Tin khắp nơi – 18/04/2020
Virus corona: Trump kêu gọi ‘Giải phóng’ các tiểu bang Mỹ trên Twitter
Tổng thống Donald Trump đã bảo vệ những điều ông viết trên Twitter trong đó dường như tán thành các cuộc biểu tình chống lại các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt ở một số bang của Mỹ.
Trong cuộc báo hôm thứ Sáu 17/4, ông nói rằng một số biện pháp phong tỏa được áp đặt tại các bang Minnesota, Michigan và Virginia là “quá hà khắc”.
Virus corona: Trump tiết lộ kế hoạch ba giai đoạn mở cửa trở lại nước Mỹ
Quyên góp 17,9 triệu bảng, đại úy Tom Moore, 99 tuổi, làm thế giới kính phục
Virus corona: Vũ Hán điều chỉnh số ca tử vong, tăng lên gần gấp đôi
Trước đó, ông đã viết trong một loạt các tweet: “Giải phóng MINNESOTA”, “Giải phóng MICHIGAN” và “Giải phóng VIRGINIA”.
Các biện pháp phong tỏa, bao gồm yêu cầu ở nhà, là cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của virus corona, giới chức y tế nói.
Nhưng những người biểu tình nói rằng họ đang làm tổn thương công dân, bằng cách hạn chế di chuyển một cách vô lý và kìm hãm hoạt động kinh tế.
Hoa Kỳ chứng kiến số người chết trong ngày cao nhất vào thứ Năm 16/4, với 4.591 ca tử vong trong vòng 24 giờ.
Sự tăng đột biến này có thể là do Đại học Johns Hopkins, nơi ghi lại dữ liệu, bắt đầu tính cả các trường hợp tử vong có thể do Covid-19.
Hoa Kỳ có số ca mắc và tử vong do Covid-19 cao nhất trên toàn thế giới, gần 700.000 ca nhiễm và hơn 36.000 ca tử vong, theo Johns Hopkins.
Biểu tình kêu gọi chính quyền chấm dứt việc phong tỏa đã xảy ra ở Michigan, Ohio, Bắc Carolina, Minnesota, Utah, Virginia và Kentucky.
Các tiểu bang mà ông Trump nhắc đến trong các dòng tweet hôm thứ Sáu đều do các thành viên đảng Dân chủ lãnh đạo. Ohio và Utah, mà ông không đề cập, có các thống đốc là thành viên đảng Cộng hòa.
Nhiều cuộc biểu tình được lên kế hoạch, bao gồm ở Wisconsin, Oregon, Maryland, Idaho và Texas.
Các cuộc biểu tình có quy mô khác nhau, từ vài chục người ở Virginia đến hàng ngàn người ở Michigan.
Sự ủng hộ rõ ràng của tổng thống được đưa ra một ngày sau khi chính quyền của ông tiết lộ hướng dẫn mới cho việc mở lại nền kinh tế của Hoa Kỳ.
Tweets hôm thứ Sáu của ông Trump trái ngược với lập trường của ông hôm thứ Năm, khi ông nói rằng ông thông cảm cho những người biểu tình, nhưng “họ dường như là những người biểu tình có thiện cảm với tôi… ý kiến của tôi cũng chỉ giống như của tất cả các thống đốc”.
Thống đốc bang Minnesota Tim Walz đã phản ứng về các tweet này, nói rằng ông đã gọi cho Nhà Trắng để hỏi “họ nghĩ chúng ta đã có thể làm gì khác”, nhưng không nghe hồi đáp.
“Tổng thống đã tiết lộ một kế hoạch ba bước phản ánh chính xác những gì chúng tôi đang cố gắng thực hiện”, ông Walz nói với các phóng viên.
“Tôi gọi để hỏi, chúng tôi đang làm gì khác với việc tiến tới đưa nhiều người lao động trở lại công việc trong khi không thỏa hiệp với vấn đề sức khỏe của người dân Minnesota hay các nhà cung cấp?
“Và điều đó có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn là viết một dòng tweet có vài từ, nhưng tôi nghĩ có lẽ họ có trách nhiệm phải nói với chúng tôi điều đó.”
Hướng dẫn liên bang nói gì?
Tài liệu hướng dẫn dài 18 trang của chính quyền Trump nêu chi tiết ba giai đoạn để mở cửa lại nền kinh tế, với mỗi giai đoạn kéo dài tối thiểu14 ngày.
Chúng bao gồm một số khuyến nghị trên cả ba giai đoạn bao gồm đảm bảo vệ sinh cá nhân và chủ lao động xây dựng các chính sách để thực thi giãn cách xã hội, xét nghiệm và truy vết các đối tượng nghi nhiễm.
Ông Anthony Fauci, thuộc lực lượng đặc nhiệm đối phó với dịch virus corona của Nhà Trắng, cảnh báo rằng ngay cả khi các biện pháp hạn chế đã được nới lỏng thì đó vẫn không phải là lúc”cuộc chơi kết thúc”.
Ông cảnh báo rằng virus có thể quay lại và có thể có những thất bại trong cuộc chiến chống virus.
Tăng áp lực – và rủi ro chính trị
Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên BBC Bắc Mỹ
Vào sáng thứ Sáu, Donald Trump đã khai hỏa một loạt tweet kêu gọi “giải phóng” ba bang có thống đốc là thành viên đảng Dân chủ, như thể chúng là lãnh thổ do kẻ thù kiểm soát.
Thông điệp dường như rất rõ ràng.
Thống đốc bang Michigan, Gretchen Whitme, gần đây là mục tiêu của một cuộc biểu tình rầm rộ tại thủ phủ của bang chống lại các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt của bà. Một đám đông gồm những người bảo thủ, những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng và dân quân chống chính phủ vẫy cờ Liên minh và ủng hộ Trump, và những tấm biển cáo buộc Whitmer hành động quá mức một cách độc tài.
Một tiểu bang khác, Virginia, đã có các cuộc biểu tình hồi đầu năm từ các nhà hoạt động vì quyền súng.
Cuộc khai hỏa trên mạng xã hội của tổng thống cho thấy mục tiêu của ông là tưởng thưởng – hoặc khuyến khích – những cuộc phô trương lực lượng như vậy từ các nhóm bỏ phiếu của mình, vì các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy chỉ số tín nhiệm của Trump đang chùng xuống sau khi tăng mạnh trong những tuần đầu của vụ dịch.
Trump đã tiếp tục những tweet gây bão đó bằng cách chỉ trích thông đốc Andrew Cuomo của New York, một thành viên Dân chủ khác, vì đã không xử lý được đại dịch và dành quá nhiều thời gian để “phàn nàn”.
Chỉ một ngày sau khi Trump được cho là đã nói với các thống đốc trong một cuộc họp qua điện đàm, rằng họ sẽ “chịu trách nhiệm” khi nào bắt đầu nới lỏng các lệnh phong tỏa, có vẻ như tổng thống muốn tăng áp lực – và rủi ro chính trị – cho các đảng viên Dân chủ.
Trump đã được hưởng lợi trong quá khứ từ các xúc cảm – và cả sự phẫn nộ – của những người ủng hộ ông. Sáng thứ Sáu có thể là một dấu hiệu cho thấy ông ta đang định vị bản thân để lại được họ ủng hộ lần nữa.
Tại sao người dân phản đối?
Người biểu tình nói rằng những hạn chế nghiêm ngặt đối với việc di chuyển và với các doanh nghiệp là một phản ứng thái quá đối với vụ dịch.
Những người tổ chức cuộc biểu tình Giải phóng Minnesota đã viết trên Facebook: “Đây không phải là nơi thống đốc hạn chế sự di chuyển tự do của công dân Minnesota!”
“Tổng thống Trump đã rất rõ ràng rằng chúng ta phải đưa nước Mỹ hoạt động trở lại nhanh chóng hoặc ‘cách chữa trị’ cho căn bệnh khủng khiếp này có thể là lựa chọn tồi tệ hơn!”
Nhóm này nói thêm rằng nền kinh tế của nhà nước “sẽ bị giáng một đòn chí tử” nếu những biện pháp phong tỏa này được tiếp tục.
Sự kiện này hiện thu hút hơn 600 người tham dự theo đăng ký trên Facebook và khoảng 2.800 người dùng Facebook quan tâm theo dõi.
Đầu tuần này, tại Michigan, hàng ngàn người lao động biểu tình đã chặn đường, yêu cầu nhà nước mở cửa trở lại sau khi Thống đốc Gretchen Whitmer gia hạn lệnh ở nhà.
Thống đốc Whitmer cũng đang phải đối mặt với các vụ kiện liên bang chống lại các lệnh của bà nhằm đóng cửa các doanh nghiệp được cho là không thiết yếu và hạn chế đi lại.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế công cộng, và một số thống đốc bang, bao gồm cả các thống đốc thuộc đảng Cộng hòa, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giãn cách xã hội.
Vào thứ Sáu, Thống đốc bang Texas Greg Abbott tuyên bố ông đang thành lập một “lực lượng” để “mở cửa một cách an toàn và chiến lược” tiểu bang lớn thứ hai của Mỹ.
Một nhóm các lãnh đạo y tế và lĩnh vực công và tư sẽ xem xét những dịch vụ và hoạt động nào có thể hoạt động trở lại theo các hướng dẫn hiện có.
Thống đốc sẽ đưa ra một kế hoạch mở lại dựa trên những kết quả đánh giá vào ngày 27/4.
Ngoài ra, ông Abbott cho biết các cửa hàng bán lẻ có thể giao hàng đến xe hơi, nhà hoặc các địa điểm khác với tiếp xúc tối thiểu, có thể bắt đầu hoạt động vào ngày 24/4.
Tại Florida, thị trưởng thành phố Jacksonville cho biết ông sẽ mở lại các bãi biển với số giờ hạn chế bắt đầu từ thứ Sáu.
Thị trưởng Lenny Curry cho biết cư dân vẫn phải thực hành giãn cách xã hội, nhưng có thể đến các bãi biển để tập thể dục và giải trí.
Các công viên trong thành phố cũng sẽ được mở, mặc dù các cuộc tụ họp hơn 50 người bị cấm.
Các diễn biến khác:
Thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, nơi dịch virus corona bùng phát năm ngoái, đã nâng số người chết do Covid-19 được xác nhận lên 50%, tức là thêm 1.290 trường hợp tử vong
Tại Nigeria, Chánh văn phòng của Tổng thống Muhammadu Buhari, Abba Kyari, đã qua đời hôm thứ Sáu sau khi nhiễm virus corona.
Sau khi thực hiện phong tỏa đất nước 45 ngày, Tổng thống Chile Sebastián Piñera, tuyên bố nước này sẽ bắt đầu dần dần phục hồi các hoạt động kinh tế.
Brazil đã ghi nhận số người chết trong ngày cao nhất với 217 ca, nâng tổng số ca tử vong lên 2.100, cao nhất ở Nam Mỹ
https://www.bbc.com/vietnamese/52335660
Tổng thống Trump công bố gói 19 tỷ
USD cứu trợ ngành nông nghiệp Mỹ
Triệu Hằng | ĐKN 7 giờ trước 363 lượt xem
Tổng thống Trump trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng (ảnh: Flickr/ White House).
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Sáu (17/4) đã công bố một gói giải cứu tài chính trị giá 19 tỷ USD để giúp ngành nông nghiệp Mỹ vượt qua những tác động do đại dịch virus corona.
Chương trình sẽ bao gồm các khoản hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, chủ trang trại và các nhà sản xuất.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đang hợp tác với các nhà phân phối khu vực và địa phương để mua 3 tỷ USD hàng hóa nông sản phân phối cho các ngân hàng thực phẩm cộng đồng, nhà thờ và các nhóm viện trợ.
“Ngành nông nghiệp Mỹ đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus corona, và Tổng thống Trump đang sát cánh với những người nông dân cũng như tất cả người dân Mỹ, để đảm bảo rằng tất cả chúng ta có thể vượt qua tình trạng khẩn cấp quốc gia này”, hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng bộ nông nghiệp Sonny Perdue cho biết trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-cong-bo-goi-19-ty-usd-cuu-tro-nganh-nong-nghiep-my.html
Tổng thống Trump:
Mỹ giúp Trung Quốc vào WTO để rồi bị TQ lợi dụng
Tổng thống Donald Trump tuyên bố nếu Trung Quốc được xem là quốc gia đang phát triển thì Mỹ cũng nên được xem như thế, cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng Mỹ.“Không thể tin rằng Trung Quốc đã lợi dụng chúng ta và các nước khác. Họ được xem là một quốc gia đang phát triển. Được thôi, vậy thì cũng nên xem chúng ta là một quốc gia đang phát triển…Họ (Trung Quốc) đạt lợi thế lớn vì họ là quốc gia đang phát triển…”, Tổng thống Trump cho hay tại cuộc họp báo về phòng chống dịch Covid-19 ở Nhà Trắng ngày 10.4, khi ông được hỏi về Trung Quốc, theo hãng tin PTI.
Ông Trump lặp lại rằng Mỹ bị Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) lợi dụng, khẳng định nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu bùng nổ sau khi nước này gia nhập WTO với sự hỗ trợ của Mỹ. Chủ nhân Nhà Trắng còn nói rằng kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh sau khi gia nhập WTO vì nước này “lợi dụng tất cả” và nhấn mạnh chính quyền của ông bây giờ sẽ không để tình trạng này tiếp diễn.
Tổng thống Trump cho rằng Trung Quốc đã lợi dụng Mỹ thông qua WTO và tận dụng những quy định không công bằng đối với Mỹ. “Khi Trung Quốc gia nhập WTO (ngày 11.12.2001), đó là ngày rất xấu đối với Mỹ vì họ có những quy tắc và quy định khác xa và dễ hơn nhiều so với quy tắc và quy định của chúng ta”, ông Trump phát biểu tại cuộc họp báo. Bắc Kinh chưa có phản ứng.
Ông Trump từng dọa rút Mỹ khỏi WTO vào năm 2018 và 2019 vì những quy định của tổ chức này xem Trung Quốc là quốc gia đang phát triển, theo tạp chí Newsweek.
Hôm 10.2.2020, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đưa nhiều quốc gia ra khỏi danh sách các nước “đang phát triển” vì cho rằng quy định được cập nhật gần nhất vào năm 1998 “đã lỗi thời”.
Quyết định được đưa ra sau khi Tổng thống Trump hồi tháng 7.2019 chỉ thị chính quyền cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng các nước thành viên WTO tự tuyên bố là “nước đang phát triển” để tận dụng những ưu đãi về thương mại toàn cầu.
Chính quyền Tổng thống Trump lâu nay tìm cách thay đổi quy định về việc tuyên bố các nước hưởng quy chế đang phát triển của WTO và cho rằng Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang lợi dụng điều này để hưởng ưu đãi đáng ra dành cho các nước nghèo hơn.
Nhiều nền kinh tế như Brazil, Singapore hay Hàn Quốc đã đồng ý từ bỏ quyền lợi được hưởng nhờ tư cách nền kinh tế “đang phát triển” trong các thỏa thuận thương mại trong tương lai, theo Bloomberg.
Nghị sĩ Mỹ: Chỉ nối lại tài trợ
nếu Tổng Giám đốc WHO từ chức
Một nhóm nghị sĩ đảng Cộng hoà kêu gọi Tổng thống Trump rút tài trợ của Mỹ cho WHO tới khi Tổng Giám đốc của tổ chức này từ chức.
17 hạ nghị sĩ của đảng Cộng hòa tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ hôm 16/4 gửi thư cho Tổng thống Trump ủng hộ quyết định rút tài trợ cho WHO cách đây vài ngày. Nhóm nghị sĩ này khẳng định họ đã mất niềm tin vào Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, đồng thời đổ lỗi về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay cho tổ chức này.
“Có những thời điểm, WHO là tổ chức duy nhất hoạt động ở những khu vực tồi tệ nhất trên thế giới và Mỹ nên tiếp tục ủng hộ công việc quan trọng này. Tuy nhiên, một điều cấp bách là chúng ta phải nhanh chóng hành động để đảm bảo sự công bằng, minh bạch và hợp pháp của WHO”, bức thư nhấn mạnh.
Trong thư, các hạ nghị sĩ đề xuất nhà lãnh đạo Mỹ đặt điều kiện nối lại tài trợ cho WHO nếu Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức.
Tổng thống Trump hôm 14/4 tuyên bố Mỹ sẽ cắt tài trợ cho WHO với cáo buộc tổ chức này không thể làm tròn nghĩa vụ cơ bản trong mùa dịch.
Quyết định của ông vấp phải sự chỉ trích của nhiều quốc gia và các chuyên gia quốc tế. Đảng Dân chủ cũng chê trách quyết định của ông chủ Nhà Trắng, cho rằng ông không nên thúc ép WHO trong thời điểm khủng hoảng hiện nay dù thừa nhận tổ chức này cần cải tổ lại.
Riêng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi gọi cú xuống tay của ông Trump là hành động vô nghĩa và bất hợp pháp, đồng thời cho biết các thành viên đảng Dân chủ sẽ thách thức quyết định này.
Ông Trump:
WHO quản lý kém và ‘che giấu thông tin từ TQ’
Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ‘quản lý kém và che giấu’ cũng như ‘thông tin sai lệch’ về virus corona chủng mới và dịch COVID-19, tuyên bố sẽ ngừng tài trợ tiền bạc cho tổ chức này.
Trong cuộc họp báo thường nhật về dịch COVID-19 tại Nhà Trắng ngày 14-4, ông Trump cho biết đã chỉ đạo chính phủ Mỹ phải tạm ngưng tài trợ cho WHO vì tổ chức này đã “thất bại trong việc hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản và cần phải chịu trách nhiệm” cho việc này, theo Hãng tin Reuters.
Tổng thống Trump cũng nói thêm rằng chính phủ Mỹ đang tiến hành một cuộc đánh giá về vai trò của WHO trong việc quản lý kém, che giấu và giúp truyền tải những “thông tin sai lệch” về virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) từ phía Trung Quốc.
Ông Trump lập luận rằng lẽ ra đã có thể dập dịch ngay tại nguồn nhưng vì thông tin sai của WHO đã dẫn đến việc dịch bùng phát và lây lan rộng hơn trên toàn thế giới, theo Hãng tin AFP.
“Nếu WHO làm đúng nhiệm vụ của mình, để các chuyên gia y tế đến Trung Quốc đánh giá khách quan tình hình thì dịch bệnh đã có thể được ngăn chặn tại nguồn với rất ít cái chết. Điều này sẽ cứu sống hàng ngàn người và tránh thiệt hại kinh tế trên toàn thế giới” – ông Trump nói.
Trước đó, ông Trump có nói đang cân nhắc không để Mỹ đóng góp nữa sau khi WHO chỉ trích quyết định hạn chế du lịch tới Trung Quốc của chính quyền Washington.
Tuy nhiên, lý do ngừng tài trợ cho WHO mà ông Trump đưa ra ngày 14-4 là về những thất bại của tổ chức này trong việc góp phần ngăn chặn đại dịch COVID-19.
Ngoài ra, ông Trump cho biết sẽ “thảo luận về việc sẽ làm gì với số tiền dự tính tài trợ cho WHO này”, theo Hãng tin AFP. Năm 2019, Mỹ là quốc gia tài trợ nhiều nhất cho WHO với số tiền lên đến 400 triệu USD.
Phát biểu của Tổng thống Trump diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ ghi nhận thêm 2.228 ca tử vong trong ngày 14-4, số người qua đời vì COVID-19 kỷ lục từng được ghi nhận trong vòng 1 ngày tại nước này, nâng tổng số ca tử vong toàn quốc vì virus corona lên 28.300 ca.
Kỷ lục về số ca tử vong trong ngày từng được ghi nhận trước đó của nước này là 2.069 ca vào hôm 10-4. Ngoài ra, Hãng tin Reuters cho biết cột mốc thứ hai đáng ghi nhận tại Mỹ ngày 14-4 là hiện nước này đã có hơn 600.000 ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2).
Sở Y tế New York cho biết số ca tử vong của thành phố hiện đã vượt mốc 10.000 người.
http://biendong.net/doc-bao-viet/34169-ong-trump-who-quan-ly-kem-va-che-giau-thong-tin-tu-tq.html
Tổng thống Trump chỉ trích
WHO phớt lờ cảnh báo sớm từ Đài Loan về Covid-19
Hải Lam
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 17/4 tiếp tục chỉ trích WHO, trong đó có việc cơ quan này đã phớt lờ cảnh báo từ Đài Loan hồi tháng 12/2019 về dịch Covid-19.
“Tại sao WHO phớt lờ email từ giới chức y tế Đài Loan hồi cuối tháng 12 cảnh báo về khả năng virus corona có thể lây truyền từ người sang người? Tại sao WHO đưa ra một số tuyên bố về virus không chính xác hoặc gây hiểu nhầm hồi tháng 1 và tháng 2, khi virus đang lây lan trên toàn cầu? Tại sao WHO chờ đợi lâu như vậy mới có hành động quyết đoán?”, Tổng thống Trump viết trên Twitter ngày 17/4, dẫn lời của ông Lanhee Chen, thành viên của Viện Hoover.
Hôm 11/4, Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan (MOHW) công bố nội dung của một email gửi WHO từ tháng 12 để hỏi về sự lây lan từ người sang người của Covid-19. Tuy nhiên, WHO đã phớt lờ và từ chối cung cấp thông tin đầy đủ gây khó khăn cho hòn đảo trong công tác chuẩn bị ứng phó với dịch bệnh.
WHO đang đối mặt với làn sóng chỉ trích trên khắp thế giới, sau nhiều lần tuyên bố sai lầm theo thông tin từ chính quyền Trung Quốc về Covid-19. Tổng thống Trump cho rằng WHO “quá quỵ lụy trước Trung Quốc” và “thất bại trong việc thực thi nhiệm vụ cơ bản của mình và phải chịu trách nhiệm về điều đó”. Hôm 14/4, ông chủ Nhà Trắng thông báo tạm đình chỉ nguồn tiền tài trợ cho WHO.
Biện lý quận Alameda tiến hành điều tra về
viện dưỡng lão Gateway tại thành phố Hayward
HAYWARD, CA – APRIL 10: An ambulance is photographed at the Gateway Care and Rehabilitation Center in Hayward, Calif., on Friday, April 10, 2020. (Doug Duran/Bay Area News Group)
Theo tờ Mercury News, văn phòng biện lý quận Alameda đã mở một cuộc điều tra về viện dưỡng lão Gateway tại thành phố Hayward. Tính đến hôm thứ tư (15/4), viện dưỡng lão này có đến 13 bệnh nhân qua đời vì coronavirus. Hiện tại, có 67 người tại đây bị nhiễm virus, bao gồm 41 bệnh nhân và 26 nhân viên.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ tư, bà Nancy O’Malley, biện lý quận cho biết, khi tất cả những sự việc trên xảy ra, văn phòng của bà đã bắt đầu chú ý đến một số cơ sở nhất định, trong đó có Gateway. Việc điều tra khá phức tạp vì nhiều người tại các cơ sở chăm sóc dài hạn vốn đã có sức khỏe dễ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ sẽ không tiến hành điều tra một cách cẩn thận và thấu đáo về Gateway. Bên cạnh đó, các viên vichức y tế quận cho biết, họ cũng khá lo lắng về tình hình tại Gateway.
Trong số những người tử vong vì coronavirus tại viện dưỡng lão trên có bà Meo Nguyễn, 104 tuổi, sống tại đây được 6 năm. Cô Kristin Nguyễn, cháu gái của bà cho biết bà có sức khỏe tốt trước khi nhiễm virus. Cô cho rằng đáng ra bà có thể sống thêm 1 năm nữa, vì bà biết tự chăm sóc cho cá nhân mình.
Vào hôm thứ tư (15 tháng 4), chủ nhân và giám đốc của viện dưỡng lão Gateway vẫn chưa đưa ra thông tin gì. (BBT)
Covid-19 tấn công mạnh vào Hollywood.
Nguyên nhân do đâu?
Vũ Dương
Covid-19 đã tấn công mạnh vào Hollywood. Từ cuối tháng Ba đến đầu tháng Tư vừa qua đã có hơn 10 người nổi tiếng đã chết vì dịch bệnh. Trong những năm qua, vì muốn gia nhập thị trường điện ảnh kếch xù ở Trung Quốc, Hollywood ngày càng “khom lưng cúi mình” trước Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi tự kiểm duyệt nội dung để gia nhập thị trường này. Vậy rốt cục mối quan hệ giữa Hollywood và ĐCSTQ là như thế nào?
