Tin khắp nơi – 17/07/2018
Mỹ sẽ cứu xét ngưng một số chế tài đối với Iran
Hoa Kỳ muốn tránh làm gián đoạn thị trường dầu trên thế giới vào lúc tái lập lại những chế tài đối với Tehran và trong một vài trường hợp sẽ cứu xét việc miễn trừ cho những nước cần thêm thời gian để giảm bớt nhập khẩu dầu của Iran, Bộ trưởng Tài chánh Mỹ Steven Mnuchin nói.
“Chúng tôi muốn giảm việc mua dầu xuống mức zero, nhưng trong một vài trường hợp, nếu các nước này không thể một sớm một chiều làm được, chúng tôi sẽ cứu xét những ngoại lệ,” ông Mnuchin nói với các phóng viên ngày thứ Sáu 13/7, làm rõ thêm nhận xét của một giới chức Mỹ là sẽ không có ngoại lệ.
Chính quyền Trump đang thúc dẩy các nước cắt tất cả việc nhập khẩu dầu của Iran vào tháng 11 khi Hoa Kỳ tái áp đặt những chế tài đối với Iran sau khi ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 giữa Iran và 6 cường quốc, chống lại các khuyến cáo của các đồng minh châu Âu và những nơi khác.
Ông Mnuchin cho biết sẽ gặp với các đối tác thuộc các nước đã phát triển và đang phát triển bên lề hội nghị Bộ trưởng tài chánh các nước G20 họp tại Buenos Aires từ ngày 19 đến 22 tháng 7. Chế tài của Mỹ đối với Iran chắc chắn sẽ được nêu lên trong những cuộc thảo luận tại hội nghị.
Chính quyền ông Trump cho biết có hơn 50 công ty đã rút khỏi Iran kể từ khi ông Trump loan báo Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Mỹ, Đức, Pháp Anh, Trung Quốc và Nga.
Ngoại trưởng Pompeo nói chuyện với các phóng viên hôm thứ Sáu 13/7 cho biết ông đã thảo luận về kế hoạch của Mỹ tái chế tài đối với Iran với tất cả trừ một nước. Ông không nên tên quốc gia ông chưa tham khảo.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani, trong bài nói chuyện được truyền hình trực tiếp trên truyền hình nhà nước hôm thứ Bảy 14/7, nói Washington sẽ cô lập hơn bao giờ hết vì những chế tài đối với Iran ngay cả trong số các đồng minh của Mỹ.
Ngày thứ Hai 16/7, Iran tuyên bố nếu Tổng thống Donald Trump muốn thương thuyết sau khi rút Mỹ ra khỏi một hiệp ước quốc tế nhằm ngăn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân, thì ông phải chủ động gọi Iran trước.
Tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Bahram Ghasemi được đưa ra sau khi ông Trump loan báo việc Hoa Kỳ gia tăng những chế tài đối với Iran, “ở vào một thời điểm nào đó, họ sẽ gọi tôi và nói ‘hãy thỏa thuận’ và chúng ta sẽ thỏa thuận.”
Nếu ông Trump có gọi Iran đi chăng nữa thì cũng chưa rõ ai sẽ trả lời vì giới lãnh đạo hàng đầu của Iran khẳng định bác bỏ các cuộc thảo luận với Hoa Kỳ.
Triều Tiên sắp bàn giao 55 bộ hài cốt binh sĩ Mỹ
Quân đội Mỹ kỳ vọng sẽ hồi hương 55 bộ hài cốt từ Triều Tiên, một quan chức Mỹ hôm 17/7 nói với tờ Washington Post.
Viên chức này nói việc hồi hương có thể sẽ diễn ra vào tuần tới hoặc tuần lễ sau đó. Đây sẽ là lần đầu tiên những bộ hài cốt được cho là của binh sĩ phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên được các quan chức Bình Nhưỡng trao trả trực tiếp cho Hoa Kỳ trong 13 năm qua.
Với những khó khăn thực tế, quan chức này nói rằng 55 hài cốt là con số “phỏng chừng” và các thử nghiệm sau đó của Cơ quan tìm kiếm tù nhân chiến tranh và mất tích của Bộ Quốc phòng (POW/MIA) sẽ xác nhận rõ số lượng hơn.
Theo CNN, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố hôm Chủ nhật 15/7 rằng Hoa Kỳ và Triều Tiên đã đồng ý bắt đầu các hoạt động thực địa để tìm kiếm khoảng 5.300 người Mỹ mất tích trong Chiến tranh Triều Tiên.
Hoa Kỳ và Triều Tiên sẽ cùng tham gia tìm kiếm những hài cốt này. Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert không cho biết việc tìm kiếm sẽ bắt đầu vào thời gian nào.
Trước đó, chương trình hợp tác giữa Mỹ và Triều Tiên để tìm kiếm hài cốt đã bắt đầu vào năm 1996 nhưng đã bị đình chỉ vào năm 2005 do căng thẳng gia tăng.
Tờ The Stars and Stripes trích lời một viên chức Mỹ loan tin rằng lần đầu tiên vào hôm 17/7 một phái đoàn Mỹ đã đồng ý đến Triều Tiên để truy xuất hài cốt. Sau đó, vào ngày 27/7, nhóm làm việc của Hoa Kỳ sẽ bay về nước cùng với số hài cốt được tiếp nhận, có thể chuyển đến căn cứ Không quân Osan ở Hàn Quốc hoặc đến một căn cứ ở Hawaii.
(Nguồn: Washington Post, CNN)
https://www.voatiengviet.com/a/trieu-tien-sap-ban-giao-55-bo-hai-cot-binh-si-my/4486227.html
Một phụ nữ Nga bị buộc tội gián điệp ở Mỹ
Bà Maria Butina, 29 tuổi, bị buộc tội là gián điệp của chính phủ Nga để xâm nhập vào các nhóm chính trị.
Bà Maria Butina đã phát triển mối quan hệ chặt chẽ với đảng Cộng hòa và ủng hộ quyền sở hữu súng, theo truyền thông Mỹ.
Các tội danh không liên quan đến cuộc điều tra của Mueller về việc Nga bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.
Bà này bị cáo buộc làm việc theo chỉ đạo của một quan chức cấp cao của điện Kremlin.
Trump bênh Nga trước cáo buộc của FBI
Trump gặp Putin: ‘Khởi đầu tốt’ ở Helsinki
Luật sư của bà Butina, ông Robert Driscoll nói rằng thân chủ của ông “không phải là gián điệp” mà chỉ là một sinh viên quan hệ quốc tế “đang tìm cách sử dụng trình độ của mình để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh”.
Ông nói thêm rằng các cáo buộc này bị “thổi phồng” và không có dấu hiệu nào cho thấy bà Butina muốn gây ảnh hưởng hoặc làm suy yếu bất kỳ chính sách, luật pháp cụ thể nào, hay chính phủ Hoa Kỳ “.
Ông Driscoll cho biết thân chủ của ông đã “hợp tác với nhiều tổ chức chính phủ khác nhau trong nhiều tháng”.
Bà Butina, sống ở Washington, bị bắt hôm Chủ nhật và bị tạm giam để điều trần vào thứ Tư 18/7, Bộ Tư pháp (DOJ) cho biết trong một tuyên bố.
Thông báo về vụ bắt giữ bà Butina được đưa ra vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp ông Vladimir Putin, và lên tiếng bảo vệ điện Kremlin chống lại cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Ông Trump nói rằng không có lý do gì để Nga can thiệp vào cuộc bỏ phiếu.
Vụ bắt giữ cũng xảy ra vài ngày sau khi Bộ Tư pháp buộc tội 12 nhân viên tình báo Nga đã tấn công vào hệ thống máy tính của các thành viên đảng Dân chủ Mỹ trong cuộc bầu cử năm 2016.
Bà Butina bị buộc tội gì?
Trong buổi tuyên thệ nhậm chức hôm thứ Hai 16/7, đặc vụ FBI Kevin Helson cho biết nhiệm vụ của bà Butina là “khai thác các mối quan hệ cá nhân với những người Mỹ có ảnh hưởng trong giới chính trị Mỹ nhằm thúc đẩy lợi ích của Liên bang Nga”.
Bà đã làm như vậy mà không cần đăng ký hoạt động của mình với chính phủ Hoa Kỳ, theo yêu cầu của Đạo luật đăng ký cơ quan nước ngoài, các công tố viên cho hay.
Bà Butina tìm cách tăng cường quan hệ với một “tổ chức ủng hộ sở hữu súng”, DOJ nói, nhưng không nêu tên bất kỳ nhóm hay chính trị gia nào.
Bà bị buộc tội đã cố gắng “thiết lập” một kênh “thông tin liên lạc hỗ trợ cho các đại diện của Chính phủ Nga”.
Bà Butina đã tổ chức một sự kiện để tiếp tục gây ảnh hưởng đến “quan điểm của giới chức Mỹ như những quan điểm liên quan đến Liên bang Nga”.
Bà Butina đã báo cáo cho một quan chức Nga về hoạt động của mình bằng cách sử dụng các thông điệp trên Twitter và các hình thức khác.
Trong một thông điệp, giới chức Nga nói với bà Butina: “Ngôi sao chính trị đã mọc trên bầu trời. Bây giờ điều quan trọng là phải bay lên đỉnh cao và không lụi tàn (rơi) sớm”.
Bà Butina là ai?
Bà Butina, đến từ Siberia, sang Mỹ để du học.
Bà từng thành lập một nhóm gọi là Quyền mang theo vũ khí tại Nga. Truyền thông Hoa Kỳ trước đó đã đưa tin về mối quan hệ của bà với Hiệp hội súng trường quốc gia (NRA).
Bà từng phủ nhận làm việc cho chính phủ Nga.
Tờ Washington Post đưa tin rằng bà từng là trợ lý cho một chủ ngân hàng Nga, cựu thượng nghị sĩ Alexander Torshin.
Ông Torshin, một thành viên của NRA, và bà Butina đã tham dự các sự kiện NRA ở Mỹ bắt đầu từ năm 2014.
Bà cũng tham dự một sự kiện trong chiến dịch tranh cử của Trump và được cho là đã hỏi ông Trump về quan điểm của ông đối với quan hệ với Nga.
“Chúng tôi có mối quan hệ tốt với Putin”, ông Trump đã trả lời, theo tờ Washington Post.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44855877
Cô bé 17 tuổi này
có thể là người đầu tiên đến sao Hỏa?
Thùy Linh NguyễnBBC Tiếng Việt
Alyssa Carson 17 tuổi đến từ Baton Rouge, bang Louisiana miền nam nước Mỹ, rất là có thể một trong những người đầu tiên lên sao Hỏa.
Vì cô bé gần như hội tụ tất cả các điều kiện cần thiết để trở thành một nhà phi hành gia thực thụ trong tương lai.
“Khi em 3 tuổi, em rất thích bộ phim hoạt hình ‘Backyardigans’ và trong một tập, các nhân vật đã bay đến Sao Hỏa, từ đó em hay hỏi bố rằng làm sao thế nào mà người ta có thể vào không gian, và liệu em có thể đến đó không?”
NASA hợp tác nghiên cứu đất đai với VN
Nữ du hành vũ trụ nhiều tuổi nhất
Tìm thấy dấu hiệu sự sống trong hệ Mặt trời?
“Khi đó em nói chuyện với bố và ông ấy cũng không nghĩ 100% rằng đó là điều em muốn làm, nhưng ông ấy đã không lờ nó đi, mà bảo em rằng nếu đó là điều con muốn làm thì hãy cố gắng để đạt được nó.”
“Khi thấy em rất quyết tâm tìm hiểu như vậy, thì ông ấy đã luôn ủng hộ em trong suốt cả chặng đường,” Alyssa nói với phóng viên Thùy Linh hôm 17/7.
Năm 2008, ông Bert Carson đăng ký cho cô con gái 7 tuổi vào chương trình Trại Không gian của NASA và 5 năm sau đó, Alyssa trở thành người đầu tiên hoàn thành chương trình Hộ chiếu NASA bằng cách đến thăm cả 14 Trung tâm tham quan.
Các khóa học với Trại Không gian thường rất đắt đỏ, cô bé cho biết, ngoài sự hỗ trợ của gia đình, các dịp sinh nhật, Giáng sinh, em đều xin người thân và bạn bè hỗ trợ em góp tiền, và Alyssa cũng xin nhiều học bổng để chi trả cho các chi phí.
Và cũng trong một đợt tham gia một Trại Không gian, cô bé trình bày nguyện vọng của mình với một tư vấn viên và cũng là giáo viên tại Advanced Possum Academy (APA), một học viện không gian danh giá và được khuyến khích đăng ký theo học ở độ tuổi phù hợp.
“Lúc em đăng ký em 15 tuổi và cũng không nghĩ mình sẽ được nhận vì em còn quá nhỏ, nhưng họ vẫn quyết định cho em dự khóa học tuần đầu tiên và em trở thành một trong những người có điểm số cao nhất sau kì thi đầu và họ tiếp tục cho em theo học.”
“Ở Possum (APA), tất nhiên là em nhỏ tuổi hơn rất nhiều bạn học, cảm giác khá là ngại ngùng. Nhiều người bạn học đã tốt nghiệp đại học và đang làm nghiên cứu. Nhưng họ đã đối xử với em rất tốt, họ còn nói rằng họ ước gì họ đã làm những việc em đang làm khi họ ở độ tuổi em.”
“Một trong những thử thách ở APA là nó đòi hỏi rất nhiều về thể chất. Em khá là nhỏ bé, nên em nhiều khi phải vận dụng hết sức lực của mình. Chiếc áo phi hành gia cũng rất là nặng.”
“Những thứ em học ở Possum là học về cách nhận biết khi lượng oxy giảm, lấy mẫu vật mây và thực hiện các nghiên cứu về các đám mây, và các kỹ năng sinh tồn.”
Ở độ tuổi 17, Carson trở thành một trong những người trẻ tuổi nhất được nhận vào và tốt nghiệp ở APA, điều này có nghĩa em chính thức đạt tiêu chuẩn để vào không gian và để được huấn luyện để trở thành một phi hành gia.
Hiện Alyssa chỉ phải đợi thêm một năm nữa để có thể hợp pháp đăng ký trở thành phi hành gia, nhưng em là người trẻ tuổi nhất nộp vào Đại học Không gian Quốc tế.
Vào cuối tháng Tám này, cô bé Alyssa dự tính sẽ hoàn thành khóa học để có đủ tiêu chuẩn để tham gia một chuyến du hành không gian tiểu quỹ đạo, tức phi thuyền rời vật thể thiên văn nhưng không đi đến quỹ đạo, Alyssa cho BBC biết.
Và bên cạnh các khóa đào tạo không gian vô cùng nặng nề, Alyssa còn học tất cả các môn học bằng bốn thứ tiếng là tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha.
Thêm vào đó Alyssa đang hoàn thành chương trình tú tài cấp quốc tế, và em thậm chí đã học toán cấp đại học ở lớp 10.
Lý giải về việc này, Alyssa cho biết em theo học một trường quốc tế đặc biệt, trường Baton Rouge International School, cho phép em tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ từ mẫu giáo.
“Trường em học có nhiều giáo viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Từ bé em đã luôn học kèm các môn ngoại ngữ với các môn chính. Về sau này em không cần học nhiều về ngôn ngữ nữa, vì em đã thông thạo rồi, ngôn ngữ chỉ bổ trợ cho các môn học khác thôi.”
