Tin khắp nơi – 17/07/2020
Mỹ tăng cường đơn vị tác chiến điện tử trên Biển Đông
Kế hoạch triển khai đơn vị tác chiến điện tử đến Biển Đông nằm trong một loạt các giải pháp nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ trước mối đe dọa từ Trung Quốc.
Quân đội Hoa Kỳ có kế hoạch triển khai một đơn vị tác chiến điện tử đến Biển Đông. Đây là động thái mới nhất của chính quyền Trump nhằm gây sức ép với Trung Quốc sau khi gọi các chính sách hàng hải của Bắc Kinh là “hoàn toàn bất hợp pháp”, theo tờ Nikkei Asian Review ngày 17/7.
Biển Đông: TQ dồn dập tập trận trong khi Mỹ phô trương hỏa lực
Việt Nam phản hồi tuyên bố chính thức đầu tiên của Mỹ về Biển Đông
Theo đó, hai đơn vị đặc biệt sẽ được triển khai đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có thể ngay trong năm 2021, để hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ tác chiến điện tử và tác chiến mạng đến bắn hạ tên lửa. Ít nhất một đơn vị trong đó sẽ đóng quân quanh Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông với bản đồ “đường chín đoạn” và đã đẩy nhanh việc bành trướng quân sự ở vùng biển này trong thập kỷ qua. Trung Quốc đã xây dựng một đường băng dài 3.000 mét và một cảng quân sự quy mô lớn trên Đá Chữ Thập. Có thông tin cho biết đảo Phú Lâm – một phần của quần đảo Hoàng Sa – nơi tập kết máy bay chiến đấu – được trang bị tên lửa đất đối không và đối hạm. Hoạt động tập trận hải quân cũng dần trở nên thường xuyên hơn trong khu vực.
Máy bay ném bom chiến lược B-52H của không quân Mỹ tập trận trên Biển Đông cùng các máy bay của tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan hôm 4/7.
Bên cạnh lực lượng tại đảo Phú Lâm, Trung Quốc còn triển khai tên lửa có khả năng tấn công bất kỳ nơi nào trên Biển Đông.
Để đối phó, Mỹ muốn tăng khả năng ngăn chặn Trung Quốc tấn công các lực lượng Mỹ trong trường hợp xung đột vũ trang nổ ra ở Biển Đông.
Chiến lược quốc phòng của Trung Quốc được xây dựng dựa trên khái niệm “chống tiếp cận/chống xâm nhập – A2/AD”, kết hợp tên lửa và hệ thống radar để chống lại sự tự do di chuyển của kẻ thù và ngăn chặn việc tiếp cận lục địa Trung Quốc.
Hoa Kỳ và những nước bạn bè “phải hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể đánh bại các hệ thống vũ khí này”, một cựu sĩ quan Hải quân Mỹ nói với Nikkei Asian Review. “Một trong những cách làm là sử dụng công nghệ để đánh lừa hệ thống tìm kiếm tên lửa hoặc những vũ khí khác được gắn trên vũ khí của Trung Quốc. Bằng cách này, hệ thống nhận diện mục tiêu của Trung Quốc tưởng rằng đang nhắm tới một tàu sân bay hay tàu chiến Mỹ, nhưng thật ra đó chỉ là một vùng biển cách xa nửa dặm hoặc hơn. Điều này có thể thực hiện được. Đó là hệ thống đánh lừa.”
Nếu việc tiếp cận Biển Đông trở nên bất khả thi, quân đội Hoa Kỳ có kế hoạch đáp trả bằng các cuộc tấn công bằng tên lửa từ xa.
Cựu Phó tham mưu trưởng lục quân Mỹ, tướng về hưu Jack Keane, cho rằng chiến lược A2/AD của Trung Quốc mang lại cho Bắc Kinh lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, Washington phải đảm bảo “có sự răn đe hữu hiệu ở đó và tên lửa tầm xa là một phần trong chiến lược của Mỹ”, theo ông Keane.
Mỹ đưa tàu sân bay và nhiều tàu chiến đến Biển Đông
Mỹ đưa ba tàu sân bay tới cửa ngõ Biển Đông, TQ lo ngại
Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung với Nga năm ngoái và đã phát triển các tên lửa mới ở tầm trung và sẽ bắt đầu đàm phán với các nước châu Á về nơi triển khai chúng.
Đáp lại những diễn biến gần đây, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Hai nói rằng “bản đồ chín đoạn của Bắc Kinh đối với tài nguyên ngoài khơi trên gần như toàn bộ Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp” – đây là dấu hiệu thay đổi lập trường của Mỹ, trước đó vốn luôn trung lập đối với vùng biển này. Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Ralph Johnson đã tiến hành chiến dịch tự do hàng hải vào thứ Ba tại khu vực quần đảo Trường Sa, theo Hạm đội 7 của Hoa Kỳ.
Tiêm kích F-18 bay qua tàu sân bay USS Ronald Reagan trong cuộc tập trận trên Biển Đông.
Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã rơi vào tình thế khó khăn trong vấn đề Biển Đông. “Trong khi nhiều người trong chính phủ mang hy vọng lớn khi chính quyền thời Obama tuyên bố ‘chuyển trọng tâm sang Thái Bình Dương’, thì thực tế đáng buồn về những gì thực sự đã diễn ra là dù có ‘bội thu về danh tiếng’ trong việc tái cân bằng quyền lực ở Thái Bình Dương, thực tế là chính quyền Obama về cơ bản không làm gì để thực hiện các hành động cụ thể đằng sau chiến lược đó “, James Fanell, người từng đứng đầu bộ phận tình báo thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nói.
Thông tin về việc Mỹ sắp triển khai lực lượng tác chiến điện tử đến Biển Đông được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc leo thang yêu sách cũng như các hoạt động quân sự trong khu vực. Mỹ gần đây cũng đã tăng cường các chiến dịch tự do hàng hải trong vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng như Biển Đông, bên cạnh đó là các tuyên bố cứng rắn nhằm thẳng vào Trung Quốc. Hồi đầu tháng này, có thông tin Mỹ sẽ điều quân từ Đức sang tăng cường cho các căn cứ tại Guam, Hawaii, Alaska, Nhật Bản và Úc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53303867
Mỹ tổng lực tấn công
“mối đe dọa chiến lược” Trung Quốc
Thu Hằng
Biển Đông, Hồng Kông, nhân quyền, Hoa Vi… Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ tấn công trên mọi mặt. Tham vọng vươn lên của Bắc Kinh “đụng” với quyết tâm bảo vệ vị trí cường quốc số 1 của Mỹ. Trung Quốc giờ trở thành “mối đe dọa chiến lược” trong chính sách của Hoa Kỳ.
Tầu sân bay của Mỹ tuần tra ở Biển Đông bị Bắc Kinh gọi là “hổ giấy” mà “hỏa lực” của Trung Quốc có thể thiêu rụi. Bắc Kinh bị lên án đàn áp nhân quyền ở Tân Cương ? Thế nhưng “Mỹ mới là nước vô địch thế giới về vi phạm nhân quyền”, theo phát biểu của người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Mỹ dùng Hồng Kông để cản đường phát triển của Trung Quốc ? Nhưng “âm mưu này đã bị thất bại” và Mỹ phải “sửa sai”, theo lời cảnh cáo của thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Trịnh Trạch Quang khi triệu đại sứ Mỹ Terry Branstad lên phản đối Đạo luật Tự trị Hồng Kông (Hong Kong Autonomy Act), được tổng thống Donald Trump ban hành ngày 14/07.
Đằng sau những lời lẽ hùng hồn, cứng rắn đó là sự lo lắng ngày càng gia tăng trong chính quyền Trung Quốc, theo nhận định của Ken Moritsugu trên trang AP (ngày 16/07/2020). Ở một góc độ nào đó, những đòn tấn công dồn dập của Washington nhắm vào Trung Quốc được cho là phục vụ mục đích tái tranh cử của đương kim tổng thống và đánh lạc hướng công luận Mỹ về cách xử lý dịch Covid-19 và những hệ quả kinh tế-xã hội.
Liệu tình hình có khả quan hơn sau cuộc bầu cử tháng 11/2020 ? Giáo sư quan hệ đối ngoại Shi Yinhong, trường đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, nhận định với AP rằng cơ hội “đối thoại nghiêm túc” có khả năng mở ra, nhưng “tình hình chung sẽ không thay đổi”. Còn hiện tại ông vẫn chưa thấy được một chiến lược khả quan nào mà hai nước có thể chấp nhận để xoa dịu căng thẳng.
Thực vậy, mối quan hệ Trung-Mỹ đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao song phương năm 1979, mà nguyên nhân là giữa hai nước tồn tại sự khác biệt sâu sắc về tư tưởng.
Hoa Kỳ luôn hy vọng Trung Quốc trở nên dân chủ hơn khi mở rộng hợp tác với thế giới. Thế nhưng, Bắc Kinh, thông qua phát biểu của ngoại trưởng Vương Nghị, nhắc lại rằng hai bên cần tôn trọng những sự khác biệt nội bộ, không tìm cách “điều chỉnh” đặc thù của mỗi bên, mà nên “tìm ra những biện pháp chung sống hòa bình”.
Luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt tại Hồng Kông, đặc khu hành chính được hưởng quy chế “một quốc gia, hai chế độ” đến năm 2047 có lẽ đặt dấu chấm hết cho mong muốn “Trung Quốc dân chủ hơn” mà Mỹ từng kỳ vọng, trong khi đó, hồ sơ nhân quyền ở Tân Cương cũng gần như bế tắc: Bất chấp thế giới phản đối và trừng phạt, trấn áp vẫn diễn ra và trại cải tạo vẫn được duy trì. Đối với Bắc Kinh, mọi phản đối hay trừng phạt của nước ngoài đều là “can thiệp vào chuyện nội bộ Trung Quốc”.
Dưới thời ông Tập Cận Bình, chính quyền Bắc Kinh muốn đẩy mạnh “xuất khẩu” mô hình lãnh đạo đất nước, quản lý xã hội của đảng Cộng Sản Trung Quốc ra khắp thế giới, mở rộng mạng lưới đồng minh đối tác, áp đặt luật riêng trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế, y tế đến cơ sở hạ tầng, phát triển thành một cường quốc quân sự. Có lẽ chiến lược trỗi dậy được chính quyền của ông Tập Cận Bình thực hiện một cách hung hăng hơn khiến nhiều nước lo ngại. Liên Hiệp Châu Âu “thức tỉnh”, vẫn coi Trung Quốc là một đối tác, nhưng cũng là một đối thủ. Còn Mỹ sẽ không dễ dàng để Trung Quốc trở thành “mối đe dọa chiến lược” và vươn lên vị trí cường quốc số 1.
Bao giờ cho đến tháng 11 ? Có lẽ Bắc Kinh còn phải nếm mật nằm gai từ giờ đến ngày bầu cử Mỹ. Biện pháp trừng phạt mới nhất đang được Washington cân nhắc : Cấm nhập cảnh đối với toàn bộ đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc và gia đình họ.
Mỹ liên tục triển khai máy bay quân sự ở Biển Đông
Các máy bay quân sự của Mỹ gần đây liên tục xuất hiện ở Biển Đông sau khi Washington ra tuyên bố cứng rắn bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở vùng biển này.
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn thông tin từ tổ chức Sáng kiến Thăm dò Tình hình Chiến lược Biển Đông thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết ngày 15/7, máy bay trinh sát không người lái MQ-4C Triton của Hải quân Mỹ đã bay qua Biển Đông để hướng đến khu vực tây nam Đài Loan.
Ngoài ra, một máy bay trinh sát P-8A và máy bay tiếp dầu KC-135R của Mỹ cũng được phát hiện hoạt động ở khu vực này hôm qua 16/7.
Hiện chưa rõ sứ mệnh tuần tra của các máy bay trên ở Biển Đông, song giới quan sát quân sự cho rằng Hải quân Mỹ dường như đang tăng cường nỗ lực trinh sát ở vùng biển chiến lược này.
Máy bay Triton là một phần trong Lực lượng Trinh sát và Tuần tra Hàng hải của Hải quân Mỹ. Sử dụng các cảm biến hàng hải, máy bay này có thể phối hợp với các máy bay chống ngầm có người lái để thực hiện nhiệm vụ trinh sát, tình báo ở các vùng biển rộng lớn hoặc khu vực ven biển.
Song Zhongping, một chuyên gia quân sự tại Hong Kong, nhận định Hải quân Mỹ có thể đang tìm cách theo dõi các hoạt động của các tàu ngầm Trung Quốc trong khu vực.
“Việc triển khai máy bay trinh sát như MQ-4C, P-8A và P-3C có thể giúp Hải quân Mỹ theo dõi tàu mặt nước, tàu ngầm và nhiều hoạt động của Trung Quốc”, ông Song nói.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ vừa đưa ra tuyên bố lập trường cứng rắn về Biển Đông, trong đó gọi các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là “phi pháp”. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong tuần này cũng tuyên bố, Washington ủng hộ các nước bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền ở Biển Đông.
Giới quan sát cho rằng, những động thái này cho thấy Mỹ sẽ không còn trung lập về vấn đề Biển Đông như trước kia và tuyên bố lập trường mới có thể khiến quan hệ Mỹ – Trung leo thang căng thẳng hơn nữa.
http://biendong.net/bien-dong/35845-my-lien-tuc-trien-khai-may-bay-quan-su-o-bien-dong.html
Giải thích 4 vấn đề trong tuyên cáo
lập trường của Hoa Kỳ về Biển Đông
Ngày 13 tháng Bảy năm 2020, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael R. Pompeo chính thức đưa ra bản Tuyên cáo lập trường của chính phủ liên bang Hoa Kỳ về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông (tên tiếng Anh là South China Sea). Đây là một tài liệu quan trọng để tiếp tục đánh giá, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế dành cho các quốc gia nhỏ tại biển Đông. Do có nhiều tranh luận và ý kiến trái chiều liên quan đến văn bản này, dưới đây là bốn câu hỏi giúp bạn hiểu cơ bản về bản Tuyên cáo. Lập trường của Hoa Kỳ là gì?.
Lập trường được tuyên bố khá ngắn, người viết tạm chia ra làm ba vấn đề chính.
Thứ nhất, họ lên án thái độ đe dọa và khả năng sử dụng vũ lực phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông. Bản Tuyên cáo có nhắc lại lời bình luận của Ngoại trưởng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là ông Yang Jiechi (Dương Khiết Trì): “Trung Quốc là đại quốc, các quốc gia còn lại trong Đông Nam Á là tiểu quốc. Đó là sự thật.”. Bản Tuyên cáo dẫn chứng những hành vi vũ lực đơn phương của Trung Quốc như dọa nạt các nước láng giềng khiến họ không thể khai thác thủy hải sản và các tài nguyên xa bờ, xem thường chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển khác trong khu vực. Từ đó, Hoa Kỳ khẳng định thói hung hăng của Trung Quốc là không phù hợp với pháp luật quốc tế thế kỷ 21.
Thứ hai, Hoa Kỳ khẳng định lập trường của mình về “Đường chín đoạn”, cho rằng nó không có bất kỳ căn cứ nào từ pháp luật quốc tế.
Thứ ba, chính phủ Hoa Kỳ bác bỏ hoàn toàn một số yêu sách hàng hải của Trung Quốc liên quan đến:
Vùng biển tại bãi cạn Scarborough và các vùng của quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc có tranh chấp với Philippines; vốn đã được phán quyết của Tòa Trọng tài Luật Biển phủ nhận hồi năm 2016.
Vùng biển tại Vanguard Bank (Bãi Tư Chính, ngoài khơi Việt Nam), Luconia Shoals (cụm bãi cạn Luconia, ngoài khơi Malaysia), vùng đặc quyền kinh tế của Brunei, và tại đảo Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia).
Vùng biển xung quanh James Shoal (Bãi ngầm James, ngoài khơi Malaysia). Khu vực này cách Malaysia 50 hải lý nhưng cách Trung Quốc đến 1.000 hải lý.
Từ đó, Washington đi đến kết luận mọi hành vi gia tăng căng thẳng của Trung Quốc tại những vùng này đều là vô pháp. Phía Hoa Kỳ khẳng định họ sẽ hết mình ủng hộ đồng minh của mình và các quốc gia Đông Nam Á có liên quan, theo đúng pháp luật quốc tế.
•Vì sao bản Tuyên cáo lập trường này đáng chú ý?
Kể từ năm 2009, khi chính phủ Trung Quốc chính thức tuyên bố chủ quyền của mình tại biển Đông với yêu sách “đường chín đoạn”, Hoa Kỳ chưa từng đưa ra bất kỳ tuyên bố pháp lý nào phủ nhận hoàn toàn các yêu sách của Trung Quốc tại biển Đông. Trong căng thẳng đỉnh điểm có khả năng leo thang quân sự tại bãi cạn Scarborough hồi năm 2016, ông Obama chỉ gặp riêng Tập Cận Bình để lên án hành vi và gây sức ép buộc quân đội Trung Quốc phải tạm rút khỏi bãi cạn.
Trước đó, ví dụ như ngay sau khi yêu sách “đường chín đoạn” ra đời, chính phủ Hoa Kỳ chỉ mới nhấn mạnh rằng họ ủng hộ tự do hàng hải, sự ổn định của biển Đông và các biện pháp giải quyết tranh chấp hòa bình. Sau hơn 10 năm theo dõi, đây là lần đầu tiên một chính quyền Hoa Kỳ phủ nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc một cách thẳng thắn, rõ ràng và chính thức như lần này. Tuy nhiên, liệu tuyên bố này có giá trị thực tiễn nào hay không thì cần thời gian kiểm chứng.
Hoa Kỳ có công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Trường Sa?
Có nhiều thông tin bất ngờ cho rằng Hoa Kỳ, thông qua bản Tuyên cáo lập trường này, công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Trường Sa.
Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định đây chỉ là thông tin giả, và hoàn toàn không thể tìm thấy điều này trong Tuyên cáo.
Tuyên cáo nói như sau;
“As Beijing has failed to put forth a lawful, coherent maritime claim in the South China Sea, the United States rejects any PRC claim to waters beyond a 12-nautical mile territorial sea derived from islands it claims in the Spratly Islands (without prejudice to other states’ sovereignty claims over such islands).”
Xin hết sức lưu ý đoạn trong ngoặc.
Toàn văn đoạn tuyên cáo trên có thể được dịch như sau: Bởi vì Bắc Kinh không thể đưa ra bất kỳ tuyên bố hàng hải nào thuyết phục và hợp pháp tại vùng biển Đông, Hoa Kỳ phủ nhận bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào của Trung Quốc nằm ngoài phạm vi 12 hải lý của các đảo mà Trung Quốc cho rằng mình sở
hữu tại Trường Sa (nhưng không gây ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền chồng lấn của các quốc gia khác).