Tiếp sau ngôi sao hàng đầu Hollywood Tom Hanks – người đầu tiên tuyên bố rằng ông bị nhiễm virus Vũ Hán – nhiều ngôi sao Hollywood khác đã tuyên bố chẩn đoán lây nhiễm, bao gồm các diễn viên như Olga Kurylenko, Idris Elba, Kristofer Hivju, và nhà sản xuất âm nhạc Andrew Watt…
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ 29/3 đến 4/4, chỉ trong thời gian chưa đến một tuần, ít nhất 11 nhân vật nổi tiếng trong ngành điện ảnh Hollywood đã chết vì virus Vũ Hán, bao gồm: nhà sản xuất nổi tiếng Andrew Jack, nam diễn viên Jay Benedict, nữ diễn viên kỳ cựu Lee Fierro, ca sĩ nhạc đồng quê Joe Diffie, nữ ca sĩ Cristina Monet-Palaci, ca sĩ Adam Schlesinger, nữ diễn viên kỳ cựu Julie Bennett, huyền thoại nhạc jazz Wallace Roney, nữ diễn viên kiêm nhà văn Patricia Bosworth, nhà viết kịch đoạt giải Tony Terrence McNally, và nam diễn viên Mark Blum.
Hollywood đã bị bệnh viêm phổi Vũ Hán tàn phá nặng nề khiến nhiều người kinh ngạc, đồng thời cũng chú ý hơn đến mối quan hệ của nó với ĐCSTQ.
Trong một thời gian dài, Hollywood đã bị thu hút sâu sắc bởi thị trường điện ảnh Trung Quốc. Khi đạo diễn nổi tiếng Oliver Stone đến thăm Trung Quốc vào năm 2014, ông đã mô tả thị trường điện ảnh Trung Quốc là “hơn cả mỏ vàng, đó phải là mỏ kim cương”. Chỉ riêng năm 2013, đã có 8 bộ phim Hollywood có doanh thu phòng vé ở Trung Quốc vượt qua tổng doanh thu ở thị trường Bắc Mỹ.
Một người có thâm niên 17 năm trong giới doanh nghiệp Mỹ từng nói đây là thời đại mà Hollywood không thể tồn tại được nếu không có Trung Quốc.
PricewaterhouseCoopers, hay còn gọi là PwC, một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới từng dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành thị trường phim lớn nhất thế giới vào năm 2020 và doanh thu phòng vé sẽ tăng lên 15,5 tỷ USD vào năm 2023.
Tất cả những điều này khiến Hollywood khi sản xuất phim tường “coi sắc mặt” của ĐCSTQ, thậm chí tự kiểm duyệt nội dung để có thể gia nhập thị trường béo bở này. Nhiều minh tinh nổi tiếng Hollywood thường bày tỏ, họ không được bày tỏ quan điểm công khai về các vấn đề nhạy cảm liên quan đến đàn áp nhân quyền của chính quyền Trung Quốc.
Sau khi bộ phim “Bình minh đỏ” (Red Dawn) năm 2012 bị Trung Quốc phản đối, tập đoàn MGM đã chi thêm 1 triệu đô la Mỹ để thay đổi nội dung trong công đoạn hậu sản xuất, cuộc xâm lăng của quân Trung Quốc vào Mỹ đột nhiên trở thành cuộc xâm lược của Bắc Triều Tiên, tất cả là để làm vừa lòng ĐCSTQ.
“Điệp viên 007: Tử địa Skyfall” và “Thế chiến Z” là hai trường hợp điển hình khác về các bộ phim Hollywood bị Trung Quốc nhúng tay can thiệp. Có đạo diễn thậm chí còn thêm vào nội dung để ca ngợi ĐCSTQ.
Nhật báo “The Guardian” của Anh tiết lộ rằng, Rian Johnson, đạo diễn kiêm biên kịch bộ phim “Sát Thủ Xuyên Không”, vì để có được khoản đầu tư từ phía Trung Quốc, ông đã chuyển lượng lớn phân cảnh dự định quay ở Paris sang Thượng Hải.
Song song với đó, nam diễn viên Richard Gere – người đã trường kỳ lên tiếng chỉ trích ĐCSTQ về việc đàn áp người dân Tây Tạng – đã bị cấm diễn trong một số bộ phim của Hollywood. Một bộ phim do Richard Gere thủ vai chính, mang tên “Góc đỏ” (Red Corner), vì vén mở tấm màn đen tối trong hệ thống Tư pháp của ĐCSTQ mà đã bị cấm chiếu ở Trung Quốc, bản thân anh cũng bị cấm nhập cảnh vào nước này. “The Laundromat”, một bộ phim bom tấn khác của Hollywood bị cấm cửa vào thị trường Trung Quốc, vì đề cập đến tội ác mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ.
Hollywood trực tiếp nhận các khoản đầu tư kếch xù từ ĐCSTQ
Năm 2012, tập đoàn Dalian Wadan Group (Tập đoàn Vạn Đạt Đại Liên) đã mua lại Tập đoàn vui chơi giải trí AMC – chuỗi rạp chiếu phim lớn thứ hai của Mỹ với giá 2,6 tỷ USD. Thông qua AMC, Wadan Group cũng thu mua Carmike Cinemas – chuỗi rạp chiếu phim khác của Mỹ vào năm 2016. Trong cùng năm, tập đoàn Wanda đã chi 3,5 tỷ USD chính thức mua lại hãng phim Legendary Entertainment (hãng phim nổi tiếng Hollywood), qua đó trở thành cổ đông lớn nhất hãng phim này. Đồng thời Wanda Group cũng đạt được sự hợp tác chiến lược với Sony Pictures để tham gia các bộ phim bom tấn lớn của Hollywood.
Năm 2014, sau khi tập đoàn công ty điện ảnh Alibaba Pictures (thuộc Alibaba Group) của Trung Quốc được thành lập, hãng đã đầu tư vào một loạt phim lớn của Hollywood.
Trong bảng xếp hạng mười bộ phim hay nhất năm 2019 được tạp chí “Times Weekly” của Mỹ bình chọn, có ít nhất một nửa số phim là có đầu tư của Trung Quốc.
Họa sĩ truyện tranh nổi tiếng Quách Cạnh Hùng chia sẻ, Hollywood từng đại diện cho tinh thần, văn hóa và các giá trị nền tảng của Mỹ. Văn hóa Mỹ được Hollywood quảng bá rộng ra thế giới. Những năm 1980 và 1990 là thời hoàng kim của Hollywood. Nhưng sau năm 1995, tín ngưỡng vào Thiên Chúa – truyền thống lâu đời của nước Mỹ – thể hiện trong các bộ phim Hollywood ngày càng mờ nhạt. Những bộ phim cánh tả chiếm lĩnh sân khấu và đã lũng đoạn Hollywood.
Ông Quách bày tỏ: “Các doanh nhân thường chỉ chạy theo lợi nhuận, Hollywood cũng vậy. Khuất phục trước cám dỗ của ĐCSTQ, từ đó không ngừng nhào nặn nội dung để phù hợp khẩu vị của ĐCSTQ hòng gia nhập thị trường tỷ dân này. Tóm lại với hiện trạng phim ảnh của Hollywood giờ đây, tôi ngày càng không muốn xem, càng xem càng khiến người ta cảm thấy như bị tẩy não”.
Ông Quách Cạnh Hùng tin rằng thuận theo sự bùng phát đại dịch viêm phổi Vũ Hán, mọi hoạt động của Hollywood tạm thời sẽ chững lại, có thể sẽ khởi tác dụng cảnh tỉnh phần nào.
Ông nói: “Dù bạn là một nhà nghệ thuật cũng vậy, hay là một diễn viên cũng vậy, bạn đang thể hiện tác phẩm như thế nào cho người đời? Bạn muốn những giá trị nào đọng lại trong tâm hồn mỗi người? Không thể nói là tôi chỉ nghĩ đến doanh thu phòng vé, như thế sẽ không đọng lại được nhiều giá trị tốt đẹp. Trước dịch bệnh này, mọi người đều có thể suy ngẫm thấu đáo về những giá trị của nhân sinh.
Ông Quách cũng chia sẻ thêm rằng, bản thân ông là một người tín Thần. Ông cho hành vi của con người có thể dối gạt được người khác, nhưng không thể dối gạt được Thần Phật. Khinh nhờn Thần Phật chính là hành vi tà ác, sớm muộn sẽ nhận lấy sự trừng phạt. ĐCSTQ đã cho phép nền kinh tế tăng trưởng trên bề mặt, nhưng đằng sau đó là máu và mạng sống của biết bao nhiêu người dân Trung Quốc vô tội. Tiền của ĐCSTQ dính đầy máu tanh, những ai ham muốn tiền đó tự nhiên cũng sẽ bị trừng phạt.
Theo Wang Ziqi, Epochtimes.com
Vũ Dương dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/covid-19-tan-cong-manh-vao-hollywood-nguyen-nhan-do-dau.html
Virus corona – Mỹ : Hơn 4500 người chết
trong 24 giờ qua, TT Trump thông báo
kế hoạch tái khởi động kinh tế
Trọng Nghĩa
Hoa Kỳ vượt ngưỡng 30.000 người chết vì virus corona, theo thống kê sáng nay của Đại học Johns Hopkins. Chỉ riêng trong vòng 24 giờ, tính đến chiều hôm qua, 16/04, đã có tới 4591 người chết, gấp đôi so với ngày hôm trước.
Số ca nhiễm đã vượt 670.000 người. Bang New York vẫn là nơi bị nặng nề nhất, dù số ca tử vong trong một ngày liên tục giảm từ 10 ngày nay. Tuy nhiên, hôm qua, thống đốc tiểu Andrew Cuomo vẫn quyết định kéo dài lệnh phong tỏa cho đến ngày 15/05. Quyết định kéo dài thời gian phong tỏa cũng được một số bang khác ở miền Đông nước Mỹ thực hiện.
Trong bối cảnh đó, hôm qua, tổng thống Donald Trump đã trình bày kế hoạch khởi động lại các hoạt động kinh tế nhưng không đưa ra lịch trình rõ ràng. Bản kế hoạch gồm 3 giai đoạn, nhưng thực hiện hay không là do các thống đốc các tiểu bang quyết định.
Thông tín viên RFI Anne Corpet tường thuật từ Washington :
Donald Trump đã đặt tên cho kế hoạch của ông là mở cửa lại nước Mỹ – Opening up America Again, một cái tên tựa như khẩu hiệu tranh cử của ông.
Lịch trình của Nhà Trắng là mở cửa lại kinh tế dần dần và thận trọng. Hôm thứ Hai vừa qua, tổng thống khẳng định là ông hoàn toàn có thẩm quyền buộc các tiểu bang dỡ bỏ biện pháp phong tỏa. Thế nhưng, rốt cuộc ông phải công nhận: Chính các thống đốc tiểu bang sẽ nắm trong tay việc thực hiện chiến lược dỡ bỏ này.
Ông nói: “Chúng tôi khuyến cáo một số điểm mà việc thực hiện sẽ tùy theo mong muốn của các thống đốc”. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo: “Nếu thấy có điều gì không tốt thì chúng tôi sẽ nêu lên một cách mạnh mẽ”.
Cụ thể thì kế hoạch dự trù 3 giai đoạn, thực hiện theo những tiêu chí rõ ràng và có thể kiểm tra được.
Ông tóm lược như sau: “Chúng ta không mở cửa cùng một lúc, một cách đột ngột, mà theo từng bước thận trọng”, trước khi cam đoan rằng nước Mỹ sẽ trở lại với định mệnh huy hoàng của mình.
Covid-19 :
Số ca lây nhiễm tại Hoa Kỳ vượt ngưỡng 700.000
Thanh Hà
Tính đến ngày 17/04/2020, Hoa Kỳ đã vượt ngưỡng 700.000 ca lây nhiễm Covid-19 và dịch bệnh đã làm 36.773 ca tử vong tại nước này, theo thẩm định của đại học Johns Hopkins. Trong 24 giờ đã có hơn 3.800 người thiệt mạng.
Vào lúc nước Mỹ đang trải qua những giờ phút đen tối nhất trước đại dịch Covid-19, tổng thống Trump tiếp tục tố cáo Bắc Kinh che giấu thông tin về virus corona, đồng thời Nhà Trắng một mực đòi nhanh chóng khởi động lại các hoạt động kinh tế, chỉ trích thống đốc các bang trong tay phe đối lập Dân Chủ, mà quên mất rằng các bệnh viên trên toàn quốc phải đối phó với dịch bệnh trong hoàn cảnh thiếu từ khẩu trang y tế đến trang thiết bị bảo hộ, máy trợ thở và nhất là thiếu bác sĩ để chăm sóc cho hàng trăm ngàn bệnh nhân.
Trong tuần, thống đốc Andrew Cuomo đã kêu gọi bác sĩ và y tá tại những bang ít bị thiệt hại đến hỗ trợ các đồng nghiệp ở New York. Hôm qua, đến lượt bang New Jersey sát cạnh thông báo tạm thời cho phép bác sĩ người nước ngoài hành nghề. Thông tín viên đài RFI từ Washington, Anne Corpet cho biết thêm :
“Tôi rất hãnh diện thông báo với quý vị, chưởng lý bang New Jersey sẽ ban hành lệnh khẩn cấp cho phép các bác sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài có thể tạm thời hành nghề”. Phil Murphy thông báo như trên hôm qua. Ông là vị thống đốc đầu tiên tại Hoa Kỳ đưa ra quyết định như vậy. Giấy phép hành nghề này chỉ mang tính tạm thời trong giai đoạn Mỹ phải đối mặt với đại dịch, và sẽ được cấp cho các bác sĩ ngoại quốc lưu trú một cách hợp pháp tại Hoa Kỳ. Bình thường những bác sĩ này không được phép hành nghề trên đất Mỹ.
Sau New York, New Jersey là bang bị nặng thứ nhì với hơn 8.000 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện, trong đó một phần tư đã được đưa vào khoa hồi sức. Trên toàn quốc, nhiều bang cho biết đang thiếu nhân viên y tế. Chính phủ đã phải huy động từ bác sĩ đã về hưu cho đến sinh viên y khoa để tiếp tay với các đồng nghiệp đối phó với virus corona. Gần 25 % bác sĩ đang hành nghề tại Mỹ là người gốc ngoại quốc Phần lớn trong số này được cấp visa hành nghề, nhưng họ không được phép di chuyển từ bang này sang bang khác”.
19 tỷ đô la giúp nông gia
Trong bối cảnh nước Mỹ vẫn chưa kềm chế được dịch bệnh, mối bận tâm hàng đầu của Donald Trump dường như là bảo đảm cho việc ông tái đắc cử vào mùa thu năm nay. Tổng thống Trump liên tục đòi cho mở lại các hoạt động kinh tế trên toàn quốc bất chấp đà lây lan của virus corona. Tuy vậy, tổng thống Hoa Kỳ lại đùn đẩy trách nhiệm này cho chính quyền của mỗi bang. Điều đó không cấm cản trên mạng Twitter ngày 17/04/2020 ông mạnh mẽ đòi “giải phóng” các bang Minnesota, Michigan và Virgina. Nguyên thủ Mỹ lập lại khẩu hiệu của hàng trăm, và thậm chí hàng ngàn người tại ba bang nói trên, bất chấp lệnh phong tỏa, đã tập họp tại trước văn phòng của thống đốc để đòi mở lại các hoạt động kinh tế. Minnesota, Michigan và Virgina là ba bang trong tay đảng Dân Chủ.
Ngoài ra, cũng hôm qua, tổng thống Trump thông báo một kế hoạch 19 tỷ đô la trợ giúp cho nông gia Mỹ, vốn là thành phần cử tri trung thành với ông, để vượt qua được khủng hoảng Covid-19. Bộ trưởng Nông Nghiệp Mỹ Sonny Perdue cho biết thêm, 16 tỷ sẽ được rót trực tiếp cho các nông gia, 3 tỷ đô la còn lại chính quyền liên bang dành để mua nông phẩm rồi đem phân phối lại cho những người nghèo.
Về đối ngoại, tổng thống Trump hôm 17/04/2020 một lần nữa cho rằng Trung Quốc đã che giấu sự thật về số người chết vì virus corona và ông tự hỏi về “nhiều nghi vấn” chung quanh “nguồn gốc của virus” xuất phát từ Vũ Hán.
Tổng thống Trump nghi ngờ số liệu Covid-19
được điều chỉnh của Trung Quốc
Minh Hòa
Sau khi chính quyền Trung Quốc điều chỉnh tăng số lượng ca tử vong vì virus Vũ Hán tại nước này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra một bình luận thẳng thắn trên trang Twitter cá nhân của ông.
Ông Trump viết hôm 17/4: “Trung Quốc vừa tuyên bố tăng vọt số ca tử vong vì Kẻ thù Vô hình tại nước họ. [Thật ra] nó còn cao hơn thế rất nhiều, cao hơn nhiều so với Mỹ, còn cách xa lắm.”
Trước đó, chính quyền thành phố Vũ Hán, tâm chấn dịch COVID-19 ở Trung Quốc, hôm qua (17/4) đột ngột điều chỉnh lại số ca tử vong vì dịch bệnh tăng lên 1.290 người. Tổng số ca tử vong tại Trung Quốc sau khi điều chỉnh là 4.632 người.
Động thái của chính quyền Trung Quốc xuất hiện sau khi có nhiều báo cáo nghi ngờ về mức độ trung thực trong dữ liệu COVID-19 mà Bắc Kinh công bố. Theo ước tính của chuyên gia về Trung Quốc Steven Mosher, số ca tử vong ở Vũ Hán phải cao gấp 20 lần con số mà chính quyền công bố, nghĩa là có khoảng 50.000 người chết, thay vì con số 2.535 người như tuyên bố chính thức ban đầu, và vẫn cao hơn rất nhiều con số 3.869 người tử vong tại thành phố này sau điều chỉnh ngày hôm qua.
Một báo cáo khác do Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) công bố trong tuần đã kết luận số liệu ca nhiễm Covid-19 chính thức của Trung Quốc là không khả thi, đồng thời ước tính số ca nhiễm thực sự ở nước này là vào khoảng gần 3 triệu, gấp hàng trăm lần tổng số 81.907 ca nhiễm được Bắc Kinh tuyên bố hôm thứ sáu (10/4), theo Breitbait.
Không chỉ vậy, vào ngày 19/3, trong một bản công bố của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) về số người dùng điện thoại ở nước này trong tháng 2, cho thấy số thuê bao điện thoại di động giảm 21 triệu. Nhiều người đặt ra câu hỏi, phải chăng số thuê bao dùng điện thoại di động giảm như vậy là do có nhiều người đã tử vong vì virus Vũ Hán?
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-binh-luan-vu-trung-quoc-sua-so-lieu-covid-19.html
Hai nghị sĩ Mỹ trình dự luật cho phép dân Mỹ
kiện Trung Quốc bồi thường thiệt hại do Covid-19
Quý Khải
Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton và Hạ nghị sĩ Dan Crenshaw đã đưa ra một dự luật hôm thứ Năm (16/4), cho phép người dân Mỹ kiện Trung Quốc ra tòa án liên bang nước này cho “cái chết, thương tích và tổn hại kinh tế do virus Vũ Hán gây ra”, theo Breitbart.
Trong một tuyên bố, Tim Cotton, một quân nhân kỳ cựu nói:
“Bằng cách bịt miệng các bác sĩ và phóng viên từng cố gắng cảnh báo sớm cho thế giới về Covid-19, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cho phép virus này nhanh chóng lan truyền trên toàn cầu”.
“Quyết định che giấu dịch bệnh của họ đã dẫn đến hàng ngàn cái chết vô ích và tổn hại kinh tế khổng lồ. Việc này chỉ thích hợp khi chúng ta buộc chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà nó gây ra”, ông nói thêm.
Dự luật, được đặt tên ‘Đạo luật năm 2020 buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc chịu trách nhiệm cho việc lây nhiễm đến người dân Mỹ (Holding the Chinese Communist Party Accountable for Infecting Americans Act of 2020)”, khẳng định việc che giấu virus và khiến nó lây lan nhanh hơn hoặc xa hơn có thể là một hành động sai trái và tồi tệ.
Dự luật có thể cho phép Mỹ thiết lập thêm nhiều công cụ để buộc Trung Quốc bồi thường cho những thiệt hại mà nó đã gây ra hoặc đi đến một thỏa thuận nào đó để thanh toán các khoản bồi thường này.
Nếu được thông qua, dự luật có thể gây áp lực lên Trung Quốc phải thanh toán các khoản bồi thường, nếu không họ sẽ phải đối mặt với hàng triệu án kiện đòi bồi thường tiềm năng từ người dân Mỹ tại tòa án liên bang nước này.
Trong một tuyên bố, Hạ nghị sĩ Dan Crenshaw nhận định người dân Mỹ cần phải buộc chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm cho những lời dối trá và che đậy độc hại của họ, mà đã cho phép Covid-19 lây lan trên toàn thế giới.
“Chính quyền ĐCSTQ đã trục xuất các nhà báo, bịt miệng những người thổi còi cảnh báo sớm cho công chúng về dịch bệnh, và giữ kín các thông tin quan trọng về virus Vũ Hán, từ đó làm chậm các phản ứng toàn cầu đối với đại dịch. Nói một cách đơn giản: hành động của họ gây tổn hại sinh mạng và sinh kế của người dân Mỹ. Dự luật này nhằm đảm bảo các hành động của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các hậu quả thích đáng”.
Dự luật này được mô phỏng theo Đạo luật Chống tài trợ Khủng bố (Justice Against Sponsors of Terrorism Act – JUSTA), cho phép các gia đình nạn nhân sự kiện 9/11 kiện Ả Rập Saudi để đòi bồi thường cho thiệt hại.
Làn sóng lên án Trung Quốc đã gia tăng ở Hoa Kỳ kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19, từ bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Theo Breitbart
Quý Khải dịch & biên tập
Quan chức Mỹ: Hãy cảnh giác
với ‘quà tặng’ từ Trung Quốc về Covid-19
Hương Thảo
Một quan chức của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã đưa ra một lời cảnh báo đối với các quốc gia “được” Trung Quốc viện trợ y tế và hỗ trợ nhân đạo liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán hay Covid-19.
Khi Trung Quốc dường như đã trải qua đỉnh điểm của Covid-19 vào giữa tháng 2, Bắc Kinh vội vàng tuyên bố đã “chiến thắng” dịch bệnh, đồng thời cử các chuyên gia y tế và gửi các lô hàng đi “viện trợ” các nước và “chia sẻ kinh nghiệm” về cách chống lại virus Vũ Hán. Một số quốc gia đã phản hồi công khai về tình trạng kém chất lượng của các sản phẩm như khẩu trang, bộ kít xét nghiệm, v.v. mà họ được tặng từ Trung Quốc.
Ông R. Clarke Cooper, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị – quân sự, cảnh báo các nước nhận viện trợ của Trung Quốc cần cảnh giác, không chỉ đối với dịch viêm phổi, mà còn cả các dự án mà Bắc Kinh là đối tác đầu tư.
Trong cuộc phỏng vấn với Foreign Policy được công bố ngày 13/4, ông Cooper cho rằng Trung Quốc có thể lợi dụng các dự án hợp tác để giành quyền kiểm soát đối với quân đội và chính phủ của đất nước sở tại.
Ông cho biết nếu Hoa Kỳ có quan hệ đối tác với một quốc gia có ảnh hưởng từ chính quyền Trung Quốc, thì Washington sẽ cần xem xét kỹ lưỡng trước khi có các hoạt động trao đổi với quốc gia đó. Ông nói: “Chúng tôi sẽ không muốn bất kỳ hạng mục quốc phòng quan trọng nào của Hoa Kỳ hay các hệ thống nhạy cảm có nguy cơ bị tiết lộ hoặc lợi dụng”.
Ông Cooper cũng nói: “Chúng tôi chỉ rõ cho các đối tác rằng nếu họ thực hiện các cuộc đầu tư, thu mua sản phẩm hay doanh nghiệp với nước ngoài, thì họ không nên cho hoặc bán đi các cơ sở hạ tầng quan trọng, các cấu phần chiến lược liên quan đến quốc phòng hoặc chủ quyền của họ”.
Những điều đó, trong bối cảnh liên quan với Trung Quốc, có thể gây nguy hiểm cho vấn đề an ninh và chủ quyền của các đối tác, từ đó gây ảnh hưởng tới các đồng minh và bản thân nước Mỹ, theo nhận định của ông Cooper.
https://www.dkn.tv/the-gioi/quan-chuc-my-hay-canh-giac-voi-qua-tang-tu-trung-quoc-ve-covid-19.html
Hầu hết các công ty Hoa Kỳ không có kế hoạch
rời khỏi Trung Cộng do coronavirus
Tin từ Thượng Hải, Trung Cộng – Một cuộc khảo sát cho thấy hầu hết các công ty Hoa Kỳ ở Trung Cộng hiện không có kế hoạch di dời khâu sản xuất sang các vùng khác trong nước hoặc ra nước ngoài do coronavirus, nhưng họ ít chắc chắn hơn về lâu dài do mối lo ngày càng tăng về sự rạn nứt giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng.
Đây là cuộc khảo sát chung của các phòng thương mại Hoa Kỳ ở Bắc Kinh và Thượng Hải, với sự cố vấn của PricewaterhouseCoopers. Những người trả lời khảo sát cho biết họ lo ngại hơn nhiều về những thách thức hậu cần so với việc đóng cửa nhà máy.
