sự, chú ẩn tại gia’. Ai bỏ ngũ, đầu hàng, nhảy rào tuân thủ quy định đất nước trong tình trạng khẩn cấp, đi ra đường không có lý do chính đáng sẽ ăn phạt.
Ngày 17/3 cảnh sát xé vé chỉ có 38 euro. Ngày 18/3 không còn giá đó, sẽ là 135 euro. Mai kia, ai thích béo, gẹo ong sẽ thấy túi bốc hơi ngay 375 euro.
Nước Pháp đang phải chứng minh có làm sao không trước thử thách chưa từng có về sức khỏe, kinh tế và mô hình xã hội.
Mục tiêu đầu tiên là giữ mạng sống cho dân.
Từ mấy hôm trước viên chức công sở đã khuyến khích làm việc tại nhà. Ai cần nghỉ để trông con thì nghỉ luôn. Công chức các sở không có điều kiện làm việc qua internet cho nghỉ ăn lương 84% tại gia, chia nhóm nhỏ nếu phải đi làm.
Nhà nước đảm trách việc trả tiền cho người lao động, công nhân các hãng xưởng dãn thợ vì lý do kinh tế. Các hóa đơn tiền nhà, điện nước đều đình hoãn. Các khách sạn, taxi bị trưng dụng sẽ được nhà nước chi trả. Nhà nước sẽ giúp đỡ để không một doanh nghiệp nào bị phá sản.
Pháp tháo khoán ngân sách 300 tỷ euro để kinh tế đứng vững. Một con số khổng lồ tương đương ngân sách cả nước trong một năm.
Các máy bay y tế quân sự cũng đặt trong chế độ sẵn sàng để có thể di tản bệnh nhân nhanh nhất, nhiều nhất, như cấp cứu chiến binh trong chiến tranh.
Một từ tổng thống Macron nhắc tới bẩy lần trong bài phát biểu dài 20 phút.
Lãnh đạo trẻ được dân mến ‘trở lại’
Những người dễ xúc động ngay sau phát biểu của ông đã nói: “Tôi hối hận đã không bỏ phiếu cho ông. Tổng thống chứng tỏ ông là con người của tình thế “.
Ngược lại, phái đẹp rên rỉ, một đặc thù Pháp: ‘15 ngày nhốt trong nhà thì còn gì là người, đùi tích mỡ, mông hết săn, lên cân không kiểm soát nổi thì sống cũng như chết’.
Riêng điểm này, Bộ trưởng cảnh sát phải lùi, cho phép chạy jogging gần nhà, song cũng chỉ được chạy một mình, tránh tình trạng’ ba người đàn bà với một con vịt’.
Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, Macron đã hy sinh điểm son của ông mà tất cả các đời tổng thống trước ông chùn bước. Đó là cải cách hưu trí.
Chiến thắng mà ông giành được sau hai tháng bị hành hạ bởi các cuộc đình công sẽ xếp xó.
Là công dân Pháp, tôi không khỏi có chút suy tư về cuộc chiến tranh mà nước Pháp bị động không tránh khỏi. Nhưng đây đồng thời cũng là một dịp để mỗi một công dân nước này phải chậm lại, học cách sống tự do trong vòng tròn nhỏ hẹp là gia đình, và suy nghĩ. Đúng hơn là thay đổi suy nghĩ.
Chúng ta đã dễ sa chân cẩu thả vào một cuộc sống hưởng thụ, bất chấp hậu quả về môi trường, dễ dàng bị quyến rũ bởi các quảng cáo du lịch, lao vào các chương trình khuyến mại để chất vào tủ quần áo mà có thể vừa mua về đã hối hận?
Chúng ta bước vào một ngày mới với suy nghĩ dây chuyền sản xuất vốn quen thuộc là rũ trách nhiệm để có lợi nhuận tối đa sẽ cáo chung.
Chúng đang phản đòn đập vào bộ mặt xã hội tưởng ổn định, sạch sẽ. Toàn cầu hóa biến Trung quốc thành công xưởng của thế giới đã tước quyền tự hành động, quyền tự quyết định sự sống của nền kinh tế, của mạng sống con người mà hôm nay chúng ta phải trả giá. Liệu làm thế có đúng không?
Trẻ, năng động, tổng thống Macron đã dũng cảm nói đầy thuyết phục:
“Đồng bào thân mến, tôi đo lường tác động của tất cả những quyết định này đến cuộc sống của bạn. Từ bỏ việc nhìn thấy những người thân yêu của bạn là một điều đau lòng. Rất khó từ bỏ các hoạt động hàng ngày, thói quen của các bạn. Song điều này sẽ không ngăn trở các bạn giữ liên lạc, gọi điện cho những người thân yêu, trao đổi tin tức và cũng tổ chức sinh hoạt với hàng xóm. Để tạo ra tình đoàn kết mới giữa các thế hệ, củng cố thêm điểm này.
Vì vậy tôi yêu cầu các bạn hãy ở trong nhà.
Tôi cũng yêu cầu các bạn giữ bình tĩnh trong bối cảnh này. Tôi đã thấy hoảng loạn khắp nơi trong vài giờ qua. Tất cả chúng ta phải có tinh thần trách nhiệm. Đừng thông tin sai lệch, lan truyền và lưu thông nhanh nhẩu những thông tin tin tức sai lệch. Hãy ở nhà, hãy chăm sóc và những người thân đang ở trong căn hộ, ở ngôi nhà của bạn nghe tin tức, đọc sách. Tìm ra câu trả lời cho ý nghĩa thiết yếu này. Tôi nghĩ điều đó rất quan trọng trong thời đại chúng ta đang sống. Văn hóa, giáo dục, có ý nghĩa quan trọng. Tránh hoang mang, tin vào những tin đồn sai lệch, tin vào các chuyên gia nửa mùa hoặc hiểu biết lệch lạc. Tôi nhấn mạnh rõ ràng, chúng tôi sẽ cung cấp và tiếp tục thông tin minh bạch.
Đồng bào thân yêu của tôi, bằng cách đoàn kết, đoàn kết, tôi yêu cầu các bạn phát huy trách nhiệm cộng đồng và không nhượng bộ trước bất kỳ sự hoảng loạn nào, chấp nhận những ràng buộc này, chịu đựng chúng, giải thích chúng, áp dụng chúng cho chính mình.
Chúng ta sẽ giành chiến thắng. Nhưng giai đoạn này sẽ dạy chúng ta rất nhiều. Nhiều điều tưởng như chắc chắn, không thể thay đổi sẽ bị cuốn đi, sẽ được đặt câu hỏi, những điều mà chúng ta đã nghĩ là không thể xảy ra.
Hãy để không bị ấn tượng, hành động với sức mạnh, nhưng hãy nhớ rằng, ngày hôm sau, khi chúng ta giành chiến thắng, nó sẽ không trở lại như những ngày trước. Chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn về mặt đạo đức. Chúng ta sẽ học và tôi cũng sẽ cùng với các bạn rút ra những gì từ các hậu quả, tất cả các hậu quả. Hãy để tất cả chúng ta, cá nhân và tập thể, xứng tầm với thử thách này. “
Nét đẹp mới của Paris
Chính trong những ngày khó khăn này, tôi tìm thấy nét đẹp mới của Paris.
Đến 20h tối, tất cả các khung cửa sổ của cả thành phố đều mở và mọi người vỗ tay, reo hò cám ơn các bác sĩ, y tá đang ở tuyến đầu chống giặc. Nhiều người trong số họ có con nhỏ rơi vào hoàn cảnh khó xử vì các vườn trẻ, trường học đóng cửa mà vẫn phải đi làm, thì vùng Boulogne-Billancourt đã có các giáo viên tình nguyện trông các bé.
Có phải nước Pháp luôn luôn chỉ là cô gái ngây thơ trước những lời đường mật của Trung Quốc, tin vào sự thành thật của một đại cường đại diện cho đạo đức thế giới tại Hội đồng Bảo an LHQ lại có ăn gian nói dối ?
Tình báo Đài Loan đã phát hiện ra từ cuối tháng 11/2019 tại Vũ Hán đã có vấn đề. Hàn Quốc đã tỉnh táo chuẩn bị phương tiện và phác đồ dập dịch, dân Honkong xuống đường đòi đóng cửa với đại lục, Việt Nam tiến hành những phương pháp khéo léo nhưng không nói để ‘nước lạ’ không có tên trên bản đồ mất lòng, mà Pháp vẫn nhởn nhơ ? Những nước gần kẻ tráo trở phải biết thủ võ phòng thân ?
Dù sao, tổng thống Macron đã hiểu ra vấn đề. Ông gọi điện cho tổng thống Hàn Quốc đề nghị giúp đỡ.
Bây giờ nước Pháp phải bước vào cuộc đua thời gian mang tính vừa chạy tốc độ, vừa chạy marathon với coronavirus để hạn chế thiệt hại nhân mạng, cho phép cuộc sống trở lại bình thường.
Trang Web ‘Covid19.OnvousRepond’ (Chúng tôi trả lời bạn) được thành lập mà thủ tướng Edouard Phillipe là người đầu tiên phải chịu trận trước nhiều câu hỏi như vả vào mặt. Trình độ và bản lĩnh của lãnh đạo Pháp đã củng cố được lòng tin vào chính phủ.
Tổng thống Macron đã nói rất đúng:
“Tôi biết, đồng bào thân yêu của tôi, rằng tôi có thể tin tưởng vào các bạn.”
Tôi tin nước Pháp cũng như Việt Nam thân yêu của tôi sẽ vượt qua cơn thử thách. Bài học cay đắng phải nuốt hôm nay sẽ không uổng.
Chúng ta sẽ chiến thắng, nhưng sẽ sống không phải như hôm qua, biết thương nhau hơn một chút, đoàn kết hơn và bớt nông nổi.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Phạm Cao Phong từ Paris. Các bạn đừng quên gửi cho BBC News Tiếng Việt câu chuyện mùa Covid-19 nơi mình sống.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51960754
Covid-19 :
Pháp chuẩn bị ban bố “Tình trạng khẩn cấp y tế”
Thanh Hà
Thủ tướng Edouard Philippe thông báo chính phủ chuẩn bị ban bố “Tình trạng khẩn cấp y tế” trên toàn quốc hoặc một phần lãnh thổ Pháp và các vùng lãnh thổ hải ngoại. Đây là một trong những dự luật được trình lên Hội đồng bộ trưởng ngày 18/03/2020, trong bối cảnh số người lây nhiễm “tăng lên gấp đôi hàng ngày”.
Thủ tướng Philippe giải thích : “Tình trạng khẩn cấp y tế được ban bố trong trường hợp nước Pháp phải đối mặt với một thảm họa về y tế, đặc biệt là khi nổ ra dịch bệnh ở quy mô lớn đe dọa đến sức khỏe của người dân“.
Theo thủ tục, dự luật sẽ phải được thông qua, sau đó chính phủ ban hành một sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp y tế. Chính phủ sẽ thông báo với Thượng Viện và Hạ Viện về những biện pháp cụ thể được áp dụng trong thời gian có tình trạng khẩn cấp.
Các biện pháp đó cho phép thủ tướng Philippe ban hành những sắc lệnh liên quan đến việc giới hạn các quyền tự do đi lại, tự do hội họp, hay việc trưng dụng những công cụ và các nguồn nhân lực cần thiết để đối phó với dịch Covid-19.
Đứng đầu trong số đó là biện pháp trưng thu khẩu trang y tế, như giải thích của phát ngôn viên chính phủ Pháp, bà Sibeth Ndiaye. Ngoài ra, chính phủ có thể ban hành những biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp điêu đứng vì virus corona, mở rộng quyền hạn của các công ty trong việc sử dụng nhân viên, ấn định thời gian làm việc. Một điều khoản quan trọng khác là chính phủ được phép triển hạn thêm 6 tháng thẻ cư trú cho những người nhập cư hợp pháp.
Tính đến chiều 18/03/2020, trên toàn quốc có 9134 ca nhiễm virus corona, 264 người tử vong, và trên 900 trường hợp nguy kịch.
Virus corona : Bệnh viện vùng Paris
chuẩn bị « thời khắc đen tối nhất lịch sử »
Thùy Dương
Các bệnh viện và cơ sở chăm sóc y tế ở Paris ngay từ hôm thứ Hai 16/03, trước khi tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo lệnh phong tỏa trên toàn quốc, hạn chế người dân di chuyển do dịch virus corona (Covid-19) biết rằng họ sẽ phải tiếp nhận rất, rất nhiều bệnh nhân. Giới y tế Paris tiến hành công tác chuẩn bị với tâm lý lo ngại điều tồi tệ nhất sắp xảy ra.
Trong bài viết « Các bệnh viện bên bờ vực chiến tranh trước khi bệnh nhân nhiễm virus corona ồ ạt đến » đăng ngày 17/03, báo Le Figaro nhấn mạnh, có một điều chắc chắn là các bệnh viện của Pháp sắp sửa trải qua thời khắc đen tối nhất trong lịch sử. Trước đây, trong một thời gian dài, người ta từng tin rằng virus corona chỉ dừng lại ở biên giới, nhưng nay thì điều không thể phủ nhận là virus đã có mặt tại nước Pháp, khắp nơi trong cả nước.
Một cách thầm lặng, trong nhiều tuần qua, con virus mà mắt thường không nhìn thấy được đã lây lan từ người này sang người kia theo cấp số nhân. Đa phần người bệnh chỉ có những triệu chứng nhẹ. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy chỉ có 20% số người nhiễm virus lâm vào tình trạng nặng cần nhập viện. Trong số đó, khoảng 5% sẽ cần được nhập khoa hồi sức cấp cứu điều trị đặc biệt, nơi được trang bị máy trợ thở.
Chiều thứ Bảy 14/03, một cuộc họp khác thường được tổ chức tại AP-HP, cơ quan phụ trách 39 bệnh viện công của Paris và vùng phụ cận. Hai nhóm chuyên gia dịch tễ đã giới thiệu những kịch bản có thể xảy ra với cơ quan AP-HP và trưởng các khoa hồi sức cấp cứu điều trị tích cực. Có một điều mà nay không còn là bí mật nữa : Số người chết vì virus corona sẽ lên đến hàng trăm ngàn nếu chính quyền Pháp không có các biện pháp phong tỏa đủ mạnh. Cụ thể hơn, sẽ có khoảng 150.000 – 300.000 người tại Pháp chết vì dịch bệnh trong những tháng tới đây. Le Figaro trích dẫn một nguồn tin tham dự cuộc họp, theo đó « tất cả mọi người đều choáng váng về những con số này. Ban lãnh đạo cũng bị sốc ».
Tại cùng Grand Est miền đông bắc nước Pháp, các bệnh viện đã lâm vào tình cảnh « nước đã dâng đến chân ». Hầu như tất cả mọi giường bệnh hồi sức cấp cứu đều đã có bệnh nhân Covid-19. Và điều mà không ai nghĩ sẽ xảy ra cuối cùng đã đến : các bệnh viện phải « phân loại » bệnh nhân. Hôm Chủ Nhật, một bác sĩ hồi sức cấp cứu tại bệnh viện Metz cho biết họ phải chọn không điều trị đặc biệt cho một bệnh nhân nào đó để một bệnh nhân khác có nhiều cơ hội sống sót hơn được chữa chạy tích cực. Đây cũng là tình cảnh ở nước Ý và nhiều nước khác. Một bác sĩ gây mê – hồi sức, xin ẩn danh, nhận định, sẽ là hão huyền nếu các bệnh viện Pháp nghĩ rằng có thể làm tốt hơn so với nước láng giềng Ý.
Công tác chuẩn bị tích cực
Tạm thời, các bệnh viện vẫn « trụ » được. Các hướng dẫn chỉ đạo thay đổi từng giờ và với những nỗ lực tốt nhất để chuẩn bị đối phó với « cơn sóng thần » vốn từ vài ngày nay được dự báo sẽ sớm xảy ra. Tại những vùng còn ít bị ảnh hưởng, một số người quan sát thấy tình trạng yên ắng khác thường ở các khoa cấp cứu. Tuy nhiên, một bác sĩ lưu ý là biển thường lặng trước khi bão táp nổi lên. Tất cả các khoa hồi sức cấp cứu ở vùng Ile-de-France, tức là Paris và vùng phụ cận, đều đã nhận được lệnh chuẩn bị ba cấp độ tăng cường để đối phó với dịch bệnh. Còn bác sĩ hồi sức cấp cứu Jean-Damien Ricard, bệnh viện Louis-Mourier, Colombes (AP-HP) cho rằng họ rất may mắn vì có thời gian để chuẩn bị. Bệnh viện Louis-Mourier dự kiến triển khai 16 giường điều trị cho bệnh nhân Covid-19, đến hôm Chủ Nhật đã tiếp nhận 5 bệnh nhân.
