Tin khắp nơi – 17/10/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 17/10/2020

Công bố chủ đề cuộc tranh luận cuối cùng giữa Trump – Biden –  Hải Lam

Cuộc tranh luận thứ hai và cũng là cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng giữa hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden sẽ diễn ra tại trường Đại học Belmont ở Nashville, bang Tennessee vào ngày 22/10.

Cuộc tranh luận trên diễn ra chỉ hơn 1 tuần trước ngày bầu cử chính thức 3/11. Dự kiến phiên đối đầu này sẽ kéo dài 90 phút vào lúc 9 giờ tối giờ Washington ngày 22/10 (8 giờ sáng ngày 23/10 giờ Việt Nam).

Các chủ đề trong cuộc tranh luận tổng thống thứ 2 đã được người điều hành Kristen Welker công bố. Bà Wellker là người dẫn chương trình đài NBC.

“Kristen Welker, người điều hành cuộc tranh luận tổng thống vào ngày 22/10 đã lựa chọn các chủ đề: Chiến đấu với Covid-19, các gia đình Mỹ, chủng tộc tại Mỹ, biến đổi khí hậu, an ninh quốc gia và sự lãnh đạo”, Ủy ban các cuộc tranh luận tổng thống thông báo trên Twitter ngày 16/10.

Fox News cho biết, ứng viên Biden xác nhận ông sẽ tham gia cuộc tranh luận nhưng cho rằng Tổng thống Trump nên xét nghiệm Covid-19 trước khi sự kiện diễn ra.

Các chủ đề trong cuộc đối đầu cuối cùng được công bố sau khi ông Trump và ông Biden đã tham gia trả lời chất vấn của cử tri được phát sóng trên khác kênh truyền hình khác nhau nhưng đều vào lúc 8 giờ tối ngày 15/10.

Hai ứng viên tổng thống Mỹ Joe Biden và Donald Trump trả lời các câu hỏi của cử tri trên truyền hình ngày 15/10 (ảnh: Reuters).

Theo kế hoạch ban đầu, hai ông Trump – Biden có 3 cuộc tranh luận trực tiếp, vào các ngày 29/9, 15/10 và 22/10. Tuy nhiên, cuộc đối đầu thứ hai đã bị huỷ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cong-bo-chu-de-cuoc-tranh-luan-cuoi-cung-giua-trump-biden.html

 

Joe Biden lần nữa dối trá công chúng

tìm cách bôi nhọ TT Trump

Quý Khải

Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden cho biết trong một bài phát biểu trước một nhóm người cao niên ở Florida hôm thứ Ba (13/10) rằng Tổng thống Trump coi những người cao niên “thực tế không là gì cả”. Một lần nữa, ông Biden đã sử dụng chiến thuật cắt ghép lời nói của Tổng thống ra khỏi ngữ cảnh để ‘bịa đặt’ những tin giả (fake news), sau đó lan truyền trên mạng, theo the BL.

Ông Biden đã trích dẫn một bài phát biểu của Tổng thống Trump vào tháng trước và nói cụ thể rằng ông Trump đã tuyên bố rằng virus Vũ Hán “hầu như không ảnh hưởng đến ai” và làm tổn thương “chỉ những người lớn tuổi mắc bệnh tim và các vấn đề khác”. Bằng cách nói của mình, ông Biden muốn người nghe tin rằng Tổng thống không quan tâm đến những người lớn tuổi.

Tờ Breitbart đã nhanh chóng kiểm chứng tuyên bố “trích dẫn lời ông Trump” của ông Biden, và xác nhận rằng chúng chỉ là một cách diễn giải ác ý của ứng viên đảng Dân chủ này.

Nguyên lời của Tổng thống Trump nói khi đó là:

“Hiện chúng tôi đã hiểu về căn bệnh này. Bây giờ chúng tôi đã biết nó ảnh hưởng đến những người lớn tuổi, những người lớn tuổi có vấn đề về tim mạch và các vấn đề khác. Bạn biết đấy, ở một số bang, có hàng nghìn người, không ai dưới 18 tuổi [bị nhiễm]. Hãy ngả mũ trước những người trẻ tuổi vì họ có một hệ thống miễn dịch đáng kinh ngạc, nó hầu như không ảnh hưởng đến họ”.

Tổng thống Trump đã nói cụ thể về những đối tượng mà virus dễ lây nhiễm trong những người trẻ dưới 18 tuổi, câu trả lời là “hầu như không ảnh hưởng đến họ”.

Trong đoạn phát biểu ông Trump không hề có ý nói rằng người cao tuổi “thực tế không đáng bận tâm”. Ông chỉ đặc biệt chỉ ra những rủi ro lớn hơn đối với người lớn tuổi.

Đây chỉ là một trong nhiều lời nói dối đã được kiểm chứng trong các bài phát biểu của ông Biden.

Gần đây, trong một quảng cáo tranh cử dài gần hai phút của ông Biden, cựu phó tổng thống đã cố gắng đổ lỗi và bôi nhọ Tổng thống Donald Trump là người chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng do Virus viêm phổi Vũ hán gây ra, cho rằng ông quá mềm mỏng khi đối đầu với Đảng Cộng sản Trung Quốc, và cáo buộc ông Trump thậm chí còn không cố gắng đưa các chuyên gia Mỹ vào Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của virus.

Tuyên bố này là một trong những lời nói dối lớn trong chiến dịch của ôgn Biden. Trên thực tế, như tờ Washington Post đã chỉ ra, các quan chức Mỹ đã ở Trung Quốc từ ngày 22/2, cố gắng đàm phán với ĐCSTQ để có thể tham gia vào cuộc điều tra về nguồn gốc virus.

Vào một dịp khác, chiến dịch Biden đã công bố một video trên mạng xã hội, trong đó bạn có thể nghe thấy Tổng thống Trump nói, “Corona virus, đây là trò lừa bịp mới”.

Nhưng thực sự, Tổng thống Trump trong các bình luận ban đầu của mình, đã không nói “đây là trò lừa bịp mới” ngay sau khi nói “corona virus” như trong video. Bình luận về “trò lừa bịp” được đưa ra phải vài câu sau đó, và ông nói vậy khi đề cập đến việc các phương tiện truyền thông và cách họ đưa tin về cuộc luận tội ông hồi năm ngoái, chứ không phải khi đề cập đến virus Vũ hán. Chiến dịch Biden đã cắt ghép giả mạo video này nhằm bôi nhọ Tổng thống Trump.

https://www.dkn.tv/the-gioi/joe-biden-lai-noi-doi-cong-chung-nham-boi-nho-ong-trump.html

 

Ông Biden cáu gắt khi nhà báo đặt câu hỏi

về bê bối của con trai Hunter Biden

Bình luậnDu Miên

Sau gần 2 ngày tránh được các câu hỏi về bê bối của con trai Hunter Biden, ông Joe Biden đã có phản hồi chính thức khi phóng viên đài CBS hỏi về chủ đề này.

Ông Joe Biden cuối cùng đã được hỏi về tin tức bùng nổ của tờ New York Post với hàng loạt email cho thấy con trai ông là Hunter Biden đã giao dịch hàng triệu USD dựa vào tầm ảnh hưởng của cha mình.

Sau cuộc thảo luận phát sóng trực tiếp trên đài ABC News với người dẫn chương trình George Stephanopoulos, ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden đã nói chuyện với các phóng viên bên ngoài máy bay riêng sau các sự kiện tranh cử của ông ở Michigan. Và khi phóng viên Bo Erickson của CBS News tiếp cận chủ đề về vụ bê bối của Hunter Biden, cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ đã công kích ngược lại nhà báo này.

Cụ thể, phóng viên Erickson đã hỏi: “Ông Biden, xin cho biết phản hồi của ông về câu chuyện của tờ New York Post về con trai ông, thưa ông?”.

Ông Biden ngay lập tức đáp trả: “Tôi biết anh sẽ hỏi nó. Tôi không có phản hồi nào hết, đó là một chiến dịch bôi nhọ khác, nó vừa hợp với nghiệp vụ của anh đấy, đó là những câu hỏi các anh luôn đặt ra”.

Trước đó cùng ngày, ông Joe Biden hầu như không bị hỏi về chủ đề này khi tham gia cuộc thảo luận phát sóng trực tiếp trên đài ABC News, theo The Epoch Times.

Chương trình này diễn ra tại Philadelphia trong đó ông Biden trả lời các câu hỏi của khán giả trong 90 phút liên tục. Cùng tham gia chương trình còn có một trong những người trước đây đã từng viết diễn văn cho ông. Người dẫn chương trình này là ông George Stephanopoulos, từng là trợ lý cho cựu Tổng thống Bill Clinton.

Không một ai trong chương trình này đặt ra bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vụ bê bối của Hunter Biden với cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ.

Hôm 14/10, chiến dịch tranh cử Tổng thống 2020 của ông Biden 2020 đã có phản hồi đối với các bài báo của New York Post. Đại diện của chiếc dịch khẳng định, cựu Phó Tổng thống đã “thực hiện chính sách chính thức của Hoa Kỳ đối với Ukraine và không có hành động sai trái nào”, bổ sung rằng “các quan chức chính quyền ông Trump đã tuyên thệ chứng thực những sự thật này”.

New York Post đã nhận được một email vào năm 2015 cho thấy, cố vấn Vadym Pozharskyi của công ty năng lượng Ukraine Burisma gửi lời cảm ơn Hunter Biden vì đã “cho một cơ hội” để gặp cha anh là ông Joe Biden – Phó Tổng thống Hoa Kỳ khi đó.

Ông Biden từng khẳng định ông ấy “chưa bao giờ nói chuyện với con trai [mình] về các giao dịch kinh doanh ở nước ngoài của nó”.

Du Miên

https://www.ntdvn.com/the-gioi/ong-biden-cau-gat-voi-nha-bao-dat-cau-hoi-ve-be-boi-cua-con-trai-87589.html

 

Không bỗng dưng người Quản lý chiến dịch

của Joe Biden  lo lắng:

Cuộc đua chức Tổng thống đã “sát nút”

Bình luậnĐông Bắc

Mặc dù nhiều người thăm dò ý kiến ​​và tin tức giả mạo đang tuyên bố cựu phó Tổng thống Joe Biden là người được yêu thích nhất để đánh bại Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử vào ngày 3/11. Tuy nhiên, không dưng mà người quản lý chiến dịch tranh cử của Joe Biden lại cảnh báo: Cuộc đua sát nút giữa hai người đàn ông.

Theo Thehill.com, người quản lý chiến dịch tranh cử của Biden, Jen O’Malley Dillon đang cảnh báo các cử tri Đảng Dân chủ không nên kiêu ngạo, mất cảnh giác, và nói với họ rằng họ cần phải làm việc chăm chỉ để Biden được bầu. Cô ấy đã viết trong một bài đăng trên Twitter vào ngày 14/10 rằng, cuộc đua “gần hơn rất nhiều” so với hầu hết các chuyên gia đang nói.

“Bỏ phiếu sớm đã được tiến hành ở nhiều tiểu bang. Hàng triệu cử tri đã bỏ phiếu. Nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước trong chiến dịch này, và chúng tôi nghĩ rằng cuộc đua này còn gần hơn nhiều so với những gì mọi người trên trang web này [Twitter] nghĩ. Giống như gần hơn rất nhiều”.

Bình luận của người quản lý chiến dịch tranh cử của Joe Biden cho thấy, các thành viên Đảng Dân chủ đã học được từ những sai lầm của họ vào năm 2016, khi họ chủ quan nghĩ rằng Hillary Clinton là người bất bại.

Cảnh báo của cô Dillon cho thấy, người thuộc phe Dân chủ nếu không giành chiến thắng trong khoảng thời gian này, thì có nghĩa sẽ “nhường sân” cho những người ủng hộ Tổng thống Trump đang nhiệt tình ủng hộ để ứng cử viên của họ giành chiến thắng.

Hẳn nhiên trên “giấy tờ” thì ứng viên Joe Biden có tỷ lệ ủng hộ vượt trội so với đương kim Tổng thống Trump, nhưng chính những thành viên Đảng Dân chủ đều hiểu một lẽ là do truyền thông cánh tả “đánh bóng” con số. Còn tình hình thực tế mới đáng sợ đối với họ, trong các cuộc thăm dò độc lập gần đây cho thấy số lượng kỷ lục ở nhóm cử tri thiểu số đã lên chung “boong tàu” với thuyền trưởng Donald Trump:

Những con số gây sốc trên cho thấy 28% người da đen và 41% người gốc Tây Ban Nha ủng hộ Tổng thống Trump, cho thấy kế hoạch tiếp cận cộng đồng thiểu số của ông có thể thành công.

Cuộc thăm dò do Atlas Intel thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 24 đến 30/8, cũng cho thấy Tổng thống Trump dẫn trước Joe Biden 4 điểm trong số các cử tri da trắng. Mặc dù vậy, ông vẫn kém Biden 3 điểm trong tổng số các cuộc thăm dò ở thời điểm hiện tại.

Tổng thống Trump đã lưu ý rằng, các kết quả thăm dò quốc gia này có thể bị sai lệch do hiện tượng được ghi nhận rõ ràng là những người ủng hộ Tổng thống Trump không sẵn sàng tuyên bố công khai ủng hộ ông, do lo ngại hậu quả trong thời đại khủng bố cánh tả lan rộng.

Các con số bỏ phiếu cho thấy Tổng thống Trump tăng 20 điểm trong số cử tri da đen và tăng 13 điểm trong số cử tri gốc Tây Ban Nha so với năm 2016. Các con số cũng cho thấy Joe Biden giảm 23 điểm gây sốc đối với cử tri da đen và giảm 10 điểm với người gốc Tây Ban Nha so với năm 2016.

Các cuộc thăm dò khác cho thấy Tổng thống Trump đang đạt được tiến bộ lớn ở các bang chiến trường có khả năng quyết định cuộc bầu cử năm nay.

Động lực rõ ràng đang đứng về phía Tổng thống Trump, đó là lý do tại sao các đảng viên Dân chủ đang lo lắng khi họ cảm thấy cơ hội giành lại quyền kiểm soát đất nước của họ đang tuột mất.

https://www.ntdvn.com/the-gioi/khong-bong-dung-nguoi-quan-ly-chien-dich-cua-joe-biden-lo-lang-cuoc-dua-chuc-tong-thong-da-sat-nut-87776.html

 

Những thống kê rực rỡ

từ buổi vận động bầu cử của ông Trump tại Florida

Quý Khải

Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa Mỹ, bà Ronna McDaniel hôm thứ Tư (14/10) đã chia sẻ dữ liệu mới nhất về các hoạt động tranh cử của ứng viên Trump trong cuộc vận động của ông ở Florida hôm thứ Hai (12/10).

Dữ liệu cho thấy, hơn 30% số người tham dự không phải là cử tri ủng hộ Đảng Cộng hòa, và khoảng 25% số người không bỏ phiếu trong năm 2016. Trước đó, dữ liệu chiến dịch cũng đưa ra số liệu thống kê tương tự, cho thấy phần lớn những cử tri im lặng (chưa có lập trường) đã trở nên ủng hộ Trump và thể hiện sự ủng hộ sau lời kêu gọi của ông. Trong thời gian biểu vận động tranh cử dày đặc kế tiếp, Tổng thống Trump sẽ đến thăm các bang chiến trường và các bang không quan trọng như Iowa và North Carolina để khuyến khích tất cả cử tri đi bỏ phiếu, theo SecretChina.

Bà McDaniel viết trên Twitter:

“Số liệu thống kê rực rỡ từ cuộc vận động của Trump ở Sanford:” “Cảm ơn Florida!”

“[Cuộc thăm dò] đã xác nhận 15.852 cử tri”.

“Trong số này, 31,8% không phải là cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa; cử tri ủng hộ đảng Dân chủ chiếm đến 16,3%”.

“24,4% số người tham dự không bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử năm 2016; 14,4% số người trong đó không bỏ phiếu trong 4 cuộc bầu cử gần đây nhất”.

Dữ liệu do bà McDaniel chia sẻ phù hợp với dữ liệu được tiết lộ trước đó bởi chiến dịch Trump tại cuộc vận động của ông hồi đầu năm. Hơn nữa, dữ liệu cho thấy, bất chấp tác động nặng nề của đại dịch, hay sự kiện thay thế Thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kỳ, các cử tri Mỹ vẫn mong muốn tham gia bầu cử và làn sóng tái bầu cử cho Trump đang phát triển ngày càng mạnh.

Báo cáo chiến dịch tranh cử của Trump vào tháng 1 năm nay cho biết trong năm 2016, xấp xỉ 25% số người tham dự chiến dịch tranh cử của Trump là cử tri ủng hộ Đảng Dân chủ, trong đó chỉ 10% số người không tham gia tuyển cử trước đó, thì hiện nay, tỷ lệ này đã tăng tới 24%.

Chiến dịch cũng tuyên bố rằng 18% người tham dự cuộc vận động vào tháng 2 ở Phoenix, Arizona được xác định là cử tri ủng hộ Đảng Dân chủ, và một phần tư (25%) những người tham dự cho biết họ không bỏ phiếu trong năm 2016.

Tất cả những số liệu thống kê này cho thấy ngày càng có nhiều người Mỹ trước đây không quan tâm đến bầu cử tổng thống, phần lớn trong số họ là một lượng lớn cử tri giữ quan điểm conservative (bảo thủ) và thường không muốn đưa ra lập trường của mình, thì hiện nay đã chú ý đến quyền lợi bỏ phiếu của mình hơn. Với tư cách là một ứng viên tổng thống, ông Trump đang nỗ lực hết sức để truyền tải thông điệp về cuộc tổng tuyển cử tới mọi cử tri, để cử tri hiểu rằng ông hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ quay trở lại cương lĩnh quản trị [chính phủ] truyền thống và khuyến khích mọi người đưa ra lựa chọn của riêng mình.

Sau chuyến thăm Florida, Tổng thống Trump đã tổ chức một sự kiện tại Pennsylvania vào thứ Ba (13/10) và có bài phát biểu tại Iowa vào thứ Tư (14/10). Theo một cuộc thăm dò gần đây, Trump dẫn trước Phó Tổng thống Biden 6 điểm ở bang Iowa.

Tiếp đó, Tổng thống Trump đã bay về phía đông nam theo một lịch trình dày đặc, dừng lại ở Bắc Carolina vào thứ Năm, và tiến hành các hoạt động vận động liên tiếp ở hai bang Florida và Georgia vào thứ Sáu.

Các quan chức chiến dịch tranh cử của ông Trump tuyên bố rằng tổng thống sẽ đi khắp các bang và tham gia các hoạt động hầu như mỗi ngày trong suốt thời gian còn lại của chiến dịch, đôi khi thậm chí còn dừng lại ở nhiều hơn một trạm mỗi ngày.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nhung-thong-ke-ruc-ro-tu-buoi-van-dong-bau-cu-cua-ong-trump-tai-florida.html

 

Bầu cử Mỹ: Donald Trump dự đoán

một “làn sóng” của đảng Cộng Hòa

Trọng Nghĩa

Trong bối cảnh kết quả các cuộc thăm dò dư luận tiếp tục tồi tệ, tạo nên tâm lý hoài nghi ngay trong phe Cộng Hòa, vào hôm qua, 16/10/2020, tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến vận động tranh cử tại Georgia và Florida, hai bang mà ông không thể để mất nếu muốn thắng Joe Biden vào ngày 3/11.

Tại thành phố Ocala ở Florida, tổng thống Mỹ đã dõng dạc khẳng định: “Chúng ta sẽ chứng kiến ​​một làn sóng đỏ (màu của đảng Cộng Hòa) với cách biệt chưa từng thấy”.

Với giọng điệu ngày càng gay gắt đối với đối thủ, ông Trump cho rằng “Joe Biden là một thảm họa (…), Joe Biden là một chính trị gia tham nhũng” và “vào ngày bầu cử (…), chúng ta sẽ giáng một thất bại vang dội cho kẻ ngủ gục Joe the Sleeper”.

Phát biểu của tổng thống Mỹ đã được đám đông hoan nghênh nhiệt liệt.

Sau đó, tại thành phố Macon, bang Georgia, một bang mà ông đã dẫn trước Hillary Clinton bốn năm trước đây, nhưng hiện đang đứng sau Joe Biden trong các cuộc thăm dò mới nhất, ông Trump cũng ra sức vận động.

Theo hãng tin Pháp AFP, cho dù ông Trump luôn phát biểu lạc quan, tâm trạng bất an ngày càng được thấy rõ trong nội bộ đảng Cộng Hòa. Theo dữ liệu của viện thăm dò Nielsen, buổi trao đổi qua truyền hình với cử tri của ông Trump vào tối 15/10 vừa qua có ít người xem hơn (13.461.000 khán giả) so với buổi trao đổi vào cùng thời điểm của đối thủ thuộc đảng Dân Chủ (14.135.000 khán giả).

Nhiều nhân vật trong đảng Cộng Hòa đang công khai tỏ ý lo lắng về làn sóng thủy triều của đảng Dân Chủ. Sau các phát biểu lo lắng của hai thượng nghị sĩ Ted Cruz và Lindsey Graham, đến lượt dân biểu bang Nebraska Ben Sasse bày tỏ mối quan ngại sâu sắc, khẳng định rằng ông Donald Trump là một nhà lãnh đạo “tầm thường”, có nguy cơ bị thất bại. Phát biểu này nằm trong một đoạn ghi âm được giới truyền thông tiết lộ.

Biden chỉ trích Trump “từ chối” lên án các phần tử da trắng thượng đẳng

Còn về ông Joe Biden, phát biểu tại bang Michigan, ứng cử viên đảng Dân Chủ hôm qua đã cho rằng việc ông Donald Trump “từ chối” lên án những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng là một điều “đáng kinh ngạc”.

Cựu phó tổng thống Mỹ đã đánh giá như trên bên cạnh thống đốc Michigan Gretchen Whitmer, một đối thủ kiên quyết chống  Donald Trump và gần đây bị một nhóm cực hữu mưu toan bắt cóc và “xử” về tội “phản quốc”.

Ông Donald Trump đã không có một lời an ủi nào đối với thống đốc Michigan khi tin về âm mưu bắt cóc được thông báo hôm 08/10.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201017-bau-cu-tong-thong-my-donald-trump-joe-biden

 

Bầu cử Mỹ 2020:

Số cử tri bỏ phiếu sớm đạt ‘kỷ lục’

Giới chức phụ trách bầu cử tiểu bang trên khắp Hoa Kỳ báo cáo số lượng kỷ lục cử tri đi bỏ phiếu trước ngày bầu cử 3/11.

Theo Dự án Bầu cử Hoa Kỳ, hơn 22 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm vào thứ Sáu 17/10, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Cùng thời điểm này trong cuộc đua tranh cử năm 2016, khoảng 6 triệu phiếu bầu đã được bỏ.

TT Trump vẫn có khả năng thắng cử ra sao?

Bầu cử Mỹ: Một số bạn trẻ gốc Việt không hề thờ ơ

Các chuyên gia cho rằng sự gia tăng trong bỏ phiếu sớm có liên quan đến đại dịch virus corona, khiến nhiều người phải tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho việc bỏ phiếu trong ngày bầu cử.

Chụp lại video,

Bầu cử Mỹ 2020: Ai thực sự quyết định người thắng cuộc?

Hôm thứ Ba, Texas, một tiểu bang có quy định tương đối chặt chẽ về những người đủ điều kiện bỏ phiếu qua đường bưu điện, đã lập kỷ lục số phiếu bầu vào ngày đầu tiên của cuộc bỏ phiếu sớm.

Hôm thứ Hai, ngày lễ liên bang Columbus, giới chức ở Georgia báo cáo có 126.876 phiếu bầu – cũng là một kỷ lục của tiểu bang.

