Tin khắp nơi – 17/03/2019
Ông Trump có thoát nổi tình cảnh ‘tứ bề thọ địch’?
Các thành viên Dân chủ tại Hạ viện Mỹ vừa khởi động một “cuộc tổng tấn công” nhằm vào mọi góc cạnh trong đời sống chính trị, kinh doanh và cá nhân của Tổng thống Donald Trump.
Khởi đầu “cuộc tổng tấn công” này, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ, ngày 4/3, gửi thư cho 81 cá nhân, cơ quan và thực thể để thu thập tài liệu về nhiều vấn đề liên quan đến Tổng thống Trump, làm rõ nghi vấn về tham nhũng, hành vi cản trở công lý, trả tiền “mua” sự im lặng, cáo buộc thông đồng với Nga và lạm dụng chức vụ để tư lợi.
Theo CNN, trong danh sách nhận thư có Tổ chức Trump, các nhân viên của ông Trump, chiến dịch Trump, nhóm chuyển giao Trump, Ủy ban Nhậm chức Trump, Nhà Trắng và các thành viên gia đình ông Trump. Ủy ban yêu cầu họ phải phản hồi về những nội dung đề cập đến trong thư trong vòng 2 tuần.
Người phát động “cuộc tổng tấn công” là nghị sĩ Jerry Nadler, thành viên Dân chủ ở New York và là Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện. Giới phân tích cho rằng, mục tiêu của ông Nadler cùng các thành viên Dân chủ là muốn có bằng chứng tạo tiền đề pháp lý chống ông Donald Trump nếu họ muốn luận tội ông, hoặc dọn đường cho cuộc bầu cử 2020, khi đó cử tri sẽ được vận động quay lưng lại với vị Tổng thống thứ 45 của Mỹ.
“Họ muốn thọc sâu vào mọi mặt đời sống của ông ấy. Ở Mỹ, chúng ta điều tra các sai phạm. Chúng ta không điều tra con người” – Rob Astorino, một người ủng hộ ông Trump – nhận xét.
Theo các chuyên gia, phe Dân chủ có lẽ sẽ không đào bới các vi phạm của ông Trump ở ngưỡng luận tội “tội nặng và tội nhẹ” theo hiến pháp. Với cảm nhận phe Cộng hòa không bao giờ bỏ rơi tổng thống của đảng này, các lãnh đạo Dân chủ biết rõ nỗ lực hạ bệ ông Trump ở một phiên tòa Thượng viện mà bất thành thì các triển vọng chính trị của họ sẽ bị tổn hại nặng nề hơn nhiều vào năm 2020.
Nhưng cái bóng của tiến trình luận tội tiềm tàng sẽ không bao giờ mất đi, vì Nadler sử dụng các thuật ngữ như “lạm dụng quyền lực” và “cản trở” – loại tội danh mà các tổng thống đã từng phải đối mặt với yêu cầu luận tội 2 lần trong 50 năm qua. Và Nadler, trong vai trò Chủ tịch Ủy ban Tư pháp – sẽ chủ trì bất kỳ tiến trình luận tội nào mà có thể sẽ dựa trên những chứng cứ các nhà điều tra của ông đang tìm kiếm.
Về ngắn hạn, động thái của phe Dân chủ là một dấu hiệu cho thấy, kể cả khi công tố viên đặc biệt Robert Mueller nộp báo cáo hay các vụ truy tố dân sự hoặc hình sự nhằm vào cuộc sống trước kia cũng như hiện tại của ông Trump không cho kết quả, thì những rắc rối vẫn không tha bủa vây ông.
Trong danh sách nhận thư từ Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ có hai con trai đã trưởng thành của ông Trump là Eric và Donald Jr. cùng con rể Jared Kushner, trưởng nhóm chuyển giao Tom Barrack, các thành viên chủ chốt trong chiến dịch tranh cử như Steve Bannon, và các quan chức Cánh Tây như cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus.
Thư gửi tới cựu Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer và Giám đốc truyền thông Hope Hicks yêu cầu ghi chép riêng. Ủy ban còn gửi thư cho người gác cổng ở Tháp Trump năm xưa, Rhona Graff. Một nhân vật đáng chú ý không có tên trong danh sách là Ivanka Trump, con gái ông Trump và là cố vấn Nhà Trắng. Nadler không giải thích vì sao nhưng bóng gió rằng cô cũng có thể có tên trong danh sách tương lai.
Tổng thống Trump đã đoán trước được phe Dân chủ sẽ mở rộng “chiến trận” chống lại ông. Trong bài phát biểu tại Hội nghị Hành động chính trị Bảo thủ cuối tuần vừa qua, ông nói: “Họ chẳng có gì với Nga cả. Không có thông đồng. Vì vậy họ đi và biến đổi. ‘Hãy điều tra mọi thỏa thuận ông ấy đã đạt được. Chúng ta sẽ tìm hiểu về tài chính của ông ấy. Chúng ta sẽ kiểm tra các hợp đồng của ông ấy’. Những người này thật bệnh”, ông Trump nói.
Ngày 4/3, khi các phóng viên hỏi liệu ông có hợp tác với cuộc điều tra của Ủy ban Tư pháp Hạ viện, Tổng thống Trump khẳng định: “Tôi luôn hợp tác với tất cả mọi người”.
Chiến dịch của Ủy ban Tư pháp Hạ viện hiện chỉ là một trong rất nhiều các cuộc điều tra chồng lấn của Quốc hội nhằm vào Tổng thống Trump, tập trung ở các Ủy ban Đối ngoại, Giám sát và Tình báo của Hạ viện. Ba ủy ban này, ngày 4/3, đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp thông tin về các cuộc gọi và họp kín của ông Trump trong mối quan hệ của ông với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Họ cũng muốn những phiên dịch viên tham gia các cuộc họp kín đó trả lời thẩm vấn.
Tuy nhiên, theo CNN, đảng Dân chủ cũng hứng chịu không ít rủi ro và hệ lụy của riêng mình. Nếu họ dành hàng tháng trời chỉ để đào bới các khía cạnh cuộc sống liên quan đến Tổng thống rồi không thu được kết quả gì, thì chính họ đã trao cho ông Trump một chiến thắng chính trị khổng lồ mà ông có thể tận dụng để chiến thắng thêm một nhiệm kỳ nữa ở Nhà Trắng.
Và kể cả có tìm thấy chứng cứ ông Trump phạm “cả tội nặng lẫn tội nhẹ” khi công kích các nguyên tắc cốt lõi của nền dân chủ Mỹ thì họ cũng đối mặt với một lựa chọn chính trị mang tính định mệnh. Nếu rốt cuộc không “phạt” nổi ông Donald Trump thì phe Dân chủ sẽ phải giải thích lý do vì sao cho các cử tri Mỹ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26893-ong-trump-co-thoat-noi-tinh-canh-tu-be-tho-dich.html
Mnuchin Có Quyền Lợi Trong Hollywood Gây Quan Ngại
Về Đạo Đức Trong Thương Lượng Mậu Dịch Với TC
WASHINGTON – Wonder Woman, là phim phát hành năm 2017 mà ông Steve Mnuchin tham gia sản xuất trước ngày là bộ trưởng ngân khố của nội các Trump, thu 90 triệu MK tại các phòng vé khắp Hoa Lục, là thành công lớn.
Nhưng, luật Trung Cộng kiểm soát phim ngọai quốc là khắt khe, nên phim trường Warner Bros chỉ nhận được 1 phần nhỏ trong số thu kể trên, theo báo New York Times.
Nay, là bộ trưởng ngân khố cũng là đồng trưởng đoàn mậu dịch thương lượng với Trung Cộng, ông Mnuchin vận động riêng với Beijing để kỹ nghệ phim ảnh Hoa Kỳ có thể mở rộng tiếp cận thị trường Hoa Lục, 1 thay đổi có thể là rất béo bở với ngành nghề mà ông có quan hệ thân thiết, thông qua các liên lạc với vợ, các tài tử và nhà sản xuất.
Trong buổi điều trần ngày 14-3, ông Mnuchin đã bị 1 nghị sĩ DC chất vấn về các liên lạc tài chính tiếp diễn với Hollywood.
Chính sách của Trung Cộng là ban hành định mức (quota) về số phim Hollywood được công chiếu và nhà nước lấy 75% số thu.
Từ khi tiến trình thương lượng mậu dịch bắt đầu, các nhà vận động hành lang của kỹ nghệ điện ảnh Hoa Kỳ đã gặp gỡ các phụ tá của bộ trưởng Mnuchin cũng như các viên chức của Bộ thương mại và của văn phòng đại diện thương mại Loghthizer.
Trong 1 buổi điều trần trong tháng qua, ông Lighthizer cho hay: gia tăng phần thu của kỹ nghệ điện ảnh Hoa Kỳ là 1 ưu tiên, và đề cao vai trò của bộ trưởng Mnuchin.
Hồ sơ nhà báo ghi: Mnuchin và Linton kết hôn năm 2017, đưa sự hào nhoáng của Hollywood tới thủ đô Washington – nhưng các quan hệ tiếp tục của họ với kỹ nghệ điện ảnh cũng đem lại 1 số hệ lụy.
Sau 17 năm làm việc với Goldman Sachs, trong thập niên qua, Mnuchin là tên tuổi lớn tại Hollywood như là 1 nhà đầu tư lớn.
Mnuchin còn là đồng chủ tịch của Relativity Media, 1 phim trường có liên doanh tại Hoa Lục.
Khi điều trần tại Thượng Viện để được chấp nhận là bộ trưởng ngân khố, Mnuchin mô tả liên doanh của Relativity ở Hoa Lục là không thành công. Ông nói không hay biết đầu tư trực tiếp của Trung Cộng trong kỹ nghệ điện ảnh Hoa Kỳ.
Venezuela khan hiếm nước sạch do mất điện kéo dài
Người dân Caracas và ở các thành phố khác của Venezuela vốn bị cắt điện liên tiếp trong nhiều ngày đã phải vật lộn tìm kiếm nước sạch.
Nhiều máy bơm chuyên bơm nước tới các gia đình đã không làm việc nữa khi việc cắt điện diễn ra lần đầu tiên vào chiều thứ Năm 7/3/2019, giờ địa phương.
TQ muốn giúp Venezuela giải quyết nạn cúp điện
Mất điện ở Venezuela: Cướp bóc khi tuyệt vọng gia tăng
Cuộc chạy trốn âm thầm từ Venezuela tới Hungary
Tại một số khu vực, điện đã có trở lại trong những quãng thời gian ngắn ngủi, và mọi người kịp tích trữ nước vào các xô chậu. Tuy nhiên, tại những nơi khác, nguồn cấp nước vẫn chưa có trong những ngày qua.
Việc cấp nước vẫn tiếp tục phập phù ở nhiều nơi, và thường bị ngắt đột ngột.
Ở thủ đô Caracas, các gia đình dồn mọi loại chai lọ nhựa họ kiếm được để tới các vòi nước trong một công viên phía đông thành phố để lấy nước.
Những người khác thì tới một ngọn núi ở ngoại vi thành phố để tìm nước. Những hàng dài người xếp rồng rắn chờ tới lượt.
Venezuela: Mỹ rút nhân viên tòa đại sứ ở Caracas
Maduro cảm ơn quân đội đã chặn ‘đảo chính’
Lính đào ngũ Venezuela lo sợ cho người thân
Trong trung tâm thành phố, người dân cố hứng nước ở bất kỳ chỗ nào có thể. Những người khác tìm cách lấy nước từ hệ thống cống của thành phố.
Chính phủ Venezuela và phe đối lập ở nước này đang đổ lỗi cho nhau về cuộc khủng hoảng điện. Một nhà lập pháp đối lập nói rằng cuộc khủng hoảng này đã khiến ít nhất 24 người thiệt mạng.
Tổng thống Nicolas Maduro ra cáo buộc tuy không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh, rằng đây là kết quả của “các cuộc tấn công mạng và điện từ” nhắm vào mạng lưới điện, điều mà ông nói rằng do Mỹ giật dây, và được thực hiện bằng công nghệ cao cấp của Mỹ.
Hôm thứ Ba 12/3, trưởng công tố nước này, Tarek Saab nói rằng lãnh đạo đối lập Juan Guaidó sẽ bị điều tra về cáo buộc là “một trong các tác giả” của các vụ tấn công này.
Ông Guiadó nói nhiều năm quản lý yếu kém và thiếu công tác duy tu, bảo dưỡng chính là nguyên nhân gây mất điện.
Ông Maduro và ông Mr Guaidó đã trong tình thế đối đầu kể từ khi nhà lãnh đạo đối lập tự tuyên bố mình là tổng thống lâm thời, hôm 23/1, và nói rằng cuộc bầu cử hồi tháng Năm năm ngoái, với kết quả ông Maduro quay lại nắm quyền nhiệm kỳ hai là không tự do, cũng không công bằng.
Ông Guaidó được hơn 50 quốc gia hậu thuẫn, trong đó có Hoa Kỳ và nhiều nước Mỹ-Latin, nhưng ông Maduro vẫn nhận được sự ủng hộ từ các đồng minh hùng hậu là Trung Quốc, Nga và các nước khác.
Hôm thứ Tư 13/3, Trung Quốc đề nghị sẽ giúp đỡ chính phủ Venezuela.
“Trung Quốc hy vọng rằng Venezuela có thể nhanh chóng tìm được nguyên nhân gây ra sự cố này và phục hồi điện và trật tự xã hội,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lục Khảng nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47602325
Guaido bắt đầu đi vận động khắp Venezuela
trong nỗ lực lật đổ Maduro
Lãnh đạo đối lập Venezuela và người đứng đầu Quốc hội, Juan Guaido, hôm thứ Bảy nói ông đang khởi động một “giai đoạn mới” trong nỗ lực nhằm lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro, cam kết sẽ đi khắp đất nước trước khi “giành lại” dinh tổng thống.
