Tin khắp nơi – 17/11/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 17/11/2019

Mỹ, Hàn Quốc hoãn tập trận,

thúc đẩy đàm phán với Triều Tiên

Hoa Kỳ và Hàn Quốc hôm 17/11 tuyên bố hoãn cuộc tập trận sắp tới nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình bị đình trệ trên bán đảo Triều Tiên, theo Reuters.

Hãng tin Anh cũng nói rằng Washington đã bác bỏ chỉ trích cho rằng đây là một thành động nhượng bộ thêm nữa của Washington trước Bình Nhưỡng.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper được trích lời nói rằng quân đội Hoa Kỳ và Hàn Quốc vẫn duy trì tình trạng cảnh giác và sẵn sàng cao, dù có bước đi trên.

Ông Esper cũng bác bỏ rằng đó là một sự nhượng bộ đối với Triều Tiên, theo Reuters.

“Tôi không coi đây là một sự nhượng bộ. Tôi coi đây là một nỗ lực thiện chí nhằm thúc đẩy hòa bình”, ông Esper nói với các phóng viên, với người đồng nhiệm Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo đứng bên.

“Tôi nghĩ rằng việc tạo ra thêm không gian để các nhà ngoại giao của chúng tôi đạt được một thỏa thuận về việc phi hạt nhân hóa bán đảo là điều rất quan trọng”.

Tin cho hay, nếu không bị hoãn, các cuộc tập trận dự kiến diễn ra trong những ngày tới.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-ho%C3%A3n-t%E1%BA%ADp-tr%E1%BA%ADn-th%C3%BAc-%C4%91%E1%BA%A9y-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-v%E1%BB%9Bi-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn/5169575.html

 

Mỹ nói Hàn Quốc đủ giàu

để trả thêm tiền cho binh sĩ Mỹ

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm thứ Sáu nói đồng minh lâu năm Hàn Quốc phải trả thêm chi phí cho việc duy trì binh lính Mỹ trên lãnh thổ nước này.

“Chúng ta có một liên minh rất vững mạnh, nhưng Hàn Quốc là một quốc gia giàu có và có thể và nên trả nhiều hơn để giúp bù đắp chi phí phòng thủ,” ông Esper nói trong một cuộc họp báo chung với người đồng cấp Hàn Quốc, Jeong Kyeong-doo.

Ông Esper nói rằng mặc dù Hàn Quốc đã cung cấp “sự hỗ trợ khá đủ trong quá khứ,” nhưng điều quan trọng cần chỉ ra là “phần lớn số tiền đó vẫn ở đây tại đất nước này – hơn 90% số tiền đó vẫn ở lại Hàn Quốc, Nó không đến Mỹ.”

Số tiền mà Hàn Quốc chi trả cho sự hiện diện của khoảng 28.000 binh sĩ Mỹ thay đổi theo năm tháng. Năm nay, con số này lên tới gần 1 tỉ đôla.

Tin tức ở Hàn Quốc cho biết chính quyền Trump đang đòi tăng gấp năm lần khoản tiền đóng góp của Hàn Quốc, lên khoảng 4,7 tỉ đôla cho năm 2020, dù ông Jeong từ chối xác nhận con số này. Ông nói đất nước của ông sẵn sàng trả một khoản “công bằng và hợp lí.”

Phát biểu trước báo giới hôm thứ Tư khi bay tới Seoul, ông Esper từ chối đưa ra con số nhưng cho biết chính quyền Trump đã yêu cầu “tăng đáng kể” các khoản đóng góp của Hàn Quốc.

Tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu, ông Esper cho biết các đòi hỏi của Mỹ về việc gánh thêm chi phí quốc phòng hơn không chỉ áp dụng với Hàn Quốc mà còn các đồng minh và đối tác trên toàn cầu. Tổng thống Trump lâu nay cáo buộc các đồng minh của Mỹ ở Châu Âu và Châu Á là những kẻ ăn bám và đặt câu hỏi tại sao Mỹ vẫn giúp phòng thủ các nước này.

Các cuộc thương thuyết với Seoul về chia sẻ chi phí cho năm 2020 là một trong những vấn đề gây khó chịu lớn cho liên minh, bắt đầu từ Chiến tranh Triều Tiên năm 1950-53 khi Mỹ và các quốc gia khác can thiệp sau khi Triều Tiên xâm lược miền Nam.

https://www.voatiengviet.com/a/my-noi-han-quoc-du-giau-de-tra-them-tien-cho-binh-si-my/5168897.html

 

Áp lực cho thượng đỉnh Mỹ – Triều

Triều Tiên “đang chờ quyết định can đảm của Mỹ với sự kiên nhẫn”, sau khi ra thời hạn đến cuối năm để Washington đưa ra các đề xuất mới.

Tờ Choson Sinbo (được xem là “cơ quan ngôn luận” của CHDCND Triều Tiên tại Nhật) hôm qua đăng bài xã luận cho rằng cơ hội đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ không còn nếu hai bên trong năm nay không tổ chức được cuộc gặp lần 3 giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un.

Theo đó, Triều Tiên “đang chờ quyết định can đảm của Mỹ với sự kiên nhẫn”, sau khi ra thời hạn đến cuối năm để Washington đưa ra các đề xuất mới.

Trong khi đó, Reuters hôm qua dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Engel kêu gọi nước này đàm phán “rất cứng rắn” với Triều Tiên vì ông không tin rằng một cuộc gặp thượng đỉnh nữa có thể thúc đẩy nỗ lực giải giới hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Theo ông, Tổng thống Trump chỉ nên gặp lại nhà lãnh đạo Triều Tiên khi thấy có cách tích cực để nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân và khả năng chế tạo lại.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/31478-ap-luc-cho-thuong-dinh-my-trieu.html

 

Bộ trưởng Mỹ ‘quan ngại’

thâm hụt thương mại 40 tỷ đôla với VN

Viễn Đông

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross mới bày tỏ “quan ngại” ngay tại Hà Nội về mức thâm hụt thương mại hàng chục tỷ đôla với Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên một thành viên nội các Mỹ lên tiếng ngay tại Việt Nam về mức thâm hụt trị giá hàng chục tỷ đôla, sau khi Tổng thống Trump hồi tháng Sáu năm nay cáo buộc Việt Nam là quốc gia “lợi dụng tồi tệ nhất” trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ.

“Trong vòng 25 năm qua, thương mại giữa hai quốc gia đã tăng trưởng theo cấp số nhân. Hàng hóa Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam đã tăng hơn bốn lần trong vòng một thập kỷ qua, đạt 10 tỷ đôla năm 2018. Và Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho hàng hóa của Việt Nam”, ông Ross phát biểu hôm 8/11 trong bữa tiệc trưa do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Tập đoàn BRG đồng tổ chức, nhân chuyến thăm Việt Nam.

“Tuy nhiên, chúng tôi quan ngại về thâm hụt thương mại 40 tỷ đôla. Chúng tôi muốn làm việc với chính phủ Việt Nam để giảm mức thâm hụt thương mại này”.

XEM THÊM:

Mỹ, Anh và Đức ra ‘cảnh báo đỏ’ về ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng từng phản hồi với VOA tiếng Việt về chỉ trích của ông Trump, nói rằng chính quyền Hà Nội đang “thúc đẩy nhập khẩu các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu” cũng như “cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn hoạt động tại Việt Nam.”

Theo Cơ quan Thống kê của Hoa Kỳ, thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam vượt quá 20 tỷ đôla kể từ năm 2014 và tính tới tháng Chín năm nay, đã tăng lên mức gần 41 tỷ đôla.

Theo cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ ở Hà Nội, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink hôm 7/11 đã chào đón phái đoàn thương mại do ông Ross dẫn đầu, với sự tham gia của giám đốc điều hành từ 17 công ty hàng đầu của Hoa Kỳ đến Hà Nội.

Đại sứ quán Mỹ cho biết thêm rằng chính quyền của Tổng thống Trump “vẫn cam kết về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, trong đó tất cả các quốc gia đều có chủ quyền, vững mạnh và thịnh vượng”, và chuyến công du một số nước Đông Nam Á của ông Ross “cũng phản ánh cam kết mạnh mẽ của Bộ trưởng trong viêc thúc đẩy sự hỗ trợ của khu vực tư nhân Hoa Kỳ nhằm phát triển cơ sở hạ tầng bền vững và dựa trên cơ chế thị trường”.

Trong bài phát biểu tại Hà Nội, Bộ trưởng Thương mại Ross thông báo rằng vào tháng Tư năm 2020, một phái đoàn thương mại được coi là lớn nhất của Mỹ sẽ lần đầu tiên có chặng dừng chân ở Việt Nam.

Ngoài ra, ông Ross cũng lên tiếng quảng bá và kêu gọi các công ty Việt Nam cân nhắc đầu tư ở Hoa Kỳ.

“Có rất nhiều các lợi ích vô hình khác từ việc đầu tư ở Mỹ như chất lượng đời sống rất cao; sự đa dạng văn hóa…15.372 sân golf. Và quý vị sẽ không đơn độc: Có 2,1 triệu người Mỹ gốc Việt”, ông Ross nói.

“Hoa Kỳ cam kết vì sự thành công của Việt Nam. Chúng tôi sẽ làm việc với quý vị để gây dựng mối quan hệ sâu sắc và lâu dài với các công ty cũng như người tiêu dùng Mỹ”, Bộ trưởng Ross nói.

“Đổi lại, chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam tiếp nhận hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, và rằng cộng đồng doanh nghiệp làm việc để tạo ra các điều kiện để mọi công ty có thể thành công”.

XEM THÊM:

Mỹ và Anh cảnh báo vụ ‘nước sạch nhiễm dầu thải’ ở Hà Nội

Trong chuyến thăm Việt Nam cuối năm 2017, Tổng thống Trump đã trực tiếp mời chào lãnh đạo Việt Nam mua thiết bị quân sự của Mỹ, nhất là máy bay và tên lửa.

“Chúng tôi mong muốn nước ngài mua thiết bị từ Hoa Kỳ. Chúng tôi sản xuất thiết bị tốt nhất. Chúng tôi sản xuất máy bay và thiết bị quân sự tốt nhất. Các tên lửa thì thuộc loại không ai có thể cạnh tranh nổi”, ông Trump nói với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

“Như tôi đã nói, một quả tên lửa gần đây đã được bắn từ Yemen vào Ảrập Xêút. Và một trong những hệ thống tên lửa của chúng tôi đã bắn hạ nó… như không có chuyện gì xảy ra. Chúng tôi sản xuất các tên lửa tốt nhất trên thế giới, các máy bay [quân sự] tốt nhất trên thế giới, các máy bay thương mại tốt nhất trên thế giới”.

Tổng thống Mỹ nói tiếp rằng “vì thế, chúng tôi muốn Việt Nam mua của chúng tôi, và chúng ta phải xóa bỏ việc mất cân bằng thương mại”, mà ông Trump khi đó nói là lên tới 32 tỷ đôla.

https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-m%E1%BB%B9-quan-ng%E1%BA%A1i-th%C3%A2m-h%E1%BB%A5t-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-40-t%E1%BB%B7-%C4%91%C3%B4la-v%E1%BB%9Bi-vn/5169415.html

 

Sức khỏe TT Trump ‘rất tốt’

sau kiểm tra sức khỏe không định kỳ

Tổng thống Donald Trump nói sức khỏe ông “rất tốt” sau khi đã hoàn thành “đợt một” trong kỳ kiểm tra sức khỏe hàng năm.

Tòa Bạch Ốc xác nhận ông đã có một buổi khám sức khỏe và làm một số xét nghiệm hôm thứ Bảy 16/11 tại Trung tâm Y tế Walter Reed ở Washington.

Lần khám này không nằm trong lịch làm việc của tổng thống, và chưa có chi tiết nào về các xét nghiệm được công bố.

Cách đây 10 tháng, đợt kiểm tra sức khỏe thường niên cho thấy ông “có tình trạng sức khỏe rất tốt”.

Trong một thông cáo, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham nói các xét nghiệm mới làm được thực hiện vì vị tổng thống có một “cuối tuần rảnh rỗi” trong lịch làm việc, và ông Trump vẫn khỏe và đầy năng lượng mà không có gì phàn nàn.

“Những đồn đoán vượt quá những thông tin đầy đủ và trung thực tôi đưa ra là hoàn toàn vô trách nhiệm và nguy hiểm cho đất nước chúng ta,” bà nói thêm trong một dòng tweet.

Không có một quy định nào cho các kỳ kiểm tra sức khỏe của tổng thống, nhưng hai kỳ kiểm tra trước của ông Trump được thông báo trước và ghi lại trong lịch làm việc công chúng. Ông Trump đã tới Trung tâm Y tế Walter Reed chín lần từ khi lên nắm quyền.

Vị tổng thống 73 tuổi là người lớn tuổi nhất tuyên thệ cho nhiệm kỳ đầu, và tình trạng sức khỏe của ông Trump đã từng gây chú ý.

Trong chiến dịch tranh cử, ông công bố một lá thư nói rằng ông sẽ là “một người khỏe mạnh nhất từng được bầu làm tổng thống”. Nhưng vị bác sỹ được cho là tác giả lá thư đó nói rằng ông Trump đã tự viết bức thư này.

Các đối thủ đảng Dân chủ ra tranh cử kỳ tới cũng có độ tuổi từ 70 trở lên, và sức khỏe của họ đã trở thành một điểm được bàn tới trên con đường vận động tranh cử.

Ông Bernie Sanders phải trải qua phẫu thuật gấp tháng trước sau khi ông bị nhồi máu cơ tim.

Cựu Phó tổng thống Joe Biden, 76 tuổi, cũng cam kết sẽ công bố hồ sơ sức khỏe trước cuộc bầu cử.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-50451431

 

Dòng tweet của ông Trump

rung chấn phiên điều trần luận tội

Anthony ZurcherPhóng viên Bắc Mỹ

Những dòng tweet liên tục của ông Trump trong lúc diễn ra phiên điều trần đã làm rối loạn buổi điều trần hôm thứ Sáu

Ngày thứ hai trong phiên điều trần luận tội tổng thống công khai của Hạ viện lại một lần nữa được vén màn, và quá trình tố tụng bắt đầu với một tiếng vang chát chúa.

Hôm thứ Tư, phiên điều trần đầu tiên đã tiết lộ về một cuộc điện thoại giữa Tổng thống Donald Trump và Đại sứ Hoa Kỳ tại EU Gordon Sondland. Và trong cuộc điện thoại này, tổng thống có thể đã hỏi về các cuộc điều tra Ukraine đối với cha con cựu tổng thống Joe Biden.

Sau đó sự việc có thêm diễn biến mới khi vào thứ Sáu Nhà Trắng công bố nội dụng cuộc điện đàm đầu tiên giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Thêm vào đó là một dòng tweet của ông Trump khiến đảng Cộng hòa khuấy đảo.

Điều tra luận tội Trump: Cố vấn tổng thống đã ‘nói dối’ Quốc hội

Cú điện thoại tình cờ có thể bất lợi cho Trump ra sao?

Blogger Mẹ Nấm kể chuyện gặp Tổng thống Donald Trump

1. Lãnh đạo chuyên “tweet”

Dùng những ngôn từ thẳng thắn, giật gân, ông Trump đã khoe rằng những hành vi của ông với tư cách tổng thống là kiểu cách của “tổng thống thời hiện đại”. Nếu vậy, chào mừng bạn đến một phiên điều trần luận tội tổng thống hiện đại.

