Tin khắp nơi – 17/09/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 17/09/2020

Donald Trump: Nhà kiến tạo hòa bình tại vùng Cận Đông? – Mai Vân

Nổi bật trong dòng thời sự quốc tế trong những ngày gần đây là những bức ảnh ngày 15/09/2020 chụp thủ tướng Israel tươi cười bên cạnh hai ngoại trưởng Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và vương quốc Bahraïn, hai tay cầm bản “hòa ước” vừa được ký tại Nhà Trắng khoe ra trước báo giới. Chen vào giữa là tổng thống Mỹ Donald Trump tươi cười không kém.

Tổng thống Mỹ quả là có lý do để thỏa mãn vì ông đã thành công trong việc thúc đẩy Nhà nước Do Thái và hai vương quốc Hồi Giáo vùng Vịnh ký kết thỏa thuận bình thường hóa bang giao.

Dĩ nhiên, đây không phải là lần đầu tiên mà Israel ký hòa ước với các nước Ả Rập. Trước Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Bahraïn, quốc gia Do Thái đã từng ký Thỏa Thuận Oslo vào năm 1993 với Palestine, hay hiệp định hòa bình với Jordan một năm sau đó.

Thế nhưng phải công nhận rằng với quyết định bình thường hóa bang giao giữa Israel và hai nước vùng Vịnh, ông Donald Trump đã giành được một thắng lợi ngoại giao quý báu, trong bối cảnh Hoa Kỳ liên tiếp bị thất bại ngoại giao trong thời gian gần đây.

Trung thành với cung cách ngoại giao cố hữu, tổng thống Mỹ đã tranh thủ lễ ký kết thỏa thuận tại Nhà Trắng để phô trương thành quả ngoại giao của mình, mà ông khẳng định sẽ còn to lớn hơn nữa.

Một thành quả ngoại giao đến rất đúng lúc

Khi tiếp đón đồng minh là thủ tướng Israel Benyamin Nétanyahou, đã đích thân đến Washington để tham gia lễ ký thỏa thuận, Donald Trump nhấn mạnh: “Chúng ta đã tiến rất xa với khoảng 5 nước, 5 quốc gia (Ả -Rập) khác. Sẽ có ít nhất là 5 hay 6 nước sẽ sớm đến với chúng ta, chúng tôi đã có nói chuyện với họ.”

Trong lúc Cơ Quan Quyền Lực Palestine đã nói đến một hành động “phản bội” lại Sáng Kiến Hòa Bình Ả Rập hiện hữu, theo đó việc bình thường hóa bang giao giữa các quốc gia Hồi Giáo Ả Rập với Israel phải tùy thuốc vào việc cho thiết lập một Nhà nước Palestine thực thụ, thì ông Donald Trump lại tỏ ý tin tưởng là “người Palestine sẽ hoàn toàn trở thành thành viên (nhóm nước bình thường hóa bang giao với Israel)… vào một thời điểm thích hợp”.

Ông Trump thậm chí còn dự đoán là sau khi ông tái đắc cử tổng thống, Iran cũng sẽ cố gắng đàn phán với Mỹ.

Theo nhận định của báo Le Monde số ghi ngày hôm nay, 17/09, phát biểu duy ý chí của tổng thống Mỹ về “bình minh của một vùng Trung Đông mới” là nhằm cho thấy hình ảnh của một chủ nhân  Nhà Trắng là tác nhân của “hòa bình và ổn định” tại Trung Cận Đông.

Theo các nhà quan sát, thành công ngoại giao của Mỹ trong hồ sơ Israel-Ả Rập đến thật đúng lúc sau các thất bại chồng chất của chính quyền Trump trên một loạt hồ sơ quốc tế, trong bối cảnh chỉ còn 7 tuần nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống.

Iran, Bắc Triều Tiên, Venezuela: Các thất bại của Donald Trump

Thất bại vang dội nhất là việc Washington bị cô lập tại Liên Hiệp Quốc trên hồ sơ Iran, gần như toàn thể Hội Đồng Bảo An phản đối  khi muốn tái lập trừng phạt đối với Iran theo một cơ chế dự kiến trong thỏa thuận hạt nhân Iran mà Mỹ đã rút khỏi vào năm 2018.

Chủ trương gây “sức ép tối đa” lên Iran, đưa đất nước này vào khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, đã lại càng làm cho chế độ Teheran cứng rắn thêm. Không đẩy lùi được hiểm họa hạt nhân Iran đã đành, chính sách Iran của chính quyền Trump đã “giúp” chế độ Teheran làm giàu trở lại uranium, và hiện tiến gần đến khả năng hạt nhân quân sự hơn là thời ông Trump vừa mới vào Nhà Trắng.

Chiến lược sức ép tối đa cũng không mấy thành công với chế độ Nicolas Maduro ở Venezuela, bất chấp việc chính quyền Trump đã dồn sức ủng hộ nhà đối lập Juan Guaido, được công nhận là tổng thống lâm thời của đất nước Nam Mỹ này vào năm 2019.

Ông Trump cũng không mấy thành công trong hồ sơ mà ông đã dồn nhiều sức lực và vốn liếng chính trị: Phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên.

3 cuộc gặp lịch sử với lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong Un và vài bước đi trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, nhân cuộc gặp lại ở Bàn Môn Điếm tháng 7/2019, đã không dẫn đến tiến bộ nào.

Những thất bại này đi kèm với hình ảnh nước Mỹ xấu đi một cách đánh kể trên thế giới, Và càng xấu đi hơn vào năm 2020 qua cách xử lý nạn dịch Covid -19.

Thăm dò của trung tâm Pew Research Center ngày 15/09 vừa qua cho thấy là số người thích nước Mỹ ở Pháp là 31%, ở Đức là 26%, những đánh giá xuống đến mức thấp nhất của tháng 3/2003, lúc lính Mỹ vào Irak. Tại những đồng minh thân cận của Mỹ, tỷ lệ cũng rất thấp: Anh Quốc còn (41 %), Nhật (41 %), Úc (33 %) và Canada (35 %). vẫn là những tỷ lệ rất thấp.

Hình ảnh của ông Trump ở 6 quốc gia kể trên cũng xấu như hình ảnh của George W. Bush vào cuối nhiệm kỳ hai của ông.

Nobel Hòa Bình năm 2021?

Dẫu sao thì các hoạt động ngoại giao năng nổ của tổng thống Mỹ, đặc biệt trong hồ sơ hòa giải Israel-Ả Rập, đã giúp ông được đề cử nhận giải Nobel Hòa Bình năm 2021.

Theo ghi nhận của Nhật Bản Mỹ New York Times ngày 13/09 vừa qua, hai lần liên tiếp trong một tuần lễ, ông Donald Trump đã được đề cử lãnh giải Nobel Hòa Bình.

Người đề cử ông đầu tiên là nghị sĩ Na Uy Christian Tybring-Gjedde, chủ tịch phái đoàn Na Uy tại Hội Đồng Nghị Viện NATO. Hôm 09/09, nhân vật này đã đề cử tổng thống Mỹ làm người được trao Nobel Hòa Bình năm 2021. Trong thư đề cử ông Tybring-Gjedde nêu bật vai trò trung gian quan trọng của chính quyền Trump trong việc  thúc đẩy thỏa thuận hòa bình giữa Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Israel.

Hai hôm sau, đến lượt nghị sĩ Thụy Điển Magnus Jacobsson cũng đề cử ông Trump, cùng với chính quyền Kosovo và Serbia, về những hoạt động chung của họ đối với hòa bình và phát triển kinh tế, thông qua thỏa thuận bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa hai bên được ký kết tại Nhà Trắng gần đây.

Tuy nhiên theo báo New York Times, do việc tổng thống Trump có một loạt những hành động gây tranh cãi trong những lãnh vực khác, ông khó có khả năng đoạt giải. Cho dù vậy, việc ông được đề cử cũng góp phần gây tiếng vang cho thông điệp kiến tạo hòa bình, nội dung chủ chốt gần đây trong chính sách đối ngoại của ông Trump trước thềm cuộc bầu cử tháng 11.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200917-donald-trump-nha%CC%80-ki%C3%AA%CC%81n-ta%CC%A3o-ho%CC%80a-bi%CC%80nh-ta%CC%A3i-vu%CC%80ng-c%C3%A2%CC%A3n-%C4%91%C3%B4ng

 

Bầu cử 2020: Sau 3/11,

chúng ta phải đợi bao lâu mới có kết quả?

Hai mươi năm đã trôi qua kể từ khi người Mỹ thức dậy vào một buổi sáng mùa thu sau Ngày bầu cử mà không biết ai sẽ là người lãnh đạo đất nước kế tiếp.

Phải mất thêm 36 ngày để giải quyết cuộc tranh giành giữa Al Gore và George W Bush trong khi đất nước nín thở.

Triển vọng đó có thể xảy ra một lần nữa vào năm 2020.

Tại sao?

Đại dịch khiến nhiều người sợ hãi khi đi bỏ phiếu trực tiếp vì ở Mỹ, điều đó thường có nghĩa là phải xếp hàng chờ hàng giờ đồng hồ.

Vì vậy, hàng triệu người sẽ bỏ phiếu qua đường bưu điện và có những lo ngại rằng có thể mất vài ngày hoặc vài tuần để đếm tất cả số phiếu, khiến kết quả trở nên khó khăn.

Điều gì thường xảy ra trong một đêm bầu cử?

Mỗi tiểu bang có thời hạn cuối để bỏ phiếu vào những thời điểm khác nhau.

Những thùng phiếu đóng cửa đầu tiên sẽ là ở các tiểu bang miền Đông, vào khoảng 7 giờ tối địa phương, và sau đó sẽ tổng số phiếu bầu cho mỗi ứng cử viên sẽ được tính mỗi khi có thêm tiểu bang công bố kết quả.

Tổng thống Mỹ không được chọn bằng cách thắng một cuộc bỏ phiếu quốc gia. Thay vào đó bầu cử tổng thống là một loạt các cuộc đua tại từng tiểu bang, nơi người thắng sẽ chiếm toàn thể số phiếu đại cử tri đã được quy định trước của tiểu bang đó, tùy theo dân số.

How the electoral college works

A really simple guide to the US election

Trong quá trình thông báo kết quả trực tiếp trên truyền hình, một tiểu bang được “cho là” bỏ phiếu cho một ứng cử viên khi một cơ quan truyền thông tin rằng ứng cử viên đó có vị trí dẫn đầu mà đối thủ không thể vượt qua. Nhưng đó là một dự báo không phải là kết quả cuối cùng.

Tương tự, khi toàn bộ cuộc bầu cử được “cho là” dồn phiếu cho một ứng cử viên, đó không phải là kết quả chính thức vì vẫn còn rất nhiều phiếu để kiểm.

Kết quả thường được biết ngay trong đêm bầu cử. Và những gì tiếp theo là một loạt các diễn tiến được quy định trước, gồm một bài phát biểu công nhận kết quả từ ứng cử viên thua cuộc. Nhưng có lẽ điều này sẽ không xảy ra trong kỳ bầu cử năm nay.

Năm 2016, Donald Trump được cho là đắc cử vào khoảng 02:30 sáng miền Đông, sau khi chiến thắng ở tiểu bang Wisconsin đưa ông vượt qua ngưỡng 270 phiếu đại cử tri đoàn.

Trong những ngày và tuần sau đó, ngày càng có nhiều phiếu của đảng Dân chủ được kiểm, đồng nghĩa với việc Hillary Clinton vươn lên và dẫn đầu về số phiếu phổ thông nhưng bà vẫn thua số phiếu cử tri đoàn.

Số phiếu gửi qua bưu điện lớn chưa từng có

Xếp hàng bỏ phiếu tại một điểm được chỉ định trong Ngày Bầu cử là cách phổ biến nhất mà cử tri Mỹ đi bỏ phiếu, nhưng trong những năm gần đây, bỏ phiếu qua thư đã trở nên phổ biến.

Trong khi trước đây không hiếm các tiểu bang hạn chế việc bỏ phiếu qua đường bưu điện cho các trường hợp đặc biệt – chẳng hạn như quân nhân đang phục vụ ở nước ngoài – thì hiện nay, việc này được cho phép rộng rãi ở đa số các tiểu bang, cho dù người đi bầu là “cử tri vắng mặt” hay bất kỳ vì lý do gì khác.

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, đại dịch Covid-19 dự kiến sẽ khiến một số lượng lớn cử tri bỏ phiếu qua đường bưu điện.

Dự đoán sẽ có khoảng 80 triệu lá phiếu gửi qua bưu điện – gấp đôi năm 2016 và nhiều hơn bất kỳ năm bầu cử nào khác.

Tuy nhiên, mối quan tâm hiện giờ là việc chuyển phiếu bầu có thể bị trì hoãn làm chậm trễ mọi thứ.

Quan tâm đó không chỉ là do số lượng các lá phiếu để kiểm quá lớn.

Mà còn vì Bưu điện Hoa Kỳ đang bị cắt giảm vào thời điểm mà nó có trách nhiệm lớn.

Đầu tiên bưu điện phải gửi lá phiếu đến cho mọi người, và sau đó nó phải gửi phiếu đã bầu lại cho các cơ quan bầu cử, tất cả đều phải xong trước thời hạn quy định của các tiểu bang.

Phiếu được đếm như thế nào?

Mỗi tiểu bang có quyền tự trị rộng rãi trong việc xác định quy tắc bầu cử, bao gồm việc đặt thời hạn cho phiếu qua bưu điện có đủ điều kiện để được đếm không.

Pennsylvania sẽ chỉ tính những phiếu nhận được trước 20:00 giờ địa phương vào ngày bầu cử, trong khi California nhận mọi phiếu bầu miễn là chúng được đóng dấu bưu điện vào ngày đó, ngay cả khi chúng đến muộn hơn vài tuần.

Một số địa phương đã buộc phải ban hành lệnh khẩn cấp để kéo dài hạn chót trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 2020 do sự chậm trễ trong việc giao hàng của Bưu điện Mỹ, điều này có thể xảy ra một lần nữa vào tháng 11.Việc kiểm phiếu qua bưu điện tốn thì giờ hơn vì mỗi phiếu bầu phải có chữ ký khớp với chữ ký trên phiếu ghi danh đi bầu.

Với số lượng phiếu bầu dự kiến tăng gấp đôi, chỉ riêng quy trình đó sẽ kéo dài thêm thời gian cho việc kiểm phiếu.

Một số tiểu bang như Florida sẽ bắt đầu xử lý phiếu bầu qua bưu điện trước Ngày bầu cử, như xác minh chữ ký và bắt đầu thực sự kiểm phiếu vào sáng ngày bầu cử.

Nhưng hầu hết các tiểu bang và Washington DC không bắt đầu đếm phiếu cho đến khi tất cả các cuộc bỏ phiếu trực tiếp kết thúc và các địa điểm bỏ phiếu đã đóng cửa.

Hội nghị toàn quốc của các cơ quan lập pháp tiểu bang có danh sách đầy đủ về thời điểm mỗi tiểu bang kiểm phiếu qua bưu điện.

Đếm phiếu bầu trực tiếp có lâu hơn?

Các cuộc bầu cử sơ bộ năm 2020 cho cử tri thấy trước những vấn đề có thể xảy ra với việc bỏ phiếu trực tiếp vào Ngày bầu cử. Các tiểu bang từ New York đến Alaska đã phải vật lộn với việc điều hành phương pháp bỏ phiếu truyền thống và phổ biến nhất này.

Năm nay, các vấn đề kéo dài như máy bỏ phiếu bị lỗi cộng thêm tình trạng thiếu công nhân và cử tri xếp hàng phải đợi lâu hơn bình thường do nhu cầu giãn cách xã hội.

Bầu cử 2020: ‘Hàng triệu phiếu bầu qua thư có thể không được tính’

Jonathan London: ‘2020 là bầu cử quan trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ’

Điều này dẫn đến những thay đổi kéo dài quá trình đi bầu – Kentucky giảm mạnh số các địa điểm bỏ phiếu và phải ra lệnh cho các cuộc đếm phiếu phải kéo dài lâu hơn, trong bối cảnh bị cáo buộc rằng đại dịch đang được sử dụng như cách để đàn áp các phiếu bầu của người thiểu số.

Alaska buộc cử tri ở một số khu vực phải sử dụng lá phiếu qua bưu điện vì không có địa điểm bỏ phiếu nào có thể mở cửa được và Georgia phải đối mặt với các vụ kiện về máy bỏ phiếu bị trục trặc.

Sự vất vả của việc kiểm phiếu

Hai yếu tố lớn đe dọa kéo dài thời gian kiểm phiếu, cả hai cùng đảm bảo một quá trình lâu hơn bình thường để có thể tuyên bố ai là người đắc cử: sự gia tăng mạnh mẽ của số phiếu bầu qua bưu điện và khả năng của những giám sát kỹ lưỡng bất thường – và có thể là cố tình trì hoãn.

Mặc dù có sự khác biệt, quy trình đếm phiếu điển hình thường bắt đầu sau khi các trạm bỏ phiếu đóng cửa. Các lá phiếu trực tiếp được bảo mật và chuyển đến trung tâm chính quyền quận, nơi chúng được kiểm trước. Sau khi đếm xong phiếu bầu trực tiếp, các quan chức mới bắt đầu đếm các lá phiếu nhận được qua đường bưu điện.

Việc kiểm phiếu qua bưu điện kéo dài lâu hơn vì mỗi phiếu bầu phải có chữ ký khớp với chữ ký riêng trên phiếu đã đăng ký. Với số lượng phiếu bầu dự kiến tăng gấp đôi, chỉ riêng quy trình đó sẽ kéo dài thêm thời gian cho việc kiểm phiếu.

Cập nhật kết quả thăm dò về cuộc đua giữa Trump và Biden

Trump và Biden tranh cãi về vaccine cho Covid-19

Hơn nữa, tính xác thực của lá phiếu có thể bị thách thức bởi những tình nguyện viên “theo dõi kiểm phiếu”, những người nhìn qua vai của các quan chức khi họ xác minh tính hợp pháp của lá phiếu. Các lá phiếu bị phản đối bởi một người theo dõi kiểm phiếu được đặt sang một bên để kiểm tra lại trước khi được đếm hoặc bị loại bỏ.

Những người theo dõi kiểm phiếu là một phần hợp pháp của quy trình dân chủ, nhưng giới chuyên gia cảnh báo rằng các chiến dịch tranh cử có thể thao túng chức năng của họ để trì hoãn việc đếm phiếu. Chiến dịch tranh cử của Trump đang tuyển dụng “người theo dõi kiểm phiếu Trump”, những người mà các nhà phê bình lo ngại sẽ thách thức các lá phiếu để loại bỏ chúng và trì hoãn việc kiểm phiếu.

Nhiều thách thức pháp lý

Tất cả những thay đổi và lộn xộn này có nghĩa là không thể tránh khỏi tranh chấp pháp lý. Hơn 190 đơn kiện về bầu cử đã được nộp trên 43 tiểu bang trong năm 2020, khiếu nại về mọi thứ, từ yêu cầu nhận dạng với bỏ phiếu qua bưu điện ở Oklahoma đến tính hợp pháp của những thay đổi liên quan đến Covid, với ngày và thủ tục bỏ phiếu sơ bộ ở Wisconsin và Michigan.

Luật sư cũ tố Trump ‘là trùm giang hồ và kẻ phân biệt chủng tộc’

Bầu cử 2020: Kinh tế Mỹ đang cải thiện – Trump sẽ được lợi?

Khó ai có thể lường được những thách thức pháp lý có thể xuất hiện ngay trước ngày bầu cử làm trì hoãn các cuộc bỏ phiếu, hoặc ngay sau đó, khiến việc báo cáo kết quả cuối cùng bị trì hoãn. Nhưng năm 2020 sẽ trở thành cuộc bầu cử tranh tụng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, theo Richard Hasen, một học giả pháp lý tại Đại học California Irvine.

Nhưng tranh chấp về các quy tắc chắc chắn có thể gây ra hậu quả – trong cuộc bầu cử năm 2000, ông Gore ban đầu chấp nhận thất bại và sau đó đổi ý sau khi tin rằng tỷ lệ thua của ông ở Florida nên kích hoạt một cuộc kiểm phiếu lại. Cuối cùng phải có quyết định của Tối cao Pháp viện về tính hợp pháp của việc kiểm phiếu lại để giải quyết cuộc tranh cử.

Hai bên có động cơ để trì hoãn chấp nhận kết quả

Với sự tinh thần tranh đua dâng cao ở cả hai bên, Donald Trump và Joe Biden thậm chí sẽ quyết tâm hơn các ứng cử viên tổng thống khác để không vội thừa nhận thất bại.

Đối với ông Biden, các đường nét của mô hình bỏ phiếu năm nay chỉ ra một lý do chiến lược để ông trì hoãn việc thừa nhận thất bại nếu ông bị thua trong số đếm phiếu trong đêm bầu cử. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong những năm gần đây, phiếu bầu qua bưu điện thường được cử tri đảng Dân chủ sử dụng nhiều hơn đảng Cộng hòa.

Trong khi trước đây, bỏ phiếu bằng thư phổ biến hơn trong giới cử tri lớn tuổi và những cử tri vắng mặt bỏ phiếu từ bên ngoài một tiểu bang nghiêng về đảng Cộng hòa, thì ngày nay xu hướng đó đã chuyển sang những người làm việc không thể nghỉ làm để có mặt tại các cuộc bỏ phiếu, và những người này nghiêng về đảng Dân chủ.

Do đó, có lý do để tin rằng các phiếu bầu qua bưu điện được kiểm sau đó sẽ có lợi hơn cho ông Biden.

Mặt khác, ông Trump có lý do chính trị để không chấp nhận thất bại, ngay cả khi kết quả phiếu đếm của đêm bầu cử cho thấy ông bị tụt lại phía sau.

Trong nhiều tháng, tổng thống đã tuyên bố rằng các thế lực bất chính đang đe dọa “đánh cắp” cuộc bầu cử khỏi tay ông – bằng các phương pháp kiểm đếm thấp sự ủng hộ của ông hoặc kiểm đếm quá số phiếu bầu cho ông Biden. Một phần không nhỏ trong thông điệp chính trị của ông là về việc từ chối “giới tinh hoa ven biển”, những người không đại diện cho vùng trung tâm Hoa Kỳ và vùng nông thôn miền Tây.

Những người ủng hộ ông Trump chắc chắn sẽ phàn nàn rằng lá phiếu của họ không được tính nếu tổng thống thừa nhận thất bại, ngay cả khi ông bị thua ở các bang quan trọng như Florida và Pennsylvania trong đêm bầu cử.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54135944

 

Khảo sát: Đa số người gốc Việt nghiêng về Trump;

người gốc Á nói chung thích Biden

Các cử tri người Mỹ gốc Á có vẻ như đang ủng hộ cho ông Joe Biden nhiều hơn Tổng thống Trump, theo một cuộc khảo sát được liên minh các nhóm người Mỹ gốc Á công bố hôm 15/9. Tuy nhiên, một vài hãng truyền thông Mỹ cho rằng con số khảo sát không nói lên “toàn bộ câu chuyện”.

Cuộc khảo sát được APIAVote, AAPI Data và Asian American Advance Justice-AAJC thực hiện với 1.569 cử tri người Mỹ gốc Hoa, Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Philippines trên khắp nước Mỹ.

Kết quả khảo sát cho thấy 54% người Mỹ gốc Á chọn bỏ phiếu cho ông Biden, trong khi khoảng 30% chọn bầu cho Tổng thống Donald Trump. 15% khác nói họ chưa quyết định được.

Các tổ chức thực hiện khảo sát cho rằng cử tri người Mỹ gốc Á đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng tại các bang chiến trường như Arizona, Pennsylvania và North Carolina.

