Tin khắp nơi – 18/11/2020
Máy bay ném bom B-1B của Mỹ tiến vào không phận Trung Quốc – Đông Phương
Ngày 17/11, hai máy bay ném bom B-1B của Mỹ đã đi qua vùng trời phía Bắc Đài Loan và thậm chí tiến vào Vùng nhận dạng phòng không Biển Hoa Đông của Trung Quốc.
Vào ngày 17/11, tài khoản Twitter chuyên theo dõi hoạt động của máy bay “Aircraft Spots” đã đăng một bản đồ hướng di chuyển và cho biết, hai máy bay ném bom B-1B của quân đội Mỹ đã cất cánh từ Căn cứ Andersen của Không quân Hoa Kỳ trên đảo Guam và đi qua không phận phía Bắc Đài Loan, rồi tiến về phía Biển Hoa Đông và đi vào Vùng Nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông của Trung Quốc. Trong quá trình này, hai máy bay tiếp dầu trên không KC-135 đã được sử dụng cho các hoạt động tiếp nhiên liệu.
Có phân tích cho rằng, quân đội Hoa Kỳ lại một lần nữa gửi tín hiệu mạnh mẽ đến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông qua việc điều máy bay ném bom tiến vào Vùng nhận dạng phòng không Biển Hoa Đông.
Gần đây, căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở eo biển Đài Loan và Biển Đông tiếp tục gia tăng.
Bộ Tư lệnh Chiến lược Hoa Kỳ thông báo ngày 12/11 rằng, máy bay ném bom B-1B đặt tại Hoa Kỳ và máy bay ném bom B-1B đặt tại Căn cứ Guam đã tiến hành một cuộc huấn luyện tấn công lộ trình dài nhằm thể hiện khả năng triển khai của chúng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và trên thế giới.
Quân đội Mỹ tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận điện thoại và ứng phó với bất kỳ cuộc xung đột nào trên toàn thế giới; và việc huấn luyện như vậy sẽ giúp các phi công có cơ hội được cọ xát thực tế, nắm vững quy trình và giả định ra các chiến lược nếu xuất hiện xung đột mức độ cao.
Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ thông báo rằng, vào ngày 14/11, tàu USS Reagan đã quay trở lại cảng Yokosuka của Nhật Bản. Họ cũng cho biết, thủy thủ đoàn sẽ duy trì khả năng chiến đấu và huấn luyện cường độ cao nhằm chuẩn bị ứng phó với các tình huống khẩn cấp trong khu vực.
Theo một trang web nghe lén hàng không tiết lộ, vào ngày 15/11, trên vùng trời phía Tây Nam của Đài Loan, một máy bay quân sự Trung Quốc đã sử dụng tần số khẩn cấp để liên hệ với đối phương: “Bạn đã vào không phận của tôi, hãy rời đi ngay lập tức, nếu không bạn sẽ bị truy đuổi”. Phi công này đã dùng cả tiếng Trung và tiếng Anh để nhắc lại thông báo trên nhiều lần. Theo phân tích, cảnh báo đó là dành cho máy bay quân sự Mỹ. Máy bay quân sự Mỹ trả lời rằng họ đang bay bình thường trên không phận quốc tế.
Vào ngày 16/11, một máy bay trinh sát điện tử RC-135W của quân đội Mỹ đã cất cánh từ Căn cứ Kadena, Nhật Bản và tiến vào Biển Đông để triển khai hoạt động trinh sát, sau đó tiến hành tiếp nhiên liệu trên không với một máy bay tiếp nhiên liệu trên không của Không quân Mỹ trên vùng trời Tây Nam Đài Loan. Hoạt động này dường như hoàn toàn phớt lờ sự quấy rối của máy bay quân sự Trung Quốc.
Cùng ngày, một máy bay 8ASW của ĐCSTQ cũng tiến vào vùng trời Tây Nam Đài Loan và một máy bay trinh sát tầm cao U-2S của Mỹ (được cho là đóng quân ở Hàn Quốc) đã tiến vào vùng trời biển Hoàng Hải để trinh sát.
Gần đây, ĐCSTQ cũng thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận phòng không ở các khu vực ven biển, bao gồm cuộc tập trận của lực lượng không quân hải quân thuộc chiến khu Nam Bộ ĐCSTQ trên vùng trời phía tây đảo Hải Nam hồi cuối tháng Mười; Cục An toàn Hàng hải Quảng Đông ban hành “Cảnh báo hàng hải” vào ngày 16/11 rằng, dự kiến sẽ tập trận ở khu vực mà Trung Quốc hoạch định trên Biển Đông từ ngày 17-30/11, cuộc tập trận này được cho là có liên quan đến 2 chiếc tàu tấn công đổ bộ loại 075 mới nhất của ĐCSTQ.
Vào thời điểm cuộc bầu cử ở Mỹ vẫn chưa đi đến hồi kết, quân đội Mỹ dường như đang điều chỉnh lại chiến lược sau khi quyền Bộ trưởng Quốc phòng mới – ông Christopher Miller lên nhậm chức. Việc máy bay quân sự Mỹ liên tục xuất hiện trên vùng trời phía Tây Nam Đài Loan và việc máy bay ném bom quân sự Mỹ tiến vào Vùng nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông có phải là một phần trong chiến lược mới hay không thì cần phải quan sát thêm.
Đông Phương
Theo NTD tiếng Trung
Mỹ: Donald Trump ra lệnh rút
một phần quân đội khỏi Irak và Afghanistan
Mai Vân
Mỹ sẽ giảm đáng kể sự hiện diện quân sự của mình ở Irak và Afghanistan từ nay đến khi kết thúc nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump. Lầu Năm Góc đã thông báo tin trên hôm qua 17/11/2020, theo đó, cho đến trước ngày 15/01/2021, lực lượng Mỹ tại Afghanistan cũng như tại Irak sẽ chỉ còn 2.500 quân ở mỗi nước. NATO đã bày tỏ thái độ bất bình trước quyết định đơn phương của Hoa Kỳ.
Tại Irak, nơi hiện có khoảng 3.000 lính Mỹ, 500 người sẽ được hồi hương kể từ giữa tháng 12. Ngay sau thông báo của Washington, vài tên lửa đã nhắm vào khu vực đại sứ quán Mỹ.
Thông tín viên RFI Lucile Wassermann tại Bagdad, cho biết thêm chi tiết :
Thực ra quyết định rút quân chỉ mang tác dụng thông báo phô trương hơn là các tác động thực tế trên bình diện quân sự. Con số 500 quân rất ít so với 2.000 người đã rời Irak trong những tháng gần đây.
Mức giảm mới này sẽ không thực sự thay đổi cuộc chơi ở Irak, và Mỹ vẫn sẽ luôn luôn có thể cung cấp yểm trợ trên không và thông tin tình báo cho các lực lượng Irak, hai nhiệm vụ thiết yếu trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo mà rất ít quốc gia khác có thể làm.
Điều này có thể trấn an các đối tác của Mỹ, ở Bagdad cũng như trong liên quân quốc tế, từng lo ngại trong vài tháng nay là Hoa Kỳ sẽ rút toàn bộ lực lượng ra khỏi khu vực, như ông Donald Trump đã cho hiểu gần đây.
Việc rút quân hoàn toàn chắc chắn là điều mà các dân quân thân Iran muốn nghe, bởi chỉ ít lâu sau tuyên bố của Mỹ, 4 chiếc tên lửa đã bắn về phía Vùng Xanh ở thủ đô Bagdad, nơi đặt đại sứ quán Mỹ.
Các nhóm vũ trang này đã tuyên bố ngừng bắn cách đây vài tuần, và kể từ đó đã tôn trọng điều này. Bài phát biểu của quyền bộ trưởng Quốc Phòng dường như đã khơi lại nỗi tức giận đã bị dằn xuống quá lâu.
NATO cảnh báo về cái “giá phải trả”
Ngay sau khi Hoa Kỳ tuyên bố rút 2.000 binh sĩ khỏi Afghanistan, tổng thư ký NATO ngày hôm qua (17/11) đã cảnh báo rằng một sự ra đi vội vàng sẽ “phải trả giá rất đắt”.
Jens Stoltenberg gần như đối đầu trực tiếp với tổng thống Mỹ đương nhiệm, bởi vì nếu Liên Minh Bắc Đại Tây Dương rời khỏi Afghanistan, thì điều đó phải được thực hiện một cách có phối hợp. Nhưng Donald Trump lại muốn quân đội Mỹ sớm hồi hương.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ tiếp tục lên án
ĐCS Trung Quốc đàn áp tôn giáo
Bình luậnNgọc Trân
Hôm 16/10, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 3 về Thúc đẩy Tự do Tôn giáo đã chính thức được khai mạc tại Ba Lan dưới hình thức trực tuyến. Cùng ngày, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Đại sứ Tự do Tôn Giáo Hoa Kỳ Sam Brownback đã lần lượt phát biểu và đăng Twitter để lên án cuộc bức hại đối với các nhóm tín ngưỡng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói: “Chúng ta hãy mang theo niềm tin này tiến về phía trước: Tín ngưỡng mãi mãi tồn tại, chính quyền tàn bạo ắt diệt vong”.
Hội nghị Cấp Bộ trưởng về Thúc đẩy Tự do Tôn giáo được Hoa Kỳ khởi xướng từ năm 2018, hai lần hội nghị trước đều do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đứng ra tổ chức. Năm nay, hội nghị được tổ chức tại Ba Lan, các quan chức và đại biểu của người dân từ 127 quốc gia đã tham dự từ xa.
Mục đích của hội nghị lần này là tiếp tục phát triển nỗ lực của cộng đồng quốc tế về thúc đẩy tự do tín ngưỡng và bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số. Đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh hoành hành trên toàn thế giới, thì những quyền cơ bản này càng có nguy cơ bị đe doạ.
Hôm 16/11, trong một bài viết đăng trên Twitter, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trích dẫn phát biểu của Ngoại trưởng Pompeo rằng: “Nếu chúng tôi không bảo vệ tự do tôn giáo, thì sẽ không có ai đứng ra làm việc này”. Ông Pompeo tiếp tục lên án cuộc đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công kéo dài suốt 20 năm qua và nhiều nhóm tôn giáo khác.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói: “Cuộc chiến đức tin của ĐCSTQ chủ yếu nhắm vào các tín đồ Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Phật giáo và các học viên Pháp Luân Công. ĐCSTQ không bỏ sót bất kỳ ai”.
Ông Sam Brownback – Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đăng Twitter và lên án ĐCSTQ vì chính quyền này vẫn đang tăng cường đàn áp đối với các nhóm tự do tín ngưỡng – hành vi đã kéo dài nhiều thập kỷ qua. Ông Brownback cho biết, ĐCSTQ tiếp tục ra lệnh cho các nhóm tôn giáo kết hợp học thuyết chủ nghĩa cộng sản vào các giáo lý tín ngưỡng của họ và thực hành theo. Đây là một điều không thể chấp nhận được.
Dự kiến, chương trình Hội nghị Cấp Bộ trưởng về Tự do Tôn giáo lần này được diễn ra như sau: Ngày đầu tiên là cuộc họp của các quan chức cấp cao, ngày thứ hai là cuộc thảo luận chuyên đề về xã hội con người và các nhóm tôn giáo, cùng nhiều cuộc họp bên lề khác. Trong đó, ngày họp thứ ba (ngày 18/11) sẽ thảo luận và nghiên cứu về cuộc bức hại mà các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu đựng suốt 21 năm qua và vấn nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng các tù nhân tôn giáo và tù nhân lương tâm ở Trung Quốc. Cả hai hành vi chà đạp tôn giáo và nhân quyền này đều do một tay ĐCSTQ gây ra.
Vào tháng Hai năm nay, Liên minh quốc tế về Tự do tôn giáo (International Religious Freedom Alliance) đã được thành lập dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, hiện đã có 31 nước tham gia.
Ngọc Trân
Theo NTDTV tiếng Trung
Trump dự hội nghị APEC trực tuyến
Tổng thống Donald Trump dự kiến tuần này sẽ đại diện Hoa Kỳ tại hội nghị trực tuyến của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng dự, Reuters đưa tin, dẫn lời một quan chức Mỹ.
Theo hãng tin Anh, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017, ông Trump tham dự sự kiện mà năm nay Malaysia tổ chức trực tuyến vào ngày 20/11.
Theo Reuters, ông Trump từng đổi ý tham gia hội nghị APEC và Nhà Trắng từ chối bình luận về tin trên.
Hãng này nói thêm rằng nguyên thủ thuộc Đảng Cộng hòa hiện còn bận tâm về cuộc chiến pháp lý nhằm thách thức kết quả của cuộc bầu cử ngày 3/11.
Tin ông Trump tham gia hội nghị APEC được tiết lộ sau khi chính quyền của ông đối mặt với chỉ trích vì cử quan chức cấp thấp tham gia hội nghị thượng đỉnh Đông Á trực tuyến, mà bên lề sự kiện này, 15 quốc gia đã ký một thỏa thuận kinh tế lớn với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, theo Reuters.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh APEC vào ngày 20/11 và sẽ phát biểu tại hội thảo của các giám đốc điều hành, khai mạc ngày 19/11.
Hội nghị APEC năm nay được tổ chức trực tuyến vì đại dịch COVID-19, vốn đã gây thiệt hại nặng về người và của cho Mỹ và Tổng thống Trump đã nhiều lần đổ lỗi cho Trung Quốc, theo Reuters.
Joe Biden cam kết sẽ thiết lập quy tắc thương mại quốc tế
Joe Biden thề sẽ làm việc với các nền dân chủ khác để soạn lại các quy tắc thương mại quốc tế.
Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ báo hiệu sự thay đổi các chính sách của Tổng thống Donald Trump, người đã rút khỏi các hiệp ước đa phương và gây căng thẳng gia tăng với Trung Quốc.
Bình luận của ông được đưa ra chỉ vài ngày sau khi 15 quốc gia châu Á Thái Bình Dương bao gồm cả Trung Quốc ký một hiệp định thương mại lịch sử.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có qui mô tới một phần ba nền kinh tế và dân số của thế giới.
“Chúng ta chiếm 25% năng lực trao đổi mậu dịch của thế giới, của nền kinh tế thế giới. Chúng ta cần phải song hành với các nền dân chủ khác – 25% khác hoặc hơn – để chúng ta có thể đặt ra các quy tắc thương mại,” ông Biden nói .
Ông Biden nói nếu không làm vậy có nghĩa là để mặc “Trung Quốc và những nước khác quyết định cuộc chơi bởi vì họ là bên tham gia cuộc chơi duy nhất”.
RCEP: TQ nói Mỹ ‘không thể phá bĩnh’
15 nước ký hiệp định đối tác kinh tế RCEP
Anh ‘sẽ thịnh vượng’ mà không cần đạt thỏa thuận với EU
Bà Phạm Chi Lan: “Tôi lo nhiều hơn mừng khi VN ký RCEP”
Biden, Brexit và khả năng ‘Anh, Mỹ cùng vào CPTPP’
Hướng đi mới
Ông Biden không muốn bình luận về việc liệu ông sẽ cân nhắc ký RCEP hay TPP hay không.
Trong một phát biểu rõ ràng để tấn công ông Trump, ông Biden nói rằng các chính sách ngoại thương và thương mại của chính quyền ông sẽ có màu sắc khác biệt so với những chính sách của người tiền nhiệm.
“Tôi không theo đuổi thương mại với lối ăn miếng trả miếng. Ý tưởng rằng chúng ta đang chọc tức các nước bè bạn và ôm ấp những nước chuyên quyền chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi,” ông Biden nói thêm.
Ông Trump đã rút khỏi TPP, một hiệp định thương mại được chính quyền Obama hậu thuẫn lúc đầu.
Ông Trump cũng đưa ra các mức thuế đối với Trung Quốc và áp đặt các hạn chế đối với một số công ty công nghệ Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia.
Mặc dù không nói Hoa Kỳ có thể cân nhắc tham gia những thỏa thuận nào, ông Biden đã nêu một số điều kiện để Hoa Kỳ tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế.
“Thứ nhất, chúng tôi sẽ đầu tư vào người lao động Mỹ và làm cho họ trở nên cạnh tranh hơn.
“Thứ hai, chúng tôi sẽ đảm bảo bao gồm vấn đề như lao động và giới bảo vệ môi trường có tiếng nói đàm phán trong các thỏa thuận thương mại mà chúng tôi tham gia,” ông nói.
RCEP bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á, và năm nước là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.
Mặc dù cả hai thỏa thuận đều bao gồm nhiều quốc gia giống nhau, Trung Quốc chưa bao giờ là một phần của TPP và Hoa Kỳ chưa bao giờ là một phần của RCEP.
Sau khi Hoa Kỳ rút vào năm 2017, các thành viên còn lại của TPP đã ký kết một hiệp định kế thừa là CPTPP trong đó đưa ra các điều khoản cụ thể cho phép Hoa Kỳ tham gia lại.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-54987996
Biden sẽ không đảo ngược cuộc chiến thương mại
của Trump chống Trung Quốc?
Việc Tổng thống Trump công kích Trung Quốc mạnh mẽ chưa đem lại nhiều lợi ích kinh tế lâu dài, nhưng đạt được một thành công cơ bản: Từ nay, bất cứ chính quyền nào của Mỹ cũng không thể nương nhẹ với Trung Quốc, đối thủ lớn nhất của Mỹ, theo một bài báo hôm 18/11 trên trang web của đài National Public Radio (NPR).
NPR điểm lại rằng trong nghị trình thương mại “Nước Mỹ trên hết” của mình, ông Trump đặt trọng tâm vào việc đối đầu với Trung Quốc, tung ra các cuộc tấn công ráo riết vào các chính sách của Bắc Kinh và châm ngòi một cuộc chiến thương mại với việc áp thuế vào 2/3 hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trong thời gian tới, mặc dù Tổng thống đắc cử Joe Biden có thể sẽ nói với giọng điệu lịch sự hơn, song khó có chuyện ông sẽ nhẹ tay với Trung Quốc vì thái độ của nước Mỹ đã thay đổi theo hướng tiêu cực trong những năm gần đây khi xét đến thương mại và các hiệp định lớn tầm cỡ toàn cầu, bài báo của đài NPR cho biết.
Đồng thời, vẫn theo NPR, cả hai chính đảng lớn nhất của Mỹ đều ngờ vực Trung Quốc, đặc biệt là chính những người theo đường lối tiến bộ đã bầu cho ông Biden càng có thái độ như vậy.
“Tôi nghĩ những tuyên bố rực lửa liên tục mà Tổng thống Trump tung ra nói về Trung Quốc làm cho bất cứ chính quyền nào cũng không thể thay đổi đường hướng ngay lập tức khi họ lên nắm quyền”, Chad Brown, nghiên cứu sinh cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson nói với NPR.
Các chuyên gia ghi nhận rằng ông Trump đã thành công trong việc chuyển hướng cuộc tranh luận về Trung Quốc với việc ông liên tục cáo buộc Bắc Kinh có những chính sách “hung ác” làm rút ruột các ngành công nghiệp của nước Mỹ.
Một yếu tố khác, theo ý kiến của Arthur Dong, giáo sư Trường Kinh doanh McDonough thuộc Đại học Georgetown, đăng trên NPR, là tình trạng mất việc làm và các hãng xưởng đóng cửa kéo dài nhiều năm làm cho công chúng có cái nhìn khắt khe hơn về thương mại, đặc biệt là ở các bang có sức nặng đối với bầu cử như Pennsylvania, Ohio và Michigan.
“Tôi nghĩ ông Biden ý thức được về điều đó”, giáo sư Dong nói.
Các tổ chức công đoàn và các nhóm cánh tả đã góp phần bầu cho ông Biden cũng có thái độ thù địch đối với Trung Quốc. Bên cạnh đó, họ coi việc đảng Dân chủ ủng hộ cho một số hiệp định trước đây, trong đó có NAFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ), là một sự phản bội.
Vì vậy, Waleed Shahid, phát ngôn viên của nhóm Justice Democrats theo đường lối tiến bộ, đưa ra nhận định với NPR: “Tôi nghĩ đảng Dân chủ thời những năm 1990 không còn phù hợp với các khu vực bầu cử ngày nay và nền kinh tế ngày nay. Tôi hy vọng rằng Joe Biden bổ nhiệm nhân sự là những người hiểu được điều đó”.
Áp lực từ cả hai phía tả-hữu như vậy có nghĩa là ít có khả năng ông Biden sẽ đảo ngược các mức thuế quan mà ông Trump đã áp.
Nhưng ông Biden có ít lựa chọn tốt để gây sức ép với Trung Quốc. Một trong những điều làm trói tay ông Biden là cảm tình trên thế giới dành cho nước Mỹ dưới thời ông Trump đã thay đổi.
Trong giai đoạn tranh cử, ông Biden chỉ trích việc ông Trump có chính sách đơn phương trong đương đầu với Trung Quốc. Theo ông Biden, Mỹ cần có đồng minh là châu Á và châu Âu để buộc Bắc Kinh tuân theo luật lệ thương mại.
Nhưng nói dễ hơn làm, theo NPR. Chính quyền của Tổng thống Obama thiết kế ra Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) để lập ra đại liên minh 12 nước ở vành đai Thái Bình Dương nhắm đến kiềm chế Trung Quốc.
Nhưng ông Trump đã vứt bỏ TPP ngay khi ông nắm quyền. Còn ông Biden nói ông sẽ không ủng hộ nó nếu không có những cải thiện lớn về việc bảo vệ môi trường và lao động.
Trong khi đó, thế giới vẫn tiến về phía trước mà không cần có Mỹ. Hôm 15/11, Trung Quốc, Việt Nam và 14 nước khác đã ký một hiệp định kinh tế của họ, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Ngoài ra, ông Biden còn vướng một rào cản nữa khi ông nỗ lực lãnh đạo các nước khác kiềm chế Trung Quốc.
Wendy Cutler, cựu Quyền Phó Đại diện Thương mại Mỹ, nói với NPR rằng ông Trump đụng độ trong lĩnh vực thương mại không chỉ với Trung Quốc mà cả các nước bạn như Canada và Mexico, làm các đồng minh chủ chốt tức giận và gây tổn hại đến vai trò lãnh đạo của Mỹ ở nước ngoài.
Do vậy, “các đồng minh và đối tác rất không tin tưởng Mỹ, cụ thể là về thương mại. Và nói thẳng ra, các nước ngày càng chán chường về Mỹ”, Cutler nói.
Nhưng trở ngại lớn nhất đối với việc Mỹ kiềm chế Trung Quốc là ông Biden phải dành ưu tiên cao nhất cho việc hồi phục kinh tế Mỹ từ suy thoái do đại dịch, phải gác lại các vấn đề khác, Cutler nhận định với NPR.
Một bài báo gần đây của tạp chí Forbes cũng chỉ ra rằng ban vận động bầu cử của ông Biden từng đánh tín hiệu rằng ông Biden – nay là tổng thống đắc cử – sẽ ưu tiên làm việc về gói cứu trợ mới để xử lý đại dịch và đầu tư trong nước, trước khi xét đến các thỏa thuận thương mại mới.
Về câu hỏi liệu ông Biden có chuyển hướng những động thái thương mại mà ông Trump đã làm hay không, tạp chí Forbes cho rằng có thể có, nhưng sẽ phải sau một thời gian.
Còn trong giai đoạn đầu, chính quyền tương lai của ông Biden sẽ hàn gắn các quan hệ với các đồng minh để tạo ra một mặt trận thống nhất trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, vẫn theo Forbes.
Khi còn tranh cử, hồi tháng 9, cố vấn thương mại Tony Blinken của ông Biden nói rằng ông sẽ không loại trừ việc áp thêm thuế, nhưng sẽ “sử dụng thuế quan khi cần và phải có chiến lược và có kế hoạch”, bài báo của Forbes cho hay.
Forbes chỉ ra rằng hiện chưa rõ ông Biden sẽ cứng rắn đến mức nào với Trung Quốc, song kế hoạch “Chế tạo tại Hoa Kỳ” của ông – có nhiều điểm giống với kế hoạch “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump” – hứa hẹn có “các hành động chấp pháp mạnh mẽ về thương mại” để bảo vệ chống lại các hành xử bất công của Trung Quốc hay bất cứ nước nào khác “tìm cách chơi xấu nền chế tạo của Mỹ”.
Điểm sáng của chính quyền Biden sắp tới, theo Forbes, là tính chất lường trước được. Những thay đổi về chính sách thương mại của ông Biden sẽ ít có khả năng làm các nhà đầu tư bất ngờ, và cũng ít có khả năng là ông sẽ thay đổi ý định hay đưa ra những tuyên bố hoặc lời đe dọa bất chợt giống người tiền nhiệm Donald Trump, Forbes tiên liệu.
Mỹ : Biden và Harris được cập nhật thông tin tình báo
Thu Hằng
Tổng thống mãn nhiệm Donald Trump lại hứng thêm một thất bại mới trong việc từ chối chuyển giao quyền lực. Ngày 17/11/2020, ông Joe Biden và bà Kamala Harris đã nhận được báo cáo về tình hình an ninh của các cơ quan tình báo Mỹ, dù thông qua kênh không chính thức.
Ngoài ra, theo thông tín viên RFI Eric de Salves tại San Francisco, cùng ngày, tổng thống tân cử Joe Biden đã bổ nhiệm 9 cố vấn thân cận.
« Tạo ra vẻ mọi việc bình thường bất chấp tiến trình chuyển giao quyền lực bị ngăn chặn, đó là chiến lược của ông Joe Biden trong khi chờ nhậm chức chính thức vào ngày 20/01/2021.
Vẫn khăng khăng không chấp nhận thực tế, Donald Trum làm như không có chuyện ông thất cử. Vả lại, ông vẫn còn là tổng thống cho đến ngày 20/01/2021. Theo báo chí Mỹ, trong những ngày vừa qua, tại Phòng Bầu dục, Donald Trump từng tính đến việc oanh kích Iran nhưng đã được các cố vấn can ngăn. Ông cũng vừa mới cho hồi hương khoảng một nửa số lính Mỹ tại Afghanistan và Irak.
Về chuyển giao quyền lực, tổng thống Trump chặn các quỹ liên bang tài trợ cho việc này. Ông cũng ngăn cản tổng thống tân cử tham gia vào các buổi họp báo cáo tình hình hàng ngày của các cơ quan tình báo. Dù vậy thứ Ba 17/11, lần đầu tiên Joe Biden và Kamala Haris vẫn nhận được báo cáo tình hình an ninh quốc gia, nhưng từ phía các chuyên gia phi chính phủ. Tổng thống tân cử Joe Biden cũng đã điện đàm với nhiều lãnh đạo nước ngoài thân thiết với tổng thống Trump : thủ tướng Israel Benjamin Netanyahou và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, cả hai lãnh đạo này đều hoan nghênh chiến thắng của ông Biden.
Song song đó, tổng thống tân cử tiếp tục bổ nhiệm đội ngũ cố vấn thân cận : 9 người mới được bổ nhiệm vào thứ Ba 17/11, trong đó có một nửa là phụ nữ, chỉ một ngày sau khi Ron Klain được chỉ định làm chánh văn phòng Nhà Trắng. Phó văn phòng Nhà Trắng là một phụ nữ 44 tuổi : Jennifer O Mailley Dillon, người điều hành chiến dịch vận động tranh cử của ứng viên Dân Chủ cho đến khi giành chiến thắng. Ngoài ra, ông Joe Biden cũng bổ nhiệm Cedric Richmond, một nghị sĩ Mỹ gốc Phi có thế lực của bang Lousianna và thành phần nội các của ông Joe Biden sẽ được thông báo trong những tuần tới ».
Chính quyền Biden sẽ xây dựng
« chính sách hiện hữu hơn » với ASEAN
Thu Hằng
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực – RCEP mà 15 nước châu Á-Thái Bình Dương ký ngày 15/11/2020 được cho là một thành công của Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng trong khu vực, chỉ hai tháng trước khi tổng thống Mỹ Donald Trump kết thúc nhiệm kỳ.
Nhiều nhà quan sát cho rằng, chính quyền của tổng thống tân cử Joe Biden cần xây dựng một « chính sách hiện hữu hơn » tại Đông Nam Á, khu vực trọng tâm trong chiến lược « Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở » nhằm khống chế ảnh hưởng của Trung Quốc.Chính sách xoay trục sang châu Á khởi xướng dưới thời tổng thống Barack Obama và được tổng thống Mỹ Donald Trump dồn dập đẩy mạnh với những chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông : 8 chiến dịch cho đến tháng 11/2020, 8 chiến dịch trong năm 2019, 6 trong năm 2018 và 4 chiến dịch mỗi năm từ 2015-2017, theo thống kê của South China Morning Post ngày 14/11.
Biển Đông « trở thành một mặt trận quan trọng đối với cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung », theo ông Ngô Sĩ Tồn (Wu Shicun), giám đốc Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, vì vậy, tân chính quyền Mỹ « sẽ tiếp tục quan tâm đến Biển Đông ». Điều này được thể hiện qua việc bà Michele Flournoy, ứng viên sáng giá vào vị trí bộ trưởng Quốc Phòng trong chính quyền mới, nổi tiếng là thứ trưởng Quốc Phòng có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc dưới thời tổng thống Barack Obama.
Chính quyền « Biden sẽ xây dựng chính sách đối ngoại về Đông Nam Á », để khẳng định « Hoa Kỳ sẽ là một đồng minh hiện hữu hơn », theo một số nhà phân tích được trang VOA trích dẫn ngày 13/11, nhưng chiến lược này có lẽ đi theo hướng « cân đối hơn và thận trọng hơn ». Thực vậy, Hoa Kỳ đã lên tiếng bênh vực các nước Đông Nam Á, phản đối các yêu sách phi pháp của Trung Quốc và thường xuyên điều chiến hạm đến Biển Đông. Các chiến dịch tuần tra vì tự do hàng hải của Mỹ, dĩ nhiên khiến Bắc Kinh tức giận, nhưng cũng khiến các nước Đông Nam Á lo ngại căng thẳng, nguy cơ đối đầu ngoài ý muốn và bị kẹt giữa hai cường quốc.
Ngoài ra, theo nhận định của giáo sư Carl Thayer, đại học New South Wales (Úc), các quan chức của chính quyền Biden sẽ tham gia các cuộc họp cấp cao với các đồng nhiệm Đông Nam Á để khẳng định « Chúng tôi (Hoa Kỳ) đã trở lại ! ». Tổng thống Donald Trump không tham dự những Hội nghị thượng đỉnh của ASEAN trong những năm gần đây, trong khi sự hiện diện của ông rất được trông đợi và có thể làm thay đổi cán cân.
