Tin khắp nơi – 18/12/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 18/12/2020

Mỹ chuẩn bị đưa thêm gần một trăm công ty Trung Quốc vào sổ đen thương mại – Trọng Nghĩa

Trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung Quốc tiếp tục căng thẳng, chính quyền Donald Trump chuẩn bị đưa hàng chục công ty Trung Quốc vào danh sách đen thương mại.

Một số nguồn thạo tin vào hôm qua 17/12/2020 đã tiết lộ với hãng tin Anh Reuters là khoảng 80 công ty và chi nhánh lớn nhỏ của Trung Quốc được bổ sung vào danh sách trừng phạt của bộ Thương Mại Mỹ.

Quyết định chính thức có thể được đưa ra hôm nay, 18/12. Đó là những doanh nghiệp bị Mỹ cáo buộc có quan hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc, tham gia vào việc bồi đắp và quân sự hóa các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh chiếm đóng trên Biển Đông hay dính líu đến những vụ vi phạm nhân quyền. Nhiều tập đoàn trong số này đã nằm trong danh sách đen của bộ Quốc Phòng Mỹ như SMIC, nhà sản xuất chip số một của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã phản ứng tức tối trước việc các công ty của họ bị Washington trừng phạt.

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm nay đã lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ ngừng các hành động mà họ cho là đàn áp “phi lý” đối với các công ty Trung Quốc. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Uông Văn Bân, Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc.

Theo Reuters, đây là nỗ lực mới nhất của tổng thống mãn nhiệm Donald Trump nhằm củng cố chính sách trừng phạt Trung Quốc, vài tuần trước khi tổng thống đắc cử Joe Biden của đảng Dân Chủ nhậm chức.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201218-m%E1%BB%B9-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-%C4%91%C6%B0a-th%C3%AAm-g%E1%BA%A7n-m%E1%BB%99t-tr%C4%83m-c%C3%B4ng-ty-trung-qu%E1%BB%91c-v%C3%A0o-s%E1%BB%95-%C4%91en-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i

Bộ Ngoại giao Mỹ liên tục đăng tweet cảnh báo ‘mối đe dọa thực sự’ từ ĐCSTQ

Đại Nghĩa

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 17/12 tiếp tục cảnh báo mối đe dọa từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trong dòng tweet ngày 17/12, cơ quan này nhắc lại lưu ý của Tổng thống Donald Trump rằng: “Mỹ là một quốc gia có chủ quyền và ưu tiên hàng đầu của chúng tôi luôn là sự an toàn và an ninh của công dân chúng tôi”.

Khoảng 90 phút sau, vào lúc 2h30 sáng theo giờ miền Đông Hoa Kỳ, Bộ này đăng tiếp một thông điệp từ Ngoại trưởng Mike Pompeo rằng, phải mất một “thời gian dài” để Hoa Kỳ và phần còn lại của “thế giới tự do” hiểu được mối đe dọa của ĐCSTQ và màn kết đầy tham vọng bá quyền của chế độ độc tài này, đó là “Thống trị thế giới tự do”.

Trong một dòng tweet tiếp theo, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định: “ĐCSTQ đặt ra một mối đe dọa thực sự. Chúng tôi muốn Trung Quốc tham gia vào trường thế giới theo cách mà chúng tôi yêu cầu đối với mọi quốc gia khác”.

Sau đó, Bộ Ngoại giao Mỹ lại đăng tweet nói rằng: “Mối đe dọa của ĐCSTQ đối với an ninh quốc gia Mỹ đã lan sang thị trường tài chính và tác động đến các nhà đầu tư Mỹ. Hãy tìm hiểu các dòng tiền chảy vào các chỉ số chính hỗ trợ các công ty Trung Quốc tham gia vào sản xuất vũ khí và vi phạm nhân quyền”.

“Chúng ta phải phối hợp với nhau để tiếp tục đánh thức xuyên Đại Tây Dương trước thách thức từ Trung Quốc, vì lợi ích bảo tồn các xã hội tự do, sự thịnh vượng của chúng ta và tương lai của chúng ta”, Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục.

Cơ quan chính phủ của Mỹ cảnh báo: “ĐCSTQ muốn những gì chúng ta có và sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để có được nó, từ ăn cắp đồ của chúng ta đến việc gây sức ép buộc những người chỉ trích ĐCSTQ phải giữ im lặng”.

Trong một dòng tweet mới hơn, Ngoại trưởng Pompeo nhắn nhủ: “Khi đối đầu với sự chuyên chế của ĐCSTQ, mọi người có thể chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ sát cánh cùng các đối tác”.

Trong vài tuần qua, cả Bộ Ngoại giao và ông Pompeo đều mạnh mẽ chỉ trích ĐCSTQ trước những báo cáo nói về tầm ảnh hưởng của chế độ này đối với các ngành công nghiệp, trường đại học và các tổ chức khác của Mỹ và Anh.

Ngoài ra, Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe vào tháng trước cảnh báo rằng, chế độ này đang cố gắng gây ảnh hưởng đến các thành viên Quốc hội Mỹ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bo-ngoai-giao-my-lien-tuc-dang-tweet-canh-bao-moi-de-doa-thuc-su-tu-dcstq.html

Cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc ngừng chuyến đi Châu Âu để giải quyết vụ hack SolarWinds

Tin từ Washington, D.C. – Cố vấn an ninh quốc gia của Tòa Bạch Ốc Robert O’Brien đã cắt ngắn chuyến đi đa quốc gia tới châu Âu để trở về Hoa Kỳ nhằm giải quyết vụ tin tặc xoay quanh việc Nga tấn công các cơ quan chính phủ, báo hiệu những lo ngại ngày càng gia tăng trong chính quyền Tổng thống Trump về một chiến dịch gián điệp mạng lớn nhất trong nhiều năm.

Việc thay đổi kế hoạch đối với ông O’Brien diễn ra hai ngày sau khi có thông tin tiết lộ rằng nhiều cơ quan liên bang đã bị tấn công như một phần của chiến dịch hack toàn cầu đã ảnh hưởng đến các mạng công ty tư nhân trên toàn thế giới.

Ông O’Brien dự kiến sẽ về lại Mỹ vào thứ Bảy (ngày 19 tháng 12). Vụ tấn công đã kéo dài trong nhiều tháng, phần lớn không bị chính quyền Tổng thống Trump và các công ty an ninh mạng phát hiện, cho đến tuần trước. Các viên chức hiện tại và trước đây và các chuyên gia an ninh mạng đã mô tả vụ tấn công này là một hoạt động gián điệp chứ không phải nhằm mục đích làm hỏng mạng máy tính, đồng thời cho biết đây là một thất bại đáng kể về phản gián.

Chiến dịch hack rộng rãi dường như đã bắt đầu khi tin tặc xâm nhập các hệ thống nhu liệu của SolarWinds, một công ty quản trị mạng của Hoa Kỳ làm việc với các cơ quan an ninh quốc gia, chính quyền địa phương, các công ty lớn cùng các nhà thầu quốc phòng trong số 300,000 khách hàng của họ. Đầu tháng 3, khách hàng của SolarWinds đã vô tình cài đặt phần mềm độc hại như một phần của bản cập nhật thường xuyên được phát hành cho một sản phẩm phần mềm có tên Orion. (BBT)

https://www.sbtn.tv/co-van-an-ninh-quoc-gia-toa-bach-oc-ngung-chuyen-di-chau-au-de-giai-quyet-vu-hack-solarwinds/

Lầu Năm Góc tắt toàn bộ hệ thống mạng chạy phần mềm SolarWinds Orion do bị tin tặc tấn công

Sau khi phát hiện tin tặc đã chèn phần mềm độc hại Trojan Horse vào phần mềm SolarWinds Orion, đang được nhiều cơ quan chính phủ Mỹ sử dụng, Lầu Năm Góc đã ban hành bản ghi nhớ khẩn cấp, yêu cầu tắt ngay lập tức mạng truyền thông tuyệt mật SIPRNET.

Mạng bộ định tuyến giao thức Internet bí mật (SIPRNET) đảm nhận xử lý việc truyền tải thông tin tuyệt mật giữa các cơ quan chính phủ. Bản thân Lầu Năm Góc cũng sử dụng nó, cũng như Bộ Ngoại giao, Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), Bộ Tư pháp (DOJ), NASA, NOAA và thậm chí cả Bưu điện Hoa Kỳ (USPS).

Được biết, 3 nguồn tin của Bộ Quốc phòng đã xác nhận đã tắt SIPRNET ngay trong ngày nhận thông báo, điều này rõ ràng là chưa từng có. Bộ An ninh Nội địa (DHS) cũng như các cơ quan liên bang quan trọng khác, cũng đã bị tin tặc tấn công.

Bộ Quốc phòng (DOD) đã thông báo cho các nhân viên của mình rằng sự cố tắt mạng nội bộ vào sáng muộn do bản cập nhật phần mềm khẩn cấp. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đã không đưa ra bình luận ngay lập tức, khi được Just the News yêu cầu cung cấp thêm thông tin về việc ngừng hoạt động có liên quan đến vụ tin tặc tấn công.

“Điều này chưa bao giờ xảy ra vào giữa ngày làm việc. Cập nhật thường được thực hiện vào cuối tuần và sau giờ khuya. Điều này đã được thực hiện trên cơ sở khẩn cấp,” một quan chức Lầu Năm Góc cho biết đã chuyển tiếp.

Việc tắt hệ thống mạng vẫn tiếp diễn trong vài giờ trước khi mạng nội bộ được khôi phục. Nó không áp dụng cho các máy tính hoặc hệ thống điện thoại khác ngoài hệ thống sử dụng SolarWinds.

Nga hay Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công?

Câu chuyện từ truyền thông  cho rằng Nga đứng sau vụ tấn công, còn DHS nói rằng nó “gây rủi ro nghiêm trọng cho Chính phủ Liên bang và các chính quyền bang, địa phương, bộ lạc và lãnh thổ cũng như các tổ chức cơ sở hạ tầng quan trọng và các tổ chức khu vực tư nhân khác.”

Tuy nhiên, những cơ quan khác trong chính quyền lại đang ám chỉ một chính phủ nước ngoài là thủ phạm, mà chính xác là Trung Quốc, dựa trên mọi thứ đã lên đến đỉnh điểm trong năm qua.

Điều đáng chú ý là Dominion Voting Systems – có máy bỏ phiếu ở 28 bang của Mỹ, sử dụng phần mềm SolarWinds và có quan hệ tài chính sâu sắc với chính quyền Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Silver Lake Partners – cổ đông chính của SolarWinds, cũng đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc. Nhiều báo cáo cho rằng các khoản đầu tư vào Trung Quốc của Silver Lake hiện vượt quá 1.000 tỷ USD.

Như đã nói, thật thú vị khi câu chuyện từ truyền thông lại cho rằng Nga là thủ phạm. Mặc dù cho đến nay, không có bằng chứng thực tế nào liên kết Nga với vụ tấn công này, nhưng đối với tất cả những ai theo dõi và tin vào trò lừa bịp của các phương tiện truyền thông chính thống rằng có liên hệ với Nga, sẽ thấy Vladimir Putin cũng sẽ bị đổ lỗi cho cuộc tấn công mới nhất này nhằm vào cơ sở hạ tầng quốc gia Mỹ.

Có lẽ cả Trung Quốc và Nga đều tham gia, nhưng truyền thông và giới chóp bu đã che chắn cho Trung Quốc hoàn toàn trong khi chỉ đổ lỗi cho Nga bằng hành vi tuyên truyền che đậy. Nhiều người bình luận bài báo đồng tình, cho rằng vụ hack SolarWinds Orion chỉ là biểu hiện mới nhất từ sự xâm lược của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ.

Một nhà bình luận của Citizen Free Press đã viết rằng: “Tình huống này có rất nhiều yếu tố”.

“Gã CISA cho biết cuộc bầu cử diễn ra an toàn nhất trong lịch sử và bị Trump sa thải… Tuyên bố rằng đội mũ trắng đã giao thông đến Frankfurt… Tuyên bố Dominion đã sử dụng SolarWinds… Kho bạc đã bị hack… FireEye đã bị tấn công và họ thu hẹp nó thành SolarWinds Orion, bộ não của nó bộ… FireEye giám sát các ứng dụng. SolarWinds giám sát lưu lượng mạng và có thể ghi lại nó, và nhiều hơn thế nữa,” nhà bình luận này cho biết thêm.

Thiện Thành

https://tinhhoa.net/lau-nam-goc-tat-toan-bo-he-thong-mang-chay-phan-mem-solarwinds-orion-do-bi-tin-tac-tan-cong.html

Cơ quan, tổ chức Mỹ bị hack: Trump im lặng, Biden đứng ra trả đũa?

Nga đang bị coi là nơi xuất phát vụ tấn công tin tặc tồi tệ nhất từ trước đến nay đánh vào các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng Tổng thống Donald Trump vẫn chưa lên tiếng. Ông Trump lâu nay vẫn thận trọng với việc quy trách nhiệm cho Moscow về các cuộc tấn công trên mạng.

Việc thiếu vắng một tuyên bố nhằm buộc Nga phải chịu trách nhiệm làm người ta hoài nghi rằng sẽ có sự đáp trả nhanh chóng. Điều này cũng gợi ý rằng bất kỳ hành động trả đũa nào – có thể là các biện pháp trừng phạt, cáo buộc hình sự hay hành động trên mạng – sẽ được gác lại để cho chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Joe Biden xử lý.

Sarah Mendelson, giáo sư ngành chính sách công tại Đại học Carnegie Mellon và là cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp quốc, nói: “Tôi hình dung rằng chính quyền sắp tới muốn lập ra một danh sách các phương án và sau đó sẽ lựa chọn trong số đó”.

Điều chắc chắn là không hề bất thường khi các chính quyền sẽ kiềm chế, không đưa ra các cáo buộc công khai về các vụ tấn công tin tặc cho đến khi họ thu thập đủ bằng chứng.

Trong trường hợp mới xảy ra, các quan chức Hoa Kỳ nói họ chỉ mới biết về những vụ xâm nhập nghiêm trọng tại nhiều cơ quan chính phủ, trong đó các nhân viên tình báo nước ngoài đã bám rễ tới 9 tháng mà không bị phát hiện.

Nhưng phản ứng của ông Trump, hay cũng có thể nói là việc ông không phản ứng, đang được theo dõi chặt chẽ, vì điều này liên quan đến chuyện ông rất chú tâm đến nỗ lực nhằm lật ngược kết quả của cuộc bầu cử tháng 11 song vẫn không đi đến đâu, cũng như liên quan đến chuyện ông từ chối công khai thừa nhận rằng tin tặc Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 theo hướng có lợi cho ông.

Hiện chưa rõ là ông Biden có thể sẽ thực hiện những hành động gì hoặc phản ứng của ông có thể được định hình như thế nào do những lời chỉ trích rằng chính quyền Obama đã không hành động đủ mạnh để ngăn cản sự can thiệp hồi năm 2016.

Mặc dù vậy, ông Biden đưa ra manh mối trong một tuyên bố hôm thứ Năm 17/12 khi ông nói rằng chính quyền của ông sẽ chủ động ngăn chặn các cuộc tấn công trên mạng và sẽ buộc bất kỳ đối thủ nào đứng sau các vụ hack đó phải trả giá.

Các tuyên bố của chính phủ Hoa Kỳ cho đến nay không đề cập đến Nga. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh hôm 14/12, khi được hỏi về sự dính líu của Nga, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo xác nhận rằng Nga luôn cố gắng xâm nhập vào các máy chủ của Mỹ, nhưng ông nhanh chóng chuyển sang nói về các mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên.

Các Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Dick Durbin và Richard Blumenthal nhất định quy trách nhiệm cho Nga. Hai thượng nghị sĩ này đã được báo cáo tóm tắt hôm 15/12 về chiến dịch hack trong một phiên họp mật của Ủy ban Quân vụ.

Ngay trong chính quyền hiện tại, có những dấu hiệu khác cho thấy họ nhận thức rõ ràng về mức độ nghiêm trọng của cuộc tấn công. Vụ này xảy ra sau khi các gián điệp mạng siêu hạng bơm mã độc vào phần mềm của một công ty cung cấp dịch vụ mạng. Cơ quan an ninh mạng dân sự đó đã ra thông báo hôm 17/12, cảnh báo rằng vụ hack tạo ra “rủi ro nghiêm trọng” cho các mạng chính phủ và tư nhân.

Phản ứng từ phía Mỹ có thể bắt đầu bằng một tuyên bố công khai rằng Nga được cho là có trách nhiệm. Đây là quan điểm được nhiều người đồng tình trong chính phủ Hoa Kỳ và trong cộng đồng an ninh mạng.

Tuy nhiên, những tuyên bố như vậy thường không được đưa ra ngay lập tức. Một ví dụ là hồi năm 2014, phải mất vài tuần sau khi thông tin về vụ hack hãng Sony Pictures Entertainment được công khai, chính quyền Obama mới nêu đích danh Triều Tiên, và giám đốc tình báo quốc gia lúc đó – James Clapper – mới xác nhận Trung Quốc là “nghi phạm hàng đầu” trong cuộc tấn công tin tặc vào Vụ Quản trị Nhân sự.

Công khai nêu tên và lên án luôn là một phần của quy trình. Trong một bài viết bày tỏ quan điểm trên New York Times tuần này, cựu cố vấn an ninh nội địa của ông Trump, Thomas Bossert, viết rằng “Hoa Kỳ, cùng với các đồng minh của mình là lý tưởng nhất, phải công khai và chính thức quy trách nhiệm về những vụ hack này”. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh SiriusXM, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mitt Romney nói rằng việc Nhà Trắng không lên tiếng phản đối là điều “hết sức đặc biệt”.

Một khả năng khác là ở cấp liên bang sẽ đưa ra một bản cáo trạng, giả sử là các nhà điều tra có thể thu thập đủ bằng chứng để khép tội các tay tin tặc riêng rẽ. Những vụ án như vậy tốn nhiều công sức và thường mất nhiều năm, và mặc dù những vụ án đó có thể không mang lại nhiều cơ hội truy tố, đưa ra xét xử, song Bộ Tư pháp Mỹ đánh giá rằng chúng có tác dụng răn đe mạnh mẽ.

Các lệnh trừng phạt, một biện pháp lâu đời, thậm chí có thể có nhiều tác động hơn và gần như chắc chắn sẽ được ông Biden cân nhắc. Tổng thống Barack Obama đã trục xuất các nhà ngoại giao Nga vì can thiệp bầu cử năm 2016, và chính quyền Trump cùng các đồng minh phương Tây có hành động tương tự đối với Moscow vì Nga bị cáo buộc đã đầu độc một cựu sĩ quan tình báo ở Anh.

Vạch trần tình trạng tham nhũng của Điện Kremlin, bao gồm cả cách thức Tổng thống Nga Vladimir Putin tích lũy và che giấu tài sản của mình, chính là động thái có thể đạt đến mức độ trả đũa thậm chí còn ghê gớm hơn.

Cựu đại sứ Mendelson nói: “Đây không chỉ là đòn ăn miếng trả miếng hoặc là hack lại hệ thống của họ. Mà là ‘Chúng tôi sẽ nhắm vào những cái thực sự quan trọng với quý vị, đó là số tiền được giấu đi, và lật tẩy ra mạng lưới lớn hơn cũng như nó liên kết với Điện Kremlin ra sao’”.

Hoa Kỳ cũng có thể trả đũa trong không gian mạng, việc này trở nên thuận lợi hơn vì chính quyền Trump đã cho phép và đã dẫn đến một số hoạt động.

Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo năm 2018 rằng các hoạt động tấn công trên mạng đánh vào các đối thủ nước ngoài giờ đây sẽ là một phần trong kho vũ khí của Hoa Kỳ và phản ứng của Hoa Kỳ sẽ không còn mang tính phòng thủ.

Jason Healey, một học giả thuộc Đại học Columbia chuyên về xung đột trên không gian mạng, nói: “Chúng ta hoàn toàn có thể đánh sụp mạng quốc gia của họ. Và bất cứ khi nào chúng ta thấy các nhân viên của họ xuất hiện và hoạt động, thì họ cũng biết rằng chúng ta sẽ truy đuổi họ, dù họ ở đâu”.

Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ cũng đã thực hiện các biện pháp chủ động hơn, với các hoạt động mà các quan chức mô tả là “săn lùng trước”, cho phép họ phát hiện các mối đe dọa trên mạng ở các quốc gia khác trước khi đạt đến mục tiêu đã định. Ví dụ, các quân nhân không gian mạng của quân đội Mỹ đã hợp tác với Estonia trong những tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ trong một chiến dịch chung nhằm phát hiện và phòng thủ trước các mối đe dọa từ Nga.

Jason Healey thuộc Đại học Columbia nói rằng tuy Mỹ cũng có nhiều hoạt động thu thập thông tin trên mạng mang tính chất tấn công – chẳng hạn như nghe trộm điện thoại của các nhà lãnh đạo nước ngoài là đồng minh của Mỹ, và cài phần mềm gián điệp vào các bộ router thương mại – song những nỗ lực như vậy vẫn được xem là có chừng mực so với vụ hack SolarWinds làm 18.000 tổ chức chính phủ và khu vực tư nhân bị nhiễm mã độc.

Healey cho rằng vì bản thân hoạt động gián điệp không phải là tội phạm, nên cách đáp trả tốt hơn cả là hãy tăng gấp ba khả năng phòng thủ an ninh mạng.

David Simon, một chuyên gia an ninh mạng và cựu cố vấn đặc biệt của Bộ Quốc phòng Mỹ, cho rằng những người chịu trách nhiệm về các vụ tấn công tin tặc phải chịu hậu quả – và chính quyền Trump “đã rất thiếu sót trong việc buộc Điện Kremlin phải chịu trách nhiệm”.

Ông viết trong một email: “Chừng nào chưa có chuyện rõ ràng là Hoa Kỳ buộc các đối thủ phải trả giá đắt, chừng đó còn khó có thể thấy Điện Kremlin có sự thay đổi về chất trong hành vi của họ”.

https://www.voatiengviet.com/a/co-quan-to-chuc-my-bi-hack-trump-im-lang-biden-dung-ra-tra-dua/5704744.html

Hoa Kỳ khai tử thiết bị Trung Quốc tại căn cứ quốc phòng trọng yếu

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ hôm 17/12 ban hành lệnh cấm các công ty điện cung cấp thiết bị cho các căn cứ quốc phòng quan trọng nhập khẩu mặt hàng điện từ Trung Quốc. Lệnh này được đưa ra sau khi một vụ tấn công mạng đặc biệt nghiêm trọng từ tin tặc vào ít nhất 6 cơ quan Liên bang nước này.

Theo thông cáo được đưa ra cùng ngày, Bộ Năng lượng Mỹ cho biết lệnh cấm yêu cầu các công ty cung cấp thiết bị cho các căn cứ quốc phòng với điện áp 69kV hoặc cao hơn ngừng thu mua, nhập khẩu, chuyển giao hoặc lắp đặt các thiết bị điện từ Trung Quốc nhưng không cung cấp thông tin về các căn cứ này. 

Các thiết bị điện nằm trong danh sách cấm nói trên bao gồm các hạng mục được sử dụng trong trạm biến áp, phòng điều khiển hoặc nhà máy điện, bao gồm lò phản ứng hạt nhân, tụ điện, máy biến áp, máy phát điện lớn, máy phát điện dự phòng và các thiết bị khác.

“Chúng tôi bắt buộc phải phòng ngừa trước nguy cơ tấn công và khai thác của các đối thủ nước ngoài”, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Dan Brouillette cho biết và nhấn mạnh đây là một trong những bước mà chính quyền Trump đang thực hiện để “làm giảm khả năng của các đối thủ nước ngoài nhắm vào cơ sở hạ tầng điện quan trọng của Mỹ”.

Lệnh cấm này sẽ có hiệu lực từ 16/1. Tuy nhiên từ tháng 5, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh đặt rào cản với việc nhập khẩu một số thiết bị điện từ Nga và Trung Quốc.

Từ Thức (t/h)

https://tinhhoa.net/hoa-ky-khai-tu-thiet-bi-trung-quoc-tai-can-cu-quoc-phong-trong-yeu.html

Cập nhật 17/12: Ratcliffe xác nhận có can thiệp từ nước ngoài, ông Trump sẽ tịch thu phiếu bầu và máy Dominion?

Có một động thái đáng kinh ngạc diễn ra vào hôm 17/12, khi nhà nước ngầm gây áp lực buộc Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI) John Ratcliffe tìm cách trì hoãn báo cáo can thiệp nước ngoài vốn dự kiến ​​sẽ công bố vào ngày 18/12.

Tổng thống Donald Trump phát biểu tại một sự kiện ở bang Ohio vào ngày 6/8/2020.(Ảnh qua Reuters)

Dưới đây là những điểm nổi bật của cập nhật tình hình của ngày hôm 17/12:

Sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử Mỹ đã được DNI John Ratcliffe xác nhận. Tuy nhiên các “sinh vật đầm lầy” nhà nước ngầm trong cộng đồng tình báo (IC) đang cố gắng trì hoãn báo cáo can thiệp từ nước ngoài.

Các phương tiện truyền thông chính rằng vaccine COVID-19 không hiệu quả và không bảo vệ người dân. Việc đeo khẩu trang vẫn được yêu cầu.

Nguồn tin của Intel nói với Maria Martiromo rằng Tổng thống Trump đã thắng cử, họ tin tưởng vào sự phán xét của Tòa án Tối cao (SCOTUS) để dừng đồng hồ. (Chúc may mắn, SCOTUS đã bị Chánh án Tòa án tối cao tham nhũng John Robert tham nhũng làm lụn bại và đang tìm cách chống Trump).

Thượng nghị sĩ Rand Paul: Gian lận cử tri “đã xảy ra” và cuộc bầu cử đã bị đánh cắp theo nhiều cách. “

Tổng thống Trump bình luận về phiên điều trần gian lận bầu cử Thượng viện, xác nhận Krebs (từ CISA) đã nói dối.

Lý do ông Trump nhất định sẽ thắng ở Wisconsin mặc cho kết quả bầu cử đó bị đảo lộn.

Dominion nhận được trát hầu tòa ở bang Michigan và Arizona.

Lầu Năm Góc ra lệnh tắt khẩn cấp mạng máy tính xử lý tài liệu tuyệt mật. (Cửa hậu SIPRNET).

Câu chuyện thực sự đằng sau vụ hack SolarWinds: Hacker mũ trắng thu thập bằng chứng gian lận bầu cử.

Chủ sở hữu của SolarWinds tiết lộ có mối liên hệ giữa Obama và gia đình Clintons.

Thượng nghị sĩ McConnell đã lấy tiền từ Dominion để đóng góp cho cuộc bầu cử.

4 Thượng nghị sĩ hiện sẵn sàng xem xét việc phản đối các cuộc bỏ phiếu đại cử tri vào ngày 6/1. 5  thành viên của Hạ viện sẵn sàng phản đối.

Chiến dịch Snowglobe và cách tỷ phú Patrick Byrne điều tra một hoạt động của Obama nhằm buộc Hillary Clinton với tội danh hối lộ để Obama có thể tranh cử nhiệm kỳ thứ ba thông qua “Tổng thống Clinton vào năm 2016”.

Văn phòng DNI trì hoãn báo cáo can thiệp nước ngoài

Amanda Schoch – Giám đốc Truyền thông Chiến lược ODNI cho biết: “Chiều nay (17/12) DNI đã được các quan chức tình báo thông báo rằng Cộng đồng Tình báo sẽ không đáp ứng thời hạn ngày 18/12, do Lệnh điều hành và Quốc hội đề ra để gửi đánh giá phân loại của IC về các mối đe dọa từ nước ngoài đối với cuộc bầu cử năm 2020 ở Hoa Kỳ. IC đã nhận được báo cáo liên quan kể từ cuộc bầu cử và một số cơ quan vẫn chưa hoàn thành việc phối hợp về sản phẩm. DNI cam kết cung cấp báo cáo này cho thân chủ của chúng tôi nhanh chóng.”

Hôm 16/12, phóng viên CBS – Catherine Herridge đưa tin, Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI) John Ratcliffe nói với CBS rằng đã có sự can thiệp bầu cử nước ngoài của Trung Quốc,Iran và Nga vào tháng 11 năm nay, Gateway Pundit đưa tin.

Phóng viên CBS: Ông Ratcliffe nói gì về gian lận và can thiệp bầu cử?

Catherine Herridge: Vâng DNI Ratcliffe lãnh đạo 17 cơ quan tình báo và ông có quyền truy cập vào thông tin tuyệt mật nhất do chính phủ Hoa Kỳ nắm giữ. Ông nói với CBS News rằng đã có sự can thiệp của nước ngoài bởi Trung Quốc, Iran và Nga vào tháng 11 năm nay và ông dự kiến ​​sẽ có một báo cáo công khai về những phát hiện đó vào tháng 1.

Cơ quan tình báo có thông tin Trung Quốc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 chống lại Tổng thống Trump, Big League Politics đưa tin

Các cơ quan tình báo Mỹ được cho là sở hữu thông tin tình báo cho thấy Trung Quốc đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, thúc đẩy các tổ chức truyền thông do Bắc Kinh thao túng, nhằm bôi nhọ, chụp mũ Tổng thống Donald Trump là người theo chủ nghĩa thượng tôn người da trắng.

Cái gọi là cộng đồng tình báo nổi tiếng không muốn cung cấp bằng chứng ủng hộ những khẳng định có hàm ý lớn, nhưng One America News Network đã đưa tin hôm 16/12 rằng, các quan chức của các cơ quan tình báo liên bang ủng hộ chính quyền Trump, Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe nghi

ngờ Trung Quốc đã can thiệp. Các nhân viên liên bang khác đang cố gắng quét thông tin tình báo cho thấy sự can thiệp của Trung Quốc dưới tấm thảm.

Ratcliffe đã thông báo cho các phần tử tự do của cộng đồng tình báo rằng ông sẽ không ký vào các báo cáo phớt lờ bằng chứng về sự can thiệp của Trung Quốc vào cuộc bầu cử.

Có rất nhiều thông tin tình báo tiết lộ ý định và hành động của Trung Quốc nhằm tác động đến cuộc bầu cử năm 2020. Ratcliffe đang xem xét các báo cáo.

“Đây là một vấn đề lớn. Ratcliffe đã vạch ra một ranh giới trên cát ở Trung Quốc và không lùi bước. Thậm chí, một số người trong nghề cũng đồng ý với ông rằng đám đông ‘Nga Nga Nga’ đang hạ thấp mối đe dọa từ Trung Quốc,” một quan chức an ninh quốc gia cấp cao thông báo với OANN.

Rand Paul: Gian lận cử tri đã xảy ra và cuộc bầu cử bị đánh cắp theo nhiều cách.

Thượng nghị sĩ Rand Paul đã phản đối gian lận cử tri trong cuộc bầu cử năm 2020 trong một phiên điều trần tại Thượng viện, nói rằng gian lận cử tri đã xảy ra và cuộc bầu cử theo nhiều cách bị đánh cắp, Washington Examiner đưa tin.

Đảng Cộng hòa Kentucky cho biết: “Gian lận đã xảy ra trong phiên điều trần tại Thượng viện hôm thứ Tư về an ninh bầu cử. Cuộc bầu cử theo nhiều cách đã bị đánh cắp và cách duy nhất sẽ được khắc phục là trong tương lai, củng cố luật pháp.”

“Chúng tôi không thể nói nó không xảy ra. Chúng tôi không thể nói như vậy, Ồ, 4.000 người đã bỏ phiếu ở Nevada không phải là cư dân của thành phố và chúng tôi sẽ làm lơ điều đó,” Paul nói về các cáo buộc gian lận trên khắp đất nước.

Tổng thống Trump: Điều trần tại Thượng viện cho thấy Christopher Krebs, Giám đốc Cục An ninh mạng đã sai, các thượng nghị sĩ phát hiện gian lận bầu cử tràn lan.

Tổng thống Donald Trump cho biết Ủy ban An ninh Nội địa Thượng viện đã phát hiện thấy trục trặc của máy bầu cử trên diện rộng, bỏ phiếu ngoài tiểu bang, quy trình bất hợp pháp và việc sử dụng các lá phiếu rởm đã diễn ra.

Krebs tuyên bố một cách sai lầm rằng cuộc bầu cử năm 2020 là an toàn nhất từ ​​trước đến nay.

Tuy nhiên, các cuộc kiểm toán mới nhất cho thấy máy bỏ phiếu Dominion đã được thiết lập trước để chuyển đổi các lá phiếu và được điều khiển từ xa ở nước ngoài. Thượng nghị sĩ Rand Paul cũng lên án Krebs bằng cách nói rằng tuyên bố của ông chỉ đề cập đến sự an toàn trước sự can thiệp bầu cử nước ngoài chứ không phải các bất thường trong nước.

Ông Trump cho biết : “Chris Krebs đã hoàn toàn bực tức vì bị chứng minh đã sai trong Phiên điều trần của Thượng viện về Cuộc bầu cử năm 2020. Gian lận với quy mô khổng lồ diễn ra với máy móc, những người bỏ phiếu từ ngoài tiểu bang, những người bất hợp pháp, những người đã chết, phiếu không có chữ ký – và nhiều hơn thế nữa!”

Thiện Thành

https://tinhhoa.net/cap-nhat-17-12-dni-xac-nhan-co-can-thiep-tu-nuoc-ngoai-yeu-cau-ong-trump-tich-thu-phieu-bau-va-may-dominion.html

Georgia tiến hành xác minh chữ ký với phiếu bầu qua thư toàn bang

Lý Minh

Hôm thứ Năm (17/12) Thư ký bang Georgia Brad Raffensperger công bố tiểu bang sẽ tiến hành xác minh chữ ký trên các phiếu bầu vắng mặt đối với 159 quận thuộc tiểu bang.

Ông Raffensperger thông báo rằng việc đối chiếu chữ ký sẽ được thực hiện với sự hợp tác của Đại học Georgia. Nghiên cứu được thực hiện với một tập mẫu chữ ký ngẫu nhiên trong các phiếu bầu qua thư. Tuyên bố này được đưa ra sau khi văn phòng Thư ký tiểu bang chấp thuận kiểm tra chữ ký phiếu bầu đối với quận Cobb của bang.

Trước đó, Tổng thống Trump đã liên tục yêu cầu thống đốc và chánh thư ký tiểu bang Georgia xác minh chữ ký đối với phiếu bầu qua thư. Bang này cũng đã tiến hành hai cuộc kiểm phiếu lại trên toàn tiểu bang và phát hiện nhiều sai phạm về hàng ngàn phiếu bầu tuy nhiên chưa đủ để lật ngược kết quả cuộc bầu cử.

Chiến dịch của Tổng thống Trump đã yêu cầu tiểu bang Georgia tái kiểm phiếu lại lần thứ 2 vào ngày 21/11 và cáo buộc tình trạng thiếu xác minh chữ ký, cũng như các biện pháp bảo vệ quan trọng khác trong vòng tái kiểm phiếu đầu tiên. Nhóm của Tổng thống Trump nói rằng, nếu không có xác minh chữ ký, thì vòng tái kiểm phiếu đầu tiên là vô nghĩa, chẳng khác gì màn kiểm phiếu giả tạo.

Kể từ cuộc bầu cử tháng 11, tổng thống Trump đã lên tiếng chỉ trích các quan chức bầu cử của Georgia và Thống đốc Brian Kemp. Tổng thống cũng yêu cầu ông Kemp thuyết phục Cơ quan lập pháp của Georgia tổ chức một cuộc bầu cử đặc biệt.

Đêm muộn ngày 14/12, Luật sư Lin Wood đã tweet: “Tổng thống Trump là một người tốt. Ông ấy thực sự không muốn sa thải bất kỳ ai. Tôi cá là ông ấy không muốn đưa mọi người vào tù, đặc biệt là [người của] Đảng cộng hòa. Ông ấy đã cho Thống đốc tiểu bang Georgia Brian Kemp và Chánh Thư ký Brad Raffensperger mọi cơ hội để sửa chữa sai lầm. Nhưng họ đã không làm. Họ sẽ sớm phải ngồi tù”. Tổng thống Trump cũng đã tweet lại bài đăng này của Luật sư Lin Wood.

Kể từ ngày bỏ phiếu bầu cử tổng thống 3/11, nhiều nhân chứng đã tuyên thệ cáo buộc những hành vi gian lận bầu cử trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020 tại tiểu bang Georgia. Tổng thống Trump cũng từng nói rằng, tiểu bang Georgia là một “ổ tham nhũng” và có rất nhiều vụ tham nhũng đã bị phanh phui.

Luật sư Powell đã từng cho hay, tiểu bang Georgia không cập nhật hệ thống bầu cử nhưng lại chi 107 triệu USD để mua 30.000 máy bỏ phiếu Dominion trước cuộc bầu cử. Một số phân tích trên phương tiện truyền thông chỉ ra rằng, nguồn gốc của hàng loạt vụ tham nhũng này có thể là do mối quan hệ thân thiết giữa chính quyền tiểu bang Georgia và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/georgia-tien-hanh-xac-minh-chu-ky-voi-phieu-bau-qua-thu-toan-bang.html

Covid-19: Vaccine thứ hai của Mỹ sắp được phê duyệt

Một hội đồng chuyên gia của Mỹ đã bỏ phiếu để khuyến nghị phê duyệt khẩn cấp vaccine virus corona thứ hai.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) dự kiến ​​sẽ thực hiệu theo khuyến nghị này, nghĩa là vaccine Moderna có thể bắt đầu được sử dụng ở Mỹ sớm nhất là vào tuần tới.

Cuộc bầu bán diễn ra vài ngày sau khi nước này bắt đầu triển khai tiêm vaccine của Pfizer-BioNTech.

Vaccine Covid thứ hai sắp được Hoa Kỳ chấp thuận

Virus corona: Vaccine Moderna đạt hiệu quả đến 95%

Mỹ đã ghi nhận số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Đầu tuần này, con số tử vong vì virus corona của Mỹ đã vượt qua 300.000 người.

Ban cố vấn hôm thứ Năm đã bỏ phiếu với tỉ lệ 20 ủng hộ – 0 chống với một người không bỏ phiếu, cho rằng ích lợi của vaccine Moderna lớn hơn rủi ro đối với những người từ 18 tuổi trở lên. Cũng ủy ban này, vào tuần trước, đã ủng hộ vaccine Pfizer/BioNTech, dẫn đến việc cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp trong ngày hôm sau.

Covid-19: Vaccine của Pfizer và BioNTech ‘hiệu quả trên 90%’

Virus corona: Chuyên gia Mỹ khuyến nghị phê duyệt vaccine Pfizer

Covid-19: Mỹ phê duyệt vaccine của Pfizer

Cuộc bỏ phiếu diễn ra sau khi các cơ quan quản lý báo cáo hồi đầu tuần này rằng vaccine Moderna an toàn và hiệu quả 94%.

Mỹ đã đồng ý mua 200 triệu liều và 6 triệu có thể sẵn sàng được vận chuyển ngay sau khi vaccine được FDA chấp thuận.

Vaccine Moderna khác gì với Pfizer?

Vaccine Moderna cần được vận chuyển trong nhiệt độ khoảng -20C – tương tự như trong tủ đông thông thường.

Pfizer, trong khi đó, cần được giữ ở nhiệt độ gần -75C, khiến việc vận chuyển khó khăn hơn nhiều.

Giống như vaccine Pfizer, vaccine Moderna cũng cần tiêm mũi thứ hai. Người được chủng ngừa phải chích liều Moderna sau liều đầu tiên 28 ngày.

Công ty Moderna có trụ sở tại Cambridge, tiểu bang Massachusetts, và nói rằng nếu được chấp thuận, “phần lớn” vaccine của họ sẽ được sản xuất ở đó.

Thuốc của Pfizer đang được sản xuất ở một số quốc gia, gồm cả Đức và Bỉ.

Những quốc gia nào khác đã đặt hàng vaccine Moderna?