Ông Guaido, người đã viện dẫn hiến pháp vào tháng 1 để tuyên bố ông là tổng thống lâm thời, nói rằng việc ông Maduro tái đắc cử là bất chính danh. Ông kêu gọi hàng ngàn người ủng hộ vững tin vào điều mà ông gọi là “Chiến dịch Tự do.”
“Không lâu nữa, khi chúng ta đã đến thăm và đã tổ chức khắp mọi nơi … chúng ta sẽ đến Miraflores và giành lại những gì thuộc về người dân Venezuela,” ông Guaido nói, nhắc đến dinh tổng thống, trong một bài phát biểu tại thành phố công nghiệp Valencia cách Caracas 176 km về phía tây, nơi ông tham quan các cửa hàng và đi bộ trên đường phố.
Hầu hết các nước phương Tây, bao gồm Mỹ, đã công nhận ông Guaido là nguyên thủ chính danh của Venezuela và kêu gọi ông Maduro từ chức. Nhưng ông Maduro, người theo chủ nghĩa xã hội và nói rằng ông là nạn nhân của một cuộc đảo chính do Mỹ cầm đầu, vẫn giữ được sự ủng hộ của các lực lượng vũ trang và kiểm soát các chức năng của nhà nước.
Chiến dịch của ông Guaido đến giờ chủ yếu tập trung huy động người ủng hộ ở thủ đô Caracas, nơi mà điện đã được khôi phục phần lớn sau vụ mất điện kéo dài gần một tuần, làm tê liệt quốc gia đang bị suy sụp kinh tế do lạm phát phi mã và tình trạng thiếu lương thực và thuốc men kinh niên.
Ông Maduro quy vụ cúp điện là do một cuộc tấn công mạng của Mỹ, nhưng các kĩ sư điện địa phương nói với Reuters rằng sự cố này là kết quả của nhiều năm không bảo trì.
Nicaragua : Chính quyền đàn áp thô bạo
một cuộc biểu tình của đối lập
Tại Nicaragua, nơi mà ghế tổng thống và phó tổng thống nằm trong tay ông bà Daniel Ortega, đối lập kêu gọi dân chúng thủ đô xuống đường đòi thả tù chính trị. Nhưng trước giờ biểu tình, cảnh sát ra tay trước trấn áp các nhà đối lập và uy hiếp phóng viên theo dõi thực hiện phóng sự. Hơn một trăm nhà hoạt động bị bắt hôm qua 16/03/2019, trong số này có đại diện của Liên Minh Công Dân đang tham gia vào cuộc đàm phán giải quyết khủng hoảng chính trị.
Thông tín viên trong khu vực, Patrick John Buffe tường thuật :
Đúng là không thể nào biểu tình tại Nicaragua. Người dân thủ đô một lần nữa được trải nghiệm với nhiều tổn hại . Để ngăn không cho đối lập xuống đường phản kháng tại thủ đô Managua, cảnh sát chống bạo động được bố trí từ sáng sớm trong các khu vực được xem là chiến lược trong thành phố, để chận mọi cuộc tập họp. Khi những người đối lập tiến về các điểm hẹn thì họ bị trấn áp một cách thô bạo, bị bắt đi hơn một trăm người.
Đây là lần đầu tiên từ cuối năm 2018, đối lập Nicaragua tìm cách xuống đường biểu tình. Họ thách thức lệnh cấm của cảnh sát theo một đạo luật được ban hành vào tháng 11/2018, quy định người dân không được biểu tình nếu không được phép của chính quyền.
Về đợt bắt trên 100 người hôm thứ Bảy, vụ đàn áp mới này diễn ra chỉ một ngày sau khi 50 tù nhân chính trị được trả tự do, mà theo lý giải của chính quyền Ortega thì đó là một « hành động thiện chí » để tiếp tục đối thoại, tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Tiến trình đối thoại rất mong manh, và có nguy cơ bị gián đoạn vì các hành động bạo lực của chế độ hôm thứ Bảy.
Nga “lạnh người” trước nước cờ mới của Mỹ
sau khi rút khỏi INF
Mỹ có kế hoạch tiến hành thử nghiệm các tên lửa bị cấm theo Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Vụ thử được dự kiến diễn ra khi Washington hoàn tất tiến trình rút ra khỏi INF. Trước đó, hồi đầu tuần này, Lầu Năm Góc đã thông báo quyết định nối lại hoạt động chế tạo những bộ phận của các tên lửa vi phạm hiệp ước.
Tờ The Hill hôm 13/3 đưa tin, Mỹ có kế hoạch tiến hành thử nghiệm hai hệ thống tên lửa bị cấm theo hiệp ước INF. Mỹ đã tuyên bố rút khỏi hiệp ước INF và đang xúc tiến thực hiện tiến trình rút ra khỏi INF – một tiến trình dự kiến kéo dài 6 tháng.
Một tên lửa hành trình mới dự kiến sẽ được thử nghiệm trong tháng 8 tới đây, trong khi một tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa hơn sẽ được thử nghiệm vào cuối năm, khoảng tháng 11, các quan chức quốc phòng giấu tên của Mỹ đã cho các phóng viên biết như vậy.
Theo hiệp ước INF, tất cả các tên lửa có tầm bắn từ 500 đến 5.500km đều bị cấm. Tên lửa hành trình mới của Mỹ được cho là có tầm bắn 1.000km trong khi tên lửa đạn đạo sẽ có tầm bắn từ 3.000 đến 4.000km, giới chức Mỹ cho hay.
Không có tên lửa nào trong số 2 tên lửa mới nói trên được trang bị đầu đạn hạt nhân, giới chức Mỹ cho biết. Điều này phù hợp với những tuyên bố trước đây của Lầu Năm Góc, trong đó cơ quan này khẳng định, những nỗ lực phát triển tên lửa của họ sắp tới sẽ tập trung “chỉ vào tên lửa thông thường – chứ không phải tên lửa hạt nhân.”
Trong buổi giới thiệu về ngân sách của Lầu Năm Góc được đưa ra hôm 12/3, giới chức Mỹ đã tránh né câu hỏi về vấn đề liên quan đến việc cấp vốn cho hoạt động chế tạo các hệ thống tên lửa không tuân theo INF. Một quan chức của Lầu Năm Góc – Elaine McCusker chỉ nói rằng, “ngân sách của chúng tôi hiện tại, ngay lúc này, đang tuân theo INF”.
Việc Mỹ bắt đầu nhăm nhe ý định tiến hành các vụ thử tên lửa vi phạm hiệp ước INF gây lo ngại, đặc biệt với Nga bởi hai nước đang đối đầu nhau căng thẳng trên một loạt mặt trận. Hành động của Mỹ có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt, tốn kém và chứa đựng nhiều nguy cơ.
INF được ký kết là để giải quyết một cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân thời Xô-viết nhằm vào các thủ đô phương Tây. Hiệp ước INF được ông Mikhail Gorbachev và ông Ronald Reagan ký năm 1987 cấm Nga và Mỹ phát triển, triển khai và thử nghiệm các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo được phóng đi từ mặt đất với tầm bắn từ khoảng 300 đến 3.400 dặm (tương đương từ 482km đến 5470km). Hiệp ước này được coi là một thành tựu lớn đạt được trong nỗ lực nhằm “tháo ngòi” căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh và giúp hóa giải nỗi lo sợ về vũ khí hạt nhân ở châu Âu.
Nga và Mỹ liên tục cáo buộc lẫn nhau về những vụ vi phạm hiệp ước. Mỹ tố cáo Nga chế tạo các tên lửa bị cấm trong hiệp ước. Trong khi đó, Nga tố ngược lại rằng Mỹ không tuân thủ INF khi thiết lập các căn cứ quân sự ở Đông Âu có khả năng không chỉ phòng thủ mà còn tấn công được và có thể nhằm vào Nga. Bất chấp những lời cáo buộc trên, chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama trước đó đã quyết định không từ bỏ thỏa thuận này.
Tuy nhiên, hồi tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bất ngờ công khai lên tiếng tuyên bố sẽ rút nước này ra khỏi INF để trả đũa cho việc Nga không tuân thủ INF. Nhà lãnh đạo Mỹ còn thề rằng, nước ông sẽ tiếp tục tăng cường kho vũ khí hạt nhân cho đến khi Nga và Trung Quốc “hiểu ra vấn đề”. Mỹ đã bắt đầu khởi động tiến trình rút khỏi hiệp ước INF từ hồi đầu tháng hai. Ngay sau động thái của Mỹ, Nga cũng tuyên bố rút khỏi hiệp ước. Quá trình rút khỏi hiệp ước sẽ mất thời gian là 6 tháng. Việc Mỹ rút khỏi hiệp ước INF là động thái gây ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của Châu Âu và vì thế Châu Âu đã không thể tránh khỏi cảm giác choáng váng trước hành động của đồng minh thân thiết Mỹ.
Nếu hiệp ước INF bị hủy bỏ thì sẽ chỉ còn Hiệp ước Cắt Giảm Vũ khí Chiến lược (START MỚI) là bước cản trở cuối cùng đối với viễn cảnh phổ biến vũ khí hạt nhân không kiểm soát. Hiệp ước này có thời hạn đến năm 2021 và Washington chưa quyết định có làm mới nó hay không.
Nga cáo buộc Mỹ “che giấu” vũ khí hạt nhân
Nga cáo buộc Mỹ âm thầm phân loại lại các hệ thống vũ khí hạt nhân nhằm che giấu quy mô thực sự của kho khí tài chiến lược, vốn bị hạn chế bởi một hiệp ước hạt nhân giữa 2 nước.
Phát biểu tại hội nghị chính sách hạt nhân quốc tế Carnegie 2019, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Andrea Thompson ngày 11/3 đã phản bác quan điểm rằng Tổng thống Donald Trump không hứng thú với việc kéo dài Hiệp ước Cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược (START) mới với Nga có hiệu lực từ năm 2011.
Đây là thỏa thuận nhằm thay thế START I, hiệp ước được ký vào năm 1991 và hết hạn vào tháng 12/2009, nhằm giới số lượng hệ thống vận chuyển đầu đạn hạt nhân mỗi bên được phép triển khai.
Bà Thompson nói rằng Mỹ còn 2 năm để đưa ra quyết định về việc có tiếp tục ký kết hiệp ước mới với Nga hay không.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 13/3 đã phát đi thông cáo để “nhắc nhở Mỹ rằng việc gia hạn hiệp ước START mới không phải là thủ tục hình thức có thể được ký kết trong vài ngày hay vài tuần” và “Mỹ phải tuân thủ nghĩa vụ của họ theo quy định của hiệp ước” trước khi bước vào bàn đàm phán với Nga.
“Chúng tôi phải nói rằng mặc dù Mỹ đã tuyên bố họ tuân theo hiệp ước, nhưng trên thực tế họ đã đạt được bằng cách thay đổi số liệu. Họ đạt được không chỉ bằng cách cắt giảm vũ khí hạt nhân mà còn thông qua hoạt động tái phân loại đơn phương và bất hợp pháp khoảng 100 hệ thống tấn công chiến lược. Đây là vấn đề nghiêm trọng và cần được xử lý trước khi bất cứ cuộc đối thoại nào về việc kéo dài hiệp ước diễn ra”, thông báo viết.
Theo hiệp ước START mới được ký kết giữa cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vào năm 2011, Moscow và Washington đã đồng thuận sẽ giảm kho vũ khí hạt nhân của mình để sau 7 năm, số lượng các loại vũ khí mỗi bên không vượt qua 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn. Tuy nhiên, hiệp ước này sẽ hết hạn vào năm 2021 nếu hai nước không muốn gia hạn thêm 5 năm nữa.
Nga đã nhiều lần tỏ ra hoài nghi về độ chính xác trong con số mà Mỹ cung cấp. Hồi tháng 4 năm ngoái, phái đoàn Nga tại Liên Hợp Quốc cáo buộc rằng Mỹ cố tình thống kê sai loại một số vũ khí chiến lược để đạt được con số đúng theo thỏa thuận như 56 bệ phóng tên lửa từ tàu ngầm Trident II và 42 máy bay ném bom hạng nặng B-52H.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã cảnh báo một cuộc đua vũ trang tiềm tàng nếu hiệp ước START mới sụp đổ. Phát ngôn của ông Ryabkov đưa trong bối cảnh Mỹ tuyên bố dừng Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung INF với cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận khi phát triển tên lửa Novator 9M729.
Nga đã bác bỏ cáo buộc và tố cáo Mỹ đang vi phạm INF khi triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore ở châu Âu với quan ngại tổ hợp trên có thể phóng ra tên lửa Tomahawk.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26891-nga-cao-buoc-my-che-giau-vu-khi-hat-nhan.html
Tiếp tục xảy ra đụng độ giữa cảnh sát Pháp
và những người biểu tình “áo khoác vàng”
Paris, Pháp – Theo tin từ Reuters, trong các cuộc đụng độ với cuộc biểu tình “áo khoác vàng” vào hôm thứ Bảy (16 tháng 3), cảnh sát Pháp đã bắn hơi cay và bắt hàng chục người. Sự việc xảy ra trong bối cảnh phong trào này đang cố gắng tìm cách thúc đẩy cuộc nổi dậy kéo dài bốn tháng, nhằm chống lại Tổng thống Emmanuel Macron và cải cách ủng hộ thương nghiệp của ông.
Theo Reuters, những người biểu tình ném đá vào cảnh sát chống bạo động trước đài tưởng niệm Arc de Triumphed ở Paris. Phía cảnh sát cũng sử dụng súng phun nước và bắt giữ hơn 30 người biểu tình vào buổi sáng khi căng thẳng xảy ra tại đại lộ Champs Elysees, và cửa sổ của một nhà hàng sang trọng trên đại lộ này bị đập vỡ.