Trang The Diplomat cho rằng chính quyền Biden sẽ « đầu tư » nhiều hơn vào ngoại giao ở Đông Nam Á. Trong khi ASEAN là trọng tâm trong chiến lược « Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở », một chiến lược nhằm khống chế ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, nhưng nhiều vị trí ngoại giao quan trọng ở trong vùng vẫn bị bỏ trống.
Về mặt thương mại, phát biểu trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN ngày 14/11, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, ông O’Brien nhấn mạnh ASEAN là đối tác thương mại thứ 4 của Mỹ với tổng trao đổi song phương lên đến 354 tỉ đô la năm 2019. Tuy nhiên, chính quyền của tổng thống Trump, một mặt hứa ủng hộ mạnh mẽ các nước đối tác Đông Nam Á để có thể đối phó với sức mạnh của Trung Quốc, mặt khác lại sẵn sàng điều tra và trừng phạt những nước nhỏ, có thặng dư thương mại với Mỹ.
Tổng thống Donald Trump, ngay sau khi nhậm chức vào năm 2016, đã rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định Tự do xuyên Thái Bình Dương – TPP, được coi là một đối trọng của RCEP, để ưu tiên những thỏa thuận thương mại song phương mà Hoa Kỳ có lợi thế. RCEP là một thắng lợi lớn của Trung Quốc, với thị trường chiếm đến 30% GDP toàn cầu. Trang The Diplomat cho rằng chính quyền Biden có thể sẽ chấm dứt những quyết định « trái khoáy » dưới thời Trump và ít nhất trong bốn năm tới, sẽ đưa ra những quyết định thích hợp hơn với mỗi chính phủ trong vùng.
Tóm lại, chính quyền của tổng thống tân cử Joe Biden sẽ có một chính sách đối với Đông Nam Á « chặt chẽ hơn » và « ít mâu thuẫn hơn » nhưng vẫn tiếp tục tăng cường hiện diện để khống chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở trong vùng.
Tòa án Michigan bác lệnh của thẩm phán
về việc thực hiện thanh tra bầu cử
Bình luậnNguyễn Minh
Ngày 16/11, Tòa án phúc thẩm bang Michigan đã bác đơn kháng cáo khẩn cấp về việc thanh tra cuộc bầu cử năm 2020.
Thẩm phán Michael Riordan là chủ tọa phiên tòa phúc thẩm, viết rằng, yêu cầu kháng cáo “BỊ TỪ CHỐI vì không thuyết phục được Tòa án về sự tồn tại của lỗi yêu cầu đảo ngược”.
Thứ Hai ngày 16/11, Cơ quan Tư pháp Great Lakes đã kháng cáo lệnh của thẩm phán hạt Wayne trong đó từ chối yêu cầu thanh tra cuộc bầu cử năm 2020. Đơn kháng cáo cũng kêu gọi dừng việc chứng nhận kết quả bầu cử.
Cơ quan này đã đệ đơn kháng cáo lên Tòa phúc thẩm bang Michigan vào thứ Hai, kêu gọi ngay lập tức hủy bỏ lệnh do Thẩm phán Timothy Kenny của Tòa án hạt Wayne đã ban hành.
Đơn kháng cáo nêu rằng, việc tòa án không thực thi Hiến pháp Michigan và luật bầu cử tiểu bang là lỗi rõ ràng có thể khắc phục được [bằng cách] ngay lập tức hủy bỏ phán quyết hoặc lệnh đang bị kháng cáo mà không cần một tranh luận hoặc đơn kiện chính thức.
Hội đồng kiểm đếm phiếu của hạt Wayne dự kiến sẽ bỏ phiếu về việc chứng nhận kết quả bầu cử của quận lúc 5 giờ chiều ngày 17/11 (giờ Mỹ). Người nộp đơn yêu cầu giải quyết kiến nghị như một trường hợp khẩn cấp để ngăn chặn chứng nhận kết quả.
Đơn kháng cáo viện dẫn một số lỗi pháp lý trong thực tế mà tòa án cấp thấp hơn bị cáo buộc là đã phạm phải, bao gồm cả việc Kenny từ chối thực thi Hiến pháp tiểu bang vốn cho phép cử tri được yêu cầu thanh tra cuộc bầu cử.
Đơn kháng cáo cũng chỉ ra rằng, thẩm phán đã phản đối các nguyên đơn về việc họ không tham dự một cuộc họp trước cuộc bầu cử.
“Tuy nhiên, cả nguyên đơn và nhân chứng của họ đều không được thông báo về cuộc họp này. [Họ] không thể tham dự một cuộc họp mà họ không được biết và cũng không biết rằng nó đang được tổ chức. Tuy nhiên, tòa án xét xử tuyên bố, việc họ không tham dự là yếu tố chống lại họ trong quyết định của thẩm phán”, một thông cáo báo chí kèm theo đơn kháng cáo viết.
Vụ kiện do Cheryl Costantino và Edward McCall đệ trình. Hai cử tri này cáo buộc rằng các quan chức bầu cử đã cho phép những gian lận khác nhau xảy ra khi xử lý các phiếu bầu, bao gồm việc yêu cầu nhân viên bầu cử ghi lại ngày của các phiếu bầu, không xác minh chữ ký trên các phiếu bầu vắng mặt, bỏ qua sự không khớp của chữ ký và chấp nhận cả những phiếu có nghi vấn về tính hợp lệ.
Trong phiên điều trần tuần trước, luật sư David Kallman đại diện cho các nguyên đơn, nói với thẩm phán rằng, cử tri “có quyền [được yêu cầu] kiểm tra” kết quả của một cuộc bầu cử theo một Tu chính án trong Hiến pháp Michigan.
Theo ý kiến của mình, Thẩm phán Kenny của Tòa án Michigan, cho biết, tòa án không can thiệp vào quá trình này vì đây sẽ là một hành động thuộc “hoạt động tư pháp”.
Thẩm phán Kenny nói: “Việc ngăn chặn quá trình chứng nhận của Hội đồng Kiểm đếm phiếu bầu hạt Wayne sẽ là một hoạt động tư pháp chưa có tiền lệ của Tòa án. Tòa án không thể [phán quyết] chống lại một quy trình của cơ quan lập pháp, thay thế quy trình của Cơ quan lập pháp bằng phán quyết của mình và chỉ định một thanh tra viên độc lập vì một quy trình phức tạp”.
Luật sư David Fink đại diện cho bị đơn Thành phố Detroit, lập luận rằng, vụ án “chưa chín muồi để xét xử” vì không có biện pháp khắc phục theo luật cho đến khi các lá phiếu được chứng nhận.
Luật sư Fink nói với thẩm phán rằng: “Các tòa án không được can dự giữa lúc bầu cử hoặc giữa lúc một cuộc kiểm phiếu. Chúng ta có toàn bộ thủ tục chi tiết theo luật định và thủ tục đó được thiết lập để mọi người kiểm phiếu”.
Ông Fink viện dẫn luật Michigan và lập luận rằng, một cuộc thanh tra chỉ được thực hiện sau một cuộc bầu cử nếu Thư ký trưởng của bang khởi xướng.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Tòa Tối Cao Pennsylvania Bác Vụ Kiện
Của Ban Vận Động Trump Về Việc Quan Sát Đếm Phiếu
WASHINGTON – Tòa Tối Cao Pennsylvania đã bác bỏ một trong những hồ sơ kiện sau bầu cử lâu nhất của ban vận động Trump hôm Thứ Ba, 17 tháng 11 năm 2020, phán quyết rằng các viên chức Philadelphia đã không vi phạm luật tiểu bang qua việc duy trì ít nhất 15 feet cách xa giữa những người quan sát và các nhân viên đếm phiếu, theo bản tin của Yahoo News cho biết hôm Thứ Ba.
Phán quyết sẽ bãi bỏ vụ kiện của ban vận động Trump tại tòa liên bang, nơi Rudy Giuliani đã tham dự cuộc điều trần vào xế trưa Thứ Ba để tranh cãi nhân danh cho nỗ lực của TT Donald Trump để không chấp nhận các kết quả bầu cử tại Pennsylvania.
Các nhà quan sát Cộng Hòa nói rằng họ bị giữ quá xa ở sau, bên sau hàng rào cao tới thắt lưng, mà họ không thể thấy bất cứ chi tiết nào về các bao thư lá phiếu hay đạt được bất cứ kết luận nào về các thủ tục đếm phiếu có tuân thủ đúng hay không. Ban vận động Trump kiện, và tòa phúc thẩm tiểu bang nói rằng các nhà quan sát không được cho đủ sự tiếp cận. Họ ra lệnh quận phải dời hàng rào gần hơn tới các bàn đếm phiếu.
Nhưng Tòa Tối Cao tiểu bang đã đảo ngược phán quyết đó với tỉ số phiếu 5 trên 2. Họ nói rằng luật Pennsylvania chỉ đòi hỏi những người quan sát phải được phép “vào trong phòng” nơi các lá phiếu được đếm chứ không đặt ra khoảng cách tối thiểu giữa họ và các bàn đếm phiếu. Luật để cho các hội đồng bầu cử quận quyết định, theo tòa cho biết.
Lãnh Đạo Đa Số Cộng Hòa Thượng Viện Hứa
Lãnh Đạo Đa Số Thượng Viện Mitch McConnell cam kết hôm Thứ Ba, 17 tháng 11 năm 2020 rằng việc chuyển quyền tổng thống sẽ diễn ra trong trật tự, dù có nhiều quan ngại rằng Cơ Quan General Services Administration (GSA) của Trump đang trì hoãn tiến trình, theo bản tin Yahoo News cho biết hôm Thứ Ba.
Trong cuộc họp báo, một phóng viên đã hỏi McConnell (Cộng Hòa-Kentucky) tại sao Cơ Quan GSA chưa thực hiện tiến trình chuyển quyền. Lãnh đạo đa số trả lời rằng các tranh tụng pháp lý về bầu cử sẽ được dàn xếp tại tòa trước, nhưng ông đã hứa rằng “tất cả điều này sẽ xảy ra đúng lúc và chúng ta sẽ tuyên thệ trong chính phủ kế tiếp vào ngày 20 tháng 1.”
“Chúng ta sẽ có một cuộc chuyển quyền trong trật tự từ chính phủ này sang chính phủ kế tiếp,” theo McConnell cho biết.
Lời bình luận theo sau các báo cáo rằng Emily Murphy, lãnh đạo cơ quan GSA và là người được TT Trump chỉ định, đã chưa chứng nhận Joe Biden như là người chiến thắng của cuộc bầu cử, dù nhiều cơ quan truyền thông đã tuyên bố ông thắng cử. Việc trì hoãn là chận đứng nhóm tổng thống đắc cử không được họp tác với các cơ quan liên bang trong việc chuẩn bị cho việc chuyển quyền của ông.
Tính tới nay, Biden và nhóm của ông đang bắt đầu tiến trình chuyển quyền mà không có sự giúp đỡ của cơ quan GSA bằng việc tự thiết lập “các nhóm xem xét cơ quan” của chính họ.
Trong khi đó, Dân Biểu Dân Chủ Bill Pascrell của New Jersey, DB Gerry Connolly của Virginia và DB Dina Titus của Nevada đã gửi thư tới bà Murphy hôm Thứ Hai, yêu cầu bà giải thích lý do tại sao bà trì hoãn.
Trump thua ở Georgia do cứ nói
bỏ phiếu bằng thư không an toàn
ATLANTA, Georgia (NV) – Tổng Thống Donald Trump thua ở Georgia trong cuộc bầu cử vừa qua là do cứ tuyên bố bỏ phiếu bằng thư không an toàn, giới chức bầu cử hàng đầu tiểu bang này cho hay, theo The Hill hôm Thứ Ba, 17 Tháng Mười Một.
“Có 24,000 người không bỏ phiếu; họ không bỏ phiếu khiếm diện vì nghe tổng thống nói ‘Đừng bỏ phiếu khiếm diện, không an toàn đâu,’” Bộ Trưởng Hành Chánh Brad Raffensperger (Cộng Hòa), người đứng đầu cơ quan bầu cử Georgia, trả lời phỏng vấn đài truyền hình địa phương WSB-TV.
Bộ Trưởng Hành Chánh Brad Raffensperger (Cộng Hòa), người đứng đầu cơ quan bầu cử Georgia, xác nhận không có bằng chứng gian lận bầu cử ở tiểu bang này. (Hình: Jessica McGowan/Getty Images)
“Nhưng sau đó, họ cũng không đi bỏ phiếu trực tiếp. Lẽ ra ông ấy thắng cách biệt 10,000 phiếu. Ông ấy thực sự làm nản lòng, chặn đứng cử tri ủng hộ chính mình.”
Từ khi truyền thông công bố Tổng Thống đắc cử Joe Biden thắng Georgia, ông Raffensperger bị Tổng Thống Trump và các đồng minh của ông Trump chỉ trích kịch liệt. Hai Thượng Nghị Sĩ Kelly Loeffler (Cộng Hòa) và David Perdue (Cộng Hòa) kêu gọi ông Raffensperger từ chức sau cuộc bầu cử.
Hôm Thứ Hai, ông Raffensperger cho hay Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham (Cộng Hòa-South Carolina), chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện, cũng đích thân ép ông loại bỏ vài phiếu bầu bằng thư khi kiểm phiếu lại. Ông Graham bác bỏ cáo buộc này và cho biết “nói chuyện như vậy mà cũng cảm thấy bị đe dọa thì ông ấy có vấn đề.”
Hôm Thứ Ba, ông Raffensperger loan báo sau khi kiểm tra xong máy bỏ phiếu, Georgia không tìm thấy bằng chứng gian lận nào. Thời gian qua, Tổng Thống Trump liên tục đưa ra đủ giả thuyết không có bằng chứng về Hệ Thống Bỏ Phiếu Dominion mà tiểu bang này sử dụng.
“Chúng tôi vui mừng, nhưng không ngạc nhiên rằng việc kiểm tra máy bỏ phiếu của tiểu bang thành công mọi mặt,” ông Raffensperger ra thông báo cho hay.
Ông Biden là ứng cử viên Dân Chủ đầu tiên thắng Georgia từ năm 1990 đến nay. (Th.Long) [qd]
Biden có các cuộc nói chuyện ‘thân mật’
với thủ tướng Israel và Ấn Độ
WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống đắc cử Joe Biden hôm Thứ Ba, 17 Tháng Mười Một, tiếp tục có các cuộc nói chuyện với giới lãnh đạo quốc tế, lần này với Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu và Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Theo bản tin của Politico, Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu, từng là một trong những đồng minh quốc tế thân cận nhất của Tổng Thống Donald Trump, chính thức công nhận ông Joe Biden là tổng thống đắc cử của Mỹ, trong một cuộc điện đàm được phía Israel miêu tả là “ấm áp” hôm Thứ Ba.
Theo một bản thông cáo từ phía Israel, ông Biden đã tái xác nhận duy trì các cam kết với quốc gia Israel và an ninh cho quốc gia này, trong khi ông Netanyahu gọi “mối quan hệ đặc biệt” giữa Israel và Mỹ là “điều căn bản cho an ninh và chính sách của Israel.”
Bản thông cáo này nói rằng cả hai ông đồng ý sẽ sớm gặp nhau để thảo luận nhiều vấn đề và xác nhận nhu cầu tiếp tục tăng cường mối quan hệ song phương.
Về phía Ấn Độ, Thủ Tướng Narendra Modi chúc mừng cả ông Biden và bà Kamala Harris nhưng đặc biệt nêu lên gốc gác Ấn Độ của nữ phó tổng thống đắc cử này.
Ông Netanyahu là vị lãnh đạo quốc tế mới nhất nói chuyện với ông Biden, hai tuần sau Ngày Bầu Cử, tiếp theo các lãnh đạo khác của thế giới như Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ Tướng Đức Angela Merkel, Thủ Tướng Ireland Taoiseach Micheál Martin và Thủ Tướng Anh Boris Johnson.
Ông Netanyahu lần đầu tiên chúc mừng ông Biden hôm 8 Tháng Mười Một, một ngày sau khi ông Biden vượt dấu mốc 270 phiếu đại cử tri. Tuy nhiên ông Netanyahu đã không gọi ông Biden là “tổng thống đắc cử” cho tới ngày Thứ Ba.
Tuy nhiên, tin ông Netanyahu có cuộc điện đàm với ông Biden chắc chắn sẽ làm ông Trump không hài lòng, vì trong thời gian qua vị tổng thống Mỹ đã nhiều lần chứng tỏ sự hỗ trợ hết mình cho Israel và cá nhân ông Netanyahu, tới mức Ngoại Trưởng Pompeo trong cuộc phỏng vấn hôm 21 Tháng Ba, 2019, ở Jerusalem đã nói: “Thượng Đế gửi Tổng Thống Trump xuống trần để cứu lấy Israel.” (V.Giang) [qd]
Ông Biden ‘sẽ tập hợp đồng minh đối phó Trung Quốc’?
Chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với các đồng minh để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc và tìm cách đưa nước này tuân theo những luật lệ của thế giới, một nhà quan sát chính trị từ Canada nhận định với VOA.
Khác với chính sách của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump ‘Nước Mỹ trên hết’ và tìm cách rút Mỹ ra khỏi các định chế quốc tế, ông Joe Biden tuyên bố nước Mỹ sẽ quay trở lại vũ đài quốc tế.
“Khi tôi nói chuyện với các nhà lãnh đạo nước ngoài, tôi đã bảo họ: Nước Mỹ sẽ quay trở lại. Chúng tôi sẽ quay trở lại cuộc chơi,” ông Joe Biden viết trên Twitter vào tối ngày 10/11 sau khi ông điện đàm với các nhà lãnh đạo Anh, Pháp, Đức.
‘Mỹ cần đồng minh’
Nhận định về vấn đề này, Giáo sư-luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế, nói ông ‘tin tưởng ông Joe Biden có thể tập hợp các đồng minh và tiếng nói của thế giới để kêu gọi mọi người tuân theo khuôn khổ luật pháp quốc tế’.
Ông phân tích dù cho nước Mỹ mạnh đến đâu cũng ‘không thể nào đánh bật Trung Quốc ngay cả trên vấn đề kinh tế thương mại nếu không có sự phối hợp của các nước đồng minh’.
Luật sư Khanh dẫn chứng thậm chí vào lúc các nước phương Tây mạnh và Trung Quốc suy yếu như vào đầu thế kỷ 20 thì cũng phải cần ‘liên minh tám nước mới tấn công vào kinh thành Bắc Kinh của triều đình Mãn Thanh’.
Chỉ ra việc các đồng minh trụ cột của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc vừa ký kết tham gia gia vào khối thương mại tự do với Trung Quốc có tên là Hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực Toàn diện (RCEP), ông Khanh nói: “Có thể các nước đồng minh này không còn tin tưởng Mỹ nữa chăng nên mới đi đến bước đó?”
Ông nhận xét khối RCEP sẽ giúp Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng lên các nước trong khu vực trong khi ‘nước Mỹ đang vật lộn với các vấn đề trong nước, chưa hàn gắn được với các đồng minh châu Âu và chưa củng cố được trục tứ giác với Nhật, Ấn và Úc’.
Về phía Canada, nhà quan sát này cho biết nước này đã ‘chìa tay ra đón nhận chính quyền của ông Biden’ với việc mới đây Quốc hội Canada đã ra một nghị quyết được sự đồng thuận của tất cả các đảng để mời ông Joe Biden đến phát biểu trước Quốc hội.
Theo quan sát của ông thì trong bối cảnh thế giới hiện nay, ‘con đường duy nhất để đưa Trung Quốc vào quỹ đạo là cần có sự đồng thuận của các quốc gia trên thế giới’ vì ‘Trung Quốc sẽ không khoanh tay chịu trận’.
‘Hợp tác để đấu tranh’
“Chính quyền Biden với những nhân sự của họ và với lý tưởng mà họ theo đuổi mấy trăm năm qua thì không có chuyện họ quỳ lụy trước Trung Quốc,” nhà phân tích này nhận định.
“Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều thấy được hiểm họa từ Trung Quốc và có chính sách đồng thuận với nhau là bằng mọi giá phải kiềm chế và đưa Trung Quốc vào khuôn khổ, vào trật tự thế giới mới,” ông diễn giải.
Giáo sư luật bán thời gian tại Đại học Ottawa cho rằng ‘không phải hành xử theo kiểu ăn to nói lớn mới là mạnh, là hiệu quả,’ đồng thời dự đoán rằng chính quyền của ông Joe Biden sẽ không chọn cách đối đầu với Trung Quốc – ‘sẽ không dựng lên bức tường như thời Chiến tranh Lạnh’ – mà sẽ hợp tác với Bắc Kinh để đưa họ vào quỹ đạo luật chơi của thế giới.
“Sự mềm dẻo của Đảng Dân chủ dựa trên sức mạnh của Hoa Kỳ trên 250 năm mà có, đó là sức mạnh từ giá trị của người Mỹ,” ông Khanh nhận xét.
‘Cần điều chỉnh TPP’
Theo luật sư Vũ Đức Khanh, mặc dù trong bốn năm qua, chính quyền ông Donald Trump có những hành động mạnh trên Biển Đông nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục sự lấn lướt chẳng hạn như củng cố các thực thể đã xây dựng, quấy rối các hoạt động thăm dò dầu khí của các nước trong đó có sự đối đầu với Việt Nam ở Bãi Tư Chính.
“Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng ở Biển Đông. Họ chỉ nhượng bộ trước sức ép của cộng đồng quốc tế,” ông nói và bày tỏ tiếc nuối trước việc Mỹ đã từ bỏ Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mà chính quyền của ông Barack Obama đã mất 7 năm đàm phán.
“TPP là một thế trận để kiềm hãm Trung Quốc và đưa Trung Quốc vào trật tự và luật pháp quốc tế,” ông nói và cho biết TPP cũng là một cơ chế tạo sự thịnh vượng chung cho những nước tham gia và từ đó mới gắn kết cùng với Mỹ đối phó Trung Quốc.
“Ông Trump đã bất chấp sự vận động vào phút chót của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe rằng Mỹ nên ở lại TPP mà dứt khoát rút khỏi TPP,” ông Khanh chỉ trích và cho rằng hành động này ‘đã giáng một đòn mạnh vào thế giới tự do’.
Dù ông Biden từng nằm trong chính quyền ông Barack Obama nhưng cũng ‘khó mà quay trở lại TPP như trước,’ ông Khanh nói và bày tỏ hy vọng “Ông ấy sẽ xem lại đoạn đường đã qua và tìm cách điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình mới.”
Về mối quan hệ Washington-Hà Nội dưới thời Biden, luật sư Vũ Đức Khanh nói ông ‘tin chính quyền Biden sẽ trân quý mối quan hệ Mỹ-Việt được phát triển trong 4 năm qua và sẽ tăng tốc mối quan hệ đó để làm sao Việt Nam vẫn là bạn của Mỹ để cùng các nước khác gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực’.
‘Tiếp cận kiềm chế hơn’
Tờ South China Morning Post nhận định rằng dưới thời ông Joe Biden, Biển Đông sẽ vẫn là
‘điểm nóng tiềm tàng’ trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh nhưng Washington sẽ có cách tiếp cận ‘kiềm chế hơn’.
“Ông ấy có khả năng quan tâm nhiều hơn đến Biển Đông nhưng các chính sách của ông ấy sẽ cân bằng hơn và kiềm chế hơn,” ông Wu Shicun, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia, vốn tư vấn cho chính phủ Trung Quốc, được SCMP dẫn lời nói.
Một thay đổi có thể xảy ra là Hải quân Hoa Kỳ sẽ ít tổ chức các cuộc tuần tra vì tự do hàng hải hơn ở Biển Đông, ông Wu nhận định.
Các cuộc tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông là một nội dung trong các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Barack Obama, nhưng đã trở nên thường xuyên hơn dưới thời ông Donald Trump, vốn cho phép Ngũ Giác Đài linh hoạt hơn trong việc lên kế hoạch tuần tra tại các vùng biển tranh chấp.
Mỹ đã có tám cuộc tuần tra vì tự do hàng hải trong năm nay, bằng với năm 2019, nhưng tăng so với sáu vào năm 2018 và bốn mỗi năm trong ba năm trước đó.
Ông Lê Hồng Hiệp, một học giả tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak ở Singapore, cho rằng ai được ông Biden chọn cho các vị trí trong Bộ Quốc phòng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh về Biển Đông.
Trong số những tên tuổi hàng đầu cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng hiện nay là bà Michele Flournoy, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng dưới thời ông Obama và được biết đến với lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc.
“Biển Đông đã trở thành chiến trường quan trọng cho cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, nơi Mỹ có thể huy động các nước trong khu vực chống lại Bắc Kinh, dùng yêu sách lãnh thổ quá đáng của Trung Quốc như lời hiệu triệu sự ủng hộ,” ông Hiệp nói với SCMP.
“Như vậy, dưới thời ông Biden, Mỹ và các đồng minh có khả năng sẽ tiếp tục duy trì hoặc thậm chí tăng cường can dự của họ ở Biển Đông,” ông Hiệp dự đoán.
Chính sách đối ngoại của chính phủ Biden
và vấn đề Biển Đông
Từ khi giành được hơn 270 phiếu đại cử tri, Tổng thống tân cử Joe Biden đã tiếp xúc với lãnh đạo các nước đồng minh, cam kết hàn gắn các quan hệ đối tác đã bị sứt mẻ trong mấy năm qua, đồng thời tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với các hiệp định an ninh hỗ tương từng bị đặt nghi vấn dưới quyền Tổng thống Trump.
Trong 4 năm dưới quyền lãnh đạo của Tổng thống Trump, các đồng minh của Mỹ trong khu vực hay lo lắng, không biết liệu nhà lãnh đạo tính khí khó đoán của Mỹ có sẽ tôn trọng những cam kết của Hoa Kỳ hay không?
Sau khi trấn an lãnh đạo các nước Châu Âu rằng “Mỹ đã trở về”, ông Biden điện đàm với Thủ tướng Úc Scott Morrison, Tổng Thống Hàn quốc Moon Jae-in và Thủ Tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, 3 nhà lãnh đạo Châu Á đã gọi điện chúc mừng ông, bất chấp Tổng Thống Trump chưa công nhận thất cử.
Các giới chức Nhật cho biết trong cuộc điện đàm, Thủ tướng Suga cảnh báo về “tình hình an ninh chung quanh khu vực đang ngày càng nghiêm trọng hơn”. Đáp lại, Tổng thống tân cử Joe Biden tái khẳng định “cam kết của Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Nhật Bản”, thực thi các trách vụ của Mỹ theo hiệp định an ninh đã ký cách đây nhiều thập niên, ban chuyển tiếp của ông Biden cho biết.
Trong một động thái có phần chắc sẽ gây phẫn nộ ở Bắc Kinh, ông Biden xác nhận cam kết an ninh của Mỹ bao trùm quần đảo Senkakus, một quần đảo không người ở mà cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố là thuộc chủ quyền của mình.
Trong một cuộc điện đàm riêng với Tổng Thống Hàn quốc Moon Jae-in, ông Biden mô tả liên minh Mỹ-Hàn là “nền tảng của an ninh và thịnh vượng” trong khu vực, và ông cam kết sẽ hợp tác để giải quyết “những thách thức chung”, đặc biệt là vấn đề Triều Tiên, và biến đổi khí hậu.
Trong khi đó Tổng Thống Trump nhiều lần cho biết ông đang cân nhắc giải pháp rút quân ra khỏi Nhật Bản và Hàn quốc, nơi đồn trú của hơn 20.000 binh sĩ và nhân viên quân sự Mỹ mà mục đích là để răn đe một cuộc tấn công quân sự từ miền Bắc.
Văn phòng Tổng thống Hàn quốc cho biết ông Moon và ông Biden đồng ý sẽ gặp nhau “trong thời hạn sớm nhất có thể” sau lễ nhậm chức tổng thống.
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Úc, ông Biden được Thủ tướng Scott Morrison mời đi thăm Úc trong năm tới để đánh dấu 70 năm hiệp định an ninh Úc-Mỹ.
Ông Biden lưu ý về tầm quan trọng của việc “đương đầu với biến đổi khí hậu” điều mà chính quyền bảo thủ của Úc dường như chưa đặt lên hàng ưu tiên cao, bất chấp nước này đã ký Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Úc miêu tả cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo là “nồng ấm.”
Trong cương vị thành viên của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ trong nhiều thập niên, ông Biden đã đi thăm nhiều nước và gặp gỡ nhiều nhà lãnh đạo trên khắp thế giới.
Trong cương vị phó tổng thống Mỹ dưới thời Obama, ông Biden đã bỏ nhiều công sức để cổ vũ cho Hoa Kỳ như một “cường quốc Thái Bình Dương.”
Nhưng sau khi nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama kết thúc, chính sách xoay trục sang Châu á của ông, và các nỗ lực kiên trì nhằm xây dựng một liên minh tại các hội nghị khu vực như ASEAN, APEC và hội nghị thượng đỉnh Đông Á… được thay thế bằng một mối quan hệ có tính thực dụng. Tổng thống Trump cũng rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), đạt được sau 8 năm thương thuyết gay go và nhắm cô lập Trung Quốc về mặt kinh tế, mở đường cho Bắc Kinh vận động để đạt Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) không có Hoa Kỳ, vừa được ký kết cách đây vài ngày.
Tổng thống Trump còn gây lo ngại cho các đồng minh ở Châu Á khi ông liên tục leo thang các tranh chấp thương mại với Trung Quốc, xích lại gần nhà độc tài Kim Jong Un của Triều Tiên, và công khai bàn tới khả năng Mỹ rút quân ra khỏi khu vực.
‘Joe Biden cũng sẽ cứng rắn với Trung Quốc, không kém TT Trump’
Trang mạng Intellasia trích lời ông Wu Shicun, người đứng đầu Viện nghiên cứu quốc gia về Biển Đông của Trung Quốc, nhận định rằng ông Biden “sẽ có hướng tiếp cận khác với Tổng thống Donald Trump”.
“Ông Biden sẽ chú ý nhiều hơn tới vấn đề Biển Đông, nhưng các chính sách của ông cân bằng hơn và có tính kiềm chế hơn.”