Khi cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine Marie Yovanovitch ngồi làm chứng và khai báo hơn một giờ đồng hồ thì ông Trump bắn ra hàng loạt tweet. Ông đặt nghi vấn về năng lực của bà đại sứ, nói rằng tổng thống Ukraine đã có những tuyên bố bất lợi về bà và chỉ ra rằng ông có quyền sa thải các nhà ngoại giao theo ý muốn.

Điều làm cho khoảnh khắc này trở thành lịch sử là khi Chủ tịch Ủy ban Adam Schiff đã cho Yovanovitch một cơ hội để bác bỏ các dòng tweet của tổng thống gần như trong thời gian thực.

Đảng Dân chủ đã mô tả hành vi của tổng thống là một hình thức “uy hiếp nhân chứng” (witness intimidation). Và đây là cuộc tấn công mới nhất của tổng thống chống lại một trong những nhân viên chính phủ của mình.

Đảng Cộng hòa, vốn được biết là có chiến lược tránh trực tiếp làm mất danh tiếng của một nhà ngoại giao lâu năm, được kính trọng, lại thấy một tổng thống của đảng mình đảo lộn các quy tắc.

“Tôi không đồng ý với các dòng tweet,” Nữ nghị sĩ đảng Cộng hòa Elise Stefank nói với một phóng viên trong giờ nghỉ.

“Tôi nghĩ Đại sứ Yovanovitch là một công chức, giống như nhiều công chức khác cống hiến cho Hoa Kỳ ở nước ngoài.”

Mike Conaway, một đảng viên Cộng hòa khác trong ủy ban, nói rằng những dòng tweet của tổng thống Trump là “không phải là điều tôi sẽ làm”.

Hôm thứ Tư, Nhà Trắng cho biết tổng thống không theo dõi các phiên điều trần luận tội. Nhưng vào phiên thứ hai, ông Trump có vẻ đã theo dõi toàn bộ.

Những dòng tweet của ông đã trở thành chủ đề quan tâm lớn của phiên điều thứ hai, giúp nhấn mạnh tuyên bố của bà Yovanovitch rằng chính tổng thống là động lực khiến bà bị sa thải.

Tại sao Ukraine rất quan trọng đối với Hoa Kỳ

Clinton ‘chịu áp lực rất lớn’ để tranh cử năm 2020

Bầu cử 2020: Tỷ phú Michael Bloomberg muốn thách thức Trump

Ông Trump có thể không ở trong phòng điều trần, nhưng sự hiện diện của ông rất rõ rệt.

2. Bí ẩn nội dung cuộc hội đàm Trump-Zelensky

Vào sáng thứ Năm, Nhà Trắng đã công bố nội dung cuộc điện đàm đầu tiên giữa ông Trump với Tổng thống Ukraine Zelensky vào 21/4.

Ông Trump chúc mừng ông Zelensky thắng cử và đề xuất khả năng chuyến thăm Nhà Trắng.

Ông Zelensky mời ông Trump tới dự lễ nhậm chức ở Kyiv và hứa hẹn các món ăn ngon và lòng hiếu khách. Ông Trump đã đồng ý, nói về những trải nghiệm của ông với Ukraine khi còn là một nhà tổ chức các một cuộc thi sắc đẹp.

Tuy nhiên, khi Nhà Trắng công bố bản tóm tắt về cuộc nói chuyện này hồi tháng 4, nó lại vẽ ra một bức tranh khác.

Bản tóm tắt hồi tháng 4 viết rằng ông Trump “nhắc đến” cuộc bầu cử ở Ukraine đã được tiến hành theo một quy trình công bằng và cởi mở. Và ông Trump đã “nhấn mạnh sự ủng hộ không ngừng của Hoa Kỳ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.

Bản tóm tắt còn cho rằng ông Trump đã nói với ông Zelensky rằng hai người sẽ hợp tác với nhau “để thực hiện các cải cách nhằm củng cố nền dân chủ, tăng cường thịnh vượng và thoát khỏi tham nhũng”.

Những điều đó không xảy ra, như bản nội dung cuộc điện đàm vừa công bố cho thấy.

Và điều này đặt ra câu hỏi tại sao ông Trump không nói về vấn đề tham nhũng hay thể hiện sự ủng hộ đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine đặc biệt là đối với lịch sử sai phạm của chính quyền Ukraine và việc Nga hỗ trợ cho quân nổi dậy chống lại Ukraine ở khu vực biên giới phía đông nước này.

Bản tóm tắt công bố hồi tháng 4 có thể là những gì nhóm chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ muốn tổng thống nhấn mạnh, nhưng ông đã không làm thế.

Sự khác biệt giữa bản tóm tắt cuộc gọi với Tổng thống Ukraine hồi tháng 4 và nội dung cuộc trò chuyện vừa công bố hôm thứ Năm, có thể khiến nhiều người Mỹ – và các nhà lãnh đạo nước ngoài – nghi ngờ về những tài liệu do chính Nhà Trắng công bố.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-50449973

 

Viên chức ngân sách Tòa Bạch Ốc cho biết

 “quyết định hoãn viện trợ quân sự cho Ukraine

là điều bất thường”

Hôm thứ bảy (ngày 16 tháng 11), trong một phiên điều trần kín của cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump, một viên chức ngân sách Tòa Bạch Ốc lâu năm cho biết quyết định hoãn viện trợ quân sự cho Ukraine vào giữa tháng 7 năm nay là  điều “rất bất thường.”

Lời khai từ ông Mark Sandy, một viên chức của Văn phòng Cai Quản và Ngân sách (OMB), là người đầu tiên từ OMB ra làm chứng trong cuộc điều tra luận tội, dường như đã xác nhận rằng quyết định giữ lại gần 400 triệu Mỹ kim tiền viện trở của chính quyền Tổng thống Trump có mục tiêu chính trị.

Ông Sandy, phó giám đốc phụ trách các chương trình an ninh quốc gia tại OMB, cho biết ông đã được hướng dẫn ký vào văn bản phân bổ tiền viện trợ đầu tiên trong số những văn bản yêu cầu các viên chức ngân sách chính thức thông qua quá trình hoãn viện trợ.

Theo tin từ báo Washington Post, các nhân chứng khác cho biết ông Sandy đã ký văn bản nói trên vào ngày 25 tháng 7 – cùng ngày Tổng thống Trump có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, và một tuần sau khi OMB thông báo rằng tiền viện trợ sẽ được hoãn lại theo lệnh của Tòa Bạch Ốc. Chữ ký của ông xếp ông Sandy, là ông Michael Duffey, cũng xuất hiện trong các văn bản khác.

Lời khai của ông Sandy không làm sáng tỏ liệu Tổng thống Trump có sử dụng viện trợ quân sự để buộc Ukraine điều tra ông Joe Biden  hay không. Tuy nhiên, điều này cho thấy tuyên bố của Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc tạm thời Mick Mulvaney rằng việc hoãn lại viện trợ cho các quốc gia ngoại quốc “xảy ra rất thường xuyên” là không chính xác.

Cho đến nay, các Ủy ban Hạ viện đã được nghe lời khai từ 17 nhân chứng, 11 người trong số họ đã hoặc được dự kiến sẽ tham gia điều trần trong những ngày tới. Những nhân chứng này bao gồm các viên chức đến từ Bộ Ngoại giao, Ngũ Giác Đài, Hội đồng An ninh Quốc gia và Văn phòng Phó Tổng thống. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/vien-chuc-ngan-sach-toa-bach-oc-cho-biet-quyet-dinh-hoan-vien-tro-quan-su-cho-ukraine-la-dieu-bat-thuong/

 

Bà Nancy Pelosi bác bỏ lập luận

cho rằng Tổng thống trump chưa có cơ hội

để trình bày trong cuộc điều tra luận tội

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi bác bỏ tuyên bố của đảng Cộng Hòa cho rằng Tổng thống Trump chưa có cơ hội trình bày trong cuộc điều tra luận tội.

Trong cuộc phỏng vấn trên chương trình “Face The Nation” của đài CBS News, bà Pelosi cho biết Tổng thống Trump có thể đến trước  các ủy ban Hạ viện dẫn đầu cuộc điều tra để nói ra sự thật nếu ông muốn,  và tổng thống  “có rất nhiều cơ hội để làm việc này.”

Ủy ban Tình báo Hạ viện đã bắt đầu tổ chức các phiên điều trần công khai đầu tiên về cuộc điều tra luận tội, và các ủy ban hỗn hợp cũng đã tiến hành nhiều phiên điều trần kín về cuộc điện đàm vào ngày 25 tháng 7 giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Ukraine, trong đó Tổng thống Trump buộc Ukraine phải mở cuộc điều tra về cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

Tổng thống Trump và Đảng Cộng Hòa đã lập luận rằng tổng thống nên được phép gặp và nói chuyện cùng người tố giác đã viết đơn khiếu nại về cuộc điện đàm nói trên. Tuy nhiên, bà Pelosi nói rằng bà nói rằng  “Tổng Thống không thể đe dọa người tố giác.”

Bà Pelosi cũng cho biết thêm rằng có nhiều khả năng nhiều nhân chứng khác sẽ được triệu tập tại các phiên điều trần công khai trong tương lai, và bà không chắc rằng những phiên điều trần mở sẽ kéo dài trong bao lâu vì “điều này phụ thuộc vào Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện.” (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/ba-nancy-pelosi-bac-bo-lap-luan-cho-rang-tong-thong-trump-chua-co-co-hoi-de-trinh-bay-trong-cuoc-dieu-tra-luan-toi/

 

Cập nhật đàn hặc

Tuần qua, đàn hặc TT Trump bước qua giai đoạn mới: điều trần công khai. Bình mới rượu cũ, vẫn là phiên tòa cuội một chiều.

Vài ngày điều trần công khai đã cho thiên hạ thấy vài chuyện quái lạ nhất:

1- Chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Adam Schiff từ chối không cho phe CH đòi anh thổi còi và anh Hunter Biden, con cụ Biden, ra trước Hạ Viện điều trần. Trong biểu quyết của Hạ Viện chính thức mở cuộc đàn hặc, phe DC lớn lối ghi rõ ràng phe thiểu số CH có toàn quyền đòi bất cứ ai ra điều trần, cho có vẻ công bằng. Nhưng yêu cầu này lại hoàn toàn tùy thuộc chủ tịch ủy ban chấp nhận hay không, và dĩ nhiên là ông này bác ngay, chỉ chấp nhận cho người ‘phe ta’ điều trần nêu những điểm bất lợi cho TT Trump thôi.

Thế mới nói khi một phiên tòa chỉ gọi những nhân chứng ‘phe ta’ ra công kích TT Trump trong khi cấm chỉ nhân chứng ‘phe địch’ ra bào chữa cho ông Trump thì nghe hao hao giống các vụ đấu tố trí phú địa hào của VC năm xưa, chỉ lôi bần cố nông ra tố địa chủ mà địa chủ cấm cãi và cũng cấm không ai được bênh.

2- Tất cả những điều trần đều toàn là tin đồn. Không có một người nào trực tiếp gặp TT Trump hay chính tai nghe/nhận/đọc chỉ thị trực tiếp từ TT Trump.

Một dân biểu DC, Mike Quigley của Chicago, ý thức rõ toàn là ‘tin đồn’ nên vội thanh minh thanh nga rất lạ lùng là “trên thực tế, tin đồn có thể có giá trị luận tội mạnh hơn là bằng chứng cụ thể”. Chỉ cần có tin đồn là thành thủ phạm rồi. Công lý của đảng DC tân thời.

Thượng nghị sĩ CH Lindsey Graham tuyên bố ngay nếu ông thổi còi không ra điều trần trước Hạ Viện hay Thượng Viện thì coi như việc biểu quyết truất phế TT Trump đã chết trong trứng nước tại Thượng Viện. Vui nhất là ông Schiff đã bất ngờ trả lời ông không biết ông thổi còi là ai trong khi cũng chính ông Schiff đã nhìn nhận anh thổi còi đã ‘tham khảo ý kiến’ ông trước khi gửi báo cáo thổi còi cho tổng thanh tra Tình Báo. Ai tin ông Schiff xin giơ tay!

Tin mới: một dân biểu CH, ông Dan Bishop đã công khai nêu tên anh Eric Ciamarella là anh thổi còi. Tên anh này đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng chưa bao giờ được xác nhận một cách chính thức. Anh này là cựu nhân viên CIA được biệt phái qua làm việc tại Tòa Bạch Ốc một thời gian ngắn. Điểm đáng chú ý là anh này là một loại ‘hoạt động viên’ –activist- của đảng DC rất thân cận với cụ Biden và bà Pelosi. Hiển nhiên là một thành viên tích cực của Nhà Nước Ngầm chống Trump.

Tổng Thanh Tra Tình Báo cũng đã nhận được một ‘khiếu nại’ là anh thổi còi đã vi phạm luật khi tìm cách gây quỹ cho chính mình qua một trương mục ‘GoFundMe’, trên nguyên tắc để giúp anh có tiền trả luật sư bảo vệ anh ta. Theo luật, anh này còn đang là công chức, không có quyền đi gây quỹ riêng kiểu này. Cho đến nay, anh ta đã nhận được hơn 200.000 đô. Cố tình khui tin phịa để kiếm tiền sao? Cũng là một ý kiến hay.

Chuyện đáng bàn cho vui: đảng DC mở đầu cuộc điều tra vì tội ‘quid pro quo’ của TT Trump, tức là tội đổi chác. Báo Washington Post viết bài kêu gọi DC bỏ cái tội đó đi vì đó là tiếng La-Tinh, hầu hết dân Mỹ không hiểu nên không trách TT Trump, nên thay thế bằng một tội danh tiếng Anh cho dân hiểu. Thế là bây giờ, không còn ai nói đến ‘quid pro quo’ nữa. Bà Pelosi bây giờ gọi là tống tiền –extortion- hay hối lộ -bribery-, đổi viện trợ lấy điều tra cụ Biden, là chuyện có lợi cho cá nhân TT Trump.

Có thể dễ hiểu hơn thật, nhưng vấn đề là dân Mỹ nghe extortion hay bribery là nghĩ ngay đến chuyện tiền bạc hối lộ mà ở đây TT Trump chẳng nhận được một xu nào. Khiến dân Mỹ rối trí thêm thôi. Đúng là đảng DC đang loay hoay trong ngõ cụt!

Tin giờ chót: TT Trump giải mật cuộc điện đàm đầu tiên của ông với TT Zelensky của Ukraine. Trong đó, có đoạn ông nói rõ ràng sẽ vui mừng được gặp TT Zelensky tại Tòa Bạch Ốc. Chẳng có ai nói gì về điều kiện nào hết. Điều này đi ngược lại tố giác của các ‘nhân chứng’ phe DC đã đưa ra trước Hạ Viện, khi họ nói “họ nghe tin đồn TT Trump chỉ chịu gặp TT Zelensky nếu ông này mở lại cuộc  điều tra về cha con cụ Biden”. Lại một fake news bị lòi ra.

 

Chuyên gia bình luận về đàn hặc

Vì kẻ này ngu si, chưa một ngày học luật không kể luật lái xe, nên không dám lạm bàn, chỉ xin trích lại vài ý kiến của các chuyên gia luật thứ thiệt, không phải là kỹ sư, tiến sĩ hay bác sĩ chuyên chữa cảm cúm mù tịt về luật hay chính trị nhưng vẫn thích bàn chuyện luật và chính trị.