“Em học thế từ bé nên không cảm thấy có gì là lạ cả,”
Ước mơ của Alyssa là trở thành người đầu tiên, nếu không thì là một trong những người đầu tiên đến Sao Hỏa vào 2033, theo một sứ mệnh đã được kế hoạch của NASA.
“Nhưng nếu có một công ty nào đó khác, thực hiện chuyến đi này sớm hơn, thì em cũng sẽ đăng ký. “
Nhưng du hành không gian là một điều vô cùng mạo hiểm, nhất là để đến Sao Hỏa, vì vậy điều đó có nghĩa là Alyssa có thể sẽ không bao giờ trở về Trái Đất.
“Nếu phải lựa chọn việc đến Sao Hoa và không bao giờ trở lại thì em vẫn muốn đi, vẫn muốn là một phần của sứ mệnh đó.”
Điều này cũng có nghĩa Alyssa phải tạm gác những mong muốn cá nhân như lập gia đình hay sinh con.
“Nếu em có con thì em sẽ rất lo lắng nếu xa con cái, cho nên em muốn tập trung vào việc hoàn thành giấc mơ của mình trước và nghĩ đến chuyện gia đình một khi em quay trở về,” Alyssa nói.
Ngoài việc học tập và đào tạo để trở thành một phi hành gia, Alyssa còn lại một diễn giả trẻ tuổi thường tham gia vào các diễn đàn quốc tế.
“Hãy luôn theo đuổi giấc mơ của mình và đừng để bất kỳ ai khiến bạn nản chí,” là câu nói Alyssa luôn nói với các khán thính giả trẻ tuổi.
“Lời khuyên của em cho các bạn trẻ, nhất là các bạn đến từ một đất nước đang phát triển như Việt Nam là nếu bạn có một giấc mơ, một điều gì đó bạn muốn làm, thì đừng bao giờ bỏ cuộc.
“Hãy nói về nó thật nhiều, cho những người quanh bạn biết, biết đâu nó sẽ đem bạn đến nhiều cơ hội để bạn tiến gần hơn với ước mơ của mình.
“Hãy tự tìm ở ngay nơi bạn sống, tìm lấy những cơ hội dù nhỏ nhất, và tập trung vào những gì bạn có thể làm ở độ tuổi mình mình.
“Và nếu bạn không thể trở thành một phi hành gia nhưng vẫn đam mê về không gian, thì vẫn có rất nhiều sự lựa chọn khác, có cả 10.000 nghề nghiệp trong ngành không gian mà bạn có thể làm.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44855597
Thuyền du lịch trúng bom nham thạch ở Hawaii
Một quả bom nham thạch rơi trúng một chiếc thuyền du lịch ở Hawaii vào sáng 16/7, làm 23 người bị thương, theo Sở Cứu hỏa Quận Hawaii.
CNN trích lời sở cứu hỏa này nói rằng nham thạch rơi lên mui thuyền và con thuyền đã quay trở lại Cảng Wailoa.
Trung tâm Y tế Hilo xác nhận có 13 hành khách được đưa đi bệnh viện cấp cứu và 10 người khác bị các vết thương ngoài da và đã được cứu chữa ngay khi tới Cảng Wailoa.
Trong số 13 hành khách bị thương, bốn người được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế Hilo, theo Sở Cứu hỏa Quận Hawaii.
Sở cứu hỏa này cho biết, một phụ nữ khoảng 20 tuổi bị thương nặng với vết rạn ở xương đùi. Ba hành khách còn lại trong tình trạng ổn định.
Cũng theo sở này, quả bom nham thạch, là một khối đá nóng chảy bay trên không, đã làm cho mui thuyền thủng một lỗ lớn, và làm hư các thanh chắn.
Không rõ chính xác sự việc xảy ra ở đâu và khi nào. Nhưng khoảng cách từ vị trí nham thạch rơi xuống đại dương tới hải cảng là khoảng một giờ đi thuyền, tùy thuộc vào độ lớn của sóng.
Núi lửa Kilauea của Hawaii phun trào từ đầu tháng 5, tuôn ra một dòng nham thạch nóng chảy vào các khu vực dân cư trên Đảo Lớn. Theo cơ quan Khảo sát Địa lý Hoa Kỳ, tới ngày 15/7, Kilauea vẫn đang phun trào nham thạch.
Một người chứng kiến chiếc thuyền quay trở lại nói với CNN rằng có đá ở trên khắp thuyền và một số người rời thuyền bị bỏng cùng các vết cắt trên chân. Một người được đưa lên cáng cứu thương.
Chiếc thuyền du lịch có thể chở được 49 người, nhưng không rõ có bao nhiêu người đi trên chiếc thuyền đó khi bị nham thạch rơi trúng.
(Nguồn: CNN, Fox News)
https://www.voatiengviet.com/a/thuyen-du-lich-trung-bom-nham-thach-o-hawaii/4486162.html
Trump bênh Nga trước cáo buộc của FBI
Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng bảo vệ Nga trước các cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.
Sau cuộc gặp mặt trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, vị tổng thống Hoa Kỳ có phát biểu đối lập hoàn toàn với kết luận của các cơ quan tình báo của chính ông, rằng không có lý do gì Nga can thiệp vào cuộc bầu cử.
Hai nhà lãnh đạo đã có một cuộc đàm phán kín tại thủ đô Helsinki của Phần Lan hôm thứ Hai.
Trump gặp Putin: ‘Khởi đầu tốt’ ở Helsinki
Mỹ bác đề xuất miễn trừ của EU
Tại một cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Trump được hỏi liệu ông có tin vào các cơ quan tình báo của Hoa Kỳ hay Tổng thống Nga khi họ đưa ra các tuyên bố khác nhau về nghi vấn can thiệp vào cuộc bầu cử 2016.
“Tổng thống Putin nói không phải do Nga. Tôi không thấy lý do gì là [do Nga can thiệp cả],” ông Trump trả lời.
Các cơ quan tình báo Mỹ đã kết luận vào 2016 rằng Nga đứng đằng sau các âm mưu chống lại ứng cử viên đảng Dân chủ bà Hillary Clinton, với một chiến dịch tấn công mạng và tin tức giả mạo trên các mạng xã hội do nhà nước Nga hậu thuẫn.
Phản ứng từ phía Hoa Kỳ
Trong một tuyên bố với lời lẽ khá gay gắt, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Paul Ryan nói ông Trump “phải biết rằng Nga không phải là đồng minh” của Hoa Kỳ.
“Không có sự tương đồng về mặt đạo đức giữa Hoa Kỳ và Nga, mà vẫn còn thù địch về những giá trị và lý tưởng cơ bản nhất.”
Ông Ryan, một thành viên của Đảng Cộng hòa, nói thêm rằng “không có nghi ngờ gì” về việc Moscow có can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 hay không.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain nói hành xử ông Trump là “đáng hổ thẹn” đối với một tổng thống Hoa Kỳ.
Ông McCain nói trong một tuyên bố: “Chưa có một vị tổng thống nào mà hạ mình như thế này trước một kẻ bạo chúa”.
Một vị quan chức cấp cao khác của đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một thành viên của Ủy ban Vũ trang Thượng viện, đã tweet rằng đó là một “cơ hội bị bỏ lỡ … để yêu cầu Nga phải chịu trách nhiệm cho sự can thiệp vào năm 2016”.
Trong một loạt các dòng tweet (dòng tin trên Twitter), lãnh đạo đảng Dân chủ Thượng nghị sĩ Chuck Schumer nói rằng hành động của ông Trump đã “tăng cường sức mạnh cho kẻ thù trong khi làm suy yếu hàng phòng thủ của chúng ta và các đồng minh”.
Giám đốc tình báo quốc gia Hoa Kỳ, Dan Coats, cũng ra một tuyên bố rằng cộng đồng tình báo nắm rõ về “những âm mưu đang diễn ra, lan rộng” của Nga để làm suy yếu nền dân chủ của Hoa Kỳ.
Ông Trump đáp trả trên Twiter rằng ông “tin tưởng vào những nhân viên tình báo của tôi” nhưng nói thêm: “Tôi cũng nhận ra rằng để xây dựng một tương lai tươi sáng hơn, chúng ta không thể tập trung vào quá khứ – là hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, chúng ta phải hòa thuận.”
Phó Tổng thống Mike Pence, trong một bài phát biểu tại Bộ Thương mại Mỹ, đã bảo vệ quan điểm hậu hội nghị thượng đỉnh Trump-Putin và ca ngợi Tổng thống Trump.
Một số chính trị gia Mỹ đã kêu gọi hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh sau khi 12 điệp viên tình báo quân sự Nga bị truy tố hồi tuần trước, bị buộc tội tấn công chiến dịch tranh cử tổng thống của ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton.
Phát biểu hôm thứ Hai, Tổng thống Putin đề nghị cho phép các nhà điều tra Hoa Kỳ đến Nga để thẩm vấn các quan chức.
Tuy nhiên đổi lại, ông Putin nói, Nga cũng muốn có được sự tiếp cận tương tự với người dân ở Hoa Kỳ, nếu có nghi ngờ về các hành vi phạm tội.
Trump nhắm vào các đối thủ trong nước
Phân tích của Jonathan Marcus, phóng viên ngoại giao của BBC
Ngay cả trước khi cuộc gặp gỡ diễn ra, ông Putin vốn đã thắng thế, bởi từ thực tế là Tổng thống Trump đã đồng ý gặp ông ngay từ đầu.
Nhưng trong khi ông Putin xuất hiện như một nhà chính trị gia lão làng, kinh nghiệm, mong muốn đem đất nước ông sánh ngang hàng với Hoa Kỳ như trong việc trở thành một siêu cường hạt nhân; một nhà cung cấp năng lượng; và một vai trò chủ chốt ở Trung Đông, thì ông Trump dường như chỉ có ý định muốn tấn công những đối thủ tại quê nhà.
Rất nhiều câu hỏi tập trung vào sự can thiệp của Nga vào chiến dịch bầu cử của Mỹ (được xem xét bởi các cơ quan tình báo chủ chốt của Mỹ) và đặc biệt là bản cáo trạng 12 điệp viên tình báo Nga gần đây.
Ông Trump không hề quan tâm một chút nào. Ông rõ ràng dường như cảm thấy tin tưởng vào sự đảm bảo của ông Putin hơn là bằng chứng từ các cơ quan tình báo của mình.
Và ông thậm chí còn hoan nghênh đề xuất của ông Putin rằng Nga có thể tham gia điều tra và phỏng vấn các nghi phạm bị cáo buộc! Các đồng minh NATO của Washington và nhiều nhà quan sát dày dạn trên Capitol Hill chắc hẳn đã cảm thấy rất kinh hoàng.
Ông Putin đã mô tả cuộc họp ở Helsinki là “thẳng thắn và hữu ích” trong khi ông Trump nói rằng đã có “các cuộc đối thoại giàu tính xây dựng”.
Ông Trump nói quan hệ Mỹ-Nga “chưa bao giờ tệ hơn” trước khi họ gặp nhau, nhưng điều đó giờ đã thay đổi.
Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây bị căng thẳng nghiêm trọng Nga sáp nhập Crimea vào 2014, mà chính Tổng thống Putin thừa nhận trong cuộc họp báo.
“Quan điểm của Tổng thống Trump về Crimea đã rất nổi tiếng. Ông ấy nói về sự bất hợp pháp của việc tái sáp nhập Crimea vào Nga. Chúng tôi có một quan điểm khác … rằng cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức theo luật pháp quốc tế. Đối với chúng tôi, đó là một câu hỏi kín,” ông Putin nói.
Cả hai nhà lãnh đạo cho biết sẽ làm việc cùng nhau để giải quyết khủng hoảng Syria. Mỹ và Nga đã ủng hộ phe đối lập trong cuộc nội chiến kéo dài 8 năm nay.
Ông Trump cũng chúc mừng Tổng thống Putin về việc tổ chức thành công giải đấu bóng đá World Cup ở Nga và ông Putin đã tặng cho ông Trump một quả bóng đá từ giải đấu.
Mỹ sẽ đồng tổ chức World Cup 2026 với Canada và Mexico.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44855596
Ông Trump đã làm tổn hại nước Mỹ
sau cuộc gặp Putin?
Mặc dù khó biết được hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga trao đổi với nhau điều gì trong cuộc trao đổi riêng giữa hai ông kéo dài hơn 90 phút chỉ với sự tham gia của phiên dịch với mà không có bất kỳ cố vấn nào, cuộc họp báo chung sau đó giữa hai vị nguyên thủ đã gây tổn hại nặng nề tới hình ảnh và danh dự nước Mỹ, các báo Mỹ bình luận.
Thậm chí, chỉ việc ông Donald Trump đồng ý ngồi xuống nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Helsinki, Phần Lan, hôm thứ Hai ngày 16/7, đã được cho là ‘một chiến thắng đối với ông Putin’.
Trong cuộc họp báo chung đó, ông Trump đã không chịu công nhận kết luận của chính quyền Mỹ, bao gồm cộng đồng tình báo và Quốc hội, rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống hồi năm 2016 để giúp ông giành thắng lợi mà ngược lại ông còn ủng hộ những tuyên bố của ông Putin. Ông Trump thậm chí còn gọi nước Mỹ là ‘ngốc nghếch’ và ‘ngớ ngẩn’ khi để quan hệ hai nước xấu đi.
Putin thắng lợi?
Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ngồi xuống với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc gặp thượng đỉnh mà ông ấy mong muốn từ lâu, Putin sẽ gần như đạt được mọi thứ mà ông ấy hy vọng, tờ New York Times nhận định.
Tất cả những gì mà Putin cần để cho cuộc gặp thượng đỉnh này thành công là để cho nó diễn ra mà không có va chạm gì lớn – do đó ông có thể tạo ra một sự kết thúc mang tính biểu tượng đối với nỗ lực của phương Tây cô lập Nga sau hành động của nước này nhằm vào Ukraine hồi năm 2014, sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ hồi năm 2016 và những ví dụ khác mà Bộ Tài chính Mỹ đã mô tả là ‘hành động hiểm ác’ của Nga trên thế giới.
“Nếu như Trump nói: ‘Những gì đã qua thì cho qua luôn vì chúng ta còn cả thế giới để xử lý,’ thì đó đích thực là những gì mà Moscow mong muốn từ cuộc gặp này,” ông Vladimir Frolov, một nhà phân tích về chính sách đối ngoại độc lập ở Moscow, được New York Times nói.
Ông Putin đi đến cuộc gặp thượng đỉnh này với thời cơ trong tay: nước Nga vừa tổ chức Cúp Bóng đá Thế giới trong khi Tổng thống Mỹ vừa lên án nặng nề các đồng minh NATO và làm tổn hại đến vị thế của Thủ tướng Anh Theresa May trong chuyến thăm đến nước này.
Bất cứ điều gì gây ra chia rẽ trong lòng nước Mỹ hay chia rẽ giữa Mỹ và các đồng minh đều được Moscow xem là thắng lợi của họ. Với việc triển khai các tin tặc, các chiến dịch bóp méo thông tin và ủng hộ các lực lượng dân túy cực đoan ở châu Âu, từ lâu ông Putin đã tìm cách gây chia rẽ phương Tây và làm đảo lộn địa chính trị do Mỹ đứng đầu vốn đã được định hình.