Ở Ohio, một tiểu bang dao động quan trọng, hơn 2,3 triệu phiếu bầu qua bưu điện đã được cử tri đăng ký, gấp đôi năm 2016.

Chọn Tổng thống Trump hay Phó Tổng thống Biden?

Fauci nói trích dẫn quảng cáo của chiến dịch Trump gây hiểu lầm

Các báo cáo chỉ ra rằng số đảng viên Đảng Dân chủ bỏ phiếu cao hơn số cử tri Cộng hòa, với số phiếu bầu nhiều hơn gấp đôi. Và trong số những đảng viên Dân chủ bỏ phiếu sớm, phụ nữ và người Mỹ da màu bỏ phiếu với số lượng đặc biệt cao. Một số được thúc đẩy bởi sự không thích Donald Trump, trong khi những người khác được tiếp thêm sức mạnh bởi các cuộc biểu tình đòi công lý và chống phân biệt chủng tộc trong suốt mùa hè sau vụ cảnh sát giết George Floyd ở Minnesota.

Nhưng lợi thế sớm này không có nghĩa là đảng Dân chủ đã có thể tuyên bố chiến thắng. Đảng Cộng hòa, người cho rằng bỏ phiếu qua đường bưu điện dễ bị gian lận, nói rằng Đảng Dân chủ có thể thắng cuộc bỏ phiếu sớm, nhưng đảng Cộng hòa sẽ xuất hiện với số lượng lớn phiếu bầu vào ngày bầu cử.

Theo một nghiên cứu năm 2017 của Trung tâm Công lý Brennan, tỷ lệ gian lận bỏ phiếu nói chung ở Mỹ là từ 0,00004% đến 0,0009%.

Số lượng cử tri khổng lồ dẫn đến việc xếp hàng dài, có người phải chờ tới 11 giờ mới có cơ hội bỏ phiếu.

Những người trẻ tuổi hơn, những người trước đây thường khó đến được các cuộc thăm dò, dường như sẽ xuất hiện với số lượng lớn hơn trong năm nay. Số phiếu bầu của giới trẻ có thể là cao nhất kể từ năm 2008 trong cuộc bầu cử của Barack Obama – tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ.

Một cuộc khảo sát gần đây của Axios cho thấy 4/10 sinh viên đại học cho biết họ dự định biểu tình nếu ông Trump thắng. Cứ 10 người thì có 6 người nói rằng họ sẽ làm bẽ mặt những người bạn có thể bỏ phiếu nhưng lại chọn không bỏ.

Ngược lại, chỉ 3% sinh viên được khảo sát cho biết họ sẽ phản đối nếu Joe Biden đắc cử.

Bầu cử 2020: Vì sao chúng tôi ủng hộ TT Trump và Đảng Cộng hoà?

Cử tri ủng hộ đảng Dân chủ nói nước Mỹ đang đi sai hướng

Jonathan London: ‘2020 là bầu cử quan trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ’

Carl Thayer: ‘TQ sẵn sàng đối phó với bất kỳ ai đắc cử TT Mỹ’

Cử tri Mỹ ở Thái Lan: ‘đi bầu để bảo vệ nền dân chủ’

Cử tri Lý Văn Quý: ‘Nếu tái đắc cử, TT Trump sẽ làm nước Mỹ hùng cường’

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54581001

 

‘Trục trặc liên tiếp với bỏ phiếu qua thư!’

 Khoảng 29.000 cử tri bang Pennsylvania

nhận được phiếu bầu ‘dành cho người khác’

Quý Khải

Lo ngại về một cuộc bầu cử không công bằng chưa bao giờ mạnh đến thế!

Các quan chức bầu cử cho biết hôm thứ Tư (14/10) rằng khoảng 29.000 cư dân hạt Allegheny, bang Pennsylvania (Mỹ) đã nhận được các lá phiếu giành cho những người khác do sơ sót ở công ty máy in và nhà phân phối, tờ Daily Caller đưa tin.

Vấn đề là do lỗi khớp dữ liệu lá phiếu (mapping) của Midwest Direct, công ty được thuê để xử lý việc in ấn.

Các lá phiếu mới của 28.879 cử tri Hạt Allegheny sẽ được gửi lại qua đường bưu điện và dự kiến ​​sẽ gửi đầy đủ vào ngày 19/10, Wpxi.com đưa tin.

Lỗi xảy ra trong lô in ngày 28/9 và khoảng 20 người trong số những người nhận được lá phiếu không chính xác đã cảnh báo cho các cơ quan bầu cử.

Như một biện pháp để ngăn chặn những sự cố tương tự, nhà chức trách sẽ triển khai một cơ quan đăng ký trực tuyến để cử tri không chỉ có thể theo dõi lá phiếu của họ mà còn xác minh xem chúng có bị ảnh hưởng bởi bất kỳ lỗi nào hay không.

“Trong vòng 24 giờ tới, Bộ phận bầu cử sẽ có một tính năng tìm kiếm có sẵn trên trang web của mình, cho phép các cử tri, sử dụng tên hoặc số ID cử tri của họ, xác định xem họ có thuộc nhóm bị ảnh hưởng hay không. Trong thời gian tạm thời, cử tri có thể sử dụng trình theo dõi phiếu bầu trực tuyến của tiểu bang để tra cứu khi lá phiếu của họ được gửi qua đường bưu điện. Nó có thể được tìm thấy trong cột ‘Lá phiếu được gửi qua thư’”, Ban bầu cử cho biết.

Tuy nhiên, sẽ phải mất ba tuần kể từ khi lỗi xảy ra cho đến thời điểm dự kiến ​​nó có thể được sửa chữa, tức vào ngày 19/10. Điều này cho thấy một bức tranh ảm đạm bởi vì vào tuần tới, nếu lỗi này xảy ra một lần nữa, Số lượng người có thể không được bầu cử trên toàn quốc sẽ là đáng kinh ngạc. Nhiều vấn đề khác xoay quanh bỏ phiếu qua thư đối với PennsylvaniaTrong một báo cáo của Breitbart cũng vào hôm Thứ Tư, một nhân viên của Bưu điện Hoa Kỳ (USPS) đã vứt bỏ những túi chứa đầy thư ở góc nhà của anh ta ở Baldwin, Pennsylvania.

Đặc vụ Scott Balfour nói với CNN rằng:

“Văn phòng Tổng thanh tra USPS đã thu hồi một số loại thư khác nhau, bao gồm thư công việc và một lượng nhỏ thư hạng nhất. Chúng tôi hy vọng sẽ thực hiện đếm số lượng thư ngay hôm nay và sắp xếp để gửi thư đến khách hàng càng sớm càng tốt”.

Một vụ việc tương tự xảy ra ở New Jersey, khi một người đàn ông được xác định là Nicholas Beauchene bị bắt vì vứt bỏ 99 phiếu bầu và các loại thư khác.

Tuần trước, khoảng 50.000 lá phiếu cũng bị thất lạc, đến tay không đúng người nhận vì sự cố tại công ty phụ trách in ấn.

Tất cả những sự cố này đặt ra câu hỏi và lo ngại nghiêm trọng đối với người dân Mỹ để có một cuộc bầu cử an toàn, công bằng và không có giả mạo.

https://www.dkn.tv/the-gioi/truc-trac-lien-tiep-voi-bo-phieu-qua-thu-khoang-29-000-cu-tri-bang-pennsylvania-nhan-duoc-phieu-bau-danh-cho-nguoi-khac.html

 

Tổng thống Trump sẽ đến Michigan,

Wisconsin vận động để tái đắc cử

Tổng thống Donald Trump sẽ mang nỗ lực vận động tái đắc cử của mình đến hai bang Michigan và Wisconsin vào ngày thứ Bảy trước khi khởi hành chuyến đi đến các bang miền Tây để vực dậy sự ủng hộ vào lúc các cuộc thăm dò toàn quốc cho thấy ông đang thua sút đối thủ Đảng Dân chủ Joe Biden.

Vài ngày sau khi bình phục COVID-19 và chỉ hai tuần rưỡi trước cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11, ông Trump đang tổ chức các cuộc tập hợp trên khắp cả nước để duy trì sự ủng hộ tại các bang chiến trường chủ chốt mà ông đã giành được bốn năm trước.

Cựu doanh nhân New York này chiến thắng ở Michigan và Wisconsin vào năm 2016 nhưng các cuộc khảo sát ý kiến cho thấy ông đang theo sau ông Biden, cựu phó tổng thống, ở những bang đó trong năm nay.

Reuters cho biết các cố vấn của ông Trump từ lâu đã coi Michigan và Wisconsin, cũng như Pennsylvania, là chìa khóa cho cơ hội tái đắc cử của ông. Tổng thống cũng đang lâm vào thế thủ tại các thành trì truyền thống của Đảng Cộng hòa, bao gồm Arizona, nơi ông dự định đến vận động vào ngày thứ Hai và Georgia, nơi ông vận động vào tối ngày thứ Sáu.

Ông Trump đang thua sút trong các cuộc thăm dò ý kiến và các số liệu mới nhất từ chiến dịch tranh cử của ông cho thấy ông cũng đang thua sút trong việc gây quỹ khi cuộc đua quyết liệt hơn. Số lượng cử tri bỏ phiếu sớm đang phá vỡ kỉ lục, với hơn 23 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu, theo Reuters.

Ông Biden, người đã gia tăng các chuyến đi trong những tuần gần đây sau khi cắt giảm lịch trình vì đại dịch, dự định ở bang Delaware quê nhà của ông trong ngày thứ Bảy.

Người đứng chung liên danh tranh cử của ông, Thượng nghị sĩ Kamala Harris của bang California, cũng đang tránh đi lại trong vài ngày sau khi một phụ tá xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được xác định bằng số phiếu đại cử tri, được phân bổ cho các bang và vùng lãnh thổ của Mỹ phần lớn dựa trên dân số của họ, thay vì tổng số phiếu phổ thông toàn quốc. Các ứng cử viên phải đạt đủ 270 trong số 538 phiếu đại cử tri để giành chiến thắng.

Wisconsin có 10 phiếu đại cử tri, Michigan có 16 và Arizona có 11. Nevada, nơi Trump sẽ vận động vào Chủ nhật, có sáu phiếu đại cử tri.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-trump-se-den-michigan-wisconsin-van-dong-de-tai-dac-cu/5625359.html

 

Hoa Kỳ chặn Trung Cộng mua phòng khámsinh sản

ở San Diego vì lo ngại bảo mật dữ kiện y tế

Theo  CNBC, chính phủ Hoa Kỳ đã chặn một pháp nhân Trung Cộng mua một phòng khám sinh sản ở San Diego. Hành động này tiết lộ những lo ngại chưa từng biết trước đây về việc Trung Cộng tiếp cận dữ kiện y tế được lưu trữ trong các phòng khám sinh sản ở Hoa Kỳ, chứa thông tin cá nhân và sinh học của các gia đình.

Hãng CNBC cho hay Ủy ban bí mật về đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ, cơ quan giám sát giao dịch của các công ty có liên quan đến an ninh quốc gia, đã thực hiện vụ ngăn chặn này. John Demers, lãnh đạo Bộ phận An ninh Quốc gia của Bộ Tư pháp cho biết Hoa Kỳ có hai mối quan tâm khi nói đến quyền sở hữu của Trung Cộng với các phòng khám sinh sản của Hoa Kỳ.

Đầu tiên, các viên chức tin rằng Trung Cộng có thể sử dụng dữ kiện từ các phòng khám sinh sản để tích lũy một cơ sở dữ kiện lớn về thông tin sinh học, có thể được sử dụng để chống lại người Hoa Kỳ. Thứ hai, ông Demers lo rằng Trung Cộng có thể sử dụng dữ kiện các phòng khám sinh sản để tạo ra một mối đe dọa quân sự. Tuy nhiên, bất chấp mối lo của chính phủ Hoa Kỳ, một cuộc điều tra của CNBC cho thấy bốn trong số khoảng chục phòng khám sinh sản ở San Diego đã có các nhà đầu tư có liên hệ với Trung Cộng.

Nhiều năm trước khi có Covid-19, khách Trung đổ xô đến các phòng khám của Hoa Kỳ do nơi đây được xem là một trong những nơi tốt nhất trên thế giới. Do khách hàng thường trả tiền mặt cho các thủ tục đắt đỏ, ngành kinh doanh sinh sản có thể sinh lợi nhuận cao, vì vậy ngành này có nhiều lý do kinh doanh hợp pháp thu hút các nhà đầu tư Trung Cộng. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-chan-trung-cong-mua-phong-kham-sinh-san-o-san-diego-vi-lo-ngai-bao-mat-du-kien-y-te/

 

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ:

Điều TQ làm ở Tân Cương ‘gần’ như diệt chủng

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ ngày thứ Sáu nói Trung Quốc đang thực hiện “điều gì đó gần” như diệt chủng với cách đối xử của nước này với người Hồi giáo trong vùng Tân Cương.

“Nếu không phải là diệt chủng thì là điều gì đó gần như vậy ở Tân Cương,” Robert O’Brien phát biểu trong một sự kiện trực tuyến do Viện Aspen tổ chức, trong khi nêu bật các cuộc đàn áp khác của Trung Quốc, bao gồm một cuộc đàn áp phong trào ủng hộ dân chủ ở Hong Kong.

Mỹ đã lên án cách thức Trung Quốc đối đãi người Uighur và những người Hồi giáo thiểu số khác ở Tân Cương và áp đặt các chế tài đối với các quan chức mà họ quy trách về những vụ xâm phạm nhân quyền. Tuy nhiên, cho đến nay, Mỹ vẫn chưa gọi các hành động của Bắc Kinh là diệt chủng, một sự định danh mà sẽ có ý nghĩa pháp lý quan trọng và buộc Mỹ có hành động mạnh mẽ hơn chống lại Trung Quốc.

Liên Hiệp Quốc ước tính hơn một triệu người Hồi giáo đã bị giam giữ ở Tân Cương và các nhà hoạt động nói rằng những tội ác chống nhân loại và diệt chủng đang diễn ra ở đó. Trung Quốc phủ nhận mọi hành vi xâm phạm nhân quyền và nói rằng các trại của họ trong khu vực là những trung tâm huấn nghiệp và giúp chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Ông O’Brien đề cập đến việc hải quan Mỹ thu giữ “số lượng rất lớn” các sản phẩm tóc làm bằng tóc người từ Tân Cương.

“Người Trung Quốc thực sự là đang cạo đầu phụ nữ Uighur và làm các sản phẩm tóc và gửi chúng đến Mỹ,” ông nói.

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ vào tháng 6 cho biết họ đã thu giữ một lô hàng có nguồn gốc từ Tân Cương gồm các sản phẩm làm tóc và phụ kiện bị nghi là sản phẩm lao động cưỡng bức làm từ tóc người.

Vào tháng 6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gọi việc Trung Quốc đang sử dụng biện pháp cưỡng bức triệt sản, cưỡng bức phá thai và kế hoạch hóa gia đình cưỡng ép nhắm vào người Hồi giáo ở Tân Cương là “gây sốc” và “ghê rợn.”

Ông cho biết vào tháng trước rằng Washington đang cân nhắc ngôn từ mà họ sẽ sử dụng để mô tả những gì đang xảy ra trong khu vực nhưng nói thêm: “Khi Hoa Kỳ nói về tội ác chống nhân loại hoặc diệt chủng … chúng tôi phải rất cẩn trọng và rất chính xác bởi vì nó hàm ý rất nghiêm trọng.”

https://www.voatiengviet.com/a/co-van-an-ninh-quoc-gia-my-dieu-trung-quoc-lam-o-tan-cuong-gan-nhu-diet-chung/5625406.html

 

Hoa Kỳ: Hai vác-xin chống Covid

có thể được phê duyệt vào tháng 11

Trọng Nghĩa

Vào lúc số người bị nhiễm Covid-19 tại Mỹ vượt mốc 8 triệu ca, các nguồn tin từ giới công nghiệp hôm qua, 16/10/2020 cho biết là các công ty dược phẩm Pfizer và Moderna có kế hoạch xin giấy phép cho vac-xin của họ vào cuối tháng 11 tại Hoa Kỳ. Đây là bước nhanh kỷ lục trong việc phát triển vac-xin chống Covid-19, chỉ 9 tháng sau ca tử vong đầu tiên trong nước.

Ông Albert Bourla, chủ tịch tổng giám đốc Pfizer, một đối tác của công ty BioNTech của Đức, đã cho biết là ông mong đợi bằng chứng về hiệu quả của vac-xin đang thử nghiệm từ nay đến cuối tháng 10, nhưng ông sẽ chờ đến tuần lễ thứ ba của tháng 11 để nộp đơn với Cơ quan Dược phẩm (FDA) yêu cầu cấp phép khẩn cấp.

Moderna, một công ty công nghệ sinh học, cũng dự kiến nộp đơn vào ngày 25 tháng 11.

Tuy nhiên, nếu mọi việc êm xuôi, khả năng bắt đầu đợt tiêm đầu tiên nhân dịp Tết Dương Lịch được cho là chưa đủ để ngăn chặn dịch bệnh mà làn sóng thứ 3 đã bắt đầu tại Mỹ.

Số ca nhiễm đã vượt qua mức tám triệu vào hôm 16/10, một con số chắc chắn thấp hơn nhiều so với thực tế, vì các nghiên cứu về kháng thể đã cho thấy  khoảng 10% dân số Mỹ đã bị nhiễm bệnh, tương ứng với khoảng 30 triệu dân.

Tình trạng lây nhiễm, nhập viện và tử vong đang gia tăng; làn sóng hiện tại càng nhanh hơn vì bắt đầu ở một mức cao, Hoa Kỳ chưa bao giờ thành công trong việc ngăn chặn sự lưu hành của virus.

Tổng thống Mỹ đã hy vọng có vac-xin trước cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11, nhưng ngành công nghiệp đã đồng ý đợi thêm vài tuần nữa, theo yêu cầu của các quan chức y tế, để phát hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra trong số hàng chục nghìn người tham gia thử nghiệm lâm sàng.

Trung Quốc muốn thương mại hóa vac-xin vào cuối tháng 11

Cũng liên quan đến vac-xin ngừa Covid-19, theo thông tín viên hệ thống truyền hình Pháp France Télévisions tại Bắc Kinh, đã có hàng trăm nghìn người Trung Quốc được tiêm phòng trong khuôn khổ “những biện pháp khẩn cấp thực hiện từ tháng 7 và liên quan đến nhân viên y tế, công chức, nhân viên hải quan, và gần đây là các sinh viên có nhu cầu ra nước ngoài”.

Tuy nhiên, theo nhà báo Pháp, vẫn chưa có vac-xin nào được phê duyệt trong số 4 loại vac-xin đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng tối hậu, trong đó có loại vac-xin Sinovac mà theo tạp chí khoa học The Lancet đã cho kết quả đầy hứa hẹn.

Giới lãnh đạo y tế Trung Quốc dự kiến sẽ có một loại vac-xin có thể được bán ra thị trường và có sẵn cho công chúng vào cuối tháng 11. Nhưng nhà báo Pháp nêu rõ: “Vấn đề là vac-xin của Trung Quốc phải được cơ quan dược phẩm của các nước khác phê duyệt”.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201017-covid-19-vac-xin-hoa-ky-trung-quoc

 

Cựu quản lý Facebook: Big Tech là mối đe dọa

đối với nền dân chủ, kêu gọi khẩn cấp cải tổ

Quý Khải | DKN 8 giờ trước 671 lượt xem

Mặt trái của Big Tech bộc lộ rõ nét trong cuộc sống và bối cảnh bầu cử.

Ông Tim Kendall, cựu quản lý Facebook, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Fox News hôm thứ Ba rằng Big Tech (gồm các gã khổng lồ công nghệ như Google, Amazon, Facebook, Twitter…) đang gây ra rất nhiều thiệt hại cho sức khỏe của con người, và gây ra tác động tiêu cực đáng kể lên các nền dân chủ. Nó thậm chí có thể dẫn đến một cuộc nội chiến ở Mỹ, theo The BL ngày 15/10.

Ông Tim Kendall gần đây đã trở thành một ngôi sao thực sự sau thành công của bộ phim tài liệu nổi tiếng trên Netflix. Ông là nhân vật chính trong phim tài liệu “The Social Dilemma” (Thế lưỡng nan xã hội) của Netflix, đề cập đến tác động tiêu cực mà mạng xã hội và Big Tech có thể gây ra đối với con người và xã hội.

Đề cập đến khả năng xảy ra nội chiến, ông Kendall nói, “Những kết cục cực đoan là có thể xảy ra nếu không có hành động cải cách các phương tiện truyền thông xã hội trong bối cảnh xã hội dân sự ngày càng mất ổn định”.

Trong bộ phim tài liệu “The Social Dilemma”, một số chuyên gia đến từ Thung lũng Silicon đã lên tiếng tố cáo mặt tối của mạng xã hội từ bên trong. Người trong vai trò chính là Kendall, từng là quản lý tài khoản trên Facebook.

Ông Kendall giải thích lý do tại sao các công ty công nghệ khuyến khích “‘chủ nghĩa bộ lạc’ trực tuyến làm trầm trọng thêm sự chia rẽ xã hội”. Ngoài ra, ông lập luận rằng việc cải cách mạng xã hội có tầm quan trọng sống còn, vì cho rằng một lượng lớn nội dung giả mạo trên mạng có thể phá hoại cuộc bầu cử và cùng với đó là cơ sở của nền dân chủ.

Theo chuyên gia về Big Tech, nhiều nghiên cứu cho thấy thông tin sai sự thật hay tin giả lan truyền trên mạng xã hội nhanh hơn thông tin thực tế gấp 6 lần.

Các mạng xã hội này sử dụng mô hình kinh doanh lấy người tiêu dùng làm trọng tâm để khuếch tán những nội dung hoang phí, cực đoan và gây tranh cãi vốn có xu hướng nhận được nhiều nhấp chuột và lượt truy cập hơn.

Theo nghĩa này, nhiều hãng truyền thông đã quảng bá mô hình này và sử dụng tin tức sai sự thật hoặc giả mạo (fake news) để ủng hộ các chính sách theo sở thích trong thời gian bầu cử.

Ví dụ, có sự thiên vị trắng trợn của Big Tech đối với các chính sách cánh tả và Đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, theo báo cáo của The BL.

Ông Kendall tỏ ra lạc quan, chỉ ra rằng có khả năng thoát khỏi tình trạng này. Theo đó trước hết, chúng ta phải nhận thức ra vấn đề.

Là một xã hội, chúng ta phải đoàn kết để giải quyết hiệu quả tình trạng nghiện mạng xã hội của chúng ta và những động cơ nguy hiểm ở điểm cốt lõi của các công ty này. Theo nghĩa này, Kendall đã chỉ ra ba vấn đề chính để đạt được sự phá bỏ thực trạng đang làm xói mòn cơ sở của nền dân chủ và sức khỏe của người dân.

Đầu tiên, chúng ta phải loại bỏ các động cơ kinh tế khuyến khích các công ty hoạt động và phát triển thông qua việc tạo ra những người nghiện mạng xã hội.

Thứ hai, chúng ta phải tìm cách điều chỉnh, đặt ra các quy định chặt chẽ đối với ngành công nghệ này, vì theo Kendall, họ không thể tự mình làm như vậy.

Thứ ba, đổi mới và công nghệ phải được sử dụng theo một cách thức ngay chính để giúp mọi người lấy lại cuộc sống của chính họ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cuu-quan-ly-facebook-big-tech-la-moi-de-doa-doi-voi-nen-dan-chu-keu-goi-khan-cap-cai-to.html

 

Thượng viện Hoa Kỳ sẽ hoàn thành

việc đề cử Thẩm phán Barrett ngay trước bầu cử

Bình luậnDu Miên

Lãnh đạo phe Đa số Thượng viện Mitch McConnell cho biết, Thượng viện Hoa Kỳ sẽ đề cử Thẩm phán Amy Coney Barrett lên Tối cao Pháp viện vào ngày 23/10, với một cuộc bỏ phiếu cuối cùng dự kiến ​​vào ngày 26/10.