Bác sĩ Ricard giải thích là trong cả vùng Paris có rất nhiều cơ sở y tế và khả năng tăng cường cấp độ tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Covid-19 tốt hơn ở nhiều vùng khác của Pháp nên các bác sĩ có cảm giác toàn bộ các bệnh viện vùng Paris sẽ không quá tải đồng thời khi có quá nhiều bệnh nhân nhập viện. Tuy nhiên, kịch bản hệ thống bệnh viện ở Paris quá tải như ở Ý hay ở vùng Alsace cũng không thể bị loại trừ hoàn toàn.
Các cuộc họp qua điện thoại hàng ngày giữa các khoa hồi sức cấp cứu của các bệnh viện khác nhau được tổ chức, các cuộc phẫu thuật không khẩn cấp đều bị hủy, có thêm nhiều giường điều trị được triển khai, trang thiết bị y tế được thống kê lại, kho thiết bị, dụng cụ y tế được bổ sung, các y bác sĩ đã nghỉ hưu dưới 5 năm có thể quay lại làm việc hỗ trợ các bệnh viện, các sinh viên y khoa được huy động tham gia, hoạt động của các khoa cấp cứu cũng được tổ chức lại … Các hướng dẫn chỉ đạo thay đổi theo từng giờ, đòi hỏi những thay đổi mạnh mẽ và chưa từng có trong các bệnh viện công vốn đã suy yếu sau nhiều năm phải áp dụng các biện pháp hạn chế tài chính.
Bác sĩ Ricard, bệnh viện Louis-Mourier, Colombes, mô tả công tác chuẩn bị đối phó với Covid-19 đang được tiến hành rất chuyên nghiệp và nhanh chóng, tích cực. Ngay cả những chiếc bóng đèn vốn thường khi hỏng phải đợi nhiều tháng mới được thay thì nay được thay ngay trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Nhưng vị bác sĩ này cũng thừa nhận khả năng các bệnh viện vùng Paris lâm vào tình cảnh như ở vùng Grand Est cũng không phải là không thể xảy ra.
Bệnh viện Paris ngấp nghé ngưỡng quá tải
Quả thực, một số bệnh viện ở Paris đang ở ngấp nghé cảnh không còn đủ khả năng tiếp nhận thêm bệnh nhân Covid-19. Đó là trường hợp của bệnh viện Bichat, ngay từ đầu đã được chỉ định là 1 trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19. Tất cả các bệnh viện khác vẫn còn khá nhiều giường bệnh trống. Nhưng họ có thể trụ được thêm bao nhiêu lâu nữa ?
Bác sĩJean-Michel Constantin, bệnh viện Pitié-Salpêtrière cho biết họ đã chuẩn bị được trước một chút, nhưng không biết sẽ giữ vững được trong bao nhiêu lâu nữa. Sáng hôm Chủ Nhật 15/03, 120 trên tổng số 400 giường điều trị phục hồi cho bệnh nhân Covid-19 trong toàn bộ các cơ sở y tế thuộc quyền quản lý của AP-HP đã có người nằm. Bác sĩ Constantin nhấn mạnh là điều khẩn cấp hiện nay là giảm đà tăng của các ca nhiễm bệnh. Ông lo ngại về khả năng các bệnh viện sẽ quá tải trong tuần tới.
Trong các khoa cấp cứu ở Paris, sự căng thẳng đã hiện diện rõ nét. Một bác sĩ ở bệnh viện Lariboisière kể là vào tối thứ Bảy 14/03, các bác sĩ tiếp nhận 15 bệnh nhân bị suy hô hấp, trong đó có một phụ nữ mang thai phải nhập viện để được chăm sóc đặc biệt. Con số này lại tăng gấp đôi cứ sau mỗi ba ngày. Các triệu chứng nhiễm trùng rất đa dạng khiến việc chẩn đoán các ca nặng trở nên rất khó khăn, phức tạp.
Vị bác sĩ nói trên cho biết có những thanh niên khi đến viện không bị sốt và vẫn hô hấp bình thường. Chỉ khi các bác sĩ kiểm tra nồng độ oxygène trong máu mới phát hiện ra bệnh nhân có vấn đề. Cũng có nhiều người buổi sáng vẫn hô hấp tốt nhưng đột nhiên đến chiều thì sức khỏe diễn biến xấu đi và cần được nhập viện để được điều trị đặc biệt. Cũng giống như nhiều y bác sĩ ở vùng Paris, Vị bác sĩ này lo sợ là các bệnh viện ở Paris và vùng phụ cận cũng sẽ lâm vào thảm cảnh giống như tại vùng Grand Est miền đông bắc, chỉ là muộn hơn vài ngày.
Điều khiến các cơ quan y tế lo lắng nhất bây giờ không phải là thiếu giường bệnh hay thiếu trang thiết bị y tế, mà là thiếu đội ngũ y bác sĩ và người chăm sóc bệnh nhân. Giáo sư Christian Richard, trưởng khoa điều trị tích cực và chữa trị đặc biệt tại bệnh viện Bicêtre (AP-HP) nhấn mạnh đó chính là yếu tố hạn chế khả năng chữa trị Covid-19 của các bệnh viện. Bác sĩ Richard dự báo rồi cũng sẽ đến một lúc nào đó họ quá tải, nên đã chuẩn bị một đội ngũ y bác sĩ thay thế có khả năng tiếp quản công việc.
Chính vì lý do này, nhiều bác sĩ và y tá phải chuẩn bị tinh thần là sẽ được thuyên chuyển đến công tác tại các khoa điều trị đặc biệt, hồi sức cấp cứu trong những ngày tới, và rất có thể một số người chỉ mắc các bệnh lý « thông thường » sẽ phải chấp nhận là sẽ mất cơ hội được điều trị sớm. Một bác sĩ hồi sức cấp cứu của bệnh viện Saint-Louis dự báo tình trạng này có thể sẽ kéo dài 2-3 tháng.
Sự lo ngại của các bác sĩ không phải là vô cớ. Trong tuần qua, số người nhiễm virus corona tại Pháp nói chung và vùng Ile-de-France vẫn không từng ngăng mạnh, ngày hôm sau tăng nhiều hơn ngày hôm trước. Cho đến tối thứ Tư 18/03, đã có tổng cộng 9134 người nhiễm virus, 264 người chết vì Covid-19, 3626 người nằm viện trong đó có 921 ca nặng đang được điều trị hồi sức cấp cứu.
Đức: ‘Cuộc chiến chính thức
chống virus corona đã bắt đầu’
Lê Thị Hà AnGửi cho BBC từ Berlin
Vậy là mọi việc đã rõ ràng! Đã hơn 5 ngày rồi, ở Berlin của tôi “mệnh lệnh” được chuyển đến liên tục, kể cả cuối tuần (bình thuờng chúng tôi không làm việc những ngày ấy).
Virus corona: Nước Pháp gắng sống xứng tầm thử thách
Vì sao Anh đột ngột thay đổi chính sách chống Covid-19
Không phải là hàng ngày nữa mà là hàng giờ có chỉ thị mới. Chúng tôi thuộc diện KHÔNG ĐƯỢC PHÉP NGHỈ trong công cuộc chống dịch này.
Từ ngày 18/3, NẾU KHÔNG CÓ GÌ NGHIÊM TRỌNG XẢY RA bọn tôi được/phải làm việc ở nhà. Tư vấn, huớng dẫn, trấn an, chỉ bảo, trao đổi, báo cáo, họp hội… tất cả phải làm qua điện thoại và video hết.
Nhưng nếu cần, vẫn phải đến nơi có “chiến sự” để giải quyết công việc. Đồng nghiệp của tôi có nhiều người già hơn tôi, có cả những người sắp về hưu sau cả đời cống hiến, có những bà mẹ trẻ có con nhỏ(từ 2 – 12 tuổi).
Nếu ở nhà không có người trông họ vẫn phải gửi con vào những nhà trẻ dã chiến, nhà trẻ tạm thời để đi làm nhiệm vụ.
‘Không ai được nghỉ’
Tất cả nhân sự đều không được nghỉ phép vào thời điểm này, từ sếp đến nhân viên, từ chuyên viên đến thư ký, kể cả lao công!
Các đồng nghiệp làm ở các trại thì luôn chuẩn bị tinh thần nếu có lệnh phong tỏa là phải ở luôn trong đó, còn hiện nay thì vẫn làm theo ca.
Làm nghề xã hội như chúng tôi không có chỗ cho lòng ích kỷ cá nhân, không có tâm, không có trách nhiệm không thể làm trong ngành này được.
Vì sự nguy hiểm của dịch bệnh này trong công việc chúng tôi cũng có sự chọn lọc, phân công rõ ràng. Những người thuộc nhóm dễ có nguy cơ lây nhiễm như tôi được ưu tiên (theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe) không bắt buộc phải ra tuyến đầu, nhưng trong chúng tôi vẫn có người tự nguyện xin làm việc ấy.
Nói dại chứ nhỡ đến lúc không còn người làm ở tuyến trước nữa thì những người ở tuyến sau cũng phải làm chứ ai cũng chỉ nghĩ đến mình thì toàn bộ hệ thống xã hội sập hết và rồi virus tự nó hết hay sao?
Cảm giác ra sao?
Mọi người hỏi cảm giác của tôi sao ư? Tất nhiên là có lo lắng, nhưng sợ thì không! Chúng tôi phải bình tĩnh để còn giải quyết công việc. Đây là lúc con người sống không phải chỉ vì mình nữa mà vì cả cộng đồng, vì cả loài người.
Chúng tôi chỉ là những người làm ở tuyến sau, trước mặt chúng tôi, đối diện trực tiếp với COVID-19 là những y, bác sĩ, nhân viên điều dưỡng, cứu thuơng trực tiếp cứu chữa, chăm sóc người đang nhiễm bênh.
Sau đó là những nhân sự làm trong các ngành công an, lái xe công cộng, các hiệu thuốc, cửa hàng thực phẩm, cả những người lái xe tải đang cần mẫn làm việc không nghỉ để chuyên chở đồ dùng, đồ ăn đang được tiêu thụ 1 cách chóng mặt cho các siêu thị.
Để làm được việc đó cho một thành phố hàng triệu dân như Berlin, một đất nước gần 100 triệu người như nước Đức là một nỗ lực phi thuờng!
Điều đáng buồn nhất
Đáng buồn là trong lúc chúng tôi đang dốc sức chống dịch cho tất cả chúng ta thì nhiều người vì không hiểu biết, vì sợ chết, vì tham lam đang mua vơ vét hét cả những gì có thể góp phần gây khó khăn cho những người đang làm nhiệm vụ.
Chúng ta chỉ nên mua hàng hóa đủ dùng trong 2 tuần, vì công việc chúng tôi không có thời gian mua bán khi tranh thủ đi cửa hàng được một tí thì nhiều thứ không còn nữa. Chúng tôi cũng chỉ bực mình vì không có để mua ngay thôi chứ không hề sợ hãi, bởi chúng tôi biết chỉ vài giờ sau hàng lại về rồi.
Riêng thành phố Berlin của tôi đã bãi bỏ lệnh cấm xe tải chạy chạy vào cả trung tâm thành phố bất kể giờ nào đảm bảo luôn bổ sung các mặt hàng vừa hết để các siêu thị kịp thời phục vụ người tiêu dùng.
Chính quyền không đảm bảo được chuyện không để dân chết vì dịch bệnh nhưng họ hứa không để dân chết đói.
Tôi và nhiều người Đức tin rằng những người lãnh đạo đất nước sẽ làm được việc đó. Các bạn thử quan sát xem bao nhiêu phần trăm người Đức hoảng loạn, mua vơ vét dự trữ hàng hóa tích cóp cho cả mấy đời như một số người mà các bạn biết?
Nghịch lý đáng tiếc
Tiếc là nhiều người giờ được ở nhà, không phải đi làm như chúng tôi thì trong nhà đầy đủ, có khi thừa thãi khẩu trang, găng tay, nước diệt khuẩn… còn chúng tôi đi làm thì không đủ những thứ đó.
Không khẩu trang vì thực ra không trực tiếp tiếp xúc với người bệnh hoặc làm việc ở khu vực cách ly thì chưa cần đến. Phải để nhường cho bệnh nhân và những người khỏe đang làm ở tuyến 1 mà chúng tôi thấy như thế là rất đúng.
Kế cả bản thân tôi nếu phải làm việc ở đó khi chỉ còn một chiếc khẩu trang thì tôi cũng sẵn sàng nhường cho bác sĩ, bởi ông ấy cần hơn tôi.
Bác sĩ sống sẽ cứu được nhiều người còn tôi có sống cũng chỉ giúp được chứ sẽ không cứu được ai cả. Thế nhưng nhiều người còn tranh thủ kiếm chác trên tính mạng của bao nhiêu con người khác.
Họ mua những thứ đó để gửi về Trung Quốc, Việt Nam hoặc sau đó tung lên mạng bán với giá cắt cổ. Giờ dịch bùng mạnh quá thì họ bỏ của chạy lấy người, tháo thân mang virus về gieo rắc ở quê huơng.
Điều tệ hại nhất
Tệ nhất là tình trạng nước diệt khuẩn, cơ quan tôi đặt mua tiếp mà hiện nay chưa có vì phải ưu tiên cho các bệnh viện trong khi ở nhiều gia đình chứa sẵn hàng lít, giờ chẳng ra khỏi nhà nên cũng chẳng dùng đến.
Hy vọng trước khi nước diệt khuẩn trong kho của chúng tôi cạn thì các nơi sản xuất đã đáp ứng đươc. Chúng tôi biết rằng họ cũng đang tăng ca, tăng nhân công làm ngày, làm đêm để phục vụ nhân loại.
Thôi, vài dòng thế thôi. Hy vọng không xảy ra cái gì nhiều để tôi phải ghi nhật ký cá nhân thuờng xuyên. Còn nhật ký công việc thì dù không có cái đại dịch này chúng tôi cũng phải làm việc đó hàng ngày rồi. Chúc tất cả chúng ta bình an!
Tác giả, bà Lê Thị Hà An, cán bộ công tác xã hội, gửi cho BBC từ Berlin hôm 17/03/2020 trong một ghi chép nhanh giữa những giờ làm việc khẩn trương chống dịch tại Berlin, CHLB Đức. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51965361
Virus corona: Số ca tử vong tăng mạnh,
Ý kéo dài thời hạn phong tỏa
Minh Anh
Một tuần nước Ý dưới lệnh phong tỏa đã qua nhưng dịch virus corona vẫn tiếp tục hoành hành dữ dội : 475 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ. Thủ tướng Ý Giuseppe Conte ngày 19/03/2020 thông báo kéo dài thời hạn phong tỏa toàn quốc đến ngày 03/4.
Thông báo này được lãnh đạo nước Ý công bố trên nhật báo Ý, Il Corriere della Sera. Từ một tuần qua, một phần lớn các doanh nghiệp, các hoạt động cá nhân trên toàn quốc, cũng như trường học đã bị đóng cửa, ngưng hoạt động.
Tuy nhiên, chính quyền Roma cho biết dù chưa có ý định siết chặt các biện pháp hạn chế đề ra, nhưng sẵn sàng “hành động” nếu các lệnh cấm không được tuân thủ.
Với 475 ca mới, con số kỷ lục tính từ đầu mùa dịch tại Ý đến nay, nước Ý đang xích lại gần với Trung Quốc (3.200 ca tử vong) khi chạm ngưỡng 3.000 người chết vì virus corona và có hơn 35.000 người nhiễm bệnh.
Theo tường thuật của thông tín viên France 24, Natalia Mendoza, giới chức Y tế cho rằng “số bệnh nhân thật sự còn cao hơn nhiều và rất có thể là hơn 100 000 người vì những người mang mầm bệnh vẫn chưa cho thấy các triệu chứng”.
Thủ tướng Đức kêu gọi đoàn kết chống dịch
Tại Đức số ca nhiễm virus đã vượt ngưỡng 10.000 người, theo như thông báo của viện Robert Koch ngày 19/03/2020. Cụ thể là đã có tổng cộng 10.999 ca bệnh, trong đó có 2.801 ca mới trong vòng 24 giờ và 20 người chết.