Ở Canada, chính phủ có kế hoạch nhận được hai triệu liều vaccine Moderna vào tháng Ba – một phần trong tổng số 56 triệu liều.

Vương quốc Anh đã đặt hàng trước 7 triệu liều vaccine Moderna.

Tháng trước, Liên minh châu Âu đã ký hợp đồng mua 80 triệu liều – hợp đồng có hiệu quả tùy chọn mua thêm 80 triệu liều nữa – một khi vaccine này được chứng mình là an toàn và hiệu quả.

Nhật Bản đã đăng ký 50 liều Moderna, Hàn Quốc đặt 20 triệu liều và Thụy Sĩ là 7,5 triệu liều, theo tài liệu do Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Y tế Toàn cầu của Đại học Duke tổng hợp.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55285484

Covid-19: Mỹ sử dụng 2 loại vac-xin cùng lúc

Thanh Hà

Đến lượt vac-xin của Moderna được phép lưu hành tại Hoa Kỳ. Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Mỹ, khuyến cáo sử dụng vac-xin do tập đoàn Moderna bào chế. Hàng triệu liều thuốc sẽ nhanh chóng được phân phối song song với vac-xin của Pfizer.

Khuyến cáo được đưa ra hôm qua, 17/12/2020, trong bối cảnh trong nhiều ngày liên tiếp virus corona cướp đi sinh mạng của hơn 3.000 bệnh nhân trong 24 giờ và số ca lây nhiễm hàng ngày vẫn dao động ở mức 250.000 người.

Thông tín viên Loubna Anaki từ New York tường trình :

Sự chấp thuận của  Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Mỹ FDA giúp tăng cường chiến dịch tiêm chủng đại trà được khởi động từ đầu tuần. Theo cơ quan này, vac-xin của Moderna chống Covid-19 có thể sử dụng càng sớm càng tốt.

Quyết định sau cùng được đưa ra vào thứ Sáu 18/12/2020 và điều đó có nghĩa là ngay từ cuối tuần này, sáu triệu liều có thể được phân phối trên toàn lãnh thổ Mỹ. Sáu triệu liều vac-xin đó tăng cường thêm cho ba triệu liều thuốc của tập đoàn Pfizer đã được phân phối từ  thứ Hai đầu tuần.

Theo đánh giá của các giới chức Mỹ, lợi thế của vac-xin do Moderna bào chế là có thể được phân phối một cách rộng rãi đến các vùng nông thôn và hẻo lánh, do không cần phải giữ lạnh ở mức độ cao như thuốc của Pfizer. Trong khi đó, vac-xin của Pfizer phải được bảo quản ở nhiệt độ âm 70°C.

Với giấy phép cấp cho hai loại vac-xin, chiến dịch chích ngừa sẽ tăng tốc khi mà các tập đoàn dược phẩm có thể sản xuất nhiều hơn để bảo đảm một cách liên tục nhu cầu tiềm chủng. Hiện tại ưu tiên được dành cho nhân viên y tế và những người cao tuổi trong các viện dưỡng lão.

Tất cả đang diễn ra trong bối cảnh số người bị nhiễm và tử vong tiếp tục tăng lên tại Mỹ. Hôm qua đã có 3611 bệnh nhân qua đời vì Covid-19.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201218-covid-19-m%E1%BB%B9-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-2-lo%E1%BA%A1i-vac-xin-c%C3%B9ng-l%C3%BAc

Mỹ: Tử vong hàng ngày vì COVID tăng cao kỷ lục

Số tử vong hàng ngày vì COVID tại Mỹ tăng cao kỷ lục 3.580 người và số ca nhập viện tăng trong 19 ngày liên tiếp tính tới 16/12. Các nhà ban hành qui định hôm 17/12 xem xét liệu có thể chấp thuận thêm một vaccine chống COVID nữa hay không.

Có thêm 232.255 ca nhiễm được báo cáo. Đây là số ca nhiễm mỗi ngày cao hàng thứ nhì từng được ghi nhận, trong lúc California trở thành tiểu bang đầu tiên báo cáo hơn 50.000 ca nhiễm một ngày, theo số liệu của Reuters.

Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới với 307.767 người chết và gần 17 triệu ca nhiễm trong lúc nhiều người Mỹ và chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Donald Trump kháng lại lệnh ở nhà và không chịu mang khẩu trang.

Tuy nhiên sẽ có thêm công cụ bảo vệ với vaccine thứ hai sắp được Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận.

Một ủy ban cố vấn bên ngoài FDA dự kiến trong ngày 17/12 sẽ tán đồng việc cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine của công ty Moderna, một tuần sau khi ủy ban này ủng hộ vaccine của Pfizer và đối tác Đức BioNTech.

Sau khi uỷ ban tán thành, FDA đã cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine Pfizer một ngày sau đó, mở cửa cho chương trình chủng ngừa rộng rãi bắt đầu hôm 13/12.

Khoảng 570 trung tâm phân phối vaccine đã nhận được những chuyến hàng sơ khởi vào ngày 14/12 và 15/12, và thêm 886 địa điểm nữa sẽ nhận được vaccine vào ngày 18/12, Đại tướng Gustave Perna, viên chức điều hành hàng đầu của chiến dịch Operation Warp Speed của chính phủ nói.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-t%E1%BB%AD-vong-h%C3%A0ng-ng%C3%A0y-v%C3%AC-covid-t%C4%83ng-cao-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c-/5703889.html

Quận Los Angeles có 2 người chết mỗi giờ vì COVID

Tin Los Angeles, California – Theo thống kê, trung bình cứ mỗi giờ, LA County lại có 2 người chết vì Covid-19, trong bối cảnh các bệnh viện tại quận hạt đông dân nhất California đang vất vả đối phó với tình trạng quá tải vì bệnh nhân coronavirus.

Giám đốc Sở y tế Los Angeles County, bà Barbara Ferrer, nói rằng số người chết trung bình vì Covid tại quận hạt đã tăng 267% kể từ ngày 9 tháng 11, lên 44 người một ngày vào tuần trước, và nhiều khả năng sẽ còn cao hơn nữa trong tuần này. Bà Ferrer cho biết, con số này có nghĩa là cứ mỗi giờ trôi qua, quận hạt lại có 2 cư dân chết vì Covid-19.

Vào thứ Năm, 17 tháng 12, viên chức y tế LA County bắt đầu cảm thấy áp lực, sau khi quận hạt vào 1 ngày trước đó đã phá nhiều kỷ lục về số ca bệnh mới, số người tử vong, và số người nhập viện. Số ca bệnh tăng cao đã tạo ra tình huống khủng hoảng tại nhiều bệnh viện, nơi hiện đã nhận tổng cộng hơn 4,600 bệnh nhân Covid. Khoảng 21% trong số này đang được chữa trị trong khu chăm sóc đặc biệt ICU.

Theo nhà chức trách, dựa theo xu hướng hiện tại, các bệnh viện tại LA County có thể phải nhận từ 750 đến 1,350 bệnh nhân Covid mỗi ngày, vào giai đoạn cuối tháng 12. Tính đến thứ Tư, quận hạt LA, nơi có đến 10 triệu dân, chỉ còn tổng cộng 102 giường ICU còn trống và 814 giường bệnh thông thường.

Theo ước tính, nhu cầu về giường ICU sẽ vượt quá khả năng đáp ứng của LA County trong vòng 1 tháng. Vào thứ Tư, viên chức tiểu bang cho biết số giường ICU còn trống tại 11 quận hạt miền nam California đã giảm xuống mức báo động là 0.5%. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/quan-los-angeles-co-2-nguoi-chet-moi-gio-vi-covid/

Thượng nghị sĩ Rand Paul: Cuộc bầu cử đã bị đánh cắp theo nhiều cách, tòa án tránh né không xét xử

Trong phiên điều trần tại Thượng viện về tính liêm chính của cuộc bầu cử hôm 16/12, Thượng nghị sĩ Rand Paul tuyên bố ông tin rằng cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 đã bị đánh cắp và gian lận đã xảy ra theo nhiều cách.

Thượng nghị sĩ Rand Paul đặt câu hỏi trong phiên điều trần của Ủy ban An ninh Nội địa & Các vấn đề Chính phủ của Thượng viện để thảo luận về an ninh bầu cử và quy trình bầu cử năm 2020 trên Đồi Capitol ở Washington vào ngày 16/12/2020. (Ảnh qua AP)

“Chúng tôi không thể chỉ nói rằng nó đã không xảy ra. Chúng tôi không thể chỉ nói 4.000 người đã bỏ phiếu ở Nevada không phải là cư dân thành phố này và chúng tôi sẽ bỏ qua nó, chúng tôi sẽ giấu nó dưới tấm thảm và nói ồ, tòa án đã quyết định sự thật. Tòa án đã không quyết định các các vụ việc. Các tòa án không bao giờ xem xét sự thật,” ông nói.

“Tòa án không thích bầu cử. Họ đã tránh xa nó bằng cách tìm một cái cớ, làm lơ hoặc cách khác, để tránh né. Nhưng gian lận đã xảy ra. Cuộc bầu cử đã bị đánh cắp theo nhiều cách. Và cách duy nhất để nó được khắc phục là trong tương lai, củng cố các luật lệ,” ông tiếp tục.

Thượng nghị sĩ Paul cho biết từ trước đến nay, các tòa án rất kín tiếng trong việc can dự vào các cuộc bầu cử và xem xét gian lận, nhưng ông hy vọng họ sẽ xem xét câu hỏi liệu những người không phải là nhà lập pháp, chẳng hạn như các thư ký bang, có thể thay đổi luật bầu cử của bang mà không có sự chấp thuận của cơ quan lập pháp hay không.

“Điều này đã xảy ra ở rất nhiều bang. Có lẽ 20 bang đã quyết định chấp nhận các lá phiếu sau cuộc bầu cử. 20 bang quyết định họ có thể gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc gửi phiếu bầu, tất cả đều không có quyết định ​​của cơ quan lập pháp,” ông nói.

Ken Starr, cựu thẩm phán tòa phúc thẩm, tổng luật sư khu vực 39 của Hoa Kỳ, và cố vấn đặc biệt cho cuộc điều tra Whitewater đối với chính quyền Clinton, cho biết Hiến pháp rất rõ ràng rằng các cơ quan lập pháp tiểu bang có đặc quyền xác định những quy định của cuộc bầu cử và luật pháp.

“Tôi phải nói rằng điều đó đã vi phạm rõ ràng ở Pennsylvania, và có lẽ ở cả những nơi khác,” ông nói với tư cách là nhân chứng tại phiên điều trần Giám sát Thượng viện và Cải cách Chính phủ.

Paul trả lời: “Vâng, vì vậy tôi nghĩ câu hỏi pháp lý có một câu hỏi rất dễ dàng để quyết định. Tôi nghĩ ngay cả với tư cách là một bác sĩ, tôi có thể nhận ra rằng ngoại trưởng không thể tạo ra luật.”

Ông cũng kêu gọi các cơ quan lập pháp bang tái khẳng định rằng luật bầu cử chỉ có thể được thay đổi bởi cơ quan lập pháp bang và cho biết Quốc hội nên tổ chức các phiên điều trần để đảm bảo các cơ quan lập pháp bang thực hiện điều đó.

“Mặc dù chúng tôi sẽ không ra lệnh cho các tiểu bang, nhưng tôi nghĩ chúng tôi nên có các phiên điều trần vào năm tới, điều trần từ các cơ quan lập pháp tiểu bang và những gì họ sẽ làm để đảm bảo luật bầu

cử được tuân thủ, không bị thay đổi bởi những người không các cơ quan lập pháp và chúng tôi thực sự quan tâm đến điều đó,” ông nói.

Paul cũng cho biết Christopher Krebs, cựu giám đốc Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng (CISA), đã nói rằng đây là “cuộc bầu cử an toàn nhất, về bảo mật và công nghệ internet,” mà lại không thảo luận về gian lận cử tri.

“Tôi không nghĩ rằng ông ấy đã kiểm tra điều đó. Anh ta đã kiểm tra những người không phải là công dân bỏ phiếu? Vì vậy, để nói rằng đó là cuộc bầu cử an toàn nhất, chắc chắn, tôi đồng ý với tuyên bố của bạn nếu bạn đang đề cập đến sự can thiệp của nước ngoài,” Paul cho biết.

Thượng nghị sĩ Paul cũng đã nói với Krebs, người cũng đã làm chứng tại phiên điều trần rằng:

“Nếu ông  nói rằng đó là cuộc bầu cử an toàn nhất, không có người chết nào được bỏ phiếu, không có người không phải là công dân bỏ phiếu, không có người nào vi phạm các quy tắc vắng mặt, tôi nghĩ điều đó là sai lầm, và tôi nghĩ đó là điều khiến nhiều người bên phía chúng tôi khó chịu là họ đang coi tuyên bố của ông có nghĩa là, ‘Ồ, không có vấn đề gì trong cuộc bầu cử cả.’”

“Tôi không nghĩ rằng ông đã xem xét bất kỳ vấn đề nào mà chúng tôi đã nghe thấy ở đây. Vì vậy, thực sự ông đang đề cập đến một cái gì đó khác đi chính là cách tôi nhìn nhận,” Thượng nghị sĩ bang Kentucky kết luận.

Thiện Thành

https://tinhhoa.net/thuong-nghi-si-rand-paul-cuoc-bau-cu-da-bi-danh-cap-theo-nhieu-cach-toa-an-tranh-ne-khong-xet-xu.html

Phó Tổng thống Pence: Chiến dịch Trump sẽ tiếp tục chiến đấu và chiến thắng

Phó Tổng thống Mike Pence hôm 17/12 tuyên bố chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump sẽ tiếp tục chiến đấu trong cuộc bầu cử đang tranh cãi, cho đến khi mọi phiếu bầu hợp pháp được tính và sẽ cứu nước Mỹ.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho mọi cuộc bỏ phiếu hợp pháp ở Mỹ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu để giữ lợi thế trong Thượng viện Hoa Kỳ. Pence nói trong một cuộc biểu tình ở Columbus, Georgia, với Thượng nghị sĩ Kelly Loeffler và David Perdue. Chúng tôi sẽ thắng Georgia, và chúng tôi sẽ cứu nước Mỹ.”

“Tôi thực sự biết ơn vì tất cả các bạn đã có mặt hôm nay, tôi thực sự là như vậy. Và với mỗi người trong số các bạn, tôi sẽ hứa với các bạn. Khi cuộc tranh cử của chúng tôi tiếp tục diễn ra tại các tòa án trên khắp đất nước, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi mọi cuộc bỏ phiếu hợp pháp được tính, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi mọi cuộc bỏ phiếu bất hợp pháp bị loại bỏ và chúng tôi sẽ không ngừng đấu tranh để làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại,” ông Pence nói thêm.

Trump đang phản đối kết quả bầu cử, chỉ ra gian lận được cáo buộc và xác nhận và những bất thường khác. Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden đã nói rằng gian lận không ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử và đã nhiều lần tuyên bố chiến thắng.

Thời báo Epoch Times chưa tuyên bố người thắng cử cho đến thời điểm này.

Thượng nghị sĩ Loeffler và Perdue đều đang phải đối mặt với cuộc đua ở giai đoạn nước rút vào tháng tới sau khi không giành được đa số phiếu bầu vào ngày 3/11. Loeffler đang trong cuộc đua với mục sư Raphael Warnock của thành phố Atlanta trong khi Perdue đang cạnh tranh với nhà làm phim Jon Ossoff. Nếu đảng Dân chủ giành chiến thắng trong Nhà Trắng ở cả hai cuộc đua, họ sẽ kiểm soát Thượng viện thông qua số phiếu thuận lợi mà phó tổng thống có thể bỏ.

Bà Loeffler nói với người tham gia buổi mít tinh Ossoff là một “quỹ tín thác xã hội chủ nghĩa” trong khi Warnock là “một nhà tự do cấp tiến và một người theo chủ nghĩa Marx.”

“Chúng ta sẽ thấy người theo chủ nghĩa Marxist đầu tiên được bầu vào Thượng viện nếu chúng ta không giành chiến thắng trong các cuộc đua này,” bà nói.

Phó Tổng thống Pence đã đến  bang Georgia để hỗ trợ các thượng nghị sĩ Cộng hòa, 2 ngày sau khi Biden đến thành phố Atlanta để tập hợp với Ossoff và Warnock.

Biden nói với một đám đông rằng họ nên ra ngoài bỏ phiếu vì đảng Dân chủ sẽ giúp ông ban hành chương trình nghị sự nếu ông thắng cử tổng thống.

“Còn rất nhiều điều chúng ta có thể làm được, về COVID, về phục hồi nền kinh tế, về chăm sóc sức khỏe, về quyền bầu cử, về tư pháp hình sự, công bằng chủng tộc, về biến đổi khí hậu, chúng tôi có thể làm được rất nhiều điều. Nhiều điều có thể làm cho cuộc sống của người dân Georgia và cả đất nước trở

nên tốt đẹp hơn rất nhiều. Và chúng tôi cần những thượng nghị sĩ sẵn sàng làm điều đó vì Chúa,” ông nói.

“Chúng tôi cần phải làm đúng bởi Joe Biden. Chúng tôi cần đảm bảo Joe Biden có thể vượt qua chương trình nghị sự của mình,” Ossoff nói thêm.

Warnock cáo buộc Loeffler đang tìm cách đánh lạc hướng người dân Georgia vì bà chỉ tại vị còn không đến 10 tháng nữa.

Loeffler được Thống đốc bang Georgia của Đảng Cộng hòa Brian Kemp bổ nhiệm để thay thế Thượng nghị sĩ Johnny Isakson đã nghỉ hưu. Người chiến thắng trong cuộc vượt cạn của họ sẽ chỉ tại vị trong hai năm, kết thúc nhiệm kỳ của Isakson. Người chiến thắng trong cuộc vượt cạn lần này sẽ có thêm sáu năm tại vị.

Thiện Thành

https://tinhhoa.net/pho-tong-thong-pence-chien-dich-trump-se-tiep-tuc-chien-dau-va-chien-thang.html

Người Mỹ bản địa đầu tiên trong lịch sử ‘được chọn vào nội các Biden’

Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ đề cử một người Mỹ bản địa làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong chính quyền của mình, truyền thông Mỹ cho biết.

Nếu được chấp thuận, Dân biểu Deb Haaland sẽ là người bản địa đầu tiên lãnh đạo Bộ Nội vụ – nơi quản lý các vấn đề đất công, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề liên quan đến người Mỹ bản địa.

Bà cũng sẽ là người Mỹ bản địa đầu tiên trong vai trò thư ký nội các.

Các nhóm quyền bản địa và đảng Dân chủ tiến bộ đã thúc đẩy việc đề cử nhà lập pháp bang New Mexico này trong những tuần gần đây.

Mitch McConnell: Đồng minh cấp cao của Trump chúc mừng Biden

Những người cuối cùng quyết định ai là tổng thống Hoa Kỳ

Con tàu nước Mỹ chênh vênh trong bốn năm tới

Tối cao Pháp viện bác các vụ kiện về bầu cử do Trump hậu thuẫn

Bà Haaland nói: “Thật vinh dự là người thúc đẩy chương trình khí hậu Biden-Harris, giúp sửa chữa các mối quan hệ của các chính phủ với các Bộ lạc mà Chính quyền Trump đã hủy hoại, và giữ vai trò thư ký nội các người Mỹ bản địa đầu tiên trong lịch sử đất nước” trong một tuyên bố được New York Times trích lời.

Bà Haaland, 60 tuổi, là thành viên của bộ lạc Laguna Pueblo và đã làm nên lịch sử khi là một trong hai phụ nữ Mỹ bản địa đầu tiên được bầu vào Quốc hội năm 2018.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi mô tả bà Haaland là một trong những thành viên Quốc hội được kính trọng nhất.

Dân biểu đảng Dân chủ tiến bộ Alexandria Ocasio-Cortez ca ngợi việc đề cử bà Haaland là làm nên “lịch sử trên nhiều cấp độ”.

“Bà ấy mang lại một cam kết về khí hậu và công lý cho vị trí này, và sức nặng lịch sử của việc có một phụ nữ bản địa, không kém phần tiến bộ, phụ trách đất đai liên ban,g là rất lớn.”