Ông McConnell nói với các phóng viên vào ngày 15/10 rằng, Ủy ban Tư pháp dự kiến ​​sẽ phê duyệt đề cử đối với bà Barrett vào ngày 22/10. Lãnh đạo phe Đa số Thượng viện cũng nói thêm rằng, ông bỏ phiếu ủng hộ bà trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện.

“Chúng tôi sẽ [gửi yêu cầu] vào thứ Sáu ngày 23 (tháng 10) và [theo đuổi] cho đến khi hoàn thành. Chúng tôi đã có [đủ] phiếu bầu”, ông McConnell nói.

Sau khi ông McConnell đưa đề cử của mình lên sàn của Thượng viện, Thượng viện sẽ tranh luận và có một cuộc bỏ phiếu theo đúng thủ tục để đưa ra xác nhận phê duyệt cuối cùng.

Ngày 16/10, ông đã ca ngợi bà Barrett và nói trong một tuyên bố rằng, bà đã “thể hiện toàn bộ tài năng trí tuệ, chuyên môn pháp lý và tính cách tư pháp cởi mở” cần thiết để phục vụ tại Tối cao Pháp viện. Bà Barrett là ứng cử viên do Tổng thống Donald Trump đề cử vào vị trí Thẩm phán tại Tối cao Pháp viện.

“Tôi sẽ tự hào bỏ phiếu để xác nhận Thẩm phán Barrett, và sẽ lãnh đạo toàn bộ Thượng viện tiếp nhận đề cử của bà ấy ngay khi Ủy ban báo cáo vào tuần tới”, ông nói thêm.

Hơn nữa, ông lập luận rằng, quá trình xác nhận bà Barrett tuân theo “lịch sử và tiền lệ”. Một số thành viên Đảng Dân chủ đã lập luận rằng, người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới mới có quyền quyết định ai là người có thể bước vào Tối cao Pháp viện, sau cái chết của Cố Thẩm phán Tối cao Ruth Bader Ginsburg vào tháng trước.

Chỉ có một số Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa (GOP) không bỏ phiếu ủng hộ bà Barrett, đó là bà Sensan Collins bỏ phiếu phản đối còn bà Lisa Murkowski chưa đưa ra quyết định. Trước đó bà Lisa Murkowski phản đối tiến trình giới thiệu thẩm phán Tối cao Pháp viện khi cuộc bầu cử đang tiến gần. Tuy vậy gần đây bà nói rằng bà sẽ đưa ra quyết định căn cứ trên trình độ và phẩm chất của ứng cử viên Tối cao Pháp viện. Tuần này, Thượng nghị sĩ Mitt Romney đã tái khẳng định ông sẽ bỏ phiếu ủng hộ bà, điều này mang lại lợi thế cho Đảng Cộng hòa.

Không có thành viên Đảng Dân chủ nào tại Thượng viện sẽ bỏ phiếu đồng ý xác nhận bà Barrett tham gia vào Tối cao Pháp viện.

Trong tuần này, Thẩm phán Barrett đã trải qua phiên điều trần xác nhận diễn ra trong 3 ngày trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện. Bà đã không trả lời một số câu hỏi chính của Đảng Dân chủ, bao gồm về biến đổi khí hậu hoặc liệu Tổng thống có thể trì hoãn cuộc bầu cử hay không.

Trong thời gian này, Đảng Dân chủ đã nhiều lần cố gắng trì hoãn các phiên điều trần, dẫn đến một cuộc tranh luận.

Thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ Richard Blumenthal là người đề xuất trì hoãn. Ngay tại sàn Thượng viện, ông đã lên tiếng chỉ trích: “Quá trình vội vã và giả tạo này là một điều bất lợi cho Ủy ban của chúng ta. Mục đích của việc làm đó chỉ đơn giản là để có [thêm] một Thẩm phán [phe Cộng hòa] tại Tối cao Pháp viện, như Tổng thống [Trump] đã nói, để quyết định cuộc bầu cử và bãi bỏ Đạo luật Y tế Giá rẻ”.

Cuối cùng, đề xuất này đã bị hủy bỏ sau khi gây ra sự trì hoãn khoảng 2 giờ trong phiên điều trần. Trong quá trình này, 2 đại diện của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA) và 8 nhân chứng đã làm chứng về tính cách, trình độ và hồ sơ của Thẩm phán Barrett. Bà Barrett đã không tham dự phiên điều trần hôm 15/10.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/thuong-vien-hoan-thanh-de-cu-barrett-ngay-truoc-khi-bau-cu-87791.html

 

Hunter Biden cùng cộng sự đã giúp ĐCS Trung Quốc

  kết nối với Nhà Trắng như thế nào?

Bình luậnDu Miên

Những email được tiết lộ mới nhất cho thấy, Hunter Biden và các cộng sự đã lợi dụng mối quan hệ với chính quyền Obama-Biden để sắp xếp các cuộc gặp riêng giữa những ông trùm giàu có nước ngoài với cấp lãnh đạo cao nhất của Nhà Trắng. Đặc biệt, những email này không hề liên quan gì đến vụ bê bối email của Hunter Biden mà New York Post theo đuổi gần đây.

Các email mới nhận được từ một đối tác kinh doanh của Hunter Biden trình bày chi tiết cách thức con trai của cựu Phó Tổng thống Joe Biden, cùng các đồng nghiệp của mình, đã tận dụng lợi thế tiếp cận chính quyền Obama-Biden để sắp xếp các cuộc gặp riêng cho các khách hàng tiềm năng và nhà đầu tư nước ngoài với các lãnh đạo cấp cao nhất trong Nhà Trắng.

Những email chưa từng được tiết lộ này phác thảo toàn cảnh, làm thế nào một phái đoàn gồm các nhà đầu tư Trung Quốc và các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chắc chắn đạt được một cuộc gặp riêng tư với ông Joe Biden, Phó Tổng thống khi đó.

Trong một email năm 2011, các cộng sự kinh doanh của Hunter Biden cũng thảo luận về việc phát triển quan hệ với một thực thể gọi là “China Inc.”. Họ gọi kế hoạch này là một phần của “sự thúc đẩy mới về ngoại giao mềm đối với Trung Quốc”. Những email này hoàn toàn không liên quan đến các email của Hunter Biden do New York Post công bố.

Những email này, cùng rất nhiều email gây chấn động chưa từng được tiết lộ khác, được Bevan Cooney – một cộng sự kinh doanh thời vụ của Hunter Biden và Devon Archer – cung cấp cho phóng viên Peter Schweizer, cũng là tác giả bài báo này. Ông Cooney hiện đang ở trong tù thụ án vì liên quan đến một kế hoạch đầu tư gian lận trái phiếu năm 2016.

Vào năm 2019, ông Cooney đã liên hệ với phóng viên Schweizer sau khi biết đến những tiết lộ trong cuốn sách Secret Empires (Những Đế chế Bí mật) năm 2018 của tác giả này. Ông Cooney giải thích, ông tin rằng ông là “kẻ ngã ngựa” trong âm mưu gian lận 2016, còn 2 người Archer và Hunter Biden đã trốn tránh trách nhiệm.

Ông Archer cũng bị kết án trong vụ án, tuy nhiên đã được ​​một thẩm phán liên bang tuyên trắng án. Nhưng một tòa phúc thẩm đã đảo ngược phán quyết của thẩm phán tòa cấp dưới, khôi phục lời kết tội đối với ông Archer trong vụ án và hiện ông đang chờ tuyên án. Bản thân ông vốn là đối tác kinh doanh lâu năm của Hunter Biden.

Cộng sự Cooney hiện đang thụ án tù vì tội danh của mình trong vụ việc gian lận trái phiếu kể trên. Trong thời gian này, ông Cooney đã thiết lập lại liên lạc với phóng viên Schweizer, thông qua nhà báo điều tra Matthew Tyrmand. Từ trong tù, ông Cooney cung cấp cho ông Schweizer văn bản ủy quyền, tên tài khoản email và mật khẩu vào tài khoản Gmail của ông để lấy những email này. Ông Cooney đã ủy quyền bằng văn bản để cho phép công bố những email này.

Vụ việc này rất đáng chú ý, vì đây là lần đầu tiên một cộng sự thân thiết công khai xác nhận rằng việc giao dịch kinh doanh của Hunter Biden đều dựa vào tầm ảnh hưởng của người cha với vị thế cao trong chính trường nước Mỹ.

Các email cung cấp một tầm nhìn riêng biệt về cách thức gia tộc Biden tiến hành kinh doanh dưới thời Chính quyền Obama-Biden. Những cộng sự này đã tìm cách thực hiện các giao dịch dựa trên mối quan hệ của Hunter Biden với cha mình là ông Joe Biden, cũng như quyền tiếp cận của Hunter Biden với Nhà Trắng dưới thời Obama-Biden, để tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Ví dụ: vào ngày 5/11/2011, một trong những đối tác của Archer đã chuyển cho ông một email giới thiệu cơ hội để có được “những khách hàng mới nổi bật tiềm năng”, bằng cách giúp sắp xếp các cuộc họp tại Nhà Trắng cho một nhóm giám đốc điều hành và quan chức chính phủ Trung Quốc. Nhóm này là Câu lạc bộ Doanh nhân Trung Quốc (China Entrepreneur Club – CEC), và phái đoàn bao gồm các tỷ phú Trung Quốc, những người trung thành với ĐCSTQ và ít nhất một “nhà ngoại giao được kính trọng” đến từ Bắc Kinh.

Mặc dù có cái tên không liên quan, CEC vẫn được gọi là “Bộ Ngoại giao thứ hai” của chế độ Bắc Kinh. CEC được thành lập vào năm 2006 bởi một nhóm các doanh nhân và các nhà ngoại giao thuộc chính phủ Trung Quốc.

Ban lãnh đạo của CEC tự hào có nhiều thành viên cấp cao của ĐCSTQ, bao gồm Vương Trung Vũ (Wang Zhongyu) – Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia CPPCC lần thứ 10 và Phó Bí thư Đảng, Mã Úy Hoa (Ma Weihua) – giám đốc nhiều văn phòng của ĐCSTQ và Jiang Xipei – đảng viên ĐCSTQ và đại biểu của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16, cùng nhiều nhân vật khác.

Một người trung gian tên Mohamed A. Khashoggi  đã thay mặt CEC viết cho một cộng sự của Hunter Biden và Devon Archer như sau: “Tôi biết đây là mùa chính trị và mọi người đang do dự, nhưng một nhóm như thế này sẽ không xuất hiện mỗi ngày. Một chuyến tham quan Nhà Trắng cùng một cuộc gặp với một nhân viên của Chánh Văn phòng và John Kerry sẽ rất tuyệt”. Ngay sau đó, ông này đã bổ sung một câu nói với dấu báo động đỏ lớn: “Không chắc liệu một người có phải đăng ký để làm việc này”. Theo phán đoán, ông Khashoggi có hàm ý về việc một nhà vận động hành lang phải đăng ký theo Đạo luật Đăng ký Phái bộ Nước ngoài (FARA).

Người trung gian này tin rằng, chuyến đi cho thấy “một thủ thuật ngoại giao mềm có thể rất hiệu quả”, và sẽ mang lại cho các đối tác kinh doanh của Hunter Biden “khả năng tiếp cận tốt với [người Trung Quốc] cho bất kỳ thỏa thuận nào trong tương lai”.

Thực tế, trong email ông này còn khoe khoang về lượng thành viên giàu có phong phú của CEC:

Thành viên hiện tại của CEC bao gồm 50 nhân vật ưu tú như: Liễu Truyền Chí – Chủ tịch CEC, Legend Holdings và Tập đoàn Lenovo; Ngô Kính Liễn, Trương Duy Nghịnh và Chu Kỳ Nhân – các nhà kinh tế học đáng kính của Trung Quốc; Ngô Kiến Dân – nhà ngoại giao được kính trọng; Long Vĩnh Đồ – nhà kinh tế và chính trị tiên phong cho chủ nghĩa toàn cầu hóa của Trung Quốc; Vương Thạch – Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn bất động sản Vạn Khoa; Mã Úy Hoa – Chủ tịch Ngân hàng Thương nhân Trung Quốc; Jack Ma – Chủ tịch Tập đoàn Alibaba; Quách Quảng Xương – Đồng sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Fosun Group; Vương Kiện Lâm – Chủ tịch Tập đoàn Wanda; Ngưu Căn Sinh – Chủ tịch hãng sữa Mengniu và Quỹ LAONIU; Lý Thư Phúc – Chủ tịch Tập đoàn Geely và hãng xe Volvo; Lý Đông Sinh – Nhà sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn TCL; Phùng Luân – Chủ tịch Tập đoàn Bất động sản Vantone; v.v.

Tổng thu nhập của các công ty thành viên CEC được cho là trị giá “tổng cộng hơn 1,5 nghìn tỷ NDT (hơn 5,19 triệu tỷ VNĐ), chiếm khoảng 4% GDP của Trung Quốc”. Theo lời giới thiệu tới các cộng sự của Hunter Biden, các thành viên CEC Trung Quốc được mô tả với các mỹ từ khác nhau, như là “giới tinh hoa công nghiệp”, “có tầm ảnh hưởng lớn” và nằm trong số “những cá nhân quan trọng nhất trong lĩnh vực tư nhân ở Trung Quốc hiện nay”.

Trước khi liên hệ với các cộng sự của Hunter Biden, CEC đã cố gắng tổ chức các cuộc gặp mặt với các quan chức hàng đầu của chính quyền Obama-Biden nhưng không có kết quả. “Từ phía [Washington] DC như bạn sẽ thấy bên dưới, họ [CEC] đã viết thư cho một số thành viên của chính quyền cùng những người khác nhưng hầu như vẫn chưa có phản hồi nào đủ nồng nhiệt”.

Đề cập đến phái đoàn của các tỷ phú Trung Quốc, ông Khashoggi đã viết trong email rằng: “Đây là China Inc”.

Ông nhấn mạnh: “Ưu tiên lớn nhất của nhóm CEC là đến thăm Nhà Trắng, và nhờ một chính trị gia cấp cao của Mỹ, hoặc thành viên cấp cao của chính quyền Obama, dẫn họ đi một chuyến tham quan… Nếu bạn của các vị ở DC có thể giúp đỡ, chúng tôi sẽ vô cùng biết ơn”.

 

Hunter Biden và Devon Archer rõ ràng đã thỏa thuận với nhóm tinh hoa công nghiệp có liên hệ với ĐCSTQ này trong vòng 10 ngày.

Theo bản gốc ngày 19/10/2011, email từ Khashoggi được gửi cho Gary Fears và người này đã chuyển tiếp nó cho Archer vài tuần sau đó, vào ngày 5/11/2011. Bản thân Gary Fears là một nhà gây quỹ chính trị gây tranh cãi với một lịch sử đầy mâu thuẫn; vào giữa những năm 1990, ông bị vướng vào một vụ bê bối sòng bạc trên sông.

Theo email ban đầu từ ông Khashoggi nhấn mạnh rằng, phái đoàn Trung Quốc sẽ đến thủ đô Hoa Kỳ vào ngày 14/11/2011, tức là thời gian không còn nhiều. Ông Fears nói với ông Archer rằng, hãy “liên hệ” với Khashoggi về yêu cầu liên quan đến việc đưa các doanh nhân và quan chức Trung Quốc vào Nhà Trắng của ông Obama. Ông này còn bổ sung rằng, sẽ thật “hoàn hảo” nếu ông Archer cũng “tham dự” với họ và sau đó “kiếm người cho vụ giao dịch kali”.

Cùng ngày ông Fears gửi thông điệp từ ông Khashoggi đến cho Archer, ông Archer cũng chuyển email từ ông Fears và gửi cho ông Khashoggi một đề xuất kinh doanh về một hợp đồng khai thác mỏ kali mà ông ấy đã sắp xếp.

Sáu ngày sau lời đề nghị ban đầu, ông Archer nhận được một email tiếp theo hỏi về cuộc họp với đại diện của CEC đã diễn ra như thế nào. Email kết thúc với nội dung: “Hãy giúp tôi một việc và nói Hunter [Biden] gọi cho tôi – Tôi đã cố gắng liên hệ với anh ấy một vài lần”.

Ông Archer trả lời: “Hunter sẽ đi du lịch ở UAE trong tuần với các quý tộc, nên có thể vào tuần tới trước khi anh ấy trở…. Cuộc họp với [đại diện CEC] diễn ra tốt đẹp. Có vẻ như có rất nhiều việc phải làm cùng nhau. Có thể không phù hợp với kế hoạch mỏ Kali tư nhân hiện tại, nhưng anh ấy là một nhà chiến lược ngoại giao giỏi khi mỏ phát triển. Nhất định phải làm một ly với Mohammed và cho anh ấy biết tôi ấn tượng như thế nào với toàn bộ thỏa thuận của anh ấy”.

Một phút sau, ông Archer gửi tiếp một email: “Không thể xác nhận điều này với Hunter qua đường dây nhưng chúng tôi đã mời anh ấy gặp mặt tại WH (Nhà Trắng) hôm thứ Hai [để gặp gỡ] nhóm người Trung Quốc.”

Vào ngày diễn ra cuộc họp, tức ngày 14/11/2011, ông Cooney đã gửi email cho ông Fears để xác nhận rằng, ông Archer “đã sắp xếp tốt cho tất cả những người Trung Quốc ở DC”.

Các tài liệu lưu trữ của Chính quyền Obama-Biden tiết lộ rằng, phái đoàn Trung Quốc này đã thực sự đến thăm Nhà Trắng vào ngày 14/11/2011 và tận hưởng những quyền lợi cấp cao. Phái đoàn bao gồm khoảng 30 thành viên, theo nhật ký của khách thăm Nhà Trắng. Nhưng những hồ sơ đó có lẻ cũng đang che đậy cho mục quan trọng nhất đối với phái đoàn Trung Quốc này, đó là cuộc gặp với chính Phó Tổng thống bấy giờ là ông Joe Biden.

Theo nhật ký khách thăm Nhà Trắng, người chủ trì phái đoán CEC là ông Jeff Zient – phó giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) của ông Obama. Cựu Tổng thống Obama đã giao nhiệm vụ cho ông Zient tái cơ cấu với mục tiêu cuối cùng là củng cố các cơ quan xuất nhập khẩu khác nhau thuộc Bộ Thương mại — một nỗ lực mà phái đoàn Trung Quốc quan tâm sâu sắc.

Hành trình chuyến đi do CEC đăng tải cũng xác nhận, phái đoàn này đã gặp mặt Bộ trưởng Thương mại bấy giờ trong chính quyền Obama, là ông John Bryson, người gần dây đã xác nhận việc này.

Điều kỳ lạ là trong nhật ký khách thăm của bộ đôi Obama-Biden không đề cập đến cuộc gặp nào với Phó Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, dù không được ghi chép lại, nhưng một trong những người sáng lập chủ chốt của CEC đã tiết lộ cuộc họp với cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ bấy giờ.

Trong một tài liệu khó hiểu liệt kê tiểu sử của các thành viên CEC, Tổng thư ký CEC Maggie Cheng khẳng định bà đã tạo điều kiện cho các cuộc họp của phái đoàn CEC tại Washington vào năm 2011, và tự hào về các nhân vật cấp cao tại Washington mà CEC có cơ hội gặp mặt. Cái tên đầu tiên bà nêu lên là Phó Tổng thống Joe Biden.

Các mối quan hệ được thiết lập trong chuyến thăm đó có thể đã mang lại lợi ích cho Hunter Biden và Devon Archer về mặt lâu dài. Hai năm sau, họ trở nên nổi tiếng vì đã giúp thành lập quỹ đầu tư Bohai Harvest RST (BHR) do chính phủ Trung Quốc tài trợ. Một trong những khoản danh mục đầu tư lớn đầu tiên của BHR là công ty Didi Dache chuyên cung cấp dịch vụ chia sẻ xe như Uber. Hiện công ty này tên là Didi Chuxing Technology Co. Holdings.

Công ty này có mối liên hệ chặt chẽ với ông Liễu Truyền Chí – chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Trung Quốc (CEC) và là người sáng lập ra Legend Holdings – công ty mẹ của Lenovo, một trong những công ty máy tính lớn nhất thế giới. Ông Liễu là cựu đại biểu ĐCSTQ và từng là trưởng đoàn CEC năm 2011 trong chuyến đi thăm Nhà Trắng. Con gái của ông là Chủ tịch của công ty Didi.

Từ lâu ông Liễu đã tham gia vào chính trị của ĐCSTQ, bao gồm cả việc làm đại biểu trong các kỳ họp Đại hội đại biểu nhân dân của Trung Quốc khóa 9, 10 và 11. Ông cũng là đại biểu của Đại hội đại biểu ĐCSTQ lần thứ 16 và 17. Ông Liễu từng là Phó Chủ tịch Ủy ban điều hành kỳ thứ 8 và thứ 9 của Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại toàn Trung Quốc (ACFIC), một tổ chức được biết có liên kết với Mặt trận Thống nhất Trung Quốc.

Chiến dịch Biden đã không trả lời yêu cầu bình luận về vụ việc này.

Vụ việc này hiện vẫn đang tiếp tục được khai thác.

Du Miên

Theo Breitbart

https://www.ntdvn.com/the-gioi/hunter-biden-cung-cong-su-da-ket-noi-tq-voi-nha-trang-nhu-the-nao-87501.html

 

FBI điều tra về khả năng can thiệp từ các

thế lực nước ngoài trong vụ bê bối con trai Biden

Bình luậnDu Miên

FBI đang điều tra xem việc tiết lộ email của Hunter Biden có phải là một phần của hoạt động tình báo nước ngoài hay không, Daily Caller đưa tin.

Associated Press (AP) và NBC News trích dẫn các nguồn tin cho biết, Cục Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ (FBI) đang điều tra xem, liệu các đặc vụ tình báo nước ngoài có nhúng tay vào việc tiết lộ các email mà luật sư Rudy Giuliani của Tổng thống Trump đã cung cấp cho New York Post vào tuần trước hay không.

Theo Fox 2 Detroit, điều tra này xuất phát từ lo ngại rằng vụ bê bối có thể liên quan đến nỗ lực gây ảnh hưởng của Nga để truyền bá thông tin sai lệch trước cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2020 sắp diễn ra tới đây.

Cách thức xử lý những email này của ông Giuliani đã dẫn đến cáo buộc rằng, Nga hoặc một chính phủ nước ngoài khác có thể đã tham gia vào việc lấy hoặc phát hành các tài liệu này, Daily Caller cho biết. Những người lên án ông Giuliani đã nhấn mạnh rằng, ông đã có buổi gặp mặt với nhà lập pháp Arkady Derkach của Ukraine. Người này bị Hoa Kỳ ra lệnh trừng phạt vào tháng Tám vì những mối quan hệ của ông ấy với chính phủ Nga.

Ông Derkach đã công bố các tệp ghi âm có từ năm 2016 vào đầu năm nay, ghi lại cuộc nói chuyện giữa Phó Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là ông Joe Biden với cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.

Luật sư Giuliani đã lên tiếng phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào của thế lực nước ngoài trong việc thu được các email của Hunter Biden.

Mặc dù chiến dịch của ông Biden và luật sư của Hunter Biden đã bác bỏ những cáo buộc mà ông Giuliani đưa ra dựa trên các email, nhưng họ không phản đối tính xác thực của các tài liệu được công bố. Họ cũng không phủ nhận rằng Hunter Biden đã mang máy tính đi sửa tại một cửa hàng được xác định ở Delaware.