Bộ trưởng Nội vụ Oliverhe Castaner cho biết, số người biểu tình đã giảm bớt, chỉ còn khoảng 8,000 người, tuy nhiên trong số đó có đến hơn 1,500 người bạo động trà trộn vào các cuộc biểu tình chỉ để gây hỗn loạn và tấn công.
Những người biểu tình cũng khẳng định rằng, họ sẽ thu hút thêm nhiều người để đánh dấu tháng thứ tư của phong trào, kể từ khi phong trào diễn ra vào giữa tháng 11 năm 2018. Nhưng kể từ khi một số vụ phá hoại và cướp bóc xảy ra tại Paris vào tháng 12, những cuộc biểu tình được tổ chức vào thứ Bảy hàng tuần tại Paris và một số thành phố khác cũng trở nên nhỏ hơn. Bên cạnh đó, chính phủ của Tổng thống Macron cũng ra lệnh cho cảnh sát đàn áp các cuộc biểu tình vào tháng 1 năm 2019, dẫn đến những khiếu nại về bạo lực của cảnh sát vì gây thương tích cho người biểu tình. (Mộc Miên)
Gilets Jaunes: Đại lộ Champs-Elysées
trong khói lửa và cướp phá
Đại lộ Champs-Elysées của Paris lại trải qua một ngày bạo lực hôm thứ Bảy 16/03/2019, nhưng với cường độ chưa từng thấy kể từ khi phong trào Áo Vàng xuống đường chống chính sách xã hội và thuế vụ của tổng thống Emmanuel Macron.Nhiều cửa hàng thời trang, quán ăn sang trọng bị cướp bóc, cơ sở ngân hàng bị đốt phá, cảnh sát bị ném đá trong ngày hành động thứ 18 của Gilets Jaunes.
Quảng trường Etoile chìm trong khói lựu đạn cay, trong lúc từng nhóm người áo đen bịt mặt cạy đá tấn công vào hàng rào cảnh sát và thiết giáp bảo vệ Khải Hoàn Môn. Nhiều nhóm khác chia nhau tấn công vào các cửa hiệu quần áo, mỹ phẩm, trang sức. Nhà hàng Fouquet’s danh tiếng từ 100 năm nay bị cướp phá. Bốn sạp báo và hàng loạt biển gỗ bị thiêu hủy, lửa khói bốc ngập trời. Nghiêm trọng nhất là vụ một chi nhánh ngân hàng bị đốt, cảnh sát và nhân viên cứu hỏa phải chấp nhận hiểm nguy để cứu hộ các nạn nhân ở các tầng trên, trong đó có nhiều trẻ nhỏ bị lửa khói vây hãm.
Bạo lực thay vì tranh đấu ?
Bộ Nội Vụ cho biết trong số 10.000 người biểu tình có khoảng « 1.500 phần tử cực kỳ bạo lực » trà trộn, với mục tiêu duy nhất là bạo động. Tuy lên án bạo động, nhưng không ít người « Áo Vàng » cho rằng « cần phải đập phá thì chính phủ mới lắng nghe ». Có 237 người bị câu lưu, trong số này có 64 người bị tạm giam.
Theo số liệu công bố lúc 18 giờ chiều thứ Bảy, trên toàn quốc có 32.200 « Áo Vàng » biểu tình.
Theo một số nhân vật nay được xem là thành phần lãnh đạo phong trào Gilets Jaunes, ngày hành động hôm qua là « lời cảnh cáo sau cùng » nhắn gửi chính phủ Pháp. Trước cường độ bạo lực chưa từng thấy, tổng thống Pháp Emmanuel Macron phải vội vã rút ngắn hai ngày nghỉ cuối tuần. Từ nơi trượt tuyết, chủ nhân điện Elysée về thẳng bộ chỉ huy khủng hoảng lúc 22 giờ 30 đêm thứ Bảy.
Emmanuel Macron : Sẽ hành động mạnh
Dự kiến sẽ bị đối lập và công luận chỉ trích là thiếu cảnh giác, tổng thống Pháp tuyên bố : « Chính phủ đã thực hiện nhiều việc từ tháng 11, nhưng rõ ràng là những sự kiện và những trường hợp xảy ra trong ngày hôm nay cho thấy rằng chúng ta chưa đáp ứng đủ ». Ông khẳng định « sẽ có hành động mạnh mẽ để bạo lực do Gilets Jaunes gây ra không thể tái diễn ».
Cuộc “Tuần hành của thế kỷ” vì khí hậu tại Pháp thành công
Cũng tại Pháp hôm 16/03/2019 hàng chục ngàn người tham gia cuộc tuần hành mang tên “Tuần hành của thế kỷ” đòi chính phủ phải có những hành động cụ thể và năng động hơn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Theo cảnh sát 36.000 người đã tuần hành trong bầu không khí thân thiện. Còn theo ban tổ chức, “La Marche du Siècle” đã được 106.000 người hưởng ứng. Ngoài Paris, nhiều cuộc tuần hành vì môi trường và khí hậu cũng đã được tổ chức tại các thành phố lớn như Marseille, Lyon hay Bordeaux.
http://vi.rfi.fr/phap/20190317-gilets-jaunes-dai-lo-champs-elysees-trong-khoi-lua-va-cuop-pha
WaPo: Nhóm bất đồng chính kiến
đột kích đại sứ quán Triều Tiên ở Madrid
Một nhóm bất đồng chính kiến bí ẩn chủ trương lật đổ Kim Jong Un đã đứng sau một vụ đột kích đại sứ quán Triều Tiên ở Madrid vào tháng trước, báo The Washington Post loan tin, đưa ra lời giải thích mới nhất cho sự kiện bí ẩn này.
10 người đàn ông đã xông vào cơ sở ngoại giao này vào ngày 22 tháng 2, hành hung nhân viên trước khi tẩu thoát với tài liệu và máy tính trong hai chiếc xe của đại sứ quán mà sau đó họ bỏ lại, chỉ vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa lãnh tụ Triều Tiên và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Truyền thông Tây Ban Nha xôn xao với những đồn đoán về danh tính và động cơ của những kẻ tấn công, với một bài báo trên nhật báo El Pais trong tuần này dẫn nguồn tin từ cơ quan tình báo nước này cho biết ít nhất hai trong số những người này có liên quan đến CIA.
Tuy nhiên, tờ Post đưa tin hoạt động này được thực hiện bởi một nhóm gọi là “Cheollima Civil Defense” (CCD), một tổ chức bí mật chủ trương lật đổ vương triều Kim.
Dẫn lời những người được nói là biết về việc lập kế hoạch và thực hiện phi vụ này, tờ Post cho biết nhóm này không hành động phối hợp với bất cứ chính phủ nào và các cơ quan của Mỹ lẽ ra sẽ hết sức miễn cưỡng tham gia vì thời điểm nhạy cảm.
Tình báo thu được “có thể có các liên lạc và tài liệu liên quan đến nỗ lực của Triều Tiên nhằm lách các chế tài và nhập khẩu hàng xa xỉ từ Châu Âu,” Sung-Yoon Lee, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Tufts, nói với tờ Post.
Tổ chức CCD lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2017 khi đăng một video trực tuyến về cháu trai của Kim Jong Un, nói rằng họ đã đảm bảo sự an toàn của anh ta sau khi cha của anh ta, anh cùng cha khác mẹ của ông Kim, bị ám sát sau khi bị trét chất độc thần kinh lên mặt ở sân bay Kuala Lumpur vào tháng 2 năm đó.
Tháng trước, nhóm này tuyên bố họ là chính phủ lưu vong cho Triều Tiên mang tên “Free Joseon.” Joseon là một tên cũ của Triều Tiên.
Bài báo của The Washington Post là tình tiết mới nhất trong những tường trình tin tức xung quanh vụ đột kích bí ẩn này, ban đầu được báo cáo là một vụ đột nhập.
Yếu tố duy nhất mà chính phủ và cảnh sát chính thức xác nhận là vào ngày 22 tháng 2, một người phụ nữ Triều Tiên bị thương nhẹ đã được đón trên một con phố gần đại sứ quán. Bà này được cho là người đã báo cáo với nhà chức trách.
Theo bản tin của El Pais, Tây Ban Nha đã yêu cầu CIA cho biết rõ chi tiết nhưng cơ quan gián điệp Mỹ phủ nhận mọi sự dính líu.
Luật sư chống tham nhũng dẫn đầu
cuộc tranh cử tổng thống Slovakia
Luật sư, đồng thời là một nhà vận động chống tham nhũng, Zuzna Caputova, đã dễ dàng thắng trong vòng bỏ phiếu đầu tiên kỳ tranh cử tổng thống tại Slovakia.
Bà giành được trên 40% phiếu bầu, trong lúc đối thủ theo sát nhất là Maros Sefcovic thuộc đảng Smer-SD đang nắm quyền có kết quả chưa tới 19%.
Bà Caputova trở thành ứng viên nổi bật trong các cuộc biểu tình rộng khắp nổ ra sau vụ một phóng viên chuyên điều tra tình trạng tham nhũng chính trị bị sát hại.
Slovakia buộc tội kẻ thuê cựu công an giết nhà báo trẻ
Vụ giết nhà báo trẻ chấn động Slovakia
Vì sao Bộ trưởng nội vụ Slovakia từ chức?
Bởi không ứng viên nào giành được trên 50% phiếu bầu, nên bầu cử vòng hai sẽ được tổ chức.
Số cử tri tham gia đi bầu trong lần vừa rồi chỉ đạt chưa tới 50%.
Nếu như bà Caputova, 45 tuổi, chiến thắng trong vòng hai (sẽ diễn ra trong hai tuần nữa), thì bà sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Slovakia.
“Tôi nhìn thấy thông điệp của cử tri, đó là lời kêu gọi mạnh mẽ, đòi có thay đổi,” bà nói vào đầu giờ hôm Chủ Nhật.
Là một thành viên của đảng nhỏ, Progressive Slovakia, vốn không có ghế nào trong Quốc hội, bà nay là gương mặt mới bước vào vũ đài chính trị, trong lúc đối thủ của bà đã đang giữ chức phó chủ tịch Ủy hội Châu Âu.
Bà Caputova trở nên nổi trội kể từ khi bà dẫn đầu một cuộc tranh đấu kéo dài suốt 14 năm chống lại tình trạng đổ rác bất hợp pháp.
Gần đây hơn, tại Slovakia đã nổ ra các cuộc tuần hành lớn chống chính phủ sau vụ sát hại nhà báo Jan Kuciak và hôn thê hồi tháng Hai năm ngoái.
Các cuộc biểu tình đã khiến Thủ tướng Robert Fico phải từ chức.
Một nghi phạm mới trong vụ sát hại này hồi đầu tuần rồi đã bị cáo buộc tội danh ‘đặt hàng’ giết người.
Bốn người khác bị cơ quan công tố buộc tội hồi năm ngoái.
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Chính khách Slovakia kiểm tra nói dối
Slovakia vẫn ‘điều tra’ vụ Trịnh Xuân Thanh
Slovakia: ‘VN phải giải thích rõ vụ Trịnh Xuân Thanh’
Bà Caputova nhận được sự hậu thuẫn từ Tổng thống Andrej Kiska, người không ra tranh cử nhiệm kỳ hai.
Vị trí tổng thống ở Slovakia chủ yếu mang tính nghi lễ, nhưng người nắm chức vụ này có những quyền hạn nhất định trong việc phủ quyết các luật do quốc hội thông qua.
Hơn nữa, nếu thắng cử, bà Caputova có thể gây khó khăn cho việc trở lại chính trường của ông Fico và những người thân cận với ông.
Trong số họ có cựu bộ trưởng nội vụ Robert Kalinak, người hiện không còn giữ chức gì trong chính quyền Slovakia.
Ngoài vụ sát hại nhà báo Jan Kuciak, ông Kalinak còn bị cho là có liên quan đến vụ đưa ông Trịnh Xuân Thanh từ Đức tới Slovakia và ra khỏi nước này bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia hồi 2017.
Tuy nhiên, hồi tháng 8/2018, Robert Kalinak khẳng định rằng ông không hề dính líu vào vụ ‘bắt cóc’ ông Trịnh Xuân Thanh.
Thậm chí, ông còn trình ra cả kết quả máy kiểm tra nói dối để phía Đức thấy là ông “không biết gì về vụ việc” gây khủng hoảng quan hệ hai bên.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47603272
Algeria: Đồng Minh Của TT Bouteflika Quay Lại Chống
ALGIERS – Đám đông biểu tình chống Bouteflika tập trung tại công trường Bưu Điện Chính giữa thủ đô Algeria, hô hào thay đổi, chấm dứt vai trò của TT già yếu mưu định ứng cử nhiệm kỳ thứ 5 (và đã rút lui).
Biểu tình ngày Thứ Sáu lần thứ tư sau thông lệ cầu kinh của đạo Hồi được mô tả là lớn nhất từ 1 tháng. Biểu tình tương tự cũng được ghi nhận tại các thành phố Bejaia, Oran, Batna, Tiji Ouzou ….
Hôm Thứ Hai, TT Bouteflika tuyên bố không tái tranh cử và hủy bỏ cuộc bầu cử TT đã định ngày 18-4.
Dường như nhóm thân tín Bouteflika đang thăm dò khả năng trì hoãn với các thông tin về cải tổ chính quyền, không còn nói tới tuyển cử – nhìn chung là mù mờ.
Phóng viên tường thuật: sinh viên biểu tình khuyến cáo “Không muốn thấy bất cứ người nào trong chế độ Bouteflika tiếp tục làm việc nhà nước”.
Trong khi đó, cựu phát ngôn viên Hocine Kheldoun là đồng minh cao cấp cùng đảng FLN với Bouteflika đã công khai chia tay với Bouteflika và hô hào FLN nhìn tới tương lai để hậu thuẫn phong trào đòi thay đổi.
