Tin khắp nơi – 18/06/2018
World Cup 2018: Các ‘ông lớn’ sảy chân
Lượt trận đầu tiên của Bảng E và F đã có những cú sốc không tưởng xảy ra.
Bất ngờ lại xảy ra ở ngày thi đấu thứ tư của World Cup 2018, đương kim vô địch, đội tuyển Đức bất ngờ để thua trận với tỉ số tối thiểu 1-0 trước một đối thủ được đánh giá yếu hơn là Mexico.
World Cup 2018: Công nghệ làm thay đổi bóng đá
Nhân World Cup xem lại 8 đội từng lập kỳ tích
Đội bóng tời từ Nam Mỹ đã có một trận đấu trên cả tuyệt vời. Họ nhập cuộc tự tin và tỏ ra không hề run sợ trước đội bóng hiện đang đứng thứ nhất trên bảng xếp hạng FIFA.
El Tri (ba màu – biệt danh của đội tuyển Mexico) với những đòn phản công sắc nét và đỉnh điểm là pha phản công chớp nhoáng ở phút 34 đã được Lozano tận dụng một cách khéo léo, hạ gục Manuel Neuer.
Theo thống kê ở Mexico, việc người dân ăn mừng bàn thắng của Lozano tại quê nhà đã được đo lại và độ mạnh của nó tương đương một cơn địa chấn nhỏ – Thật ấn tượng!
Trong suốt khoảng thời gian còn lại, đội tuyển Đức của Joachim Low buộc phải tấn công nhiều hơn còn đội tuyển Mexico càng có thêm đất để phát huy miếng đánh phòng thủ phản công sở trường.
Từ đó cho đến cuối trận không có thêm bàn thắng nào được ghi. Trận đấu kết thúc trong nỗi thất vọng của nhà cựu vô địch và niềm vui cho những cổ động viên đến từ Nam Mỹ.
Tuyển Anh có còn ‘hữu danh vô thực’
World Cup 2018: Tây Ban Nha sa thải huấn luyện viên
Phải nói thêm rằng tuyển Đức đã không được thần may mắn phù hộ trong trận đấu này vì bóng đã tìm đến khung gỗ của đội tuyển Mexico hai lần, và thủ môn của El Tri là Ochoa đã quá xuất sắc với chín pha cản phá xuất thần xuyên suốt trận đấu.
Một kết quả bất ngờ nhưng đầy xứng đáng cho đại diện của Nam Mỹ.
Bất ngờ vẫn chưa dừng lại.
Sau cú sảy chân của Messi cùng đồng đội trong lượt đấu hôm qua, vận may lại tiếp tục đeo bám các ông lớn.
Nạn nhân lần này là láng giềng của họ, đội tuyển Brazil hùng mạnh với một đội hình đang đạt phong độ cao sẵn sàng “nghiền nát” bất cứ đối thủ nào trên con đường chinh phục cúp vàng.
Đối thủ của họ trong trận mở màn World Cup năm nay chỉ là tuyển Thụy Sỹ, không được đánh giá cao nhưng thành phần đội hình bao gồm nhiều cầu thủ kinh nghiệm đã nhiều năm chinh chiến tại các giải đấu lớn hàng đầu châu Âu như Granit Xhaka, Stephan Lichsteiner, Shaquiri…
Sau tiếng còi khai cuộc, Brazil là đội nắm quyền hoàn toàn kiểm soát của trận đấu với những pha hãm thành liên tục. Nỗ lực của họ đã được trả công ở phút 20 sau khi Coutinho vẽ một đường cong tuyệt hảo sau cú sút xa sở trường, mở tỉ số trận đấu.
Tưởng chừng như Brazil sẽ có một trận đấu dễ dàng thì chỉ năm phút sau khi hiệp đấu thứ hai bắt đầu, tiền vệ Zuber bật cao đánh đầu trong một pha phòng thủ phạt góc lỏng lẻo của đội bóng vàng xanh, quân bình kết quả của trận đấu.
Bàn thắng như một gáo nước lạnh dội vào các cầu thủ Brazil khiến họ vùng lên tấn công trong suốt thời gian còn lại của trận đấu, thế nhưng các cầu thủ Thụy Sỹ đã xuất sắc vượt qua sóng gió gây nên trước cầu môn của thủ môn Sommer và bảo toàn được tỉ số hòa 1-1.
Siêu sao của Brazil là Neymar Jr đã không dưới 6 lần trong trận đấu này bị đốn ngã từ các pha phạm lỗi cứng rắn của các cầu thủ Thụy Sỹ.
Trong trận đấu còn lại của ngày, Serbia đã vượt qua Costa Rica với tỉ số tối thiểu và tạm thời dẫn đầu Bảng E.
Nhìn chung, kết quả không mấy khả quan cho các ông lớn. Tuy nhiên những trận thua hay trận hòa đáng tiếc này sẽ là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho các thay đổi cần phải được áp dụng nếu không muốn sớm bị xách valy về nước.
https://www.bbc.com/vietnamese/sport-44515208
Đức thua Mexico trong trận mở màn World Cup 2018
Đội tuyển đương kim vô địch thế giới đã để thua 0-1 trước Mexico hôm 17/6 trong trận đầu tiên trên hành trình bảo vệ cúp World Cup.
Hirving Lozano đã ghi bàn thắng đầu tiên và duy nhất của trận đấu sau pha phản công sắc bén của Mexico ở phút thứ 35 trong khi Đức để lộ hàng phòng thủ yếu kém, theo Reuters.
Trong hiệp 2, Mexico vẫn tiếp tục phản công, và Đức cũng đẩy cao đội hình trong khi đối mặt với nguy cơ thất thủ ngay trong trận mở màn.
Tuy nhiên, sự sa sút phong độ của các cầu thủ trụ cột như Ozil và Muller đã khiến đội đương kim vô địch World Cup không thể “lội ngược dòng”.
Ngoài Đức và Mexico, Bảng F còn có Thụy Điển và Hàn Quốc. Trận đấu giữa quốc gia Bắc Âu và đội tuyển châu Á sẽ diễn ra vào ngày 18/6.
Trong vòng loại World Cup năm nay, Đức có chuỗi 10 trận toàn thắng. Nhưng trong sáu trận giao hữu “làm nóng” trước khi giải vô địch bóng đá thế giới diễn ra, họ chỉ có một trận thắng trước Ảrập Xêút, đội thua Nga 0-5 trong trận khai mạc.
Đức trở thành nhà vô địch World Cup 2014, trong khi Mexico phải dừng bước ngay từ vòng 1/8, sau thất bại trước Hà Lan.
Fan Mexico gây ‘địa chấn’,
kích hoạt thiết bị cảnh báo động đất
Màn ăn mừng của các cổ động viên Mexico trước chiến thắng bất ngờ của đội tuyển nước này trước đương kim vô địch Đức đã kích hoạt thiết bị theo dõi động đất hôm 17/6.