Các cuộc tuần tra đã khởi sự dưới thời Tổng thống Obama nhưng trở nên thường xuyên hơn dưới thời Tổng thống Trump khi nhà lãnh đạo Mỹ giao nhiều quyền hạn hơn cho Ngũ Giác Đài để linh động lập kế hoạch tiến hành các cuộc tuần tra của hải quân để khẳng định quyền tự do đi lại trong các vùng biển tranh chấp. Ông Wu dự đoán các cuộc tuần tra để khẳng định quyền tự do hàng hải như thế sẽ ít thường xuyên hơn dưới một chính phủ Biden, vì các hoạt động tuần tra tác động tới các quan hệ song phương và làm tăng căng thẳng Mỹ-Trung.
Về phần Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến các quan hệ với Washington dưới sự lãnh đạo của ông Biden sẽ ổn định hơn, dễ đoán hơn, không thay đổi thất thường và đột ngột như với ông Trump, tuy vậy các quan hệ với Washington sẽ không thay đổi đáng kể, về một số vấn đề quan trọng. Financial Times trích lời các nhà phân tích và cố vấn chính phủ Trung Quốc nhận định:
“Sẽ không có thay đổi đáng kể dưới quyền ông Biden về các vấn đề gai góc như Đài Loan, Hong Kong, Biển Đông, Tân Cương, Tây Tạng và tình hình tôn giáo và nhân quyền,” theo ông Shi Hong, giáo sự đại học Renmin ở Bắc Kinh và là cố vấn Quốc vụ viện về các vấn đề đối ngoại. “Nhưng ông Biden tính khí không thất thường như ông Trump, ông ăn nói lịch sự hơn, dễ đoán hơn giúp ổn định chính sách của Washington đối với Trung Quốc.
Financial Times dẫn lời một chuyên gia về các vấn đề Mỹ tại Học viện Khoa học Xã hội ở Bắc Kinh, ông Lu Xiang, giải thích sự khác biệt giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ:
“Biden coi Trung Quốc là một nước cạnh tranh, trong khi ông Trump coi Trung Quốc là một đối thủ. Các quan hệ giữa hai nước cạnh tranh được dựa trên các quy định, luật lệ.”
Vấn đề Biển Đông
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, nói thành phần nhân sự do ông Biden chọn vào các chức vụ chính trong Bộ Quốc phòng sẽ ảnh hưởng tới các quan hệ với Bắc Kinh tại Biển Đông, nhưng bất kể họ là ai, Tiến sĩ Hiệp nói thêm, “căng thẳng trong khu vực khó có thể tan biến trong một sớm một chiều”.
Trong số những người có triển vọng được chọn ra lãnh đạo Bộ Quốc phòng có bà Michele Flournoy, từng là thứ trưởng quốc phòng về chính sách dưới thời Tổng thống Obama. Bà là người chủ trương phải cứng rắn với Trung Quốc.
“Biển Đông đã trở thành một chiến trường quan trọng cho cuộc đối đầu chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nơi mà Hoa Kỳ có thể huy động các nước trong khu vực chống lại Bắc Kinh, và dùng các tuyên bố chủ quyền quá tham lam của Trung Quốc để tập hợp các đồng minh.”
Tiến sĩ Hiệp nhận định:
“Vì vậy dưới một chính phủ Biden, Hoa Kỳ và các đồng minh có phần chắc sẽ tiếp tục duy trì, và ngay cả tăng cường, sự hiện diện của họ ở Biển Đông.”
Tại một cuộc họp trực tuyến với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hôm thứ Năm tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói đẩy mạnh các quan hệ với 10 nước ASEAN là một trong các ưu tiên của Bắc Kinh. Ông Lý kêu gọi đẩy nhanh cuộc đàm phán về một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Ông đề nghị một thời hạn 3 năm để tạo bộ quy tắc đó.
Ông Wu nói chính sách của Washington bác bỏ phần lớn những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông, tình hình xáo trộn chính trị ở Malaysia, thay đổi thành phần lãnh đạo ở các cấp cao nhất có thể xảy ra ở Việt Nam và ở Philippines trong 2 năm tới có thể phức tạp hóa thêm tiến trình đàm phán.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nói bất chấp những trở ngại đó, Bắc Kinh vẫn nóng lòng muốn hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Đào sâu thêm sự thù nghịch Mỹ-Trung có thể khuyến khích Trung Quốc đẩy nhanh tiến trình đàm phán,” ông nói.
“Mặt khác, nó có thể khiến Washington tăng hậu thuẫn cho các nước để kháng cự lại các yêu sách của Trung Quốc, như nên loại các nước ‘ngoài khu vực’ (như Hoa Kỳ), ngăn cấm các cuộc diễn tập quân sự hay các hoạt động kinh tế trên Biển Đông.”
Tờ South China Morning Post trích lời các chuyên gia nói một chính phủ Joe Biden có phần chắc cũng cứng rắn không kém chính quyền Donald Trump liên quan tới các bất đồng giữa Washington và Bắc Kinh như vấn đề Biển Đông.
Tờ báo dẫn lời Giáo sư Jay Batongbacal, Viện trưởng Viện Hàng hải và Luật biển của Đại học Philippines, nói: “Xét quá trình của ông Biden là một nhà lập pháp lão thành, chúng ta sẽ chứng kiến sự tăng cường hợp tác đa phương nhằm tăng sức ép để giải quyết các vấn đề trên toàn cầu”.
Chuyên gia về Đông Nam Á, Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales, nói rằng dưới quyền Tổng thống Biden, các nước trong khu vực sẽ ít bị áp lực hơn phải chọn phe giữa căng thẳng Mỹ-Trung.
Giáo sư Thayer nói liên minh Mỹ-Nhật-Hàn sẽ bớt đối đầu và hài hòa hơn dưới một chính phủ Biden. Mặt khác, Giáo sư Thayer lưu ý rằng lập trường của Tổng thống tân cử Joe Biden đối với Trung Quốc đã trở nên cứng rắn hơn trong thập niên qua. Ông Biden đặt nặng vấn đề nhân quyền hơn trong các quan hệ song phương. Trong chiến dịch vận động, ông Biden đã đả kích các hành động của Bắc Kinh ở Hong Kong, miêu tả chính sách của Trung Quốc đối với các nhóm thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương là “vô lương tâm”, và còn gọi Chủ tịch Tập Cận Bình là “côn đồ” trong một cuộc tranh luận với ứng cử viên Bernie Sanders hồi tháng Hai năm nay.
“Ông ta (Tập) là một kẻ côn đồ, thực tế là ông ta đã đẩy 1 triệu người Uighur vào các trại cải tạo, có nghĩa là các trại tập trung.”
Ông Biden cho biết đã có lần ông nói thẳng với ông Tập rằng Hoa Kỳ sẽ thách thức “vùng cấm bay” của Trung Quốc trên Biển Đông, ông tuyên bố: “Chúng tôi sẽ điều máy bay thả bom B-1 bay qua vùng cấm bay”, và ông nói thêm: “Chúng tôi sẽ khẳng định rõ, rất rõ, rằng tất cả các bên phải tuân thủ các quy định chung. Chấm hết, chấm hết, chấm hết.”
Tuy vậy, trong giai đoạn đầu, các quan hệ với Trung Quốc không phải là ưu tiên số Một của tân chính phủ Biden. Một nhà phân tích Trung Quốc không cho biết danh tính nói với FT:
“Trong bối cảnh hiện nay, những vấn đề trước mắt đối với tân chính phủ Biden là các vấn đề đối nội, khởi sự với nỗ lực đối phó với dịch Covid-19, kế đến là vấn đề kinh tế và cấu trúc hạ tầng.” Nhưng một khi các vấn đề này tạm ổn, thì các quan hệ với Bắc Kinh sẽ được nâng lên hàng ưu tiên cao nhất.
TT Trump sa thải giám đốc An ninh mạng
vì nói nghịch ý ông
Donald Trump nói đã sa thải một quan chức bầu cử hàng đầu, người mâu thuẫn với tuyên bố của Tổng thống Mỹ về gian lận cử tri.
Tổng thống Trump cho biết ông đã “chấm dứt” vị trí của Giám đốc Cơ quan An ninh mạng (Cisa) Chris Krebs vì nhận xét “rất không chính xác” của ông này về tính chính xác của phiếu bầu.
Ông Trump từ chối thừa nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, và đưa ra những tuyên bố không có cơ sở về việc gian lận cử tri “trên diện rộng”.
Giới chức bầu cử nói đây là cuộc bỏ phiếu là “an toàn nhất” trong lịch sử Hoa Kỳ.
Tuần trước, tổng thống đã sa thải Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mark Esper, trong bối cảnh các báo cáo cho rằng ông nghi ngờ lòng trung thành của người đứng đầu Lầu Năm Góc.
Bầu cử Mỹ: Ông Trump có thể làm gì sau khi rời Nhà Trắng?
Bầu cử Mỹ 2020: So sánh với cuộc kiểm phiếu lại năm 2000 ở Florida
Có những đồn đoán ở Washington DC rằng trước khi ông Trump rời nhiệm sở vào tháng 1, giám đốc CIA Gina Haspel và giám đốc FBI Christopher Wray cũng có thể bị sa thải.
Giống như nhiều người khác bị ông Trump đuổi việc, ông Krebs chỉ biết rằng ông đã thất nghiệp khi nhìn thấy dòng tweet của tổng thống hôm thứ Ba, một người thân cận với ông nói với hãng tin Reuters.
Nhưng sau khi ông bị sa thải, cựu giám đốc điều hành của Microsoft dường như không hối tiếc.
Ông Krebs đã điều hành cơ quan này từ khi thành lập cách đây hai năm sau cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016.
Để đề phòng các mối đe dọa an ninh mạng tiềm ẩn, Cisa làm việc với các quan chức bầu cử của bang và địa phương và các công ty tư nhân cung cấp hệ thống bỏ phiếu, đồng thời giám sát việc lập phiếu bầu và lưới điện.
Tại sao ông Krebs bị sa thải?
Ông được cho là đã gây ra sự không hài lòng của Nhà Trắng về một trang web Cisa có tên là Kiểm soát Tin đồn, trang này đã vạch trần những thông tin sai lệch về bầu cử, phần lớn trong số đó được chính tổng thống khuếch đại.
Reuters báo cáo rằng Nhà Trắng đặc biệt không hài lòng với một bài đăng của Krebs đã vạch trần một thuyết âm mưu về một siêu máy tính của cơ quan tình báo có tên Hammer and Scorecard được cho là đã can thiệp vào việc kiểm phiếu quốc gia.
Ông Krebs và các cựu quan chức Mỹ khác đã nói rằng không tồn tại một hệ thống nào như vậy.
Sáu trận chiến pháp lý đang rình rập Donald Trump
Biden: ‘Nhiều người có thể chết’ nếu quá trình chuyển giao bị cản trở
Ngay trước khi bị sa thải, ông Krebs đăng một dòng tweet có vẻ nhằm vào cáo buộc của ông Trump rằng các máy bỏ phiếu ở nhiều bang khác nhau đã chuyển phiếu bầu cho đối thủ của ông là Joe Biden.
Ông Krebs tweet: “ICYMI: Về các cáo buộc rằng hệ thống bầu cử đã bị thao túng, 59 chuyên gia an ninh bầu cử đều đồng tình, ‘trong mọi trường hợp mà chúng tôi biết, những tuyên bố này hoặc là không có căn cứ hoặc không rõ ràng về mặt kỹ thuật.’ #Protect2020”.
Ông Krebs nằm trong số các quan chức cấp cao của Bộ An ninh Nội địa tuần trước đã tuyên bố cuộc tổng tuyển cử ngày 3/11 “an toàn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”.
Mặc dù tuyên bố đó không nhắc đến tên ông Trump, cùng ngày nó được công bố, ông Krebs đã tweet lại một bài đăng trên Twitter của một chuyên gia luật bầu cử nói rằng: “Xin đừng đăng lại những tuyên bố ngông cuồng và vô căn cứ về các máy bỏ phiếu, ngay cả khi chúng được đưa ra bởi Tổng thống.”
Krebs mất việc chỉ vì trung thực
Là giám đốc Cisa, lời nói của ông Krebs có sức nặng.
Phân tích của ông về những cáo buộc gian lận cử tri hàng loạt rất đơn giản để tóm tắt: không có bằng chứng về gian lận cử tri hàng loạt.
Ông ấy biết lời nói của mình sẽ khiến Tổng thống Trump không hài lòng. Thứ Năm tuần trước, ông nói với các cộng sự rằng ông dự kiến sẽ bị sa thải, và ông đã đúng.
Ông Krebs đã bị đặt vào một vị trí tiến thoái lưỡng nan. Ông Trump nói rằng tuyên bố của ông Krebs không chính xác vì có “những sai lệch và gian lận lớn” trong cuộc bầu cử.
Nhưng ông Krebs không tìm thấy những chứng cớ cho thấy điều đó.
Có lẽ tổng thống sẽ đưa ra một số tài liệu chứng minh cho các tuyên bố của mình, nhưng chính ông cũng chưa tìm thấy bằng chứng về điều này.
Ông Krebs do đó đã bị đặt vào một vị trí mà không ai muốn – xoa dịu Donald Trump và nói những gì ông ấy muốn nghe – hoặc mạo hiểm sự nghiệp của mình bằng cách nói những điều mà sếp ông sẽ mất lòng.
Ông Krebs đã chọn thái độ trung thực và vì thế đã mất việc.
Đã có những phản ứng gì?
Việc Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump sa thải ông Krebs khiến Ủy ban An ninh Nội địa của Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát lên án.
Các nhà lãnh đạo Hạ viện nói quyết định của ông Trump “khiến nước Mỹ kém an toàn hơn” và sẽ không giúp bảo vệ đất nước khỏi “các chiến dịch mạng độc hại từ Nga, Trung Quốc và Iran”.
“Thực tế là, kể từ Ngày bầu cử, Tổng thống Trump đã tìm cách làm mất giá trị kết quả bầu cử bằng cách tham gia vào một chiến dịch phố biến thông tin sai lệch có thể làm mất niềm tin của công chúng vào cuộc bầu cử của chúng ta trong nhiều thế hệ”, các thành viên của ủy ban nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54983210
BBC kiểm chứng: Ông Trump nói đúng hay sai
về máy kiểm phiếu Dominion?
Christopher Giles và Jake Horton
BBC Reality Check
Tổng thống Trump chỉ trích hệ thống kiểm phiếu điện tử được sử dụng rộng rãi bởi các cơ quan bầu cử trên toàn Hoa Kỳ. Ông nói việc này đã khiến ông mất đi hàng triệu phiếu bầu.
Các máy bị ông Trump nói tới đều do hãng Dominion Voting System cung cấp. Các cáo buộc đưa ra gồm có từ việc xóa phiếu bầu cho tới việc các đối thủ chính trị của ông gây ảnh hưởng lên công ty này theo cách không thích hợp.
Facebook và Twitter bị tra hỏi về kiểm duyệt nội dung bầu cử
TT Trump sa thải giám đốc An ninh mạng vì nói nghịch ý ông
Sáu trận chiến pháp lý đang rình rập Donald Trump
Cụ thể thì Tổng thống Trump chỉ trích những gì và các nội dung chỉ trích đó có chính xác hay không?
Trump: “Dominion đã xóa ra 2,7 triệu phiếu bầu cho ông Trump trên toàn quốc.”
Thực tế: Không có bằng chứng nào chứng minh cho nội dung trên.
Tổng thống nhắc tới một bản tin được phát trên kênh thời sự bảo thủ có đường lối ủng hộ ông Trump, One American News Network (OANN).
“Các máy kiểm phiếu trên toàn quốc được phát hiện là đã xóa bỏ hàng triệu phiếu bầu cho Tổng thống Trump,” kênh này nói.
Bản tin của OANN nhắc tới một “phân tích dữ liệu chưa được kiểm chứng” do nhóm theo dõi giám sát bầu cử có tên là Edisn Research đưa ra.
OANN không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh cho tuyên bố trên của mình.
Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông cũng đã chia sẻ bản tin từ người dẫn chương trình của Fox News là Sean Hannity theo đó nói các máy kiểm phiếu đã tráo đổi phiếu bầu tại các bang trọng yếu, từ nội dung bỏ cho ông Trump thành bỏ cho ông Biden.
Tường thuật này nhắc tới các vấn đề tại Hạt Antrim, bang Michigan, nơi các máy kiểm phiếu của Dominion được sử dụng – theo đó nói là máy đã có trục trặc phần mềm trên diện rộng, và tại cả các hạt khác nữa.
Thực tế là quả đã có vấn đề tại Hạt Antrim, nhưng không phải do lỗi phần mềm của Dominion mà là do lỗi của con người, như Ngoại trưởng Michigan Jocelyn Benson đã chỉ ra.
Viên thư ký Hạt Antrim lúc ban đầu đã không cài đặt đúng chức năng báo cáo kết quả của máy. Do đó, các kết quả thu được ban đầu đã không chính xác, với việc ông Biden giành chiến thắng ở mức chênh khoảng 3.000 phiếu.
Các viên chức bầu cử đã nhận ra kết quả bất thường này ở khu vực vốn điển hình ủng hộ đảng Cộng hòa, do đó họ đã kiểm tra và chỉnh lại cho đúng chức năng báo cáo của máy, và tiến hành tái kiểm phiếu, với kết quả cho thấy Tổng thống giành chiến thắng với khoảng hơn 2500 phiếu bầu.
Ngoại trưởng Benson nói rằng kết quả kiểm phiếu không chính xác ban đầu đã nhanh chóng được xác định và được làm lại cho đúng, và ngay cả nếu như có sai thì điều này cũng đã được phát hiện sau đó, trong quy trình kiểm tra vốn được áp dụng để xác định những lỗi sai phạm như vậy.
Bà nói thêm: “Không có bằng chứng nào cho thấy lỗi của người dùng này xuất hiện ở những nơi khác trong bang.”
Ông Hannity cũng nêu ra những vấn đề tiềm ẩn tại Bang Georgia, nơi các máy của Dominion được sử dụng rộng rãi – tuy nhiên Ngoại trưởng Georgia nói rằng dẫu có một số chậm trễ trong việc báo cáo kết quả nhưng phần mềm của máy đã kiểm phiếu chính xác và báo cáo chính xác về các lá phiếu thu được tại bang này.
Dominion Voting Systems đã ra thông cáo trong đó nói: “Các tuyên bố về việc Dominion tráo đổi hoặc xóa bỏ phiếu bầu là sai 100%.”
Trump: “Cực Tả sở hữu Dominion Voting Systems.”
Thực tế: Điều này không đúng – công ty này không thuộc sở hữu của “Cực Tả”. Hãng trong quá khứ đã đóng góp tiền cho cả Dân chủ và Cộng hòa.
Không rõ là ông Trump định nhắc tới ai khi ông nói về quyền sở hữu thuộc về “Cực Tả”.
Có lẽ ông nhắc tới các tin đồn lan truyền trên mạng rằng công ty này có những mối quan hệ với gia đình Clinton và các chính trị gia khác của đảng Dân chủ, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Một điều quan trọng cần làm rõ là sự khác biệt giữa quyền sở hữu trực tiếp đối với Dominion như tuyên bố của ông Trump, với việc công ty có các khoản đóng góp cho các mục đích nhân đạo hoặc vận động hành lang.
Dominion đã từng quyên tiền phục vụ các lợi ích của cả đảng Cộng hòa lẫn đảng Dân chủ, nhưng chuyện một công ty làm như thế để vận động hành lang nhằm đạt được các hợp đồng với chính phủ không phải là điều hiếm gặp.
Dominion Voting ra thông cáo nói họ là một công ty phi đảng phái tại Hoa Kỳ, và không có quan hệ sở hữu với bất kỳ thành viên nào của gia đình bà Pelosi hay Sáng kiến Toàn cầu Clinton.
Quỹ Clinton cũng ra thông cáo, trong đó nói rằng quỹ “chưa bao giờ nắm giữ bất kỳ cổ phần nào trong Dominion Voting Systems; chúng tôi chưa bao giờ liên quan tới hoạt động của công ty này; và chúng tôi xác nhận rằng chúng tôi hiện đang không hợp tác với nhau”.
Tuy nhiên, Dominion từng tài trợ cho Quỹ Clinton hồi 2014 và đã cam kết hỗ trợ nhân đạo cho quỹ này, nhằm đem công nghệ kiểm phiếu tới cho các nước nghèo.
Công ty này cũng từng tài trợ cho Ủy ban Thượng viện do ông Mitch McConnell lãnh đạo, với phe Cộng hoà chiếm đa số.
Đã có những đồn đoán về việc cựu chánh văn phòng của bà Pelosi là Nadeam Elshami nay đang được Dominion tuyển dụng, nhưng hãng này cũng tuyển các nhân viên trước đây từng làm việc cho đảng Cộng Hòa.
Các cáo buộc về sự liên quan tới Dominion cũng lan ra để nhắm tới cả các thành viên trong nhóm làm việc, chuẩn bị cho công tác chuyển đổi của tổng thống đắc cử Biden.
Các post đăng trên mạng xã hội nói rằng Peter Neffenger, một tình nguyện viên trong nhóm của ông Biden, là chủ tịch của một công ty con của Dominion, Smartmatic.
Ông là chủ tịch của Smartmatic, nhưng đó là đối thủ chứ không phải là công ty con của Dominion.
Trump: Các máy kiểm phiếu “đã bị Texas và nhiều nơi khác từ chối, bởi chúng không đủ tốt, cũng không đảm bảo an toàn.”
Thực tế: Đúng là Texas đã không cấp giấy chứng nhận cho các máy này. Cách làm của Texas khác với các bang khác.
Chính quyền liên bang Hoa Kỳ ra hướng dẫn về việc xác nhận máy kiểm phiếu, có nghĩa là đưa ra một tiêu chuẩn chung trên toàn quốc.
Tuy nhiên, Texas ra những quy định bổ sung, và theo đó thì các máy của Dominion không đáp ứng đủ. Chẳng hạn như bang này yêu cầu mỗi phiếu bầu cần phải mang một dãy số riêng để có thể được truy lại dấu vết khi cần.
Không phải tất cả các bang đều đánh số riêng trên các phiếu bầu, chẳng hạn như California, do có quan ngại về việc vi phạm quyền riêng tư của cử tri.
“Nếu quý vị cấm việc sử dụng các số riêng cho từng phiếu bầu là quý vị bảo vệ mạnh mẽ quyền riêng tư của cử tri. Nhưng mặt khác, quý vị lại nhượng bộ trước biện pháp an ninh khiêm tốn nhất,” Dan Wallach, khoa học máy tính tại Rice University ở Texas và là một cố vấn về việc áp dụng các hướng dẫn quốc gia đối với máy kiểm phiếu, nói.
Những quy định và hướng dẫn này ở mỗi bang đều có những khác biệt lớn, nhưng cơ quan quản lý an ninh mạng của chính phủ Hoa Kỳ đã bày tỏ sự tin tưởng vào các máy kiểm phiếu được sử dụng trên toàn quốc.
“Không có bằng chứng nào cho thấy bất kỳ hệ thống kiểm phiếu nào xóa bỏ hay làm mất phiếu bầu, làm thay đổi phiếu bầu hay có những thiếu sót dưới bất kỳ hình thức nào khác.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54974864
Công ty phần mềm bỏ phiếu Dominion
có đóng góp cho quỹ Clinton,
liên kết với cựu nhân viên của bà Pelosi
Bình luậnNguyễn Minh
Tuy Dominion bác bỏ các cáo buộc về việc thay đổi phiếu bầu có lợi cho quan chức đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử ngày 3/11, nhưng công ty này xác nhận đã quyên góp cho Quỹ Clinton do 2 vợ chồng Bill và Hillary Clinton điều hành, và cũng không tranh cãi rằng công ty đã thuê cựu nhân viên của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi làm vận động hành lang.
Các báo buộc đối với công ty Dominion Voting Systems bao gồm một cuộc đột kích vào máy chủ của công ty đặt tại Đức, và mối quan hệ với Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein thuộc đảng Dân chủ của California. Tuy Dominion đã bác bỏ các cáo buộc này, nhưng công ty xác nhận đã quyên góp cho Quỹ Clinton do 2 vợ chống Bill và Hillary Clinton điều hành, và cũng không tranh cãi thông tin công ty này đã thuê một cựu nhân viên của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi để vận động hành lang.
Trong một tuyên bố dài vào tuần trước, nhà cung cấp hệ thống bỏ phiếu Dominion lần đầu tiên lên tiếng bác bỏ rằng, họ không có quan hệ gì với Smartmatic – một nhà sản xuất phần mềm bỏ phiếu khác. Tuy nhiên, Dominion xác nhận rằng 2 công ty đã làm việc cùng nhau ở Philippines và họ đã mua một số tài sản từ công ty Sequoia liên kết với Smartmatic vào khoảng 10 năm trước.
Công ty Dominion cũng cho biết thêm rằng, 2 công ty đã có tranh chấp pháp lý. Một số quan chức chiến dịch của ông Trump đã tuyên bố trong các cuộc phỏng vấn gần đây rằng, Smartmatic có liên hệ với Dominion.
Công ty Dominion đã trở thành tâm điểm của tranh cãi kể từ Ngày bầu cử 3/11, sau khi kết quả bỏ phiếu tại hạt Antrim của bang Michigan cho thấy ông Joe Biden giành chiến thắng trước Tổng thống Donald Trump nhưng sau đó kết quả lại đảo ngược. Việc đảo chiều kết quả này theo sau việc các quan chức hạt phát hiện ra lỗi không cập nhật phần mềm kiểm phiếu của nhân viên.
Công ty Dominion xác nhận đã quyên góp tiền trong hội nghị Sáng kiến Toàn cầu Clinton (Clinton Global Initiative) vào năm 2014, nhưng khẳng định“không có mối quan hệ sở hữu công ty với bất kỳ thành viên nào của gia đình bà Pelosi, gia đình Feinstein hoặc Sáng kiến Toàn cầu Clinton, Smartmatic, Scytl, hoặc bất kỳ mối quan hệ nào với Venezuela”.
Theo tuyên bố đầy đủ về khoản quyên góp, công ty trích dẫn một bài báo của Associated Press nói rằng, “Dominion đã thực hiện cam kết từ thiện một lần tại cuộc họp của Clinton Global Initiative vào năm 2014, nhưng Quỹ Clinton không có cổ phần hoặc liên quan đến Dominion, theo xác nhận từ tổ chức phi lợi nhuận. Cuộc họp bao gồm những người tham dự từ lưỡng đảng tập trung vào việc xây dựng nền dân chủ quốc tế”.
Dominion liên hệ đến một bài báo của AP trong đó nêu rằng, cựu Chánh văn phòng Nadeam Elshami của bà Pelosi “thuộc nhóm vận động hành lang đại diện cho Dominion, theo thông tin công khai”, và nhóm này “bao gồm Brian Wild, người thuộc đảng Cộng hòa như cựu Chủ tịch Hạ viện John Boehner và cựu Phó Tổng thống Dick Cheney và các cấp trên trước đây của ông”.
Cuối tuần vừa qua, luật sư Sidney Powell thuộc chiến dịch tranh cử của ông Trump đã cáo buộc rằng, Smartmatic và Dominion đã được sử dụng để hỗ trợ kết quả dẫn trước của ông Biden.
“Chúng tôi đã sẵn sàng lật ngược kết quả bầu cử ở nhiều bang. Tôi không đưa ra nhận xét mà không có bằng chứng để chứng minh”, luật sư Powell nói trên chương trình Fox Business của đài Fox News. Bà cũng cho biết, bà có đủ bằng chứng về gian lận bầu cử để khởi động một cuộc điều tra hình sự rộng khắp.
Bà nói: “Họ có thể gắn ổ [usb] cái vào máy [bỏ phiếu], họ có thể tải phần mềm lên nó thậm chí từ Internet… thậm chí từ Đức hoặc Venezuela”, các tổ chức “có thể theo dõi phiếu bầu trong thời gian thực”, “thay đổi phiếu bầu theo thời gian thực” hoặc những kẻ xấu bị cáo buộc có thể “truy cập vào bất cứ thứ gì từ xa”.
“Chúng tôi đã xác định về mặt toán học thuật toán chính xác mà họ đã sử dụng và lên kế hoạch sử dụng ngay từ đầu”, thuật toán này được cho là đã chuyển phiếu bầu cho ông Biden, bà Powell nói.
Công ty Dominion chưa trả lời yêu cầu bình luận về các tuyên bố của bà Powell.
Trong một tuyên bố, công ty Dominion khẳng định rằng, các tuyên bố về gian lận cử tri là “thuyết âm mưu” và “sai 100%”. Công ty này trích dẫn lời của Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (CISA), nói rằng cuộc bầu cử năm 2020 là “an toàn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”.
Tuy nhiên, cơ quan này đã không công bố việc nhà cung cấp Hệ thống bỏ phiếu Dominion là thành viên của Hội đồng điều phối lĩnh vực cơ sở hạ tầng bầu cử của CISA.
Trong khi đó, Smartmatic, trong một tuyên bố vào tuần trước, cho biết họ không có quan hệ gì với Dominion.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Bầu cử Mỹ 2020 : D.Trump ngăn cản
chuyển tiếp quyền lực đe dọa an ninh nước Mỹ
Minh Anh
Tại Hoa Kỳ, theo truyền thống, sau cuộc bầu cử, người thua cuộc phải nhìn nhận thất bại và phối hợp với bên thắng cử chuẩn bị cho nhiệm kỳ mới.
Tuy nhiên, trong kỳ bầu cử Mỹ năm 2020, tổng thống mãn nhiệm Donald Trump kiên quyết không công nhận thắng lợi của đối thủ, ông Joe Biden, ứng viên đảng Dân chủ. Chủ nhân Nhà Trắng khăng khăng khẳng định có gian lận trong kỳ bỏ phiếu. Thái độ này của ông Trump sẽ có những hệ quả ra sao cho quá trình chuyển tiếp quyền lực ?
RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà báo Phạm Trần từ Washington.
*
RFI Tiếng Việt: Trước hết, xin ông cho biết tiến trình chuyển giao quyền lực hiện nay ra sao ?
Nhà báo Phạm Trần : Tại Mỹ, vấn đề chuyển tiếp quyền lực là một thủ tục được quy định trong Hiến Pháp. Chính quyền sắp mãn nhiệm phải tiến hành một số công việc và phải có sự hợp tác mật thiết với chính quyền sắp tới. Bởi vì, ở Mỹ, tất cả mọi vấn đề phải được chuyển tiếp một cách nhịp nhàng, đặc biệt là vấn đề an ninh và quốc phòng.