Ngoài ra, 1 cựu bộ trưởng xác nhận với phóng viên ngoại quốc: Bouteflika không còn cơ may tồn tại – cựu bộ trưởng ẩn danh nói “Cuộc chơi đã xong, Bouteflika không còn chọn lựa nào khác là ra đi”.
https://vietbao.com/a291958/algeria-dong-minh-cua-tt-bouteflika-quay-lai-chong
ASEAN ở đâu trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ?
Đông Nam Á luôn là đấu trường cho các cuộc cạnh tranh nước lớn. Trong khoảng một thập kỷ qua, quan hệ Mỹ-Trung đã và đang là trục cạnh tranh chính, và thách thức cơ bản đối với ASEAN là khối này phải xác định cho mình lập trường như thế nào khi Mỹ và Trung Quốc dò tìm một tạm ước mới. Đây vẫn là thách thức chính. Nhưng ASEAN không nên tự dối mình rằng đó chỉ là một công việc như bình thường. Quan hệ Mỹ-Trung đã bước vào một giai đoạn mới của sự cạnh tranh cao độ trong dài hạn. Đây chính là tình hình mới.
Sự cạnh tranh vẫn luôn là một phần cố hữu trong quan hệ Mỹ-Trung. Nhưng từ năm 1972 đến khoảng năm 2010, mặc dù đã có những giai đoạn căng thẳng, song quan hệ Mỹ-Trung nhìn chung vẫn nhấn mạnh sự can dự. Mỹ và Trung Quốc không phải là đối tác tự nhiên, cũng không phải là kẻ thù không thể tránh khỏi. Đặc trưng của quan hệ Mỹ-Trung hậu Chiến tranh Lạnh là giữa họ cùng lúc tồn tại cả sự mất lòng tin chiến lược sâu sắc lẫn sự phụ thuộc lẫn nhau theo kiểu mới, chưa từng có trong lịch sử. Mỹ và Trung Quốc vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Sự can dự và hợp tác sẽ không hoàn toàn chấm dứt trong tình hình mới. Nhưng nó sẽ có tính chọn lọc hơn nhiều, và giờ đây trọng tâm chung rõ ràng đã chuyển sang sự cạnh tranh. Không còn nghi ngờ gì nữa, bài phát biểu của Phó Tổng thống Pence vào ngày 4/10/2018 là tín hiệu dễ hiểu và rõ ràng về cách tiếp cận mới.
Biểu hiện dễ thấy nhất của cách tiếp cận mới này là “cuộc chiến thương mại” của Trump. Ở chừng mực nào đó, thuật ngữ này đã bị dùng sai. Thương mại là công cụ; còn mục tiêu, như Chiến lược an ninh quốc gia được công bố vào tháng 12/2017 và Chiến lược quốc phòng được công bố vào tháng 1/2018 của Chính quyền Trump đã làm rõ, là sự cạnh tranh chiến lược. Trung Quốc cáo buộc Mỹ sử dụng
thương mại để cản trở và kìm hãm sự phát triển của mình. Trung Quốc không sai, mặc dù họ né tránh trách nhiệm của chính mình theo cách thuận tiện cho họ.
Hầu hết sự chú ý đều tập trung vào việc áp thuế quan trả đũa. Điều này cuối cùng cũng phải chấm dứt, mặc dù hiện giờ không ai có thể dự đoán được là vào lúc nào, với phí tổn gì, hay có những tác động như thế nào đối với trật tự quốc tế. Cả hai bên đều phát đi tín hiệu rằng họ sẵn sàng thảo luận và Trump đã gặp Tập Cận Bình bên lề hội nghị G20 tại Argentina vào cuối tháng 11/2018. Không rõ liệu họ có thể đi tới một thỏa thuận hay không. Trong bất kỳ trường hợp nào, bất kỳ thỏa thuận nào – nếu có – thì đó cũng là về thuế quan, nhưng phương diện quan trọng hơn của cuộc chiến thương mại là những điều luật mới của Mỹ nhằm hạn chế chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc: Đạo luật về hiện đại hóa đánh giá rủi ro đầu tư nước ngoài (FIRRMA) và Đạo luật phê chuẩn ngân sách quốc phòng đã được thông qua với sự ủng hộ mạnh mẽ của cả hai đảng vào tháng 8/2018. FIRRMA – và các điều luật khác đang được thảo luận – xác định khuôn khổ luật pháp mới cho quan hệ của Mỹ với Trung Quốc. Không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Chính quyền Trump có khuynh hướng thay đổi cách tiếp cận; và các chính quyền kế nhiệm cũng sẽ không dễ dàng thay đổi các điều luật mới này.
Đây không chỉ là vấn đề về cá nhân Trump. Tính cách của ông làm gia tăng sự không chắc chắn trong quan hệ Mỹ-Trung. Ông không phải là một sự lầm lẫn sẽ qua đi khi có chính quyền mới. Cách tiếp cận của ông đối với Trung Quốc là một sự điều chỉnh cái được coi là điểm yếu của những người tiền nhiệm của ông. Xét cho cùng, Tổng thống George W. Bush là người đầu tiên gán cho Trung Quốc cái mác “đối thủ chiến lược” trước khi sự kiện ngày 11/9/2001 chuyển hướng sự chú ý của Mỹ sang Trung Đông. Sự “xoay trục” hay “tái cân bằng” của Tổng thống Obama cũng là biểu hiện của cùng một thái độ đó. Nhưng Chính quyền Obama hầu như không muốn cạnh tranh mạnh mẽ, sự xoay trục giống một khẩu hiệu hơn là một chính sách: nó được thực thi một cách do dự và Trung Đông vẫn gây xao lãng, đặc biệt là đối với Ngoại trưởng Kerry. Quan hệ Mỹ-Trung nhìn chung vẫn nhấn mạnh sự can dự.
Cả hai đảng cũng như các nhóm lợi ích khác nhau giờ đây có chung nhận thức rằng Mỹ đã quá dễ dãi đối với Trung Quốc: cộng đồng an ninh, những người ủng hộ nhân quyền và tự do tôn giáo, và quan trọng nhất là giới kinh doanh Mỹ. Những người nòng cốt ủng hộ Trump tin rằng Trung Quốc đã đánh cắp công ăn việc làm của họ. Điều này không đúng. Việc làm mất đi là do những nguyên nhân sâu xa hơn. Nhưng niềm tin này là một thực tế chính trị mà không đảng nào có thể phớt lờ. Người kế nhiệm Trump có thể ít gai góc hơn và dễ dự đoán hơn ông. Tuy nhiên, khả năng là bất kỳ ai kế nhiệm Trump cũng sẽ phải áp dụng cách tiếp cận cứng rắn đối với Trung Quốc. Thái độ hoài nghi đối với “thương mại tự do” với Trung Quốc bao trùm ở cả hai đảng.
Nước Mỹ của Trump thường được mô tả là đang rút lui. Cách mô tả này đang bóp méo một thực tế phức tạp hơn. Cả Chiến lược an ninh quốc gia 2017 lẫn Chiến lược quốc phòng 2018 đều không phải là những văn kiện theo chủ nghĩa biệt lập. Những văn kiện này và bài phát biểu của Phó Tổng thống Pence cho thấy rõ Chính quyền Trump tin rằng đây là thời kỳ cạnh tranh nước lớn và họ quyết tâm cạnh tranh chứ không rút lui. Chúng thể hiện một khái niệm hẹp và ít hào phóng hơn về sự lãnh đạo, ưu tiên chủ nghĩa song phương hơn chủ nghĩa đa phương, và trở lại với cách tiếp cận cũ là hòa bình thông qua sức mạnh. Người ta có thể có những sự nghi ngại nghiêm túc về khái niệm lãnh đạo và cách tiếp cận này. Nhưng chính xác thì không thể mô tả chúng là một “sự rút lui” được.
Người ta cũng có thể tranh luận về việc liệu cách tiếp cận mới có xứng đáng với cái giá phải trả hay không, và dự luật cuối cùng vẫn chưa được đệ trình. Nhưng một đánh giá thẳng thắn chắc hẳn sẽ kết luận rằng ít nhất là cho đến nay, Trump đã có được nhiều điều mà ông từng nói rằng ông mong muốn, cả trên trường quốc tế lẫn trong nước. Việc đảng Dân chủ tiếp quản Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2018 sẽ không tạo ra sự khác biệt đáng kể. Quả thật, Hạ viện do đảng Dân chủ lãnh đạo có thể nhấn mạnh hơn vào các vấn đề nhân quyền trong quan hệ Mỹ-Trung. Sẽ là không khôn ngoan nếu mong đợi những thay đổi thực chất và to lớn.
Trung Quốc đã hiểu sai về những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Họ dường như đã bắt đầu tin vào chính những gì họ đã tuyên truyền, rằng nước Mỹ đang sa sút và không thể gượng dậy. Bắc Kinh đã khái quát hóa quá mức trải nghiệm của họ về thái độ miễn cưỡng của Chính quyền Obama đối với việc nhấn mạnh những khía cạnh mang tính cạnh tranh trong quan hệ Mỹ-Trung. Họ đã hoàn toàn bỏ qua thái độ ngày một chua chát của giới kinh doanh Mỹ – vốn là một yếu tố tạo sự ổn định trong lịch sử quan hệ Mỹ-Trung – đối với Trung Quốc kể từ chính quyền thứ 43 thời Bush, chủ yếu là về tình trạng trộm cắp tài sản trí tuệ và ép buộc chuyển giao công nghệ.
Đến cuối thời Hồ Cẩm Đào và theo cách kiên quyết hơn nhiều dưới thời Tập Cận Bình, chính sách đối ngoại của Trung Quốc bắt đầu có giọng điệu đắc thắng và áp dụng cách tiếp cận tham vọng và quyết đoán hơn nhiều. Đỉnh điểm của cách tiếp cận mới này nằm ở sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) và bài phát biểu của Tập Cận Bình tại Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào tháng 10/2017 mà rõ ràng đã từ bỏ cách tiếp cận “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình.
Tham vọng toàn cầu và thái độ quyết đoán tất nhiên đã được thể hiện rõ ràng trong bài phát biểu này. Nhưng trên thực tế, trọng tâm của bài phát biểu tại Đại hội 19 ĐCSTQ lại là tình hình trong nước. Điểm quan trọng nhất là việc Tập Cận Bình định nghĩa lại “mâu thuẫn chính” mới mà Trung Quốc đang phải đối mặt – mâu thuẫn giữa “sự phát triển không cân bằng, không tương xứng và nhu cầu ngày càng gia tăng của người dân về một cuộc sống tốt đẹp hơn” và do đó, về đòi hỏi cấp thiết của việc đem lại sức sống mới cho ĐCSTQ để đáp ứng những nhu cầu đó. Điều này đặt ra một nghị trình vô cùng phức tạp ở trong nước về kinh tế, xã hội và chính trị mà Tập Cận Bình đã làm rõ rằng sự cai trị của ĐCSTQ phụ thuộc vào đó.
Nghị trình này bao gồm việc đưa ngành công nghiệp lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị, giảm tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, thúc đẩy sự đổi mới, bảo vệ môi trường, đem lại sức sống mới cho khu vực nông thôn, xử lý nợ, thúc đẩy tăng trưởng cân bằng trong khu vực, giải quyết vấn đề dân số già hóa, chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội, huy động nội lực xã hội, giáo dục, nhà ở, an ninh lương thực, xoa dịu căng thẳng xã hội. Mỗi vấn đề tự thân nó đã là một thách thức lớn.
Hơn nữa, Đại hội 19 ĐCSTQ chỉ đề cập một cách gián tiếp tới một vấn đề quan trọng còn sót lại từ Đại hội 18 ĐCSTQ vào năm 2012. Đại hội 18 ĐCSTQ đã thừa nhận rằng tăng trưởng giảm tốc là trạng thái “bình thường mới”, và mô hình vốn đã tạo nên sự tăng trưởng ngoạn mục của Trung Quốc trong những năm 1990 là không bền vững trong dài hạn. Phiên họp toàn thể năm 2013 diễn ra sau Đại hội 18 ĐCSTQ đã đề ra một nghị trình cải cách, trong đó vạch ra vai trò lớn hơn của thị trường trong các lĩnh vực then chốt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, việc thực hiện cũng chỉ có thể được cho là ở mức khiêm tốn.
Nâng cao vai trò của thị trường tức là nới lỏng sự kiểm soát. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế mà không gây rủi ro đối với quyền kiểm soát của ĐCSTQ? Tuy nhiên, nếu không nâng cao hiệu quả và bảo đảm tăng trưởng bền vững, thì sự cầm quyền của ĐCSTQ, vốn có được tính hợp pháp chủ yếu nhờ thành tựu kinh tế, cũng có thể bị đẩy vào nguy hiểm. Đâu là thế cân bằng phù hợp giữa thị trường và đảng? Không có câu trả lời rõ ràng. Tuy vậy, đối với Trung Quốc, đây là một câu hỏi căn bản – thậm chí có lẽ còn liên quan đến sự tồn tại . Duy trì ĐCSTQ là lợi ích sống còn nhất trong tất cả các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
Việc giải quyết nghị trình trong nước mà Đại hội 19 ĐCSTQ đã đề ra sẽ cần tới nhiều thời gian và đòi hỏi phải có nguồn lực lớn. Các nguồn lực của Trung Quốc dù dồi dào nhưng không vô tận. Việc liên tục bổ sung các nguồn lực trên quy mô cần thiết để giải quyết những vấn đề này đòi hỏi phải có sự tăng trưởng bền vững. Tăng trưởng bền vững đòi hỏi phải có một mô hình mới. Mô hình mới đòi hỏi phải có một thế cân bằng mới giữa sự kiểm soát và tính hiệu quả.