Chuyên gia luật Jonathan Tobin, chủ bút The Jewish News Syndicate, nhận định muốn công bằng và chính danh, cha con cụ Biden phải bị gọi ra điều trần. Sẽ thật là một chuyện vô lý nếu không muốn nói là mờ ám khi đầu mối của việc truy tố TT Trump là việc ông đòi điều tra cha con cụ Biden, mà bây giờ lôi TT Trump ra đàn hặc mà lại không cho thiên hạ biết nguyên nhân từ đâu xẩy ra vụ lộn xộn này, tại sao TT Trump đòi điều tra cụ Biden, đòi hỏi của Trump có chính danh không hay chỉ có lợi cá nhân như phe DC tố giác?

Công tố Kenneth Starr, người đã truy tố TT Clinton trong vụ cô Monica, nhận định điều trần của ông Bill Taylor tuyệt đối vô giá trị trên phương diện pháp lý vì chỉ toàn là nghe qua nghe lại, và quan điểm cá nhân, không có gì cụ thể hết. Ông Starr cho biết đàn hặc lần này khác xa hai lần đàn hặc các TT Nixon và Clinton vì trong hai trường hợp này, đã có những dữ kiện cụ thể như cuốn băng của TT Nixon, những tố cáo của chính luật sư cố vấn của Nixon, ông John Dean, hay cái áo đầm của cô Monica trong trường hợp TT Clinton.

Trong một bài bình luận dài trên tập san TIME, công tố Robert Ray (người kế nhiệm công tố Kenneth Starr) đã phê bình cuộc đàn hặc TT Trump hiện nay cũng hoàn toàn không có một căn bản pháp lý chính danh nào hết. Theo ông Ray, cho đến nay, Hạ Viện đã lôi ra điều trần 3 người gọi là nhân chứng cột trụ -star witnesses- nhưng cả 3 chưa ai đưa ra được một bằng chứng cụ thể nào là TT Trump đã vi phạm bất cứ luật gì. Cả 3 đều chỉ đưa ra quan điểm của họ chứ không phải dữ kiện, đặc biệt là vụ đổi chác quân viện, khi số tiền đó đã được giải ngân trọn vẹn dù Ukraine không mở lại cuộc điều tra về cha con cụ Biden, trong khi chính phủ Ukraine [tổng thống, ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc Phòng Ukraine] khẳng định đã chẳng có áp lực hay đổi chác gì, như vậy, đâu là đổi chác, đâu là tội? Nếu nói về quan điểm thì Hạ Viện có thể lôi 65 triệu người không bầu cho TT Trump ra làm nhân chứng chống Trump.

Cựu công tố Jeffrey Toobin, chuyên gia luật của CNN nói rõ dữ kiện thật -factual statement- là chuyện chỉ là những tin đồn mà không có gì là bằng chứng cụ thể hết, và tất cả những nhân chứng đã điều trần, chưa một người nào đã gặp, nói chuyện với TT Trump.

Báo The American Spectator đã có một bài dài rất đáng lưu ý của nhà báo Donald Elliot. Theo ông Elliot, TT Trump đang bị truy tố vì muốn đổi chác vì tư lợi: viện trợ quân sự cho Ukraine đổi lấy việc điều tra cụ Biden là đối thủ chính trị trong cuộc bầu cử. Ông Elliot nhận định chính PTT Biden cũng đã làm chuyện này, mà còn tệ hơn và lộ liễu hơn TT Trump nhiều khi cụ với tư cách phó tổng thống đã bay qua tận Ukraine, công khai bắt Ukraine phải sa thải Chánh Công Tố đang điều tra con của cụ, nếu không Mỹ sẽ không cho Ukraine vay một tỷ đô [xin nhắc lại, đây là chuyện chính miệng PTT Biden khoe, không phải VL phịa đâu]. Việc làm của PTT cũng là lạm dụng tư cách phó tổng thống –để bảo vệ nồi cơm của ông con. Cũng là chuyện đổi chác vì tư lợi. Ông con cụ Biden được Burisma mời làm thành viên Hội Đồng Quản Trị trả 83,333 đô mỗi tháng trong 46 tháng [theo tài liệu chính phủ Ukraine mới chính thức công bố] mà chẳng ai biết anh ta làm gì. Như vậy tại sao việc làm của PTT Biden thì ô-kê mà việc làm của TT Trump –nếu có- thì lại phải đàn hặc?

Theo ông Elliott, muốn công bằng thì cũng phải đàn hặc cụ Biden luôn. Dĩ nhiên là cụ Biden đã không còn là PTT rồi, nhưng nếu đàn hặc và bị kết tội thì cụ Biden sẽ bị cấm không được giữ một trách nhiệm quan trọng nào nữa, nghĩa là sẽ không được ra tranh cử tổng thống nữa, hay nếu đã được bầu rồi thì Thượng Viện sẽ biểu quyết truất phế hay không.

Một bà không phải chuyên gia mà là dân biểu DC nhí, Ocasio–Cortez đã nói thẳng thừng “đàn hặc cần thiết để cản không cho TT Trump tái đắc cử năm tới”. Sự thật đến từ miệng trẻ con?

 

Một kịch bản lạ

Báo Washington Post dưới cây bút Hugh Hewitt đã đưa ra một kịch bản độc đáo, theo đó Thượng Viện có thể chấm dứt tấn tuồng đàn hặc cuội của Hạ Viện rất dễ đàng và hoàn toàn chính danh.

Theo thủ tục của Thượng Viện, trong trường hợp Hạ Viện biểu quyết đàn hặc TT Trump, Thượng Viện sẽ phải có phiên xử để lấy quyết định truất phế TT Trump hay không. Tuy nhiên, vẫn theo thủ tục của Thượng Viện, trước khi có phiên xử này, Thượng Viện phải biểu quyết có thảo luận về vấn đề này hay không. Khi TT Clinton bị đàn hặc, Thượng Viện đã nhất loạt biểu quyết 100% có phiên xử, không ai phản đối, để rồi sau đó TT Clinton không bị truất phế vì không đủ túc số 67 phiếu.

Bây giờ trước khi ’xử án’ TT Trump, Thượng Viện cũng phải lấy biểu quyết để mở phiên xử. Vấn đề là chỉ cần một thượng nghị sĩ (Lindsey Graham?) phản đối là sẽ kích động lên thủ tục gọi là ‘filibuster’, tức là câu giờ, kéo dài tranh luận vô hạn định cho đến khi có ít nhất 60 thượng nghị sĩ biểu quyết chấm dứt tranh luận thì mới đi đến biểu quyết. Phe DC hiện nay chỉ có 47 phiếu, nghĩa là sẽ cần 13 nghị sĩ CH bỏ đảng mới chấm dứt việc câu giờ được. Thực tế, phe chống TT Trump sẽ rất khó có thể có đủ túc số 60 phiếu này, nghĩa là sẽ không chấm dứt cuộc tranh luận được và phiên họp sẽ chết trong trứng nước tại Thượng Viện.

Lãnh tụ phe đa số CH tại Thượng Viện cũng có thể áp dụng chiêu võ của cựu lãnh tụ DC tại Thượng Viện, Harry Reid, hủy bỏ thủ tục filibuster, ra quyết định chỉ cần 51 phiếu là đủ để biểu quyết không mở phiên xử. Hiện nay đảng CH có 53 phiếu, dư phiếu, nhưng nếu có 3 thượng nghị sỉ ‘bỏ đảng’ (Mitt Romney, Lisa Murkowsky và Susan Collins?) thì phe CH sẽ chỉ còn 50 phiếu. Trong trường hợp này PTT Pence sẽ cấp lá phiếu thứ 51 để xù toàn bộ vụ đàn hặc cuội.

Nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng thực tế chính trị là nếu làm vậy, phe CH sẽ bị đả kích mạnh, trong khi cứ đường đường có phiên xử rồi không đủ phiếu để truất phế nghe chính danh hơn.

Lãnh tụ khối đa số CH tại Thượng Viện cũng đã cho biết nếu Thượng Viện có phiên xử thì tất cả các thượng nghị sĩ phải có mặt để tham gia các cuộc thảo luận và biểu quyết, kể cả các vị đang tranh cử tổng thống cũng phải chấm dứt việc vận động, có thể sẽ kéo dài cả vài tháng. Nếu không thì ông sẽ cho biểu quyết không có phiên tòa.

Không rõ phán quyết này có đúng thủ tục và thi hành được không. Nếu được thì các ứng cử viên tổng thống như Bernie Sanders, Elizabeth Warren, Kamala Harris, Cory Booker, sẽ phiền to. Hoặc là phải bỏ vận động, hay sẽ không có phiên tòa, hay có phiên tòa thì cũng không đủ túc số truất phế. Đường nào phe DC binh cũng lủng!

Nghĩ cho cùng, đàn hặc TT Trump là một chuyện thật quái lạ. Cả 3 bên, TT Trump, CH và DC đều biết đàn hặc sẽ chẳng thể nào bứng TT Trump được, mà quái lạ thay, cả ba bên đều muốn đàn hặc. TT Trump thì nghĩ đàn hặc sẽ khích động cử tri của mình hăng hái đi bầu cho mình. Phe CH muốn cho thiên hạ thấy tính phe đảng thô bạo của DC đồng thời lái dư luận ra khỏi các ứng cử viên tổng thống của đảng DC. Và phe DC cũng muốn đàn hặc để tiếp tục tấn công TT Trump giúp các ứng cử viên quá yếu của họ.

 

Cập nhật bầu cử

Chính trường Mỹ tiếp tục bị chi phối hoàn toàn bởi vụ đàn hặc cuội, trong khi tin tức về cuộc tranh cử tổng thống bị lu mờ hẳn.

Dường như là triệu chứng khá rõ là đảng DC đã ‘bỏ cuộc’, chấp nhận chịu thua TT Trump trong vụ bầu bán này, nên chuyển sách lược qua việc hạ TT Trump bằng đàn hặc.

Sự yếu kếm của các ứng cử viên DC hiện nay đã đưa đến vài sự kiện đáng nói:

–     Tỷ phú Michael Bloomberg, cựu thị trưởng New York đã đánh tiếng ông sẽ ra tranh cử;

–     Ông Deval Patrick, cựu thống đốc Massachusetts cũng muốn ra tranh cử;

–     TT Obama đã giữ im lặng, không ủng hộ hay chống bất cứ ứng cử viên nào, kể cả cụ phó của ông trước đây;

–     Bà Hillary ‘than phiền’ đang bị áp lực nặng nề phải ra tranh cử để cứu đảng DC.

Phân tách những sự kiện trên, các chuyên gia cho rằng khuynh hướng đại đa số ôn hòa trong đảng DC đang lo sự thành công của cụ bà xã nghĩa Warren, trong khi họ nhìn thấy rõ cụ Biden đã bất lực không cản được bà Warren, càng ngày càng bị bà này lấn lướt. Do đó, họ đang thúc tỷ phú Bloomberg ra thay thế cụ Biden. Mặt khác đảng DC cũng nhận thấy dường như khối cử tri lớn và trung kiên nhất của đảng DC, khối dân da đen, đã một mặt không chấp nhận các cụ Sanders, Warren mà cũng chống thị trưởng Buttigieg (là người đã từng cách chức một cảnh sát trưởng da đen trong một vụ xung đột trắng đen tại tỉnh của ông trước đây) trong khi không hồ hởi lắm với cụ Biden, do đó muốn thúc ông Patrick là người da đen ra tranh cử.

Dù sao thì tin về các ông Bloomberg và Patrick và bà Hillary vẫn chưa đâu vào đâu (khi bài này được viết), chỉ mới là loại bong bóng thăm dò phản ứng của dư luận.

Việc TT Obama im lặng không lên tiếng hậu thuẫn cụ Biden mang rất nhiều ý nghĩa. Có thể là TT Obama không tin ông Biden sẽ chiến thắng nên không muốn mất uy tín ủng hộ một người sẽ thất bại. Trong khi đó, ông cũng không muốn ủng hộ hai cụ xã nghĩa Sanders và Warren vì họ thiên tả quá xa.

Theo các quan sát viên, chuyện đáng ngạc nhiên nhất là trong thời gian qua, những vụ lùm xùm về Ukraine và đàn hặc dường như chẳng có một ly ảnh hưởng gì đến tỷ lệ hậu thuẫn của TT Trump hết.

Trong khi đó, những thăm dò mới nhất cho thấy ‘chị ‘ Buttigieg đã nhẩy lên hàng đầu tại Iowa, trong khi bà Kamala Harris tuột xuống dưới 1% tại New Hampshire.

Về phiá CH, cựu thống đốc và dân biểu Mark Sanford đã rút lui không chạy đua cùng TT Trump nữa. Nhắc lại, buổi ‘lễ’ ra mắt của ông Sanford chỉ có đúng một nhà báo và anh phụ tá quay phim tham dự, không có tới một người nào khác. Còn lại hai ông Bill Weld và Joe Walsh mà chẳng ai nghe hay biết hai ông này đang làm gì.

 

Bà Haley viết hồi ký

Bà Nikki Haley vừa cho phát hành hồi ký mới. Bà Haley là cựu thống đốc South Carolina, được TT Trump bổ nhiệm làm đại sứ tại Liên Hiệp Quốc. Sau hai năm, bà đã từ nhiệm.

Sách mới của bà Haley tiết lộ một tin khá lạ lùng được TTDC khai thác, bôi bác triệt để ngay.

Bà Haley tiết lộ khi bà còn làm đại sứ, ngoại trưởng Rex Tillerson và chánh văn phòng John Kelly có vài điểm về chính sách không hoàn toàn đồng ý với TT Trump nên đã tìm cách vận động hậu thuẫn của bà vì bà được TT Trump tín nhiệm. Bà Haley đã không đồng ý hỗ trợ hai ông Tillerson và Kelly, trái lại, còn khuyến cáo hai ông này nếu thấy không hợp ý với TT Trump thì nên từ chức thay vì tìm đồng minh chống đối tổng thống. Bà nhắc lại TT Trump chính là người đã được người dân bầu để làm những chuyện theo ý của ông.

Trong thể chế chính trị rất dân chủ của Mỹ, không có chuyện nhất hô bá ứng, trái lại nhân viên nội các khác biệt ý kiến với tổng thống là chuyện bình thường như cơm bữa. Và khi họ không đồng ý với tổng thống, dĩ nhiên họ muốn tìm đồng minh trong nội các để tiếp tay họ thuyết phục tổng thống. Đó là sinh hoạt bình thường và lành mạnh của một chính quyền dân chủ.

Thế nhưng TTDC đã tìm cách bóp méo, xé ra cho to chuyện, chạy tin kiểu như hai ông Tillerson và Kelly rủ rê bà ‘đảo chánh’ TT Trump vậy. Trong thể chế chính trị Mỹ, không thể có chuyện nội các đảo chánh tổng thống. Cả hai ông Tillerson và Kelly đều đã bác bỏ luận điệu của TTDC bôi bác hai ông muốn ám hại TT Trump.

Anh bình loạn gia Scarborough của đài MSNBC còn ‘siêu ‘ hơn nữa, đoán mò ngay là bà Haley tung sách ra đúng lúc này với ý định lấy điểm với TT Trump, tìm cách bứng PTT Pence để bà thay thế ông trong liên danh, ra tranh cử phó tổng thống cùng với TT Trump năm tới. Cái này gọi là châm dầu vào lửa, tìm cách xào xáo gia cang.

 

Tin bà Ginsburg

Bà Ruth Bader Ginsburg, thẩm phán Tối Cao Pháp Viện đã không tham gia các cuộc thảo luận hiện giờ của TCPV vì bị đau ốm.