NBC News cho biết, có nhiều nghi vấn xoay quanh việc làm thế nào New York Post lấy được các email và tài liệu về vụ bê bối của Hunter Biden. New York Post khẳng định, các tài liệu này được lưu trữ trong một chiếc máy tính được giao sửa tại cửa hàng này, nhưng người khách giao máy không quay lại để nhận lại máy tính của mình. Người chủ cửa hàng tên Isaac, sau đó đã quyết định mở tài liệu ra xem và liên hệ với phía FBI vì thấy nội dung tài liệu đáng lo ngại.

Người này cho biết, bản thân đã sao lưu dữ liệu ra một ổ cứng ngoài, trước khi giao nộp toàn bộ chiếc máy tính cùng dự liệu cho FBI theo một trát hầu tòa vào tháng 12/2019. Isaac đã liên hệ với luật sư của ông Giulianni là ông Robert Costello để bàn giao lại phần ổ cứng sao chép, và sau đó ông Giulianni đã cung cấp các dữ liệu này cho New York Post, theo Daily Caller.

New York Post đã đăng một loạt tin bài về các email chưa được xác minh, nhằm cho thấy Hunter Biden đang thảo luận về công việc của mình cho công ty năng lượng Ukraine Burisma Holdings và với các đối tác kinh doanh Trung Quốc.

Email thu hút nhiều sự chú ý nhất cho đến nay là từ một giám đốc điều hành của Burisma, người đã cảm ơn Hunter Biden vào tháng 4/2015 vì đã tạo “cơ hội” để người này gặp cha của anh là ông Joe Biden. Cựu Phó Tổng thống trước đó đã phủ nhận việc thảo luận kinh doanh với con trai mình.

Trong một cuộc phỏng vấn với Daily Caller hôm 15/10, ông Giuliani khẳng định rằng các tài liệu email này là hợp pháp. Ông cũng khẳng định, luật sư của ông Biden đã liên hệ với chủ cửa hàng máy tính sau khi có tin tức về các email này.

Cả luật sư của Biden và Isaac đều không trả lời yêu cầu bình luận của Daily Caller.

Du Miên

https://www.ntdvn.com/the-gioi/fbi-dieu-tra-ve-kha-nang-can-thiep-tu-cac-the-luc-nuoc-ngoai-trong-vu-be-boi-con-trai-biden-87655.html

 

Ông Trudeau tuyên bố

không lùi bước trước Bắc Kinh

Lục Du

Thủ tướng Justin Trudeau hôm thứ Sáu (16/10) cho biết Canada sẽ tiếp tục chống lại “chính sách ngoại giao cưỡng bức” và vi phạm nhân quyền của chính quyền Trung Quốc ở Hồng Kông và Tân Cương, sau khi bị Bắc Kinh chỉ trích ông vì những bình luận tương tự hồi đầu tuần, theo Reuters.

“Chúng tôi sẽ đứng lên nói mạnh và rõ ràng cho nhân quyền trên toàn thế giới, cho dù đó là đang nói về tình huống mà người Duy Ngô Nhĩ phải đối mặt, cho dù đó là đang nói về tình hình rất đáng lo ngại ở Hồng Kông, cho dù đó là đang kêu gọi [chính quyền] Trung Quốc [thay đổi] vì chính sách ngoại giao cưỡng bức”, ông Trudeau nói trong một cuộc họp báo.

Căng thẳng giữa Ottawa và Bắc Kinh lại nóng lên trong tuần này khi chính quyền Trung Quốc phản bác những phát biểu của ông Trudeau vào thứ Ba (13/10) rằng ông sẽ cùng với các đồng minh chống lại chính sách ngoại giao “cưỡng ép” của Trung Quốc. Ông Trudeau cũng lưu ý “mối quan tâm của Canada đối với việc bảo vệ nhân quyền và những nơi như Hồng Kông và với người Duy Ngô Nhĩ”.

Tuyên bố của ông Trudeau đưa ra đúng vào ngày Trung Quốc và Canada kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Hôm thứ Tư (14/10), Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã lên tiếng phản bác phát biểu của Thủ tướng Trudeau, nói rằng Thủ tướng Canada bóp méo sự thật và rằng “Chính phủ Canada cho đến nay vẫn chưa dám đối mặt với sự thật và tiết lộ sự thật cho công chúng. Đây là dấu hiệu của thói đạo đức giả và nhu nhược”.

Vào hôm thứ Năm (15/10), đại sứ Trung Quốc tại Canada, ông Cong Peiwu, yêu cầu Ottawa không cấp quyền tị nạn cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông.

Ông Cong nói rằng “sức khỏe và sự an toàn” của 300.000 người mang hộ chiếu Canada ở Hồng Kông có thể bị đe dọa bởi chính những “tội phạm bạo lực” này và vì vậy Canada không nên bảo vệ những người đó. Ngoài ra, ông Cong cũng yêu cầu chính phủ Canada phóng thích giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu của Huawei.

Căng thẳng ngoại giao giữa Ottawa và Bắc Kinh bùng lên khi chính quyền Canada, theo đề nghị của Mỹ, cho bắt giữ bà Mạnh tại Vancouver vào cuối năm 2018. Trả đũa, chính quyền Trung Quốc bắt giam hai người đàn ông Canada, ông Michael Kovrig và ông Michael Spavor, không lâu sau đó.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trudeau-canada-se-tiep-tuc-chong-lai-viec-bac-kinh-vi-pham-nhan-quyen.html

 

Tòa Thánh cân nhắc thỏa thuận với Trung Quốc,

làm dấy lên quan ngại

đang đứng về phía chính quyền độc tài

Quý Khải

Vatican đang trong quá trình gia hạn thỏa thuận đã ký hai năm trước với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo đó công nhận các giám mục do ĐCSTQ bổ nhiệm, nhưng thỏa thuận này đã tạo cơ hội cho chính quyền Trung Quốc đàn áp người Công giáo mạnh mẽ hơn tại đại lục, theo The Epoch Times.

Thỏa thuận giữa Tòa thánh và Trung Quốc, dự kiến ​​sẽ hết hạn vào tháng 10, cho phép chính quyền Trung Quốc bổ nhiệm các giám mục của Trung Quốc và chỉ trao cho Giáo hoàng quyền phủ quyết.

“Trong hai năm kể từ khi thỏa thuận Vatican được thực hiện với Đảng Cộng sản Trung Quốc, những người Công giáo và Cơ đốc giáo đã phải chứng kiến ​​sự ngược đãi lớn hơn bao giờ hết”, ông James Bascom, Trợ lý Giám đốc Văn phòng Washington của tổ chức Công giáo Hiệp hội Hoa Kỳ nhằm Bảo vệ Truyền thống, Gia đình và Tài sản, nói với Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn.

Vatican hy vọng mối quan hệ hợp tác với các chính quyền cộng sản như Liên Xô, Cuba diễn ra vào giữa thế kỷ 20 sẽ dẫn đến “quyền tự do tôn giáo lớn hơn cho người Công giáo” ở các nước này, ông Bascom cho biết trên chương trình Crossroads của Epoch Times.

Tuy nhiên, sự ấm lên trong các mối quan hệ trong 60 năm qua đã dẫn đến “sự kiểm soát chặt chẽ hơn, sự đàn áp nhiều hơn đối với người Công giáo và Cơ đốc giáo ở các nước đó”, ông Bascom giải thích.

ĐCSTQ không chỉ phá hủy các nhà thờ Công giáo, kéo đổ Thánh giá, mà còn buộc “treo các bức tranh và  ảnh Mao Trạch Đông bên trong các nhà thờ Công giáo”, ông Bascom nói.

Ông Bascom cho biết chính quyền Trung Quốc đã lắp đặt camera giám sát trong các nhà thờ Công giáo để theo dõi những ai đi lễ trong nhà thờ. Ông nói thêm, người Trung Quốc dưới 18 tuổi bị cấm vào nhà thờ, bị cấm làm lễ rửa tội hoặc lễ ban phước.

Người sáng lập tổ chức chỗ ông Bascom, Giáo sư Plinio Corrêa de Oliveira đã viết một cuốn sách vào năm 1963 với tựa đề: “Nhà thờ và nhà nước cộng sản. Khó đồng tồn”.

Oliveira đã viết rằng “một chính quyền cộng sản chỉ trao quyền tự do tôn giáo có giới hạn cho một nhóm tôn giáo” để tạo ra một vẻ ngoài ‘tự do’ khiến những người chống cộng mất cảnh giác và cho phép nó xâm nhập, kiểm soát tôn giáo từ bên trong hướng tới mục tiêu cuối cùng là phá hủy tôn giáo, Bascom nói.

Điều này đã được nhìn thấy ở Trung Quốc. Trong Chiến tranh Lạnh, nó đã xảy ra ở Hungary và Cuba. Ông Bascom nói thêm rằng nó cũng đã được thử nghiệm ở Ba Lan và một số nước khác.

Hồng y Joseph Zen, giám mục danh dự của Hồng Kông, đã chỉ trích thỏa thuận của Vatican với Trung Quốc ngay từ đầu và gọi nó là một “sự phản bội”.

Hồi tháng 9, Hồng y Hồng Kông Zen 88 tuổi đã đến Vatican với hy vọng được gặp Giáo hoàng để cập nhật về tình hình ở Hồng Kông và Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc, tờ Daily Compass đưa tin.

“Ý tưởng về việc đạt được một thỏa thuận với Bắc Kinh là điều điên rồ. Nó giống như cố gắng đạt được một thỏa thuận với ma quỷ”, Hồng y Zen nói với Daily Compass về thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc.

Hồng y Zen đã không được tiếp kiến ​​Giáo hoàng Francis và phải quay trở lại sau 4 ngày, tờ Daily Compass đưa tin.

Thái độ của Giáo hội Công giáo đối với các chính quyền cộng sản đã thay đổi như thế nào

Chính sách của Giáo hoàng Francis “rất giống với những gì mà hầu hết những người tiền nhiệm của ngài đã làm, từ thời Giáo hoàng John XXIII,” người khởi xướng Cộng đồng Vatican II vào năm 1962, ông Bascom nói.

Các giáo hoàng trong quá khứ, kể từ thế kỷ 19 cho đến Cộng đồng Vatican II, đều hiểu chủ nghĩa cộng sản dựa trên cơ điểm thuyết vô thần, thuyết duy vật và thuyết tiến hóa của Darwin, và tin rằng mục tiêu cuối cùng của nó là lật đổ nền văn minh nhân loại và của tất cả các tôn giáo, Bascom nói. Nó được coi là một thứ “chính trị tôn giáo hợp nhất mang tính toàn trị”.

Chủ nghĩa cộng sản tìm kiếm “sự kiểm soát hoàn toàn xã hội” và “phá bỏ đức tin và xây dựng lại con người theo một hình ảnh hoàn toàn mới, chẳng hạn như ‘Người Xô Viết’. Do đó, nó bị Giáo hội Công giáo xem là mối đe dọa đối với nền văn minh và bị lên án mạnh mẽ”, Bascom nói.

Trong Công đồng Vatican II, điều này đã trở thành “một vấn đề nhức nhối”, Bascom nói, những người tham gia muốn Giáo hoàng Paul VI, người lãnh đạo Công đồng Vatican II sau khi Giáo hoàng John XXIII qua đời, lên án thứ học thuyế này vì nó tìm cách phá hủy gia đình truyền thống, hôn nhân truyền thống, các giá trị truyền thống của xã hội, và xóa bỏ sở hữu tư nhân.

Ông Bascom giải thích rằng theo Tuyên ngôn Cộng sản của Karl Marx, “chủ nghĩa cộng sản có thể được rút gọn thành một câu duy nhất, đó là bãi bỏ sở hữu tư nhân”, nhưng Mười Điều Răn của Chúa bảo vệ quyền sở hữu tư nhân.

“Người Công giáo luôn đi đầu trong cuộc kháng chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản, bất cứ nơi nào nó lan truyền đến, dù là ở Ba Lan, hay Hungary, hay Trung Quốc, Cuba, và đó là lý do tại sao những người cộng sản luôn tìm cách vô hiệu hóa mối đe dọa này bằng cách thực hiện các thỏa thuận với các nhà lãnh đạo Công giáo. Điều không may là một số trong họ [những nhà lãnh đạo Công giáo] có vẻ mềm yếu hơn những người khác”, ông Bascom nói.

Công đồng Vatican II đã được kêu gọi cải tổ để thích ứng với thế giới hiện đại. Cộng đồng này kết thúc vào năm 1965, và bị tái định hình thành Giáo hội Công giáo ngày nay, nhưng nó không còn lên án chủ nghĩa Mác nữa.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của DKN

https://www.dkn.tv/the-gioi/toa-thanh-can-nhac-thoa-thuan-voi-trung-quoc-lam-day-len-quan-ngai-dang-dung-ve-phia-chinh-quyen-doc-tai.html

 

Những lò hạt nhân ‘Chernobyl’ nổ chậm

trong lòng đại dương

Alec Luhn

Kể từ năm 2013, bảy căn cứ quân sự ở Bắc Cực và hai bến tàu chở dầu đã được Nga xây dựng như một phần của Tuyến Đường Biển Bắc, là tuyến hải hành ngắn hơn để đến Trung Quốc mà Tổng thống Vladimir Putin hứa là sẽ đạt lưu lượng giao thông 80 triệu tấn vào năm 2025.

Tàu ngầm K-159, bị chìm trong chuyến cứu hộ bi thảm ở Bắc Băng Dương hồi 2003, nằm bên dưới cuối tuyến đường về phía đông.

Xem Phần 1: Vụ tai nạn chìm tàu K-159

Vị trí tàu chìm là ở ngay phía ngoài Murmansk thuộc Biển Barents, nơi là ngư trường đánh bắt cá tuyết có trữ lượng dồi dào nhất thế giới và cũng là môi trường sống quan trọng của cá tuyết chấm đen, cua hoàng đế, hải mã, cá voi, gấu Bắc Cực và nhiều loài động vật khác.

K-159 chỉ là một trong rất nhiều tàu ngầm hạt nhân và các lò phản ứng hạt nhân của Liên Xô và Nga chìm sâu xuống đáy đại dương Bắc Cực trong hàng chục năm qua, mang theo nguy cơ xả phóng xạ độc hại nghiêm trọng ra môi trường.

Tàu ngầm Nga xuống lòng Bắc Cực làm gì?

Số phận ‘chó du hành vũ trụ’ của Liên Xô

Andrei Sakharov và trái bom ‘thần thánh’ của Liên Xô

Giảm thiểu rủi ro

Nga, Na Uy và các quốc gia khác có tàu đánh cá tấp nập trên vùng biển giàu tài nguyên của Biển Barents giờ đây đã thấy rõ thanh gươm Damocles lơ lửng ngay trên đầu.

Với một dự thảo sắc lệnh được công bố vào tháng Ba năm nay, Tổng thống Vladimir Putin ra sáng kiến trục vớt hai tàu ngầm hạt nhân và bốn khoang lò phản ứng hạt nhân của Liên Xô lên khỏi đáy biển, giúp giảm lượng phóng xạ ở Bắc Băng Dương xuống đến 90%.

Mặc dù chuyến thám hiểm chung Nga-Na Uy năm 2014 tới xác tàu K-159 để kiểm tra nước, đáy biển và các loài động vật như rết biển không phát hiện thấy phóng xạ cao hơn mức thông thường, nhưng một chuyên gia từ Viện Kurchatov ở Moscow vào thời điểm đó nói rằng nỗ lực bất thành trong việc ngăn thảm hoạ lò phản ứng “nếu may nhất thì sẽ xảy ra trong vòng 30 năm kể từ khi tàu chìm, còn trong trường hợp xấu nhất, sẽ chỉ 10 năm”.

Và khi điều đó xảy ra, sẽ có các chất phóng xạ cesium-137 và strontium-90 cùng các chất đồng vị khác bị xả ra.

Cho dù sự bao la rộng lớn của đại dương sẽ nhanh chóng làm loãng phóng xạ, nhưng ngay cả những mức độ rất nhỏ cũng có thể bị tích tụ vào các động vật nằm ở đầu chuỗi thức ăn thông qua “tích lũy sinh học” – và sau đó bị con người ăn vào.

Hậu quả kinh tế đối với ngành ngư nghiệp ở Biển Barents, nơi cung cấp phần lớn cá tuyết và cá tuyết chấm đen cho các cửa hàng bán món cá tẩm bột chiên kèm khoai tây chiên (Fish and Chip) của Anh, “có thể còn tồi tệ hơn hậu quả gây ra cho môi trường”, Hilde Elise Heldal, khoa học gia tại Viện Nghiên cứu Biển của Na Uy nói.

Theo nghiên cứu của bà, nếu tất cả các chất phóng xạ từ các lò phản ứng của tàu K-159 được giải phóng trong một lần “phóng xung điện” đơn lẻ, nó sẽ làm tăng nồng độ Cesium-137 trong thịt cá tuyết ở vùng miền đông Biển Barents lên ít nhất 100 lần. (Mức độ cũng tương tự như vậy đối với việc rò rỉ từ Komsomolets, một tàu ngầm khác của Liên Xô bị chìm gần Na Uy mà chưa được đưa vào kế hoạch trục vớt.)

Đây là mức sẽ vẫn dưới mức giới hạn do chính phủ Na Uy quy định sau sự cố nổ lò phản ứng hạt nhân Chernobyl, nhưng nó có thể đủ để khiến người tiêu dùng sợ hãi.

Chẳng hạn như có hơn 20 quốc gia vẫn tiếp tục cấm hải sản Nhật Bản, mặc dù các nghiên cứu đã không tìm thấy nồng độ đồng vị phóng xạ nguy hiểm trong các loài cá săn mồi ở Thái Bình Dương sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima hồi 2011.

Bất kỳ lệnh cấm đánh bắt nào ở Biển Barents và Biển Kara đều có thể gây thiệt hại cho kinh tế Nga và Na Uy khoảng 120 triệu euro (140 triệu đô la) mỗi tháng, theo nghiên cứu khả thi của Ủy ban châu Âu về dự án trục vớt tàu.

Nhưng mặt khác, một tai nạn nếu phát sinh trong quá trình trục vớt tàu có thể sẽ bất ngờ làm hỏng lò phản ứng, trộn lẫn các thành phần nhiên liệu vào nhau, dẫn tới việc kích hoạt phản ứng dây chuyền, phát nổ mất kiểm soát.

Một nghiên cứu của Na Uy cho thấy điều đó có thể làm tăng mức phóng xạ ở cá cao gấp 1.000 lần bình thường, hoặc, nếu điều đó xảy ra trên bề mặt đại dương, sẽ gây nhiễm xạ cho cả động vật trên cạn lẫn con người.

Na Uy sẽ buộc phải ngừng bán các sản phẩm từ Bắc Cực như cá và thịt tuần lộc trong vòng ít nhất là một năm.

Nghiên cứu này ước tính rằng mức phóng xạ phóng thích ra có thể sẽ cao hơn so với mức trong sự cố Vịnh Chazhma hồi 1985, là vụ chuỗi phản ứng dây chuyền mất kiểm soát trong quá trình tiếp liệu của một tàu ngầm Liên Xô gần Vladivostok đã khiến cho 10 thủy thủ tử nạn.

Amundsen lập luận rằng rủi ro của một sự cố nghiêm trọng như vậy đối với K-159 hoặc K-27 là thấp và có thể được giảm thiểu nếu có kế hoạch phù hợp, giống như việc loại bỏ trước lượng nhiên liệu đã qua sử dụng có độ rủi ro cao khỏi Vịnh Andreyev.

Ông nói: “Trong trường hợp đó, chúng ta không thể để vấn đề cho các thế hệ tương lai, những người trẻ hầu như xa lạ với kiến thức về xử lý chất thải mà chúng ta để lại, giải quyết.”

Hòn đảo chết chóc nhất thế giới thời hậu Liên Xô

Chernobyl: Hơn 30 năm sau thảm họa hạt nhân Liên Xô

Tuy nhiên, sự an toàn và minh bạch của ngành công nghiệp hạt nhân Nga thường bị nghi ngờ.

Gần đây, giới chức Hà Lan kết luận rằng chất phóng xạ iodine-131 được phát hiện ở Bắc u hồi tháng Sáu là đến từ miền tây nước Nga, tuy họ không có bằng chứng vững chắc cho thấy các hạt nguyên tử radionuclides là có nguồn gốc từ Nga.

Cơ sở tái chế Mayak, vốn nhận nhiên liệu đã qua sử dụng từ Vịnh Andreyev bằng tàu hỏa, có một lịch sử nhiều biến động kể từ sau thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới thời bấy giờ, xảy ra vào năm 1957.

Rosatom tiếp tục bác bỏ các kết quả phát hiện của các chuyên gia quốc tế, theo đó nói cơ sở này là nguồn gây ra một đám mây phóng xạ ruthenium-106 ở Châu Âu hồi 2017.

Trong lúc K-159 và K-27 cần được trục vớt lên, thì Rashid Alimov từ tổ chức Hòa bình Xanh của Nga tỏ ra thận trọng.

“Chúng tôi lo lắng về công tác giám sát đối với việc này, về sự tham gia của cộng đồng và về việc vận chuyển [nhiên liệu đã qua sử dụng] đến Mayak,” ông nói.

Nhiệm vụ đặc biệt

Việc nâng, trục vớt tàu ngầm từ đáy biển lên là một kỳ công hiếm có của kỹ thuật hiện đại.

Mỹ đã chi 800 triệu đô la cho nỗ lực nâng một tàu ngầm khác của Liên Xô, chiếc K-129 chạy bằng động cơ diesel mang theo một số tên lửa hạt nhân, từ độ sâu 5.000m ở Thái Bình Dương, dưới vỏ bọc khai thác mỏ đáy biển.

Cuối cùng, họ chỉ đưa được một phần ba tàu lên mặt nước, khiến CIA không thu thập được gì mấy các thông tin tình báo hữu ích. Đó là mức nâng từ độ sâu sâu nhất trong lịch sử trục vớt tàu.

Nặng nhất là Kursk. Để đưa chiếc tàu ngầm tên lửa nặng 17.000 tấn lên từ độ sâu 108m của đáy Biển Barents, các công ty Hà Lan Mammoet và Smit International đã lắp đặt 26 kích nâng thủy lực trên một sà lan khổng lồ, và phải khoét 26 lỗ trên thân bằng thép bọc cao su của tàu ngầm bằng máy cắt dùng công nghệ tia nước do thợ lặn điều khiển.

Vào ngày 8/10/2001, cấp tốc chạy đua trước khi các cơn bão mùa đông ập tới, sau sau bốn tháng làm việc căng thẳng với những thời gian bị trì hoãn, những dụng cụ thép giữ cố định được lắp vào trong 26 lỗ khoan, tàu Kursk được nâng lên khỏi đáy biển trong 14 giờ, sau đó được sà lan lai dắt về một cảng cạn ở Murmansk.

Với trọng lượng chưa đến 5.000 tấn, tàu K-159 nhỏ hơn Kursk, nhưng ngay cả trước khi bị chìm, lớp vỏ ngoài của tàu đã “mỏng yếu như lớp giấy bạc”, theo Bellona. Chưa kể nó còn bị các lớp trầm tích phủ kính trong suốt 17 năm qua.

Do có một lỗ thủng ở phần đầu tàu, nên việc bơm đầy không khí vào trong rồi dùng khinh khí cầu nâng tàu lên – phương án từng được đề xuất – trở nên không khả thi.

Tại hội nghị các nhà tài trợ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu u (EBRD) vào tháng Mười Hai, đại diện của Rosatom cho biết không có con tàu nào trên thế giới hiện có khả năng nâng nổi K-159, vì vậy cần phải có một tàu cứu hộ đặc biệt được chế tạo riêng để đảm nhận nhiệm vụ này.