Trong số các sắc dân được khảo sát, người Mỹ gốc Ấn là nhóm ủng hộ đảng Dân chủ nhiều nhất, với 54% xác định chọn phe Dân chủ và 16% bầu cho Cộng hòa.

Đối với người Mỹ gốc Việt, khảo sát cho thấy người Việt vẫn là nhóm ủng hộ Đảng Cộng hòa nhiều nhất trong cuộc thăm dò ý kiến. 38% xác định chọn đảng Cộng hòa so với 27% bầu cho đảng Dân chủ. Đây vốn được xem là một “truyền thống” trong nhóm người Việt đến Mỹ tị nạn Cộng sản.

NBC News dẫn lời Giáo sư Karthick Ramakrishnan, chuyên về chính sách công và khoa học chính trị tại Đại học California, Riverside, và cũng là giám đốc AAPI Data, nhận định rằng trong các cuộc bầu cử trước đây, người Mỹ gốc Á đã có sự chuyển hướng đáng kể về phía Đảng Dân chủ, nhưng kết quả khảo sát năm nay cho thấy một số nhóm đang chuyển sang cánh hữu.

Giáo sư Ramakrishnan cho rằng Tổng thống Trump thực sự đã tạo ra những dấu ấn đáng kể cho sự thay đổi này trong nhiệm kỳ tổng thống của ông, đặc biệt có thể thấy rõ sự thay đổi ở cử tri người Mỹ gốc Việt.

Ông Ramakrishnan dẫn chứng một cuộc khảo sát trước bầu cử năm 2016 cho thấy người Mỹ gốc Việt là nhóm sắc dân ít ủng hộ nhất cho việc tiếp nhận người tị nạn Syria so với các nhóm khác. Theo ông Ramakrishnan, chính quyền Trump đã đưa ra ý tưởng tâm lý về “người nhập cư tốt đối chọi với người nhập cư xấu” và điều này có thể đã ảnh hưởng đến bộ phận cử tri người Mỹ gốc Việt vốn được xem là bảo thủ.

Cuộc khảo sát mới nhất cho thấy khoảng 48% người Mỹ gốc Việt nói họ sẽ bỏ phiếu cho ông Trump, trong khi 36% cho biết họ sẽ bỏ phiếu cho ông Biden nếu họ phải bầu chọn hôm nay.

Kết quả từ các cử tri người Mỹ gốc Hoa cũng rất đáng chú ý. Cũng như người Mỹ gốc Ấn, người Mỹ gốc Hoa có tỷ lệ ủng hộ đảng viên của Đảng Cộng hòa thấp nhất, ở mức 16%.

Trong khi đó, ông John C. Yang, giám đốc điều hành của AAJC, nói với NBC News rằng cả hai ứng cử viên tổng thống vẫn “còn nhiều việc phải làm” để giành được phiếu bầu của người Mỹ gốc Á. Ông nhấn mạnh rằng các cuộc khảo sát trước đây cho thấy có thể sẽ có nhiều thay đổi trước bầu cử.

Khu vực bầu cử của người Mỹ gốc Á, với hơn 11 triệu cử tri đủ điều kiện, đã tăng lên đáng kể (130%) trong hai thập niên qua. Tổ chức nghiên cứu Pew cho rằng tốc độ thay đổi nhanh chóng này đã khiến người Mỹ gốc Á trở thành nhóm dân có số lượng cử tri đủ điều kiện tăng nhanh nhất so với tất cả các sắc tộc lớn khác.

https://www.voatiengviet.com/a/kh%E1%BA%A3o-s%C3%A1t-%C4%91a-s%E1%BB%91-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-g%E1%BB%91c-vi%E1%BB%87t-nghi%C3%AAng-v%E1%BB%81-trump-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-g%E1%BB%91c-%C3%A1-n%C3%B3i-chung-th%C3%ADch-biden/5587381.html

 

Covid-19: Ứng cử viên Biden lên án

TT Trump « không bảo vệ được dân Mỹ »

Trọng Thành

Trong lúc tổng thống Trump tìm cách trấn an công luận Mỹ, là đại dịch Covid-19 sớm kết thúc, và vac-xin sẽ có ngay trước dịp bầu cử tổng thống, đối thủ Joe Biden lên án tổng thống đương nhiệm đã hoàn toàn thất bại trong việc bảo vệ dân Mỹ trước đại dịch.

Theo AFP, trong phát biểu chiều hôm qua, 16/09/2020, từ văn phòng tranh cử ở Wilmington, bang Delaware, ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ Joe Biden nhấn mạnh : « Trách nhiệm số một của tổng thống là bảo vệ người dân Mỹ, nhưng ông ta đã không làm được điều này ». Theo cựu phó tổng thống Hoa Kỳ, cách thức chính quyền xử lý đại dịch kể từ đầu năm đến nay đã « hoàn toàn làm mất uy tín » của tổng thống Donald Trump. Người phát ngôn của ứng cử viên Biden, bà Kate Bedingfield, khẳng định tổng thống Donald Trump « không chỉ không hề có kế hoạch gì để đối phó, mà thực sự là ông ta cũng không hiểu gì về dịch bệnh ».

Đã có gần 200.000 người chết vì Covid-19 tại Mỹ. Cho đến nay, Hoa Kỳ là quốc gia chịu nhiều tổn thất nhân mạng nhất thế giới  trong đại dịch này. Mỗi ngày, lại có thêm gần một ngàn người Mỹ chết vì Covid.

Hôm thứ Ba, 15/09, tổng thống Trump lại lên tiếng quảng bá cho việc nước Mỹ sẽ có vac-xin chỉ trong vòng ít tuần nữa, tức ngay trước cuộc bầu cử tổng thống đầu tháng 11. Ông Trump hứa hẹn sẽ có ít nhất 100 triệu liều vac-xin, từ nay đến cuối năm.

Dự báo quá lạc quan của ông Donald Trump bị nhiều chuyên gia và giới chức y tế Mỹ phản bác. Hôm qua, chính giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khẳng định là vac-xin đại trà sẽ không thể có trước mùa hè năm tới 2021. Như thường lệ, tổng thống Mỹ ngay lập tức bác bỏ quan điểm của người nói ngược ông. Tổng thống mãn nhiệm cho rằng lãnh đạo CDC đã « không được tỉnh táo ».

Tường trình của thông tín viên Loubna Anaki từ New York :

« Đây không phải là lần đầu tiên tổng thống Mỹ Donald Trump công khai bác bỏ một trong các chuyên gia của chính ông, về đại dịch Covid. Đối tượng chỉ trích của tổng thống Trump là giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), nhà virus học Robert Redfield. Hôm qua, trong một buổi làm việc với Quốc Hội Mỹ, khi được hỏi về lịch trình cụ thể của việc tiêm chủng đại trà, giám đốc CDC nhận định : Tôi cho rằng vac-xin sẽ có giữa vào tháng 11 và 12, nhưng chỉ với một số lượng rất hạn chế. Còn nếu như quý vị hỏi tôi, khi nào sẽ có vac-xin cho đại chúng thì tôi trả lời là ắt hẳn là phải đến quý ba hoặc quý tư sang năm 2021.

Nói một cách khác, sẽ không có việc phân phối vac-xin đại trà trước mùa hè 2021. Dự báo nói trên của người đứng đầu Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ là khác hẳn với hứa hẹn trước đó của tổng thống Mỹ.

Trong cuộc họp báo sau đó tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ đã phản ứng ngay lập tức. Ông Trump nói : Tôi tin rằng ông ta đã lầm lẫn. Đây là một thông tin sai lạc. Có thể là ông ấy đã không tỉnh táo, hoặc đã diễn đạt không chuẩn. Không, chúng tôi sẵn sàng phân phối vac-xin ngay lập tức, ngay khi việc chế tạo vac-xin hoàn tất, có thể là vào tháng 10.

Tổng thống Trump cũng đưa ra bình luận về tuyên bố của bác sĩ Redfield về tầm quan trọng của việc mang khẩu trang. Giám đốc CDC bảo đảm khẩu trang là biện pháp duy nhất thực sự chống lây nhiễm, còn hiệu quả hơn cả vac-xin, trong giai đoạn hiện nay. Tổng thống Trump nhận xét là vị chuyên gia này cũng bị lẫn lộn về chuyện này, và không hiểu vấn đề ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200917-covid-19-%E1%BB%A9ng-c%E1%BB%AD-vi%C3%AAn-biden-l%C3%AAn-%C3%A1n-tt-trump-kh%C3%B4ng-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-d%C3%A2n-m%E1%BB%B9

 

Dùng Twitter để tuyên bố nCov được tạo

từ phòng thí nghiệm,

 tài khoản của Diêm Lệ Mộng bị tạm khóa

Hải Lam

Twitter đã khoá tài khoản của nhà virus học Trung Quốc Diêm Lệ Mộng, sau khi cô tuyên bố có bằng chứng cho thấy virus corona chủng mới được tạo ra trong phòng thí nghiệm.

Trong cuộc phỏng vấn với Fox News hồi tháng 7, tiến sĩ Diêm Lệ Mộng cho biết cô là một trong những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu về loại virus corona sau này được gọi là Covid-19. Nữ tiến sĩ đã đào tị sang Mỹ hồi tháng 4 vì lo ngại tính mạng bị đe doạ khi cô nắm giữ nhiều bí mật về virus Vũ Hán.

Hôm 14/9, cô đã công bố một nghiên cứu cho rằng virus corona chủng mới là sản phẩm của phòng thí nghiệm.

Twitter nhanh chóng khoá tài khoản của cô Dương sau khi cô đăng tweet thông báo về nghiên cứu. Cô Diêm mới mở lại tài khoản Twitter vào Chủ nhật (13/9). Trước khi bị khoá, tài khoản của cô có hơn 59.000 người theo dõi.

Động thái trên của Twitter vấp phải làn sóng chỉ trích từ các nhà phê bình và bất đồng chính Trung Quốc. Họ cho rằng Twitter có khả năng đã giúp chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt các chủ đề không theo ý mình.

“Tại sao Twitter lại xóa tài khoản của Tiến sĩ Diêm?”, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Peter Navarro đặt câu hỏi trong một bài đăng trên Twitter.

“Một nhà khoa học Trung Quốc được gọi đến để điều tra một loại virus chết người ở Vũ Hán, phát hiện ra những sự thật rắc rối, bị ĐCSTQ đàn áp, phải đào thoát sang Mỹ, nói lên sự thật và sau đó bị phương tiện truyền thông xã hội ‘miễn phí’ của Mỹ kiểm duyệt”, ông Navarro viết trong một bài đăng khác.

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Josh Hawley cho rằng “Twitter bây giờ công khai đứng về phía Bắc Kinh”.

Bà Thái Hà (Cai Xia), một giáo sư Trung Quốc đã nghỉ hưu, người gần đây bị Bắc Kinh trừng phạt vì những nhận xét “xúc phạm đảng”, cho biết quyết định của Twitter vi phạm tự do ngôn luận.

Bà Thái đặt câu hỏi tại sao Twitter lại có hành động ngay lập tức chống lại cô Diêm nhưng lại liên tục phớt lờ yêu cầu của bà về việc gỡ các tài khoản mạo danh bà.

Ông Hàn Liên Triều (Han Lianchao), một nhà bất đồng chính kiến ​​người Trung Quốc sống tại Washington, cũng kêu gọi Twitter đưa ra lời giải thích về quyết định này.

“Những gì Tiến sĩ Diêm đăng tải là một báo cáo khoa học, và những người có quan điểm khác có thể đưa ra câu hỏi và tranh luận, nhưng việc cấm tài khoản của cô ấy chỉ sau một vài tweet, điều này thật khó khiểu”, ông viết trên Twitter. Ông nói thêm rằng các phương tiện truyền thông xã hội như Twitter nên “có các quy tắc mở và minh bạch để điều chỉnh hành vi của công ty”.

Theo The Epoch Times

Hải Lam dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/tuyen-bo-ncov-duoc-tao-tu-phong-thi-nghiem-co-diem-le-mong-bi-twitter-khoa-tai-khoan.html

 

Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng:

ĐCSTQ cố ý phát tán Covid-19

Hải Lam

Tiến sĩ Diêm Lệ Mông, nhà virus học Trung Quốc, hôm 15/9 tiết lộ Covid-19 được tạo ra trong một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát tán loại virus này “có chủ đích”.

Cô Diêm hồi tháng 7 nói rằng Bắc Kinh đã biết rõ về virus corona trước khi công bố dịch. Nữ tiến sĩ Diêm đã phải chạy trốn sang Mỹ vào tháng 4 vì lo ngại tính mạng bị đe doạ khi cô nắm giữ nhiều bí mật về virus Vũ Hán.

Trong cuộc phỏng vấn với Fox News hôm 15/9, cô Diêm cho biết: “Loại virus này thực ra không phải từ tự nhiên, nó là một loại virus được con người tạo ra ở phòng thí nghiệm dựa trên loại virus corona ở dơi, không gây hại cho con người, nhưng sau khi sửa đổi sẽ trở thành một loại virus rất độc hại”.

Tiến sĩ Diêm nói rằng có những tính chất rất bất thường trong bộ gen của virus.

Theo Tự Do Thời Báo (Liberty Times), Diêm Lệ Mộng đã đăng tải bài luận văn nghiên cứu đầu tiên vào tối ngày 14/9, do cô và 3 nhà khoa học khác là đồng tác giả. Nội dung bài luận văn bao gồm: bộ gen, cấu trúc, bằng chứng y học và tài liệu lịch sử. Nghiên cứu cho rằng, virus SARS-CoV-2 là một sản phẩm của phòng thí nghiệm được tạo ra bằng cách sử dụng virus corona ZC45 và ZXC21 ở dơi làm mô hình để chế tạo.

Cô Dương nói với Fox News rằng cô có bằng chứng khoa học cho thấy virus corona chủng mới khởi phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán và sẽ sớm tiết lộ trong báo cáo tiếp theo của cô.

Nữ tiến sĩ nói: “Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, tôi đã bí mật điều tra kỹ lưỡng. Tôi nắm được tin tức vì tôi cũng có mạng lưới của riêng mình ở Trung Quốc, làm việc trong bệnh viện… tôi cũng làm việc với nhà nghiên cứu virus corona hàng đầu trên thế giới”.

“Tôi có thể nói với bạn, virus này được tạo ra từ phòng thí nghiệm… và nó cũng lây lan ra thế giới để gây ra thiệt hại như vậy”, cô Diêm cho biết.

Khi người dẫn chương trình Fox News hỏi liệu cô có cho rằng ĐCSTQ đã phát tán virus “có chủ đích” hay không, cô Diêm đáp: “Tất nhiên là có chủ ý”.

Nữ tiến sĩ khẳng định ĐCSTQ đã cố gắng bưng bít về nguồn gốc của virus corona mới ngay từ đầu.

Sau khi đào tị sang Hoa Kỳ, cô Diêm đã nhiều lần xuất hiện trên các phương tiện truyền thông để tiết lộ những bí mật về virus corona mà cô biết, đồng thời tố cáo tội ác của chính quyền Bắc Kinh trong đại dịch.

Mới đây, vào hôm 11/9, tiến sĩ Diêm xuất hiện trên chương trình Loose Women của Anh từ một địa điểm bí mật, và cho biết tất cả các báo cáo viết rằng Covid-19 có nguồn gốc từ chợ hải sản ở Vũ Hán đều không đúng. Nữ tiến sĩ cũng cho biết trước khi đào thoát khỏi đất nước của mình, thông tin về cô đã bị xóa khỏi cơ sở dữ liệu của chính phủ và các đồng nghiệp của cô “được yêu cầu tung tin đồn [sai lệch] về cô”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tien-si-diem-le-mong-trung-quoc-co-y-phat-tan-covid-19.html

 

Hoa Kỳ truy tố nhóm tội phạm điện toán Trung Cộng

Tin Washington DC – Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ vào thứ Tư, 16 tháng 9, cho biết đã truy tố 5 công dân Trung Cộng và 2 thương gia người Malaysia gốc Hoa, có liên quan đến nhiều vụ tấn công điện toán nhắm vào các mục tiêu đa dạng, từ trò chơi điện tử cho đến các phong trào dân chủ.

Theo công tố viên liên bang, các công dân Trung Cộng bị truy tố vì đã tấn công điện toán hơn 100 công ty tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác, bao gồm các công ty kỹ thuật, dịch vụ viễn thông, mạng xã hội, công ty trò chơi điện tử, tổ chức phi lợi nhuận, trường đại học, cơ quan chính phủ nước ngoài, chính trị gia, và cả các nhân vật xã hội tại Hong Kong.

Phó Bộ Trưởng Tư Pháp Jeffrey Rosen nói chính quyền Trung Cộng đã làm ngơ cho các nhóm tội phạm điện toán hoạt động, miễn là các nhóm này tiếp tục giúp Trung Cộng đánh cắp tài sản trí tuệ của nước ngoài. Ông Rosen cho biết một trong các bị cáo Trung Cộng đã khoe khoang rằng anh ta có quan hệ với Bộ An Ninh Quốc Gia Trung Cộng, và sẽ được bảo vệ trừ khi có chuyện rất lớn xảy ra.

Cùng với các tội phạm điện toán, Hoa Kỳ cũng truy tố 2 thương gia Malaysia gốc Hoa, gồm Wong Ong Hua, 46 tuổi, và Ling Yang Ching, 32 tuổi, vì thông đồng với nhóm tội phạm này để hưởng lợi từ việc xâm nhập mạng điện toán của các công ty trò chơi điện tử tại Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Singapore, và Nam Hàn. Viên chức Hoa Kỳ cho biết 2 bị cáo Malaysia đã bị chính quyền nước này bắt giữ, nhưng nhiều khả năng họ sẽ khởi kiện để chống lệnh dẫn độ. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-truy-to-nhom-toi-pham-dien-toan-trung-cong/

 

Ông Trump lo ngại thoả thuận TikTok – Oracle

Hải Lam

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư (16/9) đã bày tỏ lo ngại việc công ty Trung Quốc ByteDance vẫn nắm cổ phần đa số trong mảng kinh doanh ở Mỹ của TikTok, còn Oracle nắm cổ phần thiểu số trong thương vụ mua bán giữa hai bên.

Do lo ngại an ninh quốc gia, chính quyền Trump đặt thời hạn 20/9 cho ByteDance, công ty mẹ của TikTok, phải đạt thỏa thuận bán hoạt động tại Mỹ hoặc đối mặt với việc phải đóng cửa. Quan chức Mỹ hôm 14/9 xác nhận Oracle đã mua lại mảng kinh doanh tại Mỹ của TikTok.

Reuters cho biết, trong cuộc họp báo ngày 16/9, khi được hỏi về đề xuất Oracle chỉ nắm cổ phần thiểu số, Tổng thống Trump đáp: “Về nguyên tắc, tôi có thể nói với mọi người rằng tôi không thích điều đó”.

“Tôi không chuẩn bị ký bất cứ điều gì. Tôi cần thấy một thỏa thuận. Họ sẽ báo cáo với tôi vào sáng mai và tôi sẽ cho mọi người biết sau”, ông Trump nói thêm.

Fox News đưa tin, thoả thuận “phải an toàn 100%” với an ninh quốc gia thì ông Trump mới có thể ký.

“Chúng tôi rất quan tâm về an ninh sau những gì chúng tôi đã thấy từ Trung Quốc”, ông Trump nói.

Phát biểu của Tổng thống Trump được đưa ra sau khi nhiều nhà lập pháp đảng Cộng hoà bày tỏ lo ngại về thương vụ giữa TikTok và Oracle.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio và năm thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa khác hôm 16/9 đã thúc giục chính quyền Trump từ chối thỏa thuận vì lo ngại mối quan hệ của Oracle với ByteDance.

Trong bức thư gửi Tổng thống Trump hôm 16/9, ông Rubio viết vẫn còn “những nghi vấn then chốt” về vai trò của Oracle, công nghệ mà công ty này sẽ cung cấp cho ByteDance cũng như tương lai của thuật toán ứng dụng TikTok.

Ông viết: “Chúng tôi vẫn phản đối bất kỳ thỏa thuận nào cho phép các thực thể do Trung Quốc kiểm soát hoặc duy trì, có thể kiểm soát hoặc sửa đổi mã hay thuật toán vận hành bất kỳ phiên bản TikTok nào chạy ở Mỹ”.

“Chúng tôi an tâm rằng thỏa thuận này vẫn cần sự chấp thuận của chính phủ và nếu các báo cáo chỉ ra thỏa thuận này vẫn giữ lại mối liên hệ với ByteDance hoặc các thực thể khác do Trung Quốc kiểm soát, chúng tôi kêu gọi chính quyền từ chối vì lý do an ninh quốc gia”, ông viết thêm.

Bức thư ông Rubio cũng có chữ ký của các Thượng nghị sĩ Thom Tillis, Rick Scott, John Cornyn, Roger Wicker và Dan Sullivan.

Vào cuối ngày 16/9, Thượng nghị sĩ Ted Cruz đã gửi thư cho Tổng thống Trump lập luận rằng thỏa thuận Oracle và ByteDance “không đáp ứng được mục tiêu đã nêu trong các mệnh lệnh hành pháp của tổng thống” và “gây ra những lo ngại nghiêm trọng về an ninh quốc gia”.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany trước đó đã nói với các phóng viên rằng quyết định sẽ được đưa ra “trong thời gian ngắn”. Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết vấn đề an ninh và quyền sở hữu là mối quan tâm hàng đầu.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-lo-ngai-thoa-thuan-tiktok-oracle.html

 

Nghị sĩ Mỹ thúc đẩy bác thỏa thuận TikTok-Oracle

 nếu còn liên hệ tới Bytedance

Thượng nghị sĩ Marco Rubio và 5 thượng nghị sĩ Cộng hòa khác kêu gọi chính quyền Trump bác bỏ một thỏa thuận được đề nghị để công ty Oracle trở thành một “nhà cung cấp công nghệ tin cậy” cho hoạt động tại Mỹ của TikTok nếu vẫn duy trì các mối liên hệ với công ty Bytedance do Trung Quốc làm chủ.

Ông Marco Rubio là thượng nghị sĩ dầu tiên kêu gọi chính quyền điều tra TikTok về những quan ngại kiểm duyệt. Ông viết trong thư gửi Tổng thống Donald Trump rằng “những nghi vấn nghiêm trọng” vẫn còn về vai trò của Oracle, công nghệ họ sẽ cung cấp cho Bytedance, và về tương lai của thuật toán sử dụng trong ứng dụng TikTok.

“Chúng tôi vẫn chống lại bất cứ thỏa thuận nào cho phép các thực thể do Trung Quốc làm chủ hay kiểm soát vẫn duy trì, kiểm soát hay điều chỉnh các mã số hay thuật toán vận hành phiên bản TikTok ở Mỹ,” ông Rubio viết trong thư đề ngày 16/9.

“Chúng tôi vui mừng khi thấy thỏa thuận này vẫn còn đòi hỏi sự chấp thuận của chính phủ, và nếu các báo cáo cho thấy thỏa thuận đề nghị này vẫn còn có những liên hệ với Bytedance hay những thực thể do Trung Quốc kiểm soát, chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu chính quyền bác bỏ đề nghị như vậy căn cứ trên an ninh quốc gia,” ông viết thêm.

Bức thư cũng có chữ ký của các Thượng nghị sĩ Thom Tillis, Rick Scott, John Cornyn, Roger Wicker và Dan Sullivan. Thư này là một phần của những tiếng nói đồng thanh của các nhà lập pháp Mỹ nêu nghi vấn về thỏa thuận vừa kể.