Vẫn còn phải chờ xem Tập Cận Bình sẽ xử lý ra sao với câu hỏi trọng tâm này. Ông sẽ phải xử lý những sự cân nhắc mâu thuẫn lẫn nhau. Ông đã tìm cách trấn an các doanh nghiệp tư nhân đang chịu sức ép từ các biện pháp kiểm soát mới về tài chính và điều tiết. Nhưng ông cũng đã làm rõ rằng các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước sẽ tiếp tục giữ vị thế đặc quyền trong nền kinh tế. Không ai có thể đoán được sự cân bằng này cuối cùng sẽ được ấn định như thế nào. Cho đến nay, Tập Cận Bình rõ ràng đã chọn cách nhấn mạnh vào sự kiểm soát của đảng. Luận điệu mang màu sắc xã hội chủ nghĩa đã len lỏi trở lại vào những ngôn từ chính thức. Việc Tập Cận Bình nhấn mạnh sự kiểm soát mạnh mẽ hơn của đảng có thể đã làm trầm trọng thêm thách thức cốt lõi là tìm kiếm một mô hình mới dựa trên thế cân bằng mới giữa sự kiểm soát và tính hiệu quả.
BRI là một nỗ lực giải quyết thách thức then chốt trong nước này, cũng như là một biểu hiện của tham vọng toàn cầu. BRI xử lý thách thức này bằng cách đưa ra bên ngoài và xuất khẩu mô hình tăng trưởng của Trung Quốc – dựa trên sự phụ thuộc cao độ vào hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng do các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước dẫn dắt – mà Đại hội 18 ĐCSTQ từ năm 2012 đã thừa nhận là không bền vững ở Trung Quốc. BRI “câu giờ” để tìm ra một sự cân bằng mới giữa thị trường và đảng, nhưng tự thân nó không đặt ra một mô hình mới.
BRI và sự trỗi dậy của Trung Quốc dựa trên nền tảng toàn cầu hóa hậu Chiến tranh Lạnh do Mỹ dẫn dắt. BRI có thể thành công hay không nếu giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra xích mích dữ dội kéo dài về thương mại, hay nếu thế giới chuyển sang chủ nghĩa bảo hộ? Trung Quốc là nước hưởng lợi chính từ toàn cầu hóa hậu Chiến tranh Lạnh; họ rất có thể sẽ là kẻ thua cuộc chính nếu trật tự đó suy yếu vì nước Mỹ dưới thời Chính quyền Trump không còn tiếp nhận định nghĩa cởi mở và hào phóng về sự lãnh đạo nữa.
Trung Quốc không thể thay thế vai trò lãnh đạo của Mỹ. Ý tưởng về tính phổ quát của mô hình chính trị dân chủ tự do của Mỹ vẫn luôn là một ảo tưởng. Nhưng sự cởi mở và hào phóng của Mỹ cho phép các biến thể kinh tế của mô hình Mỹ phát triển trên toàn thế giới và gắn chặt với Mỹ. Chính Trung Quốc thời kỳ hậu Mao Trạch Đông là một ví dụ. Mỹ không còn sẵn sàng tỏ ra cởi mở hay hào phóng như vậy nữa. Nhưng trật tự quốc tế cởi mở không thể được dẫn dắt trên cơ sở một mô hình phần lớn vẫn đóng cửa và chủ yếu mang màu sắc trọng thương của Trung Quốc. Điều mà Bắc Kinh vẫn chưa quyết định chính là Trung Quốc cần mở cửa hơn như thế nào và bao nhiêu.
Ta không nên hiểu bất kỳ điều nào trong số này là ngụ ý rằng Trung Quốc sẽ thất bại. ĐCSTQ là một tổ chức có khả năng thích ứng, là sự lặp lại mới nhất của sự thử nghiệm chính trị và kinh tế đã có từ cuối triều đại nhà Thanh vào thế kỷ 19. Nhưng cách tiếp cận của Trump đối với thương mại chắc chắn đã làm phức tạp hóa các vấn đề đối với ĐCSTQ và khiến cho việc giải quyết nghị trình trong nước được đề ra trước đó trở nên khó khăn hơn. Phản ứng trước những vấn đề này có khả năng sẽ là những sự ứng biến không tối ưu được thực hiện trong bối cảnh “bình thường mới”, tức là tăng trưởng chậm hơn dù vẫn ở mức đáng kể.
Thái độ phản đối BRI đang trở nên rõ ràng trên phạm vi quốc tế, trong đó có Đông Nam Á. Sẽ chẳng có ai xa lánh việc cộng tác với Trung Quốc. Làm vậy sẽ là ngu ngốc. Nhưng BRI sẽ được thực hiện một cách chắp vá và nảy sinh nhiều vấn đề. Một số dự án sẽ hoạt động tốt hơn các dự án khác, một số sẽ đình trệ và một số sẽ thất bại. Mới đây, những dấu hiệu nhỏ nhưng đáng kể của thái độ phản đối tầm nhìn đầy tham vọng về Trung Quốc của Tập Cận Bình đã xuất hiện chính bên trong Trung Quốc, vốn đang bị dồn ép bởi cú sốc của cuộc chiến thương mại đã đẩy Bắc Kinh vào thế khó.
Vị thế của Tập Cận Bình không bị đe dọa. Tuy vậy, hiện giờ giọng điệu đắc thắng đã giảm bớt, tham vọng đã được hạ thấp, và đã có nỗ lực nhằm cải thiện bầu không khí trong quan hệ với Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và ASEAN. Trung Quốc đã trả đũa thuế quan của Mỹ, nhưng phản ứng của họ không quá gay gắt. Nhưng các vấn đề căn bản vẫn chưa được giải quyết và Tập Cận Bình không thể tỏ ra yếu đuối. Đây chỉ là những điều chỉnh về chiến thuật, chứ không phải những lập trường mới mang tính xác định của Trung Quốc.
Về phía Mỹ, niềm tin rằng cuộc chiến thương mại đang gây tổn hại cho Trung Quốc – vốn không sai lầm trong trung và ngắn hạn – không đem lại cho Chính quyền Trump sự khích lệ nào để giảm bớt sức ép. Việc đàm phán lại thành công hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc, thay thế Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) bằng Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada với điều khoản mà trên thực tế đem lại cho Mỹ quyền phủ quyết việc các đối tác của nước này ký kết thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, và việc Nhật Bản bằng lòng với các cuộc đàm phán thương mại song phương củng cố niềm tin rằng Trung Quốc đang phải chịu sức ép và có nguy cơ bị cô lập.
Trong lịch sử, thời kỳ của sự thống trị không bị tranh cãi của Mỹ là một giai đoạn khác thường và ngắn ngủi: từ khoảng năm 1989 đến khoảng năm 2008-2009. Trong phần lớn thế kỷ 20, hệ thống quốc tế bị chia rẽ bởi những tầm nhìn cạnh tranh của phương Tây và của phe chủ nghĩa cộng sản về trật tự toàn cầu với việc Trung Quốc là một thành viên trên thực tế của phe ủng hộ phương Tây từ năm 1972 cho tới khi Liên Xô sụp đổ, để cho Bắc Kinh tự do theo đuổi các lợi ích của chính họ một cách quyết đoán.
Chúng ta giờ đây đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp sang một tình huống bình thường hơn về mặt lịch sử mà ở đó trật tự toàn cầu và khu vực bị chia rẽ và cạnh tranh nước lớn diễn ra. Nhưng sự cạnh tranh cao độ vẫn là một điều gì đó chưa đến mức “chiến tranh lạnh mới”. Phép ẩn dụ đó khiến cho người ta nhầm lẫn. Trung Quốc hội nhập với nền kinh tế thế giới và phụ thuộc qua lại với Mỹ ở mức lớn hơn nhiều so với Liên Xô trước đây. Sự phức tạp của tình hình mới nằm ở đây. Sẽ không dễ dàng tách rời Trung Quốc, dù một số nhân vật trong Chính quyền Trump có thể rất muốn làm như vậy, trừ phi nước này tự tách ra bằng cách theo đuổi chế độ tự cung tự cấp. Điều đó rất không có khả năng diễn ra vì làm như vậy tức là tự chuốc lấy thất bại.
Chính quyền Trump đã gán cho Trung Quốc cái nhãn của một “cường quốc theo chủ nghĩa xét lại”. Các yếu tố của chính sách phục thù được đưa vào câu chuyện về “sự phục hưng vĩ đại” mà với nó, ĐCSTQ hợp pháp hóa sự cầm quyền của mình. Trung Quốc không hài lòng với mọi khía cạnh của trật tự hậu Chiến tranh Lạnh dựa trên sự toàn cầu hóa do Mỹ dẫn dắt. Trung Quốc muốn vị thế mới của mình được công nhận. Nhưng Trung Quốc lại có thái độ nước đôi đối với trật tự hiện tại và không tỏ rõ sự bất mãn. Sẽ là quá lời nếu gọi một Trung Quốc đã hưởng lợi lớn từ toàn cầu hóa là “theo chủ nghĩa xét lại”. Vì lẽ nào Trung Quốc lại muốn đạp đổ tất cả? Việc Tập Cận Bình bảo vệ toàn cầu hóa có thể được hiểu là
một biểu hiện gián tiếp của mối quan ngại về việc tương lai của trật tự đó có ý nghĩa gì đối với Trung Quốc.
Câu hỏi quan trọng là Trung Quốc sẽ phản ứng trước những sức ép mới như thế nào. Không phản ứng không phải là một lựa chọn đối với Bắc Kinh.
Giờ đây, có thể dễ dàng nhận thấy rõ rằng đó không chỉ là vấn đề Trung Quốc mua thêm đậu nành hay máy bay Boeing của Mỹ để giảm thâm hụt thương mại, như những gì mà ban đầu Bắc Kinh có thể đã nghĩ.
Điều mà Chính quyền Trump muốn giành được từ Trung Quốc không hoàn toàn rõ ràng nhưng hầu như chắc chắn sẽ đòi hỏi phải có những thay đổi về cấu trúc đối với nền kinh tế Trung Quốc mà ĐCSTQ vốn đã miễn cưỡng đưa ra. Hơn nữa, nguyên nhân sâu xa khiến cho các doanh nghiệp nước ngoài phải đối mặt với một sân chơi còn lâu mới bình đẳng ở Trung Quốc. Điều này đem lại vị thế đặc quyền cho các doanh nghiệp Trung Quốc, dù quốc hữu hay tư nhân, liên kết với ĐCSTQ. Trung Quốc sẽ không thay đổi cấu trúc nhà nước của mình. Bất kỳ sự nhượng bộ nào nhằm giảm bớt căng thẳng trong thương mại tất yếu đều sẽ không triệt để, và Bắc Kinh đã tỏ rõ rằng họ sẽ không đáp ứng các yêu cầu của Mỹ khi phải chịu sức ép.
Trung Quốc có thể tìm cách trở nên độc lập hơn trong các lĩnh vực then chốt của ngành công nghệ và có thể sẽ làm được điều này nếu có đủ thời gian. Tuy nhiên, sức ép đang hiện hữu ngay lúc này. Vì Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ ít hơn nhiều so với xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, nên phạm vi để áp thuế trả đũa bị hạn chế và có thể đã cạn kiệt. Bài phát biểu của Phó Tổng thống Pence cho thấy rõ Mỹ sẽ hành động chống lại Trung Quốc trên một mặt trận rộng lớn chứ không chỉ về thương mại. Trung Quốc có lẽ sẽ đáp trả theo cách tương tự. Nhưng không ai có thể dự đoán chính xác là bằng cách nào. Tất cả những gì chúng ta có thể khẳng định là vì bất kỳ sự nhượng bộ nào mà Trung Quốc sẵn sàng và có thể đưa ra cũng không có khả năng làm giảm sức ép, nên sớm muộn chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ và các nước bạn bè, đồng minh của nước này, trong đó có các nước ở ASEAN, sẽ một lần nữa chuyển sang cứng rắn. Như đã lưu ý trước đó, Tập Cận Bình không thể tỏ ra yếu đuối.
Cho đến nay, Bắc Kinh đã phát đi những tín hiệu lẫn lộn. Chuyến thăm của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mattis đã bị hủy bỏ, nhưng chuyến thăm của Ngoại trưởng Pompeo thì không. Trong Sách Trắng về thương mại với Mỹ được đưa ra gần đây, Trung Quốc đã tìm cách mô tả bản thân là nạn nhân và trước đó đã tìm cách tạo ra mối quan tâm chung với châu Âu để chống lại Chính quyền Trump. Nước này không có khả năng thành công. Châu Âu không hài lòng với các phương pháp của Trump nhưng họ có nhiều mối quan ngại tương tự về Trung Quốc. Và châu Âu không thể đối phó với một nước Nga đang trỗi dậy mà không có Mỹ.
Trong gần một thập kỷ, cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung ở Biển Đông đã và đang đại diện theo cách nào đó cho cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung nói chung. Về mặt chiến lược, tình hình ở Biển Đông đang bế tắc. Trung Quốc sẽ không từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình đối với hầu hết Biển Đông. Các đảo được cải tạo và việc triển khai các phương tiện quân sự ở đó là một sự đã rồi. Nhưng Trung Quốc cũng không thể ngăn chặn Mỹ và các đồng minh của nước này hoạt động trong, qua và trên Biển Đông mà không có nguy cơ kích động một cuộc chiến tranh không mong muốn vì nước này không thể chiến thắng. Chính quyền Trump đã nới rộng phạm vi hoạt động của Hạm đội 7 để tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông. Nhật Bản và các đồng minh khác của Mỹ cũng đang bắt đầu phản đối những yêu sách của Trung Quốc. Mỹ đã phát đi tín hiệu về ý định của nước này tiến hành các hoạt động phô trương sức mạnh thậm chí với quy mô lớn hơn ở Biển Đông. Điều này làm gia tăng nguy cơ xảy ra những tai nạn mà Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiện đang được ASEAN và Trung Quốc thảo luận sẽ hầu như không làm được gì để giảm bớt và bất luận thế nào thì cũng còn lâu mới hoàn thành. ASEAN không nên tự dối mình rằng COC sẽ tạo ra bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào.