Đây là hai vấn đề then chốt của nước Mỹ. Bất kỳ một khoảng trống nào từ bây giờ cho đến ngày vị tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức vào ngày 20/01/2021, mà có một biến cố lớn tâm hại đến nền an ninh của Hoa Kỳ thì điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn.
Bởi vì, truyền thống của nước Mỹ cũng như là thái độ của vị tổng thống sắp mãn nhiệm thường không có những hoạt động tích cực, có thể là họ có ý niệm cho rằng là để lại những gánh nặng cho người kế nhiệm nhưng đó chỉ là điều dự đoán.
Tuy nhiên, rõ ràng sự chuyển tiếp này đã bị chính ông Donald Trump ngăn cản. Bởi vì cho đến giờ này, sau gần hai tuần lễ bầu cử mà ông Donald Trump vẫn chưa chịu chấp nhận là ông ấy đã thất bại.
Việc Donald Trump kiên quyết không công nhận thất bại sẽ cản trở tiến trình này ra sao ?
Nhà báo Phạm Trần: Chính vì không công nhận thất bại nên ông ấy ra lệnh cho các viên chức của chính phủ là bất hợp tác với ban chuyển tiếp của ông Joe Biden.
Vì không chấp nhận ông Biden đã thắng cử, cơ quan được gọi là Cơ quan Quản trị các dịch vụ của nước Mỹ (GSA), có trách nhiệm công nhận ông Biden thắng cử cũng bị cản trở. Cơ quan này có hai nhiệm vụ then chốt:
Thứ nhất là phải tìm một nơi cho ban chuyển tiếp của ông Joe Biden về Washington để làm việc, liên lạc với các bộ để có sự chuyển tiếp nhịp nhàng, không có sơ sót trong các hồ sơ hay vấn đề ngân sách của mỗi bộ …
Điều quan trọng thứ hai, chỉ khi nào cơ quan đó chứng nhận ông Joe Biden đã thắng cử và sẽ trở thành tổng thống tương lai của nước Mỹ thì ông Joe Biden và các cố vấn của ông cũng như là vị phó tổng thống là bà Kamala Harris được quyền tham dự và được quyền nhận các báo cáo về an ninh và tình báo của Hoa Kỳ.
Thủ tục của nước Mỹ là sau khi một người đắc cử tổng thống thì người đó có quyền và các cơ quan an ninh có bổn phận phải đến thuyết trình ngay lập tức những bản báo cáo về an ninh và tình báo hàng ngày như họ vẫn làm với tổng thống đương nhiệm để có một sự chuyển tiếp.
Tất cả những gì tổng thống đương nhiệm biết về an ninh và tình báo của Hoa Kỳ cho đến ngày ông ấy ra đi, thì bên phía ông Joe Biden cũng phải được biết, như vậy họ mới nắm vững tình hình. Trong khi cho đến giờ này, ông Joe Biden không được hưởng những điều đó và không có quyền liên lạc với các cơ quan an ninh tình báo để mà đòi hỏi được thuyết trình, bởi vì các cơ quan đó phải nhận lệnh từ tổng thống và phải có sự chứng nhận của các cơ quan được đề cập ở trên. Nếu như những cơ quan đó chưa có động tĩnh gì thì các cơ quan an ninh không có quyền đến thuyết trình cho ông Joe Biden. Đây là một điều nguy hiểm cho nền an ninh Hoa Kỳ.
Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành dữ dội tại Mỹ, việc chậm chuyển giao quyền lực của ông Trump sẽ gây ra những khó khăn nào cho chính quyền tương lai Joe Biden ?
Nhà báo Phạm Trần: Nước Mỹ trong thời gian 30 ngày qua số người bị lây nhiễm càng ngày càng nhiều khắp nơi trên nước Mỹ. Số liệu do các nhà khoa học hay trường đại học Johns Hopkins công bố cho thấy là ở Mỹ mỗi ngày có trên 200 ngàn người bị lây nhiễm, các bang như Texas, Washington… số người bị nhiễm bệnh đã vượt quá con số một triệu người và trung bình mỗi tháng ở những nơi đó, có khoảng 1.000 người Mỹ bị chết, tất cả những điều này làm cho người dân Mỹ rất lo sợ.
Nhưng khi ông Donald Trump chậm trễ trong việc trao quyền lực cho Joe Biden dẫn đến việc các cơ quan lo về y tế của Mỹ cũng không thể liên lạc, nói chuyện hay chuyển tiếp các tin tức cũng như là các biện pháp phòng ngừa hay những chính sách ngăn chận dịch bệnh cho phía ông Joe Biden. Đây thật sự là một việc làm nguy hiểm.
Vì lý do này nên trong cuộc họp báo ngày thứ Hai 16/11, ông Joe Biden có nói một cách rõ ràng là nếu không có sự chuyển giao quyền lực mau chóng và chúng tôi không được tiếp xúc với vấn đề y tế và các viên chức phụ trách kiểm soát dịch bệnh, thì từ giờ cho đến tháng 12, bởi vì mùa này là mùa lạnh, mùa thu của nước Mỹ và sắp sửa sang mùa đông, khó diệt trừ vi khuẩn, nên người ta dự đoán nước Mỹ sẽ có một cuộc khủng hoảng y tế từ giờ cho đến khi ông Joe Biden nhậm chức.
RFI Tiếng Việt xin cảm ơn nhà báo Phạm Trần.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201118-donald-trump-chuyen-tiep-quyen-luc-an-ninh
Người biểu tình Pennsylvania cảnh báo
về mối đe dọa từ chủ nghĩa cộng sản tại Mỹ
Bình luậnNguyễn Minh
“Đó không phải là đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ, đó là thiện và ác. Tà ác đang ra sức chiếm lấy thế giới này ngay bây giờ”, người tham gia biểu tình Michael Kassman nói.
Vào ngày 14/11, những người biểu tình tập trung ở Harrisburg, Pennsylvania, nhấn mạnh mối quan ngại về việc chủ nghĩa cộng sản đang đe dọa Hoa Kỳ. Họ cũng cho biết rằng cuộc chiến đang diễn ra hậu bầu cử Mỹ không chỉ là cuộc chiến giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ.
“Có vẻ như chủ nghĩa cộng sản đang lây lan tại Mỹ nhanh hơn loại virus [Corona Vũ Hán]… Chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều quốc gia khác rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản chuyên chế… Chúng ta phải nhận ra rằng, chúng ta không thể để điều đó xảy ra ở đây tại Mỹ, bởi vì sự sụp đổ của chúng ta sẽ tồi tệ hơn nhiều so với tất cả các quốc gia khác; và khi nước Mỹ tan rã, thì thế giới cũng tan rã theo”, người tham gia cuộc biểu tình Michael Kassman nói.
Chủ tịch Sau Lan Staats của Phoenix S&T đồng thời là người sáng lập SimBalance, Inc. Là một người gốc Trung Quốc từng sống tại Hong Kong, bà cho biết: “[Tôi] nhìn thấy mọi thứ lao dốc quá nhanh, mất đi tự do trong một thời gian ngắn, điều đó thực sự khiến tôi thức tỉnh… [Hoa Kỳ] sẽ sớm giống Hong Kong, và rồi cuối cùng, sẽ giống như Trung Quốc”.
Các cuộc biểu tình “Stop the Steal” (Ngừng đánh cắp) ở 50 thủ phủ của các tiểu bang Hoa Kỳ nhằm kêu gọi sự quan tâm đến hành vi gian lận cử tri. Trên các bậc thang của tòa nhà thủ phủ bang, người dân ở Harrisburg đã hát, đọc diễn văn và cầu nguyện. Họ đi vòng quanh tòa nhà 7 lần giống như trong trận chiến Giê-ri-cô trong Kinh thánh.
“Về cơ bản họ đang bưng bít mọi thông tin… [Tiêu chí] số một là kiểm duyệt ngôn luận của người dân”, bà Staats nói thêm.
“Lượng thông tin ngoài kia đang bị bóp nghẹt, rõ ràng là các [ông trùm công nghệ] Big Tech có mục tiêu rõ ràng… [đó là] dập tắt tự do ngôn luận có hại cho điều họ theo đuổi. Big Tech đang ra sức chống lại lợi ích của Hoa Kỳ”, Michael Kassman – người tham gia biểu tình cho biết.
Một số hãng tin đã xướng tên người chiến thắng của cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay là ông Joe Biden, trong khi các tiểu bang vẫn chưa xác nhận kết quả kiểm phiếu và Cử tri đoàn chưa thực hiện bỏ phiếu quyết định Tổng thống đắc cử. Trong khi đó chiến dịch của Tổng thống Donald Trump đang khởi kiện ở nhiều bang, và lên tiếng cáo buộc hành vi gian lận bầu cử. Tuy nhiên, những người biểu tình nhận định cuộc chiến vượt ra ngoài phạm vi cuộc chiến giữa 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ.
“Đó không phải là về đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ, đó là [cuộc chiến giữa] Thiện và Ác. Tà ác đang ra sức chiếm lấy thế giới này ngay bây giờ”, anh Kassman nói.
Anh Kassman tin rằng, cái ác đang tìm cách “chia rẽ con người thành các tầng lớp khác nhau, các chủng tộc khác nhau, ra sức chia rẽ chúng ta theo đường lối của đảng”. Thực tế mọi người có thể đánh bại điều này nếu họ sát cánh bên nhau và cùng nhau vạch trần gian lận bầu cử “vì lợi ích của cả hai bên trong đất nước”.
Chủ tịch Craigg Cody của công ty Waste Connections, Inc., hy vọng rằng: “Chúa ban sự can đảm cho Tối cao Pháp viện và các cơ quan lập pháp của tiểu bang để vạch trần hành vi gian lận và làm những gì đúng” trong cả “con mắt của Chúa” và con mắt của người Mỹ.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Nevada: Huỷ bỏ kết quả bầu cử của quận
do phát hiện 139 điểm khác biệt
Bình luậnNguyễn Minh
“Chúng tôi đã phát hiện ra những điểm chênh lệch không thể giải thích được, điều này sẽ làm dấy lên nghi ngờ về việc liệu tỷ lệ chiến thắng đó có đáng tin cậy hay không”, nhân viên đăng ký Joe Gloria của hạt Clark cho biết về.
Ngày 16/11, hạt Clark của Nevada đã công bố kết quả của một cuộc bầu cử địa phương sau khi phát hiện ra 139 điểm bất thường khi tổng hợp và xác nhận phiếu bầu tại một quận.
Trong một cuộc họp được triệu tập để xác nhận kết quả bầu cử của quận C, nhân viên đăng ký Joe Gloria tại hạt Clark cho biết: “Chúng tôi đã phát hiện ra những điểm chênh lệch không thể giải thích được, điều này sẽ làm dấy lên nghi ngờ về việc liệu tỷ lệ chiến thắng đó có đáng tin cậy hay không”.
Theo nhân viên đăng ký này, có khoảng 936 điểm bất thường được phát hiện trên toàn hạt Clark. Tuy nhiên, chỉ kết quả của cuộc bầu cử Ủy viên Quận C là không được xác nhận vì khoảng cách giữa 2 ứng cử viên nhỏ – 10 phiếu. Do đó, sự khác biệt “có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử”.
“Đó là cuộc đua duy nhất trong toàn bộ cuộc bầu cử mà kết quả khiến chúng tôi quan ngại”, nhân viên Gloria nói.
Hạt Clark cho biết họ đã xác nhận kết quả của tất cả các cuộc bầu cử khác, bao gồm cả cuộc bầu cử cho tổng thống.
Tổng thống Donald Trump khẳng định việc huỷ bỏ kết quả của cuộc đua là một chiến thắng cho chiến dịch tranh cử của ông.
“Chiến thắng lớn cách đây không lâu ở bang Nevada. Cuộc đua của tất cả các Ủy viên của đảng Dân chủ, trên cùng một lá phiếu với tổng thống, đã bị loại bỏ vì sự chênh lệch cử tri quy mô lớn. Các quan chức hạt Clark không tin tưởng vào an ninh bầu cử của chính họ. Tác động rất lớn!”, Tổng thống Trump viết trên Twitter.
Luật sư Adam Laxalt thuộc nhóm pháp lý của ông Trump tại Nevada nhấn mạnh rằng, cuộc bầu cử tại quận này có 153.000 phiếu bầu.
“Ủy ban hạt Clark vừa huỷ bỏ một cuộc bầu cử có số phiếu bầu chiếm khoảng gần 1/6 tổng số phiếu bầu ở hạt Clark vì có quá nhiều ‘sự bất thường’ để chắc chắn rằng kết quả trong cuộc bầu cử đó đáng tin cậy”, luật sư Laxalt viết trên Twitter.
Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đã không khởi kiện chính thức ở bang Nevada. Tuy nhiên, bên thứ 3 đã nộp đơn kiện tại bang này với cáo buộc rằng, thủ tục xác minh chữ ký được sử dụng để xử lý phiếu bầu đã bị thay đổi. Các nguyên đơn bao gồm chiến dịch tranh cử vào Quốc hội của 2 thành viên đảng Cộng hòa của bang và một cử tri tại Nevada.
Vào ngày 6/11, một thẩm phán liên bang đã từ chối ban hành lệnh sơ bộ hoặc lệnh cấm tạm thời để chặn việc sử dụng máy xác minh chữ ký.
Ủy ban vẫn chưa quyết định về quá trình hành động liên quan đến cuộc bầu cử của quận C và sẽ xem xét các lựa chọn cho một cuộc bầu cử đặc biệt khác có thể diễn ra vào ngày 1/12.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
TT Trump “hạ bệ” Fox News, báo hiệu đế chế
Fox News dần lụi tàn khi lựa chọn ngả sang cánh tả
Bình luậnĐông Bắc
Quyết định ngả sang cánh tả của Fox News – kênh truyền hình lớn duy nhất đã xướng tên Arizona trong đêm bầu cử cho ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden, mặc dù thời điểm đó mới chỉ có 65% số phiếu được kiểm, đã khiến uy tín của Fox News tụt dốc không phanh.
Kể từ đây (3/11), thế giới đã chứng kiến màn thăng hạng ngoạn mục của các chàng “tí hon” truyền thông độc lập trung thực như Newsmax, OAN, The Epoch Times…
Tổng thống Trump “hạ bệ” Fox News
Fox News từng là kênh yêu thích của Tổng thống Trump, nhưng gần đây ông đã phàn nàn rằng kênh này ngày càng nghiêng về cánh tả. Ngày 12/11, Tổng thống Trump đã tweet về Fox News như sau:
“Xếp hạng (các chương trình) ban ngày đang be bét. Chương trình ban ngày vào cuối tuần còn tệ hơn. Rất buồn khi chứng kiến điều này đang xảy ra, nhưng họ quên mất nhờ đâu mà họ thành công, điều gì đã đưa họ được tới ngày nay. Họ đã quên Con ngỗng Vàng. Sự khác biệt lớn nhất giữa cuộc bầu cử 2016 và 2020, chính là Fox News!”.
“Con ngỗng vàng” là một thành ngữ của người phương Tây dùng để đề cập đến nguyên nhân khiến ai đó được thành công hay giàu có. Không có gì bí mật khi Tổng thống Trump rất không hài lòng với Fox News trong vài năm qua. Giờ đây, Tổng thống đang giới thiệu cho người ủng hộ của ông biết đến những kênh truyền thông độc lập trung thực như One America News (OAN) và Newsmax, thay vì theo dõi Fox News.
Fox News thay đổi lập trường: Hữu sang Tả
Các số liệu nội bộ từ Fox News công bố ngày 13/11 cho thấy dấu hiệu sa sút của Đài này khi đang hưởng “ân sủng” của phái cánh hữu đã chuyển hướng sang cánh tả ngày càng rõ ràng: Fox News chỉ thu hút 2,2 triệu khán giả, trong khi CNN hơn 4 triệu và MSNBC xấp xỉ 3 triệu khán giả.
Theo National Pulse, các con số “đã giảm mạnh đến mức chưa từng thấy trước đây dưới cả CNN và MSNBC… [do kênh này] sớm xướng tên ủng hộ Joe Biden”
Chuyên gia bầu cử Arnon Mishkin là đảng viên Đảng Dân chủ và là giám đốc “Ban Quyết định” của Đài Fox News, đã gọi chiến thắng Arizona cho Biden vào cuối Ngày bầu cử. Khi bị chỉ trích, ông Mishkin vẫn kiên quyết: “Chúng tôi tin tưởng rằng dữ liệu về cơ bản sẽ giống dữ liệu mà chúng tôi đã nhận thấy trong suốt cuộc kiểm phiếu ở Arizona”.
Ông ta không hề đề cập đến tình huống rằng, việc xướng tên sớm người “chiến thắng” có thể ảnh hưởng đến các cử tri ở các tiểu bang khác chưa đi bầu hết.
Nếu đây chỉ là lần đầu “vi phạm” thì độc giả trung thành của Fox News có thể dễ tính mà bỏ qua. Nhưng Fox News đã chuyển sang cánh tả kể từ khi Rupert Murdoch chuyển quyền kiểm soát mạng lưới truyền thông của mình cho hai người con trai là James và Lachlan Murdoch, và sự cố thiên lệch tiếp tục xảy ra. Rõ ràng Fox News đã không còn là một kênh truyền thông đáng tin cậy bởi đã “dính” những chuyện động trời sau:
Fox News đã nói dối về việc Tổng thống Trump không từ chối phân biệt chủng tộc.
Fox News đưa ra hết cuộc thăm dò gian lận này đến cuộc thăm dò khác.
Fox News đã xướng tên Arizona đầu tiên để giúp Joe Biden giành lợi thế “chiến thắng” sau cuộc bầu cử, tạo đòn “tâm lý” trong một cuộc đua tranh gay cấn.
Fox News đã cố tình ngắt lời Tổng thống Trump và cho phép Joe Biden ngắt lời ông trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên.
Không chỉ dừng tại đó, trong chương trình truyền hình trực tiếp tối 9/11, người dẫn chương trình của Fox News – ông Neil Cavuto đã thẳng thừng cắt sóng cuộc họp báo trực tiếp của Thư ký Báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany khi cô đang đề cập đến cuộc điều tra về hành vi gian lận kết quả bầu cử. Cô McEnany nói rằng Đảng Cộng hòa muốn “mọi cuộc bỏ phiếu hợp pháp đều được tính, và mọi cuộc bỏ phiếu bất hợp pháp đều bị loại bỏ”.
Có lẽ vì điều đó đã “kích động” ông Neil Cavuto: “Whoa, whoa, whoa. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải rất rõ ràng ở đây. Cô ấy đang buộc tội phía bên kia ủng hộ gian lận và phiếu bầu bất hợp pháp. Trừ khi cô ấy cung cấp thêm các chi tiết để chứng minh cho lời nói đó của mình, tôi không thể cam tâm cho việc tiếp tục tường thuật những lời lẽ này tới quý vị”.
Đó là một cáo buộc ghê gớm, tố cáo phe kia gian lận và gian lận có hiệu quả. Tất nhiên, nếu cô ấy mang theo bằng chứng về điều đó, chúng tôi sẽ tường thuật cho các bạn xem”.
Khi người dẫn chương trình Bret Baier của Fox News tweet một lời mời độc giả tham gia cùng ông ấy và người dẫn chương trình Martha MacCallum để cập nhật tin tức, gần 30.000 người đã comment trong cơn thịnh nộ:
Không đời nào!
Không, cám ơn.
Không.
Không – với Fox!
Không thì sao! Fox tiêu rồi!
Kết thúc với Fox! Chúc may mắn!…
Những độc giả thân tín của Fox News giờ đang chuyển sang những kênh cung cấp nguồn tin tức không bị ảnh hưởng bởi chính sách cánh tả, trong đó có Newsmax, The Epoch Times…
Chỉ vài hôm trước, tờ Times còn viết:
Các sự kiện trong tuần qua đã làm lung lay lòng tin của nhiều người Mỹ đối với nền cộng hòa của chúng ta. Và chúng tôi tin rằng bằng cách đưa tin trung thực về những thách thức này, chúng tôi không chỉ giúp bảo vệ tính toàn vẹn của quy trình bỏ phiếu mà còn giúp khôi phục niềm tin vào hệ thống.
Chúng tôi tin rằng niềm tin đã bị tổn hại nặng nề bởi các phương tiện truyền thông nói chung, họ đang phớt lờ những cáo buộc đáng tin cậy và các vụ kiện tụng đang diễn ra có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử, và thay vào đó là đánh lừa độc giả của họ bằng cách giả vờ rằng kết quả bầu cử đã được hoàn tất….
Các tiêu chuẩn của chúng tôi không thay đổi ngay cả khi phải đối mặt với áp lực. Chúng tôi là một tổ chức tin tức độc lập, không chịu ảnh hưởng của bất kỳ chính phủ, công ty hay đảng phái chính trị nào. Thay vào đó, chúng tôi được ủng hộ bởi những độc giả như bạn và chúng tôi muốn cảm ơn bạn đã tiếp tục tin tưởng và ủng hộ.
Đáng buồn thay, giờ đây ngay cả Times cũng không thể cung cấp cho độc giả của mình những mẩu tin trung thực. Ảnh hưởng của Hội đồng quan hệ đối ngoại toàn cầu tại Fox News, nơi ông chủ Rupert Murdoch là thành viên của chủ nghĩa toàn cầu và cũng là chủ sở hữu tờ Times, đã tác động mãnh liệt đến tờ báo nổi tiếng này…
“Đế chế” Fox News đang dần lụi tàn?
Khi Fox News đang vướng khá nhiều lùm xùm tranh cãi về cách đưa tin thiên kiến về quá trình bầu cử, việc Tổng thống Trump chuyển sang tin cậy đài Newsmax đã giúp “chàng tí hon” trong giới truyền thông Mỹ thăng hạng chóng mặt, với lượng người xem tăng đột biến.
Theo Forbes, trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống Trump, Fox News đã xếp hạng hàng đầu trong số các mạng truyền hình cáp. Khi Tổng thống Trump chỉ trích và không còn tin tưởng Đài đã từng thân Đảng Cộng hòa này, nhiều độc giả cho biết từ đây họ sẽ không theo dõi Fox News nữa mà sẽ dựa vào kênh truyền hình cáp cánh hữu và trang web Newsmax đang được Tổng thống Mỹ ưu ái.
Ra đời vào năm 1998, Newsmax ngay từ thuở đầu đã đặt tiêu chí là một trang web theo khuynh hướng bảo thủ chính trị và mạng cáp được thành lập vào năm 2014.
Tháng 7/2020, Nielsen bắt đầu đo lường định lượng khán giả truyền hình của Newsmax. Mạng này hiện có 51,5 triệu hộ gia đình đăng ký (chiếm 42,6%), xếp sau các mạng tin tức đối thủ CNN (78,4 triệu), Fox News (76,7 triệu) và MSNBC (76,1 triệu).
Newsmax cũng kém các mạng đối thủ về lượng người xem. Trong quý 3/2020, Newsmax TV đạt trung bình 37.000 người xem vào khung giờ vàng, kém xa so với các mạng cáp đối thủ như Fox News (3,5 triệu), MSNBC (2,1 triệu) và CNN (1,5 triệu).
Khi Ngày bầu cử đến gần với các cuộc tranh luận, biểu tình và các tin tức chiến dịch khác, tỷ lệ phân phối khán giả vào khung giờ vàng của Newsmax đã tăng lên. Vào tuần ngày 2/11, Newsmax có 181.000 người theo dõi và tuần của ngày 9/11 là 32.000 người.
Trong thời điểm sau ngày 9/11, so sánh lượng khán giả của Fox News, CNN và MSNBC thì cả ba “ông lớn” truyền thông này đều mất hơn 1 triệu người xem. Ví dụ: Khán giả của Fox News đã giảm từ 3,1 triệu người (tuần 2/11) xuống 1,6 triệu người (tuần 9/11). Lý do chính dẫn đến sự gia tăng xếp hạng của Newsmax và sự sụt giảm thảm hại của Fox News là do Tổng thống Trump kêu gọi mọi người chuyển sang theo dõi Newsmax trên Twitter, nơi có gần 89 triệu người theo dõi tài khoản của ông.
Và chỉ sau tweet của Tổng thống Trump, chương trình phổ biến nhất trên Newsmax là Greg Kelly Reports lúc 7 giờ tối (ET) ngày 12/11, có thời lượng trong khoảng 1 giờ, đã thu hút trung bình tới 1,06 triệu người xem. Hơn 1 triệu khán giả: Đây là con số không thể tưởng tượng được khi chỉ trước đó khoảng 10 ngày, vào khung giờ vàng cao nhất Newsmax cũng chỉ đạt có 180.000 người xem. Trong
cùng một giờ, chương trình Câu chuyện với Martha MacCallum của Fox News chỉ thu hút trung bình 2,06 triệu người xem.
Sự tăng trưởng xếp hạng của Newsmax TV đã mở rộng sang phương tiện truyền thông xã hội. Ví dụ: Mạng này cũng chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về số lượng người theo dõi trên Twitter và Google.
Kể từ ngày 9/11, Newsmax đã nhiều lần xuất hiện trong Top 10 liên kết Facebook hoạt động tốt nhất, xếp hạng cao thứ tư vào ngày 10/11, đánh bại Fox News nhiều lần.
Vào ngày 12/11, ứng dụng NewsMax cũng trở thành ứng dụng phổ biến thứ tư trên kho ứng dụng Apple App Store.
Trong tuần ngày 9/11, Newsmax cũng vượt qua Breitbart để trở thành trang web truyền thông bảo thủ được truy cập nhiều nhất.
Kagan dự báo rằng doanh số quảng cáo của Fox News, CNN và MSNBC sẽ giảm 13,1% vào năm 2021 (năm 2020 là 2,85 tỷ USD). Trong khi đó, ông Chris Ruddy – CEO của Newsmax Media đã lạc quan đặt mục tiêu vượt qua Fox News trong vòng 12 tháng, đồng thời khẳng định mục tiêu này là có thể thực hiện được.
Đông Bắc
TT Trump sẽ vạch trần và ngăn chặn vụ trộm bầu cử lớn nhất
trong lịch sử thế giới như thế nào
Bình luậnThanh Hương
Bằng chứng về gian lận phiếu bầu đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Tổng thống Trump nhận được nhiều phiếu bầu hơn – và Biden nhận được ít hơn nhiều so với những gì các phương tiện truyền thông đang đưa tin, đặc biệt là ở các bang chiến trường quan trọng như Pennsylvania, Michigan, Wisconsin, Georgia, Arizona và Nevada.
Nếu đây là một cuộc bầu cử trong sạch, một cuộc bầu cử trong đó mọi phiếu bầu hợp pháp đã được kiểm và mọi lá phiếu bất hợp pháp bị loại bỏ, thì Tổng thống Trump sẽ có hơn 300 phiếu bầu của Đại cử tri đoàn. Joe Biden lẽ ra đã bị “thủng lưới” vào tối ngày 3/11 vừa qua.
Đó rõ ràng không phải là tình huống mà chúng ta gặp phải.
Các cơ sở chính trị tham nhũng điều hành các bang chiến trường, hoặc ít nhất là các thành phố lớn và các quận đông dân nhất của các bang đó, đã tham gia gian lận bầu cử ở những mức độ chưa từng thấy trong lịch sử.
Hầu như tất cả các trung tâm quyền lực ở nước Mỹ, từ Big Media, Big Tech cho đến Hollywood và Wall Street, đều cố gắng phủ nhận chiến thắng thực sự của Trump – người chiến thắng trong cuộc tranh cử tổng thống, và ngang ngược tuyên bố “á quân” Joe Biden là tổng thống đắc cử.
Nếu điều này phụ thuộc vào họ, thì họ sẽ vô cùng hạnh phúc chứng kiến một kẻ mạo danh sẽ được tuyên thệ nhậm chức vào ngày 21/1/2021 với cương vị Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.
Nhưng để điều đó xảy ra, Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ sẽ phải nhượng bộ. Ông sẽ phải từ bỏ yêu cầu tìm kiếm sự thật về những gì thực sự đã xảy ra trong những ngày sau ngày 3/11, khi số phiếu dẫn trước khổng lồ mà ông đã xây dựng được ở các bang chiến trường quan trọng bỗng dưng “biến mất” trong đêm khuya.
Ông sẽ phải từ bỏ tất cả các vụ kiện đã được đưa lên tòa án liên bang và tiểu bang ở những nơi như Michigan, Pennsylvania, Georgia và Nevada. Những vụ kiện này yêu cầu các thẩm phán loại bỏ những lá phiếu đã được kiểm đếm bất hợp pháp sau khi những người theo dõi cuộc thăm dò của Đảng Cộng hòa bị đuổi ra khỏi phòng, và bằng cách nào đó, tất cả các lá phiếu đều thuộc về Biden.
Ông sẽ phải ngừng thu thập bằng chứng về vụ gian lận thậm chí còn lớn hơn được thực hiện bởi những người lập trình và kiểm soát hệ thống bỏ phiếu điện tử với những cái tên như Smartmatic và Dominion.
Ông sẽ phải từ bỏ những người tố cáo, những người đã phải đối mặt với nhiều rủi ro để phơi bày những thủ đoạn mà cánh tả đã sử dụng để lật ngược cuộc bầu cử. Và ông sẽ phải xóa Tweet gần đây của mình rằng:
“Báo cáo: Dominion đã xóa 2,7 triệu phiếu bầu cho Trump trên toàn quốc. Phân tích dữ liệu tìm thấy 221.000 phiếu bầu tại Pennsylvania đã chuyển từ Tổng thống Trump sang cho Biden. 941.000 phiếu bầu cho Trump đã bị xóa. Các bang đang sử dụng hệ thống bỏ phiếu Dominion đã chuyển 435.000 phiếu bầu từ Trump sang Biden”. @ChanelRion @OANN
Sẽ không có chuyện này xảy ra. Tổng thống Trump chưa bao giờ rút lui khỏi một cuộc chiến trong suốt cuộc đời mình. Tôi ở đây để nói với bạn rằng người đàn ông này sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Không bao giờ.
Trên thực tế, các cuộc tấn công cuồng loạn của đám đông truyền thông, sự cấm đoán lén lút của các ông trùm mạng xã hội, và các cuộc tấn công bạo lực của Antifa-BLM vào những người ủng hộ ông sẽ chỉ có tác dụng khích lệ Tổng thống Trump hơn nữa.
Nếu chiến dịch Biden thực sự không có gì phải che giấu, họ sẽ cùng ông kêu gọi xem xét lại nhiều vấn đề đã được xác định. Thay vào đó, khi bằng chứng tiếp tục chồng chất, chiến dịch Biden có vẻ như đang tham gia vào một vụ che đậy tuyệt vọng.