Theo Reuters, khi tiền vệ ngôi sao Hirving Lozano ghi bàn thắng quyết định ở phút 35, giúp Mexico dẫn trước Đức, người dân khắp quốc gia Nam Mỹ này, nhất là ở thủ đô Mexico City, vỡ òa cảm xúc vui mừng.
Viện Nghiên cứu Địa chất và Khí quyển cho biết rằng các máy cảm biến “siêu nhạy” đã ghi nhận được các rung chấn tại hai địa điểm ở thủ đô của Mexico khoảng 7 giây sau bàn thắng của cầu thủ Lozano. Cơ quan này coi đó là động đất “nhân tạo”, theo Reuters.
Tại một cuộc vận động, ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử tổng thống của Mexico, ông Andres Manuel Lopez Obrador, đã gửi lời chúc mừng tới đội tuyển bóng đá nước nhà.
Trong khi đó, trên mạng xã hội, người hâm mộ không ngớt ca ngợi thủ thành Guillermo Ochoa, và thậm chí còn vẽ hình ảnh cầu thủ này là tổng thống Mexico.
Trái với màn ăn mừng của fan Mexico, người hâm một Đức tỏ rõ nỗi buồn và sự thất vọng trong các bức ảnh được nhiều hãng đăng tải.
Mexico sẽ so giày với Hàn Quốc trong trận đấu vào ngày 23/6 tại Rostov-on-Dov, Nga
‘Do thám’ Hàn Quốc,
HLV tuyển Thụy Điển phải xin lỗi
Huấn luyện viên trưởng tuyển Thụy Điển Janne Andersson mới phải lên tiếng xin lỗi vì đưa người “do thám” đội Hàn Quốc tập luyện trước vòng chung kết World Cup.
Đây là hai đội bóng sẽ “so giày” trong trận đấu của bảng F vào ngày mai, 18/6, theo Reuters.
Huấn luyện viên Shin Tae-yong của Hàn Quốc trước đó cho biết rằng ông đã phải thay đổi số áo của các cầu thủ nhằm “tung hỏa mù”.
“Người Tây Âu thường khó phân biệt được người châu Á”, ông Tae-yong nói, theo Guardian.
Ông Andersson đã phải xin lỗi về chuyện xảy ra ở nơi tập luyện của Hàn Quốc ở Áo.
Tin cho hay, một thành viên của nhóm huấn luyện của Thụy Điển đã đi vào nơi luyện tập kín của đội Hàn Quốc vì tưởng đó là cuộc tập luyện mở.
Ông Andersson cho biết ông Lars Jacobsson “đã đứng xa để xem”, nhưng không bình luận về cáo buộc cho rằng ông này đã thuê một ngôi nhà nằm đối diện nơi huấn luyện của đội Hàn Quốc.
Trong khi đó, ông Tae-yong nói rằng việc “thám thính” đối thủ là chuyện “tự nhiên” vì ai cũng muốn “nắm nhiều thông tin nhất có thể về đối phương”.
Mỹ: Melania Trump kêu gọi
Quốc Hội nhanh chóng thỏa thuận về nhập cư
Trong lúc tranh cãi đang dấy lên dữ dội tại Mỹ về việc trẻ em nhập cư bất hợp pháp bị tách rời khỏi người thân, đệ nhất phu nhân hôm 17/06/2018 bất ngờ lên tiếng, nói rằng không muốn tình trạng này xảy ra.
Trong tuần, Quốc Hội sẽ phải biểu quyết hai dự luật về vấn đề nhập cư, và bà Melania Trump kêu gọi các đại biểu cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ nhanh chóng đạt được thỏa thuận.
Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier phân tích:
« Việc bà Melania Trump bỗng tham gia cuộc tranh luận về nhập cư gây ngạc nhiên, vì đệ nhất phu nhân chưa bao giờ bày tỏ chính kiến – đặc biệt là để lên án một chính sách của tổng thống, dù bằng cách nhẹ nhàng nhất. Liệu có phải đây là một sự giữ khoảng cách về mặt đạo đức đối với ông chồng, mà từ lâu bà không có nhiều điểm chung ?
Nhưng đó cũng có thể là một hoạt động truyền thông nhằm thuyết phục rằng Nhà Trắng rốt cuộc cũng lãnh đạo với tấm lòng, và chính Quốc Hội mới cần bị chỉ trích. Melania Trump cũng hy vọng « các dân biểu của cả hai phe rốt cuộc sẽ thỏa thuận được với nhau, giúp cho việc cải cách về nhập cư được thành công ».
Kelyanne Conway, cố vấn trung thành của tổng thống cũng phát biểu tương tự. Hôm qua, một lần nữa bà Conway tỏ ra nhập nhằng – một thái độ có thể được hiểu là Nhà Trắng đang lúng túng, nhưng cũng có thể nằm trong một kế hoạch được tính toán.
Bà Conway nói : « Là một người mẹ, người Công Giáo và là một con người có lương tâm, tôi muốn nói rằng không ai thích chính sách này cả. Quý vị đã nhìn thấy tổng thống trên truyền hình, ông tuyên bố muốn chấm dứt. Nhưng một đạo luật đã có từ lâu, quy định rằng việc vào nước Mỹ bất hợp pháp là một tội phạm. Thành ra nếu không đồng tình với đạo luật này thì phải thay đổi nó ».
Liệu đây có phải là trung tâm trong chiến lược của Nhà Trắng ? Đó là làm cho tình hình trở nên tồi tệ, để buộc các dân biểu Cộng Hòa ôn hòa ngay trong tuần này phải bỏ phiếu cho một dự luật nhập cư cứng rắn ? Để đối lấy sự kết thúc việc cưỡng bức một cách có hệ thống các trẻ em nhập cư khỏi người thân, một số nghị sĩ có thể chấp nhận giải pháp hạn chế các điều kiện đoàn tụ gia đình, hoặc cấp ngân sách cho việc xây lên một bức tường dọc theo biên giới ».
Cựu đệ nhất phu nhân Laura Bush ở Texas thì công khai phản đối chính sách của phe Cộng Hòa. Bà viết trên Washington Post : « Tôi sống ở một tiểu bang vùng biên, hiểu được nhu cầu tăng cường bảo vệ biên giới. Nhưng chính sách thiếu bao dung này thật thô bạo, làm tôi hết sức đau lòng ».
Về phía Liên Hiệp Quốc, Cao ủy Nhân quyền Zeid Ra’ad Al Hussein hôm nay 18/06/2018 cực lực lên án việc tách rời trẻ em nhập cư bất hợp pháp khỏi người thân, cho rằng chính sách này của Mỹ là « không thể chấp nhận được », kêu gọi tổng thống Donald Trump « chấm dứt ngay chính sách thô bạo này ».
Biểu tình phản đối chia cắt gia đình
tại biên giới Mỹ
Hàng trăm người tập trung tại thị trấn biên giới Tornillo gần El Paso, Texas, vào Ngày của Cha (17/6) để phản đối việc trẻ em bị tách lìa khỏi cha mẹ, theo tin Reuters.