Điều đó sẽ làm tăng chi phí ước tính lên tới 278 triệu euro (330 triệu đô la) để cho công tác trục vớt sáu vật thể có độ phóng xạ mạnh nhất. Các nhà cấp viện đang thảo luận về yêu cầu của Nga trong việc ỗ trợ tài chính cho dự án, Balthasar Lindauer, giám đốc phụ trách an toàn hạt nhân tại EBRD, nói.

“Việc này cần phải có sự đồng thuận,” ông nói. Bất kỳ con tàu nào được chế tạo theo yêu cầu như vậy có thể sẽ cần đến một loạt các công nghệ chuyên biệt, chẳng hạn như công nghệ đặc biệt để làm phần đầu tàu và động cơ đẩy ở đuôi tàu, nhằm duy trì vị trí neo đậu của tàu cứu hộ ở chính xác ngay phía trên chiếc tàu đắm.

Nhưng vào tháng Tám, Grigoriev nói với một trang web do Rosatom tài trợ rằng theo kế hoạch mà công ty đang xem xét, có thể người ta sẽ dùng tới một cặp sà lan có gắn kích cáp thủy lực và được buộc vào neo dưới biển sâu.

Thay vì dùng các dụng cụ thép ghim giữ cố định như thiết bị đã được lắp vào các lỗ khoan trên tàu Kursk, những gọng kìm khổng lồ sẽ ngoạm vào toàn bộ thân tàu K-159 và nâng nó nổi lên ở vị trí giữa hai chiếc sà lan.

Một tàu bán ngầm sẽ nằm bên dưới để nâng chiếc tàu ngầm lên trên mặt nước rồi lai dắt về cảng. Cả K-27 và K-159 đều có thể được trục vớt theo cách này, ông nói.

Một trong ba hãng đang làm việc trên các đề án hỗ trợ cho Rosatom là phòng thiết kế quân sự Malachite, nơi đã soạn thảo một dự án trục vớt K-159 vào năm 2007 nhưng “chưa bao giờ thực hiện được, do thiếu tiền”, theo nhà thiết kế chính của dự án.

Năm nay, đơn vị này đã bắt đầu cập nhật kế hoạch, một nhân viên nói với Future Planet tại sảnh trụ sở chính của Malachite ở St Petersburg. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi cần được làm rõ.

“Tình trạng thân tàu như thế nào? Nó có thể chịu được áp lực bao nhiêu? Lượng trầm tích phủ ở trên nhiều hay ít? Chúng ta cần khảo sát thực tế các điều kiện ở đó,” nhân viên này nói, trước khi người đứng đầu bộ phận an ninh đến, làm gián đoạn cuộc trò chuyện của chúng tôi.

Nghịch lý hạt nhân

Loại bỏ sáu vật thể có độ phóng xạ cao thì phù hợp với hình ảnh mà ông Putin đang muốn xây dựng: Nga là người bảo vệ môi trường đối với vùng Bắc Cực dễ bị tổn thương.

Vào năm 2017, ông Putin đã thanh tra kết quả hoạt động của chương trình loại bỏ 42.000 tấn kim loại phế thải khỏi quần đảo Franz Josef Land, một phần trong công cuộc “tổng vệ sinh Bắc Cực”.

Ông đã phát biểu về vấn đề bảo tồn môi trường tại một hội nghị thường niên dành cho các quốc gia Bắc Cực.

Và trong tháng 3/2020, cùng ngày với việc ban hành nghị định về các vật thể bị chìm, ông đã ký thông qua chính sách về Bắc Cực, trong đó nói việc “bảo vệ môi trường Bắc Cực và các vùng đất bản địa cùng sinh kế truyền thống của người bản địa” là một trong sáu lợi ích quốc gia trong khu vực.

“Đối với Putin, Bắc Cực là một phần di sản lịch sử của ông ấy. Nó phải được bảo vệ tốt, mang lại lợi ích thực sự và phải sạch,” Dmitry Trenin, trưởng nhóm nghiên cứu Carnegie Center Moscow, cho biết.

Tuy nhiên, trong khi theo đuổi một Bắc Cực “sạch”, Điện Kremlin cũng đồng thời hỗ trợ phát triển dầu khí ở Bắc Cực, vốn chiếm phần lớn lượng vận chuyển trên Tuyến Đường Biển Bắc.

Gazprom, tập đoàn dầu khí quốc gia Nga, đã xây dựng một trong hai cụm dầu khí trên bán đảo Yamal, và năm nay chính phủ cắt giảm thuế đối với các dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở Bắc Cực xuống 0% để khai thác một số khoáng sản và nhiên liệu hóa thạch trị giá hàng nghìn tỷ USD trong khu vực.

Và thậm chí ngay khi Putin đang dọn dẹp di sản hạt nhân của Liên Xô ở cực Bắc thì ông cũng lại đồng thời gây dựng một di sản hạt nhân của riêng mình.

Các tàu phá băng hạt nhân mới luôn tuần hành ổn định trong khu vực, và vào năm 2019, nhà máy điện hạt nhân nổi duy nhất trên thế giới đã lại biến Bắc Cực trở thành vùng biển có nhiều hoạt động hạt nhân nhất trên hành tinh.

Trong khi đó, Hạm đội Phương Bắc đang đóng ít nhất tám tàu ngầm và có kế hoạch đóng thêm nhiều tàu nữa, cũng như tám tàu khu trục chở tên lửa và một tàu sân bay, tất cả đều chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Hạm đội Phương Bắc cũng đã thử nghiệm tên lửa tuần du và thiết bị bay tự động chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Tổng cộng, có thể có tới 114 lò phản ứng hạt nhân sẽ hoạt động ở Bắc Cực vào năm 2035, gần gấp đôi so với hiện nay, một nghiên cứu của Barents Observer năm 2019 nói.

Quá trình tăng trưởng như vậy dĩ nhiên khó tránh khỏi sự cố.

Vào tháng 7/2019, hỏa hoạn trên một tàu lặn hạt nhân dưới đáy biển gần Murmansk suýt nữa gây ra “thảm họa quy mô toàn cầu”, một sĩ quan nói tại đám tang của 14 thủy thủ thiệt mạng.

Tháng tiếp theo, một “hệ thống phản ứng sử dụng nhiên liệu lỏng” phát nổ trong cuộc thử nghiệm trên một ụ nổi ở biển Bạch Hải, giết chết hai trong số những người tham gia và gây ra mức độ phóng xạ tăng vọt trong thời gian ngắn ở thành phố Severodvinsk gần đó.

“Sau khi Liên Xô tan rã, những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, trong đó có Na Uy và Nga, với việc dùng nguồn tiền thuế dân để làm sạch chất thải hạt nhân, là khoản đầu tư tốt cho nghề cá của chúng tôi,” Nielson từ trang tin The Barents Observer nói.

“Nhưng ngày càng có nhiều chính trị gia ở Na Uy và châu u cho rằng đó là một nghịch lý thực sự, khi mà cộng đồng quốc tế đang cấp viện để cứu di sản của thời Chiến tranh Lạnh còn Nga có vẻ lại đang ưu tiên cho việc tạo nên một cuộc tân Chiến tranh Lạnh.”

Nilsen lưu ý rằng chừng nào đơn vị dân sự Rosatom còn được giao nhiệm vụ dọn dẹp môi trường Bắc Cực, thì quân đội Nga sẽ không có mấy động cơ để chậm cuộc chơi hạt nhân này.

“Ai sẽ trả tiền cho việc dọn dẹp những lò phản ứng đó, khi chúng không còn được sử dụng nữa?” ông đặt câu hỏi. “Đó là thách thức với nước Nga ngày nay, khi mà quân đội còn chưa nghĩ đến việc phải ngừng những hoạt động hạt nhân cực kỳ, cực kỳ tốn kém này.”

Vì vậy, mặc dù đợt dọn sạch hạt nhân sắp tới được cho là lớn nhất trong lịch sử, nhưng nó có thể chỉ là bước dạo đầu cho những gì cần thiết để đối phó với làn sóng năng lượng hạt nhân tiếp theo ở Bắc Cực.

Đây là phần hai trong loạt bài gồm hai phần về chương trình dọn dẹp các tàu ngầm và rác thải hạt nhân của Liên Xô ở vùng Bắc Cực.

Mời quý vị xem Phần 1 tại đây: Những người mẹ Nga ngóng con từ lòng biển trở về

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-54526462

 

LHCÂ tố cáo Ankara khiêu khích ở Địa Trung Hải

và lại đe dọa trừng phạt

Trọng Nghĩa

Các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu vào hôm qua, 16/10/2020, đã lên án những “hành vi khiêu khích” của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền đông Địa Trung Hải và một lần nữa nhắc lại những lời đe dọa trừng phạt trong phần kết luận được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh ở Bruxelles.

Phát biểu sau cuộc họp, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel tuyên bố : “Chúng tôi lấy làm tiếc về các hoạt động và hành vi đơn phương khiêu khích của Thổ Nhĩ Kỳ”.

Trong văn kiện kết luận hội nghị, Hội Đồng Châu Âu “kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ đảo ngược ngay lập tức các hành động của mình và nỗ lực tìm kiếm hòa giải một cách nhất quán và bền vững”.

Cuộc thảo luận về tình hình đã được Hy Lạp và Chypre yêu cầu. Các thành viên khác trong Liên Hiệp Châu Âu đã tái khẳng định lập trường ủng hộ Athens và Nicosia, nhưng yêu cầu hai nước dành cho các nhà trung gian hòa giải một cơ may.

Trong một cuộc họp báo, tổng thống Pháp Emmanuel Macron giải thích : “Chúng tôi tái khẳng định quyết tâm không nhượng bộ trước những hành động khiêu khích này dưới bất kỳ hình thức nào và chúng tôi đã khẳng định sẽ đưa ra quyết định trong những tháng tới tùy thuộc vào diễn tiến  hành động của Thổ Nhĩ Kỳ”.

Trong văn kiện đúc kết cuộc họp, các lãnh đạo châu Âu nhắc lại những lời đe dọa trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara không ngừng các hành động đơn phương của mình.

Ankara : “Đe dọa sẽ không có hiệu quả với Thổ Nhĩ Kỳ”

Bộ Ngoại Giao Thổ Nhĩ Kỳ đã phản ứng, cho rằng việc châu Âu đe dọa trừng phạt “cho thấy là lời lẽ của Liên Âu (đối với Thổ Nhĩ Kỳ) không chân thành hay mang tính xây dựng”.

Ankara cũng chỉ trích ngược lại : “Ngôn ngữ đe dọa sẽ không có hiệu quả với Thổ Nhĩ Kỳ. Thay vì dọa nạt, Liên Hiệp Châu Âu nên đưa ra các đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp theo cách không thiên vị và có lợi cho tất cả các bên”.

Liên Hiệp Châu Âu cũng tố cáo việc tàu thăm dò khí đốt Oruç Reis của Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại khu vực phía nam đảo Kastellorizo​​của Hy Lạp, với nguy cơ làm gia tăng căng thẳng với Athens.

Chiếc tàu này đã được rút ra khỏi vùng biển Hy Lạp trước hội nghị thượng đỉnh châu Âu vào ngày 1 và 2 tháng 10.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201017-tho-nhi-ky-tranh-chap-dia-trung-hai-hy-lap-lien-hiep-chau-au

 

Brexit : Liên Âu và Anh Quốc

nối lại đàm phán thương mại trong bế tắc

Thu Hằng

Đàm phán hậu Brexit giữa Anh Quốc và Liên Hiệp Châu Âu vẫn bế tắc. Ông Michel Barnier, trưởng đoàn đàm phán của Liên Hiệp Châu Âu, dự kiến đến Luân Đôn ngày 19/10/2020 để thảo luận « khuôn khổ » các cuộc thương thuyết về mối quan hệ thương mại tương lai.

Trước đó, thủ tướng Anh nêu hạn chót, yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu đưa ra quyết định về thỏa thuận thương mại song phương sau cuộc họp thượng đỉnh ngày 15/10, nếu không sẽ có nguy cơ Brexit « không có thỏa thuận ». Tuy nhiên, lãnh đạo của 27 nước vẫn đề nghị Luân Đôn có những nhân nhượng cần thiết để đạt được một thỏa thuận.

Thông tín viên RFI Pierre Bénazet tại Bruxelles giải thích :

« Trừ phi có bất ngờ từ giờ đến tối Chủ Nhật 18/10, thì ông Michel Barnier, nhà thương thuyết Brexit của Liên Hiệp Châu Âu, mới không đến Luân Đôn vào thứ Hai 19/10, theo dự kiến, để tiến hành các cuộc đàm phán mới.

Đồng nhiệm Anh, ông David Frost, đã dập tắt hy vọng đó. Theo nhà thương thuyết của Anh, thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu đã không tạo được nền móng cho bất kỳ cuộc thảo luận nào. Bruxelles đã không có sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận, như yêu cầu của Luân Đôn. Nguyên nhân : Liên Hiệp Châu Âu cho rằng không có bất kỳ tiến bộ nào được đưa về lĩnh vực đánh bắt cá, các điều kiện cạnh tranh công bằng hoặc quy định về những bất đồng trong một thỏa thuận tự do trao đổi thương mại.

Ông Michel Barnier ngỏ ý là Bruxelles sẵn sàng nhượng bộ về vấn đề thâm nhập vào thị trường Liên Hiệp Châu Âu, đổi lại Anh Quốc phải nhân nhượng về đánh bắt cá. Nhưng đối với Luân Đôn, đề xuất này vẫn chưa đủ.

Sau thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tóm tắt một cách ngắn gọn : « Các cuộc thương lượng vấp phải đủ mọi thứ ». Vì vậy, cả hai bên đổ lỗi cho nhau và mỗi bên ngày càng khẳng định rõ là sẵn sàng cho việc không đạt được thỏa thuận.

Nếu không có thỏa thuận thương mại Anh Quốc-Liên Hiệp Châu Âu, mọi biện pháp thuế quan sẽ được áp dụng trở lại, cũng như hàng hóa sẽ bị kiểm soát tỉ mỉ đầu vào và đầu ra. Đây là kịch bản mà Bruxelles từng lo ngại từ ngày 01/02. Và từ thứ Sáu 16/10, dường như đây không chỉ còn là một lời đe dọa được bên này hay bên kia sử dụng như một công cụ đàm phán nữa ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201017-brexit-anh-lien-hiep-chau-au-dam-phan-thuong-mai

 

Nước Pháp chấn động sau vụ khủng bố Hồi Giáo

 chặt đầu một thầy giáo

Thanh Phương

Vụ chặt đầu một thầy giáo sử-địa tại vùng ngoại ô Paris hôm qua, 16/10/2020, đã khiến cả nước Pháp chấn động. Nạn nhân đã bị một thanh niên người Nga gốc Tchechnia hạ sát vì đã cho học sinh xem các tranh biếm họa vẽ đấng tiên tri Mohamed. Đối với tổng thống Macron, đây là một « vụ tấn công khủng bố Hồi Giáo đặc trưng ».

Vụ án mạng xảy ra vào khoảng 17 giờ gần trường trung học Bois d’Aulne tại Conflans-Sainte-Honorine ( vùng Yvelines, ngoại ô Paris ) nơi giáo viên Samuel Paty đang dạy. Cảnh sát đã được báo động vì có một kẻ khả nghi đang đi lảng vảng chung quanh trường. Khi đến nơi cảnh sát phát hiện thi thể bị chặt đầu của ông Paty, rồi tìm cách khống chế một thanh niên cầm dao đe dọa. Do hung thủ chống cự nên cảnh sát buộc phải bắn chết. Kẻ chặt đầu thầy giáo đã hô « Allah Akbar » ( Thượng đế vĩ đại ) trước khi bị bắn hạ.

Theo các kết quả điều tra đầu tiên, giáo viên sử-địa của trường vào tuần trước, khi giảng dạy về quyền tự do ngôn luận, đã cho học sinh xem các bức biếm họa vẽ đấng tiên tri Mohamed. Phải chăng hung thủ đã chặt đầu giáo viên này để trả thù ? Các nhà điều  tra đang cố làm rõ động cơ của kẻ sát nhân.

Sau vụ tấn công, Viện Công tố Quốc gia chống khủng bố đã mở ngay cuộc điều tra về tội « sát nhân có liên hệ với một tổ chức khủng bố » và « cấu kết với một tổ chức khủng bố ».

Danh tính của hung thủ đã được các nhà điều tra chính thức xác định. Theo một nguồn tin tư pháp được AFP trích dẫn, thanh niên 18 tuổi này là người Nga gốc Tchechnia, sinh ở Matxcơva, có tiền án tiền sự, nhưng chưa hề được biết là theo Hồi Giáo cực đoan. Theo hãng tin AFP, trong khuôn khổ cuộc điều tra này, đã có tổng cộng 9 người đang bị tạm giữ, trong đó bốn người thân của hung thủ và hai vợ chồng phụ huynh học sinh ở trường trung học của giáo viên bị hạ sát.Không chỉ gây chấn động dư luận, nhất là đối với các giáo viên và phụ huynh của trường, vụ chặt đầu thầy giáo sử-địa cũng đã gây phẫn nộ toàn bộ chính giới Pháp.

Ngay khi nghe tin về vụ tấn công này, tổng thống Emmanuel Macron cùng với hai bộ trưởng Nội Vụ và Giáo Dục đã đến tận trường Bois d’Aulne. Rất xúc động, ông Macron khẳng định đây là một « vụ tấn công khủng bố Hồi Giáo đặc trưng », đồng thời kêu gọi toàn dân Pháp đoàn kết chống chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo.

Tối qua, tuần báo trào phúng Charlie Hebdo đã bày tỏ thái độ “kinh hoàng và phẫn nộ” về vụ sát hại giáo viên ở Conflans-Sainte-Honorine.

Vụ án mạng nói trên xảy ra đúng 3 tuần sau vụ tấn công bằng dao trước trụ sở cũ của tờ Charlie Hebdo, khiến hai người bị thương nặng. Thủ phạm, một thanh niên Pakistan 25 tuổi, cho biết đã hành động như vậy để phản ứng lại việc tuần báo trào phúng này vào đầu tháng 9 đã đăng lại các bức biếm họa Mohamed, đúng vào ngày mở phiên xử về các vụ khủng bố ở Paris tháng 1/2015, giết chết gần như toàn bộ ban biên tập của tờ báo này. Sau đó, hàng ngàn người đã biểu tình tại nhiều thành phố của Pakistan để phản đối Charlie Hebdo và nước Pháp. Tổ chức khủng bố Al Qaida cũng đã dọa sẽ tấn công một lần nữa vào tòa soạn tuần báo trào phúng này.

Nhiều tổ chức và hiệp hội vừa kêu gọi tập hợp tại quảng trường Cộng Hòa ở Paris ngày mai vào lúc 15 giờ để tưởng niệm giáo viên Samuel Paty.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201017-phap-giao-vien-bi-chat-dau-khung-bo-hoi-giao-cuc-doan

 

Cảnh sát Pháp bắt giữ 9 người

sau vụ thầy giáo bị chặt đầu ở ngoại ô Paris

Cảnh sát Pháp đang thẩm vấn chín người đang bị câu lưu ngày thứ Bảy sau khi một người bị tình nghi là cảm tình viên Hồi giáo cực đoan chặt đầu một giáo viên trường học giữa ban ngày trên đường phố ở ngoại ô Paris, Reuters đưa tin, dẫn các nguồn tin cảnh sát.

Cảnh sát bắn chết kẻ tấn công vài phút sau khi người này sát hại giáo viên lịch sử 47 tuổi Samuel Paty vào ngày thứ Sáu. Vụ giết người gây chấn động nước Pháp và gợi nhớ đến vụ tấn công cách đây năm năm nhắm vào văn phòng của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo.

Các nhà điều tra đang nỗ lực xác định kẻ tấn công hành động một mình hay có đồng phạm. Báo chí Pháp đưa tin người này một thanh niên 18 tuổi gốc Chechnya.

Đầu tháng này, thầy Paty đã cho học sinh xem tranh biếm họa về Nhà tiên tri Mohammad trong một lớp giáo dục công dân về quyền tự do ngôn luận. Việc này đã khiến một số cha mẹ người Hồi giáo tức giận. Người Hồi giáo tin rằng bất cứ hình ảnh khắc họa nào về Nhà tiên tri đều là báng bổ.

Thủ tướng Jean Castex nói vụ tấn công mang dấu ấn của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan.

“Tôi muốn chia sẻ với các bạn sự phẫn nộ hoàn toàn của tôi. Chủ nghĩa thế tục, xương sống của Cộng hòa Pháp, đã bị nhắm mục tiêu trong hành động hèn hạ này,” ông Castex nói.

Bốn người thân của kẻ tấn công, bao gồm một người vị thành niên, đã bị câu lưu ngay sau vụ tấn công ở vùng ngoại ô Conflans-Sainte-Honorine, theo các nguồn tin cảnh sát, Reuters cho biết.

Năm người khác đã bị câu lưu trong đêm, trong số đó có hai người là cha mẹ của các học sinh tại trường College du Bois d’Aulne nơi giáo viên này dạy học.

Một tuần trước, một người đàn ông nói rằng con gái ông ta học trong lớp của thầy Paty đã quay một video được chia sẻ trên mạng xã hội, trong đó ông ta gọi giáo viên này là côn đồ và kêu gọi những người khác “hợp lực và nói ‘thôi ngay, đừng đụng đến con cái chúng tôi.’”

Không rõ liệu người này có phải là một trong số những người bị cảnh sát câu lưu hay không. Không rõ ngay tức thì liệu kẻ tấn công đã xem video này hay chưa.

https://www.voatiengviet.com/a/canh-sat-phap-bat-giu-9-nguoi-sau-vu-thay-giao-bi-chat-dau-o-ngoai-o-paris/5625310.html

 

Covid-19 : Pháp chuẩn bị sống

với đêm giới nghiêm đầu tiên

Thanh Phương

Hôm nay, 17/10/2020, khoảng 20 triệu dân của vùng Paris và 8 thành phố lớn khác chuẩn bị sống với đêm giới nghiêm đầu tiên, một trong những biện pháp mà chính phủ đã quyết định thi hành nhằm ngăn chận đà bùng phát trở lại của dịch Covid-19. Trước mắt lệnh giới nghiêm có hiệu lực trong 4 tuần, nhưng có thể được triển hạn thành 6 tuần.

Kể từ 0 giờ hôm nay, người dân vùng Paris và các thành phố Lyon, Lille, Toulouse, Montpellier, Saint-Etienne, Aix-Marseille, Rouen và Grenoble phải ở nhà trong thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau, chỉ được ra ngoài trong những trường hợp cấp thiết. Cũng như trong thời gian phong tỏa vào mùa xuân vừa qua, những người ra ngoài trong lúc giới nghiêm phải mang theo giấy phép di chuyển.

Theo lời bộ trưởng Nội Vụ Gérald Darmanin, khoảng 12.000 cảnh sát và hiến binh, với sự yểm trợ của cảnh sát địa phương ở các thành phố nói trên, sẽ được huy động để bảo đảm việc tuân thủ lệnh giới nghiêm. Những ai vi phạm sẽ bị phạt 135 euro và nếu vi phạm đến 3 lần thì có thể lãnh án tù 6 tháng và bị phạt tiền 3.750 euro.

Tình hình dịch Covid-19 tại Pháp tiếp tục xấu đi. Theo các số liệu chính thức được công bố tối 16/10, trong vòng 24 giờ đã có thêm 122 ca tử vong, con số đang có xu hướng tăng thêm, cũng như con số những người nhập viện và những người được đưa vào phòng hồi sức.

Cả châu Âu siết chặt các biện pháp

Tại nước Bỉ láng giềng, lệnh giới nghiêm cũng được ban hành từ nửa đêm cho đến 5 giờ sáng, bắt đầu có hiệu lực từ thứ Hai 19/10. Các quán bar và nhà hàng phải đóng cửa trong thời gian ít nhất một tháng.