Với tư cách là Bộ trưởng Nội vụ, bà Haaland sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách môi trường của chính quyền. Chúng bao gồm giúp chính phủ liên bang chấm dứt nhiên liệu hóa thạch. Bang New Mexico của bà Haaland là một phần của Liên minh Khí hậu Hoa Kỳ và đã đặt ra các mục tiêu khí hậu táo bạo của riêng mình.

Bà Haaland cũng có hai năm kinh nghiệm trong Ủy ban Tài nguyên Thiên nhiên.

Tổng cộng, bà sẽ giám sát 500 triệu mẫu đất liên bang, 62 công viên quốc gia và làm việc với 1,9 triệu người Mỹ bản địa từ 574 bộ lạc được liên bang công nhận. Bộ trưởng nội vụ Mỹ cũng quản lý Cục quản lý quỹ ủy thác, nơi quản lý các vấn đề tài chính của người Mỹ bản địa và Cục giáo dục bản địa.

Việc bổ nhiệm bà cũng sẽ có ý nghĩa văn hóa đáng kể, vì bộ nội vụ đã từng xung đột trong lịch sử với các nhóm người Mỹ bản địa. Ví dụ, nhiều công viên quốc gia, như Yellowstone, đã bị chính phủ Hoa Kỳ đưa ra khỏi đất của người bản địa.

Hơn 120 thủ lĩnh bộ lạc đã tham gia một bản kiến nghị từ Trung tâm Hành động Pháp luật Nhân dân Lakota để ủng hộ bà Haaland. Ngoài ra, những người nổi tiếng và nhà hoạt động môi trường cũng kêu gọi tổng thống đắc cử chọn bà.

Một bản kiến nghị của Change.org về việc lựa chọn bà Haaland đã nhận được gần 40.000 chữ ký hôm thứ Năm.

Sự đề cử bà Haaland có nghĩa là đa số đảng Dân chủ trong hạ viện của Quốc hội trở nên mỏng hơn – chỉ còn ba ghế cho đến khi người thay thế bà Haaland và những người được bổ nhiệm trong nội các được bầu.

‘Tôi nhìn thấy chính mình khi tôi thấy Deb’

Chúng tôi đã hỏi người Mỹ bản địa về những gì họ nghĩ về việc đề cử bà Haaland.

Tiến sĩ Twyla Baker, 44 tuổi, đến từ Bắc Dakota, là công dân Mandan, Hidatsa và Arikara và là chủ tịch trường đại học danh giá của ba bộ tộc trực thuộc này.

Bà cảm thấy thế nào?

Tôi nhìn thấy chính mình khi tôi thấy Deb. Những thứ quan trọng đối với tôi – các trường đại học bộ lạc, giáo dục bản địa, v.v. – đều quan trọng đối với bà ấy và tôi đã thấy bà ấy thể hiện điều đó, nói về điều đó và ủng hộ nó. Ngạc nhiên. Tôi vẫn đang bị sốc.

Ba bộ lạc liên kết của tôi thực sự có quyền lợi được đảm bảo bởi vì chúng tôi hiện đang hầu tòa với Bộ Nội vụ để đấu tranh cho quyền đất đai của chúng tôi. Vì vậy, việc bà ấy được bổ nhiệm làm bộ trưởng là một tin đáng hoan nghênh và tôi hy vọng chúng tôi sẽ thấy tiếng nói của lý trí và quyền đất đai của chúng tôi được khôi phục.

Tại sao điều này lại quan trọng như vậy lúc này?

Chúng tôi đã thua rất nhiều và đã lùi bước với các chính quyền cuối cùng này trong việc bảo vệ đất đai và tài nguyên của chúng tôi.

Để có một bước đột phá như thế này là một việc thực sự lớn. Sẽ thật tuyệt vời khi các con gái của tôi – và con trai tôi – nhìn thấy ai đó như Deb ở một vị trí tầm cỡ như thế này.

Jordan Daniel, 32 tuổi, đến từ South Dakota, là một phụ nữ Lakota và là một nhà hoạt động ở Los Angeles, người điều hành một tổ chức phi lợi nhuận nhằm nâng cao tiếng nói của người bản địa.

Bạn cảm thấy thế nào?

Việc này có ý nghĩa rất lớn đối với tôi và với cộng đồng bản địa cho đến nay chỉ nhìn thấy phản hồi trên mạng xã hội.

Những người không phải là người bản xứ sẽ có thể tận mắt chứng kiến một số khó khăn mà chúng tôi phải đối mặt, cũng như khả năng phục hồi của chúng tôi.

Tại sao điều này lại quan trọng như vậy bây giờ?

Chúng tôi liên tục phải lên tiếng chống lại sự bất công mà cộng đồng của chúng tôi đang phải đối mặt. Và điều này mang lại cho chúng tôi một vị trí – để đảm bảo các quyền của người bản địa có thể được coi trọng, chỉ ra chủ quyền bản địa là gì và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn trong tương lai.

Dân biểu Haaland đảm bảo rằng người bản địa không bị bỏ rơi khỏi các gói cứu trợ Covid. Hai lần rồi. Vì vậy, việc có tiếng nói, tác động và ảnh hưởng này trên quy mô quốc gia sẽ giúp ích rất nhiều cho cộng đồng của chúng tôi và cả thế hệ tiếp theo của chúng tôi.

Tường thuật bởi Sam Cabral

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55359595

Nghị sĩ Đảng Dân chủ AOC: Bà Pelosi và ông Schumer nên từ chức

Hôm 16/12, Alexandria Ocasio-Cortez (AOC) – Hạ nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ của bang New York đã nói với giới truyền thông rằng, bây giờ đã đến lúc Chủ tịch Hạ viện đương nhiệm Nancy Pelosi và Lãnh đạo phe Thiểu số Thượng viện Chuck Schumer nên từ chức.

Bà AOC chỉ trích rằng, Đảng Dân chủ đã thất bại nặng nề trong cuộc chiến giành ghế nghị sĩ quốc hội trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2020. Mặc dù cuối cùng vẫn giữ được đa số ghế tại Hạ viện, nhưng đã mất 9 ghế Hạ nghị sĩ, đồng thời kế hoạch giành quyền kiểm soát Thượng viện cũng gặp phải trở ngại. Ngoại giới dự đoán rằng, bà Pelosi có thể sẽ mất chức Chủ tịch Hạ viện. Nhưng trong mắt của phe cực tả, chỉ mình bà Pelosi nhường vị trí là vẫn chưa đủ.

Theo hãng truyền thông bảo thủ Newsmax đưa tin, trong một cuộc phỏng vấn hôm 16/12, bà AOC – nghị sĩ Đảng Dân chủ thuộc phe cực tả đã thẳng thắn nói rằng: “Bây giờ đã đến lúc nên thay thế Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Lãnh đạo phe Thiểu số Thượng Viện Chuck Schumer”.

AOC than phiền rằng, bà Pelosi không có các phương án thay thế thực tế, và rằng việc Đảng Dân chủ thiếu bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho các thế hệ sau đã khiến đảng này hiện tại “hầu như không có lựa chọn kế nhiệm”.

AOC tuyên bố rằng, tình trạng thiếu kế hoạch bồi dưỡng cho những người kế nhiệm đã dẫn đến việc “những người nhập cư mới đầy tài năng” phải rời quốc hội hoặc phải tranh cử vào các chức vụ ở cấp

tiểu bang. AOC nhấn mạnh: “Câu trả lời là chúng ta cần chuyển giao quyền lực … để đảm bảo rằng chúng ta có quyền lực để chuyển giao trong Đảng Dân chủ”.

Những lời này của AOC khiến ngoại giới nghi ngờ bà này có ý định tranh chức Chủ tịch Hạ viện. Nhưng AOC đã nhanh chóng phủ nhận suy đoán này và nói rằng: “Hạ viện rất phức tạp và tôi chưa sẵn sàng. Đó không thể là tôi. Tôi biết mình không thể làm được công việc này”.

Trước cuộc bầu cử năm nay, các kênh truyền thông do Đảng Dân chủ kiểm soát từng tuyên bố rằng, Đảng Dân chủ sẽ tiếp tục mở rộng số ghế tại Hạ viện và giành lại đa số ghế tại Thượng viện trong cuộc bầu cử này.

Tuy nhiên, trên thực tế Đảng Dân chủ đã gặp thất bại nghiêm trọng trong cuộc bầu cử quốc hội. Mặc dù thành công trong việc giữ được đa số tại Hạ viện với 222 ghế, nhưng Đảng Dân chủ đã mất 9 ghế so với trước đó. Ngược lại, Đảng Cộng hòa đã giành được 210 số ghế tại Hạ viện và thu hẹp đáng kể khoảng cách so với Đảng Dân chủ.

Gần đây, Lãnh đạo phe Thiểu số Hạ viện Kevin McCarthy cho biết, bà Pelosi có thể sẽ mất chức Chủ tịch Hạ viện do kết quả không mấy lạc quan của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử này.

Maria Bartiromo, nữ dẫn chương trình của Fox News đã tweet hôm 8/12 rằng, ông McCarthy cho rằng, những tiến triển mà Đảng Cộng hòa đã đạt được trong cuộc bầu cử nghị sĩ quốc hội đã củng cố vị trí của họ. Nếu 10 người của Đảng Dân chủ từng bỏ phiếu phản đối bà Pelosi trước đó lại tiếp tục bỏ phiếu phản đối, thì bà này sẽ mất chức Chủ tịch Hạ viện.

Ông McCarthy nhấn mạnh rằng, kể từ khi bà Pelosi trúng cử chức Chủ tịch Hạ viện vào năm 2018 đến nay, Đảng Dân chủ đã thay đổi rất nhiều. Ông McCarthy nói: “Cho dù họ có nên bị gọi là những người theo chủ nghĩa xã hội hay không, thì họ cũng đều đang la mắng lẫn nhau. Họ không còn là một đảng phái chính trị của năm 2018”.

Ông McCarthy còn phân tích thêm rằng, vì bà Pelosi từng hứa hẹn trong nội bộ Đảng Dân chủ rằng, bà sẽ giành đủ số ghế để họ có thể duy trì đa số ghế trong lần bầu cử này và lần bầu cử tới, nhưng thực tế không phải như vậy. Do đó, đã có một cuộc tranh luận sôi nổi xảy ra trong nội bộ Đảng Dân chủ.

Mặc dù Đảng Dân chủ đã mất 9 ghế tại Hạ viện trong cuộc bầu cử này, nhưng hôm 16/12, họ vẫn đề cử bà Pelosi tiếp tục đảm nhiệm chức Chủ tịch Hạ viện. Sau khi tiếp tục được đề cử, bà Pelosi cho biết trong một cuộc họp báo rằng, hai năm tới có thể là cơ hội cuối cùng bà được lãnh đạo Hạ viện.

Theo ntdvn.com

https://tinhhoa.net/nghi-si-dang-dan-chu-aoc-ba-pelosi-va-ong-schumer-nen-tu-chuc.html

Email năm 2017 tiết lộ Hunter Biden thúc giục tài phiệt Trung Quốc cấp 10 triệu USD làm vốn

Triệu Hằng

Trao đổi thư từ giữa Hunter Biden và Chủ tịch Tập đoàn CEFC của Trung Quốc Diệp Giản Minh cho thấy rằng con trai của Joe Biden đã gửi thư thúc giục ông này nhanh chóng gửi 10 triệu USD để “cấp vốn và vận hành” liên doanh giữa công ty Biden với tập đoàn này.

Bức thư được Fox News công bố vào hôm 17/12. Cụ thể, Fox News cho biết họ đã thu thập được email mà Hunter Biden gửi vào ngày 18/6/2017 tới một người tên là Triệu Nhuận Long (Zhao Runlong) thuộc Tập đoàn CEFC. Trong email Hunter yêu cầu Triệu “chuyển lá thư của tôi tới Chủ tịch Diệp, gửi những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi và tôi hy vọng sẽ sớm gặp lại Chủ tịch”.

Diệp Giản Minh, vị tài phiệt sinh năm 1977 là người đứng đầu Tập đoàn năng lượng Hoa Tín (Tập đoàn CEFC), từng được ví là ngôi sao đang lên trong giới doanh nhân Trung Quốc. Diệp đã bị bắt giữ vào năm 2018 với cáo buộc hối lộ khi có tin đồn Tập đoàn CEFC bị điều tra. Theo SCMP, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trực tiếp ra lệnh bắt Diệp Giản Minh.

Tập đoàn CEFC trở nên nổi tiếng ở quốc tế khi mua 14% cổ phần của tập đoàn năng lượng khổng lồ Rosneft của Nga, ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm Bắc Kinh vào mùa hè năm 2017. Trước đó, CEFC gây sửng sốt thị trường khi mua tài sản trị giá 1,5 tỷ USD ở Cộng hòa Séc, vào thời điểm trùng với chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Séc khi Bắc Kinh mở ra chiến lược rộng lớn hơn nhằm giành ảnh hưởng ở Đông Âu.

Trong bức thư đính kèm email đề ngày 17/6/2017, Hunter viết: “Tôi hy vọng lá thư của tôi sớm đến tay ông [Diệp Giản Minh]. Tôi rất tiếc vì đã lỡ mất dịp gặp ông trong chuyến thăm vừa rồi của ông đến Hoa Kỳ”. “Xin hãy nhận những lời chúc tốt đẹp nhất từ toàn thể gia đình Biden cũng như các đối tác của tôi”. Hunter nói thêm: “Tất cả chúng tôi đều hy vọng sẽ sớm gặp lại ông ở đây [Mỹ], hoặc ở Thượng Hải”.

Tiếp đến, Hunter báo cho ông Diệp biết rằng, “đã hoàn tất việc thành lập SinoHawk Holdings”, công ty liên doanh giữa Hunter Biden với Tập đoàn CEFC. Anh ta nói thêm rằng rất mong được giới thiệu ông Diệp với cộng sự kinh doanh của mình là Tony Bobulinski, người được Hunter giới thiệu trong thư là sẽ giữ chức vụ Giám đốc điều hành SinoHawk Holdings.

Khẳng định vai trò của Tony Bobulinski, Hunter viết: “Ông ấy là một người bạn rất thân của James Gilliar và gia đình Biden, và tham gia nhóm của chúng tôi để tập trung vào việc thực hiện các công việc của công ty với tư cách đối tác”, vì Bobulinski đã có kinh nghiệm thành công trước đó trong việc quản lý vốn của một số gia đình giàu nhất thế giới.

Có thể thấy, ở thời điểm đó, Bobunlinski có một vai trò quan trọng trong SinoHawk Holdings. Và hiện nay, đối với các nhà điều tra liên bang Hoa Kỳ, Bobunlinski đã trở thành một mắt xích chủ chốt để làm sáng tỏ các cáo buộc liên quan đến vấn đề tài chính của Hunter.

Tony Bobunlinski đã chống lại Hunter khi công khai chứng thực mối quan hệ của gia đình Biden với Trung Quốc.

Fox News cho biết, theo các thư từ trong khoảng thời gian từ ngày 25/6/2017 đến giữa tháng 7/2017, việc chuyển khoản 10 triệu USD đã bị trì hoãn trong nhiều tuần. Một số thư cho thấy lý do của việc chậm trễ là do vấn đề thị thực. Vào ngày 18/7/2017, Tony Bobunlinski đã hỏi Triệu Nhuận Long trong một tin nhắn rằng, liệu chuyển khoản sẽ là “$10 MM hay 2x $5MM” ý hỏi phía Diệp sẽ chuyển một lần nguyên 10 triệu USD hay chuyển 2 lần trong cùng một lúc mỗi lần 5 triệu USD.

Tuy nhiên, yêu cầu chuyển tiền làm vốn của Hunter đã không trở thành hiện thực, vì theo các tài liệu, công ty của Diệp Giản Minh chưa bao giờ chuyển 10 triệu USD cho SinoHawk Holdings. Hoa Tín cũng đã tuyên bố phá sản vào ngày 31/3/2020 tại một tòa án ở Thượng Hải.

Nhưng theo báo cáo dài 87 trang của Thượng viện, Hoa Tín vào ngày 8/8/2017 đã chuyển gần 5 triệu USD vào tài khoản ngân hàng cho Hudson West III, một công ty mà Hunter Biden mở ra với các đối tác Trung Quốc khác.

https://www.dkn.tv/the-gioi/email-nam-2017-tiet-lo-hunter-biden-thuc-giuc-tai-phiet-trung-quoc-cap-10-trieu-usd-lam-von.html

Một cách mới để lãnh đạo Thế giới tự do – Hoa Kỳ và thế giới hậu Covid

Đúng 12 giờ trưa ngày 20/1/2021, Hoa Kỳ sẽ tổ chức Lễ Tuyên thệ nhậm chức cho vị Tổng thống thứ 46 – Joe Biden. Ngay lập tức, ông sẽ phải đối đầu với nhiều vấn đề nan giải: trong nội bộ và trên trường quốc tế trong bối cảnh một đại dịch đang đẩy thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ, vào “mùa đông ảm đạm nhất”, như khuyến cáo của các nhà khoa học.

Trong nội bộ, ông Biden sẽ phải hàn gắn những sự chia rẽ sâu xa trong dân chúng, vực dậy một nền kinh tế bị tàn phá, “gầy dựng lại tốt hơn” một xã hội đã bị đại dịch và chia rẽ chính trị biến đổi cả bộ mặt đến mức không còn nhận ra được, một đất nước nơi đại dịch Covid-19 đã cướp đi mạng sống của hơn 300.000 người, với số ca tử vong mỗi ngày tương đương với số người chết trong vụ khủng bố 11/9/2001, một đất nước nơi mà nạn thất nghiệp tràn lan vì dịch đã khiến lần đầu tiên, nhiều người phải rồng rắn xếp hàng nhận lương thực miễn phí.

Về mặt đối ngoại, trong một thế giới đầy bất định giữa “trận dịch thế kỷ”, một điều hầu như chắc chắn sẽ xảy ra là những căng thẳng giữa Hoa Kỳ và các nước cạnh tranh, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ diễn ra gay gắt hơn cả trước khi đại dịch bộc phát.

Thừa cơ hội Hoa Kỳ đang khó khăn khống chế đại dịch, và việc Mỹ phần nào đã tự cô lập với chính sách “Nước Mỹ Trên Hết”, tấn công cả bạn lẫn thù, Bắc Kinh đã thách thức vai trò lãnh đạo thế giới tự do mà Hoa Kỳ đảm trách từ sau Thế Chiến thứ Hai nhằm duy trì “Pax Americana”, một nền trật tự đã cho phép thế giới phát triển trong hòa bình.

Trong bối cảnh một thế giới có nhiều thay đổi với sự trỗi dậy của nhiều chế độ độc tài, cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói Hoa Kỳ có một cơ hội mới để lãnh đạo thế giới tự do, và huy động các đồng minh để cùng nhau lật ngược xu hướng độc tài trên thế giới.

Trong một bài viết trên báo Wall Street Journal, ông Rasmussen nói rằng trong năm 2021, Hoa Kỳ và các nước đồng minh có một cơ hội “chỉ đến một lần trong một thế hệ” để lật ngược xu hướng thoái hóa của chủ nghĩa dân chủ, và chặn lại các nền chuyên chế như Nga và Trung Quốc. Điều đó, theo ông, sẽ xảy ra nếu các nền dân chủ lớn đoàn kết lại để theo đuổi chủ nghĩa tự do.

Nhưng ông khuyến cáo Tổng thống tân cử Joe Biden rằng ông không thể vặn ngược chiều kim đồng hồ để trở lại cái thế giới đa cực của cách đây 4 năm, khi mà các nước độc tài thu phục từng chế độ dân chủ một, bằng cách đánh đổi đầu tư chiến lược hay cung cấp năng lượng giá rẻ để đổi lấy sự hậu thuẫn của các nước đó.

Ông Rasmussen nói cho phép các đồng minh bán đi an ninh kinh tế của mình trong khi cùng lúc trông đợi “Chú Sam” tiếp tục duy trì ô dù an ninh quân sự chỉ lót đường cho thêm một chính quyền tự cô lập theo kiểu Tổng thống Trump chiếm được Tòa Bạch Ốc trong 4 năm nữa.