Hôm 14/9, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley gửi thư cho Bộ trưởng Tài chánh Steve Mnuchin, người đứng đầu một ủy ban an ninh quốc gia duyệt xét lại đề nghị, kêu gọi huỷ thỏa thuận nếu không “giải phóng hoàn toàn phần mềm TikTok khỏi sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

Cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc Larry Kudlow ngày 16/9 nói Hoa Kỳ đang trong “tiến trình duyệt xét sâu rộng” thỏa thuận của Oracle với công ty mẹ của TikTok ở Trung Quốc.

Ông Kudlow nói “an ninh và quyền sở hữu” hết sức quan trọng đối với Tổng thống Donald Trump trong tiến trình duyệt xét.

https://www.voatiengviet.com/a/ngh%E1%BB%8B-s%C4%A9-m%E1%BB%B9-th%C3%BAc-%C4%91%E1%BA%A9y-b%C3%A1c-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-tiktok-oracle-n%E1%BA%BFu-c%C3%B2n-li%C3%AAn-h%E1%BB%87-t%E1%BB%9Bi-bytedance/5586693.html

 

Nghe tin Iran âm mưu ám sát đại sứ Mỹ,

 ông Trump nói sẽ đáp trả 1.000 lần

Phụng Minh

Truyền thông Mỹ đã đưa tin gần đây, chế độ Iran để trả đũa việc quân đội Mỹ tiêu diệt người đứng đầu Qassem Soleimani, đang lên kế hoạch ám sát đại sứ Mỹ tại Nam Phi, bà Lana Marks. Tổng thống Trump đã phản ứng mạnh mẽ về điều này, ông nói rằng nếu Iran dám tấn công Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào, Mỹ sẽ khiến nước này phải trả giá gấp ngàn lần.

Politico ngày 13/9 đưa tin rằng quan chức chính phủ Mỹ có được thông tin từ tình báo cho biết chính phủ Iran đang cân nhắc một vụ ám sát nhằm vào đại sứ Mỹ tại Nam Phi.

Tin tức về âm mưu này được đưa ra khi Iran tiếp tục tìm cách trả đũa việc Tổng thống Donald Trump ra lệnh tiêu diệt Soleimani. Nếu được thực hiện, nó có thể làm gia tăng căng thẳng vốn đã nghiêm trọng giữa Mỹ và Iran, đồng thời tạo ra áp lực lớn buộc ông Trump phải đáp trả giữa mùa bầu cử đang căng thẳng.

Theo Politico, các quan chức Mỹ đã nhận thức được mối đe dọa đối với đại sứ Lana Marks kể từ mùa xuân năm nay. Nhưng thông tin tình báo về mối đe dọa đối với đại sứ đã trở nên cụ thể hơn trong những tuần gần đây. Đại sứ quán Iran tại Pretoria có liên quan đến âm mưu này, quan chức chính phủ Mỹ cho biết.

Tổng thống Trump đã đưa ra hai cảnh báo nghiêm khắc đối với Iran trong tuần này. Ông đã tweet vào tối ngày 14/9, “Theo các bản tin, Iran có thể đang lên kế hoạch cho một vụ ám sát, hoặc một cuộc tấn công khác, chống lại Hoa Kỳ để trả đũa cho việc giết chết thủ lĩnh khủng bố Soleimani, kẻ đã lên kế hoạch cho một cuộc tấn công trong tương lai, sát hại Quân đội Hoa Kỳ và gây ra cái chết và đau khổ trong nhiều năm. Cuộc tấn công của Iran vào Hoa Kỳ dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ bị Hoa Kỳ đáp trả với quy mô lớn hơn gấp 1.000 lần!”

Sáng ngày 15/9, Tổng thống Trump lại cảnh báo Iran một lần nữa trong cuộc phỏng vấn với chương trình truyền hình “Fox and Friends”. Ông nói: “Tất cả chúng tôi đã sẵn sàng, họ sẽ bị đánh trả gấp một ngàn lần”.

Theo hãng truyền thông Politico của Mỹ, kể từ mùa xuân năm nay, các quan chức Mỹ đã biết về mối đe dọa ám sát của Iran đối với Đại sứ Max và đã theo dõi chặt chẽ các động thái của Iran.

Theo các nguồn tin, Đại sứ Max chỉ là một trong số các quan chức Mỹ mà Tehran đang cân nhắc trả đũa. Phía Iran gần đây đã bác bỏ các thông tin này.

Vào tháng Giêng năm nay, quân đội Mỹ đã tiêu diệt Soleimani, nhà lãnh đạo lực lượng Quds gồm 20.000 người đã được Hoa Kỳ xác định là một tổ chức khủng bố. Tổ chức này đã gây ra cái chết của 608 lính Mỹ ở Iraq trong những năm gần đây.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Soleimani và Quds, cũng giống như tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (ISIS) do Baghdadi cầm đầu, đều nguy hiểm như nhau.

Phụng Minh tổng hợp

https://www.dkn.tv/the-gioi/nghe-tin-iran-am-muu-am-sat-dai-su-my-ong-trump-noi-se-dap-tra-1-000-lan.html

 

Mỹ: Ngay khi được cấp phép,

vaccine COVID sẽ được phân phối lập tức

Chính phủ Mỹ hôm 16/9 cho hay sẽ bắt đầu phân phối vaccine COVID-19 trong vòng một ngày khi được phép của các nhà ban hành quy định trong lúc dự trù khả năng sẽ có một số lượng vaccine hạn chế vào cuối năm nay.

Các giới chức tại Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh và Bộ Quốc phòng ngày 16/9 tổ chức họp báo và công bố tài liệu về kế hoạch phân phối được gởi đến các giới chức y tế công cộng tiểu bang và địa phương.

“Mục đích của chúng tôi tại Operation Warp Speed, là 24 giờ sau khi được phép, chúng tôi sẽ chuyển vaccine đến các địa điểm thi hành,” một trong các giới chức nói.

Chính phủ liên bang sẽ phân phối vaccine đến mỗi tiểu bang tùy thuộc về số dân được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC khuyến cáo tiêm chủng trước.

Bản hướng dẫn yêu cầu chính phủ theo những hướng dẫn rộng rãi được soạn thảo bởi một ủy ban các chuyên gia độc lập do các giới chức y tế ủy nhiệm để cho biết người Mỹ nào được ưu tiên trong khi việc cung cấp vaccine còn hạn chế.

Tài liệu được gọi là Sách hướng dẫn Tạm thời Chương trình Tiêm chủng COVID-19 nói các liều vaccine COVID-19 hạn chế có thể có vào đầu tháng 11/2020 nếu lúc đó có một vaccine được cho phép, nhưng việc cung cấp có thể gia tăng đáng kể trong năm 2021.

Các giới chức cũng nói họ đang làm việc để đảm bảo là vaccine miễn phí cho mọi người.

Tiêm chủng tại chỗ

Các tiệm thuốc và bệnh viện là những địa điểm tiêm chủng chính và tài liệu của CDC nói cơ quan đang làm việc trực tiếp với các tiệm thuốc để tiêm chủng tại chỗ ở những cơ sở chăm sóc sức khỏe dài hạn.

Trong một cuộc họp báo, các giới chức nói họ cũng đang xem xét đến các nhóm có những tiếp xúc cận kề như những người làm việc tại các nhà máy đóng gói thịt hay là những nhà tạm trú cho những người vô gia cư.

Các giới chức cho hay đang làm việc với các tiểu bang về cách thức theo dõi tiêm chủng qua các dữ liệu miễn nhiễm của tiểu bang và hồ sơ của các tiệm thuốc.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-ngay-khi-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-c%E1%BA%A5p-ph%C3%A9p-vaccine-covid-s%E1%BA%BD-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-ph%C3%A2n-ph%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp-t%E1%BB%A9c/5586329.html

 

Bão Sally làm ngập lụt nhiều căn nhà và công ty

ở Alabama và Florida

Nhiều khu vực tại thành phố Pensacola, Florida đang ngập trong nước trước tình hình Bão Sally mang đến những đợt sóng cao và mưa lớn, làm ngập lụt các khu dân cư, nhà cửa và cơ sở kinh doanh.

Vào sáng thứ tư (ngày 16 tháng 9), ông Jason Rogers – Giám đốc An toàn Công cộng Quận Escambia cho biết đây sẽ là một trận lũ lụt rất nghiêm trọng, với mực nước rất cao và chảy xiết. Theo thông báo trên Twitter của Cơ quan Quản trị Tình trạng Khẩn cấp của quận cho biết, Sở cứu hỏa, văn phòng cảnh sát trưởng và Vệ binh Quốc gia đang “tích cực làm việc với các biện pháp cấp cứu” tại một khu vực có 269 ngôi nhà.

Mưa hơn 2 feet đã được báo cáo ở Pensacola, nơi đang phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ phía đông của cơn bão. Các đợt sóng do bão mang đến ở đó cao ít nhất 5.5 feet. Các đội cấp cứu ở Quận Okaloosa, cách đó khoảng 60 km về phía đông, cũng đang đáp ứng các điện thoại gọi khẩn cấp.

Bão Sally đổ bộ vào sáng sớm Thứ Tư gần Bờ Vịnh, Alabama. Các viên chức tại Quận Baldwin, nơi cơn bão vào bở, khuyến cáo về một “tình huống rất nguy hiểm” trong bối cảnh thiệt hại nghiêm trọng trên diện rộng khi mặt trời mọc và mức độ ảnh hưởng của cơn bão dần hiện ra.

Video quay từ trên cao tại khu vực này cho thấy, tường của một chung cư cao tầng bị thổi bay, các khu dân cư bị ngập và mái nhà bị hư hại. Theo poweroutage.us, hơn 400,000 ngôi nhà và cơ sở kinh doanh bị mất điện trên toàn bờ biển vùng Vịnh vào khoảng 8 giờ 15 sáng thứ Tư. (BBT)

https://www.sbtn.tv/bao-sally-lam-ngap-lut-nhieu-can-nha-va-cong-ty-o-alabama-va-florida/

 

Công ty Trung Quốc liên kết với quân đội

thu thập dữ liệu cá nhân hàng nghìn người Canada

Bình luậnDu Miên

Một công ty Trung Quốc được biết có liên kết với quân đội và tình báo của Bắc Kinh, đã thu thập thông tin cá nhân của hàng nghìn người Canada như một phần của cơ sở dữ liệu toàn cầu khổng lồ. Công ty này nhắm mục tiêu đến các nhân vật có ảnh hưởng và gia đình của họ, theo thông tin từ một tập đoàn truyền thông toàn cầu vốn truy cập được vào bản sao ban đầu của cơ sở dữ liệu thuộc công ty này.

Công ty Zhenhua Data có liên hệ với Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), Bộ Công an và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và đã thu thập hồ sơ của 2,4 triệu người trên khắp thế giới.

Với tiêu đề là “Cơ sở dữ liệu cá nhân chủ chốt ở nước ngoài”, kho thông tin này bao gồm thông tin cá nhân của ít nhất 5.000 người Canada, theo thông tin từ tập đoàn truyền thông toàn cầu này. Cơ sở dữ liệu bao gồm thông tin từ những người nổi tiếng trong các lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh doanh, luật, học thuật và quốc phòng. Kho dữ liệu này cũng liệt kê các chi tiết như ngày sinh, địa chỉ, tình trạng hôn nhân và khuynh hướng chính trị của họ.

Những người Canada có tầm ảnh hưởng trong này, bao gồm hàng chục nghị sĩ đương nhiệm và cựu nghị sĩ như Lãnh đạo đảng Bảo thủ Erin O’Toole, thị trưởng một số thị trấn miền Tây Canada, các thành viên hiện tại và trước đây của Tòa án Tối cao Canada, theo phân tích của Globe and Mail.

Các quan chức cấp cao tại Ủy ban An toàn Hạt nhân Canada, Cơ quan Thanh tra Thực phẩm Canada, Ủy ban Ngân khố, Ủy ban An toàn Vận tải, bộ phận Phát triển Xuất khẩu Canada và Văn phòng Ủy viên Quyền Riêng tư cũng có tên trong danh sách.

Ngoài ra, cơ sở dữ liệu bao gồm các thành viên gia đình của những người Canada nổi tiếng như cô con gái 11 tuổi của Thủ tướng Justin Trudeau là Ella-Grace Trudeau và Jeremy Fry, con trai của Nghị sĩ tự do kỳ cựu Hedy Fry của bang British Columbia (BC).

Theo phân tích của tờ Globe, cơ sở dữ liệu này chứa gần 16.000 mục đề cập đến Canada. Trong danh sách rút gọn chỉ còn 3.767 người Canada, những người lập danh sách đã phân loại các cá nhân theo hạng 1, 2 hoặc 3:

“Những người được phân hạng 1 dường như là những người có ảnh hưởng trực tiếp, chẳng hạn như thị trưởng, nghị sĩ hoặc công chức cấp cao, trong khi những người được phân hạng 2 thường là họ hàng của những người nắm quyền, chẳng hạn như con gái của ông Trudeau và con trai của bà Fry. Những người được xếp hạng 3 thường là người có tiền án, hầu hết là tội về kinh tế”, tờ báo đưa tin.

Hồ sơ ngân hàng, đơn xin việc và hồ sơ tâm lý cũng được đưa vào kho dữ liệu, phần lớn được lấy từ thông tin được công bố công khai, bao gồm các bài báo, hồ sơ tội phạm, Twitter, Facebook, LinkedIn, Instagram và TikTok.

Tuy nhiên, 20% dữ liệu không phải từ nguồn mở, bao gồm cả các tài liệu mật. Điều này cho thấy rằng thông tin được lấy thông qua các hoạt động tin tặc (hack) hoặc các trang web cấm (dark web).

Theo một bài đăng trên WeChat, Giám đốc điều hành Wang Xuefeng của Zhenhua Data đã tán thành việc tiến hành “chiến tranh không hạn chế” thông qua việc thao túng dư luận và “chiến tranh tâm lý”.

Một nhân viên giấu tên của Zhenhua Data đã tiết lộ thông tin về cơ sở dữ liệu này và sau đó giáo sư Chris Balding đã phát hiện ra nó. Giáo sư Balding từng làm việc tại Đại học Bắc Kinh cho đến năm 2018 khi ông trốn sang Việt Nam vì lo ngại về an toàn.

Trong một tuyên bố được công bố trên trang web của mình vào ngày 14/9, ông Balding cho biết đang nghiên cứu các tuyên bố về Huawei cho đến khi ông tình cờ nhận được “Chén thánh” dành cho các nhà nghiên cứu Trung Quốc. Ông đã cung cấp thông tin cho một tập đoàn toàn cầu gồm các hãng truyền thông ở Úc, Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Ý và Đức.

Giáo sư Balding tuyên bố, kho dữ liệu này đã xác thực những nghi ngờ lâu nay xung quanh các hoạt động giám sát và theo dõi của ĐCSTQ.

Ông nói: “Không nên đánh giá thấp bề rộng và chiều sâu trong khả năng giám sát của nhà nước Trung Quốc, cũng như sự lây lan của nó trên khắp thế giới. Thế giới mới chỉ ở giai đoạn đầu của việc hiểu mức độ đầu tư của [chính quyền] Trung Quốc vào các hoạt động tình báo, và gây ảnh hưởng bằng cách sử dụng loại dữ liệu thô mà chúng tôi có để hiểu các mục tiêu của họ”.

Trong một tuyên bố trước đó, ông Balding cho biết ĐCSTQ đưa ra “thách thức chưa từng có cho việc tạo dựng các nhà nước pháp trị yêu tự do trên khắp thế giới”.

Ông viết: “Việc xây dựng một nhà nước an ninh giám sát kỹ thuật cung cấp cho ĐCSTQ các phương tiện mạnh mẽ để kiểm soát công dân trong nước. Chúng tôi hiện có bằng chứng về cách thức mà các công ty Trung Quốc hợp tác với các cơ quan nhà nước để giám sát các cá nhân và tổ chức trên toàn cầu”.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/cong-ty-lien-ket-voi-quan-doi-tq-thu-thap-du-lieu-nguoi-canada-71778.html

 

LHQ: TT Maduro và nhiều bộ trưởng

phạm tội ác chống nhân loại ở Venezuela ?

Trọng Nghĩa

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cùng với nhiều bộ trưởng trong chính phủ của ông vừa bị Liên Hiệp Quốc cáo buộc là nguồn gốc gây nên tội ác chống nhân loại ở Venezuela.

Trong một bản báo cáo được đưa ra vào hôm qua, 16/09/2020, các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc cho biết là họ có những « cơ sở hợp lý » để kết luận rằng giới chức Venezuela đã thực hiện nhiều hành vi trái phép, dẫn tới các tội ác chống nhân loại, nêu bật những vụ tra tấn thường xuyên không kể đến những vụ ám sát. Theo trưởng nhóm điều tra của Liên Hiệp Quốc, những hành vi này phải được đưa ra xét xử ở Tòa Án Hình Sự Quốc Tế.

Đây là báo cáo được chờ đợi và kết luận không thể khác đi theo nhiều chuyên gia. Cho dù không thể đến tận nơi để thực hiện tốt công việc, các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc đã tin chắc là tổng thống Maduro, và hai bộ trưởng Quốc Phòng và Nội Vụ đã – xin trích – « Ra lệnh hay phối hợp hành động dẫn đến các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ».

Một cuộc điều tra dựa trên hơn 270 cuộc trao đổi từ xa với các nạn nhân. Theo bà Marta Valinas, trưởng nhóm điều tra, thì đấy không phải là những hành vi cá biệt: « Những hành động tội ác đã được phối hợp và thực hiện theo chỉ thị của Nhà nước, với sự hỗ trợ trực tiếp của các cấp trên và lãnh đạo cao cấp trong chính quyền ».

Các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu lãnh đạo Venezuela cho mở ngay một cuộc « điều tra độc lập, công minh, minh bạch ».

Tuy nhiên, đây là khả năng khó có thể xẩy ra do việc ngành tư pháp Venezuela hoàn toàn nằm trong tay chính quyền.

Do vậy, các nhà điều tra đã kêu gọi đến Tòa Án Hình Sự Quốc Tế và những định chế khác mà theo Liên Hiệp Quốc, phải xem xét việc truy tố nhắm vào những thủ phạm vi phạm nhân quyền.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200917-lhq-tt-maduro-v%C3%A0-nhi%C3%AA%CC%80u-b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-pha%CC%A3m-t%E1%BB%99i-%C3%A1c-ch%E1%BB%91ng-nh%C3%A2n-lo%E1%BA%A1i-%E1%BB%9F-venezuela

 

Covid-19: Oxfam tố cáo

các nước giàu thâu tóm một nửa số vac-xin

Trọng Thành

Cuộc chạy đua sở hữu vac-xin chống Covid-19 diễn ra quyết liệt, trong lúc dịch bệnh tiếp tục lây lan với quy mô lớn tại nhiều nơi trên thế giới. Hôm qua, 16/09/2020, Oxfam tố cáo một nhóm nhỏ các nước giàu, chiếm 13% dân số thế giới, đã đặt mua trước đến một nửa số liều vac-xin tương lai.

Theo AFP, tổ chức phi chính phủ Oxfam cho biết cụ thể là, 51% liều vac-xin (trên tổng số 5,3 tỉ liều) được thử nghiệm đến giai đoạn 3, tức giai đoạn cuối cùng trước khi vac-xin được thương mại hóa, đã được nhiều nước giàu đặt mua. Trong số các nước giàu được Oxfam ghi nhận, có Mỹ, Anh, các nước châu Âu, Nhật Bản, Úc, Israel. Hiện tại Hoa Kỳ, với dân số 330 triệu, đặt hàng 800 triệu liều vac-xin. Liên Hiệp Châu Âu, với 450 triệu dân, đặt mua ít nhất 1,5 triệu liều.

Khách hàng chủ yếu của số lượng vac-xin còn lại là « các nước đang phát triển », như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Mêhicô.

Oxfam lo ngại là sẽ có đông đảo người nghèo, dân cư sống tại các khu vực dịch bệnh hoành hành không có điều kiện tiếp cận vac-xin. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), mỗi quốc gia cần tiêm chủng cho khoảng 20% dân số. Nhiều chuyên gia đạo lý y học kêu gọi ưu tiên vac-xin cho các quốc gia đang bị dịch bệnh hoành hành.

Hôm qua, 16/09/2020, phát biểu trước Nghị Viện Châu Âu, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen lên án « thái độ dân tộc chủ nghĩa ích kỷ, tranh đoạt vac-xin ». Theo đài France 24, Liên Hiệp Châu Âu dự trù chi gần 3 tỉ euro để bảo vệ 450 triệu dân cư của khối, và cư dân một số quốc gia nghèo, bên ngoài khối, không có điều kiện có được vac-xin.

Tại châu Mỹ Latinh, giữa tháng 8/2020, Achentina và Mêhicô thông báo đảm nhiệm việc sản xuất và phân phối vac-xin cho toàn châu lục (ngoại trừ Brazil), vì mục tiêu phi lợi nhuận. Mục tiêu là cung cấp vac-xin cho dân châu Mỹ Latinh với « giá cả hợp lý », từ khoảng 3 đến 4 đô la/một liều.

Covid-19 : Tình trạng lây nhiễm tại Châu Âu đạt mức « báo động »

Theo tuyên bố của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, mức độ lây nhiễm của đại dịch Covid-19 ở Châu Âu đã đến cấp báo động. Quyết định của một số nước, trong đó có Pháp, rút ngắn thời gian tự cách ly xuống một tuần, gây lo ngại trong bối cảnh này.

Theo giám đốc khu bộ Châu Âu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Hans Kluge, thống kê của  tháng 9 cho thấy số người  bị corona lây nhiễm cao hơn  số liệu của hai tháng 3 và 4 nhập lại.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng không tán đồng biện pháp rút ngắn thời gian cách ly từ 14 xuống 7 ngày  cho những ai có tiếp xúc với người nhiễm virus.

Trong toàn vùng Châu Âu, 53 quốc gia, kể cả liên bang Nga, số người bị lây đã lên gần 5 triệu với 227.000 ca tử vong có liên quan đến SARS-Cov-2. Đỉnh kỷ lục mới là vào ngày 11 tháng 9 với 54.000 ca trong 24 giờ.

Theo số liệu chính thức của Nga, trong 24 giờ qua có thêm 144 nạn nhân của Covid-19  từ trần nâng tổng số thiệt mạng lên hơn 19.000 người (19.026).

Tại Pháp, số ca lây nhiễm mới tiếp tục xoay quanh ngưỡng 10.000, với 44 nạn nhân tử vong và 77 ổ dịch mới.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200917-covid-19-oxfam-t%E1%BB%91-c%C3%A1o-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-gi%C3%A0u-th%C3%A2u-t%C3%B3m-m%E1%BB%99t-n%E1%BB%ADa-s%E1%BB%91-vac-xin

 

Covid-19 : Nghị Viện Châu Âu xem xét

tình trạng thiếu thuốc

Tú Anh

Khủng hoảng Y tế vì đại dịch Covid-19 làm lộ rõ một tệ nạn ở châu Âu : thiếu thuốc men vì phải nhập khẩu hoạt chất từ nước ngoài đặt biệt là Ấn Độ và Trung Quốc. Trong ngày thứ Năm 17/09/2020, Nghị Viện Châu Âu sẽ đưa ra một số phương án để giải quyết tình trạng này.

Từ Bruxelles, thông tín viên Joana Hostein tường thuật :

Theo bản báo cáo, hai nước Ấn Độ và Trung Quốc sản xuất đến 60% paracetamol, 90% pénicilline và 50% ibuprofène cho thị trường thế giới. Do vậy mà phần lớn các  loại thuốc mà chúng ta tiêu thụ tại châu Âu  được chế tạo từ một nơi khác. Trong thời khủng hoảng, tình trạng lệ thuộc này thể hiện rất rõ.

