Tin khắp nơi – 17/08/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 17/08/2018

Cuộc diễu binh của Trump bị trì hoãn ‘đến 2019’

Cuộc diễu binh quy mô dự kiến sẽ diễn ra trên đường phố Washington DC vào cuối tuần lễ cựu chiến binh tháng Mười Một đã bị trì hoãn cho đến ít nhất 2019.

Cuộc diễu binh ban đầu được lên kế hoạch để kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến thứ Nhất và tôn vinh các cựu chiến binh.

Nhưng một quan chức Lầu Năm Góc cho biết sự kiện này sẽ bị trì hoãn ít nhất một năm.

Theo các báo cáo, chi phí tổ chức có thể tốn đến khoảng 90 triệu USD – gấp ba lần so với ước tính ban đầu.

Trump ‘phàn nàn về Trung Quốc’

Bố mẹ vợ Trump thành công dân Mỹ

Chiến tranh thương mại: Trung Quốc nên nhận thua cuộc?

Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu tổ chức cuộc diễu binh sau khi chứng kiến cuộc diễu binh vào ngày Quốc khánh Pháp (Bastille Day) năm ngoái và muốn “xịn hơn nó”.

Theo AFP, khi Nhà Trắng đưa ra yêu cầu này, giám đốc tài chính cho sự kiện dự tính chi phí sẽ từ 10 triệu đến 30 triệu đôla.

Lầu Năm Góc cho biết cuộc diễu hành đã được lên kế hoạch là đi từ Nhà Trắng đến Capitol Hill.

Thông tin khi đó cũng cho thấy cuộc diễu binh sẽ không sử dụng xe tăng vì nó sẽ làm hư hại đường phố ở thủ đô.

Các thành viên của đảng Dân Chủ đã lên tiếng chỉ trích kế hoạch tổ chức cuộc diễu binh xa xỉ này.

Nghị sĩ Jim McGovern nói đó là “một sự lãng phí tiền bạc vô lý” trên Twitter và rằng ông Trump “hành động giống như kẻ độc tài hơn là tổng thống”.

Truyền thông Mỹ cũng chỉ ra rằng Donald Trump đã hủy bỏ kế hoạch tập trận quân sự với Hàn Quốc vào tháng Sáu sau cuộc gặp với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un với lý do “tiết kiệm” một nguồn ngân sách lớn.

Các nhà phê bình cũng đã so sánh kế hoạch diễu binh của ông Trump giống như các cuộc diễu binh quy mô và phô trương vốn được các quốc gia độc tài ưa chuộng.

Hoa Kỳ đã có một cuộc diễu hành quân sự vào năm 1991 sau khi kết thúc chiến dịch thành công buộc quân của Saddam Hussein ra khỏi Kuwait.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45218075

 

TT Trump hủy diễu binh,

nói thay vào đó ông sẽ đi Paris

Một ngày sau khi Ngũ Giác Đài hoãn lại cuộc diễu binh cho tới ít nhất năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu 17/6 cho hay ông đã quyết định hủy kế hoạch diễu binh bởi vì nó quá tốn kém, và thay vào đó sẽ sang Paris dự lễ kỷ niệm ngày kết thức Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Sau khi cảm thấy choáng ngợp trước lễ diễu binh mừng ngày Quốc Khánh Pháp, tức là ngày lễ Bastille ở Paris hồi năm ngoái, Tổng thống Trump đã ra lệnh tổ chức một cuộc diễu hành quân sự ngay tại thủ đô Washington để vinh danh các cựu chiến binh Mỹ, đồng thời đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Nhưng hôm thứ Năm, một quan chức Mỹ cho biết chi phí để tổ chức một sự kiện như vậy có thể lên tới 90 triệu đô la, gấp gần ba lần so với ước tính của Toà Bạch Ốc. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cuối cùng buộc phải hoãn sự kiện mà thoạt tiên đã được lên kế hoạch cho ngày 10 tháng 11 tại Washington.

Đài VOA dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis trao đổi với các nhà báo trên một máy bay quân sự Mỹ hôm thứ Năm, nói rằng ông đã ra chỉ thị ban đầu cho cuộc diễu hành, nhưng lúc đó ông chưa nhận được bất kỳ ước tính nào về chi phí tổ chức. Ông Mattis nói:

“Tôi không nhận được một ước tính nào cho biết diễu binh sẽ tốn 10 triệu hay 92 triệu.”

Tổng thống Trump viết trên Twitter rằng thay vào đó, ông sẽ đánh dấu ngày lễ này ở Paris vào ngày 11 tháng 11, trong kỳ nghỉ Ngày Cựu chiến binh Hoa Kỳ.

Ông Trump còn cho hay ông sẽ tham dự một cuộc diễu hành tại Căn cứ Andrews ở Maryland, tuy ông không cho biết ngày giờ. Một phát ngôn viên tại căn cứ này không thể cung cấp ngay lập tức ngày giờ tổ chức sự kiện này.

Giới chỉ trích mạnh mẽ đả kích kế hoạch tổ chức diễn binh theo kế hoạch của Washington, họ đặt nghi vấn về chi phí quá lớn và liệu sự kiện này có thật sự cần thiết hay không trong bối cảnh Ngũ Giác Đài đang tìm cách ổn định một lực lượng quân đội đang trải mỏng vì phải thực hiện nhiều sứ mạng trên khắp thế giới.

Nhưng trong các dòng chia sẻ trên Twitter của Tổng thống Trump, ông đổ lỗi cho các quan chức địa phương tại thủ đô Washington, và cho rằng họ đã cố tình thổi phồng chi phí của cuộc diễu binh.

Những người chỉ trích chế nhạo ý tưởng về sự kiện này, nói rằng thật là một điều nực cười khi bỏ ra rất nhiều tiền bạc để phô trương binh sĩ và vũ khí giữa lúc Bộ Quốc phòng Mỹ đang chật vật lo trang trải chi phí huấn luyện, nhân sự và hậu cần.

Theo kế hoạch ban đầu cuộc diễu binh sẽ diễn ra trên đường Pennsylvania, trải dài gần 2 cây số từ trụ sở Quốc hội tới Tòa Bạch Ốc.

Tại nhiều nước, diễu binh thường được tổ chức ra để ăn mừng chiến thắng hoặc phô trương lực lượng quân sự. Nhưng tại Hoa Kỳ, diễu binh hiếm khi được tổ chức.

Điện Elysee, nơi cư ngụ của Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron, chưa bình luận gì về ý định của Tổng thống Trump, muốn sang thăm Paris vào ngày 11/11.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-huy-dieu-binh-noi-se-di-paris/4533017.html

 

Diễu binh Mỹ có thể tốn hơn 90 triệu đôla

Cuộc diễu binh do Tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghị có thể tiêu tốn hơn 90 triệu đô la, gấp ba lần ước tính ban đầu của Tòa Bạch Ốc, một giới chức dẫn số liệu hoạch định cho biết.

Giới chức ẩn danh cho Reuters biết chi phí ước tính chừng 92 triệu đô chưa được Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis chuẩn thuận và rằng số này có thể thay đổi cũng như có thể có thêm những lựa chọn khác. Cuộc diễu binh dự kiến diễn ra vào tháng 11 năm nay.

Hồi tháng hai, ông Trump yêu cầu Ngũ Giác Đài nghiên cứu thực hiện cuộc diễu binh vinh danh binh sĩ Mỹ sau khi ông dự khán cuộc diễu binh ở Paris hồi năm ngoái.

Trước đây trong năm, người đứng đầu ngân sách Tòa Bạch Ốc cho hay chi phí cho sự kiện này từ 10 đến 30 triệu đô la. Chưa rõ vì sao con số mới cập nhật lại cao hơn gấp nhiều lần con số ban đầu và bao gồm cụ thể những gì.

Bộ Quốc phòng Mỹ từng tỏ ý rằng cuộc diễu binh sẽ tập trung vào những đóng góp của quân đội Mỹ xuyên suốt lịch sử, khởi sự từ Cuộc Cách mạng Mỹ.

Những người chỉ trích cho rằng ý tưởng về sự kiện này là một điều nực cười khi tốn kém để phô trương binh sĩ, võ khí giữa lúc Bộ Quốc phòng Mỹ đang chật vật lo trang trải chi phí huấn luyện, nhân sự và hậu cần.

Hội đồng thành phố ở thủ đô Washington DC cũng mỉa mai ý kiến tổ chức diễu binh trên đường Pennsylvania, gần 2 cây số trải dài từ trụ sở Quốc hội tới Tòa Bạch Ốc, cũng là nơi tọa lạc Khách sạn Quốc tế Trump.

Diễu binh tại các nước thường diễn ra để vinh danh chiến thắng hoặc phô trương lực lượng quân sự. Tuy nhiên, diễu binh tại Mỹ hiếm khi được tổ chức.

https://www.voatiengviet.com/a/dieu-binh-my-co-the-ton-hon-90-trieu-dola/4531969.html

 

Google ‘bí mật’ giúp TQ kiểm duyệt thông tin

Nền tảng này, vẫn đang chờ được chính phủ Trung Quốc thông qua, sẽ chặn một số trang web và cụm từ tìm kiếm nhất định như nhân quyền và tôn giáo.

Hàng trăm nhân viên Google đã viết thư cho lãnh đạo công ty phản đối kế hoạch kiểm duyệt kết quả thông tin được tìm kiếm.

Công ty Google thuộc sở hữu của Alphabet, đã rời Trung Quốc cách đây tám năm để phản đối luật kiểm duyệt của nước này và cáo buộc các vụ tấn công của chính phủ.

Tuy nhiên, các báo cáo hồi tháng trước tuyên bố họ đã bí mật làm việc trên một dịch vụ tìm kiếm mới cho Trung Quốc, được gọi nội bộ là Chuồn Chuồn (Dragonfly).

Google ‘lén lút’ theo dấu chân người dùng

Google ‘muốn mở phiên bản bị kiểm duyệt ở TQ’

Google gỡ 7 ngàn YouTube video ‘phản động’?

VN ép Facebook, Google chọn quyền riêng tư hoặc tăng trưởng

Điều này khiến một số nhân viên tức giận, đồng thời lo ngại rằng việc họ làm sẽ vô tình giúp Trung Quốc ngăn chặn tự do biểu đạt và phát ngôn.

Họ cho biết dự án đã nêu lên “câu hỏi khẩn cấp về đạo đức ” và thúc giục công ty minh bạch hơn.

“Hiện tại chúng tôi không có đầy đủ thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định mang tính đạo đức đối với công việc của chúng tôi”, họ nói thêm.

Google, chưa bao giờ công khai về các kế hoạch, từ chối bình luận.

‘Quy trình minh bạch hơn’

Trong thư, được gửi tới nhiều cơ quan truyền thông, các nhân viên của Google cũng cho rằng dự án kiểm duyệt này sẽ vi phạm điều khoản “Không làm điều xấu” trong quy tắc ứng xử của Google.

“Vô cùng cấp bách, chúng tôi cần sự minh bạch hơn, cần được ngồi lại cùng bàn và cam kết về các quy trình rõ ràng và cởi mở hơn: nhân viên của Google cần biết những gì chúng tôi đang xây dựng”, bức thư có đoạn.

Đây không phải là lần đầu tiên nhân viên của Google lên tiếng chống lại quyết định của công ty.

Vào tháng Tư, hàng ngàn nhân viên đã chỉ trích Google hợp tác với một chương trình quân sự của Hoa Kỳ để phát triển trí thông minh nhân tạo cho máy bay không người lái.

Google đã kết thúc hợp đồng AI với Lầu Năm Góc.

Trung Quốc có lượng người dùng internet lớn nhất thế giới nhưng các công ty công nghệ Mỹ đã phải vật lộn để làm ăn ở Trung Quốc do bị giới hạn về nội dung và và bị chặn.

Facebook, Google, Twitter và Instagram đều bị cấm, mặc dù Google vẫn có ba văn phòng ở Trung Quốc.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45217365

 

Báo cáo: Tin tặc TQ sục sạo máy tính công ty,

chính quyền Alaska

Những tin tặc hoạt động từ một trường đại học ưu tú của Trung Quốc đã sục sạo các công ty Mỹ và các cơ quan chính phủ Mỹ để tìm kiếm cơ hội gián điệp sau khi một phái đoàn thương mại Mỹ đến Trung Quốc hồi đầu năm nay, các nhà nghiên cứu an ninh tiết lộ với Reuters.