Bà Ginsburg hiện rất yếu, đã hai lần bị ung thư, nhưng nhất quyết không từ chức vì không muốn cho TT Trump cơ hội bổ nhiệm thêm một thẩm phán bảo thủ nữa. Không ai biết bà sẽ cầm cự được bao lâu. Tuy nhiên, cho dù bà không từ chức nhưng không tham gia thảo luận và biểu quyết của TCPV thì kết quả cũng vậy, phe ‘cấp tiến’ chỉ còn 3 phiếu trong khi phe ‘bảo thủ’ có 4, không kể ông Chánh Thẩm Phán John Robert là người bảo thủ trên căn bản, nhưng cũng nhiều lần biểu quyết theo phe cấp tiến.

TCPV hiện đang phải xử lý một vụ di dân lớn: đó là phán quyết về sắc lệnh của TT Obama cho các di dân vị thành niên khi đã vào Mỹ được ở lại, cấm không được trục xuất, thường được biết là luật DACA. TT Trump đã thu hồi sắc lệnh này, nhưng phe chống đối cho rằng TT Trump không có quyền thu hồi một sắc lệnh do tổng thống tiền nhiệm ký.

 

Dân biểu dân chủ gặp rắc rối

Bà dân biểu Rashida Tlaib gốc Palestine, một trong Tứ Quái Chiêu thiên tả cực đoan, đang bị Hạ Viện điều tra vì dường như đã vi phạm luật bầu cử khi tự ý lấy tiền trong quỹ vận động tranh cử khi bị kẹt tiền trong nhà. Việc dùng tiền vận động tranh cử cho chi tiêu cá nhân hoàn toàn bị cấm.

 

Trong khi đó, một dân biểu DC khác, ông Alcee Hastings của Florida cũng đang bị điều tra vì dường như có sách nhiễu tình dục với một phụ tá. Ông Hastings năm 1981 là thẩm phán liên bang nhưng bị Hạ Viện đàn hặc và Thượng Viện truất phế vì tội nhận hối lộ. Một chục năm sau ông Hastings, người da đen, ra tranh cử dân biểu trong một đơn vị hầu hết là da đen của Fort Lauderdale, đắc cử dân biểu. Ông Hastings là một trong những dân biểu bị dính dáng đến nhiều xì-căng-đan nhất Hạ Viện.

http://diendantraichieu.blogspot.com/p/tintuc-112019.html

 

iPhone Giả Từ Trung Quốc Mang Sang Mỹ

“Đổi Bảo Hành” Khiến Apple Thiệt Hại 6 Triệu USD

Khoảng đầu tháng 11/2019, theo tòa án quận phía Nam California, những người Trung Quốc mang iPhone giả vào Mỹ rồi đánh lừa Apple sửa chữa chúng, trả lại để bán kiếm lời đang khiến Apple phải chịu thiệt hại khoảng 6 triệu USD.

Về cơ bản, những du học sinh hay người Trung Quốc có visa học tập hay làm việc ở Mỹ sẽ nhập những chiếc điện thoại giả mạo, thường là được dựng từ những linh kiện lấy từ máy hỏng rồi đem tới Apple yêu cầu bảo hành. Khi không sửa được máy, Apple có chính sách đổi máy mới. Đây là kẽ hở mà ba anh em Zhiwei Liao, Zhimin Liao và Zhiting Liao lợi dụng để đổi hơn 10,000 chiếc máy iPhone và iPad “dựng” từ Trung Quốc sang Mỹ để đổi, sau đó nhập ngược lại về Trung Quốc bán kiếm lời.

FBI đã bắt giữ ba anh em người Trung Quốc và chuẩn bị xét xử. Tổng kết lại, Apple cho biết vụ lừa đảo khiến hãng thiệt hại 6.1 triệu USD, cả chi phí đổi trả máy mới lẫn các chi phí có liên quan như hỗ trợ khách hàng, vận chuyển, v.v… Trước đó, vào đầu năm 2019, hai sinh viên Trung Quốc học tập tại Mỹ cũng thực hiện hành vi tương tự, đem về lượng iPhone có giá trị hơn 1 triệu USD.

https://nguoivietphone.com/a11597/iphone-gia-tu-trung-quoc-mang-sang-my-doi-bao-hanh-khien-apple-thiet-hai-6-trieu-usd

 

Khủng hoảng Bolivia:

Chính quyền Cuba hồi hương bác sĩ

Minh Anh

Việc cựu tổng thống Evo Morales từ bỏ quyền lực và tỵ nạn ở nước khác vẫn không làm cho tình hình Bolivia bình ổn trở lại. Các xung đột giữa lực lượng an ninh và những người biểu tình ủng hộ cựu tổng thống Morales từ hôm thứ Sáu 15/11/2019 đã khiến tám người thiệt mạng.

Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Michelle Bachelet, ngày 17/11/2019 bày tỏ quan ngại về tình trạng trấn áp người biểu tình tại Bolivia. Trong khi đó, chính quyền La Habana, do e ngại cho an toàn của hơn 700 nhân viên y tế đang hoạt động tại Bolivia, đã quyết định cho hồi hương số kiều dân này.

Từ La Habana, thông tín viên đài RFI Domitille Piron gởi về bài phóng sự :

« Các bác sĩ Cuba đã về đến sân bay La Habana tối 17/11 như là những người hùng của đất nước. Hai trăm chuyên viên y tế Cuba đầu tiên, đã rời Bolivia, từng hoạt động ở tỉnh Gran Chaco, phía nam đất nước.

Marlon Morales, một bác sĩ nhãn khoa, tiếc là không thể thực thi nhiệm vụ đoàn kết với người dân Bolivia: ʺTôi hài lòng còn sống trở về nhà, nhưng tôi cũng cảm thấy rất buồn, buồn vì điều kiện sống mà chúng tôi phải trải qua trong những ngày qua. Chúng tôi bị hạch sách, chủ yếu là từ cảnh sát. Họ tìm cách cáo buộc chúng tôi về những chuyện không hề thuộc trách nhiệm của chúng tôi. Mục tiêu duy nhất của chúng tôi là phục vụ người dân.ʺ

ʺBị sách nhiễu và lạm dụngʺ từ chính phủ tạm quyền, đây là những nguyên nhân chính mà Cuba đã quyết định hồi hương các công dân của mình. Hiện vẫn còn 4 người bị chính quyền Bolivia giam giữ. Họ bị cáo buộc tài trợ và giúp đỡ các cuộc biểu tình bạo động, ủng hộ cựu tổng thống Evo Morales trở về Bolivia.

Đích thân bộ trưởng Y Tế, bác sĩ José Angel Portal Miranda, hôm qua đã ra sân bay đón các chuyên viên y tế hồi hương. Sau 34 năm làm việc tại Bolivia, 725 bác sĩ Cuba sắp tới sẽ hồi hương. Quyết định này được đưa ra ngay sau khi ông Evo Morales từ chức và Cuba lên án một cuộc đảo chính tại quốc gia Nam Mỹ này ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191117-khung-hoang-bolivia-chinh-quyen-cuba-hoi-huong-bac-si

 

Biểu tình áo vàng: Cảnh sát bắt hơn 100 người

 khi bạo lực trở lại Paris

Cảnh sát tại Paris bắt giữ hơn 100 người khi các cuộc biểu tình kỷ niệm một năm phong trào áo vàng phản đối chính phủ chuyển sang bạo lực.

Các cuộc biểu tình áo vàng (gilets jaunes) diễn ra trên khắp nước Pháp hôm thứ Bảy 16/11, một năm sau khi cuộc biểu tình đầu tiên nổ ra.

Hàng ngàn người xuống đường và cảnh sát Paris đã dùng hơi cay và vòi rồng.

Những người biểu tình gây ra bạo lực tồi tệ nhất mà thủ đô nước Pháp chứng kiến trong nhiều tháng.

Pháp thắt chặt an ninh sau các cuộc biểu tình Paris

Pháp đóng trường ENA để xoa dịu lòng dân

Với nhiều người mặc quần áo đen và đeo mặt nạ che mặt, những người biểu tình ở một số điểm trong thành phố đã đốt rào chắn, đập phá nhà băng, đốt thùng rác và ném sỏi đá vào cảnh sát.

Cho tới tối thứ Bày, cảnh sát Paris nói 147 người đã bị bắt trên khắp thành phố.

Các cuộc biểu tình toàn quốc nhằm gửi một thông điệp tới Tổng thống Emmanuel Macron, người mà chính phủ bị cáo buộc đã phớt lờ nhu cầu của những công dân bình thường.

Tháng 11 năm ngoái, biểu tình ban đầu nổ ra vì giá xăng tăng, nhưng sau đó phong trào phát triển để phản đối nhiều bức xúc rộng hơn, trong đó có mức lương không thay đổi, giá sinh hoạt và bất bình đẳng kinh tế.

Ông Macron tìm cách làm dịu các cuộc biểu tình với những lời hứa cắt giảm thuế, cải cách và lương hưu cao hơn, nhưng nhiều người vẫn cảm thấy ông chưa làm đủ.

“Chúng tôi tới đây cho dù Macron không thích,” những người biểu tình hô lớn khi họ diễu hành qua Paris hôm thứ Bảy.

Tinh thần nổi loạn vẫn mạnh mẽ

Phân tích của Hugh Schofield, phóng viên BBC thường trú tại Paris

Tại Place d’Italie, ở đông nam Paris, những người biểu tình lại xuống đường. Họ đốt các barrier chắn, đập phá mặt tiền một ngân hàng, bôi bẩn đài tưởng niệm Thế chiến Thứ Hai; và họ ném đá vào cảnh sát, những người đáp trả bằng rất nhiều hơi cay.

Nhiều tháng qua, ở Paris, chưa có một ngày bạo lực tới mức này liên quan tới phong trào áo vàng như hôm nay. Những người đập phá chỉ là thiểu số, nhưng những người áo vàng khác không làm gì để ngăn họ. Họ nói, nó xuống đường để cho mọi người biết họ vẫn chưa biến mất.

Các chiến thuật của cảnh sát giờ đây rất mạnh tay và có hiệu quả. Sau một năm, phe áo vàng không còn là lực lượng mạnh như trước đây, nhưng tinh thần nổi loạn vẫn còn mạnh mẽ trong nhiều người ở Pháp.

Ở những nơi khác tại Paris, người biểu tình và cảnh sát đụng độ gần Porte de Champerret, không xa Cổng Khải hoàn Arc de Triomphe.

“Chúng tôi có chút thất vọng rằng mọi chuyện lại chuyển thành bạo lực,” một người biểu tình, người đi từ đông Pháp tới Paris để xuống đường kỷ niệm một năm ngày phong trào bắt đầu.

Ngoài ra, cũng có đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát ở các thành phố khác, trong đó có Bordeaux, Nantes và Lyon.

Phần lớn sự tức giận nhắm vào Tổng thống Mr Macron, người lên nắm quyền năm 2017 và cam kết sẽ đương đầu với những người biểu tình và thực hiện cải cách kinh tế bị trì hoãn từ lâu.

Một trong những biện pháp ít được lòng dân nhất, được thực hiện không lâu sau khi ông nhậm chức, là xỏa bỏ thuế tài sản đặc biệt.

Phe biểu tình áo vàng cáo buộc ông Macron đã bảo vệ giới tinh túy Paris, đặc biệt là người giàu, trong khi phớt lờ khó khăn của người dân ở các tỉnh.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-50451427

 

Cảnh sát Paris dùng hơi cay và vòi rồng đàn áp

các cuộc biểu tình của nhóm “yellow vest”

Tin từ Paris, Pháp – Vào hôm thứ Bảy (16/11), những người biểu tình đốt xe hơi, ném đá và chai vào cảnh sát, và cảnh sát bắn hơi cay và vòi rồng tại Paris, khi các cuộc biểu tình đánh dấu ngày kỷ niệm đầu tiên của cuộc biểu tình chống chính phủ “yellow vest” bùng phát thành bạo lực.

Bộ Nội vụ cho biết tổng cộng có 28,000 người biểu tình trên khắp nước Pháp vào hôm thứ Bảy, bao gồm 4,700 người ở Paris. Con số này nhiều hơn những tuần gần đây nhưng ít hơn 10 lần so với kỷ lục 282,000 người theo ước tính cho toàn quốc vào ngày 17 tháng 11 năm 2018, được xem là ngày đầu tiên của các cuộc biểu tình.

Chính quyền cho biết tại Paris, cảnh sát bắt 124 người để thẩm vấn và 78 người đang bị giam giữ.

Những người biểu tình, nhiều người mặc đồ đen và che mặt, đập phá một chi nhánh Ngân hàng HSBC tại Place d’Italie. Họ phóng hỏa đốt các thùng rác, ném đá, chai lọ vào cảnh sát chống bạo động, và dựng lên các chướng ngại vật. Vài chiếc xe hơi bị đốt cháy. Cảnh sát đáp trả bằng hơi cay và vòi rồng.

Các cuộc đụng độ cũng nổ ra giữa những người biểu tình và cảnh sát gần Porte de Champerret, gần Arc de Triomphe, khi những người biểu tình chuẩn bị diễn hành qua thị trấn về phía Gare d’Austerlitz. Cảnh sát cũng can thiệp để ngăn vài trăm người biểu tình chiếm tuyến đường vành đai Paris.

Cảnh sát trưởng Didier Lallement của Paris hủy bỏ giấy phép đối với một cuộc biểu tình theo lịch khi cảnh sát phải đối mặt tới tình trạng bạo lực. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/canh-sat-paris-dung-hoi-cay-va-voi-rong-dan-ap-cac-cuoc-bieu-tinh-cua-nhom-yellow-vest/

 

Tổng thống Pháp thăm TQ: Củng cố quan hệ song phương

Trong chuyến thăm Trung Quốc (3-6/11), Tổng thống Macron đã hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và gặt hái các hợp đồng trị giá 15 tỷ USD. Chuyến thăm này được đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với cả Pháp và Trung Quốc.

Kết quả nổi bật

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp nhau 4 lần, thảo luận hàng loạt vấn đề về khí hậu, đa dạng sinh học, tự do thương mại và

chủ nghĩa đa phương. Chính sách ôn hòa của Tổng thống Pháp khi tới Trung Quốc, với thông điệp “đối thoại xây dựng” và “đôi bên cùng có lợi” dường như đã phát huy tác dụng.

Trong chuyến thăm, Trung Quốc và Pháp đã ký các hợp đồng trị giá 15 tỷ USD nhân chuyến thăm này của Tổng thống Pháp. Các thỏa thuận được ký bao gồm các lĩnh vực hàng không, năng lượng và nông nghiệp. Bên cạnh đó, theo tuyên bố chung, Trung Quốc và Pháp cũng tái khẳng định sự ủng hộ đối với thỏa thuận biến đổi khí hậu ở Paris, nói rằng họ coi đó là một quá trình không thể đảo ngược. Tuyên bố Pháp-Trung thể hiện sự bất bình đối với quyết định chính thức rút khỏi thỏa thuận khí hậu của chính quyền Donald Trump.