Nhiều loại thuốc bị khan hiếm như nghị sĩ Nathalie Colin Ouesterlé , tác giả bản báo cáo, giải thích sau đây : Người ta thường báo động thiếu chất cura dùng để gây mê nhưng khủng hoảng Covid-19 làm lộ rõ tình trạng khan hiếm các loại thuốc khác từ nhiều năm qua. Cụ thể là 50% thuốc dùng trong hóa trị ung thư, thuốc chống bệnh Parkinson, động kinh … đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng vì đe dọa sức khỏe và sinh mạng bệnh nhân.

Các nghị sĩ châu Âu đề nghị một loạt biện pháp để cải thiện tình trạng khan hiếm này. Một là thành lập một Cơ quan Âu dược khấn cấp cho toàn châu Âu, một loại kho dự trữ gồm các loại thuốc « chiến lược »  mà các thành viên có thể sử dụng khi cần.

Sáng kiến thứ hai  là khuyến khích các hãng chế tạo hoạt chất dời về châu Âu qua các biện pháp đặc miễn thuế.

Các đại diện dân cử hy vọng Ủy Ban Châu Âu nghe theo các đề nghị này trong chính sách dược phẩm sẽ được trình bày trước cuối năm 2020.

Covid-19: Tình trạng lây nhiễm tại Châu Âu đạt mức « báo động »

Theo tuyên bố của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, mức độ lây nhiễm của đại dịch Covid-19 ở Châu Âu đã đến cấp báo động. Quyết định của một số nước, trong đó có Pháp, rút ngắn thời gian tự cách ly xuống một tuần cũng đáng lo ngại trong bối cảnh này.

Theo giám đốc khu bộ Châu Âu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Hans Kluge, thống kê của tháng 9 cho thấy số người  bị virus corona lây nhiễm cao hơn số liệu của hai tháng 3 và 4 nhập lại.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng không tán đồng biện pháp rút ngắn thời gian cách ly từ 14 xuống 7 ngày cho những ai có tiếp xúc với người nhiễm virus.

Trong toàn vùng Châu Âu, 53 quốc gia, kể cả liên bang Nga, số người bị lây đã lên gần 5 triệu với 227.000 ca tử vong có liên quan đến SARS-Cov-2.

Đỉnh kỷ lục mới là vào ngày 11 tháng 9 với 54.000 ca nhiễm trong 24 giờ.

Theo số liệu chính thức của Nga, trong 24 giờ qua có thêm 144 nạn nhân của Covid-19 từ trần, nâng tổng số thiệt mạng lên hơn 19.000 người (19.026).

Tại Pháp, số ca lây nhiễm mới tiếp tục xoay quanh ngưỡng 10.000 mỗi ngày, với 44 nạn nhân tử vong và 77 ổ dịch mới.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200917-covid-19-ngh%E1%BB%8B-vi%E1%BB%87n-ch%C3%A2u-%C3%A2u-xem-x%C3%A9t-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-thi%E1%BA%BFu-thu%E1%BB%91c

 

Châu Âu báo động gia tăng ca nhiễm Covid-19

Châu Âu đang ngày càng lo ngại về mức gia tăng đáng báo động về số ca nhiễm virus corona, khi số ca nhiễm mới hàng ngày đạt mức cao kỷ lục ở một số quốc gia.

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) hôm 16/9 cảnh báo rằng tỷ lệ báo cáo số ca mới trong 14 ngày đối với EU, Khu vực Kinh tế Châu Âu và Vương quốc Anh “đã tăng lên trong hơn 50 ngày, với hơn một nửa trong số các nước EU hiện đang gia tăng các ca bệnh”, theo CNBC.

Tây Ban Nha là quốc gia có số ca nhiễm virus corona được xác nhận cao nhất ở châu Âu với 614.360 trường hợp, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins. Quốc gia này dự kiến sẽ công bố các đợt phong toả tại những nơi virus đang lây lan nhanh chóng và các hạn chế di chuyển vào ngày 18/9.

Trong khi đó tại Pháp, số ca mắc mới hàng ngày được báo cáo hôm 16/9 là 9.784 ca, một trong những con số cao nhất từng được báo cáo trong cả nước.

Anh là quốc gia có số ca mắc bệnh cao thứ ba ở châu Âu với 380.677 ca, vẫn theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins. Nước này đã bắt đầu đưa ra các biện pháp hạn chế tụ tập xã hội, với số lượng người được phép gặp gỡ hiện giới hạn chỉ 6 người. BBC cho hay các biện pháp nghiêm ngặt hơn nhắm vào vùng đông bắc nước Anh có thể được công bố vào ngày 17/9.

Ý, trung tâm của đợt bùng phát đại dịch Covid-19 đầu tiên ở châu Âu hồi tháng Hai, hiện có số ca nhiễm được ghi nhận cao thứ tư, 291.442 ca tính cho đến nay. Nước này cũng đang có số ca nhiễm mới gia tăng. Bộ Y tế Ý hôm 16/9 cho biết nước này đã ghi nhận 1.452 trường hợp mới trong 24 giờ qua, tăng từ 1.229 trường hợp mới một ngày trước đó.

Các ca nhiễm mới được ghi nhận ở Đức cũng đang gia tăng nhẹ.

Theo ECDC, số ca nhiễm gia tăng ở châu Âu một phần là do các hệ thống xét nghiệm tích cực và phức tạp hơn, nhưng cơ quan này cho rằng còn do người dân lơi là hơn trong việc tuân thủ giãn cách xã hội và các quy định phòng ngừa khác.

https://www.voatiengviet.com/a/ch%C3%A2u-%C3%A2u-b%C3%A1o-%C4%91%E1%BB%99ng-gia-t%C4%83ng-ca-nhi%E1%BB%85m-covid-19/5587013.html

 

Các cường quốc châu Âu

muốn hiện diện nhiều hơn ở Biển Đông

Lục Du

Các cường quốc của châu Âu đang tìm kiếm các biện pháp để tăng cường sự hiện diện của họ ở các vùng biển gần Trung Quốc, bao gồm Biển Đông, trong bối cảnh quan hệ giữa phương Tây và Bắc Kinh trở nên căng thẳng và có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Trong số các cường quốc châu Âu thì Anh và Pháp cho thấy họ quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề ở Biển Đông. Họ cũng là những quốc gia thể hiện lập trường ngày càng cứng rắn với các động thái đơn phương mang tính “bắt nạt” của Trung Quốc trên vùng biển này.

Cả hai nước châu Âu này đều là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và là các cường quốc hạt nhân. Họ cũng là đối tác thương mại và đầu tư của nhiều nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Năm ngoái, Pháp đã công bố một báo cáo chiến lược đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong đó cam kết “củng cố vị thế của mình như một lực lượng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nỗ lực bảo vệ các lợi ích chủ quyền và an ninh của người dân khu vực này, đồng thời đóng góp tích cực vào sự ổn định quốc tế”.

Pháp cũng đã mở rộng quan hệ quốc phòng và kinh tế với các cường quốc dân chủ cùng chí hướng trong khu vực này như với Úc, Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

Năm ngoái, Bắc Kinh đã cố tình loại Pháp khỏi lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân Trung Quốc sau khi tàu chiến Pháp Vendemiaire (F734) tiến hành hoạt động tự do hàng hải ở eo biển Đài Loan.

Đầu tháng này, Đức cũng đã có động thái bộc lộ việc nước này quan tâm nhiều hơn tới vùng biển châu Á khi đưa ra một hướng dẫn chính sách dài 40 trang trong đó Berlin thể hiện mong muốn “đóng góp tích cực vào việc định hình trật tự quốc tế ở Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

Thủ tướng Anh Boris Johnson được cho là đang dự tính điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth mới trị giá 3,1 tỷ bảng Anh (4 tỷ USD) tới Biển Đông để thể hiện sức mạnh cũng như ủng hộ hoạt động của các đồng minh tại vùng biển này.

Nghị sĩ Anh Andrew Bowie đã kêu gọi chính phủ Johnson “mở rộng tầm mắt trước những mối đe dọa rõ ràng rõ ràng” do Trung Quốc gây ra và “tiến lên” bằng cách triển khai tàu sân bay tới Tây Thái Bình Dương.

Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Bảy, Đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Anh Lưu Hiểu Khánh cáo buộc chính quyền Johnson đã “đầu độc nghiêm trọng bầu không khí của mối quan hệ Trung Quốc-Anh” và cảnh báo về những hậu quả to lớn nếu London quyết định “hợp tác với Hoa Kỳ” trong vấn đề Biển Đông.

“Một số chính trị gia Anh bám vào tâm lý Chiến tranh Lạnh. Họ bày ra cái gọi là mối đe dọa Trung Quốc, coi Trung Quốc là một quốc gia thù địch, đe dọa tách rời hoàn toàn khỏi Trung Quốc và thậm chí kêu gọi một cuộc Chiến tranh Lạnh mới chống lại Trung Quốc”, ông Lưu nói.

Theo Asia times

https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/cac-cuong-quoc-chau-au-muon-hien-dien-nhieu-hon-o-bien-dong.html

 

Oxford: Ca phản ứng khi thử nghiệm vaccine

của AstraZeneca có thể không do vaccine

Những phản ứng bất lợi dẫn đến việc tạm dừng thử nghiệm vaccine chống COVID của công ty AstraZeneca có thể không liên quan đến vaccine, theo một tài liệu phát họa thông tin của người tham gia tiêm thử vaccine do Trường đại học Oxford công bố lên mạng.

Cuộc ghi danh tham gia cuộc thử nghiệm vaccine do công ty phối hợp với các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Oxford phát triển đã ngưng lại vào ngày 6/9 sau khi một người tham gia thử nghiệm tại Anh có phản ứng phụ nghiêm trọng mà người ta cho là rối loạn nhiễm trùng cột sống hiếm thấy.

Những duyệt xét an toàn được thực hiện khi người tình nguyện trong cuộc thử nghiệm có những triệu chứng về thần kinh chưa giải thích được bao gồm thay đổi cảm giác hay yếu tứ chi, và cuộc nghiên cứu đã ngưng lại trong khi duyệt xét an toàn được thực hiện, theo tài liệu vừa kể.

“Sau khi duyệt xét độc lập, những chứng bệnh này hoặc được xem không liên hệ gì đến vaccine hay không đủ chứng cớ nói chắc là bệnh có hay không có liên hệ đến vaccine,” tài liệu nói.

Thử nghiệm vaccine được tái tục tại Anh, Brazil và Nam Phi, nhưng chưa được thực hiện tại Mỹ.

AstraZeneca và Trường đại học Oxford không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

https://www.voatiengviet.com/a/oxford-ca-ph%E1%BA%A3n-%E1%BB%A9ng-khi-th%E1%BB%AD-nghi%E1%BB%87m-vaccine-c%E1%BB%A7a-astrazeneca-c%C3%B3-th%E1%BB%83-kh%C3%B4ng-do-vaccine/5586703.html

 

Liban : Cửa ngõ để Pháp tiến vào

đông Địa Trung Hải và Cận Đông

Minh Anh

Ngày 06/08/2020, hai ngày sau những vụ nổ tàn phá một phần cảng Beyrouth, tổng thống Pháp Emmanuel Macron là nguyên thủ đầu tiên đến thăm Liban. Một tháng sau, ngày 01/09, chủ nhân điện Elysée lại đến thăm Liban như đã hứa trong chuyến đi đầu. Vì sao Macron đặc biệt quan tâm đến Liban như vậy ? Giữa Paris và Beyrouth có mối quan hệ như thế nào ?

Pháp – Liban : Một mối quan hệ đặc biệt

« Bởi vì, đó chính là Liban, bởi vì đó là nước Pháp », « nước Pháp sẽ không bao giờ buông rơi Liban », tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong chuyến thăm Liban ngày 06/08/2020 đã tuyên bố như trên. Không chỉ mang đến một thông điệp về « tình liên đới », « tình bằng hữu », nguyên thủ Pháp còn tổ chức một hội nghị quốc tế video quyên góp được 250 triệu euro để tái thiết thủ đô Liban.

Đối với một số nhà quan sát, cử chỉ này của tổng thống Macron là một sự tiếp nối trong quan hệ Pháp – Liban, nhưng số khác thì lên án một hành động can thiệp và chủ nghĩa thực dân mới. Với nhà báo Jean Christophe Ploquin, tổng biên tập báo Công giáo La Croix, chuyên trách mục Quan hệ Quốc tế, hành động này của nguyên thủ Pháp mang ý nghĩa hỗ trợ nhiều hơn là một sự can thiệp. Trên kênh truyền hình Arte, ông giải thích :

« Tại sao tổng thống làm điều đó? Bởi vì Liban giống như là một cửa ngõ để Pháp mở rộng ảnh hưởng vào vùng Cận Đông. Nước Pháp đã mất rất nhiều vị trí của mình tại Syria. Ảnh hưởng của Pháp ngày nay mờ nhạt đi nhiều so với cách đây vài năm.

Thế nên, nhờ vào mối quan hệ lịch sử lâu đời, nhờ vào công trình thành lập một Nhà nước Liban, tồn tại đến ngày nay và trong một chừng mực nào đó, đấy từng là một quyết định của Pháp, dưới sự bảo trợ của Hội Quốc Liên thời kỳ đó, thế nên mối quan hệ lâu đời này giữa Pháp và Liban đã tạo ra nhiều mối liên hệ bạn bè, gia đình giữa người dân Pháp và Liban. Việc Pháp đến hỗ trợ Liban trong hoàn cảnh này cũng là lẽ đương nhiên. »

Bởi vì giữa Pháp và Liban là một câu chuyện lịch sử dài hằng mấy thế kỷ. Những mối liên hệ đầu tiên bắt đầu từ thế kỷ XVI khi Pháp trở thành nước « bảo hộ » cộng đồng Công giáo phương Đông sinh sống tại vùng lãnh thổ Liban hiện nay. Vào thế kỷ XIX, những nhà truyền đạo thành lập một mạng lưới giáo dục Pháp ngữ tại Liban, đào tạo tầng lớp chính khách Công giáo Liban.

Năm 1920, với hiệp ước Sevres nhằm thu hẹp đế chế Ottoman, một quốc gia mới, nước Liban ra đời, nhưng nằm dưới sự ủy trị của Pháp, trong vòng hơn 20 năm từ 1920-1943. Đất nước Liban chỉ thật sự có được nền độc lập là vào năm 1946. Aurelie Daher, chuyên gia về Liban và Hezbollah, trên đài Arte, nhìn nhận rằng giữa Pháp và Liban, đúng là có một truyền thống bằng hữu lâu đời chứa đựng nhiều tình cảm.

« Nếu như có một điều mà nước Pháp làm được ở Liban mà không ai có thể làm được là có được sự đồng tình của mọi người dân Liban ở một điểm : nước Pháp là một cường quốc phương Tây thành thật để tâm, có ý tốt nhất với Liban. Mỗi khi có một cuộc khủng hoảng lớn như từng thấy trong quá khứ, chẳng hạn như cuộc đối đầu giữa Liban và Israel, hay như trước đây với cố tổng thống Jacques Chirac vào năm 2006, đúng là mỗi lần như thế Pháp thường xuyên có một vai trò vừa là nhà hòa giải, vừa là một cường quốc biết lý lẽ, luôn kêu gọi có một sự chừng mực. »

Quay lại Liban, nước Pháp mạo hiểm ?

Kể từ ngày có độc lập, Liban liên tục trải qua nhiều cuộc xung đột và chiến tranh với sự can dự của nhiều cường quốc khác nhau (Hoa Kỳ, Syria, Israel, Iran, Pháp…). Ngày nay, tầm ảnh hưởng của Pháp ở Trung Đông bị suy giảm, nhưng văn hóa Pháp vẫn chiếm một vị trí quan trọng tại Liban. Khoảng 40% dân Liban nói tiếng Pháp, 23.000 công dân Pháp sinh sống ở Liban và 210.000 người Liban định cư ở Pháp. Hệ thống trường trung học Pháp ngữ tại Liban vẫn do chính phủ Pháp tài trợ.

Dù vậy, Pháp cũng chỉ là đối tác thương mại hàng thứ 7 của Liban, đứng sau cả Trung Quốc, Hy Lạp, Ý, Hoa Kỳ, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ. Thị phần của Pháp tại Liban tụt giảm từ 10% như cách nay 20 năm nay chỉ còn có 3,4%. Theo số liệu do bộ Ngoại Giao Pháp cung cấp, đầu tư của Pháp tại Liban là ở mức 600 triệu euro/năm. Ít nhất khoảng 100 doanh nghiệp Pháp làm ăn ở nước này, chủ yếu trong các ngành chế biến lương thực-thực phẩm, viễn thông và hoạt động siêu thị.

Ngược lại, Liban sản xuất nội địa rất ít, đây cũng chính là một trong những vấn đề cơ cấu của đất nước. Xuất khẩu của Liban sang Pháp rất khiêm tốn 1,54 triệu euro năm 2018, Pháp chỉ là khách hàng thứ 18 của Liban. Bất chấp những mối quan hệ chặt chẽ lâu đời như thế, vì sao quan hệ thương mại giữa hai nước lại thấp đến như vậy ? Ông Antoine Basbous, nhà sáng lập Observatoire des Pays Arabes (Đài Quan sát các quốc gia Ả Rập), trên kênh truyền hình Arte lý giải như sau :

« Tôi nghĩ rằng thách thức thương mại chỉ chiếm hàng thứ yếu. Trong mối quan hệ song phương này, văn hóa, lịch sử, giáo dục mới chính là những hoạt động trao đổi chính, và nhất là bên cạnh tình hữu nghị, tình liên đới như tổng thống Pháp bày tỏ, còn có một thách thức địa chính trị.

Nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran đã bám trụ được tại Syria, quốc gia láng giềng. Có thể nói là họ đã chiếm lấy vị trí của nước Pháp. Rồi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng vừa tràn đến Libya, và đông Địa Trung Hải. Sự việc cho thấy là Pháp rơi vào trạng thái gần như bị tước đoạt các lợi ích cốt lõi của mình.

Vì vậy, nếu như Pháp quay lại Liban là vì còn có những tính toán địa chính trị. Đương nhiên, đó không phải là một chuyến đi dạo. Liban là một bãi mìn, cần phải tiến từng bước một cách cẩn trọng, nhất là phải quan sát kỹ những tệ nạn mang tính cơ cấu của đất nước này.

Nếu chúng ta cứ nhắm mắt mà đi, thì có nguy cơ kích ngòi nổ. Bởi vì, lỗi cơ cấu lớn của Liban chính là chỗ đất nước đã bị Hezbollah, một tổ chức dân quân tự vệ ʺbắt cócʺ. Cánh tay vũ trang này của Iran tại Địa Trung Hải hiện kiểm soát đường biên giới lãnh hải, các cảng hàng không và cảng biển. Nếu như điện Elysée không hiểu điều này, đương nhiên Pháp xem như đặt chân vào một bãi mìn. »

Quan hệ Pháp và Liban tuy có một bề dầy lịch sử nhưng không phải lúc nào cũng êm ả. Người dân Pháp hẳn chưa quên hai vụ tấn công khủng bố nhắm vào các lực lượng nước ngoài là Hoa Kỳ và Pháp, đóng quân tại Liban cách nay 37 năm, ngày 23/10/1983. Trong vụ tấn công đó, 58 lính dù Pháp trung đoàn 1 từ căn cứ Pau đến Liban chưa đầy một tháng đã bỏ mạng.

Liệu rằng có mạo hiểm khi Pháp muốn thắt chặt lại quan hệ với Liban ? Nhà báo Jean Christophe Ploquin nhắc lại rằng nước Pháp từng có một đại sứ bị ám sát trong những năm 1980. Do vậy, theo ông, mối quan hệ này vẫn luôn hàm chứa nhiều rủi ro.

« Khi quyết định dấn thân vào Liban, nước Pháp biết là mình đang mạo hiểm. Nếu chúng ta nhìn vào bản đồ khu vực, đối chiếu với những nước có ảnh hưởng lớn tại Liban, thì nguy cơ lớn nhất ngày nay chính là Iran, nguồn hậu thuẫn chính của phe Hezbollah, nhánh chính trị và dân quân tự vệ quan trọng tại Liban. Nhưng Iran đang bị suy yếu do những sức ép quốc tế quá lớn. Vậy thì Iran phải chọn giải pháp nào ? Thật sự bước vào đối đầu với Pháp hay là cố gắng tìm kiếm một thỏa hiệp? Đây là một đề tài.

Rồi Syria kế bên, về mặt lịch sử, luôn có một vai trò rất quan trọng tại Liban, thì lại có khuynh hướng chống Pháp. Giữa Paris và Damas chưa bao giờ « cơm lành, canh ngọt » cả, nhưng Bachar al-Assad hơn bao giờ hết cũng bị suy yếu. Thế nên, Syria cũng chẳng có cách nào để là một cường quốc gây bất ổn như trong quá khứ. Đúng là nước Pháp đang mạo hiểm. Những rủi ro đó đã được tính đến. »

Liban : Bàn cờ đọ sức giữa Pháp với Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc

Một điều chắc chắn là vụ nổ tại Beyrouth là « một cơ hội » duy nhất cho nhiều cường quốc thế giới tạo áp lực tại Liban, được ví như là một trục chiến lược quan trọng. Là một trong số nơi có nhiều bờ biển quan trọng, Liban từng là điểm giao thương lý tưởng giữa Địa Trung Hải với các vương quốc phương Đông.

Ngày nay, nhiều nước còn xem đấy như là điểm kết tuyệt vời cho dự án Con đường tơ lụa mới nổi tiếng của Trung Quốc. Nhiều nguồn tin báo chí tiết lộ lợi ích của Bắc Kinh đối với cảng biển Tripoli, phía bắc Liban, cũng như là nhiều dự án cơ sở hạ tầng. Giả thuyết này từng được ông Hassan Nasrallah, tổng thư ký của phe Hezbollah nhắc đến trong một bài diễn văn xem đấy như là một giải pháp thay thế cho các cuộc thương thuyết với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và phương Tây.

Trong một bài viết có tựa đề « Liban, bàn đạp không thể thiếu cho Pháp tại Đông Địa Trung Hải », hai tác giả, Georges Chebib, chủ doanh nghiệp và nhà tư vấn về quan hệ quốc tế và Sébastien Boussois, nhà nghiên cứu ngành khoa học chính trị tại Cecid, trên tờ La Tribune có cho rằng Liban giờ còn là tâm điểm của nhiều thách thức địa chính trị.

Sau vụ nổ ngày 04/08/2020, Beyrouth sẽ cần những khoản vốn to lớn để xây dựng lại cảng biển và Bắc Kinh đã có những hứa hẹn. Ngoài khơi đông Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ tranh chấp với Hy Lạp tìm kiếm khai thác nguồn dự trữ dầu khí được cho là dồi dào, cũng đang dòm ngó đường biên giới lãnh hải của Liban.

Khi điện đàm thuyết phục Donald Trump với hy vọng có một thỏa thuận có thể chấp nhận được với Iran và phe Hezbollah, tổng thống Macron biết rằng đối mặt với Pháp còn có hai đối thủ khác là Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc, cũng muốn được chia phần tại đông Địa Trung Hải.