Có một vấn đề cuối cùng truyền cảm hứng cho tổng thống đấu tranh và liên quan đến sự can thiệp bầu cử nước ngoài. Rõ ràng là một công ty nước ngoài, Dominion, có liên quan đến Venezuela và Trung Quốc, đã can thiệp vào cuộc bầu cử gần đây của chúng ta. Đây rõ ràng là một mối đe dọa rất lớn đối với an ninh quốc gia của chúng ta.
Giống như luật sư Rudy Giuliani thuộc nhóm pháp lý của Tổng thống Trump nói với phóng viên Maria Bartiromo của Fox News vào hôm 15/11 vừa rồi: “Dominion là một công ty cánh tả cấp tiến,… và phần mềm mà họ sử dụng được thực hiện bởi một công ty tên là Smartmatic, một công ty được thành lập bởi [nhà độc tài Venezuela Hugo] Chavez. Dominion gửi mọi thứ cho Smartmatic. Bạn có tin được không, phiếu bầu của chúng ta được gửi ra nước ngoài?”
Dẫn đầu nỗ lực chống lại Dominion là luật sư Sidney Powell dũng cảm, người đã nói rằng: “Tiền tạo ra [công ty] đến từ Venezuela và sau đó là Cuba. Đó là một âm mưu tội phạm khổng lồ cần được tình báo quân đội điều tra vì những tác động của nó đến an ninh quốc gia”.
Tổng hợp lại, tôi tin rằng bằng chứng về gian lận là rất nhiều. Những người trong cuộc của Dominion sẽ cho chúng ta biết việc đánh tráo hoặc xóa phiếu bầu dễ dàng như thế nào, trong khi các nhà thống kê và nhân chứng sẽ cho chúng ta biết có bao nhiêu phiếu bầu đã bị ảnh hưởng. Hàng trăm bản tuyên thệ sẽ trình bày chi tiết cách tạo ra những lá phiếu giả và những lá phiếu muộn vẫn được tính. Quan trọng nhất, âm mưu quốc gia và quốc tế lớn hơn đằng sau vụ cướp bầu cử lớn nhất trong lịch sử thế giới sẽ được tiết lộ.
Tôi tin rằng có nhiều lý lẽ pháp lý có thể được sử dụng để thuyết phục các thẩm phán chuyển Georgia, Nevada, Michigan hoặc Wisconsin sang cho Tổng thống Trump. Chiến thắng bất kỳ hai trong số các bang này sẽ đưa số phiếu đại cử tri của Tổng thống Trump vào khoảng từ 253 đến 264 phiếu.
Sau đó, chỉ đơn giản là vấn đề của Pennsylvania. Ở đây tôi tin rằng Tòa án tối cao đã báo hiệu rằng họ đã sẵn sàng hành động. Các thẩm phán sẽ quy định rằng các lá phiếu gửi qua thư nhận được sau 8 giờ tối của Ngày Bầu cử – đã được phân tách theo lệnh của Thẩm phán Alito – là không hợp lệ và không được tính. 20 phiếu đại cử tri đoàn của Pennsylvania sẽ giúp Tổng thống Trump có hơn 270 phiếu.
Vào ngày 6/1/2021, một phiên họp chung của Quốc hội sẽ diễn ra để kiểm phiếu bầu cử và tuyên bố Tổng thống Donald Trump là người chiến thắng cho một nhiệm kỳ thứ hai.
Tôi nghĩ rằng những gì chúng ta đang chứng kiến là một cuộc đảo chính, và nó được hỗ trợ bởi một số tác nhân xấu cả trong và ngoài nước, trong số đó có Trung Quốc và Venezuela. Nhưng tôi tin rằng hệ thống tư pháp của chúng ta vẫn còn đủ khả năng để xét xử công bằng những vấn đề này mà không phải lùi bước vì sợ đám đông Antifa hoặc tỏ ra ủng hộ một đảng phái chính trị.
Trước đây tôi đã từng viết rằng ba thẩm phán mới của Tòa án Tối cao – Neil Gorsuch, Brett Kavanaugh và Amy Coney Barrett – là những hình mẫu về sự liêm chính trong tư pháp.
Để mượn cụm từ của Đức Tổng Giám mục Vigano, họ là Những đứa con của Ánh sáng. Như vậy, họ sẽ không bị đe dọa bởi những Đứa con của Bóng tối, những kẻ đã bay từ Địa ngục lên để phá hủy đất nước vĩ đại này.
Có một ngày chính quyền của dân, vì dân, và do dân sẽ diệt vong trên mặt đất. Nhưng không phải là ngày hôm nay.
Hãy cầu nguyện.
Tác giả: Steven W. Mosher là Chủ tịch của Viện Nghiên cứu Dân số và là tác giả của cuốn sách “Kẻ bắt nạt Châu Á: Tại sao giấc mộng Trung Hoa lại là mối đe dọa mới đối với trật tự thế giới”.
Chiến dịch TT Trump có thể sẽ phải chi 7,9 triệu USD
để tái kiểm phiếu ở Wisconsin
Bình luậnDu Miên
Ước tính chi phí mà chiến dịch Tổng thống Trump phải chịu để thực hiện của một cuộc kiểm phiếu lại trên toàn tiểu bang Wisconsin sẽ là 7,9 triệu USD, mức phí được tính dựa trên chi phí do 72 hạt của tiểu bang đệ trình.
Ngày 16/11, Ủy ban Bầu cử Wisconsin cho biết, việc tái kiểm phiếu các kết quả không chính thức ở bang Wisconsin sẽ khiến Tổng thống Donald Trump phải trả trước khoản phí 7,9 triệu USD.
Vào ngày 7/11, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đã thực hiện các bước pháp lý để yêu cầu một cuộc kiểm phiếu lại trên toàn tiểu bang Wisconsin. Động thái này được đưa ra sau khi hàng loạt các hãng tin cùng chiến dịch tranh cử của ông Biden tuyên bố, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden là người chiến thắng dự kiến tại Wisconsin.
Tại Wisconsin, ông Biden hiện đang dẫn trước ông Trump với hơn 20.000 phiếu bầu, theo The Associated Press và Decision Desk (Ủy ban Dự đoán). Theo kết quả không chính thức, ông Biden nhận được 49,5% phiếu bầu, trong khi ông Trump giảnh được 48,9% số phiếu. Theo luật của tiểu bang này, ứng cử viên xếp sau được phép yêu cầu tái kiểm phiếu nếu tỷ lệ cách biệt của cuộc đua không vượt quá 1%.
Ngày 16/11, Trưởng Ủy ban Bầu cử Meagan Wolfe của Wisconsin cho biết, ước tính chi phí để thực hiện của một cuộc kiểm phiếu lại trên toàn tiểu bang sẽ là 7,9 triệu USD. Ước tính khoản phí này được tính dựa trên chi phí do 72 hạt của tiểu bang đệ trình.
Lần cuối cùng Wisconsin thực hiện một cuộc tái kiểm phiếu là vào năm 2016, và đã tiêu tốn 2 triệu USD. Bà Wolfe cho biết, mức phí năm nay nâng cao hơn hẳn do việc tái kiểm phiếu được tiến hành trong bối cảnh đại dịch virus Corona Vũ Hán leo thang.
Bà nói: “Những ước tính này cao hơn đáng kể so với chi phí thực tế của cuộc tái kiểm phiếu hồi năm 2016, nhưng [mức phí này] phải bao gồm các yếu tố không xuất hiện cách đây 4 năm, bao gồm nhu cầu về không gian rộng hơn để cho phép công chúng quan sát và [duy trì] giãn cách xã hội, đảm bảo an ninh cho những không gian đó, các lá phiếu vắng mặt, khung thời gian hạn chế trong kỳ nghỉ và [chi phí] thuê thiết bị quét lá phiếu tốc độ cao”.
Trưởng Ủy ban Bầu cử Wisconsin cho biết thêm: “Chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sẽ có một cuộc kiểm phiếu lại. Nhưng chúng tôi muốn cử tri bang Wisconsin biết rằng chúng tôi đã sẵn sàng [nếu cần tái kiểm phiếu]”.
Hạn chót để chiến dịch tranh cử củaTổng thống Trump gửi yêu cầu kiểm phiếu lại là đến 5 giờ chiều vào ngày 18/11. Sau đó, có thể bắt đầu cuộc tái kiểm phiếu ngay sau ngày 19/11 và phải hoàn thành không muộn hơn ngày 1/12.
Trong một tuyên bố qua email, cố vấn pháp lý Jenna Ellis từ chiến dịch năm 2020 của ông Trump cho biết: “Nhóm pháp lý [chúng tôi] đang tiếp tục xem xét các vấn đề có dấu hiệu bất thường ở Wisconsin và đang để ngỏ tất cả các lựa chọn pháp lý, bao gồm kiểm phiếu lại và thanh tra [bầu cử]”.
Ngày 7/11, phó giám đốc của chiến dịch là ông Justin Clark cho biết, nhóm của ông sẽ bắt đầu kiểm phiếu lại vì “những bất thường” trong quy trình bầu cử vào ngày 3/11. Đồng thời ông còn khẳng định nhóm “rất quan tâm đến những gì chúng tôi đang nghe và thấy”, nhưng không nói rõ chi tiết.
Theo thông tin từ báo Washington Exminer, ông Clark đã nói trong một tuyên bố rằng: “Có một số bất thường nghiêm trọng trong Ngày Bầu cử mà chúng tôi đang xem xét. Chúng tôi đã thông báo rằng chúng tôi sẽ tìm kiếm [cơ hội để yêu cầu] một cuộc kiểm phiếu lại trên toàn tiểu bang ở Wisconsin và chúng tôi dự định làm như vậy. Chúng tôi hy vọng rằng [việc giám sát kiểm phiếu từ bên thứ 3 (canvassing) ban đầu sẽ được thực hiện vào thứ Hai (9/11) hoặc thứ Ba (10/11). Và sau đó quá trình [tái kiểm phiếu] sẽ bắt đầu”.
(Canvassing không phải là một cuộc kiểm phiếu lại, mà là một quá trình trong đó các tiểu bang có thể kiểm chứng các kết quả không chính thức — thường do các hãng tin tức đưa ra — và công bố kết quả chính thức).
Theo công bố chính thức từ website của Ủy ban hỗ trợ bầu cử Hoa Kỳ, “mục đích của việc giám sát kiểm phiếu từ bên thứ 3 là tính đến mọi lá phiếu [trong cuộc bầu cử] và đảm bảo rằng mỗi lá phiếu hợp lệ đều được đưa vào kết quả bầu cử chính thức. việc giám sát kiểm phiếu từ bên thứ 3 cho phép quan chức bầu cử giải quyết các sai lệch, sửa lỗi và thực hiện bất kỳ biện pháp khắc phục nào cần thiết để đảm bảo tính toàn diện và chính xác, trước khi chứng nhận cuộc bầu cử.
Cựu Thống đốc Scott Walker của bang Wisconsin đồng thời là thành viên Đảng Cộng hòa, bày tỏ nghi ngờ liệu việc kiểm lại phiếu có tạo ra thay đổi gì trong kết quả của bang. Wisconsin có tổng cộng 16 phiếu bầu của Cử tri đoàn.
Du Miên
Theo Epoch Times tiếng Anh
Thêm một hạt ở Georgia phát hiện thêm
hàng nghìn phiếu bầu bỏ quên, đa số bầu cho TT Trump
Bình luậnDu Miên
Ngày 17/11, văn phòng Thư ký trưởng bang Georgia thông báo đã phát hiện dữ liệu về 2.755 phiếu bầu lưu trữ trong một thẻ nhớ đã không được đưa vào quy trình kiểm phiếu lần đầu tại hạt Fayette.
Một hạt thứ hai của Georgia đã phát hiện ra hàng ngàn phiếu bầu không được tính trong kết quả bầu cử ban đầu của bang này.
Ngày 17/11, văn phòng Thư ký trưởng bang Georgia thông báo đã phát hiện dữ liệu về 2.755 phiếu bầu lưu trữ trong một thẻ nhớ đã không được đưa vào quy trình kiểm phiếu lần đầu tại hạt Fayette.
Khám phá này là một phần của cuộc thanh tra trên toàn tiểu bang Georgia liên quan đến việc tái kiểm thủ công gần 5 triệu lá phiếu giấy ở mỗi hạt trong số 159 địa hạt của tiểu bang.
Người quản lý hệ thống bầu cử Gabriel Sterling cho Thư ký trưởng Brad Raffensperger của bang cho biết, các lá phiếu mới tìm thấy ở hạt Fayette đã được quét vào thẻ nhớ nhưng lại không được tải lên hệ thống. Ông Sterling là một thành viên đảng Cộng hòa.
Trong số các phiếu bầu, 1.577 tấm phiếu đã bầu cho Tổng thống Donald Trump, 1.128 phiếu bầu cho ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden, và số phiếu còn lại bao gồm 43 phiếu bầu cho ứng cử viên tổng thống Đảng Tự do Jo Jorgensen, và 7 lá phiếu là do cử tri tự viết tên người được đề cử vào, ông Sterling nói.
Tuy cuộc kiểm phiếu mới nhất đã giúp tổng số phiếu bầu cho ông Trump tăng thêm 449 phiếu, các phiếu bầu mới được phát hiện ở hạt Fayette không đủ để đảo ngược vị trí dẫn đầu từ ông Biden sang Tổng thống Trump tại tiểu bang Georgia. Hiện tại, ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đang dẫn trước với 12.929 phiếu bầu ở bang này.
Hạt Fayette là khu vực thứ 2 ở Georgia đã tìm thấy những lá phiếu chưa được kiểm đếm. Hôm 16/11, hạt Floyd đã tìm thấy 2.600 phiếu bầu ban đầu không được thống kê trong quy trình kiểm phiếu ban đầu.
Quản lý Sterling khẳng định quy trình tìm kiếm và phát hiện các phiếu bầu của hạt Fayette diễn ra suôn sẻ hơn so với ở hạt Floyd, vì họ có thể thấy rằng số người được xác nhận trong hồ sơ bỏ phiếu sớm vượt quá tổng số lượng phiếu bầu được báo cáo của hạt này.
Cả hai địa hạt Floyd và Fayette sẽ vẫn cần phải xác nhận lại kết quả của họ, và họ sẽ không thực hiện được việc này cho đến khi quá trình thanh tra bầu cử của bang hoàn tất vào lúc nửa đêm thứ Tư ngày 18/11 (theo giờ Mỹ), theo lời ông Sterling.
Du Miên
Theo Epoch Times tiếng Anh
Sự gian lận phiếu bầu của đảng Dân chủ
“sánh ngang” với cuộc bầu cử khét tiếng ở Venezuela?
Bình luậnĐông Bắc
Vào cuối ngày 3/11, Tổng thống Trump đang dẫn trước tại 7 bang chiến địa thì chỉ qua một đêm, cục diện đã xoay chuyển sang phía Joe Biden. Đây là lần đầu tiên nước Mỹ chứng kiến cuộc bầu cử của họ bị đánh cắp ngay trước mắt họ? Người ta cho rằng, cách mà Joe Biden đang được “hưởng lợi” cũng giống hệt cách mà Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã từng “hưởng” cách đây 26 năm.
Vào lúc 2 giờ 40 rạng sáng 4/11, Tổng thống Trump tweet: “Tôi nói, ‘Điều quái gì đã xảy ra với cuộc bầu cử này?’ “Ngừng rồi …” Mọi thứ đột ngột dừng lại”.
Thật vậy. Cuộc bầu cử 2020 đã bị tạm ngừng kiểm phiếu một cách bí ẩn vào rạng sáng ngày 4/11. Kênh CBS tweet: “Nevada cho biết không có thêm kết quả nào công bố cho đến sáng thứ Năm (5/11)”.
Việc kiểm đếm đột ngột ngừng hoạt động. Bang Michigan cũng vậy, North Carolina cũng vậy. Rồi tất cả các bang mà Tổng thống Trump đang dẫn trước cũng vậy, như Pennsylvania, Georgia … cũng cần thêm thời gian để kiểm phiếu. Arizona thì thay đổi màu sắc một cách kỳ ảo từ hồng sang xanh chỉ trong vòng 90 phút đáng ngờ trước khi Fox News “réo” tên Joe Biden “chiến thắng” ở tiểu bang này.
Ở mỗi kỳ bầu cử trước đó của nước Mỹ, mỗi bang đều kiểm đếm phiếu bầu của mình và công bố trước khi mặt trời ló dạng. Đó là cách mà các cuộc bầu cử trước đó vẫn luôn thực hiện như vậy. Ngoại trừ lần bầu cử 2020 này.
Như theo thông lệ, Tổng thống đương nhiệm tái tranh cử sẽ có cơ hội giành được nhiều lá phiếu của cử tri hơn khi nền kinh tế bùng nổ (trước khi xảy ra đại dịch). Cũng như ông ta sẽ giành chiến thắng trước một ứng cử viên không chỉ già nua, nói nhảm, mà còn cực kỳ tham nhũng với các chính sách tăng thuế và thân thiết với ĐCSTQ – người không thể thu hút nổi vài chục cử tri trong hầu hết các cuộc vận động tranh cử.
Đối với các tiểu bang theo phe Dân chủ, tổng số phiếu bầu ban đầu chỉ là những con số họ cần phải biết để chờ đến lúc “nửa đêm gà gáy” mới ra tay xoay chuyển thế cục. Nên khi Tổng thống Trump dẫn trước ở các bang do phe Dân chủ lãnh đạo, đột nhiên họ cần có thêm… thời gian.
Thời gian một mình (toàn người của Đảng Dân chủ) với những lá phiếu, tránh xa mọi cặp tò mò, và tất nhiên là một loạt các lá phiếu “ngẫu nhiên” đã được chuyển sang cho Joe Biden.
Pennsylvania thì sao, những nhà Dân chủ đã ngăn cản những người Cộng hòa muốn giám sát quá trình kiểm đếm phiếu. Điều này rất giống với “hoàn cảnh” của Tổng thống Hugo Chavez cách đây 26 năm, ông ta cũng “không thèm” quan tâm đến cả nghìn quan sát viên trong nước, bởi ông ta đã được các chuyên gia của Trung tâm Carter – nơi nhận nhiệm vụ quan sát các cuộc bầu cử ở nước ngoài của Mỹ . Khi phe đối lập với Tổng thống Hugo Chavez cáo buộc về cuộc bầu cử có khả năng bị nhà độc tài Chavez đánh cắp trong cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2004, Trung tâm Carter tuyên bố rằng “tất cả đều tự do và công bằng”…, ngoại trừ họ giữ kín như bưng những gì đã diễn ra bất thường trong phòng kiểm phiếu.
Theo khẳng định của các chuyên gia tại Trung tâm Carter, không hề có gian lận bầu cử tại Venezuela và các phần mềm của các máy bầu cử bảo đảm tính bảo mật của lá phiếu. Năm ấy Venezuela là một trong những nước áp dụng hệ thống bỏ phiếu điện tử “tân tiến” bậc nhất thế giới, giống như hệ thống bỏ phiếu Dominion trong cuộc bầu cử tại Mỹ năm 2020 này.
Hugo Chavez đã sử dụng máy bỏ phiếu điện tử để thực hiện hành vi gian lận bầu cử của mình, lật phiếu điện tử y hệt như những gì mà những người cánh tả đang làm tại các tiểu bang do Đảng Dân chủ lãnh đạo trong mùa bầu cử 2020.
Hàng triệu người dân Venezuela đã đổ xuống đường phản đối kết quả bầu cử, và Tổng thống Hugo Chavez đã phải đối mặt với số đông người dân phản đối ông trở lại nắm quyền tại thủ đô Caracas.
Tuy nhiên, cuộc kiểm phiếu đã mang lại một kết quả kỳ lạ. Công ty tư vấn nổi tiếng Penn, Schoen & Berland đã phát hiện ra rằng 60% lá phiếu ủng hộ việc loại bỏ Chavez và chỉ có 40% lá phiếu ủng hộ ông ta vẫn tại chức. Tuy nhiên, tỷ lệ phiếu bầu đã bị lật ngược lại thành 58% – 42%.
Giống như Venezuela, gian lận phiếu qua hệ thống máy bỏ phiếu đã thực sự xảy ra tại Mỹ vào năm 2020 với hàng chục tiểu bang đã sử dụng những chiếc máy “lật phiếu” mang “thương hiệu” Dominion.
Đã có nhiều cáo buộc cho rằng Smartmatic và Dominion chia sẻ chung một số nền tảng công nghệ kiểm phiếu điện tử. Trong đó, Smartmatic – nhà cung cấp dịch vụ kiểm phiếu điện tử tại nhiều nước – cũng nhiều lần bị cáo buộc liên quan đến chính quyền Venezuela dưới thời ông Hugo Chavez. Hệ thống kiểm phiếu do Smartmatic cung cấp từng “nổi tiếng” vì đã can thiệp sửa đổi kết quả cuộc bầu cử ở Venezuela nhằm phục vụ cho chính quyền của ông Chavez.
Đảng Dân chủ đã cố gắng bạo loạn để hủy diệt nước Mỹ, phá hủy nền cộng hòa của Mỹ. Họ tạo bộ hồ sơ giả để theo dõi chiến dịch tranh cử của tổng thống năm 2016, và đã quen thói gian lận trong nhiều năm.
Người dùng Twitter đã so sánh “cuộc đảo chính” của đảng Dân chủ nhằm “truất phế” Tổng thống Trump với cuộc bầu cử diễn ra ở Venezuela xã hội chủ nghĩa, nơi chính phủ tham nhũng đã bị cáo buộc gian lận bầu cử. Khi các đảng viên Đảng Dân chủ đưa ra những trò tráo phiếu tai quái lạ lùng, nhiều người dùng Twitter đã có góc nhìn so sánh tương tự.
“Họ đã cố gắng đánh cắp cuộc bầu cử này theo kiểu Venezuela để thực hiện chủ nghĩa xã hội ở Mỹ trong khi nói rằng họ sẽ không theo chủ nghĩa xã hội như Venezuela”.
“100% phiếu bầu tại PA đều dành cho Biden?!? Chúng ta đang sống ở đâu? Venezuela? Làm thế nào chúng ta cho phép điều này xảy ra?”
“Tôi nhớ người Mỹ đã cười nhạo quy trình bầu cử ở Nga, Iran, Iraq, Cuba và những nơi như Venezuela. Chúng ta sẽ bật cười khi nghĩ rằng điều đó không bao giờ có thể xảy ra ở Mỹ và nghĩ rằng thật may mắn khi chúng ta có một quy trình bầu cử công bằng. Vâng, những quốc gia đó đang cười chúng ta tối nay.”
“Đây không phải là một quốc gia cộng hòa. Đây là một chế độ độc tài thuộc thế giới thứ ba”
“Ở Bolivia hoặc Venezuela, truyền thông dòng chính thường gọi những người này là “những người biểu tình ủng hộ dân chủ sau một cuộc bầu cử bất thường”
Đông Bắc
Phiếu bầu qua thư không được đưa vào
dữ liệu bầu cử của tiểu bang Pennsylvania
Bình luậnDu Miên
Trong số 1.137 người yêu cầu bỏ phiếu qua thư, 453 người (gần 40%) cho biết đã gửi lại phiếu bầu qua đường bưu điện, nhưng dữ liệu của Pennsylvania cho thấy các lá phiếu đã không được nhận hoặc không được đếm.
Hơn 400 cử tri Đảng Cộng hòa ở Pennsylvania nhận được phiếu bầu cử qua thư khẳng định họ đã gửi lại theo đường bưu điện. Tuy nhiên, dữ liệu bỏ phiếu vắng mặt của tiểu bang cho biết các lá phiếu này đã không được gửi trả lại cho ủy ban bầu cử, nhóm điều tra gian lận bầu cử đã liên hệ với các cử tri này cho biết.
Ngoài ra, nhóm điều tra cho biết, có hơn 500 cử tri không yêu cầu bỏ phiếu vắng mặt lại nhận được lá phiếu qua thư.
Người thành lập nhóm điều tra gian lận bầu cử là ông Matt Braynard, cựu giám đốc chiến lược và dữ liệu cho chiến dịch bầu cử năm 2016 của Tổng thống Donald Trump. Ông Braynard cùng nhóm tiến hành phân tích dữ liệu và thiết lập một trung tâm điện thoại để xác minh những điểm bất thường trong cuộc bầu cử ở các bang chiến địa, bao gồm Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin và Arizona, nơi ban vận động của Tổng thống Trump đang kiếu nại kết quả kiểm phiếu.
Thông qua việc gọi điện thoại tới “hàng ngàn” người, nhóm đã tiếp cận được 1.706 cử tri đảng Cộng hòa tại Pennsylvania, mà theo dữ liệu bầu cử của tiểu bang này, đã nhận được các lá phiếu qua thư. Tuy nhiên, gần 1/3 trong số họ (556 người) cho biết họ chưa bao giờ yêu cầu nhận phiếu bầu qua thư. Ông Braynard cho biết trong một loạt các tweet vào ngày 16/11 và sau đó đã gửi một email tới The Epoch Times.
Trong số 1.137 người đã yêu cầu lá phiếu qua thư, gần 40% (453 người) cho biết đã gửi lại các lá phiếu qua đường bưu điện, nhưng dữ liệu của tiểu bang cho thấy các lá phiếu đã không được nhận hoặc không được đếm, ông Braynard nói.
Nếu vấn đề này diễn ra trên quy mô toàn tiểu bang, mọi người có thể đặt nghi vấn về kết quả bầu cử tại Pennsylvania.
Khoảng 165.000 thành viên Đảng Cộng hòa ở tiểu bang Pennsylvania đã nhận được phiếu bầu qua đường bưu điện nhưng các phiếu bầu của họ không được đánh dấu là đã gửi trả lại, ông Braynard cho biết.
Theo kết quả không chính thức, cựu Phó Tổng thống Joe Biden hiện dẫn đầu với ít hơn 75.000 phiếu bầu tại tiểu bang này.
Cựu giám đốc chiến lược và dữ liệu chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump 2016 cho biết, nhóm của ông đã có thể nhận được 30 bản tuyên bố từ các cử tri. Khoảng một nửa trong số họ xác nhận đã nhận được phiếu bầu qua thư mặc dù không yêu cầu. Một nửa còn lại cho biết đã gửi trả lại lá phiếu của mình, tuy nhiên dữ liệu của tiểu bang cho thấy lá phiếu của họ đã không được gửi trả lại.
Ông Braynard cho biết: “Chúng tôi có một nhóm chuyên phụ trách theo dõi trung tâm cuộc gọi cho mục đích này. Không có gì đáng ngạc nhiên, khi bạn bắt đầu yêu cầu người dân tham gia vào một cuộc chiến chính trị bằng cách ký vào một văn bản pháp lý, số người muốn tiếp tục tham gia lập tức giảm khá mạnh”.
Bộ Ngoại giao tiểu bang Pennsylvania đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Ban vận động tranh cử của Tổng thống Trump đang khởi kiện kết quả bầu cử của bang Pennsylvania tại tòa án liên bang, để yêu cầu lệnh cấm tiểu bang này xác nhận kết quả của cuộc tổng tuyển cử năm 2020. Đơn kiện cáo buộc rằng, các quan chức bầu cử của tiểu bang này đã “quản lý sai quy trình bầu cử”, và những quan sát viên cuộc bầu cử từ Đảng Cộng hòa đã bị cản trở thực hiện nhiệm vụ quan sát đầy đủ quy trình kiểm phiếu.
Ông Braynard tuyên bố đang cung cấp dữ liệu cho một số nhóm pháp lý khác nhau.
Ông cho biết kết quả của cuộc điều tra tương tự ở các bang Georgia, Michigan, Wisconsin và Arizona sẽ được công bố vào ngày 18/11.
Ông đã thông báo rằng nhóm của ông đã xác định được 17.877 cử tri bỏ phiếu sớm hoặc vắng mặt ở Georgia bất chấp đã gửi thông báo về việc di chuyển nơi cư trú khỏi tiểu bang này. Theo đó, có khả năng những cử tri này không đủ điều kiện để có quyền bỏ phiếu trong tiểu bang. Hiện ông Biden đang dẫn trước tại bang này với khoảng 14.000 phiếu bầu.
Nhóm điều tra cũng đã phát hiện có sự bất đồng giữa các thông báo thay đổi nơi cư trú ngoài tiểu bang và các lá phiếu được kiểm của 7.426 cử tri ở Pennsylvania, 6.254 cử tri ở Wisconsin, 5.145 cử tri ở Nevada, 5.084 cử tri ở Arizona và 1.688 cử tri ở Michigan.
Theo ông Braynard, tính đến thời điểm này, nhóm đã xác nhận có 631 trường hợp bỏ phiếu hai lần ở tiểu bang Pennsylvania và 987 trường hợp tương tự ở tiểu bang Nevada.
Du Miên
Luật sư Giuliani: ‘Đã sẵn sàng’
đưa một số vụ kiện bầu cử lên Tối cao Pháp viện
Bình luậnDu Miên
Ngày 17/11, cựu Thị trưởng Thành phố New York Rudy Giuliani khẳng định chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đã sẵn sàng để thua kiện liên quan đến bầu cử tại tòa án cấp thấp với nhằm đưa chúng lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.
Trả lời trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business, ông đề cập đến vụ kiện của chiến dịch Tổng thống Trump về khoảng 700.000 lá phiếu qua thư bị vứt đi ở Pennsylvania. Luật sư Giulianni cho biết: “Thành thật mà nói, đây là một vụ kiện mà chúng tôi muốn đưa lên Tối cao Pháp viện. Vì vậy, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng trong một số trường hợp thua kiện, kháng cáo và đưa nó lên Tối cao Pháp viện”.
Cũng trong chương trình này, ông nói: “Các bạn có thể nhớ trong [cuộc đua] giữa [cựu Tổng thống] Bush và ông Gore, chiến dịch của ông Bush đã thua ở bang Florida vì đó là một tòa án thuộc đảng Dân chủ. [Chúng ta] sẽ không giành chiến thắng trong tất cả những vụ kiện này… nhưng trong một số thì [ta] thắng, một số [khác thì ta] thua. Đồng thời ông Giulianni cũng nhấn mạnh, mặc dù một số thẩm phán trong một số vụ kiện được bổ nhiệm bởi các Tổng thống Dân chủ, nhưng ông không thật sự nhận định rằng họ sẽ có những phán quyết bất công.