Như vậy, Hoa Kỳ tuân theo nguyên tắc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 rằng các đảo tự nhiên sẽ có thể tạo ra vùng lãnh hải 12 hải lý, cho rằng Trung Quốc có thể sẽ có những quyền hợp pháp tại đây. Tuy nhiên, tuyên bố này cũng đi kèm ngay với phần mở ngoặc diễn giải miễn là nó không gây ảnh hưởng đến tuyên bố chủ quyền của các quốc gia khác. Tinh thần nói chung của bản Tuyên cáo lập trường vẫn là phủ nhận hoàn toàn tính pháp lý của “đường chín đoạn”, với một số nhấn mạnh liên quan đến Bãi Tư chính của Việt Nam.
Hoa Kỳ lấy quyền gì phản đối tuyên bố chủ quyền của một quốc gia tại một vùng biển cách họ hàng ngàn dặm?
Những người phản đối Hoa Kỳ can thiệp vào tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á liên quan hiện đang dùng lập luận cho rằng vì Hoa Kỳ không có “mảnh đất cắm dùi” ở khu vực biển Đông, việc đưa ra các tuyên bố lập trường, chính sách liên quan đến vùng này đồng nghĩa Hoa Kỳ đã can dự vào công việc nội bộ của các bên.
Tuy nhiên, đây là lập luận hoàn toàn đi ngược lại các nguyên tắc được đặt ra trong Công ước về Luật Biển 1982 cũng như các tập quán hàng hải lâu đời trên thế giới.
* Trong phần mở đầu và các nguyên tắc chỉ đạo của Công ước Luật Biển có đoạn:
“Tính đến các lợi ích và nhu cầu của toàn thể loài người và đặc biệt là các lợi ích và nhu cầu riêng […] dù có biển hay không có biển;” và “khu vực đáy biển và đại dương, cũng như lòng đất dưới đáy các khu vực nằm ngoài thẩm quyền quốc gia đều là di sản chung của loài người và việc thăm dò, khai thác khu vực này sẽ được tiến hành vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí địa lý của các quốc gia…”
Với tinh thần của Công ước, có thể thấy dù quốc gia ven biển có những đặc quyền không thể chối cãi, bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều có quyền khai thác, sử dụng các vùng biển trên thế giới một cách hợp pháp và hợp lý. Các quyền này nằm trong nhóm quyền tự do biển cả (freedom of the seas – quy định tại Điều 87) bao gồm các quyền như tự do hàng hải, tự do hàng không, quyền tự do đặt dây cáp hay ống dẫn ngầm cũng như quyền thực hiện các nghiên cứu khoa học… Ngoài ra, cơ chế vùng biển bao gồm lãnh hải (territorial sea), vùng tiếp giáp lãnh hải (contiguous zone), vùng đặc quyền kinh tế (exclusive economic zone) hay vùng thềm lục địa (continental shelf) đều chỉ cho phép quốc gia ven biển thực hiện quyền chủ quyền của mình một cách giới hạn theo đúng quy định của pháp luật quốc tế.
Ví dụ, quốc gia ven biển sẽ không thể tùy tiện bắt giữ người trên một tàu nước ngoài đi ngang qua vùng lãnh hải để thực hiện các thủ tục tố tụng hình sự theo pháp luật của quốc gia mình (Điều 27); hay quốc gia ven biển cũng không thể tùy tiện bắt giữ, thay đổi hải trình của tàu nước ngoài để thực hiện các quyền tài phán dân sự của mình đối với một người trên tàu hay chính con tàu đó… Vì những quyền lợi quan trọng này, bất kỳ quốc gia nào có lợi ích hàng hải tại biển Đông đều có quyền phản đối những yêu sách mà Trung Quốc đặt ra đối với đường 9 đoạn.
Trung Quốc, bằng việc cho rằng mình có chủ quyền tuyệt đối không thể tranh chấp tại biển Đông dựa trên các “chứng cứ lịch sử” mà không cần phân biệt vùng biển hay cân nhắc giới hạn của vùng biển theo Công ước Luật Biển, đang loại trừ các quyền lợi chung của cộng đồng quốc tế tại biển Đông cũng như các giới hạn chủ quyền đặt ra đối với các quốc gia ven biển. Nói thẳng ra, họ đang tự mình viết lại pháp luật thế giới.
Hoa Kỳ, với tư cách là một trong những quốc gia vận chuyển đường biển lớn nhất trên thế giới, một cường quốc hải quân, và là người đi đầu trong các chiến dịch chống cướp biển, bảo vệ tự do hàng hải… rõ ràng có quyền và lợi ích hợp pháp để lên tiếng phản đối các yêu sách mà Bắc Kinh đưa ra.
Nguy cơ nổ ra đối đầu quân sự Mỹ – Trung ở Biển Đông
Việc Mỹ bác hầu hết yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông có thể tăng nguy cơ xung đột do tính toán sai lầm, giới chuyên gia cảnh báo. Chính quyền Tổng thống Donald Trump hôm 13/7 ra tuyên bố về “lập trường của Mỹ với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông”. Đây được coi là thay đổi quan điểm quan trọng khi làm rõ chính sách của Washington tại Biển Đông, với trọng tâm là bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh trong khu vực.
Hai nhóm tác chiến tàu sân bay mỹ diến tập trên Biển Đông ngày 6/7.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo điều này có thể dẫn đến những tính toán sai lầm giữa hai bên, làm gia tăng nguy cơ xung đột quân sự giữa hai cường quốc trên Biển Đông.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục căng thẳng. Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ đầu tháng 6 thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2021, trong đó có điều khoản bổ sung quan trọng là cung cấp tài chính cho Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương (PDI), thể hiện quyết tâm của Washington trong đối phó với Bắc Kinh về mặt quân sự.
Mục đích chính của PDI là “dằn mặt” Trung Quốc, cũng như trấn an các đồng minh thông qua tăng cường hiện diện quân sự Mỹ ở châu Á.
Trước đây, khi đề cập đến tranh chấp trên Biển Đông, Mỹ thường lên án yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực đàm phán để đi đến thống nhất về chủ quyền trên biển. Tuy nhiên, tuyên bố về Biển Đông lần này chuyển sang hướng tiếp cận khác, đó là chủ động bác bỏ thẳng thừng yêu sách của Bắc Kinh.
Điều đó có thể thúc đẩy Trung Quốc phản ứng quyết liệt bằng cách đẩy mạnh hoạt động khẳng định yêu sách chủ quyền phi pháp nhằm đối phó Mỹ, cũng như uy hiếp các nước có tranh chấp ở khu vực Đông Nam Á.
“Tuyên bố này không nhất thiết thay đổi những gì Mỹ đã và đang thực hiện ở Biển Đông. Tuy nhiên, có một sự quan ngại rằng Trung Quốc có thể tăng cường thách thức các hoạt động của Mỹ trong khu vực. Điều này có thể dẫn đến tính toán sai lầm trên biển và nguy cơ xảy ra sự cố”, học giả Collin Koh tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore nêu quan điểm.
Global Times, tờ báo thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 14/7 đăng bài bình luận cảnh báo “quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng cho các cuộc xung đột ở Biển Đông và eo biển Đài Loan”, đồng thời đe dọa rằng “các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc có thể bao trùm toàn bộ khu vực Biển Đông”.
Quan hệ Mỹ – Trung đang căng thẳng trong nhiều vấn đề, từ nguồn gốc và cách xử lý đại dịch Covid-19 đến Hong Kong. Tuy nhiên, Biển Đông vẫn là điểm nóng dễ dẫn đến các vụ va chạm giữa lực lượng quân sự hai nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper từng tuyên bố muốn triển khai thêm binh lực đối phó Trung Quốc. Hải quân Mỹ gần đây cũng đẩy mạnh các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải nhằm thách thức yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, trong khi hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz vừa hoàn thành đợt diễn tập chung trên Biển Đông.
Trước đây, khi đề cập đến tranh chấp trên Biển Đông, Mỹ thường lên án yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực đàm phán để đi đến thống nhất về chủ quyền trên biển. Tuy nhiên, tuyên bố về Biển Đông lần này chuyển sang hướng tiếp cận khác, đó là chủ động bác bỏ thẳng thừng yêu sách của Bắc Kinh.
Điều đó có thể thúc đẩy Trung Quốc phản ứng quyết liệt bằng cách đẩy mạnh hoạt động khẳng định yêu sách chủ quyền phi pháp nhằm đối phó Mỹ, cũng như uy hiếp các nước có tranh chấp ở khu vực Đông Nam Á.
“Tuyên bố này không nhất thiết thay đổi những gì Mỹ đã và đang thực hiện ở Biển Đông. Tuy nhiên, có một sự quan ngại rằng Trung Quốc có thể tăng cường thách thức các hoạt động của Mỹ trong khu vực. Điều này có thể dẫn đến tính toán sai lầm trên biển và nguy cơ xảy ra sự cố”, học giả Collin Koh tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore nêu quan điểm.
Global Times, tờ báo thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 14/7 đăng bài bình luận cảnh báo “quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng cho các cuộc xung đột ở Biển Đông và eo biển Đài Loan”, đồng thời đe dọa rằng “các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc có thể bao trùm toàn bộ khu vực Biển Đông”.
Quan hệ Mỹ – Trung đang căng thẳng trong nhiều vấn đề, từ nguồn gốc và cách xử lý đại dịch Covid-19 đến Hong Kong. Tuy nhiên, Biển Đông vẫn là điểm nóng dễ dẫn đến các vụ va chạm giữa lực lượng quân sự hai nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper từng tuyên bố muốn triển khai thêm binh lực đối phó Trung Quốc. Hải quân Mỹ gần đây cũng đẩy mạnh các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải nhằm thách thức yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, trong khi hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz vừa hoàn thành đợt diễn tập chung trên Biển Đông.
http://biendong.net/bi-n-nong/35836-nguy-co-no-ra-doi-dau-quan-su-my-trung-o-bien-dong.html
Ngoại trưởng Mỹ gây ‘bão’ mạng
khi đăng ảnh chó cưng cùng gấu Pooh,
nhân vật hoạt hình liên tưởng tới ông Tập Cận Bình
Băng Thanh
Ngoại trưởng Hoa kỳ Mike Pompeo đã gây “bão” mạng vì đăng trên Twitter bức ảnh chụp chó cưng cùng đồ chơi của nó, trong đó có con gấu Pooh, nhân vật hoạt hình thường được cư dân mạng dùng để ví ông Tập Cận Bình.
Vào hôm 15/7, ông Pompeo đã đăng trên Twitter bức ảnh chụp chó cưng tên Mercer và viết rằng: “Mercer cùng tất cả đồ chơi yêu thích của cô nàng!”, trong đó có con gấu Pooh, nhân vật hoạt hình kinh điển của hãng Walt Disney.
Dòng tweet đã gây sự chú ý bởi gấu Pooh là một nhân vật hoạt hình thường dùng để chỉ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chính phủ Trung Quốc được cho là rất tích cực trong các hoạt động tìm kiếm những bình luận mang nội dung xúc phạm hoặc nhạo báng các quan chức nước này. Tuy nhiên, cư dân mạng Trung Quốc từ lâu đã nghĩ ra những cách thức sáng tạo khi nói đến giới lãnh đạo đất nước họ, ví như hình ảnh con cóc thường được dùng để ám chỉ cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.
Gấu Pooh trở thành nhân vật dùng để nói về ông Tập Cận Bình là bắt đầu vào năm 2013 sau cuộc gặp giữa ông và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Hình ảnh ông Tập đi cạnh Tổng thống Obama được ví như chú gấu Pooh đi cạnh người bạn hổ vui vẻ Tigger.
Một năm sau, vào năm 2014, các blogger Trung Quốc đã chú ý đến hình ảnh chụp cảnh bắt tay “có vẻ khó chịu” giữa ông Tập Cận Bình và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và so sánh bức ảnh với cảnh gấu Pooh nắm chặt móng của người bạn lừa u sầu Eeyore.
Năm 2015, một ảnh ghép hình ông Tập trong một đoàn xe cạnh hình gấu Pooh trong một xe ô tô đồ chơi được hãng phân tích chính trị Global Risk Insights gọi là “bức ảnh được kiểm duyệt mạnh nhất Trung Quốc”.
Cuối cùng, vào năm 2017, chính quyền Trung Quốc đã cấm dùng hình ảnh gấu Pooh trên mạng xã hội của nước này. Ngoài việc xóa tất cả hình ảnh gấu Pooh trên mạng xã hội, chính quyền nước này cũng cấm bộ phim của hãng Walt Disney mang tên Christopher Robin vào năm 2018. Christopher Robin là một bộ phim hoạt hình phiên bản người đóng (live-action) có nội dung liên quan đến gấu Pooh.
Dòng tweet của ông Pompeo xuất hiện trong bối cảnh mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng leo thang, đặc biệt là về việc Bắc Kinh che giấu dịch bệnh khiến cho Covid-19 hoành hành trên khắp thế giới.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 15/7 trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Hill cho biết, thế giới chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc phải trả giá về sự che giấu dịch bệnh.
“Tôi nghĩ rằng thế giới sẽ hoàn toàn khiến họ (chính quyền Trung Quốc) phải trả giá”, ông Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn với tổng biên tập của tờ The Hill.
“Mọi nơi tôi đến, mọi Bộ trưởng ngoại giao mà tôi từng nói chuyện, họ đều nhận ra những gì chính quyền Trung Quốc đã làm cho thế giới này”, ông Pompeo cho biết.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ
chỉ trích Hollywood ‘khấu đầu’ Trung Quốc
Minh Hòa
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr hôm thứ Năm (17/7) lên tiếng chỉ trích các nhà sản xuất phim Hollywood đã “khấu đầu” trước Bắc Kinh thông qua việc tự kiểm duyệt nội dung phim của mình nhằm làm vừa lòng chính quyền Trung Quốc.
Deadline đưa tin, trong một bài phát biểu hôm thứ Năm tại Bảo tàng Tổng thống Gerald R. Ford, ông Barr nói Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện một “cuộc đảo chính tuyên truyền khổng lồ” đối với ngành điện ảnh Hoa Kỳ,
Tạp chí Deadline trích lời Bộ trưởng Barr: “Hollywood giờ đây thường xuyên kiểm duyệt các bộ phim của chính họ để vuốt ve Đảng Cộng sản Trung Quốc, kẻ vi phạm nhân quyền mạnh nhất thế giới. Tình
trạng kiểm duyệt này lây nhiễm không chỉ đối với các phiên bản phim được phát hành ở Trung Quốc, mà còn đối với nhiều phiên bản được chiếu tại các rạp chiếu phim Hoa Kỳ cho các khán giả Mỹ”.
Tạp chí Hollywood Reporter cho biết, ông Barr đã liệt kê một bằng chứng về tình trạng tự kiểm duyệt, trong đó hãng phim Paramount Pictures đã thay đổi kịch bản phim Thế chiến Z (World War Z) để không có tình tiết bệnh nhân số 0 đến từ Trung Quốc; còn hãng Marvel Studios thì thay đổi nhân vật Ancient One trong phim Doctor Strange từ người Tây Tạng sang người Celt.
Ông Barr cho biết: “Cơ quan kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc không cần nói một lời nào, vì Hollywood đang làm việc cho họ”.
Reuters trích lời Bộ trưởng Barr nói: “Tôi đồ rằng Walt Disney sẽ rất đau lòng khi thấy công ty mà ông ấy thành lập giờ lại đang giao dịch với các chế độ độc tài nước ngoài trong thời đại của chúng ta”.
Deadline cho biết, những lời chỉ trích của Bộ trưởng Barr nhắm vào ngành công nghiệp điện ảnh có những điểm tương đồng với Thượng nghị sĩ Ted Cruz, một đảng viên Cộng hòa hồi tháng 5 đã trình dự luật hạn chế sự trợ giúp của chính phủ liên bang dành cho các hãng phim thay đổi kịch bản phim nhằm vượt qua kiểm duyệt của Trung Quốc và gia nhập thị trường béo bở này.
Tuyên bố của ông Barr xuất hiện trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump đang gia tăng các bài lên án công khai nhắm vào chính quyền Trung Quốc, trong hàng loạt chủ đề từ Hồng Kông, Biển Đông, cho đến tình trạng vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bo-truong-tu-phap-my-chi-trich-hollywood-khau-dau-trung-quoc.html
Ông Pompeo cáo buộc
WHO tiếp tay cho Bắc Kinh giấu dịch
Hải Lam
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 16/7 nói với Fox News rằng Trung Quốc biết virus corona lây từ người sang người trước khi họ công khai thông tin này, và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tay cho Bắc Kinh giấu dịch.
Bình luận trên được đưa ra khi người dẫn chương trình hỏi ông về tiết lộ của nhà virus học Hồng Kông Yan Li-Meng rằng Bắc Kinh biết nCoV có thể lây lan từ người sang người 3 tuần trước khi họ công khai thông tin. Cô Yan Li-Meng đã đào thoát sang Mỹ vào khoảng cuối tháng 4 và gần đây cô lên tiếng tố cáo chính quyền Trung Quốc giấu dịch trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Fox News.
Tuần trước, tiến sĩ Yan Li-Meng tiết lộ cấp trên của cô – người đứng đầu một phòng thí nghiệm của WHO – đã phớt lờ nghiên cứu của cô, dù nó lẽ ra đã có thể cứu nhiều sinh mạng trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Hôm 13/7, cô tiếp tục xuất hiện trên Fox News, tái khẳng định Bắc Kinh giấu dịch và cô có đầy đủ bằng chứng về việc này. Tiến sĩ Yan nói rằng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã liên lạc với cô và cô “đang chờ để nói ra tất cả những gì mình biết”.
Ngoại trưởng Pompeo nói rằng ông chưa nắm được thông tin về nhà khoa học này, nhưng cáo buộc WHO đồng lõa với Bắc Kinh giấu dịch. “WHO cũng tham gia phối hợp trong nỗ lực từ chối cung cấp cho thế giới những hiểu biết cần thiết để đối phó với mối đe dọa virus khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc”, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ phát biểu.
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với The Hill hôm 15/7, Ngoại trưởng Mỹ nói rằng thế giới sẽ nhìn Trung Quốc khác đi và khiến Bắc Kinh phải “trả giá” vì đại dịch Covid-19. Gần đây, chính quyền Trump liên tục cảnh báo sẽ trừng phạt Trung Quốc vì bưng bít thông tin về dịch bệnh, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho Mỹ và các nước trên thế giới. Hôm 7/7, Mỹ gửi thông báo rút khỏi WHO vì cho rằng tổ chức này “lấy Trung Quốc làm trung tâm” và yếu kém trong việc xử lý đại dịch.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-pompeo-cao-buoc-who-tiep-tay-cho-bac-kinh-giau-dich.html
Bầu cử Mỹ:
Vì sao thành phần bảo thủ ủng hộ Tổng thống Trump?
Nguyễn Quang Duy
Theo kết quả do hãng Gallup khảo sát được công bố vào tháng 8/2018, có tới 51% số người trẻ ở Mỹ và 57% số người theo đảng Dân Chủ thích chủ nghĩa xã hội.
Bài viết trước “Vì sao giới trẻ Mỹ nay thích Chủ nghĩa Xã hội?” đã giải thích hiện tượng nói trên.
Đồng tiền còn có hai mặt, nói chi một xã hội tự do và đa nguyên nhất thế giới như nước Mỹ, hôm nay xin tiếp tục giải thích về thành phần bảo thủ tại Mỹ.