Mỹ và Trung Quốc sẽ không nhanh chóng hay dễ dàng đạt được một tạm ước mới; cả hai bên đều không có khả năng đạt được mọi thứ họ muốn ở nhau. Điều này ngụ ý rằng ASEAN sẽ phải tìm cách vượt qua một giai đoạn dài mà khi đó sự lộn xộn và sự không chắc chắn đều ở mức cao hơn bình thường. Tuy vậy, chiến tranh có chủ đích không có khả năng nổ ra. Chỉ khi Mỹ ủng hộ Đài Loan giành độc lập thì Trung Quốc mới buộc phải chiến đấu. Điều này không có khả năng diễn ra. Nếu có tai nạn xảy ra trên Biển Đông hay nơi nào khác, thì cả hai bên có thể sẽ tìm cách kiềm chế nó. ASEAN phải có khả năng đối phó với những tình huống chưa tới mức nổ ra chiến tranh Mỹ-Trung. Trước đây, ASEAN đã từng xử lý những tình huống phức tạp và nguy hiểm hơn nhiều. Nhưng điều này sẽ đòi hỏi sự nhanh nhẹn, tính đoàn kết và quyết tâm cao hơn những gì ASEAN đã thể hiện trong những năm gần đây.
Một số nhà phân tích suy đoán rằng ASEAN có thể có những cơ hội ngắn hạn và trung hạn nếu các công ty nước ngoài dịch chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á. Suy đoán này khả thi nhưng thiển cận. Việc dịch chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc nói thì dễ hơn làm, và dù có chiến tranh thương mại hay không thì cũng sẽ chẳng có ai từ bỏ thị trường Trung Quốc, dù các khoản đầu tư mới và được nâng cấp có thể sẽ bị trì hoãn. Một cuộc chiến thương mại kéo dài có khả năng làm thay đổi căn bản các chuỗi cung ứng. Những mối quan ngại về an ninh chuỗi cung ứng có thể đẩy nhanh tiến trình này. Những sự thay đổi trong các chuỗi cung ứng có thể chặn đứng hoặc làm phức tạp nghiêm trọng nỗ lực của các nước thành viên ASEAN trong việc di chuyển lên phía trên chuỗi giá trị. Trong mọi trường hợp, các nước thành viên ASEAN phải chống lại sự cám dỗ của việc hành động như một cửa sau để các công ty Trung Quốc tiến vào Mỹ.
Để ngăn chặn những sự không chắc chắn trong dài hạn và tận dụng mọi cơ hội có thể có, ASEAN cần phải hành động một cách táo bạo trong giai đoạn 2 của tiến trình hội nhập kinh tế, vốn nhắm tới việc tạo ra một thị trường chung và nền tảng sản xuất chung ở Đông Nam Á. Ở đây, những nhân tố thành công then chốt là nền chính trị trong nước của các nước thành viên ASEAN; tức là cái nằm trong tay chúng ta chứ không phải trong các chính sách của Trung Quốc hay Mỹ. ASEAN cần nhận ra rằng rủi ro lớn nhất mà họ phải đối mặt là thái độ miễn cưỡng chấp nhận rủi ro mà hoạt động ra quyết định của ASEAN đã bị tiêm nhiễm trong những năm gần đây.
http://biendong.net/bi-n-nong/26904-asean-o-dau-trong-cuoc-doi-dau-trung-my.html
Bắc Hàn có thể thử hạt nhân trở lại
Thứ trưởng Ngoại giao Choe Sun-hui của Bắc Hàn nói Mỹ đã ném đi ‘một cơ hội vàng’ tại Thượng đỉnh lần hai ở Hà Nội.
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un có thể phá vỡ các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ và tiếp tục thử nghiệm tên lửa và hạt nhân, bà Choe Sun-hui nói.
Bắc Hàn đã đề nghị dỡ bỏ tổ hợp hạt nhân chính tại Yongbyon.
Nhưng các cuộc đàm phán thất bại sau khi ông Trump từ chối dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trừ khi Bắc Hàn phá hủy tất cả các địa điểm hạt nhân của nước này.
Bắc Hàn đã nói gì?
Ông Kim chuẩn bị đưa ra thông báo chính thức về lập trường của mình liên quan đến các cuộc đàm phán trong tương lai với Mỹ, bà Choe nói tại Bình Nhưỡng.
“Chúng tôi không có ý định nhượng bộ các yêu cầu của Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào, chúng tôi cũng không sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán kiểu này,” bà nói với các phóng viên ở Bắc Hàn, theo Thông tấn xã Tass của Nga.
Bắc Hàn sắp phóng hỏa tiễn để thử phản ứng của Mỹ?
Bắc Hàn xây lại bãi thử tên lửa: Ông Kim gửi thông điệp gì?
.Thứ trưởng Choe: ‘Hoa Kỳ vứt bỏ cơ hội vàng’
Ai tấn công Đại sứ quán Bắc Hàn ở Tây Ban Nha?
Bà cáo buộc Hoa Kỳ có lập trường “giống như xã hội đen”, theo Associated Press, nhưng nói thêm rằng “quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo vẫn tốt”.
Bà Choe nói rằng yêu cầu của Bắc Hàn trong Thượng đỉnh lần hai tại Việt Nam là Mỹ gỡ bỏ 5 lệnh trừng phạt kinh tế, chứ không phải tất cả, như ông Trump nói sau khi cuộc đàm phán thất bại.
“Điều rõ ràng là Mỹ đã vứt bỏ một cơ hội vàng lần này,” bà nói. “Tôi không rõ tại sao Hoa Kỳ lại diễn giải khác đi như vậy. Chúng tôi không bao giờ yêu cầu gỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt.”
Lập trường của Mỹ
Ông Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rõ ràng sau cuộc hội đàm hồi tháng Hai rằng các quan chức Bắc Hàn đã yêu cầu gỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt.
“Họ muốn các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hoàn toàn và chúng tôi không thể làm điều đó”, ông Trump nói với các phóng viên. “Đôi khi bạn phải từ chối và lần này là vậy,” ông nói.
Tại Washington tuần này, đại diện đặc biệt của Mỹ tại Bắc Hàn, ông Stephen Biegun, nói rằng các chinh sách ngoại giao vẫn “đang được thúc đẩy”, mặc dù ông không nói có phải hai bên đã có bất kỳ cuộc đàm phán nào kể từ Thượng đỉnh lần hai, hoặc đã phác thảo bất kỳ kế hoạch nào cho các cuộc đàm phán tiếp theo.
Hai nhà lãnh đạo gặp nhau lần đầu tại Singapore năm ngoái, trong một hội nghị thượng đỉnh chưa có tiền lệ giữa một tổng thống Mỹ đương nhiệm và một lãnh đạo Bắc Hàn. Cuộc gặp lần hai của ông Trump và ông Kim được tổ chức vào tháng Hai tại Hà Nội.
Trong một cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh Hà Nội, ông Trump nói rằng không có kế hoạch nào cho hội nghị thượng đỉnh thứ ba, nhưng ông bày tỏ sự lạc quan về một “kết quả tốt” trong tương lai.
Cánh cửa ngoại giao vẫn mở
Laure Bicker, phóng viên BBC Seoul
Vậy thì, điều này có nghĩa sẽ lại có “lửa và giận dữ”? Không hẳn. Có thể chiến thuật của Bắc Hàn là để mong có phản ứng từ Mỹ. Bình Nhưỡng nhận thức được rằng Donald Trump đã khoe khoang về khả năng khiến ông Kim ngừng phóng tên lửa và ngừng thử hạt nhân.
“Miễn là không thử vũ khí hạt nhân,” ông Trump nói, “Tôi không vội vàng.”
Sau khi hai nhà lãnh đạo không đưa ra được một thỏa thuận chung nào tại Thượng đỉnh ở Hà Nội và các biện pháp trừng phạt kinh tế vẫn còn đó, Bắc Hàn có thể đang cố gắng để đưa ông Trump trở lại bàn đàm phán với một thỏa thuận tốt hơn.
Điều đáng chú ý là bà Choe Sun-hui vẫn ca ngợi mối quan hệ cá nhân giữa Kim Jong-un và Donald Trump. Vì vậy, cánh cửa ngoại giao vẫn mở. Thay vào đó, bà đổ lỗi cho Mike Pompeo và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton vì đã làm cho lập trường của Mỹ trở nên cứng rắn hơn.
Bắc Hàn cũng có những cá nhân theo đường lối cứng rắn, những người có thể cho rằng chuyến tàu kéo dài 120 giờ của Kim Jong-un tới Hà Nội và quay về Bắc Hàn là một thất bại. Thông báo này cho họ, cùng với chính quyền Trump, biết rằng, ông Kim rất kiên định.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47603272
Bẫy nợ của TQ có đáng sợ?
Liên quan đến việc triển khai các dự án Vành đai, Con đường (BRI) giữa Trung Quốc và các nước khác trong 5 năm qua, nổi lên hai đặc điểm khiến Mỹ liên tục tấn công vào BRI là: BRI làm các quốc gia mắc nợ Trung Quốc, rơi vào bẫy nợ không trả được và Trung Quốc cung cấp phát triển chất lượng thấp (low-quality).
Dự án Vành đai và con đường
Liên quan đến “bẫy nợ (debt trap)” có một số câu hỏi quan trọng cần làm rõ:
1. Thế nào là bẫy nợ?
2. Vì sao vay vốn Trung Quốc lại rơi vào bẫy nợ (nếu có)
3. Bẫy nợ thì hậu quả thế nào?
4. Các quốc gia làm thế nào để tránh bẫy nợ?
VỀ CÂU HỎI ĐẦU TIÊN: thế nào là một “bẫy nợ”?
Tôi cho rằng một bẫy nợ được hình thành khi có (đủ) 4 yếu tố sau: (i) các khoản vay lớn, (ii) lãi suất cao, (iii) vay trong thời gian ngắn (10 – 15 năm), ít ân hạn để phục vụ xây dựng hệ thống CSHT có mức quay vòng vốn lớn dẫn đến việc quốc gia mất khả năng trả nợ và phải (iv) dùng các nguồn lực khác (tài nguyên, chủ động về chính sách, ủng hộ về chính trị v.v.) để trả nợ.
VỀ CÂU HỎI 2: vì sao vay vốn Trung Quốc lại rơi vào bẫy nợ?
Nghiên cứu của tôi phát hiện rằng, có 6 nguyên nhân.
(i) Trung Quốc thường cho các nước có xếp hạng tín nhiệm rất thấp vay vốn. Các quốc gia nằm trong chiến lược BRI được xếp hạng tín nhiệm của Fitch chỉ dao động từ B đến BBB. Trung Quốc thường bị coi là quá mạo hiểm trong hoạt động đầu tư. Trong giai đoạn 2013 – 2015, có 6/10 quốc gia được Trung Quốc cấp tín dụng phát triển nằm trong danh sách bị OECD đánh giá có mức “rất rủi ro” về đầu tư phát triển, trong khi con số này của WB chỉ là 2 quốc gia. Nợ công của 27 nước BRI trong đánh giá xếp hạng của Moody (2017) là “junk” (mức thấp nhất trong nấc thang xếp hạng), trong khi 14 nước khác không được xếp hạng . Có 6/36 quốc gia từng nhận các khoản hỗ trợ của IMF và WB để xử lý vấn đề nợ xấu thông qua sáng kiến HIPC là các nước BRI gồm Afghanistan, Bolivia, Ethiopia, Guyana, Madagascar, và Senegal
(ii) Nhiều nước BRI sau khi vay vốn cũng không đủ khả năng đưa ra các đánh giá tác động của dự án, và trong một nền chính trị tràn ngập tham nhũng với chất lượng quản trị yếu kém, lãnh đạo các địa phương có thể tìm đến BRI để trục lợi cho địa phương và cá nhân.
(iii) Trung Quốc thiếu kinh nghiệm cho vay và thường cho vay với các tiêu chuẩn khác biệt với thông lệ/tiêu chuẩn quốc tế. Hầu hết các khoản cho vay của định chế tài chính nhà nước Trung Quốc ở nước ngoài là dựa trên các điều khoản thương mại và không ưu đãi, chỉ có 20% các khoản cho vay phát triển của Trung Quốc phù hợp với tiêu chí của Uỷ ban Viện trợ Phát triển OECD (DAC) đối với viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong giai đoạn 2000 – 2014 . Trong khi đó con số này của Mỹ là 93% và của các nước OECD là 80,6%, của WB là 35,6% .
(iv) Các định chế tài chính đa phương và các bên cung cấp tài chính phát triển song phương chủ chốt đều công khai điều khoản tài chính đối với các khoản vay dành cho chính phủ, trong khi đó các ngân hàng chính sách của Trung Quốc không cung cấp báo cáo về các khoản cho vay theo quốc gia, càng không tiết lộ thông tin về điều khoản vay vốn, khiến cho việc ước lượng nợ quốc gia từ các khoản vay Trung Quốc trở nên vô cùng khó khăn và tạo điều kiện cho tham nhũng.
(v) Trung Quốc không chính thức tham gia vào bất kỳ cơ chế đa phương nào để xử lý vấn đề nợ công hoặc điều phối cùng các chủ nợ chủ chốt khác. Trung Quốc đóng vai trò quan sát nhưng không phải thành viên của Câu lạc bộ Paris.
(vi) Chi phí vay vốn của Trung Quốc quá đắt. Tại Thái Lan, Pakistan, Sri Lanka, Malaysia, Myanmar v.v. vốn vay Trung Quốc đều đắt hơn so với vay các MDB.