Trong tình hình này, với 25.000 chỗ hiện có, Berlin cho biết sẽ tăng cường gấp đôi số giường bệnh trợ thở tại các bệnh viện nhằm bảo đảm việc chăm sóc người bệnh. Ngoài ra, chính phủ gia tăng dần các biện pháp ngày càng nghiêm ngặt hơn nhằm kềm hãm đà lây lan của dịch bệnh mà không cần sử dụng đến biện pháp phong tỏa toàn quốc.
Thủ tướng Đức, Angela Merkel, trong bài phát biểu truyền hình đầu tiên ngày 18/03/2020, kêu gọi toàn dân tuân thủ các quy định phòng ngừa do chính phủ đề ra. Bà nói: “Kể từ khi đất nước được thống nhất, đúng hơn là kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, chưa bao giờ đất nước chúng ta phải trải qua một thách thức lớn đến như thế mà lối thoát phụ thuộc nhiều vào tình liên đới chung của chúng ta”.
Cũng trong ngày hôm qua, bộ trưởng Nội Vụ Đức thông báo tạm ngưng chương trình tiếp nhận di dân tị nạn người Syria với Thổ Nhĩ Kỳ ” vì lý do hạn chế đi lại “ mà Liên Hiệp Châu Âu ban hành hôm thứ Ba 17/3. Nhiều chương trình tương tự với Liban và Jordani cũng sẽ bị đình lại, theo như phá
Thượng nghị sĩ Ý phải thốt lên
‘Trung Quốc là khối u của toàn cầu’
Ngọc Mai
Mới đây, ông Maurizio Gasparri, thượng nghị sĩ, nguyên Bộ trưởng Bộ Truyền thông Ý đã phát thốt lên “Trung Quốc là khối u của toàn cầu” vì những tuyên truyền dối trá khi nói rằng “Trung Quốc đã giúp đỡ Ý và các nước châu Âu khác trong đại dịch virus Vũ Hán”.
Trong một video, ông Maurizio Gasparri, thượng nghị sĩ, nguyên Bộ trưởng Bộ Truyền thông Ý, đã chỉ trích chính phủ Trung Quốc gây tổn hại cho toàn thế giới. Theo ông, Trung Quốc dưới thời của ĐCSTQ đã trở thành quốc gia tồi tệ nhất thế giới. Trung Quốc không chỉ là quốc gia có nguồn ô nhiễm nghiêm trọng nhất, mà chính quyền nước này còn thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế thông qua các thủ đoạn không chính đáng, khiến các quốc gia đối tác rơi vào khủng hoảng kinh tế.
Theo ông, chính quyền Trung Quốc lần này thậm chí đã che dấu và báo cáo giả về tình hình dịch bệnh, lừa dối toàn thế giới, khiến các nước trên thế giới đều bị rơi vào thảm họa.
Ông kêu gọi: “Các nước châu Âu, các vị phải thức tỉnh từ những gì xảy ra ở Ý, đừng bao giờ bị đánh lừa bởi những lời dối trá của ĐCSTQ”.
“Trung Quốc là khối u của toàn cầu”, ông nói.
Sau khi đăng, Video của ông đã thu hút nhiều sự chú ý. Cư dân mạng Lesliechou bình luận rằng, nên sửa lại rằng chính ĐCSTQ là khối u, chứ không phải Trung Quốc.
Một người dùng mạng tên Charlse, nói về nghị sĩ Gasparri: “Người như thế này phải là người đứng đầu lãnh đạo nước Ý!”.
Trước đó, chính quyền Trung Quốc tuyên truyền rằng họ cử chuyên cơ vận chuyển vật tư y tế cung cấp cho Ý. Tuy nhiên truyền thông Ý nghi ngờ đây là “tin giả” và cho biết hàng chục nghìn khẩu trang cùng hàng nghìn bình oxy Đài Loan đều là do Ý bỏ tiền ra mua, đây là giao dịch thương mại.
Theo Tờ Il Foglio của Ý, ông Luigi Di Maio, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ý, luôn sử dụng thuật ngữ “hàng cứu viện từ Trung Quốc” để mô tả các vật tư này. Đồng thời, ông này còn nhấn mạnh “Trung Quốc đem đến sự ấm áp trong mùa đông giá lạnh”, điều này gây ra sự hiểu nhầm cho người dân Ý. Trên thực tế, đây chỉ là giao dịch thương mại giữa Trung Quốc và Ý. Vài ngày trước, ông Luigi Di Maio đã gọi điện cho ông Vương Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đề xuất nhu cầu mua vật tư cho Ý, ông Vương Nghị phụ trách kết nối với nhà cung cấp Trung Quốc.
Bà Guilia Pompili, tác giả bài viết này trên tờ Il Foglio, là một nữ nhà báo nổi tiếng người Ý, cũng là người thường xuyên vạch trần các vụ bê bối của Trung Quốc. Bà đã viết: “Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ý tuyên bố, gần đây Trung Quốc quyên tặng 20.000 bộ đồ bảo hộ, 50.000 liều thuốc thử nghiệm, 100.000 khẩu trang, 1000 bình oxy. Rất nhiều cư dân mạng yêu nước đã cảm ơn Trung Quốc vì cho rằng Trung Quốc không giống như EU, và họ đã thể hiện tình đoàn kết và tình bạn thực sự. Nhưng mọi người không cảm thấy kỳ quái sao?”.
Bà Guilia Pompili chỉ ra, trước đây chính quyền Trung Quốc đã cực lực tuyên truyền khắp nơi về “mô hình Trung Quốc chống bệnh dịch toàn cầu”, và bây giờ xuất khẩu số lượng lớn vật tư y tế là “làn sóng thứ hai” trong kế hoạch tuyên truyền chính trị của ĐCSTQ. Chỉ cần quan sát các kênh truyền thông chính thức của Trung Quốc sẽ phát hiện trục chính đều xoay quanh mục tiêu ca ngợi “Trung Quốc từ thiện”. Ngoài Ý, ĐCSTQ cũng đã lên kế hoạch làm việc này với các nước châu Âu khác.
Theo kênh Formiche của Ý, tình bạn Trung Quốc – Ý là “tin giả” vì Ý chỉ là bàn đạp cho việc ĐCSTQ triển khai tiến sâu vào châu Âu. Tất nhiên, Ý không thể mong đợi có được các thiết bị y tế đắt tiền từ chính quyền Trung Quốc. Ý không những đã phải là “người dùng trả tiền”, mà tiếp sau “e rằng Ý sẽ còn phải bỏ ra nhiều hơn cái giá chính trị này”.
Theo secretchina
Ngọc Mai dịch và biên tập
Video xem thêm: Chính quyền Trung Quốc thu thập thông tin về mống mắt của tất cả người dân, kể cả trẻ em
https://www.dkn.tv/the-gioi/thuong-nghi-si-y-phai-thot-len-trung-quoc-la-khoi-u-cua-toan-cau.html
Ý huy động quân đội dời xác chết Covid-19
ra khỏi thị trấn ở tâm dịch
Chính phủ Ý đã ra lệnh cho quân đội dời các xác chết ra khỏi một thị trấn miền Bắc vốn là tâm điểm của dịch Covid-19 vì các nhà quàng đã quá tải giữa lúc chính phủ đang chuẩn bị kéo dài thêm các biện pháp phong tỏa khẩn cấp trên khắp nước.
Các đoạn video do cư dân địa phương quay tại Bergamo, ở đông bắc thành phố Milan, được trình chiếu trên trang mạng của tờ báo địa phương Eco di Bergamo, cho thấy một đoàn xe tải quân sự nối đuôi nhau chạy trên các đường phố trong đêm, mang đi những quan tài ra khỏi nghĩa địa của thị trấn.
Một người phát ngôn của quân đội hôm 19/3 xác nhận rằng 15 xe tải và 50 quân nhân đã được huy động để dời các xác chết tới các thị trấn lân cận. Trước đó, chính quyền địa phương ở Bergamo kêu gọi sự giúp đỡ để hỏa táng các nạn nhân vì đã quá tải.
Nước Ý ghi nhận số tăng ca tử vong cao nhất từ trước tới nay trong một ngày hôm thứ Tư 18/3, tăng thêm 475 ca, nâng tổng số tử vong lên tới gần 3000 ca. Chỉ tại vùng Lombardy đã có thêm hơn 300 ca tử vong. Tỉnh Bergamo, nơi Covid-19 hoành hành dữ dội nhất, ghi nhận tổng cộng hơn 4000 ca.
Nước Ý đã bị phong tỏa hầu như hoàn toàn trước các nước Châu Âu khác, nhưng các ca tử vong vẫn tiếp tục tăng tại đây.
Chính phủ Ý đang cân nhắc các biện pháp nghiêm ngặt hơn và hạn chế hơn nữa những sự đi lại đang được phép.
Hôm 19/3, báo Corriere della Sera dẫn lời Thủ tướng Giuseppe Conte nói rằng chính phủ Ý sẽ gia hạn thêm việc thi hành các biện pháp khẩn cấp hiện hành, quá hạn chót đã đề ra, quy định các cửa hàng phải đóng cửa ít nhất tới 25/3/2020, và các trường học tới ngày 3/4/2020. Ông Conte không nói rõ các biện pháp khẩn cấp sẽ được áp dụng cho tới bao giờ.
Coronavirus khiến Taliban nhận ra
sự cần thiết của nhân viên y tế
Tin Kabul, Afghanistan – Lo sợ trước viễn cảnh về việc dịch coronavirus lây lan trong lãnh địa, nhóm phiến quân Taliban tại Afghanistan mới đây đã có thay đổi đáng kể, khi tuyên bố họ sẵn sàng làm việc với các nhân viên y tế. Vào tháng 4 năm ngoái, Taliban đã ra lệnh cấm các nhân viên của tổ chức Y Tế Thế Giới WHO và Hồng Thập Tự hoạt động trong khu vực do nhóm này kiểm soát, do nghi ngờ chương trình chích ngừa bại liệt của các nhân viên thiện nguyện.
Tuy nhiên, lệnh cấm này sau đó được Taliban dỡ bỏ vào tháng 9 cùng năm. Thông báo mới của Taliban cho thấy nhóm này rõ ràng đã nhận ra sự nguy hiểm của Covid-19, khi dịch bệnh lan rộng khắp thế giới. Ông Suhail Shaheen, phát ngôn viên của Taliban, đã viết trên Twitter rằng nhóm này sẵn sàng hợp tác với mọi tổ chức y tế quốc tế và tổ chức WHO để chống lại coronavirus. Trong một báo cáo vào tháng 12 vừa qua, WHO đã kềm chế không nêu tên Taliban hoặc bất kỳ nhóm phiến quân nào, khi thống kê tổn thất về nhân mạng và tài sản trong các vụ tấn công nhắm vào lực lượng y tế trong năm 2019. Taliban vẫn luôn bác bỏ cáo buộc về các vụ tấn công mà chính quyền Afghanistan cho rằng tổ chức này gây ra.
Afghanistan hiện có 22 ca nhiễm coronavirus và nhà chức trách đang lo ngại con số này sẽ tăng nhanh, do hàng ngàn người vẫn qua lại mỗi ngày giữa biên giới Afghanistan và Iran, một trong các nước có số bệnh nhân cao nhất hiện nay. Hệ thống y tế yếu kém của Afghanistan chắc chắn sẽ bị tràn ngập nếu dịch Covid-19 lây lan. Cộng đồng người Pashtun, sống tại vùng lãnh thổ do Taliban kiểm soát, có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nếu xảy ra dịch bệnh, do không thể tiếp cận với các hỗ trợ y tế.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/coronavirus-khien-taliban-nhan-ra-su-can-thiet-cua-nhan-vien-y-te/
Virus corona: Các quốc gia châu Á đối mặt
với làn sóng virus ‘nhập khẩu’ từ bên ngoài
Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore là ba trong số các nước châu Á đang đối mặt với làn sóng xâm nhập lần thứ hai của virus corona do tình trạng người nhập cảnh vào các nước này.
Hôm 19/3, Trung Quốc – nơi virus phát xuất đầu tiên – thông báo rằng bên trong Hoa lục đã không xuất hiện thêm các trường hợp nhiễm mới.
Tuy nhiên, lại có tới 34 trường hợp nhiễm mới trong số những người gần đây trở về Trung Quốc.
WHO cảnh báo các nước Đông Nam Á về dịch Covid-19
Anh đánh lớn, tung gần 400 tỷ đô vào trận chiến chống virus corona
Virus corona: Anh và Việt Nam tương phản nhau cách chống dịch
Virus corona gây viêm phổi ‘đã âm thầm vào cộng đồng’ ở VN
Trong khi đó, số các trường hợp mới phát hiện tại Hàn Quốc tăng vọt với con số 152 hôm 19/3, nhưng chưa rõ trong số này có bao nhiêu trường hợp đến từ bên ngoài.
Một ổ dịch mới xuất hiện ở một viện dưỡng lão ở Daegu, nơi có 74 bệnh nhân đã xét nghiệm dương tính với virus.
Hôm 18/3, Singapore thông báo có thêm 47 trường hợp nhiễm mới, trong đó có 33 ca từ bên ngoài nhập cảnh vào nước này và trong số họ có 30 công dân Singapore bị nhiễm bệnh ở nước ngoài và sau đó mang theo bệnh khi về nước.
Tại Trung Quốc, có thêm 8 người chết, tất cả đều ở tỉnh miền trung Hồ Bắc và hầu hết đều sống ở Vũ Hán.
Ba quốc gia nói trên cho thấy, họ đã thành công trong việc kiểm soát việc lây nhiễm virius trong nước, nhưng hiện đang đối mặt với mối lo rằng, việc virus lây lan nhanh ở các nước khác có thể làm ảnh hưởng đến những nỗ lực của họ.
Nhật ký virus corona từ Vũ Hán: câu chuyện một đôi vợ chồng trẻCập nhật trực tiếp tình hình dịch virus corona
Virus corona: Mất năm ngày để thấy triệu chứng
Virus corona: Những triệu chứng và cách phòng tránh cần biết
Covid-19: Tự cách ly khi nào, thế nào cho đúng?
Virus corona: Làm thế nào để tránh lây nhiễm
Virus corona: Làm gì để vững tinh thần qua mùa dịch?
Trọng tâm của cuộc chiến chống dịch hiện dồn sang châu Âu và Mỹ, tuy nhiên, đã xuất hiện những con số mới báo hiệu rằng, dịch bệnh có thể bùng phát trên toàn châu Á.
Văn phòng y tế cấp cao của Malaysia hôm 18/3 đã yêu cầu người dân “hãy ở nhà, bảo vệ bản thân và gia đình.”
Nước này đã có 710 người nhiễm virus corona chủng mới, mà nhiều người trong họ liên quan đến một sự kiện tôn giáo diễn ra ở thủ đô Kuala Lumpur hồi tháng Hai.
“Chúng tôi có cơ hội mong manh để phá vỡ chuỗi lây nhiễm COVID-19”, Noor Hisham Abdullah, Tổng giám đốc Cơ quan Y tế Malaysia, cho biết trên Facebook.
“Ở đây không có chỗ cho sự thất bại. Bằng không, chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với làn sóng thứ ba của virus này, mà sức tàn phá còn lớn hơn cơn sóng thần nếu chúng ta cứ duy trì thái độ ‘nếu vậy thì sao'”.
Đại học John Hopkins ở Mỹ đưa ra con số rằng, trên toàn cầu hiện đã có 215.955 trường hợp nhiễm bệnh với 8.749 ca tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì cho biết, 80% trong số các trường hợp này là ở châu Âu và khu vực Tây Thái Bình Dương, bao gồm phần lớn các quốc gia châu Á.
Phân tích của Laura Bicker, phóng viên tại Seoul
Hàn Quốc được ca ngợi cho những phản ứng với dịch bệnh, trong đó liên quan đến việc truy tìm các trường hợp bị nhiễm, xét nghiệm đại trà cho rất nhiều người và cách ly những trường hợp nhiễm bệnh một cách nhanh chóng.
Tốc độ lây lan của dịch đã chậm lại kể từ khi dịch bùng phát hồi đầu tháng này. Trước khi tăng trở lại vào hôm qua (18/3), số người nhiễm mới ở nước này đã ở mức hai con số trong vòng bốn ngày qua.