Giá trị Mỹ bị đảo ngược…
Vào những năm cuối thập niên 1950, nhà xã hội học Michael E. Harrington, người khai sinh tổ chức Dân chủ Xã hội Hoa Kỳ, nhận xét có hai nước Mỹ, một của người giàu và một của người nghèo.
Vận động tranh cử của Trump ở Tulsa vắng hơn dự kiến
Cựu cố vấn Bolton: Trump nhờ Tập giúp để tái đắc cử
Trump thề đánh bại ‘phe cực tả’ trong bài phát biểu lễ Độc Lập
Quyền lực kinh tế và chính trị đều nằm trong tay người giàu, vì vậy chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng, người đã giàu lại càng giàu hơn.
Muốn thay đổi xã hội phải dứt khoát từ bỏ đấu tranh giai cấp do Karl Marx đề ra, phải thực hiện đấu tranh chính trị, phải tái cấu trúc hệ thống các đảng chính trị và phát động cuộc chiến chống lại nghèo khó ngay trên đất Mỹ.
Tư tưởng nói trên ảnh hưởng đến chính sách của Tổng thống John Kennedy (1961-63), một kế hoạch chống lại nghèo đói và bất công đã ra đời, và đã được Tổng thống Lyndon Johnson (1963-69) tiếp tục thực hiện.
Nhiều người ủng hộ ông Trump không đeo khẩu trang tại cuộc vận động tranh cử
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa, các phong trào bình đẳng giới tính, bình đẳng sắc tộc, chống chiến tranh Việt Nam trong thập niên 1960 làm đảo lộn mọi giá trị truyền thống của người Mỹ.
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa dần dà không chỉ trở thành chính sách của đảng Dân Chủ, mà còn ảnh hưởng đến chính sách của đảng Cộng Hòa, và ảnh hưởng đến nước Mỹ.
Những người trưởng thành trong thập niên 1960 và thập niên 1970 trở thành những nhà báo, nhà làm phim, nhà hoạch định chính sách, nhà hoạt động xã hội và chính trị, nhà giáo dục, ảnh hưởng đến xã hội và đến thế hệ trẻ hơn.
Bởi thế ngay cả Hiến Pháp và các giá trị truyền thống Mỹ những người trẻ ít được biết đến, họ được giáo dục, được đọc sách, đọc báo, xem phim ảnh, theo quan điểm của người cấp tiến xã hội chủ nghĩa.
Bảo thủ là thế nào?
Nước Mỹ theo thể chế Cộng Hòa, công dân Mỹ phải trung thành với Hiến Pháp, nhưng mỗi người hiểu Hiến pháp mỗi khác.
Tối Cao Pháp Viện là cơ quan có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, tuyên bố các đạo luật liên bang, đạo luật tiểu bang là vi hiến, hoặc tuyên bố các hoạt động của hành pháp liên bang và tiểu bang là vi hiến.
Tối Cao Pháp Viện gồm chín thẩm phán do Tổng Thống bổ nhiệm trọn đời và Thượng viện phê chuẩn chấp nhận.
Các thẩm phán theo khuynh hướng bảo thủ giải thích Hiến pháp và các đạo luật theo nghĩa gốc ban đầu tạo ra chính nó.
Còn các thẩm phán theo khuynh hướng cấp tiến giải thích ý nghĩa của Hiến pháp theo hoàn cảnh, theo thời gian hoặc theo các tài liệu chứng cứ xung quanh việc ban hành đạo luật.
Tối cao Pháp viện có khi do phía cấp tiến nắm giữ và có lúc do phía bảo thủ quyết định.
Người ủng hộ Tổng thống Trump xếp hàng tham dự một cuộc vận động ở Tulsa, Oklahoma (20/6/2020)
Thành phần bảo thủ như vậy là những người muốn duy trì giá trị truyền thống do những nhà lập quốc Hoa Kỳ truyền lại trong Hiến pháp.
Quyền phá thai
Án lệ Roe v. Wade về quyền phá thai là án lệ gây tranh cãi và chia rẽ trong suốt 40 năm qua.
Án lệ được thành phần cấp tiến nhiệt tình ủng hộ vì nó đáp ứng quyền riêng tư và nữ quyền, nhưng đã phạm vào niềm tin và tín ngưỡng của thành phần bảo thủ.
Án lệ được Tối cao Pháp viện phán quyết ngày 22/1/1973, theo Tu Chính án số 14 của Hiến Pháp Hoa Kỳ, người phụ nữ có quyền phá thai và quyền này được quy định trong suốt thời gian người phụ nữ mang thai.
Nhưng Tối cao Pháp viện đồng thời lại cho phép các tiểu bang ấn định khi nào bào thai có khả năng tồn tại độc lập, vì thế ở một số tiểu bang bảo thủ quyền phá thai gần như không được thi hành.
Quan điểm bảo thủ…
Những người có tín ngưỡng tin rằng bào thai là nguồn sống được Thượng đế ban cho con người và đất nước Hoa Kỳ, nên không ai được quyền tước đi mạng sống của người khác.
Những người bảo thủ còn tin rằng việc phá thai, sẽ dẫn đến việc xa rời đức tin tôn giáo, phá bỏ truyền thống gia đình và xã hội.
Trong khi những người cấp tiến tin vào kế hoạch hóa gia đình, thì người bảo thủ lập luận việc phá thai khiến nước Mỹ bị lão hóa phải nhận thêm di dân, càng đông di dân càng hủy hoại giá trị truyền thống của người Mỹ.
Vào năm 1995, bà Norma McCorvey người tạo ra án lệ Roe v. Wade trở thành một tín hữu Tin Lành, bà nhìn nhận khi còn trẻ bị hoàn cảnh đưa đẩy dẫn đến án lệnh này.
Bà McCorvey rất hối hận nên đã trở thành một nhà hoạt động chống phá thai, bà đã từng điều trần trước Quốc Hội chống lại việc phá thai.
Phán quyết đổi chiều…
Vào đầu tháng 6/2019, Tối cao Pháp viện Mỹ bất ngờ ủng hộ một điều luật của tiểu bang Indiana là tất cả các bào thai dù bị sẩy thai hoặc phá thai đều phải được chôn cất hoặc hỏa táng.
Quyết định này được xem là bước đầu công nhận bào thai không phải là chất thải y tế, mà là con người khi mất phải được đối xử trang nghiêm.
Khi đã xem bào thai là con người, bước kế tiếp là bào thai có quyền được sống được hưởng mọi thứ quyền mà công dân Hoa Kỳ được hưởng.
Nhưng các thẩm phán Tối cao Pháp viện cẩn thận đưa ra một phán quyết khác là trong một số trường hợp phụ nữ ở tiểu bang Indiana tiếp tục có quyền phá thai.
Người có tín ngưỡng ủng hộ ông Trump
Tổng thống Trump chống lại việc phá thai, nhưng lại đồng ý trong trường hợp người phụ nữ bị hãm hiếp, hay loạn luân, hay để bảo vệ cuộc sống của người mẹ, người phụ nữ có quyền phá thai.
Mặc dù, quan điểm này không được giới chống phá thai đồng ý, nhưng họ đều biết chính nhờ ông Trump đã bổ nhiệm hai thẩm phán bảo thủ nên mới có được kết quả nói trên.
Ngay sau đó đã có tới mười tiểu bang ban hành các quy định phá thai và cấm phá thai nhằm thách thức Tối cao Pháp viện phải xét lại quyền phá thai.
Con số phá thai đã giảm rất nhiều, nhiều phòng khám phá thai đã phải đóng cửa, tiểu bang Missouri không có phòng khám phá thai nào…
Theo khảo sát được Democracy Institute/Sunday Express công bố ngày 14/7/2020, đa số người Mỹ có tín ngưỡng ủng hộ Tổng thống Trump tái đắc cử.
Đặc biệt, 90% người theo Công giáo Phúc âm (Evangelical Christians) bày tỏ ủng hộ ông Trump, chỉ có 8% nói họ sẽ bỏ phiếu cho ông Joe Biden.
56% người theo Tin Lành ủng hộ ông Trump, 42% bỏ phiếu cho ông Biden.
Còn người theo Công giáo Rome 52% ủng hộ ông Trump, 44% ủng hộ ông Biden.
Ông Biden nhận được sự ủng hộ của đa số người theo Do Thái giáo (61%) và những người vô thần (90%).
Xóa bỏ chủ nghĩa tư bản …
Ngày 9/7/2020, ông Joe Biden, ứng cử viên đảng Dân Chủ, tại Dunmore, tiểu bang Pennsylvania đã công khai kế hoạch tranh cử Tổng thống trong đó có việc “chấm dứt kỷ nguyên chủ nghĩa tư bản cổ đông” (era of shareholder capitalism).
Ông cho biết sẽ thay thế bằng một hệ thống quản trị xí nghiệp dựa trên quyền lực của các nghiệp đoàn lao động và dựa trên các cộng đồng người da đen, da màu và người Mỹ bản địa.
Ông định mức lương tối thiểu 15 Mỹ kim một giờ và dự định tăng thuế thu nhập công ty từ mức thuế 21% hiện nay lên 28% trở lại mức thuế thời Tổng thống Obama.
Việc Tổng thống Trump vào năm 2017 giảm thuế công ty xuống còn 21%, đã vực dậy nền kinh tế Mỹ, giảm thất nghiệp đến mức thấp nhất trong vòng mấy chục năm, nhất là giảm thất nghiệp trong cộng đồng người Mỹ gốc da đen.
Những chính sách của ông Biden tương tự với ý tưởng của Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, một người cực tả, có lập trường đối nghịch với thành phần bảo thủ kinh tế những người tin vào kinh tế tự do, chính phủ không can thiệp vào hoạt động xí nghiệp, giảm thiểu thuế công ty.
Bảo thủ chống chủ nghĩa xã hội
Hai thí dụ trong bài nói lên sự khác biệt về xã hội và kinh tế giữa thành phần bảo thủ và thành phần cấp tiến theo xã hội chủ nghĩa tại Mỹ.
Ngay từ thời Tổng thống John Kennedy (1961-63), những cuộc tranh cử Tổng thống và tranh cử giữa kỳ tại Mỹ, đều là những cuộc giao đấu chính trị giữa hai khuynh hướng bảo thủ và xã hội chủ nghĩa.
Những đề tài chính trị khác, như bình đẳng giới tính, bình đẳng sắc tộc, bảo vệ môi trường, toàn cầu hóa, thương mãi Mỹ-Trung, mở cửa phục hồi kinh tế sau đại dịch…sẽ là những đề tài tranh cãi giữa các ứng cử viên trong cuộc tranh cử 2020 sắp tới.
Cuối cùng khối cử tri trung dung, thầm lặng quan sát, cân nhắc và quyết định kết quả cuộc bầu cử.
Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy, Melbourne, Australia
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53413744
Biểu tình bạo lực tại thành phố New York
khiến cảnh sát trưởng bị thương
và hàng chục người bị bắt giam
Tin từ Lower Manhattan – Vào thứ tư (ngày 15 tháng 7), các cuộc biểu tình bạo lực đã nổ ra tại khu vực Lower Manhattan thuộc thành phố New York, khiến 40 người bị bắt và một trong những cảnh sát hàng đầu của Sở Cảnh sát New York bị thương.
Ban đầu, cảnh sát dự định tách nhóm biểu tình ủng hộ cảnh sát khỏi nhóm phản đối, nhưng khi hai nhóm gặp nhau tại Tòa Thị chính thành phố, hỗn loạn nổ ra vào khoảng 10 giờ sáng. Cảnh sát trưởng Terence Monahan nằm trong số bảy cảnh sát bị thương khi cố ngăn cản đám đông. Ông bị thương ở cánh tay, trong khi một trung sĩ và một trung úy bị đánh vào đầu, cùng một trung úy khác bị gãy xương ở hốc mắt. Ba viên cảnh sát còn lại chỉ bị thương nhẹ.
Cảnh sát nói rằng 36 người đã bị bắt, bao gồm cả những cá nhân tấn công cảnh sát. Một trong những người bị bắt là Shaborn Banks, 25 tuổi, là nghi can đã đấm vào mắt của trung úy nói trên, và một người khác là Quran Campell, 25 tuổi, bị buộc tội tấn công ba cảnh sát trên Brooklyn Bridge.
Chủ tịch nghiệp đoàn cảnh sát NYPD Sergeants’ Union, ông Ed Mullins cho biết Thị trưởng Bill de Blasio đã mất quyền kiểm soát thành phố. Trong khi đó, các nhà hoạt động chống cảnh sát cho rằng chính NYPD đã gài bẫy họ và cố ý khiến biểu tình nổ ra để có thể bắt giam người dân. Ông Bill Casey, thuộc tổ chức Retired Sergeant Association, cho biết tình trạng bạo lực đang trở nên quá mức, và cảnh sát thay vì được xem là các anh hùng, lại được mô tả như những nhân vật phản diện. (BBT)
Cộng hòa Hạ viện dọa cắt tài trợ
những địa phương không bảo vệ tượng đài
Lãnh đạo Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ ngày 16/7 đưa ra dự luật cắt hỗ trợ liên bang cho chính quyền các địa phương và các tiểu bang nào không ra tay bảo vệ các tượng đài trong lúc người biểu tình nhiều nơi dỡ bỏ tượng đài của các nhân vật từng sở hữu nô lệ hay từng chiến đấu cho Liên minh miền Nam theo chế độ nô lệ trong cuộc nội chiến.
“Thật là một điều sai lầm khi xóa bỏ lịch sử của chúng ta,” lãnh đạo Khối Thiểu số ở Hạ viện Kevin McCathy nói trong một tuyên bố, chỉ trích “đám côn đồ cánh tả” tấn công các tượng đài trên toàn nước Mỹ.
Theo dự luật được đưa ra cùng với dân biểu Cộng hòa Jim Jordan và Sam Graves, một số quỹ liên bang sẽ được giữ lại nếu chính quyền địa phương không “vãn hồi trật tự hay bắt giữ những kẻ bạo loạn.”
Trong những cuộc biểu tình tại Mỹ và quốc tế chống lại bất công chủng tộc xuất phát từ cái chết của một người da đen tên George Floyd tại Minneapolis hồi tháng 5, một số người biểu tình đã kéo đổ tượng đài của những nhân vật lịch sử như ông Robert E. Lee, người chỉ huy quân đội Liên minh Miền Nam chống lại Liên bang, và ông Christopher Columbus.
Tổng thống Cộng hòa Donald Trump, đang vận động tái cử vào tháng 11 tới, đã chỉ trích kịch liệt những người biểu tình như thế cũng như đả kích các nhà lập pháp Mỹ muốn di dời tượng đài các nhân vật sở hữu nô lệ và các nhân vật chiến đấu chống lại lực lượng liên bang trong cuộc nội chiến những năm 1860.
Ông Trump dọa bỏ tù hàng chục năm những người phá hoại các tượng đài.
Ông McCathy đưa ra dự luật trong lúc phe Dân chủ thúc đẩy ban hành luật di dời tượng đài các chủ nô lệ và những người ủng hộ sở hữu nô lệ ra khỏi Điện Capitol ở Washington.
Hôm 16/7, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói bà hy vọng Hạ viện sẽ thông qua luật này vào tuần tới hay tuần sau nữa.
Cơ sở kinh doanh tại California
khó tồn tại trước đợt đóng cửa mới
Tin Sacramento, California – Lệnh tái đóng cửa vào thứ Hai, 13 tháng 7, vừa qua tại California đã gây ảnh hưởng lớn cho các cơ sở chăm sóc cá nhân, như tiệm cắt tóc, làm móng tay, tiệm chăm sóc sắc đẹp. Ngành dịch vụ này đa số đều là các cơ sở kinh doanh nhỏ, với phần lớn vẫn đang vất vả tìm cách tồn tại sau lệnh đóng cửa kéo dài nhiều tháng bắt đầu từ tháng 3.
Trong lúc các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ được khuyến khích dời hoạt động ra ngoài trời và lề đường, các tiệm làm đẹp lại bị cấm thực hiện hành động tương tự. Nhiều chủ tiệm cảm thấy họ đang bị đối xử bất công bởi lệnh tái đóng cửa của California. Các tiệm chăm sóc sắc đẹp nói rằng nhân viên và khách hàng của họ đều thường xuyên đeo khẩu trang, và họ cũng được huấn luyện rất kỹ về tiến trình tẩy trùng và vệ sinh. Do đó, các tiệm này không hiểu vì sao hoạt động kinh doanh của họ lại bị giới hạn nghiêm khắc hơn so với các ngành khác.
Tỷ lệ lây nhiễm coronavirus và tỷ lệ nhập viện tại California đã tăng vọt sau khi tiểu bang cho các cơ sở kinh doanh mở cửa và người dân được tụ tập giải trí khi thời tiết nóng lên. Do đó, trong tuần này, Thống Đốc Gavin Newsom đã ra lệnh đóng cửa mọi quán bar và cấm dịch vụ ăn uống trong nhà tại California, cũng những các hoạt động trong nhà tại các cơ sở tôn giáo, phòng gym, và các tiệm làm đẹp. Nhiều tiệm cắt tóc và làm móng tại California cho biết họ hiểu mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, nhưng cũng lo ngại rằng họ khó có thể tồn tại qua đợt đóng cửa lần thứ 2 của tiểu bang. (BBT)
https://www.sbtn.tv/co-so-kinh-doanh-tai-california-kho-ton-tai-truoc-dot-dong-cua-moi/
Tiểu bang California hạn chế xét nghiệm COVID-19
trong bối cảnh các ca nhiễm tăng đột biến
Tiểu bang California hiện đang thay đổi chiến lược xét nghiệm coronavirus sau khi phá vỡ kỷ lục của chính họ hôm thứ tư (15/7) về số lượng ca nhiễm COVID-19 mới. Hiện tại, tiểu bang California ghi nhận hơn 11,000 ca nhiễm bệnh.
Chiến lược xét nghiệm của tiểu bang sẽ quay trở lại tập trung vào những bệnh nhân dễ bị tổn thương và những người có nguy cơ nhiễm virus cao nhất. Sự cập nhật chiến lược này tương tự như những gì đã diễn ra trước tháng 4/2020, khi các viên chức y tế công cộng thực hiện xét nghiệm cho mọi người, kể cả những người không có triệu chứng.
Tuy vậy, khi tình hình dịch bệnh tại California ngày càng trở nên nghiêm trọng, các viên chức y tế công cộng đang cố gắng ưu tiên hệ thống y tế dành cho những bệnh nhân cần được chăm sóc nhiều nhất. Việc tiến hành xét nghiệm có chọn lọc có thể làm giảm bớt sự thiếu hụt trong chuỗi cung ứng xét nghiệm.
Theo Bộ Y tế Công cộng California, số ca nhập viện cũng tăng lên, hiện đang có ít nhất 6,700 bệnh nhân đang được điều trị, và hơn 1,900 người trong số họ ở diện chăm sóc đặc biệt.