Cựu Tổng thư ký Nato Rasmussen nói thay vào đó, Washington nên tập trung tạo ra niềm tin mới cho thế giới tự do, điều mà các xã hội tự do, vốn cho phép các ý kiến đối lập và bất đồng, thường không có. Ông nói trong cương vị Tổng thư ký NATO, ông đã từng tìm cách xây dựng các liên kết đó trên khắp thế giới, tạo ra các quan hệ đối tác mới, củng cố các đối tác hiện có với các nền dân chủ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như Nhật Bản, Úc và Hàn quốc.

Ông nhận xét rằng gần đây, thế giới đã chứng kiến sự hồi sinh của chủ nghĩa độc tài, trong bối cảnh công nghệ đã tiến tới mức có thể trở thành một công cụ cho tự do, cũng như để đàn áp. Cách đây 5 năm, một liên minh các nền dân chủ là một mục tiêu cao đẹp đang thành hình, ngày nay liên minh đó là thiết yếu để giải quyết các vấn đề khẩn cấp của thế giới.

Theo ông Rasmussen, Hoa Kỳ phải đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực đó, bởi vì Hoa Kỳ là nước duy nhất có đủ sức mạnh và ảnh hưởng để làm việc đó. Trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, Hoa Kỳ vẫn duy trì được nền dân chủ của mình, và các cuộc bầu cử năm 2020 là một cuộc trắc nghiệm về sức mạnh và tính bền bỉ của nền dân chủ Mỹ.

Ông Rasmussen nói Hoa Kỳ đã vượt qua được cuộc trắc nghiệm để bảo đảm một cuộc chuyển giao quyền hành có trật tự, ngay cả khi chính nhà lãnh đạo quốc gia đặt nghi vấn về tính chính đáng của tiến trình dân chủ.

Ông Rasmussen nói giờ đây các đồng minh của Mỹ – mệt mỏi vì những sự chia rẽ trong thế giới tự do – đang sẵn sàng hợp tác với Tổng thống tân cử Joe Biden. Ông Rasmussen nói họ nóng lòng trông đợi một nhà lãnh đạo cương quyết, và theo kinh nghiệm, ông tin rằng ông Biden sẽ nắm lấy cơ hội này.

Ông Rasmussen nói Hoa Kỳ sẽ lãnh đạo nỗ lực này, nhưng Hoa Kỳ sẽ “không đơn độc”. Ông nói các nền dân chủ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, từ Đài Loan tới Úc, Ấn Độ và Nhật Bản, cũng đang tìm kiếm những nhà lãnh đạo đồng chí hướng, ủng hộ dân chủ, để chống lại lối hành xử lấn át của Trung Quốc.

Tại châu Âu, sau Brexit, nước Anh sẽ chủ trì Thượng đỉnh G7 trong năm 2021, quy tụ các nền dân chủ và kinh tế hàng đầu của thế giới. London dự định dùng cơ hội này để gọi là “mở cửa cho thế giới tự do”, và thả nổi khả năng thành lập một hội nghị “Democratic 10”, hay D-10, để mời các nền dân chủ lớn khác như Ấn Độ, Úc và Hàn quốc ngồi xuống bàn hội nghị.

Nhưng không phải tất cả các đồng minh của Mỹ đều được thuyết phục về sự cần thiết của một liên minh dân chủ toàn cầu. Pháp và Đức có thể lo ngại là một liên minh các nền dân chủ thế giới có thể giảm bớt vai trò trung tâm của một hệ thống đa phương toàn cầu do Liên Hiệp Quốc đại diện. Và sự hồi sinh của liên minh xuyên Đại Tây Dương có thể cản trở kế hoạch tăng cường tính độc lập chiến lược của Châu Âu, tách khỏi Hoa Kỳ.

Ông Rasmussen nói củng cố liên minh dân chủ toàn cầu sẽ cho phép các nước thành viên xây dựng lại chủ nghĩa đa phương, chứ không bỏ qua nó. Và Châu Âu cần tiếp tục tự lập, và đầu tư nhiều hơn vào an ninh của chính họ, bởi vì một Châu Âu hùng mạnh hơn có nghĩa là một thế giới tự do hơn.

Cựu Tổng thư ký Nato Rasmussen nói Hoa Kỳ vẫn đóng vai trò trung tâm trong trật tự thế giới mới, bởi vì 4 năm vừa qua cho thấy là chủ nghĩa Tự do đã thoái lui khi mà Hoa Kỳ từ khước vai trò lãnh đạo thế giới, và bây giờ đã tới lúc nên xây dựng một liên minh các nền dân chủ toàn cầu.

Nhà nghiên cứu kỳ cựu của Trung tâm phân tích Chính sách Châu âu (CEPA) Edward Lucas, từng là Biên tập của tờ The Economist, nói rằng chính sách “Nước Mỹ Trên Hết” không hữu hiệu khi Hoa Kỳ phải đối phó với một nước đối nghịch toàn cầu như Trung Quốc.

Ông nói các nước trong liên minh xuyên Đại Tây Dương do Hoa Kỳ lãnh đạo, và các nước dân chủ ở Đông Á, như Nhật Bản, Hàn quốc, không có một chiến lược rõ rệt để đối phó với Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của họ. Ông nói ngược lại Đảng Cộng sản Trung Quốc có một chiến lược để đối phó với các đối thủ.

“Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn có một trật tự thế giới trong đó họ đóng vai trò soạn thảo luật chơi, chứ không phải là nước phải tuân thủ luật chơi của các nước khác”.

Edward Lucas,nhà nghiên cứu kỳ cựu của Trung tâm phân tích Chính sách Châu âu (CEPA)/ Cựu Biên tập của The Economist

Ông cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc thi hành chiến lược đó một cách quyết đoán, và khai thác những điểm yếu của các đối thủ về mọi phương tiện: ngoại giao, kinh tế, chính trị, và xã hội. Những chiến thuật của Trung Quốc gồm kiểm duyệt và thao túng hệ thông thông tin, hoạt động trên mạng, tuyên truyền, dùng thương mại và đầu tư như một công cụ, và cả phô trương và đe dọa sẽ dùng sức mạnh quân sự.

Ngược lại, Hoa Kỳ và các đồng minh không có mục tiêu rõ rệt. Hướng tiếp cận của họ được đặt trên ý niệm sai lầm rằng toàn cầu hóa, sự thịnh vượng và công nghệ sẽ tự do hóa Trung Quốc. Họ đánh giá thấp những nhược điểm của chính họ, họ tự chế, không khai thác những điểm yếu của Trung Quốc. Họ ưu tiên các lợi ích kinh tế trước mắt và không chú ý tới các mục tiêu chiến lược lâu dài.

Ông nói các nền dân chủ thế giới không thiếu tài lực, nhưng họ cần xác định các mục tiêu, ưu tiên, và tận dụng óc sáng tạo để sử dụng các nguồn tài lực một cách hữu hiệu nhất.

Nhà phân tích cho rằng mặc dù nắm được tham vọng bá chủ của Trung Quốc, nhưng chính sách “Nước Mỹ Trên Hết” đã khiến chính quyền Tổng thống Trump từ bỏ đồng minh và rút ra khỏi các chiến trường. Ông đơn cử quyết định của Tổng thống Trump rút ra khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), như vậy càng cho phép Trung Quốc tăng ảnh hưởng và tiếng nói trong chính sách y tế toàn cầu.

Chuyên gia này nói mục tiêu của các nền dân chủ, không phải là lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc, hay kiềm hãm Trung Quốc theo kiểu Chiến tranh Lạnh bởi vì Trung Quốc quá lớn, quá quan trọng và liên kết quá chặt chẽ với các chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như với các thị trường tài chính, cho nên mục đích của liên minh các nền dân chủ là kiềm hãm cách hành xử có hại của Trung Quốc.

Ông nói những sáng kiến bị chính quyền Tổng thống Trump bác bỏ như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), và Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương nên được xét lại.

Trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, vai trò của các nhóm như D-10, quy tụ 10 nền dân chủ hàng đầu thế giới, cũng như Sáng kiến Tam Hải (The Three Seas Initiative), bao gồm 12 quốc gia dân chủ, các quốc gia thành viên EU, nằm giữa ba vùng biển – biển Baltic, biển Đen và biển Adriatic, và Liên minh Tình báo Five Eyes Plus, cần được phát huy.

https://www.voatiengviet.com/a/mot-cach-moi-de-lanh-dao-the-gioi-tu-do-hoa-ky-va-the-gioi-hau-covid/5704444.html

Google đối diện với vụ kiện chống độc quyền từ hàng chục tiểu bang

Tin từ Washington, D.C. – Hàng chục tiểu bang đã đệ đơn kiện chống lại Google vào thứ Năm, cáo buộc rằng công ty khổng lồ này độc quyền bất hợp pháp trên thị trường tìm kiếm trực tuyến, gây tổn hại cho người tiêu dùng và nhà quảng cáo.

Vụ kiện, do biện bộ trưởng tư pháp tiểu bang Colorado Phil Weiser công bố, đã được đệ trình lên tòa án liên bang ở Washington, D.C. Vụ kiện có sự tham gia của bộ trưởng tư pháp của 34 bang khác cũng như Đặc khu Columbia và các vùng lãnh thổ của Guam và Puerto Rico.

Tưởng cũng nên nhắc lại vào ngày thứ tư (16 tháng 12), Texas và 9 tiểu bang khác đã đệ đơn kiện chống lại Google, cáo buộc công ty này làm việc với Facebook một cách bất hợp pháp để vi phạm luật chống độc quyền nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh quảng cáo trực tuyến của họ. Các tiểu bang đã yêu cầu Google, công ty kiểm soát một phần ba ngành quảng cáo trực tuyến toàn cầu, bồi thường thiệt hại cho họ và tìm cách “giải tỏa cơ cấu,” hay nói cách khác là buộc công ty phải thoái vốn một số tài sản.

Vụ kiện ở Texas là đơn khiếu nại lớn thứ hai từ các cơ quan quản trị chống lại Google và là vụ kiện thứ tư trong một loạt vụ kiện liên bang và tiểu bang nhằm mục đích kiềm chế các hành vi xấu của các công ty kỹ thuật đã phát triển đáng kể trong hai thập niên qua. Bên cạnh đó, vụ kiện này cũng tăng nguy cơ pháp lý chống lại Google, diễn ra trong bối cảnh công ty sẽ phải đối mặt với vụ kiện chống độc quyền lần thứ ba từ hơn 30 Bộ trưởng tư pháp vào thứ Năm (17 tháng 12). (BBT)

https://www.sbtn.tv/google-doi-dien-voi-vu-kien-chong-doc-quyen-tu-hang-chuc-tieu-bang/

Có tật giật mình? Facebook xóa trang đưa tin Zuckerberg tài trợ ‘tiền bẩn’ chi phối bầu cử Mỹ

Phụng Minh

Sau rất nhiều cáo buộc về việc Facebook kiểm duyệt thông tin, ngăn chặn tự do ngôn luận, theo dõi người dùng, thì vụ kiện nhà sáng lập nền tảng này dùng hàng trăm triệu đô-la chi phối cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 là một thông tin gây sốc nữa mà Facebook muốn giấu nhẹm.

Ngày 16/12 Dự án Amistad cho biết họ sẽ tổ chức họp báo để công bố về vụ kiện Facebook dùng “tiền bẩn” (dark money) tài trợ cho 10 tổ chức phi lợi nhuận được gây quỹ bởi 5 tổ chức có mục đích phá hoại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Ông Mark Serrano, Chủ tịch của ProActive Communications, sau đó cũng đã có buổi trả lời phỏng vấn để công bố vụ kiện của dự án Amistad chống lại người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg.

Trong buổi phỏng vấn ông cho biết: “Về cơ bản, đó là một hệ thống khiến hành vi gian lận này diễn ra ở mức độ lớn. Trước hết là [việc Facebook] tài trợ tiền bẩn. Sau đó là sự thay đổi và bóp méo luật bầu cử của các thống đốc và thư ký tiểu bang cho tới ngày bầu cử và sau đó là gian lận như chúng ta đã thấy, diễn ra vào và sau ngày bầu cử [thể hiện] trong việc quản lý cuộc bầu cử và thậm chí là trong việc kiểm phiếu, nơi tỷ phú Mark Zuckerberg được phép vào phòng kiểm phiếu vì anh là nhà tài trợ”.

Sau khi bài viết về những thông tin này được DKN.TV đăng tải, một trang (page) DKN trên Facebook đã bị xóa.

Một năm trước vào ngày 19/12/2019, trang web của DKN.TV cũng đã bị Facebook cấm không chia sẻ lên ứng dụng này, và toàn bộ các trang (fan page) của DKN cũng bị xóa khỏi nền tảng, sau khi DKN và phiên bản tiếng Anh là TheBL đã có nhiều nội dung đi ngược lại với phong trào bôi nhọ, viết sai sự thật về Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump của truyền thông cánh tả.

Việc cố gắng ngăn chặn thông tin cáo buộc các hành vi trái đạo đức, thậm chí là có thể cấu thành tội phạm của Facebook càng khiến người dùng hoài nghi về việc lạm dụng quyền lực của một nền tảng xã hội khổng lồ. Nếu thực sự Facebook không có những vi phạm giống như các cáo buộc kia, vậy tại sao phải thực hiện hành vi cưỡng chế, lạm dụng quyền lực là xóa bài và cấm chia sẻ link kênh truyền thông tiết lộ các thông tin đã được xác thực bởi các cá nhân liên quan.

Giấy không gói được lửa, càng lạm dụng quyền lực đối với tự do ngôn luận, Facebook càng làm gia tăng các hoài nghi của người dùng mạng xã hội. Ở Mỹ đã có phong trào “Stop Bit Burning” kêu gọi tẩy chay các “ông lớn công nghệ” (Big Tech) vì đã kiểm duyệt, ngăn chặn tự do ngôn luận.

Trong phong trào tẩy chay các mạng xã hội kiểm duyệt đang bùng nổ ở Mỹ, các kênh truyền thông trung thực đều đang kêu gọi người dùng hãy sử dụng các mạng xã hội thay thế an toàn hơn để chia sẻ các bài viết của họ. Gần đây, có một mạng xã hội an toàn mới được ra mắt, do một công ty Mỹ phát triển có tên SafeChat, với mô tả mục đích của họ là đặt sự bảo mật và an toàn của người dùng lên trên hết với công nghệ mã hóa đầu cuối.

Mạng xã hội này có hỗ trợ tiếng Việt nên người dùng tại Việt Nam sẽ thể dễ dàng sử dụng. SafeChat có những tính năng giống như Facebook, nghĩa là, người dùng có thể:

Kết bạn không giới hạn.

Chia sẻ trạng thái (văn bản, liên kết, hình ảnh, video)

Tạo kênh tin chủ đề (tương tự fanpage).

Trò chuyện, gửi tin nhắn, gọi điện với bạn bè

Đặc biệt, SafeChat tích hợp tính năng gọi thoại và gọi video chuyên nghiệp, tính năng phòng họp…Tuy nhiên, điểm vượt trội của mạng xã hội này là đặt sự an toàn và riêng tư của người dùng lên trên hết khi mọi tin nhắn trò chuyện của người dùng đều được mã hóa đầu cuối E2EE. Với cuộc trò chuyện nhóm, người dùng có thể đặt mật mã bảo vệ để chống xâm nhập trái phép. SafeChat tôn trọng quyền riêng tư và quyền biểu đạt của người dùng trên dịch vụ, nên sẽ không can thiệp xóa bài viết ngoại trừ xâm phạm chính sách của mạng xã hội.

https://www.dkn.tv/the-gioi/co-tat-giat-minh-facebook-xoa-trang-dua-tin-zuckerberg-tai-tro-tien-ban-chi-phoi-bau-cu-my.html

Covid-19: Chiến dịch tiêm chủng tại Liên Âu bắt đầu ngày 27/12/2020

Trọng Nghĩa

Ngày tiêm chủng Covid-19 thống nhất cho toàn Liên Hiệp Châu Âu đã được chủ tịch Ủy Ban Châu Âu xác nhận vào hôm qua, 17/12/2020. Theo bà Ursula von der Leyen, chiến dịch tiêm chủng có thể bắt đầu vào ba ngày 27, 28 và 29 tháng 12.

Ngoài thách thức lớn về mặt hậu cần, chiến dịch tiêm chủng cũng là một thách thức khoa học đối với Liên Âu. Mọi con mắt đều đổ dồn vào việc đánh giá vac-xin đầu tiên của Pfizer & BioNTech, mà Cơ Quan Dược Phẩm Châu Âu đã bắt đầu vào ngày 1 tháng 12 và phải kết thúc ngày 21 tháng 12, một tuần lễ sớm hơn dự kiến, dưới sức ép chính trị.

Thông tín viên Pierre Benazet tường thuật từ Bruxelles :

Mọi việc bắt đầu vào thứ Hai 21/12 tới đây với cuộc họp của Ủy Ban Dược Phẩm dùng cho người thuộc Cơ Quan Dược Phẩm Châu Âu. Cơ quan này hy vọng đưa ra được một ý kiến ​​chính thức “nếu có thể được” về vac-xin BNT162b2 của nhóm Pfizer & BioNTech. Thế nhưng cơ quan này cũng duy trì cuộc họp dự kiến ​​ban đầu vào ngày 29 tháng 12.

Sau đó, đến lượt Ủy Ban Châu Âu sẽ ban hành quyết định cho phép đưa sản phẩm ra thị trường và sẽ cho khởi động chuỗi cung ứng vac-xin.

Nhà máy lớn nhất thế giới của Pfizer được đặt tại Puurs, thuộc vùng Flanders của Bỉ, và chính đây là nơi xuất phát của các đoàn xe tải đông lạnh vận chuyển vac-xin trong đá khô ở nhiệt độ âm 80°.

Do lĩnh vực hàng không đang hoạt động chậm, hầu hết công việc vận chuyển sẽ được thực hiện bằng đường bộ, trước tiên là đến các bệnh viện lớn có tủ đông lạnh để bảo quản vac-xin với nhiệt độ âm 70° cần thiết.

Ủy Ban Châu Âu đã đặt mua của Pfizer&BioNTech 300 triệu liều vac-xin cho 27 quốc gia thành viên Liên Âu, và sẽ phân phối theo tỷ lệ dân số các nước.

Covid-19: Châu Âu ghi nhận hơn nửa triệu người chết 

Theo thống kê của hãng tin Pháp AFP, tính đến trưa ngày 17/12/2020, khu vực châu Âu lại thành vùng chịu hậu quả nặng nề nhất của dịch Covid-19.

Theo số liệu chính thức, châu Âu – với 52 quốc gia và vùng lãnh thổ –  là khu vực trên thế giới có số người chết vì Covid-19 cao nhất, đã vượt mức nửa triệu người.

Chỉ trong bảy ngày qua, đã có gần 37.000 trường hợp tử vong do Covid-19 đã được ghi nhận ở châu Âu, một ngưỡng chưa bao giờ đạt được kể từ khi dịch bệnh bùng phát.

Sau khi đứng đầu thế giới vào tháng 3 và tháng 4, sau đó bị châu Mỹ vượt qua, từ tháng 10 vừa qua châu Âu đã một lần nữa trở lại thành tâm chấn của đại dịch, cùng với Hoa Kỳ.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201218-covid-19-chi%E1%BA%BFn-d%E1%BB%8Bch-ti%C3%AAm-ch%E1%BB%A7ng-t%E1%BA%A1i-li%C3%AAn-%C3%A2u-b%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u-ng%C3%A0y-27-th%C3%A1ng-12

Nghị Viện Châu Âu lên án Trung Quốc cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương

Thanh Hà

Nghị Viện Châu Âu ra nghị quyết tố cáo Trung Quốc đàn áp nhiều sắc tộc thiểu số, « vi phạm nhân phẩm, chà đạp các quyền tự do tín ngưỡng, ngôn luận, quyền tự do hội họp trong ôn hòa ». 