Nhưng giờ đây, với việc tấn công liên tục vào các nhà lãnh đạo châu Âu và khởi động một cuộc chiến thương mại với các đồng minh thân cận nhất của Mỹ, ông Trump đang thực tế làm công việc này cho ông Putin, New York Times nhận định
Việc ông Trump liên tục mắng mỏ chi tiêu của các đồng minh NATO và sự phẫn nộ của ông trong vấn đề giao thương với Liên minh Châu Âu mà ông gọi là ‘kẻ thù’ đã khiến ngay cả các chuyên gia, vốn đã nhiều năm chứng kiến ông Putin cũng như các nhà lãnh đạo Liên Xô cộng sản trước đây tìm cách phá hoại liên minh Bắc Đại Tây Dương nhưng không được, phải giật mình.
“Chúng ta đang chứng kiến điều rất bất ngờ, điều mà ngay cả Liên Xô cũng không thể làm được: chia rẽ Mỹ và Tây Âu. Lúc trước Liên Xô không làm được, nhưng bây giờ thì ông Trump đang làm được,” Tatyana Parkhalina, chủ tịch Hội hợp tác châu Âu-Đại Tây Dương của Nga, nhận định gần đây trên đài truyền hình nhà nước của nước này.
Cho dù kết quả của cuộc hội đàm này như thế nào thì ông Putin cũng có thể thể hiện với người dân trong nước rằng nước đất nước ông đã ra khỏi sự cô lập của phương Tây và rằng Nga nên được kết nạp trở lại vào khối G7 như ông Trump từng đề xuất.
Hiểu được những giới hạn đối với ông Trump, Nga biết rõ rằng cho dù ông Trump có đồng ý điều gì với ông Putin, ông ấy cần phải vượt qua được những định chế của Mỹ vốn vẫn hết sức nghi ngờ về Nga, cho nên Moscow không mong chờ có đột phá lớn tại hội nghị này. Thượng nghị sỹ Cộng hòa John Kennedy từng nói rằng chơi với Nga ‘giống như chơi với mafia’.
Mặc dù ông Trump nói rằng cuộc gặp với ông Putin là ‘dễ dàng nhất đối với ông’, ông Michael McFaul, giáo sư Đại học Standford và từng là đại sứ Mỹ tại Nga, nhận định rằng ông Trump không thể nào dễ dàng đối phó với ông Putin trừ phi ‘ông ấy đưa ra nhượng bộ mà không đòi hỏi điều gì đáp lại.’
Nhiều năm qua ông Putin đã xây dựng tình cảm bài phương Tây ở Nga nên ông ấy khó lòng mà có nhượng bộ lớn trước ông Trump.
Ông Stephen Sestanovich, từng phục vụ ở Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton, nói ông không đồng ý với những người chỉ trích ông Trump rằng ông ấy nên tránh gặp ông Putin nhưng ông cảnh báo ông Trump rằng chớ nên quá thân mật với nhà lãnh đạo Nga nếu không sẽ củng cố sự chống đối đối với chính sách đối ngoại của ông ở Quốc hội Mỹ và ở châu Âu.
‘Nhún nhường và yếu ớt’
“Vào một ngày mà bối cảnh đòi hỏi Tổng thống Mỹ phải thể hiện sức mạnh và sự quả quyết, nhưng Tổng thống Donald Trump đã nhún nhường, biện hộ, lập lờ và yếu ớt. Chúng ta có thể tưởng tượng sự thỏa mãn của Putin như thế nào khi mọi việc diễn ra như thế,” Washington Post nhận định.
Cuộc họp báo hôm thứ Hai ngày 16/7 là một hòn đá tảng của một chuyến công du quốc tế mà ông Trump tranh thủ mọi cơ hội để phá hoại mối liên minh của Mỹ với châu Âu trong khi tỏ ra dễ chịu với Putin, theo tờ báo này.
“Những gì mà thế giới chứng kiến sẽ giúp định hình đánh giá chung cuộc về Trump. Hết lần này đến lần khác, đối mặt với các câu hỏi mạnh mẽ và trực tiếp của hai nhà báo Mỹ, Tổng thống Trump đã không chịu đứng lên bảo vệ đất nước mà ông được bầu ra để đại diện và bảo vệ,” Washington Post viết.
Tờ báo này cũng so sánh việc này với hành động của một tổng thống của Đảng Cộng hòa khác là ông Ronald Reagan – người đã không ngại gọi Liên Xô là ‘đế chế tội ác’ và người mà nhiệm kỳ của ông đã đưa tới sự sụp đổ của đế chế đó.
“Nếu như Tổng thống Trump xem rằng nước Mỹ phải chịu trách nhiệm cũng như người Nga về mối quan hệ xấu với Nga, nếu ông ấy không sẵn sàng hậu thuẫn cho những cơ quan tình báo vốn tuyên thệ để bảo vệ nước Mỹ thì khẩu hiệu ‘Nước Mỹ trên hết’ của ông ấy chính xác có nghĩa là gì?”
Giới chức Mỹ sửng sốt
vì phát biểu của Trump trước Putin
Các chính trị gia của Mỹ sửng sốt trước hành động của Tổng thống Donald Trump khi ông vừa phủ nhận kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm 2016 vừa tuyên bố rang Tổng thống Nga ‘bác bỏ quyết liệt’ về sự dính líu của Nga.
Tại cuộc họp báo ở Helsinki cùng với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin sau cuộc họp thượng đỉnh, ông Trump đã gọi cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller về sự can thiệp vào bầu cử Mỹ là ‘thảm họa đối với đất nước chúng tôi’ và lên án điều mà ông gọi là ‘sự ngớ ngẩn của nước Mỹ’.
Ông nhận được những phản ứng gay gắt tức thì từ trong nước.
Thượng nghị sỹ Lindsey Graham của Đảng Cộng hòa, vốn lâu nay là người ủng hộ ông Trump mạnh mẽ, viết trên Twitter: “Cơ hội bị bỏ lỡ của Tổng thống Trump để kiên quyết quy Nga chịu trách nhiệm cho hành vi can thiệp vào năm 2016 và đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ cho các cuộc bầu cử trong tương lai.”
Ông Graham còn cho rằng hành động của ông Trump sẽ được Nga nhìn nhận là dấu hiệu của sự ‘yếu ớt’ và ‘tạo ra thêm nhiều rắc rối hơn là giải quyết chúng’.
Một Đảng viên Cộng hòa có uy tín khác, Thượng nghị sỹ John McCain, thì lại phản ứng mạnh mẽ hơn khi gọi hành động của ông Trump là ‘nhục nhã’.
“Cuộc họp báo hôm nay ở Helsinki là một trong những màn thể hiện nhục nhã nhất của một Tổng thống Mỹ trong ký ức,” ông nói.
“Thiệt hại mà sự ngây ngô, sự tự cao tự đại, sự đánh đồng sai và sự thông cảm đối với những nhà chuyên chế gây ra thật khó mà tính toán,” ông McCain nói thêm.
Ông Paul Ryan, một thành viên khác của Đảng Công hòa và là lãnh đạo Hạ viện, nói: “Không có nghi ngờ gì về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử của chúng ta và vẫn tiếp tục phá hoại nền dân chủ ở đây cũng như trên toàn thế giới.” Ông nói thêm rằng: “Không có sự đánh đồng về đạo đức giữa Mỹ và Nga vốn lâu nay vẫn thù địch đối với những giá trị và lý tưởng cơ bản nhất của chúng ta.”
Thượng nghị sỹ Cộng hòa Jeff Flake của bang Arizona, phát biểu: “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ chứng kiến một ngày mà Tổng thống Mỹ của chúng ta sẽ đứng trên vũ đài cùng với Tổng thống Nga và cáo buộc nước Mỹ có lỗi lầm đối với hành vi hung hăng của nước Nga. Điều đó thật nhục nhã.”
Dân biểu Cộng hòa Adam Kinzinger của bang Illinois viết trên Twitter: “Người dân Mỹ xứng đáng được biết sự thật và việc khinh thường tính hợp pháp của các quan chức tình báo của chúng ta là làm tổn hại đến những người đàn ông và phụ nữ phục vụ cho đất nước này. Đã đến lúc thức tỉnh và đối mặt với thực tế. Putin không phải là bạn của chúng ta. Ông ấy là kẻ thù của nền tự do của chúng ta.”
Về phần mình, các nhà lập pháp Đảng Dân chủ cũng bày tỏ sự phẫn nộ với những lời phát biểu của ông Trump.
Thượng nghị sỹ bang Virginia Mark Warner, thành viên của Ủy ban Tình báo Thượng viện vốn đồng tình với kết luận của cộng đồng tình báo rằng nước Nga đã can thiệp vào bầu cử để giúp ông Trump đánh bại bà Hillary Clinton, nói: “Một vị Tổng thống mà đứng về phía Putin quay lưng lại với các quan chức tình báo của đất nước mình và buộc tội nước Mỹ về cuộc tấn công của Nga vào nền dân chủ của chúng ta hoàn toàn là một nỗi sỉ nhục.”
Thượng nghị sỹ Elizabeth Warren, một ứng viên Tổng thống tiềm năng của Đảng Dân chủ vào năm 2020, nói rằng ông Trump ‘đã đến vũ đài quốc tế để làm bẽ mặt nước Mỹ, phá hoại các định chế của chúng ta, làm suy yếu các đồng minh của chúng ta và hậu thuẫn một nhà độc tài. Nước Nga can thiệp vào các cuộc bầu cử của chúng ta và tấn công vào nền dân chủ của chúng ta. Putin cần phải bị quy trách nhiệm chứ không phải tưởng thưởng. Thật là đáng xấu hổ.”
Thượng nghị sỹ Tim Kaine của bang Virginia thì nói: “Đây là một khoảnh khắc buồn, tủi hổ của đất nước vĩ đại của chúng ta.”
Thượng nghị sỹ Bill Nelson của bang Florida cho rằng ông Putin là mối đe dọa can thiệp vào cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ vào tháng 11 tới.
“Việc Tổng thống không chịu thừa nhận rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử của chúng ta nên khiến cho tất cả chúng ta phải cảnh giác,” Nelson nói. “Việc Tổng thống không sẵn lòng đương đầu với Putin và bảo vệ cho đất nước chúng ta là không thể chấp nhận được và thật là tủi hổ.”
Ông John Brennan, cựu giám đốc CIA và là sỹ quan tình báo trọn đời, đã gọi những lời phát biểu của ông Trump ‘đáng là phản bội’.
“Cuộc họp báo của Donald Trump đã đến mức và vượt ngưỡng tội ác và hành vi tội lỗi,” ông Brennan viết trên Twitter. “Đó không phải là không đến mức phản bội. Những lời nói của ông Trump không chỉ là khờ dại mà ông ấy còn bị ông Putin nắm gọn trong túi. Những người yêu nước của Đảng Cộng hòa: Quý vị ở đâu?”
Tòa Bạch Ốc chưa đưa ra bình luận nào về phát biểu của Tổng thong Trump.
Trong khi đó, Thượng nghị sỹ Cộng hòa Rand Paul của bang Kentucky nói rằng những người chỉ trích cách tiếp cận của ông Trump đối với Nga ‘đã lầm lẫn’ và chỉ ra rằng chính Mỹ cũng chọn phe trong các cuộc bầu cử ở quốc gia khác.
Ông Paul nói rằng việc Mỹ duy trì đối thoại mở với đối thủ là quan trọng, nhất là nếu Mỹ muốn khuyến khích đối thủ thay đổi cách hành xử.
Ông Paul nói với AP: “Chúng ta nên tìm những cách giúp cho đối thoại được tốt hơn.” Tuy nhiên, không rõ ông Paul có ủng hộ việc Mỹ có sự đối thoại mềm dẻo với Trung Quốc, vốn cũng được Mỹ coi là một đối thủ, để cho nước này thay đổi cách hành xử hay không.
Ông nói các nghị sỹ và các quan chức tình báo lên ông Trump là những người thuộc cả hai Đảng vốn chống đối lại nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump.
Xin tị nạn Mỹ ngày càng cam go
Bà Patricia Aragon khai với giới chức di trú Mỹ tại một cuộc phỏng vấn xin tị nạn là bà phải trốn khỏi Honduras vì bị cướp giật và hãm hiếp bởi một thành viên băng đảng dọa giết bà và đứa con gái 9 tuổi nếu đi báo cảnh sát.
Cho đến gần đây, bà Patricia Aragon, thợ may 41 tuổi từ San Pedro Sula, lẽ ra đã có cơ hội vượt qua rào cản đầu tiên trong tiến trình xin tị nạn vì “có nỗi sợ đáng tin” về sự an toàn, nhưng bà lại không được. Viên chức di trú nói chính phủ Honduras không bị qui trách về những gì xảy ra cho bà Aragon và bác đơn xin tị nạn của bà. Điều này có nghĩa là bà sẽ bị trục xuất.
“Nước Mỹ luôn luôn được xem là một quốc gia nhân đạo,” bà Aragon nói qua nước mắt tại Port Isabel, một trung tâm giam giữ xa xôi nằm giữa các bầy gia súc và những vườn bưởi gần Los Angeles Fresnos, một thị trấn cách biên giới Mexico khoảng 25 kilômét. “Kinh nghiệm của tôi hết sức khó khăn.”
Trong khuôn khổ của chiến dịch truy lùng di dân rộng rãi của chính quyền ông Trump, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions mới đây siết chặt những giới hạn đối với các loại trường hợp có thể giúp cho di dân đủ điều kiện xin tị nạn, làm cho những người thuộc các nước Trung Mỹ trốn chạy những đe dọa của các băng đảng, các bọn buôn lậu ma túy hay bạo hành trong gia đình khó vượt qua rào cản ban đầu để được Hoa Kỳ bảo vệ.
Các luật sư di trú nói việc này có nghĩa là nhiều người xin tị nạn sẽ không qua được các cuộc phỏng vấn với các giới chức di trú để có thể chứng tỏ sự sợ hãi bị làm hại tại quê nhà của họ. Các luật sư này cũng nói các thẩm phán di trú làm việc cho Bộ Tư pháp cũng bác bỏ kháng cáo của các di dân này, có thể chấm dứt một tiến trình xin tị nạn kéo dài một năm hầu như trước khi tiến trình bắt đầu.
Để đủ điểu kiện được tị nạn, các di dân phải chứng tỏ là những sợ hãi của họ có lý do chính đáng là họ bị đàn áp tại quê nhà vì chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội đặc biệt hay vì quan điểm chính trị. Các cuộc phỏng vấn với viên chức di trú thường kéo dài từ 30 đến 60 phút, đôi khi bằng điện thoại. Tất cả bằng chứng người xin tị nạn đưa ra để hỗ trợ cho trường hợp của họ phải được dịch sang tiếng Anh, và họ thường không có luật sư đại diện.
Sau khi than phiền là hệ thống cứu xét đơn xin tị nạn bị quá tải vì những lý do giả mạo, Bộ trưởng Sessions trong tháng trước đã thiết lập tiền lệ mới bằng cách đảo ngược việc cấp qui chế tị nạn cho một phụ nữ Salvadore trốn sang Mỹ cách đây một thập niên vì bạo hành gia đình.
“Thông thường, những người nước ngoài cho rằng bị bạo hành gia đình hay bạo hành do băng đảng, nhưng các thủ phạm không liên hệ đến chính quyền sẽ không đủ điều kiện xin tị nạn,” Bộ trưởng Sessions viết trong một quyết định dài 31 trang.
Mỹ tạm thời ngưng trục xuất di dân
vừa được đoàn tụ gia đình
Một thẩm phán liên bang Mỹ đã ra lệnh tạm thời ngưng việc trục xuất các gia đình di dân vừa mới đoàn tụ sau khi bị chia cách trước đây tại biên giới Mỹ-Mexico.
Ngày thứ Hai 16/7, Thẩm phán Dana Sabraw tại San Diego chặn việc trục xuất ít nhất một tuần lễ và yêu cầu chính phủ phải trả lời một kiến nghị của Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ ACLU.