Tổng cộng có 68% báo cáo rằng nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ ở dưới mức bình thường. Coronavirus gây ra bệnh hô hấp, lần đầu tiên được báo cáo tại thành phố Vũ Hán trung tâm của Trung Cộng vào cuối năm ngoái. Căn bệnh này dẫn đến hơn 130,000 cái chết và gây ra sự gián đoạn lớn đối với hoạt động kinh tế trên toàn thế giới.
Kể từ tháng Hai, Trung Cộng thực hiện các bước để khởi động lại nền kinh tế của họ bằng cách triệu hồi công nhân đến các nhà máy và nới lỏng các hạn chế du lịch được áp đặt trước đó để giúp ngăn chặn sự lây lan của virus.
Vào ngày 8 tháng 4, họ nới lỏng lệnh phong tỏa 76 ngày ở Vũ Hán, vốn cách ly trung tâm công nghiệp lớn này khỏi phần còn lại của đất nước, sau khi số ca lây nhiễm mới tại địa phương giảm mạnh. Nhưng coronavirus đang tăng cường thách thức mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh, vốn đang căng thẳng về các vấn đề bao gồm thương mại, quyền sở hữu trí tuệ và tự do báo chí. Các chính trị gia Hoa Kỳ cáo buộc Trung Cộng giữ kín thông tin về virus trong khi các viên chức Trung Cộng cho rằng Hoa Kỳ đang cố gắng bôi nhọ Trung Cộng. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hau-het-cac-cong-ty-hoa-ky-khong-co-ke-hoach-roi-khoi-trung-cong-do-coronavirus/
Cựu luật sư riêng của TT Trump
sẽ sớm ra tù nhờ dịch Covid
Michael Cohen, cựu luật sư riêng của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, sẽ được ra tù sớm vì đại dịch corona, hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề nói với Reuters vào tối ngày thứ Năm 16/4.
Ông Cohen bị kết án 3 năm tù, cho tới nay ông thọ án chưa đầy một năm. Một nguồn tin cho Reuters biết rằng ông Cohen sẽ bị giam giữ tại gia trong hơn 2 năm còn lại của bản án.
Trước khi được thả, Cohen sẽ bị cách ly trong hai tuần lễ để bảo đảm ông không có triệu chứng COVID-19, theo nguồn tin yêu cầu giấu tên.
Ông Roger Adler, luật sư của Michael Cohen, không trả lời ngay yêu cầu bình luận. Một phát ngôn viên của Cục Nhà tù Liên bang cho biết, vào tối thứ Năm, Cohen còn bị giam giữ tại Trung tâm cải huấn Liên bang Otisville.
Từng tuyên bố rằng ông sẵn sàng lãnh đạn để bảo vệ ông Trump, Luật sư Cohen bị kết án ba năm tù vào năm 2018 vì đã dàn xếp trả tiền để ‘bịt miệng’ hai phụ nữ đã khẳng định rằng họ đã có quan hệ tình dục với ông Trump.
Phụ nữ đầu tiên là Stormy Daniels, ngôi sao phim khiêu dâm, và phụ nữ thứ nhì là cựu người mẫu Playboy Karen McDougal. Tổng thống Trump không nhận là ông đã gặp hai phụ nữ này.
Luật sư Cohen, 53 tuổi, đã được đưa đến một trại tù có mức an ninh tối thiểu tại Otisville ở ngoại ô New York, cách thành phố New York khoảng 70 dặm (110 km) về hướng tây bắc.
Ông Cohen đã yêu cầu được thả sớm vì đại dịch corona gây chấn động cả bang New York và xuất hiện trong các nhà tù trên khắp nước Mỹ.
Hồi tháng trước, một thẩm phán liên bang đã bác bỏ yêu cầu này, nói rằng ông Cohen nên chấp nhận hậu quả của tội ác mà ông đã phạm, thay vì viện dẫn dịch bệnh để xin được thả sớm.
https://www.voatiengviet.com/a/cuu-luat-su-rieng-cua-trump-se-som-ra-tu-nho-covid/5377068.html
Mỹ kêu gọi Trung Quốc
sửa quy định về xuất khẩu thiết bị y tế
Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc sửa đổi các quy định mới về kiểm soát chất lượng xuất khẩu đối với các thiết bị bảo hộ cần có trong dịch virus corona này để không gây trở ngại cho việc cung cấp chúng kịp thời, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
Trung Quốc đã thắt chặt các hạn chế xuất khẩu đối với khẩu trang và các thiết bị bảo hộ cá nhân khác một tuần trước, nói rằng các lô hàng phải trải qua kiểm tra hải quan bắt buộc.
Bước đi này được đưa ra sau khi có nhiều lời than phiền từ một số chính phủ và bệnh viện rằng họ nhận được các thiết bị bảo hộ cá nhân từ Trung Quốc mà họ cho rằng bị lỗi.
“Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực để bảo đảm kiểm soát chất lượng. Nhưng chúng tôi không muốn điều này là trở ngại cho việc xuất khẩu kịp thời các nguồn cung quan trọng,” một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói vào cuối ngày thứ Năm.
“Chính phủ Hoa Kỳ đã nêu ra những lo ngại này với (Trung Quốc). Chúng tôi đã yêu cầu Trung Quốc sửa đổi các quy định mới của mình để cho phép xuất khẩu nhanh chóng các thiết bị bảo hộ cá nhân thiết yếu sang Hoa Kỳ,” ông nói.
Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào vật tư y tế được sản xuất tại Trung Quốc, một đối thủ chiến lược và thương mại lớn. Điều này càng nổi bật hơn trong đại dịch COVID-19.
Ngày thứ Sáu, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Kelly Loeffler cáo buộc Trung Quốc giữ lại các lô hàng bộ xét nghiệm.
Trong khi đó, hai Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Tom Carper và Bob Menendez và hai Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Tim Scott và Thom Tillis đã viết thư cho Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, Thôi Thiên Khải, để bày tỏ lo ngại về tác động của các quy định mới, theo Reuters.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington phản hồi bằng cách nói rằng các quốc gia trên toàn thế giới đang “săn lùng các vật tư y tế, tạo ra thách thức lớn đối với Trung Quốc trong việc kiểm soát chất lượng và quy định xuất khẩu,” Reuters cho biết. Đại sứ quán nói để tinh giản các thủ tục, một “kênh xanh” đã được thiết lập để các nhà sản xuất Trung Quốc đăng ký nguồn cung của họ.
Reuters nói đại sứ quán cung cấp một tờ thông tin cho biết Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 74 triệu khẩu trang N95 và hơn 1,4 tỉ khẩu trang phẫu thuật và các loại khẩu trang khác sang Mỹ trong khoảng thời gian từ ngày 1 đến 15 tháng 4, cùng với các vật tư y tế khác. Trung Quốc cũng đã quyên tặng hơn 5 triệu khẩu trang và 500.000 bộ xét nghiệm cho Mỹ.
Đại sứ quán chỉ ra một bài báo của AP vào ngày 15 tháng 4 dẫn lời Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, Terry Branstad, nói rằng ông không cho rằng Bắc Kinh đang cố tình ngăn chặn xuất khẩu vật tư y tế.
Canada tiếp tục hạn chế qua lại biên giới
với Hoa Kỳ trong một thời gian nữa
Tin từ Ottawa, Canada – Hôm thứ Năm (16/4), Thủ tướng Justin Trudeau cho biết, việc hạn chế qua lại biên giới của Canada với Hoa Kỳ sẽ được duy trì trong một thời gian nữa, khi hai quốc gia đang nỗ lực chống lại sự bùng phát của coronavirus.
Vào tháng trước, Washington và Ottawa đã đồng ý kiểm soát việc đi lại không cần thiết, nhưng vẫn cho phép thương mại tiếp tục trên biên giới chung của 2 nước nhằm tránh xảy ra các vấn đề nghiêm trọng cho ngành sản xuất xe hơi, cũng như cho việc vận chuyển thực phẩm và thuốc men.
Hôm thứ Tư (15/4) Tổng thống Trump nói với các phóng viên rằng hai nước đang làm tốt, và đây sẽ là một trong những biên giới sớm được mở lại. Mặc dù chính phủ của thủ tướng Trudeau đã có mối quan hệ tốt với chính quyền tổng thống Trump trong 18 tháng qua, nhưng căng thẳng vẫn còn.
Tháng trước, Ottawa từ chối thẳng thừng một đề nghị của Hoa Kỳ liên quan đến việc bố trí quân đội dọc biên giới để chống lại sự lây lan của coronavirus, khiến Washington phải từ bỏ kế hoạch này.
Theo dữ kiện được đưa ra bởi cơ quan y tế công cộng, tính đến thời điểm trước 7 giờ tối hôm thứ Năm (16/4), tổng cộng có gần 1,200 người ở Canada tử vong vì coronavirus, và tổng số người được chẩn đoán nhiễm coronavirus tăng lên 30,000 người.
Thống đốc Ngân hàng Canada Stephen Poloz nói rằng sau khi dịch bệnh kết thúc, nền kinh tế Canada có thể mất vài năm mới có thể bù đắp lại những tổn thất do đóng cửa đất nước. Ottawa công bố chi tiêu hơn 110 tỷ Canada Kim (tương ứng hơn 78 tỷ mỹ kim) để thực hiện các biện pháp giúp người dân và công ty đối phó với thiệt hại kinh tế. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canada-tiep-tuc-han-che-qua-lai-bien-gioi-voi-hoa-ky-trong-mot-thoi-gian-nua/
Covid-19:
Mất bao lâu để một người nhiễm virus hồi phục?
Covid-19 chỉ xuất hiện vào cuối năm 2019, nhưng đã có những dấu hiệu rằng có thể mất một thời gian dài để một số bệnh nhân hồi phục hoàn toàn.
Thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào mức độ bạn ốm yếu thế nào. Một số người sẽ khỏi nhanh chóng, nhưng đối với những người khác, nó có thể để lại những vấn đề kéo dài.
Virus corona: ‘Tôi hồi phục sau khi tự cách ly điều trị ở nhà’
Virus corona: ‘VN chưa nên cho điều trị tại nhà lúc này, nhưng cần tính đến’
VN: Giãn cách xã hội cần lưu ý những đối tượng bị ‘bỏ quên’
Tuổi tác, giới tính và các vấn đề sức khỏe khác đều làm tăng nguy cơ bệnh trở nặng hơn.
Việc điều trị càng xâm lấn trong thời gian càng lâu thì khả năng phục hồi càng chậm.
Nếu tôi chỉ có triệu chứng nhẹ thì sao?
Hầu hết những người mắc Covid-19 sẽ chỉ phát triển các triệu chứng chính – ho hoặc sốt. Nhưng họ có thể cảm thấy đau nhức cơ thể, mệt mỏi, đau họng và đau đầu.
Bắc đầu là ho khô, nhưng một số người cuối cùng sẽ bắt đầu ho ra chất nhầy có chứa tế bào phổi chết gây ra do virus.
Những triệu chứng này được điều trị bằng nghỉ ngơi trên giường, uống nhiều nước và uống giảm đau như paracetamol.
Những người có triệu chứng nhẹ có thể phục hồi tốt và nhanh chóng.
Cơn sốt sẽ thuyên giảm trong vòng chưa đầy một tuần, mặc dù ho có thể kéo dài. Một phân tích của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dựa trên các dữ liệu Trung Quốc cho biết trung bình phải mất hai tuần để phục hồi.
Nếu tôi có các triệu chứng nghiêm trọng hơn thì sao?
Bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn nhiều đối với một số người. Điều này có xu hướng xảy ra trong khoảng ngày thứ bảy hoặc mười sau khi nhiễm bệnh.
Sự thay đổi này có thể đột ngột. Hơi thở trở nên khó khăn và phổi bị viêm. Điều này là do mặc dù hệ thống miễn dịch của cơ thể đang cố gắng chống lại – nó thực sự phản ứng thái quá và cơ thể bị tổn thương.
Một số người sẽ cần phải ở trong bệnh viện để được hỗ trợ thở oxy.
Bác sỹ Sarah Jarvis nói: “Việc khó thở có thể mất một thời gian đáng kể để cải thiện … cơ thể đang chống lại viêm nhiễm.”
Bà nói rằng có thể mất hai đến tám tuần để hồi phục, với sự mệt mỏi kéo dài.
Nếu tôi cần chăm sóc đặc biệt thì sao?
WHO ước tính cứ một trong 20 người sẽ cần điều trị chăm sóc tích cực, có thể bao gồm được dùng thuốc an thần và đặt máy thở.
Sẽ mất thời gian để phục hồi từ trong phòng chăm sóc đặc biệt hoặc chăm sóc tích cực (ICU), bất kể bệnh gì. Bệnh nhân được chuyển đến một phòng bệnh thông thường trước khi về nhà.
Bác sĩ Alison Pittard, Trưởng khoa Chăm sóc Chuyên sâu, cho biết có thể mất 12 đến18 tháng để trở lại bình thường sau bất kỳ giai đoạn nào trong phòng điều trị đặc biệt.
Nằm một thời gian dài trên giường bệnh viện dẫn đến mất khối lượng cơ bắp. Bệnh nhân sẽ yếu và cơ bắp sẽ mất thời gian để hồi phục lại. Một số người sẽ cần vật lý trị liệu để đi lại được.
Do những gì cơ thể trải qua trong ICU, cũng có khả năng người bệnh sẽ bị mê sảng và rối loạn tâm lý.
“Có vẻ như có một yếu tố được thêm vào với căn bệnh này – sự mệt mỏi do virus chắc chắn là một yếu tố rất lớn”, Paul Twose, nhà vật lý trị liệu tại Hội đồng Y tế Đại học Cardiff và Vale University Health Board nói.
Đã có báo cáo từ Trung Quốc và Ý về tình trạng yếu toàn thân, khó thở sau bất kỳ mức độ gắng sức nào, ho dai dẳng và thở không đều. Cộng thêm cần ngủ nhiều.
“Chúng tôi biết bệnh nhân mất một khoảng thời gian đáng kể, có khả năng nhiều tháng, để hồi phục.”
Nhưng thật khó để khái quát điều này. Một số người chỉ mất thời gian tương đối ngắn trong phòng chăm sóc đặc biệt, trong khi một số khác phải thở máy trong nhiều tuần.
Coronavirus sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của tôi?
Chúng ta không biết chắc chắn vì không có dữ liệu dài hạn, nhưng chúng ta có thể xem xét các điều kiện khác.
Hội chứng suy hô hấp cấp tính (được gọi là Ards) phát triển ở những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị suy giảm quá mức, gây tổn thương cho phổi.
“Có dữ liệu tin cậy rằng, thậm chí sau 5 năm, mọi người có thể gặp khó khăn về thể chất và tâm lý”, ông Twose nói.
Bác sĩ James Gill, bác sĩ đa khoa và giảng viên tại Trường Y khoa Warwick, cho biết mọi người cũng cần hỗ trợ về sức khỏe tâm thần để cải thiện khả năng phục hồi.
“Bạn đang cảm thấy khó thở, sau đó bác sĩ nói ‘Chúng tôi cần cho bạn thở máy. Chúng tôi cần đưa bạn vào giấc ngủ. Bạn có muốn nói lời tạm biệt với gia đình không?’.
“PTSD [rối loạn căng thẳng sau chấn thương] ở những bệnh nhân nặng nhất này không có gì đáng ngạc nhiên. Sẽ có những vết sẹo tâm lý đáng kể cho nhiều người.”
Vẫn có khả năng thậm chí một số trường hợp nhẹ vẫn gặp phải vấn đề sức khỏe lâu dài – chẳng hạn như mệt mỏi.
Có bao nhiêu người đã hồi phục?
Lấy một con số chính xác là khó khăn.
Tính đến ngày 15/4, Đại học Johns Hopkins báo cáo khoảng 500.000 người đã khỏi bệnh trong số hai triệu người mắc bệnh.
Nhưng các quốc gia sử dụng các phương pháp ghi dữ liệu khác nhau. Một số không công bố số liệu phục hồi và nhiều người nhiễm bệnh nhẹ sẽ bị bỏ qua.
Các mô hình toán học đã ước tính khoảng 99-99,5% số người nhiễm phục hồi.
Tôi có thể tái nhiễm Covid-19 không?
Đã có nhiều suy đoán, nhưng ít bằng chứng, về độ bền của bất kỳ khả năng miễn dịch nào. Nếu bệnh nhân đã chiến đấu với virus thành công, họ hẳn đã có một phản ứng miễn dịch.
Báo cáo về các bệnh nhân bị nhiễm hai lần có thể chỉ là các xét nghiệm ghi lại không chính xác rằng họ không có virus.
Câu hỏi về khả năng miễn dịch là rất quan trọng để hiểu liệu mọi người có thể bị tái nhiễm hay không và hiệu quả của bất kỳ loại vaccine nào.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52335661
Mất khứu giác và vị giác
có thể là triệu chứng nhiễm Covid-19
Triệu Hằng
Mất cảm nhận về mùi, vị có thể là dấu hiệu nhiễm virus corona.
Các triệu chứng nhiễm nCoV thường bao gồm ho khan, sốt và khó thở. Nhưng ở Anh và các quốc gia khác đang xuất hiện những bằng chứng cho thấy đột ngột mất khứu giác, trong một số trường hợp mất vị giác, được coi là một dấu hiệu sớm nhận biết nhiễm Covid-19, theo phân tích của giáo sư Carl Philpott, chuyên khoa mũi và khứu giác, Đại học East Anglia, đăng trên tờ The Conversation hôm 27/3.
Tới nay chưa có bằng chứng cụ thể về điều này dù nhiều người đã dùng phương tiện truyền thông xã hội cho biết việc họ mất đi khả năng ngửi trong số các triệu chứng Covid-19 khác.
Hiện tượng mất chức năng khứu giác có thể do nhiều yếu tố, bao gồm sưng mũi và viêm xoang, chấn thương đầu và rối loạn thần kinh (Parkinson là một ví dụ). Trong một số trường hợp không phát hiện được nguyên nhân.
Mất khứu giác vì nhiễm một virus, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường, là nguyên nhân phổ biến thứ hai trong số các nguyên nhân gây mất khả năng ngửi và chiếm khoảng 12% trong tất cả các trường hợp mắc chứng mất khứu giác.
Tuy nhiên với Covid-19, có một dạng thức lây nhiễm hơi khác so với kiểu lây nhiễm đường hô hấp nói trên. Mất khả năng ngửi có thể chỉ là triệu chứng duy nhất, và cho thấy một người nào đó có vẻ khỏe, hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ, có thể là người mang mầm bệnh.
Một số người có triệu chứng này dường như dưới 40 tuổi. Thực tế này cũng được báo cáo ở các nhân viên chăm sóc sức khỏe, cho thấy virus corona dễ lây truyền từ mũi bởi vì đây là nơi virus phát tán có mức độ cao nhất và thậm chí cao hơn cả trong những ca nặng. Nhiều người mắc bệnh cũng báo cáo rằng họ mất cảm giác mũi trong vòng 7 đến 17 ngày
Một loại virus xâp nhập vào cơ thể bằng cách tự cấy và lây nhiễm vào các tế bào chủ trên khắp cơ thể, chẳng hạn như trong đường thở hầu họng hoặc đường ruột, sau đó chúng sinh sản.
Virus gây dịch Covid-19 được cho là xâm nhập vào các mô mũi thông qua thụ thể thụ enzyme chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2), mặc dù cần nghiên cứu đầy đủ để xác nhận liệu có phải vậy hay không. Loại protein này có nhiều trong mũi, mặc dù chức năng của nó không rõ ràng.
Bằng cách đi vào mũi thông qua protein này, virus corona có thể gây tổn thương tạm thời cho các dây thần kinh khứu giác. Tuy nhiên điều này dường như sẽ thuyên giảm trong vòng một đến hai tuần sau khi phát bệnh.
Hầu hết những người báo cáo về triệu chứng này đã khôi phục khứu giác, và vẫn còn quá sớm để nói có bao nhiêu người có thể bị mất đi khả năng cảm nhận mùi vị vĩnh viễn sau khi hồi phục từ Covid-19.
Theo giáo sư Philpott, một nhóm các chuyên gia giác quan quốc tế đã được thành lập nhằm thu thập dữ liệu toàn cầu về vấn đề này cũng như để xác định mức độ gây mất khả năng khứu giác của Covid-19.
https://www.dkn.tv/the-gioi/mat-khuu-giac-va-vi-giac-co-the-la-trieu-chung-nhiem-covid-19.html
Điểm tin COVID-19
California số tử vong hàng ngày cao kỷ lục
Tiểu bang California, Mỹ, sáng 17/4 báo cáo có 95 người chết vì virus corona, số tử vong hàng ngày cao nhất tại đây kể từ khi đại dịch bắt đầu, thống đốc Gavin cho biết.
Dù số ca nhiễm mới trên toàn bang dường như chựng lại, nhưng từng nhóm bùng phát vẫn tiếp tục tại một số khu vực, trong đó có 157 ca tại một viện dưỡng lão ở quận Tulare, đông nam Fresno.
Corona ‘tàn sát’ các viện dưỡng lão
Một cuộc khảo sát ở bang New York liệt kê chi tiết tỷ lệ tử vong vì virus corona tại các viện dưỡng lão cho thấy 19 cơ sở báo cáo trên 20 người chết.
Một số hãng bảo hiểm nhân thọ ngưng nhận khách hàng cao tuổi
Một số hãng bảo hiểm nhân thọ ở Mỹ quyết định không đánh cược với các khách hàng cao tuổi trong cơn khủng hoảng corona bằng cách tạm ngưng nhận đơn từ các nhóm tuổi nhất định, đa phần từ 60 trở lên, hoặc ban hành điều lệ khó khăn hơn.
GM giao máy thở cho bệnh viện Mỹ
Công ty sản xuất ô tô General Motors thông báo đã bắt đầu giao lô hàng đầu tiên gồm 54 máy thở cho các bệnh viện Mỹ điều trị bệnh nhân nguy kịch vì virus corona.
Mỹ, Trung và đồ bảo hộ y tế
Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc xem lại quy định mới về kiểm soát chất lượng xuất khẩu đối với thiết bị bảo hộ y tế cần thiết trong đại dịch corona để không làm trở ngại việc cung ứng kịp thời, một phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Trung Quốc siết chặt kiểm tra hải quan về chất lượng hàng bảo hộ y tế xuất khẩu từ ngày 10/4 sau khi nhận được nhiều phàn nàn từ các chính phủ và bệnh viện trên thế giới về sản phẩm kém chất lượng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói nỗ lực bảo đảm chất lượng hàng hoá là đáng trân trọng nhưng “chúng tôi không muốn chuyện này làm cản trở thời gian xuất khẩu các mặt hàng cung ứng quan trọng này” và rằng chính phủ Mỹ đã nêu quan ngại với Trung Quốc.
Tờ Wall Street Journal dẫn các văn kiện ngoại giao và thương mại cho hay quy định mới của Trung Quốc khiến khẩu trang, bộ xét nghiệm và các thiết bị y tế trực chỉ tới Mỹ bị kẹt lại.
Cựu quân nhân Anh gây quỹ 25 triệu đô cho y tế quốc gia chống corona
Tom Moore, cựu quân nhân 99 tuổi của Anh từng tham gia chiến đấu trong Đệ nhị Thế chiến, trở thành biểu tượng của quốc gia về sự bền bỉ trước nghịch cảnh sau khi hoàn tất 100 vòng đi bộ trong vườn nhà để gây quỹ cho y tế nước nhà giữa mùa dịch corona.
Mục tiêu ban đầu của ông là gây quỹ 1 ngàn bảng Anh trước 30/4 khi ông tròn 100 tuổi, nhưng đến nay ông đã quyên được 25 triệu đô la. Hoàng tử William ca ngợi ông là ‘một huyền thoại thực thụ.’
Ý
Số thiệt mạng vì COVID-19 tại Ý tăng thêm 575 ca so với 525 ca một ngày trước trong khi số ca nhiễm mới giảm nhẹ. Giới chuyên môn cảnh báo sự lây nhiễm giờ đây chủ yếu diễn ra giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
Mexico
Tổng thống Mexico kêu gọi các nhân viên y tế từ 60-65 tuổi trở lại làm việc để chữa trị cho các bệnh nhân không phải COVID-19, trong nỗ lực giúp hệ thống y tế xử lý nhu cầu tăng vọt vì virus corona.
Pháp
Số tử vong tại Pháp vì virus corona lên tới gần 19 ngàn người dù dữ liệu cho thấy sự lây lan của dịch bệnh đang chậm lại sau 1 tháng phong toả toàn quốc.
Pháp: Không có bằng chứng corona liên quan phòng thí nghiệm Vũ Hán
Pháp ngày 17/4 cho hay tới nay không có bằng chứng có sự liên hệ giữa virus corona và công việc của phòng thí nghiệm nghiên cứu P4 ở Vũ Hán, nơi đại dịch corona khởi phát.
“Chúng tôi muốn nói rõ là cho tới nay chưa có bằng chứng thực tế chứng thực thông tin lan truyền trên báo chí Mỹ gần đây cho thấy có sự liên hệ giữa nguồn gốc COVID-19 và công việc của phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán, Trung Quốc,” một giới chức tại văn phòng Tổng thống Emmanuel Macron nói.