Nghị quyết được thông qua ngày hôm qua, 17/12/2020, với 604 phiếu thuận, 20 phiếu chống và 57 nghị viên không tham gia cuộc biểu quyết. Văn bản không mang tính ràng buộc.

Thông cáo của Nghị Viện Châu Âu mạnh mẽ tố cáo Bắc Kinh cưỡng bức lao động đối với các cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ, người gốc Kazakhstan và Kirghistan. Các hành vi chà đạp nhân quyền này, theo của Nghị Viện Châu Âu « có thể được xem là tội ác chống nhân loại »

Nghị Viện Châu Âu do vậy kêu gọi Trung Quốc « ngừng ngay lập tức các vụ bắt giữ tùy tiện và không xét xử, ngừng những phiên tòa và những bản án hình sự nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ cũng như nhắm vào những cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi khác, đóng cửa các trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ, trả tự do vô điều kiện cho những người này ».

Trên đài RFI, nghị viên người Pháp, Raphael Glucksman, một trong những gương mặt hàng đầu tố cáo chính sách đàn áp của Trung Quốc nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, hy vọng rằng nghị quyết nói trên sẽ « khép lại bốn năm mà cộng đồng quốc tế, đặc biệt là lãnh đạo châu Âu, đã nhu nhược và tỏ thái độ đồng lõa » với Bắc Kinh.

Hiệp định đầu tư với Trung Quốc bước vào giai đoạn chót

Vài giờ sau cuộc biểu quyết tại Nghị Viện châu Âu, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Vương Văn Bân, trong cuộc họp báo sáng nay 18/12/2020 tại Bắc Kinh, thông báo thỏa thuận bảo vệ đầu tư song phương mà Bruxelles và Bắc Kinh đã bắt đầu đàm phán từ 7 năm qua bước vào « giai đoạn cuối ».

Văn bản này sẽ cho phép Trung Quốc và 27 nước trong Liên Hiệp Châu Âu thắt chặt quan hệ kinh tế trước khi Joe Biden chính thức lên cầm quyền tại Mỹ. Quan chức Trung Quốc này cho biết thêm, sau 10 vòng đàm phán trong năm 2020, đôi bên đã « đạt được những tiến bộ đáng kể ». Đây cũng là quan điểm của nhiều nhà ngoại giao châu Âu.

Bruxelles đòi Bắc Kinh đối xử « bình đẳng » với các công ty châu Âu hoạt động tại Hoa lục, đòi Trung Quốc tôn trọng các bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp nước ngoài và nhất là chấm dứt các vụ ép buộc chuyển giao công nghệ. Đây cũng là những khúc mắc chính trong cuộc đọ sức thương mại Mỹ-Trung được chính quyền Trump khởi động từ 2018.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201218-ngh%E1%BB%8B-vi%E1%BB%87n-ch%C3%A2u-%C3%A2u-l%C3%AAn-%C3%A1n-trung-qu%E1%BB%91c-c%C6%B0%E1%BB%A1ng-b%E1%BB%A9c-lao-%C4%91%E1%BB%99ng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-duy-ng%C3%B4-nh%C4%A9-t%E1%BA%A1i-t%C3%A2n-c%C6%B0%C6%A1ng

Covid-19: Bị nhiễm virus, tổng thống Pháp đi cách ly ở Versailles

Thanh Hà

Sau khi xét nghiệm dương tính với virus corona, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã rời điện Elysée, Paris, về tĩnh dưỡng tại điện La Lanterne ở Versailles. Nguyên thủ Pháp phải thay đổi lịch làm việc.

Phát ngôn viên của chính phủ Pháp ngày 17/12/2020 cho biết , tổng thống Emmanuel Macron bị cách ly trong 7 ngày nhưng vẫn « tiếp tục điều hành công việc đất nước ».

Nguyên thủ Pháp có những triệu chứng của dịch bệnh như là « ho, mệt mỏi và sốt ». Tại điện La Lanterne, sát cạnh khuôn viên lâu đài Versailles, ngoại ô Paris, tổng thống Pháp được một bác sĩ quân y theo dõi bệnh tình. Phu nhân tổng thống, Brigitte Macron, không bị lây nhiễm và ở lại điện Elysée.

Câu hỏi đặt ra là ông Macron đã nhiễm bệnh trong trường hợp nào ? Họp báo chiều qua, bộ trưởng Y Tế Olivier Véran không loại trừ khả năng tổng thống Pháp bị nhiễm nhân thượng đỉnh châu Âu cách nay một tuần. Để đề phòng tối đa rủi ro lây nhiễm, nhiều lãnh đạo châu Âu có tiếp xúc với tổng thống Macron, thủ tướng Pháp, chủ tịch Hạ Viện và một số chính khách Pháp đã tự cách ly.

Tổng thống Macron chỉ là một trong số hơn 18.000 ca dương tính với virus corona  được ghi nhận trong ngày 17/12/2020. Lãnh đạo Tổng Cục Y Tế Jérôme Salomon cho biết, trong 24 giờ qua, trên toàn quốc đã có thêm 18.254 bệnh nhân và cứ trên 100 người xét nghiệm thì có 6,1 ca nhiễm Covid-19. Diễn biễn tình hình « đáng quan ngại » do số ca nhiễm mới đã tăng lên thêm so với một hôm trước đó. Nhìn rộng ra hơn, thiệt hại nhân mạng từ đầu mùa dịch đến nay lên đến gần 60.000 người.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201218-covid-19-b%E1%BB%8B-nhi%E1%BB%85m-virus-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ph%C3%A1p-%C4%91i-c%C3%A1ch-ly-%E1%BB%9F-versailles

Hỗ trợ y tế cho người nhập cư trái phép: Nước Pháp là nạn nhân của sự hào phóng?

Thùy Dương

Lần đầu tiên trong lịch sử, dự chi ngân sách của Pháp về trợ cấp y tế của Nhà nước cho người nhập cư bất hợp pháp (AME) vượt ngưỡng 1 tỉ euro. Trong bối cảnh khủng hoảng Covid-19 khiến kinh tế Pháp điêu đứng, con số 1 tỉ 60 triệu euro khiến các đảng phái đối lập và công chúng Pháp bất bình : Đằng sau tinh thần nhân đạo là một hệ thống chệch hướng với nhiều kẽ hở khiến nước Pháp bị lạm dụng.

Theo Ủy ban Pháp luật của Thượng Viện Pháp, tính đến ngày 31/12/2019, có 334.546 người cư trú trái phép tại Pháp được hưởng AME – chế độ hỗ trợ y tế của Nhà nước. Con số này đã tăng 5% so với cuối năm 2018 và tăng gấp đôi so với cách nay 15 năm. Nhưng những con số đó chỉ cho thấy bề nổi, số người nhập cư trái phép tại Pháp trên thực tế còn cao hơn rất nhiều bởi không phải ai trong số họ cũng được hưởng AME.

Điều kiện để được hưởng AME là gì ?

Nhà báo Antoine Krempfcủa đài France Info giải thích : « Trước hết chúng ta cần nhắc lại là trợ cấp y tế của Nhà nước AME không được cấp tự động. Di dân phải đề nghị và để được xét cấp AME thì họ phải chứng minh là đã sống liên tục hơn 3 tháng trên lãnh thổ Pháp và có thu nhập dưới 746 euro/tháng/người. AME có giá trị trong vòng 1 năm. Sau đó, họ phải xin gia hạn.

Về các khoản hỗ trợ y tế, có một số loại chi phí Nhà nước không hỗ trợ, chẳng hạn trị liệu bằng nước khoáng, tiền mua những loại thuốc bị xếp vào nhóm thuốc có hiệu quả điều trị thấp, tức là các loại dược phẩm dán nhãn màu cam mà thông thường chỉ được Bảo hiểm y tế hoàn trả 15%. Tất cả những chi phí chăm sóc liên quan đến hỗ trợ sinh sản bằng can thiệp y khoa đều không được hỗ trợ ».

Theo một tài liệu của Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Y Tế Pháp (Irdes) công bố hồi cuối năm 2019, số người được hưởng chế độ AME chỉ bằng 1/2 số người cư trú bất hợp pháp trên đất Pháp, và tập trung chủ yếu ở vùng Ile-de-France (Paris và vùng phụ cận). Nhà báo Antoine Krempf nhấn mạnh thêm :

PUBLICITÉ

 « AME cho phép người thụ hưởng được miễn phí 100% chi phí khám chữa bệnh, mua thuốc men và nằm viện theo hạn mức thông thường mà Bảo hiểm y tế quy định, tức là nếu bệnh nhân đi khám bác sĩ đa khoa với mức phí quy ước (theo thỏa thuận giữa Bảo hiểm y tế và giới bác sĩ) thì họ không phải trả gì hết, không phải ứng trước tiền trả bác sĩ.

Ngược lại, nếu phí khám bệnh vượt mức quy ước thì bệnh nhân phải tự chi trả phần vượt mức đó. Những chi phí phụ trội đó có thể là rất cao. Chẳng hạn như đối với kính mắt, người ta cũng chỉ được hoàn theo khung quy định của Bảo hiểm y tế. Còn với phương pháp cấy ghép, độn túi ngực, Bảo hiểm y tế chỉ hoàn trả tiền cho bệnh nhân trong trường hợp phẫu thuật tái tạo sau điều trị ung thư vú hoặc do dị tật.

Theo những gì mà chúng tôi biết từ nhiều báo cáo về AME và được công bố trong những năm qua, thì đa phần người hưởng chế độ AME là nam giới, 20% số người được hưởng AME sống ở Paris. Trợ cấp y tế Nhà nước liên quan nhiều đến các chi phí chữa trị bệnh lao phổi, các bệnh do virus HIV gây ra hoặc là các ca sinh nở chứ không phải là các chi phí phẫu thuật thẩm mỹ »

Khi sự hào phóng bị lạm dụng

Chế độ AME ra đời từ một đạo luật năm 1999-2000 vì lý do nhân đạo với người nhập cư, nhưng cũng là để bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại Pháp, tránh để lây lan dịch bệnh nếu người nhập cư nhiễm bệnh mà không có điều kiện điều trị kịp thời, nhất là các bệnh như lao phổi, SIDA … Thế nhưng, theo nhiều quan chức am hiểu lĩnh vực nhập cư và chế độ trợ giúp y tế tại Pháp thì AME lâu nay đã chệch hướng và do có những quy định lỏng lẻo nên ngày càng bị người nước ngoài lạm dụng, gây thiệt hại cho nước Pháp cả về tài chính và làm giảm cơ hội khám chữa bệnh của người Pháp.

Bà Veronique Prudhomme, trong suốt 11 năm phụ trách bộ phận thanh toán hóa đơn điều trị tại một bệnh viện công ở vùng Paris, đã chứng kiến muôn hình vạn trạng trường hợp lách luật, lạm dụng AME. Tất cả được bà kể lại trong cuốn sách « Sự thật về AME » để cho thấy một nước Pháp đã quá hào phóng, « rộng rãi » với người nhập cư bất hợp pháp. Tương tự là cuốn sách « Nhập cư, những sự thật mà họ giấu chúng ta » của Patrick Stefanini, người đã trải qua phần lớn sự nghiệp trong lĩnh vực nhập cư.

Còn Le Figaro ngày 07/12/2020 trích dẫn ông Didier Leschi, giám đốc OFII – Cơ quan quản lý nhập cư và hội nhập của Pháp – theo đó Pháp cùng với Bỉ là hai nước duy nhất trên thế giới cấp thẻ cư trú dài hạn theo diện chăm sóc sức khỏe cho tất cả những người ngoại quốc chứng minh được họ không thể được điều trị ở đất nước họ kể cả khi ở đó có thuốc men. Nhờ quy định này, hiện có hơn 30.000 người nước ngoài ốm đau được cấp giấy phép cư trú tại Pháp và thẻ cư trú của họ còn được gia hạn chừng nào họ vẫn còn cần được chăm sóc.

Điều đáng nói là họ được chi trả chi phí điều trị giống như chế độ người dân Pháp được hưởng, tức là nếu không có đủ thu nhập thì họ được điều trị miễn phí 100%. Đối với giám đốc OFII, người Pháp đóng thuế để cho người nhập cư bất hợp pháp và người nước ngoài hưởng lợi. Trong một phóng sự điều tra, Le Figaro cho biết nhiều bệnh viện ghi nhận số bệnh nhân đến từ một số quốc gia nhất định tăng nhanh chóng, chẳng hạn Gruzia, Albanie, trong khi những nước này có điều kiện y tế tương đối tốt.

Nhiều bác sĩ cho rằng có đường dây phi pháp đưa người bệnh từ các nước sang Pháp chữa bệnh. Có nhiều người khai báo với bệnh viện là họ đột nhiên ngã bệnh trên máy bay, có người thì xuống máy bay là được chở thẳng đến bệnh viện cấp cứu, có « người quen » là đồng hương thông thạo tiếng Pháp và các quy định về trợ cấp y tế Nhà nước Pháp đi cùng để làm thủ tục với bệnh viện. Một kiểu thường gặp là người nước ngoài sang Pháp du lịch, khi visa du lịch hết hạn, họ không về nước mà trốn ở lại Pháp, 3 tháng sau họ xin AME.

Ngoài việc được điều trị, chăm sóc miễn phí, có khi kéo dài vài năm, chẳng hạn điều trị ung thư, chạy thận nhân tạo, tiêu tốn của Nhà nước Pháp có khi đến 700.000 euro/người, nhiều bệnh nhân còn xin hưởng chế độ trợ giúp xã hội, xin tị nạn, xin cấp thẻ cư trú dài hạn, rồi sau đó đón người thân đón theo diện đoàn tụ gia đình. Và theo quy định, chỉ cần một người có AME là vợ/chồng, con cái đều được hưởng chế độ. Trong vòng một năm, số người Gruzia xin tị nạn tại Pháp đã tăng 265%.

Món nợ khó đòi của các bệnh viện

Về phía các bệnh viện, nếu bệnh nhân được hưởng chế độ AME thì chi phí chữa trị cho bệnh nhân sẽ được Nhà nước hoàn trả theo hạn mức, nhưng đối với những bệnh nhân là người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Pháp và không có AME hoặc đang trong thời gian chờ cấp AME thì khi điều trị cho họ, bệnh viện không thu được lệ phí mà cũng không thể được Nhà nước hoàn tiền.

Về mặt y đức, các bác sĩ đều chữa trị cho mọi bệnh nhân, nhưng về tài chính, những trường hợp như vậy tạo thành một « khoản nợ » mà bệnh viện công không thể thu hồi. Chẳng hạn, AP-HP, cơ quan quản lý 39 bệnh viện công ở vùng Ile-de-France, Paris và vùng phụ cận, mỗi năm mất 200 triệu euro do các khoản nợ không bao giờ được hoàn trả kiểu này. Riêng bệnh viện nơi tác giả cuốn sách « Sự thật về AME » làm việc, với 500 giường bệnh, trong năm 2016-2017, khoản tiền mà bệnh viện không thu hồi được từ người nhập cư trái phép lên tới 500.000 euro.  

Tại một bệnh viện lớn đang trong tình trạng xuống cấp ở ngoại ô phía nam thủ đô Paris, một bác sĩ chuyên khoa ung thư nhận định người nước ngoài đến Pháp với hai niềm tin : trị bệnh ở Pháp là miễn phí và các bệnh viện ở Pháp chữa khỏi mọi loại bệnh tật. Chính vì thế, khi bệnh viện không thể chữa khỏi bệnh cho họ, họ có thể có những phản ứng rất mạnh.

Có trường hợp bệnh nhân bị bệnh giai đoạn cuối, bệnh viện Pháp khuyên nên về nước để sống những ngày cuối đời bên người thân, nhưng người này từ chối dọa tự vẫn nếu bệnh viện không cho ở lại. Cuối cùng, để tránh mọi phiền phức bệnh viện đành chi tiền để người này được chăm sóc suốt vài năm tại một cơ y tế khác có chi phí phải chăng hơn cho đến khi ông qua đời.

Một bác sĩ tại Grenoble hồi tưởng có một người nhập cư từ Trung Phi đến Pháp thông qua một hiệp hội nhân đạo để được điều trị SIDA vì bệnh đó không được điều trị trong nước. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân bị dị ứng thuốc nghiêm trọng. Dù bệnh viện tốn tới 300.000 euro điều trị nhưng bệnh nhân vẫn bị mù và thành tàn tật. Sau đó, người này đặt vấn đề nghi vấn về chất lượng chăm sóc y tế của bệnh viện và tiến hành thủ tục đòi bệnh viện bồi thường « tai nạn y khoa ». Và cuối cùng, bệnh nhân này đã nhận được khoản bồi thường vài chục nghìn euro.

Trong bối cảnh hệ thống bệnh viện công của Pháp trong nhiều năm bị cắt giảm ngân sách, xuống cấp, thiếu nguồn tài chính để trả lương nhân viên, những khoản nợ kiểu này càng đẩy các cơ sở y tế công của Pháp vào cảnh khó khăn. Thế nhưng, có một nghịch lý là hồ sơ trợ cấp y tế Nhà nước cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp bị coi là rất nhạy cảm, giống như vấn để di dân, nhập cư nói chung tại Pháp. Những ý kiến đòi hạn chế trợ cấp, thắt chặt chế độ AME thường bị các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội nhân đạo chỉ trích.

Tuy nhiên, theo một thăm dò ý kiến của báo thiên hữu Le Figaro, tính đến ngày 11/12, trong vòng 5 ngày, trong số hơn 194.500 người trả lời, 87,4% đồng ý là cần thắt chặt chế độ AME để hạn chế dòng người nhập cư trái phép vào Pháp.

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-x%C3%A3-h%E1%BB%99i/20201218-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-y-t%E1%BA%BF-cho-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nh%E1%BA%ADp-c%C6%B0-tr%C3%A1i-ph%C3%A9p-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ph%C3%A1p-l%C3%A0-n%E1%BA%A1n-nh%C3%A2n-c%E1%BB%A7a-s%E1%BB%B1-h%C3%A0o-ph%C3%B3ng

Thổ Nhĩ Kỳ không đảo ngược quyết định mua vũ khí Nga, bất chấp cấm vận Mỹ

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ không đảo ngược quyết định mua các hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 của Nga, và sẽ trả đũa bằng các hành động tương đương, sau khi đánh giá các biện pháp trừng phạt do Mỹ áp đặt lên Thổ Nhĩ Kỳ vì nước này mua vũ khí của Nga, Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu khẳng định hôm 17/12.

Hôm thứ Hai 14/12, Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt nhắm vào Ban Giám đốc Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (SSB), gồm Giám đốc SSB Ismail Demir, và ba nhân viên khác vì đã mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một nước thành viên NATO.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm 16/12 nói các biện pháp cấm vận là một “cuộc tấn công thù nghịch” chống lại công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, ông nói và chắc chắn sẽ thất bại.

Ông Cavusoglu cho biết phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được định hình bởi một cuộc tái thẩm định mà khu vực quốc phòng cùng với Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao đang tiến hành để xem xét tác động của các biện pháp trừng phạt.

“Chắc chắn chúng tôi sẽ đề ra các bước hành động phù hợp với kết quả cuộc thẩm định”, ông nói với đài truyền hình Kanal 24. “Các biện pháp cấm vận có khắc nghiệt hay không, không quan trọng, mà tự nó, các biện pháp trừng phạt là điều sai trái”, ông nói.

“Xét nội dung của các biện pháp trừng phạt, đây không phải là những biện pháp có thể lay chuyển chúng ta đến cốt lõi hoặc tác động nhiều đến chúng ta”.

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này mua hệ thống S-400 của Nga vì không thể thủ đắc các hệ thống phòng thủ của một đồng minh NATO với các điều kiện thỏa đáng.

Hoa Kỳ nói rằng S-400 là mối đe dọa đối với máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ và các hệ thống phòng thủ rộng lớn hơn của NATO. Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ quan tâm này và nói rằng S-400 sẽ không được tích hợp vào NATO.