Ông cho biết, một vụ kiện ở Pennsylvania sẽ là “phương tiện được thiết lập đầu tiên trên đường dẫn đến Tối cao Pháp viện” của Tổng thống Donald Trump. Luật sư Giuliani cũng nhắc đến một vụ kiện khác ở Michigan đang được “soạn thảo và sẵn sàng đưa lên Tối cao Pháp viện”. Ông đồng thời khẳng định, các vụ kiện ở các tiểu bang khác cũng có thể được xét xử tại tòa án cấp cao nhất của Hoa Kỳ.
Vị cựu Thị trưởng kiêm luật sư riêng của Tổng thống Trump tuyên bố: “Tôi tin rằng chúng tôi đã thu thập được quá đủ bằng chứng ở các bang Pennsylvania, Michigan cùng Wisconsin, và Georgia”.
Lời tuyên bố này được đưa ra khi luật sư Giuliani thông báo với Tòa án Quận Trung tâm của Pennsylvania rằng ông sẽ tham gia vụ kiện về vấn đề xác nhận phiếu bầu cùng với chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump. Tòa án và Thẩm phán Matthew W. Brann đã chấp nhận sự tham gia của ông Giuliani, vốn từng là một cựu công tố viên liên bang.
Tại tòa hôm 17/11, luật sư Giulianni nói với Thẩm phán Brann rằng: “Nếu điều này được cho phép [xảy ra] mà không có các biện pháp trừng phạt nghiêm trọng, vấn đề này sẽ trở thành một dịch bệnh. Tất cả chỉ xảy ra ở các thành phố lớn do đảng Dân chủ kiểm soát, những người đột nhiên quyết định rằng các bạn không có quyền được thẩm tra phiếu bầu vắng mặt… Chỉ có kẻ ngu muội mới nghĩ rằng đây là một việc tình cờ”.
Bị đơn trong vụ kiện này là Thư ký trưởng của bang Pennsylvania, bà Kathy Boockvar. Các luật sư của bà đánh giá những lời tố cáo của phía Tổng thống Trump chỉ là những lời than phiền chung chung và bao gồm những tổn thất có tính suy đoán vốn sẽ không đảm bảo có thể loại bỏ kết quả bầu cử.
Hôm thứ Ba (17/11), luật sư Daniel Donovan của bà Boockvar nói rằng, chiến dịch của Tổng thống Trump và các cử tri không nên khởi kiện dựa trên những lo ngại của họ về cáo buộc gian lận cử tri tại tòa án.
Lên tiếng bác bỏ tuyên bố của ông Giulianni, luật sư Donovan khẳng định: “Họ rõ ràng có hướng tiếp cận. Nếu có khiếu nại từ cử tri hoặc chiến dịch tranh cử, thì vẫn có một con đường, nhưng đó là tòa án tiểu bang, không phải tòa án liên bang”.
Du Miên
Theo Epoch Times tiếng Anh
California ngừng kế hoạch mở cửa trở lại
khi số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh
Vào thứ hai (ngày 16 tháng 11), khi số ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày tăng gấp đôi trong 10 ngày qua ở California, Thống đốc Gavin Newsom tuyên bố ông sẽ tạm ngưng việc mở cửa trở lại khu vực, trong nỗ lực hạn chế virus lây lan.
Trong một tuyên bố, thống đốc Newsom cho biết California đang trải qua sự gia tăng số ca nhiễm nhanh chưa từng thấy, nhanh hơn cả giai đoạn đầu của đại dịch hay mùa hè vừa qua. Ông cho biết thêm rằng nếu không kiểm soát được, sự gia tăng số ca nhiễm sẽ nhanh chóng áp đảo hệ thống y tế của tiểu bang và dẫn đến những kết quả thảm khốc. Sự thay đổi sẽ tác động đến “Kế hoạch cho một nền kinh tế an toàn hơn” của California, một hệ thống bốn cấp được mã hóa bằng màu sắc mà các viên chức đã tuân theo kể từ tháng 8 để mở cửa kinh doanh trở lại.
Ông Newsom cho biết nếu số ca nhiễm ở các quận tăng cao, họ sẽ bị hạ cấp, thậm chí là hạ nhiều cấp một lúc. Để nhấn mạnh điểm đó, thống đốc thông báo rằng 30 quận sẽ bị hạ cấp, với 41 trong số 58 quận của tiểu bang hiện đang ở cấp màu tím – mức hạn chế cao nhất. Chỉ ba tuần trước, chỉ có chín quận ở cấp màu tím.
Trong số những quận bị hạ cấp xuống màu tím là các quận Ventura và Quận Cam, trước đây thuộc cấp đỏ ít hạn chế hơn. Hành động này có nghĩa là các doanh nghiệp vốn đang gặp khó khăn sẽ phải đối mặt với nhiều hạn chế hơn, buộc một số lĩnh vực phải đóng cửa hoàn toàn trở lại và những lĩnh vực khác phải sửa đổi hoạt động của họ. Tiểu bang đã đổ lỗi cho sự gia tăng đột biến số ca nhiễm chủ yếu là do người dân đã trở nên mệt mỏi với các biện pháp đối phó với virus và phớt lờ các khuyến cáo về khoảng cách xã hội và tụ tập. (BBT)
https://www.sbtn.tv/california-ngung-ke-hoach-mo-cua-tro-lai-khi-so-ca-nhiem-covid-19-tang-manh/
Thống đốc California đi ăn tiệc đông người
trong bối cảnh dịch bệnh leo thang
Bình luậnVũ Phong
Thống đốc bang California Gavin Newsom đang phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích vì đã tham dự một bữa tiệc trong bối cảnh dịch bệnh tràn lan…
California đang là điểm nóng tại Mỹ khi có số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 cao chỉ sau Texas. Trong khi chính quyền tiểu bang đang kêu gọi hạn chế tập trung để tránh dịch lây lan, thì Thống đốc bang này là Gavin Newsom lại bị bắt vì đã tham dự một bữa tối thịnh soạn tại một nhà hàng của bang này.
Tính đến thứ Năm (12/11), theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, California đã cán mốc 1 triệu ca nhiễm virus Corona Vũ Hán, vươn lên đứng thứ hai chỉ sau Texas.
Trước bối cảnh đó, Thống đốc Newsom đã ngay lập tức ban hành một quy định mới để thúc đẩy việc đeo khẩu trang trong tuần và đưa ra nhiều biện pháp phong tỏa khác để hạn chế đám đông tụ tập.
Tuy nhiên, trong bữa tiệc tối tại nhà hàng French Laundry tại hạt Napa, California, ông Newson cùng 10 người khác đã tham dự để chúc mừng sinh nhật Jason Kinney – cố vấn riêng của Thống đốc.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai (16/11) của The Hill, vị Thống đốc này nói rằng: “Chúng ta đều là con người và ai cũng có lúc sai lầm”.
Theo lời TBT Alex Marlow của Breibart News vào thứ Ba (17/11), hành vi của Newsom cũng tương tự như các Thống đốc khác thuộc phe Dân chủ, ví dụ như J.B. Pritzker (D) – Thống đốc bang Illinois. Ông Marlow cho biết thêm Thống đốc của bang California đã “cầu xin sự tha thứ”, nhưng là sau khi bị bắt quả tang.
Vũ Phong
Pfizer kết thúc thử nghiệm vaccine COVID-19
với hiệu quả 95%
Kết quả thử nghiệm cuối cùng vaccine COVID-19 của Pfizer cho thấy tỷ lệ thành công 95%, mở đường cho công ty xin cấp phép khẩn cấp của Hoa Kỳ, Reuters đưa tin, dẫn lời nhà sản xuất thuốc này.
Theo hãng tin Anh, tới nay, đây là mức độ hiệu quả nhất của bất kỳ loại vaccine nào trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
Pfizer nói rằng công ty này kỳ vọng Ủy ban phụ trách về vaccine của Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ sẽ xem xét và thảo luận dữ liệu trong một cuộc họp công khai, dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 12.
Theo Reuters, việc phân tích kết quả cuối cùng ngày được công bố chỉ một tuần sau khi kết quả ban đầu cho thấy vaccine cùng phát triển với đối tác Đức BioNTech SE có mức độ hiệu quả hơn 90%.
Một công ty khác, Moderna, hôm 16/11 đã công bố dữ liệu thử nghiệm vaccine ban đầu, cho thấy hiệu quả 94.5%.
Kết quả tốt hơn mong đợi từ vaccine của hai công ty trên mang lại hy vọng sẽ chấm dứt đại dịch đã làm hơn 1,3 triệu người chết và gây tác động lớn lên kinh tế cũng như đời sống hàng ngày của người dân trên toàn thế giới, theo Reuters.
Số ca nhiễm tăng, các tiểu bang Mỹ
siết chặt quy định chống COVID
Trước việc nước Mỹ chứng kiến số ca nhiễm virus corona tăng mạnh, các lãnh đạo California, Iowa và những tiểu bang khác đang áp đặt những hạn chế mới để nỗ lực làm chậm đà lây lan vốn đã giết chết hơn 247.000 người tại Mỹ.
Thống đốc Iowa, Kim Reynolds, ra lệnh tất cả các cuộc tụ tập trong không gian kín phải dưới 15 người, những ai không thể giữ khoảng cách xã hội trong không gian kín trên 15 phút phải mang khẩu trang, tất cả tiệm ăn và quán rượu phải đóng cửa trước 10 giờ tối.
“Nếu cư dân Iowa không tôn trọng việc này, chúng ta thất bại,” bà Reynolds nói tại cuộc họp báo ngày 16/11. “Các cơ sở doanh thương sẽ đóng cửa trở lại, trường học buộc phải dạy trên mạng, hệ thống y tế của chúng ta sẽ thất bại, và số người chết sẽ cao.”
Tại California, Thống đốc Gavin Newsom đi xa hơn, ra lệnh ngưng tất cả dịch vụ bên trong không gian kín tại các quán rượu và tiệm ăn và yêu cầu mọi người mang khẩu trang khi ra khỏi nhà. Các hạn chế này áp dụng trên 40 trong số 58 quận hạt của California.
New Jersey cũng hạn chế chặt chẽ hơn đối với việc tụ tập, trong khi thành phố Phiadelphia cấm những người khác hộ gia đình tụ tập lại với nhau.
Trong tuần qua, Hoa Kỳ ghi nhận trung bình gần 150.000 ca mới mỗi ngày, theo Trường đại học Johns Hopkins. Nước Mỹ có hơn 11,2 triệu ca trong đại dịch, cao nhất trên thế giới.
Sự gia tăng số ca nhiễm làm hệ thống y tế căng thẳng với phân nửa các tiểu bang của Mỹ báo cáo số nhập viện lên cao điểm mới.
Một số cửa hàng bán lẻ đưa ra những biện pháp an toàn cho những khách hàng vào tiệm và giới hạn việc mua các sản phẩm như nước rửa tay diệt khuẩn, giấy vệ sinh và giấy sát trùng để phòng tránh việc đầu cơ tích trữ.
Tuy nhiên, các cơ sở thương mại khác đang tìm cách gia tăng việc làm ăn. Các rạp chiếu phim tại Thành phố New York đang xin phép mở cửa trở lại, trong khi các tiệm ăn tại Massachusetts đang nỗ lực phục vụ thêm khách vào buổi tối.
Trong một cuộc điện đàm hôm 16/11 với các thống đốc, Phó Tổng thống Mike Pence, người đứng đầu công tác đối phó COVID của chính quyền Trump, kêu gọi các thống đốc báo cho dân chúng biết nước Mỹ chưa bao giờ chuẩn bị đầy đủ để đối phó với COVID như hiện nay. Ông nói có lượng lớn các trang bị bảo hộ cá nhân và nhắc đến những kết quả đầy hứa hẹn mới đây về hai ứng viên vaccine.
Tổng thống tân cử Joe Biden nói với phóng viên hôm 16/11 là việc chính quyền Trump từ chối hợp tác với toán chuyển tiếp của ông sẽ có hậu quả tai hại cho việc đối phó với COVID khi chính quyền mới nhậm chức vào tháng 1/2021.
Ông Biden nhắc đến việc phân phối vaccine nào được chấp thuận và nói rằng nếu toán của ông không thể tiếp cận được tiến trình lập kế hoạch hiện hành thì sẽ bị tụt hậu hơn một tháng hay một tháng rưỡi.
“Nhiều người có thể chết nếu chúng ta không phối hợp,” ông Biden nói.
Ông Trump từ chối thừa nhận thất bại trong khi đang theo đuổi những vụ kiện lâu dài với tố cáo gian lận bầu cử. Ông ngăn các giới chức chính quyền hợp tác với toán chuyển tiếp của ông Biden qua các cơ quan chính phủ.
Cách ông Trump đối phó với virus corona bùng phát tại Mỹ là một trong những vấn đề trọng yếu trong cuộc bầu cử. Các cuộc thăm dò trên toàn quốc cho thấy cử tri tin tưởng ông Biden hơn ông Trump trong việc đối phó với đại dịch.
Mức cung có hạn, bệnh viện Mỹ
sẽ hạn chế dùng thuốc kháng thể trị COVID
Các bệnh viện tại Mỹ, cân nhắc giữa mức cầu cao và mức cung hạn hẹp, loan báo có thể phải hạn chế dùng thuốc kháng thể mới của công ty Eli Lilly để chữa cho các bệnh nhân COVID có nhiều yếu tố rủi ro gây bệnh nặng hay đối với những người hệ thống miễn nhiễm chưa khởi động chống lây nhiễm.
Tuần trước, thuốc chữa trị Bamlanivimab, được Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA cho phép sử dụng khẩn cấp để giúp những bệnh nhân vừa được chẩn đoán có nguy cơ cao, khỏi phải nhập viện.
Tổng thống Donald Trump đã ca ngợi các loại thuốc kháng thể thử nghiệm sau khi được chữa trị với liệu pháp tương tự từ thuốc của công ty Regeneron trong thời gian ông bị nhiễm COVID-19.
Chính phủ liên bang Mỹ đã chi 1.250 đô la/ liều cho 300.000 liều Bamlanivimab. Số này, theo các chuyên gia, chỉ đủ dùng trong một tuần lễ cho những người Mỹ bị lây nhiễm, căn cứ trên việc xác nhận bệnh nhân thích hợp của FDA.
Hôm 15/11, Mỹ vượt quá 11 triệu ca nhiễm virus corona chỉ hơn một tuần sau khi đạt mức 10 triệu tính từ khi đại dịch bắt đầu.
Các tổ chức y khoa và các bệnh viện cho biết đang nỗ lực thiết lập tiêu chuẩn cho những bệnh nhân nào chắc chắn hưởng lợi nhiều nhất từ thuốc này.
“Nếu không, chúng ta sẽ hết thuốc sớm,”bác sĩ Howard Huang, một chuyên gia về phổi tại bệnh viện Houston Methodist, nói.
FDA cho phép sử dụng Bamlanivimab cho những bệnh nhân trên 65 tuổi vừa mới chẩn đoán nhiễm COVID-19 từ nhẹ đến vừa, và bệnh nhân béo phì, tiểu đường hay có các yếu tố nguy cơ khác. FDA nói thuốc này không nên dùng cho những bệnh nhân nằm bệnh viện.
Regeneron loan báo loại thuốc kháng thể thử nghiệm chống COVID của họ chứng tỏ có lợi nhất cho những bệnh nhân không có đáp ứng miễn nhiễm trước khi chữa trị. Công ty này cũng đang trông chờ được FDA cấp phép cho sử dụng khẩn cấp.
Dù FDA cho phép sử dụng thuốc của Lilly – dựa trên những phát hiện được công bố từ một cuộc nghiên cứu giai đoạn giữa và quy mô nhỏ – nhưng các chuyên gia nói họ muốn được thấy thêm dữ liệu thử nghiệm lâm sàng.
Thuốc này, vốn được sử dụng một lần, thoạt đầu chỉ được phân phối trong bệnh viện. Một số bệnh viện đã chuẩn bị điều trị thử nghiệm trong khi một số bệnh viện khác cho hay đang giải quyết khâu hậu cần.
Mỹ đã chọn mua thêm 650.000 liều nữa, nhưng các bệnh viện hy vọng thuốc này rốt cuộc sẽ trở thành sản phẩm thương mại.
Các giới chức của công ty Eli Lilly chưa hồi đáp yêu cầu bình luận về kế hoạch định giá thuốc.
Thượng Viện Đã Chận Đứng Người
Được Trump Đề Cử Vào Hội Đồng Dự Trữ Liên Bang
Việc đề cử Judy Shelton làm thành viên của Hội Đồng Dự Trữ Liên Bang đã bị đình trệ, theo bản tin của NPR cho biết hôm Thứ Ba, 17 tháng 11 năm 2020.
Thượng Viện đã thất bại để thúc đẩy người được TT Trump đề cử gây nhiều tranh cãi vào ngân hàng trung ưng đầy quyền lực hôm Thứ Ba sau khi các nhà lập pháp Cộng Hòa Mitt Romney của Utah và Susan Collins của Maine đã cùng với các Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ chận đứng việc đề cử Shelton.
47 trên 50 phiếu cũng đến khi TNS Rick Scott, Cộng Hòa-Florida, và Chuck Grassley, Cộng Hòa-Iowa, cả hai người ủng hộ của Shelton, đã vắng mặt tại Thượng Viện và không thể bỏ phiếu. Họ ở nhà bởi vì bị truyền nhiễm vi khuẩn corona.
Phó Tổng Thống đắc cử Kamala Harris đã giáng một đòn nữa vào Shelton, người làm cố vấn ban vận động cho Trump năm 2016 và là tên tuổi nổi lên đầu tiên cho chức vụ này hơn một năm qua. Vị thượng nghị sĩ từ California đã trở lại thượng viện lần đầu kể từ khi bà và Tổng Thống đắc cử Joe Biden thắng cuộc bầu cử để chống lại Shelton.
Việc xác nhận Shelton được dự đoán gây tranh cãi trong Cộng Hòa bởi vì quan điểm kinh tế không chính thống của bà đặt bà ra ngoài dòng chính. Trong quá khứ, bà đã nghi vấn về sứ mệnh của ngân hàng trung ương. Bà cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với tiêu chuẩn vàng, mà gắn chặt đồng đô la với vàng – một hành động hạn chế mạnh mẽ số tiền trong lưu hoạt.
Facebook và Twitter bị tra hỏi
về kiểm duyệt nội dung bầu cử
By Leo Kelion
Trong lần điều trần gần đây nhất trước Thượng viện Hoa Kỳ, giám đốc điều hành của hai công ty Facebook và Twitter đã bị thách thức về việc xử lý cuộc bầu cử Hoa Kỳ.
Các đảng viên Đảng Dân chủ đặt câu hỏi liệu các bước được thi hành để dán nhãn những tuyên bố về gian lận bầu cử của Tổng thống Trump “bị tranh chấp” đã đi đủ xa hay chưa.
Trong khi đó, các thành viên Đảng Cộng hòa của Ủy ban Tư pháp hỏi liệu các công ty công nghệ có nên có những hành động như vậy hay không.
Đây là lần thứ hai CEO của hai công ty Facebook và Twitter bị tra hỏi trong vòng ba tuần.
Hai người đã bị Ủy ban Thương mại Thượng viện thẩm vấn tháng trước trong một sự kiện ồn ào hơn.
Một lần nữa, vấn đề luật liên quan đến Quy định 230 lại là tiêu đề chính.
Quy định 230 nói rằng các mạng xã hội nói chung không phải chịu trách nhiệm về những điều bất hợp pháp hoặc mang tính xúc phạm do người dùng đăng trên nền tảng của họ.
Tổng thống đắc cử Biden gợi ý rằng quy định nên được “thu hồi” vì nó khuyến khích sự lan truyền thông tin sai lệch, và một số thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ tại phiên điều trần mới nhất đã làm theo lời ông.
Đảng Cộng hòa cũng nêu lên quan ngại của họ.
Họ nói các công ty truyền thông xã hội đang đưa ra quyết định có tính biên tập về nội dung gì cần gỡ xuống, dán nhãn hoặc để nguyên.
Điều này, họ lập luận, khiến các trang mạng xã hội trở thành các nhà xuất bản thay vì chỉ là nhà phân phối thông tin, và do đó, họ không nên được bảo vệ bởi Quy định 230 như hiện hành.
“Luật liên bang cho quý vị khả năng đứng vững và phát triển mà không bị ảnh hưởng bởi các vụ kiện tụng,” Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Blackburn nói.
“Và quý vị đã dùng quyền lực này để có những hành động điên cuồng.”
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện, nói thêm: “Khi chúng ta có các công ty sở hữu quyền lực như của chính phủ, có nhiều quyền lực hơn các phương tiện truyền thông truyền thống, thì có gì đó cần phải thay đổi.”
‘Những vụ kiện tầm phào’
Hai CEO công nghệ khởi đầu cuộc điều trần bằng cách bào chữa thành quả của mình trong cuộc bầu cử gần đây của Hoa Kỳ.
Nhưng ông Dorsey thừa nhận rằng quyết định của Twitter trong việc chặn các liên kết đến cuộc điều tra gây tranh cãi của tờ New York Post về Hunter, con trai của Joe Biden là “sai lầm”, và việc không khôi phục được các tweet của chính tờ New York Post sau đó, về bài báo đã khiến Twitter phải thay đổi chính sách hơn nữa.
“Tôi hy vọng điều này… chứng tỏ khả năng tiếp thu phản hồi, thừa nhận sai lầm, và thực hiện tất cả các thay đổi một cách minh bạch với công chúng của mình”, ông nói.
Ông Zuckerberg tránh đề cập trực tiếp đến vấn đề trong bài phát biểu khai mạc.
Tuy nhiên, ông tận dụng cơ hội này để thách thức những tuyên bố gần đây của đảng Dân chủ, rằng Facebook đã chậm chạp trong việc xóa các bài đăng cổ súy cho sự nổi dậy và bạo lực.
Zuckerberg nói: “Chúng tôi đã tăng cường việc chống lại lực lượng dân quân và các mạng có âm mưu như QAnon để ngăn chặn việc họ sử dụng mạng của chúng tôi để tổ chức bạo lực hoặc bất ổn dân sự.”
Cấm Steve Bannon
Hai nhà lãnh đạo công nghệ sau đó bị thách thức về một số quyết định gần đây của họ.
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Richard Blumenthal muốn biết tại sao Facebook không cấm Steve Bannon.
Cựu cố vấn hàng đầu của Tổng thống Trump gần đây đã kêu gọi chặt đầu chuyên bệnh truyền nhiễm, Tiến sĩ Anthony Fauci và giám đốc FBI Christopher Wray, trong một video ông đăng lên cả Twitter và Facebook.
Twitter đã đóng hẳn tài khoản của Steve Bannon, nhưng Facebook chỉ đóng tạm đóng băng trang của ông.
Ông Zuckerberg nói ông Bannon “đã vi phạm các chính sách của chúng tôi” nhưng đã không vi phạm quá nhiều quy luật để phải mất quyền truy cập vĩnh viễn.
Và khi thượng nghị sĩ kêu gọi ông suy nghĩ lại Zuckerberg trả lời: “Đó không phải là những gì mà các chính sách của chúng tôi đề xuất chúng tôi nên thực hiện.”
Ông Zuckerberg tiếp tục buổi điều trần bằng cách phản bác báo cáo cho rằng Facebook đã dung thứ cho những vi phạm của cả con trai Donald Trump lẫn trang tin Breitbart, cùng một số những việc khác, để tránh bị giới bảo thủ cáo buộc là thiên vị.
“Những báo cáo đó mô tả sai các hành động mà chúng tôi đã làm,” ông nói.
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Dianne Feinstein đặt câu hỏi cho cả hai giám đốc điều hành về phản ứng của họ với các bài đăng của Tổng thống Trump về gian lận bầu cử, những bài đăng thiếu cơ sở thực tế.
Bà Feinstein hỏi giám đốc Twitter rằng liệu ông có nghĩ rằng việc dán nhãn nhưng vẫn cho phép các tweet hiển thị là đã đi đủ xa hay không.
Ông Dorsey trả lời ông tin rằng việc cung cấp “bối cảnh” và “kết nối mọi người với cuộc thảo luận rộng lớn hơn” là con đường đúng đắn để đi theo.
Thượng nghị sĩ Feinstein tiếp tục hỏi Zuckerberg rằng liệu ông có cảm thấy đã làm đủ để ngăn mọi người tước bỏ tính chính danh của kết quả bầu cử hay không.
Bà lưu ý rằng các hashtag như #Steal The Vote (Đánh cắp Phiếu) bầu và #Voter Fraud (Gian lận Cử tri) đã thu hút hơn 300.000 lượt tương tác trên các nền tảng của Facebook trong vài giờ sau khi ông Trump tuyên bố sai lệch là ông đã chiến thắng.
“Tôi tin rằng chúng tôi đã thực hiện một số bước rất quan trọng trong vấn đề này”, Zuckerberg trả lời, chỉ vào thông tin mà họ đã đặt ở đầu màn hình của người dùng Facebook và Instagram có trụ sở tại Hoa Kỳ.
“Tôi nghĩ rằng chúng tôi thực sự đã đi khá xa trong việc giúp phân phối thông tin đáng tin cậy và chính xác về kết quả bầu cử.”
Cảnh báo gian lận cử tri
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ted Cruz đi theo một chiều hướng khác, hỏi tại sao Twitter lại “đưa ra những cảnh báo có chủ đích trên hầu hết bất kỳ tuyên bố nào về hành vi gian lận cử tri”.
Khi ông Dorsey nhắc lại quan điểm trước đó của mình về việc liên kết mọi người với các cuộc đối thoại rộng lớn, ông Cruz phản bác lại.
“Không, ông không làm như vậy. Ông đang đưa ra một trang mà trong đó có nội dung ‘gian lận cử tri dưới bất kỳ hình thức nào là cực kỳ hiếm ở Hoa Kỳ’. Điều đó không liên kết đến việc mở rộng cuộc dối thoại. Đó là một quan điểm chính sách đang bị tranh chấp.”
Ông Cruz nói thêm rằng Twitter có quyền đưa ra quan điểm như vậy, nhưng chỉ khi nó chấp nhận đó là một nhà xuất bản và từ bỏ các biện pháp bảo vệ của Quy định 230.
Và ông thách thức cả hai công ty phơi bày xem bao nhiêu lần họ đã chặn các ứng cử viên Đảng Cộng hòa và Dân chủ trong các cuộc bầu cử năm 2016, 2018 và 2020 để cho thấy bất kỳ sự không nhất quán nào.
Cả hai giám đốc công nghệ không người nào cam kết sẽ làm như vậy.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Joni Ernst sau đó hỏi hai nhà lãnh đạo công nghệ đang làm gì để giám sát quan điểm chính trị của nhân viên.
Cả hai giám đốc điều hành đều nói điều này sẽ khó thực hiện, nhưng họ cho rằng một hệ quả của đại dịch Covid-19 là sẽ có nhiều người làm việc tại nhà hơn trong thời gian dài, do đó sẽ kéo theo sự đa dạng hơn trong lực lượng lao động.
Đây là một cuộc điều trần được coi là chừng mực hơn.
Lần cuối khi các thượng nghị sĩ tra hỏi Dorsey và Zuckerberg, các chính trị gia đang hoàn toàn ở trong chế độ vận động tranh cử và cuộc điều trần có một chút lộn xộn.
Không khí hôm nay thoải mái hơn nhiều và nhờ vậy chúng ta đã thấy được nhiều điều hơn.
Dorsey nói về “thế kẹt” mà Twitter đang gặp phải – bị đảng Cộng hòa cáo buộc kiểm duyệt quá mức và bị đảng Dân chủ cáo buộc là không làm đủ.
Cả hai công ty nói họ muốn có sự minh bạch hơn, đặc biệt là về cách họ kiểm duyệt trên nền tảng của mình.
Twitter đặc biệt bị các đảng viên Cộng hòa tấn công, nhất là là xung quanh chính sách dán nhãn vào các tweet của Tổng thống Trump.
Facebook thì là mục tiêu của các đảng viên Dân chủ, những người muốn biết tại sao, chẳng hạn, việc nền tảng này đã không đình chỉ vĩnh viễn tài khoản của Steve Bannon.
Cả hai nhà lãnh đạo công nghệ đều chấp nhận rằng Quy định 230 cần được xét lại.
Và dường như tất yếu luật này sẽ được cải tổ. Vì vậy, cuộc tranh luận giờ đây sẽ chuyển sang những gì thay thế quy định đó.
Ảnh chụp màn hình bị rò rỉ
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Joshua Hawley nói văn phòng của ông đã được một người tố giác là nhân viên của Facebook liên lạc và nói về một công cụ nội bộ có tên là Centra.
Chính trị gia này tuyên bố, Centra được sử dụng để theo dõi việc sử dụng internet rộng rãi hơn của mọi người cũng như giám sát việc họ đăng nhập vào các tài khoản Facebook khác nhau ngay cả khi được đăng ký bằng các tên khác nhau.
“Tôi không quen với công cụ này,” ông Zuckerberg nói.
Ông Hawley bày tỏ sự bực bội với phản ứng này, nói: “Tôi luôn luôn ngạc nhiên … có bao nhiêu người trước ủy ban này đột nhiên phát triển chứng mất trí nhớ.”
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Michael Lee nhắc đến việc Twitter đình chỉ tài khoản thuộc về Mark Morgan, ủy viên Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ.
Hành động này được thực hiện sau khi ông Morgan tweet rằng bức tường ở biên giới với Mexico đã giúp ngăn chặn “các thành viên băng đảng, kẻ giết người, kẻ săn mồi tình dục và ma túy xâm nhập vào đất nước chúng ta”.
“Chính xác thì điều gì gây ra thù hận [về tweet đó]?” Thượng nghị sĩ Lee hỏi.
Ông Dorsey thừa nhận rằng hành động này là do nhầm lẫn.
Ông giải thích: “Có một sai lầm và đó là vì chúng tôi đã nâng cao nhận thức về các tài khoản của chính phủ.
Thượng nghị sĩ trả lời: Tôi hiểu rằng có lỗi lầm, nhưng những gì chúng ta thấy hôm nay là những lỗi lầm xảy ra… gần như toàn xảy ra cho một phe chính trị này, chứ không phải phe bên kia.”
Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ Dân chủ Mazie Hirono nói rằng nghiên cứu độc lập cho thấy những cáo buộc thiên vị như vậy “hoàn toàn vô căn cứ”.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cũng chất vấn cả hai ông CEO về việc liệu tổ chức của họ có bất kỳ bằng chứng nào về việc nền tảng của họ gây nghiện hay không.