Công ty an ninh mạng Recorded Future cho biết nhóm này đã sử dụng máy tính tại Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc để nhắm mục tiêu vào các công ty năng lượng và truyền thông ở Mỹ, cũng như chính quyền bang Alaska, trong những tuần trước và sau chuyến công cán của phái đoàn thương mại Alaska tới Trung Quốc. Dẫn đầu bởi Thống đốc Bill Walker, các đại diện các công ty và các cơ quan phát triển kinh tế đã ở Trung Quốc một tuần vào tháng 5.

Các tổ chức tham gia chuyến công cán thương mại bị các tin tặc Trung Quốc săm soi. Sự việc này càng nêu bật căng thẳng quanh một cuộc chiến tranh thương mại đang leo thang giữa Washington và Bắc Kinh.

Trung Quốc là đối tác thương mại nước ngoài lớn nhất của Alaska trong năm 2017, với hơn 1,32 tỉ đôla xuất khẩu.

Recorded Future nói trong một báo cáo công bố sau đó trong ngày thứ Năm rằng các website của các công ty cung cấp dịch vụ Internet và văn phòng chính phủ của Alaska đã bị các các máy tính ở trường đại học Thanh Hoa sục sạo hồi tháng 5 để tìm kiếm các lỗ hổng bảo mật. Những lỗ hổng này có thể bị các tin tặc lợi dụng để đột nhập các hệ thống thường được khóa và giữ kín.

Chính phủ Alaska một lần nữa bị tin tặc rà quét các lỗ hổng phần mềm vào tháng 6, chỉ 24 giờ sau khi ông Walker nói ông sẽ nêu lên những lo ngại với Washington về thiệt hại kinh tế do tranh chấp thương mại Mỹ-Trung gây ra.

Một quan chức Đại học Thanh Hoa, khi được Reuters tiếp xúc qua điện thoại, nói các cáo buộc là sai trái.

Đại học Thanh Hoa, được gọi là “MIT của Trung Quốc,” có liên hệ mật thiết với Công ty Khống cổ Thanh Hoa, một công ty do nhà nước hỗ trợ tập trung phát triển các công nghệ khác nhau, bao gồm trí tuệ nhân tạo và robot.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc không trả lời yêu cầu bình luận, Reuters nói.

Recorded Future nói họ đã đưa ra một bản báo cáo của mình cho các cơ quan chấp pháp của Mỹ. FBI từ chối bình luận.

Không rõ liệu các hệ thống bị nhắm mục tiêu có bị tổn hại hay không, nhưng hoạt động rà quét rất tập trung độ, trên diện rộng và kì lạ cho thấy một “mối quan tâm nghiêm túc” tới việc xâm nhập, Priscilla Moriuchi, giám đốc phát triển mối đe dọa chiến lược tại Recorded Future và từng là giám đốc văn phòng nguy cơ mạng Đông Á và Thái Bình Dương của Cơ quan An ninh Quốc gia, nói.

“Sự tăng mạnh hoạt động rà quét vào lúc kết thúc các cuộc thảo luận thương mại về các chủ đề liên quan cho thấy rằng hoạt động này có thể là một nỗ lực nhằm hiểu rõ hơn về quan điểm của Alaska về chuyến đi và lợi thế chiến lược trong các cuộc đàm phán sau chuyến thăm,” Recorded Future nói trong báo cáo.

Một phát ngôn viên của Văn phòng Thống đốc Alaska cho biết “Hàng ngày, Bang Alaska, giống như hầu hết các chính quyền bang, có hoạt động nặc danh diễn ra ở ngoài rìa các mạng lưới của chúng tôi để kiểm tra xem cửa có bị khóa không. Hoạt động được nhắc tới ở đây không phải là duy nhất,” Reuters cho biết.

Các mục tiêu khác không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

https://www.voatiengviet.com/a/bao-cao-tin-tac-trung-quoc-suc-sao-may-tinh-cua-cong-ty-chinh-quyen-alaska/4531963.html

 

Báo chí khắp nước Mỹ phản pháo Trump

Hàng trăm tờ báo khắp nước Mỹ hôm thứ Năm đã đồng loạt đăng bài xã luận bênh vực tự do báo chí và phản bác Tổng thống Donald Trump vì ông gọi một số tổ chức truyền thông là kẻ thù của người dân Mỹ.

“Một trụ cột trung tâm trong chính trị của Tổng thống Trump là liên tục tấn công báo chí tự do,” bài xã luận của tờ The Boston Globe viết. Tờ báo này đã khởi xướng và phối hợp đăng bài xã luận cùng với hơn 350 tờ báo khác.

“Sự vĩ đại của nước Mỹ phụ thuộc vào vai trò của báo chí tự do nói lên sự thật trước những người có quyền thế,” tờ Globe nói. “Gán mác ‘kẻ thù của nhân dân’ cho báo chí là một việc làm vừa trái với đặc tính Mỹ lại vừa nguy hiểm cho khế ước công dân mà chúng ta đã cùng nhau giữ gìn suốt hơn hai thế kỉ qua.”

Mỗi tờ báo, kể cả một số tờ báo ở những bang mà ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, đã chạy một bài xã luận, thường là một bài viết không đề tên tác giả phản ánh quan điểm của một ban xã luận và tách biệt với bộ phận viết tin và các mục khác trong một tờ báo.

Tu chính án Thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ bảo đảm quyền tự do báo chí.

Ông Trump vẫn thường xuyên chỉ trích các nhà báo và mô tả các bản tin mâu thuẫn với quan điểm hoặc lập trường chính sách của ông là tin vịt.

Hôm thứ Năm ông lại lên Twitter đả kích báo chí: “TRUYỀN THÔNG TIN VỊT LÀ PHE ĐỐI LẬP. Bọn này rất tai hại cho Đất nước Vĩ đại của chúng ta …. NHƯNG CHÚNG TA ĐANG CHIẾN THẮNG!”

Ông cũng viết rằng ông không muốn điều gì cho nước Mỹ hơn là quyền tự do báo chí thực sự, nhưng nói rằng phần lớn những gì truyền thông đăng tải là tin vịt, “thúc đẩy một chủ trương chính trị hoặc chỉ đơn giản là tìm cách hại người. SỰ TRUNG THỰC CHIẾN THẮNG!”

Phát biểu của Tổng thống Đảng Cộng hòa phản ánh quan điểm của nhiều người bảo thủ rằng hầu hết các tờ báo và các cơ quan thông tấn khác xuyên tạc, dựng chuyện hoặc lược bỏ các dữ kiện vì thiên vị chống lại họ.

Một đại diện cho Nhà Trắng không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận của Reuters về các bài xã luận.

Trong bài xã luận của mình, báo The New York Times nói chỉ trích giới truyền thông về chuyện hạ giảm hoặc thổi phồng các câu chuyện hoặc đưa tin không chính xác là việc làm đúng đắn.

“Các kí giả tin tức và biên tập viên là con người và họ phạm sai lầm. Sửa chữa các sai lầm đó là cốt lõi công việc của chúng tôi,” tờ Times nói. “Nhưng một mực nói rằng những sự thật mà bạn không thích là ‘tin vịt’ là điều nguy hiểm đối với huyết mạch của nền dân chủ. Và gọi các nhà báo là ‘kẻ thù của nhân dân’ là điều nguy hiểm, chấm hết.”

Thượng viện Mỹ đồng lòng thông qua một nghị quyết không ràng buộc hôm thứ Năm khẳng định “vai trò quan trọng và không thể thiếu” của truyền thông tin tức và tuyên bố “báo chí không phải là kẻ thù của nhân dân.”

Các bài xã luận có phối hợp hôm thứ Năm đã bị chỉ trích bởi một số cơ quan trong giới truyền thông, trong đó có một bình luận của CBS News đã mô tả chúng là một “hành động già néo đứt dây của kiểu tư duy tập thể báo chí.”

“Nghiêm túc nhìn nhận – Ai sẽ cảm thấy thuyết phục bởi nỗ lực này, hoặc có ấn tượng với việc vài trăm tờ báo ca cùng một điệu? Ai thậm chí sẽ thèm để ý tới?” bài bình luận của CBS News đặt câu hỏi.

Vào tháng 1, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jeff Flake, một người theo Đảng Cộng hòa đại diện bang Arizona, nói rằng ông Trump đã vận dụng những lời lẽ của nhà độc tài Xô Viết Josef Stalin khi ông đả kích báo chí là “kẻ thù của nhân dân.”

https://www.voatiengviet.com/a/bao-chi-khap-nuoc-my-phan-phao-trump/4531978.html

 

Giới lập pháp quyết kháng cự

nếu ông Trump cắt viện trợ nước ngoài

Các nhà lãnh đạo từ cả hai đảng trong một ủy ban có uy thế của Thượng viện Hoa Kỳ cam kết hôm thứ Năm sẽ kháng cự nếu Tổng thống Donald Trump xúc tiến kế hoạch lách Quốc hội và rút lại hàng tỉ đôla từ ngân sách viện trợ nước ngoài, bao gồm ngân khoản dành cho Syria và Bờ Tây và Dải Gaza.

Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng (OMB) đã yêu cầu Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đệ trình thông tin cho gói “hủy ngân” nhắm mục tiêu vào viện trợ nước ngoài với ý định hoàn trả ngân khoản lại cho Bộ Tài chính, một quan chức chính quyền nói với Reuters với điều kiện giấu tên.

Quá trình hủy ngân cắt tiền đã được Quốc hội phân bổ nhưng chưa được chi tiêu. Hành động gần như chưa từng có tiền lệ này của ông Mick Mulvaney, cựu nghị sĩ Đảng Cộng hòa đứng đầu OMB, sẽ cắt đi viện trợ nước ngoài đã được Quốc hội chuẩn thuận.

Một số quan chức chính quyền cho biết OMB đang nhắm mục tiêu cắt khoảng 3,5 tỉ đôla viện trợ.

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Bob Corker, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, và Bob Menendez, thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ cao cấp nhất của ủy ban, đều nói rằng họ sẽ tìm cách ngăn chặn bước đi này.

“Tôi không biết làm thế nào mà họ có thể làm chuyện đó một cách hợp pháp, nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ nghĩ cách chống lại chuyện đó, nếu đúng là họ định làm vậy,” ông Corker nói trong một phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại.

Ông Menendez cho biết kế hoạch mới nhất “sẽ là một đòn giáng” đối với Bộ Ngoại giao và cơ quan viện trợ chính của chính phủ Mỹ.

Reuters cho biết ông Menendez sau đó nói với hãng tin này rằng ông sẽ cân nhắc ngăn chặn các đề cử của chính quyền Trump nếu kế hoạch này được xúc tiến.

“Nếu họ làm theo cách họ định sẽ làm… về cơ bản nó sẽ thực thi việc cắt giảm mà Quốc hội không thể có hành động gì, thì tôi phải xem xét các đề cử bằng một thái độ hoàn toàn khác.”

Reuters cho biết Bộ Ngoại giao và USAID không có bình luận ngay tức thì. Một phát ngôn viên của OMB không trả lời ngay lập tức một yêu cầu bình luận, theo Reuters.

Chính quyền Trump đã tìm cách cắt giảm viện trợ nước ngoài trong ngân sách năm nay, nhưng các nhà lập pháp đã phản đối và ông Trump cuối cùng kí ban hành một ngân sách không bao gồm các khoản cắt giảm.

Đầu năm nay, chính quyền tìm cách cắt giảm 15 tỉ đôla chi tiêu trong nước, bao gồm 7 tỉ đôla cho chương trình bảo hiểm y tế trẻ em bằng cách sử dụng quy trình hủy ngân.

Kế hoạch đó không thông qua được Quốc hội.

Lần này, Quốc hội có thể sẽ không ngừng kế hoạch này được vì chính quyền sẽ trình đề xuất trong vòng 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính là 30 tháng 9.

https://www.voatiengviet.com/a/gioi-lap-phap-quyet-khang-cu-neu-ong-trump-cat-vien-tro-nuoc-ngoai/4531973.html

 

Mỹ mở rộng hạn chế visa

sau cuộc bầu cử ở Campuchia

Mỹ hôm thứ Tư cho biết họ đang mở rộng các hạn chế visa đối với các cá nhân chịu trách nhiệm về các hành động “phản dân chủ” trong khoảng thời gian dẫn tới cuộc bầu cử ngày 29 tháng 7 của Campuchia.