Chính phủ Hoa Kỳ hôm thứ Sáu cho biết 1.995 trẻ em đã bị tách lìa khỏi 1.940 phụ huynh tại biên giới Mỹ-Mexico từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 31 tháng 5, khi chính quyền của Trump áp dụng những biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn.
Bà Trump nói về chia tách gia đình nhập cưCựu đại sứ Ted Osius nói về ‘người Việt nhập cư bị trục xuất’
Mỹ: Hàng ngàn người Việt có nguy cơ bị trục xuất?Vào tháng Năm, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Jeff Sessions công bố chính sách ‘không khoan nhượng’, qua đó tất cả những người bắt giữ vào Mỹ bất hợp pháp sẽ bị truy tố tội hình sự, dẫn đến việc con em họ bị tách rời khỏi cha mẹ.
Các gia đình bị chia cách để cha mẹ có thể bị truy tố, một phát ngôn viên, từ chối nêu tên, của Bộ An ninh Nội địa, nói với phóng viên của Reuters.
Hành động chia cách gia đình của chính phủ Trump đã bị các chuyên gia y tế, Liên Hợp Quốc và các nhà lãnh đạo tôn giáo Hoa Kỳ khắp nơi lên án.
Hôm Chủ nhật, Tuần tra Biên giới Hoa Kỳ đã tiếp xúc báo giới để giúp giải thích chính sách “không khoan nhượng” và đưa họ đi tham quan ‘thành phố lều’ tại trung tâm di trú Tornillo, nơi báo chí cho biết nhiều trẻ em đã bị tạm giữ vì vi phạm luật di trú.
Ông Manuel Padilla Jr, giám đốc Tuần tra Biên giới ở Rio Grande Valley nói với báo chí rằng, không trẻ em nào dưới năm tuổi bị tách lìa cha mẹ trong khu vực của ông, trừ những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn, cha mẹ hay phụ huynh thuộc thành phần băng đảng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44517022
Cao Ủy Nhân quyền LHQ chỉ trích
TQ, Myanmar và chính sách di trú Mỹ
Quan chức hàng đầu của Liên Hiệp Quốc đặc trách vấn đề nhân quyền hôm 18/6 kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt chính sách tách riêng trẻ em với cha mẹ di dân đã nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp từ Mexico, nói rằng đây là một chính sách không thể chấp nhận.
Các giới chức Mỹ hôm thứ Sáu cho biết trong thòi gian từ trung tuần tháng Tư tới cuối tháng 5, gần 2000 trẻ em đã bị tách khỏi những người lớn trong gia đình tại biên giới, bởi vì cha mẹ những đứa trẻ này là di dân nhập cảnh không có giấy tờ hợp lệ, qua ngã Mexico.
“Ý tưởng của bất kỳ nhà nước nào toan tính răn đe các bậc cha mẹ bằng cách ngược đãi trẻ em như vậy là trái với lương tâm, đạo đức. Tôi kêu gọi Hoa Kỳ hãy lập tức ngưng chỉ lối hành xử đó, dùng vũ lực để tách trẻ ra khỏi cha mẹ chúng.”
Cao Ủy Trưởng Nhân quyền LHQ Zeid Ra’ad al-Hussein
Lên tiếng trong bài diễn văn cuối cùng của ông trước khi chấm dứt nhiệm kỳ, Cao Ủy LHQ đặc trách nhân quyền Zeid Ra’ad al-Hussein nói:
“Ý tưởng của bất kỳ nhà nước nào toan tính răn đe các bậc cha mẹ bằng cách ngược đãi trẻ em như vậy là trái với lương tâm, đạo đức. Tôi kêu gọi Hoa Kỳ hãy lập tức ngưng chỉ lối hành xử đó, dùng vũ lực để tách trẻ ra khỏi cha mẹ các em.”
Người dẫn đầu phái đoàn Mỹ là nhà ngoại giao Jason Mack. Reuters tường thuật rằng chưa có phản ứng nào từ phái đoàn Mỹ có mặt trong phòng họp, sau phát biểu của ông Zeid.
Hãng tin này dẫn lời các nhà hoạt động và một số chính khách hôm thứ Năm nói rằng các cuộc thảo luận với Hoa Kỳ vè những cải cách Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc không đáp ứng những đòi hỏi của Hoa Kỳ, đặc biệt về cách đối xử giành cho Israel, cho thấy chính quyền của Tổng thống Trump có khả năng rời bỏ diễn đàn này.
Về những vấn đề khác, ông Zeid nhắc tới những vụ vi phạm nhân quyền “kéo dài, nghiêm trọng và có hệ thống vẫn tiếp diễn ở Bắc Hàn”. Ông kêu gọi Bình nhưỡng hợp tác với các nhà điều tra nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Ngoài ra, ông Zeid đơn cử các dấu hiệu rõ rệt về “những vụ tấn công có tổ chức, xảy ra trên diện rộng và có hệ thống” nhắm vào người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar, giữa lúc xung đột leo thang tại bang Kachin và bang Shan.
Những vụ tấn công này, theo Cao Ủy nhân quyền LHQ, “gộp chung lại có thể cấu thành hành động diệt chủng”.
Theo ông Zeid, các cố gắng của chính quyền Myanmar nhằm truy tố các hung thủ “không đáng tin cậy”, và cần có các giám sát viên về nhân quyền tại hiện trường trước khi người tị nạn Rohingya trở về nước từ Bangladesh.
Cao ủy Nhân quyền Zeid còn tố cáo Trung Quốc là ngăn chặn các nhà hoạt động độc lập ra làm chứng trước các ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ông bày tỏ quan tâm về những điều kiện đang “xấu đi nhanh chóng” tại các khu tự trị Tây Tạng và Tân Cương.
Nhiệm kỳ 4 năm của ông Zeid sẽ chấm dứt vào cuối tháng 8 năm nay. Ông nói văn phòng của ông cam kết sẽ thực hiện nhiệm vụ to lớn được giao phó. Mọi người đồng loạt đứng dậy vỗ tay hoan nghênh sau phát biểu của ông.
https://www.voatiengviet.com/a/cao-uy-lhq-chi-trich-tq-myanmar-va-chinh-sach-di-tru-my/4443467.html
Giám đốc điều hành hãng xe Audi bị bắt
Ông Rupert Stadler, giám đốc điều hành hãng ô tô Đức Audi, vừa bị bắt giữ để điều tra do liên quan đến bê bối gian lận khí thải.
Phát ngôn viên hãng Volkswagen (công ty mẹ của Audi) xác nhận ông Rupert hiện đã bị giam giữ.
Công tố viên thành phố Munich cho biết họ phải hành động do lo ngại ông Stadler có thể tìm cách tiêu hủy các bằng chứng.
Bê bối gian lận khí thải của tập đoàn Volkswagen đã xuất hiện từ ba năm trước khi xuất hiện thông tin những chiếc xe hơi được cài thiết bị nhằm gian lận kiểm tra khí thải.