Cuối cùng, theo hai tác giả, trong dài hạn, việc Pháp cùng với các nước phương Tây giúp tái thiết Liban cũng như việc có được thỏa thuận hợp lý giữa Iran và Hezbollah, sẽ ngăn cản cửa ngõ đông Địa Trung Hải rơi vào túi tiền của trục Iran – Trung Quốc, nhất là sau khi hai cường quốc này ký kết một loạt các thỏa thuận hợp tác kinh tế và quân sự.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200917-liban-phap-dong-dia-trung-hai-can-dong

 

Địa Trung Hải: Erdogan đồng ý

thương lượng có điều kiện với Hy Lạp

Tú Anh

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố có thể giải quyết xung khắc chủ quyền biển đảo với Hy Lạp qua đối thoại « xây dựng ». Tuy nhiên ông khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền lợi của Ankara trong vùng tranh chấp trong cuộc hội đàm với thủ tướng Đức hôm thứ Tư 16/09/2020.

Theo AFP, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan không loại trừ giải pháp đàm phán với Hy Lạp trong cuộc hội đàm qua video với thủ tướng Đức, chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu, trong vai trò trung gian hoà giải.

Tuy nhiên ông Erdogan nói thêm là Ankara sẽ tiếp tục thi hành chính sách kiên quyết và chủ động để bảo vệ quyền lợi.

Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ tranh chấp vùng biển ở phía đông Địa Trung Hải có nhiều trữ lượng khí đốt, nhưng căng thẳng bộc phát từ tháng 8 với các cuộc tập trận biểu dương lực lượng.

Khủng hoảng Địa Trung Hải là chủ đề chính trong thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu vào ngày 24 và 25/09. Hy Lạp được nhiều nước thành viên, đặc biệt là Pháp ủng hộ. Liên Hiệp Châu Âu dự trù sẽ có biện pháp trừng phạt kinh tế nếu Ankara không xuống thang.

Không giấu bực tức đối với Paris, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa gọi đích danh tổng thống Macron để miệt thị. Hôm nay 17/09, trong thông điệp trao đổi với các cấp lãnh đạo trong đảng Hồi Giáo cầm quyền, ông Erdogan gọi tổng thống Pháp là một « kẻ tham vọng bất tài ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200917-%C4%91%E1%BB%8Ba-trung-h%E1%BA%A3i-erdogan-%C4%91%E1%BB%93ng-%C3%BD-th%C6%B0%C6%A1ng-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-c%C3%B3-%C4%91i%E1%BB%81u-ki%E1%BB%87n-v%E1%BB%9Bi-hy-l%E1%BA%A1p

 

Belarus : Tình báo Nga cáo buộc Mỹ

« cấp tiền » cho phong trào đòi dân chủ

Trọng Thành

Một lãnh đạo tình báo Nga cáo buộc chính quyền Mỹ đứng sau phong trào phản kháng tại Belarus, phản đối kết quả bầu cử tổng thống, bị tố cáo là gian lận, và Washington đã đào tạo nhiều phần tử chống chính quyền trên lãnh thổ các nước láng giềng với Belarus. Bộ Ngoại Giao Litva phản bác cáo buộc nói trên.

Hãng tin Anh Reuters dẫn lại truyền thông Nhà nước Nga, cho hay, lãnh đạo cơ quan tình báo Nga SVR, ông Serguei Narichkine, hôm qua 16/09/2020, khẳng định Washington hậu thuẫn đối lập Belarus để tổ chức một « cuộc cách mạng màu mới », « một cuộc đảo chính » và điều này « không có lợi gì cho người Belarus ». Theo lãnh đạo tình báo Nga, Hoa Kỳ đã « chuyển khoảng 20 triệu đô la cho các hoạt động biểu tình chống chính quyền, thông qua một số tổ chức phi chính phủ, từ năm 2019 đến 2020 ». Khoản tiền này sau đó có thể đã được cấp cho « một số blogger độc lập », trong đó nhiều người được « cố vấn Mỹ » huấn luyện tại Ba Lan hoặc Ukraina. Lãnh đạo tình báo Nga Serguei Narichkine cũng cáo buộc là « các cuộc biểu tình được điều khiển từ nước ngoài, ngay từ đầu ».

Cũng hôm qua, trong một cuộc họp nội bộ, tổng thống Belarus Alexandre Loukachenko đưa ra một phát biểu tương tự với lãnh đạo tình báo Nga, khẳng định mục tiêu của những người tổ chức phong trào phản kháng tại quốc gia này là tiến hành « một cuộc cách mạng màu ».

Đáp lại các cáo buộc của lãnh đạo tình  báo Nga, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Litva, bà Rasa Jakilaitiene, trong một cuộc trả lời phỏng vấn AFP, cho biết : « Từ 6 năm, chúng tôi đã thường xuyên nghe được những chuyện bịa đặt tương tự do chính quyền Nga tung ra. Chúng tôi cũng cho rằng tác giả của các tuyên bố như vậy cũng chưa chắc đã tin vào phát biểu của chính họ ».

Về cuộc khủng hoảng tại Belarus, Matxcơva thoạt tiên thận trọng, sau đó tỏ rõ thái độ ủng hộ chính quyền Loukachenko. Tổng thống Nga lên án can thiệp phương Tây, và hứa đưa quân đội can thiệp, nếu biểu tình tại Belarus dẫn đến bạo lực.

Phong trào phản kháng chưa từng có bùng lên tại Belarus đầu tháng 8/2020, sau cuộc bầu cử tổng thống, với kết quả tổng thống Loukachenko, cầm quyền từ 26 năm nay, giành 80% phiếu bầu. Đối lập tố cáo gian lận quy mô lớn. Bầu cử tổng thống Belarus không có sự giám sát của quan sát viên độc lập. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) không cử quan sát viên, lần đầu tiên kể từ năm 2001, do không nhận được giấy mời đúng hạn. Liên Hiệp Châu Âu không công nhận kết quả bỏ phiếu. Hôm thứ Ba, 14/09, lãnh đạo Ngoại Giao Liên Âu thông báo Liên Âu đang chuẩn bị các trừng phạt nhắm vào các quan chức Belarus đàn áp dân chúng, trừng phạt dự kiến có thể được ban hành trước hội nghị thượng đỉnh của Liên Âu vào tuần tới.

Liên tục kể từ đó đến nay, Chủ Nhật nào dân chúng Belarus cũng xuống đường đông đảo, với khoảng 100.000 người, để đòi chính quyền Minsk tổ chức bầu cử lại, bất chấp đàn áp của cảnh sát. Hàng nghìn người bị bắt, hàng chục người bị thương và ít nhất ba người chết. Đa số lãnh đạo đối lập, hoặc bị bắt, hoặc phải chạy ra nước ngoài do bị truy bức.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200917-belarus-t%C3%ACnh-b%C3%A1o-nga-c%C3%A1o-bu%E1%BB%99c-m%E1%BB%B9-c%E1%BA%A5p-ti%E1%BB%81n-cho-phong-tr%C3%A0o-%C4%91%C3%B2i-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7

 

Kiềm chế Trung Quốc tại Asean, Hoa Kỳ

và Nhật Bản thắt chặt quan hệ

với các nước khu vực Mekong

Bình luậnThủy Tiên

Phần đất liền của Đông Nam Á, đặc biệt là tiểu vùng Mekong, đã trở thành một mặt trận mới để Mỹ và Nhật “làm mới lại” bằng các cam kết hợp tác, trong bối cảnh Trung Quốc đang gây áp lực nhằm thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) cùng diễn đàn Hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) với các nước trong khu vực.

Bước đi bài bản của Trung Quốc nhằm khống chế khu vực MLC

Hợp tác MLC bao gồm sáu quốc gia ven sông Mekong – Lan Thương, tính từ thượng nguồn là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Trung Quốc từ trước tới nay chỉ tham gia ở mức cấp tỉnh trong cơ chế hợp tác tại sông Mekong. Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm thành lập, về cơ bản Bắc Kinh đã hoàn thiện giai đoạn định hình hợp tác cấp chính phủ và đang bắt đầu cho triển khai các dự án do Bắc Kinh cấp vốn.

Việc đưa hợp tác MLC ở mức cấp bộ trưởng lên mức cao hơn là họp thượng đỉnh với sự tham gia của người đứng đầu chính phủ các nước, giống như các cơ chế hợp tác của Asean, Apec… làm nảy sinh quan ngại rằng Bắc Kinh đã và đang thể chế hóa cơ chế hợp tác chính thức với 5 năm nước thuộc (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) Asean; và không loại trừ khả năng bào mòn cơ chế hợp tác của Asean, theo giới quan sát.

“Ý nghĩa quan trọng của MLC không chỉ là về đầu tư bởi quy mô vẫn còn nhỏ. MLC là cơ chế hợp tác tại Đông Nam Á đầu tiên được Trung Quốc gây dựng. Một siêu cường đang lên cần đóng vai trò áp đảo tại các cơ chế hợp tác hiện tại hoặc tự tạo ra cơ chế của mình”, Nguyễn Khắc Giang – nhà nghiên cứu chính trị tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) viết trong bài “Trung Quốc đang kết bạn ở Mekong”.

Mỹ kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc tại ASEAN

Sự hiện diện của Mỹ trong khu vực là một yếu tố quan trọng. Mỹ có nhiều lợi thế, không chỉ về sức mạnh quân sự mà cả về sức mạnh kinh tế và quyền lực mềm. Washington đã tăng cường thỏa thuận an ninh với hầu hết các nước Đông Nam Á.

Theo trang tin của Đại sứ quán Mỹ, khu vực này là trọng tâm trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, và là một phần thiết yếu trong hợp tác của Hoa Kỳ với ASEAN.

Thông qua hợp tác với các đối tác Mekong của mình, Hoa Kỳ mong muốn duy trì và thúc đẩy chủ quyền, tính minh bạch, quản trị tốt, lấy ASEAN là trung tâm, và định hình một trật tự dựa trên các quy tắc. Các mối quan hệ của Hoa Kỳ với khu vực Mekong đã được thắt chặt, cụ thể là:

Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 3,5 tỷ USD hỗ trợ cho các nước thuộc khu vực Mekong trong hơn 10 năm qua.

Đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ trong khu vực đạt 17 tỷ USD vào năm 2017. Thương mại hai chiều đạt mức 109 tỷ USD vào năm 2018.

Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang các nước Mekong đã tạo ra hơn 1,4 triệu việc làm trong các ngành công nghiệp như điện tử, sản phẩm nông nghiệp, và máy móc, kể từ năm 1999.

Có hơn 33.000 sinh viên trong khu vực đã nhập học tại các trường cao đẳng và đại học của Hoa Kỳ trong riêng năm 2018.

Hơn 72.000 thanh niên trong khu vực này là thành viên của Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á do Mỹ khởi xướng.

Thái Lan là đồng minh lâu đời nhất của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với mối quan hệ kéo dài đã hai thế kỷ.

Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đang ngày càng trở nên quan trọng hơn về mặt chiến lược.

Khu vực Mekong ứng phó tốt hơn với các thách thức từ Trung Quốc

Sáng kiến Hạ nguồn Mekong (LMI) trong một thập niên vừa qua đã giúp các nước khu vực Mekong ứng phó tốt hơn với các thách thức xuyên biên giới (từ Trung Quốc) liên quan đến an ninh nước, thủy điện thông minh, năng lượng và quy hoạch hạ tầng, cũng như giáo dục STEM, mang lại những cải thiện rõ rệt đối với đời sống của người dân trong khu vực Mekong.

Giúp cho 340.000 người tiếp cận được với nước uống sạch, 27.000 người được cải thiện vệ sinh;

Đào tạo 1.000 giáo viên về giáo trình STEM (để giảng dạy cho khoảng 80.000 học sinh);

Phối hợp với Singapore đào tạo cho 1.200 chuyên viên của các quốc gia khu vực Mekong về các vấn đề quản lý liên quan đến tính kết nối và phát triển bền vững, thông qua Chương trình Đào tạo cho Nước thứ ba;

Nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên ngành cho 3.800 giáo viên và học sinh;

Hỗ trợ cho hàng trăm nữ doanh nhân thông qua ba trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp;

Diễn tập và trao đổi “Ứng phó Thảm họa Thái Bình Dương” do Lực lượng Công binh Lục quân Hoa Kỳ tổ chức

Cùng với nhóm “Bạn hữu Hạ nguồn Mekong”, Hoa Kỳ cũng đang tăng cường sự phối hợp giữa các nhà tài trợ cùng với Ngân hàng Phát triển Châu Á, Úc, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Ngân hàng Thế giới nhằm giúp các nước khu vực này ứng phó các thách thức mới, bao gồm sự phụ thuộc vào vay nợ từ Trung Quốc.

Trung Quốc đã thúc đẩy các quốc gia khu vực này xây dựng ồ ạt các đập thủy điện; các kế hoạch mở rộng và nạo vét lòng sông; các cuộc tuần tra trên sông ngoài biên giới; và áp lực trong việc quản trị dòng sông… đã làm suy yếu các thể chế hiện có, khiến các quốc gia này có nguy cơ ngập trong “bẫy nợ” và chịu sự khống chế của chính quyền Trung Quốc.

Tăng cường sự tham gia của Hoa Kỳ

Với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, một mặt, Hoa Kỳ tạo ra sân chơi mới, cạnh tranh tự do và cởi mở, không lệ thuộc vào BRI của Trung Quốc, thúc đẩy các quốc gia trong khu vực tăng cường tiềm lực quốc phòng – an ninh. Chiến lược này còn tạo cơ hội phát triển hạ tầng, năng lượng và kinh tế cho các nước.

Chính phủ Hoa Kỳ cùng với Nghị viện, dự kiến cung cấp những nguồn lực bổ sung trị giá xấp xỉ 45 triệu USD nhằm tăng cường sự tham gia của Hoa Kỳ trong khu vực Mekong vốn quan trọng về mặt chiến lược này, bao gồm:

Đối tác Năng lượng Mekong giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ: 29,5 triệu USD nhằm thúc đẩy và phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng bền vững khu vực Mekong.

Khoản viện trợ bổ sung trị giá 14 triệu USD cho việc chống tội phạm xuyên quốc gia và buôn lậu ma túy, buôn bán người và động vật hoang dã.

Phối hợp với các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, Úc, Pháp và Nhật Bản nhằm tiến hành đánh giá an toàn đập cho 55 đập tại Lào.

Hỗ trợ cho các dự án điện khí tại Việt Nam, cũng như các dự án điện gió và điện mặt trời.

Hợp tác với Hàn Quốc nhằm áp dụng công nghệ vệ tinh để đánh giá chính xác hơn các xu hướng lũ lụt và hạn hán.

Hỗ trợ Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawady-Chao Praya-Mekong (ACMECS).

Nhật Bản cùng phối hợp Hoa Kỳ để nâng tầm ảnh hưởng trong khu vực

Nhật Bản đóng vai trò thiết yếu ở tiểu vùng Mekong từ cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thông qua hỗ trợ phát triển nước ngoài và các tổ chức khu vực như ASEAN và Ngân hàng phát triển châu Á.

Chính sách của Nhật Bản đối với khu vực Mekong đã có thay đổi tích cực. Tại hội nghị Bộ trưởng Mekong – Nhật Bản lần thứ 13, chính phủ Nhật Bản cam kết:

Tài trợ 56 triệu USD thiết bị y tế và hỗ trợ đào tạo kỹ thuật cho cán bộ y tế các nước Mekong;

Cung cấp ít nhất 50 triệu USD nâng cao năng lực ứng phó với dịch bệnh;

Cung cấp khoản vay Hỗ trợ ứng phó khẩn cấp với khủng hoảng virus Corona Vũ Hán;

Triển khai sáng kiến KUSANONE Mekong SDGs với tổng kinh phí là 1 tỷ Yên Nhật “viện trợ không hoàn lại”.

Vai trò lâu dài của Nhật Bản trong phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư và hỗ trợ phát triển trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác sâu hơn giữa Tokyo với tiểu vùng này.

Hoa Kỳ và Nhật Bản kiềm chế Trung Quốc ở tiểu vùng sông Mekong

Hoa Kỳ và Nhật Bản xác định mục tiêu chung và cam kết thúc đẩy các mối quan hệ đối tác công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và ổn định nợ.

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ và Nhật Bản khẳng định vai trò quan trọng của Đối tác Năng lượng Nhật Bản-Hoa Kỳ-Mekong (JUMPP) trong việc hướng tới thỏa thuận cho Chương trình Nghị sự năm 2030 về các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).

Với dân số hơn 600 triệu người và GDP danh nghĩa là 2,31 nghìn tỷ USD, ASEAN đang nhanh chóng trở thành một lực lượng kinh tế lớn ở châu Á và là động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.

Khi nền kinh tế của nước láng giềng là “gã khổng lồ bắt nạt” Trung Quốc đang giảm tốc, song song với việc Mỹ chuyển trọng tâm sang phía Đông, khu vực này ngày càng trở thành điểm đến để đầu tư.

Thủy Tiên

https://www.ntdvn.com/the-gioi/kiem-che-trung-quoc-tai-asean-hoa-ky-nhat-ban-that-chat-quan-he-voi-cac-nuoc-khu-vuc-mekong-71756.html

 

Đông Á : Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ thăm Đài Loan

Tú Anh

Lần đầu tiên từ 40 năm nay, một nhà ngoại giao cao cấp Hoa Kỳ thăm Đài Loan, thể hiện chiến lược của Washington thách đố Bắc Kinh và chính sách bao vây hải đảo. Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp chống « Trung Quốc xâm lược ».

Keith Krach, thứ trưởng (đứng hàng thứ ba trong bộ Ngoại Giao Mỹ) đặc trách Tăng trưởng Kinh tế, Năng lượng và Môi trường, công du Đài Loan ba ngày kể từ thứ Năm 17/09/2020 để tham dự buổi lễ tưởng niệm cố tổng thống Lý Đăng Huy, theo thông báo của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Phát ngôn viên Morgan Ortagus cho biết thêm « Hoa Kỳ tôn vinh di sản của tổng thống Lý Đăng Huy bằng cách tiếp tục mối quan hệ chặt chẽ với Đài Loan và nền dân chủ năng động qua các giá trị chung về chính trị và kinh tế ».

Lý Đăng Huy là tổng thống đầu tiên Trung Hoa Dân Quốc, quốc hiệu chính thức của Đài Loan, được bầu một cách dân chủ vào năm 1988.

Cùng đi với ông Keith Krach còn có trợ lý ngoại trưởng phụ trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, Robert Destro.Theo bộ Ngoại Giao Đài Loan, hai bên sẽ thảo luận về các biện pháp củng cố hợp tác kinh tế song phương.

Chuyến thăm viếng này này, lần thứ hai trong vòng hai tháng của một quan chức cao cấp Mỹ, sau bộ trưởng Y tế Axel Azar, có nguy cơ làm Bắc Kinh nổi giận. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố « cực lực chống lại mọi hành động khuyến khích thái độ ngạo mạn của thế lực đòi độc lập », theo Reuters.

Hôm thứ Tư, đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc, Kelly Craft, cho biết có một buổi ăn tối với đại diện cao cấp nhất của Đài Loan tại New York, James K.J Lee, giám đốc Văn phòng Kinh Tế, Văn Hóa Đài Loan.

Theo nhận định của AP, các động thái siết chặt quan hệ với Đài Loan được cả lập pháp Mỹ ủng hộ và cũng là một cách  để hành pháp Mỹ thách thức những đe dọa của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đài Bắc kêu gọi  thành lập Liên minh quốc tế chống Trung Quốc

Vài giờ trước khi phái đoàn ngoại giao Mỹ đến Đài Bắc, ngoại trưởng Ngô Chiêu Nhiếp kêu gọi cộng đồng quốc tế  cùng « liên minh với  Đài Loan chống Trung Quốc bá quyền ». Trong một bài phỏng vấn dài được các hãng truyền thông quốc tế loan tải ( FR24News, Asean Post và AFP) ngoại trưởng Đài Loan cho biết  Đài Loan là « tuyến đầu chống Trung Quốc ». Trong những ngày gần đây, vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan bị máy bay Hoa lục xâm phạm hơn 30 lần.

Hôm nay, bộ Quốc Phòng Đài Loan tố cáo hai máy bay săn tàu ngầm của Trung Quốc áp sát vùng nhận dạng phòng không của hải đảo  trước khi bị chiến đấu cơ Đài Loan cảnh báo phải bay đi.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200917-%C4%91%C3%B4ng-%C3%A1-th%E1%BB%A9-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-ngo%E1%BA%A1i-giao-m%E1%BB%B9-th%C4%83m-%C4%91%C3%A0i-loan

 

Máy bay chống tàu ngầm của TQ

xuất hiện ngoài khơi Đài Loan

Đài Loan nói máy bay chống tàu ngầm của TQ xuất hiện ngoài khơi biển Đài Loan

Hai máy bay chống tàu ngầm của Trung Quốc đã bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan hôm thứ Tư (16/9) và bị lực lượng không quân của Đài Loan cảnh báo phải rời đi, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói hôm thứ Năm, theo Reuters.

Đây cũng là ngày một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ theo kế hoạch sẽ đến Đài Loan.

Đài Loan đã nhiều lần phàn nàn về việc Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự trên không và vùng biển gần hòn đảo. Đài Bắc coi các hoạt động này là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khiến Đài Loan chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc.

‘Tôi là người Đài Loan’ và vấn đề của TQ với EU

Thành viên nội các Mỹ thăm Đài Loan, khiến TQ tức giận

Phẩm cách Đài Loan, phẩm cách Việt Nam

Đài Loan, Mỹ ‘cảnh giác’ với tin Trung Quốc sắp tập trận ‘chiếm Đông Sa’

Tuần trước, Đài Loan cho biết Trung Quốc đã có hai ngày tập trận ngoài khơi bờ biển phía tây nam đảo này – vùng nằm giữa Đài Loan đại lục và quần đảo Đông Sa (Pratas) do Đài Loan kiểm soát – mà Trung Quốc gọi là “hành động cần thiết” để bảo vệ chủ quyền.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết hai máy bay chống tàu ngầm của Trung Quốc đã bay quanh khu vực phía tây nam hòn đảo và Đài Loan được cảnh báo rời đi qua radio.

Lực lượng không quân Đài Loan cũng theo dõi hai máy bay Trung Quốc.

Thông báo này được đưa ra cùng ngày Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách về tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường, ông Keith Krach đến Đài Loan, trong một chuyến đi có khả năng làm Bắc Kinh nổi giận. Trung Quốc vốn thường xuyên lên án sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan.

Khi Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar đến thăm Đài Loan vào tháng trước – quan chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ tới thăm hòn đảo này trong bốn thập kỷ qua – các máy bay phản lực của không quân Trung Quốc đã băng qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan và bị tên lửa Đài Loan theo dõi.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54186830

 

Nữ doanh nhân Đài Loan cảm ơn Epoch Times

đã đưa tin trung thực về đại dịch Corona Vũ Hán

Bình luậnNguyễn Minh

“So với hoạt động kinh doanh, tôi muốn nói rằng không có gì quan trọng hơn tính mạng và sức khỏe. Tôi đã sáng suốt trong thảm họa này và hiểu thấu đáo về bản chất tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, nữ doanh nhân nói.

Đại dịch Corona Vũ Hán đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản, làm tê liệt các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành nhà hàng. Cô Tse-Min Chin (còn được gọi là Tammy Kawamura), là vợ của chủ tịch tập đoàn nhà hàng Nhật Bản nổi tiếng Tentsusaikan, đã chia sẻ với Epoch Times những khó khăn mà ngành nhà hàng phải đối mặt và những gì mọi người đang thực sự nghĩ.