ACLU nêu lên quan ngại về “những tin đồn liên tục và ngày càng tăng” việc “trục xuất tập thể” được thi hành “ngay lập tức sau các vụ đoàn tụ” giữa con cái với cha mẹ. ACLU nói cha mẹ cần ít nhất một tuần sau khi đoàn tụ với con cái để quyết định có tiếp tục theo đuổi xin tị nạn tại Hoa Kỳ hay không.
Tổ chức dân sự này đã phát động một cuộc chiến tại các Tòa án để yêu cầu chính phủ nhanh chóng đoàn tụ con cái với cha mẹ. ACLU vào tháng 6 năm nay có được một lệnh sơ khởi của Tòa án yêu cầu chính phủ cho đoàn tụ các trẻ em dưới 5 tuổi với gia đình vào ngày 10/7 và đoàn tụ tất cả các gia đình vào ngày 26/7.
Chính quyền ông Trump cho biết đã đoàn tụ tất cả các trẻ em dưới 5 tuổi hội đủ các điều kiện, và những trẻ em lớn tuổi hơn trên căn bản tuần tự.
Có khoảng 2.500 trẻ em bị tách rời khỏi cha mẹ tại biên giới Mỹ-Mexico vào mùa xuân này trước khi Tổng thống Donald Trump ký một sắc lệnh chấm dứt việc chia cách. Trẻ em được gởi đến các cơ sở chăm sóc trên toàn nước Mỹ, trong khi cha mẹ được đưa đến các trung tâm giam giữ di dân.
Kinh tế thế giới có thể tăng trưởng 3,9% năm nay
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF tiên đoán mức độ tăng trưởng của kinh tế thế giới không thay đổi ở mức 3,9% trong năm nay do có những lo ngại về căng thẳng mậu dịch leo thang và giá dầu cao. Tuy nhiên cơ quan cho vay này hạ giảm viễn ảnh kinh tế của châu Âu và Nhật Bản.
IMF tiên đoán là nền kinh tế của 19 quốc gia khu vực đồng euro sẽ tăng 2,2% trong năm 2018, giảm so với mức 2,4% cơ quan tiên đoán vào tháng 4 năm nay. IMF kỳ vọng kinh tế Nhật Bản tăng 1% trong năm nay, giảm so với mức 1,2% được tiên đoán vào tháng 4 vừa qua.
IFM vẫn hy vọng giảm thuế đẩy mức tăng trưởng kinh tế của Mỹ lên 2,9% trong năm nay so với 2,3% trong năm 2017.
Nêu lên những xung đột về mậu dịch, kinh tế gia trưởng của IMF Maury Obstfeld cảnh báo là “nguy cơ hậu quả tồi tệ đã gia tăng” đối với kinh tế thế giới.
Báo Nhật:
Mỹ, Philippines ‘cần nhau’ để kìm hãm TQ
Cả Manila và Washington cần nhau để kìm hãm tham vọng hàng hải của Bắc Kinh ở Biển Đông, ý kiến trên báo Nhật nói.
Tác giả Richard Heydarian viết trên Nikkei Asian Review rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ sự sự ủng hộ đối với ông Rodrigo Duterte trong thời điểm các đối tác khác, nhất là châu Âu chỉ trích ông này về hồ sơ nhân quyền.
Băng rôn ‘tỉnh của TQ’ và hướng đi Philippines
Mỹ: TQ ‘uy hiếp láng giềng’ ở Biển Đông
VN ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông
Rosneft ngại TQ khi khai thác ở Biển Đông
Tuy nhiên, mối quan hệ thắm thiết Trump-Duterte ngày nào giờ đây đã bớt đi sự thân mật. Giữa hai nhà lãnh đạo bây giờ là thỏa thuận có thể trở nên căng thẳng bất cứ lúc nào.
Cả Manila và Washington cần nhau để kìm hãm tham vọng hàng hải của Bắc Kinh biểu hiện qua việc điều các tàu chiến vào vùng biển tranh chấp với Philippines.
Theo tác giả, Philippines có vị trí địa lý đắc địa tại giao điểm của Tây Thái Bình Dương và Biển Đông, trong khi Hoa Kỳ là cường quốc duy nhất có khả năng đáp trả sự phô trương quân sự của Trung Quốc. Trừ khi hai đồng minh Mỹ và Philippines hợp tác cùng nhau, sự thống trị của Bắc Kinh tại một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới sẽ không thể tránh khỏi.
Trước thời của Trump, Manila là một trong những bên ủng hộ nhiệt thành nhất chính sách “Hướng về châu Á” của chính quyền Barack Obama.
‘Hải trình mới’
Sự khước từ Hoa Kỳ của Duterte và chuyển sang quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh khiến Washington kinh ngạc.
“Tôi sẽ vạch ra một hải trình mới cho Philippines và sẽ không phụ thuộc vào Hoa Kỳ”, ông Duterte tuyên bố vài ngày sau khi đắc cử.
Phi cơ ném bom TQ hạ cánh xuống Biển Đông
Biển Đông: TQ nâng cấp danh mục quân sự
Trung Quốc lại đem tên lửa ra Biển Đông
Trung Quốc đang đặt hệ thống tên lửa Biển Đông?
Nhà lãnh đạo Philippines sau đó công khai kêu gọi liên minh với các đối thủ chính của Mỹ, Nga cũng như Trung Quốc, trong khi công kích phương Tây vì đã chỉ trích hồ sơ nhân quyền của ông.
Heydarian lý giải, công bằng mà nói, sự chuyển hướng sang ủng hộ Trung Quốc của Duterte có phần do sự miễn cưỡng của Obama khi đối phó với Bắc Kinh. Trong khi đó, chính quyền Trump thể hiện phản ứng mạnh mẽ hơn trước chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc thông qua việc thúc đẩy tác chiến hải quân, điều tàu chiến đến vùng biển tranh chấp để khẳng định quyền tự do hàng hải.
Tuy nhiên, Washington đang ngày càng bị phân tâm bởi cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh và canh bạc ngoại giao đối với Bắc Hàn.
Để kiềm chế Bắc Kinh hiệu quả tại Biển Đông, Philippines và Mỹ phải hợp tác chặt chẽ với nhau. Nếu không, họ sẽ trao quyền lực vào tay Trung Quốc, và không chỉ ở Biển Đông, Heydarian nhận định trên Nikkei Asian Review.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44836868
EU ký thỏa thuận thương mại tự do khổng lồ
với Nhật Bản
Liên minh Châu Âu và Nhật Bản đã ký một trong những thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, chiếm gần một phần ba GDP của thế giới với 600 triệu dân.
Nhật Bản sẽ điều tàu chở trực thăng tới Biển Đông
Trump bị cô lập ngày đầu tiên tại G7
VN và 10 nước ký kết CPTPP vắng Mỹ
Một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của EU sang Nhật Bản là sản phẩm sữa, trong khi xe hơi là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Nhật.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết thỏa thuận này nhấn mạnh giải pháp “cùng thắng” (win-win) trong thương mại tự do.
Ông Juncker nói: “Tác động của thỏa thuận ngày hôm nay vượt xa ranh giới địa lý của chúng ta. Cùng nhau chúng ta làm nên thành công, bằng cách ký kết thỏa thuận này, một tuyên bố về tương lai của thương mại tự do và công bằng.
“Chúng ta đang cho thế giới thấy rằng chúng ta ngày càng mạnh hơn và tốt hơn khi làm việc cùng nhau. Và chúng ta đang dẫn đầu, cho thấy rằng thương mại nhiều hơn thuế quan và rào cản. Đó là về giá trị, nguyên tắc và tìm kiếm giải pháp cùng chiến thắng cho tất cả các bên liên quan.”
Thuế quan của Hoa Kỳ
Trump áp thuế nhập thép, đối tác nổi giận
Đồng minh ‘thất vọng’ vì Mỹ áp thuế thép, nhôm
Hoa Kỳ có kế hoạch đánh thêm thuế lên TQ
Mỹ đã đàm phán với Nhật Bản và các nước Châu Á khác cách đây 18 tháng về một thỏa thuận thương mại tự do rộng mở, thỏa thuận thương mại xuyên Thái Bình Dương, nhưng Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi cuộc đàm phán này.
Kể từ đó, chính sách “American First” của ông đã đưa ra thuế quan với một loạt các mặt hàng, bao gồm thép, mà cả Nhật Bản và EU đều xuất khẩu sang Mỹ.
Các công ty ở EU, khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới, hàng năm đang xuất khẩu hơn 100 tỷ đôla Mỹ hàng hóa và dịch vụ sang Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết: “Vào thời điểm các biện pháp bảo hộ đang gia tăng trên toàn cầu, việc ký kết thỏa thuận Nhật Bản – EU hôm nay sẽ một lần nữa cho thế giới thấy ý chí chính trị vững vàng của chúng ta nhằm thúc đẩy thương mại tự do.”
https://www.bbc.com/vietnamese/business-44858329
Lốc xoáy Donald Trump tràn qua châu Âu
Thượng đỉnh Nga – Mỹ kết thúc ngày 16/07/2018 tại Helsinki đã khép lại một tuần công du châu Âu của tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây cũng là một tuần « sóng gió » cho các lãnh đạo châu Âu, nhưng lại là một tuần « tốt đẹp » cho Nga. Giới chuyên gia cảnh báo, những phát ngôn « nổi lửa » và đầy ngẫu hứng của ông Donald Trump đang làm « mất dần uy tín của Mỹ ».
Nhà cựu ngoại giao, giáo sư Nicholas Burns, được AFP trích dẫn, nhận định, « chuyến công du châu Âu của ông Donald Trump là một chuyến đi lộn xộn và tàn phá nhất do một tổng thống Mỹ thực hiện ».
Hiện vẫn chưa rõ những hậu quả mới nhất về chính sách ngoại giao « thịnh nộ » của Donald Trump. Không một ai biết được là liệu cách thức hoạt động ngoại giao của tổng thống Mỹ có bóp méo hay phá hủy hoàn toàn mối quan hệ giữa đôi bờ Đại Tây Dương hay không.
Có một điều chắc chắn là phương cách tiếp cận bất kỳ thách thức đối ngoại nào của Donald Trump đều dựa trên « vốn sống hiểu biết » hay quan điểm dân tộc chủ nghĩa của ông.
Nhìn lại chặng đường một tuần đã qua, người ta không khỏi ngạc nhiên trước những tuyên bố « tiền hậu bất nhất » của tổng thống Mỹ, khiến các đối tác đôi lần khó xử để rồi cũng không rõ ông thật sự muốn gì. Tại Bruxelles, ông đảo lộn lịch trình lễ tân. Ông tự quyết định chương trình nghị sự khi chỉ trích gay gắt các đồng minh không tuân thủ nguyên tắc chi 2% GDP cho quốc phòng.
Ông « nặng lời » phê phán nước Đức của bà Angela Merkel là quá « phụ thuộc » vào nguồn năng lượng khí đốt của Nga, biến nước Đức thành « tù nhân » của Nga. Để rồi sau đó, ông bất ngờ tuyên bố NATO vững mạnh hơn bao giờ hết, đồng thời ca ngợi mối quan hệ « hữu hảo » giữa Washington và Berlin.
Tương tự, qua đến Luân Đôn, tổng thống Mỹ đã khiến cho thủ tướng Theresa May phải cảm thấy « khó chịu » vì những lời chỉ trích của ông trên báo The Sun, cho rằng thủ tướng Anh đã không nghe theo lời khuyên hãy từ bỏ Liên Hiệp Châu Âu nếu Anh Quốc muốn ký một thỏa thuận tự do mậu dịch với Mỹ, theo như tiết lộ từ chính thủ tướng Anh.
Thái độ vừa phủ nhận vừa thách thức này khiến giới quan sát phân vân : Phải chăng tổng thống Mỹ thật sự muốn làm suy yếu bà May và ủng hộ những người dễ bảo hơn như cựu ngoại trưởng Anh Boris Johnson vừa từ chức chẳng hạn ?
Điều nghịch lý là khi gặp các đồng minh, tổng thống Mỹ tỏ rõ quyết tâm « đánh gục » họ, còn tại Helsinki, ông lại mong muốn tìm kiếm một « tình bạn » với nước Nga của Vladimir Putin, bất chấp những căng thẳng và các bất đồng giữa hai nước.
Nguyên thủ Mỹ đã từng tuyên bố, thượng đỉnh với Nga đầu tiên sẽ là chặng dừng chân dễ dàng nhất đối với ông trong chuyến công du châu Âu này. Chỉ có điều tại chặng dừng này, ông đã thất bại trong cách tiếp cận ngoại giao « độc nhất vô nhị » của mình. Trước một Vladimir Putin lạnh lùng, tổng thống Mỹ đã không lên án các can thiệp của Matxcơva, dẫn đến thắng lợi của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180717-loc-xoay-donald-trump-tran-qua-chau-au-ok
Châu Âu và Trung Quốc ủng hộ
cải cách Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
Trong cuộc họp thượng đỉnh song phương ngày hôm qua, 16/07/2018, tại Bắc Kinh, các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu đã kêu gọi cải cách Tổ Chức Thương Mại Thế Giới – WTO. Phía Trung Quốc tuyên bố ủng hộ đề nghị này. Tuy nhiên, dường như châu Âu và Trung Quốc « đồng sàng dị mộng » trong hồ sơ này.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Heike Schmidt tường trình :
« Cả Bruxelles và Bắc Kinh đều đệ đơn lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới – WTO – kiện Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm. Hơn nữa, cả hai bên đều ủng hộ tiến hành cải tổ WTO vì theo ông Donald Tusk, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, định chế này không đủ khả năng xử lý các xung đột. Lãnh đạo châu Âu nói : Chúng ta cần những quy định mới liên quan đến các hỗ trợ cho lĩnh vực công nghiệp, sở hữu trí tuệ và cưỡng bức chuyển giao công nghệ… cũng như quy định giải quyết xung đột một cách hiệu quả. Mục đích của cải cách là tăng cường vai trò WTO và bảo đảm các điều kiện cạnh tranh công bằng.
Đây chính là những vấn đề mà Trung Quốc không đáp ứng được các mong đợi của châu Âu. Trung Quốc tự cho mình vai trò là người ủng hộ tự do trao đổi thương mại, nhưng lại không tôn trọng nguyên tắc số một : đó là mở cửa thị trường Trung Quốc cho các đầu tư và sản phẩm nước ngoài. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Junker phàn nàn : ở châu Âu, chúng tôi nghĩ rằng Trung Quốc cần mở cửa hơn nữa thị trường nội địa. Chính theo chiều hướng này mà tôi rất hoan nghênh việc châu Âu và Trung Quốc đồng ý thành lập một nhóm công tác bàn về cải cách Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Vấn đề không phải là thành lập một nhóm công tác mà nhóm này phải đưa ra các đề nghị cải cách.
Vẫn theo chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, cần phải hành động chứ không phải chỉ ra các tuyên bố. Hiện nay, tổng đầu tư của Trung Quốc ở châu Âu lớn gấp năm lần tổng đầu tư của châu Âu tại Trung Quốc. »
WTO : Mỹ kiện Liên Âu, Trung Quốc, Canada…
Hôm qua 16/07/2018, chính quyền Mỹ thông báo đã khiếu nại lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) về các biện pháp trả đũa của Trung Quốc, Liên Âu, Canada, Mêhicô và Thổ Nhĩ Kỳ gần đây, sau quyết định của Mỹ tăng thuế nhập khẩu thép và nhôm hồi tháng 3/2018, với lý do « an ninh quốc gia ». Theo bộ trưởng Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer, các biện pháp tăng thuế để trả đũa nói trên không hề dựa trên các quy tắc của thương mại quốc tế. Đáp lại chỉ trích của Mỹ, bộ trưởng Kinh Tế Mêhicô lên án Washington áp đặt các biện pháp bất công, nhân danh « an ninh quốc gia ».