Có sự đồng thuận khoa học rộng rãi rằng virus corona chủng mới xuất phát từ dơi.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/4 nói chính phủ Mỹ đang cố gắng xác định xem virus corona có phải xuất xứ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hay không, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố Bắc Kinh “cần minh bạch” về những gì họ biết.
Tàu sân bay Pháp nhiễm virus corona
Hải quân Pháp đang điều tra nguyên nhân nào khiến hơn 900 thuỷ thủ trên tàu sân bay Charles de Gaulle bị nhiễm COVID-19.
Kháng thể có chống tái nhiễm corona?
Tổ chức Y tế Thế giới WHO không chắc liệu sự hiện diện của kháng thể trong máu có mang lại sự bảo vệ toàn diện chống lại việc tái nhiễm COVID-19 hay không, chuyên gia khẩn cấp hàng đầu của WHO cho biết.
https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91i%E1%BB%83m-tin-covid-19/5377216.html
Tại sao COVID-19 tác hại nặng nề lên các nước giàu?
Sau khi virus corona bùng phát tại Trung Quốc vào tháng 1 năm nay, các chuyên gia lo ngại về ảnh hưởng tai họa đối với các nước đang phát triển với hệ thống y tế yếu kém.
Tuy nhiên cho tới nay, tỉ lệ tử vong cao nhất được ghi nhận tại các nước giàu ở Châu Âu và Mỹ.
Trên một bản đồ của Đại học Johns Hopkins thường được dùng rộng rãi, những chấm đỏ tượng trưng cho con số những ca được xác nhận cho thấy có sự phân cách bắc-nam rõ ràng. Đặc biệt, vùng Châu Phi hạ Sahara dường như tương đối ít ca lây nhiễm
Các chuyên gia đưa ra một số lý do:
Khoảng cách xét nghiệm-Có một câu ngạn ngữ giữa các nhà khoa học là thiếu chứng cứ không phải là bằng chứng của sự không có. Nhiều nước lợi tức thấp-và trung bình- thiếu khả năng xét nghiệm và nhận ra những người bị lây nhiễm. Bệnh này có thể lây lan nhưng chưa phát hiện.
Kết nối thấp-Những nơi virus vươn đến đầu tiên là những nơi nối liền chặt chẽ nhất với quốc gia nguyên thủy là Trung Quốc
Đi đến Châu Phi hạ Sahara, “trong khi vùng này khá sống động, nhưng ít người đi đến hơn là giữa Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc,” nhà dịch tễ học Megan Murray đại học Harvard nói.
Đại dịch sẽ xuất hiện trễ hơn vài tuần so với những khu vực có kết nối nhiều hơn, nhưng nó sẽ xuất hiện, các chuyên gia nói.
Ít người gặp nguy cơ. Khi đại dịch đến, các nước đang phát triển có thể có lợi thế một ít vì dữ liệu thống kê dân số. Những người lớn tuổi bị COVID-19 tác hại nặng nề hơn, và dữ liệu thống kê dân số cho thấy có nhiều người trẻ hơn tại các nước đang phát triển. Hơn 60% dân số Châu Phi dưới 25 tuổi, theo Ngân hàng Thế giới. Chỉ có 5% là trên 60 tuổi. Tại Châu Á, con số này khoảng 12%, Châu Âu trái lại khoảng 24% trên 60 tuổi, và Bắc Mỹ là 21%.
Mật độ dân số-Thế giới các nước đang phát triển là nơi cư ngụ của những thành phố siêu lớn với dân cư đông đúc và có thể là mồi lửa cho virus lây lan. Tuy nhiên những nước này cũng có vùng quê rộng lớn nơi cách ly xã hội không thành vấn đề. Điều này có thể làm chậm sự lây lan tại các nước đang phát triển.
Mặt khác, các hộ gia đình có đông người cư ngụ và với nhiều độ tuổi khác nhau hơn là tại nước công nghiệp. Việc này có thể là một tình trạng tệ hại khi dịch bệnh đến.
Khí hậu? Có lẽ không- Dù virus có thể lây lan dễ dàng hơn khi lạnh, không khí khô trong vùng nhiệt độ mùa đông, các chuyên gia nói nóng và ẩm ướt không ngăn virus lây lan tại những nơi như Singapore và Hong Kong.
Trong khi thế giới đang phát triển chưa gánh chịu tác hại nặng nề của COVID-19, các chuyên gia nói hậu quả có thể mạnh mẽ hơn nếu virus đến, khi hệ thống y tế sẽ nhanh chóng căng thẳng vượt giới hạn.
Rửa tay và cách ly xã hội, chiến lược mà các nước công nghiệp đang dựa vào để ngăn chặn bùng phát, “thực sự không áp dụng cho hầu hết các nước Châu Phi hạ Sahara,” chuyên gia y tế toàn cầu Đại học Washington, Kingsley Ndoh, viết trên tờ Seattle Times.
Nước dùng rửa tay ít có tại vùng nông thôn và những khu ổ chuột trong thành phố.
Và trong khi lệnh ở nhà làm kinh tế phương Tây chậm lại một cách thảm hại, việc này cũng gây nên nạn đói tại các nước đang phát triển nơi nghèo đói tập trung.
“Làm thế nào bạn sống còn trong lúc đóng cửa khi bạn dựa vào lao động hàng ngày để ăn uống?” Tổng giám đốc WHO nói.
Ông Ndoh nói khuyến khích mọi người mang khẩu trang có thể giúp virus chậm lây lan nơi không có những biện pháp khác. Các nhà lãnh đạo tôn giáo có thể là những sứ giả đáng tin hơn các giới chức chính phủ tại nhiều nơi, ông nói.
Ông chỉ ra các xét nghiệm chi phí thấp được phát triển tại Senegal và một nhà máy sản xuất ethanol ở Nigeria sản xuất đại trà nước rửa tay là những điểm sáng.
Với nhiều ca lây nhiễm tương đối thấp, ông Ndoh nói thêm, “sẽ còn có cơ hôi cho các chính phủ Châu Phi thực hiện những giải pháp của Châu Phi trong cuộc chiến chống đại dịch này.”
Phong tỏa chống Covid-19
làm ngành bia Anh và châu Âu điêu đứng
Lệnh kéo dài phong tỏa thêm ít nhất là ba tuần ở Anh, đến 11/05/2020 không phải là tin vui cho các quán bia.
Covid-19: Mất bao lâu để một người nhiễm virus hồi phục?
Covid-19: Không ngạc nhiên khi Tổng thống Donald Trump ‘cắt tài trợ’ WHO
Quyên góp 17,9 triệu bảng, đại úy Tom Moore, 99 tuổi, làm thế giới kính phục
Tính đến giữa tháng 4, ngành bia nước này với 39 nghìn quán pub phục vụ bia và đồ ăn, đã có nguy cơ “đổ đi” 50 triệu vại bia.
Theo ông Tom Stainer, giám đốc điều hành của tổ chức đại diện các quán bia Anh, Campaign for Real Ale (Camra) nói với đài BBC thì lệnh cấm tụ tập, cấm mở nhà hàng, quán bia rượu từ 23/03 đã gây thiệt hại lớn cho các quán bia.
Ngoài việc phải để nhân viên nghỉ việc, để mặt bằng hàng quá không sử dụng, các pub còn giữ nhiều thùng bia, sẽ “không có ai uống, quá hạn phải đổ đi” nếu lệnh cấm kéo đến mùa hè.
Tính trung bình một pub ở Anh có trong hầm ít nhất 15 thùng bia lager loại 50 lít, đủ cho 88 vại bia đơn vị pint của Anh, theo ông Stainer.
Ngoài ra còn rất nhiều loại thùng 9 gallon chuyên dụng đựng bia ale (lên men ở nhiệt độ cao hơn bia lager) cũng chờ mở ra phục vụ khách.
Cứ thế mà tính ra thì ít nhất 50 triệu vại bia trên toàn nước Anh có thể bị hỏng.
Bia loại đã thanh trùng (pasteurize) có thể để trong thùng vài tháng, nhưng loại không thanh trùng thì chỉ giữ được từ lúc xuất xưởng tối đa là 9 tuần.
Một số trang chuyên ngành bia rượu ở Anh cho biết số bia bán ra trên cả nước đã giảm đi 82% từ đầu dịch Covid-19.
Điều tra thị trường của hội ‘Society of Independent Brewers (SIBA), đại diện 800 nhà sản xuất bia độc lập, chủ yếu là các xưởng bia nhỏ, nói 2/3 thành viên của họ đã hoàn toàn ngưng hoạt động.
Chừng 29% cho hay họ có thể sẽ phải sa thải nhân viên để vượt qua khó khăn năm nay.
Các “đại gia” ngành bia toàn cầu như AB InBev và Heineken cũng thông báo họ gặp khó khăn trong tiêu thụ bia.
Bia vào những ngày vắng khách
Nhưng tình hình ngành bia u ám là câu chuyện chung trên cả châu Âu.
Uống bia gắn liền với sinh hoạt đông người, giải trí, giao tiếp nơi hàng quán, hội hè nên các nước tiêu thụ nhiều bia như Đức, Czech, Ba Lan cũng gặp khó khăn.
Trước khi có lệnh phong tỏa vào tháng 3 ở CH Czech, các nhà sản xuất bia nước này đã cảnh báo là chừng 1,3 triệu vại bia tươi có thể phải đổ đi nếu không kịp tiêu thụ “trước giờ G”.
Họ nhanh chóng chuyển sang hướng làm bia chai, đóng bia vào thùng keg loại 2, 5 và 8 litre để người mua đem về nhà nhưng lượng tiêu thụ không thể bằng ở quán.
Tại Ba Lan, lệnh đóng cửa quán hàng khiến nhiều nhà sản xuất bia craft mất khách.
Như ông Wiktor Staszewski từ xưởng bia Gzub ở vùng Wielkoposka cho báo Ba Lan biết, xưởng của ông không chỉ bán bia mà còn tổ chức các tour xem cách làm bia cho du khách.
Nay thì du khách, gồm cả những đoàn từ Hoa Kỳ đã đặt vé trước, đều không đến nữa.
Các nhà sản xuất bia Ba Lan phàn nàn về một luật có từ 1982, cấm vận chuyển bia rượu tới nhà riêng của công dân, và đề nghị sửa đổj nó, giúp họ tiêu thụ phần nào bia làm ra.
Ở Đức, dân yêu bia hồi hộp chờ tin liệu Hội Bia Oktoberfest 2020 mà hàng năm có vài triệu người tham gia có phải đóng cửa vì Covid-19 hay không.
Tin mới nhất từ đài Deutsche Welle hôm 16/04 cho hay quan chức bang Bavaria, nơi có thành phố Munich, điểm chính của Oktoberfest, sẽ quyết định vào tháng 6 này xem có mở lễ hội hay không.
Tính đến tuần cuối tháng 3, bia bán ra ở Đức đã giảm gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Covid-19 còn đánh mạnh vào hai nước Ý và Trung Quốc vốn là hai thị trường nhập khẩu bia Đức rất nhiều.
Năm ngoái, người Ý tiêu thụ 3,4 triệu hectolitre bia Đức, và con số của TQ là 1,8 triệu hectorlitre.
Nhưng năm nay, tính đến đầu tháng 4, việc xuất khẩu bia ra nước ngoài từ Đức đã giảm đi 54%.
Tại Pháp, bia không được chuộng bằng rượu vang nhưng cũng chiếm một phần không nhỏ trong chi tiêu mua sắm tại siêu thị.
Nay thì người tiêu dùng gần như bỏ qua bia lúc đi chợ, theo báo Pháp.
Đầu tháng 4, số liệu từ Đan Mạch cho hay hãng bia Carlsberg, chủ sở hữu của nhiều nhãn hiệu bia như Kronenbourg và Tuborg đã ghi nhận sự sút giảm bia bán sang Trung Quốc vì virus corona.
Bao giờ quán bia mở lại?
Với các nước châu Âu, uống bia không chỉ giúp cho nền kinh tế, tạo việc làm cho hàng triệu người – trang cho hay ngành bia tạo ra 2,3 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp ở EU, mà còn là văn hóa sinh hoạt mang tính cộng đồng và ngành thu hút du khách.
Lối sống này hiện đang tạm thời bị Covid-19 buộc phải dừng lại.
Các ý tưởng nới dần lệnh phỏng tỏa, cách ly xã hội ở Anh, Đức, Pháp, Hà Lan…đều nói đến cách tiến hành từng bước.
Ban đầu có thể là trường tiểu học, công xưởng, sau đó là văn phòng, khu thương xá.
Còn quán ăn, tiệm bia rượu và các lễ hội đông người, gồm cả lễ hội bia, sẽ là thứ cuối bảng ưu tiên của các chính phủ khi bỏ phong tỏa.
Một số nước như Đức muốn ngưng hoàn toàn các hoạt động đông người như thế đến tận tháng 9.
Nếu tình hình chống dịch Covid-19 mà như vậy thì châu Âu coi như mất cả mùa hè, mùa tiêu thụ bia.
Bức tranh ngành bia châu Âu năm nay xem ra còn chưa có màu tích cực.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-52337682
Virus corona :
Châu Âu nhức đầu về chuyện dỡ bỏ phong tỏa
Thanh Phương
Trong tuần này, một số nước châu Âu bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa trong bối cảnh dịch Covid-19 có vẻ như đang tiến triển chậm lại, nhưng việc dỡ bỏ không hề đơn giản chút nào.
Đầu tiên là tại Tây Ban Nha, sau 15 ngày gần như ngưng hoàn toàn các hoạt động kinh tế, hàng ngàn người đã trở lại làm việc hôm thứ hai 13/04/2020 trên toàn quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực thiết yếu như xây dựng và công nghiệp. Nhưng còn nhiều điều gây tranh cãi tại nước này. Từ Madrid, thông tín viên François Musseau gởi về bài tường trình ngày 14/02 :
« Ở đâu, khi nào và bằng cách nào ? Đó là ba câu hỏi mà chủ tịch vùng Madrid Isabel Diaz Ayuso đã đặt ra với thủ tướng Xã Hội Pedro Sanchez về vấn đề khẩu trang bảo hộ.
Vào lúc mà hàng ngàn người đang trở lại làm việc sau 15 ngày tạm ngưng, đây là vấn đề mà ai cũng nói đến, ở Madrid cũng như ở những nơi khác tại Tây Ban Nha. Chính phủ trung ương đã hứa sẽ phân phát 10 triệu khẩu trang. Số khẩu trang này đã bắt đầu được phát tại các trạm giao thông công cộng, nhất là trạm metro, xe bus, xe lửa ngoại ô.
Ít ra là tại Madrid, các nhân viên đặc biệt đang trao khẩu trang cho những người sử dụng các phương tiện chuyên chở công cộng, và việc phân phát diễn ra với nhịp độ đều đặn.
Nhưng trong một quốc gia mà vào đầu cuộc khủng hoảng y tế đã thiếu rất nhiều thiết bị bảo hộ, biện pháp này vẫn gây nhiều sự e dè. Một số người than phiền là không nhận được khẩu trang, số khác thì bảo là chẳng ai dạy cho họ cách sử dụng khẩu trang. Chưa kể là nhiều công nhân trong ngành công nghiệp vẫn còn sợ bị lây nhiễm virus, vì thấy rằng không thể nào giữ được khoảng cách an toàn trong môi trường làm việc của họ. »
Các nhà hát Vienna vẫn im tiếng
Tại nước Áo, mặc dù lệnh phong tỏa đã bắt đầu được dỡ bỏ từ thứ ba, 14/04, các nhà hát vẫn chưa được hoạt động trở lại. Giới âm nhạc ở nước này cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng virus corona, đặc biệt là ở thủ đô Vienna, kể từ khi các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt được ban hành từ giữa tháng 3. Từ Vienna, thông tín viên Isaure Hiace tường trình :
« Từ một tháng nay, thành phố Vienna hoàn toàn im lặng : các rạp biểu diễn đóng cửa, các buổi hòa nhạc và các buổi trình diễn bị hủy. Khủng hoảng virus corona tác động rất nặng nề lên các nhà hát của nước Áo, như trường hợp của nhà hát Opera quốc gia Vienna rất nổi tiếng, mà ông Dominique Meyer là giám đốc. Ông cho biết :
« Thu nhập mỗi đêm của chúng tôi là 161 ngàn euro, thế mà khoảng 115 buổi trình diễn đã bị hủy trong mùa vừa qua, mất rất nhiều tiền. Tuy nhiên, chúng tôi còn nguồn tài chính dự trữ từ thu nhập của đầu mùa và của mùa trước. Tôi không nghĩ là tình hình của nhà hát Opera Vienna đang nguy ngập, mà chúng tôi chỉ trải qua một giai đoạn rất khó khăn. »
Mặc dù lệnh phong tỏa bắt đầu được dỡ bỏ tại Áo kể từ thứ ba, 14/04, hiện giờ chính phủ chưa thông báo ngày tái khởi động các hoạt động văn hóa và quyền tự do đi lại vẫn còn rất hạn chế, một vấn đề lớn đối với ngành này. Giám đốc nhà hát Meyer dự báo :
« Chắc chắn là số khách quốc tế sẽ sụt giảm. Họ vẫn chiếm 30% số khán giả ở Vienna và chiếm một phần quan trọng trong doanh thu của các nhà hát »
Năm 2020 lẽ ra là một năm đầy hứa hẹn đối với Vienna, vì theo dự kiến thủ đô Áo sẽ rầm rộ kỷ niệm 250 năm ngày sinh của nhà soạn nhạc Beethoven. »
Nước Đức, vốn đã bước vào suy thoái kinh tế do tác động của đại dịch Covid-19, sẽ cho mở lại các cửa hàng và kể từ ngày 04/05, các trường đến cấp trung học cũng sẽ được mở lại, theo thông báo của thủ tướng Angela Merkel ngày 15/04. Nhưng thủ tướng Merkel cảnh báo ngay là chiến thắng tạm thời của Đức trước virus corona còn rất « mỏng manh », cho nên bà quyết định tiếp tục vẫn cấm các cuộc tập hợp đông người, cũng như các cuộc tranh tài thể thao và các buổi trình diễn ca nhạc.
Tại Ý, lệnh phong tỏa hiện giờ được duy trì cho đến ngày 03/05. Nếu đến Venise trong tuần này ta sẽ thấy các hoạt động tại đây đang khởi động lại một cách dè dặt. Các nhà sách, cửa hàng văn phòng phẩm hay cửa hàng bán quần áo tre em được phép mở cửa trở lại kể từ ngày 14/04, nhưng chỉ hai ngày trong tuần. Người dân thành phố cũng đã bắt đầu ra khỏi nhà, nhưng ai cũng thận trọng đeo khẩu trang.
Chủ tịch vùng Veneto, tức là vùng bao gồm thành phố Venise, đã ra lệnh tăng gấp đôi khoảng cách giữa hai người, tức là phải đứng cách xa nhau 2 mét, thay vì 1 mét.
Pháp cho mở lại các trường kể từ 11/05
Còn nước Pháp thì hiện vẫn sống dưới lệnh phong tỏa cho đến ngày 11/05, theo thông báo của tổng thống Emmanuel Macron ngày 13/04. Kể từ ngày 11/05, lệnh phong tỏa sẽ được dỡ bỏ dần dần nhưng hãy còn lâu dân Pháp mới trở lại được cuộc sống bình thường. Trước mắt, các quán bar, các nhà hàng và các rạp chiếu phim vẫn tiếp tục đóng cửa cho đến khi có lệnh mới. Chủ tịch Hội đồng Khoa học của chính phủ, giáo sư Jean-François Delfraissy đã báo trước là sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, gần 18 triệu người có nguy cơ cao sẽ phải tiếp tục ở trong nhà.
Quyết định của tổng thống Macron kể từ ngày 11/05 cho mở cửa trở lại dần dần các trường từ mẫu giáo đến trung học đã gây rất nhiều tranh cãi và lo ngại. Có nhiều câu hỏi mà giới giáo viên và các phụ huynh đang chờ chính phủ giải đáp. Nếu mở lại dần dần các trường, vậy thì những thành phần học sinh nào, học sinh ở vùng nào sẽ được nhập học trước ? Chắc chắn là lớp học sẽ đầy đủ học sinh như trước, nhưng như vậy là chia thành từng nhóm nhỏ, thay phiên nhau vào lớp ? Học sinh và giáo viên có phải đeo khẩu trang không ? Có cần phải xét nghiệm các thầy cô không ? Bố mẹ có quyền từ chối cho con đến trường hay không ?
Một điều chắc chắn là năm nay, lần đầu tiên tại Pháp sẽ không có thi tú tài, mà bằng tú tài sẽ được cấp dựa theo điểm các bài kiểm tra trong ba học kỳ của năm cuối bậc trung học, tức lớp 12.
Anh Quốc : Báo động trong các viện dưỡng lão
Tại một số nước châu Âu, dịch Covid-19 đang hoành hành trong các viện dưỡng lão. Từ nhiều ngày qua, Pháp đã đưa các ca tử vong trong các viện dưỡng lão vào số liệu thống kê công bố mỗi ngày. Tại Anh Quốc, các giám đốc viện dưỡng lão báo động là tình hình dịch Covid-19 trong các viện này rất nghiêm trọng và họ chỉ trích chính phủ vẫn không đưa vào thống kê chính thức các số liệu về những người lớn tuổi chết mỗi ngày do virus corona. Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix gởi về bài tường trình :
« Những người già bị bỏ rơi giống như những cừu non trong lò sát sinh. Câu nói gây sốc này là của bà nam tước thuộc phe bảo thủ Ros Altmann, cựu bộ trưởng bộ Hưu Trí. Cùng với nhiều lãnh đạo trong ngành này, bà đã lên án sự im lặng của chính phủ Anh về tầm mức kinh khủng của dịch Covid-19 trong các viện dưỡng lão và các nhà tế bần. Cho tới nay dịch bệnh đã khiến gần 13.000 người chết ở Anh Quốc, nhưng các số liệu thống kê của chính phủ không tính đến số người chết trong các viện dưỡng lão và những người chết ở nhà. Cho nên người ta sợ rằng tổng số ca tử vong trên thực tế cao hơn rất nhiều.
Hiện có khoảng 400.000 người già sống trong khoảng 11.000 viện dưỡng lão tại Anh Quốc. Dịch Covid-19 đã lây lan đến hơn 2000 viện dưỡng lão. Nhiều hiệp hội đã yêu cầu là các số liệu thống kê phải tính đến những người chết trong các viện này. Họ kêu gọi chính phủ trợ giúp khẩn cấp để đối phó với dịch bệnh, bởi vì viện dưỡng lão nào cũng thiếu các thiết bị bảo hộ y tế và những người sống trong các viện này không được ưu tiên xét nghiệm.
Đáp lại những lời chỉ trích đó, chính phủ Luân Đôn khẳng định không hề bỏ quên những người già và những người chăm sóc họ, đồng thời hứa hẹn sẽ cải thiện tình hình, nhưng không nói rõ sẽ thi hành những biện pháp, vào lúc mà theo dự báo, dịch Covid-19 tại Anh Quốc sẽ lên đến đỉnh trong những ngày tới. »
Covid-19 : Người châu Phi bị phân biệt đối xử tại Trung Quốc
Do bị nghi nhiễm Covid-19, người châu Phi tại Trung Quốc bị phân biệt đối xử. Tại Quảng Đông, các quan chức chính quyền địa phương khẳng định là nhiều người Nigeria sống tại khu Little Africa đã vi phạm quy định về cách ly sau khi đã bị lây nhiễm virus corona.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Liu Zhifan gởi về bài tường trình ngày 13/04 :
« Tại thành phố Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, cộng đồng người châu Phi bị chính quyền địa phương phân biệt đối xử. Trong những ngày qua, nhiều công dân châu Phi khẳng định đã bị đuổi khỏi nhà hoặc không được nhận phòng khách sạn, vì bị nghi lây nhiễm Covid-19.
Những người khác thì bị đưa đi cách ly mặc dù cho kết quả xét nghiệm dương tính và mặc dù chưa hề rời khỏi thành phố này từ nhiều tháng qua.
Những cách đối xử mang tính phân biệt chủng tộc này đã gây sự chú ý của các quốc gia châu Phi và họ đã bày tỏ sự bất bình với Bắc Kinh. Chính quyền của thành phố Quảng Đông, nơi có khoảng 4000 người châu Phi sống tập trung tại khu Little Africa, bác bỏ mọi cáo buộc kỳ thị sắc tộc và khẳng định là toàn bộ người ngoại quốc đều được đối xử như nhau. Hôm nay, Liên Hiệp Châu Phi đã yêu cầu Trung Quốc bảo vệ những người châu Phi đang sống tại nước này. Hôm 11/04, Hoa Kỳ cũng đã khuyến cáo người Mỹ gốc Phi không nên đến Quảng Đông, một khuyến cáo đã bị chính quyền Bắc Kinh chỉ trích.