Các quan chức y tế cảnh báo rằng không có chỗ cho sự tự mãn và một lần nữa kêu gọi mọi người hãy tránh xa các cuộc tụ tập đông người, kể cả trong nhà thờ, tại nhà dưỡng lão, quán cà phê internet hay phòng karaoke.
Mới đây, lại có 3 thành viên đội liễu kiếm (fencing) quốc gia đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona sau khi họ trở về từ một cuộc so tài ở Hungary. Hiện tất cả 26 vận động viên và huấn luyện viên của đội đang được xét nghiệm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51956792
ADB hỗ trợ 6,5 tỉ USD giúp các nước thành viên
đang phát triển chống dịch COVID-19
Ngày 18 tháng 3 năm 2020, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố sẽ hỗ trợ 6,5 tỉ USD để giúp các quốc gia thành viên đang phát triển, trong đó có Việt Nam, để đối phó đại dịch COVID-19.
Trả lời báo chí cùng ngày, ông Masatsugu Asakawa, Chủ tịch ADB nhận định, đại dịch này đã trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng, đòi hỏi hành động mạnh mẽ ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Ông Masatsugu Asakawa cho biết, ADB đang đề ra những hành động quyết liệt đối với các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB, để đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ người nghèo, người dễ tổn thương, và người dân trong toàn khu vực và để bảo đảm rằng các nền kinh tế sẽ hồi phục nhanh chóng hết mức có thể.
ADB cũng sẽ sẵn sàng cung cấp thêm hỗ trợ tài chính và tư vấn chính sách trong tương lai khi điều kiện cho phép, bên cạnh gói cứu trợ 6,5 tỉ USD.
Tin cho biết, cụ thể gói hỗ trợ ban đầu này gồm khoảng 3,6 tỉ USD cho các hoạt động của các chính phủ nhằm ứng phó các vấn đề về kinh tế và y tế của đại dịch; 1,6 tỉ USD trong các hoạt động không thuộc kênh chính phủ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa bị tác động trực tiếp.
Tổ chức này cũng sẽ huy động khoảng 1 tỉ USD nguồn vốn ưu đãi thông qua tái phân bổ từ các dự án đang triển khai và sẽ cung cấp 40 triệu USD viện trợ hỗ trợ kỹ thuật và giải ngân nhanh.
Kể từ ngày 7/2/2020, ADB đã cung cấp hơn 225 triệu USD cho cả khối chính phủ và doanh nghiệp ở các quốc gia thành viên đang phát triển, đối phó dịch COVID-19.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Việt Nam
hoãn lại tới cuối tháng 6
Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia Đông Nam Á- ASEAN với các lãnh đạo thế giới khác dự kiến diễn ra tại Việt Nam vào đầu tháng tới đã bị hoãn lại cho đến cuối tháng 6 do những lo ngại về dịch viêm phổi cấp chủng mới COVID-19, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết hôm 19/3.
Bộ Ngoại giao nói Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo cho lãnh đạo các nước Đông Nam Á khác về quyết định hoãn lại thượng đỉnh ASEAN.
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 36 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên đã được lên kế hoạch để diễn ra từ ngày 6-9 Tháng Tư tại Việt Nam, chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay.
Quyết định này được đưa ra sau khi Việt Nam tuyên bố hôm 17/3 rằng nước này sẽ áp dụng lệnh cách ly bắt buộc đối với tất cả những ai đến từ Hoa Kỳ, Châu Âu và các nước ASEAN, đồng thời đình chỉ việc cấp thị thực mới cho mọi công dân nước ngoài.
Đại dịch corona đã giết chết gần 9.000 người trên toàn thế giới và tính cho tới cuối ngày thứ Năm 18/3 thì 76 người bị lây nhiễm tại Việt Nam.
Tình trạng dịch chưa mấy sáng sủa là nguyên nhân dẫn tới quyết định hủy bỏ một hội nghị giữa ASEAN và Hoa Kỳ đã được lên lịch cho ngày 14/3/2020.
ASEAN bao gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
https://www.voatiengviet.com/a/hoi-nghi-thuong-dinh-asean-hoan-lai-toi-cuoi-thang-sau/5335625.html
Triều Tiên tuyên bố đã chinh phục virus Vũ Hán
nhưng liệu có ai tin?
Triệu Hằng
Triều Tiên đã tuyên bố rằng họ không có trường hợp nào nhiễm virus Vũ Hán. Tuy nhiên, hãng Fox News cho rằng, với những tuyên bố hùng hồn của Kim Jong Un, liệu có ai tin điều đó.
Triều Tiên tiếp giáp với Trung Quốc và Hàn Quốc, là hai quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất trên thế giới do virus từ Vũ Hán gây ra. Hôm thứ Hai (16/3), Trung Quốc tuyên bố có 81.036 ca nhiễm COVID-19 và hơn 3.200 trường hợp tử vong.
Hàn Quốc đã có chính sách mạnh mẽ chống virus lây lan. Các chuyên gia y tế toàn cầu đã ca ngợi năng lực của Hàn Quốc trong việc xét nghiệm đông đảo người dân. Chính phủ Tổng thống Moon Jae-in đã kiểm tra hơn 1/4 triệu dân, có nghĩa là cứ 200 người dân thì có 1 người được xét nghiệm.
Tin tức về các ca nhiễm ở Hàn Quốc gần đây chững lại khiến một số nhà lãnh đạo quốc tế đang nhân rộng cách thức của Hàn Quốc. Triều Tiên có lẽ không phải là một trong những quốc gia đó vì họ từ chối thừa nhận bất kỳ ca nhiễm nào, mặc dù có nhiều bằng chứng theo kiểu “giai thoại” cho biết điều ngược lại.
“Không thể nào Triều Tiên không có một ca nhiễm virus corona”, Jung H. Pak, cựu nhà phân tích thuộc cơ quan tình báo CIA ở Hàn Quốc nói với Fox News.
Nhà phân tích Pak, hiện đang là nghiên cứu sinh của Viện Brookings, tin rằng Kim đang nói dối về những con số để cho thế giới thấy ông ta vẫn đang kiểm soát và có thể bảo vệ người dân của mình khỏi căn bệnh chết người.
Theo Fox News, rất ít khả năng virus xâm nhập qua biên giới quân sự với Hàn Quốc hoặc xâm nhập qua các tuyến đường đã đóng cửa với Trung Quốc, nhưng có những thương nhân chợ đen hoạt động trong khu vực nhiều năm, những người này có thể mang virus vào Triều Tiên.
Tướng Robert Abrams, chỉ huy Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, tin rằng, một manh mối khác cho thấy Triều Tiên có sự tổn thất vì virus Vũ Hán là do trong những tuần gần đây họ không có các hoạt động quân sự.
Vào cuối tháng Hai, Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cơ quan giám sát mối quan hệ liên Triều, cho biết, Bình Nhưỡng đã báo cáo với Tổ chức Y tế Thế giới rằng họ đã xét nghiệm 141 trường hợp nghi nhiễm virus Vũ Hán, nhưng tất cả âm tính.
Tuy nhiên, truyền thông Hàn Quốc dựa trên những nguồn tin nặc danh đã báo cáo Triều Tiên có người nhiễm virus Vũ Hán trong đó có một số đã tử vong.
Cùng thời điểm đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Morgan Ortagus nói rằng, Mỹ “lo ngại sâu sắc về sự tổn thương của người dân Triều Tiên đối với sự bùng phát của virus corona”.
Theo Fox News
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/trieu-tien-tuyen-bo-da-chinh-phuc-virus-vu-han-nhung-lieu-co-ai-tin.html
Đài Loan cấm nhập cảnh đối với
nhiều người nước ngoài để kiểm soát coronavirus
Tin từ Đài Bắc, Đài Loan – Vào hôm thứ Tư (18/3), chính phủ cho biết Đài Loan sẽ cấm nhập cảnh đối với nhiều người nước ngoài như một phần của các biện pháp phòng chống coronavirus, ngoại trừ người có giấy phép cư trú, nhà ngoại giao và công nhân nhập cư, khi Đài Loan chống lại số ca bệnh nhập cảng ngày càng gia tăng.
Đài Loan nhận được sự khen ngợi từ các chuyên gia y tế vì nỗ lực kiểm soát virus hiệu quả, nhưng hiện tại họ đang báo cáo sự gia tăng hàng ngày trong các trường hợp bệnh từ những người trở về hòn đảo từ các quốc gia khác, đặc biệt là châu Âu.
Chính phủ yêu cầu người Đài Loan không đi du lịch nước ngoài trừ khi cần thiết, và hiện tăng cường kiểm soát để ngăn chặn sự xâm nhập của hầu hết người nước ngoài từ nửa đêm (16:00 GMT).
Bộ trưởng Y tế Chen Shih-chung tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng tất cả những người vào Đài Loan cũng sẽ được cách ly tại nhà trong 14 ngày. Ông cho biết số lượng các ca bệnh nhập cảng “tăng mạnh”. Đài Loan báo cáo 77 trường hợp cho đến nay, trong đó tất cả các trường hợp mới gần đây nhất từ hai ngày qua đều được nhập cảnh.
Chính phủ không cho biết khi nào các biện pháp mới có thể kết thúc, và chỉ tuyên bố rằng việc này phụ thuộc vào tình hình virus. Chính phủ cũng tạo ra ngoại lệ cho những người lao động nhập cư nước ngoài, những người thường xuyên làm việc trong các nhà máy hoặc làm người chăm sóc gia đình và là một phần quan trọng của nền kinh tế Đài Loan, mặc dù họ cũng sẽ phải cách ly trong 14 ngày khi đến nơi. (BBT)
https://www.sbtn.tv/dai-loan-cam-nhap-canh-doi-voi-nhieu-nguoi-nuoc-ngoai-de-kiem-soat-coronavirus/
Đừng để TQ bẻ cong sự thật về virus Vũ Hán
Chính quyền Trung Quốc đang đốc sức tuyên truyền với thế giới về dịch bệnh COVID-19, nhằm biến mình từ vị trí “nghi phạm tạo ra virus” trở thành “nạn nhân”, thậm chí là “anh hùng” trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh chết người.
Điều này là nguy hại và gắn với mọi người trên thế giới. Trang phân tích thời sự Axios nhận định: “Mối liên quan là cao – đối với thế giới và cả Trung Quốc trong đó”.
“ĐCSTQ rất sành sỏi trong việc viết lại lịch sử và chúng ta đang xem họ làm điều đó trực tiếp theo thời gian thực tế”, Bill Bishop, tác giả của trang tin Sinocism, nói với Axios.
Bắc Kinh đang tuyên truyền những gì?
Khi các nhà quan sát nghi ngờ rằng COVID-19 thực chất là vũ khí sinh học mà Trung Quốc chế ra tại phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, ĐCSTQ nhanh chóng tìm cách đổ lỗi cho nước khác.
Zhong Nanshan, một nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 27/2: “Mặc dù COVID-19 được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc, nhưng điều đó không có nghĩa là nó có nguồn gốc từ Trung Quốc”.
Kể từ đó, các quan chức và bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đang lan truyền ý tưởng như thể Trung Quốc chỉ là nạn nhân của đại dịch.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lijian Zhao thậm chí còn đi xa hơn khi tung ra thuyết âm mưu rằng COVID-19 bắt nguồn từ Mỹ chứ không phải Trung Quốc. Ông này viết trên Twitter ngày 12/3: “Có lẽ quân đội Mỹ đã mang dịch bệnh này tới Vũ Hán. Hãy minh bạch đi! Hãy công bố dữ liệu của các vị! Nước Mỹ nợ chúng tôi một lời giải thích!”
Đồng thời, Bắc Kinh cũng tuyên truyền rằng “thế giới cần cảm ơn Trung Quốc” vì đã giúp các nước có thời gian chuẩn bị ứng phó với virus Vũ Hán.
Những ngày qua, khi số ca tử vong vì virus Vũ Hán đã giảm xuống, trong khi dịch bệnh đang lan rộng tại nhiều nước, ĐCSTQ cử bác sỹ tới Italy và các nước khác để “hỗ trợ”, đồng thời tuyên truyền rằng Trung Quốc đã chiến thắng dịch bệnh như thế nào, giờ Trung Quốc là nơi “an toàn nhất” và “đáng sống nhất trên thế giới”.
“Đừng để Trung Quốc bẻ cong sự thật”
Nhiều người có lẽ đã không mất mạng vì COVID-19 vì nếu chính quyền Trung Quốc trung thực về sự bùng phát của virus này ở thành phố Vũ Hán.
“Các quan chức Trung Quốc đã biết có 381 ca nhiễm vào cuối tháng 12/2019 nhưng đến ngày 11/1 lại tuyên bố chỉ có 41 ca”, theo nhà báo Terry Glavin viết trên The National.
Trang Axios chỉ ra thực tế rằng: “Việc chính quyền Trung Quốc che giấu virus đã khiến dịch bệnh lây lan không được kiểm soát ở Vũ Hán trong nhiều tuần, trong đó có việc 5 triệu cư dân đã rời khỏi thành phố mà không bị sàng lọc, dẫn đến dịch bệnh lây lan thành đại dịch ở nước này và không tránh khỏi việc lan rộng ra bên ngoài Trung Quốc”.
Điều tai hại là một số báo chí nước ngoài đã vô tình hoặc hữu ý đưa tin theo tuyên truyền của ĐCSTQ. Ví dụ, tờ New York Times có bài báo: “Trung Quốc đã giúp phương Tây có thời gian chuẩn bị. Còn phương Tây thì lãng phí nó”. MSNBC có bản tin đề cập đến việc Trung Quốc đã ứng phó “nghiêm túc” như thế nào đối với virus Vũ Hán, nhưng phớt lờ việc chính quyền đã đàn áp những người công bố thông tin thực tế như thế nào.
Ngược lại, một số tờ báo khác cảnh báo thế giới cần tỉnh táo trước làn sóng tuyên truyền từ Bắc Kinh. Washington Examiner cho rằng chính quyền Trung Quốc đã phạm phải nhiều sai trái liên quan đến virus Vũ Hán, đồng thời chất vấn vì sao các tờ báo khác lại giả vờ rằng tuyên truyền của Trung Quốc là đúng.
Không ai tin chính quyền Trung Quốc nữa cho dù “những lời hoa mỹ gian dối vẫn phát ra từ bộ máy tuyên truyền”, theo Jianli Yang, người sống sót từ vụ Thảm sát Thiên An Môn, nhà sáng lập và chủ tịch tổ chức Sáng Kiến Sức mạnh Công dân vì Trung Quốc, viết trên The Hill.
Thế giới đã chứng kiến khả năng đổi trắng thay đen của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc bóp méo thông tin nhằm viết lại lịch sử về vụ Thảm sát sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Các sinh viên không một tấc sắt trên tay như Yang đã bị vu khống là những kẻ bạo loạn.
Giờ đây, khi mạng lưới tuyên truyền của ĐCSTQ đang hoạt động trên khắp thế giới, Yang hi vọng công chúng đừng cho phép chính quyền Trung Quốc trục lợi bằng cách bẻ cong sự thật về dịch bệnh Vũ Hán.
http://biendong.net/bien-dong/33647-dung-de-tq-be-cong-su-that-ve-virus-vu-han.html
Con ‘ký sinh trùng’ nguy hiểm hơn virus Vũ Hán
và nỗ lực ‘chối bỏ’ của TQ
Ngày đăng 19-03-2020
Khi một số chính khách và người nổi tiếng trên thế giới gọi virus viêm phổi đang gây nên đại dịch toàn cầu là virus Trung Quốc, chính quyền nước này đã phản ứng rất quyết liệt, có phần làm người ta thấy khó hiểu. Vì sao phải “nhạy cảm” quá mức như vậy?
Nhưng có lẽ cũng có một cách lý giải, để hiểu vì sao chính quyền Trung Quốc cố tránh gắn mình với thứ virus kinh hoàng này. Tác giả Thái Lạp Phủ trên trang Khán Trung Quốc (Secretchina) đã đưa ra một góc nhìn thú vị, cho thấy sự giống nhau không đáng tự hào giữa Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và virus Vũ Hán. Lẽ nào vì vậy mà ĐCSTQ muốn phủ nhận mọi sự liên đới?
Từ ngày 1/1 khi nhà chức trách phỏng vấn 8 bác sĩ bị cáo buộc là ‘sản xuất tin đồn’ đến việc chính thức đóng cửa Vũ Hán vào ngày 23/1, cục diện thay đổi chóng mặt làm người ta kinh sợ. Theo thời gian, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, và toàn bộ Trung Quốc thất thủ trong dịch bệnh. Các quốc gia trên thế giới cũng bắt đầu có người nhiễm dịch, số ca mắc bệnh tăng lên hàng ngày.