Cũng hôm qua, kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, ông Maurice Obstfeld, bày tỏ lo ngại là các căng thẳng thương mại hiện nay là « mối đe dọa lớn nhất trước mắt » đối với tăng trưởng toàn cầu.
Thương mại :
Châu Âu –Trung Quốc, liên minh khập khiễng
Bruxelles và Bắc Kinh cùng bảo vệ một mô hình kinh tế toàn cầu, cả hai cùng đang trong tầm ngắm của chính sách bảo hộ mậu dịch từ phía chính quyền Trump. Vì những quyền lợi kinh tế và thương mại, Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc liệu có thể thành lập một “mặt trận” để đối phó với Mỹ ? Bài toán không đơn giản.
Câu hỏi về một liên minh Bruxelles – Bắc Kinh đã nhiều lần được đặt ra kể từ khi nhà tỷ phú địa ốc New York Donald Trump lên cầm quyền. Chủ đề này lại càng được đào sâu từ tháng 3/2018 khi Nhà Trắng khơi mào chiến tranh thương mại, đánh thuế vào nhôm thép của châu Âu và của Trung Quốc. Bước kế tiếp, Washington đang cứu xét việc đánh thuế xe hơi của châu Âu và đã ban hành lệnh áp thuế 25 % trên 50 tỷ đô la hàng made in China nhập vào Mỹ. Chưa biết khi nào các đòn thương mại của chính quyền Trump mới dừng lại.
Trước thượng đỉnh Nga – Mỹ đầu tiên trong nhiệm kỳ với Vladimir Putin, tổng thống Donald Trump bồi thêm : châu Âu, Trung Quốc và Nga dưới những khía cạnh khác nhau đều là “phe địch”.
Tại Bắc Kinh, trong khuôn khổ thượng đỉnh Âu –Trung lần thứ 20, đôi bên thảo luận về các hồ sơ an ninh, khí hậu và nhất là vế thương mại.
Riêng về điểm cuối cùng này, Bruxelles và Bắc Kinh tìm cách đối phó với chính sách thương mại hung hăng của Washington, khẳng định quyết tâm thắt chặt quan hệ, đồng ý cần cải tổ Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, để WTO là một công cụ hiệu quả bảo đảm cho cạnh tranh bình đẳng giữa tất cả các nước thành viên.
Nhưng đằng sau lớp sơn đoàn kết ấy, có không ít những khác biệt và bất đồng giữa hai đối tác thương mại châu Âu và Trung Quốc.
Bất đồng thứ nhất : tới nay, cho dù Bắc Kinh hô hào bảo vệ tự do mậu dịch, nhưng theo quan điểm của Liên Hiệp Châu Âu, Trung Quốc không tôn trọng nguyên tắc đầu tiên của mô hình tự do là mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài vào Trung Quốc.
Kể từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc trở thành bạn hàng thứ nhì của Liên Âu, đứng sau Mỹ. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Liên Hiệp Châu Âu đã được nhân lên gấp 8,8 lần, theo như thẩm định của ngân hàng Pháp, Société Générale. Hàng châu Âu bán sang Trung Quốc tăng không nhanh bằng. Năm 2017 chẳng hạn, hơn 20 % hàng nhập của châu Âu do Trung Quốc bán sang. Đổi lại châu Âu chỉ xuất khẩu được có 10 % hàng của mình sang thị trường đông dân nhất hành tinh này.
Rhodium Groupe, một công ty Mỹ có trụ sở tại New York, chuyên nghiên cứu thị trường Trung Quốc lưu ý, chỉ riêng trên hồ sơ nhôm thép, Liên Hiệp Châu Âu đã xem Trung Quốc là “đối thủ” đáng gờm. Chính sách trợ giá của Bắc Kinh gây thiệt hại lớn cho ngành luyện kim của châu Âu.
Hiềm khích bên trong
Trong lúc không một công ty của châu Âu nào vượt qua được bức tường lửa của Trung Quốc trong các lĩnh vực từ tài chính đến giao thông, thì ngược lại, 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu không có rào cản nào ngăn chận đầu tư từ Trung Quốc đổ vào.
Trả lời đài RFI, Daniela Schwarzer, giám đốc trung tâm nghiên cứu chính trị của Đức, DGAP, nêu lên một lý do khác khiến khả năng Bruxelles và Bắc Kinh thành lập” mặt trận chung” để đối phó với chính sách thương mại của Hoa Kỳ là rất thấp :
“Tới nay, Liên Hiệp Châu Âu không có một chính sách thương mại nhất quán, cứ mạnh ai nấy lo đàm phán riêng với Trung Quốc, sao cho có lợi cho mình. Về mặt lý thuyết, châu Âu có một chính sách thương mại chung, nhưng thực tế không hẳn là như vậy. Cho tới thời điểm này, mọi người mới ý thức được rằng sự chia rẽ đó có bao hàm nhiều rủi ro, không chỉ với một đối tác lớn như là Trung Quốc mà cả đối với Mỹ. Hy vọng châu Âu phải thức tỉnh với cách hành xử của chính quyền Trump”.
Cái gai thứ hai trong quan hệ giữa châu Âu với Trung Quốc là, tựa như Washington, Bruxells cũng chỉ trích các tập đoàn của Trung Quốc bòn rút các bí quyết công nghiệp của châu Âu. Bruxelles cũng rất thận trọng với kế hoạch phát triển “Made in China 2025” được cặp bài trùng Tập Cận Bình – Lý Khắc Cường đề xuất.
Kinh tế gia Sébastien Jean, Trung Tâm Nghiên Cứu Về Triển Vọng Kinh Tế Và Thông Tin Quốc Tế, CEPII cho rằng trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng tốc phát triển công nghiếp và các công nghệ mới, nếu “không có được một khung pháp lý, quy định những luật chơi bình đẳng và dựa trên nguyên tắc có qua có lại, thì nền công nghiệp châu Âu coi như bị khai tử”.
Một đối thủ cạnh tranh đáng gờm
Giáo sư Trương Luân (Zhang Lun), giảng dậy tại đại học Cergy Pontoise, ngoại ô Paris, về Văn Minh Trung Hoa đưa ra một thực tế : do đã thu hẹp khoảng cách với Liên Âu, Bắc Kinh vẫn nỗ lực chiêu dụ nhiều thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu ngả về phía mình để thực hiện dự án Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ XXI, nhưng Lục Địa Già không còn sức hấp dẫn đối với Bắc Kinh như hơn 20 năm về trước.
“Từ 20 năm trở lại đây, quan điểm của Trung Quốc về Liên Hiệp Châu Âu đã thay đổi. Trước kia Bắc Kinh vẫn xem Liên Âu là một khối thịnh vượng và vững mạnh cả về mặt kinh tế lẫn chính trị, quân sự. Giờ đây thì khác, khối này, trong mắt Trung Quốc chỉ còn là một lục địa bị chia năm xẻ bảy với rất nhiều những quốc gia không có trọng lượng là bao. Thành thử, châu Âu không là ưu tiên của Trung Quốc và khuynh hướng đó ngày càng rõ nét hơn nữa. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại hiện nay có thể làm thay đổi quan điểm của Bắc Kinh về châu Âu. Có lẽ đây cũng là cơ hội để các nước trong Liên Hiệp nắm bắt lấy”.
Cựu đại sứ Pháp tại Trung Quốc và Đức, Claude Martin, nhấn mạnh đến những nhược điểm của Liên Hiệp Châu Âu trong quan hệ với Bắc Kinh. Nguy hiểm hơn cả là Trung Quốc khai thác những kẽ hở đó để hưởng lợi.
“Trong một thời gian dài, Liên Hiệp Châu Âu xem Trung Quốc là một nguồn trao đổi thương mại. Từ năm 1978 đôi bên đã ký một thỏa thuận thương mại với một số quy định và mục tiêu rõ ràng. Vấn đề đặt ra là thỏa thuận đó không bao gồm vế chiến lược phát triển của các doanh nghiệp, không bao hàm vế đầu tư giữa Liên Âu và Trung Quốc.
Bắc Kinh lợi dụng kẽ hở đó, xem châu Âu như một tập thể mà ở đó Trung Quốc dễ dàng chia để trị. Châu Âu thì quả thật là vừa thiếu một chính sách thương mại chung, vừa không có cả một chính sách phát triển công nghiệp chung, thành ra dễ rơi vào vòng vây của Trung Quốc.
Bây giờ, với Donald Trump ở Nhà Trắng, Bruxelles mới nhận ra rằng, không chỉ có Bắc Kinh mà cả Washington, nếu chia rẽ châu Âu mà có lợi cho Trung Quốc hay cho Mỹ, thì cả hai cùng không ngần ngại đẩy các nước trong Liên Hiệp vào thế cạnh tranh với nhau”.
Chia để trị
Về chính sách chia để trị của Trung Quốc, Daniela Schwarzer, giám đốc trung tâm nghiên cứu chính trị của Đức, DGAP, xoáy vào thái độ ngây thơ của châu Âu trước chiến lược quá rõ ràng của Bắc Kinh :
“Cho đến bây giờ Liên Hiệp Châu Âu mới bắt đầu đặt nghi vấn về chiến lược của Trung Quốc, trong khi đó thì ngay từ đầu, Bắc Kinh đã không úp mở. Trung Quốc tung tiền để mua lại hay để tham gia vào các công ty của Đức, của Pháp … Bắc Kinh cũng không che giấu tham vọng trở thành một siêu cường, ngang hàng với Mỹ, với châu Âu và cả với Nga về mặt kinh tế lẫn quân sự. Trung Quốc là một nước lớn, tiền lại nhiều và có một chiến lược phát triển rất rõ ràng. Phải đợi đến khi Trung Quốc hiện diện ở khắp châu Âu, từ Tây Âu cho tới vùng Balkan thì Liên Hiệp Châu Âu mới vỡ lẽ”.
Đầu tháng 7/2018, tại thượng đỉnh 16+1, ở Bulgari, bao gồm 16 nước Trung và Đông Âu cộng với Trung Quốc, Bắc Kinh một lần nữa kêu gọi các đối tác châu Âu đưa ra những “tín hiệu mạnh mẽ” để bảo vệ trật tự thương mại thế giới. Nhưng theo đánh giá của rất nhiều các chuyên gia, cuộc họp giữa Trung Quốc với riêng các nước trong vùng Baltic, Balkan, với các thành viên của Nam Tư cũ và nhóm Visegrad (Hungary, Ba Lan, Cộng Hòa Séc và Slovakia) nằm trong chiến lược “chia để trị” của Bắc Kinh. Daniela Schwarzer, giám đốc trung tâm nghiên cứu chính trị của Đức, DGAP phân tích :
“Trung Quốc chủ trương chia để trị, nhưng không muốn Liên Hiệp Châu Âu bị sụp đổ bởi hai lý do. Thứ nhất, châu Âu là một thị trường mua hàng hóa của Trung Quốc và Trung Quốc cần đến thị trường đó. Thứ hai, châu Âu là đồng minh của Mỹ, mà Bắc Kinh không muốn phải đơn phương đương đầu với Mỹ nếu như không còn có Liên Hiệp Châu Âu. Bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy Trung Quốc không có lợi ích gì khi châu Âu sụp đổ là vào thời điểm khủng hoảng bùng lên tại Lục Địa Già, đe dọa khối euro, thì Bắc Kinh đã đóng một vai trò tích cực để eurozone tiếp tục được tồn tại. Đương nhiên Trung Quốc phải có lợi trong bài toán đó”.
Ngoài vỏ bọc bài chính sách thương mại của Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc vẫn còn nhiều xung khắc. Tới nay, Bruxelles vẫn chưa công nhận nước này là một “nền kinh tế thị trường”. Châu Âu cũng đang củng cố các công cụ pháp lý để đối phó với cạnh tranh từ phía các tập đoàn Trung Quốc.
Đường lối thương mại hung hăng của tổng thống Trump đặt Liên Hiệp Châu Âu trong thế “trên đe dưới búa” giữa chính sách cạnh tranh bất bình đẳng của Bắc Kinh và các biện pháp bảo hộ của Washington.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180717-thuong-mai-chau-au-%E2%80%93trung-quoc-lien-minh-khap-khieng
Thủ tướng Anh nhượng bộ về Brexit
trước áp lực của Quốc hội
Thủ tướng Anh Theresa May ngày 16/7 nhượng bộ trước những người ủng hộ Brexit trong Đảng Bảo thủ của bà, chấp nhận những đề nghị thay đổi của họ về một dự luật thuế quan làm cơ sở cho việc Anh rời khỏi Liên hiệp Châu Âu, tức Brexit.
Bà May, dễ bị tổn thương trong Quốc hội sau khi mất thế đa số của đảng trong cuộc bầu cử năm ngoái, đã bị cả hai cánh trong đảng của bà chỉ trích về kế hoạch Brexit khó khăn lắm mới đạt được nhưng một cựu Bộ trưởng gọi đây là một kế hoạch “tệ hại nhất trên toàn thế giới.”
Các nhà lập pháp thuộc chủ nghĩa hoài nghi châu Âu đã tấn công dự luật về thuế quan của chính phủ bà May trong nỗ lực làm cho kế hoạch rời khỏi châu Âu của bà cứng rắn hơn. Thay vì hạ giảm nỗ lực đó và gây nên căng thẳng, phát ngôn viên của bà May cho biết chính phủ sẽ chấp nhận 4 tu chính của họ.
Brexit: Chiến dịch Vote Leave
đã ‘vi phạm luật bầu cử Anh’
Nhóm vận động Vote Leave (tạm dịch là Bỏ phiếu rời khỏi EU) trong cuộc trưng cầu dân ý đưa Anh ra khỏi EU vừa bị phạt 61.000 bảng, bị đưa hồ sơ sang cảnh sát điều tra.
Lý do là Ủy ban Bầu cử Anh nói nhóm này đã vi phạm luật bầu cử.
Cơ quan giám sát đã tìm thấy dấu hiệu của việc chi tiêu vòng bằng cách chuyển tiền qua một nhóm khác cũng thuộc chiến dịch Brexit là BeLeave.
Người sáng lập của BeLeave, Darren Grimes đã bị phạt 20,000 bảng Anh và cũng đã bị báo với cảnh sát cùng với một nhân viên của Vote Leave, David Halsall.
Vote Leave nói cáo buộc “hoàn toàn không chính xác” này đã bị thúc đẩy bởi động cơ chính trị.
Chiến dịch Vote Leave, được dẫn dắt bởi Borris Johnson và Michael Gove, đã trở thành chiến dịch Rời bỏ chính thức trong cuộc trưng cầu dân ý 2016 về việc liệu Anh có nên ở lại Liên minh Châu Âu hay không.
Cựu bộ trưởng Anh kêu gọi trưng cầu Brexit lại
Trump chê ‘Brexit mềm’ và khen Boris Johnson
Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý là 51.9% cho Rời bỏ và 48.1% cho Ở lại.
Nước Anh sẽ chính thức rời Liên minh Châu Âu vào 23:00GMT ngày 29/03/2019.