Theo NBC News đưa tin, thống đốc California Gavin Newsom đã áp dụng lại một số yêu cầu đóng cửa nhất định để bảo đảm an toàn cho người dân. Họ vẫn được khuyến khích đeo khẩu trang ở nơi công cộng, tiếp tục thực hiện khoảng cách xã hội và hạn chế tương tác với những người ngoài gia đình. (BBT)
Học khu Irvine cho các phụ huynh 4 ngày để
quyết định liệu có cho con cái đi học trực tiếp hay không
Học khu Irvine (IUSD) sẽ cho phép các phụ huynh 4 ngày để quyết định liệu con cái của họ sẽ đến trường hay tiếp tục học trực tuyến trong bối cảnh đại dịch coronavirus vẫn đang hoành hành. Học khu đã tạo ra 3 loại mô hình giáo dục, bao gồm học trực tuyến toàn thời gian, học trực tiếp tại trường toàn thời gian và nửa trực tuyến, nửa trực tiếp.
Các phụ huynh có từ thứ tư đến chủ nhật (từ ngày 15 đến 19 tháng 7) để lựa chọn 1 trong 3 mô hình. Các lựa chọn được đưa ra sau khi Ủy ban Giáo dục Quận Cam bỏ phiếu vào thứ hai (ngày 13 tháng 7) để phê duyệt các hướng dẫn mở cửa lại những trường học trong khu vực cho học kỳ mùa thu mà không cần những biện pháp giữ an toàn như khoảng cách xã hội và khẩu trang. Tuy nhiên, 28 học khu trong Quận Cam có thể tự quyết định về cách thức họ muốn mở cửa trở lại các trường học.
Khi đưa ra tuyên bố, IUSD cho biết họ vẫn sẽ yêu cầu nhân viên, học sinh và những người đến trường phải mang khẩu trang, bất chấp việc Ủy ban Giáo dục Quận Cam nói rằng việc bắt buộc học sinh đeo khẩu trang là rất khó thực hiện và thậm chí “có thể gây hại.”
Trong khi đó, Học Khu Los Angeles cho biết họ sẽ không cho phép học trực tiếp vào học kỳ mùa thu trong bối cảnh số ca nhiễm coronavirus tại Quận này tăng mạnh. Học Khu San Diego cũng đưa ra tuyên bố tương tự. (BBT)
Thống Đốc Georgia bác bỏ lệnh bắt buộc
đeo khẩu trang của chính quyền địa phương
Tin Atlanta, Georgia – Thống Đốc tiểu bang Georgia, Brian Kemp vào thứ Tư, 15 tháng 7, đã bác bỏ lệnh bắt buộc đeo khẩu trang của các chính quyền địa phương, nói rằng các hướng dẫn y tế của tiểu bang, vốn ít nghiêm khắc hơn, phải được ưu tiên.
Thống Đốc Kemp đã gia hạn các lệnh hạn chế liên quan đến Covid-19 tại tiểu bang, đồng thời khuyến khích người dân đeo khẩu trang nơi công cộng nhưng không bắt buộc, vì cho rằng yêu cầu này là hành động đi quá xa. Mệnh lệnh của ông Kemp đã vô hiệu hóa lệnh bắt buộc đeo khẩu trang của các thành phố lớn như Atlanta, Savannah, Athens, và Augusta, cùng hơn một chục khu vực hành chính địa phương.
Thống Đốc Kemp, một thành viên Cộng Hòa, trong những ngày qua đã mâu thuẫn với nhiều thị trưởng và các chính quyền thành phố về vấn đề khẩu trang. Vào tuần trước, thị trưởng Dân Chủ của Atlanta, bà Keisha Lance Bottoms, đã tái ban hành các biện pháp cứng rắn để kiểm soát dịch bệnh tại thủ phủ tiểu bang. Tuy nhiên, văn phòng Thống Đốc Kemp khẳng định rằng lệnh của bà Bottoms là không mang tính ràng buộc và không thể thi hành về mặt pháp lý.
Georgia vào thứ Tư báo cáo 3,871 ca nhiễm Covid-19 mới và 37 người thiệt mạng. Phân nửa số ca bệnh mới được báo cáo tại Atlanta, thủ phủ và cũng là thành phố lớn nhất tiểu bang. Nhằm đề phòng dịch bệnh, Thống Đốc Kemp đã yêu cầu những người có vấn đề sức khỏe phải ở nhà, yêu cầu giữ khoảng cách xã hội, và cấm các sự kiện có từ 50 người trở lên.
Tuy nhiên, giới y tế muốn tiểu bang phải mạnh tay hơn, như bắt buộc đeo khẩu trang, tái đóng cửa các quán bar và hộp đêm, và cấm tụ tập hơn 25 người, bao gồm cả các địa điểm tôn giáo.(Ngô Bảo)
Thuốc sốt rét không hiệu quả
với bệnh nhân COVID nhẹ
Thuốc trị sốt rét không hữu hiệu đối với bệnh nhân COVID nhẹ trong một cuộc nghiên cứu do các chuyên gia của Đại học Minnesota thực hiện.
Khoảng 24% bệnh nhân uống thuốc hydroxychloroquine trong cuộc nghiên cứu có những triêu chứng dai dẳng trong 14 ngày, trong khi gần 30% nhóm uống giả dược cũng có những triệu chứng kéo dài trong cùng thời gian.
Các nhà nghiên cứu cho biết không có sự khác biệt đáng kể.
“Thuốc hydroxychloroquine không làm giảm bớt đáng kể triêu chứng trầm trọng hoặc những triệu chứng phổ biến đối với những bệnh nhân vừa mắc phải COVID trong giai đoạn đầu,” các nhà nghiên cứu báo cáo trong bài đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine ngày 16/7.
Cuộc nghiên cứu ngẫu nhiên, kiểm soát bằng giả dược, được thực hiện trên 491 bệnh nhận không nằm bệnh viện.
Cuộc nghiên cứu “cung cấp bằng chứng mạnh mẽ là hydroxychloroquine không có lợi ích đối vối bệnh nhân nhẹ”, bác sĩ Neil Schluger thuộc Trường Y New York nói trong một bài bình luận về cuộc nghiên cứu, dự trù cũng được đăng vào ngày 16/7.
Covid-19: Mỹ lại phá kỷ lục về số ca nhiễm
trong một ngày với hơn 77.000 ca mới
Mai Vân
Hoa Kỳ tiếp tục phá kỷ lục đáng buồn về số ca nhiễm virus corona. Theo hãng tin Anh Reuters, toàn nước Mỹ vào hôm qua, 16/07/2020, đã ghi nhận thêm 77.217 ca nhiễm virus corona trong 24 tiếng đồng hồ. Đây là con số tăng hằng ngày lớn nhất so với kỷ lục ngày 10/07 vừa qua là 69.070 ca nhiễm mới trong ngày.
Số ca tử vong cũng tiếp tục tăng, với thêm 969 người chết vào hôm qua, nâng tổng số người chết vì Covid-19 tại Mỹ vượt ngưỡng 138.000 người. Ba bang Florida, Texas và Nam Carolina là những nơi ghi nhận số ca tử vong kỷ lục trong ngày 16/07.
Trong bối cảnh các trường hợp lây nhiễm tăng lên ở gần 40 bang, Florida với thành phố Miami được cho là đang thay thế New York trở thành tâm dịch tại Hoa Kỳ. Tình hình nghiêm trọng đến mức chính quyền Miami không loại trừ khả năng ban hành trở lại lệnh phong tỏa toàn diện.
Thông tín viên RFI, Loubna Anaki tường thuật:
“Đối với thị trưởng Miami, những ngày tới đây, nếu không muốn nói là những giờ tới đây, có thể mang tính quyết định. Trong cuộc họp báo hôm qua, ông Francis Suarez đã nhấn mạnh là nếu không làm gì để kiểm soát tình hình, thì thảm họa sẽ diễn ra trong những tuần lễ tới đây.
Thành phố Miami đã bị gần 70.000 ca nhiễm virus, và cho dù chính quyền kêu gọi mọi người giữ khoảng cách an toàn và đeo khẩu trang, thế nhưng dân chúng, nhất là thanh niên, vẫn tiếp tục tụ tập vui chơi bất kể lệnh giới nghiêm đã được ban hành.
Thị trưởng Miami họp vào hôm nay với đại diện các cơ sở thương mại, nhà hàng để quyết định về khả năng ban hành một lệnh phong tỏa toàn diện mới.
Florida là một trong những bang bị nhiễm virus nặng nhất nước Mỹ. Số ca nhiễm đã tăng vọt từ 100.000 lên thành 315.000 trong vòng 3 tuần lễ. Bệnh viện đã hoạt động đến 95% công suất và đang thiếu phương tiện.
Thống đốc bang Florida Ron De Santis, thuộc đảng Cộng Hòa, đã yêu cầu Washington nhanh chóng chi viện thiết bị và thuốc Remdésivir. Thế nhưng ông vẫn không bắt buộc cư dân đeo khẩu trang như một số bang khác.”
Châu Âu họp thượng đỉnh
thương lượng kế hoạch kích cầu 750 tỷ euro
Thanh Hà
Lãnh đạo 27 nước trong Liên Hiệp Châu Âu họp thượng đỉnh trong hai ngày 17 và 18/07/2020 với mục đích đạt được đồng thuận về kế hoạch kích cầu 750 tỷ euro khắc phục hậu quả Covid-19 và ngân sách chung cho giai đoạn 2021-2027.
Trong cương vị chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu, thủ tướng Đức Angela Merkel dự báo “đàm phán sẽ gất gay go”. Thủ tướng Hà Lan, Mark Rutte xem khả năng thành công của thượng đỉnh lần này là “dưới ngưỡng 50 %”.
Trong thời gian qua, do dịch Covid-19, nhiều cuộc họp của châu Âu được thực hiện qua truyền hình.
Đây là lần đầu tiên lãnh đạo Liên Âu trực tiếp họp lại tại Bruxelles, với chương trình nghị sự bao gồm 3 hồ sơ chính : Ngân sách chung của châu Âu khoảng 1074 tỷ euro trong giai đoạn 2021-2027, điều
chỉnh ngân sách hiện nay để huy động tài chính nhanh hơn và hồ sơ cuối cùng, nhưng cực kỳ quan trọng, đó là tìm ra đồng thuận về kế hoạch chấn hưng kinh tế 750 tỷ euro, trong đó bao gồm 250 tỷ tín dụng được Liên Âu bảo lãnh và 500 tỷ được dưới dạng trợ cấp được dự trù giải ngân cho các thành viên bị dịch Covid-19 tác động mạnh nhất.
Tại thượng đỉnh lần cuối các bên họp trực tiếp với nhau hồi cuối tháng 2, Liên Âu đã không san bằng được những bất đồng. Tiếp theo đó là các cuộc họp qua cầu truyền hình, nhưng đối thoại đã vô cùng khó khăn và không mang lại kết quả. Theo thông tín viên Pierre Benazet thượng đỉnh trực tiếp lần này vô cùng quan trọng có thể cho phép đảo ngược thế cờ :
“Sự hiện diện trực tiếp của 27 nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ sẽ làm thay đổi tình huống. Tại thượng đỉnh trực tuyến hôm 19 tháng 6 vừa rồi, một trong những lý do dẫn đến thất bại là do các bên không thể có những cuộc đàm phán song phương, hay tranh thủ giờ giải lao để trao đổi thêm với nhau, thương lượng trực tiếp về những chủ đề gây tranh cãi, hay để thành lập một liên minh. Chắc chắn sẽ có nhiều cuộc trao đổi dồn dập và gay go với 4 tác nhân quan trọng và vai trò trung gian hòa giải của chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel sẽ chiếm một vị trí then chốt.
Một bên là tổng thống Pháp và thủ tướng Đức. Berlin đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu trong một nhiệm kỳ 6 tháng. Paris và Berlin cùng chủ trương cho ra đời một kế hoạch kích cầu đầy tham vọng với hơn nửa tỷ euro được cấp dưới dạng trợ cấp trực tiếp. Ở góc đài bên kia là thủ tướng Hà Lan, Mark Rutte, đi đầu nhóm những quốc gia chủ trương thắt lưng buộc bụng, gồm Thụy Điển, Áo, Đan Mạch thậm chí là Phần Lan.
Các quốc gia này không mấy mặn mà với giải pháp trợ cấp trực tiếp mà thiên về khả năng cấp tín dụng cho các quốc gia đang cần. Đồng thời số này cũng muốn rằng để nhận được tín dụng với sự bảo đảm của Liên Âu thì kế hoạch thúc đẩy kinh tế của quốc gia liên quan phải được tất cả các thành viên cùng đồng ý. Nói cách khác nhóm chủ trương chi tiêu chặt chẽ muốn được quyền kiểm soát. Các hoạt động ngoại giao sẽ rất ráo riết giữa phe muốn được hưởng trợ cấp và phe đòi đặt điều kiện để trợ giúp.”
Anh tố Nga
cố đánh cắp dữ liệu vắc-xin COVID-19
Tin tặc được nhà nước Nga hậu thuẫn đang nỗ lực đánh cắp vắc-xin COVID-19 và nghiên cứu điều trị từ các tổ chức học thuật và dược phẩm trên thế giới, Reuters dẫn nguồn tin từ Trung tâm an ninh mạng quốc gia Anh (NCSC) cho biết hôm 16/7.
Một tuyên bố phối hợp giữa Anh, Hoa Kỳ và Canada đã quy các cuộc tấn công là đến từ nhóm APT29, còn được gọi là ‘Cosy Bear’, mà họ nói gần như chắc chắn đang hoạt động như một phần của tình báo Nga.
“Chúng tôi lên án những cuộc tấn công đáng khinh nhằm chống lại những người làm công việc quan trọng để chống đại dịch virus corona”, Reuters dẫn lời Giám đốc điều hành NCSC, Paul Chichester, nói.
Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab nói “hoàn toàn không thể chấp nhận được” việc tình báo Nga nhắm tấn công vào công việc chống đại dịch.
“Trong khi những nước khác theo đuổi lợi ích ích kỷ của họ với hành động vô trách nhiệm, Vương quốc Anh và các đồng minh đang nỗ lực tìm kiếm vắc-xin để bảo vệ sức khỏe toàn cầu”, Ngoại trưởng Anh nói trong một tuyên bố. Ông cho biết Anh sẽ làm việc cùng với các đồng minh để bắt thủ phạm phải chịu trách nhiệm.
NCSC cho biết các cuộc tấn công của nhóm tin tặc đang diễn ra và chúng thường sử dụng nhiều công cụ và kỹ thuật khác nhau, bao gồm cả phần mềm độc hại và malware.
“Nhiều khả năng APT29 sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu vào các tổ chức liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin COVID-19, trong lúc tìm cách trả lời các câu hỏi tình báo bổ sung liên quan đến đại dịch”, tuyên bố của NCSC nói.
Hồi tháng 5, Anh và Hoa Kỳ cho biết các mạng lưới tin tặc đã nhắm vào các tổ chức quốc gia và quốc tế đối phó với đại dịch COVID-19. Nhưng các cuộc tấn công như vậy trước đây chưa được kết nối rõ ràng với nhà nước Nga.
Nhóm Cozy Bear liên kết với chính phủ Nga bị nghi ngờ lâu nay về việc tấn công Đảng Dân chủ của Mỹ trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 ở Hoa Kỳ.
Virus corona:
Đại học Anh lo thiếu sinh viên Trung Quốc
Mai Vân
Dịch Covid-19 đã có một tác động khác khiến Luân Đôn lo ngại. Trước tình trạng dịch bệnh hoành hành, hàng ngàn sinh viên Trung Quốc có thể không đến học tập tại Vương Quốc Anh. Đây quả là một tin không vui chút nào đối với các đại học Anh Quốc, vốn dựa rất nhiều vào sinh viên nước ngoài, với học phí có thể lên đến 35.000 euro/năm.
Thông tín viên RFI tại Luân Đôn, Muriel Delcroix, cho biết thêm chi tiết :
Oxford, Cambridge và những đại học nổi tiếng ở các thành phố lớn tại Anh từng là giấc mơ của ngày càng nhiều sinh viên, đặc biệt là sinh viên Trung Quốc. Trong vòng 5 năm số sinh viên này từ 80.000 đã tăng lên thành 120.000.
Tuy nhiên trong những tháng gần đây, sinh viên Trung Quốc đã hủy bỏ việc ghi danh cho mùa thu này với một nhịp độ đáng ngại. Theo một nghiên cứu của đại học ở Manchester, việc họ không đến học không xuất phát từ căng thẳng chính trị gần đây giữa Luân Đôn và Bắc Kinh, cũng không xuất phát từ chi phí cao hay có nhiều chương trình học tập được đưa lên mạng. Lý do chủ yếu là tình hình dịch virus corona.
Theo các cơ quan tuyển sinh ở Trung Quốc, gia đình của các sinh viên lo ngại trước số tử vong vì Covid-19 tại Anh, vào khoảng 50.000 ca, thuộc loại cao nhất thế giới. Hơn nữa, việc quá nhiều người Anh phớt lờ các quy định về khoảng cách an toàn, nhất là về đeo khẩu trang, cũng không làm cho họ yên tâm.
Cái nhìn tiêu cực này là một vấn đề thật sự đối với số 137 trường đại học Anh, có thể bị thiệt hại hơn hai tỷ euro trong năm nay. Chính quyền đã hứa tài trợ ở mức 2 tỷ, nhưng các trường đã yêu cầu thêm 3 tỷ, với lý do là phải bảo vệ một lãnh vực sống còn cho tương lai nước Anh thời hậu Brexit.
Pháp xử hai đường dây
cựu nhân viên Hermès làm túi giả “Birkin”
Thu Hằng
Khoảng 4 triệu euro thu được trong ba năm, từ 2011 đến 2014, từ việc bán 150 chiếc túi giả thương hiệu cao cấp Hermès, trong đó có túi “Birkin” nổi tiếng. Vụ xét xử (ngày 24/06/2020) mười thành viên của “doanh nghiệp” hàng nhái đầy lợi nhuận khiến những tín đồ của Hermès xôn xao. Giới nghệ sĩ, người nổi tiếng ở Việt Nam cũng hoang mang. Một nhân vật “cầm đầu” mạng lưới đang ở Việt Nam.
Tuy nhiên, đây chỉ là mạng lưới làm hàng giả đầu tiên được đưa ra xét xử. Mạng lưới thứ hai, có quy mô gần gấp 10 lần, bị phát hiện vào năm 2012 và vẫn đang được điều tra. Theo nhà báo điều tra Nicolas Jacquard của nhật báo Le Parisien, mạng lưới này đã thu về vài chục triệu euro chỉ trong vòng hai năm.
Điều đặc biệt là chính khách hàng cũng bị lừa vì tưởng rằng “nhờ quen biết” nên mua được sớm. Tất cả đều giống sản phẩm của Hermès, từ chi tiết, chất liệu da đến số hiệu năm sản xuất… vì có cùng nguồn cung cấp và được chính những người thợ từng làm trong Hermès làm ra. Mỗi chiếc túi “Birkin” được bán từ 23.000 đến 30.000 euro, bằng một nửa so với giá của chiếc túi thật.
Nicolas Jacquard, nhà báo điều tra của Le Parisien, đã dành cho RFI Tiếng Việt buổi phỏng vấn về chủ đề này.