Và điều đáng sợ hơn cả chính là đặc tính ẩn núp của virus Vũ Hán. Trong khi lan truyền, nó sử dụng chiến lược ‘che giấu dài hạn’, lợi dụng điều kiện bên ngoài để phát triển. Mặc dù đây là loại virus mới, nhưng các đặc điểm của nó lại cho người ta cảm giác quen thuộc, dường như đã gặp đâu đó rồi. Sự tương đồng ấy liệu có phải ngẫu nhiên, hay tạo hóa đang trêu ngươi để ta phải nhận ra điều gì đó?
Nếu bạn vẫn cho rằng điều này thật bí ẩn khó hiểu, vậy thì hãy cùng so sánh sự tương đồng dưới đây.
Che giấu và tích lũy sức mạnh lâu dài
Sự kiện Tây An 1936 đã giúp ĐCSTQ thoát khỏi vòng diệt vong và trở thành quân đoàn 8 của quân đội quốc gia. Bề ngoài họ ra vẻ chủ trương “cùng đất nước vượt qua quốc nạn”, nhưng trên thực tế lại âm thầm ra lệnh cho các đơn vị cấp cơ sở không được đánh địch, mà phát triển lực lượng một cách bí mật. Chiến lược này được gọi là “che giấu và tích lũy sức mạnh lâu dài”.
Virus viêm phổi Vũ Hán cũng cho thấy đặc trưng của chiến lược này: Thời gian ủ bệnh kéo dài tới 14 ngày, người nhiễm bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nên có thể vô tình lây nhiễm sang cộng đồng. Điều này gây khó khăn cho việc đề phòng dịch bệnh.
Theo ông Thomas R. Frieden, cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, thì khả năng kiểm soát virus càng ngày càng nhỏ. Giáo sư Paul Hunter đến từ Học viện Y khoa Norwich thuộc Đại học East Anglia cho biết, nếu viêm phổi Vũ Hán có thể lây lan rộng trong thời kỳ ủ bệnh thì sẽ vô cùng đáng sợ.
Đặc điểm “che giấu và tích lũy sức mạnh lâu dài” của virus corona thực sự là mối đe dọa tiềm tàng. Trong quá trình virus ẩn núp, quy mô và lực lượng sẽ tăng lên đáng kể. Theo các chuyên gia Mỹ, trong vòng 18 tháng virus corona có thể cướp đi sinh mạng của 65 triệu người. Chúng ta hy vọng con số thực
tế sẽ nhỏ hơn nhiều so với ước tính, mặc dù nếu chỉ nhỏ bằng một phần mười hoặc một phần trăm thì cũng là một con số khủng khiếp, số người tử vong sẽ là từ 650.000 đến 6,5 triệu người.
Dựa vào ký chủ sản xuất đội ngũ
Virus Vũ Hán là một loại virus RNA, ký sinh trong cơ thể vật chủ, dựa vào vật chất trong đó để tạo ra mọi thứ nó cần như protein, từ đó tạo ra nhiều virus hơn. Dựa vào vật chủ để sinh sôi nảy nở, điểm này rất giống với tình huống ĐCSTQ “ký sinh” trong Quốc Dân Đảng. Nếu Stalin so sánh Quốc Dân Đảng là một “quả chanh”, thì cộng sản quốc tế không ngại vắt kiệt nước và sau đó thuận tay vứt bỏ vỏ.
Trong lịch sử có rất nhiều ví dụ thực tế về vấn đề này. Ví dụ, trong Văn kiện tuyển chọn về phong trào vận động công nhân của ủy ban trung ương ĐCSTQ có viết: “Chúng ta nên tới làm công nhân trong Quốc Dân Đảng, mượn điều này cải tạo công đoàn của Quốc Dân Đảng thành công đoàn của đấu tranh giai cấp”.
Một ví dụ khác, khi thành lập Học viện Quân sự Hoàng Phố, các thành viên ĐCSTQ như Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Uẩn Đại Anh, Bao Huệ Tăng… đều đảm nhiệm chức vụ quan trọng trong trường. Họ sử dụng nguồn lực của học viện để phát triển đội ngũ cho tổ chức. Sau khi bắt đầu cuộc viễn chinh phương bắc, ĐCSTQ đã trắng trợn chia rẽ quân đội cách mạng của Quốc Dân Đảng, lấy lực lượng ấy để sử dụng cho riêng mình. Ở Hán Khẩu, Vũ Hán và nhiều nơi khác, ĐCSTQ phát động phong trào công nhân quy mô lớn nhằm cố gắng chiếm đoạt và “nhuộm đỏ” khu vực quản lý của chính phủ Quốc dân.
Nhân lúc cháy nhà đi vơ của, lợi dụng cơ hội phát triển lớn mạnh
Trong 5 lần bị quân đội Quốc Dân bao vây, ĐCSTQ gần như bị tiêu diệt. Sau đó Dương Hổ Thành và Trương Học Lương đã phát động biến cố Tây An, để lại mầm mống cho virus ĐCSTQ lan truyền trong tương lai. Nếu không nhờ cuộc xâm lược của Nhật Bản, ĐCSTQ cũng không thể mượn gió bẻ măng, lợi dụng cơ hội để bành trướng. Cuối năm 1936, ĐCSTQ chỉ còn chưa đầy 20.000 thành viên, tới năm 1945 khi quân Nhật tuyên bố đầu hàng, quân đội chính quy đã lên tới 910.000 người, dân quân hơn 2,2 triệu, lôi cuốn 95,5 triệu dân ở 19 tỉnh.
Nhìn lại quá trình phát triển của dịch viêm phổi Vũ Hán, nếu chính phủ không che giấu khi dịch mới khởi phát ở giai đoạn đầu, rất có thể nó đã sớm bị khoanh vùng và tiêu trừ. Sự vô trách nhiệm của người lãnh đạo đứng đầu cùng với việc phong tỏa và kiểm soát dư luận một cách độc tài đã tạo cơ hội cho virus lan truyền. Tình huống ấy cũng giống như việc ĐCSTQ lợi dụng quân Nhật sang xâm lược để che đậy bản thân, từ đó bành trướng ra toàn quốc. Ngày hôm nay virus đã xâm nhập tới các quốc gia với quy mô càng ngày càng rộng lớn, càng ngày càng không thể kiểm soát. Nếu virus có thể nói chuyện, liệu người mà nó muốn cảm ơn nhất có phải là ĐCSTQ hay không?
Kẻ nội ứng và truyền bá siêu việt
Trong quá trình thành lập và phát triển của ĐCSTQ, có một mặt trận vô cùng bí mật gọi là ‘cánh quân thứ năm’, cũng tức là đặc vụ (gián điệp). Số lượng lớn các đặc vụ là lợi thế của ĐCSTQ, nhiều người trong số họ từng giữ vị trí cao trong Quốc Dân Đảng, thâu tóm quyền lực thực sự và không được biết đến trong một thời gian dài.
Ví dụ, Quách Nhữ Quế là trưởng phòng tác chiến bộ quốc phòng. Trong cuộc chiến với Quốc Dân Đảng, Quách không chỉ trực tiếp xây dựng một số kế hoạch chiến đấu, mà còn thực hiện các nhiệm vụ bí mật như lập kế hoạch tấn công vào tỉnh Sơn Đông, sắp xếp lực lượng quân sự của bộ tư lệnh Từ Châu, điều động quân đội ở Đại Biệt Sơn, giải vây tỉnh Duyễn Châu, giải vây Trường Xuân, phòng ngự quân sự sông Trường Giang, triển khai lực lượng quân sự ở Vũ Hán, Thiểm Tây, Cam Túc và Tây Nam… Các kế hoạch này đều được gửi tới ĐCSTQ.
Giống như khả năng nội ứng siêu việt của ĐCSTQ, khả năng lây lan siêu thường của virus Vũ Hán cũng làm người ta kinh sợ. Vào cuối tháng Một, kẻ truyền bá siêu việt này đã khiến 15 nhân viên y tế thuộc bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán mắc bệnh, gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của nó. Kỳ thực, con số thực tế đâu chỉ có 15 nhân viên y tế? Theo giáo sư Michael Osterholm, một nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Minnesota, thì ngoài 15 nhân viên y tế trên có thể còn có nhiều ca siêu lây lan khác đang truyền bệnh. Số lượng bệnh nhân bị lây nhiễm, dù không được chính quyền tiết lộ, chắc chắn sẽ là con số khiến người ta giật mình.
Ông Lương Trác Vỹ đến từ Đại học Y khoa Hồng Kông cho rằng: “Điều quan trọng là Bộ Y tế cần phát hiện việc lây nhiễm siêu tốc của virus này từ giai đoạn đầu”, “Đây là điều hiếm thấy, nhưng nó có thể gây ra hậu quả thảm khốc”.
Quốc gia đất rộng người đông đang hướng ra thế giới
Dịch viêm phổi ở Vũ Hán có thể lây lan với tốc độ nhanh chóng như vậy, một mặt bởi nó khác với phương thức lây truyền tuyến tính của virus SARS, sự lây truyền bề mặt của nó hiệu quả hơn. Mặt khác, nó đã sử dụng hai bàn đạp để đạt được hiệu ứng mang tính quy mô: Đầu tiên là lợi dụng quy mô và đặc điểm địa lý đặc thù của thành phố Vũ Hán; thứ hai lợi dụng Vũ Hán là nơi dân số đông (14 triệu dân), đất rộng, giao thông hiện đại để ‘lên men’ dịch bệnh trong thành phố, lan tràn ra toàn quốc, kết quả lây lan ra thế giới.
Vũ Hán là thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, là trái tim của kỹ nghệ Trung Quốc. Nhìn trên bản đồ, thành phố này nằm ngay giữa trung tâm kỹ nghệ được liên kết với Bắc Kinh – Thiên Tân, Thành Đô – Trùng Khánh, Macao – Hồng Kông, và Thượng Hải. Tỉnh Hồ Bắc có 7 đặc khu kinh tế quan trọng: Khu phát triển kinh tế Hồ Bắc – Kinh Châu – Thành Nam, khu phát triển công nghệ cao Vũ Hán – Đông Hồ, khu phát triển kinh tế công nghệ Vũ Hán, khu chế xuất Vũ Hán, công viên phần mềm, thung lũng quang học, khu phát triển kỹ nghệ Hi-tech Tương Dương. Đặc biệt Vũ Hán có cảng sông hàng đầu và phi trường lớn nhất ở miền trung Trung Quốc.
Điểm này cũng tương tự như thủ đoạn của ĐCSTQ khi lợi dụng dân số đông đúc để bành trướng ra thế giới. Ngay khi ĐCSTQ nắm quyền ở Trung Hoa, mọi quốc gia Đông Nam Á đều bất an khi nhận ra rằng có một đội quân thứ năm của ĐCSTQ được cài vào nội bộ trong bất cứ quốc gia nào. Đầu những năm 1960, Chu Ân Lai tuyên bố với thế giới rằng Indonesia có nhiều Hoa kiều tới mức có thể thay đổi Đông Nam Á chỉ sau một đêm.
Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu
Người Trung Hoa có câu: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”. Nếu nói ĐCSTQ là nhân, thì đại dịch viêm phổi Vũ Hán là quả. Bản chất che giấu sự thật của chính quyền Trung Quốc có lẽ là nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến những trận đại ôn dịch như thế này. Hơn thế, trong bóng tối bao trùm của lịch sử trăm năm tội ác, chính quyền Trung Quốc đã gây ra quá nhiều nỗi đau cho nhân loại: Đại Cách mạng Văn hoá, Đại Nhảy Vọt, thảm sát Thiên An Môn, đàn áp Phật giáo Tây Tạng, khống chế người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, bức hại người tu luyện Pháp Luân Công… Liệu rằng, trận ôn dịch mới nhất lần này có phải là quả báo cho những hành động ấy?
Trung Cộng cho phép thử nghiệm
vaccine ngừa COVID-19 trên người
Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Theo bản tin từ Bloomberg, hãng CanSino Biologics vào thứ Tư, 18 tháng 3, cho biết chính quyền Trung Cộng đã cho phép hãng này bắt đầu thử nghiệm trên người loại vaccine chống coronavirus.
Thuốc ngừa mới, được cùng phát triển bởi hãng CanSino của Hong Kong và Viện khoa học y dược quân sự Trung Cộng, sẽ được thử nghiệm lâm sàng tại Vũ Hán, theo thông cáo của hãng CanSino tại thị trường chứng khoán Hong Kong.
Vũ Hán là tâm điểm của đại dịch Covid-19, vốn hiện đã lan rộng toàn cầu, ảnh hưởng hơn 190,000 người và khiến hơn 7,800 người thiệt mạng. Nhiều nước trên thế giới đang đẩy nhanh việc phát triển vaccine với tốc độ chưa từng có tiền lệ, do Covid-19 có vẻ như không thể bị khống chế chỉ bằng các biện pháp cách ly. Chính phủ của Tổng Thống Trump cũng đang thúc giục các hãng dược Hoa Kỳ phát triển vaccine.
Hãng Moderna, có trụ sở tại Cambridge, Massachusetts, vào tuần trước cũng đã được cho phép thử nghiệm vaccine trên người, bỏ qua bước thử nghiệm trên động vật, vốn là tiêu chuẩn thông thường đối với việc chế tạo vaccine. Quá trình thử nghiệm của hãng CanSino của Hong Kong sẽ bao gồm việc chích vaccine thử nghiệm cho 108 người trưởng thành khỏe mạnh, có tuổi từ 18 đến 60, chia thành 3 liều khác nhau. Cuộc thử nghiệm sẽ bắt đầu trong tháng này và kéo dài đến cuối năm.
Theo thông cáo của CanSino, vaccine đã được thử nghiệm trên động vật và đã được chứng minh là đủ an toàn và có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch chống lại virus. Tuy nhiên, bất chấp việc đẩy nhanh thử nghiệm, vaccine ngừa Covid-19 vẫn phải cần ít nhất 6 tháng nữa để có thể sử dụng đại trà. (BBT)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-cho-phep-thu-nghiem-vaccine-ngua-covid-19-tren-nguoi/
Covid-19 : Trung Quốc loan báo hết ca lây nhiễm
Tú Anh
Ngày 19/03/2020, giới chức y tế Trung Quốc thông báo có thêm 34 ca lây nhiễm nhưng tất cả đều du nhập từ bên ngoài. Trái lại, toàn quốc không có một trường hợp nào mới xuất phát trong nội địa. Tuy nhiên, cũng theo chính quyền Trung Quốc, vỉrus corona từ nước ngoài xâm nhập trở lại vẫn là nguy cơ lớn.
Từ Thượng hải, thông tín viên Simon Leplatre phân tích :
“Hai tháng hy sinh gian khổ đã cho thấy rõ thành quả đầu tiên. Từ khi dịch corona chủng mới xuất hiện tại Vũ Hán vào tháng 12/2019, Trung Quốc tuyên bố không còn ca nhiễm trong ngày hôm nay. Ít ra là không ca nào trong nước. Trung Quốc vẫn tiếp tục phát hiện siêu vi ở các hành khách từ nước ngoài.
Có nên tin vào số liệu của Bắc Kinh hay không ? Thái độ của chính quyền Trung Quốc vào giữa tháng Hai rất đáng nghi ngờ khi ông Tập Cận Bình chỉ đạo phải ưu tiên phục hồi kinh tế, hãng xưởng hoạt động lại. Tuy nhiên, Trung Quốc khó có thể che giấu hàng ngàn ca lây nhiễm nếu dịch thật sự vẫn lan rộng.
Chúng ta có thể nghi ngờ chính quyền địa phương tô hồng kết quả nhưng phải nhìn nhận rằng dịch đã bị khống chế.
Thành công này là nhờ vào các biện pháp vô cùng nghiêm ngặt. Sau khi che giấu thực trạng suốt một tháng trời, chính quyền phong tỏa toàn tỉnh Hồ Bắc và lập rào cách ly toàn quốc.
Ngày hôm nay, dân chúng ra đường vẫn phải đeo khẩu trang, khi vào siêu thị vẫn phải qua thủ tục đo thân nhiệt và rửa tay sát trùng. Và những người Trung Quốc từ nước ngoài hồi hương phải chịu cách ly 14 ngày là điều không tránh được.”