Cuộc trưng cầu dân ý không mang ràng buộc về pháp lý mà chỉ có ý nghĩa về mặt “tư vấn”, theo như phán quyết của Tòa án Tối cao đưa ra hồi tháng 12/2016 vì vậy bất kỳ quyết định tuyên bố hủy bỏ kết quả sẽ phải được thực hiện bởi chính phủ.
Vote Leave cùng chiến dịch Ở lại chính thức “Britain Stronger in Europe” (tạm dịch Anh mạnh hơn khi ở trong EU) được cho phép chi 7 triệu bảng mỗi bên, trong chiến dịch vận động cho cuộc trưng cầu dân ý.
Vote Leave đã chi gần 2,7 triệu Bảng trong ngân sách cho các dịch vụ của một công ty tiếp thị kỹ thuật số của Canada, Aggregate IQ.
Một khoản chi 675,315 Bảng Anh nữa cũng được BeLeave gửi tới Aggregate IQ, nhóm được sáng lập bởi anh Grimes, một sinh viên đang theo học ngành thời trang tại đại học Brighton.
Nguồn tiền từ Vote Leave đã được Ủy ban Bầu cử cho phép trong quá khứ bởi vì BeLeave là một nhóm vận động riêng biệt.
Nhưng Ủy ban Bầu cử đã phán quyết rằng hai nhóm này đã “bắt tay” với nhau và anh Grimes đã “sai phạm” khi báo cáo chi tiêu là của riêng anh ta.
Cơ quan giám sát cũng cung câp thêm rằng anh ta đã vượt qua số tiền 10.000 Bảng Anh được cho phép đối với một nhà vận động chưa được cấp phép.
Bob Posner từ Ủy ban Bầu cử phát biểu: “Chúng tôi đã tìm thấy những bằng chứng rõ ràng cho thấy hai nhóm đã làm việc cùng nhau, không đưa ra tuyên bố hoạt động chung và cũng không tuân thủ những giới hạn chi tiêu pháp lý. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà đã được Quốc hội đưa ra để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý.”
Ông cũng cho biết thêm: “Vote Leave đã phản đối cuộc điều tra của chúng tôi ngay từ lúc mới bắt đầu bao gồm cả việc không thừa nhận quyền của chúng tôi với tư cách là cơ quan điều chỉnh theo luật để mở cuộc điều tra.”
“Tuy nhiên, các bằng chứng mà chúng tôi đã tìm thấy là rõ ràng và đáng kể, và các bạn có thể xem trong báo cáo của chúng tôi.”
Một nhóm vận động cho Brexit khác, Veterans for Britain (tạm dịch là Cựu chiến binh Anh Quốc), cũng bị phát hiện là báo cáo không chinh xác về khoản đóng góp nhận được từ Vote Leave và cũng bị phạt 250 Bảng Anh.
Phát ngôn viên của Vote Leave nói: “Bản cáo trạng của Ủy ban Bầu Cử có một số cáo buộc sai và lời quả quyết hoàn toàn không chính xác và không được xem xét kỹ lưỡng.”
“Thật đáng kinh ngạc khi không một ai của Vote Leave được phỏng vấn xuyên suốt quá trình điều tra cho bản báo của Ủy ban, và cũng không hề có trong suốt hai năm qua. Tuy nhiên Ủy ban lại phỏng vấn người được cho là “kẻ tố giác”, người mà không hề có chút kiến thức gì về cách thức hoạt động của Vote Leave cả và sự tín nhiệm của họ cần phải nghiêm túc được đặt một dấu chấm hỏi.”
“Vote Leave đã cuing cấp những bằng chứng cho Ủy ban Bẩu cẩu chứng minh sự vô tội. Và dù cho đã có những bằng chứng rõ ràng về hành động sai trái của nhóm Ở lại nhưng Ủy ban đã lựa chọn bỏ qua và từ chối điều tra.”
“Tất cả những điều này có thể lý giải bằng việc tính Công minh của Ủy Ban đã bị thúc đẩy bởi một chương trình nghị sự chính trị hơn là để tìm ra sự thật.”
“Ủy ban đã không tuân theo đúng thủ tục và đã đưa ra những kết luận vô căn cứ dựa trên thuyết âm mưu.”
“Chúng tôi sẽ xem xét những lựa chọn của mình, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng những phát hiện này sẽ bị đảo ngược.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44859627
Tuyển Pháp:
Chiến thắng của tuổi trẻ và sự khiêm nhường
Phan NgọcGửi cho BBC từ TP.HCM
Hành trình chinh phục cúp vàng trên đất Nga cho thấy hình ảnh một đội tuyển Pháp mới mẻ – nơi tuổi trẻ và sự khiêm nhường cùng nhau tạo ra một tập thể “bất khả chiến bại”.
Euro 2016 trên sân nhà, N’Golo Kante không thể chen chân vào đội hình chính bởi phải nhường chỗ cho quá nhiều ngôi sao tấn công.
Chung kết World Cup: Pháp thắng Croatia 4-2
Khúc tráng ca cho những chiến binh Croatia
Bỉ giành huy chương đồng, Anh thua tâm phục khẩu phục
Nhưng đến World Cup năm nay, tiền vệ của Chelsea lại chính là chìa khóa trong lối chơi được HLV Didier Deschamps xây dựng.
Vị thế khác biệt của N’Golo Kante ở hai giải đấu lớn kể trên chính là sự lý giải cho thành công của người Pháp trên đất Nga.
Người Pháp chịu thu mình để chiến thắng
Pháp là một trong ba đội đội trẻ nhất World Cup 2018 với độ tuổi trung bình 26 nhưng cũng lại là đội ngũ có giá trị lớn nhất – 1,08 tỷ Euro – theo Transfermart.
Vừa dồi dào sức trẻ vừa tập hợp những siêu sao tấn công đắt giá, người Pháp đương nhiên được kỳ vọng mang đến nước Nga thứ bóng đá hào hoa quen thuộc.
Nhưng khi thất bại tại Euro 2016 vẫn còn ám ảnh các thành viên Pháp, thầy trò Didier Deschamp biết rằng đã đến lúc họ không thể chiều theo cảm xúc của dư luận được nữa.
Không còn là một đội bóng với quá nhiều cá tính lớn, kiêu ngạo và tự mãn, Pháp của World Cup 2018 là một phiên bản hoàn toàn khác biệt so với cả chính kỳ vọng của người hâm mộ: một tập thể khiêm nhường “biết mình, biết ta” và đồng lòng vì mục tiêu chung.
HLV Didier Deschamps xây dựng lối chơi dựa trên nền tảng là hàng phòng ngự được tổ chức chặt chẽ và khoa học, luôn tiếp cận các trận đấu với sự thận trọng cùng đội hình lùi sâu, sẵn sàng nhường thế trận cho đối thủ.
Ở hàng phòng ngự, những sự lựa chọn nơi hai biên xuyên suốt giải đấu của HLV này gây nhiều tranh cãi nhưng lại thể hiện rõ ý đồ ưu tiên sự chắc chắn khi cả Benjamin Pavard lẫn Lucas Hernandez đều xuất thân từ trung vệ.
Trong khi đó, tuyến tiền vệ với N’Golo Kante từ chỗ không tìm được chỗ đứng trong đội hình tại Euro 2016 trở thành nhân tố tối quan trọng trong chiến thuật phòng ngự của đội bóng áo lam.
Pháp vượt qua vòng bảng trong sự bủa vây của những chỉ trích vì lối chơi nhàm chán đã thể hiện mà đỉnh điểm là trận hòa “xấu xí” với Đan Mạch.
Lối chơi thực dụng tiếp tục phát huy hiệu quả khi người Pháp lần lượt bỏ lại Argentina, Uruguay, Bỉ và cuối cùng là Croatia trên đường đến ngôi vương.
Rốt cuộc, khi các đối trọng cũng là đại diện của bóng đá đẹp như Đức hay Tây Ban Nha bị loại trong tủi hổ còn một tập thể Pháp xù xì lại lầm lũi tiến từng bước vững chắc đến chức vô địch, người ta phải thừa nhận sự lựa chọn của Didier Deschamps là đúng đắn.
Dấu ấn của tuổi trẻ
Chỉ có 6/23 thành viên tuyển Pháp dự World Cup 2018 sinh trước năm 1990, trong số này, chỉ có 3 người góp mặt trong đội hình chính.
Hàng phòng ngự được xem là điểm tựa cho chiến công của đội bóng áo lam với bộ tứ Benjamin Pavard – Samuel Umtiti – Raphael Varane – Lucas Hernandez có độ tuổi trung bình chưa đầy 24.
Không chỉ thực hiện hoàn hảo nhiệm vụ ngăn chặn các tình huống tấn công của đối phương, những cái tên kể trên còn trực tiếp mang về bàn thắng quan trọng cho đội bóng.
Benjamin Pavard với cú dứt điểm hiểm hóc gỡ hòa 2-2 trong trận gặp Argentina, Raphael Varane ghi bàn mở ra chiến thắng trước Uruguay còn Samuel Umtiti thì lập công đưa người Pháp vào trận chung kết.
Trên hàng công, cầu thủ 19 tuổi Kylian Mbappe chính là ngôi sao đáng chú ý nhất của Pháp với 4 bàn thắng cùng những bước chạy luôn chực chờ xé toang hàng phòng ngự đối phương.
Tương lai hứa hẹn
Chiếc cúp vàng trên đất Nga sẽ mới chỉ là sự khởi đầu cho một hành trình chinh phục mới đầy tham vọng của người Pháp.
20 năm trước, thế hệ của Zinedine Zidane sau cúp vàng thế giới đã vô địch luôn Euro 2000 – hành trình đó có thể được tiếp bước bởi những chàng trai của Didier Deschamps hôm nay.
Thậm chí, với lực lượng trẻ và đồng đều hơn, Kylian Mbappe và các đồng đội hứa hẹn sẽ còn vươn tới những cột mốc mới.
Một con số thống kê đáng lưu ý: 15/23 cái tên trong đội hình Pháp vô địch năm nay thậm chí còn chưa bước sang tuổi 30 ở World Cup 4 năm nữa tại Qatar.
Vấn đề duy nhất có lẽ là việc các cầu thủ cần phải duy trì được động lực và khát khao như những gì đã thể hiện tại World Cup năm nay.
https://www.bbc.com/vietnamese/sport-44858327
Champs-Elysées rợp mầu xanh, trắng, đỏ
đón những chú Gà Trống Gaulois
Từ ba ngày nay, Paris là những ngày hội. Sau Quốc khánh Pháp 14/07, đại lộ Champs-Elysées vỡ òa vì chiến thắng của đội tuyển Pháp tại Cúp Bóng đá Thế giới 2018 vào tối 15/07 và như bùng nổ khi chiếc xe ca hai tầng, mui trần chở các nhà vô địch thế giới (Champions du Monde) giương cao chiếc Cúp vô địch diễu hành dọc đại lộ đẹp nhất thế giới lúc 19h10 ngày 16/07, muộn hơn so với dự kiến, trước khi đến điện Elysée.
“Tôi chờ ở đây từ ba tiếng, nhưng rất đáng giá, dù tôi chỉ nhìn được chiếc Cúp vài giây, nhưng không sao hết! Thật dễ chịu khi nhìn thấy khắp nơi mọi người hạnh phúc như vậy. Hiếm khi có được điều này! Đây là một giấc mơ, thật tuyệt vời. Chiến thắng này làm tất cả mọi người hài lòng, hạnh phúc. Tôi từng có mặt ở đây vào năm 1998 và 20 năm sau, tôi vẫn có mặt ở đây. Tôi hy vọng có thể cho con cái của mình xem một chiếc Cúp vàng nữa trong tương lai”.
Nắng và nóng vẫn không ngăn được men say chiến thắng của hơn nửa triệu người từ các ngả phố, bến tầu điện ngầm lũ lượt đổ về đại lộ Champs-Elysées từ đầu giờ chiều để đón “ngôi sao thứ hai” (chức Vô địch thứ hai, sau Cúp Thế giới 1998).Champs-Elysées rợp mầu cờ xanh, trắng, đỏ. Lẫn trong đám đông là những Mbappé, Griezmann, Pogba, Umtiti, Pavard, Varane, Kanté… La Marseillaise, bản quốc ca Pháp, thường xuyên được ngân vang theo nhịp tiếng vỗ tay. Men say chiến thắng, được gặp thần tượng và không khí hội hè là điều thúc giục một số cổ động viên đến Champs-Elysées, khi chia sẻ với RFI tiếng Việt :
“Chúng tôi tới để tận hưởng bầu không khí lễ hội. Những sự kiện như thế này thỉnh thoảng mới có. Chúng tôi rất vui. Nước Pháp muôn năm, Cộng Hòa Pháp muôn năm. Chúng tôi hài lòng nên chúng tôi tới đây. Có rất đông người đứng đợi chờ và do vậy, chúng tôi muốn tận hưởng bầu không khí lễ hội này. Cũng đã 20 năm rồi. Hơi lâu vì phải đợi đến hai thập niên đấy. Và cuối cùng thì điều mong đợi đó đã đến”.
“Chúng tôi tự hào là người Pháp và giờ đây có hai ngôi sao vô địch trên màu cờ Pháp”.
“Chúng tôi đến đây để ăn mừng chiến thắng của đội tuyển áo Lam và Cúp vô địch thế giới 2018. Đây là một chiến thắng lớn với những cầu thủ tuyệt vời, đã thi đấu hết mình. 20 năm đúng là rất dài nhưng năm nay chúng tôi đã đặt trọn niềm tin vào đội tuyển. Mọi chuyện đã diễn ra mĩ mãn và chúng tôi rất hài lòng”.
Không khí còn phấn khích hơn khi đội bay “Patrouille” nhả khói mầu cờ Pháp trên bầu trời để chào đón các nhà vô địch. Lần này, đúng theo thứ tự mầu cờ Pháp, không có sự cố như trong lễ Quốc khánh 14/07. Tiếng hò reo, tiếng cổ vũ dồn dập hơn khi 8 chiếc máy bay Patrouille trở lại với đội hình được chia làm đôi, với hình hai lá cờ Pháp. Chỉ hơi tiếc một điều là chiếc xe của các nhà vô địch tiến hơi nhanh, vì bị trễ giờ so với chương trình.
Gần 2.000 cảnh sát và hiến binh, cùng với lực lượng cứu hộ khoảng 400 người được điều động giữ an ninh cho buổi chào mừng các nhà vô địch thế giới trở về từ Matxcơva. Sau khi đã tận mắt nhìn thấy những người hùng và chiếc Cúp quý giá, biển người bắt đầu tản về những con phố lân cận. Nhịp theo bước chân vẫn là tiếng còi xe, tiếng kèn, tiếng hát và niềm tự hào về nước Pháp tươi đẹp.
Tổng thống Macron tiếp đãi đội tuyển bóng đá Pháp
Chiều hôm qua, 16/07/2018, đích thân tổng thống Emmanuel Macron và phu nhân ra tận bậc thềm điện Elysées để đón tiếp huấn luyện viên và các tuyển thủ đội Pháp, đoạt chức vô địch Cúp bóng đá thế giới 2018, vừa từ Matxcơva trở về.
Trước khi tới điện Elysées, Paris, các tuyển thủ Pháp đi diễu hành trên một chiếc xe buýt mui trần, chuyền tay nhau chiếc Cúp vô địch, qua đại lộ Champs Elysées, đông nghẹt các cổ động viên. Theo ước tính, khoảng 300 ngàn người đã tới đại lộ này để chào đón các tuyển thủ Pháp.
Trong lúc chiếc xe buýt diễu hành, trên bầu trời Paris, 9 chiếc phi cơ thuộc đội tuần tra Pháp đã bay qua, phun khói ba mầu cờ nước Pháp.