Ngành ô tô Việt Nam sau Nghị định 116
Xăng nơi nào đắt nhất, nơi nào rẻ nhất thế giới?
Sinh viên TQ vung tiền chơi xe sang ở Mỹ
Đi tìm nguồn năng lượng ‘thông minh’
Các thiết bị ban đầu được phát hiện trong những chiếc xe hơi của hãng VW, nhưng Audi cũng liên quan đến bê bối này.
Vào tháng trước, Audi thừa nhận 60.000 mẫu xe A6 và A7 chạy động cơ diesel của hãng có vấn đề với phần mềm khí thải.
Audi đã phải triệu hồi 850.000 chiếc xe của hãng vào năm ngoái, trong đó chỉ có một số chiếc được phát hiện yêu cầu cần sửa đổi.
Công tố viên thành phố Munich cũng cho biết ông Stadler sẽ bị thẩm vấn vào hôm thứ Tư (20/6), sau khi ông này có những trao đổi với luật sư.
Bê bối gian lận khí thải ”dieselgate” của tập đoàn Volkswagen lần đầu tiên bị phơi bày vào tháng 9/2015.
Volkswagen thừa nhận gần 600,000 xe bán tại thị trường Mỹ đã cài ”những thiết bị gian lận” nhằm qua mặt các cuộc kiểm tra khí thải.
Nhà sản xuất ô tô cho biết họ đã cài phầm mềm trong 11 triệu chiếc xe hơi chạy động cơ diesel trên toàn cầu.
Các phần mềm này có thể tiết lộ lượng khí thải chỉ khi những chiếc xe hơi bị kiểm tra và cắt giảm đi được lượng khí thải thực tế.
Khi xe đi trên những con đường rộng lớn và không bị kiểm tra, lượng khí thải trên thực tế sẽ cao hơn gấp 40 lần so với điều kiện trong phòng thí nghiệm.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-44523823
Thủ tướng CS Nepal
muốn xây Hành lang Kinh tế với TQ
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Khadga Prasad Sharma Oli sẽ thăm nước láng giềng từ 19 đến 24/06 để bàn về việc xây dựng Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Nepal.
Mốt giày ‘Sao Vàng’ của du kích Maoist tại Nepal
Vì sao Ấn Độ phản đối ‘Vành đai, Con đường’?
Nepal muốn khôi phục đập thủy điện với TQ
Đây là một phần của dự án ‘Một Vành đai Một Con đường’ của Bắc Kinh.
Nepal muốn kết nối với tuyến đường sắt Tây Tạng bên kia Himalayas của Trung Quốc.
Báo chí Trung Quốc trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng xác nhận ông Sharma Oli sẽ có cuộc hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Thay đổi chính sách
Đây không phải là lần đầu tiên ông Sharma Oli sang thăm Trung Quốc.
Hồi 2016, khi cũng làm thủ tướng trong một nội các tồn tại chưa đầy hai năm, ông đã tới Bắc Kinh và được lãnh đạo Tập Cận Bình đón tiếp nồng hậu.
Sau bầu cử mới nhất hồi tháng 2/2018, ông Sharma Oli, lãnh đạo đảng Cộng sản Marxist – Leninist Thống nhất Nepal (CPN – UML), trở lại lập chính phủ, khi Đảng CPN – UML của ông và đảng CNP-M thành lập liên minh cánh hữu giành đa số ghế.
Ngay lập tức, ông Sharma Oli thay đổi chính sách để tách dần khỏi ảnh hưởng của Ấn Độ và lại gần hơn với Trung Quốc.
Chính phủ Nepal cho hay họ sẽ tái khởi động dự án thủy điện với Trung Quốc vốn bị chính phủ Nepal thân Ấn Độ trước đây hủy bỏ.
Nepal muốn tăng cường hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng với Bắc Kinh nhằm giảm sự phụ thuộc của nước này vào New Delhi.
Ông Sharma Oli còn muốn xem lại luật cho lính Nepal phục vụ trong lực lượng vũ trang Ấn Độ.
Ấn Độ tiếp tục phản đối dự án ‘Một Vành đại Một Con đường’ dù Thủ tướng Narendra Modi đã thăm Vũ Hán và hội đàm thân mật với Chủ tịch Tập Cận Bình trong năm nay.
Quyết định sát lại gần Trung Quốc của Nepal còn có lý do là Ấn Độ chặn Nepal bằng đường bộ, trong một quyết định nhiều nhà bình luận tại Nam Á cho là “nhỏ nhen” của Dehli, khiến giá xăng dầu tại Nepal lên cao.
Tại vùng Nam Á, hiện Pakistan đang xây dựng một Hành lang Kinh tế khổng lồ với tiền đầu tư lên tới hàng chục tỷ USD của Trung Quốc, gây lo ngại cho Ấn Độ.
Hành lang CPEC chạy từ Tân Cương vào Pakistan và xuyên qua toàn bộ lãnh thổ nước này, tới cảng Gwadar nằm bên bờ Biển Ả Rập.
Từ rừng rậm vào chính quyền
Một số báo khu vực đánh giá rằng ông Sharma Oli là “thủ tướng duy nhất từ đảng cộng sản thắng cử trong bầu cử tự do” ở châu Á từ sau Chiến tranh Lạnh.
Nhà bình luận Brahma Chellaney cho rằng sau cuộc bầu cử đầu năm nay, Nepal chính thức là “nước thứ sáu trên thế giới do đảng cộng sản lãnh đạo”.
Nhưng khác với các nước Trung Quốc, Cuba, Lào, Bắc Hàn và Việt Nam, “chính phủ Nepal được bầu lên từ cuộc đầu phiếu tự do và công bằng”.
Điều này khiến Chellaney nhận định thành công hay thất bại của chính phủ Sharma Oli là phép thử độc đáo, xem một chính phủ cộng sản có thể sống chung với hệ thống dân chủ đa đảng hay không.
Cuộc chiến du kích ở vùng rừng núi từ thập niên 1990 đã làm chết 17 nghìn người, và gây ra ít nhất vài nghìn vẫn bị coi là mất tích ở quốc gia 29 triệu dân.
Hồi 2016, ủy ban hòa giải quốc gia đã nhận 57 nghìn lá đơn yêu cầu điều tra các vụ du kích cộng sản ám sát, đánh bom trong tình trạng gần như nội chiến.
Nhưng dần dần, các nhóm Maoist được Trung Quốc hỗ trợ đã chuyển từ đấu tranh vũ trang sang hoạt động tranh cử.
Năm 2008, một lãnh đạo cộng sản kiểu Mao, ông Pushpa Kamal Dahal, còn có bí danh là Prachanda lên làm thủ tướng chính phủ liên minh.