Chính phủ Trung Quốc khẳng định tình hình dịch Covid-19 đang nằm trong tầm kiểm soát của họ và nay đang cố ngăn chận đợt sóng thứ hai của dịch bệnh. Từ cuối tháng trước, Trung Quốc đã đóng cửa đối với toàn bộ người nước ngoài. Kể từ nay, các công dân ngoại quốc trở thành nạn nhân của phân biệt chủng tộc và bài ngoại. »
Bị phản đối quá mạnh, chính quyền Bắc Kinh ngày 14/04 đã phải xóa bỏ các quy định nghiêm ngặt đối với những công dân châu Phi tại Quảng Đông trong giai đoạn dịch bệnh. Thông báo được đưa ra sau cuộc gặp giữa thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc với gần 20 đại sứ các nước châu Phi.
Sẻ chia cùng quốc dân,
Nữ hoàng Anh hủy bắn đại bác ngày sinh nhật
Sẽ không có việc bắn đại bác mừng sinh nhật lần thứ 94 của Nữ hoàng Anh vào hôm 21/4, do dịch bệnh virus corona.
Virus corona: Dân Mỹ nhà nhà nhận tiền từ chính phủ Donald Trump
Quyên góp 17,9 triệu bảng, đại úy Tom Moore, 99 tuổi, làm thế giới kính phục
Hoàng gia Anh thấy rằng việc ăn mừng linh đình là không phù hợp lúc này.
Đây là lần đầu tiên trong 68 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II mới xảy ra việc không bắn đại bác ở Hyde Park và Tháp London.
Tháng trước, Hoàng gia Anh đã cho hay lễ diễu hành vào tháng Sáu mừng sinh nhật Nữ hoàng bị hủy bỏ.
Trong dịp lễ Phục sinh vừa qua, Nữ hoàng cũng nhấn mạnh việc duy trì giãn cách xã hội trong mùa dịch.
Hôm 5/4, bà lại có bài phát biểu đặc biệt trên tivi Anh, khẳng định đất nước sẽ vượt qua đại dịch.
Trong diễn văn, bà nói: “Chúng ta sẽ gặp nhau lần nữa.”
Hoàng gia Anh cho hay lễ sinh nhật hôm 21/4 sẽ không có gì đặc biệt.
Nữ hoàng hiện đang ở cùng chồng tại lâu đài Windsor.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52339879
Anh: Không thể làm việc bình thường với TQ
sau COVID-19
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho rằng, “những câu hỏi lớn” cần được đặt ra với Trung Quốc sau khi dịch COVID-19 bùng phát.
Ngoại trưởng Dominic Raab hôm 16/4 cho biết, nước Anh không thể “làm việc bình thường” với Trung Quốc sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc. Anh đã hợp tác tốt với Trung Quốc trong việc hồi hương công dân từ Vũ Hán và cung cấp thiết bị y tế trong đại dịch. Nhưng câu hỏi “dịch bệnh bắt đầu thế nào” cần được trả lời.
“Chắc chắn chúng tôi sẽ không thể làm việc như bình thường sau khủng hoảng này. Chúng ta phải có lời đáp cho những câu hỏi lớn về nó (dịch bệnh) đến từ đâu và đã có thể được ngăn chặn sớm hơn thế nào”, ông Raab cho biết.
Ngoại trưởng Anh khẳng định: “Chắc chắn cần phải đào rất sâu vào sự việc và xem xét lại những bài học, bao gồm cả việc virus đã bùng phát. Tôi không nghĩ chúng ta có thể bỏ qua điều đó.”
Ngày càng nhiều thành viên cấp cao Đảng Bảo thủ của chính quyền Thủ tướng Boris Johnson kêu gọi nước này “thiết lập lại” quan hệ với Trung Quốc, vì cách nước này ứng phó với đại dịch.
Ủy ban Đối Ngoại Quốc hội Anh cho rằng “chiến dịch thông tin sai lệch” từ Trung Quốc đã gây ra thiệt hại về người cho Anh trong cuộc chiến chống virus.
Ngoài Mỹ và Anh, nước Pháp cũng có phản ứng tương tự với cách Trung Quốc xử lý dịch bệnh. Tổng thống Pháp Emmauel Macron nói có những “vùng xám” trong cách xử lý của Trung Quốc và “có những thứ đã xảy ra mà chúng tôi không biết”.
Trong khi đó, Trung Quốc nói không có bằng chứng nào khẳng định dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở nước này. Đại sứ quán Trung Quốc ở London nói “không có kết luận khoa học hay y học” về nguồn gốc COVID-19 và việc truy tìm nguồn gốc này vẫn đang được thực hiện.
“Tổ chức Y tế Thế giới đã lặp lại tuyên bố rằng những gì thế giới đang trải qua là một hiện tượng toàn cầu, nguồn gốc chưa xác định. Sự tập trung nên dành cho hoạt động kiềm chế (dịch bệnh) và cần tránh những phát ngôn kỳ thị đề cập đến một số địa điểm cụ thể”, Đại sứ quán Trung Quốc nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34192-anh-khong-the-lam-viec-binh-thuong-voi-tq-sau-covid-19.html
Anh tốn 20 triệu đô la cho các bộ dụng cụ
xét nghiệm Covid-19 lỗi do Trung Quốc sản xuất
Quý Khải
Chính phủ Anh đã trả 20 triệu đô la cho các dụng cụ xét nghiệm kháng thể COVID-19 từ hai công ty Trung Quốc, sau đó họ phát hiện ra các bộ dụng cụ này không hoạt động bình thường, theo nhiều báo cáo.
Một nửa triệu bộ dụng cụ xét nghiệm do Trung Quốc sản xuất hiện đang nằm trong kho dự trữ và không được sử dụng, theo báo cáo của New York Times.
Hãng tin The Epoch Times cho hay, trước đó thủ tướng Anh, ông Boris Johnson đã gọi bộ dụng cụ xét nghiệm này “dùng dễ dàng như bộ thử thai” trong một tuyên bố hồi tháng 3, nói thêm rằng “nó có tiềm năng thay đổi tình thế một cách ngoạn mục. Vì sau khi xét nghiệm, chúng ta sẽ biết rằng chúng ta có ít khả năng nhiễm Covid-19 hơn, và chúng ta có thể quay lại làm việc [mà không cần cách ly]”.
Nhưng một thử nghiệm của Đại học Oxford sau đó phát hiện các dụng cụ xét nghiệm này bị lỗi. Các dụng cụ do Trung Quốc sản xuất không vượt qua được các bài kiểm tra về độ nhạy và độ đặc hiệu, theo hãng tin The Telegraph của Anh.
Theo báo New York Times, Giáo sư Peter Openshaw từ Đại học Hoàng gia Luân Đôn, một thành viên Nhóm Tư vấn về các Mối đe dọa từ Virus đường hô hấp mới nổi (New and Emerging Respiratory Virus Threats Advisory Group) của chính phủ. “Các chính trị gia thường có một áp lực rất lớn phải nói những điều tích cực”, ông nhận định.
Một phát ngôn viên chính phủ cho biết các nhà chức trách sẽ cố gắng thương lượng để nhận tiền hoàn lại từ khoảng 3,5 triệu dụng cụ xét nghiệm ở đầu ngón tay do Trung Quốc sản xuất.
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
Covid-19: Pháp bác nghi ngờ siêu vi corona
thoát ra từ phòng thí nghiệm
Tú Anh
Vào lúc Trung Quốc bị chất vấn về đại dịch Covid-19 và bị quy trách nhiệm gián tiếp gây ra thảm họa trên toàn cầu, một nhà khoa học Pháp đưa giả thuyết siêu vi corona chủng mới chính là do người chế tạo, phối hợp với gen của virus HIV/SIDA. Nhưng Paris bác bỏ nghi ngờ virus gây bệnh Covid-19 đã thoát ra từ phòng thí nghiệm do Pháp cung cấp cho Trung Quốc.
Trong bối cảnh tranh cãi về nguồn gốc dịch Covid-19, một nhà khoa học Pháp, giải Nobel Y học 2008 Luc Montagnier, cho rằng siêu vi corona chủng mới, tên khoa học SARS-CoV-2, là do người chế tạo, trong đó có phần gen của virus HIVSIDA.
Trên đài truyền hình CNEWS ngày 16/04/2020, giáo sư Luc Montagnier, một trong ba nhà khoa học tìm ra siêu vi HIV, lý giải: SARS-CoV-2 phải do một chuyên gia cừ khôi về sinh hóa phân tử chế tạo ra. Phải giỏi lắm mới có thể cấy ghép một đoạn gen của HIV. Để làm gì ? Giáo sư Luc Montagnier nói ông không biết, nhưng cho rằng rất có thể mục đích của tác giả là tìm cách chế tạo vaccin ngừa SIDA.
Tuy nhiên, lập luận trên và giả thuyết về virus “nhân tạo” không thuyết phục được cộng đồng khoa học gia quốc tế. Gaetan Bargio, chuyên gia di truyền học, đại học Australia, bác bỏ giả thuyết của đồng nghiệp Luc Montagnier như sau, theo trích dẫn của Le Monde ngày 17/06/2020: siêu vi corona chủng mới và HIV có quá ít điểm tương đồng, nên khó có thể kết luận có chuyện “đổi gen”, theo nghĩa là do người cố ý chế tạo.
Pháp không có “yếu tố cụ thể” cho phép nghi ngờ có quan hệ nhân quả giữa phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán và siêu vi SARS-CoV-2, đang gây thảm họa y tế toàn cầu. P4 là mức độ an toàn cao nhất của loại phòng thí nghiệm và nghiên cứu siêu vi.
Theo Le Monde và Reuters, một nguồn tin từ điện Elysée khẳng định như trên hôm qua, sau khi Washington và truyền thông tại Hoa Kỳ đòi phải điều tra xem có thật sự là phòng thí nghiệm ở Vũ Hán đã để lọt siêu vi ra ngoài.
Phòng thí nghiệm P4 do Pháp cung cấp cho Trung Quốc và đặt tại Vũ Hán, theo một thỏa thuận vào năm 2004, một năm sau khi dịch viêm phổi cấp tính SARS, cũng phát xuất từ Hoa lục, lan ra 29 nước, lây bệnh cho 8000 người và làm hơn 700 nạn nhân tử vong.
Virus corona : Pháp điều tra về ổ dịch
trên hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle
Thanh Phương
Theo tổng kết do quân đội Pháp công bố hôm nay,18/04/2020, trên tổng số 1760 thủy thủ trên hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle, có 1.046 người được xét nghiệm dương tính với virus gây bệnh viêm phổi cấp tính Covid-19.
Ra điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ Viện Pháp, bộ trưởng Quân Lực Florence Parly hôm qua cho biết, khoảng 1.700 thủy thủ, đại đa số là những người bị nhiễm Covid-19, đã trở về cảng Toulon hôm chủ nhật vừa qua, tức là hai tuần trước khi chấm dứt chuyến công tác 3 tháng.
Hiện giờ bí ẩn vẫn bao trùm nguồn gốc của ổ dịch trên hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle. Kể từ khi ghé qua thành phố Brest ( miền tây nước Pháp ) trong thời gian từ 13 đến 16/03, thủy thủ đoàn đã không hề tiếp xúc với ai ở bên ngoài.
Hôm qua, bộ trưởng Parly thông báo đã cho mở hai cuộc điều tra: một điều tra của bộ tư lệnh và một điều tra dịch tễ học. Bà hứa là các kết quả của hai cuộc điều tra này sẽ được công bố. Bộ trưởng Quân Lực Pháp cho biết có nhiều giả thuyết đang được nghiên cứu, đặc biệt là chuyến ghé Brest ngay trước khi lệnh phong tỏa được ban hành trên toàn nước Pháp, hoặc chuyến ghé Limassol, Chypre, cách đó một tháng.
Trả lời câu hỏi là khi nào hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle sẽ hoạt động trở lại, bà Parly cho biết tàu đang được bảo trì và chỉ có thể ra biển trở lại kể từ tháng 6.
Về tình dịch Covid-19 tại Pháp, theo các số liệu được công bố hôm qua, trong vòng 24 tiếng đồng hồ đã có thêm 761 người chết, nâng tổng số ca tử vong lên 18.681, nhưng trong ngày thứ ba liên tiếp, số người nằm viện đã giảm đi, còn 31.190 bệnh nhân. Số người nằm trong phòng hồi sức cũng đã giảm liên tục từ 9 ngày qua, nay chỉ còn 6.027 bệnh nhân.
Hôm qua, điện Elysée cho biết tổng thống Emmanuel Macron không muốn là sau ngày 11/05, tức là sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa, sẽ có sự phân biệt đối xử với những người lớn tuổi, tức là không bắt buộc những người trên 65 tuổi hoặc trên 75 tuổi phải tiếp tục ở trong nhà, theo như khuyến cáo của giáo sư Jean-François Delfraissy, chủ tịch hội đồng khoa học cố vấn cho chính phủ về phòng chống dịch Covid-19.
Đêm qua, Hạ Viện Pháp đã thông qua một ngân sách mới, với các khoản chi tiêu tăng thêm rất nhiều, nhằm khắc phục hậu quả của dịch Covid-19, bao gồm các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, trợ cấp cho người nghèo và thưởng tiền cho các nhân viên y tế.
Covid-19: Đại dịch được “kềm chế” tại Đức
Tú Anh
Theo tổng kết của AFP tính đến 21 giờ 17/04/2020, tại Châu Âu đã có 1,1 triệu người bị lây nhiễm Covid-19, với 97.000 ca tử vong, đứng đầu là Ý với 22.745 nạn nhân, Tây Ban Nha gần 19.500, Pháp gần 18.700 và Anh khoảng 14.600. Tuy nhiên, nhìn chung, vận tốc lây lan đang chậm lại. Hôm qua, lần đầu tiên tại Ý có đến 2563 ca bình phục trong một ngày.
Đức là quốc gia đứng hàng thứ năm trong đại dịch tại Châu Âu. Điểm son của hệ thống y tế Đức là không bị quá tải và còn thừa khả năng hỗ trợ cho Pháp. Cho dù số ca lây nhiễm còn cao, 3000 mỗi ngày, giới y tế tin tưởng vào tương lai, do các biện pháp chống dịch đã mang lại kết quả cụ thể.
Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibault tường thuật:
“Bộ trưởng Y tế Jens Spahn tỏ ra lạc quan khi tuyên bố ngày 17/04: đại dịch đã được kềm chế, chiến lược ngăn chận Covid-19 mang lại kết quả. Phương pháp chống dịch của Đức còn cho phép hệ thống y tế quốc gia không lâm vào tình trạng quá tải. Trong số 40.000 giường cấp cứu, một phần tư, tức là 10.000 giường, vẫn để trống.
Giám đốc Viện Robert Koch, đặc trách kiểm soát dich tể, mô tả thành công ở mức trung bình. Ông Lothar Wieler cho biết chỉ số lây nhiễm giảm xuống còn 0,7, tức là không đến mức một lây một. Hồi tháng 3, chỉ số này là 1,3. Vào thời điểm đó, thủ tướng Angela Merkel không dấu lo ngại là nếu tình trạng kéo dài thì đến tháng 6, hệ thống y tế Đức sẽ căng đến mức cuối cùng.
Cho dù tình hình cải thiện, chính quyền Đức vẫn thận trọng, triễn hạn lệnh hạn chế tự do đi lại, hội họp cho đến ngày 04/05. Tốc độ lây lan tuy có giảm, nhưng số ca bị lây nhiễm từ cuối tuần qua vẫn còn cao, trung bình là 3000 người mỗi ngày.
Tuy không cấm cản một cách khắt khe, các biện pháp chống dịch của Đức cũng rất nghiêm ngặt: trường học đóng cửa, tụ họp không quá hai người, cơ sở tôn giáo ngừng sinh hoạt. Các sự kiện thể thao, trình diễn ca nhạc cũng tạm ngưng cho đến hết ngày 31/08.
Bộ trưởng y tế Đức cho rằng đã có thể kết luận là “đang thành công, đã làm giảm tốc độ lây lan tăng vùn vụt của virus xuống còn tăng chậm lại”. Các cửa hàng, siêu thị rộng dưới 800 mét vuông đã được phép mở cửa. Sau ngày 04/05, trường học sẽ mở lại từng bước một.
5 thông tin đáng lo ngại về Tổng giám đốc WHO
Tedros Adhanom Ghebreyesus
Hải Lam
Là Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ tháng 7/2017, nhưng ông Tedros Adhanom Ghebreyesus lại không phải là bác sĩ y khoa. Tính đến ngày 17/4, gần 1 triệu người đã ký đơn kiến nghị trực tuyến kêu gọi ông Tedros từ chức.
Ông Tedros nói riêng và WHO nói chung đang đối mặt với làn sóng chỉ trích trên khắp thế giới, sau nhiều lần tuyên bố sai lầm theo thông tin từ chính quyền Trung Quốc về Covid-19, khiến tình hình dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đến nay, đại dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 2 triệu người đã nhiễm bệnh và hơn 148.000 người đã tử vong.
Tổng thống Trump hôm 14/4 thông báo tạm đình chỉ nguồn tiền tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm buộc cơ quan này phải chịu trách nhiệm về cách xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Dưới đây là 5 thông tin đáng lo ngại về Tổng giám đốc WHO Tedros do tờ Breitbart tổng hợp:
Tedros giúp Bắc Kinh che giấu sự nghiêm trọng của dịch viêm phổi Vũ Hán
Trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên được cho là xuất hiện ở Trung Quốc vào ngày 17/11/2019. Đến ngày 14/1/2020, WHO đã giúp Bắc Kinh tuyên truyền trên Twitter rằng: “Không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy virus lây từ người sang người”.
Dòng tweet của WHO xuất hiện một ngày trước khi trường hợp đầu tiên nhiễm nCov ở Mỹ được báo cáo là một người đàn ông đã bay từ Vũ Hán đến Washington.
Tedros không phải là bác sĩ y khoa
Ông Tedros là Tổng giám đốc WHO đầu tiên không phải là bác sĩ y khoa. Ông có bằng Tiến sĩ Triết học về Sức khỏe Cộng đồng của Đại học Nottingham (Anh) và bằng Thạc sĩ Khoa học về Miễn dịch học về Bệnh truyền nhiễm của trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London.
Trung Quốc đã đứng sau hỗ trợ cho ông Tedros trở thành Tổng giám đốc WHO vào năm 2017.
Tedros là thành viên của đảng Mặt trận giải phóng nhân dân Tigray (TPLF)
Thông qua chế độ chuyên quyền Ethiopia, Tedros đã vươn lên làm Bộ trưởng Y tế (2005 -2012), sau đó là Bộ trưởng Ngoại giao (2012 – 2016). Các nhà phân tích, bao gồm các quan chức chính phủ Mỹ, đã liệt TPLF vào Cơ sở dữ liệu khủng bố toàn cầu.
TPLF đã đóng vai trò đáng kể trong việc gây ra nạn đói tại Ethiopia vào những năm 1980, một vài năm sau khi phát động cuộc bạo loạn kéo dài chống lại chính quyền quân phiệt vào năm 1975. Đảng này cũng được cho là có liên quan đến các vi phạm nhân quyền thô bạo khác.
Tedros đã khiến Ethiopia lún sâu vào cảnh nợ nần Trung Quốc
Ethiopia đã vay hàng tỷ đô la từ Trung Quốc, trong đó có hơn 13 tỷ đô la trong nhiệm kỳ của Tedros với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao từ năm 2012 – 2016. Giai đoạn này, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ethiopia.
Một bài bình luận do The Hill xuất bản vào giữa tháng 3 có viết:
“Chúng ta cần lưu ý đến các mối quan hệ của Trung Quốc với quê hương của Tedros, Ethiopia, bây giờ được mệnh danh là “Tiểu Trung Quốc” ở Đông Phi, vì Ethiopia đã trở thành đầu cầu của Trung Quốc để gây ảnh hưởng tới châu Phi, và cũng là chìa khóa cho sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc ở châu lục này. Thật vậy, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào Ethiopia”.
Đề cập về mối đe dọa của Covid-19 vào tháng trước, Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed đã kêu gọi cộng đồng quốc tế giảm nợ ngay lập tức cho nước này.
Tedros gọi nhà lãnh đạo độc tài Robert Mugabe là ‘đại sứ thiện chí’ của WHO
Robert Mugabe là cựu tổng thống nước Zimbabwe. Ông Mugabe được biết đến là một nhà lãnh đạo độc tài, cai trị bằng sự đe dọa và bạo lực.
Vào tháng 10/2017, Tedros đã gọi Mugabe là “đại sứ thiện chí” trong cuộc chiến chống lại các bệnh không truyền nhiễm ở châu Phi, gây nên làn sóng phẫn nộ từ các chuyên gia y tế và các tổ chức nhân quyền. Vào khoảng thời gian đó, New York Times viết:
“Vai trò của đại sứ thiện chí chủ yếu mang tính biểu tượng, nhưng các tổ chức đã phản ứng gay gắt khi vị trí này được trao cho một người đàn ông, dưới sự lãnh đạo của mình đã dẫn đến sự sụp đổ của dịch vụ y tế và lạm dụng nhân quyền quy mô lớn ở Zimbabwe”.
Cuối cùng, Tedros đã phải miễn cưỡng từ bỏ quyết định phong tặng danh hiệu “đại sứ thiện chí” cho Mugabe trước sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế.
Chánh văn phòng Tổng thống Nigeria tử vong
sau khi mắc Covid-19
Hải Lam
Ông Abba Kyari, hơn 70 tuổi, chánh văn phòng Tổng thống Nigeria, qua đời hôm 17/4 sau khi mắc Covid-19.
“Văn phòng Tổng thống rất tiếc phải thông báo Chánh văn phòng Abba Kyari đã qua đời”, ông Garba Shehu, phát ngôn viên của Tổng thống Nigeria đăng trên Twitter hôm 17/4.
“Ông Kyari đã mắc Covid-19 và đã được điều trị. Nhưng ông đã qua đời hôm 17/4”, phát ngôn viên Shehu viết.
Phát ngôn viên Femi Adesina cũng xác nhận cái chết của ông Kyari.
Theo tờ Quartz Africa, chánh văn phòng Kyari được cho là nhiễm Covid-19 trong một chuyến thăm tới Đức hồi tháng 3. Sau khi trở về Nigeria, ông Kyari đã tham dự các cuộc họp với các quan chức cấp cao trong chính phủ. Ông được xác nhận dương tính với nCov vào ngày 23/3.
Hãng tin The Guardian cho biết, ông Kyari mắc nhiều bệnh lý nền, trong đó có bệnh tiểu đường.
Không có thêm thông tin chính thức về nguyên nhân cái chết hoặc nơi ông qua đời.
Theo Quartz Africa, ông Kyari là trợ lý hàng đầu của Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari và là một trong những người quyền lực nhất quốc gia châu Phi này. Cái chết của ông được ví như một đòn giáng mạnh vào Tổng thống Nigeria, để lại lỗ hổng lớn trong chính quyền khi quốc gia này đang phải vật lộn để đối phó với dịch Covid-19, có thể khiến nền kinh tế Nigeria rơi vào cảnh suy thoái tồi tệ nhất trong 30 năm qua theo dự đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ngoài ra, Nigeria còn phải đối mặt với nhiều thách thức khác, trong đó có cả các cuộc nổi dậy của tổ chức khủng bố Boko Haram.
Tính đến chiều ngày 18/4, Nigeria có 493 ca nhiễm Covid-19, trong đó 17 người đã tử vong.
Một số quan chức ở Nigeria đã nhiễm bệnh gồm ông Bala Mohammed, thống đốc bang Bauchi,và ông Seyi Makinde, thống đốc bang Oyo. Hai người này dương tính với nCov vào tháng 3 nhưng đã phục hồi. Ông Nasir El-Rufai, thống đốc bang Kaduna hiện đang được điều trị.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chanh-van-phong-tong-thong-nigeria-tu-vong-sau-khi-mac-covid-19.html
Truyền thông Châu Á đương đầu
với chính quyền khi đưa tin về corona
Các hãng tin tường thuật về đại dịch virus corona tại Châu Á phải tránh né nhà chức trách để tường thuật về dịch bệnh này-trong đó có đe dọa bị tấn công trên mạng, hay tệ hơn nữa.
Các cơ quan truyền thông của châu lục với khoảng 3,4 tỉ dân này đang đối mặt với những rào cản lớn để có được những tin tức về cuộc khủng hoảng y tế quốc gia và những biện pháp kích cầu kinh tế kèm theo, theo các nhà phân tích theo dõi nghề báo.
Phóng viên không chỉ khó khăn trong việc gặp gỡ các nguồn tin vì tình trạng phong toả, họ còn bị các giới chức thường xuyên cản trở đi lại cũng che giấu tin tức. Các phóng viên kiên trì bị quấy nhiễu, gặp nguy cơ bị giam giữ, hay ngay cả mất tích.
Các nhà báo gặp những rào cản này vì những chính phủ độc tài, đặc biệt là Trung Quốc, kiểm soát nội dung thông tin với bàn tay sắt. Những nước khác như Ấn Độ và Philippines, thường cho phép một mức độ tự do ngôn luận nào đó, nhưng khó chịu trước những ai phản đối hay phản ánh các biện pháp khẩn cấp nghiêm ngặt nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân.