Tổng thống Emmanuel Macron và đệ nhất phu nhân Brigitte nhân dịp này diện một bộ vest xanh lam, màu của đội tuyển Pháp, tiếp đón các cầu thủ tại điện Elysée. Tổng thống Pháp tuyên bố sẽ trao tặng cho các tuyển thủ huy chương « Bắc Đẩu Bội Tinh ».
Phát biểu tại buổi tiếp đãi, tổng thống Macron đã cảm ơn các tuyển thủ. Ông nói : Đội bóng này thật đẹp vì các bạn rất đoàn kết.
Hơn 3000 khách được mời đến dự sự kiện này tại Điện Elysée, trong số đó có hơn 1000 thành viên các câu lạc bộ bóng đá địa phương.
Một cầu thủ nhí, câu lạc bộ bóng đá thành phố Ingré, được mời đến dự buổi gặp gỡ các tuyển thủ Pháp ở điện Elysée cho biết cảm xúc với RFI tiếng Việt :
« Đó là một giây phút tuyệt vời. Cả cuộc đời chưa chắc là lúc nào cũng có được. Em nghĩ là không phải lúc nào mình cũng có dịp như vậy. Đây là lúc nên tranh thủ cơ hội gặp gỡ cả đội tuyển Pháp, lẫn chiếc Cúp Thế Giới. Em thích cả đội bóng. Họ chơi hay, họ làm tốt công việc của mình, và họ đã cùng chiến thắng ».
http://vi.rfi.fr/phap/20180717-tong-thong-macron-tiep-dai-doi-tuyen-bong-da-phap
Sau World Cup, Nga thôi ‘gây hấn’?
Nga có thể mưu tìm một vai trò ‘sứ giả hòa bình’ cho chính mình sau khi tổ chức thành công World Cup 2018 và sau cuộc họp thượng đỉnh ở Helsinki giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo lời Ngoại trưởng Phần Lan ngày 16/7.
Một số phân tích gia ở Phần Lan quan ngại rằng sau World Cup, Nga có thể bắt đầu một trò chơi quyền lực khó lường khác tương tự như việc sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine, vốn diễn ra không lâu sau khi Moscow tổ chức Olympic Mùa đông 2014.
“Tôi nghĩ sau World Cup và sau thượng đỉnh (Trump-Putin), sẽ không xảy ra chuyện tương tự như vụ Crimea,” Ngoại trưởng Timo Soini nói sau khi họp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bên lề thượng đỉnh.
Ông Soini cho biết sở dĩ Phần Lan được chọn làm nơi tổ chức thượng đỉnh Mỹ-Nga một phần là vì đường hướng chính sách đối ngoại của Phần Lan, ủng hộ phương Tây nhưng vẫn giữ đối thoại với nước láng giềng Nga.
Tại cộc họp báo hôm 16/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã thảo luận nhiều vấn đề với Tổng thống Nga và rằng hai nước giờ đây rẽ ngoặt để cải thiện quan hệ.
https://www.voatiengviet.com/a/sau-world-cup-nga-th%C3%B4i-g%C3%A2y-h%E1%BA%A5n-/4485714.html
Kênh tin tức Nga tại Anh bị tố vi phạm qui định
Kênh tin tức RT của Nga vi phạm qui tắc phát thanh của Anh khi dùng tin nhắn trên Twitter và email do chính các nhân viên RT giả danh khán-thính giả của chương trình thời sự, cơ quan ban hành các qui định truyền thông của Anh Ofcom cho biết.
Ofcom đã điều tra RT để xem kênh này có vi phạm qui tắc không thiên vị trong các bài tường trình tiếp sau vụ tấn công vào một cựu điệp viên Nga tại Anh, và đã cảnh báo nhà sản xuất TV Novosti của RT là tổ chức này có thể mất quyền phát sóng tại Anh.
Ngày thứ Hai 16/7, RT nói sai phạm xảy ra trong chương trình do cựu Thủ hiến đầu tiên của Scotland Alex Salmond điều hợp chỉ là những vấn đề nhỏ. RT cho biết thêm là họ “quan ngại sâu sắc” về thái độ của Ofcom.
RT cũng nói Ofcom đã không xem xét đầy đủ trình bày của RT trước khi đưa ra một tuyên bố về vụ này vào tháng 4 năm nay.
Trong chương trình, ông Salmond đọc và trả lời các câu hỏi nhận được trên Twitter và email về những đề tài như Brexit và Donald Trump. Tiếp theo một khiếu nại, Ofcom điều tra và được TV Novosti cho biết là 4 trong số 6 tin nhắn Twitter và email được những người có liên hệ đến chương trình hay người dẫn chương trình tự gởi vào.
Một phát ngôn viên của cơ quan ban hành qui định nói “Chúng tôi phát hiện là chương trình vi phạm qui định của chúng tôi bằng cách hướng dẫn sai lạc độc giả.”
Ofcom là một cơ quan độc lập với chính phủ hiện đang cứu xét liệu những chương trình khác của RT có đủ cân bằng hay không. Vào tháng 4, Ofcom phát hiện là có việc gia tăng các chương trình có thể đã vi phạm qui định không thiên vị kể từ khi xảy ra vụ tấn công bằng chất độc thần kinh vào điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal và con gái ông trong tháng trước.
https://www.voatiengviet.com/a/kenh-tin-tuc-nga-tai-anh-bi-to-vi-pham-qui-dinh/4485704.html
Nga và Ukraina đàm phán về vận chuyển khí đốt
Hôm nay, 17/07/18, đại diện của Nga và Ukraina đã gặp nhau tại Berlin, Đức, nhằm thảo luận và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề vận chuyển khí đốt từ Nga tới châu Âu.
AFP cho biết, cuộc họp được tổ chức theo lời mời của Liên Hiệp Châu Âu, với sự tham dự của Bộ trưởng Năng Lượng Nga Alexander Novak và ngoại trưởng Ukraina Pablo Klimkin, cùng đại diện của tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga và tập đoàn Naftogaz của Ukraina. Các bên chủ yếu bàn bạc về vấn đề vận chuyển khí đốt đi qua lãnh thổ Ukraina.
Do quan hệ căng thẳng giữa Matxcơva và Kiev, trong thời gian qua, tập đoàn Gazprom đã giảm lượng đáng kể lượng khí đốt được vận chuyển qua Ukraina để cung cấp cho châu Âu. Còn phía Ukraina lo ngại nguồn doanh thu từ thuế quan sẽ bị sụt giảm, và vị thế chính trị sẽ bị yếu đi.
Mặt khác, Gazprom muốn thúc đẩy nhanh hai dự án cung cấp khí đốt cho châu Âu mà không qua lãnh thổ Ukriana: đó là dự án Turkish Stream và Nord Stream 2.
Hệ thống ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 chạy qua vùng biển Baltic để tới Đức.
Chính quyền Đức khẳng định dự án Nord Stream 2 chỉ có mục đích kinh tế. Tuy vậy, vài tháng trước, thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng Ukraina vẫn nên có vị trí trọng yếu trong việc vận chuyển dầu khí tới châu Âu, và thừa nhận là “các yếu tố chính trị có gây ảnh hưởng tới quyết định về dự án này”.
Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko phản đối dự án, cho rằng dự án hoàn toàn mang tính chính trị. Ông phát biểu :”tại sao tiêu tốn hàng chục tỉ đôla chỉ để nền kinh tế châu Âu kém hiệu quả, kém cạnh tranh, mà lại lệ thuộc hơn vào Nga ?”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180717-nga-va-ukraina-hop-mat-tai-berlin-ve-van-de-dau-khi-ok
Trung Quốc khiếu nại WTO
về kế hoạch áp thuế của Mỹ
Trung Quốc ngày 16/7 loan báo đã khiếu nại lên WTO về đe dọa áp thuế nhập khẩu mới đây của Tổng thống Donald Trump, nhằm tăng cường các nỗ lực ngoại giao để chống lại áp lực của Mỹ trong một vụ tranh chấp về công nghệ đang leo thang.
Chính quyền ông Trump chỉ trích WTO là không có khả năng đối phó với những vấn đề do Trung Quốc gây ra, cho rằng một khiếu nại lên WTO ít có ảnh hưởng tại Washington. Tuy nhiên việc này có thể giúp Bắc Kinh lôi kéo được sự ủng hộ của các chính phủ vốn đã chỉ trích ông Trump vượt ngoài khuôn khổ WTO để áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc và các nước.
Động thái này của Trung Quốc diễn ra chóng vánh chưa đến một tuần lễ sau khi Đại diện Thương mại Mỹ đề nghị 10% thuế suất đối với 200 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc. Thuế suất này sẽ có hiệu lực vào tháng 9 tới.
Việc mất cân bằng mậu dịch của Trung Quốc có nghĩa là sẽ không còn hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ để áp thuế trước khi Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh đang nỗ lực tìm sự ủng hộ, nhưng cho đến nay đã thất bại, từ châu Âu, Hàn Quốc và các chính phủ khác.
Washington áp đặt 25% thuế quan lên 34 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc để đáp trả việc Bắc Kinh lấy cắp hay làm áp lực lên các công ty Mỹ buộc trao công nghệ cho Trung Quốc. Bắc Kinh đáp ứng ngay tức khắc bằng cách áp đặt những trừng phạt tương tự trên một số lượng hàng hóa nhập khẩu tương tự của Mỹ.
Trung Quốc chỉ trích đe dọa áp thuế mới đây, nhưng chỉ còn khoảng 80 tỉ đô la hàng hóa nhập khẩu thường niên để Bắc Kinh trừng phạt trả đũa.
Các kinh tế gia và các tổ chức kinh doanh khuyến cáo là Bắc Kinh có thể nỗ lực làm gián đoạn hoạt động của các công ty Mỹ, đặc biệt là ngành dịch vụ, trong đó Hoa Kỳ có thặng dư. Tuy nhiên các giới chức Trung Quốc đang nỗ lực kêu gọi đồng minh từ các công ty Mỹ.
Một phát ngôn viên Bộ Thương mại Mỹ tuần trước nói Bắc Kinh hy vọng sẽ vận động Washington để bảo vệ những quyền lợi của chính họ.
Trung Quốc họp với EU,
tìm ‘bạn cùng chí hướng’ để chống TT Trump
Trung Quốc có thể mở cửa nền kinh tế nếu muốn, Reuters dẫn lời Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker nói hôm 16/7, khi Liên minh châu Âu kêu gọi các quốc gia tránh chiến tranh thương mại ngay cả khi nhiều áp lực đổ dồn lên Bắc Kinh vì chính sách công nghiệp của nước này.
Đón tiếp ông Juncker và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh đến sự cần thiết phải duy trì thương mại tự do và đa phương, trong lúc Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng bế tắc trong tranh chấp thương mại và không có dấu hiệu sẽ đàm phán.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng cảnh báo ông sẽ áp đặt thuế quan đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá hơn 500 tỷ đôla Mỹ (gần bằng tổng số lượng nhập khẩu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ vào năm ngoái) để chống lại việc “lạm dụng thương mại” của Bắc Kinh.
Trung Quốc thề sẽ trả đũa từng bước.
Bị cáo buộc lâu nay về chiến thuật bảo hộ gây khó khăn cho các công ty nước ngoài, Trung Quốc đang cố gắng đảo ngược câu chuyện trong bối cảnh cuộc chiến thương mại leo thang bằng cách phê duyệt các khoản đầu tư khổng lồ, chẳng hạn như một dự án hóa dầu trị giá 10 tỷ USD của tập đoàn hóa chất BASF của Đức.
Tại một cuộc họp báo chung với ông Lý và ông Tusk tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Juncker nói động thái này cho thấy “nếu Trung Quốc muốn mở cửa thì họ có thể làm được. Họ biết cách mở cửa”.
Sau đó, tại một diễn đàn kinh doanh, ông nói, “Chúng ta cần các quy tắc đa phương và công bằng. EU cởi mở nhưng không ngây thơ”.
Tại sự kiện về kinh doanh, ông Lý đã mời các giám đốc điều hành từ các công ty châu Âu hoạt động tại Trung Quốc đến chia sẻ các vấn đề của họ.
Hãng máy bay Airbus phàn nàn về sự việc chính quyền chậm trễ phê chuẩn, “gây mất mát lớn” cho công ty. Hãng xe hơi BMW thì nêu ra việc tạo ra các tiêu chuẩn công nghiệp rộng hơn.
“Tôi có thể nói rằng chúng tôi sẽ đảm bảo việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết và chúng tôi sẽ cắt giảm thời gian phê duyệt”, Thủ tướng Trung Quốc nói với Chủ tịch Airbus ở Trung Quốc Eric Chen, Reuters dẫn nguồn thông tin cuộc họp cho biết.
Thủ tướng Lý cũng yêu cầu các công ty trình bày về những khiếu nại “đánh cắp tài sản trí tuệ” để ông có thể thực hiện “các biện pháp mạnh”. Thông tin cuộc họp không nêu rõ liệu có công ty nào dám đứng ra trình bày hay không.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu kêu gọi Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước khác tránh các cuộc chiến thương mại và cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trang bị cho tổ chức này để chống lại việc cưỡng bức chuyển giao công nghệ và trợ cấp của chính phủ, là những nguyên nhân mà Tổng thống Trump nêu ra khi áp đặt chính sách tăng thuế lên hàng hóa Trung Quốc.
“Vẫn còn thời gian để ngăn chặn xung đột và hỗn loạn”, Reuters dẫn lời ông Tusk nói.
Sau đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp các lãnh đạo châu Âu và nói rằng hai bên nên “chung tay để bảo vệ chủ nghĩa đa phương và hệ thống thương mại tự do dựa trên pháp luật”, truyền hình nhà nước Trung Quốc cho hay.
Những người chỉ trích chính sách của Bắc Kinh nói các công ty nước ngoài phải cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc, vốn được hỗ trợ bởi các khoản trợ cấp lớn, bóp méo thị trường, và sự ủng hộ của chính phủ. Vấn đề này đã không được giải quyết đầy đủ theo quy định của WTO.
Cả Trung Quốc và châu Âu đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải giải quyết những khác biệt về thương mại thông qua WTO, nhưng Hoa Kỳ nói các chính sách bất công của Trung Quốc đã trở nên quá cấp thiết và quá lớn để tổ chức thương mại này giải quyết.
“Bạn tốt”
Cuộc họp Trung Quốc-EU đưa ra tuyên bố khẳng định cam kết của cả hai bên đối với hệ thống thương mại đa phương. Các lãnh đạo đã không tìm được sự đồng thuận để đưa ra tuyên bố chung sau các cuộc họp vào năm 2016 và 2017.
Tuyên bố mới cho biết Bắc Kinh và Brussels lần đầu tiên đệ trình các đề xuất tiếp cận thị trường như là một phần của các cuộc đàm phán hiệp ước đầu tư.
Tuyên bố nói thêm rằng việc trao đổi sẽ mở ra một “giai đoạn mới” trong đàm phán mà cả hai bên đều coi là “ưu tiên hàng đầu”.
“EU lưu ý các cam kết gần đây của Trung Quốc trong việc cải thiện tiếp cận thị trường và môi trường đầu tư, tăng cường quyền sở hữu trí tuệ và mở rộng nhập khẩu, và mong chờ việc thực hiện đầy đủ cũng như các biện pháp tiếp theo”, tuyên bố nói.
Hai bên cũng nhất trí thành lập một nhóm công tác về cải cách WTO.