VỀ CÂU HỎI 3: bị bẫy nợ thì hậu quả là gì?
Mất chủ quyền qua con đường kinh tế thông qua “bẫy nợ” là lời cảnh tỉnh từ thực tiễn hợp tác BRI của nhiều nước đang phát triển với Trung Quốc. Cơ chế mất chủ quyền đến từ việc khi Trung Quốc cho vay vốn lớn để đầu tư vào một dự án CSHT quy mô lớn, nhưng năng lực trả nợ và sinh lợi của dự án ở mức thấp, không đủ trả nợ thì chính CSHT đó sẽ được bàn giao cho Trung Quốc quyền vận hành, kinh doanh trong một thời gian dài (ví dụ 99 năm) như một cách để hạch toán khoản nợ vay. Những cái bẫy đối với nước sở tại từ vốn Trung Quốc gồm có (i) lãi suất cao; (ii) công ty Trung Quốc giành tỷ lệ lớn trong doanh thu hàng năm của công trình khiến lợi ích thực tế của công ty bản địa ở mức rất thấp; (iii) đề nghị tiếp quản toàn bộ đối với công trình hiện thời. Điển hình là cảng Hambantota và Colombia (đều của Sri Lanka); cảng Kyaukpyu (của Myanmar), cảng Sihanoukville (của Campuchia).
Ngoài ra, khi các nước tìm cách từ chối tiếp tục vay hoặc điều chỉnh điều khoản Trung Quốc đã gây sức ép. Chẳng hạn Trung Quốc dừng cấp vốn cho 3 dự án của Pakistan vào tháng 11/2017 khi nước này đòi đàm phán lại điều khoản của CPEC.
CÂU HỎI THỨ 4: các quốc gia làm thế nào khi rơi vào bẫy nợ?
(i) Đối với Myanmar, dự án cảng biển nước sâu Kyaukpyu – không nằm trong danh mục CMEC – làm dấy lên lo ngại về chủ quyền, quyền kiểm soát và mắc nợ Trung Quốc. Dự án này gồm hai hợp phần: một cảng nước sâu (vốn ban đầu 7,3 tỷ USD) và một khu công nghiệp rộng 1000 mẫu Anh (trị giá 2,7 tỷ USD) . Chi phí xây cảng Kyaukpyu được mô tả là “đắt một cách nhân tạo” . Khoản nợ nước ngoài của Myanmar hiện nay chiếm 14,5% GDP (năm 2018) trong đó 41% là nợ Trung Quốc (tương ứng với 3,87 tỷ USD), mức lãi suất cho vay ưu đãi của Trung Quốc từ 0 – 4,5% trong khi lãi suất của ADB chỉ dao động từ 0,01 – 1,5% với khoản vay 872 triệu USD (cho giai đoạn 2017 – 2022) và chính phủ Nhật Bản cho Myanmar vay 2,13 tỷ USD (chiếm 23,3% tổng nợ nước ngoài của Myanmar) chỉ với lãi suất 0,01% trong thời hạn vay 40 năm . Chính với lo lắng tài chính này, năm 2018, chính phủ Myanmar đã yêu cầu Tập đoàn CITIC – một tập đoàn DNNN Trung Quốc – cắt giảm quy mô dự án cảng Kyaukpyu từ 7,3 tỷ USD xuống còn 1,3 tỷ USD (giảm hơn 80% chi phí) với thiết kế ban đầu 10 bến tàu giảm xuống còn 2 bến . Đồng thời, tại Kyaukpyu SEZ, Myanmar muốn giảm cổ phần của Trung Quốc từ 85% xuống còn 70% nhưng điều này vẫn chưa được đưa vào các thoả thuận của CMEC .
(ii) Pakistan là quốc gia “nửa đồng minh” quan trọng nhất của Trung Quốc. Năm 2017, chính phủ Pakistan đã tuyên bố đàm phán lại dự án đầu tư đập Diamer-Bhasha trị giá 14 tỷ USD thuộc CPEC .
(iii) Malaysia. Nổi tiếng nhất trong số những trường hợp xét lại đối với các dự án BRI là trường hợp Malaysia. Ngày 21/8/2018, ngày cuối cùng trong chuyến thăm chính thức kéo dài 5 ngày đến Trung Quốc, Malaysia đưa ra tuyên bố sẽ “dừng ở thời điểm hiện tại” các dự án nêu trên.
(iv) Thái Lan, thay vì xây dựng tuyến đường sắt Nong Khai – Bangkok dài 873km, tốn 10,8 tỷ USD, chính phủ chỉ phê duyệt tuyến Bangkok – Ratchasima dài 500km với chi phí 5,8 tỷ USD. Và trên thực tế chỉ xây dựng 3,5km rồi dừng.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26908-bay-no-cua-tq-co-dang-so.html
TQ tiếp tục bị “người nhà” khiêu khích cao độ
Trung Quốc chắc chắn sẽ không tránh khỏi cảm giác tức giận và lo ngại khi biết tin Đài Loan đang đề nghị được mua các máy bay chiến đấu hiện đại F-16V của Mỹ.
Trong bối cảnh Đài Loan đang tiếp tục nâng cấp phi đội F-16A/B già cỗi của vùng lãnh thổ (VLT) này, chính quyền của Đài Loan đã tìm cách mua các phiên bản mới F-16V từ Mỹ – một yêu cầu mà Washington trước đây từng từ chối.
Được biết, Bộ Quốc phòng VLT Đài Loan hôm 27/2 đã đã đưa ra lời đề nghị với Mỹ về việc mua các chiến đấu cơ mới, tối tân nhằm “thể hiện quyết tâm và năng lực của chúng tôi trong việc bảo vệ chính mình”, Bộ trưởng Quốc phòng VLT Đài Loan Shen Yi-ming cho các phóng viên biết.
Tại một sự kiện khác, Thiếu tướng Tang Hung-an – một quan chức hàng đầu trong Lực lượng Không quân Đài Loan, cho biết, “các máy bay F-15, F-18, F-16 và thậm chí là F-35 nằm trong số các lựa chọn của chúng tôi, miễn là các máy bay đó giúp tăng cường năng lực phòng không của chúng tôi”, tờ Focus Taiwan đưa tin.
Taipei từng đề nghị được mua những chiếc General Dynamics F-16 của Mỹ từ năm 2011 nhưng đã bị chính quyền của Tổng thống Barack Obama khi đó từ chối. Thay vào đó, chính quyền của ông Obama đề nghị giúp Đài Loan nâng cấp phi đội F-16A/B hiện có. Tờ New York Times đưa tin, nhiều người tin rằng động thái trên của ông Obama là một bước nhượng bộ trước Bắc Kinh. Thượng nghị sĩ bang Texas – ông John Cornyn miêu tả bước đi trên của Mỹ là “một sự đầu hàng trước Trung Quốc” và cũng là “cái tát vào mặt một đồng minh mạnh và lâu năm của Mỹ.”
Sau quyết định của ông Obama, tập đoàn vũ khí Lockheed Martin – nơi đang sở hữu những chiếc chiến đấu cơ General Dynamics, đã và đang thực hiện hợp đồng 5,3 tỉ USD để nâng cấp 144 chiếc chiến đấu cơ F-16A/B Fighting Falcon của VLT Đài Loan. Chương trình này được dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài cho đến năm 2023.
Tuy nhiên, hiện tại, Đài Loan đang muốn có được 66 chiến đấu cơ F-16 phiên bản mới thuộc mẫu V – viết tắt của từ “Viper.” Phiên bản F-16 mới có khả năng mang nhiều vũ khí hiện đại hơn và cũng được trang bị các hệ thống radar tối tân hơn, giúp nó ít bị phát hiện hay bị gây nhiễu hơn bởi kẻ thù.
Nếu Mỹ thông qua đề nghị của Đài Loan, Vùng lãnh thổ này sẽ phải mất từ khoảng 7,76 tỉ đến 13 tỉ USD. Mỹ được cho là sẽ đưa ra quyết định về việc có bán F-16V cho Đài Loan hay không vào trước tháng Sáu này.
Động thái trên của Đài Loan diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa vùng lãnh thổ này với đại lục Trung Quốc đang liên tiếp căng thẳng trong thời gian qua.
Trung Quốc và Vùng lãnh thổ Đài Loan đã bị chia cắt năm 1949, sau một cuộc nội chiến và kể từ đó đến nay Bắc Kinh luôn khẳng định mục tiêu kiên quyết thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc. Bắc Kinh công khai ý định sẵn sàng dùng vũ lực đối với VLT Đài Loan nếu khu vực này tìm cách đòi độc lập với Trung Quốc. Vì thế, Đài Loan vẫn luôn canh cánh cái gọi là “mối đe dọa từ Trung Quốc” đối với hòn đảo này.
Căng thẳng ở Eo biển Đài Loan từng trở nên dịu nhẹ dưới thời Nhà lãnh đạo Ma Ying-jeou khi ông này lên cầm quyền năm 2008 với cương lĩnh củng cố, phát triển các mối quan hệ thương mại và du lịch với Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, kể từ khi bà Tsai Ing-wen lên cầm quyền hồi năm 2016, tình hình Eo biển Đài Loan bắt đầu leo thang căng thẳng do Nhà lãnh đạo mới của Đài Loan áp dụng lập trường cứng rắn với Trung Quốc.
Bà Tsai công khai thực hiện nhiều bước đi nhằm đối phó với Trung Quốc như tăng chi tiêu quân sự, tăng cường mua sắm vũ khí và mở rộng hợp tác với các nước lớn, đặc biệt là đồng minh Mỹ. Bắc Kinh đương nhiên không thể chấp nhận một Đài Loan ngày càng thách thức khi hòn đảo này luôn luôn được Trung Quốc coi là một vùng lãnh thổ của họ.
Bắc Kinh luôn phản đối gay gắt và quyết liệt việc bất kỳ nước nào tăng cường quan hệ với Đài Loan và đặc biệt trong quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan, bởi Bắc Kinh tin rằng điều đó vi phạm chính sách Một Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26896-tq-tiep-tuc-bi-nguoi-nha-khieu-khich-cao-do.html
Thái Lan : Bầu cử Quốc Hội đầu tiên
sau 5 năm tập đoàn quân sự cầm quyền
Tại Thái Lan hôm nay 17/03/2019 diễn ra cuộc bầu cử Quốc Hội trước thời hạn, với sự tham gia của 2,6 triệu cử tri tại thủ đô Bangkok và ở nước ngoài. Cuộc bầu cử đầu tiên, sau năm năm cầm quyền của tập đoàn quân sự, mang tính quyết định cho tương lai đất nước.
Thông tín viên RFI Carol Isoux tường trình từ Bangkok :
« Đó là cuộc bầu cử của thập kỷ, được cho là cuộc đối đầu giữa phe dân chủ chống lại phe ủng hộ thế lực quân đội.
Bởi vì tập đoàn quân sự lên cầm quyền nhờ vụ đảo chính hồi tháng 5/2014, từ năm năm qua không ngừng hoãn lại cuộc bầu cử này nhằm tạo ra cơ hội tốt đẹp nhất cho một đảng mới được thành lập, chủ yếu gồm các cựu quân nhân.
Đặc biệt là việc phối trí lại các đơn vị bầu cử, và soạn thảo bản Hiến pháp mới, trong đó quy định 250 thành viên Thượng Viện từ nay sẽ không còn được bầu lên, mà do tập đoàn quân sự chỉ định.
Để duy trì quyền kiểm soát đất nước, giới quân nhân chỉ cần giành được 126 ghế trên tổng số 500 ghế tại Quốc Hội được đưa ra bầu lần này. Nhiệm vụ càng dễ dàng hơn với việc một trong những đảng đối lập chính vừa bị giải thể.
Các nhà quan sát chỉ trích cuộc bầu cử thiếu công bằng. Tuy nhiên nhờ dự báo người dân sẽ tham gia đông đảo, và sự hiện diện của 7 triệu cử tri trẻ tuổi sẽ đi bầu lần đầu tiên, một ngạc nhiên thú vị vẫn có thể xảy ra đối với phe đòi dân chủ. »
Lở đất ở Indonesia, 35 du khách mắc kẹt
Khoảng 35 khách du lịch nước ngoài và nội địa đã bị kẹt và hai người khác thiệt mạng sau khi xảy ra lở đất tại một thác nước trên đảo du lịch Lombok ở Indonesia hôm 17/3.
Theo Reuters, hai trận động đất vừa phải đã xảy ra ở Lombok, gây ra lở đất, đúng lúc khoảng 40 du khách Malaysia và nội địa đang thăm thác nước Tiu Kelep, ở phía bắc đảo Lombok.
Hãng tin Anh dẫn lời đại diện cơ quan chuyên tránh về thảm họa nói rằng các nỗ lực cứu hộ và tìm kiếm mới chỉ sơ tán được ba trong số 40 người và hai người được phát hiện đã tử vong.
Indonesia tiếp tục tìm kiếm nạn nhân sóng thần, 429 người đã chết
Một loạt các trận động đất và dư chấn đã làm gần 500 người thiệt mạng ở Lombok năm ngoái và gây ra các thiệt hại đối với nhà cửa cũng như cơ sở hạ tầng, ước tính khoảng 500 triệu đôla.
Trong một vụ thảm họa khác, các đợt lũ quét và lở đất do mưa lớn gây ra ở tỉnh Papua nhằm ở cực đông của Indonesia đã làm ít nhất 58 người chết.
Ngoài ra, chính quyền hôm 17/3 cho biết rằng hàng chục người bị thương và hơn 4 nghìn người phải sơ tán.
Duterte bị điều tra,
Philippines rút khỏi Tòa Án Hình Sự Quốc Tế
Kể từ Chủ nhật 17/03/2019, Philippines không còn là thành viên của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (CPI). Tháng Ba năm 2018, tổng thống Rodrigo Duterte thông báo quyết định rút Manila ra khỏi định chế Liên Hiệp Quốc này, vì CPI điều tra về các hành vi trấn áp đẫm máu trong chính sách bài trừ ma túy. Quyết định có hiệu lực kể từ hôm nay, đúng một năm sau khi thông báo.