Sang tháng 8/2016, ông Dahal lại lên làm thủ tướng lần thứ hai nhưng thời gian cầm quyền của ông chấm dứt sau kỳ bầu cử 2/2018, nhường bước trước Sharma Oli, một gương mặt Maoist khác.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44519802
Người dân
bắn chết tay súng tại siêu thị Walmart ở Mỹ
Hai người bị thương và nghi phạm đã bị bắn chết sau một vụ xả súng gây hỗn loạn siêu thị Walmart ở bang Washington chiều 17/6, hãng tin Reuters dẫn tin tức báo chí địa phương cho biết.
Tay súng đã gây thương tích cho một thiếu niên và bắn vào một người đàn ông khi cướp một chiếc xe ôtô, nhưng ngay sau đó đã bị một người khác bắn chết bên ngoài siêu thị Walmart ở thành phố Tumwater khoảng 5 giờ chiều ngày 17/6, theo AP.
Một nhân chứng nói với đài truyền hình KOMO-TV rằng khi mọi người đang xếp hàng thì nghe thấy tiếng súng nổ bên trong siêu thị.
Các nhân chứng nói với một đài truyền hình khác rằng họ đang bên trong siêu thị thì nghe tiếng súng nổ.
Bà Laura Wohl, Phát ngôn viên của Sở Cảnh sát Tumwater, cho biết không rõ lúc ấy liệu nghi phạm có mặt bên trong siêu thị, hay hắn có nổ súng từ bên trong hay không, theo tờ The Olympian.
Bà Wohl cho biết rằng một người đàn ông đã bị bắn khi tay súng tìm cách cướp chiếc xe của nạn nhân.
Bà nói thêm rằng hai người bên ngoài siêu thị rút vũ khí và ít nhất một người đã bắn chết tay súng.
https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-dan-ban-chet-tay-sung-tai-sieu-thi-walmart-o-my/4443405.html
Xả súng ở Mỹ: Nghi can tử vong, 20 người bị thương
Một nghi can xả súng đã bị bắn chết sau khi xảy ra vụ nổ súng làm 20 người bị thương, trong đó có một cậu bé đang trong tình trạng nguy kịch, tại một lễ hội nghệ thuật mở suốt đêm ở New Jersey, Hoa Kỳ.
Reuters dẫn lời các công tố viên cho biết rằng một người đàn ông 33 tuổi đã bị giết chết và một nghi can thứ hai đã bị bắt sau khi súng nổ lúc 3 giờ sáng địa phương tại sự kiện ở thành phố Trenton, cách thành phố New York 100 km về phía tây nam.
Công tố viên địa hạt Mercer, Angelo Onofri, nói tại một cuộc họp báo: “Điều tra ban đầu thấy rằng nhiều cá nhân đã xả súng tại sự kiện, và nhiều vũ khí đã bị thu giữ”.
Theo Reuters, trong số những người bị thương có một cậu bé 13 tuổi đang trong tình trạng “hết sức nguy kịch”.
Ông Onofri nói rằng có hơn 1 nghìn người hiện diện tại sự kiện khi vụ xả súng xảy ra.
Giới hữu trách đang điều tra xem nghi can tử thương vì bị cảnh sát bắn hay vì đạn lạc của các nghi can khác.
Các nhà tổ chức đã hủy các hoạt động còn lại của lễ hội nghệ thuật.
Vụ bắn giết ở New Jersey xảy ra trong khi bùng lên cuộc tranh cãi về luật liên quan tới súng ống, nhất là sau khi 17 học sinh bị bắn chết tại một trường trung học ở Parkland, Florida.
Bộ Tư pháp Philippines
bác lệnh trục xuất nữ tu Úc vì đi biểu tình
Hôm 18/6, Bộ tư pháp Philippines đã bác lệnh trục xuất một nữ tu người Úc sau khi bà tham gia một cuộc biểu tình chính trị, và người ủng hộ bà đã ăn mừng quyết định này, theo hãng tin Reuters.
Nữ tu Patricia Anne Fox, 71 tuổi, là người đứng đầu một giáo hội Công giáo, đã làm Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tức giân sau khi bà bị phát hiện có mặt trong một cuộc biểu tình ủng hộ nhân quyền vào tháng 4.
Ông Duterte cáo buộc bà Fox đã “gây mất trật tự,” và ra lệnh điều tra bà trong vụ án “người nước ngoài quấy rối.”
Cơ quan di trú Philippines đã thu hồi visa của bà Fox vì theo các điều khoản trong visa, bà không được phép tham gia vào các hoạt động chính trị. Ngày 18/6 là hạn chót bà phải rời khỏi Philippines.
Nhưng Bộ Tư pháp cho biết lệnh của Cơ quan di trú “sẽ bị bác” bởi vì nó đã “vượt quá thẩm quyền so với những gì luật pháp cho phép.”
Theo quyết định của Bộ Tư pháp, bà Fox có thể lưu lại Philippines đến khi visa của bà hết hạn vào tháng 9/2018.
Tổ chức Bayan thuộc cánh tả và những người ủng hộ nữ tu Fox đã tổ chức một buổi lễ cầu nguyện ăn mừng quyết định trên tại một nhà thờ ở thủ đô Manila.
“Chúng tôi rất vui vì được nữ tu đồng hành và hy vọng rằng bà sẽ tiếp tục công việc tốt đẹp của mình vì người nghèo Philippines”, ông Renato Reyes, Tổng thư ký Nhóm Bayan, phát biểu đồng thời nói lời cảm ơn cơ quan tư pháp “vì có tiếng nói công bằng.”
Hôm 18/6, tại ngôi nhà nhỏ nhắn của bà ở thành phố Quezon, những người ủng hộ đã bật khóc vì vui mừng sau khi bà khiếu nại thành công lệnh hủy visa, theo trang The Guardian.
Tuy nhiên, trang này trích lời cơ quan Tư pháp cho biết bà Fox vẫn có thể sẽ bị trục xuất trong một vụ khác.
Nữ tu Fox đã sinh sống ở Philippines hơn 27 năm qua và rất tích cực thực hiện các hoạt động cộng đồng vì người nghèo.
Nhật: Động đất gây nhiều thương vong
Một trận động đất mạnh 6,1 độ richter đã gây rung chuyển thành phố Osaka của Nhật Bản sáng sớm ngày 18/6, làm ba người chết, hơn 200 người bị thương, và khiến hàng loạt các nhà máy phải ngưng sản xuất, theo hãng tin Reuters.
Theo AP, trận động đất làm hệ thống giao thông trong giờ cao điểm bị ngưng trệ, gây mất điện, nước và gas.
Hình ảnh trực tiếp trên truyền hình cho thấy các bức tường đổ, cửa sổ vỡ và ống nước bị hư ở thành phố Osaka, nơi sẽ đăng cai hội nghị thượng đỉnh G20 vào năm tới.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết tâm chấn của trận động đất sáng ngày 18/6 ở độ sâu 13 km tại phía bắc của thành phố Osaka.
Hãng Panasonic ở thành phố Osaka cho biết, ba nhà máy đang tạm dừng sản xuất.