Bộ Ngoại giao nói hành động này theo sau một thông báo vào ngày 6 tháng 12 năm ngoái nói rằng Mỹ sẽ hạn chế cho nhập cảnh những người có dính líu tới đến các hành động của chính phủ Campuchia làm suy yếu nền dân chủ, bao gồm việc giải thể đảng đối lập chính và giam giữ lãnh đạo Kem Sokha.

“Các hạn chế nhập cảnh mở rộng có thể áp dụng cho các cá nhân trong và ngoài chính phủ Campuchia, những người chịu trách nhiệm về các hành động phản dân chủ đáng chú ý nhất trong khoảng thời gian dẫn tới cuộc bầu cử ngày 29 tháng 7,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Heather Nauert nói.

Thông báo của Mỹ được đưa ra khi các cơ quan bầu cử ở Campuchia loan báo Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) thắng cả 125 ghế quốc hội trong cuộc bầu cử, một kết quả mà phe đối lập gọi là phi pháp.

Bà Nauert nói rằng trong một số trường hợp, những hạn chế cũng sẽ áp dụng cho người thân trực hệ của những người chịu trách nhiệm làm suy yếu nền dân chủ. Nhưng bà từ chối cung cấp tên của bất cứ ai có thể bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm visa mở rộng.

“Chúng tôi nhắc lại lời kêu gọi chính phủ Campuchia thực hiện các hành động cụ thể nhằm thúc đẩy hòa giải quốc gia bằng cách cho phép truyền thông độc lập và các tổ chức xã hội dân sự thực thi vai trò thiết yếu của họ,” bà nói.

Bà Nauert nhắc lại Mỹ kêu gọi phóng thích ông Kem Sokha và các tù nhân chính trị khác và chấm dứt lệnh cấm phe đối lập chính trị.

Bà mô tả cuộc bầu cử là “không tự do và không công bằng.”

https://www.voatiengviet.com/a/my-mo-rong-han-che-visa-sau-cuoc-bau-cu-o-campuchia/4531956.html

 

Mỹ lập « Nhóm hành động »

để theo dõi trừng phạt Iran

Thu Hằng

Ngày 16/08/2018, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo thành lập « nhóm hành động về Iran » nhằm theo dõi việc tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Washington nhắm vào Teheran.

Phát biểu trước báo giới, ông Pompeo cho biết : « Nhóm hành động sẽ do ông Brian Hook, đặc phái viên về Iran, điều hành nhằm đánh giá lại và điều phối mọi hoạt động liên quan đến Iran của bộ Ngoại Giao ».

Một nhiệm vụ khác của « Nhóm hành động về Iran » là buộc các nước khác tôn trọng loạt biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ nhắm vào Iran, được tổng thống Mỹ tái lập từ đầu tháng 08/2018, để chế độ Teheran thay đổi thái độ.

Đây cũng là điểm được ngoại trưởng Mỹ nhắc lại trong cuộc họp báo, đồng thời ông khẳng định Washington không muốn lật đổ chính quyền Teheran và hy vọng « sớm có thể ký được một thỏa thuận hạt nhân mới với Iran, nhưng trước hết phải chứng kiến được những thay đổi quan trọng của chế độ trong chính sách đối nội và đối ngoại ».

Ông Brian Hook, người đứng đầu nhóm hành động và là một người thân cận với cố vấn an ninh John Bolton của Nhà Trắng, nêu rõ : « Mục tiêu là cắt hoàn toàn khối lượng dầu nhập khẩu từ Iran ở mỗi nước từ nay đến ngày 04/11. Chúng tôi (Hoa Kỳ) sẵn sàng áp dụng các biện pháp trừng phạt liên đới đối với các nước không tôn trọng trừng phạt của Mỹ » nhắm vào Iran.

« Nhóm hành động về Iran » được thành lập vào đúng kỷ niệm 65 năm vụ đảo chính thủ tướng Mohammad Mossadegh, do CIA tổ chức. Ông Hook trấn an đây  chỉ là « sự ngẫu nhiên ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180817-my-lap-%C2%AB-nhom-hanh-dong-%C2%BB-de-theo-doi-trung-phat-iran

 

Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ : Căng thẳng kinh tế

tác hại đến hợp tác quốc phòng

Mai Vân

Khi loan báo tăng gấp đôi mức thuế đánh trên nhôm thép nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10/08/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định « quan hệ với Ankara hiện không tốt ». Bốn hôm sau, ngày 14/08, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã « ăn miếng trả miếng », kêu gọi tẩy chay hàng điện tử Mỹ, và ban hành quyết định áp thuế quan cực nặng trên hàng loạt sản phẩm nhập từ Mỹ, với 140% trên rượu, 120% trên xe du lịch hay 60% đối với lá thuốc lá ; gạo, than đá cũng bị tăng thuế mạnh.

Trước mắt, trừng phạt kinh tế của Mỹ đã làm đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ mất giá đáng kể, tác động nặng nề đến kinh tế và đời sống người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, quan hệ xấu đi này sẽ không chỉ tác hại đến kinh tế, thương mại, mà giới quan sát còn lo ngại về các ảnh hưởng tiêu cực trên quan hệ quân sự, quốc phòng giữa hai đồng minh NATO, với những hậu quả địa lý chính trị khó lường.

Ngay hôm 10/08, trên tờ báo Mỹ The New York Times, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã cảnh báo là nếu Washington không từ bỏ các hành vi đơn phương và thái độ thiếu tôn trọng thì Ankara bị buộc phải tìm kiếm « bạn bè và đồng minh mới ».

Theo AFP, lời cảnh báo trên được đưa ra sau một cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa ông Erdogan và tổng thống Nga Vladimir Putin về kinh tế và thương mại cũng như về tình hình Syria.

Các yếu tố bất đồng Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ càng lúc càng nhiều

Quan hệ quân sự song phương Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian gần đây đã gặp nhiều khúc mắc trên một loạt hồ sơ.

Trước hết là trong hồ sơ Syria. Washington đã hỗ trợ cho lực lượng Kurdistan YPG ở Syria chống lại lực lượng thánh chiến thuộc tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo. Thế nhưng, Thổ Nhĩ Kỳ lại xem YPG là tay chân của đảng Kurdistan PKK, bị Ankara liệt vào diện lực lượng khủng bố cần tiêu diệt.

Căng thẳng Ankara-Washington lại càng lên cao sau khi Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, lại ký thỏa thuận sơ bộ để mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, một đối thủ của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.

Ngoài yếu tố kỹ thuật – hệ thống phòng không S-400 hoàn toàn không thích ứng với hệ thống phòng thủ của NATO – thương vụ này lại là một sự vi phạm trừng phạt của Mỹ đối với Nga.

Một nhân tố khác phản ánh đà xấu thêm trong quan hệ quốc phòng Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ là sự kiện tổng thống Mỹ Donald Trump, hôm 13/08, đã ký ban hành luật mới về ngân sách quốc phòng Mỹ, trong đó có điều khoản cấm cung cấp chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara tiếp tục bàn thảo việc mua S-400 của Nga.

Quan hệ ngày càng tốt đẹp lên giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga gây lo ngại cho cả Mỹ lẫn châu Âu. Việc Thổ Nhĩ Kỳ đối thoại với Nga đã khiến một số người hoài nghi về tính đáng tin cậy của Ankara trong tư cách một thành viên NATO, và nêu lên câu hỏi là có nên để Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục ở trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương hay không.

Nhưng chuyên gia Joshua Landis, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Trung Đông, trả lời AFP, đã đánh giá là việc loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi NATO sẽ là một thảm họa, vì điều đó chỉ đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào tay của Nga mà thôi.

Riêng đô đốc hồi hưu James Stavridis, cựu tư lệnh lực lượng NATO, thì đã thúc giục Washington và Ankara là phải làm tất cả những gì có thể làm để cải thiện quan hệ.

Trả lời hãng truyền thông Mỹ MSNBC hôm 13/08, ông nói : « Để mất Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là một sai lầm khủng khiếp về địa chính trị, và may mắn thay là chúng ta có thể hy vọng đẩy lùi việc này, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ phải đi bước đầu tiên ».

Tuyên bố của đô đốc Stavridis được đưa ra đúng vào hôm ông John Bolton, cố vấn an ninh của ông Trump, gặp đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về vấn đề Ankara bắt giữ mục sư Mỹ Andrew Brunson – ngòi nổ làm dấy lên cuộc khủng hoảng hiện nay – và tình hình quan hệ song phương.

Vấn đề căn cứ quân sự Incirlik

Các chuyên gia cũng nhìn một cách lo ngại về số phận của Incirlik, căn cứ quân sự Mỹ nằm vùng phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, cách biên giới với Syria khoảng 70 cây số. Đây cũng là một đầu mối gây căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ trong mấy thập niên qua.

Incirlik là một căn cứ mà Mỹ đã xây dựng vào năm 1951 ở vùng Cận Đông, biến nó thành một cơ sở chiến lược đối với quân đội Mỹ và NATO, và cho đến nay, các máy bay tham gia chiến dịch tấn công lực lượng thánh chiến ở Irak và Syria đều xuất phát từ căn cứ này.

Đây cũng là nơi Mỹ tồn trữ 50 quả bom nguyên tử.

Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, căn cứ này cũng quan trọng khi mà họ được quân đội Mỹ cung cấp thông tin tình báo và drone quan sát ở vùng biên giới, giúp Ankara theo dõi động tĩnh của đảng Kurdistan PKK.

Tuy nhiên căn cứ Incirlik thường xuyên bị Ankara dọa đóng cửa. Vào năm ngoái, Muharrem Ince, đại diện phe đối lập tranh cử tổng thống, đã dọa đóng cửa căn cứ nếu Washington không cho dẫn độ giáo sĩ Fethulla Gulen bị nghi là xúi giục đảo chính năm 2016.

Ông Ince đã thất cử. Nhưng Incirlik tiếp tục nằm trong vòng xoáy. Sau vụ đảo chính hụt, viên chỉ huy người Thổ Nhĩ Kỳ của căn cứ Incirlik đã bị bắt vì bị tình nghi có dính đến vụ đảo chính.

Theo báo Thổ Nhĩ Kỳ Cumhuriyet, một số luật sư thân cận với tổng thống Erdogan đã đâm đơn kiện yêu cầu bắt giữ lính Mỹ ở căn cứ này vì họ cũng bị nghi ngờ dính líu đến vụ đảo chính.

Ai sẽ thắng trong cuộc đọ sức Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ

Theo giới chuyên gia, trong cuộc đọ sức này đương nhiên là Thổ Nhĩ Kỳ bị thua thiệt lớn, vì là một nước nhỏ. Chuyên gia Mỹ Joshua Landis ví von : « Thổ Nhĩ Kỳ yếu thế hơn trong khi Hoa Kỳ là một con voi to lớn ».

Trước mắt, căng thẳng ngoại giao với Hoa Kỳ sẽ tác động đến thỏa thuận mà Ankara đã ký với Pakistan, trị giá khoảng 1,5 tỷ đô la để bán súng trang bị cho trực thăng mà Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Nhưng thiết bị của Thổ Nhĩ Kỳ lại có sử dụng những linh kiện của Mỹ, do đó cần phải có sự đồng ý của Mỹ để xuất khẩu. Việc mua bán được dự báo là sẽ rất gay go trong bối cảnh hiện nay.

Dù biết mình yếu thế trong cuộc đọ sức, nhưng có những điểm mà Ankara khó thể chấp nhận, và vẫn sẽ là những cái gai trong việc cải thiện quan hệ với Mỹ.

Hồ sơ lớn đối với Ankara liên quan đến giáo sĩ Gulen, hiện lưu vong ở Mỹ. Ankara liên tục đòi Washington đòi cho dẫn độ, nhưng cho đến nay đòi hỏi này không được Mỹ đáp ứng.

Ankara cũng vẫn tức giận trước sự kiện là vào tháng 5/2018, ông Hakan Atilia, cựu phó tổng giám đốc Ngân Hàng Nhà Nước Thổ Nhĩ Kỳ Halkbank, đã bị một tòa án Mỹ kết án 32 tháng tù về tội gian lận ngân hàng trong một vụ liên quan đến hàng tỷ đô la. Ông Hakan Atilia đã kháng cáo, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã cực lực phản đối bản án. Khả năng ngân hàng Halkbank có thể bị phạt một khoản tiền lớn gây lo ngại cho Ankara.

Về phía Mỹ thì Washington không thể chấp nhận việc công dân của mình bị bắt giam, như trường hợp mục sư Andrew Brunson, bị bắt giam một năm rưỡi và tiếp theo là quản thúc tại gia, khiến tổng thống Trump tức giận và trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180817-my-tho-nhi-ky-cang-thang-kinh-te-tac-hai-den-hop-tac-quoc-phong

 

Cuộc đọ sức Trump – Erdogan đi về đâu ?