Trong khi đó, tại Anh Quốc, kể từ hôm nay, người dân Luân Đôn không được tiếp xúc với người ngoài trong nhà của mình. Tại Ba Lan, các trường học sẽ đóng cửa tại Vácxava và các thành phố lớn khác bị xem là « vùng đỏ », người dân không được tổ chức đám cưới và số người vào các cửa hàng, phương tiện chuyên chở công cộng và những nơi thờ tự sẽ bị hạn chế.

Hoa Kỳ vượt ngưỡng 8 triệu ca nhiễm

Theo các số liệu do đại học Johns Hopkins công bố hôm 16/10, số ca nhiễm Covid-19 ở Hoa Kỳ đã vượt ngưỡng 8 triệu. Cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới vẫn là quốc gia bị dịch nặng nhất, với hơn 217.000 người chết. Hậu quả của khủng hoảng y tế tại Hoa Kỳ rất nặng nề, với mức thâm thủng ngân sách đã đạt mức kỷ lục hơn 3.000 tỷ đô la.

Tính trên toàn thế giới, theo thống kê của hãng tin AFP, tổng số ca tử vong do bị nhiễm virus corona hiện là hơn 1,1 triệu người.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201017-phap-chau-au-gioi-nghiem-hoa-ky-ngan-sach

 

Xung đột Thượng Karabakh leo thang :

Một khu dân cư bị oanh kích

Thanh Phương

Hôm nay, 17/10/2020, chính quyền Azerbaijan thông báo 12  thường dân đã thiệt mạng trong vụ oanh kích đêm qua vào một khu dân cử ở Gandja, thành phố lớn thứ hai của nước này. Đây là một bước leo thang mới trong cuộc xung đột giữa Azerbaijan với lực lượng ly khai Armenia.

Từ đầu cuộc xung đột, Gandja, thành phố hơn 300.000 dân, đã bị oanh kích nhiều lần. Trước đó, vào Chủ Nhật 11/10, một tên lửa bắn vào thành phố này đã khiến 10 người thiệt mạng.

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev hôm nay đã thề sẽ « trả thù » cho 12 thường dân bị chết trong vụ oanh kích đêm qua tại Gandja. Về phần lực lượng ly khai Armenia thì không có bình luận về vụ tấn công vào thành phố này.

Vài giờ trước đó, phía Azerbaijan đã oanh kích vào thủ phủ của phe ly khai Stepankert, theo các phóng viên hãng tin AFP có mặt tại thành phố này, nơi mà phân nửa dân cư đã đi lánh nạn kể từ khi nổ ra xung đột ngày 27/09.

Các vụ oanh kích nói trên cũng như các trận giao tranh tại chiến tuyến cho thấy là cộng đồng quốc tế từ ba tuần qua vẫn bất lực, không ngăn chận được xung đột tại vùng Thượng Karabakh. Từ một tuần qua, hiệp định ngừng bắn vì lý do nhân đạo, được thương lượng dưới sự bảo trợ của Nga, đã không hề được tuân thủ. Hai nước Azerbaijan và Armenia hôm nay lại cáo buộc nhau đã phá vỡ lệnh ngưng bắn.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201017-thuong-karabakh-azerbaijan-armenia-xung-dot

 

Nhật Bản xả nước nhiễm xạ của Fukushima ra biển

Tin từ Tokyo – Hôm thứ sáu (16/10), giới truyền thông cho biết, gần một thập niên sau thảm họa nguyên tử Fukushima, chính phủ Nhật Bản đã quyết định thải hơn một triệu tấn nước bị ô nhiễm ra biển, với một thông báo chính thức dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối tháng 10 này.

Quyết định này được cho là sẽ khiến các quốc gia láng giềng như Nam Hàn phẫn nộ, và tàn phá thêm ngành đánh cá ở Fukushima vốn đã phản đối quyết định này trong nhiều năm. Vào tuần trước, đại diện ngành đánh cá Nhật Bản đã yêu cầu chính phủ không xả nước thải từ nhà máy Fukushima ra biển, vì sẽ tốn rất nhiều năm để khôi phục danh tiếng của họ.

Việc giải quyết nước bị ô nhiễm tại nhà máy Fukushima Daiichi đã là một vấn đề tồn tại trong nhiều năm tại Nhật Bản. Do quốc gia này đang có một dự án ngừng hoạt động hàng thập niên, gần 1.2 triệu tấn nước bị ô nhiễm hiện đang được chứa trong các bể chứa khổng lồ tại nhà máy trên.

Hôm thứ sáu, ông Hiroshi Kajiyama, Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản cho biết, hiện chưa có quyết định nào về việc giải quyết nước thải nhưng chính phủ muốn đưa ra quyết định nhanh chóng. Tuy nhiên, ông không cung cấp thêm bất kỳ thông tin cụ thể nào, bao gồm cả khung thời gian.

Tờ Asahi đưa tin rằng, bất kỳ đợt xả nước thải nào như trên dự kiến sẽ mất khoảng 2 năm để chuẩn bị, vì nước được chiếu xạ trước tiên cần phải được lọc trước khi có thể được pha loãng thêm với nước biển và sau đó là được thải ra đại dương. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nhat-ban-xa-nuoc-nhiem-xa-cua-fukushima-ra-bien/

 

Cố vấn Tòa Bạch Ốc khuyên Đài Loan

 nên đề phòng nguy cơ bị Trung Cộng tấn công

Tin Washington DC – Theo bản tin từ Reuters, vào thứ Sáu, 16 tháng 10, cố vấn An ninh quốc gia của Tòa Bạch Ốc nói rằng, tuy Trung Cộng hiện nay có thể chưa sẵn sàng để xâm lược Đài Loan, nhưng đảo quốc này cần củng cố năng lực để chống lại nguy cơ bị tấn công trong tương lai, và các nỗ lực cô lập của Trung Cộng thông qua các biện pháp phi quân sự.

Lên tiếng trong diễn đàn trên mạng của Viện Aspen, cố vấn Robert O’Brien nói Đài Loan cần đề phòng chiến lược cô lập của Trung Cộng, đồng thời phải củng cố năng lực để chống nguy cơ bị xâm lược bằng tàu đổ bộ. Ông O’Brien thêm rằng Trung Cộng có thể tạo áp lực với Đài Loan bằng cách cô lập kinh tế hoặc ban hành lệnh cấm vận.

Vấn đề Đài Loan đã trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây, đến mức một số nhà phân tích cho rằng Trung Cộng có thể lợi dụng lúc Hoa Kỳ hỗn loạn vì bầu cử để thu hồi Đài Loan, và sẽ sử dụng vũ lực nếu cần. Tuy nhiên, cố vấn O’Brien nói vào thời điểm này, Trung Cộng có thể chưa sẵn sàng cho một cuộc đổ bộ, và Bắc Kinh cũng phải cân nhắc đến phản ứng của Hoa Kỳ. Ông O’Brien nói, Trung Cộng có thể sử dụng lực lượng hỏa tiễn khổng lồ của nước này để tiêu diệt Đài Loan, nhưng ông không biết Bắc Kinh sẽ thu được gì từ việc này.

Viên chức này thêm rằng toàn bộ thế giới tự do và hầu hết khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ phản đối nếu Trung Cộng ban hành lệnh cấm vận hoặc dùng biện pháp khác để cô lập Đài Loan, và Bắc Kinh sau cùng sẽ bị thế giới quay lưng. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/co-van-toa-bach-oc-khuyen-dai-loan-nen-de-phong-nguy-co-bi-trung-cong-tan-cong/

 

Trung Cộng phủ nhận việc sử dụng

chính sách ngoại giao “cưỡng ép” đối với Canada

Tin từ OTTAWA, Canada – Vào hôm thứ Năm (15/10), Trung Cộng phủ nhận việc họ bắt giữ hai người đàn ông Canada làm con tin và lặp lại lời kêu gọi thả một giám đốc điều hành của Huawei Technologies bị giam giữ ở Canada, người đang phải đối mặt với việc dẫn độ sang Hoa Kỳ trong bối cảnh tranh chấp ngoại giao kéo dài.

Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu của Huawei, một công dân Trung Cộng, bị bắt tại Vancouver vào cuối năm 2018 theo lệnh bắt giữ lừa đảo ngân hàng do các nhà chức trách Hoa Kỳ ban hành. Bà Mạnh Vãn Chu tuyên bố rằng bà vô tội và đang chống việc dẫn độ tại tòa án Canada.

Ngay sau khi bà bị bắt, Bắc Kinh giam giữ hai người Canada vì các cáo buộc về an ninh quốc gia và ngừng nhập cảng hạt cải dầu. Căng thẳng tái bùng phát trong tuần này khi Thủ tướng Justin Trudeau cho biết ông sẽ làm việc với các đồng minh để chống lại “chính sách ngoại giao cưỡng ép” của Trung Cộng. Ông khuyến cáo rằng những vụ bắt bớ tùy tiện, sự đàn áp ở Hồng Kông và việc đưa những người thiểu số Hồi giáo vào các trại tạm giam không hề có lợi cho Trung Cộng.

Điều đó khiến ông bị chính phủ Trung Cộng chính thức chỉ trích vào hôm thứ Tư (14/10). Ông Cong Peiwu, đặc phái viên của Trung Cộng tại Ottawa, cho biết bà Mạnh Vãn Chu và vụ bắt giữ hai người Canada Michael Spavor và Michael Kovrig “không có liên quan” và chính Canada sử dụng “biện pháp cưỡng chế” bằng cách bắt giữ bà Mạnh khi “bà không hề vi phạm luật pháp Canada”. (BBT)

https://www.sbtn.tv/trung-cong-phu-nhan-viec-su-dung-chinh-sach-ngoai-giao-cuong-ep-doi-voi-canada/

 

ĐCSTQ lợi dụng quan hệ ‘thành phố kết nghĩa’

để thâm nhập, giới lập pháp Úc kêu gọi ‘chia tay’

Tâm Thanh

Virus viêm phổi Vũ Hán đã và đang tiếp tục càn quét thế giới, làm tổn hại nghiêm trọng hệ thống kinh tế và xã hội toàn cầu. Theo đó, các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu nhận ra sự xâm nhập của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong mối quan hệ với đất nước họ, theo Sound of Hope.

Gần đây, các phương tiện truyền thông chính thống của Úc đã tiết lộ vào hồi đầu tháng 9 rằng, một công ty Công nghệ Thông tin Dữ liệu Chấn Hoa Thâm Quyến có quan hệ với quân đội và cơ quan tình báo của ĐCSTQ đã thu thập một cơ sở dữ liệu khổng lồ của 2,4 triệu người trên khắp thế giới.

Ông Paul Funnell, nghị sĩ tại thành phố Wagga Wagga, một thành phố không giáp biển lớn nhất ở bang New South Wales, Úc, mới đây cũng đăng trên Facebook tiết lộ rằng, ĐCSTQ đã sử dụng mối quan hệ thành phố kết nghĩa giữa Wagga Wagga, Úc và Côn Minh, Trung Quốc làm vỏ bọc cho các hoạt động thâm nhập vào Úc.

Ông mạnh mẽ thúc giục, kêu gọi hội đồng thành phố giải tán mối quan hệ thành phố kết nghĩa với ĐCSTQ.

Một báo cáo năm 2018 của Viện Hoover, một cơ quan chính sách công của Hoa Kỳ tiết lộ rằng, mối quan hệ thành phố kết nghĩa của ĐCSTQ với các thành phố lớn trên thế giới thực tế là một phần của chiến dịch mặt trận thống nhất của ĐCSTQ, lợi dụng sự tự do và cởi mở của phương Tây để thực hiện thâm nhập chính trị.

Báo cáo năm 2018 của Viện Hoover có trích dẫn tuyên bố của ĐCSTQ trong bản báo cáo “Hiệp hội hữu nghị với nước ngoài của Nhân dân Trung Quốc”: Từ năm 1973 đến ngày 16/11/2018, ĐCSTQ đã thành lập mối quan hệ thành phố kết nghĩa với 2571 thành phố của 136 quốc gia trên toàn thế giới.

Nghị sĩ Paul Funnell của thành phố Wagga wagga cho biết thêm trên Facebook rằng, từ dữ liệu mà công ty Chấn Hoa Thâm Quyến thu thập được cho thấy, các chính trị gia Úc và gia đình của họ từ lâu đã trở thành mục tiêu giám sát của ĐCSTQ.

Một số người có thể không hiểu: “Điều này có liên quan gì đến mối quan hệ thành phố kết nghĩa Côn Minh và Wagga Wagga được thiết lập vào năm 1988?”

“Bởi vì ngay từ 20 năm trước, cơ quan an ninh của ĐCSTQ đã thực hiện các hoạt động bí mật tại thành phố của chúng tôi dưới danh nghĩa một đoàn thể đến thăm Wagga Wagga thông qua kế hoạch thành phố kết nghĩa”, Funnell giải thích.

Ông tiết lộ rằng, ngay từ tháng 12/2000, trang web của Hội đồng thành phố Waga Waga đã có thể thấy hồ sơ ghi chép “một phái đoàn gồm 10 người của Cục Công an Côn Minh đã đến thăm thành phố Waga Waga”.

Ông Funnell đặt câu hỏi tại sao tài liệu được ghi chép của hội đồng thành phố “không giải thích mục đích chuyến thăm của Cục Công an Côn Minh”, “không nói rõ ai đã cho phép các sĩ quan cảnh sát ĐCSTQ hoạt động trong thành phố và trên bờ biển của chúng ta” và cũng không một ai “ghi lại hoặc nhớ lại bất kỳ hoạt động giám sát nào trong chuyến thăm của họ”.

Điều đó cũng có nghĩa là, cảnh sát nước ngoài đến đây để làm gì? Họ đã đi những đâu? Đã gặp những ai? Họ đã thực hiện những hoạt động gì? Ông Funnell nói rằng, những vấn đề này đã khiến người ta không thể không nghi ngờ về mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Úc.

Ông chỉ ra rằng, Wagga Wagga là một thị trấn quân sự quan trọng ở Úc, là căn cứ thông tin liên lạc của hải quân và lực lượng quốc phòng đóng quân tại đây. Thành phố Wagga Wagga cũng là trụ sở chính của an ninh trật tự ở khu vực phía tây nam, đồng thời là trung tâm giáo dục, có các trường đại học và cao đẳng giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật (TAFE). Ngoài ra, thành phố còn là trung tâm y tế và sức khỏe lớn nhất bên ngoài đô thị, trung tâm không chỉ cung cấp các dịch vụ y tế và sức khỏe mà còn cung cấp các khóa đào tạo và giáo dục liên quan…

Ông cũng đặt câu hỏi về việc tại sao Hội đồng thành phố Wagga Wagga lại có thể cho phép các nhân viên an ninh của Côn Minh tự do đi lại và làm những gì họ muốn tại Úc. Còn tại Côn Minh, bất kỳ thời điểm nào trong 24h, người Úc đều phải đăng ký với cảnh sát cục Công an địa phương mới được vào thành phố.

Ông Funnell nói rằng, ĐCSTQ đang mang lại cái chết và sự hủy diệt cho thế giới, vì vậy ông kêu gọi “kiên quyết chấm dứt mối quan hệ thành phố kết nghĩa này, nếu không mối quan hệ giữa thành phố Wagga Wagga và chính quyền thành phố Côn Minh sẽ trở thành một phần của mối quan hệ với chính quyền toàn trị của ĐCSTQ”.

Theo báo cáo, vào ngày 14/4 năm nay, Hội đồng thành phố Wagga Wagga đã thông qua dự thảo nghị quyết chấm dứt mối quan hệ thành phố kết nghĩa với Côn Minh.

Tuy nhiên, vào ngày 22/4, trước sự kiên quyết của Thị trưởng Greg Conkey, Hội đồng thành phố Wagga Wagga đã bỏ phiếu một lần nữa và lật lại nghị quyết đã được thông qua trước đó.

Ông Funnell nói rằng, ông chưa bao giờ thay đổi quan điểm của mình, đặc biệt là kể từ khi ĐCSTQ thực hiện một loạt các hành động trả đũa kinh tế chống lại Úc, ông khẳng định việc cắt đứt mối quan hệ thành phố kết nghĩa với Côn Minh là rất cần thiết.

Ông Funnel cũng tiết lộ rằng, ĐCSTQ đã thâm nhập vào thế giới một cách có hệ thống trong một thời gian dài, bao gồm cả “một Vành đai, một Con đường” với các khoản vay hỗ trợ tài chính và lấy “thành phố kết nghĩa” để ngụy trang cho tình hữu nghị. Thế giới dân chủ phương Tây đang dần dần thức tỉnh và coi đây là thủ đoạn chính của ĐCSTQ để thâm nhập ra nước ngoài.

Theo dữ liệu công khai, đã có tới 227 thành phố tại 50 bang của Hoa Kỳ đã ký kết quan hệ thành phố kết nghĩa với các thành phố của Trung Quốc.

New York và Bắc Kinh đã trở thành hai thành phố kết nghĩa từ năm 1980. Năm ngoái, một viện chính sách do ĐCSTQ tài trợ đã đưa ra một báo cáo, đánh giá lập trường của 50 thống đốc Hoa Kỳ đối với ĐCSTQ là “thân thiện”, “cứng rắn” và “mờ nhạt”.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo nói rằng, cho dù bạn được ĐCSTQ coi là thân thiện hay cứng rắn, bạn phải biết rằng họ đang lợi dụng bạn và các đoàn thể xung quanh bạn.

Ông Pompeo cũng cảnh báo các quan chức địa phương của Hoa Kỳ nên cảnh giác về sự xâm nhập và gây ảnh hưởng ở nước ngoài của ĐCSTQ. Bởi vì họ phân tích một cách có hệ thống nước Mỹ, đồng thời lợi dụng sự tự do và cởi mở này để tiến hành thâm nhập hình thái ý thức.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dcstq-loi-dung-moi-quan-he-thanh-pho-ket-nghia-de-tham-nhap-cac-nha-lap-phap-uc-keu-goi-cham-dut.html

 

Trung Quốc bị nghi mượn tay Liên Hợp Quốc

 thành lập ‘Mạng lưới tình báo toàn cầu’

Bình luậnĐông Phương

Gần đây, Trung Quốc và Liên Hợp Quốc (LHQ) đã ký một bản ghi nhớ, xác nhận rằng Trung tâm Nghiên cứu Dữ liệu lớn đầu tiên của LHQ sẽ được xây dựng tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Các chuyên gia nghi ngờ chính quyền Trung Quốc đang mượn danh nghĩa của LHQ để thiết lập “Mạng lưới tình báo toàn cầu” cho chính mình.

Theo VOA, nhà nghiên cứu Claudia Rosett của Viện Hudson (Hudson Institute) đã viết trên The Wall Street Journal rằng, trong khi Hoa Kỳ hạn chế để dữ liệu rơi vào tay Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thì Ban Thư ký Liên Hợp Quốc tại New York lại hợp tác với Bắc Kinh, còn muốn thiết lập một trung tâm dữ liệu chung toàn cầu ở Trung Quốc.

Kế hoạch này nằm trong “Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững” của LHQ, bao gồm việc thành lập một trung tâm nghiên cứu để xử lý dữ liệu của các quốc gia thành viên trong LHQ và một trung tâm không gian địa lý sử dụng công nghệ giám sát vệ tinh để chứng minh thực lực của ĐCSTQ.

Kế hoạch này bắt đầu vào năm 2019. Vào tháng Sáu năm đó, ông Ninh Cát Triết (Ning Jizhe), Giám đốc Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, và ông Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin), Phó Tổng thư ký phụ trách Vụ Kinh tế và Xã hội của LHQ, đã ký kết một biên bản ghi nhớ “Viện nghiên cứu Dữ liệu lớn Liên Hợp quốc – Cục Thống kê Quốc gia” tại Thượng Hải.

Vào ngày 22/9/2020, Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã tuyên bố trong một bài phát biểu video tại buổi hội thảo của Đại hội đồng LHQ rằng, ĐCSTQ sẽ cùng LHQ thành lập Trung tâm Đổi mới và Kiến thức Thông tin Địa lý Toàn cầu và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Dữ liệu lớn Phát triển Bền vững.

Vụ Kinh tế và Xã hội của LHQ (UN DESA) là bộ phận phụ trách phát triển kinh tế và xã hội của Ban thư ký LHQ có trụ sở tại New York, từ năm 2007 đến nay lãnh đạo của UN DESA đều là người được ĐCSTQ đề cử và đắc cử. Người đứng đầu hiện tại là ông Lưu Chấn Dân, cựu Thứ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ.

Tháng Chín vừa qua, ông Lưu đã thông báo tại Ủy ban Chuyên gia Quản lý Thông tin Địa lý Toàn cầu của LHQ rằng, Trung tâm Đổi mới và Kiến thức Thông tin Địa lý Toàn cầu đặt ở huyện Đức Thanh, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc sẽ được thông qua phê duyệt hành chính lần cuối cùng.

Điều trớ trêu là ĐCSTQ muốn xây dựng một trung tâm dữ liệu lớn toàn cầu cho LHQ, nhưng cho đến nay họ vẫn không cho phép LHQ đến Trung Quốc để thực sự điều tra nguyên nhân của đại dịch viêm phổi ở Vũ Hán – loại virus bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc và tàn phá thế giới.

LHQ có phục vụ cho tham vọng toàn cầu của ĐCSTQ không?

Bài báo dẫn lời nhà nghiên cứu Claudia Rosett của Viện Hudson nói rằng, mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa LHQ và các tỷ phú ở Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng đang giúp ĐCSTQ hiện thực hóa mong muốn làm bá chủ thế giới.

Bà Rosset nói: “Kiểu thiết lập này có thể dễ dàng trở thành mạng lưới tình báo toàn cầu của Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông Tập Cận Bình hứa với Tổ hợp Dữ liệu lớn và Không gian địa lý LHQ-Trung Quốc rằng, sẽ cho phép họ lập bản đồ thông tin chi tiết về địa hình, cơ sở hạ tầng cho đến hành vi của con người trong toàn bộ phạm vi thời gian và không gian”.

Bà Rosset cho rằng, trước hết, ĐCSTQ đã thiết lập hệ thống giám sát quốc gia công nghệ cao mạnh nhất thế giới, kiểm soát Internet nội địa của Trung Quốc thông qua “Vạn lý Tường lửa” và cấm người dùng Internet sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội của Hoa Kỳ như Facebook và Twitter, trong khi các quan chức lại được phép sử dụng để tuyên truyền. Hơn nữa hiện nay, ĐCSTQ đã thu thập và đánh cắp một lượng lớn dữ liệu trên khắp thế giới. Sắp tới, trên danh nghĩa của LHQ, Bắc Kinh sẽ càng dễ dàng lấy được dữ liệu từ các quốc gia thành viên. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn và quy định của LHQ về việc thu thập dữ liệu. Từ đó, chính sách tàn bạo dùng công nghệ cao để kiểm soát người dân của ĐCSTQ sẽ được xuất khẩu tới mọi nơi trên thế giới.

Thứ hai là sự phối hợp của LHQ. Bà Rosset cho biết, vào năm ngoái, Tổng Thư ký LHQ António Guterres đã ca ngợi Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (BRI) của ĐCSTQ là có mối “liên kết nội tại” với các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ. Các tài liệu của LHQ cũng cho thấy, hàng chục cơ quan của LHQ như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, v.v. đã ký thỏa thuận hỗ trợ sáng kiến ​​BRI. Ngoài ra, 4 trong số 15 tổ chức chuyên môn của LHQ hiện do các quan chức ĐCSTQ quản lý.

Ông Hồ Bình (Hu Ping), Tổng biên tập danh dự của tờ Beijing Spring, cho rằng LHQ có rất nhiều hành động nực cười, bao gồm cả việc cho Trung Quốc gia nhập Hội đồng Nhân quyền, trong khi đó “ĐCSTQ khét tiếng về những khía cạnh này, ai ai cũng biết”, và giờ là hợp tác với ĐCSTQ về mặt dữ liệu. Vì vậy, việc thiết lập một liên minh mới của các nền dân chủ lại càng cần thiết.