Phát biểu với hãng thông tấn nhà nước Anadolu, Chủ tịch SSB Ismail Demir cố tình giảm thiểu tác động của các biện pháp cấm vận, nói rằng chúng không ảnh hưởng đến các hợp đồng hiện có và chỉ áp dụng cho một số công ty Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ tung ra các biện pháp trừng phạt vào thời điểm nhạy cảm trong mối quan hệ căng thẳng giữa Ankara và Washington, khi mà Tổng thống đắc cử Joe Biden, người thuộc đảng Dân chủ, đang chuẩn bị lên nhậm chức vào ngày 20/1/2021, thay thế Tổng thống đương nhiệm Donald Trump của đảng Cộng hòa.

Trả lời câu hỏi liệu mối quan hệ có thể bình thường hóa dưới quyền ông Biden hay không, ông Cavusoglu nói Washington phải xét tới lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ, đó là phản đối sự hậu thuẫn mà Mỹ dành cho các chiến binh người Kurd ở Syria, và yêu cầu của Ankara đòi dẫn độ một giáo sĩ ở Hoa Kỳ bị Ankara cáo buộc là đã tổ chức một âm mưu đảo chính năm 2016.

https://www.voatiengviet.com/a/tho-nhi-ky-khong-dao-nguoc-quyet-dinh-mua-vu-khi-nga/5703765.html

Katalin Kariko, nhà khoa học Hungary đứng sau vac-xin Pfizer/ BioNTech

Anh Vũ

Trong vài tuần lễ, Katalin Kariko đã trở thành cái tên gắn liền với vật liệu di truyền ARN thông tin, công nghệ giúp Pfizer và BioNTech phát triển thành công vac-xin phòng Covid-19 đang được đưa vào tiêm chủng rộng rãi. Chạy khỏi Hungary trong những năm 1980, nhà nghiên cứu sinh hóa đến định cư tại Pennsylvania, Hoa Kỳ. Bà đã phải đấu tranh để các nghiên cứu của bà được thừa nhận. Vài nét chân dung về nhà khoa học ở phía sau vac-xin của Pfizer/ BioNTech

« Cứu thế ! Tôi hít một hơi thở thật mạnh, tôi phấn khích đến mức sợ mình chết mất .» Katalin Kariko đã kể lại với nhật báo The Telegraph về những phản ứng của mình khi thông báo kết quả công hiệu của loại vac-xin do Pfizer và BioNTech triển khai bào chế.

Sau gần bốn mươi năm nỗ lực, các nghiên cứu của bà về vật liệu di truyền ARN thông tin, được dùng để bào chế vac-xin phòng Covid-19, cuối cùng đã được công nhận và sẽ giúp thế giới chống đại dịch virus corona. « Tôi không tưởng tượng được công nghệ này lại được quan tâm như vậy. Tôi không chuẩn bị để xuất hiện dưới ánh đèn sân khấu », bà nói thêm.

Trong vòng vài tuần, nhà khoa học người Hungary, đang sống ở Pennsylvania, từ một người còn xa lạ với công chúng đã trở thành một ngôi sao mới trong thế giới khoa học.

Tuy nhiên Katalin Kariko là một người từ rất xa đến. Sinh ra cách nay 65 năm tại Szolnok, miền trung Hungary, giữa chế độ Cộng Sản. Bà lớn lên tại Kisújszállás, có cha làm nghề bán thịt. Là người say mê khoa học, bà bắt đầu sự nghiệp từ tuổi 23 tại Trung tâm nghiên cứu sinh học của đại học Szeged, nơi bà đã bảo vệ luận án tiến sĩ. Chính tại đó bà bắt đầu quan tâm đến vật liệu di truyền ARN thông tin, những phân tử dưới hình thức mã di truyền tạo cho tế bào khả năng sản sinh ra các protein có lợi cho cơ thể người.

Nhưng trong các phòng thí nghiệm Hungary, các phương tiện thiếu thốn. Hơn thế, ở tuổi 30, nhà khoa học bị sa thải khỏi trung tâm nghiên cứu. Và thế là bà chọn nhìn sang bên kia bờ Đại Tây Dương. Năm 1985 bà được nhận làm việc tại Temple University, Philadelphia. Khi đó tại Hungary cũng như các nước XHCN khác, chuyển ngoại tệ ra khỏi nước bị cấm. Mặc dù vậy, Katalin Kariko đã bán chiếc xe hơi của gia đình và giấu tiền vào trong con gấu nhồi bông của đứa con gái Susan Francia, khi đó mới 2 tuổi. « Đó là chuyến đi một chiều. Chúng tôi không hề quen biết ai », bà đã kể lại với Business Insider.

Giấc mơ Mỹ đã có thể bắt đầu

Thế nhưng không phải mọi chuyện đều diễn ra như dự định. Cuối những năm 1980, cộng đồng khoa học chỉ tập trung nghiên cứu ADN mà họ cho rằng có khả năng chuyển hóa các tế bào và việc đó có thể chữa trị các loại bệnh như ung thư hay bệnh tràn dịch nhầy phổi (mucoviscidos).

Nhà nghiên cứu Hungary vẫn tiếp tục chú tâm đến ARN thông tin, với hy vọng vật liệu di truyền này sẽ cung cấp cho tế bào những chỉ dẫn để có thể tự sản sinh ra các loại protein trị liệu. Giải pháp này cho phép tránh phải thay đổi gien đơn bội của các tế bào. Nhưng công nghệ này lại làm dấy lên các chỉ trích vì nó kéo theo các phản ứng viêm nhiễm mạnh, ARN thông tin được hệ miễn dịch coi như thành phần xâm nhập lạ.

Năm 1990, đơn xin học bổng đầu tiên của bà bị từ chối. Trong những năm tiếp theo, các đơn xin học bổng của bà vẫn liên tiếp không được xét. Năm 1995, đại học Pennsylvania, nơi bà sắp được công nhận hàm giáo sư, đã làm tham vọng của bà bị dừng lại khi hạ bà xuống hàng các nhà nghiên cứu thông thường. Trả lời trang y học Stat bà nói : « Bình thường đến giai đoạn đó, mọi người nói tạm biệt và ra đi. Tôi đã nghĩ đi nơi khác hay làm một việc gì đó khác. Tôi tự hỏi có phải mình chưa đủ giỏi hay chưa đủ thông minh chăng ? Giới khoa học cũng phải đối mặt với tình trạng phân biệt giới.”

Mặc dù khó khăn, Katalin Kariko vẫn bám trụ và cống hiến quên mình cho đam mê khoa học. « Nhìn từ ngoài vào có vẻ như chuyện điên rồ khó hiểu, nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc khi ở trong phòng thí nghiệm », bà thổ lộ với Business Insider. « Chồng tôi luôn nói đó là cách giải khuây với tôi. Tôi không nói là tôi đi làm. Với tôi, công việc như là trò chơi. »

Trong cùng lúc, bà phải vật lộn để có tiền trang trải học hành của cô con gái. Bà là người đã truyền cho con gái quyết tâm vượt qua mọi thử thách. Cô bé cầm con gấu nhồi bông giấu ngoại tệ của mẹ năm nào đã tốt nghiệp đại học Pennsylvania và sau đó đã giành huy chương vàng Olympic 2008 và 2012 trong đội đua thuyền của Hoa Kỳ.

Cuộc gặp gỡ mang tính bước ngoặt 

Năm 1997, một cuộc gặp gỡ đơn thuần bên chiếc máy sao chụp (photo-copie) cuối cùng đã thay đổi số phận Katalin Kariko.

Bà quen biết nhà miễn dịch học Drew Weissman, khi đó đang nghiên cứu một loại vac-xin ngừa HIV. Họ đồng ý hợp tác và triển khai nghiên cứu cách để giúp cho ARN tổng hợp không bị hệ miễn dịch nhận biết.

Phát hiện của họ được công bố năm 2005 và được cộng đồng khoa học khen ngợi. Cặp đôi tiếp tục các nghiên cứu và họ đã thành công đặt được phân tử ARN quý giá vào trong những hạt nano lipide, một dạng vỏ bọc tránh cho phân tử ARN bị suy thoái quá nhanh và dễ dàng xâm nhập vào tế bào.

Từ những kỹ thuật đó mà các phòng thí nghiệm Moderna và BioNTech/Pfizer đã có thể triển khai các cách thức phản ứng với Covid-19. Cả hai loại vac-xin đều dựa trên một chiến lược nhằm đưa những mệnh lệnh di truyền vào trong tế bào để kích hoạt phản ứng sản sinh ra một loại protein tương tự như protein của virus corona và để gây ra phản ứng miễn dịch.

Nhờ công trình nghiên cứu và ứng dụng đó của họ, Dew Weissma, và Katalin Kariko giờ đây được cho là có thể nhận giải Nobel. Sau bao nhiêu năm ở bên lề, nhà khoa học Hungary giờ đây nắm giữ một vị trí cao trong phòng thí nghiệm Đức BioNTech.

Sau khi biết tin vac-xin của Pfizer và BioNTech được chấp nhận, Katalin Kariko có thể tận hưởng thành công của mình, nhưng giờ chưa phải lúc mở sâm banh ăn mừng như bà bày tỏ với CNN : « Chúng ta sẽ ăn mừng mọi việc khi những nỗi đau khổ của nhân loại đã lùi lại sau chúng ta, khi những thử thách và thời kỳ kinh hoàng này kết thúc. Ngày đó sẽ tới, tôi hy vọng vào mùa hè tới, khi chúng ta quên đi virus và vac-xin. Khi đó, tôi sẽ ăn mừng thực sự ».

(Theo AFP và France 24.com)

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201218-katalin-kariko-nh%C3%A0-khoa-h%E1%BB%8Dc-hungary-vac-xin-pfizer-biontech

Covid-19: Nhìn bề ngoài, Nga đối phó giỏi hơn Tây phương?

Tú Anh

Trong cuộc họp báo tổng kết thành tích cuối năm dài hơn bốn giờ đồng hồ, tổng thống Nga Vladimir Putin tự khen « đối phó tốt với các vấn đề do đại dịch gây ra. Có thể là tốt hơn nhiều nước khác » cho dù tình trạng nghèo khó gia tăng và thống kê dịch tễ gây tranh cãi. Thực tế ra sao ?

Cuộc họp báo được tổ chức qua hệ thống truyền hình, tổng thống Vladimir Putin ngồi trong biệt thự được gọi là « pháo đài » ở ngoại ô Matxcơva. Ai muốn gặp ông thì phải tự cách ly trước hai tuần. Thoải mái nhưng không giấu mệt mỏi, chủ nhân điện Kremlin lắng nghe các câu hỏi về tình trạng kinh tế và xã hội gặp nhiều khó khăn vì tác hại của đại dịch Covid-19, từ mười nhóm nhà báo tập trung trong mười trung tâm báo chí trên toàn quốc.

Đối với Putin, chế độ của Nga tỏ ra hiệu quả hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. GDP chỉ sụt có 3,6%, nhẹ hơn nhiều so với các nước lớn ở châu Âu và Mỹ. Hệ thống y tế Nga, theo tổng thống Putin, cũng hiệu quả và hạn chế số người chết, thấp hơn Tây phương.

Tổng thống Nga còn quảng cáo cho vac-xin Sputnik V, được Nga cho phép sử dụng trước khi thử nghiệm giai đoạn ba. Trong số những người « tình nguyện » đầu tiên có con gái của tổng thống.

Kết quả chống dịch tuyệt vời nhưng thống kê nói khác

Theo số liệu do chính tổng thống đưa ra trong cuộc họp báo : Nước Nga ghi nhận 2,7 triệu ca lây nhiễm đứng hàng thứ tư thế giới, nhưng chỉ có 49.151 nạn nhân tử vong theo tổng kết của ngày họp báo.

Nếu thực tế đúng như vậy thì Nga bỏ xa các nước Âu Mỹ. Nếu tính trung bình thì trên một triệu dân Nga, có 340 người chết. Trong khi đó, ở Mỹ là 940 trên một triệu dân, ở châu Âu trung bình từ 500 đến 900. Tuy nhiên, nếu so sánh với Phần Lan, 86 nạn nhân trên một triệu, thì Nga khó mà tự hào. Thêm vào đó, các nước Tây Âu đưa vào thống kê tất cả những ca dương tính với siêu vi. Vương quốc Bỉ còn đi xa hơn nữa trong thống kê :  những trường hợp tử vong « không có lý do khác để giải thích » đều xếp vào nguyên nhân do Covid-19.

Trong khi đó, thống kê chính thức của viện Rossat hé mở một thực tế khác tại Nga. Chỉ trong tháng 10 năm nay, số người qua đời dội lên 50.000 so với tháng 10 năm trước. Thế mà báo cáo số nạn nhân Covid trong tháng chỉ có 22000. Từ tháng 03 đến cuối tháng 10 năm nay, số người Nga được khai tử cũng nhiều hơn cùng thời kỳ một năm trước là 165.000. Các số liệu này cho thấy thiệt hại nhân mạng do siêu vi corona gây ra trầm trọng hơn nhiều mà chính quyền không muốn nhìn nhận công khai.

Chính quyền Nga biện minh là chỉ đưa vào thống kê « Covid » những ca được chứng nhận qua giảo nghiệm tử thi.

Sputnik-V : dân tiêm nhưng tổng thống còn chờ

Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, tổng thống Putin phớt lờ không nhắc đến các số liệu, cũng chính thức, nhưng không vinh quang gì cho y tế Nga. Các nhà báo Nga cũng tránh không nhắc tình trạng «  sắp quá tải » ở các bệnh viện cấp vùng.

Về phần thuốc tiêm ngừa Sputnik-V, vị tổng thống 68 tuổi một lần nữa ca ngợi hiệu năng của khoa học Nga. Tuy nhiên, ông chưa tiêm và cho biết còn chờ một thời gian nữa sẽ tiêm, một khi các chuyên gia « biết chắc độ an toàn và hiệu năng với tỷ lệ từ 96% hay 97% ».

Trong một bài phân tích, Les Echos và La Croix trích lời của nhiều bác sĩ Nga, một chuyên gia tim mạch ở thủ đô, một phó giám đốc bệnh viện ở Saint Petersbourg, những người trong ngành y không tin vào hiệu năng của Sputnik-V.  Putin cũng nhìn nhận Nga thiếu phương tiện hậu cần để sản xuất đủ thuốc cho dân chúng.

Câu hỏi đặt ra là tổng thống Nga tự khen để làm gì trong khi ở châu Âu tranh luận vẫn chưa kết thúc, không một nhà lãnh đạo chính trị nào dám tỏ ra tự mãn với chính sách chống dịch, không một nhà khoa học nào xác quyết là mình nắm sự thật ?

Câu trả lời duy nhất mà giới chuyên gia Tây phương đưa ra là Putin, cũng như Tập Cận Bình của Trung Quốc, muốn sử dụng vac-xin như một thứ vũ khí để phát huy ảnh hưởng kinh tế và ngoại giao trên thế giới và giữ trước một phần thị trường tại các quốc gia đang phát triển.

Về kinh tế, xã hội, thống kê chính thức báo động tiêu dùng nội địa giảm, thất nghiệp tăng 1,6 điểm, chiếm tỷ lệ 6,3% : 20 triệu dân sống trong nghèo khó. Theo báo Le Figaro, ngày 9 tháng 12, một cuộc họp kín tại điện Kremlin bị rò rỉ thông tin cho thấy một thực trạng nữa : Tổng thống Putin tức giận gạn hỏi các bộ trưởng : Vật giá nhu yếu phẩm tăng từ mấy tháng nay, mấy ông nói là giám sát kỹ. Mấy ông nhìn ở đâu mà không thấy dân chúng thắt lưng buộc bụng vì họ không có tiền mua thức ăn ?

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201218-covid-19-nh%C3%ACn-b%E1%BB%81-ngo%C3%A0i-nga-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3-gi%E1%BB%8Fi-h%C6%A1n-t%C3%A2y-ph%C6%B0%C6%A1ng

Matxcơva hy vọng quan hệ Nga – Mỹ được cải thiện

Thanh Hà

Matxcơva hy vọng « giải quyết một phần những vấn đề đã đặt ra trong quan hệ Nga – Mỹ » dưới chính quyền Biden. Trong cuộc họp báo thường niên hôm 17/12/2020 tổng thống Vladimir Putin bày tỏ mong muốn có chừng mực khi được hỏi về quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ trong giai đoạn 4 năm sắp tới. Trong tuần nguyên thủ Nga vừa chính thức lên tiếng chúc mừng tổng thống tân cử Joe Biden.

Thông tín viên Paul Gogo từ Matxcơva tường trình :

Vì được hỏi khá nhiều về những vấn đề nội bộ của nước Nga và khủng hoảng kinh tế đang càng lúc càng trầm trọng do tác động virus corona gây ra, trong cuộc họp báo thường niên, tổng thống Putin đã không nói nhiều về quan hệ quốc tế.

Dù vậy, ông Putin đã chủ ý nhắc tới việc Joe Biden thắng cử tổng thống tại Mỹ. Điện Kremlin chưa bao giờ che giấu lập trường ủng hộ Donald Trump. Đến độ mà ông Putin, khác với các lãnh đạo quốc tế, đã đợi đến lúc đại cử tri đoàn của Mỹ chính thức bỏ phiếu (ngày 14/12/2020) mới lên tiếng chúc mừng ông Biden.

Thứ Ba 15/12/2020 vừa qua nguyên thủ Nga cho biết sẵn sàng làm việc với tổng thống tân cử Mỹ với hy vọng cùng với đồng nhiệm Mỹ đóng góp vào việc tìm kiếm những giải pháp trước những thách thức đang đặt ra cho toàn thế giới.

Trong nhiều tuần lễ, một số truyền thông thân cận với chính quyền Nga đã thiên về giả thuyết từng được chính Donald Trump đưa ra, đó là đã có gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần này.

Hôm qua, ông Putin tuyên bố hy vọng một phần những vấn đề trong quan hệ song phương Nga-Mỹ sẽ được giải quyết trong với chính quyền Washington sắp tới đây. Lời lẽ này cho thấy phía Matxcơva không chờ đợi gì nhiều nhưng ít ra đây cũng là lần đầu Nga chìa bàn tay thân thiện đê khởi động lại quan hệ với Mỹ dưới chính quyền Biden.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201218-matxc%C6%A1va-hy-v%E1%BB%8Dng-quan-h%E1%BB%87-nga-m%E1%BB%B9-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-c%E1%BA%A3i-thi%E1%BB%87n

Chuyên gia: Đã đến lúc người dân Đài Loan trả ơn Tổng thống Trump

Mạnh Đức

Đứng trước một cuộc bầu cử gian lận với tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới, một chuyên gia cho rằng, Đài Loan tuyệt đối không thể đứng ngoài “cơn bão” này vì những gì Tổng thống Trump đã giúp đỡ hòn đảo và “đã đến lúc Đài Loan cần đứng lên và ủng hộ Tổng thống Trump!”, theo Sound of Hope.

Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, các phương tiện truyền thông dòng chính và các nền tảng xã hội đã thể hiện một bộ mặt “xấu xí”, họ không chỉ kiểm duyệt và chặn các thông tin về gian lận bầu cử, mà còn sắp đặt một cách tỉ mỉ cho một vụ lừa đảo bầu cử quy mô lớn, mà đằng sau chính là bàn tay đen của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Chuyên gia Triệu Hiểu Huệ, người tổ chức Diễn đàn tài chính kinh tế của The Truth Talker Đài Loan cho rằng, với tham vọng bá chủ toàn cầu, ĐCSTQ trong những năm gần đây đã gây ra mối đe dọa to lớn đối với thế giới tự do và dân chủ.

Theo bà Triệu, để bảo vệ những giá trị truyền thống và tự do, Đài Loan đã liên tục bị ĐCSTQ ức hiếp trong một thời gian dài. Những năm gần đây, Tổng thống Trump đã luôn sát cánh, ủng hộ Đài Loan đối phó với ĐCSTQ, ông được mô tả là vị tổng thống Hoa Kỳ thân thiện nhất với Đài Loan.

Bà Triệu cho biết, trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, chính phủ ngầm đã thông đồng với các thế lực do ĐCSTQ kiểm soát như các phương tiện truyền thông dòng chính của Hoa Kỳ; các nhà khoa học, công nghệ, các nền tảng mạng xã hội quy mô lớn để tiến hành gian lận phiếu bầu, đưa tin tức giả trên các phương tiện truyền thông, kiểm duyệt thông tin trên Internet.