Tú Anh

Với hai đấu thủ đều háo thắng, tổng thống Donald Trump nóng nảy như núi lửa và tổng thống Erdogan nhà độc tài tự ái, cuộc đọ sức giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, hai đồng minh trong NATO, liệu sẽ kết thúc ra sao ? Giới phân tích không dám phiêu lưu tiên đoán ai sẽ nhượng ai trước, nhưng cho rằng chính quyền Ankara sẽ bị thiệt hại nặng hơn Mỹ nếu hai bên đi đến cùng.

Vào lúc tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ lung lay, Washington, qua tuyên bố của bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin đe dọa ban hành thêm các biện pháp trừng phạt mới, nếu Ankara không trả tự do cho Andrew Brunson, mục sư người Mỹ bị giam cầm từ 18 tháng nay nay với tội danh « khủng bố ».

Khủng hoảng giữa hai nước thành viên NATO đã khơi nguồn từ nhiều năm nay. Lúc đầu Ankara đòi Mỹ cho dẫn độ giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen với tội danh cầm đầu đảo chính hụt vào tháng 7/2016. Giáo sĩ Fethullah Gulen là một đồng minh chính trị của tổng thống Erdogan trước khi phải chạy sang Mỹ lưu vong vào năm 1999. Thật ra, Hoa Kỳ không từ chối trục xuất giáo sĩ Fethullah Gulen, nhưng đòi Thổ Nhĩ Kỳ phải cung cấp chứng cớ buộc tội.

Nhốt mục sư Tin lành được lợi gì ?

Đến tháng 10/2016, ba tháng sau vụ đảo chính hụt, chính quyền Ankara bắt mục sư Mỹ Andrew Brunson và quy cho nhà truyền giáo Tin lành tham gia vào cuộc binh biến mà cũng không đưa ra chứng cớ.

Theo AFP, số phận của mục sư Mỹ đến nay vẫn chưa sáng tỏ. Cho dù đích thân Phó tổng thống Mike Pence, một tín đồ Tin lành phúc âm, đòi hỏi, một toà án Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không bỏ lệnh quản thúc. Trái lại, theo luật sư của bị cáo, một toà khác có thẩm quyền cao hơn sẽ quyết định trong tuần này.

Chỉ trong vòng vài hôm, hai đồng minh biến thành hai kẻ đối đầu. Tổng thống Donald Trump tăng giá biểu áp thuế lên thép và nhôm Thổ Nhĩ Kỳ. Lệnh trừng phạt cảnh cáo này đủ làm cho đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ, đã suy yếu từ gần một năm nay, lao dốc, đe dọa nền kinh tế mong manh vì lạm phát và nợ công. Lập tức, tổng thống Erdogan lên án Mỹ phát động « âm mưu chính trị » kêu gọi dân chúng kháng cự.

Nếu biết rằng Washington và Ankara là hai đồng minh lâu đời, có quyền lợi quân sự tương đồng, có hiệp ước an ninh chung từ thời chiến tranh lạnh, chia sẻ nhau từ ô dù hạt nhân đến căn cứ quân sự, thì cuộc đấu khẩu hiện nay là chuyện hi hữu.

Trong bài « cuộc đọ sức hai bên đều thua thiệt », Le Monde ngày 17/08/2018 nêu lên ba mối nguy hại.

Về kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là nạn nhân đầu tiên, nhưng các ngân hàng quốc tế, chủ nợ của Ankara sẽ bị tác động.

Hệ quả về ngoại giao cũng không kém nghiêm trọng. Tổng thống Erdogan dọa là sẽ tìm « đồng minh mới ». Trong bối cảnh căng thẳng với Washington, nhà lãnh đạo mang ước mơ làm đại đế thời hoàng kim Ottoman hòa giải với châu Âu, thả hai quân nhân Hy Lạp giam cầm từ 5 tháng nay và người điều hành tổ chức Ân Xá Quốc Tế tại Thổ Nhĩ Kỳ Taner Kilic. Dụng ý của ông Erdogan là tìm hậu thuẩn của châu Âu và sử dụng lá bài di dân để gây áp lực. Tuy nhiên, trước thái độ dè dặt của Pháp và Đức, từ chối lời mời tham gia hội nghị « bốn bên » với Nga,Thổ về tình hình Syria, Matxcơva đã lao vào chổ trống ngoại giao, ngay tức khắc gửi Serguei Lavrov sang Ankara.

Trump-Erdogan dọn cỗ cho Putin ?

Trong nhất thời, tổng thống Nga Putin ghi nhiều bàn thắng, nhất là để làm suy yếu NATO, mục tiêu chiến lược của chủ nhân điện Kremlin.

Câu hỏi quan trọng là liệu Donald Trump và Recep Erdogan, trước khi thật sự lên võ đài có suy tính kỹ hậu quả hay chưa ? Có muốn cả hai cùng thua hay không ?

Mỹ sẽ thua vì mất đồng minh nặng ký trong khu vực Trung Cận Đông bất ổn. Còn Thổ Nhĩ Kỳ thua đậm vì lọt vào miệng cọp Nga, theo nhận định của Le Monde.

Đã vậy, khi mất thị trường Mỹ, tiền tệ và kinh tế rối loạn, sự nghiệp chính trị của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đầy bất trắc, dân chúng có để yên cho ông hay không ? Khi sửa đổi Hiến pháp, thâu tóm quyền lực đến trọn đời, tổng thống Erdogan đã lý giải với dân : tổng thống là người có trách nhiệm tất cả.

Hạ nhiệt ?

Có lẽ vì thế mà cho dù lớn tiếng đe dọa Mỹ, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng không để tình hình suy thoái thêm. Thứ hai vừa qua, đại sứ Mỹ tại Washington Serdar Kilic đã đến gặp cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ, diều hâu John Bolton.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180817-cuoc-do-suc-trump-erdogan-di-ve-dau

 

Hiến pháp Cuba thật sự thay đổi những gì?

Cuba đang bắt đầu quá trình cho công chúng đóng góp ý kiến vào các vấn đề từ chế độ độc đảng, chủ nghĩa xã hội cho đến bất bình đẳng, quyền của người đồng tính, sở hữu tư nhân và tái cơ cấu chính quyền trong dự thảo Hiến pháp mới để thay thế bản Hiến pháp đã có từ thời Chiến tranh Lạnh.

Đợt sửa đổi Hiến pháp có từ năm 1976 do Đảng Cộng sản chủ xướng sẽ được đưa ra bàn thảo tại 35.000 cơ quan và các tổ dân phố cho đến tháng 11, sau khi bản dự thảo mới đây đã được Quốc hội phê chuẩn. Sau quá trình đóng góp ý kiến, Quốc hội Cuba sẽ thông qua bản dự thảo mới và đưa ra bỏ phiếu trên toàn quốc vào đầu năm sau.

Dự thảo Hiến pháp được đề xuất một phần là thể chế hóa những thay đổi trong xã hội Cuba vốn đã diễn ra kể từ năm khi Liên Xô, vốn nước bảo trợ chính cho Cuba trong nhiều năm, sụp đổ vào năm 1991, và phần nào sẽ điều chỉnh những chức năng của nhà nước trong tương lai.

Dưới đây là những nội dung cơ bản về những thay đổi mà dự thảo Hiến pháp này sẽ đem đến cho Cuba:

Chủ nghĩa cộng sản

Đảng Cộng sản vẫn là chính đảng hợp pháp duy nhất và vai trò lãnh đạo đất nước của Đảng vẫn được duy trì và Dự thảo Hiến pháp ghi là điều này không thể đảo ngược. Tuy nhiên, phần nói về xã hội cộng sản đại đồng và quy định cấm lợi dụng sở hữu tư nhân để bóc lột sức lao động của người khác trong Hiến pháp hiện hành đã bị bãi bỏ.

Chủ nghĩa xã hội

Dự thảo kiên quyết giữ quyền chi phối của Nhà nước đối với tư liệu sản xuất, đất đai và vai trò của kế hoạch hóa tập trung. Điều này cũng được xem là không thể đảo ngược. Tuy nhiên, lần đầu tiên Hiến pháp thừa nhận thị trường là một yếu tố của nền kinh tế mặc dù Chính phủ được phép tùy ý rút lại sự thừa nhận này.

Chính phủ

Sẽ có thêm một vị thủ tướng được bổ nhiệm để giám sát hoạt động hàng ngày của chính phủ, nhất là quản lý các doanh nghiệp nhà nước. Hiện giờ, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba cũng kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Chính quyền địa phương

Hội đồng nhân dân các địa phương được tổ chức theo mô hình Quốc hội sẽ bị bãi bỏ. Thay vào đó mỗi địa phương sẽ có một chủ tịch và một phó chủ tịch. Vị chủ tịch này sẽ đứng đầu một ủy ban bao gồm lãnh đạo các thành thị.

Doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp tư nhân và các hợp tác xã phi nông nghiệp lần đầu tiên được đề cập trong dự thảo Hiến pháp mới như là hoạt động kinh tế hợp pháp, và vai trò của các liên doanh và các hình thức đầu tư nước ngoài được nâng cấp từ ‘thứ yếu’ thành ‘quan trọng’ hay ‘cơ bản’. Tuy nhiên, việc người dân tích lũy tài sản cá nhân bị cấm.

Quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới

Trong các điều khoản cấm mọi hình thức phân biệt đối xử trong dự thảo Hiến pháp mới có nhận diện giới tính. Hôn nhân giờ đây được định nghĩa là giữa các ‘cá nhân’ thay vì giữa người nam và người nữ.

Quyền pháp lý

Nguyên tắc ‘suy đoán vô tội’ giờ đây được áp dụng cho nghi phạm các vụ án hình sự. Ngoài ra người dân cũng có quyền yêu cầu tòa án đình lệnh giam giữ (habeas corpus). Lần đầu tiên, người dân có thể khởi kiện chính quyền về các thiệt hại hay lơ là. Tuy nhiên, hệ thống tư pháp vẫn giữ nguyên không đổi và tất cả các luật sư đều là công chức Nhà nước.

Những người đối lập tỏ ra hoài nghi

Những người bất đồng chính kiến đã lên án quá trình thông qua Hiến pháp đi từ trên xuống dưới là ‘trò lường gạt’ và họ cho rằng những đề xuất sửa đổi sẽ được thông qua với ít thay đổi thực chất.

Họ đặt nghi vấn liệu người dân có được tư do nói lên quan điểm của mình trên những vấn đề như thể chế độc đảng và chủ nghĩa tư bản so với chủ nghĩa xã hội ở một đất nước mà công khai thảo luận những vấn đề này bị cấm đoán hay không.

Kết luận

Các đề xuất sửa đổi này bản thân chúng không làm giảm nguy cơ và thay đổi nguyên tắc làm việc ở Cuba, nhưng nó thật sự thúc đẩy đầu tư nước ngoài và là một bước tiến tới nền kinh tế hỗn hợp và một xã hội hiện đại, các doanh nhân và nhà ngoại giao nước ngoài nói.

Giới chức Cuba nói rằng các thay đổi trong bộ máy Nhà nước là nhằm để nâng cao tính trách nhiệm và cách quản lý nền kinh tế Nhà nước.

https://www.voatiengviet.com/a/hi%E1%BA%BFn-ph%C3%A1p-cuba-th%E1%BA%ADt-s%E1%BB%B1-thay-%C4%91%E1%BB%95i-nh%E1%BB%AFng-g%C3%AC-/4532005.html

 

Venezuela phát hành tiền mới

và lập sổ phân phối xăng dầu

Thụy My

Chính quyền Venezuela hôm qua 16/08/2018 thông báo các giao dịch điện tử sẽ tạm ngưng kể từ Chủ nhật 19/8 để chuẩn bị phát hành giấy bạc mới đã bỏ đi năm số 0. Và từ thứ Hai 20/8, những ai không có « Sổ yêu nước » sẽ phải trả giá xăng dầu cao hơn gấp cả trăm lần.

Bộ trưởng Nội Vụ Néstor Reverol loan báo tất cả các giao dịch điện tử trên toàn quốc sẽ bị ngưng kể từ 18 giờ địa phương (22 giờ GMT), nhưng không cho biết biện pháp này kéo dài bao lâu. Nhiều cửa hiệu phải đóng cửa vì lệ thuộc vào thẻ tín dụng, do thiếu tiền mặt.