Theo ông Ngu Bình (Yu Ping), một chuyên gia pháp lý tại Hoa Kỳ, khó khăn của ĐCSTQ trong việc xây dựng trung tâm dữ liệu lớn của LHQ là nó không thể giành được sự tin tưởng của thế giới, bởi vì ĐCSTQ không thể đảm bảo rằng quyền riêng tư là bất khả xâm phạm; nó cũng không thể đảm bảo rằng sẽ không sử dụng những dữ liệu này để củng cố hệ thống độc tài của mình và đàn áp quyền tự do ngôn luận của người dân.

Vào ngày 6/10, Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center) đã công bố kết quả khảo sát cho thấy, 14 nền dân chủ phát triển trên thế giới đều có cái nhìn tiêu cực về ĐCSTQ, đây là con số cao nhất trong 10 năm qua, bao gồm Úc (81%) và Vương quốc Anh (74%), Đức (71%), Hà Lan (73%), Thụy Điển (85%), Hoa Kỳ (73%), Hàn Quốc (75%), Tây Ban Nha (63%), Pháp (70%), Canada (73%), Ý (62%), Nhật Bản (86%), ngoài ra còn có Bỉ và Đan Mạch.

Cuộc khảo sát tương tự hôm 12/10 cũng cho thấy, hơn 70% đến 80% người dân ở các nước phát triển nói trên đã mất niềm tin vào Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Do đó, ông Hồ Bình nói, nếu ĐCSTQ muốn thiết lập trung tâm dữ liệu này trong tình hình tồi tệ như vậy, người dân các nước dân chủ này sẽ từ chối giao thông tin liên quan của họ cho nó. Trung tâm này chắc chắn sẽ bị nhiều nước phản đối mạnh mẽ.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/the-gioi/trung-quoc-bi-nghi-muon-tay-lien-hop-quoc-thanh-lap-mang-luoi-tinh-bao-toan-cau-87887.html

 

Dự án Vành đai Con đường của Trung Quốc

là một cái bẫy, còn xa mới thành đại chiến lược

Triệu Hằng

Mục lục bài viết

Đảng cầm quyền Ấn Độ coi Pakistan và Trung Quốc là những mối lo

Trung Quốc chơi với Ấn Độ, bắt tay với kẻ thù của Ấn Độ

Ấn Độ không mắc bẫy Trung Quốc

Nhất đới Nhất lộ, dự án cơ sở hạ tầng xuyên lục địa Á-Âu chỉ là một “viên đạn bọc đường” mà Trung Quốc “nhắm bắn” các quốc gia mục tiêu, còn xa mới thành đại chiến lược như được tung hô.

Theo nhận định của Abhijnan Rej trong một bài đăng trên The Diplomat ngày 26/8/2020, trải nghiệm của dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc với Ấn Độ trong thời Thủ tướng Modi cho thấy Bắc Kinh có phần mơ tưởng và thiếu cảm nhận về thực tế luôn thay đổi.

Hai học giả Lee Jones và Shahar Hameiri trong một bài viết cho tổ chức tư vấn Chatham House của Anh bác bỏ quan điểm đã trở nên phổ biến ở phương Tây hiện nay: Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc chủ yếu là một công cụ địa chiến lược mà Trung Quốc thiết kế có chủ đích nhằm gài bẫy các quốc gia mục tiêu, cụ thể là rơi vào tình trạng nợ không bền vững và sau đó sử dụng điều đó để làm đòn bẩy tạo ảnh hưởng chính trị. Họ cho rằng, BRI còn lâu mới trở thành một kế hoạch đại chiến lược.

Dựa trên kết luận của mình về các nghiên cứu trường hợp cụ thể trong đầu tư của Trung Quốc ở Sri Lanka và Malaysia, hai học giả viết: “Hệ thống tài chính phát triển của Trung Quốc thì quá phân mảnh và phối hợp kém để theo đuổi các mục tiêu chiến lược chi tiết”. Khi đề cập đến các vấn đề nợ nghiêm trọng phát sinh từ các dự án của Trung Quốc ở cả hai nước, Jones và Hameiri đổ lỗi cho giới tinh hoa địa phương cũng như các tổ chức tài chính phương Tây.

Abhijnan Rej cho rằng, báo cáo của Chatham House đã đặt ra một câu hỏi thú vị: Các kế hoạch BRI của Trung Quốc đã được suy nghĩ thấu đáo chưa và đã thực sự nhạy cảm trước các thực tế chính trị đang thay đổi ở các quốc gia mục tiêu chưa, và đến mức độ nào?. Abhijnan Rej nêu những quan điểm từ phía Ấn Độ đối với BRI để đưa ra những câu trả lời cho câu hỏi này.

Nhìn từ góc độ của Ấn Độ, một trong những khía cạnh bí hiểm nhất của BRI là việc Bắc Kinh cứ khăng khăng rằng thành phố Kolkata là một điểm nút trong hành trình của Con đường tơ lụa trên biển, cả trước và sau khi Ấn Độ đã mạnh mẽ bác bỏ sáng kiến ​​này.

Bằng cách từ chối tham gia Diễn đàn Vành đai và Con đường khai mạc vào năm 2017, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã đưa ra một tuyên bố thẳng thừng bất thường chỉ trích sáng kiến này. Mặc dù vậy, một tấm bản đồ tháng 4/2019 của BRI vẫn bao gồm hai cảng khác của Ấn Độ trong thời gian diễn ra diễn đàn Vành đai và Con đường lần 2 – sự kiện này đã một lần nữa bị Ấn Độ tẩy chay. Tấm bản đồ này (sau đó bị loại bỏ) còn bao gồm cả lãnh thổ đang bị tranh chấp giữa 2 quốc gia.

Điều này cho thấy, dự án Vành đai Con đường của Trung Quốc thiếu một kế hoạch nhất quán, hoặc đơn giản là có sự nhầm lẫn khi đánh giá về nó. Không có điều nào trong kế hoạch này báo hiệu tốt về một sáng kiến mà nhiều người cho rằng nó có giá trị chiến lược lớn. Hoặc đó có thể là một cách mơ tưởng của Trung Quốc do Trung Quốc đã hiểu sai về những sự thay đổi đang diễn ra trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi.

Đảng cầm quyền Ấn Độ coi Pakistan và Trung Quốc là những mối lo

Kể từ khi Ấn Độ bắt đầu tự do hóa kinh tế vào đầu thập niên 1990, chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã đặt trọng tâm vào dự án chuyển đổi kinh tế trong nước. Từ đó xuất hiện tư tưởng tin vào sức mạnh của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau để quản lý các tranh chấp, và cân bằng giữa áp lực cạnh tranh và sự hợp tác.

Khi đảng Bharatiya Janata (BJP), chính đảng cánh hữu ở Ấn Độ lần đầu lên nắm quyền, đảng này đã miêu tả Pakistan và Trung Quốc là những lý do đằng sau quyết định thử vũ khí hạt nhân của Ấn Độ vào năm 1998. Ấn Độ cũng đã tiến hành một cuộc chiến tranh giới hạn với Pakistan vào năm sau đó.

Nhưng chính quyền của Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee cũng tìm kiếm một giải pháp lâu dài cho tranh chấp Kashmir thông qua các cuộc đàm phán cả với Pakistan lẫn các lực lượng ly khai địa phương. Cách tiếp cận này được cho là thực sự mang tính hòa giải, đặc biệt trong bối cảnh Ấn Độ và Pakistan suýt tái chiến trong khi ông Vajpayee đang nắm quyền, sau một cuộc tấn công thất bại nhằm vào Quốc hội Ấn Độ vào tháng 12/2001.

Liên minh theo chủ nghĩa thế tục trung tả lên nắm quyền sau khi ông Vajpayee tiếp tục lựa chọn một quỹ đạo quen thuộc. Liên minh này theo đuổi các cuộc thương lượng ngoài hành lang với tổng thống Pakistan khi đó là Pervez Musharraf xoay quanh vấn đề Kashmir.

Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã có những nhận xét mang tính nhân nhượng đối với Pakistan. Chính quyền Singh không chỉ không phản ứng quân sự trước các cuộc tấn công Mumbai năm 2008, vì sợ rằng bất kỳ sự leo thang nào có thể đều sẽ ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế của Ấn Độ, mà vài tháng sau cuộc tấn công, vào tháng 7/2009, chính phủ Singh đã đưa ra nhượng bộ hào phóng đối với Pakistan thông qua một tuyên bố chung ở Ai Cập.

Abhijnan Rej nhận định: “Chắc chắn chính phủ Singh không hề ngây thơ”. Theo tính toán của họ, hòa bình sẽ đồng thời giúp Ấn Độ khỏi bị gắn với Pakistan trong con mắt của cộng đồng quốc tế, cũng như cho phép nước này theo đuổi sức mạnh kinh tế mà không bị vướng bận bởi các vấn đề khác, từ đó đảm bảo cho vị thế của Ấn Độ trên thế giới với tư cách là một cường quốc – đây là giả định cơ bản nhằm định hình đại chiến lược tân tự do (neoliberal) của Sighn.

Khi BJP trở lại nắm quyền vào năm 2014, bắt đầu bằng việc mời Thủ tướng Pakistan đến dự lễ tuyên thệ nhậm chức của Thủ tướng Ấn Độ Modi vào năm 2014, cho đến một chuyến thăm ngẫu hứng vào cuối năm 2015 tới Pakistan, có vẻ như cách tiếp cận của ông Modi cũng giống chính quyền tiền nhiệm. Khi sang Trung Quốc, ông Modi cũng ủng hộ công thức cũ là tách biệt tranh chấp biên giới với hợp tác kinh tế giữa hai nước. Chẳng hạn, ông đã thúc đẩy cho dự án một tuyến đường bộ đến Trung Quốc đi qua Bangladesh và Myanmar, đồng thời hứa hẹn một chế độ thị thực đơn giản hơn cho công dân Trung Quốc trong chuyến thăm đầu tiên của ông đến Trung Quốc vào năm 2015.

Vào khoảng thời gian đó, Bắc Kinh bắt đầu quảng bá Sáng kiến Vành đai Con đường (giai đoạn đó gọi là dự án Một Vành đai, Một Con đường) sang Ấn Độ. Từ góc nhìn của Trung Quốc, không có lý do chính đáng nào để Ấn Độ phải từ chối. Ấn Độ là cổ đông lớn thứ hai trong Ngân hàng Đầu cư Cơ sở hạ tầng châu Á do Trung Quốc khởi xướng. Khi là thủ hiến bang Gujarat, ông Modi cũng đã tích cực kêu gọi các khoản đầu tư từ Trung Quốc và ông cũng đã 4 lần thăm Trung Quốc.

Trung Quốc chơi với Ấn Độ, bắt tay với kẻ thù của Ấn Độ

Tuy nhiên, có một điều mà Trung Quốc không tính đến là phản ứng của một chính phủ Hindu theo chủ nghĩa dân tộc trước những vi phạm chủ quyền liên tục xảy ra. Việc liên tục khẳng định rằng bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ là một phần của Nam Tây Tạng đã là một điểm gắn bó trong mối quan hệ giữa đôi bên trong thời gian dài. Việc Trung Quốc hỗ trợ quân sự cho Pakistan trong hàng thập kỷ cũng mang ý nghĩa như vậy. Nhưng thời điểm tính toán cho mối quan hệ đến vào khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu hình thành BRI.

Vào tháng 4/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Pakistan và công bố tài trợ 46 tỷ đô la cho các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng ở đó, các dự án này hợp lại tạo thành Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC).

Điểm trọng tâm của BRI ở đây là kế hoạch liên kết cảng Gwadar của Pakistan với Tân Cương thông qua một tuyến đường bộ đi qua Gilgit-Baltistan, vùng lãnh thổ mà Ấn Độ nhượng cho Pakistan sau cuộc chiến đầu tiên giữa hai nước vào năm 1947.

Trung Quốc thường sử dụng viện trợ, đầu tư và các đòn bẩy khác để khiến các nước láng giềng ngày càng phụ thuộc về kinh tế cũng như buộc phải tăng cường hợp tác an ninh với mình. Đối với Pakistan, cũng không ngoại lệ. Bắc Kinh đã ký thỏa thuận trị giá nhiều tỉ đô la với Islamabad để phát triển cảng biển ở Gwadar do vị trí chiến lược của nó tại cửa eo biển Hormuz.

Ấn Độ không mắc bẫy Trung Quốc

Abhijnan Rej cho biết, đối với đảng BJP của ông Modi, Pakistan rõ ràng là một vấn đề nhạy cảm, điều mà nay đã trở nên rõ ràng với chính phủ của ông là ý định của Trung Quốc nhằm hợp thức hóa việc Pakistan chiếm đóng Gilgit-Baltistan thông qua CPEC.

Thêm vào đó là những khúc mắc khác, bao gồm việc Trung Quốc từ chối cho Ấn Độ gia nhập Nhóm các nhà cung ứng Hạt nhân (NSG) vào năm 2016, cùng với việc Trung Quốc xâm nhập chính trị vào vùng ảnh hưởng của New Delhi. Các kế hoạch BRI của Trung Quốc dành cho Ấn Độ đã chết vào thời điểm sáng kiến được giới thiệu chính thức.

Edward Luttwak đã miêu tả Trung Quốc là một “cường quốc tự kỷ”, sử gia quân sự này đã dùng từ autistic power gắn biệt danh cho Trung Quốc, theo ông, Trung Quốc là “nơi mà các quyết định về đối ngoại hầu như luôn được thực hiện dựa trên cơ sở nhìn nhận một cách quá đơn giản các thực tế phức tạp không thể đặt tên”. Việc Trung Quốc thất bại trong việc trói Ấn Độ vào BRI đã minh họa cho biệt

danh trên. Trung Quốc vẫn cứ tin rằng Ấn Độ sẽ tiếp tục tách biệt chính sách kinh tế và địa chính trị, nhưng New Delhi sẽ đo lường lợi ích kinh tế theo cách riêng của mình, Abhijnan Rej kết luận.

https://www.dkn.tv/the-gioi/du-an-vanh-dai-con-duong-cua-trung-quoc-la-mot-cai-bay-con-xa-moi-thanh-dai-chien-luoc.html

 

Quay ngoắt 180 độ, Bắc Kinh từ phản đối

kịch liệt đến khuyến khích dân ‘bán hàng rong’

Vũ Dương

Mới đây, Bắc Kinh đã chính thức cho phép người dân thành phố “bày bán hàng rong” dù trước đó đã phản đối kịch liệt, theo bài viết được đăng trên trang Epochtimes.

Gần đây, sáu cơ quan ở thành phố Bắc Kinh đã cùng ban hành “Ý kiến ​​công tác liên quan đến việc tạm thời chiếm dụng không gian công cộng để thực hiện các hoạt động kinh doanh đặc trưng trong thời gian bình thường hóa phòng chống dịch”, nêu rõ rằng trong khoảng thời gian phòng chống dịch, các doanh nghiệp phù hợp quy định được nêu trong văn bản có thể tạm thời chiếm dụng không gian công cộng dựng quầy hàng trong khu vực quy định.

Tuy nhiên, văn bản chính thức nêu trên đặc biệt nói rằng động thái này “không phải là ‘kinh tế vỉa hè’ bày biện bừa bãi”.

Báo cáo của “Nhật báo Bắc Kinh” cũng cho biết, “đề xuất của Bắc Kinh về việc tạm thời chiếm dụng không gian công cộng để thực hiện các hoạt động kinh doanh đặc trưng rõ ràng là khác với ‘kinh tế vỉa hè’ được quan tâm trước đó”.

Được biết, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã chỉ định hơn 60 chỗ bán hàng ở khu phố Vọng Kinh, khu phố Tiền Môn, khu trung tâm thương mại thế giới Bairong và các khu vực khác, và có kế hoạch chọn 2 đến 3 khu phố ở 16 quận làm dự án thí điểm vào năm 2021.

Thuật ngữ “kinh tế vỉa hè” này được ông Lý Khắc Cường đưa ra vào đầu tháng 6 năm nay. Khi đó, ông Lý Khắc Cường ở Sơn Đông đã nói, “kinh tế vỉa hè, kinh tế quán tạp hóa nhỏ là nguồn quan trọng tạo nên công ăn việc làm cho người dân”.

Nhưng chỉ vài ngày sau đó, “Nhật báo Bắc Kinh” đã đăng bài bình luận nói rằng “kinh tế vỉa hè không phù hợp với Bắc Kinh”; Đài truyền hình Trung ương CCTV của Đảng Cộng sản Trung Quốc và các phương tiện truyền thông khác cũng đều đưa ra các bài báo phản đối kinh tế vỉa hè. Vào thời điểm đó, có một đoạn video do người dân Bắc Kinh đăng tải cho thấy Ban quản lý đô thị Bắc Kinh đã trấn áp, thậm chí thực thi bạo lực với người bán hàng rong.

Bây giờ Bắc Kinh lại bắt đầu chủ động ​​thúc đẩy bán hàng rong, nhưng lại không công nhận thuật ngữ “kinh tế vỉa hè”.

Trang “Apple Daily” hôm 16/10 đã dẫn lời phân tích của nhà bình luận về các vấn đề thời sự Lưu Nhuệ Thiệu (Liu Ruishao) rằng, Thái Kỳ –  Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, không muốn ca tụng ông Lý Khắc Cường về mặt chính trị, vậy nên mới bôi bác “kinh tế vỉa hè” của ông Lý Khắc Cường là bày biện bừa bãi, nhấn mạnh biện pháp mới này của Bắc Kinh không chút liên quan gì với “kinh tế vỉa hè” của ông Lý Khắc Cường.

Chuyên gia kinh tế La Gia Thông (Luo Jiacong) cho rằng, việc Bắc Kinh đồng ý cho người dân bày bán hàng rong như vậy chứng tỏ thực trạng kinh tế Trung Quốc hiện tại không mấy khởi sắc, sức mua tiêu dùng của người dân thấp, hơn nữa cần phải giải quyết nhu cầu mưu sinh nhất định.

Ông La Gia Thông tin rằng mặc dù các quầy hàng rong không giúp ích gì nhiều cho nền kinh tế Trung Quốc và không được coi là một chính sách kinh tế chính thức, nhưng nếu không thúc đẩy kinh tế vỉa hè, thì sẽ có rất nhiều người thất nghiệp, thậm chí có thể trở thành nguồn gốc của tình trạng hỗn loạn.

Giới quan sát tin rằng tỷ lệ thất nghiệp thực sự ở Trung Quốc, đặc biệt là tình hình thất nghiệp sau khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát vượt rất xa con số thống kê chính thức của ĐCSTQ.

Ông Lý Khắc Cường lần nữa đề cập đến “ổn định việc làm” gần đây nhất là vào ngày 9/10, ông chỉ ra rằng “việc đảm bảo công ăn việc làm hiện tại vẫn đang phải chịu áp lực lớn”.

Trước đó, ông Lý Khắc Cường đã nhiều lần đề cập đến “thắt lưng buộc bụng”, tại phiên họp “Lưỡng hội” của ĐCSTQ vào cuối tháng 5 đã công khai tuyên bố rằng Trung Quốc có 600 triệu người có thu nhập hàng tháng chỉ là 1.000 Nhân dân tệ (khoảng 3,2 triệu VNĐ).

https://www.dkn.tv/the-gioi/quay-ngoat-180-do-bac-kinh-tu-phan-doi-kich-liet-den-khuyen-khich-dan-ban-hang-rong.html

 

Phóng viên quốc tế: Tất cả các chủ đề

ở Trung Quốc đều là nhạy cảm

Vũ Dương

Kể từ sau khi Mỹ – Trung đối đầu, nhất là phát động cuộc chiến trên các phương tiện truyền thông, tình hình các phóng viên tác nghiệp ở Trung Quốc càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, theo Vision Times.

Anh Jamil Anderlini, biên tập viên chuyên mục AsiaNews thuộc trang Financial Times, từng là trạm trưởng trạm phóng viên của tờ báo này tại Bắc Kinh và là người có tiếng nói trong giới phóng viên nước ngoài công tác tại Trung Quốc. Trong một cuộc họp video tại Trung tâm Thế giới Kỹ thuật số Edward Murrow, Hoa Kỳ vào ngày 30/9, anh Jamil Anderlini nói rằng sự kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc đối với thông tin truyền thông đang bóp chết không gian thông tin.

Anh nói: “Bạn tôi Anna Fifield, cựu giám đốc chi nhánh văn phòng tại Bắc Kinh của tờ ‘The Washington Post’, đã so sánh kinh nghiệm đưa tin ở Trung Quốc và Triều Tiên của bản thân, cô ấy tin rằng hai chế độ này ngày càng giống nhau hơn. Chế độ độc tài nào cũng đều kiểm soát và thao túng thông tin như nhau. Ở Bắc Triều Tiên, các nhà báo nước ngoài bị sách nhiễu và trục xuất. Ở Trung Quốc, chính quyền ĐCSTQ cũng đối xử với các nhà báo nước ngoài làm việc ở Tân Cương y như vậy”.

Theo Xếp hạng Tự do Báo chí Thế giới năm 2020 của tổ chức phi lợi nhuận Phóng viên không biên giới, Trung Quốc đứng thứ 177 trong số 180 quốc gia và khu vực được thống kê, trong khi Triều Tiên xếp cuối cùng.

Phóng viên Châu Á Adrienne Carter của tờ “New York Times” cho rằng việc Trung Quốc kiểm soát thông tin không chỉ thể hiện ở việc thao túng các kênh truyền thông tin tức, mà còn gây áp lực đối với các nguồn tin.

Cô nói: “Chính quyền ĐCSTQ không chỉ kiểm soát các báo cáo có nội dung mà nó xem là nhạy cảm, chẳng hạn như Tân Cương, đồng thời ngày càng ít người dân Trung Quốc nguyện ý tiếp nhận phỏng vấn từ các kênh truyền thông nước ngoài, điều này khiến công việc của chúng tôi ngày càng khó khăn hơn”.

Anh Jamil Anderlini cho rằng việc đàn áp, trục xuất các nhà báo và kiểm soát các kênh truyền thông nước ngoài ở Trung Quốc không chỉ là tai nạn nghề nghiệp đối với các nhà báo, mà càng bất lợi hơn cho sự phát triển của chính Trung Quốc.

Anh nói: “Điều này làm cho các bản tin thiếu nhiều góc nhìn chuyên sâu hơn, bất kể là đối với độc giả Trung Quốc hay những người theo dõi Trung Quốc trên khắp thế giới. Việc thiếu lý giải một cách trung lập và khách quan đối với mọi người mà nói quả thật là điều tệ hại”.

Sau khi mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc phát sinh đối đầu nghiêm trọng, một cuộc chiến trên các phương tiện truyền thông cũng theo đó mà nổ ra. Cuộc chiến truyền thông bắt đầu vào tháng Giêng năm nay khi chính quyền Trung Quốc trục xuất ba phóng viên của trang “Nhật báo phố Wall” (The Wall Street Journal). Sau đó, Hoa Kỳ đã liệt mấy hãng truyền thông nhà nước lớn của Trung Quốc là phái đoàn ngoại giao mang đậm màu sắc bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ.

Cho đến nay, hai nước Trung Quốc và Hoa Kỳ đã áp đặt nhiều đợt hạn chế thị thực mang tính trả đũa đối với phóng viên của đôi bên.

Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đội hình phóng viên giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tờ Washington Post trong tháng này đã thông báo rằng họ sẽ không thiết lập thêm trạm phóng viên ở Trung Quốc nữa. Tính đến thời điểm hiện tại, các kênh truyền thông nước ngoài nổi tiếng như The Wall Street Journal và Bloomberg đã cắt giảm đáng kể số lượng nhân sự của họ tại Trung Quốc, tất cả các nhà báo Australia đều đã bị trục xuất.