*****
RFI : Nicolas Jacquard, ông là nhà báo của Le Parisien. Từ lâu ông theo dõi về mạng lưới hàng nhái thương hiệu cao cấp Hermès, đặc biệt là túi “Birkin” và đã viết nhiều bài về chủ đề này. Trước hết, xin ông giải thích một chút về huyền thoại túi “Birkin” !
Nicolas Jacquard : Túi “Birkin”, theo lời kể lại thì cựu chủ tịch kiêm giám đốc sáng tạo của nhà Hermès, ông Jean Louis Dumas, vô tình gặp Jane Birkin trên một chuyến bay. Lúc đó nữ ca sĩ là một bà mẹ trẻ, lỉnh kỉnh bình sữa và đồ dùng cho con. Bà nói là không có chiếc túi nào có kích cỡ phù hợp. Ông Dumas hỏi lại : Bà cần kiểu túi như thế nào, tôi sẽ thiết kế cho bà một chiếc túi lý tưởng đựng được hết đồ dùng. Và từ đó, chiếc túi ra đời, mang tên nữ ca sĩ Jane Birkin.
RFI : Ngày 24/06/2020, một đường dây gồm 10 người, trong đó có 7 cựu nhân viên của Hermès, đã bị xử với bản án lên tới 4 năm tù và 200.000 euro tiền phạt. Họ bị kết tội gì ?
Nicolas Jacquard : Họ bị kết tội làm giả túi “Birkin”. Ở đây chúng ta nói đến những chiếc “túi giả-thật” vì trong quá khứ từng có nhiều đường dây làm giả các thương hiệu lớn, trong đó có Hermès. Nhưng điểm đặc biệt trong vụ này là chính nhân viên hoặc cựu nhân viên của Hermès, có nghĩa là những người nắm rất rõ quá trình sản xuất, đã mua được vật liệu, thiết bị từ chính nhà cung cấp da cá sấu cho Hermès. Họ làm túi giả nhưng giống như sản phẩm chính hãng.
RFI : Trong rất nhiều bài báo, ông mô tả rõ cách tổ chức mạng lưới làm túi giả. Mạng lưới này được hình thành như thế nào ? Dường như mạng lưới này hoạt động rất bài bản ?
Nicolas Jacquard : Đúng như thế. Ở đây cần phải giải thích là có hai mạng lưới làm túi giả Hermès. Mạng lưới đầu tiên đã bị xét xử vào tháng 06/2020 như nêu ở trên. Mạng lưới thứ hai có quy mô lớn hơn nhiều, cũng bị phá vỡ vào cùng thời điểm với mạng lưới thứ nhất nhưng chưa bị xét xử, các nghi phạm sắp phải hầu tòa. Hai mạng lưới này có quen biết nhau nhưng không làm việc cùng nhau.
Đúng là đối với mạng lưới đã bị xét xử vào tháng 06/2020, họ hoạt động rất bài bản. Ví dụ có những người được giao trách nhiệm mua da cá sấu đúng loại được Hermès sử dụng, bởi vì túi “Birkin” da cá sấu là sản phẩm rất đắt và rất được ưa chuộng. Tiếp theo, có những người phụ trách cắt da, may túi, thêm phụ kiện, đồ trang trí để làm thành chiếc túi hoàn chỉnh.
RFI : Xin ông cho biết thêm thông tin về mạng lưới thứ hai, có quy mô lớn hơn và chưa bị xét xử. Có đúng là có khoảng 1.000 túi “Birkin” giả được mạng lưới này bán ra hàng năm như ông nêu trong các bài viết trên Le Parisien không ?
Nicolas Jacquard : Tôi điều tra chi tiết hơn về mạng lưới thứ hai này và chúng tôi đã đăng một loạt điều tra trên nhật báo Le Parisien vào tháng 12/2019. Chúng tôi đã truy cập được một số thông tin về cách hoạt động của mạng lưới này, về nội dung các cuộc trao đổi giữa những thành viên.
Mạng lưới thứ hai này – chúng ta cứ tạm gọi như vậy vì chưa bị đưa ra xét xử – còn có quy mô lớn hơn rất nhiều so với mạng lưới thứ nhất vì họ bị tình nghi thu về 40 triệu euro từ việc bán túi “Birkin” giả trong khoảng 2 năm, từ đầu 2010 đến 2012.
Số lượng 1.000 túi “Birkin” giả là do phía tư pháp thẩm định, căn cứ vào cuộc điều tra và nghe lén của Hiến binh Quốc gia, cũng như vào khối lượng da cá sấu được tiêu thụ, số túi hiện vật được phát hiện tại hiện trường, số tiền thu được từ việc bán túi. Sau khi tính toán, họ ước chừng được số lượng túi giả được mạng lưới này bán ra, dao động khoảng 1.000 túi.
Ngược lại, mạng lưới 10 người vừa bị xét xử có quy mô nhỏ hơn nhiều, nhất là về số lượng và doanh thu 4 triệu euro. Có thể nói, mạng lưới đã bị xử có quy mô chỉ bằng khoảng 1/10 mạng lưới sắp bị đưa ra tòa.
RFI : Người ta biết là phải chờ rất lâu mới đến lượt mua được một chiếc túi “Birkin”. Vậy khách hàng của hai mạng lưới hàng nhái này là ai ?
Nicolas Jacquard : Rất khó nói ! Đây là loại túi rất hiếm và độ hiếm luôn là lập luận marketing của các thương hiệu sản phẩm da nổi tiếng. Như mọi người đều biết, khi đặt hàng một mẫu túi chính hãng, phải đợi rất lâu mới có thể mua được. Điều này cũng giải thích cho việc những chiếc túi này luôn có giá rất cao, dĩ nhiên cũng vì chất lượng, vật liệu được sử dụng. Và những thành viên của mạng lưới này đề xuất cung cấp túi “Birkin” cho khách hàng.
Trong những đường dây hàng giả này, có rất nhiều khách ở châu Á, trong đó Hồng Kông là một trong những điểm tập trung, từ đó các khu vực xung quanh có thể mua được túi qua hệ thống này. Ngoài ra còn có một chi nhánh khác ở Đông Âu, chủ yếu là ở Nga nơi có rất nhiều tỉ phú cũng muốn sở hữu túi Hermès.
Tôi muốn nhấn mạnh một điểm là trong quá trình điều tra, chúng tôi hiểu ra rằng nhiều khách hàng của mạng lưới làm hàng giả này tin chắc là họ đã mua được túi thật, nhờ quen biết nhân viên của Hermès, hoặc nhờ qua các mối quan hệ, nên mua được sớm mà không phải chờ lâu theo thời hạn chính thức.
RFI : Có nghĩa là khách hàng của hai mạng lưới này vẫn tưởng là họ mua được hàng thật vì có đầy đủ thông tin ?
Nicolas Jacquard : Đúng thế ! Đây là một trong những yếu tố quan trọng của hai mạng lưới làm giả túi Hermès. Vừa rồi chúng ta nói đến chất liệu, kỹ năng kinh nghiệm của những người thợ làm túi, nhưng điểm đáng chú ý là họ nắm rất rõ những chi tiết chứng thực hàng thật, như số série, thậm chí có một nhân viên còn đánh cắp được một số série túi Hermès.
Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống đục lỗ. Ví dụ đối với mỗi chiếc túi, năm sản xuất sẽ được đánh dấu bên trong túi bằng một chữ cái, như túi của năm này thì được được đục lỗ chữ “P” chẳng hạn. Những nhân viên tham gia đường dây này đã lấy trộm được một hệ thống đục lỗ như vậy. Và họ có đủ dụng cụ đồ nghề để làm được một chiếc túi đạt tiêu chuẩn như hàng thật.
Tôi lấy một ví dụ cho thấy những chiếc túi giả này giống như túi thật. Trong đường dây thứ nhất, đã bị xét xử, một số khách hàng từng nghi ngờ mua phải túi giả, họ mang túi đến kiểm tra ở cửa hàng Hermès. Mỗi lần nhận được yêu cầu như thế, Hermès chuyển túi đến xưởng để kiểm tra lại tất cả những dấu hiệu bảo đảm hàng thật và nhân viên trở lại khẳng định rằng “Đúng, thưa ông, túi của ông là hàng thật”. Nhưng thực ra đó là hàng giả !
RFI : Trở lại phiên xử ngày 24/06, một trong ba người, được cho là đứng đầu mạng lưới, đã vắng mặt. Dường như người này đang ở Việt Nam ?
Nicolas Jacquard : Đúng thế ! Đó là điều mà luật sư của bị cáo thông báo nên khó có thể nghi ngờ được vì chính luật sư nói là thân chủ của ông đang ở Việt Nam. Người đàn ông này tên là Pierre B., chỉ được nêu tên nhưng không nêu họ. Qua các cuộc trao đổi bị nghe lén của phía điều tra, nhân vật này được tòng phạm đặt biệt danh là “Người Việt” (Le Vietnamien) vì dường như Pierre B. có quan hệ rất mật thiết với Việt Nam và đến Việt Nam rất nhiều lần.
Ngay khi vụ việc bị phát hiện, Pierre B. đã nhanh chóng sang Việt Nam lẩn trốn và vẫn đang ở đó. Nhân vật này nói là cũng muốn đến dự phiên tòa nhưng không thể được vì dịch Covid-19. Một điểm nữa là từ khi bắt đầu vụ việc, chính quyền Pháp đã ra lệnh bắt nhưng chưa bao giờ Pierre B. trở lại Pháp hoặc cho thấy là muốn trở về để được xét xử ở Pháp.
RFI : Có nghĩa là nhân vật này không phải là người Việt như tin đồn ở Việt Nam ?
Nicolas Jacquard : Không, tôi khẳng định nhân vật này không phải là người Việt, mà là người gốc Pháp, mang quốc tịch Pháp. Họ của người này cũng cho thấy đó không phải là người Việt.
RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà báo Nicolas Jacquard của nhật báo Le Parisien.
Covid-19 : Du lịch bằng xe dã ngoại bất ngờ đắt khách
Tuấn Thảo
Xe dã ngoại ‘‘camping car’’ vừa là một phương tiện giao thông chuyên chở, vừa là một căn nhà nhỏ di động, một chỗ ở đầy đủ tiện nghi. Các yếu tố này có thể giải thích vì sao mô hình đi chơi bằng camping car được nhiều dân Pháp chọn lựa cho mùa hè năm 2020. Số người thuê xe dã ngoại đã tăng gấp đôi so với cùng thời kỳ năm ngoái, trong đó có khá nhiều khách, lần đầu tiên đi du lịch bằng camping car.
Hiện nay, nước Pháp có hơn 500.000 chiếc camping car (còn được gọi là motorhome) và gần một triệu rưỡi thành viên chuyên sử dụng phương tiện này để đi du lịch. Theo Liên đoàn FFCC gồm những người thích cắm trại và camping car, số lượng thành viên sẽ gia tăng trong mùa hè năm 2020. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy ngày càng có nhiều người Pháp thích kiểu du lịch này, nhất là đối với những du khách nào thích sự độc lập, rong ruổi hành trình, lang thang đây đó. Cũng có ý kiến cho rằng du lịch camping car thích hợp với thời buổi hậu phong tỏa, hiện giờ dân Pháp được quyền đi lại, nhưng vẫn buộc phải áp dụng các quy tắc an toàn cũng như tôn trọng “giãn cách xã hội”.
Sau hơn 2 tháng bị ngưng hẳn, các công ty chuyên thuê xe dã ngoại đã hoạt động trở lại kể từ đầu tháng 06/2020. Theo ông Franck Chatel, giám đốc thương mại công ty Evasia, gồm 13 văn phòng chuyên cho thuê camping car ở miền Đông nước Pháp, sau khi chính phủ Pháp thông báo kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa, số xe dã ngoại thuê tại công ty Evasia đã tăng gần 50% so với cùng thời kỳ năm ngoái.
Trong đó có khá nhiều khách mới, lần đầu tiên lên kế hoạch đi chơi bằng camping car, điều mà theo ông Franck Chatel, có lẽ họ chẳng bao giờ nghĩ tới trước khi có mùa dịch Covid-19. Mùa hè sắp tới, hẳn chắc sẽ có nhiều dân Pháp đi nghỉ mát và xe dã ngoại là một trong những kiểu du lịch thuận tiện nhất. Theo cô Charlotte Argaud, giám đốc thương mại mạng lưới “Hertz Trois Soleils”, gồm 26 chi nhánh thuê xe dã ngoại ở Pháp, nhiều người thích phương tiện giao thông này mà không còn lo tới chuyện ăn ở, trong ngôi nhà di động này có sẵn bếp núc, phòng vệ sinh và giường ngủ. Một cách để lang thang khám phá tùy theo sức của người lái, hợp với những ai thích đi du lịch mà chẳng có kế hoạch gì.
Còn theo cô Marion Woirhaye, đồng sáng lập mạng Wikicampers, số người đăng ký làm thành viên mới đă tăng gấp đôi so với tháng 5 năm 2019. Nhiều người Pháp chọn camping car cho mùa hè năm nay, vì các điều kiện tiếp đón của ngành du lịch vẫn còn mập mờ, chưa được thông báo cụ thể. Điều chắc chắn là các khách sạn, nhà trọ, tiệm ăn hay hàng quán buộc phải hạn chế lượng khách hàng và đồng thời làm giảm luôn khả năng đặt phòng lưu trú của du khách.
Tình hình đối với ngành cho thuê camping car có vẻ khả quan hơn khách sạn hay nhà trọ, nhưng sự thành công bất ngờ này vẫn chưa đủ để khắc phục những hậu quả kinh tế của dịch Covid-19. Theo anh Benoit Panel, nhà sáng lập mạng Yescapa, dựa theo mô hình của Airbnb nhưng thay vì cho thuê nhà, Yescapa chỉ cho thuê xe tư nhân, kể từ giữa tháng 5 trở đi, số xe được cho thuê tăng lên mức 300 chiếc mỗi ngày, chủ yếu là cho hai tháng 7 và 8, trong khi số xe thuê trong tháng 4 chỉ được đếm trên đầu ngón tay.
Hầu hết những thành viên mới đều tìm hiểu “những điều cơ bản” nhất khi chọn kiểu đi du lịch bằng camping car. Đó thường là các câu hỏi về cách sử dụng xe dã ngoại, tài xế phải có loại bằng lái nào, các chỗ đỗ xe được dành cho camping car, vân vân … Hầu hết các công ty cho thuê xe đều đã tải lên mạng các đoạn phim video hướng dẫn để giải thích về cách sử dụng (từ nhà bếp, buồng ngủ cho đến phòng vệ sinh, cách bơm nước sạch từ ống vào bình trữ, cách đổ nước thải …)
Đa số các công ty hiện giờ đều dành ưu tiên cho vấn đề an toàn vệ sinh. Dịch Covid-19 buộc những người cho thuê xe phải tăng cường các biện pháp khử trùng. Sau mỗi lần sử dụng, camping car phải được quét dọn làm sạch, và chỉ 48 tiếng đồng hồ sau mới được cho thuê tiếp. Hầu hết các giường ngủ, ghế nệm đều phải sử dụng khăn bọc và miếng lót chỉ dùng một lần. Cũng như ngành khách sạn, các công ty xe dã ngoại trấn an khách hàng bằng cách nới lỏng các điều kiện hủy bỏ chuyện thuê xe. Công ty Avis Car-Away cho phép hủy thuê xe miễn phí 48 giờ trước thời điểm khởi hành từ đây cho đến ngày 30/07. Còn công ty “Hertz Trois Soleils” cho phép hủy bỏ miễn phí một tuần trước ngày khởi hành.
Theo hiệp hội người tiêu dùng ở Pháp, có một số điều cần lưu ý đối với những khách nào chọn camping car để đi du lịch. Tuy chỉ cần có bằng lái hạng B (loại thông dụng nhất), nhưng khách nên tính trước các loại phí phụ trội, đặc biệt là phí xa lộ dành cho xe dã ngoại cao hơn nhiều so với xe hơi thường. Camping car chỉ có thể đậu tạm thời ở một số nơi, nhưng để ‘‘cắm trại’’ và ngủ qua đêm thì buộc phải đỗ tại những khu vực dành riêng cho xe dã ngoại. Xe dã ngoại có thể ‘‘đóng đô’’ cắm trại trong một khu vườn hay một nông trại tư nhân. Về điểm này, các ứng dụng như ‘‘CaraMaps’’ hay là ‘‘Bienvenue à la ferme’’ rất thuận tiện cho những tài xế nào muốn tìm bến đỗ qua đêm. Điều cần biết cuối cùng là camping car không hẳn là kiểu du lịch rẻ nhất. Tính trung bình, ngoài mùa cao điểm, giá thuê một chiếc camping car là 700 euro một tuần, nhưng tùy theo hạng xe cũng như thời điểm đi du lịch, giá thuê xe có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba lần.
Virus Corona:
Gián điệp Nga tấn công nghiên cứu vaccine Covid-19
Chris Fox & Leo Kelion
Gián điệp Nga đang nhắm tới các tổ chức nỗ lực phát triển vaccine virus corona ở Anh, Mỹ và Canada, nhiều cơ quan an ninh vừa cảnh báo.
Trung tâm An ninh Mạng Quốc gia của Anh (NCSC) nói các hacker “gần như chắc chắn” đã hoạt động như “một phần của các cơ quan tình báo Nga”.
Trung tâm này không nói cụ thể những tổ chức nào đã bị tấn công, hay liệu đã có thông tin nào bị lấy cắp hay chưa.
Nhưng họ nói nghiên cứu vaccine chưa bị cản trở bởi các hacker.
Trung Quốc che giấu sự bùng phát của virus, tình báo Hoa Kỳ nói
Reuters: Tin tặc VN tấn công TQ để lấy tin về virus corona?
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói: “Điều hoàn toàn không chấp nhận được là cơ quan tình báo Nga đang nhắm tới nhưng ai đang làm việc để chống đại dịch virus corona.
“Trong khi có những người theo đuổi lợi ích ích kỷ của họ bằng hành vi liều lĩnh, Anh Quốc và các nước đồng minh đang tiếp tục nỗ lực tìm vaccine và bảo vệ y tế toàn cầu.”
Lời cảnh báo được một nhóm các cơ quan an ninh quốc tế đưa ra, trong đó có:
Trung tâm An ninh Mạng Quốc gia của Anh (NCSC)
Tổ chức An ninh Liên lạc Canada (CSE)
Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) Cơ quan Hạ tầng An ninh Mạng Hoa Kỳ (CISA)
Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA)
Phân tích của Gordon Corera, Phóng viên an ninh của BBC
Trong những năm gần đây, các cơ quan an ninh phương Tây ngày một sẵn sàng hơn trong việc thông báo các hacker tấn công các công ty và tổ chức ở nước họ, với hy vọng sẽ làm cản trở các hacker.