“Từ những gì tôi đã thấy cho đến nay, hiện không thể kết luận, và hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng đại đa số mọi người không cảm thấy hoặc trải nghiệm rằng những dịch vụ này là chất gây nghiện [nhưng] mọi người nên có các biện pháp kiểm soát để giúp họ quản lý trải nghiệm của mình tốt hơn, “ông Zuckerberg nói.
Ông Dorsey nói: “Giống như bất kỳ thứ gì khác, những công cụ này có thể gây nghiện và chúng ta nên nhận thức được điều đó, thừa nhận nó và đảm bảo rằng chúng ta đang giúp cho khách hàng của mình nhận thức được các cách sử dụng tốt hơn.”
Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris là thành viên của Ủy ban Tư pháp Thượng viện nhưng không tham gia phiên điều trần.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54983110
CEO Twitter thừa nhận sai lầm vì kiểm duyệt
thông tin về Hunter Biden của tờ New York Post
Bình luậnNgọc Trân
Hôm 17/11, Uỷ ban Tư Pháp Thượng viện Hoa Kỳ đã mở một phiên điều trần về hành vi kiểm duyệt, ngăn chặn thông tin của Facebook và Twitter. Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey thừa nhận tại cuộc họp rằng, việc chặn các thông tin liên quan đến vụ bê bối về Hunter Biden của tờ New York Post là một hành vi ‘sai lầm’.
Hôm 17/11, Uỷ ban Tư Pháp Thượng viện Hoa Kỳ đã triệu tập Giám đốc điều hành Twitter Dorsey và Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg để lấy lời khai, nguyên nhân là trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm nay, Twitter và Facebook đã chặn các thông tin có liên quan đến ổ cứng của Hunter Biden của tờ New York Post. Điều này bị cho là cố ý can thiệp đến cuộc bầu cử.
Ông Lindsey Graham – Chủ tịch của Uỷ ban Tư Pháp Thượng viện Hoa Kỳ hỏi: “Điều tôi muốn làm rõ ràng là, nếu Twitter và Facebook không phải là một tờ báo, vậy tại sao các bạn lại có quyền biên tập đối với tờ New York Post?
Trong lời khai của mình, CEO Twitter thừa nhận rằng, việc Twitter chặn những thông tin của tờ New York Post là một hành vi sai lầm.
Ông Dorsey – CEO Twitter nói: “Sau khi xem xét thêm, chúng tôi thừa nhận hành vi này (chặn) là sai lầm, và đã sẽ tiến hành điều chỉnh lại trong vòng 24 giờ”.
Nhưng các chuyên gia cho rằng, lời giải thích của ông Dorsey là không hợp lý và thái độ xin lỗi cũng thiếu sự chân thành.
Ông Tần Bằng – nhà bình luận thời sự thâm niên nói rằng: “Ông ta (Dorsey) nói mình trích dẫn một luật của năm 2018 là ‘không thể sử dụng thông tin do các tin tặc đánh cắp, nhưng cách giải thích này là hoàn toàn thiếu độ tin cậy. Bởi vì tại thời điểm đó, tờ New York Post đã tuyên bố rõ ràng rằng, các thông tin đó là đến từ một cửa hàng sửa chữa [điện tử]”.
Trong phiên điều trần, các Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa liên tục chỉ trích các ông lớn công nghệ như Twitter và Facebook, bởi vì họ luôn tìm cách hạn chế ngôn luận của phái bảo thủ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc bầu cử. Ông Dorsey cũng thừa nhận trong lời khai của mình rằng, việc kiểm duyệt nội dung của Twitter là một vấn đề rất lớn.
Ông Dorsey nói: “Việc chỉnh sửa nội dung của chúng tôi là không minh mạch, nguyên nhân, lý do đằng sau của nó cũng không minh bạch”.
Ông Tần Bằng nói rằng: “Cái gọi là ‘nguồn thông tin’ của họ (Facebook, Twitter) hiện tại, chủ yếu là đến từ các kênh truyền thông. Chúng ta biết rằng các kênh truyền thông chủ lưu hiện nay đều do phe cánh tả kiểm soát. Do đó kết quả cũng tương đương với việc [Facebook, Twitter] đều dùng tiêu chuẩn, dùng tư tưởng xã hội chủ nghĩa của phe cánh tả để kiểm duyệt thông tin trên toàn bộ Internet.
Trong cuộc bầu cử lần này, nhiều công ty cung cấp dịch vụ Internet lớn đã thông qua các biện pháp kiểm duyệt không minh bạch để hạn chế các tuyên bố ủng hộ Tổng thống Trump và phái bảo thủ, nhằm thao túng nội dung thông tin mà người dùng nhìn thấy, can thiệp nghiêm trọng đến cuộc bầu cử. Các Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa hy vọng Điều 230 ‘đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông (Communications Decency Act)’ sớm được sửa đổi để hạn chế việc bảo vệ quyền được miễn trừ mà các công ty này đang được hưởng và buộc họ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc quản lý nội dung của các nền tảng xã hội.
Ngọc Trân
Mark Zuckerberg bị Thượng nghị sĩ Mỹ chất vấn
vì ‘cúi mình’ trước chính phủ Việt Nam
Ông chủ mạng xã hội nổi tiếng Facebook, Mark Zuckerberg, vừa bị chất vấn tại Uỷ ban Tư pháp của Thượng viện Hoa Kỳ về hành vi tiếp tay cho chính quyền Việt Nam kiểm soát và đóng tài khoản của người sử dụng có tiếng nói bất đồng với chính phủ.
Tại buổi điều trần hôm 17/11 cùng với người đứng đầu trang Twitter, Mark Zuckerberg nhận được câu hỏi chất vấn từ Thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà Marsha Blackburn rằng liệu Facebook có thường xuyên kiểm duyệt tài khoản của người sử dụng theo lệnh của các chính phủ nước ngoài hay không.
“Tôi không chắc liệu có điều gì cụ thể mà ngài đang đề cập đến hay không, nhưng nói chung chúng tôi không kiểm duyệt”, người sáng lập Facebook trả lời.
Đề cập trực tiếp đến “chế độ Cộng sản” và số lượng 60 triệu người sử dụng Facebook tại Việt Nam, Thượng nghị sĩ Blackburn tiếp tục đặt câu hỏi cho Zuckerberg rằng liệu Facebook có “theo lệnh của chính phủ Việt Nam”, đóng cửa và cấm tài khoản của một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam chỉ vì người này chỉ trích chính sách đất đai của chính phủ hay không.
“Thưa Thượng nghị sĩ, tôi không rõ tất cả chi tiết của việc đó, nhưng tôi tin rằng chúng tôi có thể đã làm điều đó. Và nói chung, chúng tôi cố gắng tuân thủ theo luật pháp địa phương của các quốc gia khác nhau mà chúng tôi đang hoạt động”, Mark Zuckerberg trả lời.
Thượng nghị sĩ Blackburn cũng cáo buộc người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã ưu tiên “lợi nhuận hơn nguyên tắc” khi bóp nghẹt những tiếng nói bất đồng chính kiến theo lệnh của các chính phủ nước ngoài.
Bà Blackburn chỉ ra hàng loạt các dẫn chứng cho thấy Facebook “cúi mình” trước các chính phủ Cộng sản và độc tài.
Chẳng hạn, Facebook đã gỡ bỏ các bức ảnh của Nhà tiên tri Mohammed theo lệnh của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ để tránh nguy cơ mất 40 triệu người dùng ở nước này.
Tại Nga, mạng xã hội Facebook cũng đồng ý gỡ bài đăng ủng hộ nhà bất đồng chính kiến người Nga Alexei Navalny, một đối thủ nổi tiếng chuyên phê bình Tổng thống Vladimir Putin và vừa bị đầu độc ở Nga vài tháng trước.
“Ông có nghĩ rằng nhiệm vụ của Facebook là tuân thủ sự kiểm duyệt do nhà nước tài trợ để có thể tiếp tục hoạt động, kinh doanh và bán quảng cáo ở quốc gia đó không?”, Thượng nghị sĩ Blackburn tiếp tục chất vấn Mark Zuckerberg.
“Nhìn chung, chúng tôi cố gắng tuân theo luật pháp ở mọi quốc gia mà chúng tôi hoạt động và kinh doanh”, CEO của Facebook lặp lại.
Đáp lại, Thượng nghị sĩ của bang Tennessee hứa rằng những cải cách pháp lý của Điều mục 230 sẽ “tước bỏ lá chắn trách nhiệm mà ông đã biến thành một bức tường mờ ảo”.
Điều mục 230 của luật pháp Hoa Kỳ có vai trò then chốt trong sự phát triển của mạng xã hội ngày nay khi cho phép các nhà cung cấp dịch vụ Internet và Twitter, Facebook, YouTube… được miễn trách nhiệm pháp lý đối với nội dung do bên thứ ba đăng trên nền tảng của họ trong hầu hết các trường hợp.
Thượng nghị sĩ Blackburn cho biết Đạo luật Đa dạng Quan điểm và Tự do Trực tuyến hiện đã sẵn sàng để bổ sung và kiềm chế một số biện pháp bảo vệ trên.
Mark Zuckerberg cùng với Giám đốc điều hành Twitter, Jack Dorsey, phải ra điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ hôm 17/11 vì những cáo buộc kiểm duyệt, trong đó có cả nội dung liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vừa qua.
Phi thuyền không gian của SpaceX chở 4 phi hành gia
đã đến trạm không gian quốc tế
Tin từ Washington – Bốn phi hành gia trong phi thuyền được thiết kế bởi công ty SpaceX của Elon Musk đã cập bến tại Trạm Không gian Quốc tế vào đêm thứ Hai (16/11). Đây là kế hoạch đầu tiên được thực hiện bằng một phi thuyền không gian do NASA mua từ một công ty tư nhân.
Phi thuyền Crew Dragon, được đổi tên thành Resilience chở phi hành đoàn gồm 3 người Mỹ và 1 phi hành gia người Nhật, cập bến 27 giờ sau khi phóng từ Cape Canaveral, Florida. 4 phi hành gia sẽ sống trên trạm không gian trong vòng 6 tháng tới. Sau đó, một nhóm phi hành gia khác sẽ thay thế họ. Chu kỳ sẽ tiếp tục cho đến khi Boeing tham gia chương trình với phi thuyền không gian của riêng công ty vào cuối năm 2021.
Những phi hành gia thực hiện công tác Resilience bao gồm Chỉ huy Mike Hopkins cùng với hai phi hành gia NASA, phi công Victor Glover, nhà vật lý học Shannon Walker và phi hành gia người Nhật Bản Soichi Noguchi.
Một phi hành gia khác của Mỹ, Kate Rubins và hai phi hành gia của Nga đang sống trên trạm không gian trong một công tác trước đó. Bà Kate Rubins đã gửi thông điệp từ trạm không gian cho biết rất nóng lòng chào đón 4 phi hành gia. Trước khi được cấp phép bay từ NASA vào tuần trước, phi thuyền Crew Dragon đã được SpaceX phát triển trong khoảng một thập niên theo một chương trình do NASA thành lập vào năm 2011 nhằm khôi phục khả năng bay vào không gian của con người.
Buổi phóng vào đêm hôm Chủ nhật (15/11) đã đánh dấu kế hoạch chính thức đầu tiên của SpaceX trong chương trình này của NASA, sau chuyến bay thử nghiệm vào mùa hè năm 2019 với hai phi hành gia Hoa Kỳ. (BBT)
Nhân chứng chính trong vụ bắt giữ CFO của Huawei
từ chối làm chứng tại tòa án Canada
Tin từ VANCOUVER, Canada – Vào hôm thứ Hai (16/11), tòa án được thông báo rằng một nhân chứng quan trọng liên quan đến vụ bắt giữ Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu của Huawei vào hai năm trước quyết định không làm chứng tại tòa án Canada như một phần của cuộc chất vấn nhân chứng đang diễn ra của bà.
Bà Mạnh Vãn Chu trở lại Tòa án Tối cao British Columbia vào hôm thứ Hai khi phiên điều trần dẫn độ tại Hoa Kỳ của bà tiếp diễn. Các luật sư của bà đang tranh đấu để chứng minh rằng các quyền của bà bị vi phạm trong các sự kiện dẫn đến việc bắt giữ bà. Các luật sư của bà gọi việc từ chối cho một cảnh sát Canada cao cấp làm chứng trước tòa là “đáng lo sợ”.
Bà Mạnh Vãn Chu, 48 tuổi, bị cảnh sát Canada bắt vào tháng 12 năm 2018 tại Phi trường Quốc tế Vancouver, theo lệnh của Hoa Kỳ. Bà đang phải đối mặt với cáo buộc lừa đảo ngân hàng vì bị cho là lừa ngân hàng HSBC về các giao dịch kinh doanh của Huawei Technologies tại Iran, khiến ngân hàng này vi phạm các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Bà Mạnh tuyên bố rằng bà vô tội và đang chống lệnh dẫn độ khi đang bị quản thúc tại gia ở Vancouver, nơi bà sở hữu một ngôi nhà ở một trong những khu phố đắt đỏ nhất Canada.
Vào hôm thứ Hai (16/11), luật sư bào chữa Richard Peck thông báo với tòa án rằng một trong những nhân chứng quan trọng, Trung sĩ Ben Chang của Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP), sẽ không làm chứng sau khi nhờ một luật sư cố vấn. (BBT)
Peru chọn nhà lập pháp trung dung
làm Tổng thống thứ ba trong một tuần
Tin từ LIMA, Peru – Vào hôm thứ Hai (16/11), Quốc hội Peru chọn nhà lập pháp Francisco Sagasti làm tổng thống lâm thời của quốc gia Andes này, trong nỗ lực xoa dịu cuộc khủng hoảng chính trị gay gắt sau các cuộc biểu tình phẫn nộ và quyết định từ chức của hai tổng thống trong tuần qua.
Ông Sagasti, 76 tuổi, từ Đảng Morado, giành đủ số phiếu bầu để đứng đầu Quốc hội, nghĩa là ông sẽ đảm nhận chức vụ tổng thống của Peru theo hiến pháp trước cuộc bầu cử quốc gia diễn ra vào tháng Tư. Ông Sagasti sẽ là tổng thống thứ ba của Peru trong một tuần, sau khi nhà lãnh đạo lâm thời Manuel Merino từ chức vào hôm Chủ nhật, năm ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức sau khi ông Martin Vizcarra bị lật đổ.
Việc lật đổ ông Vizcarra, người được nhiều người Peru yêu thích, kích động nhiều ngày biểu tình dẫn đến cái chết của hai người biểu tình. Ông Sagasti, một cựu viên chức của Ngân hàng Thế giới kiêm kỹ
sư, phải đối mặt với thách thức lớn trong việc mang lại sự ổn định, vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 và đang phải đối mặt với đợt suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ.
Ngay sau cuộc bỏ phiếu, ông Sagasti bước ra ngoài tòa nhà Quốc hội, giơ tay chào trước sự ủng hộ của người dân. Đám đông ở quảng trường trung tâm của Lima cũng hân hoan chào đón việc ông đắc cử. (BBT)
https://www.sbtn.tv/peru-chon-nha-lap-phap-trung-dung-lam-tong-thong-thu-ba-trong-mot-tuan/
Covid-19: Vaccine TQ ‘thành công
ở thử nghiệm giai đoạn giữa
Các nhà nghiên cứu cho biết một loại vaccine Covid-19 được phát triển ở Trung Quốc đã thành công trong các thử nghiệm giai đoạn giữa.
Có một số loại vaccine đang được phát triển ở Trung Quốc, một số loại đã được cung cấp.
Theo các nhà nghiên cứu, vaccine Sinovac Biotech đã dẫn đến phản ứng miễn dịch nhanh chóng trong quá trình thử nghiệm với khoảng 700 người.
Thông báo này được đưa ra sau khi các hãng vaccine của Châu Âu và Hoa Kỳ báo cáo dự liệu cho thấy thành công trong các thử nghiệm quy lớn ở giai đoạn cuối.
Virus corona: Vaccine Moderna đạt hiệu quả đến 95%
Covid-19: Vaccine của Pfizer và BioNTech ‘hiệu quả trên 90%’
Ba loại vaccine, được phát triển ở Mỹ, Đức và Nga, đều đã cho dữ liệu chứng tỏ hiệu quả hơn 90%, sau khi thử nghiệm với hàng chục nghìn người.
Chúng ta biết gì về vaccine Trung Quốc?
Giống như phần còn lại của thế giới, Trung Quốc đang chạy đua để phát triển vaccine Covid. Bốn loại vaccine đã bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng lần ba và cuối cùng, bao gồm cả vaccine do Sinovac Biotech chế tạo.
Tuy nhiên, kết quả được công bố trên tạp chí khoa học The Lancet mới chỉ là từ giai đoạn thử nghiệm thứ nhất và thứ hai của một trong bốn loại vaccine đó.
Theo báo cáo, CoronaVac của Sinovac Biotech đã kích hoạt phản ứng miễn dịch nhanh chóng, mặc dù nghiên cứu được thực hiện vào tháng Tư và tháng Năm năm nay không cho thấy phần trăm thành công nào.
Zhu Fengcai, một trong những tác giả của bài báo, cho biết kết quả dựa trên 144 người tham gia thử nghiệm giai đoạn 1 và 600 người trong thử nghiệm giai đoạn hai, có nghĩa là vaccine này “thích hợp để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp”.
Chưa có dữ liệu nào từ các thử nghiệm giai đoạn ba quy mô lớn đang diễn ra.
Mỹ tạm ngưng thử vaccine Covid của Johnson & Johnson.
Cuối cùng chúng ta đã có thuốc chủng ngừa Covid?
Với việc đại dịch được báo cáo là gần như hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát ở Trung Quốc, các cuộc thử nghiệm giai đoạn cuối đối với bốn loại vaccine của Trung Quốc đang được tiến hành ở Pakistan, Ả Rập Saudi, Nga, Indonesia và Brazil.
Theo các quan chức, gần 60.000 người đã được chủng ngừa vào đầu tháng 11.
Việc thử nghiệm vaccine Sinovac Biotech ở Brazil đã bị tạm dừng một thời gian ngắn vào tuần trước nhưng được tiếp tục sau khi báo cáo về cái chết của một tình nguyện viên được phát hiện không có mối liên hệ nào với vaccine.
Ít nhất ba loại vaccine cũng đã được cung cấp cho những người lao động thiết yếu như một phần của chương trình khẩn cấp, trong khi một loại đã được phê duyệt cho quân đội Trung Quốc vào tháng Sáu.
So sánh với các loại vaccine khác?
Trong những ngày qua, đã có một loạt tin tức đầy hứa hẹn về vaccine từ khắp nơi trên thế giới.
Đầu tiên, một loại vaccine Đức-Mỹ của Pfizer và BioNtech được báo cáo là có hiệu quả hơn 90% dựa trên các thử nghiệm giai đoạn cuối với hơn 43.000 người
Sau đó, công ty Moderna của Mỹ cho biết vaccine của họ cho thấy hiệu quả thậm chí là 95%, cũng sau những thử nghiệm trên diện rộng ở giai đoạn cuối. Trong cả hai trường hợp, kết quả đều là sơ bộ và cả hai loại vaccine đều chưa được phê duyệt.
Và một loại vaccine Covid của Nga đã được báo cáo là có hiệu quả 92% sau khi thử nghiệm với 16.000 tình nguyện viên. Nó đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Nga vào tháng Tám.
Các nhà nghiên cứu ba loại vaccine này đã công bố dữ liệu từ các giai đoạn thử nghiệm tiên tiến hơn so với vaccine của Trung Quốc. Nhưng Sinovac Biotech cũng đang tiến hành các thử nghiệm ở giai đoạn cuối và việc không có dữ liệu nào được công bố về các thử nghiệm đó không nhất thiết có nghĩa là các nhà nghiên cứu khác đã đi trước.
Việc sử dụng các vaccine này cho các trường hợp khẩn cấp ở Trung Quốc – như nhân viên y tế tuyến đầu – cho thấy giới có một mức độ tin tưởng nhất định vào chất lượng của chúng.
Loại vaccine nào trong số đó sẽ được triển khai đầu tiên trên quy mô lớn vẫn còn đang được xem xét. Việc phê duyệt và sản xuất hàng loạt sẽ là trở ngại tiếp theo và các chuyên gia thận trọng không cho rằng các chương trình tiêm chủng đại trà có thể được tiến hành trước năm sau.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54983212
Covid-19: Dịch bệnh có dấu hiệu chững lại tại châu Âu
Mai Vân
Theo số liệu thống kê của hãng tin Pháp AFP, tính đến chiều hôm qua, 17/11/2020, số người bị nhiễm Covid-19 tại châu Âu đã vượt ngưỡng 15 triệu kể từ khi virus corona chủng mới xuất hiện ở lục địa này vào đầu năm 2020. Tuy nhiên đã có một dấu hiệu đáng mừng: Đà lây lan của virus dường như đang chững lại ở hầu hết các quốc gia châu Âu.
Theo dữ liệu được Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO) công bố vào hôm nay, 18/11, số ca nhiễm tính theo tuần đã tăng chậm lại ở châu Âu, lần đầu tiên từ hơn hai tháng nay. Trung bình chỉ còn khoảng 265.000 ca nhiễm mới mỗi ngày trong bảy ngày qua, giảm 9% so với tuần trước.
Tuy nhiên, châu Âu vẫn là khu vực bị Covid-19 ảnh hưởng nhiều nhất và số ca tử vong tiếp tục tăng đáng kể, với tỷ lệ 18% so với tuần trước.
Tại Pháp, diễn biến dịch bệnh cũng đi theo chiều hướng chung ở châu Âu, với đà lây lan giảm tốc độ, trong lúc chính quyền bắt đầu cho thấy là sẽ nới lỏng dần dần các biện pháp phong tỏa chống dịch.
Vào hôm qua, bộ Y Tế Pháp xác nhận rằng Pháp đã vượt qua mốc hai triệu ca nhiễm virus.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến sẽ phát biểu vào tuần tới để thông báo về các giai đoạn và phương thức của một kế hoach “giảm phong tỏa dần dần” tùy thuộc vào tình hình y tế.
Cụ thể, các cơ sở thương mại và dịch vụ thuộc diện không thiết yếu có thể sẽ được mở cửa trở lại, các buỗi lễ tôn giáo cũng sẽ được phép, trong lúc việc đi lại và tụ tập nhân dịp lễ Giáng Sinh và Tết Dương Lịch sẽ được bật đèn xanh kèm theo một số điều kiện.
Nhật Bản: Tokyo sắp báo động tối đa vì Covid
Riêng tại châu Á, Nhật Bản dự trù nâng cao mức báo động về dịch bệnh tại Tokyo lên nấc tối đa vào ngày mai 18/11, sau khi số ca nhiễm mới hàng ngày tăng lên mức trên 2000 ca, với 493 trường hợp tại Tokyo vào hôm nay.
Mức báo động tối đa theo một thang bực 4 nấc được ban hành trong trường hợp “dịch bệnh đang lan rông”, cao hơn mức thứ ba hiện hành ở Tokyo là “dịch bệnh có dấu hiệu lan rộng”.
Úc: Một bang phía Nam bắt đầu 6 ngày phong tỏa chặt chẽ
Còn tại Úc, chính quyền bang South Australia ở miền Nam Úc đã loan báo lệnh phong tỏa toàn bang trong 6 ngày kể từ 12 giờ đêm hôm nay, 18/11/2020, để ngăn chặn một làn sóng dịch Covid-19 thứ hai.
Theo lệnh phong tỏa này, các trường học sẽ bị đóng cửa ngoại trừ các cơ sở dành cho trẻ em dễ bị tổn thương và những người lao động thiết yếu. Các trường đại học cũng sẽ đóng cửa, cũng như các quán rượu, quán cà phê và khu ẩm thực. Đám tang, đám cưới, các sinh hoạt tập thể dục ngoài trời, cũng như việc đi lại trong vùng đều bị cấm.
Những người đức trẻ tuổi đưa ra
lời kêu gọi dí dỏm trong video về COVID
Một số video hài hước kêu gọi thanh niên Đức thực hiện trách nhiệm yêu nước của họ trong cuộc chiến chống lại coronavirus bằng cách chỉ ở nhà và nằm dài trên ghế trở thành tâm điểm trên internet, thu hút hơn một triệu lượt xem tính đến hôm thứ Hai (16/11).
Các đoạn clip, được phát hành khi Đức đang đối đầu với một đợt gia tăng số ca nhiễm COVID-19.
Video đưa ra một tương phản rất dí dỏm bằng cách so sánh sự hy sinh khiêm tốn của những người trẻ tuổi ngày nay như ở nhà, tránh tiếp xúc không cần thiết, so với những người Đức lớn tuổi từng trải qua chiến tranh và gian khổ thực sự.
Trong một đoạn clip, một người đàn ông tự nhận là Tobi Schneider, hồi tưởng lại cách ông trải qua mùa đông năm 2020 “để thực hiện nghĩa vụ” – chơi trò chơi máy tính và ăn đồ ăn nguội đóng hộp. Trong một đoạn clip khác, một phụ nữ lớn tuổi tự nhận là Luise Lehmann chỉ ra rằng “thời điểm đặc biệt cần những anh hùng đặc biệt”.
Phát ngôn viên Steffen Seibert của chính phủ Đức cho biết mục tiêu là rất rõ ràng: “truyền tải thông điệp đến thanh niên và thiếu niên, học sinh, thực tập sinh và sinh viên”, bởi vì “Giảm thiểu tiếp xúc hiện là cách quan trọng nhất, hiệu quả nhất để ngăn chặn đại dịch”. Đức giải quyết đại dịch tốt hơn nhiều nước châu Âu khác, nhưng chứng kiến số ca bệnh gia tăng mạnh trong tháng qua. Tổng số ca bệnh hiện nay là hơn 800,000 người, với 12,500 trường hợp tử vong. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nhung-nguoi-duc-tre-tuoi-dua-ra-loi-keu-goi-di-dom-trong-video-ve-covid/
Đức tố cáo Nga, Trung cản trở
chế tài xăng dầu đối với Triều Tiên
Đức ngày 17/11 cáo buộc Nga và Trung Quốc ngăn cản một ủy ban của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc quyết định xem liệu Triều Tiên có vi phạm mức trần nhập khẩu dầu mà Liên hiệp quốc đặt ra hay không.
Hội đồng Bản an đã tăng cường chế tài Triều Tiên kể từ năm 2006 trong một nỗ lực bóp nghẹt nguồn tài trợ cho chương trình phi đạn đạn đạo và hạt nhân của Bình Nhưỡng. Vào năm 2017, Liên hệp quốc áp đặt mức trần hàng năm là 500.000 thùng xăng dầu nhập khẩu.
Trung Quốc và Nga là hai nước duy nhất thông báo cho ủy ban chế tài của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về tình hình xăng dầu xuất khẩu cho Bình Nhưỡng, nhưng họ báo cáo theo đơn vị tấn thay vì đơn vị thùng. Ủy ban chưa đồng ý về tỉ lệ chuyển đổi để quyết định khi nào được xem là chạm mức trần.
“Dù có nhiều nỗ lực-vấn đề này nằm trong nghị trình không dưới 3 năm-để tìm một thỏa thuận về tỉ lệ chuyển đổi, Nga và Trung Quốc đang cản trở tiến trình,” Đại sứ Đức tại Liên Hiệp Quốc Christoph Heusgen, chủ tịch ủy ban chế tài, nói.
“Dù việc này không nên trở thành vấn đề phức tạp, nhưng rõ ràng là hai phái đoàn [Nga, Trung] đang chính trị hóa đề tài này,” ông Heusgen nói sau khi nêu vấn đề trong một phiên họp kín chính thức của Hội đồng Bảo an.
Phái bộ Nga và Trung Quốc tại Liên hiệp quốc không trả lời yêu cầu bình luận.
Trong 3 năm qua, Mỹ và hàng chục nước đồng minh đã cáo buộc Triều Tiên phá vỡ mức trần xăng dầu qua việc nhập khẩu bất hợp pháp và kêu gọi ngưng tất cả những chuyến hàng. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc liên tục ngăn cản ủy ban chế tài đưa ra một tuyên bố như vậy.
Phái bộ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc ở New York chưa phản hồi trước các cáo giác.
Nga xúc tiến việc bảo vệ Putin khỏi bị truy tố
Hạ viện của Quốc hội Nga – Duma – đã ủng hộ dự luật trao quyền miễn trừ truy tố hình sự cho các tổng thống Nga và gia đình của họ sau khi thôi chức.
Việc này nằm trong số các sửa đổi hiến pháp được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng Bảy. Người ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin chiếm đa số ở cả hai viện của quốc hội.
Nhiệm kỳ thứ tư của ông Putin kết thúc năm 2024, nhưng các sửa đổi cho phép ông tranh cử thêm hai nhiệm kỳ nữa.
Ông Putin đã 68 tuổi và không có người kế vị hiển nhiên.
Ông Putin đã ‘trở thành nước Nga’
Nga bỏ phiếu cải cách hiến pháp của Putin
Sau Cách mạng 1917 Lenin nói ‘trí thức là cục phân’
Cuộc phiêu lưu của pho tượng Lenin từ Đông Âu sang Mỹ
Dự luật miễn trừ làm hồi sinh những đồn đoán về tương lai chính trị của ông Putin. Ông nắm quyền từ năm 2000, có ảnh hưởng và sự ủng hộ rất lớn.
Nhà chỉ trích chính của ông Putin, Alexei Navalny tweet: “Tại sao Putin cần luật miễn trừ bây giờ?”Và hỏi: “Liệu các nhà độc tài có thể tự từ bỏ quyền lực không?”
Dự luật được thông qua lần đầu tiên tại Duma hôm thứ Ba, nơi hầu hết các nghị sĩ thuộc đảng Nước Nga Thống nhất ủng hộ Putin. Ba mươi bảy nghị sĩ Cộng sản bỏ phiếu chống.
Sẽ có thêm hai lần thông qua của Duma, sau đó nó được chuyển đến Hội đồng Liên bang (thượng viện) và bản thân ông Putin để được ký.
Theo các điều khoản về quyền miễn trừ, một cựu tổng thống và gia đình sẽ được quyền miễn trừ khỏi bất kỳ cuộc khám xét hoặc thẩm vấn nào của cảnh sát, hoặc bất kỳ việc tịch thu tài sản nào.
Họ sẽ không bị truy tố vì bất kỳ tội ác nào đã gây ra trong đời, ngoại trừ các hành vi bị cáo buộc là phản quốc hoặc các tội nghiêm trọng khác trong những trường hợp đặc biệt.