Giấy bạc mới sẽ được đưa vào lưu thông từ thứ Hai 20/8, và tổng thống Nicolas Maduro cho phép nghỉ làm việc hôm đó để tạo điều kiện cho việc phát hành. Những tờ bạc có mệnh giá trên 1.000 bolivar vẫn được lưu hành song song.

Lạm phát ở Venezuela có thể lên đến một triệu phần trăm trong năm nay, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Việc bỏ đi 5 số 0 trên tờ giấy bạc nằm trong « kế hoạch tái thúc đẩy nền kinh tế »,trong đó có việc giảm nhẹ kiểm soát giao dịch ngoại hối, và lập ra hệ thống giá xăng dầu mới sẽ có hiệu lực từ thứ Hai 20/8.

Những ai không có « Sổ yêu nước » sẽ phải trả tiền xăng theo giá « quốc tế », hiện chưa được ấn định cụ thể, nhưng theo các chuyên gia thì giá một lít xăng loại tốt có thể là 1 đô la, tương đương một tháng lương tối thiểu của người Venezuela. Những người có sổ vẫn được mua với giá 1 bolivar, tức chưa đến 1 xu (theo đồng euro). Những ai chưa xin cấp sổ chỉ còn vài tiếng đồng hồ để làm thủ tục, vì đến cuối ngày hôm nay là hết hạn.

Loan báo trên đây có tác động như một quả bom. Đối lập tố cáo chính quyền muốn khống chế tất cả những ai có « Sổ yêu nước », một biện pháp có thể gây phẫn nộ trong dân chúng như hồi năm 1989.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180817-lam-phat-phi-ma-venezuela-phat-hanh-tien-moi-va-lap-so-phan-phoi-xang-dau

 

Vatican ‘hổ thẹn, đau buồn’

về vụ tai tiếng trong Giáo hội Mỹ

Vatican ngày 16/8 bày tỏ “hổ thẹn và đau buồn” trước báo cáo đanh thép của một đại bồi thẩm đoàn ở Mỹ về chuyện các linh mục ở bang Pennsylvania xâm hại tình dục trẻ em. Đây là phản ứng đầu tiên của Tòa Thánh về vụ việc.

Đại bồi thẩm đoàn hôm thứ Ba công bố kết quả điều tra xâm hại tình dục lớn nhất từ trước tới giờ trong Giáo hội Công giáo Mỹ, phát hiện 301 linh mục ở bang này đã xâm hại tình dục trẻ vị thành niên trong 70 năm qua.

Trong một thông cáo, phát ngôn viên Vatican Greg Burke nói Giáo hội Công giáo “phải học những bài học khó khăn từ quá khứ,” và rằng Vatican quyết sẽ buộc những người xâm hại và những người tiếp tay phải chịu trách nhiệm.

Tuyên bố nhấn mạnh “sự cần thiết phải tuân thủ” luật dân sự, kể cả việc bắt buộc báo cáo những hành vi xâm hại trẻ vị thành niên. Tuyên bố nói Đức Giáo hoàng Phanxicô hiểu “những tội ác này có thể làm rung chuyển đức tin và tinh thần của những tín đồ ra sao” và rằng ông muốn “diệt trừ tận gốc nỗi kinh hoàng bi thảm này.”

Trước đó trong ngày thứ Năm, các giám mục Công giáo La Mã ở Mỹ kêu gọi Vatican mở cuộc điều tra với sự hậu thuẫn của các điều tra viên thế tục để xem xét các cáo buộc xâm hại tình dục nhắm vào cựu Hồng y Washington Theodore McCarrick, người đã từ chức vào tháng trước.

https://www.voatiengviet.com/a/vatican-ho-then-dau-buon-ve-vu-tai-tieng-trong-giao-hoi-my/4531984.html

Cơ quan tư pháp EU muốn đình chỉ

 tư cách thành viên của Ba Lan

Một tổ chức do các hệ thống tư pháp của các quốc gia Liên minh Châu Âu hợp thành ngày 16/8 cho biết họ định đình chỉ tư cách thành viên của Ba Lan, nói rằng sự can thiệp chính trị làm cho hệ thống tư pháp của nước này không còn độc lập với chính phủ nữa.

Thông báo của Mạng lưới Các Hội đồng Tư pháp Châu Âu (ENCJ) thêm vào những lời chỉ trích rộng khắp nhắm vào những thay đổi đối với các tòa án kể từ khi chính phủ có chủ trương dân tộc chủ nghĩa nắm quyền ở Ba Lan vào cuối năm 2015.

Ban điều hành của ENCJ cho biết Hội đồng Tư pháp Quốc gia Ba Lan (KRS), cơ quan bổ nhiệm các thẩm phán và đại diện Ba Lan tại ENCJ, “không còn là một định chế độc lập với nhánh hành pháp và … bảo đảm trách nhiệm cuối cùng đối với việc hỗ trợ nhánh tư pháp mang tới công lí một cách độc lập.”

ENCJ, có nhiệm vụ cố vấn cho nhánh hành pháp của EU về việc duy trì nền pháp trị trong khối, sẽ triệu tập các thành viên của mình vào ngày 17 tháng 9 để quyết định có nên đình chỉ KRS hay không.

EU có một số vụ kiện chống lại Ba Lan về việc nước này cải tổ nhánh tư pháp, nhưng đảng cầm quyền Luật pháp và Công lí (PiS) nói rằng những thay đổi này là cần thiết để xóa bỏ di sản của chủ nghĩa cộng sản và làm cho các tòa án hữu hiệu hơn.

Chủ tịch Tòa án tối cao Ba Lan, Malgorzata Gersdorf, đã thách thức một luật mới buộc bà phải nghỉ hưu sớm và đã kêu gọi Liên minh Châu Âu bảo vệ nhánh tư pháp của nước bà khỏi bị chính phủ can thiệp.

https://www.voatiengviet.com/a/co-quan-tu-phap-eu-muon-dinh-chi-tu-cach-thanh-vien-cua-ba-lan/4531971.html

 

Tiền tệ Á Châu mất giá

vì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Ralph Jennings

Trong năm nay, đơn vị tiền tệ của nhiều nước Á châu mất giá so với đô la Mỹ trong bối cảnh đang xảy ra cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ. Tuy nhiên theo các nhà phân tích thì các nhà hoạch định chính sách giờ đã có kinh nghiệm để xử lý tốt hơn so với các chu kỳ trước đây.

Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Myanmar, cùng một số nước khác, đã chứng kiến đơn vị tiền tệ của họ bị mất giá từ đầu năm 2018. Đồng rupee của Ấn Độ tuột giá xuống mức thấp nhất từ trước tới nay trong tháng 6, và giá trị đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm 3,2% tính cho tới tháng 6.

Các nhà kinh tế chỉ ra một loạt yếu tố, gồm tác động dây chuyền của những khó khăn tài chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, và những lo ngại của giới đầu tư khi cân nhắc đổ tiền vào châu Á vì chiến tranh thương mại Mỹ -Trung, nhất là vào tuần tới, khi Mỹ áp đặt thuế quan đối với lượng hàng hóa trị giá 16 tỷ USD của Trung Quốc.

Ông Song Seng Wun, kinh tế gia thuộc ngân hàng tư nhân CIMB ở Singapore, nhận định:

“Về cơ bản, tất cả những gì mà chúng ta lo sợ xảy ra bây giờ và trong quá khứ dường như đang hội tụ về một mối”.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế tin rằng các cơ quan đặc trách chính sách tiền tệ ở châu Á đã rút ra được bài học từ những đợt tiền giảm giá trong quá khứ, như đã xảy ra vào năm 2013, 2015 và 2016.

Nguyên nhân tiền mất giá

Các nhà phân tích nói không một yếu tố duy nhất nào đã đẩy giá trị tiền tệ xuống thấp hơn tại các nước châu Á. Ở Ấn Độ, giá dầu tăng đã làm đồng rupee rớt giá khi Ấn Độ phải chi ra nhiều tiền ra hơn để nhập khẩu dầu. Ở Myanmar các phương tiện truyền thông trong nước quy lỗi cho nhập khẩu tăng vào nước đang phát triển nhanh này, cùng với nạn tích trữ đô la.

Tại Việt Nam, tiền đồng mất giá 1.3%, công ty chứng khoán Bảo Việt quy lỗi cho áp lực từ các vụ rớt giá của các đơn vị tiền tệ Á Châu khác, kể cả đồng nhân dân tệ Trung Quốc, trong khi đồng rupiah của Indonesia giảm 7% trong tháng Sáu.

Việc đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ lao dốc cộng với nạn lạm phát, và các khoản tiền vay không thanh toán được đang đe dọa kéo theo các nền kinh tế khác, tình trạng này đang đè nặng lên tỷ giá các đồng tiền châu Á, theo kinh tế gia Song.

Các nhà kinh tế và giới truyền thông ở các nước bị ảnh hưởng thường chỉ ra tác dụng dây chuyền từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung như một nguyên nhân chính. Cuộc tranh chấp thương mại đó đã bắt đầu từ đầu năm 2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tố cáo Trung Quốc không công bằng khi giao thương với Hoa Kỳ.

Ở Ấn Độ, cuộc chiến tranh thương mại đã cản trở các nhà đầu tư xác định vị thế của họ liên quan tới các tài sản trong nước. Và tại Việt Nam, việc Trung Quốc hạ giá đồng nhân dân tệ trong tháng 6- có thể do căng thẳng thương mại với Mỹ, đã tác động tới lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam.

Ông Maxfield Brown, thuộc công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates ở Việt Nam, nói theo ông thì có một số lý do tại sao tiền đồng Việt Nam giảm giá:

“Tôi nghĩ rằng các quan chức Việt Nam đang theo dõi những gì đang xảy ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và thực tế là Bắc Kinh đã phá giá tiền tệ của họ và động thái này ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Mọi người đang theo dõi tình hình.”

Chiến lược đối phó

Bà Marie Diron, Giám đốc điều hành của Moody’s Investors Service tại Singapore cho rằng lần này, các cơ quan đặc trách chính sách tiền tệ châu Á đã nắm được ngay những vụ tiền tệ mất giá trong năm nay, và tỏ nhạy bén hơn so với năm 2013 khi mà vốn tư bản rút ra khỏi châu Á hàng loạt vì kế hoạch kích thích kinh tế của Mỹ đang tuần tự khép lại.

Những biện pháp kích thích kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mua tài sản ở châu Á, nơi vốn đầu tư tăng trưởng tương đối nhanh theo đà phát triển kinh tế của khu vực.

Tại Indonesia, để củng cố đồng rupiah, giới hữu trách đã tăng lãi suất bốn lần trong vòng ba tháng. Các cơ quan đặc trách chính sách tiền tệ ở Ấn Độ và Philippines cũng tăng lãi suất trong năm nay. Thông thường thì tăng lãi suất cũng làm tăng giá trị đơn vị tiền tệ của một nước so với các nước duy trì lãi xuất ở mức thấp.

Bà Diron nói hiện nay các nước châu Á giữ nhiều ngoại tệ dự trữ hơn và kiểm soát tốt hơn mức thâm hụt ngân sách của họ.

Ông Maxfield Brown thuộc công ty tư vấn Dezan Shira & Associates nói ở Việt Nam, những yếu kém trong khâu quản lý tiền tệ trong quá khứ đã giúp các nhà lãnh đạo rút ra kinh nghiệm để xử lý tốt hơn, và giờ họ đang nhắm tới việc đưa ra một “phản ứng chừng mực.”

Trung Quốc có phần chắc sẽ đẩy đồng nguyên lên trở lại đi kèm với một kế hoạch kích thích kinh tế, để giảm bớt những lo ngại tại các thị trường khác, ngân hàng đầu tư Natixis của Pháp cho biết trong một tài liệu nghiên cứu công bố hôm thứ Sáu.

Các nhà kinh tế nói rằng sự giảm giá của các đơn vị tiền tệ Á châu có nhiều phần sẽ không leo thang tới mức khủng hoảng. Kinh tế gia Song Seng Wun của ngân hàng tư CIMB ở Singapore nói các đơn vị tiền tệ Á châu “không đủ yếu để trở thành một mối đe dọa”.