Cũng tại thành phố này, hãng Daihatsu Motor Co., một đơn vị của tập đoàn Toyota Motor Corp, cũng ngừng hoạt động.
https://www.voatiengviet.com/a/nhat-dong-dat-gay-nhieu-thuong-vong/4443451.html
Hàn Quốc tập trận bảo vệ đảo chống Nhật Bản
Hàn Quốc ngày 18/06/2018 khởi động cuộc tập trận kéo dài hai ngày nhằm bảo vệ Dokdo, với giả thiết quần đảo này bị quân Nhật tấn công. Tokyo đã lên tiếng phản đối.
Seoul kiểm soát quần đảo Dokdo (Độc Đảo) nằm trên Biển Nhật Bản từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, nhưng Tokyo đòi hỏi chủ quyền của quần đảo có tên tiếng Nhật là Takeshima (Trúc Đảo), tố cáo Hàn Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.
Cuộc tập trận này được tiến hành trong lúc tổng thống Mỹ Donald Trump vừa loan báo chấm dứt các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc, cho rằng « tốn kém và mang tính khiêu khích ».Mục đích các cuộc tập trận Mỹ-Hàn nhằm chống lại những mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên.
Nhật Bản « kiên quyết phản đối » cuộc tập trận của Hàn Quốc, cho rằng « hoàn toàn không thể chấp nhận được và hết sức đáng tiếc », đòi hỏi Seoul ngưng cuộc tập trận này.
Tuy một cuộc tấn công của Nhật Bản hầu như khó có khả năng xảy ra, nhưng Hàn Quốc đều đặn mỗi năm hai lần tập trận, kể từ năm 1986 đến nay. Bà Choi Hyun Soo, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Hàn Quốc tuyên bố : « Cuộc tập trận bảo vệ Dokdo là tập trận thường lệ nhằm ngăn cản quần đảo bị các lực lượng bên ngoài xâm lăng ».
So sánh với các cuộc tập trận thường niên Mỹ-Hàn đã bị ngưng, cuộc tập trận bảo vệ Dokdo có quy mô khiêm tốn, huy động sáu chiến hạm và bảy phi cơ. Một đơn vị thủy quân lục chiến cũng được triển khai trên đảo đá chỉ có khoảng 40 cư dân, hầu hết là cảnh sát.
Quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản – hai nước đều là đồng minh của Mỹ, là hai chế độ dân chủ, có nền kinh tế thị trường – bị xấu đi vì tranh chấp lãnh thổ và các bất đồng về lịch sử.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180618-han-quoc-tap-tran-bao-ve-dao-chong-nhat-ban
Cơ hội nào cho các nhà đầu tư tương lai
ở Bắc Triều Tiên?
Sau cuộc gặp lịch sử Donald Trump và Kim Jong Un hôm 12/06/2018 tại Singapore, nhiều tín hiệu tích cực cho phép hy vọng vào một tiến trình hòa bình, thịnh vượng và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Điều đó đã làm bùng lên hy vọng nền kinh tế khép kín nhất thế giới sẽ được mở cửa. Liệu đó có phải là một cơ hội vàng cho các nhà đầu tư nước ngoài ?
Tiến trình phi hạt nhân hóa của Bắc Triều Tiên còn cả một chặng đường dài phía trước, nhưng lúc này giới quan sát đã nghĩ tới một viễn cảnh Bắc Triều Tiên hội nhập với thế giới.
Tại hội nghị thượng đỉnh Singapore, tổng thống Donald Trump đã có một vài động thái giới thiệu sự giàu sang phồn thịnh của nước Mỹ với ẩn ý hứa hẹn Bắc Triều Tiên cũng sẽ được đầu tư để có một tương lai tươi đẹp nếu chấp nhận đòi hỏi giải trừ hạt nhân của Mỹ. Nhìn vào những diễn tiến như vậy, giới chuyên gia cũng như doanh nghiệp đã nghĩ ngay tới những khả năng làm ăn với đất nước bị bế quan tỏa cảng triền miên.
Không ít ý kiến lạc quan cho rằng Bắc Triều Tiên có những tiềm năng lớn để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài như, tài nguyên khoáng sản dồi dào, nhân công lao động rẻ và vị trí địa lý trọng yếu nằm giữa Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản. Thế nhưng, những người thận trọng hơn thì lại cho rằng để nhảy vào làm ăn ở miền đất hoang hóa này vẫn còn là cả một tiến trình không hề đơn giản.
Thách thức đầu tiên đặt ra cho các nhà đầu tư nước ngoài đó là sự bảo đảm về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp làm ăn tại Bắc Triều Tiên. Với một thể chế chính trị cộng sản chuyên chế truyền từ đời này sang đời khác, những luật lệ có thể bị Bình Nhưỡng thay đổi bất ngờ, các khoản đầu tư đổ vào Bắc Triều Tiên có thể bị tịch thu bất cứ lúc nào. Về vấn đề này những người hàng xóm Hàn Quốc đã trải qua không ít bài học nhãn tiền.
Trong giai đoạn nỗ lực xích lại gần người bà con miền Bắc, với chính sách « Vầng thái dương » của chính quyền Kim Dae Jung trong cuối thập niên 1990, tập đoàn khổng lồ Hyundai đã đổ hàng trăm triệu đô la Mỹ vào dự án khu du lịch núi Kim Cương (Kumgang) nổi tiếng của Triều Tiên. Thế nhưng thực tế đã cho thấy hoạt động của dự án này phụ thuộc vào nhiệt độ nóng lạnh của quan hệ liên Triều. Nhiều sự cố nghiêm trọng đã xảy ra ở khu du lịch biểu tượng hòa dịu giữa hai miền này và khu du lịch Kim Cương giờ chỉ còn để du khách ngắm nhìn từ bên đất Hàn Quốc qua ống nhòm. Rồi đến dự án khu công nghiệp Kaesong. Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư, mở xưởng tại khu công nghiệp nằm bên đường biên giới phía Bắc Triều Tiên. Đặc khu kinh tế này cho dù đang lúc làm ăn phát đạt, mang lại thu nhập ngoại tệ không nhỏ cho Bắc Triều Tiên, vẫn bị đóng cửa vào năm 2016 do căng thẳng về chương trình phát triển vũ khí của Bình Nhưỡng.
Từ năm 2017, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã tỏ quyết tâm cải thiện kinh tế. Đầu năm nay ông tuyên bố đã hoàn tất chương trình phát triển vũ khí và khả năng răn đe hạt nhân của đất nước, bây giờ Triều Tiên chuyển qua giai đoạn ưu tiên « xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ».
Gần đây, báo chí Bắc Triều Tiên cũng đã gần xa đánh tiếng về những chương trình cải cách kinh tế của Bình Nhưỡng. Theo AFP, vài năm gần đây Bình Nhưỡng đã âm thầm tiến hành một số cải cách kinh tế như bắt đầu cho phép tư nhân buôn bán trong một số thị trường không chính thức, các xí nghiệp Nhà nước được tự do hơn.