Hiện tại, cựu tổng thống Nga duy nhất còn sống là đồng minh của ông Putin, Dmitry Medvedev.
Tổng thống Liên Xô cũ Mikhail Gorbachev sẽ không được miễn trừ như vậy, bởi vì ông không phải là tổng thống Nga.
Nghị sĩ nước Nga Thống nhất Pavel Krasheninnikov, một trong những tác giả của dự luật, nói mục đích là để trao cho một tổng thống “những đảm bảo … quan trọng cho sự ổn định nhà nước và xã hội”.
Các cải cách đã đặt lại giới hạn nhiệm kỳ của ông Putin về 0 vào năm 2024, cho phép ông phục vụ thêm hai nhiệm kỳ sáu năm nữa.
Các nhân vật đối lập đã bác bỏ cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý vào tháng 7, nói rằng ông đang nhắm đến mục tiêu trở thành “tổng thống trọn đời”, tuyên bố mà ông Putin phủ nhận.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54983211
BRICS : Nga kêu gọi hợp lực sản xuất
vac-xin chống Covid-19
Thanh Hà
Nhân thượng đỉnh trực tuyến của nhóm BRICS bao gồm 5 nền kinh tế đang trỗi dậy ngày 17/11/2020, tổng thống Nga kêu gọi các đối tác hợp lực sản xuất vac-xin chống virus corona. Ấn Độ thì tập trung vào mục tiêu chống khủng bố.
Tổng thống Vladimir Putin không đi sâu vào chi tiết nhưng nhấn mạnh « Nga có thuốc tiêm chống Covid-19 và thuốc vừa hiệu quả, vừa an toàn. Vấn đề còn lại là khâu sản xuất ở quy mô lớn ». Matxcơva cho rằng 5 thành viên nhóm BRICS, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi cần « chung sức để sản xuất ồ ạt ». Ông Putin tránh đề cập đến khía cạnh tài chính và thương mại loại thuốc nói trên. Điện Kremlin lưu ý là Nga đã đạt thỏa thuận với Brazil và Ấn Độ để thực hiện đến nơi đến chốn khâu thử nghiệm lâm sàng thuốc Spoutnik V. Các giới chức y tế Nga loan báo mức độ hiệu quả của loại vac-xin này là « 92% ».
Về phía Trung Quốc, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi 4 nước thành viên trong nhóm cùng « đẩy mạnh công cuộc tái thiết kinh tế » sau đại dịch. Riêng thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi thì xem mục tiêu « chống khủng bố » là ưu tiên hàng đầu.
Vì Covid-19, lãnh đạo 5 nền kinh tế đang trỗi dậy phải họp thượng đỉnh lần thứ 12 qua cầu truyền hình. Cuộc họp lần này diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ và Trung Quốc đang căng thẳng từ sau tranh chấp lãnh thổ biên giới trên bộ hồi tháng 6/2020.
Đài Loan tạm dừng phi đoàn F-16
vì đại tá phi công ‘mất tích’ khi bay
Không lực Đài Loan vừa tạm ngừng bay tất cả các phi cơ F-16 sau một vụ tại nạn làm đại tá không quân ‘mất tích’.
Đài Loan bỏ chữ ‘China’ ra khỏi hộ chiếu
Tướng không quân Đài Loan bay trên phi cơ F-5 để chứng tỏ độ an toàn
Tin từ Đài Loan tối thứ Ba cho hay một phi cơ F-16 đã gặp nạn ở độ cao 1,8 km chỉ sau hai phút cất cánh từ căn cứ Hoa Liên.
Chiếc máy bay biến mất khỏi màn hình radar và người ta tin rằng đại tá không quân Tưởng Chánh Chí, người điều khiển phi cơ “đã mất tích ngoài khơi”.
Sự việc nghiêm trọng tới mức nữ tổng thống Thái Anh Văn đã có lời phát biểu với giới chức quân sự và truyền thông, theo các hãng thông tấn khu vực và đài báo quốc tế.
Ngay sau đó, Không lực Đài Loan ra lệnh tạm ngừng bay tất cả các phi cơ F-16 để kiểm tra kỹ thuật.
Đại tá Tưởng, 44 tuổi, có 2230 giờ bay và chiếc phi cơ một chỗ ngồi do ông điều khiển mới qua kiểm tra kỹ thuật tháng 9/2019.
Đài CNN nói vụ việc xảy ra chỉ chưa đầy ba tuần sau khi một phi cơ của Không quân Đài Loan gặp nạn, làm chết người lái.
Còn trang Focus Taiwan thì nói từ năm 1998, có bảy vụ tai nạn nghiêm trọng với F-16 của Đài Loan, và làm hai phi cơ tử nạn. Năm người khác ‘mất tích, bị coi là đã chết’.
Tháng 1/2016, một phi công Đài Loan chết trong vụ tai nạn F-16 khi bay tập ở căn cứ Luke Air Force Base, Arizona, Hoa Kỳ.
Hiện Đài Loan có 140 chiếc F-16 mua từ Mỹ.
Căng thẳng trong vùng khiến Hoa Kỳ ‘phải hiện diện’
Cũng hôm thứ Ba tuần này, Hoa Kỳ điều hai phi cơ ném bom tầm xa vào Vùng Nhận diện phòng không của Trung Quốc (ADIZ) ở biển Hoa Đông để thể hiện sức mạnh sau khi Trung Quốc diễn tập không quân và hải quân trong vùng.
Trong ngày 17/11/2020, hai phi cơ quân sự Trung Quốc đã bay vào vùng ADIZ của Đài Loan. Các báo Đài Loan cho hay đội bay của Trung Quốc gồm một chiếc phi Thiểm Tây Y-8 mang thiết bị do thám điện tử và một chiếc săn ngầm cùng loại.
Còn theo báo Hong Kong, tờ South China Morning Post, hai phi cơ Mỹ cử đến là B-1B Lancer từ căn cứ Andersen ở Guam.
Cả hai phi cơ đều thực hiện nhiệm vụ tiếp dầu trên không trong phi vụ này, theo thông báo của Không lực Hoa Kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54989166
Hơn 40 người bị thương
trong cuộc đụng độ rung chuyển Bangkok
Ít nhất 41 người bị thương sau cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát ở Bangkok, thủ đô Thái Lan.
Người biểu tình cố gắng tiến đến tòa quốc hội hôm qua, 17/11, nơi các nhà lập pháp đang tranh luận về những thay đổi khả dĩ đối với hiến pháp.
Họ ném bom khói và túi sơn vào cảnh sát. Cảnh sát đã trả đũa bằng vòi rồng và xịt hơi cay.
Những thay đổi được đề xuất với hiến pháp là một trong những yêu cầu cốt lõi của phong trào biểu tình kéo dài nhiều tháng ở Thái Lan.
Những điều khác gồm các cải cách đối với chế độ quân chủ và cách chức Thủ tướng Prayuth Chan-ocha – một cựu tướng lĩnh từng nắm quyền trong một cuộc đảo chính năm 2014.
Nhưng phóng viên Jonathan Head của BBC, người có mặt tại hiện trường, cho biết nhiều nhà hoạt động lo ngại rằng nghị viện sẽ bác bỏ hầu hết các yêu cầu của họ – đặc biệt là việc kêu gọi cải cách chế độ quân chủ.
Biểu tình Thái Lan: Sự trỗi dậy của thế hệ tranh đấu cho dân chủ
Thái Lan: Hàng chục nghìn người biểu tình bất chấp lệnh cấm
Biểu tình Thái Lan: Thêm kế hoạch xuống đường ở Bangkok bất chấp vòi rồng
Các nhà lập pháp dự kiến sẽ bỏ phiếu tối thứ Tư (giờ địa phương) về việc có chấp nhận bất kỳ thay đổi nào được đề xuất hay không.
Những cải cách mà những người biểu tình đang kêu gọi có thể khiến Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cũng như việc cải cách thượng viện, nơi các thành viên không do dân bầu lên.
Chuyện gì xảy ra hôm thứ Ba?
Cuộc biểu tình hôm thứ Ba được cho là bạo động nhất kể từ khi phong trào do sinh viên lãnh đạo nổi dậy vào tháng Bảy.
Biểu tình bắt đầu bằng việc một nhóm người cố gắng cắt qua hàng rào chắn gần quốc hội và ném bom khói lẫn túi sơn vào hàng ngũ cảnh sát chống bạo động.
Đối phó lại, cảnh sát đã sử dụng vòi rồng để cố gắng đẩy lùi người biểu tình và khi thất bại, họ sử dụng vòi rồng để bắn chất lỏng có pha dung dịch hơi cay.
Những người biểu tình được trông thấy cố gắng gội rửa sạch chất kích ứng khỏi mắt họ.
Giới chức y tế nói người đã được điều trị tại bệnh viện do ảnh hưởng của hơi cay, trong khi những người khác được chăm sóc tại hiện trường.
Theo các hãng tin AFP và Reuters, một số người biểu tình bị thương do đạn bắn, dù cảnh sát bác bỏ việc sử dụng đạn thật hoặc đạn cao su trong suốt cuộc đụng độ.
Một số người biểu tình cố gắng ẩn núp sau những con vịt bơm hơi khổng lồ bằng cao su, vốn được dự tính thả trên sông phía sau quốc hội trong khi các nhà lập pháp tranh luận bên trong tòa nhà.
Giữa bối cảnh hỗn loạn, người biểu tình chống chính phủ sau đó đã đụng độ với bên ủng hộ chế độ quân chủ, khi các nhóm đối đầu ném đồ vật vào nhau.
Cảnh sát đã can thiệp để tách hai nhóm này ra.
Tại sao biểu tình bùng nổ ở Thái Lan?
Thái Lan có lịch sử lâu đời về biểu tình và bất ổn chính trị, nhưng làn sóng mới đây bắt đầu vào tháng Hai khi tòa án ra lệnh giải tán một đảng đối lập ủng hộ dân chủ non trẻ.
Các cuộc biểu tình lại bùng nổ trở lại vào tháng 6 khi nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng Wanchalearm Satsaksit mất tích ở Campuchia, nơi ông sống lưu vong kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014.
Nhưng mọi thứ chỉ thực sự bắt đầu khi những người biểu tình bắt đầu chất vấn về quyền lực của của chế độ quân chủ.
Cô sinh viên dám thách thức chế độ quân chủ Thái Lan
Vua Thái chạm trán người biểu tình ở thủ đô Bangkok
Giới hoạt động trẻ Thái Lan áp dụng chiến thuật của Hong Kong
Động thái này đã gây ra cơn địa chấn khắp đất nước mà từ khi mới sinh ra, người dân được dạy rằng phải tôn kính và yêu mến chế độ quân chủ và biết sợ hậu quả khi nói về chế độ.
Luật lèse-majesté (tội khi quân) của Thái Lan, cấm bất kỳ sự xúc phạm nào đối với chế độ quân chủ, là một trong những luật lệ hà khắc nhất trên thế giới.
Không có định nghĩa rõ ràng về sự xúc phạm đối với chế độ quân chủ và các nhóm nhân quyền nói rằng luật thường được sử dụng như một công cụ chính trị để kiềm hãm tự do ngôn luận và những lời kêu gọi của phe đối lập về việc cải cách và thay đổi.
Những người theo chủ nghĩa bảo hoàng đã ra mặt phản đối các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo – và nói rằng những người biểu tình muốn bãi bỏ chế độ quân chủ – điều mà những người biểu tình phủ nhận.
Một người biểu tình, Panusaya Sithijirawattanakul, nói ý định của họ “không phải là hủy bỏ chế độ quân chủ mà là hiện đại hóa nó, để nó thích ứng với xã hội của chúng tôi”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54983281
Tàu buôn ‘Chấn Hoa 7’ gặp cướp biển ở
Vịnh Guinea, 14 thuyền viên Trung Quốc
bị bắt cóc nhưng chính quyền vẫn im lặng
Bình luậnĐông Phương
Hôm 14/10, tàu buôn “Chấn Hoa 7” (Zhenhua 7) đã chạm trán với cướp biển ở Vịnh Guinea, Tây Phi. 14 thuyền viên Trung Quốc bị bắt cóc và hiện không rõ tung tích nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn chưa có bất kỳ phản hồi gì về sự việc này.
Hôm 14/10, Hải quân Ý thông báo trên trang web chính thức rằng, khi đang tuần tra trên Vịnh Guinea, tàu khu trục Martinengo đã phát hiện và hỗ trợ tàu buôn “Chấn Hoa 7” bị cướp biển tấn công cùng ngày hôm đó. Sau khi tàu khu trục Ý tiếp cận và liên lạc với “Chấn Hoa 7”, họ được thông báo là cướp biển đã bắt cóc 14 thuyền viên và chạy trốn, một số thuyền viên bị bắn trọng thương và cần được điều trị y tế nên hải quân Ý đã cử một đội thủy quân lục chiến lên tàu để xác nhận an toàn và hỗ trợ cứu chữa. Sau khi được cấp cứu, các thuyền viên bị thương đã được trực thăng chuyển đến bệnh viện ở Sao Tome để tiếp tục điều trị.
Thông báo cho biết, tàu “Chấn Hoa 7” có tất cả 27 thuyền viên và hiện vẫn chưa rõ tung tích của 14 thuyền viên bị bắt cóc. Tàu buôn này hiện đang được tàu khu trục của hải quân Ý hộ tống trở lại Sao Tome.
Theo Hãng thông tấn Trung ương (CNA) của Đài Loan, trước đó do ảnh hưởng của thời tiết xấu trên vùng biển Nigeria và tình trạng bất ổn xã hội của nước này, “Chấn Hoa 7” đã không thể giải quyết các thủ tục dỡ hàng nên phải trôi nổi ở Vịnh Guinea trong hơn một tháng nay.
Vào tối ngày 13/11, sau khi “Chấn Hoa 7” nhận được thông báo dỡ hàng, họ đột ngột thông báo qua điện thoại rằng “cướp biển đang lên tàu, xin công ty chi viện”. Sau đó, tín hiệu điện thoại bị ngắt và thuyền trưởng đã kích hoạt hệ thống báo động an ninh tàu biển SSAS.
Theo tìm hiểu, tàu “Chấn Hoa 7” là một tàu nâng hạng nặng bán chìm của Công ty Công nghiệp nặng Chấn Hoa Thượng Hải. Mặc dù “Chấn Hoa 7” hiện đang treo cờ Liberia, nhưng tất cả 27 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu đều là người Trung Quốc.
Hiện tại, chính quyền Trung Quốc vẫn chưa phản hồi về sự việc này.
Dryad Global, một công ty tư vấn an ninh hàng hải, chỉ ra rằng đây là vụ tấn công thứ 8 của cướp biển ở Vịnh Guinea trong 9 ngày qua, có nghĩa là tất cả các tàu hiện đang hoạt động trong khu vực này đang phải đối mặt với tình huống rất nguy hiểm, vì mỗi ngày đều có khả năng xảy ra cuộc tấn công. Tính cả vụ việc này, đã có 21 vụ bắt cóc ở Vịnh Guinea trong năm 2020 và tổng số thuyền viên bị bắt cóc ở Vịnh Guinea đã tăng lên 110 người.
Đông Phương
The SOH
Bắc Kinh bí mật khởi động ‘Kế hoạch Biden’
Bình luậnĐông Phương
Truyền thông Hong Kong đưa tin rằng, các quan chức chính phủ Trung Quốc đã họp với phe cánh của ông Biden, và sau cuộc họp bí mật giữa hai bên, mối quan hệ bán chính thức giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang được khôi phục, Bắc Kinh cũng đã bí mật khởi động “Kế hoạch Biden”.
Bầu cử Tổng thống Mỹ vẫn chưa có kết quả chính thức, mặc dù ứng cử viên Đảng Dân chủ Biden đã tự tuyên bố thắng cử và rất ‘háo hức’ vào Nhà Trắng, nhưng đội ngũ của Tổng thống Trump vẫn đang tiến hành các vụ kiện chống lại phe Dân chủ vì cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử.
Trong bối cảnh đó, các chính khách nhiều nước vẫn chúc mừng ông Biden. Ngày 13/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã bày tỏ lời chúc mừng tới ông Biden.
Ông Biden được coi là con tốt của ĐCSTQ, mối quan hệ giữa gia đình Biden và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong nhiều năm qua đã bị giới truyền thông phanh phui ngay trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Ông Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu), một thành viên của Ủy ban về Nguy hiểm hiện tại của Hoa Kỳ (Committee on the Present Danger), nói với người dẫn chương trình “Cùng Đàm Luận Tin tức” (新闻大家谈) rằng, ĐCSTQ biết rất rõ việc Biden gian lận bầu cử và “ĐCSTQ đã can thiệp rất sâu vào cuộc bầu cử”.
Ông Lâm nói rằng, ĐCSTQ hy vọng ông Biden sẽ thắng cử. Ví dụ, từ rất lâu trước khi diễn ra cuộc bầu cử, một lượng lớn thẻ căn cước giả đã được vận chuyển từ Trung Quốc tới Mỹ và bị thu giữ ở Chicago; còn có rất nhiều tổ chức do ĐCSTQ kiểm soát đi khắp nơi để lôi kéo phiếu bầu của người gốc Á cho ứng viên Biden.
Phe cánh Biden bắt tay với ĐCSTQ
Có kênh truyền thông Hong Kong tiết lộ rằng, Bắc Kinh đã bí mật khởi động “Dự án Biden” ngay từ đầu tháng Mười. Sau khi hai bên tiến hành cuộc gặp gỡ bí mật, mối quan hệ bán chính thức giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang được khôi phục.
Tờ South China Morning Post của Hong Kong cũng tiết lộ vào ngày 15/11 rằng, sau khi các Big Media công bố ông Biden chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, mối quan hệ bán chính thức giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang được khôi phục.
Giáo sư Vương Tương Tuệ (Wang Xiangsui) thuộc Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Bắc Kinh cũng tiết lộ tại một cuộc thảo luận kín vào tháng Mười rằng, sở dĩ cuộc trao đổi bán chính thức này có thể đạt được, chủ yếu là nhờ vào các cựu quan chức, các học giả viện nghiên cứu và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Giáo sư Vương cho biết, trong vài tháng qua, do quan hệ Trung-Mỹ ngày một xấu đi nên các hoạt động trao đổi này cũng bị gián đoạn, tuy nhiên hiện nó đang dần được khôi phục, và những người khôi phục
liên hệ lại chính là những người liên quan thuộc phía Đảng Dân chủ. Ông nói rằng, gần đây những người thân cận với Biden đã liên hệ với một nhóm chuyên gia nghiên cứu của Trung Quốc để thảo luận về cách khôi phục quan hệ giữa hai nước.
Một cố vấn của chính quyền ĐCSTQ nói rằng, ông đã gặp Kurt Campbell và Jake Sullivan – những người thuộc phe cánh Biden, và họ bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ giữa hai nước.
Lý Nguyên Triều – người có mối giao hảo với Biden bỗng nhiên xuất hiện
Điều đáng chú ý là vào ngày ông Biden tuyên bố chiến thắng, ông Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao), cựu Phó Chủ tịch ĐCSTQ, người đã rất lâu không xuất hiện lại đột nhiên lộ diện.
Truyền thông Hong Kong đưa tin vào ngày 14/11, ông Lý Nguyên Triều đã xuất hiện vào ngày 7/11 và tới thăm Khu triển lãm Hình ảnh Tổng hợp của Hội chợ triển lãm nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc (CIIE) 2020 tổ chức tại Thượng Hải. Các quan chức Thượng Hải đã tháp tùng ông Lý gồm ông Trần Dần (Chen Yin) – Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy kiêm Phó Thị trưởng Thường vụ và bà Lưu Mẫn (Liu Min), Phó Giám đốc Ủy ban Thương mại Thành phố.
Có phân tích cho rằng, sự xuất hiện của ông Lý Nguyên Triều và các quan chức cấp cao Thượng Hải cho thấy, ông Tập Cận Bình có thể cần ông Lý làm việc gì đó.
Đồng thời, mối giao hảo giữa ông Lý Nguyên Triều và ông Biden cũng gây chú ý. Theo báo cáo, vào ngày 4/12/2013, nhận lời mời của Phó Chủ tịch ĐCSTQ Lý Nguyên Triều, ông Biden, khi đó là Phó Tổng thống Hoa Kỳ, đã lên chuyên cơ đến Bắc Kinh và bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc trong hai ngày.
Trong chuyến thăm Trung Quốc lần đó, các kênh truyền thông của ĐCSTQ mô tả ông Biden là đã tận dụng triệt để “tình bạn lâu năm” với ban lãnh đạo ĐCSTQ để thúc đẩy sự phát triển của hai nước. Con trai ông Biden là Hunter Biden cũng đi cùng chuyến thăm. Khi đó, Phó Tổng thống Biden cũng đã có cuộc gặp với ông Tập Cận Bình – người vừa lên nắm quyền.
Công việc kinh doanh của gia đình Biden với ĐCSTQ
Thông tin công khai cho thấy, trong chuyến công du đến Trung Quốc năm 2013, ông Biden đã ‘tiện thể’ bàn chuyện kinh doanh gia đình với ĐCSTQ. Mười ngày sau chuyến thăm này, Hunter đã hoàn tất thỏa thuận lớn thứ hai với ĐCSTQ – một quỹ đầu tư trị giá 1 tỷ USD do phía Trung Quốc cung cấp.
Vào ngày 16/12/2013, Quỹ đầu tư công nghiệp Bột Hải, Quỹ Gia Thực (Harvest Fund) của phía Trung Quốc, cùng Rosemont Seneca – một tổ chức đầu tư của Hoa Kỳ do Hunter Biden đồng sáng lập và Tập đoàn Thornton (Thornton Group) có liên quan đến Hunter, đã cùng thành lập Quỹ cổ phần tư nhân BHR Partners.
Quy mô ban đầu của quỹ BHR là 1 tỷ USD và do phía Trung Quốc đầu tư; nửa năm sau, ĐCSTQ đã nâng quy mô quỹ BHR lên 1,5 tỷ USD.
Theo hồ sơ của chính phủ Hoa Kỳ, sau chuyến thăm Trung Quốc của Phó Tổng thống Biden vào cuối năm 2013, thái độ của ông đối với ĐCSTQ ngày càng dịu dần.
Vào tháng 10/2014, ông Biden nói trong một bài phát biểu tại Trường Harvard Kennedy rằng: “Tôi muốn Trung Quốc (ĐCSTQ) thành công, bởi vì thành công kinh tế của họ là lợi ích của chúng ta”. Thái độ của ông Biden đối với ĐCSTQ là cực kỳ rõ ràng, đó chính là phát triển mối quan hệ với ĐCSTQ.
Hiện tại, sau khi quan hệ Trung-Mỹ chìm đến mức thấp nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, ông Biden đã tuyên bố trong chiến dịch tranh cử Tổng thống rằng nếu ông đắc cử, trước tiên ông phải dỡ bỏ thuế quan đối với Trung Quốc.
Trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, một ổ cứng máy tính chứa một lượng lớn ảnh nhạy cảm, video, email và hồ sơ cuộc gọi của Hunter, con trai ông Biden, đã tiết lộ việc gia đình Biden tham gia vào một kế hoạch hối lộ liên quan đến các công ty Trung Quốc, ngoài ra nó còn tiết lộ việc Hunter sử dụng ma túy, có hành vi giới tính với trẻ vị thành niên, v.v.
Khi ngày càng có nhiều nội tình được tiết lộ qua ‘bê bối email’ nhà Biden, mối liên hệ giữa gia đình Biden và ĐCSTQ cũng trở thành tiêu điểm của thế giới.
Đông Phương
Theo NTD tiếng Trung
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/bac-kinh-bi-mat-khoi-dong-ke-hoach-biden-103930.html
Thái Lan : Phong trào dân chủ tiếp tục xuống đường
Thanh Hà
Một ngày sau cuộc tập hợp của hàng chục ngàn người tại thủ đô Bangkok và đã xảy ra xung đột với cảnh sát, hôm nay 18/11/2020 phong trào phản kháng Thái Lan tiếp tục kêu gọi xuống đường. Cùng lúc, Quốc Hội biểu quyết về lộ trình sửa đổi một số điều khoản trong bản Hiến Pháp.
Yêu sách của phong trào phản kháng Thái Lan vẫn là đòi tập đoàn quân sự trao trả quyền lực cho xã hội dân sự, đòi thủ tướng Chan Ô Cha phải từ chức và giới hạn quyền lực của nhà vua. Một trong số các nhà lãnh đạo của phe đòi dân chủ Thái Lan được AFP trích dẫn cho rằng « cuộc đấu tranh đã rẽ sang một khúc quanh mới, không còn chỗ cho các giải pháp thỏa hiệp ». Về phía chính phủ, phó thủ tướng Prawit Wongsuwan hôm nay kêu gọi các lực lượng an ninh « bảo vệ người tuần hành, cho dù họ thuộc phe nào đi chăng nữa ».
Hôm qua (17/11/2020), cảnh sát chống bạo động đã dùng vòi rồng và hơi cay giải tán đám đông tập hợp trước trụ sở Quốc Hội, nơi dự án cải tổ Hiến Pháp đang được thảo luận. Xung đột làm ít nhất 55 người bị thương.
Từ thủ đô Bangkok, thông tín viên Carol Isoux tường thuật về cuộc xuống đường rầm rộ của phe đòi dân chủ Thái Lan vào chiều tối qua :
« Không khí ngột ngạt đến khó thở tại khu vực chung quanh tòa nhà Quốc Hội Thái Lan. Hàng trăm quả lựu đan cay ném về phía người biểu tình. Số này tự vệ với những phương tiện sẵn có như đeo kính bơi, pha nước với kem đánh răng để làm dịu cay mắt. Một vài nhóm nhỏ cứ vài tiếng đồng hồ lại thay phiên nhau bước lên tuyến đầu. Nhiều chiếc xe cứu thương đưa nạn nhân vào các bệnh viện gần nhất dưới tiếng vỗ tay của đám đông.
MiAn, một thanh niên đang theo học ngành y tá đến đây giúp đỡ mọi người, anh đứng ở phía sau đoàn biểu tình và nói : « Giờ đây, quả bóng đang ở bên sân của chính phủ. Có hàng trăm dân biểu … Họ phải làm việc chứ. Nếu như đòi hỏi của chúng tôi là chính phủ phải từ chức và tổ chức bầu cử được thỏa mãn, thì chúng tôi sẵn sàng chấm dứt tất cả các biểu tình. Nhưng dường như phía chính phủ chỉ biết dùng bạo lực và luôn luôn là bạo lực để đáp lại những yêu sách của người biểu tình. Họ chỉ biết làm có thế thôi ».
Các va chạm đối đầu đã bắt đầu từ chiều qua với các nhóm Áo Vàng thuộc thành phần bảo hoàng cực đoan. Phe này chống đối cải tổ Hiến Pháp thu hẹp quyền hạn của nhà vua. Đây là một trong những đòi hỏi chính của phong trào sinh viên. Cảnh tượng đối đầu giữa phe bảo hoàng và những người ủng hộ cải cách làm người ta liên tưởng đến những gì đã diễn ra trước cuộc đảo chính hồi năm 2014 ».
Úc và Nhật Bản đồng ý tăng cường quan hệ quốc phòng
để đối phó với Trung Quốc
Mai Vân
Nhân cuộc hội đàm trực diện ngày hôm qua 17/11/2020 tại Tokyo, hai thủ tướng Úc và Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận cơ bản về một hiệp ước quốc phòng song phương mới, cho phép quân đội hai nước hợp tác chặt chẽ hơn. Theo nhận định của hãng tin Mỹ AP, quyết định của Úc và Nhật Bản nhằm mục tiêu đối phó với sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Trong cuộc họp báo chung, cả thủ tướng Uc Scott Morrison lẫn đồng nhiệm Nhật Bản, Yoshihide Suga, đều xác định rằng thỏa thuận mới mang tên chính thức Reciprocal Access Agreement – tạm dịch là Thỏa Thuận Tiếp Cận Hỗ Tương – sẽ cho phép quân đội hai bên hiện diện trên lãnh thổ của nhau để cùng tham gia huấn luyện và những chiến dịch hỗn hợp. qua đó tăng cường năng lực hợp tác và phối hợp tác chiến.
Đối với Nhật Bản, đây là thỏa thuận đầu tiên thuộc loại này kể từ sau thỏa thuận về sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ vào năm 1960, cho phép khoảng 50.000 lính Mỹ đến hoạt động trên lãnh thổ và xung quanh Nhật Bản trong khuôn khổ Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ.
Ông Morrison gọi thỏa thuận quốc phòng mới với Nhật Bản là một bước phát triển “mang tính bước ngoặt” đối với hai nước. Về phía Nhật, ông Suga cho biết Tokyo và Canberra là “đối tác chiến lược đặc biệt”, cùng hợp tác với nhau để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Theo thủ tướng Nhật, thỏa thuận mới thể hiện quyết tâm của hai nước “nâng hợp tác an ninh lên một tầm cao mới”.
Theo giới quan sát, thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng Úc-Nhật được thúc đẩy giữa hai nước đều là đồng minh của Mỹ vào thời điểm Trung Quốc đang tỏ rõ tham vọng bành trướng thế lực trong khu vực trong khi Mỹ đang trải qua một quá trình chuyển đổi chính quyền lộn xộn.
Dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng trong một tuyên bố chung, hai thủ tướng Suga và Morrison đã bày tỏ những mối “quan ngại nghiêm túc về tình hình” ở Biển Đông và Biển Hoa Đông và “phản đối mạnh mẽ” việc quân sự hóa các đảo tranh chấp và các hành động đơn phương khác nhằm thay đổi hiện trạng.
Theo AP, Nhật Bản cam kết duy trì và làm sâu sắc hơn quan hệ đồng minh 60 năm với Mỹ như nền tảng ngoại giao và an ninh của nước này, nhưng trong những năm gần đây, Nhật Bản đã tìm cách bổ sung khả năng quốc phòng của mình bằng cách tăng cường hợp tác với các nước khác, đặc biệt là Úc, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng các hoạt động trên biển..
Nhật Bản xem Úc gần như là một đồng minh quân sự và hai nước đã ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng vào năm 2007, thỏa thuận đầu tiên giữa Nhật Bản với một quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ. Hai quốc gia cũng đã nhất trí chia sẻ nguồn tiếp liệu quân sự vào năm 2013 và mở rộng thỏa thuận vào năm 2017 để bao gồm cả bom, đạn sau khi Nhật Bản nới lỏng các hạn chế đối với việc chuyển giao thiết bị vũ khí.