Nhưng những lời cảnh báo mới nhất này hơi bất thường vì các quan chức trực tiếp chỉ ra gián điệp Nga thay vì chỉ nói chung chung về “hacker do nhà nước hỗ trợ” hay dùng các từ ngữ cẩn trọng hơn
Họ cũng thách thức việc các hacker tấn công vào nghiên cứu mà công chúng cho rằng hết sức nhạy cảm – nghiên cứu phát triển vaccine virus corona – hơn là đơn giản chỉ tấn công một công ty hay một bộ của chính phủ.
Tuy nhiên, ở một mặt khác, chúng ta cũng không quá ngạc nhiên về những lời cảnh báo.
Tìm hiểu về nghiên cứu vaccine cũng như các chi tiết khác về đại dịch đã trở thành mục tiêu hàng đầu cho các cơ quan an ninh khắp thế giới. Nhiều nước khác, trong đó có gián điệp phương Tây, nhiều khả năng cũng hoạt động tích cực trên mặt trận này.
Các cơ quan Anh, Mỹ và Canada nói các hacker đã lợi dụng lỗ hổng phần mềm để tiếp cận các hệ thống máy tính, và dùng các malware WellMess va WellMail để tải lên và tải xuống tài liệu từ các máy tính bị tấn công.
Hacker cũng được cho là đã lừa người dùng đưa cho họ chi tiết đăng nhập tài khoản, bằng các vụ tấn công phishing.
Nhưng một chuyên gia an ninh mạng nói người Nga khó có thể là những người duy nhất tham gia vào một chiến dịch như vậy.
“Họ có rất nhiều nhân viên, chúng ta cũng có nhiều nhân viên, người Mỹ còn có nhiều nhân viên hơn, cũng như người Trung Quốc,” GS Ross Anderson từ Phòng lab máy tính của Đại học Cambridge nói.
“Họ luôn luôn tìm cách lấy cắp những thông tin như thế này.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53433064
Quan chức Đài Loan rời Hồng Kông
vì từ chối ủng hộ ‘Một Trung Quốc’
Hải Lam
Ông Cao Minh Thôn (Kao Ming-tsun), Quyền giám đốc Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc, đã rời Hồng Kông vào cuối ngày 16/7 vì từ chối ký văn bản ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc” về vấn đề Đài Loan.
Một nguồn tin hôm nay nói với Reuters rằng, thị thực của các quan chức Đài Bắc tại Hồng Kông sẽ không được gia hạn nếu họ không ký một văn bản ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc”.
“Họ không cấp thị thực nếu chúng tôi không ký vào văn bản”, một quan chức cấp cao của Đài Loan nói với Reuters.
Hiện chưa rõ có chính xác bao nhiêu quan chức Đài Loan bị phía Hồng Kông yêu cầu ký kết.
Vị quan chức cho biết hành động này chưa từng có tiền lệ và đã gây ra trở ngại chính trị không cần thiết cho mối quan hệ Đài Bắc – Hồng Kông.
Động thái của phía Hồng Kông được đưa ra sau khi Đài Loan chỉ trích mạnh mẽ luật an ninh hà khắc của Bắc Kinh và mở văn phòng tại Đài Bắc để hỗ trợ những người muốn rời khỏi xứ Cảng Thơm.
“Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ lập trường của mình. Đại diện của chúng tôi tại Hồng Kông sẽ giữ vững quan điểm”, vị quan chức Đài Loan nói với Reuters.
Tờ Taiwan News đưa tin, ông Trần Minh Thông (Chen Ming-tong), người đứng đầu Hội đồng các vấn đề đại lục của Đài Loan, phản đối mạnh mẽ yêu cầu của chính phủ Hồng Kông, cho rằng điều này ảnh hưởng đến hoạt động của văn phòng đại diện Đài Loan cũng như mối quan hệ song phương.
Cục quản lý xuất nhập cảnh Hồng Kông chưa phản hồi khi được Reuters yêu cầu bình luận.
Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Quan hệ giữa hai bờ eo biển trở nên căng thẳng kể từ khi bà Thái Anh Văn, người ủng hộ dan chủ, lên nắm quyền năm 2016. Bà Thái kiên quyết phản đối chính sách “Một Trung Quốc” và cam kết bảo vệ hòn đảo khỏi sự bành trướng của Bắc Kinh.
https://www.dkn.tv/the-gioi/quan-chuc-dai-loan-roi-hong-kong-vi-tu-choi-ung-ho-mot-trung-quoc.html
Đài Loan tập trận đánh trả quân xâm lược
trong bối cảnh Bắc Kinh liên tiếp gây căng thẳng
Bình luậnNguyễn Minh
Khoảng 8.000 người đã tham gia vào cuộc tập trận diễn ra dọc bờ biển gần Đài Trung ở miền trung Đài Loan. Tổng thống Thái Anh Văn cho biết cuộc tập trận là để khẳng định quyết tâm bảo vệ quốc đảo dân chủ.
Ngày 16/7, toàn lực lượng vũ trang Đài Loan bao gồm không quân, hải quân và bộ binh đã tiến hành các cuộc tập trận đánh trả quân xâm lược, sử dụng đạn thật. Tổng thống Thái Anh Văn cho biết cuộc tập trận là để khẳng định quyết tâm bảo vệ quốc đảo dân chủ.
Chính quyền Trung Quốc luôn tự coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, mặc dù quốc đảo này có chính phủ, quân đội và hệ thống phòng thủ riêng. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh liên tục tăng áp lực lên Đài Loan, bao gồm việc lực lượng không quân xâm nhập thường xuyên vào không phận Đài Loan và tổ chức các cuộc tập trận hải quân gần quốc đảo này.
Ngày 16/7, Đài Loan tổ chức cuộc tập trận chống trả quân xâm lược sử dụng máy bay F-16, máy bay chiến đấu Ching-kuo, và xe tăng đi qua các khu vực nội địa, bắn đạn pháo tiêu diệt các mục tiêu trên biển. Khoảng 8.000 người đã tham gia vào cuộc tập trận diễn ra dọc bờ biển gần Đài Trung ở miền trung Đài Loan.
Cuộc tập trận này được đặt tên là Han Kuang, là cuộc diễn tập chính hàng năm của Đài Loan. Năm nay, cuộc tập trận Han Kuang diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự quanh khu vực quốc đảo, liên tục đưa máy bay chiến đấu và máy bay ném bom đến gần khu vực mà Bắc Kinh gọi là “lãnh thổ thiêng liêng” của mình.
Tổng thống Thái Anh Văn phát biểu trước quân đội: “Các cuộc tập trận Han Kuang là một sự kiện lớn hàng năm của các lực lượng vũ trang [để] đánh giá sự phát triển trong khả năng chiến đấu. Bên cạnh đó, cuộc tập trận còn cho thế giới thấy được quyết tâm và nỗ lực của chúng ta trong việc bảo vệ lãnh thổ của đất nước”.
Bà Thái đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan diễn ra hồi tháng Một. Bà cam kết kiên quyết chống lại Trung Quốc, ưu tiên việc hiện đại hóa quân sự. Đài Loan cho biết mức tăng chi tiêu quốc phòng của quốc đảo trong năm 2019 cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ qua.
Bà Thái phát biểu: “Như tôi đã nói, an ninh quốc gia không dựa vào việc cúi đầu mà dựa vào quốc phòng vững chắc. Tất cả các sĩ quan và binh lính của chúng ta là cốt lõi của quốc phòng”.
Dù quân đội Đài Loan được đào tạo bài bản và được trang bị vũ khí tối tân chủ yếu do Mỹ sản xuất, nhưng Trung Quốc có ưu thế lớn về mặt số lượng và đang bổ sung các thiết bị tiên tiến như máy bay chiến đấu tàng hình và tên lửa đạn đạo mới.
Trung Quốc tự coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, và chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực để buộc quốc đảo này chịu sự kiểm soát của Bắc Kinh.
Đài Loan là một trong những điểm nóng ngày càng tăng trong mối quan hệ Mỹ-Trung. Bắc Kinh thường xuyên lên án sự ủng hộ của Washington với nền độc lập dân chủ của quốc đảo này.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
TQ chê cười tin Hoa Kỳ
‘cấm nhập cảnh 92 triệu đảng viên CS TQ’
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói lệnh cấm đảng viên cộng sản Trung Quốc nhập cảnh vào Mỹ, nếu có thật thì là thứ quyết định ‘thảm hại’.
Việt Nam có thể “thân Mỹ chống Trung” hay không?
Chính quyền Trump bỏ kế hoạch trục xuất du học sinh
Trang New York Times trích nguồn riêng của họ cho hay chính quyền Trump đang xem xét một quyết định như vậy nhưng hiện nó vẫn ở dạng ‘bản thảo’ và có thể bị bỏ.
Đảng Cộng sản Trung Quốc có 92 triệu đảng viên nên việc Hoa Kỳ cấm họ nhập cảnh hiện là điều chưa rõ sẽ thực hiện được kiểu gì.
Lệnh cấm nếu được ban ra sẽ tác động đến quan chức công an, quân đội Trung Quốc và không ít doanh nghiệp liên quan vì nhiều cán bộ của Trung Quốc đều có thẻ đảng.
Tổng thống Hoa Kỳ có thể dùng luật Di trú và Quốc tịch để cấm quan chức, đảng viên Đảng CS TQ nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Hồi 2017, ông Trump đã dùng luật này để cấm nhiều hành khách từ các nước Hồi giáo vào Mỹ.
Riêng năm 2019, có 3 triệu khách Trung Quốc nhập cảnh vào Mỹ nhưng nay không còn bao nhiêu vì dịch Covid-19.
Sáu tuyến xung khắc Mỹ – Trung
Hoa Kỳ và Trung Quốc đang va chạm trên một loạt vấn đề mà một số nhà quan sát ở Anh cho rằng đã biến hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới “vào thế đối đầu chỉ trong sáu tháng qua”.
Các báo Anh nêu ra ít nhất là sáu tuyến xung khắc Mỹ – Trung như sau: vấn đề Hong Kong, người Uighur ở Tân Cương, Đài Loan, Biển Đông, thương chiến và nguồn gốc của virus corona.
BBC News đánh giá rằng phản ứng của bà Hoa Xuân Oánh hôm thứ Năm tuần này trước tin về ‘lệnh cấm đảng viên TQ’ là một trong số nhiều phát biểu chứng tỏ lãnh đạo hai bên không còn nhân nhượng nhau về ngôn từ.
Mạng xã hội tiếng Trung ở hải ngoại ngay lập tức có nhiều tin bài và hình ảnh nói không ít quan chức Trung Quốc, kể cả lãnh đạo cấp trung ương, có con, hoặc thân quyết học, định cư tại Hoa Kỳ.
Các tin này thường khó kiểm chứng nhưng điều chắc chắn là các thành viên của tầng lớp có của tại Trung Quốc cho con em du học, hoặc bản thân họ đầu tư, định cư tại Hoa Kỳ và Phương Tây rất nhiều.
Tuần này, Hoa Kỳ xõa quy chế ưu đãi thương mại dành cho đặc khu hành chính Hong Kong, nêu lý do là Trung Quốc đã áp dụng luật an ninh bị chỉ trích mạnh, sớm hơn hàng chục năm trước hạn 2047 như thỏa thuận với Anh khi nhận lại Hong Kong năm 1997.
Thỏa thuận Anh – Trung nói Hong Kong, cựu thuộc địa Anh, được hưởng quy chế riêng, theo Luật Cơ bản, đảm bảo nhiều quyền tự do, cho người dân đặc khu, trong 50 năm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53444407
Cư dân mạng Trung Quốc hoan nghênh lệnh cấm
nhập cảnh của Hoa Kỳ với các thành viên ĐCSTQ
Bình luậnNguyễn Minh
Cư dân mạng Trung Quốc vui mừng trước tin tức này, đồng thời kêu gọi Nhà Trắng ban hành lệnh cấm càng sớm càng tốt.
Sau khi có thông tin chính phủ Hoa Kỳ đang xem xét cấm các thành viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và người thân của họ được nhập cảnh vào Hoa Kỳ, ĐCSTQ thì giận dữ, còn cư dân mạng Trung Quốc lại hoan nghênh quyết định này.
Trong cuộc họp báo ngày 16/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) cảnh báo chính quyền Washington không được tiến hành lệnh cấm này. Bên cạnh đó, truyền thông nhà nước đồng loạt đăng các bài báo chỉ trích đề xuất này của Hoa Kỳ.
The New York Times trích dẫn các nguồn tin nặc danh trong một bản tin ngày 15/7 rằng, chính quyền Tổng thống Trump đang xem xét lệnh cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ với các thành viên ĐCSTQ và thân nhân của họ.
Theo Tân Hoa Xã, tính đến đến cuối năm 2019, Trung Quốc có khoảng 91,9 triệu đảng viên. Hầu hết toàn bộ quan chức chính phủ và quân đội Trung Quốc, cũng như các nhà lãnh đạo của các công ty và tổ chức nhà nước, đều là đảng viên.
Trong thập kỷ qua, trong bối cảnh bất ổn về chính trị và kinh tế ở Trung Quốc, ngày càng nhiều quan chức ĐCSTQ và thân nhân của họ di cư sang Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác, cũng như chuyển tài sản của họ ra nước ngoài.
Nhiều quan chức hàng đầu của ĐCSTQ đã gửi con cái sang Mỹ du học, chẳng hạn như con gái nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã tốt nghiệp Đại học Harvard, con gái Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường từng học tại Harvard vào đầu những năm 2010; và con gái của thành viên Uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị Uông Dương (Wang Yang) cũng đã tốt nghiệp Đại học Tufts ở Massachusetts.
Nếu lệnh cấm nhập cảnh này được ban hành, thì những thân nhân các quan chức ĐCSTQ có thể lựa chọn quay trở về Trung Quốc để đoàn tụ với gia đình, còn các sinh viên Trung Quốc khác sẽ phải từ bỏ giấc mơ du học [Mỹ].
Tuy nhiên, cư dân mạng Trung Quốc lại vui mừng trước tin tức này, đồng thời kêu gọi Nhà Trắng ban hành lệnh cấm này càng sớm càng tốt.
Trên ứng dụng Weibo, cư dân mạng chia sẻ rằng lệnh cấm này sẽ ngăn chặn các quan chức tham nhũng chuyển tài sản biển thủ được ra nước ngoài, và ngăn chặn các quan chức này đào tẩu khỏi Trung Quốc. Dù mạng xã hội Twitter bị cấm tại Trung Quốc, nhưng nhiều người Trung Quốc vẫn sử dụng phần mềm vượt tường lửa để truy cập nền tảng này.
Ngày 16/7, một cư dân mạng Trung Quốc trên Weibo có tên Baozi viết: “Đất nước Trung Quốc đã phải chịu tổn thất vì tham nhũng trong nhiều thập kỷ qua. [Lệnh cấm nhập cảnh] chính là phương thuốc mà chúng tôi đã chờ đợi từ rất lâu”.
Một cư dân mạng trên Weibo với tên Qingchun viết: “Tổng thống Trump chính là giám đốc của Cục chống tham nhũng Trung Quốc!”.
Người dùng mạng có tên Yan Yilin kêu gọi các thành viên khác trong liên minh Five Eyes bao gồm: Canada, Australia, UK và New Zealand, tham gia cùng với Hoa Kỳ để đưa ra lệnh cấm tương tự.
Một số cư dân mạng Trung Quốc ở nước ngoài thậm chí còn đề xuất: “Mỗi người dân Trung Quốc cần tuyên bố trên mạng xã hội rằng anh ấy / cô ấy không phải là thành viên ĐCSTQ trước khi họ vào Hoa Kỳ”. Khi nộp đơn xin thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ, người xin nhập cảnh được hỏi liệu họ có phải là thành viên của các tổ chức đảng cộng sản hay không.
Những cư dân này cũng cho biết rằng, một thành viên ĐCSTQ thực sự sẽ không dám tuyên bố trên mạng xã hội Trung Quốc rằng họ không phải là thành viên ĐCSTQ, bởi vì ĐCSTQ giám sát internet tại Trung Quốc, sẽ kiểm duyệt tin nhắn và có thể sẽ trừng phạt quan chức hoặc thân nhân của họ vì không trung thành với đảng.
Lệnh cấm các thành viên ĐCSTQ
Ngày 16/7, Wall Street Journal dẫn lời một người trong cuộc cho biết, các quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Trump đang thảo luận về lệnh cấm nhập cảnh này.
Trong một cuộc họp báo ngày 16/7, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, bà không biết gì về lệnh cấm nhập cảnh. “Nếu điều này là sự thật, tôi cho rằng Hoa Kỳ quả là thảm hại”.
Bà Hoa cũng đặt một câu hỏi mỉa mai: “Là một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, ngoài việc đưa ra các mối đe dọa và trừng phạt, thì Hoa Kỳ còn tạo được ấn tượng gì khác với thế giới?”.
Trong khi đó, tổng biên tập Hồ Tích Tiến của tờ Global Times trực thuộc ĐCSTQ, đã đăng một bài viết dài trên Weibo để chỉ trích lệnh cấm nhập cảnh, trong đó có đoạn: “Đó là một tội ác gây tổn hại hòa bình thế giới. Nó sẽ đẩy con người vào một thế kỷ 21 đầy rẫy những bất ổn to lớn”.
Ngay sau phát biểu của bà Hoa và ông Hồ, cụm từ tiếng Trung “thoái đảng” (tuidang) trở thành một từ khóa phổ biến được tìm tìm kiếm trên Google.
Ở Trung Quốc, ĐCSTQ không cho phép các thành viên ĐCSTQ rời bỏ tổ chức.
Nhưng trong những năm gần đây, một phong trào đã xuất hiện trong nhân dân Trung Quốc trên khắp thế giới, đó là tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Theo thông tin trên trang web của tổ chức phi lợi nhuận có tên Trung tâm Thoái đảng (Tuidang Center) có trụ sở tại Hoa Kỳ, đến nay, đã có 360 triệu người từ bỏ mọi liên hệ với ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của chính quyền này.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
TQ chịu thêm sức ép từ nhiều nước
Trung Quốc cần xem xét vì sao những hành động gần đây của Mỹ trên biển Đông được nhiều nước ủng hộ.
Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm 16-7 tuyên bố Canberra sẽ tiếp tục ủng hộ “rất mạnh mẽ” hoạt động tự do hàng hải trên biển Đông. “Úc sẽ theo đuổi một lập trường rất nhất quán” – Thủ tướng Morrison khẳng định khi được hỏi liệu quốc gia của ông có ủng hộ lập trường của Mỹ trên biển Đông hay không.
Theo nhà phân tích cấp cao của Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI) Lê Thu Hương, chính phủ Úc được mong đợi ủng hộ Washington, kể cả về mặt quân sự. “Mỹ muốn được các nước láng giềng và đồng minh ủng hộ chính sách… Một vài nước cho rằng Úc cần đẩy mạnh hoạt động và hỗ trợ Mỹ tích cực hơn” – vị này cho biết, đồng thời khẳng định việc ủng hộ Mỹ vốn phù hợp với chính sách của Úc về việc phản đối yêu sách phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông.
Mặc dù đã tập trận trên biển Đông, Úc thời gian qua còn e ngại tham gia chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải (FONOP) do Mỹ dẫn đầu tại các vùng biển tranh chấp nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc. Tuy nhiên, bà Lê Thu Hương khẳng định vấn đề này có thể đang được xét lại bởi “thế giới hiện trong thời điểm quân sự hóa và căng thẳng hơn”.