Cô Adrienne Carter tin rằng cuộc chiến truyền thông Trung-Mỹ là một ván cờ chính trị giữa Washington và Bắc Kinh, và các nhà báo của hai nước cũng đã bị cuốn vào cuộc đọ sức này.

Anh Jamil Anderlini cho rằng các kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc đã chịu sự kiểm soát của ĐCSTQ trong một thời gian dài, thiếu mất tính độc lập và khách quan.

Anh nói: “Dù là tin tức hay trong sách giáo khoa, mọi thông tin có thể truyền tải đến công chúng đều được kiểm duyệt nghiêm ngặt và thiết kế cẩn thận. Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc luôn truyền tải thông tin dựa trên lý niệm ‘Trung Quốc vĩ đại, ĐCSTQ vĩ đại, còn các nước khác thật là tệ hại’”.

Anh Jamil Anderlini tin rằng môi trường truyền thông đang xấu đi ở Trung Quốc đã đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với các nhà báo nước ngoài ở Trung Quốc.

Anh cho hay: “Các nhà chức trách Trung Quốc sẽ chỉ ra mọi lỗi nhỏ mà bạn mắc phải trong các bản tin của mình để gây áp lực lên bạn. Vậy nên, là phóng viên nước ngoài, chúng tôi phải hết sức thận trọng và phải đảm bảo được chính xác, khách quan và cân bằng. Điều này cũng liên quan đến danh tiếng và độ tin cậy của truyền thông trên toàn cầu”.

Cô Adrienne Carter cho rằng việc kiểm soát thông tin và đàn áp nhà báo của ĐCSTQ là phương pháp quan trọng để Tập Cận Bình củng cố quyền lực và duy trì sự cầm quyền của ĐCSTQ.

Cô nói: “Trước đây, nhiều CEO sẵn sàng thảo luận các vấn đề kinh tế của Trung Quốc với chúng tôi mà không liên quan đến chính trị. Giờ đây, khi mà ngày càng nhiều CEO nhận thấy bản thân bị cấm tiếp nhận phỏng vấn của giới truyền thông nước ngoài, chủ đề kinh tế này cũng trở nên nhạy cảm và không thể thảo luận thêm nữa. Tuy nhiên ở Trung Quốc, tất cả các chủ đề hiện nay đều là chủ đề nhạy cảm”.

Sự thống trị ngày càng khắc nghiệt của Trung Quốc đối với Hồng Kông đã khiến độ tin cậy của Hồng Kông bị quốc tế nghi ngờ. Do hiện trạng ngày càng xấu đi, trang New York Times đã thông báo vào tháng 7 rằng họ sẽ chuyển mảng kinh doanh tin tức kỹ thuật số của Hồng Kông sang Seoul trước năm sau.

Cô Carter tin rằng, Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông đã thay đổi tất cả các khía cạnh, không chỉ là môi trường truyền thông tự do.

Cô nói: “Nhiều phóng viên của chúng tôi ở Hồng Kông hiện không thể tiếp tục làm việc do hạn chế về thị thực và ảnh hưởng của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Tất nhiên, nó mang tính chính trị nhiều hơn. Tuy nhiên, áp lực gia tăng liên tục từ ĐCSTQ đã ảnh hưởng lớn hơn đến các phương tiện truyền thông địa phương ở Hồng Kông”.

Theo Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới mới nhất của năm nay, xếp hạng của Hồng Kông đã giảm từ vị trí thứ 18 năm 2002 xuống hạng thứ 80 vào năm 2020.

https://www.dkn.tv/the-gioi/phong-vien-quoc-te-tat-ca-cac-chu-de-o-trung-quoc-deu-la-chu-de-nhay-cam.html

Sơn Đông hứng chịu đòn kép:

một từ virus, một từ ông Trời

Vũ Dương

Hôm qua (ngày 16/10), nhiều nơi tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đều bị mưa đá, khiến lượng lớn diện tích táo đã chín bị hư hại nặng, theo SOH.

Truyền thông địa phương đưa tin, trưa ngày 16/10, các thị trấn Uy Hải, Duy Phường, Yên Đài, Lâm Nghi và nhiều nơi khác của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc bất ngờ xuất hiện mây đen mịt mù, kèm theo sấm chớp, mưa lớn kèm theo mưa đá bất ngờ giáng xuống, gió giật cấp 7-8 và nhiệt độ giảm đột ngột, có sương giá nhẹ.

Đoạn video được cư dân mạng đăng tải cho thấy cảnh mưa đá ở khu Mưu Bình, thị trấn Yên Đài, hiện đang là mùa thu hoạch táo, còn rất nhiều táo vẫn bị treo trên cây và còn chưa thu hoạch kịp, mưa đá khiến những trái táo đã chín bị hư hại, nhà vườn phải chịu cảnh thua lỗ nặng.

Các loại cây trồng khác cũng bị ảnh hưởng.

Người dùng mạng Trung Quốc đăng video kèm lời dẫn: “Nhiều nơi ở Sơn Đông bị mưa đá vào ngày 16. Mất mùa và cây ăn trái nghiêm trọng. Sơn Đông hiện đang hứng chịu đòn kép từ virus và ông Trời. Sơn Đông cố lên! Sơn Đại cố lên!…”

https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/son-dong-hung-chiu-don-kep-mot-tu-virus-mot-tu-ong-troi.html

 

Sinh viên Thái Lan tiếp tục biểu tình

bất chấp lệnh cấm tụ tập đông người

Trọng Nghĩa

Tại Thái Lan, hàng nghìn người biểu tình đã tập trung tại một số địa điểm ở thủ đô Bangkok vào hôm nay, 17/10/2020 để kêu gọi chính phủ của thủ tướng Prayut Chan-o-cha từ chức, bất chấp lệnh cấm tụ tập đông người và cuộc đàn áp dữ dội vào tối hôm qua.

Theo hãng tin Singapore CNA, nhóm tổ chức biểu tình thoạt đầu loan báo giờ tập hợp là 16 giờ, giờ địa phương, sau đó kêu gọi mọi người đến tập hợp tại tất cả các trạm tàu điện trên không BTS Skytrain

trước 3 giờ chiều và coi đó là những địa điểm biểu tình trong trường hợp tàu trên không dừng hoạt động trước thời điểm đó.

Hôm nay như vậy là ngày thứ tư liên tiếp mà giới sinh viên biểu tình tại Bangkok. Cuộc biểu tình hôm qua đã bị cảnh sát giải tán một cách dữ dội trong đêm. Đã có khoảng 20 sinh viên bị bắt, trong đó có hai người phải đối mặt với án tù chung thân.

Từ Bangkok, thông tín viên Carole Isoux tường trình :

“Cuộc đụng độ kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ sau khi màn đêm buông xuống. Cảnh sát đã dùng đến hơi cay và vòi rồng để giải tán các nhóm sinh viên, sử dụng nước pha màu xanh phun vào nhóm biểu tình để đánh dấu rồi sau đó truy lùng và bắt giữ những người đã bỏ trốn.

PUBLICITÉ

Trong 48 giờ qua, đã có khoảng 20 người lãnh đạo phong trào bị bắt và họ vẫn đang bị giam giữ. Kể từ khi phong trào bùng lên từ cách nay 4 tháng, đã có 200 người bị bắt.

Hai người trong số này có nguy cơ bị kết án từ 16 năm tù đến chung thân về tội có hành vi bạo lực chống lại Nữ Hoàng. Hôm thứ Tư 14/10 vừa qua, những người này vào đã chào đón một chiếc xe chở Nữ Hoàng và Hoàng Tử Thái Lan bằng kiểu chào giơ ba ngón tay lên cao về phía trước, dấu hiệu tập hợp của phong trào sinh viên.

Những người đấu tranh không khuất phục, nhưng dường như đã thay đổi chiến lược”.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201017-thai-lan-bieu-tinh-doi-chinh-phu-tu-chuc

 

Cảnh sát Thái Lan dùng vòi rồng

để giải tán người biểu tình

Tin Bangkok, Thái Lan – Vào thứ Sáu, 16 tháng 10, cảnh sát Thái Lan đã dùng vòi rồng xịt nước có pha hóa chất vào hàng ngàn người biểu tình tại thủ đô Bangkok, trong vụ đụng độ nghiêm trọng nhất trong 3 tháng bất ổn vừa qua. Những người biểu tình chống chính phủ đã tuần hành tại một ngã tư lớn gần khu mua sắm MBK ở trung tâm Bangkok, bất chấp lệnh cấm tụ tập trên 5 người của nhà chức trách.

Phong trào biểu tình đã lan rộng tại Thái Lan suốt 3 tháng qua, phản đối chính phủ của Thủ Tướng Prayuth Chan-o-Cha và đòi giảm đặc quyền của hoàng gia. Vua Maha Vajiralongkorn không đưa ra bình luận trực tiếp gì đối với cuộc biểu tình, nhưng trong bài nói chuyện được chiếu trên đài truyền hình quốc gia vào thứ Sáu, ông nói rằng Thái Lan đang cần những người yêu nước và yêu quý hoàng gia. Bài nói chuyện của Vua Vajiralongkorn được ghi hình trước trong một sự kiện vào thứ Năm.

Từ đầu phong trào biểu tình đến nay, cảnh sát Thái Lan nói chung vẫn chưa dùng các biện pháp gì quá mạnh tay để trấn áp biểu tình, dù hơn 40 nhà hoạt động đã bị bắt vào tuần trước. Các ký giả Reuters cho biết, loại nước được cảnh sát dùng để xịt vào người biểu tình vào thứ Sáu là có chứa hóa chất, khiến người bị dính nước cảm thấy đau rát.

Phát ngôn viên cảnh sát nói, việc sử dụng vòi rồng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế trong việc giải tán bạo động, và thêm rằng hóa chất trong nước không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Trong buổi họp báo sau cuộc họp nội các khẩn cấp, Thủ Tướng Prayuth đã tuyên bố rằng ông sẽ không từ chức. Cũng vào thứ Sáu, cảnh sát Thái Lan cho biết 2 người đàn ông sẽ bị truy tố vì tội định gây bạo động nhắm vào đoàn xe của Hoàng Hậu Suthida. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/canh-sat-thai-lan-dung-voi-rong-de-giai-tan-nguoi-bieu-tinh/

 

Nhận hơn trăm triệu USD của cả Mỹ và Trung Quốc,

Campuchia muốn làm ‘ngư ông đắc lợi’?

Bình luậnThiện Nhân

Chính phủ Campuchia hiện nhận ra rằng mình đang ở giữa cuộc giằng co địa chính trị của Mỹ và Trung Quốc, vốn đang được xem như một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đang nổi lên ở Đông Nam Á. Phnom Penh rồi sẽ là “ngư ông đắc lợi” hay là nạn nhân của cuộc chiến quyết liệt này.

Phnom Penh có thể hiểu rằng Mỹ đang chuyển chính sách của mình theo hướng cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc, bằng cách cung cấp nhiều dịch vụ tài chính hơn, thể hiện trong cam kết tài trợ mới của Washington lên đến 150 triệu USD dành cho Campuchia vào tháng trước.

Mỹ cho thấy mình đang sẵn sàng hào phóng để có được ảnh hưởng với Campuchia, trong khi Trung Quốc cũng không ngại cài “tay trong tay ngoài” vào chính quyền Phnom Penh, thêm cả những khoản “đầu tư tối đa” cạnh tranh lại với Washington.

Trước cục diện này, Thủ tướng Hun Sen đang điều hướng theo cách “không giống ai” của riêng ông, một mặt là nhận tiền của Mỹ, mặt khác dùng ưu đãi này để nhận thêm tiền từ Bắc Kinh, và vẫn không “giải tỏa triệt để” căng thẳng với Washington.

Trò hai mặt ‘không giống ai’ của Phnom Penh

Vào ngày 2 tháng 10, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Mỹ báo cáo rằng, một cơ sở do Mỹ xây dựng tại căn cứ hải quân lớn nhất Campuchia đã bị phá hủy vào tháng trước.

Năm ngoái, Phnom Penh đã từ chối lời đề nghị của Mỹ để giúp xây dựng lại các phần cũ của Căn cứ Hải quân Ream, mở ra Vịnh Thái Lan.

Điều này làm dấy lên suy đoán rằng Phnom Penh đã đồng ý với một thỏa thuận bí mật để cho Trung Quốc 30 năm độc quyền tiếp cận căn cứ, một cáo buộc được Wall Street Journal đưa ra lần đầu tiên vào năm 2018 (trích dẫn các nguồn tin giấu tên của Mỹ cho biết họ đã xem bản thảo của một thỏa thuận).

“Chúng tôi lo ngại rằng việc san bằng cơ sở [do Mỹ xây dựng] có thể gắn liền với kế hoạch của chính phủ Campuchia về việc lưu trữ tài sản quân sự và nhân viên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Căn cứ Hải quân Ream”, Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố ngày 2/10.

Địa điểm được cho là “có thể có một căn cứ quân sự trong tương lai” của Trung Quốc ở Campuchia là một “khu du lịch” trị giá 3,8 tỷ USD ở tỉnh Koh Kong, gần Căn cứ Hải quân Ream.

Union Development Group, nhà phát triển dự án do nhà nước Trung Quốc điều hành, đã bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ xử phạt vào tháng trước theo Đạo luật Magnitsky, trên hình thức là vì tội tham nhũng và hủy hoại môi trường.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết vào thời điểm đó rằng đã có “những báo cáo đáng tin cậy” rằng sự phát triển Dara Sakor “có thể được sử dụng để lưu trữ các tài sản quân sự của Trung Quốc”.

Năm ngoái, Hun Sen cho biết quân đội Campuchia đã mua 40 triệu USD vũ khí từ Trung Quốc. Gần đây hơn, khi người dân đặt câu hỏi về việc mua gần 300 xe tải quân sự từ Trung Quốc trong đại dịch, đã đẩy hàng trăm nghìn công nhân có thu nhập thấp đến bờ vực, con trai ông Hun sen tuyên bố rằng chính phủ đã không sử dụng ngân sách quốc gia mà dựa vào các nỗ lực gây quỹ của Thủ tướng đương nhiệm – cha của ông ấy.

Một quan chức hàng đầu của Hải quân Hoàng gia Campuchia chia sẻ với Nikkei Asia vào ngày 3/10 rằng chính phủ Trung Quốc đang hỗ trợ một dự án mở rộng Căn cứ Hải quân Ream Campuchia, một cơ sở mà Mỹ lo ngại sẽ được chuyển thành nơi đồn trú các thiết bị quân sự của Trung Quốc.

Ăn miếng trả miếng

Chính phủ Campuchia đã liên tục phủ nhận những tin đồn bắt đầu phát sinh vào năm 2017 rằng họ sẽ cho phép quân đội Trung Quốc tiếp cận các căn cứ của đất nước, vốn bị cấm theo hiến pháp quốc gia.

Nhưng có những lý do cho sự hoài nghi. Ví dụ, tại sao chính quyền Campuchia lại phá hủy cơ sở do Mỹ tài trợ, cùng thời điểm khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Union Development Group? Một số nhà quan sát xem động thái này là một phản ứng ăn miếng trả miếng của Phnom Penh.

Chính phủ Campuchia cho rằng cơ sở này đã bị san bằng vì nó quá nhỏ và thiếu các phương tiện, cũng như cần có không gian để cải thiện cơ sở. Tuy nhiên, họ đã không đưa ra cảnh báo trước nào về việc phá hủy cơ sở này cho phía Mỹ, làm dấy lên nghi ngờ Phnom Penh muốn che giấu việc phá hủy.

Trong khi đó, nếu Campuchia có mục đích tái phát triển địa điểm này như dự kiến, thì tại sao các cơ sở xung quanh không hề bị phá hủy. Điều này làm dấy lên thêm những bất ổn.

Khi căng thẳng gia tăng về vấn đề cơ sở, thì ngày 8/10, Hun Sen thông báo rằng một doanh nhân Campuchia gốc Hoa gây tranh cãi đã được bổ nhiệm làm một trong những cố vấn mới của ông, vào một vị trí có cấp bậc tương đương bộ trưởng.

Bắc Kinh có ‘tay trong’

Chen Zhi, người nhập quốc tịch Campuchia vào năm 2014, đứng đầu tập đoàn Prince Group có trụ sở tại Campuchia, là một trong những công ty nhanh chóng “thống trị” đất nước này .

Chen có quan hệ mật thiết với những người đứng đầu Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, từng là cố vấn cá nhân cho Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng từ năm 2017, cùng năm ông thành lập doanh nghiệp với con trai của Sar Kheng là Sar Sokha, ngoại trưởng cho Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao.

Theo Asia Times, Chen và Prince Group của ông này có thể liên kết với Ban Công tác Mặt trận Thống nhất, một trong những cơ quan chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động gây ảnh hưởng ở nước ngoài.

Tập đoàn Prince đã không trả lời yêu cầu bình luận của Asia Times về suy đoán, điều này chưa được chứng minh bằng bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào.

Tuy nhiên, một báo cáo của Đài Á Châu Tự do về Chen và Prince Group vào tháng trước đã lưu ý rằng “có một tấm màn bí ẩn che giấu phần lớn tài sản của tập đoàn”, đó là lý do tại sao ông ấy được liệt kê là giám đốc của nhiều công ty có trụ sở tại Hong Kong.

Vài ngày sau khi Chen được bổ nhiệm làm cố vấn của Hun Sen, Trung Quốc nhanh tay tạo ra một “cuộc đảo chính” khác, khi chính phủ Campuchia ký hiệp định thương mại tự do song phương đầu tiên – FTA – một thỏa thuận với Trung Quốc mà chỉ mất chưa đầy 8 tháng để đàm phán.

FTA sẽ mang lại lợi ích biên cho hàng hóa xuất khẩu của Campuchia sang Trung Quốc, nhưng lại có ý nghĩa địa chính trị khó khăn.

Lễ ký kết tương đối khiêm tốn, vì Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia Pan Sorasak đã ký hiệp ước, thay vì Hun Sen, người theo dõi cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị – người đã đến Phnom Penh trong chuyến công du 5 nước Đông Nam Á tháng này.

Ngoài FTA, Ông Vương Nghị cũng cam kết viện trợ thêm 140 triệu USD cho Campuchia, một con số gần với con số 150 triệu USD Mỹ đã dành cho Campuchia vào tháng trước từ Tập đoàn Tài chính Phát triển (DFC), trong số 60 tỷ USD của quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng cho Đông Nam Á.

Ngư ông đắc lợi?

Tại một hội nghị của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Campuchia, đại sứ Hoa Kỳ tại Phnom Penh W Patrick Murphy đã tuyên bố tài trợ từ DFC như một phần của “tiêu chuẩn vàng về đầu tư nước ngoài” của Hoa Kỳ, và thể hiện rằng Hoa Kỳ “cam kết làm sâu sắc hơn mối quan hệ kinh tế” với Campuchia.

Tháng trước, Washington cũng khởi động Quan hệ Đối tác Mekong-Mỹ, một sáng kiến ​​mới nhằm “bơm” các khoản đầu tư ban đầu trị giá hơn 150 triệu USD vào lục địa Đông Nam Á, với hy vọng rằng các chính phủ trong khu vực thích sự hợp tác của Mỹ hơn là Trung Quốc.

“Các nước trong khu vực sông Mekong đã trải qua một hành trình đáng kinh ngạc trong vài thập kỷ qua. Họ xứng đáng là những đối tác tốt”, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói hồi tháng trước khi khởi động quan hệ đối tác.

Từ quan điểm của Campuchia, sự lấn lướt địa kinh tế mới nhất của Mỹ trước đối thủ Trung Quốc có thể tạo ra một thời điểm lý tưởng để Phnom Penh ở vào thế “dùng siêu cường này đối đầu với siêu cường kia”, để thu lợi ích tài chính lớn nhất từ ​​mỗi bên.

Đáng chú ý là trong những tháng gần đây, các quan chức Campuchia đã nói rằng họ sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ.

Một tuyên bố gần đây từ Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết Cục Điều tra Liên bang (FBI) sẽ sớm được phép mở trụ sở ở Phnom Penh, bên cạnh “lực lượng đặc nhiệm chung FBI-Cảnh sát Quốc gia Campuchia được thành lập để chống tội phạm xâm hại trẻ em, tiền tội phạm rửa tiền và tài chính”.

Vào mùa hè này, Hun Sen đã đưa ra viễn cảnh rằng Campuchia thậm chí có thể khởi động lại các cuộc tập trận quân sự chung hàng năm với Mỹ, điều mà Phnom Penh đã hoãn lại vào đầu năm 2017 sau khi tuyên bố rằng quân đội của họ đang “bận rộn” để chuẩn bị cho cuộc bầu cử địa phương sắp tới vào năm đó.

Tuy nhiên, sau đó họ không bao giờ nối lại và thay vào đó Campuchia bắt đầu các cuộc tập trận quân sự hàng năm với Trung Quốc.

Việc Phnom Penh “hắt hủi” các cuộc tập trận quân sự của Mỹ cho thấy mối quan hệ xấu đi đáng kể, điều này trở nên tồi tệ hơn sau khi đảng CPP cầm quyền, và buộc đảng đối lập duy nhất còn tồn tại của đất nước, Đảng Cứu nguy Quốc gia Campuchia, phải giải tán vào cuối năm 2017, với cáo buộc giả mạo rằng họ đang âm mưu một cuộc đảo chính do Mỹ hậu thuẫn.

Mối quan hệ trở nên xấu đi sau khi CPP giành được tất cả 125 ghế trong quốc hội tại cuộc tổng tuyển cử vào năm 2018, mà Nhà Trắng mô tả là “không tự do cũng không công bằng và không đại diện cho ý chí của người dân Campuchia”, đồng thời biến Campuchia thành một quốc gia trên thực tế là nhà nước một đảng.

Sau khi Murphy được bổ nhiệm làm đại sứ mới của Hoa Kỳ tại Phnom Penh vào tháng 8 năm 2019, Washington đã khuyến khích quan hệ hợp tác với chính phủ Campuchia. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Hun Sen đã trao đổi thư thân thiện vào cuối năm 2019, trong đó nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cam kết rằng Washington không có ý định can thiệp vào các vấn đề của Campuchia.

Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cho rằng nền tảng của mối quan hệ này là việc Washington có thể chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng cạnh tranh, cung cấp viện trợ và cho vay.

Về lý, có thể cho rằng các quốc gia Đông Nam Á này đã quay sang Trung Quốc vì lý do tài chính và để tránh sự chỉ trích của Hoa Kỳ về nhân quyền và dân chủ. Tuy nhiên, đây là mối đe dọa tiềm tàng đối với chủ quyền kinh tế của họ, nên họ có thể hoan nghênh nhiều đầu tư hơn của Mỹ.

“Một lý do chính khiến các quốc gia [đã đi vào quỹ đạo của Trung Quốc] là vì Trung Quốc đang ép buộc họ”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết trong hội thảo trên mạng của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế vào tháng Bảy.

“Bắc Kinh đang đe dọa trừng phạt kinh tế hoặc cô lập ngoại giao, hoặc làm những điều khác. Chúng tôi cũng thấy rằng Trung Quốc đang lôi kéo các quốc gia bằng các khoản cho vay mà cuối cùng sẽ trở thành bẫy nợ, hoặc với lời hứa xây dựng các căn cứ hải quân có thể mang lại lợi ích thương mại cho họ”, ông Esper nói.

Thiện Nhân

https://www.ntdvn.com/kinh-te/nhan-hon-ca-tram-trieu-usd-cua-ca-my-va-trung-quoc-campuchia-dang-muon-lam-ngu-ong-dac-loi-87834.html