Vẫn theo ông thì trong một số trường hợp, các quốc gia phụ thuộc vào thương mại như nhiều nước Đông Nam Á, có nhiều cơ hội hơn với đồng tiền yếu hơn vì các nhà xuất khẩu sẽ kiếm được thu nhập hơn khi đổi đô la Mỹ sang đơn vị tiền tệ địa phương.

https://www.voatiengviet.com/a/tien-te-a-chau-mat-gia-vi-chien-tranh-thuong-mai-my-trung/4532860.html

 

TQ, Đài Loan và tiệm bánh LA:

Từ ly cà phê đến ‘cuộc chiến’

Một hãng làm bánh ngọt ở Mỹ rơi vào tâm bão địa chính trị do mời tổng thống Đài Loan một ly cà phê.

Chi nhánh tại Los Angeles của 85D Bakery Cafe có chủ sở hữu là người Đài Loan đã mời cà phê và đón tiếp nồng nhiệt bà Thái Anh Văn khi bà ghé qua quán hôm Chủ Nhật tuần trước.

Thế nhưng nhiều khách hàng Trung Quốc, những khách hàng thường tới các tiệm thuộc chuỗi cửa hàng này ở Trung Hoa lục địa, đã tức giận và kêu gọi tẩy chay hãng.

Khi sự giận dữ của Bắc Kinh phản tác dụng

Đài Loan đáp trả các hãng bay tuân thủ Bắc Kinh

VN nói hạ cờ Đài Loan vì chính sách ‘một TQ’

Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, và công chúng Trung Quốc thường nhanh chóng nhảy dựng lên khi thấy có cái gì đó ủng hộ cho sự độc lập của Đài Loan.

Việc tiếp đón nồng hậu bà Thái, lãnh đạo của một đảng chính trị chủ trương Đài Loan độc lập khỏi Trung Quốc, là điều được cho là không thể chấp nhận được.

Chuỗi sản xuất bánh ngọt trong lúc cố gắng kiểm soát mức độ tổn thất bằng cách nhanh chóng đưa ra tuyên bố nhằm giữ khoảng cách với vấn đề Đài Loan độc lập, thay vì kiểm soát được tình hình thì lại làm dấy thêm cơn giận dữ – mà lần này là từ Đài Loan, nơi người dân cáo buộc hãng là đã uốn cong lưng trước áp lực từ Trung Quốc.

Quy chế pháp lý của Đài Loan là một vấn đề rất nhạy cảm.

Đây là một nền dân chủ tự quản và trên thực tế đã tồn tại như một quốc gia độc lập kể từ 1950, khi chính phủ dân túy ở Trung Quốc bị phe cộng sản đánh bại và phải bỏ chạy từ đại lục sang Đài Loan.

Trung Quốc coi hòn đảo này là một tỉnh phản loạn, không phải là một quốc gia độc lập, và sẽ đến một ngày bị dùng vũ lực thống nhất với đại lục.

Trung Quốc nói rằng các nước khác chỉ có thể có quan hệ với hoặc là Trung Quốc, hoặc là Đài Loan chứ không thể cả hai.

Hàng không Mỹ phải bỏ tên Đài Loan vì sợ TQ

Mỹ tập trận với Đài Loan và ‘thuê đảo’ ở Trường Sa?

Đài Loan trao giải Nhà Đường năm 2018

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh ngày càng quyết liệt trong việc tuyên bố quyền đối với Đài Loan, và nói rằng đây là một trong những vấn đề then chốt trong chủ quyền lãnh thổ.

Điều gì xảy ra tại tiệm cà phê, những gì xảy ra sau đó?

Hồi cuối tuần trước, Tổng thống Thái Anh Văn dừng chân tại Los Angeles trên đường tới thăm một số đồng minh ngoại giao cuối cùng của Đài Loan ở Nam Mỹ.

Trong thời gian dừng chân, bà tới thăm tiệm 85C Bakery Cafe, một thương hiệu khởi đầu ở Đài Loan nhưng sau đó mở rộng thị trường sang Trung Quốc và Mỹ.

Nhân viên ở quán đã rất phấn khởi tiếp đãi bà, tặng bà một túi quà. Bên cạnh những nụ cười rạng rỡ cùng những tấm hình, họ còn đưa cho bà một con thú bông biểu tượng của hãng để bà ký tên kỷ niệm.

Các hình ảnh về buổi ghé thăm được một thành viên phái đoàn tháp tùng bà Thái đăng lên Facebook, nhưng sau đó đã được gỡ khỏi phần đăng công khai trên Facebook của ông.

Tuy bà Thái có tiếng nói khá ôn hòa về vấn đề độc lập kể từ khi được bầu lên tới nay, nhưng bà vẫn bị đại lục coi là một kẻ ly khai nguy hiểm.

“85C là một công ty hai mặt trong vấn đề ‘Đài Loan độc lập’,” một tin đăng trên mạng truyền thông xã hội. “Chúng ta, người Trung Quốc đại lục cần tẩy chay cái kiểu công ty rẻ tiền này.”

Một số dịch vụ giao nhận đồ ăn uống đã gỡ bỏ công ty này khỏi app của họ và cổ phiếu của công ty tại công ty mẹ Goumet Master đã rớt giá 7,5%. Theo đánh giá của Bloomberg, việc này khiến công ty tổn thất 120 triệu đô la.

Chuỗi cửa hàng cà phê, vốn có quá nửa doanh thu toàn cầu là từ thị trường Trung Quốc, đã nhanh chóng ra tuyên bố.

Hãng nhấn mạnh rằng họ “cương quyết ủng hộ” và không làm điều gì để “chia rẽ tình cảm ái quốc ở cả hai bên”, vốn là “cùng một gia đình”.

Thế nhưng điều này không đem lại kết quả như ý.

Các khách hàng Trung Quốc giận dữ khi nhận ra rằng tuyên bố trên chỉ được đăng trên trang web của công ty ở đại lục, và coi đó như một nỗ lực nhằm xoa dịu công chúng chứ khong phải là quan điểm rõ ràng chống việc Đài Loan độc lập.

Tại Đài Loan, có những cáo buộc rằng hãng đã chịu khom lưng trước áp lực của Bắc Kinh.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45221848

 

Đài Loan phản đối Trung Quốc

tẩy chay chuỗi tiệm café 85 độ C

Đài Loan chỉ trích động thái của Trung Quốc đe dọa đòi tẩy chay chuỗi tiệm cà phê 85oC của người Đài Loan vì Tổng thống Thái Anh Văn ghé qua một trong những tiệm này tại Los Angeles vào hôm Chủ Nhật, ngày 12 tháng 8.

Tờ Focus Taiwan cho biết như vừa nêu vào ngày 16 tháng 8, dẫn lời của Phó Chủ tịch Hội đồng phụ trách các vấn đề Hoa Lục của Đài Loan (MAC), ông Chiu Chui-cheng, nói tại cuộc họp báo thường kỳ. Ông Chiu Chui-cheng nói rằng động thái hăm dọa của Trung Quốc đòi tẩy chay chuỗi tiệm cà phê 85C chỉ làm suy giảm mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan.

Đại diện của MAC nói rằng đây là một trường hợp rõ ràng cho thấy Trung Quốc đàn áp các công ty của Đài Loan, và người dân Đài Loan hoàn toàn không chấp nhận một kế hoạch giống như là cách mạng văn hóa để ép buộc các công ty của Đài Loan trở thành công cụ chính trị công cộng như thế.

Ông Chiu Chui-cheng nhấn mạnh rằng cách tiếp cận cứng rắn của Trung Quốc, buộc các công ty, cá nhân và các nước chấp nhận ý thức hệ của Hoa Lục là một sự biến dạng của các giá trị phổ quát và hành động này sẽ không mang lại hiệu quả nào trong mối quan hệ Đài Loan-Trung Quốc mà trái lại sẽ bị cộng đồng quốc tế phản đối.

Cà phê 85oC là chuỗi tiệm của một hãng kinh doanh bánh ngọt và thức uống nổi tiếng của Đài Loan tại Hoa Kỳ. Tổng thống Thái Anh Văn đã ghé qua một tiệm của chuỗi cà phê này tại Los Angeles trong chuyến công du đến thăm các đồng minh của Đài Loan là Paraguay và Belize.

Chuyến đi của bà Thái Anh Văn phải quá cảnh ở Mỹ và Trung Quốc trước đó đã yêu cầu Mỹ không cho bà Thái Anh Văn đi qua Mỹ.

Chuyến thăm của bà Thái Anh Văn tới quán cà phê đã làm những công dân mạng Trung Quốc tức giận, đòi tẩy chay chuỗi cà phê. Trang web của công ty ở Trung Quốc đã bị tấn công hôm 15/8. Trang web của công ty ở Trung Quốc đã bị đóng từ tối ngày 15/8 và đến sáng ngày 16/8 vẫn chưa được khôi phục.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài VOA, phát sóng vào ngày 17 tháng 8, cựu Chủ tịch Richard Bush của Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ ở Đài Loan (AIT) nói rằng cư dân mạng Trung Quốc lên tiếng đe dọa chỉ vì Tổng thống Thái Anh Văn khẳng định một Đài Loan độc lập thì điều đó thật sự là lố bịch.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/taiwan-blasts-chinese-bullying-of-cafe-08172018083933.html

 

Máy bay TQ trượt khỏi đường băng ở Philippines,

văng bánh và động cơ

Một chiếc máy bay của Trung Quốc đã bị trượt khỏi đường băng tại sân bay ở Manila, Philippines, văng mất một động cơ và một bánh máy bay sau khi cố gắng hạ cánh trong trận mưa bão hôm 17/8, khiến 165 người trên chuyến bay vẫn chưa hết hoảng sợ, một số người đã nghĩ đến điều tồi tệ nhất, theo tường thuật của AP.

Chiếc Boeing 737-800, chở 157 hành khách và 8 thành viên phi hành đoàn cất cánh từ thành phố duyên hải Hạ Môn, Trung Quốc, và cố gắng hạ cánh lúc gần nửa đêm giữa một trận mưa lớn, sau khi đã bỏ ý định hạ cánh lần đầu vì tầm nhìn kém, AP dẫn lời các giới chức Philippines cho biết.

Chiếc máy bay bị mất liên lạc với trạm điều khiển không lưu đã trượt ra khỏi đường băng và đi vào một cánh đồng sũng nước mưa, khiến một trong những động cơ và các bánh máy bay văng ra trước khi mọi người trong khoang chen chúc nhau thoát ra qua đường trượt khẩn cấp, giới chức Philippines cho biết.

Tất cả hành khách và phi hành đoàn của chuyến bay Xiamen Air 8667 đã thoát ra an toàn và được đưa đến nhà ga sân bay để nhận chăn mền, thức ăn trước khi được đưa đến một khách sạn, Tổng giám đốc sân bay Ed Monreal và các quan chức khác cho biết thêm.

Vẫn theo lời ông Monreal, không có ai bị thương tích, ngoại trừ khoảng 4 người bị trầy xước bề ngoài.

Tổng giám đốc Cơ quan Hàng không Dân dụng Philippines, Jim Sydiongco, nói với các nhà báo rằng chiếc máy bay đã không thể hạ cánh lần đầu do tầm nhìn kém, phi công không thấy rõ đường băng. Máy bay đã bay vòng vòng trên trời trước khi quyết định hạ cánh lúc gần nửa đêm, nhưng bị mất liên lạc với trạm điều khiển không lưu.

Hiện các nhà điều tra đã lấy máy ghi âm của máy bay ra. Còn hộp ghi âm trong buồng lái sẽ được lấy ra khi máy bay đã được đem ra để xác định nguyên nhân vụ tai nạn, AP dẫn lời ông Sydiongco cho biết thêm.

Sân bay quốc tế Ninoy Aquino, cửa ngõ quốc tế chính của Manila, sẽ đóng cửa cho đến sáng thứ Bảy trong khi các nhóm nhân viên khẩn cấp đang cố gắng sử dụng cần cẩu để nâng máy bay lên vì bụng máy bay nằm trên mặt bùn lầy lội, cách xa đường băng chính.

Đại diện của hãng hàng không Xiamen Air, Lin Hua Gun, cho biết hãng sẽ gửi một máy bay khác đến Manila để tiếp tục chuyến bay. Trong khi đó, Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc cho biết đã gửi một nhóm chuyên viên đến hỗ trợ Philippines điều tra vụ tai nạn.