Các chính phủ tại Châu Á thiếu luật thông tin cởi mở đòi hỏi phải cung cấp chi tiết về hệ thống chăm sóc y tế yếu kém và cơ chế kích cầu kinh tế.
“Một cách tổng quát, trong giai đoạn khủng hoảng, nhà cầm quyền thường có lý do để không hoàn toàn minh bạch, vì thật khó biết điều gì đến từ hoàn cảnh và điều gì đến từ việc thiếu thiện chí của nhà cầm quyền để thông báo thông tin,” ông Cedric Alviani, giám đốc văn phòng Đông Á của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, nói.
Các nhà phân tích cho rằng hậu quả là truyền thông Châu Á tường trình về COVID-19 qua những con số có được dễ dàng, như là số lây nhiễm và số tử vong mới. Và những con số này có thể không chính xác.
Trung Quốc: Đưa tin tốt hay khỏi đưa
Trung Quốc, trung tâm dịch bệnh bùng phát với 82.692 ca được báo cáo cho tới nay, cho phép truyền thông xã hội bày tỏ ý kiến trong một giai đoạn ngắn, ông Alviani nói. Nhà cầm quyền Trung Quốc bắt bớ các nhà báo và những người bình luận kể từ đó, ông cho biết.
Ba “ký giả công dân” mất tích tại Trung Quốc trong tháng kết thúc vào ngày 11/3, Liên đoàn Ký giả Quốc tế nói.
Trung Quốc thắt chặt qui định nội dung trong bất cứ đề tài nào. Kể từ tháng 2, hầu hết tin tức đều ca ngợi công tác kiểm soát dịch bệnh và bày tỏ tin tưởng về nền kinh tế sẽ phục hồi sau đó.
Các cơ quan truyền thông Châu Á bên ngoài Trung Quốc hoặc ghi công giới lãnh đạo Trung Quốc quá nhiều hay đổ lỗi cho Trung Quốc quá nhiều trong vai trò của nước này trong đại dịch, ông Alviani nói. COVID-19 đã làm khoảng 2, 2 triệu người lâm bệnh và giết chết 147.000 người.
Nguồn tin bị cách ly, nhà báo bị quấy nhiễu
Các phóng viên tại Châu Á hiện trông cậy nhiều vào các chính phủ để có tin tức, vì phong toả làm khó tiếp xúc các nguồn tin khác, ông James Gomez, giám đốc vùng của Trung tâm Châu Á có trụ sở tại Bangkok, nói.
“Quấy nhiễu” trên mạng—một số người do chính phủ chỉ định, trong khi những người khác vì ý thức hệ- làm gián đoạn nhiều tin tức ngoài luồng, ông nói thêm, nhấn mạnh đến việc các giới chức sử dụng từ “tin giả” để gán cho các bản tin họ không thích.
“Về mặt quan điểm chính trị, những chỉ trích chế độ về cách đối phó với khủng hoảng bị bác bỏ như là tin giả, và do đó những tiếng nói chỉ trích bị quy trách nhiệm và bị trừng trị theo luật tin giả,” ông Gomez nói.
Qui định chống tin giả ở Philippines
Tại Philippine, Quốc hội đã thông qua luật ngày 24/3 hình sự hóa việc loan tin tức giả liên hệ đến COVID-19 trên truyền thông xã hội và những phương tiện khác—với đe dọa phạt tù. Manila và đảo Luzon đang đóng cửa nghiêm ngặt tác hại nhiều về kinh tế cho đến ngày 30/4.
Liên hiệp Ký giả Quốc gia, một tổ chức báo chí Philippines, đưa ra một tuyên bố chống quyền của chính phủ quyết định “điều gì đúng hay sai.”
Các giới chức tại phần đất Châu Á này cũng đang yêu cầu là các cơ quan truyền thông được công chúng tài trợ “phải phục vụ” dù những tổ chức này không do nhà nước điều hành, ông Alviani nói.
Những cáo buộc quấy nhiễu tại Ấn Độ
Các nhà báo tường trình về virus corona tại Ấn Độ đang chứng kiến mức độ quấy nhiễu mới, theo tổ chức Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ). Tổ chức này trích lời của phóng viên y tế kỳ cựu Vidya Krishnan của Ấn.
Tường trình của phóng viên Krishnan nhấn mạnh đến “thất bại của chính phủ trong việc dự trữ” trang bị bảo hộ cho nhân viên y tế khiến các giới chức cáo buộc đây là “tin giả” và phát sinh những vụ quấy nhiễu trên mạng, CPJ cho biết trên trang mạng của tổ chức ngày 8/4.
“Lẽ dĩ nhiên, các nước độc tài có khuynh hướng dùng chỉ trích để đẩy mạnh kiểm duyệt hay kiểm soát,” ông Alviani nói.
Tình hình tại Nhật thì ngược lại
Tại Nhật, nơi truyền thông được tự do hoạt động, các hãng tin dòng chính chỉ trích Thủ tướng Shinzo Abe.
Nhiều hãng tin chính thống và truyền thông xã hội đã chỉ trích việc công bố tình trạng khẩn cấp trễ, thiếu sót trong kế hoạch khi chỉ gởi cho mỗi gia đình hai khẩu trang, và một video ông Abe thư giãn tại nhà-trong khi dân thường bị kẹt tại nhà lo âu về cơm-áo-gạo-tiền.
Tỉ lệ chấp thuận của dân chúng đối với Nội các ông Abe giảm 5,1% cuối tháng 3 chỉ còn 40,4 %, Kyodo News loan tin.
Nhận được 2 triệu khẩu trang,
người Nhật cảm ơn Đài Loan
Vũ Dương
Tình hình dịch bệnh viêm phổi ĐCSTQ ở Nhật Bản vẫn đang căng thẳng, 47 tỉnh thành nước Nhật đều đặt ở trạng thái khẩn cấp, liên tục có tình trạng khan hiếm khẩu trang. Ngày 16/4, Đài Loan đã quyên tặng 2 triệu chiếc khẩu trang cho Nhật Bản. Người phát ngôn của chính phủ Nhật Bản Yoshi leather Suga ngày 17/4 đã gửi lời tri ân đến chính phủ Đài Loan. Người dân Nhật Bản cũng gửi lời cảm ơn trên internet.
Ông Yoshi leather Suga nói trong cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 17/4: “Tôi rất muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình. Trước mối đe dọa của dịch bệnh do virus Corona chủng mới gây ra cho cộng đồng nhân loại, các quốc gia và khu vực liên quan cần tăng cường hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau hơn nữa”.
Đài Phát thanh Truyền hình Nhật Bản (NHK) ngày 16 cho hay, Đài Loan vì để ngăn chặn dịch bệnh, từ tháng 1 đã cấm xuất khẩu khẩu trang và người dân cũng chỉ có thể mua với số lượng hạn chế. Do có lượng khẩu trang sản xuất tăng mạnh, Bộ Ngoại giao Đài Loan tuyên bố sẽ quên tặng 2 triệu khẩu trang cho Nhật Bản.
Sau khi nguồn tin của NHK được đăng tải, trong 2 giờ đồng hồ, đến lúc 11 giờ tối theo giờ Nhật Bản (tức 10 giờ đêm ở Đài Loan) của ngày 16/4, bản tin đã trở thành tin hot số một về lượt theo dõi, like và share trên Twitter của đài NHK. Gần 3 giờ chiều ngày 17 tháng 4 theo giờ Nhật Bản, thông tin về việc Đài Loan gửi tặng khẩu trang đứng vị trí thứ hai về số lượt xem.
Cư dân mạng Nhật Bản cũng đã để lại tin nhắn để bày tỏ lòng biết ơn của họ, nội dung bao gồm: “Quả thật là Đài Loan sẽ chung tay giúp đỡ”, “Thật lòng cảm ơn Đài Loan rất nhiều, chỉ cần Nhật Bản có chuyện là Đài Loan sẽ luôn dang tay giúp đỡ”, “Thật quá ấm áp”, “Nhật Bản vốn nên tuyệt giao với Trung Quốc và chung tay với Đài Loan”.
Theo Trịnh Hoa, epochtimes.com,
Vũ Dương dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhan-duoc-2-trieu-khau-trang-nguoi-nhat-cam-on-dai-loan.html
Nhật ủng hộ WHO trong đại dịch COVID-19
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 17/4 nói ông tuyệt đối không nghĩ đến chuyện giảm tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào lúc này khi WHO đang lãnh đạo thế giới trong việc chống lại virus COVVID-19.
Ông Abe đưa ra tuyên bố này với các phóng viên trong một cuộc họp báo tại Tokyo. Ông được hỏi về quyết định của Tổng thống Donald Trump trước đây trong tuần tạm thời ngưng tài trợ của Mỹ cho WHO. Ông Trump cáo buộc tổ chức WHO đã thất bại trong việc đối phó với đại dịch COVID-19.
Thủ tướng Nhật nói WHO là tổ chức duy nhất được thành lập để lãnh đạo cuộc chiến quốc tế chống đại dịch như cơn đại dịch thế giới đang đối mặt. Ông nói chính trị nên được gác qua một bên để tổ chức có thể bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
Tuy nhiên ông Abe nói thêm là ông công nhận có một số vấn đề bên trong WHO nên được giải quyết, và một khi đại dịch qua đi, ông sẽ ủng hộ việc duyệt xét lại tổ chức này một cách thích đáng.
Tình huống dịch Covid-19 ở Nhật Bản
và những điều khó giải thích
Hương Thảo
Nhật Bản là một quốc gia với dân số gần 127 triệu người và có tỷ lệ dân số già khá cao, nhưng lại là một trong những nước có tỷ lệ tử vong vì virus Vũ Hán ở mức thấp của thế giới.
Theo Worldometers, tính đến ngày 18/4, Nhật Bản có hơn 9.000 ca nhiễm virus Vũ Hán và 190 ca tử vong.
Trước đó, tờ New York Times từng bình luận: “Số lượng người nhiễm bệnh và tử vong do virus Vũ Hán ở Nhật tương đối ít. Tại các nơi khác trên thế giới, số người nhiễm bệnh tăng mạnh, trong bệnh viện đầy ắp bệnh nhân, số người chết càng ngày càng nhiều hình thành nên vòng tuần hoàn ác tính…..nhưng Nhật Bản lại là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do virus corona chủng mới đạt mức thấp nhất”.
Thời gian gần đây, giới chính trị gia Nhật Bản và một số kênh truyền thông ngoại quốc đã nghi ngờ chính phủ xứ sở hoa anh đào che giấu tình huống chân thật về dịch bệnh vì để bảo vệ Thế vận hội Tokyo, và cũng có rất nhiều người hùa theo trên mạng.
Không thể che giấu
Những người sinh sống ở Nhật Bản đều biết rằng, giao thông công cộng ở nước này rất phổ biến, với phần lớn người Nhật đều dùng tàu điện khi ra khỏi nhà. Tàu điện thường rất đông người vào giờ cao điểm.
Mấy năm trước, kênh truyền thông Nhật Bản đã từng đưa tin có người bị gãy xương sườn vì tàu điện quá đông. Trong tiếng Nhật, từ “thông cần” (đi làm) và “thống cần” (nỗi khổ lúc đi làm) là hai từ đồng âm cho nên về sau, rất nhiều người Nhật gọi “đi làm” thành “nỗi khổ lúc đi làm”.
Hơn nữa, có rất nhiều người đi tàu điện cần phải đổi tuyến xe, từ xe này đổi qua xe khác, từ tuyến này đổi sang tuyến khác. Nếu như dịch bệnh thật sự lây lan thì số người nhiễm bệnh ở Nhật sẽ rất lớn. Cho nên, nếu như ở Nhật thật sự xuất hiện một số lượng lớn người nhiễm bệnh thì chính phủ không thể nào che giấu được.
Hiện tượng khó giải thích
Trong số hai bệnh nhân bị chẩn đoán nhiễm bệnh ở Nhật vào ngày 28/1, một người là nam tài xế lái xe buýt, người còn lại là nữ hướng dẫn viên. Nguyên nhân là bởi vì họ đã nhận đoàn khách du lịch đến từ Vũ Hán. Lịch trình của đoàn khách du lịch này đi từ Osaka đến Tokyo vào ngày 8/1 đến 11/1, sau đó từ Tokyo quay về Osaka vào ngày 12/1 đến 16/1.
Ở đây có một điểm khó hiểu là, trong tình huống cả người tài xế và hướng dẫn viên đều bị chẩn đoán nhiễm bệnh, nhưng ở những điểm du lịch mà đoàn khách đi qua lại không hề có người nào bị nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, một hiện tượng khó giải thích nữa là, nước Nhật có nhiều người già và người Hoa sinh sống nhưng virus không hề lây lan trên diện rộng.
Ví như, tại Ý, các chuyên gia quốc tế cho rằng cách phòng dịch của nước Ý không nghiêm ngặt, dân số già và vật tư y tế không đủ đã gây ra sự lây lan nghiêm trọng. Nếu như nói về dân số già và sức đề kháng kém thì người già trên 65 tuổi ở nước Ý chỉ chiếm 23%, trong khi con số này ở Nhật Bản chiếm 28,4%.
Cũng có nguồn tin nói rằng, có nhiều người dân Ôn Châu ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc sinh sống ở Ý nên mới gây ra dịch bệnh nghiêm trọng. Nhìn sang nước Nhật, Khu phố người Hoa ở Yokohama là một trong ba Khu phố người Hoa lớn nhất Nhật Bản và là nơi có số lượng người Trung Quốc tập trung đông đúc. Đồng thời, ở đây còn nằm kế bên cảng Yokohama và công viên Yamashita là những điểm tham quan du lịch nổi tiếng, hàng năm đều có nhiều xe buýt chở khách du lịch đến từ Trung Quốc ra vào. Du thuyền Diamond Princess có người nhiễm bệnh cũng cập cảng Yokohama, nhưng virus Vũ Hán không hề bùng phát trên diện rộng.
Tình huống của nước Nhật khiến cho các chuyên gia dịch tễ học không thể hiểu được. Tờ New York Times từng viết: “Tuy là các trường học đều đóng cửa một tháng và chính phủ yêu cầu hủy bỏ hoặc trì hoãn các sự kiện thể dục thể thao và văn hóa nhưng các phương diện khác trong cuộc sống vẫn đang diễn ra như bình thường. Người dân vẫn ngồi đông đúc trên tàu điện, tập trung tại công viên ngắm hoa anh đào, mua sắm, đi đến quán bar và nhà hàng”.
Ông Peter Rabinowitz, Giám đốc Phòng dịch tễ học trường đại học Washington kiêm Giám đốc Trung tâm Y tế toàn cầu cho biết: “Có lẽ là Nhật Bản đã làm đúng chuyện gì đó, hoặc có lẽ là không, chỉ là chúng ta không thể biết được điều đó”.
Câu trả lời
Mặc dù có nhiều yếu tố có thể thúc đẩy sự lây lan nhanh chóng của virus Vũ Hán nhưng Nhật Bản lại là một trường hợp ngoại lệ. Khi nhìn sang những quốc gia bị dịch bệnh hoành hành nghiêm trọng ngoài Trung Quốc như Ý, Iran, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, đều thấy có một điểm chung, đó là những quốc gia này là đối tác thân cận với Bắc Kinh.
Trong suốt 70 năm cầm quyền, chính quyền Trung Quốc đã gây ra biết bao đau thương cho nhân dân Trung Hoa như Đại Cách mạng Văn hóa, thảm sát Thiên An Môn… Khi chính quyền Trung Quốc thân cận với một quốc gia khác, có thể cho rằng, họ cũng đồng thời truyền bá tư tưởng tham ô, cũng như đem những thứ xấu của họ du nhập vào quốc gia đó.
Trong y học cổ truyền Trung Hoa, những bệnh dịch như virus corona được coi là “tà khí” (hay “năng lượng xấu”). Hoàng Đế Nội Kinh, một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất về Trung Y, ghi lại cuộc đối thoại giữa Huỳnh đế và ngự y Kỳ Bá.
Hoàng Đế hỏi rằng: Trẫm nghe rằng, khi bệnh dịch giáng xuống, mọi người ai cũng bị lây nhiễm bất kể tuổi tác. Các triệu chứng bệnh là tương tự nhau và rất khó để chữa trị. Khanh có biết làm thế nào để ngăn ngừa sự lây nhiễm không?
Kỳ Bá trả lời: Khi một người có chính khí trong thân, thì tà khí không thể xâm nhập.
Theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew phát hành vào ngày 30/9/2019, trong số 32 quốc gia được khảo sát, Nhật Bản là nước có thái độ phản đối nhất đối với Trung Quốc, với 85% người Nhật Bản “không ưa” chính phủ Trung Quốc.
Phải chăng, chính vì có 85% người dân “không ưa” chính phủ Trung Quốc, nên “tà khí” mới không thể xâm nhập vào xứ sở hoa anh đào, nên nước này mới tránh được sự hoành hành của dịch bệnh.
Có thể xem như đó là một câu trả lời!
Hương Thảo
Tham khảo minghui.org
https://www.dkn.tv/the-gioi/tinh-huong-dich-covid-19-o-nhat-ban-va-nhung-dieu-kho-giai-thich.html
Chủ tịch Bắc Hàn vắng mặt
trong buổi lễ kỷ niệm quan trọng
Tin từ SEOUL, Nam Hàn – Vào hôm thứ Sáu (17/4), các nhà phân tích cho biết sự vắng mặt của chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un trong một sự kiện kỷ niệm quan trọng trong tuần này vực dậy những suy đoán về các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của ông.
Vào hôm thứ Tư (15/4), Bắc Hàn đánh dấu kỷ niệm ngày sinh của người sáng lập quốc gia và ông nội của ông Kim, ông Kim Il Sung, như một ngày lễ quốc gia được gọi là Day of the Sun. Vào hôm thứ Năm (17/4), truyền thông nhà nước KCNA cho biết các viên chức cấp cao bày tỏ sự tôn kính đối với thi thể được ướp xác của ông Kim Il Sung trong Cung kỷ niệm Kumsusan. Nhưng họ không đề cập đến ông Kim như một phần của phái đoàn như trong quá khứ. Ông cũng vắng mặt trong những bức ảnh do cơ quan ngôn luận Rodong Sinmun của đảng phát hành.
Sự vắng mặt của ông khiến các chuyên gia suy đoán rằng ông Kim, ở tuổi 36 và quá mập, có thể đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Vào hôm thứ Năm (16/4), một phát ngôn viên của Bộ Thống nhất Seoul, nơi giải quyết các vấn đề về Bắc Hàn, tuyên bố họ biết việc truyền thông nhà nước Bắc Hàn không đưa tin về chuyến thăm của ông Kim, nhưng từ chối cung cấp bất kỳ phân tích nào.
Ông Cheong Seong-chang, một thành viên cao cấp tại Viện Sejong của Nam Hàn, cho biết đây là lần đầu tiên sau nhiều thập niên chuyến thăm của ông Kim đến cung điện vào ngày lễ đó không được báo chí nhà nước đưa tin, kể từ khi ông lên nắm quyền vào cuối tháng 12. (BBT)
https://www.sbtn.tv/chu-tich-bac-han-vang-mat-trong-buoi-le-ky-niem-quan-trong/
Tại sao Việt Nam và Đài Loan
lại có thể ứng phó hiệu quả với đại dịch Vũ Hán?
Đại Nghĩa
Cho đến nay, Việt Nam và Đài Loan là hai quốc gia ứng phó rất hiệu quả với đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Nhưng nguyên nhân căn bản đưa tới hiệu quả này là đa số người bên ngoài Việt Nam và Đài Loan không có mấy thông tin.
Trường hợp Đài Loan
Cả thế giới dường như đang tập trung đối phó căng thẳng với đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), sự tập trung thường chú ý vào các nước có diễn biến xấu, vì họ thường ở “tốp đầu”. Không có nhiều thông tin về những nước đã và đang phòng chống đại dịch hiệu quả. Đài Loan là trong những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao nhất ngay từ đầu vì lưu lượng khách qua lại hai bờ eo biển rất lớn.
Ngày 21/01/2020, Đài Loan xác nhận có ca nhiễm đầu tiên là một phụ nữ Đài Loan trở về từ Vũ Hán. Tuy nhiên, chính phủ Đài Loan đã thực hiện các bước phòng ngừa từ rất sớm.Theo Tạp chí Y khoa Mỹ JAMA Network, ngay từ ngày 31/12/2019, Đài Loan đã cho kiểm tra các hành khách có triệu chứng ho, sốt đến từ Vũ Hán. Đến ngày 5/1/2020, phạm vi kiểm tra được mở rộng với tất cả hành khách từng tới Vũ Hán trong 14 ngày trước đó. Tức là Chính phủ Đài Loan đã hành động trước cả khi tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình tuyên bố về dịch tới 3 tuần. Đây là “giai đoạn vàng” trong xử lý đại dịch trước khi nó lây nhiễm trong cộng đồng.
Hệ thống y tế Đài Loan đã trải qua kinh nghiệm với đại dịch SARS năm 2003. Do vậy năm 2004, họ đã thành lập Trung tâm Chỉ huy Y tế Quốc gia (NHCC). Trang Web của CDC Đài Loan cho biết, vai trò của NHCC là “giải quyết tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và cung cấp thông tin về thảm họa cho những người ra quyết định”, gồm hệ thống 4 trung tâm khác nhau: Trung tâm chỉ huy chống dịch bệnh, Trung tâm chỉ huy chống thảm họa sinh học, Trung tâm chỉ huy chống khủng bố sinh học và Trung tâm điều hành Y tế khẩn cấp trung ương. Tâm lý đề phòng các thông tin chính thức từ chính
quyền Trung Quốc và bài học từ dịch SARS đã khiến chính phủ Đài Loan hành động rất sớm và quyết liệt. Mặc dù Đài Loan không nhận được nhiều thông tin trực tiếp từ tổ chức Y tế thế giới (WHO) vốn bị chính quyền Trung Quốc không chế, nhưng có lẽ chính điều này đã làm cho Đài Loan không bị lệ thuộc vào thông tin sai lệch từ WHO.
NBC News cho biết, mặc dù có quan hệ bất ổn với chính quyền Trung Quốc, nhưng ngày 12/01/2020 Đài Loan đã cố gắng cử một nhóm chuyên gia đến đại lục để trực tiếp tìm hiểu thực tế. Sau đó, chính phủ Đài Loan đã yêu cầu tất cả các bệnh viện kiểm tra và báo cáo các ca nghi nhiễm, xác định người nhiễm virus để theo dõi và cách ly. Những người tới từ vùng dịch bị yêu cầu cách ly tại nhà và Chính phủ sử dụng phần mềm theo dõi vị trí qua điện thoại di động. Những ai tự ý bỏ trốn sẽ bị phạt nặng.
Về loại vật tư thiết yếu là khẩu trang, chính phủ Đài Loan đã cấm xuất khẩu từ cuối tháng 1. Hệ thống phân phối khẩu trang do nhà nước kiểm soát từ trước đó đã được thiết lập để đảm bảo mức giá không quá 6 tệ (4.600đ). Người lớn được phép mua 3 khẩu trang và trẻ em được mua 5 khẩu trang/tuần. Trang Taiwan News cho biết, chính phủ đã đầu tư 200 triệu Đài tệ (6.6 triệu USD) để kêu gọi các doanh nghiệp tập trung tạo ra 60 dây chuyền sản xuất chỉ trong vòng 25 ngày. Do đó đã nâng quy mô sản xuất khẩu trang của nước này từ 4 triệu chiếc/ngày lên 10 triệu chiếc/ngày từ giữa tháng 3/2020. Tổng thống Thái Anh Văn đã khen ngợi: “khi đối mặt với thử thách, người Đài Loan sẽ gác lại sự cạnh tranh và làm việc cùng nhau. Cho tới tháng 04/2020, Taiwan News cho biết năng lực sản xuất khẩu trang y tế của Đài Loan đã nâng lên tới 15 triệu cái/ngày, một con số không tưởng.
Cho đến ngày 16/04/2020, Đài Loan xác nhận có 395 ca mắc viêm phổi Vũ Hán, trong đó có tới 86% là những cư dân Đài Loan trở về từ nước ngoài. Trung tâm chỉ huy chống dịch Đài Loan (CECC) cho biết không có ca nhiễm mới trong hai ngày 14 và 16/04/2020. Nó cho thấy khả năng kiểm soát dịch của chính phủ Đài Loan rất xuất sắc. Cho đến nay, Đài Loan là một trong số hiếm hoi các nước trên thế giới mà học sinh các cấp vẫn đi học bình thường, hầu hết các hoạt động trong xã hội cũng diễn ra bình thường.
Trường hợp Việt Nam
Cho đến ngày 17 tháng 4, theo thông tin chính thức từ Bộ Y tế Việt Nam, có 268 người được xác nhận dương tính với virus viêm phổi Vũ Hán, trong đó có xấp xỉ 60% là các trường hợp từ nước ngoài về và chưa ghi nhận có người chết vì dịch viêm phổi Vũ Hán.