Đại dịch virus corona : Đảng Cộng Sản Trung Quốc
càng hung hăng với phương Tây
Thụy My
Nhà Trung Quốc học Alice Ekman, phụ trách châu Á của Viện nghiên cứu An ninh Liên Hiệp Châu Âu khi trả lời Le Figaro ngày 18/03/2020 đã nhấn mạnh, theo đảng Cộng Sản Trung Quốc, tất cả các cuộc khủng hoảng trên thế giới đều do Hoa Kỳ và các đồng minh gây ra. Từ Biển Đông, Đài Loan cho đến các cuộc « cách mạng màu », hay Hồng Kông… thuyết âm mưu được tăng cường, thậm chí còn dám trơ tráo khẳng định con virus Vũ Hán là do bên ngoài đưa vào !
Cuộc khủng hoảng virus corona tiết lộ những gì về tính chất của chế độ Trung Quốc ?
Tuy nạn dịch không thay đổi sâu sắc bàn cờ chính trị Trung Quốc, nhưng nó nhắc nhở sự hiện diện khắp nơi của đảng Cộng Sản, được tăng cường từ khi Tập Cận Bình lên ngôi năm 2013. Đảng có mặt ở tất cả các thang bậc xã hội, từ bệnh viện, trường đại học cho đến những khu nhà ở…Đảng Cộng Sản Trung Quốc có 90 triệu đảng viên, và còn tiếp tục kết nạp, kể cả trong số nhân viên y tế trong nạn dịch virus corona. Hệ thống kiểm soát xã hội và chính trị vẫn theo kiểu mao-ít.
Từ khi nắm quyền, Tập Cận Bình đã kêu gọi tăng cường « giám sát lẫn nhau » giữa các cá nhân ở mọi tầng lớp, song song với việc phát triển giám sát bằng công nghệ. Các ban điều hành khu phố có nhiệm vụ phổ biến các thông cáo của đảng, thu thập thông tin, giám sát thái độ, tham gia cuộc « chiến tranh nhân dân » chống con virus Vũ Hán.
Cho dù tương lai của cá nhân các nhà lãnh đạo và những cuộc khủng hoảng mà họ đang phải đối mặt sẽ như thế nào, khó thể cho rằng đảng sẽ sụp đổ trong một sớm một chiều, vì mạng lưới hiện nay hết sức dày đặc.
Đảng quay lại với thói cũ là che giấu sự thật và đàn áp, góp phần làm nạn dịch bùng nổ. Người dân lên tiếng chỉ trích, nhưng rồi lại rơi vào im lặng…
Vào đầu tháng Hai, cái chết của Lý Văn Lượng (Li Wenliang), một trong số các bác sĩ ở Vũ Hán đã cảnh báo về con virus, đã gây xúc động trên toàn quốc. Nhiều người đã chia sẻ sự phẫn nộ trên mạng xã hội, và vinh danh vị bác sĩ mà ban đầu đã bị công an bắt giữ vì « lan truyền tin đồn ».
Nhưng ít lâu sau vụ này, kiểm duyệt đã được tăng cường và các cơ quan tuyên truyền cố gắng sửa chữa bằng cách nâng bác sĩ Lý lên hàng người hùng quốc gia. Điều này không có nghĩa là bất bình đã chấm dứt, nhưng việc bày tỏ ý kiến trở nên nguy hiểm và phức tạp hơn. Các cơ quan kiểm duyệt và tuyên truyền, di sản xô-viết, vốn rất mạnh.
Có thể định nghĩa chế độ Trung Quốc như thế nào ?
Đó là một hệ thống hỗn hợp, pha trộn giữa nhiều ảnh hưởng (xô-viết, mao-ít, dân tộc chủ nghĩa, thực dụng, tư bản chủ nghĩa…) nhưng vẫn tiếp tục cao giọng tự xưng là cộng sản. Không nên đánh giá thấp tỉ trọng ảnh hưởng xô-viết và mao-ít trong hỗn hợp này, nhất là Tập Cận Bình – người tự cho là một nhà tư tưởng mác-xít lớn – trong những năm gần đây hứa hẹn một Trung Quốc đỏ, không chỉ trên lý thuyết.
Trên lãnh vực kinh tế, trọng lượng của các đảng bộ đã được tăng cường tại các công ty quốc doanh mà hiện tất cả đều có cơ sở đảng, còn các công ty tư nhân được khuyến khích thành lập tổ đảng. Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lê được đẩy mạnh trong các trường đại học. Các buổi tự kiểm, tự phê giữa đồng nghiệp, di sản từ thời Mao, lại tái hiện.
Để thăng tiến, trong suốt quá trình làm việc các cán bộ đảng phải được đánh giá là trung thành với lý tưởng. Trong khuôn khổ chiến dịch uốn nắn được tung ra trong hai năm gần đây, Tập Cận Bình đòi củng cố « sự trong sáng của ý thức hệ », « nạo tận xương để thải loại chất độc », « xoay lưỡi dao về phía mình », « xây dựng một đảng cứng như chất thép »…những từ ngữ này không phải là vô hại.
Trung Quốc có tìm cách phổ biến mô hình của mình ra nước ngoài ?
Vâng. Trung Quốc ngày càng tự cho mình là điển hình để noi theo, trước hết là đối với các nước đang phát triển. Ngành ngoại giao nói về « giải pháp Trung Quốc » cho thế giới, nhấn mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng trước đó tại Hoa lục. Chẳng hạn, Bắc Kinh cố chứng tỏ vị trí hàng đầu trong số những thành phố thông minh, về công nghệ viễn thông, giám sát.
Tuy mô hình đô thị này kém hấp dẫn và ngày càng bị đặt dấu hỏi tại châu Âu và Hoa Kỳ, nhưng lại bắt đầu thu hút ở Kenya hay Ethiopia và một số nước Đông Nam Á, Bắc Phi, Trung Đông. Từ khi đạt vị thế nền kinh tế thứ nhì thế giới và nhất là khi Tập Cận Bình lên ngôi với lời kêu gọi « tự tin », gia tăng sự « tin tưởng vào chế độ », Trung Quốc không còn ngần ngại quảng bá mô hình cai trị được coi là « ưu việt » của mình, và phá bỏ hệ thống chính trị Âu Mỹ.
Xu hướng này rất rõ trong bối cảnh đại dịch virus corona, khi báo chí và ngành ngoại giao Trung Quốc thi nhau ca ngợi phương pháp xử lý khủng hoảng của Bắc Kinh và kêu gọi các nước khác noi gương.
Một sự cạnh tranh dữ dội về mô hình quản lý đã diễn ra trước khi có nạn dịch virus Vũ Hán, và có thể kéo dài trong những năm tới, do quyết tâm chính trị của Trung Quốc rất mạnh mẽ. Bắc Kinh đã tuyên xưng cho « sự biến mất của chủ nghĩa tư bản và chiến thắng của chủ nghĩa xã hội vào hồi kết ».
Trung Quốc của Tập Cận Bình muốn chứng tỏ với thế giới là lý tưởng cộng sản chưa bị biến mất cùng với sự sụp đổ của Liên Xô. Ông chủ tịch Trung Quốc chủ trương một chủ nghĩa mác-xít công nghệ theo kiểu mới, phù hợp với thời đại, và khẳng định tư thế người cải cách chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Tuy chủ nghĩa này tỏ ra lỗi thời, nhưng đó chính là điều mà Tập Cận Bình kiên quyết khẳng định trước các ủy viên trung ương đảng.
Bà nêu ra việc đảng Cộng Sản Trung Quốc tự cho là ưu việt, họ có thể tỏ ra thù địch với phương Tây đến mức nào ?
Họ sẽ cứng rắn hơn nhiều trong tương quan lực lượng giữa các Nhà nước – đôi khi đè nặng lên các doanh nghiệp hoặc cá nhân, thô bạo hơn trong các tuyên bố và về ngoại giao…Đặc biệt là luôn trả đũa theo kiểu « mắt đổi mắt, răng đổi răng » với Washington, trong bối cảnh căng thẳng kéo dài về thương mại và công nghệ.
Trung Quốc của Tập Cận Bình cho rằng về bản chất, phương Tây không thể áp đặt phương pháp của mình mà ngược lại, không nên ngần ngại dạy cho Âu Mỹ các bài học. Họ có tham vọng biến Trung Quốc thành cường quốc điển hình để noi theo, và vượt qua mặt phương Tây – mà theo họ đã ấn định các quy luật cuộc chơi, nhất là tại các tổ chức đa phương, trong thời gian quá dài.
Tâm lý căm ghét phương Tây luôn tiềm ẩn trong giới ăn trên ngồi trước của đảng (hơn là so với trong dân chúng). Đây là một phần của giáo dục chính trị truyền thống – vẫn luôn nhấn mạnh đến « sự ô nhục » trong thời kỳ chiến tranh nha phiến và các hiệp ước bất bình đẳng – ngày càng thấy rõ trong những năm gần đây.
Theo quan điểm của đảng, tất cả các cuộc khủng hoảng trên thế giới đều do Hoa Kỳ và các đồng minh gây ra. Từ Biển Đông, Đài Loan cho đến các cuộc « cách mạng màu », hay Hồng Kông, nơi các sinh viên đã bị thế lực nước ngoài giựt dây. Tập Cận Bình thường xuyên nêu ra việc các « thế lực thù địch phương Tây » tìm cách gây bất ổn cho Trung Quốc, luôn chỉ trích và làm đảng yếu đi.
Trong bối cảnh đó, thuyết âm mưu được tăng cường, và truyền thông nhà nước trở nên hung hăng hơn. Thậm chí còn dám trơ tráo khẳng định con virus Vũ Hán là do bên ngoài đưa vào !
Campuchia – TQ tập trận “Rồng vàng”
Ngày 15/3, tại tỉnh Kampot, phía nam Campuchia, quân đội hai nước Campuchia và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận quân sự mang tên “Rồng vàng”.
Lễ khai mạc tập trận “Rồng vàng” 2020 đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia Vong Pisen và Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Vương Văn Thiên (Wang Wentian). Tổng cộng có khoảng 3.000 binh lính của quân đội hai nước tham gia cuộc tập trận này.
Chủ đề tập trận năm nay là chống khủng bố và cứu trợ nhân đạo với nhiều nội dung gồm rà phá bom mìn, phá hủy vũ khí chưa nổ hoặc vũ khí hóa học, tác chiến bằng xe tăng, giải cứu con tin và các hoạt động nhân đạo.
Mục đích cuộc tập trận nhằm tăng cường phối hợp giữa lực lượng quân sự hai nước trong các hoạt động chống khủng bố; duy trì ổn định; hỗ trợ cứu nạn; và bảo vệ hòa bình, an ninh trong nước cũng như thế giới.
Tập trận “Rồng vàng” là hoạt động diễn tập thường niên giữa quân đội hai nước Campuchia – Trung Quốc được bắt đầu từ năm 2016. Tập trận “Rồng vàng” năm nay dự kiến sẽ tiến hành từ ngày 15/3 đến 01/4/2020.
http://biendong.net/bi-n-nong/33618-campuchia-tq-tap-tran-rong-vang.html
Chuyên gia Đông Nam Á: Chính quyền Philippines
tiếp tục phải chọn lựa giữa sức khỏe, tính mạng
của người dân với lợi ích thương mại từ TQ
Chuyên gia George Amurao, Biên tập viên cho Tạp chí KaleidoScope, Điều phối viên Cảnh báo cho Liên minh Báo chí Đông Nam Á (SEAPA) vừa đưa ra nhận định cho rằng đại dịch Covid-19 tiếp tục là rào cản lớn đối với chính sách ngả về Trung Quốc của Chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte, tương tự như vấn đề chủ quyền ở Biển Đông.
Chuyên gia George Amurao cho rằng đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, người phải đối mặt với đại dịch Covid-19 đang lan tràn, reo rắc nỗi sợ hãi và gây tâm lý ghê tởm và căm ghét đối với người Trung Quốc trên toàn thế giới, Tổng thống Philippines R.Duterte đã chứng tỏ mình là một người bạn của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khi các quan chức Trung Quốc ca ngợi Duterte khi đã đồng cảm và phản ứng có chừng mực trước cuộc khủng hoảng virus đang bùng nổ, Chính phủ Philippines lại có nguy cơ vấp phải sự phản ứng dữ dội từ phía những người dân vốn cảm thấy chính quyền đã đặt lợi ích thương mại lên trên sức khỏe cộng đồng và mang lại quá nhiều lợi ích cho Bắc Kinh.
Theo chuyên gia George Amurao, người dân Philippines chắc chắn không đơn độc trong nỗi sợ hãi và hoảng loạn. Dịch bệnh đã khiến ít nhất 560 người thiệt mạng và lây nhiễm cho gần 28.000 người ở Trung Quốc tính đến ngày 6/2, với các ca nhiễm bệnh tập trung chủ yếu xung quanh tâm dịch là thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc. Ngày 30/1, bệnh nhân đầu tiên tử vong do virus Covid-19 bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc được báo cáo là ở Philippines, làm dấy lên mối lo ngại về sự lây lan dịch bệnh từ Trung Quốc sang Philippines vào thời điểm chính phủ quốc gia Đông Nam Á này vẫn mở cửa cho khách du lịch Trung Quốc. Sau đó, Chính quyền R.Duterte mới thắt chặt các biện pháp kiểm soát đối với du khách Trung Quốc và đến ngày 3/2 mới tuyên bố lệnh cấm hoàn toàn.
Tuy nhiên, cũng như ở những nơi khác, sự lây lan của dịch bệnh này đã làm gia tăng tâm lý bài Trung Quốc ở nhiều người Philippines, dẫn tới việc các phương tiện truyền thông xã hội chuyển sang chĩa mũi dùi vào mục tiêu quan trọng hơn là Tổng thống Duterte, người bị cho là có các chính sách và định hướng thân Trung Quốc.
Chuyên gia George Amurao dẫn chứng các chính sách thân Trung Quốc của Tổng thống R.Duterte đã tạo điều kiện cho một dòng người Trung Quốc đại lục đổ vào Philippines trong nhiệm kỳ tổng thống 3 năm rưỡi của ông, một cuộc di cư khuấy động tâm lý bài Trung Quốc. Từ tháng 1 đến tháng 11/2019, ước tính có khoảng 1,6 triệu du khách Trung Quốc đến Philippines, chiếm 22% trong tổng số 7,5 triệu du khách nước ngoài. Ngoài ra, một số lượng lớn chưa được thống kê đã ở lại để làm việc bất hợp pháp tại các công ty Điều hành sòng bạc bên ngoài Philippines (POGO) vốn hầu hết thuộc sở hữu và dưới sự điều hành của các doanh nhân Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ phe đối lập và là cựu Bộ trưởng Lao động Philippines Franklin Drilon là ước tính năm 2019 có hơn 400.000 công nhân Trung Quốc ở nước này; phần lớn trong số họ cư trú bất hợp pháp và không có giấy phép lao động hợp lệ. Tổng thống R.Duterte sau đó trả lời rằng ông không có ý định truy quét, trục xuất những người lao động Trung Quốc bất hợp pháp vì lo Bắc Kinh sẽ gửi trả lại hàng trăm ngàn công nhân Philippines ở Trung Quốc để trả đũa.
Cũng theo chuyên gia George Amurao, theo một ước tính thận trọng được trích dẫn trên các phương tiện truyền thông địa phương vào tháng 8/2019, số lượng lao động Trung Quốc làm việc tại các POGO rơi vào khoảng 100.000-150.000. Các POGO đã sinh sôi nảy nở dưới thời Duterte và ảnh hưởng đến nền kinh tế của thủ đô Manila, với việc các công ty đánh bạc trực tuyến có lượng doanh thu khổng lồ khiến tiền thuê nhà ở địa phương vượt ra ngoài tầm với của tầng lớp trung lưu Philippines.
Những người chỉ trích lưu ý rằng các công nhân Trung Quốc được đưa đến nơi làm việc bằng các xe tải tư nhân và chỉ đến các nhà hàng do người Trung Quốc điều hành, trong đó có nhiều nhà hàng cấm khách Philippines. Trong khi đó, truyền thông địa phương thường xuyên đưa tin về những hành vi bất lịch sự của người Trung Quốc, chẳng hạn như việc một đầu bếp Trung Quốc không có giấy tờ hợp lệ đã hành hung một nữ phục vụ người Philippines tại một nhà hàng vào năm 2018.