Cuộc tổng tuyển cử năm nay cũng đã bộc lộ ra sự tê liệt của nền tư pháp Hoa Kỳ vốn được ngưỡng mộ nhất thế giới, cũng như sự thất bại trong hệ thống an ninh quốc gia vốn chưa từng xảy ra trong lịch sử nước Mỹ.

Bà Triệu nói rằng, với những gian lận và dối trá đã xảy, đội ngũ của Tổng thống Trump đã không ngừng thực hiện những thách thức pháp lý để bảo vệ tính trung thực của cuộc bầu cử, đòi lại quyền lợi cho người dân, nhưng những nỗ lực này đã bị truyền thông cánh tả bịt miệng và các nền tảng xã hội kiểm duyệt thông tin về gian lận bầu cử, hệ thống tư pháp thì bác bỏ vụ kiện và một số tiểu bang chiến trường thậm chí không thực hiện các phiên điều trần.

Bà Triệu cho hay, trước đây, thế giới tự do dân chủ khó có thể tưởng tượng được rằng, Tổng thống Trump và Hoa Kỳ sẽ thực sự trở thành nạn nhân lớn nhất của cuộc xâm nhập và “ăn thịt” đồng loại của ĐCSTQ? Nhưng điều ấy đến nay đã xảy ra, thủ đoạn của ĐCSTQ ở Hoa Kỳ là một tay che trời, ông Trump đang lâm vào thế trận khó khăn chưa từng có.

Bà Triệu cho rằng, nếu như “Tổng thống truyền thông” Joe Biden nắm quyền thì Hoa Kỳ sẽ bị ĐCSTQ khống chế và kiểm soát, điều đó chắc chắn sẽ có nhiều tác động xấu đến Đài Loan. Vì Joe Biden là tổng thống bù nhìn bị ĐCSTQ giật dây nên Hoa Kỳ sẽ không còn là một hệ thống dân chủ, tự do và pháp quyền, mà là nơi của một nhóm các chính trị gia bán rẻ lương tâm, của truyền thông tin giả, của các nền tảng xã hội bị giám sát và kiểm duyệt, và các công ty công nghệ kiểm soát mọi thứ bằng bàn phím máy tính.

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung do Tổng thống Trump phát động đã ngăn chặn kịp thời hành vi trộm cắp chuỗi cung ứng, tài sản trí tuệ mà ĐCSTQ thực hiện ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Nếu như “Tổng thống truyền thông” Biden lên nắm quyền, các chính sách của chính quyền Tổng thống Trump sẽ bị lật đổ và nền kinh tế Đài Loan sẽ không thể yên ổn. Ngoài ra, các dự luật và chính sách khác nhau “có lợi cho Đài Loan” trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump cũng sẽ bị hủy bỏ, và ĐCSTQ sẽ bắt nạt Đài Loan một cách liều lĩnh hơn nữa.

“Tôi e rằng sẽ không còn ai trong cộng đồng quốc tế lên tiếng bênh vực Đài Loan”, bà Triệu nói.

Bà Triệu chỉ ra rằng, vào năm 2019, khi Hàn Quốc Du và quân đội mạng của ĐCSTQ hợp lực để gây rối loạn Đài Loan, trong bối cảnh người dân Đài Loan chống ĐCSTQ mạnh mẽ, thông qua cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan vào tháng 1/2020 đã áp chế thành công những phần tử “gây rối loạn” đó. Nếu Joe Biden lên nắm quyền, các phần tử này có thể sẽ trỗi dậy trở lại, và chuyện Đài Loan bị “đỏ hóa” chỉ còn là vấn đề thời gian.

Vì vậy, bà Triệu đã kêu gọi: “Đài Loan, đã đến lúc đứng lên và ủng hộ Tổng thống Trump! […] Hãy cổ vũ cho Tổng thống Trump để tiếp thêm dũng khí cho ông ấy, hãy đứng lên đấu tranh cùng vị tổng thống Mỹ thân thiện nhất với Đài Loan, hãy cho Tổng thống Trump biết rằng, ông ấy không hề đơn độc…”

Bà Triệu cho rằng, người dân Đài Loan không nên ngồi nhìn nước Mỹ bị thế lực đỏ “cướp mất đất nước”, nên họ cần phải ủng hộ Tổng thống Trump “bởi vì giúp người Mỹ gìn giữ tinh thần dân chủ và tự do chính là đang giúp giữ gìn nền dân chủ và tự do của Đài Loan”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-da-den-luc-nguoi-dan-dai-loan-tra-on-tong-thong-trump.html

Covid-19: Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch tiêm phòng cho 50 triệu dân trước Tết

Trọng Nghĩa

Là quốc gia đầu tiên bị đại dịch Covid-19 và được cho là đã kiểm soát được virus corona, Trung Quốc sắp khởi động chiến dịch tiêm chủng đại trà. Dự tính, khoảng 50 triệu người ​​sẽ được chích ngừa Covid-19 trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán vào tháng Hai 2021 tới đây.

Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh, Stéphane Lagarde, cho biết thêm chi tiết :

Với nào là nhạc, nào là video ngắn trên Tik Tok, cơ quan y tế tỉnh Tứ Xuyên cho thấy quyết tâm hướng tới mục tiêu chích ngừa cho toàn bộ người dân, kể cả những tầng lớp trẻ tuổi nhất. Về hình thức, đây có vẻ như là một chiến dịch tiêm chủng bắt buộc từ nay đến ngày 05/02 năm tới, nhưng trên thực tế vac-xin chỉ liên quan đến những người thuộc diện “ưu tiên cao nhất”.

Theo các phương tiện truyền thông chính thức, 118.000 liều vac-xin Covid-19 đã đến tỉnh miền tây Trung Quốc rộng lớn này. Một số tỉnh khác cũng có liên quan, trong đó có Hắc Long Giang ở phía đông bắc. Qua điện thoại, Ủy Ban Y Tế huyện Thang Nguyên (Tangyuan), gần biên giới với Nga cho biết :

“Chúng tôi hiện đang đánh giá số lượng người muốn được tiêm chủng. Vac-xin vẫn chưa đến. Việc chích ngừa chỉ dành cho người dân địa phương. Chúng tôi đang kiểm kê số người tình nguyện và sẽ bắt đầu tiêm khi được cơ quan y tế bật đèn xanh.”

Trong thời gian chờ đợi, trong những ngày qua, giới lãnh đạo các trung tâm phòng chống dịch bệnh đã được tập huấn qua video. Theo một chuyên gia y tế được báo Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn, Bắc Kinh có kế hoạch phân phối 100 triệu liều vac-xin Sinopharm và Sinovac, tức là sẽ có 50 triệu người được tiêm phòng trước dịp Xuân Tiết (Chunjie), tức là Tết Nguyên Đán.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201218-covid-19-trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%E1%BA%A9y-m%E1%BA%A1nh-chi%E1%BA%BFn-d%E1%BB%8Bch-ti%C3%AAm-ph%C3%B2ng-cho-50-tri%E1%BB%87u-d%C3%A2n-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-t%E1%BA%BFt

WHO sắp đến Trung Quốc điều tra nguồn gốc Covid-19. Cư dân mạng hỏi: Đến khảo cổ à?

Tâm Thanh

Sau khi chính quyền Trung Quốc bắt đầu thay đổi vai trò của mình từ “kẻ làm lây lan virus” thành “nhà cung cấp vắc-xin”, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cuối cùng đã ra thông báo rằng, họ sẽ cử một nhóm chuyên gia đến Trung Quốc để điều tra về virus viêm phổi Vũ Hán vào tháng 1 tới, Reuters đưa tin.

Đã một năm kể từ ngày virus viêm phổi Vũ Hán lây lan ra toàn cầu và gây thiệt hại nặng nề đến các quốc gia trên thế giới. Những biến động trong một năm qua khiến người ta không khỏi mất đi niềm tin vào Tổ chức Y tế thế giới, cũng như không tin rằng một cuộc điều tra như vậy có thể đưa ra bất kỳ kết luận đáng tin cậy nào.

Babatunde Olowokure, giám đốc WHO phụ trách khu vực Tây Thái Bình Dương cho biết tại cuộc họp báo ngày 17/12 rằng, WHO vẫn đang đàm phán với chính phủ Trung Quốc về các thỏa thuận điều tra và những nơi mà các chuyên gia sẽ đến để thực hiện nhiệm vụ vẫn chưa được xác nhận.

“Những gì chúng tôi biết là cuộc điều tra dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào đầu tháng Giêng”, ông cho biết.

Theo Reuters, họ có thể sẽ tới Vũ Hán để xem xét các bằng chứng do các chuyên gia Trung Quốc thu thập, bao gồm cả mẫu người và động vật, sau đó sẽ tiến hành nghiên cứu sơ bộ.

Trước đó, tờ New York Times đưa tin, Bắc Kinh đã hứa rằng sẽ để các chuyên gia của WHO vào Trung Quốc điều tra về virus, nhưng điều kiện tiên quyết là, phần then chốt của cuộc điều tra phải do các chuyên gia Trung Quốc kiểm soát.

Trong khi cả thế giới lên án hành vi che giấu dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc khiến virus lây lan ra toàn cầu và chính quyền Trung Quốc liên tục phủ nhận, đẩy nguồn gốc của virus cho những quốc gia khác, thì kể từ hồi tháng 3 năm nay, chợ hải sản Hoa Nam Trung Quốc ở thành phố Vũ Hán, nơi được coi là khởi nguồn của dịch bệnh, đã bị chính quyền yêu cầu dỡ bỏ. Người dân cho rằng, hành động của chính quyền là “hủy thi diệt tích”, tức là xóa sạch dấu vết, bằng chứng phạm tội.

Mặc dù vậy, khi một số chuyên gia của WHO đến Trung Quốc để điều tra về virus viêm phổi Vũ Hán vào tháng 7 năm nay, họ vẫn không được phép đến thành phố Vũ Hán mà chỉ ở lại Bắc Kinh trong 3 tuần rồi trở về nhà. Kết quả là, họ không thu được bất kỳ báo cáo điều tra nào có giá trị.

Do đó, đối với cuộc điều tra vào tháng Giêng tới, cư dân mạng đã xôn xao bình luận:

“Đây là phái chuyên gia tới để khảo cổ đúng không?”

“Đảng Cộng sản Trung Quốc từ lâu đã tiêu hủy bằng chứng và giết người diệt khẩu”.

“Đi làm gì chứ? Một sự lãng phí tiền bạc… Hay là đi để lấy tiền thưởng?”

“Các bộ phận ánh sáng, trang phục, trang điểm, đạo cụ, dàn dựng và hiệu ứng đặc biệt đã sẵn sàng để ghi hình!”

“Lại muốn đi du lịch công sao? Tham ăn, tham uống, vui chơi … Cẩn thận không bị quay phim nha!”

WHO đã bị thế giới chỉ trích vì giúp Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu dịch bệnh và hành động chậm chạp trong đại dịch năm nay. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Asō Tarō từng thẳng thắn tuyên bố rằng, do mối quan hệ chặt chẽ giữa tổ chức này (WHO) và ĐCSTQ, mà nhiều người đã gọi Tổ chức Y tế Thế giới là “Tổ chức Y tế Trung Quốc”.

Đài Á Châu Tự Do cũng đã trích dẫn các tài liệu nội bộ và các cuộc phỏng vấn với một số nhà ngoại giao và nhà khoa học, tiết lộ rằng vì để có cơ hội được vào Trung Quốc điều tra, WHO đã nhiều lần nhượng bộ ĐCSTQ, bao gồm cả việc đồng ý cho phép các nhà khoa học Trung Quốc chủ trì phần chính của cuộc điều tra.

Nhà bình luận về các sự kiện, ông Hoành Hà cho rằng, công cuộc truy tìm nguồn gốc virus viêm phổi Vũ Hán của WHO ở Trung Quốc là một “màn trình diễn chính trị”. Họ đang hành động nhằm giảm bớt những chỉ trích từ ngoại giới. Tuy nhiên, trên thực tế, tổ chức WHO vốn không có hứng thú đối với cuộc điều tra này.

https://www.dkn.tv/the-gioi/who-se-den-trung-quoc-dieu-tra-nguon-goc-cua-virus-vao-thang-toi.html

Tròn 100 năm kiến lập, ‘vấn đề sống còn’ trở thành nỗi lo hàng đầu của ĐCSTQ

Vũ Dương

Năm 2021 là tròn 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dựng lập chính quyền. Hiện, ĐCSTQ tỏ ra rất hoang mang về sự sống còn của chế độ này. Thứ Sáu tuần trước (11/12), Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ đã có buổi học tập chung về “an ninh quốc gia”, phần nào cho thấy sự bất an trong nội bộ ĐCSTQ.

Ngày 11/12, Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ đã tiến hành tập thể học tập lần thứ 26. Đây là lần tập thể học tập đầu tiên với chủ đề “an ninh quốc gia” kể từ sau Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19 đến nay. Tại Hội nghị, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng an ninh quốc gia cần được lồng ghép vào tất cả các khía cạnh của đảng và công việc của đất nước, đồng thời ông cũng vẽ ra “điểm mấu chốt” để phát triển kinh tế và xã hội trong năm 2021.

Nhà bình luận các vấn đề thời sự Lý Lâm Nhất (Li Linyi) cho rằng trọng tâm của Hội nghị lần này có thể được tóm tắt là: “Đặt an ninh chính trị lên hàng đầu”, theo NTDTV.

Ông nói: “An ninh chính trị này chính là an ninh chế độ của nó. Thời điểm này nói đến an ninh chế độ, có nghĩa là trong lòng họ đã rất hoảng loạn. Họ cảm thấy rằng chế độ này rất có khả năng sẽ không thể không trụ vững trong tương lai, vì vậy họ phải coi an ninh chính trị, tức là an ninh chế độ là mối ưu tiên hàng đầu, cũng chính là tất cả mấu chốt của sự phát triển chính trị, kinh tế và xã hội trong năm tới”.

Án chiếu đường lối tư tưởng của Hội nghị lần này, có ba điều đáng được quan tâm trong thời gian gần đây. Thứ nhất, Hội nghị của Bộ Chính trị đã đề cập đến việc “ngăn chặn nguồn vốn mở rộng một cách mất trật tự”, điều này cho thấy ĐCSTQ đang không yên tâm về khoản tín dụng công nghệ cao trị giá 516 tỷ đô-la Mỹ.

Ông Lý Lâm Nhất cho hay: “ĐCSTQ gần đây không ngừng đưa ra tín hiệu rằng nhất định phải chống độc quyền, điều này cho thấy ĐCSTQ đang rất lo lắng về những mối đe dọa mà các công ty Internet tài chính như của Jack Ma gây ra cho chế độ ĐCSTQ”.

Thứ hai, ông Trần Tiểu Giang (Chen Xiaojiang), Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương sẽ đứng ra phụ trách các vấn đề Công tác dân tộc, đây là người Hán đầu tiên phụ trách quản lý Ủy ban Dân tộc Quốc gia kể từ năm 1954 đến nay, tiếp thế ông Ba Đặc Nhĩ vốn là tộc người Mông Cổ. Bề ngoài thì thấy nguyên nhân là do hoạt động biểu tình phản đối giáo dục Hán hóa ở Nội Mông, nhưng chủ yếu vẫn là lo lắng các dân tộc thiểu số sẽ tạo thành sự uy hiếp đối với an ninh của chính quyền.

Ngoài ra, bức tường biên giới được thiết lập ở biên giới Trung Quốc – Myanmar được gọi là “Vạn lý trường thành phía Nam” được cho là để ngăn chặn nạn nhập cư trái phép, chủ yếu là lo lắng vấn đề dịch bệnh không thể kiểm soát và các vấn đề do cô dâu Myanmar mang đến.

Ông Lý Lâm Nhất chỉ ra rằng ĐCSTQ hiện đang lo sợ chính quyền sẽ rớt đài, trong khi các khía cạnh chính trị, kinh tế và xã hội không ngừng bị thắt chặt thì càng dẫn đến bất bình trong dân chúng, hiệu quả kinh tế lại càng bấp bênh hơn.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tron-100-nam-kien-lap-van-de-song-con-tro-thanh-noi-lo-hang-dau-cua-dcstq.html

Covid-19: Thái Lan chào đón du khách để thúc đẩy kinh tế

Thái Lan loan báo sẽ giảm bớt hạn chế nhập cảnh với công dân 56 quốc gia để thúc đẩy du lịch trong lúc phòng chống Covid-19.

Chống Covid-19 bằng vaccine hay miễn dịch cộng đồng?

Covid-19: Ông Macron bị dương tính làm một số lãnh đạo EU phải cách ly

Du khách từ các quốc gia như Úc, Pháp, Mỹ sẽ có thể nhập cảnh không cần visa nhưng cần mang theo chứng nhận không nhiễm Covid-19 72 giờ trước khi bay và đặt phòng sẵn tại một khách sạn cách ly.

Du khách vẫn phải trải qua hai tuần cách ly, và trong lúc đó, sẽ qua ba lần kiểm tra.

Các hạn chế của Thái Lan được cho là giúp các ca nhiễm Covid-19 ở mức thấp, chỉ có 4.281.

Tuy vậy, kinh tế Thái Lan bị ảnh hưởng.

Hôm 17/12, Thái Lan nói có thêm 20 ca nhiễm từ Ấn Độ, Anh, Thụy Sĩ, Thụy Điển…

Trong tổng số ca 4.281 người thì 3.989 đã hồi phục.

Theo thống kê, Mỹ vẫn đang có số ca nhiều nhất toàn cầu, khoảng 17,39 triệu, tiếp theo là Ấn Độ 9,95 triệu và hơn 7 triệu ở Brazil.

Tại Việt Nam, ngày 18/12 ghi nhận 17 ngày liên tiếp Việt Nam không có ca mắc mới trong cộng đồng.

Trong 1.410 bệnh nhân ghi nhận tại Việt Nam có tổng cộng 693 ca mắc do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 553 ca.

Đến nay, Việt Nam chữa khỏi cho 1.266/1.410 bệnh nhân, 35 người tử vong; 4 người tử vong sau khi âm tính từ 3-4 lần.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55367579

Văn hóa bán hàng rong của Singapore được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa Thế giới

Tin từ Singapore – Văn hóa Hawker ở Singapore đã chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của Nhân loại. Hôm tối thứ tư (16/12), một ủy ban quốc tế gồm 24 thành viên đã thống nhất chấp nhận đơn đề cử của Singapore. Đây là kết quả sau gần 3 năm làm việc của Ủy ban Di sản Quốc gia, Cơ quan Môi trường Quốc gia và Liên đoàn các Hiệp hội Thương gia. Đây là hạng mục đầu tiên của Singapore trong danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Theo tờ The Strait Times đưa tin, ông Edwin Tong, Bộ trưởng Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên Singapore cho biết, văn hóa bán hàng rong của Singapore là nguồn tự hào của đất nước và tất cả người dân nước này. Sau đề cử thành công, Singapore sẽ phải đệ trình báo cáo 6 năm một lần cho Unesco, cho thấy những nỗ lực được thực hiện để bảo vệ và truyền tải văn hóa bán hàng rong cho các thế hệ tương lai. Cả Tổng thống Halimah Yacob và Thủ tướng Lý Hiển Long đã cảm ơn những người tham gia vào quá trình đề cử trên Facebook.

Ông Yeo Hiang Meng, chủ tịch Liên đoàn Hiệp hội Thương gia (FMAS), cùng với Ủy ban Di sản Quốc gia và Cơ quan Môi trường Quốc gia điều hành quá trình đề cử cho biết, kết quả này sẽ giúp tăng uy tín của những người bán hàng rong, cả trong nước và quốc tế.

Để kỷ niệm sự công nhận toàn cầu, các nhà chức trách cho biết, SG HawkerFest sẽ được khởi động vào ngày 26/12 tới và kéo dài trong vòng 3 tuần.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/van-hoa-ban-hang-rong-cua-singapore-duoc-unesco-dua-vao-danh-sach-di-san-van-hoa-the-gioi/