Xét về năng lực công nghệ và quy trình kiểm soát của hệ thống các cơ quan chức năng, Việt Nam chưa thể so sánh được với Đài Loan, gồm cả năng lực sản xuất khẩu trang, sử dụng công nghệ kiểm soát người nghi nhiễm và hệ thống y tế. Việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc vì nhiều lý do Việt Nam cũng không thực hiện sớm và mạnh như Đài Loan. Vậy kết quả kiểm soát dịch rất tốt của Việt Nam đến từ đâu?
Thứ nhất là ngay từ đầu cuối tháng 12, đầu tháng 01/2020, ngành y tế Việt Nam đã cảnh giác trước thông tin về “căn bệnh lạ” tại Trung Quốc. Đặc biệt là người dân Việt Nam luôn mang theo tâm lý đề phòng cao với những thông tin về dịch bệnh tại Trung Quốc. Do vậy, thông tin chính thức về dịch bệnh trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam thời điểm đầu tháng 01/2020 vẫn rất mờ nhạt. Nhưng thông tin về căn bệnh này trên các mạng xã hội tại Việt Nam đã gây sự chú ý từ rất sớm. Bản thân sự chú tâm của cộng đồng mạng Việt Nam cũng làm cho các cơ quan chức năng chú ý thêm một bước nữa. Các thông tin chính thức cũng ngày càng đưa tin nhiều hơn về tình hình “bệnh viêm phổi lạ” từ Trung Quốc.
Đến khi cả nước Trung Quốc chính thức biết tới tình hình dịch, sau khi tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình thông báo thì tại Việt Nam hầu hết người dân đã sẵn sàng từ trước đó vài tuần. Đây là giai đoạn vàng trong ứng phó với dịch, bởi vì khi lây nhiễm diễn ra trên diện rộng trong cộng đồng thì vấn đề xử lý trở nên cực kì nan giải.
Ngoài động thái của các cơ quan chuyên môn, thì ý thức cẩn trọng của tuyệt đại đa số người Việt về dịch bệnh lần này đặc biệt cao. Các thông tin trên mạng với người Việt lâu nay đã được coi như nguồn thông tin đáng chú ý. Tất cả thông tin về người Trung Quốc đang có mặt gần nơi sinh sống đã được người Việt đặc biệt quan tâm. Do vậy, đa số mọi người khá chủ động trong việc tiếp xúc với người Trung Quốc hoặc người trở về từ Trung Quốc ngay từ đầu dịch. Đặc biệt là từ khi có ca nhiễm đầu tiên tại Việt Nam ngày 23/01/2020 là người Trung Quốc.
Ngay cả hành trình di chuyển, tiếp xúc của hai bố con người Trung Quốc, được cả nước chú ý khi có thông tin, sau đó các trường hợp tiếp xúc với các bệnh nhân khác cũng luôn được mọi người chú tâm theo dõi. Do vậy, thay vì trông chờ một giải pháp bài bản khoa học từ chính phủ như Đài Loan, hầu hết người dân Việt Nam đã tự thực hiện việc đề phòng cao độ từ sớm trong tiếp xúc với bất kì trường hợp nào tới từ Trung Quốc. Chủ đề về dịch bệnh hầu như là chủ đề chính trong các câu chuyện hàng ngày
của mọi người, thông tin đến từ cả các trang truyền thông chính thức hay cá nhân. Các cơ quan chức năng cũng hành động rất nhanh và hiệu quả, bao gồm cả việc thực hiện cách ly một xã hơn 10.000 nhân khẩu, sau khi phát hiện có một số ca dương tính tại đây v.v…
Có thể nói, Đài Loan và Việt Nam là hai quốc gia bị coi là có nguy cơ cao nhất lúc ban đầu do mức độ người qua lại với Trung Quốc rất lớn. Cho đến nay, các cơ quan truyền thông và chuyên môn trên thế giới, nhìn chung chưa đánh giá hết được nguyên nhân ứng phó hiệu quả của hai nước. Bởi vì xét trên bề mặt thì người nước ngoài rất khó hiểu được rằng, chính tâm lý đề phòng với thông tin chính thức từ chính quyền Trung Quốc và bất cứ điều gì bất thường từ Trung Quốc đã là nhân tố căn bản nhất giúp người Việt Nam và Đài Loan ứng phó hiệu quả với đại dịch. Các quốc gia khác có nhiều thời gian hơn, cũng có chính phủ rất có năng lực và có hạ tầng cơ sở vật chất, nhưng hiệu quả ứng phó vẫn không tốt. Bởi vì chính phủ và người dân ở đó đa số không mang theo tâm lý phòng ngừa thông tin từ chính quyền Trung Quốc như người Đài Loan và Việt Nam.
Bộ trưởng Y Tế Đài Loan Trần Thời Trung nói với đài RFI: “Người dân Đài Loan không tin vào cơ chế dự phòng ở Hoa lục và sự không minh bạch của hệ thống y tế Trung Quốc”. Tổng thống Thái Anh Văn ngày 16/04/2020 có bài viết trên tạp chí Time của Mỹ về kinh nghiệm ứng phó thành công đại dịch. Trong đó có đoạn: “Bài học đau đớn từ dịch SARS năm 2003 vốn rạch một vết thương vào Đài Loan với sự mất mát hàng chục mạng người, đã khiến Chính phủ và nhân dân chúng tôi đề cao cảnh giác”. Có thể nói, thậm chí người Việt Nam còn có nhiều bài học hơn thế, có lẽ vì thế người Việt Nam cũng đang làm rất tốt.
Đài Loan cách li 700 thủy thủ hải quân
sau khi phát hiện virus corona
Đài Loan sẽ cho 700 thủy thủ hải quân cách li sau khi ba trường hợp nhiễm virus corona mới được xác nhận trong số các thủy thủ đang tham gia một chuyến thăm thiện chí tới quốc đảo Palau ở Thái Bình Dương, chính phủ cho biết ngày thứ Bảy.
Ba tàu hải quân Đài Loan đến thăm Palau – một trong số chỉ 15 quốc gia còn duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan – vào giữa tháng 3, trước khi trở về Đài Loan một tháng sau đó, Bộ trưởng Y tế Trần Thời Trung nói với các phóng viên.
Ba trường hợp được xác nhận đều từng ở chung trong các khu trên cùng một con tàu, nhưng tất cả 700 thủy thủ trên cả ba con tàu đều được triệu hồi và sẽ được đưa vào cách li, ông nói.
Văn phòng tổng thống Đài Loan nói rằng Tổng thống Thái Anh Văn đã có mặt tại buổi lễ để chào đón các tàu trở về nhưng chỉ vẫy chào các thủy thủ từ bờ và không có nguy cơ bị nhiễm.
Đây là những trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên được báo cáo trong quân đội Đài Loan. Hải quân đang tiến hành khử trùng ba con tàu.
Đài Loan chỉ báo cáo 398 trường hợp nhiễm virus corona và sáu trường hợp tử vong, một con số thấp hơn nhiều so với nhiều nước láng giềng do các biện pháp nghiêm ngặt được thực hiện trong giai đoạn đầu dịch để ngăn chặn lây lan.
2 nhà hoạt động hồng kông Joshua Wong
và Agnes Chow khởi kiện về các giấy phép
cho phép cảnh sát lục soát điện thoại và văn phòng
Vào hôm thứ Năm (16/4), nhà hoạt động Hồng Kông Joshua Wong Chi-fung và một cộng sự đưa ra một thách thức pháp lý, cho rằng bốn giấy phép của tòa trước đó cho phép cảnh sát truy cập điện thoại và thông tin cá nhân của họ tại văn phòng Facebook của thành phố chà đạp lên quyền riêng tư của họ.
Anh Wong và cô Agnes Chow Ting cũng lập luận rằng vì những từ ngữ mơ hồ trong giấy phép, cảnh sát có thể khai thác một lỗ hổng dẫn đến hơn 3,700 điện thoại thuộc về những người biểu tình khác đang bị lục soát, gây ra những vụ vi phạm quyền riêng tư rộng hơn.
Theo một tài liệu tòa án vào hôm thứ Năm (16/4), luật sư của họ lập luận rằng quyền riêng tư của hai người này phải được bảo vệ bởi Tuyên ngôn nhân quyền và Hiến pháp của thành phố, và Luật Cơ bản.
Một phát ngôn viên của Facebook bác bỏ việc cung cấp bất kỳ dữ kiện cá nhân nào cho cảnh sát. Hai nhà hoạt động này bị tịch thu điện thoại khi họ bị bắt vào ngày 30 tháng 8 năm ngoái vì các tội liên quan đến một cuộc tụ tập trái phép bên ngoài trụ sở cảnh sát Wan Chai vào ngày 21 tháng 6, trước các cuộc biểu tình chống chính phủ khiến Hồng Kông chấn động trong nhiều tháng và được châm ngòi bởi một dự luật dẫn độ hiện được thu hồi. (BBT)
Ông trùm truyền thông Hồng Kông bị bắt
vì ‘biểu tình bất hợp pháp’
Triệu Hằng
Ông trùm truyền thông Hồng Kông Jimmy Lai là một trong 14 người ủng hộ kỳ cựu cho phong trào dân chủ ở Hồng Kông đã bị bắt vào hôm thứ Bảy (18/4).
Ông Jimmy Lai Chee-ying là người sáng lập tờ Bình quả Nhật báo (Apple Daily).
Theo tờ South China Morning Post, ông Jimmy Lai bị buộc tội tổ chức và tham gia các cuộc tuần hành bất hợp pháp vào ngày 18/8 và ngày 1/10 từ Vịnh Causeway tới đường Chater ở Trung Hoàn.
Những người khác bị bắt bao gồm các nhà cựu lập pháp Martin Lee Chu-ming, Albert Ho Chun-yan, Lee Cheuk-yan, Leung Kwok-hung và Au Nok-hin. Họ bị cáo buộc tổ chức và tham gia các cuộc tụ tập bất hợp pháp vào ngày 18/8, ngày 1/10 hoặc ngày 20/10 năm ngoái.
Ông Jimmy Lai là một triệu phú ở Hồng Kông, ông đã đóng góp tài chính cho phong trào dân chủ của hòn đảo và là mục tiêu chỉ trích của truyền thông Trung Quốc đại lục.
Trong nhiều thập niên qua, ông đã trở thành tâm điểm của công luận. Mọi sự bắt đầu khi ông trùm kinh doanh Hồng Kông, một người tị nạn từ Trung Quốc, giữa những năm 1990 trở thành nhà sáng lập của một tờ báo chống Bắc Kinh.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trum-truyen-thong-hong-kong-bi-bat-vi-bieu-tinh-bat-hop-phap.html
Hồng Kông :
14 nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông bị bắt
Thanh Hà
Cảnh sát Hồng Kông ngày 18/04/2020 bắt giữ hơn một chục nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông có liên quan đến các cuộc biểu tình rầm rộ tại đặc khu hành chính trong năm 2019. Trong số những gương mặt hàng đầu bị bắt tại Hồng Kông, có cựu lãnh đạo phong trào dân chủ Hồng Kông, luật sư Lý Trụ Minh (Martin Lee) 81 tuổi và sáng lập viên tờ báo đối lập Apple Daily Lê Trí Anh (Jimmy Lai)
Theo truyền thông Hồng Kông, các vụ bắt giữ này có “liên quan trực tiếp đến các cuộc biểu tình quy mô vì dân chủ hôm 18/08 và 01/10/2019”. Đây là đợt bố ráp nghiêm trọng nhất từ khi dân Hồng Kông vùng lên chống dự luật cho dẫn độ về Hoa Lục hồi tháng 6/2019. Hãng tin Pháp AFP cho biết những người bị bắt là những gương mặt hàng đầu trong phong trài đấu tranh vì dân chủ ở Hồng Kông.
Có 5 trong số 14 người bị bắt vì lý do đã “tổ chức và tham gia” các cuộc tập hợp bất hợp pháp hồi tháng 8 và 10 năm ngoái, 5 người khác bị cáo buộc “cổ vũ, xúi giục ” người dân tham gia các cuộc biểu tình bất hợp pháp trong hai tháng 9 và 10/2019.
Những người vừa bị bắt hôm nay sẽ phải trình diện tòa án vào giữa tháng 5/2020.
Năm 2019, Hồng Kông đã trải qua cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ khi được Anh Quốc trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Trong nhiều tháng trời, hàng trăm ngàn người và có lúc hơn triệu người đã xuống đường phản đối dự luật cho dẫn độ về Hoa lục. Chính quyền của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cuối cùng đã phải hủy bỏ dự luật này.
Phong trào phản kháng tiếp tục đấu tranh đòi Hồng Kông tổ chức bầu cử tự do, điều tra về các bạo hành của cảnh sát đối với người biểu tình và ân xá cho hơn 7.000 người bị bắt giữ trong phong trào biểu tình vừa qua. Tất cả những đòi hỏi đó đến nay không được đáp ứng.
Trung Quốc thiết lập hai huyện đảo Tây Sa và Nam Sa
để quản lý Hoàng Sa và Trường Sa
Mạng truyền hình toàn cầu của Trung Quốc (CGTN) hôm 18/4 loan tin cho biết chính phủ Trung Quốc đã thông qua quyết định thành lập hai huyện đảo là Tây Sa và Nam Sa thuộc thành phố Tam Sa để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở khu vực Biển Đông. Đây là hai quần đảo Trung Quốc vẫn còn đang tranh chấp về chủ quyền với các nước khác trong khu vực bao gồm Việt Nam.
Theo CGTN, trụ sở huyện đảo Tây Sa sẽ đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và trụ sở huyện đảo Nam SA sẽ đặt ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là khu vực Trung Quốc đang chiếm đóng, trong đó Hoàng Sa là quần đảo mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm của Việt Nam vào năm 1974.
Cũng theo CGTN, hai huyện đảo này cũng quản lý luôn các vùng biển xung quanh hai quần đảo này.
Hồi năm 2012, Trung Quốc đã lập thành phố Tam Sa để quản lý hai quần đảo.
Chính quyền Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc Trung Quốc chiếm đóng, xây lấp và triển khai vũ khí ra các quần đảo này, coi đây là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Trung Quốc cũng đồng thời đòi các quần đảo này phải có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, trái với luật quốc tế.
Từ ngày 30/3 đến 10/4 vừa qua, Việt Nam đã liên tục gửi 3 công hàm đến Liên Hiệp Quốc để phản đối những đòi hỏi về chủ quyền này của Trung Quốc.
TQ một mặt ngoại giao khẩu trang,
một mặt ngang ngược ở Biển Đông
Giới chuyên gia nhận định cách hành xử ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông đang mâu thuẫn với chính nỗ lực xây dựng hình ảnh của Bắc Kinh trên thế giới thông qua các khoản quyên góp vật tư y tế cho các nước chống dịch COVID-19.
Các hành động của Trung Quốc gần đây trên Biển Đông đều được các nhà nghiên cứu và chuyên gia đặt chung một bối cảnh: thế giới đang bận tâm đối phó COVID-19, đại dịch với điểm khởi phát là Trung Quốc.
Trong khi việc quyên góp vật tư y tế cho một số quốc gia là nỗ lực làm hình ảnh với thế giới, đối tượng mà Bắc Kinh nhắm tới khi chơi cứng trên Biển Đông là người dân trong nước, rằng nước này vẫn còn mạnh và sẽ không vì COVID-19 mà lơ là chủ quyền lãnh thổ, bất chấp nó đã bị cộng đồng quốc tế nhiều lần bác bỏ.
Lợi dụng dịch bệnh
Đài CNBC nhận định vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam hồi đầu tháng 4 một lần nữa khiến Biển Đông trở thành tâm điểm chú ý của thế giới trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang khiến nhiều nước điêu đứng. “Bắc Kinh đang lợi dụng đại dịch để thúc đẩy các yêu sách lợi ích trên Biển Đông”, tờ báo của Mỹ nói thẳng.
Indonesia và Philippines, hai quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế do Trung Quốc tự vẽ ra, cũng trở thành đối tượng bị Trung Quốc nhắm tới.
Trong lúc các quan chức quốc phòng hàng đầu Philippines như Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana bị cách ly vì tiếp xúc với người nhiễm COVID-19, Bắc Kinh đã tăng cường hiện diện xung quanh bãi cạn Scarborough và đá Vành Khăn.
Theo chuyên gia Richard Javad Heydarian, điều này đã làm dấy lên lo ngại ở Manila rằng Trung Quốc sẽ lợi dụng tình hình này để quân sự hóa bất hợp pháp như đã làm với các thực thể khác ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Dịch bệnh không làm Trung Quốc quên các vấn đề đối ngoại mà họ theo đuổi. Ngoài Biển Đông, Trung Quốc đã liên tục đưa các máy bay quân sự áp sát Đài Loan trong một tháng qua.
Bắc Kinh rõ ràng đang muốn gởi một thông điệp tới các quốc gia liên quan ở Biển Đông rằng Trung Quốc sẽ không lùi bước trong bất kỳ trường hợp nào, song song với việc củng cố hình ảnh lãnh đạo mạnh mẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với nhân dân trong nước”, nhà phân tích Kelsey Broderick nhận định với CNBC.
Đồng quan điểm, chuyên gia Collin Koh thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) cho rằng các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông nhằm mục đích dập tắt các chỉ trích và nghi ngờ trong nước liên quan tới tình hình dịch COVID-19.
Theo ông Koh, “có những suy đoán” bên trong Trung Quốc rằng đại dịch sẽ làm ảnh hưởng tới năng lực bảo đảm an ninh quốc phòng. Điều này giải thích vì sao Bắc Kinh liên tục tiến hành các động thái như đã thấy vừa qua trên Biển Đông và xung quanh đảo Đài Loan.
Tàu đổ bộ tấn công USS America (trên) của hải quân Mỹ diễn tập cùng tàu khu trục JS Akebono của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản trên biển Hoa Đông ngày 10-4. Trong ảnh: Một tiêm kích tàng hình F-35 cất cánh từ boong tàu USS America trong lúc nó đang di chuyển – Ảnh: US NAVY
Chế giễu Mỹ
Ngày 13-4, Hải quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã chính thức lên tiếng tuyên bố nhóm tàu chiến gồm tàu sân bay Liêu Ninh và 5 tàu hộ tống đã tiến vào Biển Đông tập trận.
Trong khi việc sử dụng tàu hải cảnh để đâm chìm tàu cá Việt Nam là hành vi mang tính đe dọa rõ ràng đối với các bên liên quan ở Biển Đông, việc Trung Quốc triển khai tàu sân bay tập trận dường như là một nỗ lực chế giễu Mỹ.
Điều này thể hiện rõ qua một bản tin trên Thời Báo Hoàn Cầu ngày 13-4, trong đó dẫn lời “một chuyên gia quân sự giấu tên” ca ngợi việc hải quân Trung Quốc công khai thông báo sẽ tiến hành tập trận trên Biển Đông đã cho thấy Bắc Kinh không hề lợi dụng COVID-19 để làm bậy như cáo buộc của Mỹ.
Thời Báo Hoàn Cầu sau đó lập luận rằng việc nhóm tàu sân bay Trung Quốc vẫn tập trận “như kế hoạch đã vạch ra từ trước” đã chứng minh quân đội Trung Quốc không hề bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Giới quan sát nhận định Trung Quốc đang cố tình tạo ra sự đối lập với Mỹ và chứng tỏ sự ưu việt vượt trội trong bối cảnh quân đội Mỹ đang bị dịch COVID-19 trói chân.
Washington hiện không có tàu sân bay nào đang triển khai trên biển ở khu vực Thái Bình Dương trong khi số tàu sân bay có người nhiễm COVID-19 đã lên tới con số 4. Không chỉ trên biển, các hoạt động quân sự khác của Mỹ trên đất liền cũng bị tạm hoãn, bao gồm cuộc tập trận lớn nhất trong vòng 25 năm qua với các nước châu Âu hay việc rút quân khỏi Afghanistan.
Tổng số ca nhiễm trong quân đội Mỹ hiện đã lên tới 3.000 với 2 ca tử vong, trong đó ổ dịch lớn nhất là tàu sân bay USS Theodore Roosevelt – con tàu vừa hoàn thành đợt huấn luyện và tuần tra bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông.
Mỹ hiện không có tàu sân bay nào đang hoạt động ở Thái Bình Dương. Nhóm tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đều đang neo đậu tại cảng sau khi phát hiện các thủy thủ nhiễm COVID-19 – Ảnh chụp màn hình USNI
TQ ‘quan ngại nghiêm trọng’,
thúc Mỹ thực hiện nghĩa vụ với WHO
Trung Quốc thúc giục Mỹ thực hiện nghĩa vụ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sau khi Tổng thống Trump tuyên bố ngừng tài trợ cho WHO.
Ngày 15-4, khi được hỏi về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng Bắc Kinh “quan ngại nghiêm trọng” với động thái của Washington, theo trang Kinh Báo.
“Chúng tôi thúc giục phía Mỹ thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ của mình một cách thiết thực, hỗ trợ WHO lãnh đạo công tác chống dịch quốc tế. Còn Trung Quốc, xưa sao giờ vậy, sẽ ủng hộ WHO thúc đẩy hoạt động y tế công cộng quốc tế” – ông Triệu tuyên bố.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng tình hình dịch bệnh toàn cầu hiện nay đang trong giai đoạn then chốt.
“Quyết định này của Mỹ sẽ làm suy yếu năng lực của WHO và gây tổn hại cho việc hợp tác chống dịch quốc tế. Hành động này sẽ ảnh hưởng tới các nước trên thế giới, gồm cả Mỹ, đặc biệt là các nước có năng lực chống dịch yếu” – ông Triệu nói.
Theo Hãng tin Reuters, tại cuộc họp báo khi được hỏi liệu Trung Quốc sẽ bước vào lấp đầy khoảng trống tại WHO sau khi Mỹ ngừng tài trợ, ông Triệu đã không đưa ra cam kết nào. “Trung Quốc đang nghiên cứu các vấn đề liên quan dựa theo những đòi hỏi từ tình hình” – ông nói.
Mỹ là quốc gia góp ngân sách lớn nhất cho WHO, với hơn 400 triệu USD năm 2019, chiếm khoảng 15% tổng ngân sách của tổ chức này.
Tuy nhiên, ngày 14-4, Tổng thống Trump cho biết ông chỉ đạo chính phủ Mỹ tạm ngừng tài trợ cho WHO, trong khi đó sẽ “tiến hành đánh giá vai trò của WHO trong việc quản lý kém và che đậy mức độ nghiêm trọng của dịch COVID-19”.
Sau quyết định của ông Trump, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas tuyên bố rằng “virus không biết biên giới” và tăng cường sức mạnh cho WHO là “một trong những khoản đầu tư tốt nhất”.
Hậu trường chính trị:
Khi TQ gây sóng gió ở nhiều vùng biển
Đã đến lúc các nước trong khu vực phải cùng phối hợp để đấu tranh lên án các hành vi gây quan ngại, ẩn chứa rủi ro khó lường cho an ninh và ổn định chung.
Những ngày qua, nhiều vùng biển ở khu vực tây Thái Bình Dương liên tục căng thẳng mỗi khi hải quân Trung Quốc hiện diện. Giữa tháng 2, Bắc Kinh thông báo tập trận phòng không ở khu vực tây Thái Bình Dương. Cũng trong tháng 2, tàu chiến Trung Quốc đã chiếu laser vào máy bay trinh sát Mỹ ở vùng biển Philippines.
Đến tháng 3, bên cạnh cuộc tập trận chống tàu ngầm trên Biển Đông, Bắc Kinh cũng điều động quân đội tập trận nhiều lần ở khu vực eo biển Đài Loan.
Và đầu tháng 4, nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc đã đi từ khu vực biển Hoa Đông, vòng qua Đài Loan và đi xuống hướng nam đến Biển Đông. Hướng đi của hải trình này được giới nghiên cứu xem như một động thái răn đe nhiều bên như Nhật Bản, Đài Loan, các nước Đông Nam Á.
Có thể nói, chưa có thời điểm nào như hiện nay, quân đội Trung Quốc có nhiều hành động gây quan ngại ở nhiều vùng biển, nhằm vào nhiều bên trong khu vực. Đáng nói là những hành vi trên diễn ra khi các nước trong khu vực đang phải căng mình ứng phó dịch bệnh, bất chấp cả việc đã bị Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (PCA, Hà Lan) bác bỏ chủ quyền mà Trung Quốc tuyên bố trên Biển Đông.
Giữa tình thế như vậy, đã đến lúc, các nước trong khu vực phải cùng phối hợp để đấu tranh lên án các hành vi gây quan ngại, ẩn chứa rủi ro khó lường cho an ninh và ổn định chung.
http://biendong.net/bi-n-nong/34176-hau-truong-chinh-tri-khi-tq-gay-song-gio-o-nhieu-vung-bien.html
Lãnh sự Trung Quốc hứng chỉ trích
khi gửi nghị quyết tự khen ‘chống dịch giỏi’
lên thượng viện tiểu bang Mỹ
Lục Du
Chủ tịch thượng viện của bang Wisconsin, ông Roger Roth, gần đây đã tiết lộ với truyền thông câu chuyện về việc Bắc Kinh muốn ông giúp thúc đẩy một nghị quyết ca ngợi “chiến công chống lại đại dịch viêm phổi Vũ Hán” của họ. Thay vì làm theo ý kiến này, ông Roth đã soạn thảo một nghị quyết trả lời, nhằm lên án Bắc Kinh lừa dối về đại dịch Covid-19 khiến toàn thế giới lâm vào cảnh khốn cùng, theo Daily Wire.