Các chính trị gia đối lập hiện đang tìm hiểu xem liệu dòng người Trung Quốc đại lục có phải chịu trách nhiệm về sự gia tăng các hoạt động tội phạm gần đây bao gồm nạn bắt cóc và mại dâm hay không. Trong năm 2018-2019, các vụ bắt cóc liên quan đến người Trung Quốc đại lục đã tăng 71%, mà theo cảnh sát chủ yếu liên quan đến ngành công nghiệp POGO. Tháng 1/2020, cảnh sát đã bắt giữ 4 người đàn ông Trung Quốc có âm mưu bắt cóc một thanh niên Philippines 18 tuổi ở khu vực Makati City của thủ đô Manila. Cũng trong tháng 1/2020, Thượng viện Philippines đã mở một cuộc điều tra về các đường dây môi giới mại dâm của người Trung Quốc phục vụ riêng cho các công dân Trung Quốc, mà chủ yếu là các lao động POGO.
Trên phạm vi rộng hơn, người Philippines đã xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc trước hành vi bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông. Thêm vào đó, việc một công ty nhà nước Trung Quốc, gần đây liên kết với Tập đoàn lưới điện quốc gia Philippines (nơi duy trì mạng lưới điện của quốc gia này) đã làm dấy lên mối lo ngại về an ninh trên các phương tiện truyền thông xã hội. Một số ý kiến cho rằng sự bùng phát của dịch Covid-19 và phản ứng chậm trễ của chính phủ Tổng thống R.Duterte có thể là giọt nước tràn ly dẫn đến tâm lý lo sợ lan rộng về ảnh hưởng và sự hiện diện của Trung Quốc tại Philippines. Trước việc các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin hàng ngày về sự lây lan toàn cầu của Covid-19, người dân Philippines đã kêu gọi Chính quyền Tổng thống R.Duterte thực hiện các biện pháp y tế tích cực và chủ động hơn.
Với việc Tổng thống R.Duterte gần đây thường xuyên vắng mặt trước công chúng, Bộ trưởng Y tế Philippines Francisco Duque III đã không thể xoa dịu sự lo ngại khi tuyên bố trước Thượng viện rằng việc áp đặt bất kỳ lệnh cấm toàn diện nào đối với du khách Trung Quốc cũng sẽ khiến Chính phủ Trung Quốc phẫn nộ. Thông điệp của Duque III được đưa ra đúng thời điểm thiếu hụt khẩu trang y tế tại các hiệu thuốc Philippines, dẫn đến cảnh mua bán hoảng loạn được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông địa phương.
Về phần mình, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, Salvador Panelo, đã nhún vai khi được hỏi liệu chính phủ có phân phát khẩu trang miễn phí cho người nghèo, như Chính phủ Singapore đang thực hiện hay không. Ông nói: “Làm thế nào chúng tôi có thể cung cấp khẩu trang miễn phí khi không có?” Điều đó cũng diễn ra vào đúng thời điểm Thượng nghị sĩ Richard Gordon, một người thân cận của ông Duterte, đã thổi phồng “thành tích” gần đây của mình là tạo điều kiện cho việc xuất khẩu 3 triệu chiếc khẩu trang sang Trung Quốc. Tuyên bố đó đã dấy lên một loạt chỉ trích trên mạng cho rằng Gordon và Chính quyền Duterte quan tâm đến sức khỏe và hạnh phúc của người dân Trung Quốc hơn là người dân ở quốc gia mà họ được bầu ra để phục vụ.
Trong suốt thời gian đó, theo tuyên bố của Panelo, Tổng thống Duterte đang ở quê nhà Davao của mình để “đọc các báo cáo về virus” thay vì hầu như không xuất hiện trước công chúng. Đồng thời, các khẩu hiệu “lật đổ Duterte” đang lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội Twitter, với khoảng 45.000 tweet thảo luận về chủ đề này. Người dùng Facebook cũng đang lan truyền rộng rãi hashtag tương tự kêu gọi lật đổ ông R.Duterte vì cách xử lý khủng hoảng virus tồi tệ . Các phương tiện truyền thông xã hội thân chính phủ vốn tấn công gay gắt và lăng mạ những người chỉ trích Duterte, đột nhiên chuyển hướng chú ý sang những câu chuyện từ những người Philippines được cho là có thực, làm nổi bật các chuyến đi liên quan đến Covid-19 của người Trung Quốc ở Philippines. Thông điệp rõ ràng được đưa ra là người Philippines nên thương hại người Trung Quốc khi phải đối mặt với sự sỉ nhục và phân biệt đối xử trước sự bùng phát của dịch bệnh . Tuy nhiên, các bài đăng đã sớm bị cư dân mạng vạch trần là giả mạo và bắt nguồn từ một nhóm bình luận viên của chính phủ.
Với phát hiện trên, người dân Philippines đã đăng tải những thước phim châm biếm về những câu chuyện thể hiện tư tưởng thân Trung Quốc, làm giảm nỗ lực rõ ràng của chính phủ nhằm tạo thiện cảm của công chúng đối với người dân Trung Quốc. Thông điệp đó đã nhận được sự hưởng ứng của ông R.Duterte, người cuối cùng đã xuất hiện công khai hôm 3/2 để thông báo lệnh cấm du khách Trung Quốc. Trong một cuộc họp báo, nhà lãnh đạo này nói: “Trung Quốc đã đối xử tốt với chúng ta, chúng ta cũng chỉ nên thể hiện cho họ thấy điều tương tự”. Tổng thống R.Duterte cầu khẩn: “Hãy dừng việc bài người Trung Quốc”. Đồng thời, ông cũng cam kết với người Philippines rằng “mọi thứ đều tốt đẹp”.
Malaysia truy tìm
2.000 người Rohingya tham dự sự kiện tôn giáo
Hải Lam
Giới chức Malaysia đang truy tìm 2.000 người Rohingya tham dự một sự kiện Hồi giáo quy mô lớn được tổ chức vào cuối tháng trước tại nhà thờ Sri Petaling ở ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur. Sự kiện này đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể các ca nhiễm virus Vũ Hán trong khu vực Đông Nam Á.
Hơn 100.000 người Rohingya đang sống ở Malaysia sau khi tháo chạy khỏi Myanmar, nhưng họ bị coi là những người nhập cư bất hợp pháp. Do đó, nhiều người trong số họ không sẵn lòng xác nhận bản thân để được xét nghiệm virus Vũ Hán, ngay cả khi họ có các triệu chứng, các nguồn tin trong cộng đồng Rohingya tiết lộ với Reuters.
Việc giới chức Malaysia tìm kiếm người Rohingya càng làm nổi bật thách thức mà chính phủ nước này đang phải đối mặt trong việc theo dõi tình hình dịch bệnh của một cộng đồng không có giấy tờ chính thức và cảnh giác với chính quyền.
Trước đó, một nguồn tin cho biết, một sự kiện quy mô lớn đã được tổ chức tại một nhà thờ Hồi giáo ở ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur từ ngày 28/2 đến 1/3, với sự tham dự của khoảng 16.000 người, bao gồm cả người Hồi giáo Rohingya đến từ Myanmar. Ngoài ra, khoảng 1.500 người theo đạo Hồi từ khắp châu Á cũng có mặt.
Gần 600 trường hợp nhiễm virus Vũ Hán ở Đông Nam Á có liên quan tới sự kiện trên, bao gồm 513 ca ở Malaysia, 61 ca ở Brunei, 22 ca ở Campuchia, ít nhất 5 ca ở Singapore và 2 ca ở Thái Lan, theo báo cáo của Reuters chiều 19/3.
Chính quyền Malaysia đã tìm kiếm những người tham gia buổi lễ, nhưng cho biết họ chưa tìm ra khoảng 4.000 người.
“Họ đã trở về ở khắp Malaysia, việc liên lạc với họ trở nên khó khăn. Nhiều người lo sợ rằng, nếu họ thừa nhận đã tham dự buổi lễ, thì họ sẽ gặp rắc rối với chính quyền”, một người làm việc với cộng đồng tị nạn cho biết.
“Chính phủ lo ngại rằng nếu họ không lên tiếng, sự lây nhiễm có thể lan rộng hơn nữa”.
Một nguồn tin an ninh cho biết, chính phủ Malaysia đã yêu cầu bộ phận điều tra tội phạm của cảnh sát truy tìm những người tham gia buổi lễ. Phía cảnh sát và Hội đồng An ninh Quốc gia Malaysia thuộc văn phòng thủ tướng Chính phủ chưa đưa ra bình luận.
Malaysia đã phong tỏa toàn quốc trong 2 tuần, từ 18/3 đến 31/3 sau khi các ca nhiễm virus Vũ Hán tăng đột biến, hầu hết liên quan đến buổi lễ tại nhà thờ Hồi giáo Sri Petaling, trong đó một người đã tử vong.
Nhiều người tham gia đã dành phần lớn thời gian của họ tại nhà thờ, nhưng một số người đã đến nhà hàng, trung tâm mua sắm và tòa tháp đôi Petronas của Kuala Lumpur, theo các cuộc phỏng vấn của Reuters với những người tham dự và các bài đăng trên mạng xã hội.
Cao ủy Liên Hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR) tại Malaysia nói với Reuters rằng họ đã biết việc những người tị nạn tham gia buổi lễ. UNHCR đang làm việc với Bộ Y tế Malaysia để đảm bảo rằng tất cả các cộng đồng tị nạn cũng nằm trong biện pháp đối phó với dịch virus Vũ Hán của chính phủ.
“Người tị nạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu có triệu chứng nhiễm COVID-19, bất kể họ có mặt tại buổi lễ tôn giáo trên hay không”, UNHCR cho biết trong một email.
Bộ Y tế Malaysia chưa đưa ra bình luận.
Một người đàn ông 39 tuổi sống ở bang Penang của Malaysia, cho biết ông đã dành nhiều ngày tham dự sự kiện tại nhà thờ Hồi giáo cùng với khoảng 20 người Rohingya. Ông nói rằng không ai trong số họ có triệu chứng nhiễm bệnh. Ông nói thêm ông đã đến bệnh viện nhưng chưa được xét nghiệm.
Theo Reuters
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/malaysia-truy-tim-2-000-nguoi-rohingya-tham-du-su-kien-ton-giao.html
Hàng chục ngàn người Bangladesh
tập trung cầu nguyện trong dịch virus Vũ Hán
Lục Du
Một buổi cầu nguyện tập trung hàng chục nghìn tín đồ Hồi giáo ở Bangladesh hôm thứ Tư (18/3) đã khiến dư luận bất bình vì ở quốc gia Nam Á này đã có trường hợp đầu tiên tử vong vì virus Vũ Hán, và hành động tập trung quá đông người có thể khiến dịch COVID-19 bùng phát dữ dội.
Cảnh sát trưởng của địa phương nơi diễn ra buổi cầu nguyện, ông Tota Miah, cho biết, khoảng 10 nghìn tín đồ Hồi giáo đã tập trung cầu nguyện tại một cánh đồng ở thị trấn Raipur, thuộc khu vực phía nam Bangladesh, với niềm tin rằng cầu nguyện sẽ khiến dịch COVID-19 sớm chấm dứt ở đất nước họ.
Trong khi đó, những người đứng ra tổ chức buổi cầu nguyện nói rằng số lượng tín đồ có mặt trong buổi cầu nguyện trước lúc bình mình còn nhiều hơn con số mà ông Miah thông tin, họ cho biết, khoảng 25 nghìn người đã cùng nhau đọc những câu thơ trong kinh Koran để cầu nguyện cho dịch viêm phổi Vũ Hán nhanh chóng qua đi.
Ông Miah nói, những người tổ chức buổi cầu nguyện không nhận được sự đồng ý của chính quyền địa phương.
Hình ảnh buổi cầu nguyện đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, nhiều cư dân mạng Bangladesh bày tỏ phản đối buổi cầu nguyện này vì lo ngại rằng tập trung đông người trong lúc đại dịch đang diễn ra sẽ khiến virus Vũ Hán có nhiều cơ hội lây lan hơn.
Để đối phó với COVID-19, Bangladesh đã cho đóng cửa các trường học và cấm tụ tập đông người. Tuy nhiên, phớt lờ khuyến cáo của chính quyền, nhiều người ở Bangladesh vẫn tranh thủ tới các địa điểm du lịch.
Cảnh sát Bangladesh cho hay, chính quyền đã cho đóng cửa hai bãi biển, trong đó có một bãi biển tại Bazar, khu nghỉ mát chính của đất nước, và là nơi cư trú của gần một triệu người tị nạn Rohingya từ Myanmar.
Quan chức cấp cao của liên minh cầm quyền tại Bangladesh, ông Obaidul Quader, nói rằng có thể sẽ phải phong tỏa đất nước để tránh làm bùng phát virus Vũ Hán.
“Nếu cần thiết, sẽ phong tỏa toàn bộ Bangladesh. Điều này sẽ được thực hiện tại những nơi cần phải phong tỏa. Phải cứu người trước. Chúng tôi sẽ làm mọi việc vì điều đó”, ông Quader nói với các phóng viên.
Số trường hợp cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán ở Bangladesh, tính tới hết ngày 18/3 là 14 người, trong đó có một trường hợp đã tử vong. Một số chuyên gia y tế bày tỏ lo ngại rằng nhiều người có khả năng nhiễm nCoV vẫn chưa được làm xét nghiệm ở quốc gia có 168 triệu người này.
Theo AFP
Lục Du dịch và biên tập
Cách thức đối phó với Bắc Kinh của New Delhi
dưới góc nhìn của chuyên gia, học giả Ấn Độ
Để củng cố và nâng cao hơn nữa vị thế của bản thân trong khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng đẩy mạnh các hoạt động lôi kéo các nước khác, Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi buộc phải có những bước đi đúng đắn và khôn khéo, thúc đẩy mối quan hệ gắn bó và tốt đẹp với các nước láng giềng là một trong số đó.
Giới chuyên gia, học giả tại Ấn Độ cho rằng Chính quyền nước này đang có biện pháp hiệu quả để đối phó với sự trỗi dậy ảnh hưởng của Trung Quốc.
Một là, thắt chặt quan hệ với láng giềng.
Sáng kiến “Vành đai, con đường” (BRI) của Trung Quốc buộc Ấn Độ phải tìm cách có được quan hệ hữu hảo hơn với các nước láng giềng của mình và phù hợp với chính sách “Láng giềng trước tiên” của Thủ tướng Narendra Modi, bởi các nước nhỏ hơn ở Nam Á cũng tìm mọi cách để giành được lợi ích tối đa mà cuộc cạnh tranh giữa Bắc Kinh và New Delhi mang lại. Thế nhưng, khi Ấn Độ muốn tạo lập ảnh hưởng của mình đối với các nước này thì chính Ấn Độ sẽ thấy việc cạnh tranh với Trung Quốc và BRI là rất khó, bởi Bắc Kinh có ưu thế hơn nhiều về nguồn vốn thông qua các doanh nghiệp nhà nước của họ.
Kể từ khi tái đắc cử với chiến thắng vang dội hồi tháng 5/2019, Chính quyền Thủ tướng N.Modi đã tiến những bước dài nhằm thực hiện chiến lược tổng thể đã hoạch định cho đất nước Ấn Độ. Nổi bật nhất là sự kiện ông N.Modi rút lại cơ chế tự trị của Vùng Jammu và Kashmir vào ngày 5/8 nhằm củng cố sự thống nhất lãnh thổ của nước này, khiến đối thủ lâu nay của Ấn Độ là Pakistan vô cùng bức xúc. Và ngoài việc đưa ra quyết định hệ trọng đó, Chính quyền Thủ tướng N.Modi còn theo đuổi một đường hướng nữa trong chính sách toàn diện của mình: duy trì tầm ảnh hưởng khu vực. Gần đây, Ấn Độ đã tiếp cận các nước Maldives, Sri Lanka, Bhutan, Nepal và Bangladesh. Tuy nhiên, Trung Quốc lại sẵn sàng chi mạnh tay cho những dự án hạ tầng trong khu vực nằm trong BRI; vậy nên, Ấn Độ nhận thấy không thể lơ là khu vực xung quanh và ông Modi cần phải tập trung cao độ cho chính sách “Láng giềng trước tiên” của mình trong nhiệm kỳ hai.