Nhiều đoàn quan chức Triều Tiên tới thăm Bắc Kinh, Thượng Hải và các tỉnh giàu tài nguyên than đá để học hỏi kinh nghiệm theo mô hình của Trung Quốc. Một số nhà ngoại giao tiết lộ Trung Quốc đã giới thiệu kế hoạch phát triển chi tiết cho Triều Tiên.
Tuy nhiên, Bình Nhưỡng được cho là luôn cảnh giác sợ sẽ quá phụ thuộc vào Bắc Kinh và muốn học theo mô hình phát triển của một nước xã hội chủ nghĩa vừa tầm với họ là Việt Nam.
Nhà kinh tế học Gareth Leather, thuộc cơ quan nghiên cứu Capital Economics (Anh Quốc), nhận định Triều Tiên có một số lợi thế để phát triển kinh tế, nhưng ngay cả khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, thì vẫn còn cả một chặng đường dài để Bắc Triều Tiên có được một nền kinh tế bình thường với môi trường đầu tư bình thường tức là ổn định và cởi mở hơn.
Dù sao thì « những nhà đầu tư dám mạo hiểm ở mảnh đất đó sẽ phải là những người rất dũng cảm », chuyên gia Gareth Leather nhấn mạnh. Cho đến lúc này có lẽ chỉ có người Trung Quốc là hiểu cách làm ăn buôn bán với Bắc Triều Tiên hơn cả và với họ đầu tư vào Bắc Triều Tiên sẽ là « cơ hội vàng » nhiều hơn rủi ro.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180618-co-hoi-nao-cho-cac-nha-dau-tu-tuong-lai-o-bac-trieu-tien
Hàn Quốc muốn sớm chính thức kết thúc
cuộc Chiến Tranh Triều Tiên
Ngày 18/06/2018, ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha tuyên bố mục tiêu của Seoul là chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên trong năm nay và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un cũng như tổng thống Mỹ Donald Trump đã thảo luận về vấn đề này tại thượng đỉnh Singapore.
Trong một cuộc họp báo nhân kỷ niệm một năm bà nhậm chức, ngoại trưởng Hàn Quốc nhấn mạnh là Seoul dự kiến sẽ mềm dẻo, linh hoạt để xử lý hồ sơ chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), và chính phủ Hàn Quốc vẫn để ngỏ lịch trình và cách thức tuyên bố. Bà Kang Kyung Wha cũng cho biết Seoul đang hội ý chặt chẽ với Washington để tìm giải pháp.
Thông cáo chính thức thượng đỉnh Kim-Trump tại Singapore ngày 12/06 nêu ra bốn nội dung chính, trong đó có phi hạt nhân hóa và cải thiện quan hệ song phương nhưng không đề cập đến việc chấm dứt cuộc chiến giữa hai miền nam-bắc Triều Tiên.
Bà Kang gọi tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên là bước đầu tiên trong tiến trình thiết lập hòa bình trên bán đảo. Trong thông cáo, bộ Ngoại Giao Hàn Quốc cũng nhắc đến vai trò của Bắc Kinh : « Tôi nghĩ rằng Trung Quốc có thể giữ một vai trò rất quan trọng trong suốt tiến trình và Hàn Quốc cũng sẽ hội ý chặt chẽ với Trung Quốc ».
Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, chính phủ của tổng thống Moon Jae In dường như muốn tổ chức một buổi lễ để tuyên bố chính thức chấm dứt cuộc chiến giữa hai miền tại làng Bàn Môn Điếm vào ngày 27/07/2018, đúng ngày kỷ niệm hai bên ký thỏa thuận tạm đình chiến. Bà Kang cho biết đồng nhiệm Mỹ đã khẳng định là đang tìm cách thương lượng nhanh chóng với Bắc Triều Tiên.
Thông cáo của bộ Ngoại Giao Hàn Quốc còn cho thấy dường như Seoul tỏ ra mềm mỏng hơn Washington trên vấn đề cấm vận khi thông báo các lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng sẽ được nới lỏng sau khi Bắc Triều Tiên tiến hành các biện pháp « thiết yếu » để phi hạt nhân hóa.
Cũng trong ngày 18/06, hai miền nam bắc Triều Tiên đã thảo luận về việc thành lập một đội tuyển thể thao hợp nhất để tham dự Á Vận Hội tại Indonésia từ ngày 12/08 đến ngày 02/09/2018.
Trên 50 chiến binh thân chính phủ Syria thiệt mạng
do oanh kích
Trên 50 chiến binh thân Damas, đa số là người Irak, tử thương trong các cuộc không kích đêm 17/06/2018 vào các vị trí quân chính phủ Syria ở miền đông. Đây là thiệt hại nặng nề nhất của chế độ Assad từ nhiều tháng qua, theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria (OSDH).
Các cuộc không kích diễn ra tại thành phố Al Hari gần biên giới Irak trong đêm Chủ nhật rạng sáng thứ Hai. Theo OSDH, có 52 chiến binh gồm 30 người Irak, 16 quân nhân và dân quân người Syria và 6 người khác chưa rõ quốc tịch, đã bị thiệt mạng. Tổ chức phi chính phủ này cho biết không thể xác định được điểm xuất phát của đợt không kích.
Báo chí nhà nước Syria cho rằng liên minh quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo đã tiến hành các cuộc không kích trên. Tuy nhiên một nguồn tin từ Lực lượng Dân chủ Syria (FDS) bác bỏ cáo buộc này.
Thành phố Al Hari thuộc tỉnh Deir Ezzor giàu nguồn lợi dầu khí, nơi FDS do Mỹ đỡ đầu và quân chính phủ Syria được Nga hỗ trợ tiến hành các cuộc tấn công riêng rẽ nhắm vào tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (IS, Daech). Quân chính phủ kiểm soát phía tây sông Euphrate, còn FDS truy diệt IS lại những làng mạc ở bờ đông, gần biên giới Irak.
Một giới tuyến đã được vạch ra dọc theo con sông kể từ năm 2017 để tránh xung đột giữa các lực lượng thân chế độ và FDS, nhưng vẫn xảy ra các vụ oanh tạc, làm tổng cộng ít nhất 170 lính và dân quân thân Damas thiệt mạng.
Việc không kích Al Hari diễn ra một hôm sau khi FDS tái chiếm Dachicha thuộc tỉnh Hasakeh. Đây là lần đầu tiên kể từ bốn năm qua, thành phố nổi tiếng là nơi trung chuyển người và vũ khí giữa Irak và Syria, được giành lại từ tay quân thánh chiến IS.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180618-tren-50-chien-binh-than-chinh-phu-syria-thiet-mang-do-oanh-kich
Đức: Tối hậu thư cho thủ tướng Angela Merkel
trong hồ sơ di dân
Hôm nay 18/06/2018 là ngày phe cánh hữu thuộc đảng CSU trong chính phủ liên minh tại Đức dự kiến gửi tối hậu thư cho thủ tướng Angela Merkel về việc đóng cửa biên giới với người nhập cư. Tối hậu thư trên có thể đẩy nước Đức và cả châu Âu vào một cuộc khủng hoảng chính trị quy mô lớn.