Các phái viên châu Âu nói rằng họ đã cảm nhận được “độ khẩn cấp lớn hơn” từ phía Trung Quốc kể từ hồi năm ngoái trong việc tìm kiếm những quốc gia “có cùng chí hướng” sẵn sàng đứng lên chống lại các chính sách “nước Mỹ trên hết” của ông Trump.
Đại sứ Trung Quốc tại EU hôm 15/7 viết cho truyền thông nhà nước Trung Quốc rằng cuộc họp hàng năm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc – EU sẽ tập trung vào cách hai bên có thể trở thành “một tiêu chuẩn của sự ổn định” trong bối cảnh “chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ”.
Chia sẻ mối lo ngại của ông Trump đối với các vụ lạm dụng thương mại của Trung Quốc, EU phần lớn từ chối những nỗ lực của Trung Quốc nhằm áp lực khối này có lập trường mạnh mẽ chống lại ông Trump.
Hiện có một sự hoài nghi sâu sắc trong EU về cam kết của Trung Quốc trong việc mở cửa thị trường hơn nữa, bên cạnh mối lo ngại là Bắc Kinh đang tìm cách chia rẽ khối thương mại lớn nhất thế giới bằng những ảnh hưởng kinh tế của mình ở Đông Âu.
Mặc dù vậy, các giới chức châu Âu cho rằng ông Trump, người cũng nhắm mục tiêu tới châu Âu bằng thuế quan, đã tạo cơ hội cho thấy mối quan hệ EU-Trung Quốc có thể là một tường thành bảo vệ cho thương mại toàn cầu.
Vào đêm trước cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Trump hôm 15/7 một lần nữa gây “sốc” cho các đồng minh khi coi Liên minh châu Âu là “kẻ thù” về thương mại. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Tusk viết trên Twitter đó là “tin giả” và nói rằng Mỹ và EU là “những người bạn tốt nhất”.
Hồng Kông
cấm đảng chính trị có lập trường trái với Bắc Kinh
Nhà chức trách Hồng Kông ra lệnh cấm một đảng chính trị có lập trường ủng hộ Hồng Kông độc lập với Trung Quốc.
Hôm 17/7, Bộ trưởng An ninh Hồng Kông John Lee nói rằng ông đã gửi thư cho ông Andy Chan, người sáng lập Đảng Quốc gia Hồng Kông, ra hạn 21 ngày để tổ chức này đưa ra lý do phản bác lệnh cấm.
Ông Lee cho biết ông đang xem xét việc cấm đảng này hoạt động dựa trên một sắc lệnh về an ninh quốc gia và an toàn công cộng, nhưng không đưa ra chi tiết về bất kỳ cáo buộc cụ thể nào. Theo luật pháp Hồng Kông, an ninh quốc gia được định nghĩa là “bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và sự độc lập của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”
Ông Lee nói với các phóng viên: “Ở Hồng Kông, chúng ta có quyền tự do lập hội, và hiện nay quyền đó vẫn không bị hạn chế.”
Đây là lần đầu tiên chính phủ Hồng Kông tìm cách để cấm một đảng chính trị hoạt động kể từ khi nước Anh trao trả Hồng Kông cho Bắc Kinh vào năm 1997.
Đảng Quốc gia Hồng Kông ủng độc lập được thành lập từ cuộc biểu tình đường phố mang tên cuộc “Cách mạng Dù” vào năm 2014, theo đó người biểu tình đòi được bầu cử tự do.
Con Đường Tơ Lụa:
Thủ đoạn của Trung Quốc bắt nước khác phụ thuộc
Trong một bài phỏng vấn dành cho hãng tin Anh Reuters ngày 16/07/2018, ông Ray Washburne, lãnh đạo cơ quan đầu tư tư nhân của Mỹ tại nước ngoài đã không ngần ngại tố cáo việc Trung Quốc đang bóp nghẹt các nước nghèo bằng những món nợ ngày phòng lên , thông qua các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn không khả thi về mặt kinh tế.
Lời tố cáo trên đây chỉ là một trong nhiều tín hiệu báo động được tung ra gần đây, cảnh báo về bẫy nợ mà Bắc Kinh đang bủa ra trong khuôn khổ Sáng Kiến Một Vành Đai, Một Con Đường để tìm cách lệ thuộc hóa các nước khác.
Trong một bài phân tích ngày 10/07 vừa qua, báo mạng Asia Sentinel đã lập ra một danh sách dài các quốc gia trong đó có Lào, Cam Bốt, Pakistan, Sri Lanka…, đang oằn mình dưới các món nơ khổng lồ đối với ngân hàng ngoại thương Trung Quốc Ex-Im Bank hay các định chế tài chánh khác trong tay Bắc Kinh, và nhận ra rằng họ đang phải trả giá về mặt chính trị và chủ quyền cho các món nợ tài chánh đó.
Những làn gió ngược trên Con Đường Tơ Lụa Mới
Đối với nhà báo người Pakistan Salman Rafi Sheikh, tác giả bài phân tích, sáng kiến gọi nôm na là « Con Đường Tơ Lụa Mới » mà chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không tiếc công sức quảng cáo, hiện không còn bằng phẳng như Bắc Kinh mong muốn, mà đang càng lúc càng trở nên gập ghềnh, ở Châu Á cũng như nơi khác.
Nguyên nhân là vì giới lãnh đạo các nước tham gia vào dự án bắt đầu cảm thấy gánh nặng, nhất là khi hành vi bắt chẹt, thao túng chính trị kinh tế của Trung Quốc đối với các nước nhỏ hơn ngày càng lộ liễu, khiến cho các con nợ nghi ngại.
Hiện nay có khoảng 70 nước tham gia vào dự án Một Vành Đai, Một Con Đường, nhưng một số đã thấy rằng dù muốn dù không, họ đã bị ràng buộc vào Trung Quốc vì những khoản vay mượn vô cùng đắt đỏ.
Theo các thông tin báo chí, đã có ít nhất là 7 quốc gia thấy rằng họ phải gánh chịu những dự án mà tiến độ thực hiện bị chậm trễ rất nhiều so với kế hoạch, với chủ nợ thường là ngân hàng Ex-Im Bank hay các định chế tài chính khác của Trung Quốc, với nhân công do Trung Quốc cử đến do đó không hề giúp tăng gia công ăn việc làm cho quốc gia đón nhận công trình.
Một trong những ví dụ điển hình về ảnh hưởng chính trị càng lúc càng lớn của Trung Quốc là Cam Bốt. Tại quốc gia thuộc diện nghèo nhất châu Á này, ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh đã biến thành sức mạnh chính trị.
Vào tháng Giêng năm 2018 vừa qua, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã ký với Phnom Penh 19 thỏa thuận trị giá hàng tỷ đô la về hạ tầng cơ sở, nông nghiệp v.v… để tăng thêm sự hiện diện vốn đã rất hùng hậu.
Ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh đã lộ rõ vào năm 2016 khi Cam Bốt đã ngăn chặn không cho ASEAN ra thông cáo chung về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngược lại với tính toán của Trung Quốc, một số nước khác bắt đầu xem xét lại các dự án do Bắc Kinh chào mời. Nepal mới đây loan báo khả năng đình chỉ một đề án thủy điện trị giá 2,5 tỷ đô la, nêu ra lý do một số yếu tố không đúng luật trong hợp đồng.
Miến Điện cũng xác nhận lại quyết định đưa ra năm 2011 đình hoãn công trình xây đập Myitsone trong đó các tập đoàn Trung Quốc đã bỏ vào 3,5 tỷ đô la. Công trình này một khi hoàn tất sẽ chuyển 90% điện sản xuất về Trung Quốc.
Thái Lan thoạt đầu định để cho Trung Quốc xây dựng đường xe lửa cao tốc dài 700 cây số nối liền Bangkok với Chiang Mai, thành phố ở miền bắc, nhưng sau đó đã quay sang nhờ Nhật Bản, cả về tín dụng lẫn công nghệ, do tâm lý bất bình và thiếu thiện cảm ngày càng tăng của dân chúng Thái trước tình trạng đất nước lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
Tình trạng lệ thuộc vào Trung Quốc cũng có thể đưa những nước như Philippines đến phá sản. (…)
Phản đối Trung Quốc dùng kinh tế thao túng chính trị
Cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak có thể được coi là nhân vật đứng đầu danh sách những người được Trung Quốc nâng đỡ để thúc đẩy « con đường tơ lụa ». Ông Najib từng bị tố cáo là « bán nước » cho Trung Quốc, bao che những mưu đồ tài chính bất lương, cho Bắc Kinh những nhượng bộ to lớn, và giờ đây đã bị bắt trong hồ sơ biển thủ tiền của quỹ đầu tư 1MDB. Tân thủ tướng Mahathir đã hứa xem xét lại những khoản đầu tư của Trung Quốc.
Phản ứng chống lại đầu tư và các hành vi thao túng chính trị nước khác của Trung Quốc không chỉ giới hạn trong trường hợp ông Najib Razak và Malaysia mà còn xuất hiện ở nhiều nước khác, như tại Sri Lanka.
Theo tác giả bài viết, đầu tư Trung Quốc vào các nước khác trong khuôn khố kế hoạch Con Đường Tơ Lụa còn nhằm đưa các nước đó vào con đường độc tài, vì chỉ những chế độ chuyên chế, với những tác nhân thân Trung Quốc nắm quyền, mới có thể phục vụ quyền lợi của Bắc Kinh.
Sri Lanka là một trường hợp đáng chú ý. Cũng như cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak, cựu tổng thống Mahinda Rajapakse, đã đóng vai trò chính trong việc buộc nước này phải dâng cảng Hambantota cho Trung Quốc với thời hạn 99 năm, sau khi chính quyền mới của tổng thống Sirisena khám phá ra những khoản chi tiêu khổng lồ về hạ tầng cơ sở tại một cảng hoạt động ít ỏi.
Tại đây Bắc Kinh áp dụng chính sách cố hữu là rải tiền cho vay đến con mồi vỡ nợ và bị buộc làm theo ý muốn của mình. Trong cuộc bầu cử tổng thống 2015, Trung Quốc cũng rải tiền cho cuộc vận động tranh cử của ông Rajapakse, người luôn đáp ứng đòi hỏi của Trung Quốc.
Ông Rajapakse đã thất cử, nhưng nợ Trung Quốc thì tân chính phủ Sri Lanka vẫn tiếp tục phải gánh. Tổng thống Sirisena muốn bỏ đi một số tín dụng phát triển, nhưng không thoát được cạm bẫy và bị buộc phải tiếp tục một số đề án trong tình cảnh nợ nần chồng chất và lãi suất rất cao.
Sri Lanka phải trả đến 12,3 tỷ đô la nợ vay Trung Quốc riêng năm nay. Theo bộ Tài Chính Sri Lanka, 77% tiền hoàn trả vào năm tới đây là nợ của chính quyền trước vay cho đề án của Trung Quốc. Và chính quyền mới vẫn phải tiếp tục vay của Trung Quốc vì không còn cách nào khác.
Trường hợp Pakistan
Để thực hiện ý đồ không chế nước khác, trực tiếp hay gián tiếp, Trung Quốc không chỉ dùng tiền bạc, bẫy nợ, mà còn viện đến những phương thức kín đáo hơn. Đây là trường hợp Pakistan.
Như kế hoạch Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc Pakistan CEPEC cho thấy, Trung Quốc sắp chi những khoản tiền lớn để nâng cao năng lực giám sát lãnh thổ của đất nước này.
Đầu tư chủ yếu về hạ tầng cơ sở ở Pakistan trong trường hợp CEPEC là công trình thiết lập mạng lưới cáp quang, vừa cải thiện mạng lưới thông tin của Pakistan, nhưng vừa cho Trung Quốc khả năng kiểm soát rộng rãi những luồng thông tin. Việc kiểm soát này nhằm biến Trung Quốc và những đề án Trung Quốc thành những lãnh vực bất khả xâm pham. Chưa gì Hành Lang Kinh Tế đã biến thành một vùng cấm kỵ.
Một ví dụ tương tự khác ở Pakistan là đề án mỏ than Thar, được cho là vùng mỏ than lớn thứ 7 trên thế giới với dự trữ 175 tỷ tấn.
Vào lúc Trung Quốc từ nhiều năm qua đã cắt giảm sản xuất than và thép để cải thiện mô hình phát triển bền vững, thì tín dụng của Trung Quốc cấp cho Pakistan lại khá hấp dẫn để nước này chấp nhận đề án khai thác mỏ than Thar bất chấp những tác hại về môi trường và xã hội.
Đề án đang hoàn tất cho dù nó đã đẩy cư dân nơi đó vào cảnh lầm than, một phần lớn đã bị di dời. Tập đoàn Pakistan Sindh Engro Coal Mining Company cùng khai thác với tập đoàn Trung Quốc China Power International.
Theo bài viết, việc làm của Trung Quốc ở những nước như Pakistan, Sri Lanka và Malaysia, rõ ràng là những mưu tính địa chính trị dưới vỏ phát triển kinh tế, giúp Bắc Kinh có thêm thế thống trị kinh tế, dẫn đến thống trị chính trị. Có điều tại những quốc này cũng như ở một số nơi khác, những làn gió ngược bắt đầu nổi lên.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180717-con-duong-to-lua-thu-doan-le-thuoc-hoa-nuoc-khac-cua-trung-quoc
Cải cách kinh tế : Kim Jong Un quở trách
chính quyền điều hành không hiệu quả
Một tờ báo chính thức của chế độ Bình Nhưỡng dành nhiều trang cho chuyến thị sát của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại một tỉnh miền đông bắc, trong đó, ông Kim Jong Un liên tục phê phán chính quyền địa phương, cũng như trung ương. Theo nhiều nhà quan sát, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Bình Nhưỡng muốn nhấn mạnh đến vấn đề cải cách kinh tế.
Theo AFP hôm nay, 17/07/2018, Rodong Sinmun, nhật báo của đảng cầm quyền Bắc Triều Tiên đầu tuần này, đã dành 9 trong số 12 trang báo để mô tả chuyến đi của Kim Jong Un đến tỉnh Bắc Hamgyong. Tại nhà máy điện Organchon, mới chỉ hoàn thiện 70%, lãnh đạo họ Kim đã quở mắng các lãnh đạo cao cấp trong chính phủ đã bỏ mặc dự án này cho tỉnh, và ra lệnh phải kết thúc kế hoạch xây dựng trước tháng 10/2019.
Còn tại trại nghỉ Onpho, nơi thường được quảng bá như là điểm đến ưa thích xưa kia của Kim Nhật Thành và Kim Jong Il, ông nội và bố của ông chủ Bình Nhưỡng, lãnh đạo họ Kim đã nổi giận khi phê phán các bồn tắm ở đây là rất bẩn, và còn « tệ hơn là các bể cá ». Kim Jong Un còn nhấn mạnh là đảng ủy địa phương hành động « thiếu niềm tin », trước khi đưa ra nhận xét cuối cùng : đảng ủy « không có tinh thần cách mạng ».
Việc lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên Kim Jong Un phê phán lãnh đạo chính quyền các cấp trong các cuộc « thị sát » như trên là điều không phải là hiếm, nhưng những lời lẽ xỉ vả nặng nề được truyền thông chính thức mô tả lại là điều ít thấy.
Đối với giáo sư Yang Moo Jin, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên, thì có thể là lãnh đạo Bình Nhưỡng đang muốn chuyển một thông điệp mới đến người trong nước và ra nước ngoài, đó là, sau cuộc thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore, ưu tiên hiện nay của chính quyền là kinh tế.