Cô Chin là một diễn viên Đài Loan từ khi mới 16 tuổi. Năm 1978, cô từng đóng phim với Brigitte Lin, một biểu tượng của điện ảnh Hoa ngữ, trong bộ phim “Tình yêu của Bạch Xà”. Cô lọt vào danh sách Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Giải Kim Mã năm 1978. Năm 19 tuổi, cô từ bỏ ngành điện ảnh và truyền hình để kết hôn và chuyển đến sống ở Nhật Bản. Ngoài việc giúp chồng quản lý chuỗi nhà hàng, cô Chin còn thành lập công ty túi xách của riêng mình, lấy tên là TAMMY và điều hành một doanh nghiệp bất động sản hoạt động ở Đài Loan, Trung Quốc và Hawaii. Cô cũng điều hành doanh nghiệp cho thuê căn hộ cao cấp của riêng mình ở Đài Loan.

Khi nói về đại dịch, cô nói: “Chồng tôi điều hành hơn một chục nhà hàng. Tuy nhiên, anh mất hàng chục triệu mỗi tháng vì đại dịch. Ngoài ra, tôi đã hủy bỏ mọi hoạt động kinh doanh bất động sản ở Trung Quốc đại lục”.

“So với hoạt động kinh doanh, tôi muốn nói rằng không có gì quan trọng hơn tính mạng và sức khỏe. Tôi đã sáng suốt trong thảm họa này và hiểu thấu đáo về bản chất tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

Thế giới bị ĐCSTQ bức hại

Cô Chin nói rằng, kinh doanh là quan trọng, nhưng miễn là bạn còn sống thì vẫn còn hy vọng – và rồi thì nền kinh tế cũng sẽ phục hồi. Bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về điều này, vì thăng trầm trong kinh doanh là điều bình thường, nhưng vấn đề quan trọng là mọi người phải rút ra được bài học.

Cô Chin liên tục nhấn mạnh: “ĐCSTQ bức hại mọi người trên khắp thế giới”.

“COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 800.000 người, giống như là thế giới đã trải qua một cuộc chiến khủng khiếp. Quả thực rất đau lòng, nhưng nếu nhân loại không phải trả một cái giá đau đớn như vậy, tôi e rằng những hành động xấu xa của ĐCSTQ đã không bị phơi bày”.

“Bởi vì ĐCSTQ đã che giấu sự bùng phát của virus, dịch bệnh đã gây hại cho thế giới và cướp đi sinh mạng của người dân ở khắp mọi nơi. Chỉ sau đó, mọi người mới phát hiện ra rằng 70% hãng truyền thông trên thế giới đã bị ĐCSTQ thâm nhập và mua lại, họ đang quỳ gối trước đồng tiền, cùng với các chức sắc chính trị ở nhiều quốc gia”.

“Chúng ta, những người bình thường, những người kinh doanh, hoàn toàn bị lừa dối và không có cách nào để biết sự thật. Nó [ĐCSTQ] đang gây tổn hại không chỉ cho nền kinh tế của chúng ta, mà còn cho cả cuộc sống của chúng ta”.

“Các tin tức của các hãng truyền thông chính thống trên toàn thế giới đều dối trá và đều đã bị mua bằng tiền. Các quan chức nhà nước không dám nói gì với ĐCSTQ. Dựa vào [ĐCSTQ] nhiều như vậy không đáng sợ sao? Khi con người không còn đạo đức và niềm tin, chẳng phải là kết thúc (đối với nhân loại) sao?”

“Vì vậy, tôi rất, rất biết ơn Epoch Times vì đã kiên trì đưa tin trung thực, điều hiếm thấy trong thế giới ngày nay. Bằng cách chống lại quyền lực tiền bạc của ĐCSTQ, điều đó cho chúng ta hiểu sự thật, để chúng ta có thể thức tỉnh kịp thời và ngừng giao thương với nó [ĐCSTQ]”.

“Một thời gian dài trước đây, chúng ta đã bối rối trước ảo tưởng kinh tế của ĐCSTQ, và chúng ta chỉ đầu tư vào nó. Tôi cũng đang thực hiện các giao dịch bất động sản ở Trung Quốc vào thời điểm đó”.

“Tôi lớn lên ở Đài Loan và sau đó kết hôn với một người đàn ông Nhật Bản. Tôi đã được sống ở những nơi có hệ thống dân chủ và luật pháp. Tôi đã không thực sự hiểu được sự tàn ác và bản chất xấu xa của ĐCSTQ”.

Lời kêu gọi thức tỉnh từ Phong trào ủng hộ dân chủ ở Hong Kong

Cô Chin nói rằng, sự đàn áp mà người dân Hong Kong phải chịu đựng trong cuộc đấu tranh bảo vệ dân chủ và tự do, cũng như thiệt hại về nhân mạng đã khiến cô hoàn toàn tỉnh táo: “Sự đàn áp của ĐCSTQ là vô liêm sỉ, độc tài và vô nhân đạo. Trước toàn thế giới, kẻ bắt nạt tự phụ này đã lộ rõ ​​bộ mặt thật”.

Cô Chin nói rằng, vì sự phản kháng của người dân Hong Kong, người Đài Loan đã tỉnh ngộ, từ chối ĐCSTQ và thực hiện các biện pháp để ngăn chặn đại dịch.

May mắn được đọc Epoch Times và tìm hiểu sự thật

Cô Chin nói rằng, điều khiến cô buồn nhất không phải là việc kinh doanh thua lỗ. Rốt cuộc, bây giờ cô đã biết sự thật về hành động của ĐCSTQ, đó là một điều may mắn. Nếu một người còn sống và khỏe mạnh, vẫn còn cơ hội để làm điều đúng đắn.

Tuy nhiên, khi cô Chin chia sẻ với bạn bè và gia đình một số bài báo của Epoch Times vạch trần những sai trái của ĐCSTQ, thì cô đã gặp một số khó khăn. Cô Chin cho biết, họ chỉ tin vào những tin tức từ các hãng truyền thông đã bị ĐCSTQ mua và kiểm soát. Vì vậy, cô Chin càng hiểu rõ bản chất độc ác của ĐCSTQ.

Cô cũng cho biết hiện đang chú ý đến các bài báo của Epoch Times, cụ thể các bài báo về đại dịch của các nước trên thế giới và những hành động gần đây của một số chính phủ trong việc buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm.

Cô hy vọng rằng các hãng truyền thông và các chính phủ thân Bắc Kinh có thể nhanh chóng thức tỉnh và đứng lên chống lại sự độc tài của ĐCSTQ.

“Tôi hy vọng rằng trong tương lai, xã hội của chúng ta, bao gồm cả Trung Quốc, sẽ không còn bị ĐCSTQ đe dọa, người dân sẽ sống tự do trong hòa bình và không có sợ hãi”.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/nu-doanh-nhan-dai-loan-cam-on-epoch-times-da-dua-tin-trung-thuc-ve-dai-dich-corona-vu-han-71870.html

 

Trung Cộng tăng mức sẵn sàng chiến đấu

sau vụ nổ súng tại biên giới với Ấn Độ

Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Theo tờ Tin sáng Hoa Nam dẫn các nguồn tin quân sự, quân đội Trung Cộng tại biên giới với Ấn Độ vào tuần trước đã tăng mức độ sẵn sàng chiến đấu lên mức cao thứ 2, sau vụ nổ súng qua lại giữa hai bên. Tuy nhiên, lệnh báo động sau đó được hạ thấp sau cuộc họp giữa ngoại trưởng hai quốc gi.

Việc tăng độ sẵn sàng chiến đấu nghĩa là quân đội Trung Cộng sẽ điều thêm vũ khí và binh sĩ đến tiền tuyến, và tăng huấn luyện đối với binh sĩ, sĩ quan, và cả cấp chỉ huy. Lần gần nhất lực lượng Trung Cộng ở biên giới ra lệnh sẵn sàng chiến đấu mức độ 2 là vào năm 1987, khi cuộc giao tranh ở thung lũng Sumdorong Chu đẩy hai bên đến bờ vực chiến tranh.

Quân đội Trung Cộng có 4 mức sẵn sàng chiến đấu, với thứ tự bắt đầu từ hạng 4 và tăng dần lên hạng nhất tùy theo độ nghiêm trọng. Độ sẵn sàng hạng nhất chỉ được sử dụng khi giới lãnh đạo quân đội tin rằng một cuộc xung đột vũ trang là không thể tránh khỏi. Vào ngày 8 tháng 9, 1 ngày sau vụ nổ súng ở

biên giới, Bộ Tư Lệnh Trung Ương của quân đội Trung Cộng nói họ đã được lệnh điều thêm vũ khí và binh sĩ tới vùng cao nguyên Hlimalaya, và bắt đầu thực hiện hàng loạt các đợt huấn luyện thể lực và công nghệ.

Tình trạng báo động cao này chỉ hạ nhiệt sau khi Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghị gặp gỡ người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar tại Moscow vào cuối tuần trước, bên lề hội nghị của Tổ chức hợp tác Thượng Hải SCO. Tuy nhiên, theo nguồn tin của tờ Tin sáng Hoa Nam, quân đội Trung Cộng tại biên giới vẫn có thể tăng lại mức độ sẵn sàng chiến đấu vào bất cứ lúc nào. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/trung-cong-tang-muc-san-sang-chien-dau-sau-vu-no-sung-tai-bien-gioi-voi-an-do/

 

Trung Cộng tuyên bố rằng các cuộc tập trận quân sự

gần Đài Loan là một “hành động cần thiết”

Tin từ BẮC KINH, Trung Cộng – Vào hôm thứ Tư (16/9), Bắc Kinh cho biết các cuộc tập trận của quân đội Trung Cộng ngoài khơi bờ biển phía tây nam của Đài Loan vào tuần trước là một “hành động cần thiết” để bảo vệ chủ quyền của Trung Cộng, sau khi Đài Loan phàn nàn rằng các cuộc tập trận không quân và hải quân quy mô lớn này là một hành động khiêu khích nghiêm trọng.

Trung Cộng, tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ của riêng họ, tăng cường các hoạt động quân sự gần hòn đảo, và Đài Loan xem đây là hành động đe dọa để buộc quốc gia này chấp nhận sự cai trị của Trung Cộng. Đài Loan tố cáo cuộc tập trận hai ngày vào tuần trước, tuyên bố rằng cuộc tập trận này diễn ra trong vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, giữa Đài Loan và quần đảo Pratas do Đài Loan kiểm soát.

Đài Loan cho biết Trung Cộng cử các chiến đấu cơ Su-30 và J-10 đến tham gia. Khi đưa ra lời giải thích công khai đầu tiên của Trung Cộng về các cuộc tập trận, phát ngôn viên Ma Xiaoguang của Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Cộng, cho biết Đài Loan là một phần “thiêng liêng” và không thể tách rời của Trung Cộng.

Khi nhắc đến Hoa Kỳ, nhà cung cấp vũ khí chính và là quốc gia ủng hộ quốc tế mạnh nhất của Đài Loan, ông Ma cho biết các cuộc tập trận cũng nhằm vào “sự can thiệp của các lực lượng nước ngoài” và các hoạt động độc lập của Đài Loan, chứ không phải người dân Đài Loan. (BBT)

https://www.sbtn.tv/trung-cong-tuyen-bo-rang-cac-cuoc-tap-tran-quan-su-gan-dai-loan-la-mot-hanh-dong-can-thiet/

 

Bắc Kinh không che giấu quan ngại

về tân bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản

Trọng Nghĩa

Nội các đầu tiên của tân thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga công bố hôm qua, 16/09/2020 nhìn chung là một sự tiếp nối của chính phủ mãn nhiệm, với tám bộ trưởng được giữ nguyên vị trí. Tuy nhiên, một thay đổi ở chức vụ then chốt là bộ trưởng Quốc Phòng đã rất được chú ý, đặc biệt là từ phía Trung Quốc. Bắc Kinh đã để lộ thái độ quan ngại.

Trong tân chính phủ của thủ tướng Yoshihide Suga, như vậy là Taro Kono, 57 tuổi từ vị trí bộ trưởng Quốc Phòng của cựu thủ tướng Shinzo Abe, đã được chuyển sang làm bộ trưởng Cải Cách Hành Chính, một chức vụ mà ông từng đảm nhiệm từ năm 2015 đến năm 2016. Thay thế ông Kono tại bộ Quốc Phòng là ông Nobuo Kishi, 61 tuổi, em trai của ông Abe.

Điều được giới quan sát đặc biệt chú ý là tân bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản lại là một nhân vật nổi tiếng là thân Đài Loan, và không hề che giấu chính kiến của mình.

Ông Kishi là em ruột của ông Abe, nhưng vì đã được gia đình bên ngoại của ông Abe nhận làm con nuôi khi mới sinh, nên đã mang họ của gia đình nuôi, cùng họ với cựu thủ tướng Nobusuke Kishi, đã lãnh đạo nước Nhật từ năm 1957 đến năm 1960. Ông Nobusuke Kishi là thành viên sáng lập của Đảng Dân Chủ Tự Do đang cầm quyền và đã coi việc sửa đổi Hiến Pháp là mục tiêu quan trọng của đảng.

Bộ trưởng Quốc Phòng mới của Nhật có quan hệ rất chặt chẽ với Đài Loan. Ông đã đến thăm Đài Bắc vào tháng vừa qua để dự tang lễ của cố tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy, và cũng đã có buổi tiếp kiến ​​với tổng thống Đài Loan đương nhiệm Thái Anh Văn.

Theo nhật báo Mỹ Washington Examiner ngày 16/09, trả lời báo chí Đài Loan vào năm 2016, ông Kishi từng nói rõ rằng “Đài Loan cùng chia sẻ các giá trị chung với Nhật Bản, duy trì các quan hệ kinh tế và cá nhân chặt chẽ, và là một người bạn quan trọng của nước Nhật”. Ông Kishi nói tiếp: “Vào lúc chúng ta tăng cường quan hệ 3 bên, Nhật Bản, Mỹ và Đài Loan, Nhật Bản cũng hy vọng quan hệ hai bên eo biển Đài Loan phát triển ổn định”.

Trung Quốc thể hiện thái độ tức tối

Việc bổ nhiệm một nhân vật như ông Kishi vào một chức vụ then chốt như bộ trưởng Quốc Phòng dĩ nhiên đã rất được chú ý ở Trung Quốc, và Bắc Kinh không tránh khỏi lo ngại.

Trong thông điệp chúc mừng tân thủ tướng Nhật Bản, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Vương Văn Bân đã kèm theo một lời cảnh báo, cho biết là Bắc Kinh “hy vọng rằng Nhật Bản sẽ tuân thủ nguyên tắc một nước Trung Hoa và tránh bất kỳ hình thức trao đổi chính thức nào với Đài Loan.”

Thái độ không mấy hài lòng của Trung Quốc còn thể hiện qua lời nhắn nhủ gởi tới bộ Quốc Phòng Nhật Bản: “Chúng tôi hy vọng bộ Quốc Phòng hai nước sẽ thắt chặt đối thoại và trao đổi, tiếp tục tăng cường an ninh, tin tưởng lẫn nhau, cổ vũ cho sự xây dựng quan hệ an ninh song phương và cùng bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế”.

Câu hỏi đặt ra là khi trở thành bộ trưởng Quốc Phòng, liệu ông Kishi còn duy trì quan điểm trước đó hay không. Trả lời báo Washington Ewaminer, Bruce Klingner, một cựu viên chức CIA, nhận định: “Tôi nghĩ là Nhật Bản sẽ tiếp tục tiến tới trong quan hệ với Đài Loan, nhưng hiện giờ chưa thể biết là sẽ đi xa đến đâu”.

Dẫu sao thì bộ Quốc Phòng phải đi theo chính sách chung của chính phủ, và trên vấn đề này, giới quan sát ghi nhận hai dấu hiệu:

Vào tuần qua người tiền nhiệm của ông Kishi, bộ trưởng Taro Kono đã từng cho rằng “Tôi phải nói Trung Quốc là mối đe dọa an ninh đối với Nhật  Bản. Họ có khả năng và có ý đồ như vậy”.

Về phần thủ tướng Suga, hôm thứ Bảy 12/09 vừa qua, ông đã không ngần ngại khẳng định trước báo chí là trong cương vị thủ tướng, ông sẽ không “khuất phục” trước Trung Quốc.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200917-b%E1%BA%AFc-kinh-kh%C3%B4ng-che-gi%E1%BA%A5u-quan-ng%E1%BA%A1i-v%E1%BB%81-t%C3%A2n-b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n

 

Quan chức Trung Quốc:

Cáo buộc nhận hối lộ và đang bị Interpol truy nã

Bình luậnDu Miên • 09:57, 17/09/20• 368 lượt xem

Một quan chức cấp tỉnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhận hối lộ hàng triệu USD khi còn đương chức, hiện đang phải đối mặt với án tù và bị Interpol truy nã. Vợ và em trai của ông ta đều là đồng phạm và cũng phải đối mặt với tội danh tương tự.

Chính quyền địa phương tỉnh Hồ Nam cáo buộc ông Peng Xufeng và em trai là ông Peng Yaofeng đã nhận hối lộ và rửa tiền hơn 200 triệu nhân dân tệ (hơn 686,3 tỷ VNĐ). Ông Xufeng đã bỏ trốn ra nước ngoài vào năm 2017; còn ông Yaofeng đã bị kết án tù chung thân vào ngày 31/8 vừa qua.

Báo chí Trung Quốc đưa tin cựu quan chức Xuefeng và vợ là bà Jia Siyu sở hữu 5 tòa dinh thự xa xỉ trên khắp thế giới ở 4 châu lục. Đầu năm nay, một tòa án ở Hồ Nam đã ra lệnh tịch thu tài sản bất hợp pháp của 2 vợ chồng và cả 2 đều nằm trong danh sách Thông báo Đỏ của Interpol kể từ ngày 10/5/2017.

Theo cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ là CCTV, ông Xufeng đã lợi dụng các chức vụ trong chính phủ của mình từ năm 2012 đến năm 2017 để nhận những khoản hối lộ kếch xù. Hai anh em ông đã cùng nhau tích lũy được gần 219 triệu nhân dân tệ (hơn 751,5 tỷ VNĐ) và người em Yaofeng đã giúp anh trai Xufeng chuyển tiền ra nước ngoài.

Năm 2010, ông Xufeng được chuyển từ vị trí phó giám đốc Ủy ban Xây dựng và Nhà ở của thành phố Trường Sa, sang giữ chức Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Tập đoàn Vận tải Đường sắt Trường Sa. Tháng 3/2017, ông được đề bạt giữ chức vụ chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Cơ sở hạ tầng Hồ Nam.

Sau chưa đầy một tháng nắm giữ chức vụ mới, Xufeng đã trốn sang Úc vào ngày 24/3/2017 và sau đó đến Hoa Kỳ. Theo thông tin của CCTV, ông Xufeng cũng đang giữ hộ chiếu của Liên bang Saint Kitts và Nevis, và hộ chiếu của đảo Síp.

Vợ của ông là bà Jia Siyu đã rời Trung Quốc vào ngày 10/3/2017. Theo thông tin của phương tiện truyền thông Trung Quốc, trước đó ông Xufeng đã sắp xếp cho vợ con mình chuyển ra nước ngoài, và đã chuyển khoảng 150 triệu nhân dân tệ (hơn 514,7 tỷ VNĐ) ra nước ngoài. Các thông tin không cho biết gia đình ông Xufeng hiện đang cư trú ở đâu.

Theo các cáo buộc đệ trình lên tòa án Trung Quốc, từ năm 2012 đến năm 2017, bà Jia đã chuyển khoảng 43 triệu nhân dân tệ (khoảng 147,56 tỷ VNĐ) từ khoản hối lộ mà ông Xufeng đã nhận ra nước ngoài, thông qua các ngân hàng ngầm hoặc bằng cách chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng của người khác. Bà bị nghi ngờ rửa tiền, với một phần số tiền hối lộ được sử dụng để mua bất động sản và trái phiếu ở nước ngoài.

Được biết, các tài sản bất động sản khác nhau mà cặp đôi đã mua nằm ở Úc, đảo Síp, Singapore, và “Saint Kitts và Nevis”, một hòn đảo ở vùng vịnh Caribê của châu Mỹ. Họ bị cáo buộc đã đầu tư 2,5 triệu EUR (hơn 68,445 tỷ VNĐ) vào trái phiếu và có kế hoạch sử dụng hơn 500.000 USD (gần 13,69 tỷ VNĐ) để mua các quỹ khác.

Một cuộc điều tra chống lại ông Xufeng đã được đệ trình vào ngày 1/4/2017 vì nghi ngờ ông nhận hối lộ; và một cuộc điều tra khác đã được mở đối với bà Jia vì nghi ngờ hối lộ và rửa tiền vào cuối tháng đó. Vào ngày 10/5/2017, Interpol đã ban hành mức Thông báo Đỏ cho cặp đôi này.

Hệ thống tàu điện ngầm Trường Sa

Theo thông tin của phương tiện truyền thông Trung Quốc, trong nhiệm kỳ của mình với tư cách là Phó giám đốc Ủy ban Xây dựng và Nhà ở thành phố của thành phố Trường Sa (thủ phủ tỉnh Hồ Nam), ông Xufeng đã xây dựng và mở một số tuyến tàu điện ngầm. Trang web chính thức của hệ thống tàu hỏa Trường Sa Rail Transit Group thông báo rằng, tính đến năm 2018, tổng quy mô của hệ thống này đã được phê duyệt để xây dựng 142 km mới, với vốn đầu tư khoảng 93 tỷ nhân dân tệ (hơn 319,14 tỷ VNĐ).

Cần tiêu tốn hàng chục tỷ USD để xây dựng tuyến tàu điện ngầm Trường Sa số 2. Tuy nhiên, dự án này đã vướng phải nhiều vấn đề, chẳng hạn như xuất hiện vết nứt và rò rỉ trong công trình chính chỉ sau 2 năm đi vào hoạt động. Ngay từ tháng 2/2013, đã có thông tin trực tuyến cho rằng có dấu hiệu đấu thầu bất hợp pháp liên quan đến việc xây dựng hệ thống tàu điện ngầm này.

Với tư cách là chủ tịch của Tập đoàn vận tải đường sắt Trường Sa, ông Xufeng có quyền kiểm soát việc quản lý các dự án này cũng như việc sử dụng và phân bổ vốn. Và có nhiều đơn “hơn là chỉ một vài khiếu nại” đã được gửi nhằm tố cáo ông Xufeng về việc ông lạm dụng quyền lực trước đó, theo các nguồn tin nội bộ.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/quan-chuc-trung-quoc-cao-buoc-nhan-hoi-lo-va-dang-bi-interpol-truy-na-71791.html

 

Trung Quốc tuyệt vọng giữ chân các công ty

Hàn Quốc và Nhật Bản rời khỏi nước này

Bình luậnNguyễn Minh

Chính quyền Trung Quốc ban hành một lệnh khẩn cấp yêu cầu “giữ chặt Nhật Bản và Hàn Quốc” vì lý do kinh tế lẫn đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo tài liệu nội bộ từ chính quyền địa phương.

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ đang tê liệt, nhu cầu giảm và sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch virus Corona Vũ Hán, các công ty nước ngoài đang rời bỏ Trung Quốc. Các công ty Hàn Quốc, công ty Nhật Bản, công ty Đài Loan và các công ty Mỹ như Microsoft, Google và Apple đều đang chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Epoch Times đã nhận được một bộ tài liệu nội bộ từ chính quyền thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông, cho thấy, trong bối cảnh các công ty nước ngoài rời khỏi Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ban hành một lệnh khẩn cấp để níu giữ các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc vì lý do kinh tế lẫn đường lối chính trị của chính quyền này.

Vào tháng 10/2019, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc Samsung đã đóng cửa nhà máy Huệ Châu (Huizhou) và ngừng sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc. Vào tháng 6/2020, Samsung thông báo rằng, việc sản xuất màn hình của họ sẽ được chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Việc Samsung rút khỏi Trung Quốc ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của Huệ Châu.