Bước tiến đầu tiên của Tổng thống Pháp trong việc “mở cửa”thị trường Trung Quốc đã được cụ thể hóa bằng những thỏa thuận và hợp đồng được ký trong chuyến thăm. Trong số những hợp đồng quan trọng, phải kể đến đơn đặt hàng 120 động cơ Leap do Safran sản xuất trị giá khoảng 1 tỷ euro (1,1 tỷ USD), và việc thành lập liên doanh giữa Saft (Total) và một nhà công nghiệp Trung Quốc để sản xuất pin lithium-ion. Tuy nhiên, Paris đã không đạt được thỏa thuận về dự án xây một nhà máy tái chế chất thải hạt nhân của Orano (trước đây là Areva) tại Trung Quốc. Hợp đồng này, ước tính trị giá khoảng 11 tỷ euro (12,2 tỷ USD), đã được đàm phán từ hơn 10 năm nay. Dù vậy, Bắc Kinh cũng nhượng bộ khi cam kết sẽ đưa ra kết luận trước ngày 31/1/2020. Một dấu hiệu đáng khích lệ khác, hai vị nguyên thủ đã cùng nhau chứng kiến lễ ký kết một thỏa thuận về công nhận lẫn nhau và bảo vệ các chỉ dẫn địa lý giữa EU và Trung Quốc. Thỏa thuận thương mại đầu tiên giữa hai bên này sẽ mang đến nhiều thuận lợi cho các nhà sản xuất nông nghiệp của EU. Thỏa thuận về bảo hộ đầu tư vẫn đang được hai bên tiếp tục đàm phán. Chủ tịch Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ cho hợp tác giữa EU và Trung Quốc, để các khoản đầu tư của Trung Quốc vào nước thứ ba thông qua dự án “Vành đai và con đường” phù hợp với tiêu chuẩn châu Âu và quốc tế.

Một bước tiến khác có thể nhắc tới, là cuộc hội đàm và họp báo chung của hai nhà lãnh đạo Pháp và Trung Quốc đã cho thấy sự thống nhất quan điểm trước chủ nghĩa đơn phương của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cả trong lĩnh vực môi trường, thương mại và vấn đề hạt nhân Iran. Hai vị nguyên thủ đã nhấn mạnh rằng Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, mà Mỹ đã chính thức thông báo rút vào ngày 4/11, là “quy trình không thể đảo ngượ”. Trong Lời kêu gọi Bắc Kinh về bảo tồn đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu được công bố nhân dịp này, cả hai nước đều khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu, để đảm bảo thực thi Hiệp định Paris “một cách toàn diện và hiệu quả”. Cùng ca ngợi chủ nghĩa đa phương, phản đối “chủ nghĩa bảo hộ và trò chơi tổng bằng không”, chỉ trích “một cuộc chiến thương mại chỉ đem đến những người thua cuộc”, Tổng thống Pháp Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đang đứng về một bên để đối trọng với chính sách “Nước Mỹ trước tiên” mà Tổng thống Donald Trump đang thực hiện. Ngay trong vấn đề hạt nhân Iran, nhà lãnh đạo Pháp cũng cho rằng những căng thẳng hiện nay thể hiện sự thất bại của “chủ nghĩa đơn phương thô bạo” kiểu Mỹ.

Đây là một kết quả đáng kể trong chuyến thăm lần thứ hai của Tổng thống Macron tới Trung Quốc, với trọng tâm ưu tiên là các vấn đề kinh tế và thương mại. Trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump mở cuộc chiến thương mại với nhiều đối tác, trong đó cả Trung Quốc và Pháp đang phải đối phó, Paris hy vọng có thể tìm được một tiếng nói chung với Bắc Kinh, cho phép tăng cường hơn nữa các hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư song phương. Về phần mình, Trung Quốc cũng rất cần đến đối tác mới, đặc biệt với EU, mà Pháp, một trong những nền kinh tế đầu tàu với tiếng nói có trọng lượng ở châu Âu, là lựa chọn hàng đầu. Bắc Kinh chủ trương tăng cường quan hệ với Paris để thông qua đó thúc đẩy hợp tác Trung Quốc-EU, cũng như cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc với các nước phương Tây.

Tuy nhiên, xét trên thực tế, mối quan hệ này lại đang chứng kiến tình trạng bất đối xứng gia tăng, với cán cân thâm hụt thương mại nghiêng về phía Pháp lên đến gần 30 tỷ euro (33,2 tỷ USD). Thách thức lớn nhất đối với chính quyền của ông Macron là vừa phải mở rộng hợp tác thương mại vừa phải bảo vệ các lợi ích cốt lõi của Pháp. Tổng thống Pháp cũng không giấu tham vọng “tái cân bằng quan hệ” giữa hai nước.

Dư luận Pháp hoài nghi

Chính sách ôn hòa của Tổng thống Pháp khi tới Trung Quốc, với thông điệp “đối thoại xây dựng” và “đôi bên cùng có lợi” dường như đã phát huy tác dụng với các những lợi ích thương mại và ở một phương diện nào đó, mục tiêu tái lập thế cân bằng trong quan hệ đối tác giữa Pháp và Trung Quốc đã đạt được.

Tuy nhiên, giữa Pháp và Trung Quốc vẫn còn tồn tại rất nhiều đối nghịch Đây là chủ đề được báo chí Pháp bàn tán nhiều nhất. Nhìn chung, các báo đều nhấn mạnh đến chủ trương mềm mỏng của Pháp trong đối sách với Trung Quốc, với hy vọng giành được những lợi ích thương mại. Tuy nhiên phương pháp nhẹ nhàng của Tổng thống Macron có nguy cơ không thành công. Nhật báo Le Figaro đã nêu bật thái độ e ngại trong hàng tít trang nhất về chuyến công du Trung Quốc của Tổng thống Pháp: “Thương mại: Sự đánh cuộc đầy rủi ro của ông Macron với Trung Quốc”. Kèm theo là một bài xã luận khá bi quan, tự hỏi là phải chăng quan hệ Pháp-Trung Quốc chỉ là một bên có lợi. Le Figaro cho rằng việc giữ hòa khí rất quan trọng đối với một “quốc gia nhỏ” như Pháp đang muốn đứng lên chống lại cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới. Cái khéo của Tổng thống Pháp, theo Le Figaro, là ông Macron đã không đến Trung Quốc một mình. Để có thêm trọng lượng trong các cuộc thảo luận và nâng cao cấp độ của chuyến thăm, ông Macron đã cùng đến Bắc Kinh với Bộ trưởng Giáo dục và Nghiên cứu Đức Anja Karliczek và Ủy viên Nông nghiệp châu Âu Phil Hogan. Tuy nhiên, theo Le Figaro, vấn đề đặt ra là Trung Quốc không đặt nhiều kỳ vọng vào Pháp nói riêng và châu Âu nói chung, vì Bắc Kinh đang tập trung giải quyết vấn đề cạnh tranh với đối thủ nặng ký là Washington. Các chiến lược gia Trung Quốc đánh giá là châu Âu quá rụt rè để có thể đóng vai một đối trọng cấp toàn cầu.

Trong bài xã luận của mình, Le Figaro đã không ngần ngại so sánh hai cách đối phó với Trung Quốc hiện nay, của Mỹ và của châu Âu. Theo tờ báo, Tổng thống Donald Trump đã chọn phương pháp mạnh, áp thuế hải quan để đánh bại một đối thủ cạnh tranh không công bằng. Bruxelles cũng có thể làm theo, vì Bắc Kinh cũng gây ra những vấn đề tương tự cho châu Âu như đóng cửa thị trường, buộc chuyển giao công nghệ hoặc đánh cắp tài sản trí tuệ. Thế nhưng châu Âu đã không làm như Mỹ. Một phần là vì ông Trump không muốn liên kết với châu Âu, thậm chí còn mở ra một mặt trận thứ hai chống châu Âu. Nhưng một phần là vì EU không đủ dũng khí lao vào một cuộc chiến thương mại với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Do đó, châu Âu đã chọn phương pháp ôn hòa và Tổng thống Macron đến Bắc Kinh với thông điệp “đối thoại xây dựng”, nhắc lại công thức “đôi bên cùng có lợi” mà Trung Quốc luôn dùng. Le Figaro kết luận: “Đối với ông Tập, vốn đang tập trung vào cuộc đấu với ông Trump, phương pháp tiếp cận ngọt ngào có thể mang lại kết quả trong ngắn hạn. Nhưng về lâu về dài, cách làm này sẽ đẩy châu Âu vào một tương quan lực lượng bất lợi”.

Nhật báo kinh tế Les Echos cũng dành tựa lớn trang nhất cho chuyến công du Trung Quốc của Tổng thống Pháp: “Macron đánh cược lá bài châu Âu tại Trung Quốc”. Theo tờ báo kinh tế Pháp, tại Thượng Hải trong chuyến thăm Trung Quốc cấp Nhà nước thứ hai của ông, Tổng thống Macron đã kêu gọi châu Âu hình thành một chiến lược thương mại chung, mạnh mẽ, với những yêu cầu khắt khe đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Les Echos ghi nhận là do cuộc thương chiến với Mỹ, Trung Quốc tìm cách xích lại gần châu Âu trong một thông điệp chung bảo vệ tính đa phương. Nhưng Chủ tịch phòng Thương mại châu Âu ở Bắc Kinh, Joerg Wuttke, đã cảnh báo không nên chạy theo một thỏa thuận “hạ giá”. Theo Les Echos, trong một bối cảnh quốc tế căng thẳng, vấn đề đối với Pháp là chuyến công du của Tổng thống Macron diễn ra trong lúc Paris tỏ thái độ cứng rắn hơn với Bắc Kinh, muốn rằng những “Con đường tơ lụa” không chỉ phục vụ cho quyền lợi của Trung Quốc, lên tiếng bảo vệ một trục Ấn Độ-Thái Bình Dương, khẳng định quyền tự do hàng hải ở Biển Đông sau một sự cố giữa hải quân Trung Quốc và Pháp ở eo biển Đài Loan vào tháng 4/2019. Cuộc khủng hoảng Hồng Kông, với việc châu Âu kêu gọi “xuống thang”, được bộ Ngoại giao Pháp sau đó phụ họa, đã khiến đại sứ quán Trung Quốc ở Paris phản ứng gay gắt đầu tháng 10. Trước khi ông Macron đến Trung Quốc, Bắc Kinh đã lên tiếng: “Hồng Kông và Tân Cương là những vấn đề nội bộ Trung Quốc, không nên là một chủ đề bàn thảo ngoại giao”.

Tờ Le Monde dẫn lời nhận xét chung của giới chuyên gia: “Pháp thiếu một chiến lược rõ ràng, không có một nền tảng, không có một cơ sở để xử lý các vấn đề”, như nhận xét của ông Eric de la Maisonneuve, một cựu tướng lĩnh đã về hưu, tác giả tập sách “Những thách thức Trung Quốc”. Theo tờ nhật báo hàng đầu của Pháp, nếu như chuyến đi Trung Quốc lần này là nhằm để “tái cân bằng quan hệ” như tuyên bố của Điện Elysée, thì theo quan điểm của ông Jean-Vincent Brisset, giám đốc Viện Nghiên cứu quốc tế về Chiến lược (IRIS), Pháp không nên hy vọng có thể nói chuyện “ngang vai” với Trung Quốc. Trong nhãn quan của Bắc Kinh, nước Pháp vẫn chỉ là một “chú lùn” tại châu Âu, thua xa cả Đức và Anh. Cuối cùng, ông Jean-Maurice Ripert, cựu đại sứ Pháp tại Trung Quốc, khuyên rằng chiến lược của Pháp nên chú trọng đến hai yếu tố: “Nếu xem Trung Quốc là đối tác quan trọng đương nhiên là được, nhưng nếu xem Trung Quốc là bạn, là đồng minh thì không nên”. Bởi vì, Bắc Kinh có truyền thống phản đối mọi hình thức liên minh và chủ trương không liên kết.

Dư luận Pháp cho rằng những khác biệt trên khiến thế cân bằng trong quan hệ Pháp – Trung Quốc nói riêng và kể cả quan hệ EU – Trung Quốc nói chung, trở nên mong manh. Nói cách khác, kết quả đáng ghi nhận mà chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Trung Quốc mang lại, có thể chỉ đem lại lợi ích trong ngắn hạn. Lợi ích quốc gia và chính sách ngoại giao thực dụng của Pháp cần có thời gian để chứng thực kết quả.

http://biendong.net/bien-dong/31514-tong-thong-phap-tham-tq-cung-co-quan-he-song-phuong.html

 

Venise tiếp tục ngập nặng,

ác mộng với dân chèo thuyền gondola

Thu Hằng

Venise, thành phố lãng mạn của Ý, lần thứ ba trong tuần có nguy cơ lại ngập nặng do thủy triều dâng có thể lên đến 1,6 mét trong ngày 17/11/2019. Trước đó, đợt triều cường tối thứ Ba 12/11, lên đến 1,87 mét, mức cao nhất kể từ 53 năm qua, đã khiến 80% diện tích thành phố được Unesco xếp hạng di sản thế giới, chìm trong nước. Rất nhiều người tình nguyện tham gia dọn dẹp đường phố.

Thị trưởng Luigi Brugnaro ước tính thiệt hại vật chất lên đến một tỉ euro. Venise ngập cũng khiến những người chèo thuyền gondola bị thất nghiệp, theo phóng sự của thông tín viên RFI Anne Tréca :

« Trước Cung điện Doges, một vài người chèo thuyền gondola đợi khách du lịch, nhưng không hy vọng lắm. Họ là linh hồn của thành phố, là những người hùng của giấc mơ Venise. Nhưng giờ thì họ đang mất tinh thần. Với những người chèo gondola, tuần vừa rồi là một cơn ác mộng. Chủ tịch hiệp hội người chèo thuyền gondola giải thích :

« Chúng tôi không còn chú ý đến hỏng hóc nữa vì chúng tôi có đến 17 chiếc thuyền bị nước xô lên mặt đất và hầu hết bị kẹt trong những con phố nhỏ. Chúng tôi cũng bị thiệt hại rất nhiều. Những con thuyền phải neo đậu ở đây (trước điện Doges) vì không còn chỗ nào khác để bảo vệ chúng ».

Những ngày vừa qua, những con thuyền hiếm hoi còn hoạt động là của lính cứu hỏa, của những người thu gom rác hoặc những con tầu Vaporetto nổi tiếng.

Chủ tịch hiệp hội người chèo thuyền gondola cho biết tiếp : « Phương tiện công cộng vẫn có nhưng không thường xuyên. Họ cũng có nhiều tầu bị hỏng. Hai chiếc bị chìm, còn hai hoặc ba chiếc khác thì gần như là nằm trên bờ kè. Hầu hết các bến tầu bị hỏng nên tầu thuyền công cộng phải bỏ qua bến đỗ. Tầu taxi cũng có vấn đề. Nói chúng là tất cả đều bị ảnh hưởng ».

Những người chèo thuyền gondola cũng lo lắng chờ đợt thủy triều lớn sắp tới. Nếu gió từ phương nam thổi tới, thiệt hại có nguy cơ còn bị nặng nề hơn nhiều ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191117-y-venise-tiep-tuc-ngap-nang-ac-mong-voi-dan-cheo-thuyen

 

‘Nắm đấm Bắc Cực của Putin’ có gì đặc biệt?

Không chỉ có khả năng mang theo xe chiến đấu, tàu phá băng “Ivan Papanin” của Nga còn được trang bị tên lửa hành trình Calibre.

Tàu phá băng quân sự mới của Hải quân Nga “Ivan Papanin” đang khiến giới truyền thông Đan Mạch phải e ngại. Họ đặt biệt danh cho con tàu là “nắm đấm Bắc Cực của Putin”.

Tờ Berlingske của Đan Mạch đăng tải bài viết với tiêu đề hấp dẫn “Nắm đấm Bắc Cực mới của Putin”. Đó cũng chính là cách mà tác giả của bài báo, Peter Suppli Benson, gọi chiếc tàu phá băng “Ivan Papanin” được cho hạ thủy tại St. Petersburg hồi cuối tháng 10.