Trong khi đó, ngay khi Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố bác gần hết yêu sách hàng hải của Trung Quốc trên biển Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 14-7 chủ động liên hệ với người đồng cấp Philippines Teodoro Locsin để xoa dịu căng thẳng. “Hai bên khẳng định các vấn đề hàng hải gây tranh cãi không phải là tất cả trong mối quan hệ song phương Philippines – Trung Quốc” – Bộ Ngoại giao Philippines thông báo.
Trong cuộc điện đàm nêu trên, theo Tân Hoa Xã, Bộ trưởng Vương Nghị cáo buộc Mỹ liên tục gây sóng gió và thúc đẩy quân sự hóa biển Đông, đồng thời khẳng định tuyên bố nêu trên của Bộ Ngoại giao Mỹ đã vi phạm cam kết của họ về việc duy trì lập trường trung lập trong tranh chấp biển Đông. Ông Vương Nghị nhấn mạnh Washington cố tình gieo rắc mâu thuẫn giữa Trung Quốc và các nước ASEAN để gây xung đột và bất ổn khu vực.
Đáp lại, Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 15-7 khẳng định chính quyền Tổng thống Donald Trump bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông sau quá trình “xem xét pháp lý sâu rộng”. Ngoài ra, ông Pompeo còn tuyên bố Washington sẽ hậu thuẫn những quốc gia bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền trên vùng biển tranh chấp này thông qua biện pháp ngoại giao, không phải quân sự.
Theo chuyên gia Lucio Blanco Pitlo III của Tổ chức Con đường tiến bộ châu Á – Thái Bình Dương (APPPF), mặc dù giới chức theo đường lối cứng rắn ở Trung Quốc có thể xem tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo là khoét sâu mâu thuẫn, Bắc Kinh cần xem xét vì sao những hành động gần đây của Washington được nhiều nước ủng hộ.
Ông Pitlo III nhận định các nước ASEAN nhiều khả năng sẽ không công khai đứng về phía Mỹ vì không muốn ảnh hưởng xấu đến quan hệ với Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của họ. Dù vậy, theo chuyên gia này, đây là thời điểm Bắc Kinh xem xét lại chính sách biển Đông. Bắc Kinh cần nhận ra rằng sự ngang ngược sẽ hủy hoại những thành tựu đã đạt được thông qua cơ chế xây dựng lòng tin và đàm phán trong nhiều năm qua.
Theo chuyên gia Lucio Blanco Pitlo III của Tổ chức Con đường tiến bộ châu Á – Thái Bình Dương (APPPF), mặc dù giới chức theo đường lối cứng rắn ở Trung Quốc có thể xem tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo là khoét sâu mâu thuẫn, Bắc Kinh cần xem xét vì sao những hành động gần đây của Washington được nhiều nước ủng hộ.
Ông Pitlo III nhận định các nước ASEAN nhiều khả năng sẽ không công khai đứng về phía Mỹ vì không muốn ảnh hưởng xấu đến quan hệ với Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của họ. Dù vậy, theo chuyên gia này, đây là thời điểm Bắc Kinh xem xét lại chính sách biển Đông. Bắc Kinh cần nhận ra rằng sự ngang ngược sẽ hủy hoại những thành tựu đã đạt được thông qua cơ chế xây dựng lòng tin và đàm phán trong nhiều năm qua.
Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishammuddin Hussein kêu gọi các nước Đông Nam Á giải quyết căng thẳng biển Đông thông qua giải pháp hòa bình. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta phải tránh xung đột quân sự… Malaysia cần mọi quốc gia ASEAN nhất trí về điều này. Hiện tại, dường như chúng
ta đang có cùng quan điểm và đây là cách duy nhất để chúng ta đối mặt với Trung Quốc và Mỹ”.ề phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishammuddin Hussein kêu gọi các nước Đông Nam Á giải quyết căng thẳng biển Đông thông qua giải pháp hòa bình. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta phải tránh xung đột quân sự… Malaysia cần mọi quốc gia ASEAN nhất trí về điều này. Hiện tại, dường như chúng ta đang có cùng quan điểm và đây là cách duy nhất để chúng ta đối mặt với Trung Quốc và Mỹ”.
http://biendong.net/bien-dong/35852-tq-chiu-them-suc-ep-tu-nhieu-nuoc.html
Ông Tập điện mừng thủ tướng Singapore
để ‘nhắc nhẹ’ chuyện Biển Đông?
Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã gọi điện chúc mừng Thủ tướng Lý Hiển Long tái đắc cử, tuyên bố sẽ cùng Singapore ‘vượt qua những điều phân tâm’ để bảo vệ sự ổn định khu vực.
Theo báo South China Morning Post (SCMP), ngày 14-7 ông Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
Trong đó, bên cạnh việc gửi lời chúc mừng ông Lý vừa giành thêm một nhiệm kỳ mới, ông Tập cũng nói tới việc Trung Quốc sẽ cùng với Singapore “vượt qua những phân tâm” để bảo vệ ổn định khu vực.
Nhắc 30 năm quan hệ
Một số chuyên gia nhận định những lời này của ông Tập có thể hiểu như một sự nhắc khéo Singapore không nên chọn đứng về phía nào trong những xung đột căng thẳng hiện nay giữa Washington và Bắc Kinh về Biển Đông và một loạt vấn đề khác như thương mại, nhân quyền…
Thời điểm ông Tập gọi điện chúc mừng ông Lý cũng là yếu tố được giới quan sát chú ý. Một ngày trước cuộc điện mừng, Washington tuyên bố bác bỏ hầu hết các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, và Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã lên tiếng cáo buộc Mỹ làm rối loạn hòa bình và ổn định tại vùng biển tranh chấp.
Hãng tin Tân Hoa xã đưa tin về nội dung điện đàm: “Ông Tập nói mối quan hệ song phương đang ở một điểm khởi đầu lịch sử mới, và hai bên nên tổ chức các hoạt động chào mừng theo những cách thức linh hoạt và đa dạng để tăng thêm sự ủng hộ của công chúng với quan hệ hữu nghị giữa hai nước”.
“Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Singapore để vượt qua những phân tâm và cùng bảo vệ hòa bình, ổn định khu vực”, thông báo tiếp.
Ngoại trưởng Singapore phát thông cáo ngắn gọn gồm 3 đoạn, cho biết ông Tập đã gọi điện cho ông Lý, nhắc tới sự kiện kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ Trung Quốc – Singapore. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh quan hệ hợp tác trong giải quyết hệ lụy từ đại dịch COVID-19.
Cùng ngày 14-7, ông Tập Cận Bình cũng điện đàm với Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha để thảo luận nhiều vấn đề, trong đó có tăng cường hợp tác để tìm ra thuốc điều trị COVID-19.
Thái Lan và Philippines là 2 nước duy nhất trong 10 quốc gia thành viên ASEAN có quan hệ đồng minh an ninh với Mỹ.
“Một thông điệp cảnh báo”?
Mặc dù một số nhà quan sát cho rằng nội dung trao đổi vừa nêu chỉ là một cuộc điện đàm thông thường sau bầu cử của chủ tịch Trung Quốc, tuy nhiên cũng có những người không nghĩ thế.
Tờ Thời Báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn nhận định của ông Chen Xiangmiao – nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu quốc gia Nam Hải (Trung Quốc) – cho rằng việc ông Tập điện đàm với hai nhà lãnh đạo của Singapore và Thái Lan, “hai trong số các nước châu Á quan trọng nhất, rõ ràng đã gửi đi tín hiệu tới Mỹ là mối quan hệ của Trung Quốc với các nước trong khu vực không mong manh như Washington hình dung”.
Ông Chen cũng cho rằng vì “Singapore được mệnh danh là ‘nhà chiến lược’ trong khu vực và vì ông Lý đã tuyên bố các nước ASEAN không muốn chọn đứng về phía Trung Quốc hay Mỹ, điều này về cơ bản sẽ mang tính định hướng cho lập trường của các nước châu Á khác với hai cường quốc”.
Trong khi đó, ông Dylan Loh – phó giáo sư ngành quốc tế học tại ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) – nhận định “những sự phân tâm” mà ông Tập nhắc tới trong cuộc điện đàm có thể là sự ám chỉ tới vấn đề Biển Đông, cùng “lời nhắc nhở nhẹ nhàng là mối quan hệ Singapore – Trung Quốc còn lớn hơn” những gì đang xảy ra ở vùng biển tranh chấp.
Còn ông Drew Thompson – cựu quan chức Lầu Năm Góc từng phụ trách quản lý các mối quan hệ song phương với Trung Quốc, Đài Loan và Mông Cổ – cho rằng cuộc điện đàm giống như một sự răn đe bóng gió với Singapore liên quan tới động thái của Mỹ.
“Nó có thể là lời nhắc nhẹ với Singapore nếu họ không ủng hộ Trung Quốc trong những vấn đề này, Trung Quốc có thể gây ra những sự phân tâm như họ từng làm lần trước với Singapore”, ông Thompson nói.
Ông Thompson nhắc lại việc mối quan hệ Singapore – Trung Quốc đã được thử thách vào tháng 11-2016, khi 9 chiếc xe bọc thép của Singapore từ Đài Loan trở về sau khi quân đội Singapore tiến hành đợt huấn luyện định kỳ tại đó đã bị giữ lại Hong Kong.
Theo ông Thompson, động thái đó dẫn tới những ngờ vực rằng Trung Quốc muốn cảnh báo Singapore về mối quan hệ gần gũi với Đài Bắc. “Đó là một sự ‘phân tâm'”, ông nói.
Chuyên gia này cũng cho rằng cuộc trao đổi mới nhất “là tuyên bố mập mờ đầy chủ ý nhằm đánh động nỗi sợ hãi tâm trí của một nước nhỏ hơn” và khiến nước nhỏ hơn đó quyết định những điều sợ hãi nhất của họ là gì và Trung Quốc có thể hiện thực hóa những gì trong đó.
Tập Cận Bình nhắc các nước Đông Nam Á không nên
nghiêng về phía Hoa Kỳ trong vấn đề biển Đông
Tin Singapore City – Chủ Tịch Tập Cận Bình vào thứ Ba, 14 tháng 7, nói rằng Trung Cộng sẽ làm việc với Singapore để bảo vệ sự ổn định trong khu vực, trong thông điệp được cho là lời nhắc nhở các nước Đông Nam Á, rằng họ không nên chọn phe phái trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đang mâu thuẫn về nhiều vấn đề như biển Đông, thương mại, và nhân quyền.
Cuộc điện đàm giữa Chủ Tịch Tập và Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long diễn ra vào 1 ngày sau khi Washington bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng tại biển Đông, và sau khi Bộ Ngoại Giao Trung Cộng cáo buộc Hoa Kỳ phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực.
Theo Tân Hoa Xã, ông Tập đã nói rằng quan hệ song phương giữa Trung Cộng và Singapore đang đứng trước một thời điểm mới mang tính lịch sử, vì vậy, hai bên cần cư xử một cách linh hoạt và đa dạng, đồng thời tiếp tục củng cố tình thân hữu giữa họ. Trong khi đó, tòa đại sứ Trung Cộng tại Singapore nói rằng, ông Tập gọi điện cho ông Lý để chúc mừng chiến thắng của vị thủ tướng này trong cuộc bầu cử ngày 10 tháng 7 vừa qua.
Trong cùng ngày, ông Tập cũng gọi điện cho Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha để thảo luận nhiều vấn đề, bao gồm cả việc hợp tác phát triển thuốc chữa trị Covid-19. Thái Lan và Philippines là 2 quốc gia duy nhất trong nhóm 10 nước Đông Nam Á có liên minh an ninh với Hoa Kỳ. Một số nhà phân tích cũng cho rằng, cuộc điện đàm giữa chủ tịch Trung Cộng với 2 quốc gia Đông Nam Á là nhằm chứng tỏ với Hoa Kỳ rằng, quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước trong khu vực không mỏng manh như Washington tưởng tượng. (BBT)
Trung Cộng phớt lờ
trước nhiều đề nghị nối lại đường bay của CSVN
Tin Vietnam.- Báo Pháp luật ngày 15 tháng 7 năm 2020 loan tin, bộ Giao thông vận tải Cộng sản Việt Nam cho biết, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã nhiều lần đề nghị với Trung Cộng để mở lại đường bay với nước này nhưng phía Trung Cộng chưa có bất kỳ một phản hồi nào.
Phía bộ Giao thông Cộng sản nói, vừa qua, nhà cầm quyền đã thiết lập lại các đường bay đến các quốc gia như Trung Cộng, Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Lào và Cambodia. Trong 6 nước này thì có 5 nước đã có phản hồi tích cực với đề nghị từ phía nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Riêng Trung Cộng thì đã làm ngơ trước nhiều lần đề nghị của Cộng sản Việt Nam. Bộ Giao thông nói rằng, gần đây nhất đơn vị đã làm việc với Đại sứ Trung Cộng tại Việt Nam để đề nghị hỗ trợ mở đường bay thường lệ đến Quảng Châu, đồng thời gửi thư đến Bộ trưởng Giao thông vận tải Trung Cộng, tuy nhiên kết quả nhận được vẫn không có gì mới.
Hành động của phía Trung Cộng được dư luận Việt Nam phán đoán, có thể do gần đây nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam có những hành động “thân thiết” hơn với Hoa Kỳ nên Trung Cộng đang bắt đầu có phản ứng “dằn mặt” Cộng sản Việt Nam.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/trung-cong-phot-lo-truoc-nhieu-de-nghi-noi-lai-duong-bay-cua-csvn/
Bắc Kinh đang triển khai chiến lược
tuyên truyền mới theo cách ‘thâm độc’ hơn?
Lục Du
Tân Hoa Xã, hãng thông tấn của chính quyền Trung Quốc, mới đây vừa tung ra một video hoạt hình tuyên truyền cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Viện nghiên cứu Lowy có trụ sở ở Úc nhận định, nội dung video cho thấy đây là một vũ khí tuyên truyền mới, phản ánh những điều chỉnh trong chiến lược truyền thông của Bắc Kinh.
Đoạn video dài một phút rưỡi kể một câu chuyện, trong đó các chiến binh Lego đất nung đại diện cho phía Trung Quốc hội thoại với một nhân vật hoạt hình có hình dáng Nữ thần tự do, biểu tượng của Hoa Kỳ. Mở đầu video, các chiến binh đất nung đeo khẩu trang và đồ bảo hộ thông báo cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về một “trường hợp nhiễm viêm phổi lạ”.
“Chúng tôi đã phát hiện ra một loại virus mới”, các chiến binh nói. “Vậy thì sao? Nó chỉ là một loại cúm”, Tượng Nữ thần Tự do trả lời trong tạo hình không mang bất kỳ đồ bảo hộ phòng tránh virus nào.
Trong phần tiếp theo của đoạn phim có tiêu đề “Câu chuyện virus”, khắc họa tượng Nữ thần Tự do là một nhân vật ngang ngược và bảo thủ, phủ nhận tất cả những gì mà các chiến binh đất nung nói ra. Ví dụ: Chiến binh đất nung: “Đeo khẩu trang vào”, tượng Nữ thần tự do: “Không đeo”; Chiến binh đất nung: “Hãy ở nhà”, tượng Nữ thần tự do: “Nó vi phạm nhân quyền”, …
Trong khi tượng Nữ thần Tự do “hung hăng” phủ nhận chiến binh đất nung thì sức khỏe trở nên yếu dần. Cảnh cuối cùng của đoạn phim kết thúc bằng hình ảnh tượng Nữ thần Tự do đeo mặt nạ với sức khỏe kiệt quệ nhưng vẫn tiếp tục đổ lỗi cho Trung Quốc với những lời như “ngay cả khi chúng tôi mâu thuẫn, chúng tôi luôn luôn đúng”, chiến binh đất nung trả lời lại với giọng đanh thép nhưng bao hàm ý châm biếm, “Hoa Kỳ, đó là điều chúng tôi yêu quý bạn, bạn rất nhất quán”.
Theo Viện Lowy, qua video này, có thể nhìn ra 3 điều nổi bật thể hiện sự thay đổi trong cách thức tuyên truyền của Bắc Kinh, thứ nhất là chiến lược truyền thông, thứ hai là cách dùng các biểu tượng để truyền tải nội dung, và thứ ba là định hướng sâu và có chọn lọc hơn về nhóm người mà chiến dịch tuyên truyên của ĐCSTQ muốn nhắm đến.
Viện Lowy cho hay, trước đây chính quyền Trung Quốc thường lựa chọn cách tuyên truyền đối ngoại theo hai kiểu, mềm dẻo và tấn công trực diện với ngôn từ có tính sát thương mạnh. Nhưng video “Câu chuyện virus” cho thấy họ đã bổ sung thêm một cách mới, châm biếm và mỉa mai một cách nhẹ nhàng đối thủ.
ĐCSTQ thời gian trước luôn dị ứng với các châm biếm chính trị, ví dụ như họ rất khó chịu với các châm biếm về việc người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương bị đàn áp . Nhưng gần đây có vẻ như Bắc Kinh cho phép thoải mái dùng những cụm từ chống lại họ, như “vi phạm nhân quyền” và “trại tập trung”, mặc dù vậy, đây là một chiêu mới của nhà cầm quyền Trung Quốc. Họ cho phép dùng những cụm từ mà Hoa Kỳ cáo buộc họ nhưng lại cố gắng liên hệ với chính sách phòng chống dịch Covid-19 của Mỹ để làm nổi lên các lỗ hổng và mâu thuẫn, khiến cho đối tượng tuyên truyền của họ thấy rằng Hoa Kỳ cũng không tốt đẹp gì hơn Trung Quốc.
Viện Lowy đánh giá, tượng Nữ thần Tự do được dùng làm biểu tượng cho Mỹ trong video này có dụng ý chễ giễu lớn, khi nó ngụ ý rằng quốc gia tự hào là vùng đất tự do như Hoa Kỳ lại đang ở hoàn cảnh: Người dân không được tự do vì phải chịu cách ly để hạn chế virus Vũ Hán lây lan. Ngoài ra, các nhân vật được làm từ các bộ phận đồ chơi được sáng tạo bởi công ty Lego cũng có ý nghĩa mỉa mai. Vào năm 2016, nghệ sĩ gốc Hoa Ai Weiwei, một nhà hoạt động nhân quyền bất đồng chính trị với chính quyền Trung Quốc, đã đề nghị Lego cho ông sử dụng các bộ phần ghép hình của công ty này để ông thực hiện một dự án nghệ thuật. Nhưng Lego đã từ chối vì cho rằng nghệ sĩ Weiwei có thể dùng hình ảnh của họ để xây dựng các biểu tượng chỉ trích Bắc Kinh.
Viện Lowy nhận định, “Câu chuyện virus” có phụ đề tiếng Anh chứng tỏ được Ban tuyên giáo của Bắc Kinh sản xuất để nhắm tới người nước ngoài. Tuy nhiên, các mạng xã hội Trung Quốc cũng đã chia sẻ rộng rãi video này, kể từ 2/5, sau khoảng hơn một tháng video đã có tới 11 triệu lượt xem.