“Khi [Roth] nhận được email đầu tiên, đề ngày 26/2, ông nhận thấy đây là một tài khoản email đăng ký tên miền hotmail và tưởng nó là một trò chơi khăm”, tờ Wisconsin Examiner cho biết. “Sau đó, vào ngày 10/3, ông lại nhận được một tin nhắn từ email này nhắc lại đề nghị của họ. Cảm thấy chuyện này có vấn đề, ông Roth đã yêu cầu nhân viên tìm hiểu về email lạ thông qua các kênh của chính quyền. Các nhân viên sau đó xác nhận rằng tài khoản email này là thật và đề xuất trong đó là nghiêm túc và chính thức – và họ cho biết thêm rằng các nhà ngoại giao Trung Quốc thường xuyên sử dụng các tài khoản email cá nhân vì chúng cho phép thao tác nhanh hơn”.
Lãnh sự quán Trung Quốc đã gửi cho ông Roth một bản dự thảo nghị quyết “mẫu” do họ “sáng tác”, với đầy đủ các thông điệp tuyên truyền cho Bắc Kinh, và muốn ông thông qua nó.
Trong phần chính của bản dự thảo nghị quyết có đoạn:
“Xét thấy, Trung Quốc đã tỏ ra minh bạch và nhanh chóng trong việc chia sẻ thông tin quan trọng về virus corona với Tổ chức Y tế Thế giới WHO và cộng đồng quốc tế, từ đó tạo ra thời gian để các quốc gia khác có thể phản ứng kịp thời; và
Xét thấy, giới chức y tế nhà nước và địa phương của Mỹ đang theo dõi chặt chẽ sự bùng phát của dịch COVID-19, và nguy cơ lây lan virus corona chủng mới này đối với người dân Hoa Kỳ vẫn ở mức thấp, do đó không có lý do gì để lo sợ và phản ứng thái quá”.
(trích bản dự thảo nghị quyết tự PR của lãnh sự quán TQ)
“Tôi đã rất tức giận khi đọc bản nghị quyết này, bởi vì đó là thời điểm dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở đây, và mọi người đều thấy vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi chúng tôi bắt đầu hiểu ra sự thật về việc Bắc Kinh giấu dịch”, ông Roth nói với Wisconsin Examiner. “Tôi chỉ phản hồi cho họ một chữ duy nhất ‘không đời nào (‘nut’)’”.
“Ít ngày sau tôi nói [với họ] rằng chúng tôi sẽ giới thiệu một nghị quyết, nhưng nó sẽ không phải cái mà chính phủ Trung Quốc mong muốn”, ông Roth nói. “Chúng tôi sẽ giới thiệu một nghị quyết đưa ra sự thật đáp trả lại những lời dối trá [của Bắc Kinh] mà tôi tin rằng đang được tuyên truyền khắp thế giới”.
Dưới đây là một số trích đoạn trong bản nghị quyết:
Xét thấy, vào ngày 26/2/2020, và một lần nữa vào ngày 10/3/2020, Lãnh sự quán Trung Quốc đã liên lạc với Chủ tịch Thượng viện bang Wisconsin để yêu cầu Thượng viện thông qua một nghị quyết – được viết bởi Lãnh sự quán Trung Quốc – bao gồm những lời lẽ tuyên truyền và giả dối [kể trên]
…. do đó, thượng viện bang Wisconsin đã thông qua nghị quyết sau:
Thượng viện Wisconsin thừa nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cố tình và cố ý đánh lừa thế giới, phong tỏa các thông tin quan trọng về số liệu thống kê các ca lây nhiễm và tử vong cùng quy mô lây lan của dịch Covid-19 cả trong và ngoài nước,
Từ đó cho phép hàng triệu cá nhân di chuyển tự do ra bên ngoài phạm vi tỉnh và quốc gia, bất chấp cảnh báo rõ ràng rằng virus có thể lây truyền từ người sang người, và tích cực tham gia đàn áp các cá nhân muốn thảo luận một cách trung thực các thông tin liên quan đến Covid-19, dẫn đến một đại dịch mang tính toàn cầu, một trận đại dịch chưa từng bắt gặp trong nhiều thế hệ;
Thông qua nghị quyết này, Thượng viện Wisconsin bày tỏ sự đoàn kết với người dân Trung Quốc, lên án hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc một cách mạnh mẽ nhất có thể, và thừa nhận rằng hàng triệu người, cả ở Trung Quốc và trên khắp thế giới, có nguy cơ đối mặt với bệnh tật và tử vong do sơ suất và hành động thù địch của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
(trích bản dự thảo nghị quyết của Thượng nghị sĩ bang Wisconsin ông Roger Roth)
Lá thư cầu cứu giấu trong hộp quà vén mở bức màn đen tối về Trung Quốc:
Theo Ryan Saavedra, Daily Wire
Lục Du dịch & biên tập
Nhiều khu dân cư bị phong tỏa ở Cáp Nhĩ Tân,
bệnh viện là ổ dịch mới
Phụng Minh
Tình hình dịch bệnh viêm phổi tại Cáp Nhĩ Tân thuộc tỉnh Hắc Long Giang đang leo thang kể từ khi có sự bùng nổ của ít nhất ba ổ dịch.
Nhiều khu dân cư đã đóng cửa với hơn 500 người trên tổng số 1 triệu dân đang bị cách ly. Ngoài ra, nhân viên y tế của trường Đại học Y cũng bị nhiễm bệnh và nhà của họ bị phong tỏa. Có một sự hoảng loạn trong cộng đồng cùng tâm lý lo ngại Cáp Nhĩ Tân sẽ phải đóng cửa thành phố một cách toàn diện.
Một số khu dân cư bị phong tỏa
Theo The Epoch Times tiếng Trung, ngày 15/4, một phần khu dân cư Golden City State, trên đường Hà Thị đã bị niêm phong hoàn toàn. Siêu thị Vi Lợi gần đó cũng bị buộc phải đóng cửa. Lý do là trong khu này có một gia đình ba người được chẩn đoán nhiễm bệnh, hai trong số họ là bác sĩ và y tá của bệnh viện Đại học Y Đệ nhị Cáp Nhĩ Tân.
Bài báo trích lời cư dân tại địa phương cho biết: “Vì vấn đề dịch bệnh Cáp Nhĩ Tân là nghiêm trọng, xe buýt giữa La Bắc đến Cáp Nhĩ Tân chỉ chạy một chiều. Các đồng nghiệp và bạn bè của tôi đều đã hủy vé tàu cao tốc từ Hải Nam đến Cáp Nhĩ Tân”.
Thông báo của Golden City State về việc phong tỏa các khu nhà (ảnh người dân địa phương cung cấp cho The Epoch Times).
Người này cũng cho biết hơn 20 tòa nhà trong khu Golden City State đã bị phong tỏa. Và cô cũng nghe nói rằng nhiều nhân viên y tế tại Bệnh viện Đệ nhị của thành phố Cáp Nhĩ Tân đã bị nhiễm bệnh. “Nhưng quan chức bắt đầu xua tan những tin đồn ngay khi những tin tức này xuất hiện để che đậy dịch bệnh”, cô cho biết thêm.
Phóng viên của Epoch Times tiếng Trung đã thực hiện một cuộc gọi điện thoại với nhân viên địa phương và được biết rằng hơn 20 tòa nhà đã bị đóng cửa tại Golden City State. Đầu dây bên kia cũng cho biết một số người trong cộng đồng đã được chẩn đoán nhiễm virus Vũ Hán và một số kết quả khác chưa được công bố, vì vậy khu nhà đã bị phong tỏa. Người ở bên ngoài không được phép vào khu dân cư này. Nếu có người ngoài tới đưa đồ, họ chỉ có thể gọi người bên trong đi ra cửa để lấy đồ.
Nhân viên địa phương cũng nói rằng tình hình nghiêm trọng hơn dự kiến, tốt nhất là không đến khu dân cư này và không biết khi nào sẽ bỏ phong tỏa.
Ngoài ra, một thông báo ngày 12/4 từ phường Hương Phòng đã thông báo về sự hiện diện của những người được chẩn đoán nhiễm bệnh và yêu cầu cư dân của khu dân cư Grand Vân Thiên giảm thiểu đi ra ngoài, không tụ tập và liên hoan. Ngay hôm đó cũng đã thực hiện đóng cửa khu nhà.
Chợ buôn bán quần áo ở Cáp Nhĩ Tân cũng đã đóng cửa vì tình hình dịch bệnh.
Bệnh viện có nguy cơ trở thành ổ dịch
Thông tin từ cuộc họp nội bộ của Bệnh viện Đại học Y Đệ nhị Cáp Nhĩ Tân cho biết, bệnh viện quy định rằng nhân viên ăn ở nhà với gia đình. “Đừng đi ăn với bạn bè, ngay cả những khu vực nhỏ cũng không được phép. Nhân viên đi ăn ở ngoài sẽ bị kỷ luật”.
Tại cuộc họp, cũng có thông tin rằng tình hình dịch bệnh ở Hắc Long Giang hiện đang đứng đầu trong cả nước và đang gia tăng. Bệnh viện cảnh báo rằng xác suất nhiễm trùng không triệu chứng là tương đối cao.
Một lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Đệ Nhị Cáp Nhĩ Tân cũng cho biết có một bệnh nhân cấp cứu trong bệnh viện, “sau khi chẩn đoán, những người khác trong phòng bệnh đã bị nhiễm bệnh, và hai nhân viên y tế ở khoa hô hấp cũng bị nhiễm bệnh. Hiện tại toàn bộ phòng bệnh đã bị đóng cửa và ảnh hưởng rất lớn. Ngay cả giám đốc khoa cũng bị cô lập tại nhà”.
Bệnh viện cũng quy định tất cả các khoa nội trú sẽ được sàng lọc, từ các bệnh nhân ung thư cho tới nhân viên đều sẽ được xét nghiệm tìm virus.
Theo Lâm Thi Viên, The Epoch Times
Phụng Minh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhieu-khu-dan-cu-bi-phong-toa-o-cap-nhi-tan-benh-vien-la-o-dich-moi.html
Trung Quốc: Khói độc ở Cáp Nhĩ Tân,
dịch bệnh bùng phát trở lại,
hàng loạt quan chức bị cách chức
Trương Thanh
Người dân ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc trả lời phỏng vấn độc quyền của Secretchina, cho biết họ đang rất hoảng loạn.
Truyền thông Đại lục đưa tin vào ngày 18/4 rằng dịch viêm phổi Vũ Hán đang bùng phát ở Cáp Nhĩ Tân. Cùng ngày, một công dân Cáp Nhĩ Tân, bà Trương nói với Secretchina (Khán Trung Quốc) rằng tình hình dịch bệnh ở Cáp Nhĩ Tân hiện đang rất nghiêm trọng và “khói độc” đột nhiên xuất hiện ở Cáp Nhĩ Tân trong hai ngày qua. Nhà tang lễ cách nhà bà hơn 1.000 m, hiện tại bà mở cửa ra là có một luồng khói cay xộc vào khiến không thể thở nổi.
Ảnh chụp màn hình tin tức Sina nói về dịch bệnh bùng phát tại Cáp Nhĩ Tân (ảnh: Secretchina).
Ngày 13/4, khoảng 5.000 hoặc 6.000 người đã xếp hàng đăng ký khám tại khoa cấp cứu tại Bệnh viện liên kết Phụ Chúc của Đại học Y Cáp Nhĩ Tân. Sân bệnh viện chật kín người, khiến hàng người kéo dài ra tận ngoài đường phố. Theo nhiều phân tích, đợt dịch bệnh thứ hai có thể đang bùng phát ở Trung Quốc.
Trong buổi phỏng vấn qua điện thoại của phóng viên Khán Trung Quốc, bà Trương khóc nức nở nhiều lần:
“Anh có biết không? Bây giờ tôi cực kỳ ngột ngạt! Cực kỳ là ngột ngạt! Cộng đồng của chúng tôi đã chính thức bị phong tỏa từ ngày 11/2, và đã hơn hai tháng rồi, không khí vẫn rất bẩn. Ảnh tôi chụp hôm qua chỉ có thể nhìn thấy đường viền của tòa nhà đó, về cơ bản nó có màu xám”.
“Tình hình khói bụi đặc biệt nghiêm trọng trong hai ngày nay, ngày hôm kia cũng nghiêm trọng và hôm qua cũng nghiêm trọng. Tôi không thể thở được sau khi mở cửa sổ, có một loại khói có mùi cay…”
Bà Trương gọi khói mù này là khói độc. Bà nói: “Tôi không thể đi ra ngoài. Hiện tại dịch bệnh rất nghiêm trọng, thế nhưng mở cửa sổ thì lại có thể bị nghẹt thở… Cổ họng tôi mấy ngày nay đều bỏng rát. Nếu mở cửa sổ ra lại phải đóng ngay lập tức. Đám khói độc ở Cáp Nhĩ Tân đột nhiên trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong những ngày này, và tôi phải đeo khẩu trang ngay cả khi ở trong nhà”.
Bà Trương cho biết bà rất tò mò về nguồn gốc của khói mù độc. Bà tiết lộ rằng nhà tang lễ – Trung tâm điều phối dịch vụ tang lễ Cáp Nhĩ Tân cách khu nhà mình khoảng 1.000 mét. Bà nghi ngờ rằng “khói độc” có nguồn gốc từ nhà tang lễ (hỏa táng), nhưng bà không đủ dũng cảm để xác nhận.
“Đám mây độc này đến từ đâu? Thật ra, nếu tôi dũng cảm, tôi có thể xem một chút một ngày có bao nhiêu người bị thiêu, nhưng tôi không dũng cảm! Bị bệnh thì phải làm sao bây giờ? Những người như chúng tôi là không ai bảo vệ! Tôi không muốn như Trần Thu Thực (luật sư nhân quyền bị đàn áp ở Trung Quốc), đặc biệt dũng cảm, hay như Phương Bân (nhà báo công dân, doanh nhân tiết lộ các video về tình hình ở Vũ Hán). Tôi không dũng cảm được như thế. Tôi chỉ có thể nói với bạn những gì tôi thấy và những gì tôi cảm nhận được mà thôi”.
Bà Trương than thở rằng mọi người bây giờ đang rất khổ sở, “Bây giờ rất khó gặp được bác sĩ. Có những hàng dài bên ngoài bệnh viện. Tôi chỉ có thể cố gắng không ra khỏi nhà và tự bảo vệ mình. Tôi sợ mắc phải căn bệnh này. Nếu như nghi nhiễm loại bệnh này thì làm xét nghiệm đo axit nucleic để xác định xem có mắc bệnh không. Tôi nghĩ rằng giá thấp nhất trên Internet là 270 nhân dân tệ. Với tầng lớp lao động của chúng tôi, mức giá này là rất cao”.
“Bây giờ thịt lợn là hơn 30 nhân dân tệ một cân. Tôi đã không được ăn thịt lợn từ lâu rồi. Gạo đã tăng 20% và rau rất đắt. Làm thế nào chúng tôi có thể chống lại việc tăng giá cao như vậy, vì vậy chúng tôi là chịu đến mấy tầng áp bức. Giá hàng lên cao, khói độc, còn cả tình hình dịch bệnh thế này, thực sự sẽ phải sụp đổ mất. Chính là sẽ sụp đổ mất!”.
Bà Trương nói thêm: “Vài ngày trước, người đứng đầu khu vực chúng tôi đã gửi tin nhắn cho mọi người, nói rằng nếu bạn muốn được cách ly thì phải chi 8.000 nhân dân tệ. Nếu bạn bị bệnh, bạn sẽ cần phải chi 400.000 đến 700.000. Chuyện này, đối với người thu nhập thấp thì như là án tử rồi. Người dân chúng tôi hiện đang rất sợ hãi, vô cùng hoảng sợ”.
Các phóng viên hỏi: “Chúng tôi đọc báo cáo tin tức trong nước nói rằng chính phủ đã trợ cấp cho người dân thường?”
Bà trương trả lời: “Tôi chưa nhận được trợ cấp. Thành thật mà nói, từ lúc dịch bệnh đến giờ, tôi chỉ nhận được một chai rượu, và những người còn lại không nhận được một xu, nhân viên cộng đồng cũng không cho tôi biết đăng ký và trợ cấp như thế nào”.
Cuối cùng, bà Trương nói với các phóng viên rằng bà hy vọng các phương tiện truyền thông có thể thông tin tình hình thực tế của người dân Trung Quốc. Đồng thời bà cũng cung cấp cho phóng viên số điện thoại của Trung tâm điều phối dịch vụ tang lễ Cáp Nhĩ Tân, hy vọng rằng phóng viên có thể giúp đỡ điều tra.
Sau đó, phóng viên đã quay số, nhưng nữ nhân viên chỉ nói một điều: “Tôi không thể nói với bạn về tình huống này. Hãy hỏi các nhà lãnh đạo của chúng tôi”, rồi cúp máy.
Sau khi đăng tải đoạn phỏng vấn độc quyền này, Khán Trung Quốc cũng có bài thông tin thêm, 18 người bao gồm Phó Thị trưởng Cáp Nhĩ Tân Trần Viễn Phi đã phải chịu trách nhiệm do phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh kém. Giám đốc Bệnh viện Đệ nhị Cáp Nhĩ Tân đã bị cách chức. Trước đó, Tần Đức Lượng, Chủ nhiệm của Ủy ban Y tế Cáp Nhĩ Tân, cũng bị cách chức.
Ngày 17/4, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh Hắc Long Giang thông báo rằng Cáp Nhĩ Tân đã bổ sung 26 trường hợp được xác nhận dương tính và 19 trường hợp nhiễm virus không triệu chứng kể từ ngày 9/4. Theo báo cáo, do “sự sợ hãi, kiêu hãnh, chủ nghĩa hình thức, quan liêu” và các lý do khác của các nhà lãnh đạo có liên quan ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, dịch bệnh cụm và lây nhiễm chéo trong bệnh viện đã xảy ra ở thành phố Cáp Nhĩ Tân.
Theo báo cáo, vì lý do này, Trần Viễn Phi, Phó thị trưởng Cáp Nhĩ Tân; Đinh Phượng Thù, bí thư và Giám đốc Ủy ban Y tế Thành phố; Triệu Kỳ, thường ủy Đảng ủy đại học Y Cáp Nhĩ Tâm; cùng phó bí thư của Ban công tác đảng, người đứng đầu tiểu khu Dayou, quận Daowai, và 18 người khác đã bị trừng phạt. Ngoài ra, Tử Dũng, Giám đốc Bệnh viện Đệ nhị của thành phố Cáp Nhĩ Tân cũng đã bị khai trừ khỏi đảng và tạm thời ngừng nắm giữ các chức vụ hành chính.
Theo Secrertchina
Trương Thanh biên tập
Virus corona : Miến Điện thả 25 ngàn tù nhân
Thanh Phương
Hôm qua, 17/04/2020, chính quyền Miến Điện thông báo trả tự do cho khoảng 25.000 tù nhân, tức là khoảng hơn 1 phần tư tổng số tù nhân tại nước này, nhằm tránh sự lây lan của dịch Covid-19 trong các các nhà tù đang bị quá tải.
Từ Rangun, thông tín viên Sarah Bakaloglou tường trình :
« Một lệnh ân xá của tổng thống « nhằm mang lại hòa bình và niềm vui cho các công dân, đồng thời có tính đến những khía cạnh nhân đạo. Đó là nội dung bản thông cáo về việc phóng thích gần 25.000 tù nhân ở Miến Điện.
Trong những tuần qua, nhiều tổ chức phi chính phủ đã bày tỏ quan ngại về tình hình y tế trong các nhà tù tại Miến Điện trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành và số tù nhân thì quá đông. Hiện có hơn 90.000 người đang bị giam trong các nhà tù mà khả năng tiếp nhận chỉ là 66.000 người. Theo một hiệp hội của Miến Điện, vào cuối năm 2018, chỉ có 30 bác sĩ và 80 y tá làm việc trong các trại giam trên toàn quốc.
Thông báo trả tự do cho số tù nhân nói trên là một bước tích cực, theo đánh giá của tổ chức phi chính phủ Miến Điện AAPP. Nhưng theo tổ chức này, trong số những người được ân xá còn quá ít tù chính trị, đợt này chỉ có 18 người trong số họ được phóng thích. Họ kêu gọi chính quyền thả thêm 58 tù chính trị khác hiện còn đang bị giam trong một quốc gia mà quyền tự do ngôn luận thường xuyên bị đe dọa. »
Covid-19 : Kỷ lục lây nhiễm tại Singapore
Thanh Hà
Bộ Y Tế Singapore ngày 18/04/2020 xác nhận thêm gần 950 ca nhiễm trong một ngày. Đây là mức tăng kỷ lục. Người lao động nhập cư là thành phần bị lây nhiễm nhiều hơn cả.
Tính đến trưa nay, trên toàn lãnh thổ Singapore có 5.992 trường hợp dương tính với virus corona, 11 ca tử vong. Điều đáng lo ngại, theo bộ Y Tế nước này, là tỷ lệ người bị lây nhiễm đã “tăng lên gấp đôi trong tuần qua” và 60 % những người dương tính với virus corona là “lao động nước ngoài”.
Thủ tướng Lý Hiển Long trên Facebook lo ngại “cần phải có thời gian” để khống chế dịch tại các khu nhà trọ của người lao động nhập cư tại Singapore. Vẫn theo ông, điều may mắn là đa số thành phần này còn trẻ và có đủ sức chống chọi với dịch bệnh. Dù vậy, Singapore tăng cường xét nghiệm tại các khu vực tập trung người lao động nước ngoài và tiếp tục siết chặt các biện pháp phong tỏa tại đây. Hiện có hơn 200.000 lao động nhập cư từ Bangladesh, Ấn Độ và những quốc gia Châu Á khác đang làm việc tại Singapore.
Trong khi đó, Nhật Bản hôm nay đã vượt ngưỡng 10.000 người bị nhiễm virus corona, với hơn 550 ca được phát hiện trong 24 giờ qua. Chính quyền Tokyo bắt đầu hướng tới giải pháp cho xét nghiệm hàng loạt, tương tự như tại Hàn Quốc.
Từng là ổ dịch thứ nhì thế giới sau Trung Quốc hồi cuối tháng 2/2020, Hàn Quốc hôm nay thông báo chỉ có thêm 18 ca bị lây nhiễm. Đây là con số thấp nhất từ đầu mùa dịch 20/02/2020 tới nay.
Riêng tại Trung Quốc, mối lo ngại của chính quyền nước này tập trung vào Hắc Long Giang. Trong số 27 ca nhiễm mới trên toàn quốc, có đến 20 ca là ở tỉnh này, trong đó có 13 người Trung Quốc vừa từ Nga trở về.
Úc có thể duy trì
các hạn chế coronavirus trong một năm
Tin từ SYDNEY, Úc – Vào hôm thứ Sáu (17/4), Thủ tướng Scott Morrison khuyến cáo rằng cuộc sống công cộng ở Úc có thể bị hạn chế thêm một năm nữa vì đại dịch coronavirus, khi tiểu bang đông dân nhất xem xét việc đưa trẻ em đến trường theo ca.
Cho đến nay, Úc tránh được số lượng thương vong coronavirus cao được báo cáo trên toàn thế giới sau khi đóng cửa biên giới và áp dụng các biện pháp “cách ly xã hội” nghiêm ngặt trong tháng qua.
Các nhà hàng, quán bar và các công ty “không thiết yếu” khác của thành phố đóng cửa và các cuộc tụ tập công cộng đông hơn hai người bị cấm dưới sự đe dọa phạt tiền và thậm chí là án tù, các biện pháp dự kiến sẽ tăng gấp đôi tỷ lệ thất nghiệp tính đến giữa năm nay. Đổi lại, tốc độ tăng trưởng hàng ngày của các ca nhiễm mới ổn định ở mức thấp một chữ số phần trăm, hoặc dưới 50 ca mỗi ngày, từ khoảng 25% vài tuần trước, với tổng số khoảng 6,500 ca nhiễm, trong đó có 63 trường hợp tử vong.
Thủ tướng Scott Morrison cho biết một số biện pháp, như một luật yêu cầu mọi người đứng cách nhau ít nhất 1.5 mét, có thể sẽ tồn tại trong vài tháng, do không có gì bảo đảm rằng vaccine sẽ được phát triển trong thời gian đó.
Ông Morrison tuyên bố rằng các biện pháp cách ly xã hội rộng hơn sẽ có hiệu lực trong ít nhất bốn tuần nữa, đồng thời ủng hộ việc mở lại các trường học trên toàn quốc, trích dẫn lời khuyên y tế rằng trẻ em có nguy cơ lây truyền thấp. (BBT)
https://www.sbtn.tv/uc-co-the-duy-tri-cac-han-che-coronavirus-trong-mot-nam/