Nhà báo Đan Mạch nhấn mạnh, Nga đang tích cực hiện đại hóa và nâng cấp hạm đội quân sự của mình. Trong khi đó, các thủy thủ Đan Mạch hiện giờ vẫn đang phải tuần tra vùng biển Bắc Cực trên những con tàu chiến được chế tạo cách đây hơn 30 năm. Nhà báo này cho rằng, Matxcơva cần tàu mới để nâng cao “vị thế trong cuộc đấu tranh giành quyền lực ở Bắc Cực”.

“Chúng ta chưa từng nhìn thấy một con tàu như thế. Có rất nhiều tàu phá băng trên thế giới này. Nhưng chưa từng có một chiếc nào được trang bị không chỉ súng máy, mà còn cả tên lửa” – ông Benson viết.

Nhà báo lưu ý rằng, “Ivan Papanin” chỉ là chiếc đầu tiên trong số 2 tàu thuộc loại này. Chiều dài của chiếc tàu phá băng mới này là 114 m, và lượng giãn nước đạt 8,5 nghìn tấn. Tàu phá băng được trang bị sân đáp trực thăng, có khả năng mang theo cả xe chiến đấu.

Ngoài ra, “Ivan Papanin” còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử mới và có khả năng mang tên lửa Calibre. Cuối bài báo, ông Benson rút ra kết luận hơi đáng thất vọng rằng, Đan Mạch đang đầu tư quá ít vào phát triển tiềm lực ở Bắc Cực và Greenland.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/31473-nam-dam-bac-cuc-cua-putin-co-gi-dac-biet.html

 

CH Séc kỉ niệm Cách Mạng Nhung,

biểu tình lớn chống thủ tướng “tham nhũng”

Thu Hằng

Hơn 250.000 người dân Cộng Hòa Séc đã tập hợp tại thủ đô Praha ngày 16/11/2019 để phản đối thủ tướng Séc Andrej Babis và yêu cầu tư pháp độc lập. Người biểu tình chỉ trích những xung đột lợi ích và quá khứ cộng sản của vị thủ tướng tỉ phú, trong bối cảnh Cộng Hòa Séc kỉ niệm 30 năm Cách Mạng Nhung.

Phóng sự của thông tín viên RFI Alexis Rosenzweig tại Praha:

« Năm tháng sau cuộc biểu tình lớn nhất trên quảng trường Letna ở Praha, các nhà lãnh đạo trẻ của tổ chức « Một triệu thời điểm vì nền dân chủ » là những người đầu tiên kêu gọi thủ tướng bãi nhiệm bộ trưởng Tư Pháp và cắt đứt quan hệ với đế chế công nghiệp và truyền thông mà ông Andrej Babis gây dựng, sau khi đất nước chuyển sang nền kinh tế tư bản.

Sau đó có nhiều nhà bất đồng chính kiến trước đây, trong những năm 1980, cũng lên tiếng tố cáo những hành động chệch hướng của chính quyền do ông Andrej Babis đứng đầu, được tổng thống Milos Zeman ủng hộ.

Pavel hiện là sinh viên, ra đời 10 năm sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ, đã vượt vài trăm cây số để đến tuần hành với nhiều người bạn. Anh nói : « Chúng tôi đến phản đối những vụ tham nhũng của thủ tướng và sự thông đồng của tổng thống Cộng Hòa Séc với Nga và Trung Quốc. Chúng tôi cũng biểu tình vì ông Andrej Babis từng cộng tác với mật vụ Cộng Sản và vì chính phủ của ông hiện đang dựa vào lá phiếu của các dân biểu Cộng Sản ».

Ba mươi năm sau cuộc Cách Mạng Nhung, lễ kỉ niệm năm 2019 lại mang vị đắng đối với một số người ở Praha. Dù đảng của thủ tướng vẫn dẫn đầu trong các các cuộc thăm dò, nhưng cứ vào mỗi ngày 17/11, ông Andrej Babis đành phải âm thầm đến đặt vòng hoa trước đài kỉ niệm cuộc cách mạng này, do sợ bị công luận chỉ trích ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191117-ch-sec-bieu-tinh-lon-chong-thu-tuong-tham-nhung

 

Biểu tình Hong Kong:

Cảnh sát bị thương vì trúng tên ở chân

Một cảnh sát Hong Kong bị thương vì trúng tên ở chân trong khi các cuộc đụng độ mới xảy ra giữa lực lượng an ninh và người biểu tình chống chính phủ.

Các hình ảnh cho thấy mũi tên cắm vào chân một nhân viên chuyên liên lạc với báo chí của cảnh sát ngày bên ngoài khuôn viên của Đại học Bách khoa thành phố.

Người biểu tình đeo mặt nạ có trang bị cung tên và mũi tên được thấy đi lại trong khuôn viên trường.

Hong Kong: ‘Tôi bị xịt hơi cay trong giờ ăn trưa’

Biểu tình ở Hong Kong: Trường học đóng cửa do lo ngại về an toàn

Nhiều tháng biểu tình kéo dài, nhiều khi có bạo lực, gây hỗn loạn về chính trị và kinh tế ở Hong Kong.

Người biểu tình bắt đầu xuống đường phản đối dự luật dẫn độ, nhưng từ đó phong trào đã phát triển với những yêu cầu cho nền dân chủ lớn hơn và điều tra về hành động của cảnh sát.

Chính phủ gần đây xác nhận Hong Kong đã có suy thoái kinh tế lần đầu tiên trong một thập kỷ.

Đụng độ tại Đại học Bách khoa sáng 17/11

Bạo lực mới lại nổ ra xung quanh khuôn viên trường Đại học Bách Khoa Hong Kong vào sáng Chủ nhật, khi nhiều sinh viên biểu tình đụng độ với cảnh sát từ đêm qua.

Được vài giờ yên tĩnh khi các sinh viên và người biểu tình ngủ trên bãi cỏ và trong thư viện Đại học Bách khoa Hong Kong ở quận Kow Loon, cảnh sát bắn những phát đạn hơi cay đầu tiên ngay sau 10 giờ sáng.

Nhiều người biểu tình sau đó lại ném bom xăng, một số bằng máy bắn đá tự chế vào cảnh sát, trong khi cảnh sát bắn những luồng hơi cay và xả vòi rồng tẩm màu xanh. Một cảnh sát đã bị bắn trúng tên, nhưng vẫn tỉnh táo và được đưa đến bệnh viện, theo tuyên bố của cảnh sát.

Hong Kong: Cảnh sát bắn một người biểu tình

Hong Kong bị đẩy đến ”bên bờ sụp đổ”

Một số nơi trong khuôn viên trường học trông giống như một pháo đài vào sáng Chủ nhật, chằng chịt với những chướng ngại vật và người biểu tình mặc áo đen trên những pháo đài của họ, sử dụng những vũ khí ngẫu hứng như gạch, bom xăng, và cung tên.

“Chúng tôi không muốn tấn công cảnh sát, chúng tôi chỉ muốn bảo vệ khu học xá của chúng tôi …. và chúng tôi muốn bảo vệ Hong Kong,” Chan, 20 tuổi, một sinh viên năm ba tại trường đại học nói.

Đây là trường đại học cuối cùng trong số năm trường mà các sinh viên biểu tình đã sử dụng làm căn cứ để tiếp tục chặn đường đi qua cảng vào trung tâm thành phố.

Vài giờ trước đó, hôm thứ Bảy, một số quân lính của Quân đồn trú của Quân đội Nhân dân Trung Hoa (PLA) mặc quần lửng và áo phông mang xô nhựa và chổi, rời doanh trại và lần đầu tiên công khai xuất hiện dọn dẹp gạch đá và rào chắn trên đường phố Hong Kong.

Sự hiện diện của các binh sĩ PLA trên đường phố, dù là để dọn dẹp, có thể gây ra tranh cãi thêm về tình trạng tự trị của Hong Kong trong bối cảnh nhiều người lo ngại Bắc Kinh đang gia tăng sự kiểm soát lên thành phố.

Hong Kong không yêu cầu sự trợ giúp từ PLA và quân đội đã tự thực hiện “như một hoạt động cộng đồng tự nguyện”, một phát ngôn viên của chính quyền thành phố cho biết.

Các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ đã lên án các hành động của PLA trong một tuyên bố chung, cảnh báo rằng theo Luật Garrison của thành phố, quân đội không được can thiệp vào các vấn đề địa phương trừ khi được chính phủ yêu cầu giúp đỡ, kênh RTHK của chính phủ cho biết.

Trung tâm tài chính châu Á đã bị rung chuyển sau nhiều tháng biểu tình, khi nhiều người dân Hong Kong nhận thấy sự can thiệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang ngày càng sâu rộng.

Bắc Kinh phủ nhận can thiệp và đổ lỗi cho tình trạng bất ổn lên ảnh hưởng của các thế lực nước ngoài.

Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát ngày càng trở nên bạo lực.

Các cuộc biểu tình đặt ra một thách thức lớn cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.

Tập cho biết ông tin tưởng chính phủ Hong Kong có thể giải quyết khủng hoảng.

Truyền thông Trung Quốc dẫn lời tuyên bố hôm thứ Năm của ông Tập Cận Bình, tố cáo tình trạng bất ổn và nói rằng, ngăn chặn bạo lực và kiểm soát sự hỗn loạn trong khi lập lại trật tự hiện đang là nhiệm vụ khẩn cấp nhất của Hong Kong.

Quân đồn trú của PLA xuất hiện dọn dẹp trên đường phố hôm thứ Bảy chỉ vài ngày sau khi một số cuộc đụng độ bạo lực tồi tệ nhất giữa cảnh sát và người biểu tình diễn ra tại Đại học Trung văn Hong Kong hôm thứ Ba.

Ít nhất năm trường đại học đã bị hàng ngàn sinh viên và người biểu tình tích trữ vũ khí để đối phó với cảnh sát.

Đến cuối ngày thứ Bảy, nhiều người biểu tình dường như đã rời khỏi khuôn viên các trường đại học nhưng đường hầm xuyên cảng Hong Kong vẫn bị chặn bởi những người biểu tình chiếm đóng tại Đại học Bách khoa.

Trước đó, hàng trăm người biểu tình thân Trung Quốc đã tập trung tại trụ sở cảnh sát và cơ quan lập pháp thành phố, vẫy cờ Trung Quốc và Hong Kong.

Một số người giơ cao áp phích với dòng chữ “Cảnh sát, chúng tôi sánh vai cùng bạn”, trong khi những người khác hô vang “Ủng hộ cảnh sát”.

Các cuộc biểu tình ủng hộ Trung Quốc cho đến nay đã thu hút số lượng người tham gia ít hơn nhiều so với các cuộc biểu tình chống chính quyền và phản đối Bắc Kinh.

Đến chiều muộn ngày thứ Bảy, lực lượng quân đồn trú của PLA đã rời khỏi đường phố bên ngoài Đại học Baptist bên cạnh doanh trại của họ ở Kow Loon.

Quân đội Trung Quốc chỉ mới xuất hiện trên đường phố Hong Kong một lần kể từ khi bàn giao năm 1997, và đó là để giúp dọn dẹp sau cơn bão năm 2018. Không rõ có bao nhiêu người tham gia vào các hoạt động dọn dẹp hôm thứ Bảy.

Quân đồn trú PLA ở Hong Kong cho biết, khi cư dân bắt đầu dọn dẹp, một số binh sĩ quân đội đã giúp dọn đường trước cổng đồn trú quân.

Vào tháng 8, Bắc Kinh đã chuyển hàng ngàn binh sĩ qua biên giới vào Hong Kong nhưng Tân Hoa Xã nói đó chỉ là một cuộc luân chuyển quân đồn trú thông thường.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-50450039

 

Người biểu tình Hồng Kông ném bom xăng, bắn tên

trong các cuộc đụng độ mới tại trường đại học

Tin từ Hồng Kông – Vào sáng hôm Chủ Nhật (17/11), các cuộc bạo lực mới nổ ra xung quanh khuôn viên trường đại học Hồng Kông đang bị bao vây, khi những người biểu tình chuẩn bị đối mặt với một nỗ lực giải tán khả thi cuối cùng của cảnh sát sau các cuộc đụng độ dữ dội qua đêm.

Theo tin từ Reuters, những đám cháy lớn đã thắp sáng bầu trời đêm tại Đại học Bách khoa Hồng Kông ở quận Kowloon nhiều giờ trước đó, khi những người biểu tình ném bom xăng, bắn tên,  và cảnh sát bắn hàng loạt hơi cay để dồn lên bục của khuôn viên trường.

Sau vài giờ yên tĩnh khi những người biểu tình ngủ trên bãi cỏ và trong thư viện trường đại học, cảnh sát bắn những loạt hơi cay mới ngay sau 10 giờ sáng. Những người biểu tình ném bom xăng đáp trả, làm cháy một số cây bên ngoài khuôn viên trường.

Vài giờ trước đó, nhiều nhóm binh sĩ Trung Cộng mặc quần ngắn và áo thung, một số mang xô nhựa hoặc chổi màu đỏ, bước ra từ doanh trại của họ trong một lần xuất hiện công khai hiếm hoi để giúp cư dân dọn dẹp các mảnh vỡ chắn đường.

Nhiều phần của khuôn viên trường trông giống như một pháo đài vào sáng hôm Chủ Nhật, với những chướng ngại vật và những người biểu tình mặc áo đen cố thủ thành lũy với những vũ khí tự chế như gạch, thùng bom cháy, và cung tên.

Đây là trường đại học cuối cùng trong số năm trường bị chiếm đóng, với các nhà hoạt động sử dụng nơi đây làm căn cứ để tiếp tục chặn đường hầm cross-harbor trung tâm của thành phố. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/nguoi-bieu-tinh-hong-kong-nem-bom-xang-ban-ten-trong-cac-cuoc-dung-do-moi-tai-truong-dai-hoc/

 

Binh sĩ TQ giúp dọn dẹp đường phố Hong Kong,

bạo lực vẫn bùng lên

Cảnh sát bắn hơi cay trong khi những người biểu tình ném bom xăng và bắn tên trong các cuộc đụng độ bên ngoài Đại học Bách khoa Hong Kong vào thứ Bảy, chỉ vài giờ sau khi binh sĩ Trung Quốc xuất hiện trong một dịp hiếm hoi để giúp dọn dẹp các con đường của thành phố.

Các binh sĩ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) mặc quần short và áo thun xuất hiện trên đường phố bên ngoài căn cứ của họ, giúp người dân dọn dẹp sau khi các cuộc biểu tình chống chính phủ phong tỏa các ngả đường.

Sự hiện diện của binh sĩ PLA trên đường phố, thậm chí để giúp dọn dẹp, có thể khơi lên tranh cãi hơn nữa về tư cách tự trị của lãnh thổ này do Trung Quốc cai trị.

Một phát ngôn viên của thành phố cho biết chính quyền Hong Kong không yêu cầu hỗ trợ từ PLA nhưng quân đội đã khởi xướng hoạt động này như một “hoạt động tình nguyện cộng đồng.”

Hong Kong đã trải qua hơn năm tháng biểu tình gây rúng động thành phố. Người biểu tình tức giận về điều mà họ xem là sự can thiệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở thuộc địa cũ của Anh, nơi được bảo đảm các quyền tự do khi được trao trả lại cho Trung Quốc cai trị vào năm 1997.

Bắc Kinh phủ nhận can thiệp và quy trách ảnh hưởng của nước ngoài cho tình trạng bất ổn.

Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát ngày càng trở nên bạo động. Trung Quốc cho biết mọi nỗ lực đòi độc lập cho Hong Kong sẽ bị dẹp tan, nhưng quân đội đến nay vẫn đồn trú trong căn cứ của họ.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục phát đi những bình luận được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra hôm thứ Năm, trong đó ông lên án tình trạng bất ổn và nói “ngăn chặn bạo lực và kiểm soát hỗn loạn trong khi lập lại trật tự hiện là nhiệm vụ cấp bách nhất của Hong Kong.”

Hoạt động dọn dẹp ngày thứ Bảy diễn ra sau một số vụ bạo động nghiêm trọng trong năm nay, bùng lên sau một hoạt động của cảnh sát nhắm vào những người biểu tình tại Đại học Trung văn Hong Kong hôm thứ Ba.

Nhà chức trách gần như đã tránh xa khỏi ít nhất năm khuôn viên trường đại học đã bị hàng ngàn sinh viên và các nhà hoạt động phong tỏa bằng bom xăng, máy bắn đá, cung và tên cùng những thứ vũ khí khác, Reuters đưa tin.

Nhiều người biểu tình dường như đã rời khỏi khuôn viên các trường vào cuối ngày thứ Bảy nhưng Đường hầm Xuyên Cảng Hong Kong vẫn bị chặn bởi những người biểu tình chiếm cứ Đại học Bách khoa, nơi bạo lực bùng phát trở lại vào tối ngày thứ Bảy.

Trước đó, hàng trăm người biểu tình ủng hộ Trung Quốc, tụ tập cạnh trụ sở cơ quan lập pháp và cảnh sát thành phố, vẫy cờ Trung Quốc và Hong Kong. Các cuộc biểu tình ủng hộ Trung Quốc cho đến nay thu hút ít người tham gia hơn nhiều so với những người biểu tình phản đối Bắc Kinh.

https://www.voatiengviet.com/a/binh-si-trung-quoc-giup-don-dep-duong-pho-hong-kong-bao-luc-van-bung-len/5168979.html

 

Hồng Kông: Cảnh sát và người phản kháng

đối đầu tại Đại học Bách Khoa

Hôm nay, 17/11/2019, sau gần một ngày không khí có phần tạm lắng dịu, tại Hồng Kông đụng độ tiếp tục nổ ra giữa cảnh sát và người biểu tình, ngăn chặn một đường hầm chiến lược, một trong ba đường ngầm xuyên biển, nối liền bán đảo Cửu Long (Kowloon) với đảo trung tâm Hồng Kông. Đụng độ dữ dội gần Đại học Bách Khoa.

Theo Reuters, một cảnh sát bị trúng tên bắn từ mái trường Đại học Bách Khoa, nằm sát xa lộ ngầm nói trên. Trong số năm trường đại học bị sinh viên chiếm lĩnh trong tuần này, chỉ còn Đại học Bách Khoa hiện vẫn do những người tranh đấu kiểm soát. Phóng sự của thông tín viên Stéphane Lagarde từ Đại học Bách Khoa :

Sáng Chủ nhật hôm nay tại Đại học Bách Khoa Hồng Kông, máy cưa, máy khoan tiếp tục được sử dụng. Những người phản kháng củng cố các chiến lũy, được lập ra tại những cửa ngõ vào trường, trong lúc trên tầng cao và cầu vượt, một số người trang bị ống nhòm theo dõi tình hình. Ở lối vào, mọi người đều bị kiểm soát túi xách. Một phụ nữ trẻ, làm nghề kế toán, cho biết cô đến đây để mang đến cho những người tranh đấu khăn giấy và thuốc men cho những người bị thương.

Các vật dụng được chuyển xuống phòng tập thể thao, nằm ở dưới tầng hầm, trong lúc những thùng rác được chuyển lên, theo chiều ngược lại. Một cựu học sinh khẳng định muốn nhân dịp hai ngày nghỉ cuối tuần để hỗ trợ giới trẻ tranh đấu. Anh cho biết sẽ chuyển rác thải đến nơi đổ rác công cộng, bởi ánh sáng và nhiệt độ cao có thể khiến rác trở thành nguồn gây dịch bệnh.

Trong lúc ngày hôm qua binh sĩ của đơn vị Trung Quốc đồn trú tại Hồng Kông cũng ”tình nguyện” tham gia dọn dẹp đường phố, thì tại trường đại học đang biến thành một pháo đài này, vấn đề hình ảnh cũng những người tranh đấu đang trở nên câu chuyện quan trọng. Hôm qua, một phát ngôn viên của đại học này khẳng định với báo South China Morning Post là nhà trường đã tiếp xúc với các cơ quan an ninh, sau khi nhiều phòng thí nghiệm bị xâm nhập, và một số hóa chất nguy hiểm đã bị chiếm đoạt.

Theo cảnh sát, đại học đã trở thành một xí nghiệp chế tạo vũ khí thực sự, nhưng họ chưa quyết định can thiệp. Còn đối với những người phản kháng, đây là một khu vực cần được bảo vệ. Di, một sinh viên học bậc học thạc sĩ, bình luận : ”Tôi không nghĩ là cảnh sát sẽ can thiệp, và đây là một chiến thuật để tạo ra một hình ảnh xấu về chúng tôi. Ngược lại, chúng tôi cho rằng chúng tôi đang có mặt ở đây là để bảo vệ trường Đại học, cũng chính là ngôi nhà của chúng tôi”.

Di giới thiệu căng tin, do các thanh niên tự lập ra, với nơi dự trữ thực phẩm, phòng ăn. Cuộc thăm viếng được thực hiện dưới sự kiểm soát của các sinh viên. Họ rất ngờ vực micro và đặc biệt là máy quay hình.

Vấn đề quan trọng vẫn là hình ảnh. Một trong các sinh viên tâm sự với chúng tôi : ”căng tin ở đây tốt hơn hẳn từ khi có sự tham gia của những người tình nguyện”.

Hồng Kông : Cộng đồng LGBT tổ chức Gay Pride 2019

Không khí căng thẳng nhưng cuộc tuần hành của Cộng đồng đồng tính, chuyển giới vẫn diễn ra. Giấy phép chỉ được cấp vào phút chót. Đông đảo người tham gia đã tập trung ở quảng trường trước tòa thị chính hôm qua, 16/11/2019, giương cao những lá cờ bẩy sắc cầu vồng, biểu tượng của cộng đồng. Cuộc tuần hành diễn ra trong tiếng nhạc « thay cho những vụ ném hơi cay và đạn cao su », theo phát biểu của một nhà đồng tổ chức, thuộc phong rào Pink Dot Hong Kong với thông tín viên RFI Stéphane Lagarde.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20191117-hong-kong-canh-sat-va-nguoi-phan-khang-doi-dau-tai-dai-hoc-bach-khoa

 

Bầu cử địa phương Hồng Kông ngày 24/11:

70% dân phản đối hoãn

Trọng Thành

Hồng Kông từ gần nửa năm nay chìm trong không khí phản kháng chống lại các hành xử ”phản dân chủ” của chính quyền, đặc biệt với dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. Gần đến ngày bầu cử địa phương, 24/11/2019, khủng hoảng dường như không có lối ra. Bắc Kinh nhiều lần đe dọa bầu cử không diễn ra, nếu an ninh không bảo đảm. Công luận Hồng Kông nghiêng hẳn về phía phải tổ chức bầu cử đúng hạn.

Theo cuộc thăm dò của Viện Nghiên Cứu Dư Luận Hồng Kông mới đây, gần 70% người được hỏi phản đối việc hoãn cuộc bầu cử cấp quận, bất chấp bạo lực tiếp diễn. Chỉ có 17% muốn dời lại ngày bầu cử. Hơn 53% người trả lời tuyên bố ”kiên quyết phản đối” việc dời lại ngày bỏ phiếu. Chỉ có hơn 9% ”đồng ý hoàn toàn” việc hoãn bầu cử. Cuộc phỏng vấn được thực hiện với 1035 người, trong hai ngày 30/10 và 01/11.

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, trong bối cảnh chính quyền ngày càng mất quyền kiểm soát tình hình an ninh thành phố, lãnh đạo đặc khu quyết định thành lập một Ủy ban quản lý khủng hoảng, đứng đầu là thẩm phán Barnabas Fung Wah, vốn là chủ tịch Ủy ban phụ trách cuộc bầu cử địa phương, để tư vấn cho chính phủ về các biện pháp liên quan đến bầu cử ngày 24/11 tới. Ủy ban đề nghị chính quyền hoãn bầu cử, nếu xảy ra bạo động, hoặc bạo lực lan rộng, hay các hiểm họa khác đe dọa an ninh xã hội.

Thất vọng với cảnh sát

Tuy nhiên, cuộc thăm dò này cũng cho thấy 67% người trả lời cho rằng cảnh sát mới chính là một trong các nguyên nhân chính của tình hình ngày càng tồi tệ hiện nay, với việc ”mất khả năng tự kiềm chế”, ”tiến hành bắt bớ bừa bãi”. Hơn 64% người trả lời cho rằng người dân Hồng Kông phải yêu cầu cộng đồng quốc tế trợ giúp, bảo vệ các quyền của mình, bởi chính quyền thành phố đã tỏ ra bất lực. Tổng giám đốc Viện thăm dò dư luận, tiến sĩ Robert Chung Ting-yiu, cảnh báo là việc dân chúng mất niềm tin vào cảnh sát khiến bạo lực gia tăng.

Cảnh sát Hồng Kông, có thời được coi là lực lượng bảo vệ an ninh xuất sắc nhất châu Á, ngày càng mất đi sự ủng hộ của dân chúng, kể từ đầu cuộc khủng hoảng dự luật dẫn độ đến nay. Theo một thăm dò của Trung tâm Thông tin và Điều tra Dư luận của Đại học Trung Văn Hồng Kông, hơn một nửa dân cư thành phố hoàn toàn không tin tưởng cảnh sát.

”Bế tắc chính trị”

Ông Martin Purbrick, một cựu sĩ quan cảnh sát Hồng Kông, làm việc trong lực lượng chống khủng bố, trong một phân tích công bố giữa tháng 10, ghi nhận việc sử dụng bạo lực cảnh sát mù quáng khiến cảnh sát Hồng Kông đột ngột mất đi uy tín vốn có. Trong dân chúng Hồng Kông xuất hiện trở lại cụm từ ”hắc cảnh” (cảnh sát đen), vốn để chỉ sự đồng lõa của cảnh sát với xã hội đen, tại Hồng Kông, trong những năm 1960-1980.

Tuy nhiên, cựu sĩ quan cảnh sát Hồng Kông cũng nhấn mạnh là ”sự vắng mặt của các giải pháp chính trị”, từ phía chính phủ, biến cảnh sát trở thành bình phong của chính quyền và mục tiêu giận dữ của những người biểu tình, và đây mới là nguyên nhân sâu xa của tình hình không lối thoát hiện nay.

Vì sao cuộc bầu cử địa phương ngày 24/11 tới lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Hồng Kông ?  Mời quý vị đón xem phần tiếp của bài trên trang nhà của RFI tiếng Việt.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20191117-bau-cu-dia-phuong-hong-kong-dan-phan-doi-hoan

 

Dư luận viên Trung Quốc ”mượn” trang khiêu dâm

chống biểu tình Hồng Kông

Thu Hằng

Trang web khiêu dâm lớn nhất thế giới Pornhub trở thành « đất mới » của lực lượng dư luận viên Trung Quốc để đả kích, thóa mạ phong trào đòi dân chủ Hồng Kông, sau khi bị các mạng xã hội lớn như Twitter, Facebook và YouTube xóa hàng nghìn tài khoản và bài đăng, bị đánh giá là « sai sự thật ».

Từ tháng 06/2019, ngay khi phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông bùng nổ, nhiều nhóm theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc, được cho là có sự hậu thuẫn của chính quyền, không ngừng tung các chiến dịch bôi nhọ, lăng mạ người biểu tình, ca ngợi lực lượng cảnh sát Hồng Kông trên các mạng xã hội Twitter, Facebook hoặc YouTube (bị cấm ở Hoa lục), nhưng nhanh chóng bị các mạng này phát hiện và xoá hàng nghìn tài khoản.

Ví dụ, Facebook và YouTube đã đóng 210 kênh đăng những đoạn video về Hồng Kông, vì đó là những « chiến dịch gây ảnh hưởng », « có phối hợp ». Mạng Twitter, trong thông cáo ngày 19/08, cho biết đã đóng 936 tài khoản có nguồn gốc từ Trung Quốc, vì « sau khi điều tra », « đã có những bằng chứng chắc chắn cho thấy đây là một chiến dịch được một Nhà nước điều phối và hỗ trợ ».

Shu Chang, một dư luận viên Trung Quốc có ảnh hưởng, với hơn 3 triệu người theo dõi trên mạng Vi Bác (Weibo), viết trong một bài đăng ngày 12/11 rằng « YouTube không cho phép chúng tôi đăng những video này, vậy thì chúng tôi không còn cách nào khác ngoài việc đăng lên trang Pornhub ».

Theo kiểm chứng ngày 13/11/2019 của trang Quartz khi gõ từ khóa « Hong Kong rioters » trên trang Pornhub, có khoảng 12 đoạn video xuất hiện, trong đó có 6 đoạn của kênh CCYL_central (CCYL là chữ viết tắt của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Trung Quốc, nhưng có thể chỉ là mượn danh), đăng kí trước đó 3 tháng và đã đăng tổng cộng 11 video trên website. Các video thường là trích đoạn bản tin của đài CCTV lên án hành động bạo lực của người biểu tình, ca ngợi lực lượng cảnh sát đặc khu hành chính hoặc sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài vì đối đầu với « những kẻ ly khai » Hồng Kông.

Trang Pornhub bỗng được quảng cáo miễn phí. Tuy nhiên, trong một thông cáo ngày 14/11, Black White, phó chủ tịch của Pornhub, cho biết « đã xem và xóa tất cả các video ngay sau khi chúng tôi được biết về việc vi phạm Điều khoản dịch vụ của Pornhub ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20191117-trung-quoc-muon-trang-khieu-dam-chong-bieu-tinh-hong-kong

 

TQ thử loại tên lửa có thể xoá sổ ‘một góc’ nước Mỹ

Trung Quốc đã thử nghiệm một tên lửa mới được phóng từ tàu ngầm, có khả năng xoá sổ San Francisco, Mỹ, một nhân vật tay trong tiết lộ.

Hải quân Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa đỉnh cao JL-3 ở Vịnh Bohai,  biển Hoàng Hải hồi tháng trước, Daily Mail dẫn một loạt nguồn tin cho biết.

Tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân này có thể bay xa hơn 9.000 km, xa hơn tên lửa ra mắt trước đó là JL-2, vốn có thể bay xa 7.000 km.

Điều này có nghĩa là Bắc Kinh hiện giờ có thể tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào bờ biển phía tây của Mỹ từ vùng biển của nước này.

Tên lửa JL-3 được thiết kế để phóng đi từ tàu ngầm hạt nhân hạng Jin của Trung Quốc. Loại tàu ngầm này được vũ trang tới 24 tên lửa JL-2.

Các chuyên gia ước tính, hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc hiện có 4 chiếc, tương đương với các tàu ngầm hạng Vanguard của Anh, loại được trang bị tên lửa Trident II do Mỹ sản xuất và bay xa hơn tên lửa JL-3.

Một báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc tiết lộ, Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng một hạm đội tàu mạnh và các tàu ngầm hạng Jin thế hệ mới của nước này có thể mang tới 24 quả JL-3.