Gần 80 chuyến bay quốc tế và nội địa đã bị hủy hoặc chuyển hướng do sân bay đóng cửa.

https://www.voatiengviet.com/a/may-bay-tq-truot-khoi-duong-bang-o-philippines-vang-banh-va-dong-co/4532842.html

 

Trung, Mỹ đàm phán thương mại vào cuối tháng

Trung Quốc sẽ tổ chức một vòng đàm phán thương mại mới với Hoa Kỳ tại Washington vào cuối tháng này, Bắc Kinh cho biết hôm 16/8, làm lóe lên một tia hy vọng để đạt tiến bộ trong nỗ lực giải quyết cuộc xung đột đang ảnh hưởng đến thị trường tài chính thế giới.

Bản tin của Reuters trích tin từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết phái đoàn Trung Quốc sẽ do Thứ trưởng Bộ Thương mại Vương Thụ Văn đứng đầu, và đoàn TQ sẽ gặp các đại diện Hoa Kỳ dẫn đầu bởi Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế, David Malpass.

Trong lúc giới phân tích và các giới chức kinh doanh xem đây là một động thái tích cực, họ lưu ý rằng các cuộc đàm phán khó có thể đạt một bước đột phá bởi vì có mặt tại bàn đàm phán chỉ có các giới chức cấp thấp và phía Mỹ là do Bộ Tài chính dẫn đầu, chứ không phải là Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR).

Hiện vẫn còn khoảng cách biệt rất lớn giữa hai bên về những yêu sách của Washington đòi Bắc Kinh mở cửa thị trường hơn nữa và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các công ty Mỹ, đồng thời, cắt giảm mạnh mức thâm hụt thương mại của Mỹ lên tới 375 tỷ đôla trong giao dịch với TQ.

Tin tức về cuộc đàm phán Mỹ-Trung đã giúp nâng giá trị đồng nhân dân tệ và giảm mức thua lỗ trên các thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Hiện chưa rõ liệu cuộc đàm phán sẽ diễn ra trước hay sau ngày 23/8, thời điểm Washington áp dụng thuế bổ sung trên 16 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc.

Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ có những biện pháp trả đũa tương ứng.

Vòng đàm phán chính thức mới nhất giữa hai bên diễn ra vào đầu tháng Sáu, khi Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ở Bắc Kinh.

Hiện Bộ Tài chính Mỹ chưa có phản ứng nào về thông báo từ Bắc Kinh.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-my-dam-phan-thuong-mai-vao-cuoi-thang/4531498.html

 

TC Thất Thế, Cầu Hòa

Vi Anh

Nhiều dấu chỉ cho thấy ánh sáng hoà giải đang ló dạng ở cuối đường hầm của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, trong hai tuần lễ đầu của tháng 8 năm 2018. TC thất thế muốn cầu hoà với Mỹ.

Báo Le Monde của Pháp không dị ứng, nhậy cảm với hai bên Mỹ, Trung, phân tích phía Bắc Kinh có phản ứng rất dè dặt. Trung Quốc cũng hiểu rằng không thể địch lại với chính quyền Mỹ trong cuộc chạy đua gia tăng trừng phạt hàng hóa nhập cảng. Lý do giản dị là TQ chỉ nhập cảng có 130 tỉ đô la hàng hóa của Mỹ hàng năm, trong lúc Mỹ nhập đến 550 tỉ đô la hàng Trung Quốc. Nếu Mỹ tăng thuế trên số hàng của TQ nhập vào Mỹ, thì TQ bị thiệt gấp hơn 4 lần. Nên Bộ Thương Mại Trung Quốc hăm sẽ trả đũa Mỹ «về mặt số lượng lẫn «về mặt chất lượng», tức là trả đũa trên hàng xuất cảng sang Mỹ, lẫn các doanh nghiệp Mỹ làm ăn tại TQ.  Thế nhưng trên thực tế, chưa có gì cho thấy Bắc Kinh thực sự làm đúng như nói.

Cho đến nay, Bắc Kinh chưa biết cách làm thế nào để khiến Donald Trump hạ hoả. Đích thân phó thủ tướng TQ Lưu Hạc (Liu He) – một cựu sinh viên trường Harvard – đến Washington hồi tháng 5, với hy vọng tìm được một thỏa thuận nhằm giảm bớt tình trạng nhập siêu của Hoa Kỳ, với các biện pháp như nới lỏng hàng rào thuế quan với máy bay và đậu nành Mỹ. Nhưng thất bại.

Bắc Kinh luôn e ngại  đại chiến thương mại với Mỹ. TC tìm cách tránh né, không chọc giận Mỹ, TC cấm báo chí dùng chữ «chiến tranh thương mại», mà phải thay bằng những cách diễn đạt khác mềm mại hơn. Tháng 6 vừa qua, Bắc Kinh cũng buộc báo chí ngừng quảng bá cho chương trình «Made in China 2025», dự trù đầu tư ồ ạt, để biến Trung Quốc thành quốc gia dẫn đầu thế giới về các công nghệ mũi nhọn. Một chương trình vốn bị lên án mạnh mẽ tại Mỹ, Washington cáo buộc Trung Quốc cạnh tranh bất chính.

TQ còn thất bại nặng hơn trong việc lôi kéo Liên Âu cũng bị Mỹ áp thuế để cùng chống chiến tranh thương mại của Mỹ. Nhưng Mỹ và Liên  Âu là bè bạn đồng minh lịch sử không bỏ nhau, trái lại đoàn kết mạnh hơn để chống TC phá đám. TC ngày càng cảm thấy cô độc, bởi Liên Âu có cùng chung quan điểm với Hoa Kỳ, chống lại chính sách quản lý chặt thị trường của Bắc Kinh.

Không những TQ không chia rẽ Liên Âu được, mà tin của tờ báo kinh tế của Pháp Les Echos nhấn mạnh đến việc Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, Nhật Bản và cả Trung Quốc trong ít tháng gần đây bắt đầu có các nỗ lực cải cách WTO, hạn chế các can thiệp của chính quyền vào thị trường, gây bất lợi cho các nước khác, mà mũi dùi chánh yếu là nhắm vào không ai khác hơn là TQ. «Chủ nghĩa tư bản Nhà nước Trung Quốc» là đích ngắm chính, bởi các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc là xương sống của hệ thống kinh tế nước này, được Đảng Nhà Nước TC cho hưởng các khoản vay với lãi suất thấp hơn thị trường, được coi là thủ phạm của cạnh tranh bất chính.

TC lo ngại  từ khi cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ khởi sự, đồng tiền quốc gia TQ sụt giá quá nhanh. Đồng yuan hay nguyên sụt liên tục từ 8 tuần qua, lần đầu tiên kể từ năm 1994. Đồng yuan xuống giá giúp cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn, nhưng mặt khác nếu xuống quá mạnh, vượt vòng kiểm soát, sẽ gây lạm phát và làm mất lòng tin trong xã hội. Gần 80% các nhà đầu tư chờ đợi đồng nhân dân tệ tiếp tục xuống giá.

Còn ngoài TQ, TC đang sa lầy trong chiến lược “Một Vòng Đai Một Con Đường”, chương trình mà họ tiêu tốn nhiều trăm tỷ mà chưa thấy kết qủa cụ thể, thiết thực cho sự phát triển đất nước.

Trung Cộng không tìm được sách lược hữu hiệu đối phó với Hoa Kỳ, họ bị động, lúng túng và chỉ dùng những cách gỡ gạt cũ kỹ, kém hiệu quả. Vì vậy nếu cuộc chiến thương mại càng kéo dài, họ sẽ nhanh chóng kiệt quệ và sự thất bại chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.

Áp lực nội bộ của Đảng CS TQ đối với Chủ Tich Tập cận Bình ngày càng lớn, làm uy thế Ông lung lay, chính sách của Ông càng ngày càng bị chỉ trích. Tiêu biểu như Ô. Trương Lâm thuộc Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Thiên Tắc tại Bắc Kinh, đã không ngần ngại cho rằng Bắc Kinh đã phạm phải «Hai sai lầm lớn» trong cuộc chiến tranh mậu dịch với Washington: Đó là đánh giá sai lạc về cả tổng thống Mỹ Donald Trump lẫn liên minh Mỹ-Liên Hiệp Châu Âu. Đối với Trương Lâm, vì các sai lầm đó, Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt. Chủ Tịch TCB phải họp Bộ Chánh trị Đảng vấn kế nhưng bị phê bình, chỉ trích nhiều hơn.

Dậu đổ bìm leo, một số biểu hiện khác thường, trong giới trí thức bắt đầu có tiếng nói trực tiếp lên án chính sách. Ngày 04/08/2018, 62 chuyên gia, trí thức đến Bắc Đới Hà, kể cả hai cựu tổng bí thư Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào cùng cựu thủ tướng Chu Dung Cơ tỏ ra không tin tưởng vào Ban lãnh đạo hiện hành. Với hội nghị Bắc Đới Hà bất thần lên án chính sách độc tài chuyên quyền của họ Tập, TCB có dấu hiệu lung lay.

Nhất là TCB thấy rõ, như báo Le Monde của Pháp không thiên bên nào, TQ hay Mỹ, cho biết, Mỹ kinh tế quý 2 tăng mạnh, TT Trump lợi thế. Tăng trưởng đạt 4,1%, mức cao nhất từ 2014. Tiêu thụ tăng mạnh 4%. Các doanh nghiệp, được hưởng lợi, rút nhiều tiền lãi từ nước ngoài về hơn, khiến đầu tư trong nước tăng mạnh (7,3%). Mỹ tăng ngân sách quốc phòng 2019 nhằm kìm hãm Trung Quốc. Năm 2019, cho tăng thêm hơn 10% so với tài khóa 2018 và đạt đến 716,3 tỉ đô la.

Có vẻ Mỹ đang lan toả chiến tranh thương mại giữa Washinton và Bắc Kinh ra  thành chiến tranh quân sự ở Biển Đông. Mỹ cho máy bay chiến lược B 52 tuần tra Biển Đông,  Hải quân TC đuổi 5 lần 7 lượt, máy bay Mỹ cứ làm việc của mình Luật Quốc tế thừa nhận. Các nước có quyền cho tàu và máy bay đi đến bất cứ nơi nào luật pháp cho phép.

Niềm vui trong giờ thất vọng về chiến tranh. Tin BBC của Anh, bản tiếng Việt, “Trung Quốc nên giảm thiểu thiệt hại trong cuộc chiến thương mại bằng cách chấp nhận thua cuộc trước Donald Trump,” theo nhà nghiên cứu độc lập Xu Yimiao viết trên trang Bưu điện Hoa Nam.

Còn Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 3/8, xác  định Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết bất đồng giữa hai nước trên nguyên tắc bình đẳng. Ông phát biểu với báo giới sau cuộc gặp Ngoại trưởng Mike Pompeo bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 ở Singapore. Theo ông Vương Nghị, ông Pompeo cũng sẵn sàng giải quyết vấn đề theo hướng này và cũng như không muốn những bất đồng hiện nay tiếp tục. Hoà đàm thiết nghĩ không khó, Mỹ chỉ đòi công lý trong giao thương và bang giao, là đạo người ta ở đời thế thôi./.(VA)

https://vietbao.com/p123a284471/tc-that-the-cau-hoa

 

Bài học khi Malaysia

muốn hủy các dự án Trung Quốc

Thủ tướng đương nhiệm Malaysia, ông Mahathir Mohamad, sau khi nhậm chức, tuyên bố sẽ hủy bỏ hai dự án trị giá hàng tỷ đô la do Trung Quốc đầu tư. Lý do nêu ra là ông không muốn Kuala Lumpur mắc thêm nợ. Đây là dự án đường ống dẫn khí và tuyến đường sắt dọc bờ biển miền Đông ở Malaysia được ký kết dưới thời Thủ tướng Najib Razak. Người đứng đầu chính phủ Kuala Lumpur nói rõ ông sẵn sàng chào đón đầu tư từ Hoa Lục với điều kiện đầu tư đó phải có lợi cho Malaysia.

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, hiện đang sống ở Na-Uy cho rằng Việt Nam nên học hỏi đường lối cứng rắn với Trung Quốc của tân chính phủ Malaysia:

Tôi nghĩ VN nên có một chính sách kinh tế độc lập với chính mình. Một nền kinh tế phát triển một cách bền vững, ổn định không chỉ là một tương lai phồn thịnh mà còn là một tương lai độc lập cho đất nước mình. Để có sự độc lập, tự do và phồn thịnh đó thì mình không thể phụ thuộc quá lớn vào nền kinh tế của Trung Quốc và không thể nợ họ quá nhiều. Khi mình phụ thuộc vào họ thì mình không độc lập được, và sự thiếu độc lập này sẽ là đòn bẩy để Trung Quốc áp lực với đất nước mình. Họ sẽ gây ảnh hưởng về an ninh, quốc phòng và sự phát triển của đất nước nói chung.