Hai là, đấu tranh bảo vệ các đảo
Ngày 08/6/2019, Thủ tướng N.Modi đã tới thăm Maldives trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình sau khi tái đắc cử. Đảo quốc bé nhỏ này giáp với Ấn Độ về phía Tây Nam và nằm trên tuyến đường vận chuyển huyết mạch ở Ấn Độ Dương. Ông N.Modi muốn có quan hệ thân tình với đảo quốc này nhằm ngăn chặn cường quốc đối thủ là Trung Quốc tạo lập căn cứ giám sát theo dõi của họ ở đây, nhất là khi Trung Quốc ngày càng mở rộng sự hiện diện an ninh hàng hải của họ ở khu vực này và Maldives thì đã tham gia BRI. Về vấn đề tạo lập quan hệ gần gũi với Maldives, Ấn Độ hiện có lợi thế bởi ông Ibrahim Mohamed Solih đã được bầu làm Tổng thống Maldives. Kể từ khi nhậm chức (11/2018), ông Solih đã nỗ lực cải thiện quan hệ với Ấn Độ sau một thời gian quan hệ giữa hai nước có phần xấu đi dưới thời người tiền nhiệm là Tổng thống thân Trung Quốc Yameen Abdul Gayoom. Đảng Dân chủ Maldives của ông Solih chỉ trích Tổng thống tiền nhiệm Yameen làm phát sinh những khoản nợ khổng lồ để xây những công trình hạ tầng hoang phí như cầu Sinamale, trước đây có tên là cầu Hữu nghị Trung Quốc – Maldives. Bởi Maldives có vị trí địa chiến lược nên việc tăng cường hợp tác hàng hải với nước này luôn là ưu tiên hàng đầu của Thủ tướng N.Modi trong nhiệm kỳ hai. Trên thực tế, để theo dõi những hoạt động hàng hải ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực, Ấn Độ đã khai trương một hệ thống radar giám sát bờ biển ở Maldives và đưa nước này vào mạng lưới giám sát chung cùng với Sri Lanka, Mauritius, Madagascar và Seychelles.
Ba là, cạnh tranh với các dự án BRI
BRI của Trung Quốc vươn tới Nam Á hoàn toàn có thể làm lung lay tầm ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực. New Delhi đã cố gắng tái khẳng định ảnh hưởng của mình thông qua việc tăng cường cả đầu tư lẫn các nỗ lực ngoại giao. Nhưng đối với các nước láng giềng của Ấn Độ, khoản tiền Trung Quốc sẵn sàng chi cho các dự án hạ tầng tốn kém khó có thể cưỡng lại được. Với Pakistan, hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan là dự án nền tảng của BRI. Tuyến đường kết nối Trung Quốc với biển Arập này sẽ khiến Bắc Kinh bớt phụ thuộc vào việc vận chuyển hàng hóa qua eo biển Malacca. Nepal, đất nước sát cạnh dãy Himalaya, đang xây dựng quan hệ hữu hảo với Trung Quốc để mở rộng hoạt động ngoại giao với các nước ngoài Ấn Độ. Trong khi đó, Bhutan lại phụ thuộc vào viện trợ của Ấn Độ. Nếu Trung Quốc và Ấn Độ điều thêm quân tới khu vực biên giới tranh chấp giữa Nepal và Bhutan, thì cuộc cạnh
tranh giữa hai nước này sẽ leo thang. Với Bangladesh, Trung Quốc đã đề xuất một đề án hành lang hạ tầng chạy qua hai nước cùng với Ấn Độ và Myanmar để tạo thuận lợi cho tuyến đường tới cảng ở vịnh Bengal. Maldives và Sri Lanka đều nằm trên những tuyến đường hàng hải huyết mạch mà cả Ấn Độ và Trung Quốc đều quan tâm, nên cả hai đều muốn tạo lập quan hệ chặt chẽ hơn với hai nước này.
Chính vì vậy, sau chuyến công du Maldives, Thủ tướng N.Modi lập tức tới Sri Lanka để gặp Tổng thống Maithripala Sirisena và Thủ tướng Ranil Wickremesinghe. Cũng giống như Maldives, Sri Lanka có vị trí quan trọng về mặt chiến lược do nằm trên tuyến đường nối Đông Nam Á với Trung Đông nhưng đông dân hơn nhiều vơi số dân 21 triệu người. Sau khi bước ra khỏi cuộc nội chiến kéo dài 26 năm vào năm 2009, Sri Lanka bắt tay vào công cuộc tái thiết đất nước và giành được rất nhiều vốn đầu tư từ Trung Quốc, đồng minh chủ chốt của Sri Lanka trong cuộc nội chiến thông qua BRI. Thế nên, những bước đi của Trung Quốc trong quan hệ với Sri Lanka khiến Ấn Độ hết sức quan ngại. Nhu cầu vốn để phát triển của Sri Lanka cũng khiến nước này đưa ra rất nhiều cơ hội để mời gọi Trung Quốc và Ấn Độ tranh giành hợp đồng đầu tư. Trên thực tế, Trung Quốc và Ấn Độ có những dự án đầu tư gần nhau ở Sri Lanka. Ví dụ ở cảng Colombo, Trung Quốc đầu tư 500 triệu USD vào dự án Ga hàng hóa quốc tế Colombo trong khi Ấn Độ và Nhật Bản lại liên doanh với Ban quản lý cụm cảng Sri Lanka để xây dựng Ga hàng hóa phía Đông. Ở Hambantota, bờ biển phía Nam của đảo quốc này, tập đoàn tư nhân Accord của Ấn Độ đã thắng thầu xây dựng một nhà máy lọc dầu trị giá 3,85 tỷ USD hồi tháng 3/2019, và đây là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lịch sử nước này. Dự án cũng được tiến hành ở đúng thành phố mà Trung Quốc đầu tư dự án cảng cùng tên (thực chất là Sri Lanka cho Trung Quốc thuê đến năm 2116 để trả nợ). Và cũng giống như chiến lược đối với Maldives, Thủ tướng Modi sẽ tìm cách hợp tác với Sri Lanka để tăng cường giám sát các hoạt động hàng hải.
Bhutan và Nepal là hai nước vùng đệm quan trọng kẹp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Bhutan là đồng minh thân thiết nhất của Ấn Độ trong khu vực và là nước duy nhất ở Nam Á (trừ Afghanistan) có quan điểm rõ ràng về BRI. Và để Bhutan không phải cân nhắc việc ký kết tham gia các dự án đầy tham vọng của Bắc Kinh, ông N.Modi sẽ phải níu giữ vương quốc xa xôi này bên ngoài tầm với của Trung Quốc bằng cách đẩy nhanh các dự án phát triển hạ tầng của New Delhi ở đây. Theo đó, vấn đề thủy điện, một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ Ấn Độ – Bhutan, nổi lên rõ nét trong cuộc hội đàm ngày 19/8 giữa Thủ tướng Ấn Độ N.Modi và người đồng cấp Bhutan Lotay Tshering. Trong chuyến công du này, ông N.Modi đã khánh thành nhà máy điện Mangdechhu trị giá 624 triệu USD mà New Delhi đã cấp vốn xây dựng kèm với lời hứa sẽ mua hết số điện mà nhà máy sản xuất nhưng không bán hết.
Cũng trong chuyến thăm Bhutan, ông N.Modi đã tới thăm RuPay, công ty thẻ tín dụng đã giúp người Ấn Độ ở nước ngoài giao dịch bằng đồng rupee và hỗ trợ Chính phủ Ấn Độ thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số vốn đầy tiềm năng. Ở châu Á hiện nay, Singapore, Bahrain và Các tiểu vương quốc Arập (UAE) đã tham gia RuPay. Vấn đề biên giới không chính thức được đề cập trong chuyến thăm đó của ông Modi, nhưng chắc chắn vẫn là mối quan tâm của ông sau vụ xung đột năm 2017 giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc ở khu vực cao nguyên Doklam của Bhutan, khu vực mà phía Trung Quốc cũng nhận là của mình. Mục đích của ông Modi là bảo vệ Bhutan để đảm bảo nước này không nhân nhượng một tấc đất chủ quyền nào cho Bắc Kinh dù Trung Quốc và Bhutan có ngồi vào bàn đàm phán đi nữa.
Bốn là thắt chặt quan hệ với Nepal
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cũng có chuyến công du tới Nepal vào ngày 21/8/2019 và có buổi làm việc với người đồng cấp Pradeep Kumar Gyawali và Thủ tướng Khadga Prasad Oli, người đồng thời cũng là lãnh đạo Đảng Cộng sản Nepal. Nepal là đất nước có 30 triệu dân và vị trí địa lý của nó đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chính sách đối ngoại của nước này. Dãy núi Himalaya tạo thành bức tường ngăn cách nước này với vùng Tây Tạng, nhưng vùng đồng cỏ phía Nam ở Terai lại khiến việc chuyên chở hàng hóa và đi lại từ Nepal sang Ấn Độ từ nhiều thế kỷ nay trở nên khá rõ ràng. Ấn Độ vốn là bạn hàng quốc tế quan trọng nhất của Nepal. Với New Dehi, việc thắt chặt quan hệ ngoại giao với Kathmandu là nỗ lực dài lâu nhằm củng cố quan hệ đôi bên. Vụ xô xát biên giới kéo dài cả tháng kết thúc vào năm 2016 cũng khiến Nepal nghi ngờ rằng Ấn Độ muốn dùng ảnh hưởng kinh tế của mình để buộc nước này phải soạn thảo hiến pháp có lợi cho Ấn Độ. Vì thế, Thủ tướng Nepal khi đó Sharma Ol đã quay ra tìm kiếm quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh và kết quả là Nepal cuối cùng quyết định tham gia BRI của Trung Quốc. Mặc dù hai nước tập trận chung lần đầu tiên vào năm 2017 và dãy Himalaya cũng khiến Nepal khó có thể kết nối cơ sở hạ tầng với Bắc Kinh nhưng Kathmandu sẽ tiếp tục hướng về phương Bắc nhằm giảm bớt phụ thuộc vào New Delhi.
Năm là thắt chặt quan hệ với Bangladesh
Là cầu nối giữa Ấn Độ và Myanmar, Bangladesh có vai trò thiết yếu trong chính sách Hướng Đông của Thủ tướng N.Modi nhằm thiết lập mối quan hệ kinh tế và an ninh bền vững hơn với các nước Đông Nam Á. Thế nhưng, Lãnh đạo Bangladesh đã ký các dự án nằm trong BRI trị giá 24 tỷ USD với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ năm 2016, khiến cho đất nước 164 triệu dân này nhiều khả năng sẽ phải chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong thời gian tới, nhất là khi bà Hasina muốn theo đuổi mục tiêu đưa Bangladesh trở thành một trong những nước có mức thu nhập trung bình vào năm 2021. Trong khi Ấn Độ tiến hành hàng loạt dự án đầu tư nhằm tạo lập ảnh hưởng với các nước láng giềng của mình, thì một thách thức lớn vẫn còn đó: Sáng kiến đầy tham vọng của Trung Quốc đã tạo thêm cơ hội cho các nước xung quanh phát triển hạ tầng và vì vậy đe dọa vị thế nước lớn có tầm ảnh hưởng khu vực mà Ấn Độ đã có từ bấy lâu nay. Cả hai cường quốc đều phải đối mặt với những khó khăn nhất định bởi những tham vọng chiến lược của họ đều vấp phải những quan ngại của các nước láng giềng, nhất là Maldives và Sri Lanka. Những nước này lo ngại sẽ mất đất và chủ quyền vào tay những người hàng xóm lớn. Và vì Ấn Độ khó sánh được với Trung Quốc về nguồn vốn bởi các tập đoàn nhà nước khổng lồ của Trung Quốc hoàn toàn có thể chịu lỗ nhằm giúp Bắc Kinh đạt được mục tiêu chiến lược, nên New Delhi sẽ phải tìm ra giải pháp hiệu quả nhằm thu hút về phe mình những nước xung quanh tuy nhỏ nhưng có tầm quan trọng chiến lược.
Virus corona: Úc và New Zealand
đóng cửa biên giới đối với người ngoài
Australia và New Zealand từ thứ Sáu sẽ cấm toàn bộ những ai không phải là thường trú nhân nhập cảnh, nhằm nỗ lực hạn chế tình trạng lây lan virus corona.
Thủ tướng Úc Scott Morrison nói lệnh của ông áp dụng trên toàn quốc sẽ có hiệu lực từ 21:00 thứ Sáu (10:00 GMT).
Đức: ‘Cuộc chiến chính thức chống virus corona đã bắt đầu’
Virus corona: Nước Pháp gắng sống xứng tầm thử thách
Vì sao Anh đột ngột thay đổi chính sách chống Covid-19
Lệnh cấm của New Zealand sẽ có hiệu lực sớm hơn, vào lúc nửa đêm (11:00 GMT thứ Năm).
Lệnh cấm mang tính lịch sử này không áp dụng đối với các công dân và các thường trú nhân và gia đình họ.
Lãnh đạo hai nước nói họ đã phối hợp với nhau trong việc ra quyết định này.
Cả hai nước cũng đang yêu cầu tất cả những ai tới nơi, bất kể là công dân của hai nước hay không, hay từ nơi nào tới, đều phải tự cách ly trong vòng 14 ngày.
Australia đã ghi nhận hơn 600 trường hợp mắc virus corona và có sáu ca tử vong, với việc tăng vọt các vụ lây nhiễm trong tuần này.
New Zealand cho tới nay có 28 ca dương tính.
‘Cần thay đổi’
“Trong vòng sáu tháng tới chúng ta cần phải làm việc cùng nhau,” ông Morrison nói với người dân Úc.
“Chúng ta cần phải kiểm soát hành vi của mình và phải hiểu rằng các thứ cần phải thay đổi.”
Ông nói hãng hàng không quốc gia Qantas – là hãng vừa huỷ toàn bộ các chuyến bay quốc tế – sẽ giúp đưa các công dân Úc về nhà.
“Chúng tôi đã làm việc tích cực để đảm bảo duy trì các chuyến bay để người dân Úc có thể quay trở về,” ông Morrison nói.
Thủ tướng New Zealand nói bà thừa nhận rằng “chuyện này ghê gớm tới mức nào”.
“Trong lịch sử New Zealand, chưa từng có khi nào một quyền lực như thế này được sử dụng,” bà nói, nhưng bảo vệ người New Zealand là “ưu tiên số một”.
Trước đó, hồi đầu tuần, hai nước đã huỷ bỏ lễ các sự kiện kỷ niệm Anzac Day War tại Gallipoli do có lo sợ về virus.
Hai nước cũng đã cấm các buổi tụ tập đông người và áp lệnh tự cách ly 14 ngày đối với tất cả những ai từ nước ngoài nhập cảnh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51966316
Chuỗi siêu thị Woolworths ở Úc dành ra khung giờ
cho người lớn tuổi khi tình trạng mua đồ tích trữ
tiếp tục diễn ra
Tin từ Sydney – Hôm thứ Ba (17/03/2020), Người lớn tuổi ở Úc đã đến siêu thị từ sớm nhưng vẫn có tình trạng mua hàng tích trữ ở một số khu vực, và có nhiều báo cáo về tình trạng các kệ hàng trống trơn và xếp hàng dài. Chuỗi siêu thị lớn nhất Úc đã mở cửa dành riêng cho người lớn tuổi và người khuyết tật trong một giờ để họ mua những thứ thiết yếu như giấy vệ sinh, vốn đã liên tục hết hàng và gây ra nhiều vụ đánh nhau.
Nhưng quyết định này đã tạo ra cảnh xếp hàng dài bên ngoài một số cửa hàng ở Sydney và Melbourne, với các báo cáo về việc có người ra về trắng tay. Mặc dù bảo vệ chặn người trẻ tuổi vào cửa hàng, nhu cầu chưa từng có vẫn khiến nhiều mặt hàng hết sạch. Một khách hàng giấu tên nói rằng anh ấy thấy lo lắng về việc để mọi người lớn tuổi tập trung lại một chỗ sẽ khiến coronavirus lây lan dễ dàng. Nhưng một số người hoan nghênh khung giờ này, họ nói rằng không khí mua sắm của những người lớn tuổi đến sớm để tránh tình trạng hỗn loạn là rất tốt. Bà Robyn Swan, 73 tuổi, cho biết không khí tại cửa hàng vào hôm thứ Hai (16/03/2020) trở nên hỗn loạn khi các kệ hàng trống trơn, nhưng vào thứ Ba (17/03/2020) các kệ hàng đã được bổ sung đầy đủ. Cho đến nay, Úc đã có gần 400 ca xác nhận nhiễm coronavirus với 5 ca tử vong.
Mộc Miên