Các loại tên lửa mang mã JL hay còn gọi là Julang – nghĩa là sóng lớn, được thiết kế riêng để phóng từ tàu ngầm hạt nhân.

Trước đó, truyền thông Trung Quốc tuyên bố, tên lửa DF-41 của nước này có thể san bằng New York, Mỹ bằng một đòn tấn công.

http://biendong.net/bi-n-nong/31481-tq-thu-loai-ten-lua-co-the-xoa-so-mot-goc-nuoc-my.html

 

TQ trang bị tên lửa hành trình siêu thanh

cho máy bay ném bom chiến lược H-6N

Truyền thông Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đã trang bị tên lửa hành trình siêu thanh DF-100 cho máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới H-6N.

H-6N là biến thể của máy bay ném bom tầm trung chiến lược H-6, được sản xuất dựa trên máy bay Tu-16 của Liên Xô. Máy bay ném bom H-6 có một số phiên bản như máy bay ném bom hạt nhân H-6A, máy bay trinh sát H-6B, máy bay ném bom quy ước H-6C, máy bay ném hạt nhân H-6E, máy bay trang bị tên lửa chống tàu H-6D, máy bay ném bom – tên lửa H-6H, H-6K, máy bay tiếp dầu trên không H-6U, H-6UD, máy bay mang tên lửa chiến lược H-6M. Về cấu tạo, H-6 có chiều dài 34,8m, sải cánh 33m, cao 10,3m; trọng lượng rỗng 37 tấn, trọng lượng cất cánh 76 tấn; vận tốc bay lớn nhất 1.050km/h, có khả năng hoạt động trong phạm vi 6.000km và có khả năng mang 9 tấn vũ khí.

H-6N lần đầu tiên bay thử vào cuối năm 2016. Theo trang tin Đa Chiều, H-6N sau khi cải tiến đã được lắp đặt ống nhận dầu phía trên mũi. Các nhà quan sát cho rằng, công nghệ đường ống nhận dầu của H-6N có thể được mô phỏng từ thiết kế đường ống nhận dầu của loại 762 A-50I do Nga thiết kế chế tạo, tương tự như loại sử dụng cho máy bay cảnh báo sớm KJ-500J. Ngoài ra, còn có ảnh vệ tinh cho thấy loại máy bay tiếp dầu trên không cỡ lớn J-20U phối thuộc với H-6N cũng đang được nghiên cứu phát triển. Thông qua việc tiếp nhiên liệu trên không, H-6N sẽ có bán kính tác chiến lớn hơn, ước tính đạt tới 4.000 km, có thể vượt qua chuỗi đảo thứ hai và mang theo lượng bom đạn lớn hơn.

Trong khi đó, DF-100 (hay còn gọi là CJ-100) là tên lửa hành trình tấn công mặt đất thế hệ thứ ba của PLA, có vận tốc siêu thanh tối đa Mach 4,5 (5.512 km/giờ). Tân Hoa xã từng đưa tin DF-100 có “tầm bắn xa với độ chính xác cao”, nhưng không nêu cụ thể. Thông tin mạng của Trung Quốc cho hay CJ-100 có tốc độ gấp 3 – 5 lần vận tốc âm thanh (3.700 – 6.100 km/giờ), dùng để tiêu diệt các mục tiêu kiên cố và cả dưới lòng đất, cũng như có thể dùng diệt các tàu chiến cỡ lớn. Báo SCMP của Hồng Kông ngày 1.10 cho hay CJ-100 đã đi vào trực chiến, dùng để tiêu diệt mục tiêu tàu chiến cỡ lớn, có tầm bắn từ 2.000 – 3.000 km. Theo AP, CJ-100 xuất hiện lần đầu tại lễ duyệt binh với các dàn phóng đặt trên xe tải, và có tin cho rằng CJ-100 được phát triển từ dòng tên lửa hành trình CJ-10 vốn có tầm bắn 1.500 km. Trong khi đó, ông Alexei Leonkov, chuyên gia quân sự, tổng biên tập tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc (Nga) nói với trang tin vz.ru rằng ông nghi ngờ về tầm bắn của CJ-100. Theo đó, CJ-100 là tên lửa tầm xa, tuy nhiên Trung Quốc không cho thấy động cơ của loại tên lửa này như thế nào, nên khó mà đánh giá được tầm bắn của nó. Ngoài ra, tổ hợp công nghiệp quân sự Trung Quốc không có công nghệ để tạo ra loại động cơ ở cấp độ này. Ngay cả xe tự hành của Trung Quốc chạy trên Mặt trăng cũng phải lắp đặt thiết bị hạt nhân của Nga. Do đó rất có thể, đây là một loại tên lửa tương tự tên lửa Kalibr của Nga hoặc Tomahawk của Mỹ. Trung Quốc lần đầu tiên chế tạo ra những tên lửa như vậy.

http://biendong.net/bien-dong/31513-tq-trang-bi-ten-lua-hanh-trinh-sieu-thanh-cho-may-bay-nem-bom-chien-luoc-h-6n.html

 

TQ thông qua quyết định sử dụng trí tuệ nhân tạo

để củng cố quyền lực và kiểm soát người dân

Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sử dụng việc thu thập dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và công nghệ trực tuyến để củng cố sức mạnh chính quyền và giáo dục công chúng về tư tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tân Hoa xã cho biết, tại cuộc họp Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra Nghị quyết sẽ sử dụng việc thu thập dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và công nghệ trực tuyến để củng cố sức mạnh chính quyền và giáo dục công chúng về tư tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Theo đó, các quyết định chính sách của Ủy ban Trung ương cho thấy Bắc Kinh đang tăng cường việc củng cố quyền lực trong bối cảnh phải đối mặt những thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ của ông

Tập Cận Bình là cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ và làn sóng biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Công.

Theo Nghị quyết trên, Chính quyền Trung Quốc đã liên kết 200 triệu camera giám sát trên khắp đất nước vào cơ sở dữ liệu với ID, số điện thoại di động và tài khoản ngân hàng. Bắc Kinh có kế hoạch xử lý dữ liệu hình ảnh khổng lồ từ các camera này thông qua công nghệ nhận dạng khuôn mặt, kết hợp nó với thông tin như thanh toán điện thoại thông minh và phân tích tất cả với trí tuệ nhân tạo để tạo hồ sơ chi tiết về hoạt động của từng công dân. Đảng Cộng sản cũng sẽ tăng cường các nỗ lực để định hướng dư luận trên mạng, cả trong và ngoài Trung Quốc. Nghị quyết kêu gọi “vũ trang toàn đảng và giáo dục nhân dân với tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc cho một kỷ nguyên mới”. Nghị quyết kêu gọi tạo ra một hệ thống chính thức xung quanh chiến dịch giáo dục của đảng về ý thức hệ của ông Tập, với chủ đề “trung thực với sứ mệnh sáng lập”. Ngoài ra, về phần đổi mới công nghệ, Nghị quyết tránh đề cập rõ ràng “Made in China 2025”, sáng kiến ​​hiện đại hóa công nghiệp có thể khiến Washington khó chịu. Nhưng Nghị quyết nói rằng Trung Quốc sẽ tập hợp vốn và công nghệ từ các tổ chức nghiên cứu và công ty và tiếp tục phát triển chất bán dẫn và những tiến bộ khác mà nước này hiện đang phải phụ thuộc vào các nguồn nước ngoài; đồng thời tái khẳng định Trung Quốc sẽ “kiên quyết” phát triển và củng cố các doanh nghiệp nhà nước. Chính sách này cũng kêu gọi cải thiện đánh giá an ninh đầu tư của các công ty nước ngoài.

Ở Hồng Kông, Nghị quyết ủng hộ khuôn khổ “một quốc gia, hai hệ thống”. Theo đó, đặc khu được hưởng quyền tự trị cao, nhưng nghị quyết cũng khẳng định rằng “hai hệ thống” phải có nguồn gốc từ “một quốc gia”. Mặc dù nhắc lại nguyên tắc của người Hồng Công điều hành Hồng Công, nhưng nghị quyết này bổ sung thêm một số từ mới quy định rằng việc quản trị chủ yếu sẽ được xử lý bởi “những người yêu nước”. Nhưng tuyên bố chính sách cho thấy đảng Cộng sản Trung Quốc muốn đi một con đường hoàn toàn khác: tập trung hơn nữa quyền lực vào tay người đứng đầu để vượt qua những thách thức phía trước.

Được biết, Trung Quốc đang thiết lập hệ thống đánh giá khổng lồ để theo dõi “nhất cử nhất động” của công dân nước này và xếp hạng họ dựa trên điểm số “tín nhiệm xã hội”. Hệ thống “tín nhiệm xã hội” được công bố lần đầu năm 2014 với mục đích củng cố ý tưởng “duy trì tín nhiệm là vinh quang, phá hoại niềm tin là đáng hổ thẹn”. Chương trình sẽ được triển khai trên toàn quốc từ năm 2020 nhưng đang được thí điểm với hàng triệu người. Hệ thống có tính bắt buộc, không loại trừ cá nhân nào. Tại thời điểm hiện tại, hệ thống đang được xử lý dần dần, một số được điều hành bởi chính quyền thành phố, số khác lại được chấm điểm bởi các nền tảng công nghệ tư nhân nắm giữ dữ liệu người dùng.

Cũng như điểm số tín dụng cá nhân, điểm số xã hội của một người có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào hành vi của họ. Phương thức chấm điểm chính xác là một bí mật song một số hành vi vi phạm có thể bao gồm hút thuốc tại khu vực cấm, mua quá nhiều game video, đăng tin giả mạo trên mạng hay lái xe ẩu. Những người có điểm số thấp phải “trả giá” bằng nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như cấm bay hoặc đi tàu, cấm công dân và con cái theo học trường điểm, không có công việc tốt, không được ở khách sạn tốt, bị cho vào “danh sách đen” và công khai tên tuổi và chế giễu.

Chính quyền thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc sẽ bắt đầu việc chấm “điểm tín nhiệm” của công dân và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố từ năm 2021, đưa kế hoạch đánh giá 1,3 tỉ dân của Trung Quốc dựa trên hành vi xã hội của họ tiến gần thực tế hơn 1 bước. Theo chính quyền Bắc Kinh, với gần 22 triệu cư dân, thành phố sẽ thu thập dữ liệu từ một số phòng, ban thuộc chính quyền để cho điểm người dân dựa trên hành vi và danh tiếng của họ. Để đảm bảo điểm số này chính xác, Bắc Kinh cũng đã khuyến khích những cơ quan có liên quan chia sẻ dữ liệu của họ về các hoạt động của người dân. Các chỉ số tín nhiệm xã hội của người dân dự kiến sẽ tác động lên phương thức tiếp cận thị trường, các dịch vụ công, du lịch, đi lại, tìm việc làm và năng lực khởi nghiệp. Theo đó, những công dân đạt “điểm số tín nhiệm xã hội” cao sẽ hưởng nhiều lợi ích tốt trong khi những người có điểm phạt hoặc vi phạm pháp luật sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống. Theo kế hoạch đề ra, Bắc Kinh cũng sẽ cải thiện hệ thống danh sách đen, để những người bị xem là không đáng tin cậy sẽ “không thể di chuyển dù chỉ một bước” trong khi những người được đánh giá là có uy tín hoàn toàn có thể sử dụng tất cả các dịch vụ một cách bình thường. Song song với việc chấm điểm tín nhiệm của các công dân, Bắc Kinh cũng sẽ giám sát độ tín nhiệm của các cán bộ, công chức và các sở, ban, ngành, các cơ quan trong chính quyền bằng cách giám sát việc thực hiện các cam kết, những lời hứa mà họ đã đưa ra. Điểm số này cũng sẽ được tích hợp trong đánh giá tín nhiệm cá nhân của các quan chức, cán bộ hưởng lương từ ngân sách.

Chính quyền Trung Quốc cho rằng việc áp dụng hệ thống đánh giá này sẽ giúp tăng cường sự minh bạch của chính quyền, phơi bày tình trạng tham nhũng, từ đó giúp việc xử phạt trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp ở Bắc Kinh cũng sẽ được chấm điểm. Chính quyền Bắc Kinh nhấn mạnh rằng hệ thống điểm tín nhiệm này sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh cũng như môi trường xã hội của thành phố. Dĩ nhiên, điểm số này cũng có thể tăng hoặc giảm ở từng thời điểm, phụ thuộc vào hành vi của họ.

http://biendong.net/bien-dong/31511-tq-thong-qua-quyet-dinh-su-dung-tri-tue-nhan-tao-de-cung-co-quyen-luc-va-kiem-soat-nguoi-dan.html

 

Trung Quốc: Lộ tài liệu mật

về chính sách trấn áp người Duy Ngô Nhĩ

Thu Hằng

Bắc Kinh có cả một chiến dịch trấn áp người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi Giáo ở Tân Cương. Hơn 400 trang tài liệu mật của chính phủ Trung Quốc vừa bị tiết lộ đã khẳng định điều này. Trong đó, đích thân chủ tịch Tập Cận Bình đã ra lệnh hành động « không thương tiếc » chống ly khai và cực đoan.

Báo New York Times đăng toàn bộ 403 trang tài liệu bằng tiếng Hoa trên website ngày 16/11/2019, trong đó có nhiều bản báo cáo theo dõi, kiểm soát người Duy Ngô Nhĩ, cũng như nhiều bài diễn văn chưa từng được công bố của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đặc biệt, trong một bài diễn văn năm 2014, sau khi xảy ra vụ một nhóm người Duy Ngô Nhĩ giết chết 31 người tại một nhà ga ở tây nam Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi « đấu tranh chống khủng bố, chống xâm nhập và ly khai » bằng cách sử dụng « những biện pháp độc tài » và « không thương tiếc ».

Ngoài ra, còn có một tập hướng dẫn sinh viên Duy Ngô Nhĩ, bị « mất tích » hoặc bị đưa vào trại tập trung, trả lời những câu hỏi của gia đình khi về nhà. Phía nhà chức trách nhận được chỉ thị giải thích cho gia đình các sinh viên bị đưa đi cải tạo là người thân của họ bị nhiễm « virus » tư tưởng cực đoan và cần được điều trị trước khi « căn bệnh trở nên trầm trọng ».

Tại Tân Cương, số lượng trại tập trung gia tăng nhanh chóng sau khi ông Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) được bổ nhiệm làm bí thư Đảng ủy khu tự trị vào năm 2016. Theo New York Times, ông Trần Toàn Quốc đã phổ biến những bài diễn văn của ông Tập để giải thích cho chiến dịch trấn áp và thúc giục các quan chức « đưa hết vào trại những người cần phải tập trung ».

Trong nội bộ có nhiều người bất bình

Vẫn theo nhật báo Mỹ, được AFP trích lại, những tài liệu trên do một chính trị gia Trung Quốc ẩn danh tiết lộ, nhân vật này hy vọng rằng việc công bố tài liệu trên sẽ ngăn cản các nhà lãnh đạo, trong đó có ông Tập Cận Bình, « trốn tránh trách nhiệm trong việc giam giữ tập thể ». Việc tài liệu tối mật bị tiết lộ và với số lượng lớn như vậy cho thấy nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc bị chia rẽ và có một số người bất bình về chiến dịch trấn áp.

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền thẩm định có hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị ép đi cải huấn trong vài trăm trại tập trung ở miền viễn tây Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh, khi bị cộng đồng quốc tế lên án, khẳng định đó chỉ là những khu hướng nghiệp, đào tạo nghề

http://vi.rfi.fr/chau-a/20191117-tap-can-binh-tran-ap-khong-thuong-tiec-ly-khai-tan-cuong