Viện Lowy cho rằng chính quyền Trung Quốc đang thận trọng thử nghiệm các chiến lược tuyên truyền mới. Điều này phù hợp với chủ trương của chính quyền Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình. Vào năm 2013, lực lượng tuyên giáo của Bắc Kinh đã cho phát hành một video có tên “Các nhà lãnh đạo đã được tạo ra như thế nào”, có phong cách tương tự “Câu chuyện virus”, nhưng với giọng điệu châm biếm nhẹ nhàng hơn, vẽ ra một “hình hài” lệch lạc về các nhà lãnh đạo phương Tây.
Hãng phim Phúc Hưng Lạc Thượng, đơn vị sản xuất video “Câu chuyện virus” hiện vẫn chưa để lộ nhiều thông tin, nhưng có nghi vấn rằng đơn vị này trực thuộc phòng Quan hệ quốc tế của ĐCSTQ.
‘Ai bảo ông Tập không đi thị sát vùng lũ?’,
dân chúng lan truyền tấm hình kèm lời chế giễu
Phụng MinhHình ông Tập “ngâm mình trong nước” và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đi thị sát vùng lũ đã được đem ra so sánh.
Lũ lụt ở miền nam Trung Quốc tiếp tục diễn biến phức tạp. Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức cấp cao khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chưa có chuyến thị sát nào tới các khu vực thảm họa dọc theo sông Dương Tử. Nhưng một bức ảnh ba người đàn ông lặn lội giữa biển nước để “cứu” tấm biển có hình ông Tập và hai quan chức khác đang lan truyền và thu hút sự chú ý của người sử dụng mạng Đại lục.
Lũ lụt tiếp tục hoành hành và nước ở Vũ Hán, Nam Kinh đã lên tới mức kỷ lục. Các con đê ở hồ Bà Dương đang thực sự lâm nguy khi nước quá cao. Ngập lụt, lở đất đang xảy ra ngày càng nhiều, khiến hàng chục triệu người bị ảnh hưởng. Người dân đang ở trong tình thế nước sôi lửa bỏng, nhưng các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ vẫn đang báo cáo có chọn lọc hoặc làm giảm bớt tính nghiêm trọng của tình hình. Hầu hết các video về lũ lụt và thông tin được đưa lên bởi người dân, và lưu hành trên các nhóm WeChat. Đồng thời, các cáo buộc rằng quan chức cấp cao của ĐCSTQ không quan tâm tới tình hình lũ lụt ngày một nhiều. Một số người trên Internet liên tục đặt câu hỏi “lãnh đạo đi đâu hết rồi?”
Trong đại dịch viêm phổi ở Vũ Hán, ông Tập Cận Bình đã không đến thăm khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng cho đến tận ngày ngày 10/3. Và giờ đây, ông cũng chưa xuất hiện ở khu vực thảm họa trong trận lụt lớn chưa từng thấy này, mà chỉ thực hiện hai “chỉ dẫn quan trọng”.
Tuy nhiên, một số cư dân mạng đã đưa ra một bức ảnh và hài hước đề lời dẫn: “Ai nói rằng Chủ tịch Tập không bao giờ đến khu vực thảm họa? Bạn không thấy ông ấy tự ngâm mình trong nước đi thị sát đây à?”
Ba người đàn ông hợp lực để “cứu” một bảng quảng cáo có hình ảnh Tập Cận Bình (ảnh: Twitter).
Trong bức ảnh có một tấm biển quảng cáo của ông Tập Cận Bình trên một con phố ở Hồ Nam (tấm biển còn có hai quan chức đi cùng ông Tập và đề hàng chữ “Phong cảnh vành đai Tương Giang”). Ba người đàn ông đã hợp lực để “cứu” biển quảng cáo. Thời gian và địa điểm cụ thể xảy ra vụ việc chưa được xác minh.
Đáp lại, cư dân mạng đã bình luận: “Nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc chiến thắng đại hồng thủy bằng sức mạnh tinh thần”.
“Nước lũ mà ập về nhanh thì ba người này (ông Tập và hai quan chức) chết mất!”
“Ngập đầu chủ tịch rồi!”
“Ba người cứu giá chậm chễ, khiến Thánh thượng gần như không thể thở được. Phải định tội gì đây?”
“Kỳ thực, Cách mạng văn hóa sẽ không có kết thúc…”
Câu chuyện khiến người ta liên tưởng tới một tình huống tương tự rất nổi tiếng ở Bắc Triều Tiên. Vào tháng 6/2012, các phương tiện truyền thông chính thức của Bắc Triều Tiên đã đưa tin, tỉnh Nam Hamkyong bỗng nhiên bị lũ quét, nữ sinh 14 tuổi Han Hyon-Gyong do cứu tấm chân dung Kim Jong Il ở địa phương mà bị mất mạng, quan chức Triều Tiên sau đó đã trao tặng cho cô gái huy chương danh
dự. Tin tức này đã khơi dậy cảm xúc kích động trong người dân Đại lục trên Internet. Nhiều người cảm thấy bi ai, nhớ lại rằng Đại lục cũng đã từng có một thời kỳ hoang đường vô cùng đau đớn như vậy.
Có người để bức ảnh “cứu giá hình ông Tập” cạnh ảnh Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đi thị sát địa phương bị ngập lụt.
Theo Nhạc Văn Kiêu, Soundofhope
Phụng Minh biên dịch
Cán bộ thủy lợi Trung Quốc: Tam Hiệp đã thực hiện
‘siêu xả lũ’, có lệnh tuyệt mật cho nhân viên
Phụng Minh
Ông Kim hy vọng phương tiện truyền thông có lương tâm trong, ngoài nước sẽ chú ý đến đập Tam Hiệp, vì tình hình hiện tại còn nguy hiểm hơn virus (viêm phổi Vũ Hán).
Lưu vực sông Dương Tử của Trung Quốc tiếp tục có mưa lớn khiến hạ lưu vẫn gặp lũ lụt. Tuy nhiên, thông tin quản chế của đập Tam Hiệp đã bất ngờ dừng lại vào tối ngày 13 và chỉ “trở lại bình thường” vào ngày 14/7. Một nhân viên kiểm soát lũ tiền tuyến đã chia sẻ thông tin với các phương tiện truyền thông bên ngoài rằng đập Tam Hiệp đã thực hiện một “siêu xả lũ”.
Đại tá quân đội Ấn Độ đã nghỉ hưu, ông Vinayak Bhat, hôm 10/7 cũng công bố hình ảnh cho thấy, đập Tam Hiệp bắt đầu xả lũ vào ngày 24/6, nhưng truyền thông chính thức của Trung Quốc cho đến ngày 2/7 mới đăng tin hồ chứa Tam Hiệp xả nước lần đầu trong năm hôm 29/6 với lưu lượng 35.000 mét khối mỗi giây, làm giảm bớt 30% lưu lượng nước lũ đổ về đập Tam Hiệp.
Xem thêm: Ảnh vệ tinh đập Tam Hiệp: Nước chưa quá cao vẫn xả vì đập yếu? Số cửa xả nhiều hơn thông báo
Theo một báo cáo từ Sound of Hope, ông Kim Minh, một nhân viên kiểm soát lũ tuyến đầu của Trung Quốc gần đây đã cho biết, tình hình lũ lụt ở sông Dương Tử là hết sức khẩn cấp, nhưng các quan chức cấp cao của chính phủ đã đưa ra một lệnh tuyệt mật, quy định rằng không được thông tin về lũ lụt. Nội dung có ghi: “Tất cả các đồng chí đều phải được biết yêu cầu này, sau này trong việc phòng chống lũ lụt, nếu phát sinh việc xử lý các tình huống nguy hiểm và phân tích tình trạng mưa lũ trong công tác kiểm soát lũ, phải được xem xét và phê duyệt bởi bộ chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố, không được tự tiện công bố thông tin ra bên ngoài mà không được phép”.
Ông Kim tiết lộ rằng đập Tam Hiệp thực sự đã trải qua một “đợt siêu xả lũ” và các quan chức coi như đã hy sinh bách tính để toàn lực bảo vệ đập Tam Hiệp. “Tôi dự đoán rằng chính phủ sẽ không ngần ngại làm ngập một số thành phố và khu vực nông thôn bậc ba và bốn ở giữa và hạ lưu sông Dương Tử để bảo vệ các con đập và Vũ Hán, cùng các dự án điểm hoặc chủ chốt của các thành phố lớn. Đối với việc vì sao lại đột ngột đình chỉ việc thông báo các thông tin về mực nước vào ngày 13, tôi nghĩ rằng nó có thể liên quan đến việc xả lũ trong hai ngày này (12,13 – PV), bởi vì chính quyền đã đưa ra dự đoán rằng một trận lụt lớn sẽ tới Vũ Hán trong ngày 29/6”.
Theo một thông báo từ cơ quan tỉnh Giang Tô, “tình hình lũ sông Dương Tử hiện tại rất nghiêm trọng, lưu lượng của sông Dương Tử vượt quá 80.000 mét khối mỗi giây, kế hoạch thăm thực địa của nhân viên châu Giang Tâm đã phải lui lại, xác thực là đã lui lại việc chuẩn bị công tác, Sở Tài nguyên nước tỉnh sẽ dời lại ngày kiểm tra của tổ công tác tại hiện trường”.
Ông Kim lo lắng nói rằng vì trận lụt nghiêm trọng của đập Tam Hiệp, các quan chức đã che giấu sự thật. Ông hy vọng rằng các phương tiện truyền thông có lương tâm trong và ngoài nước sẽ chú ý đến tình hình lũ lụt của đập Tam Hiệp, bởi vì tình hình hiện tại còn nguy hiểm hơn virus (viêm phổi Vũ Hán).
“Bạn có thể nói rằng lũ lụt năm nay ở sông Dương Tử là nhân tạo!” chuyên gia thủy lợi Vương Duy Lạc đã từng chỉ ra, tất cả những thứ như mực nước, lưu lượng, hết thảy về đập chứa Tam Hiệp đều do bên trong thống nhất điều hành, như việc nước Tam Hiệp chảy vào hồ Bà Dương, “đều là do nhân viên ở Tam Hiệp điều hành”, ông cho rằng lũ lụt nằm dưới sự kiểm soát nhân tạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc chứ không chỉ đơn thuần là do thiên tai.
Theo Secretchina
Phụng Minh biên dịch
Ấn Độ, Úc khẳng định ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông
Ấn Độ và Úc đã bày tỏ sự ủng hộ đối với tự do đi lại và giao thương ở Biển Đông, sau khi Mỹ chính thức bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển này.
Tờ The Times of India ngày 17-7 đưa tin phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava đã khẳng định Biển Đông là tài nguyên chung toàn cầu, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối với việc tự do đi lại và giao thương ở vùng biển chiến lược này.
“Quan điểm của chúng tôi về vấn đề này là rõ ràng và nhất quán. Biển Đông là một phần tài nguyên chung toàn cầu và Ấn Độ có lợi ích gắn chặt với hòa bình và ổn định trong khu vực này. Chúng tôi kiên quyết ủng hộ tự do hàng hải, hàng không và các hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở trên các tuyến đường biển quốc tế ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)” – ông Srivastava phát biểu trong cuộc họp báo ngày 16-7.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói rằng New Delhi tin tưởng mọi sự khác biệt có thể được giải quyết một cách hòa bình bằng việc tôn trọng các quy trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Ông Srivastava cho biết Ấn Độ đã nêu quan điểm của nước này về Biển Đông trong nhiều dịp trước đây, gần nhất là vào ngày 21-5.
Trong một hội nghị trực tuyến hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói rằng Ấn Độ đã bày tỏ ý định tiến hành các hoạt động hàng hải ở Biển Đông, và rằng Manila ủng hộ động thái này của New Delhi.
Cũng hôm 16-7, Thủ tướng Úc Scott Morrison khẳng định Úc sẽ ủng hộ “rất mạnh mẽ” cho quyền tự do đi lại qua Biển Đông.
“Úc sẽ tiếp tục áp dụng một lập trường rất nhất quán” – hãng tin Bloomberg dẫn lời Thủ tướng Morrison nói tại một cuộc họp báo ở Canberra khi được hỏi liệu nước này có ủng hộ lập trường của Mỹ về Biển Đông hay không.
Sau khi chính thức bác bỏ yêu sách chủ quyền “đường chín đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 15-7 tuyên bố Washington sẽ hỗ trợ các nước bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền ở Biển Đông thông qua những diễn đàn đa phương và hợp pháp.
http://biendong.net/bien-dong/35851-an-do-uc-khang-dinh-ung-ho-tu-do-hang-hai-o-bien-dong.html
Ấn Độ: Ca nhiễm Covid-19 vượt ngưỡng 1 triệu ca,
số tử vong tăng kỷ lục
Một cuộc nghiên cứu tại Đại học MIT dự báo Ấn độ sẽ có số ca nhiễm virus corona hàng ngày cao nhất thế giới vào tháng 2/2021, qua mặt Hoa Kỳ và Brazil
Ấn Độ là quốc gia xếp hạng 3 trong danh sách các nước bị dịch Covid-19 tác động nặng nề nhất thế giới giữa lúc các ca nhiễm tăng vọt ở mức báo động tại nước này, đài CNN và báo Independent của Anh đưa tin.
Số ca nhiễm virus corona được xác nhận đã vượt qua ngưỡng một triệu ca, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết vào sáng ngày thứ Sáu 17/7, sau khi các bang báo cáo mức tăng các ca nhiễm hàng ngày.
Các dữ liệu của chính phủ cho thấy trong 24 giờ qua, đã có thêm 34.956 ca nhiễm mới, số tử vong/ngày tăng cao kỷ lục lên tới 687 ca.
Ấn Độ bây giờ xếp hạng 3 trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới về lượng ca nhiễm virus corona, qua mặt Nga 10 ngày trước, theo CNN.
Một số dự báo cho thấy với dân số khổng lồ và hệ thống y tế mong manh, Ấn Độ có nguy cơ trở thành nơi bùng phát dịch Covid-19 tồi tệ nhất thế giới vào cuối năm 2021.
Sự bùng phát dịch Covid-19 ở Ấn Độ đã bị làm chậm lại đáng kể sau khi Thủ tướng Narendra Modi hạ lệnh thi hành một trong những lệnh phong tỏa toàn quốc gắt gao nhất thế giới. Nhưng các ca lây nhiễm đã tăng vọt từ khi các biện pháp nghiêm ngặt được dỡ bỏ để cứu vãn nền kinh tế.
Tình hình hiện nay xấu đi tới mức một số tiểu bang và thành phố đã quyết định siết chặt lại các biện pháp phong tỏa ở địa phương để cố kiềm hãm dịch Covid-19 và đưa tình hình trở về mức khả dĩ có thể kiểm soát.
Tổng số các ca nhiễm Covid-19 được xác nhận tại Ấn Độ qua đêm đã vượt mức một triệu ca, lên tới 1,003,832 sau khi các bang công bố các số liệu của của họ ngày hôm trước (16/7/2020), tuy nhiên diễn tiến bước ngoặt này không được Bộ Y tế đề cập tới trong các thông tin cập nhật trên phương tiện truyền thông xã hội.
Thay vào đó, Bộ Y tế Ấn Độ nhấn mạnh tới các ca Covid-19 đang được chữa trị tại quốc gia này, mà theo họ là đang giảm, chỉ còn hơn 331.000 ca.
Trong những chia sẻ khác trên Twitter vào sáng thứ Sáu, các quan chức Ấn Độ nói nếu tính trên cơ sở bình quân đầu người, cứ mỗi một triệu người thì ở Ấn Độ có 658 trường hợp nhiễm, thấp hơn 16 lần so với Hoa Kỳ, đặt Ấn Độ vào hạng thứ 106 trên thế giới.
Ông Modi và chính quyền của ông nhiều lần khoe thành công của Ấn Độ, sớm phong tỏa đất nước, dù rằng các ca lây nhiễm đang tăng vọt, đẩy các bệnh viện ở các thành phố lớn như Delhi và Mumbai vào nguy cơ bị quá tải.
Chính phủ Ấn Độ bị chỉ trích gay gắt vì tình trạng thiếu xét nghiệm trong giai đoạn đầu bùng phát, nhưng từ đó đã nới lỏng các tiêu chí xét nghiêm và giờ được xếp hạng 2 thế giới về số người được xét nghiệm Covid-19, chỉ sau Hoa Kỳ.
Báo Independent trích dẫn một bài viết của các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Massachusetts (MIT) tuần trước dự báo rằng Ấn Độ sẽ có số ca nhiễm virus corona mới hàng ngày cao nhất thế giới vào tháng Hai năm 2021, và rốt cuộc sẽ qua mặt Hoa Kỳ và Brazil về số lượng các ca nhiễm virus trong năm 2021.
https://www.voatiengviet.com/a/an-do-ca-nhiem-covid-vuot-nguong-mot-trieu-ca/5507007.html
Ấn Độ – Liên Âu tăng cường đối thoại an ninh biển
Thanh Hà
Hai ngày sau cuộc họp trực tuyến giữa thủ tướng Ấn Độ và lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu, trang mạng của kênh truyền hình Republicword ngày 17/07/2020 tiết lộ New Delhi và Bruxelles chuẩn bị khởi động đối thoại về an ninh biển nhằm « đẩy mạnh hợp tác, duy trì an ninh và ổn định tại Ấn Độ- Thái Bình Dương ».
Trong buổi trao đổi qua cầu truyền hình hôm 15/07/2020, ngoài vế thương mại, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề hợp tác quân sự, các chương trình trao đổi giữa các cơ quan quốc phòng, các cuộc thao diễn chung và an ninh biển. Theo đài truyền hình Ấn Độ này, đây là một tín hiệu « rõ ràng nhắm tới Trung Quốc đang bành trướng ở Biển Đông và Hoa Đông ». Trong bản thông cáo chung, tránh trực tiếp nêu đích danh Trung Quốc, nhưng Ấn Độ và Liên Hiệp Châu Âu cam kết « cùng nhau gìn giữ hòa bình, ổn định, an ninh đặc biệt là trong vùng biển Ấn Độ -Thái Bình Dương nhằm duy trì một không gian tự do, an toàn và rộng mở ».
Ngoài ra, theo AFP, thương mại và đầu tư chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc đối thoại giữa New Delhi và Bruxelles. Tổng trao đổi mậu dịch hai chiều năm ngoái lên tới 115 tỷ đô la. Liên Âu là đối tác thương mại và là nhà đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Ấn Độ. Dù vậy, đàm phán về một thỏa thuận tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu và Ấn Độ đến nay vẫn dậm chân tại chỗ. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, cho rằng tiềm năng phát triển và mở rộng quan hệ mậu dịch và kinh tế giữa New Delhi và Bruxelles « là rất lớn ».
Đối thoại Liên Âu và Ấn Độ lần thứ 15 diễn ra trong bối cảnh Bruxelles bắt đầu giữ khoảng cách với Bắc Kinh và quan hệ Ấn –Trung thêm căng thẳng vì xung đột biên giới hồi tháng 06/2020.