Theo một báo cáo ngày 10/8 của chính phủ Trung Quốc do Cục Thương mại Huệ Châu soạn thảo và gửi cho Cục Ngoại vụ địa phương, tính đến năm 2020, thương mại xuất nhập khẩu ở Huệ Châu giảm lần lượt 77,4% và 89,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giới chức tuyên bố rằng, nền kinh tế của Huệ Châu “bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, phòng chống và kiểm soát đại dịch và việc Samsung Electronics rút lui khỏi Huệ Châu và nhiều yếu tố khác đã làm gia tăng tác động”.

Lệnh khẩn cấp

Một tài liệu về kế hoạch công việc do chính quyền thành phố Huệ Châu ban hành, chỉ ra rằng, thành phố đã nhận được một văn bản – được ghi chú là “khẩn cấp” – từ Văn phòng Đối ngoại của chính quyền tỉnh Quảng Đông, yêu cầu thành phố “giữ chặt Nhật Bản và Hàn Quốc”.

“Hãy sử dụng [ý tưởng] cùng nhau chống lại đại dịch như một cơ hội để thu hút các nước láng giềng như Nhật Bản và Hàn Quốc”, chính quyền tỉnh yêu cầu.

Để làm được điều đó, Văn phòng Thương mại Huệ Châu đã đề xuất một số biện pháp, chẳng hạn như “quảng bá Khu công nghiệp Trung Quốc – Hàn Quốc (Huệ Châu) tại Hội nghị trao đổi Trung Quốc (Quảng Đông) – Hàn Quốc và Hội nghị xúc tiến kinh tế Nhật Bản – Quảng Đông, diễn ra vào tháng Sáu. Ngoài ra, chính quyền tỉnh Quảng Đông cũng yêu cầu rằng, trong hội nghị, các quan chức sắp xếp để các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc đến thăm Huệ Châu để tìm cơ hội thu hút đầu tư.

Bên cạnh đó, Văn phòng Thương mại Huệ Châu đã tiết lộ các dự án hợp tác và trao đổi gần đây với 2 nước, bao gồm việc thành lập Văn phòng Đại diện Kinh tế và Thương mại Huệ Châu mới tại Hàn Quốc. Hoạt động này đã được liệt kê trong danh sách hoạt động vào cuối tháng Tám. Các dự án bao gồm thuyết phục các công ty và tổ chức của Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đến thăm Huệ Châu, đồng thời thăm “các doanh nghiệp chủ chốt” ở các quốc gia đó và thực hiện “xúc tiến đầu tư”.

Nhà bình luận về vấn đề Trung Quốc Li Linyi giải thích rằng, văn bản của chính quyền tỉnh Quảng Đông cho thấy chính quyền Trung Quốc đang tuyệt vọng khi cố ngăn chặn các công ty nước ngoài chuyển hoạt động sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc, cũng như cố gắng “bảo vệ chuỗi công nghiệp khu vực của Trung Quốc”.

Hy vọng mở rộng Sáng kiến Một ​​Vành đai và Một Con đường

Các tài liệu nội bộ của chính phủ Huệ Châu tiết lộ rằng, mệnh lệnh “giữ chặt Nhật Bản và Hàn Quốc” không chỉ là lý do kinh tế mà còn là một nhiệm vụ chính trị đối với “Sáng kiến ​​Một Vành đai và Một Con đường (BRI)” của ĐCSTQ.

Được Bắc Kinh triển khai vào năm 2013, đây là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đặc trưng của ĐCSTQ nhằm nâng cao ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, giới phê bình cho rằng, BRI đặt các nước đang phát triển vào một “bẫy nợ” bằng cách cung cấp các khoản vay không bền vững, đồng thời khai thác tài nguyên thiên nhiên ở các quốc gia này như gỗ, dầu thô và khoáng sản để thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc.

Một tài liệu có tiêu đề “Tầm nhìn công việc” đề ngày 14/1 cho thấy, Văn phòng BRI tại Huệ Châu hy vọng sẽ mở rộng BRI sang các nước Đông Á, đặc biệt là Hàn Quốc. Thành phố này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp địa phương mở rộng sang các thị trường ở Đông Á, thực hiện nhiều chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc để xúc tiến và thu hút đầu tư, đồng thời lập kế hoạch xây dựng Khu công nghiệp Trung Quốc – Hàn Quốc (Huệ Châu).

Giới chức trách cũng hy vọng sẽ thúc đẩy BRI thông qua các mối quan hệ của các thành phố kết nghĩa. Một tài liệu từ Văn phòng Đối ngoại Huệ Châu cho thấy, thành phố này trước đây đã hình thành 5 “thành phố hữu nghị” gồm: Seongnam ở Hàn Quốc, Worcestershire ở Vương quốc Anh, Bắc Vancouver ở Canada, Milpitas ở Hoa Kỳ và Pyramid of St. Martin ở Mexico. Nhưng trong số 5 thành phố này, chỉ có Seongnam là còn “hoạt động” do “mối quan hệ đặc biệt”. Bốn mối quan hệ khác của thành phố “thỉnh thoảng vẫn liên lạc” hoặc đã “dừng lại”.

Trong 5 năm qua, Huệ Châu và Seongnam đã tương tác hàng năm, từ giao lưu của hoạt động trong giới trẻ và các chuyến thăm của chính phủ đến hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, du lịch và giáo dục, theo tài liệu.

Nhà bình luận Li cho biết, rõ ràng giới chức Trung Quốc đang hy vọng thu hút Hàn Quốc tham gia BRI bằng cách tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại với nước này.

Ông cũng nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh có 2 mục đích khi khai thác mối quan hệ với Hàn Quốc, đó là: khai thác các nguồn lực kinh tế và công nghệ để giảm bớt cuộc khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc, và gây ảnh hưởng chính trị đối với Hàn Quốc để phù hợp với chương trình nghị sự của Bắc Kinh.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc. Ông Li nói rằng, việc chính phủ Hàn Quốc không có lập trường đối với sự lấn chiếm ngày càng tăng của Bắc Kinh tại Hong Kong có thể là dấu hiệu cho thấy họ lo sợ sẽ làm mất lòng Bắc Kinh vì lợi ích kinh tế.

Ông Li cũng tuyên bố rằng, các tài liệu nội bộ này chỉ ra rằng ĐCSTQ đang cố gắng giảm bớt tác động nghiêm trọng của các lệnh trừng phạt kinh tế từ cộng đồng quốc tế bằng cách cố gắng hết sức để “giữ chân Nhật Bản và Hàn Quốc”.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/trung-quoc-tuyet-vong-giu-chan-cac-cong-ty-han-quoc-va-nhat-ban-roi-khoi-nuoc-nay-71754.html

 

Công ty Trung Quốc bí mật giám sát

2,4 triệu người trên thế giới

Tâm Thanh

Giáo sư Christopher Balding cho biết: “ĐCSTQ không biết đã đầu tư bao nhiêu tiền vào các hoạt động tình báo và gây ảnh hưởng, sự hiểu biết của chúng tôi hiện nay vẫn chỉ là giai đoạn sơ khai“.

Một công ty công nghệ Trung Quốc có quan hệ với quân đội và cơ quan tình báo Bắc Kinh đã thu thập thông tin cá nhân của hàng triệu người ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc, Canada, Ấn Độ và Nhật Bản.

Ngày 14/9,  Australian Financial Review tiết lộ rằng, công ty Shenzhen Zhenhua Data (công ty dữ liệu Chấn Hoa Thâm Quyến) có khách hàng chính bao gồm quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nguồn tin cũng cho biết, cơ quan tình báo của ĐCSTQ và Bộ An ninh Quốc gia đều sử dụng dữ liệu này.

Kho dữ liệu của công ty chứa thông tin cá nhân của khoảng 2,4 triệu người nước ngoài. Trong số 250.000 dữ liệu cá nhân đã được bẻ khóa, có 52.000 người Mỹ, 40.000 người Anh, 35.000 người Úc, hơn 10.000 người Ấn Độ và 5.000 người Canada…

Trong số những người này có một số lượng lớn các chính trị gia cấp cao, các thành viên của gia đình hoàng gia, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các sĩ quan quân đội và các nhân vật nổi tiếng khác. Tất cả họ đều được đánh số thứ tự.

Dữ liệu cá nhân chi tiết của những người bị thu thập bao gồm: Ngày sinh, địa chỉ, tình trạng hôn nhân, họ hàng, hiệp hội chính trị và ID mạng xã hội. Rất nhiều dữ liệu được lấy từ mạng xã hội và các tài liệu công cộng khác trên Internet, cũng có một số dữ liệu được lấy từ hồ sơ ngân hàng bí mật, đơn xin việc và hồ sơ tâm lý thông qua dark web (các trang web chứa nội dung không thể truy cập bằng những cách thông thường mà phải sử dụng các phần mềm chuyên biệt).

Chuyên gia bảo mật Hoa Kỳ: một phát hiện lớn

Giáo sư Christopher Balding, một học giả người Mỹ kiêm chuyên gia an ninh mạng – người đầu tiên tiếp xúc với những dữ liệu này cho biết: Khi ông bắt đầu nghiên cứu hoạt động dữ liệu của Huawei vào năm ngoái, một người đã vô tình cung cấp cho ông thông tin cơ sở dữ liệu khổng lồ của công ty Shenzhen Zhenhua Data.

Giáo sư Balding nói rằng, phát hiện khổng lồ này “tương tự như việc phát hiện ra Chén Thánh” (một phát hiện rất lớn – PV), nó vô cùng quan trọng. Ông cho rằng đây là xác nhận đầu tiên cho thấy ĐCSTQ đang bí mật thu thập một số lượng lớn dữ liệu cá nhân ở nước ngoài nhằm gây ảnh hưởng và kiểm soát các hoạt động đối ngoại.

Theo báo cáo của ABC, một nguồn tin tình báo phương Tây cho biết quy mô của cơ sở dữ liệu toàn cầu khổng lồ này là rất đáng sợ, tương đương với “vụ bê bối Cambridge Analytica” (một công ty vi phạm quyền riêng tư – thu thập dữ liệu của 50 triệu người dùng Facebook vào tháng 3/2018 và sau đó lên tới con số 87 triệu người).

Ngoại giới không rõ mục đích việc thu thập dữ liệu của Shenzhen Zhenhua Data là gì, tuy nhiên, công ty này từng tuyên bố rằng, họ đã cung cấp các “dịch vụ quân sự, an ninh và tuyên truyền đối ngoại”, đồng thời mô tả sứ mệnh của mình là “tích hợp dữ liệu nguồn mở toàn cầu để giúp phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại. Trang web chính thức của họ sau đó đã bị đóng.

ĐCSTQ thu thập dữ liệu chi tiết về các chính trị gia và người nổi tiếng từ nhiều quốc gia trên thế giới

Cho đến nay, các chuyên gia an ninh mạng đã tổng hợp dữ liệu cá nhân của 250.000 người do Shenzhen Zhenhua Data thu thập, bao gồm các nhân vật nổi tiếng và những người có tầm ảnh hưởng như lãnh đạo quốc gia, quan chức quân đội, doanh nhân và nghệ sĩ…

Trong số 35.558 người Úc bị công ty này thu thập dữ liệu, có Thủ tướng Úc đương nhiệm Scott John Morrison, cựu lãnh đạo Đảng Tự do Liên bang Andrew Peacock, cựu Tư lệnh Hải quân Úc Raydon Gates, tỷ phú ngành công nghệ Úc Mike Cannon-Brookes…

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Ấn Độ, Shenzhen Zhenhua Data đã thu thập thông tin về hơn 10.000 cá nhân và tổ chức trên tất cả các tỉnh, thành phố và các khu vực trực thuộc Trung ương Ấn Độ. Trong đó bao gồm 1.350 nhân vật chính trị như Tổng thống Modi, Thủ tướng, thống đốc, thị trưởng, nghị sĩ, thẩm phán và các thành viên đảng phái khác nhau cùng dữ liệu thông tin người nhà của họ.

ĐCSTQ đánh số từng người và vẽ một “phả đồ quan hệ”

Cơ sở dữ liệu này của Shenzhen Zhenhua Data được gọi là “Cơ sở dữ liệu nhân vật chủ chốt ở nước ngoài” (OKIDB), và nó đánh số từng người.

Ngoài việc thu thập thông tin về cá nhân, Shenzhen Zhenhua Data cũng đã thu thập một lượng lớn thông tin cá nhân của các thành viên trong gia đình họ, được gọi là “Phả đồ quan hệ”, là một sơ đồ biểu thị mối quan hệ các thành viên, chi thứ trong gia đình, dòng tộc. Chẳng hạn như thông tin về cha, vợ và con trai của ông Andrew Hastie, chủ tịch Ủy ban liên hiệp thường trực về tình báo và an ninh của Quốc hội Australia. Tài liệu về các con của cựu Bộ trưởng Tài chính Peter Costerllo và lãnh đạo Đảng Lao động hiện tại Anthony Albanese.

Ngoài các nhân vật nổi tiếng trong giới chính trị, luật pháp và quân đội, thì các doanh nhân công nghệ, học giả, thương nhân, giám đốc công ty, công chức, nhà báo, luật sư, kế toán và các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng bị thu thập dữ liệu cá nhân.

ĐCSTQ đang giám sát thế giới

Giáo sư Christopher Balding đã từng làm việc tại Đại học Bắc Kinh cho đến năm 2018, vì lo lắng cho sự an toàn của cá nhân nên ông đã rời khỏi Trung Quốc.

Ông Balding nói với ABC: “Tôi nghĩ những gì ĐCSTQ đang làm có sự uy hiếp ngày càng lớn. Họ theo dõi, giám sát và gây ảnh hưởng không chỉ đến công dân của họ mà còn cả công dân trên toàn thế giới“. Ông cho biết, ĐCSTQ “chắc chắn đang thiết lập một quốc gia giám sát quy mô lớn trong nước và quốc tế“.

“Phạm vi giám sát sâu rộng của ĐCSTQ trên toàn thế giới, chúng ta không thể đánh giá thấp“. Ông Balding nói.

Giáo sư Balding đã viết trong một tuyên bố hôm thứ Hai (14/9): “ĐCSTQ không biết đã đầu tư bao nhiêu tiền vào các hoạt động tình báo và gây ảnh hưởng, sự hiểu biết của chúng tôi hiện nay vẫn chỉ là giai đoạn sơ khai“.

Ông Robert Potter, Chủ tịch của Internet 2.0 cho biết, Shenzhen Zhenhua Data đã giúp ĐCSTQ thu thập dữ liệu từ các đối thủ cạnh tranh. “Trong quá trình này, công ty đã vi phạm quyền riêng tư của hàng triệu công dân toàn cầu, vi phạm điều khoản dịch vụ của hầu hết mọi nền tảng truyền thông xã hội lớn và xâm nhập các công ty khác để lấy dữ liệu của họ“. Ông Potter nói.

Tâm Thanh tổng hợp

https://www.dkn.tv/the-gioi/cong-ty-trung-quoc-bi-mat-giam-sat-24-trieu-nguoi-tren-the-gioi.html

 

Bê bối ‘diệt Nội Mông’ chưa yên, chính quyền

Trung Quốc lại ra tay với tộc người Triều Tiên

Bình luậnMinh Thanh

Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thúc đẩy mạnh mẽ tài liệu giảng dạy tiếng Trung Quốc phổ thông ở Khu tự trị Nội Mông gây ra một sự phản kháng lớn trong tộc người dân Mông Cổ chưa kịp ngớt, ĐCSTQ lại sửa đổi tiếng Triều Tiên. Các trường tiểu học và trung học của tộc người Triều Tiên bị yêu cầu chuyển sang sách giáo khoa tiếng Trung trong học kỳ mới. Điều này đã khiến tộc người Triều Tiên vô cùng bất mãn.

Báo Chosun Ilbo đưa tin rằng, một số trường tiểu học và trung học cơ sở tộc người Triều Tiên ở khu vực đông bắc Trung Quốc, bao gồm cả tỉnh Liêu Ninh, đã chuyển sang sử dụng sách giáo khoa “tiếng Trung” chính thức của ĐCSTQ trong học kỳ mới bắt đầu từ tháng 9, thay thế sách giáo khoa gốc “tiếng Trung do Nhà xuất bản (NXB) Châu tự trị dân tộc Triều Tiên Diên Biên biên soạn.

Trong sách giáo khoa tiếng Trung của NXB Giáo dục Diên Biên, ngoài phần hướng dẫn tiếng Trung, tiếng Triều Tiên được viết kết hợp với giáo dục Triều Tiên, các câu ví dụ cũng sử dụng nội dung nhấn mạnh vào văn hóa truyền thống Triều Tiên.

Sách giáo khoa chính thức do ĐCSTQ biên soạn là sách giáo khoa chuẩn quốc gia áp dụng trong cả nước. Trước đây, các trường phổ thông dân tộc thiểu số ở Trung Quốc thường sử dụng sách giáo khoa viết bằng tiếng mẹ đẻ.

Một nguồn tin cho biết, sách giáo khoa của các môn học khác như toán ở một số trường học ở tộc Triều Tiên cũng đã được thay thế bằng sách giáo khoa của Trung Quốc, và rõ ràng là ĐCSTQ đang tăng cường chính sách giáo dục Hán hóa.

Trước khi thay thế tài liệu giảng dạy ở các trường học của tộc Triều Tiên, do chất lượng giáo dục kém và các kỳ thi cho người tộc Triều Tiên không được hưởng đặc cách, một số gia đình tộc Triều Tiên đã chọn cho con mình theo học tại các trường học tiếng Hán.

Tuy nhiên, việc thay thế giáo trình dạy tiếng Triều Tiên lần này vẫn khiến cộng đồng tộc người Triều Tiên lo lắng về sự sụp đổ của nền giáo dục Triều Tiên.

Người Triều Tiên ở Trung Quốc phần lớn tập trung ở các tỉnh Đông Bắc như Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang. Năm nay, ước tính có hơn 2.000 học sinh tộc Triều Tiên tham gia kỳ thi đại học.

Trước đó, ĐCSTQ đã bắt buộc dạy tiếng Trung Quốc và hủy bỏ sách giáo khoa tiếng Mông Cổ, điều này đã gây ra các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Nội Mông và tình hình vẫn đang rất căng thẳng.

Tính đến thời điểm hiện tại, để thực hiện cải cách giáo dục ở Nội Mông, chính quyền đã bức chết 9 người, trong đó mới đây đã có một hiệu trưởng nhảy lầu tự tử. Trung tâm cũng cho biết, chính quyền ĐCSTQ đã nhiều lần bắt, giam giữ bất hợp pháp, cưỡng chế gây ra các vụ mất tích, và quản thúc các nhà bất đồng chính kiến, các nhà văn và các nhà lãnh đạo du mục… Số người bị bắt đã lên tới hơn 1.000 người. Phụ huynh nói, những đứa trẻ là con tin tại trường học. Trung tâm Thông tin Nhân quyền Nam Mông Cổ mô tả Nội Mông là một xã hội bị giám sát.

Theo thống kê của Trung tâm Thông tin Nhân quyền Nam Mông Cổ, kể từ cuối tháng Tám, chính quyền Nội Mông đã bắt giữ hơn 1.000 người biểu tình, và ít nhất 9 người bị ép chết do bị chính quyền ép dạy tiếng Trung. Ngoài ra, những người Mông Cổ phản đối giảng dạy tiếng Hán đã bị gửi đến một “lớp đào tạo giáo dục pháp luật”, nơi bị cáo buộc là một “trại tập trung” ở Tân Cương.

Hơn 2 triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đã bị giam cầm trong các trại tập trung và bị ngược đãi vì họ phản đối các chính sách đàn áp chính trị của ĐCSTQ. Ngoài việc ĐCSTQ đàn áp người lớn Duy Ngô Nhĩ, hàng ngàn trẻ em Duy Ngô Nhĩ cũng đã bị gửi đến “trại tập trung trẻ em” để tẩy não.

Một phóng viên của đài BBC đã phỏng vấn hơn 60 người Duy Ngô Nhĩ chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ và được biết rằng con cháu của họ sống ở Tân Cương, bao gồm cả trẻ nhỏ, đột nhiên biến mất cách đây vài năm. Những bậc cha mẹ này vẫn chưa thể biết được tung tích và tình hình hiện tại của con họ.

Minh Thanh

Theo NTD tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/be-boi-diet-noi-mong-chua-yen-chinh-quyen-trung-quoc-lai-ra-tay-voi-toc-nguoi-trieu-tien-71642.html

 

Dữ liệu rò rỉ của công ty Zhenhua Trung Quốc

tiết lộ cuộc giám sát toàn cầu bí mật của Bắc Kinh

Bình luậnVăn Thiện

Thông tin cá nhân của hàng triệu người trên khắp thế giới đã bị thu thập vào cơ sở dữ liệu của một công ty công nghệ Trung Quốc có liên kết với mạng quân sự và tình báo của nước này, theo một loạt dữ liệu bị rò rỉ.

Các nhà phân tích cho biết Zhenhua Data, một công ty có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, miền đông nam Trung Quốc đã thu thập thông tin trên các mạng xã hội của khoảng 2,4 triệu người và đưa vào cơ sở dữ liệu.

Internet 2.0, một công ty tư vấn an ninh mạng có trụ sở tại Canberra có khách hàng là chính phủ Hoa Kỳ và Úc, cho biết họ đã có thể khôi phục hồ sơ của khoảng 250.000 người từ tập dữ liệu bị rò rỉ, bao gồm khoảng 52.000 người Mỹ, 35.000 người Úc và gần 10.000 người Anh. Những hồ sơ này bao gồm các chính trị gia, những người nổi tiếng và nhân vật quân sự.

Khi được Guardian liên hệ để đưa ra bình luận, một đại diện của Zhenhua cho biết: “Báo cáo là sai sự thật nghiêm trọng”.

Người đại diện này, có họ Sun nói: “Dữ liệu của chúng tôi đều là dữ liệu công khai trên Internet. Chúng tôi không thu thập dữ liệu. Đây chỉ là sự tích hợp dữ liệu. Mô hình kinh doanh và đối tác là bí mật của chúng tôi. Không có cơ sở dữ liệu nào về 2 triệu người”.

Sun nói thêm: “Chúng tôi là một công ty tư nhân, phủ nhận mọi mối liên hệ với chính phủ hoặc quân đội Trung Quốc. Khách hàng của chúng tôi là các tổ chức nghiên cứu và các nhóm kinh doanh”.

Cơ sở dữ liệu của Zhenhua đã bị rò rỉ cho nhà nghiên cứu Christopher Balding, người trước đây làm việc tại Thâm Quyến nhưng đã trở về Mỹ vì lo ngại về bảo mật. Ông này đã chia sẻ dữ liệu với Internet 2.0 để phục hồi và phân tích. Các phát hiện lần đầu tiên được công bố vào thứ Hai bởi Australian Financial Review và Daily Telegraph của Anh.

Balding mô tả độ rộng của dữ liệu là “đáng kinh ngạc”. Trong một tuyên bố, Balding cho biết cá nhân cung cấp dữ liệu đã tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm nhưng đã “thực hiện một việc làm phi thường và là bằng chứng cho thấy nhiều người bên trong Trung Quốc lo ngại về chủ nghĩa độc đoán và giám sát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

Balding cho biết cơ sở dữ liệu được xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau và “phức tạp về mặt kỹ thuật khi sử dụng các công cụ phân loại, hướng đến mục tiêu và ngôn ngữ rất tiên tiến”. Thông tin nhắm vào các cá nhân và tổ chức có ảnh hưởng trong nhiều ngành khác nhau.