Nhật báo Bild có nhiều người đọc nhất tại Đức bình luận : « Đây là ngày mà số phận của thủ tướng Angela Merkel và chính phủ được định đoạt. » Trong vòng hai năm 2015-2016, hơn một triệu người đã tới xin tị nạn tại Đức, gây ra xung đột chính trị kéo dài.
Mục tiêu của đảng CSU là chặn tất cả di dân đã đăng ký ở các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu, đa phần là từ Ý và Hy Lạp, ở vùng biên giới của Đức. Đảng CSU sáng nay họp ở Munich nhằm cho phép chủ tịch CSU, ông Horst Seehofer, bộ trưởng Nội Vụ liên bang, ban hành sắc lệnh chặn di dân ở vùng biên giới.
Theo AFP, nếu điều này xảy ra, thủ tướng Merkel không có lựa chọn nào khác ngoài cách chức bộ trưởng Nội Vụ, làm tan rã liên minh cầm quyền mới chỉ thành lập được từ ba tháng nay.
Nhưng theo tin mới nhất của hãng tin Đức DPA,Đức ông Horst Seehofer đã nói với đảng của ông rằng ông muốn cho thủ tướng Angela Merkel thời gian đến cuối tháng Sáu để tìm một giải pháp cho các vấn đề di dân.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180618-duc-toi-hau-thu-cho-thu-tuong-angela-merkel-trong-ho-so-di-dan
Bầu cử tổng thống Colombia:
Ứng viên cánh hữu Ivan Duque đắc cử
Ứng viên phe cánh hữu Ivan Duque đã chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Colombia ngày 17/06/2018, với 54% số phiếu bầu. Đối thủ phe cánh tả của Ivan Duque là Gustavo Petro chỉ được 41,8% cử tri ủng hộ. Chiến thắng của ông Ivan Duque, 41 tuổi, khiến giới doanh nhân an tâm, nhưng gây quan ngại cho hòa bình.
Tổng thống Colombia tân cử là một người chủ trương xét lại hiệp định hoà giải dân tộc với Mặt trận du kích FARC, cho rằng lực lượng này được hưởng quá nhiều lợi thế từ thỏa thuận hòa bình ký năm 2016.
Từ Bogota, đặc phái viên RFI Lucile Gimberg gửi về bài phóng sự :
Đội trên đầu chiếc mũ màu vàng và quấn quanh cổ lá cờ Colombia, rất đông người ủng hộ ứng cử viên Ivan Duque hò hét đến khản giọng để ăn mừng chiến thắng. Bà Yvette là một điền chủ chia sẻ : “Vui sướng, vui sướng, vui sướng vì ông ấy đã thắng. Ông Duque mà chúng tôi bầu là tốt hơn và ít nhất thì chúng tôi cũng không rơi vào tay Cộng Sản”.
Còn đối với Hernando, một nhà quản lý doanh nghiệp, thì ông Duque trước tiên mang lại một sự đảm bảo về kinh tế: “Đó là một người có quan điểm cân bằng, đang tìm kiếm sự hòa hợp đoàn kết trong đất nước. Nhìn từ góc độ kinh tế, ông ấy đảm bảo sự ổn định cho các nhà đầu tư nước ngoài và giới chủ doanh nghiệp.”
Đối với người đàn ông ở độ tuổi 60 này, người được cựu tổng thống Alvaro Uribe chọn làm người kế nhiệm có lý khi muốn thay đổi thỏa thuận hòa bình ký với lực lượng du kích FARC. Ông Ivan Duque đã khẳng định trước những người ủng hộ ông: “Thỏa thuận hòa bình mà chúng ta đã mơ ước và yêu cầu có những điều sẽ được điều chỉnh để các nạn nhân sẽ là tâm điểm của thỏa thuận, nhằm đảm bảo sự thật, công lý, và đảm bảo là những sai lầm phải được sửa chữa”.
Tổng thống tân cử đã khẳng định với các du kích cơ sở là họ sẽ tiếp tục được hòa nhập vào xã hội dân sự, nhưng ông Ivan Duque muốn ngăn cản để những lãnh đạo của lực lượng du kích FARC, mà theo ông là những người đã gây tội ác, không được vào Quốc Hội.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180618-bau-cu-tong-thong-colombia-ung-vien-canh-huu-ivan-duque-dac-cu
Từ Khi Trump Làm TT:
Cứ 15 Ngày 1 Nhà Máy Điện Đốt Than Đóng Cửa
Kể từ khi Trump được đắc cử tổng thống, một nhà máy điện chạy bằng than đá đã đóng cửa mỗi 15 ngày, trung bình, theo cuộc vận động của Sierra Club’s Beyond Coal cho biết.
Hôm Thứ Tư, công ty điện lực Michigan có tên Consumers Energy tuyên bố rằng họ sẽ không xài than đá nữa vào năm 2040, và Karn Generating Complex sẽ nghỉ hoạt động vào năm 2031, làm cho nó trở thành “nhà máy chạy bằng than đá thứ 270 tuyên bố nghỉ hoạt động kể từ khi cuộc vận động của Beyond Coal bắt đầu vào năm 2010 và nhà máy chạy bằng than thứ 32 tuyên bố nghỉ hoạt động kể từ khi Donald Trump được bầu làm Tổng Thống,” theo nhóm này nói với New Republic trong một thông báo.
“Chúng tôi biết rằng là một công ty năng lượng chúng tôi có ảnh hưởng đến trái đất,” theo Patti Poppe, chủ tịch và tổng giám đốc của Consumers và công ty mẹ của công ty này là CMS Energy, nói với báo The Detroit News.
“Và thực tế là chúng tôi muốn ảnh hưởng của chúng tôi là tích cực để giải phóng tốt hơn điều chúng tôi khám phá. Michigan có thể được chứng kiến như là dẫn đầu trong năng lượng sạch và dẫn đầu trên toàn quốc trong năng lượng sạch và vừa túi tiền.”
Theo báo The New York Times, số nhà máy điện chạy bằng than đá đã giảm từ 580 trong năm 2010, chiếm 45% điện lực trên toàn quốc, xuống dưới 350 vào tháng 3 năm 2018, cung cấp 30% điện lực cho toàn quốc, với hơn 40 nhà máy dự định sẽ đóng cửa hay giảm bớt khả năng vào năm 2025.
“Chúng tôi đã xây dựng nhiều nhà máy điện chạy bằng than đá trong vòng 40 năm qua, và nó gây tốn kém để bảo trì,” theo Joshua D. Rhodes, đồng nghiệp nghiên cứu tại Viện Năng Lượng của của Đại Học Texas tại Austin, nói với báo Times. “Hiện nay có nhiều chọn lựa điện lực rẻ tiền hơn.”
https://vietbao.com/p114a282284/tu-khi-trump-lam-tt-cu-15-ngay-1-nha-may-dien-dot-than-dong-cua