Hôm thứ Bảy, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đã thông báo cho các thành viên liên hệ là quyết định của Philippines rút khỏi CPI có hiệu lực kể từ Chủ nhật 17/03/2019.
Tổng thống Rodrigo Duterte không thích quốc tế can thiệp vào chuyện nội bộ của Philippines, nhất là chuyện đó liên hệ trực tiếp đến cá nhân ông. Đắc cử vẻ vang vào năm 2016, tổng thống Duterte tuyên bố sẽ tiêu diệt tệ nạn ma túy và sẽ thực hiện bằng mọi phương tiện.
Tuy nhiên, các biện pháp tùy tiện bất chấp pháp luật của ông đã gây lo ngại cho công luận quốc nội và Liên Hiệp Quốc. Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (CPI) quyết định, vào tháng Hai năm 2018, tiến hành điều tra sơ khởi.
Ngay lập tức, tổng thống Phippines tố cáo CPI vu khống chính phủ và cá nhân ông bằng những lời tấn công không thể chấp nhận được.
Từ khi ông Duterte cầm quyền, gần 5.000 người nghiện ma túy và tình nghi bán ma túy đã bị bắn chết, theo số liệu chính thức. Nhưng đối với các nhà bảo vệ nhân quyền, muốn biết chính xác số nạn nhân, phải nhân số liệu của nhà nước lên 5 lần.
Cho dù Philippines không còn là thành viên của CPI, công cuộc điều tra vi phạm nhân quyền vẫn tiếp tục, theo Tòa Án Hình Sự Quốc Tế.
Từ khi thành lập vào năm 2002 để xét xử các tội ác chiến tranh, Philippines là thành viên thứ hai sau Burundi (châu Phi) rút khỏi CPI.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190317-cpi-duterte-bi-dieu-tra-philippines-rut-khoi-toa-an-hinh-su-quoc-te
Ấn Độ và Pakistan đe dọa nã tên lửa vào nhau
Cuộc đối đầu giữa Ấn Độ và Pakistan tháng trước gần như đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát nếu không có sự can thiệp của các quan chức Mỹ, nhất là Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton.
Reuters dẫn năm nguồn thạo tin đưa như vậy hôm 17/3. Ấn Độ có lúc đã đe dọa bắn ít nhất sáu quả tên lửa vào Pakistan.
Đáp lại, Islamabad tuyên bố sẽ trả đũa bằng cuộc không kích với quy mô gấp “ba lần”, hãng tin Anh cho biết, trích các nhà ngoại giao phương Tây và các nguồn tin chính phủ ở New Delhi, Islamabad và Washington.
Trung Quốc ca ngợi Pakistan ‘kiềm chế’ với Ấn Độ
Reuters nhận định rằng căng thẳng leo thang, đe dọa làm bùng ra cuộc chiến giữa hai cường quốc hạt nhân, cho thấy khu vực Kashmir, mà cả hai nước tuyên bố chủ quyền, vẫn là một trong những điểm nóng nguy hiểm nhất thế giới.
Cuộc chiến ngôn từ không vượt quá những lời đe dọa, cũng như các tên lửa liên quan chỉ là loại thông thường, nhưng những điều đó đã gây ra sự lo lắng cho các quan chức ở Washington, Bắc Kinh và London.
Tranh chấp bùng lên thành cuộc xung đột cuối tháng trước, khi các máy bay chiến đấu của Ấn Độ và Pakistan đối đầu trên vùng Kashmir ngày 27/2, một ngày sau cuộc oanh kích của chiến đấu cơ Ấn Độ vào một trại của chiến binh ở Pakistan.
Vụ nổ súng Christchurch:
Kẻ tấn công ‘hành động một mình’
Người bị cáo buộc đã tiến hành vụ tấn công kép vào nhà thờ Hồi giáo hôm thứ Sáu tại thành phố Christchurch của New Zealand được cho là đã hành động một mình, cảnh sát nói.
Brenton Tarrant, người Úc, 28 tuổi, kẻ coi mình là người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, đã phát trực tiếp livestream trên Facebook vụ tấn công.
Ba người khác bị bắt sau đó được cho là không có liên hệ gì tới vụ việc, cảnh sát trưởng Mike Bush nói.
New Zealand: Nghi phạm xả súng ra tòa
New Zealand: Xả súng đền đạo Hồi giết chết 49 người
50 nạn nhân thiệt mạng được đặt hoa tưởng niệm, trong lúc các thi thể đầu tiên được trông đợi là sẽ được sớm chuyển sang phần thực hiện nghi lễ chôn cất.
Khoảng 34 người phải nhập viện để điều trị thương tích, trong đó có cả các vết thương do trúng đạn. Một bé gái bốn tuổi hiện vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.
Thủ tướng New Zealand Jacind Ardern nói vào thứ Hai tới, nội các của bà sẽ thảo luận các vấn đề, trong đó gồm cả việc cải tổ chính sách kiểm soát súng đạn, và lặp lại rằng sẽ “có sự thay đổi trong luật kiểm soát súng của chúng ta”.
Phát biểu với các phóng viên hôm Chủ Nhật, bà nói Quốc hội vào thứ Ba sẽ tưởng niệm các nạn nhân của vụ mà bà gọi là “hành động khủng bố”, và bà trông đợi là các thi thể những người thiêt mạng sẽ được đưa về cho gia đình họ vào thứ Tư.
Bà Ardern cũng nói sẽ có “thêm những câu hỏi cần phải trả lời” về vai trò của các trang mạng xã hội như Facebook, nơi đã được dùng để phát trực tiếp hình ảnh các vụ tấn công.
Bà nói rằng những nền tảng trực tuyến như vậy có khả năng “vươn ra xa” tiếp cận được với lượng người dùng khổng lồ và đây là “một vấn đề vượt quá tầm phạm vi New Zealand”.
Facebook nói họ đã xóa đi tới 1,5 triệu video về vụ tấn công khỏi trang của mình trong vòng 24 giờ đầu tiên, và “mọi phiên bản video đó tuy đã được biên tập lại để không hiện nội dung graphic” cũng đang được xóa bỏ.
Bà Ardern xác nhận rằng văn phòng bà đã nhận được một tài liệu từ nghi phạm chín phút trước khi xảy ra các vụ tấn công, nhưng tài liệu này không có các thông tin cụ thể, chẳng hạn như địa điểm thực hiện vụ việc. Bà nói tài liệu này đã được chuyển cho các lực lượng an ninh trong vòng hai phút.
Trong một diễn biến riêng rẽ, cảnh sát trưởng Bush nói giới chức đã không hành động nhanh chóng đủ mức để chính thức kết thúc việc nhận dạng các nạn nhân vụ tấn công tại các nhà thờ Hồi giáo Al Noor và Linwood.
Đây là một công việc nhạy cảm và ông nói ông “ý thức được các nhu cầu văn hóa và tôn giáo”.
‘Không có ai khác tham gia’
Nghi phạm chính xuất hiện trước tòa hôm thứ Bảy, mặc áo phạm nhân màu trắng và bị còng tay, mỉm cười trước camera.
Ông ta bị buộc một tội danh giết người và nhiều tội danh khác dự kiến sẽ được đưa ra thêm sau.
Tarrant có giấy phép sử dụng súng và bản thân sở hữu năm khẩu súng, bà Ardern nói.
Ông ta không có tiền án tiền sự và không nằm trong tầm theo dõi của các lực lượng an ninh tại New Zealand cũng như tại Úc.
Nghi phạm là người duy nhất bị cáo buộc đã tiến hành các vụ nã súng, cảnh sát trưởng Bush nói với các phóng viên.
Ông Tarrant bị tạm giam và dự kiến sẽ lại ra tòa vào ngày 5/4.
Thẩm phán chủ tọa ra quyết định rằng gương mặt nghi phạm cần phải được che mờ trong các ảnh và các hình video đăng tải để bảo đảm quyền được xét xử công bằng của đối tượng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47603272
New Zealand quyết thay đổi luật súng ống
sau vụ xả súng Christchurch
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern hứa sẽ thay đổi luật kiểm soát súng ở nước bà sau khi một tay súng bắn chết 49 người trong hai nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch.
New Zealand nổi tiếng là một quốc gia nhàn hạ và thanh bình, nơi mà thậm chí cảnh sát phần lớn không mang vũ khí. Nhưng nơi này có tỉ lệ sở hữu súng tư nhân thuộc hàng cao nhất thế giới và việc tiếp cận vũ khí khá dễ dàng.
Bà Ardern nói kẻ tấn công nhà thờ Hồi giáo là một người sở hữu súng có giấy phép và rằng năm khẩu súng được sử dụng trong vụ thảm sát, bao gồm hai khẩu súng bán tự động và hai khẩu súng bắn đạn ghém (shotgun).
“Tôi có thể nói với bạn một điều ngay bây giờ, luật súng ống của chúng ta sẽ thay đổi,” bà nói với các phóng viên hôm thứ Bảy, nói thêm rằng một lệnh cấm súng bán tự động sẽ được cân nhắc.
Những khẩu súng mà nghi phạm sử dụng dường như cũng đã được cải biến, bà cho biết.
“Đó là thách thức mà chúng tôi sẽ giải quyết trong việc thay đổi luật súng ống của chúng ta,” bà nói thêm.
New Zealand trong quá khứ đã cố gắng thắt chặt luật súng ống, nhưng giới vận động súng ống đầy quyền lực và văn hóa săn bắn đã cản trở những nỗ lực đó. Ước tính có khoảng 1,5
triệu khẩu súng tại New Zealand, nơi mà dân số chỉ có năm triệu người, nhưng quốc gia này có tỉ lệ bạo lực súng ống thấp.
Luật súng ống của New Zealand không thay đổi nhiều kể từ năm 1992, mặc dù các thẩm định của chính phủ sau đó đã kêu gọi cải cách.
Ở New Zealand, cảnh sát không thường mang theo súng. Đất nước này xưa nay có tỉ lệ giết người thấp.
Cảnh sát New Zealand cho biết vào năm ngoái rằng tỉ lệ giết người đã giảm xuống mức thấp nhất trong 40 năm qua, với 48 vụ trong năm 2017
New Zealand tưởng niệm 50 nạn nhân Christchurch
Một buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân loạt xả súng tại Christchurch diễn ra sáng nay 17/03/2019 tại công viên Hagley, gần hai ngôi đền thờ Hồi Giáo mà hung thủ đã ra tay. New Zealand bắt đầu công việc nhận diện danh tính các nạn nhân, phần lớn là người nhập cư nước ngoài gồm người Bangladesh, Indonesia, Afghanistan, hay Ai Cập, Somalia…
Thủ tướng New Zealand hôm qua đã đến thăm hỏi một số gia đình các nạn nhân ở Christchurch. Dân chúng đến đặt những bó hoa với những lời chia buồn chân thành sát cạnh đền thờ Al Noor, nơi hung thủ người Úc Tarrant nổ súng, cướp đi sinh mạng của 50 tín đồ Hồi Giáo hôm 15/03/2019.
Là một quốc gia hiền hòa với chưa đầy 5 triệu dân, New Zealand bàng hoàng sau vụ thảm sát vừa qua. Các cộng đồng tôn giáo khác dốc lòng hỗ trợ gia đình các nạn nhân hai vụ xả súng nhằm vào đền thờ Hồi Giáo tại Christchurch, như tường thuật sau đây của đặc phái viên đài RFI Carrie Nooten :
“Haka, điệu hát múa truyền thống của người Maori đã được cất lên để tưởng nhớ các nạn nhân, cầu nguyện cho những linh hồn này thanh thản đi về bên kia thế giới. Bầu không khí nơi đây hết sức trang nghiêm. Điệu hát được người dân vỗ tay hoan nghênh, họ lần lượt diễu qua với những bó hoa hay những đóa thạch thảo, biểu tượng của New Zealand để vĩnh biệt người quá cố.
Mục sư Andrew Donaldson, đại diện Phong trào Giám lý vừa trải qua cả buổi sáng với cộng đoàn. Ông cho biết đã nghe thấy “nỗi khắc khoải, lo âu trong những tiếng khóc nghẹn nào. Queenstown là một thành phố nhỏ bé, một số người hiện diện hôm nay có những người hàng xóm vừa mất đi một người thân. Chúng tôi chia sẻ nỗi đau với họ, và cầu nguyện cho những người đã khuất”.
Bên cạnh mục sư Donaldson là ông Surinder Tandon, đại diện cho Ấn Độ Giáo. Ông Tandon cho biết tất cả mọi người đều ủng hộ cộng đồng Hồi Giáo. Ông nói: “Nhiều đền thờ Ấn Độ Giáo, Sikh Giáo, và cả nhà thờ Công Giáo đều mở rộng cửa với những người bạn hữu Hồi Giáo. Các cơ sở tôn giáo này cung cấp thực phẩm, hay bảo đảm phương tiện đưa đón để giúp đỡ các gia đình đưa thi thể về, tổ chức tang lễ cho các nạn nhân. Chúng tôi thực sự đoàn kết với nhau trong hoạn nạn”.
Facebook xóa video của hung thủ
Thủ tướng New Zealand cho biết bà chờ đợi các mạng xã hội, trong đó có Facebook, giải thích vì sao video của hung thủ thu lại hình ảnh hai vụ nổ súng vừa qua đã được phát đi trực tiếp. Facebook thông báo đã xóa được đoạn video 17 phút nói trên, nhưng nội dung đã được chia sẻ rộng rãi trên các mạng YouTube và Twitter.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190317-new-zealand-tuong-niem-50-nan-nhan-christchurch