Ông nhận định VN hiện đã đang phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, thể hiện qua nhiều dự án do Bắc Kinh bỏ vốn ra đầu tư. Tuy nhiên, theo ông, các số liệu cho thấy VN đang nợ bao nhiêu và nhận viện trợ bao nhiêu của Trung Quốc không được chính quyền công bố với dân.

Ông cũng cho rằng VN nên rà soát lại các dự án của TQ và đình chỉ các dự án không có hiệu quả về kinh tế và gây ảnh hưởng về an ninh quốc phòng.

Khi mình phụ thuộc vào họ thì mình không độc lập được, và sự thiếu độc lập này sẽ là đòn bẩy để Trung Quốc áp lực với đất nước mình.

– TS. Nguyễn Huy Vũ

Chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) phân tích cả hai mặt lợi-hại trong quan hệ kinh tế Việt – Trung:

Trung Quốc vẫn là một thị trường, một đối tác quan trọng trong thương mại, đầu tư với VN. Điều này có những ý nghĩa đóng góp đối với công cuộc xây dựng kinh tế ở VN. Tuy nhiên, TQ cũng như câu chuyện thương mại, đầu tư với các đối tác khác cũng có những vấn đề. Thứ nhất, về thương mại, VN thâm hụt khá lớn với TQ. Điều này liên quan đến cấu trúc nền kinh tế, cấu trúc thương mại, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VN,…

Về đầu tư, bên cạnh các dự án phát huy các hiệu quả tốt, cũng có những dự án về mặt công nghệ chưa tốt và về mặt môi trường cũng chưa thân thiện.

Năm 2017, Việt Nam đánh dấu mốc vốn đầu tư nước ngoài FDI lớn nhất trong 10 năm, đạt hơn 35 tỷ đô la. Trong tổng số 115 quốc gia rót vốn vào VN, Trung Quốc đứng thứ 4.

Tuy nhiên, nhiều dự án của chủ đầu tư Trung Quốc cho thấy rõ tính không hiệu quả như dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, hàng loạt các nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm môi trường trong đó có chuỗi nhà máy Vĩnh Tân khét tiếng. Trong số 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ của bộ Công thương, có đến 5 dự án liên quan đến yếu tố Trung Quốc. Truyền thông trong nước cũng thừa nhận nhiều dự án lớn hợp tác với Trung Quốc ban đầu thương yên ả nhưng càng về sau càng sóng gió sau mỗi lần bắt tay với Bắc Kinh.

Chuyên gia Nguyễn Huy Vũ nhận định:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các dự án của Trung Quốc đầu tư vào VN kém hiệu quả về kinh tế và yếu kém cả về kỹ thuật là do tham nhũng. Nhưng chúng ta phải để ý tại sao lại là TQ mà không phải các nước Âu Mỹ, bởi vì ở các nước này chịu sự giám sát của chính quyền nước sở tại nên họ không thể dùng cách đút lót để giành dự án ở VN được. Trong khi các công ty TQ dễ dàng chia phần trăm cho các quan chức để được nhận dự án.

Một bài học khác cho VN được các chuyên gia nêu lên, đó là việc Sri Lanka buộc phải cho Bắc Kinh thuê cảng biển Hambantota trong 99 năm như một điều kiện để TQ giảm nợ cho Sri Lanka. Đây được cho là “bẫy nợ” trong nước cờ sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Bắc Kinh.

Trước đây một số quốc gia khác như Úc, Djibouti, Argentina, Namibia hay Lào đều rơi vào tình trạng tương tự đó là nợ Trung Quốc quá nhiều, phải cho thuê đất trả nợ. Tại quốc gia châu phi Djibouti, vào năm ngoái Bắc Kinh đã cho thiết lập căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên, trên mảnh đất mà Djibouti phải cho thuê để chuộc nợ.

Hiện Myanmar cũng bị cảnh báo có thể trở thành “con nợ” của Trung Quốc khi cho xây cảng biển và khu công nghiệp Kyaukpyu trị giá hàng chục tỷ đô la do Trung Quốc tài trợ.


bên cạnh các dự án phát huy các hiệu quả tốt, cũng có những dự án về mặt công nghệ chưa tốt và về mặt môi trường cũng chưa thân thiện.

-TS. Võ Trí Thành

Đáp lại câu hỏi rằng VN có nên hạn chế nhận đầu tư từ Trung Quốc để tránh những hệ quả về sau không? TS. Võ Trí Thành cho biết:

VN hiện đang trong giai đoạn phát triển nên cần dựa nhiều vào công nghệ tốt hơn, kỹ năng quản lý tốt hơn, hiệu quả và sáng tạo hơn. Vì vậy VN muốn và đang thiết lập quan hệ đối tác với các nước phát triển nhất, xét về khía cạnh công nghệ, kỹ năng quản lý để học hỏi vươn lên.

Thứ hai, trong thế giới hiện nay còn nhiều rủi ro bất định, việc đa dạng hóa thị trường cả về đầu tư và thương mại cũng là một cách để giảm thiểu sự cố khi bất định xảy ra.

Ông cũng nói thêm VN cần cứng rắn giải quyết các vấn đề đang tồn tại với TQ đó là dựa trên luật pháp quốc tế cho các vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Còn về kinh tế, ông cho rằng Việt Nam cần nhấn mạnh với TQ rằng VN vẫn là một đất nước mở cửa, tuy nhiên VN quan tâm đến việc đầu tư của TQ phải đảm bảo gắn với công nghệ tốt, thân thiện với môi trường.

Chuyên gia Nguyễn Huy Vũ cho rằng cách duy nhất để minh bạch mọi dự án nhằm ngăn chặn tham nhũng và thất thoát không chỉ riêng với TQ là phải có dân chủ và có các phe đối lập để giám sát, chất vấn các dự án của chính quyền.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/lessons-from-chinas-investment-in-other-countries-08162018131106.html

 

Thủ tướng Malaysia công du Trung Quốc

thương lượng giảm nợ

Thu Hằng

Ngày 17/08/2018, thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad bắt đầu chuyến công du Trung Quốc năm ngày. Mục đích chính là đàm phán lại, thậm chí là hủy nhiều dự án vài tỉ đô la được Bắc Kinh tài trợ và được ký kết dưới thời người tiền nhiệm Najib Rajak, đang bị điều tra về tham nhũng.

Theo chương trình dự kiến, thủ tướng Malaysia thăm thành phố Hàng Châu và gặp tỉ phú Mã Vân (Jack Ma), nhà sáng lập tập đoàn bán hàng trực tuyến Alibaba, và đang hoạt động tại vùng tự do thương mại của Malaysia. Sau đó, ông Mahathir sẽ gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường.

Chuyến công du cấp cao lần này nhằm mục đích đàm phán lại với Bắc Kinh về nhiều dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ ở Malaysia, trong bối cảnh các nước được đầu tư thường trở thành « con nợ » của Trung Quốc.

Từ khi trở thành thủ tướng vào tháng 05/2018, ông Mahathir muốn giảm bớt khối nợ của Malaysia, hiện lên đến 250 tỉ đô la. Vì vậy, tân thủ tướng Mahathir đã cho đình chỉ hai dự án lớn với Trung Quốc, tuyến đường sắt cao tốc bờ biển phía Đông có giá trị 20 tỉ đô la và hai đường ống dẫn khí đốt trị giá 2,3 tỉ đô la, bị đánh giá là « không công bằng ».

Theo AFP, Bắc Kinh có lẽ sẽ đàm phán lại một phần nợ với Kuala Lumpur, vì muốn tránh tác động đến tham vọng « Một con đường, Một vành đai » được ông Tập Cận Bình triển khai từ châu Á đến châu Âu và châu Phi. Trả lời AFP, bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết : « Hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Malaysia duy trì được sự tăng trưởng năng động tích cực. Mọi vấn đề liên quan đến hợp tác sẽ được xử lý hợp lý thông qua đối thoại hữu nghị ».

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Mahathir, 93 tuổi, kể từ khi ông trở thành thủ tướng Malaysia từ tháng 05/2018. Trung Quốc là một đối tác thương mại chính của Malaysia. Cộng đồng người Hoa rất đông đảo tại quốc gia Đông Nam Á này.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180817-thu-tuong-malaysia-cong-du-trung-quoc-thuong-luong-giam-no

 

NZ không bán nhà cho người nước ngoài nữa

Quốc hội New Zealand vừa thông qua luật theo đó cấm người nước ngoài mua nhà – một động thái nhằm mục đích duy trì giá bất động sản ở mức phải chăng hơn.

Lệnh cấm áp dụng với những người không có quyền thường trú tại nước này, trừ công dân Úc và Singapore, là hai quốc gia có các thỏa thuận tự do thương mại với New Zealand.

New Zealand đang đối mặt với khủng hoảng nhà đất, khiến nhiều người không thể mua nổi nhà.

Người Trung Quốc ‘ồ ạt mua nhà giá rẻ ở VN’

Dân TQ sẽ khó mua nhà ở New Zealand?

Jacinda Ardern khác hẳn các lãnh đạo APEC

New Zealand ‘hồi hương’ ba thủy thủ Việt bỏ trốn

Lãi suất thấp, số lượng nhà có hạn và tình trạng người nhập cư đông khiến giá nhà tăng cao trong những năm gần đây.

Cấm triệt để?

Không, chỉ những người không có quyền thường trú bị ảnh hưởng bởi Luật Đầu tư Hải ngoại vừa được thông qua hôm thứ Tư (15/8) với tỷ lệ biểu quyết 63-57.

Các đối tượng này nay bị cấm mua hầu hết các loại nhà – nhưng được phép đầu tư hạn chế vào các chung cư mới ở những khu vực mới phát triển, rộng lớn.

Người nước ngoài có quyền cư trú ở New Zealand, và các công dân Úc và Singapore không cần có quyền cư trú – không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm.

Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Kinh tế New Zealand David Parker gọi việc thông qua luật này là một “cột mốc quan trọng”.

“Chính phủ tin rằng người New Zealand không nên bị người nước ngoài giàu có nẫng tay trên do họ chịu trả giá cao hơn,” ông nói.

“Cho dù đó là một bất động sản tuyệt đẹp bên bờ hồ hoặc trên bờ biển, hoặc một ngôi nhà ngoại ô khiêm tốn, luật này đảm bảo rằng thị trường nhà cửa của chúng ta được đặt ở New Zealand, chứ không phải trên thị trường quốc tế.”

Tuy nhiên, những người phản đối nói lệnh cấm là không cần thiết và sẽ không giúp giải quyết được việc gì.

Quyền sở hữu nhà rơi vào tay người nước ngoài nhiều hơn và tình trạng thiếu nhà ở tại các thành phố lớn ở New Zealand là những vấn đề nổi bật trong thời gian trước cuộc bầu cử hồi năm ngoái, là kỳ bầu cử đánh dấu sự kết thúc chín năm cầm quyền của Đảng Dân tộc bảo thủ.

Hiện New Zealand có một chính phủ liên hiệp trung tả được lãnh đạo bởi Jacinda Ardern của Đảng Lao động, là nữ lãnh đạo trẻ nhất nước.

Giá nhà tăng chóng mặt do khách hàng Trung Quốc?

Lệnh cấm được đưa ra sau khi có những lo ngại về việc người nước ngoài mua nhà đã gây quá nhiều áp lực lên cơ sở hạ tầng và giá bất động sản.

Các nhà đầu tư Trung Quốc nằm trong số những khách hàng mua bất động sản lớn nhất và tích cực nhất trên thị trường New Zealand.

Ngoài ra, một số người thuộc giới nhà giàu từ Mỹ – như tỷ phú công nghệ Silicon Valley, Peter Thiel – đã trở thành công dân New Zealand hoặc mua bất động sản ở nước này.

Giá trung bình ở New Zealand đã tăng hơn 60% trong 10 năm qua, trong khi ở Auckland – thành phố lớn nhất nước – giá tăng gần gấp đôi.

Tuy nhiên, thị trường nhà đất đã phần nào nguội đi trong những tháng gần đây.

Vào tháng Bảy, giá trung bình nhà ở trên toàn quốc là 550.000 NZD (360.500 USD), theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Bất động sản New Zealand.

Hồi tháng Sáu, khoảng 82% nhà được mua bởi công dân hoặc người thường trú ở New Zealand, với chưa đến 3% nhà được bán cho người nước ngoài.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45220458