Balding nói: “Từ chính trị gia đến tội phạm có tổ chức hay công nghệ và học thuật chỉ để nêu tên một số ít, cơ sở dữ liệu chảy sang các lĩnh vực mà nhà nước Trung Quốc và các doanh nghiệp liên kết nhắm đến”.

Zhenhua tổng hợp thông tin về tất cả mọi người, từ những cá nhân chủ chốt của công chúng đến những cá nhân cấp thấp trong một tổ chức mà Balding tin rằng có thể được sử dụng để giám sát tốt hơn và hiểu cách gây ảnh hưởng. Cơ sở dữ liệu cũng bao gồm hồ sơ của 793 người New Zealand.

Người đại diện của Zhenhua nói rằng cơ sở dữ liệu như vậy, Cơ sở dữ liệu Thông tin Quan trọng Nước ngoài (OKIDB), có tồn tại nhưng nó chỉ đơn thuần là các kết nối cá nhân trên phương tiện truyền thông xã hội mà họ sử dụng.

Sun nói: “OKIDB tồn tại nhưng nó không kỳ diệu như người ta nói. Đó là nghiên cứu. Có rất nhiều nền tảng ở nước ngoài như thế này”.

Những lo ngại về việc sử dụng dữ liệu

Anne-Marie Brady, một cựu chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc và giáo sư tại Đại học của Canterbury ở Christchurch, New Zealand cho biết ĐCSTQ và Bộ An ninh Quốc gia của Trung Quốc từ lâu đã biên soạn thông tin về giới tinh hoa kinh tế và chính trị nước ngoài, và người nước ngoài đã sống ở Trung Quốc trong bất kỳ giai đoạn nào.

Brady nói thêm. “Tôi đã xem toàn bộ cuốn sách phác thảo sự nghiệp và quan điểm chính trị của các chuyên gia Hoa Kỳ về Trung Quốc. Nhưng điều bất thường trong khám phá này là việc sử dụng dữ liệu lớn và gia công của một công ty tư nhân”.

Robert Potter, người đồng sáng lập của công ty Internet 2.0 có trụ sở tại Canberra, nói với Guardian rằng cơ sở dữ liệu là “đầy tham vọng”. Ông cho biết việc tổng hợp các tài liệu nguồn mở công khai có thể “có giá trị lớn” đối với một tổ chức tình báo.

Các nguồn dữ liệu bao gồm Twitter, Facebook, Crunchbase và LinkedIn.

Potter nói: “Nguồn mở không nhất thiết có nghĩa là mọi người muốn nó được công khai. Lý do Cambridge Analytica gây tai tiếng không phải vì họ đã truy cập thông tin về tin nhắn riêng tư của mọi người trên Facebook. Đó là bởi vì họ đã sử dụng sai quyền mà người dùng đã cấp cho các nền tảng đó”.

Một số nhà phân tích cho biết không có gì ngạc nhiên khi một công ty tư nhân đang thu thập các bộ dữ liệu chi tiết về các cá nhân đáng chú ý trong chính phủ, các ngành công nghiệp, tài chính và học thuật.

Tiến sĩ Zac Rogers của Đại học Flinders ở Nam Úc cho biết: “Ranh giới giữa giám sát công cộng và riêng tư trong thời đại kỹ thuật số rất mờ. Dưới thời chính quyền độc tài, nó không tồn tại”.

Rogers, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Jeff Bleich thuộc Liên minh Công nghệ kỹ thuật số, An ninh và Quản trị Hoa Kỳ, cho biết mục đích chính của việc thu thập dữ liệu là “cung cấp cho các hoạt động thông tin của ĐCSTQ”.

Rogers cho biết thông tin và chi tiết về các cá nhân được phân tán tự do trên Internet: “Khi được tổng hợp lại, dữ liệu này sẽ mở ra vô số cơ hội để tiến hành các hoạt động ảnh hưởng có mục tiêu nếu nhu cầu phát sinh…”

Samantha Hoffman, nhà phân tích từ Trung tâm Mạng của Viện Chính sách Chiến lược Úc, cho biết: “Điều đang xảy ra là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các công ty có trụ sở tại nước này đang tham gia vào việc thu thập dữ liệu hàng loạt toàn cầu để hỗ trợ ĐCSTQ các mục tiêu cho dù đó là quân sự, tuyên truyền hay an ninh”.

Hoffman cho biết thêm sự không an toàn của các cơ sở dữ liệu này là một điểm đáng lo ngại khác.

Hoffman cho biết không rõ dữ liệu được sử dụng để làm gì. “Hiện tại rất nhiều dữ liệu đang được thu thập và không phải tất cả dữ liệu đều có thể sử dụng được, nhưng sau này thì có thể. Việc thu thập hàng loạt dữ liệu sẽ hỗ trợ các mục tiêu trong dài hạn”.

Bà nói thêm: “Những gì họ đang làm không quá độc đáo. Đó là lý do tại sao họ làm điều đó. Rất nhiều công ty công nghệ phương Tây thu thập rất nhiều dữ liệu và điều đó sẽ gây khó chịu cho nhiều người nhưng vào cuối ngày, có sự khác biệt giữa những gì họ và những gì các công ty Trung Quốc tự nhận là đóng góp trực tiếp cho an ninh quốc gia đang làm”.

Văn Thiện

Theo The Guardian

https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/du-lieu-ro-ri-cua-cong-ty-zhenhua-trung-quoc-tiet-lo-cuoc-giam-sat-toan-cau-bi-mat-cua-bac-kinh-71149.html

 

Truyền thông Trung Quốc khoe máy bay quân sự

 bẻ được góc 90 độ, nhưng sự thật là gì?

Bình luậnĐông Phương

Các màn tuyên truyền lừa đảo của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ xưa tới nay chưa bao giờ có giới hạn. Một vài ngày trước, tờ Nhân dân Nhật báo đã tweet một đoạn phim ngắn về một “máy bay quân sự” đang bay ở độ cao thấp bất ngờ bẻ lái theo góc 90 độ, khoe khoang rằng “khiến người xem ấn tượng sâu sắc”. Tuy nhiên, cư dân mạng phát hiện ra chiếc “máy bay quân sự” trong video có khả năng rất lớn là mô hình máy bay điều khiển từ xa.

Vào ngày 8/9, tài khoản Twitter tiếng Anh của Nhân dân Nhật báo (People’s Daily) đã đăng một video và nói rằng, đây là một “Video huấn luyện ấn tượng” (Impressive training video) của Viện Nghiên cứu Hàng không Trung Quốc (CAE), phô diễn màn kỹ thuật có độ khó cao – đó là tăng tốc nâng độ cao tầm bay theo góc 90 độ từ độ cao thấp.

Từ đoạn video có thể thấy, một máy bay quân sự được cho là của Trung Quốc đã bay sát đường băng ở độ cao thấp, sau đó bất ngờ bẻ lái nâng độ cao một góc 90 độ và thực hiện các pha nguy hiểm như lật nhào.

Tuy nhiên, cư dân mạng đã phát hiện ra cái gọi là “máy bay phản lực” trong video chỉ có kích thước bằng người trưởng thành. Và bên cạnh một người đàn ông đứng ở đường băng cũng có một chiếc máy bay điều khiển từ xa kiểu tương tự đang đậu, người đàn ông này bị nghi là cầm điều khiển từ xa điều khiển máy bay đang trình diễn kia.

Cư dân mạng trong và ngoài nước trên Twitter đã chế nhạo các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ là tự lừa mình dối người. Một cư dân mạng nước ngoài để lại lời nhắn: “Một chiếc máy bay điều khiển từ xa thật hấp dẫn, tôi muốn mua cho con mình một chiếc”. Một cư dân mạng Ấn Độ nói: “Tôi hy vọng ĐCSTQ sẽ triển khai nó ở biên giới Trung Quốc – Ấn Độ để công việc của chúng tôi dễ dàng hơn.” Một cư dân mạng Trung Quốc khác nói: “Xấu hổ quá đi mất”.

Có cư dân mạng còn đăng ảnh cho biết, các mẫu máy bay điều khiển từ xa tương tự cũng được rao bán trên Taobao của Trung Quốc, với giá khoảng từ 2.000 đến 6.000 nhân dân tệ (khoảng 6,8 – 20,5 triệu VND).

Cư dân mạng chỉ ra rằng các mô hình máy bay quân sự tương tự hiện có bán trên Taobao. (Ảnh chụp màn hình Internet)

Cư dân mạng chỉ ra rằng các mô hình máy bay quân sự tương tự hiện có bán trên Taobao. (Ảnh chụp màn hình Internet)

Còn có cư dân mạng đã đăng một đoạn video khác về một chiếc máy bay không người lái điều khiển từ xa và chế nhạo: “Máy bay chiến đấu J-10 của quân đội ĐCSTQ đã có thể bay liệng trên không (hover), chuyển hướng tại chỗ (spin turn) và các động tác mạo hiểm khác, F-35 của Mỹ sợ hãi tới mức rò rỉ dầu, hoảng sợ bỏ chạy!”.

Đông Phương

Theo NTD tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/truyen-thong-trung-quoc-khoe-may-bay-quan-su-be-duoc-goc-90-do-bi-phoi-bay-la-mo-hinh-may-bay-dieu-khien-tu-xa-71078.html

 

Cô sinh viên dám thách thức

chế độ quân chủ Thái Lan

“Có một nỗi sợ hãi đang rình rập trong tôi, nỗi sợ hãi sâu sắc về hậu quả.” Panusaya Sithijirawattanakul nói.

Vào tháng 8, cô gái 21 tuổi hồi hộp bước lên sân khấu ở Thái Lan và đưa ra một thử thách mở đối với chế độ quân chủ.

Trước sự cổ vũ của hàng ngàn sinh viên tại một trong những trường đại học hàng đầu của Thái Lan, Panusaya Sithijirawattanakul đọc bản tuyên ngôn 10 điểm nổi tiếng hiện nay, kêu gọi cải cách chế độ quân chủ.

Đó là một động thái gây sốc. Người dân Thái được dạy từ khi mới sinh ra là phải tôn kính và yêu mến chế độ quân chủ, nhưng cũng sợ hậu quả của việc nói về chế độ.

‘Cuộc sống không còn giống như trước’

Thái Lan là một trong số ít quốc gia có luật về tội Khi quân. Bất kỳ ai chỉ trích nhà vua, hoàng hậu, người thừa kế hoặc nhiếp chính có thể bị bỏ tù tới 15 năm.

Nhưng trong vài tháng qua, các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đã lan tràn khắp đất nước, và những sinh viên như Panusaya là tâm điểm của nó.

“Tôi biết cuộc sống của mình sẽ không còn bao giờ như cũ”, cô nói với BBC News Tiếng Thái.

Panusaya được cho xem bản tuyên ngôn chỉ vài giờ trước khi cô đọc nó trong một cuộc biểu tình lớn hiếm hoi ở thủ đô Bangkok.

Tuyên ngôn đó kêu gọi một chế độ quân chủ chịu trách nhiệm trước các thể chế được bầu cử, một đề xuất cắt giảm ngân sách hoàng gia và kêu gọi chế độ quân chủ kiềm chế can thiệp vào chính trị – những tuyên bố gây sốc đối với hầu hết người Thái.

“Họ chuyển nó cho tôi, hỏi tôi có muốn sử dụng nó không. Tại thời điểm đó, mọi người đều cảm thấy nội dung bản tuyên ngôn rất mạnh mẽ và tôi cũng nghĩ rằng nó rất mạnh. Tôi quyết định là người công bố nội dung đó.”

“Tôi nắm tay các bạn sinh viên, hỏi to xem chúng tôi có đang hành động đúng ở đây không.” Panusaya nói.

“Câu trả lời là có – đó là điều đúng đắn phải làm. Sau đó tôi lại ngồi xuống, hút một điếu thuốc trước khi lên sân khấu và để mọi thứ trong đầu ra ngoài.”

Thái Lan: Cảnh sát bắt 9 nhà hoạt động

Hàng ngàn người biểu tình ở Bangkok đòi dân chủ

Từ sân khấu, cô nói với đám đông: “Tất cả mọi người đều có dòng máu đỏ. Chúng ta không khác gì nhau.”

“Không ai trên đời này sinh ra đã mang trong mình dòng máu xanh. Một số người có thể sinh ra đã may mắn hơn những người khác, nhưng không ai sinh ra đã cao quý hơn bất kỳ người nào khác.”

Phát biểu của Panusaya gây một náo động vang trời- một kết hợp giữa sự hoan nghênh từ các học giả tự do cùng với lên án từ các phương tiện truyền thông bảo hoàng, xen lẫn với sự hoài nghi của nhiều người dân Thái.

‘Ghét đất nước mình là một căn bệnh’

Trong những ngày sau cuộc biểu tình, các trang Facebook của các nhà hoạt động bảo hoàng hàng đầu đã xôn xao tấn công Panusaya, một số cáo buộc cô bị các chính trị gia cộng hòa thao túng, điều mà cô phủ nhận.

Apirat Kongsompong, một vị tướng quyền lực của quốc gia về cơ bản vẫn do quân đội kiểm soát, nói người biểu tình bị ảnh hưởng bởi “chung chart” – một thuật ngữ tiếng Thái có nghĩa là “lòng căm thù dân tộc” – và nói thêm rằng điều đó còn “tồi tệ hơn cả đại dịch đang hoành hành.”

“Căm thù đất nước mình là một căn bệnh không thể chữa khỏi.” Ông nói.

Tuy nhiên, Panusaya nói ngay từ khi còn là một đứa trẻ, cô đã đặt câu hỏi về vị trí của gia đình hoàng gia trong đời sống Thái Lan.

Vào một ngày oi bức, một quan chức xuất hiện trước cửa và yêu cầu mọi người trong gia đình cô ra khỏi nhà và ngồi xuống vỉa hè để chờ đón một đoàn xe hoàng gia.

Giới hoạt động đồng tính Thái Lan giương cờ Pride ở Bangkok

Thái Lan trong ngày đầu của tình trạng khẩn cấp toàn quốc

“Tại sao chúng ta phải ra ngoài nắng trong nửa giờ để nhìn một đoàn xe chạy qua? Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra. Tôi đã không ra ngoài để hòa vào đám đông đang chờ đợi.”

Là con út trong gia đình có ba chị em gái, Panusaya đã sớm tỏ ra yêu thích chính trị. Ở trường trung học, thảo luận về chính trị với những người bạn thân là một trong những trò tiêu khiển mà Panusaya yêu thích. Khi một cuộc đảo chính xảy ra vào năm 2014, cha cô – người duy nhất trong gia đình theo chính trị hồi đó – đã khuyến khích cô tìm hiểu thêm.

Nhưng khi lớn lên Panusaya rất nhút nhát và hay bị bắt nạt ở trường. Năm tháng tham gia chương trình”trao đổi sinh viên” sang Mỹ đã khiến cô thay đổi hoàn toàn.

“Tôi trở về nhà là một con người khác, người không ngại nói ra và không sợ hành động.”

Cô ngày càng tích cực hoạt động chính trị sau khi vào Đại học Thammasat danh tiếng. Hai năm trước, cô tham gia “Dome Revolution”, một đảng chính trị của hội sinh viên.

Trong tháng Hai, Panusaya đã giúp tổ chức các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ rầm rộ đầu tiên sau khi Future Forward Party, một đảng theo chủ nghĩa cải cách được các cử tri trẻ tuổi yêu thích bị giải tán sau phán quyết gây tranh cãi của tòa án rằng đảng này đã chấp nhận các khoản vay bất hợp pháp từ chính lãnh đạo của mình.

Đảng Future Forward đạt nhiều thành quả tốt đẹp trong cuộc bầu cử năm 2019 và việc giải thể được những người ủng hộ coi là một nỗ lực nhằm loại bỏ ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng của đảng này.

Nhưng đây không phải là sự kiện duy nhất truyền cảm hứng cho người trẻ tham gia phong trào ủng hộ dân chủ do sinh viên lãnh đạo đang phát triển ở Thái Lan trong những năm gần đây.

Vua Maha Vajiralongkorn, người thừa kế ngai vàng năm 2016, hiếm khi xuất hiện trước công chúng và dành phần lớn thời gian ở nước ngoài – đặc biệt là sau khi đất nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch virus corona, một quyết định bị một số người Thái chỉ trích trên mạng xã hội.

Thái Lan cũng có một loạt các vụ bê bối tham nhũng. Gây tranh cãi nhất là quyết định bãi bỏ tội danh của người thừa kế công ty nước tăng lực Red Bull liên quan đến một vụ tai nạn giao thông chết người vào năm 2012.

Chính phủ Thái Lan nói họ tôn trọng quyền tự do ngôn luận và chấp nhận những lời chỉ trích, nhưng sinh viên phải thực hiện quyền phát biểu của mình trong khuôn khổ luật pháp và không được đe dọa đến an ninh quốc gia.

Nhưng giới học sinh rất lo sợ cho sự an toàn của họ.

Ít nhất 9 nhà hoạt động trốn ra nước ngoài kể từ cuộc đảo chính chống lại chính phủ do quân đội lãnh đạo năm 2014 đã biến mất sau khi lên tiếng chỉ trích thể chế được tôn sùng nhất của Thái Lan. Xác của hai người sau đó được tìm thấy trên bờ sông.

Chính phủ Thái Lan kịch liệt phủ nhận mọi liên quan đến những vụ mất tích này.

Panusaya nói rằng kể từ sau đêm đọc bản tuyên ngôn, sự di chuyển của cô đã bị chính quyền giám sát cả ngày lẫn đêm, cả trong khuôn viên trường và trong ký túc xá.

“Mặc dù họ mặc thường phục, tôi có thể biết họ là cảnh sát vì họ có cùng kiểu tóc húi cua và luôn chụp ảnh tôi ở những nơi công cộng.”

Panusaya hiện vẫn chưa bị bắt và nói cô sẽ không bao giờ đầu hàng chính quyền.

Cô cũng chưa bị buộc tội Khi quân – bộ luật ít được sử dụng trong những năm gần đây, theo yêu cầu của cung điện – nhưng cảnh sát đã ban hành những lệnh bắt giữ với tội danh sử dụng ma túy, phổ biến thông tin sai lệch vào mạng máy tính và vi phạm luật giãn cách xã hội, vì các cuộc biểu tình đã làm nổi lên các hạn chế về virus corona.

Riêng tội danh dấy loạn có thể bị phạt tù tối đa bảy năm.

Và cũng giống như những học sinh khác bị buộc tội “vượt quá giới hạn”, Panusaya cũng gặp phải căng thẳng ở nhà.

Mẹ cô nằm trong số những người thấy kinh hoàng trước quyết định của cô và đã cầu xin con đừng đi biểu tình.

Trong năm ngày sau đó, hai mẹ con không nói với nhau lời nào.

“Rõ ràng là mẹ tôi quan tâm, nhưng bà không thể hiện điều đó và cư xử bình thường khi tôi ở bên cạnh. Nhưng khi ở bên chị gái tôi, đôi khi mẹ khóc”, Panusaya nói.

Mẹ cô sau đó đã nhượng bộ, nói rằng Panusaya có thể làm bất cứ điều gì cô thấy phù hợp – nhưng cảnh báo con nên tránh đề cập đến chế độ quân chủ.

Nhưng giờ đây – khi huẩn bị cho một cuộc biểu tình lớn ngày 19/9 – Panusaya đang chuẩn bị tinh thần là có thể mình sẽ vào tù. Cuộc biểu tình sẽ kêu gọi các cải cách khác nhau – đối với chế độ quân chủ, quân đội, hiến pháp và giáo dục.

“Tôi nghĩ mẹ tôi phải hiểu rằng chúng tôi không làm việc này vì vui. Đây là việc nghiêm túc và là việc chúng tôi phải làm. Chúng tôi xem đó là nghĩa vụ của mình nên mẹ phải hiểu. Tôi muốn mẹ tự hào.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54187192

 

Khủng hoảng thiếu bình ôxy

điều trị bệnh nhân Covid ở Ấn Độ

Vũ Dương

Số ca xác nhận nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ đã vượt quá 5 triệu theo ghi nhận hôm thứ Tư (16/9), khiến áp lực cần bình ô-xy khẩn cấp càng đè nặng hơn lên các bệnh viện hiện đang điều trị cho hàng chục nghìn bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, bởi nguồn cung cấp ô-xy trị liệu tại địa phương không ổn định.

Bộ Y tế Ấn Độ hôm qua (16/7) thông báo rằng nước này đã có thêm 90.123 ca nhiễm mới được xác nhận, nâng tổng số ca nhiễm lên đến 5,02 triệu, trở thành quốc gia có số ca nhiễm đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Ngoài ra, có 1.290 ca tử vong ngày hôm qua, nâng số ca tử vong bởi dịch bệnh này lên 82.066 ca, theo AP.

Các bác sĩ và quan chức chính phủ Ấn Độ tuyên bố rằng các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các bang Maharashtra, Gujarat và Uttar Pradesh, khiến nhu cầu về bình ô-xy trong quá trình trị liệu tăng gấp đôi và đang cần hỗ trợ khẩn cấp.

Rishikhesh Patil, một nhà cung cấp ô-xy ở thành phố Nashik, miền tây Ấn Độ, nói với hãng tin Reuters rằng: “Các bệnh nhân lo lắng đã gọi điện cả đêm, và tôi cũng không biết khi nào họ có thể nhận được hàng”.

Quan chức Bộ Y tế Ấn Độ Rajesh Bhushan nói rằng ít nhất 6% trong số gần một triệu ca bệnh trong nước cần dùng ô-xy. Ông Bhushan cũng nói rằng nguồn cung hiện tại đã đủ và chính quyền địa phương nên giám sát việc sử dụng và cảnh báo tình trạng thiếu hụt.

“Nếu quản lý hàng tồn kho không được thực hiện tốt, vấn đề sẽ xảy ra ở các đơn vị trị liệu y tế. Chính quyền mỗi tỉnh đều phải làm được một cách thiết thực”, ông Bhushan nói.

Các quan chức chính phủ cho biết, tại các tỉnh phía bắc vốn là nơi đông dân nhất, tổng nhu cầu về bình ô-xy ở Lucknow, thủ phủ của bang Uttar Prades, lên tới 5.000 bình, trong khi lượng nhu cầu lúc bình thường chỉ có 1.000 bình.

Trong trường hợp các bệnh viện lớn cần ô-xy gấp để điều trị cho những bệnh nhân nguy kịch, các xe chở bình ô-xy có thể kích hoạt báo động để đưa bình ô-xy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Ravindra Khade Patil, một bác sĩ quản lý hai bệnh viện ở ngoại ô Mumbai, nói về áp lực đảm bảo cung cấp ô-xy cho bệnh nhân trong bệnh viện.

Bác sĩ Battier nói rằng hai ngày trước, nhà cung cấp ô-xy của bệnh viện không xuất hiện như thường lệ, ông đã cố gắng gọi cho nhà cung cấp, các bệnh viện gần đó và các Nghị viên Quốc hội. Bác sĩ Battier hiểu rằng nếu bình ô-xy không được chuyển đến bệnh viện ngay lập tức, bộ phận bệnh nhân nguy kịch có thể không cầm cự được.

Cuối cùng, dưới áp lực của một quan chức chính phủ, bình ô-xy cuối cùng đã được chuyển đến bệnh viện sau nửa đêm.

Bác sĩ Battier nói: “Chỉ cần đến muộn hơn vài giờ đồng hồ, chúng tôi có thể có 5 hoặc 6 bệnh nhân thiệt mạng. Mỗi ngày chúng tôi đều lo lắng về việc liệu các bình ô-xy có được cung cấp kịp thời hay không”.

Theo Chen Yanjun, CNA

Vũ Dương biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/khung-hoang-thieu-binh-oxy-dieu-tri-benh-nhan-covid-o-an-do.html